question_id
stringlengths
10
14
question
stringlengths
7
207
positive_context_id
stringlengths
5
9
positive_context
stringlengths
24
8.17k
hard_negative_ids
stringlengths
56
65
hard_negatives
stringlengths
201
34.8k
question_300
Nguyên nhân băng huyết sau sinh do đâu?
doc_300
Băng huyết là một tai biến sản khoa thường gặp gây tử vong mẹ hàng đầu. Băng huyết sau sinh là hiện tượng bộ phận sinh dục nữ chảy máu trong vòng 24 giờ sau sinh, gây tình trạng mất máu quá nhiều. 1.1. Do đờ tử cung Đây là nguyên nhân thường gặp nhất do tử cung quá căng (đa thai, thai to…), cơ tử cung kiệt sức (do chuyển dạ nhanh, chuyển dạ kéo dài, đa sản…), nhiễm trùng ối (ối vỡ sớm, ối vỡ lâu…), cấu trúc tử cung bất thường (u cơ tử cung, tử cung dị dạng, nhau tiền đạo, có sẹo…), suy nhược, thiếu máu và huyết áp cao trong thai kỳ,… 1.2. Do sót nhau Đây là một trong những nguyên nhân gây nên tai biến sản khoa nguy hiểm này. Sự cản trở hiện tượng tróc nhau là do: – Bánh nhau phụ, cuống rốn ngắn, nhau quá lớn như trong đa thai, phù nhau thai… – Nhau bám bất thường: nhau cài răng lược, nhau bám ở góc tử cung nhau bám đoạn dưới… – Nhau dính vào lớp nội mạc do viêm, hay do nạo thai, nguyên nhân nội tiết, u xơ dưới niêm mạc, …, 1.3. Do sang chấn đường tình dục Sinh nhanh, cắt tầng sinh môn quá rộng hoặc sâu, vỡ tử cung, thủ thuật bóc nhau thô bạo có thể dẫn đến lộn tử cung … 1.4. Do mẹ bị rối loạn đông máu Rối loạn đông máu do mắc phải bởi xuất huyết giảm tiểu cầu, xơ gan, điêu trị thuốc kháng đông hoặc do di truyền đông máu. 2. Dấu hiệu nhận biết băng huyết sau sinh – Sản phụ bị chảy máu đường sinh dục trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Lượng máu có thể nhiều hoặc ít, đỏ tươi hoặc đỏ bầm, máu cục hoặc máu loãng. – Máu chảy ứ trong buồng tử cung làm tăng thể tích tử cung. Đáy tử cung lên cao dần, tử cung to bề ngang, mềm nhão. – Tùy lượng máu mất, người bệnh tụt huyết áp, mặt xanh tái, chóng mặt, vã mồ hôi, tim đập nhanh… Tùy lượng máu mất, người bệnh tụt huyết áp, mặt xanh tái, chóng mặt, vã mồ hôi, tim đập nhanh 3. Nguy hiểm của băng huyết sau sinh Tùy thuộc vào mức độ cầm máu có tích cực hay không, băng huyết sau sinh có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau: – Choáng do giảm thể tích tuần hoàn, dẫn đến suy thận, suy đa cơ quan và sẽ có thể khiến mẹ tử vong. – Là yếu tố gây nhiễm trùng hậu sản. – Biến chứng thiếu máu lâu dài, viêm tắc tĩnh mạch. 4. Đề phòng và xử trí băng huyết sau khi sinh – Băng huyết cần được xử trí cầm máu nhanh. Sản phụ cần được truyền máu, tiểu cầu… bù lượng máu đã mất và làm đông máu. Trường hợp chảy máu nguy hiểm tính mạng, người mẹ có thể cần phải được cắt bỏ tử cung để cứu mạng sống. – Để phòng ngừa chửa ngoài tử cung, cần đi khám thai định kỳ kịp thời phát hiện nguy cơ, đưa ra những lời khuyên thích hợp. Cần bổ sung sắt và axít folic đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa thiếu máu. Để phòng ngừa, cần đi khám thai định kỳ kịp thời phát hiện nguy cơ. Nên theo dõi ít nhất 6 giờ sau sinh để kịp thời phát hiện khi băng huyết sau sinh xảy ra, để được xử trí sớm nhất. Nguyên nhân băng huyết sau sinh do đâu cũng như những thông
doc_52908;;;;;doc_27620;;;;;doc_40152;;;;;doc_42925;;;;;doc_42046
tìm hiểu nguyên nhân 30/11/2018 | Sinh mổ có bị băng huyết không 13/12/2018 | Băng huyết có nguy hiểm không 04/12/2018 | Phụ nữ bị băng huyết nên ăn gì Băng huyết sau sinh là hiện tượng bộ phận sinh dục nữ chảy máu dữ dội trong vòng 24 giờ sau sinh, gây nên tình trạng mất máu quá nhiều. Băng huyết sau sinh là tai biến sản khoa thường gặp và là một trong những nguyên nhân gây tử vong mẹ hàng đầu. 2. Nguyên nhân băng huyết sau sinh Có nhiều nguyên nhân tác động gây nên hiện tượng băng huyết sau sinh, có thể kể đến các nguyên nhân như sau: – Do đờ tử cung. – Sót nhau, nhau cài răng lược, do chấn thương sinh dục. – Người mẹ bị rối loạn đông máu. – Mẹ mang thai ở tuổi sau 35 tuổi, con trên 4 kg, u xơ tử cung, sinh mổ, có tiền sử băng huyết sau sinh cao hơn. Băng huyết là một trong những tai biến sản khoa thường gặp. 3. Dấu hiệu nhận biết băng huyết – Sản phụ bị chảy máu từ đường sinh dục trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. -Lượng máu chảy ra ngoài có thể nhiều hoặc ít, máu đỏ tươi hoặc đỏ bầm, máu cục hoặc máu loãng. -Máu chảy ứ trong buồng tử cung làm tử cung tăng thể tích. Đáy tử cung lên cao dần, tử cung to ra theo bề ngang, mềm nhão. Không thấy khối cầu an toàn trên xương vệ. – Tùy thuộc lượng máu mất, người bệnh có thể tụt huyết áp, mặt xanh tái, vã mồ hôi, chóng mặt, tim đập nhanh… 4. Biến chứng của băng huyết sau sinh Tùy thuộc vào mức độ mất máu và việc hồi sức, cầm máu có tích cực hay không, băng huyết sau sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nặng – nhẹ khác nhau: – Choáng do giảm thể tích tuần hoàn, đưa đến suy thận, suy đa cơ quan và tử vong. – Là yếu tố thuận lợi của nhiễm trùng hậu sản. – Biến chứng lâu dài thiếu máu, viêm tắc tĩnh mạch, hội chứng Sheehan (do hoại tử tuyến yên dẫn đến suy nhược, gầy ốm, rụng lông tóc, mất sữa, vô kinh), không thể có thêm con trong trường hợp phải cắt tử cung. Băng huyết rất nguy hiểm. 5. Dự phòng băng huyết sau sinh Để giảm được tần suất và tỉ lệ tử vong do băng huyết sau sinh, cần dự phòng băng huyết trước khi nó xảy ra. Một số nguyên tắc dự phòng gồm: – Phòng ngừa nhiễm trùng ối. – Tránh chuyển dạ kéo dài, sử dụng cẩn thận các loại thuốc tê, mê, giảm đau trong chuyển dạ. – Điều chỉnh các rối loạn đông máu nếu có, xử trí ngay các trường hợp có cơn gò cường tính, cơn gò yếu… – Kiểm tra nhau kỹ lưỡng, soát lòng tử cung ngay khi nghi ngờ có sót nhau. – Kiểm tra đường sinh dục nếu có thực hiện thủ thuật giúp sinh, kiểm tra tử cung nếu có vết mổ cũ. Chăm sóc tốt để có 1 thai kỳ khỏe mạnh giúp phòng ngừa băng huyết hiệu quả. – Cung cấp sắt và acid folic trong suốt thai kỳ để phòng ngừa thiếu máu. Điều này sẽ giúp cho băng huyết sau sinh nếu có xảy ra sẽ ít gây ra các biến chứng nặng hơn. – Nhằm phòng ngừa các biến chứng nặng, nên theo dõi sát sản phụ ít nhất 6 giờ sau sinh để kịp thời phát hiện khi băng huyết sau sinh xảy ra, kịp thời tìm nguyên nhân và xử trí sớm. … > Xem thêm:;;;;; Băng huyết là nguyên nhân chính khiến cho 3-8% sản phụ tử vong. Đây là hiện tượng đường sinh dục của mẹ chảy máu liên tục trong vòng 24 giờ sau sinh, số lượng hơn 500ml máu hoặc là hơn 1% lượng máu cơ thể. Với thể trạng của những thai phụ Việt Nam thường bị thiếu máu khi mang thai, thì chỉ mất khoảng 200-300ml máu cũng đã rất nguy hiểm. Nguyên nhân của băng huyết sau sinh có thể do thai nhi to, do sản phụ bị rối loạn đông máu mà không biết, do thời gian chuyển dạ của mẹ dài, do mẹ đã từng nạo hút thai khiến niêm mạc tử cung bị viêm nhiễm, sản phụ nhiễm trùng ối, mang đa thai, nhau thai bất thường… 2. Dấu hiệu băng huyết sau sinh – Máu chảy nhiều qua âm đạo, một số trường hợp máu chảy ít nhưng kéo dài. – Sau khi sinh bình thường mẹ sẽ thấy tử cung co lại rất rắn chắc, nhưng nếu như mẹ thấy tử cung mềm nhão thì nên lưu ý, báo với bác sĩ ngay. – Sản phụ cảm thấy choáng váng, mệt mỏi, vã mồ hôi, tim đập nhanh, da xanh nhợt, tím tái, khát nước… Sản phụ cảm thấy choáng váng, mệt mỏi, vã mồ hôi, tim đập nhanh, da xanh nhợt 3. Hướng xử trí khi thấy các dấu hiệu băng huyết sau sinh Khi máu ra nhiều quá, sức khỏe bệnh nhân suy sụp nhanh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Gặp trường hợp này, bệnh nhân ở xa trung tâm y tế, nếu chưa cấp cứu được thì nên kịp thời giải quyết với cách sau: – Sản phụ phải nằm yên, nằm thẳng, khép hai chân lên nhau, không gối đầu cao không cử động. – Không được nói to, giữ yên tĩnh xung quanh, không nên có những tiếng động mạnh. – Không đưa những câu chuyện sợ hãi nói với sản phụ. – Nơi nằm của sản phụ lúc này cần thoáng khí, không đóng cửa kín mít nhưng không được để gió lùa vào mạnh, không để nhiều người vây quanh. – Người bệnh cần được hồi sức tích cực, truyền máu, điều chỉnh rối loạn đông cầm máu nếu có. – Đảm bảo lòng tử cung sạch (không còn nhau), xoa đáy tử cung, dùng thuốc giúp tử cung gò tốt. – Kiểm tra tử cung, cổ tử cung, âm đạo nhằm phát hiện được những tổn thương. – Khi các bước điều trị nội khoa không can thiệp được, cần phẫu thuật, thậm chí có thể phải cắt tử cung. 4. Phòng tránh băng huyết sau sinh – Cách tốt nhất là thai phụ nên đi khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để được phát hiện kịp thời và xử trí đúng cách. Nên đi khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để được phát hiện kịp thời và xử trí đúng cách – Mẹ bầu nên chú ý dinh dưỡng khi mang thai, bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều chất sắt, uống thêm thuốc sắt nếu được bác sĩ chỉ định. – Trong suốt giai đoạn hậu sản, sản phụ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi cẩn thận, giữ tâm trạng ổn định, ăn uống điều độ hợp lý, tránh stress, tức giận… – Giữ vùng kín sạch sẽ không đặt bất cứ vật gì vào âm đạo tránh nhiễm trùng. – Tuyệt đối kiêng quan hệ vợ chồng nếu thấy sản dịch vẫn còn. Dấu hiệu băng huyết sau sinh cùng với những thông;;;;;Băng huyết sau sinh hiện nay vẫn còn là một trong những tai biến sản khoa đứng hàng đầu gây tử vong cho sản phụ trên thế giới và Việt Nam. Băng huyết sau sinh luôn là một tai biến đáng sợ đối với các sản phụ và bác sĩ sản khoa. Nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cần chú ý những gì để phòng tránh rủi ro này - dưới đây là những điều cơ bản mà các mẹ sau khi sinh cần phải chú ý để hạn chế những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Băng huyết sau sinh có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Đó là hiện tượng khi lượng máu chảy từ đường sinh dục trong vòng 24 giờ sau sinh lớn hơn 500 ml hoặc mất máu lớn hơn 1% trọng lượng cơ thể, hoặc lượng máu mất bất kỳ ảnh hưởng đến huyết động học. Mức độ nặng của băng huyết sau sinh không chỉ phụ thuộc vào lượng máu mất, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào thể trạng của sản phụ trước khi bị băng huyết. Trên thế giới, người ta thường lấy chuẩn mất máu bằng hoặc hơn 500 ml máu trong vòng 24 giờ sau sinh để chẩn đoán băng huyết sau sinh. Tuy nhiên, tại Việt Nam, đa phần sản phụ thường bị thiếu máu trước đó do nhiều nguyên nhân khác nhau như dinh dưỡng kém, nhiễm ký sinh trùng, không bù đủ sắt sau hành kinh hoặc lúc mang thai… nên chỉ cần mất thêm một lượng máu dù chỉ 200-300 ml, cũng có thể đưa đến rối loạn huyết động. 2. Nguyên nhân băng huyết sau sinh Thông thường bệnh băng huyết ở phụ nữ sau khi sinh do một số nguyên nhân chủ yếu gây ra đó là: – Khối lượng của thai nhi quá to. – Sản phụ bị rối loạn đông máu trước đó mà không biết. – Thời gian chuyển dạ của người mẹ quá dài, nhất là trong trường hợp sinh con đầu lòng. – Sản phụ trước kia đã từng nạo hút thai nhiều lần khiến niêm mạc tử cung bị viêm nhiễm. – Sản phụ mang đa thai, nhiễm trùng ối, bị tiểu đường, có bất thường ở nhau thai, rách cổ tử cung, tử cung có u… – Băng huyết sau sinh còn bị ảnh hưởng do áp dụng phương pháp giục sinh không đúng cách. 3. Cách phòng tránh băng huyết sau sinh Để hạn chế nguy cơ xảy ra băng huyết sau khi sinh là nên khám thai đầy đủ theo lịch hẹn của bác sĩ trong suốt quá trình mang thai để được chẩn đoán và phát hiện sớm và tránh được những nguy cơ có thể xảy ra. Nên chọn những bệnh viện lớn, có nhiều bác sĩ giỏi, có trang thiết bị đầy đủ để làm nơi đón bé chào đời. Đặc biệt trong trường hợp mẹ bầu nào có những bất thường về thai nghén, đã được cảnh báo có thể xảy ra tình trạng băng huyết sau khi sinh thì việc chọn các bệnh viện lớn có đầy đủ trang thiết bị để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho việc hỗ trợ sinh nở và tránh được các sự cố ngoài ý muôn trong suốt thời gian mang thai, nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của mình, tránh tình trạng thiếu máu cũng như tránh để thai nhi quá nặng cân. Sản phụ sau khi sinh xong phải được nghỉ ngơi hoàn toàn, tuyệt đối không làm việc nặng nhọc, không được để cho tức giận, lo buồn quá mức vì tất cả những điều này có thể gây nên hậu quả, ra băng huyết trở lại. Trong suốt thời kỳ hậu sản (được tính từ sau khi cuộc vượt cạn hoàn tất cho đến 42 ngày sau khi sinh), người nhà cần chăm sóc sản phụ chu đáo, sản phụ cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước để cơ thể mau phục hồi trở lại, nếu có bất thường nào phải báo ngay cho bác sĩ. Trong thời kỳ hậu sản, người phụ nữ cũng cần giữ gìn vùng kín thật sạch sẽ, không đặt bất kỳ vật gì vào âm đạo để tránh nhiễm trùng. Tuyệt đối không thực hiện việc gần gũi chăn gối vợ chồng nếu thấy còn ra sản dịch để tránh nhiễm trùng.;;;;;Hành trình làm mẹ không hề đơn giản. Trong khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày mang thai, người mẹ nào cũng sẽ trải qua muôn vàn cung bậc cảm xúc khác nhau, vui có, buồn có, hạnh phúc có, lo lắng có, và hồi hộp cũng có. Được ôm con trong vòng tay là niềm hạnh phúc vô bờ bến của tất cả các bà mẹ. Tuy nhiên, sau sinh, một số mẹ sẽ phải đối mặt với những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Trong số đó, không thể không thể tới băng huyết sau sinh – biến chứng nguy hiểm mà mẹ nên biết Băng huyết sau sinh là hiện tượng âm đạo chảy máu ồ ạt trong vòng 24 giờ kể từ lúc sinh con, lượng máu chảy ra lớn hơn 500ml thậm chí tới 1% lượng máu cơ thể. Đây là tai biến sản khoa vô cùng nguy hiểm và là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở các bà mẹ sau sinh. Băng huyết sau sinh là hiện tượng âm đạo của mẹ chảy máu ồ ạt sau khi sinh con Băng huyết sau sinh được chia thành 2 loại: Theo ước tính, mỗi năm trên thế giới có khoảng 100.000 người bị băng huyết sau sinh. Ở Việt Nam, tỷ lệ các mẹ bị mắc bệnh lý này chiếm từ 3 – 8%. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính khiến các bà mẹ bị tử vong sau sinh. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng băng huyết sau sinh ở người mẹ. Trong số đó, đờ tử cung, sự bất thường của bánh nhau, tổn thương đường sinh dục và rối loạn đông máu là những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này. Băng huyết sau sinh là hiện tượng âm đạo của mẹ chảy máu ồ ạt sau khi sinh con Đờ tử cung Sau khi sinh con tử cung sẽ co hồi trở về trạng thái cũ, điều này sẽ khiến hạn chế chảy máu sau sinh. Tuy nhiên nếu tử cung không co bóp đủ mạnh thì máu sẽ chảy tự do, gây xuất huyết khó cầm. Các yếu tố dẫn đến đờ tử cung thường là do: Sự bất thường của bánh nhau Sự bất thường của bánh nhau cũng là một trong những nguyên nhân khiến sản phụ bị băng huyết sau sinh. Sự bất thường về bánh nhau mà sản phụ hay gặp nhất phải kể đến: nhau thai thấp, nhau cài răng lược, nhau tiền đạo, diện tích bánh nhau lớn. Tổn thương đường sinh dục Một số trường hợp gây tổn thương đường sinh dục như tử cung, âm đạo của sản phụ bị vỡ hoặc rách do khó đẻ, đẻ rơi, đẻ quá nhanh cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới băng huyết sau sinh. Rối loạn đông máu Các bệnh lý rối loạn đông máu có thể dẫn đến băng huyết sau sinh và gây ra các biến chứng nặng hay nhẹ khác nhau. 3. Dấu hiệu nhận biết băng huyết sau sinh Băng huyết sau sinh rất nguy hiểm, vì thế chị em phải tới bệnh viện để được bác sĩ chữa trị kịp thời Băng huyết sau sinh là một biến chứng vô cùng nguy hiểm. Nếu không được chữa trị kịp thời, sản phụ sẽ có nguy cơ mắc phải một số biến chứng lâu dài với sức khỏe như: 5. Biến chứng của băng huyết sau sinh Biến chứng của băng huyết sau sinh dựa vào mức độ mất máu, cầm máu và việc hồi sức của sản phụ. Một số biến chứng phổ biến nhất của hiện tượng này là: choáng do giảm thể tích tuần hoàn, suy thận, suy đa cơ quan, nhiễm trùng hậu sản, thiếu máu, viêm tắc tĩnh mạch, hội chứng sheehan, cắt tử cung, thậm chí tử vong. 6. Phòng tránh băng huyết sau sinh Để phòng tránh băng huyết sau sinh, sản phụ nên lưu ý: Để ngăn ngừa băng huyết sau sinh, điều quan trọng là mẹ bầu nên biết mình có nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ bị băng huyết sau sinh không từ đó có biện pháp phòng ngừa và dự phòng như là tìm một bệnh viện uy tín để vượt cạn. Nếu không may sự cố này xảy ra thì mẹ sẽ được phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời, tránh biến chứng xảy ra. Băng huyết sau sinh rất nguy hiểm, vì thế chị em phải tới bệnh viện để được bác sĩ chữa trị kịp thời;;;;;Là một trong những biến chứng sản khoa dễ gặp ở các bà mẹ sau sinh, băng huyết là nguyên nhân hàng đầu gây ra các ca tử vong trên thế giới. Hãy tìm hiểu những nguyên nhân và cách phòng ngừa hiện tượng băng huyết. Băng huyết sau sinh là hiện tượng chảy máu ồ ạt qua âm đạo trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Với những người bình thường, lượng máu trung bình sẽ mất khoảng 400ml trong ngày đầu tiên. Tuy nhiên, nếu trong vòng 24 giờ sau sinh mà lượng máu chảy ra nhiều hơn 500ml ngày thì đó là dấu hiệu đáng lo ngại. Dấu hiệu băng huyết sau sinh Nhiều chị em chủ quan không biết mình bị băng huyết sau sinh mà chỉ nghĩ là hiện tượng sau sinh bình thường, dẫn đến các hậu quả đáng tiếc. Một số dấu hiệu băng huyết sau sinh chị em có thể tham khảo như: Nhiều chị em chủ quan không biết mình bị băng huyết sau sinh dẫn đến các hậu quả đáng tiếc Nguyên nhân gây ra băng huyết Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng băng huyết. Trong đó có các nguyên nhân cơ bản như sau: Nếu không có các biện pháp xử trí kịp thời thì biến chứng băng huyết sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe chị em, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp. Trong đó ảnh hưởng băng huyết thể hiện rõ ở: Hiện nay, tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà có phương pháp chữa trị thích hợp từ các bài thuốc dân gian cho tới sự hỗ trợ của y học. Các bài thuốc dân gian Hoa hồng là một bài thuốc dân gian chữa trị băng huyết đặc biệt công hiệu: Lấy cánh hoa hồng mới nở ngâm trong một bình chứa 01 lít nước sôi và đậy kín khoảng 30 phút. Sau đó lọc lấy nước hòa với đường và uống tới khi nào cầm được máu. Ngoài ra, dùng hoa gạo, kim ngân và cỏ sẹo gà trộn cùng với nhau, đem đun sôi và lấy nước uống hàng ngày. Bệnh nhân cần tới tiến hành kiểm tra sức khỏe và làm các thủ tục xét nghiệm cần thiết để có cách điều trị thích hợp. Trong thời gian chữa bệnh, bệnh nhân nên nằm đầu thấp, có thể thở oxy nếu bệnh nặng kết hợp cùng với việc xoa bóp để đảm bảo máu lưu thông linh hoạt, tránh tập trung vào âm đạo quá nhiều. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng một số loại thuốc cầm máu nhưng không nên sử dụng bừa bãi, ảnh hưởng đến tính mạng. Băng huyết – biến chứng nguy hiểm cần theo dõi sau sinh
question_301
Tại sao bàn tay có thể cử động linh hoạt
doc_301
Đã khi nào bạn đặt câu hỏi vì sao bàn tay có thể cử động linh hoạt, có thể giúp con người làm mọi việc và đặc biệt bàn tay còn giúp bạn cảm nhận mọi thứ xung quanh. Câu hỏi này sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây. S. Tìm hiểu cấu tạo của bàn tay Cấu tạo bàn tay và cách thức hoạt động của bàn tay 2. Chức năng của ngón tay trong bàn tay
doc_62118;;;;;doc_13049;;;;;doc_4942;;;;;doc_59879;;;;;doc_47436
Trả lời: Đau khớp tay có thể là hậu quả của quá trình viêm khớp, thoái hóa khớp khiến cho các sụn khớp bị ăn mòn. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, sưng tấy đỏ ở các khớp hay cử động ở bàn tay. Nguyên nhân dẫn đến đau khớp tay thường là lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa, thiếu chất nhờn ở các khớp xương. Tuổi càng cao thì các tế bào bị suy thoái, ảnh hưởng nhất là các tế bào ở đầu khớp xương để tạo ra chất sụn và chất nhờn ở đầu khớp xương. Chúng ta có thể hình dung sụn ở khớp xương được cấu tạo giống như một lớp đệm giữa hai đầu khớp xương để giúp tránh va chạm khi vận động, chất nhờn giúp khớp hoạt động trơn tru hơn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau khớp tay. Cần đi khám chuyên khoa cơ xương khớp để tìm nguyên nhân và có cách điều trị hiệu quả nhất Một nguyên nhân nữa gây ra tình trạng đau nhức khớp bàn tay đó là tình trạng thiếu hụt can xi. Để chữa đau khớp bàn tay an toàn, hiệu quả thì cháu nên khuyên mẹ đến các chuyên khoa cơ xương khớp của bệnh viện để thăm khám. Các bác sĩ sẽ tìm nguyên nhân và có cách xử trí thích hợp nhất. Các bệnh lý về xương khớp càng để lâu càng khó chữa, ảnh hưởng đến sinh hoạt, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh và chi phí điều trị sẽ tốn kém hơn. Như trường hợp của mẹ cháu, mới có triệu chứng đau nhức có thể bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giúp giảm đau, sưng viêm. Đồng thời bác sĩ sẽ tư vấn các bài tập khớp tay, chế độ ăn uống để hỗ trợ tốt nhất cho việc điều trị, nâng cao sức khỏe.;;;;;Cơ thể con người có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh tật và không phải tất cả các bệnh đều đi kèm với các triệu chứng rõ ràng. Do đó, cách tốt nhất là theo dõi sức khỏe thường xuyên và lưu ý những thay đổi xảy ra. Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bênh. Phát hiện các rối loạn trong giai đoạn đầu để điều trị đúng cách sẽ ngăn ngừa được các biến chứng sức khỏe. Nhiều khi, các triệu chứng nhỏ cũng trở thành nguy hiểm đối với sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Tê tay cũng là một triệu chứng bạn có thể gặp phải. Dưới đây là một số nguyên nhân nguy hiểm dẫn tới tê tay. Chấn thương khuỷu tay: Đây là tình trạng tổn thương liên tục các gân ở khuỷu tay, gây đau cánh tay, thậm chí là tê tay. Thiểu giáp: Thiểu giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormon tuyến giáp, dẫn đến một số triệu chứng bao gồm tê tay. Nghiện rượu: Nghiện rượu hoặc uống rượu thường xuyên có thể là nguyên nhân gây tổn thương dây thần kinh ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể như tay, gây ra các triệu chứng như đau tay và tê tay. Hội chứng Guillain Barre: Đây là một chứng rối loạn tự miễn gây tổn thương dây thần kinh ở nhiều phần của cơ thể, bao gồm cả bàn tay, gây tê, yếu và cảm giác ngứa ran. Bệnh Lyme: Đây là một bệnh lây truyền qua vết cắn, bệnh có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh. Các triệu chứng bao gồm cúm, tê tay và mệt mỏi. Đột quỵ: Do tuần hoàn máu từ não đến tay bị tắc nghẽn, đây cũng là một nguyên nhân gây đột quỵ, triệu chứng tê tay có thể xuất hiện.;;;;;Trả lời: Bệnh hay xảy ra ở khớp bàn ngón tay và cổ tay với các triệu chứng đau nhức, sưng, nóng… Chị Thanh Hương thân mến! Theo như mô tả trong câu hỏi, chúng tôi nhận định chị có thể bị viêm khớp dạng thấp. Khi bệnh xảy ra ở bàn tay được gọi dưới tên viêm khớp bàn tay (arthritis of the hand). Tất cả sinh bệnh học của bệnh này cũng như sự biến dạng khớp, hư khớp là do sự biến đổi của màng hoạt dịch khớp. Sụn khớp bị hủy hoại do màng hoạt dịch bị viêm thấp và ngay cả xương dưới sụn cũng bị tấn công.Ngoài ra bệnh còn có thể tấn công màng bao gân duỗi hoặc gấp gây ra sự mất cân bằng của xương, khớp và dây chằng ở bàn tay. Bệnh hay xảy ra ở khớp bàn ngón tay và cổ tay với các triệu chứng đau nhức, sưng, nóng… Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội;;;;;Gãy xương cánh tay chiếm khoảng 3% trong các trường hợp gãy xương cánh tay nói chung. Nguyên nhân gây gãy xương cánh tay là do chấn thương trực tiếp khi vật cứng đập vào làm gãy xương hoặc khi ngã chống tay xuống đất. Phẫu thuật gãy xương cánh tay là phương pháp điều trị giúp phục hồi xương gãy. Phẫu thuật gãy xương cánh tay bao gồm nhiều phương pháp khác nhau. Căn cứ vào tình trạng cụ thể của người bênh, bác sĩ sẽ tư vấn lựa chọn phương pháp phù hợp nhất: BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA GÃY XƯƠNG CÁNH TAY Khi có dấu hiệu nghi ngờ gãy xương cánh tay cần nhanh chóng tới bệnh viện để thăm khám, tư vấn cách xử trí phù hợp. Gãy xương cánh tay có thể gặp biến chứng sớm là liệt dây thần kinh quay, thương tổn động mạch cánh tay, chèn cơ vào giữa 2 đầu xương gãy cản trở nắn chỉnh ổ gãy hoặc biến chứng muộn do can xương xù to, sẹo phần mềm xơ cứng đè ép vào dây thần kinh quay, chậm liền xương, khớp giả, liền xương xấu, gập góc, chồng, xoay, lệch sang bên, hạn chế vận động khuỷu và vai… QUY TRÌNH PHẪU THUẬT GÃY XƯƠNG CÁNH TAY;;;;;Ở các bé dưới 5 tuổi rất dễ gặp phải tình trạng trật khớp khuỷu tay ở trẻ em do kéo tay đột ngột. Cha mẹ cần nhận biết và xử trí đúng cách để không gây nên các biến chứng nguy hiểm cũng như suy giảm khả năng vận động cánh tay ở trẻ nhỏ. Ở các bé dưới 5 tuổi rất dễ gặp phải tình trạng trật khớp khuỷu tay. không kéo tay trẻ đột ngột nhất là vùng cổ tay hay cẳng tay dưới để hạn chế trật khớp Y tá hoặc bác sĩ có thể kéo vùng khớp bị trật khỏi vị trí ban đầu một cách không quá phức tạp. Tuy nhiên trẻ vẫn có thể bị đau trong và sau quá trình điều trị. Thời gian hồi phục ở trẻ phụ thuộc vào mức độ trật khớp cũng như thời gian bị trật khuỷu tay càng lâu, phục hồi càng chậm. Một số trẻ được chỉ định thuốc giảm đau để giảm thiểu tình trạng này. Nếu khuỷu tay không quay trở về vị trí ban đầu, trẻ sẽ phải chụp X quang để kiểm tra và xác định mức độ tổn thương và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Cha mẹ nên chú ý trong quá trình chăm sóc con cái để hạn chế tái phát như không kéo tay trẻ đột ngột nhất là vùng cổ tay hay cẳng tay dưới, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ, tăng cường canxi và khoáng chất tốt cho xương khớp để vùng khuỷu tay mau chóng hoàn thiện và dẻo dai. Đi khám ngay nếu có các bất thường sau chấn thương, té ngã, tai nạn….
question_302
Công dụng thuốc Richaxan
doc_302
Richaxan là thuốc kê đơn trong điều trị các tình trạng viêm và đau như viêm bao khớp, thấp khớp, đau cơ, đau lưng, đau đầu, chấn thương do thể thao, giảm sốt.... Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Richaxan theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Richaxan thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không Steroid, điều trị Gút và các bệnh xương khớp. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, quy cách đóng gói hộp 5 vỉ x 20 viên và hộp 25 vỉ x 4 viên.Thành phần có trong thuốc Richaxan:Paracetamol hàm lượng 325mg;Ibuprofen hàm lượng 200mg.Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt không chứa steroid, đây là chất chuyển hoá có hoạt tính của Phenacetin, một loại thuốc giảm đau hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế Aspirin. Với liều ngang nhau tính theo gam, Paracetamol có công dụng giảm đau và hạ sốt tương tự như Aspirin. Paracetamol cũng ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid - base, không gây xước, kích ứng hay xuất huyết dạ dày như khi dùng Salicylat, vì Paracetamol chỉ tác động đến cyclooxygenase/prostaglandin của hệ thần kinh trung ương.Còn Ibuprofen là một thuốc kháng viêm không steroid nhóm Acid propionic trong tập hợp các dẫn xuất của acid arylcarboxylic. Với liều thấp, Ibuprofen có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Với liều cao > 1200mg/ ngày), Ibuprofen có tác động kháng viêm. 2. Chỉ định dùng thuốc Richaxan Thuốc kê đơn Richaxan được chỉ định trong điều trị các trường hợp sau:Viêm bao khớp;Viêm khớp;Đau cơ, đau lưng, thấp khớp;Chấn thương do thể thao.Giảm đau và viêm trong nha khoa, sản khoa và chỉnh hình.Giảm đau đầu, đau răng, thống kinh, đau trong ung thư.Giảm sốt. 3. Liều dùng thuốc Richaxan Liều Richaxan tham khảo như sau:Người lớn: Uống 1 viên Richaxan mỗi 4 - 6 giờ/ ngày. Liều tối đa là 8 viên/ ngày.Liều thuốc Richaxan trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều Richaxan cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều Richaxan phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ. 4. Chống chỉ định dùng thuốc Richaxan Không sử dụng thuốc Richaxan cho người bệnh có một trong các tình trạng sau:Bệnh gan tiến triển, viêm gan siêu vi;Người nghiện rượu;Suy thận nặng;Polyp mũi;Co thắt phế quản;Phù mạch, phản vệ ;Dị ứng với Aspirin hoặc các thuốc chống viêm không Steroid khác;Loét dạ dày tá tràng.Phụ nữ có thai và người cao tuổi. 5. Tương tác thuốc Dưới đây là một số loại thuốc, thực phẩm có thể xảy ra tương tác khi dùng đồng thời với Richaxan:Thức uống có cồn;Thuốc chống đông, Coumarin và dẫn chất indandione;Thuốc trị tăng huyết áp;Thuốc lợi tiểu;Digoxin;Insulin;Thuốc uống đái tháo đường;Colchicine;Hợp chất có chứa vàng;Lithium;Methotrexate;Probenecid.Để tránh xảy ra các tương tác không mong muốn khi sử dụng Richaxan, người bệnh hãy thông báo với bác sĩ/ dược sĩ tất cả những loại thuốc, thực phẩm chức năng và vitamin... đang dùng. 6. Tác dụng phụ thuốc Richaxan Thuốc Richaxan có thể gây ra các tác dụng phụ sau cho người bệnh:Loét dạ dày;Viêm gan.Choáng váng;Lo âu, kích ứng;Suy tim sung huyết;Suy thận;Viêm bàng quang;Đa niệu;Viêm da dị ứng;Hồng ban đa dạng;Hội chứng Stevens Johnson;Thiếu máu.Trong quá trình điều trị, nếu xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Richaxan thì người bệnh cần thông báo với bác sĩ/ dược sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời. 7. Chú ý đề phòng khi sử dụng thuốc Richaxan Thận trọng khi dùng thuốc Richaxan cho các đối tượng sau:Người mắc bệnh thận;Thiếu máu;Bị hen phế quản.Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Spmerocin. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh không tự ý mua thuốc về nhà điều trị khi chưa có chỉ định và đơn kê của bác sĩ/ dược sĩ, vì có thể xảy ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
doc_60914;;;;;doc_59925;;;;;doc_63837;;;;;doc_32390;;;;;doc_16137
Ridaflex có thành phần chính Fexofenadine, là thuốc chống dị ứng thế hệ mới - kháng thụ thể histamin H1, được chỉ định trong trường hợp viêm mũi dị ứng, cúm mùa, người bệnh ngứa, nổi mày đay cấp tính, mày đay mãn tính vô căn. Ridaflex có thành phần chính Fexofenadine, là thuốc chống dị ứng thế hệ mới - kháng thụ thể histamin H1, không có tác dụng an thần gây ngủ. Trên động vật thực nghiệm, Ridaflex có tác dụng ức chế sự co phế quản gây nên, do kháng nguyên ở chuột lang nhạy cảm và ức chế sự tiết histamin từ dưỡng bào màng bụng của chuột cống. Thuốc này cũng không vượt qua hàng rào máu-não.Ridaflex được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với hàm lượng mỗi viên 180mg Fexofenadine. 2. Chỉ định sử dụng thuốc Ridaflex Viêm mũi dị ứng, cúm mùa với mục đích làm giảm triệu chứng.Ngứa, nổi mề đay và mề đay mãn tính vô căn. 3. Cách sử dụng và liều dùng của Ridaflex 3.1. Cách sử dụng thuốc Ridaflex. Thuốc Ridaflex được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, khi uống thuốc cần nuốt trọn viên, không nghiền nát thuốc. Có thể uống cùng hoặc không cùng với thức ăn vì thức ăn không ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thuốc.Để tránh bỏ quên liều, người bệnh nên uống thuốc Ridaflex vào một thời điểm cố định trong ngày.Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.Người bệnh không được tự ý ngưng thuốc hoặc thay đổi liều Ridaflex mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào mới xảy ra trong hoặc sau khi dùng thuốc Ridaflex thì người bệnh cần phải báo ngay cho bác sĩ để xử lý kịp thời.3.2. Liều sử dụng thuốc Ridaflex. Người lớn. Viêm mũi dị ứng: Uống 60mg/ lần x 2 lần/ ngày hoặc uống 180mg/ lần x 1 lần/ ngày.Mày đay mạn tính vô căn: Uống 60mg/ lần x 2 lần/ ngày hoặc uống 180mg/ lần x 1 lần/ ngày.Trẻ em. Viêm mũi dị ứng:Trẻ em > 12 tuổi: Uống 60mg/ lần x 2 lần/ngày hoặc uống 180mg/ lần x 1 lần/ ngày.Trẻ em từ 2 đến 11 tuổi: Uống 30mg/ lần x 2 lần/ ngày.Mày đay mạn tính vô căn:Trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Uống 60mg/ lần x 2 lần/ ngày hoặc uống 180mg/ lần x 1 lần/ ngày.Trẻ em từ 2 đến 11 tuổi: Uống 30mg/ lần x 2 lần/ ngày.Trẻ em từ 6 tháng tới 2 tuổi: Uống 15mg/ lần x 2 lần/ ngày.Trẻ em từ 2 đến 11 tuổi bị suy thận: Uống 30mg/ lần x 1 lần/ ngày.Đối tượng khác. Người lớn bị suy thận và người già: Bắt đầu dùng từ liều 60mg uống 1 lần/ ngày, sau đó điều chỉnh liều theo chức năng thận. 4. Chống chỉ định của Ridaflex Không sử dụng Ridaflex ở bệnh nhân có tiền sử dị ứng hay quá mẫn cảm với Fexofenadine hoặc bất kỳ thành phần nào khác của thuốc Ridaflex, người bệnh có tiền sử dị ứng với nhóm thuốc kháng histamin H1. 5. Tác dụng phụ không mong muốn của thuốc Ridaflex Tác dụng không mong muốn thường gặp là:Hệ thần kinh: Buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu.Hệ tiêu hóa: Buồn nôn, khó tiêu.Hệ hô hấp: Dễ bị nhiễm virus (cảm, cúm), dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp trên, ngứa họng, ho, sốt, viêm xoang.Hệ cơ xương khớp: Đau lưng.Đau bụng trong kỳ kinh nguyệt.Tác dụng không mong muốn ít gặp là:Rối loạn giấc ngủ, ngủ gặp ác mộng.Khô miệng, đau tức bụng.Tác dụng không mong muốn hiếm gặp là:Phản ứng phản vệ: Nhẹ thì phát ban, mày đay, ngứa, nặng thì có thể phù mạch, tức ngực, khó thở, phù Quincke. 6. Thận trọng khi sử dụng thuốc Ridaflex Khi sử dụng thuốc Ridaflex, người bệnh cần lưu ý những thông tin dưới đây:Cần thận trọng và điều chỉnh liều thuốc Ridaflex thích hợp khi dùng cho bệnh nhân có chức năng thận suy giảm và người cao tuổi (trên 65 tuổi) có suy giảm sinh lý chức năng thận.Chưa xác định được độ an toàn và tính hiệu quả của thuốc Ridaflex ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi.Cần ngừng Ridaflex ít nhất 24 - 48 giờ trước khi tiến hành các thử nghiệm kháng nguyên tiêm trong da đối với người bệnh.Cẩn trọng khi sử dụng Ridaflex ở người bệnh vẩy nến vì thuốc làm bệnh nặng lên.Vì nguy cơ quá liều và độc tính (kể cả tử vong) ở trẻ em dưới 2 tuổi khi dùng các chế phẩm chứa thuốc kháng histamin, trong đó có cả Ridaflex, cho nên không sử dụng các chế phẩm này ở trẻ em < 2 tuổi.Tránh sử dụng các chế phẩm kết hợp cố định chứa 180mg Ridaflex và 240mg Pseudoephedrine hydrochloride ở bệnh nhân suy thận vì có thể làm tăng nguy cơ tích tụ Pseudoephedrine.Lưu ý với phụ nữ có thai: Hiện nay do chưa có nghiên cứu đầy đủ về sử dụng Ridaflex trên phụ nữ mang thai, do đó chỉ sử dụng Ridaflex cho phụ nữ mang thai khi có chỉ định của bác sĩ với lợi ích cho mẹ vượt trội hơn so với nguy cơ đối với thai nhi.Lưu ý với phụ nữ cho con bú: Hiện nay chưa rõ thuốc Ridaflex có bài tiết qua sữa hay không, mặc dù chưa thấy tác dụng không mong muốn ở trẻ sơ sinh khi bà mẹ cho con bú dùng Ridaflex, nhưng vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và thận trọng khi dùng Ridaflex cho phụ nữ đang cho con bú.Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc: Ridaflex đã được chứng minh là không có ảnh hưởng đáng kể đến chức năng hệ thần kinh trung ương nên không ảnh hưởng tới đối tượng cần sự tập trung. Tuy nhiên, để xác định những người nhạy cảm có phản ứng quá mẫn với các thành phần của thuốc Ridaflex, cần thận trọng khi dùng thuốc trước khi lái xe, vận hành máy móc hoặc thực hiện các công việc cần sự tập trung cao. 7. Tương tác của thuốc Ridaflex Khi sử dụng thuốc Ridaflex, người bệnh cần lưu ý để tránh những tương tác thuốc dưới đây:Erythromycin và Ketoconazol làm tăng nồng độ Ridaflex trong huyết tương nhưng không thay đổi khoảng QT trên điện tâm đồ.Nồng độ Ridaflex có thể bị tăng do các thuốc như Erythromycin, Ketoconazol, Verapamil, các chất ức chế P-glycoprotein.Không dùng đồng thời Ridaflex với các thuốc kháng acid chứa nhôm, magnesi vì sẽ làm giảm hấp thu Ridaflex.Ridaflex có thể làm tăng nồng độ cồn, các chất an thần hệ thần kinh trung ương và chất kháng cholinergic.Ridaflex có thể làm giảm nồng độ các chất ức chế Acetylcholinesterase (ở thần kinh trung ương), Betahistin.Ridaflex có thể bị giảm nồng độ bởi các chất ức chế Acetylcholinesterase (ở thần kinh trung ương), Amphetamin, các chất kháng acid, Rifampin.Nước hoa quả (cam, bưởi, táo) có thể làm giảm đáng kể sinh khả dụng của Ridaflex, do đó tránh dùng Ridaflex với nước hoa quả.Tránh dùng Ridaflex với cồn etylic (rượu) vì sẽ làm tăng nguy cơ an thần (ngủ).Ridaflex có thể làm giảm hiệu quả của Benzyl Penicilloyl polylysine như một tác nhân chẩn đoán.Hiệu quả điều trị của Betahistine, Hyaluronidase có thể giảm khi dùng kết hợp với Ridaflex.Sự bài tiết của Ridaflex có thể được giảm khi kết hợp với Aspartame, Cefotiam, Cefalotin, Tenoxicam. Cefotaxime, Cefdinir, Guanidin.Trên đây là những thông tin về thuốc Ridaflex. Tuy nhiên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng thuốc Ridaflex để đạt hiệu quả tốt nhất và hạn chế tác dụng phụ không mong muốn. Lưu ý, Ridaflex là thuốc kê đơn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà.;;;;;Thuốc Ecaxan được sử dụng giảm đau hạ sốt thuộc phân nhóm chống viêm không chứa Steroid. Trước khi dùng thuốc bạn cần lưu ý chỉ định để tránh trường hợp xuất hiện phản ứng phụ nguy hiểm ngoài ý muốn. Sau đây là một số thông tin về thuốc Ecaxan cho bạn đọc tham khảo. Thuốc với thành phần là Paracetamol và Ibupprofen có thể dùng điều trị các vấn đề như giảm đau chống viêm. Do có một số bệnh nhân có thể dị ứng với thành phần cấu tạo của thuốc nên bạn cần lưu ý chỉ định sử dụng thuốc sau để đánh giá mức độ phù hợp với thuốc.Viêm xung quanh lớp bao của khớp. Viêm khớpĐau nhức cơĐau mỏi lưng. Thấp khớp. Chấn thương sau khi chơi thể thao. Giảm đau sau khi tiến hành phẫu thuật nha khoa. Giảm đau cho sản khoa. Giảm đau khi tiến hành phẫu thuật chỉnh hình. Giảm đau đầu, đau răng. Giảm đau ở bệnh nhân ung thư. Hạ sốt. Công dụng của thuốc Ecaxan có thể vượt ngoài những công dụng được chỉ định sử dụng phổ biến. Tuy nhiên nếu sử dụng ngoài trường hợp chỉ định bạn nên hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Tránh tự ý dùng thuốc Ecaxan không có hướng dẫn gây ra giảm hiệu quả thuốc. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Ecaxan Thuốc Ecaxan bào chế dưới dạng viên nén sử dụng thông qua đường uống. Liều lượng thuốc không nên sử dụng cho trẻ nhỏ dưới 50 kg. Nếu cần giảm đau hạ sốt cho trẻ bạn nên hỏi bác sĩ để được tư vấn hỗ trợ cho phù hợp. Với người lớn liều dùng thường là 1 viên / lần khi cơn đau xuất hiện. Mỗi lần sử dụng thuốc cần đảm bảo cách nhau 6 giờ. Một ngày người bệnh không nên sử dụng quá 8 viên.Thuốc Ecaxan sử dụng quá liều sẽ tăng nguy cơ nhiễm độc cho gan. Bạn cần chú ý mỗi lần dùng thuốc phải kiểm tra lại liều dùng và luôn uống thuốc đúng giờ để đảm bảo công dụng thuốc được duy trì. Thuốc Ecaxan chứa paracetamol nên hạn chế điều trị kéo dài. Bạn cần hỏi kỹ bác sĩ về thời gian điều trị để có thể cân nhắc cũng như tránh tối đa nguy cơ tích tụ độc tố trong gan do uống thuốc một thời gian dài. 3. Những chú ý trước khi dùng thuốc Ecaxan Trước khi dùng thuốc Ecaxan bạn nên báo cho bác sĩ về tình hình dị ứng của bản thân hoặc những bệnh lý đang mắc phải. Với người có bệnh lý về gan như viêm gan siêu vi hay người tổn thương gan do sử dụng rượu nhiều sẽ không được sử dụng thuốc. Ngoài ra nếu phát hiện thận hư suy yếu cũng cần báo cho bác sĩ để đổi thuốc khác phù hợp hơn.Ngoài những trường hợp chống chỉ định do dị ứng, suy yếu chức năng gan thận bạn có thể không được chỉ định sử dụng thuốc Ecaxan nếu thuốc các đối tượng sau:Polyp mũi. Co thắt phế quản. Sưng phù tĩnh mạch. Sốc phản vệDị ứng Aspirin. Viêm loét dạ dày. Một số trường hợp khác thiếu máu, hen phế quản có thể cân nhắc sử dụng thuốc. Tuy nhiên nhóm bệnh nhân này cần thường xuyên theo dõi sức khỏe để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc. Thêm vào đó, không nên tự ý dùng thuốc khi chưa kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng hoặc không được bác sĩ kê đơn.Trước khi dùng thuốc để đảm bảo công dụng thuốc, bạn nên mua thuốc còn nguyên bao bì. Tránh mua thuốc bị hư hỏng bao bì gây ảnh hưởng đến thành phần hóa lý. Đồng thời luôn kiểm tra kỹ hạn sử dụng trước khi dùng thuốc để tránh thuốc quá hạn sử dụng không còn đảm bảo công dụng thực tế.Phụ nữ trước khi có kế hoạch mang thai nên chú trọng sử dụng biện pháp tránh thai nếu được yêu cầu sử dụng. Khi đã mang thai hoặc sau sinh không nên dùng thuốc để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả thai phụ và em bé. Người cao tuổi không nên sử dụng thuốc nếu không phải là lựa chọn duy nhất hoặc cuối cùng. 4. Phản ứng phụ của thuốc Ecaxan Thông thường khi sử dụng thuốc Ecaxan bạn có thể xuất hiện phản ứng phụ ở mức nhẹ để cơ thể làm quen và thích nghi. Hầu như người bệnh dùng thuốc Ecaxan có nguy cơ cao xuất hiện hội chứng viêm gan hay viêm loét dạ dày. Nếu bạn thường xuyên kiểm tra sức khỏe sẽ phát hiện sớm và đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh.Ngoài ra một số phản ứng phụ khác hiếm gặp nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng nên chú ý:Hoa mắt chóng mặt. Rối loạn lo âu. Kích ứng do dị ứng với thuốc. Suy tim sung huyết. Suy thận. Viêm bàng quang. Nổi mẩn đỏ trên da. Viêm da dị ứng. Viêm niệu đạo. Viêm bàng quang. Hội chứng Stevens Johnson. Thiếu máu. Những phản ứng phụ của thuốc Ecaxan có thể vượt xa dự đoán khi nghiên cứu cũng như kết quả được thống kê ở hiện tại. Để đảm bảo giảm tối đa nguy cơ xuất hiện phản ứng phụ bệnh nhân nên thường xuyên trao đổi với bác sĩ về sức khỏe và làm kiểm tra định kỳ để đánh giá tổng quát. Một số phản ứng phụ không có biểu hiện sẽ sớm được phát hiện và điều trị trước khi diễn biến xấu và nặng hơn. 5. Tương tác với thuốc Ecaxan Trong thời gian điều trị bằng thuốc Ecaxan bệnh nhân nên duy trì lối sống lành mạnh và tránh xa đồ uống chứa cồn. Những loại thuốc có nguy cơ tương tác thuốc Ecaxan cần tránh là thuốc tăng huyết áp, thuốc chống đông, thuốc lợi tiểu, thuốc cho bệnh nhân đái tháo đường....Để đảm bảo công dụng của thuốc Ecaxan bạn nên chú ý kiểm tra kỹ thông tin trước khi dùng thuốc. Đồng thời nên dùng thuốc đúng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.;;;;;Thuốc Trikaxon là một kháng sinh đường tiêm với thành phần hoạt chất chính là Ceftriaxon. Thuốc được dùng bằng đường tiêm bắp hay tiêm truyền tĩnh mạch cho những trường hợp nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn nhạy cảm với Ceftriaxon gây ra. Thuốc Trikaxon 1g có thành phần bao gồm Ceftriaxon (dưới dạng Ceftriaxon natri) với hàm lượng 1000mg và các tá dược khác vừa đủ 1 lọ. Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha tiêm.Ceftriaxon là một kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3 có tác dụng kháng khuẩn phổ rộng. Cơ chế tác dụng cũng giống như những kháng sinh khác đó là ức chế sự tổng hợp vách của tế bào vi khuẩn nhờ vào việc gắn vào một hoặc nhiều protein gắn penicilin (PBP), ức chế tại bước cuối cùng của quá trình tổng hợp thành tế bào. Ceftriaxon có thể bền vững với beta lactamase của vi khuẩn, nên phổ tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương.Ceftriaxon nếu dùng đường uống thì không hấp thu qua đường tiêu hóa, cho nên chủ yếu dùng được tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Thuốc có thể đạt được sinh khả dụng đường tiêm bắp là 100%. Phân bố rộng trên các mô và dịch cơ thể và thuốc có thể bài tiết qua nhau thai, vào sữa mẹ. 2. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Trikaxon Chỉ định:Thuốc Trikaxon được chỉ định dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn nhạy cảm với Ceftriaxon gâ ra bao gồm:Viêm màng não, trừ thể do Listeria.Bệnh lyme;Nhiễm khuẩn đường tiết niệu sinh dục bao gồm cả viêm bể thận, viêm bàng quang và viêm niệu đạo.Nhiễm khuẩn đường hô hấp nặng như viêm phổi, viêm amidan mủ, viêm tai giữa...Nhiễm khuẩn do lậu, thương hàn, giang mai;Nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn xương và khớp, nhiễm khuẩn da.Dự phòng nhiễm khuẩn trong các phẫu thuật, nội soi can thiệp như trong phẫu thuật âm đạo hoặc phẫu thuật ở ổ bụng.Chống chỉ định:Chống chỉ định sử dụng thuốc Trikaxon với người mẫn cảm với Ceftriaxon hay với cephalosporin khác, với bất kỳ thành phần tá dược khác.Thận trọng khi dùng cho người tiền sử có phản ứng phản vệ với penicilin vì có nguy cơ phản ứng dị ứng chéo.Với dạng thuốc tiêm bắp: Không dùng nếu mẫn cảm với lidocain, không dùng cho trẻ em dưới 30 tháng. 3. Liều dùng và cách dùng thuốc Trikaxon 3.1 Cách dùng thuốc Trikaxon. Thuốc được sử dụng bằng đường tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch, việc dùng thuốc cần được thực hiện bởi nhân viên y tế. Pha dung dịch tiêm được thực hiện như sau:Dung dịch tiêm bắp: Sử dụng 1 lọ thuốc Trikaxon hòa tan với 3,5ml dung dịch lidocain 1%. Tại cùng 1 vị trí không tiêm quá bắp không được 1g. Không dùng dung dịch tiêm có chứa lidocain để dùng đường tiêm tĩnh mạch.Dung dịch tiêm tĩnh mạch: Sử dụng 1 lọ thuốc Trikaxon hòa tan với 10ml nước cất vô khuẩn. Tiêm chậm trong khoảng thời gian từ 2 - 4 phút. Tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc tiêm qua dây truyền dung dịch.Dung dịch tiêm truyền: Sử dụng đường dùng này khi dùng liều cao. Pha 2g bột thuốc hòa tan với 40ml dung dịch tiêm truyền không có calci như dung dịch Natri clorid 0,9%, Glucose 5%, glucose 10% hoặc dung dịch khác. Không dùng dung dịch Ringer lactat hòa tan bột thuốc để tiêm truyền. Truyền tối thiểu 30 phút.Để thuốc Trikaxon nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp và nhiệt độ không quá 30 độ C. Các dung dịch sau khi pha với nước cất pha tiêm có thể để được ổn định trong vòng 2 ngày ở nhiệt độ phòng 25 -27 độ C hoặc 10 ngày ở nhiệt độ khoảng 5 độ C. Các dung dịch sau khi pha với Lidocain 1% có thể để được trong 24h ở nhiệt độ phòng 25 -27 độ C hoặc 3 ngày ở nhiệt độ 5 độ C.3.2 Liều dùng thuốc Trikaxon. Người lớn và trẻ em >12 tuổi:Liều thường dùng mỗi ngày từ 1-2g, tiêm 01 lần hoặc có thể chia đều làm 2 lần. Trường hợp nặng, liều dùng có thể lên tới 4g/ngày.Ðể dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật, tiêm tĩnh mạch một liều duy nhất 1g từ 0,5 - 2 giờ trước khi tiến hành phẫu thuật.Trẻ em dưới 12 tuổi:Liều dùng mỗi ngày khoảng 50 - 75mg/kg cân nặng, tiêm một lần hoặc chia đều làm 2 lần. Tổng liều ở trẻ em không vượt quá 2g/ ngày.Trong điều trị viêm màng não, liều khởi đầu được dùng là 100mg/kg (không dùng quá 4g). Sau đó tổng liều mỗi ngày là 100 mg/kg/ngày, ngày tiêm 1 lần.Thời gian điều trị thường là từ 7-14 ngày. Ðối với nhiễm khuẩn do Streptococcus pyogenes, phải điều trị ít nhất 10 ngày.Trẻ sơ sinh:Sử dụng với liều 50mg/ kg/ ngày.Suy thận và suy gan phối hợp:Ðiều chỉnh liều dựa độ thanh thải creatinin. Khi hệ số thanh thải creatinin dưới 10ml/ phút, liều dùng của ceftriaxone không vượt quá 2g/ 24 giờ.Thẩm phân máu. Liều 2g tiêm vào cuối đợt thẩm phân đủ để duy trì nồng độ thuốc có hiệu lực cho tới kỳ thẩm phân sau, thông thường là trong 72 giờ. 4. Tác dụng phụ của thuốc Trikaxon Khi sử dụng thuốc Trikaxon bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ bao gồm:Đau, cảm giác nóng ở vị trí tiêm;Đau đầu, hoa mắt, đổ mồ hôi, cảm giác nóng bừng;Tiêu chảy, phát ban, phân có máu, cảm sốt, co thắt dạ dày, đau bụng hoặc đầy hơi, buồn nôn và nôn ói, ợ nóng;Tức ngực; phản ứng quá mẫn từ nhẹ tới nặng cũng có thể xảy ra.Tăng men gan, vàng da, suy thận cấp, viêm phổi kẽ.Thuốc Trikaxon cũng có thể gây ra các tác dụng phụ khác không được kể trên. Nói ngay với nhân viên y tế khi xảy ra các tác dụng không mong muốn, đặc biệt khi tiêm nếu thấy bất thường cần thông báo ngay. 5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Trikaxon Do thuốc được dùng đường tiêm nên cần phải kiểm tra cẩn thận về tiền sử dị ứng của bệnh nhân trước khi dùng thuốc. Test phản ứng dị ứng thuốc trên da trước khi dùng thuốc kháng sinh.Cần kiểm tra chức năng gan thận trước khi dùng thuốc để đảm bảo dùng thuốc an toàn.Khi sử dụng không được trộn lẫn với các thuốc khác, không truyền chung với dây truyền khác chứa thuốc có thành phần là calci.Thuốc kháng sinh chỉ để dùng cho các trường hợp nhiễm vi khuẩn hoặc dự phòng khi có nguy cơ cao. Thường kháng sinh dùng đường tiêm chỉ nên chỉ định khi có nhiễm khuẩn nặng và dùng đường uống không hiệu quả.Thuốc Trikaxon có thể đi qua nhau thai và hàng rào sữa mẹ. Vì vậy hạn chế dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Trước khi dùng cần hỏi ý kiến bác sĩ để được cân nhắc thật kỹ các lợi ích và nguy cơ. Nên tránh dùng cho phụ nữ ở thời kỳ 3 tháng đầu.Tương tác thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ra tương tác như Gentamicin, colistin, furosemid có thể làm tăng khả năng độc với thận; Probenecid có thể làm giảm độ thanh thải của thận do đó tăng nồng độ của thuốc Trikaxon trong huyết tương.Thuốc tiêm Trikaxon chỉ nên được sử dụng khi nhiễm khuẩn nặng mà không đáp ứng với các kháng sinh đường uống khác. Bạn cần được dùng dưới chỉ định của bác sĩ và nếu có bất thường cần thông báo ngay để được xử trí kịp.;;;;; Rituxan thuộc nhóm thuốc trị ung thư, được sản xuất bởi hãng dược phẩm Biogen Idec & Genentech.Thuốc Rituxan có thành phần chính là hoạt chất Rituximab. Đóng gói dạng 1 lọ 100mg, lọ Rituxan 500mg dạng dung dịch tiêm.Vỏ hộp thuốc Rituxan hình vuông, có viền màu xanh dương, hàm lượng in màu cam. Bên trong hộp Rituxan có 1 lọ thuỷ tinh đựng dung dịch thuốc.2. Công dụng Rituxan. Thuốc Rituxan là thuốc ung thư dùng theo đơn. Rituxan công dụng chủ yếu là ức chế sự phát triển và nhân rộng của các tế bào ung thư trong cơ thể. Thuốc Rituxan cũng được sử dụng để điều trị các tình trạng không phải ung thư khác.Rituximab – hoạt chất có trong thuốc Rituxan là một kháng thể đơn dòng kháng kháng nguyên CD20. Đây là 1 loại protein xuyên màng, kỵ nước, xuất hiện trên bề mặt của tế bào Lympho B đã thuần thục và tiền lympho (pre -B).Biểu hiện của kháng nguyên CD20 trên 90% tế bào B u lympho B và các mô bình thường khác. CD20 này có liên quan đến việc điều hoà vận hành và biệt hoá chu kỳ tế bào. Nó cũng hoạt động như một kênh canxi.Rituximab – thành phần chính có trong thuốc Rituxan giúp phá huỷ các lympho B. Từ đó, thuốc Rituxan được dùng để điều trị bệnh có nhiều lympho B, hoặc lympho B hoạt động mạnh, rối loạn hoạt động.Nồng độ đỉnh trung bình của Rituxan trong huyết tương tăng đều nếu truyền nhiều lần kế tiếp. 3. Chỉ định Rituxan Rituxan – được bào chế dạng dung dịch truyền tĩnh mạch dùng theo đơn. Thuốc Rituxan có thể dùng đơn liều hoặc kết hợp với các thuốc khác để điều trị các dạng bệnh như:U lympho không Hodgkin;Bạch cầu lymphocytic mạn; Viêm khớp dạng thấp ở người lớn;U hạt với viêm đa tuyến, viêm đa tuyến vi thể;...Nếu bạn có thắc mắc khác khi chỉ định Rituxan hãy hỏi bác sĩ/ dược sĩ.4. Cách dùng và liều lượng thuốc Rituxan. Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn khi dùng Rituxan để biết thông tin về cách dùng, liều dùng.4.1 Cách dùng Rituxan Nếu có thắc mắc hãy hỏi bác sĩ/ dược sĩ. Trước khi dùng, bác sĩ thường kê đơn các thuốc khác như:Acetaminophen;Thuốc kháng histamine;Methylprednisolone;Mục đích kê các thuốc này trước khi dùng Rituxan là để giảm thiểu các tác dụng phụ, do đó, bạn cần dùng theo hướng dẫn. Ngoài ra, trong khi điều trị bằng thuốc Rituxan bạn có thể được làm xét nghiệm máu thường xuyên. Mục đích để đánh giá các tác dụng phụ khi dùng Rituxan.Thuốc Rituxan được bào chế dạng dung dịch tiêm, do đó, cách dùng Rituxan là tiêm chậm vào tĩnh mạch theo liều chỉ định.4.2 Liều dùng Rituxan. Liều lượng dùng Rituxan và lịch trình điều trị bằng Rituxan cần dựa trên tình trạng sức khỏe, kích thước cơ thể và phản ứng với điều trị của bạn.Ung thư hạch không Hodgkin: Với bệnh này, liều dùng Rituxan là 375mg/ m2 dưới dạng truyền tĩnh mạch theo lịch cụ thể gồm:Tái phát, CD20 (+), ung thư hạch không Hodgkin tế bào B: Dùng tiêm Rituxan 1 lần/ tuần từ 4 – 8 tuần;Tái phát/ bệnh khó chữa mức độ thấp, CD20 (+), ung thư hạch không Hodgkin tế bào B dùng Rituxan theo liều 1 tuần/ lần trong 4 tuần liên tiếp;Trước đó chưa điều trị, CD20 (+), ung thư hạch Hodgkin tế bào B: Dùng Rituxan tiêm vào ngày đầu tiên của mỗi chu kỳ hoá trị, tối đa 8 liều. Nếu thuốc đáp ứng hoàn toàn hoặc 1 phần, thì liều dùng Rituxan duy trì là 8 tuần sau khi hoàn thành thuốc Rituxan kết hợp với hoá trị. Lúc này Rituxan được tiêm dạng đơn chất mỗi 8 tuần/ lần với 12 liều;Ung thư hạch Hodgkin tế bào B không tiến triển, mức độ thấp, CD20 (+), sau hoá trị CVP bậc 1: Rituxan tiên 1 tuần/ lần x 4 liều trong 6 tháng, tối đa là 16 liều sau khi hoàn thành từ 6 – 8 kỳ hoá trị;Ung thư hạch Hodgkin tế bào B lớn, khuếch tán dùng Rituxan vào ngày đầu tiên mỗi kỳ hoá trị tối đa 8 lần.Bạch cầu lympho mạn:Với bệnh này, liều dùng Rituxan theo khuyến cáo là 375mg/ m2 vào ngày trước hoá trị. Sau đó vào ngày 1 của chu kỳ 2 – 6 (28 ngày) dùng liều Rituxan 500mg/m2;Viêm khớp dạng thấp:Dùng Rituxan truyền tĩnh mạch cách nhau 2 tuần đối với trường hợp bị viêm khớp dạng thấp;U hạt có viêm đa tuyến, viêm đa tuyến vi thể:Dùng Rituxan theo liều 375mg/ m2 truyền tĩnh mạch 1 lần/ tuần x 4 tuần. 5. Chống chỉ định. Không dùng Rituxan cho các đối tượng:Nhiễm trùng nặng;Hệ miễn dịch kém;Dị ứng/ quá mẫn với thành phần có trong Rituxan;Thuốc Rituxan dùng điều trị viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, chống chỉ định điều trị Rituxan với đối tượng bị viêm khớp dạng thấp có bệnh nền:Suy tim;Bệnh tim không kiểm soát khác;Dùng Rituxan an toàn khi có chỉ định, theo dõi của bác sĩ/ dược sĩ.6. Tác dụng phụ Rituxan...Một số tác dụng phụ có thể xảy ra trong khi tiêm Rituxan hoặc 24 giờ sau tiêm. Do đó, bạn cần thông báo với bác sĩ/ dược sĩ ngay nếu có biểu hiện:Chóng mặt;Choáng váng;Tim đập nhanh;Đau ngực;Phát ban;...Dùng thuốc Rituximab có thể dẫn đến nhiễm trùng não nghiêm trọng, thậm chí là tàn tật/ tử vong. Do đó, bạn cần gọi cho bác sĩ nếu có triệu chứng gồm:Lú lẫn;Yếu cơ;Nhìn mờ;Khó phát âm;...Thuốc Rituxan có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng khác bao gồm:Nhiễm trùng;Đau tim;Suy thận;Tắc ruột;...Các tác dụng phụ phổ biến khi dùng thuốc Rituxan có thể bao gồm:Sốt;Ớn lạnh;Mệt mỏi;Buồn nôn;Tiêu chảy;Đau đầu;Co thắt cơ bắp;Tiểu đau;Đau họng;...Những tác dụng phụ thuốc Rituxan trên đây không phải là tất cả. Mỗi người sẽ có những tác dụng phụ và cấp độ tác dụng phụ cũng khác nhau khi dùng Rituxan. Do đó, khi dùng thuốc Rituxan bạn cần theo dõi và kịp thời thông báo cho các bác sĩ những tác dụng phụ này. 7. Tương tác thuốc Rituxan Nói với bác sĩ của bạn về tất cả các loại thuốc khác mà bạn đang dùng khi có chỉ định dùng Rituxan, đặc biệt là:Adalimumab;Certolizumab;Etanercept;Golimumab;Infliximab;Leflunomide;Methotrexate;Sulfasalazine;Tocilizumab;Cisplatin;...Các tương tác khi dùng Rituxan bao gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, vitamin và các sản phẩm thảo dược. Do đó, bạn cần thông báo cho bác sĩ mọi thuốc bạn đang dùng khi được chỉ định dùng Rituxan8. Cảnh báo và thận trọng Rituxan. Một số cảnh báo và thận trọng cũng được đưa ra khi dùng thuốc Rituxan như:Thuốc Rituxan có thể gây nhiễm trùng não;Nếu đã từng bị viêm gan B, bạn cần thông báo cho bác sĩ biết trước khi dùng Rituxan. Không tiêm vacxin trong khi sử dụng Rituxan;Không tiếp xúc gần với những người vừa tiêm vắc-xin (sởi -quai bị - rubella, rotta, thương hàn, thuỷ đậu... khi dùng Rituxan;...Ngoài ra, khi dùng thuốc Rituxan bạn cũng nên thông báo cho bác sĩ nếu đã và đang bị bệnh:Thận;Gan/ viêm gan;Phổi;Rối loạn hô hấp;...Những cảnh báo này giúp bạn dùng thuốc Rituxan an toàn.9. Phụ nữ có thai, cho con bú, lái xe và vận hành máy móc dùng Rituxan. Phụ nữ có thai không dùng Rituxan. Dừng Rituxan trước khi có thai ít nhất 1 năm;Thuốc Rituxan không dùng khi cho con bú;Lái xe và vận hành máy móc dùng Rituxan phải thận trọng;10. Bảo quản Rituxan. Thuốc Rituxan bảo quản trong nhiệt độ thường;Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Rituxan, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Rituxan là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua và điều trị tại nhà vì có thể gặp phải những tác dụng không mong muốn.com, Rituxan.com, Drugs.com;;;;;Bilaxatif là thuốc được sử dụng trong điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa như táo bón, hay những bệnh nhân cần phẫu thuật nhưng đang gặp khó khăn trong vấn đề đi ngoài. Trong Bilaxatif có chứa Bisacodyl, một chất có khả năng nhuận tràng tác động tại chỗ. Cần thận trọng khi dùng thuốc với phụ nữ có thai và đang cho con bú do tính an toàn của thuốc vẫn chưa được thiết lập. 2. Công dụng thuốc Bilaxatif Thuốc Bilaxatif có công dụng chính là nhuận tràng, vì vậy nên thuốc được chỉ định dùng trong các trường hợp:Người thường xuyên bị táo bón.Chuẩn bị cho các phương sách chẩn đoán, các điều trị trước và sau phẫu thuật hay những trường hợp cần bệnh nhân phải đi đại tiện được.Chống chỉ định dùng thuốc với:Người có tiền sử dị ứng hay mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.Người có chẩn đoán viêm kết tràng.Mắc hội chứng đau bụng không rõ nguyên nhân. 3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Bilaxatif Bilaxatif được sản xuất ở dạng viên nén bao phim, đóng gói theo hộp, mỗi hộp chứa 5 vỉ, mỗi vỉ có 20 viên thuốc hoặc đóng gói theo chai 500 viên.Hiện nay trên thị trường có 2 loại thuốc Bilaxatif là dạng viên uống và dạng viên đạn đặt trực tràng.Liều lượng thuốc:Đối với dạng viên uống:Khuyến cáo liều ở người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: uống 1 đến 2 viên/lần, 1 viên thuốc tương đương với 5mg, có thể tăng liều đến 3 hay 4 viên theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh nên uống thuốc vào buổi tối là tốt nhất.Với trẻ từ 6 đến 10 tuổi: uống 1 viên vào buổi tối.Đối với dạng viên đạn đặt trực tràng: đặt 1 viên trực tiếp vào hậu môn, nên đặt trước giờ đi đại tiện hàng ngày khoảng từ 10 đến 40 phút để đạt hiệu quả tối ưu nhất. 4. Tác dụng phụ và những lưu ý khi sử dụng thuốc Bilaxatif Theo thống kê trên những bệnh nhân có sử dụng thuốc Beclorax cho thấy, thuốc hiếm khi xảy ra tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên trên lâm sàng vẫn có thể gặp một vài biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy.Để hạn chế nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ khi dùng thuốc Beclorax cần lưu ý những điều sau:Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi tăng giảm liều lượng thuốc khi chưa hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa hay những người có chuyên môn về y dược.Với dạng viên uống, không dùng thuốc chung với các loại đồ uống có cồn hay các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá...Với dạng viên đặt trực tràng, cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi đặt thuốc. Đi găng tay khi đặt thuốc để đảm bảo vấn đề vệ sinh và vô trùng.Thận trọng khi dùng thuốc trên những bệnh nhân đang bị đau bụng hoặc tiêu chảy.Không sử dụng thuốc trên bệnh nhân đang có cơn kịch phát trĩ, hay bị một số vấn đề ở hậu môn như viêm trực kết tràng chảy máu, nứt hậu môn.Phụ nữ có thai và đang trong thời kỳ đang cho con bú không nên dùng thuốc do vẫn chưa có báo cáo cụ thể về tính an toàn của thuốc. Nếu bắt buộc phải dùng thì cần hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.Nếu bị quên liều thuốc, uống lại ngày khi nhớ ra. Trường hợp bị sát giờ liều tiếp theo thì bỏ qua liều cũ, không uống liều sau gấp đôi để bù lại liều đã bị quên.Bảo quản thuốc theo đúng quy định hướng dẫn của nhà sản xuất.Không sử dụng thuốc khi đã hết hạn sử dụng,Để thuốc xa tầm với của trẻ.Mặc dù thuốc Bilaxatif có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ kích thích giúp bệnh nhân đi ngoài dễ dàng hơn, tuy nhiên thuốc cũng có những tác dụng phụ nhất định nếu không được sử dụng đúng cách. Vậy nên việc hiểu về thuốc để sử dụng thuốc đúng cách, đúng mục đích là điều rất cần thiết. Hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa nếu bạn đang có các vấn đề về sức khỏe cần được thăm khám và tư vấn điều trị.
question_303
Ghép thận sống được bao lâu?
doc_303
Những lưu ý sau phẫu thuật Ghép thận được xem là phương pháp điều trị hiệu quả, mang đến hy vọng cho bệnh suy thận lâu năm. Tuy vậy, ghép thận là một kỹ thuật phức tạp, một ca đại phẫu nên khi được chỉ định ghép thận, bệnh nhân luôn mang theo nhiều sự lo lắng. Trong đó ghép thận sống được bao lâu là câu hỏi của rất nhiều người bệnh. Ghép thận là một trong những phẫu thuật phổ biến trong ghép tạng được chỉ định cho nhóm bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn IIIb, IV. Khá nhiều người lầm tưởng rằng cấy ghép thận là việc thay thế thận cũ của bệnh nhân bằng quả thận mới từ người hiến tặng. Nhưng thực tế không đơn giản như vậy, thận mới được hiến tặng sẽ ghép ở ngoài màng bụng, vị trí phổ biến thường là vùng hố chậu phải khi lấy thận trái hoặc ngược lại, ngoài ra cũng có thể ghép cùng bên, tùy tình trạng của bệnh nhân. Thận được hiến tặng đưa vào cơ thể người bệnh sẽ được kết nối với động mạch, tĩnh mạch và hệ tiết niệu liên quan để đảm bảo các chức năng hoạt động tương tự với thận bình thường. Trường hợp cần loại bỏ 1 hoặc cả 2 thận là khi thận có đa nang quá cỡ, viêm thận nặng, thận bị nhiễm trùng hoặc hẹp động mạch. Một ca phẫu thuật ghép thận yêu cầu rất nhiều tiêu chí, từ chuyên môn của bác sĩ, trang thiết bị y tế cho đến việc thận ghép phải có các chỉ số sinh học phù hợp với cơ thể người nhận. Ghép thận là một cuộc đại phẫu thuật có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của người bệnh. Việc đưa một quả thận từ cơ thể của người hiến tặng mặc dù đáp ứng các chỉ số nhưng không thể đảm bảo thận hoạt động hiệu quả như thận gốc lúc khỏe mạnh. Chính vì thế, câu hỏi ghép thận sống được bao lâu luôn là nỗi lo lắng khiến không ít bệnh nhân băn khoăn khi được chỉ định ghép thận. Hiện nay, theo nhiều ghi nhận y khoa, bệnh nhân sau ghép thận có sức khỏe ổn định, tuổi thọ có thể kéo dài thêm từ 15 - 20 năm, thậm chí trên 20 năm tùy vào thể trạng và thói quen sinh hoạt hoặc bệnh lý khác đi kèm. Đối với một số bệnh nhân không bị ảnh hưởng của biến chứng, thận được hiến tặng có thể hoạt động khỏe mạnh lâu hơn.3. Biến chứng có thể gặp khi ghép thận Ngoài việc ghép thận sống được bao lâu thì những biến chứng sau phẫu thuật cũng là điều khiến bệnh nhân và gia đình lo lắng. Chỉ số sức khỏe ổn định của bệnh nhân sau khi hoàn thành phẫu thuật chỉ là một trong rất nhiều yếu tố đánh giá ca ghép thận thành công. Bởi vì biến chứng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong vòng 12 tháng kể từ khi cơ thể tiếp nhận quả thận được hiến tặng. Một số biến chứng có thể gặp phải khi ghép thận như:Biến chứng miễn dịch: tình trạng thải ghép là khi cơ thể phản ứng không tương thích với thận được hiến tặng, có thể xảy ra 1 hoặc nhiều lần trong năm đầu tiên sau phẫu thuật. Ngoài ra có thể xuất hiện bệnh thận mạn tính sau ghép nhưng tỷ lệ mắc thường ít gặp hơn thải ghép. Biến chứng bệnh nội khoa như suy thận, hội chứng hư thận, hoại tử ống thận hoặc các bệnh lý như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, hồng cầu tăng đột biến, mất kiểm soát lipid máu,... Biến chứng nhiễm khuẩn, xuất huyết, giảm bạch cầu, viêm độc lợi thận, viêm cầu thận,... do cơ thể phản ứng không phù hợp trong quá trình sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.4. Những lưu ý sau phẫu thuật ghép thận Hầu hết những bệnh nhân được chỉ định ghép thận thường có chỉ số sức khỏe kém và có thể đang mắc nhiều bệnh nền khác do bệnh thận mạn tính lâu ngày gây nên. Điều này dẫn đến sức khỏe người bệnh sau ghép thận cần nhiều thời gian và phương pháp chăm sóc đúng cách để có thể hồi phục hiệu quả. Dưới đây là những lưu ý chăm sóc, sinh hoạt dành cho người sau phẫu thuật ghép thận:Tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc theo đúng loại và liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định. Không tự ý dùng các phương pháp điều trị khác khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Không gian sinh hoạt, đồ ăn uống và người chăm sóc cần đảm bảo vệ sinh nghiêm ngặt để tránh trường hợp nhiễm trùng. Bởi vì hệ miễn dịch của người sau ghép thận thường bị suy giảm, vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập gây viêm nhiễm, từ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng đe doạ tính mạng. Theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe, ghi chép đầy đủ, chi tiết các chỉ số cân nặng, huyết áp, nhiệt độ, thực đơn dinh dưỡng,... mỗi ngày để hỗ trợ bác sĩ có thêm thông tin trong lần tái khám. Từ đó, bác sĩ có thể xác định tiến triển bệnh và điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp với cơ thể bệnh nhân. Người bệnh sau phẫu thuật cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt: hạn chế gia vị mặn, dầu mỡ, ưu tiên các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và dưỡng chất để tránh thận hoạt động quá mức và cải thiện sức khỏe tổng quát. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể vận động nhẹ bằng các bài tập tại chỗ hoặc đi bộ theo hướng dẫn của bác sĩ. Hạn chế vận động mạnh trong 6 - 12 tháng sau khi ghép thận để tránh tình trạng kiệt sức và ảnh hưởng đến vết mổ. 5. Câu hỏi thường gặp khác về ghép thận Thận được hiến tặng thường có thể đến từ người sống khỏe mạnh hoặc người đã chết não có mong muốn hiến tạng. Thông thường, khi có chỉ định ghép thận thì tỷ lệ những người trong gia đình có cùng huyết thống sẽ có khả năng tương thích với bệnh nhân cao hơn. Đối với những bệnh nhân không tìm được người hiến tặng từ người có quan hệ huyết thống thì có thể tìm kiếm người không cùng huyết thống hoặc bệnh viện có thể hỗ trợ đăng ký nhận tạng với Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia để tìm kiếm. Hầu như bệnh nhân sau khi ghép thận thành công thì không cần chạy thận nhân tạo và có thể sinh hoạt như người bình thường. Tuy nhiên, một số trường hợp suy thận sau thời gian dài sau ghép thận hoặc có biến chứng về sức khỏe thì bác sĩ sẽ có chỉ định chạy thận nếu cần thiết.
doc_20270;;;;;doc_31948;;;;;doc_53575;;;;;doc_16980;;;;;doc_8344
Ghép thận là phương pháp phẫu thuật lấy một quả thận còn tốt từ người cho để ghép vào cơ thể người nhận. Ghép thận thường được phân loại thành 2 trường hợp tương ứng với người hiến tặng đã chết hoặc người hiến tặng còn sống. Ghép thận không phải là việc cắt bỏ thận bệnh rồi ghép một quả thận mới vào đúng vị trí cũ. Thực chất ghép thận là việc lấy một quả thận của người khỏe mạnh hoặc một quả thận còn tốt của người đã bị chết não để ghép.Vị trí thuận lợi nhất để đặt thận mới thường là vùng hố chậu bên phải (cũng có thể là bên trái), động mạch và tĩnh mạch thận ghép sẽ được nối với động mạch và tĩnh mạch chậu cùng bên, niệu quản thận ghép sẽ được khâu nối vào bàng quang. Người ta chỉ cắt bỏ một hoặc hai thận bệnh lý trong một số trường hợp đặc biệt (thận đa nang quá to, thận bệnh bị viêm mãn tính nặng, hẹp động mạch thận nặng). Một người có thể được ghép thận được nhiều lần, nếu trong trường hợp thận ghép bị hỏng. Một người có thể được ghép thận được nhiều lần, nếu trong trường hợp thận ghép bị hỏng 2.1 Thải ghép. Có thể giúp ngăn chặn sự thải ghép bằng cách dùng thuốc và thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, nhưng quan trọng nhất là bạn cần phải theo dõi các dấu hiệu thải ghép, ví dụ như sốt hay đau nhức ở các khu vực của thận mới hoặc thay đổi lượng nước tiểu thải ra. Nếu xuất hiện sự thay đổi trong những điều trên, hãy báo ngay cho các bác sĩ.Thậm chí nếu bạn đã làm tất cả mọi thứ theo sự hướng dẫn của bác sĩ, cơ thể vẫn có thể từ chối quả thận mới và cần phải quay trở lại chạy thận nhân tạo.2.2 Tác dụng phụ của thuốc ức chế miễn dịch. Thuốc ức chế miễn dịch có thể sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch của người bệnh, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Một số loại thuốc cũng có thể thay đổi diện mạo của người bệnh. Khuôn mặt có thể đầy đặn hơn; người bệnh có thể tăng cân hoặc xuất hiện mụn trứng cá hoặc tóc trên khuôn mặt. Dù vậy, không phải tất cả các bệnh nhân uống thuốc đều xuất hiện những tác dụng phụ này, chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp làm giảm các tác dụng phụ.Thuốc ức chế miễn dịch làm việc bằng cơ chế làm giảm khả năng hoạt động của các tế bào miễn dịch. Ở một số bệnh nhân, trong thời gian dài, suy giảm khả năng miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư. Một số thuốc ức chế miễn dịch gây ra đục thủy tinh thể, bệnh tiểu đường, thừa axit dạ dày, huyết áp cao và các bệnh về xương. Khi sử dụng trong thời gian dài, các loại thuốc này cũng có thể gây ra tổn thương ở gan hoặc thận, đặc biệt là bệnh suy thận ở một số bệnh nhân.2.3 Tiểu đường mới xuất hiện sau ghép. Là bệnh tiểu đường mới xảy ra sau ghép mà trước đó người bệnh không mắc. Có thể, đây do tác dụng phụ của thuốc chống thải ghép. Người bệnh nên xét nghiệm đường máu thường xuyên trong các đợt tái khám và các bác sĩ sẽ có kế hoạch theo dõi đường máu cho bạn. Nếu bệnh nhân bị tiểu đường thì cần phải:Điều chỉnh lại chế độ ăn giảm tinh bột;Tập thể dục điều độ (theo hướng dẫn của bác sĩ);Sử dụng thuốc hạ đường máu.Đặc biệt, sau khi thực hiện ghép thận, chức năng của thận cũng không thể như ban đầu nữa nên rất có nguy cơ dẫn đến suy thận. Vì vậy, người bệnh nên đi xét nghiệm kiểm tra chức năng thận nếu có nghi ngờ bất thường về thận.Đây là một dấu ấn sinh học mới phản ánh tình trạng nghiêm trọng của ống lượn trước khi có các dấu hiệu trên mô từ đó, bác sĩ có thể kịp thời điều trị Với kỹ thuật L-FABP này người bệnh chỉ cần lấy nước tiểu xét nghiệm bất cứ lúc nào trong ngày, kết quả chính xác sẽ có sau 30 phút.;;;;;Ghép tạng là ngành khoa học kỹ thuật cao, phức tạp nhất nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro cao nhất. Vướng mắc về tôn giáo Tôn giáo đã và đang là cản trở lớn đối với ngành khoa học ghép tạng, bởi mỗi tôn giáo khác nhau có niềm tin và tín ngưỡng khác nhau đối với những người đã qua đời. Đối với nhiều tôn giáo đó là sự xúc phạm vong linh của người chết, những người đồng ý hiến tạng người thân cảm thấy có tội với người chết và tổ tiên. Đạo Phật lại có quan niệm chết không toàn thây... Ở Iran hầu hết các ca ghép tạng đều được lấy từ người cho còn sống bởi người Hồi giáo quan niệm không xúc phạm người đã chết. Trong khi người theo đạo Kito hay Công giáo dễ dàng chấp nhận việc lấy và ghép tạng thì người Do Thái lại có quan niệm hoàn toàn khác. Đối với họ, một con người vẫn được coi là sống khi trái tim còn đập, kể cả khi người đó chết não. Người Do Thái tin rằng cái chết thực sự chỉ xảy ra khi trái tim con người ngừng đập. Như vậy nếu trong trường hợp ghép tim, trái tim người hiến sẽ đập trong lồng ngực của người nhận tạng, hành động này là không thể chấp nhận được. Nó phạm vào vấn đề đạo đức. Lĩnh vực luôn đòi hỏi sự nghiên cứu Cấy ghép nội tạng là một lĩnh vực mới, luôn đòi hỏi những nghiên cứu chuyên sâu về y sinh học, con người. Ca ghép tạng đầu tiên được thực hiện năm 1954, đó là một trường hợp ghép thận. Sau cấy ghép không lâu bệnh nhân đã tử vong. Phải đến 30 năm sau đó, với việc ra đời của thuốc chống thải ghép, phương pháp điều trị bệnh này mới trở thành một cuộc cách mạng trong y học. Thành công của nó đã được trao giải Nobel y học. Để có được ngày hôm nay, đòi hỏi biết bao cuộc phẫu thuật, các công trình nghiên cứu khoa học, y học trên người. Đến nay mỗi năm thế giới ghi nhận có khoảng 40.000 ca ghép tạng. Chưa một nghiên cứu nào thống kê về tuổi thọ của những bệnh nhân đã tiến hành ghép tạng. Nhưng có thể khẳng định rằng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, những bệnh nhân ghép tạng sống thêm 10-20 năm nữa không còn là chuyện quá hiếm, họ đang được hỗ trợ để sống ngày càng thọ hơn. Ở bệnh nhân ghép gan, nếu thành công, việc sống sau 5 năm cấy ghép đang trở thành phổ biến trên thế giới. Đối với thận, các nhà khoa học cho rằng việc ghép thận từ người còn sống làm tăng tuổi thọ cho bệnh nhân. Bệnh nhân ghép tim dường như sống ít thọ nhất so với các tạng khác như thận, gan... Với việc phát triển của ngành khoa học ghép tạng, các nhà khoa học cho rằng trong tương lai không xa tuổi thọ trung bình của bệnh nhân sau ghép tạng cũng sẽ không thua kém gì người bình thường. Hy vọng nguồn tạng từ máy in 3D Sự xuất hiện của máy in 3-D đang trở thành một cuộc cách mạng mới trong y học. Người ta có thể tạo ra bất cứ vật thể 3-D nào chỉ nhờ một chiếc máy in, kể cả các bộ phận trong cơ thể. Đã có nhiều cuộc cấy ghép thành công nhờ máy in 3-D như thay thế mô hình tai, sụn, bàng quang, tử cung... Hiện các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu với hy vọng sẽ cho ra đời một cơ quan nội tạng thực sự như thận sinh học từ máy in 3-D. Họ dự tính sẽ phải mất từ 15-20 năm nữa để cho ra đời một quả thận sinh học đầu tiên trên thế giới.;;;;; Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận trong việc lọc máu, bài tiết chất thải và lượng dịch thừa từ trong cơ thể. Khi thận hoạt động kém hiệu quả, các độc tố trong cơ thể bị đào thải chậm hoặc không được đào thải ra ngoài. Lâu dần gây tắc nghẽn dẫn đến hiện tượng suy thận cấp tính. Nếu không được điều trị khỏi, suy thận sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Trong giai đoạn này, người ta chia thành 5 cấp độ dựa trên tốc độ lọc cầu thận. Cụ thể: Suy thận sống được bao nhiêu năm phần lớn được quyết định bởi cấp độ phát triển của bệnh 2. Các yếu tố quyết định suy thận sống được bao nhiêu năm: Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị và hồi phục của người bệnh là: Nói về vấn đề suy thận sống được bao nhiêu năm thì sẽ rất khó để đưa ra được câu trả lời xác đáng. Bởi lúc này, sự sống của người bệnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như đã kể trên.. 3.1. Suy thận cấp tính sống được bao nhiêu năm Các chức năng của thận bị suy giảm một cách nhanh chóng và đột ngột. Thận bị mất khả loại bỏ chất thải ra ngoài cơ thể, không cân bằng được nước và điện giải. Suy thận cấp diễn ra rất nhanh, có thể sau vài giờ đến vài ngày. Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, suy thận cấp có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Các chức năng của thận có thể được phục hồi lại như bình thường. Trong trường hợp người bệnh phát hiện và điều trị muộn có thể dẫn đến tử vong. Người bệnh có thể được chỉ định chạy thận nhân tạo để xử lý biến chứng, bảo toàn tính mạng. 3.2. Suy thận mãn tính sống được bao nhiêu năm Đối với những người bị suy thận mạn, thời gian sống của họ phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh: Đây là hai cấp độ đầu của bệnh suy thận mạn. Ở hai giai đoạn này, bệnh hoàn toàn có thể điều trị được. Nếu bệnh phát hiện sớm, có phương pháp điều trị phù hợp kết hợp với chế độ ăn uống nghỉ ngơi khoa học thì việc kiểm soát bệnh hoàn toàn có khả năng. Thậm chí tỷ lệ khỏi bệnh hoàn có thể lên đến 90%. Khi này, người bệnh chưa cần phải tiến hành lọc máu hoặc thay ghép thận mà hoàn toàn có thể điều trị khỏi bằng thuốc. Mặc dù không thể phục hồi 100% chức năng của thận nhưng nếu được điều trị, người bệnh có thể sống và sinh hoạt bình thường. Suy thận nhẹ có thể được điều trị khỏi bằng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống khoa học. Đây là giai đoạn bệnh tương đối nguy hiểm. Việc điều trị trở nên khá khó khăn. Thận đã bị tổn thương nặng và có thể diễn biến rất nhanh. Trong giai đoạn này, người bệnh buộc phải tuân theo phác đồ điều trị của các bác sĩ chuyên khoa. Ở cấp độ 3a, người bệnh chưa cần thiết phải lọc máu. Chỉ định điều trị thường là dùng thuốc và chế độ dinh dưỡng để kiểm soát các biến chứng và ngăn chặn sự phát triển của bệnh nhằm bảo tồn chức năng của thận.. Tuy nhiên sang cấp độ 3b, ngoài việc áp dụng phác đồ điều trị như cấp độ 3a, người bệnh bắt đầu được chỉ định lọc máu. Người bị suy thận độ 3 có thể sống kéo dài vài chục năm nếu được chữa trị kịp thời và thái độ sống tích cực. Đây là cấp độ rất nguy hiểm, là cấp độ gần cuối của bệnh suy thận. Lúc này, các cầu thận hoạt động yếu và mất dần các chức năng. Người bệnh có thể tử vong bất cứ lúc nào. Phương pháp điều trị tối ưu nhất lúc này là lọc máu chạy thận. Nếu đủ sức khỏe và điều kiện kinh tế, người bệnh có thể sống được hơn chục năm. Còn nếu không điều trị lọc máu, người bệnh sẽ không sống được quá 1 năm sau khi phát hiện. Đây là giai đoạn cuối của bệnh. Tuổi thọ của người bệnh giai đoạn này là rất ngắn. Nếu sau khi phát hiện được một năm mà không có biện pháp thay thế hoặc hỗ trợ điều trị thì có thể dẫn đến tử vong. Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần tiến hành lọc máu từ 2-4 lần/tuần. Trong trường hợp được thay thế ghép thận, có thể kéo dài tuổi thọ từ 3-5 năm. Một số bệnh nhân có thể sống thêm được từ 10 – 20 năm nhờ điều trị tích cực, có chế độ vận động, ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Người bệnh suy thận nên thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. 4. Những vấn đề cần lưu ý đối với người bị suy thận Trên đây là những giải đáp cho vấn đề “suy thận sống được bao nhiêu năm” và cách điều trị bệnh hợp lý nhất. Hi vọng sẽ giúp ích cho mọi người hiểu hơn về bệnh và mức độ nguy hiểm của nó.;;;;;có nguy cơ tử vong cao Suy thận sống được bao lâu là quan tâm hàng đầu của bệnh nhân và người nhà. Suy thận theo thời gian nếu không được điều trị thay thế, người bệnh có nguy cơ tử vong cao do các biến chứng. Suy thận sống được bao lâu là quan tâm hàng đầu của bệnh nhân và người nhà. Là trạng thái suy giảm chức năng của thận, bao gồm chức năng bài tiết lượng nước dư thừa và độc tố trong cơ thể do quá trình trao đổi chất gây ra và kéo theo sự suy giảm chức năng sản xuất một vài hormone. Thận đảm nhận nhiều chức năng quan trọng, do đó khi chức năng thận bị giảm sút, cơ thể sẽ phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm. Trả lời cho câu hỏi này, theo các bác sĩ và chuyên gia y tế, tỷ lệ sống sót của người bệnh suy thận khác nhau trong từng trường hợp cụ thể do bản chất khó lường của bệnh. Các yếu tố ảnh hưởng tới cơ hội điều trị thành công và hồi phục của bệnh nhân suy thận là: loại suy thận, giai đoạn phát triển của suy thận, sức khỏe tổng thể và đáp ứng với điều trị. Một yếu tố khác có tác động rất lớn cần lưu ý khi chẩn đoán liệu người bệnh suy thận còn sống được bao lâu là nguyên nhân gây bệnh. Một yếu tố khác có tác động rất lớn cần lưu ý khi chẩn đoán liệu người bệnh suy thận còn sống được bao lâu là nguyên nhân gây bệnh. Tỷ lệ suy giảm chức năng thận phụ thuộc phần nào vào các bệnh tiềm ẩn gây ra suy thận và khả năng kiểm soát, điều trị các căn bệnh này. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây suy thận: – Bệnh tiểu đường – Tăng huyết áp – Bệnh cầu thận – Các bệnh thận di truyền – Chất độc và các chấn thương 3. Suy thận mạn và suy thận cấp Suy thận mạn: tiến triển kéo dài, âm ỉ theo thời gian, còn được gọi là “căn bệnh thầm lặng” vì các triệu chứng hầu như không xuất hiện trong giai đoạn đầu. Suy thận mạn nếu không điều trị có thể gây tử vong. Ngoài ra người bị suy thận mạn còn có nguy cơ tử vong cao do đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim. Trong hầu hết các trường hợp, suy thận mạn vẫn tiếp tục phát triển cho dù được điều trị. Tuy nhiên các phương pháp điều trị sẽ giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh và hạn chế các triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh. Suy thận cấp: xảy ra khi chức năng thận xảy ra nhanh chóng do nhiều nguyên nhân cấp tính gây nên. Những người bị suy thận cấp có nguy cơ gặp nhiều biến chứng bao gồm: động kinh, xuất huyết và hôn mê. Tuy nhiên phương pháp lọc máu có thể xử lý hiệu quả những biến chứng đe dọa tính mạng. Trong hầu hết các trường hợp nếu nguyên nhân không xuất phát từ thiệt hại của các mô thận, bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn. Cần phát hiện sớm các triệu chứng của suy thận để tiến hàng các xét nghiệm chẩn đoán bệnh sớm và điều trị kịp thời. Điều quan trọng cần phải nhớ là không phân biệt bệnh nhân mắc loại suy thận nào, nếu không điều trị chắc chắn sẽ dẫn tới tử vong. Đó là lý do tại sao cần phát hiện sớm các triệu chứng của suy thận để tiến hàng các xét nghiệm chẩn đoán bệnh sớm và điều trị kịp thời. Chẩn đoán và điều trị sớm là chìa khóa giúp người bệnh nâng cao cơ hội điều trị thành công.;;;;;1. Suy thận mạn giai đoạn cuối sống được bao lâu - thắc mắc thầm kín của bệnh nhân Suy thận mạn tính được chia thành 5 giai đoạn tiến triển bệnh, ở giai đoạn 5 cũng là giai đoạn cuối cùng của bệnh, chức năng thận suy giảm nghiêm trọng nên không thể tự đáp ứng khả năng lọc máu cho cơ thể. Lúc này, chất độc tích tụ trong máu làm tổn thương nhiều cơ quan, gây trì trệ đến nhiều hoạt động sống trong cơ thể nên bệnh nhân bắt buộc phải thực hiện các biện pháp điều trị hỗ trợ để duy trì sự sống. Thực tế ở nước ta hiện nay, có khoảng 8 triệu bệnh nhân đang điều trị suy thận, trong đó khoảng 30% bệnh nhân ở suy thận mạn giai đoạn cuối. Với thắc mắc suy thận mạn giai đoạn cuối sống được bao lâu, bác sĩ cần dựa trên thời điểm phát hiện bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, quá trình và khả năng đáp ứng điều trị để tiên lượng. Song các chuyên gia cho biết, bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối thường tiên lượng không tốt. Sau khi bệnh tiến triển khoảng 1 năm, nếu không có biện pháp thay thế thận hoặc thường xuyên điều trị hỗ trợ, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng. Hiện nay các phương pháp điều trị suy thận mạn rất phát triển, mặc dù không thể phục hồi hoàn toàn chức năng thận song vẫn có thể kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Nếu đáp ứng điều trị tốt, bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối có thể duy trì sự sống đến 10 - 20 năm như người bình thường. Tuy nhiên, họ bắt buộc phải điều trị duy trì hoặc ghép thận. Chạy thận nhân tạo Đây là phương pháp lọc máu bằng thận nhân tạo, để loại bỏ chất độc ra khỏi máu khi thận thực sự không còn đảm nhiệm được chức năng này. Người bệnh bắt buộc phải thường xuyên tới bệnh viện để chạy thận nhân tạo, vừa duy trì sức khỏe vừa đảm bảo kéo dài sự sống. Là phương pháp phải thực hiện thường xuyên song hiện nay, chạy thận nhân tạo vẫn khá tốn kém. Nếu kiên trì áp dụng kết hợp chăm sóc sức khỏe, dự phòng biến chứng, bệnh nhân vẫn có thể kéo dài sự sống từ 10 - 15 năm. Ghép thận Với cấu tạo bình thường, mỗi cơ thể người có 2 quả thận hai bên cùng thực hiện chức năng. Ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, các phương pháp điều trị không thể phục hồi chức năng thận, vì thế ghép thận cũng là biện pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhân hiện nay. Nếu có nguồn tạng thích hợp, ghép thận thành công có thể giúp bệnh nhân kéo dài sự sống với cuộc sống và sức khỏe gần giống người khỏe mạnh. Bản thận người cho thận chỉ còn 1 bên thận vẫn có thể có cuộc sống bình thường, tuy nhiên nguy cơ bệnh tật và suy giảm chức năng bên thận kia vẫn còn. Vì thế các đối tượng này được khuyến cáo nên lưu ý chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, phòng ngừa bệnh về thận. 2. Điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối Các bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối vẫn cần điều trị và chăm sóc tích cực nhằm kéo dài tuổi thọ cũng như giảm triệu chứng khó chịu, giúp bệnh nhân có được cuộc sống bình thường nhất. 2.1. Điều trị cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối Các phương pháp điều trị duy trì được chỉ định lúc này gồm: Ghép thận Bệnh nhân được tiếp cận với nguồn tạng được hiến tặng từ người khác, nếu thành công chức năng thận sẽ phục hồi và hoạt động như thận khỏe mạnh. Tuy là phương pháp điều trị tối ưu nhất song hiện nay nguồn thận phù hợp còn khan hiếm, người bệnh có thể gặp những biến chứng thải ghép cùng chi phí điều trị cao. Lọc màng bụng Lọc màng bụng là cần thiết để thải lọc các chất dư thừa do thận hoạt động kém ra ngoài cơ thể. Chạy thận nhân tạo Chạy thận nhân tạo duy trì là cần thiết để thường xuyên loại bỏ độc chất tích tụ trong máu khi thận thật không hoặc hoạt động kém. 2.2. Chăm sóc cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối Suy thận mạn giai đoạn cuối sống được bao lâu còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Bệnh nhân cùng bác sĩ cần xem xét và tính toán cẩn thận, mục đích là đảm bảo nạp đủ dinh dưỡng, không dư thừa. Vì thế, bạn nên thực hiện chế độ ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ, dưới đây là một số lưu ý: Bổ sung các loại rau chứa ít đạm Những loại rau được ưu tiên trong thực đơn của bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối là rau củ giàu Vitamin C, B, K đồng thời hạn chế chất đạm như: dọc mùng, bí đỏ, đu đủ xanh, su su, cần ta, bắp cải, ớt chuông, củ cải đỏ, hành tây,… Bổ sung các loại quả ngọt Các loại quả ngọt sau chứa nhiều chất chống oxy hóa, Vitamin và khoáng chất tốt cho bệnh nhân suy thận, tiểu đường hoặc mắc bệnh ung thư: táo ngọt, xoài, đu đủ chín, dứa, việt quất, nho đỏ,… Kiểm soát lượng protein nạp vào Cơ thể bạn mỗi ngày cần bổ sung bao nhiêu protein thì cần tính toán chính xác để từ đó lựa chọn thực phẩm với hàm lượng phù hợp. Các chuyên gia khuyên rằng, bệnh nhân nên ưu tiên các loại thực phẩm chứa đạm đồng thời chứa nhiều kali, photpho, natri,… như cá hồi, thịt ức gà, thịt thăn lợn, trứng,… Tăng cường ăn các loại hạt Các loại hạt hoặc sữa từ hạt như: hạt óc chó, kiều mạch, hạt đậu đỏ, hạt macca,… đều chứa hàm lượng chất béo lành mạnh tốt cho cơ thể, đồng thời giàu sắt, đồng, magie, vitamin B,… tốt cho bệnh nhân suy thận. Những bệnh nhân bị suy thận mạn tính nên hạn chế làm việc quá sức, căng thẳng, thức khuya, thay vào đó là lối sống lành mạnh với thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
question_304
Công dụng thuốc Celecoxib 100mg
doc_304
2. Cách sử dụng của thuốc Celecoxib 100mg 2.1. Cách dùng thuốc Celecoxib 100mg. Nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc.Thuốc Celecoxib 100mg nên uống sau bữa ăn, sử dụng thuốc này khi đói rất dễ gây kích ứng dạ dày.Uống nguyên viên thuốc không được nghiền nát với lượng nước thích hợp,không uống cùng nước hoa quả.2.2. Liều dùng của thuốc Celecoxib 100mg. Viêm xương khớp: 1 viên x 2 lần/ ngày hoặc 2 viên x 2 lần/ ngày.Viêm khớp dạng thấp: 1-2 viên x 2 lần/ ngày.Trong bệnh polip tuyến trong gia đình: 4 viên x 2 lần/ ngày.Trường hợp suy gan nhẹ-trung bình: giảm nửa liều.Không nên dùng cho bệnh nhân suy gan, suy thận nặng.Dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt với đối tượng là trẻ em.Xử lý khi quên liều:Đây là thuốc điều trị triệu chứng nên bệnh nhân sẽ rất ít khi quên uống thuốc.Xử trí khi quá liều:Triệu chứng: hôn mê, buồn ngủ, buồn nôn, nôn mửa và đau thượng vị, xuất huyết tiêu hóa. Hiếm khi xảy ra tăng huyết áp, suy thận cấp, suy hô hấp.Xử trí: chỉ định điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ khi quá liều. Nếu xuất hiện các triệu chứng quá liều trong vòng 4 giờ sau khi uống có thể chỉ định cho bệnh nhân gây nôn hoặc thuốc xổ thẩm thấu. 3. Chống chỉ định của thuốc Celecoxib 100mg Bệnh nhân bị dị ứng với thành phần hoạt chất chính celecoxib hay bất cứ thành phần tá dược nào của thuốc Celecoxib 100mg.Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với các sulfamid, bệnh nhân bị hen, mề đay hoặc dị ứng khi dùng aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) khác.Người loét dạ dày – tá tràng.Bệnh nhân suy tim nặng. 4. Lưu ý khi sử dụng của thuốc Celecoxib 100mg Thận trọng khi dùng thuốc Celecoxib ở:Người có tiền sử loét, xuất huyết tiêu hóa.Người già, suy kiệt, phụ nữ có thai và cho con bú.Bệnh nhân suy gan, suy thận nặng, phù, tăng huyết áp, suy tim.Dùng thuốc này lâu dài có thể tăng nguy cơ tim mạch bao gồm đau tim, đông máu, đau ngực, ngừng tim và đột quỵ. Tai biến đường tiêu hóa: loét, xuất huyết, thủng.Nguy cơ huyết khối tim mạch khi dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) bao gồm: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, có thể dẫn đến tử vong. Nguy cơ này xuất hiện sớm trong vài tuần đầu dùng thuốc và tăng theo thời gian dùng thuốc, chủ yếu ở liều cao.Để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện biến cố bất lợi, cần dùng celecoxib ở liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.Khả năng lái xe và vận hành máy móc: Thận trọng với người lái xe và vận hành máy móc do thuốc có thể gây chóng mặt.- Thời kỳ mang thai cho con bú: Chưa có nghiên cứu đầy đủ, chỉ nên dùng thuốc khi lợi ích lớn hơn nguy cơ xảy ra với thai nhi. Không dùng celecoxib cho 3 tháng cuối thai kỳ.Thận trọng khi dùng celecoxib 100mg với các thuốc. Thuốc Celecoxib ức chế cytochrom P450 2D6 do đó tương tác với thuốc chuyển hóa qua cytochrom P450 2D6.Thuốc Celecoxib làm giảm tác dụng của thuốc hạ huyết áp ức chế men chuyển angiotensin II.Thuốc Celecoxib làm giảm tác dụng tăng bài tiết natri niệu của thiazid và furosemid ở một số bệnh nhân.Thuốc Celecoxib khiến tăng nguy cơ loét đường tiêu hóa và các biến chứng khác khi dùng chung với thuốc aspirin hay các NSAID khác.Fluconazol làm tăng đáng kể nồng độ của celecoxib trong huyết tương vì vậy celecoxib nên được kê đơn sử dụng với liều khuyến cáo thấp nhất ở những bệnh nhân đang dùng fluconazol.Thuốc Celecoxib làm tăng nồng độ lithi trong huyết tương dẫn đến giảm đào thải lithi. Cần theo dõi chặt chẽ bệnh nhân dùng đồng thời lithi và celecoxib về các dấu hiệu độc của lithi và cần điều chỉnh liều cho phù hợp khi bắt đầu hoặc ngừng dùng thuốc celecoxib. 5. Tác dụng phụ của thuốc Celecoxib 100mg Hệ tiêu hóa: đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn, đầy hơi, tiêu chảy, loét dạ dày.Hệ thần kinh: đau đầu, mất ngủ, choáng, ngất.Hệ hô hấp: Viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.Da: Ban da, đau lưng, phù ngoại biên.Suy thận, suy tim, tiến triển nặng của cao huyết áp, đau ngực, ù tai, mẫn cảm với ánh sáng, tăng cân, giữ nước, nguy cơ huyết khối tim mạch.Có thể gặp các tác dụng phụ hiếm gặp nhưng không giống nhau ở các bệnh nhân.Khi có các biểu hiện tác dụng phụ gây nên khi dùng Celecoxib 100mg Santa, hãy báo cho bác sĩ để được nhận tư vấn và hướng xử trí kịp thời.
doc_24133;;;;;doc_1948;;;;;doc_19183;;;;;doc_6005;;;;;doc_57902
Thuốc Cefalox 100 có chứa hàm lượng 100mg hoạt chất Celecoxib. Thuốc thuộc nhóm chống viêm không Steroid giảm đau, hạ sốt. Công dụng của thuốc cụ thể như thế nào, bạn hãy đọc ở bài viết dưới đây. 1. Dược lực học và dược động học của Cefalox 100 1.1 Dược lực học. Celecoxib thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có tác động chống viêm, giảm đau và hạ sốt.1.2 Dược động học. Celecoxib được hấp thụ tốt và nồng độ đạt đỉnh trong huyết tương trong khoảng 2 - 3 giờ. Nếu uống thuốc cùng những bữa ăn có nhiều chất béo sẽ làm chậm khả năng hấp thu khoảng 1 giờ. Thời gian bán hủy của thuốc sẽ sau khoảng 8 - 12 giờ. Nồng độ ổn định trong huyết tương sẽ có được trong khoảng 5 ngày sử dụng thuốc. Khoảng 97% Celecoxib liên kết với protein huyết tương.Celecoxib được đào thải chủ yếu qua chuyển hóa ở gan với tỉ lệ thuốc không bị biến đổi được tìm thấy trong chất thải như phân hoặc nước tiểu là dưới 3%. Sau khi uống liều duy nhất có khoảng 57% liều dùng bài tiết qua phân và 27% bài tiết qua nước tiểu. 2. Công dụng thuốc Cefalox 100 Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp ở người trưởng thành.Hỗ trợ trong điều trị bệnh polyp dạng tuyến - đại trực tràng có tính di truyền;Điều trị thống kinh nguyên phát và triệu chứng đau cấp, đau sau phẫu thuật, nhổ răng. 3. Liều lượng - cách dùng thuốc Cefalox 100 Liều lượng dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho đơn thuốc được kê và tư vấn từ bác sĩ.Đối với người bị viêm xương khớp: Ngày uống 1 lần, mỗi lần 200mg. Hoặc ngày uống 2 lần, mỗi lần 100mg;Đối với người bị viêm khớp dạng thấp: Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống từ 100 - 200mg;Đối với người bị Polyp đại - trực tràng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 400mg;Đối với người cao tuổi: Có thể giữ nguyên liều lượng như người bình thường.Hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể hay khuyến cáo nào áp dụng đối với người bị suy gan, suy thận, phụ nữ có thai và đang cho con bú. Chính vì vậy, cần có tư vấn và cân nhắc của bác sĩ đối với các đối tượng này. 4 Các trường hợp chống chỉ định thuốc Cefalox 100 Người bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với hoạt chất celecoxib hoặc các thành phần khác của thuốc;Người có biểu hiện dị ứng với các sulfonamid cũng không chỉ định sử dụng thuốc;Người từng bị bệnh suyễn, phản ứng dị ứng sau khi dùng nhóm thuốc kháng viêm không steroid khác, aspirin, nổi mề đay. 5. Tác dụng phụ không mong muốn của thuốc Cefalox 100 Một vài tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc như: khó tiêu, phù ngoại vi, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, xuất huyết tiêu hóa, đau lưng, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, phát ban, viêm họng, loét dạ dày ruột, suy thận,...Khác với các NSAID khác, Celecoxib không cản trở chức nǎng tiểu cầu, do đó không làm giảm đông máu dẫn đến tǎng chảy máu;Những người bị phản ứng dị ứng như ngứa, phát ban, khó thở với sulfonamid (ví dụ như Bactrim), aspirin hoặc các NSAID khác sẽ có thể có nguy cơ bị dị ứng với celecoxib và thường được chỉ định không sử dụng celecoxib.Tốt nhất để đảm bảo an toàn, trước khi dùng thuốc Cefalox 100 bạn nên đọc kỹ thông tin và tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ. Việc dùng thuốc đúng liều lượng sẽ mang đến kết quả điều trị bệnh tốt hơn.;;;;;Thuốc Apibrex 100 có thành phần chính là Celecoxib có hàm lượng 100mg và các tá dược khác vừa đủ 1 viên. Thuốc được sử dụng chủ yếu trong điều trị đau cơ xương khớp. Tham khảo cách dùng thuốc Apibrex 100 thông qua bài viết dưới đây để hiểu hơn về công dụng của thuốc. Thành phần chính trong thuốc là Celecoxib - một thuốc chống viêm, giảm đau không steroid (NSAID). Prostaglandin là một chất trung gian hóa học góp phần quan trọng trong cơ chế gây viêm, dẫn đến tình trạng viêm sưng, nóng, đỏ, đau. Celecoxib có tác dụng ức chế men cyclooxygenase (COX-2) - là một enzym kích thích tổng hợp prostaglandin, từ đó làm giảm nồng độ prostaglandin, chống viêm và giảm đau hiệu quả.Celecoxib ít gây tác dụng phụ trên dạ dày ruột hơn các thuốc nhóm NSAID khác, nhất là khi điều trị ngắn ngày và không có tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu.Celecoxib hấp thu tốt qua đường uống, sinh khả dụng cao khoảng 90%, chuyển hoá ở gan và thải trừ chủ yếu qua nước tiểu. Thời gian bán hủy của thuốc khoảng 17 giờ. Thuốc Apibrex 100 được sử dụng trong các trường hợp sau:Điều trị bệnh lý cơ xương khớp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp.Điều trị đau cấp tính (đau răng, đau bụng kinh nguyên phát)Không sử dụng thuốc Apibrex 100 trong các trường hợp sau:Người quá mẫn với celecoxib, sulfonamid hay bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.Viêm loét dạ dày - tá tràng tiến triển hoặc xuất huyết dạ dày ruột.Người có tiền sử bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, bệnh mạch máu ngoại biên hay bệnh mạch não.Suy tim sung huyết độ II – IV (theo phân loại NYHA).Suy thận nặng (Độ thanh thải Creatinin Cr. Cl < 30ml/phút).Suy gan nặng (Thang điểm Child - Pugh ≥ 10 hoặc Albumin huyết tương < 25g/l). 3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Apibrex 100 Celecoxib chỉ dùng cho người lớn, không nên sử dụng cho trẻ em và thanh thiếu niên. Thuốc nên được uống sau khi ăn, uống cả viên với nước đun sôi để nguội, không nên nghiền nát viên thuốc. Liều dùng tham khảo của thuốc như sau:Viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp hoặc đau cấp tính: uống 1 viên/lần x 2 lần/ ngày.Đau bụng kinh nguyên phát: uống 2 viên/lần x 2 lần/ngày. 5. Tác dụng phụ của thuốc Apibrex 100 Khi sử dụng thuốc Apibrex 100 có thể gặp một số tác dụng không mong muốn sau:Nhức đầu, chóng mặt.Rối loạn tiêu hóa: Nôn, đau bụng, đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy, xuất huyết tiêu hóa.Viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm xoang.Viêm gan, tăng men gan, vàng da.Dị ứng, mẩn ngứa, phù mạch, phát ban trên da. 6. Tương tác với thuốc Apibrex 100 Khi sử dụng phối hợp Apibrex 100 có thể tương tác với một số thuốc sau:Kết hợp với các thuốc chống đông máu (warfarin) có thể làm kéo dài thời gian prothrombin và tăng nguy cơ xuất huyết.Kết hợp với Aspirin gây tăng nguy cơ loét đường tiêu hóa.Các thuốc chống viêm không steroid có thể làm giảm hiệu quả hạ huyết áp của các thuốc điều trị tăng huyết áp nhóm ức chế men chuyển hoặc chẹn thụ thể angiotensin.Phối hợp với thuốc lợi tiểu có thể làm giảm tác dụng điều trị của thuốc này.Dùng cùng với lithium làm giảm đào thải và tăng nồng độ lithium trong máu.Dùng đồng thời với fluconazol có thể làm tăng nồng độ celecoxib trong huyết tương. 7. Lưu ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Apibrex 100 Khi sử dụng thuốc Apibrex 100 cần thận trọng các vấn đề sau:Thận trọng khi sử dụng celecoxib với người có tiền sử loét dạ dày tá tràng hoặc xuất huyết đường tiêu hoá dù thuốc được coi là ít gây tác dụng phụ trên đường tiêu hoá do ức chế chọn lọc COX-2.Thận trọng khi điều trị cho bệnh nhân có tiền sử suy tim, rối loạn chức năng thất trái, phù, tăng huyết áp, rối loạn chức năng gan, thận.Thận trọng khi dùng celecoxib với người có tiền sử hen, dị ứng khi sử dụng aspirin hoặc thuốc chống viêm không steroid khác vì có thể gây sốc phản vệ.Thận trọng khi chỉ định cho người lớn tuổi, suy nhược vì dễ gây xuất huyết tiêu hoá và chức năng thận thường bị suy giảm do tuổi tác.Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ điều trị, không tự ý điều chỉnh liều thuốc.Không nên dùng thuốc cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, chỉ dùng khi đã cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng.Tính an toàn và hiệu quả của thuốc khi sử dụng cho trẻ em chưa được kiểm chứng.Thuốc không làm ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc.Ngoài những thông tin trên nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về thuốc Apibrex 100, người bệnh có thể liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.;;;;;1. Thành phần thuốc Celebrex Thuốc Celebrex chứa hoạt chất Celecoxib 200mg hoặc 100mg, thuốc được bào chế dưới dạng viên nang cứng đóng vỉ. Thuốc Celebrex là thuốc kê đơn nên được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp sau:Bệnh nhân mắc các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp. Thuốc có hiệu quả trong việc làm nhẹ các dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp tự phát. Thuốc làm giảm nhẹ các dấu hiệu và triệu chứng của viêm cột sống dính khớp.Celebrex cũng được dùng để kiểm soát cơn đau cấp tính và điều trị thống kinh nguyên phát. Ngoài ra, bác sĩ, dược sĩ cũng có thể sử dụng thuốc Celebrex để điều trị một vài bệnh lý khác. 2. Liều lượng dùng Celecoxib 200mg cho từng đối tượng bệnh nhân Cũng như những loại thuốc khác, sẽ dựa vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, bệnh lý hiện tại mà bác sĩ sẽ kê liều dùng thuốc Celecoxib 200mg sao cho phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất.Bạn có thể tham khảo liều lượng dùng thuốc như sau:Bệnh thoái hóa khớp: Người bệnh dùng liều celecoxib 200mg hoặc dùng 100mg x 2 lần/ ngày.Bệnh viêm khớp dạng thấp: Liều dùng celecoxib 100mg hoặc 200mg x 2 lần/ ngày.Viêm cột sống dính khớp: dùng liều đơn celecoxib 200mg hoặc dùng 100mg x 2 lần/ ngày. Một số đối tượng có thể dùng tổng liều đến 400mg/ ngày, tuy nhiên nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.Kiểm soát đau cấp tính: liều đầu tiên nên là 400mg, có thể dùng thêm một liều 200mg nếu cần thiết. Trong các ngày tiếp theo, nên dùng liều 200mg x 2 lần/ ngày khi cần.Đau bụng kinh nguyên phát: liều khởi đầu theo khuyến cáo là 400mg, có thể dùng thêm một liều 200mg trong ngày đầu tiên nếu cần thiết. Trong các ngày tiếp theo, nên dùng liều 200mg x 2 lần/ ngày khi cần.Thuốc Celecoxib 200mg có thể dùng cho trẻ em để điều trị bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên, tuy nhiên cần hết sức thận trọng và tham khảo liều dùng sau:Trẻ từ 10-25kg: uống 50mg x 2 lần/ ngày.Trẻ trên 25kg: uống 100mg x 2 lần/ ngày.Trong quá trình dùng thuốc người bệnh không nên tự ý chỉnh liều, tăng liều, bởi điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình điều trị bệnh.Ngoài ra, một lưu ý khác là người bệnh nên chủ động chia sẻ với bác sĩ, dược sĩ về những loại thuốc mình đang dùng để hỗ trợ sức khỏe hay điều trị bất kỳ bệnh lý nào đó. Căn cứ vào đây, bác sĩ sẽ tư vấn liều dùng phù hợp nhất cho bệnh nhân. 3. Những tác dụng phụ điển hình về thuốc Celecoxib 200mg Theo đánh giá, tỷ lệ người dùng thuốc gặp tác dụng phụ không nhiều. Đa phần gặp ở những đối tượng bệnh nhân dùng quá liều hoặc lạm dùng thuốc. Vì thế người bệnh cần đặc biệt lưu ý.Một vài tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc Celecoxib 200mg như:Người bệnh có thể nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, choáng váng, viêm ruột, táo bón, viêm dạ dày, phản ứng dị ứng, viêm phế quản, vàng da.Trường hợp nguy hiểm hơn chính là bị sốc phản vệ.Nếu gặp những tình trạng này cần liên hệ ngay với bác sĩ kê đơn để được tư vấn về cách xử trí cũng như có thể dừng hoặc tiếp tục sử dụng thuốc nhưng với liều lượng khác. Theo khuyến cáo của những người có chuyên môn, việc dùng thuốc cần hết sức cẩn trọng ở những đối tượng trên. Tốt nhất là không nên dùng hoặc chỉ dùng khi được chỉ định từ bác sĩ.Người bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc. Người mắc bệnh hen, nổi mề đay hoặc phản ứng kiểu dị ứng sau khi dùng thuốc aspirin hoặc các thuốc kháng viêm không steroid.Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên dùng thuốc, bởi có thể gây ra những ảnh hưởng không mấy tích cực đến sự phát triển của thai nhi và em bé.Đối tượng người cao tuổi và trẻ nhỏ nên cẩn trọng khi dùng thuốc Quên liều và quá liều là tình trạng thường hay xảy ra trong quá trình dùng thuốc. Trường hợp này nếu xảy ra thường xuyên không những ảnh hưởng đến quá trình điều trị mà còn khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng. Do đó, người dùng nên chủ động uống thuốc vào 1 thời điểm trong ngày nếu cần thiết nên đặt chuông báo thức tránh bị quên.Quên liều: Khi phát hiện ra quên liều cần uống bù liều đã quên, nếu thời gian quên liều khá xa, từ 2 tiếng trở lên người bệnh cần bỏ qua liều đã quên và dùng liều thuốc sau như bình thường.Quá liều: Quá liều là trường hợp khá nguy hiểm, khi nhận thấy quá liều bệnh nhân nên liên hệ bác sĩ để được tư vấn về cách xử trí, đồng thời theo dõi sức khỏe trong thời gian này thường xuyên.Trên đây là tất cả những thông tin quan trọng về thuốc Celecoxib 200mg. Nếu cần thêm tư vấn, hỗ trợ gì cho quá trình dùng thuốc bệnh nhân nên tham khảo thêm ý kiến từ các bác sĩ chuyên môn.;;;;;Thành phần: Thuốc Maxx. Flame-C có chứa các thành phần:Celecoxib có hàm lượng 200 mg.Tá dược vừa đủ 1 viên.Dạng bào chế: Dạng viên nang cứng.Đóng gói: Mỗi hộp gồm 100 viên.Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Ampharco U.S.A. 2. Công dụng thuốc Maxxflame - C 2.1 Tác dụng. Tác dụng của thuốc Maxx. Flame-CCelecoxib thuộc nhóm thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs), thuốc có tác dụng ức chế chọn lọc cyclooxygenase-2 (COX-2), có các tác dụng điều trị chống viêm, giảm đau, hạ sốt.Khác với phần lớn các thuốc chống viêm không steroid có trước đây, celecoxib không ức chế isoenzym cyclooxygenase-1 (COX-1) là một enzym cấu trúc có ở hầu hết các mô, bạch cầu đơn nhân to và tiểu cầu. Theo nghiên cứu COX-1 tham gia tạo huyết khối (như thúc đẩy tiểu cầu ngưng tập) duy trì hàng rào niêm mạc bảo vệ của dạ dày và chức năng thận (như duy trì tưới máu thận). Cũng bởi cơ chế không ức chế COX-1 nên celecoxib ít gây dụng phụ (thí dụ đối với tiểu cầu niêm mạc dạ dày).2.2 Chỉ địnhĐiều trị triệu chứng viêm khớp, thoái hoá khớp ở người lớn.Điều trị triệu chứng viêm khớp dạng thấp ở người lớn, viêm cột sống dính khớp.Điều trị đau cấp, kể cả đau sau phẫu thuật, nhổ răng.2.3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Maxxflame - CLiều dùng:Để điều trị thoái hóa xương - khớp, liều phải điều chỉnh theo nhu cầu và đáp ứng của từng người bệnh. Cố gắng sử dụng liều thấp nhất mà có hiệu quả.Thoái hóa xương - khớp:Liều thông thường: mỗi lần uống 200mg, ngày uống 1 lần hoặc chia làm 2 liều bằng nhau.Liều cao hơn 200mg/ngày (uống 200mg/1 lần, ngày 2 lần) không có hiệu quả hơn.Viêm khớp dạng thấp ở người lớn:Liều thông thường: mỗi lần uống 100-200mg, ngày uống 2 lần.Liều cao hơn: mỗi lần uống 400mg, ngày uống 2 lần. Tuy nhiên không có tác dụng tốt hơn liều 100-200mg x 2 lần/ngày.Polyp đại tràng - trực tràng: mỗi lần uống 400mg, ngày uống 2 lần. Theo nhà sản xuất, độ an toàn và hiệu quả của liệu pháp trên 6 tháng chưa được nghiên cứu.Đau nói chung và thống kinh:Liều thông thường ở người lớn: uống một liều 400mg, tiếp theo uống liều 200mg nếu cần, trong ngày đầu.Để tiếp tục giảm đau, có thể cho liều 200mg/lần, ngày uống 2 lần, nếu cần.Những người cao tuổi trên 65 tuổi: không cần điều chỉnh liều. Tuy nhiên đối với người cao tuổi có trọng lượng cơ thể dưới 50kg, phải dùng liều khuyến cáo thấp nhất khi bắt đầu điều trị.Suy thận: chưa được nghiên cứu và không khuyến cáo dùng cho người suy thận nặng, phải giám sát cẩn thận chức năng thận.Suy gan: Đối với suy gan vừa, khuyến cáo giảm liều khoảng 50%.Cách dùng:Thuốc Maxx. Flame-C được bào chế dạng viên nang cứng, nên bệnh nhân sử dụng thuốc bằng đường uống.Thuốc uống này 1 lần hoặc chia làm 2 lần bằng nhau, đều có tác dụng như nhau trong điều trị thoái hóa xương - khớp. Đối với viêm khớp dạng thấp, nên dùng liều chia đều thành 2 lần, có thể uống không cần chú ý đến bữa ăn, liều cao hơn (nghĩa là 400mg/lần, ngày uống 2 lần) phải uống vào bữa ăn (cùng với thức ăn) để cải thiện hấp thu. 3. Tác dụng phụ của thuốc Maxxflame - C Các tác dụng phụ thường gặp: Tiêu chảy, đầy hơi, viêm họng, tăng cân không rõ nguyên nhân, buồn nôn, mệt mỏi quá mức, chảy máu bất thường hoặc bầm tím, ngứa, thiếu năng lượng, ăn mất ngon, đau ở phần trên bên phải dạ dày.Một số triệu chứng khác: vàng da/mắt, rộp da, nổi mề đay;, sưng mặt, cổ họng, lưỡi, môi, mắt cá chân, cẳng chân, tay; khàn tiếng, khó nuốt hoặc khó thở. Một số trường hợp có thể bị da nhợt nhạt, nhịp tim nhanh, nước tiểu đục, mất màu hoặc có máu, đau lưng, tiểu khó hoặc đau đớn, đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm. 4. Tương tác thuốc Thuốc lợi tiểu: Maxx. Flame-C có thể làm giảm tác dụng bài tiết natri niệu của furosemid và thiazid ở một số bệnh nhân, có thể do ức chế tổng hợp prostaglandin và nguy cơ suy thận có thể gia tăng.Aspirin: Celecoxib và Aspirin là hai thuốc chống viêm không steroid, khi sử dụng đồng thời có thể dẫn đến tăng tỷ lệ loét đường tiêu hóa hoặc các biến chứng khác, so với việc dùng Celecoxib riêng rẽ.Fuconazol: dùng đồng thời Celecoxib với Fluconazol có thể dẫn đến tăng đáng kể nồng độ huyết tương của Celecoxib.Lithi: Celecoxib có thể làm giảm sự thanh thải thận của lithi, điều này dẫn đến tăng nồng độ lithi trong huyết tương.Warfarin: khi kết hợp với Maxx. Flame-C người dùng có nguy cơ biến chứng chảy máu cao. 5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Maxxflame - C Chống chỉ định. Bệnh nhân vui lòng không sử dụng thuốc cho các trường hợp mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.Chống chỉ định với bệnh nhân có tiền sử bị bệnh suyễn, nổi mề đay, hoặc phản ứng dị ứng sau khi dùng Aspirin hoặc các thuốc kháng viêm không Steroid khác.Không sử dụng thuốc cho các bệnh nhân đang điều trị sau khi phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG).Chống chỉ định với bệnh nhân viêm ruột (bệnh Crohn, viêm loét đại tràng), người bị suy tim nặng, suy thận, suy gan nặng.Lưu ý và thận trọng. Thận trọng sử dụng Maxx. Flame-C cho bệnh nhân có tiền sử bị viêm loét dạ dày, tá tràng, chảy máu đường tiêu hóa; người bị suy tim, suy thận hoặc suy gan.Thận trọng với bệnh nhân bị phù vì thuốc gây ứ dịch sẽ làm nặng thêm triệu chứng phù.Trước khi lái xe và vận hành máy móc cần chú ý đánh giá trạng thái cơ thể, tránh các tác dụng phụ của thuốc có thể ảnh hưởng đến công việc.Lưu ý cho phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú. Chưa có báo cáo an toàn khi sử dụng thuốc trên đối tượng này. Phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.Bảo quản. Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời.Không bảo quản thuốc nơi ẩm mốc và tránh xa tầm tay trẻ nhỏ.;;;;;Thuốc Coxirich là thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid. Với thành phần chính là Celecoxib 200mg thuốc được dùng trong điều trị các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp, gút, viêm khớp dạng thấp,... Đây là thuốc đơn kê chỉ được sử dụng cho người lớn. Do đó, người dùng cần thận trọng và tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ chuyên môn. Thuốc Coxirich là thuốc biệt dược thuộc nhóm thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAID). Nhờ chứa thành phần chính là Celecoxib 200mg nên thuốc Coxirich thường thường được sử dụng trong điều trị các triệu chứng về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, gút, hoặc đau sau phẫu thuật, nhổ răng. Ngoài ra, thuốc Coxirich cũng được dùng cho người bị thống kinh nguyên phát. Thuốc Coxirich được bào chế dưới dạng viên nang cứng, thuốc có thành phần chính là Celecoxib 200mg và các phụ dược khác: Croscarmellose Sodium, Lactose, Magnesi Stearat, Microcrystalline Cellulose (Avicel) 102. 2. Tác dụng và chỉ định của thuốc Coxirich Thuốc Coxirich với thành phần chính là Celecoxib có tác dụng chống viêm, hạ sốt và giảm đau.Cơ chế tác dụng của Celecoxib: Ức chế enzym tổng hợp Prostaglandin, để làm giảm nồng độ prostaglandin, từ đó giúp giảm sưng viêm và giảm sưng nóng đỏ cùng với đau đi kèm.Ngoài ra, Celecoxib khác với các loại thuốc NSAID là ít gây viêm loét dạ dày ruột và không làm cản trở quá trình đông máu khi điều trị ngắn ngày.Chỉ định thuốc Coxirich trong các trường hợp sau đây:Thuốc Coxirich được chỉ định để điều trị các triệu chứng của các bệnh liên quan đến xương khớp như: viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp ở người lớn.Giảm đau sau phẫu thuật.Người bị thống kinh nguyên phát. 3. Cách dùng và liều dùng thuốc Coxirich Cách dùng:Thuốc Coxirich được dùng bằng đường uống, người bệnh nên uống trực tiếp với nước lọc. Việc thay đổi cách dùng như nghiền nhỏ hoặc hòa vào nước có thể làm thay đổi dược tính. Vì vậy, nếu muốn thay đổi cách uống thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Thời điểm uống thuốc lý tưởng là sau khi ăn no.Liều dùng: Liều lượng dùng cho mỗi trường hợp là khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ của bệnh và khả năng đáp ứng thuốc bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham khảo liều dùng sau:Viêm xương khớp: 200mg/ngày uống 1 lần hoặc có thể chia đều làm 2 lần uống.Viêm xương khớp dạng thấp: 100 - 200mg x 2 lần/ngày.Cần lưu ý: Đây là thuốc kê đơn có dược tính mạnh. Thế nên, trước khi dùng thuốc, người bệnh cần dùng liều thấp nhất để đảm bảo hiệu quả và tránh được tác dụng phụ không mong muốn. Hiệu quả đạt được phụ thuộc vào khả năng đáp ứng thuốc của từng người. Ngoài ra, người bệnh không tự ý tăng giảm liều lượng khi chưa có chỉ định. Chỉ ngừng sử dụng thuốc khi các triệu chứng đã hết. 4. Chống chỉ định dùng thuốc Coxirich Thuốc Coxirich 200 không được khuyến cáo sử dụng cho các trường hợp sau:Người bệnh có tiền sử dị ứng với thành phần Celecoxib hoặc các tá dược trong thuốc.Người bị dị ứng với các Sulfonamid, Aspirin hoặc các thuốc giảm đau trong nhóm NSAID.Người bị ngứa mề đay.Người bệnh đang bị loét dạ dày, suy gan, viêm ruột, suy thận, hen, phù nề, suy tim mức độ nặng.Phụ nữ đang mang thai và đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ. 5. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Coxirich Trong quá trình sử dụng thuốc Coxirich 200, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ với tần suất như sau:Thường gặp: Đau bụng, buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy, nhức đầu, khó tiêu, phát ban da, đầy hơi, viêm họng, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, mất ngủ, viêm mũi, đau lưng, viêm xoang, phù ngoại biên.Hiếm gặp: Nhiễm khuẩn, sốc phản vệ, ngất, tai biến mạch máu não, hoại thư ngoại biên, tử vong đột ngột, phù mạch, thủng ruột, chảy máu đường tiêu hóa, viêm da tróc, tắc ruột, sỏi mật, vàng da, suy gan, hoang tưởng, giảm lượng tiểu cầu, suy thận, giảm bạch cầu, viêm gan, hội chứng Stevens – Johnson.Những tác dụng phụ kể trên có thể sẽ hết sau một thời gian ngắn, tuy nhiên người bệnh không được chủ quan. 6. Tương tác thuốc Coxirich 200 Khi sử dụng chung thuốc Coxirich 200 với một số thuốc sau có thể gây phản ứng tương tác:Aspirin hoặc các NSAID khác như ibuprofen, naproxen,.. có thể làm tǎng nguy cơ bị loét dạ dày đường ruột.Fluconazol (DIFLUCAN) làm gia tǎng nồng độ celecoxib do celecoxib trong gan bị ức chế giáng hóa. Thế nên, với những người đang dùng fluconazol nên bắt đầu sử dụng thuốc có chứa celecoxib liều thấp nhất.Lithi: Thuốc Coxirich 200 làm tǎng nồng độ lithi trong máu lên 17%. Do đó, cần theo dõi kỹ lithi trong và sau khi dùng thuốc.Warfarin: có thể làm gia tăng nguy cơ chảy máu ( xuất hiện ở người già).Rượu: tǎng nguy cơ loét dạ dày.Để tránh tình trạng trên, người bệnh hãy cho bác sĩ biết các loại thuốc và thực phẩm chức năng đang dùng để được kê đơn và sử dụng thuốc hiệu quả. 7. Lưu ý khi dùng thuốc Coxirich 200 Khi dùng thuốc Coxirich 200 người bệnh cần lưu ý một số điều sau:Chỉ dùng thuốc Coxirich 200 cho các trường hợp dùng thuốc giảm đau truyền thống không hiệu quả.Ngưng sử dụng thuốc khi các biểu hiện triệu chứng đã hết.Thận trọng kê đơn cho người có tiền sử bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp, người suy nhược, người cao tuổi, suy thận hoặc đang dùng thuốc lợi tiểu.Sử dụng chung với Aspirin liều thấp để ngăn ngừa nguy cơ tim mạch.Thận trọng với trường hợp thiếu máu cục bộ hoặc bệnh não. 8. Xử lý quên hoặc quá liều thuốc Coxirich 200 Quá liều: Hiện nay chưa ghi nhận hiện tượng quá liều trên lâm sàng. Tuy nhiên, nếu trong quá trình sử dụng quá liều và xuất hiện các triệu chứng bất thường thì người bệnh hãy đến ngay trung tâm y tế có chuyên môn để được xử lý sớm. Lưu ý, không có biện pháp đặc hiệu cho trường hợp này mà chỉ điều trị triệu chứng kết hợp các giải pháp để nâng cao sức khỏe cho người bệnh.Quên liều: Người bệnh cần uống bổ sung ngay khi nhớ ta. Tuy nhiên, nếu thời gian quá gần hoặc trùng với thời gian uống liều sau thì hãy bỏ liều quên và uống liều kế tiếp. Không uống chồng liều trong mọi trường hợp.Tóm lại, thuốc Coxirich là thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid. Với thành phần chính là Celecoxib 200mg thuốc được dùng trong điều trị các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp, gút, viêm khớp dạng thấp,... Để đảm bảo hiệu quả sử dụng và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.
question_305
Ruột thừa có tác dụng gì?
doc_305
Ruột thừa là một ống nhỏ hình ngón tay như một con giun dài 3-13cm, lòng ruột thừa rộng chỉ khoảng 6mm. Thông thường, ruột thừa nằm ở bụng dưới bên phải. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể gặp ruột thừa ở những vùng khác như giữa ổ bụng, vùng dưới gan phải, nằm giữa các quai ruột non hoặc hiếm hơn là nằm bên trái bụng dưới. 1. Hiểu về ruột thừa và vai trò của ruột thừa Ruột thừa giúp tăng khả năng miễn dịch của con người do có chứa các mô đặc biệt liên quan đến hệ thống bạch huyết, chống lại sự nhiễm trùng cho cơ thể. Lớp niêm mạc trong lòng ruột thừa chứa màng sinh học chứa vi khuẩn có lợi, có thể “khởi động lại” hệ tiêu hóa sau khi chúng ta điều trị các bệnh lý nhiễm trùng đường ruột.Trong suốt cuộc đời con người, ruột thừa phần lớn là “nằm yên”. Tuy nhiên, khi tắc nghẽn bên trong ruột thừa do sỏi phân, mô bạch huyết phì đại, quá trình viêm, u lành hoặc ác tính, chất thải đến ruột già dần bị tích tụ, khiến vi khuẩn sinh sôi phát triển, gây sưng viêm, nhiễm trùng. Hậu quả là viêm ruột thừa, mà triệu chứng điển hình là cơn đau ruột thừa. 2. Dấu hiệu đau ruột thừa
doc_43222;;;;;doc_22763;;;;;doc_53841;;;;;doc_7133;;;;;doc_28165
Ruột thừa có hình ống như ngón tay cái và kín ở đầu, có đáy cắm vào manh tràng. Ruột thừa là một tạng rất nhỏ có hình ống như ngón tay cái và kín ở đầu, có đáy cắm vào manh tràng. Khi bị sỏi phân, hoặc do quá sản tổ chức limpho ở thành ruột thừa hay do dị vật… dẫn đến tắc nghẽn trong lòng ruột thừa sẽ dẫn đến tình trạng ruột thừa bị sưng lên và bị nhiễm khuẩn. Từ đó sẽ có hiện tượng viêm ruột thừa. Bệnh viêm ruột thừa là một bệnh lý khá phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính. Nếu viêm ruột thừa không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng đe dọa tính mạng như: Thủng (vỡ) ruột thừa Đây là biến chứng thường gặp nhất của viêm ruột thừa. Thủng ruột thừa có thể dẫn đến áp xe ruột thừa hoặc nặng hơn là viêm phúc mạc lan tỏa. Tắc ruột Biến chứng tắc ruột xuất hiện khi hiện tượng viêm xung quanh ruột thừa làm cho cơ của thành ruột ngưng hoạt động. Ngăn cản khiến các thành phần bên trong lòng ruột được không được đẩy đi. Nếu đoạn ruột bên trên chỗ tắc nghẽn chứa đầy dịch và chất lỏng thì bụng sẽ chướng. Người bệnh sẽ cảm thấy buồn nôn hoặc nôn. Nhiễm trùng huyết Đây là hiện tượng vi khuẩn gây nhiễm trùng từ ruột thừa vào dòng máu và đi khắp cơ thể. Mặc dù đây là biến chứng hiếm gặp nhưng nếu không cấp cứu kịp thời có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Nếu viêm ruột thừa không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng đe dọa tính mạng Hiện nay phương pháp mổ ruột thừa là một trong những phương pháp tối ưu để điều trị dứt điểm bệnh viêm ruột thừa. Tùy vào tình trạng và mong muốn của người bệnh mà có thể lựa chọn phương pháp mổ nội soi hay mổ mở. Phẫu thuật với bác sĩ giỏi – Được chọn bác sĩ theo mong muốn Đảm bảo an toàn tối đa Quá trình phẫu thuật viêm ruột thừa được diễn ra trong phòng mổ vô khuẩn một chiều hiện đại bậc nhất, đảm bảo an toàn tuyệt đối. Hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại giúp hỗ trợ ca mổ thuận lợi và an toàn. Chăm sóc như người nhà Người bệnh sau phẫu thuật nội soi viêm ruột thừa sẽ được chăm sóc chu đáo nhất tại phòng riêng. Phòng này vô cùng tiện nghi. Đội ngũ điều dưỡng viên nhiệt tình, chu đáo. Nên người nhà không cần lo lắng về vấn đề chăm sóc hậu phẫu. Chi phí hợp lý Bệnh viện áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế và liên kết với nhiều hãng bảo hiểm phi nhân thọ, tiết kiệm tối đa cho quý người bệnh.;;;;; Ruột thừa là một túi hình ngón tay từ ruột già ở phía dưới bên phải của bụng. Ruột thừa là một túi hình ngón tay từ ruột già ở phía dưới bên phải của bụng. Bệnh viêm ruột thừa thường gặp ở độ tuổi thanh thiếu niên và người trưởng thành từ 10 đến 30 tuổi, thậm chí bệnh còn xảy ra với các bé từ 3 đến 4 tuổi. Đây là bệnh không lây lan, không di truyền. Viêm ruột thừa thường không có nguyên nhân rõ ràng, bởi vì nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh. Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là do lỗ thông giữa ruột thừa và ruột già bị tắc nghẽn. Hiện tượng này là do phân từ ruột đi xuống kết hợp với dịch nhầy trong ruột thừa lâu ngày tụ lại dẫn đến kết tủa cứng gây ra hiện tượng tắc nghẽn. Khi bị tắc nghẽn thì thành ruột thừa bị ép chặt khiến máu không thể đi xuống để nuôi các tế bào. Tình trạng thiếu máu nặng dần sẽ hình thành các vi khuẩn và nhiễm trùng bao gồm vi khuẩn đường ruột, vi khuẩn yếm khí và các vi khuẩn gram… dẫn đến viêm ruột thừa. Cơn đau thường bắt đầu từ vùng quanh rốn sau đó lan dần xuống vùng bụng dưới bên phải. Đau ruột thừa bao lâu thì khỏi là câu hỏi không ít người thắc mắc. Đau ruột thừa thường kéo dài khoảng từ 1 – 12 tiếng, vị trí đau ở bên phải, xung quanh rốn ở vùng thượng vị tiếp đến cơn đau chuyển dần xuống bụng dưới cạnh hố chậu bên phải, lúc này, cơn đau sẽ âm ỉ và đôi khi đau dữ dội. Đau ruột thừa cần được phẫu thuật cấp cứu càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị kịp thời ruột thừa có thể sẽ vỡ ra, giải phóng vi khuẩn và các chất gây hại vào trong ổ bụng. Điều này làm mất nhiều thời gian điều trị, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Đau ruột thừa cần được phẫu thuật cấp cứu càng sớm càng tốt. Khi ruột thừa bị viêm và vỡ, các chất của đường ruột và các sinh vật gây bệnh có thể bị rò rỉ vào khoang bụng, gây ra nhiễm trùng ổ bụng (viêm phúc mạc). Nếu ruột thừa vỡ, nhiễm khuẩn và sự rò rỉ các chất đường ruột có thể hình thành áp-xe – ổ nhiễm trùng ruột thừa, áp-xe quanh ruột thừa. Vì thế, ruột thừa áp-xe cần phải điều trị trước khi vỡ ổ áp-xe, gây nhiễm trùng rộng khoang bụng. Chính vì thế ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm ruột thừa cần tới ngay bệnh viện để khám và điều trị sớm. Phương pháp điều trị chính cho bệnh viêm ruột thừa là cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm và có thể phẫu thuật dưới hai hình thức: mổ hở và mổ nội soi.;;;;;gây tràn mủ ra khu vực xung quanh Ruột thừa là một túi nhỏ, nhô ra hình con giun của manh tràng Ruột thừa là một túi nhỏ, nhô ra hình con giun của manh tràng (đoạn đầu của ruột già ), có chiều dài khoảng vài cm, nằm ở phần dưới phải của ổ bụng. Nguyên nhân đau ruột thừa Nguyên nhân đau ruột thừa thường là do nhiễm trùng sau nơi tắc nghẽn của ruột thừa. Nguyên nhân có thể do một mảnh phân cứng (sỏi phân) mắc kẹt ở ruột thừa. Bên cạnh đó, mô bạch huyết ở ruột thừa trở nên bị viêm, gây tắc ruột thừa. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân viêm cụ thể vẫn không được xác định rõ ràng. Phần lớn các trường hợp viêm ruột thừa xuất hiện ở lứa tuổi từ 11 đến 20, mặc dù nó có thể xuất hiện ở tất cả các nhóm tuổi. Triệu chứng đau ruột thừa Cơn đau thường xuất hiện ở vùng bụng quanh rốn, sau đó lan xuống vùng hố chậu phải, cảm giác đau âm ỉ liên tục và tăng dần sau 6 đến 24 giờ. Đau ruột thừa ở vị trí nào là câu hỏi rất thường gặp. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng bụng quanh rốn, sau đó lan xuống vùng hố chậu phải, cảm giác đau âm ỉ liên tục và tăng dần sau 6 đến 24 giờ. Bụng chướng Bụng chướng cùng với triệu chứng đau dữ dội có thể là dấu hiệu của viêm ruột thừa. Nôn Các triệu chứng của viêm ruột thừa tương tự với triệu chứng của viêm dạ dày do vi-rút. Tuy nhiên, khi có hiệ tượng nôn kèm theo đau bụng vùng hố chậu phải và không giảm dần theo thời gian, đó có thể là dấu hiệu của viêm ruột thừa. Buồn nôn Buồn nôn là triệu chứng của nhiều bệnh vì thế có thể rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác. Nhưng nếu buồn nôn đi kèm với nôn và đau bụng và không thấy đỡ, rất có thể là bạn bị viêm ruột thừa. Chán ăn Sợ thức ăn hoặc không cảm thấy đói cũng là dấu hiệu phổ biến của viêm ruột thừa. Thay đổi đại tiện Do viêm ruột thừa tương tự với các rối loạn tiêu hóa vì thế bạn có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy. Tuy nhiên, cần đi khám bác sĩ ngay nếu như triệu chứng này kèm theo các triệu chứng khác kể trên.;;;;; XEM THÊM: Hiện tượng viêm ruột thừa ở trẻ em phụ huynh cần nắm rõ Khi viêm ruột thừa sẽ xuất hiện một số triệu chứng sau: Đau bụng, ban đầu người đau ở xung quanh rốn, sau đó chuyển sang vùng bụng dưới phía bên phải, khu trú ở hố chậu phải. Ruột thừa là một tạng rất nhỏ hình ống, kích thước như ngón tay cái, kín ở đầu, đáy cắm vào manh tràng (đại tràng bên phải). Ruột thừa nằm ở hố chậu phải của ổ bụng, có thể thay đổi vị trí. Nếu vì một nguyên nhân nào đó làm cho lòng ruột thừa bị tắc nghẽn (do sỏi phân, quá sản tổ chức limpho ở thành ruột thừa, dị vật…) sẽ khiến ruột thừa bị sưng lên và nhiễm khuẩn, dẫn đến ruột thừa viêm. Khi viêm ruột thừa sẽ xuất hiện một số triệu chứng sau: Đau bụng, ban đầu người đau ở xung quanh rốn, sau đó chuyển sang vùng bụng dưới phía bên phải, khu trú ở hố chậu phải. Người bệnh cảm thấy chán ăn, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, có thể có sốt cao kèm teo căng cứng cơ bụng. Khi viêm ruột thừa chưa có biến chứng có thể điều trị bằng kháng sinh Trên thực tế các nhà khoa học thuộc Trung tâm các bệnh đường tiêu hóa Nottingham tại Anh chứng minh rằng, dùng thuốc khánh sinh hiệu quả hơn là can thiệp bằng phẫu thuật nếu bệnh chưa xảy ra biến chứng, tạp chí Medical Xpres cho hay. Các nhà nghiên cứu tiến hành theo dõi kết quả điều trị 900 bệnh nhân lớn tuổi mắc viêm ruột thừa cấp chưa biến chứng. Trong số này 430 người đã mổ, 470 người còn lại được chữa bằng phương pháp dùng kháng sinh “cổ điển”. Tuy nhiên khi có biến chứng thì phẫu thuật cắt ruột thừa là điều bắt buộc Kết quả cho thấy 63% bệnh nhân dùng kháng sinh không xuất hiện triệu chứng viêm lại trong vòng 1 năm. Nguy cơ phát triển những biễn chứng sau khi điều trị ở nhóm này thấp hơn 31% so với nhóm đã phẫu thuật. Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng thời gian nằm bất động và hiệu quả của việc điều trị thực tế cả hai cách điều trị không khác nhau. Tuy nhiên các chuyên gia nhấn mạnh rằng điều trị bằng thuốc kháng sinh chỉ thích hợp với những bệnh nhân chưa bị biến chứng. Còn khi đã xuất hiện những triệu chứng viêm màng bụng mổ là điều bắt buộc. Bác sĩ Olaf Bucker, Khoa giải phẫu thuộc Trung tâm y tế Trương ĐH Utrecht, Hà Lan, đưa ra ý kiến: “Chữa viêm ruột thừa bằng kháng sinh cũng có những nhược điểm nhất định. Khoảng 20% có thể bị tái phát”.;;;;; XEM THÊM: Triệu chứng viêm ruột thừa hoại tử bạn cần nắm rõ Ruột thừa là một túi hình ngón tay từ ruột già ở phía dưới bên phải của bụng. Ruột thừa là một túi hình ngón tay từ ruột già ở phía dưới bên phải của bụng. Bệnh viêm ruột thừa có thể gặp ở mọi lứa tuổi tuy nhiên thường gặp ở độ tuổi thanh thiếu niên và người trưởng thành, từ 10 đến 30 tuổi, thậm chí bệnh còn xảy ra với các trẻ em từ 3 đến 4 tuổi. Bệnh không lây lan, không di truyền. Viêm ruột thừa thường không có nguyên nhân rõ ràng, bởi vì bệnh có thể do nhiều nguyên nhân cùng lúc gây nên. Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là do lỗ thông giữa ruột thừa và ruột già bị tắc nghẽn. Hiện tượng này là do phân từ ruột đi xuống kết hợp với dịch nhầy trong ruột thừa lâu ngày tụ lại dẫn đến kết tủa cứng gây ra hiện tượng tắc nghẽn. Khi bị tắc nghẽn thành ruột thừa bị ép chặt làm cho máu không thể đi xuống để nuôi các tế bào. Tình trạng thiếu máu nặng lâu dần sẽ hình thành vi khuẩn và nhiễm trùng bao gồm các vi khuẩn đường ruột, các vi khuẩn gram ,vi khuẩn yếm khí … dẫn đến viêm ruột thừa. Triệu chứng đầu tiên của viêm ruột thừa là đau. Cơn đau thường bắt đầu từ vùng quanh rốn sau đó lan dần xuống vùng bụng dưới bên phải. Đau ruột thừa bao lâu thì vỡ là câu hỏi của nhiều người. Trên thực tế đau ruột thừa xảy ra rất nhanh chóng. Sau khi cơn đau xuất hiện các triệu chứng khác cũng có thể chỉ biểu hiện trong vòng 24 giờ. Sau 72h hoặc đôi khi là ít hơn, nếu không được điều trị ruột thừa có thể bị vỡ. Khi ruột thừa vỡ ra, giải phóng vi khuẩn và các chất gây hại vào trong ổ bụng. Điều này làm mất nhiều thời gian điều trị, thậm chí đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Người viêm ruột thừa cần được thăm khám và xử trí kịp thời Khi ruột thừa bị viêm và vỡ, các chất của đường ruột và các sinh vật gây bệnh có thể bị rò rỉ vào khoang bụng, dẫn đến nhiễm trùng ổ bụng (viêm phúc mạc). Nếu ruột thừa vỡ, nhiễm khuẩn, rò rỉ các chất đường ruột có thể hình thành áp-xe – ổ nhiễm trùng ruột thừa, áp-xe quanh ruột thừa. Đó là lý do vì sao ruột thừa áp-xe cần phải điều trị trước khi vỡ ổ áp-xe, làm nhiễm trùng rộng khoang bụng. Chính vì thế ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm ruột thừa bệnh nhân cần tới ngay bệnh viện để khám và điều trị sớm nhất. Phương pháp điều trị chính cho bệnh viêm ruột thừa là cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm dưới 2 hình thức: mổ nội soi và mổ mở.
question_306
Bệnh phình động mạch chủ nguy hiểm thế nào và điều trị ra sao?
doc_306
Phình động mạch chủ là hiện tượng động mạch chủ tăng kích thước với đường kính trên 50% và biến dạng thành hình túi, hình thoi làm thành mạch căng ra rất dễ bị vỡ. Bệnh thường liên quan đến những bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá, tăng huyết áp, tiểu đường. Hầu hết các trường hợp bệnh, bệnh nhân chỉ phát hiện bệnh sau khi được sau khi khám kiểm tra sức khỏe, hoặc sau các triệu chứng đau bụng, đau lưng. Biến chứng nguy hiểm nhất của phình động mạch chủ là vỡ mạch tại vị trí phình. Biến chứng này xảy ra có thể gây tử vong cho bệnh nhân do tình trạng mất máu cấp với các biểu hiện đau tức ngực, khó thở nhiều, da xanh nhợt, tụt huyết áp. Nguyên nhân được tìm ra có thể liên quan đến chấn thương, huyết áp cao không kiểm soát. Nguyên nhân của phình động mạch có thể liên quan đến huyết áp cao không kiểm soát Tắc động mạch ngoại vi cấp tính: Do tác động của dòng chảy hay ngoại lực, huyết khối trong lòng mạch có thể bong ra, lưu lạc đến mạch ngoại vi gây ra thiếu máu tại các chi, các tạng. Biến chứng này hiếm gặp nhưng nếu gặp sẽ để lại hậu quả nặng nề.Phình động mạch chủ dọa vỡ: Đau tại vùng có túi phồng là dấu hiệu cảnh báo động mạch chủ sắp vỡ. Đây là một cấp cứu ngoại khoa hoặc can thiệp. Các thăm dò chức năng cận lâm sàng như CT và siêu âm có thể giúp chẩn đoán và điều trị bệnh.Tách thành động mạch chủ: là một biến chứng nặng nề, điều trị phức tạp, chẩn đoán xác định bằng chụp CT động mạch chủ.Viêm quanh khối phồng: Gây đau âm ỉ, có thể rò rỉ vào các tạng xung quanh (ống tiêu hóa, phổi). Mục tiêu của việc điều trị - cả với tiến hành theo dõi bệnh nhân và phẫu thuật - là nhằm giúp động mạch chủ của bạn không bị vỡ. Việc bác sĩ lựa chọn hình thức điều trị nào phụ thuộc vào kích thước của động mạch và quá trình phát triển bệnh. 2.1. Điều trị nội khoa Bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện điều trị này nếu động mạch phình nhẹ và không có biểu hiện triệu chứng bệnh. Nếu động mạch chủ tiếp tục phồng lên, bác sĩ sẽ sắp xếp các cuộc hẹn thường xuyên hơn, đồng thời điều trị những bệnh khác liên quan trực tiếp đến bệnh như tăng huyết áp, căn bệnh này có thể khiến tình trạng phình động mạch chủ xấu đi.Người bệnh cũng sẽ được cho thực hiện các xét nghiệm hình ảnh định kỳ và siêu âm ổ bụng 6 tháng một lần sau khi được chẩn đoán bệnh, việc làm này sẽ giúp bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh toàn diện hơn. Siêu âm ổ bụng 6 tháng một lần sau khi được chẩn đoán bệnh 2.2. Can thiệp đặt stent-graft Bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp đặt giá đỡ (stent graft) nếu động mạch chủ có kích thước từ 1,9 đến 2,2 inch (4,8 đến 5,6 cm) hoặc lớn hơn, hoặc nó phình với tốc độ rất nhanh. Giải phẫu của túi phình thuận lợi cho đặt Stent-Graft. Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh phẫu thuật nếu có một số các triệu chứng như đau nhiều vùng bụng, động mạch chủ của người bệnh có dấu hiệu xơ cứng, rò rỉ, hoặc đau. 2.2.1. Phẫu thuật mổ mở Phình động mạch chủ ngực:● Nếu phồng ở đoạn lên của động mạch chủ ngực:Có thể dùng một đoạn động mạch nhân tạo để ghép nhưng nếu phồng ở sát gốc động mạch chủ (thường làm hở cả van động mạch chủ và ảnh hưởng đến cấp máu vào các động mạch vành) thì có thể phải tiến hành cả thay van động mạch chủ.● Nếu phồng ở đoạn quai động mạch chủ:Phẫu thuật sẽ phải tiến hành thay toàn bộ quai động mạch chủ và nối lại các nhánh mạch cấp máu cho não và cấp máu cho tay.● Nếu phồng ở đoạn xuống của động mạch chủ:Bệnh nhân sẽ được cắt bỏ phần động mạch bị phồng và ghép đoạn động mạch nhân tạo. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay với tổn thương động mạch chủ xuống chủ yếu là can thiệp đặt Stent-Graft sẽ có nhiều ưu điểm hơn.● Nếu phồng ở đoạn cuối của động mạch chủ ngực và đoạn đầu của động mạch chủ bụng (nơi có nhiều nhánh cho các tạng trong ổ bụng):Sử dụng một đoạn mạch nhân tạo để ghép sau khi đã cắt bỏ khối phồng. Tiếp đó là nối các nhánh động mạch tạng có nối với đoạn mạch vừa cắt bỏ vào đoạn ghép đó.Khi khối phồng được cắt bỏ sẽ để lại một mảng thành động mạch nơi có các nhánh tạng chính của động mạch chủ bụng. Sau khi đoạn mạch nhân tạo được ghép vào động mạch chủ bụng thì tiến hành ghép những nhánh động mạch có nối trực tiếp với đoạn mạch đã cắt vào đoạn mạch nhân tạo này.Bệnh nhân được chỉ định mổ khi mạch đã phồng to đường kính trên 6 cm, hoặc phồng lên nhanh chóng.Phình động mạch chủ bụng:● Tiến hành cắt bỏ túi phồng và ghép mạch.● Mở bụng theo đường trắng giữa.● Để không cho máu chảy ra khỏi động mạch, ta tiến hành kẹp ngang động mạch chủ ở đầu trên và đầu dưới khối phồng động mạch. Tiếp đó là mở khối phồng theo hình chữ T ở hai đầu hay cắt túi phồng ngang qua chỗ động mạch không bị phồng.● Ghép đoạn động mạch nhân tạo vào chỗ khối phồng đã bị mở ra hoặc cắt bỏ đi. Thực hiện như sau:➔ Đoạn ghép hình ống: Đầu trên nối vào đầu trung tâm không bị phồng của động mạch chủ bụng, đầu dưới nối vào đoạn ngay trên chỗ chạc ba động mạch chủ bụng chia ra hai động mạch chậu gốc.➔ Đoạn ghép có hình ba chạc: Đầu chính nối vào đầu trung tâm không bị phồng của động mạch chủ bụng, hai đầu dưới nối vào các động mạch chậu gốc phải và trái.Thời gian kẹp động mạch chủ bụng để tiến hành phẫu thuật có thể cho phép là 60 phút.Phẫu thuật nối tắt động mạch nách-đùi (Axillo bifemoral bypass):● Dùng cho các bệnh nhân có toàn trạng nặng hoặc đang bị bội nhiễm khối phồng động mạch chủ bụng.● Tiến hành nối tắt động mạch nách-đùi đồng thời thắt động mạch chủ bụng ở đầu trung tâm khối phồng hoặc làm nghẽn khối phồng.Phình động mạch chủ bụng được chỉ định phẫu thuật khi đã có biểu hiện triệu chứng lâm sàng, đường kính đoạn phồng > 5cm hoặc có đường kính tăng lên hơn 0,5 cm mỗi năm, hoặc động mạch phồng thành hình túi (thường dễ vỡ và thường bị bội nhiễm). 2.2.2. Đặt giá đỡ (stent graft) động mạch chủ Đây là một kỹ thuật ít xâm lấn, có đường mổ tại đùi. Trong quá trình thực hiện thủ thuật, người bệnh sẽ được gây tê tại chỗ, trong trạng thái tỉnh táo hoàn toàn. Từ đường mổ ở đùi, bác sĩ sẽ sẽ luồn dụng cụ vào mạch máu lên đến vị trí khối phồng. Stent graft đặt vào sẽ giúp máu không lưu thông vào khối phình nữa. Đặc biệt, đây là một phương pháp can thiệp hiện đại, ít có biến chứng, hay ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, và có thời gian hồi phục ngắn hơn so với phẫu thuật mổ mở.Việc áp dụng kỹ thuật Stent-Graft trong điều trị bệnh lý động mạch chủ là một bước đột phá của nền y học hiện đại giúp rút ngắn thời gian phẫu thuật, thời gian nằm viện và hiệu quả vượt trội so với phương pháp phẫu thuật truyền thống. Lóc tách bệnh mạch chủ - nỗi ám ảnh của bệnh nhân tim mạch
doc_63393;;;;;doc_22469;;;;;doc_35201;;;;;doc_49523;;;;;doc_13896
Khi động mạch chủ bị phình, bệnh nhân sẽ có các dấu hiệu khó thở, đau ngực..., có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng do mất máu. Động mạch chủ là đường dẫn máu lớn nhất của cơ thể, xuất phát từ tim và chia nhánh đem máu giàu oxy đến các cơ quan. Phình động mạch chủ là sự suy yếu một đoạn thành động mạch chủ dẫn đến giãn bất thường với đường kính > 50% đường kính bình thường. Dấu hiệu và triệu chứng nghi ngờ phình động mạch chủ Túi phình động mạch chủ thường phát triển chậm và không có triệu chứng nên khó phát hiện sớm. Khi túi phình đủ lớn, bệnh nhân có thể có các dấu hiệu và triệu chứng sau: Đối với phình động mạch chủ ngực, các dấu hiệu nổi bật là: - Nặng ngực hoặc đau ngực. - Đau lưng. - Khàn tiếng kéo dài. - Khó nuốt. - Khó thở. - Ho ra máu. Đối với phình động mạch chủ bụng, đau bụng âm ỉ là triệu chứng chủ yếu. Nguy cơ lớn nhất của phình động mạch chủ là vỡ túi phình, đây là biến chứng rất nặng có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng do mất máu. Các dấu hiệu gợi ý vỡ phình động mạch chủ ngực bao gồm: - Đau ngực dữ dội xuất hiện đột ngột, cơn đau lan ra sau lưng đối với phình động mạch chủ ngực; đau bụng dữ dội đối với phình động mạch chủ bụng. - Khó thở nhiều. - Da xanh nhợt. - Ngất. - Tụt huyết áp. Bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ sau có thể mắc bệnh: - Tuổi: Phình động mạch chủ thường xảy ra ở bệnh nhân > 65 tuổi. - Hút thuốc lá: Thuốc lá là yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh phình động mạch chủ, thời gian hút càng lâu và số lượng hút càng lớn thì nguy cơ càng cao. - Tăng huyết áp: Tăng huyết áp làm tăng áp lực lên thành động mạch chủ, làm tăng nguy cơ xuất hiện túi phình. - Rối loạn lipid máu: Tăng lipid máu sẽ dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa trong thành động mạch chủ và gây suy yếu thành mạch. - Gia đình có người bị bệnh phình động mạch chủ. Phình động mạch chủ thường được phát hiện thông qua các xét nghiệm thường quy hoặc tình cờ phát hiện khi chẩn đoán một bệnh khác. Các xét nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán phình động mạch chủ ngực là Xquang tim phổi, siêu âm tim, CT Scan ngực có sử dụng thuốc cản quang. Mục tiêu của điều trị bệnh phình động mạch chủ là ngăn ngừa biến chứng vỡ túi phình. Tùy thuộc vào kích thước, hình dạng và tốc độ phát triển của túi phình mà bác sĩ quyết định phương pháp điều trị từ theo dõi và uống thuốc đến phẫu thuật cấp cứu. Các bác sĩ sẽ lựa chọn điều trị nội khoa (uống thuốc và theo dõi) hoặc điều trị phẫu thuật. Nếu túi phình động mạch chủ ngực có kích thước nhỏ, bác sĩ sẽ đề nghị tiếp tục theo dõi và uống thuốc cũng như điều chỉnh lối sống để điều trị các yếu tố nguy cơ của bệnh. Thông thường, bệnh nhân sẽ được kiểm tra định kỳ kích thước túi phình mỗi 6 tháng để đánh giá sự tăng trưởng và nguy cơ vỡ. Nếu kích thước túi phình động mạch chủ > 5,5 cm trên CT Scan, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị phẫu thuật để ngăn ngừa nguy cơ vỡ túi phình. Dựa trên tình trạng của người bệnh, bác sĩ có thể chọn lựa một trong hai phương pháp sau: - : Bệnh nhân được mổ hở để thay đoạn phình động mạch chủ bằng một ống nhân tạo. Đây là một phẫu thuật phức tạp, cần sử dụng máy tim phổi ngoài cơ thể trong một số trường hợp. Bệnh nhân cần thời gian dài khoảng trên 1 tháng để hồi phục hoàn toàn. - : Đây là loại phẫu thuật mới, ít xâm lấn và thời gian phẫu thuật ngắn hơn. Bác sĩ sẽ mổ một đường nhỏ ở đùi, từ đó đưa dụng cụ lên qua mạch máu để đến vị trí túi phình, sau đó sẽ bung giá đỡ để máu không còn lưu thông vào túi phình nữa, từ đó loại bỏ nguy cơ vỡ. Phương pháp này ít đau, ít biến chứng và thời gian hồi phục ngắn hơn so với phẫu thuật mở, với khoảng 2 tuần. Lời khuyên sau khi được chẩn đoán phình động mạch chủ: Nếu được chẩn đoán phình động mạch chủ và được bác sĩ quyết định tiếp tục theo dõi, bệnh nhân cần tránh các hoạt động sau: - Nâng nhấc các vật nặng hoặc hoạt động thể thao đòi hỏi gắng sức nhiều. - Tránh stress về tinh thần vì stress có thể làm tăng huyết áp. - Ngưng hút thuốc lá. - Tập thể dục nhẹ đều đặn. - Tuân thủ điều trị tăng huyết áp (thay đổi sinh hoạt và sử dụng thuốc) để giữ huyết áp ở mức bình thường. - Tuân thủ điều trị rối loạn mỡ trong máu.;;;;;Động mạch chủ là mạch máu lớn trong cơ thể có vai trò quan trọng trong việc cấp máu cho các cơ quan trong cơ thể. Bệnh phình tách động mạch chủ là bệnh lý nguy hiểm có nguy cơ vỡ mạch dẫn đến tử vong nếu không can thiệp kịp thời Phình động mạch chủ là tình trạng phình một phần động mạch chủ, động mạch chính cấp máu của cơ thể. Do nhiều nguyên nhân khác nhau đặc biệt động mạch chủ làm việc nhiều dẫn đến phình mạch có thể bị vỡ. Tách động mạch chủ là một tình trạng các mạch máu lớn phân nhánh ra khỏi tim, gây ra vết rách. Máu chảy tràn qua những vết rách, tạo ra các lớp bên trong và ở giữa, đây là nguyên nhân khiến các động mạch chủ bị bóc tách. Nếu động mạch chủ bị chèn ép quá mức dẫn đến vỡ động mạch có thể gây tử vong.Triệu chứng bệnh phình tách thành động mạch chủ giống nên dễ nhầm với nhiều bệnh cảnh cấp cứu khác vì vậy cần nghĩ đến phình tách động mạch chủ để chẩn đoán và xử trí kịp thời. Tỷ lệ nam gặp nhiều hơn nữ. Độ tuổi hay gặp từ 60 tuổi trở lên. Vị trí tách thành động mạch chủ hay gặp là động mạch chủ lên, tiếp đến động mạch chủ xuống - chỗ xuất phát, quai động mạch chủ, còn lại ở động mạch chủ bụng do những vùng này phải căng giãn nhiều nhất hoặc là điểm nối của động mạch chủ.Nguyên nhân do một số vấn đề sức khỏe như huyết áp cao và xơ vữa động mạch (xơ cứng động mạch), có thể gây suy yếu thành động mạch kết hợp với sự hao mòn trong quá trình lão hóa, có thể khiến thành động mạch bị suy yếu, lồi ra bên ngoài. Phình động mạch chủ là tình trạng phình một phần động mạch chủ 2. Phân loại phình tách động mạch chủ Phân loại theo De. Bakey có 3 type:Type I:Tổn thương động mạch chủ lên và động mạch chủ xuống. Type II: Tổn thương ở động mạch chủ lên. Type III: Tổn thương ở đoạn động mạch chủ xuống. Phân loại theo Stanford gồm 2 kiểu:Type A: Tổn thương đoạn động mạch chủ lên dù khởi phát ở bất kỳ đoạn động mạch chủ nào.Type B: Thương tổn động mạch chủ đoạn xa kể từ chỗ xuất phát của nhánh động mạch dưới đòn trái. 3. Các yếu tố nguy cơ hay gặp của tách thành động mạch chủ Hẹp eo động mạch chủ. Thiểu sản quai động mạch chủ. Các thủ thuật phẫu thuật với động mạch chủ: đặt canuyn, kẹp động mạch chủ, nối mảnh ghép....Tăng áp lực lên thành động mạch chủ. Tăng huyết áp. Giãn động mạch chủ. Van động mạch chủ một hoặc hai lá. Giảm sức chịu tải của động mạch chủ. Tuổi già. Hội chứng Marfan, hội chứng Ehlers-Danlos. Thai nghén. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ hay gặp của tách thành động mạch chủ 4. Dấu hiệu nhận biết bệnh phình tách thành động mạch chủ Các triệu chứng của bệnh phình tách thành động mạch chủ có thể khó để phân biệt với các vấn đề về tim mạch khác, chẳng hạn như đau tim. Các dấu hiệu bao gồm:Đau ngực hoặc đau lưng xuất hiện đột ngột như một vết rách, xé hoặc vết cắt . Đặc điểm đau như sau:Vị trí đau phụ thuộc vào vị trí động mạch chủ bị phình tách (tách thành động mạch chủ lên thường gây đau ngực phía trước, tách thành động mạch chủ xuống thường gây đau ngực phía sau, đau lưng, đau bụng).Cảm giác đau có thể đau nhức dữ dội như dao đâm, nhưng nổi bật là sự xuất hiện đau đột ngột nhanh chóng đạt mức tối đa, ít khi lan.Không ít bệnh nhân hoàn toàn không đau. Một số khác có khoảng thời gian hoàn toàn không đau rồi đau trở lại báo hiệu nguy cơ vỡ của bệnh phình tách thành động mạch chủ.Bất tỉnh. Khó thởĐột ngột khó nói, mất thị giác, yếu hoặc liệt một bên cơ thể, tương tự như một cơn đột quỵ. Yếu nửa người khi mảng xơ vữa bóc tách hoặc cục máu đông trong mảng bóc tách trôi lên não theo động mạch não gây đột quỵ não hoặc bóc tách thành động mạch cảnh trong gây hẹp lòng mạch dẫn đến giảm lượng máu lên não.Yếu liệt hai chi dưới, bóc tách gây hẹp lòng động mạch chủ, dẫn đến giảm lượng máu đến hai chân.Các biểu hiện khác:Tràn dịch màng tim, do bóc tách đoạn gần (đoạn động mạch chủ lên) lan xuống tim, gây chèn ép tim cấp.Tràn dịch khoang màng phổi vỡ vào khoang màng phổi.Phù phổi một bên hoặc ho ra máu do vỡ tách thành động mạch chủ tràn vào động mạch phổi.Đau bụng cấp do phình mạch lan vào mạc treo ruột.Khó nuốt do đè vào thực quản. Khó thở là triệu chứng của bệnh phình tách thành động mạch chủ 5. Xét nghiệm chẩn đoán phình tách động mạch chủ Siêu âm tim qua thực quản (TEE) sử dụng sóng âm tần số cao để tạo ra hình ảnh tim;Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) có thuốc cản quang: CT scan tạo ra tia X để thiết lập hình ảnh cắt ngang của cơ thể. Tối ưu hóa độ tương phản ở trái tim có thể giúp nhìn rõ hơn hình ảnh của động mạch chủ và các mạch máu khác trên ảnh chụp CT;Chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA): MRI sử dụng từ trường và xung năng lượng sóng radio để tạo hình ảnh của cơ thể. MRA sử dụng kỹ thuật này để chụp các mạch máu. 6. Điều trị bệnh phình tách thành động mạch chủ Mục đích của điều trị nội khoa nhằm ổn định vết nứt tách, phòng vỡ chỗ phình tách, tăng cường quá trình liền của vết tách và làm giảm nguy cơ biến chứng. Điều trị nội khoa trong các trường hợp sau:Tách thành động mạch chủ cấp tính type III chưa có biến chứng. Tách thành động mạch chủ cấp tính đoạn quai đơn thuần hay tách thành động mạch chủ mạn tính giai đoạn ổn định.Phẫu thuật trong các trường hợp sau:Tất cả các bệnh nhân có tách thành động mạch chủ cấp đoạn gần, trừ trường hợp không thể phẫu thuật do các bệnh lý nặng kèm theo.Chỉ định phẫu thuật ở nhóm tách thành động mạch chủ cấp đoạn xa bao gồm: khối phình tách phồng lên nhanh chóng, thấm máu phúc mạc, dọa vỡ, đau kéo dài không kiểm soát được và/hoặc thiếu máu chi hoặc tạng, tách lan ngược về động mạch chủ đoạn lên, có hở van động mạch chủ Phẫu thuật điều trị bệnh phình tách thành động mạch chủ 7. Phòng bệnh phình tách thành động mạch chủ Kiểm soát huyết áp. Không hút thuốc. Kiểm soát mỡ máu. Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, giảm cân nếu thừa cân. Lóc tách bệnh mạch chủ - nỗi ám ảnh của bệnh nhân tim mạch 10 thú vị cực kỳ bất ngờ về trái tim của bạn;;;;;Bệnh lý động mạch chủ có chiều hướng gia tăng và cần thận trọng bởi nó gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Vậy đó là bệnh lý như thế nào, điều trị và phòng ngừa ra sao, những vấn đề này sẽ được chia sẻ cụ thể trong nội dung dưới đây. 1. Động mạch chủ - thuật ngữ và giải phẫu sinh học 1.1. Khái niệm động mạch chủ Động mạch chủ là động mạch chính lớn nhất của cơ thể, hình dáng giống cây gậy, khởi điểm từ tâm thất trái của tim sau đó chạy một vòng chữ U đi lên ngực trên rồi kết thúc ở quanh vùng rốn và chia ra thành 2 động mạch nhỏ. Nhiệm vụ của động mạch chủ là phân phối máu đến tất cả bộ phận của cơ thể thông qua hệ tuần hoàn. 1.2. Giải phẫu sinh học động mạch chủ Động mạch chủ được phân thành 2 đoạn: - Động mạch chủ ngực: tại đây động mạch chủ sẽ chia ra thành quai động mạch chủ, các đoạn động mạch chủ lên và xuống. Đoạn quai động mạch chủ sẽ cho ra các nhánh động mạch ở cánh tay đầu. - Động mạch chủ bụng: gồm đoạn động mạch chủ phía trên và phía dưới thận. Động mạch chủ giữ vai trò thiết yếu đối với duy trì vòng tuần hoàn máu trong thời kỳ tâm trương sau khi được đẩy vào động mạch chủ do tâm thất trái ở thời kỳ tâm thu. 2. Các bệnh lý động mạch chủ và biểu hiện 2.1. Bệnh lý động mạch chủ Những bệnh lý xảy ra ở động mạch chủ gồm: - Bệnh van động mạch chủ: hở van động mạch chủ, hẹp van động mạch chủ, van động mạch chủ hai mảnh. - Bệnh phình động mạch chủ: tại thành động mạch chủ sẽ có một chỗ bị phình ra bất thường. Cũng chính khối phình này được xem là điểm yếu của động mạch chủ, nó có thể vỡ ra gây xuất huyết nội nguy hiểm đến sự sống. - Bệnh phình bóc tách động mạch chủ: xảy ra khi các lớp tế bào của thành động mạch bị rách khởi đầu ở nội mạc tạo nên “lòng giả” và có thể phát triển to dần sau đó vỡ ra. - Bệnh xơ vữa động mạch (tắc nghẽn động mạch, xơ cứng động mạch): do chất béo và cholesterol tích tụ trong thành động mạch kết hợp với huyết áp cao gây ra. Nếu bị xơ vữa động mạch nhiều thì thành động mạch rất dễ bị tổn thương. - Bệnh viêm động mạch chủ: viêm nhiễm, điển hình như viêm động mạch Takayasu dễ làm chặn dòng chảy của máu đi qua động mạch chủ, kết quả là thành động mạch chủ bị suy yếu. - Bệnh rối loạn mô liên kết: mắc hội chứng Marfan, Ehler-Danlos, các bệnh rối loạn mô liên kết di truyền có thành động mạch chủ yếu nên dễ bị rách hoặc vỡ. 2.2. Biểu hiện thường gặp ở bệnh lý động mạch chủ Tùy thuộc vào dạng tổn thương mà biểu hiện của bệnh động mạch chủ ở mỗi người bệnh sẽ khác nhau. Nếu bị phình động mạch chủ bụng thì hầu như không có triệu chứng mà thường phát hiện tình cờ qua siêu âm ổ bụng hoặc bỗng nhiên người bệnh thấy có khối đập theo nhịp tim ở vùng quanh rốn. Bị viêm tắc động mạch chi dễ gây ra cơn đau và khiến cho việc đi lại trở enne khó khăn, một số người đột ngột bị thiếu máu cấp tính ở chân. Những trường hợp này người bệnh hay đi khám xương khớp vì bị đau dọc chân, đau cột sống thắt lưng hoặc có dấu hiệu đi cách hồi. Bác sĩ gọi là đây là đau kiểu giả rễ gốc xuất phát từ mạch máu. 3. Phương pháp điều trị bệnh động mạch chủ và biện pháp phòng ngừa 3.1. Điều trị Mọi bệnh lý động mạch chủ đều có khả năng đe dọa đến tính mạng của người bệnh nên cần được điều trị sớm. Tùy vào vị trí giải phẫu mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường, có 4 hướng điều trị như sau: - Điều trị nội khoa Do tính chất phức tạp của bệnh lý động mạch chủ nên việc điều trị nội khoa rất cần thiết với những trường hợp chưa cần mổ, thậm chí dù đã can thiệp mổ thì vẫn cần duy trì điều trị nội khoa. Việc điều trị chủ yếu nhằm làm hạ huyết áp và giảm nguyên nhân gây ra bệnh. - Điều trị phẫu thuật truyền thống Có thể tiến hành thay đoạn nhân tạo, phẫu thuật cắt đoạn,... đối với các bệnh lý quai động mạch chủ, động mạch chủ bụng phía trên thận. - Can thiệp nội mạch Áp dụng với các trường hợp bị chấn thương và phình động mạch chủ. - Điều trị Hybrid 3.2. Phòng ngừa Các bệnh lý động mạch chủ có thể được phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ mắc bằng cách: - Thường xuyên kiểm tra huyết áp, nhất là những trường hợp có tiền sử bệnh huyết áp. - Thay đổi lối sống: + Dừng hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với khói thuốc, không uống rượu bia và những loại đồ uống chứa cồn. + Không ăn hoặc hạn chế tối đa thực phẩm có nhiều muối, dầu mỡ, đường, đồ ăn nhanh. + Tăng cường bổ sung trái cây, rau củ quả, thực phẩm giàu chất xơ. + Nếu bị thừa cân cần giảm cân khoa học. + Tham gia các hoạt động thể chất lành mạnh và vừa sức. + Chủ động kiểm tra, điều trị hiệu quả các bệnh lý mạch vành. + Có lối sống khoa học, tránh căng thẳng hay lo âu quá mức. Hầu hết các bệnh lý động mạch chủ đều diễn biến tương đối nhanh và nguy hiểm nên việc phát hiện để điều trị hiệu quả là cần thiết. Trong số các bệnh lý động mạch chủ thì bóc tách động mạch chủ và phình động mạch chủ bụng là dễ gặp nhất đồng thời cũng có nguy cơ tử vong cao hơn cả vì bị vỡ phình động mạch chủ. Người có tiền sử bệnh huyết áp, người cao tuổi là những đối tượng nên ưu tiên khám sức khỏe định kỳ, thực hiện các kiểm tra cần thiết để kịp thời phát hiện các bệnh lý động mạch chủ và có phương án xử lý phù hợp, ngăn chặn nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.;;;;;Phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ ngực được coi là một chuẩn mức trong điều trị phình động mạch chủ ngực suốt hàng chục năm trước đây. Hiện nay phương pháp này dần được thay thế bằng những kỹ thuật mới hiệu quả hơn. 1. Điều trị phình động mạch chủ ngực Động mạch chủ là động mạch lớn nhất cơ thể, giúp dẫn máu chứa nhiều oxy được bơm ra từ tim đi nuôi các bộ phận trong cơ thể. Đoạn động mạch chủ chạy xuyên qua ngực gọi là động mạch chủ ngực, có nhiệm vụ cung cấp máu cho tim, não, đầu cổ, cột sống.Phình động mạch chủ ngực là tình trạng một đoạn động mạch chủ ngực giãn rộng, với đường kính đoạn giãn ≥ 1.5 lần đường kính của động mạch bình thường lân cận. Phình động mạch chủ ngực được chia thành 2 dạng đó là:Dạng giả phình: Nguyên nhân thường do nhiễm trùng, chấn thương hoặc loét xuyên thấu động mạch chủ, làm tổn thương một điểm trên thành mạch, tổn thương tiến triển làm mặt bên của động mạch chủ phồng lên dạng túi, không đối xứng.Dạng phình thật: Động mạch chủ ngực bị thay đổi cấu trúc do nhiều nguyên nhân như tuổi cao, tăng huyết áp, hút thuốc lá, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch gây tắc hẹp động mạch chủ ngực,.... Sự thay đổi này làm một đoạn của động mạch chủ ngực yếu đi, dãn ra tạo thành một túi phình. Túi phình thường có hình thoi đối xứng, vỏ túi phình có cấu trúc thành mạch.Bóc tách động mạch chủ ngực là hiện tượng có dòng máu chảy qua một vết rách nhỏ của thành mạch để tạo thành một dòng chảy mới nằm giữa lớp trong và lớp ngoài của động mạch. Phình động mạch chủ ngực và bóc tách động mạch chủ ngực là hai bệnh lý có liên quan chặt chẽ với nhau. Phình mạch động mạch chủ ngực có thể là nguyên nhân của bóc tách động mạch chủ ngực và bóc tách động mạch chủ ngực cũng có thể gây phình mạch vì sự bóc tách làm thành mạch yếu đi.Bệnh phình động mạch chủ ngực thường có ít triệu chứng, bệnh được phát hiện tình cờ khi bệnh nhân được chỉ định chụp X-quang ngực khi thăm khám một bệnh lý khác. Một số ít bệnh nhân có các triệu chứng không điển hình như đau mơ hồ ở cổ và hàm dưới, đau lưng, đau vai trái hoặc đau giữa hai xương bả vai. Khi phình lớn chèn ép các cấu trúc xung quanh như khí quản, thực quản,... sẽ gây khó nuốt, khó thở. Nếu bóc tách động mạch chủ ngực xảy ra, người bệnh sẽ xuất hiện cơn đau đột ngột như xé vùng trước ngực hoặc sau lưng.Phình động mạch chủ ngực là một bệnh lý nguy hiểm, trong đó biến chứng nguy hiểm nhất là vỡ phình động mạch, dẫn đến xé rách thành động mạch gây xuất huyết đe dọa tính mạng người bệnh.Điều trị phình động mạch chủ ngực trong giai đoạn đầu khi đường kính khối phình còn nhỏ, chưa có chỉ định can thiệp ngoại khoa, sẽ được điều trị nội khoa dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Như phình động mạch do tăng huyết áp sẽ được điều trị bằng thuốc trị cao huyết áp, chế độ ăn giảm muối, tăng cường vận động,.. Phình động mạch do xơ vữa thành mạch, sẽ được điều trị bằng thuốc giảm mỡ máu, chế độ ăn giảm cholesterol và chất béo, bỏ hút thuốc lá,... Điều trị phình động mạch chủ ngực do nhiễm trùng bằng kháng sinh liều cao, phổ rộng, chống viêm, nâng cao thể trạng,...Đối với phình động mạch chủ thật (phình do bệnh lý), điều trị phình động mạch chủ ngực bằng ngoại khoa khi đường kính khối phình ≥ 2 lần đường kính động mạch chủ lân cận hoặc đường kính khối phình ≥ 35mm nhưng theo dõi định kỳ thấy tăng ≥ 4mm/mỗi 6 tháng hoặc đường kính khối phình ≥ 35mm kết hợp nhiều huyết khối trong khối phình. Bệnh nhân phải có toàn trạng tốt, không có chống chỉ mổ do bệnh lý khác. Khi phình động mạch chủ có dấu hiệu vỡ hay dọa vỡ phải được can thiệp ngoại khoa ngay lập tức.Đối với phình giả, can thiệp ngoại khoa được chỉ định với mọi mức độ phình nếu người bệnh có toàn trạng tốt, không có chống chỉ định mổ do các bệnh lý khác. Phình động mạch do xơ vữa thành mạch 2. Phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ ngực Phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ ngực bị phình dưới tuần hoàn ngoài cơ thể bằng đoạn mạch nhân tạo là phương pháp điều trị phình động mạch chủ ngực kinh điển. Có nhiều loại mạch nhân tạo khác nhau như mạch Dacon, Gore-tex, mạch tráng bạc,... Mỗi loại mạch nhân tạo có đặc điểm và ưu điểm riêng. Tuy nhiên nhìn chung, phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ ngực là một phẫu thuật chuyên khoa lớn, phức tạp, bệnh nhân phải chịu nhiều đau đớn, thời gian mổ kéo dài với nguy cơ biến chứng và tỷ lệ tử vong cao (trên 50%).Can thiệp nội mạch (đặt Stent-graft) là phương pháp điều trị mạch máu ít xâm lấn, phát triển trong những năm gần đây và đang thay thế dần phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ truyền thống. Bản chất của phương pháp này là đặt một đoạn mạch ghép vào lồng động mạch chủ có khối phình để thay thế chức năng dẫn máu và vô hiệu hóa túi phình, điều chỉnh dòng máu chảy trong lòng mạch đúng sinh lý. Can thiệp nội mạch đặc biệt có ưu thế ở những bệnh nhân già yếu, thể trạng kém hoặc chống chỉ định với phẫu thuật thay động mạch chủ ngực do các bệnh lý khác như rối loạn đông máu, bệnh lý mạn tính,...Can thiệp nội mạch giúp giảm số ngày nằm viện, giảm các biến chứng và nguy cơ tử vong.Hybrid là kỹ thuật hiện đại, kết hợp giữa phẫu thuật và can thiệp tim mạch, giúp điều trị hiệu quả các bệnh lý tim mạch phức tạp so với các phương pháp truyền thống. Nếu thực hiện phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ ngực trong bệnh lý phình vùng quai động mạch chủ ngực sẽ rất phức tạp, nguy cơ bệnh nhân tử vong là hơn 50%. Tuy nhiên sử dụng kỹ thuật Hybrid giúp bắt cầu giữa động mạch chủ lên và cách động mạch cảnh dưới đòn, sau đó đặt các stent-graft che kín các tổn thương, tỷ lệ tử vong của bệnh nhân sẽ giảm xuống <10%. Bệnh nhân rối loạn đông máu không được chỉ định can thiệp nội mạch;;;;;Nếu cảm thấy mạch đập trong bụng mình giống với nhịp đập của tim, đau đột ngột trong vùng bụng hoặc dưới lưng, có thể bạn đã bị phình động mạch chủ. Động mạch chủ chạy xuyên qua ngực, ở đó nó được gọi là động mạch chủ ngực. Động mạch chủ đi đến bụng được gọi là động mạch chủ bụng. Động mạch chủ ngực cung cấp máu cho nửa phần trên cơ thể còn động mạch chủ bụng cung cấp máu cho phần dưới cơ thể. Khi một vùng bị yếu của động mạch chủ giãn nở ra hoặc to ra hơn bình thường, nó được gọi là phình động mạch chủ. Áp lực của máu chảy qua động mạch chủ bụng có thể khiến cho phần bị yếu của động mạch chủ phình ra giống như một quả bóng. Động mạch chủ ngực bình thường có đường kính khoảng 2 cm, song nó có thể giãn vượt quá mức an toàn khi phình ra. Túi phình chính là nguy cơ cho sức khỏe vì nó có thể bị vỡ gây chảy máu trong nghiêm trọng, dẫn đến sốc, thậm chí tử vong. Trường hợp ít gặp hơn, phình động mạch chủ có thể gây ra tắc mạch. Những cục máu đông hoặc mảnh vụn có thể hình thành bên trong túi phình rồi theo những mạch máu dẫn đến các cơ quan khác. Nếu một trong những mạch máu này bị nghẽn, có thể gây đau dữ dội hoặc các vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như mất chi. Một bệnh nhân đang điều trị bệnh phình động mạch chủ tại Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM. Ảnh: . Thống kê ở Mỹ cho thấy, mỗi năm, các bác sĩ chẩn đoán thêm khoảng 200.000 người bị phình động mạch chủ bụng. Trong số này, khoảng 15.000 trường hợp có thể bị phình động mạch chủ bụng nguy hiểm đến mức gây tử vong nếu không được điều trị. Nếu được chẩn đoán sớm trước khi có những triệu chứng nguy hiểm thì phình động mạch chủ bụng có thể chữa được bằng những phương pháp cho hiệu quả cao và an toàn như mổ hở sữa chữa túi phình, đặt stent ghép nội mạc... Các triệu chứng của bệnh phình động mạch chủ Khi bị phình động mạch chủ bụng, có thể lúc đầu bạn không thấy bất cứ triệu chứng gì, nhưng nếu một khi đã thấy những triệu chứng sau đây xuất hiện, bạn nên lưu tâm: - Cảm thấy mạch đập trong bụng của bạn giống với nhịp đập của tim. - Đau nhiều, xuất hiện đột ngột trong vùng bụng hoặc đau ở dưới lưng. Nếu triệu chứng này xảy ra, túi phình có thể sắp vỡ. - Trong những trường hợp hiếm, bạn có thể bị đau nhức, tím tái ở các ngón chân hoặc bàn chân vì những mãnh vỡ từ túi phình gây tắc mạch máu nhỏ ở bàn chân và các ngón chân. - Nếu túi phình bị vỡ, bạn có thể đột ngột cảm thấy mệt lả, chóng mặt, đau, thậm chí mất ý thức. Đây là một tình huống nguy hiểm tính mạng nên đi cấp cứu ngay lập tức. - Nam giới trên 60 tuổi. - Có một người thân trực hệ, chẳng hạn như mẹ hoặc anh em trai bị phình động mạch chủ bụng. - Bị cao huyết áp. - Hút thuốc. Bệnh nhân cần làm những xét nghiệm. - Siêu âm bụng, X-quang ngực. - Chụp quét cắt lớp điện toán (CT). - Chụp cộng hưởng từ (MRI)
question_307
Xét nghiệm mới dự báo viêm đường tiết niệu
doc_307
Nhóm nghiên cứu của TS. Nader Shaikh tại ÐH Pittsburgh (Mỹ) và cộng sự đã phát hiện dạng xét nghiệm mới có thể dự báo khả năng dẫn tới sẹo hóa ở thận và nguy cơ suy thận khi trưởng thành ở trẻ nhỏ bị viêm đường tiết niệu một cách đơn giản hơn nhiều. Xét nghiệm đòi hỏi đặt ống vào bàng quang có thuốc nhuộm màu đặc biệt. Bệnh nhân được yêu cầu đi tiểu trong lúc thầy thuốc ghi hình X-quang dòng chảy nước tiểu có màu sắc khác biệt để biết được những tổn hại ở thận. Các nhà khoa học đã đề xuất phương pháp chẩn đoán đơn giản là căn cứ vào những triệu chứng của bệnh nhi để dự báo khả năng sẹo hóa thận. Phương pháp mới gồm 3 yếu tố là triệu chứng sốt cao hơn 39o C; dạng khuẩn bị nhiễm khác với khuẩn E. coli và đọc kết quả siêu âm để phát hiện bất thường ở thận. Khoảng 15% bệnh nhi viêm tiết niệu dẫn đến sẹo hóa thận. Những dữ liệu khảo sát trước đây cho thấy có khoảng 15% ca viêm đường tiết niệu dẫn tới sẹo hóa thận. Phương pháp mới dự báo được 55% trường hợp di chứng này nhưng phương pháp này đơn giản và thuận tiện hơn nhiều.
doc_1459;;;;;doc_11764;;;;;doc_26838;;;;;doc_19521;;;;;doc_47229
Ngày nay, viêm đường tiết niệu không còn là căn bệnh lạ lẫm với nhiều người. Khi có dấu hiệu viêm đường tiết niệu bạn nên đến gặp bác sĩ để khám và xét nghiệm càng sớm càng tốt để biết chính xác mình có mắc bệnh không và có phương hướng điều trị thích hợp. Vậy xét nghiệm gì để biết viêm đường tiết niệu, chúng ta cần tìm hiểu! Khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm đường tiết niệu, bạn cần đến bác sĩ để khám và xét nghiệm Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm xả ra ở đường tiết niệu, nguyên nhân là do vi khuẩn gây viêm nhiễm. Viêm tiết niệu là bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, không kể người già, trẻ nhỏ, nam hay nữ, tuy nhiên nữ thường mắc chứng bệnh này nhiều hơn. Khi đến xét nghiệm viêm đường tiết niệu, bạn có thể xét nghiệm một trong những xét nghiệm sau: Xét nghiệm nước tiểu Xét nghiệm viêm đường tiết niệu bằng cách xét nghiệm nước tiểu là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tích mẫu nước tiểu để tìm kiếm tế bào bạch cầu, tế bào hồng cầu và vi khuẩn nếu có. Trước khi xét nghiệm, bệnh nhân sẽ phải vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài. Khi bắt đầu đi tiểu, bỏ phần nước tiểu đầu, sau đó tiểu vào ống nghiệm vô trùng để gửi xuống phòng xét nghiệm. Nước tiểu mang đi xét nghiệm yêu cầu phải sạch, tươi! Xét nghiệm viêm đường tiết niệu bằng cách xét nghiệm nước tiểu là phương pháp phổ biến nhất hiện nay Cấy nước tiểu Đây là một xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để tìm ra vi khuẩn hoặc vi trùng trong một mẫu nước tiểu. Xét nghiệm này để xác định loại vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu và loại thuốc điều trị phù hợp nhất. Với những trường hợp nghi ngờ viêm đường tiết niệu, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bằng hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Thông thường một tác nhân tương phản (hay gọi là thuốc nhuộm), được đưa vào cơ thể qua đường ống, tiêm tĩnh mạch… trước khi tiến hành chụp cắt lớp vi tính hay chụp cộng hưởng từ. Nội soi bàng quang Nội soi bàng quang là phương pháp được xem trong bàng quang (nơi chứa nước tiểu) và niệu đạo (ống dẫn tiểu) nhằm kiểm tra, đánh giá nguyên nhân và tình trạng bệnh lý tại các bộ phận này. Bác sĩ sẽ tiến hành nội soi bằng cách dùng một ống sợi quang linh hoạt có gắn đèn để nhìn vào niệu đạo và bàng quang. Phòng ngừa viêm đường tiết niệu Để phóng tránh viêm đường tiết niệu, bạn cần thực hiện những biện pháp dưới đây: Để tránh viêm đường tiết niệu bạn cần uống nhiều nước mỗi ngày;;;;; Trả lời: Bạn Quang thân mến! Dựa vào những triệu chứng mà bạn kể, có khả năng bạn bị viêm đường tiết niệu là rất cao. Bệnh viêm đường tiết niệu không những gây ra những khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn gây nguy hại tới sức khoẻ của chính bạn. Nếu không kịp thời điều trị, vi khuẩn có thể xâm nhập vào bàng quang, gây nhiễm trùng thận làm tổn thương thận, suy thận, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ. Trong một số ít trường hợp, nhiễm trùng cũng có thể đi vào dòng máu và lan tới các bộ phận khác trong cơ thể. Ngoài những nguy hại tới sức khoẻ, nếu không xử trí kịp thời viêm đường tiết niệu còn có thể ảnh hưởng tới chức năng tình dục, sự cương dương không được như ý muốn, giảm chất lượng và số lượng tinh trùng… ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản, thậm chí có thể gây vô sinh – hiếm muộn. Bệnh ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản, thậm chí có thể gây vô sinh Chính vì thế, việc bạn cần làm ngay là đi khám và điều trị kịp thời để thoát khỏi những phiền toái và tránh được những biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn nôn nóng, không điều trị đúng phác đồ bác sĩ đưa ra sẽ khiến việc điều trị bệnh có nguy cơ kéo dài và gây nhiều biến chứng. Đừng quá chú trọng đến thời gian điều trị mà hãy quan tâm tới địa chỉ y tế nào có chất lượng điều trị tốt. Để nhanh khỏi bệnh, bạn cần nhớ là nên uống nhiều nước và không nhịn tiểu. Điều này giúp cơ thể loại bỏ các vi khuẩn đưa vào niệu đạo và bàng quang, tránh sự tăng sinh của mầm bệnh. Địachỉ: 286 ThụyKhuê, TâyHồ, HàNội Xem thêm Bé 6 tháng bị viêm đường tiết niệu > Viêm đường tiết niệu sau sinh mổ;;;;;NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Viêm đường tiết niệu xảy ra chủ yếu do vi khuẩn Gram âm (khuẩn đường ruột E.coli). Ngoài ra, cầu khuẩn và trực khuẩn Gram dương cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Chính quá trình vệ sinh thân thể không sạch sẽ và đúng cách khiến bệnh khởi phát, cụ thể ở từng nhóm đối tượng là: -Ở nam giới, nguyên nhân chủ yếu gây viêm đường tiết niệu là bao quy đầu không được vệ sinh sạch sẽ -Ở phụ nữ mang thai: Thay đổi nội tiết tố cùng sự chèn ép ở bàng quang kiến tiểu tiện bị ứ đọng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. -Ở trẻ em: Sử dụng bỉm không đúng cách như lẫn cả phân và nước tiểu trong thời gian dài, cấu tạo sinh lý lỗ niệu đạo ngắn và gân hậu môn ở bé gái hay một số dị tật đường tiểu ở bé trai cũng là nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu. Ngoài ra, quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ đồng giới nam cũng dễ gây bệnh. TRIỆU CHỨNG VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Các triệu chứng thường gặp của viêm đường tiết niệu bao gồm: Triệu chứng viêm đường tiết niệu có thể bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở người lớn tuổi. CÁC LOẠI VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Mỗi loại viêm đường tiết niệu lại có các dấu hiệu và triệu chứng cụ thể hơn, tùy thuộc vào cơ quan nào của đường tiết niệu bị ảnh hưởng. BIẾN CHỨNG VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Nếu được điều trị kịp thời và đúng cách, viêm đường tiết niệu dưới (bàng quang, niệu đạo) hiếm khi dẫn tới các biến chứng. Tuy nhiên nếu không được điều trị, viêm đường tiết niệu có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Các biến chứng của viêm đường tiết niệu bao gồm: CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Người bệnh được thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng như hỏi bệnh, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, siêu âm bàng quang… tìm biến chứng và xác định mức độ bệnh. Thuốc kháng sinh thường được chỉ định để điều trị đường tiết niệu đầu tiên. Loại thuốc, liều lượng, thời gian sử dụng bao lâu phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh và loại vi khuẩn gây ra viêm đường tiết niệu. Với các trường hợp viêm đường tiết niệu mức độ nhẹ: điều trị bằng thuốc kháng sinh và các triệu chứng thường thuyên giảm dần trong vòng vài ngày điều trị. Người bệnh vẫn tiếp tục uống thuốc kháng sinh trong 1 tuần hoặc lâu hơn. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc giảm đau để giảm bớt khó chịu khi tiểu tiện. Với các trường hợp viêm đường tiết niệu tái phát thường xuyên, bác sĩ có thể đưa ra các khuyến cáo điều trị nhất định chẳng hạn như: Với các trường hợp viêm đường tiết niệu mức độ nặng, người bệnh có thể sẽ phải điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch tại bệnh viện. Khi đến khám chữa viêm đường tiết niệu tại bệnh viện, người bệnh sẽ được: -Thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm -Được thăm khám bằng hệ thống máy móc hiện đại, tiên tiến -Áp dụng mức giá khám chữa bệnh hợp lý, thanh toán bảo hiểm theo đúng quy định của Bộ Y tế;;;;; Khi bị viêm đường tiết niệu, nếu phụ sản không khám và điều trị kịp thời rất dễ gây nguy hại cho mẹ và thai nhi Các vi khuẩn: Escherchia Coli (chiếm 80%), khuẩn Gram dương (StreptococcusB Staphylococcussaprophiticus), Giam âm (Proteus mirabilis, Klesiela pneumoniae), Enterococci và gardenerelllla vaginalis (rất hiếm gặp) là các khuẩn gây ra chứng viêm tiết niệu cho phụ nữ có thai. Triệu chứng của viêm đường tiết niệu khi mang thai Đau buốt hoặc nóng rát khi đi tiểu Đi tiểu nhiều lần trong ngày Đau xương chậu, đau lưng và bụng Buồn nôn, nôn ói, thường dễ nhầm với ốm nghén Run người, ớn lạnh, nóng sốt đổ mồ hô Vi khuẩn E.Coli xâm nhập vào đường tiết niệu Tùy từng trường hợp viêm đường tiết niệu mà chọn thuốc, liều dùng phù hợp. Viêm đường tiết niệu không có biểu hiện lâm sàng: Có khoảng 10% người mang thai mắc chứng viêm đường tiết niệu mà không có biểu hiện lâm sàng. Vì thế ngay từ lần khám thai đầu tiên, phụ sản buộc phải cấy nước tiểu (sau đó, từ tuần 12 – 16 thai kì phải lặp lại) để tìm vi khuẩn. Tuy nhiên, đa số người mang thai ở tuyến dưới thường bỏ qua bước này. Nếu không điều trị sẽ dẫn đến viêm bàng quang (30%), viêm đài – bể thận cấp (50%). Khi tìm thấy vi khuẩn, phụ sản cần điều trị bằng kháng sinh cho đến hết nhiễm khuẩn. Kháng sinh thường dùng là: ampicilin, erythromycin. Trường hợp kháng thuốc (khoảng 30% E.Colin kháng thuốc) thì dùng amoxicilin + acid clavulanic hay cephalexin hay nitrofurantion. Thiowngf dùng nhất là ampicilin. Một số thuốc kháng sinh sau được khuyến cáo không nên dùng vì những tác dụng không mong muốn có thể gây nên như: tetracycline (gây hại xương và mầm răng của thai), gây dị tật ở các ngón chân, ngón tay; fluoroquinolon (gây thoái hóa sụn khớp chịu lực); bactrim (trimethoprim + sufamethoxazol) sẽ gây tổn thương nặng đến công thức máu, gây thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, gây hoại tử – li giải tế bào thượng bì (ít gặp xong nguy hiểm), có thể gây suy thận, suy gan nặng và tất cả những ảnh hưởng trên bà mẹ đều không có lợi cho sự phát triển của thai nhi (nhất là 3 tháng đầu thai kì), thậm chí gây khuyết tật thai (do gây thiếu acid folic). Thông tin bài đọc:Viêm lộ tuyến cổ tử cung Tùy từng trường hợp viêm đường tiết niệu mà chọn thuốc, liều dùng phù hợp Trường hợp viêm đường tiết niệu gây viêm bàng quang cấp (1,3% người mang thai gặp trường hợp này): Thường có biểu hiện tiểu khó, tiểu nhiều lần nhưng không sốt. Nếu người bình thường viêm bàng quang chỉ dùng kháng sinh 3 ngày là khỏi thì người mang thai phải dùng đến 10 ngày (do khi mang thai, vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để phát triển trong khi cơ thể lại giảm sức đề kháng với vi khuẩn). Nếu điều trị ngắn ngày rất dễ tái phát. Kháng sinh thường dùng là dạng viêm tĩnh mạch cefazolin hoặc gentamycin kết hợp với ampicilin ceftrixon. Kháng sinh tiêm tĩnh mạch được dùng ngay từ khi có biểu hiện lâm sàng rõ mà không chờ kết quả xét nghiệm, dùng liên tục cho đến khi hết sốt. Trừ một số trường hợp, còn đa số người bệnh đáp ứng có hiệu quả sau 24 – 48h. Nếu trường hợp đặc biệt (bị kháng thuốc hay có dị dạng đường niệu) thì cần dùng các giải pháp phức tạp hơn, cần chuyển lên tuyến có đủ điều kiện. Sau khi khỏi có thể dùng cephalexin hoặc nitrofurantoin thêm một thời gian nữa để tái phát. > Xem thêm:;;;;;Viêm đường tiết niệu đang là một căn bệnh rất phổ biến hiện nay, mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó vẫn gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như tiểu buốt, tiểu rắt,…và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Để có thể tự trang bị thêm các kiến thức nhằm bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân, mời các bạn theo dõi một số thông tin cơ bản về căn bệnh viêm đường tiết niệu trong bài viết sau. Tầm quan trọng của đường tiết niệu trong cơ thể chúng ta. Như chúng ta đã biết, đường tiết niệu bao gồm các bộ phận: thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo, có chức năng loại bỏ các chất cặn bã ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu. Bệnh về đường tiết niệu chính là bệnh viêm nhiễm tại đường tiết niệu mà nguyên nhân chính là do các vi khuẩn có hại. Vi khuẩn xâm nhập vào bàng hoặc thận rồi sẽ gây nhiễm khuẩn cho nước tiểu, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của các cơ quan trong đường tiết niệu. Viêm đường tiết niệu do vi khuẩn E.coli gây ra đang là một căn bệnh phổ biến, xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Viêm đường tiết niệu do vi khuẩn E.coli gây ra đang là một căn bệnh phổ biến, xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, vì cấu tạo sinh lý ở nữ giới đặc biệt khác với nam giới, niệu đạo ngắn hơn nên khả năng nhiễm trùng ở nữ giới cao hơn nam giới. Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu Đối với từng đối tượng sẽ có những nguyên nhân gây bệnh khác nhau, với những dấu hiệu khác nhau như: Nguyên nhân viêm đường tiết niệu với nữ giới: Viêm đường tiết niệu thường dễ gặp ở nữ giới hơn nam giới. Viêm đường tiết niệu thường dễ gặp ở nữ giới hơn nam giới. Nguyên nhân viêm đường tiết niệu với nam giới: Triệu chứng viêm đường tiết niệu Đối với từng đối tượng bệnh sẽ biểu hiện những triệu chứng khác nhau: Điều trị viêm đường tiết niệu Điều trị bằng thuốc kháng sinh thường là biện pháp được chỉ định đầu tiên. Sử dụng loại thuốc nào, trong thời gian bao lâu tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi người bệnh. Viêm đường tiết niệu mức độ nhẹ Căn cứ vào tình trạng bệnh, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị viêm đường tiết niệu. Thông thường các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm dần trong vòng vài ngày sau khi bắt đầu điều trị. Tuy nhiên người bệnh có thể vẫn tiếp tục dùng thuốc kháng sinh trong 1 tuần hoặc kéo dài hơn. Việc điều trị này đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không được quá lạm dụng thuốc nhưng cũng không được tùy ý ngưng sử dụng. Ngoài ra bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau để giảm bớt đau rát khi đi tiểu. Viêm đường tiết niệu tái phát thường xuyên Với trường hợp viêm đường tiết niệu tái phát thường xuyên, bác sĩ có thể đưa ra một số khuyến nghị điều trị như: Viêm đường tiết niệu mức độ nặng Trường hợp viêm đường tiết niệu mức độ nặng, người bệnh có thể sẽ được điều trị bằng tiêm kháng sinh đường tĩnh mạch. Ngoài ra người bệnh có thể sử dụng một số loại thực phẩm để hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả tốt hơn như: nước rau mùi tây, giấm táo, vitamin C, lô hội, nước râu ngô… Hiện nay phương pháp nội khoa để điều trị viêm đường tiết niệu được áp dụng khá phổ biến. Hệ lụy của bệnh viêm đường tiết niệu Các biện pháp chẩn đoán viêm đường tiết niệu.
question_308
Công dụng thuốc Famogast
doc_308
Famogast có hoạt chất chính Famotidin, có tác dụng ức chế cạnh tranh tác dụng của histamin ở thụ thể H2 ở tế bào vách, làm giảm tiết và giảm nồng độ acid dạ dày cả ban ngày và ban đêm. Famogast công dụng điều trị loét dạ dày cấp tính lành tính, loét tá tràng cấp tính, bệnh trào ngược dạ dày thực quản,... Famogast có hoạt chất chính famotidin, có tác dụng ức chế cạnh tranh tác dụng của histamin ở thụ thể H2 ở tế bào vách của dạ dày, làm giảm tiết và giảm nồng độ acid dạ dày cả ban ngày và ban đêm, giảm nồng độ acid dịch vị khi dạ dày bị kích thích do thức ăn hoặc các yếu tố khác. Sau khi uống, tác dụng chống tiết acid dịch vị của Famogast bắt đầu trong vòng 1 giờ, tác dụng tối đa trong vòng 1 - 3 giờ. Với liều 20 - 40 mg, thời gian ức chế tiết acid dịch vị là 10 - 12 giờ. 2. Công dụng thuốc Famogast Công dụng của thuốc Famogast: Giúp giảm acid ở dạ dày, ngăn ngừa ợ chua, loét dạ dày do tình trạng dư thừa acid trong dạ dày quá nhiều.Chỉ định dùng thuốc Famogast trong trường hợp:Loét dạ dày cấp tính lành tính.Loét tá tràng cấp tính.Bệnh trào ngược dạ dày thực quản.Bệnh lý Zollinger - Ellison, đa u tuyến nội tiết.Dùng thuốc với mục đích dự phòng loét dạ dày - tá tràng lành tính.Dự phòng hội chứng Mendelson, dự phòng hít acid trong gây mê. 3. Chống chỉ định của thuốc Famogast Tuyệt đối không sử dụng Famogast cho những đối tượng sau:Người bệnh có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn với Famotidin hay bất kỳ thành phần tá dược nào khác của thuốc.Người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc thuộc nhóm kháng histamin H2.Người bệnh loét dạ dày - tá tràng ác tính.Suy gan, suy thận nặng. 4. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Famogast 4.1. Cách sử dụng thuốc Famogast Famogast được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, hàm lượng mỗi viên chứa 40mg Famotidin, dùng đường uống. Trước khi uống người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trên tờ hướng dẫn sử dụng và hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Khi uống nuốt cả viên thuốc với một ly nước. Nên uống thuốc trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ để thuốc đạt hiệu quả tốt hơn khi sử dụng. 4.2. Liều dùng thuốc Famogast Người lớn:Loét dạ dày cấp tính lành tính: Uống 1 viên/ lần x 1 lần/ngày, vào thời điểm trước khi đi ngủ.Loét tá tràng cấp tính: Uống 1 viên/ x 1 lần/ngày vào thời điểm trước đi ngủ. Thời gian dùng kéo dài từ 4 đến 8 tuần.Viêm thực quản có trợt loét kèm theo trào ngược: Uống 1 viên/ lần x 2 lần/ ngày. Thời gian dùng có thể kéo dài tới 12 tuần.Các bệnh lý tăng tiết dịch vị (Zollinger - Ellison, đa u tuyến nội tiết): Liều khởi đầu ở người lớn là 20mg/ lần, mỗi 6 giờ uống 1 lần, tăng liều tối đa 160mg/ lần, mỗi 6 giờ uống 1 lần cho một số người có hội chứng Zollinger - Ellison nặng. Có thể dùng Famogast đồng thời với thuốc chống acid.Trong gây mê để dự phòng chứng hít acid: Uống 1 viên vào buổi tối trước ngày phẫu thuật hay vào buổi sáng của ngày phẫu thuật.Trẻ em (từ 6 đến 16 tuổi):Loét dạ dày cấp tính lành tính: Liều ban đầu 0.5mg/ kg/ lần, một liều duy nhất trước khi đi ngủ hoặc chia làm 2 lần, có thể tăng lên đến 40 mg mỗi ngày.Loét tá tràng: Liều uống ban đầu 0.5mg/ kg mỗi ngày, một liều duy nhất trước khi đi ngủ hoặc chia làm 2 lần, có thể tăng lên đến 40 mg mỗi ngày.Nghi ngờ bệnh trào ngược dạ dày thực quản: 0.5mg/ kg/ lần x 2 lần/ ngày, tối đa 40mg x 2 lần.Dạng thuốc này không phù hợp cho trẻ em dưới 6 tuổi.Đối tượng khác:Người suy thận nặng (Hệ số thanh thải creatinin dưới 10ml/ phút): Giảm liều xuống một nửa liều khuyến cáo và khoảng cách dùng thuốc phải kéo dài tới 36 - 48 giờ. 5. Tác dụng không mong muốn của thuốc Famogast Người bệnh dùng thuốc Famogast có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn dưới đây:Tác động lên thần kinh trung ương bao gồm: Lú lẫn, mất phương hướng, ảo giác, mê sảng, kích động, hôn mê và co giật (đặc biệt ở người già và bệnh nhân suy thận)Có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi do cộng đồng mắc phải.Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Hiếm gặp, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu.Hệ tim mạch: Rối loạn nhịp tim, block nhĩ thất, đánh trống ngực.Hệ tiêu hóa: Gây rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, buồn nôn, nôn, khó tiêu, đầy hơi, khó chịu ở bụng hoặc căng tức.Toàn thân: Sốt, mệt mỏi, suy nhược.Rối loạn gan mật: Hiếm gặp vàng da ứ mật, viêm gan.Rối loạn hệ thống miễn dịch: Hiếm gặp phản ứng quá mẫn (ví dụ như phản ứng phản vệ, phù mạch).Hệ cơ xương và mô liên kết: Hiếm gặp, đau cơ xương, đau khớp, chuột rút cơ.Hệ thần kinh: Chóng mặt, nhức đầu, đau đầu.Rối loạn trên da và mô dưới da: Phát ban, ngứa, khô da, mày đay. Rất hiếm khi rụng tóc, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc. 6. Thận trọng khi sử dụng thuốc Famogast Người bệnh sử dụng thuốc Famogast cần lưu ý những thông tin dưới đây:Cần loại trừ khả năng bị u ác tính trước khi điều trị vì thuốc Famogast có thể che lấp các triệu chứng của người bệnh, do đó làm chẩn đoán muộn các bệnh lý ác tính.Người bệnh sau khi điều trị thuốc Famogast liên tục trong 2 tuần mà các triệu chứng không giảm nên ngừng thuốc và trao đổi với bác sĩ điều trị có phương hướng điều trị phù hợp.Đối với phụ nữ có thai: Trên nghiên cứu thực nghiệm cho thấy thuốc Famogast không gây hại đến thai nhi. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ khi lợi ích của thuốc đem lại lớn hơn yếu tố nguy cơ. Đối với phụ nữ đang cho con bú: Famogast có thể bài tiết qua sữa mẹ, để tránh các tác dụng phụ không mong muốn cho trẻ, người mẹ ngừng cho con bú khi đang dùng thuốc Famogast.Đối với người lái xe và vận hành máy móc: Thận trọng khi sử dụng thuốc Famogast cho đối tượng lái xe, vận hành máy móc hoặc làm công việc cần sự tỉnh táo vì thuốc có thể gây tác dụng phụ nhức đầu, choáng váng trên một số đối tượng.Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp người đọc hiểu rõ về công dụng, tác dụng phụ và thận trọng khi sử dụng của thuốc Famogast. Nắm rõ được thông tin về thuốc giúp người bệnh dùng thuốc trở nên hiệu quả và an toàn hơn.
doc_22740;;;;;doc_17274;;;;;doc_29813;;;;;doc_48695;;;;;doc_23821
Fenofibrate là một thuốc hỗ trợ giảm cholesterol và triglycerid máu hiệu quả. Hoạt chất này có nhiều tên thương mại khác nhau, trong đó có thuốc Fenbrat 160m. Fenbrat 160m có thành phần là hoạt chất Fenofibrate (dưới dạng Fenofibrate micronized) hàm lượng 160mg. Thuốc Fenbrat 160m được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm và Sinh học y tế Mebiphar (Việt Nam).Hoạt chất Fenofibrate trong Fenbrat 160m có thể hỗ trợ giảm cholesterol máu khoảng 20-25% và giảm triglyceride máu đến 40-50%. Tác dụng giảm cholesterol máu của Fenbrat 160m có được do thuốc đã làm giảm các cấu phần gây xơ vữa động mạch tỉ trọng thấp (bao gồm VLDL và LDL-C). Fenbrat 160m cải thiện sự phân bổ cholesterol trong huyết tương bằng cách giảm tỉ lệ cholesterol toàn phần/HDL-C, vốn thường tăng cao trong bệnh lý tăng lipid máu gây xơ vữa động mạch. Mối liên quan giữa tăng cholesterol máu và xơ vữa động mạch đã được chứng minh, tương tự là mối liên quan giữa xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành. Nồng độ HDL-C thấp gắn liền với nguy cơ bệnh mạch vành gia tăng. Fenofibrate làm tăng đáng kể nồng độ LDL-C từ 10-30% cho bệnh nhân đạt mục tiêu điều trị là 40mg/dl bất chấp nồng độ ban đầu. Nồng độ triglyceride tăng liên quan đến tăng nguy cơ ở mạch máu, nhưng mối liên quan này độc lập với các mối liên quan ở trên. Bên cạnh đó, triglyceride được xem là có thể liên quan đến tiến trình gây xơ vữa động mạch cũng như gây huyết khối.Trường hợp tăng cholesterol ngoài mạch máu, khi điều trị dài hạn bằng Fenbrat 160m có thể cải thiện đáng kể, thậm chí khỏi hoàn toàn.Một tác dụng khác của Fenofibrate là làm tăng Apoprotein A1 và giảm Apoprotein B, việc cải thiện tỷ lệ apo A1/apo B giúp cải thiện yếu tố gây xơ vữa động mạch.Với khả năng kích hoạt thụ thể PPAR kiểu A (peroxisome proliferator activated receptor of type a), Fenofibrate làm tăng tiêu giải lipid và đào thải các tiểu phân giàu triglyceride bằng cách hoạt hóa lipoprotein lipase và giảm sản xuất apoprotein C III. 2. Chỉ định, chống chỉ định của Fenbrat 160m Thuốc Fenbrat 160m được chỉ định trong những trường hợp sau:Tăng cholesterol máu type IIa, tăng triglyceride máu nội sinh đơn lẻ (type IV) hoặc tăng lipid máu kết hợp type IIb và III sau khi đã thực hiện chế độ ăn kiêng phù hợp mà không mang lại hiệu quả;Fenbrat 160m được chỉ định trong bệnh tăng lipoprotein máu thứ phát, dai dẳng dù đã điều trị nguyên nhân (như rối loạn lipid máu trong đái tháo đường);Cần lưu ý: Chế độ ăn kiêng đã áp dụng trước khi dùng thuốc Fenbrat 160m vẫn phải tiếp tục duy trì.Chống chỉ định sử dụng Fenbrat 160m trong những trường hợp sau:Bệnh nhân cơ địa quá mẫn với Fenofibrate hoặc bất cứ thành phần nào có trong thuốc Fenbrat 160;Bệnh nhân suy chức năng thận nặng;Bệnh nhân rối loạn chức năng gan hay có bệnh lý liên quan túi mật;Không dùng Fenbrat 160m cho trẻ em dưới 10 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú;Không dùng Fenbrat 160m cho bệnh nhân có phản ứng dị ứng với ánh sáng khi sử dụng nhóm Fibrates hoặc Ketoprofen. 3. Liều dùng của Fenofibrate Bệnh nhân sử dụng thuốc Fenbrat 160m cần phối hợp với một chế độ ăn kiêng phù hợp. Thời điểm uống Fenbrat 160m tốt nhất là vào bữa ăn chính. Liều lượng và thời gian dùng thuốc Fenbrat 160m do bác sĩ điều trị quyết định.Liều thông thường được khuyến cáo như sau:Người trưởng thành:Viên 100mg: 3 viên/ngày;Viên 300mg, 200mg và 160mg (Fenbrat 160m): 1 viên/ngày;Trẻ em trên 10 tuổi: Dùng liều tối đa 5mg/kg/ngày.Cần lưu ý: Liều dùng thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ kê đơn dựa theo tình trạng và khả năng đáp ứng thuốc của người bệnh. 4. Tác dụng phụ của Fenbrat 160m Tương tự các thuốc nhóm fibrate khác, những trường hợp tổn thương cơ (bao gồm đau cơ lan tỏa, tăng nhạy cảm với đau hoặc yếu cơ) cũng như các trường hợp hiếm gặp bị tiêu cơ vân (đôi khi nghiêm trọng) đã được báo cáo khi dùng thuốc Fenbrat 160m. Tuy nhiên tác dụng ngoại ý này thường sẽ hồi phục khi bệnh nhân ngưng thuốc.Một số tác dụng ngoại ý khác của thuốc Fenbrat 160m thường ít gặp và nhẹ hơn, cũng đã được báo cáo như sau:Rối loạn tiêu hóa dạng khó tiêu;Tăng transaminase gan;Phản ứng trên da như ban, ngứa, nổi mày đay hoặc nhạy cảm với ánh sáng.Trong một vài trường hợp, ngay cả sau rất nhiều tháng dùng thuốc Fenbrat 160m vẫn không có tác dụng phụ nào xảy ra. Tình trạng da tăng nhạy cảm với những biểu hiện như phát ban, nổi bóng nước hoặc chàm ở những vị trí tiếp xúc với ánh nắng hay tia UV nhân tạo.Hiện vẫn chưa có các nghiên cứu có kiểm soát ghi nhận các tác dụng ngoại ý khi dùng thuốc Fenbrat 160m dài hạn, trong đó đặc biệt nhất là nguy cơ gây sỏi mật. 5. Chú ý khi sử dụng thuốc Fenbrat 160m Trong quá trình sử dụng Fenbrat 160m, người bệnh cần lưu ý:Bệnh nhân dùng thuốc Fenbrat 160m cần phải được xét nghiệm chức năng gan và chức năng thận trước khi điều trị.Nếu sau 3-6 tháng điều trị bằng Fenbrat 160m mà nồng độ lipid máu không giảm thì phải xem xét liệu pháp điều trị bổ sung hoặc thay thế hoàn toàn bằng một loại thuốc khác.Tình trạng tăng nồng độ transaminase gan chỉ mang tính chất tạm thời. Bệnh nhân cần được xét nghiệm định kỳ các transaminase gan mỗi 3 tháng trong 12 tháng đầu dùng thuốc Fenbrat 160m và phải ngưng điều trị nếu AST và ALT tăng trên 3 lần giới hạn trên bình thường.Bệnh nhân cần phối hợp Fenbrat 160m với các thuốc chống đông dạng uống cần được tăng cường theo dõi nồng độ prothrombin máu và phải điều chỉnh liều thuốc chống đông phù hợp trong thời gian điều trị và ít nhất 8 ngày sau khi ngưng sử dụng Fenbrat 160m.Biến chứng mật của thuốc Fenbrat 160 dễ xảy ra ở người có tiền sử xơ gan ứ mật hay sỏi mật. Đồng thời, trong quá trình sử dụng Fenbrat 160m bệnh nhân phải thường xuyên được kiểm tra công thức máu.Fenbrat 160m có thành phần là hoạt chất Fenofibrate. Đây là một thuốc hỗ trợ giảm cholesterol và triglycerid máu hiệu quả. Để tăng hiệu quả điều trị, tránh tác dụng phụ và tương tác không mong muốn, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn.;;;;;Thuốc Phagofi 10 có chứa thành phần chính là hoạt chất Montelukast với hàm lượng 10mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Thuốc có tác dụng điều trị dự phòng và hen phế quản mạn tính cho người lớn và trẻ em. Thuốc Phagofi 10mg thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp. Tác dụng của hoạt chất Montelukast trong thuốc này gồm:Hoạt chất Montelukast có tác dụng ngăn chặn sự giải phóng Leukotrienes là chất hoá học được sản sinh đối với những người bị viêm phế quản. Chất này có thể gây ra hoặc làm bệnh hen suyễn và dị ứng diễn biến trầm trọng hơn. Qua đó, hoạt chất Montelukast được sử dụng với mục đích ngăn chặn chứng thở khò khè, khó thở, giảm tần suất những cơn hen suyễn.Hoạt chất Montelukast cũng thường được dùng ngăn chặn các cơn khó thở trước khi hoạt động gắng sức, giảm nhẹ dấu hiệu triệu chứng của các bệnh dị ứng nguyên nhân do thời tiết.Tuy nhiên, hoạt chất Montelukast tác động đến cơ thể từ từ, nên không sử dụng để điều trị đối với những trường hợp cấp tính. Thuốc Phagofi 10 được sử dụng đối với các trường hợp sau:Điều trị cho những trẻ trên 6 tháng tuổi mắc bệnh hen phế quản mạn tính.Điều trị dự phòng các cơn hen phế quản bất kỳ thời điểm nào trong ngày, hen do nhạy cảm với thuốc Aspirin, hen phế quản do co thắt phế quản khi hoạt động gắng sức.Điều trị triệu chứng bệnh lý viêm mũi dị ứng theo mùa đối với những trẻ trên 2 tuổi và viêm mũi dị ứng quanh năm đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.Thuốc Phagofi 10 chống chỉ định với những người có cơ địa mẫn cảm hay nhạy cảm với hoạt chất chính Montelukast hay các thành phần tá dược khác. 3. Cách dùng và liều dùng của thuốc Phagofi 10 3.1. Liều dùng của thuốc Phagofi 10Liều điều trị đối với những người bị hen phế quản: mỗi ngày sử dụng 1 lần, uống vào buổi tối.Liều điều trị đối với những người bị viêm mũi dị ứng: thời điểm sử dụng thuốc được lựa chọn phụ thuộc vào từng cá thể:Đối với người lớn trên 15 tuổi mỗi ngày sử dụng 10mg.Đối với trẻ em từ 6 đến 14 tuổi mỗi ngày sử dụng 5mg.Đối với trẻ em từ 6 tháng - 5 tuổi mỗi ngày sử dụng 4mg.Đối với những người vừa bị hen phế quản vừa bị viêm mũi dị ứng, mỗi ngày chỉ nên uống 1 lần vào buổi tối.3.2. Cách dùng thuốc Phagofi 10Thuốc Phagofi 10 được bào chế viên nén bao phim nên bạn cần sử dụng thuốc theo đường uống.Uống thuốc Phagofi 10 với nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội.Khi sử dụng uống trực tiếp cả viên thuốc nguyên vẹn, không nên nhai nát viên thuốc. 4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Phagofi 10 Khi sử dụng thuốc Phagofi 10, bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như sau:Nhiễm trùng đường hô hấp trên;Tăng tình trạng xuất huyết;Phản ứng quá mẫn bao gồm phản ứng phản vệ hay thâm nhiễm bạch cầu ái toan ở gan;Xuất hiện cảm giác chóng mặt, buồn ngủ, dị cảm/giảm cảm giác, động kinh;Cảm giác tức ngực, đánh trống ngực;Chảy máu cam;Tiêu chảy, khô miệng, khó tiêu, buồn nôn hay nôn mửa;Tăng các chỉ số ALT, AST huyết thanh, viêm gan (kể cả ứ mật, viêm tế bào gan, tổn thương gan hỗn hợp);Phù mạch, bầm tím, nổi mề đay, ngứa, phát ban trên da, hồng ban nút;Đau mỏi các khớp, đau cơ kể cả chuột rút;Suy nhược hay mệt mỏi, khó chịu, phù nề hay sốt. 5. Tương tác của thuốc Phagofi 10 Trong quá trình sử dụng thuốc Phagofi 10 có thể xảy ra hiện tượng cạnh tranh hoặc tương tác giữa thuốc với các loại thức ăn hoặc các thuốc hay những loại thực phẩm chức năng khác.Khi sử dụng Phagofi 10 kết hợp với thuốc Phenobarbital làm giảm sinh khả dụng của thuốc Phagofi 10 khoảng 40%. 6. Một số chú ý khi sử dụng thuốc Phagofi 10 Cân nhắc khi quyết định điều trị thuốc Phagofi 10 cho những người đang điều trị cơn hen cấp tính.Giảm liều thuốc giãn phế quản khi điều trị kết hợp cùng với thuốc Phagofi 10.Không nên đổi đột ngột từ sử dụng corticoid từ dạng uống hoặc hít sang dùng thuốc Phagofi 10. Khi bạn muốn chuyển thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị.Không nên dùng đồng thời thuốc Phagofi 10 với sản phẩm khác chứa thành phần tương tự montelukast.Không sử dụng thuốc Phagofi 10 điều trị cơn suyễn cấp.Không thay thế đột ngột corticosteroid sử dụng đường uống hay hít bằng các chế phẩm chứa Montelukast.Theo dõi chặt chẽ lâm sàng khi giảm liều Corticosteroid đường toàn thể ở người dùng các chế phẩm có chứa hoạt chất Montelukast.Những người không dung nạp galactose, khiếm khuyết lactase Lapp, kém hấp thu glucose-galactose: Không nên sử dụng thuốc Phagofi 10.Đối với phụ nữ có thai và cho con bú: Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào về ảnh hưởng đến thai nhi và sự bài tiết qua sữa mẹ khi sử dụng thuốc cho phụ nữ đang mang thai hoặc trong quá trình đang nuôi con bằng sữa mẹ. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi thì tốt nhất bạn không điều trị thuốc Phagofi 10.Đối với người lái xe hay vận hành máy móc: Bạn cần chú ý thận trọng khi sử dụng thuốc Phagofi 10 trong quá trình lái xe, làm việc. Nguyên nhân là do loại thuốc này có thể gây ra tình trạng buồn ngủ, chóng mặt...;;;;;1. Tác dụng của thuốc Vagastat Vagastat thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, thành phần chính là sucralfat 1500mg. Thuốc được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày mạn tính, loét lành tính, phòng tái phát loét tá tràng, ngăn ngừa loét dạ dày do căng thẳng, điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản. 2. Cách dùng, liều dùng thuốc Vagastat Thuốc Vagastat dùng đường uống, phải uống vào lúc đói, không uống cùng bữa ăn. Liều dùng khác nhau tùy vào loại bệnh và mức độ bệnh:Loét tá tràng dùng 2 gói/lần, 2 lần/ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Vết loét nhỏ cần điều trị trong 4 tuần, vết loét lớn cần điều trị trong 8 tuần.Loét dạ dày lành tính dùng liều 1 gói/lần, 3 lần/ngày, điều trị đến khi vết loét lành hẳn, thông thường là từ 6-8 tuần.Phòng tái phát loét tá tràng dùng liều 1 gói/lần, 2 lần/ngày, không được kéo dài quá 6 tháng. Có thể phối hợp với các loại kháng sinh như metronidazol và amoxicillin trong điều trị vi khuẩn HP, nguyên nhân chủ yếu gây tái phát bệnh.Trào ngược dạ dày - thực quản dùng liều 1 gói/lần, 3 lần/ngày, một giờ trước bữa ăn sáng, trưa và trước khi đi ngủ. 3. Thận trọng khi dùng thuốc Vagastat Trong quá trình dùng thuốc Vagastat cần thận trọng trên một số đối tượng.Thận trọng khi dùng cho người bị suy thận, vì nguy cơ làm tăng nồng độ nhôm trong huyết thanh, đặc biệt là khi dùng dài ngày. Không nên sử dụng với người bị suy thận nặng. Chưa rõ tác hại của thuốc trên phụ nữ đang mang thai, tuy nhiên, chỉ nên dùng thuốc trong trường hợp thật cần thiết. Chưa rõ Vagastat có bài tiết vào sữa không, nhưng nếu có cũng rất ít vì thuốc được hấp thu vào cơ thể rất ít. Không nên sử dụng thuốc khi lái xe và vận hành máy móc vì có thể gây hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ 4. Tác dụng phụ của Vagastat Tác dụng phụ của Vagastat gồm:Thường gặp: Táo bónÍt gặp: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi, khô miệng; ngứa, ban đỏ ngoài da; hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, buồn ngủ; đau lưng, đau đầu.Hiếm gặp: Mày đay, phù Quincke, khó thở, viêm mũi, co thắt thanh quản, mặt phù to.Trong quá trình sử dụng thuốc Vagastat, nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào thì cần thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn. 5. Tương tác thuốc Vagastat Vagastat có thể gây ra một số tương tác thuốc sau:Không uống cùng lúc với các antacid vì antacid có thể gây ảnh hưởng đến khả năng gắn của sucralfat trên niêm mạc. Thay vào đó, nên uống antacid trước hoặc sau khi uống sucralfat 30 phút.Không uống cùng lúc với các thuốc cimetidin, ranitidin, ciprofloxacin, nofloxacin, ofloxacin, digoxin, warfarin, phenytoin, theophylin, tetracyclin, vì có thể làm giảm khả năng hấp thu sucralfat. Thay vào đó, nên uống 2 giờ trước hoặc sau khi uống sucralfat.Trên đây là những công dụng của thuốc Vagastat người bệnh trước khi dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Nếu cần thiết có thể tham khảo thêm ý kiến các bác sĩ, dược sĩ để việc điều trị mang đến kết quả nhanh hơn.;;;;;Thuốc Cafergot là sản phẩm của Novartis, bào chế dạng thuốc đạn đặt hậu môn với thành phần bao gồm 2 hoạt chất là Ergotamine tartrate 1mg và Caffeine 100mg.Thuốc Cafergot được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh lý đau đầu do mạch máu, bao gồm đau nửa đầu và đau đầu cụm.Tác dụng của thuốc Cafergot là giúp thu hẹp các mạch máu đã bị giãn rộng ở vùng đầu, qua đó giúp giảm tình trạng đau đầu mạch máu. Thành phần caffeine trong thuốc Cafergot hỗ trợ làm tăng tác dụng của thành phần còn lại là Ergotamin.Lưu ý dạng thuốc đạn chỉ được sử dụng khi bệnh nhân không thể uống bằng miệng (ví dụ do buồn nôn và nôn ói liên tục). 2. Cách sử dụng thuốc Cafergot Cách dùng thuốc Cafergot:Bệnh nhân lấy thuốc ra khỏi bao bì và chèn 1 viên thuốc Cafergot trực tiếp vào hậu môn theo chỉ dẫn của bác sĩ;Sau đó cần nằm yên để giữ viên thuốc đúng vị trí trong vài phút, đồng thời tránh đi tiêu trong một giờ hoặc lâu hơn để hoạt chất trong thuốc được hấp thụ hoàn toàn;Nếu viên thuốc đạn Cafergot tiếp xúc với nhiệt và bị làm mềm ra, bệnh nhân hãy làm lạnh (để trong nước lạnh) trước khi mở và đặt hậu môn.Liều dùng thuốc Cafergot:Liều dùng cụ thể của thuốc Cafergot tùy thuộc vào tình trạng bệnh và khả năng đáp ứng của bệnh nhân;Thuốc Cafergot hoạt động tốt nhất nếu nó được sử dụng khi cơn đau đầu mới xảy ra, nếu cơn đau đầu trở nên tồi tệ hơn thì thuốc có thể không hoạt động tốt;Thuốc Cafergot thường chỉ được sử dụng khi cần thiết, nghĩa là không nên sử dụng kéo dài mỗi ngày;Liều tối đa là 2 viên thuốc Cafergot cho một cơn đau đầu và tối đa 5 viên thuốc Cafergot trong 1 tuần.Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Cafergot:Cafergot có thể gây ra hội chứng cai thuốc, đặc biệt khi sử dụng thường xuyên trong một thời gian dài hoặc dùng ở liều cao. Biểu hiện của hội chứng cai là tình trạng đau đầu trở lại khi bệnh nhân ngừng sử dụng thuốc Cafergot đột ngột với tính chất khác với đau đầu ban đầu và có thể kéo dài một vài ngày. Bệnh nhân hãy báo cáo với bác sĩ ngay lập tức nếu xảy ra tình trạng như trên;Nếu dùng thuốc điều trị các cơn đau nửa đầu từ 10 ngày trở lên mỗi tháng, thuốc Cafergot có thể làm cho triệu chứng đau đầu trở nên nghiêm trọng hơn (gọi là đau đầu do lạm dụng thuốc). Do đó bệnh nhân không nên sử dụng thuốc Cafergot thường xuyên hoặc lâu hơn chỉ định của bác sĩ, đồng thời thông báo với bác sĩ nếu thuốc không hoạt động tốt hoặc khi cơn đau đầu trở nên tồi tệ hơn. 3. Tác dụng phụ của thuốc Cafergot Những tác dụng thường gặp khi sử dụng thuốc Cafergot là buồn nôn, nôn ói, bồn chồn, khó ngủ và chóng mặt. Nếu bất kỳ biểu hiện bất thường nào liên quan đến thuốc Cafergot xảy ra kéo dài hoặc nặng nề hơn, người bệnh hãy báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ.Một số tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc Cafergot cần được bác sĩ can thiệp ngay lập tức, bao gồm:Đau, chảy máu trực tràng;Nhịp tim chậm, nhanh hoặc không đều;Ngứa ran, đau, lạnh ở tay chân;Đau cơ, yếu cơ;Đau bụng;Triệu chứng của các vấn đề về thận (như thay đổi lượng nước tiểu)Bệnh nhân cần được can thiệp y tế ngay lập tức nếu có bất kỳ tác dụng phụ rất nghiêm trọng nào sao đây, bao gồm:Đau ngực;Thay đổi thị lực;Nhầm lẫn;Nói chậm.Phản ứng dị ứng rất nghiêm trọng với thuốc Cafergot rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, người bệnh cần được cấp cúi khẩn cấp nếu có các triệu chứng của phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bao gồm: phát ban, ngứa kèm sưng mặt/lưỡi/cổ họng, chóng mặt nghiêm trọng hoặc khó thở. 4. Tương tác thuốc của Cafergot Nếu dùng đồng thời thuốc Cafergot với thuốc trị đau nửa đầu nhóm "triptan" (ví dụ, Sumatriptan, Rizatriptan), bệnh nhân cần dùng 2 thuốc cách xa nhau để giảm nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.Một số sản phẩm có thể chứa Caffeine hoặc các thành phần có thể làm tăng nhịp tim hoặc huyết áp khi dùng đồng thời với thuốc Cafergot. Do đó bệnh nhân hãy trao đổi với dược sĩ về những sản phẩm đang sử dụng và cách sử dụng chúng an toàn, trong đó đặc biệt là các thuốc trị ho và cảm lạnh, chế phẩm hỗ trợ ăn kiêng hoặc các thuốc trị đau đầu khác.Thuốc Cafergot có thể can thiệp vào một số xét nghiệm, bao gồm xét nghiệm hình ảnh dipyridamole-thallium, nồng độ catecholamine trong nước tiểu, nồng độ 5-HIAA trong nước tiểu... Do đó người bệnh hãy thông báo với bác sĩ biết đang sử dụng sản phẩm này trước khi tiến hành các xét nghiệm nêu trên. 5. Lưu ý trước khi sử dụng thuốc Cafergot Trước khi sử dụng thuốc Cafergot, bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ về tiền sử dị ứng với Ergotamine, Caffeine, các Alkaloid Ergot khác (ví dụ, Dihydroergotamine) hoặc các thuốc xanthine khác (ví dụ: Theophylline) và bất kỳ tình trạng dị ứng nào khác.Trước khi sử dụng thuốc Cafergot, bệnh nhân phải thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ về tiền sử bệnh lý trước đó, đặc biệt là các bệnh mạch máu ngoại biên (như xơ cứng động mạch, huyết khối, bệnh Raynaud), tăng huyết áp, suy dinh dưỡng, bệnh động mạch vành, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, nhịp tim bất thường, bệnh gan, bệnh thận, nhiễm trùng nặng, ngứa dữ dội, tiêu chảy, đái tháo đường hoặc các vấn đề về dạ dày.Thuốc Cafergot có thể gây chóng mặt, đặc biệt khi dùng đồng thời với rượu. Bệnh nhân tuyệt đối không lái xe, sử dụng máy móc hoặc làm bất cứ việc gì cần sự tỉnh táo khi đang chóng mặt.Hút thuốc lá trong khi sử dụng thuốc Cafergot có thể làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng như các vấn đề về tim (bao gồm đau ngực, nhịp tim nhanh/chậm/không đều) và giảm lưu lượng máu đến não/tay/chân.Thuốc Cafergot không được sử dụng trong khi mang thai vì có thể gây hại cho thai nhi. Bệnh nhân hãy thảo luận với bác sĩ về việc áp dụng các hình thức kiểm soát sinh đáng tin cậy (như bao cao su, thuốc tránh thai).Thuốc Cafergot có thể bài tiết vào sữa mẹ và có thể gây ra các tác dụng không mong muốn cho trẻ bú mẹ. Do đó, không nên cho con bú trong khi sử dụng thuốc Cafergot.;;;;;Furixat thuộc nhóm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh đường tiết niệu với thành phần chính là hoạt chất Flavoxate hydroclorid 200mg và được bào chế ở dạng viên nén bao phim.Dược lực học: Flavoxate là thuốc chống co thắt có tác dụng đối kháng trực tiếp sự co thắt cơ trơn của bàng quang và đường tiết niệu-sinh dục. Là một thuốc giãn cơ trơn giống như papaverine. Nhưng tác dụng chống co thắt mạnh hơn và độc tính ít hơn các alkaloid so với các thuốc phiện. Cơ chế tác động của Flavoxate là sự kết hợp của tác động hướng cơ, tác động gây tê tại chỗ và kháng calcium. Flavoxate làm giãn trực tiếp cơ trơn, có lẽ do tác dụng ức chế men phosphodiesterase và do kháng calcium.Dược động học: Sau khi uống, Flavoxate đạt nồng độ đỉnh trong vòng 20 phút. Thuốc phân bố thấp trong mô não nhưng lại cao trong gan, thận và bàng quang. Chất chuyển hóa chính của nó là 3 methylflavone-8-carboxylic acid. Sau khi uống 12 giờ, khoảng 55% thuốc được bài tiết dưới dạng MFCA và/hoặc chất chuyển hóa ở dạng kết hợp trong nước tiểu. Flavoxate được đào thải hết ra ngoài. Thuốc Furixat có công dụng trong các trường hợp sau:Được dùng để giảm các triệu chứng trong: Khó tiểu, tiểu gấp, tiểu đêm, tiểu lắt nhắt và ngắt quãng trong các bệnh lý của bàng quang, tiền liệt tuyến như viêm bàng quang, đau bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tiền liệt tuyến, viêm niệu đạo-tam giác bàng quang.Hỗ trợ trong điều trị chống co thắt trong các bệnh lý như: Sỏi thận và sỏi niệu quản, các rối loạn co thắt đường niệu do đặt ống thông tiểu và soi bàng quan và trong di chứng phẫu thuật đường tiểu dưới.Giảm các tình trạng co thắt ở đường sinh dục nữ như: Đau vùng chậu, đau bụng kinh, tăng trương lực và rối loạn vận động tử cung.Chống chỉ định:Người bệnh có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc Furixat.Người bệnh có các tình trạng tắc nghẽn sau: Tắc hồi tràng hoặc tá tràng, ruột không giãn, chấn thương gây tắc ruột hoặc gây liệt ruột, xuất huyết tiêu hóa. 3. Liều lượng và cách dùng Furixat Mỗi lần uống 1 viên 200mg, dùng 3-4 viên/ ngày.Furixat được hấp thu nhanh chóng vào cơ thể và có tác dụng hiệu quả. Khả năng đáp ứng hiệu quả của thuốc phụ thuộc vào bản chất, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng được chẩn đoán và tổng trạng của bệnh nhân. Những hiệu quả điều trị trên hệ cơ bàng quang sẽ xuất hiện trong vòng từ 2-3 giờ.Bệnh nhân có tình trạng nhiễm trùng, việc điều trị thường được kéo dài song song với những thuốc chống nhiễm trùng (nghĩa là kéo dài 1 tuần hoặc hơn).Trường hợp người bệnh có các triệu chứng mãn tính ở bàng quang nên duy trì việc dùng thuốc để có kết quả tốt nhất. Khi các triệu chứng được cải thiện qua thời gian điều trị thì nên cân nhắc để giảm liều. Quá liều: Bệnh nhân dùng quá liều Furixat nên được rửa dạ dày trong vòng 4 giờ sau khi dùng thuốc. Nếu mức độ quá liều khá nặng nề hoặc chậm trễ trong việc rửa dạ dày thì phải điều trị bằng thuốc thuộc nhóm giống thần kinh đối giao cảm.Quên liều: Uống liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục dùng thuốc như lịch trình. Không uống gấp đôi liều để bù lại cho liều đã bị bỏ lỡ. 5. Tác dụng phụ của thuốc Furixat Một số tác dụng phụ hiếm gặp bao gồm: Buồn nôn và nôn ói (thường không xảy ra khi uống thuốc lúc no), khô miệng, chóng mặt, nhức đầu, ngầy ngật (thường sẽ hết khi giảm liều hoặc cho uống thuốc giãn cách), cảm xúc không ổn định, rối loạn điều tiết mắt, tăng nhãn áp, nổi mề đay hoặc các bệnh ngoài da khác, lú lẫn đặc biệt ở người lớn, rối loạn tiểu tiện, nhịp tim nhanh, sốt, tăng bạch cầu đa nhân ái toan và có thể gây táo bón khi dùng liều cao. 6. Lưu ý và bảo quản thuốc Lưu ý khi sử dụng:Bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu-sinh dục cùng lúc nên dùng flavoxate hydrochloride phối hợp với trị liệu bằng kháng sinh thích hợp.Nên dùng thuốc Furixat cẩn thận ở những bệnh nhân tăng nhãn áp, tắc nghẽn nặng ở đường tiểu dưới do nguyên nhân chèn ép.Tác động lên khả năng lái xe hay vận hành máy móc: Những bệnh nhân điều khiển xe hoặc máy móc, tham gia các công việc cần sự chú ý phải được báo trước về các tác dụng phụ có thể xảy ra như mờ mắt và chóng mắt.Phụ nữ mang thai: Cần cẩn thận khi dùng thuốc trong trường hợp có thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ.Sử dụng thuốc Furixat ở trẻ em: Không nên sử dụng thuốc này cho trẻ dưới 12 tuổi vì chưa có nghiên cứu khẳng định mức độ an toàn đối với nhóm tuổi này.Bảo quản:Thuốc nên để nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp.Trên đây là toàn bộ thông tin về công dụng và lưu ý khi dùng thuốc Furixat. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tuân thủ đúng chỉ định và liều dùng, tham khảo ý kiến của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
question_309
Vì sao tăng huyết áp lại nguy hiểm?
doc_309
Tăng huyết áp còn được gọi là kẻ giết người thầm lặng do các triệu chứng âm thầm tuy nhiên tăng huyết áp có thể là nguyên nhân gây ra các biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Tăng huyết áp có thể để lại những di chứng rất nặng nề, có thể dẫn đến tử vong cho người bệnh.. Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của cơ tim và sức cản của động mạch. Mỗi người có một huyết áp ổn định gọi là huyết áp nền.Thông thường, huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm, huyết áp hạ xuống thấp nhất vào khoảng 1-3 giờ sáng khi ngủ say và huyết áp cao nhất từ 8 – 10 giờ sáng. Khi vận động, gắng sức thể lực, căng thẳng thần kinh hoặc khi xúc động mạnh đều có thể làm huyết áp tăng lên. Và ngược lại, khi cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có thể hạ xuống. Khi bị lạnh gây co mạch, hoặc dùng một số thuốc co mạch hoặc thuốc co bóp cơ tim, ăn mặn có thể làm huyết áp tăng lên. Ở môi trường nóng, ra nhiều mồ hôi, bị tiêu chảy... hoặc dùng thuốc giãn mạch có thể gây hạ huyết áp. Đầu tiên hãy cùng hiểu về huyết áp bình thường. Huyết áp được thể hiện bằng 2 chỉ số: Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu) bình thường từ 90 đến 139 mm. Hg và huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương), bình thường từ 60 đến 89 mm. Hg.Tăng huyết áp: Khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mm. Hg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mm. Hg thì được chẩn đoán là huyết áp cao. Tăng huyết áp là khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mm. Hg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mm. Hg Hội chứng tăng huyết áp rất nguy hiểm và được coi là “Kẻ giết người thầm lặng”. Cao huyết áp không phải lúc nào cũng thể hiện ra triệu chứng rõ ràng. Nhưng nó lại có thể dẫn tới tổn thương động mạch và tĩnh mạch, làm giảm lưu lượng máu đi khắp cơ thể, có thể dẫn đến đột quỵ, đau tim, và suy tim. Các bộ phận khác của cơ thể như thận, chân tay và mắt cũng có thể bị tổn thương. Bạn có thể bị huyết áp cao (tăng huyết áp) trong nhiều năm mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Ngay cả khi không có triệu chứng, tổn thương mạch máu và tim của bạn vẫn tiếp tục và có thể được phát hiện. Huyết áp cao không được kiểm soát làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm đau tim và đột quỵ.Huyết áp cao thường phát triển trong nhiều năm và cuối cùng nó ảnh hưởng đến gần như tất cả mọi người. May mắn thay, huyết áp cao có thể dễ dàng được phát hiện. Và một khi bạn biết mình bị huyết áp cao, bạn có thể làm việc với bác sĩ để kiểm soát nó.Đặc biệt huyết áp cao không được kiểm soát có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm bao gồm:Đau tim hoặc đột quỵ. Huyết áp cao có thể gây cứng và dày lên các động mạch (xơ vữa động mạch), có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ hoặc các biến chứng khác.Chứng phình động mạch. Huyết áp tăng có thể khiến các mạch máu của bạn yếu đi và phình ra, hình thành chứng phình động mạch. Nếu một chứng phình động mạch vỡ, nó có thể đe dọa tính mạng.Suy tim. Để bơm máu chống lại áp lực cao hơn trong các mạch máu của bạn, tim phải làm việc nhiều hơn. Điều này làm cho các thành của buồng bơm của tim dày lên (phì đại thất trái). Cuối cùng, cơ dày có thể khó bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, điều này có thể dẫn đến suy tim. Tăng huyết áp khiến tim phải làm việc nhiều hơn, có thể dẫn đến suy tim Suy yếu và thu hẹp các mạch máu trong thận của bạn. Điều này có thể ngăn chặn các cơ quan này hoạt động bình thường.Các mạch máu dày, hẹp hoặc rách trong mắt. Điều này có thể dẫn đến mất thị lực.Hội chứng chuyển hóa. Hội chứng này là một nhóm các rối loạn chuyển hóa cơ thể của bạn, bao gồm tăng chu vi vòng eo; chất béo trung tính cao; cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) thấp, cholesterol "tốt"; huyết áp cao và nồng độ insulin cao. Những tình trạng này khiến bạn dễ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ.Rắc rối với bộ nhớ hoặc sự hiểu biết. Huyết áp cao không được kiểm soát cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ, ghi nhớ và học hỏi của bạn. Rắc rối với trí nhớ hoặc hiểu các khái niệm là phổ biến hơn ở những người bị huyết áp cao.Sa sút trí tuệ. Các động mạch bị thu hẹp hoặc bị chặn có thể hạn chế lưu lượng máu đến não, dẫn đến một loại chứng mất trí nhớ (chứng mất trí nhớ mạch máu). Đột quỵ làm gián đoạn lưu lượng máu đến não cũng có thể gây ra chứng mất trí nhớ mạch máu.Hầu hết những người bị huyết áp cao không có dấu hiệu hoặc triệu chứng, ngay cả khi chỉ số huyết áp đạt đến mức cao nguy hiểm. Một số người bị huyết áp cao có thể bị đau đầu, khó thở hoặc chảy máu cam, nhưng những dấu hiệu và triệu chứng này không đặc hiệu và thường không xảy ra cho đến khi huyết áp cao đến giai đoạn nghiêm trọng hoặc đe dọa đến tính mạng.Tăng huyết áp là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay tuy nhiên vẫn còn một số lượng không nhỏ số bệnh bệnh chưa được chẩn đoán tăng huyết áp dẫn đến các hậu quả đáng tiếc xảy ra hay một lượng lớn bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp nhưng huyết áp không được kiểm soát dẫn đến những hậu quả khó lường vì vậy việc tìm kiếm một bệnh viện chất lượng với các chuyên gia giỏi là vô cùng quan trọng giúp cho huyết áp của bạn luôn luôn ở mức ổn định. Đặc biệt, Trung tâm có các trang thiết bị hiện đại, ngang tầm với các bệnh viện uy tín nhất trên thế giới. Ngoài ra trung tâm có chương trình hợp tác toàn diện với Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai, Bộ môn Tim mạch trường Đại học Y Hà nội, Đại học Paris Decartes - Bệnh viện Georges Pompidou (Pháp), Đại học Pennsylvania (Hoa kì) ... Những điều cần biết về bệnh cao huyết áp
doc_36328;;;;;doc_21648;;;;;doc_9794;;;;;doc_19146;;;;;doc_29052
Tăng huyết áp hay huyết áp cao là kẻ giết người thầm lặng. Tình trạng tăng huyết áp thường xuyên dễ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Tăng huyết áp gây ảnh hưởng đến tim, thận, mắt, hệ thần kinh và nghiệm trọng nhất là não bộ của người bệnh. Huyết áp là lực của dòng máu tác động lên thành động mạch, gồm có huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp bình thường có chỉ số tâm thu < 130 mm. Hg, tâm trương < 85 mm. Hg. Khi huyết áp đạt đến ≥ 140/90 mm. Hg được gọi là tăng huyết áp. Tình trạng tăng huyết áp đôi khi không có triệu chứng hay dấu hiệu báo trước, có thể đến đột ngột và gây ra rất nhiều nguy hiểm cho người bệnh.Một số nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp bao gồm:Đường kính động mạch bị hẹp. Thể tích máu lớn hơn bình thường. Tim đập quá nhanh và mạnh so với bình thường. Sử dụng một số thuốc làm tăng huyết áp. Không xác định được nguyên nhân; thường gặp ở người từ 40 - 50 tuổi trở lên.Người lớn tuổi; béo phì; tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp; người có khuynh hướng huyết áp cao hơn bình thường:135-139/85-89 mm. Hg sẽ là những người dễ bị tăng huyết áp. Người già có nguy cơ cao bị tăng huyết áp Video đề xuất: Điều trị và phòng tránh tăng huyết áp - "kẻ sát thủ" thầm lặng Tình trạng tăng huyết áp nếu không được điều trị sẽ khiến tim làm việc nặng nề, mệt mỏi, áp lực tác động lên thành mạch máu lớn, làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, mù lòa mắt...Cụ thể, huyết áp cao ảnh hưởng đến não bộ của người bệnh. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ xuất huyết não ở người bệnh gấp 10 lần người không bị cao huyết áp. Khi huyết áp chỉ hơi cao so với bình thường, người bệnh vẫn có nguy cơ cao bị đột quỵ.Thực tế cho thấy đến 80% các cơn đau tim, đột quỵ là do tăng huyết áp gây ra. Tình trạng tăng huyết áp khiến các mạch máu nhỏ trong não suy yếu và vỡ. Nếu gián đoạn lưu lượng máu đến não sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não.Cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt. Nếu tình trạng bệnh nặng, kéo dài sẽ khiến tăng nguy cơ suy giảm nhận thức nhẹ, mất trí nhớ, đứt mạch máu não là nguyên nhân dẫn đến bại liệt, xuất huyết não. Nguy cơ nghiêm trọng nhất của người bệnh tăng huyết áp là tử vong nếu không được cấp cứu điều trị kịp thời. Tăng huyết áp là nguyên chính gây đột quỵ Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người trẻ có huyết áp cao trên ngưỡng bình thường có nguy cơ đối mặt với nguy cơ não bị co rút lại. Đối với người bị cao huyết áp, sẽ có những thay đổi trong chất xám não. Trong khi đó chất xám não có vai trò quan trọng với não bộ, vì chúng chứa hầu hết các tế bào thần kinh, có vai trò thiết yếu với chức năng thần kinh. Khi chất xám bị ảnh hưởng thay đổi là gây ra nguy cơ tăng đột quỵ, mất trí nhớ sớm hơn bình thường so với người có huyết áp bình thường. 3. Ảnh hưởng của tăng huyết áp Không chỉ ảnh hưởng tới não bộ tăng huyết áp còn gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể gây nguy hiểm, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cụ thể:Ảnh hưởng đến thận: tăng huyết áp có thể làm dày các thành mạch, gây hẹp lòng mạch máu, các chất thải của cơ thể vì thế sẽ ứ đọng lại trong máu. Nếu không được điều trị, thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến thận, nặng nhất là gây suy thận.Ảnh hưởng đến mắt: tăng huyết áp là nguyên nhân gây nên các bệnh lý về mắt như bệnh lý võng mạc, mù lòa. Bởi khi huyết áp tăng cao, các mạch máu nuôi cơ thể đều bị ảnh hưởng, kể cả mạch máu dẫn đến nuôi mắt. Không đủ máu đến mắt, mắt người bệnh tăng huyết áp có thể khô, mờ dần, tầm nhìn yếu, hạn chế, gây ra các bệnh võng mạc, lâu dần dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị.Gây chứng chuột rút (bệnh động mạch ngoại biên): tăng huyết áp nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng đến các mạch máu ở tứ chi. Nó làm thu hẹp, làm cứng các mạch máu của chân tay, dẫn đến triệu chứng chuột rút hay là bệnh động mạch ngoại biên gây đau đớn cho người bệnh Tăng huyết áp có thể gây ảnh hưởng đến mạch máu tay chân Gây mất xương: huyết áp tăng gây ra các bất thường về chuyển hóa canxi, tăng đào thải canxi của cơ thể, đặc biệt ở phụ nữ lớn tuổi. Tình trạng này kéo dài dẫn đến mất xương, gãy xương do loãng xương.Ảnh hưởng đến thai kỳ: phụ nữ mang thai bị cao huyết áp có thể làm giảm lưu lượng máu đến nhau thai, gây giảm nồng độ oxy, chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi. Điều này đồng nghĩa thai nhi có nguy cơ chậm phát triển, phát triển không bình thường. Nguy hiểm nhất đối với mẹ bầu bị tăng huyết áp là hội chứng tiền sản giật gây biến chứng nghiêm trọng cho mẹ và thai nhi. Nghiên cứu cho thấy huyết áp cao khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ tới 40%.Như vậy để giảm thiểu các tác động ảnh hưởng của tăng huyết áp đối với sức khỏe, người bệnh cao huyết áp cần được điều trị đúng theo hướng dẫn, tư vấn của bác sĩ điều trị. Việc duy trì chỉ số huyết áp bình thường giúp hạn chế tối đa các nguy cơ biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.;;;;;Tăng huyết áp là bệnh lý thường gặp ở những người lớn tuổi và đang có dấu hiệu ngày càng phổ biến ở người trẻ. Tăng huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi chúng có khả năng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Tăng huyết áp không chỉ đơn thuần là áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch tăng, mà nó còn kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng trực tiếp đến tim và động mạch. Theo thời gian, tăng huyết áp nếu không được theo dõi và kiểm soát tốt sẽ gây ra các biến chứng về tim mạch, đột quỵ và thận.Trong đó, các biến chứng điển hình nhất là: Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, nhũn não, xuất huyết não, mờ mắt, bệnh động mạch ngoại vi, phình hoặc phình tách thành động mạch...Đây là những biến chứng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh, có khả năng gây tàn phế và trở thành gánh nặng về tinh thần cũng như vật chất đối với gia đình bệnh nhân và xã hội.Tăng huyết áp còn nguy hiểm bởi chúng thường diễn biến âm thầm và không có triệu chứng báo trước nào. Trên thực tế có nhiều bệnh nhân bị tăng huyết áp trong nhiều năm mà không hề hay biết. Đến khi phát hiện thì đã bị mắc các biến chứng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc phải chịu thương tật suốt đời. Không ít trường hợp bệnh nhân thấy có triệu chứng đau đầu thì cũng là lúc phát hiện mình bị xuất huyết não, khả năng cứu chữa vô cùng mong manh. 2. Nguyên nhân tăng huyết áp Các nguyên nhân gây tăng huyết áp Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tăng huyết áp như: tuổi cao, chế độ ăn uống không hợp lý (ăn mặn, ăn nhiều chất béo); thói quen sinh hoạt không lành mạnh (hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia); ít hoạt động thể lực; tình trạng thừa cân, béo phì; căng thẳng quá mức; mắc các bệnh lý về thận, nội tiết, bệnh tim mạch, tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp...Phần lớn những yếu tố nguy cơ này có thể kiểm soát được nếu có hiểu biết đúng và có ý thức phòng tránh. Tăng cường tập luyện thể lực là việc cần thiết để phòng ngừa tăng huyết áp Cùng với việc điều chỉnh chế độ ăn uống thì tập luyện thể lực là một phần không thể thiếu của chương trình điều trị hàng ngày. Luyện tập thể dục thường xuyên có tác dụng làm giảm huyết áp và giảm cân nặng, duy trì cân nặng cơ thể ở mức lý tưởng. Để phòng ngừa tăng huyết áp chúng ta nên luyện tập ít nhất 30 phút mỗi ngày và hầu hết các ngày trong tuần. Các bài tập có thể đa dạng từ đi bộ nhanh, đạp xe, yoga, tập aerobic hoặc bơi lội..v.v..tùy vào sở thích và khả năng tập luyện của mỗi người.3.4 Từ bỏ những thói quen xấu. Bỏ hút thuốc lá: Các nghiên cứu chỉ rõ việc hút thuốc lá làm gia tăng nguy cơ tim mạch gấp nhiều lần ở người cao huyết áp. Ngưng hút thuốc là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.Hạn chế uống rượu quá mức: Việc uống nhiều rượu sẽ dẫn tới nguy cơ béo phì, tăng huyết áp khó kiểm soát và gia tăng nguy cơ tai biến mạch máu não.Hạn chế stress, căng thẳng quá mức: Stress thường dẫn đến những thói quen không lành mạnh như chế độ ăn bừa bãi, lạm dụng rượu bia, thuốc lá...gây ảnh hưởng tới các chỉ số huyết áp. Cách tốt nhất là bạn không nên thức khuya, làm việc quá căng thẳng, nên ngủ đúng giờ và tối thiểu 7 giờ/ngày. 4. Khám và điều trị huyết áp, bệnh tim mạch tại địa chỉ uy tín Tăng huyết áp là bệnh lý nguy hiểm mang tính chất kéo dài, tiềm ẩn nhiều biến chứng khó lường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Do đó để phòng chống tăng huyết áp người trưởng thành nên thường xuyên đo kiểm tra huyết áp để phát hiện sớm các dấu hiệu. Người bị bệnh tăng huyết áp ngoài việc áp dụng các biện pháp tích cực thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt còn cần được theo dõi bệnh lý lâu dài và phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa bệnh nhân và bác sĩ. Bài viết tham khảo nguồn: Hội Tim mạch học Việt Nam Những điều cần biết về bệnh cao huyết áp;;;;;Tăng huyết áp là một bệnh lý rất thường thấy, trở thành nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hại cho sức khỏe và tính mạng như: suy thận, tim mạch, tai biến mạch máu não, mù lòa,... Ghi nhớ ngay dấu hiệu tăng huyết áp sau đây là cách giúp bạn chủ động và kịp thời có phương án bảo vệ cho chính mình trước các biến chứng không đáng có. 1. Nguyên nhân nào làm tăng huyết áp Tăng huyết áp (huyết áp cao) là trình trạng máu phải lưu thông với áp lực tăng một cách liên tục. Ở những người bình thường huyết áp trong khoảng 120/80 mm Hg. Người có nguy cơ với huyết áp cao thì chỉ số này trong khoảng 120 - 139/80 - 89 mm Hg và có nguy cơ cao với huyết áp cao khi trong khoảng 140/90 mm Hg. Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp ở người trưởng thành không xác định được nguyên nhân, có khoảng 10% bệnh nhân mắc bệnh là do: - Sự tăng lên của tuổi tác. - Yếu tố cân nặng tăng bất thường. - Ăn mặn trong thời gian dài làm tăng hấp thu nước vào trong máu. - Ăn quá nhiều chất béo, nhất là chất béo bão hòa. - Tiền sử gia đình có người mắc bệnh cao huyết áp. - Ít luyện tập thể thao. - Mắc các bệnh lý mãn tính. - Thường xuyên uống rượu bia. - Căng thẳng tâm lý trong thời gian dài. - Tác dụng phụ do một số loại thuốc gây ra. - Nhiễm độc thai kỳ. 2. Thận trọng với những biến chứng do tăng huyết áp 2.1. Vì sao tăng huyết áp là bệnh nguy hiểm Sở dĩ nói tăng huyết áp là bệnh lý nguy hiểm là bởi: - Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp cao và có xu hướng ngày càng tăng nhanh không chỉ ở nước ta mà còn cả trên toàn thế giới. - Bệnh lý này gây nên nhiều biến chứng với những hậu quả rất nặng nề cho người bệnh nói riêng và toàn xã hội nói chung như: suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tắc mạch máu não, mù lòa, suy thận,... - Các dấu hiệu tăng huyết áp thường rất nghèo nàn khi nó chưa vào giai đoạn biến chứng nên bệnh nhân thường chủ quan, ít tuân thủ nghiêm túc chỉ định điều trị dẫn đến tỷ lệ biến chứng rất cao. 2.2. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp Sở dĩ ghi nhớ dấu hiệu tăng huyết áp để xử lý kịp thời được xem là việc làm cần thiết vì bệnh lý này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: - Suy tim: một thời gian dài tim phải làm việc quá sức để bơm máu nuôi cơ thể nên bị to và yếu đi. - Nhồi máu cơ tim và đột quỵ: người bị tăng huyết áp có nguy cơ xơ vữa động mạch cao, thành mạch bị xơ cứng nên dễ bị cơn đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim. - Suy thận: do tăng huyết áp thường xuyên và kéo dài làm hẹp các mạch máu trong thận nên dễ bị suy thận. - Phình động mạch: người bị cao huyết áp có thể bị phình động mạch từ đó gây chảy máu nội bộ nguy hiểm đến tính mạng. - Hội chứng chuyển hóa: tăng huyết áp dễ mắc các rối loạn chuyển hóa như tăng nồng độ insulin, giảm HDL-C, tăng vòng eo,… - Biến chứng não: động mạch bị thu hẹp do tăng huyết áp dễ dẫn đến mất trí nhớ, nhồi máu não và xuất huyết não. - Xuất huyết võng mạc: các vấn đề về thị lực do mạch máu trong mắt bị vỡ ra, nặng nhất có thể bị mù hoàn toàn. 3. Những dấu hiệu tăng huyết áp cần chú ý 3.1. Các dấu hiệu tăng huyết áp Như đã nói ở trên, dấu hiệu tăng huyết áp khi chưa xảy ra biến chứng là tương đối nghèo nàn nên người bệnh thường phát hiện bị bệnh một cách tình cờ. Có một số dấu hiệu có thể gặp ở một số người như: - Chảy máu mũi: do huyết áp tăng cao một cách đột ngột nên người bệnh bị chảy máu mũi nhiều và khó ngưng. Thường thì dấu hiệu này xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh. - Xuất huyết: có vệt máu ở trong mắt hoặc xuất huyết kết mạc. - Tê hoặc ngứa râm ran chân tay: thường thì đây là dấu hiệu tăng huyết áp gây đột quỵ. Những trường hợp tăng huyết áp thường xuyên và không được kiểm soát có thể gây tê liệt dây thần kinh trong cơ thể và sinh ra hiện tượng chân tay có cảm giác tê hoặc ngứa râm ran. - Buồn nôn và nôn: dấu hiệu này dễ nhầm lẫn với rất nhiều bệnh lý khác nên khó nhận diện và dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, khi nó xuất hiện kèm theo hiện tượng khó thở, nhìn mờ thì có thể là đang bị tăng huyết áp. - Choáng váng, chóng mặt: khi triệu chứng này xuất hiện đột ngột thì nó cũng có thể cảnh báo bệnh tăng huyết áp. 3.2. Cách thức xác định chính xác có bị tăng huyết áp hay không Khi nghi ngờ có dấu hiệu tăng huyết áp, để nhận biết chính xác, tốt nhất nên đo huyết áp. Huyết áp tối thiểu được xác định là >90 mm Hg và huyết áp tối đa được xác định là >140mm Hg. Để đo huyết áp đúng cần: - Người bệnh ở trong trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn (ít nhất 5 phút trước khi đo) đồng thời không dùng các chất kích thích dễ ảnh hưởng đến huyết áp như: cà phê, trà, thuốc lá, thuốc lào,... - Các lần đo huyết áp phải cách nhau 10 - 15 phút, trung bình cộng của 2 lần đo được tính là giá trị huyết áp. - Giữ tư thế ngồi thẳng lưng, tay ngang tim, chân không bắt chéo. - Không làm việc riêng khi đang đo huyết áp. Xin nhắc lại một lần nữa rằng không phải với ai các dấu hiệu tăng huyết áp cũng rõ ràng vì thế cần hết sức cảnh giác với bệnh lý này. Nếu bạn là người có nguy cơ hoặc đang mắc bệnh, hãy tìm đến bác sĩ để có biện pháp kiểm soát chỉ số huyết áp của mình. Việc dùng thuốc khi điều trị bệnh cần phải kiên trì mới thấy được hiệu quả nên chớ nôn nóng. Nếu đã được bác sĩ kê thuốc và sử dụng đúng chỉ định mà chỉ số huyết áp không trở về như bình thường, hãy đến gặp bác sĩ trao đổi để có được một hướng điều trị hiệu quả hơn.;;;;;Tăng huyết áp hay còn gọi là cao huyết áp, xảy ra khi áp lực máu lên các thành động mạch cao hơn so với bình thường. Nếu không được khám và theo dõi hiệu quả, căn bệnh này có thể là tiền đề dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm. Không những thế, tăng huyết áp còn được ví là “kẻ giết người thầm lặng” bởi triệu chứng bệnh rất khó nhận biết, thường chỉ thoáng qua. Tăng huyết áp (hay cao huyết áp) xảy ra khi áp lực máu lên các thành động mạch cao hơn mức bình thường. Tăng huyết áp (hay cao huyết áp) xảy ra khi áp lực máu lên các thành động mạch cao hơn mức bình thường. Bạn có thể mắc cao huyết áp trong nhiều năm mà không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Mặc dù không có triệu chứng, nhưng về lâu dài người bệnh có thể mắc các biến chứng tăng nguy hiểm như đau tim và đột quỵ. Khi đo huyết áp, người ta dùng 2 số đo là huyết áp tâm thu (số đứng trước) và huyết áp tâm trương (số đứng sau), chẳng hạn 120/80 mmHg. Tình trạng huyết áp được gọi là cao huyết áp khi một hoặc cả hai chỉ số quá cao so với bình thường (lưu ý: những chỉ số dưới đây áp dụng đối với những người không dùng thuốc huyết áp và chưa có tiền sử bệnh.) – Huyết áp bình thường hầu như thấp hơn 120/80mmHg; – Cao huyết áp là khi huyết áp đạt mức 140/90mmHg hoặc cao hơn trong một thời gian dài; – Nếu chỉ số huyết áp là 120/80mmHg hoặc cao hơn, nhưng dưới 140/90mmHg thì đó là tiền cao huyết áp. 2. Nguyên nhân gây tăng huyết áp Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tăng huyết áp Có hai loại tăng huyết áp với các nguyên nhân khác nhau: – Tăng huyết áp vô căn: không có nguyên nhân cụ thể. Trong trường hợp này, cao huyết áp thường là do di truyền, thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. – Tăng huyết áp thứ cấp: Đây là hệ quả của một số bệnh, chẳng hạn như: bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận hay tác dụng phụ của sử dụng thuốc tránh thai, thuốc chữa trầm cảm hoặc tiêu thụ rượu quá mức nhất định. Ở nhiều trường hợp, tăng huyết áp xảy ra mà không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng mờ nhạt, khó nhận biết. Các dấu hiệu thường không rõ ràng cho đến khi bệnh diễn tiến đến giai đoạn nghiêm trọng. Lúc này, người bệnh mới có thể nhận thấy một số triệu chứng điển hình của bệnh tăng huyết áp như: – Đau đầu, mất ngủ. – Ù tai, mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, mắt nhìn mờ – Đau ngực, khó thở, nhịp tim nhanh. thở nông – Chảy máu cam – Mặt đỏ, buồn nôn, ói mửa – Đi tiểu có máu 4. Biến chứng của bệnh tăng huyết áp Tăng huyết áp nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng vô cùng nguy hiểm trên các cơ quan như: tim, não, mắt, động mạch ngoại biên. – Biến chứng tức thời: Có thể nguy hiểm đến tính mạng, gồm những biến chứng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cấp, bóc tách động mạch chủ, phù phổi cấp, suy thận cấp. – Biến chứng lâu dài: Xảy ra nếu sau một thời gian dài người bệnh bị tăng huyết áp mà không được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Biến chứng lúc này bao gồm: + Bệnh lý về não, hệ thần kinh: Rối loạn tiền đình + Bệnh lý về mắt + Bệnh lý về tim như: tim to, suy tim, đau thắt ngực do thiếu máu cục bộ cơ tim, đau cách hồi + Bệnh lý về thận: suy thận mạn;;;;; Bệnh huyết áp không phải lúc nào cũng có dấu hiệu cảnh báo Mặc dù thực tế khi huyết áp tăng sẽ kèm theo một số triệu chứng – nhức đầu, mất ý thức, khó thở, chóng mặt, tức ngực, mạch nhanh, chảy máu từ mũi. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy. Đối với nhiều người, hoàn toàn không có những dấu hiệu đã nêu – đó chính là một kẻ giết người thầm lặng. Bệnh huyết áp nếu không được phát hiện sớm có thể gây nên biến chứng nguy hiểm Bệnh lý huyết áp dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm Thường xuyên theo dõi huyết áp có thể bảo vệ bạn khỏi nhiều nguy hiểm, bởi huyết áp cao làm tăng nguy cơ các bệnh nghiêm trọng cụ thể như: Xơ vữa động mạch: Huyết áp cao khi không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch. Khi động mạch bị cứng lại dễ gây ra những cơn đau tim. Suy yếu mạch máu: Huyết áp cao có thể làm suy yếu các mạch máu dễ khiến chúng lồi ra gây ra chứng phình mạch máu. Người bệnh huyết áp cần được kiểm tra thường xuyên Suy tim: Khi huyết áp tăng cao khiến lượng máu cung cấp cho cơ thể bị cản trở dễ dẫn đến suy tim. Ảnh hưởng đến thận: Huyết áp tăng cao dẫn đến mạch máu ở thận suy yếu ảnh hưởng đến chức năng của nó. Đây là một trong những hậu quả nghiêm trọng của huyết áp khi không được điều trị. Trì trệ hoạt động não: Các chuyên gia chỉ ra rằng không điều trị huyết áp có thể ảnh hưởng đến não bộ khiến năng lực học tập cũng như khả năng suy nghĩ giảm rõ rệt. Giảm thị lực: Khi các mạch máu hiện diện trong mắt sẽ ngăn chặn tầm nhìn của bạn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Thăm khám để được điều trị hiệu quả Với những lý do trên đây, bạn nên thường xuyên theo dõi huyết áp có thể bảo vệ bạn khỏi nhiều nguy hiểm, bởi huyết áp cao làm tăng nguy cơ các bệnh nặng. Thường xuyên hơn cả là ảnh hưởng tới tim và mạch máu não, mắt và thận, gây ra các cơn đau tim, đột quỵ, suy tim và thận, các vấn đề về thị giác dẫn đến mù lòa. Vì thế trong nhà bạn nên có một máy đo huyết áp. Huyết áp có thể tăng cao hơn do tác động của hút thuốc, muối dư thừa và chất béo trong chế độ ăn uống, stress, ít vận động. Một số bệnh khác như tiểu đường, béo phì cũng có thể tăng nguy cơ này. Chính vì thế, cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho phù hợp, chữa trị các bệnh lý làm tăng nguy cơ, kiểm soát cân nặng và tăng cường tập luyện thể thao thường xuyên để duy trì mức huyết áp lý tưởng an toàn.
question_310
Bệnh lỵ amip cấp tính
doc_310
Bệnh lỵ amip là tình trạng nhiễm trùng ở đại tràng do Entamoeba histolitica. Bệnh gây tổn thương là những vết loét nhỏ trong lòng ruột. Bệnh lỵ amip được chia thành hai loại: bệnh lỵ amip cấp tính và bệnh lỵ amip mạn tính. Nguyên nhân gây bệnh lỵ amip cấp tính Bệnh lỵ amip được lây qua đường tiêu hóa do thức ăn, nước uống bị nhiễm kén amip hoặc do ruồi nhặng mang mầm bệnh làm ô nhiễm thực phẩm. Bệnh lỵ amip được lây qua đường tiêu hóa do thức ăn, nước uống bị nhiễm kén amip Kén amíp có thể tồn tại ở ngoài môi trường dưới nhiệt độ 17-20oC, tuy nhiên ở nhiệt độ 85oC kén chết sau vài giây. Nguồn lây bệnh có thể là từ người bệnh sang người lành. Bệnh lỵ amip có thể gặp ở mọi lứa tuổi và có tới 90% không có biểu hiện triệu chứng gì và chỉ có 10% có biểu hiện bệnh lỵ amip hoặc áp xe gan amip, áp xe não amip. Độ tuổi mắc lỵ amip nhiều nhất từ 20 đến 30 tuổi. Đối với bệnh lỵ amip: Thời gian nung bệnh có thể kéo dài từ 1-2 tuần cho tới 3 tháng. Bệnh khởi phát từ từ hoặc cấp tính. Triệu chứng bệnh lỵ amip cấp tính Khi bị lỵ amip cấp tính, người bệnh sẽ thấy triệu chứng đau bụng, mót rặn và đại tiện phân nhầy máu. Đau bụng quặn từng cơn, đau dọc theo khung đại tràng trước khi đi đại tiện, đau buốt hậu môn kèm cảm giác mót rặn dữ dội. Đại tiện phân nhày máu, đôi khi xen kẽ với tiêu chảy, mỗi lần đi tiêu ít phân, nhưng đi nhiều lần trong ngày. Khi bị bệnh lỵ amip cấp tính, người bệnh sẽ có biểu hiện đau bụng, mót rặn, đại tiện phân nhầy máu… Trong trường hợp mắc lỵ amip cấp tính nhẹ thì đại tiện phân nhầy máu vài lần mỗi ngày, ít mệt mỏi. Thể trung bình: bệnh nhân mệt nhiều, đại tiện khoảng 5-15 lần mỗi ngày. Thể nặng: bệnh nhân suy kiệt, mất nước, rối loạn chất điện giải, bụng chướng, cảm giác mót rặn và đau bụng nhiều, đại tiện phân nhầy máu trên 15 lần/ngày. Diễn tiến của bệnh lý amip cấp tính thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần tùy theo việc điều trị sớm hay muộn. Bệnh lỵ amip dễ bị tái nhiễm và tiến triển thành mạn tính. Phòng bệnh lỵ amip Nguồn lây bệnh chủ yếu là từ người bị bệnh và người lành mang trùng (người bị nhiễm bệnh nhưng không có biểu hiện), thải kén amip theo phân gây ô nhiễm thực phẩm và nước uống. Vì bệnh lây qua đường tiêu hóa nên biện pháp phòng ngừa chủ yếu là vệ sinh ăn uống. Nên thực hiện ăn chín, uống sôi, vệ sinh môi trường tốt, xử lý phân hợp vệ sinh. Tuyệt đối không dùng phân tươi để bón rau. Khi dùng rau quả tươi phải rửa sạch dưới vòi nước hoặc ngâm kỹ để tiêu diệt kén amip. Để phòng tránh lỵ amip, người bệnh cần chú ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín, uống sôi để không bị nhiễm khuẩn Ngoài ra, mầm bệnh còn do tay bẩn, bào nang dính dưới móng tay, khi đưa vào miệng sẽ nhiễm bệnh. Vì thế cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Cần tuân thủ theo đúng quy trình chế biến, vệ sinh an toàn thực phẩm để tiêu diệt mầm bệnh, tránh triệu chứng bệnh lỵ amip cấp tính, ảnh hưởng tới sức khỏe. Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về bệnh lỵ amip cấp tính
doc_58024;;;;;doc_36878;;;;;doc_37674;;;;;doc_6195;;;;;doc_6629
Bệnh lỵ amip là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do ký sinh trùng gây ra. Đây là bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, đặc biệt nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Bệnh lỵ amip được chia thành 2 loại là bệnh lỵ amip cấp tính và lỵ amip mạn tính. Triệu chứng bệnh lỵ amip cấp tính Theo nghiên cứu, có 90% các trường hợp lỵ amip không gây triệu chứng cụ thể ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên khi bệnh phát triển trong cơ thể một thời gian, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng sau: Bệnh lỵ amip cấp tính thường gây triệu chứng đau bụng, mót rặn… ảnh hưởng tới sức khỏe Trường hợp bệnh lỵ amip cấp tính nhẹ thì đại tiện phân nhầy vài lần/ ngày, ít mệt mỏi. Thể trung bình thì người bệnh mệt nhiều, đại tiện nhiều lần trong ngày. Thể nặng thì người bệnh suy kiệt, mất nước, rối loạn điện giải, đại tiện phân nhầy lẫn máu nhiều lần trong ngày. Bệnh lỵ amip cấp tính thường diễn biến vài ngày đến vài tuần, hay tái phát và có thể tiến triển nặng hơn thành bệnh lỵ amip mạn tính. Vì thế người bệnh cần đi khám và điều trị ngay khi phát hiện ra bệnh. Con đường lây truyền bệnh Bệnh lỵ amip cấp tính là bệnh có khả năng lây truyền. Các con đường lây truyền bệnh gồm: Con đường lây truyền bệnh lỵ amip cấp tính là do không vệ sinh tay sạch sẽ, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh Điều trị bệnh lỵ amip cấp tính Bệnh lỵ amip lây truyền chủ yếu qu ăn uống nên cách phòng bệnh hiệu quả là: Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh lỵ amip, chúng ta cần thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ hàng ngày Nếu bị bệnh, cần khám và điều trị triệt để theo đúng phác đồ của bác sĩ. Để bệnh không tái phát, cần xét nghiệm nhiều lần, và điều trị triệt để ký sinh trùng gây bệnh, tránh bệnh tiến triển thanh mạn tính, khó điều trị.;;;;;Bệnh lỵ amip là một bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiêu hóa do loài amip đơn bào thuộc nhóm Entamoeba ký sinh trong đường ruột gây ra, trong đó hay gặp nhất là Entamoeba histolytica. 1. Tổng quan về amip gây bệnh lỵ Amip là loại đơn bào, có thể gặp thấy 3 dạng tồn tại: - Thể hoạt động ăn hồng cầu: đây là thể thường thấy ở phân người mắc bệnh lỵ amip hoặc khu trú ở các áp-xe thành ruột, các phủ tạng do amip di chuyển tới. Có kích thước 20 - 40 nm, di chuyển nhanh bằng cách phóng ra chân giả. Nội nguyên sinh chất có chứa hồng cầu do amip ăn vào, có 1 nhân chứa trung thể. - Thể hoạt động không ăn hồng cầu (minuta): giống như thể ăn hồng cầu nhưng kích thước nhỏ hơn. - Thể bào nang: đây là thể bảo vệ và phát tán của amip. Bào nang có hình cầu, vỏ dày chiết quang, không di động, có nhân. 2. Tác nhân gây bệnh lỵ amip Người nhiễm amip do ăn phải bào nang có trong thức ăn hay nước uống, gián tiếp qua sự ô nhiễm môi trường. Tới dạ dày dưới tác dụng của dịch tiêu hóa lớp vỏ của bào nang tan ra nhân cùng nguyên sinh chất phân chia tạo 8 amip thể minuta. Khi gặp điều kiện thuận lợi các minuta này trở thành thể ăn hồng cầu và gây bệnh. Chúng xâm nhập vào thành đại tràng, tạo nên những ổ apxe và gây hội chứng lỵ. 3. Triệu chứng lâm sàng khi mắc bệnh lỵ amip Lỵ amip gây nên 3 thể bệnh khác nhau: Thể bệnh không có triệu chứng. Thể bệnh cấp tính. Thể bệnh mạn tính. 3.1 Thể bệnh cấp tính Xuất hiện hội chứng lỵ đặc trưng: đau quặn, mót rặn, phân nhầy máu. - Đau quặn bụng: bệnh nhân đau quặn bụng vùng hố chậu phải hoặc đau âm ỉ dọc khung đại tràng. Có cảm giác đi ngoài tuy nhiên đi ngoài xong vẫn xuất hiện đau lại. - Mót rặn: đi đại tiện từ vài lần đến chục lần 1 ngày. Bệnh nhân đi ngoài thấy phân nhầy máu. Tuy nhiên, xuất hiện những lần mót rặn giả (không đi ngoài). - Tính chất phân thay đổi: từ lỏng sệt ít nhầy máu đến nhầy máu. Ở thể lỵ cấp tính bệnh nhân có các triệu chứng tương đối giống với bệnh lỵ do trực khuẩn gây ra cần phân biệt rõ 2 bệnh này với nhau. Một số đặc điểm phân biệt 2 bệnh này được thể hiện qua bảng sau: 3.2 Thể mạn tính Những bệnh nhân mắc bệnh lỵ cấp tính không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ dẫn đến mạn tính. Bệnh lỵ mạn tính diễn biến kéo dài, hay tái phát, thường kết hợp với hội chứng suy mòn. Các triệu chứng của đợt cấp tương tự lỵ cấp tính. 4. Biến chứng do bệnh lỵ amip gây ra Bệnh lỵ amip nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm: - Chảy máu ruột. - Viêm ruột thừa do amip. - Viêm phúc mạc do thủng ruột. - Nhiễm trùng. - Tạo các ổ apxe. Hiện nay xét nghiệm phân để phát hiện amip đang được sử dụng phổ biến. Đa phần xét nghiệm phân tìm amip giúp chẩn đoán xác định. Tuy nhiên, một số trường hợp khó chẩn đoán không rõ ràng các bác sĩ sẽ chỉ định thêm nội soi trực tràng để trực tiếp lấy mẫu mô xét nghiệm. Cũng có thể xét nghiệm máu (bạch cầu ái toan máu, Ig E, CRP,... ) để hỗ trợ chẩn đoán. Ngoài ra, có thể dùng phương pháp ELISA, PCR để phát hiện. Trong trường hợp mắc nghi mắc bệnh lỵ amip bạn nên đi kiểm tra sớm để có hướng điều trị kịp thời. Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc sự hướng dẫn của bác sĩ. Nhằm hạn chế nguy cơ mắc bệnh bạn nên tập cho mình thói quen ăn uống sinh hoạt lành mạnh như: - Ăn chín uống sôi. Hạn chế ăn rau sống. Sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh. Có các phương pháp khử khuẩn nguồn nguồn nước sinh hoạt. - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay chân trước khi ăn và trước khi chế biến thực phẩm. - Nâng cao sức khỏe bằng việc tập thể dục hàng ngày, không thức quá khuya, ngủ đủ giấc. - Vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh. - Ngâm rửa hoa quả sạch sẽ trước khi ăn. - Hạn chế ăn uống vỉa hè những nơi không đảm bảo an toàn vệ sinh. - Xử lý và quản lý phân hợp lý: không bón rau bằng phân, khử trùng quần áo nếu bị dính phân, đi vệ sinh đúng nơi quy định. - Thực hiện xét nghiệm phân định kỳ tại các nơi có bếp ăn tập thể như nhà trẻ, doanh trại quân đội. Bảo hiểm nhân thọ Prudential. Công ty dịch vụ Nam Á (SAS). Bảo hiểm dầu khí PVI. Bảo hiểm quân đội MIC. Bảo hiểm MSIG. Bảo hiểm nhân thọ Manulife. Bảo hiểm bưu điện PTI. Bảo hiểm BIDV (BIC). Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life. Bảo hiểm nhân thọ Generali. The Malaysia Insuarance Institute. Bảo hiểm Baoviet Tokio Marine. Bảo hiểm nhân thọ FWD;;;;;Bệnh amip do một loại ký sinh trùng đơn bào gây ra, có thể không có triệu chứng hoặc gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng như tiêu chảy, đau bụng... Chính vì vậy cần phải dùng thuốc điều trị amip sớm và kịp thời để tránh gây ra các hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe. 3. Các thuốc điều trị bệnh do amip Nguyên tắc sử dụng thuốc:Với những người bệnh ở vùng có bệnh lưu hành thì tình trạng người mang tế bào nang mà không có triệu chứng là rất phổ biến. Tuy nhiên, với những người bệnh ở vùng không có bệnh lưu hành thì người mang bào năng không có triệu chứng cần phải được điều trị bằng các loại thuốc diệt amip trong lòng ruột để làm giảm nguy cơ lây truyền và dự phòng tình trạng amip thể cấp tính xâm nhập.Điều quan trọng trong việc dùng thuốc điều trị amip là cần phải tiêu diệt được hết nguyên nhân gây bệnh. Người bệnh khi sử dụng với thuốc điều trị lỵ amip thì họ cần phải điều trị giảm đau, nhiễm khuẩn mắc kèm và khắc phục biến chứng xảy ra.Với điều trị diệt amip:Để có thể tiêu diệt amip ở thể hoạt động và thể kén trong các mô của người bệnh thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc như Metronidazol, Tinidazole, Secnidazole hoặc Flagentyl. Trong trường hợp người bệnh bị nhiễm amip ở thể hoạt động thì cần phải được sử dụng Emetin dehydro theo đường tiêm bắp. Sau khi ngưng sử dụng Amitin thì người bệnh vẫn phải tiếp tục điều trị đủ bằng Metronidazol. Ngoài ra còn có một số loại thuốc khác như Amino quinolin, Amodiaquine nhưng ít khi được sử dụng.Ngoài ra, thuốc diệt amip trong lòng ruột được dùng nhiều nhất hiện nay gồm có Chiniofon và Intetrix. Hoặc đôi khi người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc Diloxanide furoate như Diodohydroquin hoặc Emetin dehydro.Với điều trị làm giảm đau và điều trị nhiễm khuẩn phối hợp:Khi bệnh nhân bị lỵ amip mà có biểu hiện đau nặng thì có thể được sử dụng thuốc giảm đau, giãn cơ trơn hoặc băng se niêm mạc như Atropin, Smecta, Papaverin. Lưu ý, liều lượng sử dụng cho trẻ em và người lớn sẽ khác nhau.Với việc điều trị các biến chứng và phòng bệnh. Nếu người bệnh bị viêm ruột thừa, thủng đại tràng thì cần phải phẫu thuật ngay lập tức. Nếu bệnh nhân bị chảy máu đại tràng thì sẽ được bác sĩ chỉ định dùng Transamin mỗi ngày từ 750-2000mg.Ngoài ra, người dân cần phải được giáo dục về an toàn vệ sinh khi ăn uống, thực hiện ăn chín uống sôi, rửa tay bằng xà phòng trước khi và sau khi đi vệ sinh để phòng ngừa lỵ amipĐồng thời cần phải đảm bảo vệ sinh nguồn nước ăn, nước sinh hoạt và nguồn nước uống với nước thải để tránh tình trạng ô nhiễm nguồn nước. 4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh do amip Với Metronidazol:Đây là kháng sinh điều trị lỵ amip, loại thuốc đại diện cho việc chống vi khuẩn và ký sinh trùng đơn bào, được dùng trong điều trị bệnh amip thể cấp tính xâm nhập và thể kénĐối với người bệnh bị amip cấp: người lớn và trẻ em có thể sử dụng thuốc từ 5 đến 10 ngày với liều lượng tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ hoặc theo tờ hướng dẫn sử dụng đi kèm. Sau đó được điều trị bằng thuốc diệt amip tại ruột như Diloxanid. Nếu người bệnh không thể dùng bằng đường uống thì có thể được dùng bằng đường truyền tĩnh mạch cho tới khi điều trị thuốc bằng đường uống để đảm bảo đủ liều, sau đó mới tiến hành điều trị với thuốc diệt amip tại ruột.Đối với thuốc Metronidazol dạng viên nén, người bệnh cần phải sử dụng kết hợp với nước trong hoặc sau bữa ăn. Với Metronidazol dạng hỗn hợp thì cần phải uống trước bữa ăn 1 ngày.Khi sử dụng thuốc có thể người bệnh sẽ gặp một số tác dụng phụ phổ biến như nôn, buồn nôn, có vị kim loại khó chịu, rối loạn tiêu hóa,.... Ngoài ra người bệnh còn có thể gặp phải một số tác dụng phụ hiếm gặp hơn như ngủ gà, nhức đầu, choáng váng, mất khả năng điều hòa vận động,... Lưu ý, cần ngưng sử dụng thuốc khi người bệnh có triệu chứng lú lẫn, chóng mặt, mất điều hòa.Với Diloxanid:Là loại thuốc được lựa chọn để điều trị amip khi đã chuyển sang thể kén và không xuất hiện những triệu chứng lâm sàng ở những vùng không có dịch bệnh lưu hành. Thuốc được sử dụng sau khi bệnh nhân đã được điều trị với Metronidazol để diệt amip ở thể hoạt động bên trong ruột.Khi điều trị người bệnh mang kén amip không có triệu chứng: người lớn có thể sử dụng thuốc trong khoảng 10 ngày. Trong trường hợp cần thì có thể sử dụng kéo dài lên đến 20 ngày. Đối với trẻ em thì khuyến cáo sử dụng trong vòng 10 ngày.Khi điều trị lỵ amip cấp: người bệnh cần được sử dụng thuốc Metronidazol trước, sau đó dùng Diloxanide furoat với cách dùng như trên. Khi sử dụng thuốc, người bệnh cũng xuất hiện những tác dụng không mong muốn như: đầy hơi, chán ăn, nôn, tiêu chảy, co cứng bụng, ...Ngoài các loại thuốc điều trị amip thì người bệnh khi bị đau bụng nhiều do co thắt đại tràng còn có thể sử dụng kết hợp bằng các loại thuốc giảm đau, Papaverin, Atropin, ...Để phòng ngừa bệnh do amip thì mọi người cần chú ý vệ sinh ăn uống, tránh tình trạng nhiễm kén amip vào nước uống, thức ăn, khi sử dụng rau quả tươi phải rửa sạch và khử khuẩn. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp ích cho người đọc có thêm được kiến thức trong việc sử dụng thuốc điều trị bệnh do amip. Lưu ý, việc điều trị cần phải điều trị đúng, dứt điểm để tránh tình trạng bệnh tiến triển thành mãn tính và gây ra các biến chứng.;;;;;3 ngày trước, bé D. N. KH, 5 tuổi, bị đau bụng vùng hạ vị, kèm đi ngoài phân nhầy máu mũi, 6-7 lần/ngày, kèm theo triệu chứng mót rặn khi đi ngoài, không sốt và nôn nhưng vẫn tỉnh và chơi ngoan. Bé D. N. KH đã được bác sỹ Nhi khoa của Bệnh viện khám và nhận định bước đầu bé mắc hội chứng lỵ và được bác sỹ chỉ định xét nghiệm phân tìm nguyên nhân cụ thể. Hình ảnh bào nang Entamoeba histolytica trên kính hiển vi soi mẫu phân của bệnh nhân. Kết quả xét nghiệm phân: hồng cầu (++), bạch cầu (+++), thể bào nang Amip Entamoeba histolytica (++). Và tổng hợp các dữ liệu trên, bé đã được chẩn đoán xác định là hội chứng lỵ amip. Bé đã được kê đơn, hướng dẫn người thân của bé cách chăm sóc và dùng thuốc phù hợp tại nhà. Hầu hết ở dạng mang mầm bệnh không triệu chứng, một số biểu hiện ở dạng tiêu chảy nhẹ, kéo dài, hoặc trầm trọng hơn là lỵ tối cấp. Biểu hiện lâm sàng ngoài ruột là màng bụng, màng phổi, màng ngoài tim. Trong cơ thể, Entamoeba histolytica tồn tại dưới 3 dạng: Thể hoạt động ăn hồng cầu, thể không ăn hồng cầu, đặc biệt thể bào nang. Các thể này gặp trong phân của người mang trùng, không triệu chứng hay bệnh nhẹ. Bào nang sống rất lâu và có thể chịu đựng trong những điều kiện không thuận lợi. Ở nơi khô ánh nắng mặt trời, bào nang sống được vài ngày. Ở nhiệt độ 500C sống được 5 phút. Ở chỗ ẩm thấp trong bóng mát, trong nước bào nang có thể sống 1-4 tuần. Bào nang có sức đề kháng với các hoá chất tương đối cao, do đó vấn đề diệt bào nang trong nước là vấn đề khó. Dùng Clo hay Iode đến mức có thể diệt được bào nang thì nước không thể uống được. - Bệnh lây truyền qua thức ăn, nước uống, nước rửa rau quả, thú vật mang mầm bệnh (chó, mèo), côn trùng trung gian, trong đó ruồi là một trung gian truyền bệnh nguy hiểm. Lây trực tiếp thường do tay bẩn, bào nang dính dưới móng tay, từ đó được đưa vào miệng qua thức ăn. - Bệnh có thể gây các biến chứng như thủng ruột, lồng ruột, xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột thừa do amip, viêm đại tràng sau lỵ, ápxe não, ápxe lách, ápxe gan,… - Tùy từng thể lâm sàng, bác sỹ sẽ có chỉ địnhdùng thuốc diệt amip hồng cầu như Emétine, Déhydro émétine, Metronidazole, một số thuốc khác như amino 4 quinoléine (chloroquine phosphate), amodiaquine (flavoquine). - Đối với thể bào nang thường dùng các thuốc như Diloxanide furoate (Furamide0, Iodoquinol, Paromomycin). Thời gian điều trị từ 7- 12 ngày. Các biện pháp chẩn đoán và phòng ngừa lỵ amip - Chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng: xét nghiệm phân, siêu âm, chụp X quang,… - Điều trị người lành mang bào nang, đặc biệt ở nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ. - Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp. - Xử lý tốt nước thải và nước uống. Clor và Iode ở nồng độ uống được thì không đủ diệt amip, cần phối hợp lọc và uống nước chính. - Rửa tay sạch trước khi ăn, nên ăn chín, uống sôi, rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi.;;;;;Áp xe gan do amip là bệnh nhiễm trùng phổ biến và gây biến chứng nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, áp xe gan amip có thể dẫn đến tử vong cho người bệnh. Áp xe gan amip là tình trạng ổ viêm gây mủ trong gan do một loại ký sinh trùng đường ruột được gọi là amip, tên khoa học là Entamoeba histolytica gây ra.Amip sau khi xâm nhập vào cơ thể thường gây ra tình trạng viêm ruột, còn được gọi là lỵ amip. Người mắc bệnh lỵ amip thường có các triệu chứng như đau quặn bụng, mót rặn, tiêu chảy kèm chất nhầy và máu trong phân. Sau khi gây ra viêm ruột, amip có thể lan truyền theo dòng máu để đi đến gan, từ đó gây ra tình trạng áp xe gan amip.Đường lây truyền ký sinh trùng amip là từ nguồn thức ăn hoặc nước uống đã bị nhiễm bẩn do phân của người bệnh (có thể xảy ra do dùng phân người bệnh tưới cho cây trồng). Lỵ amip cũng có thể lây truyền do tiếp xúc người với người, phổ biến nhất ở những khu vực sống đông đúc và vệ sinh kém, trong đó ở Việt Nam cũng gặp với tần suất cao.Một số yếu tố nguy cơ khiến bạn bị áp xe gan amip bao gồm:Sinh sống hoặc đi đến những khu vực nhiệt đới. Nghiện rượu. Ung thư. Suy giảm miễn dịch (bao gồm HIV/AIDS)Dinh dưỡng kém. Tuổi cao. Có thai. Dùng các thuốc nhóm steroid 2. Triệu chứng áp xe gan amip Có thể có hoặc không có triệu chứng của nhiễm trùng ở ruột, nhưng khi bệnh nhân có tình trạng áp xe gan amip thì có thể sẽ có các triệu chứng sau:Đau bụng, đặc biệt ở hạ sườn phải, đau dữ dội, liên tục hoặc như dao đâm. Ho. Sốt và ớn lạnh. Tiêu chảy không có máu (chỉ xuất hiện ở 1/3 bệnh nhân)Cảm giác mệt mỏi, uể oải. Nấc cụt liên tục (hiếm)Vàng da (vàng ở da, niêm mạc, mắt)Chán ănĐổ mồ hôi. Sụt cân Chán ăn là một trong các triệu chứng áp xe gan amip thường gặp 3. Thăm khám và xét nghiệm Bác sĩ sẽ khám và hỏi bạn một số câu hỏi về triệu chứng và lịch sử đi lại.Bác sĩ có thể yêu cầu làm một số xét nghiệm:Công thức máu. Xét nghiệm chức năng gan. Xét nghiệm máu hoặc phân để phát hiện amip. Siêu âm bụng. Chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ ổ bụng. Chọc hút dịch mủ của ổ áp xe gan để phát hiện vi trùng, ký sinh trùng. 4. Điều trị áp xe gan amip Dùng thuốc: Thường dùng kháng sinh như Metronidazole hoặc Tinidazole nếu bị áp xe gan amip. Ngoài ra, khi áp xe gan đã được loại bỏ, cần kết hợp với một thuốc để loại bỏ amip còn trong lòng ruột, giúp ngăn ngừa bệnh tái phát, như paromomycin hoặc diloxanide.Một số ít trường hợp cần chọc hút dẫn lưu hoặc phẫu thuật nhằm loại bỏ ổ áp xe để giảm đau bụng và tăng khả năng điều trị thành công. 5. Biến chứng và tiên lượng Nếu không điều trị, ổ áp xe gan có thể vỡ và lan sang các cơ quan khác, dẫn đến tử vong. Ổ áp xe có thể vỡ vào ổ bụng, phổi, màng phổi hoặc màng ngoài tim. Nhiễm amip cũng có thể lan đến não.Nếu được điều trị thì cơ hội chữa khỏi là rất cao và chỉ một số rất ít các trường hợp có biến chứng.Tóm lại, áp xe gan amip là tình trạng nguy hiểm do một loại ký sinh trùng đường ruột amip gây viêm mủ trong gan. Do đó, để phòng tránh bệnh, khi đi đến vùng có điều kiện vệ sinh kém, cần uống nước lọc và không ăn rau củ sống hoặc quả đã bóc vỏ.
question_311
Chữa trĩ ở đâu tốt?
doc_311
Chữa trĩ ở đâu tốt hay những tiêu chí cụ thể được đưa ra trong việc lựa chọn địa điểm điều trị trĩ là những thông tin mà đông đảo người bệnh trĩ quan tâm. Điều đầu tiên có thể khẳng định, bệnh trĩ cần điều trị đúng người đúng bệnh mới có thể nhanh chóng dứt điểm hoàn toàn. Bệnh trĩ hoàn toàn có thể được chữa trị dứt điểm nếu áp dụng đúng cách và người bệnh tuân thủ nghiêm túc các chỉ định bác sĩ chuyên khoa yêu cầu. Bằng chứng là có rất nhiều ca bệnh (kể cả trĩ nặng) đã được chữa khỏi, bệnh không tái lại, người bệnh trở lại cuộc sống và sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít các trường hợp trĩ tái đi tái lại nhiều lần. Điều trị một thời gian, thậm chí là đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ nhưng trĩ vẫn quay lại và có xu hướng nặng hơn lần trĩ trước đó. Điều này khiến người bệnh thêm mệt mỏi và chán nản. Đối với các trường hợp trĩ tái lại nêu trên có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn có thể kể tới là từ việc điều trị sai cách, điều trị chưa dứt điểm mà đã dừng lại, điều trị không trúng đích hoặc không đi từ đúng căn nguyên bệnh. Bệnh trĩ có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu thực hiện điều trị đúng cách và tuân thủ các chỉ định từ bác sĩ. 2. Lựa chọn chữa trĩ ở đâu và những điều cần lưu ý với người bệnh trĩ Người bệnh tuyệt đối không tự thực hiện chữa trĩ tại nhà vì điều này chỉ làm bệnh tình thêm nặng cùng những nguy cơ rủi ro cao như: – Từng trường hợp trĩ cụ thể sẽ có phương pháp điều trị phù hợp tương ứng. Áp dụng sai chỉ tốn công, tốn thời gian mà bệnh tình không thuyên giảm. – Điều trị tại nhà khiến bệnh trở nặng nhanh chóng, người bệnh thêm đau đớn và khó chịu. – Tự ý điều trị làm tăng nguy cơ biến chứng như nhiễm trùng búi trĩ, tắc mạch búi trĩ, hoại tử búi trĩ,… Trên hết, người bệnh trĩ cần lựa chọn đơn vị y tế uy tín, tiến hành thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa, đánh giá chính xác tình trạng của búi trĩ để được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. 2.2. Những tiêu trĩ lựa chọn chữa trĩ ở đâu tốt – Đội ngũ bác sĩ giỏi thuộc chuyên khoa hậu môn – trực tràng: Bác sĩ giỏi đồng hành chữa trĩ sẽ giúp người bệnh yên tâm hơn và mang lại kết quả điều trị tốt nhất. – Thực hiện phác đồ điều trị trĩ toàn diện: Điều này sẽ đảm bảo việc điều trị được tiến hành đến cùng, thoát trĩ toàn diện, ngăn chặn nguy cơ bệnh tái phát. – Phương pháp tiến hành điều trị trĩ được áp dụng: Nên lựa chọn các đơn vị áp dụng đa dạng các phương pháp mổ trĩ để thuận lợi cho việc điều trị với mọi trường hợp có thể xảy ra. – Chế độ chăm sóc hậu phẫu: Sau mổ trĩ cần đặc biệt quan tâm tới chế độ chăm sóc. Điều này vừa để giảm thiểu những khó chịu, bất tiện cho người bệnh, vết mổ mau lành và hạn chế các nguy cơ biến chứng hay thương tổn sau phẫu thuật. – Chi phí điều trị: Người bệnh hãy quan tâm đến các chương trình ưu đãi, chính sách bảo hiểm được áp dụng tại đơn vị lựa chọn. Từ đó, có thể tối ưu hóa chi phí, giảm thiểu áp lực kinh tế đáng kể. Người bệnh nên xem xét, đánh giá các tiêu chí quan trọng để lựa chọn điểm đến chữa trĩ ở đâu tốt nhất. Đối với bệnh trĩ, tùy theo cấp độ/giai đoạn phát triển của búi trĩ mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, cụ thể: – Trĩ nhẹ độ 1, độ 2: Điều trị nội khoa bằng thuốc kết hợp cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt đúng cách. – Trĩ nặng độ 3, độ 4: Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. 3.1. Điều trị bằng thuốc Trường hợp điều trị bằng thuốc được áp dụng và cho kết quả tốt với bệnh trĩ nhẹ độ 1, độ 2. Lúc này, búi trĩ mới hình thành và hầu như chưa xuất hiện triệu chứng gì. Người bệnh sẽ sử dụng kết hợp cả các loại thuốc uống (có tác dụng tăng cường sức bền cho thành mạch, giảm đau, chống viêm) và thuốc bôi ngoài da (có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng như ngứa, sưng đỏ, rát ở vùng hậu môn). Duy trì việc dùng thuốc cùng các chỉ định khác của bác sĩ nhất là ở chế độ ăn và điều chỉnh thói quen sinh hoạt sẽ cho hiệu quả điều trị tốt, người bệnh sẽ nhanh chóng khỏi bệnh. Lưu ý, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc, chỉ dùng thuốc khí đã thăm khám và có sự chỉ định từ bác sĩ. Tuân thủ đúng loại thuốc, liều lượng và thời gian dùng thuốc kết hợp việc tái khám định kỳ để đánh giá hiệu quả điều trị một cách tốt nhất. Điều trị trĩ bằng thuốc được áp dụng với các trường hợp trĩ nhẹ độ 1, độ 2. 3.2. Phẫu thuật cắt búi trĩ Các trường hợp được chỉ định thực hiện phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ: – Trĩ nặng độ 3, độ 4. Búi trĩ sưng to gây ra nhiều đau đớn và khó chịu. – Các trường hợp trĩ độ 2 nhưng không đáp ứng được yêu cầu điều trị nội khoa. Hiện nay, các phương pháp phẫu thuật trĩ ít xâm lấn, ít đau được ưu tiên lựa chọn hàng đầu, tiêu biểu nhất có thể kể tới là giải pháp mổ trĩ Longo. Mổ trĩ Longo giúp triệt tiêu hoàn toàn búi trĩ mà không phải chịu nhiều đau đớn, cho hiệu quả điều trị tốt, đảm bảo tính an toàn, thực hiện nhanh chóng, ngăn ngừa nguy cơ tái trĩ và người bệnh nhanh chóng hồi phục. 3.3. Tuân thủ tốt chế độ ăn uống khoa học Dù là điều trị bằng thuốc hay thực hiện phẫu thuật cắt trĩ thì việc thực hiện chế độ ăn uống khoa học luôn là yêu cầu chung mà mọi người bệnh trĩ phải tuân thủ mới mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất. Cụ thể, người bệnh trĩ cần lưu ý những điều như sau: – Thực hiện chế độ ăn giàu chất xơ và vitamin từ rau, củ, quả, các loại ngũ cốc,… Ưu tiên đồ ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp, đồ ăn mềm,… – Nhóm các thực phẩm giúp nhuận tràng như chuối, mồng tơi,.. cũng nên được bổ sung trong thực đơn của người bệnh trĩ. – Tránh đồ ăn cay nóng, đồ ăn chế biến nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh và các loại đồ uống có cồn hoặc chất kích thích vì sẽ dễ dẫn tới tình trạng khó tiêu hoặc táo bón kéo dài. – Uống nhiều nước, mỗi ngày uống từ 2l nước trở lên. Nước giúp tham gia vào quá trình tiêu hóa, làm mềm phân nhờ đó giảm thiểu khó khăn mỗi lần người bệnh đi đại tiện. Bên cạnh chế độ ăn lành mạnh, người bệnh trĩ cũng cần chú ý điều chỉnh một số thói quen như nên đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày, không có dùng sức rặn mạnh, tư thế ngồi cầu nên là ngồi xổm, vệ sinh đúng cách và vận động điều độ,…
doc_63896;;;;;doc_7671;;;;;doc_61165;;;;;doc_17089;;;;;doc_2100
1. Tiêu chí lựa chọn chữa bệnh trĩ ở đâu Để biết được chữa trĩ ở bệnh viện nào tốt nhất, cần dựa vào những tiêu chí như sau: 1.1. Chữa bệnh trĩ ở đâu cần chú ý chuyên môn của bác sĩ Bác sĩ chủ trị là yếu tố cần quan tâm hàng đầu khi lựa chọn đơn vị điều trị trĩ. Những yếu tố cần có của một bác sĩ giỏi là: – Nhiều năm kinh nghiệm và thuộc chuyên khoa Hậu môn – trực tràng – Thái độ thân thiện, tâm lý, có nhiều đánh giá tốt – Đã từng thực hiện nhiều ca mổ với mức độ khó tương đối cao Các thông tin có thể tìm kiếm được ở trên các trang web và các trang mạng khác để có cái nhìn tổng quát về thông tin bác sĩ chính. Từ đó đưa ra nhận định của mình. Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến đội ngũ phụ tá và điều dưỡng có đáp ứng được cuộc phẫu thuật trĩ (nếu có) hay không. – Phòng mổ vô khuẩn, đảm bảo công tác khử khuẩn, sạch sẽ tuyệt đối, phòng riêng biệt. – Đầy đủ các máy móc thiết bị hiện đại, đồng thời có phương án, phương tiện dự trù cho những tình huống xấu có thể xảy ra. 1.3. Công nghệ sử dụng 1.4. Chế độ hậu phẫu Rời khỏi phòng mổ chỉ là một giai đoạn trong điều trị và phẫu thuật trĩ. Có rất nhiều lưu ý sau đó để bệnh nhân có thể hồi phục sau mổ trĩ. Do đó, chế độ hậu phẫu là yếu tố vô cùng quan trọng. Những điều kiện cần là: – Chăm sóc chu đáo và đúng cách đối với vết thương sau mổ – Chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến vết thương – Điều dưỡng túc trực 24/24, bác sĩ thăm khám sau mổ cẩn thận Do đó, không nên lựa chọn một đơn vị y tế không chú trọng vào tiêu chí chăm sóc sau phẫu thuật. Chế độ hậu phẫu là yếu tố quan trọng nếu người bệnh cần thực hiện mổ trĩ 1.5. Chi phí 2. Nên chữa bệnh trĩ ở đâu Tại đây, bệnh viện có đầy đủ các tiêu chí để đáp ứng được nhu cầu thăm khám và điều trị trĩ của bệnh nhân: – Phòng mổ bệnh viện là phòng vô khuẩn 1 chiều có khả năng khử khuẩn, lọc khí tối tân đồng thời cung cấp khí tươi cho phòng mổ. – Các máy móc thiết bị được nhập khẩu từ những nước có công nghệ hàng đầu như Pháp, Anh… đảm bảo điều trị hiệu quả nhất. – Chế độ hậu phẫu chu đáo với dinh dưỡng riêng biệt cho từng đối tượng cụ thể. Điều dưỡng có mặt 24/24 chỉ cần rung chuông là có mặt – Chuyên khoa có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, thực hiện thành công hàng ngàn ca phẫu thuật khó. Đội ngũ phụ tá cũng rất thạo việc và đáp ứng cuộc mổ trơn tru, hiệu quả. – Bệnh viện công khai chi phí, có áp dụng bảo hiểm đầy đủ nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm khi cắt trĩ tại đây. Chọn nơi điều trị trĩ để bản thân cảm thấy an tâm và thoải mái Điều trị trĩ càng sớm thì càng đỡ tốn kém và đơn giản hơn rất nhiều. Do đó, cần kiểm tra định kỳ sức khỏe vùng hậu môn, nếu có dấu hiệu bất thường cần thăm khám ngay chứ không giấu bệnh. Chữa bệnh trĩ ở đâu có thể tham khảo 5 tiêu chí được liệt kê trong bài viết.;;;;;– Góc giải đáp 1.1. Bệnh viện chữa trĩ tốt nhất cần có bác sĩ giỏi Bác sĩ điều trị là tiêu chí bệnh nhân nào cũng quan tâm khi tìm kiếm địa chỉ điều trị. Bác sĩ chính là bảo chứng cho 1 ca điều trị có thành công hay không. Những tiêu chuẩn của một bác sĩ giỏi đó là: – Có kinh nghiệm nhiều năm trong chuyên khoa Hậu môn – trực tràng – Thực hiện nhiều ca mổ trĩ với nhiều tình trạng khác nhau – Nhận được nhiều đánh giá tốt về chuyên môn – Thái độ thân thiện và tâm lý với bệnh nhân Ngoài ra, đội ngũ y tá, điều dưỡng cũng là yếu tố quan trọng cho 1 cuộc điều trị trĩ hiệu quả. Bệnh viện chữa trĩ tốt nhất cần có đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm – Hệ thống phòng mổ đáp ứng tiêu chuẩn vô khuẩn, đảm bảo vô trùng. Riêng biệt từng phòng. – Máy móc hiện đại đáp ứng từng phương pháp điều trị, đồng thời có thể ứng dụng được phác đồ điều trị phức tạp. 1.3. Công nghệ điều trị Cắt trĩ bằng Longo là phương pháp hiện đại với nhiều ưu điểm an toàn, mau lành 1.4. Chế độ chăm sóc – Có chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh trĩ và từng người bệnh – Quá trình vệ sinh chăm sóc vết mổ được điều dưỡng hỗ trợ – Có nhân viên túc trực hằng ngày – Có bác sĩ hỏi han vết mổ hằng ngày 1.5. Chi phí Nên tìm đến các đơn vị có thanh toán bảo hiểm đầy đủ. 2. Gợi ý bệnh viện chữa trĩ tốt nhất – Chuyên khoa Hậu môn – trực tràng được phát triển từ rất sớm với đội ngũ bác sĩ uy tín, giàu kinh nghiệm. Các bác sĩ đã điều trị thành công hàng ngàn ca bệnh trĩ. Đặc biệt thành công với cả những cuộc mổ trĩ phức tạp và có biến chứng. – Hệ thống phòng mổ vô khuẩn 1 chiều khử khuẩn tốt, lọc khí tối tân, cung cấp khí tươi cho phòng mổ – Hệ thống máy móc thiết bị nhập khẩu từ các quốc gia có nền công nghệ hàng đầu, đảm bảo đáp ứng hết các phác đồ điều trị bệnh. – Chi phí được công khai, áp dụng đầy đủ bảo hiểm. Bệnh trĩ là căn bệnh nếu điều trị càng sớm thì càng tốt. Đặc biệt, hiện nay có quá nhiều phương pháp được quảng bá mà chưa kiểm chứng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, lựa chọn bệnh viện chữa trĩ tốt nhất là điều rất quan trọng để điều trị đúng cách và sớm khỏi bệnh. Hãy cân nhắc thật kỹ các tiêu chí được nêu ở trên và có cho mình một lựa chọn thật sáng suốt.;;;;;Lựa chọn được nơi thăm khám và cắt trĩ phù hợp, hiệu quả là điều mà bệnh nhân trĩ nào cũng mong muốn. Bài viết hôm nay sẽ gợi ý những tiêu chí giúp bạn đánh giá và lựa chọn nên cắt trĩ ở bệnh viện nào để hiệu quả điều trị được tối ưu. Trong đó, trĩ khi ở giai đoạn nhẹ, các triệu chứng mới chớm và ít gây khó chịu, phiền toái cho bệnh nhân thì có thể điều trị bằng nội khoa. Tuy nhiên, khi bệnh trĩ trong giai đoạn tiến triển lên các mức độ nặng hơn hơn thì việc điều trị nội khoa bằng các loại thuốc dường như không còn đảm bảo được hiệu quả như mong muốn. Đối với các trường hợp như vậy thì phẫu thuật cắt trĩ dưỡng như là phương pháp tối ưu hơn cả. Mặc dù vậy, khi nào cần cắt trĩ, cắt trĩ như thế nào lại phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Các chỉ định này sẽ được đưa ra sau khi bệnh nhân được thăm khám chi tiết và kỹ lưỡng.Bởi thế, điều quan trọng bệnh nhân cần lưu ý là lựa chọn được bệnh viện uy tín để được thăm khám chuyên khoa và thực hiện phẫu thuật đảm bảo an toàn, hiệu quả cao. Bệnh trĩ đem lại nhiều phiền toái cho người bệnh và cần được điều trị y khoa 2. Những tiêu chí đánh giá giúp bạn lựa chọn bệnh viện cắt trĩ Công nghệ điều trị trĩ nên được bệnh nhân tìm hiểu trước khi đưa ra quyết định, bởi công nghệ tân tiến, hiện đại thì quy trình cắt trĩ được đảm bảo an toàn và hiệu quả hơn. Một số công nghệ đang được áp dụng hiện nay có thể kể đến như: Công nghệ Laser Diode – tiêu trĩ không dao kéo, phương pháp mổ trĩ ít xâm lấn bằng súng Longo, kỹ thuật mổ trĩ kinh điển Milligan Morgan – Ferguson, thắt mạch, khâu treo búi trĩ,.. Công nghệ hiện đại không chỉ thể hiện sự đầu tư vào mổ trĩ của bệnh viện đó, mà còn chứng minh được trình độ chuyên môn cũng như tinh thần cải tiến của đội ngũ y bác sĩ. Do vậy, đây là tiêu chí quan trọng giúp bạn đánh và lựa chọn được bệnh viện phù hợp cho mình. Trình độ của bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật của bản thân là tiêu chí quan trọng mà bệnh nhân nào cũng nên tìm hiểu. Một điều cần đặc biệt lưu ý, hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng, có rất nhiều “bác sĩ tự xưng” và phòng khám nhỏ chữa bệnh trĩ tràn lan mà chưa được kiểm chứng chất lượng. Bệnh nhân khi lựa chọn cần giữ tỉnh táo, tìm bệnh viện lớn, uy tín trong lĩnh vực hậu môn – trực tràng để tiến hành thăm khám và mổ trĩ – Phòng mổ cần phải đảm bảo riêng biệt, được khử khuẩn và sạch sẽ tuyệt đối – Trang thiết bị phải đảm bảo hiện đại, an toàn, đầy đủ phục vụ cho phẫu thuật. 2.4. Chế độ chăm sóc hậu phẫu dành cho người bệnh Chế độ chăm sóc sau mổ yếu tố rất cần được chú trọng, bởi nó cũng góp phần quyết định độ thành công của một ca mổ. Đặc biệt là với mổ trĩ, vết thương có đặc thù là nằm ở vị trí hậu môn, nên việc chăm sóc hậu phẫu sao cho đúng là điều bệnh nhân nên để tâm và cân nhắc. Chăm sóc đúng cách và chu đáo sẽ giúp bệnh nhân tránh các biến chứng liên quan đến nhiễm trùng. Do đó, nếu có thể, nên lựa chọn bệnh viện có chế độ chăm sóc hậu phẫu tốt. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng là điều cần cân nhắc, do vậy, có thể lựa chọn bệnh viện hỗ trợ tư vấn hoặc cung cấp những bữa ăn dinh dưỡng, khoa học sau mổ. Trên đây là những tiêu chí chung giúp bạn tìm được câu trả lời: Nên cắt trĩ ở bệnh viện nào. Ngoài ra, điều quan trọng hơn hết, bệnh nhân cần đi thăm khám bệnh trĩ ngay từ khi còn nhẹ để việc điều trị bệnh dễ dàng hơn thay vì bắt buộc phải can thiệp phẫu thuật.;;;;;gây ra cho nhiều người bệnh Với nhiều người câu hỏi mổ trĩ ở đâu tốt nhất Hà Nội là mối quan tâm chung. Chắc hẳn không cần phải đề cập nhiều chúng ta cũng hình dung được những khó chịu và bất tiện mà căn bệnh trĩ gây ra cho nhiều người bệnh. Hiện nay mặc dù có nhiều phương pháp điều trị trĩ khác nhau, từ nội khoa, vật lý… nhưng trên thực tế phẫu thuật vẫn được đánh giá cao nhất, trong đó phải kể đến phương pháp cắt trĩ Longo giúp điều trị bệnh trĩ triệt để và hạn chế tối đa nguy cơ tái lại. Việc tìm kiếm và lựa chọn mổ trĩ ở đâu tốt nhất, mổ trĩ ở đâu Hà Nội… lại không hề dễ dàng. Mặc dù vậy việc tìm kiếm và lựa chọn mổ trĩ ở đâu tốt nhất, mổ trĩ ở đâu Hà Nội… lại không hề dễ dàng. Khi hỏi về dịch vụ cắt trĩ Longo, có khá nhiều bệnh viện và phòng khám tại Thủ có thể đáp ứng. Tuy nhiên để có một ca phẫu thuật cắt trĩ theo phương pháp Longo thành công, người bệnh cần cân nhắc hai yếu tố: bác sĩ và trang thiết bị máy móc. Tương tự như bất kỳ loại phẫu thuật nào, phẫu thuật cắt trĩ theo phương pháp Longo cũng tiềm ẩn những biến chứng nhất định cho dù rất hiếm gặp. Để đảm bảo điều trị an toàn, hiệu quả, không biến chứng, người bệnh cần cẩn thận và sáng suốt trong việc lựa chọn nơi điều trị. Thời gian thực hiện phẫu thuật rất nhanh chóng, kéo dài khoảng 10 – 15 phút. Bệnh nhân có thể xuất viện sau 48 – 72 giờ, trở lại sinh hoạt bình thường trong vòng 2 tuần. Phương pháp cắt trĩ Longo không đau do các thao tác được thực hiện ở vùng không có cảm giác đau và rất nhanh, nhờ đó loại bỏ hoàn toàn được nỗi phiền muộn của nhiều bệnh nhân trĩ là lo sợ cảm giác đau sau mổ, nhất là những lần đi ngoài đầu tiên. Toàn bộ quá trình phẫu thuật được thực hiện trong phòng mổ vô khuẩn một chiều hiện đại bậc nhất, đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa các biến chứng. Nhằm tạo điều kiện để người bệnh an tâm điều trị, bệnh viện áp dụng chính sách thanh toán theo bảo hiểm y tế và bảo hiểm phi nhân thọ.;;;;; Bệnh trĩ không phải bệnh cấp tính. Do đó, mọi người thường khá chủ quan trong việc thăm khám bệnh. Tuy nhiên, bệnh thường có diễn biến âm thầm, lặng lẽ. Thời gian đầu, các triệu chứng cũng không quá rõ rệt. Kết hợp với vị trí và vùng khám có phần nhạy cảm, người bệnh càng e ngại hơn trong việc tìm đến địa chỉ uy tín và khám bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần biết rằng: – Trĩ chuyển giai đoạn nặng gây ra nhiều biến chứng đau đớn kéo dài, rất phiền toái – Trĩ sa xuống không co lên được có nguy cơ hoại tử, ảnh hưởng nghiêm trọng vùng hậu môn – Trĩ giai đoạn 3, 4 thì việc điều trị bằng thuốc không còn hiệu quả – Phẫu thuật trĩ có thể không chấm dứt tận gốc bệnh mà khiến người bệnh đau đớn hơn Do đó, việc điều trị trĩ càng sớm thì hiệu quả càng cao và giảm bớt chi phí. Người bệnh nên đi càng sớm càng tốt. Cả khi biểu hiện rất mờ nhạt, cũng cần tìm đến các địa chỉ y tế uy tín để thăm khám và được tư vấn điều trị bệnh. Bệnh trĩ nếu không thăm khám sớm sẽ rất nguy hiểm 2. Bệnh trĩ khám ở đâu 2.1. Nguyên tắc khám trĩ và các tiêu chí Khám trĩ cần thực hiện chu đáo. Cần được chẩn đoán, thăm khám, nội soi để kịp thời phát hiện bệnh và có phác đồ điều trị thích hợp. Nguyên tắc khám trĩ cần thực hiện đủ: – Được thăm khám lâm sàng và tư vấn bởi các bác sĩ có chuyên khoa về hậu môn – trực tràng. – Áp dụng công nghệ hiện đại nội soi trực tràng, hậu môn. Giảm bớt khó chịu và đau đớn trong quá trình thăm khám. – Ghi lại các hình ảnh vùng hậu môn để có chẩn đoán chính xác Một lưu ý quan trọng, bệnh trĩ nếu lâu ngày sẽ gây nên các bệnh lý khác cũng vô cùng nguy hiểm. Cụ thể là gây viêm hậu môn mạn tính, gây rò hậu môn, trực tràng hẹp lại, đi kèm nứt kẽ hậu môn. Một số trường hợp xấu có thể tiến triển thành ung thư. Do đó, việc lựa chọn 1 đơn vị khám trĩ để điều trị sớm là vấn đề quan trọng. Cần lựa chọn bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm để khám trĩ Lựa chọn bệnh viện khám trĩ cần đáp ứng các tiêu chí: – Thiết bị, công nghệ đáp ứng việc thăm khám và điều trị: Ngoài các thiết bị, phương tiện đáp ứng việc thăm khám, bệnh nhân cần chú ý đến công nghệ điều trị trĩ của bệnh viện. Bệnh viện phải có phòng mổ trĩ riêng biệt, đáp ứng các tiêu chuẩn y khoa khi thực hiện phẫu thuật. Các tiêu chuẩn thường là phòng mổ vô khuẩn, đảm bảo vô trùng; thiết bị đầy đủ đáp ứng các loại phẫu thuật khác nhau; có phương án dự phòng nếu khẩn cấp. 2.2. Bệnh trĩ khám ở đâu – Tiếp đón chu đáo, hỗ trợ làm thủ tục từ A đến Z – Thăm khám với các chuyên gia hàng đầu, nhiều năm kinh nghiệm – Thực hiện phương pháp nội soi không đau, nhanh chóng và chính xác – Tư vấn chính xác, phác đồ điều trị trĩ cụ thể và hiện đại – Áp dụng công nghệ cao điều trị trĩ. Đặc biệt là phương pháp cắt trĩ Longo không đau rất an toàn và hiệu quả – Chế độ hậu phẫu chu đáo, có bữa ăn riêng biệt cho từng bệnh nhân – Chăm sóc kỹ càng, có lưu ý phòng ngừa căn nguyên gây trĩ Người bệnh cần nhanh chóng thăm khám trĩ để phát hiện bệnh. Trĩ để lâu việc điều trị càng tốn kém và khó khăn. Việc điều trị trĩ hiện nay cũng vô cùng riêng tư nên khách hàng có thể yên tâm thăm khám.
question_312
Công dụng thuốc Decaxy
doc_312
Thuốc Decaxy được chỉ định hỗ trợ điều trị các tổn thương tế bào gan do hóa chất hoặc do virus gây ra như viêm gan do rượu, viêm gan do virus, rối loạn chức năng gan, viêm gan do quá trình dùng thuốc,... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử dụng thuốc Decaxy qua bài viết dưới đây. 1. Công dụng của thuốc Decaxy Thuốc Decaxy bào chế dưới dạng viên nén chứa 25mg Biphenyl Dimethyl Dicarboxylate.Biphenyl Dimethyl Dicarboxylate có tác dụng ức chế quá trình hủy hoại của tế bào gan, cải thiện tình trạng suy giảm chức năng gan, tăng tạo cytochrome P450 đồng thời tăng cường chức năng khử độc của gan. Ngoài ra, Biphenyl Dimethyl Dicarboxylate còn có tác dụng bảo vệ tế bào gan khỏi các tổn thương do rượu, do thuốc độc gây ra, kích thích hoạt động tái tạo tế bào gan và tăng cường chức năng thải độc của gan.Thuốc Decaxy được chỉ định hỗ trợ điều trị các tổn thương tế bào gan do hóa chất hoặc do virus gây ra như viêm gan do rượu, viêm gan do virus, rối loạn chức năng gan, viêm gan do quá trình dùng thuốc,... 2. Liều dùng của thuốc Decaxy Liều thuốc Decaxy khuyến cáo như sau:Người trưởng thành và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 1 - 2 viên/ lần x 2 - 3 lần/ ngày;Trẻ em 6 - 12 tuổi: Uống 2 - 3 viên/ ngày;Trẻ em từ 2 - 6 tuổi: Uống 1 - 2 viên/ ngày;Thuốc nên được uống sau bữa ăn với một lượng nước phù hợp. Decaxy thuộc nhóm thuốc không kê đơn, tuy nhiên liều thuốc sử dụng cần được chỉ định bởi bác sĩ dựa vào tình trạng người bệnh. Liều thuốc trình bày ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng khi chưa có khuyến cáo từ nhân viên y tế. 3. Tác dụng phụ của thuốc Decaxy Thuốc Decaxy có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:Ban da, dị ứng... Cá triệu chứng này thường mất đi khi ngưng sử dụng thuốc;Vàng da, buồn ngủ, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, đau bụng, tê liệt các chi.Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ và nhân viên y tế nếu gặp phải tác dụng không mong muốn trong thời gian điều trị bằng Decaxy. 4. Chống chỉ định của thuốc Decaxy Chống chỉ định sử dụng thuốc Decaxy trong những trường hợp sau:Người bệnh mẫn cảm với Biphenyl dimethyl dicarboxylate hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc;Phụ nữ đang mang thai;Phụ nữ đang cho con bú. 5. Thận trọng khi sử dụng thuốc Decaxy Thận trọng khi sử dụng Decaxy ở người bệnh xơ gan, người bệnh bị viêm gan mạn thể hoạt động.Thận trọng khi sử dụng Decaxy ở người bệnh lái xe, vận hành máy móc.Bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh nơi có ánh nắng trực tiếp và nơi có độ ẩm cao. 6. Tương tác thuốc Sử dụng thuốc Decaxy cùng với tinh dầu tỏi được chứng minh là làm tăng tác dụng hồi phục tế bào gan bị tổn thương.Tương tác thuốc xảy ra làm tăng nguy cơ gặp tác dụng và giảm tác dụng điều trị của Decaxy, vì vậy để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị người bệnh cần thông báo cho bác sĩ các loại thuốc, thực phẩm đang sử dụng trước khi dùng thuốc Decaxy.
doc_46869;;;;;doc_60667;;;;;doc_13989;;;;;doc_14808;;;;;doc_23472
Công dụng của thuốc Dexamoxi là điều trị nhiễm khuẩn và ngăn ngừa nhiễm khuẩn sau khi phẫu thuật mắt. Mỗi phương pháp điều trị sẽ có liều dùng khác nhau, vì vậy người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Dexamoxi là thuốc nhỏ mắt chứa các thành phần sau:Moxifloxacin;Dexamethason phosphat.Công dụng của thuốc Dexamoxi đó là:Điều trị nhiễm khuẩn mắt;Ngăn ngừa viêm và nhiễm khuẩn sau khi phẫu thuật mắt. 2. Chống chỉ định của thuốc Dexamoxi Thuốc Dexamoxi không chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:Quá mẫn với thành phần thuốc Dexamoxi và nhóm Quinolon khác.Bị viêm giác mạc do nhiễm Herpes simplex.Bệnh đậu bò, thủy đậu hoặc nhiễm virus khác ở giác mạc và kết mạc.Bệnh do nấm ở cấu trúc mắt.Nhiễm khuẩn lao tại mắt.Glôcôm;Bệnh gây mỏng giác mạc hoặc màng cứng mắt. 3. Liều lượng và cách dùng thuốc Dexamoxi Liều dùng Dexamoxi:Điều trị nhiễm khuẩn mắt: Nhỏ 1 giọt x 4 lần/ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.Phòng ngừa viêm, nhiễm khuẩn sau phẫu thuật mắt: Nhỏ 1 giọt x 4 lần/ngày vào bên mắt phẫu thuật, bắt đầu một ngày trước khi phẫu thuật và kéo dài thêm 15 ngày sau phẫu thuật. Cách dùng thuốc Dexamoxi:Ấn vào ống dẫn lệ hoặc nhắm mắt nhẹ sau khi nhỏ mắt. Điều này có thể làm giảm hấp thu thuốc toàn thân qua mắt và các tác dụng phụ không mong muốn.Nếu đang dùng nhiều hơn một loại thuốc nhỏ mắt, bạn nên dùng cách nhau ít nhất 5 phút, thuốc mỡ tra mắt cần phải dùng sau cùng. 4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Dexamoxi Khi sử dụng thuốc Dexamoxi, người bệnh cần lưu ý như sau:Không được tiêm thuốc Dexamoxi.Nếu xảy ra phản ứng dị ứng với hoặc xuất hiện các triệu chứng viêm gân, người bệnh cần ngừng điều trị ngay.Sử dụng Dexamoxi kéo dài có thể dẫn tới tăng nhãn áp hoặc glôcôm, tổn thương thần kinh thị giác, suy giảm thị lực, đục thủy tinh thể. 5. Tác dụng phụ của thuốc Dexamoxi Thuốc Dexamoxi có thể gây ra một số tác dụng phụ sau đây:Ngứa và kích ứng mắt;Sung huyết mắt;Viêm kết và giác mạc;Suy giảm thị lực, khô mắt;Khó chịu ở mắt;’Đau và ngứa mắt;Xuất huyết dưới kết mạc;Chảy nước mắt;Sốt, ho, nhiễm khuẩn;Viêm tai giữa;Viêm mũi và viêm hầu;Phát ban đỏ;Tăng nhãn áp;Glaucoma;Tổn thương dây thần kinh thị giác;Đục thủy tinh thể bao sau;Làm chậm lành vết thương;Nhiễm khuẩn và nhiễm nấm ở mắt. 6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Dexamoxi Đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú: Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc Dexamoxi.Thuốc Dexamoxi có thể gây chóng mặt, nhức đầu, do vậy không nên lái xe hoặc vận hành máy nếu gặp phải tác dụng phụ chóng mặt.Thuốc chống viêm NSAID tại chỗ có thể làm tăng nguy cơ đối với vấn đề hồi phục vết thương giác mạc. Do vậy, không nên dùng đồng thời với Dexamoxi.Nếu quên một liều Dexamoxi, hãy nhỏ ngay khi nhớ ra nếu thời gian không quá 1-2 tiếng. Không nên dùng liều Dexamoxi gấp đôi để bù vào liều đã quên.Bài viết đã cung cấp thông tin thuốc Dexamoxi có tác dụng gì, liều dùng và lưu ý khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Dexamoxi theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.;;;;;Thuốc Dexalife là một glucocorticoid tổng hợp với thành phần chính là Dexamethason. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đọc thông tin về công dụng và lưu ý khi sử dụng thuốc Dexalife. 1. Công dụng thuốc Dexalife Thuốc Dexalife có hoạt chất chính là Dexamethason, thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm với hàm lượng Dexamethasone natri phosphate 5mg/ml.Dexamethason là fluomethylprednisolon, glucocorticoid tổng hợp và Dexamethason hầu như không tan trong nước. Thuốc có tác dụng bằng cách gắn kết vào thụ thể ở tế bào, chuyển vị đi vào nhân tế bào và ở đó tác động đến một số gen được dịch mã. Dexamethason cũng có một số tác dụng trực tiếp mà không qua trung gian gắn kết vào thụ thể. Dexamethason có các tác dụng chính là chống dị ứng, chống viêm và ức chế miễn dịch, tuy nhiên tác dụng đến cân bằng điện giải thì rất ít. Về tác dụng chống viêm, dexamethason mạnh hơn hydrocortison 30 lần và mạnh hơn prednisolon 7 lần. 2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Dexalife Thuốc Dexalife được dùng trong một số trường hợp sau:Dùng cấp cứu trong các trường hợp dị ứng nặng, suy thượng thận.Phối hợp với các điều trị khác trong trường hợp phù não, sốc do nhiều nguyên nhân khác nhau.Sử dụng Dexalife dự phòng trong phẫu thuật khi dự trữ glucocorticoid được cho là không đủ, trừ suy vỏ tuyến thượng thận tiên phát (bệnh Addison).Dùng tiêm tại chỗ như tiêm trong và quanh khớp ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, thoái hóa xương khớp, viêm quanh khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm dây chằng, viêm mỏm lồi cầu.Chống chỉ định dùng thuốc trong các trường hợp sau:Quá mẫn với Dexamethason, các corticosteroid khác hoặc các thành phần khác của thuốc Dexalife.Nhiễm nấm toàn thân, nhiễm virus tại chỗ, sốt rét thể não, nhiễm khuẩn lao, lậu chưa kiểm soát được bằng thuốc kháng khuẩn.Loãng xương, khớp bị huỷ hoại nặng, nhược cơ.Trong nhãn khoa do nhiễm virus (Herpes simplex mắt thể hoạt động), nhiễm khuẩn lao hoặc nhiễm nấm ở mắt.Bệnh nhân mới tiêm vacxin sống giảm độc lực.Loét dạ dày tá tràng. 3. Lưu ý khi sử dụng thuốc Dexalife Bệnh nhân đang nhiễm khuẩn hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn, cần điều trị bằng các thuốc kháng khuẩn đặc hiệu trước tiên, do Dexalife có tác dụng ức chế miễn dịch nên có thể làm xuất hiện các cơn kịch phát và lan rộng của nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, bệnh nhân viêm màng não nhiễm khuẩn cần sử dụng thuốc Dexalife trước khi dùng thuốc kháng khuẩn đặc hiệu để dự phòng viêm não do phản ứng với mảnh xác chết của vi khuẩn đã bị thuốc kháng khuẩn tiêu diệt.Bệnh nhân loãng xương, rối loạn tâm thần, mới phẫu thuật ruột, loét dạ dày tá tràng, thủng giác mạc, tăng huyết áp, suy tim, suy thận, đái tháo đường, nhiễm lao, thì cần theo dõi chặt chẽ và điều trị tích cực các bệnh này nếu cần dùng thuốc Dexalife.Phụ nữ mang thai: Nghiên cứu cho thấy các glucocorticoid có khả năng gây quái thai ở động vật. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng với người. Dexamethason có thể làm giảm trọng lượng thai nhi. Dexamethason cũng có thể gây ức chế tuyến thượng thận ở trẻ sơ sinh nếu người mẹ dùng thuốc trong thời gian dài. Dùng glucocorticoid trước khi sinh non đã được chứng minh có khả năng bảo vệ trẻ tránh nguy cơ mắc suy hô hấp sơ sinh và bệnh loạn sản phổi - phế quản do sinh non.Phụ nữ đang con bú: Dexamethason có thể bài tiết vào sữa mẹ và có nguy cơ gây tác động bất lợi đối với trẻ bú mẹ. 4. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Dexalife Trong thời gian sử dụng thuốc Dexalife, bạn có thể gặp một số tác dụng không mong muốn sau:Rối loạn điện giải: mất cân bằng điện giải, hạ kali máu, giữ natri và nước gây tăng huyết áp và phù nề, hạ canxi máu.Nội tiết và chuyển hóa: giảm bài tiết ACTH, hội chứng dạng Cushing, teo tuyến thượng thận, giảm dung nạp glucid, tăng đường máu, rậm lông, rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, tăng cảm giác thèm ăn.Cơ xương: teo cơ hồi phục, yếu cơ, đau cơ, tổn thương gân, loãng xương, nứt đốt sống, gãy xương bệnh lý, hoại tử xương vô khuẩn.Tiêu hóa: khó tiêu, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hoá, viêm tụy cấp.Da: teo da, viêm da dị ứng, mày đay, phù mạch, ban đỏ, bầm máu, rậm lông.Thần kinh: mất ngủ, sảng khoái, chóng mặt, nhức đầu, hoang tưởng, hưng cảm.Mắt: tăng nhãn áp, phù gai thị, đục thủy tinh thể.Một số tác dụng không mong muốn khác: quá mẫn, đôi khi sốc phản vệ, huyết khối tắc mạch, tăng bạch cầu, tăng cân, nấc, áp xe vô khuẩn.Nguy cơ tại chỗ tiêm: nhiễm khuẩn hoặc đống vôi ở khớp.Triệu chứng và các dấu hiệu ngừng thuốc Dexalife: nếu giảm quá nhanh liều thuốc sau khi điều trị trong thời gian dài có thể dẫn đến suy thượng thận cấp, hạ huyết áp và thậm chí tử vong. 5. Tương tác thuốc Thuốc cảm ứng enzym cytochrom P-450 isozyme 3A4 ở gan như Barbiturat, Phenylbutazone, Phenytoin hoặc Rifampicin, Rifabutin, Carbamazepine, Primidone và Aminoglutethimide có thể làm tăng chuyển hóa và do đó làm giảm tác dụng của corticosteroid.Thuốc ức chế men gan cytochrome P-450 isozyme 3A4 như Ketoconazole, Ciclosporin hoặc Ritonavir có thể làm giảm độ thanh thải glucocortiocoid. Có thể cần giảm liều coritcosteroid để giảm nguy cơ tác dụng phụ.Thuốc kháng giáp, oestrogen và các thuốc tránh thai khác có thể làm giảm chuyển hóa ở gan và do đó làm tăng tác dụng của corticosteroid. Có thể cần điều chỉnh liều thuốc Dexalife nếu bắt đầu hoặc ngừng điều trị bằng estrogen.Tác dụng của thuốc chống đông máu thường giảm nếu dùng đồng thời vơia Dexamethason. Nên theo dõi chặt chẽ INR hoặc thời gian prothrombin trong thời gian sử dụng thuốc Dexalife.Các cơn co giật đã được báo cáo xảy ra ở bệnh nhân người lớn và trẻ em được điều trị bằng corticosteroid liều cao đồng thời với cyclosporin.Dùng đồng thời Dexamethason với thuốc chống đông máu, heparin, streptokinase, urokinase, rượu hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) bao gồm aspirin có thể làm tăng nguy cơ loét hoặc xuất huyết đường tiêu hóa.Aspirin nên được sử dụng một cách thận trọng cùng với các thuốc corticosteroid ở bệnh nhân bị hạ canxi máu.Sự thanh thải của salicylat ở thận tăng lên khi dùng corticosteroid và việc ngừng sử dụng steroid có thể dẫn đến nhiễm độc salicylat. Bệnh nhân nên được theo dõi chặt chẽ về các tác dụng phụ của một trong hai loại thuốc.Hạ kali máu có thể xảy ra do dùng Dexamethason. Dùng đồng thời corticosteroid với thuốc lợi tiểu làm giảm kali (như thiazide, frusemide hoặc axit ethacrynic), chất ức chế anhydrase carbonic như acetazolamide hoặc amphotericin B có thể dẫn đến hạ kali máu nghiêm trọng.Glucocorticoid có thể làm tăng nồng độ glucose trong máu. Có thể cần điều chỉnh liều lượng của các thuốc điều trị đái tháo đường như sulphonylureas và insulin.Tăng nguy cơ hạ kali máu nếu dùng liều cao Dexamethason cùng với Salbutamol, Salmeterol, Terbutaline hoặc Formoteral liều cao.;;;;;1. Công dụng của thuốc Decozaxtyl Thuốc Decozaxtyl giúp giãn cơ và trấn tĩnh nhẹ theo cơ chế phong bế thần kinh cơ, có tác dụng toàn thân và cũng có tác dụng tại nơi tiếp xúc. Hiệu quả của thuốc Decozaxtyl bị hạn chế do thời gian tác dụng ngắn.Decozaxtyl được sử dụng để điều trị hỗ trợ các cơn đau co cứng cơ trong bệnh thoái hoá đốt sống và các rối loạn tư thế cột sống, đau lưng, vẹo cổ, đau thắt lưng.Thuốc Decozaxtyl chống chỉ định ở các đối tượng sau đây:Bệnh nhân quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong công thức.Bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa porphyrin. Trẻ em dưới 15 tuổi.Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú. 2. Liều dùng của thuốc Decozaxtyl Thuốc Decozaxtyl dùng cho người lớn và trẻ em trên 15 tuổi. Mỗi lần uống 2 - 4 viên, ngày 3 lần.Khi quá liều thuốc thuốc Decozaxtyl, bệnh nhân có thể có các triệu chứng như giảm trương lực cơ, hạ huyết áp, ngủ gà, rối loạn thị giác, ảo giác, mất phối hợp động tác, liệt hô hấp và hôn mê. Quá liều rối loạn thị giác gây co giật ở trẻ em và có thể gây xúc động mạnh kèm lú lẫn ở người già.Trong các trường hợp quá liều thuốc Decozaxtyl, người bệnh cần được theo dõi về hô hấp, mạch và huyết áp. Trường hợp người bệnh còn tỉnh táo, cần xử trí ngay bằng cách gây nôn, rửa dạ dày và điều trị triệu chứng. Cần đảm bảo thông khí, truyền dịch cho bệnh nhân. Cũng có thể điều trị ức chế thần kinh trung ương bằng các thuốc điều trị thích hợp. 3. Tác dụng không mong muốn Khi dùng kéo dài thuốc Decozaxtyl có thể có tác dụng phụ sau:Co giật, run rẩy. Co cứng bụng, buồn nôn, nôn, toát mồ hôi.Mệt mỏi, buồn ngủ, khó thở, yếu cơ, mất điều hoà vận động.Đau khớp, tiêu chảy, táo bón, nổi mẩn, một vài trường hợp khác bệnh nhân bị mất cảm giác ngon miệng, ảo giác, kích động và có thể có sốc phản vệ.Tác dụng không mong muốn của Decozaxtyl thường xảy ra nhanh và ít trầm trọng. Biện pháp xử lý tác dụng phụ chủ yếu là giảm liều thuốc hoặc ngừng thuốc, điều trị triệu chứng và tăng cường để phục hồi sức khoẻ. Tuy rất hiếm xảy ra nhưng vẫn phải luôn luôn sẵn sàng cấp cứu các trường hợp sốc phản vệ khi dùng Decozaxtyl. Bệnh nhân khi sử dụng thuốc Decozaxtyl cần lưu ý các điểm sau:Thận trọng khi dùng thuốc Decozaxtyl cho người bệnh có tiền sử dị ứng, hen phế quản, dị ứng với thuốc, đặc biệt dị ứng với aspirin, yếu cơ, mắc bệnh đường hô hấp, có tiền sử nghiện thuốc, suy chức năng gan/thận. Sử dụng đồng thời thuốc Decozaxtyl với các thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể làm gia tăng các tác dụng phụ.Không nên lái xe và vận hành máy móc khi đang dùng thuốc Decozaxtyl vì thuốc có thể gây buồn ngủ.Hiện tại chưa có đủ dữ liệu để đánh giá về khả năng gây dị tật cho thai nhi khi dùng Mephenesin trong thời kỳ mang thai. Vì vậy không nên dùng thuốc Decozaxtyl cho phụ nữ đang mang thai.Dữ liệu về việc sử dụng thuốc Decozaxtyl ở phụ nữ đang cho con bú còn hạn chế. Do đó, không nên dùng thuốc Decozaxtyl trong thời kỳ cho con bú. Bảo quản thuốc Decozaxtyl ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.Bài viết đã cung cấp một số thông tin về công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Decozaxtyl. Nếu cần thêm thông tin gì về thuốc, bệnh nhân hãy liên hệ nhân viên y tế để được giải đáp.;;;;;Dixasyro là một loại thuốc kháng viêm với Dexamethason là thành phần chính, được dùng trong điều trị một số bệnh như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm gan mãn tính, ... 1. Công dụng thuốc Dixasyro Dixasyro thuộc nhóm thuốc kháng viêm, có thành phần chính là Dexamethason (dưới dạng Dexamethason natri phosphat) hàm lượng 2mg. Dexamethasone là một loại glucocorticoid tổng hợp, không tan trong nước, có tác dụng ức chế miễn dịch, chống viêm và chống dị ứng.Dixasyro được bào chế dưới dạng dung dịch uống và đóng gói trong ống 5ml. Thuốc được chỉ định dùng trong điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm cầu thận, viêm gan mãn tính, viêm khớp và viêm đa khớp. 2. Cách dùng và liều dùng thuốc Dixasyro Dixasyro được dùng theo đường uống, uống thuốc trong khi ăn. Liều dùng Dixasyro ở người lớn và trẻ em cụ thể như sau:Người lớn: Tùy theo người bệnh liều dùng có thể từ 0,75 - 9 mg/ngày và chia tổng liều thành 2 - 4 lần để uống.Trẻ em: Tổng liều có thể được tính theo cân nặng là 0,024 - 0,34 mg/kg/ngày hoặc theo diện tích bề mặt cơ thể là 0,66 - 10 mg/m2/ngày, chia tổng liều thành 4 lần để uống.Nếu dùng Dixasyro liều thấp dưới 1,5 mg/ngày thì chỉ uống 1 lần duy nhất vào buổi sáng trong ngày. Còn dùng liều cao là trên 1,5mg/ngày thì nên chia tổng liều thành 2 - 4 lần để uống trong ngày. 3. Tác dụng phụ của thuốc Dixasyro Khi dùng thuốc Dixasyro liều cao trong thời gian dài có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn như sau:Rối loạn nước và điện giải: Giữ muối và nước, kiềm máu, hạ kali trong máu.Rối loạn chuyển hóa và nội tiết: Kinh nguyệt không đều, giảm dung nạp glucose, tiềm ẩn tiểu đường, hội chứng Cushing, teo vỏ thượng thận, trẻ chậm phát triển, hội chứng rậm lông.Rối loạn cơ xương: Dixasyro có thể gây loãng xương, yếu cơ, teo cơ chậm hồi phục.Rối loạn hệ tiêu hoá: Chướng bụng, viêm thực quản, viêm tụy cấp, loét dạ dày - tá tràng, loét ruột non, thủng và xuất huyết tiêu hóa.Rối loạn với da: Rậm lông, nổi mụn trứng cá, bầm máu, ban xuất huyết, chậm liền sẹo, teo da.Những tác dụng phụ của thuốc Dixasyro thường sẽ biến mất khi ngưng thuốc. 4. Một số lưu ý khi dùng thuốc Dixasyro Không dùng Dixasyro ở người bị quá mẫn với thành phần của thuốc, người bị nhiễm nấm toàn thân, nhiễm khuẩn lậu - lao, nhiễm virus tại chỗ mà chưa thể kiểm soát bằng thuốc dẫn đến hủy hoại khớp nghiêm trọng.Trong trường hợp cần thiết, kết hợp Dixasyro với kháng sinh toàn thân và liệu pháp khác để điều trị.Nên dùng Dixasyro liều thấp nhất với mục đích điều trị hỗ trợ nếu phải dùng trong thời gian dài.Khi ngừng Dixasyro cần giảm liều dần dần để có thể hồi phục được chức năng của trục dưới đồi, tuyến yên và tuyến thượng thận.Phụ nữ đang mang thai cần thận trọng khi dùng Dixasyro vì thuốc có thể ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi và trẻ sau sinh bị ức chế tuyến thượng thận.Phụ nữ đang nuôi con cho bú cũng cần thận trọng khi dùng Dixasyro vì thuốc có bài tiết vào sữa mẹ và ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh.Công dụng của thuốc Dixasyro là chống viêm, chống dị ứng. Thuốc được dùng để điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng, hen suyễn. Ngoài ra, Dixasyro cũng được sử dụng để điều trị viêm cầu thận, viêm gan mãn tính, viêm khớp và đa khớp. Lưu ý, Dixasyro là thuốc kê đơn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.;;;;;Decinax là thuốc hướng thần, thành phần chính gồm Piracetam 400 mg và Cinnarizin 25 mg. Thuốc được chỉ định trong điều trị suy mạch não mạn tính, đột quỵ, sau đột quỵ, nhược não sau chấn thương, bệnh mê đạo và hội chứng Ménière... Decinax thuộc nhóm thuốc hướng thần, bào chế dưới dạng viên nang cứng, thành phần chính gồm Piracetam 400 mg và Cinnarizin 25 mg.Thuốc Decinax được chỉ định trong điều trị các bệnh lý sau:Suy mạch não mạn tính và tiềm tàng do xơ động mạch hoặc tăng huyết áp động mạch.Đột quỵ và sau đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở não.Nhược não sau chấn thương.Bệnh não do hội chứng tâm thần - thực thể, rối loạn trí nhớ hoặc rối loạn xúc cảm - ý muốn.Bệnh lý mê đạo (chóng mặt, buồn nôn, nôn, ù tai và rung giật nhãn cầu).Hội chứng Ménière.Dự phòng tình trạng đau yếu về vận động hoặc đau nửa đầu.Cải thiện nhận thức ở trẻ chậm phát triển trí não. 2. Liều lượng và cách dùng Decinax được dùng đường uống. Người bệnh có thể uống thuốc vào lúc đói hoặc no. Không dùng Decinax quá thời gian 3 tháng.Liều dùng Decinax cho người lớn: Uống từ 1 - 2 viên/ lần x 3 lần/ ngày, liên tục trong 1-3 tháng. Liều dùng cho trẻ em: Uống từ 1-2 viên/ lần x 1-2 lần/ ngày.Lưu ý: Với người bị suy thận nhẹ và vừa thì cần giảm liều hoặc tăng khoảng cách liều. Trên đây là liều tham khảo, thực tế vẫn do bác sĩ cấp thuốc dựa trên tình trạng bệnh và diễn biến bệnh. 3. Chống chỉ định Decinax được chống chỉ định với các trường hợp mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc, người bị suy thận nặng, đột quỵ xuất huyết, rối loạn chuyển hóa porphyrin, bệnh Huntington hoặc suy gan. 4. Tác dụng phụ Decinax có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người bệnh gồm: Phản ứng da, nhạy cảm ánh sáng, rối loạn tiêu hóa. Dùng kéo dài liên tục cho bệnh nhân cao tuổi có thể gây chứng ngoại tháp. Thông thường, tác dụng phụ sẽ biến mất khi ngưng dùng thuốc. Người bệnh cần báo cho bác sĩ khi có biểu hiện lạ trong quá trình dùng thuốc Decinax để được hướng dẫn điều trị kịp thời. 5. Thận trọng Một số điều cần lưu ý trước khi dùng thuốc Decinax gồm:Không uống rượu trong thời gian sử dụng thuốc Decinax.Thận trọng khi dùng cho người bị tăng áp lực trong mắt, Parkison, mang thai và cho con bú, thiếu hụt lactase, có galactose máu, hội chứng kém hấp thu glucose/galactose, người già, trẻ em dưới 15 tuổi hoặc mắc bệnh suy gan, suy thận, nhược cơ, hôn mê gan và viêm loét dạ dày.Thuốc có thể gây (+) với doping và iod phóng xạ. 6. Tương tác thuốc Tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng Decinax với các sản phẩm sau:Chiết xuất tuyến giáp T3 và T4: Gây kích thích, rối loạn giấc ngủ.Warfarin: Làm tăng thời gian prothrombin.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Decinax, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Decinax là thuốc kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng.
question_313
Giảm đau do viêm khớp ở bệnh nhân gout
doc_313
Đặc trưng của bệnh gout là các đợt viêm khớp cấp tính tái phát với biểu hiện đau đớn đột ngột giữa đêm và sưng đỏ các khớp, chủ yếu ở ngón cái khi có đợt viêm. Chính vì những triệu chứng như vậy nên việc giúp người bệnh giảm đau trong viêm khớp gout rất cần thiết trong điều trị. Bệnh gout (thống phong) là tình trạng rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận khiến thận mất khả năng lọc acid uric trong máu. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự tích tụ acid uric theo thời gian, hình thành các tinh thể nhỏ tập trung tại khớp gây các triệu chứng viêm, sưng đau cho người bệnh. 2. Nguyên nhân của bệnh gout Như đã đề cập thì bệnh gout xảy ra do sự gia tăng và tích tụ của acid uric trong các khớp gây nên triệu chứng sưng đau ở bệnh nhân. Vì vậy, tất cả các nguyên nhân làm tăng acid uric máu đều có thể gây ra bệnh gout như:Dùng nhiều thức ăn có chứa purin như: Nội tạng, tôm cua, lòng đỏ trứng, nấm;Tăng giáng hóa nucleoprotein tế bào;Tăng tổng hợp purin nội sinh;Giảm đào thải acid uric qua đường niệu do giảm mức lọc cầu thận hoặc giảm phân hủy acid uric trong phân do vi khuẩn;Yếu tố di truyền: Con cái có tỷ lệ mắc gout cao hơn bình thường 20% nếu bố mẹ mắc gout;Do giới tính: Nam giới có tỷ lệ mắc gout cao hơn nữ giới, tuy nhiên nữ giới trong thời kỳ mãn kinh cũng có thể mắc bệnh;Lạm dụng thuốc bổ, vitamin có chứa niacin, nhiễm độc chì gây rối loạn chuyển hóa acid uric;Do bệnh nhân béo phì hoặc mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa, tiểu đường, bệnh về thận. Béo phì có thể là yếu tố nguyên nhân dẫn tới bệnh gout Với tình trạng viêm khớp cấp tính của bệnh nhân gout thì mục tiêu điều trị là loại bỏ cơn đau và sưng cấp ở các khớp bị ảnh hưởng. Chính vì vậy các loại thuốc có thể dùng bao gồm:Thuốc chống viêm, giảm đau không steroid: Indomethacin, mobic, meloxicam, felden,...;Thuốc colchicine: Nếu bệnh nhân không đáp ứng với thuốc không steroid thì có thể dùng colchicine thay thế. Mặc dù đây không phải là thuốc giảm đau nhưng được phân loại là thuốc chống gout khi có thể dùng liều nhỏ điều trị gout mãn tính và liều cao để đối phó gout cấp tính. Thuốc được sử dụng hiệu quả nhất ở 12 giờ đầu xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên cần lưu ý thuốc có tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng hoặc ngộ độc ở liều cao;Thuốc corticosteroid: Prednisone, dexamethason, solumedrol có thể dùng để điều trị cơn gout cấp nếu bệnh nhân không đáp ứng với steroid và colchicine. Thuốc giúp giảm đau và viêm khá nhanh nhưng cần được theo dõi bởi bác sĩ và dùng với liều giảm dần trong 7-10 ngày. Thuốc chống chỉ định với người loét dạ dày tá tràng.Bên cạnh đó người bệnh cũng cần tuân thủ phác đồ điều trị và thực hiện chế độ ăn uống kiêng rượu bia, các loại thịt đỏ và nội tạng động vật, hải sản. Bệnh gout rất hay tái phát nên người bệnh cũng cần đi khám bệnh định kỳ để theo dõi chỉ số acid uric máu nhằm tiên lượng sớm cho các đợt gout tái phát.Thực tế, bệnh gout khá phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên không phải người dân nào cũng có kiến thức đầy đủ về bệnh, cùng với thói quen sử dụng thuốc tùy tiện sẽ dẫn tới tình trạng bệnh nặng hơn. Một số loại thuốc có khả năng làm tăng nguy cơ hoặc nặng hơn bệnh gout gồm có:Thuốc corticoid: Mặc dù là thuốc giảm đau và sưng rất nhanh nhưng corticoid cũng là “con dao hai lưỡi” khi về lâu dài có thể gây ra các biến chứng nguy hại như tăng huyết áp, đục thủy tinh thể, đái tháo đường và gout. Cơ chế của corticoid khi vào cơ thể sẽ cạnh tranh với thải tiết với acid uric ở ống thận khiến lượng acid uric của người bệnh lại càng tăng hơn, vô tình làm nặng thêm tình trạng bệnh gout.Aspirin: Là loại thuốc kinh điển thuộc nhóm chống viêm không steroid rất phổ biến trước đây để điều trị bệnh khớp. Tuy nhiên, sau này với sự ra đời của các loại thuốc không steroid khác hiệu quả hơn thì aspirin đã dần ít được sử dụng. Thêm vào đó, aspirin liều thấp cũng là nguyên nhân gây nên bệnh gout thứ phát.Thuốc lợi tiểu: Tất cả các loại thuốc lợi tiểu (trừ spironolacton) đều ảnh hưởng đến sự thải trừ acid uric của cơ thể, khiến gia tăng acid uric trong máu dẫn tới bệnh gout. Vì vậy bệnh nhân gout dùng thuốc lợi tiểu cần theo dõi nồng độ acid uric máu để phát hiện sớm các biểu hiện của cơn gout cấp. Bệnh nhân gout dùng thuốc lợi tiểu cần theo dõi nồng độ acid uric máu để phát hiện sớm các biểu hiện của cơn gout cấp Các cơn đau do viêm khớp ở bệnh nhân gout ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sinh hoạt và làm việc của người bệnh, vì vậy việc sử dụng các biện pháp giảm đau là rất quan trọng. Bệnh nhân nên đi khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể....
doc_1822;;;;;doc_31353;;;;;doc_23083;;;;;doc_39915;;;;;doc_30252
Gout là một dạng viêm khớp do sự mất cân bằng nồng độ acid uric trong cơ thể. Lượng acid uric dư thừa đọng lại ở các khớp, khiến khớp sưng, tấy đỏ, và đau đớn. Tìm hiểu về bệnh gout là điều cần thiết trong cuộc sống hiện đại để phòng ngừa cũng như điều trị bệnh Nam giới trong độ tuổi trung niên có nguy cơ mắc bệnh gout cao, ngoài ra phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh cũng cần cảnh giác với gout. Gout là bệnh gây đau nhức nhiều nhất trong các bệnh về xương khớp Dưới đây là những yếu tố làm gia tăng gout: – Thường xuyên uống rượu, bia và chế độ ăn giàu purin như nội tạng, thịt đỏ, hải sản… – Người bị thừa cân béo phì – Người có bệnh tăng huyết áp, đái htaos đường, – Yếu tố di truyền (bố mẹ bị gout thì con sẽ dễ mắc bệnh) Người bệnh gout cần bổ sung nhiều rau xanh Giải pháp giảm đau cho bệnh nhân gout Người bệnh gout cần có chế độ ăn khoa học, chọn thực phẩm phù hợp, dưới đây là những thực phẩm tốt cho người bệnh: chuối, ăn chuối giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể, đồng thời giảm triệu chứng đau nhức cho người bệnh; uống nhiều nước, hạn chế thực phẩm chứa đường fructose. Người bệnh gout cần theo dõi tại chuyên khoa, và thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ bao gồm chế độ ăn uống, chế độ tập luyện và điều trị thuốc. Bệnh gout cần điều trị kịp thời Khám chuyên khoa là cách tốt nhất để điều trị bệnh gout Người bệnh gout trên 10 năm có thể xuất hiện hạt tophi, bệnh phát triển nặng dễ gây biến dạng khớp, phá hủy xương có nguy cơ dẫn tới tàn phế. Đây là hậu quả của sự lắng đọng tinh thể acid uric dưới các mô mềm ở da. Nồng độ acid uric trong cơ thể quá cao có thể dẫn đến tổn thương khớp vĩnh viễn. Vì vậy, người bệnh gout cần tuân thủ điều trị và kiểm soát cân nặng để hạn chế hậu quả xấu đến mức tối thiểu. Trước khi phải hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng, người mắc gout người bệnh cần bảo vệ mình bằng cách duy trì thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ, kết hợp thực hiện chế độ ăn uống, luyện tập khoa học.;;;;;Bệnh Gout là bệnh lý viêm khớp gây đau đớn nhất, xảy ra khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể. Để điều trị căn bệnh này hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều sau: Những xét nghiệm cần làm Bệnh Gout là bệnh lý viêm khớp gây đau đớn nhất, xảy ra khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể. Để chẩn đoán mắc bệnh Gout rất có thể bạn cần làm những xét nghiệm sau đây: – Lượng urat niệu. – Lượng acid uric máu. – Hồng cầu niệu – Chức năng thận: ure máu, creatinin máu. – Siêu âm thận tìm sỏi urat kết lắng. – Trong một số trường hợp cần chọc dịch khớp tìm tinh thể urat. – Khi cần thiết nên là XQ xương khớp để xác định đã viêm lâu và mức độ tổn thương. Những thực phẩm người mắc bệnh Gout cần tuyệt đối tránh – Nội tạng động vật, tiết canh, thịt chó, cá trích, nước mắm từ cá trích,… – Các loại rau đậu hà lan, rau đay, mồng tơi,… – Không lạm dụng bia rượu – Không hút thuốc lá, tránh các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo như đồ ăn nhanh, thức ăn chiên xào…. Người bệnh Gout cần tuyệt đối kiêng ăn nội tạng động vật, thực phẩm nhiều đạm,… Thực phầm người bị bệnh Gout cần dùng – Cải bẹ xanh: Cải bẹ xanh được biết đến như là 1 cách hỗ trợ trị rất nhiều bệnh lý khác nhau như bệnh glucose hệ tiêu hóa, lợi tiểu đặc biệt là bệnh Gout. – Đỗ đỏ: trong điều trị căn bệnh gout thì người bệnh có thể thêm đỗ đỏ vào bữa ăn của mình để bệnh gout tiến triển tốt hơn. – Ăn dứa: Không chỉ tốt cho người mắc bệnh Gout, dứa còn tốt cho người mắc bệnh về sỏi cật, suy cật còn cần thường bổ sung loại thức ăn này – Bí đỏ: thàn phần đồng thời công dụng: trong bí đỏ còn có hàm lượng lớn vitamin A, đi kèm các vi chất khác như vitamin B, K khoáng hoạt chất kẽm, sắt, phot pho,… rất tốt cho người mắc bệnh Gout. Ngoài ra còn nhiều loại rau xanh khác rất tốt cho người bệnh gout, bạn cần chú ý bổ sung. Lời khuyên cho người bị bệnh Gout Người bệnh gout cần được thăm khám và điều trị kịp thời – Đi bộ nhẹ nhàng, nên đi giầy rộng. – Có thể sử dụng 1 số nguyên liệu lợi tiểu nhẹ như râu ngô, bông mã đề, rễ cỏ tranh. – Tránh stress, giữ tinh thần luôn thỏa mái Việc sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe và cải thiện tình trạng bệnh, loại bỏ axit uric trong máu nhằm đạt hiệu quả cao người bệnh cần kiên trì sử dụng, tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ nhằm hạn chế tác dụng phụ và rủi ro không đáng có trong quá trình điều trị. Ngoài ra để bệnh được cải thiện tốt nhất người cần tự mình lên thực đơn khoa học giúp hỗ trợ điều trị bệnh an toàn và có hiệu quả.;;;;;Cách điều trị bệnh gout cần thời gian và kiên trì, tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ nếu không sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Bệnh Gout (bệnh gút) là một trong những dạng viêm khớp gây đau đớn nhất. Bệnh Gout (bệnh gút) là một trong những dạng viêm khớp gây đau đớn nhất. Những cơn đau có thể từ nhẹ đến nặng, từ thưa đến mau, thậm chí dữ dội, không đi lại được, các khớp sưng to, phù nề, căng đỏ, sung huyết… khiến người bệnh không những giảm sút về sức khỏe mà còn ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Nếu không phát hiện và điều trị bệnh gout kịp thời, bệnh sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Nguyên tắc điều trị bệnh gout Những cơn đau do gout có thể từ nhẹ đến nặng, từ thưa đến mau,… Cách điều trị bệnh gout Điều trị các cơn gút cấp Ngoài ra, có thể dùng một số thuốc giảm đau khác như: Paracetamol ( Efferalgan, Efferalgan-codein…), dùng muối kiềm nabica gói 5g 1-2 gói/ngày pha nước uống hoặc có thể dùng nước khoáng có kiềm nhằm kiềm hóa nước tiểu, tránh sỏi tiết niệu. Điều trị gút mạn tính Điều quan trọng khi điều trị gút mạn tính đó là việc hạ axit uric máu để tránh biến chứng suy thận mạn. Thường sử dụng nhóm thuốc ức chế tổng hợp axit uric và có thể kết hợp dùng colchicine tùy trường hợp. Có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid cho những bệnh nhân viêm khớp còn đang tiến triển. Nếu có tổn thương thận cần phải chú ý đến tình trạng nhiễm khuẩn (viêm thận kẽ), suy thận tiềm tàng, cao huyết áp, sỏi thận,… tiên lượng của bệnh Gout tùy thuộc vào mức độ tổn thương thận. Một số u cục (tôphi) quá to gây cản trở vận động có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ (tôphi ở ngón chân cái không đi giày được, ở khuỷ tay khó mặc áo,…).;;;;;Theo đông y, nguyên nhân chủ yếu của bệnh gout là do thấp nhiệt uẩn kết, làm khớp sưng đỏ, đau, nóng. Phiền táo, khát, nước tiểu vàng, đỏ, đầu đau, sốt, sợ lạnh, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch nhu, sác. Bệnh gout là một dạng bệnh thấp khớp làm người bệnh rất đau, do ứ đọng những tinh thể uric acid nhọn như kim ở tổ chức liên kết, ở ổ khớp hay cả hai. Sự ứ đọng này dẫn tới viêm khớp với các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau và cứng khớp. Người bị bệnh gout phải điều trị tích cực bằng tây y và đông y. Điều quan trọng không kém là chế độ ăn uống, phải kiêng cữ rất nhiều thứ, nếu không bệnh sẽ tăng nặng. Không được ăn những thực phẩm giàu đạm như các loại hải sản, thịt đỏ như thịt trâu, bò, dê, heo rừng…; phủ tạng động vật như lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…; trứng gia cầm, đặc biệt là trứng lộn như cút, gà, vịt. Trong khẩu phần ăn hằng ngày, cần chú ý giảm các loại đạm có trong thịt gà, vịt, heo…. , trong các loại hải sản như cua, ốc, lươn. Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà… vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể. Giảm các thực phẩm giàu chất béo no như mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như mì tôm, các loại thức ăn nhanh. Người bị bệnh gout tuyệt đối cấm dùng rượu bia. Không được dùng đồ uống có gaz, nước ngọt. Giảm các đồ uống có tính toan như nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tinh urate ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận. Các loại thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo, củ sắn, cà chua… rất tốt cho người bị bệnh gout. Chất xơ làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái hoái biến đạm để sinh năng lượng, do vậy làm giảm sự hình thành acid uric. Nên uống nước khoáng không ga có độ kiềm cao giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế sự kết tinh urate tại ống thận, làm giảm nguy cơ sỏi thận. Lưu ý, người bị bệnh gout rất cần nước, nên uống hơn 3 lít nước mỗi ngày.;;;;;1. Các phương pháp điều trị bệnh Gout Bệnh gout là một dạng viêm khớp và có thể gây ra những cơn đau âm ỉ hoặc đột ngột dữ dội tại các khớp như ngón chân cái, đầu gối hay cổ tay. Cơn đau thường xảy ra vào ban đêm. Một số khớp có hiện tượng nóng, sưng và tấy đỏ tại các khớp. Càng để lâu, mức độ ảnh hưởng của bệnh càng nghiêm trọng khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn khi vận động. Tùy vào từng trường hợp bệnh, mức độ bệnh, mà Gout có thể bùng phát theo những đợt khác nhau. Trong đó có những trường hợp vài tháng lại xảy ra cơn đau một lần, nhưng cũng có những trường hợp vài năm mới bị đau một lần. Bệnh Gout không được điều trị có thể xảy ra những biến chứng như sỏi thận, suy giảm chức năng thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim thiếu máu, tăng nguy cơ đột quỵ, thoái hóa khớp, hoại tử khớp, hỏng khớp, tàn phế,… Đặc biệt, bệnh còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người bệnh và thường gặp nhất là tình trạng trầm cảm. Ngược lại, nếu phát hiện sớm và điều trị theo đúng phương pháp, bệnh nhân có thể “chung sống hòa bình” với căn bệnh này, phòng ngừa tối đa nguy cơ biến chứng. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh: Điều trị bằng thuốc Các bác sĩ sẽ có thể kê đơn thuốc điều trị phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân. Những loại thuốc thường được sử dụng là thuốc chống viêm, thuốc điều trị những cơn đau cấp tính và phòng ngừa những cơn đau trong tương lai. Một số loại thuốc cũng có tác dụng làm giảm nguy cơ biến chứng của bệnh bằng cách hạn chế sự lắng đọng tinh thể urat và ngăn chặn nguy cơ phát triển của hạt tophi. Đối với những trường hợp cơn đau không xuất hiện thường xuyên, các bác sĩ có thể dùng thuốc hạ acid uric máu để phòng ngừa nguy cơ biến chứng. + Đối với những trường hợp khớp bị tổn thương hoặc có xuất hiện hạt tophi, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như: Thuốc ngăn chặn sản xuất acid uric, thuốc đào thải acid uric. Lưu ý, các loại thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ. Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn, liều lượng kê đơn của bác sĩ. Điều chỉnh lối sống khoa học, lành mạnh Bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân nên: + Áp dụng chế độ ăn lành mạnh. + Tập luyện thường xuyên, nên giảm cân nếu đang trong tình trạng thừa cân thì cần giảm cân + Khi đau có thể sử dụng túi chườm để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả. + Thực hiện thăm khám định kỳ để theo dõi, kiểm soát bệnh. + Nên giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ. Phẫu thuật Với một số trường hợp viêm khớp kéo dài có thể phẫu thuật nội soi khớp, cắt bớt bao hoạt dịch khớp hoặc với những khớp bị hỏng có thể thay bằng khớp nhân tạo. Như đã nêu trên, người mắc bệnh Gout cần có chế độ ăn uống phù hợp mới có thể kiểm soát bệnh hiệu quả. Với thắc mắc “bệnh Gout kiêng ăn gì”, các chuyên gia giải đáp như sau: - Tránh ăn những thực phẩm giàu purin: Đối với người khỏe mạnh, purin không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với những trường hợp mắc bệnh Gout, cơ thể bệnh nhân không loại bỏ hiệu quả acid uric trong cơ thể. Chính vì thế, nếu tiêu thụ những thực phẩm giàu purine sẽ có nguy cơ làm tăng nồng độ acid uric và gây ra những cơn đau cấp tính. +Một số loại thực phẩm giàu purin mà người bệnh nên tránh là thịt bò, nội tạng động vật, thịt chó, thịt ngỗng,…; các loại hải sản hay một số loại động vật có vỏ chẳng hạn như tôm, cua, ghẹ, ốc, hến,… +Phần lớn các loại rau củ và trái cây đều rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong đó cũng có những loại rau không tốt cho người mắc bệnh Gout. Cụ thể, bệnh nhân nên tránh một số loại rau như rau cải bắp, rau bina, măng tây, nấm,… - Không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều fructose, chẳng hạn như táo, đào, nho, lê,… - Bệnh nhân cũng nên kiêng một số loại trái cây có vị chua, thực phẩm lên men, giá đỗ,… Nguyên nhân là vì các loại thực phẩm này có thể làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể. - Không nên uống rượu bia, nước ngọt có gas vì những loại đồ uống này cũng có nguy cơ tăng acid uric đồng thời ngăn cản thận thải acid uric. Ngoài việc quan tâm đến vấn đề bệnh Gout kiêng ăn gì, thì người bệnh cũng nên lựa chọn những thực phẩm có thể hỗ trợ cải thiện bệnh. Cụ thể như sau: - Người bệnh nên bổ sung đầy đủ vitamin C mỗi ngày. - Nên uống nhiều nước để tăng cường đào thải acid uric. - Nên ăn các loại thịt trắng như lườn gà, cá sông,… Lý do vì thịt trắng sẽ có ít purine hơn nhưng vẫn có thể đảm bảo lượng protein cần thiết. - Nên ăn một số loại rau củ có lượng purin thấp như rau cần, súp lơ, rau ngót, rau cải xanh, cà tím, súp lơ, dưa chuột,… - Một số loại trái cây nên ăn như chuối, dứa, dâu tây, dưa hấu, cherry,… - Bệnh nhân cũng có thể bổ sung trứng, sữa trong chế độ ăn hàng ngày để giảm lượng acid uric trong cơ thể. - Không nên ăn mỡ động vật mà nên thay thể bằng các loại dầu ăn như dầu vừng, dầu oliu, dầu lạc để giảm lượng chất béo hấp thụ. - Trong quá trình chế biến món ăn, người bệnh chỉ nên hấp, luộc, hạn chế món ăn chiên, xào.
question_314
Diễn biến và điều trị ung thư phổi giai đoạn 3
doc_314
Tỷ lệ sống của ung thư phổi giai đoạn 3 là thấp hơn giai đoạn 1 và 2. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời ung thư sẽ nhanh chóng di căn đến các cơ quan xa trên cơ thể và đe dọa tính mạng của người bệnh. Vậy diễn biến của ung thư phổi giai đoạn 3 là gì và điều trị ung thư phổi giai đoạn 3 như thế nào hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 1. Diễn biến bệnh ung thư phổi giai đoạn 3 Giai đoạn 3 của bệnh lý ung thư phổi là thời điểm nhiều bệnh nhân được chẩn đoán xác định bệnh hơn so với các giai đoạn 1 và 2. Lúc này ung thư phổi được xem là giai đoạn tiến triển vùng, các khối u đã lan đến các cấu trúc lân cận, hạch bạch huyết. Ung thư phổi giai đoạn 3 là ung thư phổi dạng không tế bào nhỏ tiến triển ở giai đoạn thứ 3. Tại giai đoạn này, dựa vào những đặc điểm kích thước khối u, vị trí khối u, mức độ phát triển của khối u, mức độ xâm lấn tới hạch bạch huyết… từ đó phân chia thành 3 giai đoạn nhỏ hơn là 3A, 3B, 3C. Ung thư phổi không tế bào nhỏ diễn biến thông qua 4 giai đoạn chính 1.1 Ung thư phổi giai đoạn 3A Dựa trên hệ thống phân loại giai đoạn TNM thì ung thư phổi giai đoạn 3A sẽ được chẩn đoán khi: – Khối u có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 3cm chưa xâm lấn đến màng phổi, phế quản chính. Hạch bạch huyết dưới đoạn chia đôi phế quản phải và trái hoặc trung thất cùng bên phổi đã bị ảnh hưởng. Chưa có di căn xa đến cơ quan khác trên cơ thể. – Khối u có thể đạt kích thước 3-5cm, khối u lan tới phế quản chính nhưng chưa lan đến đoạn phân chia phế quản trái phải, khối u xâm lấn đến màng bao quanh phổi, hoặc khối u gây xẹp, viêm phổi tắc nghẽn. Ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết dưới đoạn chia đôi phế quản trái phải hoặc trung thất cùng bên phổi, chưa di căn đến cơ quan khác. – Khối u kích thước từ 5-7cm, hoặc khối u xâm lấn thành ngực, màng phổi, màng ngoài tim, hoặc có 2 hay nhiều khối u riêng biệt trong cùng 1 thùy phổi. Xuất hiện di căn hạch bạch huyết trong phổi, hoặc hạch bạch huyết dưới đoạn phân chia phế quản trái phải và chưa di căn xa. – Khối u kích thước lớn trên 7cm, hoặc khối u xâm lấn trung thất, tim, mạch máu lớn, khí quản, thực quản… hoặc có 1 hoặc nhiều khối u riêng biệt khác thùy phổi. Bệnh nhân chưa có di căn hạch vùng, hoặc di căn đến các hạch bạch huyết trong phổi, hạch cạnh phế quản cùng bên có khối u, và chưa di căn xa. 1.2 Ung thư phổi giai đoạn 3B Ung thư phổi ở được chẩn đoán ở giai đoạn 3B diễn biến qua các trường hợp sau: – Khối u kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 3cm và chưa xâm lấn đến màng phổi, phế quản chính. Phát hiện di căn hạch trung thất đối bên, hạch rốn phổi đối bên, hạch trên đòn. Chưa di căn xa đến cơ quan khác trên cơ thể. – Khối u có thể đạt kích thước 3-5cm, khối u lan tới phế quản chính nhưng chưa lan đến đoạn phân chia phế quản trái phải, khối u xâm lấn đến màng bao quanh phổi, hoặc khối u gây xẹp, viêm phổi tắc nghẽn. Phát hiện di căn hạch trung thất đối bên, hạch rốn phổi đối bên, hạch trên đòn. Chưa di căn xa đến cơ quan khác trên cơ thể. – Khối u kích thước từ 5-7cm, hoặc khối u xâm lấn thành ngực, màng phổi, màng ngoài tim, hoặc có 2 hay nhiều khối u riêng biệt trong cùng 1 thùy phổi. Hạch bạch huyết dưới đoạn chia đôi phế quản phải và trái hoặc trung thất cùng bên phổi đã bị ảnh hưởng. Chưa có di căn xa đến cơ quan khác trên cơ thể. – Khối u kích thước lớn trên 7cm, hoặc khối u xâm lấn trung thất, tim, mạch máu lớn, khí quản, thực quản… hoặc có 1 hoặc nhiều khối u riêng biệt khác thùy phổi. Hạch bạch huyết dưới đoạn chia đôi phế quản phải và trái hoặc trung thất cùng bên phổi đã bị ảnh hưởng. Chưa có di căn xa đến cơ quan khác trên cơ thể. Hình ảnh minh họa ung thư phổi giai đoạn 3B 1.3 Ung thư phổi giai đoạn 3C Ung thư phổi ở được chẩn đoán ở giai đoạn 3C diễn biến qua các trường hợp sau: – Khối u kích thước từ 5-7cm, hoặc khối u xâm lấn thành ngực, màng phổi, màng ngoài tim, hoặc có 2 hay nhiều khối u riêng biệt trong cùng 1 thùy phổi. Phát hiện di căn hạch trung thất đối bên, hạch rốn phổi đối bên, hạch trên đòn. Chưa di căn xa đến cơ quan khác trên cơ thể. – Khối u kích thước lớn trên 7cm, hoặc khối u xâm lấn trung thất, tim, mạch máu lớn, khí quản, thực quản… hoặc có 1 hoặc nhiều khối u riêng biệt khác thùy phổi. Phát hiện di căn hạch trung thất đối bên, hạch rốn phổi đối bên, hạch trên đòn. Chưa di căn xa đến cơ quan khác trên cơ thể. 2. Cách điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 3 Điều trị ung thư phổi giai đoạn 3 được sử dụng phác đồ đa mô thức giúp tăng khả năng kiểm soát bệnh, giảm nguy cơ tái phát sau điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Phương pháp điều trị cũng sẽ được xây dựng dựa trên phân loại giai đoạn của ung thư phổi.1 Điều trị bệnh ung thư phổi giai đoạn 3A Ở giai đoạn 3A, bệnh nhân ung thư phổi có thể được xây dựng phương án điều trị như sau: – Can thiệp phẫu thuật, sau đó điều trị bổ trợ nhằm tiêu diệt các tế bào sót lại để giảm nguy cơ tái phát bệnh bằng các phương pháp điều trị là xạ trị, hóa trị, hóa xạ trị đồng thời, liệu pháp miễn dịch, liệu pháp nhắm trúng đích. Việc sử dụng liệu pháp bổ trợ nào sẽ được chỉ định tùy thuộc và kết quả giải phẫu bệnh sau phẫu thuật, tình trạng sức khỏe… – Hóa trị trị đồng thời trước phẫu thuật được áp dụng trong các trường hợp khối u ở vị trí đỉnh lá phổi. Kết thúc chu kỳ hóa xạ trị đồng thời người bệnh sẽ được đánh giá khả năng phẫu thuật. Trong trường hợp nếu không đủ điều kiện phẫu thuật bệnh nhân sẽ được tiếp tục sử dụng hóa trị. – Tiến hành hóa trị trị đồng thời cho bệnh nhân mắc ung thư phổi giai đoạn 3A không thể phẫu thuật. Người bệnh sau khi kết thúc liệu trình điều trị hóa xạ trị đồng thời có thể được điều trị củng cố với liệu pháp miễn dịch, nhằm mục đích nâng cao tỷ lệ sống, ngăn chặn triệt để tế bào ác tính phát triển. 2.2 Điều trị bệnh ung thư phổi giai đoạn 3B và 3C Với ung thư phổi giai đoạn 3B trở đi, điều trị trị triệt căn bằng phẫu thuật gần như là không khả thi do khối ung thư đã phát triển và lan rộng. Lúc này hóa xạ trị đồng thời là phương pháp điều trị chủ yếu, sau đó có thể bệnh nhân được điều trị củng cố để duy trì hiệu quả với liệu pháp miễn dịch. Nền y học hiện nay đang có những bước tiến trong điều trị ung thư phổi giai đoạn 3 giúp cải thiện cơ hội sống cho người bệnh. Vậy nên bệnh nhân không nên quá lo lắng mà hãy tuân thủ theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ, duy trì lối sống lành mạnh, tích cực, lạc quan để nhận được kết quả tốt.
doc_24676;;;;;doc_16445;;;;;doc_13447;;;;;doc_49978;;;;;doc_8797
Ung thư phổi được xem là bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong cao hàng đầu thế giới và số lượng người bị ung thư phổi luôn ở mức đáng báo động. 1. Đại cương về bệnh ung thư phổi Ung thư phổi giai đoạn 3 là tình trạng các tế bào ung thư đã phát triển mạnh mẽ, lan rộng và phá hủy tổ chức phổi, đồng thời chúng cũng “rục rịch" di chuyển đến các cơ quan khác trong cơ thể. Càng về giai đoạn sau triệu chứng của bệnh sẽ càng bộc lộ rõ nét, điều này cũng đồng nghĩa với việc công tác điều trị cũng gặp khó khăn hơn rất nhiều. Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư phổi thuộc nhóm các nguyên nhân bệnh lý gây nên nhiều ca tử vong nhất trên thế giới. Ung thư phổi giai đoạn 3 có thể tước đi mạng sống của bệnh nhân bất cứ lúc nào và nguy cơ này thường cao hơn nhiều so với các bệnh ung thư khác như ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư tuyến tiền liệt. Có khoảng 40% người bị ung thư phổi được phát hiện khi bệnh đã bước sang giai đoạn nặng và trong số này có khoảng ⅓ các trường hợp bệnh nhân đã ở giai đoạn 3. Ung thư phổi được chi thành ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ. Trong đó phần lớn các ca bệnh (85%) là mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ, 10 - 15% thuộc dạng còn lại. Tùy vào loại ung thư phổi mà người bệnh mắc là gì mà phác đồ điều trị sẽ khác nhau. Trên thực tế việc chữa khỏi ung thư phổi là điều khả thi nhưng tiên lượng sống của bệnh nhân còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời điểm phát hiện bệnh, loại tế bào bị ung thư tại phổi, mức độ nghiêm trọng của bệnh, tuổi tác, thể trạng, đáp ứng điều trị và phác đồ áp dụng có đem lại hiệu quả hay không. 2. Quá trình phát triển của ung thư phổi giai đoạn 3 Như đã phân tích, khi bệnh nhân bị ung thư phổi giai đoạn 3 thì lúc này các tế bào ung thư đã có dấu hiệu di căn từ phổi sang tổ chức mô lân cận hoặc tấn công các hạch bạch huyết xung quanh nó. Tại giai đoạn này, dựa trên những đặc điểm như kích thước, vị trí, ảnh hưởng của khối u ác tính tới những bộ phận khác mà các chuyên gia còn chia thành 3 giai đoạn nhỏ và gọi là giai đoạn IIIA, IIIB và IIIC. Cụ thể như sau: 2.1. Ung thư phổi giai đoạn IIIA Tại giai đoạn IIIA ung thư chỉ phát triển khu trú tại phổi. Khi đó tế bào ung thư đã xâm nhập vào các hạch bạch huyết cùng một bên ngực với khối u nguyên phát nhưng nó vẫn chưa tiến xa hơn tới các cơ quan trong cơ thể. Một số vị trí dễ là đích đến của ung thư phổi nhất đó là niêm mạc phổi, thành ngực, phế quản, màng ngoài tim và cơ hoành. Bên cạnh những vị trí điển hình nêu trên, ung thư phổi còn có khả năng tấn công thực quản, các mạch máu của tim, khí quản, xương lồng ngực, xương sống, dây thần kinh điều khiển thanh quản và vùng carina (nơi khí quản kết hợp với phế quản). 2.2. Ung thư phổi giai đoạn IIIB Đây là giai đoạn nghiêm trọng hơn so với IIIA. Lúc này tế bào ung thư đã xâm lấn vào các hạch bạch huyết ở phần ngực còn lại hoặc trên xương đòn. 2.3. Ung thư phổi giai đoạn IIIC Giai đoạn IIIC có tính chất nghiêm trọng nhất trong ung thư phổi giai đoạn 3. Khối u khi ấy đã lan rộng ra một phần hoặc toàn bộ thành ngực, bao gồm cả dây thần kinh hoành và màng bao tim. Ở giai đoạn này có thể có 2, thậm chí là nhiều khối u phát triển độc lập cùng ở một thùy phổi và cả ở các hạch bạch huyết gần đó. Tuy nhiên ung thư chưa di chuyển tới các cơ quan xa hơn. Cấu trúc của phổi tại giai đoạn IIIB và IIIC có thể bị viêm hoặc bị xẹp một phần, có khi là toàn bộ. Đồng thời ung thư cũng đã di căn và phá hủy những cấu trúc ngực khác ngoài phổi. 3. Một số dấu hiệu của ung thư phổi giai đoạn 3 bạn cần đặc biệt lưu ý Ngay cả khi đã bước sang giai đoạn 3, ung thư phổi cũng không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Đó là lý do tại sao đây được coi là “sát thủ vô hình” phát triển thầm lặng tước đi mạng sống của rất nhiều người. Bệnh nhân có thể xuất hiện những triệu chứng như: ho, ho nhiều và dai dẳng, ho sâu hơn, thậm chí là ho ra chất nhầy hoặc ho ra máu. Bên cạnh đó cần phải kể đến những biểu hiện khác dưới đây: Bệnh nhân thở khò khè, thở gấp, khó thở; Giọng khàn và đặc hơn; Đau ngực thường xuyên mà không rõ lý do; Hay bị đau nhức đầu; Sụt cân nhanh chóng; Đau xương với các triệu chứng như đau cột sống, đau thắt lưng, cơn đau tăng nặng vào ban đêm. 4. Tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 3 Thực tế con số trên còn có thể khác nhau tùy từng trường hợp cụ thể. Nếu bệnh nhân trẻ tuổi, không mắc bệnh lý nền kèm theo, đáp ứng phương pháp điều trị tốt thì cơ hội sống sót sẽ cao hơn. Những thông tin trên đây đã phần nào giải đáp được một số thắc mắc về ung thư phổi giai đoạn 3. Khi thấy cơ thể bộc lộ những dấu hiệu bất thường nghi ngờ bệnh ung thư phổi thì bạn nên đi khám ngay từ sớm. Bên cạnh đó cách tốt nhất để kịp thời phát hiện và điều trị ung thư phổi đó là mỗi người nên thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ và đăng ký tầm soát, sàng lọc nguy cơ ung thư. Ngoài ra, bạn nên duy trì một nếp sống lành mạnh, từ bỏ những thói quen xấu gây hại cho sức khỏe như uống rượu bia, hút thuốc lá,... để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc ung thư phổi.;;;;;Ung thư phổi giai đoạn 4 là giai đoạn phát triển nhất của bệnh ung thư phổi. Ở giai đoạn 4, ung thư đã lan rộng (di căn) đến cả hai phổi, khu vực xung quanh phổi hoặc các cơ quan ở xa. Theo Viện Ung thư Quốc gia (NCI), 57% ung thư phổi và phế quản được chẩn đoán ở giai đoạn muộn này.Ung thư phổi và phế quản là loại ung thư được chẩn đoán phổ biến thứ hai, sau ung thư vú. Bệnh chiếm khoảng 13,5% tổng số ca ung thư mới, với ước tính khoảng 234.000 ca mới ở Hoa Kỳ vào năm 2018.Nếu bạn hoặc người thân nhận được chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn 4, bạn sẽ muốn biết những gì sẽ xảy ra để có thể điều trị tốt.Mong đợi có những tổ chức hỗ trợ trong quá trình điều trị. Cùng với việc giao tiếp với gia đình và bạn bè, hãy cân nhắc tham gia một nhóm hỗ trợ hoặc tìm kiếm một nhà trị liệu hoặc cố vấn là điều mà các bệnh nhân mắc ung thư phổi mong muốn.Mong đợi chịu trách nhiệm về các quyết định chăm sóc sức khỏe của bạn. Nhiều người có động lực để nghiên cứu từ các nguồn đáng tin cậy và sau đó thảo luận các phát hiện với nhóm chăm sóc sức khỏe của họ. Một lĩnh vực để nghiên cứu có thể là các thử nghiệm lâm sàng có sẵn. Những điều này có thể giúp bạn tiếp cận với các phương pháp điều trị mới có thể cải thiện tiên lượng của bạn.Mong đợi thay đổi lối sống. Nhiều người hỗ trợ điều trị bằng cách dừng các thói quen không lành mạnh như hút thuốc lá và áp dụng các thói quen lành mạnh như duy trì hoạt động thể chất và ăn uống hợp lý. Dừng thói quen hút thuốc với người bệnh ung thư phổi giai đoạn 4 Mong đợi một số mối quan hệ sẽ thay đổi. Bạn có thể thấy rằng mọi người bắt đầu đối xử với bạn khác với bạn mong đợi hoặc dự đoán. Hoặc bạn có thể thấy mình cần một cái gì đó khác với những mối quan hệ nhất định. Thành thật về nhu cầu của bạn và tìm kiếm sự hỗ trợ của bạn bè và gia đình mà bạn tin tưởng.Mong đợi chăm sóc giảm nhẹ. Nhiều phương pháp điều trị ung thư phổi có tác dụng phụ khó chịu hoặc liên quan. Đôi khi điều trị có thể được điều chỉnh. Thông thường, nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn có thể giới thiệu một chuyên gia chăm sóc giảm nhẹ , người tập trung vào việc quản lý các tác dụng phụ.Ngay cả khi bạn đã hoàn tất việc điều trị ban đầu, sẽ có các cuộc thăm khám tiếp theo, bao gồm cả xét nghiệm để theo dõi sự phục hồi của bạn. Thông thường ở giai đoạn này, nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn tập trung vào chăm sóc giảm nhẹ thay vì chăm sóc chữa bệnh. Ung thư phổi giai đoạn cuối có thể gây ra các triệu chứng như:Mệt mỏi: Điều này có thể bao gồm mệt mỏi về thể chất, cảm xúc và tinh thần.Thay đổi cảm xúc: Một số người nhận thấy rằng họ trở nên ít quan tâm đến những thứ mà họ từng quan tâm.Đau đớn. Đau dữ dội và khó chịu có thể xảy ra, nhưng nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn có thể giúp bạn kiểm soát cơn đau để cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn. Người bệnh ung thư phổi giai đoạn 4 thường thấy đau đớn Khó thở: Khó thở và khó thở không phải là hiếm. Bạn có thể học các tư thế và kỹ thuật giúp thở và nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn có thể giới thiệu thuốc để thư giãn hơi thở và giảm lo lắng .Ho khan: Ho dai dẳng có thể do một khối u chặn đường thở. Nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn có thể lập một kế hoạch điều trị để giảm bớt và kiểm soát cơn ho.Sự chảy máu: Nếu khối u di căn vào đường thở lớn, nó có thể gây chảy máu. Bác sĩ của bạn có thể đề nghị điều trị bằng bức xạ hoặc một thủ thuật khác.Thay đổi cảm giác thèm ăn: Mệt mỏi, khó chịu và một số loại thuốc có thể làm giảm cảm giác thèm ăn. Bạn có thể thấy rằng thức ăn không còn ngon miệng nữa và dường như bạn cảm thấy no nhanh hơn.Đối với người bệnh mắc ung thư ngoài việc duy trì chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, điều trị theo lời khuyên của bác sĩ, bệnh nhân cũng nên giữ tinh thần thoải mái. Hạn chế tối đa sự căng thẳng, nếu cần giúp đỡ bất cứ vấn đề gì bạn có thể trao đổi với người thân hoặc bác sĩ điều trị.;;;;;Ung thư phổi giai đoạn cuối được xác định là giai đoạn IV đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ, và là giai đoạn mở rộng đối với ung thư phổi tế bào nhỏ. Có khoảng 40% trong số tất cả các trường hợp ung thư phổi được chẩn đoán ở giai đoạn này. Ở giai đoạn cuối, ung thư đã lan tới các cơ quan xa của cơ thể như xương, gan, não, vv… Ở giai đoạn này, bệnh không có khả năng chữa được, nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát bệnh, giảm nhẹ triệu chứng do bệnh gây ra, và kéo dài thêm thời gian sống. Đặc điểm ung thư phổi giai đoạn cuối Ở giai đoạn này, khối u phổi có kích thước bất kỳ, ung thư đã di căn tới một hay nhiều cơ quan khác của cơ thể, đến một thùy phổi hoặc người bệnh có thể bị tràn dịch màng phổi ác tính. Các triệu chứng của ung thư phổi giai đoạn cuối Dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn cuối thường là ho dai dẳng, đau ngực, khó thở, vv… Các triệu chứng do sự hiện diện của một khối u trong phổi như: – Ho dai dẳng – Ho ra máu – Khó thở – Khàn tiếng – Đau ngực, lưng, vai hoặc cánh tay – Viêm phổi hoặc viêm phế quản lặp đi lặp lại – Thở khò khè Các triệu chứng do lây lan của khối u sang các khu vực khác của cơ thể, ví dụ: – Đau ở lưng, hông, sườn hoặc nếu khối u đã lan đến xương – Khó nuốt do một khối u nằm gần hoặc xâm chiếm thực quản – Nhức đầu, thay đổi thị lực, suy nhược, hoặc co giật nếu một khối u lan đến não – Vàng da do khối u đã lan đến gan Các triệu chứng chung khi ung thư di căn: – Mệt mỏi – Giảm cân không chủ ý – Mất cảm giác ngon miệng Điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối Hóa trị thường là phương pháp điều trị chủ yếu cho ung thư phổi giai đoạn cuối. Đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn cuối: Do ở giai đoạn này, phẫu thuật không thể loại bỏ tất cả các khối u. Các phương pháp điều trị cho giai đoạn này là hóa trị, liệu pháp miễn dịch, điều trị nhắm mục tiêu nhằm giảm bớt triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Xạ trị cũng có thể sử dụng cho giai đoạn này giúp kiểm soát các triệu chứng như cơn đau xương (do khối u lan tới xương), chảy máu từ phổi, khối u làm cản trở đường hô hấp và gây khó thở, hoặc di căn não đang gây ra các triệu chứng quan trọng, chẳng hạn như đau đầu hoặc cơ thể yếu ớt. Đối với ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn mở rộng: bao gồm hóa trị liệu đơn thuần. Đôi khi bức xạ có thể được sử dụng để kiểm soát triệu chứng (điều trị giảm nhẹ) liên quan đến sự lây lan của bệnh ung thư, chẳng hạn như đau xương, chảy máu từ phổi, khối u làm cản trở đường hô hấp và gây khó thở, hoặc di căn não gây ra các triệu chứng như đau đầu hoặc suy nhược. Với những tiến bộ trong điều trị ung thư, người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối có thể hi vọng sống lâu dài và có chất lượng cuộc sống cao hơn.;;;;;Để đưa ra các phương pháp và phác đồ điều trị ung thư phổi phù hợp, bác sĩ cần căn cứ vào rất nhiều vào các yếu tố như tuổi tác bệnh nhân, loại ung thư phổi, dự đoán mức độ đáp ứng điều trị bệnh và đặc biệt là giai đoạn tiến triển bệnh. Một số phương pháp điều trị ung thư phổi phổ biến nhất là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, điều trị nhắm mục tiêu và chiếu xạ sọ não dự phòng. Ung thư phổi bắt nguồn từ các mô phổi, thường từ các tế bào trong đường dẫn khí. Đây là bệnh ung thư đặc biệt nguy hiểm, có thời gian tiến triển nhanh, dễ di căn đến bên phổi còn lại, các hạch bạch huyết và cơ quan ở xa nếu không được điều trị tích cực sớm. Ung thư phổi được chia thành 2 loại: Ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ. Các yếu tố quyết định phương pháp và phác đồ điều trị ung thư phổi Phác đồ điều trị ung thư phổi là chìa khóa quyết định đến việc điều trị bệnh thành công. Để xây dựng phác đồ điều trị bệnh phù hợp, bác sĩ phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố: Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp bổ trợ để điều trị đạt hiệu quả cao nhất. Một số phương pháp điều trị ung thư phổi thường được bác sĩ chỉ định là: Các phương pháp và phác đồ điều trị ung thư phổi Phẫu thuật được áp dụng cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn đầu Về nguyên tắc, việc điều trị ung thư phổi dựa vào thể trạng bệnh nhân, loại mô bệnh học, giai đoạn bệnh. Điều trị thường bao gồm các phương pháp: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Có thể điều trị đơn thuần phương pháp hoặc có thể kết hợp nhiều phương pháp với nhau. Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ: Phẫu thuật: được chỉ định cho giai đoạn 0, I, II, IIIA. Phương pháp phẫu thuật có thể bao gồm cắt thùy phổi phải kèm vét hạch rốn thùy, áp dụng cho ung thư phế quản ngoại vi; Phẫu thuật cắt lá phổi kèm theo vét hạch rốn phổi và trung thất, có thể cắt một phần màng tim, thành ngực, thường áp dụng cho ung thư ở phế quản gốc, cạnh carina và hoặc xâm lấn cực phế quản thùy trên; Phẫu thuật cắt phân thùy trong trường hợp khối u nhỏ, nằm ngoại vi mà chức năng hô hấp còn hạn chế. Tham khảo chi tiết: phẫu thuật ung thư phổi Xạ trị: Xạ trị trước phẫu thuật: dành cho giai đoạn IIIB, kích thước u quá lớn để xét khả năng phẫu thuật sau đó. Xạ trị sau phẫu thuật: thích hợp cho giai đoạn II, IIIA và các trường hợp phẫu thuật cắt bỏ không hoàn toàn để lại tổ chức ung thư sau phẫu thuật. Xạ trị đơn thuần triệt căn: cho giai đoạn I, II, IIIA có chống chỉ định hoặc bệnh nhân từ chối phẫu thuật, hóa chất. Xạ trị triệu chứng: Xạ trị giảm đau, xạ trị toàn não, xạ trị chống chèn ép. Hóa trị: Được chỉ định cho giai đoạn IV, IIIB, IIIA. Giai đoạn IB, IA cần được cân nhắc thêm. Một số trường hợp cũng có thể được hóa trị khi bệnh nhân chống chỉ định với phẫu thuật/ tia xạ hoặc từ chối các phương pháp điều trị này. Mục đích: hóa chất bổ trợ hoặc phối hợp với xạ trị, hoặc hóa chất giai đoạn cuối. Điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ Đối với ung thư phổi tế bào nhỏ, điều trị bao gồm các phương pháp: hóa – xạ trị đồng thời cho giai đoạn khu trú và hóa chất cho giai đoạn lan tỏa. Tiên lượng bệnh theo từng giai đoạn Mặc dù tiên lượng sống của ung thư phổi thấp hơn một số bệnh ung thư thường gặp nhưng bệnh nhân ung thư phổi vẫn có cơ hội kéo dài sự sống nếu phát hiện sớm và có hướng điều trị phù hợp. Tiên lượng sống theo giai đoạn;;;;;Ung thư phổi giai đoạn 4 là giai đoạn muộn và lúc này việc điều trị cũng trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Tuy nhiên, ung thư phổi giai đoạn cuối vẫn có nhiều biến chuyển tích cực nếu người bệnh nắm được những nguyên tắc điều trị và có chế độ sinh hoạt lành mạnh. Cùng tìm hiểu những điều cần biết cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 4 trong bài viết sau. 1. Ung thư phổi ở giai đoạn cuối – Những thông tin cần biết 1.1 Đánh giá chung về bệnh ung thư phổi ở giai đoạn cuối Khác với các bệnh ung thư khác, ung thư phổi rất khó xác định khi mới khởi phát. Các triệu chứng thường diễn biến âm thầm và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Khối u cũng nằm sâu trong phổi nên việc phát hiện khối u rất khó. Đa phần bệnh nhân phát hiện bệnh sớm khi đi khám bệnh khác hoặc khám sức khỏe. Khi bệnh tiến triển nặng các dấu hiệu mới rõ ràng hơn và lúc này việc điều trị cũng khó khăn hơn nhiều. Chủ yếu là giảm triệu chứng và duy trì sự sống cho bệnh nhân. Người bệnh thường phát hiện ung thư phổi khi bệnh đã tiến triển nặng 1.2 Tìm hiểu về ung thư phổi ở giai đoạn cuối và các giai đoạn bệnh Bệnh ung thư phổi thường được chia giai đoạn dựa trên kích thước khối u và mức độ xâm lấn của khối u. Ung thư phổi giai đoạn là khi tế bào ác tính đã di căn đến nhiều cơ quan lân cận trong cơ thể như: não, xương, gan… Trong đó ung thư phổi giai đoạn 4 được chia thành 2 giai đoạn: – Giai đoạn IVA: + Ung thư ở cả hai phổi + Ung thư trong màng phổi hoặc màng ngoài tim + Tràn dịch màng phổi hoặc tim + Ung thư lan đến hạch bạch huyết hoặc các cơ quan như: xương, gan, não… – Giai đoạn IVB: Ung thư lan đến nhiều cơ quan hoặc vị trí khác nhau trên cơ thể. 2. Ung thư phổi ở giai đoạn cuối và những triệu chứng điển hình Ung thư phổi trong giai đoạn cuối di căn đến nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể khiến cơ thể bị biến đổi. Bệnh nhân phải chịu nhiều cơn đau dai dẳng hoặc quặn thắt. Mỗi bệnh nhân sẽ có tình trạng khác nhau nhưng những triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm: – Tích tụ chất lỏng ở xung quanh phổi: Do chất lỏng tích tụ ở không gian quanh phổi lâu ngày tràn vào phổi. Bác sĩ cần hút dịch ra hoặc chọc dò màng phổi để bệnh nhân dễ thở hơn. – Khó thở, ngạt thở: Một số trường hợp bệnh nhân ung thư phổi cần thở oxy. – Tắc nghẽn, chảy máu từ đường thở: Khối u lan rộng khiến đường thở bị tắc và có thể chảy máu. – Các triệu chứng khi di căn đến não: đau đầu, co giật, suy nhược, giọng nói bị ảnh hưởng… – Ho kéo dài: Ho có thể do khối u phát triển ở đường thở hoặc chất lỏng khó trào ra ngoài. – Mệt mỏi, cơ thể yếu, sụt cân: Mệt mỏi và sụt cân là một trong số các biểu hiện suy mòn của ung thư phổi ở giai đoạn cuối. – Đau nhức cơ thể, đặc biệt là xương ngực và cột sống; người bệnh có thể phải sử dụng đến thuốc giảm đau hoặc xạ trị. Người bệnh thường gặp phải những cơn ngực hoặc đau nhức vùng xương ngực khi bị ung thư phổi 3. Tiên lượng bệnh ung thư phổi ở giai đoạn cuối Hầu hết bệnh nhân ung thư phổi phát hiện ra bệnh đều ở giai đoạn muộn khiến người bệnh hoang mang và lo lắng về thời gian còn lại. Để xác định được thời gian sống của người bệnh cần dựa trên 3 yếu tố: giai đoạn bệnh, phác đồ điều trị và sức khỏe của người bệnh. Tuy ở giai đoạn cuối, tỉ lệ sống của người bệnh không cao như ở giai đoạn đầu, nhưng mỗi bệnh nhân sẽ có tình trạng và tiên lượng khác nhau. Đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ, bệnh nhân có cơ hội sống thêm được lâu hơn, đặc biệt là khi chưa di căn xa. Đối với các trường hợp sống trên 5 năm cần xem xét nhiều yếu tố liên quan như: Tóm lại, để nắm bắt được tiên lượng sống của người bệnh ung thư phổi trong giai đoạn cuối cần thực hiện thăm khám và tư vấn chuẩn của bác sĩ điều trị. Nếu lựa chọn được phác đồ điều trị phù hợp và giữ được tinh thần lạc quan, người bệnh hoàn toàn có thể duy trì sự sống và nâng cao chất lượng sống. Người bệnh cần tư vấn và điều trị với bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát tình trạng bệnh 4. Ung thư phổi ở giai đoạn cuối và phương hướng điều trị Khi bệnh ung thư phổi bước vào giai đoạn IV, việc điều trị sẽ chuyển sang các phương pháp hỗ trợ nhằm: – Ngăn chặn và làm giảm các triệu chứng bệnh – Loại bỏ các tế bào ác tính nguy hiểm – Nâng cao chất và kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc kìm hãm tế bào ung thư phổi nhằm giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân, tuy nhiên thuốc sẽ không chữa khỏi hoàn toàn được bệnh. Đặc biệt, để phòng ngừa nguy cơ ung thư phổi, nhiều bệnh nhân nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá, tránh tiếp xúc trực tiếp với khí radon, tránh hút thuốc lá thụ động hoặc tránh nơi môi trường bị ô nhiễm… Các bác sĩ khuyến cáo mỗi người nên xây dựng lối sống lành mạnh để tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ ung thư phổi: – Rèn luyện sức khỏe bằng việc tập luyện thể dục mỗi ngày. – Chế độ ăn uống khoa học, phù hợp với sức khỏe và khẩu vị của bệnh nhân. – Nạp nhiều vitamin, trái cây tươi và rau củ tươi để tăng sức đề kháng – Khám sức khỏe để phòng chống nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư phổi. Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối, người bệnh cần nắm được để phối hợp điều trị hiệu quả nhất.
question_315
Những thực phẩm dễ gây sảy thai ở phụ nữ
doc_315
Việc sử dụng nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kỳ khiến người mẹ dễ bị mất máu, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai. Vậy nên hãy tránh ăn quá nhiều rau răm khi mang thai. Có nhiều nghiên cứu cho thấy táo mèo có tác dụng kích thích tử cung khiến tử cung co bóp và thu nhỏ lại, điều này dễ khiến cho các mẹ bầu bị sảy thai và sinh non. Trong rau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol, đây là một loại hormone có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai, làm co cơ trơn tử cung và làm sảy thai. Vì vậy các nhà khoa học khuyên rằng “phụ nữ có thai không được ăn rau chùm ngây”. Phụ nữ mang thai ăn nhiều mướp đắng có thể gây sảy thai, sinh non, quái thai. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết trong quả dứa có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung, nhất là những trái dứa xanh thì tỉ lệ chất bromelain là rất cao, khi bà bầu mang thai 3 tháng đầu ăn quá nhiều dứa xanh dễ khiến gây sảy thai. Phụ nữ có thai cần hạn chế việc sử dụng rau sam. Bởi rau sam có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, điều này rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ. Khi phụ nữ mang thai, thân nhiệt tăng lên nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mà quả nhãn lại có tính nóng, phụ nữ mang thai ăn vào sẽ tăng nhiệt cho thai, dễ gây ra khí huyết không điều hòa, đầy hơi, nôn mửa, nếu ăn nhiều nhãn sẽ xuất hiện hiện tượng nhiệt, đau bụng, xuất huyết gây ra tình trạng dọa sảy, sảy thai, đẻ non. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trong một trái đu đủ xanh có chứa rất nhiều chất gây nguy hiểm cho thai nhi như papain, prostaglandin và oxytocin. Trong đó chất papain có thể khiến tế bào phôi thai bị phá hủy, còn prostaglandin và oxytocin có tác dụng kích thích co bóp tử cung sớm đẩy thai nhi ra ngoài, điều này sẽ gây sảy thai nếu như thai nhi chưa đủ tháng.
doc_27489;;;;;doc_37995;;;;;doc_49138;;;;;doc_54440;;;;;doc_46100
Sảy thai có thể là do nhiều nguyên nhân như bất thường về nhiễm sắc thể nhưng cũng có thể là do những thói quen chưa khoa học của mẹ bầu. Dưới đây, bác sĩ sẽ chỉ điểm những việc làm dễ sảy thai và một số lưu ý giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh. 1. Những việc làm dễ sảy thai bà bầu nào cũng cần tránh Trên thực tế, nhiều trường hợp sảy thai là do sự bất thường về nhiễm sắc thể, khiến thai nhi không thể phát triển đúng cách, thậm chí phôi đã hình thành nhưng không thể phát triển. Ngoài những nguyên nhân như về nhiễm sắc thể, nội tiết tố,... . thì những việc làm dễ sảy thai cũng là vấn đề được nhiều bác sĩ khuyến nghị đến mẹ bầu, nhất là những bà bầu mang thai lần đầu và chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc dưỡng thai. Cụ thể, mẹ bầu nên tránh những việc làm dễ gây sảy thai như sau: 1.1. Bổ sung dinh dưỡng sai cách Mẹ bầu cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thì cơ thể mới khỏe mạnh và đảm bảo thai nhi phát triển tốt. Ngược lại, nếu bổ sung dinh dưỡng sai cách sẽ tác động xấu đến sức khỏe mẹ bầu, làm tăng nguy cơ sảy thai. - Trong cả thai kỳ, mẹ bầu chỉ nên tăng trung bình khoảng 10 đến 12kg. Nếu ăn uống quá nhiều, nhất là những chị em mang thai trong tình trạng thừa cân, có thể dẫn đến tăng cân quá nhiều dễ gây tiểu đường thai kỳ và làm tăng nguy cơ sảy thai. - Những trường hợp kiêng khem quá mức sẽ dẫn tới tình trạng thiếu dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, đặc biệt là một số nhóm dưỡng chất quan trọng như sắt, axit folic và các loại vitamin cũng như khoáng chất,... có thể dẫn tới dị tật thai nhi và sảy thai. - Ăn đồ tái sống: Có thể đây là những món ăn khoái khẩu nhưng khi đang trong thai kỳ, chị em nên hạn chế tới mức tối đa nhất những thực phẩm tái sống, chẳng hạn như thịt bò tái chanh hay sushi,... Theo các chuyên gia những loại đồ ăn tái sống có thể chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh, nhất là E. Coli. Nếu nhiễm phải những loại vi khuẩn này, mẹ bầu có thể đối mặt với nhiều nguy hiểm, nhất là tình trạng sinh non, sảy thai, thai lưu,... - Thường xuyên ăn đồ lạnh cũng có thể là nguyên nhân khiến các mạch máu co lại, hoặc gây ra những vấn đề về tiêu hóa, dẫn tới những ảnh hưởng nhất định đến thai nhi. - Mẹ bầu có thói quen ăn những thực phẩm cay nóng dễ gây các bệnh lý về đường tiêu hóa, gây đau bụng và có thể gây sảy thai. - Ăn quá mặn: Mẹ bầu có thói quen ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ cao huyết áp và tác động rất xấu đến sự phát triển của thai nhi. - Uống quá nhiều cà phê và trà khiến cơ thể tiêu thụ quá nhiều caffeine dẫn tới tăng nguy cơ bị đau đầu, tăng nhịp tim, mất ngủ và gây cản trở quá trình hấp thụ sắt của cơ thể,... Từ đó làm tăng nguy cơ sinh non và sảy thai. 1.2. Vận động không đúng cách Tập thể dục là thói quen rất tốt để rèn luyện sức khỏe. Trong thai kỳ, mẹ bầu cũng nên thực hiện tập thể dục đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức bền, nâng cao hệ miễn dịch. Tuy nhiên, cần phải lựa chọn những bài tập phù hợp và tập đúng cách mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Ngược lại, thường xuyên vận động mạnh, tập thể dục cường độ cao hoặc lao động nặng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, thậm chí có thể dẫn tới sảy thai. Những mẹ bầu có sức khỏe kém thì lại càng phải cẩn trọng hơn trước khi tập luyện. Mẹ bầu cũng không nên tập những bài tập có tác động đến bụng hay phần lưng dưới để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và huấn luyện viên để có được lời khuyên tốt nhất. 1.3. Tự ý dùng thuốc Bất cứ đối tượng nào cũng không nên tự ý dùng thuốc, đặc biệt là mẹ bầu. Việc sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ trong thai kỳ là rất nguy hiểm, có thể dẫn tới sinh non, sinh con dị tật và thậm chí là sảy thai. Chính vì thế, mẹ bầu chỉ nên dùng thuốc và bổ sung vitamin nếu có chỉ định của bác sĩ. 1.4. Thói quen nằm ngửa khi mang bầu Nếu mẹ bầu nằm ngửa trong một thời gian dài có thể gây giảm nhịp tim và hạn chế cung cấp máu tới thai nhi. Do vậy có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. 1.5. Mát xa bụng quá nhiều Do lo ngại về tình trạng rạn da nên nhiều mẹ bầu đã sử dụng kem trị rạn và mát xa bụng ngay từ những giai đoạn đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, thói quen mát xa liên tục với cường độ mạnh có thể kích thích co bóp tử cung và cũng chính là một trong những việc làm dễ gây sảy thai. 2. Bác sĩ hướng dẫn cách phòng tránh sảy thai Để phòng tránh nguy cơ sảy thai, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau: - Tất cả mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ theo những chỉ dẫn của bác sĩ. Việc khám thai định kỳ, có thể giúp chị em phát hiện sớm nguy cơ sảy thai và có những biện pháp phòng tránh hiệu quả. Đặc biệt là những trường hợp mẹ bầu đã có tiền sử sảy thai hoặc mang thai trước có bất thường. - Mẹ bầu chỉ nên sử dụng thuốc hay bổ sung vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc để tránh những hậu quả nghiêm trọng. - Áp dụng chế độ ăn đa dạng thực phẩm, lành mạnh và phù hợp với thể trạng của từng người. - Nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, và ngủ đủ giấc (từ 8 giờ/ ngày). Mẹ bầu có thể ưu tiên nằm nghiêng trái để tăng lưu lượng máu nuôi dưỡng thai. - Mẹ bầu tránh đi giày cao gót, hoặc mặc quần áo bó chặt. Nên đi giày bệt, mặc quần áo rộng, thoáng mát,...;;;;; Sảy thai có thể gây ra tình trạng ra máu, chóng mặt, cơ thể suy nhược. Vì vậy, những thực phẩm mẹ ăn thời gian này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ. Dưới đây là một số thực phẩm mẹ nên ăn sau khi bị sảy thai: 1.1. Thực phẩm giàu sắt Như đã đề cập ở trên, sảy thai gây mất máu rất nhiều. Điều này khiến lượng sắt trong cơ thể mẹ bị suy giảm. Mẹ thậm chí có thể bị thiếu máu và gặp những triệu chứng liên quan đến sảy thai như mệt mỏi, suy nhược. Đó là lý do tại sao mẹ phải bổ sung các thực phẩm giàu sắt. Loại sắt tốt nhất để tiêu thụ sau khi sảy thai là sắt heme, nó dễ dàng được cơ thể hấp thụ. Thịt nạc là nguồn cung cấp sắt heme dồi dào. Vì vậy, mẹ hãy ăn nhiều thịt đỏ sau khi sảy thai. Nhưng mẹ hãy tránh chế biến theo cách chiên rán. Các nguồn sắt heme khác bao gồm: đậu, rau lá xanh, bắp cải Brussel, nho khô, đậu lăng, đào khô, hạt bí ngô, hạt đậu tương, bơ mè, gạo lức, socola đen, nước rỉ đường. Ngoài việc ăn các thực phẩm giàu sắt, chị em hãy tiêu thụ cả những món giàu vitamin C bởi chúng giúp hấp thụ sắt tốt hơn. Các loại trái cây như đu đủ, dâu tây, bưởi đều rất tốt cho các mẹ bị sảy thai. 1.2. Thực phẩm giàu canxi Khi mang bầu, dự trữ canxi trong cơ thể mẹ có thể bị giảm mạnh. Đó là lý do tại sao mẹ cần bổ sung thực phẩm giàu canxi sau sảy thai. Các nguồn thực phẩm giàu canxi bao gồm: sữa, chế phẩm từ sữa, các loại hải sản như cá hồi, cá mòi, các loại trái cây sấy, đậu nành, rau lá xanh đậm. 1.3. Thực phẩm giàu magie Magie là một vi chất giúp mẹ thoải mái và đối phó với trầm cảm sau khi bị sảy thai. Mẹ có thể ăn các loại thực phẩm giàu magie như: các loại đậu, các loại quả hạch, socola. Magie không chỉ giúp mẹ đối phó với trầm cảm mà còn tạo ra năng lượng cho cơ thể, hồi phục các tế bào cũng như chức năng thần kinh, cơ bắp. Thực phẩm giàu magie rất tốt cho các mẹ sau khi bị sảy thai. 1.4. Trái cây và rau quả tươi Mẹ cũng cần tiêu thụ một lượng lớn trái cây, rau tươi để có được dưỡng chất cần thiết cho cơ thể sau khi bị sảy thai. Bên cạnh những thực phẩm bổ dưỡng đã kể trên, mẹ bầu sau khi bị sảy thai cần kiêng những thực phẩm sau: 2.1. Tinh bột ít chất xơ Các loại ngũ cốc hoặc tinh bột ít chất xơ có thể tác động xấu đến cơ thể, gây biến đổi lượng đường trong máu. Đó là lý do tại sao các mẹ nên hạn chế những loại thực phẩm này. Chúng bao gồm: cơm gạo, trứng, mì sợi, bánh quy. sinh mổ 8 có thai lại Rau quả tươi cũng là những món ăn không thể thiếu giúp chị em phục hồi sức khỏe. 2.2. Đồ ngọt Mẹ hãy tránh các thực phẩm có đường như kẹo, đồ uống có ga bởi nó ảnh hưởng đến lượng đường huyết. 2.3. Sữa béo và thịt Sau khi sảy thai, điều quan trọng nhất là tránh viêm nhiễm. Vì vậy, mẹ cần tránh các chất béo có trong thịt và các sản phẩm từ sữa. Thịt cừu, thịt bò, thịt heo, bơ, phó mát, sữa nguyên chất là những thực phẩm mẹ nên tránh. Tham khảo bài đọc sau: Mổ nội soi thai ngoài tử cung bao nhiêu tiền Mẹ không nên ăn các loại thịt, cá sống sau khi bị sảy thai. 2.4. Đồ ăn vặt Nếu ăn vặt có chừng mừng thì hoàn toàn không sao. Nhưng mẹ đừng biến đồ ăn vặt thành món chính sau khi bị sảy thai. 2.5. Các sản phẩm từ đậu nành Đậu này rất tốt cho sức khỏe nhưng nó lại chứa phytate cản trở cơ thể hấp thụ sắt. Vì thế, mẹ sau khi bị sảy thai nên hạn chế dùng món này. Ngoài ra, mẹ nên tránh những thực phẩm mà vi khuẩn có thể sinh sôi như pho mát mềm, sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng, thịt sống, hải sản. Trên đây chính là một số lời khuyên ăn uống để giúp các mẹ sau sảy thai nhanh chóng hồi phục sức khỏe và ngăn ngừa tình trạng tái diễn trong tương lai.thai sản trọn gói;;;;;Sảy thai là điều vô cùng đau đớn với những mẹ bầu và không ai mong muốn. Bài viết sau sẽ giúp các mẹ hiểu về các nguyên nhân gây sảy thai và các cách phòng tránh nguy cơ này.7 cách phòng tránh nguy cơ gây sảy thai Độ tuổi mang thai lý tưởng Phụ nữ ở độ tuổi từ 20 – 25 có khả năng thụ thai rất cao và sẽ giảm dần đi khi càng lớn tuổi. Khi các bé gái mới được sinh ra sẽ có lượng trứng lớn nhất và giảm dần theo thời gian, đồng nghĩa với khả năng hỗ trợ các tế bào phát triển sau khi thụ tinh cũng giảm theo. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng sảy thai ở bà bầu trong độ tuổi từ 20 – 24 là rất thấp; trong khi tỷ lệ này ở những phụ nữ trên 45 tuổi là 75%. Mang thai khi đã lớn tuổi có thể mang đến gánh nặng về cả mặt tâm lý và sinh lý cho mẹ bầu. Không những thế, khi phụ nữ mang thai càng lớn tuổi thì nguy cơ thai nhi kém phát triển càng cao. Chị em nên lưu ý, không chỉ phụ nữ mà ngay cả đàn ông cũng có độ tuổi có con lý tưởng. Vì thế, hai vợ chồng nên cân nhắc mang thai trong những thời điểm đó để phòng tránh nguy cơ gây sảy thai. Phụ nữ trên 45 tuổi có nhiều nguy cơ sảy thai Tránh tăng cân quá nhiều Nhiều phụ nữ quá mập được các chuyên gia khuyên nên giảm cân trước khi muốn có em bé. Vì khi cơ thể quá mập sẽ làm giảm khả năng thụ thai cũng như tăng nguy cơ sảy thai. Nếu BMI (chỉ số khối cơ thể) của chị em trên 25 thì nên tìm cách giảm cân trước khi mang thai. Vì những phụ nữ mang thai cũng gặp nhiều vấn đề hơn trong quá trình mang thai và sinh con. Giảm cân cũng có nhiều cách nhưng chị em không nên kiêng ăn quá đà mà cần kết hợp chế độ ăn với việc tập thể dục. Hãy lựa chọn một phương pháp phù hợp với thể lực và điều kiện của bạn thân để giảm cân an toàn. Có một cân nặng vừa phải vừa giúp đảm bảo sức khỏe lại cũng là cách để phòng tránh nguy cơ sảy thai Phụ nữ quá mập tăng nguy cơ sảy thai Không được hút thuốc Đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây sảy thai. Những chị em có thói quen hút thuốc nên dừng lại trước khi quyết định có em bé. Hút thuốc không chỉ hại cho phổi của người hút mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh. Ngay cả những gia đình có người thân khác của sản phụ hút thuốc cũng nên bỏ thói quen này để đảm bảo sức khỏe cho hai mẹ con. Mẹ bầu không được hút thuốc lá Không nên sử dụng đồ uống có cồn Đã có nghiên cứu chỉ ra sản phụ uống quá ba đơn vị cồn mỗi tuần có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Vì thế, chị em khi có kế hoạch có em bé nên ngưng uống rượu bia vì nồng độ cồn trong cơ thể có thể thông qua nhau thai mà chuyển đến bào thai, ảnh hưởng đến sức khỏe em bé. Hạn chế thức uống chứa caffeine Cà phê hay những đồ uống có chứa caffeine khác thường khiến cho người ta tỉnh táo hơn tuy nhiên lại không có lợi cho sức khỏe nếu sử dụng nhiều. Có thể chị em chưa biết uống hai ly cà phê mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ sảy thai gấp đôi. Vì thế, các mẹ bầu nên hạn chế sử dụng các đồ uống có chứa caffeine. Thai phụ không nên uống đồ có chứa caffein Sức khỏe tổng quát Chị em có các chứng bệnh như: tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim cũng làm tăng nguy cơ sảy thai. Vì thế, nếu chị em đang gặp phải những bệnh này nên nhờ bác sĩ khám và tư vấn trước khi quyết định mang thai. Nếu sức khỏe mẹ không tốt sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến sảy thai và không tốt cho thai nhi lẫn thai phụ. Không tự ý sử dụng thuốc mà không theo chỉ định của bác sĩ Nhiều khi những loại thuốc phổ biến cũng chứa những dược liệu làm tăng nguy cơ sảy thai mà các mẹ bầu không biết. Vì thế, chị em đang mang thai phải hết sức cẩn trọng trong việc sử dụng các loại thuốc uống. Chị em cần thông báo cho bác sĩ biết mình đang mang thai để có đơn thuốc phù hợp. Tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng bất cứ loại thuốc nào, kể cả những loại thuốc bổ hay bổ sung vitamin.;;;;;Đu đủ xanh, dứa, nhãn, thực phẩm tái sống, cá chứa thủy ngân, cà phê, rượu bia và đồ uống có gas, khoai tây mọc mầm… là những thực phẩm cần kiêng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong đu đủ xanh và đu đủ chưa chín hẳn, có chứa rất nhiều enzym và mủ có thể gây ra các cơn co thắt tử cung, dẫn đến sẩy thai đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Dứa có chứa thành phần bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung và sản xuất các chất gây phá thai. Không những thế, thơm là loại quả có tính nóng, có thể gây ra các dị ứng thưởng gặp như nổi mẩn ngứa, nóng ran người, các chứng táo bón,… không tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Rau ngót là thực phẩm cần tuyệt đối tránh khi mang thai. Rau ngót có thể gây co thắt tử cung, làm sảy thai. Nhãn là một loại quả có tình nóng, nếu mẹ bầu ăn nhiều nhãn trong thời kỳ mang thai sẽ dễ dẫn đến chứng táo bón, mẩm ngứa dị ứng, khiến da dễ bị sạm, nám, gây xáo trộn quá trình phát triển bình thường của thai nhi và không tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Khoai tây là thực phẩm dinh dưỡng, tuy nhiên nếu khoai tây đã mọc mầm thì mẹ bầu lại không nên ăn vì trong khoai tây đó có chứa độc tố solaninne, chất độc này nếu tích tụ trong cơ thể sẽ khiến thai nhi bị dị tật dị dạng rất nguy hiểm. Thực phẩm tái sống có thể chứa ký sinh trùng toxoplasmosis mà nếu mẹ bầu ăn phải trong 3 tháng đầu có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc các biến chứng nguy hiểm khác khó có thể lường trước được. Các loại cá chứa thủy ngân điển hình như: cá mập, cá kiếm, cá thu, cá kình… Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu ăn nhiều các loại cá này, nạp vào cơ thể mộ lượng lớn thủy ngân sẽ khiến thai nhi chậm phát triển, gây ra các tổn thương não, ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của bé khi chào đời. Trong thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu không nên uống cà phê vì nó có thể gây ran guy cơ sảy thai. Không những thế, trong cà phê có chứa cafein, nó sẽ đi qua nhau thai và làm rối loạn quá trình phát triển, gây ra những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Mẹ bầu nên tuyệt đối không nên uống rượu, các thức uống chứa cồn, đồ uống có gas vì nó có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi hết sức nguy hiểm.;;;;;Bên cạnh việc chuẩn bị tâm lý tốt, ăn uống cũng là một cách giúp gia tăng cơ hội thụ thai nếu bạn biết thiết lập thực đơn và chọn lựa thực phẩm phù hợp. Nhiều phụ nữ cứ nghĩ ăn sầu riêng, cháo gà ác nấu cải bó xôi hay cho chồng ăn sò huyết thường xuyên… thì sẽ nhanh chóng có thai. Tuy nhiên BS Đỗ Thị Ngọc Diệp - Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM cho biết, không có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều đó. Thật ra, chế độ dinh dưỡng chỉ hỗ trợ một phần nhỏ. Nó chỉ giúp cho việc có thai thuận lợi hơn và đứa bé sinh ra khỏe mạnh hơn. Ăn đủ chất Ăn thực phẩm chứa nhiều chất đạm động vật và áp dụng chế độ Mediterranean với chất béo không bão hòa dạng đơn thể gồm trái cây xanh, dầu ô-liu, đậu phộng, hạnh nhân và hạt điều… sẽ hỗ trợ cho việc đậu thai dễ dàng hơn. Để đảm bảo sức khỏe nhằm giúp việc thụ thai diễn ra thuận lợi hơn, người mẹ cần ăn đa dạng các món ăn, trong bữa ăn phải phối hợp đầy đủ những chất sau: - Bột đường: Chiếm khoảng 60% tổng năng lượng của bữa ăn, bao gồm cơm, nui, miến, phở... Bên cạnh đó có thể ăn thêm ngũ cốc, yến mạch… để cung cấp năng lượng và bổ sung vitamin B, E. Hai loại vitamin này rất cần thiết để giúp sinh sản tế bào, sản xuất trứng và cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. - Đạm động vật: 15 - 20% tổng năng lượng bữa ăn. Nên ăn những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như thịt bò, gà, heo, đậu hũ, các loại cá, trứng... Chúng sẽ giúp chị em ngăn ngừa bệnh thiếu máu, giảm nguy cơ các vấn đề bất thường về rụng trứng. - Chất béo: Không quá 25% tổng năng lượng bữa ăn. Trong đó 50% từ động vật như thịt, cá và 50% từ thực vật như dầu đậu nành, mè, ô-liu… Các loại chất béo sẽ giúp cải thiện lưu lượng máu, nâng cao chất lượng và tốc độ của tinh trùng ở nam giới. - Kẽm: Trong thành phần của các loại nhuyễn thể như sò, hàu hay các loại hạt như đậu, bí có chứa nhiều kẽm, thành phần giúp cho quá trình trưởng thành của trứng, tinh trùng tốt hơn. Những thực phẩm chứa nhiều kẽm này rất tốt cho khả năng ham muốn của hai vợ chồng. Có thể ăn một tuần 2-3 lần. Thực phẩm nên tăng cường - Rau củ: Chọn những loại rau có màu xanh sẫm như rau ngót, cải bó xôi, xà-lách xoong… Chúng chứa nhiều a-xít folic và vitamin giúp cho tinh trùng khỏe mạnh, hoạt động tình dục diễn ra tốt hơn. - Trái cây: Nên ăn khoảng 200g/ngày. Có thể ăn được tất cả các loại trái cây trừ một số loại quá chua như chanh, xoài xanh, cóc... vì a-xít có trong chúng làm thay đổi môi trường trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự di chuyển của tinh trùng. - Sữa: Dùng sữa để bổ sung thêm vi chất cần thiết. Việc này rất tốt cho những người bận rộn với công việc, không có thời gian chuẩn bị bữa ăn đầy đủ. Ngoài ra, chị em có thể ăn thêm thực phẩm chứa chất sắt như gan và uống nhiều nước trong ngày. Bạn nên biết: Béo - gầy đều khó mang thai Trước khi mang thai người phụ nữ phải có cân nặng vừa phải. Người bị bệnh béo phì hay suy dinh dưỡng thường khó đậu thai hơn. Phụ nữ gầy có nồng độ hormone tình dục estrogen thấp hơn do vậy khó thụ thai hơn. Còn phụ nữ béo phì sẽ gây suy giảm chức năng buồng trứng, có thể dẫn tới vô sinh. Chỉ số BMI (tính bằng cách lấy cân nặng chia cho bình phương chiều cao) trên 25 là bị béo phì. Vì thế, chị em cần điều chỉnh lại cân nặng của mình nếu muốn có con sớm.
question_316
Thông tin quan trọng dành cho người bệnh đái tháo đường type 2
doc_316
1. Bệnh đái tháo đường type 2 Tiểu đường là dạng bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính mà cơ thể không thể dùng glucose nguyên nhân do thiếu hụt trong việc sản sinh insulin hay không thể dùng insulin hoặc là cả hai. Thông thường, cơ thể chúng ta lấy nguồn năng lượng từ glucose, lipit và protein. Glucose là thành phần chính sản sinh năng lượng cho tế bào, cơ quan trong cơ thể hoạt động. Thế nhưng để có thể sử dụng glucose thì bắt buộc phải có insulin. Đây là 1 loại hormone được sản xuất bởi tuyến tụy có vai trò hỗ trợ đường glucose di chuyển từ máu đến tế bào sau đó chuyển hóa và tạo nên năng lượng cho cơ thể. đái tháo đường type 2 là dạng bệnh có sự đề kháng với insulin, tức là cơ thể không sử dụng được insulin dù cho insulin tiết ra bình thường. Phản ứng bình thường trong cơ thể là gia tăng sản xuất insulin trong thời kỳ đầu. Sau đó tế bào beta đảo tụy bị suy giảm chức năng khiến insulin không được sản xuất đủ và cần phải bổ sung thêm insulin ngoại sinh cho cơ thể. Một khi cơ thể không được cung cấp đủ insulin thì lượng glucose trong máu sẽ tăng vì không vận chuyển vào trong tế bào được, khiến tế bào bị đói. Nếu glucose trong máu tăng cao sẽ làm xuất hiện nhiều biến chứng nghiêm trọng. Khi lượng glucose mạn tính tăng cao trong thời gian dài sẽ làm rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protid, lipid khiến nhiều cơ quan bị tổn thương, nhất là tim và mạch máu, thận, mắt,… Những biến chứng mà đái tháo đường type 2 gây ra gồm có: 2.1. Biến chứng tim mạch Đây là biến chứng nặng nề nhất khiến bệnh nhân đái tháo đường tử vong. Nguyên nhân bởi việc lượng đường huyết tăng dẫn đến tăng lượng cholesterol trong máu, làm tăng các mảng xơ vữa trong động mạch vành (nguy cơ gây nhồi máu cơ tim) và bị đột quỵ. Tăng huyết áp, cholesterol và glucose trong máu cùng một vài yếu tố khác làm gia tăng khả năng bị biến chứng tim mạch. 2.2. Biến chứng thận Bệnh đái tháo đường gây nên những tổn thương cho mạch máu nhỏ ở thận khiến thận bị suy giảm chức năng. Đa số những bệnh nhân thận đều mắc bệnh tiểu đường. Việc duy trì lượng glucose trong máu và huyết áp ổn định giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh thận. 2.3. Bệnh thần kinh ngoại vi Đái tháo đường type 2 có khả năng gây ra những tổn thương thần kinh trong toàn bộ cơ thể khi lượng glucose trong máu và huyết áp tăng quá mức. Việc này gây ra những bất thường trong hệ tiêu hóa, chứng rối loạn cương dương và một vài chức năng khác. Trong những vùng bị ảnh hưởng, đặc biệt là bàn chân bởi chúng có cấu tạo giải phẫu khác biệt so với các cơ quan khác. Biến chứng thần kinh ngoại vi ở vùng này có thể gây ra đau nhức, ngứa và không có cảm giác. Mất cảm giác là triệu chứng vô cùng nghiêm trọng do chúng làm cho bạn không có cảm nhận với chấn thương gây ra nhiễm trùng nặng, thậm chí gây biến chứng phải cắt bỏ chi. Theo ghi nhận cho thấy tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ cắt bỏ chi cao hơn người khỏe mạnh là 25 lần. 2.4. Bệnh võng mạc mắt Đa phần những bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc các bệnh về mắt, nhất là thị lực giảm và thậm chí là mù lòa. Lượng glucose trong máu, huyết áp và cholesterol tăng cao liên tục là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh lý về võng mạc mắt. 2.5. Biến chứng ở phụ nữ mang thai Lượng glucose trong máu cao khi mang thai khiến cho thai nhi tăng cân nặng quá mức. Việc này sẽ gây nhiều tai biến nguy hiểm khi sinh nở cho cả mẹ và bé. Cụ thể bé có nguy cơ bị hạ đường huyết đột ngột và nguy cơ mắc tiểu đường trong tương lai cao hơn so với những đứa bé khác. Những người dưới đây có nguy cơ bị tiểu đường type 2 cao hơn so với những người khác: Trong gia đình có người thân bị đái tháo đường. Tiền sử bị tiểu đường thai kỳ. Độ tuổi cao. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thiếu khoa học. Không bổ sung đủ hàm lượng dinh dưỡng trong quá trình mang thai. Lười vận động, ít tham gia luyện tập thể dục thể thao. Người bị thừa cân, béo phì. Bệnh nhân cao huyết áp. Rối loạn lipid trong máu. Rối loạn dung nạp glucose. Bệnh đái tháo đường type 2 không thể dự phòng được thế nhưng chúng ta có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh, khoa học. Cần chú ý trong việc xây dựng chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết và luyện tập có chế độ thích hợp. Dưới đây là một số khuyến cáo đưa ra bởi Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới giúp hạn chế khả năng mắc bệnh: Uống nước lọc, trà hoặc cà phê thay cho nước ép trái cây có chứa đường và các loại nước ngọt,… Bổ sung rau cho bữa ăn hàng ngày. Ăn tối đa 3 phần trái cây tươi hàng ngày. Ăn trái cây tươi hay sữa chua không đường vào bữa ăn nhẹ. Không dùng đồ uống có cồn. Sử dụng thịt nạc trắng, gia cầm hoặc hải sản thay cho thịt đỏ, thịt đã qua chế biến. Sử dụng bơ đậu phộng và hạn chế dùng socola hoặc các loại mứt. Sử dụng bánh mì, gạo, loại mì ống còn nguyên cám. Sử dụng chất béo không no như dầu oliu, dầu ngô,… Tránh dùng chất béo bão hòa như bơ, dầu cọ hay chất béo từ động vật,... Chế độ luyện tập thể lực: Kiểm tra các biến chứng về tim mạch, hệ thần kinh, mắt, những biến dạng ở chân trước khi tiến hành tập luyện. Không nên luyện tập quá sức khi lượng glucose huyết tương cao hơn 250 - 270 mg/d L cũng như ceton niệu dương tính,... Đi bộ tổng cộng khoảng 150 phút/tuần và tập kháng lực 2 - 3 lần. Người cao tuổi, người bị đau nhức xương khớp nên chia đều tập luyện nhiều lần trong ngày. Người trẻ tuổi nên tập luyện khoảng 1 tiếng mỗi ngày và tập kháng lực ít nhất 3 lần/tuần. Tuy rằng đái tháo đường không gây ra lây nhiễm cho cộng đồng thế nhưng bệnh này đang có tỷ lệ gia tăng rất cao do người dân không được cung cấp kiến thức. Hy vọng với bài viết này bệnh nhân đái tháo đường type 2 có thêm kiến thức bổ ích để kiểm soát tình trạng bệnh và chăm sóc sức khỏe thật tốt.
doc_38517;;;;;doc_40096;;;;;doc_25981;;;;;doc_17482;;;;;doc_5856
Bệnh tiểu đường hay còn được biết đến là đái tháo đường đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người do tính chất mạn tính và mức độ biến chứng nghiêm trọng mà căn bệnh này gây ra. Nắm rõ chỉ số tiểu đường tuýp 2 sẽ giúp bạn nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh, từ đó có thể điều chỉnh được chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và phương hướng điều trị sao cho hợp lý. Khi insulin bị thiếu hụt do insulin hoạt động kém hiệu quả hoặc tuyến tụy ngừng tiết insulin sẽ không kiểm soát tốt được lượng đường trong máu, lâu ngày dẫn tới tiểu đường. Thời gian đầu bệnh không biểu hiện triệu chứng một cách rõ ràng nên người bệnh thường bỏ qua hoặc nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Tiểu đường nếu không điều trị từ sớm thì nguy cơ gặp phải biến chứng về tim, mắt, thận, hệ thần kinh là rất cao, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Những người có nguy cơ cao dễ mắc tiểu đường tuýp 2 bao gồm: Tuổi từ 45 trở lên; Huyết áp tâm trương ≥ 85 mm Hg và/hoặc huyết áp tâm thu ≥ 140 mm Hg; Chỉ số cơ thể BMI từ 23 trở lên; Đã từng bị tiền đái tháo đường, mắc hội chứng chuyển hóa; Trong gia đình có người thân (bố mẹ, anh chị em ruột, con ruột) bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 2; Bệnh nhân bị rối loạn lipid máu: Triglyceride > 2,2 mmol/l và HDL-C < 0,9 mmol/l; Phụ nữ từng có thai chết lưu, bị sảy thai tự nhiên nhiều lần, sinh con nặng trên 4kg, tiểu đường thai kỳ. 2. Cách đọc chỉ số tiểu đường tuýp 2 Để xác định được một người có bị mắc bệnh tiểu đường hay không chúng ta cần dựa vào chỉ số glucose trong máu của người đó. Glucose (hay đường) đóng vai trò là nguồn năng lượng chính nuôi cơ thể, được phân tách và chuyển hóa từ những thức ăn mà chúng ta dung nạp hàng ngày. Một người được cho rằng không mắc bệnh tiểu đường khi đáp ứng chỉ số glucose trong các khoảng sau: Trước bữa ăn: từ 5 - 7,2 mmol/l (tức 90 - 130 mg/dl); Sau ăn từ 1 - 2h: > 10 mmol/l (tức 180 mg/dl); Trước khi đi ngủ: 6 - 8,3 mmol/l (tức 100 - 150 mg/l). Chỉ số glucose của người bị mắc tiểu đường tuýp 2: Glucose lúc đói (trong vòng 8 tiếng chưa ăn): > 7 mmol/l (126 mg/dl). Người bệnh nên thực hiện đo 2 lần liên tiếp để thu được kết quả có độ chính xác cao hơn vì đôi khi chỉ số này có thể dao động không đồng nhất. Nếu đo lại mà kết quả lần 2 < 6,1 mmol/l (110 mg/dl) thì nên lắng nghe tư vấn từ bác sĩ; Trong trường hợp glucose lúc đói là từ 6,1 - 7 mmol/l (110 - 126 mg/dl) thì bệnh nhân đang ở giai đoạn bị rối loạn đường huyết khi đói hay còn gọi là tiền đái tháo đường. Có đến 40% bệnh nhân có chỉ số này bị mắc tiểu đường vào 4 - 5 năm sau đó. Do vậy nếu được chẩn đoán bị tiền đái tháo đường, bạn nên áp dụng một lộ trình điều trị thích hợp, tránh để tới khi bệnh trở nên nghiêm trọng thì mới bắt đầu điều trị vì rất kém hiệu quả và tốn thêm nhiều chi phí phát sinh. Người bệnh nếu bị rối loạn đường huyết khi đói hoặc bị tiểu đường thì cũng đừng quá lo lắng. Hãy thiết lập cho mình một chế độ ăn cắt giảm tinh bột, duy trì mức cân nặng hợp lý, rèn luyện thể dục thể thao và sống vui vẻ lạc quan mỗi ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng của bệnh. Bên cạnh việc dùng thuốc để điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ thì bệnh nhân cũng cần tự ý thức thay đổi lối sống lành mạnh hơn để chỉ số đường huyết luôn nằm trong ngưỡng an toàn. 3.1. Ăn uống có chọn lọc Nhằm tránh việc đường huyết tăng vọt sau khi ăn, bạn nên ưu tiên những thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như rau xanh; các loại củ chứa hàm lượng tinh bột thấp hơn gạo trắng như khoai lang, gạo lứt, yến mạch, đậu nguyên vỏ, đạm thực vật; trái cây thuộc họ có múi và ít ngọt như cam, quýt, bưởi,... ; chất béo tốt từ oliu, quả bơ,... Tốt nhất bạn nên hạn chế ăn nhiều gạo trắng, cơm, miến, cháo, bún, bánh ngọt, khoai tây, bánh làm từ bột gạo, bột mì, nước uống có gas hay các loại trái cây ngọt như vải, nhãn, sầu riêng, mít,... Cách ăn cũng chiếm vai trò quan trọng không kém trong việc kiểm soát chỉ số tiểu đường tuýp 2 luôn ở mức ổn định. Bạn nên bắt đầu bữa ăn với nước canh và các món rau trước. Bởi vì điều này có tác dụng giảm bớt cảm giác thèm ăn và chất xơ có trong rau sẽ giúp bạn no nhanh, no lâu, làm chậm quá trình hấp thu chất béo và chất đường từ các món ăn. 3.2. Thường xuyên tập thể dục Việc vận động điều độ sẽ thúc đẩy việc tiêu hao đường tại các mô cơ, làm giảm hàm lượng đường trong máu và giảm kháng insulin. Hiện tượng kháng insulin có thể coi là nguyên nhân hàng đầu khiến cho chỉ số glucose tăng cao ngoài tầm kiểm soát. 3.3 Tạo thói quen ngủ đúng giờ giấc Ngủ đủ giấc có tác dụng giúp thư giãn mạch máu, cơ thể trở nên sáng khoái hơn, qua đó hỗ trợ kiểm soát chỉ số tiểu đường tuýp 2 rất tốt. Bạn nên ngủ đủ 6 - 8 tiếng mỗi ngày, không nên thức quá khuya rồi ngủ bù vào ban ngày sẽ khiến cơ thể gặp rối loạn chuyển hóa, lượng đường trong cơ thể tăng cao gây mệt mỏi và uể oải hơn. 3.4. Bổ sung đầy đủ nước Khi cơ thể bị thiếu nước thì hàm lượng đường cũng vì thế mà tăng cao. Nếu bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày sẽ làm tăng khả năng đào thải độc tố của cơ thể trong trường hợp bệnh nhân đang phải dùng thuốc trị tiểu đường dài ngày. Ngoài nước lọc, bạn có thể uống trà hoa sen, hoa cúc, trà quế,... để bù nước, hỗ trợ ngủ ngon giấc hơn cũng như mang về nhiều lợi ích sức khỏe khác. Tóm lại, việc nhận biết chỉ số tiểu đường tuýp 2 sẽ giúp bệnh nhân điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp và lành mạnh hơn, từ đó có thể kiểm soát tốt các triệu chứng và ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng gây ra bởi bệnh tiểu đường.;;;;;1. Tìm hiểu tiểu đường type 2 Tiểu đường, hay còn gọi là đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa glucose do thiếu hụt hoặc rối loạn hormone chuyển hóa insulin. Glucose không được chuyển hóa tích tụ lâu trong máu gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe như: gây rối loạn chuyển hóa lipid, protein, carbohydrate, gây tổn thương tim và mạch máu, thần kinh, mắt, thận,… Tiểu đường được chia thành 2 nhóm là: tiểu đường type 1 (do thiếu hụt sản xuất insulin) và tiểu đường type 2 (do sử dụng insulin không đúng cách). Có thể hiểu rằng bệnh tiểu đường type 2 là do đề kháng insulin, nghĩa là cơ thể sử dụng insulin không đúng cách, khiến đường huyết tăng cao. Tuyến tụy vì thế cần tiết tăng insulin để bù thiếu hụt, giữa cho mức đường huyết bình thường. Thế nhưng theo thời gian hoạt động quá sức, tuyến tụy không tiết đủ insulin đáp ứng yêu cầu cơ thể, khiến đường huyết tăng cao và gây bệnh. Có tới 90% trường hợp bệnh nhân tiểu đường thuộc nhóm bệnh này. Tình trạng glucose trong máu cao kéo dài gây nên nhiều rối loạn chuyển hóa khác kèm theo, gây tổn thương nhiều cơ quan. Cụ thể, biến chứng bệnh bao gồm biến chứng cấp tính và biến chứng mạn tính. 2.1. Biến chứng cấp tính Biến chứng cấp tính có thể gặp một số trường hợp như: Hạ Glucose máu: Người bệnh ăn kiêng quá mức, dùng thuốc hạ đường quá liều sẽ có thể dẫn đến biến chứng này. Dấu hiệu nhận biết là lời nói, cử chỉ của người bệnh chậm chạp. Cơ thể lúc nào cũng có cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ. Ngoài ra còn có thể run, cồn cào, vã mồ hôi,... Tăng Glucose máu quá cao Bệnh nhân sẽ cảm thấy khát nước, tiểu nhiều, yếu cơ, chuột rút,... Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến hôn mê. 2.2. Biến chứng mạn tính Biến chứng tim mạch Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh đái tháo đường type 2, có thể gây tử vong nếu không phát hiện và can thiệp sớm. Tăng đường huyết kéo dài gây ra nhiều bệnh lý động mạch vành, huyết áp cao, cholesterol trong máu cao, dẫn tới các biến chứng tim mạch như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… Biến chứng thần kinh Glucose trong máu cao làm tổn thương thần kinh toàn cơ thể nhưng khu vực bị ảnh hưởng lớn nhất là thần kinh ngoại vi và các chi, đặc biệt là bàn chân. Tổn thương thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân tiểu đường gây tình trạng đau, ngứa, mất cảm giác, nhiễm trùng, chấn thương nặng ở chân. Rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường type 2 phải cắt cụt chi khi nhiễm trùng nặng để tránh lây nhiễm cho các cơ quan khác. Biến chứng thận Các mạch máu nhỏ ở thận cũng bị tổn thương khi glucose tăng cao mạn tính, gây ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của thận. Đặc biệt ở những người mắc bệnh thận trước đó thì nguy cơ suy thận rất cao. Để giảm nguy cơ bệnh và biến chứng, việc duy trì huyết áp và glucose máu ổn định là rất quan trọng. Biến chứng mắt Hầu hết bệnh nhân tiểu đường cả type 1 và type 2 đều dễ phát triển các bệnh lý về mắt gây mù lòa hoặc giảm thị lực. Do đó nếu bệnh nhân thấy có dấu hiệu mắt mờ, mỏi nhanh chóng thì cần sớm kiểm tra và can thiệp. Giữ ổn định huyết áp và mức glucose máu là cách tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng này. Biến chứng thai kỳ Phụ nữ mang thai bị tiểu đường có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sự an toàn và phát triển của thai nhi. Nguy cơ có thể gặp như: Thai nhi quá cân, trẻ bị phơi nhiễm glucose máu cao, dễ mắc tiểu đường, trẻ sau sinh hạ đường huyết đột ngột, tai biến sinh nở, chấn thương,… Như vậy biến chứng tiểu đường type 2 rất nguy hiểm, diễn tiến nhanh và có thể khiến bệnh nhân tử vong bất cứ lúc nào. Vì thế thường xuyên theo dõi, kiểm tra và duy trì mức đường huyết, huyết áp ổn định là cách tốt nhất để ngăn ngừa. 3. Nguyên nhân chính dẫn đến tiểu đường type 2 Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh là do chức năng hormone insulin bị suy giảm. Có nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh, cụ thể thuộc những nhóm đối tượng sau: - Tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường. - Đã từng bị đái tháo đường thai kỳ - Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh. - Ít hoạt động thể chất. - Tuổi tác cao. - Tăng huyết áp. - Thừa cân, béo phì. - Rối loạn lipid máu. - Rối loạn dung nạp glucose: Tình trạng đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa phải là bệnh đái tháo đường. Tiểu đường type 2 gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, hơn nữa y khoa vẫn chưa tìm ra cách điều trị bệnh hoàn toàn. Vì thế phòng ngừa bệnh được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu. Khác với tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 hoàn toàn có thể dự phòng ngăn ngừa bệnh bằng lối sống, chế độ ăn uống và luyện tập lành mạnh. 4.1. Chế độ ăn uống Chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng được Hiệp hội Đái tháo đường thế giới đưa ra giúp con người ngừa bệnh hiệu quả. Cụ thể: - Ăn nhiều rau và trái cây tươi: Ăn ít nhất 3 suất rau và tối đa 3 suất trái cây tươi mỗi ngày. - Ưu tiên uống nước, trà hoặc cà phê thay vì sử dụng các loại nước ngọt, nước ép trái cây có đường hay các loại đồ uống giàu đường khác. - Hạn chế thức uống có cồn. - Hạn chế các loại thực phẩm ngọt, chứa nhiều glucose như: socola, mứt, bánh mì trắng, gạo, mì ống,… - Ưu tiên ăn thịt nạc trắng, thịt gia cầm hoặc hải sản, hạn chế thịt đỏ và các loại thịt chế biến sẵn. - Sử dụng chất béo không no như: dầu hướng dương, dầu ô liu, dầu ngô, dầu canola thay cho chất béo bão hòa như bơ, dầu cọ, dầu dừa, mỡ động vật,… 4.2. Chế độ luyện tập Đi bộ: Các chuyên gia khuyến cáo mỗi người nên đi bộ tổng cộng 150 phút mỗi tuần (trung bình 30 phút mỗi ngày), đều đặn các ngày trong tuần, không ngừng tập quá 2 ngày liên tiếp. Tập kháng lực: bằng các bài tập như nâng tạ từ 2 - 3 lần mỗi tuần, tập 60 phút mỗi lần với người trẻ và chia nhỏ các bài tập với người già và người mắc bệnh xương khớp. Bên cạnh đó cần lưu ý không tập luyện gắng sức khi glucose huyết tương thấp và cần kiểm tra thường xuyên các biến chứng mắt, thần kinh, tim mạch, chân,… trước khi luyện tập.;;;;;Theo báo điện tử Dantri [Đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh, trong đó có nguy cơ phát triển bệnh tim mạch. Thời gian gần đây các nhà khoa học còn phát hiện thấy nguy cơ này cao hơn đáng kể đối ở những trường hợp mắc bệnh đái tháo đường là nữ giới. Một nghiên cứu của Mỹ công bố trên tạp chí Circulation tháng 12.2015 đã đưa ra đề xuất chị em phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường typ 2 cần có sự chuẩn bị và đề phòng nhiều hơn nam giới để làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Tim mạch và đột quỵ là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường loại 2. Đái tháo đường typ 2 là loại bệnh đái tháo đường thường gặp nhất, chiếm khoảng 90 – 95%, trong đó tỷ lệ mắc bệnh của nam giới và phụ nữ là tương đương. Chẳng hạn như ở Mỹ có khoảng 12.6 triệu phụ nữ và 13 triệu nam giới từ 20 tuổi trở lên đang phải đối mặt với căn bệnh này. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), những người bị bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch hay đột quỵ cao hơn so với người bình thường, chủ yếu là do những bệnh nhân đái tháo đường thường có nguy cơ cao huyết áp, nồng độ cholesterol trong máu cao và béo phì cao hơn khoảng 2 – 4 lần. Đây là những yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch. Ngoài ra lượng đường trong máu cao còn làm tăng sự lắng đọng mỡ ở thành mạch và làm chậm dòng chảy của máu. Các mạch máu thu hẹp dần và không thể bơm đủ máu đến tim, khiến nguy cơ mắc bệnh tim mạch ngày càng gia tăng. Phụ nữ đái tháo đường nguy cơ tử vong cao hơn do tim mạch Phụ nữ bị đái tháo đường loại 2 có nguy cơ phát triển bệnh mạch vành cao gấp đôi so với nam giới. Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường loại 2 có nhiều khả năng phát triển nhồi máu cơ tim sớm hơn so với nam giới và cũng có nguy cơ cao tử vong ngay sau cơn nhồi máu cơ tim đầu tiên. So với nam giới bị bệnh đái tháo đường typ 2, phụ nữ cần phải tập thể dục thường xuyên hơn để giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Regensteiner và các đồng nghiệp cũng chỉ ra sự khác biệt giữa nam giới và phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường typ 2 trong cách áp dụng các biện pháp hạn chế nguy cơ phát triển bệnh tim mạch. Ví dụ, phụ nữ ít phải sử dụng thuốc hạ cholesterol hơn so với nam giới. Họ cũng có khả năng kiểm soát huyết áp tốt hơn và ít phải trải qua các thủ thuật y tế để mở rộng động mạch bị chặn như nong mạch vành. Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường loại 2 cần luyện tập thể dục nhiều hơn nam giới để phòng chống bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, các tác giả còn tìm thấy phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường typ 2 cũng có nguy cơ cao phát triển một số bệnh lý dựa trên chênh lệch giới tính cụ thể, trong đó có sự hiện diện của hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và đái tháo đường thai kỳ. 5 bí quyết cho chị em phụ nữ luôn khỏe Những bí quyết sau đây sẽ giúp chị em luôn vui khỏe, tràn đầy năng lượng: Ăn uống lành mạnh giữ cho cơ thể trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý, tránh béo phì, kéo theo nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, đái tháo đường… • Ăn uống lành mạnh: một chế độ ăn uống cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây và rau quả tươi, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn. Ăn uống lành mạnh giúp giữ cho trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý, tránh rơi vào tình trạng béo phì, thừa cân, kéo theo nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường… • Tập thể dục thường xuyên: nhiều nghiên cứu đã chứng minh tập luyện thể dục giúp giữ cho trái tim luôn khỏe mạnh. Chị em nên dành ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần cho các hoạt động thể chất. Đi bộ, bơi lội, chạy bộ, đạp xe, khiêu vũ là những hình thức tập luyện tốt cho sức khỏe của phụ nữ nói chung và đặc biệt là sức khỏe tim mạch. • Tránh xa những thói quen nguy hiểm: tránh xa thuốc lá và những người hút thuốc. Hạn chế uống rượu, bia, chỉ nên uống ở mức vừa phải. • Tìm cách kiểm soát căng thẳng: chị em nên thử đọc sách, nghe nhạc, tập yoga, tập thiền… giúp thư giãn rất hiệu quả. • Khám sức khỏe định kỳ: Đặc biệt với những căn bệnh tiến triển trong thầm lặng như đái tháo đường, tim mạch, … khám sức khỏe sẽ giúp phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời. Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm dấu hiệu bất thường và có biện pháp xử trí kịp thời.;;;;;Bệnh đái tháo đường typ2 là một trong những bệnh không lây nhiễm đang gia tăng tại Việt Nam. Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF) năm 2017, Việt Nam có tới 3,53 triệu người đang chung sống với bệnh đái tháo đường. Trong đó, hầu hết các bệnh nhân thuộc nhóm bệnh đái tháo đường type 2. Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh. 2. Cơ chế đầu tiên khi mới mắc bệnh đái tháo đường type 2 Đó là sự đề kháng insulin, điều đó có nghĩa là cơ thể bạn không sử dụng insulin đúng cách hay insulin không thực hiện được chức năng. Lúc đầu, tuyến tụy tạo thêm insulin để bù cho nó. Nhưng theo thời gian, tuyến tụy của bạn không thể theo kịp và không tiết ra đủ insulin để giữ cho mức đường huyết bình thường.Một cách đơn giản hơn, bạn có thể hiểu insulin chính là những cầu nối đưa nguồn thức ăn quan trọng nhất trong cơ thể là glucose vào bên trong tế bào, giúp các tế bào sản sinh ra năng lượng.Khi cơ thể bị khiếm khuyết insulin, đường không được đưa đầy đủ vào tế bào, lập tức tế bào của bạn sẽ bị đói đồng nghĩa với việc lượng glucose trong máu sẽ tăng cao.Glucose tăng cao trong máu sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng nguy hiểm hay thường gặp của bệnh đái tháo đường type 2 Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh và răng. Các biến chứng bệnh đái tháo đường type 2 bao gồm:Biến chứng tim mach. Bệnh tim mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở người đái tháo đường. Ảnh hưởng do tăng đường huyết có thể gây ra các bệnh lý động mạch vành (dẫn đến nhồi máu cơ tim) và đột quỵ. Huyết áp cao, cholesterol cao, glucose máu cao và các yếu tố nguy cơ khác góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.Biến chứng thận. Bệnh tiểu đường gây ra các tổn thương mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận. Bệnh thận phổ biến ở những người mắc tiểu đường hơn những người không mắc. Việc duy trì mức glucose máu và huyết áp bình thường làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận.Bệnh thần kinh ngoại vi. Bệnh đái tháo đường 2 có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi glucose máu và huyết áp quá cao. Điều này dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn cương dương và nhiều chức năng khác.Trong các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là các chi, đặc biệt là bàn chân do cấu tạo giải phẫu thần kinh mạch máu và tư thế của con người khác biệt hơn các cơ quan khác. Tổn thương thần kinh ở vùng này được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên và có thể dẫn đến đau, ngứa và mất cảm giác. Mất cảm giác là dấu hiệu đặc biệt nghiêm trọng vì nó khiến bạn mất chú ý với các chấn thương, dẫn đến nhiễm trùng nặng có thể phải cắt cụt chi. Những người tiểu đường có nguy cơ cắt cụt chi cao gấp 25 lần so với người bình thường. Biến chứng bệnh tiểu đường Bệnh võng mạc mắt. Hầu hết những người mắc bệnh đái tháo đường sẽ phát triển một số loại bệnh về mắt làm giảm thị lực hoặc mù lòa. Mức glucose máu cao liên tục cùng với huyết áp tăng và cholesterol cao là những nguyên nhân chính gây ra bệnh lý võng mạc. Tình trạng này có thể được kiểm soát qua kiểm tra mắt thường xuyên. Giữ ổn định mức glucose máu và huyết áp gần hoặc bình thường.Các biến chứng trong thời kỳ mang thai. Glucose máu cao trong thai kỳ có thể dẫn đến thai nhi bị quá cân. Điều này dễ dẫn đến các tai biến khi sinh nở chấn thương cho trẻ và mẹ; Nguy cơ hạ đường huyết đột ngột ở trẻ sau sinh; Trẻ bị phơi nhiễm glucose máu cao trong suốt thai kỳ có nguy cơ cao bị tiểu đường trong tương lai hơn các trẻ khác. 4. Những đối tượng có nguy cơ dễ mắc đái tháo đường type 2 Những đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc đái tháo đường type2 cao hơn bình thường:Tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường. Tiền sử đái tháo đường thai kỳ. Tuổi cao. Dân tộc. Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh. Chế độ dinh dưỡng kém trong thời kỳ mang thaiÍt hoạt động thể chất. Thừa cân, béo phì. Tăng huyết áp. Rối loạn lipid máu. Rối loạn dung nạp glucose: Tình trạng đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa phải là bệnh đái tháo đường. Người cao tuổi có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cao hơn người trẻ Khác với bệnh đái tháo đường type 1 thì không thể dự phòng được nhưng khi chúng ta thay đổi hành vi và lối sống sinh hoạt phù hợp có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Bạn có thể phòng tránh bệnh đái tháo đường type 2 bằng thay đổi lối sống (chế độ ăn uống và luyện tập) phù hợp:Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp. Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới đã tổng hợp và đưa ra các khuyến nghị về chế độ ăn uống lành mạnh phòng ngừa mắc tiểu đường:Chọn nước, cà phê hoặc trà thay vì chọn nước ép trái cây có đường, ngọt, nước ngọt hoặc đồ uống có đường khác.Ăn ít nhất 3 suất rau mỗi ngày.Ăn tối đa 3 suất trái cây tươi mỗi ngày.Chọn một miếng trái cây tươi hoặc sữa chua không đường cho bữa ăn nhẹ.Hạn chế đồ uống có cồn.Chọn thịt nạc trắng, thịt gia cầm hoặc hải sản thay vì thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn.Chọn bơ đậu phộng thay vì chọn sô cô la hoặc mứt.Chọn bánh mì, gạo hoặc mỳ ống nguyên cám thay vì bánh mì trắng, gạo hoặc mì ống.Chọn chất béo không no (dầu ô liu, dầu canola, dầu ngô, hoặc dầu hướng dương) thay vì chất béo bão hòa ( bơ, chất béo động vật dầu dừa hoặc dầu cọ) Bổ sung nhiều rau xanh giảm nguy cơ mắc tiểu đường Luyện tập thể lực. Cần kiểm tra biến chứng tim mạch, mắt, thần kinh, biến dạng chân trước khi luyện tập. Không luyện tập gắng sức khi glucose huyết tương > 250-270mg/d. L và ceton niệu dương tínhĐi bộ tổng cộng 150 phút mỗi tuần (30 phút mỗi ngày), không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Mỗi tuần nên tập kháng lực 2-3 lần (nâng tạ,..)Người già, người đau khớp có thể chia tập nhiều lần trong ngày. Người trẻ nên tập khoảng 60 phút mỗi ngày, tập kháng lực ít nhất 3 lần mỗi tuần. Qua bài viết này hi vọng độc giả có cái nhìn tổng quan về bệnh đái tháo đường type 2 cũng như thu nhận cho mình những kiến thức bổ ích để phòng ngừa bệnh;;;;;Đái tháo đường hiện đang là một trong những bệnh lý có xu hướng gia tăng tại Việt Nam. Theo ghi nhận của IDF (Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới), tính đến năm 2017 có tới 3,53 triệu người Việt Nam mắc bệnh đái tháo đường. Trong đó, số bệnh nhân thuộc nhóm đái tháo đường type 2 chiếm tỷ lệ lớn. đái tháo đường type 2 (hay loại 2) là một dạng bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, với đặc điểm là tăng glucose huyết. Tình trạng tăng glucose mạn tính nếu kéo dài sẽ dẫn đến những rối loạn chuyển hóa lipid, carbohydrate, protide, làm tổn thương nhiều cơ quan khác, nhất là mạch máu, thần kinh, mắt, tim và thận. - Người có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. - Trong gia đình có người có tiền sử bệnh tiểu đường. - Người cao tuổi. - Lười vận động thể chất. - Huyết áp cao. - Béo phì, thừa cân. - Rối loạn dung nạp glucose. - Rối loạn lipid máu. - Trong thời kỳ mang thai có chế độ dinh dưỡng kém. - Chế độ sinh hoạt và ăn uống không khoa học, lành mạnh. 3. Biểu hiện của bệnh đái tháo đường type 2 3.1. Mệt mỏi Ở những bệnh nhân đái tháo đường type 2, khả năng sử dụng glucose để tạo năng lượng bị suy giảm hay thậm chí là không còn. Do đó, để có thể tạo ra năng lượng, cơ thể phải chuyển sang dùng một phần hay hoàn toàn lượng mỡ trong cơ thể. Người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi bởi quá trình trên đòi hỏi cơ thể phải sử dụng nhiều năng lượng hơn. 3.2. Sụt cân không rõ nguyên nhân Ngay cả khi ăn đủ hay ăn nhiều, bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2 vẫn gặp phải tình trạng sụt cân. Lý giải cho điều này là bởi lượng calo trong thức ăn không được cơ thể xử lý và hấp thụ. Bên cạnh đó, một tác nhân khác cũng góp phần vào tình trạng sụt cân này chính là việc mất nước và mất đường qua nước tiểu. 3.3. Tiểu nhiều Để thoát khỏi tình trạng dư thừa đường, cơ thể thường cố gắng thải đường ra ngoài thông qua nước tiểu. Chính vì vậy mà bệnh nhân tiểu đường thường đi tiểu rất nhiều lần. Hiện tượng này cùng lúc sẽ làm cơ thể rơi vào tình trạng thiếu nước. 3.4. Thường xuyên khát nước Khi lượng đường trong nước tiểu tăng, một lượng nước tiểu lớn được hình thành. Lúc này, cơ thể sẽ cố gắng chống lại bằng cách gửi tín hiệu lên não để tạo cảm giác khát nước, đòi hỏi cơ thể phải được bổ sung thêm nhiều nước nhằm làm loãng đường huyết và đưa lượng đường huyết đang tăng cao trở về ngưỡng bình thường. Bên cạnh đó, cảm giác khát nước cũng là do cơ thể đang bị thiếu nước vì đi tiểu nhiều lần. 3.5. Ăn nhiều Thông thường, để đối phó với tình trạng nồng độ đường huyết cao, cơ thể (nếu vẫn còn đủ khả năng) sẽ tiết ra nhiều insulin hơn. Trong khi đó, insulin lại có chức năng giúp kích thích cảm giác đói bụng. Chính vì vậy mà khi nồng độ insulin trong cơ thể cao sẽ khiến người bệnh luôn có cảm giác đói, thèm ăn. Không kể lượng calo được nạp vào cơ thể là bao nhiêu, bệnh nhân đái tháo đường type 2 chỉ có thể tăng rất ít cân, thậm chí còn có tác dụng giảm cân. 3.6. Vết thương lâu lành Bạch cầu là một thành phần quan trọng của hệ miễn dịch, với vai trò giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi trùng, virus và dọn dẹp những tế bào và mô chết. Tuy nhiên, hoạt động bình thường của bạch cầu có thể bị ảnh hưởng bởi nồng độ đường huyết cao. Khi đó, cơ thể sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn và thời gian lành vết thương cũng kéo dài hơn. 3.7. Nhiễm trùng Bệnh đái tháo đường type 2 có thể gây ức chế hệ miễn dịch khiến cho cơ thể dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng như nhiễm trùng da, nhiễm nấm sinh dục, nhiễm trùng đường niệu,... Đây cũng chính là dấu hiệu cảnh báo cho việc lượng đường huyết đang không được kiểm soát tốt. 3.8. Trạng thái tâm lý thay đổi Một số biểu hiện có thể gặp ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 như: mất tập trung, cáu gắt vô cớ, căng thẳng lo âu, lẫn lộn, ngủ mê,... 3.9. Mắt mờ Đây không phải là triệu chứng đặc hiệu của bệnh tiểu đường nhưng đôi khi cũng có thể gặp phải nếu lượng đường trong máu tăng lên quá cao. Bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2 có thể gặp phải những biến chứng như: Các bệnh lý tim mạch: đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong ở những bệnh nhân đái tháo đường. Lượng đường trong máu tăng cao dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Các bệnh lý liên quan đến thận: ảnh hưởng đến hoạt động của thận hoặc gây suy thận với những triệu chứng ban đầu như phù cẳng tay, cẳng chân hay phù mắt cá chân. Biến chứng thần kinh ngoại vi: Khi huyết áp và lượng glucose máu quá cao sẽ gây tổn thương đến thần kinh khắp cơ thể. Người bệnh có thể phải đối mặt với những bệnh lý thần kinh ngoại biên khiến bàn chân có cảm giác ngứa, đau, thậm chí mất cảm giác. Biến chứng về mắt: Thị lực suy giảm và có thể dẫn đến mù lòa. Biến chứng trong thai kỳ: với những trường hợp phụ nữ đang mang thai mà có đường huyết cao có thể dẫn đến tình trạng quá cân ở thai nhi, làm gia tăng nguy cơ xảy ra tai biến khi sinh nguy hiểm cho cả mẹ và bé. 5. Biện pháp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 Để có thể phòng tránh bệnh đái tháo đường type 2 một cách hiệu quả, bạn nên thiết lập và duy trì chế độ sinh hoạt (bao gồm cả chế độ luyện tập và ăn uống) lành mạnh, khoa học. Cụ thể: 5.1. Chế độ ăn uống - Mỗi ngày, ăn ít nhất 3 suất rau và tối đa 3 suất trái cây tươi. - Hạn chế uống rượu bia, nước ngọt hay nước ép trái cây có đường, thay vào đó có thể uống nước lọc, trà hoặc cà phê. - Thay vì ăn thịt đỏ, thịt chế biến sẵn thì nên chọn các loại thịt gia cầm, thịt nạc trắng hoặc hải sản. - Hạn chế ăn mứt hoặc socola mà nên chọn bơ đậu phộng thay vào đó. - Thay vì ăn các loại thực phẩm có chứa chất béo bão hòa thì nên chọn chất béo không no. 5.2. Chế độ tập luyện - Trước khi tập luyện cần kiểm tra các biến chứng mắt, tim mạch, biến dạng chân, thần kinh. - Mỗi ngày nên dành ra 30 phút đi bộ hoặc ít nhất 150 phút mỗi tuần. Có thể đan xen tập kháng lực 2 - 3 lần/ tuần. - Người bị đau khớp hoặc người già có thể chia thời gian tập thành nhiều lần trong ngày.
question_317
Ung thư vú và ung thư buồng trứng có di truyền không?
doc_317
BRCA1 và BRCA2 (đọc đúng phiên âm tiếng anh: Bi a xi ây một và bi a xi ây hai) là hai gen làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và buồng trứng phổ biến nhất.Phụ nữ mang đột biến di truyền một trong hai gen này thường có nguy cơ bị bệnh ung thư vú, buồng trứng, và một số loại ung thư khác cao hơn nhiều so với người bình thường.Nam giới với đột biến trên gen BRCA có nguy cơ cao bị mắc bệnh ung thư vú nam giới và tuyến tiền liệt. Cả nam và nữ mang đột biến trên gen BRCA tăng nguy cơ bị ung thư tụy và da. BS Nguyễn Mạnh Hà cho biết, chẩn đoán ung thư vú và ung thư buồng trứng di truyền được xem xét khi gia đình có tiền sử về ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng. Các trường hợp dưới đây tăng khả năng mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng di truyền ở gia đình, gồm:Một hoặc nhiều phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư trước 45 tuổi: Một hoặc nhiều phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú trước 50 tuổi và tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư, như ung thư tuyến tiền liệt, melanoma (ung thư hắc tố) và ung thư tuyến tụy.Có nhiều thế hệ trong gia đình, cùng bên nội hoặc cùng bên ngoại, mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng.Một phụ nữ mắc ung thư vú lần thứ hai (cùng bên hoặc khác bên vú trước đó) hoặc bị cả ung thư vú lẫn ung thư buồng trứng.Một người đàn ông trong họ hàng mắc ung thư vú.Có tiền sử gia đình bên nội hoặc bên ngoại mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt hoặc ung thư tụy.Có tổ tiên là người Do Thái Ashkenazi.Hầu hết các ca bệnh ung thư vú và ung thư buồng trứng xảy ra riêng lẻ, có nghĩa là chúng xảy ra tình cờ mà không biết nguyên nhân.Hiện tại, người ta ước tính rằng ít hơn 1% dân số có đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2, và tầm 10% phụ nữ và 20% nam giới mắc ung thư vú có đột biến ở một trong hai gen này. Khoảng 10-30% phụ nữ dưới 60 tuổi bị ung thư vú dạng “bộ ba âm tính” (không có thụ thể estrogen, progesterone và HER2) có đột biến gen BRCA1, BRCA2. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo những phụ nữ bị ung thư vú có bộ ba âm tính nên được tư vấn di truyền và xét nghiệm di truyền.Ung thư vú và ung thư buồng trứng di truyền phổ biến nhất ở những gia đình có nhiều thành viên mắc ung thư vú hoặc/và ung thư buồng trứng cùng bên nội hoặc cùng bên ngoại.Trong các gia đình có hơn 4 người bị ung thư vú được chẩn đoán trước 60 tuổi, khả năng mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng di truyền là khoảng 80%. Để so sánh, tỉ lệ tìm thấy ung thư vú và ung thư buồng trứng di truyền khi chỉ có 1 phụ nữ mắc ung thư vú trước tuổi 50 được ước tính là nhỏ hơn 10%. Hầu hết các ca bệnh ung thư vú và buồng trứng xảy ra ngẫu nhiên không rõ nguyên nhân nên xét nghiệm tìm đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2 không có lợi cho những tình huống thông thường.Xét nghiệm di truyền được khuyến nghị chủ yếu cho những người có tiền sử cá nhân hoặc gia đình liên quan đến ung thư vú và ung thư buồng trứng di truyền. Tuy nhiên, phụ nữ dưới 60 tuổi bị ung thư vú dạng bộ ba âm tính có nguy cơ cao bị đột biến BRCA, bất kể tiền sử gia đình.Mạng lưới Ung thư Toàn diện Quốc gia Hoa Kỳ (NCCN) đưa ra các khuyến nghị về tư vấn di truyền và xét nghiệm di truyền đối với những phụ nữ từng được chẩn đoán hay có tiền sử gia đình về ung thư vú, ung thư buồng trứng.
doc_2428;;;;;doc_16140;;;;;doc_41308;;;;;doc_46616;;;;;doc_40249
Thu Hoài – Hưng Yên Trả lời: Chào bạn, Ung thư vú có di truyền không là lo lắng, cũng như thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là những người có mẹ hoặc người thân gần gũi mắc bệnh này. Chúng tôi xin trả lời bạn rằng, ung thư vú và các bệnh ung thư khác không di truyền từ cha mẹ sang con cái. Bệnh ung thư vú có di truyền không là thắc mắc cũng như lo lắng của rất nhiều phụ nữ. Mặc dù vậy, những người có người thân mắc ung thư vú, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn. Điều này là do, một số gen bất thường làm tăng nguy cơ ung thư vú, có thể di truyền từ cha mẹ cho con cái. Tuy nhiên, bạn không nên lo lắng quá, vì chỉ có khoảng 10% phụ nữ bị ung thư vú do kế thừa gen ung thư vú bất thường từ mẹ (gen BRCA1 và BRCA2). Những trường hợp ung thư vú do gen di truyền bất thường có xu hướng xảy ra ở phụ nữ trẻ (dưới 40 tuổi). Các gen bất thường cũng làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng. Mặc dù ung thư buồng trứng không di truyền, nhưng các gen bất thường làm tăng nguy cơ ung thư vú có thể di truyền từ mẹ sang con. Một số điều bạn cần nhớ – Có mẹ hoặc người thân bị ung thư vú không có nghĩa là bạn sẽ bị ung thư vú – Hầu hết phụ nữ bị ung thư vú không có tiền sử mắc bệnh trong gia đình – Có nhiều yếu tố nguy cơ ung thư vú, và di truyền gen trong gia đình chỉ là một trong những yếu tố nguy cơ. Để phòng bệnh ung thư vú, phụ nữ trong độ tuổi 20 nên thường xuyên tự khám vú tại nhà để phát hiện sớm những bất thường; phụ nữ từ 40 tuổi trở lên nên chụp X-quang tuyến vú mỗi năm 1 lần hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.;;;;;Giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia Ung thư buồng trứng là loại ung thư nguy hiểm nhất trong các loại ung thư phụ khoa, chiếm khoảng 2.5 % các bệnh ung thư ở phụ nữ. Hơn một phần năm (khoảng 23%) ung thư biểu mô buồng trứng có liên quan đến tình trạng di truyền hay ung thư buồng trứng di truyền. Khi bố hoặc mẹ mang gen đột biến gây ung thư buồng trứng di truyền thì có đến 50% con sinh ra sẽ thừa hưởng đột biến đó. Việc xác định có mang gen đột biến di truyền hay không đóng vai trò rất lớn trong việc lựa chọn phương pháp dự phòng và điều trị, cũng như hạn chế các di truyền cho thế hệ tương lai. Ung thư buồng trứng Ung thư buồng trứng là ung thư bắt đầu trong buồng trứng. Tỷ lệ sống sót của ung thư buồng trứng thấp hơn nhiều so với các bệnh ung thư khác ảnh hưởng đến phụ nữ. Tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm đối với ung thư buồng trứng là 48%. Những phụ nữ được chẩn đoán ở giai đoạn đầu - trước khi ung thư di căn - có tỷ lệ sống sót sau 5 năm cao hơn nhiều so với những người được chẩn đoán ở giai đoạn sau. Nguyên nhân: Nguyên nhân của ung thư buồng trứng là không rõ. Nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng bao gồm bất kỳ điều nào sau đây: Yếu tố gen và di truyền: Các lỗi di truyền có thể xảy ra trong cuộc đời của một người được gọi là đột biến gen mắc phải (soma); Một người có thể được sinh ra với đột biến gen (đột biến gen di truyền còn được gọi là đột biến dòng mầm). Ung thư buồng trứng do di truyền hay ung thư buồng trứng có tính chất gia đình. Do khiếm khuyết trong các gen như BRCA1 hoặc BRCA2,. . Hoặc do hội chứng Lynch... Lịch sử gia đình: Phụ nữ có tiền sử gia đình bị ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn. Nguy cơ của một phụ nữ có một họ hàng bị ung thư buồng trứng là 5% (nguy cơ trung bình suốt đời là 1,4%). Tiền sử gia đình mắc bất kỳ bệnh ung thư nào sau đây có thể làm tăng nguy cơ: Ung thư vú, Ung thư buồng trứng, Ung thư ruột kết, Ung thư tử cung, Ung thư trực tràng. Tiền sử cá nhân bị ung thư hoặc lạc nội mạc tử cung Những phụ nữ đã từng bị ung thư vú, tử cung, ruột kết hoặc trực tràng có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng. Bị lạc nội mạc tử cung làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng có tế bào trong và nội mạc tử cung lên gấp 2-3 lần Phụ nữ lớn tuổi Tất cả phụ nữ đều có nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng bất kể tuổi tác; tuy nhiên tỷ lệ ung thư buồng trứng cao nhất ở phụ nữ từ 55-64 tuổi. Độ tuổi trung bình mà phụ nữ được chẩn đoán là 63, có nghĩa là một nửa số phụ nữ dưới 63 tuổi khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng và một nửa lớn tuổi hơn. Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa số chu kỳ kinh nguyệt trong cuộc đời của một người phụ nữ và nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng. Một phụ nữ có nguy cơ cao hơn nếu cô ấy: Bắt đầu hành kinh khi còn nhỏ (trước 12 tuổi), thời kỳ mãn kinh sau 50 tuổi. Vô sinh, bất kể phụ nữ có sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản hay không, cũng làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng Phụ nữ càng sinh ít con và sinh con càng muộn(con đầu lòng sau 30 tuổi) thì nguy cơ mắc ung thư buồng trứng càng cao. Phụ nữ sử dụng liệu pháp hormone thời kỳ mãn kinh có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng sử dụng kết hợp estrogen và progestin trong 5 năm trở lên làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư buồng trứng ở những phụ nữ chưa cắt bỏ tử cung. Sử dụng estrogen từ 10 năm trở lên làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng ở những phụ nữ đã cắt bỏ tử cung. 2. Ung thư buồng trứng di truyền Hơn 1/5 (khoảng 23%) ung thư biểu mô buồng trứng có liên quan đến tình trạng di truyền hay ung thư buồng trứng di truyền. Thông thường, mỗi người có 2 bản sao của mỗi gen trong tế bào của cơ thể: 1 bản sao được thừa hưởng từ mẹ của một người và 1 bản sao được thừa hưởng từ bố của một người. Ung thư buồng trứng di truyền tuân theo một mô hình thừa kế trội trên NST thường. Điều này có nghĩa là một đột biến chỉ cần xảy ra ở 1 bản sao của gen thì người đó mới có nguy cơ mắc bệnh đó cao hơn. Điều này có nghĩa là bố hoặc mẹ bị đột biến gen có thể truyền bản sao của gen bình thường của họ hoặc bản sao của gen mang đột biến. Do đó, một đứa trẻ có bố hoặc mẹ bị đột biến thì 50% cơ hội được thừa hưởng đột biến đó. Đột biến gen BRCA (Breast Cancer): Đặc biệt trong khoảng 65-85% có ung thư buồng trứng di truyền là bất thường di truyền trong gen BRCA. BRCA1 và BRCA2 là các đột biến làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng, nguy cơ ở phụ nữ có đột biến gen BRCA1 là 40%-60% và ở BRCA2 là 20%-35%. Những bệnh ung thư này cũng có thể xảy ra ở lứa tuổi sớm hơn nhiều so với dân số chung,được phát hiện sớm nhất là giữa những năm 20 tuổi. Ngoài ra còn một số gen khác cũng có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư buồng trứng di truyền, như đột biến trong gen ức chế khối u TP53, PTEN, CDH1, ATM, CHEK2 hoặc PALB2 và các gen khác. Cho đến nay, ít nhất 16 gen được biết có liên quan đến cơ chế hình thành khối u buồng trứng di truyền và một số đột biến khác vẫn chưa được biết. Đột biến gen MLH1, MSH2 hoặc MSH6 : Hội chứng Lynch Phụ nữ mang trong mình sự thay đổi của một trong những gen này (Hội chứng Lynch) có 9-12% nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng. Tương tự như BRCA1 và BRCA2, những thay đổi trong các gen này có thể gây ra bệnh ung thư khởi phát rất sớm, với một số bệnh ung thư xảy ra sớm nhất là ở tuổi 25. Điều quan trọng là, những thay đổi trong các gen này có thể được di truyền từ mẹ hoặc bố. Trong khi hầu hết các bệnh ung thư liên quan đến những thay đổi trong các gen này chỉ xảy ra ở phụ nữ, nam giới có những thay đổi trong các gen này cũng có thể tăng nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư. 3. Xét nghiệm gen di truyền ung thư Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới NGS ra đời tạo cơ hội để phân tích đồng thời nhiều gen nhạy cảm với ung thư, giảm gánh nặng về chi phí và thời gian. Việc xác định các đột biến có thể giúp hướng dẫn việc ra quyết định điều trị và có thể làm cho các cá nhân mang gen đột biến ít mắc các bệnh ung thư này hơn. Vì vậy, tất cả phụ nữ nên tìm hiểu về tiền sử sức khỏe gia đình để biết liệu họ có thể có nguy cơ bị Ung thư buồng trứng di truyền hay không.;;;;; Gia đình có mẹ, chị/ em gái mắc ung thư vú thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường Ung thư vú bắt đầu từ sự phát triển bất thường của các tế bào tại tuyến vú. Các dấu hiệu của ung thư vú ít phổ biến ở giai đoạn đầu. Một số triệu chứng có thể xuất hiện ở giai đoạn bệnh tiến triển là núm vú tiết dịch bất thường, máu chảy ra từ núm vú, kích thước, hình dạng vú thay đổi, vùng da quanh vú sần sùi, bong tróc da… Bệnh ung thư vú có di truyền không là lo lắng của rất nhiều chị em khi trong gia đình có mẹ, chị/ em gái bị chẩn đoán ung thư vú. Ung thư vú không di truyền nhưng các gen đột biến gây ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì đó mà những người có bà ngoại, mẹ, chị/ em gái mắc bệnh sẽ có nguy cơ mắc cao hơn những người bình thường. Các đột biến gen gây ung thư vú Khoảng 5 – 10% bệnh nhân mắc ung thư vú được xác định là có liên quan đến yếu tố di truyền, chủ yếu do đột biến gen BRCA1 và BRCA2. Đây là 2 loại gen có chức năng sửa chữa tổn thương tế bào, giữ tế bào vú, buồng trứng và các tế bào khác phát triển bình thường. Gen phát triển đột biến di truyền không thực hiện được chức năng trên và hình thành ung thư. Không phải tất cả những người mang gen đột biến BRCA1 và BRCA2 đều bị ung thư vú nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, có khoảng 70% nữ giới mang gẹn đột biến này phát triển thành ung thư trước độ tuổi 80 tuổi. Ngoài ra, đột biến gen BRCA1 và BRCA2 cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú ở nam giới. Theo đó, nam giới mang gen đột biến BRCA2 có nguy cơ phát triển thành ung thư vú cao gấp 7 lần so với những người bình thường. Ung thư vú không di truyền nhưng các gen đột biến gây ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Ngoài đột biến gen BRCA! Và BRCA2, các gen đột biến di truyền có khả năng gây ung thư vú là: Do nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư vú chưa được xác định rõ nên cách phòng bệnh phổ biến được các bác sĩ khuyến cáo là hạn chế tối đa các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Theo đó, nữ giới nên duy trì cân nặng hợp lý, có lối sống, sinh hoạt, ăn uống khoa học, tích cực luyện tập thể dục thể thao, sinh con ở độ tuổi hợp lý… Thực tế, có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú mà nữ giới không thể kiểm soát được, điển hình là di truyền gen gây ung thư. Vì vậy, bên cạnh các biện pháp phòng bệnh trên, khám sức khỏe và sàng lọc ung thư sớm là cách phòng bệnh được đánh giá cao hơn cả, đặc biệt với những người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao. Khám sàng lọc ung thư vú định kì có thể phát hiện bệnh khi chưa có biểu hiện;;;;;1. Tổng quan về tình trạng ung thư vú Ung thư vú được biết đến là một bệnh lý có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới nhưng tỷ lệ bệnh nhân nam rất thấp và chủ yếu phổ biến ở phụ nữ. Thực tế, tế bào tuyến vú ở những người khỏe mạnh thường sẽ tự sản sinh và mất đi dựa trên một cơ chế có sẵn được cơ thể thiết lập. Tuy nhiên, dưới sự tác động của sự đột biến gen thì số lượng của tế bào tuyến vú sẽ nhân lên nhiều lần. 2. Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú Trước khi giải đáp ung thư vú có di truyền không thì chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những yếu tố dẫn đến bệnh lý này. Theo sự lý giải của y khoa thì tình trạng ung thư vú xuất phát từ sự đột biến của các gen BRCA. Trong khi đó, hiện tượng này có thể nảy sinh do rất nhiều yếu tố khác nhau nên việc xác định nguyên nhân gây bệnh cũng khá khó khăn. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, sau đây là một số chia sẻ cụ thể nhất: Lối sống: những người có thói quen sống không khoa học, lành mạnh thường có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn. Trong đó, những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe có thể kể đến gồm hút thuốc lá, lười vận động, thức khuya, stress, lạm dụng rượu bia,… Những yếu tố này khiến hàm lượng Estrogen trong cơ thể tăng cao đồng thời kích thích sự phát triển của các tế bào tuyến vú. Độ tuổi: một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ càng lớn tuổi thì nguy cơ bị ung thư vú càng cao vì khả năng đột biến gen thường cao hơn nếu thời gian sống càng lâu. Hệ thống miễn dịch: có nhiệm vụ nhận diện những vấn đề bất thường từ khả năng làm việc của một số cơ quan hoặc sự xuất hiện vật thể lạ cần tiêu diệt. Đối với những đối tượng có hệ miễn dịch phát triển kém thường khó có thể kiểm soát sự hoạt động của các tế bào ung thư vú nên nguy cơ mắc bệnh thường cao hơn. Môi trường sống: những người sống và làm việc trong môi trường chứa nhiều hóa chất độc hại, khói bụi, tia tử ngoại,… thường dễ bị ảnh hưởng đến sức khỏe và nguy cơ mắc mắc bệnh cũng cao hơn. Bởi vì những yếu tố này có thể gây biến đổi gen do các đoạn AND. Tiền sử ung thư vú: những đối tượng có người thân bị ung thư vú thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bên cạnh đó, những đối tượng từng bị ung thư một bên vú thì khả năng cao một bên vú còn lại cũng bị bệnh. Ngoài ra, nếu bạn từng bị tổn thương vú và cần phải sinh thiết vú cho kết quả ADH (tăng sản không điển hình) hoăc LCIS (tức ung thư biểu mô tiểu thùy) thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn. Một số yếu tố khác có thể liên quan đến sự tăng trưởng của tế bào tuyến vú như bước vào giai đoạn dậy thì hoặc tiền mãn kinh, những đối tượng bị béo phì, người từng phơi nhiễm tia xạ, phụ nữ không mang thai hoặc sinh con đầu lòng sau 30 tuổi,... Dựa trên dữ liệu thống kế cho thấy số lượng bệnh nhân bị ung thư vú xuất phát từ yếu tố di truyền chiếm khoảng 10% tổng số người mắc bệnh. Bên cạnh đó, gen đột biến bẩm sinh gây bệnh tồn tại trong cơ thể ngay từ khi đứa bé sinh ra. Trong đó, loại gen gây đột biến thường gặp nhất là BRCA1 và BRCA2. Bởi vì đây là nhóm gen có khả năng điều chỉnh các ADN bị hư hại nhưng nếu chúng đột biến thì khả năng sửa chữa cũng bị giảm hoặc mất đi, tạo điều kiện thuận lợi gây ra ung thư vú. Ngoài ra, các bạn nên lưu ý không chỉ có nữ giới mới mắc bệnh ung thư vú mà nam giới vẫn có thể bị bệnh nếu mang gen BRCA. Mặt khác, không chỉ BRCA1 và BRCA2 có khả năng gây bệnh mà còn có một vài loại gen khác như CHEK2, PALB2 và ATM. Do đó, khi nhận thấy bản thân có yếu tố nguy cơ mắc bệnh, mọi người nên chủ động phòng ngừa và theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ. 4. Giải pháp phòng ngừa bệnh ung thư vú Ngoài giải đáp thắc mắc ung thư vú có di truyền không thì bác sĩ còn chia sẻ thêm một số phương pháp giúp mọi người phòng ngừa bệnh hiệu quả. Cụ thể gồm: Hạn chế sử dụng rượu, bia: những thức uống có chứa nồng độ cồn cao như rượu. bia nếu sử dụng nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm, kể cả ung thư vú. Xây dựng và duy trì thói quen tập luyện thể thao: mỗi ngày bạn nên dành khoảng 30 - 60 phút để tập luyện một bộ môn thể dục nào đó để tăng cường sức đề kháng cũng như đẩy lùi các yếu tố gây bệnh. Phụ nữ sau khi mãn kinh nên hạn chế điều trị nội tiết tố vì khả năng mắc bệnh ung thư vú thường cao hơn khi kết hợp các liệu pháp Hormone lại với nhau. Sàng lọc ung thư vú: việc kiểm tra sức khỏe, khám vú lâm sàng có thể giúp bạn dễ dàng theo dõi và sàng lọc nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Tự kiểm tra vú tại nhà: các chị em phụ nữ nên tự tìm hiểu và trang bị cho mình những kiến thức liên quan đến vú để dễ dàng nhận biết được những dấu hiệu bất thường của cơ thể. Nhờ đó, mọi người có thể theo dõi và phát hiện bệnh sớm dựa vào các triệu chứng bất thường. Đối với những chị em cần phải phải điều trị Hormone thì nên tham khảo và chia sẻ về những lợi ích và tác hại của phương pháp này. Từ đó, bạn nên lựa chọn cho mình liều điều trị Hormone thấp nhất và thời gian điều trị ngắn nhất để hạn chế những tác hại không đáng có. Duy trì cân nặng phù hợp: việc duy trì cân nặng phù hợp với chỉ số BMI không những giúp bạn có một thân hình đẹp mà còn cho thấy cơ thể bạn khỏe mạnh và hạn chế khả năng bị bệnh. Trên đây là một số thông tin hữu ích giúp bạn có thể giải đáp được thắc mắc ung thư vú có di truyền không. Ngoài ra, bạn đọc cũng được chia sẻ một số vấn đề xoay quanh bệnh lý này, chẳng hạn như nguyên nhân gây bệnh, giải pháp phòng tránh bệnh hiệu quả.;;;;;Nhiều trường hợp một gia đình có cả bố/ mẹ, con cái đều bị chẩn đoán bệnh ung thư khiến không ít người thắc mắc bệnh ung thư có di truyền không. Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp băn khoăn trên cho nhiều độc giả. Các tế bào trong cơ thể phân chia, phát triển để tạo ra các tế bào mới và chết một cách có trật tự. Tế bào ung thư hình thành xuất phát từ các tế bào ung thư sắp chết, tiếp tục sinh sôi, phát triển tạo thành các tế bào bất thường mới và không có chức năng gì. Các tế bào bất thường phát triển không kiểm soát và có khả năng xâm lấn nhiều mô cơ thể. Ung thư không di truyền nhưng các gen đột biến gây ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Một thực tế đã được thừa nhận là một phần yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư là yếu tố di truyền. Các bác sĩ cho biết, có đến 90 – 95% các trường hợp mắc bệnh ung thư là do yếu tố môi trường, thói quen sinh hoạt không tốt (hút thuốc lá, ăn nhiều thịt đỏ, ít hoạt động thể chất, làm việc trong môi trường hóa chất độc hại, vi rút , vi khuẩn…) và chỉ có khoảng 5 – 10% là do yếu tố di truyền. Lưu ý dấu hiệu bệnh ung thư: giảm cân nhanh ngoài ý muốn Các chuyên gia cho biết, những tổn thương gen có thể di truyền nhưng không di truyền cho tất cả con của người mang gen này. Chỉ khoảng 50% số con sẽ nhận di truyền các gen đó và trong số những người có gen sinh ung thư, không phải tất cả sẽ bị ung thư, chỉ một tỷ lệ mắc ung thư trong suốt cuộc đời. 2. Một số bệnh ung thư có đột biến di truyền cao Một số bệnh ung thư có tỷ lệ đột biến di truyền cao là ung thư buồng trứng, ung thư dạ dày, ung thư vú… 2.1. Ung thư buồng trứng Ung thư buồng trứng là bệnh ung thư phụ khoa phổ biến ở nữ giới. Tỷ lệ các khối u có các đột biến di truyền của bệnh ung thư này lên tới 19%. Một số gen đột biến có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư buồng trứng bao gồm: 2.2. Ung thư dạ dày Gia đình có bố mẹ mắc ung thư thì nguy cơ mắc ung thư của bạn cũng sẽ cao hơn Ung thư dạ dày là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến ở cả nam giới và nữ giới. Tỉ lệ các khối u có đột biến di truyền ở bệnh ung thư này khoảng 11%. Một số đột biến gen có liên quan đến tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày bao gồm: 2.3. Ung thư vú Ung thư vú phổ biến nhất trong các bệnh ung thư ở nữ giới tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Tỉ lệ các khối u có các đột biến di truyền ở bệnh nhân ung thư vú là khoảng 9%. Một số đột biến gen tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm: Những người mang gen đột biến gây ung thư đều thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao vì vậy khám sức khỏe và sàng lọc ung thư định kì sớm luôn được các bác sĩ khuyến khích.
question_318
Đi xét nghiệm sàng lọc trước sinh khi nào?
doc_318
Đến nay, có nhiều phương pháp sàng lọc trước sinh khác nhau, thực hiện ở những thời điểm thai kỳ khác nhau. Do đó, không thể nói thực hiện sàng lọc trước sinh ở một thời điểm nào tốt nhất. 1. Siêu âm sàng lọc thai nhi Mọi thai phụ, kể cả ở độ tuổi nào, mang thai lần thứ mấy, sức khỏe tốt hay những vấn đề về thai thì đều cần siêu âm ít nhất 3 lần trong thời gian thai kỳ. Siêu âm là phương pháp sử dụng sóng siêu âm cao tần, để phản ánh chính xác hình ảnh thai nhi ở các góc nhìn khác nhau. Siêu âm có ý nghĩa quan trọng trong kiểm tra sức khỏe và sàng lọc trước sinh cho thai nhi. Cụ thể, siêu âm thai giúp: - Xác định chính xác việc mẹ đã mang thai. - Xác định vị trí tim thai. - Xác định số thai. - Ước tính tuổi thai và dự ngày sinh. - Xác định giới tính thai. - Sàng lọc nguy cơ dị tật bẩm sinh liên quan đến rối loạn di truyền qua đo độ mờ da gáy. - Sàng lọc nguy cơ dị tật hình thái: Sứt môi, hở hàm ếch, khe hở thành bụng, dị tật tim, dị tật tay chân, dị tật các cơ quan chức năng,… - Kiểm tra tình hình phát triển của thai nhi. - Kiểm tra các bất thường về nhau thai và lượng nước ối. Có 3 mốc quan trọng cần thực hiện siêu âm 4D để sàng lọc dị tật thai nhi: - Thai 11 - 13 tuần: đo khoảng sáng sau gáy đánh giá nguy cơ hội chứng Down, khảo sát các dị tật về xương sống mũi, thoát vị thành bụng - Tuần 18 - 22 : khảo sát các dị tật hình thái về tim, sứt môi, dị tật nứt đốt sống,... - Thai 30 - 32 tuần: khảo sát các dị tật hình thái muộn của thai như: tim, não, động mạch. 2. Xét nghiệm Double Test sàng lọc dị tật Double Test là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện một vài hội chứng dị tật bẩm sinh cho trẻ. Double test giúp kiểm tra và định lượng β-h CG tự do (free beta-human chorionic gonadotropin) và PAPP-A (pregnancy associated plasma protein A) có trong máu của thai phụ, kết hợp đo độ mờ da gáy bằng siêu âm, tuổi mẹ , tuổi thai,... nhằm đánh giá nguy cơ của bệnh bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Edwards (Trisomy 18) và Patau (Trisomy 13). Double có thể được thực hiện tốt nhất trong khoảng tuần thứ 11 - 13 của thai kỳ, tốt nhất là trong tuần thai thứ 12 - 13. Double test là xét nghiệm sàng lọc an toàn cho cả mẹ và bé. Vì vậy Bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ mang thai đều nên thực hiện, đặc biệt là những thai phụ nằm trong nhóm nguy cơ cao như: Thai phụ từ 35 tuổi trở lên Phụ nữ đã từng sảy thai, thai lưu Người đã từng sinh con mắc dị tật bẩm sinh Tiền sử gia đình mắc bệnh dị tật bẩm sinh Phụ nữ bị nhiễm virus trong quá trình mang thai Phụ nữ có kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy nguy cơ cao. 3. Xét nghiệm Triple Test (sàng lọc Quad marker) Xét nghiệm tầm soát trước sinh Triple test (tri-pô tét) còn gọi là xét nghiệm bộ ba là loại xét nghiệm tầm soát sử dụng máu mẹ để tìm hiểu nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai. Có ba chất được sử dụng trong xét nghiệm này là AFP, h CG và Estriol. Trong đó AFP (alpha-fetoprotein) là loại protein do thai sản xuất, h CG (human chorionic gonadotropin) là loại nội tiết do nhau sản xuất trong quá trình mang thai và Estriol là loại nội tiết estrogen được cả nhau và thai sản xuất. Đây là loại xét nghiệm không xâm lấn và hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến mẹ và thai. Xét nghiệm Triple test giúp đánh giá các bất thường về rối loạn nhiễm sắc thể trong các hội chứng Down, Edward, dị tật ống thần kinh. Triple test có thể thực hiện khi thai 15 - 20 tuần. Tuy nhiên, kết quả chính xác nhất khi thai 16 - 18 tuần. Cũng giống như Double test, xét nghiệm triple test được khuyến cáo cho tất cả phụ nữ mang thai, đặc biệt là nhóm phụ nữ mang thai có nguy cơ cao. Xét nghiệm Triple test không thể chẩn đoán tình trạng thai mà chỉ cho biết thai hiện tại có nguy cơ bị rối loạn di truyền nhiễm sắc thể như thế nào và có cần phải làm thêm xét nghiệm khác nữa không. Trong trường hợp kết quả cho thấy thai hiện tại có nguy cơ cao bị một hoặc nhiều các rối loạn trên thì cần được thực hiện chẩn đoán xác định bằng thủ thuật xâm lấn như chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau. Trong 1 số trường hợp, trẻ xét nghiệm Triple Test cho kết quả dương tính nhưng vẫn sinh ra khỏe mạnh bình thường. 4. Xét nghiệm sàng lọc mới NIPT Xét nghiệm NIPT (Non-invasive prenatal testing) là một trong những phương pháp tiên tiến nhất hiện nay mà mẹ bầu cần biết. NIPT là phương pháp xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn được thực hiện bằng cách lấy máu của mẹ, qua đó sàng lọc bất thường số lượng nhiễm sắc thể (NST), các đột biến mất đoạn NST dựa vào các ADN tự do của thai nhi có trong máu của mẹ. Do đó, so với xét nghiệm Double Test, Triple Test dựa trên chỉ số sinh hóa máu thì NIPT đạt độ chính xác cao hơn nhiều. Tất cả các mẹ bầu đều có thể làm xét nghiệm NIPT. Tuy nhiên, vì giá thành của xét nghiệm còn cao, nên các bác sĩ khuyến cáo những mẹ bầu sau nên làm xét nghiệm: - Mẹ bầu lớn tuổi (trên 35 tuổi) có nguy cơ cao sinh con dị tật, sinh con mắc hội chứng Down; - Mẹ bầu siêu âm có kết quả siêu âm - đo độ mờ da gáy, kết quả Double test và/hoặc Triple test nguy cơ cao; - Mẹ bầu có tiền sử mang thai dị tật, sinh con bị dị tật bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ; - Trường hợp sảy thai, thai lưu nhiều lần cũng là yếu tố để mẹ bầu nên làm xét nghiệm NIPT; - Mẹ bầu có tiền sử dễ gặp rủi ro với bệnh lý di truyền vì công việc tiếp xúc với các tia phóng xạ, hóa chất độc hại; - Các trường hợp mang thai thụ tinh nhân tạo (IVF); - Những trường hợp gia đình có tiền sử người thân bị dị tật bẩm sinh, bất thường di truyền cũng rất cần làm xét nghiệm này. Ưu điểm vượt trội của xét nghiệm NIPT Bằng việc áp dụng công nghệ tiên tiến giải trình tự gen thế hệ mới vào sàng lọc trước sinh, phương pháp xét nghiệm này đã đi đến tận cùng của nguyên nhân gây nên các dị tật ở thai nhi có liên quan đến gen và NST, phương pháp này đã chiếm được lòng tin của các bác sĩ bởi: - Sàng lọc dị tật thai nhi ở giai đoạn sớm, thai từ tuần thứ 10 (các phương pháp thông thường là 12 tuần) là có thể làm phương pháp này. - Mẫu bệnh phẩm của xét nghiệm là máu, không cần xâm lấn can thiệp sinh thiết nhau thai hay chọc ối, bác sĩ chỉ cần lấy từ 7 - 10ml máu mẹ là có thể làm được xét nghiệm; - Độ chính xác vượt trội, áp dụng công nghệ giải trình tự gen cho kết quả tin cậy tới 99,98%;. Kết quả xét nghiệm xác định được nguy cơ trẻ sinh ra mắc hội chứng Down, Patau và Edward chính xác với tỉ lệ là bao nhiêu. Từ đó bác sỹ có thể xem xét, đưa ra tư vấn thai phụ thực hiện chọc ối hay sinh thiết gai nhau để chẩn đoán, trước khi can thiệp điều trị. Một nhược điểm của các phương pháp sàng lọc trước sinh hiện nay là mới sàng lọc được nguy cơ mắc các dị tật di truyền thường gặp. Do đó, với những thai phụ độ tuổi cao, mang thai trên 35 tuổi được khuyên nên làm chọc dò dịch ối hoặc sinh thiết gai nhau để chẩn đoán chính xác.
doc_60064;;;;;doc_34090;;;;;doc_13112;;;;;doc_25767;;;;;doc_16585
Là bậc làm cha mẹ, ai cũng mong muốn con yêu của mình chào đời khỏe mạnh. Vì thế, sàng lọc trước sinh là việc làm cần thiết giúp bé yêu chào đời khỏe mạnh, an toàn. Sàng lọc trước sinh là gì Để trả lời cho câu hỏi sàng lọc trước sinh là gì các bác sỹ sản khoa đã lý giải: Đây là phương pháp xét nghiệm đối với các mẹ bầu để nhanh chóng phát hiện những rối loạn về nhiễm sắc thể ở thai nhi dẫn đến các dị tật bẩm sinh. Dị tật bẩm sinh thường gặp: Hội chứng Down: Do thai nhi thừa nhiễm sắc thể số 21; Hội chứng Edwards hay còn gọi là hội chứng Trisomy 18: Nguyên nhân xuất phát từ việc thai nhi thừa nhiễm sắc thể số 18; Hội chứng Patau:Thai nhi thừa một nhiễm sắc thể số 13; Dị tật ống thần kinh: Thai nhi không được cung cấp đủ lượng axit folic. 2. Thời điểm vàng tiến hành sàng lọc trước sinh Sau khi trả lời được câu hỏi sàng lọc trước sinh là gì, chắc hẳn các mẹ bầu đang rất băn khoăn thời điểm nào tiến hành sàng lọc trước sinh hiệu quả. Hãy tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây từ các bậc thầy trong ngành sản khoa. 3 tháng đầu của thai kỳ Theo khảo sát và chứng minh thực tế việc tiến hành sàng lọc trước sinh trong ba tháng đầu của thai kỳ bằng phương pháp đo độ mờ da gáy sẽ giúp phát hiện nguy cơ mắc hội chứng Down ở trẻ. Cùng với đó, trong giai đoạn từ tuần 11 - 13 của thai kỳ, và các tuần trong tháng thứ 3 của thai kỳ mẹ bầu nên làm thêm xét nghiệm Double test hoặc NIPT để đưa ra được kết luận chính xác nhất về tình trạng sức khỏe của thai nhi và kiểm tra chắc chắn được nguy cơ mắc các dị tật ở trẻ. 3 tháng giữa của thai kỳ 3 tháng giữa của thai kỳ là ba tháng các em bé đã bắt đầu phát triển nhanh hơn trong bụng mẹ. Xét nghiệm triple test được tiến hành ở tuần thứ 15 - 20 cho phép các bác sỹ có kết luận về nguy cơ mắc hội chứng Down, Edward và dị tật ống thần kinh ở trẻ. Khi kết thúc 3 tháng giữa của thai kỳ, vào tuần thứ 22 mẹ bầu có thể thực hiện siêu âm 4D để nhìn thấy hình ảnh và sự phát triển của con đồng thời phát hiện sớm một số dị tật như: hở hàm ếch, sứt môi, thừa ngón tay chân,... 3 tháng cuối của thai kỳ Đây là 3 tháng mà đứa trẻ trong bụng dần phát triển và hoàn thiện và dần có những phản xạ. Để có tâm lý tốt nhất chào đón đứa con của mình, ở tuần thứ 32 mẹ bầu có thể thực hiện lại siêu âm màu 4D. Siêu âm màu 4D sẽ giúp phát hiện sớm các bất thường ở động mạch, ở não hoặc ở tim. Đồng thời siêu âm ở tuần thứ 32 còn giúp mẹ bầu biết được sẽ sinh con trong khoảng thời gian nào một cách chính xác nhất và qua đó cũng có thể theo dõi được việc xoay thai, dây rốn quấn cổ,... Như vậy để đảm bảo tốt nhất sức khỏe cho con yêu của mình các mẹ bầu không những phải có một chế độ sinh hoạt ăn uống hợp lý mà còn phải thực hiện các siêu âm xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh để kiểm tra tình trạng sức khỏe của con đúng theo thời điểm vàng đã nêu trên. 3. Ai phải thực hiện sàng lọc trước khi sinh Tất cả các mẹ bầu nên tự đặt ra cho mình câu hỏi sàng lọc trước khi sinh là gì và chủ động đến các bệnh viện để thực hiện xét nghiệm này. Đặc biệt là các mẹ bầu thuộc nhóm sau: Mẹ bầu mang thai ngoài 35 tuổi; Mẹ bầu làm việc trong môi trường độc hại; Đã từng nhiều lần sảy thai hoặc thai chết lưu; Mẹ bầu thường xuyên sử dụng các chất kích thích và mẹ bầu đang trong tình trạng của bệnh tiểu đường; Mẹ bầu nhiễm virus của thủy đậu, sởi, quai bị trong quá trình mang thai; Mẹ bầu bị sốt, cảm cúm và dùng các thuốc chống chỉ định đối với bà bầu; Trong gia đình, họ hàng có người dị tật. 4. Phòng xét nghiệm rộng rãi, khang trang, sạch sẽ; Trang thiết bị xét nghiệm hiện đại và đạt chuẩn, tất cả các kết quả xét nghiệm đều được phân tích bằng máy nên đạt độ chính xác cao; Kết quả xét nghiệm được trả nhanh chóng từ 5 - 7 ngày; Hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà và giao kết quả tận tay nếu khách hàng không có thời gian trực tiếp đến bệnh viện.;;;;;1. Mục đích của việc sàng lọc trước sinh Ngày nay, sàng lọc trước sinh là điều mẹ bầu nên làm để đảm bảo thai nhi phát triển tốt và khỏe mạnh. Đây vốn là bước quan trọng giúp các bác sĩ theo dõi, chẩn đoán những dấu hiệu, vấn đề bất thường mà thai nhi đang phải đối mặt. Nếu kịp thời phát hiện, chúng ta sẽ có cách xử lý, điều trị phù hợp để em bé không chịu những ảnh hưởng xấu. Nhờ sự ra đời của các phương pháp sàng lọc trước sinh, tỷ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh, mắc các hội chứng nghiêm trọng giảm đáng kể. Đó là lý do vì sao chúng ta không nên chủ quan, bỏ qua việc kiểm tra sàng lọc trước khi sinh em bé. Ba mốc quan trọng mẹ bầu nên lưu ý và đi siêu âm đó là: tuần thứ 11 - 13 của thai kỳ, từ tuần 20 - 22 và 30 - 32 của thai kỳ. Với các xét nghiệm khác thì: Xét nghiệm NIPT nên thực hiện từ tuần thứ 9. Douple Test là tuần 12 - 13. Triple Test ở tuần 15 - 19. Trước khi giải đáp thắc mắc sàng lọc trước sinh gồm những gì, chúng ta nên chủ động tìm hiểu những đối tượng nên đi kiểm tra sàng lọc. Trên thực tế, tất các mẹ bầu đều nên thực hiện sàng lọc trức sinh, đặc biệt với những mẹ mang thai muộn (trên 35 tuổi mới mang thai lần đầu); những mẹ đã từng bị sảy thai, thai lưu; tiền sử gia đình có bệnh di truyền; những mẹ thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm; mẹ bị tiểu đường; mẹ đã có con trước đó nhưng bé bị bất thường,... Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyến khích một số mẹ bầu cần chủ động đi kiểm tra sàng lọc trước sinh để đảm bảo thai nhi khỏe mạnh, phát triển toàn diện. Một trong những người nên đi sàng lọc kiểm tra trước sinh đó là phụ nữ mang thai ngoài 35 tuổi. Nếu mang thai khi tuổi đã cao, em bé sinh ra có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh hoặc mắc hội chứng Down rất cao. Xét nghiệm Double test là một trong những loại xét nghiệm sàng lọc trước sinh khá quen thuộc. Đây là một dạng xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ một số chất trong máu của người phụ nữ mang thai và dự đoán nguy cơ bị dị tật ở thai nhi. Nhờ Double test, bác sĩ cũng có thể chẩn đoán được 1 số dị tật cũng như hội chứng rối loạn NST như Patau, Edwart, Down,... Xét nghiệm này nên được thực hiện trong khoảng tuần 11 đến 13 thai kỳ, tốt nhất là tuần 12. Bên cạnh Double test, mẹ bầu có thể phát hiện nguy cơ em bé bị dị tật nhờ phương pháp xét nghiệm Triple test. Xét nghiệm này giúp đánh giá nguy cơ mắc hội chứng dị tật bẩm sinh ở thai nhi cao hay thấp. Một số hội chứng đó là dị tật ống thần kinh, Down, Edwart,... Loại xét nghiệm này nên thực hiện vào khoảng tuần 15 đến 20 của thai kỳ, nếu thực hiện vào tuần 16 - 18 thì kết quả sẽ chính xác hơn. Ngoài ra, một số phương pháp sàng lọc khác như chọc ối, siêu âm,… Tùy mục đích vào giai đoạn phát triển của thai nhi, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất. 4. Lưu ý mẹ bầu cần biết trước khi đi xét nghiệm sàng lọc Bên cạnh tìm hiểu sàng lọc trước sinh gồm những gì, phụ nữ mang thai cần nắm được một số lưu ý để buổi xét nghiệm sàng lọc diễn ra suôn sẻ. Đâu tiên bạn nên chủ động tìm hiểu trước, xin lời khuyên, tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa và tuân thủ theo những hướng dẫn của họ. Điều vô cùng quan trọng đó là giữ tinh thần vui vẻ, tâm lý thoải mái trước khi đi xét nghiệm sàng lọc. Tinh thần căng thẳng có thể ảnh hưởng ít nhiều tới thai nhi, chính vì thế mọi người hãy cố gắng giữ bình tĩnh, ngay cả khi phát hiện những vấn đề bất thường của em bé. Có như vậy, chúng ta mới chuyên tâm điều trị, giải quyết tình trạng nghiêm trọng này.;;;;; Đây là một trong những thuật ngữ vô cùng quen thuộc với nhiều mẹ bầu. Trên thực tế, sàng lọc trước sinh là một phương pháp y học hiện đại, giúp bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện và chẩn đoán nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở thai nhi từ sớm để đưa ra cách xử lý phù hợp nhất với từng mẹ và bé. Về cơ bản, phương pháp này bao gồm các khâu thăm khám, siêu âm và hạng mục xét nghiệm ở những tuần thai cụ thể để xem thai nhi có nguy cơ cao mắc dị tật bẩm sinh ở bộ phận nào trên cơ thể. Theo đó, những kỹ thuật thường được sử dụng nhiều nhất là: siêu âm thai, Double test, Triple test, xét nghiệm NIPT. Sàng lọc trước sinh là xét nghiệm quan trọng mẹ bầu nào cũng nên thực hiện Ngoài ra, trong những trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu phải thực hiện thêm một số xét nghiệm chuyên sâu khác như chọc ối hoặc làm sinh thiết gai rau,… Theo các nghiên cứu, đa số các phương pháp sàng lọc trước sinh đều mang lại hiệu quả cao. Hơn hết chúng không hề gây đau đớn hay ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp sàng lọc xâm lấn như chọc ối, sinh thiết gai nhau mẹ nên tham khảo kỹ tư vấn của bác sĩ để tránh xảy ra những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, tất cả mẹ bầu đều nên thực hiện xét nghiệm này để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, phương pháp này là bắt buộc và cực kỳ quan trọng với những trường hợp sau: – Mẹ bầu có tiền sử sảy thai, thai lưu, có con bị dị tật bẩm sinh và mắc các rối loạn di truyền. – Mẹ bầu trên 35 tuổi. – Mẹ bầu mắc các biến chứng thai kỳ như tiểu đường, các bệnh mãn tính như thận, tim, cao huyết áp. – Mẹ bầu có tiếp xúc với những hóa chất độc hại, xạ trị. – Mẹ bầu từng thực hiện xét nghiệm chẩn đoán sàng lọc và kết quả cho thấy xuất hiện những bất thường về di truyền. – Mẹ bầu dùng các loại thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc chống chỉ định cho phụ nữ mang thai. – Mẹ bầu nhiễm các virus như cúm, sởi, thủy đậu, rubella,… – Gia đình có người thân cùng huyết thống gần nhất bị dị tật bẩm sinh hoặc bệnh lý di truyền. Sau khi thực hiện xong xét nghiệm sàng lọc, nếu bác sĩ phát hiện ra những dấu hiệu bất thường về di truyền ở thai nhi, chị em sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán di truyền để biết chính xác về tình trạng sức khỏe của thai nhi. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng xử trí phù hợp nhất với từng mẹ bầu. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng sẽ được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn những cách chăm sóc sức khỏe thai nhi tốt nhất sau khi bé chào đời. 3. Những thời điểm mẹ bầu nên đi thăm khám và thực hiện sàng lọc trước sinh Mẹ nên tới bệnh viện khám thai để được bác sĩ tư vấn thực hiện xét nghiệm sàng lọc 3.1. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ Vào tuần thai thứ 10, mẹ bầu có thể đến bệnh viện để thực hiện xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn NIPT. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ phân tích ADN tự do của thai nhi trong mẫu máu của mẹ để sàng lọc những dị tật mà thai nhi có thể mắc phải như hội chứng Down, Edwards, Patau cùng những hội chứng khác với độ chính xác khá cao. Trong tuần thai từ 11 – 13, mẹ bầu nên thực hiện siêu âm hình thái thai nhi, thực hiện xét nghiệm Double test (nếu chưa thực hiện xét nghiệm Nipt) và đo độ mờ da gáy để phát hiện sớm nguy cơ mắc hội chứng Down cùng những bệnh lý khác. Với phương pháp Double test, bác sĩ sẽ lấy máu tĩnh mạch tay của mẹ để xác định và kiểm tra nồng độ máu β-hCG tự do và PAPP-A. Từ đó, bác sĩ sẽ biết được thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng dị tật bẩm sinh ở mức độ cao hay thấp. 3.2. Trong 3 tháng giữa của thai kỳ Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, khi đi khám sàng lọc trước sinh, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu thực hiện xét nghiệm Triple test từ tuần thai 16 – 18 để phát hiện sớm các nguy cơ thai nhi mắc dị tật ống thần kinh (nếu có). Với xét nghiệm Triple test, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của người mẹ để kiểm tra 3 chỉ số: AFP, β-Hcg và Estriol tự do nhằm đánh giá nguy cơ mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh của thai nhi như Down, dị tật ống thần kinh,… Phương pháp này giúp bác sĩ đánh giá thêm về kết quả của xét nghiệm Double test. Từ tuần thai từ 20 – 24, mẹ bầu sẽ được chỉ định thực hiện siêu âm hình thái cùng cấu trúc các cơ quan của thai nhi để phát hiện những bất thường của hệ tim mạch, hệ thần kinh, các dị tật ở xương, dạ dày – ruột, đường sinh dục – tiết niệu,… 3.3. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ Trong giai đoạn này, bác sĩ thường khuyến cáo các mẹ nên chủ động đi siêu âm để phát hiện các bất thường về hình thái như bất thường ở tim, động mạch, cấu trúc não. Bên cạnh đó, trong những lần siêu âm thai này, bác sĩ còn có thể biết được tình trạng của thai nhi bên trong tử cung. Nếu thai nhi có nguy cơ chậm phát triển, bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn và phương pháp xử lý tốt nhất cho mẹ bầu và thai nhi. Xét nghiệm sàng lọc mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời Để đảm bảo an toàn cho thai nhi, tất cả các mẹ bầu nên thực hiện sàng lọc trước sinh để được hưởng những lợi ích tuyệt vời sau: – Mẹ bầu sẽ biết chính xác tình hình sức khỏe của thai nhi. – Làm tăng cơ hội sinh ra những em bé khỏe mạnh và giảm bớt nỗi lo con yêu mắc các dị tật bẩm sinh. – Trong trường hợp phát hiện ra thai nhi có những vấn đề về di truyền, bác sĩ sẽ tư vấn gia đình phương án xử lý. – Những chẩn đoán từ các xét nghiệm sàng lọc sẽ giúp mẹ có thời gian để chuẩn bị tâm lý và chăm sóc trẻ tốt nhất. 5. Những điều mẹ bầu nên nhớ khi thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh – Trước khi thực hiện xét nghiệm double test và triple test, mẹ bầu nhớ không được uống rượu bia hay sử dụng các chất kích thích. – Trước khi thực hiện xét nghiệm Triple test, mẹ bầu phải mang theo kết quả siêu âm của tuần thai thứ 12 để điền đầy đủ các thông tin về ngày siêu âm, đường kính đầu, chiều dài đầu mông và độ dày da gáy của thai nhi. – Mẹ bầu nên thông báo cho bác sĩ về tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình để bác sĩ đưa ra những tư vấn chính xác nhất.;;;;;Mỗi năm, nước ta có hàng chục nghìn trẻ em sinh ra có dị tật bẩm sinh, tỷ lệ thai chết lưu, sảy thai cũng gia tăng. Đây là vấn đề rất đáng lo ngại, gây ảnh hưởng đến hạnh phúc và kinh tế của mỗi gia đình, cũng như sự phát triển chung của toàn xã hội. Khám sàng lọc trước khi mang thai là thực hiện thăm khám, kiểm tra sức khỏe của người bố và người mẹ để:- Phát hiện những bất thường về di truyền mà người mẹ và người bố đang mang và có thể di truyền sang con. Từ đó, có kế hoạch sàng lọc phôi trước khi mang thai, đảm bảo an toàn cho quá trình thụ thai và mang thai- Mẹ bầu được nhận những những lời khuyên chi tiết từ bác sĩ về thời điểm sinh con, quá trình theo theo dõi thai kỳ,... để đảm bảo mẹ và bé được an toàn, khỏe mạnh. - Bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và một số loại thuốc cần bổ sung cho chị em từ để bào thai phát triển tốt ngay từ thời điểm mang thai. 2.1. Đối với người chồng- Khám tổng quát - lâm sàng: Bác sĩ sẽ khai thác về tiền sử bệnh gia đình và cá nhân của người chồng. Tiếp đó, đo cân nặng và chiều cao, đo huyết áp, khám tổng quát vùng kín. - Chụp X-quang tim, phổi. - Nam giới có thể được chỉ định siêu âm vùng bẹn bìu và ổ bụng. - Thực hiện một số xét nghiệm như sau: + Xét nghiệm máu. + Xét nghiệm nước tiểu. + Xét nghiệm nội tiết. + Xét nghiệm tinh dịch đồ. + Xét nghiệm kháng thể kháng tinh trùng+ Sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. + Sàng lọc những bất thường về nhiễm sắc thể.2.2. Đối với người vợ Khám sàng lọc trước khi mang thai đối với người vợ cần bao gồm: - Khám tổng quát - lâm sàng: Đo huyết áp, cân nặng, chiều cao, nghe tim phổi, tìm hiểu các thông tin về tiền sử bệnh của bản thân bệnh nhân và của gia đình người bệnh. - Khám và siêu âm tuyến vú, tuyến giáp và ổ bụng. - Khám phụ khoa: Kiểm tra các bất thường về cơ quan sinh dục bên ngoài, tình trạng viêm nhiễm, cũng như cần tầm soát sớm ung thư cổ tử cung. - Siêu âm tử cung - buồng trứng. - Chụp X-quang tim phổi. - Những trường hợp có bệnh lý về tim mạch cần được làm điện tim, siêu âm tim cũng như khám chuyên khoa tim mạch. - Thực hiện xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm nội tiết tố nữ. + Sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng như các bệnh lý truyền nhiễm qua đường máu như viêm gan B, HIV , giang mai. + Sàng lọc các bệnh lý di truyền nhiễm sắc thể.2.3. Những cặp đôi cần đặc biệt lưu ý đến việc sàng lọc trước khi mang thai. - Khám vô sinh, tiền sử bị sảy thai, lưu thai. - Lần mang thai trước sinh con có bệnh lý. - Gia đình có người mắc bệnh tự kỷ, chậm phát triển hay dị tật bẩm sinh,... - Bị tăng huyết áp. - Tăng đường huyết. - Gia đình có người mắc bệnh về gen di truyền. - Bà bầu trên 35 tuổi. - Nghề nghiệp của người vợ hoặc chồng thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại,...3. Những điều cần chuẩn bị trước khi đi khám sàng lọc Trong thời kỳ mang thai, cơ thể chị em rất dễ bị các loại vi khuẩn virus tấn công và gây bệnh. Do đó, trước khi mang thai khoảng 3 đến 6 tháng, người vợ nên đi tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi. Để đảm bảo quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi và có được kết quả khám chính xác, cần chuẩn bị:- Mang theo giấy khám sức khỏe gần nhất, giấy tiêm chủng,... để bác sĩ có thể dựa vào đó để đối chiếu với kết quả khám mới, từ đó có thể đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác và nhanh chóng hơn. - Nếu chị em đã từng mang thai, cần cung cấp thông tin về lịch sử mang thai cho bác sĩ. - Bên cạnh đó, cũng cần cung cấp một số thông tin về tiền sử bệnh lý cá nhân như từng phẫu thuật hay chưa, đã từng bị dị ứng hay không, chu kỳ kinh nguyệt như thế nào, có mắc phải các bệnh lý về di truyền hay không, đã từng tiêm những loại vắc xin nào,... - Tìm hiểu kỹ về một số loại xét nghiệm cần thực hiện trong quá trình sàng lọc để có sự chuẩn bị tốt nhất, chẳng hạn như nhịn ăn, kiêng quan hệ tình dục, thời điểm phù hợp để thăm khám phụ khoa, ngừng dùng thuốc điều trị, trang phục nên mặc khi đi khám,...4. Địa chỉ uy tín thực hiện khám sàng lọc trước khi mang thai - Là nơi quy tụ các bác sĩ giỏi chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm. - Hệ thống thiết bị y tế hiện đại mang đến kết quả chính xác và nhanh chóng.;;;;;Để con yêu được sinh ra mạnh khỏe và có cuộc sống bình thường như bao người khác, mẹ bầu cần làm rất nhiều điều. Ngoài việc tiêm vắc xin phòng bệnh trước, trong khi mang thai giúp theo dõi sự phát triển định kỳ của thai nhi, thì thai phụ nên thực hiện sàng lọc trước khi sinh để xác định nguy cơ dị tật bẩm sinh. Cùng tìm hiểu sàng lọc trước khi sinh là gì qua bài viết sau. Phương pháp sàng lọc trước sinh bao gồm các khâu khám và xét nghiệm ở từng tuần cụ thể của thai kỳ và cho kết quả chính xác cao về trẻ có nguy cơ dị tật bẩm sinh ở bộ phận nào. Các kỹ thuật thường dùng bao gồm: siêu âm, chọc ối, Double test, Triple test và xét nghiệm NIPT. Phương pháp sàng lọc trước sinh bao gồm các khâu khám và xét nghiệm ở từng tuần cụ thể của thai kỳ và cho kết quả chính xác cao về trẻ có nguy cơ dị tật bẩm sinh ở bộ phận nào. Các kỹ thuật thường dùng bao gồm: siêu âm, chọc ối, Double test, Triple test và xét nghiệm NIPT. Thông thường sẽ gồm 2 giai đoạn là sàng lọc và chẩn đoán. Các kỹ thuật được sử dụng để sàng lọc trước khi sinh có thể kể đến như: siêu âm, Double test, Triple test, xét nghiệm NIPT. Ngoài ra, trong những trường hợp cần thiết có thể thực hiện thêm: xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, xét nghiệm tổng phân tích tế bào ngoại vi bằng Laser, xét nghiệm Calci và sắt,... Các kỹ thuật chẩn đoán: chọc ối, sinh thiết gai rau,... Hầu hết các phương pháp sàng lọc trước khi sinh đều lại hiệu quả cao, lên đến 99% và không gây đau đớn hay ảnh hưởng sức khỏe. Thế nhưng không thể phủ nhận vẫn có 1% các trường hợp xảy ra rủi ro như: phát sinh khả năng cao gây dị tật bẩm sinh, sảy thai, chảy máu âm đạo, thai nhi thiếu chì, nhiễm trùng ối,... Những nhược điểm này chỉ tồn tại ở những phương pháp sàng lọc có xâm lấn như chọc ối. Vì vậy khi thực hiện bất kỳ dịch vụ nào, mẹ bầu nên tham khảo tư vấn của bác sĩ. 2. Những lưu ý khi thực hiện sàng lọc trước khi sinh Khi thực hiện sàng lọc trước khi sinh thì mẹ bầu cần lưu ý những điều sau: + Trao đổi với bác sĩ nếu có tiền sử bị bệnh: tim mạch, thận, tiểu đường, bệnh mạn tính,... ; + Nếu gia đình có tiền sử người thân bị dị tật bẩm sinh thì cũng nên trao đổi với bác sĩ; + Trước khi thực hiện các loại xét nghiệm như: Double test, Triple test,... thai phụ chỉ nên uống nước lọc, tránh uống nước có màu và sử dụng chất kích thích; Sàng lọc trước khi sinh bao gồm khâu khám và thực hiện các loại xét nghiệm. Có thể được thực hiện vào nhiều tuần thai khác nhau, không phải tuân theo thời gian cố định. Thông thường, thai nhi trong vòng 3 tháng đầu tiên khi hình thành và phát triển các bộ phận cơ thể có thể xuất hiện những dị tật. Vì vậy sàng lọc trước khi sinh áp dụng từ 3 tháng giữa thai kỳ là chủ yếu. Mẹ bầu có thể sàng lọc trước sinh đối với tuần thai như sau: - Siêu âm: Có 3 mốc siêu âm sàng lọc quan trọng: + Thai 12 - 13 tuần: đo khoảng sáng sau gáy giúp sàng lọc các nguy cơ về hội chứng Down,... + Thai 18 - 22 tuần : giúp khảo sát các dị tật về tim, sứt môi,... + Thai 30 - 32 tuần : giúp khảo sát các dị tật phát hiện muộn của thai như: hệ thống động mạch, não,... - Xét nghiệm NIPT: Từ tuần 10 đã có thể thực hiện và cho phép phát hiện nhiều dị tật bẩm sinh khác nhau. Độ chính xác của xét nghiệm này lên tới 99% nên mẹ bầu có thể yên tâm thực hiện. - Xét nghiệm Double test: Được thực hiện từ tuần thai 11 tuần 5 ngày - 13 tuần, giúp sàng lọc các hội chứng Down, Edward, Patau) liên quan đến 3 NST 21, 18, 13. - Xét nghiệm Triple test: Được thực hiện từ khi thai 15 - 20 tuần. Tuy nhiên, kết quả chính xác nhất khi thai 16 - 18 tuần. Tất cả phụ nữ mang thai đều nên được thực hiện xét nghiệm này. Xét nghiệm này giúp sàng lọc 3 hội chứng : Down, Edward, dị tật ống thần kinh. - Chọc ối: Đây là phương pháp sàng lọc trước sinh có xâm lấn. Chẩn đoán chính xác các dị tật liên quan đến di truyền. Được thực hiện từ tuần 16 - 20.
question_319
Công dụng thuốc Maravita
doc_319
Thuốc Maravita thuộc nhóm thuốc có chứa khoáng chất và vitamin với thành phần chính là vitamin E. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số thông tin về loại thuốc này. Vitamin E có tác dụng chính là ngăn ngừa quá trình oxy hóa của các thành phần thiết yếu trong tế bào, giúp hạn chế quá trình hình thành các sản phẩm oxy hoá độc hại. Ngoài ra, còn giúp bảo vệ màng tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do để bảo vệ được tính toàn vẹn của màng tế bào.Vitamin E còn có tác dụng hiệp đồng với selen, vitamin C, vitamin A và các caroten. Đặc biệt, vitamin E sẽ giúp bảo vệ vitamin A tránh khỏi tình trạng bị oxy hoá để làm bền vững vitamin A.Khi cơ thể thiếu hụt vitamin E có thể dẫn đến các triệu chứng: rối loạn thần kinh, yếu cơ, thất điều, rung giật nhãn cầu, dễ tổn thương da, giảm nhạy cảm về xúc giác, dễ vỡ hồng cầu, tổn thương cơ và tim. Đặc biệt, đối với cơ quan sinh dục khi thiếu vitamin E có thể bị tổn thương và gây ra vô sinh. Ngày nay, các bác sĩ thường phối hợp vitamin E với các thuốc khác trong quá trình điều trị vô sinh ở nam và nữ, rối loạn kinh nguyệt, sẩy thai, rối loạn tim mạch... Tuy nhiên, vẫn chưa có các bằng chứng cho thấy những tổn thương trên chỉ do thiếu vitamin E gây ra và cũng chưa chứng minh được hiệu quả điều trị của vitamin E trên các bệnh này. 3. Chỉ định sử dụng thuốc Maravita Thuốc Maravita được sử dụng trong một số trường hợp sau:Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các trường hợp thiếu Vitamin E.Các bệnh lý về da do rối loạn tiến trình lão hóa ở da. Khi sử dụng thuốc này sẽ giúp ngăn ngừa xuất hiện nếp nhăn ở da.Hỗ trợ bệnh nhân điều trị gan nhiễm mỡ, chứng tăng cholesterol máu.Hỗ trợ trong điều trị vô sinh ở cả nam và nữ, suy giảm sản xuất tinh trùng ở nam giới. 4. Hướng dẫn sử dụng thuốc Maravita Thuốc được sử dụng với liều 400 UI /ngày (Tương đương với 1 viên). Liều lượng có thể thay đổi tùy theo chỉ định của bác sĩ.Vitamin E có thể làm tăng tác dụng của warfarin, thuốc chống đông và làm tăng tác dụng chống kết tập tiểu cầu của aspirin. Do đó, bệnh nhân cần báo cáo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc đang sử dụng.Vitamin E là chất đối kháng với tác dụng của vitamin K nên có thể làm tăng thời gian đông máu.Liều lượng cho mỗi lần sử dụng là 1 viên (400 UI) /ngày.Khi sử dụng vitamin E với liều cao có thể gây đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa khác, mệt mỏi.Thuốc Maravita thuộc nhóm thuốc có chứa khoáng chất và vitamin với thành phần chính là vitamin E. Thuốc được chỉ định bổ sung hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn và thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng để tránh các tác dụng phụ và tương tác thuốc có thể xảy ra.
doc_13155;;;;;doc_13266;;;;;doc_28368;;;;;doc_288;;;;;doc_17806
Duvita là thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị rối loạn chức năng gan, hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu. Ngoài ra, thuốc cũng phù hợp với những người hội chứng bệnh tăng amoniac huyết bẩm sinh, rối loạn chức năng giải độc amoniac tại gan cùng một số bệnh lý liên quan khác. Thuốc Duvita có chứa thành phần chính là Arginin hydroclorid, đây là một acid amin giữ vai trò quan trọng trong chu trình tạo ure ở gan, giúp hỗ trợ giải độc amoniac của gan. Từ đây, Arginin hydroclorid mang đến khả năng điều hòa nồng độ amoniac ở trong máu, thúc đẩy quá trình tổng hợp protid cơ thể, điều trị rối loạn chức năng gan hiệu quả.Ngoài ra, Arginin hydroclorid khi kết hợp với các thuốc có thành phần aspartate, ornithine sẽ làm gia tăng quá trình giải độc gan, trung hòa lượng amoniac dư thừa của cơ thể. Nhờ đó, thuốc có chứa hoạt chất này sẽ hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan, giải độc gan, làm giảm cholesterol. Đặc biệt, khi Duvita khi kết hợp với thuốc có thành phần glutamine sẽ giải độc cho các bắp thịt để cung cấp nhiều năng lượng hơn. 2. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Duvita Do Duvita công dụng như trên, thuốc được chỉ định sử dụng trong những trường hợp như:Bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan, rối loạn khó tiêu, kiểm tra thấy amoniac tăng do giảm chu trình Ure hoặc bẩm sinh.Sử dụng trong điều trị duy trì đối với những bệnh nhân có amoniac máu tăng bị arginosuccinic niệu, citrulin máu.Điều trị hỗ trợ đối với người suy giảm chức năng gan do nhiễm độc, viêm gan B, tiền xơ gan, chán ăn, ăn uống khó tiêu, giải độc gan.Tuyệt đối không dùng Duvita cho những người mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc bệnh nhân được chẩn đoán suy thận mãn tính. 3. Liều dùng và cách dùng thuốc Duvita 3.1. Liều dùng thuốc Duvita. Sử dụng trong điều trị các rối loạn chức năng gan, khó tiêu:Người lớn: Sử dụng với liều 1-2 ống thuốc x 3 lần/1 ngày (tương đương với dùng 3g đến 6g mỗi ngày).Trẻ em: Sử dụng với liều 1 ống thuốc x 2-3 lần/ 1 ngày.Sử dụng trong điều trị tăng amoniac máu do bẩm sinh:Nhũ nhi: Sử dụng với liều 1-5 ống thuốc/ 1 ngày, có thể pha loãng thuốc vào sữa hoặc nước cho bé bú.Trẻ em: Sử dụng với liều 5-10 ống thuốc/ 1 ngày.3.2. Cách dùng thuốc Duvita. Duvita được dùng bằng đường uống, người bệnh nên sử dụng thuốc vào trước các bữa ăn chính trong ngày hoặc ngay sau khi thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất.Khi dùng bạn hãy cắt ống nhựa và uống luôn dung dịch có trong ống hoặc pha loãng với một lượng nước vừa đủ trước khi dùng. 4. Tác dụng phụ thuốc Duvita Việc sử dụng Duvita có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:Tiêu chảy, đau bụng hoặc có cảm giác trướng bụng.Thiếu máu hồng cầu, giảm tiểu cầu hoặc xuất hiện tình trạng tăng creatinin trong huyết thanh.Phát ban trên da, sưng đỏ ở tay và mặt.Trong quá trình dùng thuốc Duvita, nếu gặp phải tác dụng phụ trên hoặc bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên thông báo ngay với bác sĩ để được tư vấn và tìm phương pháp khắc phục. 5. Tương tác thuốc Không sử dụng Duvita với các thuốc hạ huyết áp (gồm có Captopril, Amlodipin,..); nhóm thuốc Nitrat (gồm có Nitroglycerin, Isosorbid dinitrat...) và các thuốc điều trị rối loạn cương dương (gồm có Sildenafil, Vardenafil) do có nguy cơ gây tương tác thuốc.Ngoài ra, người bệnh chú ý không nên uống rượu trong thời gian sử dụng thuốc Duvita. 6. Thận trọng khi dùng Duvita Cần thận trọng khi dùng thuốc Duvita cho người có chức thận suy giảm hoặc tiểu tiện khó.Sử dụng dụng thuốc với liều cao trong điều trị trường hợp nhiễm amoniac cấp có thể làm tăng clo trong máu dẫn đến tình trạng nhiễm acid chuyển hóa. Bởi vậy bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ nồng độ bicarbonat và clo trong huyết tương, bổ sung đủ lượng bicarbonat tương ứng.Do trong thành phần arginin chứa hàm lượng cao nito có thể chuyển hóa, người dùng trước khi dùng thuốc cần phải đánh giá tác dụng nhất thời đối với thận của lượng nitơ cao.Không dùng Duvita cho bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim.Những thông tin về thuốc Duvita được chia sẻ trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Lưu ý, Duvita là thuốc kê đơn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.;;;;;Thuốc Fervita được bào chế dưới dạng siro gồm các thành phần chính là sắt nguyên tố cùng nhiều loại vitamin. Thuốc được sử dụng để bổ sung sắt và vitamin cho trẻ em. Thuốc Fervita có dạng chất lỏng sánh, màu nâu, vị ngọt, mùi đặc trưng với các thành phần chính là: Sắt nguyên tố (sắt sulfat), Thiamin HCl (vitamin B1), Pyridoxine (Vitamin B6) và Cyanocobalamin (vitamin B12) cùng tá dược.Sắt là thành phần thiết yếu của cơ thể, nó rất cần thiết cho quá trình tạo hemoglobin, myoglobin hoạt động như những coenzym trong các phản ứng chuyển hóa khác nhau trong cơ thể. Thiamin HCl được biến đổi thành thiamin pyrophosphat, là một loạt coenzym chuyển hóa carbohydrate trong chu trình hexose monophosphat. Pyridoxin đưa vào cơ thể được biến đổi thành pyridoxal phosphat và pyridoxamin phosphat, cũng là một coenzym cần thiết trong quá trình chuyển hóa protein, lipid và glucid. Cyanocobalamin rất quan trọng cho sự hình thành và phát triển của tế bào.Sử dụng thuốc Fervita để phòng và điều trị thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em. Tuy nhiên, không sử dụng thuốc Fervita trong các trường hợp sau:Người mẫn cảm đối với một trong các thành phần của thuốc;Người bị bệnh mô nhiễm sắt, nhiễm hemosiderin, loét dạ dày, viêm ruột non, viêm loét đại tràng, thiếu máu tan huyết;Bệnh nhân u ác tính do vitamin B12 có thể gây tăng trưởng các mô có tốc độ sinh trưởng cao nên có nguy cơ làm khối u tiến triển;Thận trọng sử dụng cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi. 2. Liều dùng thuốc Fervita 2.1. Liều dùng. Uống thuốc vào thời điểm trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ. Dưới đây là liều dùng tham khảo của thuốc này:Trẻ em từ 1 - 3 tuổi:Bổ sung vào chế độ ăn: 1 ml/lần/ngày;Liều điều trị: 2 - 4 ml x 3 lần/ngày;Trẻ em từ 4 - 8 tuổi:Bổ sung vào chế độ ăn: 1,5 ml/lần/ngày;Liều điều trị: 3 - 6 ml x 3 lần/ngày;Trẻ em từ 9 - 13 tuổi:Bổ sung vào chế độ ăn: 1 ml/lần/ngày;Liều điều trị: 5 - 10 ml x 3 lần/ngày.2.2. Quá liều và cách xử lý. Các chế phẩm sắt vô cơ hầu hết có tính độc, các muối sắt đều mang nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Liều độc dưới 30 mg Fe2+ có thể gây độc ở mức độ trung bình và trên 60 mg Fe2+/kg gây độc mức độ nghiêm trọng. Liều gây tử vong có thể dao động từ 80 - 250 mg Fe2+/kg. Đã có thông báo đưa ra về một số trường hợp ngộ độc chết người ở trẻ em 1 - 3 tuổi. Liều gây tử vong thấp nhất đối với trẻ em được thông báo là 650 mg Fe2+ tương đương với 3g sắt (II) sulfat heptahydrat;Triệu chứng: Đau bụng, buồn nôn, nôn, mất nước, tiêu chảy kèm theo máu, nhiễm acid và sốc kèm ngủ gà. Lúc này có một giai đoạn tưởng như cơ thể đã bình phục, không có triệu chứng gì nhưng sau đó khoảng 6 - 24 giờ, các triệu chứng quay trở lại với các bệnh đông máu và trụy tim mạch (suy tim do tổn thương cơ tim). Một số triệu chứng cụ thể như: Sốt cao, giảm glucose huyết, suy thận, nhiễm độc gan, cơn co giật và hôn mê; dễ có nguy cơ bị thủng ruột khi uống liều cao. Trong giai đoạn hồi phục người bệnh có thể bị hẹp môn vị, xơ gan, nhiễm khuẩn huyết do Yersinia enterocolitica.Điều trị:Đầu tiên: Rửa dạ dày ngay bằng sữa hoặc dùng dung dịch cacbonat, nếu có thể nên định lượng sắt - huyết thanh;Sau khi rửa sạch dạ dày, thực hiện bơm dung dịch deferoxamin (5 - 10g deferoxamin hòa tan trong 50 - 100ml nước) vào dạ dày bệnh nhân qua ống thông;Đối với trường hợp lượng sắt dùng trên 60 mg/kg thể trọng hoặc khi có các triệu chứng nặng, đầu tiên phải sử dụng deferoxamin tiêm truyền tĩnh mạch. Liều tiêm truyền tĩnh mạch là 15 mg/kg/giờ đến khi hết triệu chứng và đến khi nồng độ Fe2+ huyết thanh giảm xuống dưới mức 60 micromol/lít. Nếu cần thiết có thể sử dụng liều cao hơn để tăng hiệu quả điều trị.Nếu cần nâng cao huyết áp, có thể sử dụng dopamin. Thẩm phân trong trường hợp bệnh nhân có suy thận. Chú ý điều chỉnh cân bằng acid base và điện giải, đồng thời bù nước cho người bệnh. 3. Tác dụng phụ của thuốc Fervita Trong quá trình sử dụng thuốc Fervita, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như:Nôn, táo bón, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, sắt có thể làm phân chuyển sang màu đen. Các chế phẩm sắt ở dạng lỏng như thuốc Fervita có thể nhuộm màu răng;Hiếm gặp: Sốt, hoa mắt, đau đầu, phản ứng phản vệ, co thắt phế quản, phù mạch miệng - hầu, nổi mề đay, ngứa, buồn nôn, ban đỏ.Cần thông báo cho bác sĩ khi gặp phải những tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc Fervita để được hướng dẫn xử lý kịp thời. 4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Fervita Cần lưu ý và thận trọng khi dùng thuốc Fervita trong các trường hợp:Không nên sử dụng thuốc quá 06 tháng mà không có ý kiến của bác sĩ chuyên môn hướng dẫn;Không nên sử dụng thêm với các loại thuốc có chứa sắt khác để tránh tình trạng thừa sắt trong cơ thể;Cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc cho người bệnh có nghi ngờ bị loét dạ dày, viêm loét đại tràng, viêm hồi tràng;Không được dùng thuốc quá liều đã chỉ định vì có thể gây nguy hiểm; để xa tầm tay trẻ em;Thuốc Fervita sử dụng được trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú nhưng phải được các bác sĩ chỉ dẫn cụ thể;Tác động của thuốc Fervita trong trường hợp lái xe và vận hành máy móc: Thuốc không làm ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc nên người dùng không cần phải quá lo lắng trong khi sử dụng. 5. Tương tác thuốc Fervita Tương tác thuốc có thể làm gia tăng phản ứng phụ hoặc ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị của một/một vài loại thuốc. Sau đây là một số trường hợp tương tác của thuốc Fervita:Không nên sử dụng phối hợp thuốc Fervita với carbidopa/levodopa, methyldopa, penicilamin, các quinolon (ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin), chloramphenicol và các muối kẽm bởi sắt có thể làm giảm khả năng hấp thụ và giảm sinh khả dụng của các thuốc vừa nêu;Sử dụng đồng thời sắt với các tetracyclin vì sẽ làm giảm sự hấp thụ của cả hai thuốc;Sử dụng đồng thời thuốc Fervita với các thuốc trung hòa acid có thể làm giảm sự hấp thụ sắt của cơ thể;Chờ tối thiểu 02 giờ giữa lần uống sắt và các thuốc trung hòa acid hoặc tetracyclin;Sulphasalazine có thể làm cơ thể giảm khả năng hấp thu sắt;Việc uống vitamin C liều cao có thể phá hủy cyanocobalamin (vitamin B12).Trong quá trình sử dụng thuốc Fervita, bệnh nhân, người nhà hãy chú ý nghiêm túc lắng nghe và thực hiện đúng chuẩn các chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời, người bệnh nên đọc kỹ các thông tin nêu trên để có thể sử dụng thuốc đạt hiệu quả cao, hạn chế các tác động tiêu cực, tác dụng phụ có thể xảy ra.;;;;;Markvil thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không Steroid, được sử dụng chủ yếu để hạ sốt, giảm đau ở trẻ em. Tham khảo cách dùng Markvil thông qua bài viết dưới đây để hiểu hơn về công dụng của thuốc. Thuốc Markvil được bào chế dưới dạng viên nang mềm, thành phần chính là Ibuprofen hàm lượng 200mg.Ibuprofen là dẫn xuất của acid propionic dùng liều thấp có tác dụng hạ sốt, giảm đau, dùng liều cao (> 1200mg/ngày) thì có tác dụng chống viêm.Ibuprofen ức chế tổng hợp các chất trung gian hoá học gây viêm như prostaglandin qua cơ chế ức chế enzym cyclooxygenase (COX), ngăn cản bạch cầu di chuyển tới tổ chức viêm, giảm tính cảm thụ ở ngọn dây thần kinh cảm giác với các chất gây đau như Bradykinin, serotonin... Do đó thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm hiệu quả và được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng.Tác dụng chống kết tập tiểu cầu của Ibuprofen yếu hơn so với Aspirin. Thuốc Markvil thường được dùng trong các trường hợp sau:Sử dụng liều thấp trong điều trị các chứng đau như đau đầu, đau răng, đau bụng kinh.Liều cao trên 1200mg/ngày để điều trị trong các trường hợp thấp khớp mạn tính, viêm đa khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, hội chứng Fiessinger – Leroy – Reiter, thấp khớp do vảy nến và một số bệnh lý hư khớp gây đau và biến chứng tàn phế.Điều trị đợt cấp các bệnh lý quanh khớp (đau vai gáy cấp, viêm gân cơ,...); đau thắt lưng, đau rễ thần kinh nặng hay chấn thương trong thời gian ngắn. 3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Markvil Liều lượng thuốc phụ thuộc vào tình trạng bệnh.Giảm đau, hạ sốt: Liều khởi đầu 200 – 400mg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ/lần nếu cần, nhưng không vượt quá 1200mg/ngày.Thấp khớp:Điều trị tấn công: Uống 6 viên/ngày, chia 3 lần.Điều trị duy trì: Uống 3 – 4 viên/ngày, chia 3-4 lần.Đau bụng kinh: Uống 3 viên/ngày, chia 3 lần.Cách dùng thuốc: Uống thuốc với nhiều nước, không được nhai viên Markvil và nên uống trong bữa ăn. 4. Chống chỉ định của thuốc Markvil Không sử dụng thuốc Markvil trong các trường hợp sau:Người quá mẫn với Ibuprofen hay các thuốc nhóm NSAID khác.Người bị loét dạ dày tá tràng hoặc xuất huyết đường tiêu hóa. Người đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc các thuốc nhóm NSAID khác.Người bệnh suy gan, suy thận nặng.Trẻ dưới 15 tuổi.Phụ nữ có thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.Phụ nữ đang cho con bú. 5. Tác dụng phụ của thuốc Markvil Khi sử dụng thuốc Markvil người bệnh có thể gặp một số tác dụng không mong muốn sau:Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đầy hơi, ăn không tiêu, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa.Dị ứng, ngứa, nổi mề đay, ban đỏ, phù, đau đầu, chóng mặt. 6. Tương tác với thuốc Markvil Khi sử dụng đồng thời Markvil có thể tương tác với một số thuốc sau:Dùng đồng thời với các thuốc nhóm NSAID khác có thể gây tăng nguy cơ loét và xuất huyết tiêu hóa.Dùng đồng thời với các thuốc chống đông máu đường uống, Heparin dạng tiêm và Ticlopidine làm tăng nguy cơ xuất huyết do ức chế chức năng của tiểu cầu và suy yếu niêm mạc đường tiêu hóa.Kết hợp với Lithium có thể làm tăng nồng độ Lithium trong máu.Kết hợp với Methotrexate, đặc biệt dùng liều cao trên 15 mg/tuần, làm giảm độ thanh thải Methotrexate, làm tăng độc tính với cơ quan tạo máu của chất này.Thuốc làm tăng nồng độ glycosid trợ tim (Digoxin) trong máu khi phối hợp với thuốc này.Tăng hiệu quả hạ đường huyết khi phối hợp với các thuốc sulfamid hạ đường huyết:Ibuprofen có thể làm giảm tác dụng của các thuốc điều trị tăng huyết áp như chẹn beta giao cảm, ức chế men chuyển hay đối kháng thụ thể angiotensin-II, thuốc lợi tiểu khi dùng phối hợp.Ibuprofen phối hợp với corticosteroid làm tăng nguy loét hay xuất huyết dạ dày ruột. 7. Lưu ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Markvil Khi sử dụng thuốc Markvil, cần thận trọng trong các trường hợp sau:Không sử dụng Ibuprofen cùng với các NSAID khác do tăng nguy cơ tác dụng hiệp đồng.Khi dùng thuốc cùng với rượu có thể tăng các tác dụng bất lợi trên đường tiêu hóa hoặc hệ thần kinh trung ương.Thận trọng sử dụng trên người lớn tuổi, tăng huyết áp, suy giảm chức năng gan/ thận.Nên phối hợp với các thuốc bảo vệ dạ dày khi sử dụng ở người bệnh có tiền sử loét hay xuất huyết dạ dày tá tràng.Thận trọng khi dùng phối hợp với các thuốc chống đông máu, corticosteroid hoặc chống kết tập tiểu cầu do có thể tăng nguy cơ chảy máu tiêu hóa.Không nên sử dụng cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ hoặc người đang cho con bú.Khi dùng thuốc cần thận trọng khi lái xe, vận hành máy móc.Trên đây là một số thông tin về công dụng thuốc Markvil, nếu bạn cần tư vấn hay còn bất kỳ câu hỏi nào thắc mắc hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn.;;;;;Thuốc Synervit thuộc nhóm thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất thường được sử dụng trong các trường hợp thiếu vitamin nhóm B, đau đầu hoặc trẻ em bị suy nhược chậm lớn. 1. Công dụng của thuốc Synervit Thuốc Synervit có thành phần chính là các vitamin nhóm B có các công dụng cụ thể như sau:Vitamin B1: tan trong nước và giúp cơ thể biến thức ăn thành năng lượng. Vitamin B6: khi vào cơ thể biến đổi thành pyridoxal phosphat và một phần thành pyridoxamin phosphat là hai chất hoạt động như coenzym trong chuyển hoá protein, glucid và lipid. Ngoài ra, Pyridoxin còn tham gia tổng hợp acid gama- aminobutyric tham gia tổng hợp hemoglobin. Vitamin B12: Cả hai dạng cyanocobalamin và hydroxocobalamin đều có tác dụng tạo máu, rất cần thiết cho tế bào sao chép và tăng trưởng.Thuốc Synervit thường được chỉ định trong các trường hợp sau:Điều trị thiếu hụt vitamin nhóm B, đau đầu, trẻ em suy nhược chậm lớnĐiều trị các chứng đau nhức do thương tổn thần kinh, viêm dây thần kinh do tiểu đường và do rượu, viêm đa dây thần kinh. Dị cảm, hội chứng vai cánh tay, suy nhược thần kinh, đau thần kinh tọa và co giật do tăng đáp ứng của hệ thống thần kinh trung ương. Bệnh zona. Dự phòng và điều trị buồn nôn, nôn trong thời kỳ mang thai. Thiếu máu do thiếu các vitamin nhóm BHồi phục và duy trì sức khoẻ sau khi bệnh, trong thời gian làm việc quá sức hay đối với những người già. Các chống chỉ định của thuốc Synervit gồm có:Bệnh nhân quá mẫn với vitamin B1, vitamin B6 và các thành phần khác của thuốc. Bệnh nhân có u ác tính, vì vitamin B12 làm tăng trưởng các mô có tốc độ cao nên có nguy cơ làm tiến triển u.Bệnh nhân có cơ địa dị ứng (hen, eczema) 2. Liều sử dụng của thuốc Synervit Thuốc Synervit thường được dùng theo đường uống với liều khuyến cáo như sau:Người lớn: 1 viên/lần x 2 lần/ngày. Trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên x 1 lần/ngày. Khi bệnh nhân dùng quá liều vitamin B6, khoảng 2-7g/ngày sẽ làm tiến triển các bệnh thần kinh giác quan với triệu chứng mất điều hoà và tê cóng chân tay. Các triệu chứng này sẽ hồi phục sau 6 tháng ngưng sử dụng thuốc. 3. Tác dụng phụ của thuốc Synervit Ở một số bệnh nhân khi sử dụng thuốc Synervit có thể gặp các tác dụng phụ như:Liên quan đến vitamin B12: phản vệ, sốt, ban da, trứng cá, mày đay, ngứa. Liên quan đến vitamin B1: rất hiếm gặp và thường theo kiểu dị ứng. Liên quan đến vitamin B6: có thể gây bệnh thần kinh ngoại vi (dáng đi không vững, tê cóng bàn chân và bàn tayĐổ mồ hôi, khó thở. Tăng huyết áp 4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Synervit Một số lưu ý chung khi sử dụng thuốc Synervit gồm có:Hiệu quả và tính an toàn khi dùng thuốc Synervit cho trẻ em chưa được đánh giá cụ thể. Không dùng chế phẩm Synervit cho phụ nữ mang thai vì có thể gây hội chứng ngộ độc thuốc ở trẻ sơ sinh. Vitamin B6 có thể gây ức chế tiết sữa do sự ngăn chặn tác động của prolactin trên phụ nữ đang cho con bú. Sau thời gian dài sử dụng pyridoxin với liều 200mg/ngày có thể biểu hiện độc tính thần kinh (như bệnh thần kinh ngoại vi nặng, bệnh thần kinh cảm giác nặng)Dùng liều 200mg mỗi ngày, kéo dài trên 30 ngày có thể gây hội chứng lệ thuộc pyridoxin 5. Các tương tác thuốc với Synervit Thành phần Thiamin trong Synervit làm tăng tác dụng của các thuốc ức chế thần kinh cơVitamin B6 làm giảm hiệu quả của levodopa nhưng tương tác này sẽ không xảy ra nếu dùng kèm một chất ức chế men dopa decarboxylase. Vitamin B6 làm giảm hoạt tính của altretamin, giảm nồng độ phenobarbital và phenytoin trong huyết thanh. Một số thuốc có thể làm tăng nhu cầu vitamin B6 như hydralazin, isoniazid, penicillamine và các thuốc tránh thai đường uống.Tóm lại, thuốc Synervit thuộc nhóm thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất thường được sử dụng trong các trường hợp thiếu vitamin nhóm B, đau đầu hoặc trẻ em bị suy nhược chậm lớn. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người dùng cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.;;;;;Thuốc Haneuvit bao gồm 3 loại vitamin nhóm B gồm B1, B6 và B12, có tác dụng điều trị thiếu hụt các loại vitamin này, dự phòng co giật và điều trị quá liều cycloserin, cùng một số bệnh lý khác. 1. Công dụng thuốc Haneuvit Haneuvit có các thành phần chính gồm vitamin B1 hàm lượng 125mg, vitamin B6 125mg, vitamin B12 0,125mg.Với thành phần chính là 3 loại vitamin nhóm B (B1, B6, B12), Haneuvit được sử dụng trong điều trị các chứng rối loạn do thiếu vitamin B1, B6, B12, phòng co giật và điều trị quá liều cycloserin, điều trị đau dây thần kinh. Cụ thể, tác dụng của Haneuvit bao gồm:Điều trị các chứng rối loạn do thiếu vitamin B1 như bệnh beriberi, nghiện rượu kèm viêm đa dây thần kinh, viêm đa dây thần kinh do thiếu Vitamin B1 ở phụ nữ đang mang thai.Điều trị các chứng rối loạn do thiếu vitamin B6 như thiếu máu nguyên bào sắt di truyền, viêm dây thần kinh ngoại vi.Điều trị các chứng rối loạn do thiếu vitamin B12 như các bệnh về máu (thiếu máu ác tính tự phát hoặc sau khi cắt dạ dày, thiếu máu do ký sinh trùng, do dinh dưỡng, do phẫu thuật).Phòng và điều trị thiếu vitamin B6 do thuốc. Phòng co giật và điều trị quá liều cycloserin. Bệnh thần kinh như đau thần kinh tọa, đau dây thần kinh cổ – cánh tay. Suy nhược cơ thể, đang trong quá trình hồi phục bệnh 2. Liều dùng thuốc Haneuvit Thuốc Haneuvit được uống sau bữa ăn với liều dùng như sau:Thiếu máu nguyên bào sắt di truyền: 2-5 viên/ngày trong 1-2 tháng, nếu không có chuyển biến tốt thì chuyển sang cách điều trị khác. Thiếu vitamin B6 do thuốc: 1-2 viên/ngày trong 3 tuần, sau đó dùng liều 1 viên/ngày. Dự phòng co giật do Cycloserin: 1 - 2 viên/ngày.Quá liều Cycloserin: 2 viên/ngày.Liều dùng trên của nhà sản xuất chỉ mang tính tham khảo, liều cụ thể phụ thuộc vào thể trạng và mức độ bệnh. Điều này sẽ được bác sĩ giải thích và kê đơn. 3. Tác dụng phụ thuốc Haneuvit Tác dụng phụ chủ yếu của Haneuvit là gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn nhưng chiếm tỷ lệ rất thấp. Để hạn chế tác dụng phụ này, bạn nên uống thuốc sau ăn và chia làm 2-3 lần uống trong ngày.Một số phản ứng hiếm gặp khi dùng thuốc Haneuvit gồm ngứa, nổi mề đay, phát ban, sốc phản vệ, mụn trứng cá, nước tiểu có màu đỏ. 4. Chống chỉ định Haneuvit Haneuvit được chống chỉ định trên các đối tượng mẫn cảm với thành phần thuốc, ung thư ác tính do khả năng thúc đẩy tăng trưởng khối u của vitamin B12, người có cơ địa dị ứng như bị hen phế quản, eczema. 5. Tương tác thuốc Tương tác thuốc là khi sử dụng Haneuvit chung với những loại thuốc này có thể gây thay đổi khả năng hoạt động của thuốc và tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ. Haneuvit có thể tương tác khi dùng chung với:Levodopa: Vì vitamin B6 gây kích hoạt enzym dopadecarboxylase ngoại biên. Phenytoin và Phenobarbital: Liều vitamin B6 200mg/ngày có thể gây giảm 40 - 50% nồng độ của Phenytoin và Phenobarbital trong máu.Thuốc tránh thai dạng uống, Isoniazid, Penicillamine. Neomycin, acid aminosalicylic, thuốc kháng Histamin H2 và colchicin vì làm giảm hấp thu vitamin B12Cloramphenicol dạng tiêm vì làm giảm hiệu quả của Vitamin B12 trong điều trị bệnh thiếu máu.Tóm lại, thuốc Haneuvit bao gồm 3 loại vitamin nhóm B gồm B1, B6 và B12, có tác dụng điều trị thiếu hụt các loại vitamin này, dự phòng co giật và điều trị quá liều cycloserin, cùng một số bệnh lý khác. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người dùng cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.
question_320
Viêm Amidan hốc mủ
doc_320
Do nằm ở ngay vị trí cửa ngõ giữa đường ăn uống và đường thở nên Amidan rất dễ viêm nhiễm mỗi khi có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ và độ ẩm, khói bụi, hóa chất, vệ sinh miệng họng kém, cơ thể suy giảm sức đề kháng,… Bệnh có thể tiến triển cấp tính hay mạn tính, trong đó thường gặp là viêm Amidan hốc mủ. Do nằm ở ngay vị trí cửa ngõ giữa đường ăn uống và đường thở nên Amidan rất dễ viêm nhiễm mỗi khi có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ và độ ẩm, khói bụi, hóa chất, vệ sinh miệng họng kém, cơ thể suy giảm sức đề kháng,… Bệnh có thể tiến triển cấp tính hay mạn tính, trong đó thường gặp là viêm Amidan hốc mủ. Amidan có chức năng sản sinh ra kháng thể để bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn xâm nhập qua đường ăn và đường thở. Tuy nhiên do có cấu trúc nhiều hốc, ngăn nên giống như một hạch bạch huyết nghĩa là có nhiều múi, chia nhiều ngăn tạo thành các hốc nên thức ăn và vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm. Vi khuẩn khi xâm nhập ẩn náu lâu ngày trong các hốc Amidan tạo nên các khối mủ bã đậu, vón cục. Do hoạt động của các cơ họng khi nhai nuốt cùng sự cọ xát của thức ăn khi đi qua thành họng, các kén mủ trong hốc Amidan bật ra có hình dạng như những hạt tấm màu trắng xanh như mủ và có mùi hôi. Triệu chứng khi bị viêm Amidan hốc mủ Khi bị viêm Amidan hốc mủ, người bệnh có biểu hiện đau họng, rát họng, có thể sốt hoặc không, hoặc có cảm giác hơi ngây ngấy sốt; Có đờm vướng trong cổ, rất khó khạc hoặc nuốt; Hơi thở hôi; Thỉnh thoảng khi ho, hắt hơi khạc ra những hạt nhỏ màu trắng xanh như hạt tấm, có mùi rất hôi;… Viêm Amidan hốc mủ nếu không được điều trị tốt có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như thấp tim, viêm cầu thận, viêm khớp,… Đối với viêm Amidan mạn tính, chủ yếu là viêm Amidan hốc mủ, người bệnh thường được áp dụng biện pháp điều trị là phẫu thuật cắt amidan. Chỉ định cắt amidan được đặt ra trong những trường hợp sau: Viêm amidan từ 3 - 5 lần một năm trong hai năm liên tiếp; gây hơi thở hôi do vi khuẩn yếm khí Weillon; biến chứng tại chỗ như viêm tấy, áp-xe quanh amidan; có các biến chứng viêm xoang, viêm thanh khí phế quản; biến chứng toàn thân như viêm cầu thận, thấp tim, thấp khớp cấp,... Tuy nhiên phải được thầy thuốc chuyên khoa tai - mũi - họng khám và đánh giá cụ thể trên từng bệnh nhân để có được quyết định chính xác. Để phòng ngừa bệnh viêm Amidan hốc mủ cần luôn chú ý giữ sức khỏe tốt, nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng của cơ thể bằng rèn luyện thân thể, tập thể dục thể thao; Giữ vệ sinh răng miệng, mũi, họng bằng cách đánh răng sau khi ăn, súc họng bằng nước muối ấm; Tránh dùng nước đá quá nhiều và ra vào phòng lạnh đột ngột, nhất là khi nhiệt độ ngoài môi trường cao; Nên dùng khẩu trang tránh bụi khi làm việc những nơi có mức độ ô nhiễm cao; Khi có biểu hiện viêm Amiđan cấp cần đi khám và điều trị dứt điểm.
doc_14848;;;;;doc_38897;;;;;doc_59518;;;;;doc_48595;;;;;doc_57867
Viêm Amidan hốc mủ là tình trạng bị tổn thương viêm nhiễm cấp hoặc mạn tính tuyến Amidan mà nguyên nhân chính là vi khuẩn hoặc virus gây ra. Do cấu trúc Amidan có nhiều hốc nên dễ bị viêm, sau khoảng thời gian dài sẽ tạo thành những khối mủ bã đậu và vón cục lại. Vì tính chất cơ họng khi nhai nuốt cũng như việc thức ăn cọ xát khi đi qua thành họng nên những kén mủ sẽ có hình thành hạt tấm màu trắng xanh có mủ và gây hôi miệng. Viêm Amidan hốc mủ có những khối mủ bã đậu màu trắng và có mùi hôi 2. Triệu chứng viêm Amidan hốc mủ Nếu gặp tình trạng viêm Amidan hốc mủ, người bệnh sẽ có những triệu chứng điển hình như: – Khi quan sát sẽ thấy hốc Amidan có mủ màu trắng hoặc xanh lấm tấm trong miệng. – Amidan bị sưng đỏ, phình to và dịch màu trắng trên bề mắt. – Khi nuốt bị vướng, cổ họng đau rát. – Gặp tình trạng ho khan hoặc ho có đờm. – Miệng bị khô, hơi thở có mùi khó chịu do có hốc mủ tích tụ lâu ngày. – Sốt cao hoặc không sốt. – Cơ thể đau nhức và mệt mỏi. – Trong cổ vướng có đờm, khó nuốt vào hay khạc ra. – Thỉnh thoảng khi ho hay hắt hơi sẽ có hạt nhỏ màu trắng xanh dạng như hạt tấm, có mùi hôi khó chịu. Không phải lúc nào viêm Amidan cũng cần phải cắt Amidan có nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus… vì vậy không phải lúc nào bị viêm Amidan cũng cần cắt. Các trường hợp cần phải tiến hành phẫu thuật cắt amidan hốc mủ là: – Bệnh tái phát nhiều lần trong năm, đã điều trị nội khoa nhưng không hiệu quả. – Bệnh tái phát và gây nên tình trạng viêm hạch ở cổ. – Áp xe quanh Amidan và phải nhập viện để điều trị hiệu quả. – Bệnh đã diễn tiến nặng, tắc đường hô hấp trên, bệnh nhân bị khó nuốt, khó thở, ngủ ngáy, ngủ không ngon giấc… – Bệnh nặng với các biến chứng như viêm xoang, viêm tai, viêm thanh quản… 4. Phương pháp điều trị viêm Amidan hốc mủ 4.1 Điều trị nội khoa – Để kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng viêm Amidan, bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây viêm. + Nếu nguyên nhân là vi khuẩn, bệnh nhân sẽ cần sử dụng kháng sinh để giúp giảm dần triệu chứng. + Nếu nguyên nhân do liên cầu Beta tan huyết nhóm A, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng kháng sinh chống liên cầu và thời gian điều trị khoảng 2 tuần. Bác sĩ sử dụng phương pháp nội soi ống mềm tân tiến để thăm khám cho bệnh nhân và xác định tình trạng viêm Amidan + Tuỳ vào từng trường hợp và biểu hiện của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc điều trị triệu chứng như thuốc hạ sốt, giảm đau, giảm xung huyết, giảm phù nề, giảm ho… – Ngoài ra bệnh nhân cũng được thực hiện một số phương pháp điều trị tại chỗ như: + Dùng nước súc họng bằng các dung dịch kiềm loãng, nước muối… + Sử dụng thuốc kháng sinh, sát khuẩn tại chỗ… 4.2 Điều trị ngoại khoa – Được sản xuất tại Mỹ – một trong những quốc gia có nền y học phát triển nhất trên thế giới. – Có chức năng hàn mạch đặc biệt, giúp hàn được những mạch máu siêu nhỏ chỉ dưới 1mm trong lúc mổ. Điều này ngăn chặn hoàn toàn được khả năng chảy máu. – Lưỡi dao có thiết diện mỏng, giúp các thao tác cắt đốt được diễn ra dễ dàng và nhanh chóng. Bên cạnh đó, sau khi ca mổ kết thúc thì lưỡi dao sẽ tự huỷ và không được tái sử dụng cho lần sau. – Thời gian phẫu thuật nhanh nhất trong tất cả các phương pháp, chỉ diễn ra trong vòng 30 – 45 phút. Không gây đau đớn, chảy máu hay biến chứng gì cho người bệnh. – Bệnh nhân chỉ cần lưu viện trong vòng 24h và sau đó sẽ nhanh chóng phục hồi và trở lại với công việc. – Không gây tổn thương cho những mô ở lân cận. – Có hiệu quả kinh tế cao, giúp tiết kiệm được thời gian và công sức.;;;;; Amidan là 2 khối màu hồng nằm giữa đường ăn uống và đường hô hấp của con người. Nhiệm vụ của Amidan là sản xuất ra kháng thể chống lại sự xâm nhập của những tác nhân gây hại. Cấu trúc của Amidan có nhiều ngóc ngách, khiến cho thức ăn dễ bám lại, từ đó vi khuẩn từ đó thuận lợi sinh sôi và gây bệnh. Các hốc mủ này sẽ vón thành cục trong như bã đậu, màu xanh lấm tấm và có tên là viêm amidan hốc mủ. Mặc dù đây là bệnh về đường hô hấp nhưng theo nghiên cứu cho thấy rằng, bệnh này sẽ không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Cấu trúc của Amidan có nhiều ngóc ngách, khiến vi khuẩn sinh sôi và các hốc mủ bã đậu sẽ hình thành 2. Triệu chứng viêm Amidan hốc mủ Người có Amidan hốc mủ sẽ có những triệu chứng sau: – Phần âm thanh bị ảnh hưởng: Tiếng khàn hoặc thậm chí mất tiếng. – Bị ho khan hoặc có đờm khi ho, rất khó để khạc nhỏ hay nuốt đờm. – Họng bị tổn thương, bị đau rát. – Có thể bị sốt. – Khi ho hay hắt hơi sẽ thấy những hạt nhỏ lấm tấm trắng, có mùi hôi. – Khi quan sát Amidan sẽ thấy hốc Amidan có mủ trắng. – Hơi thở có mùi dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách. – Cơ thể mệt mỏi, gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. 3. Nguyên nhân gây nên viêm Amidan hốc mủ Bệnh lý Amidan hốc mủ do một số nguyên nhân sau: – Có vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp. – Người bệnh bị viêm Amidan cấp tính tuy nhiên không được điều trị triệt để. – Do các yếu tố môi trường: thời tiết trở lạnh, thay đổi thất thường, độ ẩm thay đổi… – Có lối sống không lành mạnh: thức khuya, ăn uống không khoa học, ăn nhiều đồ cay nóng, uống rượu bia, dùng chất kích thích… Thời tiết thay đổi đôt ngột là một trong những nguyên nhân gây nên viêm Amidan 4. Biến chứng của Amidan hốc mủ Nếu điều trị viêm Amidan mủ không triệt để thì có thể gây nên những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ như: 4.1 Biến chứng tại chỗ Khi Amidan bị sưng to lên, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong sinh hoạt như khó nói, khó nuốt, khó ăn. Sau khoảng 5 – 7 ngày, tình trạng viêm này sẽ lan rộng ra và những ổ mủ xuất hiện. Lúc này, cơ thể sẽ mệt mỏi hơn nhiều, giọng nói thay đổi và có thể mất giọng. 4.2 Biến chứng vùng xung quanh Không chỉ gây tổn thương Amidan, bệnh lý còn lan ra và ảnh hưởng đến mô lân cận của vùng tai mũi họng, từ đó gây hại cho cả những cơ quan hô hấp khác. Nhiều bệnh lý theo đó sẽ xuất hiện như viêm tai giữa, viêm thanh khí quản, viêm xoang… 4.3 Biến chứng toàn thân Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh sẽ có những biến chứng lan ra cả các vùng khác của cơ thể. Những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải là viêm cầu thận, viêm khớp, suy tim, nhiễm khuẩn máu…Nếu Amidan sưng quá to thì có thể gây áp lực cho phổi, làm cho người bệnh khó thở và thậm chí ngưng thở tạm thời. Viêm Amidan hốc mủ sẽ gây nên hiện tượng khó thở và thậm chí là ngưng thở 5.1 Điều trị tại nhà Nếu bệnh mới ở giai đoạn đầu, chưa tiến triển nặng thì người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp sau: – Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có khả năng sát trùng, diệt khuẩn tốt vì vậy hãy duy trì thói quen súc miệng nước muối hàng ngày sau mỗi bữa ăn để giảm được tình trạng viêm sưng, hôi miệng. – Dùng lá húng chanh: Đây cũng được coi là một phương pháp kháng khuẩn hữu hiệu. Lá húng chanh rửa sạch, sau đó chưng cách thuỷ đường phèn 20 phút và uống. Sau 5 – 7 ngày, những triệu chứng này sẽ giảm đi rõ rệt. – Mật ong và gừng: Chưng cách thuỷ mật ong cùng với vài lát gừng mỏng, thực hiện uống hỗn hợp 2 – 3 lần ngày để giảm sưng tấy ở vùng Amidan. Tuy nhiên các phương pháp trên không cam kết mang lại hiệu quả tối đa. Do vậy, để xác định được rõ tình trạng viêm Amidan, bệnh nhân nên đến thăm khám để bác sĩ kiểm tra và có phương pháp điều trị phù hợp. 5.2 Điều trị nội khoa Nếu sau khi thăm khám, bác sĩ xác định bệnh mới đang ở giai đoạn đầu, chưa có biến chứng gì thì sẽ chỉ định dùng thuốc đặc trị như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hay giảm viêm. Khi có một số biểu hiện như sốt, phù nề, ho…thì bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc hạ sốt, thuốc giảm phù nề, thuốc trị ho…Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý mua thuốc sử dụng theo những triệu chứng của mình để tránh gặp phải biến chứng. 5.3 Phẫu thuật cắt Amidan Phẫu thuật bằng phương pháp Plasma Plus được đánh giá có hiệu quả cao và khả năng biến chứng rất thấp Đây là phương pháp cuối cùng được áp dụng khi đã dùng các cách kể trên để điều trị nhưng không hiệu quả. Hiện nay, có nhiều phương pháp cắt Amidan tuy nhiên phương pháp tân tiến nhất được các bệnh viện lớn áp dụng hiện nay là Plasma Plus. Phương pháp này được đánh giá là không gây đau, không gây chảy máu hay không gây biến chứng. Sau phẫu thuật, ổ viêm đã được làm sạch tuy nhiên cần phải chăm sóc đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ để bệnh không bị tái phát lại.;;;;;Viêm amidan hốc mủ là tình trạng tổn thương viêm nhiễm cấp tính hoặc mạn tính tuyến amidan. Khi không được điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như áp-xe amidan, viêm tấy quanh amidan, viêm phế quản, viêm xoang, áp-xe thành bên họng, viêm thận, viêm khớp, viêm tim và nhiễm khuẩn huyết. Cùng tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này qua bài viết dưới đây. Amidan là 2 khối màu hồng có kích thước to khoảng bằng đầu của ngón tay cái, nằm giữa đường hô hấp và đường ăn uống vì vậy thường xuyên tiếp phải xúc với bụi bẩn và các loại thức ăn. Cấu trúc của amidan gồm có nhiều khe hốc, ngăn khiến cho bụi bẩn và thức ăn dễ bám vào, sau đó đọng lại và phát triển, lâu ngày gây nên tình trạng viêm nhiễm rồi hình thành các khối mủ. Các kén mủ trong hốc amidan sẽ thường bị vón lại thành từng cục trong giống như bã đậu, nó có màu xanh lấm tấm nên bệnh còn được gọi là viêm amidan hốc mủ bã đậu. Đây là một trong các thể viêm amidan mạn tính phổ biến nhất hiện nay. Bệnh có thể diễn ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bệnh nhân. Bệnh có thể diễn ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là với trẻ nhỏ 2. Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây nên bệnh 2.1. Dấu hiệu thường gặp của bệnh amidan hốc mủ Dấu hiệu của bệnh mạn tính sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và cơ địa từng người. Do đó, mỗi người sẽ có những triệu chứng khác nhau, có thể là: – Đau rát vùng cổ họng: Khi vi khuẩn trú ẩn trong vùng cổ họng sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy ngứa ngáy và vướng víu. Để giảm bớt sự khó chịu này, người bệnh thường khạc nhổ, tuy nhiên, nếu càng khạc nhổ thì tổ chức amidan sẽ càng bị tổn thương khiến họ cảm thấy đau hơn – Bị biến đổi giọng nói: Bệnh nhân đột nhiên bị khàn tiếng hoặc mất tiếng cũng là một trong các dấu hiệu thường gặp – Có hiện tượng ho khan hoặc ho có đờm: Đờm vướng ở trong cổ họng cộng thêm các cặn bã tích tụ khiến cho bệnh nhân cảm thấy ngứa ở vùng cổ, ho và khạc nhổ liên tục, đôi khi họ khạc ra các hạt nhỏ lấm tấm có màu trắng hoặc màu xanh, có mùi khó chịu – Xuất hiện ổ mủ quanh amidan: Trong hốc amidan sẽ có mủ màu trắng hoặc màu xanh lấm tấm. Amidan sẽ có màu đỏ, bị phình to và có chất dịch màu trắng ở bề mặt. – Hơi thở có mùi khó chịu: Quá trình va chạm khiến cho các hạt mủ ở trên lưỡi và vòm họng của người bệnh bị cọ xát, bong ra lẫn vào trong miệng dẫn tới hiện tượng có mùi hôi. Ngoài ra, amidan sưng to còn khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó khăn trong việc nhai và nuốt thức ăn. Bệnh nhân có thể bị sốt, thậm chí sốt cao với nhiệt độ lên đến 40 độ C cùng nhiều biểu hiện tương tự những bệnh liên quan đến đường hô hấp khác. Bệnh khiến cho nhiều người cảm thấy hơi thở có mùi khó chịu 2.2. Nguyên nhân gây nên căn bệnh amidan hốc mủ – Vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp: Amidan là bộ phận nằm ngay tại vị trí giao thoa giữa đường ăn và đường thở, đây là nơi tiếp xúc với rất nhiều bụi bẩn, thức ăn nên dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn gây hại. – Không điều trị bệnh viêm amidan cấp tính một cách triệt để: Cấu trúc của amidan gồm có nhiều khe hốc nên đây là nơi ẩn nấp của nhiều loại vi khuẩn tấn công đường hô hấp. Tình trạng viêm amidan nếu kéo dài và không được điều trị dứt điểm sẽ khiến cho người bệnh có thể mắc bệnh. – Yếu tố môi trường: Sự thay đổi thời tiết thất thường, thay đổi đột ngột nhiệt độ và độ ẩm sẽ tạo cơ hội cho các loại virus, vi khuẩn tấn công người có sức đề kháng yếu. Bên cạnh đó, môi trường sống ô nhiễm, có chứa nhiều khói bui, vi khuẩn và virus có hại là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. – Lối sống thiếu lành mạnh: Những người có lối sống như thường thức khuya, hay hút thuốc lá; ăn uống thiếu khoa học, ăn nhiều đồ cay nóng, uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích,… hoặc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ góp phần khiến cho vi khuẩn tấn công vào răng miệng và amidan. Về lâu dài, khi vi khuẩn phát triển mạnh sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm amidan mạn tính. 3. Biến chứng của bệnh nếu không điều trị sớm – Biến chứng ngay tại chỗ: Khi bị viêm, amidan của người bệnh sẽ sưng to khiến họ gặp khó khăn khi nuốt, kể cả lúc nuốt nước bọt. Sau khoảng từ 5 – 7 ngày, tình trạng viêm nhiễm này sẽ lan rộng và bắt đầu hình thành các ổ mủ. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau họng và có sự thay đổi giọng nói, giọng khàn đi hoặc mất giọng. – Biến chứng tại các vùng xung quanh: Tình trạng viêm nhiễm tại amidan có thể sẽ lan rộng sang các cơ quan lân cận khác như tai, mũi, họng,… từ đó gây ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp, dẫn tới một số bệnh lý liên quan như viêm thanh khí quản, viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa. – Biến chứng trên toàn thân: Một số trường hợp nếu bệnh tiến triển nặng, người bệnh có thể bị sưng phù mặt, tay chân; nghiêm trọng hơn, họ có thể gặp những biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn máu, viêm cầu thận, viêm khớp, suy tim,… Trường hợp amidan sưng quá to thì có thể gây chèn ép hệ hô hấp, tạo áp lực cho phổi, người bệnh sẽ bị khó thở hoặc ngưng thở tạm thời. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nên biến chứng nguy hiểm;;;;;Viêm amidan hốc mủ là thể viêm amidan mạn tính. Chất bã đậu tiết ra nhiều hơn bình thường rồi ứ đọng trong các hốc amidan gây ra các chấm trắng trên amidan. Amidan là một bộ phận của cơ thể, nằm ở vị trí cầu nối giữa đường thở và đường tiêu hóa, có chức năng như một hệ miễn dịch, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn bằng cách sinh ra các kháng thể. Bên cạnh đó amidan cũng có tác dụng loại bỏ độc tố. Viêm amidan hốc mủ là thể viêm amidan mạn tính, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh Tuy nhiên với cấu trúc được phân chia thành nhiều hốc, ngăn, vi khuẩn cũng dễ dàng xâm nhập, lâu ngày tạo nên các khối mủ bã đậu và vón cục. Đồng thời với sự cọ xát của thức ăn khi đi qua thành họng, các kén mủ trong hốc amidan bị bật ra. Mủ có hình dạng như hạt tấm, có màu trắng xanh và mùi hôi. 2. Nguyên nhân gây ra viêm amidan hốc mủ Có nhiều nguyên nhân gây viêm amidan hốc mủ như: Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như vệ sinh răng miệng kém, thay đổi thời tiết, ô nhiễm môi trường… Đặc điểm của amidan là bộ phận nằm giữa đường thở và đường tiêu hóa, có nhiều hốc ngăn vách nên thức ăn dễ tích tụ và vi khuẩn dễ khu trú ở đó. Khi vi khuẩn tấn công, dễ tạo thành các hốc mủ bã đậu và vón cục. Cùng với hoạt động nhai nuốt và cọ xát vào bên thành họng thì các khối mủ sẽ bật ra ngoài và có mùi hôi khó chịu. 3. Triệu chứng của viêm amidan hốc mủ Khi mắc phải viêm amidan hốc mủ, người bệnh thường có các biểu hiện như đau rát họng, có dấu hiệu sốt hoặc người ngai ngái muốn sốt, có đờm trong cổ nhưng rất khó khạc hay nuốt, hơi thở có mùi hôi. Có mủ trong amidan. Khi ho hoặc hắt hơi kèm cùng cái hạt nhỏ lấm tấm màu trắng xanh có mùi hôi khó chịu. Nếu không được chữa trị sớm, viêm amidan hốc mủ sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như thấp tim, viêm cầu thận, viêm tai, mũi, viêm thanh khí phế quản cấp tính, viêm nội tâm mạc… 4. Điều trị viêm amidan hốc mủ Đối với amidan hốc mủ, người bệnh thường được chỉ định điều trị bằng cách cắt amidan. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng trong một số trường hợp người bệnh bị viêm amidan từ 3-5 lần một năm, viêm amidan làm hơi thở hôi do vi khuẩn yếm khí gây ra; có các biến chứng nguy hiểm như viêm tấy, áp xe quanh amidan, viêm xoang, viêm phế quản, thấp tim… Bên cạnh việc tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, người bệnh viêm amidan hốc mủ cần nâng cao thể lực, chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh uống nước lạnh và làm việc trong các môi trường ô nhiễm. Có như vậy mới cải thiện nhanh chóng tình trạng sức khỏe…;;;;;Amidan là hệ thống các tế bào ở ngã ba họng, là nơi bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của cả vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu có chất bẩn, vi khuẩn thâm nhập vào đây làm tổ thì thực sự phiền phức. Khi amidan bị tấn công và tạo nên những khối mủ, vón cục thì đó là viêm amidan hốc mủ. Triệu chứng viêm amidan hốc mủ Viêm amidan hốc mủ là do tác nhân gây bệnh tấn công vào hệ amidan, ẩn nấp lâu ngày và phát triển, gây nên sự viêm nhiễm cục bộ. Các triệu chứng thường gặp của viêm amidan hốc mủ là: Amidan hốc mủ là tình trạng viêm nhiễm mạn tính do vi khuẩn hoặc virut, vệ sinh họng kém Triệu chứng quan trọng nhất của viêm amidan là sự xuất hiện của các khối mủ trên amidan. Các triệu chứng khác thường bị nhầm lẫn với viêm họng thông thường. Nhưng hiện tượng hốc mủ trên amidan là khi bệnh đã khá nặng. Nếu có dấu hiệu bất thường, lâu ngày không hết, bạn nên đi khám. Amidan hốc mủ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển kéo dài, tái phát nhiều lần ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Cắt amidan là phương pháp được lựa chọn hàng đầu cho người bệnh bị viêm amidan hốc mủ. Tuy không thể áp dụng cho 100% các trường hợp. Thông thường cắt amidan sẽ được bác sĩ chỉ định. Nếu bạn cảm thấy cần cắt amidan, nên tới khám bác sĩ và được chỉ định. Các trường hợp được chỉ định thường gặp: Phẫu thuật cắt amidan là phương pháp điều trị chính trong trường hợp bị viêm amidan hốc mủ Trong trường hợp viêm amidan hốc mủ thì cũng có thể điều trị bằng kháng sinh. Các loại thuốc kháng sinh và giảm đau cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, bạn không nên tự ý sử dụng sai liều và sai cách dùng. Một số loại thuốc điều trị viêm amidan hốc mủ thường được chỉ định: Người bệnh cần đi khám để có phác đồ điều trị hợp lý, kịp thời giúp cải thiện sớm tình trạng bệnh (ảnh minh họa) Các loại thuốc và liều lượng và cách sử dụng sẽ được chỉ định tùy theo mức độ bệnh và chuẩn đoán của bác sĩ. Tuy nhiên bạn cũng cần nhớ sử dụng thuốc đúng liều theo chỉ định, không để sinh ra tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, sẽ khiến bệnh tái phát, và càng khó điều trị hơn.
question_321
Tràn khí màng phổi: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
doc_321
Tràn khí màng phổi là tình trạng không khí bị tràn vào giữa phổi và thành ngực, làm ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của phổi và gây đau đớn, khó thở cho người bệnh. Mức độ bệnh càng nguy hiểm khi khí tụ càng nhiều không được dẫn ra gây xẹp phổi. 1. Nguyên nhân gây tràn khí màng phổi Màng phổi là một khoang nằm giữa các lá màng phổi, tạo lớp bao bọc lấy các lá phổi. Bình thường giữa màng phổi là một lớp dịch hỗ trợ việc di động dễ dàng, thuận lợi. Tuy nhiên vì rách, hở màng phổi mà không khí có thể đi vào lớp này. Có những trường hợp tràn khí màng phổi tìm ra nguyên nhân và nhiều trường hợp vô căn, được gọi là tràn khí màng phổi tự phát. 1.1. Tràn khí màng phổi tự phát Tràn khí màng phổi tự phát xảy ra ở người khỏe mạnh, không có bệnh lý phổi, chấn thương hay phẫu thuật liên quan nào. Một số giả thuyết cho rằng, hoạt động trao đổi khí của phổi hoặc tổn thương đột ngột khiến một phần nhỏ của màng phổi bị rách, từ đó không khí tràn ngược vào màng phổi. Khi tình trạng này xảy ra, khí ứ đọng sẽ làm tổn thương phế nang, khiến phổi xẹp lại và không thể thực hiện chức năng trao đổi khí. Theo một thống kê y tế tại Anh, trung bình cứ 10.000 người trưởng thành lại có khoảng 2 người mắc chứng tràn khí màng phổi tự phát. Trong đó, nam giới dễ mắc bệnh hơn nữ giới, lứa tuổi mắc bệnh chủ yếu là dưới 40 tuổi. Những người hút thuốc lá có nguy cơ cao mắc bệnh hơn, nguyên nhân là hóa chất trong khói thuốc khiến cho thành màng phổi mỏng hơn, dễ rách hơn. Ngoài ra còn 1 dạng tràn khí màng phổi xảy ra ở phụ nữ độ tuổi sinh sản là tràn khí màng phổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Đặc điểm bệnh khá giống với trường hợp tự phát thông thường, song khởi phát bệnh liên quan đến các chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân là do trong chu kỳ, một lượng nhỏ mô tử cung di chuyển lên làm tổ ở màng phổi, gây rách, tổn thương và tràn dịch. Những người từng bị tràn dịch màng phổi dù được điều trị tích cực thì nguy cơ tái phát khá cao, khoảng 30%. Hầu hết trường hợp tái phát xảy ra ở cùng bên phổi, trong vòng 3 năm đầu kể từ lần phát bệnh trước. 1.2. Tràn khí màng phổi thứ phát Nguyên nhân của bệnh chủ yếu là do: Biến chứng của vỡ phế nang ở bệnh phổi cấp tính hoặc mạn tính và không liên quan tới chấn thương. Có thể xảy ra ở những bệnh nhân có các bệnh lý nền tại phổi như viêm phổi, dị vật đường thở, hít nước ối phân xu,... Hầu hết trường hợp tràn khí màng phổi thứ phát nguy hiểm hơn, có tiên lượng xấu hơn tự phát do bệnh lý nền ở phổi khiến chức năng phổi suy giảm nặng hơn. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác gây tràn khí ở màng phổi như: chấn thương ngực, phẫu thuật vùng ngực làm tổn thương màng phổi, biến chứng bệnh lạc nội mạc tử cung,… 2. Triệu chứng và chẩn đoán tràn khí màng phổi Triệu chứng điển hình của chứng tràn khí màng phổi là chức năng hô hấp bị suy giảm và dấu hiệu toàn thân do thiếu oxy. 2.1. Đau ngực đột ngột Đây là triệu chứng thường gặp của bệnh nhân tràn khí màng phổi, tuy nhiên không phải tất cả bệnh nhân đều có triệu chứng này. Cơn đau ngực khởi phát đột ngột, mức độ đau tăng lên khi hít thở. Tuy nhiên người bệnh vẫn phải thở gắng sức để đáp ứng nhu cầu oxy thiếu hụt do chức năng phổi suy giảm. 2.2. Khó thở Tràn khí màng phổi thường khiến 1 bên phổi bị xẹp, chức năng hô hấp suy giảm. Tình trạng khó thở tăng lên theo diễn biến bệnh, nếu không cấp cứu kịp thời có thể khiến bệnh nhân nguy kịch do biến chứng suy hô hấp, xẹp phổi. 2.3. Choáng Triệu chứng choáng điển hình ở bệnh nhân tràn khí màng phổi bao gồm: Vã mồ hôi, người tái xanh, tụt huyết áp, tinh thần hốt hoảng, tay chân lạnh, mạch đập nhanh và nông,… Ngoài ra, bệnh nhân có thể có triệu chứng đau nhói vai theo cơn ho. Tuy nhiên không nhiều trường hợp bệnh nhân có triệu chứng này, nếu có thì triệu chứng cũng không kéo dài lâu và không thường nặng lên. Chẩn đoán tràn khí màng phổi sẽ dựa trên các triệu chứng hô hấp và toàn thân trên, cùng với đó là dấu hiệu cận lâm sàng, thường là chụp X-quang phổi, chụp cắt lớp điện toán, khám thực thể,… Triệu chứng bệnh đa phần là rầm rộ, dễ nhận biết song ở 1 số bệnh nhân, biểu hiện lâm sàng rất nghèo nàn, dễ gây nhầm lẫn và bỏ sót. Mọi trường hợp tràn khí màng phổi đều phải chụp X-quang phổi. Nếu bị nhẹ, có thể theo dõi. Tùy từng trường hợp và mức độ tràn khí, nguyên nhân tràn khí, bác sĩ sẽ có những chỉ định can thiệp điều trị khác nhau. Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ để đảm bảo hiệu quả điều trị cao nhất. Nếu bệnh nhân có bệnh lý phổi hoặc lượng khí tràn lớn, bác sĩ có thể phải can thiệp dẫn lưu khí nhanh chóng. Phương pháp thường được lựa chọn là dùng 1 ống dẫn lưu mỏng, xuyên qua thành ngực và đưa khí ra khỏi màng phổi qua ống tiêm. Tình trạng tái phát sau điều trị rất thường gặp do màng phổi từng bị tổn thương trở nên yếu ớt, dễ rách hơn. Vì thế cần phòng ngừa tích cực bằng một số biện pháp như: phẫu thuật làm dính màng phổi, bỏ thuốc lá,…
doc_10056;;;;;doc_22533;;;;;doc_34279;;;;;doc_53169;;;;;doc_4870
Tràn khí màng phổi là tình trạng xuất hiện khí trong khoang màng phổi, gây triệu chứng đau ngực và suy hô hấp do ảnh hưởng đến hoạt động của phổi. Cấp cứu và chăm sóc bệnh nhân tràn khí màng phổi tốt sẽ giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng, phục hồi chức năng hô hấp và ngăn ngừa tái phát. 1. Cấp cứu bệnh nhân tràn khí màng phổi Bệnh nhân bị tràn khí màng phổi sẽ được chẩn đoán nhanh dựa trên triệu chứng, xét nghiệm cận lâm sàng để định hướng phương pháp cấp cứu, điều trị. 1.1. Chẩn đoán tràn khí màng phổi Chẩn đoán tràn khí màng phổi được đưa ra dựa trên triệu chứng bệnh và kết quả xét nghiệm cận lâm sàng: Triệu chứng bệnh Triệu chứng điển hình của tràn khí màng phổi là cảm giác khó thở đột ngột, mức độ khó thở tăng lên theo lượng khí có trong khoang màng phổi. Bệnh khởi phát ở bệnh nhân có bệnh lý phổi trước đó thường gây khó thở nặng và diễn biến phức tạp hơn. Khi tràn khí màng phổi khởi phát, người bệnh thường bị đau ngực dữ dội, đột ngột kèm theo ho khan. Cơn đau tăng lên nếu ho, có thể lan đến cả vùng bả vai. Một số bệnh nhân gặp phải tình trạng sốt toàn thân và các dấu hiệu suy hô hấp như: mạch nhanh, nhịp thở nhanh, hạ huyết, ngưng tim, trụy tim mạch,… Nếu không cấp cứu kịp thời, biến chứng này có thể khiến bệnh nhân tử vong. Khám thực thể thấy rõ tình trạng tràn khí phổi như: bên lồng ngực bị tràn khí giãn, giảm cử động thở. Nghe thấy tiếng ran phổi như tiếng thổi vào bình, âm sắc phổi cao khi ho. Xét nghiệm cận lâm sàng Những xét nghiệm cận lâm sàng thường dùng trong chẩn đoán tràn khí màng phổi bao gồm: Chụp X-quang: Ảnh chụp thấy đặc trưng hình ảnh tràn khí, phổi kích thước nhỏ hơn, vị trí tràn khí tăng sáng, không thấy vân ở phổi, đường viền màng phổi trở nên rõ nét,… Ảnh chụp X-quang còn giúp phân biệt trường hợp tràn khí màng phổi độc lập hoặc kết hợp với tràn dịch màng phổi. Nếu tràn khí và tràn dịch đồng thời, tiên lượng bệnh thường nặng hơn. Chụp CT: Chụp CT không cho thấy các tổn thương ở tổ chức nhu mô phổi, chỉ cho phép quan sát các lớp mặt cắt của tổ chức phổi để xác định tổn thương do tràn khí màng phổi gây ra. Vì thế chẩn đoán cận lâm sàng này thường áp dụng sau cấp cứu chọc hút hoặc dẫn lưu khí ra khỏi khoang màng phổi. 1.2. Cấp cứu tràn khí màng phổi Mục đích của của cấp cứu tràn khí màng phổi là phải tháo hết khí màng phổi, để nhu mô phổi nở ra bám sát vào màng phổi thành. Đồng thời xử lý các biến chứng, bệnh lý phổi kèm theo nếu có. Tháo khí màng phổi Tháo khí màng phổi thường thực hiện với các trường hợp tràn khí không quá nhiều và nghiêm trọng. Người bệnh được theo dõi tự hấp thu khí hoặc hỗ trợ thở thêm oxy để tăng tốc độ hấp thu khí. Hầu hết các trường hợp tràn khí màng phổi nguyên phát chỉ cần tháo khí màng phổi thông thường, có theo dõi y tế. Ngoài ra, các trường hợp đau đớn hoặc ho quá nhiều sẽ xem xét dùng thuốc giảm triệu chứng. Chụp X-quang lồng ngực được thực hiện để kiểm tra mức độ thoát khí, nếu khí đã được loại bỏ và tình trạng ổn định, bệnh nhân được cho ra viện và theo dõi tại nhà. Chọc hút màng phổi Nếu bệnh nhân tràn khí màng phổi nguyên phát nặng với lượng khí tràn lớn hơn 20% thể tích bên phổi tràn khí thì chọc hút màng phổi là cần thiết. Ngoài ra, kỹ thuật cấp cứu này cũng thực hiện với bệnh nhân tràn khí màng phổi thứ phát do biến chứng của thủ thuật can thiệp hoặc bệnh nhân bị ngạt thở cần cấp cứu mở đường thở. Khi thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ cần sử dụng 1 kim nhỏ nối với ống tiêm và ba chạc để rút hết khí ở màng phổi. Các trường hợp dùng hút kim nhỏ không đáp ứng, cần sử dụng kim luồn nối với ba chạc hoặc đặt catheter vào khoang màng phổi. Dẫn lưu màng phổi Nếu tràn khí màng phổi không đáp ứng với chọc hút khí bằng kim, tràn khí màng phổi do chấn thương hoặc kết hợp với tràn dịch, máu màng phổi, dẫn lưu màng phổi sẽ được tiến hành. 1.3. Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân tràn khí màng phổi Có khoảng 30% bệnh nhân tràn khí màng phổi tái phát bệnh trong vòng 3 năm sau lần khởi phát đầu tiên với mức độ và tiến triển bệnh thường nặng hơn. Vì thế bệnh nhân sau điều trị cần được theo dõi và chăm sóc đầy đủ, giúp phục hồi chức năng hô hấp cũng như phòng ngừa bệnh tái phát. Dưới đây là những lưu ý về thói quen sinh hoạt và lối sống phù hợp mà người bệnh cũng như người chăm sóc cần lưu ý: Tái khám đúng hẹn Tái khám kiểm tra sẽ giúp bệnh nhân và bác sĩ theo dõi sát sao các diễn tiến bệnh, triệu chứng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ Hầu hết thuốc điều trị cho bệnh nhân tràn khí màng phổi là điều trị triệu chứng và hỗ trợ hô hấp. Người bệnh không tự ý sử dụng hoặc ngừng thuốc trong toa mà bác sĩ đã kê, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu gặp vấn đề. Thông báo cho bác sĩ nếu có triệu chứng bất thường Tràn dịch màng phổi sau điều trị có thể tái phát hoặc diễn tiến nặng hơn, thể hiện qua triệu chứng suy hô hấp, đau ngực,… Nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường này, hãy thông báo sớm cho bác sĩ để được theo dõi, kiểm tra. Một số trường hợp tràn dịch màng phổi khó phục hồi cần thực hiện phẫu thuật làm dính màng phổi, phòng ngừa bệnh tái phát. Tùy vào thể bệnh, thông thường tràn khí màng phổi thứ phát trên nền bệnh lý phổi trước đó có tiên lượng nặng hơn so với tràn khí màng phổi nguyên phát. Các trường hợp diễn tiến nặng, tràn khí nhiều làm xẹp phổi, suy hô hấp cần được cấp cứu hút thoát khí càng sớm càng tốt. Nếu cấp cứu muộn, bệnh nhân có thể tử vong vì những biến chứng bệnh. Một số biến chứng có thể gặp phải của chứng tràn khí màng phổi như: xẹp phổi, khó thở trầm trọng, rách màng phổi, tràn khí màng phổi áp lực,… Biến chứng bệnh thường nặng nề và nguy hiểm hơn ở những bệnh nhân sức khỏe yếu, có bệnh lý mạn tính và bệnh lý phổi trước đó.;;;;;Tràn khí màng phổi là hội chứng đặc trưng bằng hiện tượng xuất hiện khí ở khoang màng phổi. Tràn khí màng phổi có van là một trong những phân loại bệnh theo y học giúp cho việc điều trị và tiên lượng dễ dàng hơn. Trong y học, tràn khí màng phổi được chia thành nhiều loại, chủ yếu dựa trên nguyên nhân và áp lực khoang màng phổi. Trong đó, tràn khí màng phổi có van là một phân loại bệnh dựa trên áp lực khoang màng phổi. Khi đo áp lực màng máy, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán phân loại bệnh như sau: Tràn khí màng phổi kín Ở phân loại này, chỗ rách của màng phổi đã tự được bịt lại. Đây là trường hợp tiên lượng tốt, thông thường khí màng phổi sẽ tự hấp thu theo thời gian mà không cần can thiệp y khoa. Tràn khí màng phổi hở Những người bệnh bị tràn khí màng phổi hở khi chụp X-quang hoặc thăm khám thấy chỗ rách ở màng phổi vẫn tồn tại. Điều này làm lưu thông khí và khiến áp lực khoang màng phổi tương đương với áp lực khí quyển. Tràn khí màng phổi có van Đây là phân loại bệnh đặc biệt khi chỗ rách màng phổi chưa lành lại nhưng tạo thành van một chiều, kết quả đo áp lực dương tính. Các trường hợp chẩn đoán tràn khí màng phổi có van cần cấp cứu y tế càng sớm càng tốt vì van khí khiến cho phổi tương ứng bị xẹp, trung thất bị đẩy ra bên đối diện. Biến chứng suy hô hấp, trụy mạch có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không cấp cứu khẩn cấp. Phân loại tràn khí màng phổi sẽ dựa trên triệu chứng lâm sàng và các kết quả chẩn đoán cận lâm sàng. Phương pháp chẩn đoán thường dùng là: chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính CT phân giải cao,… 2. Cơ chế bệnh sinh tràn khí màng phổi có van Bình thường màng phổi gồm 2 lớp mỏng gắn với nhau bằng một lớp dịch nhầy ở giữa. Theo hoạt động hô hấp của phổi, hai lớp màng phổi chuyển động nhịp nhàng, vừa có tác dụng bảo vệ vừa hỗ trợ chức năng của cơ quan này. Tuy nhiên, vì nguyên nhân nào đó gây xuất hiện khí giữa màng phổi, làm xẹp phổi. Có 3 con đường làm xuất hiện khí trong màng phổi bao gồm: Rách màng phổi khiến cho không khí từ đường thở đi vào màng phổi và tích tụ trong đó. Vết thương thấu ngực khiến cho không khí đi qua thành ngực, cơ hoành và trung thất, đôi khi qua thực quản và bị tích khí ở màng phổi Khí được sinh ra bởi các vi sinh vật có trong khoang màng phổi. Cấu trúc màng phổi giúp duy trì áp lực âm tính giữ cho phổi hoạt động và duy trì. Khi bị tràn khí màng phổi thì chức năng hô hấp và khả năng đàn hồi của nhu môi phổi bị giảm. Tùy vào mức độ tràn khí gây xẹp phổi như thế nào mà bệnh lý này làm rối loạn chức năng hô hấp nhẹ hay nặng. Nguy hiểm hơn là trường hợp tràn khí kết hợp với tràn dịch màng phổi, diễn tiến nhanh và nặng đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Tràn khí màng phổi thông thường, khí có thể tự thoát ra khi thở ra. Tuy nhiên các trường hợp có van khiến khí không tự thoát ra ngoài được sẽ dần gây biến chứng suy hô hấp, khó thở nghiêm trọng. Trong chẩn đoán, cần xác định loại tràn khí màng phổi và nguyên nhân để cấp cứu, hỗ trợ thở cũng như điều trị tận gốc nguyên nhân. Mục đích chính của điều trị là tránh xẹp phổi gây suy hô hấp. Nếu suy hô hấp cấp xảy ra, cần cấp cứu hỗ trợ thở cho người bệnh. Muốn đạt được mục đích này, điều trị cần loại bỏ được khí tích tụ trong màng phổi. Tùy theo bệnh được chẩn đoán là tràn khí màng phổi có van hay các phân loại khác, phương pháp điều trị là khác nhau. 3.1. Điều trị tràn khí màng phổi kín Đa phần các trường hợp này khí tràn màng phổi chiếm thể tích nhỏ, bệnh nhân sẽ được theo dõi và hỗ trợ tự hấp thu khí. Nếu sau 3 - 4 ngày, khí tràn màng phổi không giảm hoặc tăng lên, phương pháp dẫn lưu bằng kim sẽ được xem xét thực hiện. 3.2. Điều trị tràn khí màng phổi mở Những người bệnh được chẩn đoán là tràn khí màng phổi mở thường điều trị bằng dẫn lưu catheter màng phổi, đưa từ liên sườn II hoặc liên sườn 4 - 5. Ống thông dẫn lưu khí thường được kẹp lại sau 24 - 48 giờ, đồng thời kiểm tra đánh giá bằng chụp X-quang, theo dõi mạch và huyết áp. 3.3. Điều trị tràn khí màng phổi có van Đây là trường hợp bệnh nặng, tiến triển nhanh và nguy hiểm, vì thế bệnh nhân được chẩn đoán tràn khí màng phổi có van phải được cấp cứu nội khoa, hỗ trợ thoát khí càng sớm càng tốt. Để thoát khí nhanh, bác sĩ thường dùng kim loại chọc hút khí liên tục với sự hỗ trợ của máy. Như vậy, xác định tràn khí màng phổi có van hay không là rất quan trọng, nó quyết định việc lựa chọn phương pháp cấp cứu có hiệu quả hay không. Bên cạnh dẫn lưu khí màng phổi, bệnh nhân cần được điều trị nội khoa và điều trị phục hồi bằng việc: - Nghỉ ngơi tại giường: Hạn chế đi lại hoặc sai tư thế gây suy hô hấp cấp. - Thuốc giảm đau: Paracetamol hoặc Acetaminophen. - Thuốc giảm ho giúp giảm cơn đau ngực và khó thở, thường dùng Paxeladine. - Thở oxy với các trường hợp suy hô hấp. - Dùng kháng sinh nếu tràn khí màng phổi do bội nhiễm vi khuẩn, thường dùng loại kháng sinh phổ rộng như Cefalosporin. - Tránh lo âu, xúc động: Bệnh nhân có thể được cho dùng thuốc an thần để nghỉ ngơi tốt hơn, tránh biến chứng tràn dịch màng phổi. - Theo dõi chống sốc và trụy tim mạch, những biến chứng này có thể khiến người bệnh tử vong. Như vậy, tràn khí màng phổi có van là phân loại nguy hiểm, tiến triển nhanh của biến chứng hô hấp này. Việc chẩn đoán phân biệt tràn khí màng phổi có van hay không được thực hiện sớm để định hướng điều trị tốt hơn.;;;;;Hội chứng tràn khí màng phổi không phải là bệnh hô hấp xa lạ song không nhiều người có kiến thức cơ bản. Điều này dẫn đến nhiều trường hợp bệnh khởi phát song không được cấp cứu, xử lý đúng cách dẫn đến biến chứng đáng tiếc cho sức khỏe, thậm chí cướp đi sinh mạng của người mắc. Khi không khí bị rò rỉ vào không gian của khoang màng phổi thì gọi là bệnh tràn khí màng phổi. Lượng khí này làm tăng áp lực lên phổi, có thể khiến phổi bị xẹp một phần hoặc hoàn toàn. Biến chứng tràn khí này có thể tự phát không rõ nguyên do hoặc trên nền các bệnh lý, chấn thương phổi trước đó. Nếu tràn khí màng phổi nhỏ, lượng khí này sẽ dần được tái hấp thu vào cơ thể người bệnh và vết rách cũng tự phục hồi. Tuy nhiên nếu tràn khí màng phổi lớn, cần đến sự hỗ trợ của y tế để thoát khí trong vài ngày và làm lành tổn thương. 2. Nguyên nhân tràn khí màng phổi Màng phổi gồm 2 lớp với dịch ở giữa, đàn hồi theo nhịp thở của phổi khi hít vào và thở ra. Vì thế, cần duy trì áp xuất âm trong khoang màng phổi này để đảm bảo hoạt động của phổi. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là xác định hoặc không xác định, dựa trên đó người ta phân loại tràn khí màng phổi bao gồm: 2.1. Tràn khí màng phổi tự phát Đây là tình trạng bệnh không xác định được nguyên nhân, thường xảy ra ở những người trẻ tuổi, không bị chấn thương ngực hay bệnh lý phổi trước đó. Tình trạng này xảy ra khi bóng khí xuất hiện bất thường ở màng phổi, vì tác động nào đó mà vỡ ra, làm thay đổi áp lực màng phổi. Yếu tố tác động có thể là thay đổi áp suất không khí khi lặn biển, trên máy bay, leo núi hoặc âm thanh lớn,… Một số nghiên cứu chỉ ra, tràn khí màng phổi tự phát có thể xảy ra khi sử dụng chất kích thích như cần sa. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là tình trạng vỡ khí màng phổi không rõ nguyên do. 2.2. Tràn khí màng phổi thứ phát Đây là tình trạng bệnh xảy ra ở người từng bị rối loạn phổi, bệnh lý về phổi gây suy giảm chức năng, làm mỏng màng phổi dần dần. Kết hợp với điều kiện khác, màng phổi dễ bị rách, tụ khí và cuối cùng dẫn đến tràn khí màng phổi. Các bệnh lý dễ gây ra tràn khí màng phổi thứ phát bao gồm: Viêm phổi, bệnh lao, ung thư phổi, xơ hóa nang,… Nhìn chung, tràn khí màng phổi thứ phát thường tiến triển nặng hơn, tiên lượng nguy hiểm hơn, thậm chí đe dọa đến tính mạng bệnh nhân do tổn thương nặng nề ở phổi. Vì thế những bệnh nhân điều trị bệnh phổi luôn cần theo dõi thường xuyên và kịp thời can thiệp nếu bóng khí xuất hiện bất thường ở màng phổi. 2.3. Tràn khí màng phổi do chấn thương Chấn thương ở ngực hay vết thương do bệnh lý, vi trùng gây ra đều có thể dẫn đến tràn khí màng phổi là xẹp phổi. Chấn thương thường gặp là vết thương dao, vết thương do đạn bắn hoặc đòn đánh lực mạnh vào ngực. Đôi khi, tổn thương gây tràn khí màng phổi do thủ thuật y tế liên quan như: sinh thiết phổi, sinh thiết gan, hồi sức tim phổi, đặt ống lồng ngực,… Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ được xác định khiến bạn có thể mắc chứng tràn khí màng phổi bao gồm: Tuổi tác: Tràn khí màng phổi tự phát dễ xảy ra ở người trẻ từ 20 - 40 tuổi, cao gầy và nhẹ cân. Hút thuốc: Khói thuốc lá gây hại đến phổi và làm tăng nguy cơ tràn khí màng phổi. Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị bệnh cao hơn so với phụ nữ. Bệnh lý: Người có bệnh lý về phổi như khí phế thũng thường dễ bị tràn khí màng phổi và biến chứng xẹp phổi hơn. Tiền sử: Người từng bị tràn khí màng phổi có nguy cơ tái phát cao trong vòng 1 - 2 năm đầu tiên. 3. Triệu chứng tràn khí màng phổi Triệu chứng cơ năng của tràn khí màng phổi thường rõ ràng bao gồm: Đau ngực đột ngột, bắt đầu từ bên phổi bị tràn khí và có thể lan ra các cơ quan xung quanh. Cần phân biệt với các bệnh lý gây đau ngực khác bởi đau do tràn khí màng phổi không xảy ra ở trung tâm ngực. Cảm giác tức ngực, đè nặng do bóng khí chèn ép lên phổi. Khó thở có thể ở mức độ nhẹ hoặc nghiêm trọng tùy vào mức độ phổi bị xẹp. Tim đập nhanh, có thể choáng, sốc. Triệu chứng bệnh có thể nhiều hoặc ít, kéo dài hoặc âm thầm trong thời gian ngắn phụ thuộc vào lượng không khí tồn tại ở khoang màng phổi nhiều hay ít. Tuy nhiên, một số ít bệnh nhân dù bệnh tiến triển nặng, màng khí khiến phổi bị xẹp lại nhưng triệu chứng chỉ là cơn đau ngực và khó thở nhẹ. Người bệnh nên đi khám bác sĩ ngay khi xuất hiện triệu chứng đau ngực, khó thở đột ngột. Đôi khi nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể không phải là tràn khí màng phổi song chẩn đoán xác định nguyên nhân và điều trị sớm vẫn là cần thiết. Nếu cơn đau ngực trở nên nặng hơn, khiến bạn không thể thở nổi hoặc thở khó khăn thì cần cấp cứu y tế ngay lập tức. Hội chứng tràn khí màng phổi cần được cấp cứu y tế và dẫn lưu khí, nhất là các trường hợp khí tích tụ lớn hơn 20% thể tích phổi. Biến chứng nguy hiểm nhất là xẹp phổi dẫn đến suy hô hấp, suy tuần hoàn và khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng. Ngoài ra, bệnh nhân có thể phải đối mặt với các biến chứng tràn khí màng phổi như: Rò rỉ không khí: khiến tràn khí màng phổi tái phát liên tục, cần phẫu thuật đóng lỗ rò rỉ. Nồng độ oxy thấp: ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Chèn ép tim: Khí tích tụ có thể làm tăng áp lực đẩy tim và mạch máu, cản trở lưu thông máu. Biến chứng chèn ép tim có thể gây tử vong nhanh chóng. Suy hô hấp: Khi oxy trong máu quá thấp, suy hô hấp có thể khiến bệnh nhân hôn mê, mất ý thức, rối loạn nhịp tim dẫn đến tử vong. Shock: Shock là tình trạng nguy kịch khi tràn dịch màng phổi xảy ra làm thiếu hụt oxy trầm trọng, huyết áp giảm thấp. Hội chứng tràn khí màng phổi là biến chứng hô hấp nghiêm trọng, cần sớm điều trị và cấp cứu để phòng ngừa bệnh tiến triển nặng và nguy hiểm.;;;;;Tràn khí màng phổi tự phát đa phần các trường hợp này tiên lượng tốt hơn so với tràn dịch màng phổi thứ phát, tuy nhiên vẫn cần điều trị tích cực để phục hồi và ngừa tái phát. Bệnh thường xảy ra đột ngột ở những người chưa có tiền sử bệnh về phổi. 1. Tìm hiểu về chứng tràn khí màng phổi tự phát Màng phổi gồm 2 lớp là lá thành và lá tạng, hai lớp này cùng bao bọc bảo vệ phổi, giữa chúng có một lớp màng nhầy giúp chuyển động nhịp nhàng theo nhịp thở. Bình thường, khoang màng phổi tạo giữa lá tạng và lá thành không chứa không khí, chỉ có lớp thanh dịch mỏng. Cấu trúc này tạo nên áp suất âm, giúp phổi di động và vận chuyển máu về tim dễ dàng hơn. Khi khí xuất hiện ở phổi, chức năng hô hấp của cơ quan này bị giảm, phổi bị ép và xẹp lại thì gọi là tràn khí màng phổi. Các trường hợp tràn khí màng phổi nghiêm trọng và kéo dài nếu không được dẫn khí có thể gây suy hô hấp, rối loạn tuần hoàn và khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng. Tràn khí màng phổi được chia thành 2 loại là nguyên phát (tự phát) và thứ phát với nguyên nhân và đặc điểm bệnh lý khác nhau. Trong đó, tràn khí màng phổi tự phát xảy ra đột ngột ở bệnh nhân chưa từng có tiền sử chấn thương hay bệnh lý ở phổi. Nguyên nhân trực tiếp vẫn chưa xác định rõ, chỉ biết rằng ở những bệnh nhân này, nguyên nhân có thể do vỡ các bóng khí nhỏ bất thường ở phổi. Đối tượng thường bị bóng khí phổi là những người mắc bệnh rối loạn di truyền liên kết hoặc lồng ngực dài. Một số ít trường hợp, tràn khí màng phổi gặp phải ở bệnh nhân sốt siêu vi, là một trong những biến chứng hô hấp do siêu virus gây ra. Khác với tràn khí màng phổi tự phát, tràn khí màng phổi nguyên phát thường gặp ở bệnh nhân trên 40 tuổi, có bệnh lý phổi trước đó và bệnh thường tiến triển nặng hơn. Các bệnh lý dễ dẫn đến biến chứng tràn khí màng phổi như bệnh lao, viêm phổi, áp xe phổi, hen suyễn, dị vật đường thở, xơ phổi, ung thư phổi,… Tràn khí màng phổi tự phát diễn biến bất ngờ, ít người bệnh nhận thức và điều trị kịp thời dẫn đến những biến chứng không đáng có. Vì thế mỗi người nên tự trang bị kiến thức về biến chứng hô hấp này, chủ động phòng ngừa cũng như xử lý khi bản thân hay người xung quanh mắc phải. 2. Triệu chứng điển hình của tràn khí màng phổi tự phát Các triệu chứng này rất rõ ràng, điển hình nhất là đau ngực dữ dội và đột ngột. Nhiều trường hợp cơn đau ngực dữ dội khiến người bệnh có cảm giác như bị dao đâm, không dám thở sâu do cơn đau tăng khi hít thở. Cùng với đó, tình trạng ho khan dữ dội do xẹp phổi, thiếu hụt không khí càng khiến bệnh nhân đau đớn hơn. Triệu chứng xuất hiện muộn hơn của chứng tràn khí màng phổi tự phát là cảm giác khó thở, ngột ngạt. Tỉ lệ tràn khí càng cao so với thể tích phổi thì ảnh hưởng tới chức năng hô hấp càng lớn, bệnh nhân càng bị khó thở nhiều. Khó thở và đau đớn khiến người bệnh xuất hiện các triệu chứng toàn thân như: mạch đập nhanh, tay chân lạnh, hẹ huyết áp, vã mồ hôi, tinh thần hốt hoảng, lo âu,… Đa phần trường hợp tràn khí màng phổi tự phát triệu chứng sẽ rầm rộ và rõ ràng. Tuy nhiên vẫn có số ít trường hợp triệu chứng kín đáo, người bệnh chỉ cảm thấy khó thở và tức ngực thoáng qua. Nếu tràn khí màng phổi nhẹ, khí sẽ tự thoát ra ngoài theo hoạt động của phổi và triệu chứng bệnh cũng dần biến mất. Song nếu bệnh tiếp tục tiến triển, triệu chứng sẽ nặng hơn như lồng ngực căng phồng, rung thanh giảm, có thể xuất hiện dấu hiệu mắt híp, cổ bạnh,... . Triệu chứng tràn khí màng phổi sẽ giúp bác sĩ phát hiện bệnh, song để chẩn đoán chính xác cần thực hiện các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh như: chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính,… Một số xét nghiệm cận lâm sàng khác có thể được thực hiện để tìm ra nguyên nhân gốc rễ gây tràn khí màng phổi và điều trị triệt để. 3. Phương pháp điều trị tràn khí màng phổi tự phát hiệu quả Hầu hết các trường hợp cấp cứu tràn khí màng phổi tự phát, bệnh diễn tiến nhanh với triệu chứng rầm rộ. Tuy nhiên khi được cấp cứu hỗ trợ thoát khí, bệnh sẽ hồi phục nhanh chóng và chức năng phổi sẽ dần trở lại bình thường. Chẩn đoán nhanh và chính xác mức độ tràn khí màng phổi rất quan trọng để lựa chọn phương pháp điều trị. Nếu tràn khí màng phổi tự phát chỉ chiếm nhỏ hơn 15% thể tích bên phổi bị ảnh hưởng thì hầu như không cần dẫn lưu khí. Bệnh nhân sẽ được thở oxy để hỗ trợ tự thoát khí, chụp X-quang phổi và theo dõi cho đến khi sức khỏe ổn định. Nếu tràn khí màng phổi với thể tích lớn hơn 15% thể tích phổi bị ảnh hưởng, cần chọc hút dẫn lưu màng phổi bằng 1 số phương pháp như: Kim nhỏ nối với bơm tiêm và ba chạc. Kim luồn nối với dây truyền dịch, bơm tiêm và ba chạc. Catheter đặt vào khoang màng phổi. Gây dính màng phổi. Nếu bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp chọc hút khí màng phổi trên, phẫu thuật mở màng phổi và đặt ống dẫn lưu sẽ được chỉ định. Bên cạnh đó, điều trị nội khoa với các thuốc giảm đau, thuốc hỗ trợ chức năng phổi là cần thiết trong quá trình cấp cứu, điều trị phục hồi cũng như phòng ngừa tái phát. Như vậy, tùy vào mức độ tràn khí màng phổi tự phát mà phương pháp điều trị và tiên lượng bệnh là khác nhau. Song hầu hết trường hợp cấp cứu sớm, điều trị tích cực dưới sự theo dõi của chuyên gia y tế, bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh chóng mà không để lại biến chứng sức khỏe gì.;;;;;Bệnh tràn khí màng phổi dễ xảy ra với những người ở độ tuổi 20 - 40 nguyên nhân chủ yếu do lao, bệnh phổi phế quản không phải lao và cũng có những trường hợp không rõ căn nguyên. Bệnh lý này xảy ra đột ngột, nguy hiểm nhất có thể dẫn đến tử vong. 1. Tràn khí màng phổi là bệnh như thế nào 1.1. Phân loại tràn khí màng phổi Tràn khí màng phổi là bệnh lý xảy ra khi có sự tích tụ khí giữa phổi và thành ngực. Khí ở khoang màng phổi thường từ bên ngoài cơ thể đi vào hoặc từ phổi. Đến nay, nguyên nhân gây ra bệnh vẫn chưa được tìm ra nhưng hầu hết các nhà khoa học cho rằng bệnh hình thành do khí thoát ra ở các bóng khí bị vỡ và ứ đọng lại ở phổi. Ngoài ra, từng mắc bệnh về phổi, có chấn thương ở phổi hoặc ngực cũng có thể là lý do gây ra bệnh lý này. Tràn khí màng phổi dễ có nguy cơ với các đối tượng như: nam giới, người hút thuốc nhiều năm liền, người phải thở máy, người sinh ra trong gia đình có người từng bị bệnh tràn khí màng phổi,... Bệnh thường được phân loại như sau: - Dựa trên nguyên nhân gây bệnh + Tràn khí màng phổi tự phát: bệnh không xuất phát từ vết thương hay chấn thương ở ngực. Trong nhóm này có tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát và tràn khí màng phổi tự phát thứ phát. Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát chủ yếu do các bóng khí ở đỉnh phổi bị vỡ. Tràn khí màng phổi tự phát thứ phát xuất hiện ở những người trước đó đã từng bị bệnh, thường do nhiễm khuẩn, mắc bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính, hen phế quản, tắc nghẽn phế quản,... + Tràn khí màng phổi do chấn thương, vết thương, thủ thuật tại phổi. - Dựa trên việc đo áp lực khoang màng phổi Sử dụng máy đo áp lực có thể chia tràn khí màng phổi ra 3 dạng: + Tràn khí màng phổi kín: đã bịt được chỗ rách của màng phổi, kết quả đo áp lực khoang màng phổi cho thấy âm tính. + Tràn khí màng phổi hở: còn tồn tại chỗ rách của màng phổi, kết quả đo cho thấy áp lực khoang màng phổi là 0. + Tràn khí màng phổi van: vẫn tồn tại chỗ rách nên cần tạo van 1 chiều, kết quả đo áp lực khoang màng phổi dương tính. Bệnh nhân dễ bị trụy tim và suy hô hấp, cần được cấp cứu nhanh để tính mạng không bị đe dọa. 1.2. Triệu chứng nhận diện bệnh tràn khí màng phổi Người bị tràn khí màng phổi thường cảm thấy đau nhói ở một bên ngực một cách đột ngột, cơn đau tăng lên mạnh hơn mỗi khi hít vào. Ngoài ra họ cũng có thể bị khó thở, cảm giác khó thở tăng lên đồng thời với việc khí tràn vào màng phổi nhiều hơn. Tràn khí màng phổi mức độ nhiều sẽ gây khó thở nặng, người bệnh có biểu hiện suy hô hấp cấp như: tím tái, vật vã, tụt huyết áp, mạch nhanh. 2. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tràn khí màng phổi Tràn khí màng phổi có thể dẫn đến các biến chứng như: tràn dịch, tràn máu màng phổi; suy hô hấp, xẹp phổi, suy tim; tràn khí dưới da; màng phổi bị nhiễm trùng,... Trong các biến chứng này thì nguy hiểm nhất phải kể đến tràn khí màng phổi trung thất. Trường hợp này các dây thần kinh, tĩnh mạch hoặc động mạch phổi cùng quai động mạch chủ ở trung thất và tim sẽ bị khí đè ép trực tiếp dẫn đến suy hô hấp, suy tim, tính mạng người bệnh bị đe dọa. Rò rỉ không khí liên tục cũng có thể xảy ra với bệnh nhân bị tràn khí màng phổi dù đã được đặt ống dẫn lưu vào để hút không khí ra do nguyên nhân phổi không đóng. Nếu tình trạng này kéo dài, bệnh nhân có thể phải tiến hành phẫu thuật. Người bệnh cũng có thể bị thiếu oxy vì màng phổi bị nén, bị căng hoặc sụp đổ làm cho phổi có ít không khí hơn và oxy đi vào máu ít đi. Hiện tượng thiếu oxy có thể phá vỡ hoạt động cơ bản của cơ thể, thậm chí còn đe dọa đến sự sống. Biến chứng chèn ép tim cũng không thể bỏ qua bởi nó có thể gây tử vong. Nguyên nhân của tình trạng ấy là do bệnh không được điều trị sớm, áp lực lên tim ngày càng tăng, ảnh hưởng xấu đến sự trở lại của máu đến tim và chức năng tim bị mất một cách đột ngột. Người bị tràn khí màng phổi cũng có thể bị sốc nếu huyết áp xuống thấp, oxy và chất dinh dưỡng của các cơ quan quan trọng trong cơ thể bị tước đi. Bên cạnh đó, họ cũng dễ bị suy hô hấp dẫn đến tử vong nếu oxy trong máu giảm quá nhiều gây rối loạn nhịp tim và bất tỉnh, hôn mê. 3. Vấn đề cần lưu tâm Về cơ bản, những biến chứng của tràn khí màng phổi có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và cấp cứu kịp thời. Vì thế, nếu bạn đau ngực đột ngột hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị đúng hướng. Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ cũng là việc người bệnh cần làm để phòng ngừa bệnh tái phát. Những người có nguy cơ đối với bệnh tràn khí màng phổi cần tránh làm việc quá sức, không hút thuốc lá, có chế độ dinh dưỡng hợp lý để cải thiện sức đề kháng cho cơ thể, vận động và hít thở nhẹ nhàng,... Mỗi người đều có thể chủ động phòng ngừa sự tái phát của bệnh tràn khí màng phổi bằng cách: - Đeo khẩu trang mỗi khi ra đường để tránh khói bụi, ô nhiễm khí. - Thực hiện vệ sinh nơi ở sạch sẽ để bụi không bám vào các vật dụng trong nhà. - Nói không với thuốc lá. - Nếu phải làm việc trong môi trường có nhiều chất độc hại hãy luôn dùng dụng cụ bảo hộ. - Tuân thủ nghiêm túc chỉ định điều trị từ bác sĩ. - Trường hợp có đặt ống thông khí ở ngực nếu thấy mủ chảy ra ở đây cần nhanh chóng thông báo với bác sĩ để kiểm tra nguy cơ viêm nhiễm phổi.
question_322
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh ung thư đường mật
doc_322
1. Tổng quan về ung thư đường mật Ung thư đường mật là những tổn thương ác tính xuất phát từ tế bào biểu mô của đường mật, bao gồm: – Ung thư bóng Vater – Ung thư túi mật – Ung thư đường mật trong gan – Ung thư đường mật ngoài gan Ung thư đường mật có thể hình thành và phát triển ở bất cứ vị trí nào của đường mật. Đây là loại ung thư phát triển chậm, xâm lấn từ từ vào các cấu trúc bên trong, vì vậy rất khó có thể chẩn đoán sớm. Thông thường, cho đến giai đoạn gần cuối bệnh mới xuất hiện các triệu chứng rõ rệt, lúc này các ống dẫn mật đã bị tắc nghẽn. Sự tắc này ngăn cản sự thoát dịch mật từ gan vào túi mật và ruột dẫn đến viêm gan và/hoặc viêm tụy. Ung thư đường mật xảy ra ở cả hai giới và hầu hết các bệnh nhân đều trên 65 tuổi. Các giai đoạn của ung thư đường mật 1.2. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ung thư đường mật Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ung thư đường mật như: – Phát triển từ các bệnh lý của gan như viêm gan B, viêm gan C, xơ gan, viêm gan do rượu, sỏi đường mật trong gan, sỏi túi mật, Polyp túi mật, viêm túi mật,… – Nhiễm trùng gan do ký sinh trùng hoặc nhiễm khuẩn đường mật. – Một số bệnh lý bẩm sinh. – Do tuổi cao và cơ thể dần yếu đi, đặc biệt với những người từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ cao mắc bệnh. 1.3. Các triệu chứng lâm sàng khi mắc ung thư đường mật Những người bệnh mắc phải ung thư đường mật thường có những dấu hiệu sau: – Phát hiện cơ thể bị vàng da, vàng mắt. – Đi ngoài phân bạc màu, nước tiểu có màu sẫm. – Thường xuyên cảm thấy đau tức vùng hạ sườn phải và vùng thượng vị. – Cân nặng sụt giảm đột ngột không rõ lý do, cơ thể gầy gò. – Cảm thấy chán ăn, sốt, thiếu máu, ngứa toàn thân. – Trong trường hợp tế bào ung thư đã di căn, có thể có các dấu hiệu như gãy xương, bụng chướng, khó thở, tràn dịch màng phổi, dịch tự do ổ bụng. Cảm thấy đau vùng thượng vị và vùng hạ sườn phải là một trong những dấu hiệu nhận biết ung thư đường mật 2. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh ung thư đường mật 2.1. Chẩn đoán hình ảnh ung thư đường mật không xâm nhập – Siêu âm giúp xác định sự co giãn của ống mật và vị trí chít hẹp mật. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện siêu âm Doppler để đánh giá động mạch gan chính, tĩnh mạch cửa và các nhánh. – Chụp cắt lớp vi tính CT Scan nhằm đánh giá sâu hơn phạm vi thâm nhiễm của khối u và sự di căn xa. – Cộng hưởng từ MRI đường mật là kỹ thuật mới, có khả năng quan sát rõ nét cấu trúc đường mật và kích thước khối u đường mật mà không xâm lấn vào trong cơ thể. 2.2. Chẩn đoán hình ảnh ung thư đường mật xâm nhập Chẩn đoán hình ảnh xâm nhập thường chỉ áp dụng với u phần thấp ống mật chủ hoặc khi thực hiện can thiệp. Rất hạn chế dùng để đánh giá u đường mật vùng rốn gan, trong gan. Đây là phương pháp siêu âm được thực hiện bằng cách sử dụng ống nội soi có tích hợp đầu dò siêu âm thu nhỏ để ghi lại những hình ảnh của đường mật với chất lượng và độ chính xác cao hơn so với siêu âm ở bên ngoài cơ thể. Đây là một thủ thuật chuyên biệt được thường được sử dụng để chẩn đoán và điều trị đồng thời các bệnh về đường mật. Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi có gắn camera để kiểm tra bên trong hệ tiêu hóa. Ống nội soi này được đưa đến chỗ đổ vào tá tràng của đường mật. Tiếp theo, một ống thông nhỏ sẽ được luồn vào ống mật để bơm thuốc cản quang và soi dưới màn hình X-quang để chẩn đoán bệnh. Ngay lúc này, bác sĩ có thể sẽ thực hiện thủ thuật điều trị như lấy sỏi ống mật chủ hoặc ống gan chung, nong chỗ hẹp, đặt stent qua chỗ hẹp,… ngay khi xác định được chẩn đoán. Nội soi mật tụy ngược dòng là phương pháp đóng vai trò quan trọng Chụp đường mật xuyên qua da xuyên gan là thủ thuật X – quang có xâm lấn được thực hiện như sau: – Bệnh nhân sẽ được gây mê, tiêm tĩnh mạch thuốc giảm đau và kháng sinh. – Khi thuốc mê bắt đầu có hiệu lực, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê tại chỗ ở vùng da trên lồng ngực bên phải của bệnh nhân. Sau đó, một kim nhỏ dài sẽ được đưa vào giữa hai xương sườn vào gan. Khi kim vào trong gan, bác sĩ sẽ tiêm thuốc cản quang, thuốc sẽ chảy vào các ống dẫn mật để tiến hành chụp X-quang đường mật. Cùng với nội soi mật tụy ngược dòng, kỹ thuật này giúp bác sĩ xác định độ tắc nghẽn ống dẫn mật trong gan trong các trường hợp hẹp đường mật. Trên đây là các thông tin về các phương pháp chẩn đoán hình ảnh để phát hiện ung thư đường mật. Người bệnh cần lưu ý các yếu tố nguy cơ gây bệnh để phòng tránh hiệu quả. Khi phát hiện các triệu chứng bất thường, hãy thăm khám ngay với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và xử trí kịp thời.
doc_26898;;;;;doc_56326;;;;;doc_59422;;;;;doc_53379;;;;;doc_15797
Chẩn đoán sớm các bệnh lý đường mật giúp tăng hiệu quả điều trị về sau. Chụp cộng hưởng từ đường mật hoặc chụp MRI đường mật là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại hỗ trợ chẩn đoán sớm và chính xác nhờ vào khả năng tái tạo hình ảnh với chất lượng cao. 1. Một số bệnh lý đường mật thường gặp Hệ đường mật trong cơ thể người bao gồm túi mật, ống túi mật, hệ thống đường mật trong gan, ống gan riêng, ống gan chung và ống mật chủ. Bệnh lý đường mật xảy ra khi có bất thường ở một hoặc phối hợp từ nhiều cấu trúc kể trên với những triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng tương tự nhau. Các bệnh lý đường mật phổ biến bao gồm sỏi mật, viêm đường mật cấp do sỏi, viêm đường mật cấp không do sỏi, hội chứng Mirizzi, viêm đường mật mạn tính, nang đường mật, bệnh lý đường mật ác tính, xơ cứng đường mật nguyên phát ...Sỏi đường mậtĐây là một bệnh lý đường mật phổ biến. Sỏi đường mật có thể gặp ở đường mật trong gan, túi mật, ống mật chủ hoặc phối hợp nhiều nơi trong hệ thống đường mật của cơ thể người. Nguyên nhân tạo sỏi mật là viêm nhiễm, tăng cholesterol, bệnh lý tan máu, tắc nghẽn gây ứ mật, dị vật, giun ... Sỏi đường mật thường được phân loại theo vị trí hoặc thành phần cấu thành nên sỏi, chủ yếu là sỏi cholesterol.Viêm đường mật cấp tính. Viêm đường mật có thể có nguyên nhân từ sỏi hoặc không do sỏi. Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh viêm đường mật cấp tính là hẹp đường mật, sỏi mật, sau các thủ thuật can thiệp vào đường mật như nội soi mật tụy ngược dòng, phẫu thuật nối mật ruột ... Cơ chế thường thấy gây viêm đường mật cấp tính là sự nhiễm trùng ngược dòng từ tá tràng và ruột non.Viêm đường mật mãn tính. Thể bệnh phổ biến nhất là viêm đường mật xơ hóa tiên phát. Bệnh diễn tiến kéo dài với quá trình viêm và xơ hóa các đường dẫn mật trong và ngoài gan, gây xơ hóa và chít hẹp lòng ống dẫn mật.Viêm túi mật cấp tính. Viêm túi mật cấp tính là bệnh lý chỉ tình trạng viêm nhiễm tại túi mật, có nguyên nhân chính là sỏi túi mật. Chỉ khoảng gần 10% tổng số trường hợp viêm túi mật cấp tính không liên quan đến sỏi túi mật, với các yếu tố nguy cơ được biết đến là nhịn ăn uống lâu ngày, xẹp túi mật do bị chèn ép và nhiễm khuẩn trực tiếp. Viêm túi mật là bệnh lý thường gặp về đường mật Ung thư biểu mô túi mật. Ung thư biểu mô túi mật hay còn gọi là carcinoma túi mật là thể thường gặp nhất trong các loại ung thư đường mật. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ tuổi trung niên trên 60 tuổi, có tiền sử mắc các bệnh viêm nhiễm túi mật mạn tính, túi mật sứ, sỏi túi mật. Biểu hiện của carcinoma túi mật trên các phương tiện chẩn đoán hình ảnh bao gồm thành túi mật dày, có khối bất thường nằm trong lòng túi mật hoặc chèn ép không quan sát được túi mật bình thường, di căn hạch và xâm lấn các cơ quan lân cận. Tiên lượng ung thư túi mật khá dè dặt.Nang đường mật bẩm sinhĐây là bất thường bẩm sinh gặp ở hệ thống đường mật trong và ngoài gan gây giãn ống mật với các hình dạng bất thường. Bệnh được phân loại thành nhiều thể khác nhau, phụ thuộc vào loại hình dạng bất thường và vị trí giãn các ống mật như giãn dạng nang, dạng túi, dạng ống, khu trú hay lan tỏa.Dị tật bẩm sinh túi mật. Người bình thường chỉ có một túi mật nằm ở hố túi mật của gan, tương ứng với vùng hạ sườn phải. Dị tật bẩm sinh túi mật là các trường hợp bất thường vị trí, số lượng và hình dạng của túi mật. Túi mật có thể nằm ở những vị trí bất thường như bên trong nhu mô gan, sau phúc mạc hoặc dưới gan trái. Không có túi mật hoặc có hai túi mật rất hiếm gặp. Túi mật có nếp gấp, có vách ngăn hay túi thừa là những bất thường hình thái có thể Cộng hưởng từ hay MRI (Magnetic Resonance Imaging) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tiên tiến sử dụng từ trường để tái tạo hình ảnh 2D và 3D các hệ cơ quan trong cơ thể với chất lượng cao và rõ nét. Chụp cộng hưởng từ đường mật (MRCP)là một trong những ứng dụng của chụp cộng hưởng từ trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Cộng hưởng từ là một xét nghiêm không xâm lấn, độ phân giải cao, cho hình ảnh đánh giá chính xác các bệnh lý đường mật.Hình thái, đặc điểm và mối tương quan với các cấu trúc liên quan của hệ đường mật được khảo sát tốt bằng chụp cộng hưởng từ. Ngoài ra, chụp MRI đường mật còn là một phương pháp không xâm lấn và không gây đau đớn cho người bệnh. Tương tự như chụp cắt lớp vi tính, bệnh nhân được yêu cầu giữ nguyên tư thế trong suốt quá trình chụp dưới buồng máy. So sánh với các phương pháp dùng để chẩn đoán các bệnh lý đường mật trước đây như nội soi đường mật tụy ngược dòng, chụp MRI đường mật được đánh giá an toàn hơn, quy trình thực hiện đơn giản hơn và chất lượng hình ảnh cao hơn. Tai biến khi chụp cộng hưởng từ đường mật hiếm gặp và không nặng nề, chủ yếu liên quan đến tác dụng phụ của thuốc đối quang từ trong những trường hợp có sử dụng. So với nội soi, chụp MRI hiệu quả hơn 3. Ưu điểm khi chụp cộng hưởng từ đường mật Chụp cộng hưởng từ đường mật là phương pháp hiện đại với nhiều ưu điểm vượt trội:Không xâm lấn, không gây đau đớn hay khó chịu cho người bệnh. Người chụp MRI đường mật không phơi nhiễm với tia X, vì thế có thể chỉ định được cho phụ nữ mang thai.Khảo sát được đặc điểm cấu trúc hệ thống đường mật một cách chi tiết và chính xác hơn.Phát hiện được các tổn thương có kích thước nhỏ và các bất thường từ bên ngoài ảnh hưởng lên đường mật.Quy trình thực hiện đơn giản, không mất nhiều thời gian. Chụp MRI đường mật an toàn và không mất thời gian Với nhiều ưu điểm kể trên, chụp cộng hưởng từ đường mật được chỉ định trong nhiều trường hợp bệnh lý khác nhau bao gồm:Chẩn đoán được chính xác vị trí và số lượng sỏi đường mật, hạn chế bỏ sót các sỏi không cản quang hoặc có kích thước nhỏĐánh giá mức độ giãn đường mật.Phân loại được các thể của bệnh nang đường mật bẩm sinh.Phát hiện được các khối u đường mật. Phân độ giai đoạn các bệnh lý ác tính đường mật trước phẫu thuật.Theo dõi đánh giá sau điều trị của u đường mật.Ths.Bs Lê Xuân Thiệp có thế mạnh trong thực hiện các kỹ thuật cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính nâng cao và khó như: Chụp cắt lớp vi tính mạch vành, chức năng tim, Cộng hưởng từ mạch não, tưới máu não và các tạng,..;;;;;Phẫu thuật ung thư đường mật là phương pháp duy nhất giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Trong các loại ung thư, có thể nói ung thư đường mật là loại bệnh khó phát hiện và dễ tử vong. Bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn, gây ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị. Ung thư đường mật là sự hình thành khối u ác tính tại các ống nhỏ dẫn mật từ gan đến túi mật. Bệnh ung thư này có hai loại là ung thư đường mật trong gan và ung thư đường mật ngoài gan. Bệnh có tiên lượng rất xấu, đặc biệt là ung thư vùng rốn gan. Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn, bệnh nhân bị suy gan, di căn và tử vong chỉ sau 3 đến 6 tháng. Trong quá trình đó bệnh nhân phải chịu nhiều đau đớn và suy kiệt. Không thể xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia thống kê được các yếu tố nguy cơ sau đây: – Ung thư đường mật từ viêm đường mật nguyên phát. Tình trạng này gây tắc nghẽn đường dẫn mật do sẹo hoặc viêm. – Từ u nang đường mật chặn sự lưu thông của mật từ đó gây sưng, viêm, nhiễm trùng. – Viêm loét đại tràng mãn tính cũng có thể là nguy cơ dẫn đến ung thư đường mật. – Yếu tố đột biến dòng, tức là những thay đổi di truyền được thừa hưởng. – Những người bị nhiễm ký sinh trùng cũng có nguy cơ cao hơn. – Những người tiếp xúc với các hóa chất trong ngành công nghiệp cao su cũng có khả năng bị ung thư đường mật cao hơn. Ung thư đường mật và các bệnh lành tính khác như xơ gan, sỏi mật, viêm gan, tán huyết… đều có dấu hiệu đặc trưng là vàng da. Ngoài triệu chứng phổ biến là vàng da, người bệnh có biểu hiện đau bụng, sốt, ngứa toàn thân. Đồng thời người bệnh bị thiếu máu, chán ăn, sụt cân. Trường hợp phát hiện muộn, người bệnh bị báng bụng do có dịch trong ổ bụng. – Siêu âm. – Xét nghiệm tìm tế bào ung thư trong dịch mật. – Phương pháp chụp cắt lớp điện toán CT nhằm đánh giá vị trí u, mức độ xâm lấn của u vào gan và di căn. Nhưng phương pháp này không thể phát hiện u nhỏ hơn một cm. – Phát hiện ung thư đường mật bằng chụp cộng hưởng từ mật tụy (MRCP). – Áp dụng phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP). – Phương pháp chụp đường mật xuyên gan qua da (PTC). Dù có nhiều phương pháp hiện đại, tuy nhiên vẫn chưa có phương pháp nào chẩn đoán chính xác 100% ung thư đường mật. 5. Phương pháp phẫu thuật ung thư đường mật trong điều trị 5.1. Phẫu thuật ung thư đường mật – Phương pháp điều trị chính trong ung thư đường mật – Phẫu thuật ung thư đường mật là phương pháp tối ưu để kéo dài thêm thời gian sống cho bệnh nhân. – Phẫu thuật ung thư đường mật giai đoạn sớm có khả năng làm phẫu thuật triệt để. Khi bệnh bước sang giai đoạn di căn phúc mạc hoặc di căn xa thì phẫu thuật không còn triệt để nữa. – Phẫu thuật ung thư đường mật là một kỹ thuật phức tạp, hiện nay chỉ mới được thực hiện tại một số bệnh viện lớn có trung tâm ngoại khoa hiện đại. – Phẫu thuật ung thư đường mật được chia làm hai loại: phẫu thuật có thể chữa khỏi và phẫu thuật giảm nhẹ. 5.2. Phẫu thuật ung thư đường mật có khả năng chữa khỏi Phương pháp phẫu thuật triệt để này áp dụng khi phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm. Để thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện nội soi kiểm tra kích thước khối u và mức độ tổn thương. Nếu khối u nhỏ và có thể loại bỏ ngay thông qua nội soi các bác sĩ sẽ tiến hành cùng lúc. Ở các trường hợp khối u đường mật trong gan và ngoài gan lớn, lúc này phẫu thuật sẽ tiến hành cắt bỏ toàn bộ đường mật. 5.3. Phẫu thuật ung thư đường mật giảm nhẹ Với những trường hợp không thể loại bỏ khối u, phương pháp phẫu thuật đặt ống thông (stent) đường mật qua chỗ hẹp là tốt nhất. Với phương pháp này, giúp mật lưu thông từ gan xuống ruột. Bệnh nhân sẽ giảm vàng da, chất lượng cuộc sống được cải thiện, ăn uống ngon miệng hơn nhờ dịch mật tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, còn có phương pháp điều trị hóa trị trong ung thư đường mật. Với sự tiến bộ ngày nay đã có một số loại thuốc mới được dùng trong điều trị ung thư đường mật. Tuy nhiên tỷ lệ đáp ứng còn thấp, đặc biệt ở bệnh nhân không phẫu thuật cắt khối u được. Do vậy, phương pháp này được cân nhắc khi điều trị. Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu chỉ ra rằng hóa trị sau đặt ống dẫn lưu sẽ tăng thời gian sống của người bệnh trung bình từ 8 tháng lên 28 tháng. 6. Làm thế nào để phòng bệnh ung thư đường mật Ung thư đường mật là bệnh rất nguy hiểm vì có tỷ lệ tử vong cao. Hiện không thể dự phòng được hoàn toàn căn bệnh này. Chỉ có thể hạn chế bằng cách loại bỏ các yếu tố nguy cơ. – Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại, nhất là hóa chất trong ngành công nghiệp cao su. – Điều trị kịp thời các bệnh nhiễm trùng mạn tính. – Tẩy giun sán thường xuyên. – Điều trị các bệnh nguy cơ cao dẫn đến ung thư đường mật như viêm loét đại tràng, u nang đường mật, xơ gan, sỏi mật… – Thực hiện khám sức khỏe định kỳ hàng năm để phát hiện sớm nguy cơ bệnh tật.;;;;;Phần lớn những ca mắc ung thư đường mật đều được phát hiện ở giai đoạn muộn, khiến việc điều trị rất khó khăn, tiên lượng bệnh còn nhiều hạn chế. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu những kiến thức cơ bản về loại ung thư này, trong đó bao gồm các phương pháp điều trị bệnh phổ biến và hiệu quả nhất. 1. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh ung thư đường mật Nguyên nhân gây ung thư thư đường mật Đây là căn bệnh có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới, thường gặp ở đối tượng người cao tuổi (trên 65 tuổi). Tế bào ung thư có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào của đường mật. Trong trường hợp xuất hiện những khối u ung thư và không xử trí kịp thời, những khối u này có thể tăng trưởng nhanh và gây tắc nghẽn các ống mật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Ung thư đường mật có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó phổ biến nhất là do tình trạng viêm xơ hóa đường mật, nang ống mật chủ hay do bệnh Caroli,… Bên cạnh đó, những yếu tố như bệnh sỏi ở gan, sỏi túi mật, viêm túi mật hay bị nhiễm ký sinh trùng tại đường mật, nhiễm sán lá gan, viêm gan B,… cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư mật. Một số triệu chứng cảnh báo bệnh Phần lớn bệnh nhân đều không có biểu hiện ở giai đoạn đầu. Hoặc nếu có biểu hiện thì chỉ thoáng qua, khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Tuy nhiên, trong trường hợp có triệu chứng thì triệu chứng được cho là phổ biến nhất chính là tình trạng vàng da. Ngoài ra, bệnh nhân còn có hiện tượng đau bụng, sốt, thiếu máu, ăn không ngon, sụt cân, ngứa da,… Hơn nữa, nếu tế bào ung thư xuất hiện ở các vị trí khác nhau trên đường mật thì những triệu chứng ung thư cũng có thể khác nhau. Chẳng hạn, trường hợp ung thư túi mật: Biểu hiện bệnh điển hình là vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu,… Bên cạnh đó là một số triệu chứng phổ biến như đau bụng phải, chán ăn, sụt cân,… Trong trường hợp ung thư di căn, bệnh có thể gây ra những triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào vị trí của khối u. Chẳng hạn, di căn xương thì bệnh nhân sẽ bị đau xương, dễ gãy xương; khó thở hay tràn dịch màng phổi trong trường hợp di căn phổi; hội chứng tăng áp lực nội sọ khi di căn não,… 2. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư đường mật Phương pháp chẩn đoán bệnh: Nếu có những triệu chứng nghi ngờ về bệnh ung thư đường mật, bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt để nhanh chóng được điều trị bệnh. Một số phương pháp được áp dụng để chẩn đoán bệnh bao gồm siêu âm bụng, sinh thiết khối u, chụp CT, nội soi mật tụy, chụp cộng hưởng từ để nhận biến chính xác vị trí khối u,… Phương pháp điều trị ung thư đường mật Tùy thuộc vào loại ung thư, giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe bệnh nhân, một số tác dụng phụ của phương pháp điều trị, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến: + Phẫu thuật: Đây là phương pháp giúp nhanh chóng loại bỏ khối u đường mật với mục đích giảm triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Một số dạng phẫu thuật có thể được lựa chọn là: Phẫu thuật đường mật để cắt bỏ toàn bộ khối u ung thư và các hạch bạch huyết lân cận. Thường được áp dụng đối với những trường hợp chưa có dấu hiệu di căn. Phẫu thuật cắt bỏ một phần gan của bệnh nhân để loại bỏ tế bào ung thư đối với trường hợp mắc ung thư đường mật trong gan. Bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm vì gan có thể tự tái tạo và dạng phẫu thuật này sẽ không ảnh hưởng đến chức năng gan. Cắt gan bán phần: Trong trường hợp ung thư đường mật trong gan thì phẫu thuật viên sẽ cắt bỏ một phần gan của bệnh nhân. Việc này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe vì gan có thể tự tái tạo và chức năng gan vẫn được bảo tồn. Phẫu thuật Whipple: Áp dụng với những trường hợp ung thư đường mật ngoài gan. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ cắt bỏ toàn bộ tụy hoặc một phần tụy hay một phần dạ dày,… Tuy nhiên, đây là phương pháp có thể để lại nhiều biến chứng. Với những trường hợp không thể loại bỏ khối u, các bác sĩ vẫn có thể yêu cầu thực hiện phẫu thuật để đặt stent kim loại vào đường mật để giải quyết tình trạng tắc nghẽn khối u, giúp đường mật được lưu thông và từ đó giảm triệu chứng bệnh, cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. + Hóa trị Trong trường hợp bệnh nhân không thể thực hiện phẫu thuật, phát hiện bệnh trong giai đoạn muốn thì có thể lựa chọn phương pháp hóa trị. Bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc để ngăn chặn quá trình phát triển của tế bào ung thư và phá hủy những tế bào bất thường này. Nhược điểm của phương pháp này là có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn và nôn, mệt mỏi, rụng tóc, nhiễm trùng,… Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người bệnh mà có thể xảy ra các tác dụng phụ khác nhau. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng không nên quá lo lắng vì tác dụng phụ thường sẽ kết thúc sau khi hoàn thành từng đợt điều trị. + Xạ trị Các bác sĩ sẽ dùng tia năng lượng để tiêu diệt tế bào ung thư. Phần lớn những bệnh nhân ung thư đường mật sẽ được áp dụng phương pháp xạ trị ngoài. Sau xạ trị, bệnh nhân cũng có thể gặp phải một số triệu chứng như mệt mỏi, đau dạ dày,… Bệnh nhân có thể chỉ áp dụng một trong những phương pháp điều trị nêu trên hoặc cũng có thể kết hợp các phương pháp. Điều quan trọng là phát hiện sớm và điều trị sớm để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Ngay khi bạn có dấu hiệu nghi ngờ bệnh ung thư đường mật, nên đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán tình trạng sức khỏe và xử trí kịp thời.;;;;;Chụp cộng hưởng từ đường mật là một kỹ thuật có giá trị trong việc chẩn đoán các bệnh lý đường mật. Đây là một kỹ thuật không xâm phạm, không nhiễm xạ, cho ra hình ảnh giải phẫu chi tiết có thể phát hiện được các tổn thương và hình thái cấu trúc trong cơ thể. 1. Chụp cộng hưởng MRI đường mật Chụp cộng hưởng từ MRI là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại trong y học được sử dụng từ trường và sóng radio. Cộng hưởng từ đường mật là kỹ thuật có giá trị cao trong khảo sát bệnh đường mật.Hình ảnh chụp cộng hưởng từ MRI có độ tương phản cao, cho ra các chi tiết giải phẫu có thể phát hiện được chính xác các tổn thương hình thái và cấu trục của các bộ phận trong cơ thể. Khả năng tạo hình 3D không gây ra tác dụng phụ nên được áp dụng rộng rãi trong việc chẩn đoán bệnh lý đường mật nói riêng và các chuyên khoa khác nhau nói chung.Chụp cộng hưởng từ đường mật có một số ưu nhược điểm sau:Ưu điểm: Không xâm lấn, không nhiễm xạ, không gây tê, xác định tốt hơn đường mật phía trên chỗ tắc nghẽn, có thể kết hợp với hình T1W và T2W để đánh giá tổn thương ngoài đường mật.Nhược điểm: Độ phân giải trong không gian không cao so với đường mật ngược dòng qua nội soi. Vì vậy, độ nhạy giảm trong phát hiện bất thường đường mật ngoại biên. Cộng hưởng từ đường mật là kỹ thuật có giá trị cao trong khảo sát bệnh đường mật 2. Chỉ định chụp MRI Chỉ định chụp cộng hưởng từ đường mật trong những trường hợp sau:Phát hiện và theo dõi sau điều trị ung thư đường mật. Phát hiện sỏi đường mậtĐánh giá giãn đường mật. Phân giai đoạn tiền phẫu trong ung thư đường mậtĐánh giá các bất thường bẩm sinh đường mật 3. Hình ảnh một số bệnh lý đường mật 3.1 Sỏi mật. Sỏi đường mật là một bệnh thường gặp. Thành phần cấu tạo sỏi thường là sỏi cholesterol khoảng 70% và sỏi sắc tố mật khoảng 30%. Các yếu tố thuận lợi tạo ra sỏi như bệnh lý nhiễm trùng, các rối loạn chuyển hóa, tình trạng ứ mật, bệnh lý tán huyết, di truyền,...Đặc điểm hình ảnh bao gồm:Hình tăng tỷ trọng nằm trong đường mật. Giãn đường mật phía trước sỏi. Sỏi cholesterol thường có cùng tỷ trọng với dịch mật3.2 U đường mật. U đường mật có thể lành tính hoặc ác tính. U lành tính bao gồm: polyp túi mật, u cơ tuyến túi mật,... có thể chẩn đoán trên siêu âm và một số loại u khác thường hiếm gặp.U ác tính bao gồm: Ung thư đường mật và ung thư túi mật. Trong đó ung thư túi mật nguyên phát thường đi kèm sỏi túi mật hoặc túi mật sứ, hay gặp ở nữ giới hơn nam giới. Đặc điểm hình ảnh trên MRI thường là khối lớn không đồng nhất, ngấm thuốc không đều. Một số dấu hiệu khác bao gồm:Xâm lấn nhu mô gan lân cận. Giãn đường mật trong gan. Hạch rốn gan. Di căn phúc mạc. Di căn gan và di căn xa Chụp cộng hưởng từ đường mật phát hiện sỏi đường mật Tóm lại, chụp cộng hưởng từ đường mật là một phương pháp chẩn đoán y học hiện đại và được áp dụng phổ biến. Đây là một kỹ thuật không xâm phạm, không nhiễm xạ, cho ra hình ảnh giải phẫu chi tiết có thể phát hiện được các tổn thương và hình thái cấu trúc trong cơ thể, có giá trị trong việc chẩn đoán các bệnh lý đường mật.;;;;;1. Yếu tố nguy cơ và dấu hiệu ung thư đường mật 1.1. Tổng quan về đường mật và ung thư đường mật Ống mật có đường kính nhỏ, nối giữa gan và ruột non. Dịch mật từ gan sẽ chảy qua các ống này dẫn lưu vào túi mật rồi đến ruột, tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Ung thư ống mật khởi phát từ các tế bào lót tại hệ thống dẫn lưu mật với các vị trí chung gồm: – Đường mật nằm trong gan (Ít gặp nhất). – Nằm ngay bên ngoài gan, tại rãnh gan nơi ống dẫn mật thoát ra. Đây là vị trí thường gặp nhất của ung thư ống mật. – Xa bên ngoài gan, nằm gần nơi ống mật đi vào ruột. Đây là loại ung thư hiếm gặp, phát triển chậm, xâm lấn các cấu trúc bên trong. Do đó, bệnh thường được chẩn đoán muộn khi các ống dẫn mật đã bị tắc nghẽn. Khi đường mật bị tắc, quá trình thoát dịch mật từ gan vào túi mật và ruột sẽ bị ngăn cản. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, dẫn đến các rối loạn. Đồng thời, tắc ống dẫn mật có thể dẫn tới viêm gan và/hoặc viêm tụy, tùy thuộc vào vị trí cụ thể xảy ra tắc nghẽn. Ung thư ống mật tiến triển chậm, xâm lấn cấu trúc bên trong nên thường được phát hiện muộn 1.2. Các yếu tố nguy cơ – Bệnh viêm mạn tính các ống mật làm tăng nguy cơ carcinoma đường mật. Nguyên nhân viêm mạn tính bao gồm: viêm đường mật xơ cứng tiên phát, bệnh gan mạn tính (như viêm gan B, viêm gan C, viêm gan mạn tính do rượu, xơ gan),… – Nhiễm trùng gan do một số bệnh lý ký sinh trùng. – Sỏi trong gan là yếu tố nguy cơ phát triển ung thư ống mật. Trong khi đó, sỏi mật lại không làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. – Tuổi cao: Tỷ lệ mắc ung thư ống mật tăng theo độ tuổi. – Một số bệnh lý bẩm sinh hiếm gặp như: Hội chứng Caroli (giãn đường mật trong gan bẩm sinh), hội chứng Lynch II (ung thư đại trực tràng không polyp di truyền). Trên thực tế, bệnh có thể không có bất kỳ biểu hiện nào cho đến khi khối u tăng kích thước và di căn ra ngoài vị trí ban đầu. Người bệnh có thể gặp triệu chứng muộn là đau bụng (thường ở vùng gan – góc phần tư phía trên bên phải bụng). Đồng thời gan có thể mềm, to lên có thể sờ thấy được. Ung thư ống mật nếu gây cản trở quá trình thoát mật từ gan sẽ dẫn tới viêm gan. Lúc này, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như: chán ăn, đau bụng, đầy hơi, ngứa, vàng da, giảm cân, sốt nhẹ, nước tiểu sẫm, dễ bị bầm tím hoặc chảy máu (do chức năng gan suy giảm có thể làm giảm các yếu tố đông máu trong máu)… Chụp cộng hưởng từ là một trong những kỹ thuật hiện đại được ứng dụng trong chẩn đoán ung thư ống mật 2. Chẩn đoán ung thư đường mật Sau khi kiểm tra lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm máu để đánh giá chức năng gan mật. Tuy nhiên không có xét nghiệm máu nào có thể chẩn đoán chính xác carcinoma đường mật. Do đó, người bệnh cần thực hiện thêm các chẩn đoán hình ảnh để đánh giá cấu trúc của gan, túi mật, ống mật và các cơ quan xung quanh. Thông qua các hình ảnh thu được, bác sĩ sẽ xác định vị trí và đánh giá mức độ lan rộng của khối u. Cụ thể: – Siêu âm bụng: Xác định sự giãn của ống mật và vị trí chít hẹp mật. Bác sĩ cũng có thể chỉ định siêu âm Doppler để đánh giá động mạch gan chính, tĩnh mạch cửa và các nhánh của chúng. – Chụp cắt lớp vi tính: Đánh giá sâu hơn phạm vi thâm nhiễm của khối u và sự di căn xa (nếu có). – Với khối u có vị trí ở chỗ phân nhánh hoặc bên trên ống mật và liên quan đến việc tăng bilirubin, bác sĩ có thể chỉ định chụp Xquang đường mật dưới da qua gan. Kỹ thuật này giúp phát hiện giới hạn trên của chỗ hẹp và giải quyết tình trạng tắc mật. – Nội soi đường mật ngược dòng phù hợp với chẩn đoán carcinoma đường mật ở vị trí giữa hoặc dưới của ống mật. Qua nội soi, mẫu khối u có thể được sinh thiết dưới hướng dẫn của CT hoặc siêu âm. Mẫu mô sẽ được tiến hành xét nghiệm mô bệnh học để xác định tế bào ung thư ống mật. – Cộng hưởng từ MRI là kỹ thuật mới, có khả năng quan sát rõ nét đường mật mà không xâm lấn. 3. Điều trị ung thư đường mật 3.1. Phẫu thuật cắt bỏ khối u Đây là phương án điều trị thường được chỉ định với trường hợp bệnh tiên lượng xấu và mong muốn kéo dài thời gian sống 5 năm. Bác sĩ sẽ căn cứ vào kích thước và loại mô học của khối u, tình trạng hạch lympho, sự liên quan của mạch máu cũng như lựa chọn của người bệnh để đưa ra chỉ định phẫu thuật. Trường hợp được đánh giá có hiệu quả điều trị cao là khối u có bờ tự do, không có hạch lympho thứ phát và không có sự di căn xa. Carcinoma đường mật ngoài gan chiếm khoảng 94% trường hợp ung thư. Những khối u phát triển thâm nhiễm, nằm gần sát tĩnh mạch cửa và động mạch gan thì tỉ lệ có thể phẫu thuật cắt bỏ thấp (khoảng 20% – 40%). Carcinoma đường mật trong gan chỉ chiếm khoảng 4% tổng số ca ung thư ống mật. Số trường hợp có khả năng phẫu thuật tại thời điểm chẩn đoán là khoảng 15% – 50%. Bên cạnh phẫu thuật cắt bỏ ống mật tại chỗ, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ một phần của gan tùy thuộc vào vị trí thâm nhiễm. Phẫu thuật là một trong những phương án điều trị ung thư ống mật 3.2. Hóa trị và xạ trị ung thư đường mật Ung thư ống mật đáp ứng kém với điều trị hóa chất cũng như tia xạ. Hiện nay chưa có kết luận thống nhất về việc sử dụng hóa trị và xạ trị đơn độc hay phối hợp với phẫu thuật. Hóa trị và xạ trị có thể được chỉ định trong 3 trường hợp: – Điều trị trước khi phẫu thuật cắt bỏ. – Điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật cắt bỏ: Xạ trị thường không có ảnh hưởng lên sự sống còn của người bệnh sau phẫu thuật. Trong khi đó, một số nghiên cứu cho thấy điều trị hóa chất giúp cải thiện sự sống còn trung bình của người bệnh sau phẫu thuật. – Điều trị giảm đau: Hóa chất và tia xạ không có khả năng kéo dài sự sống với những trường hợp không có khả năng phẫu thuật. Tuy nhiên, hai phương pháp này giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh so với sự chăm sóc hỗ trợ. Trong đó, xạ trị có thể giúp cải thiện sự dẫn lưu mật ở người bệnh. Ngoài ra, carcinoma đường mật còn có thể được điều trị bằng một số phương pháp ít phổ biến hơn như: ghép gan, phẫu thuật bắc cầu (surgical bypass), phẫu thuật luồn ống, đặt ống dẫn lưu dưới da hay bằng nội soi. Trên đây là các thông tin về cách chẩn đoán và điều trị ung thư đường mật. Mỗi người cần lưu ý các yếu tố nguy cơ gây bệnh để phòng tránh hiệu quả. Đồng thời, khi phát hiện các triệu chứng bất thường, hãy thăm khám ngay với bác sĩ chuyên khoa gan mật để được kiểm tra và xử trí kịp thời.
question_323
Công dụng thuốc Meyersapride 5
doc_323
Meyersapride 5 thuộc nhóm thuốc đường tiêu hoá và được bào chế ở dạng viên nén bao phim. Thành phần chính của thuốc Meyersapride 5 là Mosaprid citrat, được chỉ định trong điều trị các triệu chứng dạ dày ruột liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc Meyersapride 5 có chứa thành phần Mosaprid citrat là dẫn xuất thay thế của Benzamind có tác động của dạ dày, giúp tăng cường lưu thông dạ dày-ruột và làm rỗng dạ dày. Cơ chế tác động của thuốc là đồng vận chọn lọc của thụ thể 5-HT. Hợp chất này kích thích thụ thể 5-HT của đầu tận cùng thần kinh dạ dày-ruột, làm tăng tiết acetylcholin dẫn đến tình trạng tăng lưu thông dạ dày ruột và rỗng dạ dày. 2. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Meyersapride 5 Thuốc Meyersapride 5 được chỉ định trong trường hợp điều trị các tiệu chứng dạ dày ruột, bao gồm:Nóng ruột, buồn nôn, nôn;Các triệu chứng liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản mãn tính hoặc viêm dạ dày mãn tính.Meyersapride 5 chống chỉ định với các trường hợp quá mẫn cảm với thành phần và hoạt chất có trong thuốc. 3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Meyersapride 5 Thuốc Meyersapride 5d được sử dụng bằng đường uống. Thuốc Meyersapride 5 được khuyến nghị cho người lớn với liều lượng 5mg/lần x 3 lần/ ngày.Cần lưu ý: Liều điều trị khuyến cáo trên cho thuốc Meyersapride 5 chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Meyersapride 5, người bệnh cần được chỉ định của bác sĩ. 4. Xử trí quên liều và quá liều thuốc Meyersapride 5 Nếu quên liều Meyersapride 5 hãy sử dụng khi nhớ ra vào lúc sớm nhất. Tuy nhiên, khoảng cách giữa liều Meyersapride 5 quên và liều tiếp theo quá gần nhau thì hãy bỏ qua liều quên. Người bệnh không nên sử dụng gấp đôi liều Meyersapride 5, vì có thể gây ra tình trạng quá liều thuốc. Để khắc phục tình trạng bỏ lỡ liều thuốc Meyersapride 5, người bệnh có thể thực hiện đặt chuông báo thức hoặc nhờ người thân nhắc nhở.Trong trường hợp vô tình sử dụng thuốc Meyersapride 5 quá liều so với quy định và xuất hiện một số dấu hiệu không mong muốn, cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức. Tuy nhiên, người nhà có thể áp dụng một số biện pháp xử lý sơ bộ khi ngộ độc thuốc Meyersapride 5 như gây nôn. 5. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Meyersapride 5 Thuốc Meyersapride 5 có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp thì tác dụng phụ của thuốc Meyersapride 5 có thể xảy ra ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.Một số tác dụng phụ thường gặp do Meyersapride 5 gây ra bao gồm: Tiêu chảy, phân lỏng, khô miệng, khó chịu... Những tác dụng phụ này có thể xảy ra lúc bắt đầu điều trị hoặc sau khi tăng liều lượng thuốc Meyersapride 5. Thông thường những phản ứng phụ do thuốc Meyersapride 5 có thể thoáng qua hoặc giảm dần theo thời gian.Tuy nhiên, một số trường hợp thuốc Meyersapride 5 có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn nghiên trọng với các phản ứng hiếm gặp. Những phản ứng này có thể xuất hiện chỉ sau vài phút khi sử dụng thuốc Meyersapride 5 hoặc lâu hơn trong vòng 1 vài ngày. Khi xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng như: Đánh trống ngực, tăng bạch cầu ái toan/ triglycerid và men gan... 6. Lưu ý khi dùng thuốc Meyersapride 5 Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Meyersapride 5:Đối với phụ nữ đang mang thai và nuôi con bú nên thận trọng khi sử dụng thuốc Meyersapride 5. Người bệnh cần được tư vấn sử dụng thuốc Meyersapride 5 từ bác sĩ, đồng thời phân tích kỹ lưỡng lợi ích và rủi ro trước khi sử dụng thuốc.Thuốc Meyersapride 5 có thể thay đổi khả năng hoạt động cũng như gia tăng ảnh hưởng tác dụng phụ. Vì vậy để tránh tình trạng tương tác thuốc người bệnh nên cung cấp cho bác sĩ danh sách thuốc sử dụng trước đó, bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn, vitamin, thảo dược,...Thuốc có tác động lên sự tỉnh táo của người sử dụng. Vì vậy, đối với người bệnh điều khiển máy móc hoặc lái xe nên lưu ý khi sử dụng thuốc Meyersapride 5.Thuốc Meyersapride 5 cần sử dụng thận trọng ở người lớn tuổi, vì chức năng sinh lý của gan, thận thường bị suy giảm.Các trường hợp gặp tác dụng phụ không mong muốn cần được giảm liều.Tương tác thuốc Meyersapride 5: Thuốc kháng cholinergic, Lampar tránh sử dụng đồng thời với Meyersapride 5 .Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Meyer Pride 5, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng theo liều lượng đã được bác sĩ chỉ định để đạt hiệu quả tốt nhất.
doc_3212;;;;;doc_27674;;;;;doc_46580;;;;;doc_62325;;;;;doc_46567
Thuốc Misopato 5 thuộc nhóm thuốc tim mạch giúp điều trị suy tim mãn tính và cao huyết áp. Thuốc có thành phần chính là hoạt chất Bisoprolol fumarat hàm lượng 5mg. Misopato 5 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim đóng theo hộp 3 vỉ x 10 viên. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về công dụng và cách dùng thuốc Misopato 5 hiệu quả nhất qua bài viết dưới đây. Thuốc Misopato 5 có chứa hoạt chất Bisoprolol fumarat (thuộc nhóm chẹn thụ thể b1 giao cảm chọn lọc) được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau đây:Điều trị cao huyết áp.Điều trị bệnh mạch vành điểu hình đau thắt ngực.Điều trị suy tim mãn tính ổn định và suy giảm chức năng tâm thu thất trái được kết hợp với thuốc thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển và các Glycosid tim. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Misopato 5 Thuốc Misopato 5 được sử dụng theo đường uống. Người bệnh uống nguyên viên thuốc với nước, không nên nhai viên thuốc vì có thể làm giảm tác dụng. Thời điểm uống thuốc tốt nhất vào trước hoặc sau bữa sáng.Liều dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý và đối tượng sử dụng mà sẽ có liều dùng Misopato 5 phù hợp nhất.Điều trị bệnh mạch vành và bệnh cao huyết áp:Liều dùng sẽ được điều chỉnh cho từng người bệnh và dựa trên nhịp tim kèm kết quả điều trị.Liều dùng đầu thường là 5mg Bisoprolol fumarat/1 lần/ngày (1 viên).Nếu cao huyết áp nhẹ với huyết áp tâm trương khoảng 105 mm. Hg dùng liều với 2,5 mg một lần/ ngày( 1⁄2 viên)Trường hợp cần thiết có thể tăng liều lên 10mg Bisoprolol fumarat/ 1 lần/ngày (2 viên).Liều dùng tối đa là 20 mg Bisoprolol fumarat/ 1 lần/ ngày (4 viên).Điều trị suy tim mãn ổn định:Phác đồ điều trị chuẩn bệnh suy tim mãn tính bao gồm các thuốc ức chế men chuyển (hoặc chẹn thụ thể angiotensin khi không dung nạp các thuốc ức chế men chuyển), thuốc lợi tiểu, chẹn beta và với các Glycoside trợ tim.Khi dùng thuốc Misopato 5 điều trị suy tim mãn ổn định cần thiết phải có một giai đoạn kiểm tra đặc biệt và cần được chuyên viên y tế theo dõi thường xuyên. Bác sĩ điều trị cần phải có kinh nghiệm dày dặn trong điều trị suy tim mãn tính.Dưới đây là phác đồ điều trị suy tim ổn định với thuốc Misopato 5:Tuần 1: Dùng liều 1,25 mg Bisoprolol fumarat/1 lần/ ngày, có thể tăng lên nếu nếu dung nạp tốt.Tuần 2: Dùng liều 2,5 mg Bisoprolol fumarat/1 lần/ ngày (1⁄2 viên), có thể tăng lên nếu nếu dung nạp tốt.Tuần 3: Dùng liều 3,75 mg Bisoprolol fumarat/1 lần/ ngày, có thể tăng lên nếu nếu dung nạp tốt.Tuần 4 - 7: Dùng liều 5mg Bisoprolol fumarat/1 lần/ ngày (1 viên ), có thể tăng lên nếu nếu dung nạp tốt.Tuần 8 - 11: Dùng liều 7,5 mg Bisoprolol fumarat/1 lần/ ngày (1⁄2 viên), có thể tăng lên nếu nếu dung nạp tốt.Tuần 12 và sau đó: Dùng liều 10 mg Bisoprolol fumarat/1 lần/ ngày(2 viên) như liều duy trì.Liều tối đa là 10 mg Bisoprolol/lần/ngày. Ngoài ra, người bệnh nên được theo dõi và duy trì ở mức liều này trừ khi không thể được do tác dụng phụ. Theo dõi chặt chẽ huyết áp, nhịp tim và các dấu hiệu suy tim nặng lên trong giai đoạn chỉnh liều.Trong giai đoạn chỉnh liều hoặc sau khi chỉnh liều nếu người bệnh xảy ra suy tim nặng hơn thoáng qua, chậm nhịp tim hoặc hạ huyết áp nên xem xét lại liều dùng của các thuốc đang sử dụng đồng thời. Giảm liều Bisoprolol tạm thời hoặc xem xét ngừng điều trị Bisoprolol trong trường hợp cần thiết.Luôn nên cân nhắc bắt đầu sử dụng lại Bisoprolol hoặc tăng liều khi người bệnh ổn định trở lại. 3. Chống chỉ định dùng thuốc Misopato 5 Thuốc Misopato 5 không được sử dụng trong các trường hợp sau đây:Người bệnh bị dị ứng, mẫn cảm với Bisoprolol hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.Suy tim cấp, suy tim mất bù cần tiêm truyền tĩnh mạch các thuốc gây co cơ tim.Shock do rối loạn các chức năng tim.Block nhĩ thất độ II, IIIHội chứng suy nút xoang. Block xoang nhĩ. Nhịp tim chậm. Huyết áp thấp. Hen phế quản nặng. Tắc động mạch ngoại biên. Hội chứng Raynaud. U tuyến thượng thận chưa được điều trị. Toan chuyển hóaĐang dùng lúc với IMAO 4. Tương tác thuốc Misopato 5 Thuốc Misopato 5 kết hợp dùng chung với các thuốc dưới đây có thể xảy ra tương tác thuốc:Thuốc tim mạch. Thuốc IMAOThuốc Clonidin. Thuốc trị loạn nhịp. Thuốc trị tiểu đường. Thuốc gây mê. Thuốc Digitalis. Thuốc giảm đau & kháng viêm. Thuốc Ergotamin. Thuốc cường giao cảm. Thuốc trị động kinh. Thuốc hướng tâm thần. Thuốc Rifampicin. Thuốc MefloquinĐể đảm bảo an toàn, người bệnh hãy thông báo với bác sĩ, dược sĩ tất cả những dòng thuốc đang sử dụng. 5. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Misopato 5 điều trị Trong quá trình sử dụng thuốc Misopato 5 điều trị, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn xảy ra như:Cảm giác lạnh, tê cóng chân tay. Rối loạn tiêu hóa. Mệt mỏi, chóng mặt. Yếu cơChứng chuột rút. Rối loạn giấc ngủ. Suy nhược,... 6. Chú ý đề phòng khi sử dụng thuốc Misopato 5 Thận trọng dùng Misopato 5 cho người bệnh bị đau ngực Prinzmetal, suy tim, block nhĩ thất độ I, bệnh phổi, đái tháo đường, suy thận hay gan, vẩy nến, thuyên tắc động mạch ngoại biên, cường giáp, bệnh van tim, bệnh cơ tim.Thận trọng dùng thuốc trên người già, trẻ em, phụ nữ có thai & cho con bú, người lái xe & vận hành máy.;;;;;Meyersina là một loại thuốc nội tiết thường được sử dụng để điều trị các tình trạng rối loạn cương dương, duy trì cương dương để thỏa mãn hoạt động tình dục,... Đây là thuốc kê đơn nên người bệnh không tự ý sử dụng, mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Meyersina có thành phần chính Sildenafil - là chất ức chế chọn lọc của vòng guanosine-monophosphate (c. GMP). c. GMP là chất chịu trách nhiệm chủ yếu gây ra cương dương vật, Sildenafil có tác dụng ức chế enzym phosphodiesterase-5 (PDE5) là enzym phá hủy GMP vòng do đó tăng khả năng cương dương, làm ứ máu ở lại dương vật kéo dài.Meyersina hấp thu nhanh ngay sau khi uống, đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau khoảng 1 giờ. Khả năng hấp thu của thuốc bị giảm khi có kèm thức ăn giàu chất béo vì vậy nên uống vào lúc đói. Thuốc chuyển hóa ở gan, gắn kết với protein khoảng 96% và thải trừ hầu như qua phân. 2. Chỉ định của thuốc Meyersina Meyersina được chỉ định sử dụng trong các trường hợp bệnh lý sau:Tình trạng rối loạn cương dương.Duy trì cương dương để thỏa mãn hoạt động tình dục. 3. Chống chỉ định của thuốc Meyersina Thuốc Meyersina không được chỉ định trong các trường hợp sau:Dị ứng với Sildenafil hay bất cứ thành phần nào khác của thuốc.Bệnh nhân có tiền sử bệnh mạch vành, bệnh lý mạch máu não không chỉ định dùng thuốc Meyersina.Bệnh nhân đang sử dụng thuốc có muối nitrat hữu cơ như nitroglycerin, natri nitroprussid, amyl nitrit.Phụ nữ và trẻ em không được dùng thuốc.Bệnh nhân suy giảm chức năng gan, suy thận.Bệnh nhân huyết áp thấp, tiền sử bệnh lý tim mạch, đột quỵ gần đây.Bệnh nhân rối loạn thoái hóa võng mạc di truyền, mất thị lực một mắt do bệnh thần kinh thị giác thiếu máu cục bộ vùng trước không do nguyên nhân động mạch.Lưu ý khi sử dụng thuốc Meyersina:Cần xác định rõ nguyên nhân gây ra chứng rối loạn cương dương trước khi dùng thuốc.Xem xét nguy cơ tim mạch liên quan đến hoạt động tình dục trước khi sử dụng thuốc Meyersina.Thuốc có tác dụng giãn mạch nên có thể gây hạ huyết áp nhẹ, cần thận trọng khi dùng thuốc.Bệnh nhân có các bệnh lý tim mạch do tắc nghẽn tâm thất trái như hẹp động mạch chủ, bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn cần theo dõi chặt chẽ khi dùng thuốc.Bệnh nhân có biến dạng giải phẫu dương vật thấp, gấp khúc, xơ hóa thể hang, bệnh Peyronie có thể gây cương đau dương vật khi dùng uống. 4. Tương tác thuốc của Meyersina Phối hợp Meyersina và các thuốc hạ huyết áp khác như Nitroglycerin, Isosorbid mononitrat,... làm tăng tác dụng hạ huyết áp.Bệnh nhân đang sử dụng Nitrat không được dùng Meyersina.Rifampin có thể làm giảm nồng độ trong máu của Meyersina và làm giảm hiệu quả của thuốc.Các thuốc ức chế Cytocrom như Cimetidin, Erythromycin, Ketoconazol, Itraconazol, Ritonavir, Saquinavir, làm giảm thải trừ Meyersina, do đó làm tăng nồng độ của thuốc trong huyết tương. 5. Liều dùng và cách sử dụng Meyersina Cách dùng Meyersina:Meyersina được bào chế dưới dạng viên nén, uống lúc đói và trước khi quan hệ tình dục 1 giờ.Liều dùng Meyersina:Liều thông thường: 50mg (1 viên)/ lần/ ngày.Có thể tăng liều đến 25-100mg/ lần/ ngày.Liều tối đa 100mg/ lần/ ngày. 6. Tác dụng phụ của thuốc Meyersina Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Meyersina:Phản ứng dị ứng, ban đỏ, ngứa, nổi mày đay.Đau đầu, chóng mặt, mờ mắt, loạn thị.Tăng nhịp tim, nóng phừng mặt.Buồn nôn, nôn, khô miệng, khát.Tăng đường huyết, tăng natri huyết, tăng ure máu, giảm phản xạ glucose.Tăng trương lực cơ, giảm phản xạ.Tăng phản xạ ho, viêm mũi, chảy máu cam.Khô mắt, tăng nhãn áp.Cương dương không mong muốn.Tóm lại, Meyersina là thuốc điều trị các triệu chứng rối loạn cương dương, cương dương không theo mong muốn. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh cần thăm khám bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây rối loạn cương dương trước khi quyết định dùng thuốc.;;;;;Thuốc Meyersiliptin 50 được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Sitagliptin phosphat. Thuốc được sử dụng trong đơn trị liệu hoặc phối hợp với các thuốc khác để kiểm soát tốt đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. 1. Công dụng của thuốc Meyersiliptin 50 2. Cách dùng và liều dùng thuốc Meyersiliptin 50 Cách dùng: Đường uống. Người bệnh có thể uống cùng hoặc không cùng với thức ăn.Liều dùng:Liều dùng thông thường: 100mg/lần/ngày khi dùng đơn trị liệu hoặc kết hợp với các thuốc kể trên. Khi dùng Meyersiliptin 50 kết hợp với sulfamid hạ đường huyết, có thể dùng sulfamid hạ đường huyết với liều thấp hơn để giảm nguy cơ hạ đường huyết quá mức;Bệnh nhân suy gan: Người bệnh suy gan nhẹ tới trung bình không cần điều chỉnh liều dùng. Với bệnh nhân suy gan nặng, tính an toàn và hiệu quả của thuốc chưa được xác định;Bệnh nhân suy thận: Với bệnh nhân suy thận nhẹ (Clcr trên 50ml/phút) không cần điều chỉnh liều dùng. Với bệnh nhân suy thận trung bình (Clcr 30 - 50ml/phút) nên dùng liều 50mg/lần/ngày. Với bệnh nhân suy thận nặng (Clcr dưới 30ml/phút) hoặc có bệnh thận giai đoạn cuối cần thẩm phân phúc mạc thì dùng liều 25mg/lần/ngày. Có thể dùng Sitagliptin ở bất kỳ thời điểm nào, không liên quan tới thời điểm thẩm phân máu;Người cao tuổi: Không cần phải điều chỉnh liều dùng nhưng cần thận trọng khi lựa chọn liều dùng bởi chức năng thận của người bệnh có thể bị giảm;Trẻ em: Chưa xác định được độ an toàn và hiệu quả của thuốc ở trẻ em dưới 18 tuổi.*Lưu ý: Vì thuốc Meyersiliptin 50 cần điều chỉnh liều dựa trên chức năng thận nên người bệnh cần được đánh giá chức năng thận trước khi bắt đầu điều trị, sau đó cần kiểm tra định kỳ.Quá liều: Hiện chưa có kinh nghiệm về việc sử dụng liều Sitagliptin cao hơn 800mg ở người. Trong trường hợp quá liều, nên áp dụng các biện pháp hỗ trợ thông thường như loại bỏ thuốc chưa được hấp thu khỏi đường tiêu hóa, theo dõi trên lâm sàng và trị liệu nâng đỡ. Sitagliptin có thể được thẩm tách.Quên liều: Nếu quên dùng 1 liều thuốc Meyersiliptin 50, người bệnh nên dùng càng sớm càng tốt. Nếu thời điểm phát hiện gần với liều kế tiếp thì bạn hãy bỏ qua liều đã quên, dùng liều tiếp theo vào thời điểm như đã lên kế hoạch (không dùng gấp đôi liều quy định). 3. Tác dụng phụ của thuốc Meyersiliptin 50 Một số tác dụng phụ người bệnh có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Meyersiliptin 50 gồm:Thường gặp: Hạ đường huyết, đau đầu;Ít gặp: Chóng mặt, táo bón, ngứa da;Không rõ tần suất: Phản vệ, bệnh phổi kẽ, nôn ói, viêm tụy, phù mạch, phát ban, mày đay, hội chứng Stevens-Johnson, viêm tróc da, đau cơ, đau lưng, đau khớp, bệnh khớp, suy giảm chức năng thận hoặc suy thận cấp,...Khi sử dụng thuốc Meyersiliptin 50, nếu gặp các tác dụng phụ, người bệnh nên thông báo ngay cho bác sĩ để được can thiệp xử trí sớm. 4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Meyersiliptin 50 Một số lưu ý người bệnh cần nhớ trước và trong khi sử dụng thuốc Meyersiliptin 50:Sitagliptin (thành phần chính của thuốc Meyersiliptin 50) không nên sử dụng ở người bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc để điều trị tiểu đường nhiễm ceton - acid;Bệnh nhân sử dụng Sitagliptin phối hợp metformin có nguy cơ viêm tụy cấp. Khi dùng thuốc cho người bệnh có tiền sử viêm tụy, cần thận trọng, giám sát chặt chẽ. Nên theo dõi các biểu hiện của viêm tụy như buồn nôn, ói mửa, chán ăn và đau bụng nặng kéo dài. Nếu nghi ngờ viêm tụy, nên ngưng dùng Sitagliptin. Nguy cơ viêm tụy thường xảy ra trong vòng 30 ngày đầu điều trị với thuốc;Sitagliptin được đào thải qua thận. Để đạt nồng độ Sitagliptin trong huyết tương tương tự ở người có chức năng thận bình thường thì cần giảm liều thuốc ở bệnh nhân bị suy thận trung bình và nặng, người mắc bệnh thận giai đoạn cuối cần thẩm phân máu hoặc thẩm phân phúc mạc;Trong thời gian bị stress (phẫu thuật, sốt, nhiễm khuẩn) có thể mất kiểm soát glucose huyết. Nên tạm ngừng dùng Sitagliptin mà dùng insulin để kiểm soát glucose huyết. Áp dụng trị liệu bằng Sitagliptin trở lại khi đã qua giai đoạn tăng glucose huyết cấp;Trong 3 tháng đầu tiên sau khi bắt đầu điều trị với Sitagliptin, người bệnh có thể gặp phản ứng quá mẫn như phản vệ, phù mạch, bệnh lý tróc da, hội chứng Stevens-Johnson,... Nếu nghi ngờ có phản ứng quá mẫn, nên ngưng dùng thuốc Sitagliptin, đánh giá nguyên nhân khác và bắt đầu các iện pháp điều trị tiểu đường khác;Trong các nghiên cứu lâm sàng, tính an toàn và hiệu quả của Sitagliptin ở người cao tuổi (trên 65 tuổi) tương tự ở bệnh nhân trẻ tuổi hơn (dưới 65 tuổi). Do đó, không cần điều chỉnh liều dùng thuốc Sitagliptin theo độ tuổi. Người bệnh có nhiều khả năng suy thận hơn có thể cần điều chỉnh liều dùng thuốc nếu bị suy thận đáng kể;Tránh sử dụng thuốc Meyersiliptin 50 trong thời kỳ mang thai;Không nên sử dụng thuốc Meyersiliptin 50 cho phụ nữ đang cho con bú, trừ trường hợp được bác sĩ cho phép sau khi đã cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ;Thuốc Meyersiliptin 50 có thể gây buồn ngủ, chóng mặt ở một số ít bệnh nhân nên cần cẩn trọng với người lái xe, vận hành máy móc. Có thể dùng thuốc trước khi ngủ để giảm các tác dụng phụ trên trong ngày. 5. Tương tác thuốc Meyersiliptin 50 Một số tương tác thuốc của Meyersiliptin 50 gồm:Sitagliptin (thành phần chính của thuốc Meyersiliptin 50) làm tăng nhẹ nồng độ của digoxin trong huyết tương. Sau khi tiêm đồng thời 0,25mg digoxin với 100mg Sitagliptin mỗi ngày trong 10 ngày thì AUG của digoxin tăng 11% và Cmax 18%. Không cần điều chỉnh liều digoxin. Tuy nhiên, ở những người bệnh có nguy cơ ngộ độc digoxin, cần theo dõi sức khỏe khi sử dụng đồng thời Sitagliptin và digoxin;Sitagliptin có tương tác nhẹ với các chất nền như: CYP2C8, CYP2C9, CYP3A4 và chất vận chuyển cation hữu cơ (OCT).Khi sử dụng thuốc Meyersiliptin 50, người bệnh nên tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Điều này đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh của thuốc được phát huy tốt hơn và giảm được nguy cơ xuất hiện những tác dụng phụ khó lường.;;;;;Thuốc Meyerdonal 500mg có thành phần chính là Acid Mefenamic. Thuốc được ứng dụng hiệu quả trong điều trị cho người bệnh có các bệnh: Đau răng, nhức đầu, đau sau sinh, sau phẫu thuật,... Dưới đây là một số thông tin hữu ích về thuốc Meyerdonal giúp người bệnh tim hiểu và sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả. Thuốc Meyerdonal có tác dụng dẫn xuất của Acid Anthranilic. Thuốc tác dụng chống viêm, giảm đau nhờ ức chế tổng hợp và giải phóng Prostaglandin trong quá trình viêm.Thuốc Meyerdonal được chỉ định điều trị bệnh cho người bệnh từ đau nhẹ đến vừa trong những trường hợp sau:Điều trị đau răng, nhức đầu, đau sau sinh, sau phẫu thuật.Điều trị rối loạn cơ xương khớp như: Bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp.Điều trị đau bụng kinh nguyên phát.Điều trị rong kinh do rối loạn chức năng hay sử dụng vòng tránh thai.Điều trị hạ sốt kèm theo sau viêm các loại. Do Acid Mefenamic ức chế tổng hợp Prostaglandin ở hệ thần kinh trung ương, làm hạ thân nhiệt người bệnh khi sốt.Thuốc Meyerdonal 500mg không được sử dụng điều trị cho những người bệnh trong các trường hợp sau:Thuốc Meyerdonal không được sử dụng cho người bệnh quá mẫn hoặc có tiền sử dị ứng với Acid Mefenamic, các thành phần tá dược khác có trong thuốc và các thuốc kháng viêm không steroid.Không sử dụng thuốc Meyerdonal cho trẻ em < 14 tuổi.Không sử dụng thuốc Meyerdonal cho phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú.Người bệnh bị suy giảm chức năng gan và chức năng thận.Người bệnh mắc loét dạ dày - tá tràng tiến triển. 2. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Meyerdonal 2.1. Cách sử dụng thuốc. Thuốc Meyerdonal được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, được dung nạp vào trong cơ thể theo đường uống. Người bệnh nên uống trong bữa ăn hoặc ngày sau khi vừa ăn xong, sử dụng nước lọc tinh khiết hoặc nước đun sôi để nguội khi uống thuốc.2.2. Liều lượng. Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc Meyerdonal.Liều dùng thuốc Meyerdonal phụ thuộc vào từng đối tượng và diễn tiến của bệnh lý sẽ có liều dùng phù hợp. Dưới đây là liều dùng thuốc Meyerdonal tham khảo như sau:Đối với người lớn và trẻ em > 14 tuổi: Liều sử dụng thuốc là 3viên Meyerdonal/ngày, được chia ra làm 3 lần uống mỗi lần 1 viên.Đối với người lớn tuổi bị bệnh suy chức năng thận: Cần phải giảm liều sử dụng thuốc Meyerdonal cho phù hợp với từng đối tượng.Quá trình điều trị bằng thuốc Meyerdonal diễn ra trong thời gian không quá 7 ngày.Trong trường hợp người bệnh sử dụng quá liều dùng cho phép sẽ dẫn đến xuất hiện một số các tác dụng phụ nghiêm trọng như: Động kinh, tiêu chảy, nôn.Cách xử trí khi quên liều, quá liều thuốc Meyerdonal:Người bệnh cần đến ngay trung tâm y tế khám chữa bệnh gần nhất để được xử lý kịp thời. Người bệnh cần được gây nôn và rửa dạ dày.Nếu người bệnh quên liều uống thuốc thì dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Nhưng nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo, uống liều tiếp theo như dự định và không được uống gấp đôi liều dùng thuốc. Tránh gây các tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Trong quá trình sử dụng thuốc Meyerdonal, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn được báo cáo như:Bị rối loạn hệ tiêu hóa như: Tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn, khó tiêu, chán ăn.Trên da: phát ban, mẩn, ngứa.Gây ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương: Bị chóng mặt, nhức đầu, trầm cảm. Với liều cao thuốc Meyerdonal có thể dẫn đến co giật cơn lớn nên tránh dùng trong trường hợp động kinh.Gây giảm bạch cầu tạm thời ở máu.Có thể làm tăng mức trầm trọng hơn của bệnh hen suyễn.Trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc Meyerdonal, nếu thấy bất kỳ tác dụng phụ nào cần thông báo ngay cho bác sĩ thăm khám hoặc dược sĩ có chuyên môn để được xử lý kịp thời. 4. Tương tác của thuốc Meyerdonal Một số tương tác của thuốc Meyerdonal đã được báo cáo, bao gồm:Dùng thuốc Meyerdonal với các thuốc chống đông dạng uống như: Thuốc Hydantoin, Salicylat, Sulfamid, Sulfonylurea sẽ làm tăng đáp ứng do tăng nồng độ tự do với những chất này.Sử dụng thuốc Meyerdonal cùng với chất ức chế CYP2C9 sẽ làm thay đổi tính an toàn, hiệu quả của Acid Mefenamic trong quá trình điều trị bệnh..Sử dụng thuốc Meyerdonal kết hợp với thuốc ức chế men chuyển, đối kháng thụ thể Angiotensin II làm giảm đáp ứng với huyết áp.Sử dụng thuốc Meyerdonal với thuốc Aspirin làm tăng biến cố trên đường tiêu hóa.Sử dụng thuốc Meyerdonal với thuốc Antacid có chứa Magie hydroxyd làm tăng Cmax và AUC của Acid Mefenamic.Sử dụng thuốc Meyerdonal với thuốc lợi tiểu làm giảm bài xuất Natri niệu.Sử dụng thuốc Meyerdonal với thuốc Lithi: Giảm thanh thải chất này ở thận. Do đó cần điều chỉnh liều thuốc Meyerdonal cho phù hợp, theo dõi chặt chẽ dấu hiệu ngộ độc Lithi.Sử dụng thuốc Meyerdonal với thuốc Methotrexate sẽ gây ra nguy cơ tăng độc tính.Thuốc Meyerdonal làm dương tính giả thử nghiệm Bilirubin trong nước tiểu.Để tránh các tương tác trên của thuốc, người bệnh khi quyết định điều trị bằng thuốc Meyerdonal hãy báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng và các bệnh khác đang mắc phải. Để sử dụng thuốc Meyerdonal được an toàn và hiệu quả nhất. 5. Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản thuốc Meyerdonal Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Meyerdonal đối với phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú.Đối với phụ nữ đang mang thai: trong những tháng đầu tiên của thai kỳ cần thiết phải sử dụng thuốc điều trị thì cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ thăm khám. Chống chỉ định tuyệt đối trong thời gian 3 tháng cuối thai kỳ vì trong thời gian này nguy cơ gây độc tính trên bào thai, tim, phổi, rối loạn chức năng thận dẫn đến suy thận, thời gian chảy máu kéo dài thêm.Đối với bà mẹ cho con bú: Cân nhắc ngừng thuốc hoặc ngừng cho con bú. Thuốc Meyerdonal được bài xuất vào trong sữa mẹ có thể gây tác dụng phụ trên hệ tim mạch.Thận trọng khi sử dụng thuốc Meyerdonal cho những người lái xe và vận hành máy móc. Những tác dụng phụ của thuốc chóng mặt, buồn ngủ có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.Lưu ý đặc biệt khác cần thận trọng khi sử dụng cho những người bệnh trong những trường hợp sau:Người bị nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim, suy tim sung huyết, nhồi máu cơ tim.Người bị tăng huyết áp, ngất, đánh trống ngực, viêm mạch.Người bị viêm loét đường tiêu hóa cấp tính.;;;;;Thuốc Meyersucral được bào chế dưới dạng cốm pha hỗn dịch uống với thành phần chính là Sucralfat. Thuốc Meyersucral được sử dụng trong điều trị các bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Mỗi 2g cốm pha hỗn dịch thuốc Meyersucral có chứa 1000mg Sucralfat.Sucralfat là một loại muối nhôm của sulfat disacarid, sử dụng điều trị loét dạ dày. Cơ chế tác dụng của thuốc Meyersucral là tạo một phức hợp các chất như fibrinogen và albumin của dịch rỉ kết dính với ổ loét, tạo thành một hàng rào ngăn cản tác dụng của pepsin, acid và mật.Sucralfat cũng gắn trên niêm mạc bình thường của dạ dày và tá tràng với mức nồng độ thấp hơn nhiều so với vị trí loét. Sucralfat còn ức chế sự hoạt động của pepsin, gắn với muối mật và làm tăng sản xuất prostaglandin E2 cùng dịch nhầy dạ dày.Chỉ định: Thuốc Meyersucral được sử dụng trong các trường hợp sau:Điều trị triệu chứng loét dạ dày tá tràng, loét lành tính, viêm dạ dày mạn tính;Phòng ngừa loét dạ dày - tá tràng do stress, phòng tái phát loét tá tràng;Điều trị triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày - thực quản.Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc Meyersucral cho người bệnh mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. 2. Cách dùng và liều dùng thuốc Meyersucral Cách dùng: Thuốc Meyersucral được sử dụng với một ít nước, không nên dùng chung với thức ăn. Phải uống thuốc vào lúc đói để phát huy công dụng tốt nhất.Liều dùng:Điều trị triệu chứng loét tá tràng: Dùng 2 gói/lần x 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Thời gian điều trị bằng thuốc kéo dài từ 4 - 8 tuần. Lưu ý cũng cần tiến hành điều trị loại trừ vi khuẩn Helicobacter pylori;Điều trị triệu chứng loét dạ dày lành tính: Người lớn uống 1 gói/lần x 4 lần/ngày. Điều trị tiếp tục đến khi các vết loét lành hẳn khi được kiểm tra bằng nội soi và thường cần phải điều trị từ 6 - 8 tuần. Bệnh nhân cũng cần được điều trị để loại bỏ vi khuẩn Helicobacter pylori tối thiểu bằng Amoxicilin và Metronidazol, phối hợp với sucralfat và 1 thuốc chống tiết axit như thuốc ức chế bơm proton hay thuốc ức chế H2 histamin;Phòng ngừa tái phát loét tá tràng: Sử dụng 1 gói/lần x 2 lần/ngày, điều trị không quá 6 tháng. Loét tá tràng tái phát có nguyên nhân do vi khuẩn Helicobacter pylori. Để loại trừ vi khuẩn này, cần sử dụng 1 đợt điều trị mới bằng sucralfat phối hợp với kháng sinh;Điều trị triệu chứng trào ngược dạ dày - thực quản: Uống 1 gói/lần x 4 lần/ngày vào thời điểm 1 giờ trước mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.Quá liều: Hiện không có kinh nghiệm đối với sử dụng quá liều thuốc Meyersucral ở người. Có những nghiên cứu độc tính trên đường uống cấp tính ở động vật dùng liều lên đến 12g/kg khối lượng cơ thể không ghi nhận liều gây tử vong.3. Tác dụng phụ của thuốc Meyersucral. Trong quá trình sử dụng thuốc Meyersucral, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như:Thường gặp: Trên hệ tiêu hóa là hiện tượng táo bón;Ít gặp:Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đầy bụng, tiêu chảy, khó tiêu, khô miệng, đầy hơi;Ngoài da: Tình trạng ban đỏ, ngứa da;Thần kinh: Chóng mặt, buồn ngủ, mất ngủ, hoa mắt;Các tác dụng phụ khác ví dụ như đau đầu, đau lưng;Hiếm gặp:Phản ứng mẫn cảm: Phù Quincke, mày đay, viêm mũi, khó thở, co thắt thanh quản, mặt phù to;Có dị vật dạ dày.Các tác dụng phụ của sucralfat khá ít gặp, ít trường hợp phải ngừng sử dụng thuốc. Tuy nhiên nếu có những hiện tượng không mong muốn khi dùng thuốc Meyersucral, bệnh nhân hãy báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn xử lý kịp thời.4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Meyersucral. Trước và trong quá trình sử dụng thuốc Meyersucral, bệnh nhân cần chú ý một số điều sau:Sử dụng thuốc thận trọng ở người bị suy thận do nguy cơ tăng nồng độ nhôm trong huyết thanh, nhất là khi sử dụng dài ngày. Nên tránh dùng thuốc đối với người bị suy thận mức độ nặng;Cần để thuốc Meyersucral xa tầm tay trẻ em;Hiện chưa xác định được tác dụng có hại của thuốc Meyersucral đến thai nhi. Dù vậy, ở bà mẹ mang thai, chỉ nên sử dụng thuốc trong trường hợp thật sự cần thiết;Hiện chưa rõ sucralfat có phân bố vào sữa hay không, nếu có tiết vào sữa mẹ thì lượng sucralfat cũng sẽ rất ít vì thuốc được hấp thụ vào cơ thể rất ít. Bà mẹ đang nuôi con bú nên xin ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc Meyersucral;Thuốc Meyersucral không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, thuốc này có thể gây chóng mặt, nhức đầu nên bệnh nhân không được chủ quan. 5. Tương tác thuốc Meyersucral Một số tương tác thuốc Meyersucral cần chú ý:Có thể sử dụng sucralfat cùng với antacid trong điều trị loét tá tràng để giảm nhẹ triệu chứng đau. Tuy nhiên, không được uống 2 thuốc cùng một thời điểm vì antacid có thể ảnh hưởng đến sự gắn kết của sucralfat trên niêm mạc. Bác sĩ nên dặn bệnh nhân uống antacid trước hoặc sau khi sử dụng thuốc Meyersucral 30 phút;Các thuốc như Ranitidin, Cimetidin, Norfloxacin, Ciprofloxacin, Digoxin, Ofloxacin, Phenytoin, Warfarin, Tetracyclin, Theophylin khi sử dụng cùng với sucralfat sẽ bị giảm hấp thụ. Do đó, phải uống những thuốc này cách 2 giờ trước hoặc sau khi uống thuốc Meyersucral.Trong quá trình điều trị bằng thuốc Meyersucral, người bệnh nên tuyệt đối làm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn. Bệnh nhân không được tự ý thay đổi cách dùng hoặc liều dùng thuốc.
question_324
Làm xét nghiệm HIV Combi PT sau 4 tuần có chính xác không?
doc_324
HIV gây ra những hậu quả nặng nề cho sức khỏe và sự sống của người bệnh, thậm chí nếu không được phòng ngừa tốt còn dễ dàng lây nhiễm cho cộng đồng. Điều đáng nói là virus gây bệnh có thời gian ủ bệnh lâu, ngay cả bác sĩ chuyên khoa cũng không thể nhìn bề ngoài để xác định được. Đây chính là lý do nhiều người lo lắng xét nghiệm HIV Combi PT sau 4 tuần có chính xác không. Trước khi tìm hiểu xét nghiệm HIV Combi sau 4 tuần có chính xác không thì cần biết đến thời điểm tốt nhất để làm xét nghiệm này. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus HIV sẽ nhân lên theo 3 kiểu hình: - Tuần đầu: virus nhân lên nhanh chóng, lan khắp cơ thể và có thể tìm thấy trong dịch não tủy trước khi phát hiện ra virus trong máu. - 3 - 6 tuần sau: giảm nhiễm trùng và có đến 95% số người bị nhiễm khỏe mạnh bình thường nên không nghĩ rằng mình bị HIV. Biểu hiện ở giai đoạn này tương đối giống cảm cúm nhưng xét nghiệm sẽ chưa cho kết quả chính xác. - 2 - 3 tháng sau: nhiễm trùng diễn biến âm thầm nhưng đây là thời điểm tốt nhất để tiến hành xét nghiệm HIV. Khoảng 95% bệnh nhân xét nghiệm tại thời điểm này tìm ra bệnh không dưới 5 tháng kể từ sau khi phơi nhiễm. Một số rất ít mãi tới vài năm sau mới phát hiện ra bị nhiễm HIV. Từ kiểu hình nhân lên của virus này, các chuyên gia khuyến cáo về mốc quan trọng nên làm xét nghiệm HIV là: - Lần 1: làm xét nghiệm ngay sau khi thực hiện hành vi nguy cơ lây nhiễm. Mục đích của lần xét nghiệm này nhằm xác định trước đó người làm xét nghiệm chưa bị nhiễm HIV. - Lần 2: ít nhất 1 tháng sau khi thực hiện hành vi nguy cơ lây nhiễm. Không được xét nghiệm sớm hơn vì lúc đó chưa thể tìm thấy virus HIV trong máu. - Lần 3: 12 tuần tính từ thời điểm thực hiện hành vi có nguy cơ. - Lần 4: nếu sau 12 tuần làm xét nghiệm HIV có kết quả âm tính thì nên xét nghiệm thêm 1 lần này vào mốc sau 6 tháng tính từ thời điểm thực hiện hành vi có nguy cơ. Kết quả lần xét nghiệm này nếu vẫn âm tính thì hoàn toàn có thể yên tâm rằng người được xét nghiệm không bị lây nhiễm HIV. Về thời điểm chính xác nhất để phát hiện ra virus HIV, các chuyên gia y tế khuyến cáo là trong khoảng 3 - 6 tháng tính từ sau khi phơi nhiễm. Đây là khoảng thời gian cơ thể bắt đầu sản sinh ra kháng thể để chống lại virus HIV. Mặc dù có thể xét nghiệm Combi PT từ sau tuần thứ 3 nhưng khuyến cáo thời gian lý tưởng nhất vẫn là sau 28 ngày. Lúc này, virus trong máu cao và rõ nên việc nhận diện, phát hiện kháng thể, kháng nguyên rất dễ dàng, cho kết quả chính xác đến 95%. Như vậy, xét nghiệm HIV Combi PT sau 4 tuần có chính xác không, câu trả lời là kết quả xét nghiệm có tính chính xác rất cao. Quá trình thực hiện xét nghiệm này sẽ tìm ra kháng thể thuộc 2 type của virus HIV và kháng nguyên P24. Xét nghiệm được thực hiện trong thời gian ngắn, cho kết quả sau khoảng 60 - 90 phút. Nếu đã thực hiện xét nghiệm Combi PT sau 4 tuần và muốn có kết quả chính xác hơn thì nên đợi đến thời điểm 3 tháng và 6 tháng tính từ khi có hành vi nguy cơ để làm lại xét nghiệm. Điều này sẽ giúp bạn yên tâm về việc mình không bị lây nhiễm HIV. 2.2. Các kết quả sẽ gặp trong xét nghiệm HIV Combi sau 4 tuần - Âm tính Khi kết quả xét nghiệm âm tính tức là không tìm thấy kháng nguyên P24 và kháng thể của virus HIV hay nói dễ hiểu hơn là người được xét nghiệm không bị HIV. Có một số rất ít trường hợp có kết quả âm tính giả, nguyên nhân là do bệnh đang ở thời kỳ cửa sổ nên kháng thể và kháng nguyên còn rất ít, chưa thể phát hiện ra được. Để đảm bảo tính chính xác cao hơn, nên làm thêm xét nghiệm vào mốc 3 tháng và 6 tháng sau khi phơi nhiễm. - Dương tính Đây là kết quả khẳng định người được xét nghiệm bị nhiễm HIV vì đã tìm thấy kháng thể P24 cùng kháng nguyên của HIV. Để chắc chắn không xảy ra trường hợp dương tính giả, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm xét nghiệm khẳng định. - Không xác định Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng không xác định được kết quả của xét nghiệm HIV Combi PT sau 4 tuần: đang ở giai đoạn cửa sổ, dùng thuốc ảnh hưởng tới khả năng nhận diện kháng nguyên,... Với trường hợp này, cần thực hiện lại xét nghiệm vào các mốc cụ thể do bác sĩ chỉ định. Về cơ bản, phát hiện sớm để kịp thời áp dụng các biện pháp điều trị HIV là cần thiết. Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu người nghi ngờ nhiễm không bỏ qua “mốc vàng” để thực hiện xét nghiệm HIV.
doc_8155;;;;;doc_4338;;;;;doc_38821;;;;;doc_26939;;;;;doc_17644
Xét nghiệm HIV Combi PT hiện được xem là có khả năng phát hiện ra virus HIV từ giai đoạn sớm và có độ chính xác cao nhất. Vậy xét nghiệm này dành cho ai, mức độ chính xác như thế nào,... Tất cả các vấn đề có liên quan đến xét nghiệm sẽ được giải đáp trong nội dung dưới đây. Xét nghiệm HIV Combi PT là xét nghiệm miễn dịch dựa trên nguyên lý dựa trên nguyên lý điện hóa phát quang trên hệ thống máy xét nghiệm Roche Cobas 8000 với độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Xét nghiệm sử dụng sinh phẩm thế hệ 4 l mới nhất cho phép phát hiện HIV từ giai đoạn đầu. Xét nghiệm giúp tìm ra kháng nguyên P24 và kháng thể đối với HIV-1 có trong huyết tương hoặc huyết thanh của người bệnh sau khi nhiễm bệnh khoảng 2 - 3 tuần. 2. Đối tượng xét nghiệm và tính chính xác của xét nghiệm HIV Combi PT 2.1. Đối tượng nên làm xét nghiệm HIV Combi PT Xét nghiệm HIV Combi PT được chuyên gia y tế khuyến cáo nên thực hiện ở các trường hợp: - Đã phát sinh quan hệ tình dục với người không phải là chồng hoặc vợ qua đường âm đạo hoặc đường hậu môn mà không dùng biện pháp an toàn. - Có sử dụng kim tiêm chung để tiêm chích ma túy. - Gia đình có người thân đã bị nhiễm HIV. - Người đang mang thai đã tiếp xúc với yếu tố nguy cơ nhiễm HIV. - Trẻ nhỏ sinh ra từ mẹ đã bị HIV hoặc đang phơi nhiễm HIV. - Bệnh nhân mắc bệnh Lao, viêm gan C. 2.2. Tính chính xác của xét nghiệm HIV Combi PT Kết quả của xét nghiệm HIV Combi PT có tính chính xác lên đến 95% vì có khả năng tìm ra sự có mặt của virus từ giai đoạn đầu của bệnh. Nếu thực hiện xét nghiệm này sau 2 tháng kể từ khi có hành vi nghi nhiễm HIV và có kết quả âm tính thì chắc chắn đến 95% người đó không bị nhiễm HIV. Tuy nhiên, để khẳng định lại sự chính xác của kết quả xét nghiệm này thì sau 3 tháng và 6 tháng nên kiểm tra lại. Đây là cách để xác nhận không có bất cứ sai sót gì trong kết quả xét nghiệm HIV Combi PT lần đầu. Có trường hợp xét nghiệm HIV Combi PT cho kết quả âm tính hoặc dương tính giả hoặc không xác định nhưng rất hiếm và ở những trường hợp này bác sĩ sẽ có chỉ định chuyên sâu để khẳng định lại kết quả cho người cần xét nghiệm. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính HIV người bệnh cần thực hiện các nguyên tắc sau: - Đến gặp bác sĩ chuyên về HIV/AIDS để cùng trao đổi về kế hoạch điều trị, những kiến thức cơ bản về HIV cần phải nắm được. - Tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ người nhiễm HIV. - Bảo vệ những người xung quanh bạn tránh để họ bị nhiễm HIV từ mình. Người bệnh cần thực hiện nguyên tắc sau: + Đến gặp bác sĩ chuyên về HIV/AIDS để cùng trao đổi về kế hoạch điều trị, những kiến thức cơ bản về HIV cần phải nắm được. + Tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ người nhiễm HIV. + Bảo vệ những người xung quanh bạn tránh để họ bị nhiễm HIV từ mình. Tuy HIV vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng việc thực hiện đúng chỉ định điều trị của bác sĩ sẽ giúp người bệnh được chung sống an toàn với virus thông qua việc ngăn chặn và kiểm soát sự phát triển của virus. 4. Thực chất đây là xét nghiệm Xét nghiệm Ag/Ab combo dùng thế hệ sinh học thứ 4 để phát hiện ra kháng thể HIV cùng kháng nguyên p24 từ tuần thứ ba sau khi nhiễm bệnh. Gói xét nghiệm này có thể được thực hiện từ ngày thứ 15. Thời điểm tốt nhất để thực hiện xét nghiệm HIV Combi PT cho kết quả chính xác là sau 28 ngày vì lúc đó lượng virus trong máu đã khá rõ ràng. Đây cũng là lý do xét nghiệm được mang tên xét nghiệm Combi PT 28 ngày. Phát hiện sớm tình trạng lây nhiễm HIV rất cần thiết để giúp người bệnh kịp thời có biện pháp kìm hãm virus phát triển và phòng ngừa lây bệnh cho những người xung quanh. Do kỹ thuật thực hiện xét nghiệm Combi PT 28 ngày rất hiện đại nên nếu kết quả dương tính thì khả năng mắc bệnh rất cao. Đặc biệt, xét nghiệm Combi PT 28 ngày hiện mang lại rất nhiều lợi ích với phụ nữ mang thai. Nhờ khả năng phát hiện bệnh sớm nên thai phụ có điều kiện để được điều trị sớm và ngăn ngừa được nguy cơ lây nhiễm sang con. Khuyến cáo: người bệnh không nên làm xét nghiệm HIV sớm vì thời gian chẩn đoán chính xác tốt nhất là 4 - 6 tuần sau khi có hành vi nghi nhiễm. Nếu thực hiện sớm hơn thời gian này vừa tốn kém vừa chưa thể phát hiện ra virus gây bệnh. Phát hiện sớm HIV có ý nghĩa rất đặc biệt vì bản thân bệnh lý này hiện chưa thể chữa khỏi nhưng lại có thể kiểm soát tốt. Khi phát hiện bệnh sớm tức là người bệnh sẽ được điều trị để hệ miễn dịch được bảo vệ, nhờ đó mà nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng được giảm xuống, chi phí điều trị và đánh giá bệnh cũng giảm theo, giúp người bệnh và gia đình giảm nhẹ gánh nặng chi phí điều trị. Lựa chọn xét nghiệm tại đây khách hàng có thể yên tâm từ quy trình lấy mẫu cho đến thực hiện xét nghiệm, tất cả đều đạt chuẩn Bộ Y tế quy định. Mặt khác, mức giá xét nghiệm đều được niêm yết công khai và thông báo đến khách hàng trước khi tiến hành xét nghiệm. Trường hợp kết quả xét nghiệm Combi PT 28 ngày có kết quả dương tính, người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa đầu ngành tư vấn trực tiếp, cụ thể các biện pháp cần thực hiện.;;;;;Hiện nay, phương pháp xét nghiệm Combi PT được xem là kỹ thuật chẩn đoán HIV mới nhất nên được rất nhiều người quan tâm. Vậy độ chính xác của phương pháp xét nghiệm Combi PT HIV là như thế nào, có đáng tin không, hãy cùng tìm hiểu qua những giải đáp dưới đây. 1. Virus HIV - những thông tin cơ bản Virus HIV gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch, nằm trong nhóm retrovirus. Đặc điểm của chúng là dễ thay đổi, dễ đột biến. Virus HIV có nhiều chủng khác nhau, mỗi chủng cũng có kháng nguyên không giống nhau. Virus HIV có con đường lây truyền chính là đường tình dục, đường máu, lây qua dụng cụ bị phơi nhiễm và truyền từ mẹ cho con qua nhau thai. Khi đi vào cơ thể, virus sẽ tấn công trực diện hệ miễn dịch, nhất là lympho T. Khi virus tăng sinh sẽ làm ức chế hệ miễn dịch nên cơ thể trở nên mẫn cảm hơn trước các yếu tố nhiễm trùng. Tình trạng này có liên quan mật thiết với những tổn thương xảy ra ở hệ miễn dịch. Virus HIV gồm 2 type nhưng so với type HIV-2 thì type HIV-1 có khả năng truyền bệnh dễ hơn và giai đoạn tiềm tàng từ thời điểm phơi nhiễm đến khi phát hiện ra bệnh của type này cũng kéo dài hơn. Trước khi tìm hiểu về độ chính xác của phương pháp xét nghiệm Combi PT thì cần biết đây là phương pháp gì. Cụ thể, Combi PT HIV là xét nghiệm được thực hiện bởi nguyên lý điện hóa phát quang. Toàn bộ quá trình xét nghiệm diễn ra trên hệ thống máy Cobas 8000 độ nhạy cao, phát hiện được cả kháng nguyên và kháng thể của virus HIV từ giai đoạn đầu. 2.2. Tính chính xác của phương pháp xét nghiệm Combi PT trong xét nghiệm HIV Khi đã hiểu được cách thức thực hiện xét nghiệm này như đã nói đến ở trên thì bạn có thể thấy được độ chính xác của phương pháp xét nghiệm Combi PT. Đây là xét nghiệm dùng sinh phẩm thế hệ mới nhất nên có khả năng phát hiện ra virus sớm hơn so với các xét nghiệm HIV khác. Kết quả xét nghiệm HIV Combi PT có độ chính xác tối thiểu là 95%. Vì thế, kể từ thời điểm phơi nhiễm, nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì chắc chắn đến 95% bạn không nhiễm HIV. Để chính xác hơn nữa thì sau 3 và 6 tháng sau bạn nên kiểm tra lại. Cụ thể, với độ chính xác của phương pháp xét nghiệm Combi PT thì sau khi thực hiện xét nghiệm sẽ cho ra 1 trong các kết quả sau: - Âm tính Điều này có nghĩa là không tìm thấy kháng nguyên và kháng thể chống lại virus HIV, tức là người được xét nghiệm không nhiễm HIV. Có trường hợp âm tính giả (rất hiếm) thường là do người bệnh đang ở giai đoạn cửa sổ với đặc điểm kháng nguyên và kháng để đều rất ít nên xét nghiệm chưa phát hiện ra được. Người bệnh sẽ cần làm lại xét nghiệm vào mốc tháng thứ 3 và 6 sau phơi nhiễm để khẳng định. - Dương tính Kết quả này tức là đã phát hiện ra kháng nguyên và kháng thể virus HIV. Để chắc chắn không xảy ra trường hợp dương tính giả, bác sĩ sẽ chỉ định thêm xét nghiệm xác nhận. - Không xác định Nhiều lý do dẫn đến kết quả xét nghiệm HIV Combi PT không xác định: người bệnh ở giai đoạn cửa sổ, dùng thuốc gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm,... Nếu rơi vào trường hợp này sẽ phải làm lại xét nghiệm theo thời gian được bác sĩ chỉ định. Ngoài ra, để đảm bảo độ chính xác của phương pháp xét nghiệm Combi PT thì cũng cần lưu ý về thời điểm được xem là mốc “vàng” để làm xét nghiệm. Chuyên gia y tế khuyến cáo thời điểm làm xét nghiệm tốt nhất là sau 2 tháng tính từ ngày phơi nhiễm và trước khi xét nghiệm 1 ngày cần kiêng dùng chất kích thích. Do độ chính xác của phương pháp xét nghiệm Combi PT HIV rất cao nên khuyến cáo xét nghiệm nên thực hiện với các trường hợp: - Đã có đời sống tình dục với người không phải là chồng/vợ nhưng không dùng bất cứ biện pháp an toàn nào. - Tiêm chích ma túy bằng kim tiêm chung với người khác. - Có người thân đã bị nhiễm HIV. - Thai phụ tiếp xúc với yếu tố nguy cơ. - Trẻ sinh ra từ mẹ phơi nhiễm hoặc nhiễm HIV. - Nhiễm virus lao, viêm gan C. Đây là nhóm được khuyến cáo nên tiến hành xét nghiệm HIV Combi PT 6 tháng/lần. Trong khoảng thời gian này, nếu xuất hiện tình trạng: sụt cân, phát ban ở trên da, sốt, đau cơ, đau họng, mệt mỏi,... thì cần làm xét nghiệm ngay. 2.4. - Người bệnh được lấy mẫu xét nghiệm bởi chuyên viên xét nghiệm. - Mẫu bệnh phẩm được chuyển đến phòng xét nghiệm để kiểm tra và xử lý. - Phòng xét nghiệm thực hiện xét nghiệm đúng quy cách bằng những thiết bị và dụng cụ phù hợp. - Kết quả xét nghiệm được trả về phòng khám ban đầu cho bác sĩ. - Bác sĩ đọc kết quả xét nghiệm và thông báo với người bệnh.;;;;;Đối với bệnh HIV, phát hiện càng sớm càng giúp kiểm soát tốt nguy cơ tiến triển của virus và chủ động phòng ngừa lây lan cho cộng đồng. Tuy nhiên, đây là căn bệnh khá nhạy cảm nên khi nghi ngờ bị nhiễm, tâm lý chung của người bệnh là e dè, dấu diếm dẫn đến trì hoãn xét nghiệm. Sự ra đời của dịch vụ xét nghiệm HIV Combi PT tại nhà có vai trò rất lớn trong việc giúp người bệnh tháo gỡ được rào cản này. 1. Một số vấn đề cơ bản về xét nghiệm HIV Combi PT Xét nghiệm HIV Combi PT có khả năng phát hiện đồng thời cả kháng nguyên P24 của chủng virus HIV1 và virus HIV thuộc cả hai chủng HIV1 và 2. Xét nghiệm này dùng sinh phẩm thế hệ thứ 4 mới nhất nên có thể phát hiện ra virus ở giai đoạn đầu. Đây là dạng xét nghiệm miễn dịch thực hiện trên nguyên lý điện hóa phát quang với hệ thống máy Cobas 8000 cực nhạy vừa phát hiện ra kháng nguyên P24 vừa phát hiện kháng thể HIV1 trong huyết tương hoặc huyết thanh của người bệnh. Thường thì sau khi virus HIV xâm nhập và cơ thể khoảng 2 - 3 tuần, nếu làm xét nghiệm HIV Combi PT có thể chẩn đoán chính xác được 95% khi phát hiện ra thành phần kháng nguyên P24 trong máu người bệnh. Cũng vì lý do này mà hiện nay xét nghiệm Combi PT được nhiều người lựa chọn để kiểm tra HIV. Mặc dù y học hiện đại đã rất phát triển nhưng thế giới vẫn chưa tìm ra biện pháp điều trị khỏi HIV hoàn toàn. Tuy nhiên, đối với bệnh lý này, nếu được phát hiện sớm vẫn có thể kiểm soát được sự phát triển của virus trong cơ thể, bảo vệ được hệ miễn dịch và giảm nguy cơ đối với bệnh nhiễm trùng cơ hội. Không những thế, phát hiện sớm HIV còn giúp người bệnh ý thức được việc bảo vệ sức khỏe của mình, bảo vệ người xung quanh không bị lây nhiễm. Điều trị sớm cũng giúp người bệnh có được sức khỏe ổn định để duy trì cuộc sống bình thường, không trở thành gánh nặng cho người thân. Đặc biệt phụ nữ có thai sẽ áp dụng được biện pháp giảm tối đa nguy cơ lây bệnh cho con. Xét nghiệm HIV Combi PT có thể phát hiện đồng thời kháng nguyên và kháng thể HIV từ tuần thứ 3 kể từ sau thời điểm phơi nhiễm. Vì thế, khi làm xét nghiệm vào thời điểm này, kết quả dương tính tức là bệnh nhân sẽ được điều trị sớm để ngăn virus phát triển. Nhờ đó mà những lợi ích được liệt kê ở trên sẽ đạt được đối với bệnh nhân và cộng đồng. 1.3. Những vấn đề lưu ý về kết quả xét nghiệm HIV Combi PT Như đã nói ở trên, xét nghiệm HIV Combi PT cho kết quả chính xác đến 95% từ giai đoạn đầu. Vì thế, nếu sau 2 tháng tính từ khi phơi nhiễm, nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính tức là 95% không nhiễm HIV. Muốn chắc chắn hơn, sau 3 tháng và 6 tháng từ khi phơi nhiễm, khách hàng nên làm lại xét nghiệm. Các khả năng xảy ra trong kết quả xét nghiệm HIV Combi PT gồm: - Âm tính: không tìm thấy kháng nguyên P24 và kháng thể HIV nên không bị nhiễm HIV. Có một số trường hợp âm tính giả vì bệnh nhân đang trong giai đoạn cửa sổ, hai yếu tố này còn ít nên chưa phát hiện được, cần đợi đến mốc 3 và 6 tháng để làm lại xét nghiệm. - Dương tính: cả kháng thể và kháng nguyên HIV đều được phát hiện. Để chắc chắn hơn, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thêm xét nghiệm xác nhận. - Không xác định: nguyên nhân có thể do trong giai đoạn cửa sổ hoặc dùng một số loại thuốc ảnh hưởng đến tính chính xác của xét nghiệm. Trường hợp này sẽ phải làm lại xét nghiệm vào khoảng thời gian được bác sĩ chỉ định.;;;;;Mặc dù hiện nay quan điểm và cái nhìn về bệnh HIV trong xã hội đã được cải thiện theo chiều hướng tích cực hơn nhưng đây vẫn là nỗi ám ảnh với nhiều người. Xét nghiệm HIV là cách duy nhất để xác định nhiễm bệnh. Về virus HIV và xét nghiệm HIV Combi PT 1.1. Virus HIV và cách thức hoạt động HIV là virus gây nên tình trạng suy giảm miễn dịch ở người thuộc nhóm retrovirus chứa ARN. Đây là nhóm virus mang enzym transcriptase đảo ngược nên có tính chất thay đổi và bị đột biến dễ dàng. Có nhiều chủng HIV, giữa các chủng sẽ có sự khác biệt về kháng nguyên. Khi xâm nhập vào cơ thể người, virus HIV tấn công hệ miễn dịch trong đó mục tiêu chính mà nó nhắm đến là tế bào lympho T-CD4 loại hỗ trợ, tế bào lympho B, đại thực bào, tế bào lympho dưới niêm mạc, tế bào thần kinh đệm ở não. Trong đó, chủ yếu nhất là tế bào lympho T. Do virus tấn công vào lympho T nên chúng ngày càng tăng sinh và gây ức chế miễn dịch toàn thân, cơ thể tăng mẫn cảm trước các nhiễm trùng cơ hội. Kết quả là người bệnh đứng trước nguy cơ gặp hàng loạt tổn thương ở hệ miễn dịch: miễn dịch tế bào, miễn dịch dịch thể, khả năng hoạt tính thực bào ở đại thực bào. Xét nghiệm HIV Combi PT (HIV combo Ag/Ab) là xét nghiệm cho phép phát hiện đồng thời kháng nguyên P24 và kháng thể HIV. Xét nghiệm có sử dụng sinh phẩm thuộc thế hệ mới nhất là thế hệ 4 nên phát hiện được sự có mặt của virus HIV trong máu từ giai đoạn đầu. Dựa trên việc xét nghiệm phát hiện ra kháng nguyên P24 trong máu mà chẩn đoán xác định nhiễm HIV có thể đưa ra từ sau thời điểm phơi nhiễm 2 - 3 tuần. Xét nghiệm miễn dịch này được thực hiện dựa trên nguyên lý điện hóa phát quang bởi hệ thống máy xét nghiệm Cobas 8000 của Roche. Để phát hiện định tính kháng thể HIV và kháng nguyên P24 trong huyết tương hoặc huyết thanh, xét nghiệm HIV Combi PT có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao. Do đó, khi xét nghiệm sau 2 tháng từ thời điểm có hành vi nguy cơ cuối cùng có kết quả âm tính thì 95% khả năng không bị nhiễm HIV. Muốn khẳng định chính xác hơn nữa thì vào các mốc 3 và 6 tháng sau phơi nhiễm nên làm lại xét nghiệm để chắc chắn không có sai sót nào xảy ra trong quá trình làm xét nghiệm đầu và đảm bảo tính khẳng định của kết quả xét nghiệm. Nhờ có tính hiện đại của hệ thống máy này mà kỹ thuật xét nghiệm được thực hiện chính xác, cho kết quả chỉ sau 90 phút, giúp phát hiện đồng thời trong máu của người bệnh cả kháng nguyên P24 và kháng thể virus HIV từ 28 ngày trở đi.;;;;;Xét nghiệm combo sau 21 ngày (bao gồm xét nghiệm HIV ag/ab) có tác dụng giúp chẩn đoán kết luận một người có đang bị nhiễm HIV hay không. 1. Tìm hiểu chung về xét nghiệm combo sau 21 ngày Xét nghiệm combo sau 21 ngày còn được biết đến là xét nghiệm combo HIV Ag/Ab. Hình thức xét nghiệm này được phát triển bởi công ty Abbott Hoa Kỳ từ năm 2004, có tác dụng chẩn đoán xác định khả năng nhiễm HIV của một người. Từ khi ra đời đến nay, xét nghiệm combo sau 21 ngày đã được ứng dụng trong chẩn đoán HIV tại nhiều nước ở Châu Âu và tại nhiều quốc gia khác trên thế giới. Mục đích của loại xét nghiệm này là giúp tìm ra các kháng thể và kháng nguyên chứa virus HIV trong khoảng thời gian sớm nhất (từ tuần thứ 3 trở đi), sau khi virus mới xâm nhập vào cơ thể người bệnh sau khoảng vài tuần. Thông qua đó sẽ xác định được liệu người này có đang bị nhiễm HIV hay không. Nếu thực hiện xét nghiệm combo sau 21 ngày ngay từ sớm, người bệnh sẽ nhận được những lợi ích như sau: Tăng hiệu quả điều trị: như chúng ta đã biết HIV vốn được coi là “căn bệnh thế kỷ" khi chưa tìm ra được loại thuốc trị dứt điểm cũng như vắc xin phòng ngừa. Tuy nhiên nhờ vào sự tiến bộ không ngừng của khoa học, hiện nay HIV hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu phát hiện từ sớm và kiên trì điều trị theo phác đồ của bác sĩ; Xét nghiệm chính là cách duy nhất để biết được rằng bản thân có đang bị HIV hay không. Thường thì trong thời gian đầu HIV sẽ không bộc lộ triệu chứng rõ ràng, có nhiều trường hợp chỉ tới khi đến giai đoạn cuối là AIDS thì mới thể hiện dấu hiệu điển hình trên lâm sàng. Do đó việc thực hiện xét nghiệm sớm sẽ giúp bệnh nhân tránh được nguy cơ lây nhiễm cho người khác, áp dụng sớm các biện pháp điều trị và tăng cơ hội sống sót về sau. 2. Độ chính xác của xét nghiệm combo sau 21 ngày Triệu chứng của HIV giai đoạn đầu khá mờ nhạt, thường sẽ là sốt cao, tiêu chảy, phát ban, nổi hạch toàn thân, mệt mỏi, chán ăn,... Tùy từng trường hợp những biểu hiện này sẽ có mức độ nặng nhẹ hoặc thời gian kéo dài khác nhau. Kể từ sau khi phát sinh hành vi nguy cơ, người bệnh cần đặc biệt ghi nhớ những mốc xét nghiệm quan trọng dưới đây: Sau 3 tuần: nên thực hiện xét nghiệm máu Ag/Ab HIV, lúc này tỷ lệ cho ra kết quả chuẩn xác là rất cao; Sau 3 tháng: trong trường hợp kết quả xét nghiệm là âm tính (tại thời điểm sau 6 tuần hay 1 tháng) thì vẫn cần kiểm tra lại sau đó 3 tháng. Nếu lần kiểm tra này kết quả vẫn là âm tính thì 70 - 80% là bạn không có nguy cơ bị HIV; Sau 6 tháng: kết quả xét nghiệm tại thời điểm này là âm tính thì mới có thể khẳng định là bạn không bị HIV từ hành vi có nguy cơ. Nếu xét nghiệm HIV Combo chưa xác định, bệnh nhân cần làm thêm xét nghiệm HIV khẳng định, nếu xét nghiệm này cho ra kết quả dương tính thì bệnh nhân đã bị nhiễm HIV. Lúc này, bạn cần phải thật bình tĩnh và lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ và thực hiện những điều như sau: Thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết khác: HIV có thể đồng mắc cùng các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) như lậu, giang mai, sùi mào gà,... Do đó người bệnh cần làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán những bệnh lý này để kịp thời phòng ngừa và điều trị, tránh để xảy ra những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe; Tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị do bác sĩ xây dựng, lên kế hoạch. Mặc dù chưa thể điều trị dứt điểm căn bệnh này nhưng hiện tại đã có rất nhiều thuốc ức chế virus hiệu quả. Bệnh nhân cần dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ mà đã luôn duy trì được tải lượng virus trong cơ thể ở mức thấp và tiếp tục sinh hoạt, làm việc như người bình thường; Thiết lập một lối sống tích cực, lành mạnh: người bệnh nên từ bỏ những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia, dùng ma túy và các chất kích thích,... ; Chia sẻ việc mình bị nhiễm HIV với người thân: người bệnh nên mở lòng chia sẻ việc mình bị HIV với người thân để họ hiểu rõ về tình trạng này cũng như giúp đỡ, sẻ chia với người bệnh trong cuộc sống. Đừng để bản thân rơi vào trạng thái cô đơn, tuyệt vọng mà hãy đón nhận sự chia sẻ của người thân và bạn bè, lấy đó làm chỗ dựa vững chắc cùng đồng hành trên con đường điều trị HIV; Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải dùng bao cao su khi quan hệ tình dục, điều kiện là bao cao su phải đảm bảo chất lượng, không bị rách trong quá trình quan hệ, không hết hạn sử dụng,... ; Tránh tác động mạnh có thể gây chảy máu da, niêm mạc bộ phận sinh dục; Không nên quan hệ bằng đường miệng; Không được để dịch tiết cơ thể (dịch hậu môn, âm đạo, tinh dịch) của người bệnh tiếp xúc với tổn thương ở niêm mạc âm đạo, hậu môn, dương vật hoặc vết thương ngoài da; Người không bị HIV nên sử dụng thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV (Pr EP) để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị HIV từ người bệnh. Tuy rằng hiện nay vẫn còn những định kiến với người mắc bệnh HIV nhưng nhờ hoạt động tuyên truyền và sự phát triển của y học trong việc điều trị căn bệnh này nên xã hội cũng đã dần cởi mở hơn. Cho dù vậy chúng ta cũng không nên xa lánh căn bệnh thế kỷ này mà hãy luôn bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ lây nhiễm, nếu có yếu tố nguy cơ hãy thực hiện xét nghiệm combo sau 21 ngày và tái kiểm tra theo các mốc thời gian được khuyến cáo. Trong trường hợp không may bị nhiễm HIV thì bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ, kiên trì dùng thuốc và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh làm lây nhiễm HIV cho cộng đồng.
question_325
Giải đáp tình trạng hôi miệng uống kháng sinh thường gặp phải
doc_325
Uống kháng sinh kéo dài có thể là nguyên nhân gây nên chứng hôi miệng Theo chuyên gia, nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ẩm cho khoang miệng, giữ sạch và hỗ trợ quá trình tiêu hóa thực phẩm, giảm tính axit trong miệng và hỗ trợ tiêu hóa tinh bột. Việc sử dụng kháng sinh một cách không đúng liều lượng hoặc quá mức trong thời gian dài từ 1 tháng trở nên có thể dẫn đến tình trạng miệng bị khô, làm giảm số lượng vi khuẩn có lợi trong miệng và làm tăng sự phát triển của vi khuẩn có hại. Hệ quả gây ra tình trạng hôi miệng vì uống thuốc kháng sinh. Cụ thể hơn, một số loại kháng sinh như carbenicillin, colistin có khả năng giảm lượng kali trong máu. Các kháng sinh chứa natri (Na) và kali (K), mặc dù hàm lượng thấp nhưng khi được sử dụng với liều lượng cao và trong thời gian dài (ví dụ như carboxypenicillin, penicillin…) có thể gây ra tác động gây độc cho cơ thể người bệnh. Bởi thế, thận phải tăng cường hoạt động để có thể đào thải độc tố và kháng sinh thừa trong cơ thể. Quá trình này khiến một lượng nước không nhỏ trong cơ thể bị mất đi, ảnh hưởng tới việc tiết nước bọt nên nước bọt sẽ ít hơn và tăng nguy cơ xảy ra hôi miệng ở người uống kháng sinh. 2.1. Chứng hôi miệng gây nhiều tác động xấu đến tâm lý nên cần sớm khắc phục Chứng hôi miệng thường gây tâm lý tự ti trong giao tiếp ở nhiều người Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chứng hôi miệng gây ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của con người, đồng thời tạo ra nhiều rào cản trong cuộc sống của họ. Đa số người bị hôi miệng đều cảm thấy ngần ngại khi tiếp xúc với người khác, và luôn phải trải qua tình trạng thiếu tự tin khi giao tiếp với đối tác. Do nhận thức được hơi thở không dễ chịu của mình, nhiều người phải đối mặt với cảm giác tự ti khi nói chuyện với người xung quanh. Đôi khi, họ cố gắng hạn chế giao tiếp hàng ngày vì sợ người khác có thể phát hiện mùi hôi từ miệng của mình. Tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và các mối quan hệ xã hội của họ. Nguy cơ bị cô lập xã hội và trở thành người tự kỷ là một hậu quả tiềm ẩn của chứng hôi miệng. 2.2. Cách khắc phục và điều trị hôi miệng do uống thuốc kháng sinh Khám bác sĩ là cách xử trí đơn giản, hiệu quả khi gặp các vấn đề về răng miệng Ngoài do uống thuốc kháng sinh trong thời gian dài, chứng hôi miệng còn có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác: tác động của bệnh viêm nha chu và nướu, vệ sinh răng miệng không kỹ, mảng bám cao răng tích tụ lâu ngày không được loại bỏ… Song, bất kể chứng hôi miệng do nguyên nhân nào thì đều có thể khắc phục hoặc thậm chí là điều trị khỏi hẳn. Điều này sẽ giúp bạn có thể thoải mái lấy lại sự tự tin trong giao tiếp. Bên cạnh đó, bạn có thể bám sát vào nguyên nhân gây hôi miệng là do thuốc kháng sinh khiến miệng bị khô để chủ động có biện pháp khắc phục cho phù hợp: – Giữ miệng ẩm: Luôn duy trì độ ẩm cho miệng bằng cách uống nước thường xuyên và tăng cường lượng nước so với thời điểm chưa sử dụng thuốc kháng sinh. – Nhai kẹo cao su không đường: Nhai kẹo cao su không đường có thể kích thích sự tiết nước bọt, giúp tránh tình trạng miệng khô. – Sử dụng nước súc miệng: Sử dụng nước súc miệng giúp tiêu diệt vi khuẩn trong miệng và họng, đồng thời làm giảm mùi hôi miệng. Tuy nhiên, nên sử dụng khoảng 2-3 lần mỗi ngày và tránh lạm dụng để duy trì cân bằng vi khuẩn tự nhiên. – Dùng mẹo tự nhiên: Pha 5 giọt tinh dầu bạc hà vào 1 ly nước và sử dụng để súc miệng hoặc nhai lá bạc hà có thể giúp giảm mùi hôi miệng. Lưu ý rằng, nhiều trường hợp bị hôi miệng do uống thuốc kháng sinh thì sau khi dừng thuốc, chứng hôi miệng đã giảm dần và hết hẳn. Tuy nhiên, nếu sau một thời gian dừng thuốc mà chứng hôi miệng không đỡ hoặc trường hợp bạn buộc phải dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài (nhiều tháng hoặc nhiều năm), tốt nhất bạn nên tìm đến bác sĩ nha khoa để được giúp đỡ. Mục đích để có được giải pháp khắc phục hoặc giải quyết triệt để chứng hôi miệng gây mất tự tin trong giao tiếp. 3. Một số biện pháp phòng bệnh hôi miệng vừa đơn giản lại hiệu quả Để không gặp phải vấn đề hôi miệng, bạn có thể chủ động phòng ngừa bằng những cách sau: – Vệ sinh răng miệng đúng cách: Rửa răng kỹ sau mỗi bữa ăn, trước khi đi ngủ và khi thức dậy vào buổi sáng. Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ những mảng thức ăn giữa các kẽ răng, nạo lưỡi sạch, và hạn chế hoặc ngừng hút thuốc lá. – Hạn chế thực phẩm có mùi nồng: Giảm ăn các loại gia vị như tỏi và hành, cũng như cân nhắc việc từ bỏ thuốc lá và thuốc lào. – Vệ sinh định kỳ cho hàm giả và niềng răng: Nếu bạn sử dụng hàm giả hoặc niềng răng, đảm bảo vệ sinh chúng ít nhất vài lần mỗi tuần để loại bỏ vi sinh vật có thể gây hôi miệng. – Nhai kẹo cao su và súc họng với nước muối: Thói quen này có thể giúp kích thích sự tiết nước bọt và loại bỏ vi khuẩn. Một số sản phẩm nước súc miệng cũng có tác dụng hỗ trợ trong việc giữ cho hơi thở tươi mới. Lưu ý rằng, vệ sinh răng miệng hàng ngày là quan trọng, nhưng không đủ. Bạn cũng cần thực hiện kiểm tra răng miệng định kỳ mỗi 6 tháng để bảo vệ sức khỏe răng miệng và ngăn chặn tình trạng hôi miệng.
doc_55660;;;;;doc_48334;;;;;doc_28875;;;;;doc_51371;;;;;doc_5586
1. Nguyên nhân gây hôi miệng sau khi uống kháng sinh Hôi miệng do uống kháng sinh là tình trạng không hề hiếm gặp Theo các chuyên gia chỉ ra, nước bọt được tiết ra ở trong miệng mỗi người là dung dịch sinh hóa khá phúc tạp. Trong nước bọt của mỗi tuyến đều có những thành phần khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung nước bọt có 98% là nước và 2 % còn lại là những chất khác. Trong 2% này, người ta tìm thấy hơn một trăm chất với những hàm lượng không giống nhau. Thông thường ở người lớn, 0.5 – 1.5 lít nước bọt sẽ được sản sinh mỗi ngày. Những men tiêu hóa của nước bọt có khả năng biến đổi tinh bột sang đường maltose, men lipase hỗ trợ tiêu hóa chất béo. Đồng thời, nước bọt có thể hỗ trợ vệ sinh răng miệng, trung hòa axit và tiêu hủy một vài những vi khuẩn, làm hơi thở trong lành hơn. Nước bọt thường chỉ giảm mạnh khi ngủ. Tuy nhiên, khi dây thần kinh điều khiển nước bọt bị tổn thương, mũi nghẹt, căng thẳng thần kinh, … cũng gây tình trạng này. Khi đó, chúng ta cần điều trị bằng thuốc. Trong đó theo thống kê có tới gần 400 loại thuốc điều trị các bệnh này đều có tác dụng phụ gây khô miệng, giảm tiết nước bọt dẫn tới hôi miệng. 2. Những loại thuốc thường gây hôi miệng Một số loại thuốc khi sử dụng sẽ gây tình trạng hôi miệng 2.1 Những thuốc kháng histamin Đây là nhóm thuốc điển hình gây hôi miệng. Thuốc này thường được sử dụng để điều trị với những trường hợp dị ứng. Khi sử dụng, thuốc sẽ có thể gây một số tác dụng phụ như giảm tiết dịch ở trong cơ thể, hạn chế một số những receptor tới não bộ, …. Khi nước bọt bị giảm sẽ làm miệng bị khô và dẫn tới mùi hôi. 2.2 Những thuốc làm giảm Kali Một số thuốc loại kháng sinh như carbenicillin, colistin có thể làm giảm kali máu. Hay Các những kháng sinh có chứa Na , K dù hàm lượng thấp nhưng do dùng liều cao và thời gian dài vẫn có thể gây độc cho người bệnh. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thuốc này nhiều khiến thận cần tăng cường đào thải kháng sinh dư thừa. Như vậy, cơ thể sẽ phải mất lượng nước khá lớn và sẽ ảnh hưởng việc tiết nước bọt. 2.3 Thuốc chống trầm cảm Thuốc chống trầm cảm thường sẽ gây khô miệng. Đây là tác dụng phụ rất thường thấy của các loại thuốc này. Đặc biệt với người cao tuổi là nhóm đối tượng vốn đã có sự giảm tiết nước bọt thì tác dụng phụ này càng rõ rệt hơn. Nếu tình trạng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định thay thế bằng loại thuốc chống trầm cảm ít hơn tác dụng kháng cholinergic. 2.4 Thuốc lợi tiểu Thuốc lợi tiểu thường có khả năng ngăn chặn cơ thể hấp thụ nhiều muối cũng như tình trạng nồng độ kali máu thấp. Những loại thuốc này có thể dùng điều trị tình trạng phù, giữ nước ở những người bị suy tim, thận hư, … và có tác dụng phụ làm khô, hôi miệng. 2.5 Thuốc có chứa hoạt chất Paraldegyde Những thuốc có chứa Paraldehyde được sử dụng để điều trị những cơn co giật rối loạn, các bệnh thần kinh, … Tuy nhiên, do khoảng 30% hoạt chất này phân tán khắp cơ thể, đi tới và bài tiết qua phổi. Từ đó, điều này sẽ khiến người dùng bị hôi miệng. 2.6 Thuốc trị chứng trào ngược dạ dày Với loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày sẽ có chứa sulfur cũng gây ra hôi miệng. Trong đó, một số loại không cần kê đơn cũng có chứa cồn cùng lượng đường cao. Điều này sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. 2.7 Thuốc trị nghiện rượu Người uống nhiều đồ có cồn thường bị khô và hôi miệng. Tuy nhiên, khi điều trị nghiện rượu bằng thuốc, tình trạng này càng nghiêm trọng hơn. Cụ thể, trong thuốc nghiện rượu thường chứa nhiều sulfur. Đây là chất gây khô miệng và lâu ngày sử dụng làm hôi miệng. 2.8 Một số loại thuốc khác Một số loại thuốc khác thường sử dụng cũng có tác dụng phụ làm hôi miệng. Điển hình như: thuốc trị mụn trứng cá, thuốc trị tiêu chảy, thuốc đau đầu, thuốc chống nôn, … 3. Cách khắc phục hôi miệng do uống kháng sinh 3.1 Chăm sóc răng miệng khắc phục hôi miệng uống kháng sinh Để ngăn ngừa tình trạng hôi miệng do uống thuốc gây nên, chúng ta cần thực hiện chế độ vệ sinh răng miệng cũng như ăn uống thích hợp: – Thực hiện vệ sinh răng miệng phù hợp: Súc miệng kĩ sau mỗi khi ăn, đánh răng 2-3 lần mỗi ngày. Thói quen này để đảm bảo răng miệng luôn sạch. Bên cạnh đó, chúng ta nên sử dụng chỉ nha khoa để có thể xử lý những cặn thức ăn ở kẽ răng, cạo sạch lưỡi, … – Hạn chế ăn những món có mùi nồng, nhiều gia vị như hành, tỏi, hạt tiêu, ớt cay, … – Từ bỏ thói quen sử dụng rượu và thuốc lá. – Nhai kẹo cao su không đường để tăng khả năng làm sạch, khử mùi trong khoang miệng. – Nếu sử dụng hàm giả hay niềng răng, chúng ta cần chú ý vệ sinh, loại bỏ những vi sinh vật gây hôi miệng. – Bổ sung cho cơ thể thêm nhiều nước lọc mỗi ngày để tránh khô miệng. 3.2 Điều trị với bác sĩ khắc phục hôi miệng uống kháng sinh Nếu thực hiện các biện pháp vệ sinh, chăm sóc tại nhà không hiệu quả, chúng ta cần đến nha khoa kiểm tra để tìm ra nguyên nhân hôi miệng Bên cạnh những phương pháp trên, chúng ta nên duy trì thói quen lấy cao răng và kiểm tra răng miệng định kì. Điều này là để tình trạng răng miệng luôn tốt. Khi đó, vi khuẩn sẽ hạn chế tích tụ, giảm nguy cơ hôi miệng. Có thể thấy, hôi miệng uống kháng sinh không còn là tình trạng hiếm gặp và có thể khắc phục. Tuy nhiên, nếu như sau khi thực hiện những phương pháp vệ sinh, chế độ chăm sóc như trên mà tình trạng răng miệng vẫn không có chuyển biến, chúng ta cần tới nha khoa để được kiểm tra. Bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân và tiến hành chỉ định một loại thuốc điều trị khác trong trường hợp cần thiết. Cùng với đó, việc kiểm tra tại nha khoa cũng giúp chúng ta phát hiện xem hôi miệng có xuất phát từ nguyên nhân khác không. Từ đó, việc điều trị sẽ tiến hành kịp thời.;;;;;(Lan Anh, 28 tuổi) Trả lời: Nhiệt miệng là một bệnh phổ biến và gây khó chịu cho không ít người, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao tiếp. Phụ nữ thường hay mắc nhiệt miệng khi rối loạn nội tiết lúc hành kinh, mang thai, mãn kinh… Nhiệt miệng bắt đầu từ những vết loét (là những mụn nước nhỏ dễ vỡ) mọc trong niêm mạc miệng, sau đó bội nhiễm làm loét ra, để lại một vết nông ở niêm mạng miệng. Bệnh gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu, ăn mất ngon, có khi dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Phụ nữ thường hay mắc nhiệt miệng khi rối loạn nội tiết lúc hành kinh, mang thai, mãn kinh… Ở trường hợp của bạn, tự ý uống kháng sinh khi nhiệt miệng là sai cách. Trước tiên để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng khi mang thai, bạn phải ăn uống, tập thể dục và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Để giảm bớt nhiệt miệng gây đau đớn, cần xác định căn nguyên gây bệnh để điều trị tận gốc. Người bệnh nên ăn các món luộc, rau, củ, quả và trái cây để bổ sung các yếu tố vi lượng, các loại vitamin C, PP, B2,… Hạn chế ăn các đồ cay, mặn, béo, nhiều dầu mỡ. Để giảm bớt nhiệt miệng gây đau đớn, cần xác định căn nguyên gây bệnh để điều trị tận gốc. Đồng thời nhiệt miệng khi mang thai, bạn phải đảm bảo được vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cẩn thận khi đánh răng, không để bàn chải cọ xát vào vết loét nhiều lần, dễ làm tổn thương đến vết nhiệt. Phụ nữ khi mang thai cần phải giữ được tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress vì đó là kẻ thù nguy hiểm của nhiệt miệng, sẽ khiến bệnh lâu khỏi. Chúc bạn có một sức khỏe tốt! Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội 0936 388 288;;;;; 1. Vấn đề hôi miệng và nguyên nhân hình thành Thực tế, có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng hôi miệng. 1.1. Ăn uống Những thực phẩm chứa hợp chất sulfur dễ dàng để lại mùi trong khoang miệng. Bên cạnh đó, khi nhai, cắn thông thường, thức ăn thường bị dính, giắt lại kẽ răng. Những vụn thức ăn này phân hủy bởi nước bọt và gây mùi. Hãy cẩn trọng việc hơi thở có mùi khi ăn các thực phẩm như hành, tỏi, các loại gia vị cũng như các rau củ mùi đậm,… Với nguyên nhân này, chúng ta có thể khắc phục bằng việc vệ sinh răng miệng sau khi ăn để tránh vấn đề mùi hôi do thực phẩm cũng như tìm lời giải đáp xem hôi miệng uống gì. Tuy nhiên nếu việc vệ sinh không khắc phục được chứng hôi miệng, thì rất có thể, vấn đề hôi miệng còn xuất phát từ nguyên nhân khác. Hôi miệng có thể bắt nguồn từ vấn đề ăn uống 1.2. Vấn đề vệ sinh Vệ sinh răng miệng kém luôn là nguyên nhân quan trọng trong việc hơi thở có mùi khó chịu. Việc lười đánh răng; đánh răng ẩu, không kỹ càng, không đúng cách; không vệ sinh lưỡi khi đánh răng;… đều khiến dần hình thành mùi hôi khoang miệng. Ngoài ra, một số yếu tố khác trong vấn đề vệ sinh răng miệng có thể là những nguyên nhân hình thành vấn đề hôi miệng như: – Răng giả không được vệ sinh hoặc vệ sinh không đúng cách. – Răng khấp khểnh, không đều, chen chúc khó vệ sinh – Răng niềng nhưng không được vệ sinh đúng cách và sạch sẽ 1.3. Bệnh lý nha khoa Các bệnh lý nha khoa với tình trạng viêm nhiễm là những nguyên nhân hàng đầu trong vấn đề mùi hôi khoang miệng. Hôi miệng có thể xuất phát từ các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng,… 1.4. Bệnh lý khác Nhiều bệnh lý khác có thể ảnh hưởng đến khoang miệng, gây mùi khoang miệng như: – Trào ngược dạ dày – Bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như: viêm amidan, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang,… – Tắc ruột thấp – Tiểu đường – Suy gan – Suy thận Với những vấn đề này thì việc tìm lời giải đáp hôi miệng uống gì cũng rất khó đáp ứng. 1.5. Vấn đề thói quen và ảnh hưởng từ cuộc sống Hút thuốc lá, lười uống nước, hay dùng xịt thơm miệng,… đều là những nguyên nhân khiến miệng khô, hơi thở có mùi. Bên cạnh đó. việc sử dụng một số loại thuốc điều trị tâm lý, huyết áp, … cũng có thể gây tác dụng phụ khô miệng và hơi thở có mùi. Xịt thơm miệng khiến niêm mạc miệng khô và dễ hình thành vấn đề hôi miệng 2. Giải pháp cần để giảm tình trạng hôi miệng 2.1. Điều trị đúng bệnh lý nguyên nhân hôi miệng Tình trạng hôi miệng có thể bất chợt theo thời điểm tùy nguyên nhân, cũng có thể là do vấn đề bệnh lý kéo dài. Tùy theo từng nguyên nhân mà giải pháp cho tình trạng hôi miệng cũng khác nhau. Bạn nên đi khám bác sĩ ngay để kiểm tra nguyên nhân, chữa hôi miệng và chữa bệnh phù hợp khi chứng hôi miệng kèm theo những vấn đề như: – Vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên, đúng cách nhưng vẫn bị hôi miệng – Có triệu chứng bệnh lý như chảy máu chân răng, răng lợi nhạy cảm,… – Có hiện tượng tụt nướu, đau răng, răng yếu, răng giả sứt mẻ hoặc vỡ,… – Ợ chua, khô miệng, đau rát cổ họng,… – Hôi miệng dai dẳng lâu ngày. Nếu băn khoăn hôi miệng uống gì thì: để cải thiện chứng hôi miệng từ việc uống gì, bạn có thể lựa chọn các cách như: – Uống nhiều nước: Nước sẽ làm trung hòa mùi hôi khoang miệng, đồng thời, bổ sung độ ẩm phù hợp để tránh tình trạng hôi miệng nặng hơn. – Uống trà xanh: Không chỉ ngon và dễ uống, trà xanh còn chứa hợp chất polyphenol giúp tiêu diệt các hợp chất lưu huỳnh – nguồn gốc mùi hôi miệng và làm giảm mùi hôi khó chịu. – Uống nước chanh pha: Axit citric trong chanh giúp thể tiêu diệt những loại vi khuẩn, giảm bớt mùi hôi miệng. Chú ý uống với nồng độ chanh trong nước phù hợp để không hại dạ dày cũng như làm tăng độ khô của họng miệng. – Uống giấm táo pha loãng: Hợp chất pectin tốt cho lợi khuẩn, tiêu diệt hại khuẩn và giúp người bệnh giảm bớt mùi hôi miệng. Thăm khám nha khoa là cách tìm nguyên nhân và loại bỏ hôi miệng triệt để 2.3. Vệ sinh răng miệng để phòng ngừa chứng hôi miệng Giữ vệ sinh răng miệng là điều vô cùng quan trọng trong việc giúp bản thân có một hơi thở tươi mát, không mùi khó chịu. Hãy chú ý thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách với: – Đánh răng đúng cách, chọn bàn chải phù hợp, không đánh răng quá mạnh dễ làm tổn thương nước lợi cũng như răng của bản thân, – Đánh răng 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối để bảo vệ răng miệng cũng như tránh mùi hôi – Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, phòng ngừa vi khuẩn phát sinh. – Cạo lưỡi là việc cần thiết để loại bỏ vi khuẩn và mùi khoang miệng. – Chọn kem đánh răng có flo để ngừa sâu răng, bảo vệ men răng và hơi thở thơm mát. – Súc miệng sau khi ăn với nước kháng khuẩn để bảo vệ nướu và ngăn ngừa sâu răng. 2.4. Tuân thủ thói quen sinh hoạt tốt để bảo vệ răng miệng cùng hơi thở thơm mát – Bảo vệ hàm răng với dụng cụ bảo vệ khi tham gia các hoạt động thể thao có nguy cơ tai nạn. – Không hút thuốc. – Ăn uống lành mạnh với chế độ cân bằng dinh dưỡng, hạn chế đồ ngọt và các thức ăn nhiều axit để bảo vệ men răng. – Uống nhiều nước để tránh vấn đề miệng khô và dễ gây mùi khoang miệng. – Khám nha khoa định kỳ mỗi năm 2 lần để an tâm sức khỏe răng miệng. Như vậy, bên cạnh vấn đề hôi miệng uống gì, hãy chú ý chăm sóc răng miệng từ việc thực hiện các thói quen tốt và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bên cạnh đó, đừng quên thăm khám sớm để điều trị đúng nguyên nhân, bảo vệ sức khỏe cũng như đảm bảo loại bỏ chứng hôi miệng phù hợp, đúng cách.;;;;; 1. Khái niệm Hôi miệng là thuật ngữ nha khoa được sử dụng để gọi tình trạng hơi thở có mùi khó chịu. Tình trạng này có thể xuất hiện ở tất cả mọi người, không loại trừ tuổi tác, giới tính hay chủng tộc. Thực tế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thống kê: 25% dân số thế giới bị hôi miệng. Điều đó có nghĩa hôi miệng thuộc nhóm 3 bệnh lý răng miệng phổ biến nhất toàn cầu. Để xác định bản thân có bị hôi miệng hay không không khó, bệnh nhân chỉ cần: – Áp lòng bàn tay vào miệng rồi thở ra, sau đó ngửi lòng bàn tay. Có thể thay bàn tay bằng khẩu trang. Đôi khi không cần làm như vậy, bệnh nhân hôi miệng cũng có thể tự cảm nhận được vấn đề này. – Nhờ gia đình xác nhận vấn đề này. – Kiểm tra bằng máy đo mùi hơi thở. Áp lòng bàn tay vào miệng, thở ra, rồi ngửi lòng bàn tay để kiểm tra tình trạng hôi miệng 2. Nguyên nhân 2.1. Nguyên nhân đến từ các vấn đề răng miệng Nguyên nhân chủ yếu gây hôi miệng là do xuất hiện sự giải phóng các hợp chất sunfua dễ bay hơi trong khoang miệng. Trong đó, sunfua giải phóng là do hoạt động phân giải protein của các vi khuẩn gram âm kỵ khí. Được biết, những vi khuẩn này luôn luôn khu trú trong khoang miệng; đặc biệt tập trung tại các túi nha chu (túi lợi), bề mặt lưỡi, kẽ răng. Protein thì có trong mảnh vụn thức ăn, xác vi khuẩn, chất thải của các ổ nhiễm trùng. Ngoài ra thì hôi miệng có thể là do những vấn đề răng miệng sau: – Vệ sinh răng miệng kém – Cao răng, mảng bám. – Bệnh lý răng: Như sâu răng, viêm chóp răng có lỗ dò mủ,… – Bệnh lý các vùng quanh răng: Như viêm lợi, viêm nha chu, viêm lợi hoại tử, viêm quanh thân răng, viêm quanh implant,… – Viêm nhiễm khác trong khoang miệng: Như viêm nhiễm do virus, viêm nhiễm do tác dụng phụ của thuốc, viêm nhiễm cơ học (tổn thương cơ học bị nhiễm trùng), bệnh tay chân miệng, bênh lậu, HIV/AIDS. – Bệnh lý lưỡi: Như nấm lưỡi Candida, viêm lưỡi bản đồ,… – Bệnh lý xương hàm: Như viêm xương ổ răng, viêm xương hàm, hoại tử xương hàm, ưng thư xương hàm,… – Bệnh lý liên quan đến nước bọt: Như giảm tiết nước bọt do tuyến nước bọt hoạt động kém hoặc đình chỉ hoạt động, viêm tuyến nước bọt,… Hôi miệng có thể phát sinh do nấm lưỡi Candida 2.2. Nguyên nhân khác Khoảng 10 – 15% các ca hôi miệng là vì những nguyên nhân khác, không liên quan đến răng miệng sau: – Các bệnh lý mũi họng: Như viêm hầu họng, viêm Amidan, viêm VA, viêm xoang,… – Các bệnh lý đường hô hấp. – Các bệnh lý đường tiêu hóa: Như ợ hơi, hở môn vị, trào ngược dạ dày thực quản,… – Bệnh lý tiểu đường, suy gan, suy thận,… – Hội chứng mùi cá ươn (tên khoa học là Trimethylaminuria-Fish Odor Syndrome): Là hội chứng rối loạn chuyển hóa Trimethylamine trong thực phẩm có mùi tanh. Đây là một hội chứng hiếm. – Hút thuốc lá. – Thực phẩm: Thực phẩm giàu đạm, giàu chất béo, chế phẩm từ sữa, rượu, thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi, mắm tôm,… đều có thể gây hôi miệng. Quá trình tiêu hóa những thực phẩm này tạo ra các acid béo bay hơi và một số hợp chất có mùi khác. Acid béo và những hợp chất này bài tiết qua phổi, vì thế mà hơi thở của chúng ta sau khi sử dụng những thực phẩm này có mùi không thơm tho. Tùy nguyên nhân sinh hôi miệng, chúng ta sẽ có cách để giải quyết tình trạng đó khác nhau. Cụ thể: – Vệ sinh răng miệng cẩn thận, kỹ lưỡng: Chỉ bằng việc vệ sinh răng miệng cẩn thận và kỹ lưỡng, chúng ta đã có thể ngăn ngừa và loại bỏ nhiều tác nhân sinh hôi miệng như: Sự giải phóng sunfua từ hoạt động phân giải protein của vi khuẩn Gram âm kỵ khí; mảng bám; cao răng. – Điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng (bệnh lý răng, cá vùng xung quanh răng, xương hàm, lưỡi,…), bệnh lý mũi họng, bệnh lý đường hô hấp, bệnh lý đường tiêu hóa. Đối với các bệnh lý mãn tính không thể giải quyết triệt để như bệnh lý tiểu đường, suy gan, suy thận, hội chứng mùi cá ươn,… hãy cố gắng kiểm soát chúng. Để làm được điều này, bệnh nhân không thể “tự mày mò” ở nhà mà cần phải thăm khám và xử lý với chuyên gia. – Uống đủ 1,5 – 2l nước mỗi ngày để hạn chế tình trạng hôi miệng. – Ngừng hút thuốc lá. – Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Ăn ít thực phẩm giàu đạm, giàu chất béo, chế phẩm từ sữa, rượu, thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi, mắm tôm,… Ăn nhiều rau củ và trái cây.;;;;;Hôi miệng là tình trạng hơi thở từ miệng thoát ra ngoài có mùi gây khó chịu, tình trạng này có thể là do vấn đề vệ sinh răng miệng hoặc bắt nguồn từ một số căn bệnh về răng miệng hoặc các cơ quan trong hệ hô hấp. Tình trạng này không chỉ khiến những người xung quanh cảm giác khó chịu khi tiếp xúc gần mà đây còn có thể là dấu hiệu nhận biết của nhiều bệnh lý. Theo thống kê thì cứ 10 người lại có 1 đến 2 người mắc chứng hôi miệng. Loại triệu chứng này thậm chí không thể biến mất khi người bệnh đánh răng hoặc súc miệng sạch sẽ. Chính vì vậy, tìm hiểu các phương pháp khắc phục tình trạng hôi miệng không chỉ là việc làm của cá nhân nào mà tất cả mọi người đều cần quan tâm. Một số nguyên nhân được thống kê được cho là tác nhân gây hôi miệng nhiều nhất là: Hôi miệng do vệ sinh răng miệng kém: Các chuyên gia về răng miệng khuyến cáo mỗi ngày phải đánh răng ít nhất 2 lần (thông thường là buổi sáng khi mới thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ). Đồng thời, việc sử dụng kèm theo các loại nước súc miệng y tế cũng sẽ giúp đẩy lùi các vi khuẩn bám trên răng cũng như giảm thiểu tình trạng hôi miệng. Loại bàn chải đánh răng và cách đánh răng như thế nào cũng là yếu tố khiến bạn khắc phục tình trạng hôi miệng. Các loại thức ăn: Trong quá trình ăn uống, có rất nhiều loại thực phẩm có thể gây ra mùi hôi khó chịu ở miệng ngay cả khi bạn đã đánh răng cũng không thể hết ngay được. Đặc biệt phải kể đến các loại chất phụ gia như tỏi, hành, phô mai,... Hôi miệng có thể là do miệng bị khô: Nước bọt có trong miệng cũng có tác dụng làm sạch miệng, cho nên khi miệng bị khô thì khả năng miệng sẽ có mùi hôi. Một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể là tác nhân gây hôi miệng bởi trong quá trình tiêu hóa thuốc thì các loại hóa chất sẽ được đẩy ra ngoài thông qua đường thở. Ngoài ra, một số loại thuốc còn gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như làm giảm lượng nước bọt. Những người thường xuyên hút thuốc lá cũng sẽ bị hôi miệng và rất khó để chữa trị. Người bệnh đang gặp phải những vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là những bệnh lý về tai mũi họng và những bệnh liên quan đến đường thở. Tình trạng hôi miệng nếu chỉ bắt nguồn từ vấn đề vệ sinh răng miệng hay loại thực phẩm mà người bệnh đã ăn thì những phương pháp sau đây sẽ rất có ích trong việc trị hôi miệng hiệu quả: Đánh răng đúng cách: Lựa chọn loại bàn chải có những sợi tơ mỏng và mềm sẽ có tác dụng loại bỏ cặn thức ăn trên răng hiệu quả hơn, đánh răng đều cả hàm chứ không phải chỉ chải bề mặt ngoài hàm răng, kết hợp nước súc miệng sẽ giúp miệng loại bỏ đc tối đa vi khuẩn còn sót cũng như giảm mùi hôi từ loại thức ăn có mùi khó chịu. Bàn chải đánh răng cũng nên được thay thường xuyên (khoảng 2 - 3 tháng). Các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm để loại bỏ thức ăn mắc kẹt giữa các kẽ răng. Sử dụng chỉ nha khoa còn có thể giảm bớt mùi hôi từ răng miệng và hạn chế việc tổn thương phần nướu. Nên dùng dụng cụ chải lưỡi cùng với việc đánh răng sẽ giúp khắc phục tình trạng hôi miệng hiệu quả bởi bề mặt lưỡi là nơi tích tụ rất nhiều loại vi khuẩn, tế bào chết có thể gây mùi. Trường hợp bạn đang sử dụng răng giả hoặc các dụng cụ bảo vệ răng thì việc vệ sinh cũng cần được chú ý. Tuân thủ hướng dẫn vệ sinh răng giả và vật dụng bảo vệ răng theo chỉ định của nha sĩ. Khắc phục tình trạng hôi miệng bằng cách uống nhiều nước để giảm tình trạng khô miệng, hạn chế uống đồ uống có cồn, không hút thuốc lá và các loại chất kích thích khác. Trong trường hợp miệng bị khô kéo dài thì hãy liên hệ ngay với các bác sĩ có chuyên môn để tìm cách khắc phục. Những loại thức ăn dễ gây mùi khó chịu cũng nên hạn chế ăn (tỏi, hành, phô mai, đồ cay, đồ ngọt,... ) Thực hiện các mẹo dân gian cũng có thể loại bỏ mùi hôi từ miệng như: nhai các loại lá thơm (lá bạc hà), súc miệng bằng nước chanh, uống các loại trà thảo mộc như quế, gừng,... Tình trạng hôi miệng có thể bắt nguồn từ bệnh sâu răng. Chính vì vậy, khi có triệu chứng răng bị sâu thì bạn không nên chần chừ không chữa sâu răng luôn vì khả năng cao tình hình sức khỏe cũng như sinh hoạt thường ngày của bạn đều sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Bên cạnh đó, sâu răng còn có thể gây tổn thương phần nướu cũng như các cơ quan lân cận như tai mũi hay họng. Mặc dù đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm khắc phục tình trạng hôi miệng thế nhưng vẫn không có cải thiện tốt thì khả năng cao bạn đã mắc phải những căn bệnh nào đó rồi. Một số bệnh lý thường gặp có thể khiến miệng người bệnh bị hôi như: Bệnh tiểu đường loại 2, bệnh trào ngược dạ dày, tình trạng giãn phế quản, tắc ruột, viêm phổi, suy gan hay thậm chí là các bệnh ung thư,... Trong những trường hợp bệnh này, người bệnh nên nhờ đến sự trợ giúp từ các bác sĩ có chuyên môn. Sau khi chẩn đoán bệnh tình các bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp chữa trị bệnh cũng như tình trạng hôi miệng sẽ được giảm thiểu tùy thuộc vào nhóm bệnh mắc phải.
question_326
Giải đáp thắc mắc: bệnh sùi mào gà là gì?
doc_326
Thống kê số chủng loại của virus HPV thì có tới 120, trong đó có khoảng 40 chủng loại là tác nhân dẫn đến bệnh bằng con đường tình dục. Điển hình như chủng HPV - 6, chủng HPV - 11. Bệnh sùi mào gà có thể xuất hiện ở cả bệnh nhân nam và bệnh nhân nữ, trong đó tỷ lệ bệnh nhân nữ cao hơn. Một số thống kê gần đây cho thấy có hơn 50% nữ giới mắc bệnh sùi mào gà qua con đường tình dục. Lý giải về tỷ lệ này, nhiều chuyên gia, bác sĩ cho rằng ở nữ giới thường mắc bệnh nhiều hơn vì trong quan hệ tình dục, nữ giới là đối tượng nhận tinh dịch chủ yếu. Mặt khác, âm đạo thường ẩm ướt, tạo môi trường để virus HPV phát triển nhanh hơn. Do đó, phái nữ cần có sự quan tâm đến âm đạo, âm hộ để phòng tránh, phát hiện và chữa trị bệnh sớm nhất. 2. Triệu chứng của bệnh sùi mào gà Ngoài tìm hiểu kỹ lưỡng về bệnh sùi mào gà là gì, các bạn cần biết đến các triệu chứng của bệnh nằm dễ dàng phát hiện bệnh. Thực tế, khi virus HPV tấn công bộ phận sinh dục của bạn thường không xuất hiện triệu chứng kèm theo. Trong giai đoạn đầu, các virus này sẽ ẩn náu dưới da mà cụ thể là ở lớp biểu mô. Qua quan sát thông thường, bạn khó có thể phát hiện được bệnh. Các triệu chứng bệnh sùi mào gà ở bệnh nhân nam và bệnh nhân nữ thường khác nhau. Về thời gian ủ bệnh cũng có sự chênh lệch giới hạn từ 2 tháng đến 9 tháng, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nặng hay nhẹ. Tuy nhiên, ở nam giới thường khởi phát những triệu chứng bệnh sớm hơn ở nữ giới. Chính vì điều đó mà tình trạng bệnh của nữ giới khi phát hiện bệnh thường nặng hơn do thời gian ủ bệnh lâu hơn. 2.1. Triệu chứng bệnh sùi mào gà ở nam giới Các triệu chứng xuất hiện trong mỗi giai đoạn bệnh thường có sự khác nhau. Chẳng hạn, ở giai đoạn đầu, có thể nhận thấy được những nốt sần sùi, mềm riêng biệt nhô trên bề mặt da có màu hồng nhạt. Những nốt sần này không gây ra bất kỳ cảm giác ngứa hay khó chịu nào cho người bệnh. Chính vì thế mà trong giai đoạn đầu, rất ít bệnh nhân nhận biết được bệnh của mình. Ở giai đoạn hai, những nốt sần sùi lớn hơn và nhìn thấy dễ dàng bằng mắt thường. Tuy nhiên, số lượng các nốt sần nhiều hơn và tạo thành mảng có đường kính khoảng 4 - 5cm. Khi chạm vào những vùng có nốt sần, bạn sẽ có cảm giác phần da này mềm hơn và hơi ướt. Sự ẩm ướt trên phần da này là do dưới lớp da có chứa dịch và chỉ cần chạm hơi mạnh thì phần dịch này sẽ bị vỡ và chảy ra. Một số trường hợp bệnh chuyển biến nặng, các nốt sần sùi có thể phát triển với kích thước rất lớn (khoảng một vòng của nắm tay). Trong giai đoạn này thì bệnh rất nguy hiểm, bên trong nốt sần thường có máu và dễ dàng nghe thấy mùi phát ra từ đây. Chính vì thế, mọi người không nên chủ quan, đừng vì mặc cảm về bệnh mà không thăm khám, điều trị bệnh sớm. Bệnh tiến triển càng nhanh thì càng nặng và khó điều trị. 2.2. Triệu chứng bệnh sùi mào gà ở nữ giới So với nam thì những triệu chứng xuất hiện ở nữ giới thường ít rõ ràng nên việc chẩn đoán bệnh ở giai đoạn đầu thường rất khó. Theo các bác sĩ cho hay thì khoảng sau 3 tuần từ thời điểm quan hệ tình dục (không dùng bất kì biện pháp phòng tránh nào) với người bị nhiễm virus HPV thì ở nữ giới bắt đầu xuất hiện dấu hiệu bệnh. Cụ thể, các nổi sần nổi lên, bên trong có chứa dịch, quan sát bên ngoài thì chúng có màu hồng nhạt, khi hoạt động mạnh thì rất dễ chảy máu. Những vị trí mà các nốt sần thường xuất hiện ở nữ giới là 2 lớp da ngay cửa âm đạo, tử cung,... Mặc dù đây là những vùng khá nhạy cảm nhưng chúng lại không gây ra bất kỳ cảm giác khó chịu nào cho người bệnh. Trong trường hợp đang mắc bệnh nhưng vẫn quan hệ tình dục, có sự cọ xát dẫn đến vỡ nốt sần khiến tràn dịch thì nguy cơ lây nhiễm rất cao. 3. Các con đường lây truyền bệnh sùi mào gà Ngoài thắc mắc bệnh sùi mào gà là gì, nhiều bạn đọc còn muốn tìm hiểu các con đường lây truyền của căn bệnh này. Thực tế, con đường lây truyền chính là do virus HPV gây ra thì bệnh sùi mào gà còn có nhiều nguồn lây bệnh khác. Cụ thể như: Qua con đường tình dục: khi nam - nữ quan hệ tình dục mà một trong hai người mắc bệnh nhưng không dùng biện pháp phòng tránh thì khả năng lây truyền bệnh cho đối phương là rất cao. Ngoài ra, quan hệ bằng miệng hoặc hậu môn cũng có thể lây nhiễm bệnh. Truyền từ mẹ sang con: nếu trong quá trình mang thai mà người mẹ mắc bệnh sùi mào gà thì khả năng cao em bé khi ra đời sẽ nhiễm bệnh từ mẹ. Lây truyền do sử dụng chung đồ với người bệnh: mặc dù trường hợp lây nhiễm này thường rất ít nhưng nó vẫn có khả năng lây bệnh. Khi dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn, quần áo, kim tiêm,... có dính dịch, máu của người bệnh thì sẽ tạo điều kiện lây truyền bệnh. Ngoài ra, những cử chỉ gần gũi như ôm, hôn cũng là một con đường lây bệnh sùi mào gà. 4. Địa điểm khám bệnh sùi mào gà uy tín tại Hà Nội Điều để lại sự ấn tượng và hài lòng nhất ở bệnh viện này là sự tận tâm, nhiệt tình của nhân viên. Họ luôn quan tâm, chăm sóc bệnh nhân như chính người nhà của mình, đồng thời quy trình khám chữa bệnh tốn rất ít thời gian. Ngoài ra, bệnh viện còn có nhiều chính sách hỗ trợ cho người bệnh nhằm giảm thiểu chi phí mà bệnh nhân cần phải chi trả. Chẳng hạn, bệnh viện áp dụng bảo lãnh viện phí với gần 40 đơn vị bảo hiểm và thanh toán bảo hiểm y tế lên đến 100%.
doc_57916;;;;;doc_59181;;;;;doc_15884;;;;;doc_60038;;;;;doc_7939
Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng những bệnh sùi mào gà có thể lây nhiễm và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe sinh sản. Chính vì thế, nếu có quan hệ tình dục không an toàn với đối tác bị sùi mào gà, cần đi khám sớm để phát hiện và điều trị kịp thời. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ sùi mào gà là bệnh gì và phương pháp chữa bệnh như thế nào. Bệnh sùi mào gà do virus HPV gây ra. Khi mới xâm nhập vào cơ thể, virus thường chưa gây ra triệu chứng và thường ủ bệnh trong một khoảng thời gian khá dài, có thể từ 3 tuần đến 9 tháng. Triệu chứng điển hình của căn bệnh này là các hạt mụn cóc, u nhú có hình dạng giống mào gà hoặc hình chiếc súp lơ. Ở bệnh nhân nam, bệnh thường biểu hiện sớm hơn. Các triệu chứng ở bệnh nhân nam Ban đầu, những nốt sùi mọc đơn lẻ, có màu hồng, mềm và mọc nhô cao xuất hiện ở cơ quan sinh dục, chẳng hạn như bao quy đầu và vùng da xung quanh như ở các nếp gấp bẹn. Tuy nhiên, những nốt sùi này, không gây ra biểu hiện ngứa ngáy do đó rất khó phát hiện. Sau đó, nốt sùi sẽ ngày càng phát triển, tăng kích thước(thậm chí có thể to như nắm ta) và có hình dạng giống như hình súp lơ hay mào gà. Bên trong nốt có chứa dịch, khi ấn mạnh thì dịch có thể chảy ra. Thậm chí, một số trường hợp nốt sùi có chảy máu và dịch hôi khó chịu. Các triệu chứng xuất hiện ở nữ giới Bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như: + Xuất hiện các nốt sùi có màu hồng nhạt, bên trong có dịch. + Những nốt dịch này thường xuất hiện ở tử cung, âm đạo, môi bé, môi lớn, gây đau và ngứa. Nếu không được điều trị, những nốt sùi này sẽ mọc lên ngày càng dày đặc, phát triển thành từng đám giống với hình mào gà hoặc súp lơ. + Những nốt sùi này có thể dễ chảy máu khi cọ xát trực tiếp hoặc có mùi hôi khó chịu. + Ngoài các nốt sùi mọc ở bộ phận sinh dục thì còn có thể có ở hậu môn, miệng lưỡi,... 2. Sùi mào gà có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và tinh thần người bệnh 2.1. Bệnh sùi mào gà ảnh hưởng lớn đến tâm lý người bệnh Phần lớn những bệnh nhân mắc sùi mào gà hay một số bệnh xã hội khác đều bị tác động tiêu cực đến tâm lý. Người bệnh có xu hướng giấu bệnh, e ngại chuyện thăm khám vì sợ mọi người xa lánh và đánh giá. Người bệnh cũng tự ti và giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng. Do quá lo lắng nên bệnh nhân thường bị mất tập trung, không còn hứng thú trong học tập và trong công việc. Tuy nhiên, đây là một sai lầm lớn. Thay vì tự ti và mặc cảm, bệnh nhân nên đi khám càng sớm càng tốt, hãy đi khám ngay khi có những biểu hiện bất thường. 2.2. Sùi mào gà ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân Nếu không được điều trị triệt để, bệnh sẽ ngày càng tiến triển, mụn lây lan nhanh chóng khiến bệnh nhân luôn cảm thấy khó chịu, phiền toái. Thậm chí có thể gây lở loét, tổn thương cơ quan sinh sản. Hơn nữa, nếu bệnh nhân bị mắc nhiều type HPV, trong đó có HPV thể 16 và 18 thì có nguy cơ cao gây ra ung thư, chẳng hạn như ung thư cổ tử cung ở nữ. Đối với nam giới, bệnh có thể dẫn tới ung thư dương vật nếu không được điều trị kịp thời. Trường hợp thai phụ mắc bệnh sùi mào gà có nguy cơ sinh non hoặc lây nhiễm bệnh cho trẻ sơ sinh khi chuyển dạ. 3. Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh sùi mào gà 3.1. Phương pháp điều trị bệnh Bệnh sùi mào gà rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn. Mục đích của các phương pháp điều trị hiện nay là điều trị triệu chứng, tổn thương và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh phổ biến: - Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, chẳng hạn như thuốc giảm đau, thuốc kháng virus,… - Các phương pháp cắt bỏ sùi mào gà chẳng hạn như sử dụng nitơ đông lạnh, sử dụng laser,… 3.2. Phương pháp phòng ngừa bệnh Dưới đây là những phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả - Quan hệ tình dục chung thủy và sử dụng biện pháp bảo vệ. Mặc dù dùng bao cao su không thể phòng tránh bệnh tuyệt đối nhưng vẫn có thể giúp giảm nguy cơ bị lây nhiễm sùi mào gà. - Tiêm vắc xin HPV phòng bệnh. - Thăm khám phụ khoa định kỳ. - Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. - Tăng cường tập luyện thể dục. - Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác để tránh lây nhiễm bệnh sùi mào gà và nhiều loại bệnh khác, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay.;;;;;Sùi mào gà là bệnh xã hội lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục không an toàn. Sùi mào gà nếu không loại bỏ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Bài viết dưới đây là những điều cần biết về bệnh sùi mào gà. Sùi mào gà là bệnh xã hội do virus HPV gây nên. Đây là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm, có tỷ lệ người mắc cao. Sở dĩ bệnh sùi mào gà khiến người ta sợ hãi và ám ảnh là bởi mức độ nguy hiểm của bệnh sau khi đã có biến chứng. Sùi mào gà có thể gây ung thư dương vật ở nam giới và ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Bên cạnh đó, bệnh còn gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến sinh hoạt, làm giảm chất lượng cuộc sống… và ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh. Bệnh sùi mào gà thường lây nhiễm chủ yếu qua một số con đường, như: Quan hệ tình dục không an toàn dưới mọi hình thức; lây qua những tiếp xúc trực tiếp giữa vết thương hở, niêm mạc với sùi mào gà trên da người bệnh; dùng chung đồ dùng cá nhân, dùng chung khăn mặt, khăn tắm, bồn cầu, bồn tắm… với người bị bệnh; người mẹ bị sùi mào gà cũng có thể lây nhiễm cho con qua đường sinh đẻ tự nhiên; những người có sức khỏe yếu, sức đề kháng kém cũng dễ dàng bị sùi mào gà. Bệnh sùi mào gà thường có nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài từ 2-9 tháng. Thông thường trong giai đoạn ủ bệnh, người bệnh sẽ không có biểu hiện gì rõ rệt. Trong thời gian ủ bệnh, người bệnh vẫn có thể lây nhiễm virus HPV cho người lành nếu có quan hệ tình dục và không dùng biện pháp bảo vệ. Ban đầu trên da, niêm mạc của người bệnh sẽ xuất hiện những nốt gai nhú đơn lẻ. Những nốt gai nhú này thường có màu hồng nhạt, nhỏ li ti như hạt gạo, không đau không ngứa, sờ vào thô ráp như mẩu thịt thừa. Sau một thời gian, các gai nhú đơn lẻ này sẽ phát triển, lan rộng ra thành từng chùm trông giống hệt như mào con gà hoặc hoa lơ và được gọi là sùi mào gà. Những gai nhú này thường mọc ở mép âm đạo, âm hộ của nữ giới; bìu, thân dương vật, quy đầu, rãnh quy đầu của nam giới. Ngoài ra, các gai nhú đơn lẻ cũng có thể mọc ở trên vùng da ở bẹn, vùng da tay, chân hoặc má, miệng, tai… Sùi mào gà thường có màu hồng đỏ, bề mặt thô ráp, không đau, không ngứa nhưng lại rất dễ bị vỡ, chảy nước, chảy mủ và dễ bị viêm nhiễm. Khi dùng hai ngón tay ấn nhẹ vào nốt sùi thì thấy có mủ chảy ra. Sùi mào gà để lâu không được xử trí sớm sẽ phát triển to dần gây nhiều đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Các biến chứng của sùi mào gà gồm: Gây ra các bệnh viêm nhiễm khác ở cơ quan sinh dục của phụ nữ như bệnh viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm cổ tử cung…; gây bệnh ung thư, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ ở nữ giới; ung thư dương vật ở nam giới; gây vô sinh ở cả nam giới và nữ giới. Ngoài ra, sùi mào gà phát triển to còn khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, không thể quan hệ tình dục… Bệnh sùi mào gà hoàn toàn có thể loại bỏ trị được. Để loại bỏ bệnh sùi mào gà, tùy theo tình trạng bệnh các bác sĩ sẽ đưa ra những hướng hỗ trợ điều trị khác nhau. Có thể hỗ trợ điều trị bệnh sùi mào gà bằng dùng thuốc bôi, thuốc uống, đốt điện, đốt laser, áp lạnh… Tuy nhiên, các phương pháp này có nhược điểm là thường gây đau đớn và để lại nhiều tổn thương cho người bệnh.;;;;;Sùi mào gà là bệnh lây truyền qua đường sinh dục thường gặp trong cộng đồng. Bệnh sùi mào gà khiến nhiều người lo lắng về khả năng tự khỏi cũng như khả năng điều trị dứt điểm của bệnh. Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp nhất. Tác nhân gây bệnh là do một loại virus có tên là Human Papiloma Virus (HPV). Tổn thương cơ bản do virus này gây ra là các sẩn nhỏ màu hồng nhạt hoặc bề ngoài trông giống như súp lơ, ban đầu có thể chỉ nhỏ bằng đầu đinh ghim hoặc có thể tiến triển thành đám lớn.Các sang thương thường gặp tại những vị trí ẩm ướt của vùng sinh dục, ở âm hộ, âm đạo, đáy chậu và cổ tử cung ở nữ; ở quy đầu, thân dương vật, da bìu và hậu môn ở nam. Đôi khi sang thương cũng có thể nhiễm ở miệng, hầu họng nếu quan hệ tình dục đường miệng với người bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, mọi biểu mô của tổn thương sùi mào gà bong ra đều có chứa HPV, do vậy HPV còn có thể lây truyền dễ dàng và gây bệnh trên da, niêm mạc có tiếp xúc trực tiếp với sang thương. Bệnh sùi mào là một trong những bệnh lây qua đường tình dục thường gặp nhất Nhiều bệnh nhân mắc sùi mào gà thường do dự trong điều trị, do những thắc mắc về việc sùi mào gà có tự khỏi hay không. Các chuyên gia da liễu cho biết đối với bệnh sùi mào gà nếu người bệnh không cảm thấy khó chịu thì có thể không cần điều trị; nếu người bệnh cảm thấy ngứa, rát, hoặc không tự tin thì nên đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên hiện nay chưa có thuốc điều trị triệt để căn bệnh này, và càng không thể tự khỏi nếu không điều trị.Giải pháp tốt cho điều trị hiện nay là đốt các sang thương bằng laser CO2 hay đốt điện, tác động trực tiếp vào sang thương trên bề mặt da, niêm mạc. Tuy nhiên, do bản chất bệnh gây ra bởi virus, đồng thời các phương pháp đốt này chỉ loại bỏ được các nốt sùi chứ không tiêu diệt được virus nên sau đó các sang thương cũng dễ phát triển trở lại. Theo đó, người bệnh vẫn phải tiếp tục theo dõi và điều trị cho đến khi hoàn toàn không thấy sang thương mới, tối thiểu trong thời gian ủ bệnh là lên đến 8 tháng. Sau 8 tháng mới có thể đánh giá được có chữa dứt điểm sùi mào gà hay chưa.Ngoài các phương pháp trên, các sang thương do mào gà cũng có thể giải quyết được với chấm dung dịch trichloactic acid, dung dịch podophyllotoxine 20 - 25% và chỉ áp dụng đối với các tổn thương sùi mào gà ở âm hộ, âm đạo, không được bôi lên các nốt sùi ở cổ tử cung hay trong lỗ hậu môn, vì không kiểm soát được mức độ tổn thương loét niêm mạc do thuốc. Không nên trông chờ sùi mào gà có thể tự khỏi mà nên đi thăm khám chuyên khoa da liễu càng sớm càng tốt ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ. Bác sĩ sẽ xác định bệnh, loại trừ các sang thương da thường gặp khác và lập kế hoạch điều trị trước khi tổn thương lan rộng.Từ đó, nếu tích cực tuân thủ phác đồ, theo dõi và vận động bạn tình cùng tham gia điều trị, người bệnh sùi mào gà có thể hy vọng ngăn ngừa bệnh diễn tiến đến các biến chứng nguy hiểm cũng như tránh lây lan cho người khác. Trong đó, tốt nhất là tiêm phòng vắc xin HPV ngay trước khi có quan hệ tình dục đầu tiên, có thể bắt đầu từ tuổi thanh thiếu niên.Ngoài ra, cần đảm bảo vệ sinh cá nhân như rửa sạch bộ phận sinh dục bằng nước và xà phòng thích hợp trước và sau khi quan hệ tình dục. Bên cạnh đó, việc dùng bao cao su cũng có thể dự phòng được bệnh sùi mào gà và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Tuy vậy, virus gây bệnh này vẫn có thể xâm nhập vào vùng da và niêm mạc khác ngoài bộ phận sinh dục.Để bảo vệ tốt nhất sức khỏe tình dục của bản thân, chúng ta nên chủ động thăm khám tại bệnh viện có uy tín để phát hiện sớm nhất dấu hiệu bệnh và có hướng can thiệp kịp thời;;;;;Sùi mào gà là một trong số những căn bệnh xã hội được nhiều người quan tâm hiện nay với độ nguy hiểm không thể coi nhẹ. 1. Khái niệm Sùi mào gà hay còn gọi là bệnh mồng gà, là 1 trong 8 bệnh xã hội lây nhiễm qua đường tình dục với độ nguy hiểm cao và tốc độ lan nhanh do một loại virus có tên Human Papilloma (HPV) gây ra. Đây là một dạng virus ADN, có tính độc lập, chỉ xâm nhập và gây bệnh ở vị trí niêm mạc và da trên cơ thể người, không gây bệnh trên các cơ quan khác như máu, cơ, xương. Chúng tạo thành các u nhú giống như mào gà trên cơ thể của cả nam và nữ. Bệnh rất dễ lây nhiễm trong đời sống cộng đồng. Do đó nếu không có sự kiểm soát và điều trị kịp thời có thể chuyển hướng sang ung thư, người mắc có thể sống chung với bệnh suốt đời. 2. Phân loại Tùy vào từng vị trí gây bệnh khác nhau mà người ta chia bệnh mồng gà thành các loại: Mụn cóc sinh dục Bệnh xuất hiện ở cơ quan sinh dục, còn được gọi là mụn cóc sinh dục. Môi lớn, môi nhỏ, âm đạo ở nữ giới sẽ xuất hiện các nốt sần còn nam giới chúng mọc ở dương vật hoặc bao đầu quy. Quan hệ tình dục không an toàn là cách để bệnh lan truyền. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, vô sinh, hiếm muộn, ung thư dương vật, ung thư âm đạo,... Bệnh mồng gà hậu môn Khi virus xâm nhập vào vùng niêm mạc ở hậu môn sẽ gây ra các nốt sần có màu nâu sẫm, rất giống với mào gà hoặc các loại mụn cóc. Nhiều người có thể lầm tưởng dấu hiệu này với bệnh trĩ. Do đó việc tự ý mua thuốc hoặc sử dụng các phương pháp dân gian có thể khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn. Thông thường, Sùi mào gà ở hậu môn lây nhiễm qua quan hệ tình dục không an toàn hoặc việc sử dụng chung đồ lót hay quần áo cũng có thể là nguyên nhân khiến virus lan sang người lành. Bệnh mồng gà miệng Trường hợp này, người bệnh sẽ thấy các mảng màu trắng xuất hiện trong miệng vòm họng, lưỡi,... gây đau đớn mỗi khi có sự cọ xát như nói chuyện, nuốt nước bọt, khó khăn trong việc ăn uống. Với những người có thói quen quan hệ tình dục bằng miệng có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiễm virus. Thậm chí hôn người bị sùi mào gà ở miệng cũng có thể khiến bạn mắc bệnh. Ngoài ra, nguyên nhân lây nhiễm còn do việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng. 3. Những mối nguy hại có thể xảy ra và cách phòng tránh bệnh sùi mào gà Những mối nguy hại Không phải vô cớ mà người ta lại gọi căn bệnh này là bệnh nguy hiểm của xã hội bởi những tác hại mà chúng gây ra bao gồm: Bệnh có thể đe dọa đến vấn đề sinh con bởi có 13 trong 150 type gây bệnh của virus Human Papilloma có khả năng gây rối loạn sinh sản. Thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh, tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư bộ phận sinh sản như ung thư âm đạo, dương vật, ung thư vòm họng, ung thư lưỡi,... Tăng khả năng làm lan truyền các bệnh xã hội khác như HIV, giang mai, mụn rộp,... Bệnh mồng gà có khả năng tác động tới sức khỏe, gây ra những ảnh hưởng về tâm sinh lý, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, nhất là vấn đề chuyện phòng the với các cặp vợ chồng. Khả năng tái nhiễm cao sau 6 tháng điều trị do sức đề kháng của người bệnh giảm hoặc vấn đề vệ sinh không được chú ý, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục. Trong trường hợp phụ nữ bị sùi mào gà mang thai, nếu không có phương pháp điều trị đúng đắn có thể dẫn đến sinh non, sẩy thai hoặc là lây bệnh cho con. Cách phòng bệnh Nhằm hạn chế nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà cho bản thân hoặc những người thân yêu xung quanh, bạn nên chú ý thực hiện tốt một số biện pháp sau: Không quan hệ tình dục với người lạ một cách tùy tiện hay người mắc bệnh mộng gà. Không sử dụng chung bất kỳ vật dụng cá nhân nào với người bị bệnh hoặc đã từng bị bệnh. Chú ý thực hiện các biện pháp an toàn trong quan hệ tình dục, vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ bằng nước ấm. Không mang thai trong trường hợp có quan hệ với người mắc bệnh hoặc phụ nữ đang bị bệnh để hạn chế những nguy hiểm xảy ra với mẹ và thai nhi. Không tùy tiện sử dụng thuốc, nhất là các loại dung dịch vệ sinh hoặc các bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc sẽ có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Nếu trong trường hợp phải truyền máu thì chú ý đến chất lượng máu đã được kiểm định bởi bác sĩ, tuyệt đối không truyền trong trường hợp không đảm bảo được độ an toàn cho bản thân. Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường luyện tập thân thể nhằm tăng sức đề kháng để hệ miễn dịch có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn,... 4. Điều trị Các phương pháp điều trị sùi mào gà phổ biến trong y khoa hiện nay bao gồm: Thuốc Sử dụng thuốc là phương pháp truyền thống từ trước đến nay. Thuốc điều trị bệnh hiện nay rất đa dạng, có thể ở dạng uống, tiêm để tiêu diệt virus gây bệnh từ bên trong hoặc dung dịch bôi để loại bỏ sự tấn công từ bên ngoài. Nhiều trường hợp có thể kết hợp cả hai để tăng hiệu quả điều trị. Chấm Axid Chấm axid cùng là một dạng thuốc bôi ngoài dùng để điều trị các nốt sần nhỏ, mới xuất hiện. Dung dịch acid được sử dụng có thể là Axid Trichloaxetic (80 - 90%) hoặc Podophyllin (20 - 25%). Sau khi được thấm acid, các nốt sần sẽ khô lại và tự rụng. Phương pháp này không được sử dụng với các loại mào gà ở miệng, mắt. Đốt laser hay đốt điện Sử dụng dòng điện cao tần hoặc sóng laser để loại bỏ các u nhú là phương pháp mới được áp dụng trong điều trị bệnh mộng gà những năm trở lại đây. Tuy nhiên, mặc dù có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả nhưng các phương pháp này có thể gây đau đớn cho bệnh nhân và để lại sẹo. ALA - PDT Đây có thể được xem là phương pháp hiện đại nhất cho đến thời điểm hiện tại trong điều trị bệnh sùi mào gà. Với việc sử dụng tia huỳnh quang cho phép khả năng xâm lấn tối thiểu vào các cơ quan trong cơ thể nên kể cả với các nốt sần ở các vị trí như vòm họng, âm đạo,... đều có thể được loại bỏ dễ dàng mà không gây đau.;;;;;gặp ở cả nam và nữ giới Sùi mào gà là bệnh xã hội có thể gặp ở cả nam và nữ giới. Tuy nhiên, những kiến thức liên quan đến căn bệnh này thì không phải ai cũng biết. Bệnh sùi mào là một trong nhiều bệnh xã hội có khả năng lây lan qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh do virus Human papilloma (HPV) gây ra. Đây là loại virus ký sinh tại những nơi có chứa màng nhày, niêm mạc, bán niêm mạc. Điển hình là bộ phận sinh dục, hậu môn, miệng, mắt… Sùi mào gà là bệnh xã hội nguy hiểm có thể gặp ở cả nam và nữ giới Bệnh nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể gây ra các bệnh viêm nhiễm khác, đặc biệt là bộ phận sinh dục, dẫn đến nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở nữ giới, ung thư dương vật ở nam giới. Bên cạnh đó, người bệnh cũng thường mất tự tin, e ngại trong chuyện quan hệ tình dục… Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà – Lây qua đường quan hệ tình dục: Đây là một trong những con đường chủ yếu lây bệnh sùi mào gà ở cả nam và nữ. Khi quan hệ, những vết xước tại niêm mạc bộ phận sinh dục có thể khiến cho bạn tình lây bệnh sùi mào gà nếu có quan hệ không an toàn. Đặc biệt, việc quan hệ bằng đường miệng, đường hậu môn với người bệnh cũng có thể khiến bệnh lây lan. – Lây qua vật trung gian: Virus HPV có thể tồn tại trong thời gian dài ở môi trường ẩm ướt, vì vậy nếu những vật dụng như khăn mặt, khăn tắm, nhà vệ sinh, dao cạo râu, bàn chải đánh răng… đã tiếp xúc với bộ phận chứa virus sùi mào gà của người bệnh sẽ mang theo virus và lây nhiễm cho những người sử dụng sau. Bệnh sùi mào gà có thể lây lan chủ yếu qua đường tình dục – Lây từ mẹ sang con: Nếu đang mang thai mà bị sùi mào gà, mẹ bầu không nên chọn phương pháp sinh thường. Bởi khi sinh, thai nhi sẽ đi qua cổ tử cung và âm đạo của mẹ, lúc này thai nhi có thể nuốt phải virus HPV và mắc bệnh. Ngoài ra, mẹ bị bệnh sùi mào gà, cũng có thể lây cho con khi cho con bú, ôm, hôn… con. – Lây qua vết thương hở: Khi các vết thương ở xuất hiện ở những bộ phận chứa virus HPV như bộ phận sinh dục, hậu môn, miệng, mắt… đều là những nguồn lây bệnh sùi mào gà. Khi tiếp xúc với những vùng này, sau đó vô tình chạm vào những vết thương hở hoặc vùng da nhạy cảm của mình, bạn hoàn toàn có thể bị lây nhiễm bệnh. Triệu chứng bệnh sùi mào gà – Xuất hiện các khối u sùi nhỏ, chỉ từ 1 – 2 mm, màu hồng nhạt, mềm và ẩm ướt. Những khối u này không gây đau hoặc ngứa. Sau một thời gian, những u này liên kết với nhau thành những mảng lớn có hình dạng giống cái súp lơ hay cái mào gà. Những khối u sùi lúc này có chứa dịch trắng, có mùi hôi. – Ở nam giới, các nốt sùi mào gà thường xuất hiện ở quy đầu, bao quy đầu, lỗ niệu đạo, thân dương vật, bìu… Ở nữ giới, các nốt sùi mào gà thường xuất hiện tại cổ tử cung, âm đạo, âm hộ… Các nốt sùi rất dễ bị tổn thương, trầy xước, chảy máu gây ra lở loét, viêm nhiễm. Khi có dấu hiệu bị sùi mào gà, người bệnh cần nhanh chóng tới bệnh viện để tiến hành thăm khám – Khi mắc bệnh, nữ giới tiết nhiều dịch âm đạo, nam giới tiết nhiều dịch niệu đạo. – Bệnh kèm theo các triệu chứng điển hình khác như sốt cao, chán ăn, luôn cảm thấy mệt mỏi, ngại quan hệ tình dục… Trên đây là một số kiến thức cơ bản về bệnh sùi mào gà. Ngay khi có dấu hiệu của bệnh, người bệnh cần nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám để từ đó có hướng xử trí phù hợp.
question_327
Công dụng thuốc Amxolpect 15mg
doc_327
Thuốc Amxolpect 15mg thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp, được chỉ định dùng để tiêu chất nhầy đường đường hô hấp và chữa các bệnh đường hô hấp cấp và mạn tính. Thuốc Amxolpect 15mg sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ. Thuốc Amxolpect 15g có thành phần chính là hoạt chất Ambroxol hydroclorid 15mg và các tá dược khác vừa đủ. Thuốc được điều chế dưới dạng dung dịch uống, đóng gói thành hộp x 20 gói, hộp 20 ống x 15ml, hộp 1 chai 25ml, 45ml, 60ml. 2. Công dụng thuốc Amxolpect 15mg 2.1 Công dụng - chỉ định. Thuốc Amxolpect được chỉ định dùng cho các trường hợp sau:Làm tiêu giảm chất nhầy đường hô hấpĐiều trị các bệnh cấp và mạn tính ở đường hô hấp có kèm theo các triệu chứng tăng tiết dịch phế quản không bình thường, các đợt cấp của bệnh viêm phế quản mạn tính, hen phế quản và viêm phế quản dạng hen. Dùng cho các bệnh nhân sau khi mổ và cấp cứu để đề phòng các biến chứng xảy ra ở phổi.2.2 Chống chỉ định. Thuốc Amxolpect chống chỉ định sử dụng cho các trường hợp sau:Người bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với hoạt chất Ambroxol hydrochlorid và bất cứ thành phần nào có trong thuốc. Người đang mắc bệnh loét dạ dày - tá tràng tiến triển 3. Cách dùng - liều dùng thuốc Amxolpect 15mg Cách dùng: Thuốc Amxolpect 15g được điều chế dưới dạng dung dịch uống nên được sử dụng bằng đường uống trực tiếp kèm với nước lọc. Ngoài ra, với trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở xuống, sử dụng đầu nhỏ giọt có trong hộp thuốc để nhỏ thuốc vào nước và sữa để uống kèm cho trẻ dễ uống. Thời gian sử dụng khuyến cáo là uống ngay sau bữa ăn.Liều dùng:Với trẻ nhỏ từ 13-24 tháng tuổi: dùng liều 1,25ml/lần x 2 lần/ngày. Chỉ sử dụng tối đa 15mg/ngày. Với trẻ nhỏ từ 6-12 tháng tuổi: dùng liều 1ml/lần x 2 lần/ngày. Chỉ sử dụng tối đa 12mg/ngày. Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi: dùng liều 0,5ml/lần x 2 lần/ngày. Chỉ sử dụng tối đa 6mg/ngày. Với trẻ em nhỏ trên 2 tuổi và người lớn: dùng liều 30-60mg/lần x 2 lần/ngày. Trong trường hợp quên liều: người bệnh có thể sử dụng ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu quá gần với thời gian sử dụng liều kế tiếp đúng với đơn thuốc đã được chỉ định từ trước, bỏ qua liều đã quên và thực hiện uống như bình thường. Khuyến cáo người bệnh không được tự ý sử dụng gấp đôi số liều để bù cho liều đã quên, tránh dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc Amxolpect quá liều.Trong trường hợp quá liều: khi phát hiện ra mình sử dụng thuốc quá liều và xuất hiện các triệu chứng khác lạ, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về số lượng thuốc Amxolpect và tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân để có hướng xử trí kịp thời. 4. Tác dụng của thuốc Amxolpect 15mg Trong quá trình sử dụng thuốc, ngoài công dụng chính mà Amxolpect 15mg mang lại, người dùng còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác. Vì thuốc được dung nạp tốt nên có thể chỉ xảy ra các phản ứng không mong muốn nhẹ, chủ yếu như:Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: khó tiêu, ợ nóng, nôn, buồn nôn. Các trường hợp ít gặp:Gây ra các hiện tượng dị ứng: phát ban. Lưu ý: khi người dùng thấy xuất hiện các triệu chứng kể trên hoặc bất cứ triệu chứng khác lạ nào nghi do dùng thuốc, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ về việc ngưng sử dụng thuốc hoặc được thay thế bằng các loại thuốc khác tương tự mà không xảy ra tác dụng phụ. 5. Tương tác với thuốc Amxolpect 15mg Khi sử dụng thuốc, người dùng cần ghi nhớ một số phản ứng tương tác giữa thuốc Amxolpect 15mg dưới đây:Kết hợp Ambroxol với các loại kháng sinh như amoxycilin, erythromycin, cefuroxim, doxycyclin có thể làm tăng nồng độ kháng sinh trong nhu mô phổi.Còn lại chưa có các báo cáo về tương tác bất lợi với các thuốc khác trên lâm sàng. Lưu ý: để hạn chế tối đa việc xảy ra các phản ứng tương tác không mong muốn, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về những loại thuốc, thực phẩm chức năng mà mình đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng chung với Amxolpect để có được liệu trình kết hợp điều trị phù hợp. 6. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Amxolpect 15mg Người bệnh nên lưu ý một vài điều dưới đây:Cần chú ý những người bị loét đường tiêu hóa và các trường hợp bị ho ra máu khi dùng thuốc có thể làm tan các cục đông fibrin và gây xuất huyết trở lại.Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho những người mắc bệnh di truyền hiếm gặp không thể dung nạp lactose do thiếu hụt enzym lactase ruột hoặc không hấp thụ glucose-galactose, vì có thể dẫn đến hiện tượng đau bụng, đầy hơi, khó chịu, tiêu chảy.Dạng thuốc nhỏ giọt chỉ thích hợp với trẻ nhỏ nên không áp dụng cho phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai và đang cho con bú.Hiện nay chưa có tài liệu nào đề cập đến các tác dụng không mong muốn của thuốc tới người phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, để tránh xảy ra các hậu quả không mong muốn, người bệnh nên thận trọng và tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trong vòng 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.Thuốc Amxolpect 15mg có ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp cho người dùng biết thêm được các kiến thức về công dụng thuốc Amxolpect 15mg trong việc làm tiêu chất nhầy đường đường hô hấp và chữa các bệnh đường hô hấp cấp và mạn tính. Lưu ý, thuốc Amxolpect 15mg cần được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên thăm khám và sử dụng thuốc kê đơn phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.
doc_54522;;;;;doc_37895;;;;;doc_21343;;;;;doc_60862;;;;;doc_61002
Thuốc Arthrobic 15mg có thành phần chính là Meloxicam, thường được chỉ định trong điều trị các cơn đau mạn tính trong bệnh xương khớp. Cùng tìm hiểu kỹ về thuốc Arthrobic 15 qua bài viết dưới đây. Thuốc Arthrobic 15mg được sản xuất bởi Công ty cổ phần hóa - Dược phẩm Mekophar - Việt Nam. Arthrobic 15mg được xếp vào nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc kháng viêm không Steroid, thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp. Thuốc Arthrobic 15mg có thành phần hoạt chất chính là Meloxicam.Dạng bào chế: Viên nén, mỗi viên chứa 15mg Meloxicam và tá dược vừa đủ.Dạng đóng gói: Lọ 30 viên nén. 2. Công dụng thuốc Arthrobic 15mg Meloxicam thuộc họ oxicam, có tác dụng kháng viêm, hạ sốt, giảm đau. Cơ chế hoạt động của Meloxicam thông qua ức chế tổng hợp chất trung gian gây viêm là prostaglandine. 3. Chỉ định và chống chỉ định Arthrobic 15 Thuốc Arthrobic 15mg thường được chỉ định trong các trường hợp sau:Viêm khớp dạng thấp.Viêm xương khớp.Viêm đốt sống dạng thấp.Các tình trạng viêm và đau khác.Chống chỉ định: Tuyệt đối không sử dụng Arthrobic 15mg trong các trường hợp sau:Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của Arthrobic 15mg.Tiền sử có biểu hiện phù Quincke, mày đay, hen, polyp mũi, dị ứng khi dùng aspirin và các thuốc kháng viêm không steroid khác.Người bệnh suy gan, suy thận nặng.Xuất huyết não.Loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết dạ dày.Người dưới 18 tuổi.Phụ nữ mang thai, cho con bú. 4. Liều lượng và cách dùng thuốc Arthrobic 15mg 5. Tác dụng không mong muốn Ngoài những hiệu quả điều trị mà thuốc Arthrobic 15mg đem lại, bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn trong quá trình dùng thuốc như:Thường gặp: Rối loạn tiêu hóa, phát ban, ngứa da, thiếu máu, phù, đau đầu,...Ít gặp: xuất huyết tiêu hóa, viêm thực quản, loét dạ dày – tá tràng, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, mày đay, nhiệt miệng, tăng huyết áp, buồn ngủ, chóng mặt, ù tai, tăng creatinin máu, tăng ure máu, đỏ mặt,...Hiếm gặp: Thủng dạ dày – tá tràng, viêm dạ dày, viêm đại tràng, nhạy cảm ánh sáng, hồng ban, hội chứng Stevens-Johnson, Lyell, viêm gan,...Ngoài ra, bạn có thể gặp phải những triệu chứng khác chưa được liệt kê hoặc chưa nghiên cứu. Hãy liên lạc ngay với bác sĩ khi thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong quá trình uống thuốc Arthrobic 15mg để được tư vấn và hướng dẫn kịp thời. 6. Tương tác thuốc Khi điều trị với nhiều thuốc, có thể gây nên hiện tượng cạnh tranh hoặc hiệp đồng giữa các thuốc, kết quả là ảnh hưởng đến sự hấp thu, tác dụng, tác dụng phụ của thuốc. Vì vậy, bạn cần liệt kê và thông báo với bác sĩ về tất cả các thuốc đang sử dụng để đảm bảo an toàn khi bắt đầu điều trị. Một số thuốc có thể tương tác với Arthrobic 15mg như:Các thuốc kháng viêm không steroid khác: Làm tăng khả năng loét dạ dày – tá tràng.Thuốc đông máu như heparin, ticlopidine: làm tăng nguy cơ xuất huyết. Lithium: Tăng nồng độ lithium trong máu.Methotrexate: Tăng độc tính của methotrexate trên hệ tạo máu. Thuốc lợi tiểu: Tăng nguy cơ suy thận cấp ở bệnh nhân đang trong tình trạng mất nước.Furosemide, thiazide: Làm giảm tác dụng lợi niệu. Thuốc điều trị tăng huyết áp: Làm giảm tác dụng hạ huyết áp, giãn mạch.Colestyramine: Làm giảm hấp thu, tăng thải trừ Arthrobic 15mg. Cyclosporine: Tăng độc tính trên thận.Vòng tránh thai: giảm hiệu quả của vòng tránh thai 7. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Arthrobic 15mg Ngừng sử dụng thuốc Arthrobic 15mg khi xuất hiện các biểu hiện bất thường ở da, niêm mạc, xuất huyết tiêu hóa, các chỉ số chức năng gan bất thường.Thận trọng khi sử dụng Arthrobic 15mg cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày – tá tràng, đang dùng thuốc chống đông máu, giảm dòng máu đến thận, giảm thể tích máu như trong bệnh suy tim, người cao tuổi có chức năng tim, thận, gan kém,...Trước khi sử dụng, cần kiểm tra hạn sử dụng ghi trên bao bì, không dùng thuốc đã quá hạn hoặc có những dấu hiệu hư hỏng. 8. Bảo quản thuốc Để thuốc Arthrobic 15mg ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp, nhiệt độ không quá 25 độ C.Để Arthrobic 15mg tránh xa tầm tay trẻ em cũng như thú nuôi.;;;;;Cadimelcox 15 là thuốc giảm đau, hạ sốt, thuộc nhóm chống viêm không Steroid, thuốc điều trị các bệnh về gút và các bệnh về xương khớp. được Công ty cổ phần US Pharma USA - VIỆT NAM sản xuất, và đăng ký bởi Công ty cổ phần US Pharma USA. Thuốc Cadimelcox 15 chứa thành phần chính Meloxicam 15mg và được đóng gói dưới dạng Viên nén. Thuốc Cadimelcox 15 được chỉ định điều trị các triệu chứng dài hạn, các cơn đau do viêm mãn tính trong: Viêm đau xương khớp (hư khớp, thoái hóa khớp), viêm cột sống dính khớp, viêm khớp ở dạng thấp, ...Thuốc Cadimelcox 15 có thành phần chính là meloxicam một loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) thuộc họ oxicam, nó có các đặc tính là kháng viêm, làm giảm đau và hạ sốt. Thuốc Cadimelcox 15 có tính kháng viêm rất mạnh cho tất cả các loại viêm nhiễm. 2. Cách sử dụng của thuốc Cadimelcox 15 2.1. Liều lượng và cách dùng của thuốc Cadimelcox 15:Những người bệnh bị viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp: dùng 15 mg trên ngày. Tùy theo đáp ứng điều trị, có thể giảm liều còn 7,5 mg trên ngày.Bệnh thoái hóa khớp: dùng 7,5 mg trên ngày. Nếu cần có thể tăng liều đến 15 mg trên ngày. Liều khuyến cáo của thuốc Cadimelcox 15 dạng tiêm là 15 mg một lần trên mỗi ngày.Bệnh nhân có nguy cơ cao bị những phản ứng bất lợi: Ðiều trị khởi đầu với liều 7,5 mg trên ngày.Bệnh nhân suy thận nặng phải đang chạy thận nhân tạo: Liều không quá 7,5 mg trên ngày. Liều thuốc Cadimelcox 15 tối đa được khuyên dùng mỗi ngày: 15 mg.Sử dụng kết hợp thuốc Cadimelcox 15 trong trường hợp sử dụng nhiều dạng trình bày, tổng liều Meloxicam dùng mỗi ngày dưới dạng viên nén và dạng tiêm không được vượt quá 15 mg.Thuốc Cadimelcox 15 dùng đường tiêm bắp chỉ được dùng trong điều trị ở những ngày đầu tiên. Sau đó có thể tiếp tục điều trị bằng đường uống tức là sử dụng viên nén. Thuốc Meloxicam phải được tiêm vào bắp sâu. Tuyệt đối không được dùng ống thuốc Cadimelcox 15 thành phần chính meloxicam ở dạng tiêm bắp để tiêm truyền vào tĩnh mạch.Liều cho trẻ em chưa được xác định đối với Meloxicam chích và viên uống, nên Meloxicam chỉ hạn chế dùng cho người lớn. Viên nén được uống với nước hay thức uống lỏng khác, thuốc không bị giảm tác động khi dùng chung với thức ăn.2.2. Quá liều, quên liều và xử trí khi dùng thuốc Cadimelcox 15Nên làm gì trong trường hợp quá liều thuốc Cadimelcox 15Những loại thuốc kê đơn cần phải có đơn thuốc của bác sĩ hoặc dược sĩ. Những loại thuốc không kê đơn cần có tờ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất. Đọc kỹ và làm theo chính xác liều dùng ghi trên tờ đơn thuốc hoặc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Khi dùng quá liều thuốc Cadimelcox 15 cần dừng uống, báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ khi có các biểu hiện bất thường. Xử trí:Những biểu hiện bất thường khi quá liều cần thông báo cho bác sĩ hoặc người phụ trách y tế. Trong trường hợp quá liều thuốc Cadimelcox 15 có các biểu hiện cần phải cấp cứu: Người nhà nên mang theo sổ khám bệnh, tất cả toa thuốc/lọ thuốc đã và đang dùng để các bác sĩ có thể nhanh chóng chẩn đoán và điều trị. Nên làm gì nếu quên một liều thuốc Cadimelcox 15Thông thường các thuốc có thể uống trong khoảng 1-2 giờ so với quy định trong đơn thuốc. Trừ khi có quy định nghiêm ngặt về thời gian sử dụng thì có thể uống thuốc sau một vài tiếng khi phát hiện quên. Tuy nhiên, nếu thời gian quá xa thời điểm cần uống thì không nên uống bù có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Cần tuân thủ đúng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định. 3. Chống chỉ định của thuốc Cadimelcox 15 Chống chỉ định:Không dùng Meloxicam cho những bệnh nhân sau:Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với meloxicam hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Bệnh nhân nhạy cảm chéo với Aspirin và các thuốc chống viêm giảm đau không steroid khác.Bệnh nhân có tiền sử bị hen suyễn, polyp mũi, phù mạch hay nổi mày đay sau khi dùng aspirin hoặc các loại thuốc chống viêm giảm đau không steroid khác.Bệnh nhân loét dạ dày tá tràng tiến triển.Bệnh nhân suy gan nặng.Bệnh nhân suy thận nặng mà không chạy thận nhân tạo.Trẻ em dưới 15 tuổi.Phụ nữ có thai và đang cho con bú.Thông thường người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc thì không được dùng thuốc. Các trường hợp khác được quy định trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc đơn thuốc bác sĩ. Chống chỉ định thuốc Cadimelcox 15 phải hiểu là chống chỉ định tuyệSử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú: Không nên dùng Meloxicam cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú dù không thấy tác dụng sinh quái thai trong những thử nghiệm tiền lâm sàng.Tác động của thuốc khi lái xe, vận hành máy móc:Chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên nếu xuất hiện các phản ứng phụ như chóng mặt và ngủ gật, nên tránh lái xe hoặc vận hành máy móc.Lưu ý thời kỳ mang thai. Bà bầu mang thai uống thuốc Cadimelcox 15 nên cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc. Các thuốc dù đã kiểm nghiệm vẫn có những nguy cơ khi sử dụng.Lưu ý thời kỳ cho con bú. Bà mẹ cần cân nhắc thật kỹ lợi ích và nguy cơ cho mẹ và bé. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và chỉ dẫn của bác sĩ dể bảo vệ cho mẹ và em bé 4. Lưu ý khi sử dụng của thuốc Cadimelcox 15 Thận trọng chung khi sử dụng của thuốc Cadimelcox 15Không nên dùng thuốc Cadimelcox 15 để thay thế cho corticosteroids hoặc điều trị thiếu hụt corticosteroid.Việc dừng đột ngột sử dụng corticosteroids có thể sẽ làm bệnh trở nên nặng hơn. Nếu người bệnh có quyết định dừng điều trị bằng corticosteroids,thì nên giảm từ từ liều dùng ở những người bệnh đang điều trị corticosteroid kéo dài.Thận trọng ở những bệnh nhân có bệnh lý đường tiêu hoá trên hoặc đang điều trị bằng thuốc chống đông máu.Ngừng thuốc khi xuất hiện biểu hiện bất lợi ở da, niêm mạc, loét dạ dày tá tràng hay xuất huyết đường tiêu hoá.Kiểm tra chặt chẽ thể tích nước tiểu và chức năng thận ở những bệnh nhân có thể tích và lưu lượng máu qua thận giảm. 5. Tác dụng phụ của thuốc Cadimelcox 15 Tiêu hoá: Đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi, nôn và các bất thường thoáng qua do thay đổi các thông số chức năng gan.Huyết học: thiếu máu, rối loạn công thức máu: rối loạn các bạch cầu, giảm tiểu cầu. Nếu dùng đồng thời với các thuốc có độc tính trên tuỷ xương, đặc biệt như Methotrexate sẽ là yếu tố thuận lợi cho suy giảm tế bào máu.Da: Ngứa, phát ban da, mề đay, viêm miệng, nhạy cảm với ánh sáng.Hệ hô hấp: Khởi phát cơn hen cấp (rất hiếm gặp).Hệ thần kinh trung ương: Chóng mặt, đau đầu, ù tai, ngủ gật.Hệ tim mạch: Phù, tăng huyết áp, hồi hộp, đỏ bừng mặt.Hệ tiết niệu: tăng creatinin máu và hoặc tăng urê máu.Phản ứng tăng nhạy cảm: phù niêm mạc và phản ứng phản vệChú ý: Thông báo cho bác sĩ những tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng thuốc.Thông thường những tác dụng phụ hay tác dụng không mong muốn (Adverse Drug Reaction - ADR) tác dụng ngoài ý muốn sẽ mất đi khi ngưng dùng thuốc. Nếu có những tác dụng phụ hiếm gặp mà chưa có trong tờ hướng dẫn sử dụng.;;;;;Avatrombopag là một chất chủ vận của thụ thể thrombopoietin. Hoạt chất này có trong thuốc Doptelet được sử dụng với mục đích kích thích tủy xương sản xuất ra tiểu cầu. Thuốc Doptelet chứa hoạt chất Avatrombopag, đây là một chất chủ vận thụ thể thrombopoietin được sử dụng trong điều trị chứng giảm số lượng tiểu cầu. Cơ chế tác dụng của Doptelet là kích thích tủy xương tăng sản xuất tiểu cầu.Thuốc Doptelet được chỉ định cho bệnh nhân mắc các bệnh lý gan mãn tính đang cần làm thủ thuật xâm lấn và bệnh nhân mắc chứng giảm tiểu cầu miễn dịch mãn tính. Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Doptelet sẽ tập trung chủ yếu vào chỉ định điều trị chứng giảm tiểu cầu miễn dịch mãn tính. 2. Cách sử dụng thuốc Doptelet Thuốc Doptelet bào chế dạng viên nén sử dụng bằng đường uống và thời điểm dùng sau bữa ăn. Nếu gặp khó khăn khi uống thuốc Doptelet, bệnh nhân hãy nói chuyện với dược sĩ để tìm ra biện pháp sử dụng phù hợp. Liều lượng và tần suất sử dụng thuốc Doptelet được xác định dựa trên số lượng tiểu cầu của bệnh nhân. Nếu vô tình bỏ lỡ một liều, bệnh nhân hãy dùng lại càng sớm càng tốt. Nếu thời điểm nhớ ra liều đã quên gần với thời điểm dùng liều tiếp theo, người bệnh hãy bỏ qua liều thuốc Doptelet đã quên, tuyệt đối không dùng gấp đôi liều để bù trừ.Một vấn đề cực kỳ quan trọng là người bệnh phải đảm bảo rằng sử dụng đúng lượng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Trước mỗi lần uống người bệnh hãy kiểm tra xem những gì bản thân đang dùng có khớp với những gì đã được kê đơn hay không.Bệnh nhân sẽ được kiểm tra số lượng tiểu cầu thường xuyên trong thời gian dùng Doptelet. Bác sĩ sẽ thảo luận với người bệnh về kết quả xét nghiệm tiểu cầu và thay đổi cách dùng thuốc Doptelet khi cần thiết.Nồng độ thuốc Doptelet trong máu có thể bị ảnh hưởng bởi một số loại thực phẩm và thuốc, bao gồm Itraconazole, Fluconazole, Rifampin và Verapamil... do đó cần tránh dùng chung với Doptelet. Nếu bệnh nhân đang sử dụng Enzalutamide, Fluconazole, Mifepristone hoặc Rifampin, liều thuốc Doptelet có thể cần được điều chỉnh để giải quyết tương tác này tùy thuộc vào số lượng tiểu cầu của bệnh nhân như thế nào. Người bệnh cần đảm bảo đã cung cấp cho bác sĩ danh sách tất cả các loại thuốc và chất bổ sung đang sử dụng. Bảo quản thuốc Doptelet của bạn trong bao bì của nhà sản xuất, có thể dán nhãn và lưu trữ ở nhiệt độ phòng, vị trí ở nơi khô ráo tránh ánh nắng trực tiếp và độ ẩm ấu cao. Thuốc Doptelet không nên được lưu trữ trong hộp thuốc và phải lưu ý để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi. 4. Tác dụng phụ của thuốc Doptelet Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp khác nhau để kiểm soát các tác dụng phụ của thuốc Doptelet. Các biện pháp này sẽ được bác sĩ hướng dẫn và lựa chọn cho từng người bệnh cụ thể.Sau đây là một số tác dụng phụ phổ biến hoặc quan trọng nhất của thuốc Doptelet:Đau đầu: Bác sĩ có thể đề xuất một số loại thuốc và các chiến lược điều trị khác nhau để bệnh nhân giảm đau;Các vấn đề về huyết khối (cục máu đông): Trong một số trường hợp hiếm hoi, thuốc Doptelet có thể dẫn đến nguy cơ hình thành huyết khối (cục máu đông) trong tĩnh mạch hoặc động mạch, hệ quả có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim, thuyên tắc phổi hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu. Nếu bệnh nhân có bất kỳ dấu hiệu nào của cục máu đông như khó thở đột ngột, đau đầu mới xuất hiện hoặc đau trầm trọng hơn, lú lẫn, đau nặng ngực lên lên cánh tay trái, yếu một bên cơ thể, khó nói, mất ý thức, sưng phù chân tay mới xảy ra hoặc xấu đi hoặc đau kèm dấu hoại tử ở chân tay... cần nhanh chóng liên hệ Trung tâm Cấp cứu 115 hoặc nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời.Mối quan tâm ảnh hưởng của thuốc Doptelet đến khả năng sinh sản:Việc cho thai nhi tiếp xúc với thuốc Doptelet có thể dẫn đến một số dị tật bẩm sinh, vì vậy bệnh nhân không nên mang thai trong thời gian sử dụng thuốc Doptelet;Lựa chọn các biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả là việc làm rất cần thiết trong quá trình điều trị bằng thuốc Doptelet, ngay cả khi chu kỳ kinh nguyệt không còn hoặc nam giới có bằng chứng không có khả năng sản xuất tinh trùng thì nguy cơ thụ thai ngoài ý muốn vẫn xảy ra;Bệnh nhân không nên cho con bú khi đang dùng thuốc Doptelet và ít nhất 2 tuần sau liều thuốc cuối cùng.org;;;;;Thuốc Hatlop 150 chứa thành phần chính là Irbesartan - 1 chất chẹn thụ thể angiotensin thường được sử dụng để điều trị tình trạng huyết áp tăng cao. Một tình trạng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, bệnh tim. Thuốc Hatlop có tác dụng gì, sử dụng như thế nào, cùng đến với bài viết sau. Hatlop 150 chứa hoạt chất chính Irbesartan với hàm lượng 150mg (trong mỗi viên), cùng với một số tá dược khác như: Cellulose vi tinh thể, HPMC E6, natri starch glycolate, croscarmellose natri, magnesi stearat, polysorbate 80, talc, titan dioxyd, PEG 4000 và dầu thầu dầu.Thuốc do công ty TNHH Dược phẩm Đạt Vi Phú (Việt Nam) sản xuất, có dạng bào chế viên nén bao phim, đóng gói thành hộp, mỗi hộp 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.Với thành phần Irbesartan, Hatlop 150 thuộc nhóm thuốc chẹn thụ thể Angiotensin (ARB) được chỉ định để điều trị tăng huyết áp động mạch vô căn hoặc bệnh thận do đái tháo đường týp 2 có kèm tăng huyết áp.Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định sử dụng thuốc trong một số trường hợp khác. Thuốc Hatlop 150 không nên được sử dụng trong 1 số trường hợp sau:Người quá mẫn với Irbesartan hay bất cứ thành phần nào khác của Hatlop 150.Người có thai trên 3 tháng (với mẹ bầu nhỏ hơn 3 tháng tốt nhất cũng nên hạn chế sử dụng).Người mắc bệnhm đái tháo đường và suy thận (GFR < 60m. L/phút/1,73m2) đang dùng thuốc hạ áp chứa Aliskiren.Trước khi được chỉ định sử dụng thuốc Hatlop 150 hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang bị:Nôn nửa hoặc tiêu chảy nặng;Có vấn đề về tim;Có vấn đề về thận.Thuốc này được bào chế để sử dụng bằng đường uống. Người bệnh có thể uống thuốc cùng hoặc không cùng thức ăn.Liều lượng thuốc Hatlop 150 cho người lớn tăng huyết áp vô căn:Khởi đầu và duy trì với liều khuyến cáo thông thường là 1 viên 150mg mỗi lần, ngày 1 lần. Có thể cân nhắc liều 75mg Irbesartan, nhất là ở bệnh nhân thẩm tách máu, giảm thể tích tuần hoàn và người lớn hơn 75 tuổi.Trong trường hợp người chưa thể kiểm soát huyết áp đầy đủ với liều viên 150mg mỗi ngày, có thể tăng liều lên 2 viên Hatlop 150mg hoặc dùng phối hợp với các thuốc chống tăng huyết áp khác. Ưu tiên sử dụng thêm một thuốc lợi tiểu khác như Hydroclorothiazid để mang lại tác dụng hiệp đồng với Irbesartan.Với bệnh nhân bị đái tháo đường týp 2 có kèm tăng huyết áp, cũng khởi đầu với liều 1 viên, mỗi ngày 1 lần. Sau đó điều chỉnh liều đến mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 2 viên – liều duy trì được ưu tiên dùng trong điều trị người bị bệnh thận. Có thể phối hợp với các thuốc hạ áp khác cùng với Irbesartan nếu cần thiết để đạt được huyết áp mục tiêu.Ở người bị suy thận hoặc suy gan nhẹ và trung bình không cần chỉnh liều.Không nên sử dụng thuốc này ở đối tượng từ 0 đến 18 tuổi vì hiện chưa đảm bảo được tính an toàn và hiệu quả điều trị.Phụ nữ đang cho con bú không được khuyến cáo sử dụng thuốc này.Với đối tượng lái xe và vận hành máy móc, hiện chưa có nghiên cứu nào cho thấy thuốc này có gây ra ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị huyết áp, bệnh nhân cũng có thể bị mệt mỏi, chóng mặt và đáp ứng thuốc với từng người có thể không giống nhau. Hãy đảm bảo bạn không bị ảnh hưởng gì khi thực hiện những công việc cần độ tập trung cao như trên.Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn có thể cần kiểm tra huyết áp, chức năng thận và nồng độ các chất điện giải.Có thể mất đến 2 tuần trước khi huyết áp được kiểm soát. Tiếp tục uống thuốc này như hướng dẫn dù bạn đã cảm thấy khỏe.Có thể cần sử dụng thuốc huyết áp cho phần hết phần đời còn lại kết hợp với chế độ ăn kiêng hợp lý, không hút thuốc, tập thể dục, giảm cholesterol và kiểm soát bệnh tiểu đường.Trong trường hợp quên liều thuốc Hatlop-150, hãy uống ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, cần bỏ qua liều đã quên đó nếu đã gần đến thời gian sử dụng thuốc kế tiếp. Không bù lại bằng cách tự ý uống gấp đôi liều Hatlop-150.Trong trường hợp uống quá liều khuyến cáo. Bạn hãy ngừng thuốc và uống ngay một cốc sữa đầy, sau đó liên lạc với trung tâm y tế gần nhất và đem theo bao bì thuốc đã sử dụng.Giữ thuốc Hatlop 150 ở nhiệt độ phòng không quá 30 độ C, tránh ẩm và nhiệt.Nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc khác bạn đang sử dụng kể cả thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin, sản phẩm thảo dược, thực phẩm bổ sung, đặc biệt là:Chế phẩm chứa kali;Thuốc lợi tiểu giữ kali;Lithi;Các thuốc chứa aliskiren;Chất ức chế ACE;Các thuốc chống viêm không steroid. 3. Tác dụng phụ của thuốc Hatlop 150 Một số tác dụng không mong muốn của Irbesartan thường nhẹ và thoáng qua như:Rất thường gặp: Tăng kali máu ở người bị đái tháo đường có tăng huyết áp.Thường gặp:Chóng mặt;Hạ huyết áp tư thế;Buồn nôn;Nôn;Đau cơ - xương;Mệt mỏi;Tăng creatine kinase huyết thanh (không liên quan các biến cố về cơ xương phát hiện trên lâm sàng);Giảm hemoglobin.Ít gặp:Nhịp tim nhanh;Đỏ bừng;Ho;Tiêu chảy, khó tiêu/ợ nóng;Vàng da;Rối loạn tình dục;Đau ngực.;Giảm tiểu cầu;Phản ứng quá mẫn: Phù mạch, phát ban, nổi mày đay;Tăng kali huyết;Hoa mắt, đau đầu;Ù tai;Rối loạn vị giác;Viêm gan hay chức năng gan bất thường;Viêm mạch hủy bạch cầu;Đau khớp, đau cơ;Suy giảm chức năng thận.Thuốc Hatlop-150 có thể gây ra các tác dụng không mong muốn khác không được liệt kê ở trên. Bạn cần theo dõi chặt chẽ và thông báo cho bác sỹ về các tác dụng ngoại ý có thể gặp phải trong khi điều trị với Hatlop 150.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Hatlop 150, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Hatlop 150 là thuốc kê đơn, bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.;;;;;Amoxipen là thuốc thường được chỉ định cho các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp, tai mũi họng,... Để hiểu rõ hơn về thông tin chi tiết và tác dụng của thuốc Amoxipen, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây. 1. Tác dụng của thuốc Amoxipen Amoxicillin chính là một Aminopenicillin bán tổng hợp, nằm trong nhóm kháng sinh beta-lactam. Thuốc sở hữu phổ kháng khuẩn rộng, chống lại nhiều loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương, cơ chế tác động của nó là thông qua việc ức chế sinh tổng hợp mucopeptid thành tế bào. Thế nhưng, Aminopenicillin lại rất dễ bị phân hủy bởi men beta-lactamase, chính vì vậy mà phổ kháng khuẩn của nó không bao gồm các vi khuẩn tạo ra men này, kể cả staphylococci kháng thuốc, và toàn bộ chủng của Enterobacter, Pseudomonas hay Klebsiella.Chính vì vậy mà Amoxipen 500 được chỉ định sử dụng cho các trường hợp nhiễm khuẩn của chủng vi khuẩn nhạy cảm như:Nhiễm khuẩn tại đường hô hấp trên, nhiễn khuẩn tại đường hô hấp dưới do tụ cầu khuẩn không tiết penicilinase và H. influenza, phế cầu khuẩn hay liên cầu khuẩn.Tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng, bệnh lậu.Nhiễn khuẩn đường mật.Nhiễm khuẩn tại da, cơ gây ra bởi tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, E.coli nhạy cảm với amoxicillin.Không sử dụng Amoxicillin cho người bệnh bị di ứng với penicillin hoặc bất cứ loại thành phần hoạt chất hay tá dược nào có trong thuốc. Không dùng cho người bị nhiễm virus thuộc nhóm Herpes, đặc biệt là bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn. 2. Liều dùng của thuốc Amoxipen Liều thông thường: Sử dụng 250 - 500mg/lần, dùng 3 lần mỗi ngày.Trẻ nhỏ tới 10 tuổi: Sử dụng với liều 125 - 250mg/lần, dùng 3 lần mỗi ngày.Trẻ nhỏ dưới 20kg: Sử dụng với liều 20 - 40mg/kg/ngày.Liều cao nhất đối với một số chỉ định đặc biệt như sau:Sử dụng liều 3g và nhắc lại một lần nữa sau 8 giờ trong điều trị áp xe quanh răng, hoặc nhắc lại sau 10 - 12 giờ cho trường hợp điều trị nhiễm khuẩn cấp đường tiết niệu không có biến chứng.Trường hợp dự phòng viêm màng tim ở những bệnh nhân dễ mắc bệnh: sử dụng với liều duy nhất là 3g cách 1 giờ trước khi thực hiện các thủ thuật như nhổ răng.Trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp nặng hoặc khi tái phát: Sử dụng với liều 3g, mỗi ngày dùng 2 lần.Đối với trẻ nhỏ từ 3 - 10 tuổi bị viêm tai giữa: Dùng với liều 750mg, mỗi ngày dùng 2 lần, liên tục trong 2 ngày.Đối với các bệnh nhân bị suy thận, cần phải giảm liều lượng dựa theo hệ số thanh thải creatinin:Nếu Cl creatinin < 10ml/phút: Sử dụng liều 500mg/24 giờ.Nếu Cl creatinin > 10ml/phút: Sử dụng liều 500mg/12 giờ. 3. Lưu ý khi sử dụng thuốc Amoxipen 3.1. Tác dụng phụ thuốc Amoxipen. Phản ứng phụ thường gặp: Ngoại ban (3 - 10%), đa số đều xuất hiện chậm từ sau khoảng 7 ngày điều trị.Phản ứng phụ ít gặp: Cảm giác buồn nôn, nôn ói, ỉa chảy, nổi ban đỏ, mề đay, ban dát sần đặc biệt là hội chứng Stevens – Johnson.Phản ứng phụ hiếm gặp: Làm tăng nhẹ SGOT, vật vã, bồn chồn, lo lắng, kích động, lú lẫn, mất ngủ, thay đổi cách ứng xử và/hoặc chóng mặt. Giảm tiểu cầu, thiếu máu, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, mất bạch cầu hạt, ban xuất huyết giảm tiểu cầu.Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ cụ thể những tác dụng không mong muốn mà mình gặp phải trong thời gian sử dụng thuốc.Các tác dụng phụ không mong muốn của penicillin xuất hiện tại đường tiêu hóa hay máu thường biến mất sau khi ngưng điều trị với thuốc. Trường hợp viêm đại tràng có màng giả nặng, cần bồi phụ nước, protein và điện giải, điều trị bằng vancomycin và metronidazol theo đường uống.Tình trạng mề đay, các dạng phát ban khác hoặc phản ứng phụ tương tự bệnh huyết thanh có thể được điều trị bằng kháng histamin, ngoài ra nếu cần thì dùng biện pháp corticosteroid toàn thân. Thế nhưng, nếu gặp phải phản ứng như trên, cần dừng việc sử dụng Amoxicillin, ngoại trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ trong các ca đặc biệt, nguy hiểm tới tính mạng mà chỉ Amoxicillin mới có thể giải quyết được.Nếu gặp phải các phản ứng dị ứng như sốc phản vể, ban đỏ, phù Quincke hoặc hội chứng Stevens-Johnson, cần ngừng quá trình sử dụng Amoxicillin, đồng thời ngay lập tức điều trị cấp cứu bằng adrenalin, liệu pháp corticoid tiêm tĩnh mạch, thở oxy và thông khí, kể cả việc đặt nội khí quản, đồng thời không bao giờ được điều trị bằng cephalosporin hoặc penicilin nữa.3.2. Thận trọng khi sử dụng. Người bệnh cần được kiểm tra các chức năng gan, đồng thời thận trọng trong suốt quá trình điều trị dài ngày.Có thể xuất hiện các phản ứng quá mẫn ở người bệnh có tiền sử dị ứng với cephalosporin, penicillin hoặc bất cứ dị nguyên nào khác.Đối với người lái xe hoặc vận hành máy móc: Thuốc rất hiếm gặp trường hợp gây ảnh hưởng trên hệ thần kinh trung ương, gồm các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, co giật, tăng hoạt động thoáng qua. Mặt khác các hiểu hiện co giật cũng có thể gặp phải ở những người bệnh bị suy thận mà uống thuốc với liều cao.Việc sử dụng Amoxipen 250 có an toàn với phụ nữ mang thai hiện chưa được xác định rõ ràng, chính vì vậy chỉ nên sử dụng thuốc cho bà bầu khi thực sự cần thiết. Tuy nhiên cũng chưa có bất cứ bằng chứng nào cho thấy tác dụng có hại của nó tới thai nhi.Amoxicillin có khả năng bài tiết vào sữa mẹ, chính vì thế cần đặc biệt thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú.3.3. Tương tác thuốc. Khả năng hấp thụ của Amoxicillin hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi thức ăn có trong dạ dày, do đó mà người bệnh có thể sử dụng thuốc trước hoặc sau các bữa ăn.Nifedipin có khả năng làm tăng khả năng hấp thu Amoxicillin.Khi dùng Amoxicillin đồng thời với alopurinol sẽ làm gia tăng khả năng gặp phải tác dụng phụ phát ban của thuốc.Có nguy cơ xuất hiện sự đối kháng giữa chất diệt khuẩn Amoxicillin với những chất kìm khuẩn như cloramphenicol hay tetracyclin.Bài viết đã cung cấp những thông tin quan trọng về thành phần, liều dùng, tác dụng của thuốc cũng như các lưu ý đặc biệt khác. Tuy nhiên, để có thể đạt được hiệu quả điều trị tối đa và đảm bảo an toàn, người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi có sự hướng dẫn, chỉ định của y bác sĩ.
question_328
7 loại thực phẩm cần tránh khi bị đau bụng
doc_328
Nếu bạn đang gặp những vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa hoặc muốn tránh các bệnh dạ dày, hãy hạn chế sử dụng các loại thực phẩm sau. Đường tinh luyện Những món ăn ngọt chứa nhiều đường tinh luyện sẽ làm tăng lượng insulin và dẫn đến sự biến động trong lượng đường huyết. Theo phó giáo sư khoa tiêu hóa của Bệnh viện ĐH Georgetowwn, Washington D.C: “Tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày, nhưng sự thay đổi lượng đường huyết có thể làm bạn bị run và cảm thấy lạnh. Điều đó không tốt cho tình trạng đau bụng của bạn”. Những món ăn ngọt chứa nhiều đường tinh luyện sẽ làm tăng lượng insulin và dẫn đến sự biến động trong lượng đường huyết Các sản phẩm làm từ sữa Các sản phẩm như sữa và phô mai là thực phẩm cần tránh khi bị đau bụng. Hơn một nửa dân số thế giới khi sinh ra đã thiếu loại enzyme lactase cần thiết để phân giải đường lactose (một thành phần luôn có trong sữa). Cho dù cơ thể bạn có sẵn lactase thì sự nhiễm khuẩn cũng có thể ảnh hưởng đến loại enzyme này. Điều đó khiến cho khả năng tiêu hóa lactose của cơ thể bạn mất đi tạm thời hoặc vĩnh viễn. Chocolate và thức ăn chứa caffeine Lý do khiến những người đau bụng nhạy cảm hơn với chocolate và cà phê là chúng ảnh hưởng đến các cơ thực quản và gây ra chứng trào ngược. Hơn nữa caffeine sẽ làm bạn bị tiêu chảy. Ăn nhiều chocolate chứa sữa cũng có thể khiến bạn khó tiêu. Khi bị đau bụng cần tránh sử dụng cà phê hoặc socola vì có thể làm tăng tình trạng đau Thức ăn nhiều chất béo Kem tươi hay các loại thịt đều là thức ăn nhiều chất béo. Chất béo trong thức ăn kích thích một số cơ quan thụ cảm trong dạ dày, làm chậm quá trình tiêu hóa và khiến bạn cảm thấy trướng bụng. Thức ăn nhiều axit Các loại trái cây thuộc họ cam chanh và sản phẩm làm từ cà chua có khả năng làm axit trào ngược. Vì thực chất cà chua cũng là loại quả chứa rất nhiều axit. Nguyên tắc này cũng áp dụng với nước trái cây chiết xuất từ cam, chanh. Tuy nhiên, thay vào đó bạn vẫn có thể uống nước táo. Đồ uống có cồn Các loại đồ uống chứa cồn có nhiều chất hóa học khó chuyển hóa, gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm tình trạng đau nặng hơn Như nhiều loại thực phẩm khác trong danh sách này, đồ uống có cồn như rượu, bia có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày. Chúng có chứa các chất hóa học khó chuyển hóa, gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Và đặc biệt không tốt cho những người đã có tiền sử bệnh gan. Thực phẩm đóng hộp Trong thực phẩm đóng hộp thường chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia, phẩm màu. Nếu sử dụng loại thực phẩm này thường xuyên sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Vì thế, khi bị đau bụng, bạn không nên sử dụng các loại đồ ăn đóng hộp. Nguồn: XEM THÊM: 5 vị trí đau bụng không nên chủ quan Cách chữa đau bụng hiệu quả
doc_52040;;;;;doc_51824;;;;;doc_63391;;;;;doc_59625;;;;;doc_39461
Đau bụng nên kiêng những gì là thắc mắc được rất nhiều người đặt ra khi gặp phải tình trạng đau bụng. Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp thắc mắc của độc giả để có biện pháp xử trí đúng khi bị đau bụng quấy rầy. Đau bụng là triệu chứng thường gặp ở bất cứ đối tượng, lứa tuổi với các tần suất khác nhau có thể là đau dữ dội, đau âm ỉ, đau thường xuyên, liên tục… Tùy vào tình trạng đau cụ thể của mỗi người mà có biện pháp xử trí khác nhau. Tuy nhiên khi đau bụng, người bệnh nên kiêng những thứ sau: Đau bụng nên kiêng Đường Đường hay những thực phẩm ngọt có thể khiến lượng insulin trong máu tăng cao dẫn tới các biến động lượng đường trong máu. Do đó khi bị đau bụng cần hạn chế sử dụng các thực phẩm ngọt. Đường hoặc các sản phẩm ngọt hoàn toàn không có lợi cho người bị đau bụng 1. Nước uống có ga Trong các loại nước có ga chứa một lượng lớn đường hóa học, kèm theo các chất bảo quản, carbonat có thể khiến bạn bị đầy hơi, khó chịu. Do đó khi bị đau bụng cần hạn chế loại đồ uống này. 2. Sữa Sữa và các chế phẩm từ sữa là những thực phẩm không nên ăn khi bị đau bụng. Nhiều trường hợp do không dung nạp được đường lactose trong sữa nên đã gây ra tình trạng đau bụng kèm theo các biểu hiện khác như tiêu chảy, nôn… 3. Cà phê Cà phê cũng là loại đồ uống được nhiều người yêu thích tuy nhiên cần tránh sử dụng loại đồ uống này khi bị đau bụng bởi chúng có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới, khiến axit dạ dày tăng cao. Người bệnh bị đau bụng không nên uống cà phê 4. Rượu Các loại đồ uống có cồn như rượu bia cũng được khuyến cáo nên tránh khi bị đau bụng. Chất cồn trong rượu có thể gây nóng, khó chịu ở bụng, khiến triệu chứng đau bụng trầm trọng hơn. 5. Thực phẩm giàu chất béo Những loại thực phẩm giàu chất béo và chế biến sẵn hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt đối với người bị đau bụng. Nếu cố tình ăn những thực phẩm này, tình trạng đau bụng có thể kéo dài kèm theo triệu chứng khó tiêu, nặng bụng. 6. Trái cây có vị chua Các thực phẩm có vị chua thường làm tăng axit trong dạ dày gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Vì thế khi đang bị đau bụng cần kiêng thực phẩm này. Người bệnh cần đi khám ngay để các bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe Đau bụng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm hoặc mắc các bệnh lý ở đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày – đại trực tràng. Chính vì thế khi bị đau bụng, người bệnh không nên chủ quan. Cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. Từ đó có biện pháp điều trị phù hợp. XEM THÊM: Nữ đau bụng dưới sau khi quan hệ 8 cách chữa đau bụng kinh;;;;; Người bệnh đau dạ dày cần kiêng các loại đồ ăn, thức uống dưới đây: Bị đau dạ dày nên hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ. – Các loại gia vị có tính kích thích như hành, tỏi, ớt, tiêu, mắm, tương, chao… Những loại gia vị này thường làm tăng sự bài tiết axit của dạ dày, gây ra các cơn đau. – Chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có ga, ca cao, nước trà đậm… -Hạn chế ăn các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thịt chế biến sẵn như các loại thịt quay, thịt tái, thịt hun khói, thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng, thịt hộp… -Nên hạn chế bột ngọt vì đó là một loại acid có hại cho dạ dày. – Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. – Thực phẩm làm tăng tiết dịch vị như chanh, cam, quýt, mơ, ổi, xoài xanh, khế chua, me, chùm ruột, sơ ri, dưa muối các loại, cà chua, giấm ăn, mù tạt… Lưu ý: Sau khi ăn hải sản không nên ăn các loại trái cây có nhiều vitamin C, acid tactric như: cam, quýt, bưởi, nho… vì sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng, sinh ra chất độc hại, gây khó tiêu hóa, kích thích đường ruột gây đau bụng, nôn ọe. – Các loại nấm – Trứng chưa chín hoặc quá chín. – Thực phẩm khó tiêu, nhiều chất xơ, như củ cải già, rau cần, rau hẹ, các loại rau đậu già, đậu khô, khoai môn… – Một số loại củ, rễ: Cụ thể như măng, khoai mì vì chúng có một hàm lượng acid cyanhydric là chất độc hại cho dạ dày. Hạn chế tối đa rượu bia và các chất kích thích khác. Những lưu ý khác 1. Không căng thẳng, tránh xa stress 2. Không để cơ thể quá mệt mỏi 3. Không uống rượu bia vô độ 4. Không để bụng no đói không đều 5. Không ăn uống bẩn 6.Không ăn tối quá no. 7.Không bỏ bữa đặc biệt là bữa sáng. 8.Không nên ăn quá nhanh. 9.Không lạm dụng thuốc tây. 10.Không lạm dụng các chất kích thích.;;;;;Khi bị đau dạ dày, chế độ ăn uống rất quan trọng. Việc áp dụng một chế độ ăn uống khoa học, lối sinh hoạt phù hợp, lành mạnh sẽ giúp giảm đau và tiến triển của bệnh dạ dày. Áp dụng những lời khuyên “vàng” sau đây sẽ giúp kiểm soát bệnh đau dạ dày. Xem thêm: 1. Bệnh nhân loét dạ dày, viêm dạ dày không nên ăn lạnh Bởi vì bệnh nhân loét, viêm dạ dày có chức năng tiêu hóa kém, khi ăn lạnh dễ bị kích thích đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến tiêu hóa khiến bệnh nặng hơn. Người bị viêm loét dạ dày, viêm dạ dày không nên ăn những thực phẩm lạnh Nước lạnh cũng dễ kích thích khiến nhu động đường tiêu hóa tăng nhanh, ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Người già bị rối loạn chức năng tiêu hóa nói chung, khả năng chịu lạnh cũng đã giảm cũng không nên ăn nhiều đồ lạnh để không gây ra các rối loạn tiêu hóa. 2. Mát xa trước khi đi ngủ Sau khi ăn tối, trước khi đi ngủ bạn có thể xoa tay của bạn xung quanh rốn 64 vòng theo chiều kim đồng hồ. Kết thúc chà tay của bạn ở vùng bụng dưới. Thao tác đơn giản này không chỉ giúp duy trì trạng thái ổn định cho dạ dày mà còn kích thích dạ dày hoạt động tốt hơn. 3. Không nên ăn thức ăn nhiều gia vị Người đau dạ dày nên hạn chế ăn những thực phẩm nhiều gia vị như tỏi, ớt, các thực phẩm chiên, nướng… Người đau dạ dày cần cẩn trọng trong ăn uống. Nếu những thực phẩm nào dùng vào mà có biểu hiện đau tăng lên, làm đầy bụng, sinh hơi, hoặc tiêu chảy thì cần kiêng, hoặc hạn chế dùng. Người bị bệnh này nên hạn chế ăn thức ăn nhiều gia vị như chiên, hun khói hay đồ nướng… Không ăn đồ ăn có tính axit mạnh hay chứa cafein (là chất kích thích) như trà, cà phê… 4. Nên tránh một vài loại trái cây và rau quả Trái cây và rau quả rất tốt cho sức khỏe con người, nhưng riêng với bệnh nhân dạ dày cần tránh một số loại thực phẩm. Chẳng hạn như súp lơ xanh và bắp cải, dưa chuột, dưa hấu, dứa, đu đủ xanh. 5. Không tập thể dục ngay sau khi ăn Sau khi ăn không nên tập thể dục, đặc biệt là với người có bệnh dạ dày. Tốt nhất sau bữa ăn bạn nên nghỉ ngơi để thức ăn có thời gian tiêu hóa, dạ dày có sự tập trung để “làm việc”. Vì vậy, nếu muốn đi bộ thì hãy chờ 30 phút sau bữa ăn. 6. Hạn chế ăn đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành Người đau dạ dày cũng nên hạn chế ăn những chế phẩm từ đậu nành Sữa đậu nành là tốt, nhưng đối với những người có vấn đề về dạ dày nên hạn chế uống và ăn các thực phẩm từ đậu nành. 7. Nên ăn theo định lượng (về cả thời gian và khẩu phần) Người đã có vấn đề về tiêu hóa tốt nhất nên thiết lập cho mình một lịch trình về thời gian và khẩu phần ăn, và sau đó nghiêm chỉnh tuân thủ. Việc ăn quá nhanh hay quá chậm cũng sẽ gây áp lực cho dạ dày. Việc ăn quá no cũng ảnh hưởng không tốt tới dạ dày. Có một số người thường xuyên bổ sung dinh dưỡng tập trung vào buổi tối vì cả ngày đi làm, buổi trưa không có thời gian, hoặc có người quen ăn thêm gì đó trước lúc đi ngủ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngủ không an giấc, dễ tăng cân. Đồng thời còn có thể kích thích niêm mạc dạ dày bài tiết quá nhiều axit hydrochloric, gây viêm loét dạ dày.;;;;;Đối với người đau dạ dày, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng giúp kiểm soát tình trạng bệnh. Nếu không có chế độ ăn uống phù hợp sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn. Dưới đây là 8 loại thực phẩm, đồ uống cần tránh khi bị đau dạ dày. Những thực phẩm cay, nóng như ớt, hạt tiêu sẽ làm cho bệnh đau dạ dày nặng hơn. Ăn hành tây sống có thể gây chướng bụng, đầy hơi nên cần tránh khi bị đau dạ dày. Đu đủ xanh có nhiều nhựa, chứa papain có thể làm mỏng niêm mạc dạ dày. Dưa chua là thực phẩm có lượng axit cao sẽ gây bào mòn thành dạ dày, gây viêm loét, có thể làm bệnh đau dạ dày trầm trọng thêm. Những người bị đau dạ dày không nên ăn chocolate bởi nó sẽ gây trào ngược axit trong dạ dày. Nước cam có tính axit nên khi ăn sẽ làm tăng axit trong dạ dày khiến người bệnh bị tiêu chảy hoặc đau dạ dày. Những người không tiêu hóa được lactose khi ăn các chế phẩm từ sữa có thể gây khó chịu dạ dày. Đồ uống có cồn như rượu, bia có thể khiến bệnh đau dạ dày nặng hơn nên cần phải tránh khi bị bệnh.;;;;; – Kim chi – Mì cay – Tỏi – Ớt – Hạt tiêu – … Theo các chuyên gia tiêu hóa, thực phẩm cay nóng sẽ khiến cho lượng acid trong dạ dày tăng lên và làm cho tình trạng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng 1.2. Thực phẩm lên men, có vị chua Thực phẩm lên men, có vị chua là những thực phẩm đau dạ dày nên kiêng. Bởi nó sẽ làm cho nồng độ acid dạ dày tăng lên và lớp bảo vệ niêm mạc bị tổn thương. Do đó, khi có các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, khó tiêu, người đau dạ dày không nên ăn các loại thực phẩm như: – Dưa cà muối – Kim chi – Cam – Bưởi – Quýt – Chanh – Khế – Me – … 1.3. Đau dạ dày nên kiêng gì – Thực phẩm giàu chất béo Thực phẩm giàu chất béo không tốt cho sức khỏe của người bị đau dạ dày. Theo chuyên gia, loại thực phẩm này sẽ gây mất cân bằng pH, từ đó làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột, làm chậm quá trình tiêu hóa, gây ra tình trạng táo bón. Ngoài ra, thực phẩm chứa chất béo còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương hoặc thấp khớp, thậm chí là ung thư. Không những thế, loại thực phẩm này cũng làm cho hệ tiêu hóa phải hoạt động quá tải. Cho nên, khi bị đau dạ dày bạn nên hạn chế các thực phẩm giàu chất béo như: – Thịt mỡ – Khoai tây/khoai lang chiên – Dầu động vật – Phô mai – Bơ,… Thực phẩm giàu chất béo không tốt cho sức khỏe của người bị đau dạ dày. 1.4. Thực phẩm nhiều đường Thực phẩm có chứa hàm lượng đường cao sẽ giúp tinh thần được thoải mái vô cùng. Tuy nhiên, những loại thực phẩm này sẽ khiến tình trạng bệnh dạ dày càng thêm trầm trọng. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nếu không sử dụng đường không đúng cách có thể gây nên nhiều vấn đề sức khỏe như: đau dạ dày dữ dội, buồn nôn và nôn nhiều. Để tình trạng bệnh dạ dày không biến chuyển theo chiều hướng xấu, người bệnh nên hạn chế ăn những loại thực phẩm chứa hàm lượng đường cao như: – Socola – Kẹo – Sữa đặc – Bánh quy – Bánh kem – Nước ngọt,… Fodmaps là một loại đường có trong các loại đậu ăn thường ngày. Loại đường này sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của những người bình thường. Tuy nhiên, đối với người bị đau dạ dày, Fodmaps có trong các loại đậu lại gây tình trạng đầy hơi, ợ chua, đau bụng, khó tiêu thậm chí là gây ra tiêu chảy. Để dạ dày và hệ tiêu hóa không bị ảnh hưởng, người bệnh nên hạn chế ăn các loại đậu như: – Đậu tương – Đậu Hà Lan – Đậu xanh – Đậu đỏ – Đậu lăng – Đậu phộng… 1.6. Sữa và các sản phẩm từ sữa Sữa tươi và các chế phẩm từ sữa đều không được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng trong chế độ ăn của người bị dạ dày. Bởi chúng sẽ gây cảm giác khó tiêu, chướng bụng ở người bệnh và làm cơn đau dạ dày nặng hơn. Bên cạnh đó, một số sản phẩm từ sữa sẽ chứa lactose. Trong đó, cơ thể một số người lại kém dung nạp với chất này. Từ đó, gây ra tình trạng tiêu chảy, tăng nguy cơ bị mất nước và ảnh hưởng đến quá trình điều trị dạ dày. Ngoài các thực phẩm nên tránh như thực phẩm chua, cay, nóng, giàu chất béo, thực phẩm lên men, thực phẩm nhiều đường, các loại đậu,… Thì người bệnh tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê,… để tránh tình trạng dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Sữa và các sản phẩm từ sữa sẽ gây cảm giác khó tiêu, chướng bụng ở người bệnh và làm cơn đau dạ dày nặng hơn Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng viêm dạ dày. Do đó xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học sẽ hỗ trợ việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những loại trái cây tươi, rau đều là những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và bệnh tật bằng cách giảm mức độ của các hợp chất không ổn định. Không những vậy, các thực phẩm này đều giàu chất xơ. Từ đó giúp làm giảm lượng tiết acid trong dạ dày, ngăn ngừa viêm loét dạ dày hiệu quả, đồng thời giảm đầy hơi và giảm đau. Do đó, người bệnh có thể bổ sung vào thực đơn của mình nhiều loại rau xanh và trái cây để hỗ trợ tốt hơn trong quá trình điều trị. Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần lưu ý những nguyên tắc ăn đúng cách như sau: – Ăn những đồ ăn được nấu chín kỹ, ninh nhừ, không nên sử dụng các loại đồ ăn sống, quá cứng hoặc dai. – Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ, không nên ăn quá no trong một bữa mà nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để tránh việc gây áp lực lên dạ dày. – Sau khi ăn tuyệt đối không được hoạt động mạnh, hay chạy nhảy nhiều. Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng viêm dạ dày. Qua bài viết bạn chắc hẳn bạn đã trả lời được câu hỏi đau dạ dày nên kiêng gì để cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh. Chế độ ăn uống hợp lý và khoa học là phương pháp hỗ trợ điều trị giúp cho các triệu chứng của tình trạng viêm dạ dày được giảm đi nhanh chóng. Tuy nhiên bạn cũng cần phải quan tâm tới nguyên nhân gây bệnh để có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này.
question_329
Chuyên gia giải đáp: Chắp mắt và lẹo mắt có lây không?
doc_329
Chắp và lẹo không nguy hiểm. Tuy nhiên, sự phát triển của chúng khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm tương đối lớn. Chính vì thế, chẳng ai muốn bản thân mắc phải chúng. Để hạn chế nguy cơ ấy, “chắp mắt và lẹo mắt có lây không” có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều người muốn biết câu trả lời. Chắp và lẹo khá tương đồng về hình thái và dấu hiệu nhận biết. Theo đó, cả chắp và lẹo đều khiến mắt người bệnh sưng, đỏ, đau, cộm, nhạy cảm với ánh sáng và chảy nước thường xuyên. Tuy nhiên: – Chắp chỉ nằm tại đĩa sụn của mi mắt trong, cách xa bờ mi. Còn lẹo có thể nằm tại đĩa sụn hoặc ngay bờ mi mắt ngoài. – Lẹo có thể áp xe và vỡ mủ. Còn chắp thì không, sau khi sưng hết mức, chắp chỉ xẹp xuống thành những u tròn, không đau. Sở dĩ có sự khác biệt này là bởi: Chắp hình thành do sự bít tắc tự nhân của tuyến nhày mi mắt còn lẹo xuất hiện do tuyến nhày mi mắt hoặc nang lông mi nhiễm trùng vì hoạt động của tụ cầu khuẩn/vi khuẩn. Cả chắp và lẹo đều khiến mắt người bệnh sưng, đỏ, đau, cộm,… Chắp và lẹo không lây trực tiếp, bằng các cách như: Nhìn và tiếp xúc gần với người bệnh. Chúng chỉ có một đường lây gián tiếp duy nhất, khi người khỏe sử dụng chung đồ đạc sinh hoạt (khăn mặt, đồ trang điểm mắt, kính áp tròng,…) với người bệnh. Chính vì vậy, để phòng tránh lây chắp và lẹo từ người sang người, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau: – Đối với người bệnh: Không tự ý nặn chắp và lẹo để tránh phát tán mủ/dịch chứa vi khuẩn ra môi trường – Đối với người khỏe: + Không dùng chung đồ đạc sinh hoạt với người bệnh + Rửa tay bằng sản phẩm khử khuẩn thường xuyên + Từ bỏ thói quen dụi mắt Nếu tuân thủ các lưu ý trên, rất ít khả năng bạn bị lây chắp và lẹo. Tuy nhiên, nếu rơi vào trường hợp không may, hãy cứ yên tâm, vì như đã nói ở trên, chúng là 2 bệnh lý nhãn khoa không hề nguy hiểm. Thông thường, chắp và lẹo sẽ tự lặn sau 7 – 10 ngày. Trong lúc chờ đợi, bạn có thể áp dụng các mẹo sau để giảm triệu chứng bệnh, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống: – Đặt khăn/bông sạch và mềm đã được làm ấm bằng nước khoáng hoặc nước muối sinh lý đun sôi (đã nguội một phần) lên mi mắt có chắp/lẹo khoảng 10 – 15 phút, lặp lại 3 – 5 lần một ngày. Chườm nóng như vậy sẽ giúp giảm viêm, giảm tắc nghẽn tuyến nhày mi mắt và nang lông mi. Bạn có thể chườm nóng để giảm triệu chứng bệnh – Mát xa nhẹ nhàng mi mắt có chắp/lẹo. Mẹo này cũng giúp giảm viêm, giảm tắc nghẽn. Lưu ý: Khi thực hiện, hãy đảm bảo tay bạn thật sạch sẽ. Bên cạnh đó, tuyệt đối không đẩy nhanh quá trình lành bệnh bằng cách vô cùng cực đoan là nặn mủ và dùng thuốc không có hướng dẫn của bác sĩ. Những hành động này có thể dẫn đến tình trạng tổn thương lan tỏa, tái phát và tạo sẹo gây quặm mi. Trường hợp bạn muốn rút ngắn thời gian, hãy thăm khám với bác sĩ để được điều trị chính thống bằng: – Kháng sinh toàn thân kết hợp nước muối sinh lý vệ sinh mắt, giúp tiêu mủ an toàn. (Trước khi vệ sinh mắt, cần rửa tay cẩn thận bằng các sản phẩm khử khuẩn. Bảo quản kháng sinh tra/nhỏ kỹ lưỡng. Thuốc mở nắp dài ngày nên bỏ đi). – Corticoid hoặc phương pháp chích chắp và lẹo hoặc cả hai: Đây là phương pháp được chỉ định với những chắp và lẹo to và dai dẳng. (Đối với chắp: Do chúng nằm sâu trong đĩa sụn nên khi chích, bác sĩ sẽ xử lý mủ rất tỉ mỉ. Nếu không làm vậy, chắp rất dễ tái phát).
doc_41651;;;;;doc_20781;;;;;doc_46830;;;;;doc_17457;;;;;doc_45625
Đặc điểm chung của chắp lẹo mắt là gây đau nhức, phù nề ở mi mắt. Điều này khiến người bệnh cảm thấy khó chịu khi nhìn và gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt, công việc hàng ngày. Lẹo mắt xuất hiện do vi khuẩn hoặc tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi, gây ra tình trạng viêm nhiễm cấp tính. Trong khi đó, chắp mắt thường do sự tắc nghẽn của ống tuyến nhờn của mi mắt. Đôi khi lẹo có thể chuyển thành chắp mắt, đặc biệt là trong trường hợp lẹo không được điều trị khỏi hẳn, gây chèn ép lên các tuyến chân lông mi. Chắp lẹo là căn bệnh thường gặp ở tất cả mọi người 2. Cách phân biệt chắp lẹo mắt 2.1. Bệnh lẹo mắt Khi mụn lẹo mới mọc, mi mắt của các bạn sẽ hơi sưng đỏ kèm theo đau và ngứa. Sau đó, chỗ đau sẽ nổi lên một khối rắn to giống hạt gạo. Thông thường, lẹo hay mọc ở ngay bờ mi và dính chặt vào da mi. Sau khoảng 3 – 4 ngày, mụn lẹo sẽ mưng mủ và vỡ ra. Đặc điểm của lẹo là rất hay tái phát và có thể mọc ở 1 hoặc 2 bên mi mắt, đôi khi sưng to cả mi mắt, gây ra tình trạng ứ phù màng tiếp hợp. Lẹo thường được chia thành những dạng phổ biến như sau: – Lẹo trong do nhiễm trùng ở tuyến nhầy của mi mắt: Lẹo nằm ở mặt trong của mi mắt và bên trong đĩa sụn. Khi lật mi mắt, bác sĩ sẽ nhìn thấy lẹo, một số trường hợp còn có thể nhìn thấy đầu mủ trắng của mụn lẹo. – Lẹo ngoài do nhiễm trùng ở nang lông mi: Lẹo là một nốt đỏ và gây đau ở bờ mi với độ rắn cùng kích thước giống như hạt đậu. – Đa lẹo: Có nhiều đầu mụn lẹo ở 1 hoặc cả 2 mi mắt. Khi bị lẹo, người bệnh thường sưng đỏ ở vùng mi mắt, ấn vào thấy đau bờ mi, sau đó hóa cứng lại. Ngoài ra, bệnh nhân còn sợ ánh sáng, chảy nước mắt và có cảm giác như có dị vật ở mắt. Không chỉ vậy, nốt mụn lẹo còn mưng mủ ở trung tâm chỗ hóa cứng và ít lâu sau áp xe vỡ ra, chảy mủ sẽ hết đau. Về cơ bản, lẹo ở trong mi mắt thường diễn biến nặng hơn và áp xe hiện ra ổ, rất hay tái phát. 2.2. Bệnh chắp mắt Chắp mắt xảy ra do tắc nghẽn tuyến nhầy của mi mắt, dấu hiệu như một khối tròn nhỏ bị sưng đỏ. Vị trí chắp mắt thường ở xa bờ tự do của mi hơn so với bệnh lẹo. Chắp mắt nằm ở trong đĩa sụn và ở mặt trong của mi mắt. Bác sĩ có thể nhìn thấy chắp mắt khi lật mi mắt, thậm chí thấy đầu mủ trắng của chắp mắt. Nhiều trường hợp, người bệnh còn bị đa chắp, nghĩa là có rất nhiều đầu chắp ở 1 mi hoặc cả 2 mi mắt. Khi bị chắp mắt, người bệnh thường gặp phải những dấu hiệu như đau, sưng, đỏ mắt và khó chịu ở bề mặt kết mạc của mi mắt. Sau một vài ngày, nốt chắp xẹp xuống chỉ còn khối tròn không đau và lớn dần trên mi mắt thành khối màu đỏ – xám bên dưới kết mạc. Chắp và lẹo là 2 căn bệnh khác nhau 3. Phương pháp hiệu quả điều trị bệnh chắp lẹo mắt Điều trị bệnh chắp lẹo mắt cần sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân để tiêu mủ trong thời gian đầu, kết hợp với thuốc nhỏ mắt, rửa mắt bằng nước muối sinh lý. Chườm nóng có thể làm giảm triệu chứng đau với những tổn thương sớm. Với những lẹo to hoặc dai dẳng lâu ngày, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh chích lẹo và kê thuốc nhỏ mắt phù hợp. Các bạn cũng nên lưu ý một điều rằng, phải rửa tay sạch sẽ trước khi tra thuốc nhỏ mắt. Tuyệt đối không được sử dụng lại thuốc cũ và thuốc đã để lâu ngày. Với chắp mắt, các bạn nên chườm nóng để giảm đau với những tổn thương sớm. Với trường hợp chắp to hoặc dai dẳng lâu ngày, bác sĩ chỉ định người bệnh thực hiện phương pháp chích chắp. Vì chắp ở mi thường nằm ở sâu bên trong sụn nên khi chích phải loại bỏ sạch sẽ các chất nhầy nhằm tránh tái phát chắp nhiều lần. Tốt nhất, khi có triệu chứng bị chắp lẹo mắt, người bệnh phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và được điều trị đúng cách. Mỗi một căn bệnh sẽ được điều trị theo lộ trình riêng biệt. Nếu biết giữ gìn và vệ sinh đúng cách, chắp lẹo thường tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh nhân tuyệt đối không được chữa chắp lẹo bằng cách tra thuốc không theo chỉ định của bác sĩ và tự ý nặn mủ. Bởi vì điều này sẽ dễ làm cho tổn thương bị lan rộng, tái phát hoặc để lại sẹo xấu gây ra biến chứng quặm mi. Khi có dấu hiệu bị chắp hoặc lẹo, mọi người hãy đi khám với bác sĩ chuyên khoa Mắt 4. Cách phòng ngừa hiệu quả bệnh chắp lẹo mắt – Không được đưa tay lên dụi và chà mắt vì điều này có thể gây kích ứng, nhiễm khuẩn lây lan. – Cần phải bảo vệ mắt khỏi ô nhiễm môi trường và khói bụi bằng cách đeo kính khi ra đường, lao động, dọn dẹp nhà cửa. Tránh đến những khu vực ô nhiễm không khí nặng nề. – Phải tẩy trang vùng mắt sạch sẽ mỗi ngày và thay Mascara tối thiểu 6 tháng/ lần vì vi khuẩn có thể phát triển khi mắt được trang điểm. Đồ trang điểm mắt và khăn rửa mặt phải được sử dụng riêng rẽ để giữ vệ sinh.;;;;;Dấu hiệu nhận biết đặc trưng tương đối giống nhau, chắp mắt và lẹo mắt thường bị nhầm là một. Thực tế, chắp mắt khác lẹo mắt và bạn có thể phân biệt 2 bệnh lý nhãn khoa này bằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết sau. 1. Chắp mắt khác lẹo mắt 1.1. Tổng quát về lẹo Lẹo là bệnh lý nhãn khoa mà trong đó, tuyến chân lông mi hoặc tuyến nhầy mí mắt bị viêm cấp tính, do hoạt động của tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn. Lẹo được phân loại thành 3 dạng như sau: – Lẹo trong do nhiễm trùng tuyến nhầy mí mắt: Lẹo nằm tại đĩa sụn của mi mắt trong. Bệnh nhân chỉ có thể quan sát lẹo khi lật mí mắt ra ngoài. – Lẹo ngoài do nhiễm trùng tuyến chân lông mi: Lẹo nằm ở bờ mi mắt ngoài. – Đa lẹo: Lẹo mọc thành chuỗi, nằm trên một hoặc hai mí của một hoặc hai mắt. Bệnh nhân có thể nhận biết lẹo thông qua các biểu hiện tiêu biển là: Mí mắt sưng, đỏ, đau; mắt cộm, nhạy cảm với ánh sáng; nước mắt chảy; điểm sưng qua thời gian xuất hiện mủ rồi áp xe và vỡ ra. Lẹo trong diễn biến phức tạp hơn và tái phát dễ dàng hơn lẹo ngoài. Lẹo ngoài do nhiễm trùng tuyến chân lông mi nằm ở bờ mi mắt ngoài 1.2. Tổng quát về chắp Chắp cũng là bệnh lý nhãn khoa có xuất phát điểm là tuyến nhầy mí mắt. Tuy nhiên, không phải do hoạt động của tụ cầu khuẩn và vi khuẩn, chắp khởi phát do tuyến này tắc nghẽn tự thân. Ngoài ra, trong một số trường hợp, chắp phát sinh còn là do lẹo thoát lưu hoặc do lẹo không được điều trị dứt điểm, gây chèn ép các tuyến. Có 2 dạng chắp, như sau: – Chắp trong: Tương tự lẹo trong, chắp trong nằm tại đĩa sụn của mi mắt trong và bệnh nhân chỉ có thể quan sát chắp khi mí mắt được lật ra ngoài. – Đa chắp: Tương tự đa lẹo, mọc thành chuỗi, nằm trên một hoặc hai mí của một hoặc hai mắt. Như chúng ta đã biết, chắp có dấu hiệu nhận biết tương đối giống lẹo. Bệnh nhân bị chắp cũng sẽ sưng, đỏ, đau, cộm, nhạy cảm với ánh sáng mắt và chảy nước mắt thường xuyên. Tuy nhiên, về vị trí thì các khối chắp thường nằm xa bờ mi. Chúng cũng không áp xe. Sau khi phát triển tối đa, chúng xẹp xuống thành những u tròn, không đau. Bệnh nhân có thể sử dụng hai triệu chứng đó cùng với dấu hiệu sưng, đỏ, đau,… mắt để nhận diện chắp. Các khối chắp thường nằm xa bờ mi 2. Điều trị chắp mắt và lẹo mắt – Đối với chắp mắt và lẹo mắt thông thường: Sử dụng kháng sinh toàn thân để tiêu mủ kết hợp dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt. Khi vệ sinh mắt, bệnh nhân cần đảm bảo tay luôn luôn sạch sẽ. Kháng sinh nếu ở dạng tra/nhỏ, phải được lưu trữ cẩn thận, không sử dụng chúng khi đã mở nắp lâu. – Đối với chắp mắt và lẹo mắt to hoặc dai dẳng: Sử dụng Corticoid hoặc phương pháp chích chắp – lẹo hoặc cả hai. Trong đó, cần đặc biệt lưu ý trong xử lý chắp: Khi chích, vì chắp nằm sâu trong đĩa sụn, nên mủ cần được loại bỏ kỹ lưỡng, để đảm bảo tiễu trừ hoàn toàn nguyên nhân khiến chắp tái phát. Mặc dù đọc có vẻ giống nhau nhưng vì chắp mắt khác lẹo mắt nên phác đồ điều trị thực tế của mỗi bệnh lý sẽ tồn tại một vài điểm phân biệt. Trong điều trị chắp, có một vấn đề bệnh nhân cần thấu triệt. Đó là nếu bị chắp liên miên, dai dẳng hoặc không điển hình, đặc biệt là khi đã lớn tuổi, bệnh nhân phải xét nghiệm mô bệnh học, bởi rất có thể trong trường hợp đó, chắp không phải là chắp mà là một bệnh ung thư mí mắt nào đó (ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tuyến bã,…) bị chẩn đoán nhầm. Điều trị với chuyên gia để chắp – lẹo nhanh khỏi Trường hợp bệnh nhân quyết định để cơ thể tự chữa lành, một số mẹo sau có thể được áp dụng để giảm triệu chứng bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống: – Chườm nóng để giảm viêm, giảm tắc nghẽn tuyến nhầy mi mắt và tuyến chân lông mi: Bệnh nhân có thể thực hiện chườm nóng như sau: Làm ấm khăn/bông sạch và mềm bằng nước khoáng hoặc nước muối sinh lý đun sôi đã nguội một phần. Sau đó, đặt khăn/bông đó lên mí mắt có chắp – lẹo khoảng 10 – 15 phút, lặp lại 3 – 5 lần mỗi ngày. – Mát xa mí mắt có chắp và lẹo nhẹ nhàng. Đây cũng là mẹo giúp giảm viêm, giảm tắc nghẽn tuyến nhầy mí mắt và tuyến chân lông mi. Lưu ý: Tương tự như khi vệ sinh mắt, lúc thực hiện những mẹo này, bệnh nhân phải rửa tay cẩn thận bằng các sản phẩm khử khuẩn. Ngoài ra, bệnh nhân tuyệt đối không được vì sốt ruột muốn nhanh chóng thoát khỏi chắp – lẹo mà nặn chúng và sử dụng thuốc điều trị không có hướng dẫn của bác sĩ. Làm như vậy dễ dẫn đến tình trạng lan tỏa tổn thương, tái phát chắp – lẹo và tạo sẹo gây quặm mi. 3. Phòng ngừa chắp mắt và lẹo mắt Mặc dù chắp mắt khác lẹo mắt, chúng ta đều có thể áp dụng những khuyến cáo quan trọng sau của chuyên gia nhãn khoa để phòng ngừa chúng: – Từ bỏ thói quen dụi mắt: Khuyến cáo này giúp chúng ta tiết chế tình huống tụ cầu khuẩn/vi khuẩn xâm nhập tuyến nhầy mí mắt/tuyến chân lông mi gây lẹo; cũng giúp chúng ta ngăn ngừa các tác nhân tiêu cực có thể gây bít tắc tuyến nhầy mí mắt gây chắp. – Vệ sinh tay thường xuyên bằng các sản phẩm khử khuẩn, đặc biệt là sau chăm sóc người chắp mắt, lẹo mắt. – Tẩy trang cẩn thận, kỹ lưỡng các sản phẩm mắt. Dụng cụ trang điểm cần thay mới định kỳ và không dùng chung với bất kỳ ai.;;;;;Triệu chứng đặc trưng tương đối giống nhau, chắp và lẹo mắt thường bị nhầm là một. Nếu bạn là người “đến giờ mới biết được sự thật ấy”, đọc bài viết ngay để phân biệt 2 bệnh lý này cũng như biết cách xử trí hợp lý trong từng trường hợp. 1. Phân biệt chắp lẹo 1.1. Về lẹo Lẹo là kết quả của sự viêm cấp tính tuyến chân lông mi hoặc tuyến nhày mi mắt. Sự viêm này phát sinh do hoạt động của tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn. Có 3 dạng lẹo mắt như sau: – Lẹo trong do nhiễm trùng tuyến nhày mi mắt: Nằm tại đĩa sụn của mi mắt trong. Lẹo chỉ có thể được thấy khi mi mắt được lật ra ngoài. – Lẹo ngoài do nhiễm trùng tuyến chân lông mi: Nằm ở bờ mi mắt ngoài. – Đa lẹo: Lẹo mọc theo chuỗi, có thể nằm trên một hoặc hai mi, một mắt hoặc hai mắt. Khi bị lẹo, người bệnh sẽ thấy các dấu hiệu sau: Sưng, đỏ, đau mi mắt; cộm mắt; chảy nước mắt; nhạy cảm với ánh sáng; điểm sưng qua thời gian xuất hiện mủ rồi áp xe và vỡ ra. Lẹo trong mi mắt diễn biến phức tạp hơn và lẹo cũng dễ tái phát hơn. Lẹo ngoài do nhiễm trùng tuyến chân lông mi, nằm ở bờ mi mắt ngoài. 1.1. Về chắp Chắp cũng phát sinh từ tuyến nhày mi mắt, tuy nhiên, không phải là do tụ cầu khuẩn hay vi khuẩn mà là do sự tắc nghẽn tự thân của tuyến này. Bên cạnh đó, đôi khi, chắp còn là do lẹo thoát lưu hoặc không được điều trị dứt điểm, gây chèn ép các tuyến tạo thành. Chắp thường có 2 dạng: – Chắp trong: Tương tự lẹo trong, nằm tại đĩa sụn của mi mắt trong và chỉ có thể được thấy khi lật mi mắt ra ngoài. – Đa chắp: Tương tự đa lẹo Như đã nói ở trên, biểu hiện của chắp tương đối giống của lẹo. Người bệnh cũng sẽ sưng, đỏ, đau mi mắt. Tuy nhiên, các khối chắp thường nằm xa bờ mi. Chúng cũng không áp xe mà sau khi sưng hết mức, chúng xẹp xuống thành những u tròn, không đau. Chắp trong nằm tại đĩa sụn của mi mắt trong và chỉ có thể được thấy khi lật mi mắt ra ngoài. 2. Điều trị chắp lẹo chắp và lẹo mắt đều có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên để đẩy nhanh quá trình lành bệnh cũng như hạn chế nguy cơ tái phát, người bệnh có thể thăm khám và điều trị với chuyên gia nhãn khoa. Theo đó, một số điểm cơ bản trong giải quyết chắp và lẹo bạn có thể muốn biết là: – Chuyên gia sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh toàn thân để tiêu mủ kết hợp vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý. (Lưu ý: Đảm bảo tay luôn luôn sạch sẽ khi vệ sinh mắt. Kháng sinh tra/nhỏ phải được lưu trữ cẩn thận. Không dùng thuốc mở nắp đã lâu.) – Đối với các chắp/lẹo to hoặc dai dẳng: Corticoid hoặc phương pháp chích chắp và lẹo hoặc cả hai có thể được áp dụng. Đặc biệt, đối với chắp: Khi chích, mủ sẽ được loại bỏ cực kỳ kỹ lưỡng, do chắp nằm sâu trong đĩa sụn. Cần làm vậy để đảm bảo tiễu trừ hoàn toàn nguyên nhân chắp tái phát. Mặc dù nhìn có vẻ giống nhau, nhưng phác đồ điều trị của mỗi bệnh lý sẽ khác nhau ở một vài điểm. Trong trường hợp bạn quyết định không điều trị với chuyên gia, hãy lưu ý: – Tuyệt đối không rút ngắn thời gian tự lành bằng cách nặn mủ và tra thuốc không hướng dẫn. Hành động này dễ dẫn đến tổn thương lan tỏa, tái phát hoặc tạo sẹo gây quặm mi. – Có thể làm giảm triệu chứng sưng, đỏ, đau mi mắt ở giai đoạn đầu chắp và lẹo mắt bằng cách chườm nóng. Nếu bị chắp liên miên, dai dẳng hoặc không điển hình, đặc biệt là khi đã lớn tuổi, người bệnh cần xét nghiệm mô bệnh học; bởi rất có thể chắp ấy là một bệnh ung thư mi mắt nào đó, như ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tuyến bã,… bị chẩn đoán nhầm. Đối với các chắp lẹo to hoặc dai dẳng, phương pháp chích chắp lẹo có thể được áp dụng 3. Phòng ngừa chắp lẹo Những khuyến cáo quan trọng của chuyên gia nhãn trong trong phòng ngừa chắp và lẹo mắt chúng ta cần tuân thủ nghiêm ngặt là: – Từ bỏ thói quen dụi mắt để tiết chế tình huống tụ cầu khuẩn/vi khuẩn xâm nhập tuyến nhày mi mắt/lang lông mi gây lẹo. Đồng thời cũng là để ngăn các yếu tố bất lợi có thể gây bít tắc tuyến nhày mi mắt gây chắp. – Sử dụng các biện pháp bảo vệ mắt khỏi các tác nhân tiêu cực của môi trường (khói, bụi,…), như: Đeo kính khi tham gia giao thông, khi dọn dẹp nhà cửa,…, tránh đến những vùng ô nhiễm không khí,… – Rửa tay thường xuyên bằng sản phẩm sát khuẩn, đặc biệt là sau chăm sóc người bị chắp/lẹo. – Tẩy trang cẩn thận các sản phẩm mắt. Dụng cụ trang điểm cần thay mới định kỳ và dùng chung với bất kỳ ai.;;;;;Chắp lẹo trẻ em là căn bệnh có thể xảy ra ở mi dưới, mi trên ở 1 hoặc 2 mắt. Dấu hiệu là những ổ sưng đột ngột khu trú ở mi mắt. Sưng có thể lan tỏa gây cộm, ngứa, đau, nhức, vướng hoặc sụp mi nhẹ trong thời kỳ viêm cấp. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ với bố mẹ những kiến thức cơ bản về hai căn bệnh này. Lẹo mắt là một trong những căn bệnh thường gặp nhất ở trẻ em. Đây là bệnh viêm cấp tính thường do vi khuẩn gây ra hoặc một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi. Có trẻ chỉ bị một vài lần rồi khỏi hẳn. Tuy nhiên, cũng có trẻ mọc mụn lẹo liên tiếp, khỏi lần này lại mọc đợt khác. Với trẻ em, lẹo mắt là căn bệnh thường gặp vì các bé chưa có ý thức vệ sinh sạch sẽ. Tất cả các phản ứng của cơ thể trẻ đều là do phản xạ. Khi ngứa, trẻ em sẽ gãi và day dụi mắt nên dễ mắc các bệnh lý về mắt. Chắp mắt ở trẻ em xuất hiện do sự tắc nghẽn của ống tuyến nhờn của mi mắt. Nhiều khi từ lẹo mắt có thể chuyển thành chắp. Đặc biệt là khi lẹo trong thoát lưu hoặc không được điều trị khỏi hoàn toàn, làm chèn ép lên các tuyến nhờn của mi mắt. Chắp lẹo là căn bệnh về mắt thường gặp ở trẻ em 2. Dấu hiệu chắp và lẹo mắt ở trẻ em 2.1. Dấu hiệu lẹo mắt ở trẻ em Khi bị lẹo mắt, ban đầu mi mắt của trẻ bị đỏ, sưng nhẹ, hơi đau và ngứa. Sau vài ngày, chỗ đau sẽ nổi lên 1 khối rắn to như hạt gạo. Lẹo thường mọc ở ngay bờ mi, hay dính chặt vào mi mắt. Sau khoảng 3 – 4 ngày, mụn lẹo sẽ mưng mủ và vỡ ra. Lẹo mắt hình thành do có sự nhiễm trùng ở chân lông mi nên thường gây ra cảm giác đau và khó chịu. Vì có vị trí xuất hiện đặc trưng nên người ta thường gọi căn bệnh này là lẹo ngoài. Ngoài ra, lẹo còn có thể xuất hiện ở bên dưới hoặc phía trong mi mắt. Trường hợp này xảy ra nếu một trong những ống tuyến nhờn bị nhiễm trùng. Trường hợp này được gọi là lẹo trong. Hơn nữa, lẹo mắt còn có thể xảy ra do sự viêm nhiễm lan rộng từ hiện tượng viêm bờ mi sẵn có. 2.2. Dấu hiệu chắp mắt ở trẻ em Chắp mắt xảy ra là do có sự tắc nghẽn tuyến nhầy của mi mắt. Triệu chứng là xuất hiện một khối tròn nhỏ bị sưng đỏ ở mi mắt. Vị trí chắp mắt thường ở xa bờ tự do của mi hơn so với bệnh lẹo. Chắp thường nằm ở mặt trong của mi mắt và ở trong đĩa sụn. Do đó, chỉ khi lật mi mắt, bác sĩ mới có thể thấy chắp, thậm chí là thấy đầu mủ trắng của chắp. Còn đa chắp là khi có rất nhiều đầu chắp ở trên 1 hoặc 2 mi mắt. Khi bị chắp mắt, trẻ em thường gặp những triệu chứng như đau, đỏ, sưng mắt, khó chịu ở bề mặt kết mạc của mi mắt. Sau một vài ngày, chắp xẹp xuống chỉ còn lại khối tròn không đau. Khối tròn có thể lớn dần trên mi mắt tạo thành một khối màu đỏ xám bên dưới kết mạc. Sưng mi mắt là một trong những biểu hiện của bệnh chắp lẹo trẻ em 3. Cách điều trị chắp lẹo trẻ em an toàn và hiệu quả Nếu chắp và lẹo trẻ em ở giai đoạn sớm, các bác sĩ thường khuyên bố mẹ nên chườm ấm lên khu vực bị bệnh cho con. Sau khi chườm ấm, các bậc phụ huynh hãy xoa nhẹ nhàng khu vực xung quanh mụn lẹo, chắp để giúp thông ống dẫn bị tắc. Tuyệt đối không được cố gắng khơi chắp, mụn lẹo ra. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê cho trẻ các đơn thuốc mỡ kháng sinh, hoặc thuốc nhỏ mắt để bôi lên mép mi mắt trong trường hợp bé bị nhiễm trùng thứ phát. Trong trường hợp chắp lẹo của trẻ không phản ứng với việc chườm ấm, bác sĩ có thể tiêm thuốc kháng sinh để ngăn chặn tình trạng viêm. Đồng thời, giúp khối u biến mất nhanh hơn (sau khoảng 1 hoặc 2 tuần). Đôi khi, trẻ có thể sẽ phải tiêm mũi thứ hai. Nếu các mũi tiêm không đạt hiệu quả, mụn lẹo hoặc chắp rất lớn, gây biến dạng và làm ảnh hưởng đến thị lực của trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định cho bé chích chắp, lẹo bằng cách gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân. Bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám khi mắt con bị lên mụn lẹo hoặc chắp 4. Cách phòng ngừa bệnh chắp và lẹo cho trẻ em Chắp, lẹo mắt là bệnh rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Để phòng ngừa bệnh chắp và lẹo cho trẻ em, bố mẹ nên lưu ý những điều sau: – Thường xuyên rửa tay sạch sẽ cho trẻ, đặc biệt là sau khi con chơi đồ chơi hay cầm nắm đồ ăn. Hạn chế để trẻ dụi tay bẩn lên trên mắt. Việc dụi tay lên mắt là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị chắp, lẹo hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng khác ở mắt. – Nếu trẻ đủ lớn và có thể nghe hiểu, bố mẹ nên hướng dẫn và nhắc đi nhắc lại nhiều lần cho con nghe về việc rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng. Từ đó, giúp con hình thành thói quen giữ gìn sạch sẽ đôi bàn tay. – Luôn đeo kính/trùm khăn kín cho trẻ khi trẻ đi ra ngoài đường. Đặc biệt là khi đi đến nơi có không khí ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, hoặc nơi đông người. – Nhỏ nước muối sinh lý khi trẻ có dấu hiệu chảy nhiều ghèn, đỏ mắt để làm sạch sẽ. Vì nước muối sinh lý an toàn cho bé nên bố mẹ có thể nhỏ nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, cũng cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh gây ra các tác dụng phụ.;;;;;Chắp mắt là tình trạng khá thường gặp ở trẻ nhỏ, song hầu hết bậc phụ huynh nhầm lẫn chắp mắt với lẹo hay bệnh lý mắt khác. Chắp mắt ở trẻ có thể tiến triển vòng vài tuần hoặc lâu hơn, với kích thước chắp ngày càng lớn gây đau đớn cho trẻ. Hơn nữa, nếu không điều trị tốt, nhiễm trùng này còn ảnh hưởng đến thị lực của trẻ. Chắp mắt thực chất là tình trạng sưng viêm có thể kèm theo nhiễm trùng một tuyến nhỏ ở mí mắt, khiến chúng bị phì đại có dạng như một khối u hay u nang ngay trên mí mắt. Nhiều người nhầm lẫn chắp mắt với bệnh lẹo mắt, song điểm khác biệt là chắp mắt do sưng viêm tuyến nhỏ ở mí mắt, còn lẹo do sưng viêm và nhiễm trùng ở nang lông mi. Chắp mắt có thể gặp ở nhiều vị trí gần mi mắt. Ban đầu kích thước chắp rất nhỏ, chỉ khoảng bằng hạt anh túc và không gây đau. Khi dầu tích tụ trong mô ngày càng nhiều dẫn đến tắc nghẽn và gây viêm thì đau đớn sẽ xuất hiện, đồng thời kích thước chắp cũng lớn dần. So với lẹo mắt, chắp mắt ít gây đau hơn trừ khi bị nhiễm trùng thứ phát. Song chắp mắt thường tồn tại lâu hơn, điều trị khó khăn hơn. Chắp mắt không phải là bệnh lý lây nhiễm như đau mắt đỏ hay lẹo mắt, ban đầu cha mẹ có thể thấy trẻ đột nhiên chảy nước mắt nhiều hơn. Cần cẩn thận trường hợp chắp mắt bị bội nhiễm, vi khuẩn xâm nhập khiến sưng viêm nặng hơn, kèm theo đau đớn và chảy mủ. Để tránh chắp mắt ảnh hưởng đến trẻ, đặc biệt là nguy cơ bội nhiễm gây đau đớn, thậm chí hỏng mắt, các chuyên gia khuyên các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám và điều trị sớm. Bác sĩ nhãn khoa sẽ kiểm tra tình trạng mắt cho trẻ, điều trị hoặc theo dõi ngăn ngừa nhiễm trùng nghiêm trọng. Đa phần chắp mắt là lành tính, chỉ một số ít trường hợp kích thước quá lớn ảnh hưởng đến mắt hoặc nhiễm trùng cần điều trị, nếu không các bác sĩ sẽ khuyên nên để chắp tự biến mất và phụ huynh sẽ cùng theo dõi quá trình này. Thường sau vài tuần hoặc muộn hơn là vài tháng, chắp mắt sẽ biến mất và không gây vấn đề sức khỏe gì. Tuy nhiên nếu điều trị, chắp mắt sẽ bớt sưng hơn và biến mất nhanh hơn. Dưới đây là những biện pháp chăm sóc mắt của trẻ bị chắp giúp trẻ thấy dễ chịu và bệnh cũng cải thiện nhanh hơn. Chườm ấm cho mắt trẻ Đầu tiên, tay của người thực hiện phải được rửa sạch, sát khuẩn để tránh lây vi khuẩn gây nhiễm trùng chắp mắt và mắt. Đôi mắt trẻ vô cùng nhạy cảm, vì thế cha mẹ không nên chủ quản với vấn đề làm sạch, tránh nhiễm trùng tương tự. Ngoài rửa tay cho mình, trẻ cũng cần được rửa tay thường xuyên để tránh trường hợp dụi mắt khiến vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm. Cha mẹ nên ôm trẻ vào lòng để trẻ cảm thấy yên tâm, thoải mái nhất, từ đó bớt giãy dụa hơn. Việc trẻ giãy dụa quá mạnh có thể khiến cha mẹ vô tình làm tổn thương mắt cho trẻ, chắp mắt cũng trở nên nghiêm trọng hơn nên việc này cần lưu ý. Dùng một miếng gạc ấm đắp lên khu vực mắt bị chắp từ 10 - 15 phút, nên đắp đều đặn 4 - 5 lần mỗi ngày cho đến khi chắp mắt giảm kích thước rồi biến mất hoàn toàn. Lưu ý trong quá trình này, khăn gạc ấm có thể bị nguội nên cần liên tục làm ướt khăn, đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Xoa bóp mắt cho trẻ Bạn có thể xoa mắt cho trẻ trước khi đi ngủ hoặc sau khi chườm ấm, việc này sẽ giúp làm thông ống dẫn bị tắc, từ đó khối u sẽ tự giảm. Bạn nên xoa bóp nhẹ nhàng ở khu vực xung quanh chắp, không cố gắng ấn, bóp chắp gây đau đớn cho trẻ cũng như làm tăng nguy cơ tổn thương và nhiễm trùng. Dùng thuốc Để ngăn ngừa nhiễm trùng thứ phát, bác sĩ có thể gợi ý bạn sử dụng một số loại thuốc nhỏ mắt sát khuẩn, thuốc mỡ kháng sinh bôi trực tiếp lên mép mi mắt. Nếu những việc này được thực hiện liên tục trong nhiều tuần nhưng chắp mắt vẫn không có dấu hiệu giảm kích thước thì có thể vấn đề nghiêm trọng hơn. Hầu hết trường hợp chắt mắt không tự lặn sẽ được tiêm steroid, có tác dụng giảm viêm, xẹp khối u sau một hai tuần. Nếu cách tiêm steroid này vẫn không hiệu quả, cách cuối cùng để can thiệp phẫu thuật để loại bỏ chắp mắt. Song các chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế tối đa việc phẫu thuật mắt ở trẻ em, nguy cơ biến chứng rất cao và gây đau đớn nặng nề. Có một sự thực là chắp mắt không lây cho người khác song có tính dây truyền, nghĩa là trẻ bị chắp mắt thì nguy cơ tiếp tục mọc chắp ở vị trí khác rất cao. Điều này khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng tìm cách khắc phục và phòng ngừa. Tuy nhiên, hiện chưa có cách nào hay thuốc sử dụng nào có thể ngăn ngừa sự phát triển của u nang gây ra chắp mắt. Những trẻ mắc bệnh về mắt, nhất là viêm bờ mi mãn tính nên điều trị tốt bệnh nền để tránh chắp mắt phát triển. Để bảo vệ mắt khỏi nguy cơ nhiễm trùng chắp mắt nói riêng và nhiễm trùng mắt nói chung, bác sĩ nhãn khoa khuyến cao nên thực hiện chế độ rửa mi mắt hàng ngày để loại bỏ da chết và vi khuẩn. Khi lỗ chân lông được thông thoáng, dịch tiết ổn định hơn thì sức khỏe mắt của trẻ cũng được cải thiện.
question_330
Sùi mào gà giai đoạn đầu: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
doc_330
Bệnh sùi mào gà là do một loại virus mang tên HPV gây ra tình trạng mụn nhọt, viêm nhiễm, lở loét ở niêm mạc sinh dục. Virus HPV có tất cả 120 chủng loại, trong đó loại virus gây sùi mào gà là HPV type 16 và 18, đây cũng là loại virus dễ gây ung thư nhất, khi mới nhiễm HPV, cơ thể sẽ có cơ chế tự chống lại loại virus này nhưng chỉ ở mức độ nhất định, sau đó sẽ phát tán và lan rộng hơn. Sùi mào là là một trong những bệnh xã hội rất nguy hiểm 1. Dấu hiệu của bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu Sùi mào gà sẽ ủ bệnh trong thời gian dài từ 2-9 tháng, nên người bệnh thường chủ quan và không chú ý đến những thay đổi nhỏ trên cơ thể, thậm chí có ý kiến cho rằng đây chỉ là biểu hiện bệnh lý thông thường nên chưa cần phải thực hiện thăm khám hay điều trị luôn. Tuy nhiên mọi người không nên chủ quan khi cơ thế có những biểu hiện bất thường, hãy tìm hiểu những dấu hiệu cũng như diễn biến của bệnh sùi mào gà để từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời. Khi mới ở giai đoạn đầu, vùng kín nổi thêm những nốt mụn thịt, mụn cơm nhỏ khoảng 1-2mm có hình tròn hoặc hình đĩa bẹt, khi sờ vào thấy hơi ráp tay nhưng không gây cảm giác đau, ngứa. Ở bệnh nhân nam, mụn thường xuất hiện đầu tiên ở quy đầu dương vật, da bao quy đầu, thân dương vật. Còn với bệnh nhân nữ, mụn sẽ mọc ở môi sinh dục, bên trong âm đạo, cổ tử cung, khí hư ra nhiều, có màu và có mùi hôi khó chịu, tuy nhiên, sùi mào gà ở nữ giới sẽ khó phát hiện hơn so với nam giới, bởi cấu tạo của bộ phận sinh dục nữ phức tạp và ăn sâu với những cơ quan sinh dục ở bên trong hơn. Bệnh sùi mào gà là do một loại virus mang tên HPV gây ra tình trạng mụn nhọt, viêm nhiễm, lở loét Khi quan hệ tình dục, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát bộ phận sinh dục, thậm chí gây chảy máu âm đạo ở nữ giới hoặc khi nam giới xuất tinh thì tinh dịch sẽ có lẫn máu. Từ đó là suy giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng. Hơn nữa người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy cơ thể bị mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nổi hạch ở vùng bẹn háng, cơ thể bị sốt nhẹ. Virus HPV không chỉ xâm hại vào bộ phận sinh dục mà còn tấn công vào những vị trí khác trên cơ thể như mắt, miệng, vòm họng, hậu môn,… Sùi mào gà ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống của chị em 2. Cách điều trị sùi mào gà Sùi mào gà không chỉ gây ra những nỗi đau thể xác mà ngay cả tinh thần của người bệnh cũng sẽ bị suy sụp, thậm chí để lại hậu quả lâu dài, gây vô sinh hiếm muộn và làm tăng nguy cơ hình thành các tế bào gây ung thư dương vật ở nam giới, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng,… Hiện nay, điều trị sùi mào gà bằng các loại thuốc kháng sinh dạng tiêm, uống, truyền kết hợp bôi ngoài da để khống chế virus HPV, điều trị những tổn thương và tình trạng viêm nhiễm do sùi mào gà gây ra, tuy nhiên người bệnh cần phải hết sức cẩn trọng và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ để virus không có cơ hội phát triển và lan rộng hơn. Sùi mào gà giai đoạn đầu Ngoài ra sùi mào gà bằng biện pháp đốt điện, áp lạnh, đốt laze truyền thống là sử dụng dòng điện cao tần, thiết bị truyền dẫn nhiệt được đưa áp sát vào vị trí mụn sùi, làm hoại tử mụn sùi và chúng sẽ bong tróc dần ra. Trong quá trình đốt mụn sù, người bệnh có thể cảm thấy đau và chảy máu sau khi điều trị và dễ bị nhiễm trùng nếu không chăm sóc đúng cách. > Xem thêm: Đốt sùi mào gà khi mang thai
doc_32128;;;;;doc_42108;;;;;doc_42440;;;;;doc_36563;;;;;doc_60075
Có thể nói, sùi mào gà không còn là căn bệnh xa lạ đối bởi đây là một trong những căn bệnh xã hội thường gặp. Tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không tập trung điều trị. Điều mà bạn không thể bỏ qua khi tìm hiểu về chúng đó là triệu chứng của bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu. Hiện nay, số lượng bệnh nhân mắc sùi mào gà có xu hướng gia tăng, có thể một phần nguyên nhân đó là lối sống của chúng ta dần thoáng hơn. Đặc biệt, virus HPV có khả năng lây lan cực kỳ nhanh chóng, lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau. Trong đó, một số đường lây truyền bệnh chủ yếu đó là: đường tình dục, lây từ mẹ sang con hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh. Trong thời gian đầu mắc bệnh, bạn thường không để ý những triệu chứng gặp phải. Chỉ đến khi những dấu hiệu quá rõ rệt, người bệnh mới phát hiện ra và đi điều trị. Lúc này việc chữa trị gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì thế bạn cần nắm được một vài triệu chứng của bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu. 2. Đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh Không những vậy, trẻ sơ sinh cũng có thể là đối tượng nhiễm bệnh nếu như người mẹ mắc bệnh trong thời gian mang thai và sinh thường. Thai phụ nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để đảm bảo an toàn cho em bé và bản thân. 3. Một số biểu hiện của bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu Như đã phân tích ở trên, việc phát hiện, chữa trị bệnh sùi mào gà sớm sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng sức khỏe tốt hơn, đồng thời hạn chế nguy cơ chịu những biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, thời gian đâu, triệu chứng của bệnh không thực sự rõ ràng khiến chúng ta vô tình bỏ qua. Đặc biệt, những nốt sùi kể trên thường có màu trắng ngà hoặc màu hồng, bạn nên lưu ý chi tiết này để sớm phát hiện vấn đề mình đang gặp phải. Ngoài ra, trong giai đoạn đầu, mụn rộp chưa thực sự nhiều, chúng chỉ xuất hiện lấm tấm trên bề mặt da. Vì vậy, chúng ta rất khó phát hiện cũng như cảm nhận. Nếu như khi virus phát triển mạnh mẽ, nốt mụn rộp khiến bạn có cảm giác ngứa ngáy, đau rát, thậm chí có thể chảy máu khi trầy xước thì thời gian đầu cảm nhận của bạn hoàn toàn khác. Hầu hết chúng ta thấy những dấu hiệu trên khá nhạt nhòa và thường chủ quan. Có lẽ bệnh nhân không chỉ quan tâm đến vấn đề bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu có những biểu hiện gì, họ còn mong muốn tìm hiểu cách phòng tránh bệnh hiệu quả cho những người xung quanh. Như bạn đã biết, con đường lây nhiễm bệnh chủ yếu đó là qua đường tình dục. Để đảm bảo bản thân và mọi người xung quanh không bị nhiễm bệnh, bạn nên quan hệ tình dục an toàn. Trong đó, chúng ta cần hạn chế việc quan hệ với quá nhiều người hoặc sử dụng miệng hay hậu môn. Đây là cách đơn giản nhất để virus HPV không thể tấn công và gây bệnh cho bạn. Bên cạnh đó, mỗi người nên có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ tình dục. Người phụ nữ cũng nên chú trọng chăm sóc, vệ sinh thân thể trong những ngày kinh nguyệt. Đây là điều kiện lý tưởng để virus sinh sôi, phát triển. Nếu phát hiện bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu, người bệnh nhân chủ động bảo vệ những người xung quanh, không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân. Đây có thể là nguồn lây nhiễm bệnh nhanh chóng và khó kiểm soát. Cuối cùng bạn đừng quên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, như vậy chúng ta mới có hệ miễn dịch tốt, ngăn ngừa sự tấn công của virus.;;;;;Sùi mào gà là bệnh rất dễ lây lan, gây ra những hậu quả xấu cho sức khỏe sinh sản và thể trạng nói chung của người bệnh. Nếu phát hiện để điều trị sùi mào gà giai đoạn đầu, những hệ lụy này sẽ được ngăn ngừa một cách hiệu quả. Sùi mào gà là bệnh được gây ra bởi virus HPV, có thời gian ủ bệnh 2 tuần - 9 tháng nên gây khó khăn trong việc phát hiện và phòng ngừa lây bệnh. Ở giai đoạn đầu, bệnh sùi mào gà có những triệu chứng sau: - Có các nốt sùi nhỏ hình bẹt ở bộ phận sinh dục, sờ vào thấy mềm sau đó nó cao dần lên kèm theo gai nhỏ. - Nốt sùi giống như mụn hoặc cục nhỏ như hạt gạo màu hồng nhạt, hơi xù xì. Nếu không điều trị ngay giai đoạn này nó sẽ to lên và có mụn mủ kèm mùi hôi. - Nốt sùi khu trú chủ yếu ở âm hộ, âm vật, âm đạo, quanh hậu môn, lưỡi, môi, miệng, đầu của dương vật, rãnh quy đầu, bìu, thân dương vật. - Một số người có thể bị tiểu ra máu khi nốt sùi ở lỗ niệu đạo. Mặc dù chỉ mới ở giai đoạn đầu nhưng sùi mào gà không có khả năng tự khỏi nên nếu không điều trị từ thời điểm này bệnh sẽ càng diễn tiến nặng hơn. 2.1. Tác dụng của việc điều trị sùi mào gà ngay từ giai đoạn đầu Phát hiện để điều trị sùi mào gà giai đoạn đầu là vô cùng cần thiết bởi nó giúp cho người bệnh tránh được những biến chứng xấu như: - Nguy cơ ung thư dương vật, ung thư hậu môn đối với nam giới. - Lây bệnh cho bạn tình khi quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su hoặc dùng chung vật dụng cá nhân. - Gây ngứa, đau ở bìu, dương vật, hậu môn,... - Thai phụ bị sùi mào gà dễ lây cho con khi sinh thường hoặc thai nhi dễ phải chịu dị tật bẩm sinh, sinh non, sảy thai,... - Nguy cơ ung thư cổ tử cung ở nữ giới do virus HPV. - Sức khỏe sinh sản của nữ giới bị đe dọa bởi khi bị sùi mào gà rất dễ bị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. - Vùng kín nữ giới bị tổn thương nghiêm trọng gây đau đớn, lở loét, ngứa rát,. . 2.2. Các biện pháp điều trị bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu 2.2.1. Dùng thuốc Do giai đoạn đầu của bệnh các triệu chứng còn tương đối nhẹ nên người bệnh có thể được điều trị bằng một số loại thuốc Tây như: thuốc uống, thuốc bôi, thuốc chấm,... để giảm triệu chứng của bệnh. Các loại thuốc này đem lại tác dụng tương đối nhanh và dễ sử dụng nhưng dễ gây ra một số tác dụng phụ như: đau nhức cơ thể, đau rát, ngứa da, dị ứng, phát ban,... Thuốc điều trị sùi mào gà giai đoạn đầu điển hình là: - Imiquimod: giúp cơ thể tăng khả năng miễn dịch để chống lại tác nhân gây ra sùi mào gà. - Axit tricloaxetic: giúp đốt cháy nốt mụn sùi. - Sinecatechin: chỉ dùng cho các nốt sùi ở quanh hậu môn hoặc bên ngoài vùng kín. - AHCC: giúp cải thiện miễn dịch và tiêu diệt virus. 2.2.2. Một số biện pháp điều trị ngoại khoa Đây là phương pháp điều trị sùi mào gà giai đoạn đầu áp dụng với những nốt sùi có kích thước lớn, dành cho những bệnh nhân không thể điều trị bằng thuốc Tây. Tùy từng trường hợp cụ thể mà biện pháp thường được bác sĩ áp dụng để điều trị gồm: - Liệu pháp Nitơ lỏng Bác sĩ sẽ chấm Nitơ lỏng lên các nốt sùi để phá hủy mô của chúng bằng nhiệt lạnh trong khoảng -198.5 độ C. Phương pháp này có thể gây đau và sưng ở vùng được điều trị. - Dùng dao mổ điện Dao mổ điện điều trị sùi mào gà giai đoạn đầu dựa trên dòng điện cao tần để đốt cháy nốt sùi. Sau khi thực hiện thủ thuật người bệnh có thể sẽ cảm thấy đau và khó chịu ở vùng được điều trị. - Cắt bỏ nốt sùi Người bệnh sẽ được bác sĩ cắt bỏ hoàn toàn nốt sùi mào gà nên sau thủ thuật sẽ có cảm giác đau đớn. - Laser Điều trị sùi mào gà ở giai đoạn đầu bằng Laser tức là dùng chùm ánh sáng có cường độ cao để loại bỏ nốt sùi. Chi phí cho phương pháp điều trị này tương đối tốn kém và thường chỉ áp dụng cho trường hợp bị nốt sùi trên diện rộng. - ALA-PDT Nguyên lý điều trị của phương pháp này là dùng ánh sáng huỳnh quang để tạo ra phản ứng oxy hoạt lực tác động lên tổ chức bệnh để khống chế virus. Đến nay, ALA-PDT điều trị bệnh sùi mào gà vẫn được đánh giá là khả quan nhất bởi nó không để lại sẹo, thời gian phục hồi nhanh, an toàn đối với tế bào lành tính ở vùng lân cận,... 2.2.3. Đông y trị sùi mào gà Một số trường hợp điều trị sùi mào gà giai đoạn đầu bằng thuốc Đông y cũng tương đối hiệu quả với các bài thuốc như: - Bài số 1: + Dược liệu: 45g ma xỉ hiện; 20g hoàng bá; 15g mộc tặc thảo; 30g mỗi loại: khổ sâm, bản lam căn và sơn đậu căn; 10g mỗi loại: đào nhân, bạch chỉ, cam thảo sống, lộ phong phòng, tế tân. + Cách thực hiện: tất cả các dược liệu trên đem sắc lấy nước rồi dùng gạc vô trùng thấm nước để đắp trực tiếp lên các nốt sùi 1 lần/ngày trong 15 phút. Liệu trình cho 1 lần điều trị gồm 5 lần đắp như vậy tức là thực hiện trong 5 ngày liên tiếp. - Bài số 2: + Dược liệu: 20 gam bạch tiên bì, 30g ma xỉ hiện, 15g tế tân, 10g mật quạ. + Cách thực hiện: đem sắc các dược liệu trên lấy nước để rửa nốt sùi mỗi ngày 2 lần, 30 phút/lần. - Bài số 3 + Dược liệu: 50g khổ sâm; 12g đam bì; 15g đào nhân; 30g mỗi loại: nga truật, tam lăng; 20g mỗi loại: mộc tặc, đậu căn. + Cách thực hiện: các dược liệu trên đem sắc lấy nước để rửa nốt sùi mỗi ngày 2 lần, 8 phút/lần, liên tiếp 14 ngày. Những bài thuốc Đông y điều trị sùi mào gà giai đoạn đầu trên đây có dược liệu làm từ tự nhiên nên rất hiếm khi gây ra tác dụng phụ và kích ứng da. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị như thế nào lại phụ thuộc vào cơ địa mỗi người và cần phải kiên trì trong thời gian dài mới thấy được biến chuyển của bệnh.;;;;;Bệnh sùi mào gà là căn bệnh lây nhiễm do quan hệ tình dục không an toàn xảy ra ở cả nam và nữ. Căn bệnh này gây ra những tác động vô cùng nghiêm trọng đến tâm sinh lý của người bệnh. Đọc ngay bài viết dưới đây để biết được bệnh sùi mào gà ở nữ giai đoạn đầu có những biểu hiện gì và cách xử lý như thế nào hiệu quả. Bệnh sùi mào gà ở nữ giai đoạn đầu là bệnh lây truyền bằng con đường quan hệ tình dục và không phải căn bệnh hiếm gặp. Loại virus gây ra bệnh này có tên Human Papiloma Virus (HPV). Những tổn thương căn bản gây nên bởi virus HPV là những mụn nhỏ có màu hồng nhạt trông giống với súp lơ. Lúc khởi phát chúng có kích thước nhỏ như đầu đinh ghim sau đó sẽ phát triển thành các đám lớn. Những sang thương diễn ra ở nơi ẩm ướt của bộ phận sinh dục, âm hộ, âm đạo hay ở cổ tử cung của nữ. Ngoài ra những sang thương này còn xuất hiện ở miệng, hầu họng khi quan hệ tình dục bằng miệng với đối tác bị nhiễm HPV. Bên cạnh đó, biểu mô của bệnh sùi mào gà bị bong ra sẽ chứa virus HPV vì thế HPV sẽ lây nhiễm dễ dàng trên da, niêm mạc khi tiếp xúc với những sang thương. Đa số những bệnh nhân nhiễm virus HPV thường khó xác định được thời điểm mắc bệnh chính xác là khi nào. Giai đoạn ủ bệnh trung bình thường khoảng từ 3 - 8 tuần với các triệu chứng bệnh sùi mào gà ở nữ giai đoạn đầu như sau: Nổi những nốt sẩn, mụn hay u nhú có màu hồng nhạt, kích thước nhỏ, mềm và có chân hoặc cuống nằm ở cơ quan sinh dục của nữ. Những tổn thương không gây ra đau đớn nhưng dễ bị chảy máu, có thể xuất hiện ở hậu môn hay ở họng,... Hiện nay chưa tìm được loại thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh sùi mào gà thế nên khi không may mắc, người bệnh sẽ có nguy cơ mang theo căn bệnh này cả đời mặc dù bệnh có xuất hiện bất kỳ biểu hiện nào hay không. Đặc biệt là bệnh sùi mào gà ở nữ giai đoạn đầu hoặc trong giai đoạn ủ bệnh sẽ không xuất hiện triệu chứng rõ ràng và làm gia tăng khả năng lây bệnh cho người bình thường. Có nhiều luồng ý kiến cho rằng bệnh này trong giai đoạn đầu có thể tự khỏi thế nhưng thực tế cho thấy rằng dù ở bất kỳ giai đoạn nào thì sùi mào gà đều không thể tự khỏi. Những biện pháp được áp dụng chỉ đóng vai trò hỗ trợ làm giảm triệu chứng và loại bỏ tổn thương do virus HPV gây nên. Nếu bệnh nhân không có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ sẽ khiến bệnh dễ tái phát và dễ chuyển sang mạn tính. Nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị sớm thì những triệu chứng sẽ khó thuyên giảm và có thể biến chứng đến mức độ nặng làm chảy máu, lở loét rất nguy hiểm. 3.1. Mỗi năm có hàng ngàn bệnh nhân sùi mào gà tìm đến với mong muốn được cải thiện tình trạng sức khỏe. Chúng tôi đã làm việc hết mình và giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống. Đội ngũ y bác sĩ đầu ngành có nhiều năm kinh nghiệm trong việc khám chữa bệnh. Nhân viên y tế được tuyển chọn, đào tạo bài bản, thấu hiểu tâm lý khách hàng. Quy trình khám chữa bệnh được thiết kế linh hoạt, tiết kiệm thời gian và chi phí. Chính sách bảo lãnh viện phí với sự tham gia của gần 40 đơn vị bảo hiểm lớn giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc làm hồ sơ, thủ tục. 3.2.1. Xét nghiệm bằng axetic Phương pháp xét nghiệm này được áp dụng bằng cách thoa một ít dung dịch axetic có nồng độ thích hợp vào vùng da nổi các nốt sùi trong thời gian từ 2 - 5 phút. Nếu nốt sùi nổi ở hậu môn thì thời gian thoa cần đủ 15 phút. Khi những nốt sùi bắt đầu chuyển sang màu trắng là lúc xác định được ngay người đó có mắc bệnh. 3.2.2. Xét nghiệm bằng mẫu sinh thiết Bác sĩ sẽ lấy mẫu sinh thiết trong cơ thể người bệnh đem đi kiểm tra. Mẫu vật sinh thiết là những nốt sần, u nhú,… sẽ được kiểm tra xem có chứa virus HPV gây nên bệnh sùi mào gà hay không. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và định hướng chữa trị thích hợp với từng bệnh nhân. 3.2.3. Xét nghiệm máu Phương pháp này dành cho những người đang nghi ngờ mắc bệnh và kiểm tra xem có xuất hiện những tác nhân có nguy cơ lây nhiễm qua quan hệ tình dục như giang mai, HIV hay không. 3.2.4. Xét nghiệm bằng mẫu dịch Virus HPV có thể xuất hiện trong mẫu dịch ở âm đạo của nữ. Các bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch từ người bệnh nhân để kiểm tra xem họ có bị bệnh hay không. Bên cạnh đó, phương pháp này còn có khả năng phát hiện ra các type virus HPV - thủ phạm gây nên ung thư cổ tử cung.;;;;;1. Giới thiệu chung về bệnh sùi mào gà Bệnh sùi mào gà còn được biết đến với nhiều tên gọi khác, ví dụ như: mụn cóc sinh dục hoặc bệnh mồng gà. Tác nhân gây bệnh là virus HPV - Human Papillomavirus, trên thực tế, virus này có rất nhiều chủng khác nhau. Trong đó, HPV type 6, HPV type 11 là hai chủng có thể gây sùi mào gà. Virus gây sùi mào gà chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là những người có thói quen quan hệ tình dục không an toàn. Để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh, việc sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn, hạn chế quan hệ đường miệng,… là rất cần thiết. Bên cạnh đó, thói quen sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh hoặc tiếp xúc với vết thương hở của họ cũng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm virus HPV. Người mắc bệnh sùi mào gà thường thấy các nốt u nhú hình mào gà xuất hiện ở cơ quan sinh dục, đặc biệt là khu vực dương vật, âm đạo, mu, bẹn và khu vực gần hậu môn. Nốt u nhú có nhiều kích thước khác nhau, chúng thường mang màu hồng, đỏ hoặc nâu. Tùy từng bệnh nhân, mụn sùi mào gà sẽ tập trung thành từng đám hoặc xuất hiện đơn lẻ. Nhìn chung, nốt u nhú sẽ không gây cảm giác đau, khó chịu, do đó bệnh nhân thường tỏ ra chủ quan và không theo dõi, kiểm tra kịp thời. Tuy nhiên, nếu nốt u nhú thường xuyên bị cọ xát hoặc bệnh nhân gãi quá mạnh thì chúng có thể chảy máu. Về lâu về dài, bệnh sùi mào gà không được điều trị sẽ chuyển biến nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe bệnh nhân. Tốt nhất, người mắc bệnh nên chủ động theo dõi và điều trị từ sớm, sử dụng thuốc chữa sùi mào gà giai đoạn đầu theo chỉ dẫn của bác sĩ.2. Lợi ích khi điều trị sùi mào gà sớmĐối với nam giới, nếu chủ động điều trị sùi mào gà sớm, bệnh nhân sẽ xử lý được các triệu chứng như: ngứa ngáy, đau dương vật, bìu. Đồng thời, điều trị sùi mào gà ở nam giới còn hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư hậu môn hoặc ung thư dương vật. Phụ nữ mắc bệnh sùi mào gà cũng được khuyến khích điều trị từ những giai đoạn đầu để hạn chế tổn thương đối với vùng kín, nhờ vậy bệnh nhân không cảm thấy đau, ngứa rát hoặc bị lở loét vùng kín. Sùi mào gà ở phụ nữ có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe sinh sản, do đó việc điều trị là vô cùng cần thiết. Đặc biệt, nếu phát hiện mắc bệnh sùi mào gà trong giai đoạn mang thai, chị em càng phải quan tâm điều trị bệnh dứt điểm. Bác sĩ cho biết căn bệnh xã hội này có thể lây truyền cho thai nhi trong quá trình sinh nở, ngoài ra, chúng còn gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi hoặc khiến mẹ bầu sinh non,…Sử dụng thuốc chữa sùi mào gà giai đoạn đầu theo đúng hướng dẫn của bác sĩ không chỉ có lợi cho bệnh nhân mà còn hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình. Với những lợi ích kể trên, chúng ta không nên e ngại, tự ti với tình trạng sức khỏe của bản thân, hãy chủ động đi thăm khám và điều trị sớm.3. Tham khảo cách sử dụng thuốc chữa sùi mào gà giai đoạn đầu;;;;; Sùi mào gà là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm, có khả năng lây lan qua nhiều con đường, do virus HPV gây ra. Nếu không điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Các triệu chứng sùi mào gà thường xuất hiện chủ yếu tại cơ quan sinh dục cả nam giới và nữ giới. Sùi mào gà là bệnh xã hội nguy hiểm Đường tình dục Đây là con đường lây nhiễm chủ yếu của bệnh sùi mào gà. Quan hệ tình dục ở đây bao gồm cả: quan hệ bằng miệng, hậu môn…Vì thế, khi quan hệ tình dục với những mối quan hệ không an toàn, bạn nên sử dụng biện pháp tránh thai an toàn để phòng ngừa. Từ mẹ truyền sang con Phụ nữ khi mang thai mà mắc sùi mào gà cũng có thể lây cho bé khi sản phụ sinh thường qua âm đạo Lây qua vết thương hở Nếu tiếp xúc với những vết trầy xước, dịch tiết có chứa virus HPV của người bệnh thì cũng có thể lây nhiễm sùi mào gà Biểu hiện sùi mào gà ở nam giới giai đoạn dầu Các giai đoạn phát triển của sùi mào gà Sùi mào gà trải qua nhiều giai đoạn phát triển và mỗi giai đoạn lại có những triệu chứng, biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, có thể chia các giai đoạn phát triển của sùi mào gà như sau: Bệnh rất dễ tái phát nên đòi hỏi người bệnh thường xuyên kiểm tra, kể cả sau khi đã điều trị Các giai đoạn phát triển của sùi mào gà Theo các bác sĩ, sùi mào gà dù ở giai đoạn đầu cũng không thể tự khỏi. Thực tế có rất nhiều chủ quan cho rằng bệnh có thể tự khỏi, hay chỉ dùng thuốc bôi là được. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm. Thuốc bôi có thể loại bỏ những nốt sùi bên ngoài da nhưng không thể tiêu diệt hết được các virus có trong cơ thể nên bệnh vẫn có thể tái phát. Điều trị sùi mào gà ở giai đoạn đầu Phát hiện và điều trị sớm sùi mào gà ở giai đoạn đầu sẽ giúp người bệnh tránh được những biến chứng và dễ điều trị dứt điểm hơn. Thông thường với những trường hợp mắc sùi mào gà ở giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng đông – tây y kết hơn. Người bệnh chủ yếu được chỉ định dùng kháng sinh để ức chế không cho virus phát triển. Còn thuốc đông y có tác dụng thanh lọc cơ thể, nâng cao sức đề kháng, phòng tránh tái phát bệnh. Chi phí điều trị sùi mào gà còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Xem thêm Đốt sùi mào gà khi mang thai và những điều cần biết
question_331
Điểm danh các bệnh nội tiết thường gặp nhất hiện nay
doc_331
Các cơ quan nội tiết có vai trò quan trọng trong điều hòa, duy trì nhiều chức năng sống trong cơ thể. Các bệnh nội tiết thường gặp nhất hiện nay là tiểu đường, suy tuyến yên, suy tuyến giáp,... Các bệnh lý này thường khó điều trị, gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe người mắc. 1. Các tuyến nội tiết và vai trò Hệ nội tiết ở con người khá phức tạp, bao gồm nhiều tuyến nội tiết thực hiện vai trò sản xuất các hormone khác nhau, giúp chỉ huy và điều hòa đa số các hoạt động chuyển hóa của cơ thể. Hệ nội tiết gồm các tuyến nội tiết chính là tuyến tụy, tuyến giáp, tuyến yên, vùng hạ đồi, tuyến cận giáp, tuyến sinh dục và tuyến thượng thận. Bệnh nội tiết thường gặp là rối loạn tăng hoặc giảm chức năng quá mức của một tuyến nội tiết cụ thể. Cần tìm ra chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh mới có thể điều trị bệnh nội tiết một cách hiệu quả. 2. Các bệnh nội tiết thường gặp nhất hiện nay Các bệnh lý này liên quan đến các hệ thống nội tiết khác nhau trong cơ thể và gây ra các rối loạn và vấn đề sức khỏe khác nhau. Dưới đây là các bệnh nội tiết thường gặp nhất: 2.1. Tiểu đường Đái tháo đường được xếp vào loại bệnh chuyển hóa. Nguyên nhân gây bệnh là cơ thể thiếu hoàn toàn hoặc một phần insulin trong máu. Bệnh rất phổ biến và gân những biến chứng nguy hiểm nếu không không điều trị kịp thời. Đái tháo đường chia là 2 loại là đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2. Người bệnh có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu điển hình là uống nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều và sụt cân, hoa mắt, chóng mặt, vết thương lâu lành,... Người bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng ở nhiều cơ quan khác nhau như biến chứng hô hấp, biến chứng tim mạch, biến chứng não,... 2.2. Suy tuyến sinh dục Bệnh lý nội tiết này xảy ra ở cả nam và nữ giới, ở nam là tinh hoàn và ở nữ là buồng trứng. Bệnh khiến cơ quan sinh dục không sản sinh tốt hormone sinh dục, ảnh hưởng tới đặc điểm giới tính và sinh sản. Cụ thể, suy sinh dục nam xuất hiện chủ yếu ở nam giới từ 40 - 70 tuổi, khiến họ gặp vấn đề về khả năng tình dục, cường dương và xuất tinh. Ngoài ra, bệnh nhân suy sinh dục nam thường bị nhạy cảm hơn ở đầu dương vật, dương vật và tinh hoàn nhỏ, nhiều người mất hoàn toàn hứng thú tình dục. Suy sinh dục nữ là bệnh lý phức tạp, thường xảy ra ở nữ giới độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Ảnh hưởng đầu tiên là suy giảm hormone estrogen, khiến nữ giới giảm ham muốn, khô âm đạo, rối loạn rụng trứng, giảm khả năng thụ thai hoặc thậm chí gây vô sinh. Ngoài ra, suy sinh dục nữ còn ảnh hưởng đến trí nhớ, sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh. Suy tuyến sinh dục là bệnh nội tiết thường gặp nhất, song không nhiều người thực sự hiểu rõ về bệnh lý này. Nếu hiểu và chủ động phòng ngừa, cả nam và nữ giới sẽ có sức khỏe và đời sống tình dục hạnh phúc hơn. 2.3. Bệnh lý tuyến giáp Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất của cơ thể, nó nằm ngay phía trước cổ nên dễ bị tổn thương do vi khuẩn, virus hoặc đôi khi là bệnh lý tự miễn dịch. Cường giáp Biểu hiện của bệnh là mệt mỏi, sút cân, tim đập nhanh, vã mồ hôi. Nguyên nhân gây bệnh là do tuyến giáp sản sinh quá nhiều hormone, làm tốc độ chuyển hóa chất tăng bất thường. Suy giáp Biểu hiện điển hình của bệnh là chán ăn, ham muốn tính dục giảm, cơ thể mệt mỏi và tăng cân,... Nguyên nhân gây bệnh là do tuyến giáp tiết không đủ hormone để duy trì chuyển hóa bình thường cho cơ thể. Bệnh suy giáp thường tiến triển chậm nhưng nguy hiểm, có thể gây ra biến chứng tim mạch, bướu cổ, trầm cảm, biến chứng thai kỳ, bệnh thần kinh ngoại biên, vô sinh,… nếu không được điều trị kịp thời. 2.4. Bệnh lý tuyến yên Tuyến yên là tuyến nội tiết nhỏ nằm ở đáy não, nơi sản xuất ra nhiều loại hormone quan trọng điều khiển hoạt động của nhiều cơ quan. Vì thế, bệnh lý tuyến yên thường gây nhiều triệu chứng nguy hiểm cần được điều trị sớm: Thiếu hormone hướng sinh dục LH và FSH Thiếu hormone này khiến cả nam và nữ bị rụng lông, giảm ham muốn tình dục, vô sinh,… Thiếu hormone kích thích tuyến giáp TSH Tình trạng này thường gây ra suy giáp, bệnh nhân thường chịu lạnh kém, da khô và xanh xao, cơ thể dễ mệt mỏi,… Thiếu hormone hướng vỏ thượng thận Hậu quả sức khỏe mà bệnh nhân phải đối mặt là yếu cơ, sụt cân, buồn nôn, huyết áp thấp, da xanh xao,… Thiếu hormone tăng trưởng Hormone tăng trưởng thiếu hụt do bệnh lý tuyến yên gây ra tình trạng mất thị lực nhanh, đau đầu, bệnh lý tim mạch. Nếu tình trạng này xảy ra sớm ở trẻ, trẻ sẽ bị chậm phát triển, dễ béo phì, lùn và da nhăn nheo. 2.5. Bệnh lý tuyến thượng thận Cơ quan nội tiết này nằm ở ngay phía trên thận, thường gặp nhất là suy tuyến thượng thận, nghĩa là tuyến thượng thận ngừng hoặc giảm khả năng sản xuất hormone. Bệnh nhân gặp phải tình trạng này thường có nhiều triệu chứng như: Dễ bị tụt huyết áp, nhất là khi thay đổi tư thế. Buồn nôn, nôn, chán ăn, rối loạn tiêu hóa. Cơ thể mệt mỏi nhiều, yếu cơ, dễ chóng mặt ngất. Bị kích thích quá mức hoặc trầm cảm. Triệu chứng hạ đường máu như hồi hộp, run tay chân, vã mồ hôi, rối loạn kinh nguyệt. Như vậy, các bệnh lý nội tiết thường gặp gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhiều bệnh lý phải điều trị suốt đời bằng thuốc để kiểm soát cơ quan nội tiết hoạt động ở điều kiện bình thường nhất.
doc_2305;;;;;doc_11762;;;;;doc_26801;;;;;doc_63357;;;;;doc_43196
Thực chất, các bệnh nội tiết là tình trạng rối loạn hệ thống nội tiết - mạng lưới sản sinh ra hormone điều hòa nhiều hoạt động chuyển hóa trong cơ thể. Hệ thống nội gồm nhiều tuyến nhỏ nằm rải rác trên cơ thể, chúng có mối liên hệ chặt chẽ về mặt chức năng. Tuyến nội tiết gồm 2 phần chính: Phần chế tạo: là các tế bào có nhiệm vụ tổng hợp và phóng thích hormone nội tiết. Phần tiếp nhận: gồm hệ lưới mao mạch phong phú bao bọc quanh tế bào chế tạo để tiếp nhận và đưa hormone vào hệ thống tuần hoàn. Trong cơ thể có các tuyến nội tiết quan trọng nhất là: tuyến giáp, tuyến yên, vùng hạ đồi, tuyến thượng thận, tuyến tụy, tuyến cận giáp và tuyến sinh dục. Rối loạn hệ thống nội tiết thường xảy ra ở một vài tuyến nội tiết này, khi hệ thống thông tin phản hồi nhằm kiểm soát cân bằng hormone gặp vấn đề. Rối loạn thường gặp có thể là tăng hoặc suy giảm chức năng nội tiết, nguyên nhân gây ra rất đa dạng và biểu hiện bệnh cũng vô cùng phức tạp. 2. Các bệnh nội tiết thường gặp nhất hiện nay - không thể bỏ qua 5 bệnh sau Rối loạn nội tiết có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó các bệnh nội tiết thường gặp gồm: suy giáp, suy hoặc cường tuyến thượng thận, đái tháo đường, suy tuyến yên,… Tùy vào mức độ rối loạn nhẹ hay nghiêm trọng mà người bệnh có thể có hoặc không có triệu chứng. 2.1. Tiểu đường Tiểu đường là một trong các bệnh nội tiết thường gặp, do rối loạn nội tiết liên quan đến sự giảm tiết hoặc rối loạn bài tiết hormone chuyển hóa đường là Insulin. Insulin được tạo ra bởi tế bào beta của tuyến tụy, có vai trò chuyển hóa glucose. Tiểu đường là bệnh nội tiết phổ biến, số người mắc bệnh đang ngày càng tăng lên không chỉ tại các nước phát triển mà ở cả Việt Nam. Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra nhiều hậu quả sức khỏe nặng nề cho người bệnh. Vì thế phát hiện sớm và điều trị để phòng ngừa các biến chứng bệnh là vô cùng quan trọng. Các triệu chứng bệnh tiểu đường bao gồm: Cơ thể mệt mỏi. Đi tiểu thường xuyên. Hay khát và đói bụng. Dễ bị buồn nôn, ói mửa. Thị giác thay đổi. Sụt cân không rõ nguyên nhân. Thay đổi thói quen ăn uống, kiểm soát đường nạp vào và sử dụng thuốc hỗ trợ nội tiết thường là hai phương pháp điều trị chính cho người bệnh tiểu đường. 2.2. Suy giáp Suy giáp xảy ra khi tuyến giáp bị suy giảm chức năng, sản sinh hormone thấp dưới mức bình thường. Bệnh lý này gây ra nhiều rối loạn cho cơ thể do hormone tuyến giáp tham gia vào nhiều hoạt động chuyển hóa, cụ thể như: Tình trạng mệt mỏi, tăng cân, giảm khả năng hoạt động gắng sức. Tóc và lông các vùng như lông nách, lông mày, lông mu thưa dễ gãy rụng. Cơ thể sợ lạnh, da tái lạnh, thô và khô hơn. Da mỡ, phù niêm mạc toàn thể và thâm nhiễm nhiều cơ quan như lưỡi, thanh quản, mí mắt, cơ,… Nhịp tim chậm, tràn dịch màng tim, tim to. Dễ bị táo bón. Người bệnh suy giáp nặng có thể gặp nhiều biến chứng sức khỏe nặng nề hơn như suy tim, trí nhớ giảm, nói chậm, chậm vận động và suy nghĩ,… Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công việc và cuộc sống, việc điều trị cũng gặp không ít khó khăn. 2.3. Cường giáp Khi cơ thể dư thừa hormone do tuyến giáp sản sinh, gây tăng chuyển hóa và nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, rối loạn chuyển hóa,... thì gọi là cường giáp. Biểu hiện của bệnh là giảm cân nhanh, nhịp tim nhanh, lòng bàn tay ẩm ướt,... Hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng do rối loạn cường giáp như: Rối loạn tình dục gây lãnh đạm tình dục, giảm ham muốn, rối loạn cương dương, rối loạn kinh nguyệt,… Rối loạn tiêu hóa gây các chứng đau bụng, tiêu chảy,… Rối loạn tâm thần kinh, cơ thể dễ gặp căng thẳng và kích thích. Ngoài ra, người bệnh cường giáp còn có nhiều triệu chứng rối loạn chuyển hóa khác như rối loạn thị giác, giấc ngủ, khó thở khi gắng sức, tăng cân, yếu cơ, mệt mỏi,… Hậu quả nặng nề nhất mà bệnh cường giáp gây ra là các biến chứng tim mạch như rối loạn chức năng tâm trương, rung nhĩ, dày thất trái, giảm phân suất tống máu, co thắt cơ tim,… 2.4. Suy tuyến yên Bệnh lý này thường ít được phát hiện và điều trị, chỉ khi khối u tuyến yên quá lớn, chèn ép ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Triệu chứng bệnh thường gặp cũng rất đa dạng như: Suy giảm ham muốn tình dục. Sụt cân, cơ thể mệt mỏi, thiếu máu. Dễ rụng lông và tóc. Cơ thể nhạy cảm hơn với nhiệt độ, sợ lạnh, khó giữ ấm. Trẻ em chậm phát triển thể chất. Phụ nữ nuôi con mất khả năng sản xuất sữa. 2.5. Bệnh tuyến thượng thận Các bệnh rối loạn nội tiết tuyến thượng thận thường gặp như: Hội chứng Cushing, bệnh Addison, hội chứng Conn, suy thượng thận mạn tính,… Bệnh lý này thường không được phát hiện sớm do triệu chứng bệnh không điển hình, làm tăng nguy cơ biến chứng muộn nguy hiểm như: suy tim, tai biến mạch máu não, khối u lớn ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Điều trị rối loạn tuyến thượng thận gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là sử dụng thuốc nhóm corticoid. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng đang được dùng trong điều trị nhiều bệnh lý, dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, biến chứng do thuốc. Nhìn chung, các bệnh lý nội tiết thường gặp gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe do làm rối loạn nhiều hoạt động chuyển hóa trong cơ thể. Điều trị bệnh chủ yếu là điều trị nội khoa, ngoài ra xạ trị và điều trị ngoại khoa cũng được sử dụng trong một số trường hợp. Bệnh nhân có thể phải dùng thuốc kéo dài suốt đời khi rối loạn nội tiết không được khắc phục.;;;;;Các bệnh liên quan đến rối loạn nội tiết thường là những bệnh lý khó điều trị, tiến triển mạn tính và gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe. Điển hình các loại rối loạn nội tiết thường gặp như: suy tuyến yên, tiểu đường, suy tuyến thượng thận, suy tuyến sinh dục, viêm tuyến giáp,… Nếu không chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm. Các tuyến nội tiết nằm rải rác ở khắp cơ thể, có nhiệm vụ sản xuất một vài loại hormone cụ thể với chức năng khác nhau giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh. Rối loạn nội tiết xảy ra khi tuyến nội tiết sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hormone gây rối loạn chức năng tương ứng. Ngoài ra, tổn thương hoặc khối u xuất hiện cũng gây ra rối loạn nội tiết. Dưới đây là các bệnh rối loạn nội tiết thường gặp: 1. Suy tuyến sinh dục - một trong các bệnh rối loạn nội tiết thường gặp Tuyến sinh dục ở nam giới là tinh hoàn, ở nữ giới là buồng trứng. Đây là nơi sản xuất ra các tế bào sinh dục cùng hormone sinh dục kiểm soát sự phát triển của các đặc điểm giới tính cũng như chức năng sinh sản. Suy tuyến sinh sản sẽ gây giảm nghiêm trọng chức năng sinh sản, bao gồm: Suy tuyến sinh dục ở nam: Đây là bệnh lý khá phổ biến, nhất là nam giới độ tuổi từ 40 trở lên. Đây cũng là hậu quả của sự lão hóa, khiến nam giới gặp phải các rối loạn tình dục như: không thể cương dương, khó xuất tinh, xuất tinh sớm,… Ngoài ra, nam giới suy tuyến sinh dục cũng khó đạt khoái cảm hơn khi quan hệ hoặc hoàn toàn không có hứng thú tình dục. Suy tuyến sinh dục ở nữ: Đây là bệnh lý phức tạp do nhiều rối loạn nội tiết tố sinh dục gây ra, trong đó quan trọng nhất là sự giảm estrogen. Bệnh lý này thường xuất hiện ở giai đoạn tiền mạn tính và mãn kinh, gây giảm ham muốn, khô âm đạo, rối loạn rụng trứng, vô sinh,… 2. Bệnh tiểu đường Tiểu đường là bệnh lý mạn tính thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate khi tuyến tụy không sản xuất đủ hormone insulin hoặc cơ thể giảm đáp ứng với hormone này. Đường huyết cao kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy thận, mù mắt, nhồi máu cơ tim, hoại tử cơ quan, tai biến mạch máu não, giảm ham muốn tình dục,… Bệnh nhân tiểu đường nặng, không điều trị tốt có nguy cơ biến chứng và tử vong cao. Thường không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh rối loạn nội tiết tố này, người bệnh chỉ có thể kiểm soát bệnh bằng các thuốc tiểu đường dạng uống hoặc bằng cách tiêm insulin, thực hiện lối sống lành mạnh. 3. Bệnh tuyến giáp Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất, cũng có vai trò quan trọng nhất với cơ thể. Tuyến này nằm ngay phía trước cổ, các dạng rối loạn thường gặp gồm: suy giáp, cường giáp, viêm tuyến giáp,… Đặc biệt, viêm tuyến giáp thường do nhiễm trùng, nếu không điều trị tốt bệnh nhân có thể bị suy giáp hoặc cường giáp không hồi phục rất nguy hiểm. 3.1. Bệnh cường giáp Bệnh cường giáp là tình trạng tuyến giáp sản xuất hormone quá nhiều, khiến tim co bóp mạnh, nhanh hơn và từ đó làm suy kiệt tế bào cơ tim, lâu dài dẫn đến suy tim. Bệnh nhân cường giáp sẽ gặp phải nhiều triệu chứng sức khỏe và tinh thần như: Dễ cáu gắt, khó ngủ, nguy cơ trầm cảm cao. Mắt lồi, ngón tay run, teo cơ, phì đại tuyến giáp, tiêu chảy, giảm cân nhanh, nhịp tim loạn và nhanh bất thường, chóng mặt, ngất,… Cường giáp là bệnh rối loạn nội tiết nguy hiểm, nếu không kiểm soát tốt lượng hormone do tuyến này sản xuất ra được cơ thể sử dụng, người bệnh có thể suy kiệt nhanh chóng và tử vong. 3.2. Bệnh suy giáp Ngược lại với cường giáp, rối loạn nội tiết tố, suy giáp xảy ra khi tuyến này sản xuất quá ít lượng hormone, khiến các hoạt động chuyển hóa bị trì trệ, gây tổn thương các mô và cơ quan. Nữ giới là đối tượng nguy cơ cao hơn mắc bệnh suy giáp. Nếu không điều trị tốt, bệnh nhân suy giáp có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như: Biến chứng thai kỳ: làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, tiền sản giật. Bệnh tim mạch: suy giáp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch do khả năng co bóp của tim giảm, các cơ quan cũng nhận ít máu hơn nhu cầu. Bướu cổ: Suy giáp khiến cơ thể tăng kích thích lên tuyến giáp nhằm yêu cầu cơ quan này sản xuất lượng hormone nhiều hơn, đây là nguyên nhân dẫn đến bướu cổ. Bệnh thần kinh ngoại biên: Tổn thương thần kinh ngoại biên do suy giáp gây ra triệu chứng đau, tê, ngứa cùng tình trạng teo cơ, mất kiểm soát cơ vận động. Vô sinh: Nữ giới bị thiếu hụt hormone tuyến giáp lâu dài sẽ làm chậm sự rụng trứng, từ đó giảm khả năng sinh sản. 4. Suy tuyến thượng thận Tuyến thượng thận là tuyến nội tiết nhỏ nằm trên thận, nơi sản xuất ra các hormone quan trọng với chức năng sống của cơ thể. Hai dạng suy tuyến thượng thận chính là dạng nguyên phát và thứ phát. Tuyến thượng thận giảm tiết hormone sẽ gây ra những triệu chứng như: yếu cơ, mệt mỏi, sút cân, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, tụt huyết áp nặng, chóng mặt, rối loạn kinh nguyệt,… Ngoài ra, suy tuyến thượng thận nguyên phát còn khiến bệnh nhân sạm da nhiều hơn dù không tiếp xúc nhiều với ánh sáng, nhất là các vùng nếp gấp da, sẹo, niêm mạc hay đầu gối, khuỷu tay,… 5. Suy tuyến yên Tuyến yên có vai trò sản xuất ra nhiều loại hormone quan trọng với cơ thể như: Hormone tăng trưởng GH, hormone hướng sinh dục LH và FSH, hormone hướng vỏ thượng thận, hormone kích thích tuyến giáp,… Triệu chứng suy tuyến yên khá đa dạng do các hormone cơ quan này sản xuất liên quan đến hoạt động của nhiều bộ phận trong cơ thể. Cụ thể: Thiếu hormone hướng sinh dục khiến bệnh nhân rụng dần lông trên cơ thể, giảm ham muốn tình dục, nữ thì vô kinh, nam giảm cường dương. Nếu thiếu hụt nghiêm trọng, bệnh nhân có nguy cơ vô sinh cao. Thiếu hormone hướng sinh dục: mãn kinh sớm, khô âm đạo, cơ thể bốc hỏa, đau khi giao hợp. Thiếu hormone kích thích vỏ thượng thận: mệt mỏi, sụt cân, yếu cơ, buồn nôn, huyết áp thấp, da xanh tái,… Thiếu hormone kích thích tuyến giáp: cơ thể mệt mỏi, xanh xao, da khô dày, béo, chịu lạnh kém,… Các loại rối loạn nội tiết thường gặp trên đều gây nhiều ảnh hưởng với sức khỏe của người bệnh, gây ra triệu chứng đa dạng tùy theo tuyến nội tiết. Nếu gặp phải các dấu hiệu trên, hãy đi khám sớm để xác định nguyên nhân bệnh lý, điều trị sớm đem lại hiệu quả tốt hơn và mất ít chi phí hơn.;;;;;Hệ thống nội tiết có vai trò quan trọng với hoạt động sống và sức khỏe của con người thông qua việc sản xuất, giải phóng hormone. Do vậy, rối loạn nội tiết tố sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm, có thể kể đến như suy giáp, tiểu đường, suy tuyến yên,… Các xét nghiệm rối loạn nội tiết giúp xác định tình trạng bệnh sớm, từ đó điều trị hiệu quả và nhanh chóng hơn. 1. Nguyên nhân và các dạng rối loạn nội tiết Cơ thể con người gồm hệ thống nội tiết phức tạp có vai trò sản xuất các loại hormone khác nhau và điều tiết đưa vào máu. Từ đó, hormone được đưa đến các cơ quan, tế bào và từ đó thực hiện các chức năng khác nhau trong cơ thể. Các tuyến nội tiết nằm rải rác trên cơ thể gồm: buồng trứng, tuyến thượng thận, vùng dưới đồi, tuyến cận giáp, tế bào trong tuyến tụy, tuyến yên, tinh hoàn, tuyến giáp, tuyến ức,… 1.1. Nguyên nhân Sự rối loạn ở bất cứ tuyến nội tiết nào cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể. Rối loạn nội tiết do 2 nguyên nhân chính gồm: Tuyến nội tiết sản xuất quá ít hoặc quá nhiều hormone dẫn đến mất cân bằng hormone. Tuyến nội tiết có sự phát triển của khối u gây tổn thương tế bào, rối loạn sản xuất và phân phối hormone. Việc tăng, giảm sản xuất hormone bất thường do nhiều nguyên nhân như: rối loạn di truyền, nhiễm trùng, bệnh tật, hệ thống phản hồi nội tiết bị rối loạn, khối u hoặc tổn thương tuyến nội tiết. 1.2. Các dạng rối loạn nội tiết Rối loạn nội tiết có nhiều dạng, trong đó có những bệnh lý mạn tính nguy hiểm như: Tiểu đường Tiểu đường là bệnh rối loạn nội tiết mạn tính phổ biến nhất, cụ thể liên quan đến hormone insulin của tuyến tụy. Bệnh Cushing Bệnh này do sự sản xuất quá mức của hormone tuyến yên gây ra một loại triệu chứng còn gọi là hội chứng Cushing. Suy tuyến thượng thận Có nhiều dạng trong đó bệnh Addison là loại suy thượng thận khá phổ biến, người bệnh gặp phải triệu chứng đau dạ dày, mệt mỏi, mất nước, đổi màu da,… Bệnh cường giáp Khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone dẫn đến chuyển hóa quá mức, bệnh nhân bị sụt cân nặng, nhịp tim nhanh, dễ đổ mồ hôi và hồi hộp. Bệnh suy giáp Trái ngược với cường giáp, bệnh suy giáp xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone dẫn đến quá trình chuyển hóa trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Triệu chứng thường gặp như chậm phát triển ở trẻ, cơ thể mệt mỏi, khô da, táo bón, dễ bị trầm cảm. Suy tuyến yên Khi tuyến yên sản xuất quá ít hoặc hoàn toàn không tiết ra hormone. Hội chứng buồng trứng đa nang Do cơ thể sản xuất lượng androgen nhiều quá mức dẫn đến cản trở sự phát triển của trứng cũng như sự rụng trứng. Bệnh rối loạn nội tiết này có thể dẫn đến vô sinh ở nữ giới. Không chỉ nữ giới mà nam giới cũng có thể bị rối loạn nội tiết gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có sức khỏe sinh sản và tình dục. Xét nghiệm nội tiết tố được thực hiện khi thăm khám sức khỏe định kỳ, thăm khám sức khỏe sinh sản hoặc chẩn đoán khi có triệu chứng nghi ngờ. 2. Các xét nghiệm rối loạn nội tiết ở nữ Các xét nghiệm rối loạn nội tiết tố nữ thường thực hiện bao gồm: 2.1. Xét nghiệm testosterone Không chỉ nam giới mà nữ giới cũng có thể cần xét nghiệm testosterone - một loại hormone có liên quen đến ham muốn tình dục ở cả nam và nữ giới. Chỉ số testosterone bình thường ở nữ là từ 15 - 70 mg/d L. Kết quả xét nghiệm quá cao có thể là dấu hiệu của bệnh u hiếm gặp hay đa nang buồng trứng. 2.2. Xét nghiệm Estrogen Estrogen là một trong những hormone giới tính điển hình của nữ giới, có vai trò quy định phát triển về mặt hình thể của các đặc điểm giới tính. Cơ thể tiết lượng hormone Estrogen đều đặn, liên tục sẽ giúp người phụ nữ có làn da mịn màng, chu kỳ kinh nguyệt đều, sức khỏe sinh sản tốt,… Xét nghiệm Estrogen kiểm tra nồng độ dạng estradiol, bình thường sẽ nằm ở mức 20 - 60 pg/ml. 2.3. Xét nghiệm Progesterone Progesterone có vai trò quan trọng với chức năng sinh sản của nữ giới do hormone này kích thích sự phát triển của niêm mạc tử cung theo chu kỳ và tuyến vú. Phụ nữ mang thai cần duy trì nồng độ Progesterone ở mức cao để bảo vệ thai nhi, song nếu lượng này tăng quá cao sẽ gây 1 số ảnh hưởng tới sức khỏe như: rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn, suy nhược cơ thể, trầm cảm,… 2.4. Xét nghiệm FSH Không nhiều chị em phụ nữ biết hormone FSH có vai trò như thế nào với cơ thể, nồng độ chất này trong máu đồng nghĩa với khả năng dự trữ của buồng trứng. Ngoài các xét nghiệm trên, còn những xét nghiệm nội tiết tố nữ khác như: xét nghiệm AMH, xét nghiệm hormone LH, xét nghiệm chỉ số Prolactin,… Mỗi xét nghiệm đều có vai trò khác nhau trong đánh giá sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng của chị em phụ nữ. 3. Các xét nghiệm rối loạn nội tiết ở nam So với xét nghiệm rối loạn nội tiết ở nữ, xét nghiệm ở nam giới thường ít phổ biến hơn. Chủ yếu nam giới đi xét nghiệm khi nghi ngờ bị rối loạn nội tiết như suy giảm ham muốn tình dục, chức năng sinh sản kém, nghi ngờ vô sinh hiếm muộn,… Cơ thể nam giới có rất nhiều loại hormone, nhưng thường được xét nghiệm gồm FSH, LH, Testosterone và Androgen. Các chất này được sản xuất và điều hòa ở hệ cơ quan nội tiết trục hạ đồi - tuyến yên - tinh hoàn của nam giới, đều liên quan đến quá trình sinh tinh và sức khỏe tinh trùng. Bất cứ sự tăng cao hay giảm bất thường của các chất này đều báo hiệu tình trạng rối loạn nội tiết tố ở nam, bác sĩ sẽ cần chẩn đoán tìm nguyên nhân để điều trị. Ngoài các xét nghiệm rối loạn nội tiết tố trên khi định lượng hormone trong máu hoặc nước tiểu, bác sĩ còn chẩn đoán bệnh dựa trên triệu chứng cùng các xét nghiệm hình ảnh. Kết quả chẩn đoán giúp bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp, đảm bảo nội tiết tố ổn định cũng như sức khỏe sinh sản tốt.;;;;;Cách điều trị rối loạn nội tiết tố là từ khoá được rất nhiều chị em tìm kiếm hiện nay để giảm bớt những khó chịu cũng như hạn chế biến chứng gây ảnh hưởng sức khỏe. Tìm hiểu các bệnh nội tiết thường gặp và phương pháp điều trị hiệu quả sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích để tự bảo vệ chính mình. Rối loạn nội tiết tố nữ hiện nay là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ quan tâm bởi nó không chỉ gây khó chịu, làm ảnh hưởng sức khỏe và cuộc sống hàng ngày mà con có khả năng dẫn đến vô sinh. Một số bệnh về nội tiết tố nữ mà bạn cần phải biết trong thời buổi hiện nay là: Suy giảm tuyến sinh dục Suy giảm tuyến sinh dục là một trong số các bệnh nội tiết thường gặp ở nam giới sau 40 tuổi và phụ nữ giai đoạn mãn kinh. Ở nữ giới, nguyên nhân gây suy giảm tuyến sinh dục khá đa dạng nhưng chủ yếu thường do giảm estrogen dẫn đến giảm ham muốn, rối loạn rụng trứng, âm đạo khô và nguy hiểm nhất là có thể gây vô sinh. Tiểu đường Tiểu đường hiện nay đang là vấn đề nan giải đối với ngành y tế khi tỷ lệ mắc tăng cao qua các năm. Căn bệnh này thuộc loại mạn tính xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất insulin gây rối loạn chuyển hóa carbohydrate hoặc cơ thể thiếu hụt loại hormone này. Bệnh tuyến giáp Rối loạn nội tiết có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tuyến giáp bao gồm suy hoặc cường giáp, viêm tuyến giáp,... Những trường hợp mắc bệnh về tuyến giáp sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và nguy cơ biến chứng nặng nếu không có biện pháp điều trị hiệu quả. Suy tuyến yên Suy tuyến yên có thể gây ra ảnh hưởng đến nhiều loại hormone quan trọng do bộ phận này sản xuất như hormone sinh trưởng, LH, FSH, hormone hướng tuyến thượng thận hay tuyến giáp. Do đó mà biểu hiện ở bệnh nhân suy tuyến yên còn tùy thuộc vào loại hormone bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, bất cứ loại nào chịu tác động cũng đều ít nhiều dẫn đến những thay đổi trong cơ thể với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Suy tuyến thượng thận Một trong những căn bệnh về rối loạn nội tiết có thể gặp dù là nam hay nữ ở mọi độ tuổi là suy tuyến thượng thận. Quá trình điều trị suy tuyến thượng thận chủ yếu là bù đắp lại lượng hormone bị thiếu hụt. Tuy nhiên, ở giai đoạn nặng, việc chữa bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn và nguy cơ cao đe dọa tính mạng. Tóm lại, các bệnh rối loạn nội tiết thường gặp kể trên đều có nguy cơ biến chứng cao nếu không có phương pháp điều trị sớm và đúng cách. Do đó mà ngay khi cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường, cách tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ để khám và thực hiện sớm các phương pháp điều trị rối loạn nội tiết tố. 2. Phương pháp điều trị rối loạn nội tiết tố nữ Quá trình điều trị nội tiết tố nữ cần diễn ra trong thời gian dài nên người bệnh phải đủ kiên trì thì mới mang lại hiệu quả cao. Các phương pháp điều trị rối loạn nội tiết tố nữ được áp dụng hiện nay bao gồm: Phương pháp nội khoa Dựa trên các biện pháp thăm khám chuyên sâu, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác về bệnh rối loạn nội tiết tố nữ đang mắc phải. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể biết được nguyên nhân chính gây bệnh để lên liệu trình điều trị rối loạn nội tiết tố thích hợp và hiệu quả nhất. Hiện nay, phương pháp điều trị nội khoa bằng các loại thuốc tây y hoặc sử dụng liệu pháp thay thế hormone nếu cần thiết. Tuy nhiên, phương pháp điều trị rối loạn nội tiết bằng thuốc tây còn tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Do đó, người bệnh cần được thăm khám kỹ lưỡng và thuốc được dùng cần phải có sự chỉ định, kê toa từ bác sĩ chuyên khoa. Phương pháp hỗ trợ điều trị rối loạn nội tiết Để duy trì nội tiết tố nữ luôn ở trạng thái ổn định và hỗ trợ cho các phương pháp điều trị bệnh thì các chị em cần chú ý thay đổi một số thói quen hàng ngày như sau: Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, chú ý bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu Omega-3, Omega-6, Omega-9 để hỗ trợ cho quá trình sản xuất và điều tiết hormone trong cơ thể. Tăng cường sử dụng trái cây, rau củ giàu vitamin, nhất là các loại rau có màu xanh đậm, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hormone và ức chế khả năng gây rối loạn nội tiết. Sắp xếp lại thời gian làm việc và nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, không thức quá khuya để sử dụng các thiết bị điện tử, hạn chế tối đa những yếu tố dẫn đến stress. Uống nhiều nước và thường xuyên vận động, luyện tập thể thao, đi bộ, ngồi thiền, yoga, đọc sách,... sẽ cho tác dụng kích thích đến quá trình điều hòa và sản sinh hormone.;;;;;1. Các tuyến nội tiết có trong cơ thể người Mỗi tuyến nội tiết sẽ đảm bảo chức năng giải phóng một nội tiết tố vào máu rồi đi tới các tế bào để kiểm soát hoặc phối hợp thực hiện các hoạt động bên trong. Trước khi tìm hiểu các kiểu rối loạn nội tiết tố, hãy cùng điểm qua các tuyến nội tiết trong cơ thể người. Tuyến thượng thận: Giữ chức năng giải phóng Cortisol. Vùng dưới đồi: Đây là tuyến nội tiết có nhiệm vụ điều khiển sự hoạt động của tuyến yên. Buồng trứng: Buồng trứng cũng được xem là một tuyến nội tiết, có nhiệm vụ giải phóng trứng và sản xuất nội tiết tố sinh dục. Các tế bào của tụy: Giữ vai trò kiểm soát giải phóng Insulin và Glucagon. Tuyến cận giáp: Có chức năng quan trọng trong phát triển xương. Tuyến tùng: Có sự liên hệ tới giấc ngủ. Tuyến yên: Đây được xem là tuyến chỉ huy vì ảnh hưởng tới nhiều tuyến nội tiết khác, nhất là tuyến giáp. Nếu tuyến yên có vấn đề sẽ kéo theo nhiều vấn đề khác như phát triển xương, chu kỳ kinh của phụ nữ, sữa mẹ,… Tinh hoàn: Sản xuất tinh trùng và nội tiết tố sinh dục. Tuyến ức: Là tuyến nội tiết giúp trẻ phát triển miễn dịch trong những năm đầu đời. Tuyến giáp: Giữ chức năng kiểm soát quá trình trao đổi chất. Các kiểu rối loạn nội tiết tố được chia thành 2 nhóm: Rối loạn nội tiết do tuyến nội tiết tiết quá nhiều hoặc quá ít, làm mất cân bằng nội tiết tố. Rối loạn nội tiết do các thương tổn phát triển, làm ảnh hưởng tới nồng độ nội tiết tố. Tuy nhiên, trong hệ nội tiết có cơ chế điều hòa ngược giúp cân bằng nội tiết tố trong máu. Nếu một tuyến nội tiết nào đó tiết quá nhiều hoặc quá ít, hệ thống này sẽ phát tín hiệu để tuyến nội tiết đó điều hòa lại. Mất cân bằng nội tiết xảy ra khi hệ thống điều hòa ngược không còn chức năng này hoặc cơ thể không thể đào thải lượng nội tiết tố không cần thiết ra ngoài. Mất cân bằng nội tiết tố thường xảy ra bởi các nguyên nhân phổ biến sau: Hệ thống điều hòa ngược của hệ nội tiết đang bất thường. Do bệnh lý. Tuyến nội tiết này không thể chỉ huy tuyến nội tiết khác. Rối loạn di truyền. Tuyến nội tiết đang bị tổn thương. Nhiễm khuẩn. Đang có khối u tuyến nội tiết. Đa số các khối u này là những khối u lành tính và không lan tới các bộ phận khác. Tuy nhiên, chúng có thể ảnh hưởng tới quá trình sản xuất nội tiết tố. 3. Các kiểu rối loạn nội tiết tố Có nhiều loại rối loạn nội tiết tố khác nhau. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Các kiểu rối loạn nội tiết tố phổ biến như sau. Suy tuyến sinh dục Đây là một rối loạn nội tiết thường gặp, xảy ra ở nơi sản xuất tuyến sinh dục cũng như hormone sinh dục, kiểm soát giới tính và chức năng sinh sản. Khi suy tuyến sinh dục có thể để lại những hậu quả như: Ở nam giới: Xuất tinh sớm, một số trường hợp khó xuất tinh, khó cương dương, không có hứng thú tình dục,… Ở nữ giới: Giảm ham muốn, khô âm đạo, vô sinh, quá trình rụng trứng bị rối loạn. Tiểu đường Tiểu đường xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ Insulin hoặc cơ thể hạn chế đáp ứng với loại hormone này. Lượng đường huyết cao, kéo dài có thể gây ra những hậu quả như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy thận, mù mắt. Bệnh tiểu đường nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Đa số người bệnh tiểu đường không thể chữa hoàn toàn mà phải kiểm soát bằng thuốc và có lối sống lành mạnh. Các bệnh về tuyến giáp Tuyến giáp là tuyến nội tiết có vai trò quan trọng nhất. Nếu tuyến giáp có vấn đề nhưng không điều trị tốt có thể rất nguy hiểm. Bệnh cường giáp Đây là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone làm tim đập nhanh, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy tim. Bên cạnh đó còn có những triệu chứng như: Khó ngủ, cáu gắt, hay lo lắng. Tay run, teo cơ, tiêu chảy, nhanh sút cân, chóng mặt, nhịp tim nhanh bất thường,… Bệnh cường giáp là căn bệnh nguy hiểm, nếu không kiểm soát tốt có thể dẫn đến tử vong. Bệnh suy giáp Bệnh suy giáp xảy ra do tuyến giáp sản xuất quá ít hormone làm quá trình chuyển hóa bị trì trệ, làm mô và cơ quan bị tổn thương. Căn bệnh này thường xảy ra ở nữ. Nếu không được điều trị tốt, bệnh có thể để lại những biến chứng như: Nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc tiền sản giật cao. Tăng khả năng mắc bệnh tim mạch do sự co bóp của tim giảm, lượng máu các cơ quan nhận được ít đi. Bướu cổ. Bệnh lý thần kinh ngoại biên, Vô sinh. Suy tuyến thượng thận Tuyến thượng thận giảm tiết hormone gây mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, rối loạn kinh nguyệt, yếu cơ, huyết áp tụt nặng,… Tuy tuyến thượng thận nguyên phát còn khiến da sạm đi nhiều hơn ở các vùng gấp da, đầu gối, khuỷu tay,… Suy tuyến yên Tuyến yên là tuyến nội tiết sản xuất khá nhiều hormone quan trọng cho cơ thể. Vì vậy, các triệu chứng của suy tuyến yên khá đa dạng như: Thiếu hormone hướng sinh dục: Lông rụng dần, giảm ham muốn, vô kinh, khô âm đạo, đau khi quan hệ ở nữ, giảm cương dương ở nam và có thể dẫn đến vô sinh. Thiếu hormone kích thích vỏ thượng thận: Cơ thể yếu ớt, sút cân, da tái xanh, huyết áp thấp,… Thiếu hormone kích thích tuyến giáp: Cơ thể xanh xao, mệt mỏi, khả năng chịu lạnh kém. Các kiểu rối loạn nội tiết tố đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, nếu thấy bản thân đang có các dấu hiệu trên, hãy nhanh chóng đi khám để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị sớm. Nhằm đem lại hiệu quả tốt hơn và tiết kiệm chi phí hơn. Thông quá biểu hiện cũng như tiền sử bệnh của bản thân, bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán từ đó đưa ra hướng điều trị thích hợp. Quá trình điều trị có thể sẽ kéo dài và cần được theo dõi vì bệnh có thể diễn biến phức tạp và cần điều chỉnh cho phù hợp.
question_332
Viêm da cơ địa kiêng ăn gì?
doc_332
Những loại thực phẩm người bệnh cần tránh Hiểu thêm về bệnh viêm da cơ địa sẽ giúp cho quá trình điều trị của bệnh nhân được tiến triển tốt hơn. Viêm da cơ địa hay còn được gọi bằng những cái tên khác như chàm hay eczema. Đây là một căn bệnh da liễu với các biểu hiện chính gồm có ngứa và đỏ ở trên da. Viêm da cơ địa là một bệnh lý không lây và không gây nên những hiệu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, chúng sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Căn bệnh này thường gặp ở các bạn nhỏ và thường đi kèm với một số bệnh dị ứng ví dụ như hen suyễn. 2. Nguyên nhân Cho đến nay vẫn chưa được phát hiện chính xác nguyên nhân gây bệnh. Bệnh này xuất hiện có thể do các yếu tố về di truyền hoặc có ở những người bị hen phế quản hay viêm mũi dị ứng. Theo khảo sát, 60% những người bị bệnh viêm da cơ địa thì khi có con cũng bị căn bệnh này. Nếu cả bố và mẹ đều mắc viêm da cơ địa thì có đến 80% là con cũng sẽ mắc bệnh. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khởi phát có thể khiến cho bệnh trở nặng ví dụ như: Tiếp xúc với các hóa chất, phấn hoa, khói, bụi bẩn, các loại virus nhiễm khuẩn,... Biểu hiện chung của căn bệnh này nhìn chung khá đa dạng. Trong đó, có thể kể đến: Da bị khô. Da bị sần, nhạy cảm hoặc sưng do gãi. Da bị dày hơn, nứt nẻ và xuất hiện tình trạng bong vảy. Các vết sưng nhỏ có thể chảy mủ, nhất là vùng da ở trên mặt và quanh đầu gối, cổ tay,... 3. Một số nguyên tắc khi điều trị bệnh viêm da cơ địa Trước khi tìm hiểu về viêm da cơ địa kiêng ăn gì thì bạn cần phải biết được các nguyên tắc điều trị căn bệnh này. Việc điều trị sẽ giúp bệnh nhân giảm nhẹ được các triệu chứng cũng như dự phòng nguy cơ tái phát của bệnh. Để có được kết quả điều trị tốt nhất thì cả bác sĩ cùng bệnh nhân cần phải có sự hợp tác chặt chẽ và tuân thủ tốt phác đồ điều trị với các nguyên tắc sau: Dùng kết hợp cả thuốc bôi tại chỗ và toàn thân: Corticoid cùng với kem dưỡng ẩm là các loại thuốc bôi tại chỗ được sử dụng trọng mọi giai đoạn của căn bệnh. Nhưng, Corticoid là chất có nhiều tác dụng phụ, vậy nên khi sử dụng bệnh nhân cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trong trường hợp, bệnh nhân chống chỉ định với corticoid thì bác sĩ có thể kê nhóm thuốc chống viêm steroid (NSAIDS) để thay thế. Khi xuất hiện bội nhiễm vi khuẩn ở trên da thì người bệnh cũng có thể được chỉ định phải dùng thuốc kháng sinh bôi tại chỗ hoặc thuốc uống đối với những trường hợp nhất định. Thuốc thuộc nhóm kháng sinh Histamin sẽ được dùng để làm giảm triệu chứng ngứa và tránh tình trạng gãi ngứa làm trầy xước, gây tổn thương lên da. Điều trị dự phòng tái phát: Để hạn chế số lần tái phát bệnh, bệnh nhân cần tuân thủ tốt phương án điều trị. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần tránh các dị nguyên cụ thể đã phát hiện trước đó. Đồng thời, không sử dụng nước ở nhiệt độ quá cao, tránh dùng xà bông có tỉnh tẩy rửa mạnh,... Việc hạn chế ăn những loại thực phẩm không tốt cho bệnh viêm da cơ địa sẽ đảm bảo tốt việc dự phòng tái phát bệnh. Cụ thể, một số loại thực phẩm không nên ăn như: Thịt: Trong thịt có chứa rất nhiều chất béo bão hòa nên có thể dễ dàng thúc đẩy sự hình thành của các phản ứng viêm. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, những người bị viêm da cơ địa thì không nên ăn nhiều thịt đỏ. Còn các loại thị trắng thì có thể sử dụng như một loại đạm tự nhiên thay thế cho thịt đỏ trong các khẩu phần ăn hàng ngày. Sữa và các sản phẩm được làm từ sữa: Nhóm thực phẩm này thường gây nên tình trạng dị ứng với nguồn chất béo bão hòa vô cùng phong phú. Kẹo: Có chứa nhiều đường (đặc biệt là đường hóa học) sẽ làm nặng hơn những triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa. Tinh bột: Bệnh nhân có thể thay thế những loại thực phẩm giàu tinh bột bằng các loại hạt ngũ cốc còn nguyên cám. Các loại ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp tăng cường hệ tiêu hoá cũng như hệ miễn dịch của cơ thể. Còn các loại thực phẩm giàu tinh bột sẽ khiến cho các triệu chứng viêm da cơ địa nặng hơn.
doc_12755;;;;;doc_5239;;;;;doc_7309;;;;;doc_43198;;;;;doc_30045
Viêm da cơ địa là một bệnh lý mạn tính về da liễu, có liên quan đến cơ địa dị ứng mà ai cũng có thể mắc phải. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó gây phiền toái, làm ảnh hưởng phần nào đến mặt thẩm mỹ, tâm lý và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, người bệnh cần nắm được viêm da cơ địa kiêng gì để giúp phòng tránh, hạn chế các triệu chứng. Các loại thịt đỏ: Đây là loại thực phẩm đến từ động vật, rất giàu dinh dưỡng và đặc biệt tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nguyên nhân phải hạn chế thịt bò do 80% người bị viêm da cơ địa có liên quan tới thức ăn, thì phần lớn trong đó là có dị ứng với thịt bò. Sữa và các loại sản phẩm từ sữa Đối với sữa động vật và các sản phẩm của nó như bơ, phomai, sữa chua,... đây là nhóm thực phẩm chứa nguồn chất béo bão hòa phong phú có thể kích phát bệnh, gây dị ứng, ngứa và khó chịu cho một số người bị viêm da cơ địa. Hải sản: Các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ, mực,... được rất nhiều người ưa chuộng bởi đây là nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất, có lợi cho sức khỏe và đặc biệt trong đó là protein. Tuy nhiên, trong loại thực phẩm này lại có nhiều thành phần protein lạ có thể khiến người bệnh rất dễ bị dị ứng, kích thích cơ thể sản sinh ra histamin gây kích ứng da và ngứa ngáy. Thực phẩm giàu tinh bột và đường: Thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường là những tác nhân có thể làm nặng hơn các triệu chứng viêm da cơ địa, đặc biệt là các nhóm đường hóa học. Người bệnh nên thay thế các loại thực phẩm giàu tinh bột như mì, bánh bằng các loại hạt ngũ cốc và hạn chế sử dụng các sản phẩm này khi đang bị viêm da cơ địa. Đồ ăn, gia vị cay nóng, nhiều dầu mỡ: Khi thắc mắc việc viêm da cơ địa kiêng ăn gì thì đáp án chính là những món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Những món ăn này gây suy giảm chức năng đào thải các chất độc hại, ảnh hưởng tới cơ quan dạ dày, làm cơ thể tích độc tố và phát ra ngoài bề mặt da. Ngoài ra, nó còn làm tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch, béo phì. Vì vậy, nên hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày. Trứng: Chúng ta đều biết trứng là nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với những người bị các bệnh lý về da liễu, các dưỡng chất trong trứng quá lớn có thể khiến tình trạng ngứa ngáy, mưng mủ trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng xấu đến tình trạng của da. Các loại thực phẩm lên men: Các loại thực phẩm lên men như kim chi, cải chua, dưa muối,... là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người nhưng đối với những người bị viêm da cơ địa, nó rất dễ gây viêm nhiễm,... Và đặc biệt, loại thực phẩm này chứa một lượng acid lớn nên nếu sử dụng nhiều sẽ gây suy giảm chức năng gan thận, ảnh hưởng đến hoạt động đào thải độc tố của cơ thể. Người bệnh cần tránh những loại thực phẩm này khi điều trị viêm da cơ địa để tránh những triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. Rượu bia và các chất kích thích: Các loại đồ uống có cồn như rượu, bia, nước ngọt và các chất kích thích như cà phê, thuốc lá làm suy giảm hệ miễng dịch và có thể khiến cơ thể tích tụ lượng lớn độc tố khó có thể đào thải. Người sử dụng các đồ uống này da dẻ thường trở nên nhạy cảm hơn nên tăng nguy cơ tái phát viêm da cơ địa và khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Trong sinh hoạt, viêm da cơ địa kiêng gì cũng là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn. Bên cạnh việc đảm bảo chế độ ăn uống nghiêm ngặt thì việc tuân thủ các biện pháp phòng tránh, giữ vệ sinh cũng có thể góp phần làm thuyên giảm tình trạng. Vì thế, để tránh bệnh thêm trầm trọng, trong sinh hoạt hàng ngày, các chuyên gia khuyên chúng ta nên tránh các việc sau: Không tắm nước quá nóng hoặc nước quá lạnh: Các chuyên gia cho rằng nhiệt độ ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng da. Vì thế, khi tắm, nhiệt độ nước tắm cũng có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng viêm da cơ địa, nước quá nóng hoặc quá lạnh có thể khiến da khô, mất nước và kích ứng vùng da đã bị tổn thương. Tránh xa các loại hóa chất: Người bị viêm da cơ địa nên bổ sung các loại kem dưỡng ẩm phù hợp để giúp cho da tránh bị khô và bong tróc. Nên tìm hiểu các loại kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da và tránh tiếp xúc với các sản phẩm tẩy rửa mạnh như thuốc tẩy, nước rửa chén, bột giặt,... các sản phẩm chăm sóc da có mùi thơm và một số thành phần phẩm màu trong thời gian điều trị viêm da cơ địa. Với trường hợp sử dụng mỹ phẩm có thành phần kém chất lượng hoặc chứa những thành phần kích ứng mạnh, bệnh nhân thậm chí có thể bị nhiễm trùng da. Kiêng gãi nhiều: Người mắc viêm da cơ địa không thể tránh khỏi những cơn ngứa ngáy khó chịu. Tuy vậy, khi dùng tay gãi, tiếp xúc mạnh sẽ khiến những vùng da bị tổn thương, khiến nguy cơ nhiễm trùng càng thêm tồi tệ. Vì thế, người bệnh không nên gãi và làm xây xát vùng da bị viêm da cơ địa để tránh tình trạng vết thương trở nên nặng nề hơn.;;;;;Viêm da dị ứng là tổn thương viêm cấp hay mạn tính, thường gặp ở người có cơ địa dị ứng cho nên còn được gọi là viêm da cơ địa. Tuy bệnh ít gây nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Vị trí hay gặp là sau tai, má, cằm, mạng sườn, tay, chân. Ở những người bệnh có hệ thống miễn dịch hoạt hóa mạnh thì da ở vùng đó khô, ngứa, nứt và đỏ ửng. Đồng thời da ở vùng viêm luôn luôn có hiện tượng đóng vảy, bong vảy. Viêm da dị ứng có thể có cơn kịch phát do bệnh tiến triển nhanh, gặp dị ứng nguyên phức tạp. Bệnh không lây nhiễm thành dịch nhưng hay bị tái phát. Tuy vậy, trên cùng một cơ thể nếu bị viêm da cơ địa kèm theo có nhiễm khuẩn thì có thể làm lây lan nhiều vị trí khác trên cơ thể. Ngoài ra, viêm da cơ địa có thể gây viêm da thần kinh, thậm chí gây biến chứng ở mắt do dị ứng xảy ra ngứa trong và xung quanh mí mắt có thể gây viêm kết mạc. Hiện nay, việc dự phòng và điều trị bệnh viêm da cơ địa còn gặp không ít khó khăn, bởi vì nguyên nhân rất phức tạp. Khi nghi ngờ bị viêm da cơ địa thì người bệnh đi khám chuyên khoa da liễu, nhất là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Luôn luôn giữ cho da sạch sẽ, bấm móng tay và đi găng tay để không bị trầy xước da gây nhiễm khuẩn khi gãi. Nên mặc các loại quần áo vải mỏng, mềm, không có khả năng gây dị ứng. Hàng ngày nên tắm bằng nước ấm (không nên dùng nước quá nóng). Vệ sinh môi trường sống cũng là vấn đề cần quan tâm để hạn chế mắc bệnh viêm da dị ứng. Không nên nuôi động vật trong nhà, nhất là mèo, chó. Việc điều trị cho người viêm da dị ứng nên theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Tuyệt đối không tự mua thuốc để tự điều trị.;;;;;Các báo cáo nước ngoài đã chỉ ra tỷ lệ mắc bệnh vào khoảng 7-20% dân số. Theo Viện da liễu, có khoảng 20% số người đến khám tại viện mắc bệnh viêm da cơ địa. Cần hiểu đúng về bệnh viêm da cơ địa để biết cách ngăn chặn kịp thời hiệu quả. Viêm da cơ địa đúng là một căn bệnh mang tính chất di truyền chiếm tỷ lệ khá cao, nếu gia đình bạn có ông bà, bố mẹ đã từng mắc phải căn bệnh viêm da cơ địa dù đã được chữa trị triệt để thì bạn vẫn có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Viêm da cơ địa cần được phát hiện đúng và điều trị đúng cách Sử dụng thuốc đúng cách bệnh viêm da cơ địa có thể chữa khỏi được. Tuy nhiên, để bệnh không bị tái phát thì cần điều trị kéo dài kể cả khi đã khỏi bệnh. Đồng thời người bệnh cũng cần chú ý các yếu tố gây dị ứng để phòng tránh, đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất. Để điều trị bệnh viêm da cơ địa chủ yếu là chữa trị triệu chứng. Tùy từng triệu chứng và sự tiến triển của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Có thể sử dụng các loại thuốc bôi giảm ngứa hoặc dị ứng. Có thể sử dụng các phương pháp quang hóa trị liệu, thuốc kháng sinh…Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị viêm da cơ địa, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu. Tránh trường hợp dùng không đúng thuốc sẽ làm bệnh tiến triển nặng, gây kích ứng da. Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm rửa thay quần áo hàng ngày, tránh việc bụi bẩn làm bệnh viêm da nặng hơn. Nên mặc quần áo thoáng mát nếu là mùa hè, tránh việc mặc nhiều quần áo ra nhiều mồ hôi gây nhiễm trùng, nếu là mùa đông thì không nên mặc các loại áo len lông ở bên trong tiếp xúc với da, vì các chất liệu này dễ gây dị ứng cho da. Tránh làm trầy xước da khi đang bị viêm da cơ địa Bôi kem dưỡng da hạn chế viêm da cơ địa Giữ ẩm da bằng kem bôi. Sử dụng thuốc mỡ, các loại kem, hoặc thuốc nước 2 – 3 lần trong ngày. Làm giảm các nguyên nhân khiến da dị ứng như: – Tránh sử dụng các loại thực phẩm gây phản ứng dị ứng. – Tránh các chất kích thích như len và lanolin. – Tránh sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh, cũng như hóa chất và dung môi. – Tránh thay đổi nhiệt độ cơ thể một cách đột ngột, gây đổ mồ hôi. – Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm, sữa tắm … khi đang bị viêm da cơ địa.;;;;;Biểu hiện của viêm da cơ địa Biểu hiện của viêm da cơ địa rất đa dạng: có thể chỉ là đám khô da mất sắc tố dẫn đến triệu chứng rất nặng như đỏ da toàn thân. Ở trẻ nhỏ, tổn thương thường xuất hiện ở mặt, da đầu và mặt duỗi các chi. Ở trẻ lớn hoặc những người mà bệnh diễn biến kéo dài, tổn thương da thường khu trú ở nếp gấp của các chi. Ở người lớn, tổn thương hay gặp đơn thuần ở bàn tay. Tuy nhiên, ở từng giai đoạn tổn thương, bệnh lại có những triệu chứng khác nhau. Nguyên nhân dẫn tới viêm da cơ địa Thông thường bệnh viêm da cơ địa do một số nguyên nhân sau: Do di truyền Theo các nhà chuyên môn về da liễu, viêm da cơ địa là một bệnh có tính chất di truyền, nếu cả bố và mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con bị bệnh viêm da cơ địa. Do dị ứng Đây là hiện tượng xảy ra phản ứng giữa cơ thể với dị ứng nguyên khi chúng tiếp xúc với da, các dị ứng nguyên đó có từ môi trường bên ngoài như: phấn hoa, bụi, mò, mạt, lông chó, mèo, và một số thành phần có trong các sản phẩm chăm sóc da, nhưng khi hàng rào bảo vệ da bị suy yếu, các yếu tố này có thể xâm nhập và gây bùng phát viêm da cơ địa, viêm da dị ứng. Những người có cơ địa dị ứng dễ bị viêm da cơ địa và có thể làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa. Do thời tiết – Ngoài ra do thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp, các hóa chất (phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu, cát, bụi, khói thuốc lá, khói xe, khói bếp) đều có thể là yếu tố thuận lợi cho viêm da cơ địa bùng phát. Người bị viêm da cơ địa cũng có nguy cơ mắc các bệnh dị ứng khác như: hen phế quản, viêm mũi dị ứng, mề đay, hen suyễn… Cách chăm sóc và điều trị khi bị viêm da cơ địa Khi có những triệu chứng nghi ngờ bị viêm da cơ địa cần đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được điều trị đúng bệnh, kịp thời để tránh bệnh gây ra biến chứng. Người nhà của bệnh nhân hoặc người bệnh không nên tự chẩn đoán, tự mua thuốc điều trị sẽ làm cho bệnh nặng hơn, thậm chí là biến chứng. Ngoài ra để phòng ngừa bệnh bạn cần lưu ý một số điều sau: Vệ sinh thân thể sạch sẽ Tắm bằng nước ấm, không nên tắm bằng nước quá lạnh hoặc quá nóng vì dễ làm khô da. Giữ độ ẩm cho da bằng cách nếu dùng điều hòa cần dùng quạt phun hơi nước hoặc để vài chậu nước trong phòng, tránh cho không khí quá khô nóng gây viêm da. Hạn chế tiếp xúc với hóa chất bằng cách đeo găng tay khi rửa bát và giặt quần áo để tránh tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa. Hạn chế tiếp xúc với các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, dễ gây kích ứng hoặc các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, cay… Bổ sung đủ chất cho cơ thể Hàng ngày nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng và uống đủ nước để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.;;;;;Viêm da cơ địa không thể trị dứt điểm hoàn toàn mà chỉ có thể điều trị triệu chứng, ngăn ngừa hạn chế tái phát và biến chứng. Bệnh có thể xuất hiện ở cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ lẫn người trưởng thành, gây ra tình trạng ngứa vô cùng khó chịu và những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe làn da. viêm da cơ địa rất dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý da liễu khác, trước hết cần nhận biết đúng bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Dưới đây là những đặc điểm nhận biết bệnh: Thường xuất hiện ở những vùng da có nếp gấp hoặc da kín Các vùng da dễ bị viêm cơ địa như: bàn tay, gấp khuỷu tay, gấp khoeo chân, da má trong cánh tay, cổ, ngực trên,… Dĩ nhiên các vùng da khác cũng có thể mắc bệnh nhưng thường không khởi phát đầu tiên mà do bệnh tiến triển gây lây lan. Ngứa Đây là triệu chứng điển hình nhất, cũng gây khó chịu nhất cho người bệnh viêm da cơ địa. Đầu tiên vùng da mắc bệnh sẽ nổi mẩn đỏ, ngứa. Ngứa thường nặng hơn vào ban đêm, nhiều bệnh nhân không thể ngủ được. Ngứa nhiều và kéo dài khiến người bệnh phải gãi, điều này khiến vùng da bệnh vốn yếu ớt càng dễ bị trầy xước, nhiễm trùng, tổn thương. Nếu vi khuẩn xâm nhập, vùng da này có thể sưng viêm, gây đau và nhiễm trùng. Da nổi mẩn đỏ, nứt nẻ Vùng da bị viêm cơ địa ngoài nổi mẩn đỏ và gây ngứa thường khô và nứt nẻ. Da ban đầu mắc bệnh sẽ có màu đỏ, nổi mẩn, dần dần chuyển sang màu nâu, xám gây mất thẩm mỹ. Da vùng này cũng trở nên dày, thô ráp hơn do chà xát nhiều khi gãi ngứa. Tái phát nhiều lần Viêm da cơ địa do rối loạn miễn dịch, hiện nay vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị triệt để. Bệnh có đặc trưng là thường biểu hiện theo đợt, triệu chứng rầm rộ rồi thuyên giảm, một thời gian sau sẽ tái phát lại. Mức độ bệnh khi tái phát còn tùy theo vào yếu tố môi trường, tác nhân gây kích ứng,… Dù không quá nguy hiểm nhưng bệnh gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, mất tự tin với làn da của bản thân. 2. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa Nguyên nhân chính xác hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng, có nhiều giả thiết đưa ra và các yếu tố liên quan được xác định như: 2.1. Da quá khô và nhạy cảm Khi da khô, nhạy cảm sẽ dễ bị kích thích hơn với sự thay đổi của thời tiết. Điều này lí giải tại sao những người thường tắm nước nóng hoặc tắm quá lâu, chăm sóc da kém dễ bị viêm da khởi phát. 2.2. Rối loạn miễn dịch Đây cũng là một dạng bệnh dị ứng, liên quan đến rối loạn miễn dịch bẩm sinh liên quan đến yếu tố gia đình. Vì thế bệnh lý này có thể khởi phát ở trẻ sơ sinh và kéo dài cho đến khi trưởng thành. Gia đình có thành viên mắc bệnh viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, hen suyễn,… thì trẻ sinh ra cũng dễ mắc bệnh hơn. 2.3. Yếu tố gây kích ứng Có nhiều yếu tố có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm: thay đổi nhiệt độ, môi trường độ ẩm thấp, bụi bẩn, lông động vật, khói thuốc lá, vải nhân tạo, lông cừu, thực phẩm, mồ hôi,… Để xác định nguyên nhân gây viêm da dị ứng là khó khăn, vì thế người bệnh thường được khuyến cáo nên tránh xa và hạn chế tối đa những yếu tố có thể ảnh hưởng đến da như trên. Việc này vừa giúp hạn chế bệnh tiến triển, vừa giúp phòng ngừa bệnh tái phát. 3. Viêm da cơ địa và biến chứng Tuy không quá nguy hiểm, song bệnh có thể kéo dài, lây lan rộng và gây những biến chứng sau: 3.1. Ngứa mạn tính, bong tróc da Viêm da cơ địa có thể tiến triển đến viêm da thần kinh, nó khiến cơn ngứa kéo dài hơn trên một vùng da nhất định của cơ thể. Ngứa khiến tay bạn không ngừng gãi và càng gãi cơn ngứa càng nặng hơn. Kèm theo đó, vùng da do chà xát mạnh và kéo dài cũng bị đổi màu, cứng và dày hơn. 3.2. Nhiễm trùng da Gãi ngứa liên tục khiến da bị chà xát nhiều, đặc biệt nếu bạn để móng tay dài, sắc nhọn. Điều này sẽ khiến da bị tổn thương, chảy máu, dễ bị nhiễm trùng nếu vi khuẩn hoặc virus xâm nhập. Nếu da xuất hiện những vệt đỏ, có mủ hoặc vết tróc da màu vàng thì bạn cần đi khám da liễu để được điều trị nhiễm trùng tránh bội nhiễm. 3.3. Viêm da tiếp xúc dị ứng Tình trạng này rất phổ biến với người viêm da cơ địa, khi làn da yếu hơn, dễ bị kích ứng và dị ứng khi tiếp xúc với nhiều dị nguyên. 3.4. Ảnh hưởng đến giấc ngủ Khi cảm giác ngứa kéo dài, không thuyên giảm và còn nặng hơn về ban đêm, nó khiến người bệnh muốn gãi liên tục và không thể ngủ được. Chất lượng giấc ngủ không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Lúc này bạn cần điều trị nghiêm túc với những biện pháp giảm nhanh triệu chứng như thuốc bôi chống ngứa. Viêm da cơ địa dễ bị nhầm lẫn với các trường hợp ghẻ nước rôm sảy, zona. Cần xác định và phân biệt rõ ràng, nếu gặp khó khăn trong điều này, hãy cho bác sĩ biết. Dựa trên thăm khám lâm sàng, test dị ứng và các phương pháp chẩn đoán khác, bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân bệnh lý, từ đó lên liệu trình điều trị thích hợp. Viêm da cơ địa ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và vẻ đẹp làn da, bệnh sẽ tiến triển ngày càng nặng nếu không được điều trị tích cực. Vì thế ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ của bệnh, hãy điều trị nghiêm túc bằng biện pháp tại nhà hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
question_333
Công dụng thuốc Esomeptab 40mg
doc_333
Esomeptab 40mg là một dược phẩm do công ty cổ phần Dược phẩm Quảng Bình – Việt Nam sản xuất.Thuốc Esomeptab 40mg thuộc danh mục thuốc kháng acid, chống trào ngược và loét. Thuốc chứa hoạt chất Esomeprazol hàm lượng 40mg có tác dụng phòng và điều trị trào ngược dạ dày – thực quản, loét dạ dày - tá tràng, xuất huyết dạ dày - tá tràng nặng,...Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và đóng gói hộp 3 vỉ x 10 viên. 2. Công dụng thuốc Esomeptab 40mg Tác dụng thành phần của thuốc:Thành phần Esomeprazole có trong thuốc Esomeptab là chất ức chế bơm proton để làm giảm tiết acid dạ dày bằng cách ức chế một loại enzym chuyên biệt tại tế bào thành của dạ dày.Esomeprazole chính là đồng phân S của omeprazole, được proton biến đổi thành chất ức chế có hoạt tính trong môi trường acid ở tế bào thành của dạ dày, dạng sulphenamide tự do. Vì thế, Esomeprazole sẽ ngăn chặn bước cuối cùng trong quá trình sản xuất acid, qua đó làm giảm nồng độ acid dạ dày.Với những tác dụng trên, thuốc Esomeptab 40mg được dùng để chỉ định cho các trường hợp sau đây:Người lớn:Mắc bệnh loét dạ dày - tá tràng.Phòng và điều trị bệnh loét dạ dày, loét tá tràng do dùng NSAID (thuốc chống viêm không steroid).Phòng và điều trị loét tiêu hóa do stress.Trị trào ngược dạ dày - thực quản.Hội chứng Zollinger - Ellison.Bị xuất huyết do loét dạ dày - tá tràng nặng.Kết hợp với phác đồ kháng khuẩn thích hợp trong điều trị bệnh loét tá tràng do Helicobacter pylori gây ra.Trẻ em trên 12 tuổi:Điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản.Kết hợp với kháng sinh trong điều trị loét tá tràng do khuẩn Helicobacter pylori gây ra. 3. Chống chỉ định thuốc Esomeptab 40mg Thuốc Esomeptab 40mg được khuyến cáo chống chỉ định trong những trường hợp sau đây:Bệnh nhân bị mẫn cảm với Esomeprazol hoặc các dẫn chất Benzimidazol hay bất cứ thành phần nào có trong thuốc.Không phối hợp thuốc với Nelfinavir và Atazanavir.Bệnh nhân quá mẫn cảm với những thuốc ức chế bơm Proton.Trẻ em dưới 12 tuổi. 4. Cách sử dụng, liều dùng Esomeptab 40mg Công dụng thuốc Esomeptab 40mg sẽ phát huy hết hiệu quả nếu được dùng đúng cách và đúng liều lượng. Vì thế, người dùng nên tuân thủ theo chỉ định bác sĩ hoặc có thể tham khảo cách sử dụng và liều dùng dưới đây:Cách dùng:Esomeptab 40mg được bào chế dạng viên nén nên được dùng bằng đường uống trước khi ăn ít nhất là 1 giờ.Thuốc nên được uống nguyên viên cùng với nước sôi để nguội, không nên bẻ nhỏ, nghiền nát hoặc nhai thuốc có thể sẽ làm giảm công dụng của thuốc.Liều dùng ở người lớn:Hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản: Liều khởi đầu là 40mg/ ngày, có thể kéo dài 4 - 8 tuần đối với bệnh nhân chưa khỏi bệnh.Bệnh loét dạ dày - tá tràng do dùng thuốc chống viêm không Steroid: Liều yêu cầu là 40mg x 1 lần/ ngày và dùng trong 4 -8 tuần.Điều trị hội chứng Zollinger - Ellison: Liều khởi đầu là 40mg, 2 lần/ ngày. Sau đó điều chỉnh liều theo đáp ứng của bệnh nhân, tiếp tục điều trị khi còn chỉ định của bác sĩ.Điều trị loét dạ dày - tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori: Dùng liều 40mg/ ngày, dùng trong vòng 10 ngày.Liều dùng cho các đối tượng khác:Trẻ em 12 tuổi trở lên: Có thể dùng liều như người lớn.Người bị suy thận: Không cần giảm liều nhưng nếu suy thận nặng thì cần thận trọng.Người bị suy gan: Không cần giảm liều ở bệnh nhân mức độ nhẹ và trung bình, còn nếu bị suy gan nặng thì có thể cân nhắc dùng 20mg/ ngày.Chú ý: Liều dùng trên chỉ có tính chất tham khảo, còn liều dùng cụ thể tùy thuộc vào mức độ diễn tiến của bệnh và thể trạng người bệnh. Do đó, để có liều dùng phù hợp thì người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ hoặc chuyên viên y tế. 5. Xử lý quên liều, quá liều Nếu quên dùng một liều thuốc thì bổ sung ngay khi nhớ ra càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu thời gian gần với liều tiếp theo thì bỏ qua liều quên và dùng liều kế tiếp như đúng kế hoạch. Không được dùng gấp đôi thuốc để bù cho liều quên sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.Khi dùng Esomeptab liều cao tới 280mg thì có thể xuất hiện các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa và tình trạng mệt mỏi.Hiện vẫn chưa có thuốc giải độc đặc hiệu Esomeprazole. Vì thế, khi xảy ra trường hợp quá liều hãy đưa người bệnh đến đơn vị y tế gần nhất để được kiểm tra và xử trí kịp thời. 6. Tác dụng phụ Các tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Esomeptab 40mg mà bạn có thể gặp phải là:Thường gặp: Nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn.Ít gặp: Phù ngoại biên, mất ngủ, ngủ gà, choáng váng, khô miệng, tăng men gan, nổi mề đay, nổi mẩn ngứa, viêm da.Hiếm gặp: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, sốt, phù mạch, sốc phản vệ, kích động, trầm cảm, giảm natri máu, nhìn mờ, rối loạn vị giác, co thắt phế quản, nhiễm candida đường tiêu hoá, viêm gan, hói đầu, đau khớp, đau cơ, tăng tiết mồ hôi.Rất hiếm gặp: Nóng nảy, ảo giác, giảm toàn thể huyết cầu, mất bạch cầu hạt, suy gan, yếu cơ, viêm thận mô kẽ.Chú ý: Khi gặp các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sĩ hoặc đến đơn vị y tế gần nhất để được xử trí kịp thời và hiệu quả. 7. Tương tác thuốc Esomeptab 400mg sẽ làm giảm sự hấp thu khi dùng chung với thuốc Ketoconazol và Itraconazol.Ở người khỏe mạnh, khi dùng chung 40mg Esomeprazol với Cisaprid thì AUC (diện tích dưới đường cong) tăng lên 32% và thời gian bán thải Cisapride kéo dài thêm 31% nhưng nồng độ đỉnh trong huyết tương tăng lên không đáng kể.Esomeprazol ức chế CYP2C19 nên khi dùng chung Esomeprazol với các thuốc chuyển hóa bằng CYP2C19 như Citalopram, Clomipramin, Diazepam, Imipramin, Phenytoin,... nồng độ của các loại thuốc này trong huyết tương sẽ tăng.Esomeprazol không có tác động đáng kể về mặt lâm sàng của Amoxicilin và Quinidin.Esomeprazol được chuyển hoá bởi CYP2C19 và CYP3A4, vậy nên khi dùng đồng thời Esomeprazol với một chất ức chế CYP3A4, Clarithromycin sẽ làm tăng gấp đôi diện tích dưới đường cong (AUC) của Esomeprazol. 8. Chú ý và thận trọng Để công dụng thuốc Esomeptab 40mg phát huy hiệu quả điều trị bệnh thì người dùng cần thận trọng:Trước khi dùng thuốc ức chế bơm proton thì cần phải loại trừ khả năng bị ung thư dạ dày vì nó có thể làm chậm chẩn đoán ung thư.Thận trọng khi dùng ở người bị bệnh gan, người đang mang thai hoặc đang cho con bú.Dùng esomeprazol kéo dài có thể gây tăng nguy cơ nhiễm khuẩn dạ dày hoặc viêm teo dạ dày.Khi dùng các thuốc ức chế bơm Proton có thể tăng nguy cơ tiêu chảy.Dùng các thuốc ức chế bơm Proton, đặc biệt là liều cao và kéo dài nhiều năm có thể làm tăng nguy cơ gãy xương cổ tay, xương chậu hoặc cột sống do loãng xương.Hạ magnesi huyết hiếm gặp ở người bệnh dùng thuốc ức chế bơm Proton kéo dài. 9. Cách bảo quản Nên bảo quản thuốc ở nơi khô ráo và thoáng mát với nhiệt độ dưới 30 độ C,không bị ánh nắng mặt trời chiếu vào. Không nên bảo quản ở phòng tắm, tủ lạnh và nơi có độ ẩm cao sẽ dễ khiến thuốc bị hư hỏng, chảy nước...Cần để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.Trên đây là những thông
doc_58403;;;;;doc_3438;;;;;doc_5234;;;;;doc_22949;;;;;doc_46145
Thuốc Esomeptab 20mg có thành phần chính là Esomeprazol sử dụng điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về cách sử dụng thuốc Esomeptab 20mg qua bài viết dưới đây Thuốc Esomeptab 20mg thuộc nhóm đường tiêu hóa với thành phần chính là Esomeprazol (dưới dạng Esomeprazol magnesium trihydrat 22,1mg) 20mg và các thành phần tá dược khác. Thuốc Esomeptab 20mg được bào chế dưới dạng viên nén bao phim tan trong ruột đóng gói theo hộp 2 vỉ x 7 viên; Hộp 3 vỉ, 10 vỉ x10 viên. Thuốc Esomeptab 20mg được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:Điều trị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng.Phòng ngừa và điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng do dùng thuốc chống viêm không steroid.Phòng ngừa và điều trị viêm loét do stress.Điều trị trào ngược dạ dày - thực quản.Hội chứng Zollinger - Ellison.Đề phòng xuất huyết tái phát sau khi điều trị bằng nội soi xuất huyết do loét dạ dày - tá tràng nặng.Kết hợp với phác đồ kháng khuẩn thích hợp để diệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori trong bệnh loét tá tràng do Helicobacter pylori gây ra.Điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, kết hợp với các kháng sinh điều trị loét tá tràng do Helicobacter pylori gây ra ở trẻ em trên 12 tuổi. 3. Liều lượng - Cách dùng thuốc Esomeptab 20mg 3.1. Liều lượng. Người lớn:Làm lành viêm thực quản bào mòn 20 hoặc 40 mg Esomeprazol, ngày 1 lần kéo dài 4-8 tuần.Duy trì sự lành của viêm thực quản bào mòn 20mg Esomeprazol, ngày 1 lần, không dùng quá 6 tháng.Trào ngược dạ dày-thực quản triệu chứng 20mg Esomeprazol, ngày 1 lần 4 kép dài 4 - 8 tuần.Trẻ em từ 12-17 tuổi:Điều trị ngắn hạn GERD 20 hoặc 40 mg Esomeprazol, ngày 1 lần, đến 8 tuần.Trẻ từ 1-11 tuổi. Điều trị ngắn hạn GERD triệu chứng 10mg Esomeprazol, ngày 1 lần, đến 8 tuần.Làm lành viêm thực quản bào mòn với cân nặng < 20kg: 10mg Esomeprazol, ngày 1 lần x 8 tuần; Với cân nặng > 20kg: 10 hoặc 20 mg Esomeprazol, ngày 1 lần x 8 tuần.Giảm thiểu nguy cơ loét dạ dày liên quan NSAID:Liều dùng thông thường 20 hoặc 40 mg Esomeprazol, ngày 1 lần, đến 6 tháng.Diệt H. pylori làm giảm nguy cơ tái phát loét tá tràng (40 mg Esomeprazol, ngày 1 lần x 10 ngày) + Clarithromycin (500mg, ngày 2 lần x 10 ngày) + Amoxicillin (1000 mg, ngày 2 lần x 10 ngày).Hội chứng Zollinger-Ellison:Liều dùng thông thường sử dụng 40mg Esomeprazol, 2 lần/ngày.Điều trị kéo dài sau khi dùng dạng tiêm ngừa tái xuất huyết loét dạ dày 40mg Esomeprazol, 1 lần/ngày kéo dài 4 tuần.Người bệnh bị suy gan nặng không dùng vượt quá 20 mg Esomeprazol.3.2. Cách dùng. Esomeprazol nên dùng lúc bụng đói và trước 1 giờ khi ăn. Khuyến cáo nuốt nguyên viên không nhai hoặc nghiền nhỏ viên thuốc. Nếu người bệnh khó nuốt có thể phân tán nhỏ viên thuốc trong nửa ly nước và khuấy cho rã viên thuốc thành chất lỏng và uống ngay sau đó hoặc trong vòng 30 phút.Liều dùng thuốc Esomeptab 20mg trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng thuốc cụ thể còn phụ thuộc vào thể trạng và mức độ diễn biến của bệnh, người bệnh hãy tuân thủ đúng theo liều dùng đã kê của bác sĩ/dược sĩ. 4. Chống chỉ định dùng thuốc Esomeptab 20mg Thuốc Esomeptab 20mg không được sử dụng trong các trường hợp sau:Người bệnh quá mẫn với Esomeprazole, nhóm Benzimidazoles hoặc với bất kỳ thành phần tá dược nào có trong thuốc.Không dùng đồng thời thuốc với Nelfinavir và Atazanavir.Người bệnh quá mẫn, tiền sử dị ứng với các thuốc ức chế bơm proton.Trẻ em < 12 tuổi. 5. Tương tác thuốc Esomeptab 20mg Dưới đây là một số tương tác thuốc Esomeptab 20mg đã được báo cáo như sau:Không dùng chung Esomeprazol với muối sắt.Esomeprazol kết hợp dùng chung với Ketoconazol và itraconazol có thể ảnh hưởng đến sinh khả dụng của 2 thuốc này do ức chế bài tiết acid mà esomeprazol làm tăng p. H dạ dày.Khi kết hợp dùng chung Esomeprazol với các thuốc chuyển hóa bằng CYP2C19 như: Citalopram, Diazepam, Imipramin, Clomipramin, Phenytoin, ... có thể làm tăng nồng độ các thuốc này trong huyết tương và cần giảm liều dùng.Không nên sử dụng kết hợp Atazanavir với Esomeprazole.Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thuốc Esomeptab 20mg, người bệnh nên báo cho bác sĩ/dược sĩ tất cả những dòng thuốc hoặc thực phẩm chức năng khác đang sử dụng để có hướng dùng thuốc an toàn tránh các tương tác thuốc không mong muốn xảy ra. 6. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Esomeptab 20mg điều trị Trong quá trình sử dụng thuốc Esomeptab 20mg điều trị, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn xảy ra như:Thường gặp:Nhức đầu. Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.Ít gặp:Phù ngoại biên.Mất ngủ.Choáng váng, ngủ gà.Khô miệng.Tăng men gan.Viêm da, mề đay, ngứa.Hiếm gặp:Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.Phản ứng quá mẫn. Giảm natri máu.Kích động, lú lẫn, trầm cảm.Rối loạn vị giác.Nhìn mờ.Co thắt phế quản.Nhiễm candida đường tiêu hoá, viêm miệng.Viêm gan.Rụng tóc. Nhạy cảm với ánh sáng.Đau khớp, đau cơ.Khó ở, tăng tiết mồ hôi. Rất hiếm gặp:Nóng nảy, ảo giác.Suy gan, bệnh não ở người bệnh đã có bệnh gan.Yếu cơ.Hội chứng Stevens-Johnson, hồng ban đa dạng, hoại tử biểu bì gây độc.Viêm thận mô kẽ.Nữ hoá tuyến vú. 7.Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Esomeptab 20mg điều trị;;;;;Gaspemin 40 thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, được sử dụng để điều trị chứng trào ngược dạ dày- thực quản. Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về công dụng của thuốc Gaspemin 40. Thuốc Gaspemin 40 được bào chế dưới dạng viên nén bao tan trong ruột, có thành phần chính là Esomeprazol dưới dạng Esomeprazol magnesi hàm lượng 40mg, cùng các tá dược khác vừa đủ 1 viên.Esomeprazole là một dạng đồng phân S của omeprazole, làm giảm sự bài tiết acid dịch vị bằng một cơ chế tác động chuyên biệt. Esomeprazole là một chất kiềm yếu, trong môi trường acid cao như ống tiểu quản chế tiết của tế bào thành dạ dày sẽ được biến đổi thành dạng có hoạt tính, tại đây nó sẽ ức chế bơm proton H+/K+-ATPase, từ đó ức chế tiết acid hydrocloric vào lòng dạ dày. Thuốc có tác dụng giảm tiết acid dịch vị mạnh và kéo dài. Thuốc Gaspemin 40 được sử dụng trong các trường hợp sau:Bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản:Viêm thực quản trào ngược ăn mòn.Điều trị lâu dài để ngăn tái phát viêm thực quản sau khi đã được chữa lành.Điều trị triệu chứng bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản.Kết hợp với phác đồ điều trị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP):Điều trị loét dạ dày tá tràng có test HP dương tính.Ngăn ngừa tái phát loét dạ dày tá tràng ở người bệnh có test HP dương tính.Bệnh nhân cần điều trị với thuốc NSAID:Điều trị loét dạ dày – tá tràng do các thuốc NSAID.Ngăn ngừa loét dạ dày – tá tràng do thuốc NSAID ở những người bệnh có nguy cơ.Hội chứng Zollinger-EllisonĐiều trị dự phòng xuất huyết tái phát ở những người bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng sau khi dùng Esomeprazole tiêm truyền đường tĩnh mạch.Không sử dụng thuốc Gaspemin 40 trong các trường hợp sau:Người quá mẫn với Esomeprazole, nhóm Benzimidazoles hay bất kì thành phần nào có trong thuốc.Không dùng đồng thời với thuốc nelfinavir. 3. Liều lượng và cách dùng thuốc Gaspemin 40 3.1. Liều dùng thuốc Gaspemin 40Liều lượng và liệu trình điều trị tùy thuộc vào từng lứa tuổi và tình trạng bệnh khác nhau.Đối với người lớn:Trào ngược dạ dày - thực quản triệu chứng: 20mg/lần/ngày, duy trì từ 4-8 tuần.Điều trị viêm thực quản bào mòn: 20mg hoặc 40mg/lần/ngày, duy trì từ 4-8 tuần;Điều trị duy trì để ngăn viêm thực quản tái phát: 20mg/lần/ngày, sử dụng không quá 6 tháng.Phối hợp trong phác đồ diệt vi khuẩn Helicobacter pylori: Esomeprazole 40mg/lần/ngày + Amoxicillin 1g x 2lần/ngày + Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày, liệu trình điều trị trong 10 ngày.Bệnh nhân cần điều trị với các thuốc NSAID:Loét dạ dày – tá tràng do thuốc NSAID: 20 - 40mg/lần/ngày, duy trì trong 4-8 tuần.Ngăn ngừa loét dạ dày – tá tràng do thuốc NSAID ở người bệnh có nguy cơ: 20mg/lần/ngày.Hội chứng Zollinger-Ellison: Liều khuyến cáo là 40mg x 2 lần/ngày, sau đó có thể điều chỉnh liều tùy thuộc tình trạng bệnh của bệnh nhân. Dựa trên các dữ liệu nghiên cứu lâm sàng, đa số tình trạng bệnh có thể được kiểm soát khi sử dụng esomeprazole liều từ 80 - 160mg/ngày. Với liều lớn hơn 80mg/ngày, nên uống chia 2 lần/ngày.Điều trị dự phòng xuất huyết tái phát ở bệnh nhân viêm loét dạ dày - tá tràng sau khi dùng Esomeprazole đường tiêm truyền tĩnh mạch: 40mg/lần/ngày x 4 tuần.Trẻ em từ 12 - 17 tuổi:Bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản: 20mg/lần/ngày trong 8 tuần.Điều trị viêm thực quản bào mòn ở trẻ em có cân nặng dưới 20kg: 10mg/lần/ngày trong 8 tuần; trẻ cân nặng trên 20kg: 10 hoặc 20mg/lần/ngày trong 8 tuần.Điều trị phối hợp trong loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Helicobacter pylori:Trẻ cân nặng từ 30 - 40kg: Esomeprazole 20mg + Amoxicillin 750mg + Clarithromycin 7.5mg/kg/lần, mỗi loại dùng 2 lần/ngày, trong 10 ngày.Trẻ cân nặng trên 40kg: Esomeprazole 20mg + Amoxicillin 1g + Clarithromycin 500mg, mỗi loại dùng 2 lần/ngày, trong 10 ngày.Không sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi.Không cần điều chỉnh liều với người cao tuổi hay bệnh nhân suy thận..3.2. Cách dùng thuốc Gaspemin 40Nên uống thuốc 1 giờ trước khi ăn, khi bụng đói.Không nên nhai hay nghiền viên thuốc, cần nuốt nguyên viên.Trường hợp khó nuốt có thể phân tán viên thuốc trong nửa ly nước không chứa thành phần carbonate, khuấy đều và uống ngay sau khi pha hoặc uống trong vòng 30 phút.Trường hợp không nuốt được có thể phân tán viên thuốc trong nước không chứa thành phần carbonate và bơm qua sonde dạ dày. 4. Tác dụng phụ của thuốc Gaspemin 40 Khi sử dụng Gaspemin 40 có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như:Rối loạn tiêu hóa: Khô miệng, đau bụng, buồn nôn, nôn, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón.Chóng mặt, nhức đầu, dị cảm, mất ngủ hoặc buồn ngủ.Phát ban, ngứa, nổi mày đay trên da.Tăng men gan.Đau cơ khớp. 5. Tương tác với thuốc Gaspemin 40 Khi sử dụng phối hợp Esmepra có thể tương tác với một số thuốc sau:Esomeprazol lamg giảm bài tiết dịch vị, tăng p. H dạ dày, do đó có thể ảnh hưởng đến sinh khả dụng của một số loại thuốc hấp thu phụ thuộc vào p. H khi dùng đồng thời như Digoxin, Ketoconazol hay muối sắt.Esomeprazole dùng đồng thời với diazepam làm giảm độ thanh thải của Diazepam.Dùng kết hợp esomeprazole với Amoxicillin và Clarithromycin làm tăng nồng độ của esomeprazole trong máu.Không nên dùng đồng thời esomeprazole với atazanavir. 6. Lưu ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Gaspemin 40 Khi sử dụng thuốc Esmepra cần thận trọng các vấn đề sau:Thận trọng khi dùng thuốc cho người bị suy gan nặng, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.Trong quá trình sử dụng cần thận trọng khi lái xe hay vận hành máy móc.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Gaspemin 40, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Gaspemin 40 là thuốc kê đơn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.;;;;;Thuốc Sotig 40 có thành phần chính là Esomeprazo, được chỉ định điều trị trào ngược dạ dày thực quản, giảm thiểu các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, khó nuốt,... giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn. Sotig 40 thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, được sử dụng điều trị một số bệnh về dạ dày, giúp ăn ngon miệng hơn, cải thiện hiệu quả sức khỏe và tinh thần.Thuốc Sotig 40 có thành phần chính là hoạt chất Esomeprazole với hàm lượng 40mg. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao tan trong ruột, đóng theo hộp 3 vỉ x 10 viên. Sản phẩm thuộc nhà sản xuất Swiss Pharm Pvt., Ltd ẤN ĐỘ Thuốc Sotig 40 được chỉ định dùng cho các trường hợp:Trào ngược dạ dày-thực quản;Viêm xước thực quản do trào ngược;Viêm thực quản đã chữa lành để phòng ngừa tái phát (dùng dài hạn);Diệt trừ Helicobacter pylori;Chữa lành và phòng ngừa tái phát loét tá tràng nhiễm Helicobacter pylori;Người bệnh cần điều trị thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) liên tục và phòng ngừa loét dạ dày và loét tá tràng do dùng thuốc NSAID;Điều trị kéo dài sau khi đã điều trị phòng ngừa tái xuất huyết do loét dạ dày tá tràng bằng đường tĩnh mạch;Hội chứng Zollinger Ellison. 3. Liều lượng và cách dùng thuốc Sotig 40 Thuốc Sotig 40 được sử dụng bằng đường uống.Liều dùng thuốc như sau:Điều trị loét tá tràng: Liều dùng 20mg Esomeprazo/ ngày x 2-4 tuần;Loét dạ dày và viêm thực quản trào ngược: Liều dùng 20mg Esomeprazo/ ngày x 4-8 tuần;Có thể tăng 40mg Esomeprazo/ ngày ở bệnh nhân đề kháng với các trị liệu khác;Hội chứng Zollinger-Ellison: Liều dùng 60 mg Esomeprazo/ ngày;Dự phòng tái phát loét dạ dày, tá tràng 20-40mg Esomeprazo/ ngày.Trường hợp người bệnh quên liều hãy dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Nếu gần đến giờ dùng liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều quên. Không dùng gấp đôi liều Sotig 40 để bù. 4. Chống chỉ định dùng thuốc Sotig 40 Không dùng thuốc Sotig 40 cho người bệnh có tiền sử quá mẫn với Esomeprazole, phân nhóm Benzimidazole hoặc bất kỳ tác dược nào khác trong công thức thuốc. 5. Tương tác thuốc Sotig 40 Có thể xảy ra tương tác khi kết hợp chung Sotig 40 với một số thuốc sau:Esomeprazole ức chế CYP2C19 (Diazepam, Imipram, Citalỏpam, Imipramine, Phenytoin, Clomipramine...) nồng độ các thuốc này trong huyết tương có thể tăng và cần giảm liều dùng;Hiện chưa có báo cáo chính xác về tương tác xảy ra khi dùng thuốc với các loại kháng sinh, dược liệu hoặc thực phẩm chức năng khác.Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tham khảo ý kiến trước khi sử dụng thuốc Sotig 40 điều trị. 6. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Sotig 40 điều trị Trong quá trình sử dụng thuốc Sotig 40 điều trị, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn xảy ra như:Nhức đầu;Đau bụng, đầy hơi;Tiêu chảy;Buồn nôn/ nôn;Táo bón;Viêm da, ngứa da, nổi mề đay;Choáng váng;Khô miệng;Phù mạch;Phản ứng phản vệ;Tăng men gan;Dị cảm;Buồn ngủ hoặc mất ngủ;Lú lẫn, kích động, nóng nảy, trầm cảm, ảo giác;Nữ hóa tuyến vú;Viêm miệng;Nấm Candida đường tiêu hóa;Giảm bạch cầu;Giảm tiểu cầu;Mất bạch cầu hạt;Giảm toàn bộ tế bào máu;Tăng men gan, suy gan, viêm gan có hoặc không bị vàng da;Bệnh não viêm gan có hoặc không có vàng da, suy gan;Đau khớp, cơ và yếu cơ;Nhạy cảm ánh sáng;Hồng ban đa dạng;Hội chứng Stevens-Johnson;Rụng tóc;Viêm thận kẽ;Tăng tiết mồ hôi;Nhìn mờ rối loạn vị giác;Giảm natri máu.Người bệnh nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào trên đây hoặc tác dụng phụ khác không được liệt kê, hãy báo cáo cho bác sĩ hoặc đến trung tâm y tế gần nhà nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. 7. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Sotig 40 Người bệnh cần được loại trừ bệnh ác tính trong nghi ngờ bị loét dạ dày;Người bệnh trước khi dùng thuốc Sotig 40 điều trị cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ;Tuyệt đối không dùng thuốc khi hết hạn hoặc có dấu hiệu hết hạn(chảy nước, ẩm mốc, đổi màu,...);Cần hết sức thận trọng khi dùng Esomeprazo cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Nếu trường hợp cần thiết phải sử dụng Esomeprazo để tránh những nguy cơ đối với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, hãy tham khảo ý kiến chuyên viên y tế trước khi sử dụng;Chưa có báo cáo chính xác việc Esomeprazo gây ảnh hưởng đối với khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn người bệnh cần thận trọng dùng Esomeprazo khi lái xe và vận hành máy móc.Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Sotig 40. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.;;;;;Esoragim 40 thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, thành phần chính là Esomeprazol. Thuốc được dùng để điều trị trào ngược dạ dày - thực quản nặng, loét dạ dày - tá tràng, bệnh gây tăng tiết acid, phối với kháng sinh trong tiêu diệt vi khuẩn HP. Ở trẻ em từ 12 tuổi trở lên, thuốc Esoragim 40 được sử dụng trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản có viêm thực quản.Ở người lớn, thuốc Esoragim 40mg được sử dụng để điều trị loét dạ dày -t á tràng, trào ngược dạ dày - thực quản nặng (có biến chứng viêm loét thực quản do trào ngược), dự phòng loét dạ dày - tá tràng do dùng thuốc chống viêm không steroid, tiêu diệt vi khuẩn HP khi kết hợp với kháng sinh, các bệnh lý gây tăng tiết acid (trong đó có hội chứng Zollinger-Ellison). 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Esoragim 40 Esoragim 40 được uống ít nhất 1 giờ trước bữa ăn, nuốt nguyên viên thuốc với nước, không được nhai hoặc nghiền nát.Với trẻ từ 12 tuổi trở lên dùng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày-thực quản có viêm thực quản với liều 1 viên/ lần, 1 lần/ ngày trong 4 tuần liên tục, có thể điều trị thêm 4 tuần nếu vẫn chưa khỏi bệnh.Liều dùng cho người lớn được phân loại dựa vào loại bệnh như sau:Bệnh trào ngược dạ dày thực quản nặng có viêm thực quản: 1 viên/ lần, 1 lần/ ngày, trong 4 tuần liên tục, có thể điều trị thêm 4-8 tuần nếu vẫn chưa khỏi bệnh. Trong trường hợp bệnh rất nặng, có thể tăng liều lên 1 viên/ lần, 2 lần/ ngày.Điều trị loét dạ dày-tá tràng do vi khuẩn HP: Liều kết hợp với Amoxicillin và Clarithromycin gồm Esoragim 40 1 viên/ lần, 1 lần/ ngày, trong 10 ngày; Amoxicillin 1g/ lần, 2 lần/ ngày; Clarithromycin 500mg/ lần, 2 lần/ ngày trong 10 ngày.Dự phòng loét dạ dày-tá tràng do dùng thuốc NSAIDs liều 1 viên/ lần, 1 lần/ ngày.Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison liều khởi đầu 1 viên/ lần, 2 lần/ ngày, sau đó điều chỉnh tùy vào mức độ tăng tiết dạ dày, đa số được kiểm soát ở liều từ 80-160mg/ ngày, với liều trên 80mg/ ngày cần chia làm 2 lần uống.Với bệnh nhân suy gan nặng thì không được dùng quá 20mg/ ngày, suy gan nhẹ đến trung bình thì không cần giảm liều.Người suy thận và người cao tuổi không cần giảm liều so với liều tiêu chuẩn. 3. Chống chỉ định của thuốc Esoragim 40mg Thuốc Esoragim 40mg chống chỉ định trong các trường hợp sau:Trẻ em dưới 12 tuổi.Người mẫn cảm với Esomeprazole hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.Không dùng đồng thời với Nelfinavir, Atazanavir. 4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Esoragim 40mg Một số điều cần lưu ý trong quá trình dùng thuốc Esoragim 40mg gồm:Thuốc có thể giảm triệu chứng nôn ra máu, khó nuốt, đại tiện phân đen, và các triệu chứng cảnh báo ung thư khác. Từ đó, làm cho việc chẩn đoán ung thư đường tiêu hóa chậm trễ.Với người điều trị dài hạn (trên 1 năm) cần theo dõi cẩn thận vì việc điều trị dài hạn làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng như viêm teo dạ dày, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, loãng xương, giảm magnesi máu.Nguy cơ mắc viêm thận kẽ có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong quá trình điều trị và thường do một phản ứng quá mẫn vô căn.Giảm hấp thu vitamin B12 do giảm hoặc thiếu acid dịch vị, điều này cần xem xét khi điều trị dài hạn.Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú vì chưa có nhiều kinh nghiệm lâm sàng cho những trường hợp này. 5. Tác dụng phụ của thuốc Esoragim 40mg Trong quá trình sử dụng, thuốc Esoragim 40mg có thể gây ra một số tác dụng phụ gồm:Thường gặp (ADR > 1/100):Triệu chứng toàn thân gồm đau đầu, chóng mặt, ban ngoài da.Triệu chứng tiêu hóa gồm buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khô miệng.Ít gặp (1/1000 < ADR < 1/100):Triệu chứng toàn thân gồm mệt mỏi, mất ngủ, buồn ngủ, phát ban, ngứa.Mắt: rối loạn thị giác.Hiếm gặp (ADR < 1/1000):Triệu chứng toàn thân gồm nhạy cảm với ánh sáng, phù ngoại biên, sốt, đổ mồ hôi, co thắt phế quản, mày đay, phù mạch, sốc phản vệ.Hệ thần kinh trung ương gồm kích động, lo âu, lú lẫn, ảo giác.Huyết học gồm giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt.Gan gồm tăng enzym gan, vàng da, viêm gan, suy gan.Hệ tiêu hóa gồm rối loạn vị giác.Hệ cơ xương gồm đau khớp, đau cơ.Hệ tiết niệu gồm viêm thận kẽ.Da gồm viêm da, ban bọng nước, hội chứng stevens-johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc. 6. Tương tác thuốc Có thể xảy ra tương tác không mong muốn nếu sử dụng Esoragim 40mg đồng thời với các thuốc sau:Dùng đồng thời với Atazanavir, Nelfinavir, Clopidogrel có thể làm giảm tác dụng của những thuốc này.Dùng đồng thời với Warfarin và các dẫn chất khác của Coumarin có thể gây tăng INR dẫn đến chảy máu bất thường và tử vong, vậy nên cần theo dõi nghiêm ngặt chỉ số INR trong quá trình điều trị. Dùng đồng thời với các chất ức chế protease có thể dẫn đến thay đổi sự hấp thu của chúng.Dùng đồng thời với Tacrolimus có thể làm tăng nồng độ huyết thanh của nó. Do đó, nếu sử dụng thì trong quá trình điều trị cần theo dõi sát nồng độ tacrolimus và chức năng thận (độ thanh thải creatinin) để điều chỉnh liều phù hợp.Có thể làm tăng nồng độ Methotrexat nên cân nhắc tạm dừng Esoragim 40.Dùng đồng thời với Ketoconazol, Itraconazol, Erlotinib, Digoxin,.. làm thay đổi khả năng hấp thu các loại thuốc này.Dùng đồng thời với các thuốc chuyển hóa qua CYP2C19 như Diazepam, Citalopram, Imipramin, Clomipramin, Phenytoin có thể làm tăng nồng độ esoragim 40.Dùng đồng thời với Voriconazol có thể gây tăng nồng độ Esoragim 40 gấp 2 lần, cần thận trọng khi dùng liều cao.Dùng đồng thời với Cilostazol có thể làm tăng nồng độ Cilostazol và chất sau khi chuyển hóa.Bài viết đã cung cấp thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Esoragim 40mg. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Esoragim 40mg theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.;;;;;1. Thành phần và công dụng của thuốc Esalep Esomeprazole magnesium là thành phần chính của thuốc Esalep, ngoài ra, trong thuốc còn có thêm các tác dược khác vừa đủ theo chỉ định của nhà sản xuất. Thuốc được bào chế, đóng gói đưa ra thị trường dưới dạng hộp 2 vỉ x 10 viên.Với thành phần và hoạt chất trên thuốc Esalep được chỉ định điều trị những loại bệnh lý sau:Dùng trong điều trị hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản (GERD).Điều trị loét đường tiêu hóa.Hội chứng Zollinger-Ellison.Ngoài ra các bác sĩ, dược sĩ còn chỉ định thuốc cho một bài bệnh lý khác. Esalep vốn là loại thuốc kê đơn, vì thế chỉ dùng khi được bác sĩ kê đơn. 2. Liều dùng thuốc Esalep trong điều trị bệnh Liều dùng thuốc Esalep ở mỗi bệnh nhân là khác nhau, bởi điều này còn phụ thuộc vào từng tình trạng bệnh lý cũng như độ tuổi của mỗi người. Người bệnh có thể tham khảo liều dùng thuốc sau đây:Người mắc chứng khó tiêu do acid. 10 hoặc 20 mg/ngày trong 2-4 tuần.Điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Liều thông thường 20 mg x 1 lần/ngày trong 4 tuần. Nếu bệnh chưa khỏi hoàn toàn có thể dùng thêm 4 đến 8 tuần. Trong trường hợp viêm thực quản dai dẳng, có thể dùng liều 40 mg/ngày.Liều duy trì sau khi khỏi viêm thực quản là 20 mg x 1 lần/ngày và đối với chứng trào ngược acid là 10 mg/ngày.Bị loét đường tiêu hóa: 20 mg/ngày, hoặc 40 mg/ngày trong trường hợp bệnh nặng. Có thể tiếp tục điều trị trong 4 tuần đối với loét tá tràng và 8 tuần đối với loét dạ dày. Liều duy trì nên là 10-20 mg x 1 lần/ngày.Điều trị loét dạ dày do thuốc kháng viêm không steroid: 20 mg/ngày; liều 20 mg/ngày được dùng để phòng ngừa ở những bệnh nhân có tiền sử bị thương tổn dạ dày tá tràng cần phải tiếp tục điều trị bằng thuốc kháng viêm không steroid.Hội chứng Zollinger-Ellison: 60 mg x 1 lần/ngày, điều chỉnh khi cần thiết. Liều dùng mỗi ngày trên 80 mg nên chia làm 2 lần.Lưu ý đặc biệt liều dùng cho người bị suy giảm chức năng thận, gan và người cao tuổi. Bởi những đối tượng này rất dễ nhạy cảm với thuốc.Hiện thuốc Esalep không được chỉ định cho trẻ em, vì thế cha mẹ cần hết sức lưu ý. 3. Những tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Esalep Trong quá trình dùng thuốc, một số ít người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ. Sẽ tùy theo cơ địa mà những tác dụng phụ này có thể nhẹ hoặc nặng với những biểu hiện như:Thường gặp:Nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt.Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, chướng bụng.Ít gặp:Mất ngủ, lú lẫn, chóng mặt, mệt mỏi.Nổi mày đay, ngứa, nổi ban.Theo đánh giá những tác dụng phụ trên sẽ không ảnh hưởng quá nghiêm trọng tới sức khỏe, sau một thời gian ngừng dùng thuốc mọi phản ứng sẽ thuyên giảm và biến mất, vì thế người bệnh không nên quá lo lắng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn bạn vẫn nên chia sẻ với bác sĩ để có những chỉ định phù hợp.Bên cạnh đó để hạn chế tối đa phản ứng phụ, người bệnh nên chú ý như sau:Thuốc nên được uống vào cùng một thời điểm trong ngày. Thuốc nên nuốt nguyên viên, không nghiền hay bẻ thuốc, bởi có thể ảnh hưởng tới công dụng của thuốc. Trong thời gian điều trị, người bệnh không nên sử dụng rượu bia hay đồ uống có cồn, bởi có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.Thuốc cần uống đủ liều, đúng lượng theo đơn, không tự ý ngừng sử dụng thuốc kể cả khi bệnh có xu hướng thuyên giảm. Bởi việc dùng thuốc không đủ lượng bệnh vẫn có nguy cơ tái phát trở lại. 4. Những lưu ý quan trọng khi dùng thuốc Esalep Theo thông tin từ phía nhà sản xuất, thuốc Esalep không nên dùng cho những đối tượng sau:Không nên dùng thuốc cho người quá mẫn với omeprazol, esomeprazol, hoặc các dẫn xuất benzimidazol khác.Phụ nữ đang nuôi con bú hay mang thai không nên dùng thuốc, bởi những thành phần trong thuốc có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi và em bé. Nguy hiểm nhất phải kể đến là gây nên dị tật thai nhi.Thuốc Esalep không nên được dùng trong thời gian dài, trung bình sẽ điều trị với thời gian từ 4 tới 8 tuần. Vì thế bệnh nhân không nên quá lạm dụng mà cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.Quên liều và quá liều và tình trạng rất hay xảy ra trong quá trình dùng thuốc. Điều này nếu diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới tiến trình điều trị bệnh. Vì thế nếu quên liều, bệnh nhân cần uống ngay khi nhớ ra nếu thời gian quên chưa quá 2 tiếng. Ngoài ra để hạn chế tối đa tình trạng quên liều, quá liều người bệnh có thể đặt chuông báo thức để nhắc nhở thời gian uống thuốc.Tóm lại, thuốc Esalep là thuốc có tác dụng cho đường tiêu hóa, trước khi sử dụng trong điều trị bất cứ bệnh lý nào, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để có những tư vấn phù hợp nhằm đạt được kết quả tốt khi điều trị.
question_334
Công dụng thuốc Vasmetine
doc_334
Vasmetine có chứa hoạt chất chính là Acrivastine - là một chất tác dụng ức chế lên thụ thể histamin H1. Thụ thể H1 có mặt ở nhiều loại tế bào như cơ trơn đường hô hấp, mạch máu, bạch cầu ái toan và bạch cầu trung tính,... Trong cơ thể luôn có sự cân bằng giữa 2 dạng hoạt động và dạng không hoạt động của thụ thể này. Histamin giúp ổn định dạng hoạt động của H1 và thuốc kháng histamin làm ổn định dạng không hoạt động.Cơ chế tác dụng của Vasmetine là đối kháng cạnh tranh với thụ thể histamin tại tế bào đích, khiến histamin không gắn được vào thụ thể H1, làm các thụ thể trở về trạng thái không hoạt động, dẫn đến giảm các triệu chứng ngứa, hắt hơi, chảy mũi, phù, co mạch,... trong bệnh lý dị ứng. Thuốc có tác dụng đối kháng mạnh, thời gian tác dụng kéo dài, chọn lọc cao với các thụ thể histamin H1 và không có tác dụng kháng cholinergic.Thuốc hấp thu nhanh qua đường uống, đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau khoảng 1.5 giờ. Sau khi vào cơ thể phân bố khắp các tổ chức, kể cả hệ thần kinh trung ương (tỷ lệ rất thấp). Vasmetine thải trừ chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng không chuyển đổi, một số ít thải trừ qua phân (13%). 2. Chỉ định của thuốc Vasmetine Thuốc Vasmetine được sử dụng trong các trường hợp bệnh lý sau:Điều trị các triệu chứng của viêm mũi dị ứng do thời tiết, viêm mũi dị ứng theo mùa như: Hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, ngứa họng, chảy nước mắt,...Bệnh lý mày đay mạn tính vô căn, mày đay tăng tiết cholin, mày đay do lạnh.Các bệnh lý dị ứng phấn hoa, dị ứng khói bụi, dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết,... 3. Chống chỉ định của thuốc Vasmetine Không sử dụng thuốc Vasmetine trong các trường hợp sau. Dị ứng với thành phần Acrivastine hay bất cứ thành phần nào khác của thuốc.Trẻ em dưới 12 tuổi; Bệnh nhân suy giảm chức năng thận mức độ nặng không có chỉ định dùng thuốc Vasmetine.Lưu ý khi sử dụng thuốc Vasmetine. Không sử dụng thuốc ở những bệnh nhân có các bệnh lý di truyền hiếm gặp như kém hấp thu glucose-galactose, không dung nạp galactose, thiếu hụt men lactase Lapp do trong thành phần thuốc có chứa Lactose.Trong thành phần thuốc có chứa natri starch glycolat, sử dụng thận trọng ở các trường hợp ăn kiêng muối.Bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa porphyrin, bí tiểu, glocom góc đóng, phì đại tuyến tiền liệt, hẹp hay tắc nghẽn môn vị, động kinh, suy giảm chức năng gan, bệnh nhân lớn tuổi cần thận trọng và theo dõi nghiêm ngặt khi sử dụng thuốc Vasmetine do nguy cơ nặng nề các bệnh lý đi kèm.Kiểm tra, đánh giá chức năng thận trước và trong suốt quá trình dùng thuốc đối với bệnh nhân có suy giảm chức năng thận mức độ nhẹ đến trung bình.Chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết ở phụ nữ có thai và đang cho con bú do chưa đảm bảo tính an toàn tuyệt đối cho thai nhi và trẻ bú mẹ.Thuốc có thể gây buồn ngủ nhưng với tỉ lệ rất thấp. Tuy nhiên, các tài xế lái xe, người vận hành máy móc hay người làm việc đòi hỏi sự tập trung tỉ mỉ nên cân nhắc ngừng công việc trong thời gian dùng thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả làm việc. 4. Tương tác thuốc của Vasmetine Một số tương tác có thể xảy ra khi phối hợp sử dụng Vasmetine với các thuốc khác như sau:Sử dụng rượu bia hay các thực phẩm có cồn trong thời gian dùng thuốc có thể gây ức chế thần kinh trung ương.Không dùng đồng thời Terfenadin với Vasmetine do nguy cơ làm thay sinh khả dụng của cả hai và tăng độc tính cho cơ thể.Các thuốc Ketoconazol và Erythromycin làm ức chế chuyển hóa Vasmetine ở gan, làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim nghiêm trọng ở tâm thất.Một số tương tác thuốc khác của Vasmetine chưa được báo cáo đầy đủ, vì vậy trước khi sử dụng thuốc nên thông báo với bác sĩ tất cả các thuốc bạn đang sử dụng để đề phòng các tác dụng không mong có thể xảy ra. 5. Liều dùng và cách dùng Cách dùng:Vasmetine được bào chế dưới dạng viên nén bao phim hàm lượng 8mg. Uống nguyên viên thuốc với nước, không tách rời hay bẻ đôi viên thuốc.Liều dùng:Bệnh nhân từ 12 tuổi đến dưới 65 tuổi: Uống 1 viên (8mg)/ lần x 3 lần/ ngày.Bệnh nhân trên 65 tuổi nếu các chỉ số chức năng gan thận trong giới hạn bình thường thì có thể dùng liều như người lớn. Tuy nhiên, cân nhắc lợi ích và rủi ro khi dùng thuốc cho đối tượng này, chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết và không có các biện pháp điều trị thay thế khác.Chưa kiểm chứng được hiệu quả và tính an toàn của thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi.Liều dùng chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy từng đối tượng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định liều dùng Vasmetine khác nhau.Chưa có báo cáo về các trường hợp quá liều Vasmetine, các trường hợp dùng liều cao đến 1200mg/ ngày chỉ xuất hiện triệu chứng buồn ngủ, đau đầu, rối loạn tiêu hóa.Nếu quên một liều, uống lại ngay khi nhớ ra; trường hợp gần đến thời gian uống liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên và uống tiếp theo chỉ định. Không được uống gấp đôi liều Vasmetine đã quên. 6. Tác dụng phụ của thuốc Vasmetine Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi dùng thuốc Vasmetine:Khó thở, sưng phù mặt, phù ngoại vi, có thể phát ban do quá mẫn với các thành phần của thuốc.Chóng mặt, ngủ gà, buồn ngủ nhẹ, mệt mỏi.Khô miệng.Mất khả năng phối hợp vận động, rối loạn tâm thần vận động.Co giật, tăng tiết mồ hôi, đau có.Các phản ứng ngoại tháp như: run, bối rối, ù tai, đánh trống ngực, loạn nhịp tim.Rụng tóc.Tóm lại, Vasmetine là thuốc chống dị ứng được chỉ định trong các trường hợp dị ứng do thời tiết, dị ứng dị nguyên lạ từ môi trường, mày đay mạn tính vô căn,... Thuốc tương đối lành tính, hiệu quả sử dụng cao đặc biệt hiếm khi gây tác dụng phụ là buồn ngủ.
doc_58452;;;;;doc_12374;;;;;doc_1184;;;;;doc_35499;;;;;doc_62173
Vasmitel là thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị võng mạc mắt bị tổn thương mạch máu và hỗ trợ dự phòng các cơn đau thắt ngực. Trong bài viết này, các bạn có thể tìm hiểu về cách sử dụng và những lưu ý khi dùng thuốc để nhận được hiệu quả trị bệnh tốt nhất. Vasmitel là thuốc có chứa thành phần chính Trimetazidin dihydroclorid hàm lượng 20mg. Hoạt chất này được biết đến với khả năng giảm sự nhiễm toan trong tế bào. Đồng thời, Trimetazidin phát huy tốt hiệu quả duy trì năng lượng cho tế bào trong trường hợp thiếu máu cục bộ, thiếu oxy máu.Trimetazidin cũng giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các độc tính do gốc tự do gây ra để bảo vệ các tế bào hiệu quả. 2. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Vasmitel 2.1. Chỉ định thuốc Vasmitel. Với tác dụng trên, Vasmitel 20 được dùng trong điều trị các vấn đề sau:Trong khoa mắt: Bệnh nhân bị tổn thương mạch máu võng mạc mắt.Trong khoa tim: Sử dụng trong điều trị dự phòng các cơn đau thắt ngực, di chứng của bệnh nhồi máu cơ tim.Trong khoa tai - mũi - họng: Vasmitel phát huy hiệu quả đối với hội chứng chóng mặt, ù tai.2.2. Chống chỉ định thuốc Vasmitel. Thuốc Vasmitel được chống chỉ định trong các trường hợp sau:Bệnh nhân bị suy tim hoặc mắc trụy mạch.Phụ nữ đang có bầu hoặc đang trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, trẻ nhỏ dưới 18 tuổi không nên dùng Vasmitel.Người mẫn cảm với Trimetazidin.Bệnh nhân Parkinson và người suy thận nặng. 3. Liều dùng và cách dùng thuốc Vasmitel Bệnh nhân bệnh đau thắt ngực sử dụng Vasmitel 3 lần/ngày, mỗi lần dùng 1 viên. Khi bệnh được kiểm soát có thể giảm liều xuống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.Bệnh nhân mắc bệnh về mắt, tai: Sử dụng từ 2-3 lần/ngày, mỗi lần dùng 1 viên Vasmitel.Do được bào chế dạng viên nén bao phim nên bệnh nhân sử dụng thuốc bằng đường uống vô cùng tiện lợi. Đặc biệt, người bệnh nên uống trước khi bắt đầu bữa ăn là tốt nhất. 4. Tác dụng phụ của Vasmitel Tùy theo cơ địa và tình trạng sức khỏe của từng người mà trong quá trình sử dụng Vasmitel bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn sau:Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây buồn nôn, nôn, không muốn ăn, dạ dày bị khó chịu.Ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây đau đầu, hoa mắt, cảm giác chóng mặt.Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch gây dị ứng, phát ban.Một số trường hợp sử dụng Vasmitel gây tăng men gan. 5. Tương tác thuốc Vasmitel có nguy cơ tương tác với một số loại thuốc khác làm giảm tác dụng và tăng nguy cơ phản ứng phụ. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi có ý định phối hợp thuốc với bất kỳ thuốc nào khác để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình trị bệnh. 6. Thận trọng khi dùng Vasmitel Trong quá trình sử dụng Vasmitel, người bệnh cần tuân thủ theo đúng liều lượng sử dụng thuốc đã được chỉ định, tuyệt đối không quên liều để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.Thuốc có thể gây rối loạn vận động nên bạn cần ngưng sử dụng thuốc ngay nếu xuất hiện các vấn đề bất thường.Không sử dụng Vasmitel đã quá hạn sử dụng và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.Bạn cần thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc có tiền sử dị ứng, tình trạng sức khỏe hiện tại như đang mang thai, chuẩn bị phẫu thuật để có chỉ định tốt khi dùng thuốc.Thận trọng khi dùng Vasmitel ở những bệnh nhân có vấn đề về thận vừa phải và những người cao tuổi trên 75 tuổi.Thuốc có khả năng ảnh hưởng đến hệ thần kinh nên tuyệt đối không sử dụng cho người cần điều khiển máy móc hoặc làm những công việc đòi hỏi sự tỉnh táo.Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Vasmitel. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Vasmitel theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.;;;;;Basmetin thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu. Thuốc được chỉ định điều trị các trường hợp viêm nhiễm ở da. Hãy cùng tìm hiểu cách sử dụng và những lưu ý khi dùng thuốc Basmetin trong bài viết dưới đây. Thuốc Basmetin chứa thành phần Deflazacort hàm lượng 6mg và các tá dược khác vừa đủ 1 viên. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén bao phim, quy cách đóng gói dạng hộp 2 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên Thuốc Basmetin được chỉ định điều trị trong các trường hợp dưới đây:Điều trị tình trạng viêm nhiễm như: Viêm khớp, dị ứng, hen suyễn.Điều trị các tình trạng về da, thận, tim hay hệ tiêu hóa, tình trạng về mắt hoặc máu.Điều trị những tăng trưởng bất thường trong cơ thể.Thuốc Basmetin chống chỉ định trong các trường hợp:Người bệnh dị ứng với hoạt chất Deflazacort và các tá dược khác có trong thành phần của thuốc.Phụ nữ đang trong thai kỳ và nuôi con bằng sữa mẹ.Người bệnh đang mắc các tình trạng bệnh lý như loét đường tiêu hóa, các tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm virus như bệnh lao giai đoạn tiến triển, nhiễm Herpes simplex mắt, nhiễm Herpes – zoster, thủy đậu, nhiễm nấm toàn thân, thời kỳ trước và sau khi tiêm chủng. 3. Liều lượng và cách dùng thuốc Basmetin Thuốc Basmetin bào chế ở dạng viên nén bao phim nên bệnh nhân sử dụng bằng đường uống. Thuốc nên uống nguyên viên với nước sôi để nguội. Người bệnh nên dùng thuốc ở cùng một thời điểm nhất định trong ngày, khi đó sẽ phát huy được tác dụng hiệu quả và sớm điều trị bệnh dứt điểm.Dưới đây là liều dùng thuốc Basmetin:Người lớn:Liều dùng trong thời gian điều trị có thể lên đến 120mg/ngày.Liều dùng để duy trì ở mức từ 3 - 18mg/ngày.Trẻ em:Liều dùng thông thường được khuyến cáo là 0,25 – 1,5mg/kg/ngày, uống cách ngày.Chú ý: Liều dùng trên chỉ là liều dùng khuyến cáo sử dụng. Bác sĩ điều trị dựa vào tình trạng, sức khỏe của mỗi người bệnh để chỉ định liều dùng thích hợp. 4. Tác dụng phụ của thuốc Basmetin Bác sĩ luôn xem xét giữa lợi ích mà thuốc Basmetin đem lại cho bệnh nhân và nguy cơ có thể xảy ra các tác dụng phụ để chỉ định dùng thuốc thích hợp.Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi dùng thuốc, chủ yếu khi người bệnh được điều trị lâu dài bao gồm:Loét dạ dày ruột, giữ nước, tăng huyết áp, làm trầm trọng thêm chứng đái tháo đường, nhược cơ, loãng xương, tổn thương ở mắt và da, vết thương dễ bị nhiễm trùng, dễ tăng cân và rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.Chóng mặt, đau đầu, kích động, mất ngủ.Rối loạn cơ trầm trọng khi dùng liều cao và dùng trong thời gian quá dài.Trường hợp người bệnh có những tác dụng phụ hiếm gặp mà chưa có trong tờ hướng dẫn sử dụng. Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa nếu thấy nghi ngờ ngờ về các tác dụng phụ của thuốc Basmetin. 5. Tương tác thuốc Basmetin Để tránh tình trạng tương tác thuốc trước khi được kê đơn Basmetin, người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Basmetin phù hợp. 6. Các lưu ý khi dùng thuốc Basmetin Một số lưu ý khi người bệnh dùng thuốc Basmetin như sau:Dùng thuốc thận trọng ở những bệnh nhân có bệnh tim mạch như suy tim sung huyết, cao huyết áp động mạch, bệnh huyết khối tắc mạch, nhiễm khuẩn, các bệnh về thực quản, dạ dày, ruột, bệnh đái tháo đường, rối loạn cảm xúc, rối loạn tâm thần, động kinh, glocom, giảm hoặc động tuyến giáp và/ hoặc xơ gan.Một số trường hợp (như phẫu thuật, nhiễm khuẩn,... ) cần phối hợp với thuốc corticoid để đạt hiệu quả điều trị và bác sĩ nên biết nếu bệnh nhân đang mắc hay đã mắc một vài chứng bệnh nào đó.Sau liệu trình điều trị một thời gian dài với thuốc, người bệnh nên được ngưng dùng thuốc một cách từ từ. Không ngưng thuốc đột ngột nếu không có chỉ định của bác sĩ.Khi điều trị thuốc trong một thời gian dài cho đối tượng là trẻ em, có thể có nguy cơ làm ức chế quá trình lớn lên và phát triển về thể chất. Vì vậy, cần cân nhắc trước khi dùng thuốc và tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.Các vận động viên thể thao cần chú ý là thuốc này có chứa Deflazacort, một hoạt chất có thể cho kết quả dương tính khi xét nghiệm sử dụng chất kích thích.Chưa có đầy đủ thông tin về mức độ ảnh hưởng của thuốc ở đối tượng làm các công việc như điều khiển phương tiện giao thông hay vận hành máy móc.Thuốc Basmetin có chứa thành phần lactose. Một số trường hợp không dung nạp lactose đã được ghi nhận ở trẻ em và thiếu niên. Tùy theo hàm lượng thuốc được sử dụng để khởi phát các triệu chứng về không dung nạp lactose như tiêu chảy. Người bệnh nên thông báo cho bác sĩ điều trị nếu xảy ra tình trạng trên.Phụ nữ có thai: Khi sử dụng thuốc Basmetin có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, không nên sử dụng thuốc này, trừ khi thực sự cần thiết cho lợi ích điều trị của người mẹ.Phụ nữ cho con bú: Thuốc được bài tiết qua sữa mẹ. Vì vậy, để hạn chế các nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ bú mẹ, không nên dùng thuốc trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp người bệnh phải dùng thuốc cho quá trình điều trị, có thể ngưng cho con bú. Khi quên uống 1 liều thuốc, người bệnh nên uống ngay khi nhớ ra. Có thể sử dụng trong vòng 1 - 2 giờ so với thời gian uống thuốc thông thường. Trong trường hợp đã đến gần thời điểm uống thuốc của liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên. Không uống thuốc với lượng gấp đôi để bù lại liều đã quên trước đó.Khi quá liều thuốc so với chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân thường gặp các triệu chứng quá liều như buồn ngủ, co giật, khó thở, suy giảm ý thức, suy hô hấp, nhịp tim nhanh,... Người bệnh nên ngừng dùng thuốc và thông báo cho bác sĩ điều trị. Đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất khi tình trạng ngày càng nặng hơn. Người bệnh cần mang theo toa thuốc hoặc vỏ hộp thuốc để bác sĩ nắm thông tin, xử trí nhanh chóng và kịp thời.Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Basmetin. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc Basmetin theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Lưu ý, Basmetin là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.;;;;;Vacometa thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, được dùng để điều trị các triệu chứng đau do viêm thực quản, dạ dày và ruột. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của thuốc Vacometa. Thuốc Vacometa có hoạt chất chính là Diosmectite, một loại nhôm magnesi silicat thiên nhiên. Thuốc bào chế dạng cốm, có chứa 3g Diosmectite.Thuốc Vacometa có tác dụng:Nhờ có độ nhớt và độ bám hút cao, Diosmectite có khả năng bảo vệ niêm mạc tiêu hóa do phủ lên bề mặt chúng một lớp màng đồng nhất.Diosmectite liên kết nhiều hóa trị với glycoprotein của màng nhầy ruột, làm tăng khả năng đề kháng của lớp dịch nhầy đối với các tác nhân kích thích niêm mạc ruột như: Acid hydrocloric, các muối acid mật và tác nhân kích thích khác.Diosmectite có khả năng hấp phụ độc tố, virus, vi khuẩn, dịch, khí, do đó, làm giảm các triệu chứng của bệnh tiêu chảy, viêm thực quản, viêm dạ dày và ruột.Diosmectite có tác dụng cầm máu tại chỗ nên chống xuất huyết khi ruột bị kích thích. 2. Chỉ định của thuốc Vacometa Thuốc Vacometa được chỉ định trong các trường hợp sau:Điều trị các triệu chứng đau do viêm thực quản, dạ dày và ruột.Hỗ trợ bù dịch, điện giải trong tiêu chảy cấp và mạn tính, đặc biệt ở trẻ em. 3. Chống chỉ định của thuốc Vacometa Các trường hợp không dùng được thuốc Vacometa:Người có tiền sử dị ứng với Diosmectite và các thành phần khác trong thuốc.Tiêu chảy cấp mất nước và điện giải nặng ở trẻ em. 4. Cách dùng - liều lượng thuốc Vacometa Cách dùng:Pha gói thuốc với nước sôi để nguội, uống khi thuốc cốm tan hoàn toàn.Dùng thuốc xa bữa ăn. Tuy nhiên, nếu bạn bị viêm thực quản hãy dùng thuốc sau bữa ăn.Liều lượng ở trẻ em:Trẻ dưới 1 tuổi: Uống ngày 2 lần, mỗi lần 1⁄2 gói.Trẻ từ 1 - 2 tuổi: Uống ngày 3 lần, mỗi lần 1⁄2 gói.Trẻ từ 2 tuổi trở lên: Uống 1 gói x 2 lần/ ngày.Bạn có thể pha thuốc với 50ml nước, để trẻ uống nhiều lần trong ngày hoặc trộn thuốc vào thức ăn dạng sệt.Liều dùng ở người lớn:Uống 1 gói/ lần x 3 lần/ ngày.Trường hợp bị tiêu chảy cấp tính, có thể tăng liều gấp đôi. 5. Tác dụng phụ của thuốc Vacometa Tác dụng không mong muốn thường thấy nhất của thuốc Vacometa là táo bón. Khi thấy xuất hiện tình trạng này bạn cần trao đổi với bác sĩ của bạn để xem xét việc giảm liều lượng thuốc. 6. Thận trọng, lưu ý khi dùng thuốc Vacometa Nếu bạn bị sốt không nên dùng thuốc quá 2 ngày.Diosmectit chỉ là biện pháp hỗ trợ bù dịch điện giải, không phải là thuốc điều trị mất nước. Khi bạn bị mất nước cần được đánh giá mức độ tiêu chảy, toàn trạng và tuổi để có liệu pháp bù nước phù hợp.Nếu bạn đang có thai hoặc đang trong thời gian cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.Trong thời gian dùng thuốc nếu bạn quên uống một liều thuốc, hãy bổ sung lại liều đó càng sớm càng tốt, tuy nhiên không nên uống quá gần liều kế tiếp, tránh tình trạng dùng thuốc quá liều.Nếu bạn dùng thuốc quá liều chỉ định và thấy cơ thể có triệu chứng bất thường, hãy liên hệ với các bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn xử trí đúng cách.Trên đây là những thông tin cơ bản về thuốc Vacometa, nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi thắc mắc nào về thuốc, hãy liên hệ với bác sĩ/ nhân viên y tế có chuyên môn để được giải đáp.;;;;;Vaslaselli là thuốc nằm trong nhóm thuốc điều trị các bệnh lý về tim mạch.Thành phần chính của thuốc chứa Trimetazidin dihydroclorid hàm lượng 20mg.Trimetazidin là một thuốc dùng để trị các chứng đau thắt nhờ khả năng tác động trực tiếp để bảo vệ các tế bào cơ tim. Đây cũng là thuốc duy nhất thuộc nhóm các hợp chất mới có tác dụng chống thiếu máu cục bộ mà không hề gây ra bất kỳ một thay đổi huyết động nào. Không những thế, thuốc có hiệu quả cải thiện tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim rất tốt. Trimetazidin làm giảm nguy cơ bị thiểu năng tâm thất trái, ngăn ngừa tình trạng giãn mạch ngoại biên quá mức và làm giảm tác dụng phụ của một số thuốc khác trong điều trị đau thắt.Thực nghiệm lâm sàng cho thấy thuốc hấp thu tương đối nhanh, đạt đỉnh trong huyết tương chỉ sau 2 giờ kể từ khi uống thuốc.Tác dụng chính của Trimetazidin:Giúp giữ ổn định năng lượng cho tế bào, bảo vệ tế bào trước tình trạng thiếu máu cục bộ hoặc giảm oxy máu toàn thân.Làm giảm sự gia tăng của đoạn ST trong điện tâm đồ trên nền nhồi máu cơ tim, ngăn chặn các biểu hiện điện sinh lý do thiếu máu cục bộ gây ra.Thuốc làm giảm tình trạng nhiễm toan trong tế bào.Trong một vài thí nghiệm được tiến hành trên chuột, các chuyên gia thấy rằng Trimetazidin có khả năng ngăn ngừa tình trạng giảm dự trữ ATP cũng như AMP vòng trong các tế bào cơ tim và tế bào não, giúp duy trì hoạt động chức năng của các enzym ty lạp thể để đảm bảo cho việc sản xuất năng lượng cho tế bào gan.Mặt khác, Trimetazidin còn làm giảm độc tính của các gốc tự do gây ra cho cơ thể.Nhờ những tác dụng trên, Trimetazidin được chỉ định dùng trong:Điều trị suy mạch vành.Điều trị tổn thương mạch máu ở võng mạc và điều trị giảm thính lực, chóng mặt do nguyên nhân vận mạch... 2. Tác dụng của thuốc Vaslaselli Công dụng chính của thuốc Vaslaselli là giúp bảo vệ tế bào, giảm các cơn đau thắt, ngăn ngừa sự giãn mạch ngoại biên và chống thiếu máu cục bộ cơ tim.Vaslaselli được chỉ định trong các trường hợp:Điều trị dự phòng cơn đau thắt ngực.Điều trị các thương tổn mạch máu ở võng mạc.Điều trị một số bệnh lý liên quan đến tai mũi họng như hội chứng Meniere, chóng mặt do yếu tố vận mạch, thường xuyên bị ù tai.Chống chỉ định dùng thuốc với:Người có tiền sử dị ứng hay mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.Bệnh nhân bị suy tim, trụy mạch. 3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Vaslaselli Vaslaselli được sản xuất dưới dạng viên nén bao phim. Thuốc được dùng theo đường uống, không sử dụng pha tiêm truyền hay các đường dẫn thuốc khác.Liều dùng thuốc:Đối với điều trị các bệnh lý về tai và mắt: uống ngày 40 đến 60 mg chia làm 2 - 3 lần.Đối với điều trị cơn đau thắt ngực hay bệnh nhân suy mạch vành: uống ngày 20mg x 3 lần, tùy theo tình trạng và đáp ứng của bệnh nhân để có thể chỉnh liều về 20mg x 2 lần/ngày. 4. Tác dụng phụ và những lưu ý khi sử dụng thuốc Vaslaselli Một số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc Vaslaselli:Nhức đầu, buồn nôn, chán ăn.Cảm giác khó chịu ở vùng dạ dày, men gan tăng.Một số bệnh nhân bị phát ban trên da.Để an toàn khi dùng thuốc, hạn chế được nguy cơ xảy ra các tác dụng không mong muốn, khi dùng thuốc cần lưu ý những điều sau:Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi tăng giảm liều lượng thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa hay những người có chuyên môn về y dược.Không dùng thuốc trên phụ nữ có thai hay đang trong thời kỳ cho con bú.Thận trọng khi chỉ định thuốc trên bệnh nhân cao tuổi.Nếu bị quên liều thuốc, uống ngay khi nhớ ra. Trường hợp bị sát giờ liều tiếp theo, bỏ qua liều cũ, không dùng liều sau gấp đôi để bù lại liều đã bị quên.Thuốc có thể gây nhức đầu nên cần thận trọng ở những người lái xe hay đang vận hành máy móc.Bảo quản thuốc đúng theo quy định hướng dẫn của nhà sản xuất.Không uống thuốc khi đã hết hạn sử dụng.Để thuốc xa tầm với của trẻ.Hiện nay, trên lâm sàng có rất nhiều các loại thuốc điều trị tim mạch khác nhau. Mỗi loại thuốc đều có những công dụng điều trị riêng, phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân cụ thể với những chẩn đoán và triệu chứng lâm sàng khác nhau. Vì thế, việc hiểu về bệnh, biết về thuốc để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, chỉ định thuốc tốt nhất cho bệnh nhân là điều rất cần thiết. Hãy tham khảo thêm ý kiến tư vấn từ các bác sĩ hay chuyên gia để có những lựa chọn điều trị phù hợp với sức khỏe, không gây hại cho bản thân và gia đình.;;;;;Vataseren là một loại thuốc tim mạch được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với thành phần chính trong mỗi viên thuốc là Trimetazidin dihydroclorid 20mg.Trimetazidin có tác dụng hỗ trợ điều trị đau thắt ngực. Trimetazidin gây ức chế beta oxy hóa các acid béo, làm thúc đẩy oxy hóa glucose, giúp tối ưu các quá trình năng lượng trong tế bào, giúp duy trì chuyển hóa năng lượng khi bị thiếu máu. Trimetazidin có tác dụng chống thiếu máu cơ tim cục bộ nhưng không gây ảnh hưởng đến huyết động.Thuốc Vataseren được chỉ định trong trường hợp sau:Đau thắt ngực ổn định.Thuốc Vataseren chống chỉ định trong các trường hợp sau:Người quá mẫn với thành phần của thuốc.Rối loạn vận động, triệu chứng Parkinson, hội chứng chân không nghỉ.Suy thận nặng.Lưu ý khi sử dụng thuốc Vataseren:Hiện tại, chưa có đủ bằng chứng lâm sàng để loại trừ nguy cơ thuốc Vataseren gây dị tật thai nhi, vì vậy để đảm bảo an toàn, bạn không dùng thuốc này khi đang mang thai.Hiện tại, chưa có dữ liệu về sự có mặt của thuốc Vataseren trong sữa mẹ, vì vậy cần tránh dùng thuốc này khi cho con bú hoặc ngừng cho con bú khi sử dụng thuốc.Những người lái xe và vận hành máy móc: Thuốc Vataseren có thể gây ra các tác dụng phụ như là buồn ngủ, chóng mặt. Vì vậy bạn không lái xe hay vận hành máy móc khi gặp phải các dấu hiệu bất thường này.Thuốc Vataseren chỉ có tác dụng hỗ trợ, không phải là thuốc đặc hiệu điều trị đau thắt ngực, không sử dụng thuốc này để điều trị ban đầu cho tình trạng đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim, trước giai đoạn nhập viện hoặc những ngày đầu nhập viện.Nếu xuất hiện tình trạng đau thắt ngực khi dùng thuốc Vataseren, cần phải đánh giá lại bệnh mạch vành và hiệu quả của thuốc.Trimetazidin trong thuốc Vataseren có thể làm nặng thêm bệnh Parkinson, vì vậy cần thận trọng khi dùng ở các đối tượng này.Thận trọng khi sử dụng thuốc Vataseren cho người suy thận mức độ trung bình và người trên 75 tuổi. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Vataseren Cách sử dụng thuốc Vataseren như sau:Thuốc được sử dụng bằng đường uống.Uống nguyên viên thuốc, trong bữa ăn.Nên sử dụng thuốc vào những thời điểm cố định trong ngày để đảm bảo hiệu quả của thuốc.Liều dùng thuốc Vataseren cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, liều thuốc tham khảo như sau:Người lớn: Sử dụng liều 1 viên/lần x 3 lần/ngày. Sau 3 tháng điều trị, bệnh nhân cần được đánh giá hiệu quả điều trị để có điều chỉnh phù hợp.Người suy thận trung bình (độ thanh thải Creatinin từ 30 - 60ml/phút): Sử dụng liều 1 viên/lần x 2 lần/ngày, uống thuốc vào buổi sáng và tối.Cần điều chỉnh liều thuốc Vataseren cho người cao tuổi nếu như chức năng thận suy giảm.Độ an toàn và hiệu quả của thuốc Vataseren ở trẻ em dưới 18 chưa được đánh giá, vì vậy không nên dùng thuốc cho các đối tượng này.Nếu bạn quên một liều thuốc Vataseren, hãy dùng liều thay thế ngay khi nhớ ra. Nếu như gần đến giờ uống liều thuốc kế tiếp, thì bạn hãy bỏ qua liều thuốc đã quên. Không uống gấp đôi liều thuốc Vataseren quy định để bù cho liều đã quên.Các thông tin về sử dụng quá liều thuốc Vataseren còn rất ít. 3. Tác dụng phụ của thuốc Vataseren Trong quá trình sử dụng thuốc Vataseren, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ của thuốc.Tác dụng phụ thường gặp của thuốc Vataseren bao gồm:Chóng mặt;Đau đầu;Suy nhược;Mẩn ngứa;Mày đay;Đau bụng;Tiêu chảy;Khó tiêu;Buồn nôn, nôn.Tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc Vataseren gồm có:Đánh trống ngực;Ngoại tâm thu;Tim đập nhanh;Hồi hộp;Đỏ bừng mặt;Hạ huyết áp thế đứng;Hạ huyết áp động mạch.Tác dụng phụ không rõ tần suất của thuốc Vataseren gồm có:Triệu chứng Parkinson như là tăng trương lực cơ, run, vận động chậm, khó khăn, dáng đi không vững. hội chứng chân không nghỉ, các rối loạn vận động khác. Các triệu chứng này có thể hồi phục sau khi ngừng thuốc Vataseren.Các triệu chứng khác:Rối loạn giấc ngủ;Táo bón;Phù mạch;Ngoại ban mưng mủ toàn thân;Viêm gan;Mất bạch cầu hạt;Giảm tiểu cầu;Ban xuất huyết.Nếu có bất thường xảy ra khi sử dụng thuốc Vataseren, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến các trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời. 4. Tương tác của thuốc Vataseren với các loại thuốc khác Trimetazidin trong thuốc Vataseren không gây cảm ứng hay ức chế các enzym chuyển hóa thuốc ở gan. Hiện nay chưa ghi nhận có tương tác của Vataseren với thuốc nào.Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên cho bác sĩ biết về toàn bộ loại thuốc đang sử dụng để được cân nhắc về các tương tác có thể xảy ra và điều chỉnh liều cho phù hợp.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Vataseren, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Vataseren điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
question_335
Công dụng thuốc Pegaset 75
doc_335
Thuốc Pegaset 75 được chỉ định trong điều trị đau thần kinh sau zona, đau thần kinh có liên quan đến biến chứng thần kinh ngoại biên ở người bệnh đái tháo đường, hỗ trợ điều trị ở người bệnh có cơn động kinh khởi phát một phần... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử dụng thuốc Pegaset 75 qua bài viết dưới đây. 1. Công dụng của thuốc Pegaset 75 2. Cơ chế tác dụng của thuốc Pegaset 75 Hoạt chất Pregabalin là chất tương tự gamma aminobutyric acid (S – 3 – aminomethyl – 5 – methyl hexamoic acid. Pregabalin tác dụng theo cơ chế liên kết với tiểu đơn vị bổ trợ của kênh ion calci đóng mở theo điện thế và có khả năng đẩy Gabapentin ra khỏi vị trí liên kết. 3. Liều dùng của thuốc Pegaset 75 Thuốc Pegaset 75 thuộc nhóm thuốc kê đơn, vì vậy liều thuốc sử dụng cần được chỉ định bởi bác sĩ dựa trên tình trạng người bệnh. Thuốc có Pegaset 75 thể được uống cùng hoặc không cùng với bữa ăn.Một số khuyến cáo về liều dùng thuốc Pegaset 75 như sau:Điều trị đau dây thần kinh ở người bệnh đái tháo đường có biến chứng thần kinh ngoại biên: Liều thuốc khởi đầu khuyến cáo là 50mg/lần x 3 lần/ngày. Liều thuốc sau đó được hiệu chỉnh dựa vào hiệu quả và khả năng dung nạp của người bệnh, tối đa 300mg/ngày. Hoạt chất Pregabalin được đào thải chủ yếu qua thận nên cần hiệu chỉnh liều thuốc ở người bệnh suy thận;Điều trị đau dây thần kinh sau khi bị zona: Liều thuốc Pegaset 75 khuyến cáo là 75 – 150mg/lần x 2 lần/ngày hoặc 50 – 100mg/lần x 2 lần/ngày ở người bệnh suy thận (độ thanh thải creatinin &lt; 60m. L/phút). Liều thuốc có thể xem xét tăng lên tối đa 300mg/ngày dựa vào hiệu quả và khả năng dung nạp của người bệnh;Hỗ trợ điều trị ở người bệnh có cơn động kinh khởi phát một phần: Liều thuốc Pegaset 75 khởi đầu khuyến cáo là 150mg/ngày chia làm 2 – 3 lần uống. Dựa vào hiệu quả và khả năng dung nạp của người bệnh, liều thuốc có thể tăng lên tối đa 600mg/ngày chia làm 2 – 3 lần uống;Điều trị đau xơ cơ: Liều thuốc Pegaset 75 khởi đầu khuyến cáo là 150mg/ngày chia làm 2 – 3 lần uống. Liều thuốc có thể tăng lên 150mg/lần x 2 lần/ngày trong vòng 1 tuần dựa vào hiệu quả và khả năng dung nạp của người bệnh. Trường hợp người bệnh không hiệu quả với liều 300mg/ngày có thể xem xét tăng liều lên 450mg/ngày chia làm 3 lần uống;Điều trị đau dây thần kinh do chấn thương tủy sống: Liều thuốc Pegaset 75 khởi đầu khuyến cáo là 150mg/ngày chia làm 2 – 3 lần uống. Liều thuốc có thể tăng lên 150mg/lần x 2 lần/ngày trong vòng 1 tuần dựa vào hiệu quả và khả năng dung nạp của người bệnh. Trường hợp người bệnh không hiệu quả với liều 300mg/ngày có thể xem xét tăng liều lên 600mg/ngày chia làm 2 lần uống. 4. Tác dụng phụ của thuốc Pegaset 75 Thuốc Pegaset 75 có thể gây ra một số tác dụng phụ sau:Trên hệ thần kinh: Chóng mặt, choáng váng, mất điều hòa vận động, ngủ gà, phối hợp động tác bất thường, giảm trí nhớ, nói khó, dị cảm, khó tập trung tư tưởng;Trên mắt: Hoa mắt, mờ mắt, song thị;Trên hệ hô hấp, ngực và trung thất: Khô mũi, khó thở;Trên hệ miễn dịch: Phù mạch, quá mẫn, phản ứng dị ứng;Trên chuyển hóa, dinh dưỡng: Tăng cân;Trên hệ tâm thần: Dễ bị kích thích, lú lẫn, tính khí sảng khoái, giảm ham muốn tình dục.Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ nếu gặp phải tác dụng không mong muốn trong thời gian điều trị bằng thuốc Pegaset 75. 5. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Pegaset 75 Chống chỉ định sử dụng thuốc Pregaset 75 ở người bệnh mẫn cảm với Pregabalin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Pegaset 75 như sau:Tùy thuộc vào kết quả tiền lâm sàng, một số người bệnh đái tháo đường điều trị bằng Pregabalin có thể cần hiệu chỉnh liều thuốc hạ đường huyết. Đã có báo cáo về phản ứng quá mẫn sau khi thuốc dùng thuốc, bao gồm cả phù mạch. Vì vậy cần ngưng dùng Pregabalin ngay khi xuất hiện các triệu chứng như phù mạch ở quanh miệng, mặt, đường hô hấp trên;Liệu pháp pregabalin thường kèm chóng mặt, choáng váng, ngủ gà và có thể làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn chấn thương ở người cao tuổi. Đã có báo cáo về nguy cơ lú lẫn, mất tri giác, rối loạn tâm thần sau khi điều trị bằng Pregabalin. Vì vậy người bệnh cần được cảnh báo thận trọng khi dùng thuốc Pegaset 75;Thận trọng khi điều trị bằng Pegaset 75 ở người bệnh cao tuổi có kèm theo bệnh tim mạch;Đối với trẻ em và thanh thiếu niên nhỏ hơn 17 tuổi: Hiệu quả và độ an toàn khi sử dụng thuốc trên các đối tượng này chưa được thiết lập;Đối với phụ nữ đang mang thai: Hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ về tác động của Pregabalin ở phụ nữ đang mang thai. Vì vậy chỉ sử dụng Pegaset 75 trên đối tượng này khi lợi ích lớn vượt trội hơn so với nguy cơ;Đối với phụ nữ đang cho con bú: Hiện chưa có nghiên cứu về khả năng bài tiết qua sữa mẹ của Pregabalin, tuy nhiên nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc có mặt trong sữa chuột cống cái. Vì vậy chống chỉ định sử dụng thuốc Pegaset 75 ở phụ nữ đang cho con bú;Đối với người lái xe, vận hành máy móc: Pegaset 75 có thể gây ra tác dụng phụ như chóng mặt, mờ mắt, ngủ gà, mất điều hòa vận động, choáng váng và khó tập trung tư tưởng. 6. Tương tác thuốc
doc_223;;;;;doc_35272;;;;;doc_43822;;;;;doc_22435;;;;;doc_54597
Thuốc Pegaset 150 là thuốc hướng tâm thần, có thành phần chính là Pregabalin hàm lượng 150mg. Thuốc Pegaset 150 được dùng trong điều trị đau thần kinh ở người bệnh tiểu đường bị biến chứng thần kinh ngoại biên hoặc đau thần kinh sau zona, hoặc đau thần kinh có liên quan đến việc tủy sống bị chấn thương. 1. Công dụng thuốc Pegaset 150 Pegaset thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần, có thành phần chính là Pregabalin hàm lượng 150mg. Pregabalin có tác dụng giảm giải phóng chất dẫn truyền thần kinh cảm thụ đau phụ thuộc vào canxi ở tủy sống.Thuốc Pegaset được bào chế dưới dạng viên nang cứng và được chỉ định dùng trong những trường hợp sau:Điều trị đau thần kinh ở người bệnh tiểu đường bị biến chứng thần kinh ngoại biên hoặc đau thần kinh sau zona, hoặc đau thần kinh có liên quan đến việc tủy sống bị chấn thương.Điều trị bổ trợ động kinh khởi phát một phần ở người lớn.Điều trị chứng đau xơ cơ. 2. Cách dùng và liều dùng thuốc Pegaset Thuốc Pegaset được dùng theo đường uống, uống thuốc cùng với nước và có thể uống thuốc khi bụng đói hoặc no. Trong khi dùng thuốc, người bệnh cần đặc biệt lưu ý tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và không được đột ngột ngừng thuốc.Liều dùng thuốc Pegaset trong điều trị đau thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường biến chứng thần kinh ngoại biên:Liều khởi đầu: 50mg/ lần, 3 lần/ ngày (tương đương 150mg/ ngày). Tùy khả năng dung nạp của người bệnh và hiệu quả của thuốc, có thể tăng liều lên 300mg/ ngày trong vòng 1 tuần.Liều tối đa: 100mg/ lần, 3 lần/ ngày (tương đương 300mg/ ngày). Liều dùng này của thuốc Pegaset có thể được chỉ định ở bệnh nhân có độ thanh thải creatinin tối thiểu là 60ml/phút. Không khuyến cáo dùng liều trên 300mg/ ngày.Bệnh nhân suy thận: Điều chỉnh liều dùng vì thuốc chủ yếu được thải trừ qua thận. Liều dùng thuốc Pegaset trong điều trị đau thần kinh sau zona: Liều thông thường: 75 - 150mg/ lần, 2 lần/ ngày hoặc 50 - 100mg/ lần, 3 lần/ngày (tương đương 150 - 300mg/ ngày). Liều dùng này có thể được chỉ định ở bệnh nhân có độ thanh thải creatinin tối thiểu là 60ml/ phút. Liều ban đầu: 75mg/ lần, 2 lần/ngày hoặc 50mg/ lần, 3 lần/ngày (tương đương 150mg/ ngày). Tùy khả năng dung nạp thuốc Pegaset của người bệnh và hiệu quả của thuốc, có thể tăng liều lên 300mg/ ngày trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, nếu sau 2 - 4 tuần điều trị mà cơn đau không thuyên giảm với liều 300mg/ ngày và người bệnh có thể chịu được liều dùng cao hơn, có thể tăng liều dùng lên 300mg/lần và 2 lần/ ngày hoặc 200mg/ lần và 3 lần/ ngày (tức là 600mg/ ngày).Bệnh nhân suy thận: Điều chỉnh liều dùng Pegaset 150 vì thuốc chủ yếu được thải trừ qua thận. Không khuyến cáo dùng liều trên 300mg/ ngày.Liều dùng thuốc Pegaset trong điều trị bổ trợ động kinh khởi phát một phần ở người lớn:Liều khuyến cáo: Nằm trong khoảng 150 - 600mg/ ngày, chia làm 2 - 3 lần sử dụng trong ngày. Tổng liều dùng ban đầu không được vượt quá 150mg/ ngày (tức là 75mg/ lần và dùng 2 lần/ ngày, hoặc 50mg/ lần và dùng 3 lần/ngày). Liều tối đa: Tùy khả năng dung nạp thuốc Pegaset của người bệnh và hiệu quả của thuốc, có thể tăng liều lên 600mg/ngày. Bệnh nhân suy thận: Điều chỉnh liều dùng vì thuốc chủ yếu được thải trừ qua thận.Liều dùng thuốc Pegaset trong điều trị chứng đau xơ cơ:Liều khuyến cáo: 300 - 450mg/ngày. Liều ban đầu: 75mg/lần, dùng 2 lần/ngày (tương đương 150mg/ngày). Tùy khả năng dung nạp của người bệnh và hiệu quả của thuốc, có thể tăng liều lên 150mg/lần và dùng 2 lần/ngày (tương đương 300mg/ngày) trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, nếu cơn đau không thuyên giảm với liều Pegaset 300mg/ngày thì có thể tăng liều dùng lên 225mg/lần và 2 lần/ngày (tương đương 450mg/ngày). Không khuyến cáo dùng liều trên 45mg/ngày. Bệnh nhân suy thận: Điều chỉnh liều dùng vì thuốc chủ yếu được thải trừ qua thận.Liều dùng thuốc Pegaset trong điều trị đau thần kinh do tủy sống bị chấn thương:Liều khuyến cáo: Nằm trong khoảng 150 - 600mg/ ngày. Tổng liều dùng ban đầu không được vượt quá 150mg/ ngày (tức là 75mg/lần và dùng 2 lần/ ngày). Tùy khả năng dung nạp của người bệnh và hiệu quả của thuốc, có thể tăng liều lên 150mg/ lần và dùng 2 lần/ ngày (tương đương 300mg/ ngày) trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, nếu sau 2 - 3 tuần điều trị mà cơn đau không thuyên giảm với liều Pegaset 300mg/ ngày và người bệnh có thể chịu được liều dùng cao hơn, có thể tăng liều dùng lên 300mg/ lần (tức là 600mg/ ngày).Bệnh nhân suy thận: Điều chỉnh liều dùng vì thuốc chủ yếu được thải trừ qua thận.Quá liều thuốc Pegaset có thể gây hôn mê, không thở được, khi đó, người bệnh cần được xử trí cấp cứu ngay. 3. Tác dụng phụ của thuốc Pegaset Thuốc Pegaset có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn sau:Tiêu hóa: Khô miệng, buồn nôn, nôn, đầy hơi, táo bón, thèm ăn, tăng cân.Thần kinh: Đau đầu, hoa mắt, mệt mỏi, tâm trạng thay đổi, lo lắng, khó tập trung, khó ghi nhớ, hay nhầm lẫn hoặc hay quên, có vấn đề về ngôn ngữ. Xương khớp cơ: Đau lưng, mất thăng bằng, thiếu phối hợp, một bộ phận cơ thể không kiểm soát được, yếu cơ, co giật. Các chi: Sưng bàn tay, bàn chân, sưng tay, mắt cá chân hoặc cẳng chân.Thuốc Pegaset có thể gây ra một số tác dụng phụ với mức độ nghiêm trọng như:Thị lực: Nhìn đôi, nhìn mờ, thị lực thay đổi.Các phản ứng phản vệ: Nổi mày đay, ngứa, phát ban, da phồng rộp, sưng mặt, miệng, lưỡi, họng, khó thở hoặc thở khò khè, đau tức ngực, đau cơ kèm theo sốt.Với người bệnh tiểu đường, thuốc Pegaset có thể gây lở loét trên da, nổi mẩn đỏ hoặc các vấn đề về da khác. Nếu thấy có bất kỳ biểu hiện lạ nào sau khi dùng thuốc, người bệnh cần báo ngay với bác sĩ. 4. Một số lưu ý khi dùng thuốc Pegaset Không dùng thuốc Pegaset ở người bị quá mẫn với bất kỳ thành phần của thuốc và trẻ dưới 18 tuổi (vì tính hiệu quả và độ an toàn của thuốc chưa được xác định).Người bị suy thận, mắc bệnh tim mạch, tiểu đường cần thận trọng khi dùng Pegaset 150 vì thuốc có thể thúc đẩy bệnh não xuất hiện, đặc biệt là ở người cao tuổi.Nếu người bệnh muốn ngừng thuốc Pegaset, cần ngừng thuốc từ từ trong vòng ít nhất 1 tuần.Nếu có biểu hiện phù mạch, người bệnh cần ngừng dùng thuốc Pegaset ngay.Trong thời gian dùng thuốc Pegaset, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ để kiểm soát ý định hoặc có hành vi tự tử, đồng thời tránh lạm dụng thuốc.Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con cho bú không được dùng thuốc Pegaset trừ trường hợp cần thiết. Nếu dùng thuốc thì phải ngừng cho con bú.Pegaset có thể tương tác với các thuốc giảm đau (có chứa chất gây mê), thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc dị ứng, thuốc cảm, thuốc trầm cảm, thuốc giãn cơ và làm tăng tác dụng phụ của Pregabalin là buồn ngủ hoặc chóng mặt.Để hạn chế nguy cơ gặp tác dụng phụ do tương tác thuốc, trước khi dùng Pegaset 150, người bệnh cần báo cho bác sĩ về các loại thuốc đã và đang sử dụng bao gồm: thuốc huyết áp, thuốc tim,...Công dụng của thuốc Pegaset là làm giảm giải phóng chất dẫn truyền thần kinh cảm thụ đau trong đau thần kinh ở người bệnh tiểu đường bị biến chứng thần kinh ngoại biên hoặc do chấn thương tủy sống, đau thần kinh sau zona. Ngoài ra, thuốc cũng được dùng để điều trị đau xơ cơ và động kinh khởi phát một phần ở người lớn.;;;;;Thuốc Rosenax 75 chứa hoạt chất Risedronat, 1 loại thuốc thuộc nhóm Bisphosphonat có tác dụng điều trị và dự phòng loãng xương. 1. Cơ chế tác dụng của thuốc Rosenax 75 Thuốc Rosenax 75 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Mỗi viên Rosenax 75 chứa 86.07mg Natri risedronat hemipentahydrat, tương đương 75mg Natri risedronat.Về phân nhóm dược lý, Natri risedronat là 1 Bisphosphonat liên kết với hydroxyapatit ở trong xương làm ức chế hoạt động của tế bào hủy xương. Từ đó giảm quá trình tiêu xương trong khi hoạt động tạo xương vẫn được duy trì.Dược động học của thuốc Rosenax 75:Hấp thu: Thuốc Rosenax 75 hấp thu tương đối nhanh qua đường tiêu hóa (khoảng 1 giờ). Nghiên cứu đơn liều 2.5-30mg và nghiên cứu đa liều 2.5-5mg/ ngày đến tối đa 50mg/ tuần cho thấy sự hấp thu của thuốc không phụ thuộc vào liều lượng. Sinh khả dụng của Rosenax 75 bị giảm khi uống thuốc cùng bữa ăn. Thức ăn, nhất là calci và các ion đa hóa trị khác làm giảm sự hấp thu của Risedronat.Phân bố: Tỷ lệ Risedronat liên kết với protein huyết tương khoảng 24%. Nghiên cứu tiền lâm sàng đã chỉ ra rằng khoảng 60% liều thuốc phân bố đến xương, thuốc qua được nhau thai, vào sữa mẹ và đến xương của thai nhi.Chuyển hóa: Chưa có dữ liệu đầy đủ liên quan đến chuyển hóa toàn thân của Risedronat.Thải trừ: Thuốc Rosenax 75 thải trừ chủ yếu qua nước tiểu với khoảng 50% liều hấp thu đào thải trong 24 giờ. Lượng thuốc không được hấp thu đào thải qua phân ở dạng nguyên vẹn. Ở bệnh nhân suy thận có độ thanh thải creatinin khoảng 30 ml/phút, độ thanh thải của Risedronat qua thận giảm khoảng 70% khi so với người có chức năng thận bình thường. 2. Chỉ định của thuốc Rosenax 75 Thuốc Rosenax 75 được chỉ định để điều trị và dự phòng loãng xương đối với phụ nữ mãn kinh.3. Cách dùng và liều dùng thuốc Rosenax 753.1. Cách dùng thuốc Rosenax 75Bệnh nhân lựa chọn cố định 2 ngày trong tháng để sử dụng thuốc, đảm bảo tuân thủ điều trị.Thuốc Rosenax 75 được sử dụng qua đường uống, phải uống Rosenax với 180-240ml nước trước ăn ít nhất 30 phút để Risedronat dễ hấp thu. Chú ý không uống thuốc Rosenax với nước khoáng, cà phê, nước cam, hay các viên bổ sung calci, sắt, nhôm và magnesi.3.2. Liều dùng thuốc Rosenax 75Uống 2 viên Rosenax 75 vào 2 ngày liên tiếp trong mỗi tháng.4. Chống chỉ định của thuốc Rosenax 75Chống chỉ định sử dụng thuốc Rosenax 75 đối với các trường hợp sau:Dị ứng với Natri risedronat hay bất kỳ thành phần nào của Rosenax;Hạ calci máu;Dị dạng thực quản;Không thể đứng hay ngồi thẳng ít nhất 30 phút;Phụ nữ mang thai;Phụ nữ cho con bú;Suy thận nặng (độ thanh thải creatinin <30ml/phút);Trẻ em.5. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Rosenax 75Bệnh nhân sử dụng thuốc Rosenax 75 có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn sau đây:Thường gặp: Đau bụng, buồn nôn, cảm giác co thắt dạ dày, đầy hơi, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, đau nhức cơ xương khớp, đau đầu.Ít gặp: Viêm loét thực quản gây nuốt đau, khó nuốt, viêm dạ dày-ruột và viêm mống mắt.Hiếm gặp: Viêm lưỡi và hẹp thực quản.Rất hiếm gặp: Đau tai, chảy mủ tai, nhiễm khuẩn tai và tổn thương xương tai.Các tác dụng phụ khác (không rõ tần suất gặp phải): Rụng tóc, rối loạn chức năng gan, giảm calci và phosphat máu.Tùy mức độ và đặc điểm của tác dụng phụ mà có hướng xử trí khác nhau. Trong quá trình dùng Rosenax, bệnh nhân cần ngừng thuốc và báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng phản ứng dị ứng như phù mặt/ lưỡi/ họng, khó nuốt, khó thở, mày đay và phản ứng nghiêm trọng như phồng rộp da.Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần báo cho bác sĩ khi gặp các tác dụng phụ khác của thuốc Rosenax 75:Viêm mắt, thường kèm với đau mắt, đỏ mắt và nhạy cảm với ánh sáng.Hoại tử xương hàm liên quan nhiễm khuẩn, chậm lành vết thương (thường xảy ra sau nhổ răng).Các triệu chứng ở thực quản: Nuốt đau, khó nuốt, đau ngực và ợ nóng. Gãy xương đùi bất thường.Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Rosenax 75 và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.6. Tương tác thuốc của Rosenax 75Chưa có nghiên cứu chính thức liên quan đến tương tác của Natri risedronat. Thuốc không chuyển hóa toàn thân, cũng không cảm ứng cytochrom 450, tỷ lệ Risedronat liên kết với protein huyết tương thấp. Chưa ghi nhận tương tác của Risedronat với các thuốc khác trên lâm sàng.Thuốc kháng acid, các chế phẩm bổ sung calci, magnesi, nhôm, sắt có thể làm giảm sự hấp thu của Risedronat, vì vậy Ở bệnh nhân sử dụng thường xuyên Aspirin hay thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) (>3 ngày/tuần)7. Cảnh báo và thận trọng khi sử dụng thuốc Rosenax 75Trước khi tiến hành điều trị với thuốc Rosenax 75, người bệnh cần thông báo với bác sĩ nếu thuộc các trường hợp sau:Đang mắc hoặc tiền sử mắc các bệnh lý về thực quản, dạ dày, ruột (bao gồm cả bệnh Barrett thực quản). Tiền sử hạ calci máu, thiếu vitamin D, suy tuyến cận giáp.Mắc ung thư, đang điều trị với các phương pháp như hóa trị hay xạ trị. Sử dụng corticosteroid.Đang mắc bệnh ở tai (như nhiễm khuẩn tai). Bất dung nạp glucose, galactose,... Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Các vấn đề khác cần lưu ý khi sử dụng thuốc Rosenax 75 là:Thức ăn, đồ uống (cà phê, nước cam,...), hay các thuốc chứa ion đa hóa trị (calci, magnesi, sắt, nhôm) làm giảm hấp thu của Risedronat, vì vậy không sử dụng đồng thời với thuốc Rosenax.Hiệu quả điều trị của Rosenax liên quan với mật độ khoáng trong xương thấp và/ hoặc gãy xương phổ biến.Tuổi cao hay các yếu tố nguy cơ trên lâm sàng của gãy xương đơn độc không phải là lý do để quyết định việc điều trị với Bisphosphonat.Nếu xuất hiện các triệu chứng kích ứng thực quản trong quá trình dùng thuốc như khó nuốt, nuốt đau, đau sau xương ức, ợ nóng thì cần báo với bác sĩ ngay.Rosenax 75 có thể làm giảm nồng độ calci trong máu, do đó cần điều trị chứng hạ calci máu và các rối loạn chuyển hóa vô cơ trước khi điều trị với Rosenax. Cần bổ sung calci và vitamin D nếu khẩu phần ăn hàng ngày cung cấp không đầy đủ.Bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ (ung thư, hóa trị, xạ trị, sử dụng corticoid, vệ sinh răng miệng kém) cần khám nha khoa trước khi bắt đầu điều trị với Rosenax. Nên tránh các kỹ thuật nha khoa xâm lấn trong quá trình dùng Rosenax.Bệnh nhân sử dụng hóa trị, steroid, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn, chấn thương tại chỗ là các đối tượng có nguy cơ hoại tử ống tai ngoài khi điều trị Bisphosphonat kéo dài.Trong quá trình sử dụng thuốc Rosenax 75, nếu xuất hiện triệu chứng đau vùng hông, háng, đùi, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để loại trừ nguy cơ gãy xương đùi.Không sử dụng thuốc Rosenax 75 ở phụ nữ có thai, nghi ngờ có thai hoặc dự định có thai, vì chưa xác định được mức độ an toàn của thuốc trên các đối tượng này. Không sử dụng thuốc ở phụ nữ đang cho con bú vì chưa xác định được thuốc có qua được sữa mẹ hay không và mức độ ảnh hưởng của thuốc đến trẻ bú mẹ.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Rosenax 75, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Rosenax 75 là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.;;;;;Thuốc Regabin 75 là nhóm thuốc hướng tâm thần nên được chỉ định trong điều trị đau dây thần kinh ở người lớn và đau dây thần kinh cục bộ. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn để đạt được hiệu quả cao nhất và tránh được các tác dụng phụ. Thuốc Regabin 75 là thuốc có tác dụng điều trị cho những trường hợp bị đau thần kinh với người lớn và đây được coi như là liệu pháp hỗ trợ trong việc điều trị động kinh cục bộ có hay không kết hợp điều trị tổng quát. Thuốc có thành phần chính là Pregabalin 75mg, được bào chế dưới dạng viên nang cứng và đóng gói theo dạng hộp 1 vỉ x 10 viên.Regabin 75 được chỉ định sử dụng ở những trường hợp:Tác dụng điều trị ở bệnh nhân bị đau thần kinh là người lớn;Hỗ trợ trong điều trị động kinh cục bộ có hay không kết hợp với điều trị tổng quát ở người trưởng thành. 2. Liều dùng và cách dùng thuốc Regabin 75 2.1. Liều dùngĐối với người lớn:Liều bắt đầu là 75ng x 2 lần/ ngày. Sau thời gian điều trị 3-7 ngày, bệnh nhân có thể tăng liều lên 150mg x 2 lần/ ngày, liều tối đa cho phép sử dụng là 300mg x 2 lần/ ngày với các tuần kế tiếp;Trong điều trị bệnh đau thần kinh: Điều trị bằng pregabalin liều bắt đầu có thể là 75mg x 2 lần/ngày. Căn cứ vào đáp ứng của từng bệnh nhân và khả năng dung nạp, liều dùng có thể tăng lên đến 150mg x 2 lần/ ngày sau 3-7 ngày và trong trường hợp cần thiết đạt tới liều tối đa là 300mg x 2 lần/ngày với các tuần kế tiếp;Trong điều trị bệnh động kinh: Điều trị bằng pregabalin liều bắt đầu có thể là 75mg x 2 lần/ngày. Căn cứ vào khả năng đáp ứng của từng bệnh nhân và khả năng dung nạp, liều dùng có thể tăng lên đến 150mg x 2 lần/ ngày sau 3-7 ngày và trong trường hợp cần thiết, đạt tới liều tối đa là 300mg x 2 lần/ngày với các tuần kế tiếp.Trường hợp phải ngừng dùng pregabalin, theo khuyến cáo là bệnh nhân nên ngừng thuốc từ từ, ít nhất là trong 1 tuần;Bệnh nhân mắc suy thận: Cần dùng theo chỉ định của bác sĩ;Bệnh nhân mắc suy gan: Không có khuyến cáo điều chỉnh liều dùng;Đối với trẻ em và thanh thiếu niênĐộ an toàn và hiệu quả mang lại của pregabalin trong việc điều trị động kinh hoặc bị đau do thần kinh ở nhóm bệnh nhân dưới 18 tuổi là chưa rõ ràng. Vì vậy, thuốc Regabin 75 không được chỉ định sử dụng với trẻ dưới 18 tuổi;Đối với người cao tuổi trên 65 tuổi. Việc điều chỉnh liều là không cần thiết, ngoại trừ những trường hợp có chức năng thận bị suy giảm do tổn thương.2.2.Cách dùng. Thuốc Regabin 75 được đưa vào cơ thể qua đường uống. Thuốc có thể sử dụng cùng thức ăn hoặc không. 3. Lưu ý khi sử dụng thuốc Regabin 75 3.1. Chống chỉ định. Không sử dụng thuốc Regabin 75 với những trường hợp quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Không dùng cho phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Thuốc gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc nên không được sử dụng thuốc với các trường hợp này.3.2. Tác dụng phụ. Việc sử dụng thuốc Regabin 75 có thể xảy ra tác dụng phụ với tần suất như sau:Thường gặp:Ảnh hưởng đến tâm thần: Gây cảm giác phấn khích, suy giảm ham muốn tình dục, cảm giác khó chịu, mất thăng bằng, khó hoặc mất ngủ;Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Dị cảm, trí nhớ suy giảm hoặc mất trí nhớ, an thần;Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Buồn nôn hoặc nôn, đầy bụng, chướng bụng;Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Rối loạn cương dương;Ảnh hưởng chung đến sức khỏe: Cảm giác giống say rượu, bất thường tâm lý.Ít gặp:Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch: Phù mạch, phản ứng dị ứng, quá mẫn cảm;Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Đau đầu, mất ý thức, suy giảm tinh thần;Ảnh hưởng đến hệ tim mạch: Suy tim sung huyết;Ảnh hưởng đến thị giác: Viêm giác mạc;Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy, sưng lưỡi. 4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Regabin 75 Thận trọng khi sử dụng thuốc Regabin 75 trong những trường hợp dưới đây:Khả năng tăng cân: Ở bệnh nhân tiểu đường sẽ gây tăng cân khi dùng pregabalin điều trị, theo đó có thể phải điều chỉnh liều dùng của thuốc hạ đường huyết khi cần;Gây phản ứng quá mẫn: Nếu xảy ra các triệu chứng phù mạch như sưng ở mặt, quanh miệng hoặc đường hô hấp trên thì cần ngừng dùng pregabalin;Cảm giác chóng mặt và buồn ngủ: Pregabalin có khả năng gây chóng mặt và buồn ngủ, mất ý thức;Rối loạn hành vi cùng có ý nghĩ tự tử: Thuốc chống động kinh (AEDs: Antiepileptic Drugs), trong đó bao gồm cả pregabalin có khả năng làm tăng nguy cơ có suy nghĩ hoặc hành vi tự tử ở bệnh nhân. Khi bệnh nhân dùng thuốc cần phải theo dõi cẩn thận các dấu hiệu xấu đi của bệnh trầm cảm, đặc biệt là suy nghĩ hoặc có hành vi tự tử;Trường hợp lạm dụng và bị phụ thuộc thuốc: Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị, bệnh nhân nên được thường xuyên đánh giá cẩn thận về quá trình lạm dụng thuốc và quan sát các dấu hiệu của lạm dụng pregabalin;Trường hợp cần ngừng thuốc: Sau khi ngừng sử dụng pregabalin trong điều trị ngắn hạn và dài hạn, các triệu chứng về việc cần cai pregabalin được quan sát thấy là tình trạng mất ngủ, nhức đầu, buồn nôn, lo lắng, ra nhiều mồ hôi và bị tiêu chảy;Suy tim sung huyết: Với bệnh nhân suy tim hoặc có bệnh mạch máu ngoại biên cần thận trọng khi dùng pregabalin;Suy giảm thị lực: Tình trạng nhìn mờ thoáng qua và nhiều sự thay đổi khác về thị lực có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc;Phù mạch ngoại vi: Bệnh nhân suy tim sung huyết cần thận trọng khi sử dụng pregabalin;Tăng cao creatine kinase: Nếu nghi ngờ mắc bệnh cơ hoặc nồng độ creatinin kinase tăng cao rõ rệt thì cần ngừng sử dụng pregabalin;Người cao tuổi: Hiện tượng chóng mặt, buồn ngủ hoặc tăng sự xuất hiện của chấn thương do tai nạn (bị ngã) có thể xảy ra trong quá trình điều trị bằng pregabalin.Thuốc Regabin 75 là nhóm thuốc hướng tâm thần nên được chỉ định trong điều trị đau dây thần kinh ở người lớn và đau dây thần kinh cục bộ. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.;;;;;Rewisca 75mg – thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần dùng theo toa. Để dùng Rewisca 75mg an toàn, bạn cần biết được công dụng, tác dụng phụ, liều dùng,.. Cùng tìm hiểu rõ hơn về cách dùng thuốc Rewisca 75mg và các thông Rewisca 75mg – thuộc nhóm thuốc thần kinh, hướng tâm thần dùng theo đơn. Thành phần chính có trong Rewisca 75mg là hoạt chất Pregabalin hàm lượng 75mg cùng tá dược gồm:Pregelatinised starch;Talc;Thành phần có trong vỏ viên nang Rewisca 75mg gồm:Titan dioxide (EI71) (C.I. No. 77ggl),Yellow(C.I. No. 77492);Gelatin;Black printing ink;Thuốc Rewisca 75mg bào chế dạng viên nang cứng thân nâng màu vàng nâu, nắp nang màu vàng nâu. Đóng gói thuốc Rewisca 75mg hộp 4 vỉ x 14 viên. 2. Công dụng Rewisca 75mg Rewisca 75mg có chứa hoạt chất Pregabalin - một chất tương tự axit gamma-aminobutyric ((S) -3- (aminomethyl) -5-metylhexanoic axit). Công dụng của thuốc là trị các trường hợp đau do thần kinh. Cơ chế tác dụng của thuốc Rewisca 75mg đó là thành phần Pregabalin có trong thuốc sẽ liên kết với một tiểu đơn vị phụ ( protein α 2 -δ) của các kênh canxi định lượng điện thế trong hệ thần kinh trung ương.Pregabalin – thành phần chính có trong Rewisca 75mg có khả năng hấp thu nhanh chóng khi đói. Nồng độ đỉnh trong huyết tương sau từ 1h uống. Hoạt chất Pregabalin – thành phần có trong Rewisca 75mg không liên kết với protein huyết tương. Thuốc Rewisca 75mg thải trừ qua thận dưới dạng không đổi. 3. Chỉ định Rewisca 75mg Rewisca 75mg được chỉ định cho các trường hợp:Đau dây thần kinh trung ương/ ngoại vi;Động kinh;Rối loạn lo âu lan tỏa;Dùng Rewisca 75mg an toàn theo đúng chỉ định của bác sĩ/ dược sĩ. 4. Liều dùng - Cách dùng Rewisca 75mg Dùng Rewisca 75mg an toàn cần dùng đúng cách, đúng liều theo hướng dẫn.4.1 Cách dùng thuốc Rewisca 75mg. Cách dùng thuốc Rewisca 75mg khá đơn giản. Do thuốc Rewisca 75mg được bào chế dạng viên nang cứng nên bạn có thể uống thuốc trực tiếp với nước lọc. Nhằm giảm thiểu tương tác và hiệu quả khi uống Rewisca 75mg bạn nên chú ý không dùng với rượu/bia/nước ngọt.4.2 Liều dùng Rewisca 75mg. Liều dùng Rewisca 75mg được hướng dẫn tuỳ theo tình trạng bệnh cụ thể:4.2.1 Đau thần kinh. Rewisca 75mg có thể dùng theo liều khởi đầu từ 150mg/ ngày x 2 – 3 lần. Tuỳ vào khả năng đáp ứng và dung nạp của từng trường hợp có thể điều chỉnh tăng liều lên tới 300mg/ ngày sau từ 3 - 4 ngày. Trường hợp cần thiết có thể điều chỉnh tăng liều Rewisca 75mg lên tối đa là 600mg/ ngày sau khoảng 7 ngày tăng liều.4.2.2 Động kinh. Rewisca 75mg dùng cho bệnh nhân bị động kinh cần được dùng với liều khởi đầu từ 150mg/ ngày x 2 – 3 lần/ ngày. Tuỳ thuộc khả năng dung nạp, đáp ứng của mỗi người mà có thể điều chỉnh tăng Rewisca 75mg lên 300mg/ ngày sau 7 ngày. Tối đa dùng Rewisca 75mg là 600mf/ ngày có thể đạt được sau 1 tuần tăng liều.4.2.3 Rối loạn lo âu lan tỏa. Rewisca 75mg khi dùng cho đối tượng bị rối loạn lo âu lan tỏa được dùng theo liều từ 150 – 600mg/ ngày x 2 – 3 lần/ ngày. Có thể sử dụng liều ban đầu là 150mg, sau đó điều chỉnh tùy theo khả năng dung nạp và đáp ứng có thể tăng lên 300mg sau 07 ngày. Sau 07 ngày kế tiếp có thể tăng đến 450mg/ ngày, tối đa 600mg/ ngày có thể đạt được sau 07 ngày tăng liều.Ngưng dùng Rewisca 75mg cần thực hiện từ từ trong thời gian ít nhất 1 tuần. Với đối tượng suy thận tuỳ vào độ thanh thải creatinin và theo hướng dẫn của bác sĩ. 5. Chống chỉ định Rewisca 75mg Rewisca 75mg không dùng cho các đối tượng:Trẻ em dưới 12 tuổi;Dị ứng với thành phần có trong Rewisca 75mg;Quá mẫn với các thành phần có trong Rewisca 75mg;Dùng Rewisca 75mg theo đúng chỉ định để đảm bảo an toàn. 6. Tác dụng phụ Rewisca 75mg Rewisca 75mg có thể gây ra một số tác dụng phụ gồm:Viêm mũi họng;Giảm bạch cầu trung tính;Phù mạch;Chán ăn;Hạ đường huyết;Dễ kích thích;Lú lẫn;Mất ngủ;Suy giảm ham muốn tình dục;Ảo giác;Hoảng loạn;Trầm cảm;Kích động;Chóng mặt;Ngủ gà;Đau đầu...Có thể thấy rằng, tác dụng phụ khi dùng Rewisca 75mg rất nhiều, tuy nhiên không phải ai cũng có đầy đủ các biểu hiện đó. Các tác dụng phụ này chỉ thoáng qua và có thể tự mất đi, điều quan trọng là bạn cần theo dõi, đánh giá và thông báo cho bác sĩ để được xử trí. 7. Tương tác Rewisca 75mg Rewisca 75mg có thể gây tương tác với các thuốc khác như:Thuốc tránh thai;Ethanol;Lorazepam.Oxycodone;Thông báo cho bác sĩ các loại thuốc mình đang dùng khi có chỉ định uống Rewisca 75mg 8. Cảnh báo và thận trọng Rewisca 75mg;;;;;Thuốc Lirystad 75 thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần. Thuốc Lirystad 75 có thành phần chính là hoạt chất Pregabalin, có tác dụng điều trị đau thần kinh nguồn gốc trung ương và ngoại vi, điều trị bổ trợ động kinh cục bộ có hoặc không kèm động kinh toàn thể thứ nhất ở người lớn. Thuốc Lyristad 75 thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần, được chỉ định trong điều trị đau thần kinh, động kinh, rối loạn lo âu lan tỏa.Thuốc Lyristad 75 được bào chế dưới dạng viên nang cứng 75mg, nắp nang màu đỏ, thân nang màu trắng, chứa bột thuốc màu trắng đến trắng ngà. Thuốc có quy cách đóng gói là hộp 4 vỉ x 7 viên; Hộp 2 vỉ, 4 vỉ x 14 viên.Lyristad 75 được cấu tạo bởi hoạt chất chính Pregabalin 75mg. Thành phần tá dược hàm lượng vừa đủ bao gồm: Maize starch, lactose monohydrate, talc. Thuốc Lyristad 75 được cấu thành bởi Pregabalin có tác dụng chống co giật và giảm đau.Thuốc Lyristad 75 được chỉ định trong các trường hợp sau:Điều trị đau thần kinh ngoại vi và trung ương ở người lớn. Dùng như một liệu pháp hỗ trợ điều trị động kinh cục bộ có hoặc không có cơn toàn thể thứ nhất ở người lớn.Dùng để điều trị rối loạn lo âu lan tỏa ở người lớn 3. Cách sử dụng thuốc Lyristad 75 3.1. Cách sử dụng thuốc Lyristad 75Thuốc Lyristad 75 chỉ dùng bằng đường uống. Người bệnh có thể sử dụng cùng hoặc không cùng với thức ăn.3.2. Liều dùng thuốc Lyristad 75Khoảng liều dùng thuốc Lyristad 75 là 150 - 600 mg/ngày được chia 2 hoặc 3 lần. Liều lượng đối với các triệu chứng cụ thể như sau:Đau nguồn gốc thần kinh: Khuyến cáo liều dùng khởi đầu 150mg/ngày chia 2 hoặc 3 lần, có thể tăng đến 300mg/ngày sau 3 đến 7 ngày tùy dung nạp và đáp ứng. Liều lượng tối đa 600mg sau 7 ngày tiếp theo nếu cần.Động kinh: Khuyến cáo liều dùng khởi đầu 150mg/ngày chia 2 hoặc 3 lần, sau 1 tuần có thể tăng đến 300mg/ngày tùy dung nạp và đáp ứng. Có thể tăng liều lượng đến 450mg và tối đa 600mg/ngày sau mỗi khoảng thời gian 1 tuần tiếp theo.Rối loạn lo âu lan tỏa: Khuyến cáo liều dùng 150mg đến 600mg/ngày được chia 2 hoặc 3 lần. Cần theo dõi và đánh giá lại thường xuyên nhu cầu điều trị. Có thể bắt đầu điều trị với liều Pregabalin 150mg/ngày và liều tối đa là 600mg/ngày.Đối với bệnh nhân suy thận: Giảm liều ở những bệnh nhân có chức năng thận bị tổn thương phải được cá nhân hóa theo độ thanh thải creatinin. Khuyến cáo liều dùng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.Đối với người cao tuổi (>65 tuổi): Giảm liều.Lưu ý: Thông tin về liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để có liều dùng phù hợp với thể trạng và mức độ diễn biến của bệnh, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sỹ.3.3. Cách xử lý khi quên, quá liều. Quên liều:Hiện chưa có tài liệu nào về cách xử trí khi quên liều Lyristad 75. Tuy nhiên, nếu quên liều, bệnh nhân hãy dùng lại càng sớm càng tốt. Nếu gần với thời gian dùng liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm được chỉ định. Lưu ý không dùng gấp đôi liều trong một thời điểm uống.Quá liều:Khi quá liều thuốc Lyristad 75, các tác dụng phụ không mong muốn thường gặp nhất bao gồm: trạng thái lú lẫn, kích động và bồn chồn, buồn ngủ. Hiếm gặp các trường hợp hôn mê hay bị động kinh.Trong các trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều có biểu hiện nguy hiểm, cần thông báo cho bác sĩ điều trị để tiến hành các biện pháp hỗ trợ chung và thẩm phân máu nếu cần thiết.3.4. Chống chỉ định thuốc Lyristad 75:Chống chỉ định sử dụng thuốc Lyristad 75 trong các trường hợp bệnh nhân quá mẫn cảm với hoạt chất Pregabalin hoặc bất kỳ thành phần tá dược nào của thuốc.Chống chỉ định đối với trẻ em và thanh thiếu niên dưới 17 tuổi. 4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Lyristad 75 Thận trọng khi sử dụng thuốc Lyristad 75 trong các trường hợp:Đối với bệnh nhân đái tháo đường: Có thể cần điều chỉnh các thuốc hạ glucose huyết.Thận trọng khi sử dụng thuốc Lyristad 75 cho bệnh nhân cao tuổi bị tổn thương tim mạch (suy tim sung huyết).Phụ nữ có thai: Cần cân nhắc giữa lợi ích của người mẹ hơn hẳn nguy cơ tiềm ẩn của bào thai. Không nên dùng Lyristad trong thời kỳ mang thai nếu không thực sự cần thiết.Đối với bà mẹ cho con bú: Chưa có tài liệu cho thấy ảnh hưởng của Pregabalin trên trẻ sơ sinh. Quyết định sử dụng thuốc nên cân nhắc đến lợi ích của việc bú sữa mẹ đối với trẻ và lợi ích của việc điều trị đối với người mẹ.Ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc: Lyristad 75 có thể ảnh hưởng nhẹ hoặc vừa đến khả năng trên do xuất hiện các tác dụng không mong muốn như: hoa mắt, buồn ngủ. Bệnh nhân không nên tham gia vào các hoạt động quá phức tạp cho đến khi xác định thuốc không có ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động này.Ngưng dùng ngay khi xuất hiện các triệu chứng phù mạch.Nếu phải ngưng dùng Pregabalin, tránh ngừng đột ngột, nên thực hiện việc này từ từ trong tối thiểu 1 tuần. Động kinh và co giật cơn lớn có thể xảy ra ngay sau khi ngưng dùng Pregabalin.Kiểm soát các dấu hiệu của ý định và hành vi tự tử, bệnh nhân có tình trạng lạm dụng thuốc.Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Lyristad 75:Khi sử dụng thuốc Lyristad 75, bệnh nhân có thể gặp phải tác dụng phụ không mong muốn như:Rất thường gặp:Nhức đầu, hoa mắt, buồn ngủ.Thường gặp:Viêm mũi họng. Tăng thèm ăn. Tâm trạng phấn khích, lú lẫn, mất ngủ, khó chịu, mất phương hướng, giảm ham muốn tình dục.Phối hợp bất thường, run, loạn vận ngôn, rối loạn thăng bằng, rối loạn chú ý.Nhìn mờ, nhìn đôi.Chóng mặt, nôn, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, khô miệng.Rối loạn chức năng cương dương; phù ngoại vi, phù nề, dáng đi bất thường, ngã, cảm giác say rượu, cảm giác bất thường, mệt mỏi; tăng cân.Cách xử trí khi gặp phải tác dụng phụ không mong muốn:Nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn nào, cần thông báo cho bác sĩ điều trị. Gia đình cần theo dõi sát sao người bệnh.Tương tác thuốc Lyristad 75Theo tài liệu nghiên cứu đã cho thấy, chức năng đường tiêu hóa dưới suy giảm (ví dụ như táo bón, tắc liệt ruột, tắc ruột) khi Pregabalin sử dụng đồng thời với các thuốc gây táo bón như thuốc giảm đau opioid.Pregabalin có thể làm tăng tác dụng của ethanol và lorazepam, làm tăng suy giảm chức năng nhận thức và vận động thô gây bởi oxycodone.Bảo quản thuốc Lyristad 75Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, nhiệt độ không quá 30°C. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.Trên đây là toàn bộ thông tin và lưu ý cần thiết khi sử dụng thuốc Lyristad 75. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
question_336
Sỏi mật và biến chứng cấp cứu: Những điều cần biết
doc_336
Việc cấp cứu biến chứng sỏi mật đóng vai trò rất quan trọng, giúp hạn chế nguy cơ tử vong cho người bệnh. 1. Triệu chứng bệnh sỏi mật Sỏi mật là bệnh thường gặp do có sỏi hình thành và tồn tại ở túi mật. Bệnh gây ra các triệu chứng như:Đau hạ sườn phải, vùng gan mật.Sốt cao, kèm theo cảm giác rét run.Da và niêm mạc vàng.Nước tiểu vàng.Túi mật căng to. 2. Biến chứng của sỏi mật Viêm tụy cấp là biến chứng của sỏi mật Bệnh sỏi mật nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:2.1 Viêm tụy cấp. Viêm tụy cấp là biến chứng của sỏi mật thường gặp với 2 thể là thể hoại tử và thể phù. Trong đó, thể hoại tử có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng do nhiễm độc, nặng có thể gây tử vong.Biến chứng khiến người bệnh nôn nhiều, đau dữ dội và vùng thượng vị co cứng, trường hợp nặng có thể kèm theo dấu hiệu của trụy tim mạch.2.2 Viêm phúc mạc mật. Sỏi mật gây tắc và nhiễm trùng đường mật làm tăng áp lực, tổn thương đường mật. Dịch mật nhiễm trùng thấm vào ổ phúc mạc có thể dẫn đến nhiễm trùng ổ bụng, nếu nặng có thể dẫn đến hoại tử đường mật và gây viêm phúc mạc mật.2.3 Viêm mủ đường mật, áp xe gan mật. Phần lớn bệnh nhân sỏi mật có thể bị viêm đường mật với các triệu chứng như đau vùng gan, nhiễm trùng nặng, sốt cao kèm theo rét run, môi khô, cơ thể mệt mỏi, suy kiệt do nhiễm độc và thiếu nước.2.4 Sốc nhiễm khuẩn đường mậtĐây là một trong những biến chứng nặng và nguy hiểm, là nguyên nhân dẫn đến tử vong hàng đầu ở bệnh nhân sỏi mật không được phát hiện và điều trị kịp thời.2.5 Chảy máu ở đường mậtĐây là biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi mật với các triệu chứng như nôn, đại tiện ra máu hoặc phân có màu đen. Nếu được cấp cứu soi dạ dày tá tràng có thể thấy xuất hiện máu ở tá tràng do chảy máu đường mật.2.6 Xơ gan mật. Sỏi mật phá hủy đường mật trong gan, làm tích tụ các chất độc hại ở gan và có thể dẫn đến xơ gan. Tuy nhiên, biến chứng xơ gan mật thường tiến triển chậm, nếu phát hiện và điều trị sớm có thể làm chậm tiến triển của bệnh.2.7 Ung thư đường mật. Sỏi mật gây viêm đường mật kéo dài, dẫn đến ung thư đường mật với các dấu hiệu như vàng da, sụt cân khi khối u chèn ép đường mật. 3. Cấp cứu biến chứng sỏi mật Phẫu thuật để điều trị các biến chứng sỏi mật Điều trị sỏi mật bằng phương pháp phẫu thuật được áp dụng đối với trường hợp sỏi mật chưa gây biến chứng hoặc bệnh nhân đã được điều trị nội khoa ổn định. Khi đó, phẫu thuật sẽ mang lại kết quả tốt hơn.Trường hợp sỏi mật đã gây biến chứng, bệnh nhân cần được cấp cứu phẫu thuật nhưng có thể gặp tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật và tử vong cao hơn. Tùy vào biến chứng của sỏi mật, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp hoặc trì hoãn:Phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp đối với biến chứng viêm phúc mạc mật (trong vòng trư­ớc 6 tiếng sau khi bệnh nhân nhập viện cấp cứu).Phẫu thuật cấp cứu trì hoãn đối với các biến chứng còn lại như viêm tụy cấp, áp xe đường mật, chảy máu đường mật, sốc nhiễm khuẩn đường mật, viêm thận cấp (trong vòng 6 - 24 tiếng sau khi bệnh nhân nhập viện cấp cứu hoặc có thể sau 24 tiếng nhưng không theo chương trình). Viêm phúc mạc mật cần phẫu thuật cấp cứu Dưới đây là cách xử trí cấp cứu đối với từng trường hợp biến chứng của sỏi mật.3.1 Viêm phúc mạc mật. Phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp. Trước tiên, người bệnh được vô cảm, gây mê nội khí quản và giãn cơ để lau rửa ổ bụng. Đường mổ là đường trắng ở giữa và nằm trên rốn, hoặc có thể mổ mở thêm từ 1 - 3 cm dưới rốn.Sau khi có đường mở, bác sĩ tiến hành lấy sỏi, bơm rửa, dẫn lưu đường mật và ổ bụng. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được chỉ định dùng kháng sinh liều cao kết hợp hồi sức tốt.3.2 Viêm tụy cấp. Phẫu thuật cấp cứu trì hoãn nhưng nên thực hiện sớm. Đối với biến chứng của sỏi mật là viêm tụy cấp thể phù, bệnh nhân được phẫu thuật trên đường mật để lấy sỏi và dẫn lưu đường mật, hậu cung mạc nối, kết quả sau mổ tốt. Đối với trường hợp viêm tụy cấp thể hoại tử, tỷ lệ tử vong và sau mổ khá cao.3.3 Sốc nhiễm khuẩn đường mật, viêm thận cấp. Phẫu thuật cấp cứu trì hoãn nhưng trước mổ, bệnh nhân cần được hồi sức tốt bao gồm thở oxy, bù dịch, điện giải, theo dõi huyết áp tĩnh mạch trung ương và lượng nước tiểu, điều trị kháng sinh để chống vi khuẩn gram âm.3.4 Áp xe đ­ường mật. Phẫu thuật cấp cứu trì hoãn nhưng bệnh nhân cần được điều trị nội khoa trước khi mổ bằng cách truyền dịch, sử dụng kháng sinh liều cao, dùng thuốc giãn cơ thắt và trợ tim trợ lực. Sau đó, phẫu thuật lấy sỏi mật và bơm rửa, dẫn lưu đường mật. Sau mổ, bệnh nhân tiếp tục dùng kháng sinh và bơm rửa đư­ờng mật.3.5 Chảy máu đường mật. Phẫu thuật cấp cứu trì hoãn nhưng bệnh nhân cần được điều trị nội khoa trước khi mổ và để chuẩn bị cho phẫu thuật, bằng cách truyền máu, sử dụng kháng sinh, thuốc cầm máu. Sau đó, phẫu thuật lấy sỏi và bơm rửa, dẫn lưu đường mật.Để cầm máu, tiến hành thắt động mạch gan chung hoặc riêng. Nếu chảy máu túi mật thì phẫu thuật cắt bỏ túi mật. 4. Phòng tránh sỏi mật gây biến chứng cấp cứu Không nên ăn nhiều các loại thức ăn nhiều chất béo Để phòng ngừa bệnh sỏi mật có thể gây biến chứng nguy hiểm phải cấp cứu, người bệnh nên:4.1 Giảm chất béo. Thức ăn nhiều chất béo (như thịt mỡ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, sôcôla, dầu, cà phê, trà, ...) sẽ kích thích túi mật co bóp và góp phần hình thành sỏi mật.Ngoài ra, khi chất béo quá nhiều sẽ acid ở túi mật không thể hòa tan, từ đó hình thành và tích tụ sỏi mật.4.2 Tăng chất đạm. Chất đạm đóng vai trò quan trọng giúp tăng khả năng tái tạo các tế bào gan đã tổn thương, từ đó làm hạn chế thoái hóa mỡ trong tế bào gan. Chất đạm có nhiều trong các loại thịt nạc (heo, bò), hải sản, đậu.4.3 Tăng chất bột. Chất bột giúp tăng năng lượng nhưng không ảnh hưởng đến sự bài tiết của đường mật.4.4 Tăng chất xơChất xơ giúp hạn chế táo bón và tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa. Chất xơ có nhiều trong rau quả tươi.4.5 Tăng vận động. Tăng cường tập luyện thể thao như đi bộ, tập dưỡng sinh, chạy chậm sẽ giúp tăng hoạt động cơ, kích thích nhu động mật và làm giảm ứ trệ, nguy cơ hình thành sỏi mật.Sỏi mật có thể gây biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạnh. Vì vậy, người bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm, tránh để bệnh gây biến chứng.
doc_11108;;;;;doc_16426;;;;;doc_13490;;;;;doc_33591;;;;;doc_52916
Yếu tố nguy cơ sỏi túi mật có liên quan đến các tác nhân như con người, chuyển hóa, miễn dịch và lối sống. Những triệu chứng của bệnh thường tái phát nghiêm trọng hơn, đôi khi dẫn đến biến chứng sỏi mật và phải được điều trị tại bệnh viện. 1.1 Yếu tố về con người. Sỏi túi mật thường xảy ra với nhóm bệnh nhân có chung những đặc điểm sau đây:Giới tính: Thường gặp nhiều hơn ở nữ giới, với tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh gấp khoảng 2 hoặc 3 lần đàn ông.Tuổi tác: Nguy cơ mắc sỏi túi mật tăng dần theo độ tuổi, đặc biệt từ 40 trở đi. Ít gặp trường hợp bệnh nhân là trẻ em, trong khi đó đối tượng phổ biến nhất ở độ tuổi khoảng 60–70.Tiền sử gia đình: Sỏi túi mật thường gặp ở một số gia đình cho thấy sự liên quan đến di truyền trong việc hình thành bệnh.Di truyền: Trường hợp các bệnh nhân có biến thể nhất định ở gen vận chuyển dẫn đến nguy cơ bị sỏi túi mật lớn hơn.Chủng tộc: Dân tộc Á Đông có tỷ lệ mắc sỏi túi mật thấp hơn so với người thổ dân da đỏ Châu Mỹ và người gốc Tây Ban Nha.1.2 Yếu tố liên quan đến lối sống. Thói quen trong sinh hoạt được chứng minh là có ảnh hưởng đến yếu tố nguy cơ sỏi túi mật, bao gồm:Lười vận động.Ăn chay trường.Nhịn ăn (gây ứ đọng mật)Giảm cân đột ngột sau phẫu thuật thắt đai dạ dày điều trị béo phì.Dinh dưỡng hoàn toàn qua đường tĩnh mạch trong thời gian dài.Thai kỳ và sinh con nhiều lần.Sử dụng thuốc ngừa thai sớm và thường xuyên, hoặc bổ sung estrogen liều cao.Tác động của một số loại thuốc khác.1.3 Một số căn bệnh. Hội chứng chuyển hóa, miễn dịch hoặc những bệnh lý khác được cho là có thể dẫn đến tạo sỏi trong túi mật, chẳng hạn như:Ung thư túi mật: 90% bệnh nhân có kết hợp với sỏi mật.Rối loạn tán huyết: Bệnh hồng cầu liềm di truyền và thiếu máu hồng cầu liềm, hoặc bệnh lý van tim. Suy gan hoặc xơ gan nặng: Khi sỏi có màu đen hoặc sỏi sắc tố.Hội chứng chuyển hóa, bao gồm: Béo phì, rối loạn chuyển hóa lipid, tăng huyết áp và tiểu đường tuýp 2.Các rối loạn chuyển hóa đi kèm hội chứng ruột ngắn, cắt bỏ đoạn cuối hồi tràng hoặc bệnh viêm loét đại tràng (IBD)Nhiễm trùng hay ký sinh trùng đường mật, ví dụ như nhiễm sán lá gan.Đường mật bị chít hẹp: Có sỏi với sắc tố nâu hình thành trong đường mật. Xơ gan có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi túi mật 2. Các biến chứng sỏi mật 2.1 Viêm túi mật cấp. Sau khi mắc sỏi túi mật, 90–95% bệnh nhân bị viêm túi mật cấp thứ phát do túi mật bị tắc nghẽn hoàn toàn. Triệu chứng thường gặp của viêm túi mật cấp chủ yếu là đau bụng liên tục và kèm theo sốt, phân biệt với cơn đau quặn mật chỉ kéo dài trong vài giờ.Viêm túi mật cấp là một bệnh lý nghiêm trọng, do đó bệnh nhân cần ngay lập tức đến bệnh viện để điều trị kịp thời. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định:Truyền dịch và theo dõi.Cho dùng thuốc giảm đau kết hợp kháng sinh. Phẫu thuật cắt bỏ túi mật chứa sỏi.Các chuyên gia y tế khuyến cáo phải nhanh chóng chữa trị viêm túi mật cấp một cách tích cực, nếu không sẽ có nguy cơ dẫn đến thủng túi mật và đe dọa tới tính mạng người bệnh.2.2 Có sỏi và viêm đường mật cấp. Khi một hoặc nhiều viên sỏi rơi từ túi mật vào đường mật chính sẽ gây ra tắc nghẽn dịch mật tới ruột, dẫn đến biến chứng sỏi đường mật, hay còn gọi là sỏi ống mật chủ. Biểu hiện bên ngoài hay xuất hiện chung với tình trạng này là vàng da và vàng mắt.Bên cạnh đó, đường mật cũng có thể bị nhiễm trùng làm cho bệnh nhân đau đớn, ớn lạnh và sốt. Viêm đường mật cấp có nguy cơ gây tử vong nếu như không được điều trị kịp thời.2.3 Một số biến chứng khác. Những biến chứng sỏi mật khác cũng có liên quan đến vấn đề bất thường ở mật, chẳng hạn như: viêm mủ túi mật, rò mật ruột, thủng túi mật và thậm chí là ung thư túi mật. Hội chứng Mirizzi chỉ tình trạng tắc nghẽn đường mật do có sỏi nằm trong túi mật hoặc trong ống cổ túi mật là một trong nhiều biến chứng sỏi mật gây ra.Ngoài ra, sỏi túi mật cũng có tác động xấu đến các cơ quan lân cận, dẫn đến nhiều biến chứng với cùng biểu hiện đau bụng nhiều, cụ thể là:Viêm tụy cấp.Liệt ruột.Viêm phúc mạc.Nhiễm trùng huyết.Áp-xe gan. Sỏi túi mật có thể dẫn đến biến chứng viêm tụy cấp Có nhiều nguyên nhân phức tạp khác nhau góp phần gây ra căn bệnh sỏi túi mật. Tuy nhiên từ các yếu tố nguy cơ sỏi túi mật, bệnh nhân có thể đề phòng mắc bệnh bằng cách tập luyện thể chất đều đặn và thay đổi khẩu phần ăn sao cho hợp lý, hạn chế tối đa cholesterol cũng như các chất gây hại khác.Đồng thời cũng nên xây dựng kế hoạch giảm cân (nếu bạn thuộc đối tượng béo phì) cũng như tránh thai an toàn, khoa học để ngăn ngừa sỏi hình thành trong mật. Đối với bệnh nhân, cần điều trị tích cực với thuốc tan sỏi hoặc phẫu thuật để tránh dẫn đến các biến chứng sỏi mật nguy hiểm.Gói Sàng lọc Gan mật giúp khách hàng đánh giá chức năng gan, mật toàn diện, thực hiện các xét nghiệm giúp phát hiện sớm nhất các vấn đề về gan, mật, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra các tư vấn điều trị phù hợp. Kết quả sàng lọc được đảm bảo độ chính xác cao nhất khi được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm; trang thiết bị công nghệ hiện đại, tiên tiến; chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp, bài bản.Bác sĩ Hương có kinh nghiệm trên 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội Tiêu hóa trong đó với với gần 20 năm giữ chức vụ Phó khoa, trưởng khoa Bệnh viện Trung ương Huế. Đừng chủ quan với bệnh sỏi mật;;;;;Trong cấp cứu ngoại khoa về bụng, cấp cứu về gan mật đứng hàng thứ hai, chủ yếu là các biến chứng của sỏi mật. Biến chứng cấp cứu của sỏi mật được coi là một bệnh lý rất khó, nhất là về xử trí, với rất nhiều rối loạn phức tạp do sỏi mật gây ra, trong đó có sỏi ống mật chủ. Sỏi mật là bệnh gây ra do có những viên sỏi (nhỏ hoặc to, bùn) nằm trong lòng ống mật (trong gan hoặc ngoài gan, túi mật). Sỏi đường mật ngoài gan, ngoài sỏi túi mật thì có sỏi ống mật chủ. 2. Nguyên nhân dẫn đến sỏi ống mật chủ Sỏi ống mật chủ có thể là sỏi tiên phát, phát sinh tại đường mật do vi trùng trong dịch mật từ đường tiêu hóa hoặc sỏi thứ phát có nguồn gốc từ túi mật.Về các nguyên nhân dẫn đến sỏi từ túi mật thì hiện này các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác và rõ ràng dẫn đến sỏi mật, các bác sĩ nghĩ rằng sỏi mật có thể xảy ra khi:Thành phần dịch mật chứa quá nhiều cholesterol. Thông thường, mật của bạn chứa đủ hóa chất để hòa tan cholesterol được đào thải qua gan. Nhưng nếu gan của bạn bài tiết nhiều cholesterol hơn dịch mật của bạn có thể hòa tan thì dẫn đến hiện tượng lượng cholesterol dư thừa còn lại sẽ hình thành thành tinh thể và cuối cùng hình thành sỏi.Mật chứa quá nhiều bilirubin. Bilirubin là một hợp chất được tạo ra khi cơ thể bạn phá vỡ các tế bào hồng cầu. Một số bệnh khiến gan của bạn tạo ra quá nhiều bilirubin như bệnh xơ gan, nhiễm trùng đường mật và một số rối loạn về máu. Lượng bilirubin dư thừa sẽ góp phần hình thành sỏi mật.Túi mật của bạn không hoàn toàn rỗng. Nếu túi mật của bạn không rỗng hoàn toàn hoặc thường xuyên có nhiều dịch mật trong túi mật thì dịch mật mật có thể bị cô đặc lại, góp phần vào việc hình thành sỏi mật. 3. Triệu chứng của sỏi ống mật chủ Sau đau do sỏi ống mật chủ thường có sốt, xuất hiện sốt nóng và rét run Tùy thuộc vào vị trí sỏi có những biểu hiện khác nhau, nếu sỏi ống mật chủ thông thường có 3 triệu chứng rất điển hình tuần tự xuất hiện: Người bệnh đau bụng dữ dội ở hạ sườn phải rồi lan ra lưng, thậm chí lan tới bả vai và cả thượng vị. Sau đau thường có sốt, xuất hiện sốt nóng và rét run. Tiếp đến là vàng da, vàng mắt, phân bạc màu (có khi phân trắng như phân cò). Nếu sỏi ngã ba đường dẫn mật cũng thường gây nên cơn đau bụng dữ dội và cũng có thể gây tắc mật làm vàng da, vàng mắt, phân bạc màu. Nếu sỏi túi mật và cổ túi mật bệnh nhân thường đau bụng dữ dội vùng dưới sườn phải. Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật ống mật chủ bao gồm:Là nữ. Từ 40 tuổi trở lên. Là người Mỹ bản xứ. Là người Mỹ gốc Mexico. Thừa cân hoặc béo phìÍt vận động. Có thai. Sử dụng chế độ ăn nhiều chất béoĂn nhiều cholesterolĂn ít chất xơTiền sử gia đình mắc sỏi mật. Bị bệnh tiểu đường. Có một số rối loạn về máu, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm hoặc bệnh bạch cầu. Giảm cân rất nhanh. Dùng thuốc có chứa estrogen, chẳng hạn như thuốc tránh thai hoặc thuốc trị liệu bằng hormone. Bị bệnh gan 5. Biến chứng của sỏi ống mật chủ Sỏi ống mật chủ thường gây ra bệnh cảnh nhiễm trùng đường mật cấp Sỏi ống mật chủ thường gây ra bệnh cảnh nhiễm trùng đường mật cấp, nặng hơn là sốc nhiễm khuẩn có trường hợp kèm theo viêm tụy.Tắc nghẽn ống mật chung. Sỏi mật có thể chặn các ống dẫn dịch mật chảy từ túi mật hoặc gan đến ruột non của bạn dẫn đến các triệu chứng đau dữ dội, vàng da và nhiễm trùng ống mật có thể xảy ra.Viêm tụy cấp. Ở bệnh nhân bị sỏi mật, nhất là các trường hợp sỏi ống mật chủ gây tắc nghẽn đường mật, dịch mật sẽ trào ngược vào ống tụy, làm thay đổi p. H của dịch tụy, p. H dịch tụy trở thành kiềm hóa giống p. H ở tá tràng nên các men tụy được kích hoạt trở thành dạng hoạt động ngay trong lòng ống tụy và kết quả là các tế bào tụy bị phá hủy dẫn đến hàng loạt những phản ứng viêm nhiễm xảy ra.Chẩn đoán viêm tụy cấp do sỏi dựa vào dấu hiệu đau bụng, nôn và xét nghiệm thấy có men amilase, lipase tăng cao trong máu và nước tiểu. Siêu âm và đặc biệt là chụp cắt lớp vi tính ổ bụng cho phép xác định mức độ viêm như tụy to, có dịch quanh tụy hoặc mức độ hoại tử của tụy và thấy rõ hình ảnh sỏi gây tắc nghẽn ống mật chủ, sỏi túi mật, sỏi ở đường mật trong gan.Ung thư túi mật. Những người có tiền sử sỏi mật có nguy cơ mắc ung thư túi mật. Nhưng ung thư túi mật là rất hiếm, vì vậy mặc dù nguy cơ ung thư tăng cao, khả năng ung thư túi mật vẫn rất nhỏ. 6. Phòng sỏi ống mật chủ Bạn có thể giảm nguy cơ sỏi ống mật chủ theo các cách dưới đây:Không bỏ bữa. Cố gắng ăn đúng giờ và đủ bữa mỗi ngày do việc bỏ bữa hoặc nhịn ăn có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật.Giảm cân từ từ. Nếu bạn cần giảm cân, hãy giảm từ từ. Giảm cân nhanh chóng có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật. Do đó, bạn nên đặt mục tiêu giảm khoảng 0,5 đến 1 kg mỗi tuần.Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn uống của bạn, chẳng hạn như trái cây, rau và ngũ cốc.Duy trì cân nặng khỏe mạnh. Béo phì và thừa cân làm tăng nguy cơ sỏi mật. Chế độ sinh hoạt và tập thể dục để đạt được trọng lượng khỏe mạnh bằng cách giảm số lượng calo ăn vào và tăng hoạt động thể chất. Một khi bạn đạt được cân nặng khỏe mạnh, hãy làm việc để duy trì cân nặng đó bằng cách tiếp tục chế độ ăn uống lành mạnh và tiếp tục tập thể dục...Đặc biệt, kỹ thuật phẫu thuật nội soi lấy sỏi ống mật chủ có dẫn lưu Kehr tại bệnh viện sẽ giúp bệnh nhân thoát khỏi căn bệnh nhẹ nhàng và nhanh chóng hồi phục sức khỏe, với những ưu việt sau:Tỷ lệ thành công lên đến 95%Thiết bị phẫu thuật hiện đại theo chuẩn quốc tế gồm máy gây mê Avance CS2, máy thở R860 của GE và máy Nội soi. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thắng có kinh nghiệm 17 năm trong lĩnh vực phẫu thuật tiêu hóa gan mật, đồng thời có trên 09 năm kinh nghiệm nội soi can thiệp, đặc biệt là kỹ thuật lấy sỏi đường mật qua nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) với số lượng trên 800 ca. Bài viết tham khảo nguồn: Mayoclinic.org;;;;;Theo thống kê, ở Việt Nam hiện tại có đến 10 – 15% dân số mắc bệnh sỏi mật, trong đó sỏi ống mật chủ chiếm đến 70 – 80%. Nếu không được phát hiện và điều trị dứt điểm, sỏi ống mật chủ sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, hoại tử túi mật,... đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Sỏi ống mật chủ là hiện tượng ống dẫn dịch mật trực tiếp từ gan hay túi mật xuống ống tiêu hóa để hỗ trợ tiêu hóa chất béo bị các viên sỏi được hình thành từ các sắc tố canxi hoặc mật, muối cholesterol làm cho tắc ống mật chủ, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông dịch mật.Nguyên nhân chính hình thành sỏi ống mật chủ là do người bệnh bị nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn. Các loại vi khuẩn có hại sẽ làm tổn thương thành đường mật khiến các tế bào bị viêm loét và bong vào dịch mật, kết tủa tạo thành các viên sỏi. Ngoài ra, sỏi cũng có thể hình thành do giun chui lên ống mật mang theo trứng, khi giun chết, xác giun ở trong ống mật sẽ là nhân sỏi cho sắc tố mật lắng đọng bám vào và phát triển dần thành sỏi ống mật chủ. 2. Các biến chứng sỏi ống mật chủ 2.1 Viêm đường mật Khi kích thước của sỏi ống mật chủ lớn lên sẽ làm tắc ống mật chủ và ứ đọng dịch mật ở đường mật trong gan và túi mật, ống mật, chúng tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển mạnh mẽ, gây nên tình trạng nhiễm trùng, viêm đường mật vô cùng nguy hiểm cho người bệnh. Biến chứng sỏi ống mật chủ 2.2 Viêm túi mật cấp Đây là một trong những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Viêm túi mật cấp là tình trạng tắc mật, nhiễm khuẩn thứ cấp ở túi mật. Nó có thể gây ra tình trạng hoại tử túi mật, rò rỉ dịch mật và thậm chí khiến người bệnh tử vong nếu không được điều trị kịp thời. 2.3 Biến chứng chảy máu đường mật Tắc ống mật chủ do sỏi sẽ gây nên tình trạng ứ mật trong gan và suy giảm chức năng gan nghiêm trọng, đặc biệt, nó còn gây ra tổn thương thành ống dẫn mật, ảnh hưởng tới các mạch máu và dẫn đến chảy máu đường mật. 2.4 Biến chứng viêm mủ đường mật Khi ống mật chủ bị tắc sẽ gây nên tình trạng nhiễm khuẩn đường mật, chính vì thế khi mắc phải bệnh sỏi ống mật chủ nếu người bệnh không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tình trạng nhiễm trùng sẽ càng nặng hơn tạo thành ổ mủ, khiến cho người bệnh đau nhiều, sốt cao, dịch mật có mủ. 2.5 Biến chứng áp xe đường mật, áp xe gan Sỏi ống mật chủ gây nên tình trạng nhiễm trùng đường mật ngoài gan, khi tình trạng này tiến triển nặng sẽ gây ra áp xe đường mật và ổ mủ di chuyển ngược lên gan tạo thành áp xe gan, đây là một trong những biến chứng của sỏi ống mật chủ rất nặng. Khi gặp phải biến chứng này thì người bệnh sẽ đau dữ dội vùng hạ sườn phải và gan lớn. 2.6 Biến chứng viêm phúc mạc mật Viêm phúc mạc mật là biến chứng của sỏi ống mật chủ rất nguy hiểm, cần phải can thiệp ngoại khoa cấp cứu kịp thời. Đây là tình trạng dịch mật nhiễm khuẩn vào ổ bụng và khu trú ở hạ sườn phải hoặc lan ra khắp ổ bụng gây viêm phúc mạc. 2.7 Sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết Người bệnh sẽ có tỉ lệ tử vong rất cao nếu gặp phải biến chứng này, chính vì thế khi bệnh nhân có dấu hiệu như sốt cao > 39°C, nhịp tim nhanh >100 lần/phút, thở nhanh và nông, huyết áp thấp, rối loạn tri giác... thì cần phải cấp cứu ngay. 2.8 Hội chứng gan thận Hội chứng gan thận là biến chứng nhiễm trùng nặng nhất do sỏi ống mật chủ gây ra. Không chỉ cần điều trị, chăm sóc đặc biệt mà người bệnh khi có biến chứng này cần được sử dụng các biện pháp hỗ trợ chức năng gan thận, kết hợp với điều trị nhiễm trùng. 3. Chủ động phòng ngừa và điều trị sỏi ống mật chủ Phòng ngừa và điều trị sỏi ống mật chủ tránh bệnh nặng hơn Bệnh sỏi ống mật chủ và biến chứng của nó rất khó lường nên người bệnh cần ghi nhớ rằng “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Ngay khi có triệu chứng của sỏi ống mật chủ thì cần chủ động thăm khám, phối hợp nhiều phương pháp trong điều trị, ngăn ngừa biến chứng bằng cách điều chỉnh lối sống và dinh dưỡng. Lưu ý hạn chế sử dụng trà, cà phê và chất kích thích như bia, rượu, nên luyện tập thể thao 30 phút/ ngày để hạn chế sự ứ đọng dịch mật...Đặc biệt, kỹ thuật phẫu thuật nội soi lấy sỏi ống mật chủ có dẫn lưu Kehr tại bệnh viện sẽ giúp bệnh nhân thoát khỏi căn bệnh nhẹ nhàng và nhanh chóng hồi phục sức khỏe, với những ưu việt sau:Tỷ lệ thành công lên đến 95%Được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ là chuyên gia giàu về tiêu hóa - gan mật là Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái và Bác sĩ Phan Thanh Nguyên. Đừng chủ quan với bệnh sỏi mật;;;;;Mổ sỏi mật tuy là phẫu thuật đơn giản nhưng cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc hậu phẫu đúng cách. Vì vậy vấn đề chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật cần lưu ý gì luôn được nhiều người quan tâm. Những biến chứng có thể gặp phải sau mổ sỏi mật Mổ sỏi mật là một trong những phương pháp phẫu thuật ngoại khoa đơn giản và ít nguy hiểm nhất, tuy nhiên cũng như các phẫu thuật khác, mổ sỏi mật cũng tiềm ẩn những nguy cơ biến chứng hậu phẫu nếu không được phẫu thuật an toàn và chăm sóc đúng cách. Các biến chứng có thể gặp phải cụ thể như: – Nhiễm trùng: Tất cả các ca phẫu thuật đều tiềm ẩn nguy cơ này nhưng nó xảy ra với tỉ lệ rất thấp. Phẫu thuật cắt túi mật cần được thực hiện tại bệnh viện uy tín – Tổn thương ống mật: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của phẫu thuật nội soi. Nó có thể gây ra rò rỉ, giãn hay rách hẹp ống mật dẫn tới tổn thương gan. Để giảm thiểu chấn thương như vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên chụp X- quang đường mật trước khi phẫu thuật. – Sót sỏi mật: có tới 6% các trường hợp bị sót sỏi mật sau phẫu thuật cắt túi mật. – Đau đớn và mệt mỏi: Đây là những tác dụng phụ thường gặp của bất kỳ phẫu thuật bụng nào. Bệnh nhân nên hạn chế vận động trong khoảng 2 ngày và dần trở lại hoạt động bình thường sau khoảng một tuần. – Buồn nôn và ói mửa: tình trạng này dễ gặp phải ở hầu hết bệnh nhân sau mổ tuy nhiên nó sẽ hết sau đó. Để hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải khi mổ sỏi mật, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về thuốc uống và cách chăm sóc hậu phẫu đúng cách. Theo đó, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau: Người bệnh sau phẫu thuật cắt túi mật cần được chăm sóc đúng cách Thông thường sau khi cắt túi mật nội soi, người bệnh có thể rời viện trong cùng một ngày và phục hồi rất nhanh chóng. Còn với phẫu thuật hở, người bệnh có thể nằm viện thêm 3-5 ngày và thời gian phục hồi lâu hơn (4-6 tuần). Sau phẫu thuật cắt bỏ túi mật, mật sẽ không còn được lưu trữ giữa các bữa ăn. Trong bữa ăn, mật sẽ chảy trực tiếp từ gan (nơi nó được sản xuất), qua ống mật chủ vào ruột non hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Đối với hầu hết mọi người, sự thay đổi này không có ảnh hưởng hoặc chỉ ảnh hưởng rất nhỏ đến hệ thống tiêu hóa. Vì vậy, bạn có thể gặp phải một vài tác dụng phụ sau mổ như: cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy,… nhưng các triệu chứng này không đang ngại bởi nó sẽ qua đi nhanh chóng sau một thời gian ngắn. Một điều đáng quan tâm nữa đối với bệnh nhân là theo dõi các vết khâu sau khi rời viện để tránh nhiễm trùng, nếu thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường hay vết khâu lâu lành, bạn nên đi khám để được bác sĩ điều trị. Chế độ ăn uống lành mạnh ngừa biến chứng sau cắt túi mật Một chế độ ăn uống, tập luyện sau mổ cũng vô cùng quan trọng, đặc biệt với bệnh nhân phẫu thuật cắt túi mật. Trong những ngày đầu, bạn chỉ nên ăn đồ ăn dễ tiêu như cháo, súp,… hạn chế các đồ ăn giàu chất béo và các món chiên, rán,… Sau khi cơ thể đã dần hồi phục, bạn có thể lên một thực đơn hợp lý, tốt cho bệnh sỏi mật và đầy đủ dinh dưỡng về lâu dài. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp luyện tập thường xuyên, vừa sức để duy trì cân nặng và tăng cường sức khỏe.;;;;;1. Ngay sau phẫu thuật Sỏi mật được hình thành chủ yếu từ sự kết tụ của cholesterol, do mất cân bằng của các thành phần có trong dịch mật như cholesterol, billirubin, muối canxi… Ngay sau khi phẫu thuật sỏi mật, người bệnh không tự sinh hoạt được mà sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào bạn. Vì vậy, ở giai đoạn này bạn sẽ đóng vai trò giống như một nhân viên y tế, theo dõi sát sao quá trình hồi phục của người bệnh. Nếu thấy các dấu hiệu bất thường xảy ra như chảy máu vết mổ nhiều, nhịp tim quá nhanh hay quá chậm, khó thở, đau đớn nhiều… thì bạn phải ngay lập tức báo bác sỹ. Sau phẫu thuật khoảng 6 – 8h, người bệnh đã có thể bắt đầu ăn trở lại, lúc này bạn chỉ chỉ nên cho người bệnh ăn các món lỏng, dễ tiêu như cháo, súp và kiêng hoàn toàn chất béo. Theo dõi sau mỗi bữa ăn, nếu người bệnh không có cảm giác khó chịu, có thể thêm dần chất béo vào thực đơn hàng ngày nhưng vẫn ở mức hạn chế. 2. Vài ngày sau phẫu thuật 3. Theo dõi biến chứng sau phẫu thuậtNgười bệnh cần tái khám theo chỉ định của bác sĩ để xử trí kịp thời nếu như có bất kì vấn đề nào xảy raSau phẫu thuật, người bệnh sỏi mật có thể xuất hiện các biến chứng nhẹ trên đường tiêu hóa chẳng hạn chướng, chậm tiêu, táo bón, tiêu chảy, thậm chí là các biến chứng nặng như nhiễm trùng, rò rỉ mật, tổn thương ống mật… Khi thấy người bệnh xuất hiện các dấu hiệu: đau kéo dài sau mổ, ăn uống đầy chướng, chậm tiêu, táo bón, sốt nhẹ… tốt nhất nên đưa họ quay trở lại viện để được thăm khám cẩn thận. Người bệnh cần tái khám theo chỉ định của bác sĩ để xử trí kịp thời nếu như có bất kì vấn đề nào xảy ra Sau phẫu thuật, người bệnh sỏi mật có thể xuất hiện các biến chứng nhẹ trên đường tiêu hóa chẳng hạn chướng, chậm tiêu, táo bón, tiêu chảy, thậm chí là các biến chứng nặng như nhiễm trùng, rò rỉ mật, tổn thương ống mật… Khi thấy người bệnh xuất hiện các dấu hiệu: đau kéo dài sau mổ, ăn uống đầy chướng, chậm tiêu, táo bón, sốt nhẹ… tốt nhất nên đưa họ quay trở lại viện để được thăm khám cẩn thận.
question_337
Coi chừng bệnh quai bị ở nam giới
doc_337
Bệnh quai bị ở nam giới nếu không được phát hiện sớm điều trị hiệu quả có thể gây nên biến chứng nguy hiểm thậm chí dẫn đến vô sinh. Vì vậy cần coi chừng bệnh quai bị ở nam giới. Quai bị là một bệnh toàn thân biểu hiện bằng sưng một hay nhiều tuyến nước bọt, thường gặp nhất là các tuyến mang tai. Khoảng 1/3 các trường hợp nhiễm bệnh không gây nên các triệu chứng sưng tuyến nước bọt rõ ràng trên lâm sàng. Trên 50% bệnh nhân mắc bệnh quai bị có hiện tượng tăng bạch cầu trong dịch não tủy. Một số bệnh nhân có biểu hiện viêm màng não rõ với các triệu chứng nhức đầu, nôn mửa, cứng cổ… Bệnh quai bị ở nam giới có thể gây biến chứng teo tinh hoàn, vô sinh 2. Coi chừng bệnh quai bị ở nam giới Thường gặp ở tuổi dậy thì, hiếm gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi và người lớn trên 40 tuổi, xuất hiện sau khi sưng tuyến mang tai 1 – 2 tuần. Bệnh nhân đau tinh hoàn sắp sưng, sau đó tinh hoàn sưng to gấp 3 – 4 lần bình thường. Thường thì sưng 1 bên, cũng có thể sưng 2 bên, sau 2 tuần mới hết sưng. Sau 2 tháng mới đánh giá được tinh hoàn có teo hay không. Tỷ lệ teo tinh hoàn do quai bị là 30 – 40%. Nếu bị teo tinh hoàn 2 bên thì khả năng vô sinh rất cao. 3. Cách điều trị bệnh quai bị hiệu quả Khi nghi là bị bệnh quai bị nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác, từ đây sẽ được chỉ định điều trị và có những tư vấn rất quan trọng, trong đó bao gồm cho bản thân người bệnh và cả bảo vệ cho người lành có nguy cơ mắc bệnh quai bị. Khám và điều trị ngay khi có dấu hiệu bị bệnh quai bị Đối với thể bệnh viêm tuyến nước bọt đơn thuần cần vệ sinh họng, miệng hàng ngày như súc họng, miệng bằng các dung dịch sát khuẩn nhẹ có bán tại các quầy dược phẩm như axit boric 5%, nước muối sinh lý và một số dung dịch sát khuẩn khác. Hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm, sinh tố, uống nhiều nước vì sốt làm mất nước, điện giải. Cần nghỉ ngơi tại giường tránh tiếp xúc với những người có nguy cơ cao mắc bệnh quai bị như lứa tuổi thanh thiếu niên, tối thiểu 10 ngày. Đối với thể bệnh có viêm tinh hoàn cần nghỉ ngơi tại giường khi tinh hoàn vẫn còn sưng, đau. Cần thiết mặc đồ lót để treo nhẹ tinh hoàn lên. Đối với thể bệnh có viêm tinh hoàn, buồng trứng, rất cần có ý kiến của bác sĩ. Những bệnh viêm tụy, viêm não, màng não cần phải vào bệnh viện để được khám và theo dõi một cách chặt chẽ. Mặc dù hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị, đó là một thách thức lớn cho các thầy thuốc lâm sàng, nhưng các thuốc dùng trong mục đích điều trị hỗ trợ cũng không thể coi thường.
doc_41259;;;;;doc_44658;;;;;doc_1842;;;;;doc_38124;;;;;doc_7885
Dù bệnh quai bị là bệnh lành tính, có thể tự khỏi từ 7-10 ngày, nhưng khi không có cách phòng tránh và xử lý kịp thời, nam giới có thể gặp biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, cần cẩn thận với biến chứng quai bị ở nam giới. Cẩn thận với biến chứng quai bị ở nam giới Qua siêu âm, các bác sĩ phát hiện dịch trong màng tinh hoàn, tinh hoàn bên trái có kích thước to hơn bình thường. Năm ngày trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với một người bạn mắc quai bị. Cẩn thận với biến chứng quai bị ở nam giới Một ngày sau, bệnh nhân có biểu hiện sốt nhẹ, sưng đau góc hàm bên phải, sau đó bệnh lan xuống tinh hoàn bên trái. Bệnh nhân tự điều trị tại nhà không khỏi. Theo các chuyên gia, 25-30% tỷ lệ nam giới bị quai bị khi không điều trị kịp thời có thể khiến một hoặc hai bên túi tinh bị viêm. Tình trạng này có thể khiến tinh hoàn suy yếu chức năng hoạt động, gây vô sinh. Biểu hiện rõ rệt nhất là tinh hoàn đột ngột sưng to 3-4 lần bình thường, da bìu đỏ, nóng và cứng hơn. Những triệu chứng này xuất hiện trong vòng 1 tuần và tinh hoàn tự động nhỏ lại như cũ. Sau thời gian này, hầu hết người bệnh nam giới đều chỉ có thể sản xuất ra lượng tinh dịch loãng, tinh trùng hạn chế và chất lượng tinh binh không ổn định. Nguy hiểm hơn một số nam giới có nguy cơ bị teo tinh hoàn hoàn toàn, diễn biến từ 1-6 tháng sau đợt viêm mào tinh hoàn, khiến quá trình sinh tinh giảm dần và biến mất hoàn toàn, gây vô sinh. Cẩn thận trong điều trị phòng ngừa biến chứng quai bị ở nam giới – Bệnh nhân quai bị nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để phòng lây nhiễm. – Nên nghỉ ngơi ít nhất 2 tuần từ thời gian phát bệnh để chữa trị hiệu quả. Không vận động mạnh, đặc biệt quai bị ở nam giới nên hạn chế vận động, chơi thể thao khi thấy tinh hoàn bị sưng. Hạ sốt đúng cách khi bị quai bị – Khi sốt cao, hạ thân nhiệt bằng khăn ấm. – Nên kiêng gió, nước lạnh trong suốt thời gian phát bệnh cho đến khi chữa lành hoàn toàn. -Vệ sinh răng miệng trong thời gian bị quai bị, súc miệng bằng nước muối để diệt khuẩn. – Chọn lựa ăn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp, bún, phở… để đảm bảo dinh dưỡng nhưng vẫn dễ tiêu hóa. – Không ăn các loại thức ăn hải sản, cá biển, cá mè, cá chép, đồ nếp. – Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như các loại vitamin, chất xơ từ rau củ và trái cây nhằm cung cấp khoáng chất cần thiết cho cơ thể. – Giữ thân thể sạch sẽ bằng việc lau người hằng ngày chứ không nên tắm nước lạnh hoàn toàn. – Không tự ý sử dụng các loại thuốc chưa được phép, bôi đắp lên vùng bị sưng gây biến chứng. Thăm khám để được chẩn đoán và điều trị đúng cách Bệnh quai bị ở nam giới là một trong những chứng bệnh thường gặp. Độ tuổi phát bệnh nhiều nhất thường ở trẻ nhỏ và nam giới vị thành niên giai đoạn từ 8-15 tuổi, một số trường hợp xuất hiện ở giai đoạn trưởng thành. Cần điều trị đúng cách để đảm bảo phòng tránh những nguy cơ biến chứng gây vô sinh ở nam giới hiệu quả.;;;;;Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp, sau khi nhiễm virus và khởi phát bệnh, nam giới có nguy cơ gặp biến chứng viêm tinh hoàn. Cần phát hiện và điều trị sớm biến chứng này, tránh viêm tinh hoàn do quai bị gây tổn thương nặng cũng như biến chứng khác cho sức khỏe sinh sản. Quai bị có thể gặp ở bất cứ thời điểm nào trong năm, song thường bùng phát thành dịch vào mùa đông xuân khi virus phát triển và phát tán mạnh nhất. Virus xâm nhập qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gần, gây viêm tuyến nước bọt mang tai nên người bệnh sẽ bị sưng đau vùng bạnh cằm. Quai bị là bệnh viêm, truyền nhiễm khá lành tính, triệu chứng bệnh không nhiều và thường biến mất sau khoảng 10 ngày khởi phát. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc, nghỉ ngơi và điều trị đúng cách, quai bị có thể tiến triển gây viêm cho cơ quan sinh dục, cụ thể là viêm tinh hoàn ở nam giới nguy cơ dẫn đến vô sinh. Hầu hết bệnh nhân gặp phải biến chứng này là trẻ trai ở độ tuổi dậy thì, tỉ lệ mắc lên tới 30%. Dấu hiệu viêm tinh hoàn do quai bị thường phát triển muộn với đặc điểm như sau: tinh hoàn sưng to và đau, da bìu căng, bóng đỏ, phù nề. Cảm giác đau nhức, sưng to ở tinh hoàn sẽ khiến trẻ bị đau thốn khó chịu, nhất là khi vận động mạnh. Viêm tinh hoàn này thường chỉ xảy ra ở một bên, nếu kéo dài có thể gây viêm lan sang bên còn lại. Nguyên nhân dẫn đến biến chứng viêm tinh hoàn do quai bị này được cho là ở người có sức đề kháng kém, virus không bị tiêu diệt hết mà phát triển và di chuyển xa, xâm nhập gây bệnh đến tụy tạng, tinh hoàn. Khi tiến vào tinh hoàn, virus quai bị sẽ làm tổn thương ống sinh tinh, gây phù nề, thương tổn. Thông thường, viêm tinh hoàn do quai bị tiến triển trong khoảng từ 2 - 4 ngày, sau đó cảm giác đau và tình trạng sưng to giảm dần rồi biến mất. Thời gian biến chứng này có thể ngắn hoặc dài hơn tùy vào tình trạng sức khỏe và hiệu quả điều trị. Đôi khi khi viêm tinh hoàn đã qua đi nhưng tổn thương ở ống sinh tinh do virus gây ra vẫn còn, làm tăng nguy cơ tổn thương vỡ khi vận động, teo tinh hoàn tiến triển thành vô sinh. Do đó, người bệnh quai bị nếu có dấu hiệu bất thường ở tinh hoàn thì cần nhanh chóng điều trị, tránh gây tổn thương nặng không phục hồi. Hầu hết bệnh nhân bị viêm tinh hoàn do quai bị khi điều trị sớm và đúng cách, tỉ lệ vô sinh sau đó rất hiếm khi xảy ra. Do đó, không nên chủ quan nếu bé trẻ bị quai bị, cha mẹ và người chăm sóc cần lưu ý đến các triệu chứng trẻ gặp phải, kiểm tra tình trạng tinh hoàn trong và sau khi mắc bệnh. Điều trị đúng cách và sớm là cần thiết để nam giới hạn chế tổn thương tinh hoàn cũng như nguy cơ biến chứng sau đó. Trong điều trị viêm tinh hoàn do quai bị, hiện không có điều trị đặc hiệu mà bệnh nhân chủ yếu được điều trị kiểm soát triệu chứng và tăng cường sức đề kháng. Cụ thể, bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm cùng với nghỉ ngơi, ăn uống tăng cường sức đề kháng. Trong thời gian điều trị và sau đó, cần lưu ý theo dõi cẩn thận tình trạng tiến triển của viêm tinh hoàn và tái khám bác sĩ theo lịch hẹn. Sau điều trị viêm tinh hoàn do quai bị, bệnh nhân có thể đánh giá nguy cơ vô sinh¸ giảm chức năng sinh sản do biến chứng bằng xét nghiệm tinh dịch đồ và xét nghiệm nồng độ hormone. Trong thời gian điều trị quai bị cũng như biến chứng viêm tinh hoàn, bệnh nhân cần nghỉ ngơi tại nhà. Đặc biệt không nên làm việc nặng, vận động mạnh có thể gây tổn thương cho tinh hoàn. Nhiều bệnh nhân cho rằng khi tinh hoàn sưng đau thì không nên mặc quần trong, tuy nhiên các chuyên gia khuyên ngược lại, lúc này mặc quần trong là cần thiết để treo cố định tinh hoàn, hạn chế chấn thương và giảm đau. 3. Phòng ngừa biến chứng viêm tinh hoàn do quai bị Chủ động phòng ngừa quai bị cũng như điều trị tốt khi bị quai bị là cần thiết để ngăn ngừa biến chứng viêm tinh hoàn gây vô sinh. Để phòng ngừa quai bị, cách tốt nhất là tránh xa nguồn nguy cơ gây lây nhiễm virus, đó là những người có dấu hiệu bệnh. Ngoài ra, nên hạn chế tới nơi đông người, tiếp xúc với nguồn dịch nguy cơ trong thời gian bùng phát dịch, nếu cần thiết thì cần có biện pháp bảo vệ như vệ sinh đường hô hấp, rửa tay sát khuẩn thường xuyên, đeo khẩu trang,… Cách phòng ngừa chủ động tốt nhất với bệnh quai bị ở người chưa có miễn dịch là tiêm phòng vắc xin. Vắc xin này là loại vắc xin sống giảm độc lực, được khuyến cáo nên tiêm cho trẻ nhỏ từ 12 - 14 tháng tuổi. Sau đó cần tiêm liều vắc xin nhắc lại lần thứ 2 khi trẻ từ 4 - 6 tuổi để đạt trạng thái kháng thể tốt nhất. Không nên chủ quan với biến chứng viêm tinh hoàn do quai bị, nếu kéo dài và tiến triển nặng, nam giới có thể đối mặt với nguy cơ vô sinh, hiếm muộn. Nếu cần tư vấn thêm,;;;;;Quai bị là một trong những bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, bệnh tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của người bệnh. Vậy bệnh quai bị là gì, cần làm gì khi mắc bệnh, Bị quai bị có phải kiêng quan hệ… bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các thắc mắc này Quai bị hay còn có tên gọi trong dân gian là chàm bàm, nguyên nhân của bệnh là do virus quai bị gây ra. Khi bị bệnh quai bị, người bệnh sẽ có các biểu hiện rõ ràng như: sưng đau tuyến nước bọt ở mang tai, đau vùng mặt bị sưng, đau đầu, nhức đầu, buồn nôn, đau vùng cổ, sốt… Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm tụy, viêm cơ tim, nhồi máu phổi, nguy hiểm hơn là viêm buồng trứng đối với nữ và vô sinh đối với nam. Bệnh này quai bị chủ yếu lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc với nước bọt và dịch tiết mũi họng của người bị bệnh. Virus quai bị sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tồn tại và phát bệnh trong khoảng 12 – 24 ngày rồi mới khởi phát triệu chứng. Bệnh quai bị do virus quai bị gây ra và lây nhiễm qua đường hô hấp Quai bị được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra và có khả năng lây nhiễm cao cho những người tiếp xúc qua đường hô hấp do tiếp xúc với nước bọt và dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh khi ho, hắt hơi, ăn uống chung, dùng chung thìa đũa dao kéo với người bệnh và hôn nhau. Do đó khi mắc bệnh quai bị, người bệnh tuyệt đối không được quan hệ tình dục nhằm tránh khả năng lây bệnh cho bạn tình của mình. Trong thời gian bị quai bị nếu người bệnh quan hệ tình dục không chỉ làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho đối phương mà còn gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến các bộ phận sinh dục như: viêm buồng trứng ở nữ giới và viêm tinh hoàn ở người nam. Bên cạnh việc kiêng quan hệ tình dục thì khi mắc bệnh quai bị, người bệnh cần nên hạn chế tiếp xúc với những người khác bằng cách: đeo khẩu trang, hạn chế đi lại, tuyệt đối không dùng chung bát đũa, thìa dĩa, ăn chung đồ ăn thức uống với người khác. Không nên quan hệ tình dục khi bị viêm quai bị Điều trị viêm quai bị Bệnh quai bị nếu diễn biến nhẹ thường được bác sĩ hướng dẫn tự điều trị tại nhà. Để tránh gây ra các biến chứng người bệnh cần lưu ý: Quai bị nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh có thể tự khỏi trong khoảng từ 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên, nếu không được điều trị và thực hiện các biện pháp phòng tránh nghiêm ngặt thì bệnh sẽ có thể các biến chứng nghiêm trọng như: sưng, đỏ, đau tinh hoàn ở nam giới và viêm buồng trứng ở nữ giới. Cách chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh quai bị Quai bị là bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, để tránh nguy cơ lây nhiễm đồng thời giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe, chúng ta cần lưu ý một số điểm cơ bản như sau: Bệnh quai bị có thể không nguy hiểm nhưng các biến chứng của nó lại rất nghiêm trọng, có thể gây vô sinh, ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản của nam và nữ, đặc biệt là nam giới. Các biến chứng thường gặp ở nam giới khi bị quai bị như: tinh hoàn sưng to, gây đau nhức, sốt cao, nặng hơn nữa là tình trạng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn dẫn đến hiện tượng teo tinh hoàn, giảm số lượng tinh trùng gây khó khăn cho việc thụ thai. Đối với nữ giới các biến chứng của quai bị có thể khiến chị em bị viêm buồng trứng. Các biểu hiện thường gặp là: đau bụng dưới, rong kinh, kinh nguyệt không đều, mất kinh. Ở phụ nữ mang thai nếu bị quai bị rất nguy hiểm bởi có thể dẫn đến hiện tượng sinh non, sảy thai, thai lưu. Những biến chứng của bệnh quai bị ở cả nam và nữ đều rất nguy hiểm và ảnh hưởng lớn để khả năng sinh sản. Do đó, người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc phòng tránh bệnh, cũng như cách ly với những người xung quanh để tránh lây nhiễm Quai bị có gây biến chứng vô sinh đối với nam giới Đồ ăn chua cay Người bị quai bị nên tránh đồ ăn cay nóng bởi các thức ăn này sẽ khiến tuyến nước bọt của bạn phải hoạt động nhiều hơn gây cảm giác đau nhức, khó chịu và khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng. Thịt gà Thịt gà được đánh giá là thực phẩm giàu dinh dưỡng và chất đạm, tuy nhiên không phù hợp với người bị bệnh quai bị. Nguyên nhân là do thịt gà khiến người bệnh đầy bụng, khó tiêu, hơn nữa đặc tính của thịt gà dai, ảnh hưởng đến việc nhai và tiết nước bọt. Người bệnh có thể sử dụng thịt gà để hồi phục sức khỏe sau khi khỏi bệnh. Đồ nếp Đồ nếp cũng là đồ ăn được khuyến cáo không nên sử dụng cho người bị quai bị. Các món ăn từ đồ nếp sẽ khiến chỗ viêm sưng đau nhức, gây ảnh hưởng lớn tới quá trình điều trị của bệnh. Kiêng ra ngoài trời gió Bên cạnh việc lựa chọn các thực phẩm phù hợp thì người bị quai bị cũng cần chú ý kiêng ra ngoài trời gió để tránh bệnh trở nên nặng. Đặc biệt, quai bị lây nhiễm qua đường hô hấp nên việc kiêng ra ngoài trời vừa giúp người bệnh an toàn vừa giúp hạn chế lây nhiễm cho những người khác. Món ăn dành cho bệnh nhân quai bị Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến khả năng điều trị và hồi phục sức khỏe của người bị bệnh. Trong thời gian bị bệnh, người bệnh thường chán ăn, mệt mỏi, sức đề kháng kém do đó nên lựa chọn các món ăn dễ tiêu hóa, ưu tiên các món ăn loãng, mềm, giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, việc bổ sung rau xanh, nước hoa quả vào thực đơn của người bị bệnh quai bị cũng vô cùng quan trọng. Ngoài tác dụng bổ sung dinh dưỡng, khoáng chất thì rau xanh còn có tác dụng rất tốt giúp cơ thể tăng đề kháng và nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Người bị quai bị cần bổ sung rau xanh và nước ép hoa quả giàu dinh dưỡng Những điều bạn không nên bỏ qua để mau khỏi bệnh quai bị Bí quyết để nhanh chóng hồi phục sức khỏe khi bị quai bị chính là tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Bên cạnh việc kiêng cữ gió và nước cẩn thận thì người bệnh cũng cần giữ vệ sinh cơ thể cẩn sạch sẽ, lau chùi bằng nước ấm để tránh tình trạng bị cảm lạnh. Video đề xuất;;;;;Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính gặp nhiều hơn ở trẻ em. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị quai bị, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, nếu bé trai mắc quai bị có thể dẫn tới vô sinh, vì vậy ba mẹ chớ nên chủ quan. Bệnh quai bị do virus quai bị (Mumps virus) thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Bệnh quai bị lây theo đường hô hấp. Vi rút có trong các hạt nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng bắn ra ngoài không khí khi bệnh nhân ho, hắt hơi, khạc nhổ, nói chuyện... , người lành hít phải trực tiếp hoặc qua các đồ dùng bị nhiễm dịch hô hấp do bệnh nhân thải ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Những hạt nước bọt chứa vi rút sống gây bệnh kích thước nhỏ (từ 5 - 100 mm) có thể phát tán mạnh trong phạm vi 1,5 mét; những hạt cực nhỏ, dạng khí dung (dưới 5 mm) có thể bay lơ lửng nhiều giờ trong không khí ở những không gian kín, gặp gió các hạt khí dung chứa vi rút có thể phát tán xa hơn. Thời gian lây bệnh: Vi rút có trong nước bọt của bệnh nhân quai bị trước khi khởi phát (có sốt, viêm tuyến nước bọt) khoảng 3 - 5 ngày, và sau khi khởi phát khoảng 7 - 10 ngày, đây chính là giai đoạn lây truyền của bệnh, trong đó mạnh nhất khoảng 1 tuần xung quanh ngày khởi phát. Vi rút cũng có thể thấy ở nước tiểu của bệnh nhân trong vòng 2 tuần. Bệnh quai bị có biểu hiện đa dạng, ở từng đối tượng mắc bệnh sẽ có triệu chứng đặc trưng nhưng không khác nhiều. Các triệu chứng phổ biến của bệnh quai bị bao gồm: • Sốt cao đột ngột; • Các dấu hiệu của nhiễm virus như: đau đầu, đau nhức xương khớp, mệt mỏi… • Sau khi sốt 1-3 ngày, tuyến nước bọt đau nhức, sưng to, có thể sưng ở một hoặc cả hai bên, khiến khuôn mặt bệnh nhân bị biến dạng, khó nhai, khó nuốt. Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh quai bị; • Có thể sưng, đau tinh hoàn (trẻ nam), viêm buồng trứng (nữ), Nguy hiểm hơn, ở bé trai mắc bệnh quai bị khi đang độ tuổi dậy thì có khoảng 20% trẻ bị viêm tinh hoàn và có đến 0.5% trường hợp có nguy cơ teo tinh hoàn dẫn đến vô sinh sau này; • Một số trường hợp nặng có thể có biến chứng như: Nhồi máu phổi, viêm cơ tim Viêm não, viêm màng não. Những trường hợp trẻ bị viêm tinh hoàn cần được đến bác sĩ kiểm tra ngay, trẻ cần được nghỉ ngơi, hạn chế chạy nhảy, vận động mạnh. Chủ động phòng ngừa quai bị Thời điểm mùa xuân là lúc dễ bùng phát các dịch bệnh, theo khuyến cáo Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế thì ba mẹ cần thực hiện tốt các biện pháp sau để phòng tránh quai bị cho trẻ: - Thường xuyên rửa tay với xà phòng, bảo đảm vệ sinh nhà ở, lớp học, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là đường hô hấp, thường xuyên đeo khẩu trang để tránh những viêm nhiễm gây nên bệnh quai bị. - Tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị, vắc xin này rất quan trọng cho những trẻ dậy thì, thiếu niên và người trưởng thành chưa có miễn dịch.;;;;;Quai bị nếu không được phát hiện để điều trị sớm chẳng những gây ra biến chứng nguy hiểm mà còn dễ lây lan trong cộng đồng. Lựa chọn đúng địa chỉ xét nghiệm quai bị tại nhà được xem là giải pháp giúp người bệnh nhanh chóng có kết quả chính xác để kịp thời điều trị ngăn chặn những hệ luỵ này. 1. Bệnh quai bị - những vấn đề cần lưu tâm 1.1. Các thể lâm sàng của bệnh - Viêm tuyến nước bọt mang tai + Thời gian ủ bệnh: 15 - 21 ngày, dấu hiệu lâm sàng không rõ. + Thời kỳ khởi phát người bệnh sốt cao trên 38 độ C, ăn ngủ kém, xương khớp đau nhức, mệt mỏi, đau đầu. + Thời kỳ toàn phát: sưng viêm tuyến nước bọt mang tai ở 1 hoặc 2 bên; góc hàm đau nhói, phình ra, da căng nhẵn không nóng, không đỏ; niêm mạc miệng phù nề, viêm; ống dẫn nước bọt tuyến mang tai tấy đỏ. + Thời kỳ lui bệnh: cắt sốt sau 4 - 5 ngày; 8 - 10 ngày sau khi mắc bệnh, cơn đau sẽ giảm. - Viêm các tuyến sinh dục + Viêm tinh hoàn ở nam giới thường xảy ra vào ngày thứ 5 đến thứ 8 sau khi triệu chứng viêm tuyến nước bọt đã dịu bớt. Lúc này người bệnh bị sốt trở lại nặng hơn, sốt trên 39 độ C; rét run toàn thân; mệt mỏi; tinh hoàn đau nhói và cảm giác đau lan xuống bẹn, đùi, đau dữ dội khi đi lại, thậm chí có thể bị nôn. Trong vòng vài ngày tinh hoàn sẽ sưng to gấp 2 - 3 lần kéo theo tình trạng bìu đỏ, căng mọng. Khoảng 7 - 10 ngày sau khi xuất hiện những triệu chứng này thì bệnh sẽ dịu dần, cắt sốt, tinh hoàn cũng không sưng nữa. Tuy lúc ấy kích thước tinh hoàn trở lại bình thường nhưng nó có thể nhỏ chỉ còn một nửa vào 2 - 6 tháng sau. + Viêm buồng trứng ở nữ giới qua tuổi dậy thì: người bệnh bị sốt, có thể xuất hiện tử cung nhẹ trong thời gian ngắn nên bị đau bụng dưới, ít biến chứng. - Viêm tụy tạng cấp tính + Thường xảy ra ở tuần thứ hai khi đã dịu bớt triệu chứng viêm tuyến nước bọt. + Người bệnh bị sốt, đầy bụng, nôn, đau thượng vị, chán ăn, tiêu chảy. + Thường khỏi sau 1 - 2 tuần, ít biến chứng. - Viêm não, viêm màng não + Tăng nhiệt độ đột ngột. + Nhức đầu. + Rét run. + Nôn vọt. + Cứng gáy. + Buồn ngủ, ngủ li bì. 1.2. Đối tượng nguy cơ Ai cũng có khả năng bị quai bị nhưng đối tượng dễ mắc nhất là: - Người có tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. - Trẻ trong độ tuổi 2 - 14, nhất là trẻ chưa tiêm vacxin phòng bệnh. - Người có hệ miễn dịch kém. - Người sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh. 1.3. Biến chứng có thể xảy ra So với nữ giới thì nam giới dễ gặp nguy hiểm bởi quai bị hơn. Biến chứng nặng nhất của bệnh này phải kể đến: - Viêm tinh hoàn gây vô sinh. - Viêm tuỵ. - Nhồi máu phổi. - Viêm não, viêm màng não. - Viêm buồng trứng; - Viêm cơ tim. - Dị tật thai nhi. - Sảy thai. - Viêm tuyến giáp. - Rối loạn chức năng gan. - Viêm thần kinh thị giác. Tuy người lớn hiếm khi mắc quai bị hơn trẻ em nhưng một khi đã bị thì thường dễ gặp những biến chứng nặng nề hơn. 2.1. - Hệ thống máy móc hiện đại bậc nhất với quy trình xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế luôn đảm bảo cho kết quả chính xác trong thời gian ngắn để hỗ trợ tốt nhất cho khâu chẩn đoán và điều trị bệnh. - Hội tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành có trình độ chuyên môn giỏi với hàng chục năm kinh nghiệm; đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo bài bản. Tất cả những điều này sẽ giúp người bệnh được tư vấn cặn kẽ về kết quả xét nghiệm, được chẩn đoán đúng và có hướng điều trị bệnh hiệu quả.000 đồng/lần cho phí đến nhà lấy mẫu. 2.2. + Người chưa tiêm vacxin quai bị làm xét nghiệm tìm thấy sự tồn tại của Ig M thì khả năng cao là mới bị lây bệnh và bệnh hiện ở giai đoạn nhiễm cấp hoặc đã có triệu chứng. + Người đã tiêm vacxin phòng bệnh làm xét nghiệm và thấy xuất hiện Ig G thì chứng tỏ cơ thể đã có kháng thể với virus quai bị sau khi tiêm vacxin. + Xét nghiệm tìm thấy đồng thời cả Ig M và Ig G chứng tỏ đang bị hoặc mới bị mắc bệnh. - Xét nghiệm tìm dấu ấn của virus + Kết quả xét nghiệm dương tính tức là đã mắc Bệnh quai bị. + Kết quả âm tính tức là không mắc quai bị, những triệu chứng tồn tại có thể là do bệnh lý khác gây ra. Xét nghiệm quai bị là biện pháp cần làm để xác định có hay không sự tồn tại của bệnh lý này để có hướng điều trị hiệu quả. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi sẽ tư vấn người bệnh lựa chọn xét nghiệm phù hợp, hoặc nếu thấy cần thiết chúng tôi cũng sẽ đề nghị bệnh nhân làm cả 2 xét nghiệm này.
question_338
Viêm dạ dày và tá tràng và những kiến thức cần biết
doc_338
Viêm dạ dày và tá tràng là bệnh lý thường gặp ở hệ tiêu hóa. Mọi người không nên chủ quan với căn bệnh này vì bất cứ ai cũng đều có thể mắc bệnh. Viêm dạ dày tá tràng nếu phát hiện ở giai đoạn sớm sẽ dễ dàng chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên nếu bệnh được phát hiện muộn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy việc tìm hiểu rõ về bệnh lý này là điều vô cùng cần thiết. 1. Khái niệm về bệnh viêm dạ dày và tá tràng Bệnh viêm dạ dày và tá tràng là khi xuất hiện tổn thương, viêm sưng trên niêm mạc dạ dày tá tràng (phần tiếp nối với dạ dày là đầu của ruột non). Viêm dạ dày tá tràng được chia thành 2 dạng: – Viêm dạ dày tá tràng cấp tính: Giai đoạn này bệnh khởi phát nhanh, diễn tiến nhanh chóng và ít khi để lại biến chứng – Viêm dạ dày tá tràng mạn tính: Các tổn thương tiến triển chậm, kéo dài, không có biểu hiện đặc biệt. Vết thương có thể ở một vùng hoặc lan ra khắp niêm mạc dạ dày. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới viêm teo niêm mạc dạ dày. Viêm dạ dày và tá tràng là bệnh lý phổ biến ở hệ tiêu hóa 2. Nguyên nhân chính dẫn tới viêm dạ dày – tá tràng Viêm dạ dày tá tràng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Các nghiên cứu y học đã chia ra 2 nhóm nguyên nhân chính: 2.1 Yếu tố nội sinh ( Xuất phát từ bên trong cơ thể) – Viêm dạ dày tá tràng do các độc tố từ vi khuẩn, virus trong cơ thể tràn vào máu và gây bệnh. – Nguyên nhân thứ phát do mắc một số bệnh: Các bệnh nhiễm trùng cấp ( Viêm phổi, viêm ruột thừa, sởi, thương hàn,…); Các bệnh làm ure máu tăng cao, stress, tăng đường huyết ( chấn thương nặng, sau đại phẫu, bỏng, suy thận,…) – Dị ứng thức ăn: hải sản, các loại hạt,… – Viêm thành mạch dị ứng 2.2 Nguyên nhân viêm dạ dày tá tràng do yếu tố ngoại sinh Yếu tố ngoại sinh là các nguyên nhân xuất phát từ bên ngoài cơ thể: – Vi khuẩn Helicobacter Pylori (Hp) xâm nhập và tấn công dạ dày – Uống các thuốc kháng viêm, giảm đau gây ra tác dụng phụ – Các loại đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh, khó tiêu, trà, cafe,… – Dị vật gây tổn thương dạ dày tá tràng Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh 3. Các dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày và tá tràng phổ biến Khi bệnh mới khởi phát các triệu chứng thường rất mờ nhạt và dễ bị nhầm lẫn sang đau bụng thông thường. Chính vì vậy khiến người bệnh chủ quan cho tới khi bệnh đã nặng mới phát hiện ra. Do đó việc nắm rõ các triệu chứng của bệnh là điều vô cùng cần thiết. 3.1 Thường đau vùng bụng trên rốn ( Vùng thượng vị) Đau vùng thượng vị là dấu hiệu đặc trưng khi bị viêm dạ dày và tá tràng. Cơn đau thường xuất hiện vào lúc đói hoặc sau khi ăn vài tiếng, lúc nửa đêm về sáng. Cơn đau có thể lan khắp vùng bụng, lan ra sau lưng. Mức độ đau âm ỉ hoặc dữ dội sẽ phụ thuộc vào mức độ viêm loét ở mỗi người. Cơn đau sẽ tăng lên khi ăn các thực phẩm có tính kích thích dạ dày tá tràng. 3.2 Chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn Các triệu chứng như buồn nôn, đầy bụng là các dấu hiệu gặp khi bị viêm tá tràng dạ dày. Cảm giác đầy bụng, khó tiêu là do dạ dày bị tổn thương khiến hoạt động tiêu hóa chậm lại. Thức ăn đưa vào dạ dày chuyển hóa chậm và ứ đọng lại. 3.3 Ngủ không ngon giấc là triệu chứng của viêm dạ dày và tá tràng Người bị viêm dạ dày dễ bị mất ngủ do luôn cảm thấy đầy bụng, đau bụng vào lúc nửa đêm. Cơn đau hành hạ khiến người bệnh tỉnh giấc và khó ngủ lại. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh suy nhược cơ thể. 3.4 Nóng rát thượng vị, ợ chua, ợ hơi Đa số bệnh nhân khi mắc bệnh thường gặp triệu chứng ợ hơi, ợ chua trong thời kỳ mới mắc bệnh. Cảm giác ợ nóng rát thượng vị thường xuất hiện ở bệnh nhân có trào ngược dạ dày thực quản hơn. 3.5 Rối loạn tiêu hóa khi bị viêm dạ dày và tá tràng Rối loạn tiêu hóa là điều khó tránh khỏi khi bị viêm dạ dày tá tràng. Dạ dày bị tổn thương gây ảnh hưởng tới hoạt động của các bộ phận liên quan. Dấu hiệu nhận biết là người bệnh thường bị tiêu chảy và táo bón xen kẽ. Do hệ tiêu hóa hoạt động thất thường nên người bệnh dễ bị sụt cân. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp triệu chứng đau thường xảy ra vào lúc đói nên người bệnh có xu hướng ăn nhiều hơn vì vậy tăng cân nhanh. Các triệu chứng kể trên chỉ mang tính tham khảo chứ không thể chẩn đoán chính xác. Bạn cần tới bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm, nội soi,…Các phương pháp chẩn đoán giúp xác định được vị trí và mức độ tổn thương, đồng thời phát hiện nhiễm khuẩn HP. Người bệnh thường cảm thấy đau vùng thượng vị 4. Phương pháp điều trị Bệnh viêm dạ dày tá tràng ở giai đoạn sớm nếu được phát hiện có thể dễ dàng điều trị. Tuy nhiên nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính thì việc điều trị dứt điểm vô cùng khó khăn và có thể gây ra nhiều biến chứng. Phương pháp chữa viêm dạ dày tá tràng phổ biến nhất là uống thuốc. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ viêm loét mà bác sĩ sẽ đưa ra đơn kê phù hợp. Một đơn điều trị sẽ là sự kết hợp của nhiều loại thuốc để mang lại hiệu quả cao. Với các bệnh nhân bị viêm dạ dày do vi khuẩn HP sẽ uống thêm thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh do sử dụng các thuốc giảm đau, kháng viêm thì cần ngưng sử dụng thuốc ngay. Nếu bắt buộc phải sử dụng thuốc bệnh nhân nên trao đổi cùng bác sĩ để lựa chọn loại thuốc lành tính hơn. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì bệnh nhân nên kết hợp với điều chỉnh và duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Tránh các thức ăn và thói quen gây kích thích tới dạ dày. 5. Những điều cần nhớ để phòng bệnh Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý rất dễ mắc phải và dễ tái nhiễm. Vì vậy kể cả khi đã điều trị khỏi bệnh mọi người cũng cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng bệnh. – Tạo thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh: Ăn uống đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ, hạn chế bỏ bữa, không ăn quá no hoặc quá đói,… – Tránh ăn các thực phẩm có vị chua cay, đồ ăn nhiều muối hoặc đường, thức ăn quá nóng hoặc lạnh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ,… – Nên ăn sáng đầy đủ và hạn chế ăn khuya – Sau khi ăn uống cần nghỉ ngơi ít nhất nửa tiếng – Bổ sung các loại vitamin A, D, canxi, acid folic,… – Không nên sử dụng đồ uống có tính kích thích dạ dày – Vận động mỗi ngày, nên dành ít nhất 30 phút hàng ngày để tập luyện. Điều này giúp máu và hệ tuần hoàn được lưu thông – Luôn giữ tinh thần vui vẻ, tránh xa căng thẳng Tăng cường tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe Viêm dạ dày và tá tràng là bệnh lý không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không may mắc bệnh mọi người nên điều trị bệnh nghiêm túc để hạn chế xảy ra biến chứng. Mong rằng với các thông tin trong bài đã cung cấp cho bạn đầy đủ kiến thức để bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
doc_12919;;;;;doc_37593;;;;;doc_17619;;;;;doc_63121;;;;;doc_28859
Bệnh viêm dạ dày và tá tràng là bệnh không còn hiếm gặp trong xã hội hiện nay. Tất cả mọi đối tượng dù trẻ hay già đều có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau và triệu chứng khi mắc bệnh cũng không giống nhau. Vì vậy mọi người cần tìm hiểu những kiến thức cần thiết để hiểu về bệnh lý này. 1. Khái niệm cơ bản về bệnh viêm dạ dày tá tràng Bệnh viêm dạ dày và tá tràng xảy ra khi trên bề mặt của dạ dày, tá tràng xuất hiện các vết loét và làm lộ phần lớp dưới của ruột. Theo các số liệu thống kê thì tỷ lệ người bị viêm loét dạ dày chiếm 60%, 95% nguy cơ viêm loét tại tá tràng và một số lượng nhỏ vết loét tới từ vòm cong của dạ dày. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi khác nhau và không phân biệt giới tính. Bệnh viêm dạ dày và tá tràng là bệnh lý phổ biến ở hệ tiêu hóa 2. Các nguyên nhân dẫn tới viêm dạ dày và tá tràng Viêm dạ dày tá tràng xuất hiện khi xảy ra sự mất cân bằng giữa 2 yếu tố: Yếu tố phá hủy niêm mạc ( Pepsin và HCI trong dịch vị dạ dày giúp tiêu hóa thức ăn) và yếu tố bảo vệ ( chất nhầy, niêm mạc dạ dày, HCO3). Các tác nhân chính gây ra sự mất cân bằng này là: 2.1 Vi khuẩn HP gây bệnh viêm dạ dày và tá tràng Nhắc tới nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày chắc chắn không thể bỏ qua vi khuẩn HP. Loại vi khuẩn này tuy nhỏ bé nhưng có thể phá hủy lớp niêm mạc tế bào gây ra tình trạng viêm loét ở dạ dày và tá tràng. 2.2 Căng thẳng thần kinh kéo dài Khi bị căng thẳng cơ thể sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid dịch vị. Lớp niêm mạc của dạ dày khi tiếp xúc nhiều với acid sẽ xuất hiện các tổn thương. Vì vậy các trạng thái cảm xúc tiêu cực cũng sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới dạ dày tá tràng 2.3 Ảnh hưởng xấu của thuốc lá, bia rượu Trong khói thuốc có chứa tới hơn 200 loại độc tố gây ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Đặc biệt chất nicotine trong khói thuốc sẽ kích thích cơ thể tiết ra nhiều cortisol – Tác nhân chính gây viêm loét dạ dày 2.4 Thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh Các thói quen thức khuya, ngủ không đủ giấc, làm việc quá sức, ăn uống thất thường,…đều ảnh hưởng không nhỏ tới hệ tiêu hóa. Dạ dày và tá tràng hoạt động không ổn định khiến chức năng dần suy giảm. 2.5 Tác dụng phụ của thuốc kháng viêm, giảm đau Nhiều người có thói quen tự ý sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm mà không biết rằng việc làm đó tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho dạ dày tá tràng. Một số loại thuốc sẽ gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày. Bên cạnh các nguyên nhân lớn kể trên thì một số yếu tố khác cũng có khả năng gây viêm dạ dày tá tràng: – Yếu tố di truyền – Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác: Bệnh đái tháo đường, bệnh Crohn,… Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh 3. Triệu chứng thường gặp bệnh Một số trường hợp khi bệnh mới khởi phát rất khó nhận biết do triệu chứng không rõ ràng. Bệnh dễ nhầm lẫn với đau bụng thông thường vì vậy dễ sinh tâm lý chủ quan. Do đó mọi người cần nắm rõ các dấu hiệu cơ bản của viêm dạ dày tá tràng. – Thường xuất hiện cơn đau bụng ở vùng thượng vị: Đau âm ỉ hoặc dữ dội – Khó tiêu, chướng bụng – Ợ rát, ợ chua – Rối loạn tiêu hóa gây ra tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón – Mất ngủ do các cơn đau thường xuất hiện về đêm – Suy nhược cơ thể, xanh xao, cân nặng giảm sút khó kiểm soát – Buồn nôn, chán ăn Người bệnh thường có cảm giác nóng rát vùng thượng vị 4. Phương pháp chẩn đoán phổ biến Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp phát hiện và chẩn đoán bệnh sớm, có tính chính xác cao: – Nội soi dạ dày: Kỹ thuật này giúp bác sĩ quan sát trực tiếp ổ loét bằng việc đưa ống mềm có gắn camera vào trong dạ dày tá tràng. Dựa vào các hình ảnh thu được sẽ giúp đánh giá kích thước, vị trí ổ loét cùng các tổn thương khác nếu có – Chụp X-quang dạ dày tá tràng – Xét nghiệm vi khuẩn HP: Xét nghiệm mô học và nuôi cấy vi khuẩn, test thở urea, xét nghiệm phân,…. 5. Các phương pháp điều trị viêm dạ dày và tá tràng hiệu quả nhất Bệnh viêm dạ dày tá tràng ở mỗi người sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Điều này dựa trên nguyên nhân và tình trạng bệnh. Bệnh nhân cũng có thể kết hợp nhiều phương pháp cùng một lúc để mang lại hiệu quả cao nhất. 5.1 Uống thuốc theo phác đồ điều trị Điều trị bằng nội khoa là phương pháp hiệu quả và thông dụng nhất hiện nay. Đơn thuốc sẽ gồm các loại thuốc với công dụng khác nhau nhằm bổ trợ cho việc điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn. Riêng đối với trường hợp bệnh nhân dương tính với vi khuẩn HP cần sử dụng thêm thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Mọi người không nên tự ý mua thuốc điều trị hoặc sử dụng chung đơn thuốc của người khác. 5.2 Thay đổi chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp khi bị bệnh viêm dạ dày và tá tràng Dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa. Vì vậy để dạ dày và tá tràng khỏe mạnh mọi người cần lưu ý tới thực phẩm ăn uống hàng ngày. Nhiều người khi bị bệnh thường băn khoăn không biết nên ăn gì. Sau đây gợi ý những thực phẩm cần bổ sung trong bữa ăn hàng ngày để bạn tham khảo: – Trứng, sữa: Giúp trung hòa acid trong dạ dày – Đạm dễ tiêu: Cá, thịt nạc, ức gà,… – Rau xanh, hoa quả tươi: Đặc biệt nên ăn nhiều rau thuộc họ nhà cải: Cải bắp, củ cải vì chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp vết thương nhanh lành – Tinh bột ít mùi vị: Bánh mỳ, cơm, cháo, khoai,… – Sử dụng dầu thực vật: Dầu vừng, dầu hạt cải, dầu hướng dương, dầu đậu nành,… – Uống nước đun sôi để nguội – Ăn các sản phẩm lên men giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh: Sữa chua, phô mai, kim chi Một số loại thực phẩm khi ăn sẽ khiến tình trạng viêm loét của bạn trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy người bệnh cần hết sức lưu ý các thực phẩm sau: – Thực phẩm chế biến sẵn: Lạp sườn, dăm bông, xúc xích,…do chúng chứa lượng muối cao – Các đồ ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ gây khó tiêu hóa – Kiêng ăn đồ chua cay – Đồ ăn cứng, dai khó tiêu: Sụn, gân, rau già,… – Các loại gia vị có tính kích thích cao: Tiêu, ớt, dấm,… – Các loại đồ ăn muối chua 5.3 Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học khi bị bệnh viêm dạ dày tá tràng Bệnh nhân cần thay đổi thói quen sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, không làm việc quá sức. Đặc biệt mọi người cần lưu ý không nên thức khuya và làm việc ngay sau khi ăn. 5.4 Chế độ tập luyện đúng cách Duy trì tập thể dục thể thao hàng ngày giúp bạn có sức khỏe tốt và nâng cao hệ miễn dịch. Việc vận động mỗi ngày sẽ thúc đẩy tiêu hao và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Sinh hoạt theo giờ giấc khoa học giúp cải thiện sức khỏe Bệnh viêm dạ dày và tá tràng tuy được đánh giá không quá nguy hiểm nhưng mọi người không nên chủ quan. Bệnh cần được phát hiện và điều trị đúng cách để hạn chế xảy ra những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.;;;;;Viêm dạ dày tá tràng là vấn đề khá phổ biến về đường tiêu hóa. Bệnh hoàn toàn có thể điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh đều chủ quan và chỉ đến viện thăm khám khi bệnh đã bước sang giai đoạn muộn cùng với nhiều triệu chứng nghiêm trọng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết của chuyên gia về cách phòng tránh bệnh đơn giản và hiệu quả nhất. 1. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm dạ dày tá tràng 1.1. Những triệu chứng của bệnh viêm dạ dày tá tràng Bệnh viêm dạ dày tá tràng có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, mức độ khác nhau, thậm chí cũng có những trường hợp không gặp có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, có thể điểm danh một số triệu chứng bệnh thường gặp như sau: - Những cơn đau hay nóng rát ở vùng thượng vị. Cơn đau thường xảy ra khi bụng đói. - Nôn và buồn nôn. - Đầy hơi, khó tiêu. - Chán ăn. - Giảm cân không rõ nguyên nhân. - Phân có màu đen hoặc lẫn máu đỏ. - Thiếu máu không rõ nguyên nhân. - Cảm giác bị nuốt nghẹn. 1.2. Nguyên nhân gây bệnh Bệnh viêm dạ dày tá tràng có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, những nguyên nhân dưới đây được cho là phổ biến nhất: - Do thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học chẳng hạn như thường xuyên bỏ bữa, ăn quá no, ăn không đúng giờ, không nhai kỹ khi ăn, ăn quá nhanh, thường xuyên ăn những loại đồ ăn chế biến sẵn, món ăn có chứa nhiều dầu mỡ, món ăn khó tiêu, thực phẩm cay nóng,… gây ra những áp lực rất lớn cho dạ dày tá tràng và làm tăng nguy cơ tổn thương cơ quan này. - Lạm dụng rượu bia: Nếu bạn thường xuyên uống quá nhiều bia rượu, những thành phần độc hại trong những loại đồ uống này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa, trong đó bao gồm dạ dày tá tràng. - Tác dụng phụ của thuốc giảm đau hay các loại thuốc điều trị bệnh cũng chính là một trong những nguyên nhân rất phổ biến gây ra những tổn thương bên trong dạ dày. Đặc biệt, những người tự ý mua thuốc và dùng thuốc thì nguy cơ mắc bệnh về dạ dày sẽ cao hơn rất nhiều. - Do nhiễm vi khuẩn HP. - Do căng thẳng: Hệ thống thần kinh trung ương có chức năng điều khiển hệ thống thần kinh ruột. Khi bạn căng thẳng, hệ thống thần kinh trung ương sẽ giảm lưu lượng tưới máu đến hệ thống thần kinh tại hệ tiêu hóa. Từ đó, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các cơn co thắt ống tiêu hóa và đồng thời giảm khả năng bài tiết các dịch tiêu hóa quan trọng khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày. Thực chất, viêm dạ dày tá tràng là bệnh phổ biến nhưng có thể được điều trị hiệu quả. Điều quan trọng là cần được phát hiện sớm và kiên trì điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Ngược lại, nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ tiến triển, khó điều trị dứt điểm và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như sau: - Hẹp môn vị: Nếu tình trạng viêm nhiễm tái phát nhiều lần, phần niêm mạc dễ bị phù nề, bị sẹo, có kéo dẫn tới co hẹp môn vị khiến thức ăn rất khó khăn khi đi qua bộ phận này. Một số triệu chứng có thể gặp phải khi bị hẹp môn vị là: + Đau bụng dữ dội kèm theo tình trạng nôn mửa, có thể cảm nhận rõ mùi hôi của dịch nôn. + Người bệnh mệt mỏi, khó chịu do mất nước sau khi nôn mửa. + Da tái xanh, giảm cân nhanh. - Xuất huyết tiêu hóa: Tình trạng viêm dạ dày càng nặng thì tế bào dạ dày và những mạch máu tại đây càng bị tổn thương nghiêm trọng. Đồng thời có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa kèm theo những biểu hiện như đau bụng dữ dội, nôn ra máu, toát mồ hôi, phân đen hoặc có lẫn máu tươi trong phân. Nếu tình trạng xuất huyết tiêu hóa kéo dài, người bệnh có thể bị mất nhiều máu và gặp nguy hiểm đến tính mạng. - Thủng dạ dày: Biến chứng này rất nguy hiểm kèm theo những triệu chứng như cơn đau bụng đột ngột và dữ dội, bụng gồng cứng và có tình trạng sốc. Nếu không kịp thời can thiệp điều trị có thể dẫn tới viêm phúc mạc và gây tử vong. - Ung thư dạ dày: Những người bị viêm dạ dày trong một thời gian dài mà không được điều trị đúng phương pháp có nguy cơ biến chứng thành ung thư dạ dày. Đây là căn bệnh nguy hiểm nhưng lại không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó phát hiện sớm. Đa số bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn muộn. Lúc này cơ hội điều trị khỏi bệnh là rất thấp, thậm chí người bệnh có thể phải đối mặt với những tình huống xấu nhất. Để phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm dạ dày tá tràng, người bệnh cần lưu ý những điều sau: - Điều chỉnh chế độ ăn uống: Nên ăn uống đúng giờ, không nên bỏ bữa và không nên ăn no quá, có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, nên ăn chậm, nhai kỹ để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa, không nên ăn nhiều đồ chua cay,… Bên cạnh đó, nên hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, kiêng rượu bia thuốc lá,… Hãy tiêu thụ những thực phẩm tốt cho dạ dày, có thể kể đến như các loại trái cây, các loại ngũ cốc và rau củ,… - Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học: Đảm bảo giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh. Nên thường xuyên vận động, tập thể dục đều đặn. Mỗi ngày nên tập khoảng 30 phút và nên tập 5 buổi/tuần. Ngủ đủ giấc và đúng giờ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm soát căng thẳng, suy nghĩ tích cực, giữ tinh thần luôn vui vẻ thoải mái. - Kiểm soát cân nặng ở mức vừa phải. - Không làm dụng thuốc giảm đau và sử dụng thuốc điều trị bệnh đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. - Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời những bất thường của cơ thể. Những trường hợp có nguy cơ cao cần đi kiểm tra sức khỏe dạ dày sớm. Hiện nay, nội soi dạ dày tá tràng là phương pháp chẩn đoán bệnh rất phổ biến và có tỷ lệ chính xác cao.;;;;;1. Yếu tố nguy cơ của viêm loét dạ dày và tá tràng Viêm dạ dày – tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non) bị tổn thương viêm. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh viêm dạ dày – tá tràng bao gồm: 3.1. Nhiễm vi khuẩn HP dạ dày Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là một trong những tác nhân chính dẫn đến viêm dạ dày – tá tràng. Chúng xâm nhập vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và tá tràng, tiết ra các độc tố ảnh hưởng đến chức năng chống lại acid của lớp niêm mạc. Điều này khiến niêm mạc dạ dày – tá tràng bị tổn thương, dẫn đến viêm loét. Vi khuẩn HP là tác nhân chính gây các bệnh lý dạ dày – tá tràng như viêm, loét, thậm chí ung thư 2.2. Thường xuyên hút thuốc lá Trong khói thuốc lá có chứa hơn 200 loại chất gây hại cho sức khỏe, đáng chú ý là chất nicotine. Nicotine kích thích cơ thể tiết ra nhiều hormone cortisol, tăng nguy cơ viêm dạ dày – tá tràng. 2.3. Uống nhiều rượu bia và các đồ uống có cồn khác Đồ uống chứa cồn có tác động ức chế sự hình thành chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Mặt khác, các loại đồ uống này còn kích thích tiết acid dịch vị làm tăng khả năng gây tổn thương dạ dày – tá tràng. 2.4. Căng thẳng kéo dài gây viêm loét dạ dày và tá tràng Căng thẳng, lo lắng kéo dài có ảnh hưởng lớn đến quá trình tiết acid trong dạ dày. Đây là lý do vì sao những người thường xuyên bị stress có nguy cơ viêm dạ dày – tá tràng cao hơn. 2.5. Thói quen ăn uống – sinh hoạt thiếu khoa học Một số thói quen ăn uống và sinh hoạt dưới đây không chỉ là yếu tố thuận lợi dẫn đến viêm dạ dày – tá tràng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe: – Ăn uống không đúng giờ giấc, thường xuyên bỏ bữa; – Thói quen ăn khuya, ăn quá nhanh; – Ăn nhiều đồ chua, cay, cứng, quá nóng hoặc quá lạnh; – Vừa ăn vừa làm việc, hoạt động mạnh ngay sau khi ăn; – Ăn uống không đảm bảo vệ sinh; – Thức khuya; – … 2.6. Thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm Sử dụng các loại thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm đau trong thời gian dài sẽ làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin. Trong cơ thể, prostaglandin được biết đến là chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Sự sụt giảm của chất này sẽ làm tăng nguy cơ viêm dạ dày – tá tràng. 3. Các dấu hiệu viêm dạ dày và tá tràng 3.1. Đau thượng vị Đau thượng vị (vùng bụng trên rốn) là một trong những dấu hiệu chính của viêm dạ dày và tá tràng. Cơn đau thường xuất hiện khi đói hoặc sau khi ăn từ 2 – 3 tiếng, có thể đau lúc nửa đêm về sáng. Cơn đau có thể âm ỉ, đau tức bụng hoặc đau quặn từng cơn, lan ra sau lưng. Một trong những dấu hiệu điển hình của viêm dạ dày – tá tràng là đau bụng vùng thượng vị 3.2. Đầy bụng, khó tiêu Dạ dày và tá tràng bị tổn thương làm gián đoạn hoạt động tiêu hóa. Điều này khiến người bệnh có cảm giác đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn hoặc nôn. 3.3. Ợ hơi, ợ chua Đa số người bệnh viêm dạ dày – tá tràng xuất hiện triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị. Đây là những dấu hiệu thường gặp ở giai đoạn đầu của bệnh. Tuy nhiên các triệu chứng này cũng có thể liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. 3.4. Rối loạn tiêu hóa do viêm dạ dày và tá tràng Người bệnh viêm dạ dày – tá tràng có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón. Do dạ dày và tá tràng bị tổn thương, hoạt động tiêu hóa không ổn định, người bệnh có thể bị sút cân nhanh. Song không ít trường hợp, vì các triệu chứng khó chịu thường xuất hiện khi đói bụng nên người bệnh ăn nhiều hơn, từ đó dẫn đến tăng cân nhanh. 3.3. Mất ngủ, ngủ không ngon giấc Do đầy hơi, nặng bụng, khó tiêu, đau bụng lúc đói từ nửa đêm về sáng, người bệnh có thể bị mất ngủ hoặc giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn. Tình trạng này khiến người bệnh mệt mỏi, căng thẳng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, người bệnh cần thực hiện nội soi dạ dày – tá tràng để kiểm tra, phát hiện tình trạng viêm nếu có. Đây là phương pháp giúp bác sĩ xác định chính xác vị trí, mức độ của tổn thương tại dạ dày và tá tràng. Nhờ đó, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị phù hợp và hiệu quả nhất cho từng trường hợp bệnh. Nội soi dạ dày định kỳ giúp phát hiện sớm viêm dạ dày – tá tràng cũng như các bệnh đường tiêu hóa trên nói chung 4. Cách phòng tránh viêm dạ dày và tá tràng Viêm dạ dày – tá tràng có thể trở thành mạn tính nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như: loét dạ dày – tá tràng, thủng dạ dày – tá tràng, hẹp môn vị, xuất huyết đường tiêu hóa trên,… Để giảm nguy cơ phát triển của bệnh lý này, hãy tham khảo một số biện pháp như sau: – Hạn chế sử dụng rượu bia cũng như các loại đồ uống có cồn khác. – Xây dựng chế độ ăn cân bằng, đầy đủ dưỡng chất, ăn các thực phẩm đã được nấu chín hoàn toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. – Thường xuyên sát khuẩn tay, rửa tay bằng xà phòng để phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng. – Cẩn trọng khi sử dụng các loại thuốc điều trị, đặc biệt là Ibuprofen, aspirin và naproxen (NSAID). – Duy trì lối sống lành mạnh: Ngủ đủ giấc, thường xuyên vận động hợp lý, không hút thuốc lá,… – Khám tiêu hóa định kỳ, thực hiện nội soi dạ dày để kiểm soát hiệu quả các bệnh lý đường tiêu hóa trên, trong đó có viêm dạ dày- tá tràng.;;;;;Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý phổ biến ở hệ tiêu hóa mà nhiều người thường mắc phải. Nếu không may mắc bệnh thì việc lựa chọn cách trị viêm dạ dày tá tràng phù hợp vô cùng quan trọng. Chọn đúng phương pháp sẽ giúp bệnh nhanh chóng được chữa khỏi. Trước khi tìm hiểu về cách trị viêm dạ dày tá tràng chúng ta nên tìm hiểu viêm dạ dày tá tràng là gì. Viêm dạ dày tá tràng là tình trạng trên niêm mạc dạ dày tá tràng xuất hiện các tổn thương, viêm loét. Viêm dạ dày tá tràng được chia thành hai dạng: – Viêm dạ dày tá tràng cấp tính: Tình trạng này xuất hiện trong thời gian ngắn. Người bệnh có cảm giác đau bụng bất ngờ, dữ dội. – Viêm dạ dày tá tràng mạn tính: Đây là hậu quả của tình trạng viêm kéo dài. Các tổn thương ở niêm mạc có thể ở một vùng hoặc lan rộng. Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý thường gặp ở hệ tiêu hóa 2. Nguyên nhân gây viêm dạ dày tá tràng thường gặp Viêm dạ dày tá tràng ở mỗi người bắt nguồn từ các nguyên nhân khác nhau. Việc hiểu rõ về các nguyên nhân sẽ phần nào giúp bạn phòng tránh bệnh hiệu quả hơn. 2.1 Nguyên nhân chủ yếu do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori Vi khuẩn HP hay còn lại là vi khuẩn Helicobacter Pylori luôn được cho là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Loại vi khuẩn này thường sống trong môi trường acid của dạ dày. Khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ tiết ra độc tố gây kích thích niêm mạc dạ dày và hình thành các vết viêm loét. Theo các thống kê mới nhất thì có tới 60 % 80% người Việt có nhiễm vi khuẩn HP. Việt Nam là nước còn nhiều ô nhiễm, đời sống thấp vì vậy vi khuẩn rất dễ lây lan thông qua nước và thực phẩm bị ô nhiễm. 2.2 Thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh của người bệnh Thói quen ăn uống không khoa học cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa. Ăn uống không điều độ, ăn các thực phẩm gây kích ứng dạ dày sẽ làm dạ dày hoặc hoạt động co bóp quá nhiều dẫn tới suy yếu. Những thói quen bỏ bữa, ăn uống không đúng giờ có thể làm tăng nguy cơ gây viêm dạ dày tá tràng hoặc tái phát bệnh nhiều hơn người khác. Bên cạnh đó việc thức khuya, làm việc quá sức cũng dễ gây viêm loét dạ dày. 2.3 Tác dụng phụ của thuốc Các thuốc kháng viêm, giảm đau có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Các hoạt chất trong thuốc có thể gây kích ứng dạ dày tá tràng tạo thành các vết viêm loét. Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh 3. Cách trị viêm dạ dày tá tràng hiệu quả nhất Mỗi cách trị viêm dạ dày tá tràng sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau. Vì vậy việc lựa chọn phương án nào phù hợp sẽ dựa trên các yếu tố như: Nguyên nhân, mức độ viêm loét,… 3.1 Cách trị viêm dạ dày tá tràng bằng thuốc – Thuốc kháng acid giúp trung hòa acid dịch vị có trong dạ dày tá tràng – Thuốc giảm tiết acid – Thuốc ức chế bơm proton có nhiệm vụ ngăn chặn bài tiết dịch HCL – Thuốc tạo màng bọc làm hàng rào bảo vệ xung quanh dạ dày – Trường hợp bệnh nhân dương tính với vi khuẩn HP sẽ được sử dụng thêm thuốc kháng sinh nhằm tiêu diệt vi khuẩn Khuyến cáo: Mọi người không nên tự ý mua thuốc để điều trị khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Trong quá trình chữa bệnh bạn cần tuân thủ theo đúng đơn thuốc của bác sĩ. Tránh tình trạng bệnh nhân tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng thuốc khi các triệu chứng thuyên giảm sẽ khiến bệnh không được chữa khỏi hoàn toàn và xảy ra kháng thuốc. 3.2 Phẫu thuật Phẫu thuật là phương pháp điều trị xâm lấn gây nhiều đau đớn và rủi ro cao. Vì vậy phương pháp này chỉ được áp dụng trong trường hợp thực sự cần thiết như: Điều trị bằng thuốc không thành công, các vết loét tái phát liên tục, các biến chứng nguy hiểm cần can thiệp ngay. 3.3 Thay đổi chế độ ăn uống cũng là cách trị viêm dạ dày tá tràng Chế độ dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới dạ dày. Nếu ăn các loại thực phẩm tốt sẽ giúp hỗ trợ các vết thương mau lành. Ngược lại các thực phẩm gây kích thích dạ dày có thể làm tình trạng viêm loét trở nên trầm trọng hơn. – Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi để cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa – Nên sử dụng một số loại thực phẩm có khả năng chống viêm, giúp cải thiện tình trạng viêm loét như: Củ nghệ vàng, nha đam, nghệ đen, mật ong,… – Ăn các loại tinh bột ít mùi vị: Bánh mỳ, cơm, cháo, khoai lang,… – Bổ sung lợi khuẩn bằng cách ăn nhiều: Sữa chua, phô mai, kim chi,… – Nên ăn các loại đạm dễ tiêu: Thịt nạc, cá, ức gà,… – Các loại ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe – Thức ăn nên được chế biến ở dạng hấp, hầm nhừ vừa đảm bảo chất dinh dưỡng và giúp dễ tiêu hóa – Hạn chế ăn các thức ăn dễ gây kích thích dạ dày: Đồ chiên rán, thức ăn chua cay,… – Nên tránh uống các loại nước ngọt, đồ uống có cồn, chất kích thích,… 3.4 Điều chỉnh thói quen sinh hoạt theo khoa học Một số thói quen xấu trong cuộc sống hàng ngày có thể ảnh hưởng xấu tới dạ dày. Vì vậy khi bạn đang bị bệnh hoặc đang khỏe mạnh vẫn cần thực hiện một số lưu ý sau: – Tránh thức khuya – Hạn chế căng thẳng kéo dài, làm việc quá sức – Ăn ngủ đúng giờ – Luôn cố gắng giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan mỗi ngày – Luyện tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để rèn luyện cơ thể, nâng cao sức đề kháng Cách trị viêm dạ dày tá tràng phổ biến nhất là sử dụng thuốc 4. Lưu ý khi điều trị viêm dạ dày tá tràng Sau khi sử dụng hết đơn thuốc của bác sĩ bệnh sẽ có chuyển biến khác nhau ở mỗi người. Vì vậy để kiểm soát tình trạng bệnh và xác định đúng cách trị viêm dạ dày tá tràng bạn cần tái khám theo lịch. Mỗi đợt điều trị sẽ kéo dài khoảng 2 – 4 tuần. Sau thời gian này bệnh nhân cần tới bệnh viện để bác sĩ kiểm tra. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý thay đổi đơn thuốc hoặc hủy khám lại khi thấy các triệu chứng đã thuyên giảm. Nếu tình trạng viêm loét vẫn còn bệnh nhân sẽ được tiếp tục điều trị. Trong trường hợp dạ dày đã ổn định bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc kiểm tra định kỳ để ngăn ngừa bệnh tái phát. Sau khi điều trị bạn nhớ tái khám để kiểm tra sức khỏe Mong rằng qua bài viết bạn đã hiểu chi tiết về các cách trị viêm dạ dày tá tràng. Người bệnh và bác sĩ cần sáng suốt lựa chọn phương pháp phù hợp để giúp bệnh mau được đẩy lùi. Viêm dạ dày tá tràng là bệnh dễ tái nhiễm vì vậy mọi người cũng không nên chủ quan sau khi điều trị.;;;;;Viêm niêm mạc dạ dày hành tá tràng là bệnh lý phổ biến ở nước ta. Đây là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng bệnh nhân cần nắm rõ nguyên nhân và triệu chứng để giúp phát hiện bệnh sớm. 1. Khái niệm viêm niêm mạc dạ dày hành tá tràng Viêm niêm mạc dạ dày hành tá tràng là giai đoạn đầu của viêm loét dạ dày tá tràng khi trên niêm mạc bắt đầu xuất hiện các vết loét. Bệnh được chia thành 2 loại: – Giai đoạn cấp tính: Các triệu chứng xuất hiện đột ngột, kết thúc nhanh – Giai đoạn mạn tính: Các triệu chứng diễn ra âm thầm và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm Dạ dày tá tràng rất dễ bị tổn thương do bộ phận này phải hoạt động liên tục. Nếu bệnh được phát hiện càng sớm thì cơ hội chữa khỏi bệnh càng cao. Viêm niêm mạc dạ dày hành tá tràng 2. Các nguyên nhân chính gây viêm niêm mạc dạ dày hành tá tràng Xác định được nguyên nhân chính gây bệnh sẽ giúp việc điều trị dễ dàng hơn. Bệnh có thể do nguyên nhân chủ quan và những nguyên nhân có tính khách quan gây ra. – Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori: Loại vi khuẩn này là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ tiết ra độc tố gây viêm loét niêm mạc. – Tác dụng phụ của thuốc giảm đau, kháng viêm: Các thành phần của thuốc làm suy giảm yếu tố bảo vệ niêm mạc khiến dạ dày tá tràng dễ bị tổn thương – Tác hại của việc sử dụng nhiều thuốc lá, cafe, đồ uống có cồn – Tuổi già cũng là một trong những yếu tố gây bệnh. Theo thời gian lớp niêm mạc của dạ dày sẽ mỏng đi nên dễ bị viêm loét – Các bệnh lý: Đái tháo đường, xơ gan, u đầu tụy,… 3. Triệu chứng của viêm niêm mạc dạ dày hành tá tràng Ở giai đoạn đầu bệnh không có triệu chứng rõ rệt và dễ bị nhầm lẫn với đau bụng thông thường. Tuy nhiên phần lớn các trường hợp mắc bệnh thường có một số biểu hiện sau: 3.1 Đau bụng vùng thượng vị do viêm niêm mạc dạ dày hành tá tràng Đau vùng thượng vị là dấu hiệu đặc trưng dễ nhận biết khi bị viêm niêm mạc dạ dày tá tràng. Người bệnh có thể thấy các cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Cơn đau có thể lan ra khắp bụng và vùng lưng. 3.2 Ợ hơi, ợ rát, đầy bụng Dạ dày tá tràng bị tổn thương gây ảnh hưởng tới các bộ phận trong hệ tiêu hóa. Thức ăn khi đi vào dạ dày tiêu hóa chậm gây ứ đọng. Thức ăn tích tụ lâu ngày tạo thành khí đẩy lên cổ họng gây ra buồn nôn, ợ hơi. Người bệnh cũng thường xuyên có cảm giác đầy bụng do thức ăn chưa được tiêu hóa hết 3.3 Suy nhược cơ thể, giảm cân đột ngột Dạ dày và tá tràng có nhiệm vụ tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn. Khi hai bộ phận này gặp vấn đề khiến cho hoạt động ngưng trệ. Cơ thể cũng khó hấp thu chất dinh dưỡng dẫn tới suy nhược cơ thể, giảm cân đột ngột 3.4 Rối loạn tiêu hóa Hệ tiêu hóa được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau. Khi một trong số các bộ phận bị tổn thương sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của các bộ phận khác. Vì vậy khi bị viêm niêm mạc dạ dày tá tràng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa. Biểu hiện thường gặp là người bệnh thường bị tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ. Ngoài ra còn có cách nhận biết bệnh là : – Nếu viêm niêm mạc ở dạ dày thì khi ấn vào điểm thượng vị sẽ đau nhé – Nếu bị viêm niêm mạc hành tá tràng thì khi ấn vào môn vị sẽ đau – Trường hợp bị viêm cả bộ phận thì khi ấn vào hai vị trí trên sẽ đều có cảm giác đau Đau thượng vị là dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh 4. Mức độ nguy hiểm của viêm niêm mạc dạ dày tá tràng Viêm niêm mạc dạ dày hành tá tràng nếu không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. 4.1 Viêm niêm mạc dạ dày hành tá tràng gây xuất huyết tiêu hóa Bệnh nhân có thể nôn ra máu, dịch nôn có lẫn dịch tiêu hóa và thức ăn. Đi ngoài phân có màu hắc ín, đen, mùi vô cùng khó chịu. Tình trạng này nếu xảy ra liên tục khiến bệnh nhân bị thiếu máu cấp: Da xanh xao, nhợt nhạt,…Trường hợp này nếu sử dụng thuốc cần máu không hiệu quả thì cần truyền thêm máu, điều trị ngoại khoa ( phẫu thuật hoặc khâu vết loét) 4.2 Hẹp môn vị Các mô xơ phát triển dẫn tới hẹp môn vị. Bệnh nhân thường cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn do thức ăn ứ đọng nhiều trong dạ dày. 4.3 Thủng dạ dày Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm do các ổ viêm loét bào mòn niêm mạc và gây thủng. Bệnh nhân đau bụng dữ dội như có dao đâm, bụng căng cứng. Biến chứng này cần được cấp cứu kịp thời nếu chậm có thể dẫn tới tử vong 4.4 Ung thư Dấu hiệu khi bị ung thư là cơn đau xuất hiện không có chu kỳ, uống thuốc không có tác dụng, giảm cân nhanh, xuất hiện khối u trong dạ dày tá tràng. Ung thư là bệnh lý vô cùng nguy hiểm và chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Nếu mới chớm ở giai đoạn đầu có thể phẫu thuật cắt dạ dày hoặc xạ trị nếu bệnh đã nặng. Thủng dạ dày là biến chứng nguy hiểm của bệnh Viêm niêm mạc dạ dày tá tràng có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Bệnh nhân cũng có thể kết hợp các phương pháp điều trị để mang lại hiệu quả cao hơn. 5.1 Điều trị viêm niêm mạc dạ dày tá tràng không dùng thuốc *Thay đổi chế độ ăn Người bệnh cần hạn chế ăn thực phẩm có vị chua ( xoài, cam, chanh…), các loại thức ăn khó tiêu chứa nhiều chất béo, nhiều muối hoặc đường. Thay đổi thói quen – Chỉ sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm khi thực sự cần thiết – Hạn chế căng thẳng bằng cách du lịch, nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động giải trí – Ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no hoặc để quá đói – Nên nghỉ ngơi ít nhất nửa tiếng sau khi ăn – Hạn chế sử dụng nước ngọt có gas, thuốc lá, đồ uống có cồn 5.2 Điều trị viêm niêm mạc dạ dày tá tràng bằng thuốc Viêm niêm mạc dạ dày tá tràng chỉ là giai đoạn đầu của viêm loét dạ dày tá tràng vì vậy không cần dùng tới thuốc liều cao. Một số loại thuốc thường được bác sĩ sử dụng để điều trị là: – Thuốc trung hòa acid dịch vị – Thuốc ức chế bơm proton – Thuốc kháng histamin H2 làm giảm tiết acid dịch vị – Thuốc bảo vệ dạ dày và bao vết loét – Thuốc kháng sinh: Thuốc này chỉ sử dụng cho trường hợp bệnh nhân dương tính với vi khuẩn HP. Cần sử dụng khối hợp ít nhất hai loại thuốc kháng sinh để ngăn tình trạng kháng thuốc Một phác đồ điều trị thường kéo dài khoảng 4 tới 8 tuần. Sau thời gian điều trị bệnh nhân nên tới bệnh viện để kiểm tra tình trạng bệnh. Nếu bệnh vẫn chưa khỏi thì cần tiếp tục điều trị với phác đồ mới. Điều trị viêm niêm mạc dạ dày tá tràng sớm bằng thuốc có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn và ngăn ngừa xảy ra các biến chứng. Điều trị bằng thuốc là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất Viêm niêm mạc dạ dày hành tá tràng thực chất không phải bệnh khó chữa. Tuy nhiên nếu để bệnh tiến triển nặng sẽ vô cùng nguy hiểm và rất khó điều trị tận gốc. Vì vậy bạn cần nắm vững các kiến thức liên quan tới bệnh lý này nhằm phòng bệnh hiệu quả và phát hiện bệnh sớm nếu không may mắc phải.
question_339
Công dụng thuốc Verapamil
doc_339
Verapamil là thuốc chẹn kênh calci nhóm Nondihydropyridine, được bào chế dưới dạng viên, dung dịch uống và thuốc tiêm. Thuốc Verapamil được dùng để điều trị bệnh về tim mạch. Để biết thêm thông tin chi tiết về thuốc Verapamil, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây. Verapamil có chứa hoạt chất Verapamil với dạng thuốc và hàm lượng khác nhau như sau:Viên bao với hàm lượng: 40mg, 80mg, 120mg.Viên nén giải phóng kéo dài với hàm lượng: 120mg, 180mg, 240mg.Dung dịch uống với hàm lượng: 40mg/ 5ml.Dung dịch tiêm: Ống 5mg/ 2ml, 10mg/ 4ml và lọ 5mg/ 2ml, 20mg/ 4ml.Cơ chế của thuốc Verapamil:Thuốc làm giảm dẫn truyền qua nút nhĩ thất, làm chậm tốc độ đáp ứng nhịp thất nhanh, thường xuất hiện trong cuồng động nhĩ, rung nhĩ.Thuốc làm giãn mạch vành và mạch ngoại vi, thuốc cũng ức chế sự co thắt động mạch vành do vậy có tác dụng chống đau thắt ngực.Thuốc làm giảm sức cản động mạch ngoại vi làm giảm tiêu thụ oxy ở tế bào cơ tim và hạ huyết áp. Điều trị tăng huyết áp vô căn.Điều trị cơn đau thắt ngực ổn định hoặc không ổn định, cơn đau Prinzmetal.Điều trị nhịp nhanh kịch phát trên thất và dự phòng.Dự phòng nhồi máu cơ tim thứ phát trong trường hợp chống chỉ định hoặc không dung nạp với thuốc chẹn beta-adrenergic mà không có suy tim. 3. Liều dùng của thuốc Verapamil Liều dùng của Verapamil cho người lớn tùy theo mức độ bệnh và đáp ứng của người bệnh.Điều trị đau thắt ngực:Liều thông thường: 80 - 120mg x 3 lần/ ngày. Dạng viên nén giải phóng kéo dài có thể dùng tới liều 480 mg/ngày.Điều trị nhịp nhanh kịch phát trên thất và dự phòng:Khởi đầu bằng liều 5 - 1mg tiêm tĩnh mạch chậm trong 2 - 3 phút. Nếu cần có thể tiêm liều thứ hai 5 mg sau khi tiêm liều đầu 5 - 10 phút, hoặc 10 mg sau liều đầu 30 phút.Liều uống: 120 - 480mg/ngày, chia 3 - 4 lầnĐiều trị tăng huyết áp vô căn:Khởi đầu bằng liều: 240mg/ngày, uống chia 2 - 3 lần.Có thể tăng liều đến 480mg/ngày.Dự phòng trường hợp nhồi máu cơ tim thứ phát:Viên giải phóng kéo dài, uống bắt đầu 1 tuần sau khi có nhồi máu cơ tim cấp với liều 360 mg/ngày, chia thành nhiều liều nhỏ.Liều dùng của Verapamil cho trẻ em tùy theo độ tuổi và đáp ứng với thuốc.Liều tiêm tĩnh mạch cho trẻ em loạn nhịp trên thất:Trẻ dưới 1 tuổi: 100 - 200microgam/ kg.Từ 1 đến 15 tuổi: 100 - 300microgam/kg (tối đa 5 mg).Liều này phải được tiêm trong ít nhất 2 phút, nếu cần thiết có thể lặp lại sau 30 phút. Nếu trẻ đã có đáp ứng tốt, cần ngừng tiêm thuốc ngay.Đường uống cho trẻ em loạn nhịp trên thất hoặc tăng huyết áp:Trẻ dưới 2 tuổi: 20 mg x 2 - 3 lần/ ngày.Trẻ trên 2 tuổi: 40 - 120 mg x 2 - 3 lần/ngày.Người suy gan:Verapamil chuyển hóa qua gan nên cần được sử dụng thận trọng ở những người mắc bệnh suy gan.Giảm 1⁄3 liều so với liều thông thường đối với người bệnh suy gan nặng.Người suy thận:Không cần thiết giảm liều, kể cả trong trường hợp chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc. 4. Cách dùng của thuốc Verapamil Thuốc viên dùng theo đường uống, thường chia làm 3 lần trong ngày.Viên nén tác dụng kéo dài phải nuốt cả viên, không nhai.Thuốc tiêm tĩnh mạch chậm trong ít nhất 2 phút. 5. Chống chỉ định của thuốc Verapamil Thuốc Verapamil không được dùng trong các trường hợp sau:Nhịp chậm, nhịp nhanh thất, suy tim mất bù.Hạ huyết áp.Sốc tim, rung nhĩ, cuồng động nhĩ, hội chứng Wolff - Parkinson - White, nhồi máu cơ tim cấp biến chứng.Suy tim thất trái, bệnh cơ tim phì đại.Dị ứng với verapamil hay bất kỳ thành phần khác trong thuốc.Không dùng đồng thời verapamil dạng tiêm tĩnh mạch với thuốc chẹn beta - adrenergic. 6. Tác dụng phụ của thuốc Verapamil Thường gặp:Hạ huyết áp, blốc nhĩ thất hoàn toàn, nhịp tim chậm (< 50 lần/phút).Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi.Khó thở, buồn nôn, táo bón.Phát ban.Ít gặp:Đỏ bừng.Blốc nhĩ thất độ 2 và độ 3, hạ huyết áp tư thế đứng.Hiếm gặp:Nhịp tim nhanh, co giật (khi dùng đường tiêm)Rối loạn cương dương. 7. Những lưu ý khi dùng thuốc Verapamil Thận trọng khi dùng Verapamil để điều trị loạn nhịp tim ở trẻ em vì trẻ có thể nhạy cảm hơn với tác dụng phụ do thuốc gây ra.Không được ngừng đột ngột Verapamil vì có thể làm cơn đau thắt ngực nặng hơn.Chưa có nghiên cứu nào về dùng thuốc Verapamil trong thời kỳ mang thai, nên thuốc chỉ dùng khi thật cần thiết.Verapamil được bài tiết vào sữa mẹ, không nên cho con bú khi dùng thuốc.Khả năng làm việc trong điều kiện tỉnh táo của bệnh nhân có thể bị suy giảm. Đặc biệt trong giai đoạn đầu điều trị, khi tăng liều hoặc khi dùng chung với rượu.Quên liều và xử trí:Nếu quên một liều thuốc, hãy uống sớm nhất có thể ngay khi nhớ ra. Nhưng nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp như thường. Không dùng gấp đôi liều Verapamil đã quy định.Quá liều và xử trí:Phải theo dõi liên tục ít nhất 48 giờ ở bệnh viện. Khi dùng viên tác dụng kéo dài, các triệu chứng có thể xuất hiện muộn.Cách xử lý khi quá liều:Điều trị hỗ trợ tim: Tiêm tĩnh mạch dung dịch calci (calci gluconat 10%), hoặc kích thích beta giao cảm.Dùng than hoạt tính nếu uống quá liều Verapamil trong vòng 1 giờ, có thể kết hợp với rửa dạ dày.Hạ huyết áp: Đặt bệnh nhân nằm ở tư thế chân cao, truyền huyết tương, bổ sung calci bằng đường tĩnh mạch, dùng Glucagon, Isoprenalin, Dopamin hoặc Noradrenalin.Nhịp tim chậm: Điều trị bằng Atropin, Isoprenalin, đặt máy tạo nhịp.Lọc máu ngoài thận nếu không đào thải được Verapamil. 8. Tương tác của thuốc Verapamil Với thuốc chống loạn nhịp: Sốc tim và vô tâm thu đã xuất hiện ở người bệnh được dùng thêm Fecainamid trong khi đang điều trị bằng Verapamil. Verapamil có thể gây hạ huyết áp khi người bệnh uống đồng thời quinidin. Verapamil có thể làm tăng nồng độ Quinidin trong máu.Với các kháng sinh: Độc tính cấp của Verapamil đã xảy ra khi dùng đồng thời Ceftriaxone và Clindamycin. Rifampicin làm giảm nồng độ Verapamil trong máu.Với thuốc chẹn beta: Verapamil đường uống và thuốc chẹn beta đều làm giảm hoạt động của tim, nếu dùng phối hợp cần thận trọng. Verapamil làm tăng nồng độ Propranolol, Metoprolol trong máu.Với digitalis: sau 2 - 3 tuần dùng Verapamil 240mg, nồng độ ổn định của Digitoxin tăng lên khoảng 35%Phenobarbital và Phenytoin làm giảm tác dụng của verapamil. Verapamil ức chế chuyển hóa Carbamazepin, làm tăng nồng độ Carbamazepin tự do trong huyết tương, tăng độc tính của Carbamazepin.Với benzodiazepin: nồng độ Midazolam trong huyết tương tăng lên gấp đôi và kéo dài thời gian bán thải khi dùng đồng thời với Diltiazem hoặc Verapamil.Muối calci: Các muối calci đối kháng với Verapamil nên được dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch để điều trị các tác dụng phụ của Verapamil. Uống calci adipinat, Calciferol cùng Verapamil có thể gây rung nhĩ tái phát ở người đang điều trị rung nhĩ.Thuốc Verapamil được dùng để điều trị bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực. Để dùng thuốc an toàn và hiệu quả, người bệnh cần tuân theo lời khuyên của bác sĩ và theo dõi chặt chẽ các triệu chứng của bản thân. Nếu còn thắc mắc gì về thuốc Verapamil, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.
doc_728;;;;;doc_51829;;;;;doc_13403;;;;;doc_56474;;;;;doc_56056
Thuốc Verapime là thuốc kháng sinh kháng khuẩn phổ rộng có thành phần chính là Cefepime, thuộc nhóm kháng sinh. Cephalosporin thế hệ IV, tác dụng diệt khuẩn mạnh trên cả vi khuẩn gram âm và gram dương. Tuy nhiên, đây là một loại thuốc kê đơn nên người bệnh cần dùng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn. Thuốc Verapime là thuốc kháng sinh phổ rộng, họ Betalactam, thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ IV. Thuốc có thành phần chính là Cefepime lọ 1g hoặc lọ 2g, được bào chế dưới dạng​​​​ Cefepime hydrochlorid monohydrate là dạng bột pha tiêm kèm dung môi pha tiêm. Thuốc được kê toa theo chỉ định của bác sĩ, bạn không nên tự ý sử dụng khi chưa được thăm khám bởi bác sĩ có chuyên môn. Thuốc Verapime có hoạt tính kháng khuẩn nhạy cảm với các chủng vi khuẩn như: Salmonella, Shigella, Escherichia coli, Streptococcus pneumonia, enterobacter, Clostridium perfringens,...Thuốc Verapime được chỉ định trong các trường hợp:Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: viêm phổi,...Nhiễm trùng đường tiết niệu: nhiễm khuẩn tiết niệu,...Nhiễm khuẩn ổ bụng: viêm phúc mạc, viêm đường mật,...Nhiễm khuẩn huyết. Nhiễm khuẩn phụ khoa. Viêm màng não do vi khuẩn 3. Cách dùng và liều dùng thuốc Verapime Cách dùng:Thuốc Verapime được bào chế dưới dạng bột pha tiêm kèm dung môi pha tiêm.Đường dùng: Tiêm tĩnh mạch chậm hoặc tiêm bắp sâu. Dùng dung môi pha tiêm đã có pha vào lọ thuốc Verapime, sau đó lắc đều cho thuốc hoà tan hoàn toàn để tạo dung môi đồng nhất.Lưu ý: Pha ngay trước tiêm để tránh nhiễm khuẩn.Liều dùng:Liều dùng của thuốc được khuyến cáo dựa trên cân nặng, độ tuổi, tình trạng nhiễm khuẩn của người bệnh như sau:Đối với người lớn và trẻ em cân nặng trên 40kg. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu mức độ nhẹ và trung bình: liều dùng từ 0,5 - 1g/ 12 giờ/ lần x 02 lần/ ngày. Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sâu.Trường hợp các nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình khác, không bao gồm nhiễm khuẩn tiết niệu: liều dùng 01 g/ 12 giờ/ lần x 02 lần/ ngày. Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sâu.Nhiễm khuẩn nặng: liều dùng 02 g/ 12 giờ/ lần x 02 lần/ ngày. Tiêm tĩnh mạch.Nhiễm khuẩn rất nặng: liều dùng 02 g/ 08 giờ/ lần x 03 lần/ ngày. Tiêm tĩnh mạch.Lưu ý: Thời gian điều trị kháng sinh Verapime thường từ 7-10 ngày phụ thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn của người bệnh, trường hợp nhiễm khuẩn nặng hơn có thể được chỉ định điều trị kéo dài thời gian hơn. Ví dụ: Sốt do giảm bạch cầu, thời gian điều trị không ít hơn 7 ngày.Đối với trẻ em trên 2 tháng tuổi và người bệnh có cân nặng dưới 40kg. Trường hợp viêm phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn da - mô mềm: Liều dùng dựa trên cân nặng, mỗi 12 giờ tiêm liều 50mg/kg/12 giờ/lần x 02 lần/ ngày, thời gian điều trị 7- 10 ngày. Trường hợp nhiễm khuẩn mức độ nặng thì khoảng cách giữa các liều là 8 giờ/ lần. Tiêm tĩnh mạch. Nhiễm khuẩn huyết, Viêm màng não, sốt do giảm bạch cầu: liều 50mg/kg/ 8 giờ x 03 lần/ ngày, thời gian điều trị trong 7-10 ngày.Lưu ý: Không khuyến cáo dùng kháng sinh Verapime cho trẻ dưới 2 tháng tuổi do chưa có nhiều nghiên cứu trên đối tượng này. Trong trường hợp đặc biệt có thể dùng với liều tham khảo 30mg/kg/ 12 giờ, tiêm tĩnh mạch. Bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn chính xác nhất. Chống chỉ định của thuốc Verapime trong những trường hợp người bệnh sau đây:Người bệnh bị mẫn cảm với một hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.Người bệnh có phản vệ với Penicillin.Không nên dùng trên bệnh nhân suy thận mức độ nặng.Không dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú và trẻ em dưới 2 tháng tuổi. Khi dùng thuốc Verapime bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ dưới đây:Rối loạn tiêu hoá: nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng.Da: nổi mẩn, phát ban, ngứa, mề đay.Sốt, đau đầu.Sốc phản vệ, giảm bạch cầu rất ít gặp.Cần báo ngay cho bác sĩ hoặc các chuyên viên y tế nếu gặp bất cứ tác dụng phụ không mong muốn nào để có hướng xử trí kịp thời. 6. Tương tác của thuốc Verapime Hiện nay, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về các tương tác thuốc của thuốc Verapime (Cefepime ) với thuốc hoặc các loại thực phẩm khác. Vì vậy, để đảm bảo an toàn người bệnh nên thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng, các loại thuốc mà bạn đang sử dụng, các loại thảo dược, thực phẩm chức năng,.....để bác sĩ có những cân nhắc phù hợp trong điều trị. Tuy nhiên không nên trộn với các thuốc khác trong cùng một ống tiêm hoặc dịch truyền để tránh các phản ứng phụ xảy ra. Khi dùng quá liều sẽ có nguy cơ gây độc với thận, do thuốc được đào thải qua thận, do đó mà chức năng thận sẽ bị ảnh hưởng. Trong trường hợp này sẽ phải lọc máu hoặc có thể dùng phương pháp thẩm phân phúc mạc giúp hỗ trợ trong việc loại bỏ Verapime trong máu.Khi quên dùng một liều thuốc, hãy dùng thuốc càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần đến thời gian với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để được khắc phục tốt nhất. Đối với các bệnh nhân lớn tuổi cần thận trọng khi dùng thuốc: Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, do thuốc chủ yếu đào thải qua thận mà chức năng thận của người già thường suy giảm theo tuổi do đó khi dùng thuốc cho đối tượng này cần kiểm soát chức năng thận, độ thanh thải creatinin.Đối với bệnh nhân có tiền sử hen, dị ứng: Bạn cần báo cho bác sĩ để được theo dõi chặt chẽ và điều chỉnh thuốc phù hợp.Trong quá trình tiêm phải được thực hiện bởi các nhân viên y tế, phải đảm bảo đúng quy trình vô khuẩn.Không được trộn lẫn với các thuốc khác trong cùng một ống tiêm và dịch truyền để tránh những bất lợi có thể xảy ra.Tóm lại, thuốc Verapime có thành phần hoạt chất chính là Cefepime. Đây là thuốc kháng sinh phổ rộng, có tác dụng diệt khuẩn, điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn gram âm và gram dương gây ra. Tuy nhiên, đây là một loại thuốc kê đơn nên người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.;;;;;Zepamil công dụng chính trong việc điều trị các bệnh lý về gan như: viêm gan, bệnh gan do rượu, tổn thương gan... Việc dùng thuốc Zepamil trong điều trị cần có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn. 1. Công dụng và thành phần thuốc Zepamil Thuốc Zepamil được điều chế dưới dạng viên nang với thành phần chính là Silymarin. Silymarin được biết đến là hỗn hợp các flavonolignan, chiết xuất từ cây kế thường sử dụng để điều trị các chứng vàng da và rối loạn đường mật. Silymarin có tác dụng ổn định màng tế bào, ngăn cản quá trình xâm nhập của các chất độc vào bên trong tế bào gan, giúp cho tế bào không bị các chất độc xâm nhập và huỷ hoại. Một tác dụng khác của Silymarin phải kể đến chính là ức chế sự biến đổi của gan thành các tổ chức xơ, giảm sự hình thành và lắng đọng của các sợi collagen dẫn đến xơ gan.Về cơ bản, hoạt chất này giúp bảo vệ tế bào gan, tăng cường chức năng gan và kích thích sự phát triển của các tế bào gan mới để thay thế các tế bào gan cũ bị tổn thương, kích thích phục hồi các tế bào gan đã bị hủy hoại.Với thành phần chính trên, thuốc Zepamil thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị những bệnh lý sau:Điều trị viêm gan nhiễm trùng, bệnh gan do rượu, tổn thương gan do rượu, tổn thương gan do chuyển hóa độc chất.Chỉ định cho người bị ngộ độc nấm, ngộ độc carbon tetrachloride, xơ gan, viêm gan, sỏi mật.Ngoài ra, thuốc Zepamil còn được dùng trong điều trị một vài bệnh lý khác. Trước khi sử dụng người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ kê đơn. 2. Liều dùng thuốc Zepamil Bệnh nhân có thể tham khảo liều dùng thuốc Zepamil như sau:Bệnh gan và xơ gan do rượu: 140 mg (Silymarin) x 3 lần/ngày, dùng 3 - 6 tháng.Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo, sẽ tùy theo độ tuổi, tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ kê đơn chỉ định liều dùng khác nhau. Điều quan trọng là cần thực hiện đúng theo hướng dẫn và đồng thời chia sẻ với bác sĩ, dược sĩ về tất cả các loại thuốc kê đơn, thuốc đặc trị hay thuốc bổ mình đang dùng. Căn cứ vào đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn liều dùng phù hợp để tránh tình trạng kháng kháng thuốc có thể xảy ra. Bên cạnh những đối tượng được khuyên dùng thuốc, Zepamil chống chỉ định cho những trường hợp sau:Không dùng thuốc để điều trị cho người quá mẫn với thuốc.Bệnh nhân hôn mê gan, vàng da tắc mật và xơ gan ứ mật tiên phát cũng không nên dùng thuốc.Phụ nữ đang mang thai và cho con bú không được khuyến cáo dùng Zepamil, bởi những thành phần có trong thuốc sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, cũng như em bé.Việc dùng thuốc Zepamil trên những bệnh nhân này được đánh giá là không mang lại hiệu quả tích cực, ngược lại có thể xảy ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì thế người bệnh cần hết sức lưu ý. 4. Phản ứng phụ và lưu ý khi dùng thuốc Zepamil Zepamil là thuốc đặc trị nên trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể xảy ra một vài phản ứng nhẹ, thoáng qua như: nhức đầu, tiêu chảy khi dùng thuốc trong những ngày đầu... Đa phần những phản ứng phụ này sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh, vì thế nên không cần quá lo lắng. Sau khi kết thúc thời gian dùng thuốc những phản ứng trên sẽ giảm dần và biến mất.Những đối tượng thường hay gặp tác dụng phụ được xác định là những người lạm dụng thuốc, có cơ địa nhạy cảm hoặc uống thuốc quá liều. Để chắc chắn, khi gặp những phản ứng trên bạn nên chia sẻ với bác sĩ để được tư vấn về cách xử trí sao cho phù hợp.Ngoài ra, khi dùng thuốc Zepamil bệnh nhân nên lưu ý một vài điều sau:Không tự ý, tăng hoặc giảm liều ngay cả khi tình trạng bệnh đã có xu hướng thuyên giảm. Việc dùng thuốc không đủ lượng bệnh vẫn có khả năng tái phát lại.Không uống rượu bia, dùng chất kích thích và đồ uống có cồn trong thời gian điều trị với thuốc.Thuốc tốt nhất nên uống vào cùng một thời điểm trong ngày. Hạn chế tối đa tình trạng quên liều, quá liều. Nếu việc này diễn ra thường xuyên có thể ảnh hưởng và kéo dài thời gian điều trị bệnh.Trong trường hợp nếu chẳng may quên liều, người bệnh nên uống bù liều sau khi nhớ ra, nếu thời gian quên đã quá 2 tiếng nên bỏ qua liều thuốc đã quên và không cần uống bù liều ở thời gian sau.Quá liều thuốc thường sẽ không gây ra ảnh hưởng quá tiêu cực tới sức khỏe. Tuy nhiên, người dùng vẫn nên theo dõi chặt chẽ sức khỏe trong thời gian này khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường cần chia sẻ với bác sĩ để được tư vấn cách xử trí phù hợp.Thuốc Zepamil nên được nuốt nguyên viên cùng với nước lọc, không bẻ thuốc hay nghiền thuốc, bởi có thể ảnh hưởng đến công dụng.Zepamil cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt và ánh nắng.Hiệu quả đạt được cao nhất là khi bệnh nhân dùng thuốc Zepamil theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên môn.Trên đây là tất cả những thông tin quan trọng về thuốc Zepamil trong điều trị bệnh lý về gan cũng như lý giải Zepamil là thuốc gì. Bệnh nhân trước khi dùng nên đọc kỹ khuyến cáo và tư vấn của bác sĩ để quá trình điều trị mang đến kết quả tốt nhất.;;;;;Calan có thành phần là Verapamil, được sử dụng đơn trị hoặc kết hợp các loại thuốc khác để điều trị các rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực hoặc tăng huyết áp.Tình trạng tăng huyết áp làm tăng gánh nặng công cho tim và động mạch, do đó nếu huyết áp cao trong thời gian dài sẽ dẫn đến việc tim và động mạch hoạt động không bình thường. Hậu quả là tổn thương mạch máu não, tim và thận, dẫn đến các biến chứng như đột quỵ, suy tim hoặc suy thận. Bên cạnh đó huyết áp cao cũng có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Tất cả các vấn đề trên có thể được hạn chế nếu huyết áp được kiểm soát hiệu quả.Verapamil trong thuốc Calan là một hoạt chất nhóm chẹn kênh canxi. Calan tác động đến sự di chuyển của dòng ion canxi đi vào tế bào của tim và cơ trơn mạch máu. Kết quả là làm giãn mạch máu, kích thích co bóp cơ tim để tăng cung cấp máu và oxy cho tim đồng thời giảm khối lượng công việc của cơ quan này.Lưu ý thuốc Calan chỉ được sử dụng theo kê đơn của bác sĩ. 2. Những điều lưu ý trước khi dùng thuốc Calan Khi quyết định sử dụng một loại thuốc bất kỳ, những rủi ro phải được cân nhắc với những lợi ích mà nó mang lại và thuốc Calan không phải ngoại lệ.Đối với thuốc Calan, bệnh nhân cần xem xét những vấn đề sau:Dị ứng: Bệnh nhân cần cho bác sĩ nếu tiền sử trước đó từng xảy ra các phản ứng bất thường hoặc dị ứng khi sử dụng Verapamil hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác. Đồng thời, người bệnh hãy chia sẻ với bác sĩ về các tiền sử dị ứng khác, bao gồm thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật;Sử dụng Calan cho trẻ em: Các nghiên cứu về việc sử dụng Verapamil ở đối tượng này chưa được thực hiện, do đó mức độ an toàn và hiệu quả chưa được thiết lập;Sử dụng thuốc Calan cho người lớn tuổi: Việc sử dụng thuốc cho đối tượng này không có nhiều khác biệt so với bệnh nhân trẻ. Tuy nhiên cần lưu ý là bệnh nhân lớn tuổi có nguy cơ mắc các vấn đề về tim, gan hoặc thận cao hơn, do đó cần điều chỉnh liều dùng Verapamil phù hợp;Bà mẹ đang cho con bú: Không có nghiên cứu đầy đủ về việc sử dụng thuốc Calan cho đối tượng này, do đó chưa xác định được nguy cơ ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh bú mẹ. Vì vậy cần cân nhắc giữa lợi ích tiềm năng so với những rủi ro có thể xảy ra trước khi dùng thuốc Calan trong thời gian cho con bú.Một số vấn đề y tế khác có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc Calan. Bệnh nhân hãy chắc chắn đã thông báo với bác sĩ điều trị về các vấn đề sau:Suy tim sung huyết;Bệnh lý cơ, như chứng loạn dưỡng cơ Duchenne, nhược cơ;Phù phổi: Cần thận trọng vì thuốc Calan có thể làm tình trạng phù phổi nghiêm trọng hơn;Block dẫn truyền trong tim;Các vấn đề về tim khác, như hội chứng Wolff-Parkinson-White, hội chứng Lown-Ganong-Levine;Huyết áp thấp;Hội chứng suy nút xoang;Các vấn đề về chức năng thận hoặc chức năng gan: Cần sử dụng thuốc Calan một cách thận trọng do quá trình đào thải Verapamil ra khỏi cơ thể sẽ diễn ra chậm hơn. 3. Cách sử dụng thuốc Calan Ngoài việc sử dụng thuốc Calan, quá trình điều trị bệnh tăng huyết áp đòi hỏi bệnh nhân phải được kiểm soát cân nặng và thay đổi chế độ ăn phù hợp, đặc biệt là hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối (Natri Clorid). Bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết về liệu pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.Nhiều bệnh nhân tăng huyết áp không có biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào và thực tế rất nhiều người vẫn cảm thấy cơ thể bình thường. Điều này cảnh báo dù cảm thấy khỏe mạnh thì bệnh nhân tăng huyết áp vẫn phải dùng thuốc Calan đúng theo chỉ dẫn và tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ.Calan không chữa khỏi hoàn toàn bệnh tăng huyết áp, nhưng nó sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh tối ưu nhất có thể. Huyết áp cao không được kiểm soát nó có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như suy tim, bệnh mạch máu, đột quỵ hoặc bệnh thận.Liều dùng của thuốc Calan sẽ khác nhau ở từng trường hợp cụ thể, do đó bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất. Liều lượng thuốc Calan khuyến cáo cho bệnh nhân còn tùy thuộc vào hàm lượng và dạng bào chế của thuốc. Ngoài ra, số lần sử dụng mỗi ngày, thời gian cho phép giữa các liều và khoảng thời gian dùng thuốc Calan phụ thuộc vào từng bệnh lý cụ thể.Liều dùng thuốc Calan điều trị đau thắt ngực:Calan bào chế dạng viên nén:Người lớn: 80-120mg x 3 lần/ngày;Trẻ em: Liều dùng xác định bởi bác sĩ chuyên khoa;Calan bào chế dạng viên nén phóng thích kéo dài:Người lớn: Liều khởi đầu là 180mg x 1 lần/ngày uống trước lúc đi ngủ;Trẻ em: Sử dụng thuốc Calan theo hướng dẫn của bác sĩ.Liều thuốc Calan điều trị các vấn đề về nhịp tim:Đối với Calam bào chế dạng viên nén:Người lớn: 240-480mg/ngày, chia làm 3-4 lần uống;Trẻ em: Dùng Calan theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.Liều thuốc Calan điều trị tăng huyết áp:Calan viên nén:Người lớn: Liều khởi đầu là 80mg x 3 lần/ngày. Sau đó điều chỉnh liều nếu cần;Trẻ em: Liều dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ;Calan bào chế dạng viên nang giải phóng kéo dài:Người lớn: Khởi đầu 200mg x 1 lần uống mỗi ngày trước khi đi ngủ. Sau đó điều chỉnh liều theo đáp ứng lâm sàng;Trẻ em: Việc sử dụng và liều lượng thuốc Calan được xác định bởi bác sĩ;Calan bào chế dạng viên nén phóng thích kéo dài:Người lớn: 180mg, uống 1 lần mỗi ngày vào buổi sáng;Calan bào chế dạng viên nén giải phóng kéo dài trong 24 giờ:Người lớn: Liều khởi đầu là 180mg, uống 1 lần mỗi ngày trước khi đi ngủ. 4. Tác dụng phụ của thuốc Calan Bên cạnh những tác dụng điều trị bệnh, thuốc Calan có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Mặc dù không phải tất cả các tác dụng phụ của Calan đều có thể xảy ra, nhưng khi xảy ra thì bệnh nhân cần được chăm sóc y tế phù hợp.Liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu bệnh nhân dùng thuốc Calan xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nào sau đây:Môi và móng tay chuyển sang màu xanh;Mờ mắt;Cảm giác nóng, tê bì, châm chích hoặc ngứa ran;Đau tức ngực;Tâm lý hoang mang;Ho, đôi khi ra đờm màu hồng;Khó thở, thở nhanh, khò khè;Chóng mặt, ngất xỉu hoặc choáng váng khi thay đổi tư thế đột ngột;Tăng tiết mồ hôi;Da niêm nhợt nhạt;Nhịp tim chậm hoặc không đều;Viêm họng;Phù chân và mắt cá chân;Cơ thể mệt mỏi hoặc suy nhược bất thường;Ớn lạnh, đổ mồ hôi lạnh;Đỏ mặt, cổ, cánh tay và đôi khi cả phần trên ngực. Một số tác dụng phụ của thuốc Calan có thể xảy ra mà đa phần không cần chăm sóc y tế. Những tác dụng phụ này có thể biến mất trong quá trình điều trị khi cơ thể bệnh nhân thích nghi với thuốc Calan. Ngoài ra, bác sĩ điều trị có thể hướng dẫn bệnh nhân cách nhận biết, khắc phục hoặc ngăn ngừa những tác dụng phụ này:Táo bón;Đau đầu;Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng. Di chuyển khó khăn;Ăn uống khó tiêu;Đau khớp, đau cơ hoặc chuột rút;Đau cứng cơ;Buồn nôn;Phát ban ngoài da;Khó chịu ở dạ dày hoặc đau thượng vị;Khó ngủ hoặc buồn ngủ bất thường, cảm giác đờ đẫn, mệt mỏi hoặc uể oải;Sưng khớp.Thuốc Calan có thành phần là Verapamil, một hoạt chất nhóm chẹn kênh canxi. Tác dụng của thuốc Calan bao gồm hạ huyết áp, giảm đau ngực hoặc chống rối loạn nhịp tim. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.drugs.com;;;;;Thuốc Nepamol có tác dụng giảm đau cấp và mạn tính, đau sau phẫu thuật, đau xương khớp hoặc do chấn thương và bị bệnh ung thư. Việc sử dụng thuốc Ceftristad 1g theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ giúp người bệnh đảm bảo an toàn sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị. Nepamol thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không Steroid, điều trị gút và các bệnh xương khớp. Thuốc được bào chế dưới dạng bào chế viên nén bao phim, quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.Thành phần Nefopam HCl 30mg trong thuốc Nepamol có tác dụng giãn cơ, chống trầm cảm và giảm đau không gây nghiện, chống tiết cholin ở mức độ yếu. Thuốc Nepamol có tác dụng trong các trường hợp sau:Giảm đau cấp và mạn tính;Giảm đau sau phẫu thuật;Giảm nhức răng;Giảm đau cơ/ xương;Giảm đau do chấn thương và đau trong ung thư. 3. Liều dùng thuốc Nepamol Thuốc Nepamol có liều tham khảo như sau:Người lớn: Dùng liều 1 viên/ lần x 3 - 4 lần/ ngày. Trong trường hợp đau trầm trọng có thể dùng đơn liều 90mg.Liều tối đa: Nepamol 300mg trong 24 giờ.Liều dùng thuốc Nepamol trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Nepamol cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Nepamol phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ. 4. Chống chỉ định dùng thuốc Nepamol Thuốc Nepamol không dùng cho các đối tượng sau:Người quá mẫn với các thành phần, hoạt chất có trong thuốc Nefopam;Người có tiền sử co giật, bí tiểu, glaucoma góc đóng;Những người đang dùng chất ức chế IMAO;Trẻ em dưới 12 tuổi. 5. Tương tác thuốc Có thể xảy ra tương tác khi sử dụng Nepamol đồng thời với các thuốc sau:Thuốc chống trầm cảm IMAO;Thuốc chống trầm cảm ba vòng.Để tránh xảy ra các tương tác không mong muốn khi sử dụng Nepamol , người bệnh hãy thông báo với bác sĩ/ dược sĩ tất cả những loại thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin và thảo dược... đang dùng. 6. Tác dụng phụ của thuốc Nepamol Bên cạnh các tác dụng điều trị, người bệnh khi dùng thuốc Nepamol cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:Buồn nôn và nôn;Bồn chồn;Khô miệng;Chóng mặt;Nhìn mờ;Ngủ gà;Tiết nhiều mồ hôi;Mất ngủ;Nhức đầu;Tim đập nhanh.Trong quá trình điều trị, nếu xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Nepamol thì người bệnh cần thông báo với bác sĩ/ dược sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời.Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Nepamol. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Nepamol theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.;;;;;Ventolin là thuốc có tác dụng giãn phế quản, được sử dụng trong các trường hợp bệnh lý gây co thắt phế quản. Thuốc Ventolin 2mg giúp giãn phế quản và tăng thông khí tới phổi. Cùng tìm hiểu thông tin về công dụng của thuốc qua bài viết dưới đây. Thuốc Ventolin có thành phần chính là Salbutamol, dạng bào chế là dung dịch uống 2 mg/5 ml.Salbutamol là một chất kích thích thụ thể β-adrenergic có tác động chọn lọc lên thụ thể trên cơ trơn phế quản và có rất ít hay không có tác động lên các thụ thể ở tim với liều điều trị. Do tác động chọn lọc trên phế quản và không ảnh hưởng lên hệ tim mạch, dùng dạng thuốc uống Ventolin thích hợp cho việc điều trị co thắt phế quản ở bệnh nhân mắc đồng thời cả bệnh tim hay cao huyết áp.Thuốc Salbutamol cũng có hoạt tính trong việc ngăn ngừa sự phóng thích histamine gây ra do tiếp xúc với dị nguyên và những chất tạo thành trong phản ứng phản vệ có tác dụng chậm. Từ đó có thể giảm những phản ứng quá mẫn loại I, đây được xem như là phản ứng khởi phát đầu tiên của hội chứng suyễn dị ứng. 2. Công dụng của thuốc Ventolin 2mg Thuốc Ventolin 2mg được chỉ định điều trị trong:Việc giảm tình trạng co thắt phế quản trong mọi loại hen phế quản, viêm phế quản mạn và khí phế thủng.Co thắt phế quản trong bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính còn khả năng phục hồi.Chống chỉ định:Thuốc Ventolin 2mg không được dùng trong các trường hợp sau:Không dùng thuốc ở những bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.Không dùng thuốc này theo đường tĩnh mạch của Ventolin để ngăn chuyển dạ sớm hay dọa sảy thai. 3. Cách dùng và liều dùng thuốc Ventolin 2mg Cách dùng: Uống dung dịch này theo liều được chỉ định.Liều dùng:Người lớn: Liều thông thường có hiệu quả là 10ml dung dịch (tương đương 4mg salbutamol), uống ngày từ uống 3 hoặc 4 lần/ngày. Nếu không đạt được tác dụng giãn phế quản theo mong muốn có thể tăng dần mỗi liều đơn lên đến 20ml siro (8mg salbutamol). Tuy nhiên, một số bệnh nhân, hiệu quả giãn phế quản thích hợp có thể đạt được với liều 5ml siro (2mg salbutamol), uống 3 hoặc 4 lần/ngày.Trẻ em:Đối với trẻ từ 2 - 6 tuổi: 2.5 đến 5ml siro (1-2mg salbutamol), uống 3 hoặc 4 lần/ngày.Đối với trẻ từ 6 - 12 tuổi: 5ml siro (2mg salbutamol), uống từ 3 hoặc 4 lần/ngày.Trẻ trên 12 tuổi: 5 đến 10ml siro (2 - 4mg salbutamol), uống 3 hoặc 4 lần/ngày.Đối với những bệnh nhân cao tuổi nên bắt đầu việc điều trị với liều 5ml siro (2mg salbutamol), uống 3 hoặc 4 lần/ngày. Có thể tăng liều tùy theo đáp ứng và sự dung nạp thuốc.Quên liều và quá liều:Quên liều: Nếu quên liều thuốc Ventolin, cần sử dụng ngay sau thời điểm mà mình quên 1-2 giờ. Nếu đã gần đến thời gian dùng liều tiếp theo thì nên bỏ luôn liều đó, không được uống bù thuốc.Quá liều: Khi uống quá liều thuốc nên xử trí dựa trên triệu chứng lâm sàng và theo dõi người bệnh. 4. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Ventolin 2mg Tác dụng không mong muốn có thể gặp phải khi dùng thuốc Ventolin 2mg bao gồm:Hiếm gặp: Gây ra hạ kali huyết, nguy cơ giảm kali huyết nghiêm trọng cũng có thể là hậu quả của việc điều trị bằng chất chủ vận beta 2 giao cảm. Loạn nhịp tim (bao gồm rung nhĩ, nhịp tim nhanh trên thất và ngoại tâm thu); giãn mạch ngoại biên;Một số rối loạn hay gặp gồm run, đau đầu; nhịp tim nhanh, hồi hộp đánh trống ngực; chuột rút.Bạn cũng có thể gặp phải những tác dụng phụ khác khi dùng thuốc này. Cho nên cần thông báo cho bác sỹ nếu gặp phải những tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc. 5. Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Ventolin 2mg Việc dùng thuốc giãn phế quản để quản lý triệu chứng của bệnh nhân hen cần được thực hiện theo chương trình bậc thang, khi dùng thuốc nên theo dõi sự đáp ứng của bệnh nhân trên lâm sàng và các xét nghiệm chức năng phổi. Nếu trong quá trình dùng thuốc giãn phế quản đơn độc mà người bệnh phải dùng thuốc dạng hít nhiều lần thì nghĩa là kiểm soát chưa tốt, cần tăng liều hay kết hợp điều trị corticosteroid. Những bệnh nhân được xem là có nguy cơ cao gây cơn hen cấp nguy kích, có thể tiến hành kiểm tra lưu lượng đỉnh hàng ngày.Khi dùng thuốc bệnh nhân không được tự ý tăng liều dùng hoặc tăng số lần sử dụng khi giảm đáp ứng hay giảm thời gian tác dụng mà chưa được bác sĩ chỉ định.Một số đối tượng cần lưu ý khi dùng thuốc:Những bệnh nhân bị bệnh tim nghiêm trọng như thiếu máu cục bộ cơ tim, loạn nhịp tim hoặc suy tim nặng. Do các tác dụng phụ trên tim mạch có thể xuất hiện khi dùng các thuốc kích thích thần kinh giao cảm, bao gồm cả thuốc salbutamol. Đã có báo cáo về thiếu máu cục bộ cơ tim dù hiếm gặp, có liên quan đến việc dùng salbutamol.Nếu bạn đang dùng salbutamol mà cảm thấy đau ngực hoặc các triệu chứng cho thấy bệnh tim đang tiến triển xấu hơn cần tới bác sĩ ngay lập tức.Nên sử dụng thuốc Ventolin thận trọng ở bệnh nhân với tình trạng bị nhiễm độc giáp trạng.Phụ nữ mang thai cho con bú: Cân nhắc việc sử dụng thuốc trong thai kỳ và trong thời gian cho con bú để đảm bảo sức khỏe cho em bé.Khi dùng thuốc thường xuyên hay với những bệnh nhân kết hợp dùng nhiều thuốc cần được theo dõi chỉ số kali trong máu và lương đường trong máu của người bệnh. Vì đã thấy báo cáo tình trạng hạ kali máu nghiêm trọng ở bệnh nhân dùng thuốc chủ vận beta 2. Cũng đã từng có báo cáo hiện tượng tăng đường huyết dẫn đến nhiễm toan ceton ở bệnh nhân đái tháo đường, nguy cơ cao hơn khi sử dụng đồng thời với corticosteroid.Tương tác thuốc: Thường không nên kê đơn đồng thời Ventolin với những thuốc chẹn beta không chọn lọc khác như propranolon, làm tăng tác dụng phụ và tác dụng chính của thuốc;Bảo quản thuốc ở những nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Tránh xa tầm tay của trẻ em và không được dùng khi quá hạn hay hư hỏng.Trên đây là một số thông tin về công dụng, cách dùng, liều dùng và lưu ý khi dùng thuốc Ventolin 2mg/5ml. Thuốc được dùng dưới chỉ định của bác sĩ, bạn không tự ý dùng vì có nguy cơ gây hại cho cơ thể.
question_340
HPV là gì và những vấn đề liên quan bạn cần nên tìm hiểu
doc_340
Để tìm hiểu HPV là gì cần biết các triệu chứng cũng như con đường lây nhiễm virus này. HPV là một loại virus gây bệnh rất phổ biến trên khắp thế giới hiện nay. Đến mức gần như tất cả đàn ông và phụ nữ có quan hệ tình dục đều bị bệnh này tại một số thời điểm nào đó trong đời. Có nhiều loại virus HPV khác nhau. Một số loại có thể gây những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe bao gồm bệnh đường sinh dục và ung thư. Virus này rất dễ lây lan, chủ yếu qua đường tình dục ở mọi hình thức có tiếp xúc niêm mạc miệng, hậu môn, cơ quan sinh dục. HPV có thể bị lây trong khi người bệnh không có triệu chứng gì. Bất cứ ai có quan hệ tình dục đều có thể bị HPV, ngay cả khi chỉ quan hệ với một người. Đáng lo ngại là các triệu chứng của bệnh có thể chỉ xuất hiện sau nhiều năm từ khi có quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh. Do đó, nhiều trường hợp không thể xác định thời điểm chính xác bắt đầu bị nhiễm bệnh. Hậu quả do HPV gây ra Nhiều người từng nghe nói tới hoặc bản thân đã mắc bệnh liên quan đến HPV song không phải ai cũng hiểu rõ HPV là gì. Trong phần lớn trường hợp, HPV sẽ tự khỏi và không gây ra bất cứ vấn đề sức khỏe nào. Khi HPV không khỏi thì nó có thể gây những vấn đề sức khỏe như mụn giộp và ung thư. Mụn giộp thường trong giống như cục u nhỏ hay một nhóm cục u ở vùng sinh dục. Những cục u này có thể nhỏ hay lớn, nhô lên hay dẹt, hoặc có hình dạng như bông cải. Người chăm sóc sức khỏe thông thường có thể chẩn đoán mụn giộp bằng cách khám vùng sinh dục. HPV có thể gây bệnh ung thư cổ tử cung và những loại ung thư khác bao gồm ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật, hay hậu môn. HPV cũng có thể gây ung thư ở phía sau họng, bao gồm dưới lưỡi và amidan (gọi là ung thư vùng miệng họng). Bệnh ung thư thường xảy ra sau một thời gian dài, có khi đến cả chục năm từ khi bị nhiễm HPV. Các loại HPV có thể gây mụn giộp không giống như loại HPV có thể gây ung thư. Không có cách nào để biết người nhiễm HPV nào sẽ bị ung thư hoặc những vấn đề sức khỏe khác. Người có hệ miễn dịch yếu có thể ít có khả năng khỏi bệnh HPV và có thể bị những vấn đề sức khỏe, bao gồm những người bị HIV/AIDS. Biện pháp phòng tránh và điều trị bệnh do HPV Mọi người nên làm xét nghiệm khi khám định kì để phát hiện sớm HPV.
doc_50307;;;;;doc_16341;;;;;doc_12129;;;;;doc_24440;;;;;doc_34390
HPV là một loại virus phổ biến hiện nay lây qua đường tình dục. Đây là loại virus phát triển âm thầm và không có triệu chứng rõ rệt nên rất nhiều người mắc phải mà không hay biết. Vì vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp độc giả hiểu hơn về loại virus này. 1. Tìm hiểu về virus HPV HPV là một loại virus lây lan qua đường tình dục nhiều nhất trên thế giới hiện nay. Virus này gây u nhú ở người và là nguyên nhân hàng đầu trong các bệnh lý lây lan qua đường tình dục. Không giống với nhiều loại virus khác, nó phát triển rất âm thầm, có người mắc virus này trong cuộc đời nhưng sẽ chẳng bao giờ biết vì không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng cụ thể nào. Các nhà khoa học đã phát hiện được rất nhiều loại virus HPV khác nhau, lên tới 100 chủng. Tuy nhiên đa phần tất cả các chủng của virus này không gây nguy hiểm và sẽ tự khỏi. Trong hơn 100 chủng HPV có đến 40 chủng virus lây lan qua đường tình dục và làm ảnh hưởng đến các cơ quan, bộ phận sinh dục. Một số ít chủng có nguy cơ thấp gây mụn cóc. Có 15 chủng virus HPV có nguy cơ cao gây ra tổn thương tiền tử cung, ung thư hậu môn, ung thư tử cung và một số bộ phận sinh dục khác ở người. Virus này lây truyền qua đường tình dục và nó có thể lây cho bất cứ ai đã từng quan hệ tình dục. Virus lây trực tiếp khi tiếp xúc với da, tử cung, dương vật, âm đạo, hậu môn của người bị nhiễm. Người bệnh hoàn toàn có thể lây sang người lành dù không có bất kỳ biểu hiện, dấu hiệu nào. Lây nhiễm virus này sẽ không phụ thuộc số lượng đối tượng. Dù chỉ quan hệ với duy nhất 1 người thì bạn vẫn có nguy cơ nhiễm virus. Ngoài ra virus cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con nhưng đây là trường hợp rất hiếm khi xảy ra. Một số yếu tố khiến bạn dễ bị lây nhiễm virus là có nhiều bạn tình,quan hệ với bạn tình có nhiều bạn tình và quan hệ tình dục sớm. Mặc dù người mắc virus này có thể tự khỏi tuy nhiên virus này lại không biến mất mà nó tồn tại suốt đời trong cơ thể người bệnh dù đã được điều trị triệu chứng bệnh hoặc khi không có triệu chứng gì. Thông thường cơ thể người bệnh nhiễm HPV sẽ tự chống lại virus trước khi có vấn đề gì về sức khỏe được biểu hiện ra ngoài. Tuy nhiên trong trường hợp cơ thể không chống lại được virus sẽ phát triển, những tế bào bình thường sẽ chuyển sang bất thường. Nếu bệnh nhân không may nhiễm phải chủng virus nguy hiểm sẽ gây ra các vấn đề không tốt cho sức khỏe như hình thành mụn cóc, mụn rộp. Mụn có thể đa dạng từ nhỏ cho đến to, xẹp xuống hoặc nhô lên. Nặng hơn nữa là bệnh nhân có thể mắc các bệnh ung thư, điển hình là ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Ngoài ra còn một số loại ung thư khác như ung thư hậu môn, dương vật, âm hộ, âm đạo,… và hiếm gặp là ung thư vùng miệng họng. Lưu ý là bệnh ung thư do virus này gây ra sẽ không dễ để phát hiện, người bệnh chỉ phát hiện sau khi đã nhiều năm chung sống với virus này. Và đến hiện nay vẫn chưa có cách nào có thể biết được một người bị nhiễm virus này có khả năng mắc các bệnh ung thư hay không. Nếu trong trường hợp phụ nữ mang thai bị nhiễm virus này có thể gây ra các mụn sinh dục và và hình thành các tế bào bất thường trong tử cung. Khi đi tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ bác sĩ có thể tìm thấy được những thay đổi bất thường này. Vì vậy trong giai đoạn thai kỳ, thai phụ cũng nên đi tầm soát ung thư. Thực tế hiện nay bác sĩ trên thế giới chưa tìm được phương pháp để chữa trị triệt để căn bệnh này mà chỉ làm giảm, hoặc mất đi các triệu chứng, cụ thể như: Nếu bệnh nhân bị mụn cóc ở các chi hoặc cơ quan sinh dục bác sĩ có thể kê đơn thuốc để chữa trị. Với bệnh nhân tiền ung thư cổ tử cung có thể làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung và thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đối với các ung thư khác, việc điều trị sẽ có kết quả tốt nếu như được phát hiện kịp thời. Do đó, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất quan trọng. 3. Cách để phòng ngừa bệnh Để không bị nhiễm virus HPV, tiêm vacxin là cách phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay. Vacxin phòng ngừa có thể tiêm cho người từ 11 tuổi đến 26 tuổi. Đối với phụ nữ vacxin phòng ngừa được tiêm cho bé gái ở độ tuổi 11 đến 12 tuổi. Tuy nhiên vẫn có thể sử dụng cho phụ nữ 26 tuổi với điều kiện chưa tiêm vacxin lần nào hoặc khi còn nhỏ chưa được tiêm đủ liều vacxin. Đối với đàn ông vacxin phòng ngừa virus này được tiêm cho bé trai ở độ tuổi 11 đến 12 tuổi. Đồng thời với nam giới ở độ tuổi 21 nếu chưa tiêm vacxin lần nào hoặc chưa được tiêm đủ liều cũng có thể sử dụng. Ngoài ra vacxin phòng virus được đề nghị với nam giới độ tuổi 26 nếu có hệ miễn dịch kém hoặc quan hệ đồng giới. Ngoài ra quan hệ tình dục an toàn cũng là biện pháp phòng ngừa lây nhiễm virus HPV hiệu quả. Nên sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục để làm giảm nguy cơ lây bệnh. Tuy nhiên đó chỉ làm giảm nguy cơ vì virus này vẫn có thể đi vào cơ quan sinh dục qua những vùng mà bao cao su không che chắn được. Bên cạnh đó hãy duy trì quan hệ một vợ một chồng, hạn chế nhiều bạn tình cũng là một trong những cách giúp phòng tránh virus này.;;;;; HPV là gì là thắc mắc của nhiều người khi đây là loại vi rút được biết đến có liên quan rất nhiều đến các bệnh lý phụ khoa cũng như một số bệnh ung thư. HPV (Huamn Papillomavirus) là loại vi rút gây u nhú ở người lây qua đường tình dục phổ biến nhất như quan hệ tình dục bằng miệng, âm đạo hay hậu môn. Cả nam giới và nữ giới đều có nguy cơ lây nhiễm HPV ngay khi bắt đầu quan hệ tình dục. Đây là loại vi rút gây bệnh cực kì phổ biến mà gần như đàn ông và phụ nữ nào cũng gặp phải tại một thời điểm nào đó trong đời. HPV là bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất Theo các chuyên gia y tế, hiện nay có khoảng hơn 100 chủng vi rút HPV được chia thành hai nhóm là nhóm HPV nguy cơ thấp và nhóm HPV nguy cơ cao. Trong đó có khoảng 40 loại có khả năng gây bệnh tại các cơ quan sinh dục và 15 tuýp trong số đó có khả năng gây ung thư. Tham khảo: xét nghiệm HPV 2. HPV – yếu tố tăng nguy cơ mắc ung thư Quan hệ tình dục bằng miệng tăng nguy cơ lây nhiễm HPV gây ung thư vòm họng Không phải tất cả vi rút HPV đều gây bệnh. Trong khoảng hơn 100 túp vi rút HPV được phát hiện thì có tới 60% là vô hại, không gây biểu hiện hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe người mắc. Đây là những chủng vi rút có thể tự biến mất mà không cần bất kì sự can thiệp y tế nào. Nhóm HPV nguy cơ cao gây ra một số bệnh lý phụ khoa như mụn cóc, mụn rộp ở bộ phận sinh dục và sau nhiều năm có thể tiến triển thành tiền ung thư nếu không được điều trị kịp thời. Đặc biệt, nhóm nguy cơ cao bao gồm chủng vi rút HPV 16 và HPV 18 có khả năng gây ra một số bệnh ác tính như ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, ung thư dương vật, ung thư hậu môn. 3. Phát hiện và phòng ngừa HPV Xét nghiệm HPV được khuyến cáo cho những phụ nữ ngoài 30 Nữ giới có thể phòng ngừa HPV bằng cách tiêm phòng vi rút HPV, khuyến cáo cho nữ độ tuổi 9 – 26 tuổi và nhắc lại 2 lần. Bên cạnh đó, nữ giới từ độ tuổi 20 cần quan tâm đến các xét nghiệm Pap smear và xét nghiệm HPV (phụ nữ >30 tuổi) để phát hiện bệnh ngay từ những giai đoạn đầu.;;;;;HPV là virus gây ra các bệnh về đường tình dục, bao gồm nhiều loại ung thư. Tình trạng này ở phụ nữ ngày càng được quan tâm khi số trường hợp nhiễm HPV và bị ung thư cổ tử cung đang có xu hướng tăng lên. Bài viết dưới đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những bệnh HPV ở phụ nữ và biện pháp phòng tránh nhé. 1. Tìm hiểu thông tin về virus HPV Virus HPV còn được gọi là Human papillomavirus là một loại virus gây u nhú ở người, trong hơn 150 loại HPV thì có đến 40 loại gây ra các bệnh về đường sinh dục ở cả nam và nữ. Virus HPV được lây truyền qua đường máu, lây khi tiếp xúc, dùng chung đồ dùng cá nhân và phổ biến nhất là đường tình dục. Tuy nhiên, nhiễm trùng HPV vẫn có thể xảy ra đối với cả những người không quan hệ tình dục. Có đến 80% phụ nữ bị nhiễm HPV một lần trong đời, đa số trong số những người bị nhiễm có thể loại bỏ được virus HPV nhờ hệ miễn dịch của cơ thể. Nếu không tự khỏi, virus HPV có thể gây ra mụn cóc sinh dục, hay còn gọi là bệnh sùi mào gà. Nếu nhiễm HPV kéo dài, virus có thể gây ra các biến đổi tế bào, dẫn đến các tổn thương tiền ung thư và cuối cùng là tiến triển thành ung thư, bao gồm các bệnh ung thư cổ tử cung, âm đạo, dương vật, hậu môn, ung thư khẩu hầu,... . Quá trình tiến triển và gây ra những tổn thương tiền ung thư của virus HPV thường không có biểu hiện, người nhiễm HPV hầu hết là vô tình phát hiện ra khi khám sức khỏe định kỳ, hoặc khi bệnh tiến triển thành ung thư mới phát hiện được. 2. Những bệnh HPV ở phụ nữ và triệu chứng Các trường hợp nhiễm HPV ở phụ nữ có thể có thể có những biểu hiện bệnh khác nhau tùy theo chủng HPV mắc phải thuộc nhóm nguy cơ cao hay thấp. Hầu hết các bệnh lý được liệt kê dưới đây là các bệnh gây ra do các chủng HPV thuộc nhóm nguy cơ cao. mụn cóc sinh dục Cơ quan sinh dục của nữ giới khá phức tạp nên khá tốn thời gian trong việc phát hiện các mụn cóc sinh dục. Bệnh nhân bị mụn cóc sinh dục có những nốt sùi màu hồng nhạt, nâu, có dịch bên trong mọc ở âm đạo và tử cung, môi lớn, môi bé của cơ quan sinh dục, khi quan hệ tình dục hoặc có các tác động, các nốt mụn này có thể vỡ ra gây đau rát, dịch từ trong mụn chảy ra gây nhiễm trùng, bệnh nhân thường mệt mỏi, chán ăn. Mụn cóc còn có thể mọc ở nhiều vị trí khác như hậu môn, da, miệng, lưỡi. Ung thư âm hộ Ung thư âm hộ do virus HPV có xu hướng xảy ra ở các phụ nữ trẻ, đặc biệt là những người có thói quen hút thuốc. Biểu hiện của bệnh là âm hộ bị căng tức, da âm hộ thay đổi màu sắc, trên da âm hộ xuất hiện những khối u, mụn cóc và các vết loét; người bệnh gặp phải tình trạng ngứa âm hộ kéo dài và xuất huyết âm đạo bất thường. Ung thư hậu môn Ngoài việc nhiễm HPV, nguy cơ mắc bệnh ung thư hậu môn cũng tăng lên khi người bệnh có thói quen hút thuốc, có quan hệ bằng đường hậu môn. Triệu chứng của bệnh là gần hậu môn xuất hiện những khối u, gây ngứa, hậu môn có dịch chảy ra, thói quen đại tiện của người bệnh bị thay đổi, đại tiện phân lỏng và bị chảy máu trực tràng. Ung thư vòm họng Khoảng 25% các trường hợp ung thư khoang miệng - họng có liên quan đến việc nhiễm HPV. Dấu hiệu khi mắc bệnh ung thư khoang miệng - họng là trên lưỡi, niêm mạc miệng xuất hiện các mảng đỏ, hoặc đỏ và trắng, miệng sưng và xuất hiện các vết loét không liền lại sau 3 tuần, ở họng có cảm giác có vật cản, đau khi nuốt. Ung thư cổ tử cung Đại đa số các trường hợp ung thư cổ tử cung có liên quan tới virus HPV, các nguyên nhân khác có nhưng rất hiếm. Có hai dạng ung thư cổ tử cung, dạng thứ nhất tác động đến bề mặt da cổ tử cung, còn gọi là ung thư tế bào biểu mô vảy, dạng thứ hai tác động đến tuyến yên bên trong cổ tử cung, còn gọi là ung thư tuyến. Khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn ung thư, bệnh nhân có triệu chứng thay đổi thói quen đi tiểu, đau vùng chậu, chân sưng đau, dịch tiết âm đạo khác thường và máu âm đạo chảy bất thường. 3. Biện pháp phòng tránh nhiễm HPV ở phụ nữ Tiêm vaccine phòng HPV Hiện nay ở Việt Nam có 2 loại vaccine là Gardasil và Cervarix phòng HPV và được chỉ định cho nữ giới, đạt hiệu quả đến 98% đối với phòng chống các chủng HPV 16-18 gây ung thư ung thư cổ tử cung, âm hộ, hậu môn và bệnh mụn cóc sinh dục, và đạt hiệu quả cao nhất khi người tham gia tiêm phòng chưa quan hệ tình dục và chưa có các tiếp xúc có thể lây nhiễm với người nhiễm HPV, tiêm vacxin khi đã từng quan hệ có thể giảm nguy cơ nhiễm HPV. Độ tuổi có thể tiêm là khoảng từ 9 đến 26 tuổi, trong đó, tuổi tiêm phòng lý tưởng là 11 - 12 tuổi. Hiện nay ở Việt Nam, Bộ Y tế thống nhất tiêm phác đồ 3 mũi cho mọi lứa tuổi. khám sức khỏe định kỳ sàng lọc ung thư cổ tử cung Bắt đầu từ độ tuổi 21, nữ giới nên đi khám định kỳ để ngăn ngừa bệnh. Có thể tiến hành xét nghiệm PAP (phết tế bào cổ tử cung) và xét nghiệm virus HPV để phát hiện dấu hiệu tiền ung thư qua những tế bào đầu tiên có dấu hiệu biến đổi, phát hiện chủng virus gây bệnh và xác định giai đoạn tiến triển của bệnh. Quan hệ tình dục an toàn Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục có thể giúp hạn chế nguy cơ nhiễm HPV. Tuy không thể phòng ngừa triệt để do việc lây nhiễm có thể lây lan qua những phần bao cao su không thể bao phủ. Duy trì quan hệ một vợ một chồng hoặc quan hệ duy nhất một bạn tình có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HPV.;;;;; 1.1 Khái niệm virus HPV HPV (Human Papollimavirus) là loại vi rút có đường kính nhỏ, chỉ khoảng dưới 55 nm gây bệnh cho các tế bào biểu mô như cổ tử cung, da, miệng, họng, hậu môn… Hiện có khoảng trên 100 loại vi rút HPV thì khoảng 40 loại trong số đó có liên quan đến các bệnh đường hậu môn, sinh dục, trong đó nguy hiểm nhất là ung thư cổ tử cung. HPV được chia làm 2 loại là nhóm HPV nguy cơ thấp và nhóm HPV nguy cơ ca. Trong khi nhóm HPV nguy cơ thấp chỉ gây mụn cóc ở bộ phận sinh dục thì nhóm HPV nguy cơ cao lại liên quan đến nhiều bệnh ung thư. Đây là loại vi rút có thể lây nhiễm ở cả nam giới và nữ giới. Đây là xét nghiệm quan trọng trong tầm soát ung thư cổ tử cung, thường áp dụng cho nữ giới trên 30 tuổi với mục đích phát hiện virus HPV hiện diện trong cơ thể và định tuýp HPV đó. Xét nghiệm HPV giúp tầm soát, phát hiện virus gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ từ 30 tuổi. Có 2 loại xét nghiệm virus HPV là kiểm tra (Test) nhanh HPV và định tuýp HPV. Test nhanh HPV cho phép bác sĩ biết được có hay không có HPV tồn tại trong cơ thể trong khi định tuýp HPV phát hiện được loại HPV lây nhiễm. 2.1 Một số trường hợp nên xét nghiệm virus HPV – Nữ giới đã quan hệ tình dục (trên 30 tuổi) – Phụ nữ đã tiêm phòng HPV vẫn nên thực hiện xét nghiệm HPV định kì – Những người có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao như sinh con ở độ tuổi quá trẻ (trước 17 tuổi), quan hệ tình dục không an toàn, hút thuốc lá, có mẹ, chị/ em gái mắc ung thư cổ tử cung… Khám xét nghiệm HPV định kì giúp phòng và phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung sớm. Các bước tiến hành xét nghiệm virus HPV được thực hiện theo trình tự như sau: – Bước 1: bác sĩ sẽ đưa một dụng cụ dạng mỏ vịt để mở rộng âm đạo, dùng một chổi phết nhỏ lấy tế bào ở cổ tử cung đang mở. Sau đó, phết lên lam kính, quan sát dưới kính hiển vi để xác định chính xác loại vi rút lây nhiễm. – Bước 2: dựa vào kết quả xét nghiệm HPV, mà bác sĩ có thể chỉ định theo dõi, điều trị phù hợp. Vì HPV có thể lây nhiễm bất kì thời gian nào và có thời gian ủ bệnh lâu, có thể lên tới 10 năm vì vậy, ngay cả khi xét nghiệm âm tính, nữ giới vẫn nên thực hiện xét nghiệm định kì để phát hiện bệnh sớm. Trường hợp xác định loại vi rút nguy cơ cao, đặc biệt là HPV 16 và HPV 18, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm khác như soi cổ tử cung, sinh thiết… để xác định có liên quan đến ung thư hay không 3. Cách phòng ngừa và điều trị HPV hiệu quả 3.1 Phòng ngừa HPV hiệu quả Hiện nay không có biện pháp phòng ngừa triệt để HPV nhưng có một số cách dưới đây sẽ giúp bản thân giảm thiểu tối đa khả năng nhiễm HPV và ung thư cổ tử cung, bao gồm: – Áp dụng các biện pháp phòng tránh khi quan hệ tình dục Bao cao su là người bạn đồng hành giúp chống lại sự lây lan của virus HPV nhưng nó không bảo vệ đầy đủ do không thể bao phủ toàn bộ vùng da xung quanh bộ phận sinh dục. Do vậy chị em nên sử dụng bao cao su và các biện pháp tình dục an toàn để giảm thiểu đáng kệ sự lây nhiễm virus HPV – Phòng bệnh bằng vaccine HPV Có ba loại vaccine phòng HPV đã được kiểm định về chất lượng, nó đều bảo vệ sự lây nhiễm của hai loại HPV 16 và 18 ( là nguyên nhân gây ra ít nhất 70% các ca ung thư cổ tử cung ). Hiện nay, vắc xin Gardasil 9 được chấp thuận sử dụng cho cả nam và nữ ( độ tuổi từ 9 – 45 ) để bảo vệ giúp chống lại mụn cóc sinh dục và ung thư cổ tử cung. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch ( gọi tắt là CDC) khuyến nghị nên tiêm vaccine HPV định kỳ cho cả bé trai và gái trong độ tuổi từ 9- 26 tuổi. Trẻ em nên chích ngừa trước khi quan hệ tình dục và tiếp xúc với virus HPV là tốt nhất, nếu bị nhiễm HPV rồi thì vắc xin có thể hiệu quả kém đi hoặc không có tác dụng nữa. 3.2 Điều trị HPV hiệu quả Hiện nay, phần lớn các trường hợp nhiễm HPV đều tự khỏi trong 2 năm. Dù vậy, với những người mắc bệnh các bác sĩ sẽ yêu cầu tái khám, làm các xét nghiệm lại sau 1 năm để tìm hiểu những bất thường của cơ thể nếu có và kiểm tra xem tình trạng nhiễm HPV còn tồn tại hay không. – Đối với trường hợp bị mụn cóc sinh dục thì điều trị bằng đông lạnh bằng nitơ lỏng hoặc bằng thuốc (kê đơn). Tuy nhiên, nó có thể quay trở lại bất kì lúc nào. – Ung thư do virus HPV thì có thể điều trị bằng phương pháp xạ trị, hóa trị, phẫu thuật và cùng lúc có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Tiêm phòng virus HPV là phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa HPV;;;;;1. Virus HPV và phương pháp xét nghiệm hiện nay Virus HPV HPV là chữ viết tắt của tên Human Papilloma Virus - tác nhân gây nên các khối u nhú trên da và niêm mạc, đặc biệt là ở đường sinh dục, miệng,... Virus này có thể xâm nhập vào cơ thể của nam lẫn nữ và chủ yếu lây nhiễm qua tiếp xúc, nhất là với những đối tượng quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra, người tiếp xúc với dịch tiết chứa mầm bệnh, dùng chung các dụng cụ như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, quần áo lót,... cùng có thể nhiễm virus. Dù không phải là trường hợp phổ biến nhưng mẹ bị nhiễm virus vẫn có khả năng làm lây truyền HPV cho con. Hiện nay, có hơn 100 type HPV được phát hiện với khả năng gây bệnh khác nhau. Vì vậy, tùy vào từng chủng virus bị nhiễm mà người mang virus có thể mắc các bệnh lý khác nhau. Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh phổ biến với nguy cơ tử vong cao ở nữ giới do chưa có thuốc chữa trị. Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm ở nữ giới do HPV gây ra. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm thông qua tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ tăng hiệu quả điều trị và có khả năng đẩy lùi được bệnh. Sùi mào gà hay còn được gọi là mụn cóc sinh dục - một trong tám căn bệnh xã hội nguy hiểm cần cảnh giác hiện nay. Nguyên nhân gây ra bệnh là do sự xâm nhập, tấn công của HPV ở đường sinh dục. Ngoài ra, HPV còn có thể gây ra một số bệnh lý khác như ung thư âm đạo, âm hộ, dương vật, hậu môn, niệu đạo, trực tràng,... Một số vị trí khác nhưng ngón tay, lòng bàn tay, bàn chân,... cũng có thể xuất hiện các khối u nhú do virus HPV gây ra. Xét nghiệm HPV Xét nghiệm HPV là một trong những phương pháp y khoa hiện nay được thực hiện ở phụ nữ 30 tuổi nhằm phát hiện sự tồn tại của virus Human Papilloma Virus trong cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần phải hiểu, xét nghiệm HPV chỉ nói lên được cơ thể bạn có sự xâm nhập của virus hay không. Bác sĩ không thể đưa ra chẩn đoán khẳng định nếu chỉ thực hiện xét nghiệm HPV. Do đó mà sau khi có kết quả dương tính HPV, bác sĩ có thể cho thực hiện thêm các phương pháp chẩn đoán khác như siêu âm, soi cổ tử cung, sinh thiết cổ tử cung,... Việc xét nghiệm HPV nhằm xác định bạn có mang virus trong cơ thể, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp cũng như các biện pháp chăm sóc tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, khi biết bản thân có bị nhiễm HPV hay không, bạn cũng sẽ yên tâm hơn về căn bệnh ung thư cổ tử cung do tác nhân này gây ra. Các kết quả dương tính sẽ được theo dõi chặt chẽ và có biện pháp xử lý sớm ngay khi tế bào ung thư hình thành. Điều này sẽ mang lại hiệu quả điều trị tích cực, tăng khả năng khỏi bệnh. Hiện nay không thiếu các địa chỉ thực hiện xét nghiệm HPV nếu bạn có nhu cầu dù là ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, không phải địa chỉ nào cũng thực hiện xét nghiệm một cách an toàn và cho kết quả chính xác. Vẫn có không ít trường hợp người đi xét nghiệm nhận về kết quả dương tính giả hay âm tính giả với HPV. Do đó mà bạn cần phải cân nhắc thật kỹ về địa chỉ xét nghiệm HPV, khám, kiểm tra và điều trị các bệnh lý liên quan. Tốt nhất, với bất kể vấn đề nào liên quan đến sức khỏe, bạn hãy tìm đến những địa chỉ uy tín, bệnh viện, phòng khám lớn đã được nhiều người đánh giá cao. Bệnh viện tự hào khi luôn nhận được những phản hồi tích cực và lòng tin của người dân trong suốt quá trình hoạt động. Đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên tại bệnh viện đều là những người đã qua đào tạo chuyên môn, có tay nghề cao, giày kinh nghiệm và luôn tận tâm với từng bệnh nhân. Hệ thống trang thiết bị, vật tư y tế hiện đại, sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Nhờ đó mà luôn đảm bảo mang lại kết quả xét nghiệm, kiểm tra, đánh giá sức khỏe bệnh nhân một cách nhanh chóng, chính xác. Bệnh viện áp dụng chế độ thanh toán bảo hiểm y tế đúng tuyến cho các đối tượng tham gia để nhằm hỗ trợ người dân trong chi phí khám, chữa bệnh. Đầu tiên là tiếp nhận người dân tại quầy lễ tân và đăng ký thủ tục theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Bác sĩ thực hiện khám lâm sàng và đưa ra những đánh giá sơ bộ ban đầu về sức khỏe. Sau đó đưa ra chỉ định xét nghiệm HPV cùng với các phương pháp khác nếu thấy cần thiết. Người được chỉ định xét nghiệm được nhân viên hướng dẫn đến khu vực lấy mẫu xét nghiệm. Kỹ thuật viên sẽ tiến hành lấy bệnh phẩm theo chỉ định. Quá trình này hoàn toàn không gây nhiều đau đớn hay ảnh hưởng nào đến cơ thể người xét nghiệm nên có thể hoàn toàn yên tâm Cuối cùng là chờ lấy kết quả xét nghiệm HPV theo thời gian được hẹn và mang về lại phòng khám ban đầu để được bác sĩ tư vấn.
question_341
Dấu hiệu viêm ruột thừa ở trẻ em
doc_341
Theo các chuyên gia y tế, trẻ em bị viêm ruột thừa nhiều hơn so với người lớn. Nhiều trường hợp rất khó chẩn đoán vì trẻ chưa biết diễn đạt rõ ràng các triệu chứng bệnh. Đặc biệt các biểu hiện bệnh viêm ruột thừa lại dễ nhầm lẫn với các bệnh lý ở đường tiêu hóa khác nên thường lơ là, chủ quan. Dấu hiệu viêm ruột thừa ở trẻ em Bệnh viêm ruột thừa ở trẻ thường có biểu hiện giống với viêm ruột thừa ở người lớn. Khi bị viêm ruột thừa, trẻ sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng sau: Triệu chứng này điển hình và dễ nhận thấy nhất khi bị viêm ruột thừa. Trẻ viêm ruột thừa sẽ thấy cơn đau bụng bắt đầu từ rốn sau đó lan sang phần bụng dưới bên phải, càng ấn càng đau. Trẻ bị viêm ruột thừa thường có dấu hiệu đau bụng Trẻ bị viêm ruột thừa có thể bị sốt nhẹ khoảng 37,5 – 38,5 độ C. Nếu sốt cao trên 39 độ có thể bệnh nguy kịch, ruột thừa sắp vỡ hoặc đã vỡ. Viêm ruột thừa cũng khiến trẻ gặp phải tình trạng buồn nôn và nôn. Nôn kèm theo đau bụng vùng hố chậu phải và không giảm. Trẻ bị viêm ruột thừa sẽ chán ăn vì sợ thức ăn hoặc không cảm thấy đói. Tình trạng chán ăn kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sức khỏe sụt giảm. Viêm ruột thừa cũng gây sốt, mệt mỏi, chán ăn cho trẻ Khi bị viêm ruột thừa, thành bụng bị co cứng lại. Tình trạng này thường xảy ra sau khi đau bụng khiến người bệnh khó chịu. Một số lưu ý khi bé bị viêm ruột thừa Theo các chuyên gia y tế, bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác của dạ dày nên nhiều trường hợp chủ quan không điều trị sớm hoặc điều trị sai cách. Vì thế khi thấy trẻ có những dấu hiệu viêm ruột thừa ở trẻ em cần đưa bé đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc giảm đau cho trẻ nếu trẻ đau bụng mà chưa xác định được nguyên nhân vì thuốc có thể làm mất các triệu chứng bệnh và gây khó khăn cho việc chẩn đoán của bác sĩ. Cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay khi có dấu hiệu bệnh viêm ruột thừa Bệnh viêm ruột thừa cần phải được phẫu thuật nhằm cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm, ngăn ngừa biến chứng. Nếu là viêm ruột thừa cấp (mới chớm viêm trong vòng 6 tiếng), viêm ruột thừa mủ thì khả năng biến chứng sau mổ là rất thấp. Nhưng đối với các trường hợp viêm phúc mạc ruột thừa thì do mủ lan tràn khắp ổ bụng sẽ gây biến chứng tắc ruột. Nhiều trường hợp tắc ruột phải mổ lại để gỡ các dây dính này, rất nguy hiểm và phức tạp. XEM THÊM: Chế độ ăn sau mổ viêm ruột thừa Đừng chủ quan với bệnh lồng ruột ở trẻ em
doc_43960;;;;;doc_13516;;;;;doc_41085;;;;;doc_3696;;;;;doc_34055
Viêm ruột thừa ở trẻ em không phải là trường hợp hiếm gặp. Đây là bệnh nguy hiểm cần được phát hiện và có biện pháp xử trí kịp thời. Dấu hiệu cảnh báo trẻ bị viêm ruột thừa Viêm ruột thừa ở trẻ tiến triển rất nhanh, chỉ cần 6 – 8 giờ là có thể vỡ, do vậy việc phát hiện và chẩn đoán sớm viêm ruột thừa để phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa bị viêm là rất cần thiết nhằm tránh những điều đáng tiếc xảy ra. Thông thường, khi trẻ bị viêm ruột thừa sẽ có các biểu hiện sau: Đau bụng, sốt… là những dấu hiệu thường gặp ở trẻ em khi bị viêm ruột thừa Chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ Cha mẹ cần đưa bé đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe Siêu âm là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiệu quả, không xâm lấn, cho kết quả nhanh chóng, rõ nét, chính xác. Bác sĩ sau siêu âm sẽ giúp phắt hiện bất thường trong ổ bụng. Siêu âm phát hiện viêm ruột thừa hay không cần phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ. Vì thế cha mẹ cần lựa chọn bệnh viện uy tín để đưa bé đi khám bệnh. Viêm ruột thừa ở trẻ em là một cấp cứu ngoại khoa cần phải can thiệp càng sớm càng tốt bằng phương pháp phẫu thuật. Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ tư vấn phẫu thuật sớm nhằm loại bỏ sớm bệnh. Tùy thuộc vào mức độ viêm của ruột thừa mà sau khi mổ xong có còn các biến chứng gì khác không. Nếu là viêm ruột thừa cấp (mới chớm viêm trong vòng 6 tiếng), viêm ruột thừa mủ thì khả năng biến chứng sau mổ là rất thấp. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho bệnh viêm ruột thừa Ngược lại đối với các trường hợp viêm phúc mạc ruột thừa thì do mủ lan tràn khắp ổ bụng nên biến chứng tắc ruột do các dây dính tạo thành sau mổ là rất cao. Nhiều trường hợp tắc ruột phải mổ lại để gỡ các dây dính này. Sau mổ viêm ruột thừa trẻ cần nằm lại viện để theo dõi biến chứng cũng như tình trạng sức khỏe. Nếu có bất thường xảy ra sẽ được xử trí kịp thời, ngăn ngừa ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. XEM THÊM: Bệnh lồng ruột ở trẻ em Nguyên nhân gây viêm ruột thừa;;;;;Bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em thường tiến triển rất nhanh và có thể vỡ dễ dàng. Do đó cha mẹ cần nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của viêm ruột thừa ở trẻ em để phát hiện và chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời, tránh để xảy ra những hậu quả đáng tiếc. 1. Các triệu chứng bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em có thể rất khác nhau Cha mẹ cần theo dõi nếu cơn đau bụng ở trẻ bắt đầu ở khu vực rốn và lan xuống vùng bụng dưới bên phải, đó có thể là do viêm ruột thừa. Đau bụng là một tình trạng thường gặp, đặc biệt là ở trẻ em và thường không phải là dấu hiệu của bệnh viêm ruột thừa. Thông thường, đau bụng ở trẻ thường do những nguyên nhân không quá nghiêm trọng, chẳng hạn: Tuy nhiên nếu cơn đau bụng ở trẻ ngày càng trở nên tồi tệ hoặc kéo dài hơn 1 ngày, đó có thể là dấu hiệu của một tình trạng nguy hiểm. Cha mẹ cần theo dõi nếu cơn đau bụng ở trẻ bắt đầu ở khu vực rốn và lan xuống vùng bụng dưới bên phải, đó có thể là do viêm ruột thừa. Đặc biệt nếu trẻ cảm thấy đau bụng hơn khi di chuyển, thở sâu, hắt hơi hoặc ho, có nhiều khả năng cao là trẻ đã bị viêm ruột thừa. Căn bệnh này thường ảnh hưởng tới trẻ trong độ tuổi từ 10 – 20. 2. Triệu chứng bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em Cùng với đau bụng, hầu hết trẻ em bị viêm ruột thừa thường bị sốt và đau dữ dội khi ấn vào vùng bụng dưới bên phải nhưng sau đó nhanh chóng biến mất. Ở người lớn, có một tập hợp các triệu chứng viêm ruột thừa rất cụ thể thường xuất hiện cùng với triệu chứng đau bụng, bao gồm: Mặc dù vậy nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng viêm ruột thừa ảnh hưởng đến trẻ em khác với người lớn. Cùng với đau bụng, hầu hết trẻ em bị viêm ruột thừa thường bị sốt và đau dữ dội khi ấn vào vùng bụng dưới bên phải nhưng sau đó nhanh chóng biến mất. Trẻ em cũng có số lượng tế bào máu trắng cao – đó là dấu hiệu nhiễm trùng của cơ thể. Điều này chỉ được phát hiện khi thực hiện xét nghiệm máu. Một nghiên cứu khác cho biết trẻ em trong độ tuổi từ 2 – 5 thường bị đau bụng và ói mửa nếu bị viêm ruột thừa. Sốt và chán ăn cũng là những triệu chứng bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em thường xuyên xảy ra. Đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, viêm ruột thừa gây nôn mửa, đau bụng, sốt hoặc tiêu chảy – mặc dù tiêu chảy rất hiếm gặp. 3. Điều trị bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em cũng như người lớn. Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em cũng như người lớn. Nếu không được phát hiện sớm, ruột thừa có thể bị vỡ, gây nhiễm trùng phúc mạc – màng lót khoang bụng. Tình trạng này còn được gọi là viêm phúc mạc, có thể nhanh chóng lan rộng, gây tử vong nếu không xử lý kịp thời. Vì việc chẩn đoán bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em khó khăn hơn so với người lớn nên có khoảng 30% trẻ em mắc bệnh này sẽ bị vỡ ruột thừa trước khi được điều trị. Cha mẹ nếu nghi ngờ trẻ có những dấu hiệu viêm ruột thừa, cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để kiểm tra, tuyệt đối không cho trẻ ăn hay uống thứ gì.;;;;; XEM THÊM: Triệu chứng viêm ruột thừa hoại tử bạn cần nắm rõ Biểu hiện của viêm ruột thừa cấp tính Viêm ruột thừa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thậm chí trẻ 3 – 4 tuổi cũng có thể mắc bệnh. Nhận biết viêm ruột thừa ở trẻ em Trẻ có khả năng bị viêm ruột thừa thường có những dấu hiệu sau: đau bụng vùng quanh rốn, hố chậu phải; sốt nhẹ; buồn nôn và nôn; bụng trướng; đại tiện lỏng. Triệu chứng điển hình của viêm ruột thừa là đau vùng bụng dưới bên phải, đau thường bắt đầu vùng quanh rốn trước khi khu trú ở hố chậu phải. Trẻ bị viêm ruột thừa thường có môi khô lưỡi dơ, biểu hiện tình trạng nhiễm trùng. Hầu hết trẻ đều sốt nhẹ, dao động 38 – 38,5oC tuy nhiên một số trường hợp không có triệu chứng này, chỉ khi đoạn ruột thừa viêm bị vỡ mới sốt. Ngoài ra, bé thường mệt mỏi, chán ăn, bụng trướng do ruột bị kích thích kèm theo buồn nôn, nôn ói. Tiêu chảy có thể có hoặc không, nếu có sẽ giúp làm tăng khả năng chẩn đoán. Biểu hiện nôn và tiêu chảy ở trẻ viêm ruột thừa cũng dễ bị nhầm với chứng bệnh rối loạn tiêu hóa. Trẻ có khả năng bị viêm ruột thừa thường có những dấu hiệu sau: đau bụng vùng quanh rốn, hố chậu phải; sốt nhẹ; buồn nôn và nôn; bụng trướng; đại tiện lỏng. Các triệu chứng này có thể xuất hiện không đầy đủ vì vậy các bậc phụ huynh cần đưa con đi khám nếu trẻ đau bụng nhiều, không giảm sau 1 – 2 giờ kèm theo dấu hiệu nôn, đi lỏng hoặc sốt để được các bác sĩ trực tiếp theo dõi. Ngoài ra, phụ huynh không nên tự ý dùng thuốc giảm đau cho trẻ nếu trẻ đau bụng mà chưa xác định nguyên nhân, vì thuốc có thể làm mất các triệu chứng bệnh và gây khó khăn cho việc chẩn đoán của bác sĩ. Chẩn đoán viêm ruột thừa trẻ em Viêm ruột thừa nếu không được phát hiện và xử trí trong vòng 48h thì trẻ có khả năng cao bị hoại tử và vỡ ruột thừa. Vì vậy nếu trẻ xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ viêm ruột thừa hãy đưa trẻ đi cấp cứu càng sớm càng tốt. Khó khăn trong chẩn đoán viêm ruột thừa là chưa có một xét nghiệm đặc hiệu nào giúp khẳng định chắc chắn trẻ bị mắc. Tuy nhiên để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ hỏi triệu chứng và chỉ định một số xét nghiệm hình ảnh như siêu âm hay chụp CT. Xét nghiệm máu và nước tiểu có thể giúp xác nhận chẩn đoán viêm ruột thừa và phân biệt với một số căn bệnh khác. Trẻ cần được cấp cứu kịp thời khi viêm ruột thừa Để điều trị viêm ruột thừa trẻ em thì phẫu thuật cắt bỏ phần ruột bị viêm là phương pháp tốt nhất. Nếu trẻ chưa bị vỡ ruột thừa, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh rồi lên lịch để cắt bỏ ruột thừa cho trẻ. Trong trường hợp ruột thừa bị vỡ, bác sĩ sẽ phẫu thuật loại bỏ ruột thừa và rửa ổ bụng – nơi ruột thừa đã bị vỡ. Thủ thuật rửa ổ bụng giúp đảm bảo vi khuẩn trong ruột thừa không xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể, gây nhiễm trùng nặng hơn. Bên cạnh đó, trẻ cũng cần phải lưu lại bệnh viện lâu hơn để truyền kháng sinh tĩnh mạch giúp phòng nguy cơ nhiễm khuẩn.;;;;;Viêm ruột thừa là bệnh phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thậm chí cả trẻ 3-4 tuổi. Viêm ruột thừa ở trẻ tiến triển rất nhanh, chỉ 6-8 giờ là có thể vỡ. Do đó, nắm được hiện tượng viêm ruột thừa ở trẻ em sẽ giúp phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời. XEM THÊM: 1. Đau bụng Đau là một trong những hiện tượng viêm ruột thừa ở trẻ em đầu tiên. Đây là một trong những hiện tượng viêm ruột thừa ở trẻ em đầu tiên. Cơn đau thường bắt đầu từ rốn sau đó lan sang phần bụng dưới bên phải. Thông thường, trẻ không thể giải thích được rõ ràng sự đau đớn của mình, nhưng phụ huynh có thể ấn vào khu vực giữa bụng và giữ nguyên. Nếu cơn đau trở nên dữ dội sau khi ấn mạnh tay vào, đó là dấu hiệu của đau ruột thừa. 2. Sốt Trẻ bị viêm ruột thừa có thể sốt nhẹ khoảng 37,5 – 38,5 độ C. Nếu sốt cao rất có thể ruột thừa sắp vỡ hoặc đã vỡ. 3. Buồn nôn và nôn Các triệu chứng của viêm ruột thừa có nhiều điểm giống nhau với triệu chứng của viêm dạ dày do vi rút. Tuy nhiên, khi có nôn kèm theo đau bụng vùng hố chậu phải và không giảm dần theo thời gian, rất có thể đây là biểu hiện viêm ruột thừa. 4. Chán ăn Phụ huynh cần nắm được các hiện tượng đau ruột thừa trẻ em để đưa trẻ đi thăm khám kịp thời Một hiện tượng viêm ruột thừa ở trẻ tiếp theo đó là chán ăn. Theo Healthguidance, sợ thức ăn hoặc không cảm thấy đói cũng là dấu hiệu phổ biến của viêm ruột thừa. 5. Táo bón hoặc tiêu chảy Vì viêm ruột thừa tương tự với các rối loạn tiêu hóa, nên trẻ cũng có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy. Mặc dù vậy, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay nếu như triệu chứng này kèm theo các triệu chứng khác kể trên xảy ra. 6. Tiểu thường xuyên Trẻ bị đau ruột thừa thường có xu hướng đi tiểu liên tục và không thể kiểm soát bàng quang như lúc bình thường. 7. Co cứng thành bụng Để tránh tình trạng phát hiện muộn, phụ huynh cần đưa con đi khám nếu trẻ đau bụng nhiều, không giảm sau 1-2 giờ, kèm theo nôn, đi lỏng hoặc sốt Co cứng thành bụng là một dấu hiệu của viêm ruột thừa khi kết hợp với các dấu hiệu khác. Mặc dù vậy, triệu chứng này thường xảy ra sau khi đau bụng. Lưu ý, cơn đau thường tăng dần và ruột thừa có thể bị vỡ ra làm nguy hiểm đến tính mạng. 8. Những cơn đau bụng bất thường Theo các chuyên gia y tế, viêm ruột thừa ở trẻ em rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác của dạ dày. Muốn xác định chính xác có viêm ruột thừa hay không, trẻ cần khám thực thể ở vùng bụng, xét nghiệm bệnh học và xét nghiệm nước tiểu, chụp X-quang, CT scan trong trường hợp bị nhầm lẫn với bệnh khác. Để tránh tình trạng phát hiện muộn, phụ huynh cần đưa con đi khám nếu trẻ đau bụng nhiều, không giảm sau 1-2 giờ, kèm theo nôn, đi lỏng hoặc sốt để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Ngoài ra, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc giảm đau cho trẻ nếu trẻ đau bụng mà chưa xác định được nguyên nhân vì thuốc có thể làm mất các triệu chứng bệnh và gây khó khăn cho việc chẩn đoán của bác sĩ.;;;;;1. Triệu chứng lâm sàng đau ruột thừa ở trẻ em Trẻ bị viêm ruột thừa có một số dấu hiệu lâm sàng đặc trưng như sau:Đau bụng vùng quanh rốn, hố chậu phải: Đây là dấu hiệu đặc trưng của đau ruột thừa. Kiểu đau này thường bắt đầu bởi việc trẻ kêu đau bụng vùng quanh rốn sau đó là điểm đau khu trú ở vùng hố chậu phải.Dấu hiệu nhiễm trùng: Trẻ bị viêm ruột thừa thường có dấu hiệu như môi khô, lưỡi bẩn.Sốt nhẹ: Trẻ có thể sốt 38 – 38,5 độ C hoặc chỉ khi đoạn ruột thừa viêm bị vỡ mới sốt.Bụng chướng: Đây là dấu hiệu thường gặp khi trẻ đau ruột thừa.Chán ăn: Khi đau bụng kéo dài kèm khó chịu, trẻ sẽ có xu hướng không có hứng thú với những món ăn hay đồ uống hàng ngày bé yêu thích và biếng ăn. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng bệnh đau ruột thừa trẻ em thường gặp.Dấu hiệu khác như mệt mỏi, chán ăn, bụng trướng do ruột bị kích thích kèm theo buồn nôn, nôn ói. Dấu hiệu tiêu chảy có thể có hoặc không, nhưng nếu có sẽ làm tăng khả năng chẩn đoán bệnh. Biểu hiện nôn và tiêu chảy trong viêm ruột thừa trẻ em cũng dễ bị nhầm với dấu hiệu của bệnh rối loạn tiêu hóa. 2. Chẩn đoán trẻ bị viêm ruột thừa Để chẩn đoán trẻ bị viêm ruột thừa, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp sau đây:Siêu âm là một phương pháp cận lâm sàng có giá trị chẩn đoán bệnh tốt. Đây là phương pháp không xâm lấn và không gây hại cho trẻ. Khi trẻ bị viêm ruột thừa, hình ảnh ruột thừa sẽ to hơn bình thường, có khả năng là viêm, thấy được dịch trong ổ bụng, thấy được buồng trứng ở bé gái... Siêu âm ổ bụng giúp chẩn đoán phân biệt với những bệnh lý khác. Xét nghiệm máu có thể được sử dụng để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc viêm.Xét nghiệm nước tiểu có thể được sử dụng để xác định nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sỏi thận.Chụp CT: Hình ảnh CT hoặc siêu âm bụng của con bạn có thể được sử dụng để kiểm tra ruột thừa. Các bác sĩ sẽ tiêm chất lỏng cản quang để giúp ruột thừa hiển thị tốt hơn trong hình ảnh chụp. Bố mẹ cần cung cấp thêm thông tin về vấn đề dị ứng thuốc cản quang nếu con từng có tiền sử dị ứng. Các dấu hiệu của bệnh đau ruột thừa ở trẻ em có thể xuất hiện không đầy đủ. Khi con xuất hiện những biểu hiện nghi ngờ của trẻ bị viêm ruột thừa, cha mẹ tạm thời không nên cho trẻ ăn uống. Đồng thời, việc làm cần thiết nhất chính là đưa con đi khám ngay.Nếu trẻ đau bụng nhiều, không có dấu hiệu thuyên giảm sau 1 – 2 giờ kèm theo các dấu hiệu kèm theo như nôn, đi lỏng hoặc sốt, cần đưa con đến theo dõi tại bệnh viện. Ngoài ra, cha mẹ không nên tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau nếu trẻ đau bụng mà chưa xác định được nguyên nhân. Việc lạm dụng thuốc khi chưa rõ nguyên nhân gây bệnh có thể làm mất các triệu chứng và gây khó khăn cho quá trình chẩn đoán chính xác bệnh của các bác sĩ chuyên khoa.Cách điều trị thông thường nhất với bệnh đau ruột thừa ở trẻ em là phẫu thuật cắt ruột thừa. Nếu không được điều trị hay cắt bỏ phần viêm ruột thừa kịp thời, phần ruột thừa có thể bị vỡ, dẫn đến viêm phúc mạc, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Khi áp xe ruột thừa bị vỡ sinh ra chất lỏng và mủ thì cần phải được xử lý ngay. Đau ruột thừa ở trẻ em cần được phát hiện và thăm khám điều trị kịp thời khi trẻ xuất hiện cơn đau bụng Sau khi phẫu thuật ngoại khoa cắt bỏ phần viêm ruột thừa được khoảng 6 tiếng, tùy vào tình trạng, trẻ có thể ăn uống trở lại bình thường. Cha mẹ nên cho con bắt đầu ăn từ các loại thức ăn mềm và lỏng như nước cháo, cháo loãng,.... Sau 24 tiếng, trẻ có thể ăn những món ăn quen thuộc, thông thường trong thực đơn hàng ngày. Sau thời gian nghỉ ngơi và được chăm sóc đúng theo hướng dẫn từ các chuyên gia y tế, trẻ sẽ khỏe lại và không để lại biến chứng gì về sau.Tóm lại, điểm cần lưu ý trong chăm sóc con là cha mẹ nên chú ý theo dõi mọi biểu hiện hàng ngày của con để phát hiện kịp thời dấu hiệu các căn bệnh nguy hiểm sớm nhất. Mọi biện pháp điều trị chỉ khi can thiệp kịp thời mới đem lại hiệu quả tốt nhất.com, healthline.com
question_342
Chi phí đẻ mổ hết bao nhiêu tiền?
doc_342
Trả lời Bạn Dương thân mến! Chi phí sinh là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi việc nắm rõ chi phí sẽ giúp mẹ bầu và gia đình chủ động về vấn đề tài chính trước ngày “vượt cạn”, đồng thời chuẩn bị tinh thần cho thời khắc vượt cạn vô cùng quan trọng sau 9 tháng 10 ngày mang thai. Đẻ mổ hết bao nhiêu tiên là vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm Khi đăng ký Thai sản trọn gói, mọi đồ dùng cho mẹ và bé đều được bệnh viện chuẩn bị sẵn nên bạn sẽ không phải “tay xách nách mang” theo bất cứ đồ dùng gì. Việc của bạn hãy hãy giữ gìn sức khỏe và chuẩn bị tinh thần tốt cho ngày vượt cạn. Vào thời điểm cuối thai kỳ bạn nên giảm bớt những loại đồ ăn bổ dưỡng, ăn nhiều rau hơn để tốt cho hệ tiêu hóa và tránh viêm nhiễm vết mổ sau khi phẫu thuật. Trước ngày sinh nên uống những loại thức uống dễ tiêu không nên uống nước ngọt, sữa không ăn những thực phẩm nhiều chất xơ. Vì nếu không tiêu hết sẽ gây khó khăn trong quá trình phẫu thuật. Trước khi sinh mổ ít nhất 8 tiếng, không ăn uống một thức ăn gì kể cả thức ăn loãng. Vì nếu dạ dày đầy thức ăn nước uống, sau khi được gây tê sẽ có nguy cơ trào ngược thức ăn vào phổi, làm tắc nghẽn đường thở, gây biến chứng xẹp phổi, viêm phổi…
doc_12068;;;;;doc_19007;;;;;doc_63620;;;;;doc_31655;;;;;doc_34595
Hiện nay ngày càng có nhiều mẹ bầu chủ động lựa chọn sinh mổ nhờ những ưu điểm của phương pháp này. Bên cạnh những thắc mắc như: sinh mổ có đau không, sinh mổ có an toàn không thì mổ đẻ hết bao nhiêu tiền cũng là băn khoăn thường gặp của các mẹ. Bài viết sau sẽ giúp mẹ giải đáp được câu hỏi này. 1. Ưu điểm của phương pháp sinh mổ Sinh mổ là phẫu thuật nhằm đưa thai nhi ra ngoài không qua đường âm đạo. Phương pháp sinh mổ giúp mẹ bầu bầu chủ động thời gian và tâm lý khi sinh con. Bên cạnh đó mẹ sẽ được gây tê tủy sống trước khi ca mổ bắt đầu nên không có cảm giác đau đớn nhưng vẫn tỉnh táo trong suốt cuộc mổ. Hơn nữa, trong quá trình mổ nếu có bất thường sẽ dễ xử lý hơn, giúp mẹ và con đều an toàn. Nhờ những “lợi thế” đó mà ngày nay càng có nhiều mẹ bầu chủ động lựa chọn phương pháp này. Dù vậy, sinh mổ ở đâu và chi phí sinh mổ ra sao vẫn là băn khoăn của không ít mẹ bầu. Đây là mức chi phí vô cùng hợp lý khi mẹ bầu sẽ được hưởng những dịch vụ cao cấp và hoàn toàn thoải mái để “tận hưởng” hành trình vượt cạn. Tham khảo: Kinh nghiệm và chi phí sinh mổ có bảo hiểm Đặt câu hỏi tư vấn TẠI ĐÂY 3.1. Trước khi sinh Mẹ được khám thai và theo dõi sức khỏe theo các mốc khám đã được lên lịch sẵn. Các bác sĩ đầu ngành và bác sĩ Quốc tế sẽ trực tiếp thăm khám cho mẹ. Nếu như trong quá trình mang thai, mẹ có bất cứ lo lắng hay thắc mắc gì đều sẽ được các bác sĩ tận tình giải đáp. Mẹ và người thân được tham gia lớp học tiền sản miễn phí – nơi có rất nhiều kiến thức bổ ích cho những ông bố, bà mẹ; đặc biệt là những người lần đầu mang thai. Mẹ sẽ được tư vấn và hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và chăm sóc cho một thai kỳ khỏe mạnh cũng như cách để “vượt cạn” dễ dàng hơn. Mẹ và gia đình không phải chuẩn bị bất cứ đồ dùng gì khi đi sinh, giúp giảm một nỗi lo cho mẹ. Người thân cũng sẽ được ở bên cạnh mẹ trong suốt quá trình chờ sinh nên mẹ hoàn toàn an tâm nhé. Mẹ được khám thai theo lịch lên sẵn và theo dõi sát sao trong thai kỳ 3.2. Trong khi sinh Em bé sẽ được thực hiện áp da bố và mẹ tùy theo nhu cầu và điều kiện sức khỏe, giúp gắn kết tình cảm gia đình và mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho bé. Gia đình sẽ được tặng bộ ảnh và video vượt cạn vô cùng ý nghĩa Những khoảnh khắc thiêng liêng được lưu lại 3.3. Sau khi sinh Mẹ sẽ được thoải mái nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe tại phòng lưu viện tiện nghi theo tiêu chuẩn khách sạn. Bữa ăn của mẹ cũng được chính các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu lên thực đơn và được phục vụ tận phòng. Mẹ sẽ được các nữ hộ sinh vệ sinh vết mổ và em bé cũng sẽ được tắm theo đúng quy trình. Toàn bộ các vật dụng cần thiết chăm sóc sau sinh cho mẹ và bé cũng đều đã được bệnh viện chuẩn bị nên mẹ có thể yên tâm nghỉ ngơi.;;;;; Đối với hầu hết chị em, sinh con là một trong những trải nghiệm quan trọng nhất cuộc đời. Nó đánh dấu sự xuất hiện của một thiên thần nhỏ trên thế giới này. Và, tất cả chúng ta đều đồng ý rằng trải nghiệm này vô cùng tuyệt vời, dù mẹ chọn sinh mổ hay sinh thường. Nhiều người quan niệm sinh mổ có chi phí lớn hơn sinh thường. Trong thực tế, chi phí đi sinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Khi ước tính và so sánh chi phí liên quan đến sinh mổ và sinh thường, chúng ta cần tính đến nhiều yếu tố như mẹ có bảo hiểm hay không, bệnh viện nơi mẹ chọn sinh bé nằm ở đâu và thời gian lưu viện kéo dài bao lâu. 1. Vị trí của bệnh viện Vâng, vị trí của bệnh viện ảnh hưởng đến tổng chi phí đi sinh của chị em. Ở một số địa điểm, xu hướng chi phí sẽ đắt hơn so với các khu vực khác. Có lẽ chi phí tăng là do bệnh viện nằm ở khu vị trí xa xôi, hẻo lánh, khó tiếp cận. Mặc dù khá mâu thuẫn nhưng đây lại là sự thật. Bệnh viện nằm ở khu vực xa xôi, hẻo lánh, khó tiếp cận có thể có chi phí cao hơn bình thường. 2. Bảo hiểm y tế 3. Những biến chứng bất ngờ Trong trường hợp có biến chứng trong quá trình sinh bé, chi phí có thể tăng lên khá nhiều. Điều này phụ thuộc vào việc sử dụng thuốc gây mê (chẳng hạn như mẹ sinh thường muốn gây tê ngoài màng cứng), thuốc bổ sung và thời gian trong phòng mổ tăng lên cũng góp phần làm tăng chi phí. Trong trường hợp bé sinh non thì sẽ phải ở lại phòng chăm sóc tích cực cho trẻ sơ sinh (NICU) để đảm bảo sức khỏe. Và việc này sẽ làm gia tăng chi phí. 4. Thời gian lưu viện Thông thường, phụ nữ sau sinh phải nằm lại viện khoảng 24-48 tiếng khi sinh thường. Nếu sinh mổ, mẹ sẽ phải lại ở viện tối thiểu 72 giờ. Và chi phí có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh, bệnh viện, khu vực, bảo hiểm và thời gian lưu trú bổ sung. Thêm vào đó, những chị em trải qua quá trình chuyển dạ kéo dài, thời gian lưu viện có thể tăng lên, chi phí bổ sung cũng vì thế mà tăng hơn. Tất nhiên việc sinh nở, làm mẹ đi kèm với trách nhiệm tài chính là điều hoàn toàn tự nhiên. Nhưng chắc chắn khi được chào đón con yêu chào đời khỏe mạnh, mẹ sẽ thấy mọi thứ đều đáng giá. Vì vậy, mẹ hãy lựa chọn một hình thức sinh thật sáng suốt để có một cuộc vượt cạn an toàn nhé.;;;;;Chi phí mổ thai ngoài tử cung là thông tin được rất nhiều chị em quan tâm và tìm hiểu. Trong bài viết bên dưới, chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp một cách chi tiết nhất về thắc mắc này. 1. Tìm hiểu đôi nét về tình trạng mang thai ngoài tử cung Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng hợp tử đã được thụ tinh làm tổ và bám bên ngoài tử cung. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới những trường hợp tử vong ở phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Một số đặc điểm nhận dạng của tình trạng mang thai ngoài tử cung như sau: – Tỷ lệ phổ biến nhất của mang thai ngoài tử cung là những chị em đang trong độ tuổi sinh sản. – Chủ yếu xuất hiện ở những người phụ nữ từng sinh con hoặc đang chữa trị vô sinh hiếm muộn. – Thường xuyên có triệu chứng đau đớn ở 1 bên bụng. – Có thể mất kinh nguyệt liên tục trong vòng 6 – 8 tuần. – Bị đau quặn bụng hoặc xuất hiện những cơn đau bụng từng cơn. – Chảy máu âm đạo đi kèm nôn, buồn nôn hoặc ngất xỉu. Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng khẩn cấp và cần được chữa trị y tế để tránh những rủi ro không mong muốn. Việc điều trị phù hợp có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm về sau và tăng cơ hội mang thai an toàn, khỏe mạnh ở lần kế tiếp. Đau tức ngực và buồn nôn là dấu hiệu phổ biến nhất ở những chị em mang thai ngoài tử cung. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp phải những triệu chứng như đau khi quan hệ tình dục, chảy máu âm đạo, ra máu bất thường giữa chu kỳ kinh nguyệt, chuột rút, đau ở một bên bụng dưới, tim đập loạn nhịp. Phụ nữ không được chủ quan khi mang thai ngoài tử cung Chi phí phẫu thuật thai ngoài tử cung sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể là: 2.2. Phương pháp thực hiện mổ thai ngoài tử cung Phương pháp mổ thai ngoài tử cung là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tổng chi phí của ca phẫu thuật. Với những trường hợp khối thai ngoài tử cung còn bé, chưa vỡ, chưa gây biến chứng nghiêm trọng lên sức khỏe người mẹ thì thường sẽ được chỉ định mổ nội soi. Còn những trường hợp khối thai đã vỡ, gây chảy máu nhiều trong ổ bụng thì cần mổ mở. Giá mổ thai ngoài tử cung bao nhiêu tiền là thắc măc của nhiều chị em 2.3. Chi phí thăm khám trước và sau khi mổ thai ngoài tử cung Các chi phí khám tổng quát, kiểm tra, làm xét nghiệm, tiền thuốc trước và sau khi mổ thai ngoài tử cung cũng sẽ ảnh hưởng tới tổng chi phí. Tuy nhiên, chị em không cần phải quá lo ngại vì khoản phí này không quá tốn kém. 2.4. Thời gian lưu viện sau khi mổ thai ngoài tử cung Thời gian lưu viện cũng ảnh hưởng đáng kể đến tổng chi phí mổ lấy thai ngoài tử cung. Nếu sử dụng phương pháp nội soi thai ngoài tử cung thì chị em sẽ ít bị đau hơn, thời gian nằm viện cũng ngắn hơn, sau khoảng 24-48h là có thể xuất viện. Còn với phương pháp mổ mở thời gian hồi phục sẽ lâu hơn, cần theo dõi sát sao hơn để tránh nhiễm trùng. – Phẫu thuật nội soi cắt khối chửa ngoài tử cung: 17.600.000 – 26.400.000đ – Phẫu thuật chửa ngoài tử cung thể huyết tụ thành nang: 19.800.000 – 27.500.000đ;;;;;Để hành trình “vượt cạn” diễn ra thuận lợi, các mẹ bầu không chỉ quan tâm đến vấn đề sức khỏe, tâm lý mà còn cần chủ động về mặt tài chính. Chính vì thế, các mẹ nên tham khảo trước kinh nghiệm về chi phí sinh mổ có bảo hiểm để an tâm hơn. Chi phí sinh mổ có bảo hiểm Cũng theo quy định thì nếu chị em khám thai và sinh con tại đúng tuyến bệnh viện đã đăng ký sẽ được hưởng mức chi phí giảm 80% cho các dịch vụ y tế có trong danh mục của bảo hiểm y tế. Có nghĩa là chị em chỉ cần chi trả 20% chi phí của những dịch vụ y tế có trong danh mục của bảo hiểm y tế. Đối với những dịch vụ khác không thuộc danh mục này, chị em phải đóng 100%. Nếu bạn khám thai và sinh con trái tuyến thì cần có giấy chuyển việc và mức bảo hiểm thanh toán cũng ít hơn. Tham khảo bài đọc sau: Ca sinh mổ mất bao lâu Mẹ bầu được tư vấn cụ thể về chi phí sinh mổ có bảo hiểm Mẹ bầu sẽ được theo dõi sát sao trong suốt cả thai kỳ và khám thai theo các mốc khám quan trọng đã được lên lịch. Khi có bất cứ lo lắng gì, mẹ bầu hoàn toàn có thể tìm đến sự tư vấn của bác sĩ. Chưa hết, khi đi sinh, mẹ cũng không cần chuẩn bị bất cứ đồ đạc gì cho cả mẹ và bé, giúp giảm bớt một nỗi lo. Sau khi bé yêu chào đời khỏe mạnh, mẹ và bé sẽ được ở trong phòng lưu viện tiện nghi, thoáng mát theo tiêu chuẩn phòng khách sạn. Mẹ và bé cũng sẽ được chăm sóc tận tình trong suốt thời gian lưu viện. Với tất cả những quyền lợi đó, mẹ bầu chỉ phải chi trả một mức phí rất hợp lý và xứng đáng.;;;;; Sinh mổ và những cái lợi khi sinh mổ Sinh mổ là phẫu thuật nhằm đưa thai nhi ra ngoài không qua đường âm đạo. Theo đó bác sĩ sẽ rạch một đừng trên bụng mẹ và gây tê tủy sống trong suốt quá trình lấy thai nhi ra ngoài. Sinh mổ là một phương thức giúp mẹ bầu chủ động về thời gian và không gây đau đớn trong quá trình sinh Phương pháp sinh mổ giúp mẹ bầu bầu chủ động thời gian khi sinh con. Bên cạnh đó mẹ sẽ không cảm thấy đau đớn hay mệt mỏi trong quá trình phẫu thuật. Chỉ với 5 -10 phút sau khi rạch bụng mẹ là đứa trẻ có thể ra đời một cách an toàn mà không lo bị thương. Phương pháp sinh mổ không làm ảnh hưởng đến vùng âm đạo của mẹ bầu, vì thế khi hồi phục trở lại, mẹ cỏ thể quan hệ tình dục bình thường mà không lo ảnh hưởng đến “chất lượng cuộc yêu”. Sinh mổ không có bảo hiểm hết bao nhiêu tiền Bên cạnh các trường hợp đăng ký sinh mổ thì có không ít trường hợp bác sĩ phải chỉ định sinh mổ vì có thể thai nhi to, mẹ gặp các dấu hiệu bệnh lý lây nhiễm như phụ khoa, viêm gan B,… hoặc các dấu hiệu nguy hiểm đối với thai nhi như: tim đập nhanh, hạ huyết áp quá sâu… Một số trường hợp bác sĩ chỉ định mẹ bầu phải tiến hành phẫu thuật sinh con Thông tin bài đọc:sinh mổ có bảo hiểm hết bao nhiêu tiền Sinh mổ không có bảo hiểm hết bao nhiêu tiền là băn khoăn của nhiều mẹ bầu Có thể bạn quan tâm: cần chuẩn bị bao nhiêu tiền để sinh con từ HỘI HOTMOM Sinh con trọn gói không lo chi phí sinh mổ không có bảo hiểm y tế > Xem thêm: Nguồn: sanphukhoa.info.vn
question_343
Để sống khỏe mùa dịch COVID, bạn cần làm gì?
doc_343
Đại dịch COVID-19 có nhiều tác động bất lợi tới hầu hết mọi người. Làm sao để có thể bắt đầu từ việc xây dựng những thói quen lành mạnh giúp chúng ta sống khỏe mùa dịch là điều mà rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt, nó rất cần cho những người cao tuổi. Có rất nhiều điều khiến cho chúng ta cảm thấy lo lắng hay bất an trong mùa dịch, nhưng việc lo lắng đó không làm giảm được dịch hay giúp chúng ta sống khoẻ hơn. Để có thể sống khỏe mùa dịch, đặc biệt người cao tuổi là đối tượng dễ bị nặng và nguy cơ nhập viện, tử vong cao hơn thì dưới đây là một số biện pháp: 1. Bạn hãy tiêm vắc-xin phòng COVID-19 ngay khi đến lượt Vắc-xin là một phát hiện có tính vượt bậc giúp phòng ngừa bệnh. Tiêm đủ liều sẽ bảo vệ hiệu quả, chống lây nhiễm virus corona, nếu mắc bệnh làm giảm nguy cơ chuyển nặng hơn. Vì vậy, bất cứ loại vắc-xin nào được phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền và đưa vào tiêm phòng hiện nay đều có giá trị.Bạn hãy tiêm ngay khi đến lượt, những đợt tiêm bổ sung giúp tăng đáp ứng miễn dịch và giảm mắc các biến thể khác nhau của virus corona. 2. Chế độ ăn uống lành mạnh là cách sống khỏe mùa dịch Chế độ ăn uống lành mạnh là điều giúp bạn tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng và nhiều bệnh lý khác. Chế độ ăn uống lành mạnh là lựa chọn thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng cường trái cây và rau xanh. Tránh đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn.Ngoài ra, mỗi ngày cần uống đủ 6-8 ly nước, nên chia đều trong ngày, không đợi khát mới uống.3. Tập thể dục mỗi ngày. Tập thể dục nên được thực hiện từ 20 đến 30 phút. Kể cả khi bạn đang nhiễm covid thì cũng nên tập thể dục nếu sức khỏe cho phép. Việc tập liên tục giúp bạn giảm thiểu căng thẳng, tăng khả năng chịu đựng và hạn chế mắc bệnh, sống khỏe hơn mỗi ngày.Đối với người cao tuổi chỉ nên hoàn thành 15 phút tập thể dục hàng ngày, nên thực hiện các động tác vừa sức sẽ góp phần vào việc rèn luyện tim mạch và tăng sự chịu đựng của cơ thể.4. Phơi nắng 15 phút mỗi ngày. Nguồn tổng hợp vitamin D tốt nhất là thông qua việc tiếp xúc với tia UV trong ánh nắng mặt trời. Vitamin D giúp tăng đề kháng cho cơ thể và hệ hô hấp, chống lại sự xâm nhập vi rút. Vitamin D còn giúp xương chắc khỏe, phòng một số bệnh mạn tính.Để phơi nắng bạn chỉ cần tiếp xúc với ánh nắng vào buổi sáng khoảng 10 đến 15 phút, tùy vào độ tuổi mà thời gian tiếp xúc có thể khác nhau.5. Thư giãn mỗi ngày. Bạn có thể thư giãn bằng việc tập các bài tập thư giãn như yoga, thiền, tập thở đều mang lại lợi ích.Theo các nghiên cứu, thực hành việc thiền trong một thời gian ngắn đã bắt đầu có những thay đổi tích cực cho não và tạo ra lợi ích sức khỏe lâu dài. Thiền định có thể đem lại cảm giác yên tâm hơn trong một hoàn cảnh xã hội đặc biệt thời COVID.Tập thở: Bằng cách thư giãn và hít thở sâu, giúp cơ thể khỏe khoắn và tăng cường sức khỏe đường hô hấp.6. Kiểm soát cân nặng và vòng bụng. Nghiên cứu cho thấy, thừa cân béo phì rút ngắn tuổi thọ và gia tăng bệnh tim, đột quỵ, rối loạn chuyển hoá và bệnh gan nhiễm mỡ. Đặc biệt thừa cân, béo phì là một yếu tố nguy cơ cao làm tăng nặng tình trạng bệnh và nguy cơ nhập viện đối với COVID-19.Đối với người Việt Nam, nên giữ chỉ số BMI dưới 23 và trên 18,5. Nếu chỉ số BMI trên 23 là thừa cân và trên 25 là béo phì. Ngoài ra, nên kiểm soát vòng eo trong giới hạn cho phép đối với đàn ông <90 cm và phụ nữ <80cm theo chuẩn người châu Á.7. Hãy kết nối và duy trì mối quan hệ xã hội. Nếu như phải cách ly sẽ khiến bạn tăng nguy cơ bị cô lập, mắc rối loạn tâm lý như trầm cảm, lo âu...Duy trì kết nối với bạn bè và gia đình là một yếu tố giúp bạn sống khỏe mùa dịch. Vì vậy, trong những ngày giãn cách xã hội, bạn hãy thường xuyên trao đổi với người thân quen qua trực tuyến để kiểm soát tốt căng thẳng. 8. Phòng bệnh mùa dịch Dịch diễn biến phức tạp và không thể dập tắt hoàn toàn, cho nên biện pháp phòng bệnh là điều rất cần thiết. Cố gắng đảm bảo khoảng cách, đeo khẩu trang và sát khuẩn tay khi tiếp xúc đông người, những nơi có nguy cơ mắc bệnh cao.9. Giữ tâm trạng luôn thoải máiĐừng mang thù hận hay oán trách trong lòng, mà cố gắng có một tâm trạng tốt hơn và dung nạp nhiều năng lượng tích cực hơn là biện pháp sống khỏe mùa dịch. Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ tử vong của những người luôn mang tâm trạng thù hận cao hơn từ 1,5 - 2 lần so với người bình thường.Cho nên, hãy cố gắng duy trì tâm trạng lạc quan yêu đời, bởi cảm xúc tích cực giúp cho cơ thể bạn khoẻ hơn và tràn đầy năng lượng. Nghiên cứu cho thấy những người lạc quan có triển vọng sống lâu hơn và ít bị đau tim, trầm cảm so với những người tiêu cực.Bạn có thể học cách để lạc quan, chỉ mất một ít thời gian để thực hành, bao gồm:Nở nụ cười để có thể giúp giảm căng thẳng;Luôn nghĩ tới những điều tốt đẹp hơn thay vì cái xấu;Làm những việc tốt để giúp đỡ cho người khác;Học cách chấp nhận những điều không thể thay đổi.10. Ngủ đủ giấc. Giấc ngủ rất quan trọng, nó có thể giúp giảm thiểu nguy cơ của nhiều bệnh. Chúng ta cần duy trì ngủ từ 7 đến 9 tiếng tùy độ tuổi. Lưu ý bạn nên tránh việc ngủ nhiều vào ban ngày, điều đó sẽ giúp cho bạn ngủ ngon vào buổi tối. Nên ngủ thường xuyên theo 1 giờ giấc cố định sẽ giúp cơ thể đồng bộ hóa chu kỳ giấc ngủ và thức. Tránh các tác nhân gây ra mất ngủ trước khi đi ngủ như các chất kích thích, vận động quá mức...11. Tránh xa những thông tin tiêu cực. Trong mua dịch, bạn có thể nhận rất nhiều thông tin đa chiều về diễn biến và tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn quá lo lắng về dịch bệnh hãy tránh xa những thông tin tiêu cực, chỉ nên đủ hiểu biết, chứ không nên vì nó mà trở nên quá lo lắng. Đây là một biện pháp giúp bạn sống khỏe mùa dịch, đặc biệt trong lúc đang bị nhiễm bệnh hay cách ly để phòng bệnh.12. Tránh sử dụng các chất kích thích. Không nên hút thuốc lá hay dùng ma túy, hạn chế uống rượu bia là việc nên làm. Đây là những chất vừa gây hại cho cơ thể, lại có thể ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn.Trên đây là những điều bạn có thể làm để duy trì việc sống khỏe mùa dịch. Hy vọng bạn có thể thực hiện thường xuyên và đều đặn để có sức khoẻ tốt hơn.
doc_23657;;;;;doc_31177;;;;;doc_15542;;;;;doc_12974;;;;;doc_22211
1001 cách thích nghi dịch bệnh COVID-19 Anh Trần Văn An (30 tuổi ở Đống Đa, Hà Nội) là hướng dẫn viên du lịch, do dịch bệnh mà công việc của anh trong hai năm nay ảnh hưởng rất nhiều. Nhận thấy tình hình dịch COVID-19 sẽ tiếp tục kéo dài nên anh đã đổi hướng nghề nghiệp, mạnh dạn thử thách bản thân sang công việc bán hàng online. Thời gian đầu còn nhiều mới mẻ, bỡ ngỡ, nhưng đến nay công việc mới của anh An đã suôn sẻ hơn. Và đặc biệt với tính chất công việc mới, anh có thể chủ động thời gian của mình, cũng như có nhiều thời gian dành cho gia đình và sức khỏe. Do công ty phá sản vì không thể duy trì trong hoàn cảnh dịch COVID-19, chị Nguyễn Thị Hương (Thanh Xuân, Hà Nội) phải nghỉ việc và ở nhà nội trợ, chăm con gần 1 năm nay. Chị Hương chia sẻ: “Ban đầu mình cũng hơi hụt hẫng, nhưng thời gian sau nhận ra ở nhà nội trợ mình được sống chậm hơn, thấu hiểu hơn cùng với gia đình, nhất là trong thời gian chồng và con cũng phải ở nhà theo Chỉ thị giãn cách xã hội năm vừa qua. ” Điều chị Hương vui nhất là có thời gian chia sẻ với chồng nhiều hơn, nên vợ chồng chị có điều kiện hoàn thành nhiều mục tiêu, dự định đã từng đặt ra trước đây mà chưa thực hiện được, đồng thời có cơ hội thấu hiểu công việc của nhau hơn. Với con cái, chị Hương quan tâm con được kỹ càng hơn về sức khỏe, có thời gian học hỏi và trau dồi bản thân cách nuôi dạy con phù hợp với tính cách mỗi con. Dịch bệnh, giãn cách xã hội khiến nhiều bạn trẻ khó khăn trong tìm kiếm công việc phù hợp cũng như cơ hội trải nghiệm và thử thách bản thân. Đó cũng là một lý do các bạn trẻ tận dụng thời gian này như “gap year” của bản thân để nhìn lại, và có định hướng tốt nhất cho mình. Cô gái Trịnh Thu Thảo, 23 tuổi, Hà Nội chia sẻ phải chật vật tìm việc làm nên khó khăn về tài chính là vẫn phải phụ thuộc vào bố mẹ. Tuy nhiên, thời gian này Thảo biết mình thích gì, mình cần làm gì sau khi kết thúc công việc không yêu thích vừa rồi. Cô gái trẻ vui vẻ cho rằng mình đã sẵn sàng có hoạch định cụ thể cho điều mình thích trong thời gian tới, và chắc chắn sẽ là “một phiên bản mới” tới đây sẽ được Thảo thực hiện trong hoàn cảnh dịch COVID-19 còn kéo dài. Tuy chỉ là câu chuyện cá nhân của mỗi người, nhưng mỗi chúng ta đều đang chuyển mình, đang tìm cách để thích nghi với dịch bệnh COVID-19 kéo dài bằng cách này hay cách khác, phù hợp hơn với bản thân, với xã hội hiện tại. Dịch bệnh không chỉ toàn là điều tiêu cực, trong dịch bệnh, chúng ta lại tìm ra phương pháp mới, con đường mới phù hợp với mình hơn. Đi tìm giải pháp chăm sóc sức khỏe mùa dịch - Mối quan tâm của nhiều gia đình Tuy nhiên, hầu hết chúng ta mải mê đi tìm hướng mới cho cuộc đời mà dường như bỏ quên hoặc trì hoãn quan tâm đến sức khỏe của bản thân, gia đình. Nhưng bạn có biết để thực hiện được những dự định của bản thân, thì sức khỏe chính là chìa khóa quan trọng. Đó là lý do chúng ta không thể không bảo trì sức khỏe cho bản thân cũng những người thân yêu, đặc biệt là trong dịch bệnh. Tuy nhiên, trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp nên thói quen kiểm tra, theo dõi sức của bạn bị thay đổi. Thay vì đến trưc tiếp bệnh viện, hay có triệu chứng bệnh mới khám thì giờ đây chúng ta có thể kiểm tra sức khỏe ngay tại nhà và kiểm tra định kỳ, thường xuyên tiện lợi và nhanh chóng. Anh An vì chuyển kinh doanh online đã chủ động được thời gian của mình, cũng như có điều kiện quan tâm hơn đến sức khỏe của bố mẹ mình. Do điều kiện dịch bệnh, khó khăn đến bệnh viện thăm khám cho bố mẹ, anh An chọn xét nghiệm tại nhà để định kỳ kiểm tra bệnh mạn tính cho bố mẹ vừa đảm bảo an toàn và tránh lây nhiễm COVID-19 tại bệnh viện. Chị Hương cũng vậy, trước đây con ốm cứ phải xin nghỉ làm để đưa con đi viện, vừa mất rất nhiều thời gian vừa nơm nớp lo lây nhiễm dịch bệnh COVID-19. Giờ ở quê Thái Bình, mình cũng có thể gọi xét nghiệm tại nhà cho bố mẹ. Thật sự rất yên tâm và thuận tiện”. Thảo cười chia sẻ thêm. Dịch bệnh xảy ra càng chứng minh mỗi chúng ta cần quan tâm đến sức khỏe hơn nữa và dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà trở thành sự lựa chọn tối ưu cho hầu hết các cá nhân và gia đình. Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà - Giải quyết sự trì hoãn kiểm tra theo dõi sức khỏe Thực tế trong điều kiện dịch bệnh, dịch vụ y tế tại nhà “lên ngôi” giúp người dân dễ dàng kiểm tra, theo dõi sức khỏe ngay tại nhà mà không lo lắng di chuyển đến viện.;;;;;Căng thẳng trong thời điểm dịch bệnh Covid là điều không thể tránh khỏi, nhưng nếu căng thẳng quá mức có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Để chăm sóc tốt cho bản thân và gia đình, bạn cần thường xuyên cập nhật những thông tin từ các nguồn đáng tin cậy, duy trì lối sống tích cực và sự lạc quan. 1. Cập nhật thông tin đáng tin cậy Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn liên tục thay đổi nhanh chóng từng ngày, điều cực kỳ quan trọng là phải nắm bắt nhanh những diễn biến mới. Cụ thể như giờ đóng/ mở cửa của siêu thị và chỉ thị ra đường nơi bạn đang sinh sống, số ca nhiễm, các vắc-xin phòng ngừa Covid-19 và biến thể mới,... Sau đây là một số lưu ý khi tiếp nhận thông tin từ các nguồn khác nhau: 1.1. Lời đồn, truyền miệng Bạn có thể tin tưởng một phần nhưng cần xác minh rõ ràng trước khi chia sẻ lại thông tin vừa nghe được cho những người khác. Việc lan truyền tin giả, những thông tin không chính xác không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật, mà còn có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của cộng động và công tác chống dịch. 1.2. CDC, chính quyền địa phương và các trung tâm y tế Đây là những nguồn thông tin được cập nhật thường xuyên, cung cấp bởi các chuyên gia có kiến thức và cơ quan chức năng có thẩm quyền. Bạn có thể tham khảo những thông tin từ nguồn uy tín này tùy theo đất nước, quận, huyện và xã nơi sinh sống. 1.3. Mạng xã hội Mọi người đang dành phần lớn thời gian cho các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram và Youtube... Các trang web này có thể cung cấp những thông tin rất có giá trị liên quan đến COVID-19 một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xác minh tính chính xác của các thông tin đưa lên trên các phương tiện truyền thông xã hội. Căng thẳng trong thời điểm dịch bệnh Covid là điều khó tránh khỏi 1.4. Báo in & truyền thông trực tuyến 2. Kiểm soát căng thẳng trong dịch bệnh Covid-19 2.1. Hoạt động thể chất Tập thể dục, hoạt động thể chất không chỉ rèn luyện cho cơ thể khỏe mạnh, mà còn có khả năng cải thiện tinh thần hiệu quả.Các hoạt động làm tăng nhịp tim (cardio) như: đi bộ hoặc chạy trên máy tập, bơi lội, bài tập cường độ cao HIIT, v.v. được khuyến khích thực hiện ít nhất 3 lần/ tuần.Nếu có thể, hãy tăng cường tập luyện thể lực ít nhất 1 lần/tuần để gia tăng hiệu quả. 2.2. Kết nối cộng đồng Việc giãn cách xã hội và ở nhà nhiều ngày sẽ dẫn đến sự cô lập về mặt xã hội, đặc biệt đối với người cao tuổi. Sau đây là một số lời khuyên để duy trì kết nối cộng đồng:Sử dụng video call, Facetime hoặc các dịch vụ tương tự để làm việc, học tập trực tuyến hoặc trò chuyện giao lưu theo nhóm.Chơi điện tử trực tuyến (game online) với bạn bè hoặc kết bạn mới. Tham gia các hoạt động thể dục thể thao theo nhóm, có thể tham gia theo hình thức online. 2.3. Thực hiện các hoạt động yêu thích Thời điểm này cũng là cơ hội để bạn dành thời gian cho những sở thích và đam mê của mình, ví dụ như nấu ăn, trồng cây, xem phim, sáng tác,... Nếu chưa từng thử tập hít thở sâu và thiền định, các chuyên gia khuyên bạn nên thực hành những bài tập như thế này vì nó rất có giá trị trong mùa dịch. Phát triển năng lực tập trung và chú ý có định hướng là bước khởi đầu quan trọng nhất, sau đó bạn sẽ cảm thấy tốt lên khi thực hành thiền. 2.4. Lối sống lành mạnh Chế độ ăn và ngủ nghỉ tốt có thể làm giảm đáng kể tình trạng căng thẳng:Ăn uống khoa học: Hạn chế sử dụng rượu bia và caffein. Nếu bạn có những hạn chế về chế độ ăn uống như: phải ăn uống kiêng khem, thừa cân béo phì, đái tháo đường...hãy dự trữ các thực phẩm cần thiết (ví dụ: thực phẩm ít muối, không đường hoặc không chứa gluten), vì đây là những mặt hàng không dễ dàng mua được trong thời điểm dịch bệnh và giãn cách xã hội.Nâng cao chất lượng giấc ngủ: Ngủ đúng và đủ giờ mỗi ngày. Phòng ngủ cần yên tĩnh, tối và có mức nhiệt dễ chịu. Tắt TV và cất các thiết bị thông minh ra khỏi phòng ngủ. Hoạt động thể chất trong ngày và tránh ăn muộn, uống caffeine hay rượu trước khi ngủ.Xem ngay: Dịch COVID: Mẹo để an toàn khi đi siêu thị Tập thể dục để kiểm soát căng thẳng trong thời điểm dịch bệnh Covid 3. Cải thiện sức bật tinh thần Sức bật tinh thần được định nghĩa là khả năng phục hồi trở lại sau một thời gian thử thách, khó khăn và căng thẳng. Dưới đây là 10 điều cần ghi nhớ để sẵn sàng quay lại cuộc sống bình thường mới sau đại dịch Covid:LẠC QUAN: Tin vào tương lai tươi sáng và mọi thứ sẽ tốt hơn. Đại dịch chỉ là nhất thời, rồi sẽ qua đi. Cuộc sống là lâu dài và vẫn phải tiếp tục.SỢ HÃI: Đây là một phản ứng bình thường, do đó bạn không nên trốn tránh. Thay vào đó bạn hãy đối mặt với nỗi sợ và không phản ứng một cách thái quá. Chấp nhận hoàn cảnh sống hiện tại dù nó có thể không được như mong muốn.ĐẠO ĐỨC: Làm những điều bạn cho là đúng đắn theo những nguyên tắc nhất quán của riêng mình, phù hợp với các chuẩn mực xã hội.NIỀM TIN: Dùng đức tin tôn giáo, niềm tin vào cuộc sống hoặc các chuẩn mực đạo đức để làm chỗ dựa tinh thần.HỖ TRỢ XÃ HỘI: Nhận hỗ trợ từ gia đình và bạn bè. Giúp đỡ những người khác, đặc biệt là người già hoặc người tàn tật và những người neo đơn không nơi nương tựa.HÌNH MẪU LÝ TƯỞNG: Học hỏi từ các hình mẫu, thần tượng về sức mạnh tinh thần. Nếu được, hãy cố gắng giữ óc hài hước và giải quyết mọi vấn đề một cách linh hoạt.LUYỆN TẬP THỂ CHẤT: Thường xuyên tập thể dục để tăng cường thể lực và sức bền.LUYỆN TẬP TRÍ NÃO: Thường xuyên tham gia các hoạt động thử thách não bộ, như giải toán, chơi cờ v.v. Rèn luyện sự chú ý vào môi trường và thiên nhiên, tập trung thưởng thức chậm rãi các bữa ăn.QUAN TÂM: Chào hỏi và nói điều tốt đẹp với bạn bè cũng như những người trong gia đình dù đang sống chung hàng ngày. Bao dung, không phán xét và cố gắng bỏ qua những bất tiện nhỏ mà người khác có thể đã gây ra cho bạn.LÝ DO, MỤC TIÊU SỐNG: Luôn ghi nhớ về mục tiêu cuộc sống sẽ giúp bạn thấy con đường phía trước có ý nghĩa hơn.Như vậy, để tự chăm sóc và kiểm soát căng thẳng trong thời điểm đại dịch Covid-19, bạn nên tham khảo các nguồn thông tin uy tín. Chủ động duy trì hành vi tích cực và nhận hỗ trợ từ gia đình và bạn bè. Hãy tích cực giúp đỡ những người khác nếu có thể, khi căng thẳng không tự kiểm soát được hãy liên hệ với các chuyên gia sức khỏe tâm thần để nhận được sự tư vấn và lời khuyên phù hợp.;;;;;Dịch COVID - 19 đang bùng phát trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chính sự hiểu biết, ý thức của mỗi cá nhân là cách phòng tránh dịch tốt nhất bảo vệ mình và cộng đồng. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin “bỏ túi” đầy đủ giúp tránh xa đại dịch COVID-19. A. Thực hiện hướng dẫn của Bộ Y tế - Rửa tay nhiều lần trong ngày bằng xà phòng để phòng dịch bệnh COVID-19 ít nhất 30s sau khi ho, hắt hơi, khi tháo khẩu trang, khi chăm sóc người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, sau khi tiếp xúc với dịch tiết mũi, họng, ho hắt hơi của người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; - Khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19: Sốt, ho, khó thở và có tiếp xúc gần với trường hợp bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh trong vòng 14 ngày trước khi xuất hiện biểu hiện bệnh, hãy đến bệnh viện tuyến quận, huyện gần nhất để được khám và điều trị kịp thời; - Hạn chế tiếp xúc gần trong khoảng cách 1m với người có biểu hiện sốt, ho, khó thở; thường xuyên lau chùi vật dụng bằng chất tẩy rửa thông thường; đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông; - Người dân không đi du lịch đến các nước, khu vực đang có dịch COVID-19; - Chỉ sử dụng các loại thực phẩm chín; - Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng, tránh tiếp xúc gần với đông vật nuôi hoang dã. B. Hiểu biết, bình tĩnh, hành động có trách nhiệm 1. Nắm vững phân loại "F" trong điều tra dịch tễ học - F là viết tắt của từ Filia (tiếng Ba Lan) có nghĩa là thế hệ con, nhánh sau. Áp dụng với dịch bệnh F được hiểu là thế hệ đầu dương tính với COVID-19 hay còn gọi là F0. - F0 tức là người dương tính với COVID-19. Những người này được điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cách ly tại bệnh viện, cố gắng tự phục vụ để hạn chế lây nhiễm chéo và tự báo cho người tiếp xúc gần về tình trạng của mình. - F1: Là những người nghi ngờ nhiễm hoặc tiếp xúc với F0. Đồng thời, đeo ngay khẩu trang giữ khoảng cách trên 2m và tự báo cho người F2. - F2: Là người tiếp xúc với F1. Đồng thời, tự báo cho người F3. - F3: Là người tiếp xúc với F2. Đồng thời, tự báo cho người F4. - F4/5: F4 là người tiếp xúc với F3. F5 là người tiếp xúc với F4. Tình trạng F có thể thay đổi tùy kết quả xét nghiệm, dù kết quả xét nghiệm là âm tính vẫn cần tiếp tục cách ly theo hướng dẫn hoặc đủ 14 ngày. 1.1 Nếu trong trường hợp không biết mình là F gì thì hãy tự cách ly khi có biểu hiện - Đau nhức đầu, khó chịu; - Sốt cao (trên 38 độ C); - Ho hoặc đau họng; - Chảy nước mũi, khó thở; - Đau mỏi cơ. - Tiếp xúc gần trong khoảng cách ≤ 2 mét với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định nhiễm COVID-19. . - Sống cùng nhà với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định nhiễm COVID-19. - Làm việc cùng phòng, học cùng lớp, sinh hoạt chung… với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định nhiễm COVID-19. - Di chuyển trên cùng phương tiện với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định nhiễm COVID-19. 2. Thường xuyên cập nhật các vùng dịch tễ Việc cập nhật thường xuyên vùng dịch tễ này giúp người dân biết được tình trạng bùng phát dịch bệnh để tránh đi đến và hạn chế được lây nhiễm COVID -19. 3. Ghi nhớ đường dây nóng tiếp nhận thông tin bệnh Khi thấy bản thân, hoặc người thân có dấu hiệu nghi ngờ, hãy liên hệ ngay đường dây nóng các bệnh viện tiếp nhận người bệnh tại Miền Bắc để được hỗ trợ kịp thời: Đường dây nóng Bộ Y tế: 19009095; 19003228. Bệnh viện Thanh Nhàn - 0965.371.616 | 0989.260.655 (PGĐ) Bệnh viện Đa khoa Đống Đa - 0966.471.616 | 0913.210.688 Bệnh viện Đa khoa Đức Giang - 0966.381.616 | (0243)8271430 Bệnh viện Bắc Thăng Long - 0913.830.056 | 0913.234.498 (GĐ) Bệnh viện Đa khoa Hà Đông - 0966461616 4. Hành động có trách nhiệm, không hoang mang, hoảng loạn Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng vẫn trong tầm kiểm soát nhờ sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Y tế, Ban phòng chống dịch và các Sở ban ngành liên quan. Vì vậy, người dân không nên hoang mang, lo lắng, thực hiện nghiêm khuyến cáo của Bộ Y tế, đồng thời: - Không lan truyền thông tin bịa đặt, chưa được công bố chính thống; - Không chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng; - Không ồ ạt đi mua đồ dự trữ, cần hạn chế đến nơi đông người và cần thực hiện đeo khẩu trang toàn thời gian khi ra ngoài; - Không di chuyển khỏi nơi cư trú, đặc biệt là người dân có liên quan tới vùng dịch tễ. Bởi vì vô tình điều đó khiến người dân ở những nơi khác hoang mang, và cơ quan chức năng khó kiểm soát mức độ lây lan của dịch; - Đặc biệt, người dân hãy tự giác thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về việc cách ly xã hội từ ngày 1/04 đến 15/4/2020. - Thực hiện khai báo Y tế trên ứng dụng Khai báo Y tế toàn dân NCOVI của Bộ Y tế. 5. Tìm hiểu thông tin về dịch COVID -19 trên các kênh chính thống - Bộ Y tế: moh. gov. vn - Báo sức khỏe đời sống: suckhoedoisong. vn - Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế: vncdc. gov. vn - Đài truyền hình Việt Nam: vtv. vn, vov. vn,... Dù bạn là ai hãy trang bị cho mình đầy đủ thông tin về dịch bệnh COVID-19, cũng như tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của Bộ Y tế để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.;;;;;1. Nhu cầu đi kiểm tra sức khỏe định kỳ Ngày nay, sức khỏe của con người là yếu tố được quan tâm hàng đầu, các bác sĩ thường khuyên mọi người đi kiểm tra sức khỏe định kỳ sau mỗi 6 tháng. Sau mỗi lần kiểm tra tổng quát, bạn có thể phát hiện bệnh từ giai đoạn đầu, nhờ vậy việc điều trị sẽ đem lại hiệu quả cao, hỗ trợ phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Đồng thời, bệnh nhân sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí lớn nhờ phát hiện và chữa trị bệnh trong thời gian đầu. Không những vậy, khi đi khám sức khỏe định kỳ, chúng ta cũng nhận được những lời khuyên bổ ích tử bác sĩ để thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống theo hướng lành mạnh hơn. Chính vì thế, tình trạng sức khỏe sẽ được cải thiện rõ rệt, hạn chế nguy cơ mắc bệnh mạn tính. Nhìn chung, khám sức khỏe định kỳ là cách thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của bạn với chính bản thân mình. Đây là cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất, hiệu quả nhất hiện nay. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp, mọi người càng phải quan tâm tới việc khám sức khỏe mùa dịch. 2. Bí quyết đi khám sức khỏe mùa dịch an toàn Trên thực tế, từ khi dịch bệnh bùng phát, nhiều người có tâm lý ngại tới bệnh viện khám sức khỏe định kỳ. Họ cho rằng đi tới bệnh viện, tập trung đông người tiềm ẩn nguy cơ gây lây nhiễm virus gây bệnh Covid 19. Bên cạnh đó, nếu mỗi cá nhân tự ý thức và tuân thủ yêu cầu phòng dịch thì khả năng lây nhiễm bệnh rất thấp. Mọi người có thể tham khảo một vài lưu ý dưới đây khi đi khám sức khỏe mùa dịch để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh mình. 2.1. Khai báo y tế trước khi vào bệnh viện Một trong những yêu cầu bắt buộc khi tới các bệnh viện đó là khi báo y tế, tại đây các nhân viên sẽ tiến hành sàng lọc bệnh nhân, hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo xảy ra. Các bước thực hiện khá đơn giản, bạn cần rửa tay sạch sẽ bằng nước sát khuẩn. Sau đó, nhân viên y tế sẽ tiến hành đo thân nhiệt và hướng dẫn mọi người khai báo y tế. Nếu đã từng tiếp xúc với F0, F1 hoặc có các triệu chứng nghi nhiễm Covid 19, chúng ta cần khai báo trung thực, hỗ trợ quá trình sàng lọc của bác sĩ. 2.2. Nhờ vậy, chúng ta sẽ hạn chế phần nào nguy cơ lây lan dịch bệnh cho những người xung quanh. Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, mọi người nhớ tuân thủ quy định của bệnh viện, luôn giữ khoảng cách với các bệnh nhân khác, ít nhất là 2m. Thay vì chen lấn hàng, chúng ta nên sắp xếp theo số thứ tự, chỉ vào khám bệnh, kiểm tra khi đến lượt mình. Thái độ hợp tác, tuân thủ quy định của bạn góp phần không nhỏ vào việc giữ an toàn khi đi khám sức khỏe mùa dịch. 2.3. Luôn đeo khẩu trang Một lưu ý đặc biệt quan trọng khi tới nơi tập trung đông người, đặc biệt tại bệnh viện đó là mọi người phải đeo khẩu trang y tế. Chúng ta nên tuân thủ quy định này để giảm thiểu khả năng lây nhiễm vi rút gây bệnh. Trừ khi bác sĩ yêu cầu bạn mở khẩu trang để phục vụ khám chữa bệnh thì trong mọi người hợp, bạn đều phải đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe cho tất cả mọi người. 3. Nếu có nhu cầu, mọi người có thể yêu cầu nhân viên y tế thực hiện để xác định mình đã nhiễm bệnh hay chưa. Hai dịch vụ được quan tâm nhất khi đi khám sức khỏe mùa dịch đó là xét nghiệm test nhanh và xét nghiệm PCR Covid. Trong đó, để khẳng định chắc chắn khả năng nhiễm Covid 19, các bạn nên tham khảo dịch vụ test PCR. Tuy nhiên, thời gian nhận kết quả thường lâu hơn so với phương pháp test nhanh. Hy vọng rằng bài viết này đã mang tới cho bạn những bí quyết để bảo vệ sức khỏe cho mình cũng như mọi người xung quanh khi đi khám sức khỏe mùa dịch. Nếu tuân thủ quy định 5K, chấp hành tốt yêu cầu của bệnh viện, nguy cơ lây nhiễm bệnh tương đối thấp, mọi người có thể an tâm hơn.;;;;;Trầm cảm mùa COVID là tình trạng được ghi nhận ở cả bệnh nhân mắc COVID và người nhà, người không mắc bệnh, nhân viên y tế,... Để vượt qua trầm cảm vì COVID, cần có nhiều giải pháp đồng bộ, phối hợp với nhau. 1. Trầm cảm mùa COVID và những con số biết nói Sau khi dương tính với COVID-19, nhiều bệnh nhân bị mất ngủ, chán ăn, người gầy sút,... Đặc biệt, không chỉ người bệnh có triệu chứng này mà những người bình thường nhưng sống trong lo lắng cũng mắc phải. Ngoài người bệnh nặng, những trường hợp bị bệnh nhẹ, không triệu chứng, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế,... cũng gặp những triệu chứng bất thường như ăn ít, ngủ ít, ít giao tiếp với người khác do lo lắng vì COVID-19,...Theo thông báo của Bệnh viện Sức khỏe Tâm thần Trung Ương 1, kết quả phân tích từ 66 nghiên cứu trên thế giới về tỷ lệ mắc các rối loạn tâm thần trong đại dịch COVID-19 cho thấy: Tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm là 31,4%, căng thẳng là 41,9%, rối loạn lo âu là 31,9%, rối loạn giấc ngủ là 37,9%. Đặc biệt, nhóm người dễ bị tổn thương tâm lý là: Nhân viên y tế, người ở tuyến đầu chống dịch, người sống độc thân, người có bệnh lý nền,...Tuy nhiên, những vấn đề sức khỏe tâm thần không chỉ xuất hiện trong dịch mà còn cả sau dịch - hậu COVID-19. Những người nghĩ nhiều đến quá khứ và tương lai thường dễ gặp vấn đề này. Người nghĩ nhiều tới quá khứ dễ bị trầm cảm mùa COVID, nghĩ nhiều tới tương lai dễ bị rối loạn lo âu. Tình trạng này được gọi chung là chứng khủng hoảng tâm lý do thảm họa.Trong các nguyên nhân dẫn đến rối loạn sức khỏe tâm thần, những lý do thường là: Khó khăn kinh tế 46,3%), khó khăn trong công việc (42,7%), lo mắc COVID-19 (32,9%), lo lắng khi người thân mắc COVID, khó khăn trong gia đình,... 2. Các biện pháp vượt qua trầm cảm mùa COVID Những người ở trạng thái căng thẳng cực độ do COVID-19 thường có một số biểu hiện như: Cáu kỉnh, tức giận, hồi hộp, lo lắng, bồn chồn, chán nản, khó đi vào giấc ngủ, thức giấc nhiều lần về đêm, có những cơn hoảng loạn hoặc sợ hãi đột ngột.Trước mối đe dọa khôn lường của tình trạng trầm cảm mùa COVID, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra chiến lược bảo vệ sức khỏe tinh thần trong đại dịch với 6 giải pháp sau:2.1 Kết nối với gia đình và bạn bè. Khi căng thẳng, buồn phiền, sợ hãi, bối rối hoặc tức giận do trầm cảm, bạn nên trò chuyện với những người bạn hoặc người thân trong gia đình - những người mà bạn tin tưởng, cảm thấy thoải mái khi chia sẻ. Dù không ở bên cạnh họ nhưng bạn có thể kết nối với họ bất kỳ lúc nào nhờ mạng internet. Việc chia sẻ sẽ giúp bạn và mọi người đồng cảm, động viên lẫn nhau để suy nghĩ và sinh hoạt theo cách tích cực hơn, giúp chống lại tình trạng mệt mỏi, chán nản do đại dịch.2.2 Duy trì một lối sống tích cực, lành mạnh. Bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng hợp lý, ngủ đủ giấc, đúng giờ và tập thể dục đều đặn. Nhờ đó, hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động hiệu quả hơn.Đối với chế độ dinh dưỡng: Cần đáp ứng đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng căn bản gồm chất béo, chất đạm và chất bột đường. Ngoài ra, mỗi người nên ưu tiên tăng cường thêm vitamin, đặc biệt là vitamin C trong ổi, cam, quýt, bưởi, dưa lưới, bí đỏ, kiwi,...;Đối với giấc ngủ: Mỗi người nên đi ngủ trước 23 giờ và ngủ đủ tối thiểu 7 tiếng/ngày. Vào buổi trưa bạn chỉ nên ngủ khoảng 30 phút, vì nếu kéo dài giấc ngủ trưa thì có thể gây khó ngủ vào ban đêm;Đối với vận động: WHO khuyến nghị người trưởng thành nên vận động khoảng 30 phút/ngày, trẻ em nên vận động khoảng 60 phút/ngày. Nếu làm việc tại nhà, bạn không nên ngồi trước màn hình máy tính quá lâu. Thay vào đó, cứ sau 30 phút làm việc liên tục, bạn nên đứng lên nghỉ ngơi khoảng 3 - 5 phút.2.3 Không sử dụng chất kích thích. Việc lạm dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,... có thể gây tổn hại hệ thống miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm COVID-19. Bên cạnh đó, sử dụng chất kích thích còn dẫn tới hàng loạt các vấn đề sức khỏe như đau đầu, chóng mặt, cảm cúm, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, hen suyễn, loét dạ dày,... Do vậy, để vượt qua trầm cảm mùa COVID, mỗi người nên chú ý không dùng chất kích thích, kể cả khi muốn sử dụng chúng để “trốn chạy” khỏi những áp lực mùa COVID.2.4 Tránh xa những tin tức tiêu cực. Những tin tức tiêu cực có thể khiến bạn thêm mất mát, bi quan trong thời điểm dịch bệnh nhạy cảm. Vì vậy, bạn nên rút ngắn thời gian xem hoặc nghe các tin tức tiêu cực liên quan tới số ca mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, phá sản, thất nghiệp,... Việc hạn chế tiếp nhận những tin tức tiêu cực sẽ giúp bạn bớt cảm giác lo lắng, hoang mang, bi quan trước thời cuộc.2.5 Tiếp nhận những thông tin đáng tin cậy. Việc thu thập, tiếp nhận thông tin một cách có chọn lọc sẽ giúp bạn xác định được chính xác rủi ro có thể đối mặt trong mùa dịch bệnh. Từ đó, bạn có thể chủ động thực hiện những biện pháp phòng ngừa COVID-19 một cách hợp lý. Vì vậy, bạn nên thu nhận thông tin đáng tin cậy từ những tờ báo lớn, uy tín hay những kênh truyền thông chính thống.2.6 Sử dụng kỹ năng quản lý cảm xúc. Trước khi dịch bệnh bùng phát, mỗi người cũng từng trải qua những áp lực tâm lý riêng. Bạn hãy dùng những kỹ năng, trải nghiệm vượt qua căng thẳng, khó khăn trong quá khứ để có thể quản lý cảm xúc, ứng phó với nghịch cảnh đang diễn ra tại thời điểm đại dịch đầy thử thách.Cùng với 6 giải pháp giải tỏa căng thẳng trên, mỗi người cũng cần chú ý: Bình tĩnh đối diện với thực tế, hiểu rõ về phòng dịch để không hoang mang, học sách sống chậm, quan tâm chăm sóc những người xung quanh nhiều hơn,...Mất mát, cách ly, suy giảm thu nhập, mắc COVID-19,... gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe tinh thần và trầm cảm cho nhiều người. Để vượt qua trầm cảm mùa COVID, mỗi người cần chú ý thực hiện theo những lời khuyên kể trên. Đặc biệt, nếu có những biểu hiện trầm cảm, bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa tâm lý để được chẩn đoán, điều trị sớm, tránh những ảnh hưởng tiêu cực trong tương lai.
question_344
Cách phát hiện bệnh virus viêm gan B, C
doc_344
Về nội dung câu hỏi của anh, tôi tư vấn cho anh như sau: 1. Viêm gan virus B Viêm gan virus B không phải là bệnh di truyền. Đây là một bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Đa số bệnh nhân không biết mình bị nhiễm virus viêm gan B nếu không xét nghiệm máu. Viêm gan virus B lây từ mẹ sang con, qua quan hệ tình dục không an toàn,... - Lây từ mẹ sang con trong lúc sinh là con đường lây phổ biến nhất ở nước ta; - Qua truyền máu hoặc chế phẩm của máu bị nhiễm virus HBV; - Qua tiếp xúc với máu dịch tiết của người đã nhiễm bệnh (do dùng chung các vật dụng gây tổn thương da chảy máu: rao cạo râu, kim tiêm, bàn chải đánh răng,…); - Qua quan hệ tình dục không an toàn với người đã nhiễm bệnh. - Virus viêm gan B lây bệnh cao gấp 50-100 lần so với HIV. Virus có thể di chuyển qua tinh dịch, dịch tiết âm đạo, máu. - Viêm gan virus B diễn biến âm thầm, không có hoặc ít có triệu chứng. Biểu hiện bệnh thường xuất hiện giai đoạn cấp, giai đoạn tiến triển hoặc giai đoạn muộn của bệnh vì vậy để phát hiện sớm cần xét nghiệm HBs Ag. - Nếu Hbs Ag dương tính chứng tỏ anh đã bị nhiễm virus viêm gan B. Anh cần đến bác sỹ chuyên khoa Gan để đươc khám và làm các xét nghiệm chuyên khoa để đánh giá mức độ và giai đoạn bệnh. 2. Viêm gan virus C Viêm gan virus C là bệnh viêm gan do virus viêm gan C gây ra. Virus viêm gan C có thể gây bệnh cấp tính và mạn tính. Viêm gan virus C lây truyền qua các con đường sau: Quan hệ tình dục không an toàn làm tăng nguy cơ nhiễm virus viêm gan C. Ảnh nguồn internet. - Lây truyền chủ yếu qua truyền máu và chế phẩm của máu; - Lây truyền do tiếp xúc với máu, dịch có chứa virus viêm gan C (do dùng chung các vật dụng gây tổn thương da, chảy máu như kim tiêm, bàn chải đánh răng,…); - Lây truyền từ mẹ sang con ít gặp với tỷ lệ lây truyền cho con chỉ là 4%; - Lây truyền qua đường tình dục nhưng thấp hơn virus viêm gan B. Đối tượng dễ có nguy cơ bị nhiễm virus viêm gan C qua đường tình dục: + Có lây truyền tình dục trước đó; + Nhiễm HIV; + Nhiều bạn tình; + Quan hệ tình dục có nguy cơ chảy máu,… - Viêm gan virus C thường không có biểu hiện rõ ràng nên cách duy nhất là xét nghiệm máu. Các xét nghiệm cần làm gồm: + Thử nghiệm Anti HCV: dương tính sau 4-10 tuần tiếp xúc với nguồn bệnh. + Khi Anti HCV dương tính cần làm thêm các xét nghiệm để khẳng định hiện tại mình còn đang nhiễm virus không. Vì Anti HCV dương tính ngay cả khi điều trị khỏi hoàn toàn howach tự khỏi virus viêm gan C. Định lượng và định kiểu gen virus (HCV-RNA): phát hiện trực tiếp virus trong máu, đồng thời định danh nhóm để lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp. Xét nghiệm này còn được sử dụng để tiên lượng đáp ứng và thời gian điều trị. Do đó, khi có nhu cầu khám, bệnh viện hân hạnh được đón tiếp và phục vụ anh. Bệnh viện có đội ngũ chuyên gia khám và điều trị bệnh lý gan mật, cùng trang bị đầy đủ các kỹ thuật cận lâm sàng về xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh- thăm dò chức năng (siêu âm tổng quát 3D, 4D, chụp cắt lớp vi tính, máy Fibroscan,... ) bảo đảm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khám và điều trị bệnh lý gan mật từ cơ bản đến chuyên sâu của anh. Chúc anh và gia đình nhiều sức khỏe
doc_46084;;;;;doc_23933;;;;;doc_45980;;;;;doc_52461;;;;;doc_13908
Viêm gan virus B, C là một trong những bệnh lý truyền nhiễm hay gặp, gây biến chứng nguy hiểm. Bệnh lý viêm gan virus rất đa dạng, gồm viêm gan A, B, C, D, E, trong đó nhiễm viêm gan virus B, C là vấn đề y tế quan trọng và được người dân quan tâm hàng đầu. Do viêm gan B, C là nguyên nhân chính gây bệnh gan mạn tính trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, bệnh lý viêm gan virus B thuộc khu vực cao nhất thế giới. Phần lớn các trường hợp lây nhiễm trong thời kỳ chu sinh (7 ngày đầu sau sinh), nên không có biểu hiện lâm sàng rõ, dễ tiến triển thành mạn tính. Ở người trưởng thành, tỷ lệ nhiễm viêm gan virus B từ 5%-15%, có xu hướng giảm và ổn định ở mức 9% giai đoạn 2008 – 2012 (do ở nước ta tiêm vaccine viêm gan B liều sơ sinh được triển khai trong chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 2005 nên hạn chế được tỷ lệ lây nhiễm). Điều đáng lưu ý là bệnh lý này có thời gian u bệnh lâu nhất (từ 40 đến 120 ngày) so với các loại bệnh lý viêm gan. Tương tự, tỷ lệ nhiễm viêm gan virus C ở người trưởng thành: 0.17%-4%, khu vực miền Nam cao hơn miền Bắc. Tỷ lệ mắc ở nhóm nam tiêm chích ma túy, người nhiễm HIV, bệnh nhân bệnh gan, lọc máu, sử dụng dịch vụ y tế, xăm trổ không đảm bảo vô khuẩn. Theo các nghiên cứu có tới 90% trường hợp mắc ung thư biểu mô tế bào gan được gây ra do virus viêm gan B, C, nhưng diễn biến thầm lặng nên được xem như “kẻ giết người thầm lặng”, do đó, sàng lọc giúp phát hiện sớm, đánh giá tình trạng nhiễm, từ đó có kế hoạch theo dõi và điều trị kịp thời để hạn chế biến chứng, gánh nặng cho người bệnh, cũng như giúp hạn chế lây lan viêm gan ra cộng đồng. Vì vậy, công cụ đầu tay của bác sĩ không thể thiếu vai trò của xét nghiệm, vậy chỉ định thế nào cho “đúng, trúng” trong từng giai đoạn, trường hợp cụ thể là vấn đề được các bác sĩ quan tâm. Hội nghị tập huấn Cập nhật xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh 4. Bỏ túi bộ 3 xét nghiệm sàng lọc, chẩn đoán và điều trị viêm B Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) có khuyến cáo mở rộng các đối tượng cần sàng lọc gồm: Người sinh ra ở khu vực có tỷ lệ nhiễm HBV cao > 2%; Người sinh ra từ bố mẹ sống ở vùng dịch tễ HBV cao >8%; Người có phơi nhiễm HBV thông qua hành vi: tình dục đồng giới nam, tiêm chích ma túy; Người được điều trị các thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc gây độc tế bào; Người có tăng men gan không rõ căn nguyên. Để phát hiện có nhiễm viêm gan B hay không, xét nghiệm “đầu tay” cần làm là HBs Ag - kiểm tra xem có bị nhiễm virus viêm gan B hay không. Từ kết quả xét nghiệm này, giúp bác sĩ có hướng xử lý tiếp theo ở bệnh nhân nhiễm HBV, hoặc chưa nhiễm. Nếu bệnh nhân nhiễm viêm gan virus HBV thì cần kiểm tra, theo dõi như sau: Bước 1: Test sàng lọc kháng nguyên virus viêm gan B (HBs Ag, Anti-HBs). Bước 2: Khi HBs Ag (+) cần làm thêm xét nghiệm AST, ALT, HBe Ag, Anti-HBe, siêu âm ổ bụng, định lượng HBV DNA. Bước 3: Đánh giá tính trạng viêm gan virus B nếu có. Bước 4: Xem xét điều trị viêm gan do HBV. Về sàng lọc viêm gan B, theo CDC có bộ 3 xét nghiệm cần làm để sàng lọc viêm gan B, gồm: HBs Ag, Anti-HBs, Anti-HBc (Anti-HBc Ig M, Anti-HBc total). Khi nào bắt buộc dùng bộ 3 xét nghiệm: HBs Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể dùng bộ 2 xét nghiệm (HBs Ag, anti-HBs) sàng lọc như: Người khám sức khỏe định kỳ, phụ nữ có thai, trước khi tiêm phòng vaccine viêm gan B, người thân trong gia đình của người bị nhiễm virus viêm gan B. Dựa vào kết quả sàng lọc, người bệnh biết được giai đoạn của mình là cấp hay mạn. Tùy từng giai đoạn, trường hợp cụ thể, qua chia sẻ của chuyên gia, các bác sĩ đồng nghiệp có thêm cho mình thông tin, kiến thức, kinh nghiệm chỉ định của đầy đủ các xét nghiệm trong những trường hợp cụ thể. Đó là xét nghiệm chẩn đoán xác định viêm gan virus B cấp, các xét nghiệm dùng để đánh giá tình trạng viêm gan, giai đoạn bệnh viêm gan virus B, chẩn đoán xác định nhiễm HBV mạn… và những xét nghiệm cần thiết để xác định khi bệnh nhân khỏi bệnh viêm gan virus B. Bên cạnh bệnh viêm gan B, bệnh nhân mắc virus viêm gan C (HCV) cũng không có triệu chứng nên để chẩn đoán chính xác tình trạng cơ thể có mắc hay không thì không thể thiếu vai trò của của xét nghiệm, từ đó có hướng xử trí, phòng tránh hoặc điều trị hiệu quả nếu không may mắc bệnh. Trong khuôn khổ của bài báo cáo, chuyên gia chia sẻ tới các quý vị đồng nghiệp thông tin hữu ích về xét nghiệm sàng lọc, chẩn đoán, điều trị HCV. Vì vậy, để sàng lọc và chẩn đoán bệnh viêm gan virus C, chuyên gia cho biết 4 dấu ấn xét nghiệm cần làm gồm: Xét nghiệm Anti-HCV: Dùng trong chẩn đoán bước đầu và sàng lọc vẫn (+) sau khi nhiễm. HCV RNA PCR: Yếu tố sớm nhất xác nhận sự nhiễm, dấu ấn của tình trạng hoạt động sao chép HCV, dùng trong theo dõi khi sàng lọc (+) và khi điều trị không đo được sau khi hồi phục. Dai dẳng > 6 tháng ® nhiễm mạn tính . HCV genotyping: Xác định HCV genotypes dùng trong lựa chọn bệnh nhân cho liệu pháp kháng virus, giúp xác định thời gian của điều trị. HCV core Ag: Phát hiện sớm khi nhiễm, xuất hiện ngắn sau RNA của virus tương quan với RNA của virus, dấu ấn sinh học đại diện cho RNA của virus chỉ ra nhiễm hoạt động nhưng ít nhạy hơn (xấp xỉ 100-200 lần). Theo hướng dẫn của Bộ Y tế (năm 2021) về chỉ định điều trị, người bệnh được chẩn đoán viêm gan virus C mạn khi có: anti-HCV dương tính, và/hoặc kết quả HCV RNA dương tính hoặc tải lượng HCV RNA trên ngưỡng phát hiện hoặc HCVc Ag dương tính. Tiếp theo, chuyên gia chia sẻ các xét nghiệm cần làm trước điều trị viêm gan C gồm đánh giá xơ hóa gan để biết tình trạng nặng của bệnh gan, cách tiếp cận điều trị viêm gan C, theo dõi điều trị viêm gan C mạn.;;;;;Viêm gan virus nói chung là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus tồn tại lâu trong cơ thể, có thể liên tục gây tổn thương tế bào gan dẫn đến viêm nhiễm và xơ hóa. So với viêm gan siêu vi B, viêm gan C ít gặp hơn song cũng gây nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Xét nghiệm viêm gan C tại nhà là dịch vụ được nhiều bệnh nhân đánh giá cao hiện nay bởi tính tiện dụng, tiết kiệm thời gian, đối với bối cảnh ngày nay thì càng hữu ích. 1. Tìm hiểu về bệnh viêm gan C Viêm gan siêu vi C là bệnh viêm gan do 1 loại virus có khả năng xâm nhập vào tế bào gan và gây tổn thương gan, gọi là HCV. Loại virus gây bệnh này mới được xác nhận từ năm 1989, do đó thông tin về bệnh cũng ít phổ biến hơn so với viêm gan siêu vi B hay A. Virus HCV ngoài tồn tại ở gan còn có khả năng lưu hành trong máu nên bệnh có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành do tiếp xúc máu trực tiếp. Nhờ đặc tính này, xét nghiệm viêm gan C cũng chủ yếu thực hiện bằng xét nghiệm máu tìm virus gây bệnh. Các con đường gây lây nhiễm virus viêm gan C bao gồm: Nhận máu trực tiếp hoặc chế phẩm máu có nhiễm virus siêu vi C, nguy cơ này hiện nay khá thấp do các cơ quan tiếp nhận máu đã kiểm soát khá tốt người cho máu có mắc bệnh truyền nhiễm hay không. Nhân viên y tế tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc bệnh phẩm chứa virus của người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh. Sử dụng chung kim tiêm với người bị viêm gan C. Lây truyền tình dục cũng là con đường có thể gây lây nhiễm virus viêm gan C. Lây truyền từ mẹ sang con song tỉ lệ khá thấp. Ngoài ra, có đến 30 - 40% trường hợp viêm gan C không rõ đường lây nhiễm gây khó khăn trong phòng ngừa và kiểm soát bệnh. Bệnh nhân viêm gan C giai đoạn đầu khi virus đang phát triển và chưa gây hại nhiều cho gan thường có ít triệu chứng bệnh. Đến khi bệnh tiến triển, triệu chứng viêm gan thường xuyên xuất hiện là dấu hiệu cảnh báo người bệnh nên sớm đi khám và xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân. 2. Các kỹ thuật giúp xác định tình trạng viêm gan C Để kiểm tra bạn có bị viêm gan C hay không, đặc biệt ở các đối tượng có dấu hiệu, triệu chứng hoặc từng tiếp xúc gần có nguy cơ lây nhiễm từ người bệnh thì cần đến các xét nghiệm chẩn đoán. Xét nghiệm máu kiểm tra kháng thể bề mặt viêm gan C là phương pháp duy nhất hiện nay để chẩn đoán chính xác có bị nhiễm viêm gan C không. Cơ chế của xét nghiệm này xác định sự tồn tại của kháng thể, kháng virus trong cơ thể. Kháng thể chống lại virus viêm gan C là những protein mà cơ thể tạo ra khi tìm thấy virus trong máu và thường xuất hiện khoảng 12 tuần sau khi bị nhiễm virus. Nếu xét nghiệm máu thấy có kháng thể HCV-Ab nghĩa là người bệnh đang nhiễm virus viêm gan C. Các kỹ thuật để kiểm tra kháng thể viêm gan C trong máu bệnh nhân bao gồm: Test nhanh. Xét nghiệm huyết thanh học. Kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể HCV-Ab đặc hiệu. Kỹ thuật PCR phát hiện kháng thể bằng khuếch đại chọn lọc acid nucleic rất nhỏ. Để chẩn đoán chính xác mức độ bệnh, tình trạng tổn thương của tế bào gan sẽ cần nhiều kỹ thuật chuyên sâu hơn, cụ thể gồm: 2.1. Xét nghiệm men gan Ở bệnh nhân viêm gan C, men gan tăng cho thấy virus đang phá hủy tế bào gan gây viêm, cũng đang ảnh hưởng tới chức năng gan. Các chỉ số men gan được kiểm tra ở bệnh nhân được chẩn đoán mắc viêm gan C. 2.2. Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu Đây là xét nghiệm cơ bản, thực hiện đơn giản, nhanh chóng, giúp phát hiện nhiều bệnh lý, trong đó có viêm gan C. 2.3. Xét nghiệm rối loạn đông máu Xét nghiệm rối loạn đông máu giúp đánh giá mức độ tiến triển của các bệnh lý ở gan như viêm gan, xơ gan,... , từ đó bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp hơn. 2.4. Siêu âm gan Siêu âm gan cho phép bác sĩ quan sát cụ thể cấu trúc của gan cùng các cơ quan xung quanh, từ đó tìm kiếm dấu hiệu viêm gan, tăng kích thước gan hay xơ gan. 2.5. Xét nghiệm HCV RNA Đây là xét nghiệm siêu vi viêm gan C trực tiếp trong máu, giúp đo tải lượng virus và từ đó lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp. Như vậy, để chẩn đoán viêm gan C cần nhiều xét nghiệm phức tạp song đầu tiên thường là xét nghiệm kháng thể HCV trong máu để xác định bệnh. Nếu dương tính, bệnh nhân cần thực hiện nhiều xét nghiệm khác để đánh giá bệnh cũng như xây dựng phương án điều trị bệnh thích hợp. Xét nghiệm viêm gan C dựa trên mẫu máu nên hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà nhằm đảm bảo an toàn trong mùa dịch cũng như tiết kiệm thời gian. Trong đó, dịch vụ xét nghiệm viêm gan C tại nhà cho các bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ cần chẩn đoán hoặc theo dõi hiệu quả điều trị bệnh được rất nhiều khách hàng đánh giá cao. Nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi cho khách hàng. Giá xét nghiệm tại nhà bằng giá xét nghiệm tại bệnh viện, chỉ phụ thu thêm 10.000 đồng phí đi lại. Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CAP (từ ngày 7/1/2022), đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác.;;;;;Viêm gan B và viêm gan C là hai bệnh rất thường gặp. Viêm gan mãn tính có thể là nguyên nhân dẫn tới những bệnh lý mãn tính nguy hiểm ở gan. Virus có thể lây lan khi sử dụng chung một số dụng cụ với người mắc bệnh và có thể lây truyền từ mẹ sang con. Viêm gan B là tổn thương viêm gây ra bởi virus viêm gan B. Tương tự, viêm gan C là tổn thương viêm gây ra bởi virus viêm gan C. Cả hai dạng viêm gan này đều là bệnh lây nhiễm và có thể tiến triển thành những bệnh mãn tính nguy hiểm. Viêm gan cấp là tình trạng bệnh viêm gan phát sinh trong vòng 6 tháng đầu tiên kể từ khi người bệnh nhiễm virus viêm gan B hoặc C, thời gian lâm bệnh ngắn và chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc không hề xuất hiện triệu chứng. Các triệu chứng nếu có, có thể bao gồm:Mệt mỏi. Chán ăn. Buồn nôn và nôn. Vàng da (vàng da và mắt) Vàng da là một trong những biểu hiện viêm gan cấp Đau dạ dàyĐau cơ bắp và các khớp Virut viêm gan ở lâu trong cơ thể có thể dẫn tới viêm gan mãn tính. Người bệnh viêm gan mãn tính nhiễm cùng lúc cả virus viêm gan B và C có thể dẫn tới mắc một số bệnh mãn tính nghiêm trọng, ví dụ như xơ gan. Trong một số trường hợp, viêm gan mãn tính có thể dẫn đến ung thư gan. Người mang siêu vi viêm gan B hoặc viêm gan C sẽ chung sống với virus suốt đời và hoàn toàn có thể lây truyền cho người khác.Người mang siêu vi viêm gan B thường là trẻ dưới 5 tuổi, tuy nhiên cũng có một số ít người lớn trở thành người mang siêu vi. Hầu hết ở người mang siêu vi không xuất hiện triệu chứng, song, có một vài trường hợp tiến triển thành bệnh lý viêm gan nghiêm trọng và gây tử vong. Đối với viêm gan C, khoảng 75-85% người lớn nhiễm virus viêm gan C sẽ trở thành người mang siêu vi viêm gan C, trong đó, khoảng 2/3 số người mang siêu vi viêm gan C sẽ mắc bệnh gan mãn tính. Người mang siêu vi viêm gan B thường là trẻ dưới 5 tuổi 5. Tính lây lan của virus viêm gan B Virus viêm gan B lan truyền trực tiếp qua đường tiếp xúc chất lỏng cơ thể (như máu, tinh dịch hay dịch âm đạo), ví dụ như lây khi quan hệ tình dục không có bảo hộ, hoặc dùng chung kim tiêm. Viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con trong khi sinh nở. Ngoài ra, sống chung và dùng chung một số đồ dùng cá nhân như bàn chải, dao cạo râu với người nhiễm virut cũng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm. Virus viêm gan B không lây truyền qua tiếp xúc thông thường như bắt tay, ăn uống chung, ho, hắt xì, và cũng không lây qua đường cho con bú. 6. Xét nghiệm chẩn đoán virus viêm gan B Có thể chẩn đoán người bệnh nhiễm virus viêm gan B bằng các xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng virus khác nhau. Các xét nghiệm này có thể kiểm tra người bệnh mới nhiễm virus, hay đã trở thành người mang siêu vi mãn tính. Thậm chí, thông qua các xét nghiệm, bác sĩ còn có thể xác định khách hàng đã từng mắc virus viêm gan B trong quá khứ và hiện đã miễn dịch, hay xác định khách hàng đã tiêm vắc-xin viêm gan B hay chưa. 7. Đối tượng nên xét nghiệm kiểm tra virus viêm gan B Những đối tượng bên dưới được khuyến cáo nên xét nghiệm kiểm tra virus viêm gan B:Phụ nữ có thai. Trẻ có mẹ nhiễm virus. Người có đối tác sinh hoạt tình dục nhiễm virus. Hoặc chung sống với người có nhiễm virus.Người có mắc bệnh HIVNgười thuộc giới tính thứ 3Nhân viên y tế, những người tiếp xúc với khối lượng lớn bệnh nhân có nguy cơ mắc viêm gan B hàng ngày, đặc biệt là điều dưỡng.Người sinh ra hoặc có cha mẹ sinh ra ở vùng có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao.Người phải điều trị lọc thận, điều trị ung thư hoặc các thuốc ức chế hệ miễn dịch 8. Phương pháp điều trị virus viêm gan B Không có thuốc chữa virut viêm gan B, tuy nhiên, có thể kiểm soát các triệu chứng và điều trị các bệnh gan có nguyên nhân do virut viêm gan B.Vắc-xin là cách dự phòng viêm gan B hiệu quả nhất, thúc đẩy hệ miễn dịch cơ thể chiến đấu với virus ngay cả khi đã phơi nhiễm. Phác đồ viêm gan B gồm 3 mũi.Những người mới phơi nhiễm virut viêm gan B và chưa tiêm phòng, bên cạnh mũi tiêm phòng sẽ được tiêm thêm Globulin miễn dịch kháng viêm gan B (HBIG). HBIG chứa các kháng thể kháng virus, giúp tăng thêm hiệu quả dự phòng nhiễm virus viêm gan B. 9. Tính lây lan của virus viêm gan C Virut viêm gan C lan truyền qua tiếp xúc trực tiếp đường máu, ví dụ dùng chung kim tiêm, và có thể lây từ mẹ sang con. Dù khó xảy ra, nhưng virut này cũng có thể lây qua đường quan hệ không bảo vệ. Virut viêm gan C không lây lan qua tiếp xúc thông thường. 10. Xét nghiệm chẩn đoán virus viêm gan C Xét nghiệm để kiểm tra người bệnh có virut viêm gan C hay không Để kiểm tra người bệnh có virut viêm gan C hay không, bác sĩ sẽ chỉ định một vài xét nghiệm. Trước hết là xét nghiệm chỉ ra khách hàng có nhiễm virut viêm gan C hay không. Nếu kết quả dương tính thì làm xét nghiệm xác nhận nhằm kiểm chứng xét nghiệm miễn dịch và nhằm xác định lượng siêu vi. 11. Đối tượng nên xét nghiệm kiểm tra virus viêm gan C Một số người có nguy cơ cao như:Người sinh trong khoảng từ năm 1945 - 1965Bệnh nhân đã hoặc đang điều trị lọc máu. Người nhiễm HIVNgười có men gan bất thườngĐược truyền máu của bệnh nhân phát hiện dương tính với virut viêm gan C sau khi cho máu. Nhân viên y tế, những người tiếp xúc với khối lượng lớn bệnh nhân có nguy cơ mắc viêm gan B hàng ngày, đặc biệt là điều dưỡng.Trẻ có mẹ mắc viêm gan C 12. Phương pháp điều trị virus viêm gan C Điều trị bằng các dược phẩm kháng virut. Ngày nay, với công nghệ và kiến thức y khoa tiên tiến, hầu hết bệnh nhân có viêm gan C mãn tính đều có thể được cứu chữa. Việc điều trị viêm gan C cũng làm giảm các biến chứng lâu dài của bệnh. 13. Cách phòng tránh virus viêm gan C Hiện chưa có vắc-xin ngừa viêm gan C, bởi vậy, chính bản thân mỗi người đều nên tự bảo vệ mình bằng một vài cách sau:Sử dụng bao cao su khi quan hệ.Tìm hiểu rõ về đối tác trong sinh hoạt tình dục. Đồng thời, mỗi người chỉ nên có một đối tác sinh hoạt tình dục. Bài viết tham khảo nguồn Acog.org;;;;;Tuy rằng không phổ biến như viêm gan B nhưng viêm gan C cũng là bệnh lý truyền nhiễm có khả năng khiến người bệnh gặp phải các biến chứng nghiêm trọng khó điều trị. Xét nghiệm viêm gan C chính là cách giúp phát hiện và đánh giá giai đoạn tiến triển của bệnh, nhờ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Đặc biệt, xét nghiệm viêm gan C tại nhà là dịch vụ đang được ưu tiên lựa chọn ngày nay vì tính thuận tiện nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác cao do nó mang lại. 1. Con đường lây truyền bệnh viêm gan C Virus viêm gan C hay còn gọi là HCV được phát hiện từ năm 1989, có khả năng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh tại gan. Vì được tìm thấy khá muộn nên thông tin về viêm gan C ít được phủ sóng rộng khắp như viêm gan A và B. Ngoài tồn tại ở gan, virus viêm gan C còn có thể lưu hành trong máu. Do đó nếu tiếp xúc trực tiếp với máu của người bệnh thì khả năng lây nhiễm virus HCV là cực kỳ cao. Cũng nhờ đặc điểm này nên để tìm virus viêm gan C, bệnh nhân sẽ cần thực hiện xét nghiệm máu. . Sau đây là các con đường lây nhiễm chính của virus: Lây truyền qua máu: máu của người mang bệnh được truyền cho người lành. Trường hợp này thường xảy ra khi: tiêm chích ma tuý sử dụng chung bơm kim tiêm, truyền máu người bệnh sang người lành, dính máu người bệnh vào vết thương hở của người lành,…; Nhân viên y tế trong quá trình khám chữa bệnh đã tiếp xúc trực tiếp với bệnh phẩm hoặc máu của người bị nhiễm virus; Quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su; Mẹ lây truyền sang thai nhi (tỷ lệ thấp). Song vẫn có khoảng 30 - 40% các ca nhiễm virus viêm gan C không xác định được đường lây truyền. Điều này gây cản trở lớn tới công tác kiểm soát và phòng ngừa viêm gan C trong cộng đồng. Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường bộc lộ ít triệu chứng do virus mới thâm nhập và chưa gây hại gì nhiều cho gan. Sang tới giai đoạn tiến triển, các dấu hiệu của viêm gan C sẽ xuất hiện ồ ạt hơn và đây cũng là lúc nhiều người mới đi khám để tìm hiểu nguyên nhân gây ra các biểu hiện này. 2. Biểu hiện và biến chứng nguy hiểm của viêm gan C Dấu hiệu của viêm gan C cấp tính: vàng da, buồn nôn hay nôn mửa, sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, ăn không ngon, màu phân nhạt, nước tiểu đậm màu, đau khớp, đau bụng trên phía bên phải,... Những triệu chứng này thường biểu hiện sau từ 2 - 12 tuần kể từ khi nhiễm virus, chúng kéo dài trong khoảng 2 - 3 tháng. Trong trường hợp không điều trị sớm thể cấp tính thì viêm gan C sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính. Triệu chứng viêm gan C mạn tính: virus tồn tại nhiều năm trong cơ thể một cách âm thầm và ít khi xuất hiện triệu chứng đặc biệt. Nếu có thì thỉnh thoảng sẽ là các dấu hiệu mơ hồ như mệt mỏi kéo dài, rối loạn tiêu hóa,... Bệnh thường được phát hiện ngẫu nhiên khi bệnh nhân đi hiến máu hoặc khám sức khỏe định kỳ, hay trước khi thực hiện phẫu thuật để điều trị vấn đề sức khỏe khác. Chính vì sự mờ nhạt trong triệu chứng nên viêm gan C rất dễ bị bỏ qua. Khi gan đã tổn thương nặng, chuyển sang giai đoạn suy giảm chức năng gan thì cũng là lúc bệnh nhân phải trải qua các biến chứng nặng nề với các biểu hiện như: Chán ăn, mệt mỏi, sút cân; Bầm tím, dễ chảy máu, ngứa da,... ; Tăng áp lực tĩnh mạch cửa: cổ trướng, phù chân, chảy máu tiêu hóa (nôn ra máu, đại tiện ra máu,... ); Khối u ác tính ở gan; Bệnh não gan: nói lắp, lú lẫn, hôn mê. Người đang có những biểu hiện nghi ngờ mắc viêm gan C, có nguy cơ lây nhiễm cao thì cần đi xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. Trong đó như đã đề cập, xét nghiệm máu chính là phương pháp duy nhất hiện nay được ứng dụng để kiểm tra kháng thể bề mặt viêm gan C. Xét nghiệm này có tác dụng xác định xem người bệnh có đang bị nhiễm virus HCV hay không. Xét nghiệm này được thực hiện theo cơ chế tìm ra sự hiện diện của kháng thể do hệ miễn dịch tạo ra để chống lại virus xâm nhập. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy sự tồn tại của kháng thể HCV-Ab thì có nghĩa là người bệnh đã mắc viêm gan C. Để làm được điều này, cần vận dụng những kỹ thuật sau: Test nhanh; Kỹ thuật PCR sử dụng khuếch đại chọn lọc acid nucleic rất nhỏ để tìm ra kháng thể. Kỹ thuật ELISA nhận diện kháng thể HCV-Ab đặc hiệu. Xét nghiệm huyết thanh học. Một số xét nghiệm chuyên sâu hơn dùng để kiểm tra mức độ tổn thương gan và diễn tiến của bệnh: Tổng phân tích tế bào máu: thực hiện nhanh chóng, đơn giản vì là xét nghiệm cơ bản giúp chẩn đoán được nhiều bệnh lý bao gồm cả viêm gan C; Xét nghiệm men gan: một trong những bằng chứng cho thấy một người đang bị viêm gan C đó là men gan tăng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do virus đang hủy hoại các tế bào gan gây viêm và rối loạn chức năng gan; Siêu âm gan: để nhìn thấy cấu trúc, kích thước gan, phát hiện ra các dấu hiệu bất thường ở gan và các cơ quan lân cận; Xét nghiệm rối loạn đông máu: giúp đánh giá mức độ xơ gan, viêm gan,... ; Xét nghiệm HCV RNA: đo tải lượng virus trong cơ thể. Nhìn chung các xét nghiệm viêm gan C đều hướng tới mục đích là phát hiện virus gây bệnh, kiểm tra chức năng gan, đo lường mức độ thương tổn của gan để từ đó đưa ra các phương án điều trị tối ưu cho người bệnh.;;;;;Viêm gan virus là bệnh truyền nhiễm phổ biến và ngày càng trở nên nghiêm trọng bởi virus “tấn công” có thể gây xơ gan, ung thư gan. Theo báo cáo của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), hiện nay, Việt Nam là nước có tỷ lệ nhiễm viêm gan virus cao nhất trong khu vực với khoảng 10-15% dân số, trong đó có tới 10 triệu trường hợp bị nhiễm viêm gan B và gần 1 triệu trường hợp nhiễm virus viêm gan C. Các nhà khoa học đã tìm ra, có ít nhất 5 loại virus viêm gan bao gồm A, B, C, D và E. Đặc biệt, viêm gan B và C có thể tiến triển thành bệnh mạn tính, đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây xơ gan và ung thư gan. Nguy hiểm hơn, trong giai đoạn đầu, bệnh viêm gan diễn biến thầm lặng và thường không có triệu chứng rõ ràng. 90% người mắc không biết về tình trạng của mình và chỉ phát hiện ra bệnh sau khi đã tiến triển đến giai đoạn nặng, khi đó điều trị trở nên khó khăn, tốn kém và thậm chí có thể không còn khả năng phục hồi. Việc chẩn đoán, phát hiện sớm viêm gan virus có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp rút ngắn thời gian điều trị, đem lại sự sống cho nhiều bệnh nhân. Những ai cần thực hiện tầm soát viêm gan - Người có tiền sử gia đình mắc các bệnh về gan đặc biệt xơ gan, ung thư gan; - Người đã từng tiếp xúc với người nhiễm virus viêm gan B, C; - Thường xuyên sử dụng nhiều đồ uống có cồn; - Người thừa cân, béo phì; - Sống ở môi trường ô nhiễm; - Có triệu chứng, mệt mỏi, vàng da. PGS. TS Trịnh Thị Ngọc đã trở thành một trong những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Truyền nhiễm ở Việt Nam, đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân. Với sự tận tâm, tận lực và giàu kinh nghiệm của mình, chuyên gia đã cứu chữa cho hàng ngàn bệnh nhân. - Đội ngũ chuyên gia uy tín hàng đầu trực tiếp thăm khám, tư vấn và điều trị gồm: PGS. TS Trịnh Thị Ngọc - Nguyên Trưởng Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai, Phó Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam; TS. BS Trần Văn Giang - Phó Trưởng khoa Virus - Ký sinh trùng, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương; Phó Trưởng bộ môn Truyền nhiễm, Đại học Y Hà Nội; BSCKII Nguyễn Hồng Hà - Nguyên Phó Viện trưởng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương; BS. - Đáp ứng đầy đủ trang thiết bị hiện đại chẩn đoán bệnh chính xác, nhanh chóng: Máy siêu âm gan; Máy Fibroscan 502 touch - chẩn đoán, theo dõi mức độ xơ hóa nhu mô gan, độ nhiễm mỡ của gan mà không cần sinh thiết; Máy chụp cộng hưởng từ (MRI); Máy chụp cắt lớp vi tính 128 dãy cùng hệ thống máy xét nghiệm hoàn toàn tự động đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 định lượng nồng độ virus viêm gan B, C, … - Kết quả khám được bảo mật và toàn bộ thông tin khám bệnh được lưu trữ trên hệ thống giúp khách hàng có thể tra cứu khi cần thiết. Ag miễn dịch tự động để chẩn đoán sớm virus viêm gan B. “Chọn chuyên gia, gửi sức khỏe”. Nhanh tay đăng ký khám chuyên gia để được hưởng những ưu đãi và dịch vụ y tế tiện ích nhất.
question_345
Nếu đau tức ngực phải kèm các triệu chứng sau, cần nghĩ đến ung thư phổi
doc_345
Rất nhiều người có biểu hiện đau tức ngực phải kèm hiện tượng khó thở trong một thời gian dài lo lắng không biết tức ngực, khó thở có phải ung thư phổi không. Hãy cảnh giác với bệnh ung thư phổi khi các triệu chứng này đi kèm với nhiều triệu chứng nghi ngờ khác. Đau tức ngực phải và ung thư phổi Đau tức ngực phải là triệu chứng thường gặp ở cả người trẻ tuổi và lớn tuổi. Đau tức ngực phải có nhiều nguyên nhân khác nhau, đây có thể là triệu chứng của rối loạn cơ ngực. Một số nguyên nhân thông thường không liên quan đến bệnh lý dẫn đến triệu chứng này có thể do mỏi cơ, làm việc nặng, ngồi sai tư thế, căng thẳng quá mức… Đau tức ngực phải có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau Khó thở, thở nặng nhọc có thể do khối u ở phổi cản trở việc hô hấp của bạn. Hãy cảnh giác nếu triệu chứng này xuất hiện bất chợt, khi bạn không làm việc nặng nhọc hay căng thẳng… Biểu hiện đau ngực do ung thư phổi thường có đặc điểm đau sâu trong phổi khi bạn mang vác nặng một vật gì đó, thậm chí là cả khi ho. Hãy cảnh giác nếu đau tức ngực phải kèm các triệu chứng bất thường cảnh báo bệnh như: Ngay khi có các triệu chứng bất thường, dù là rất nhỏ bạn không nên chủ quan mà hãy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Khám chẩn đoán ung thư phổi thường kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Chụp CT lồng ngực giúp phát hiện các khối u nhỏ, chỉ vài milimet Ai dễ mắc bệnh ung thư phổi Ung thư phổi có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, phổ biến nhất ở người hút thuốc lá. Những người hút thuốc lá bị động cũng có nguy cơ mắc tương tự. Ngoài những người hút thuốc lá, một số nhóm dễ mắc bệnh ung thư phổi là:
doc_2836;;;;;doc_41081;;;;;doc_61535;;;;;doc_2609;;;;;doc_35176
“Khi bị chẩn đoán ung thư phổi, bố tôi không có biểu hiện gì đặc biệt ngoài đau tức ngực và ho”, anh H chia sẻ về tình trạng của bố vào thời điểm bị chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn cuối. Thống kê trên toàn cầu cho biết trong vài thập kỷ trở lại đây, cứ 5 người chết vì ung thư thì có một người mắc ung thư phổi. Hiện trên thế giới có khoảng 1.8 triệu người mắc mới ung thư phổi mỗi năm và 1.6 triệu ca tử vong do bệnh gây ra. Riêng tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 22 nghìn ca mắc mới ung thư phổi, trong đó gần 20 nghìn ca tử vong. Dù thường chỉ xuất hiện muộn nhưng việc nhận biết các triệu chứng bất thường cảnh báo ung thư phổi dưới đây sẽ giúp bạn không bỏ qua bất kì cơ hội phát hiện bệnh nào. Ho kéo dài Ho là một trong những biểu hiện điển hình ở bệnh nhân ung thư phổi Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân gây ho kéo dài như bệnh ho gà, lao, phổi tắc nghẽn mạn tính… nhưng đây là một trong những triệu chứng điển hình nhất xuất hiện ở khoảng 70% bệnh nhân ung thư phổi. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc khối u cản trở đường thở, gây nên phản ứng ho. Các chuyên gia khuyến cáo, nếu bạn đột nhiên có biểu hiện ho kéo dài trên 2 tuần không rõ nguyên nhân hoặc ngay khi thấy biểu hiện ho máu, bạn hãy đến bệnh viện để khám chẩn đoán kịp thời. Khó thở, thở gấp Khó thở xuất hiện ở khoảng 60% bệnh nhân ung thư phổi. Nếu đột nhiên sau khi leo cầu thang, đi bộ nhẹ cũng khiến bạn thở hổn hển thì hãy cảnh giác với căn bệnh ác tính này. Nguyên nhân của triệu chứng khó thở xuất phát do khối u phát triển trong phổi chặn khí quản hay do tràn dịch màng phổi. Khó thở có nhiều mức độ khác nhau, thường với những người hút thuốc, tình trạng khó thở sẽ nặng hơn. Nhiều bệnh nhân có biểu hiện thờ khó khè, nghe như có tiếng rít trong phổi. Đau tức ngực Khối u phát triển ở phổi ảnh hưởng đến các sợi thần kinh thành ngực có thể khiến người bệnh đau tức ngực Tình trạng đau ngực kéo dài, thậm chí là đau lưng, đau vai không biến mất cũng có thể là những dấu hiệu xấu cảnh báo ung thư phổi đang tiến triển trong cơ thể bạn. Nguyên nhân của triệu chứng đau tức ngực là do u phát triển ở phổi ảnh hưởng đến các sợi thần kinh thành ngực. Riêng tình trạng đau vai có thể xảy ra nếu một khối u phổi phát triển và gây áp lực lên phần trên của phổi và các dây thần kinh ở nách. Đau xảy ra ở bệnh nhân ung thư phổi thường không có quy luật nhưng ở nhiều người bệnh, đau thường xuyên xảy ra vào buổi sáng sớm, điểm đau không rõ rệt… Nhiễm trùng phổi thường xuyên Ung thư phổi có thể gây ra nhiễm trùng, ảnh hưởng đến đường hô hấp và là nguyên nhân của nhiều bệnh lý đi kèm như viêm phế quản, hen suyễn… Các bác sĩ khuyên, nếu bạn thường xuyên bị nhiễm trùng phổi mạn tính, hãy trao đổi cụ thể với bác sĩ để tìm chính xác nguyên nhân bệnh. Biểu hiện lạ toàn thân Thực tế, ung thư phổi thường khó phát hiện cho đến khi khối u đã ảnh hưởng đến các cơ quan ở xa của cơ thể. Nếu bạn bị nhức đầu, chóng mặt, rối loạn thị giác, đứng không vững… đó có thể là dấu hiệu xấu cảnh báo ung thư di căn não hay tụy. Nếu ung thư di căn đến gan có thể gây ra những triệu chứng như vàng da, vàng mắt; xuất hiện nhiều cục u có thể cảnh báo ung thư phổi di căn hạch bạch huyết… Mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân Dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì sút cân không rõ nguyên nhân cũng là dấu hiệu xấu cảnh báo cơ thể bạn đang “có vấn đề”, không ngoại trừ các bệnh ung thư trong đó có ung thư phổi. CT scan lồng ngực trong tầm soát ung thư phổi có thể phát hiện được những bất thường nhỏ tại phổi;;;;;Theo thống kê, khoảng 70% trường hợp ung thư phổi có ho, tức ngực. Khi ung thư ở đỉnh phổi đã xâm lấn hệ thần kinh giao cảm, có thể sụp mi, sa mí mắt, đồng tử co lại, lõm mắt. Dấu hiệu sớm của ung thư phổi Thở nặng nhọc Khó thở hoặc thở khò khè khi đi/ chạy lên cầu thang trong khi trước đây bạn không bị như vậy thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ sớm. Bởi đây có thể là những dấu hiệu của ung thư phổi. Thở nặng nhọc là dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi Đau ngực Một triệu chứng điển hình của ung thư phổi là đau ngực, nhất là khi bạn cảm thấy đau sâu trong phổi mỗi khi nhấc một cái gì đó, khi bạn ho hoặc cười. Ngoài ra, dấu hiệu đau dai dẳng trong ngực mà không hết sau một thời gian dài cũng có thể là một biểu hiện của bệnh ung thư phổi mà bạn cần chú ý. Đau tay và các ngón tay Bệnh nhân ung thư phổi thường có dấu hiệu: đau và mỏi ở các ngón tay, da của lòng bàn tay trở nên dày và có màu trắng với nếp nhăn… Bệnh nhân ung thư phổi thường có dấu hiệu đau và mỏi ở các ngón tay Ho nhiều Ho dai dẳng dẫn đến khàn giọng, tình trạng khàn giọng kéo dài vài tuần không khỏi… có thể là do vấn đề ở phổi gây ra, ví dụ như viêm phổi, nhiễm trùng phổi hoặc ung thư phổi. Giảm cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân Giảm cân đột ngột mà không rõ nguyên nhân, không liên quan đến việc bạn đã cắt giảm calo hoặc tập thể dục… thì bạn nên cảnh giác bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư. Đờm có lẫn máu Ho ra đờm có lẫn máu không bao giờ là dấu hiệu tốt có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi hoặc một bệnh nghiêm trọng nào đó trong cơ thể bạn. Ho ra đờm có lẫn máu không bao giờ là dấu hiệu tốt có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi Thường xuyên bị nhiễm trùng Ung thư phổi có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng ảnh hưởng đến đường hô hấp và dẫn đến các bệnh như viêm phế quản hoặc các bệnh nhiễm trùng mãn tính khác hoặc ung thư phổi. Bệnh nhân cần được khám lâm sàng một cách tỉ mỉ, đối với các bệnh nhân đã biết rõ hoặc nghi ngờ ung thư phổi vì những biểu hiện đa dạng của diễn tiến tại chỗ – tại vùng và di căn xa.;;;;;Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, mỗi năm trên thế giới ghi nhận khoảng 8 triệu ca tử vong do thuốc lá. Trong đó, khoảng 7 triệu ca tử vong do hút thuốc lá trực tiếp và khoảng hơn 1 triệu trường hợp tử vong do thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá một cách thụ động. Khói thuốc lá có chứa hàng nghìn chất độc hại, chẳng hạn như nicotine, carbon monoxide, acetone, arsenic, methane, polonium... và là nguyên nhân gây ra hàng chục bệnh lý nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm, trong đó thường gặp nhất là những bệnh lý về tim mạch, về hô hấp, về sức khỏe sinh sản và một số bệnh ung thư,… - 90% trường hợp bị ung thư phổi có liên quan đến khói thuốc lá, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mãn tính cũng do khói thuốc lá và thói quen hút thuốc lá cũng là nguyên nhân chủ yếu của 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ. - Khói thuốc lá cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Đối với mẹ bầu, các chất độc trong khói thuốc lá làm tăng nguy cơ sinh non, dễ bị sảy thai hoặc thai chết lưu, dễ bị nhau tiền đạo, tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung, bị bong nhau thai do khói thuốc lá,… Đối với thai nhi, khói thuốc lá có thể gây ra một số tác hại như sau: Khiến cho thể chất và trí não của thai nhi kém phát triển, tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh, em bé khi sinh ra có nguy cơ bị nhẹ cân, tăng nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh,… - Người hút thuốc lá thụ động cũng phải chịu những ảnh hưởng sức khỏe vô cùng nghiêm trọng. Đối với người lớn, hút thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, bệnh động mạch vành, tình trạng xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ sinh non ở thai phụ, đặc biệt nghiêm trọng khi làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư vú,… Đối với trẻ em, tình trạng phơi nhiễm khói thuốc sẽ làm tăng nguy cơ viêm đường hô hấp, hen suyễn, ảnh hưởng đến sự phát triển về chức năng phổi của trẻ,… Trước khi tìm hiểu, tức ngực ngay sau khi hút thuốc lá có phải là dấu hiệu của ung thư phổi hay không, bạn cần hiểu rõ khói thuốc có ảnh hưởng như thế nào đến phổi: - Khi hút thuốc lá, khói thuốc đi qua đường miệng và bỏ qua quá trình lọc ở mũi. Đây là thói quen đưa nhiều độc tố xâm nhập vào cơ thể. - Người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn, đồng thời khả năng loại bỏ đờm ra khỏi đường hô hấp cũng kém hơn người không hút thuốc lá. Không những vậy, khói thuốc làm thay đổi cấu trúc các tuyến nhầy và thành phần chất nhầy khiến khả năng bài tiết đờm của người hút thuốc bị giảm đáng kể. Cuối cùng, chất nhầy và nhiều loại hóa chất độc hại bị giữ lại trong phổi gây cản trở sự trao đổi khí. - Do các chất độc hại trong khói thuốc, đường thở của người hút thuốc dễ bị co thắt, khi hít thở gặp khó khăn hơn người bình thường do luồng khí hít vào và thở ra bị cản trở. Đồng thời, những trường hợp này cũng dễ nhiễm vi khuẩn, virus, có nguy cơ bị các bệnh về phổi cao hơn so với người không hút thuốc, đặc biệt là nguy cơ bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Như vậy, tình trạng đau tức ngực ngay sau khi hút thuốc lá cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý về phổi, trong đó có ung thư phổi. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm khác như các bệnh lý tim mạch. Do đó, khi xuất hiện triệu chứng này, bạn không nên chủ quan mà cần đi khám sớm để được các bác sĩ thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và tư vấn cách điều trị bệnh hiệu quả. Ngoài tình trạng đau tức ngực, người thường xuyên hút thuốc lá cũng nên chú ý với một số biểu hiện như: - Ho kéo dài: Ho kéo dài là một triệu chứng nguy hiểm, nó có thể là lời cảnh báo về nhiều căn bệnh liên quan đến phổi ở những người hút thuốc lá lâu năm. - Chán ăn, giảm cân không rõ nguyên nhân: Đây là một trong những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc ung thư phổi. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng dễ gây nhầm lẫn vì nó có thể xuất hiện ở một số trường hợp bệnh lý khác. - Ho ra đờm lẫn máu: Tình trạng đờm có máu là một dấu hiệu vô cùng nguy hiểm. Tình trạng này rất có thể là do các mạch máu trên bề mặt khối u trong phổi đã vỡ ra khiến cho máu bị lẫn trong đờm. Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện chụp CT phổi, tiến hành nội soi phế quản, sinh thiết,... Nếu được phát hiện sớm, bệnh nhân ung thư phổi sẽ có cơ hội kéo dài tuổi thọ và thậm chí là chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, tại Việt Nam, phần lớn các trường hợp bệnh nhân ung thư phổi đều được phát hiện muộn nên cơ hội điều trị thường rất thấp.;;;;;Đau ngực là một triệu chứng thường gặp ở nhiều bệnh cảnh lâm sàng hiện nay. Trong đó, đau ngực do nguyên nhân bệnh phổi là những trường hợp tuy phổ biến nhưng lại có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh nên cần chú ý đối với những tình trạng này. 1. Đau ngực Đau ngực được định nghĩa là tình trạng đau vùng ngực, tại vị trí ngang vai kéo dài cho đến phần tận cùng của xương sườn trên lồng ngực. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau ngực nên để điều trị hiệu quả triệu chứng này thì việc chẩn đoán tìm nguyên nhân gây đau ngực là cực kỳ quan trọng, cần kết hợp giữa hỏi bệnh, khai thác tiền sử, thăm khám lâm sàng và áp dụng một số kỹ thuật cận lâm sàng cần thiết để xác định nguyên nhân. 2. Bệnh phổi Bên cạnh những nguyên nhân gây đau ngực thường gặp là những bệnh lý về tim như cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim... thì bệnh phổi cũng là một trong những nguyên nhân gây ra cơn đau ngực ở bệnh nhân. Các bệnh phổi có thể gặp trên lâm sàng với triệu chứng đau ngực có thể là cao áp phổi, thuyên tắc phổi, viêm phổi, viêm màng phổi, tràn khí màng phổi hay đau ngực do tràn dịch màng phổi.Đối với bệnh lý viêm màng phổi, viêm phổi có thể do tác nhân virus thường gây ra tình trạng đau ngực với đặc điểm cơn đau là đau nhói, đau dữ dội cảm giác như dao đâm với vị trí rất đa dạng, đau tăng lên khi bệnh nhân thở, ho.Tình trạng thuyên tắc động mạch phổi do cục máu đông tắc nghẽn ở động mạch trung tâm phổi khiến lưu thông tuần hoàn phổi bị ngưng trệ nên khiến bệnh nhân đau ngực nhiều hơn khi hít vào, vị trí đau ngực thường ở sau xương ức. Ngoài ra, bệnh nhân có thể khó thở, ho ra máu, có sốt nhẹ hay nhịp tim tăng nhanh.Xẹp phổi do tràn khí màng phổi cũng khiến sức khỏe của bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi các cơn đau ngực. Có thể là tràn khí màng phổi nguyên phát khiến khí thoát ra phổi, ứ đọng tại vùng giữa phổi và thành ngực, hoặc tràn khí màng phổi thứ phát sau một bệnh lý phổi khác như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cũng gây ra đau ngực một cách đột ngột, đau 1 bên của ngực, tăng lên khi hít thở. ngoài ra, những bệnh lý ngoại khoa khác cũng có thể dẫn đến tràn khí màng phổi như chấn thương ngực, tai nạn giao thông..., từ đó cũng khiến bệnh nhân xuất hiện những cơn đau ngực.Để điều trị các tình trạng đau ngực do bệnh phổi kể trên thì cần tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó điều trị theo nguyên nhân. Nếu những bệnh phổi gây đau ngực và ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của người bệnh thì cần phục hồi đường dẫn khí cũng như chức năng hô hấp cho người bệnh trước tiên. Một điều quan trọng luôn được khuyến cáo với những bệnh nhân mắc bệnh phổi đó là không được hút thuốc lá. Ngay khi người bệnh có những triệu chứng nghi ngờ thì chuyển ngay đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán. Người bệnh có thể gặp tình trạng đau ngực do tràn dịch màng phổi 3. Đây là một triệu chứng thường gặp nên bệnh nhân cũng như người nhà không nên chủ quan trước tình trạng này.Khi thấy các dấu hiệu của đau ngực, đặc biệt là đau thắt ngực không ổn định, người bệnh nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân của hiện tượng này, từ đó có biện pháp can thiệp hợp lý.;;;;;Ho dai dẳng, ho ra máu, khó thở, đau ngực, vv… là những dấu hiệu đáng nghi nhất liên quan tới ung thư phổi. Tuy nhiên, ở một số người, sưng đau ở đầu gối là dấu hiệu ung thư phổi đầu tiên. Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng sưng đau ở một bên đầu gối có thể là một dấu hiệu ung thư phổi sớm ở một số người. Và dấu hiệu này thường liên quan đến ung thư phổi không tế bào nhỏ. Sưng đau ở đầu gối có thể là dấu hiệu ung thư phổi sớm. Anh chia sẻ câu chuyện của mình: ”Trước đây tôi hay bị đau và sưng ở đầu gối. Tôi đi khám, và được chụp X-quang, nhưng không phát hiện bất thường. Bác sĩ đã kê cho tôi một số loại thuốc chống viêm. Tuy nhiên, tôi không thấy tình trạng được cải thiện. Lúc đó, tôi nghĩ có thể mình bị bệnh thấp khớp nên đi khám lại 1 lần nữa. Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ phát hiện các đầu ngón tay tôi bị sưng và biến dạng. Tôi được chỉ định chụp X-quang ngực, vì nghi ngờ có các vấn đề ở ngực, chẳng hạn như viêm phế quản. Khi cầm phim chụp trên tay, tôi nhận thấy một bóng trắng khổng lồ bên phổi phải. Tôi tiếp tục được làm thêm một số chẩn đoán khác, và nhận được kết quả: ung thư phổi không tế bào nhỏ. Hình ảnh trên phim chụp X-quang ngực cho thấy, có bóng trắng (ung thư) trên phổi phải. Tôi được biết loại ung thư phổi này có liên quan tới thuốc lá, nhưng tôi đã bỏ thuốc cách đây 15 năm, kể từ sau khi vợ sinh con đầu lòng. Do đó, kết quả này thực sự là một cú sốc rất lớn với tôi và gia đình. Tôi được các bác sĩ khuyên nên phẫu thuật, loại bỏ một thùy phổi. Sau 4 tuần, tôi cảm thấy tốt hơn nhiều. Thật may mắn, vì tôi không có bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình hóa trị liệu. Tuy nhiên, sau khi xạ trị, thực quản của tôi bị ảnh hưởng nặng nề, đau đớn khi nuốt. Hiện nay, sức khỏe tôi đã tốt hơn nhiều”. Ho dai dẳng cũng là một trong những dấu hiệu ung thư phổi phổ biến. – Ho dai dẳng, ho ra chất nhầy hoặc lẫn máu – Nhiễm trùng ngực dai dẳng, chẳng hạn như viêm phế quản, viêm phổi thường xuyên – Sưng ở đầu gối, các đầu ngón tay – Khó thở, thở mệt nhọc khi thực hiện các công việc hàng ngày – Đau lưng, đau xương, đau ngực Khi gặp các dấu hiệu bất thường nêu trên, chúng ta nên đi khám sớm, đặc biệt là những người đang hút thuốc lá, hay đã từng hút thuốc lá. Nếu phát hiện bệnh sớm và có khả năng phẫu thuật, cơ hội chữa khỏi bệnh cũng như sống lâu dài cao hơn rất nhiều so với chẩn đoán muộn.
question_346
Bà bầu làm thế nào để tránh nóng?
doc_346
Uống nhiều nước Mất nước là nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi ở chị em phụ nữ mang thai đặc biệt trong những ngày thời tiết nóng nực. Vấn đề này hoàn toàn có thể tránh được bằng cách bổ sung đủ nước. Bà bầu được khuyến cáo nên uống đủ 8-10 ly nước mỗi ngày và uống đều trong cả ngày. Chị em không nên đợi đến khi khát mới uống vì lúc này cơ thể bà bầu đã chuyển sang mệt mỏi. Bạn cũng cần lưu ý không nên uống những loại đồ uống chứa đường vì chúng chỉ làm bạn thêm nhanh khát nước và mệt mỏi hơn. Ăn thực phẩm giải nhiệt Những thực phẩm có tác dụng giải nhiệt được khuyến khích dùng cho bà bầu. Có thể kể tên những thực phẩm như: đỗ đen, đỗ xanh, quả thanh long… Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng cần ăn đa dạng các loại rau, củ để bổ sung vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, với những bà bầu thích uống các loại nước ép hoa quả thì nên lưu ý hạn chế, chỉ nên ăn hoa quả tươi vì 95% trong nước ép trái cây là nước, ngoài ra, có đường trái cây, đường gluco và vitamin tùy theo loại quả. Những loại đường này có thể nhanh chóng tiêu hóa, nhưng vẫn khiến bạn tăng cân mà không có lợi cho con, dùng nhiều dễ dẫn đến bệnh tiểu đường. Do đó, trong những ngày bụng bầu nặng nè mà trời oi bức, bà bầu cũng chỉ nên uống từ 300 – 500 ml nước hoa quả mỗi ngày. Mặc quần áo thoáng mát Khi mang thai, bạn nên chọn cho mình những loại quần, áo, váy thoáng mát, chất liệu cotton giúp hút mồ hôi tốt, như vậy sẽ giảm thiểu đáng kể cái nắng nóng khó chịu mà mùa hè mang lại. Thể dục nhẹ nhàng Thay vì việc ngồi lì trước bàn máy tính trong phòng điều hòa, bạn nên thường xuyên đi lại quanh khu vực làm việc để cơ thể được lưu thông. Nếu bạn đang mang bầu, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi mà đôi chân đang phình ra to đặc biệt trong ngày nắng nóng, vì vậy việc đi lại thường xuyên là rất cần thiết. Hãy đi lại xung quanh khu vực làm việc 30 phút/lần. Thêm vào đó, buổi tối về nhà bạn cũng nên rủ anh xã cùng đi dạo công viên hoặc quanh khu nhà mình để hít thở không khí thoáng mát.
doc_28765;;;;;doc_32421;;;;;doc_18212;;;;;doc_14750;;;;;doc_55805
Mẹ bầu sẽ cảm thấy nóng hơn nhiều so với bình thường vì lượng máu tuần hoàn tăng lên sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể, cùng với đó, sự tăng cân cũng là thủ phạm khiến bạn trở nên mệt mỏi, nóng nực và khó chịu hơn. Ngoài việc giảm nhiệt độ máy điều hòa, một vài mẹo nhỏ dưới đây có thể xoa dịu sự căng thẳng đó và mẹ bầu có thể tìm lại cho mình cảm giác thư giãn, nhẹ nhàng hơn để vượt qua mùa hè này. 1. Giảm bớt lượng muối nạp vào cơ thể Bạn có thể hiểu dễ dàng rằng khi hạn chế nạp muối vào, cơ thể sẽ tránh sự tích nước. Thế nhưng cũng đừng loại bỏ hoàn toàn chúng vì thành phần Iốt trong muối đóng vai trò khá quan trọng đối với sức khỏe của em bé chào đời sau này. 2. Tháo bớt nhẫn đeo trên tay Các ngón tay sẽ là nơi đầu tiên bị sưng phù, nhất là trong mùa hè. Vì vậy bạn hãy cân nhắc những chiếc nhẫn yêu thích hay đeo, hoặc thậm chí là chiếc nhẫn cưới nếu như chúng đang ôm khít ngón tay bạn có cần thiết hay không. Nếu không thì nên tháo bỏ chúng tạm thời và cất đi nếu như bạn không muốn đến một lúc nào đó phải nhờ thợ cắt chúng ra vì ngón tay sưng to đau đớn. 3. Đi bơi Một gợi ý khá hay trong thời kỳ bầu bí cho bạn chính là bơi ở các bể bơi gần nhà. Làn nước trong veo mát lạnh sẽ xoa dịu da thịt, nâng đỡ cơ thể, vuốt ve bạn. Đây có thể coi là một môn thể thao tương đối an toàn có thể áp dụng cho mẹ bầu mà lại mang lại hiệu quả tích cực. 4. Chườm khăn lạnh mát Bạn có thể đặt một chiếc khăn mặt ướt mát lạnh lên cổ, trán hay đầu để giúp nhiệt độ cơ thể giảm xuống và tránh mồ hôi tiết ra nhiều. 5. Đi xem phim hoặc dạo chơi ở trung tâm thương mại Khi cơ thể mệt mỏi và tâm trạng chán ngắt vì phải ở lì trong nhà cả ngày, mẹ bầu sẽ muốn ra ngoài dạo bộ trong trung tâm thương mại hay rạp chiếu phim gần nhà. Đây đều là những nơi có không khí điều hòa thoáng đãng, mát mẻ và mẹ bầu sẽ cảm thấy vô cùng dễ chịu khi mua đồ cho em bé hoặc thưởng thức một bộ phim thú vị mà mình yêu thích. 6. Nạp đủ lượng nước vào cơ thể Chúng ta đều biết rằng lượng nước cần thiết cho một ngày để nạp vào cơ thể là khoảng 2-3 lít. Vì vậy, bạn hãy tập thói quen uống nước dù có thể không cảm thấy khát lắm. Không chỉ có nước trắng, nước cam, sữa, nước dừa cũng là nguồn dinh dưỡng tốt mà mẹ bầu có thể uống đan xen để bù lại năng lượng và nước bị mất đi khỏi cơ thể trong tiết trời hè khô nóng. 7. Mặc quần áo rộng rãi thoáng nhẹ Tủ đồ bầu của bạn nên bổ sung những bộ đồ làm từ vải mỏng, thấm hút mồ hôi tốt và thoáng nhẹ như cotton hay vải lanh. Mặc thường xuyên những bộ đồ như vậy sẽ giúp hạn chế mồ hôi tiết ra hoặc những vết mẩn, hăm đỏ nổi trên ngực và bụng. 8. Sử dụng kem chống nắng chỉ số cao hơn Hãy sử dụng kem chống nắng cao hơn mức SPF 15 trong giai đoạn bầu bí. Tiếp xúc với ánh nắng trong thời kỳ này sẽ làm cho da mẹ bầu sản sinh nhiều hắc tố melanin có hại. 9. Mát-xa thư giãn Mát-xa nhẹ nhàng khi mang bầu sẽ giảm hiện tượng sưng phù và tạo cảm giác khoan khoái dễ chịu hơn cho bạn. Đừng ngần ngại khi bạn nhờ chồng mát-xa cho mỗi ngày, vừa thắt chặt tình cảm lại vừa giúp bạn dễ chịu và đỡ cảm giác mệt mỏi cáu bẳn hàng ngày. 10. Sử dụng giày vừa vặn với chân Hè đến có thể sẽ là cơ hội tuyệt vời để bạn khoe những đôi sandal hay dép xỏ ngón. Tuy nhiên đi một đôi giày bệt vừa vặn êm ái, có thể là cỡ chân rộng hơn bình thường sẽ giúp bạn thoải mái hơn trong mọi hoạt động và quan trọng là nó rất an toàn để đi bất cứ lúc nào mà không sợ chân bị khó chịu hay đau nhức.;;;;;Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh cho người bình thường trong mùa nắng nóng đã khó, với mẹ bầu lại càng không dễ dàng. Dưới đây là những lưu ý cho việc lựa chọn chế độ ăn uống khoa học, đủ chất cho các mẹ bầu trong những ngày nắng nóng: Nạp đủ chất dinh dưỡng Các mẹ bầu thường khó ăn hơn người bình thường bởi những cơn nghén khiến cơ thể buồn nôn, mệt mỏi, tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần nạp đủ 300 calo/ngày. Trong những ngày nắng nóng, việc cân bằng dinh dưỡng cho mẹ bầu vẫn được đặt lên hàng đầu. Mẹ bầu cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe gồm: - Ngũ cốc: Cơm, bánh mỳ, hạt óc chó, hạnh nhân,…; - Hoa quả: Cam, táo, nho, lê, ổi, chuối,…; - Sữa và Protein như trứng, thịt, cá, lạc, đỗ,…; - Chất xơ: Ngũ cốc, bánh mì, mì ý, gạo, rau củ quả (cà rốt, củ cải, rau xanh,…); - Vitamin và khoáng chất: Mẹ bầu cần hấp thụ đủ lượng vitamin và khoáng chất giúp cơ thể khỏe mạnh hơn như bưởi, cam, dâu tây, bông cải xanh, mật ong, đu đủ, súp lơ,,… Ăn nhiều rau xanh, uống nước thanh nhiệt - Mẹ bầu nên ăn nhiều rau xanh, các thực phẩm chứa vitamin A (cà rốt, bí ngô, khoai lang,…. ) và uống nhiều nước. Việc bổ sung thêm sinh tố trái cây để đảm bảo được lượng nước ổn định cho cơ thể. Đồng thời, mẹ bầu cần hấp thụ 0.4mg axit folic để bảo vệ thai nhi khỏi dị tật. Những điều nên tránh trong bữa ăn mùa hè -Mẹ bầu cần hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có cồn, trà và sô đa. -Giảm 30% chất béo hấp thụ vào cơ thể. -Không ăn đồ tươi, sống đặc biệt là hàu, trai. -Không ăn đồ chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên, xào. -Không ăn thực phẩm có nồng độ thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm. -Lượng cholesterol hấp thu trong ngày cũng nên giới hạn ở mức 300mg. Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh cho mẹ bầu trong ngày nắng nóng, việc theo dõi sức khỏe thai nhi cũng cần hết sức thận trọng. Bệnh viện hiện có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và tận tâm như: – Nguyên trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Phụ sản TW; – Nguyên Phó Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Phụ sản TW; - Chuyên khoa Sản phụ khoa; - Chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh; - Trưởng khoa Sản phụ... luôn đem đến sự tin tưởng cho các mẹ bầu. Bên cạnh đó, việc trang bị đồng bộ hệ thống máy siêu âm 4D, xét nghiệm hiện đại, tự động của Roche (Thụy Sĩ), Abbott (Mỹ),... bảo đảm kết quả nhanh và chính xác.;;;;;Nhiệt độ của người mới mang thai có nhiều thay đổi và thường cao hơn so với người bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp thân nhiệt mẹ bầu tăng quá cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là một số mẹo nhỏ để giúp mẹ bầu phòng tránh được tình trạng thân nhiệt tăng quá cao. Nhiệt độ cơ thể của người trưởng thành sẽ thường giao động trong khoảng 36,1 - 37,2 độ C. Nhiệt độ của người mới mang thai sẽ thường cao hơn bình thường khoảng 0,5 độ. Tuy nhiên, thân nhiệt ở mỗi mẹ bầu sẽ có thể khác nhau và thường nằm trong khoảng 36,9 đến 37,2 độ C. Ở bất cứ giai đoạn nào trong thời kỳ mang thai, thân nhiệt của chị em cũng có thể tăng. Tuy nhiên, trong giai đoạn 3 tháng đầu, thân nhiệt của chị em thường tăng nhẹ và đây cũng được coi là một trong những biểu hiện sớm của việc mang thai, xuất hiện trước biểu hiện chậm kinh. Như vậy, nếu nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ khi mang thai, nhất là trong giai đoạn đầu của thai kỳ, chị em không cần lo lắng quá. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn nên thường xuyên theo dõi nhiệt độ của cơ thể. 2.1. Một số nguyên nhân khiến thân nhiệt mẹ bầu tăng cao - Do sự thay đổi nội tiết tố: Ngoài biểu hiện tăng thân nhiệt, chị em còn gặp phải một số triệu chứng khác như chậm kinh, mệt mỏi, đầu vú thâm quầng, đi tiểu nhiều hơn bình thường, đầy hơi và khó tiêu,... - Một số nguyên nhân khác: + Để vận chuyển dinh dưỡng cũng như oxy cho bé, cơ thể của người mẹ cần nhiều máu hơn. Ở tuần thai thứ 34, lượng máu mà cơ thể mẹ bầu có thể tăng lên đến 50%. Khi các mạch máu giãn nở hơn, thân nhiệt sẽ tăng cao hơn bình thường. + Khi lượng máu trong cơ thể tăng lên nghĩa là tim sẽ phải hoạt động mạnh hơn để bơm máu. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới tăng cường trao đổi chất, đồng thời thân nhiệt của cơ thể cũng tăng nhẹ. + Nhiệt độ của cơ thể thai nhi cũng là một yếu tố khiến cho cơ thể mẹ bầu nóng hơn bình thường. Tuy nhiên, điều này thường diễn ra ở giai đoạn 3 tháng cuối. + Bên cạnh đó, thân nhiệt của mẹ bầu cũng sẽ tăng cao hơn trong mùa hè. - Nếu nhiệt độ cơ thể trên 37,5 độ C: Mẹ bầu đã bị sốt. - Nếu nhiệt độ trên 38 độ C: Nghĩa là mẹ bầu đã bị sốt cao và có thể gây ra một số vấn đề như sinh non, sảy thai, nhiễm khuẩn thai kỳ, dị tật thai nhi,... Do vậy, nếu thấy mẹ bầu sốt trên 38,5 độ C thì cần đưa mẹ bầu đi khám sớm. Nhiệt độ của người mới mang thai giảm khi ở mức dưới 36 độ có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề nguy hiểm như sau: - Thiếu máu: Nhiệt độ cơ thể của mẹ bầu giảm thấp rất có thể nguyên nhân là do tình trạng thiếu máu. Ngoài sự thay đổi về thân nhiệt, chị em còn có thể gặp phải một số triệu chứng như sau chóng mặt, mệt mỏi, đau nhức đầu,... - Nhiễm khuẩn huyết: Đây là tình trạng rất nguy hiểm, có thể dẫn đến suy đa tạng và tỷ lệ tử vong cao. Khi cơ thể mẹ bầu bị nhiễm khuẩn huyết có thể gây ra một số triệu chứng như sau: Thân nhiệt tăng quá cao hoặc giảm xuống rất thấp, khó thở, nôn mửa hoặc thay đổi màu da,... Các trường hợp này cần được cấp cứu càng sớm càng tốt để hạn chế những biến chứng nguy hiểm. - Viêm phổi: Đây cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng thân nhiệt giảm thấp. Bệnh gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi. Nếu được phát hiện sớm và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp, có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm. - Sảy thai: Thân nhiệt của mẹ bầu đột ngột giảm còn có thể là dấu hiệu sảy thai, do đó chị em tuyệt đối không chủ quan. Nhất là khi nhiệt độ cơ thể giảm, kèm theo triệu chứng xuất huyết âm đạo bất thường. 4. Một số mẹo nhỏ giúp mẹ bầu ổn định thân nhiệt Để tránh tình trạng thân nhiệt tăng quá cao hoặc giảm quá thấp trong thời kỳ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau: - Mẹ bầu không nên sinh hoạt và làm việc quá lâu ở nơi có nhiệt độ cao, chẳng hạn như nhà bếp,... - Nếu mang thai vào những tháng mùa hè, chị em cũng nên hạn chế ra ngoài vào những thời điểm nắng nóng để tránh tăng thân nhiệt và phòng tránh nguy cơ bị ốm. Trong những ngày thời tiết quá nóng và oi bức, nên sử dụng điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên, vào ban đêm nên điều chỉnh nhiệt độ ở mức vừa phải, không nên hạ nhiệt độ quá thấp. - Mẹ bầu không nên tắm bằng nước quá nóng và không nên ngâm mình quá lâu trong bồn tắm nước nóng. Chỉ nên tắm bằng nước ấm và không tắm quá lâu. - Mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, trong những ngày nóng bức, chị em không nên tập thể dục, vận động quá nhiều ở trong phòng quá bí, nóng hoặc ở ngoài trời. - Dùng ga trải giường có chất liệu thấm hút tốt. - Lựa chọn những bộ đồ có chất liệu cotton, đảm bảo thấm hút tốt và mát mẻ. Mẹ bầu cũng nên lựa chọn những bộ đồ rộng rãi. - Trong giai đoạn mang thai, chị em cũng nên uống nhiều nước để giữ ẩm cho cơ thể và mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của thai nhi. - Mẹ bầu nên có thể sử dụng các loại trà thảo mộc để điều hòa nhiệt độ cơ thể. - Lưu ý: Không nên ăn những món ăn cay nóng và tránh uống rượu bia, đồ uống có chứa nhiều caffeine như trà, cà phê…;;;;;Sự thay đổi nội tiết trong thời gian mang thai khiến cho chị em hay gặp phải tình trạng trào ngực dạ dày thực quản gây ra tình trạng ợ nóng. Dưới đây là một vài mẹo trị ợ nóng ở bà bầu hiệu quả an toàn mà chị em có thể tham khảo để áp dụng nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe. Uống trà gừng Gừng có tính ấm giúp giảm chứng ợ nóng ở bà bầu hiệu quả an toàn. Đơn giản, chị em chỉ cần uống một cốc trà gừng vào buổi sáng, uống thành nhiều ngụm nhỏ vừa ngăn tình trạng đầy hơi lại giúp dạ dày dễ hấp thu, tiêu hóa tốt hơn, cải thiện ợ nóng nhanh chóng. Uống trà gừng là một cách giúp giảm tình trạng ợ nóng ở bà bầu hiệu quả Ăn thành nhiều bữa nhỏ Khi chứng ợ nóng hành hạ sẽ khiến bà bầu khó chịu nên việc ăn uống trong thời gian này cũng bị ảnh hưởng. Do đó để hạn chế tình trạng quá tải ở dạ dày, thai phụ nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Thay vì 3 bữa chính có thể ăn thành 6 bữa nhỏ. Mẹo đơn giản này có thể trị ợ nóng ở bà bầu hiệu quả mà an toàn. Tăng cường thực phẩm dạng lỏng Thực phẩm dạng lỏng như súp, cháo, nước ép rau củ quả, sữa, sữa chua… sẽ dễ tiêu hóa hơn những thực phẩm cứng, rắn. Đặc biệt, những thực phẩm dạng lỏng chứa hàm lượng protein cao, rất tốt cho sức khỏe bà bầu và có thể cải thiện tình trạng ợ nóng hiệu quả. Lựa chọn thực phẩm thông minh Trong ăn uống hàng ngày có nhiều thực phẩm khiến tình trạng trào ngược axit dạ dày thực quản nghiêm trọng hơn, gây ợ nóng kéo dài. Vì thế, một trong những mẹo trị ợ nóng ở bà bầu hiệu quả an toàn là lựa chọn thực phẩm phù hợp. Chị em cần tránh những thực phẩm cay nóng nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn, có ga và những loại trái cây chứa niều axit như chanh, cam… Thay vào đó là những thực phẩm tốt cho tiêu hóa như khoai lang, bí ngô, các loại rau họ cải… Chị em cần lựa chọn những thực phẩm phù hợp trong ăn uống hàng ngày sẽ giúp chữa trị chứng ợ nóng nhanh chóng Uống nhiều nước trong ngày Uống đủ 2-3 lít nước trong ngày vừa giúp thanh lọc cơ thể vừa có thể cải thiện tình trạng ợ nóng ở bà bầu nhanh chóng. Tránh mặc quần áo chật Bà bầu cần lựa chọn những trang phục thoải mái sẽ giúp giảm áp lực lên dạ dày và đường tiêu hóa, cải thiện tình trạng ợ nóng. Chị em nên chọn những trang phục mềm, thấm hút mồ hôi tốt. Nên chọn những quần áo danh riêng cho bà bầu, thoải mái dễ chịu. Trên đây là những mẹo trị ợ nóng ở bà bầu hiệu quả an toàn. Những mẹo nhỏ này tuy đơn giản nhưng giúp chị em tăng cường sức khỏe và loại bỏ tình trạng ợ nóng khó chịu trong cuộc sống hàng ngày. Uống 2-3 lít nước mỗi ngày cũng giúp cải thiện tình trạng ợ nóng ở bà bầu Bên cạnh đó, thai phụ cần theo dõi tình trạng sức khỏe và khám thai định kỳ để biết được sức khỏe bản thân và sự phát triển của thai nhi. Ợ nóng có thể là triệu chứng của một bệnh lý ở đường tiêu hóa nguy hiểm nên chị em cần đi khám ngay nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường. XEM THÊM: Những nguyên nhân gây ợ nóng thường gặp;;;;;Điều tốt nhất bản thân sản phụ có thể làm cho chính mình khi mang thai là tìm cách thư giãn và nghỉ ngơi. Một trong các cách để điều đó được thực hiện là lúc tắm rửa một cách thoải mái. Ngâm mình trong nước nóng là biện pháp được nhiều người lựa chọn nhưng bà bầu tắm nước ấm có tốt không có thể là một điều còn băn khoăn. Mang thai có thể là một khoảng thời gian đẹp đẽ đối với mọi người phụ nữ nhưng thật không dễ dàng để chấp nhận những thay đổi mà thai kỳ có thể gây ra trên cơ thể mình. Ngoài những tác nhân gây căng thẳng hàng ngày mà phụ nữ đang mang thai gặp phải, các hormone xuất hiện trong thai kỳ thực sự có thể làm biến đổi mọi thứ. Từ ốm nghén đến đau nhức cơ bắp và rối loạn cảm xúc, thai kỳ có thể khiến nhiều phụ nữ gặp căng thẳng quá mức. Tuy nhiên, mức độ căng thẳng quá mức và liên tục có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi đang lớn dần lên trong tử cung cũng như chính sức khỏe của người phụ nữ.Lúc này, mọi việc giúp cho sản phụ được thoải mái và thư giãn đều được ủng hộ. Tuy vậy, việc tìm được một khoảng thời gian để nghỉ ngơi có vẻ như là một nhiệm vụ bất khả thi, đặc biệt nếu sản phụ vẫn phải tiếp tục làm việc trong suốt thời kỳ mang thai. Chính vì thế, việc tắm nước ấm là một cách tuyệt vời để thư giãn vào cuối một ngày dài. Tuy nhiên, khi đang mang thai, hãy nhớ kiểm tra xem nước tắm của mình có quá nóng hay không. Tiếp xúc với nhiệt độ cao quá mức không chỉ có thể khiến sản phụ bị bỏng da do nhiệt và thậm chí có thể gây hại cho thai nhi. Tắm nước ấm là cách tuyệt vời để sản phụ thư giãn mỗi ngày 2. Vấn đề của việc tắm nước nóng và mang thai Khi tắm nước nóng, nhiệt độ cơ thể của chính mình sẽ tăng lên. Thông thường, điều này sẽ không đe dọa sức khỏe ngay lập tức. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai, nếu nhiệt độ cơ thể của sản phụ quá cao và sản phụ bị tăng thân nhiệt thì em bé trong buồng tử cung có thể gặp nguy hiểm.Nhiệt độ quá nóng có thể gây ra một số dị tật bẩm sinh, đặc biệt là khi mang thai trong ba tháng đầu - 12 tuần - khi các cơ quan của em bé đang phát triển. Não và tủy sống là những cơ quan dễ bị ảnh hưởng nhất do tăng thân nhiệt; do đó, dị tật ống thần kinh dễ xảy ra trong thời kì này.Một vấn đề khác với việc nước tắm quá nóng là nó có thể làm giảm huyết áp của sản phụ. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu từ cơ thể mẹ đến bào thai và có thể gây nguy hiểm ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Ban đầu, sản phụ có thể bắt đầu cảm thấy lâng lâng, chóng mặt hoặc thậm chí buồn nôn; triệu chứng nặng hơn của việc hạ huyết áp là nó làm tăng nguy cơ ngất xỉu và ngã, cuối cùng là chấn thương.Hơn nữa, việc thận trọng khi dành thời gian đến spa nước nóng hoặc phòng xông hơi khô là điều cần thiết. Không phải là tiếp xúc trực tiếp với dòng nước nóng, nguy cơ quá nhiệt trong những buồng xông hơi vẫn xảy ra, thậm chí còn cao hơn. Điều này là do trong khi tắm, ngâm mình trong nước nóng, nhiệt độ của nước thực tế sẽ dần nguội đi; trong khi đó, nhiệt độ của spa hoặc phòng xông hơi khô vẫn được duy trì ở mức cao liên tục.Đó là lý do tại sao phòng xông hơi khô, phòng xông hơi ướt hay bồn tắm nước nóng được nhận định là không an toàn khi mang thai. Thực tế, các sản phụ có thể tắm nước nóng cũng được, nhưng tránh tắm nước có nhiệt độ quá nóng hay tắm nước nóng lâu.Một số bà mẹ lo lắng rằng nước tắm có thể xâm nhập vào tử cung và gây hại cho thai nhi đang phát triển. May mắn thay, em bé vẫn luôn được bảo vệ trong túi ối. Vì vậy, trừ khi nước ối bị vỡ, em bé vẫn hoàn toàn tách biệt khỏi nước đang ngâm bên ngoài. Sản phụ không nên tắm lâu trong nước có nhiệt độ quá nóng 3. Lựa chọn an toàn đối với việc tắm nước nóng trong thời kỳ mang thai Nhìn chung, lời khuyên từ các chuyên gia y tế là phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng các spa và phòng tắm hơi hay tắm nước nóng. Tuy nhiên, sản phụ vẫn có thể tắm khi đang mang thai miễn là nước không quá nóng. Tránh ngâm mình trong nước nóng mà có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể cao hơn 39 độ C (102,2 độ F) trong hơn 10 phút.Dù vậy, cho đến nay, không có bất kỳ giới hạn nào về thời gian và nhiệt độ mà phụ nữ mang thai có thể ở trong môi trường nóng một cách an toàn. Do đó, khi đi tắm, hãy kiểm tra nhiệt độ nước bằng khuỷu tay hoặc cẳng tay trước khi bước vào. Những phần này của cánh tay sẽ nhạy cảm hơn với nhiệt độ và sẽ cho cơ thể ước tính tốt hơn. Nước vẫn phải đủ ấm để sản phụ có thể giải tỏa được căng thẳng, thư giãn cơ bắp nhưng nếu nhận thấy da mình ửng đỏ hoặc bắt đầu đổ mồ hôi thì có thể là nước quá nóng.Các chuẩn xác nhất là nhúng nhiệt kế vào nước tắm hoặc sử dụng nhiệt kế dùng trong bồn tắm của trẻ em để theo dõi nhiệt độ của nước trong suốt buổi tắm. Nếu nhận thấy nhiệt độ cao, sản phụ nên nhanh chóng bước ra khỏi bồn tắm hay lập trình lại máy nước nóng để duy trì nhiệt độ thấp hơn, an toàn hơn trong thai kỳ.Tóm lại, tắm nước nóng là một cách tuyệt vời để làm dịu các cơ bị đau và thư giãn khi mang thai. Việc thực hiện có thai được tắm nước nóng không là chỉ cần giữ nhiệt độ vừa đủ ấm, không quá nóng và cẩn thận khi bắt đầu bước vào bồn là một điều đơn giản cần được tuân thủ để có một thai kỳ nhẹ nhàng. Ngoài ra, sản phụ cũng nên đảm bảo thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa bổ sung cần thiết để câu trả lời cho câu hỏi có thai được tắm nước nóng không luôn được an toàn và khỏe mạnh cho chính mình và con trẻ trong suốt thời gian thai kỳ.
question_347
Người bị bệnh tim không nên làm gì?
doc_347
Cách phòng bệnh Tim mạch là nhóm bệnh lý có tỉ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới, là nỗi ám ảnh của nhân loại. Vậy người bị bệnh tim không nên làm gì để tránh bệnh tim mạch tiến triển trầm trọng và gây nguy hiểm tới tính mạng, câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây. 1. Bệnh tim và những yếu tố nguy cơ Bệnh tim là thuật ngữ chỉ tất cả những vấn đề bất thường liên quan đến cấu trúc, hoạt động và chức năng của trái tim. Các bệnh tim mạch phổ biến hiện nay gồm: – Bệnh động mạch vành – Bệnh cơ tim – Bệnh van tim – Bệnh tim bẩm sinh – Rối loạn nhịp tim – Bệnh mạch máu Tim mạch là một trong những nhóm bệnh lý gây tử vong hàng đầu trên thế giới. 1.2 Các yếu tố nguy cơ khiến bệnh tim tăng nặng Có nhiều yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh lý tim mạch, bao gồm yếu tố có thể thay đổi và không thể thay đổi được. + Giới tính: Nam giới thường bị đau tim nhiều hơn phụ nữ. Tuy nhiên từ thời kỳ mãn kinh, nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở phụ nữ sẽ tăng cao hơn. Đặc biệt, sau tuổi 65, nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở 2 giới là như nhau. + Tuổi tác: Càng lớn tuổi, tim càng hoạt động kém hiệu quả. Quá trình lão hóa khiến thành tim dày lên, các động mạch trở nên xơ cứng làm cho quá trình bơm máu gặp nhiều khó khăn. + Di truyền: Nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh tim mạch hoặc các bệnh huyết áp, tiểu đường, mỡ máu,… thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn người bình thường. Tính chất di truyền cũng mở rộng ra cấp độ dân tộc. + Chế độ ăn: ăn nhiều chất béo, ăn mặn có thể làm gia tăng các vấn đề tim mạch như sự phát triển của các mảng xơ vữa, tăng tích nước gây sưng phù. + Vận động: Những người có lối sống thụ động thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn những người tập luyện, vận động thường xuyên. + Thừa cân, béo phì: Thừa cân, béo phì thường liên quan đến các rối loạn chuyển hóa. + Hút thuốc lá: Thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh, trong đó có bệnh tim. + Uống rượu bia: Những người nghiện rượu hoặc lạm dụng các chất kích thích khác rất dễ mắc các vấn đề tim mạch. + Các bệnh lý: Những người mắc bệnh tiểu đường, mỡ máu, cao huyết áp,.. phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tim rất cao. Chế độ ăn quá nhiều muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 2. Những việc người mắc bệnh tim không nên làm Kết quả của quá trình điều trị các bệnh tim mạch phụ thuộc rất nhiều vào việc thay đổi những yếu tố nguy cơ. Theo các chuyên gia tim mạch, những người mắc bệnh tim không nên làm gì còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe thực tế, tuy nhiên có những điều cơ bản sau: 2.1 Ăn mặn Khi ăn các thực phẩm chứa nhiều muối, hàm lượng natri trong máu tăng cao. Lúc này thận phải làm việc nhiều để lọc máu, dẫn tới sự gia tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch. Hậu quả là nước sẽ di chuyển vào trong lòng mạch, làm thể tích máu gia tăng, gây tăng huyết áp và tích nước trong cơ thể. Từ đó sinh ra bệnh về thận, nhồi máu cơ tim, suy tim, xuất huyết não và đột quỵ. Vì thế, việc áp dụng chế độ ăn uống ít muối sẽ giúp giảm nhẹ các biểu hiện phù và giảm gánh nặng cho trái tim. Tùy từng tình trạng bệnh mà bạn nên áp dụng các mức độ ăn nhạt khác nhau. Lượng muối trong khẩu phần ăn đối với những người mắc bệnh tim nên từ 200 – 1200mg/ngày. Nên hạn chế ăn các loại đồ đóng hộp, đồ muối chua. 2.2 Ăn chất béo Chất béo được coi là kẻ thù của bệnh tim mạch vì làm tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa. Vì vậy, việc nạp quá nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa sẽ gây bất lợi cho tim. Bạn nên hạn chế các loại thực phẩm nhiều chất béo như lòng đỏ trứng gà, sữa, phô mai, nội tạng động vật (gan, lòng…), các món ăn chế biến theo kiểu chiên, xào, rán,… Thay vào đó, nên bổ sung chất béo không bão hòa có trong các loại hạt, trong các loại cá biển…. 2.3 Sử dụng các chất kích thích Các chất kích thích bao gồm cà phê, rượu bia, thuốc lá,… Khói thuốc chứa nhiều chất độc, có thể gây tổn thương và làm dày thành mạch. Đồng thời, hút thuốc lá làm tăng nồng độ LDL-cholesterol (cholesterol xấu), giảm nồng độ HDL-cholesterol (cholesterol tốt). Những điều này làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, khiến máu khó di chuyển qua các mạch máu để đi nuôi cơ thể. Khi đó, nguy cơ hình thành cục máu đông cũng tăng lên, gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ, thậm chí tử vong. Vì vậy, nếu bị bệnh tim, bạn nên từ bỏ thuốc lá. Ngoài ra, các chất kích thích khác như rượu bia, cà phê cũng gây tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, làm tăng nặng những triệu chứng của bệnh nhân tim mạch. Không nên vận động quá sức vì như vậy sẽ làm tăng gánh nặng cho tim. 2.5 Luyện tập quá sức Luyện tập thể dục là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe nói chung và cải thiện tuần hoàn nói riêng. Tuy nhiên đối với người mắc bệnh tim, việc lựa chọn thời gian và cường độ tập luyện là rất quan trọng. Bởi hoạt động thể lực quá sức có thể gây tăng áp lực cho tim, khiến bệnh tim ngày càng tăng nặng. Các chuyên gia khuyên bạn nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền,…hoặc chạy bộ nhẹ, bơi lội vừa sức. Nên tập 4-5 buổi/tuần, mỗi lần khoảng 30 phút. 3. Phòng ngừa bệnh tim Đa phần bệnh tim phát hiện muộn do người bệnh chủ quan trong việc thăm khám hoặc không điều trị các bệnh lý như tiểu đường, huyết áp, mỡ máu, khiến bệnh trở nặng và biến chứng. Hi vọng qua bài viết trên đây, các bạn đã biết bị bệnh tim không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Trong điều trị bệnh tim mạch, ý thức và sự chủ động của người bệnh là vô cùng quan trọng.
doc_11599;;;;;doc_41125;;;;;doc_18903;;;;;doc_42058;;;;;doc_54166
Bệnh tim mạch không nên ăn gì là câu hỏi của nhiều người. Hãy cùng xem lời khuyên từ các chuyên gia y tế trong bài viết dưới đây. 1. Câu hỏi về bệnh lý tim mạch Chào bác sĩ! Bạn Thảo Nguyên thân mến! Một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh giúp bảo vệ trái tim khỏe mạnh hơn, phòng tránh được các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Người bệnh tim mạch cần có tư vấn của bác sĩ để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, hỗ trợ việc điều trị bệnh. Người bệnh tim mạch không nên ăn mặn và hạn chế tối đa chất béo. Theo đó, người bệnh tim mạch chỉ nên ăn tối đa 5g muối/ngày, tránh ăn các món mặn như: Cá mắm, cá khô, ruốc, thức ăn xào nấu mặn… Những món ăn chứa nhiều chất béo như thịt mỡ, phô mai, kem và bơ cần hạn chế tối đa. Do những món ăn này làm tăng lượng cholesterol trong máu, đọng lại trong mạch máu gây nhiều bệnh như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… Người tim mạch không nên ăn các món ăn nhiều chất béo Người bệnh tim mạch không nên uống quá nhiều nước vì có thể gây phù, khó thở thậm chí là ngộ độc nước. Những trường hợp suy tim nặng chỉ nên uống khoảng 1 lít nước/ngày. Để biết chính xác lượng nước cần thiết cho cơ thể, người bệnh tim mạch cần được tư vấn trực tiếp mời bác sĩ. Rượu bia và thuốc lá là những thứ tuyệt đối cần “nói không” vì đây là những chất có tác động xấu không chỉ tới tim mạch mà còn tới gan, dạ dày và phổi. Những người mắc bệnh cơ tim thì bạn phải tuyệt đối kiêng bia rượu hoàn toàn. Hút thuốc lá có thể gây xơ vữa động mạch, thiếu máu não, nhồi máu cơ tim và thậm chí suy tim. 2.2. Các thực phẩm người bệnh tim nên sử dụng – Rau xanh và trái cây: Rau xanh và trái cây cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Đây là loại thực phẩm ít calo, giàu chất xơ, có chứa các chất giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch hiệu quả. – Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại ngũ cốc nguyên hạt hoặc bánh mì làm bằng ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp người bệnh tim mạch cải thiện tình trạng sức khỏe. Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ có thể được sử dụng như một bữa ăn hằng ngày. Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ có lợi cho người bệnh tim mạch Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm làm từ ngũ cốc người bệnh tim mạch không nên sử dụng là: bột mì tinh chế, bánh bông lan, bánh mì trắng, bánh quy, bắp rang bơ… 2.3. Lưu ý khi ăn – Người bệnh nên có thói quen xác định khẩu phần ăn bằng cách đo lường các loại thực phẩm sẽ sử dụng. – Không ăn quá nhiều làm dư thừa calo. – Nên chọn các thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng ít năng lượng. – Hạn chế thực phẩm đóng hộp hoặc đồ ăn nhanh. – Xây dựng thực đơn hằng ngày để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. 2.4. Một số lưu ý giúp phòng bệnh hiệu quả Khám sức khỏe định kỳ nhằm theo dõi kịp thời các diễn biến bệnh tim mạch – Sử dụng Aspirin thấp liều trước khi ngủ: Làm giảm 28% nguy cơ mắc bệnh mạch vành đối với người chưa từng bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ tim mạch. – Tăng cường acid folic: Acid folic có nhiều trong cải broccoli, ngũ cốc… giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch. – Đánh răng, súc miệng: Giúp người bệnh giảm vi khuẩn trong miệng, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ tim. – Chocolate đen: Với tác dụng làm máu lưu thông tốt, không bị vón cục. – Tỏi: Tỏi giúp giảm tối đa tình trạng tổn thương tim sau phẫu thuật hoặc nhồi máu cơ tim. 7. – Mật ong: Mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp phòng chống các bệnh tim mạch. – Cười nhiều hơn: Người lạc quan và hay cười ít có vấn đề về tim mạch hơn so với người bi quan, ít cười. – Tránh khí monoxide carbon: Tiếp xúc lâu dài với khí monoxide carbon, dù chỉ một lượng nhỏ cũng có thể làm tăng nguy cơ vón cục máu, dẫn đến tai biến tim mạch. – Tránh tình trạng gia tăng huyết áp. – Kiểm soát cân nặng: Tăng cân khiến mức cholesterol và triglyceride cao dễ dẫn tới các bệnh về tim mạch. Để phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch hiệu quả, người bệnh cần kết hợp thực hiện tốt các phương pháp trên. Đặc biệt, nếu bệnh có dấu hiệu trở nặng, người bệnh nên đi khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhằm ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.;;;;;Bệnh mạch vành là một trong những bệnh lý nguy hiểm về tim mạch, bệnh có thể nặng hơn bởi những thói quen sinh hoạt hàng ngày Dưới đây là những điều kiêng kỵ mà bệnh nhân mạch vành cần tránh: Bệnh mạch vành gây nhiều phiền toái cho người bệnh Những người mắc bệnh này không nên uống nhiều nước ngọt có gas, bởi những thức uống này dễ kích thích niêm mạc dạ dày, gây buồn nôn, nôn mửa, tim đập thất thường và loạn nhịp, váng đầu Người bệnh mạch vành không nên hít thở sâu: những cơn đau thắt tim ở người mắc bệnh mạch vành xảy ra là do thiếu oxy, điều này khiến nhiều bệnh nhân mạch vành nhầm tưởng rằng hít thở sâu sẽ có tác dụng giảm cơn đau thắt. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học cho thấy, việc hít sâu sẽ làm tăng hàm lượng oxy trong cơ thể, khiến vật chất có tính acid giảm, vật chất có tính kiềm tăng lên, dễ dẫn đến trúng độc kiềm. Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều cholestero Tránh vận động mạnh sau khi ngủ dậy: Đối với người bình thường mà đặc biệt hơn ở những người bệnh mạch vành, khi vừa ngủ dậy, huyết dịch đậm đặc, máu chảy chậm do đó nếu vận động mạnh ngay thì huyết dịch không thể cung cấp đủ lượng oxy đã tiêu hao, có thể gây đau thắt tim hoặc tắc nghẽn cơ tim. Người bệnh mạch vành nên uống một cốc nước ấm khi mới tỉnh dậy, sau đó vận động thật nhẹ nhàng. Không nên tắm nước lạnh: Việc tắm bằng nước lạnh sẽ làm cho động mạch nhỏ trên toàn thân co lại, trở lực bơm máu của tim tăng lên, tiêu hoa nhiều lượng oxy. Khiến lưu lượng máu ở mạch vành giảm, gây thiếu máu cơ tim, đau thắt tim. Uống rượu lúc đói: uống nhiều hoặc uống lúc đói có hại cho bệnh nhân mạch vành, bởi chất cồn trong rượu gây tổn hại đến hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và tuần hoàn của con người. Đồ uống có gas không tốt cho bệnh nhân mạch vành Sử dụng thực phẩm chứa nhiều cholestero: Việc ăn uống quá nhiều chất tẩm bổ như chất béo, dầu mỡ,…sẽ gây gánh nặng cho tim. Đặc biệt, bệnh nhân mạch vành nên hạn chế các thực phẩm chứa cholesterol bởi chất mỡ lắng đọng ở màng trong động mạch chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh mạch vành. Do đó, bệnh nhân mạch vành cần tránh những thức ăn như lòng đỏ trứng, nội tạng động vật, thịt mỡ, cá chép để tránh làm bệnh tình trở nên nặng hơn.;;;;;Nhiều người cho rằng “chuyện ấy” là nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Thực tế, tỷ lệ này rất thấp, các nghiên cứu cho thấy ít hơn 1% số người bị nhồi máu cơ tim khi làm chuyện “ấy”. Bởi vậy bệnh nhân tim mạch hoàn toàn có thể "yêu" nếu biết cách và tất nhiên là khi bạn thực sự muốn. 1. “Yêu” buổi sáng Buổi sáng khi cả hai đều cảm thấy thoải mái về sức khỏe và tinh thần sau một đêm nghỉ ngơi là thời điểm phù hợp cho chuyện ấy. Tránh làm chuyện “ấy” ngay sau bữa ăn, cùng một lúc phải cung cấp máu cho cả hệ tiêu hóa và “chỗ đó” sẽ khiến trái tim mỏi mệt. Tránh những tư thế phức tạp, mất sức, tránh tư thế tạo áp lực lên thành ngực gây khó thở, ép tim. 2. Nhờ sự giúp đỡ từ đối tác Chia sẻ và đề nghị nhận sự giúp đỡ từ phía bạn tình là cách hiệu quả để rút ngắn khoảng cách giữa hai người. 3. Cẩn trọng với Viagra Trong một số trường hợp, bệnh nhân tim mạch không được sử dụng Viagra, như: khi đang dùng thuốc nitrate (có thể gây tụt huyết áp nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng nếu dùng hai loại thuốc này cùng lúc). Viagra cũng là thuốc có nguy cơ đối với người bị huyết áp thấp, thiếu máu vành cấp, suy tim sung huyết, đang điều trị với nhiều thuốc hạ áp... 4. Luôn có sẵn thuốc điều trị Cần chuẩn bị sẵn thuốc theo lời dặn dò của bác sĩ để sử dụng khi cần kíp, ngay cả khi cuộc yêu đang dang dở. Hãy chắc chắn rằng nhiệt độ trong phòng không quá nóng hay quá lạnh và đừng bao giờ bỏ qua “màn dạo đầu” (đây là giai đoạn để cơ thể thích ứng với sự thay đổi của cơ thể). 5. Dựa vào tình hình bệnh lý Với bệnh nhân suy tim độ I-II, làm “chuyện ấy” chừng mực còn có lợi cho sức khỏe. Nhưng nếu suy tim độ III thì cần phải hạn chế, độ IV nên kiêng hẳn. Ở giai đoạn cấp cần nghỉ ngơi tuyệt đối, ít nhất là 6-8 tuần. Sau khi ổn định, nếu có nhu cầu thì nên nhẹ nhàng, không gắng sức. Nếu thấy xuất hiện cơn đau hay tức ngực thì nên ngừng lại ngay. Sau khi vừa trải qua phẫu thuật tim hoặc cơn đau tim, cơn đột quỵ bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc kiểm tra sức khỏe thể lực trước khi quay lại với chuyện chăn gối. Và chỉ nên “yêu” sau ít nhất 2-4 tuần. Nên ngậm thuốc phòng cơn đau thắt ngực tái phát trước khi “lâm trận”. Tư thế ngồi hoặc nằm nghiêng sẽ giúp bạn đỡ tốn sức. Chuyện “yêu” đối với những người này khá nguy hiểm. Khi có triệu chứng khó thở mà vẫn quan hệ có thể gây ra rung nhĩ, ảnh hưởng thêm chức năng của tim, dễ gây đột tử (dân gian thường gọi là Thượng mã phong). 6. Dừng lại đúng lúc Đừng quá chú trọng vào các biểu hiện như tim đập nhanh hơn, mạnh hơn, da trở nên nóng, ẩm. Bởi kể cả những người khỏe mạnh đều có những biểu hiện như vậy khi yêu, không riêng gì bệnh nhân tim mạch. Nhưng nếu xuất hiện cơn đau thắt ngực, mệt nhiều, khó thở... nghĩa là tim của bạn đang bị quá tải. Lúc này, bạn cần dừng lại, nghỉ ngơi và dùng thuốc nếu có chỉ định của bác sĩ. Gặp bác sĩ ngay nếu triệu chứng không giảm. Bệnh nhân tim mạch nên nói không với sex khi: Sau khi ăn no - Sau khi mới uống rượu - Có biểu hiện của cơn đau tim - Tâm trạng không tốt - Khi có khuyến cáo của bác sĩ.;;;;;Suy tim là một căn bệnh dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Có rất nhiều yếu tố thúc đẩy suy tim mà có thể bạn chưa biết, vậy hãy cùng điểm qua những hoạt động tập luyện chính mà người mắc bệnh này nên tránh. Suy tim là trạng thái tim không có khả năng bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu hoạt động của cơ thể. Điều này ảnh hưởng đến người bệnh nghiêm trọng, khiến bệnh nhân thường khó thở, đau ngực, mệt mỏi, ho và phù nề, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của mỗi người. Bệnh nhân suy tim phải đối mặt với nhiều nguy cơ nguy hiểm đe dọa tính mạng. Bệnh suy tim có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm Một lối sống khỏe mạnh, bao gồm duy trì thể dục thể chất, thực hiện kế hoạch ăn uống phù hợp cho tim (chẳng hạn như chế độ ăn Địa Trung Hải - tăng các thực phẩm có lợi cho sức khỏe như cá, rau, củ, trái cây, đậu và ngũ cốc nguyên hạt và cắt giảm thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa, đồ ngọt), duy trì cân nặng phù hợp và không sử dụng thuốc lá có thể có tác động tích cực để có thể hỗ trợ quá trình chữa suy tim tốt nhất cho người bệnh.Suy tim có thể khiến bạn cảm thấy khó thở và mệt mỏi, thậm chí là kiệt sức. Theo Susan Eriksen, nhà vật lý trị liệu, người đã giúp thành lập Đơn vị Suy tim tại Bệnh viện St George ở London, cho biết: “Nếu bạn bị suy tim, việc khiến bản thân hơi khó thở và mệt mỏi khi tập thể dục có thể là điều rất đáng sợ và nguy hiểm. Trước đây, những người bị suy tim được thông báo rằng họ cần được nghỉ ngơi. Nhưng bây giờ chúng tôi biết việc duy trì hoạt động thể thao và vận động đúng cách có thể mang lại nhiều lợi ích cho người suy tim”. Tập thể dục khi bạn bị suy tim có thể làm giảm nguy cơ nhập viện. Gill Farthing, y tá tại Bệnh viện Hampshire NHS Foundation Trust, cho biết: “Nếu bạn luôn vận động cơ thể, bạn sẽ giúp các nhóm cơ và phổi hoạt động tốt hơn, từ đó giảm căng thẳng cho tim mạch”. 2. Cách chăm sóc bệnh nhân suy tim và những hoạt động hạn chế cho người bệnh 2.1 Các bài tập cần tránh tập gắng sức Các bài tập và hoạt động liên quan đến việc xây dựng cơ bắp cần tránh nhất bao gồm:● Chống đẩy và ngồi dậy/gập bụng● Bài tập plank● Bài tập cầu mông● Bài tập dùng dây kháng lực● Cử tạ (tất cả loại tạ) Tránh các bài tập gắng sức để giảm áp lực lên tim mạch của người bệnh suy tim Những bài tập này làm tăng huyết áp và thiếu oxy trong máu. Vì vậy, những người bị suy tim, rối loạn nhịp tim hoặc hẹp động mạch chủ nặng nên không bao giờ thực hiện các bài tập này.Ngoài ra, bạn cũng không nên tập thể dục vào những ngày bạn không khỏe hoặc cảm thấy mệt mỏi, khó thở hơn bình thường. Nếu bạn thấy các hoạt động nhẹ ngày càng khó khăn hơn, hãy chia sẻ và lấy ý kiến với chuyên gia y tế. 2.2 Các bài tập nên thử qua và tăng dần cường độ Dưới sự giám sát của các chuyên gia, bạn sẽ biết được những bài tập nào an toàn và phù hợp với bệnh suy tim. Các nghiên cứu cho thấy rằng các bệnh nhân có thể tự tin để tập luyện thể thao an toàn tại nhà trước, sau đó có thể tăng cường thêm các bài tập ngoài trời khác.Một khi bạn được bác sĩ cho phép, hãy bắt đầu chậm trước ở các mức thoải mái nhất và tăng dần theo từng ngày ở cả thời gian và cường độ luyện tập, đặc biệt theo dõi sát tình trạng sức khỏe của bản thân. Các động tác giãn cơ linh hoạt như: Yoga/Thái cực quyền: Thái cực quyền và yoga đặc biệt phù hợp với bệnh nhân suy tim cao tuổi, có thể tác động tích cực đến hệ tim mạch và sức khỏe nói chung mà không cần tốn nhiều sức lực của người bệnh. Yoga và thái cực quyền là các bài tập lý tưởng nhất Đi bộ: Đây là hình thức tập thể dục đơn giản và dễ dàng nhất dành cho bệnh nhân suy tim. Tập đi bộ nhanh hơn bình thường một chút hoặc chạy bộ để tăng nhịp tim. Sau đó bạn có thể bình tĩnh và thử đi nhanh hơn tăng dần theo từng ngày. Hãy tập đi bộ những quãng đường ngắn trong ngày và tăng dần thời gian cũng như khoảng cách đến mức bạn thấy thoải mái nhất. Bài tập giãn các nhóm cơ: Các bài tập giãn cơ không có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tim mạch. Đổi lại, bạn sẽ cải thiện khả năng giữ thăng bằng và khả năng vận động cũng như sức khỏe cơ và khớp. Ngoài ra, tập thể dục nhịp điệu, chạy bộ nhẹ tại chỗ và đạp xe cũng sẽ cải thiện lưu lượng máu và khả năng sử dụng oxy của cơ thể. 3. Một số lưu ý tập thể dục cho người bệnh suy tim Hãy ngừng tập thể dục nếu bạn cảm thấy đang đánh trống ngực (cảm giác như tim đang đập thình thịch hoặc lỡ nhịp), khó thở cực độ hoặc choáng váng. Nếu bạn hết năng lượng, bạn cũng có thể cần phải dừng lại. Bạn sẽ phải trả giá vào ngày hôm sau nếu cố gắng quá sức đấy. Ngừng tập thể dục ngay khi cảm thấy đau ngực hay khó thở 3.1 Đừng cố gắng quá sức Việc sử dụng thang đo Borg có thể hữu ích, một cách để đánh giá về mức độ nỗ lực của người tập cũng như đảm bảo an toàn cho bản thân trước bệnh suy tim.Mức 0 là ngồi không làm gì, và 10 là kiệt sức – hãy tập ở 'cường độ vừa phải', chỉ dùng sức ở đâu đó ở giữa mức 5, nơi bạn cảm thấy hơi nóng cơ thể một chút, thở mạnh hơn một chút nhưng bạn vẫn có thể để nói chuyện trong khi tập thể dục. 3.2 Khởi động trước khi tập và thư giãn sau khi tập Việc hạ nhiệt chậm là đặc biệt quan trọng. Dĩ nhiên không ai khuyên bạn nên nằm nghỉ ngay sau khi tập thể dục. Nếu bạn đã tập đứng, hãy thực hiện vài động tác giãn cơ; nếu bạn đã tập thể dục trong khi ngồi, hãy gõ nhẹ ngón chân để nhịp tim của bạn giảm dần. Người bệnh suy tim nên khởi động kĩ và nghỉ ngơi phù hợp sau quá trình luyện tập 3.3 Giữ thói quen tập thể dục đều đặn Hướng dẫn tiêu chuẩn gợi ý rằng bạn nên hoạt động thể chất 150 phút với cường độ vừa phải mỗi tuần. Nhưng điều này có thể mở rộng hay thu hẹp tùy theo tình hình sức khỏe của mỗi người. Bạn có thể thực hiện vài buổi tập kéo dài 5-10 phút trong suốt một ngày và có một số hoạt động sẽ tốt hơn là không có hoạt động nào.;;;;;1. Hoạt động không tốt cho tim mạch Để bảo vệ sức khỏe tim mạch, đầu tiên bạn cần tìm hiểu những thứ không tốt cho tim mạch, từ đó tránh hoặc hạn chế tối đa. Dưới đây là top 10 hoạt động không tốt cho tim mạch bạn nên tránh:1.1. Ăn mặn là một trong những thứ không tốt cho tim mạch. Nếu như bạn đang có thói quen ăn mặn, hãy dừng lại. Bởi lẽ, đây là một trong những hoạt động không tốt cho tim mạch. Việc ăn mặn, ăn nhiều muối có thể làm gia tăng các yếu tố bệnh lý tim mạch như:Cao huyết áp;Đột quỵ;Nhồi máu cơ tim...;Việc ăn mặn cũng là lý do khiến cho việc bạn dễ bị các bệnh lý khác như thận, ung thư dạ dày, loãng xương...Theo khuyến cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người trưởng thành chỉ nên dùng >5g muối/ ngày. Thế nhưng, thực tế chúng ta lại đang dung nạp gấp đôi lượng muối theo khuyến cáo. Đây cũng là lý do tỷ lệ mắc bệnh tim mạch gia tăng và trẻ hoá.1.2. Ngồi lâu, xem TV và các thiết bị điện tử nhiều. Việc ngồi quá lâu, không vận động và xem các chương trình trên truyền hình, ipad, di động... khiến cho bạn dễ mắc các vấn đề về sức khoẻ như:Tiểu đường;Béo phì;Tim mạch...;Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, việc bạn xem vô tuyến 2h/ngày có thể gia tăng nguy cơ béo phì lên tới 23%... cũng có nguy cơ mắc tiểu đường type 2, bệnh tim mạch, nguy cơ đột quỵ, các cơn đau tim.1.3. Thuốc lá không tốt cho tim mạch. Thuốc lá có hại cho phổi, toàn bộ các cơ quan trong cơ thể của bạn và cả những người xung quanh khi ngửi phải khói thuốc.Việc hút thuốc và hút thuốc thụ động cũng làm gia tăng tắc nghẽn máu đến tim, tăng nguy cơ mảng bám động mạch, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn.1.4. Chế độ ăn không khoa họcĂn uống không khoa học dẫn đến béo phì, cũng như là hoạt động không tốt cho tim mạch. Công việc bận rộn, đồ ăn sẵn, đồ chiên xào như xúc xích, khoai tây chiên, gà rán... đều là những thứ không tốt cho tim mạch của bạn.Việc tiêu thụ các đồ uống đóng chai, có nhiều đường cũng là một trong những hoạt động không tốt cho tim mạch. Nghiên cứu chỉ ra rằng, có 17-21% tổng lượng calo đường từ nước ngọt, đồ ăn sẵn... có thể gia tăng nguy cơ tử vong do tim mạch lên đến 38% những người ăn ít đường.1.5. Rượu, bia – chất kích thích. Rượu, bia... là những thứ không tốt cho tim mạch. Nghiên cứu chỉ ra rằng, những người uống từ 10ly rượu/ tuần có nguy cơ tử vong sớm hơn từ 1-2 năm so với những người chỉ uống ít hơn 5ly/ tuần.Rươu, bia,... các chất kích thích cũng là những thứ không tốt cho tim mạch. Nó làm gia tăng nguy cơ độc cho tim, suy tim, rung nhĩ...1.6. Stress. Những áp lực, căng thẳng kéo dài trong công việc, học tập, các mối quan hệ... cũng là những hoạt động không tốt cho tim mạch. Mức độ stress có thể tác động đến sức khoẻ của trái tim, đặc biệt là tình trạng stress kéo dài.Mức độ stress càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh tim mạch càng lớn. Nguyên nhân là bởi căng thẳng khiến cho huyết áp, cholesterol trong máu, đường trong máu đều gia tăng. Ngoài ra, khi bị căng thẳng, cảm xúc tức giận, cáu gắt... cũng có thể làm cho tim đập nhanh, hơi thở gấp.Nếu như không kiểm soát được tình trạng này có thể gây ra các cơn đau tim, thậm chí là đột quỵ. Do đó, căng thẳng, trầm cảm hay các cơn tức giận quá mức cũng là hoạt động không tốt cho tim mạch mà bạn cần biết.1.7. Vệ sinh răng miệng kém. Vệ sinh răng miệng kém tưởng chừng là một thói quen bình thường nhưng nó lại là một trong những hoạt động không tốt cho hệ tim mạch. Thậm chí nó cũng là yếu tố làm gia tăng các bệnh lý về tim mạch.Theo đó, vệ sinh răng miệng kém, không đúng cách... có thể khiến bạn dễ gặp phải các bệnh về răng miệng, nướu. Các bệnh về nướu răng cũng làm gia tăng các nguy cơ tim mạch.1.8. Ngủ ngáy. Ngủ ngáy – một tình trạng thường gặp, ít nguy hiểm. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng chỉ ra việc ngủ ngáy có thể cảnh báo tình trạng dày lên, hoặc bất thường ở các động mạch cảnh nằm ở cổ, đầu, não, mặt... có nguy cơ gây hại cho tim. Vì thế, ngủ ngáy cũng là một hoạt động không tốt cho tim mạch mà bạn nên biết.
question_348
Công dụng thuốc Tasigna 150mg
doc_348
Tên đầy đủ: Tasigna 150mg. Thành phần: Nilotinib (dưới dạng nilotinib hydrochloride monohydrate) – 150mg. Quy cách đóng gói: Hộp 7 vỉ x 4 viên. Số đăng ký lưu hành: VN2-240-14Phân loại thuốc: Thuốc kê đơn. Dạng bào chế thuốc: Viên nang cứng. Công ty sản xuất: Novartis Pharma Stein AG; Schaffhauserstrasse, 4332 Stein Thụy Sĩ; 2. Công dụng thuốc Tasigna 150mg 2.1 Chỉ định. Chỉ định cho các bệnh nhân mắc bạch cầu tủy mạn (CML) trong trường hợp:Mang nhiễm sắc thể Philadelphia dương tính giai đoạn mạn tính.Hoặc ở giai đoạn cấp tính ở những bệnh nhân kháng lại hoặc không dung nạp với một trị liệu đã được sử dụng đề điều trị trước đó.2.2 Liều lượng - Cách dùng. Liều dùng:Thông thường sử dụng thuốc nilotinib 200mg nếu không có chỉ định của bác sĩ sẽ không sử dụng cùng bất kỳ loại thuốc nào khác. Theo từng giai đoạn khác nhau, liều lượng dùng cũng sẽ không giống nhau. Chia thành các giai đoạn sau:Giai đoạn mãn tính mới chẩn đoán. Sử dụng 300mg/ ngày chia làm 2 lần. Mỗi lần uống cách nhau khoảng 12 giờ.Sử dụng chừng nào vẫn mang lại lợi ích cho sức khỏe của chính bệnh nhân.Giai đoạn mãn tính và tăng tốc. Kháng lại hoặc không dung nạp ít nhất trị liệu trước đó có gồm cả imatinib. Sử dụng 400mg/ ngày, chia làm 2 lần. Mỗi lần cách nhau 12h.Xuất hiện các phản ứng độc tính về huyết học nhưng không liên quan đến bạch cầu.Tăng liều lượng điều trị lên Tasigna 400mg 1 lần/ ngày, có trường hợp phải tăng lên 2 lần/ ngày. Khi các dấu hiệu bắt đầu thuyên giảm, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên giảm liều lượng sử dụng xuống còn 400mg/ ngày, không nhất thiết phải uống 2 lần mỗi ngày.Hãy chú ý đến liều lượng dùng trong từng giai đoạn khác nhau. Cách dùng:Tasigna thường được thực hiện mỗi 12 giờ. Thực hiện theo các hướng dẫn trên nhãn thuốc của bạn. Không dùng thuốc này với số lượng lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc lâu hơn so với khuyến cáo.Dùng thuốc này khi bụng đói. Đừng mang theo thức ăn. Thực phẩm có thể làm tăng nồng độ nilotinib trong máu của bạn và có thể làm tăng tác dụng phụ có hại.Tránh ăn bất cứ thứ gì trong ít nhất 2 giờ trước và 1 giờ sau khi bạn dùng Tasigna.Uống thuốc này với một ly nước đầy. Nuốt cả viên nang.Nếu bạn không thể nuốt cả viên nang, bạn có thể mở viên nang và rắc thuốc vào không quá 1 muỗng cà phê táo. Nuốt ngay mà không cần nhai. Không lưu hỗn hợp để sử dụng sau.Nilotinib sẽ được thực hiện lâu dài. Bạn không nên ngừng sử dụng thuốc này trừ khi bác sĩ nói với bạn.Thuốc này có thể làm giảm các tế bào máu giúp cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng. Máu của bạn sẽ cần phải được kiểm tra thường xuyên. Phương pháp điều trị ung thư của bạn có thể bị trì hoãn dựa trên kết quả của các xét nghiệm này.2.3 Quá liều, quên liều và xử trí. Quá liều:Những loại thuốc kê đơn cần phải có đơn thuốc của bác sĩ hoặc dược sĩ. Những loại thuốc không kê đơn cần có tờ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất. Đọc kỹ và làm theo chính xác liều dùng ghi trên tờ đơn thuốc hoặc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Khi dùng quá liều thuốc Tasigna 150mg cần dừng uống, báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ khi có các biểu hiện bất thường. Xử trí quá liều:Những biểu hiện bất thường khi quá liều cần thông báo cho bác sĩ hoặc người phụ trách y tế. Trong trường hợp quá liều thuốc Tasigna 150mg có các biểu hiện cần phải cấp cứu: Gọi ngay 115 để được hướng dẫn và trợ giúp. Người nhà nên mang theo sổ khám bệnh, tất cả toa thuốc/lọ thuốc đã và đang dùng để các bác sĩ có thể nhanh chóng chẩn đoán và điều trị. Quên liều và xử trí:Thông thường các thuốc có thể uống trong khoảng 1-2 giờ so với quy định trong đơn thuốc. Trừ khi có quy định nghiêm ngặt về thời gian sử dụng thì có thể uống thuốc sau một vài tiếng khi phát hiện quên. Tuy nhiên, nếu thời gian quá xa thời điểm cần uống thì không nên uống bù có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Cần tuân thủ đúng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định. 3. Tác dụng phụ của thuốc Tasigna 150mg Phản ứng dị ứng: mẩn ngứa, mề đay, phát ban.Phản ứng phụ trên đường tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu hoặc đau vùng bụng trên.Mệt mỏi, suy nhược, khô da, rụng tóc, ngứa.Đau đầu, chóng mặt, đau tức ngực, rối loạn nhịp tim, khó thở.Tăng tiết mồ hôi, đau cơ, khớp, phù ngoại biên, ức chế tủy xương.Tăng Billirubin huyết, tăng ALT và AST, hạ Phosphat huyết...Lo lắng, căng thẳng, hồi hộp, ngứa mắt, viêm kết mạc,...Nếu bạn gặp các tác dụng không mong muốn trên, hãy ngừng sử dụng thuốc ngay và thông báo cho bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời. 4. Tương tác thuốc Thuốc không nên kết hợp với các thuốc có tác dụng ức chế mạnh CYP3A4 hoặc gây cảm ứng mạnh enzym CYP3A4 (Clarithromycin, Ketoconazole, Ritonavir, Voriconazole, Itraconazole, Telithromycin), thuốc chống loạn nhịp tim (Disopyramide, Sotalol, Amiodarone, Quinidine, Procainamide). Đặc biệt, bạn tuyệt đối không được uống thuốc chung với nước bưởi. 5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Tasigna 150mg Chống chỉ định. Mẫn cảm đối với các thành phần thuốc.Không nên sử dụng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.Nồng độ kali hoặc magiê trong máu thấp.Hội chứng qt dài.Lưu ý/ Thận trọng. Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Tasigna 200mg cho bệnh nhân mắc các vấn đề về tim mạch, huyết áp, bệnh nhân suy gan thận nặng, có tiền sử viêm tụy hoặc bệnh nhân cắt dạ dày toàn phần.Với bệnh nhân bị hạ Kali hoặc Magie huyết cần phải điều chỉnh liều lượng. Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân thiếu các Enzym dung nạp Galactose.Độ an toàn khi sử dụng thuốc với trẻ em dưới 18 tuổi chưa được đảm bảo nên bạn nên hết sức thận trọng.Người lái xe và vận hành máy móc nên thận trọng khi sử dụng thuốc vì thuốc có gây ra một vài tác dụng phụ trên thị giác.Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú. Phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú nên thận trọng khi sử dụng thuốc, chỉ sử dụng khi được bác sĩ chỉ định và khi các biện pháp an toàn khác không có hiệu quả.
doc_37317;;;;;doc_43590;;;;;doc_54927;;;;;doc_8118;;;;;doc_9871
Thuốc Tanascalm 150 chứa hoạt chất chính là tolperison. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, hàm lượng 150mg. Tanascalm 150 thường được chỉ định trong điều trị tăng trương lực cơ. Hãy cùng tìm hiểu hiểu những thông tin hữu ích về Tanascalm 150 qua bài viết dưới đây. Hoạt chất tolperison có trong Tanascalm 150 là một chất giãn cơ tác dụng trung ương. Cơ chế cụ thể của thuốc chưa được làm rõ hoàn toàn, nhưng nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, tolperison có khả năng ổn định màng tế bào và gây tê cục bộ, từ đó hạn chế sự dẫn truyền trong các sợi thần kinh và phản xạ synap. Bên cạnh đó, tolperison cũng có khả năng ức chế dòng ion canxi vào synap. Đây vốn là chất hạn chế việc giải phóng chất dẫn truyền thần kinh. Từ những tác động như trên, tolperison có tác dụng giảm trương lực cơ và hiện tượng co cứng cơ ở các mô hình thử nghiệm.Thuốc Tanascalm 150 chứa thành phần chính là tolperison thường được chỉ định cho bệnh nhân bị co cứng cơ sau tai biến mạch máu não hoặc đột quỵ. Đây biến chứng thường gặp, xuất phát từ việc bệnh nhân bị tổn thương tế bào thần kinh vận động. 2. Liều dùng và cách dùng của thuốc Tanascalm 150 Thuốc Tanascalm 150 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim nên được sử dụng bằng đường uống.Tùy vào tình trạng bệnh mà liều dùng Tanascalm 150 được khuyến cáo dao động từ 150 - 450mg/ngày, chia làm 3 lần dùng.Chỉ sử dụng Tanascalm 150 cho đối tượng người lớn, những dữ liệu về độ an toàn trên trẻ em của thuốc chưa được chứng minh.Không nên dùng thuốc Tanascalm 150 ở bệnh nhân bị suy gan hoặc suy thận mức độ nặng. 3. Tác dụng phụ của Tanascalm 150 Bệnh nhân điều trị bằng Tanascalm 150 có thể gặp những tác dụng không mong muốn như:Rối loạn tiêu hóa. Rối loạn thần kinh. Phát ban. Ngứa da. Yếu cơĐau đầu. Tăng tiết mồ hôi 4. Những điều cần lưu ý khi điều trị bằng Tanascalm 150 Bệnh nhân sử dụng thuốc Tanascalm 150 cần lưu ý những điều sau:Không sử dụng Tanascalm 150 cho bệnh nhân bị bệnh nhược cơ hoặc mẫn cảm với tolperison.Tỷ lệ gặp các phản ứng quá mẫn do Tanascalm 150 gây ra ở nữ giới cao hơn nam giới.Khi các tác dụng phụ trở nên trầm trọng, bệnh nhân cần ngưng sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến của bác sĩ cho các phác đồ điều trị thay thế.Thuốc Tanascalm 150 có thể gây ra các phản ứng chéo ở người bệnh mẫn cảm với lidocain.Không khuyến cáo chỉ định Tanascalm 150 cho bệnh nhân đang mang thai hoặc cho con bú.Hy vọng rằng những kiến thức bổ ích mà bài viết cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thuốc Tanascalm 150. Hãy luôn tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.;;;;;Musclasan 150 thuộc nhóm thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ, được sử dụng trong điều trị triệu chứng co cứng cơ sau đột quỵ ở người lớn. Cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về thuốc Musclasan 150 công dụng là gì. Musclasan 150 thuộc nhóm thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ.Musclasan 150 được sản xuất bởi Công ty TNHH Liên doanh HASAN - DERMAPHARM - VIỆT NAM dưới dạng viên nén bao phim.Quy cách đóng gói: Hộp 03 vỉ x 10 viên; Hộp 05 vỉ x 10 viên; Hộp 10 vỉ x 10 viên.Thành phần thuốc:Tolperison hydrochlorid: 150mg. Tolperisone chlorhydrate là một thuốc giãn cơ tác dụng trung ương, có tác động phức tạp. 2. Công dụng thuốc Musclasan 150 mg Điều trị sự tăng trương lực cơ xương trong các rối loạn thần kinh thực thể như: Tổn thương bó tháp, xơ vữa nhiều chỗ, tai biến mạch não, bệnh tủy sống, viêm não tủy...Điều trị tăng trương lực cơ, co thắt cơ và các co thắt kèm theo các bệnh vận động như: Thoái hóa đốt sống, thấp khớp sống, các hội chứng thắt lưng và cổ, bệnh khớp của các khớp lớn.Phục hồi chức năng sau các phẫu thuật chấn thương - chỉnh hình.3. Cách dùng, liều dùng thuốc Musclasan 150Cách dùng: Dùng bằng đường uống trực tiếp. Liều dùng:Người trưởng thành: Liều dùng hàng ngày là 150-450mg, được chia thành 3 phần bằng nhau tùy theo nhu cầu và tình trạng bệnh lý của từng người bệnh.Đối với bệnh nhân suy thận: Đối với bệnh nhân suy thận mức độ trung bình, cần xác định liều cho từng bệnh nhân kết hợp với theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và chức năng thận. Không khuyến cáo sử dụng tolperison trên bệnh nhân bị suy thận mức độ nặng.Đối với bệnh nhân suy gan: Đối với bệnh nhân suy gan mức độ trung bình, cần xác định liều cho từng bệnh nhân kết hợp với theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và chức năng gan. Không khuyến cáo sử dụng tolperison trên bệnh nhân bị suy gan mức độ nặng.Đối với trẻ em: Mức độ an toàn và hiệu quả tolperison trên trẻ em vẫn chưa có kết luận chính xác.4. Tác dụng phụ thuốc Musclasan 150Trong quá trình điều trị bằng thuốc Musclasan 150 có thể xuất hiện các triệu chứng sau:Phát ban dưới da, mô dưới da, các rối loạn toàn thân,Rối loạn trên thần kinh. Rối loạn tiêu hóa. Phản ứng quá mẫn: hầu hết các phản ứng đều không nghiêm trọng và có thể tự hồi phục. Rất hiếm gặp các phản ứng quá mẫn đe dọa tính mạng.Tăng tiết mồ hôi (triệu chứng hiếm gặp).Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.5. Chống chỉ định sử dụng thuốc Musclasan 150Mẫn cảm với thành phần thuốc Tolperison hydrochlorid.6. Xử trí khi quên liều, quá liều. Quên liều:Nếu quên dùng 1 liều thuốc Musclasan 150 cần dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều Musclasan 150 kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng thuốc kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch.Không dùng gấp đôi liều đã quy định.Quá liều:1 số triệu chứng xuất hiện khi sử dụng quá liều thuốc Musclasan 150: Co giật cứng – run, khó thở, liệt hô hấp.Nếu xuất hiện những biểu hiện bất thường khi quá liều,cần thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.7. Lưu ý khác. Kiểm tra kĩ hạn sử dụng và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.Nếu vỏ thuốc hoặc thuốc thấy có tình trạng móp méo, vỡ, chuyển màu,... tuyệt đối không được sử dụng.Tránh để thuốc ở nơi ánh nắng trực tiếp hoặc nơi ẩm thấp.Để xa thuốc khỏi tầm với trẻ em, động vật.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Musclasan 150, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Musclasan 150 điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.;;;;;Ranitidine 150 thuộc nhóm thuốc đường tiêu hoá, được bào chế ở dạng viên nén bao phim. Thành phần chính của thuốc Ranipin 150 là Ranitidin, được chỉ định điều trị loét tá tràng cấp tính, loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản... Thuốc Ranipin 150 chứa hoạt chất Ranitidin, thuộc nhóm thuốc đối kháng với thụ thể histamin H2. Hợp chất này còn ức chế cạnh tranh với thụ thể H2 của vách tế bào, từ đó làm giảm lượng acid trong dịch vị tiết ra cả ngày và đêm, có thể cả trong tình trạng bị kích thích bởi thức ăn, insulin, amino acid, histamin hoặc pentagastrin.Hợp chất Ranitidin còn có tác dụng ức chế tiết acid dịch vụ mạnh hơn Cimetidin nhưng tác dụng phụ không mong muốn lại ít. 2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Ranipin 150 Thuốc Ranipin 150 được chỉ định trong điều trị loét tá tràng cấp tính, loét dạ dày lành tính và các bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá.Trường hợp người bệnh có tình trạng tăng tiết với hội chứng Zollinger Ellison, trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày tá tràng do thuốc cũng được chỉ định sử dụng Ranipin 150.Tuy nhiên, Ranipin 150 chống chỉ định với các trường hợp quá mẫn cảm với thành phần của thuốc. 3. Liều lượng và cách thức sử dụng thuốc Ranipin 150 Thuốc Ranipin 150 được sử dụng bằng đường uống.Đối với điều trị loét dạ dày - tá tràng tiến triển, viêm thực quản thì liều Ranitidine 150 được khuyến nghị là 300mg/ngày, uống trước khi đi ngủ hoặc 150mg/ 2 lần/ ngày với thời gian từ 4 đến 6 tuần. Liều duy trì là 150mg mỗi lần trước khi đi ngủ.Đối với điều trị hội chứng Zollinger Ellison thường khởi đầu liều 150mg với ngày 3 lần, có thể tăng lên đến liều 900- 120mg/ ngày.Trường hợp người bệnh suy thận cần giảm liều Ranitidine 150 theo chỉ số creatinin máu.Cần lưu ý: Liều điều trị khuyến cáo ở trên cho thuốc Ranipin 150 chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Ranipin 150, người bệnh cần được chỉ định của bác sĩ. 4. Xử trí quên liều và quá liều của thuốc Ranitidine 150 Nếu quên liều Ranitidine 150 hãy sử dụng liều quên khi nhớ ra vào lúc sớm nhất. Tuy nhiên, khoảng cách giữa liều quên và liều tiếp theo quá gần nhau thì hãy bỏ qua liều quên. Người bệnh không nên sử dụng gấp đôi liều thuốc Ranipin 150, vì có thể gây ra tình trạng quá liều thuốc. Để khắc phục tình trạng bỏ lỡ liều thuốc Ranipin 150, người bệnh có thể thực hiện đặt chuông báo thức hoặc nhờ người thân nhắc nhở.Trong trường hợp vô tình sử dụng thuốc Ranipin 150 quá liều so với quy định và xuất hiện một số dấu hiệu không mong muốn, cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức. Tuy nhiên, người nhà có thể áp dụng một số biện pháp xử lý sơ bộ khi ngộ độc thuốc Ranipin 150 như gây nôn. 5. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Ranipin 150 Thuốc Ranipin 150 có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp thì tác dụng phụ của thuốc Ranipin 150 có thể xảy ra ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.Một số tác dụng phụ thường gặp do Ranitidine 150 gây ra bao gồm: Rối loạn tiêu hoá, buồn nôn và nôn, mệt mỏi, chóng mặt, táo bón, khô miệng,... Những tác dụng phụ này có thể xảy ra lúc bắt đầu điều trị hoặc sau khi tăng liều lượng thuốc Ranitidine 150. Thông thường những phản ứng phụ do thuốc Ranipin 150 có thể thoáng qua hoặc giảm dần theo thời gian.Tuy nhiên, một số trường hợp thuốc Ranipin 150 có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn nghiêm trọng với các phản ứng hiếm gặp. Những phản ứng này có thể xuất hiện chỉ sau vài phút khi sử dụng thuốc Ranipin 150 hoặc lâu hơn trong vòng 1 vài ngày.Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Ranipin 150:Đối với phụ nữ đang mang thai và nuôi con bú nên thận trọng khi sử dụng thuốc Ranipin 150. Người bệnh cần được tư vấn sử dụng thuốc Ranipin 150 từ bác sĩ, đồng thời phân tích kỹ lưỡng lợi ích và rủi ro trước khi sử dụng thuốc.Thuốc Ranipin 150 có thể thay đổi khả năng hoạt động cũng như gia tăng ảnh hưởng tác dụng phụ. Vì vậy để tránh tình trạng tương tác thuốc người bệnh nên cung cấp cho bác sĩ danh sách thuốc sử dụng trước đó, bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn và thảo dược,...Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Ranipin 150, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng theo liều lượng đã được bác sĩ chỉ định để đạt hiệu quả tốt nhất.;;;;;Thuốc Meshanon có chứa thành phần chính Pyridostigmine bromide, hàm lượng 60mg và các tá dược khác vừa đủ do nhà sản xuất cung cấp. Thuốc bào chế ở dạng viên nén, quy cách đóng gói hộp 3 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên. Thuốc Meshanon được chỉ định điều trị trong các trường hợp dưới đây:Điều trị bệnh nhược cơ cơ năng. Hỗ trợ điều trị tình trạng táo bón ở bệnh nhân rối loạn vận động ruột do bệnh Parkinson.Mặt khác, thuốc Meshanon chống chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân như sau:Dị ứng với hoạt chất Pyridostigmine bromide hay các tá dược khác có trong thành phần của thuốc.Tắc nghẽn cơ học đường tiết niệu hoặc đường tiêu hóa. 3. Liều lượng và cách dùng thuốc Meshanon Thuốc Meshanon bào chế ở dạng viên nén, dùng bằng đường uống. Thuốc nên uống lúc sáng ngủ dậy hoặc trong bữa ăn hay khoảng 30 – 45 phút trước khi ăn. Thuốc nên uống với nước lọc hoặc nước sôi để nguội, không uống cùng với các thức uống khác có chứa cồn. Trường hợp bệnh nhân khó nuốt, có thể bẻ đôi viên thuốc để uống.Dưới đây là liều dùng khuyến cáo của thuốc Meshanon:Điều trị nhược cơ năng:Người lớn: Dùng với liều 1 – 3 viên/lần, dùng từ 2 – 4 lần/ngày, mỗi liều cách nhau ít nhất 4 giờ. Tác dụng của 1 lần dùng thuốc thường kéo dài 3 đến 4 giờ vào ban ngày và cho tác dụng kéo dài hơn 6 giờ khi dùng thuốc khi đi ngủ.Trẻ em: dùng liều từ 5 – 10 mg/ngày, có thể nghiền nhỏ viên thuốc, dùng 30 – 45 phút trước khi ăn.Giảm táo bón nặng ở bệnh nhân rối loạn vận động ruột do bệnh Parkinson:Dùng liều 60mg/lần, dùng 3 lần mỗi ngày.Khi người bệnh dùng quá liều thuốc Meshanon, thường xảy ra các triệu chứng như đau quặn bụng, tăng nhu động ruột, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, tăng tiết nước bọt, co đồng tử, yếu cơ, hạ huyết áp, ngừng tim. Có thể kiểm soát bằng thuốc Atropin với liều dùng 2mg, tiêm tĩnh mạch, sau đó tiêm bắp, cứ 2 – 4 giờ một lần, tùy theo chỉ định của bác sĩ, tránh quá liều thuốc Atropin. 4. Tác dụng phụ của thuốc Meshanon Bác sĩ luôn xem xét giữa lợi ích mà thuốc Meshanon đem lại cho bệnh nhân và nguy cơ có thể xảy ra các tác dụng phụ để chỉ định dùng thuốc thích hợp. Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để tránh xảy ra các tác dụng không mong muốn. Thuốc Meshanon nói chung được dung nạp tốt, tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân dùng thuốc có xảy ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ có liên quan đến thuốc, hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ.Một số tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc như sau:Thường gặp:Tăng tiết mồ hôi, chán ăn, nhịp tim chậm, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, tăng nhu động ruột, đau bụng, tiết nước bọt, viêm mũi, liệt cơ, co giật.Ít gặp:Chóng mặt, tăng huyết áp, hạ huyết áp, mất ngủ.Hiếm gặp:Ngoại ban, rụng tóc. 5. Tương tác thuốc Meshanon Báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng như thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, thảo dược...để tránh các phản ứng tương tác xảy ra khi dùng kết hợp thuốc trong quá trình điều trị.Một số thuốc có thể xảy ra tương tác với thuốc Meshanon khi dùng phối hợp như sau:Thuốc ức chế miễn dịch: Nhu cầu thuốc Meshanon có thể giảm khi phối hợp với các thuốc steroid, thuốc ức chế miễn dịch mặc dù nồng độ đỉnh trong huyết tương và AUC của thuốc có thể giảm khi dùng corticosteroid liều cao.Thuốc Methylcellulose và các thuốc chứa methyl cellulose trong thành phần tá dược có thể ức chế sự hấp thụ hoàn toàn của thuốc.Thuốc kháng Muscarin: Thuốc Atropin và hyoscin đối kháng tác dụng với thuốc Meshanon. Những thuốc này có thể làm giảm nhu động dạ dày – ruột, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thuốc.Thuốc giãn cơ: Khi dùng phối hợp với thuốc Meshanon có tác dụng đối kháng với thuốc giãn cơ không khử cực, đồng thời có thể làm kéo dài tác dụng của một số thuốc giãn cơ khử cực khác như Suxamethonium.Kháng sinh Aminoglycosid, thuốc gây mê cục bộ và toàn thân, thuốc điều trị loạn nhịp và các thuốc khác tương tác với sự dẫn truyền thần kinh cơ có thể tương tác với thuốc Meshanon. 6. Một số lưu ý khi dùng thuốc Meshanon Cần dùng thận trọng thuốc Meshanon ở người bệnh động kinh, hen phế quản, nhịp tim chậm, mới tắc mạch vành, cường đối giao cảm, cường tuyến giáp, loạn nhịp tim hoặc loét dạ dày.Tránh dùng liều cao ở những người mắc chứng ruột kết to hoặc giảm nhu động dạ dày – ruột.Một số trường hợp người bệnh dùng thuốc kéo dài tác dụng hơn muối của Neostigmin, có thể gây các cơn tăng tiết acetylcholin.Khi sử dụng thuốc Meshanon để điều trị bệnh nhược cơ, cần nhớ rằng, với cùng một liều thuốc kháng Cholinesterase, có thể có những đáp ứng khác nhau ở những nhóm cơ riêng biệt như gây yếu ở nhóm cơ này trong khi đó lại làm tăng lực cơ ở nhóm cơ khác.Cần phải theo dõi chức năng hô hấp của bệnh nhân khi muốn tăng liều thuốc nhằm đảm bảo tốt chức năng hô hấp.Thuốc Meshanon qua được nhau thai và bài tiết vào sữa mẹ, vì vậy nên thận trọng khi dùng thuốc này cho phụ nữ mang thai và cho con bú.Sử dụng thuốc có tác dụng chống tiết Cholin hoặc tác dụng giống như Atropin phải hết sức cẩn thận, khi người bệnh cũng được điều trị bằng thuốc Meshanon vì các triệu chứng quá liều có thể bị che lấp, bởi thuốc Meshanon, hoặc ngược lại, các triệu chứng khi dùng thuốc này có thể bị che lấp bởi Atropin và các thuốc tương tự Atropin.Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Meshanon. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Meshanon theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.;;;;;Thuốc Ausginin 500 là thuốc có thành phần chính L-Ornithin L-Aspartat, được dùng trong điều trị những bệnh lý về gan gây tăng amoniac trong máu. Thuốc Ausginin cũng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý ở gan như viêm gan mạn tính, viêm gan do rượu. Thuốc Ausginin được sử dụng mà không cần kê đơn cho những trường hợp:Ðiều trị chứng tăng amoniac huyết trong các bệnh gan cấp tính hoặc mãn tính như gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm gan siêu virus.Điều trị các rối loạn khởi phát bệnh não gan,tiền hôn mê gan và hôn mê gan.Cải thiện chức năng gan, giải độc gan, thanh nhiệt cơ thể. Cải thiện các bệnh lý ngoài da như mụn nhọt, rôm sảy, cải thiện chứng rối loạn tiêu hoá do gan yếu.Chống chỉ định sử dụng thuốc Ausginin khi:Bệnh nhân bị dị ứng với thành phần hoạt chất chính L-Ornithin L-Aspartat hay bất cứ thành phần tá dược nào của thuốc. Bệnh nhân bị suy thận.Bệnh nhân nhiễm độc Methanol, nhiễm Acid lactic, thiếu men Fructose 1,6 – diphosphate , không dung nạp Fructose – sorbitol. 2. Cách sử dụng của Ausginin 500 2.1. Cách dùng thuốc Ausginin. Thuốc Ausginin dùng đường uống. Uống thuốc sau mỗi bữa ăn, nên uống nguyên viên thuốc với nước lọc. không chia nhỏ, nghiền nát hay trộn với dung dịch hay hỗn hợp nào khác.2.2. Liều dùng của thuốc Ausginin. Người lớn: uống mỗi lần 1 đến 3 viên, ngày 2 lần uống. Thời gian dùng thuốc liên tục trong 7 đến 14 ngày.Viêm gan siêu vi B mạn tính: 1 viên x 1 lần một ngày, trong tối thiểu 48 tuần.Những trường hợp đặc biệt:Liều dùng nên được điều chỉnh ở những bệnh nhân suy thậnĐộ thanh thải creatinin ≥ 50ml/phút): dùng liều thông thường 1 lần một ngàyĐộ thanh thải creatinin 30 – 49 ml/phút: dùng 1 viên cách nhau mỗi 48 giờĐộ thanh thải creatinin 10 – 29 ml/phút: dùng 1 viên cách nhau mỗi 72 đến 96 giờ.Bệnh nhân đang thẩm phân máu: Dùng thuốc cách nhau 7 ngày hoặc sau khi thẩm phân máu 12 giờ.2.3. Xử lý khi quên liều/ quá liều. Tốt nhất vẫn là uống thuốc đúng thời gian bác sĩ chỉ định hay khuyến cáo trên tờ rơi. Việc uống thuốc đúng thời gian sẽ bảo đảm thuốc được phát huy tác dụng tốt nhất. Thông thường có thể uống thuốc cách 1 đến 2 giờ so với giờ được bác sĩ yêu cầu nếu như lỡ quên, không uống bù liều đã quên nếu đã gần đến thời điểm để uống liều tiếp theo. Không uống gấp đôi liều đề phòng việc uống quá liều.Các triệu chứng quá liều gặp phải thường là các biểu hiện nặng hơn của tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp có những triệu chứng lạ và nguy hiểm hơn cũng xuất hiện kèm theo.Khi đó, cần theo dõi sát và không được có tư tưởng chủ quan đề phòng tình trạng xấu diễn biến rất nhanh. Việc đưa bệnh nhân đi cấp cứu khi nhận thấy những bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ghi nhận từ khi uống thuốc quá liều là điều cần thiết để đảm bảo an toàn cho người bệnh. 3. Lưu ý khi dùng thuốc Ausginin 500 Không dùng thuốc quá hạn ghi trên bao bì của thuốc Ausginin, hoặc khi cảm quan nhận thấy có hiện tượng thuốc bị ẩm mốc, đổi màu...Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Ausginin đặc biệt ở liều cao nên kiểm tra nồng độ thuốc trong máu và nước tiểu thường xuyên để có thể đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.Không dùng Ausginin liều cao ở bệnh nhân suy thận nặng.Thận trọng khi sử dụng Ausginin với người lái xe, vận hành máy móc, phụ nữ có thai và đang cho con bú.Trong thời gian điều trị bằng Ausginin, bệnh nhân cần hạn chế tối đa các loại thức ăn hay đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích.Lưu ý: Ở những liều đầu tiên nếu thấy các triệu chứng của việc dị ứng thuốc nặng, nguy hiểm, đột ngột như phù mặt Quincke, sốc phản vệ gây tức ngực, chóng mặt, buồn nôn, ngất. 4. Tác dụng phụ của thuốc Ausginin Tác dụng tiêu cực trong thời gian dùng Ausginin hiếm khi xảy ra, chỉ có rất hiếm một vài trường hợp có chút hơi xáo trộn trong đường tiêu hóa như khó chịu, cảm giác buồn nôn... Tuy nhiên các triệu chứng này sẽ biến mất khi ngưng uống Ausginin, và bởi vậy nên không cần thiết phải ngưng điều trị,. 5. Tương tác thuốc Ausginin Thuốc Ausginin được ghi nhận hầu như không có tương tác với bất kỳ loại thuốc nào.
question_349
Lưu ý khi chọn thuốc trị mụn cho da dầu
doc_349
Mụn trứng cá có thể gây tổn thương rất nhiều đến cuộc đời của một cô gái, do có thể làm giảm sự tự tin và cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tình cảm. Các cô gái thường trang điểm đậm để che đi khuyết điểm này mà không biết rằng điều đó chỉ có thể làm trầm trọng thêm. Nhưng, tìm đâu ra thuốc trị mụn da dầu hiệu quả bởi vì câu trả lời thực sự nằm ở từng cá nhân. Nếu đang bị mụn tái phát thì rất có thể bạn thuộc loại da nhờn. Kiểm soát sự sản xuất bã nhờn của da là điều quan trọng trong cơ chế tác dụng của các loại thuốc trị mụn cho da dầu và có được một làn da không tỳ vết.Đặc điểm điển hình của loại da dầu bao gồm làn da trông luôn sáng bóng, nổi mụn dai dẳng, lỗ chân lông bị tắc hoặc mở rộng, xuất hiện các mụn đầu trắng và mụn đầu đen.Các dấu hiệu này là do hệ thống tuyến bã nhờn hoạt động quá mức trên da làm cho làn da trông bóng nhờn, đặc biệt là ở vùng chữ T của mũi, má và trán. Bên cạnh đó, tình trạng nội tiết tố, di truyền, giai đoạn dậy thì, căng thẳng, mang thai, thay đổi chế độ ăn uống và khí hậu nóng ẩm là tất cả các yếu tố làm tăng sản xuất tuyến bã dầu và có thể làm cho da trông bóng nhờn hơn.Đây là điều kiện thuận lợi khiến cho những người có da dầu dễ bị mụn trứng cá nhất. Khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mức kết hợp với tế bào da chết sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn trứng cá (mụn đầu trắng và mụn đầu đen). Mặt khác, do đặc điểm của làn da, việc sử dụng các thuốc trị mụn nếu không đúng cơ chế sẽ khó đạt hiệu quả kiểm soát mụn như mong muốn. Nếu bạn có làn da dầu và dễ bị mụn tái phát thì có thể lựa chọn các phương pháp điều trị sau:2.1 Lột da hóa học. Lột da hóa học dựa trên AHA (axit alpha hydroxy) hoặc BHA (axit beta hydroxy) có chiết xuất từ thực vật. Chúng đem lại tác dụng tẩy tế bào chết từ các lớp trên của da một cách có kiểm soát, để lộ làn da mới và đều màu.Không giống như các loại lột da thông thường, lột da hóa học sẽ cho tác dụng thâm nhập sâu vào bên trong lỗ chân lông và kiểm soát việc sản xuất bã nhờn để ngăn ngừa mụn bùng phát trong tương lai. Do đó, sản phẩm lột da hóa học là một trong những thuốc trị mụn cho da dầu an toàn và phổ biến nhất. Tuy nhiên, xin lưu ý là chỉ có bác sĩ da liễu mới có thể kê đơn các thuốc lột da bằng hóa chất thích hợp cho từng cá nhân, vừa đạt hiệu quả trừ mụn, vừa nhắm mục tiêu khoá dầu và hạn chế tái phát mụn trong tương lai.2.2 Thuốc bôi. Các bác sĩ da liễu thường kê đơn thuốc trị mụn da dầu như một phương pháp điều trị đầu tiên cho người có làn da nhờn mụn. Phụ nữ có thai và cho con bú cũng dùng được các loại thuốc trị mụn này.Chắc chắn có những loại thuốc an toàn hơn như benzoyl peroxide tại chỗ có thể được sử dụng phù hợp cho phụ nữ có thai và cho con bú. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể khuyến nghị sử dụng retinol như Tretinoin và Adapalene hoặc một số loại thuốc kháng sinh để giảm mụn trứng cá.2.3 Các sản phẩm vệ sinh. Nhiều sản phẩm làm sạch da không cần kê toa có sẵn trên thị trường cũng có thể đem lại hiệu quả tương tự các thuốc trị mụn cho da dầu cần kê toa, như sữa rửa mặt, xà phòng, gel và thuốc mỡ có chứa axit salicylic, benzoyl peroxide, dầu cây trà,... Tuy nhiên, chúng có thể có hiệu quả hạn chế và tình trạng mụn dễ tái phát. 3. Các cách chăm sóc da dầu Có nhiều yếu tố là nguyên nhân gây ra tình trạng da dầu, bao gồm tinh thần căng thẳng, độ ẩm trong môi trường, đặc điểm di truyền và nồng độ nội tiết tố dao động theo từng giai đoạn sinh lý. Đây là các yếu tố có thể thay đổi và không thể thay đổi được; song, bên cạnh đó, kiểm soát bài tiết dầu và hệ thống tuyến bã trên da là một phương thuốc trị mụn da dầu căn bản, với các gợi ý sau đây:Không nên rửa mặt liên tục mà chỉ nên thực hiện 2 lần 1 ngày để làm sạch da, tẩy bỏ dầu thừa, bụi bẩn và tạp chất. Khi rửa mặt, cần tránh việc chà xát vì có thể gây kích ứng da, khiến da trông tồi tệ hơn.Chọn sữa rửa mặt tạo bọt nhẹ nhàng. Tránh sử dụng sữa rửa mặt quá mạnh hay có chứa cồn vì có thể gây kích ứng da và kích thích sản xuất dầu tăng lên.Có thói quen thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày. Dù có làn da dầu nhưng việc thoa kem dưỡng ẩm để giữ nước cho da nhằm hạn chế tiết dầu quá mức, dễ tạo điều kiện hình thành mụn.Duy trì tinh thần lạc quan, thoải mái. Yếu tố căng thẳng tâm lý là điều kiện gây bùng phát mụn.Thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng, tuân theo một kế hoạch tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ 8 giờ để tận hưởng làn da và cơ thể khỏe mạnh.Chọn các sản phẩm trang điểm không gây mụn và nước thay vì các sản phẩm chứa dầu để ngăn ngừa mụn. Tương tự như vậy, lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da dầu được dán nhãn “không chứa dầu” và “không gây dị ứng”, từ sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm cho đến mỹ phẩm trang điểm - sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông hoặc gây ra mụn.Như vậy, mặc dù người có làn da dầu có những ưu điểm nhất định, như ít bị nếp nhăn, tình trạng mụn tái đi tái lại sẽ rất khó chịu. Bài viết này là giới thiệu về các phương pháp điều trị mụn phổ biến và mẹo phòng ngừa cho những người có da dầu có thể giúp bạn kiểm soát mụn trứng cá của mình. Ngoài việc tập trung sử dụng các thuốc trị mụn cho da dầu thì 1 chế độ ăn uống thích hợp và vệ sinh da đúng cách cũng cần được tuân thủ để điều trị mụn trứng cá hiệu quả hơn.
doc_54317;;;;;doc_57085;;;;;doc_60520;;;;;doc_1852;;;;;doc_10535
1. Đặc điểm của da dầu mụn Da dầu là tình trạng xuất hiện lớp dầu nhờn trên bề mặt da, đặc biệt dầu tập trung nhiều hơn tại vùng chữ T (trán, mũi, cằm) và 2 bên má. Thông thường tuyến bã nhờn có tác dụng giữ độ ẩm cho da, tuy nhiên, với da dầu thì chúng sẽ hoạt động quá mức, gây dư thừa và thải ra ngoài bề mặt da thông qua lỗ chân lông. Một số đặc điểm phổ biến của da dầu dễ thấy như:Bề mặt da có độ bóng dầu và cảm giác nhờn rít khi chạm. Lỗ chân lông to tại vùng da có nhiều dầu Da sần sùi, không láng mịn và kém đều màu. Mụn xuất hiện tại những vùng da dầu. Do lượng dầu tiết ra tiếp xúc với tế bào chết và bụi bẩn, vi khuẩn từ môi trường gây viêm nhiễm từ đó hình mụn. Các loại mụn thường gặp trên da dầu như: mụn đầu đen, mụn ẩn, sợi bã nhờn và mụn viêm. Khi trang điểm, dùng kem chống nắng trên da dầu thường dễ bị trôi hoặc chảy nếu không sử dụng sản phẩm phù hợp có tính kiềm dầu hoặc da bị thiếu ẩm. Da dầu thường có tỷ lệ bắt nắng và sạm màu cao hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bởi vì nhiệt độ cao khiến da dễ bị khô, thiếu nước từ đó kích thích tiết nhờn trên da hoạt động mạnh hơn. Khi chọn serum cho da dầu mụn lỗ chân lông to, ngoài việc quan tâm về công dụng, người dùng cũng cần Da dầu mụn thường dễ bị bí tắc lỗ chân lông và khá nhạy cảm đối với các sản phẩm chăm sóc. Việc lựa chọn kết cấu phù hợp là yếu tố hàng đầu để serum cho da dầu mụn lỗ chân lông to hoạt động đúng công dụng. Đối với làn da này, nên chọn các loại serum dạng gel, kết cấu lỏng với nền nước. Khi mua serum, người dùng có thể kiểm tra bằng cách lấy 1 - 2 giọt serum thoa trên mu bàn tay. Nếu serum thấm nhanh, mỏng nhẹ, không bị nhờn rít trên da nhưng vẫn cảm nhận được độ ẩm thì phù hợp. 2.2 Thành phần hoạt chất cho da mụn Serum cho da dầu mụn lỗ chân lông to nên có các hoạt chất kháng viêm để giúp kiểm soát tình trạng mụn, thành phần có khả năng giữ da đủ ẩm để tiết chế tình trạng tuyến bã nhờn hoạt động quá mức. Đồng thời, trong quá trình da phục hồi sau mụn, serum nên chứa các thành phần làm sáng da, mờ thâm, hỗ trợ thu nhỏ lỗ chân lông và tăng cường hồi phục da. Các bạn có thể lưu ý 1 số hoạt chất như sau:Kháng khuẩn, kháng viêm và hỗ trợ gom cồi mụn như adapalene, salicylic axit (BHA), glycolic axit (AHA), lactic axit, retinol, tretinol,. . Hoạt chất có khả năng cấp và giữ độ ẩm trên da: axit hyaluronic (HA), glycerin,... Hoạt chất hỗ trợ phục hồi giúp da khỏe mạnh hơn: niacinamide, vitamin B5,... Tinh chất chiết xuất tự nhiên như: tinh dầu tràm trà, trà xanh, rau má,... có tính kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị mụn cũng được ứng dụng trong các loại sản phẩm chăm sóc da. Serum có chứa Vitamin C giúp làm sáng da, giảm vết thâm do mụn để lại. Thành phần kẽm (Zin C) cũng có tác dụng kháng viêm trên da mụn đồng thời hỗ trợ kiểm soát lượng dầu sản sinh trên da. Thông thường, các hoạt tính trên ở trong các sản phẩm serum sẽ có nồng độ khác nhau, phù hợp với tình trạng da từng người. Đối với những người mới sử dụng serum hoặc da nhạy cảm thì nên làm quen với nồng độ thấp và tăng dần khi da đã thích ứng được với hoạt chất để tránh bị kích ứng.2.3. Thương hiệu uy tín, chất lượng Hiện nay, nhu cầu chăm sóc da ngày càng lớn. Đi đôi với nhu cầu tăng thì lượng cung cũng sẽ tăng nhưng không phải dòng sản phẩm nào cũng đảm bảo chất lượng. Thậm chí, các thương hiệu lớn cũng bị làm giả, làm nhái rất nhiều. Chính vì thế, khi có nhu cầu mua serum cho da dầu mụn lỗ chân lông to, bạn cần tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn sản phẩm có thương hiệu uy tín được bán tại cửa hàng chính hãng để đảm bảo an toàn khi sử dụng. 3. Những thành phần nên tránh khi chọn serum Dầu khoáng: có khả năng tạo lớp màng giúp khóa ẩm để giữ ẩm cho da. Tuy nhiên, thành phần dầu khoáng có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông và tạo điều kiện hình thành mụn, không phù hợp với da dầu, lỗ chân lông to. Hương liệu: thường chứa trong các sản phẩm chăm sóc da giúp tạo cảm giác dễ chịu hơn cho người dùng nhờ mùi thơm. Nhưng trên một số nền da nhạy cảm có thể kích ứng với thành phần hương liệu như bạc hà, hoa hồng, vani,... Nồng độ hoạt chất dưỡng ẩm cao: Serum có nồng độ dưỡng ẩm cao có thể gây nên tình trạng dư ẩm, tạo điều kiện cho vi khuẩn sản sinh, hình thành mụn và khiến da tiết nhiều chất nhờn hơn. Sản phẩm chứa cồn (alcohol): thường được bổ sung trong serum để giúp tạo kết cấu mỏng nhẹ, từ đó sản phẩm khô nhanh hơn khi dùng trên da. Tuy nhiên, đây cũng là một thành phần có tỷ lệ gây kích ứng cao trên da nhạy cảm hoặc đang bị mụn. Đồng thời, thành phần cồn cũng khiến da bị khô và từ đó kích thích da tăng tiết dầu. Sản phẩm có gốc dầu: thường khiến cho da dễ bị bí tắc do khả năng cấp ẩm cao của hoạt chất gốc dầu.4. Lưu ý khi sử dụng serum chăm sóc da dầu mụn Nên chọn serum cho da dầu mụn lỗ chân lông to có chứa thành phần các hoạt chất và nồng độ phù hợp với tình trạng da. Khi dùng serum nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để lựa chọn sản phẩm phù hợp và an toàn cho sức khỏe Trước khi sử dụng serum lên da, bạn bắt buộc phải thực hiện các bước làm sạch da bằng sữa rửa mặt, nước tẩy trang để đảm bảo serum phát huy được công dụng hiệu quả. Luôn sử dụng biện pháp chống nắng như: đeo khẩu trang, kem chống nắng, viên uống chống nắng,... để giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV và khói bụi trong không khí. Đối với các loại serum có tính axit nên sử dụng làm quen bằng cách dùng giãn ngày khoảng 2 - 3 ngày 1 lần và tăng dần khi da đã thích ứng Khi thoa serum nên massage nhẹ hoặc sử dụng các loại dụng cụ hỗ trợ đẩy tinh chất vào da để giúp kích thích mạch máu lưu thông và serum được thẩm thấu sâu vào da. Không chà sát hoặc tác động lực mạnh khi thoa serum sẽ dễ khiến da bị tổn thương và lão hóa nhanh hơn.;;;;;Dưỡng ẩm là một công đoạn cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình chăm sóc, bảo vệ vẻ đẹp của làn da. Trong đó, da dầu mụn cũng không phải là ngoại lệ. Song không phải chị em nào cũng biết cách lựa chọn loại dưỡng ẩm cho da dầu mụn đúng đắn và phù hợp. Việc chọn dùng loại kem dưỡng ẩm cho da dầu mụn nào sẽ không phải là một vấn đề dễ dàng nếu chị em không trang bị cho mình các hiểu biết liên quan. Cụ thể, đây là tình trạng da được nhận xét là khó chăm sóc do da liên tục bị bóng nhờn, kèm theo đó là các nốt mụn nổi trên bề mặt da. Chúng sẽ thường "hiện diện" khi có sự tích tụ sợi bã nhờn, vi khuẩn ở da dẫn tới bít tắc lỗ chân lông. Tình trạng da này xảy ra bởi ảnh hưởng từ các nguyên nhân như môi trường, bụi bẩn, sai cách chăm sóc da, sự thay đổi của nội tiết tố hay trạng thái tinh thần stress, căng thẳng kéo dài. Đối với các chị em gặp tình trạng da dầu mụn cũng cần có một loại kem dưỡng ẩm phù hợp tương tự như các loại da khác để cung cấp độ ẩm cho da, giúp giảm bớt mụn và tình trạng tiết dầu thừa. Song nên dùng loại kem dưỡng ẩm chứa các thành phần có tác dụng kiểm soát cũng như điều trị được da dầu mụn. 2. Những yếu tố cần lưu ý khi lựa chọn kem dưỡng ẩm cho da dầu mụn Ngay sau đây là 2 yếu tố cần được lưu ý khi chọn kem dưỡng ẩm cho da dầu mụn chị em nên "bỏ túi" cho mình. 2.1. Về thành phần Xem xét kỹ càng thành phần của loại kem dưỡng ẩm dự định sử dụng cho làn da dầu mụn là một bước có ý nghĩa quan trọng. Bởi các thành phần không phù hợp sẽ làm tình trạng dầu và mụn trên da trở nên nghiêm trọng hơn. Từ đó, khiến quá trình chăm sóc da không đạt được hiệu quả như mong muốn. Cụ thể, lựa chọn kem dưỡng ẩm để sử dụng cho trường hợp da dầu mụn thì nên ưu tiên các thành phần sau: - Salicylic Acid (BHA): Đây là thành phần giúp tẩy tế bào chết lành tính cho da mụn. Nó có thể đi vào các lỗ chân lông đầy bã nhờn, loại bỏ các bã nhờn ấy cũng như các tế bào chết tích tụ đi. Thông qua đó, làm thông thoáng lỗ chân lông, cải thiện hiện tượng mụn. Ngoài ra, cũng sẽ giúp kiểm soát hoạt động của tuyến bã nhờn, giúp da được mịn màng, rạng rỡ. - Hyaluronic Acid: Một loại kem dưỡng ẩm không chứa dầu nhưng có thành phần Hyaluronic Acid sẽ là một lựa chọn tốt cho các nàng đang sở hữu làn da dầu mụn. Bởi nó vừa có tác dụng dưỡng ẩm mạnh, vừa đem lại cảm giác nhẹ nhàng cho da. - Niacinamide: Niacinamide có thể hấp thụ bã nhờn dư thừa, hỗ trợ loại bỏ mụn, giúp củng cố hàng rào bảo vệ cho da. Đồng thời, dẫn xuất của vitamin B3 này còn có các tác dụng khác như giúp giữ độ ẩm cho da, sản sinh collagen tự nhiên, cải thiện tình trạng da bị xỉn màu và thiếu săn chắc, tăng cường lớp da bên ngoài và tăng tốc độ tái tạo bề mặt của da. Do vậy, đây là một thành phần nên được ưu tiên lựa chọn. - Sodium Hyaluronate: Sodium Hyaluronate là thành phần lành tính cho làn da mụn với khả năng tốt trong việc hấp thụ và giữ nước. Với sự góp mặt của nó trong kem dưỡng ẩm, sẽ giúp làn da dầu mụn của chị em được cải thiện độ ẩm, hạn chế lão hóa, giảm hiện tượng sưng tấy, cải thiện kết cấu và có một hàng rào chắn bảo vệ da. - Đất sét: Một thành phần khác có trong kem dưỡng ẩm cũng nên quan tâm đến đó là đất sét. Theo đó, khi có sự kết hợp của hai loại đất sét là Kaolin và Bentonite sẽ có tác dụng trong việc hấp thụ lượng bã nhờn dư thừa, giúp làn da trông mịn màng hơn. Vì bản thân Kaolin thì giúp hấp thụ dầu, làm vết thâm trên da bị mờ đi, trong khi Bentonite cũng có hiệu quả với da dầu mụn. - Alpha Hydroxy Acid: Song song với tác dụng cải thiện một cách nhanh chóng tình trạng mụn, Alpha Hydroxy Acid sở hữu tính chống viêm, giúp làn da được sáng khỏe, đều màu, giảm sẹo mụn, dịu tình trạng viêm da. Ngoài ra, kích thích quá trình tái tạo tế bào mới và sự sản xuất của Collagen và Elastin giúp duy trì sự căng mịn, tươi trẻ của làn da. - Những thành phần từ thiên nhiên có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ việc điều trị mụn như các loại chiết xuất trà xanh, rau má, nha đam, rau diếp cá,... Bên cạnh các thành phần tốt nên ưu tiên lựa chọn thì cũng có một số khác có thể làm lỗ chân lông bị bít tắc dẫn đến sự bí bách, khó chịu của làn da. Do vậy, trở thành tác nhân khiến tình trạng mụn dần nghiêm trọng hơn. Đó là các thành phần nên tránh như cồn khô, hương liệu, chất tạo màu, chất bảo quản, lanolin hay dầu khoáng. 2.2. Về kết cấu sản phẩm Đối với làn da dầu mụn, các nàng chú ý nên lựa chọn các sản phẩm có kết cấu tương đối loãng, gốc nước, dễ thẩm thấu như ở dạng gel mỏng nhẹ hay có nhãn "water based". Đồng thời, không dùng kem dưỡng da có chất quá đậm đặc. Việc lựa chọn thông minh này sẽ giúp các dưỡng chất thẩm thấu vào da một cách nhanh chóng và dễ dàng cũng như không làm xuất hiện cảm giác nặng mặt hoặc tình trạng bí bách lỗ chân lông.;;;;;Làn da dầu thường nhờn rít nên nhiều người hay bỏ qua bước dưỡng ẩm bởi nghĩ không cần thiết. Tuy nhiên, trên thực tế, cấp ẩm cho làn da dạng này rất quan trọng. Việc dưỡng ẩm cho da dầu mụn là việc làm cần thực hiện thường xuyên và đúng cách để dưỡng ẩm không phản tác dụng mà giúp cải thiện làn da hiệu quả. 1. Tìm hiểu về làn da dầu mụn Mỗi người có một làn da khác nhau với đặc điểm và tính chất hoàn toàn khác nhau. Trong đó, da dầu là một trong những loại da khá phổ biến và thường gây nên những vấn đề lớn về da: Đặc điểm chung Da dầu là dạng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, bên ngoài bóng, nhờn, đặc biệt là ở vùng cằm và hai bên má. Tình trạng tuyến bã nhờn hoạt động quá mạnh thường khiến cho làn da trở nên bóng nhẫy, mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, tuyến bã nhờn còn khiến lỗ chân lông nở to, bít lỗ chân lông gây mụn. Bởi vậy, làn da dạng này thường có mụn. Nguyên nhân khiến da dầu mụn Nguyên nhân chính khiến làn da bóng dầu chủ yếu là do di truyền từ các thế hệ trước. Bố mẹ có da bóng dầu thì có thể các con cũng sẽ có làn da y như vậy. Cũng có nguyên nhân là do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khiến cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, đặc biệt là giai đoạn dậy thì, thời kỳ hành kinh, tác dụng phụ của thuốc tránh thai,… Một trong những nguyên nhân khiến da bóng dầu là do mất nước khiến tuyến nhờn hoạt động quá mức. Chính vì thế, cần có phương pháp dưỡng ẩm cho da dầu mụn hợp lý. Làn da dầu thường xuyên phải đối mặt với những tình trạng khó chịu của da, đặc biệt là vấn đề mụn trứng cá. Nguyên nhân chính là do lỗ chân lông bị bít lại, tắc nghẽn khiến da bị mụn. Đây là thắc mắc chung của rất nhiều người. Đa số điều nhận thấy rằng da bóng nhờn nên việc bôi kem dưỡng ẩm là không cần thiết, thậm chí khiến cho tình trạng bóng nhờn càng tệ hơn. Tuy nhiên, trên thực tế thì không hẳn là như vậy. Dưới đây là những lý do khiến bạn phải thay đổi quan điểm về việc cấp ẩm cho da dầu mụn: Dưỡng ẩm giúp làn da bớt tiết dầu Một trong những nguyên nhân khiến cho da bóng dầu là tình trạng mất cân bằng trên da, thiếu nước, thiếu ẩm. Vì thế, việc xác định rõ tình trạng da dầu mụn để sử dụng loại sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp là điều rất quan trọng. Dưỡng ẩm sẽ giúp hạn chế tình trạng tiết dầu trên da, giúp da bớt bóng nhờn. Làm chậm quá trình lão hóa Những người có làn da dầu thường chỉ quan tâm đến việc thấm dầu mà không nghĩ tới chuyện cấp ẩm cho làn da của mình. Hành động này vô tình khiến cho da bị khô từ bên trong, tăng quá trình lão hóa da. Nên dưỡng ẩm cho da dầu mụn đúng cách để làm chậm quá trình lão hóa của da. Cải thiện các tình trạng khó chịu trên da Tình trạng chung của những người có làn da dầu là có mụn, ngứa da và gặp các vấn đề về da. Nguyên nhân là do cách kiềm dầu, điều tiết bã nhờn không đúng cách khiến cho da khô hoặc bị kích ứng. Việc dưỡng ẩm lúc này là vô cùng cần thiết để giúp cân bằng lại làn da, hạn chế tình trạng kích ứng trên da và sự khó chịu của da mặt. Lớp dưỡng ẩm phù hợp còn đóng vai trò như lá chắn bảo vệ da khỏi những tác động từ môi trường bên ngoài, hạn chế tình trạng bong tróc da, bảo vệ làn da. 3. Cách dưỡng ẩm cho da dầu mụn đúng Làn da dầu thường xuyên nhờn, rít, bóng nên việc dưỡng ẩm không được tùy tiện và việc sử dụng kem dưỡng ẩm cũng phải có lựa chọn phù hợp. Trong đó cần lưu ý những vấn đề sau đây: Chọn sản phẩm dưỡng ẩm có thành phần hợp lý Dưỡng ẩm cho da dầu mụn quan trọng nhất là chọn được sản phẩm có thành phần phù hợp với tình trạng làn da. Thông thường, những người có làn da dầu mụn nên chọn sản phẩm dưỡng ẩm có các thành phần như: Đất sét để kiềm dầu, hạn chế tiết dầu. Hợp chất Dimethicone để tăng sức đề kháng của da, giúp da khỏe mạnh hơn. Hợp chất Acid glycolic giúp làm giảm tình trạng tiết dầu, cấp ẩm cho da hợp lý. Hợp chất Acid Hyaluronic là hợp chất dưỡng ẩm rất tốt và không gây kích ứng da, nhất là làn da nhạy cảm. Hoạt chất Niacinamide giúp hấp thụ bã nhờn, tăng cường sản xuất collagen, tái tạo da và bảo vệ da. Retinol đây là một dẫn xuất vitamin A rất quen thuộc với những người thường xuyên chăm sóc, làm đẹp. Chúng có nhiều tác dụng chống lão hóa, ngăn ngừa nếp nhăn, làm săn da, se khít lỗ chân lông. Acid Salicylic giúp kiềm dầu rất hiệu quả nhưng không làm khô da mà có tác dụng bảo vệ chăm sóc cho da. Các sản phẩm dưỡng ẩm nên tránh với da dầu mụn Để dưỡng ẩm cho da dầu mụn đúng cách, người có làn da dạng này cần đặc biệt tránh những sản phẩm có thành phần sau: Tránh xa những loại sản phẩm dưỡng ẩm gốc dầu, nhất là sản phẩm có chứa lanolin, dầu khoáng hoặc Vitamin E. Chúng sẽ khiến làn da thêm dầu, bít nhờn. Các sản phẩm chứa petrolatum, paraffin hoặc collagen. Chúng rất tốt cho da khô nhưng ngược lại sẽ khiến da dầu thêm tệ hơn. Những lưu ý khi dưỡng ẩm cho da dầu mụn Để dưỡng ẩm cho da dầu mụn đúng cách, các bạn nên nhớ những lưu ý sau đây: Bôi kem dưỡng ẩm cho da ngay sau khi tắm để cấp ẩm cho da, tránh làm khô da. Tránh bôi kem dưỡng ẩm khi da đang bẩn, có tiết dầu, sẽ làm bít lỗ chân lông. Bôi kem dưỡng ẩm ở mức vừa phải, massage nhẹ nhàng để kem thấm sâu vào da mặt.;;;;;1. Mỗi thành phần trị mụn sẽ tác động khác nhau lên da, chủ yếu là tác động giảm sưng viêm, trị vi khuẩn bội nhiễm, làm sạch và giảm thâm sau mụn. Vì thế, cảm giác khi bôi thuốc trị mụn trên da cũng khác nhau, một số thuốc đem lại cảm giác mát lạnh, một số thuốc gây nóng và rát mặt nhẹ. Tuy nhiên hầu hết thuốc trị mụn đều không gây phản ứng quá nghiêm trọng, đôi khi gây đau rát là do tiếp xúc với vùng da hở do cố nặn mụn trước đó. Nếu mẩn đỏ nổi nhiều sau khi dùng thuốc trị mụn, khả năng cao là do kích ứng hay dị ứng với thuốc. Tốt nhất nên tạm ngưng sử dụng loại thuốc trị mụn này cùng các loại mỹ phẩm tác động mạnh trên da và đến gặp bác sĩ chuyên gia da liễu càng sớm càng tốt. Để an toàn nhất, bạn nên đi khám và sử dụng thuốc trị mụn do bác sĩ chỉ định, bác sĩ sẽ theo dõi để kịp thời xử lý hay đánh giá hiệu quả trị mụn tốt hơn. Nhiều bạn nghĩ rằng nốt mẩn đỏ nổi nhiều sau khi dùng thuốc trị mụn này là phản ứng cho thấy thuốc đang tác động trên da mặt. Vì thế nhiều bạn cố sử dụng vì nghĩ rằng các nốt mẩn đỏ này sẽ dần biến mất. Song đây là quan niệm sai lầm, sẽ khiến mẩn đỏ nổi nhiều hơn do da bị kích ứng nặng lên. Tổn thương da càng nghiêm trọng thì phục hồi càng mất thời gian và khó khăn nên tuyệt đối không cố kéo dài dùng thuốc trị mụn khi đã có các triệu chứng dị ứng thuốc. 2. Thành phần thường có trong các loại thuốc trị mụn và tác dụng phụ có thể gặp Các loại thuốc trị mụn bôi ngoài da phổ biến trên thị trường hiện nay thường chứa các thành phần sau: 2.1. Clindamycin 1% Thuốc trị mụn chứa thành phần này có thể ở cả dạng gel và dạng dung dịch, có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, giảm tổn thương do mụn. Thuốc trị mụn Clindamycin phù hợp với các loại mụn sần và mụn trứng cá có mủ. Thuốc có tác dụng khá nhanh, người bệnh cần bôi lên vùng da mụn một lớp mỏng từ 3 - 4 lần mỗi ngày, dùng không kéo dài quá 12 tuần. Tác dụng phụ điển hình có thể gặp là dị ứng, nổi mẩn đỏ trên da, da bong tróc, lột da, da khô,… Khi gặp các tác dụng phụ, nên liên hệ với bác sĩ điều trị để được tư vấn ngừng thuốc và thay thế sang loại thuốc trị mụn phù hợp khác. 2.2. Erythromycin Loại gel trị mụn này cũng được khuyến cáo dùng ngoài da hàng ngày từ 1 - 3 lần, có tác dụng tránh nhiễm khuẩn và trị mụn hiệu quả. Tuy nhiên, với những người có làn da nhạy cảm, thuốc sẽ gây một vài phản ứng như: mẩn ngứa, khó chịu, hồng ban trên da, khô da,… Khi xuất hiện triệu chứng nổi mẩn đỏ hoặc dị ứng do thuốc trị mụn này, nên ngưng sử dụng và liên hệ với bác sĩ điều trị để được tư vấn. 2.3. Benzoyl peroxide Loại thuốc này có tác dụng kháng khuẩn, giảm sự phát triển của vi khuẩn gây mụn và làm tiêu nhân mụn. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc khá mạnh, có thể gây tróc vảy lớp da và bong lớp sừng, khô da, viêm da tiếp xúc, kích ứng da,… Khi có những dấu hiệu của dị ứng, cần ngưng sử dụng thuốc ngay và liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ. Do thuốc trị mụn chứa Benzoyl peroxyd dễ gây dị ứng nên bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên thử thuốc trước khi dùng bằng việc sử dụng lượng nhỏ trên 1 vùng da nhỏ và theo dõi. Nếu trên vùng da đó xuất hiện ngứa, sưng da, mẩn đỏ thì nên ngưng dùng thuốc ngay lập tức. 2.4. Tretinoin Tretinoin là thành phần đặc trị mụn có tác dụng mạnh, làm tiêu nhân mụn bằng cách đẩy nhân mụn ra ngoài, mở nang kín và giải phóng chất bã thừa gây mụn. Thuốc trị mụn tretinoin thường được chỉ định áp dụng với những người bị mụn ẩn, mụn đầu đen, ít dùng cho mụn mủ và mụn nang. Thành phần tretinoin có tác dụng trị mụn tốt nhưng dễ gây kích ứng da, do đó cần thử phản ứng bằng cách bôi thuốc trên 1 vùng nhỏ trên da trước khi sử dụng cho toàn bộ da. Đặc biệt cần lưu ý về nồng độ tretinoin sử dụng, nồng độ cao có thể gây tổn thương nghiêm trọng vùng thượng bị, gây mụn phỏng. Điều trị mụn với tretinoin có thể kéo dài đến hơn 6 tuần, trong thời gian này cần theo dõi xem có xuất hiện triệu chứng nổi mẩn đỏ, khô da, bỏng rát da hay không. Nếu có cần liên hệ với bác sĩ da liễu để được hỗ trợ và xem xét có tiếp tục sử dụng hay không. 3. Hướng dẫn cách trị mụn hiệu quả cao, an toàn Để dùng thuốc trị mụn hiệu quả, tốt nhất người bệnh nên đi khám chuyên khoa da liễu, với từng trường hợp bác sĩ sẽ kê thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc điều trị thích hợp. Tránh tự ý mua thuốc, đặc biệt là thuốc trị mụn chuyên dụng dễ gây kích ứng trên da sử dụng gây hỏng da, khiến da trở nên nhạy cảm. Ngoài ra khi bị mụn, người bệnh nên tránh tự ý sờ tay lên mặt, dùng tay nặn mụn không đảm bảo vệ sinh, chích mụn nhọt giai đoạn viêm hoặc mụn chứa hóa mủ gây nhiễm khuẩn. Bên cạnh dùng thuốc trị mụn thì chế độ ăn uống đầy đủ, lành mạnh kết hợp nghỉ ngơi hợp lý cũng cần được thực hiện để tăng cường sức khỏe làn da từ bên trong.;;;;;Mụn trứng cá là tình trạng phổ biến, có thể gặp ở nhiều người với các mức độ bệnh khác nhau. Tuy rằng mụn trứng cá không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của làn da và tính thẩm mỹ trên gương mặt. Các loại thuốc trị mụn ra đời chính là giải pháp cứu cánh cho những làn da bị mụn nhưng không phải ai cũng hiểu hết về các sản phẩm này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân tích rõ hơn về các thuốc trị mụn và cách sử dụng hiệu quả. Nguyên nhân gây mụn có thể xuất phát từ yếu tố bên trong lẫn ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài, cụ thể đó là: Hormone cơ thể thay đổi: khi cơ thể bị rối loạn nội tiết tố thường sẽ kích thích hoạt động của các tuyến bã nhờn dưới da, từ đó da sẽ tiết nhiều dầu thừa hơn, khi lượng dầu này kết hợp với lớp da chết trên da sẽ làm bít tắc các lỗ chân lông, tạo điều kiện để các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển, từ đó sinh ra mụn trứng cá. Nếu phần lỗ chân lông bị bít tắc chỉ ở phía trên bề mặt da thì sẽ gây mụn đầu đen hoặc mụn đầu trắng. Ngược lại nếu phần bít tắc này nằm sâu dưới lỗ chân lông sẽ gây ra dạng mụn ẩn, mụn viêm, mụn trứng cá bọc,... ; Do di truyền: mụn cũng có thể xuất phát từ biến đổi bất thường trong cấu trúc gen, nếu trong gia đình có người thân bị mụn thì rất có thể thế hệ sau cũng sẽ bị mụn, tình trạng mụn thường đến sớm và lâu khỏi hơn so với người khác; Tác động từ môi trường: bên cạnh các yếu tố nội sinh nêu trên, mụn trứng cá còn là kết quả của tác động từ bên ngoài môi trường, ví dụ như nhiệt độ, độ ẩm, tia UV từ ánh nắng mặt trời, không khí - nguồn nước ô nhiễm, chế độ ăn uống kém lành mạnh, kích ứng do dùng các sản phẩm chăm sóc da và trang điểm không phù hợp, lối sống thiếu khoa học,... 2. Gợi ý các thuốc trị mụn phổ biến hiện nay Phụ thuộc vào tình trạng bệnh, những trường hợp bị mụn có thể dùng thuốc kháng sinh đường uống hoặc thuốc bôi tại chỗ: 2.1. Thuốc bôi tại chỗ Thuốc trị mụn có Retinol: đây là dạng chất là dẫn xuất của vitamin A, tác dụng trị mụn rất mạnh giúp tiêu diệt vi khuẩn, chống lại viêm nhiễm, tiêu cồi mụn, hạn chế bít tắc lỗ chân lông. Bên cạnh đó Retinol còn có tác dụng kích thích quá trình tái tạo da, giảm thâm mụn, tăng sinh collagen giúp các vết mụn nhanh lành; Thuốc chứa Salicylic Acid: hoạt chất này có khả năng tan trong dầu nên có thể len lỏi vào các lỗ chân lông và làm sạch da, tiêu diệt vi khuẩn, hạn chế dầu thừa, giảm thiểu tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Đặc biệt thuốc kháng khuẩn rất tốt nhờ đặc tính kháng viêm mạnh; Thuốc chứa Benzoyl Peroxide: tác dụng chính của thuốc này là giúp loại bỏ vi khuẩn P. Acnes (tác nhân gây mụn trứng cá), đồng thời cải thiện làn da khô và bong tróc do tế bào chết, giảm viêm, làm sạch lỗ chân lông, tiêu cồi mụn. Thuốc được sử dụng nhiều trong các trường hợp mụn đầu đen và mụn đầu trắng; Thuốc trị mụn chứa Azelaic acid: có công dụng ngăn ngừa vi khuẩn gây mụn xâm nhập, tẩy da chết, hạn chế sừng da và kiểm soát tốt sự gia tăng sắc tố trên da. 2.2. Thuốc kháng sinh trị mụn đường uống Các thuốc này chỉ được sử dụng trong những trường hợp mụn quá nặng và việc điều trị bằng thuốc bôi không đem lại hiệu quả cao. Nếu dùng các thuốc kháng sinh đường uống thì bệnh nhân không nên kết hợp với các thuốc bôi chứa Retinol và Benzoyl Peroxide. Thời gian dùng kháng sinh chỉ được giới hạn trong thời gian ngắn vì sử dụng lâu ngày sẽ gây hại cho cơ thể. Một trong những thuốc kháng sinh trị mụn đường uống hiệu quả nhất được các bác sĩ da liễu chỉ định là thuốc chứa Doxycycline. Bên cạnh công dụng tiêu diệt vi khuẩn P. Acnes, tiêu viêm, giảm sưng mụn thì Doxycycline cũng có thể khiến làn da của bệnh nhân bị nhạy cảm hơn với ánh sáng, da dễ bị bắt nắng hơn bình thường. Thuốc không dành để điều trị cho trẻ dưới 12 tuổi và phụ nữ có thai cần tham vấn từ bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng. Ngoài ra còn một số loại thuốc kháng sinh trị mụn thuộc nhóm Tetracycline đó là: Minocycline, Lymecycline. Trong đó Minocycline gây ra nhiều tác dụng phụ hơn. Ngoài ra thuốc trị mụn kháng sinh đường uống còn có nhóm Macrolid như trimethoprim, TMP/TMS, Erythromycin. 3. Các vấn đề cần lưu ý khi sử dụng thuốc trị mụn Như đã đề cập trước đó, trong quá trình trị mụn bằng các dạng thuốc uống hoặc thuốc bôi, bạn có thể gặp phải tình trạng không đáp ứng thuốc, thuốc đem lại hiệu quả điều trị không cao. Bên cạnh đó ở một số trường hợp mặc dù bị mụn ở mức độ nhẹ và trung bình nhưng lại nôn nóng muốn mụn phải khỏi nhanh, rút ngắn thời gian điều trị nên đã tự ý tăng liều dùng, kết hợp nhiều loại thuốc cùng lúc với nhau khiến làn da trở nên yếu, nhạy cảm, thậm chí là mọc nhiều mụn hơn. Khi bị mụn, người bệnh thường có xu hướng tự tìm hiểu cách chữa hoặc nghe người khác “mách" các cách trị mụn, những bài thuốc theo kinh nghiệm riêng của họ nhưng lại không biết rằng mỗi người sở hữu một làn da có cơ địa khác nhau và tình trạng mụn cũng không giống nhau. Cho nên đơn thuốc này, phương pháp này có thể tốt với người này nhưng chưa chắc đã phù hợp với người khác. Ngoài ra việc uống thuốc kháng sinh bừa bãi để trị mụn sẽ làm tăng nguy cơ kháng thuốc trong tương lai, chưa kể đến một số tác dụng phụ có hại cho sức khỏe bạn có thể gặp phải trong quá trình dùng thuốc.
question_350
Triệu chứng bệnh hen phế quản ở trẻ em
doc_350
Hen phế quản hay còn được gọi là hen suyễn là tình trạng viêm đường dẫn khí mãn tính. Bệnh nhân tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, kích thích sẽ có các phản ứng như ho, khò khè khó thở,… Bệnh không thể chữa khỏi mà chỉ có thể điều trị thuyên giảm triệu chứng. Nếu trẻ em mắc bệnh này mà không được phát hiện và kiểm soát kịp thời thì sẽ để lại những hậu quả nặng nề, dai dẳng. Bố mẹ hãy chú ý đến các triệu chứng bệnh hen phế quản ở trẻ em từ sớm để có phương pháp điều trị sớm, đảm bảo sức khỏe cho các con. Bệnh hen phế quản có triệu chứng tiêu biểu là các cơn ho, khò khè khi trời trở lạnh. 1. Bệnh hen phế quản ở trẻ em Hen phế quản là bệnh đường hô hấp khiến phế quản của trẻ bị co thắt, viêm nhiễm gây tăng tiết dịch nhầy làm trẻ bị khó thở, khò khè. Họng của trẻ trở nên nhạy cảm và phản ứng dữ dội khi tiếp xúc với các tác nhân như khói bụi, khói thuốc, phấn hoa,… hoặc bị cảm lạnh, khi trời trở lạnh. Như vậy có thể thấy, bệnh chịu tác động không nhỏ từ môi trường và khí hậu. Bệnh hen suyễn ở trẻ em không có gì khác biệt so với ở người lớn. Điều khác biệt và là điều không may ở bệnh này là trẻ em sẽ gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề và dai dẳng hơn người lớn. Các em sẽ phải sống chung với triệu chứng cho tới khi trưởng thành. Biểu hiện của bệnh càng trở nên nặng hơn khi trẻ sinh hoạt hằng ngày, chơi thể thao,… Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là trẻ dưới 5 tuổi. 2. Các triệu chứng bệnh hen suyễn ở trẻ em Các bác sĩ chỉ ra triệu chứng bệnh hen suyễn trẻ em tiêu biểu như: – Ho, húng hắng khi về đêm, sáng sớm, mùa lạnh,… – Thở khò khè từng cơn hoặc thoáng qua gây khó chịu, biểu hiện thở khò khè thường xuất hiện trước 3 tuổi – Khó thở – Ngực tắc nghẽn hoặc có cảm giác nặng, tức – Khó ngủ do khò khè, thở rít – Khi trẻ bị lạnh, cúm, các cơn ho, khò khè sẽ nhiều hơn – Trẻ mệt mỏi, lừ đừ – Ảnh hưởng đến đường hô hấp trên với triệu chứng điểm hình là viêm long đờm, khạc đờm – Khi khám, nghe tiếng phổi bất thường, ran rít,… Các triệu chứng bệnh có thể khác biệt tùy vào độ tuổi và mức độ bệnh. Trẻ có thể chỉ có 1 biểu hiện là thở rít hoặc khò khè nhưng nếu triệu chứng này tái đi tái lại nhiều lần thì lại là cảnh báo đáng quan ngại. Bố mẹ không nên chủ quan mà hãy cho con đến gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường. Việc phát hiện sớm bệnh có ý nghĩa rất lớn trong suốt quãng đời của trẻ nếu chẳng may trẻ mắc hen suyễn. Các triệu chứng được kiểm soát tốt sẽ đảm bảo chất lượng cuộc sống của trẻ không bị ảnh hưởng quá lớn. Đối với trẻ dưới 3 tuổi, bố mẹ cần theo sát con để phát hiện triệu chứng. Với trẻ lớn hơn thì bố mẹ có thể hỏi han, miêu tả trạng thái để nắm được tình hình. Để nhận biết bệnh dễ hơn, bố mẹ hãy quan sát con thật kỹ mỗi khi con đi chơi, vận động, mùa lạnh,… hoặc khi tiếp xúc với phấn hoa, bụi, khói thuốc,… Bố mẹ cần chú ý đưa trẻ đến gặp bác sĩ kịp thời giúp thuyên giảm các triệu chứng bệnh. 3. Nguyên nhân khiến trẻ em bị hen phế quản Có thể điểm qua một số nguyên nhân gây hen suyễn ở trẻ như sau: – Môi trường và các tác nhân gây dị ứng: bụi, phấn hoa, lông động vật, bụi nhà, bụi, bọ trong chăn đệm… Trẻ có cơ địa dị ứng dễ mắc bệnh hơn. Ngoài các yếu tố môi trường, trẻ còn có thể bị hen suyễn khi có cơ địa dị ứng với một số loại thực phẩm. – Di truyền: bệnh hen suyễn có tính di truyền. Vì vậy, nếu trong gia đình có người mắc hen suyễn thì hãy chú ý dự phòng và cho trẻ khám sức khỏe định kỳ sớm phát hiện bệnh. – Xuất phát từ các bệnh lý như trào ngược dạ dày, sốt,… – Bệnh lý nhiễm trùng hô hấp: viêm mũi, viêm xoang,… – Cảm lạnh, thời tiết là yếu tố gia tăng nguy cơ mắc – Một số loại thuốc như aspirin, penicillin,… có thể là tác nhân gây nên cơn hen suyễn của trẻ Các tác nhân này gây tăng nhạy cảm cho đường hô hấp của trẻ, phổi và đường hô hấp bị phù nề, tăng tiết dịch nhầy cản trở hô hấp. Tuy nhiên, nhiều trường hợp mắc bệnh không có các biểu hiện rõ ràng hoặc chỉ là biểu hiện thoáng qua. Lưu ý: hen phế quản không phải bệnh truyền nhiễm, chỉ có tính chất di truyền. 4. Điều trị bệnh hen phế quản Việc điều trị cho trẻ phụ thuộc vào tuổi, tác nhân gây bệnh, tình trạng bệnh và tình trạng sức khỏe của trẻ. Quá trình điều trị cần đạt được các kết quả: – Ít hoặc thuyên giảm triệu chứng bệnh – Đảm bảo không hoặc ít ảnh hưởng đến hoạt động thể chất – Hạn chế hoặc không có tác dụng phụ của thuốc Với đối tượng trẻ dưới 3 tuổi, bác sĩ có thể chỉ định: theo dõi chưa cần dùng thuốc bởi tác dụng của thuốc hen suyễn với trẻ chưa được chứng minh đầy đủ. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ hen nặng có thể thử điều trị và được bác sĩ theo dõi liên tục. Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh hen phế quản của trẻ: – Thuốc kiểm soát cơn hen dài hạn: Corticosteroid dạng hít sử dụng trong vài ngày hoặc vài tuần nhưng không được dùng lâu dài; điều chỉnh Leukotriene ngăn ngừa triệu chứng bệnh đến 24h; thuốc hít kết hợp chỉ được sử dụng khi trẻ không cho tác dụng với các loại thuốc khác; thuốc viên Theophylin dùng hàng ngày; thuốc điều hòa miễn dịch dùng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên có cơn hen trung bình và nặng. – Thuốc cắt cơn làm giãn đường thở đang bị phù nề, tiết dịch giúp giảm triệu chứng nhanh chóng 5. Phương pháp phòng ngừa Bố mẹ có thể chú ý đến những yếu tố sau để phòng ngừa bệnh hoặc làm giảm các triệu chứng: – Tránh tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc, đảm bảo không gian sống, vui chơi của trẻ trong lành – Loại bỏ các yếu tố gây dị ứng hoặc dễ gây dị ứng – Giữ trẻ hạn chế tiếp xúc với động vật, thú cưng – Giữ ấm trẻ khi vào mùa lạnh và tăng cường bảo vệ đường hô hấp của trẻ bằng cách đeo khẩu trang, vệ sinh hàng ngày – Cho trẻ khám sức khỏe định kỳ, tầm soát bệnh sớm nếu trong gia đình có người mắc bệnh. Đặc biệt đề cao cảnh giác khi bố hoặc mẹ có bệnh. – Uống đủ nước, ăn đủ chất, bổ sung hoa quả, vitamin – Tiêm vắc xin cúm – Vệ sinh chăn màn thường xuyên Trẻ bị hen phế quản không nên tiếp xúc với động vật.
doc_8955;;;;;doc_39525;;;;;doc_19647;;;;;doc_6745;;;;;doc_18362
Vào các thời điểm chuyển giao mùa, thay đổi thời tiết làm gia tăng các bệnh về đường hô hấp đặc biệt bệnh hen phế quản ở trẻ em. Bài viết này sẽ cung cấp cụ thể thông tin về bệnh cũng như phương pháp chăm sóc, phòng tránh bệnh cho trẻ Hen phế quản là lý mạn tính về đường hô hấp, gây co thắt phế quản và tăng tiết dịch nhầy, khiến người bệnh khó thở. Vì vậy, phát hiện sớm bệnh để có phương pháp điều trị kịp thời Ho là triệu chứng thường gặp khi trẻ bị hen phế quản Các triệu chứng của bệnh hen phế quản ở trẻ em: ho dai dẳng, trẻ thường ho nhiều về đêm, thở khò khè, phải gắng sức khi thở, nặng, đau tức ngực. Trường hợp hen phế quản ở trẻ nhỏ nhiều khi trạng co thắt phế quản chỉ biểu hiện bằng những cơn ho giống như ho gà nhưng lúc hít vào không thấy ồn ào, những cơn hen ở trẻ em bắt đầu và kết thúc không đột ngột. 1. Nguyên nhân khởi phát cơn hen Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh hen phế quản ở trẻ em, ngoài yếu tố cơ địa, thì tác nhân bên ngoài môi trường là những nguyên nhân trực tiếp: nguyên nhân đến từ khí hậu, thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh, khói bụi, hơi khói bếp than, lông động vật nuôi như chó mèo, phấn hoa hoặc khi trẻ gắng sức chạy nhảy, đùa nghịch; Bên cạnh đó, thực phẩm cũng là những yếu tố có thể gây ra cơn hen phế quản ở trẻ, những loại thực phẩm như tôm, cua, cá biển,…Cơn hen nặng thường xuất hiện sau một đợt nhiễm trùng đường hô hấp do virut hoặc vi khuẩn. 2. Cách xử trí khi trẻ bị lên cơn hen Hen phế quản chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó có tác nhân từ môi trường, khói bụi Hen phế quản ở trẻ em là bệnh mạn tính thường tiến triển thành từng đợt cấp khi có nhiễm trùng hô hấp, sau mỗi đợt, bệnh diễn biến nặng hơn và nguy hiểm hơn. Bệnh có thể dẫn đến xẹp phổi, giãn phế nang đa tiểu thùy, tràn khí màng phổi, bệnh tâm phế mạn tính, suy hô hấp, thậm chí ngừng hô hấp kèm theo tổn thương não… Do vậy, để tránh những biến chứng nguy hiểm do hen phế quản gây ra, việc chẩn đoán, điều trị sớm và xử trí kịp thời khi trẻ lên cơn suyễn là vô cùng quan trọng. Khi trẻ lên cơ hen, cần cho trẻ ra chỗ không khí trong lành, thoáng, cho trẻ uống nhiều nước hoặc hít hơi nước nhằm làm đờm loãng ra sẽ dễ thở. 3. Phòng tránh bệnh hen phế quản ở trẻ em Việc phòng bệnh hen phế quản ở trẻ em cần tuân thủ nguyên tắc: tránh các yếu tố làm khởi phát cơn hen, cụ thể: Phòng ngủ của trẻ đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng Vệ sinh phòng ngủ cho trẻ, đảm bảo không khí sạch sẽ, thông thoáng, không có khói thuốc lá, không có lông vật nuôi; tránh cho trẻ dùng các đồ chơi làm từ bông, lông sợi, tránh xa phấn hoa. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, hạn chế cho trẻ sử dụng các thực phẩm công nghiệp có chất bảo quản, thức ăn dễ gây kích ứng như tôm, cua, cá biển,… Cha mẹ cần phải theo dõi trẻ để phát hiện những loại thức ăn nào hay làm cho trẻ phát sinh cơn ho hen để kiêng, tránh xa. Cho trẻ tiêm đủ vaccine chống cúm theo lịch.;;;;; 1. Sơ lược bệnh hen phế quản Hen phế quản ở trẻ em là tình trạng viêm mạn tính trong đường hô hấp. Khi bị hen phế quản, các phế quản của trẻ dễ phản ứng quá mức với nhiều kích thích khác nhau, gây co thắt, sưng phù và tạo ra nhiều chất tiết trong phế quản, dẫn đến hẹp đường thở. Điều trị hen phế quản đòi hỏi nhiều thời gian và tiền bạc, đồng thời cũng khiến trẻ phải nghỉ học, nhập viện và thậm chí cần đến khoa cấp cứu. Bệnh hen phế quản có thể gây nguy hiểm cho trẻ Mặc dù không thể chữa khỏi hen phế quản một cách hoàn toàn và dấu hiệu của bệnh này có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, việc nhận biết và điều trị kịp thời, phù hợp có thể kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của hen phế quản ở trẻ em. Vì vậy, cha mẹ cần chăm sóc sức khỏe của trẻ một cách cẩn thận để phát hiện sớm các triệu chứng của hen phế quản, nhằm bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho trẻ. 2. Dấu hiệu bệnh hen 2.1. Các dấu hiệu trẻ bị hen phế quản phổ biến nhất Các dấu hiệu phổ biến của hen phế quản ở trẻ em bao gồm: – Ho dai dẳng, nhiều về đêm: Trẻ có thể ho kéo dài và ho nhiều vào ban đêm. Ho là cách cơ thể loại bỏ các chất kích thích trong đường hô hấp như chất tiết, vi khuẩn, khói, dị vật, bụi, phấn hoa và có thể liên quan đến cảm lạnh, viêm xoang mũi và hen phế quản. – Khò khè khi thở: Trẻ có thể phát ra âm thanh khò khè khi thở do hẹp đường thở vì viêm, phù nề và co thắt. Tiếng khò khè thường xuất hiện khi trẻ thở ra hoặc hít vào, đặc biệt là khi trẻ gắng sức, ngủ, khóc, cười hoặc tiếp xúc với khói bụi. – Khó thở: Bị hen phế quản làm hẹp đường thở, gây ra tình trạng khó thở. Trẻ có thể thở nhanh hơn, thở sâu hơn và có các biểu hiện như cơ cổ và lồng ngực co kéo, cánh mũi phập phồng. – Đau tức ngực: Hẹp đường thở cũng có thể gây ra đau tức ngực do không khí vào phổi không đủ. – Giảm hoạt động thể lực: Trẻ mắc hen phế quản có thể cảm thấy mệt mỏi, không thể tham gia vào hoạt động thể lực như trẻ khác. Trẻ cũng có thể cảm thấy mệt khi đi bộ, thường yêu cầu bế ẵm. – Ngoài ra, còn có các dấu hiệu khác như khó ngủ do khó thở, hoặc thở khò khè, triệu chứng nặng hơn khi trẻ bị cảm lạnh hoặc bị cúm, trẻ chậm hồi phục sau viêm phế quản hoặc sau khi mắc nhiễm trùng đường hô hấp. Tuy dấu hiệu của hen phế quản có thể khác nhau ở từng trẻ, và thời gian triệu chứng cũng có thể thay đổi. Việc nhận biết hen phế quản cũng có thể khó khăn đối với trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, vì trẻ có thể có triệu chứng ho và khò khè mà không nhất thiết phải là bị hen phế quản. 2.2. Dấu hiệu trẻ bị hen phế quản cần tới bệnh viện ngay Nếu không được phát hiện sớm và điều trị nhanh, hen phế quản có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ, bao gồm nhiễm khuẩn phế quản, tràn khí màng phổi, xẹp phổi, suy hô hấp, ngừng hô hấp và có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Khi nhận thấy những dấu hiệu của hen, cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa ngay Nếu trẻ có một trong những dấu hiệu hen phế quản sau đây, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được cấp cứu kịp thời: – Sau khi đã sử dụng thuốc xịt cắt cơn nhưng triệu chứng không giảm hoặc giảm ít. – Trẻ cảm thấy khó thở đến mức phải ngồi dậy để thở. – Khi thở, có hiện tượng co kéo vùng xương sườn và cổ xung quanh. – Trẻ có biểu hiện hụt hơi và không thể nói một cách thoải mái hoặc hoàn thành các câu. – Cánh mũi phập phồng. – Trẻ có vùng da môi hoặc đầu ngón tay bị tím tái. Quan trọng nhất, khi gặp những dấu hiệu này, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để đảm bảo việc cấp cứu và điều trị kịp thời. 3. Cách chăm sóc trẻ bị hen phế quản Liên tục theo dõi và điều trị: Hen phế quản ở trẻ em là một bệnh mạn tính, do đó yêu cầu phải liên tục theo dõi và điều trị trong nhiều tháng, nhiều năm. Cha mẹ cần kiên nhẫn và đều đặn thực hiện theo phác đồ điều trị và phòng ngừa do bác sĩ chỉ định để đạt hiệu quả kiểm soát hen tốt nhất và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Nhận biết dấu hiệu hen phế quản: Khò khè, ho dữ dội, khó thở, nặng ngực, phải ngồi dậy để thở, quấy khóc, không thể nói được câu dài,… là những dấu hiệu hen phế quản thường gặp ở trẻ. Những triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột khi trẻ gặp các yếu tố kích thích như gắng sức, thay đổi thời tiết, tiếp xúc với các chất gây dị ứng (như bụi, phấn hoa, thuốc, thức ăn,…) hoặc nhiễm virus hô hấp. Tránh yếu tố kích thích: Các bậc phụ huynh cần đưa trẻ ra xa các yếu tố kích thích có thể gây ra cơn hen và để trẻ ngồi ở nơi thoáng đãng. Đây là việc đầu tiên cần làm khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu của cơn hen cấp. Sử dụng thuốc giãn phế quản: Cha mẹ cần cho trẻ sử dụng thuốc giãn phế quản theo đơn của bác sĩ để có tác dụng nhanh chóng, đồng thời thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà để giảm triệu chứng cơn khó thở cấp. Cách sử dụng có thể bao gồm xịt thuốc giãn phế quản với liều lượng được bác sĩ chỉ định. Theo dõi tình trạng trẻ: Cha mẹ cần theo dõi các dấu hiệu hen phế quản ở trẻ, như kiểm tra trẻ có dễ thở hơn không, có giảm ho, khò khè, tức ngực hay không. Đưa trẻ đến bệnh viện khi cần thiết: Nếu sau 20 phút cơn hen không giảm, cần lặp lại xịt họng lần 2. Nếu sau thêm 20 phút nữa triệu chứng vẫn không giảm, cần lặp lại xịt họng lần 3 và đưa trẻ đến bệnh viện để cấp cứu. Nếu trẻ nhỏ dưới 6 tuổi hoặc không thể xịt bình xịt đúng cách, có thể sử dụng máy phun khí dung hoặc buồng đệm hỗ trợ. Cần chuẩn bị phương án cấp cứu tại nhà cho trẻ bị hen Đảm bảo sẵn có thuốc cắt cơn hen: Cha mẹ nên mang theo bình xịt thuốc cắt cơn hen phế quản cho trẻ ở bất cứ nơi nào để hạn chế nguy hiểm và kiểm soát tốt tình trạng. Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Cha mẹ và trẻ cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình sử dụng thuốc, đưa trẻ đi tái khám đúng hẹn và không ngưng thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ, ngay cả khi trẻ có vẻ khá hơn. Mục đích của việc điều trị dự phòng hen phế quản ở trẻ em là kiểm soát hoàn toàn các triệu chứng bệnh, duy trì chức năng hô hấp bình thường và cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ để trẻ có thể sinh hoạt, học tập và vui chơi bình thường như những trẻ khác. Điều trị dự phòng hen phế quản có thể sử dụng thuốc uống, thuốc xịt hoặc xông khí dung. Việc sử dụng thuốc cho trẻ sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh, kết quả kiểm soát hen trước đó và các yếu tố riêng của trẻ.;;;;;1. Khái niệm hen phế quản ở trẻ em Phế quản là một phần của hệ hô hấp; chức năng chính của phế quản là dẫn khí từ họng xuống phổi. Hen phế quản là một bệnh lý hô hấp mãn tính phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em. Khi mắc hen phế quản, trẻ thường có các cơn co thắt và tiết chất nhầy đột ngột ở phế quản, dẫn đến sự hạn chế lưu thông không khí vào và ra phổi. Bệnh lý hô hấp mạn tính này có thể ảnh hưởng rất tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của trẻ. 2. Dấu hiệu nhận biết các cơn hen ở trẻ em Các cơn hen phế quản thường xuất hiện vào sáng sớm hoặc tối muộn. Triệu chứng của chúng có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên, thường thì chúng sẽ bao gồm: – Ho khan: Ho là một triệu chứng phổ biến của các cơn hen phế quản. – Khó thở: Khó thở cũng là một trong những triệu chứng chính của các cơn hen phế quản. Trẻ có thể cảm thấy khó khăn khi hít vào hoặc thở ra, cảm giác như không được cung cấp đầy đủ không khí. Khó thở là một trong những triệu chứng chính của các cơn hen phế quản. – Sưng mặt, đau ngực: Khi các cơn hen phế quản xuất hiện, do phải thở gắng sức, trẻ có thể sưng mặt, đau ngực, đặc biệt là trong các cơn hen phế quản nặng. – Đau rát họng: Do ho khan liên tục, họng trẻ có thể đau rát. – Sổ mũi, ngứa mũi: Các cơn hen phế quản cũng có thể làm trẻ sổ mũi, chảy mũi. 3. Nguyên nhân phát sinh các cơn hen phế quản ở trẻ em Nguyên nhân dẫn đến các cơn hen phế quản ở trẻ thường là sự kết hợp của yếu tố di truyền và các tác nhân tiêu cực từ môi trường. Theo đó, nếu có một hoặc cả hai phụ huynh mắc hen phế quản, nguy cơ trẻ phát triển hen phế quản sẽ cao hơn bình thường. Với cơ địa hen phế quản, khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân tiêu cực từ môi trường sau, sự xuất hiện của các cơn hen phế quản có thể sẽ được kích thích: Phấn hoa, nấm mốc, bụi sinh hoạt, bụi công nghiệp, hóa chất, khói thuốc lá, lông động vật, sự thay đổi đột ngột của thời tiết… 4. Sự nguy hiểm của các cơn hen ở trẻ em Các cơn hen phế quản là những tình trạng y tế khẩn cấp. Để bảo tồn tính mạng người bệnh, chúng phải được can thiệp ngay lập tức. Ngoài mức độ nguy hiểm cao nhất đó, các cơn hen phế quản còn có thể gây ra nhiều rủi ro đáng kể khác cho sức khỏe trẻ. Dưới đây là một số khía cạnh nguy hiểm của chúng: – Suy hô hấp: Các cơn hen phế quản hạn chế sự lưu thông không khí vào và ra phổi. Thời gian dài, trẻ có thể suy hô hấp – tình trạng mà khi mắc, phổi trẻ không còn khả năng hoạt động hiệu quả. – Tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính: Hen phế quản làm tăng khả năng trẻ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính có thể tiến triển đến mạn tính và nhiều vấn đề sức khỏe khác. – Hạn chế hoạt động thể chất: Do thường xuyên khó thở và mệt mỏi, trẻ bị hạn chế hoạt động thể chất, dẫn đến chậm phát triển. 5. Thăm khám và điều trị hen ở trẻ em 5.1. Thăm khám hen ở trẻ em Để phát hiện hen phế quản ở trẻ, bác sĩ cần thực hiện thăm khám bằng một quá trình nhiều bước. Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi triệu chứng các cơn hen phế quản, thời gian và tần suất xuất hiện của chúng cũng như các tác nhân có thể làm tăng nguy cơ chúng xuất hiện. Thông tin về lịch sử bệnh lý gia đình cũng rất quan trọng. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra phổi để đánh giá các dấu hiệu hô hấp. Tiếp theo, bác sĩ sẽ chỉ định trẻ thực hiện: Bác sĩ sẽ kiểm tra phổi để đánh giá các dấu hiệu hô hấp. – Đo lưu lượng đỉnh thở ra (PEF): Một phép đo đơn giản nhưng hữu ích để đánh giá sự cản trở trong đường hô hấp. – Hô hấp ký: Để đánh giá chức năng phổi, giúp xác định mức độ của các cơn hen phế quản cũng như mức độ cản trở lưu thông không khí. – Xét nghiệm máu: Để loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự. – Xét nghiệm dị ứng: Để xác định dạng dị ứng gây kích thích các cơn hen phế quản mà trẻ có. – Chẩn đoán hình ảnh: Để loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự và đánh giá mức độ tổn thương phổi. Dựa vào kết quả của các thăm khám cận lâm sàng trên, bác sĩ sẽ chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị phù hợp với tình trạng của trẻ. 5.2. Điều trị hen ở trẻ em Điều trị hen phế quản ở trẻ đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa bác sĩ và gia đình. Quá trình điều trị bao gồm cả kiểm soát triệu chứng và hạn chế nguy cơ tái phát. Dưới đây là một số lưu ý chính trong điều trị hen phế quản ở trẻ. – Thuốc giãn phế quản: Được sử dụng để giảm hoạt động co bóp của phế quản, giúp kiểm soát triệu chứng khó thở. – Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Được sử dụng để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp, từ đó hạn chế nguy cơ tái phát các cơn hen phế quản. – Tránh cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân tiêu cực từ môi trường như đã nêu trên. – Tăng cường vận động; tuy nhiên, cần vận động ở mức độ hợp lý để tránh gây ra các cơn hen phế quản. – Bảo đảm trẻ có chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ 4 nhóm đạm, tinh bột, chất béo, Vitamin và khoáng chất. Bảo đảm trẻ có chế độ dinh dưỡng cân bằng. Gia đình cần theo dõi chặt chẽ triệu chứng của trẻ hen phế quản và báo cáo cho bác sĩ. Trong trường hợp hen phế quản nặng, trẻ có thể sẽ phải điều trị nội trú.;;;;;Bệnh hen phế quản là một trong những bệnh lý về hô hấp thường gặp nhất ở trẻ em. Bệnh rất dễ tái đi tái lại nhiều lần ảnh hưởng tới sức khỏe nên việc phát hiện và điều trị triệt để là rất cần thiết. Hen phế quản do nhiều nguyên nhân gây ra: Hen phế quản là bệnh lý đường hô hấp khá phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra Ở trẻ em có thể khởi phát trong năm đầu đời nhưng hơn 65% các trường hợp xuất hiện bệnh trong độ tuổi 2-5 và khoảng 10% khởi phát bệnh sau 5 tuổi. Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng hen sẽ dần cải thiện khi trẻ lớn lên. 2. Các triệu chứng của hen phế quản Thông thường các triệu chứng của hen phế quản chỉ xảy ra trong cơn hen, ngoài cơn hen người bệnh thường cảm thấy bình thường. Cơn hen hay xuất hiện về đêm hoặc khi tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh hoặc các yếu tố kích thích cơn hen. Các triệu chứng của hen diễn ra từng cơn như: Ho, ho khan, ho từng tiếng một, khò khè, nặng ngực (tức ngực), có cảm giác như vị vật nặng đè ép trên ngực, khó thở tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh có thể gặp ở trẻ em và người lớn với các triệu chứng như ho, khó thở, thở khò khè Bệnh hen rất nguy hiểm tuy nhiên nhiều người do thiếu kiến thức về bệnh nên không phát hiện và điều trị sớm. Trong hen cấp có thể xảy ra những biến chứng như: suy hô hấp cấp, có thể gây ra tử vong vì nghẹt thở, ngưng thở trong vài phút có thể gây ra tử vong. Ngoài ra, hen phế quản còn có thể còn có biến chứng khác như: tràn khí phế nang do ho, ép ngực hoặc do gắng sức để thở. Về lâu dài, hen phế quản có thể gây ra giãn phế nang, khí phế thủng, chuyển sang tâm phế mạn (tức là bị đường hô hấp rồi dẫn đến suy tim phải). 4. Cách điều trị bệnh hen phế quản Mặc dù bệnh hen phế quản không thể điều trị khỏi nhưng có thể được kiểm soát nếu chữa trị đúng cách, theo dõi chặt chẽ và dùng thuốc dự phòng điều đặn. Người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Hô hấp để được chẩn đoán và điều trị sớm bệnh (nếu có) Các thuốc được dùng trong điều trị hen phế quản không gây ảnh hưởng đến người bệnh. Để đạt hiệu quả cao sau điều trị, người bệnh cũng cần tránh các yếu tố, dị nguyên khiến hen dễ tái phát hoặc nặng hơn như khói thuốc, bụi bẩn, phấn hoa, lông vật nuôi…. Người bệnh hen cần tái khám định kỳ để nắm được tiến triển tình trạng bệnh đồng thời điều chỉnh đơn thuốc chữa hen phế quản phù hợp. Đồng thời người bệnh nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế ăn những thức ăn gây dị ứng cho cơ thể. Ngoài ra, cần tập thể dục điều đặn để tăng cường sức đề kháng. Người bệnh hen phế quản nên tìm đến các bệnh viện có chuyên khoa Hô hấp để được chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp, mang lại hiệu quả cao.;;;;;Tỷ lệ bệnh hen phế quản trẻ em ở nước ta ngày càng tăng cao ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng kinh tế của gia đình cũng như tâm lý lo lắng của cha mẹ. Không nên chủ quan khi con bị bệnh hen phế quản mà cần tìm ra nguyên nhân và điều trị hen cho trẻ. Bệnh hen phế quản không hề đơn giản vì có thể gây tử vong cho trẻ nếu trẻ phát bệnh mà không có người lớn hỗ trợ ở bên cạnh. Nếu trẻ không được điều trị dứt điểm từ nhỏ thì khả năng sức khỏe sau này của trẻ cũng bị giảm sút đi rất nhiều, ảnh hưởng đến tương lai và sức khỏe sau này của trẻ. 1. Thông tin chung về bệnh hen phế quản Hen phế quản là một bệnh lý của đường hô hấp, gây nên bởi tình trạng viêm nhiễm mạn tính đường thở, làm cho tăng co thắt, phù nề và tiết đàm…khiến cho luồng khí ở đường thở bị tắc nghẽn. Người bệnh hen phế quản thường có những biểu hiện như khò khè, khó thở, tức ngực và ho. Ở trẻ em, tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản khá cao. Độ tuổi bị nhiều nhất là từ 12 đến 13 tuổi. Bệnh có thể bắt đầu được phát hiện khi trẻ đến 5 tuổi. Tuy không có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh hen phế quản, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh cả đời nếu như cha mẹ đưa trẻ đi khám và điều trị lâu dài tại các chuyên khoa về hô hấp, dị ứng của các bệnh viện lớn. Hen phế quản khiến trẻ bị khó thở nặng Bệnh hen phế quản có thể xuất hiện từ từ sau khi bị một đợt viêm phế quản, cũng có thể xuất hiện đột ngột mà không có biểu hiện gì (thường là hen suyễn). Việc lên cơn hen đối với trẻ rất nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể để lại những ảnh hưởng nặng nề, thậm chí là tử vong. 1.2. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh hen phế quản trẻ em Nguyên nhân của bệnh hen phế quản và những yếu tố nguy cơ của bệnh Có nhiều nguyên nhân hoặc nhóm nguyên nhân có thể gây nên bệnh hen phế quản nhưng chủ yếu là do dị ứng hoặc do môi trường: – Do cơ địa trẻ dễ bị dị ứng với các yếu tố như: phấn hoa, lông chó mèo, mùi than tổ ong, mùi khói hương,…đây là những yếu tố thường thấy trong môi trường sống của trẻ, dẫn đến cơ thể kích hoạt các cơn hen phế quản nếu như trẻ bị tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên kể trên. – Do tiền sử trong gia đình có người bị bệnh hen phế quản như ông bà, bố mẹ, cô dì chú bác cũng đều có thể là nguyên nhân khiến cho trẻ bị di truyền hen phế quản. – Do trẻ bị nhiễm khuẩn ở đường hô hấp như mũi họng, amidan, VA…cũng dẫn đến khả năng cơn hen của trẻ bị kích hoạt – Thể trạng của trẻ nếu bị sinh non, sinh thiếu tháng, nhẹ cân thì cũng có thể ảnh hưởng nhiều đến chức năng hô hấp của trẻ. – Trẻ bị tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá cùng một trong những nguyên nhân chính khiến cho trẻ bị hen. – Do thời tiết thay đổi, độ ẩm cao, trẻ bị cảm, ho lâu ngày nhưng điều trị không hiệu quả, dứt điểm cũng có thể là nguyên nhân của hen phế quản ở trẻ nhỏ. Nên đưa trẻ đi khám để được điều trị dự phòng hen Khi trẻ đã bị bệnh hen phế quản, cha mẹ cần đưa trẻ đi điều trị dự phòng hen để có thể kiểm soát cơn hen của trẻ, giảm mức độ nguy hiểm mỗi lần phát bệnh. Để phát hiện trẻ có bị hen phế quản hay không, có thể nhìn vào những triệu chứng của bệnh. Không phải trẻ nào cũng có những triệu chứng bệnh giống nhau, thậm chí triệu chứng của đợt bệnh này còn khác với đợt bệnh khác. Những dấu hiệu có thể có là: – Những cơn ho dai dẳng, ho kéo dài và nhiều về đêm là hậu quả của việc đường thở bị bít tắc khiến cho trẻ bị thiếu oxy và khó thở. – Trẻ bị khó thở, có tiếng khò khè, tiếng rít mỗi khi hít vào hoặc thở ra. – Trẻ có những dấu hiệu của việc thở thanh , thở gấp gáp. – Trẻ bị khó thở nên không muốn hoạt động, không có sức khỏe để hoạt động, cũng không muốn ăn uống. – Trẻ bị hen phế quản thường có sức đề kháng rất kém. Những khi thời tiết thay đổi thường dễ bị ho, sổ mũi, đau họng, khó thở – Trẻ cảm thấy khó khăn khi ăn uống vì khi nuốt sẽ làm đường thở thêm hẹp, gây khó thở nhiều hơn. Đối với trẻ càng nhỏ càng khó chẩn đoán bệnh, đối với những trẻ lớn hơn thì khả năng chẩn đoán bệnh sẽ dễ dàng hơn nhờ vào tiền sử bệnh, các triệu chứng và các xét nghiệm cụ thể có liên quan: – Dựa vào việc khám sức khỏe định kỳ để chẩn đoán bệnh cho trẻ. Việc khám sức khỏe định kỳ có thể giúp bác sĩ kiểm tra nhịp tim, phổi, đánh giá chức năng đường hô hấp trên, đường hô hấp dưới để bác sĩ phát hiện những dấu hiệu và nguy cơ có thể mắc hen phế quản của trẻ. Đối với những bé có khả năng cao mắc bệnh thì việc phát hiện sớm nhằm điều trị dự phòng có ý nghĩa rất tích cực đối với việc ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh của trẻ. – Xét nghiệm: Các loại xét nghiệm như chụp X Quang phổi, kiểm tra chức năng hô hấp, đo lượng không khí ra và vào phổi để đánh giá tình trạng hen. Tuy nhiên, xét nghiệm này thường chỉ áp dụng được với trẻ trên 5 tuổi. Với trẻ dưới 5 tuổi bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử bệnh để đưa ra phác đồ điều trị dự phòng hen. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể làm những xét nghiệm để xác định những tác nhân có thể gây hen như test dị ứng da, máu. – Điều tra tiểu sử bệnh tật của trẻ theo những câu hỏi sau đây: Trẻ bị hen cần được theo dõi thường xuyên tránh lên cơn khó thở đột ngột Sau khi có kết quả điều tra, bác sĩ sẽ lưu ý đến thời gian và tần suất mà các triệu chứng xảy ra để xác định nguyên nhân của bệnh hen phế quản ở trẻ. 3. Biến chứng của hen phế quản ở trẻ nhỏ Theo thống kê, số lượng trẻ em có nguy cơ bị mắc hen phế quản cao hơn rất nhiều so với người lớn. Nếu trẻ mắc bệnh mà không được phát hiện và điều trị sớm thì có thể sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như: – Xẹp phổi. Biến chứng này rất phổ biến ở trẻ em bị hen phế quản, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để điều trị sớm, tránh tình trạng này xảy ra với trẻ. – Màng phổi, trung thất bị tràn khí do phế nang bị giãn rộng, khiến cho mạch máu ở đây bị thưa, nuôi dưỡng kém nên khi ho mạnh dễ làm các phế nang bị bục. – Suy hô hấp. Nếu trẻ đã bị suy hô hấp thì cần phải hỗ trợ oxy, ngăn không cho trẻ bị tím tái, khó thở, nếu không khả năng tử vong của người bệnh là khá cao
question_351
Nhiễm trùng thần kinh có nguy hiểm không, điều trị thế nào?
doc_351
Bệnh nhiễm trùng thần kinh có thường phân chia thành nhiều dạng dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Nhóm bệnh này được đánh giá là bệnh nghiêm trọng. Mặc dù có thể phát hiện từ sớm và điều trị đạt hiệu quả những bệnh dễ chuyển nặng nhanh và để lại di chứng, có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. 1. Các loại bệnh nhiễm trùng thần kinh Các bệnh về nhiễm trùng thần kinh chủ yếu do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng xâm lấn và tấn công làm tổn thương hệ thần kinh. Trong đó phổ biến có những dạng sau: Bệnh nhiễm trùng thần kinh do virus: Thường gặp ở những bệnh nhân nhiễm HIV. Hệ thống miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng dẫn đến tình trạng virus tấn công làm tổn thương hệ thần kinh. Bệnh cũng thường gặp ở những bệnh nhân bị viêm não do virus, bệnh bại liệt, mắc bệnh dại,… Nhiễm khuẩn: Hệ thần kinh bị nhiễm khuẩn do bệnh lao, viêm màng não, uốn ván,… Bệnh do ký sinh trùng: thường gặp ở những bệnh nhân nhiễm sán lợn ở hệ thần kinh trung ương, bị bệnh sốt rét thể não, các bệnh khác như: bệnh toxoplasmosis, Chagas, bệnh ngủ châu Phi, sán máng và bệnh hydatidosis. 2. Triệu chứng và nguyên nhân của bệnh nhiễm trùng thần kinh Triệu chứng và nguyên nhân của bệnh nhiễm trùng thần kinh cụ thể như sau: Triệu chứng của bệnh Tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh mà các bệnh nhân nhiễm trùng thần kinh có những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các nhóm bệnh này đều biểu hiện những triệu chứng cơ bản như: sốt, đau ở vị trí nhiễm trùng, luôn mệt mỏi và buồn ngủ, có dấu hiệu lú lẫn thậm chí là động kinh. Nguyên nhân gây bệnh Nguyên nhân chính gây bệnh các chứng bệnh nhiễm trùng thần kinh là do có sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng. Các tác nhân này gây nên những căn bệnh như: Viêm màng não mủ: do nhiễm vi khuẩn, vi khuẩn tấn công và gây viêm ở màng não. Viêm màng não mạn tính: Bệnh nhân nhiễm vi khuẩn lao, nấm a hoặc xoắn khuẩn. Tình trạng nhiễm trùng kéo dài thành mạn tính. Viêm màng não vô khuẩn: Bệnh do virus, nhiễm trùng hay nhiễm leptospira. Đây là dạng bệnh lành tính nhất của nhiễm trùng thần kinh. Viêm não: Biểu hiện là bệnh nhân bị rối loạn cảm giác, co giật. Viêm màng não mủ do dùng kháng sinh: Bệnh do điều trị kháng sinh kéo dài dẫn đến những vị trí viêm giống như viêm màng não vô khuẩn. Áp xe não: Bệnh do tụ cầu vàng, trực khuẩn gram(-), liên cầu,... Biểu hiện là sốt cao, co giật, nôn mửa, rối loạn tinh thần,… Viêm não - màng não do amip: Bệnh do thể amip tự do gây nên. 3. Các phương pháp điều trị nhiễm trùng thần kinh Việc điều trị bệnh nhiễm trùng thần kinh cần phải thực hiện những quy trình sau: Khám, xác định nguyên nhân gây bệnh Để điều trị bệnh nhiễm trùng thần kinh, bệnh nhân cần được khám chuyên khoa, chẩn đoán lâm sàng, làm xét nghiệm công thức máu, cấy máu, chụp cắt lớp não, cấy dịch não tủy, chụp phim X quang lồng ngực, test miễn dịch huỳnh quang và ngưng kết hạt,… Các phương pháp này giúp bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác vị trí tổn thương khu thần kinh, xác định nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có những phương pháp điều trị phù hợp. Điều trị nhiễm trùng thần kinh Phương pháp điều trị bệnh phụ thuộc vào tình trạng tổn thương khu thần kinh của người bệnh, căn nguyên của bệnh, thể trạng, lứa tuổi của bệnh nhân. Giải pháp thường dùng là chỉ định dùng thuốc qua đường uống, truyền tĩnh mạch để kháng viêm, ngăn chặn tình trạng viêm lây lan. Nếu có tình trạng áp xe não thì bắt buộc phải dẫn lưu, hút mủ ổ áp xe, kết hợp dùng kháng sinh theo phác đồ và thời gian nhất định. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng thần kinh đều phải điều trị kháng sinh lâu dài, theo dõi chặt chẽ, kiểm soát nghiêm ngặt tình trạng bệnh trong cả quá trình điều trị. 4. Mức độ nguy hiểm của bệnh nhiễm trùng thần kinh Nhiễm trùng thần kinh là nhóm bệnh nguy hiểm gây đe dọa tính mạng của hàng triệu người trên thế giới mỗi năm. Căn bệnh này khá phổ biến ở khu vực Đông Nam Á và Châu Phi do điều kiện kinh tế tại đây còn thấp, môi trường khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển. Bệnh này có thể phát hiện sớm và điều trị đạt hiệu quả nếu có phác đồ điều trị đúng hướng ngay từ đầu, xác định nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, chúng vẫn được xếp vào nhóm bệnh dễ gây biến chứng nghiêm trọng và có nguy cơ gây tử vong cao. Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh nhiễm trùng thần kinh. Chính vì thế, đây là căn bệnh gây nhiều thách thức đối với nền y học hiện đại, nhất là ở những nước kém phát triển.
doc_4162;;;;;doc_30783;;;;;doc_36538;;;;;doc_15189;;;;;doc_20251
Nhiễm trùng thần kinh là biến chứng nguy hiểm sau phẫu thuật sọ não, thường gặp nhất là viêm màng não mủ. Điều trị nhiễm trùng nội sọ chủ yếu dùng kháng sinh. Nhiễm trùng nội sọ sau mổ cần phát hiện và điều trị sớm, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại di chứng thần kinh. Nhiễm trùng nội sọ hay còn gọi là nhiễm trùng thần kinh là tình trạng nhiễm trùng các thành phần trong sọ não. Tình trạng này bao gồm áp xe não, viêm màng não, áp xe ngoài màng cứng, nhiễm trùng dưới màng cứng.Nhiễm trùng nội sọ là những biến chứng nghiêm trọng thường xảy ra sau thủ thuật phẫu thuật thần kinh, phổ biến nhất là viêm màng não. Mặc dù viêm màng não có thể xảy ra sau bất kỳ loại phẫu thuật sọ não nào, nhưng thường gặp nhất sau khi phẫu thuật hố sau và thường liên quan đến rò rỉ dịch não tủy.Nhiễm trùng thần kinh ở bệnh nhân trải qua các thủ thuật phẫu thuật thần kinh là một vấn đề nghiêm trọng cần được chú ý. Các nghiên cứu trước đây (bao gồm tối thiểu ca 1000 phẫu thuật thần kinh nội sọ) đã báo cáo rằng tỷ lệ nhiễm trùng nội sọ sau các thủ thuật phẫu thuật thần kinh là 5% –7%, với tỷ lệ cao tới 10% khi không sử dụng kháng sinh dự phòng. 2. Yếu tố nguy cơ của nhiễm trùng nội sọ sau mổ Việc tìm hiểu các yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng nội sọ sau mổ để kịp thời ngăn chặn có ý nghĩa rất lớn. Qua nhiều nghiên cứu, các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng nội sọ bao gồm:Dò dịch não tuỷ. Nhiễm trùng vết mổ. Dẫn lưu não thất trong nhiều ngày. Tăng áp lực nội sọ. Không dùng kháng sinh dự phòng, tỷ lệ nhiễm trùng cao hơn đáng kể (> 10%) Nhiễm trùng nội sọ sau mổ có thể nguy hiểm đến tính mạng 3. Điều trị nhiễm trùng nội sọ sau mổ Nhiễm trùng nội sọ là một biến chứng nghiêm trọng cần được nhận biết và điều trị ngay lập tức. Các phương pháp điều trị bao gồm:Kháng sinh tiêm tĩnh mạch. Steroid đường tĩnh mạch. Cắt bỏ các vạt xương bị nhiễm trùng. Phẫu thuật hút hết mủ và các mảnh vụn nhiễm trùng.Tóm lại, sự phát triển của nhiễm trùng nội sọ sau các thủ thuật phẫu thuật thần kinh là một mối đe dọa đáng kể và yêu cầu can thiệp y tế và / hoặc phẫu thuật ngay lập tức. Việc tìm ra các yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng thần kinh sau mổ để ngăn chặn kịp thời có ý nghĩa quan trọng. Hiểu rõ hơn về các yếu tố nguy cơ, tác nhân vi sinh vật và khả năng đề kháng kháng sinh của chúng đối với nhiễm trùng nội sọ sau mổ giúp áp dụng tốt các chiến lược phòng ngừa, điều trị và góp phần vào cải thiện tiên lượng cho bệnh nhân.wiley.com;;;;;Nhiễm độc thần kinh là khi các chất độc hại sau khi vào cơ thể tấn công não và hệ thần kinh trung ương. Hiện nay, mặc dù kỹ thuật chẩn đoán và điều trị đã ngày một phát triển để kịp thời phát hiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, vẫn không tránh khỏi vấn đề nghiêm trọng xảy ra, thậm chí đe dọa tính mạng. Bài viết sau sẽ giải đáp toàn bộ thông tin về dấu hiệu cũng như cách chữa trị hiệu quả cho bệnh. 1. Dấu hiệu nhận biết hiện tượng nhiễm độc thần kinh Theo như Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI), khi nhiễm độc người bệnh thường xuất hiện nhiều biểu hiện khác nhau. Cụ thể bao gồm các triệu chứng sau: Biểu hiện trước tiên của nhiễm độc thần kinh thường là co đồng tử, mắt mờ, đau mắt, dịch hầu họng tăng; Nếu chất độc đã xâm nhập vào máu do hít phải hơi của chất độc, người bệnh thường xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn, đau quặn bụng, khó thở, cơ co giật, huyết động không ổn định, mất ý thức, ngừng thở trung ương. Đặc biệt, các dấu hiệu xuất hiện rất nhanh sau khi hít hơi độc, chỉ sau vài giây; Trường hợp bạn tiếp xúc với dung dịch gây độc, người bệnh có biểu hiện vã mồ hôi, giật cơ cục bộ. Khi chất độc đi sâu vào bên trong các cơ, chất độc từ từ len lỏi vào trong hệ tuần hoàn và dẫn đến các triệu chứng tương tự như hít hơi chất độc. Ở những mức độ nhẹ nhất của bệnh, người bị nhiễm độc thần kinh xuất hiện biểu hiện suy giảm chức năng suy luận, mất trí nhớ, khả năng giao tiếp rối loạn, tác động xấu đến sức khỏe gián tiếp bằng cách giảm chức năng. Mặc dù có các cơ chế giúp bù đắp và thích nghi ở hệ thần kinh trung ương nhưng theo chuyên gia Y tế - Khoa Thần kinh nhận định rằng có nhiều tổn thương cho hệ thần kinh khó hồi phục. Trong đó, có không ít tế bào thần kinh mới không hình thành, dẫn tới suy giảm chức năng, thậm chí khiến người bệnh mất các chức năng vĩnh viễn. Ngoài ra, có khá nhiều hiệu ứng rất khó phát hiện ra ở cá nhân như suy giảm về chỉ số IQ. Điều này quả thực đáng lo ngại nếu trường hợp xảy ra với phần lớn dân số. Vì thế, ngăn chặn thiệt hại về hệ thần kinh là mục tiêu chính của chính sách xã hội, y học cùng sức khỏe cộng đồng. 3. Nguyên nhân chính gây nên nhiễm độc thần kinh Có thể nói, nhiễm độc thần kinh là một khái niệm chung, bao quát rộng gồm nhiều loại nhiễm độc khác nhau. Theo như Health, nguyên nhân thần kinh nhiễm độc khá rộng lớn có thể là do cách sống, yếu tố nghề nghiệp, nhiễm độc từ thực phẩm, thuốc hoặc chất phóng xạ. Các chất độc không chỉ ảnh hưởng đến môi trường như gây ô nhiễm bầu khí quyển, đất và nước mà cũng là căn nguyên của tình trạng hệ thần kinh nhiễm độc tố. Bên cạnh đó, vi khuẩn Clostridium botulinum có trong sữa có độc lực cực mạnh, vô cùng nguy hiểm cho người nhiễm phải. 4. Hậu quả của nhiễm độc hệ thần kinh Nhiễm độc thần kinh vô cùng nguy hiểm cho người bệnh nếu không có phương pháp điều trị đúng cách và phù hợp rất dễ mắc phải những căn bệnh sau: 4.1. Viêm màng não có mủ Trường hợp bệnh viêm màng não mủ thường có biểu hiện cấp tính vài giờ hoặc 1 - 2 ngày sau khi triệu chứng bắt đầu phát tác. Chẩn đoán bệnh dựa vào cấy vi khuẩn và kết quả nhuộm soi. 4.2. Viêm não Nhiễm độc thần kinh là căn nguyên gây ra bệnh viêm não với các dấu hiệu như co giật, rối loạn cảm giác. Khi thực hiện xét nghiệm dịch não tủy có thể cho kết quả bình thường hoặc xuất hiện bạch cầu lympho. 4.3. Viêm màng não mãn tính Ảnh hưởng từ việc hệ thần kinh bị nhiễm độc dẫn tới các triệu chứng của viêm não mãn tính thường kéo dài. Thông thường, việc chẩn đoán dựa trên kết quả nuôi cấy hay huyết thanh của người bệnh. 4.4. Kích thích màng não bình thường Kích thích màng não nhưng dịch não tủy vẫn bình thường có thể đến từ bệnh nhiễm trùng do viêm phổi, lupus ban đỏ, viêm màng não do nhiễm độc thần kinh,... cũng làm xuất hiện các biểu hiện kích thích màng não tăng lượng bạch cầu và protein, lượng đường đạt mức thấp hoặc ổn định. 4.5. Bệnh áp xe não Bệnh áp xe não khiến bạn có những triệu chứng bao gồm sốt cao, nôn, co giật, dấu hiệu thần kinh khu trú hay rối loạn tinh thần. Bên cạnh nguyên nhân gây ra áp xe não đến từ nhiễm khuẩn thần kinh. Mà còn đến từ vi khuẩn tụ cầu vàng, trực khuẩn gram, liên cầu. 5. Thông thường, bạn cần thực hiện làm các kiểm tra sau đây: Bác sĩ thực hiện hỏi tiểu sử bệnh và thăm khám lâm sàng cho khách hàng; Tiến hành làm xét nghiệm công thức máu, cấy máu; Chụp cắt lớp não đã được chỉ định trước khi chọc dịch não tủy. Trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ người bệnh có các dấu hiệu về thần kinh khu trú hoặc co giật; Thực hiện quá trình cấy dịch não tủy; Chụp X - quang lồng ngực; Làm test miễn dịch huỳnh quang và ngưng kết hạt. 6. Phương pháp điều trị nhiễm độc thần kinh Trong tình huống chất độc có thời gian lưu hành khá ngắn nên tiến hành bằng cách ngừng tiếp xúc, chăm sóc hỗ trợ và sử dụng thuốc giải độc phù hợp. Một số liệu pháp giải độc hệ thần kinh bao gồm: Atropine: Thuốc kháng cholinergic để điều trị trường hợp ngộ độc thần kinh cấp tính. Liều thuốc sử dụng từ 2 - 6 mg IM, lặp lại liều uống sau 5 - 10 phút nhịp thở và dịch tiết được cải thiện đáng kể; Oxime: Tăng khả năng phục hồi chức năng bình thường của enzym. Bằng cách kích hoạt cholinesterase tại vùng bị nhiễm độc thần kinh và gắn kết chúng lại; Thuốc chống co giật: Co giật đến từ việc chất độc thần kinh không đáp ứng với thuốc chống co giật bình thường. Chỉ có loại thuốc điều trị co giật do cục Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ cấp phép đó là benzodiazepin. 7. Phòng tránh tình trạng nhiễm độc hệ thần kinh Để phòng ngừa nhiễm độc thần kinh, mỗi người cần chủ động trong việc: Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đồng thời duy trì việc ăn uống sạch sẽ, sinh hoạt lành mạnh; Hạn chế sử dụng các đồ uống có cồn như rượu, bia, các chất kích thích như thuốc lá; Tránh xa hóa chất có tính độc hại; Sống tại nơi có nhiều cây xanh, môi trường ít khói bụi.;;;;;Ai cũng từng nghe nói hoặc biết đến bệnh giun sán. Nhưng không phải ai cũng biết rằng sán là vật có thể ký sinh cả trên vùng đầu gây nên bệnh sán thần kinh trung ương. Đây là căn bệnh không hiếm gặp và rất nguy hiểm nếu như không phát hiện kịp thời, xác định đúng nguyên nhân và điều trị đúng cách. Đây là bệnh do nhiễm phải ấu trùng sán dải heo, là một dạng bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất ở hệ thần kinh. Ấu trùng sán có thể ký sinh trên nhiều vị trí trong cơ thể. Nhưng nguy hiểm nhất là ký sinh ở hệ thần kinh trung ương, gây nên những triệu chứng bất thường và nguy cơ gây biến chứng nghiêm trọng. Nguyên nhân gây bệnh Ấu trùng sán dải heo tồn trong thịt heo. Người bệnh nhiễm sán do ăn phải thịt lợn có chứa ấu trùng chưa được làm sạch, nhất là thịt lợn chưa được nấu chín, tiết canh. Ấu trùng sán cũng lây từ người sang người thông qua tiếp xúc phân/miệng. Nang sán vào vào cơ thể, bám vào ruột phát triển thành sán dài với rất nhiều đốt, các đốt sán chứa rất nhiều trứng sá. Ấu trùng sán dải heo được tìm thấy nhiều trong hệ thần kinh trung ương và một số vị trí khác trong cơ thể. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng động kinh, thường gặp ở các nước đang phát triển, điều kiện vệ sinh kém. Triệu chứng khi mắc bệnh Triệu chứng của bệnh sán thần kinh trung ương có sự thay đổi theo vị trí mà ấu trùng cư trú. Trong đó, biểu hiện thường gặp nhất là: Động kinh, đây là biểu hiện phổ biến nhất, chiếm đến khoảng 70% số người mắc bệnh. Đau đầu, thậm chí là đau đầu dữ dội kèm theo chóng mặt. Có thể gây đột quỵ, rối loạn tâm thần, Cũng tùy theo vị trí mà bệnh nhân còn có một số biểu hiện khác như: Suy giảm nhận thức, rối loạn vận ngôn, liệt vận nhãn, liệt nửa người, mất cảm giác nửa người, rối loạn vận động, rối loạn phản xạ,... 2. Chẩn đoán bệnh sán thần kinh trung ương Để xác định chính xác bệnh nhân có nhiễm sán thần kinh trung ương hay không, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các kỹ thuật sau: - Tìm ấu trùng sán dải heo thông qua kỹ thuật sinh thiết các nang sán dưới da. - Chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner) và cộng hưởng từ MRI để phát hiện tổn thương và các nang sán trên cơ thể. - Phương pháp ELISA dịch não tủy nhằm mục đích tìm kháng thể và kháng nguyên ấu trùng sán. Phương pháp này có độ đặc hiệu và độ nhạy cao. - Làm xét nghiệm dịch não tủy đối với những bệnh nhân có dấu hiệu co giật,... - Soi đáy mắt tìm nang sán với những bệnh nhân có dấu hiệu tăng nhãn áp, giảm thị lực. 3. Điều trị bệnh sán thần kinh trung ương Bệnh sán thần kinh trung ương cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời mới đem lại kết quả và giảm thiểu tối đa nguy cơ gây biến chứng. Hiện nay, để điều trị căn bệnh này có những phương pháp sau: Phương pháp điều trị sán thần kinh trung ương Tùy theo từng trường hợp và tình trạng, triệu chứng của bệnh mà bệnh nhân được chỉ định dùng các loại thuốc như sau: Trường hợp ký sinh trùng đã chết: Bệnh nhân được điều trị triệu chứng, kết hợp dùng thuốc chống co giật, hạn chế tình trạng động kinh. Trường hợp ký sinh trùng còn sống: điều trị bằng các thuốc như albendazole, praziquantel và niclosamide nhằm tiêu diệt ấu trùng sán. Trường hợp bị não úng thủy: bệnh nhân bị viêm màng não, bể não có nhiều nang sán, bệnh nhân có thể được chỉ định làm phẫu thuật. Cùng với đó, bệnh nhân sau điều trị cần tuân thủ những cách ăn uống, chăm sóc cơ thể và vệ sinh nhằm không phòng tránh nhiễm ký sinh trùng. Đặc biệt là ăn uống sạch sẽ, vệ sinh, ăn chín, không ăn rau sống, đồ chín tái,... Bệnh sán thần kinh trung ương có nguy hiểm không Với bệnh nhân nhiễm sán thần kinh trung ương, tiên lượng điều trị là tốt. Các triệu chứng co giật, động kinh có thể được kiểm soát. Tuy nhiên, việc điều trị gặp khó khăn nếu tình trạng diễn biến nặng, nhất là với những bệnh nhân phát hiện muộn. thời gian điều trị lâu dài, gây tốn kém và chán nản cho cả bệnh nhân và người nhà. Bệnh có thể chữa song khả năng để lại di chứng là có. Các nang sán để lại tổn thương ở hệ thần kinh trung ương là nguyên nhân dẫn đến những biến chứng sau điều trị. Nhiều trường hợp có thể kiểm soát được chứng động kinh nhưng triệu chứng này thành mạn tính. Các bệnh nhân ở thể nặng, nang sán lớn, nhiễm trùng nghiêm trọng gây não úng thủy rất khó đáp ứng điều trị. Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân sán thần kinh trung ương là 20%. Cách phòng tránh bệnh sán thần kinh trung ương Nguyên nhân gây bệnh sán thần kinh trung ương là do thói quen ăn uống, vệ sinh không đảm bảo. Để phòng tránh căn bệnh này, cách tốt nhất nên tuân thủ những nguyên tắc sau trong đời sống thường ngày: - Tuyệt đối không ăn các loại thực phẩm tái, sống từ heo như: thịt, gan heo, nem chua từ thịt heo, thính,... - Không uống nước chưa đun sôi, không ăn rau sống. - Giữ vệ sinh sạch sẽ, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. - Với những nhà nuôi heo, không nên thả rông heo để tránh heo ăn phải đồ ăn nhiễm sán, từ đó lây bệnh sang người. - Xử lý tốt phân chó/mèo, vật nuôi trong nhà. Bởi đây cũng là vật chủ trung gian truyền bệnh.;;;;;Nhiễm trùng não do giun sán là một dạng bệnh không hiếm gặp ở Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển trên thế giới. Nguyên nhân là do người bệnh nhiễm phải ấu trùng giun sán. Đây là một dạng ký sinh trùng thường gặp ở hệ thần kinh, gây nên bệnh lý với những biểu hiện nguy hiểm, có thể gây biến chứng phức tạp. 1. Các dạng bệnh nhiễm ký sinh trùng giun sán Có đến khoảng 20 loài giun sán mà con người có thể lây nhiễm, chúng ký sinh và gây ra các bệnh lý về thần kinh. Mỗi loại giun sán ký sinh và gây bệnh sẽ có những biểu hiện và mức độ khác nhau. Trong đó thường gặp nhất là các dạng sau: Bệnh do sán dây lợn Đây là loài giun sán gây bệnh thần kinh trung ương rất phổ biến. Ký sinh trùng là sán dải heo dài, chia thành rất nhiều đốt, các đốt có chứa trứng sán. Người bệnh nhiễm sán dây lợn do ăn phải thịt lợn hoặc đồ ăn có chứa trứng sán. Ấu trùng sán đi vào ruột, phát triển thành thân sán. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên nhiễm trùng não do giun sán. Nang sán đi vào nhu mô não, khi chết đi sẽ gây ra tình trạng viêm, phù nề, gây co giật, động kinh, đau đầu dữ dội. Nang sán lớn có thể gây tắc dịch não, viêm màng não, não úng thủy, co giật mạnh,... Bệnh có tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời. Nhiễm trùng não do bệnh giun gnathostoma Đây là một căn bệnh khá hiếm gặp do bệnh nhân nhiễm giun tròn loài Gnathostoma. Chúng gây ra những vết hoại tử và phản ứng dọc theo rễ thần kinh, tủy sống, não. Bệnh gây xuất huyết dưới nhện gây ra tình trạng sốt, cứng cổ,... và nhiều triệu chứng khác. Nhiễm giun đũa chó Một trong những tình trạng nhiễm trùng não do giun sán có nguyên nhân phổ biến là nhiễm giun đũa chó. Tên khoa học của loại ký sinh trùng này là Toxocara, nhỏ, hình trụ dài như chiếc đũa. Chúng là ký sinh trùng trên chó, mèo, tồn tại trong phân và lây sang người qua quá trình tiếp xúc không an toàn. Việc ôm ấp, vuốt ve chó, mèo thường ngày cũng là hành động dễ gây nhiễm loại giun này. Chúng xâm nhập vào cơ thể và ký sinh ở nhiều vị trí, trong đó có não người gây nên tình trạng tổn thương và nhiễm trùng. Biểu hiện thường thấy là nôn mửa, sốt, chán ăn, nổi mẩn,. . việc tìm ra nguyên nhân không dễ bởi triệu chứng thường bị nhầm lẫn với những bệnh lý thần kinh khác. Một số loại giun sán khác Nhiễm trùng não do giun sán còn đo một số loại ký sinh trùng khác. Điển hình như: Sán máng: Chúng ký sinh và gây ra tình trạng nhiễm trùng khiến bệnh nhân thường xuyên bị co giật, tăng tăng áp lực nội sọ và nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác. Nặng nhất là động kinh. Sán nhiều đầu: Chúng thuộc ấu trùng sán dây Taenia. Chúng tạo ra kén hình quả nho, làm tắc nghẽn lưu thông dịch não, tổn thương não, gây động kinh, mất ý thức,... 2. Bệnh viêm màng não do giun sán ký sinh Tình trạng nhiễm trùng não do giun sán điển hình nhất là viêm màng não do ký sinh trùng giun sán gây nên. Lớp màng não bị tổn thương và gây nên những triệu chứng nghiêm trọng, thậm chí là biến chứng phức tạp, tỷ lệ tử vong cao: Nguyên nhân gây bệnh Các loài giun sán ký sinh thường gây viêm màng não là: giun mạch, sán máng, giun đũa chó mèo, giun đầu gai, sán lá phổi,... Ấu trùng giun sán tồn tại ở môi trường bên ngoài, trên phân hoặc trên thân vật nuôi (chó,mèo). Chúng xâm nhập vào cơ thể thông qua đường ăn uống, khi người bệnh ăn phải thức ăn có chứa ấu trùng, đồ ăn sống, tái hoặc vệ sinh không đảm bảo, môi trường sống chứa nhiều ký sinh trùng. Điều này giải thích vì sao bệnh nhiễm trùng não do giun sán rất phổ biến ở các nước đang phát triển. Triệu chứng của viêm màng não do giun sán Tùy theo vị trí và tình trạng khi bị nhiễm ký sinh trùng giun sán mà bệnh nhân có những biểu hiện khác nhau. Trong đó điển hình nhất là những triệu chứng sau: sốt, đau đầu, nặng nhất là vùng thùy trán, chẩm hoặc thái dương, chóng mặt, đau nhiều vào ban đêm. Uống thuốc giảm đau không có tác dụng. Bệnh nhân có dấu hiệu buồn nôn và nôn, đau nhức, mệt mỏi, cứng cổ. Trường hợp nặng là co giật, động kinh. Mức độ nguy hiểm của nhiễm trùng não do giun sán Ấu trùng giun sán khi đi vào cơ thể sẽ xâm nhập các mô, tạo nên các nốt cứng trên bắp thịt, nhất là ở mô dưới da, vùng mắt và não. Chúng gây tổn thương và gây bệnh viêm màng não nghiêm trọng, làm giảm thị lực, thậm chí là mù mắt. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây nhiều biến chứng phức tạp. Bệnh nhân dễ bị rối loạn thần kinh, mất tri giác, động kinh, hôn mê và tử vong. Để điều trị tình trạng nhiễm trùng não do giun sán, bệnh nhân phải được thăm khám đúng chuyên khoa để xác định nguyên nhân và trị bệnh: Xác định bệnh lý Dựa trên các dấu hiệu của bệnh nhân, bác sĩ tiến hành khám lâm sàng, chẩn đoán ban đầu. Trong đó quan trọng nhất là điều tra dịch tễ, giúp chẩn đoán khả năng nhiễm ký sinh trùng ở những người có nguy cơ cao. Đồng thời, tiến hành các xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm phân, chẩn đoán hình ảnh để tìm ra loại ấu trùng sán, xác định vị trí, mức độ tổn thương. Sau đó mới có phác đồ điều trị đúng. Phương pháp điều trị Điều trị nội khoa: Mọi trường hợp nhiễm trùng não do giun sán đều phải dùng thuốc diệt ký sinh trùng, kháng sinh chống viêm, thuốc làm giảm triệu chứng (giảm đau, giảm co giật,... ) Phẫu thuật: Với những trường hợp bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng thể nặng, nang sán lớn gây tắc nghẽn hệ thần kinh, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật gắp bỏ nang sán, kết hợp điều trị phục hồi tích cực. Có thể thấy, nhiễm trùng não do giun sán là bệnh lý nguy hiểm, có nguy cơ gây tử vong và để lại nhiều di chứng phức tạp. Bệnh chỉ có thể điều trị đạt hiệu quả nếu phát hiện sớm, chưa có biến chứng nghiêm trọng. Vậy nên, việc đi khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường là điều cần thiết.;;;;;Từ những năm 1994 - 2000, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP. HCM và sau đó là các bệnh viện: Nhân dân 115, Nhân dân Gia Định, Nguyễn Tri Phương và các bệnh viện ở các tỉnh đã phát hiện nhiều trường hợp bệnh lý hệ thần kinh trung ương do ký sinh trùng. Ký sinh trùng gây bệnh ở não, màng não bao gồm nhiều tác nhân, chúng có thể tạo thành nang to gây chèn ép não thất hoặc xâm nhập vào vùng chất trắng gây phù nề, rối loạn hệ thần kinh thực vật, nhức đầu dai dẳng nhiều năm. Sau đây là một số tác nhân gây bệnh lý ở não thường gặp: Cysticercus cellulosae: ấu trùng sán dải heo (Taenia solium), gạo heo là một bọc màu trắng đục, bên trong chứa dịch và đầu sán. Người nuốt phải trứng sán dải heo theo hai đường: - Đường thực phẩm như rau sống rửa không sạch có dính phân heo, nước uống bị vấy bẩn phân heo. - Hay gặp hơn là do người bị nhiễm sán dải heo ở dạng trưởng thành Taenia solium, khi những đốt sán già bị phản nhu động ruột đẩy ngược lên dạ dày và bị tiêu hoá, phóng thích trứng chứa phôi. Trứng bị nuốt vào sẽ phóng thích phôi có 6 móc, chui qua niêm mạc vào vách ruột theo hệ tuần hoàn lên tim, sau đó vào hệ đại tuần hoàn rồi phát tán khắp cơ thể, tạo thành bệnh gạo heo. Một số nang ấu trùng theo máu lên não, tạo thành nang sán ở não, có thể phát triển rất lớn, chèn ép não thất gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời. Toxcara canis, Toxocara cati: giun đũa chó, mèo, giun trưởng thành sống trong ruột non của chó, mèo, trứng theo phân ra ngoài phát tán ở môi trường, dính lên quần áo, ghế sopha, giường chiếu trong nhà, hoặc lẫn trong đất cát quanh nhà. Người vô tình nuốt phải trứng sán do dính vào tay. Hoặc do trẻ em nghịch đất cát có chứa trứng giun sau đó cho tay vào miệng. Trứng vào ruột người sẽ biến thành ấu trùng, tuy nhiên người không phải là ký chủ vĩnh viễn nên ấu trùng sẽ di chuyển khắp các cơ quan nội tạng như gan, phổi, não, mắt và các cơ quan khác, gây nên bệnh cảnh ký sinh trùng lạc chỗ. Tại não, Toxocara canis thường hay thâm nhập vào vùng chất trắng cạnh não thất, gây phù nề cục bộ, chèn ép não… Bệnh dễ bị chẩn đoán lầm với u não, di căn não… Nếu được phát hiện kịp thời, bệnh đáp ứng tốt với điều trị. Giun lươn Strongyloides stercoralis: giun tròn sống ký sinh ở ruột non, gần tá tràng của người. Giun trưởng thành đẻ trứng nở thành ấu trùng ngay trong ruột non, ấu trùng theo phân ra ngoài sống ở đất ẩm nhiều năm. Khi người tiếp xúc với đất ẩm, ấu trùng giun lươn sẽ chui qua da, vào máu rồi theo hệ tuần hoàn lên phổi, qua khí quản, thực quản rồi bị nuốt vào lại ruột non. Mặt khác, giun lươn còn có chu trình tự nhiễm, ấu trùng giun lươn có thể đi xuyên qua niêm mạc ruột để vào hệ tuần hoàn và về lại ruột non. Khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch do bất kỳ nguyên nhân nào, giun lươn có thể phát tán đến nhiều cớ quan trong cơ thể và đi lên não, gây phù nề tại nơi xâm nhập và mang theo vi khuẩn gram âm từ đường ruột vào não gây bệnh cảnh viêm màng não do vi khuẩn, nhiễm trùng huyết do vi khuẩn mang theo. Giun đầu gai Gnathostoma spp: giun trưởng thành sống ký sinh ở dạ dày chó mèo và thú ăn thịt như cọp, beo… Trứng giun theo phân ra ngoài đi vào môi trường nước, bị loăng quăng đỏ Cyclops nuốt vào, sau đó các loài tôm cá nước ngọt như: cá lóc, lươn, tôm,… nuốt phải cyclop, ấu trùng Gnathostoma spinigerum sẽ chui ra đi vào gan, cơ của các động vật trên, tạo thành nang ấu trùng. Người bị nhiễm ấu trùng Gnathostoma spp khi ăn thủy sản nấu không chín. Ấu trùng Gnathostoma spp vào ruột non sẽ đi xuyên qua vách ruột, theo máu đến gan, các cơ quan nội tạng khác và lên não. Tại não, màng não, ấu trùng Gnathostoma spp gây xuất huyết dữ dội, gây chèn ép và phù nề nặng nề, bệnh nhân tử vong rất nhanh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Khi thấy biểu hiện bất thường như nhức đầu kéo dài kèm nôn, buồn nôn, đã có lần ăn thủy sản tái sống hoặc ăn rau sống, uống nước lã, nhà có nuôi chó mèo hoặc có tiếp xúc với đất ẩm phải đi khám bệnh ngay tại chuyên khoa ký sinh trùng để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
question_352
Xương đùi có chức năng gì?
doc_352
Xương đùi là phần xương chắc khỏe vì thế phải có lực tác động mạnh mới làm gãy xương đùi. Thông qua bài viết này, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về xương đùi: cấu tạo, chức năng và vì sao xương đùi lại bị gãy. Cấu tạo của xương đùi Xương đùi là xương to nằm giữa háng và gối. Xương đùi được khối cơ lớn bao quanh. Khối cơ này cung cấp một lượng máu dồi dào cho xương đùi. Phần dài và thẳng của xương đùi được gọi là trục đùi. Khi gãy ở bất cứ đoạn nào dọc xương này thì có thể là gãy xương đùi. Xương đùi là xương to nằm giữa háng và gối Chức năng của xương đùi Xương đùi giúp nâng đỡ phần trên của cơ thể, giúp quá trình vận động dễ dàng hơn. Khi xương đùi bị gãy sẽ ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt. Gãy xương đùi thường là do lực va chạm rất mạnh, ví dụ như tai nạn giao thông hoặc rơi từ trên cao xuống, do bị đạn bắn. Nguyên nhân gãy xương đùi nhẹ hơn là té ngã khi đang đứng. Tình trạng này hay gặp ở người lớn tuổi, có xương yếu hoặc bị bệnh xương khớp. Các loại gãy xương đùi Gãy xương đùi được chia làm nhiều loại dựa vào việc xác định: vị trí gãy, kiểu gãy. – Gãy ngang: chỗ gãy là một đường thẳng nằm ngang qua thân xương đùi. Có nhiều kiểu gãy xương đùi do va đập, tai nạn… – Gãy chéo: là kiểu gãy theo một đường chéo tạo góc trên thân xương đùi. – Gãy xoắn: đường gãy xoắn quanh thân xương đùi như các đường sọc xoắn quanh cây kẹo. – Gãy vụn: xương bị gãy thành ba mảnh hoặc nhiều hơn. – Gãy kín: xương bị gãy nằm bên trong đùi – Gãy hở: xương bị gãy đâm xuyên qua da hoặc vết thương xuyên thấu tới tận xương bị gãy. Dấu hiệu cảnh báo Gãy xương đùi gây ra cơn đau dữ dội ở vị trí xương gãy, không thể đặt trọng lực lên chân. Chân bị thương còn có thể bị biến dạng; không thẳng, ngắn hơn bình thường. Phương pháp điều trị Hầu hết các trường hợp gãy xương đùi đều cần phải tiến hành phẫu thuật. – Trường hợp gãy xương kín, không bị rách da hay có vết thương hở nào thì cần chờ khi bệnh nhân ổn định sẽ tiến hành phẫu thuật. Gãy xương đùi cần được tiến hành phẫu thuật càng sớm càng tốt – Nếu gãy xương hở, vết thương xuyên qua da, thì cần phẫu thuật càng sớm càng tốt ngừa nhiễm trùng – Khung cố định bên ngoài: bác sĩ sẽ tiến hành ghim kim loại hoặc định vít để đặt vào xương bên trên và dưới vị trí gãy. Các ghim và đinh được gắn vào một thanh nẹp bên ngoài giúp tạo khung cố định để xương ở đúng vị trí thích hợp để lành lại – Đóng đinh nội tủy: phương pháp này được áp dụng phổ biến hiện nay. Bác sĩ sẽ sử dụng thanh kim loại có thiết kế chuyên dụng đưa vào ống tủy xương đùi. Thanh kim loại sẽ đi xuyên qua chỗ gãy và cố định xương. Đinh nội tủy được đưa vào từ hông hoặc đầu gối thông qua vết rạch nhỏ trên da và cố định bằng các vít chặt vào xương ở 2 đầu. Cấu tạo của đinh nội tủy thường được làm bằng titan, độ dài và đường kính tùy thuộc vào từng trường hợp gãy xương đùi. – Cố định bằng nẹp, vít: các mảnh xương được sắp xếp về đúng vị trí và cố định bởi các ốc vít, nẹp kim loại gắn vào mặt ngoài của xương. Thời gian phục hồi sau gãy xương đùi nhanh hay chậm tùy thuộc vào độ tuổi, mức độ gãy xương đùi và tình trạng sức khỏe của từng người. Thông thường, người bệnh cần khoảng 4-6 tháng để liền hoàn toàn.
doc_43447;;;;;doc_2230;;;;;doc_62324;;;;;doc_26210;;;;;doc_26346
Có thể bạn đã nghe nhiều đến cụm từ thoái hóa khớp háng, tuy nhiên ít ai biết rõ về cấu tạo, chức năng thực sự của nó. 1. Cấu tạo khớp háng và chức năng Cấu tạo khớp háng là khớp hình chỏm cầu, khớp hoạt dịch nằm ở giữa xương chậu và xương đùi, đi kèm với hệ thống cấu trúc dây chằng. Hay nói cách khác, khớp là vị trí tiếp giáp giữa phần chỏm hình cầu của xương đùi với ổ cối xương chậu. Nhờ đó mà phạm vi hoạt động của khớp rộng, trên cả 3 mặt phẳng, giúp cho cử động của con người phần dưới được linh hoạt. Đây là khớp lớn nhất trong cơ thể và giữ vai trò hết sức quan trọng, thậm chí là quyết định đến khả năng vận động và di chuyển. Một khớp háng hoàn chỉnh sẽ có cấu tạo bao gồm các bộ phần như sau: Diện khớp sẽ bao gồm phần xương chậu (ổ cối) và chỏm xương đùi với 2/3 khối cầu, có đỉnh ở hõm để dây chằng bám vào. Bao khớp gồm phần bao xơ và bao hoạt dịch phủ mặt trong của bao xơ và sụn viền. Ở mặt ngoài có thể có một vài nơi dày lên tạo thành những dây chằng ngoài bao khớp. Dây chằng gồm dây chằng trong (dây chằng chỏm đùi) đi từ chỏm cầu xương đùi, bám vào mép của khuyết vành ổ cối và dây chằng ngoài (dây chằng chậu đùi, mu đùi, ngoài đùi). Sụn viền có cấu trúc sợi bám xung quanh ổ cối xương chậu, lõm và nhẵn ở mặt trong. Các cơ ở khu vực này được chia làm 3 nhóm dựa trên chức năng, gồm gập - duỗi, dạng - khép, xoay ngoài - xoay trong. Chức năng Với cấu tạo phức tạp, khớp háng giữ vai trò quan trọng đối với các hoạt động thiết yếu của con người trong đời sống hàng ngày. Sự linh hoạt, di chuyển, vận động mỗi ngày là do khớp này quyết định. Cụ thể như sau: Các hoạt động thể dục, thể thao hay vận động liên quan đến chi dưới đều lệ thuộc vào mức độ linh hoạt của khớp này. Chịu các lực tác động của cơ thể, đặc biệt là trọng lượng, hấp thu lực. Khớp có vai trò như một trụ đỡ cho toàn bộ cơ thể, kết hợp cùng với khớp đùi và gối. Đây còn là điểm trụ trung tâm cho các hoạt động phức tạp, nhất là gập - duỗi và đứng thẳng người. 2. Các bệnh thường gặp ở khớp háng Tại khu vực từ vùng xương chậu đến xương đùi có rất nhiều bệnh lý khác nhau, nhất là các khớp tiếp nối. Các bệnh thường gặp ở khớp háng hiện nay bao gồm thoái hóa, viêm, hoại tử, bong sụn viền ổ cối hay lao khớp háng. Thoái hóa Thoái hóa là một trong những bệnh lý thường gặp ở tuổi già do quá trình bào mòn tự nhiên theo tuổi tác. Khi con người bước vào độ tuổi trung niên, hệ cơ xương khớp của cơ thể sẽ suy yếu dần chức năng dẫn đến quá trình thoái hóa diễn ra. Tuy nhiên, trong thời buổi hiện nay, thoái hóa xương khớp đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa bởi do nhiều nguyên nhân khác nhau như lối sống, công việc, môi trường, giới tính,... Bên cạnh đó, thoái hóa khớp háng còn có thể xuất phát từ những chấn thương hoặc bệnh lý khác như gãy cổ xương đùi, trật khớp, viêm khớp, nứt xương do té, va đập,... Thậm chí, những trường hợp ngồi quá hay đứng quá lâu ở một tư thế cố định một cách thường xuyên hoặc mang vác vật nặng cùng được xem là nguyên nhân không thể bỏ qua hiện nay. Viêm khớp Viêm là kết quả của quá trình thoái hóa dẫn đến tổn thương, viêm nhiễm tại vị trí khớp vùng háng, gây ra các cơn đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân. Cơn đau có thể ngày càng nặng hơn nếu không có sự can thiệp đúng và có thể lan rộng sang vùng mông, thắt lưng, đùi và chân. Khi bệnh diễn biến nặng, bệnh nhân có thể hạn chế trong quá trình đi lại hay vận động, cảm giác tê, mỏi ở hai chân, khó khăn khi duỗi thẳng. Một số trường hợp bệnh nhân sợ đau nên không vận động có thể khiến khớp bị cứng, chỏm xương biến dạng, gai xương thoái hóa sẽ mọc dài hơn, dẫn đến chèn ép và mất dần khả năng di chuyển. Hoạt tử chỏm xương đùi Nhiều trường hợp, vùng xương đùi không đủ máu tới nuôi dưỡng có thể dẫn đến hoại tử. Thông thường, hoại tử chỏm xương đùi xuất phát từ các chấn thương khu vực này hoặc người sử dụng hóa trị, xạ trị ung thư, uống thuốc Corticosteroid liều cao trong thời gian dài. Ngoài ra, trường hợp người bị nghiện rượu, bia, thuốc lá, hay uống nước ngọt, có gas, sử dụng các chất kích thích,... cũng có thể là đối tượng dễ bị bệnh hoại tử chỏm xương đùi. Quá trình điều trị bệnh hiện nay chủ yếu nhằm mục đích giảm đau và ngăn chặn bệnh ngày càng diễn biến nặng hơn. Phẫu thuật là biện pháp chữa hoại tử chỏm xương đùi hiệu quả khi các phương pháp bảo tồn không có tác dụng. Lao khớp háng Đây là trường hợp khớp bị viêm - hoại tử do vi khuẩn lao Tuberculosis gây ra. Những trường hợp sau khi vi khuẩn đã xâm nhập và gây ảnh hưởng đến các khớp, thì ngoài biểu hiện đau, sưng, người bệnh còn có đi kèm biểu hiện thông thường khác. Bong sụn viền ổ cối Sụn viền ổ cối là cơ quan quan trọng với cơ thể, có tác dụng ngăn ngừa sự phân tích của các diện khớp, có chứa dịch giúp bôi trơn và phân tán lực tác động. Bong sụn khớp thường xảy ra ở người trẻ do hoạt động thể thao hay vận động quá mức. Người bệnh sẽ thấy đau mỗi khi đi lại hay vận động, bớt đau khi nghỉ ngơi. Hình ảnh chẩn đoán qua phim chụp cộng hưởng từ sẽ thấy các lớp sụn bị bong tróc. Khi đó, phương pháp điều trị hiệu quả là phẫu thuật để loại bỏ phần sụn viền đã bị tổn thương.;;;;;Khớp gối là khớp lớn nhất cơ thể, là một khớp dạng bản lề có cấu tạo phức tạp gồm một bao hoạt dịch bao quanh và 3 khoang khớp (cũng có thể chia thành hai khớp thành phần) là:Khớp đùi - chè: hay chính là khoang đùi-chè, là khớp giữa xương bánh chè và rãnh trượt của đầu dưới xương đùi (rãnh ròng rọc), cho phép bánh chè trượt lên xuống trong rãnh trượt.Khớp đùi - chày: gồm 2 khoang là khoang trong và khoang ngoài, là khớp giữa đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày. Xương đùi gồm hai lồi cầu như hai bánh xe 3/4 sẽ lăn trượt trên hai mâm chày giúp khớp gối có thể gấp vào, duỗi ra.Bao quanh khớp gối là một chất lỏng sánh, nhớt nằm trong bao khớp giúp lấp đầy và bôi trơn cho khớp và nuôi dưỡng cho sụn khớp. Ngoài ra cũng cần phải kể đến hệ thống cơ chắc khỏe quanh vùng gối và một mạng lưới dày đặc các mạch máu và dây thần kinh bao quanh. 2. Cấu tạo khớp gối và vai trò Bộ phận đầu tiên cấu thành nên khớp gối đó chính là hệ thống cấu trúc xương, bao gồm: xương lồi cầu đùi, xương bánh chè, mâm chày. Để bảo vệ bộ phận này khớp gối có thêm lớp sụn bao bọc đầu xương: lớp này giúp giảm ma sát và hấp thu, phân tán lực trong quá trình vận động và chịu lực của khớp gối.Trong đó, bánh chè như hình hạt vừng chèn vào giữa gân cơ tứ đầu đùi (là một cơ có 4 đầu ở mặt trước xương đùi) trước khi bám vào lồi củ ở mặt trước xương chày. Bánh chè được coi là xương vừng (sesamoid bone) lớn nhất cơ thể, giúp ngăn không cho gân tứ đầu trượt trực tiếp lên xương đùi, giúp tăng cánh tay đòn của lực co cơ đùi trước giúp tăng hiệu quả vận động của khớp gối. Khớp gối và vai trò của khớp gối Xương đùi sẽ nhận trọng lượng và động lượng của cơ thể để truyền qua khớp gối xuống xương chày và xuống cổ chân. Để giữ vững khớp gối cần có hệ thống dây chằng dày đặc xung quanh khớp, trong đó có 4 dây chằng chính đó là:Hai dây chằng bên: gồm dây chằng bên trong và dây chằng bên ngoài ở phía ngoài khớp giúp giữ vững khớp gối không bị trẹo sang hai bên trong quá trình vận động.Hai dây chằng chéo: gồm dây chằng chéo trước, chéo sau nằm bên trong khớp ở khoảng giữa hai lồi cầu xương, bắt chéo với nhau hình chữ X giúp giữ vững khớp khỏi các động tác trượt ra trước, ra sau quá mức.Các dây chằng trong khớp cùng hệ thống dây chằng ngoài khớp giúp giữ vững khớp gối trong toàn bộ quá trình chuyển động của khớp và hạn chế khớp chuyển động quá giới hạn bình thường.Hai sụn chêm như hình chữ C chèn giữa hai lồi cầu đùi và hai mâm chày như các miếng chêm chèn vào giữa “bánh xe” lồi cầu đùi và “mặt đất” mâm chày, giúp cố định chuyển động lăn trượt của lồi cầu đùi trên mâm chày đồng thời hấp thu và phân tán một phần lực truyền từ xương đùi xuống xương chày.Do là khớp chính của cơ thể, luôn phải chịu lực tác động mạnh và biên độ vận động lớn nên khớp gối rất dễ bị tổn thương.Nhờ có cấu trúc phức tạp và sự gắn kết chặt chẽ của những bộ phận bên trong mà khớp gối giữ những vai trò và chức năng quan trọng sau:Giúp cơ thể đứng thẳng trên hai chân. Cử động gấp duỗi với biên độ lớn (gối gấp từ 130° đến 145° và quá duỗi là 1° đến 2°) giúp cơ thể hoạt động uyển chuyển và linh hoạt. Khớp gối còn làm nhiệm vụ cân bằng và nâng đỡ cơ thể. Với khối cơ mạnh mẽ quanh gối, giúp khớp gối có một sức mạnh lớn trong các động tác chạy, nhảy, đá, đỡ. Tóm lại khớp gối có vai trò và chức năng rất quan trọng trong hoạt động của cơ thể. Vì thế, bạn cần giữ gìn và thăm khám định kỳ để khớp được hoạt động tốt nhất.;;;;; Xương chậu là xương chằng của chi dưới cùng với khối xương cùng cụt tạo thành xương chậu. Vị trí xương chậu nằm ở phần cuối của cột sống thắt lưng, nằm dưới thắt lưng bao quanh xương cột sống, xương cụt và nằm trên xương đùi, đan xen với xương hông và phần đầu xương đùi. Xương chậu là cơ quan lớn trong cơ thể, giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể Cấu tạo của xương chậu Xương chậu có hình quạt, có 2 mặt, 4 bờ, 4 góc và là xương lớn nhất trong cơ thể con người, giúp nâng đỡ phần trên của cơ thể. Cấu tạo 2 mặt xương chậu – Mặt ngoài xương chậu: ở giữa là ổ cối, tiếp giáp với xương đùi và có hình dạng chữ C ngược hướng xuống dưới. Phần còn lại của ổ cối là hố ổ cối. Phía trên ổ cối là mặt ngoài của phần cánh xương chậu. – Mặt trong của xương chậu: chính giữa mặt trong là đường cung chếch từ sau ra trước và từ trên xuống dưới. Đường cung của xương chậu 2 bên sẽ hợp với phần xương cùng, tạo thành eo chậu trên. Phía trên của đường cung là hố chậu. Phần sau của hố chậu là một vùng diện khớp hình vành tai gọi là diện nhĩ khớp với xương cùng. Cấu tạo các bờ của xương chậu – Bờ trên xương chậu: kéo dài từ gai chậu trước trên đến gai chậu sau trên. Bờ trên xương chậu cong hình chữ S, dày ở phía trước và phía sau, mỏng ở giữa Xương chậu ở nam và nữ có nhiều điểm khác nhau – Bờ dưới xương chậu: được tạo bởi xương mu và xương ngồi. – Bờ trước: lồi lõm từ trên xuống dưới, gồm gai chậu trước trên, gai chậu trước dưới, diện lược, mào lược, gai mu. – Bờ sau: lồi lõm từ trên xuống dưới, gồm gai chậu sau trên, gai chậu sau dưới, khuyết ngồi lớn, khuyết ngồi bé, ụ ngồi, gai ngồi. Cấu tạo các góc của xương chậu: – Góc trước trên: ứng với gai chậu trước trên – Góc sau trên: ứng với gai chậu sau trên – Góc trước dưới: ứng với gai mu – Góc sau dưới: ứng với ụ ngồi Chức năng và nhiệm vụ của xương chậu Xương chậu có diện tích cấu tạo lớn nhất trong hệ thống xương khớp của cơ thể, nối cột sống với xương đùi. Xương chậu có chức năng chính là: – Nâng đỡ phần thân trên khi cơ thể ngồi hoặc đứng, di chuyển – Giúp cơ thể cân bằng và chịu được lực của các cơ vận động và tư thế mạnh Ngoài ra, xương chậu còn làm các nhiệm vụ sau: – Chứa và bảo vệ nội tạng vùng chậu, phần dưới đường tiết niệu, che chở các cơ quan sinh sản. – Gắn kết các cơ quan sinh sản bên ngoài và các cơ, màng liên quan Khi có bất thường ở vùng xương chậu, bạn nên đi kiểm tra – Nữ giới có xương chậu rộng và nông, giúp bao trọn các cơ quan như tử cung, buồng trứng, đường ruột, bàng quang. Khi mang thai, xương chậu còn có thể giúp bảo vệ thai nhi. Khác biệt giữa xương chậu nam giới và nữ giới Cả nam và nữ khi có bất thường ở vùng xương chậu nên đi kiểm tra để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. Các dấu hiệu bất thường gồm: – Đau xương với những cơn đau âm ỉ, kéo dài, tê cứng chân – Cơn đau vùng xương lan tới đùi, đau nặng hơn khi vận động – Quan hệ thấy đau vùng xương này – Chân đi vòng kiềng dẫn đến chân to, mông xệ Đau nhức ở xương do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, mức độ đau khác nhau tùy vào loại bệnh và cơ địa từng người. Chính vì thế, khi có dấu hiệu đau xương chậu, bạn nên tới các bệnh viện có chuyên khoa Cơ xương khớp để được thăm khám, điều trị kịp thời.;;;;;Căng cơ đùi là một chấn thương khá phổ biến, trong đó những người chơi thể thao thường xuyên là đối tượng hay gặp phải. Tình trạng này có thể gây nên cảm giác đau đớn, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng vận động và các hoạt động thường ngày của người bệnh. Căng cơ đùi là tình trạng chấn thương của một trong ba nhóm cơ ở đùi gồm: cơ gân kheo, cơ tứ đầu và cơ phụ. Chấn thương này xảy ra khi cơ bị kéo căng quá mức dẫn đến việc những sợi cơ bị tổn thương, đứt hoặc rách. Cụ thể, nó gây một số tổn thương ở gần điểm của các mô liên kết cứng và xơ của gân. Trường hợp các hoạt động, vận động phải sử dụng đến cơ đùi và duy trì các chuyển động mở rộng chân, uốn cong lặp đi lặp lại trong thời gian dài, căng cơ đùi thường dễ xảy ra. Khi đó, bệnh nhân có thể cảm nhận được những cơn đau nhức đột ngột, kéo dài trong khoảng thời gian vài ngày hoặc vài giờ. Đi kèm với đó, có thể là tình trạng bầm tím, sưng ở vị trí bị tổn thương. Người bị chấn thương căng cơ đùi thường xuất hiện các triệu chứng là dấu hiệu nhận biết như sau: Cảm giác có tiếng kêu phát ra hoặc cảm thấy như vỡ vụn ở bên trong khi cơ bị rách. Bị sưng tấy, bầm tím kéo dài sau đùi và có thể lan rộng xuống bắp chân, mắt cá chân. cảm giác chạm vào thấy mềm ở khu vực xung quanh vùng bị tổn thương. Xuất hiện cơn đau dữ dội, đột ngột, có thể kéo dài liên tục trong vài ngày. Tình trạng yếu cơ và giảm chuyển động. Quá lạm dụng các cơ ở đùi Những vận động viên tập luyện và thi đấu các môn như nhảy xa, nhảy cao hoặc bộ môn khác có tính lặp đi lặp lại các động tác ở chân thường hay gặp phải chấn thương căng cơ đùi. Bởi trong quá trình này, các cơ ở đùi hoạt động quá mức gây ra tình trạng căng cơ và đau đớn dữ dội. Đi kèm với đó, các cơ cũng bị co lại và căng giãn liên tục dẫn tới hiện tượng cơ bị mỏi, có dấu hiệu co thắt lại khi phải đáp ứng tối ưu những hoạt động như tăng tốc hay bật nhảy trong quá trình tập luyện, chơi thể thao. Chuyển động một cách đột ngột Bên cạnh đó, các bó cơ ở đùi có khả năng gặp phải tình trạng bị kéo căng quá mức khi một chuyển động làm lấn át sức của những sợi cơ xảy ra. Hiện tượng này cũng thường gặp ở các đối tượng là những người chơi bóng đá, bóng rổ, bóng chày, chạy điền kinh,... Trong các trường hợp bị nặng, có thể gây rách cơ kèm theo sưng bầm và sự đau nhức dữ dội. Căng thẳng Căng cơ đùi cũng có thể xảy ra nếu cơ thể bị căng thẳng, stress kéo dài. Khi đó, não sẽ gửi tín hiệu liên tục đến các cơ do sự không ổn định của hệ thần kinh. Điều này dẫn tới hiện tượng co lại của các cơ ngay cả khi không cần thiết mà lâu ngày sẽ làm các nhóm cơ bị co thắt quá mức. Bệnh lý Ngoài ra, ảnh hưởng của một số bệnh lý như: bệnh xơ cứng teo cơ bên, hội chứng khoang gắng sức mãn tính, hội chứng mệt mỏi mãn tính, chèn ép dây thần kinh,... cũng có thể là nguyên nhân gây ra chấn thương căng cơ đùi. Bị mất nước Một nguyên nhân khác làm tăng tỷ lệ xảy ra của tình trạng căng cơ đùi đến từ việc không cung cấp đủ nước mỗi ngày cho cơ thể hay tình trạng mất nước do bệnh lý. Bởi nước giữ vai trò lớn trong quá trình trao đổi chất của cơ thể đồng thời đảm bảo cho sự hoạt động của nhóm cơ. 4. Phương pháp điều trị căng cơ đùi và phòng ngừa chấn thương xảy ra Điều trị chấn thương căng cơ đùi có thể áp dụng một số phương pháp như sau: Quấn băng ép phần đùi bị chấn thương bằng băng mềm, gạc đàn hồi, hoặc đeo băng hỗ trợ đùi. Nghỉ ngơi là việc quan trọng nhất ở những người bị căng cơ đùi, không nên cố gắng đi lại hoặc luyện tập. Nâng cao chân bị thương lên cao hơn tim. Xoa bóp nhẹ nhàng để các cơ được thư giãn, cải thiện tình trạng đau của người bệnh. Chườm đá. Tập vật lý trị liệu, các bài tập tăng cường, ổn định khi đã giảm bớt sưng và đau, giúp cơ đùi hoạt động bình thường trở lại. Dùng thuốc giảm đau, nhưng cần được kê đơn bởi bác sĩ. Xem xét can thiệp phẫu thuật khi bị rách cơ đùi hoàn toàn. Căng cơ đùi làm người bị chấn thương trải qua những cơn đau đớn, ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày. Do vậy, bạn cũng nên lưu ý đến những cách phòng ngừa tình trạng tổn thương này xảy ra. Thực hiện luyện tập thường xuyên nhằm mục đích điều hòa cơ bắp và hạn chế nguy cơ chấn thương. Đảm bảo luôn khởi động trước khi luyện tập thể dục thể thao một cách kỹ càng với các động tác thích hợp. Giãn cơ sau khi tập thể dục. Uống nhiều nước để đảm bảo sự hoạt động bình thường của các cơ. Có chế độ ăn cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để các cơ được nuôi dưỡng và hoạt động tốt, phòng ngừa tình trạng chấn thương. Trong trường hợp đã bị chấn thương trước đó, nên dành thời gian nghỉ ngơi để cơ lành lại hoàn toàn trước khi trở lại tập luyện hay chơi thể thao. Tóm lại, khi gặp phải chấn thương căng cơ đùi, người bệnh cần được tiến hành điều trị sớm và đúng cách để đảm bảo phục hồi hiệu quả và hạn chế đi nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.;;;;;Xương đùi là xương dài và chắc khỏe nhất trong cơ thể, do đó các loại gãy xương đùi thường do các chấn thương rất mạnh, có thể gây sốc mất máu, thậm chí là tử vong. Vì vậy đây là một cấp cứu ngoại khoa nghiêm trọng và đòi hỏi xử trí nhanh và đúng để đảm bảo tính mạng cho bệnh nhân. Gãy thân xương đùi là sự gián đoạn cấu trúc toàn vẹn của xương đùi . Thân xương đùi được giới hạn từ dưới khối mấu chuyển đến trên khối lồi cầu . Nguyên nhân là do chấn thương rất mạnh trực tiếp hoặc gián tiếp . Do đặc điểm xương đùi lớn và dài cùng với nhiều cơ bám và bao bọc xung quanh nên khi gãy xương đùi thường chảy máu rất nhiều, các cơ co kéo khiến xương di lệch nhiều, đau đớn , gây sốc và khó nắn chỉnh.Gãy thân xương đùi có rất nhiều loại tùy thuộc vào lực tác động mà có thể gãy kín (da còn nguyên vẹn) hoặc gãy hở (xương đâm xuyên da), mảnh xương vỡ nằm đúng vị trí hay dịch chuyển. Các loại gãy thân xương đùi thường gặp nhất gồm:Gãy ngang: Đường gãy nằm ngang qua thân xương đùi. Gãy chéo: Gãy theo đường chéo tạo góc trên thân xương đùi. Gãy xoắn: Đường gãy xoắn quanh thân xương đùi như các đường sọc xoắn quanh cây kẹo thường gây ra một lực xoắn tác động vào đùi. Gãy phức tạp: Gãy làm 3 đoạn, gãy nhiều mảnh .Gãy hở: Các mảnh xương đâm xuyên qua da( gãy hở từ trong ra) hoặc vết thương từ ngoài xuyên thấu đến xương bị gãy( gãy hở từ ngoài vào). Gãy hở thường gây nhiều tổn thương đến cơ, gân , mạch máu, thần kinh làm trầm trọng thêm tổn thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng. 2. Các biểu hiện của gãy thân xương đùi Bệnh nhân gãy thân xương đùi thường bị sốc do mất máu và đau khiến mặt nhợt nhạt, da xanh tái, vã mồ hôi , đầu chi lạnh, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, thở nhanh nông. Về triệu chứng tại vùng tổn thương:Cơ năng: Bệnh nhân không nhấc được gót chân lên khỏi mặt giường, không gấp được khớp gối, đau nhiều vùng đùi nơi gãy. Biến dạng chi: Bàn chân đổ ngoài, nếu gãy 1/3 trên gập góc ra ngoài, gãy 1/3 dưới thì gập góc ra sau. Sưng nề, bầm tímẤn dọc xương đùi có điểm đau chói cố địnhĐo chiều dài tuyệt đối từ đỉnh mấu chuyển lớn đến khe khớp gối và chiều dài tương đối từ gai chậu trước trên đến khe khớp gối ngắn hơn so với bên lành. Tiếng lạo xạo xương và cử động bất thường là 2 dấu hiệu rất có giá trị chẩn đoán nhưng không nên cố tìm kiếm trên lâm sàng.Tràn dịch khớp gối cùng bên do phản ứng. Sờ dọc xương đùi có điểm đau chói cố định khi bị gãy thân xương đùi Điều trị gãy xương đùi là một cấp cứu ngoại khoa cho nên việc sơ cứu trong trường hợp gãy thân xương đùi là rất quan trọng và liên quan trực tiếp đến điều trị, tiến triển cũng như tiên lượng phục hồi về sau của bệnh. 3.1 Các phương pháp sơ cứu trong gãy thân xương đùi Về giảm đau:Có thể giảm đau toàn thân sau khi đã loại trừ những tổn thương kết hợp bằng Promedol, morphin, các thuốc giảm đau non steroid như voltarel, ibuprofen, mobic....Giảm đau tại chỗ: Novocain 0,25% x 80- 100 ml phong bế gốc chi. Chú ý không gây tê tại ổ gãy sẽ làm khó xác định vị trí chính xác ổ gãy, dễ gây nhiễm khuẩn ổ gãy khi gây tê.Cố định gãy xương:Nguyên tắc cố định khớp trên và dưới chỗ gãy. Sử dụng nẹp có sẵn như nẹp gỗ, tre, nẹp Thomas, nẹp do các hãng chỉnh hình sản xuất .Băng bó cầm máu( trong gãy hở):Kẹp mạch: khi thấy mạch máu chảy. Băng ép. Băng nút khi vết thương xuyên. Garo: Được chỉ định khi gãy hở xương đùi có đứt động mạch chính mà các phương pháp cầm máu khác không đạt kết quả.Hồi sức đề phòng và chống sốc: Hồi sức và theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, bệnh nhân thoát sốc trên 1 giờ mới chuyển về tuyến sau, khi vận chuyển nằm trên ván cứng, cáng cứng , vận chuyển nhẹ nhàng, tránh rung xóc. Chú ý phòng và chống sốc trên đường đi. Băng bó cầm máu sơ cứu trong gãy thân xương đùi 3.2 Điều trị bảo tồn trong gãy thân xương đùi Được chỉ định trong các trường hợp sau:Trẻ em dưới 12 tuổi, người già yếu. Gãy không hoặc ít di lệch, gãy rạn, gãy không hoàn toàn. Bệnh nhân có tình trạng bệnh lý toàn thân không thể phẫu thuật.Gãy xương mà bệnh nhân đang trong tình trạng sốc kéo dài liên tục để chờ mổ. 3.3 Điều trị phẫu thuật gãy xương thân đùi Thường được sử dụng trong gãy thân xương đùi ở người lớn. Nếu da quanh vị trí gãy xương không bị rách có thể chờ cho đến khi bệnh nhân ổn định mới phẫu thuật, còn nếu gãy xương hở cần làm sạch vết thương và phẫu thuật ngay để ngăn ngừa nhiễm trùng. Phương pháp phẫu thuật có thể là khung cố định ngoài, đóng đinh nội tủy hoặc cố định bằng nẹp vít. Khung cố định ngoài: Sử dụng đinh kim loại xuyên vào xương ở trên và dưới chỗ gãy. Các đinh này sẽ được gắn vào một hoặc nhiều thanh nẹp ở bên ngoài da, Khung sẽ cố định xương gãy. Khung cố định ngoài thường dùng trong trường hợp gãy hở), hoặc điều trị gãy xương đùi tạm thời cho các bệnh nhân đa chấn thương và chưa sẵn sàng cho một phẫu thuật lớn ( đóng đinh nội tủy, nẹp vít).Đóng đinh nội tủy: là phương pháp phổ biến nhất trong phẫu thuật gãy thân xương đùi. Một thanh kim loại được thiết kế đặc biệt sẽ được đưa vào trong ống tủy của xương đùi đi xuyên qua chỗ gãy để giữ vết gãy ở nguyên vị trí cố định. Đinh nội tủy có thể được đưa vào ống tủy từ hông hoặc đầu gối ( mổ kín)qua một vết rạch nhỏ và được vít chặt vào xương ở hai đầu giúp giữ đinh và xương nằm đúng vị trí trong quá trình liền xương( đinh nội tủy xương đùi có chốt). Đinh nội tủy thường được làm bằng inox, titan, có độ dài và đường kính khác nhau để phù hợp với hầu hết các xương đùi.Cố định bằng nẹp vít: Các mảnh xương sẽ được sắp xếp (nắn chỉnh) về đúng vị trí, sau đó được giữ bởi các vít đặc biệt và các nẹp kim loại gắn vào mặt ngoài xương. Phương pháp này được sử dụng khi không thể áp dụng phương pháp đóng đinh nội tủy. 4. Nguyên tắc phục hồi chức năng gãy thân xương đùi gồm có:Chống huyết khối tĩnh mạch. Khôi phục lại tầm vận động khớp háng và khớp gối. Gia tăng sức mạnh các nhóm cơ khung chậu, vùng đùi. Khôi phục lại dáng đi. Phục hồi lại hoạt động bình thường cho bệnh nhân. Trung tâm có thế mạnh chuyên môn trong phẫu thuật, điều trị các bệnh lý:Thay thế một phần hoặc toàn bộ đoạn xương và khớp nhân tạo;Thay khớp háng, gối, khuỷu tay;Thay khớp vai đảo ngược, các khớp nhỏ bàn ngón tay đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam;Phẫu thuật nội soi khớp tái tạo và sửa chữa các tổn thương dây chằng, sụn chêm;Ung thư xương, u xương và mô mềm cơ quan vận động;Phục hồi chức năng chuyên sâu về Y học thể thao;Phân tích vận động để chẩn đoán, theo dõi và cải thiện thành tích cho các vận động viên; chẩn đoán và hỗ trợ phục hồi cho người bệnh.Trung tâm đang áp dụng các công nghệ hiện đại, tối tân vào điều trị như công nghệ tái tạo hình ảnh 3D và in 3D xương, khớp nhân tạo, công nghệ trợ cụ cá thể hóa được chế tạo và in 3D, công nghệ chế tạo và ứng dụng xương khớp nhân tạo bằng các vật liệu mới, kỹ thuật phẫu thuật chính xác bằng Robot.
question_353
Xét nghiệm Fibrinogen cho biết điều gì?
doc_353
Fibrinogen là một loại protein được tổng hợp từ gan, bản chất là một Glycoprotein có trọng lượng phân tử 340.000. Đây là chất có mặt trong huyết tương, có vai trò là một yếu tố đông máu rất cần thiết cho sự hình thành cục máu đông. Khi cơ thể có một mô hoặc thành mạch bị tổn thương, quá trình đông máu được diễn ra, hình thành cục máu đông tại chỗ chấn thương để giúp cầm máu. Các tiểu cầu kết hợp lại tại chỗ, tạo thành đinh tiểu cầu, đồng thời các yếu tố đông máu được kích hoạt cùng tham gia vào quá trình đông máu. Fibrinogen trong huyết tương tham gia vào giai đoạn gần cuối của quá trình này, chuyển đổi thành dạng fibrin không tan. Các sợi fibrin không tan này đan xen chéo với nhau thành mạng lưới, bắt giữ các tế bào máu tạo thành cục máu đông ổn định, nhờ đó ngăn cản sự mất máu khỏi lòng mạch. Cục máu đông này tồn tại tới khi vị trí tổn thương được chữa lành. Fibrinogen cũng được gọi là chất phản ứng giai đoạn cấp tính, cùng với các chất phản ứng viêm khác như CRP. Khảo sát nồng độ của các chất này trong máu có thể giúp đánh giá tình trạng viêm của cơ thể. Xét nghiệm fibrinogen đánh giá nồng độ protein này trong huyết tương, được sử dụng trong một số trường hợp: Phát hiện một tình trạng viêm nhiễm. Xem xét chức năng đông máu đường chung của cơ thể. Phát hiện bất thường fibrinogen, bẩm sinh hoặc mắc phải do một nguyên nhân nào đó. Theo dõi sự tiến triển của người bệnh trong quá trình điều trị tiêu fibrin. Theo dõi tình trạng tiến triển của người bệnh mắc các bệnh về gan. Việc xác định nồng độ fibrinogen trong máu mang lại nhiều ý nghĩa trong đánh giá, chẩn đoán một số bệnh lý của cơ thể, cụ thể: Đánh giá mức độ viêm trong các bệnh lý nhiễm khuẩn, ung thư, các bệnh tự miễn. Đánh giá tình trạng bệnh của các bệnh nhân mắc bệnh gan. Đánh giá bilan trước khi mổ hoặc trước một cuộc chuyển dạ. Theo dõi bệnh lý rối loạn đông máu. Xác định tình trạng giảm hoặc rối loạn fibrinogen. Tìm kiếm căn nguyên gây huyết khối đối với các bệnh nhân bị huyết khối. Bình thường Fibrinogen trong huyết tương có nồng độ 200-400 mg/d L. Có nhiều nguyên nhân gây tăng hoặc giảm nồng độ chất này trong máu. Các nguyên nhân có thể kể đến gây tăng nồng độ fibrinogen trong máu như: Nhiễm khuẩn cấp tính, các bệnh viêm mạn tính. Mắc các bệnh lý liên quan đến khối u, u lympho. Mắc các bệnh tự miễn. Bệnh lý về thận như hội chứng thận hư. Nhồi máu cơ tim cấp, bệnh mạch vành. Đột quỵ. Chấn thương Phụ nữ mang thai. Giai đoạn người bệnh sau phẫu thuật. Khi lượng fibrinogen trong máu tăng có thể tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong lòng mạch từ đó có tăng nguy cơ về các bệnh lý tim mạch. Nồng độ fibrinogen trong máu giảm sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành cục máu đông hay nói chung ảnh hưởng đến quá trình đông máu, cầm máu của cơ thể. Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng giảm fibrinogen như: Mắc các bệnh lý gan nặng, gây giảm tổng hợp. Mắc hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC). Các bệnh lý liên quan đến cục máu đông, huyết khối. Sử dụng các thuốc gây tiêu fibrin. Mắc bệnh lý giảm fibrinogen trong máu bẩm sinh: đây là dạng bệnh lý hiếm gặp, người bệnh từ khi sinh ra không sản xuất đủ lượng fibrinogen. Mắc bệnh lý không có fibrinogen trong máu bẩm sinh: bệnh lý này rất hiếm gặp, người bệnh từ khi sinh ra đã mất khả năng tổng hợp fibrinogen. Rối loạn chất lượng fibrinogen trong máu bẩm sinh. 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm fibrinogen Thông thường mẫu xét nghiệm là mẫu máu được lấy vào ống nghiệm có chất chống đông Natri citrat 3,8 %, sau đó lắc đều để máu và chất chống đông được trộn lẫn vào nhau. Mẫu được đem ly tâm theo quy định và tách huyết tương để thực hiện xét nghiệm. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, cụ thể như sau: Mẫu xét nghiệm lấy thiếu thể tích. Tình trạng vỡ hồng cầu của mẫu xét nghiệm. Bệnh nhân được truyền máu gần thời gian thực hiện xét nghiệm. Sử dụng thuốc tránh thai, thuốc hạ Cholesterol máu, Estrogen,... Bệnh viện có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, vững chuyên môn đồng thời sử dụng hệ thống thiết bị xét nghiệm hiện đại, tự động, luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của cộng đồng.
doc_59700;;;;;doc_10361;;;;;doc_25436;;;;;doc_19613;;;;;doc_38164
Việc sử dụng các test này rất đơn giản: chỉ cần lấy một ít nước bọt ở bên trong má, đặt chất dịch này trên một dải băng rồi chờ 30 phút là có kết quả. Nếu kết quả dương tính, khi đó cần đến bệnh viện làm xét nghiệm máu để xác định kết quả trên và cần thời gian chờ đợi. Trong những trường hợp này, các autotest có độ tin cậy đến 93%, cho kết quả ngay. Hình ảnh quảng cáo về xét nghiệm nhanh chẩn đoán HIV. Những năm gần đây, các ứng dụng đã đa dạng hơn và nhờ vậy đã tránh cho bệnh nhân khỏi các thủ thuật khác vừa gây đau đớn vừa có nhiều nguy cơ. Đó là trường hợp của “fibrotest”. Theo TS. Laurent Chiche thuộc Bệnh viện Conception, Marseille, Pháp, nhờ sự tiến bộ vượt bậc của khoa học, fibrotest đã dần dần thay thế cho sinh thiết gan, một thủ thuật xâm nhập rất đáng sợ đối với bệnh nhân. Khi gan bị bệnh (như xơ gan, viêm gan) thì những tế bào gan bình thường được thay bằng các mô sợi. Gan càng bị tổn thương bao nhiêu thì hiện tượng này càng nặng bấy nhiêu. Fibrotest có thể định lượng 5 loại protein mà số lượng của chúng phản ánh độ xơ hóa của gan. Theo GS. Yann-Erick Claessens, Trưởng khoa Cấp cứu thuộc Bệnh viện Princesse Grace, Monaco, kể từ vài năm nay, việc định lượng chất này trong máu đã trở thành nền tảng cho việc chẩn đoán chứng nhồi máu cơ tim. Troponin, chất chỉ điểm sinh học của tổn thương cơ tim, được tim phóng thích ra khi tim bị tổn thương. Định lượng nồng độ chất này cho phép xác định giữa những bệnh nhân có cơn đau ngực thì người nào bị chứng nhồi máu cơ tim đích thực và cần nhập viện cấp cứu. Ngoài ra, các chất chỉ điểm sinh học khác “gây nhiễu” định nghĩa của vài chứng bệnh, thí dụ như bệnh Alzheimer. Thực tế cho thấy Trước đây, người ta thường hay nhầm lẫn Alzheimer với các chứng bệnh sa sút trí tuệ khác bởi vì các bác sĩ chưa có trong tay “công cụ” đặc biệt để chẩn đoán. Nhưng kể từ đây, hai loại chỉ điểm sinh học cho phép xác định bệnh Alzheimer. Trước tiên là bằng cách chọc dò tủy sống, ta có thể định lượng 2 protein (peptid amyloid và protein Tau) trong dịch não tủy, phản ánh trực tiếp độ phát triển của thương tổn não. Sau đó, chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI) có thể đo lường được độ biến dưỡng của glucoz trong não, cho phép quan sát sự giảm hoạt động của nơron trong thùy hải mã. Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng các phương pháp xét nghiệm mới này chỉ dành riêng cho những bệnh nhân thuộc dự án, thử nghiệm lâm sàng hoặc có vấn đề về chẩn đoán. Bởi vì các phương pháp này có tính xâm nhập và đắt tiền. Và tin vui đã đến Tiến bộ này là bước đột phá trong ngành ung thư học. Ung thư là kết quả của một diễn biến bất thường về gen khác nhau, khoảng chừng 50 gen mà trong đó khoảng 10 gen đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của ung thư. Các con chip ADN cho phép xác định các bất thường gen này, những chỉ điểm sinh học thực sự của từng loại ung thư và từ đó có thể bào chế các thuốc đặc trị. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã biết được khoảng 20 bất thường gen và bắt đầu tìm cách phát hiện trên bệnh nhân. Các chỉ điểm sinh học cho phép chọn lọc bệnh nhân có cùng bất thường gen đó và nhắm đến liệu pháp tối ưu cũng như loại trừ những người không đáp ứng với thuốc hay bị phản ứng phụ quá nặng. Đây là một điều rất mới và hữu ích bởi vì trong điều trị ung thư cổ điển thì tất cả bệnh nhân đều được dùng chung một loại thuốc cũng tương tự như người ta cho mọi người mặc áo quần cùng một kích cỡ may sẵn. Nhưng bây giờ thì đã được cá nhân hóa. Vào năm 2011, 55.000 bệnh nhân được hưởng lợi từ một cuộc nghiên cứu về những bất thường phân tử của khối u của họ dựa trên một trong 28 nền tảng gen đang được sử dụng ở Pháp. 17 liệu pháp mục tiêu có thể được sử dụng cho các loại ung thư khác nhau như ung thư vú, dạ dày, đại tràng, phổi và trong một số ung thư máu. Thực sự đây sẽ là một liệu pháp đầy triển vọng không những đối với bệnh nhân mà còn gây hứng khởi đối với các công ty dược phẩm.;;;;;Xét nghiệm Myoglobin giúp bác sĩ chẩn đoán sớm được các bệnh lý về cơ tim đặc biệt là tình trạng nhồi máu cơ tim. Myoglobin là gì và xét nghiệm này có ý nghĩa gì trong chẩn đoán bệnh xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết dưới đây. Myoglobin là một protein có trọng lượng phân tử 17.800 daltons, đủ nhỏ để nhanh chóng đi vào hệ tuần hoàn sau khi có tổn thương các tế bào cơ. Myoglobin vận chuyển và liên kết thuận nghịch với oxy trong các tế bào cơ. Khi xảy ra tình trạng tổn thương tế bào cơ do một quá trình bệnh lý ví dụ như nhồi máu cơ tim hay do chấn thương, Myoglobin sẽ được giải phóng vào dòng tuần hoàn. Nồng độ myoglobin tăng cao khoảng 2 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng, được xem là một dấu ấn rất sớm của nhồi máu cơ tim. Phụ thuộc vào các phương pháp tái tưới máu được thực hiện, myoglobin đạt tới nồng độ cao nhất trong tuần hoàn từ 4 - 12 giờ sau khi khởi phát nhồi máu và giảm trở lại mức bình thường sau 24 giờ. Myoglobin được thận bài xuất qua nước tiểu (myoglobinuria) và được phát hiện trong nước tiểu trong vòng 1 tuần sau khi xảy ra tình trạng tổn thương mô cơ. Myoglobin là một chất độc đối với thận. Do trọng lượng phân tử của Myoglobin nhỏ nên nó sẽ xuất hiện sớm trong huyết thanh/huyết tương khi có tổn thương cơ tim. Vì vậy, định lượng nồng độ Myoglobin trong máu giúp chẩn đoán sớm (trước 2 - 3 giờ) tình trạng nhồi máu cơ tim. Nồng độ Myoglobin cũng có xét nghiệm thông qua xét nghiệm nước tiểu trong những trường hợp cơ xương bị tổn thương nặng, nó phản ánh mức độ chấn thương cơ bắp và cũng phản ánh nguy cơ tổn thương của thận. Bệnh phẩm dùng cho xét nghiệm là mẫu máu tĩnh mạch được chống đông bằng Heparin sau đó ly tâm tách huyết tương để làm xét nghiệm. Xét nghiệm không bắt buộc người bệnh phải nhịn ăn trước khi lấy máu. - Xét nghiệm định lượng Myoglobin có thể được thực hiện bằng nguyên lý: + Vi hạt đo độ đục miễn dịch tăng cường: Kháng thể kháng myoglobin gắn kết latex phản ứng với kháng nguyên trong mẫu thử tạo thành phức hợp kháng nguyên/kháng thể, sau đó kết tập lại, có thể đo bằng phương pháp đo độ đục. Hoặc định lượng bằng nguyên lý miễn dịch điện hóa phát quang: Myoglobin được phát hiện thông qua sự kết hợp kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng myoglobin đánh dấu biotin, và kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng myoglobin đánh dấu phức hợp rutheniuma phản ứng với nhau tạo thành phức hợp bắt cặp tạo nên sự phát quang hóa học được đo bằng bộ khuếch đại quang tử. Nồng độ Myoglobin bình thường là < 85 ng/m L hay < 85 µg/ L. Khi nồng độ này > 100 µg/ L là xuất hiện tình trạng nhồi máu cơ tim. Kết quả xét nghiệm giúp loại trừ chẩn đoán nhồi máu cơ tim sớm trong khoảng 3 - 4 giờ sau khi bắt đầu xuất hiện đau ngực khi kết quả xét nghiệm trong giới hạn bình thường. Xét nghiệm cũng hữu ích để chẩn đoán tình trạng nhồi máu cơ tim tái phát khi thực hiện xét nghiệm nhắc lại sau 24 giờ sau cơn đau tim ban đầu. Kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi một số nguyên nhân như: + Máu bị vỡ hồng cầu: do sử dụng phương pháp điện hóa phát quang để thực hiện xét nghiệm nên mú bị vỡ hồng cầu sẽ gây sai lệch kết quả trong quá trình đo. + Người bệnh gần đây có sử dụng đồng vị phóng xạ ví dụ như đã chụp xạ hình. + Tiêm bắp nhiều lần có thể gây tăng nồng độ Myoglobin máu. + Một số thuốc mà người bệnh sử dụng cũng gây tăng nồng độ protein này trong máu như: Statin, theophylin. - Các nguyên nhân chính có thể gây tăng Myoglobin máu là: Tăng thân nhiệt ác tính. Loạn dưỡng cơ. Tình trạng nhồi máu cơ tim. Tình trạng thiếu hụt các enzyme cơ. Tổn thương cơ, viêm đa cơ, viêm cơ tim. Suy thận. Tiêu cơ vân. Co giật, bỏng nặng, sốc,… Đa chấn thương. Nhiễm trùng. Gắng sức quá mạnh. 4. Một số phương pháp nên kết hợp với xét nghiệm Myoglobin Một xét nghiệm Myoglobin không thể đủ để kết luận chính xác một tình trạng bệnh. Do đó, để tăng hiệu quả chẩn đoán bệnh nên kết hợp xét nghiệm này với các phương pháp, xét nghiệm khác. Cụ thể như: - Phương pháp điện tâm đồ: phương pháp có giá trị trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim. Hình ảnh điện tâm đồ của bệnh nhân nhồi máu cơ tim sẽ cho kết quả như sau: + Sóng T đảo ngược, xuất hiện sóng Q mới. + Đoạn ST chênh lên hoặc chênh xuống. - Siêu âm tim: phản ánh rõ hình ảnh vị trí nhồi máu. - Các xét nghiệm sinh hóa khác: + Xét nghiệm Ck - MB: nồng độ CK - MB tăng lên sau 3 - 6 giờ từ khi bắt đầu xuất hiện cơn đau thắt ngực. Giá trị đạt đỉnh ở thời gian 12 - 24 giờ và trở lại bình thường sau 48 - 72 giờ. Giá trị bình thường của CK - MB huyết tương là < 25 U/L ở 37 độ C. + Xét nghiệm Troponin T (Tn T): Troponin tham gia vào quá trình điều hòa sự co cơ tim. Xét nghiệm Troponin có độ nhạy tuyệt đối, đạt 100%. Khi Tn T > 0.1 ng/ ml có giá trị chẩn đoán xác định nhồi máu cơ tim. Một vài lời khuyên dành cho bạn để phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch: - Luyện tập thể dục thường xuyên: mỗi ngày hoạt động thể dục thể thao 30 phút sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. - Có chế độ ăn khoa học: bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý: ăn nhiều rau xanh trái cây và thực phẩm ít chất béo; giảm lượng đường, muối và tinh bột và thực phẩm nhiều chất béo. Bạn cũng nên ăn uống vừa đủ và kiểm soát tốt cân nặng. - Uống đủ nước mỗi ngày, hạn chế bia rượu hay các chất kích thích. Nói không với thuốc lá. - Hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân: nếu tiền sử bản thân mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp,… nên nghe theo các hướng dẫn của bác sĩ và nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bệnh tim mạch đặc biệt là tình trạng nhồi máu cơ tim nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Để chẩn đoán chính xác bệnh không chỉ dựa vào dấu hiệu lâm sàng mà còn phải thực hiện các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán.;;;;;Ung thư dạ dày được xếp vào danh sách những bệnh lý ác tính phổ biến và nguy hiểm nhất thế giới. Việc tầm soát và chẩn đoán sớm ung thư dạ dày sẽ giúp hỗ trợ hiệu quả cho công tác phòng ngừa cũng như quá trình điều trị bệnh về sau. Xét nghiệm Pepsinogen là một trong những phương pháp sàng lọc được chỉ định thường quy khi cần xác định nguy cơ ung thư dạ dày ở người bệnh. 1. Khái quát chung về xét nghiệm Pepsinogen Pepsinogen (viết tắt là PG, tiền chất của pepsin) là một loại enzyme do niêm mạc dạ dày tiết ra. Chúng có nhiệm vụ thủy phân protein từ thức ăn được đưa vào cơ thể, hỗ trợ cho quá trình này là acid clohydric có trong dịch vị dạ dày. Ngoài ra, một lượng nhỏ khác của Pepsinogen sẽ được tiết vào máu. Pepsinogen được chia thành 2 dạng tồn tại chính bao gồm: Pepsinogen I (PG I): do các tế bào đáy ở niêm mạc dạ dày tổng hợp nên;Pepsinogen II (PG II): do một số bộ phận cấu tạo nên dạ dày tổng hợp thành, đó là hang vị, tâm vị và đáy dạ dày, ngoài ra còn có hành tá tràng. Chỉ số của Pepsinogen trong máu sẽ tiết lộ tình trạng sức khỏe của dạ dày. Nhờ đó bác sĩ có thể kiểm tra, thăm dò được dạ dày đang bị tổn thương ở khu vực nào và đưa ra những chỉ định cần thiết khác. Chỉ số của Pepsinogen trong máu sẽ tiết lộ tình trạng sức khỏe của dạ dày Tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư dạ dày ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung là khá cao, chỉ xếp sau ung thư gan và ung thư phổi ở nam giới, hay ung thư đại trực tràng và ung thư vú ở nữ giới. Xét nghiệm Pepsinogen thường áp dụng cho những người đang gặp phải các triệu chứng nghi ngờ bị ung thư dạ dày, cụ thể:Hay có cảm giác buồn nôn và nôn;Nhanh cảm thấy no, thường xuyên bị ợ hơi, đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng;Chán ăn, mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng;Cơ thể gầy sút không rõ lý do;Cảm giác đau vùng thượng vị;Khi sờ nắn vùng bụng cảm thấy có u, cục cứng nổi lên;Phân đen hoặc đi ngoài ra máu. Ngoài ra xét nghiệm Pepsinogen cũng thường được chỉ định cho những người mang đặc điểm như sau: Đang gặp phải các bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày - tá tràng tái phát nhiều lần, xuất huyết dạ dày, trào ngược dạ dày, hoặc trong gia đình có thân nhân bị ung thư dạ dày;Những đối tượng có lối sống kém lành mạnh như thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, đồ chế biến hay đóng hộp sẵn, dưa muối lên men, thịt hun khói, nghiện thuốc lá, uống nhiều bia rượu,... cũng nên tiến hành xét nghiệm Pepsinogen;Người bị nhiễm khuẩn HP (Helicobacter Pylori) dạ dày. Xét nghiệm Pepsinogen có thể giúp chẩn đoán nguy cơ ung thư dạ dày ở người bệnh 3. Cách đọc kết quả xét nghiệm Pepsinogen Chỉ số Pepsinogen ở trong ngưỡng bình thường (nam giới có giá trị Pepsinogen cao hơn so với nữ giới):Pepsinogen I sẽ có giá trị > 70 ng/m L;Pepsinogen II sẽ có giá trị > 7,5 ng/m L;Tỷ lệ PG IPG II > 3 ng/m L. Dấu hiệu cảnh báo tiền ung thư/ung thư dạ dày: Pepsinogen I có giá trị ≤ 70 ng/m L;Tỷ lệ PG IPG II ≤ 3 ng/m L. Nguy cơ bệnh nhân đang mắc chứng viêm teo dạ dày: tỷ lệ PG IPG II giảm mạnh. Khi hàm lượng Pepsinogen I càng giảm thì tức là tình trạng viêm teo sẽ càng nghiêm trọng. Đây là triệu chứng cho thấy bệnh viêm teo dạ dày đang có khả năng tiến triển thành tiền ung thư dạ dày. Khả năng cao bệnh đã bước sang giai đoạn ung thư là khi các chỉ số Pepsinogen I, II cùng tỷ lệ PG IPG II đều bị giảm mạnh. Bên cạnh xét nghiệm Pepsinogen thì để có kết luận chính xác về tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện thêm các kỹ thuật chẩn đoán khác như chụp CT, nội soi dạ dày, sinh thiết khối u, xét nghiệm dấu ấn CA 72-4,... Đặc biệt kết quả xét nghiệm Pepsinogen còn có tác dụng giúp chẩn đoán phân biệt ung thư dạ dày với những tình trạng bệnh lý lành tính khác tại cơ quan này.4. Các biện pháp giúp phòng tránh nguy cơ ung thư dạ dàyĐể chủ động phòng ngừa và giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc ung thư dạ dày, mỗi người nên tự thay đổi thói quen sống lành mạnh hơn, ví dụ như:Thiết lập thực đơn ăn uống khoa học, bổ sung thêm nhiều trái cây và rau xanh vào khẩu phần ăn. Thay vì dùng thực phẩm chế biến sẵn thì bạn nên chế biến thịt, cá, thức ăn tươi sống cho bữa cơm hàng ngày;Thói quen ăn uống lành mạnh: ăn chậm nhai kỹ, cắt giảm lượng muối khi chế biến món ăn (nhất là thực phẩm lên men và thịt hun khói, thịt muối), hạn chế uống rượu bia hay đồ uống chứa cồn, bỏ thói quen hút thuốc lá;Làm việc và sinh hoạt điều độ, tránh căng thẳng stress, không nên thức quá khuya vì sẽ làm tổn thương dạ dày;Tập thể dục thể thao, vận động hợp lý sẽ giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó giúp cơ thể chống lại các loại bệnh lý nguy hiểm. Hãy thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn nếu bạn không muốn mắc các bệnh về dạ dày5. Gợi ý địa chỉ uy tín khi thực hiện xét nghiệm Pepsinogen;;;;;1. Khái niệm xét nghiệm sinh hóa máu Xét nghiệm sinh hóa máu là một chỉ định phổ biến được áp dụng trong chẩn đoán và theo dõi tình trạng bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị. Kết quả của xét nghiệm sinh hóa máu thường phản ánh những chỉ số, thành phần trong máu. Thông qua kết quả này bác sĩ sẽ đánh giá được chức năng và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Xét nghiệm sinh hóa máu không quá phức tạp, chi phí phải chăng nhưng lại có ý nghĩa to lớn đối với công tác khám chữa bệnh. Phụ thuộc vào triệu chứng lâm sàng và mục đích chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân tiến hành các danh mục xét nghiệm khác nhau. Thông thường khi kiểm tra sức khỏe tổng quát, danh mục xét nghiệm thường bao gồm các chỉ số cơ bản như: Glucose, Bilirubin, định lượng Triglyceride, Creatinine huyết thanh, ALT (SGPT), AST (SGOT), ALP, GGT, Albumin, xét nghiệm acid uric, Ure máu, xét nghiệm ion đồ. 2. Ý nghĩa cụ thể của các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu Xét nghiệm Ure máu Ure máu là sản phẩm của quá trình protein bị thoái hóa. Nó sẽ được đào thải thông qua bộ lọc ở cầu thận đưa ra ngoài cơ thể. Xét nghiệm Ure máu có tác dụng giúp kiểm tra và đánh giá chức năng thận, đồng thời theo dõi các bệnh lý ở thận. Mỗi lứa tuổi khác nhau sẽ có hàm lượng Ure máu khác nhau. Một người khỏe mạnh bình thường sẽ có kết quả chỉ số Ure máu từ 2,5 - 7,5 mmol/l. Trong trường hợp bệnh nhân bị suy thận, sỏi thận, viêm cầu thận, tiêu chảy, mất nước do sốt cao hay bị suy tim sung huyết,... thì lúc này nồng độ Ure trong máu sẽ tăng. Nếu bị suy giảm chức năng gan, chế độ ăn thiếu protein, truyền nhiều dịch thì sẽ làm giảm Ure máu. Xét nghiệm AST, ALT và GGT ALT, AST và GGT là 3 chỉ số men gan giúp tiết lộ tình trạng sức khỏe lá gan của bạn. Những ai có sức khỏe tốt thì hàm lượng ALT, AST và GGT sẽ nằm dưới mức 50 UI/L. Nếu kết quả xét nghiệm hiển thị sự gia tăng của 3 chỉ số này thì có khả năng người bệnh đang gặp các vấn đề về gan do uống nhiều rượu bia, do nhiễm virus, ung thư gan hoặc bệnh về tim như nhồi máu cơ tim. Đối với sự gia tăng của GGT còn cho biết có thể đây là ảnh hưởng của một số loại thuốc như thuốc giảm đau chống viêm, thuốc kháng sinh,... Men gan thường sẽ hạ khi bệnh nhân bị suy giáp, phụ nữ mang thai, lọc thận định kỳ, thiếu protein và các chất dinh dưỡng khác,... Xét nghiệm Creatinin huyết thanh Creatinin huyết thanh được sinh ra từ quá trình thoái hóa creatinin phosphate cơ. Dựa trên kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ nắm được tình trạng chức năng thận, nhờ đó xác định được các bệnh lý ở cơ quan này. Ở nữ giới chỉ số Creatinin trong mức bình thường là từ 53 - 100 mmol/l. Ở nam giới chỉ số này là 62 - 120 mmol/l. Đối với những người bị bệnh Gout, suy tim, bệnh về thận thì Creatinin sẽ ở mức cao hơn bình thường. Nếu Creatinin giảm thì đó có thể là phụ nữ mang thai, bệnh nhân suy dinh dưỡng, người bị teo cơ hoặc bị liệt hay người đang dùng thuốc chống động kinh,... Xét nghiệm Albumin Trong huyết thanh thì Albumin được coi là protein quan trọng nhất, nó được sản sinh ra tại gan. Dựa trên chỉ số Albumin chúng ta có thể đánh giá được chức năng gan. Người khỏe mạnh bình thường chỉ số này sẽ dừng ở mức 35 - 50g/l. Nếu Albumin giảm xuống thì có khả năng bệnh nhân đang bị nhiễm khuẩn, suy dinh dưỡng hoặc đang ở trạng thái sốc, nghiêm trọng hơn là suy giảm chức năng gan, tổn thương cầu thận. Xét nghiệm Bilirubin Bilirubin là một loại sắc tố có màu vàng cam được sản xuất ra sau quá trình thoái giáng hồng cầu. Xét nghiệm Bilirubin có tác dụng kiểm tra các bệnh lý về gan mật như tắc mật hay viêm gan dẫn đến vàng da ở người bệnh. Ở người bình thường, Bilirubin toàn phần có chỉ số dưới mức 21 umol/l. Xét nghiệm Đường huyết (Glucose) Xét nghiệm Glucose thường được chỉ định đồng thời với xét nghiệm Hb A1C giúp chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh tiểu đường hay chứng hạ đường huyết. Chỉ số Glucose ở mức bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 3,9 - 6,4 mmol/l, còn Hb A1C là từ 4 - 5,6%. Xét nghiệm Acid Uric Khi có sự nghi ngờ bệnh nhân bị Gout hoặc gặp phải một số bệnh lý liên quan đến chức năng của thận, khớp xương,... thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm Acid Uric. Chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu này sẽ ở ngưỡng khác nhau đối với nam và nữ. Thông thường, ở nam giới, chỉ số này trong khoảng 180 - 420 mmol/l và khoảng 150 - 360 mmol/l ở nữ giới. Xét nghiệm mỡ máu Trong xét nghiệm mỡ máu sẽ hiển thị những chỉ số sau: HDL- Cholesterol, LDL- Cholesterol, Triglycerid và Cholesterol toàn phần. Cụ thể: HDL-Cholesterol: giúp chẩn đoán nguy cơ rối loạn mỡ máu. Người bình thường chỉ số này trên mức 0,9 mmol/l; LDL-Cholesterol: giúp xác định tình trạng rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch. Ngưỡng bình thường dưới 3,4 mmol/l; Cholesterol toàn phần: giúp đánh giá nguy cơ rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch. Chỉ số ở mức bình thường nằm trong khoảng từ 3,9 - 5,2 mmol/L; Triglycerid ở người bình thường nằm ở mức 0,46 - 1,88 mmol/l. Xét nghiệm điện giải đồ Xét nghiệm điện giải đồ có chức năng kiểm tra nồng độ các chất điện giải có trong máu, đó là: K+: mức K+ bình thường là từ 3,5 - 5 m Eq/l. Khi K+ tăng cao thì có khả năng bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển hoặc bị suy thận; Na+: hàm lượng Na+ ở mức bình thường là từ 135 - 145 m Eq/l. Nếu nồng độ Na+ cao hơn ngưỡng này thì có thể là tác dụng phụ của corticoid, bệnh nhân bị cường aldosteron hoặc bị mất nước. Ngoài ra Na+ còn giảm trong trường hợp người bệnh mắc phải các bệnh lý như xơ gan, suy tim, suy thận, xuất huyết, hoặc đang bị buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, bị bỏng; Ca2+: mức bình thường của nồng độ Cl- là từ 1,1 - 1,35 mmol/l. Ca2+ tăng khi bệnh nhân bị quá liều vitamin D, nhiễm độc giáp, cận giáp. Nó sẽ giảm ở những bệnh nhân thiếu vitamin D và nhược cận giáp; Cl-: ở người bình thường Cl- nằm trong mức 98 - 106 mmol/l. Đối với những trường hợp bị suy thận cấp, chế độ ăn mặn nhiều muối, cốc phản vệ, hôn mê,... thì Cl- sẽ tăng cao. Cl- có xu hướng giảm khi người bệnh có các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, mất nước kéo dài.;;;;;Các nhà khoa học Mỹ và Canada vừa phối hợp thực hiện một nghiên cứu, tìm ra một phương pháp mới xét nghiệm nước tiểu, phát hiện nhanh cục đông máu gây tắc mạch. Xét nghiệm này nhằm đánh giá hàm lượng hợp chất có tên fibrinopeptide B (FPB). Đây là một peptide cực nhỏ được tạo ra bởi huyết khối, tách khỏi cơ thể và thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Phương pháp xét nghiệm FPB có nhiều ưu điểm hơn so với các phép xét nghiệm hiện có. Không cần lấy máu, không gây phiền phức, gây đau cho người bệnh, độ chính xác cao hơn cả phương pháp xét nghiệm khác là D-dimer (tìm kiếm vết tích máu của các mảnh vụn protein) có trong máu sau khi cục đông máu vỡ ra. Chưa hết, xét nghiệm FPB còn giúp phát hiện sớm cục đông máu khi đang giai đoạn tiến triển. Qua thử nghiệm ở 344 người có nguy cơ mắc chứng thuyên tắc phổi cấp tính (PE) các nhà khoa học phát hiện thấy, tất cả những người mắc bệnh cục máu đông đều có chỉ số FPB cao và có sự hiện diện của huyết khối tĩnh mạch. Biết được nồng độ FBP, phương pháp xét nghiệm này còn đánh giá được mức độ mắc bệnh, kể cả những trường hợp thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch tái phát.
question_354
Thay huyết tương trong suy gan cấp
doc_354
Suy gan cấp do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng tiết niệu, đặc biệt là suy đa tạng với tỷ lệ tử vong cao lên đến 90%. Liệu pháp thay huyết tương trong suy gan cấp là phương pháp điều trị hiệu quả thường được bác sĩ chỉ định sử dụng. Tình trạng gan bị tổn thương ồ ạt bởi nhiều nguyên nhân khác nhau được gọi là suy gan cấp dẫn đến các biến chứng như rối loạn đông máu, bệnh lý não gan, suy đa tạng ở cơ thể người bệnh mà trước đó các chức năng gan của họ bình thường. Tỷ lệ tử vong của suy gan cấp rất cao lên đến 90% nếu không được cứu chữa kịp thời.Suy gan cấp được phân loại theo nhiều cách khác nhau như:Theo Luke và Mallory suy gan cấp được chia thành ba giai đoạn tiền triệu, trung gian và giai đoạn cuối. Suy gan cấp phân loại theo lâm sàng được chia ra dựa vào khoảng thời gian là suy gan tối cấp (7 ngày), suy gan cấp ( 8- 28 ngày), suy gan bán cấp (5-12 tuần).Suy gan cấp còn được chia theo bệnh lý não gan thành 4 mức độ, đây là cách chia có nhiều lợi ích giúp bác sĩ tiên lượng được mức độ bệnh, giúp bác sĩ dễ dàng theo dõi và điều trị cho bệnh nhân. 2.Nguyên nhân suy gan cấp Viêm gan B là nguyên nhân chủ yếu gây suy gan cấp Có nhiều nguyên nhân gây suy gan cấp, các nguyên nhân đó bao gồm:Nguyên nhân do vi sinh vật: Bệnh do các virus viêm gan A,B,C,E gây ra, ở Việt Nam nguyên nhân chủ yếu là do viêm gan B. Một số virus khác như Cytomegalovirus, Herpes, Epstein Barr, thủy đậu cũng có thể gây ra tình trạng suy gan cấp. Trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn nặng hay bị sốc nhiễm khuẩn có tỷ lệ tổn thương gan từ 20-25%. Các ký sinh trùng như sốt rét, sán lá gan, giun cũng là yếu tố có thể gây ra suy gan cấp.Do ngộ độc thuốc: Ngộ độc do sử dụng paracetamol quá liều hoặc sử dụng đúng liều nhưng bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu hoặc sử dụng cùng các thuốc chống co giật cũng gây ra tình trạng suy gan cấp. Một số thuốc khác nếu sử dụng không đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ dẫn đến ngộ độc và gây ra tình trạng suy gan cấp như Isoniazid, Rifampicin, thuốc chống viêm không Steroid, Sulphonamides, Phenytoin, Tetracycline, Allopurinol,Ketoconazole, IMAO..., ngộ độc thuốc đông y, đặc biệt là chất bảo quản thuốc.Ngộ độc nấm: Điển hình là nấm Amanita phalloides. Các nguyên nhân khác như hội chứng gan nhiễm mỡ cấp ở phụ nữ có thai, bệnh nhân bị tắc mạch lớn ở gan, hội chứng Reye... 3.Dấu hiệu nhận biết suy gan cấp Vàng da có thể là dấu hiệu suy gan cấp Suy gan cấp diễn ra nhanh chóng và biến chứng dẫn đến tử vong cao vì vậy người bệnh cần chú ý đến những biểu hiện ban đầu để có thể nhanh chóng nhập viện điều trị. Các dấu hiệu nhận biết lâm sàng của suy gan cấp như sau:Người bệnh mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn. Vàng da và niêm mạc tăng nhanh, nước tiểu có màu sẫm hơn bình thường. Các triệu chứng rối loạn đông máu như chảy máu dưới da, niêm mạc, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não...Hội chứng gan não và các biểu hiện khác nhau tùy từng giai đoạn:Độ I: Thay đổi tâm trạng, mất tập trung, rối loạn giấc ngủ.Độ II: Người bệnh có biểu hiện lơ mơ, hành vi bất thường, mất định hướng, đáp ứng được với lời nói của người khác.Độ III: Ngủ gà, không đáp ứng với lời nói, tăng phản xạ.Độ IV: Người bệnh rơi vào hôn mê, có biểu hiện mất não, có thể còn đáp ứng với các kích thích đau.Một số biến chứng có thể xảy ra khi bị suy gan cấp như suy thận cấp, các nhiễm trùng như viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết... đặc biệt người bệnh có thể tử vong do suy đa tạng.Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, người bệnh sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm sinh hóa, huyết học để đánh giá mức độ suy gan của bệnh nhân. Sau đó bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh và thực hiện các chẩn đoán hình ảnh như siêu âm ổ bụng, chụp CT... Suy gan cấp bằng liệu pháp lọc máu thay huyết tương 4.1 Nguyên tắc điều trị suy gan cấp. Hiện nay không có cách điều trị đặc hiệu nào cho bệnh suy gan cấp, bác sĩ thường điều trị hỗ trợ gan hoặc các cơ quan bị suy chức năng, điều trị các biến chứng của bệnh trong khi chờ đợi tế bào gan phục hồi hoặc chờ phẫu thuật thay gan.Bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp hồi sức cơ bản cho bệnh nhân như hồi sức tuần hoàn, điều trị chống phù não, dự phòng chống chảy máu đường tiêu hóa, điều trị rối loạn đông máu...4.2 Điều trị suy gan cấp bằng liệu pháp thay huyết tương. Hiện nay, điều trị suy gan cấp bằng liệu pháp thay huyết tương được sử dụng rộng rãi vì sự hiệu quả của nó trong điều trị căn bệnh này. Thay huyết tương trong suy gan cấp giúp loại bỏ các chất độc sản sinh trong quá trình chuyển hóa nâng đỡ gan trong lúc chờ đợi hồi phục gan. Liệu pháp lọc máu thay huyết tương này không thể thực hiện nếu huyết áp trung bình của người bệnh nhỏ hơn 55mm. Hg, người bệnh bị rối loạn tiến triển hoặc bị rối loạn đông máu nặng DIC.Thời gian lọc máu thay huyết tương từ 8h-24h và làm liên tục trong vòng 3 ngày. Từ ngày thứ 4 trở đi, chỉ tiến hành lọc MARS khi mức Bilirubin gia tăng vượt quá 1,5mg/dl/24h hoặc vượt quá ngưỡng 15mg/dl trở lại.Trong trường hợp mức Bilirubin gia tăng trở lại quá 3mg/dl trong 48h thì phải làm lại MARS.Trong quá trình lọc máu thay huyết tương, bác sĩ hoặc điều dưỡng phải theo dõi các thông số kỹ thuật đã được cài đặt và thông số thực tế về tốc độ dòng máu, tốc độ dòng albumine, áp lực trước màng MARS prisma và áp lực sau màng. Thông thường, các thông số này đều được hiển thị trên màn hình và máy sẽ báo động khi có các dấu hiệu bất thường.Mặc dù liệu pháp thay huyết tương trong suy gan cấp rất hiệu quả trong điều trị bệnh này, tuy nhiên một số biến chứng có thể xảy ra trong quá trình lọc máu thay huyết tương như sau:Tắc màng, vỡ màng: Do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bác sĩ phải dừng quá trình lọc máu để thay quả lọc hoặc màng lọc khác.Bệnh nhân tụt huyết áp: Bác sĩ cần khẩn trương bù dịch đồng thời phối hợp thuốc vận mạch để duy trì huyết áp nếu cần. Trường hợp huyết áp của bệnh nhân không tăng lên thì bác sĩ phải dừng quá trình lọc máu lại.Chảy máu: Thường do rối loạn đông máu, có thể phải dừng lọc máu nếu tình trạng quá nặng.Nhiễm trùng: Dừng lọc máu và điều trị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, Gói sàng lọc gan mật toàn diện giúp khách hàng:Đánh giá khả năng làm việc của gan thông qua các xét nghiệm men gan;Đánh giá chức năng mật; dinh dưỡng lòng mạch;Tầm soát sớm ung thư gan;Thực hiện các xét nghiệm như Tổng phân tích tế bào máu, khả năng đông máu, sàng lọc viêm gan B,CĐánh giá trạng thái gan mật qua hình ảnh siêu âm và các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng gây ra bệnh gan/làm bệnh gan nặng hơn.
doc_32330;;;;;doc_18560;;;;;doc_53040;;;;;doc_54256;;;;;doc_8520
Thay huyết tương là liệu pháp loại bỏ 1 lượng huyết tương trong máu người bệnh và thay thế vào 1 lượng huyết tương khác tương tự. Máu được dẫn ra ngoài qua hệ thống máy lọc, tại đây 1 lượng huyết tương được loại bỏ và thay thế vào 1 lượng huyết tương hay albumin tương ứng và sau đó máu được trả về lại cho cơ thể. Bệnh lý do bất thường hệ tự miễn: Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (TTP).Bệnh lý liệt do miễn dịch: Bệnh nhược cơ, Hội chứng Guillain-Barré.Đặc biệt Viêm tụy cấp do tăng Triglycerid máu, đáp ứng rất tốt trong thay huyết tương.Thải ghép của các tạng đặc (thận, tim).Suy gan cấp chờ gan phục hồi hoặc chờ ghép gan. 2. Cần chuẩn bị gì trước khi thay huyết tương Máy thay huyết tương Prismaflex® Trước khi làm thủ thuật, bác sĩ khuyên bạn nên uống nhiều nước một vài ngày trước khi làm thủ thuật. Người bệnh nên ăn trước khi tiến hành thủ thuật thay huyết tương.Thay huyết tương có thể ảnh hưởng đến nồng độ của thuốc lưu hành, người bệnh nên thảo luận với bác sĩ để có lời khuyên về thời gian uống thuốc khi thực hiện thủ thuật thay huyết tương. 3. Những kết quả mong đợi trong quá trình thay huyết tương Quá trình thay huyết tương thường kéo dài 2 đến 3 giờ Thay huyết tương là một thủ tục an toàn với một vài tác dụng phụ. Nếu catheter (kim) được đặt ở tĩnh mạch cánh tay bạn sẽ được yêu cầu nắm- thả bàn tay liên tục để giúp thúc đẩy lưu lượng máu. Có thể gặp vết bầm tím hoặc khó chịu tại các vị trí chèn đặt kim. Nếu đặt catheter ( kim) lớn vùng đùi sát bẹn thì bạn có thể cử động nhẹ nhàng được trong quá trình thay huyết tương.Quá trình thay huyết tương thường kéo dài 2 đến 3 giờ. Bạn có thể bị tê nhẹ hoặc ngứa, buồn nôn hoặc chóng mặt. Bác sĩ và điều dưỡng sẽ ở bên bạn trong suốt quá trình thay huyết tương. Bạn nên thông báo cho các nhân viên y tế bất kì cảm giác khó chịu hay các triệu chứng xuất hiện để bác sĩ hay điều dưỡng sẽ giải quyết cho bạn trong suốt quá trình thay huyết tương.Sau khi hoàn tất thay huyết tương bạn có thể cảm thấy mệt mỏi vài ngày. Bác sĩ khuyên người bệnh nên nghỉ ngơi và nên có sự chăm sóc từ cán bộ Y tế. Bệnh viện sử dụng hệ thống máy thay huyết tương Prismaflex® được thực hiện bởi Bác sĩ Khổng Trọng Thắng cùng các bác sĩ trong khoa Hồi sức cấp cứu.Thông qua việc loại bỏ một phần huyết tương, một lượng lớn các tự kháng thể, các phức hợp miễn dịch, các thành phần mỡ máu, các độc chất gắn với các thành phần của huyết tương được thải ra ngoài dùng đề điều trị các bệnh lý liên quan.;;;;;Suy gan cấp tính là tình trạng mất chức năng gan xảy ra nhanh chóng trong vài ngày hoặc vài tuần ở một người không/có bệnh gan từ trước. Suy gan cấp tính ít phổ biến hơn suy gan mạn tính nhưng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. 1. Chẩn đoán suy gan cấp tính Các xét nghiệm và thủ tục được áp dụng để chẩn đoán suy gan cấp bao gồm:Xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu được thực hiện để xác định chức năng hoạt động của gan ở mức tốt hay xấu. Cụ thể, xét nghiệm đo thời gian Prothrombin (PT - Prothrombin Time) giúp đánh giá khả năng cầm - đông máu. Nếu như bạn bị suy gan cấp tính, máu sẽ không đông lại nhanh như bình thường.Xét nghiệm hình ảnh. Bác sĩ có thể đề nghị làm siêu âm để kiểm tra gan của bệnh nhân. Thử nghiệm này cho thấy những tổn thương gan nếu có và giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây ra các vấn đề về gan của bạn. Ngoài ra, chuyên gia y tế cũng có thể chỉ định chụp cắt lớp vi tính bụng (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để xem xét gan và mạch máu. Những xét nghiệm suy gan cấp này có chức năng tìm ra một số nguyên nhân gây suy gan cấp tính, chẳng hạn như hội chứng Budd-Chiari hoặc khối u. Chúng có thể được tiến hành nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có vấn đề về gan nhưng xét nghiệm siêu âm lại cho kết quả âm tính.Sinh thiết mô gan. Một mảnh mô gan nhỏ có thể được lấy ra để làm kiểm tra theo chỉ định của bác sĩ, giúp tìm ra nguyên nhân tại sao gan của bạn lại bị suy. Vì những bệnh nhân suy gan cấp có nguy cơ bị chảy máu khi sinh thiết, chuyên gia y tế thường thực hiện kỹ thuật sinh thiết gan qua tĩnh mạch cảnh. Cụ thể, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở bên phải cổ của bạn, rồi đưa một ống mỏng (ống thông) vào tĩnh mạch cổ, xuyên qua tim và vào tĩnh mạch chuyền tới gan. Sau đó, một cây kim sẽ được luồn qua ống thông để lấy ra một mẫu mô gan làm xét nghiệm suy gan cấp. Xét nghiệm có thể chẩn đoán được suy gan cấp tính 2. Điều trị suy gan cấp tính Những người bị suy gan cấp tính cần thiết điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện có năng lực thực hiện cấy ghép gan, nhất là khi đã suy gan cấp độ 4. Bệnh nhân có thể được điều trị tổn thương gan, nhưng trong nhiều trường hợp bác sĩ sẽ kiểm soát các biến chứng và cho gan thời gian để tự chữa lành.Điều trị suy gan cấp tính thường bao gồm hai phương pháp chính sau:Thuốc giải độc gan. Suy gan cấp tính do ngộ độc quá liều acetaminophen được điều trị bằng một loại thuốc có tên là acetylcystein. Thuốc này cũng có hiệu quả chữa bệnh do các nguyên nhân khác của suy gan cấp tính. Chẳng hạn, nấm và một vài chất độc sẽ được điều trị bằng các loại thuốc có thể đảo ngược tác dụng của chất độc và làm giảm tổn thương gan.Ghép gan. Khi tình trạng suy gan cấp tính không thể hồi phục, như suy gan cấp độ 4, phương pháp điều trị duy nhất có thể thực hiện là ghép gan. Trong quá trình ghép gan, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ phần gan bị tổn thương của bạn và thay thế bằng lá gan khỏe mạnh mới từ người hiến.Ngoài ra, để kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng gặp phải do suy gan cấp tính, cũng như ngăn ngừa nguy cơ biến chứng, bác sĩ sẽ tiến hành các bước chăm sóc hỗ trợ như sau:Giảm áp lực gây ra bởi chất lỏng dư thừa trong não: Phù não do suy gan cấp có thể làm tăng áp lực lên não của bạn. Một số loại thuốc sẽ giúp giảm sự tích tụ chất lỏng trong não của bạn.Lọc máu trong suy gan cấp: Có tác dụng loại bỏ các chất độc sản sinh trong quá trình chuyển hóa, hỗ trợ gan và các cơ quan trong lúc chờ tế bào gan hồi phục hoặc được phẫu thuật ghép gan.Sàng lọc nhiễm trùng: Đội ngũ nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu và nước tiểu của bạn mỗi giờ, sau đó mang đi kiểm tra. Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm trùng, những loại thuốc điều trị tình trạng này sẽ được kê toa.Ngăn ngừa chảy máu nghiêm trọng: Bác sĩ thường cung cấp cho bệnh nhân thuốc để giảm nguy cơ chảy máu. Nếu bạn mất quá nhiều máu, các xét nghiệm bổ sung sẽ được thực hiện để tìm nguyên nhân gây mất máu. Ngoài ra người bệnh cũng được yêu cầu truyền máu. Khi suy gan cấp không thể phục hồi, người bệnh có thể thực hiện ghép gan 3. Triển vọng điều trị trong tương lai Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu một số phương pháp điều trị mới cho bệnh suy gan cấp tính, đặc biệt là những cách có khả năng làm giảm hoặc trì hoãn nhu cầu ghép gan. Mặc dù một số phương pháp điều trị tiềm năng trong tương lai đã được triển khai, tuy nhiên cần lưu ý rằng chúng vẫn đang còn trong giai đoạn thử nghiệm và chưa thể sẵn sàng để áp dụng.Một số những phương pháp đang được nghiên cứu là:Thiết bị hỗ trợ gan nhân tạoĐây là một chiếc máy sẽ thay thế công việc của gan, tương tự như hệ thống lọc máu hỗ trợ khi thận ngừng hoạt động. Có nhiều loại thiết bị khác nhau đang được nghiên cứu và một số trong đó có khả năng cải thiện cơ hội sống sót của bệnh nhân. Một thử nghiệm cho thấy hệ thống hỗ trợ gan ngoại bào đã giúp những người bị suy gan cấp tính vẫn sống mà không cần phải ghép gan.Ghép tế bào gan. Chỉ cấy ghép các tế bào của gan - chứ không phải toàn bộ cơ quan - có thể tạm thời trì hoãn nhu cầu ghép gan. Trong một số trường hợp, biện pháp này sẽ cho kết quả phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên phương pháp điều trị này cần được đầu tư nghiên cứu sâu hơn nữa.Cấy ghép dị loại (Xenotransplantation)Loại cấy ghép này sẽ thay thế gan người bằng một nguồn từ động vật. Vài thập kỷ trước các bác sĩ đã từng thực hiện thử nghiệm ghép gan bằng cách sử dụng gan lợn, nhưng kết quả không được như mong đợi. Tuy nhiên, những tiến bộ trong y học miễn dịch và cấy ghép hiện nay khiến các nhà nghiên cứu cân nhắc cải thiện phương pháp điều trị này một lần nữa với hy vọng giúp ích được cho những người đang chờ ghép gan.Nhìn chung, có một số xét nghiệm giúp chẩn đoán suy gan cấp cũng như tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Những biện pháp điều trị can thiệp và quản lý căn bệnh này cũng khá đa dạng tùy thuộc vào nguyên nhân, trong đó có cả những thử nghiệm chữa bệnh mới đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, ghép gan có thể là phương pháp duy nhất. Nếu bị nghi ngờ suy gan cấp tính, hầu hết người bệnh sẽ phải nhập viện để điều trị trong một khoa chăm sóc tích cực.Để hạn chế tiến triển của bệnh suy gan, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, đồng thời cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả chữa trị một cách tốt nhất.org Chức năng của gan đối với cơ thể;;;;;Suy gan cấp là tình trạng tổn thương tế bào gan một cách ồ ạt do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh cảnh lâm sàng cấp tính với các biểu hiện: vàng da, rối loạn đông máu, bệnh lý não gan, suy đa tạng... ở một người trước đó có chức năng gan bình thường. Tỷ lệ tử vong cao 50 - 90% nếu không được điều trị hợp lý hoặc không được ghép gan 1. Nguyên nhân suy gan cấp 1.1 Do vi sinh vật Do các virus viêm gan A, B, C, E (virus viêm gan B là nguyên nhân phổ biến nhất ở Việt Nam).Các virus khác: cytomegalovirus, herpes, epstein barr, thủy đậu.Vi khuẩn: gặp ở những bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng và sốc nhiễm khuẩn, tỷ lệ tổn thương gan và suy gan cấp tới 20 - 25%.Ký sinh trùng: sốt rét, sán lá gan, giun. 1.2 Do ngộ độc Thuốc: paracetamol (hay gặp nhất), isoniazide, rifampicin, thuốc chống viêm không steroid, sulphonamides, phenytoin, tetracycline, allopurinol, ketoconazole... thuốc đông y (chất bảo quản thuốc)Nấm mốc: điển hình là nấm amianita phalloides Nấm mốc là nguyên nhân gây ngộ độc 1.3. Nguyên nhân khác Hội chứng gan nhiễm mỡ cấp ở phụ nữ có thai.Tắc mạch lớn ở gan.Hội chứng Reye. 2. Triệu chứng 2.1. Lâm sàng Bệnh nhân suy gan cấp thường có tiền sử khỏe mạnh hoặc không có biểu hiện tiền sử bệnh lý nặng nề trước đó. Bệnh nhân khởi phát với triệu chứng: mệt xỉu, buồn nôn, chán ăn sau đó các biểu hiện điển hình trên lâm sàng là:Vàng da và niêm mạc tăng nhanh, nước tiểu sẫm màu.Các triệu chứng do rối loạn đông máu: chảy máu dưới da, niêm mạc, xuất huyết tiêu hóa cao và thấp, có thể xuất huyết não.- Hội chứng não gan biểu hiện ở nhiều mức độ:+ Độ I: thay đổi trạng thái tình cảm, giảm tập trung, rối loạn giấc ngủ.+ Độ II: lơ mơ, u ám, hành vi bất thường, ứng xử không phù hợp mất định hướng, còn đáp ứng với lời nói.+ Độ III: ngủ gà, không đáp ứng với lời nói, u ám rõ ,tăng phản xạ.+ Độ IV: hôn mê, biểu hiện mất não, có thể còn đáp ứng với kích thích đau.- Suy thận cấp là biến chứng xảy ra sau suy gan cấp.- Nhiễm trùng: hay gặp viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết.- Người bệnh có thể tử vong trong bệnh cảnh suy đa tạng. 2.2. Cận lâm sàng Không có xét nghiệm đặc hiệu.- Tăng bilirubin: nếu tăng > 250 mmol/l bệnh nhân rất nặng.+ AST và ALT tăng cao khi có tổn thương tế bào gan nặng.+ INR, NH3, PT, APTT, yếu tố V, VII, VIII và fibrinogen (INR > 1,5 là yếu tố xác định bệnh nặng)+ Hạ đường máu, hạ natri máu, hạ magie máu, kiềm hô hấp, toan chuyển hóa.+ Tăng ure, creatinin máu. 3. Chẩn đoán 3.1. Chẩn đoán xác định Chẩn đoán suy gan cấp trên lâm sàng cần kết hợp đầy đủ các biểu hiện của hội chứng suy chức năng gan cấp tính, hội chứng não gan: mệt mỏi, vàng da, xuất huyết, dấu hiệu thần kinh...Các xét nghiệm sinh hóa: tăng bilirubin, NH3, AST, ALT, thời gian prothrombin kéo dài > 1,5 3.2. Chẩn đoán phân biệt Ngộ độc thuốc an thần gây ngủ.Hạ đường huyết.Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu.Tai biến mạch máu não.Các bệnh lý thần kinh khác.Đợt cấp trên một bệnh nhân có bệnh gan mạn tính (do viêm gan virus, xơ gan rượu, viêm gan tự miễn, bệnh gan do rối loạn chuyển hóa...) Tai biến mạch máu não.3. Chẩn đoán nguyên nhân Suy gan cấp do ngộ độc: xét nghiệm độc chất trong máu nước tiểu, dịch dạ dày, định lượng paracetamol trong huyết thanh.Suy gan cấp nghi do viêm gan virus: chẩn đoán huyết thanh: viêm gan A (Ig. M); viêm gan B (Hbs. Ag; Anti HBC, đếm định lượng HBV DNA)....Suy gan cấp do các nguyên nhân khác: bệnh tự miễn tìm kháng thể tự miễn, bệnh rối loạn chuyển hóa...Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm gan xác định tắc mạch gan, gan teo trong các viêm gan virus tối cấp 3.4. Chẩn đoán mức độ Phân chia theo Luke và Mallory: chia làm 3 giai đoạn:+ Tiền triệu: là giai đoạn chưa có vàng da.+ Giai đoạn trung gian: đánh dấu bằng sự xuất hiện của vàng da.+ Giai đoạn cuối: biểu hiện của bệnh lý não gan.Phân loại lâm sàng kinh điển: dựa vào khoảng thời gian từ khi biểu hiện vàng da đến khi xuất hiện bệnh lý não gan.+ Suy gan tối cấp: 7 ngày.+ Suy gan cấp: 8 - 28 ngày.+ Suy gan bán cấp: 5 - 12 tuần.Bệnh lý não gan chia làm 4 mức độ: rất hữu ích trong tiên lượng, theo dõi và thái độ xử trí cho bệnh nhân.+ Độ I: hưng phấn hoặc trầm cảm, nói nhịu, hơi lẫn, rối loạn giấc ngủ, run nhẹ.+ Độ II: lơ mơ, u ám, mất định hướng, run rõ.+ Độ III: ngủ lịm, nhưng còn đáp ứng, tăng phản xạ, run thường xuyên.+ Độ IV: hôn mê sâu, không còn run. 4. Điều trị 4.1. Nguyên tắc điều trị Không có điều trị đặc hiệuĐiều trị hỗ trợ gan, các cơ quan bị suy chức năng.Điều trị các biến chứng trong khi chờ đợi tế bào gan hồi phục hoặc chờ ghép gan. 4.2. Điều trị cơ bản Đầu cao 45o.Tôn trọng trục đầu – cổ – thân.Theo dõi tri giác và đường kính đồng tử.Đặt nội khí quản nếu cần, thông khí cho nhược thán nhẹ.Chống phù não: manitol 20% 0,4g/kg.Bù nước điện giải, thuốc vận mạch nếu cần.Lọc ngoài thận.Dự phòng kháng H2, ức chế bơm proton, chống chảy máu tiêu hoá.Cung cấp Glucose (G5% – G20%).Theo dõi Glucose máu theo giờ.Bilan dịch vào ra. 4.3. Điều trị nguyên nhân Ngộ độc Paracetamol (và suy gan cấp tính khác): N-acetylcysteine 300mg/kg/20 giờ. Bệnh lý tự miễn dịch: corticoid.Kháng virus.Đình chỉ thai nghén (gan nhiễm mỡ cấp nặng, hội chứng Hellp ...)Điều trị nên tránh:+ Thuốc hướng thần Benzodiazepines, Neuroleptique làm hôn mê nặng lên, không theo dõi được bệnh não liên quan đến suy gan.+ Truyền các yếu tố đông máu (trừ khi có biến chứng chảy máu). 4.4. Hỗ trợ ngoài cơ thể Ở các bệnh viện có điều kiện trang thiết bị và kỹ thuật thì có thể thực hiện gan nhân tạo, thay huyết tương chờ cho tế bào gan hồi phục hoặc ghép gan. 5. Tiên lượng và biến chứng Tiên lượng phụ thuộc vào nguyên nhân, tuổi và thời gian diễn tiến bệnh. Tiên lượng tốt khi nguyên nhân là ngộ độc paracetamol và viêm gan A, xấu nhất trong viêm gan non-A non-B và phản ứng thuốc đặc ứng. Thời gian xuất hiện bệnh lý não cũng ảnh hưởng đến tiên lượng. Suy gan tối cấp có tỉ lệ sống 35% và bán cấp chỉ còn 15%. Kết quả ghép gan cho suy gan cấp đang được cải thiện và hiện nay đạt được 65-75%. 6. Dự phòng Sử dụng thuốc đúng liều, đủ liều.Phát hiện sớm và điều trị tích cực các người bệnh viêm gan do thuốc, do virus, vi khuẩn và các nguyên nhân khác...Không phải lúc nào những bệnh lý về gan cũng xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng. Gan đóng vai trò vô cùng quan trọng vì không chỉ có chức năng lọc máu mà còn sản sinh ra hormon để dự trữ năng lượng. Chính vì vậy, để hạn chế tiến triển của bệnh suy gan, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, đồng thời cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả chữa trị một cách tốt nhất. Ngoài ra, Gói sàng lọc gan mật toàn diện giúp khách hàng:Đánh giá khả năng làm việc của gan thông qua các xét nghiệm men gan;Đánh giá chức năng mật; dinh dưỡng lòng mạch;Tầm soát sớm ung thư gan;Thực hiện các xét nghiệm như Tổng phân tích tế bào máu, khả năng đông máu, sàng lọc viêm gan B,CĐánh giá trạng thái gan mật qua hình ảnh siêu âm và các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng gây ra bệnh gan/làm bệnh gan nặng hơn.;;;;;Suy gan cấp là một tình trạng tổn thương gan cấp nặng với biểu hiện của bệnh lý não gan và tăng chỉ số đông máu INR gan mà trước đó không hề có xơ gan hay bệnh lý gan trước đó.Suy gan cấp có nhiều tên gọi khác nhau như suy gan kịch phát, hoại tử gan cấp, hoại tử gan kịch phát, viêm gan kịch phát. Nếu không đều trị kịp thời tiên lượng thường rất xấu. Bệnh nhân suy gan cấp nên được điều trị tại trung tâm hồi sức cấp cứu có ghép gan. Suy gan cấp gây nhiều biến chứng nghiệm trọng như rối loạn chuyển hóa, bệnh não gan, phù não, co giật và suy thận, biến chứng phổi. 1. Triệu chứng của suy gan cấp Dấu hiệu và triệu chứng của suy gan cấp là không đặc hiệu và bao gồm:Mệt, Chán ăn. Ngứa, Vàng da mắtĐau bụng vùng gan (1/4 trên bên phải ổ bụng)Buồn nôn, Nôn. Khó ngủ, thờ ơ, ngủ lịm. Lú lẫn và hôn mê. Nếu bạn hoặc người thân đột nhiên phát hiện da hoặc mắt chuyển màu vàng; đau phần bụng trên rốn, hay có bất kì biến đổi trạng thái tâm thần nào, thay đổi tính cách hay hành vi ứng xử, hãy đến khám bác sĩ ngay. Da hoặc mắt chuyển sang màu vàng có thể là dấu hiệu suy gan cấp 2. Nguyên nhân của suy gan gấp Các nguyên nhân gây suy gan cấp có thể gồm:2.1 Quá liều Paracetamol. Uống quá nhiều Paracetamol là nguyên nhân suy gan cấp phổ biến nhất ở Hoa Kì. Suy gan cấp có thể do uống liều Paracetamol quá cao cùng một lúc, hay uống quá liều kéo dài. Nếu bạn hay người thân chẳng may uống quá liều paracetamol, hãy đến viện ngay đừng chần chờ đợi triệu chứng xuất hiện.Ngoài ra, một số loại thuốc bán theo đơn, gồm kháng sinh, kháng viêm giảm đau không steroid, thuốc chống co giật có thể gây suy gan cấp.2.2 Thuốc bổ chiết xuất từ thảo dược. Một số loại thuốc và thuốc bổ từ thảo dược như cây kava, ma hoàng, bán chỉ liên, bạc hà hăng được cho là có khả năng gây suy gan cấp.2.3 Viêm gan và các loại vi rút khác. Viêm gan A, B, C có thể gây suy gan cấp. Các loại vi rút khác cũng có nguy cơ tương tự là vi rút Epstein-Barr, cytomegalo và herpes simplex.2.4 Chất độc. Các độc tố có thể gây suy gan cấp tính bao gồm nấm độc Amanita phalloides hoang dã, đôi khi bị nhầm lẫn với một loại nấm ăn được. Carbon tetrachloride là một chất độc khác có thể gây suy gan cấp tính. Nó là một hóa chất công nghiệp được tìm thấy trong chất làm lạnh và dung môi cho sáp, vecni và các vật liệu khác.2.5 Bệnh tự miễn. Suy gan có thể do viêm gan tự miễn – là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể quay ra tấn công các tế bào gan, gây viêm và tổn thương gan.2.6 Bệnh lý tĩnh mạch gan. Bệnh lý mạch máu, như hội chứng Budd-Chiari, gây tắc nghẽn tĩnh mạch gan và hậu quả suy gan cấp.2.7 Bệnh lý chuyển hoá. Một số bệnh lý chuyển hoá hiếm gặp như bệnh Wilson và gan nhiễm mỡ cấp tính ở thai kỳ, đôi khi gây suy gan cấp.2.8 Ung thư. Ung thư nguyên phát hay di căn đến gan đều có thể gây suy gan.2.9 Nhiễm trùng huyết. Nhiễm trùng huyết và sốc có thể làm giảm nghiêm trọng lưu lượng máu đến gan, gây suy gan.Ngoài ra, có nhiều trường hợp suy gan cấp không rõ nguyên nhân. 3. Biến chứng của suy gan cấp Các biến chứng của suy gan cấp bao gồm:3.1 Phù não. Tụ dịch gây tăng áp lực nội sọ.3.2 Xuất huyết và biến chứng xuất huyết. Gan suy giảm chức năng không thể sản xuất đủ yếu tố đông máu. Biến chứng thường gặp là xuất huyết tiêu hoá. Biến chứng này khó kiểm soát.3.3 Nhiễm trùng. Người bệnh suy gan cấp dễ bị nhiễm trùng hơn, thường là nhiễm trùng máu, hệ hô hấp và đường tiểu.3.4 Suy thận. Suy thận phát triển ở khoảng 55% trong số tất cả các bệnh nhân được chuyển đến các trung tâm chuyên khoa do bị suy gan cấp tính. Suy thận có thể là thứ phát sau suy gan (và được gọi là hội chứng gan thận) hoặc suy thận có thể là hậu quả thứ cấp do tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến cả gan và thận (ví dụ như quá liều paracetamol).3.5 Rối loạn chuyển hóa. Hạ đường huyết (do dự trữ glycogen ở gan bị suy giảm và tăng cholesterol máu), hạ kali máu, giảm phosphat máu và nhiễm kiềm chuyển hóa thường xuất hiện, không phụ thuộc vào chức năng thận. Suy gan cấp khiến dự trữ glycogen bị suy giảm gây hạ đường huyết 4. Phương pháp bảo vệ gan 4.1 Luôn uống thuốc theo hướng dẫn. Khi bạn uống paracetamol hay các loại thuốc khác, hãy kiểm tra liều khuyến cáo ghi trên bao bì cẩn thận, và tuyệt đối không uống quá liều. Nếu bạn đã có bệnh lý về gan, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống paracetamol.4.2 Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang dùng. Kể cả thuốc mua không cần đơn và thuốc chiết xuất từ thảo mộc có thể phản ứng với thuốc bạn đang dùng. Hạn chế bia rượu.4.3 Tránh những hành vi có nguy cơ cao. Không dùng chung kim tiêm. Sử dụng bao cao su khi quan hệ. Nếu bạn có hình xăm hoặc khuyên trên cơ thể, hãy chắc chắn rằng địa chỉ bạn chọn sạch sẽ và an toàn. Không nên hút thuốc.4.4 Tiêm vắc xin đầy đủ. Nếu bạn bị bệnh gan mãn tính, có tiền sử bị nhiễm viêm gan hoặc có nguy cơ mắc viêm gan, hãy tiêm vắc-xin viêm gan B. Vắc-xin viêm gan A cũng đã có mặt trên thị trường.4.5 Tránh tiếp xúc với máu và dịch tiết từ người khác. Chạm trúng kim tiêm đã sử dụng hoặc dụng cụ dính máu hoặc chất dịch cơ thể vệ sinh không đúng cách có thể lây lan virus viêm gan. Dùng chung dao cạo hoặc bàn chải đánh răng cũng có nguy cơ tương tự.4.6 Cẩn thận với bình phun thuốc xịt. Khi bạn sử dụng một bình xịt vệ sinh, hãy đảm bảo căn phòng được thông gió, hoặc đeo khẩu trang. Thực hiện các biện pháp bảo vệ tương tự khi phun thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, sơn và các hóa chất độc hại khác. Thực hiện theo hướng dẫn sản phẩm cẩn thận.4.7 Cẩn trọng khi tiếp xúc hoá chất. Khi sử dụng thuốc trừ sâu và các hóa chất độc hại khác, hãy che da bằng găng tay, áo dài tay, mũ và khẩu trang.4.8 Duy trì cân nặng khoẻ mạnh. Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, vốn có khả năng gây viêm gan và xơ gan. Với đội ngũ bác sĩ là các chuyên gia trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, cùng sự hỗ trợ của hệ thống máy móc tiên tiến, dịch vụ chuyên nghiệp, khách hàng khi tham gia gói sẽ được hưởng những lợi ích y tế tốt nhất, bảo vệ toàn diện sức khỏe gan mật cho chính mình và người thân. Bài viết tham khảo nguồn: Mayoclinic.org Chức năng của gan đối với cơ thể;;;;;Bệnh suy gan cấp tính được đánh giá là bệnh lý phức tạp thường xuất hiện sau khi chịu một tác động có hại đến gan và làm mất chức năng của gan. Bệnh phát triển nhanh chóng chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần. Mục đích chính của điều trị suy gan cấp là kiểm soát phù não và điều trị hỗ trợ suy đa cơ quan cho đến khi sự tái sinh gan xuất hiện trở lại. 1. Chẩn đoán bệnh suy gan cấp Chẩn đoán xác định: Dựa vào triệu chứng lâm sàng của người bệnh như: biểu hiện mệt mỏi, vàng da, buồn nôn liên tục.Xét nghiệm máu: Đây là xét nghiệm bắt buộc được thực hiện để xác định lá gan của người bệnh đang hoạt động như thế nào. Thử nghiệm thời gian prothrombin tức là đo lượng máu đông trong bao lâu. Khi người bệnh mắc suy gan cấp thì quá trình đông máu sẽ không diễn ra nhanh như bình thường.Bilirubin toàn phần nếu tăng >250 Mmol/l chứng tỏ bệnh nặng. AST và ALT huyết tương phản ánh tổn thương tế bào gan. Thời gian Prothranbin (PT) yếu tố xác định mức độ nặng.Hình ảnh học: Trước khi tiến hành điều trị suy gan cấp, các bác sĩ sẽ đề nghị siêu âm để kiểm tra tổn thương trên gan của người bệnh, những hình ảnh trên siêu âm có thể cho thấy mức độ tổn thương và giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh. Ngoài ra, người bệnh có thể được đề nghị chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc MRI để kiểm tra gan và các mạch máu. Những xét nghiệm hình ảnh học này có thể phát hiện cũng như tầm soát các nguyên nhân nhất định gây suy gan cấp.Kiểm tra mô gan: Bệnh nhân điều trị suy gan cấp nặng sẽ được đề nghị kiểm tra mô gan, kỹ thuật chẩn đoán này giúp cho bác sĩ biết rõ nguyên nhân khiến gan bị tổn thương và tổn thương ở mức độ nào. Đối với bệnh nhân suy gan cấp, thường có nguy cơ chảy máu khi sinh thiết nên có thể cần phải thực hiện sinh thiết gan xuyên qua da của người bệnh. 2. Biến chứng của bệnh suy gan cấp tính Tình trạng quá tải dịch tạo ra áp lực lớn trong não của người bệnh 2.2 Biến chứng chảy máu và rối loạn chảy máu. Khi gan bị suy sẽ không thể tạo ra đủ các yếu tố giúp cho quá trình đông máu diễn ra thuận lợi, chính vì thế sẽ khiến chảy máu, rối loạn chảy máu, đặc biệt là chảy máu trong đường tiêu hóa.2.3 Biến chứng nhiễm trùng. Những bệnh nhân điều trị suy gan cấp nặng không kịp thời sẽ có nhiều khả năng bị nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng máu và nhiễm trùng nước tiểu.2.4 Biến chứng suy thận. Biến chứng suy thận thường xảy ra sau khi người bệnh bị suy gan, đặc biệt là nếu bệnh nhân đã từng dùng thuốc acetaminophen quá liều sẽ làm phá hủy gan và thận nghiêm trọng. Quá trình điều trị suy gan cấp nặng được thực hiện trong phòng chăm sóc đặc biệt. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng tổn thương gan ở người bệnh để đưa ra phác đồ điều trị, trong nhiều trường hợp, việc điều trị có thể liên quan đến việc kiểm soát các biến chứng và cần chờ thời gian để gan người bệnh phục hồi. Điều trị suy gan cấp bao gồm:3.1 Điều trị bằng thuốc chống ngộ độc. Những bệnh nhân điều trị suy gan cấp bằng thuốc chống ngộ độc sẽ được chỉ định dùng acetaminophen quá liều được điều trị với một loại thuốc gọi là thuốc chống ngộ độc. Thuốc này cũng có thể giúp điều trị các nguyên nhân khác gây suy gan cấp.3.2 Điều trị bằng kỹ thuật ghép gan. Trường hợp bệnh nhân điều trị suy gan cấp nặng và không thể phục hồi thì phương pháp điều trị duy nhất chính là ghép gan. Bác sĩ phẫu thuật sẽ lấy đi phần mô gan bị tổn thương của người bệnh và thay thế bằng một gan khỏe mạnh từ người hiến tặng.Ngoài ra, khi điều trị suy gan cấp, bác sĩ sẽ kiểm soát và theo dõi chặt các dấu hiệu cũng như triệu chứng ở bệnh nhân để ngăn ngừa biến chứng do suy gan cấp gây ra bằng cách giảm áp lực nội sọ do quá tải dịch trong não, tầm soát nhiễm trùng và ngăn ngừa chảy máu trầm trọng. Phòng bệnh suy gan cấp hiệu quả
question_355
Ong đốt - Chuyện dở khóc dở cười của cô gái sau nguy kịch
doc_355
Vào mùa hè số người bị ong đốt tăng lên nhiều, do đây là mùa có nhiều loại hoa quả như dứa, nhãn, vải,… thu hút ong làm tổ, lấy mật. Thông thường, ong đốt không gây nguy hiểm, nhưng nếu vết đốt nhiều, bị đốt ở các vị trí như đầu, mặt, cổ và bị dị ứng với nọc ong,… có thể nguy hiểm đến tính mạng. Trường hợp dở khóc, dở cười của chị N. T. H. , 29 tuổi làm nhân viên văn phòng tại Hà Nội khiến nhiều người vừa buồn cười, vừa thương chỉ vì chùm nhãn. May thay đã được xử trí kịp thời và không ảnh hưởng đến tính mạng. Theo lời kể của bệnh nhân H. , trước ngày vào viện chị có cùng đồng nghiệp thu hoạch nhãn tại cơ quan. Trong lúc bẻ nhãn do không để ý có tổ ong, nên đã bị đàn ong bay ra đốt tại nhiều vị trí trên cơ thể như: tay, đùi, chân,… Trong quá trình thăm khám, PGS. Chị H. , cho biết đó là ong vàng và chưa xử trí gì vào viện khám luôn. Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân H. , được chẩn đoán “Dị ứng, nhiễm độc do ong đốt” và được chỉ định nhập viện điều trị độc ong. Kết quả sau 1 ngày truyền tĩnh mạch corticoid, uống thuốc kháng histamin, kết hợp với thuốc bôi, tình trạng sưng đau của bệnh nhân đã giảm đáng kể và được xuất viện. Chuyên gia chỉ cách xử trí khi bị ong đốt Theo PGS Đoàn, nếu bị ong đốt dưới 50 nốt thì chưa nguy hiểm đến tính mạng, nhưng đốt trên 50 nốt thì có thể dẫn đến sốc và tử vong tùy từng loại ong. Hoặc bị đốt ở các vị trí như đầu, mặt, cổ, cơ địa bị dị ứng với nọc ong sẽ bị sốc hoặc bị nhiễm độc nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, PGS Đoàn chia sẻ thêm trong nọc độc của ong có chứa nhiều chất như: Melittin gây đau, men phospholipase A2 là tan hồng cầu, chất Apamine gây độc với thần kinh,… tùy từng loại ong sẽ có độc tố khác nhau. Nọc độc của ong vò vẽ, ong đất, ong bầu mạnh hơn ong vàng, ong muỗi. Khi bị đốt, người dân cần xử trí kịp thời để giảm đau buốt và tránh tai biến do nọc độc. Các bước xử trí khi bị ong đốt Trước tiên cần xua đuổi đàn ong để tránh bị chúng đốt nhiều hơn và tấn công người cấp cứu. Dùng giẻ tẩm dầu, quấn vào đầu gậy đốt, hoặc dùng bùi nhùi rơm rạ, đốt để dùng khói xua đàn ong ra khỏi nạn nhân. Nếu có điều kiện, có thể dùng bình xịt thuốc diệt côn trùng để xua đuổi đàn ong. Đặc biệt, không nên bóp nặn vết đốt vì dễ làm tổn thương nặng thêm. Sau đó, nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong. Tiếp đến, nếu bị ong thợ đốt để lại ngòi chích thì cần lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp. Người dân có thể rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm. Để giảm sưng đau, PGS Đoàn khuyên người bệnh nên uống nhiều nước để loại thải độc tố và chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau, giảm sưng. Qua những thành công đó càng thêm minh chứng cho trình độ chuyên môn chuyên môn sâu, giàu kinh nghiệm, tận tâm, sự phối hợp ăn ý của ê-kíp trực luôn vì sức khỏe, vì tính mạng người bệnh.
doc_1490;;;;;doc_36715;;;;;doc_60091;;;;;doc_50551;;;;;doc_47985
Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, bị ong đốt là một trong những tai nạn thường gặp. Vì thế, nhiều người thường chủ quan với tai nạn này. Nhưng thực tế nọc độc của ong rất nguy hiểm. Ở mức độ nặng, nếu không được sơ cứu đúng cách, người bệnh có thể bị đe dọa đến tính mạng. Đây là một loại tai nạn cần được cấp cứu càng nhanh càng tốt. Rất nhiều trường hợp không được xử trí đúng cách dẫn tới tình trạng nhiễm độc nặng và mất rất nhiều thời gian điều trị. Nọc độc của loài ong khi được tích tụ quá nhiều trong cơ thể sẽ dẫn tới nguy cơ suy đa tạng và gây nguy hiểm đến tính mạng nạn nhân. Những trường hợp bị đốt nhiều, khoảng 5 đến 10 nốt trở lên, cơ thể sẽ bị mệt mỏi, rất khó chịu và bị sưng đau. Các nạn nhân bị đốt ở đầu, cổ, vai, mặt thì nên đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, những trường hợp bị đốt 1, 2 nốt cũng không nên chủ quan vì nếu đó là loại ong độc thì tình trạng sức khỏe của người bệnh cũng rất đáng lo ngại. Nọc độc của một số loài ong có thể gây ra tình trạng tan máu, vỡ hồng cầu, rối loạn đông máu, tổn thương cơ,… Một số trường hợp nặng sẽ bị suy tim hay suy thận. Theo thống kê, một số loài ong châu Phi rất nguy hiểm, đã từng tấn công tập thể và khiến nhiều người tử vong. Ở nước ta, một số loài ong có khả năng đốt người cao là ong vò vẽ, ong bắp cày, ong vàng, ong mật,... Nếu xác định được chính xác tên loài ong và sơ cứu đúng cách, điều trị kịp thời khi bị đốt thì nạn nhân sẽ tránh được nguy hiểm. Mỗi chúng ta cần phải có một cách nhìn nhận đúng về tai nạn bị các loài ong đốt. Khi gặp nạn, không nên chỉ nghĩ cách làm cho đỡ đau, đỡ sưng, bôi gì,… mà cần phải theo dõi sát sao để hạn chế nguy cơ nhiễm độc cho nạn nhân. Dưới đây là cách xử trí khi bị ong đốt: - Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có ong một cách nhanh nhất có thể. - Nhanh chóng lấy vòi chích của ong ra khỏi cơ thể người bị nạn. Bạn có thể khều nhẹ hoặc dùng nhíp kẹp. Tuy nhiên, cần tránh việc nặn ép bằng tay vì hành động này có thể khiến nọc độc ngày càng lan rộng. - Tiếp đó, bạn nên giúp người bệnh rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng, nước ấm. Sau đó, bôi dung dịch sát trùng cồn 70 độ lên vết đốt. - Có thể chườm lạnh lên vết đốt. Đây là cách giúp bệnh nhân giảm đau và giảm sưng hiệu quả. - Bên cạnh đó, người bệnh phải uống thật nhiều nước. Khi uống nhiều nước, nọc độc của ong sẽ được bài tiết qua nước tiểu, từ đó, giúp nạn nhân giảm nguy cơ suy đa tạng. - Sau khi tiến hành những bước sơ cứu trên, nạn nhân cần được chăm sóc và theo dõi sát sao... Xác định loài ong đã đốt nạn nhân để ước tính khả năng gây độc. Một số loài ong như ong rừng, ong vò vẽ hay ong bắp cày,… thường có nọc độc mạnh, rất nguy hiểm. Trường hợp người bị đốt có các triệu chứng đau nhiều, mệt mỏi, thậm chỉ khó thở, phù mặt, đi tiểu có máu,… cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi khám. Để hạn chế những rủi ro do bị các loài ong đốt, chúng ta nên có những biện pháp phòng tránh như sau: - Tránh xa những khu vực có nhiều ong để hạn chế tối đa khả năng tiếp xúc với ong, đặc biệt cha mẹ nên căn dặn con em mình không được chọc phá tổ ong. - Trong trường hợp, ong bay đến gần thì không nên chạy mà hãy đứng hoặc ngồi im, tuyệt đối không cử động. - Nếu bạn muốn xua đàn ong, thì không nên dùng gậy hay que chọc vào tổ ong. Tốt nhất nên dùng khói hoặc lửa. - Lưu ý không để cây cối mọc um tùm hay để hoang nhà cửa. Đây là những môi trường thuận lợi để ong đến làm tổ. Nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa và phát quang bụi rậm quanh nhà. - Đối với những trường hợp, nuôi ong lấy mật, thường xuyên phải tiếp xúc với ong cần mặc áo quần phòng hộ, không để lộ da để hạn chế tối đa nguy cơ bị ong đốt. - Nếu có những chuyến dã ngoại vào rừng, bạn không nên mặc quần áo nhiều màu sắc, quá nổi bật, không dùng nước hoa, mỹ phẩm, không nên đi chân đất, không mặc những bộ đồ quá rộng. Nên đi găng tay, đội mũ và mặc những trang phục kín, dày dặn. Đội ngũ bác sĩ bệnh viện không những có chuyên môn cao mà còn luôn tận tâm với người bệnh. Phương châm của chúng tôi là coi người bệnh như người thân và hết lòng chăm sóc. Tất cả vì lợi ích, sức khỏe người bệnh.;;;;;1. Tổng quan về tai nạn ong đốt Những điều kiện như vào mùa hè khi mọi người thường có những chuyến đi dã ngoại hay dịp gần Tết khi nhiều gia đình dọn dẹp nhà cửa, phát quang bụi rậm, tỉa cành... đã tạo thuận lợi khiến chúng ta dễ bị ong đốt hơn. Do đó có thể thấy ong đốt không phải là một tai nạn hiếm gặp nhưng do sợ hãi và hoảng loạng nên đa phần không biết cách xử lý và dẫn đến nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe.Bị ong đốt uống thuốc gì hay bôi thuốc gì để vết đốt bớt sưng đau là thắc mắc của nhiều người dân. Tuy nhiên do quá quan tâm đến vấn đề này nên nhiều trường hợp bị ong đốt mức độ nặng đã dẫn đến các biến chứng cấp tính nguy hiểm như sốc phản vệ, nhiễm trùng và thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.Theo các chuyên gia, tùy vào loài ong và số lượng vết đốt mà nạn nhân sẽ có những tổn thương từ nhẹ đến nặng. Trong tự nhiên tồn tại rất nhiều loài ong khác nhau với từng loại nọc độc khác nhau.Vị trí bị ong đốt thường có những biểu hiện như sưng nhẹ, da đỏ và thường có cảm giác ngứa ngáy dữ dội. Sau đó, các triệu chứng của bệnh nhân nặng dần như sưng, phù kèm theo đau nhức dữ dội. Vết ong đốt có thể hết sau vài ngày đến vài tuần và đa số trường hợp ong đốt trong cuộc sống đều ở mức độ nhẹ do số lượng vết đốt ít và loài ong có độc tính thấp.Những trường hợp bị ong đốt ở nhiều vị trí, đặc biệt là vùng đầu, mặt, cổ hoặc bị loài ong có độc tính cao đốt rất dễ diễn tiến đến các biến chứng nặng nề như phù mặt, nổi ban đỏ, ngứa toàn thân, khó thở, suy hô hấp, tụt huyết áp, hôn mê, sốc phản vệ... Ngoài ra, một số nạn nhân còn bị tổn thương thận cấp kèm theo nước tiểu có màu đỏ hoặc nâu. Đặc biệt các trường hợp nặng do ong đốt tập trung chủ yếu ở trẻ em và người già do sức đề kháng và khả năng chịu đựng kém, hoặc những người có cơ địa dị ứng trước đó. 3. Những nạn nhân ong đốt cần vào viện lập tức Câu hỏi bị ong đốt nên uống thuốc gì đã được giải đáp. Tuy nhiên nếu rơi vào những tình huống sau đây thì nạn nhân cần được đưa vào bệnh viện nhanh nhất có thể:Ong đốt nhiều vị trí;Xác định vết đốt do ong bắp cày, ong vò vẽ... vì nọc của chúng rất mạnh và dễ gây ra các biến chứng toàn thân;Nạn nhân khó thở, đau hiều, phù mặt, tiêu chảy, buồn nôn và chuột rút.Cơ thể mỗi nạn nhân sẽ có những cách phản ứng khác nhau khi bị ong đốt. Theo các chuyên gia, tổn thương do ong đốt thường được phân chia thành các mức độ như sau:Độ 1: Phản ứng dị ứng tại chỗ như sưng, đỏ, ngứa, đau nhẹ... và hầu hết sẽ biến mất sau vài giờ mà không cần điều trị đặc biệt;Độ 2: Dị ứng nặng hơn với dấu hiệu phù mạch và nổi mày đay toàn thân;Độ 3: Co thắt phế quản;Độ 4: Sốc phản vệ gây tụt huyết áp hoặc làm tổn thương đa cơ quan.Với trẻ em, phản ứng dị ứng độ 1 và 2 thường không có chỉ định điều trị giải độc ong đặc hiệu. Với người trưởng thành, chỉ cần ong đốt từ độ 2 trở lên sẽ có chỉ định giải nọc độc. Những nạn nhân bị ong đốt và có các triệu chứng dị ứng ở mức độ 3-,4 cần được cấp cứu y tế ngay lập tức bằng tiêm Adrenalin. Nếu triệu chứng không cải thiện có thể tiêm nhắc lại sau mỗi 3-5 phút.Với trường hợp có triệu chứng sốc phản vệ sau khi bị ong đốt, nạn nhân cần được xử trí tương tự sốc phản vệ do các nguyên nhân khác. Lưu ý, sốc phản vệ do ong đốt đa phần chỉ xảy ra ở nạn nhân có cơ địa quá nhạy cảm với nọc ong.;;;;;Ong là một loại động vật có tính bầy đàn, sống tổ chức cao và thường tấn công người khi chúng thấy có nguy cơ bị đe dọa. Trong ngòi của ong có chứa nọc độc có thể gây nguy hiểm cho người bị ong đốt. Tùy theo từng trường hợp, mức độ nặng nhẹ các phản ứng khi bị ong đốt để cân nhắc việc có hay không sử dụng thuốc giải độc ong đốt. 1. Triệu chứng lâm sàng khi bị ong đốt Ong là một loại động vật mang độc tính gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Các chất độc tố của ong gây độc thần kinh, làm tiêu cơ vân, có khả năng gây hoại tử tế bào, đồng thời tạo các phản ứng viêm, phản ứng dị ứng mạnh.Các chất độc tố của ong được chứa trong bụng và giải phóng qua ngòi vào mô khi cơ thể tiếp xúc với ngòi ong. Sau khi đốt, ngòi ong sẽ bị đứt giữ lại trong mô của người và gây các biểu hiện triệu chứng lâm sàng.Khi bị ong đốt, triệu chứng trên mỗi người sẽ biểu hiện khác nhau, mức độ nặng nhẹ phụ thuộc vào loại ong, số vết đốt, cơ địa đáp ứng cũng như thể trạng của người bệnh. Và trên cùng một bệnh nhân, phản ứng xảy ra giữa những lần đốt khác nhau cũng sẽ khác nhau.Phản ứng nhẹ khi bị ong đốt:Phản ứng viêm nhẹ tại chỗ bị đốt, có dấu hiệu sưng nóng đỏ đau. Chườm lạnh có thể giúp đỡ đau hơn.Ở trường hợp nhẹ, đa số các triệu chứng sẽ tự giảm rồi biến mất sau vài giờ mà không cần dùng thuốc điều trị.Phản ứng mức độ trung bình:Vết đốt bị sưng tấy, đỏ nhiều lan ra cả vị trí xung quanh.Đau nhiều, phù mạch xuất hiện nhanh.Huyết áp vẫn ổn định, có thể loạn nhịp.Triệu chứng thường tăng dần trong một đến hai ngày đầu sau khi bị đốt và có thể kéo dài vài ngày (thường mất khoảng 5-10 ngày tuỳ cơ địa từng người).Sốc phản vệ là một trong những triệu chứng nặng khi bị ong đốt, thường gặp ở bệnh nhân có cơ địa bị dị ứng với ong hay các độc tố của ong. Sốc phản vệ nếu không được cấp cứu xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bị ong đốt. Triệu chứng của sốc phản vệ ở người bị ong đốt bao gồm:Phản ứng trên da thường gặp như ngứa, đỏ kèm phát ban, có thể bị tái nhợt.Khó thở, mạch nhanh, huyết áp tụt, chóng mặt.Buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.Ngất xỉu, mất ý thức hoặc lú lẫn.Theo nghiên cứu thực tế và các số liệu thống kê lâm sàng cho thấy với những bệnh nhân bị đốt lần đầu tiên có phản ứng nghiêm trọng thì nguy cơ bị sốc phản vệ ở lần đốt sau lên đến khoảng 25-65%.Khi bị nhiều ong đốt cùng một lúc, lượng nọc độc đưa vào cơ thể quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc nọc ong gây các phản ứng nghiêm trọng xảy ra ngay tức thì:Đau đầu chóng mặt, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.Sốt, cảm giác quay cuồng, co giật, thậm chí ngất xỉu.Bị ong đốt quá nhiều trong cùng một lần có thể bị suy thận cấp. Một vài nghiên cứu cho thấy với 50 vết đốt có thể gây suy hô hấp hay tán huyết nội mạch. Từ 100 vết đốt trở lên, bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao.Ở trẻ em hay người cao tuổi, triệu chứng tiến triển nhanh, có thể gây khó thở, suy hô hấp hay những vấn đề nặng liên quan đến tim mạch, cần được cấp cứu kịp thời để không nguy hiểm đến tính mạng. 2. Thuốc giải độc khi bị ong đốt và những lưu ý khi sử dụng Ngộ độc nọc ong làm tổn thương các cơ quan nội tạng, nếu không được giải độc kịp thời có thể gây suy đa nội tạng.Cách xử trí ong đốt:Việc đầu tiên cần làm khi bị ong đốt là hãy nhanh chóng di chuyển ra khỏi khu vực không có ong để tránh bị đốt tiếp.Loại bỏ ngòi ong chứa nọc độc. Ngay sau khi bị đốt, ngòi ong sẽ bị đứt và lưu lại trong mô da. Dùng móng tay hoặc nhíp hay những dụng cụ khác để rút nhẹ ngòi ong ra ngoài, điều này thực hiện sớm sẽ giúp giảm bớt triệu chứng. Lưu ý không bóp nặn khi rút ngòi vì sẽ làm cho lượng độc tố được tiết vào mô nhiều hơn.Rửa sạch vùng bị đốt bằng xà phòng, sát khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn y tế nếu có.Chườm lạnh tại vết đốt khoảng 20 phút giúp giảm đau, giảm sưng, đồng thời nâng vị trí đốt (nếu bị đốt ở tay chân) cao hơn tim.Nếu bệnh nhân thấy ngứa tại vết đốt thì có thể bôi thuốc kháng histamin lên vết đốt.Nói về thuốc giải độc khi bị ong đốt, có một vài nghiên cứu về nọc độc của ong đã chỉ ra rằng trong nọc ong có chứa nhiều chất độc thần kinh:Độc tố Melittin: chất gây tan máu, gây phản ứng đau khi bị ong đốt, đồng thời phá hủy màng tế bào dẫn đến nguy cơ hoại tử tế bào.Men phospholipase A2 có khả năng làm tan tế bào hồng cầu.Các chất peptide trong độc tố của ong khiến các hạt của bạch cầu hạt ưa kiềm bị thoái hóa, kích thích giải phóng histamin gây phản ứng dị ứng.Men hyaluronidase có ở nọc ong làm phân hủy các phân tử acid hyaluronic trong mô liên kết tạo điều kiện thuận lợi cho độc tố lan nhanh hơn.Apamine là một hoạt chất có tác dụng gây độc mạnh với hệ thần kinh, tác động mạnh trên tủy sống, tăng kích thích gây co thắt cơ.Ngoài ra trong nọc ong còn chứa các chất gây phản ứng viêm, gây đau khác như catecholamin, kinin, serotonin...Hiện tại chưa có thuốc đặc trị giải độc ong đốt, chủ yếu điều trị triệu chứng:Thuốc kháng histamin đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.Epinephrine dùng dạng hít, tiêm bắp trong điều trị phù thanh quản.Thuốc đồng vận beta 2.Ngoài các thuốc trên, có một số mẹo đơn giản có thể dùng để làm giảm độc tố của nọc độc ong như bôi vào vết đốt bằng kem đánh răng, mật ong, tỏi nghiền, baking soda... Tuy nhiên, những mẹo này chỉ phù hợp với người bị ong đốt có phản ứng nhẹ.Lưu ý khi dùng thuốc để làm giảm bớt độc tính của nọc độc ong:Dùng thuốc theo triệu chứng, không nên dùng bừa bãi, không những không hiệu quả mà còn khiến tình trạng nhiễm độc nặng hơn.Dùng các thuốc dân gian hay các mẹo vặt chỉ có khả năng làm ổn định triệu chứng tạm thời, không có tác dụng xử lý nọc độc. Bởi vậy, nếu bệnh nhân bị ong đốt có phản ứng nhẹ, có thể theo dõi tại nhà.Bị ong đốt là một tai nạn xảy ra thường xuyên trong đời sống hàng ngày. Nhẹ có thể tự khỏi, nặng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, có nguy cơ tử vong nếu tiến triển diễn biến xấu. Do đó không nên coi thường khi bị ong đốt, hãy liên hệ các bác sĩ hay chuyên viên y tế để được tư vấn hỗ trợ kịp thời.;;;;;Không ai trong chúng ta có thể lường trước được bị ong đốt lúc nào, trừ khi cố tình chọc giận chúng. Tuy nhiên, dù là lý do nào, nếu đã bị ong đốt thì bạn cần phải nắm được cách sơ cứu nhanh chóng, tránh những biến chứng nghiêm trọng về sau. Nhiều thắc mắc được hỏi như bị ong đốt có nguy hiểm không. Ong là loài côn trùng có tập tính sống theo bầy đàn. Chúng thường sẽ có phản xạ gay gắt, thậm chí là tấn công con người mỗi khi bị kích động hoặc cảm thấy chúng đang bị đe dọa. Ong đốt không phải là trường hợp hiếm, nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nhưng tùy theo từng loài mà nọc ong sẽ gây ra những phản ứng có mức nguy hiểm khác nhau trên cơ thể con người. Hệ thống sinh thái tự nhiên nước ta ghi nhận có đa dạng các loài ong khác nhau như: ong vò vẽ, ong bắp cày, ong rừng, ong bầu,... Mỗi loài sẽ có một mức sát thương khác nhau khi nọc của chúng tiếp xúc với cơ thể người. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nọc ong thường chứa một hợp chất có tính acid, hiếm gây ra tình trạng nghiêm trọng. Khi vết chích không nhiều và nằm trong vùng an toàn thì chỉ sau vài ngày bôi thuốc chúng sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp đặc biệt xảy ra khi cơ thể bạn bị chích quá nhiều ở phần đầu hoặc ở cùng một vị trí. Những trường hợp bị kích ứng mạnh, dị ứng với ong thì tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn. Biểu hiệu cụ thể đó là cơ thể tím tái, khó thở gây ra trụy tim. Nếu không biết bị ong đốt bôi gì hay không có biện pháp ứng cứu kịp thời sẽ để lại nhiều di chứng cũng như kết quả không mong muốn. Biểu hiện đầu tiên ngay sau khi bị ong chích là vùng da tại vết đốt sẽ sưng mọng, mẩn đỏ, cộng thêm cảm giác đau nhức, ngứa ở quanh khu vực đó. Trong trường hợp nạn nhân bị dị ứng với ong cơ thể sẽ xuất hiện thêm nhiều phản ứng nặng hơn như sưng niêm mạc họng, ngứa dữ dội, chóng mặt, mạch đập nhanh, sốc phản vệ, ói mửa. Thậm chí bị suy hô hấp, tụt huyết áp, mất dần đi ý thức và một số biểu hiện nguy hiểm khác. Từ việc phân chia biểu hiện dị ứng mà người ta thường chia các tổn thương do ong đốt thành các mức độ cụ thể như sau: Mức độ 1: Sưng đỏ, nhức,. . tại vết ong đốt và sẽ mất sau vài giờ. Mức độ 2: Sưng phù, ngứa toàn thân,. . Mức độ 3: Khó thở. Mức độ 4: Sốc phản vệ, chóng mặt, mất ý thức. Thực tế, bất kể là trẻ nhỏ hay người lớn, với những người bị mức dị ứng cao có thể bị nguy hiểm tới tính mạng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các mẹo nhỏ như bôi kem đánh răng, giấm táo hay vôi tôi sẽ giúp giảm sưng và đau nhức. Trong các nguyên liệu đó thường có tính kiềm làm vô hiệu hóa acid có trong phần nọc độc của ong. Tăng cường uống nước để có thải được một phần độc tố. Cuối cùng đừng nên gãi hay chạm nhiều vào vết thương, bạn sẽ chỉ thêm cảm giác ngứa, góp phần làm tổn thương các vết chích. Để tránh những điều đáng tiếc xảy ra, bản thân mỗi người cần phải trang bị cho mình một số kiến thức nhất định để ứng cứu khi chẳng may mình hoặc người trong gia đình mình bị ong đốt. Các bước sơ cứu đơn giản tại nhà như sau: Lấy ngòi kim Đầu tiên bạn cần di chuyển ra khỏi vùng có ong càng xa càng tốt để tránh rơi vào tầm ngắm của chúng lần thứ 2. Tiếp theo hãy quan sát kỹ tại vị trí ong đốt. Nhận thấy vòi chích nổi lên bề mặt da hãy dùng móng tay hoặc tìm một dụng cụ hữu ích như nhíp để gắp nhẹ đầu kim ra ngoài. Tuyệt đối không cố dùng lực để nắn, bóp lấy vòi chích. Vì điều đó sẽ làm lây lan độc tố sang khu vực xung quanh của phần da bị đốt. Bước này nên được thực hiện một cách nhanh chóng tránh chất độc gây sưng và nhức trong một thời gian dài. Sát trùng Sau đó, bạn cần vệ sinh lại vết thương bằng xà phòng, nước sạch hay các dung dịch sát trùng nhằm phòng ngừa trường hợp bị nhiễm khuẩn. Bởi ong cũng là một loài côn trùng bay lang thang, bám đậu ở nhiều nơi. Rất có khả năng nhiều vi khuẩn nhiễm bệnh sẽ cư trú, bám vào thân ong. Giảm sưng nhức Để giảm sưng nhức bạn nên chườm đá, khăn lạnh khoảng 20 phút. Chúng cũng góp phần giảm viêm và giúp bạn cảm thấy bớt đau hơn. Tuy nhiên, cũng không nên đặt trực tiếp đá vào vết thương mà bạn nên cho chúng vào túi chườm lạnh để tản đều nhiệt. Nếu vẫn còn đau, có thể tiếp tục chườm. Lặp đi lặp lại điều này nhiều lần bạn sẽ cảm thấy khá hơn. Kết hợp nâng tay, chân những vùng bị đốt lên cao hơn so với vùng tim cũng sẽ giúp vết chích bớt sưng. Nếu bạn cảm thấy ngứa, cần bôi thuốc. Nắm được bị ong đốt bôi gì, bạn sẽ đề phòng được những trường hợp xấu xảy đến. Cụ thể: Tránh xa khu vực có nhiều tổ ong. Không dùng các vật dụng có cán dài như chổi, gậy để chọc phá tổ ong. Khi đi vào nơi rậm rạp, nghi ngờ có tổ ong sinh sống hãy mang đồ bảo hộ hoặc chuẩn bị khói, lửa để xua đuổi ong. Phải giữ bình tĩnh nếu ong bay xung quanh bạn, không nên chạy vì điều này sẽ kích thích phản ứng của ong. Phát quang cây cối xung quanh khu vực bạn sinh sống để tránh việc ong đến làm tổ.;;;;;Điều trị khi bị ong đốt tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Trong hầu hết các trường hợp, ong đốt chỉ gây khó chịu và điều trị chủ yếu để giảm đau. Nhưng nếu bạn bị dị ứng với vết ong đốt hoặc bị ong đốt nhiều lần, bạn có thể bị phản ứng nghiêm trọng hơn và cần được điều trị khẩn cấp. 1. Triệu chứng khi bị ong đốt Ong đốt là một tai nạn thường trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt hay gặp nhất trong những tháng xuân hè là thời gian mà ong phát triển mạnh mẽ. Trong tự nhiên của nước ta có nhiều loại ong khác nhau, một số loại có khả năng cao đốt người là ong mật, ong bắp cày, ong vò vẽ, ong vàng. Triệu chứng tùy thuộc vào đáp ứng dị ứng của từng người, số lượng vết đốt và có phải do ong độc đốt hay không... Vết đốt của ong có thể tạo ra các phản ứng khác nhau, từ đau và khó chịu tạm thời đến phản ứng dị ứng nghiêm trọng.Phản ứng nhẹ: các trường hợp triệu chứng thường nhẹ như: đau rát, sưng đỏ nhẹ xung quanh khu vực vết đốt. Hầu hết các triệu chứng sưng và đau do ong đốt biến mất trong vòng vài giờ.Phản ứng vừa phải: một số người bị ong đốt có phản ứng mạnh hơn với các dấu hiệu và triệu chứng như: đỏ tấy, sưng ở vị trí vết đốt dần dần to lên trong một hoặc hai ngày tiếp theo. Phản ứng này thường thuyên giảm trong vòng 5 đến 10 ngày.Phản ứng dị ứng nghiêm trọng: phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ) khi bị ong đốt có khả năng đe dọa đến tính mạng và cần được điều trị khẩn cấp xảy ra với một tỷ lệ nhỏ. Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm: phản ứng da, bao gồm nổi mề đay, ngứa và đỏ da, khó thở, sưng cổ họng và lưỡi, mạch nhanh yếu, buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy, mất ý thức. 2. Cách làm giảm đau khi bị ong đốt Đối với vết ong đốt thông thường không gây ra phản ứng dị ứng, việc điều trị giảm đau do ong đốt tại nhà là đủ.Dưới đây là các bước bạn cần thực hiện sau khi bị ong đốt:Lấy bỏ ngòi (kim) ong ngay lập tức. Ngòi kim có nọc độc và sẽ giải phóng trong vài giây sau khi đốt. Loại bỏ ngòi bằng cách dùng móng tay hoặc một miếng gạc gỡ ngòi lên trên. Không bao giờ sử dụng nhíp hoặc dùng ngón tay nặn để loại bỏ ngòi ong, vì việc bóp nó có thể khiến nọc độc tiết ra nhiều hơn vào da.Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước. Chườm đá lên vết thương có thể giúp giảm đau nhẹ và giảm sưng, bọc đá trong một chiếc khăn sau đó lên vết thương trong 20 phút mỗi giờ một lần nếu cần. Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng phù lan sang các bộ phận khác trên cơ thể, chẳng hạn như mặt hoặc cổ, hãy đến phòng cấp cứu ngay lập tức, vì bạn có thể bị phản ứng dị ứng. Các dấu hiệu khác của phản ứng dị ứng bao gồm khó thở, buồn nôn, nổi mề đay hoặc chóng mặt.Không làm trầy xước hoặc cào gãi khu vực vết đốt. Điều này sẽ làm tình trạng ngứa và sưng trầm trọng hơn, đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.Dùng thuốc kháng histamine như diphenhydramine hoặc thuốc không gây buồn ngủ như loratadine sẽ giúp giảm ngứa và sưng.Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen hoặc Ibuprofen để giảm đau do ong đốt khi cần thiết.Thoa kem chứa hydrocortisone hoặc kem dưỡng da calamine lên vết đốt có thể giúp giảm mẩn đỏ, giảm đau, ngứa và sưng.Mặc dù hầu hết mọi người không gặp phải phản ứng nghiêm trọng khi bị ong đốt, nhưng nên theo dõi bất kỳ ai bị ong đốt phòng trường hợp phát triển các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của phản ứng dị ứng, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. 3. Phòng ngừa bị ong đốt Tai nạn ong đốt là thường gặp, tuy nhiên bạn không nên lơ là, bởi có thể xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng và dẫn đến sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài những hiểu biết về các biện pháp sơ cứu, cách làm giảm đau khi bị ong đốt và cấp cứu nạn nhân, bạn cũng nên có biện pháp phòng tránh, cụ thể:Không đến gần khu vực có nhiều ong sinh sống.Không được động vào tổ ong, đặc biệt cần chú ý dặn dò trẻ em.Không nên đi vào khu vực có nhiều cây cối vào buổi tối vì khó phát hiện ra tổ ong. Nếu vô tình đụng phải tổ ong ở ban đêm có thể khiến bạn khó thoát khỏi sự tấn công của bầy ong, đồng thời việc sơ cứu cũng khó khăn hơn.Mặc kín đồ bảo hộ khi lấy tổ ong, không được để lộ phần da ra ngoài khi lấy tổ ong.Nếu nhận thấy đàn ong có thể gây nguy hiểm và muốn đuổi chúng đi, nên sử dụng khói hoặc lửa thay vì chọc vào tổ ong.Chọn trang phục che chắn kỹ tay chân, đội mũ có màng che mặt, đi giày kín để tránh bị ong tấn công.Vết đốt của ong có thể gây đau tuy nhiên sự khó chịu này thường chỉ là tạm thời. Nếu bị ong đốt, hãy cố gắng giữ bình tĩnh và nhanh chóng loại bỏ ngòi kim, làm sạch vết thương bằng xà phòng, và chườm lạnh để giảm sưng. Bạn có thể uống thuốc giảm đau không kê đơn để làm dịu cơn đau do ong đốt.
question_356
Công dụng thuốc Izipas
doc_356
Thuốc Izipas là thuốc điều trị viêm phế quản, hen phế quản dạng uống thường được sử dụng. Người dùng cần nắm rõ công dụng của thuốc Izipas, tham khảo ý kiến bác sĩ để nắm rõ liều lượng và những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc. Thuốc Izipas được bào chế dưới dạng dung dịch uống, đóng gói hộp 30 gói x 5 ml. Thành phần chính trong mỗi gói thuốc 5ml là:Terbutalin sulfat 1,5mg. Guaifenesin 66,5mg. Terbutaline sulfate là chất kích thích thụ thể bêta-2, đây là những thụ thể chính tại đường hô hấp. Chính vì vậy, thông qua sự kích thích có chọn lọc thụ thể bêta-2, Terbutaline sulfate làm giãn các nhánh phế quản.Bên cạnh đó, Terbutaline làm tăng sự vận động của hệ thống lông chuyển từ đó giúp sự vận chuyển các chất tiết nhầy dễ dàng hơn trong bệnh phổi tắc nghẽn cũng như giúp giảm các triệu chứng nghẹt mũi khi bị viêm hô hấp trên. Đối với dạng tiêm dưới da, tác động giãn phế quản của Terbutaline xảy ra trong vòng 5 phút và đạt hiệu quả tối sau khoảng 30 phút.Guaifenesin có tác dụng kích thích niêm mạc, sau đó kích thích tăng tiết dịch ở đường hô hấp, từ đó làm tăng thể tích và giảm độ nhớt của dịch tiết ở khí quản và phế quản giúp long đờm và tăng hiệu quả của phản xạ ho để tống đờm ra ngoài dễ dàng hơn. Guaifenesin không có tác dụng chống ho, thuốc được chỉ định để điều trị triệu chứng ho có đờm quánh đặc khó khạc trong trường hợp viêm hô hấp trên, cảm lạnh. Thuốc thường được kết hợp với các thuốc giãn phế quản như Terbutaline hoặc thuốc kháng histamin, chống sung huyết mũi, chống ho opiate để mở rộng hiệu quả điều trị. 2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Izipas Thuốc Izipas được chỉ trong các trường hợp:Long đờm, giảm ho trong các bệnh lý đường hô hấp. Viêm phế quản. Hen phế quản. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Nhiễm trùng cấp đường hô hấp trên. Thuốc Izipas không được sử dụng cho những bệnh nhân có các bệnh lý sau:Tiền sử dị ứng với Terbutalin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc. Phụ nữ có thai và cho con bú, trừ trường hợp được chỉ định để điều trị dọa sinh non.Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc Izipas, người bệnh cần báo cho bác tiền sử bệnh lý hoặc dị ứng của mình để được cân nhắc sử dụng thuốc. 3. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Izipas Thuốc Izipas được sử dụng bằng đường uống. Bệnh nhân nên uống toàn bộ toàn bộ gói thuốc 1 lần sau khi mở theo liều được kê đơn. Thuốc có thể được bất kỳ giờ nào và không liên quan đến bữa ăn.Liều dùng:Người lớn và trẻ em từ 15 tuổi trở lên: uống 10 - 15 ml/lần, ngày 2 – 3 lần. Trẻ em từ 7 - 15 tuổi: 5 - 10 ml/lần, ngày 2 -3 lần. Trẻ em từ 3 – 6 tuổi: 2,5 - 5 ml/lần, ngày 2 -3 lần. Trẻ em dưới 3 tuổi: 2,5 ml/lần, ngày 2 -3 lần. 4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Izipas Tác dụng phụ của thuốc Izipas. Khi dùng thuốc Izipas người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như:Đau đầu, run tay, đánh trống ngực, co cứng cơ.Nổi mày đay, ban da.Riêng ở trẻ em có thể xuất hiện rối loạn hành vi hoặc rối loạn giấc ngủ.Khi xuất hiện các triệu chứng trên trong quá trình sử dụng thuốc Izipas, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn xử trí.Thận trọng khi sử dụng thuốc Izipas cho các đối tượng hợp sau:Thận trọng khi sử dụng thuốc Izipas cho các trường hợp cường giáp chưa được kiểm soát hoặc khi tăng nhạy cảm với các amin cường giao cảm.Theo dõi thường xuyên chỉ số đường máu ở những bệnh nhân hen có kèm bệnh tiểu đường khi bắt đầu điều trị với Izipas do nguy cơ tăng đường máu khi sử dụng các chất chủ vận bêta-2.Mặc dù các chất chủ vận bêta-2 có thể được sử dụng thành công trong điều trị thiếu máu cục bộ nặng gây suy tim cấp cứu nên cần phải cân nhắc, vì khả năng gây loạn nhịp cho bệnh nhân mắc bệnh phổi có kèm thiếu máu cơ tim cục bộ.Không sử dụng Izipas hoặc các thuốc khác chứa chất chủ vận beta-2 cho bệnh nhân mắc bệnh cơ tim phì đại vì tác động kích thích co bóp cơ tim.Sử dụng thuốc Izipas có nguy cơ hạ kali huyết do chất chủ vận bêta-2, vì vậy cần theo dõi nồng độ kali máu trong quá trình điều trị.Thuốc Izipas có thể gây nhuận tràng nhẹ, vì trong thành phần của thuốc có chứa sorbitol, vì vậy không sử dụng thuốc cho bệnh nhân không hấp thu đường fructose.Thuốc Izipas không ảnh hưởng đến việc thực hiện những hoạt động cần sự tập trung như lái xe hoặc vận hành máy móc. Phụ nữ mang thai và cho con bú: không dùng thuốc Izipas ở những đối tượng này. 5. Tương tác của thuốc Izipas Thuốc Izipas có thể tương tác nếu dùng đồng thời với những thuốc sau:Các thuốc ức chế beta: làm giảm hiệu quả của thuốc, vì gây ra tác động đối kháng.Các dẫn xuất của xanthine, steroids, thuốc lợi tiểu: có thể làm nặng thêm tình trạng hạ kali máu.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Izipas, công dụng và cách sử dụng thuốc. Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và phải tuân thủ đúng chỉ định, liều dùng để đạt hiệu quả cũng như hạn chế tác dụng phụ của thuốc khi sử dụng.
doc_18153;;;;;doc_45553;;;;;doc_9928;;;;;doc_3358;;;;;doc_3651
Thuốc Zimilast được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, có thành phần chính là Cilastatin Natri và Imipenem. Thuốc Zimilast được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý nhiễm khuẩn. 1. Công dụng của thuốc Zimilast 1 lọ thuốc Zimilast có chứa bột pha tiêm và 1 ống nhựa chứa nước pha tiêm. Thành phần của thuốc là Cilastatin Natri và Imipenem.Chỉ định sử dụng thuốc Zimilast:Điều trị nhiễm trùng ổ bụng, phụ khoa, xương khớp, đường hô hấp dưới, tiết niệu - sinh dục, da và mô mềm;Điều trị nhiễm trùng huyết, viêm nội tâm mạc.Chống chỉ định sử dụng thuốc Zimilast:Người bị mẫn cảm, dị ứng với hoạt chất, thành phần của thuốc. 2. Cách dùng và liều dùng thuốc Zimilast Cách dùng: Đường tiêm. Nên pha chế và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Lưu ý dung dịch tiêm bắp không được dùng tiêm tĩnh mạch, dung dịch tiêm truyền không được dùng tiêm bắp.Liều dùng: Tính theo Imipenem trong hợp chất. Liều dùng cụ thể như sau:Nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm: Tiêm truyền tĩnh mạch ở người lớn với liều 1 - 2g/ngày (chia làm 3 - 4 lần);Nhiễm khuẩn do vi khuẩn giảm nhạy cảm:Người lớn: Dùng liều tới 50mg/kg/ngày (liều tối đa là 4g/ngày);Trẻ em trên 3 tháng tuổi: Dùng liều 60mg/kg/ngày (liều tối đa 2g/ngày), chia làm 4 lần. Trẻ em có cân nặng trên 40kg: Dùng liều tới 50mg/kg/ngày (liều tối đa là 4g/ngày);Phòng ngừa: Người lớn tiêm truyền IV với liều 1.000mg khi bắt đầu gây mê, 1.000mg vào 3 giờ sau đó;Bệnh nhân suy thận: Dùng liều không quá 2g/ngày. 3. Tác dụng phụ của thuốc Zimilast Khi sử dụng thuốc Zimilast, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:Buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, viêm ruột do kháng sinh;Rối loạn vị giác, rối loạn máu, test Coombs dương tính;Phản ứng dị ứng: Ngứa da, ngoại ban, mày đay, sốt, phản ứng phản vệ;Hoại tử biểu bì nhiễm độc, co giật, rung giật cơ, lú lẫn, rối loạn tâm thần;Tăng nhẹ enzyme gan và bilirubin, tăng ure huyết và creatinin huyết thanh;Nước tiểu đỏ ở trẻ em;Phản ứng tại chỗ: Đau và cứng, ban đỏ, viêm tĩnh mạch huyết khối ở vị trí tiêm.Khi gặp các tác dụng phụ của thuốc Zimilast, người bệnh nên thông báo ngay cho bác sĩ để được xử trí nhanh chóng, kịp thời. 4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Zimilast Một số lưu ý cần nhớ trước và trong khi dùng thuốc Zimilast:Thận trọng khi sử dụng thuốc Zimilast ở người bệnh bị dị ứng chéo 1 phần với các thuốc kháng sinh thuộc họ beta - lactam khác;Thận trọng khi dùng thuốc ở bệnh nhân có tiền sử rối loạn tiêu hóa;Nếu người bệnh có triệu chứng thần kinh trung ương, nên giảm liều hoặc ngưng dùng thuốc Zimilast;Thận trọng khi sử dụng thuốc Zimilast ở phụ nữ có thai, bà mẹ đang nuôi con bú và trẻ em dưới 3 tháng tuổi;Thuốc Zimilast tương tác với thuốc Ganciclovir nên cần lưu ý.Khi được chỉ định sử dụng thuốc Zimilast, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về các loại dược phẩm mình đang/mới sử dụng, các bệnh lý mình đã/đang mắc phải để được cân nhắc về nguy cơ tương tác thuốc. Đồng thời, bệnh nhân không được tự ý bắt đầu, ngưng, thay đổi liều dùng hoặc cách dùng bất kỳ loại thuốc nào mà chưa được bác sĩ cho phép. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh và hạn chế được nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm.;;;;;Zeprilnas là một loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh đường tiêu hóa. Thuốc có thành phần chính là Itoprid hydrochlorid 50mg và các tá dược vừa đủ. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng và tránh được các tác dụng phụ, người dùng cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn. Phân bố:Dựa vào những thí nghiệm trên động vật, cho ra các kết quả sau:Nồng độ tối đa đạt được ở hầu hết tất cả các mô sau 1 - 2 giờ sau liều uống đơn 5mg/kg 14C-itopride hydrochloride ở chuột cống. 2 giờ sau khi uống thuốc đạt nồng độ cao ở thận, ruột non, gan, tuyến thượng thận, dạ dày theo mức độ giảm dần và tỉ lệ thuốc đi vào hệ thống thần kinh trung ương như não và tủy sống rất nhỏ.Khi cho 14C-itopride hydrochloride liều 5mg/kg vào tá tràng chuột cống, nồng độ hoạt tính phóng xạ trong những lớp cơ dạ dày cao hơn khoảng 2 lần nồng độ trong máu.Sự bài tiết qua sữa: Khi dùng liều uống 5mg/kg 14C-itopride hydrochloride cho chuột cống, nồng độ hoạt tính phóng xạ trong sữa cao hơn 1,2 lần về Cmax, 2,6 lần cao hơn về AUC, và 2,1 lần cao hơn về T1/2 so với nồng độ trong huyết thanh.Chuyển hóa và thải trừ:Ở liều uống đơn 100mg itopride hydrochloride ở người lớn khỏe mạnh (6 nam giới) khi đói, tỷ lệ bài tiết qua nước tiểu trong vòng 24 giờ sau khi uống cao nhất là dạng N-oxide và sau đó là dạng thuốc không đổi, và những chất còn lại là không đáng kể.Trong những thí nghiệm sử dụng microsome biểu thị CYP hay flavin monooxygenase - FMO của người, cho thấy rằng FMO1 và FMO3 tham gia tạo chất chuyển hóa chính N-oxide. Tuy nhiên, không phát hiện thấy hoạt tính N-oxygenase của CYP1A2, -2A6, -2B6, -2C8, -2C9, 2C19, 2D6, 2E1, 3A4.Các vấn đề khác: Tỉ lệ liên kết protein huyết thanh của thuốc là 96% sau khi dùng liều đơn uống 100mg itopride hydrochloride ở người khỏe mạnh khi đói (6 nam giới). 2. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Zeprilnas 2.1.Chỉ định của thuốc ZeprilnasĐối tượng sử dụng thuốc Zeprilnas được chỉ định trong các trường hợp dưới đây:Chữa trị những triệu chứng ở dạ dày - ruột gây ra bởi viêm dạ dày mãn (ví dụ: cảm giác đầy chướng bụng, đau bụng trên, chán ăn, buồn nôn và nôn, ợ nóng).2.2. Chống chỉ định. Thuốc Zeprilnas không dùng trong những trường hợp dưới đây:Không sử dụng ở những bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc. Thuốc không nên dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú trừ khi thực sự cần thiết. 3. Liều lượng và cách dùng Thuốc Zeprilnas Liều uống thông thường được khuyến cáo cho người lớn là 150mg itopride hydrochlorid/ ngày tương đương với 3 viên Zeprilnas 50mg mỗi ngày, chia 3 lần, người bệnh cần uống thuốc trước bữa ăn.Tùy thuộc vào tuổi tác và bệnh trạng của từng bệnh nhân có thể giảm liều. Ở trẻ em chưa đủ thông tin an toàn, nên thận trọng khi sử dụng cho đối tượng này.Quên liều: Khi quên 1 liều thuốc, người bệnh hãy uống ngay khi nhớ ra càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu quá gần với thời gian uống liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều mới vào thời điểm đã quy định. 4. Tác dụng phụ của thuốc Zeprilnas Một số tác dụng không mong muốn có ý nghĩa lâm sàng khi người bệnh sử dụng thuốc Zeprilnas đó là:Sốc và phản ứng quá mẫn có thể xuất hiện, do đó cần phải theo dõi bệnh nhân chặt chẽ. Nếu bệnh nhân có những biểu hiện như tụt huyết áp, khó thở, phù thanh quản, tái nhợt, nổi mề đay và toát mồ hôi..., thì nên ngừng ngay thuốc và có những biện pháp điều trị thích hợp.Rối loạn chức năng gan và vàng da cùng với tăng chỉ số AST (GOT), ALT (GPT) và γ-GTP... có thể xuất hiện, khi đó cần theo dõi chặt chẽ bệnh nhân. Khi có những triệu chứng bất thường trên thì người bệnh nên ngừng ngay thuốc và có những biện pháp điều trị thích hợp.Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có bất kỳ biểu hiện khác nào về tác dụng phụ của thuốc Zeprilnas không được liệt kê trong hướng dẫn sử dụng, người bệnh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ. 5. Tương tác của thuốc Zeprilnas với thuốc khác Nên lưu ý khi dùng kết hợp Zeprilnas với những thuốc kháng Cholinergic: Tiquizium bromide, timepidium bromide, scopolamine butyl bromide, ...Tác dụng ức chế của những thuốc kháng cholinergic có thể gây nên tác dụng dược lý học đối kháng tác dụng của Itopride. Qua đó có thể làm giảm tác dụng tăng nhu động dạ dày-ruột của Itopride (tác dụng cholinergic). 6. Thận trọng, cảnh báo và lưu ý khi sử dụng thuốc Zeprilnas Thận trọng sử dụng thuốc Zeprilnas trong những trường hợp sau đây:Cần thận trọng khi sử dụng vì thuốc Zeprilnas làm tăng hoạt tính của acetylcholin.Không nên dùng Zeprilnas kéo dài khi không thấy có sự cải thiện về những triệu chứng của dạ dày - ruột.Ở người cao tuổi, chức năng sinh lý giảm nên những phản ứng không mong muốn dễ xảy ra hơn. Do đó, cần theo dõi cẩn thận những bệnh nhân cao tuổi sử dụng thuốc này, nếu có bất kỳ phản ứng không mong muốn nào xuất hiện, nên sử dụng những biện pháp xử trí thích hợp chẳng hạn như giảm liều hoặc ngừng thuốc.Độ an toàn của thuốc Zeprilnas chưa được khẳng định vì chưa có đầy đủ về bằng chứng lâm sàng.Chỉ dùng thuốc cho phụ nữ có thai, phụ nữ có thể mang thai khi lợi ích mong muốn của trị liệu lớn hơn những rủi ro có thể gặp phải.Tốt nhất là không nên sử dụng thuốc này ở phụ nữ đang cho con bú, nhưng nếu cần thiết, trong quá trình điều trị tránh cho con bú.Thông thường các thuốc Zeprilnas được bảo quản ở nhiệt độ phòng, ở nơi khô ráo và tránh ánh sáng trực tiếp.Thuốc Zeprilnas là một loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh đường tiêu hóa. Thuốc có thành phần chính là Itoprid hydrochlorid 50mg và các tá dược vừa đủ. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng và tránh được các tác dụng phụ, người dùng cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.;;;;;1. Tác dụng của thuốc Aziphar 100 Hoạt chất Azithromycin là thành phần chính của thuốc Aziphar 100, thuộc nhóm kháng sinh bán tổng hợp Macrolid.Cơ chế tác dụng của thuốc là gắn với các thành phần ribosom của vi khuẩn, ngắn cản quá trình sinh tổng hợp lên thành phần protein của chúng và làm chúng chết hoặc không phát triển được.Thuốc Aziphar có tác dụng diệt khuẩn mạnh trên các chủng vi khuẩn Gram dương và một số chủng vi khuẩn khác.Thuốc Aziphar được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:Điều trị cho bệnh nhân đã được chẩn đoán nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như: viêm phổi, viêm phế quản.Điều trị cho bệnh nhân nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như: viêm họng, viêm xoang, viêm amidan và viêm tai giữa.Điều trị cho bệnh nhân có nhiễm trùng cấu trúc mô mềm và da gây ra tình trạng tróc lở.Điều trị trong nhiễm khuẩn đường sinh dục như lậu cầu chưa có biến chứng (do Neisseria gonorrhoeae hoặc Chlamydia trachomatis không đa kháng).Không chỉ định sử dụng thuốc Aziphar trên đối tượng người bệnh có tiền sử mẫn cảm với azithromycin, erythromycin, các kháng sinh khác thuộc nhóm macrolide, ketolide hoặc bất cứ thành phần tá dược nào có trong Aziphar. 2. Cách dùng và liều dùng của thuốc Aziphar 100 2.1. Cách dùng của thuốc Aziphar 100Thuốc Aziphar được bào chế dưới dạng bột pha hỗn dịch uống, cho tất cả bột trong gói vào một lượng nước vừa đủ sau đó khuấy đều cho hòa tan hết hỗn dịch rồi uống. Nên uống thuốc trước khi ăn 1 giờ hoặc sau bữa ăn 2 giờ.Cần uống nhiều nước trong quá trình sử dụng thuốc để tránh ảnh hưởng đến các chức năng của thận. Nên sử dụng nước ở nhiệt độ thường, không dùng nước ấm hay nước quá nóng.Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Aziphar, phải tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định, không được tự ý sử dụng, điều chỉnh liều hay tự ý ngưng sử dụng thuốc khi thấy các dấu hiệu đỡ bệnh.2.2. Liều dùng của thuốc Aziphar 100Ở người lớn:Trong điều trị bệnh nhân nhiễm trùng đường hô hấp trên, đường hô hấp dưới và nhiễm trùng cấu trúc mô mềm và da: dùng liều khởi đầu với liều duy nhất hàm lượng 500 mg, sau đó sử dụng liều duy nhất với hàm lượng 250 mg trong 4 ngày tiếp theo.Trong điều trị nhiễm khuẩn đường sinh dục chưa có các biến chứng (viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung): dùng liều điều trị duy nhất với hàm lượng 1 gam.Ở những bệnh nhân khá nhạy cảm với thuốc như suy giảm chức năng thận, gan hoặc người già thì không cần tiến hành điều chỉnh liều.Ở trẻ em < 12 tuổi: Có thể sử dụng 1 liều duy nhất theo cân nặng 10 mg/ kg cân nặng/ ngày, léo dài trong khoảng thời gian 3 ngày hoặc có thể dùng liều duy nhất khởi đầu trong ngày đầu tiên với hàm lượng 10 mg/ kg cân nặng/ ngày và dùng liều 5 mg/ kg cân nặng/ ngày trong 4 ngày tiếp theo. 3. Tác dụng không mong muốn của thuốc Aziphar 100 Trong quá trình điều trị bằng thuốc Aziphar, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn như:Các tác dụng phụ rất thường gặp như: nôn, buồn nôn, đau vùng bụng, đầy hơi, tiêu chảy.Các tác dụng phụ thường gặp như: chán ăn, nhức đầu, chóng mặt, loạn vị giác, dị cảm, giảm thị lực, điếc, nôn, khó tiêu, phát ban, ngứa, đau khớp, mệt mỏi, tăng toàn bộ bạch cầu ái toan, giảm toàn bộ tế bào lympho, giảm bicarbonate trong máu.Các tác dụng phụ ít gặp như: nhiễm nấm Candida, viêm âm đạo, nhiễm nấm Candida miệng, giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu, quá mẫn, phù mạch, buồn ngủ, giảm cảm giác, căng thẳng, mất ngủ, đánh trống ngực, táo báo, viêm dạ dày, ù tai, giảm sức nghe, viêm gan, nhạy cảm với ánh sáng, hội chứng Stevens – Johnson, nổi mày đay, phù, khó thở, đau ngực, suy nhược, tăng creatinine máu, tăng urê máu, tăng alanine aminotransferase, tăng bilirubin trong máu, rối loạn kali máu, tăng aspartate amonitransferase.Các tác dụng phụ hiếm gặp như: Trạng thái chóng mặt mất thăng bằng, bất thường chức năng gan, tâm trạng bối rối lo âu, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính. 4. Tương tác thuốc Aziphar 100 Không nên uống cùng lúc thuốc Aziphar với các thuốc thuộc nhóm kháng acid.Nồng độ của Digoxin có thể bị tăng khi dùng đồng thời với Aziphar, vì có các báo cáo chỉ ra một số kháng sinh thuộc nhóm Macrolide làm giảm sự chuyển hóa vi sinh của Digoxin ở trong ruột trên một vài người bệnh.Không khuyến khích sử dụng Aziphar với dẫn xuất Ergot vì có thể dẫn đến việc ngộ độc Ergot.Thức ăn có thể làm giảm đi sinh khả dụng của thuốc lến tới 50% nên dùng Aziphar cách xa với bữa ăn.Không dùng đồng thời Aziphar với các dẫn chất có trong nấm cựa gà vì có khả năng gây ra ngộ độc. 5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Aziphar 100 Cần thận trọng khi sử dụng Aziphar cho đối tượng là phụ nữ đang có thai và bà mẹ đang cho con bú, chỉ sử dụng khi thật cần thiết, có sự cân nhắc lợi ích mang lại lớn hơn nguy cơ và dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ.Do phần lớn Aziphar được thải trừ qua gan, nên đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc cho các bệnh nhân mắc các bệnh về gan. Khi có các dấu hiệu của rối loạn chứng năng gan như nước tiểu đậm màu, vàng da, khuynh hướng chảy máu, bệnh não gan, thì phải ngưng sử dụng Aziphar và cho tiến hành xét nghiệm các chức năng gan.Cần thận trọng sử dụng Aziphar cho các đối tượng bệnh nhân có nguy cơ kéo dài thời gian tái cực tim như sau: bệnh nhân có khoảng QT kéo dài do mắc phải hoặc do bẩm sinh, bệnh nhân đang trong quá trình được điều trị bằng các thuốc có gây kéo dài khoảng QT như terfenadine, cisapride, thuốc chống loạn nhịp nhóm III và nhóm IA. Bệnh nhân có các rối loạn về điện giải đặt biệt có hạ Magnesi máu hoặc Kali máu, bệnh nhân có rối loạn nhịp tim, nhịp tim chậm, suy tim nặng liên quan đến lâm sàng.Thuốc Aziphar giống như tất cả các chế phẩm kháng sinh khác, có khả năng xảy ra bội nhiễm với các vi sinh vật không nhạy cảm như nấm.Trong thành phần tá dược của thuốc Aziphar có chứa đường, vì vậy thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân đái tháo đường, không dùng cho những bệnh nhân kém hấp thu glucose - galactose, thiếu hụt sucrase – isomaltase, không dung nạp fructose do di truyền.;;;;;Là thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế miễn dịch, Imazan được sử dụng khi có đơn thuốc và dưới sự theo dõi của bác sĩ. Imazan có thể được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với một số thuốc hay phương pháp khác trong quá trình điều trị để mang lại hiệu quả nhiều nhất cho người bệnh. Imazan là thuốc kê đơn chứa hoạt chất chính Azathioprine. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, mỗi viên nén thuốc chứa 50mg Azathioprine và một số tá dược khác như: Cellulose microcrystalline, natri croscarmellose, manitol, povidon, natri stearyl fumarate, tinh bột ngô và Opadry clear OY-7240.Thuốc Imazan do công ty Douglas Manufacturing Ltd sản xuất và đóng gói theo quy cách mỗi hộp 4 vỉ, mỗi vỉ 25 viên.Imazan nằm trong nhóm thuốc được gọi là thuốc ức chế miễn dịch. Thuốc này hoạt động bằng cách làm giảm hoạt động hệ thống miễn dịch của cơ thể, do đó nó sẽ không tấn công cơ quan được cấy ghép hoặc các khớp.2. Chỉ định chống chỉ định của thuốc Imazan Imazan được dùng đơn độc, hoặc thường phối hợp với các thuốc khác (thường là Corticosteroid) để ức chế miễn dịch cho người bệnh nhận cơ quan ghép. Tác dụng điều trị của thuốc chỉ thể hiện rõ sau nhiều tuần hay nhiều tháng. Ngoài ra, Imazan cũng được dùng riêng rẽ hoặc phối hợp với Corticosteroid và các phương pháp khác cho các bệnh lý sau: Viêm khớp dạng thấp nặng;Lupus ban đỏ lan tỏa;Viêm da cơ;Viêm đa cơ;Viêm gan mạn hoạt động tự miễn;Bệnh pemphigus thông thường (pemphigus vulgaris);Viêm nút quanh động mạch;Thiếu máu tiêu huyết tự miễn;Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát. Không sử dụng thuốc Imazan cho những trường hợp sau:Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của Imazan hoặc mẫn cảm với 6-mercaptopurine (6-MP);Nhiễm khuẩn nặng;Suy gan nặng;Suy chức năng tủy xương nặng;Viêm tụy;Sử dụng bất kỳ vaccin sống nào;Mang thai;Cho con bú.;;;;;Imipar là thuốc được dùng trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc được xếp vào danh mục thuốc đường tiêu hóa có thành phần hoạt chất chính là Rabenprazole, được điều chế dưới dạng bột đông khô pha tiêm. Thuốc Imipar chỉ dùng cho bệnh nhân khi có chỉ định của bác sĩ. Thuốc Imipar thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, thường được dùng trong điều trị chứng tiết acid dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản (GERD), loét dạ dày. Thành phần chính của thuốc gồm Rabeprzole dưới dạng Rabeprazole Natri 20mg, được bào chế dưới dạng thuốc bột đông khô pha tiêm, đựng trong lọ.Dược lực học: Về thành phần chính Rabeprazole của thuốc Imipar, đây là một chất có tác dụng làm ức chế tiết dịch vị cơ bản và trong tình trạng kích thích. Hoạt chất này sẽ ức chế enzym H+/K+-ATPase ở tế bào thành niêm mạc dạ dày, đây là enzym bơm acid, hydrogen và proton có trong môi trường đường ruột. Rabeprazole gắn vào enzym này và có tác dụng làm ngưng giai đoạn cuối cùng của quá trình tiết dịch vị, từ đó làm ngưng sự tiết acid trong dạ dày. 2. Tác dụng của thuốc Imipar Thuốc Imipar với thành phần chính là Rabeprazole sẽ có tác dụng ức chế tiết acid dịch vị trong vòng 1 giờ sau khi người bệnh tiêm thuốc. Ở bệnh bị loét dạ dày, tác dụng của Imipar cũng đã thể hiện rõ khi cải thiện rõ rệt các sang thương niêm mạc dạ dày thực nghiệm được gây ra bởi stress do nhiễm lạnh, thắt môn vị hay uống rượu nhiều.2.1. Chỉ định dùng thuốc ImiparĐiều trị loét dạ dày tiến triển có chảy máu hoặc trợtĐiều trị loét tá tràng tiến triển có chảy máu hoặc trợtĐiều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản có loét hoặc trợt nghiêm trọng (GORD/GERD)Điều trị bệnh trào ngược không trợt (NERD) nhưng người bệnh không dùng thuốc uống. Dự phòng hút acid trong khi phẫu thuật. Người bệnh tổn thương niêm mạc dạ dày do stress2.2. Chống chỉ định dùng Imipar. Chống chỉ định Imipar cho các bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với rabeprazole, benzimidazol hay các thành phần khác của thuốc. Không dùng Imipar cho phụ nữ có thai hoặc cho con búĐối với những bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan nặng, sử dụng thuốc Imipar cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ. Thuốc Imipar làm giảm triệu chứng tiết acid dịch vị ở dạ dày, tuy nhiên không thể ngăn ngừa được bệnh dạ dày và thực quản ác tính. Do đó, với các bệnh nhân bị bệnh dạ dày và thực quản ác tính, Imipar cũng không được khuyến cáo sử dụng. 3. Liều dùng thuốc Imipar Liều dùng thuốc Imipar được khuyến cáo như sau:Liều đề nghị cho người lớn: 20mg Imipar/ngày, dùng đường tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch trong vòng 20-30 phút. Thuốc dùng trong vòng 7-10 ngày.Liều dùng Imipar cho người cao tuổi: Với người cao tuổi bị loét tá tràng tiến triển và loét dạ dày lành tính tiến triển thì liều dùng là 20mg ngày 1 lần vào buổi sáng. Liều dùng thuốc Imipar trong vòng 4 tuần ghi nhận hầu hết các bệnh nhân đều lành vết loét. Một số trường hợp sau 4 tuần chưa lành vết loét thì phải điều trị thêm từ 4-6 tuần để có hiệu quả rõ rệt.Liều dùng với bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản có loét: 20mg/ ngày, dùng trong vòng 4-8 tuần.Liều dùng duy trì trong bệnh trào ngược dạ dày - thực quản: Liều dùng duy trì 10-20mg/ngày, dùng trong vòng 12 tháng.Liều dùng phòng ngừa hút acid trong phẫu thuật, điều trị tổn thường niêm mạc do stress trong chăm sóc đặc biệt, tổn thương đầu: 20mg/lần/ngày.Liều dùng cho bệnh nhân loét hành tá tràng và loét dạ dày lành tính có nhiễm H. Pylori: Imipar 20mg/lần, ngày 2 lần, kết hợp với kháng sinh clarithromycin 500mg/lần, ngày 2 lần và amoxicilin 1g/lần, ngày 2 lần. Người bệnh dùng thuốc vào 2 buổi sáng và tối, thời gian điều trị 7 ngày. Việc dùng Rabeprazole kết hợp với amoxicilin và clarithromycin không thấy xuất hiện tác dụng phụ và các triệu chứng bất thường. 4. Lưu ý khi sử dụng Imipar Lưu ý khi sử dụng Imipar như sau:Chưa có tài liệu nào ghi nhận dùng thuốc Imipar ở trẻ em, do đó phụ huynh không được tự ý dùng Imipar cho trẻ em.Với phụ nữ có thai: Chỉ nên dùng Imipar khi thực sự cần thiết và có chỉ định từ bác sĩ. Với phụ nữ cho con bú: Đã có ghi nhận các phản ứng phụ từ trẻ em bú sữa từ người mẹ có sử dụng Rabeprazole, do đó khuyến cáo không nên dùng Imipar với phụ nữ cho con bú. 5. Tác dụng phụ thuốc Imipar Tác dụng phụ của thuốc Imipar được ghi nhận khá rõ ràng ở các nghiên cứu ngắn và dài. Dưới đây là tổng hợp các triệu chứng khi dùng Imipar. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất trên da là nổi ban, ngứa, mày đay và chứng rụng lông tóc.Toàn thân: Suy nhược kèm sốt, dị ứng, ớn lạnh, đau vùng ngực dưới xương ứng, người bệnh có thể nhạy cảm ánh sáng trong một số trường hợp.Hệ cơ xương khớp: đau cơ, đau khớp, viêm túi thanh mạc. Hệ tim mạch: Tăng huyết áp, điện tâm đồ bất thường, đau thắt ngực, nhịp xoang tim chập, nhịp tim tăng.Hệ hô hấp: khó thở, hen, chảy máu xanh, nấc cụt. Hệ tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nôn mửa, khô miệng, xuất huyết trực tràng, đi đại tiện có khi ra phân đen, ngán ăn, viêm lưỡi, viêm lợi, viêm trực tràng.Hệ nội tiết: Cường giáp, nhược giáp. Hệ máu và bạch huyết: Bệnh hạch bạch huyết, thiếu máu. Hệ tiết niệu và sinh dục: Viêm bàng quang, khó tiểu, xuất huyết tử cung, đa niệu.Tăng cân, mất nước, phù ngoại biên. Thuốc Imipar có hoạt chất chính là Rabeprazole, được dùng trong điều trị các bệnh có liên quan đến loét dạ dày và tiết acid dạ dày. Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, dùng có chỉ định của bác sĩ. Thuốc Imipar bao gồm nhiều tác dụng phụ, do đó người bệnh nên nắm kỹ thông tin để sử dụng thuốc đúng cách và hiệu quả.
question_357
Chứng rối loạn tâm thần giai đoạn đầu: Chữa trị muộn, tử vong cao
doc_357
Thông thường, khi nói đến tỷ lệ tử vong cao của bệnh nhân trong vòng 12 tháng sau chẩn đoán người ta thường nghĩ đến các căn bệnh về ung thư. Tuy nhiên, những người trẻ mắc các rối loạn tâm thần giai đoạn đầu, sau chẩn đoán nếu không được quan tâm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong so với những người bình thường cũng rất cao. Theo tài liệu của Mỹ công bố năm 2015, tự sát là nguyên nhân gây chết đứng hàng thứ 5 sau bệnh lý tim mạch, ung thư, sự cố y khoa và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Hầu hết những người tự sát là do bệnh lý tâm thần, đặc biệt có một tỷ lệ cao ở những người trẻ được chẩn đoán rối loạn tâm thần giai đoạn đầu. Triệu chứng của rối loạn tâm thần Rối loạn tâm thần là tình trạng bất thường của tâm trí, được miêu tả là mất liên hệ với thực tại. Cụ thể, người có rối loạn tâm thần thường gặp khó khăn khi phân biệt giữa những gì là thật và những gì là không thật trong cuộc sống. Rối loạn tâm thần thường xuất hiện lần đầu ở giai đoạn muộn của tuổi thanh thiếu niên hoặc ở lứa tuổi 20. Trong mặt bằng chung của dân số, rối loạn tâm thần có tỷ lệ khoảng 3/100 người. Nó xảy ra ở cả nam giới, nữ giới và trên tất cả các nền văn hóa cũng như các tầng lớp xã hội. Một số triệu chứng điển hình của rối loạn tâm thần: thay đổi cảm xúc, mất niềm tin vào cuộc sống, thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi... Và cũng có rất nhiều loại bệnh lý rối loạn tâm thần: tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách... Rối loạn tâm thần tiến triển qua nhiều giai đoạn. Tuy nhiên, giai đoạn đầu của rối loạn tâm thần hiện nay được các nhà tâm thần học rất quan tâm. Giai đoạn đầu của rối loạn tâm thần Tầm quan trọng của việc phát hiện và điều trị kịp thời Nghiên cứu do Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia và Viện Y tế quốc gia Mỹ mới đây cho thấy, những người trẻ tuổi đã từng trải qua những triệu chứng rối loạn tâm thần giai đoạn đầu mà không được chăm sóc y tế có tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều so với người bình thường trong cùng độ tuổi. Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu về khoảng 5.000 người trong độ tuổi 16-30 đã được chẩn đoán rối loạn tâm thần trong vòng 12 tháng đầu sau chẩn đoán, những người này có tỷ lệ theo dõi của các bác sĩ thấp cũng như việc hạn chế trong việc dùng thuốc chống loạn thần và điều trị tâm lý. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhóm này có tỷ lệ tử vong cao hơn ít nhất 24 lần so với những người cùng độ tuổi trong mặt bằng dân số Mỹ nói chung. Nghiên cứu này là một lời cảnh báo cho chúng ta biết rằng, những người trẻ tuổi bị rối loạn tâm thần cần được hỗ trợ về mặt lâm sàng và tâm lý xã hội một cách sâu sắc, sớm nhất và kịp thời nhất để tránh những hậu quả nặng nề xảy ra cho người bệnh cũng như gia đình của họ. Khi thấy người thân có biểu hiện bất thường trong cuộc sống, sinh hoạt, công việc, những thay đổi về cảm xúc, hành vi, tư duy, tri giác... cần đưa họ đi khám và điều trị kịp thời để bệnh chóng ổn định. Tránh việc ngại ngùng, che giấu. Khi được chẩn đoán có rối loạn tâm thần, cần điều trị tích cực, không nên đi cúng, đi lễ...
doc_53070;;;;;doc_8469;;;;;doc_39626;;;;;doc_24152;;;;;doc_59549
Một nghiên cứu lớn gồm hơn 3,2 triệu người cho thấy, những người bị bệnh tâm thần nặng (SMI), gồm tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực và trầm cảm, tăng 53% nguy cơ bị bệnh tim mạch so với những người không mắc bệnh tâm thần. Một nghiên cứu lớn gồm hơn 3,2 triệu người cho thấy, những người bị bệnh tâm thần nặng (SMI), gồm tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực và trầm cảm, tăng 53% nguy cơ bị bệnh tim mạch so với những người không mắc bệnh tâm thần. Các nhà nghiên cứu cũng xác định một số yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, bao gồm sử dụng thuốc chống loạn thần và chỉ số khối cơ thể cao. Các kết quả này gợp ý rằng, bác sĩ nên cân nhắc lựa chọn các thuốc chống loạn thần với ít tác dụng phụ liên quan tới tăng cân và tăng huyết áp. Được đăng trực tuyến trên tạp chí World Psychiatry, các kết quả này cho thấy tầm quan trọng của việc sàng lọc yếu tố nguy cơ tim mạch cho những bệnh nhân mắc bệnh tâm thần nặng và nhắm tới những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được. “Những người bị SMI tử vong sớm hơn so với những người không bị các rối loạn này, song phần lớn những ca tử vong sớm có thể phòng ngừa được bằng cách thay thổi lối sống, như tập thể dục, chế độ ăn hợp lý, không hút thuốc, và thận trọng khi kê đơn thuốc chống loạn thần”, Brendon Stubbs thuộc Đại học Hoàng gia London cho biết. Nghiên cứu mới này về SMI và bệnh tim mạch do các nhà khoa học thuộc Đại học Hoàng gia London dẫn đầu, gồm hơn 3,2 triệu bệnh nhân và hơn 113 triệu người trong dân cư nói chung. Các tác giả đã xem xét 92 nghiên cứu từ 16 quốc gia khác nhau. Kết quả cho thấy, 10% số người mắc SMI bị bệnh tim mạch, với tỉ lệ cao hơn một chút ở bệnh nhân tâm thần phân liệt (11,8%) và trầm cảm (11,7%);;;;;Hiện tượng rối loạn thần kinh xuất hiện ở những người bị loạn thần có thể khiến họ tự làm bản thân mình hoặc những người xung quanh bị tổn thương. Bệnh khá nguy hiểm cần phải được can thiệp điều trị kịp thời. Người bệnh cần được quan tâm và chăm sóc đặc biệt. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về chứng bệnh nguy hiểm này. Loạn thần là một dạng bệnh lý bị rối loạn thần kinh vô cùng nghiêm trọng. Đây là một tình trạng mà các bệnh nhân không thể nào kiểm soát được các suy đoán của mình. Họ cũng không thể tự phán đoán hoặc suy nghĩ được những việc mà chính mình đã và sẽ làm. Bệnh nhân loạn thần sẽ không thể nào tự suy xét hay tự điều khiển được những cảm xúc của bản thân như người thường. Tùy từng trường hợp cụ thể, nguyên nhân gây bệnh và cả những biểu hiện nhận biết mà căn bệnh này được chia thành từng nhóm như sau: Tâm thần phân liệt: Họ có thể có những thay đổi ở trong hành vi, sự ảo tưởng hay hoang tưởng. Những triệu chứng này có thể kéo dài hơn 6 tháng và có những tác động không nhỏ đến nhiều lĩnh vực và những mối quan hệ xã hội. Rối loạn phân liệt cảm xúc: Người bệnh thường sẽ có các triệu chứng như bị tâm thần phân liệt. Bên cạnh đó, họ còn có triệu chứng rối loạn thần kinh, chứng lưỡng cực và khí sắc có phần trầm trọng hơn. Rối loạn dạng phân liệt: Các biểu hiện sẽ gần giống tâm thần phân liệt, tuy nhiên các triệu chứng sẽ xuất hiện trong thời gian ngắn hơn. Rối loạn loạn thần ngắn: Những hành vi của bệnh thường diễn ra trong thời gian ngắn vì bị stress, bị áp lực tâm lý. Với dạng bệnh này thì thời gian mắc bệnh ngắn và quá trình phục hồi cũng rất nhanh. Rối loạn hoang tưởng: Được xếp vào mức độ nặng và người bệnh thường sẽ không thể nào phân biệt được đâu là thực tế và đâu là sự hoang tưởng. Rối loạn loạn thần chia sẻ: Người bệnh bị mắc chứng hoang tưởng và họ tin tưởng vào những người mà người thân hay người bị hoang tưởng chia sẻ. Rối loạn do chất kích thích. Rối loạn thứ phát: Những người bị mắc bệnh do một căn bệnh lý nào đó gây ra, ví dụ như bị chấn thương đầu hoặc bị khối u não. Chứng hoang tưởng paraphrenia: Một chứng bệnh thường thấy ở người cao tuổi. 2. Những biểu hiện của chứng loạn thần Những người mắc chứng loạn thần bị rối loạn hệ thần kinh. Điều này khiến cho các biểu hiện chính thường gặp chính là sự ảo tưởng, sự hoang tưởng và có những hành vi lẫn lối suy nghĩ không thực tế. 2.1. Sự hoang tưởng Người bị mắc bệnh, đặc biệt là người cao tuổi, họ luôn có một niềm tin nào đó trái ngược với thực tế hiện thấy. Những người bị bệnh thường sẽ bị hoang tưởng ảo giác hoặc bị chứng hoang tưởng tự cao,... 2.2. Sự ảo tưởng Khi hệ thần kinh bị rối loạn, bệnh nhân thường sẽ có các suy nghĩ ảo tưởng. Họ có thể nghe, nhìn, cảm nhận hoặc ngửi thấy những thứ vốn không có thực. Bên cạnh đó, những người già bị loạn thần thường có các biểu hiện như sau: Suy nghĩ của họ không được rõ ràng. Lời nói thường thiếu đi sự mạch lạc và không có sự logic. Có những hành động khác thường. Xuất hiện những hành vi có thể gây nguy hiểm cho mọi người và cả chính mình. Các sinh hoạt cá nhân không thể tự mình thực hiện. Mất đi sự hứng thú đối với các hoạt động hàng ngày. Gặp phải nhiều vấn đề khó khăn khi tiếp xúc với các mối quan hệ xung quanh. Có thái độ dửng dưng, có sự lạnh nhạt và không bộc lộ cảm xúc. Tâm lý thay đổi một cách đột ngột, họ có thể trầm cảm hoặc cũng có thể hưng phấn tùy lúc. 3. Nguyên nhân chính gây bệnh loạn thần Cho đến nay, giới y khoa vẫn chưa tìm ra được bất cứ nguyên nhân chính xác nào gây nên chứng bệnh loạn thần. Thế nhưng, có một số yếu tố cụ thể khiến cho bệnh xuất hiện như: Yếu tố về mặt di truyền. Những sự thay đổi ở trong não bộ. Hormone và giấc ngủ thay đổi, thường thấy ở những người phụ nữ sau khi sinh con. Do tuổi tác. 4. Phương pháp chẩn đoán và cách thức điều trị Trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành hỏi và kiểm tra để tìm ra nguyên nhân gây bệnh loạn thần. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ được xét nghiệm máu và chụp MRI não để có thể loại trừ được một số bệnh lý thực thể. Thông qua cách thức này, bác sĩ cũng sẽ loại trừ được nguyên nhân gây bệnh do sử dụng các chất kích thích. Sau khi được chẩn đoán, người bệnh có thể được chỉ định điều trị với những liệu pháp sau đây: 4.1. Điều trị bằng thuốc Các loại thuốc chống loạn thần sẽ được chỉ định, mặc dù chúng không thể chữa dứt điểm bệnh nhưng cũng sẽ mang lại một số lợi ích cụ thể. Thuốc sẽ giúp kiểm soát được sự xuất hiện của các triệu chứng như bị rối loạn thần kinh, bị ảo tưởng hay bị hoang tưởng. Cho đến hiện tại, các loại thuốc điều trị loạn thần mới không có quá nhiều tác dụng phụ. Đồng thời, những loại thuốc này cũng giúp cho người bệnh dễ chịu và thoải mái hơn so với nhiều loại thuốc cũ trước đây. Bệnh nhân cao tuổi có thể được tiêm khoảng 1 - 2 lần/tháng để được kiểm soát một cách hiệu quả hơn so với thuốc uống. 4.2. Điều trị tâm lý Người bệnh có thể được áp dụng điều trị với liệu pháp tâm lý. Hầu hết người bệnh đều sẽ được điều trị ngoại trú với những tình huống nhẹ. Trong khi đó, những bệnh nhân nặng hơn cần phải được điều trị ở bệnh viện nhằm kiểm soát chặt chẽ tình hình và hạn chế được những hành vi bộc phát bất thường. Căn bệnh này không làm xuất hiện quá nhiều biến chứng. Thế nhưng, nếu người bệnh không được điều trị theo một phác đồ phù hợp thì sẽ khiến cho chất lượng cuộc sống của họ bị suy giảm. Xét về lâu dài, người mắc bệnh không thể nào tự chăm lo cho mình và họ cũng dễ bị phát sinh thêm nhiều bệnh lý khác.;;;;;Nếu không được điều trị, người mắc bệnh trầm cảm có nguy cơ tự sát rất cao. Bệnh nhân trầm cảm có hành vi tự sát chiếm khoảng 15% ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời và khoảng 4% bệnh nhân chết do tự sát. 15% có hành vi tự sát Theo Tổ chức y tế thế giới, sức khỏe tâm thần có tầm quan trọng thứ 4 sau các bệnh tim mạch, ung thư và đái tháo đường. Trong đó, rối loạn trầm cảm là vấn đề lớn trong lĩnh vực tâm thần học, là bệnh khá phổ biến, chiếm tỷ lệ cao tại nhiều nước trên thế giới, như Mỹ gần 10%. Còn tại Việt Nam, “một nghiên cứu quốc gia năm 2002 cho thấy rối loạn trầm cảm chiếm tỷ lệ đến gần 4% dân số. Đây là con số rất đáng quan tâm”, ông La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 cho biết. Vậy nhưng trong suy nghĩ của nhiều người, không tin trầm cảm là bệnh. Họ chỉ nghĩ đấy là biểu hiện của việc người đó gặp chuyện buồn hoặc lười biếng. Bởi triệu chứng của bệnh khá mờ nhạt, có thể chỉ là cảm thấy buồn và vô vọng, không thích thú với những hoạt động như trước đây, có vấn đề về giấc ngủ hoặc lúc nào cũng mệt mỏi, đau nhức khắp cơ thể. Trong khi đó, "thực tế trầm cảm là một bệnh phức tạp và nghiêm trọng gây ra bởi sự mất cân bằng các chất sinh hóa ở trong não và có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài", Th. S Nguyễn Thanh Tâm nói. Hậu quả của bệnh có thể rất nặng nề. Khả năng người bị trầm cảm tự tử khá cao. Bệnh nhân trầm cảm có hành vi tự sát chiếm khoảng 15% ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời và khoảng 4% bệnh nhân chết do tự sát. Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể về việc tự sát ở những bệnh nhân trầm cảm. Tuy nhiên, tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, các bác sĩ ước tính cứ 10 bệnh nhân trầm cảm nặng thì 4 người có ý tưởng, suy nghĩ tự sát và một đã thử tự sát nhưng thất bại. Kết hợp Đa hợp phần trong chăm sóc trầm cảm Theo thông tin tại Hội thảo “Liệu pháp tâm lý trong điều trị trầm cảm tại cộng đồng” được tổ chức tại Hà Nội ngày 29/6, hiện bệnh nhân trầm cảm thường chỉ được kê thuốc, ít người được tư vấn, hỗ trợ về tâm lý. Chỉ có một số bệnh viện áp dụng liệu pháp tâm lý này kèm thêm điều trị bằng thuốc. Trong đó, khoảng 65% bệnh nhân điều trị thành công bằng thuốc và khá dễ dàng cho y bác sĩ. Bệnh nhân thường thích điều trị bằng thuốc vì đơn giản, không đòi hỏi nhiều nỗ lực. Tuy nhiên, khoảng 1/3 bệnh nhân có tác dụng phụ do thuốc như buồn nôn, cảm thấy bồn chồn, lo lắng, hoa mắt, cảm thấy mệt mỏi… Các tác dụng phụ sẽ giảm dần theo thời gian, có thể bác sĩ phải đổi thuốc nếu các tác dụng phụ nhiều và gây khó chịu cho bệnh nhân. Và khi dừng uống thuốc, các triệu chứng có thể quay trở lại. Do đó, từ năm 2009-2011, điều trị trầm cảm bằng liệu pháp kích hoạt hành vi (điều trị tâm lý) tại cộng đồng được tiến hành thử nghiệm tại Đà Nẵng và Khánh Hòa. Theo đó, liệu pháp tâm lý sẽ giúp bệnh nhân tự trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng để vượt qua khó khăn, mang đến cho bệnh nhân sự cân bằng trong cuộc sống, giảm bớt áp lực, stress là những nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm. Bệnh nhân có cơ hội được tiếp cận các dịch vụ có hiệu quả mới đó là điều trị có thể không cần dùng thuốc, tạo được sự tự lực trong điều trị trầm cảm cho bản thân. Nếu thực hiện chính xác, khoảng 75% bệnh nhân có thể thành công với tâm lý trị liệu và hầu như không có khả năng tái phát. "Biện pháp tâm lý thực chất là những câu nói trong từng tình huống, giúp hỗ trợ tư duy tích cực, hợp lý hơn để người bệnh không có những suy nghĩ tiêu cực. Đơn giản như việc bỏ thuốc, ai cũng biết là cần phải bỏ nhưng không phải ai cũng bỏ được. Có thể nói đó là thuốc giảm đau tinh thần, người bệnh cần được hướng dẫn, tự tập luyện", Th S Tâm cho biết.;;;;;Nhiều người cho rằng rối loạn tâm thần không phải là bệnh phổ biến, chủ yếu gặp ở người từng chấn thương vùng đầu hoặc do bẩm sinh. Tuy nhiên, trung bình có đến 1 trong 5 người trưởng thành gặp tình trạng này trong bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời. Bệnh có thể ảnh hưởng tạm thời hoặc lâu dài, vì thế cần sớm phát hiện để điều trị, giúp người bệnh cải thiện triệu chứng cũng như có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Rối loạn tâm thần là nhóm bệnh chỉ chung cho tình trạng rối loạn sức khỏe tâm thần, ảnh hưởng đến tâm trạng, suy nghĩ, hành động của con người. Một số ví dụ bệnh rối loạn tâm thần như: rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn ăn uống, tâm thần phân liệt, hành vi gây nghiện,... Dù ở nhiều dạng khác nhau nhưng bệnh rối loạn tâm thần đều gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Cần sớm điều trị để người bệnh hòa nhập cuộc sống tốt hơn, cải thiện các mối quan hệ và chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tâm thần được cho là sự kết hợp của cả yếu tố di truyền lẫn môi trường như: Yếu tố di truyền Bệnh rối loạn tâm thần phổ biến hơn ở những người có tiền sử gia đình cũng mắc căn bệnh này. Các nhà khoa học đã tìm ra 1 số gen nhất định có liên quan làm tăng nguy cơ phát triển bệnh rối loạn tâm thần, kết hợp với yếu tố môi trường hoặc cuộc sống làm kích hoạt bệnh. Yếu tố môi trường Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân xấu từ môi trường như tình trạng viêm, độc tố, rượu, ma túy, chất kích thích thần kinh,... làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tâm thần ở trẻ. Chất dẫn truyền thần kinh bị suy yếu Chất dẫn truyền thần kinh là chất có vai trò mang tín hiệu từ não truyền đến các bộ phận trong cơ thể. Khi mạng lưới thần kinh liên quan hoặc chất dẫn truyền bị suy yếu, người bệnh sẽ phải đối mặt với một loạt vấn đề thần kinh, rối loạn cảm xúc phức tạp. Hầu hết trường hợp phát hiện bệnh sớm có thể kiểm soát triệu chứng bệnh bằng thuốc kết hợp với liệu pháp tâm lý (tâm lý trị liệu). 2. Các dạng bệnh rối loạn tâm thần thường gặp Rối loạn tâm thần có các dạng bệnh thường gặp sau: 2.1. Rối loạn lo âu Rối loạn lo âu khiến người bệnh nhạy cảm hơn với các tình huống bằng cách sợ hãi cùng một loạt các dấu hiệu thể chất như: đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh, thở nhanh,... Người bệnh rất khó để kiểm soát được sự lo âu quá mức của bản thân, gây cản trở cho các hoạt động bình thường hàng ngày. Rối loạn lo âu lại được chia thành nhiều loại như: rối loạn lo âu hoảng sợ, rối loạn lo âu tổng quát, rối loạn lo âu xã hội, ám ảnh cụ thể,... 2.2. Rối loạn tâm thần Rối loạn tâm thần là bệnh gây ra những nhận thức cùng suy nghĩ lệch lạc, đặc trưng bởi triệu chứng ảo giác và ảo tưởng. Trong đó, ảo giác là người bệnh thấy những hình ảnh hoặc nghe được âm thanh không có thật. Còn ảo tưởng là niềm tin cố định sai lầm nhưng người bệnh cho rằng đúng dù cho nhiều bằng chứng trái ngược về việc này. Rối loạn tâm thần điển hình là chứng tâm thần phân liệt. 2.3. Rối loạn ăn uống Không nhiều người cho rằng rối loạn do ăn uống cũng là một dạng của rối loạn tâm thần, người bệnh có những cảm xúc, thái độ hoặc hành vi cực đoan liên quan đến cân nặng hoặc thực phẩm. Tình trạng này thường gây ra chứng ăn uống vô độ hoặc chán ăn, đều gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe thể chất. 2.4. Rối loạn tâm trạng Rối loạn tâm trạng khiến người bệnh gặp phải cảm giác buồn bã kéo dài hoặc hạnh phúc quá mức trong thời gian ngắn, tâm trạng thay đổi rất nhanh và thất thường. Các dạng rối loạn tâm trạng thường gặp gồm: rối loạn lưỡng cực, trầm cảm, rối loạn cyclothymic. 2.5. Rối loạn nhân cách Rối loạn nhân cách là người bệnh có đặc điểm tính cách cực đoan, không linh hoạt, gây ra nhiều cản trở trong công việc, các mối quan hệ xã hội,... Người bệnh này thường có hành vi khác biệt so với kỳ vọng của xã hội, dễ gây ra nhiều vấn đề như: chống đối xã hội, ám ảnh cưỡng chế, gây tổn hại cho bản thân hoặc người xung quanh,... 2.6. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế Người mắc bệnh này bị cảm giác quấy rối liên tục gây ra cảm xúc sợ hãi một cách vô lý. Điển hình như một số người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế với nỗi sợ hãi vô lý với vô trùng khiến họ có thói quen rửa tay liên tục. 2.7. Rối loạn phân ly Rối loạn phân ly còn được gọi là rối loạn đa nhân cách, khiến người bệnh bị thay đổi ý thức, trí nhớ, nhận thức đúng về bản thân hoặc môi trường xung quanh. Tình trạng này thường là hậu quả của tổn thương tinh thần sau một sự kiện đáng sợ, thảm họa, tai nạn hoặc kết quả sau một quá trình căng thẳng quá mức. 2.8. Rối loạn tình dục và giới tính Chứng rối loạn này liên quan đến sức khỏe sinh sản, ham muốn tình dục của người bệnh, đôi khi còn gây ra nhiều hành vi tình dục cực đoan. 2.9. Rối loạn giả tạo Chứng bệnh này là dạng rối loạn khi người bệnh cố ý tạo ra hoặc cảm nhận về các triệu chứng thể chất không có thật để đóng vai là người bệnh hay người cần được giúp đỡ. 2.10. Rối loạn triệu chứng Somatic Dạng rối loạn tâm thần này ít được biến đến, người bệnh phải đối mặt với triệu chứng thực thể của bệnh ở mức đau nghiêm trọng. 2.11. Rối loạn Tic Người bị rối loạn Tic liên tục tạo ra âm thanh, hình ảnh hoặc chuyển động cơ thể không có mục đích, không thể kiểm soát. Ví dụ điển hình của chứng rối loạn tâm thần này là hội chứng Tourette.;;;;;Tử vong là một hệ lụy nguy hiểm nhất của bệnh đột quỵ. Nắm được những thông tin quan trọng về đột quỵ gây tử vong trong bài viết sau đây sẽ giúp mọi người chủ động hơn trong việc phòng tránh bệnh, và xử trí kịp thời để tránh gặp những đáng tiếc không mong muốn. 1. Hệ lụy nghiêm trọng của đột quỵ 1.1 Những con số về đột quỵ gây tử vong Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tai biến mạch máu não hay đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 trên thế giới với khoảng 6,5 triệu người tử vong mỗi năm. Trên toàn thế giới, hàng năm cũng có khoảng 14 triệu bệnh nhân đột quỵ mắc mới. Bệnh cũng để lại hơn 80 triệu người sống trong tình trạng tàn phế đến cuối đời. Bệnh đột quỵ xảy ra sẽ làm giảm khả năng vận động ở hơn một nửa số người sống sót sau đột quỵ có độ tuổi từ 65 trở lên. Ở Việt Nam, hàng năm có khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ mới xảy ra, bệnh vẫn đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Đột quỵ cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nước ta, vượt qua nguyên nhân gây tử vong là do bệnh tim mạch và ung thư. Trong các trường hợp bệnh nhân sống sót sau cơn đột quỵ thì nguy cơ gặp tàn phế, lệ thuộc cao. Có đến 10-13% bệnh nhân tàn phế, nằm liệt giường, khoảng 12% bệnh nhân hồi phục một phần, khoảng 25% bệnh nhân có thể độc lập đi lại. Người bệnh đột quỵ có thể gặp các tình trạng méo miệng, nói không rõ, hoặc thậm chí là tàn tật hoặc tử vong Có hai nguyên nhân chính gây ra tình trạng đột quỵ hay tai biến mạch máu não là do thiếu máu não cục bộ (nguồn máu lên não bị tắc nghẽn do cục máu đông) hoặc xuất huyết não (mạch máu não bị vỡ dẫn đến) dẫn đến một phần não bị hư hại đột ngột do mất nguồn máu nuôi dưỡng. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ là loại đột quỵ phổ biến nhất, chiếm khoảng 87% tổng số ca đột quỵ. Trong một giây, 32.000 tế bào não sẽ chết và trong 59 giây, một cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ sẽ giết chết 1,9 triệu tế bào não. Đột quỵ do xuất huyết có thể xảy ra khi chứng phình động mạch, một túi chứa đầy máu phình ra từ động mạch, vỡ ra, khiến máu tràn vào các mô xung quanh. Tỷ lệ tử vong cao hơn và tiên lượng kém hơn đối với những người bị đột quỵ nhồi máu não. Nhìn chung, đây là một căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao, để lại di chứng nặng nề, nhẹ thì yếu liệt một phần cơ thể, rối loạn ngôn ngữ, nặng có thể liệt nửa người hoặc toàn thân, tàn phế… Nguyên nhân khiến người bệnh đột quỵ tử vong là do không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Các tế bào trong não ngừng hoạt động hoặc chết đi theo từng giây, chính vì thế nếu càng kéo dài thời gian, dòng máu lên não bị ngưng trệ càng lâu sẽ khiến người bệnh càng đối mặt với di chứng nặng nề, thậm chí là tử vong. Hiện nay, tỷ lệ người dân nắm được những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ trong cộng đồng còn thấp. Do đó, để phòng tránh đột quỵ xảy ra, các chuyên gia y tế khuyến cáo người chưa bị đột quỵ nhưng có các yếu tố nguy cơ như: Huyết áp cao, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, béo phì, mỡ máu, rối loạn lipid máu… cần điều chỉnh những yếu tố nguy cơ này. Trước tiên nên bắt đầu bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, không lạm dụng rượu bia, ngừng sử dụng thuốc lá, hạn chế mỡ động vật, tăng cường vận động, hạn chế căng thẳng, ngủ nghỉ đủ giấc… Ngoài việc áp dụng các biện pháp trên, nên thực hiện khám tầm soát nguy cơ đột quỵ, nhằm phát hiện sớm các yếu tố thúc đẩy đột quỵ có thể xảy ra. Từ đó sẽ kiểm soát triệt để, điều trị, hoặc theo dõi sát sao các chỉ số sức khỏe ở mức ổn định, tránh diễn biến thành đột quỵ. Đây được xem là biện pháp dự phòng hiệu quả và chủ động nhất hiện nay. 3. Những sai lầm gây tử vong và cách xử trí khi gặp người bị đột quỵ 3.1 Sơ cứu không đúng cách gây tình trạng nặng thêm Đột quỵ xảy ra không chọn thời gian, không gian mà thường xảy ra đột ngột. Vậy nên khi nhận thấy người bị đột quỵ tuyệt đối không tự ý điều trị cho bệnh nhân tại nhà, tránh tình trạng quá thời gian vàng, cơ hội sống sẽ trở nên mong manh. Ngoài ra, cũng không nên cạo gió, chích đầu ngón tay, xoa dầu… cho người bệnh hoặc đưa người bệnh sử dụng các loại thuốc như hạ huyết áp… Những điều này có thể làm tình trạng bệnh nhân diễn tiến xấu, để lại di chứng nặng nề hơn. Càng được phát hiện và cấp cứu kịp thời, người bệnh đột quỵ càng có cơ hội đươc cứu chữa cao 3.2 Xử trí đúng cách khi gặp người đột quỵ Việc phát hiện sớm, và điều trị sớm sẽ giúp người bệnh đột quỵ được hồi phục, trở lại cuộc sống tốt hơn. Thời gian vàng để cứu người bệnh khỏi đột quỵ, tránh thiệt mạng là trong vòng 3 đến 6 giờ sau khi có cơn đột quỵ. Các dấu hiệu nhận biết người bệnh đột quỵ, bạn có thể dựa vào quy tắc BE FAST để có thể phát hiện sớm và đưa người bệnh đi cấp cứu kịp thời là: – B (Balance – Sự cân bằng): Người bệnh đột ngột mất thăng bằng, đau đầu dữ dội, khả năng phối hợp vận động bị mất đi. – E (Eyesight – Mắt): Thị lực giảm, nhìn mờ. – F (Face – Mặt): Khuôn mặt có sự biến đổi như méo miệng, nhân trung bị lệch. – A (Arms – Tay): Bệnh nhân được yêu cầu nâng 2 cánh tay lên cùng lúc nhưng tay còn lại có thể bị tê liệt, cử động khó. – S (Speech – Giọng nói): Bệnh nhân nói khó, không rõ chữ, nói ngọng hoặc nói lắp. – T (Time – Thời gian): Nếu một người có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, cần nhanh chóng gọi cấp cứu càng sớm càng tốt. Khi có biểu hiện đột quỵ, điều đầu tiên là cần đỡ người bệnh tránh để bị ngã. Khi bệnh nhân còn tỉnh táo, để bệnh nhân nằm yên ở nơi thoáng khí và nhanh chóng gọi cấp cứu. Trong thời gian chờ đợi, để bệnh nhân nằm nghiêng, làm sạch đờm dãi của người bệnh giúp thông thoáng đường thở, không hít phải chất nôn. Trong trường hợp bệnh nhân hôn mê, cần kiểm tra xem bệnh nhân thở như thế nào. Nếu bệnh nhân ngưng thở cần thực hiện hô hấp nhân tạo nhằm kịp thời cung cấp oxy cho não. Trên đây là các thông tin về tình trạng đột quỵ gây tử vong và cách để phòng tránh. Thực hiện cấp cứu đột quỵ trong thời gian vàng là cách giúp bệnh nhân giảm tỷ lệ tử vong, hạn chế di chứng để lại. Đặc biệt thực hiện tầm soát nguy cơ đột quỵ là giải pháp quan trọng quyết định tránh mắc căn bệnh nguy hiểm này.
question_358
Nguyên nhân gây nổi mề đay và cách phòng ngừa hiệu quả
doc_358
Nổi mề đay là một trong các tình trạng dị ứng thường gặp, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh. Nguyên nhân gây nổi mề đay rất đa dạng và khác nhau ở mỗi người. Nắm được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này sẽ giúp chủ động phòng ngừa hiệu quả hơn cũng như giảm mức độ nguy hiểm của bệnh. 1. Nguyên nhân gây nổi mề đay Thực tế tình trạng ngứa nổi mề đay toàn thân là kết quả của quá trình dị ứng, nghĩa là hệ miễn dịch phản ứng quá mức với chất gây dị ứng. Chất này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ kích thích hệ miễn dịch, khiến cơ thể giải phóng hoạt chất histamin. Chất này có tác dụng loại bỏ tác nhân gây dị ứng, tuy nhiên cũng khiến cơ thể có phản ứng dị ứng. Phản ứng dị ứng rất đa dạng, trong đó nổi mề đay và sưng da khá thường gặp, có thể xuất hiện độc lập hoặc đi kèm với dấu hiệu dị ứng khác tùy theo mức độ bệnh. Tình trạng bệnh có thể xảy ra tại một vùng da hoặc trên nhiều vùng da của cơ thể tùy vào lượng tác nhân dị ứng cũng như phản ứng quá miễn của cơ thể. Về nguyên nhân gây nổi mề đay, hay tác nhân dị ứng rất đa dạng, thường gặp như: Dị nguyên trong không khí như: bào tử nấm, vảy da động vật, lông thú vật, phấn hoa, bụi bẩn,... Nhiễm trùng do vi khuẩn như: nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm họng do liên cầu khuẩn. Độc tố do côn trùng đốt. Thành phần thực phẩm, thường các loại thực phẩm dễ gây dị ứng gồm: đậu phộng, trứng, cá, sữa, động vật có vỏ,... Thành phần của thuốc: thuốc điều trị tăng huyết áp ức chế men chuyển, codeine, thuốc kháng viêm không steroid. Thân nhiệt thay đổi đột ngột do nhiệt độ môi trường quá nóng hoặc quá lạnh đột ngột hoặc do thân nhiệt tăng sau khi hoạt động thể chất. Chất liệu quần áo hoặc đồ dùng cá nhân như cao su, chất tẩy rửa, thành phần kem dưỡng da. Rối loạn nội tiết tố d giai đoạn mãn kinh, mang thai hoặc mắc bệnh về tuyến giáp. Bệnh tự miễn. Nguyên nhân gây nổi mề đay mạn tính vẫn chưa được xác định, song các nhà khoa học cho rằng có liên quan đến hệ miễn dịch của người bệnh. Thực chất tình trạng nổi mề đay là do bệnh dị ứng, nghĩa là hệ miễn dịch đang phản ứng quá miễn khi tiếp xúc với dị nguyên với sự tham gia của chất histamin. Triệu chứng này gây khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh, ngoài ra cũng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Nổi mề đay lại có thể xảy ra ở nhiều vùng da với diện tích rộng, đôi khi còn đi kèm với triệu chứng khác như: sưng mạch ở khí quản, thở gấp, khó thở, nghẹt thở, tiêu chảy, nôn ói, phù nề não, tụt huyết áp đột ngột,... Tùy theo lượng histamin phóng thích và phản ứng quá miễn của cơ thể mà nổi mề đay có thể là lành tính hoặc là dấu hiệu nguy hiểm cần can thiệp. Các trường hợp nguy hiểm cần can thiệp sớm là khi nổi mề đay đi kèm các dấu hiệu sau: Sưng mạch khí quản và vùng họng dẫn đến khó thở, nghẹt thở, thiếu oxy. Phù nề não dẫn đến tình trạng tinh thần không tỉnh táo, lơ mơ,... Giãn mạch nhanh dẫn đến tụt huyết áp đột ngột, người bệnh choáng váng mất cân bằng. Các dấu hiệu trên có thể nhanh chóng dẫn đến sốc phản vệ và tử vong nếu không kịp thời can thiệp, do vậy không nên chủ quan nếu có dấu hiệu bệnh dị ứng. Để loại bỏ triệt để bệnh nổi mề đay, cần tìm ra và loại bỏ nguyên nhân gây dị ứng song thực tế hầu hết bệnh nhân thường điều trị triệu chứng. Bệnh có thể tái phát khi cơ thể tiếp xúc lại với dị nguyên từ môi trường khi người bệnh chưa xác định được chính xác để cách ly tránh xa. Nổi mề đay thông thường không kéo dài, triệu chứng bệnh sẽ giảm dần theo thời gian và khỏi hoàn toàn sau một vài ngày. Một số trường hợp bệnh kéo dài hoặc tái phát liên tục có tính chất theo mùa thì triệu chứng kéo dài hơn do không thể loại bỏ được hoàn toàn dị nguyên tiếp xúc. 3. Làm gì để phòng ngừa nổi mề đay Nổi mề đay có nhiều nguyên nhân phức tạp và khó loại bỏ hoàn toàn khỏi môi trường sống, chỉ khi tìm ra nguyên nhân và loại bỏ hoàn toàn mới có thể phòng ngừa bệnh triệt để. Để phòng ngừa và giảm nguy cơ tái phát, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau: Người có cơ địa nhạy cảm nên hạn chế tiếp xúc với chất tẩy rửa mạnh, cần lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da lành tính như: xà bông tắm, phấn rôm, sữa tắm, kem dưỡng da,... Người bị nổi mề đay do lạnh cần giữ ấm cơ thể, dùng khăn và áo kín khi thời tiết chuyển mùa lạnh. Ngoài ra, cũng cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, hạn chế tiếp xúc với tác nhân có thể gây dị ứng nổi mề đay như: bụi bẩn, phấn hoa, côn trùng,... Tránh mặc quần áo quá chật, làm từ chất liệu dễ gây kích ứng da như: da lộn, bố, len,... chà xát trực tiếp lên da. Giữ vệ sinh cơ thể tốt, dùng đồ bảo hộ như quần áo dài, găng tay, ủng,... khi di chuyển đến vùng ẩm ướt, có nhiều côn trùng. Hạn chế sinh hoạt trong môi trường có độ ẩm thấp như dùng máy lạnh, điều hòa,... khiến da bị khô và dễ bị kích ứng hơn. Ăn nhiều thực phẩm giải nhiệt cơ thể như: nước ép trái cây, củ cải, mướp đắng, bí đao, đậu phụ,... Ngủ đủ giấc, tránh thức quá khuya và giữ tinh thần thoải mái.
doc_55713;;;;;doc_59197;;;;;doc_58658;;;;;doc_4417;;;;;doc_5022
Nổi mề đay là một phản ứng viêm của da với biểu hiện đặc trưng là những vùng da sẩn đỏ, ngứa và khó chịu. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng nổi mề đay, bao gồm dị ứng với thực phẩm, các yếu tố môi trường, stress hoặc có thể là dấu hiệu của một bệnh rối loạn tự miễn nào đó như bệnh lupus hay ung thư tuyến giáp. Dị ứng thực phẩm Dị ứng thực phẩm là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nổi mề đay. Dị ứng với bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có thể gây nổi mề đay nhưng có một số loại nhất định khiến nguy cơ này tăng cao hơn. Theo nghiên cứu, đó là các loại hạt cây, sô cô la, động vật có vỏ, cà chua, trứng, hoa quả và sữa. Ngoài ra ăn thực phẩm tươi sống cũng dễ bị nổi mề đay do dị ứng hơn so với thực phẩm đóng hộp hoặc nấu chín. Bên cạnh thực phẩm tươi sống, nhiều loại phụ gia thực phẩm, rong đó có salicylat và sulfit, đã được chứng minh là có thể kích hoạt tình trạng nổi mề đay. Các loại dị ứng khác Theo Mayo Clinic, dị ứng với phấn hoa, xà phòng, lông động vật, vết ong chích và thuốc có thể là nguyên nhân gây nổi mề đay. Cụ thể một số thuốc giảm đau như aspirin và ibuprofen hay thuốc kháng sinh như penicillin có thể khiến một số người bị nổi mề đay. Hầu hết người bệnh sẽ nổi mề đay trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với chất dị ứng. Nổi mề đay do dị ứng thường chỉ kéo dài từ 30 phút đến 36 giờ và không cần phải điều trị y tế. Tuy nhiên lưu ý, nếu nổi mề đay là triệu chứng phản ứng dị ứng với thuốc, cần tới bệnh viện ngay lập tức để được xử lý kịp thời. Các yếu tố từ môi trường Tiếp xúc với các yếu tố môi trường như ánh sáng mặt trời, nhiệt độ khắc nghiệt có thể khởi phát mề đay. Tiếp xúc với các yếu tố môi trường như ánh sáng mặt trời, nhiệt độ khắc nghiệt có thể khởi phát mề đay. Nếu cơ thể nhạy cảm với tia cực tím, chỉ cần vài phút tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp sẽ dẫn tới sự xuất hiện của các nốt mề đay. Căng thẳng Căng thẳng là một nguyên nhân gây nổi mề đay. Theo Hives.org,khi bị căng thẳng, dù là ngắn hạn hay kéo dài, hệ thống miễn dịch đều bị phá vỡ. Khi hệ thống miễn dịch suy yếu, nó giải phóng histamin vào cơ thể để điều trị tình trạng căng thẳng. Tuy nhiên histamin lại là chất trung gian hóa học dẫn tới tình trạng nổi mề đay. Bởi vì histamin không thể hoàn toàn loại bỏ được căng thẳng, nó sẽ khiến cơ thể nổi mề đay. Giảm căng thẳng sẽ làm giảm tình trạng nổi mề đay. Các bệnh lý tiềm ẩn Mề đay cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng tiềm ẩn. Mề đay cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng tiềm ẩn. Nhiều nghiên cứu cho hay, nổi mề đay xảy ra như một phản ứng của cơ thể với các bệnh lý gây rối loạn miễn dịch, như lupus hoặc ung thư và rối loạn tuyến giáp.;;;;;Nổi mề đay là hiện tượng da bị nổi mẩn, gây ngứa ngáy, khó chịu cho bệnh nhân tác động xấu đến tính thẩm mỹ cũng như sinh hoạt thường ngày. Nắm được thông tin về dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng tránh sẽ giúp bạn đọc ngăn ngừa bệnh hiệu quả. 1. Cơ chế nổi mề đay nổi mề đay là một bệnh có đặc trưng là các vết nổi, sần màu đỏ, gây ngứa, ban đầu chỉ xuất hiện ở một vùng nhỏ, sau đó lan rộng. Nó có thể biến mất sau khi cơ thể ngừng tiếp xúc hoặc đào thải khỏi cơ thể các yếu tố gây kích ứng, nhưng có trường hợp mề đay nổi kéo dài lâu ngày. Nếu bệnh nặng có thể kèm theo các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, nhiễm trùng,… Mề đay được chia thành hai giai đoạn: Mề đay cấp tính: thường gặp ở trẻ em và phụ nữ từ 30 - 60 tuổi, bệnh kéo dài không quá 6 tuần, biến mất sau một khoảng thời gian nhất định trong vài giờ hoặc vài ngày. Mề đay mãn tính: ca mắc tương đối hiếm, chỉ khoảng từ 1 - 5/1000 người bệnh kéo dài trên 6 tuần, các vết sần hồng tồn tại lâu hoặc tái phát thường xuyên. Các biến chứng khi bệnh tiến triển nặng: Phù mạch: các mạch máu dưới da bị tụ dịch và sưng phù dẫn đến hiện tượng phù mạch, triệu chứng có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau (mí mắt, niêm mạc họng, lưỡi, môi,…). Nhiễm trùng: ngứa ngáy khiến bệnh nhân khó chịu, gãi nhiều khiến da bị tổn thương, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, bệnh nhân có thể mắc các bệnh nguy hiểm hơn. Sốc phản vệ: Bệnh tiến triển nhanh và nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tuần hoàn, hô hấp (khó thở, huyết áp tụt nhanh,…). Nếu không được cấp cứu kịp thời bệnh nhân có nguy cơ tử vong. Suy nhược: Bệnh nhân ăn kém, mất ngủ, lo âu dẫn đến tình trạng mệt mỏi, cơ thể suy nhược, hệ miễn dịch kém. 2. Các tác nhân gây nổi mề đay Sức đề kháng: khi miễn dịch bị suy giảm, da dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với môi trường. Thời tiết: thời điểm giao mùa, nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh cũng là yếu tố ảnh hưởng đến da. Thức ăn: một số người có cơ địa mẫn cảm với các loại thực phẩm như hải sản, đậu, dưa leo,… Động/ thực vật: lông vật nuôi, ong, phấn hoa,… cũng là các tác nhân có thể gây kích ứng da. Thuốc: một số tác dụng phụ của thuốc có thể gây bệnh như cloramphenicol, macrolid, nhóm thuốc NSAIDs,… Di truyền: nổi mề đay do cơ địa đc di truyền từ thế hệ trước (bệnh viêm da cơ địa,…). Ảnh hưởng từ các bệnh lý: lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp tự miễn, hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS),… Các yếu tố khác: khói bụi từ môi trường, các loại mỹ phẩm chăm sóc da, xà phòng,… khiến da mẫn cảm, không tương thích với cơ địa. 3. Phương pháp điều trị Bạn có thể tự điều trị tại nhà khi bệnh vẫn còn nhẹ, các vết sần chưa lây lan rộng và chưa xuất hiện các biến chứng. Nếu các tổn thương có dấu hiệu nặng, tái phát nhiều lần, cơ thể đang mắc các bệnh lý khác,… cần phải đi thăm khám và chữa trị kịp thời. Một số gợi ý chữa mề đay như sau: Chườm đá Sử dụng túi chườm đá, khăn sạch bọc đá hoặc ngâm nước lạnh chườm lên những vùng da tổn thương tầm 10 phút, giúp làm dịu tình trạng ngứa và giảm sưng. Tuy nhiên, nếu tổn thương có tiến triển nặng, xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng (mủ, loét,…) tuyệt đối không được sử dụng. Lá chè xanh Lá chè có chứa các chất như flavonoid, tanin, các chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, làm dịu các vết mẩn ngứa hiệu quả. Lá khế Lá khế có tính mát, vị chua, các chất kháng viêm, kháng khuẩn tuyệt vời có trong lá khế giúp giảm sưng tiêu viêm rất tốt. Bài thuốc này còn có thể áp dụng cho trẻ em và phụ nữ đang mang thai. Kinh giới Lá kinh giới có tính ấm, tán hàn. Sử dụng nước lá kinh giới trong tắm rửa, dùng làm nước uống có hiệu quả rất tốt trong việc giảm ngứa. Rau sam Các chất kháng sinh tự nhiên có trong rau sam có tác dụng tiêu viêm, giải độc rất tốt. Rau sam là thực vật mọc hoang ở những vùng ẩm ướt (bờ sông, ao, ruộng,…). Nấu rau sam làm nước tắm hoặc lọc lấy nước thoa lên da giúp làm dịu các vết mẩn ngứa. Tía tô Tinh chất lá tía tô có công dụng rất tốt trong việc chữa trị các bệnh lý về da, nhất là bệnh mề đay. Kiên trì tắm, ngâm rửa với nước lá tía tô mỗi ngày hoặc có thể giã nát, đắp lên vùng da tổn thương có thể giảm triệu chứng bệnh hiệu quả. Lưu ý khi sử dụng các biện pháp điều trị tại nhà Điều trị tại nhà mặc dù cho kết quả chậm nhưng các bài thuốc dễ tìm kiếm, giá thành không cao so với việc điều trị tại phòng khám. Tuy nhiên bạn vẫn cần chú ý một số vấn đề sau: Nguyên nhân gây bệnh: tránh xa, loại bỏ hoặc không tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh (có trong thực phẩm, không khí,... ), hạn chế ra ngoài lúc trời nắng nóng hoặc quá lạnh, giữ làn da luôn khô thoáng, sạch sẽ để ngăn ngừa bệnh tái phát, việc chữa trị đạt được hiệu quả tốt nhất. Trang phục: lựa chọn áo quần thoáng mát, co giãn, không gây trầy xước, tổn thương da. Sinh hoạt: nên nghỉ ngơi nhiều, tránh làm các việc nặng khiến da tiết nhiều mồ hôi gây ẩm, nóng, bí da. Vệ sinh: chỉ lau rửa, tắm nhẹ nhàng với nước ở nhiệt độ vừa phải, tránh chà xát quá mạnh. Không nên gãi các vết ngứa. Điều trị bằng thuốc Thuốc kháng Histamin: khi da tiếp xúc với các chất gây dị ứng sẽ tiết ra chất gọi là Histamin, dẫn đến tình trạng ngứa. Vì vậy, nếu sử dụng thuốc kháng Histamin sẽ giúp giảm triệu chứng nhanh chóng. Tuy nhiên, cần lưu ý các tác dụng phụ của thuốc, nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng. Thuốc kháng Histamin H2: thường được sử dụng kết hợp với thuốc kháng Histamin, bao gồm một số loại phổ biến như Zantac, Pepcid, Tagamet,… Thuốc corticoid: được áp dụng khi tình trạng bệnh nặng, xuất hiện biến chứng như phù mạch, phù thanh quản, mề đay mạn tính,… mà thuốc kháng Histamin không đáp ứng hiệu quả. Nhưng việc lạm dụng thuốc có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như loãng xương, tiểu đường, tăng huyết áp,…. Một số loại thuốc khác: Leukotriene, Omalizumab, Aczone,… Việc điều trị bằng thuốc cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ, đồng thời đạt được hiệu quả chữa trị tốt nhất.;;;;;Nổi mề đay có thể do nhiều nguyên nhân gây nên vì vậy để biết cách trị mề đay hiệu quả, người bệnh cần được thăm khám, chẩn đoán và xác định cụ thể nguyên nhân gây nổi mề đay. Có vô số tác nhân được xác định là có thể gây nên bệnh nổi mề đay mẩn ngứa, cụ thể như: – Yếu tố di truyền: 40% nguyên nhân gây nên bệnh dị ứng nổi mề đay là do cơ địa dễ dị ứng nổi mề đay. – Yếu tố thời tiết, môi trường: Thời tiết đột ngột thay đổi từ nóng sang lạnh khiến cơ thể chưa kịp thích ứng, dễ bị dị ứng gây nổi ngứa mẩn đỏ. Ngoài ra, môi trường ô nhiễm cũng có thể là nguyên nhân làm làn da trở nên yếu và dễ gặp phải tình trạng dị ứng ngứa. – Do thực phẩm: Thực phẩm là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh mề đay mẩn ngứa do hiện tượng cơ thể phản ứng với các thực phẩm dễ gây dị ứng như: các loại hải sản là sò, tôm, cua, ghẹ, thịt đỏ, sữa tươi, ô mai, bia rượu… Để nhận biết được nguyên nhân nổi mề đay mẩn ngứa có phải do thực phẩm hay không, bạn nên chú ý hơn tới thời điểm sau khi ăn các loại thực phẩm kể trên. – Do gan bị nhiễm độc: Gan bị nhiễm độc chất độc bị giữ lại trong cơ thể sẽ khiến cho tình trạng mắc bệnh mề đay mẩn ngứa, nổi mụn nhọt là rất cao. – Dị ứng với thuốc tây: Hầu hết các loại thuốc tây y điều trị bệnh đều có thể gây ra tác dụng phụ là dị ứng mẩn ngứa. – Do nhiễm ký sinh trùng trong máu: Các loại ký sinh trùng trong máu sẽ gây nên hiện tượng ngứa toàn thân mà chúng ta rất khó phát hiện nguyên nhân. Vì vậy, cần thực hiện xét nghiệm máu mới có thể phát hiện nguyên nhân gây mề đay mẩn ngứa là do nhiễm ký sinh trùng. – Các yếu tố khác: Các tác nhân khác có thể gây nên hiện tượng dị ứng nữa đó là: do côn trùng cắn, tâm lý căng thẳng, bụi phấn hoa,… 2. Nguyên tắc điều trị nổi mề đay – Tránh yếu tố kích thích Xác định và loại bỏ dị nguyên gây bệnh và tránh tiếp xúc lại với dị nguyên, đây là cách tốt nhất trong điều trị và phòng bệnh. Nếu khó phát hiện các dị nguyên thì nên lưu ý một số điều dưới đây: – Tự chăm sóc tại nhà 3. Điều trị nổi mề đay Khi có dấu hiệu nổi mề đay người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân và xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả. Người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ không nên tự ý mua thuốc để điều trị. Việc chữa trị nổi mề đay có thể sử dụng một số loại thuốc như. 3.1. Dùng thuốc bôi ngoài da Thuốc bôi ngoài da cũng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Không nên dùng thuốc mỡ kháng histamin để trị nổi mề đay vì sẽ rất dễ gây nên viêm da dị ứng. Mỡ corticoides ít hiệu quả, rất có thể sẽ gây nên một số tác dụng phụ nếu bôi trên một diện tích da quá lớn. 3.2. Dùng thuốc kháng histamin Với những bệnh nhân bị dị ứng nổi mề đay thì các bác sĩ da liễu sẽ chỉ định dùng thuốc kháng Histamin đường uống là cách trị bệnh nổi mề đay hữu hiệu, phổ biến. Đây không những là loại thuốc trị mề đay, mẩn ngứa phát ban, dị ứng thuốc mà còn có tác dụng trị dị ứng mũi, nhất là viêm mũi dị ứng và viêm mũi vận mạch. Thuốc corticoide (uống hay tiêm) sẽ được chỉ định dùng trong những trường hợp nổi mề đay cấp tính, có kèm theo phù thanh quản. Hay trong những trường hợp nổi mề đay do viêm mạch, mề đay do chèn ép mà không thể sử dụng thuốc kháng histamin thông thường. Tuy nhiên thuốc không dùng để điều trị bệnh mề đay mạn tính tự phát.;;;;;Nguyên nhân, cách chữa trị mề đay Nổi mề đay là hiện tượng các niêm mạc và mao mạch bên dưới da phản ứng lại những tác nhân làm cơ thể bị dị ứng. Bệnh lý này kéo theo rất nhiều triệu chứng gây khó chịu cho cơ thể người bệnh như: làm phồng da, phù mạch, cảm giác ngứa ngáy tại niêm mạc hoặc một vùng da, đồng thời xuất hiện ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này ở người, ví dụ như dị ứng với đồ mỹ phẩm, thời tiết, phấn hoa, bị côn trùng cắn, tiếp xúc với môi trường quá lạnh, tâm trạng stress kéo dài,… và các yếu tố này có thể đồng thời xảy ra trên cùng một bệnh nhân. Bệnh này được chia làm 2 loại chính dựa vào tiến triển bệnh: Mề đay cấp tính: Thường nổi mề đay ở dạng cấp tính chỉ kéo dài trong khoảng thời gian ngắn, dưới 6 tuần, hoặc có thể chỉ trong vòng 24 giờ. Mề đay mạn tính: Trường hợp này bệnh sẽ tái phát liên tục nhiều lần và thời gian phát bệnh là trên 6 tuần. Bệnh này cũng có nhiều dấu hiệu giống với các bệnh viêm da khác (eczema, chàm,…) như: Trên da xuất hiện nhiều nốt sần màu trắng xám có hồng xung quanh hoặc đỏ, đa dạng với nhiều cấu tạo và kích thước to nhỏ khác nhau. Cảm giác ngứa: Vùng da có mề đay sẽ khiến bạn cảm thấy rất ngứa, cùng với đó là cảm giác nóng rát vô cùng khó chịu. Trong trường hợp này, bạn không nên gãi bởi làm vậy sẽ càng làm tổn thương da, khiến da bị đỏ và trầy xước. Càng về đêm, người bệnh sẽ càng cảm thấy ngứa. Các nốt mẩn đỏ, ngứa trong thời gian phát bệnh thường xuất hiện rất nhanh, có thể chỉ kéo dài khoảng vài giờ và sau đó biến mất, nhưng vẫn sẽ tiếp tục nổi các nốt mề đay mới. Lúc khỏi bệnh, da bạn sẽ trở về trạng thái ban đầu. 3. Những hệ lụy mà bạn phải chịu khi bị nổi mề đay Người bệnh sẽ đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng khi mắc chứng bệnh này đó là: Vùng da nổi mề đay sẽ bị nhiễm trùng, nặng hơn là hoại tử, rất khó lành lặn nếu nó bị trầy xước hoặc bất cứ tổn thương nào. Sốc phản vệ: Mề đay làm cho thanh quản và lưỡi gà của bệnh nhân bị phù nề, dễ gây viêm đường hô hấp, khó khăn khi thở, làm bệnh nhân tụt huyết áp, sốt cao, trụy tim. Trường hợp này rất nguy cấp, nếu không thực hiện các biện pháp cấp cứu kịp, bệnh nhân có thể tử vong. Những ai mắc phải bệnh lý này luôn trong trạng thái mệt mỏi làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc và sinh hoạt thường ngày. Bệnh này có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, như: Dị ứng đồ ăn: Những thực phẩm như: sữa, trứng, cua, tôm, cá biển, ốc, hến, khoai tây, dưa chuột, phô mai, chocolate,… rất dễ làm bạn dị ứng và gây nên tình trạng mề đay. Thuốc: Một số loại thuốc làm cơ thể xảy ra các phản ứng phụ, trong đó bao gồm tình trạng các nốt mề đay nổi trên da. Dị nguyên có trong không khí: Các loại lông động vật, khói thuốc, phấn hoa, men lốc, len,… đều có khả năng gây ra bệnh lý này. Nguyên nhân di truyền: Trên thế giới có đến gần 60% người bệnh đến từ các yếu tố di truyền. Nếu mẹ hoặc bố của bạn đã từng bị nổi mề đay trước đó thì 25% con sinh ra sẽ bị bệnh. Nếu cả 2 đều có tiền sử mắc bệnh thì tỷ lệ con bị mề đay là 50%. Không có nguyên nhân cụ thể: Một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện mề đay nhưng không xác định rõ yếu tố gây ra, được xếp vào loại mề đay vô căn hoặc tự phát. Tình trạng mề đay đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, tùy vào từng trường hợp bệnh nhân sẽ có các cách phòng ngừa để tránh trường hợp mề đay tái phát như sau: Bệnh nhân bị mề đay do các tác nhân gây dị ứng bao gồm: hải sản, xà bông tắm, phấn rôm,… thì ngưng tiếp xúc với những chất đó để tránh làm bệnh nghiêm trọng hơn. Người mắc chứng nổi mề đay do lạnh khi chuyển mùa cần giữ ấm cơ thể, vệ sinh nơi sống sạch sẽ và tránh tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa. Những trường hợp mề đay đến từ tác nhân như chất tẩy rửa, mỹ phẩm,… thì người bệnh cần sử dụng gang tay mỗi lần tiếp xúc, tốt nhất là không nên dùng những chất đó nữa. Một số loại vải, điển hình là da lộn, vải bố, len,… rất dễ làm da bị kích ứng dẫn đến mề đay, bạn nên hạn chế mặc quần áo làm từ các loại vải này và dáng đồ thoải mái, không chật quá để tránh trường hợp vải cọ xát trực tiếp vào da. Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, giảm tối đa nguy cơ bị các ký sinh trùng (bọ chét, chấy, rận,…) tấn công làm bạn bị các vấn đề về da. Cung cấp cho cơ thể nước ép cam, bưởi, cà rốt và những loại thực phẩm có tác dụng giải nhiệt hằng ngày. Hạn chế đi đến các môi trường có không khí ẩm thấp bởi điều này dễ gây ra các tình trạng khô, kích ứng và các bệnh dị ứng theo mùa của da. Những trường hợp nổi mề đay do dị ứng thuốc nên có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về cách phòng ngừa thích hợp để tránh bị mẩn ngứa về sau. Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể, tuần hoàn máu tăng cũng là một yếu tố hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Luôn giữ trạng thái tinh thần thoải mái, lạc quan, đặc biệt là ngủ đủ giấc để khắc phục tình trạng mề đay do căng thẳng, stress,… Tóm lại, nổi mề đay không còn quá xa lạ trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Tuy bệnh này không đe dọa đến tính mạng và không lây nhiễm cho người khác, nhưng nó cũng đã ảnh hưởng không ít đến các sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Do đó, nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu nào có liên quan như: da ngứa, khó chịu, nổi các nốt mẩn đỏ,… bạn nên đi khám kịp thời để được điều trị nhanh nhất có thể.;;;;;1. Tổng quan về bệnh mề đay Trước khi giải đáp về các nguyên nhân gây nổi mề đay thì chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về bệnh lý này. Thực tế, bệnh mề đay còn được biết đến với tên gọi khác là mày đay, thường nảy sinh do một vài yếu tố tác động lên các mao mạch trên da khiến trung bì có hiện tượng sưng phù. Đây cũng là một căn bệnh rất thường gặp ở mọi người với nhiều triệu chứng dễ dàng nhận diện. Ngoài ra, bệnh lý này hoàn toàn không thể lây truyền từ đối tượng này sang đối tượng khác. Trong y khoa, các nhà nghiên cứu đã phân tích quá trình tiến triển và phân chia bệnh thành hai loại là mề đay mãn tính và cấp tính. Trong đó, những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh mãn tính nếu thời gian diễn tiến của bệnh kéo dài hơn 6 tuần. Đối với bệnh nhân bị mắc bệnh thể cấp tính thì thời gian hành bệnh thường chỉ kéo dài khoảng 24 giờ hoặc lâu hơn nhưng vẫn dưới 6 tuần. Thực tế, thời gian khỏi bệnh ở mỗi người sẽ khác nhau tùy vào sức đề kháng, tình trạng sức khỏe, mức độ nghiêm trọng triệu chứng của bệnh cũng như sự mẫn cảm của cơ thể, hình thức tiếp xúc và số lượng dị nguyên. Đối với những người mắc bệnh ở mức độ nhẹ thì bệnh nhân hoàn toàn có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, với trường hợp mắc bệnh thể mãn tính thì bệnh nhân cần phải tích cực chữa trị chuyên khoa. 2. Các nguyên nhân gây nổi mề đay Bị côn trùng cắn: điển hình như bọ chét, sâu, muỗi, ong,... Dị ứng thức ăn: một vài loại thức ăn có thể gây dị ứng do quá trình chế biến hoặc thành phần của chúng không thích hợp với cơ thể. Trong đó, nhiều bệnh nhân bị nổi mề đay sau khi dùng một số thực phẩm như phô mai, mắm, sữa, đồ uống lên men, hải sản hoặc kể cả đậu nành,... Dị ứng hóa mỹ phẩm: những loại mỹ phẩm kém chất lượng thường sử dụng chất bảo quản hoặc chất tạo màu khiến cơ thể trở nên mẫn cảm và phản ứng lại thông qua hiện tượng nổi mề đay. Do đó, bạn nên chú ý đến chất lượng của một số loại mỹ phẩm như nước hoa, xà phòng tắm, thuốc nhuộm tóc, son môi, kem dưỡng,... Bệnh lý: một vài căn bệnh có thể khiến cơ thể xuất nhiều nhiều vết mề đay, chẳng hạn như bệnh cường giáp, lupus ban đỏ, viêm mạch máu hoặc đái tháo đường. Dị ứng với thành phần của thuốc: theo bác sĩ, bất kỳ loại thuốc nào cũng có khả năng gây nổi mề đay khi sử dụng. Trong đó, những loại thuốc dễ gây ra bệnh lý này nhất là thuốc điều trị các bệnh như huyết áp, viêm khớp, cảm cúm,… và nhất là thuốc kháng sinh. Di truyền: những đối tượng có người thân từng bị nổi mề đay thường dễ gặp phải tình trạng hơn. Nguyên nhân khác: tình trạng nổi mề đay còn có thể nảy sinh do một số yếu tố khác như chứng da vẽ nổi, thường xuyên stress, làm việc mệt nhọc, sự thay đổi của thời tiết, nhiệt độ quá nóng hoặc lạnh,... Ngoài những nguyên nhân trên đây thì một vài tác nhân khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở mỗi đối tượng. Điển hình như nữ giới là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp nhiều lần so với nam giới. Hoặc về tuổi tác thì người trẻ lại là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh hơn. 3. Các phương pháp chẩn đoán bệnh Ngoài việc thắc mắc về các nguyên nhân gây nổi mề đay thì bạn đọc còn muốn 3.1. Phương pháp chẩn đoán lâm sàng Với hình thức chẩn đoán này, bác sĩ sẽ dựa trên một số đặc điểm như: Sự phân bố vết mề đay nổi trên da có thể lan rộng hoặc khu trú ở một số vùng da nào đó. Các triệu chứng cơ năng: hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh đều cảm thấy rát bỏng, châm chích hoặc nặng là cảm giác ngứa. Thương tổn cơ bản: đây là biểu hiện dễ dàng quan sát bằng mắt thường vì những vết sẩn phù rõ rệt trên da với nhiều kích thước khác nhau (có thể to hoặc nhỏ). Đồng thời các vết mề đay có thể hiện lên ở nhiều vùng da trên cơ thể. Tuy nhiên, ở vùng da mặt thì màu sắc của vết sẩn phù thường đỏ hoặc nhạt hơn so với những vùng da còn lại. Diễn tiến của bệnh: tình trạng nổi mề đay thường xuất hiện, mất đi và tái phát theo từng đợt. Những vùng da ở vị trí mắt, môi, bộ phận sinh dục,… bị mề đay thường làm xuất hiện các vết sẩn phù hoặc ban đỏ khiến vùng da này bị sưng to. Tình trạng này thường được chẩn đoán là phù Quincke hoặc phù mạch. Đối với tình trạng phù mạch nảy sinh ở vùng ống tiêu hóa, thanh quản thường dễ dẫn đến các biểu hiện nghiêm trọng như đau bụng, hạ huyết áp, khó thở, sốc phản vệ, rối loạn tim mạch,... 3.2. Phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng Để chẩn đoán chính xác tình trạng cũng như nguyên nhân gây nổi mề đay của bệnh nhân, bác sĩ có thể kết hợp thực hiện phương pháp kiểm tra cận lâm sàng bằng một vài hình thức xét nghiệm như: Xét nghiệm Prick test hay còn gọi là thử nghiệm lẩy da: với phương pháp này, bác sĩ thường chỉ định thực hiện khi có yếu tố nghi ngờ tình trạng bệnh liên quan đến mạt bụi nhà, phấn hoa,... Xét nghiệm công thức máu: nhằm xác định chính xác cơ thể có bao nhiêu bạch cầu đa nhân ái toan. Đối với trường hợp số lượng bạch cầu này giảm thường liên quan đến bệnh Lupus ban đỏ hệ thống. Ngược lại, số lượng bạch cầu tăng có thể xuất phát từ tình trạng dị ứng do ký sinh trùng gây ra. Xét nghiệm yếu tố dị ứng Ig E. Xét nghiệm tìm các yếu tố dị nguyên gây nổi mề đay. Các xét nghiệm sinh hóa như chức năng gan, thận, tiểu đường, mỡ máu,...
question_359
Công dụng thuốc AzitroFort 500 mg
doc_359
Azitro. Fort 500 mg là thuốc được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới, nhiễm khuẩn da và một số bệnh lây qua đường tình dục khác.Trong bài viết này, các bạn có thể tham khảo một số thông tin về thuốc, đặc biệt là công dụng và cách dùng sao cho hiệu quả. Thuốc Azitrofort có chứa thành phần chính là hoạt chất Azithromycin (dưới dạng Azithromycin dihydrat) 500mg. Đây được biết đến là một trong những loại kháng sinh nhóm macrolid với phổ kháng khuẩn rộng, có tính chất kìm khuẩn ở nồng độ thấp và cho khả năng diệt khuẩn hiệu quả ở nồng độ cao với một số chủng vi khuẩn chọn lọc.Cơ chế tác động của hoạt chất này là ức chế sự tổng hợp protein ở vi khuẩn nhạy cảm nhờ gắn vào các ribosom 50S trong khi hoạt tính kháng khuẩn giảm đi ở p. H thấp. 2. Chỉ định và chống chỉ định 2.1. Chỉ định. Azitrofort thường được bác sĩ chỉ định sử dụng trong những trường hợp sau:Bệnh nhân được chẩn đoán mắc nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc như nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới bao gồm viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm khuẩn da hay mô mềm.Chỉ định trong nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm họng và viêm amidan.Azitrofort hỗ trợ điều trị những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở cả nam và nữ gồm có nhiễm khuẩn đường sinh dục không biến chứng do Chlamydia trachomatis, người mắc nhiễm khuẩn đường sinh dục không biến chứng do Neisseria gonorrhoeae không đa kháng (sau khi đã tiến hành loại trừ nhiễm đồng thời Treponema pallidum).Sử dụng thuốc Azitrofort 500 mg trong dự phòng nhiễm Mycobacterium avium - intracellulare (MAC) ở bệnh nhân nhiễm HIV dùng đơn độc hoặc sử dụng phối hợp với rifabutin.Chỉ định sử dụng thuốc ở bệnh nhân mắc viêm kết mạc do Chlamydia trachomatis (bệnh mắt hột).2.2. Chống chỉ định. Tuyệt đối không sử dụng thuốc Azitrofort cho những người quá mẫn với azithromycin, erythromycin hay bất kì kháng sinh nào thuộc nhóm macrolid, hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc. 3. Liều dùng và cách dùng 3.1. Người lớn. Tùy từng bệnh lý mắc phải mà việc sử dụng Azitrofort sẽ có những sự khác biệt nhất định:Bệnh nhân mắc viêm họng và viêm amidan do Streptococcus pyogenes: Dùng thuốc với liều 500mg trong ngày đầu tiên, sau đó hạ xuống 250 mg x 1 lần/ngày vào ngày thứ hai đến ngày thứ năm. Liều tổng cộng là 1,5 g/1 đợt điều trị.Viêm xoang cấp (Do H.influenzae, M.catarrhalis hoặc S. Pneumoniae): Dùng thuốc với liều 500 mg x 1 lần/ngày, uống trong 3 ngày.Bội nhiễm cấp trong bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Nguyên nhân do H.influenzae, M.catarrhalis hoặc S.pneumoniae): Dùng thuốc với liều 500 mg uống vào ngày đầu tiên, sau đó 250 mg x 1 lần/ngày vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5, tổng liều là 1,5 g.Viêm phổi mắc phải cộng đồng từ nhẹ đến vừa (Do S.pneumoniae, H.influenzae, Mycoplasma pneumoniae hoặc Chlamydophila pneumoniae): Dùng thuốc với liều 500mg trong ngày đầu tiên, sau đó hạ xuống 250 mg x 1 lần/ngày vào ngày thứ hai đến ngày thứ năm. Liều tổng cộng là 1,5 g/1 đợt điều trị.Các nhiễm trùng da và nhiễm trùng cấu trúc da không biến chứng (Do Staphylococcus aureus, S.pyrogens hoặc S.agalactiae): Dùng thuốc với liều 500mg trong ngày đầu tiên, sau đó hạ xuống 250 mg x 1 lần/ngày vào ngày thứ hai đến ngày thứ năm. Liều tổng cộng là 1,5 g/1 đợt điều trị.Bệnh nhân loét sinh dục (Do Haemophilus ducreyi): Dùng với liều 1g duy nhất.Viêm đường tiểu và viêm cổ tử cung (Do Neisseria gonorrhoeae hoặc Chlamydia trachomatis): Dùng với liều 1g duy nhất.Nhiễm trùng MAC ở bệnh nhân nhiễm HIV: Sử dụng Azitrofort liều 1,2 g x 1 lần/tuần đơn trị hoặc kết hợp với rifabutin 300mg/ngày.Bệnh nhân mắc nhiễm trùng MAC lan tỏa: Sử dụng Azitrofort liều 600mg x 1 lần/ngày kết hợp với ethambutol 15 mg/kg/ngày.Phòng ngừa tái phát nhiễm trùng MAC lan tỏa: Sử dụng Azitrofort liều 500mg x 1 lần/ngày kết hợp với ethambutol 15 mg/kg/ngày kèm hoặc không kèm rifabutin 300mg x 1 lần/ngày.3.2. Trẻ em. Sử dụng với liều 10mg/kg trong ngày đầu tiên, sau đó hạ còn 5 mg/kg x 1 lần/ngày từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5.Thời gian uống thuốc thích hợp là bữa ăn 1 giờ hay sau khi ăn 2 giờ hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. 4. Tác dụng phụ Tác dụng không mong muốn hay gặp nhất khi điều trị bằng Azitrofort gồm:Bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng điển hình như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng,...Bệnh nhân bị đau đầu, chóng mặt, phát ban, tăng enzym gan tạm thời,...Một số trường hợp ghi nhận bị giảm sức nghe có hồi phục khi dùng thuốc với liều cao trong thời gian dài.Nếu gặp các tác dụng phụ trên khi dùng Azitrofort, bệnh nhân cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để được thăm khám và điều chỉnh lại đơn thuốc hoặc thay thế thuốc khác cho phù hợp hơn. 5. Tương tác thuốc Không dùng chung Azitrofort với các dẫn chất nấm cựa gà do có khả năng gây độc cho sức khỏe.Azitrofort tương tác với các thuốc kháng acid do đó cần sử dụng 2 loại thuốc này cách nhau ít nhất 2 tiếng hoặc lâu hơn.Hoạt chất Azithromycin có trong thuốc có ảnh hưởng tới chuyển hóa Digoxin trong ruột, cần theo dõi khi dùng đồng thời.Nếu dùng Azitrofort kết hợp với Cyclosporin cũng phải theo dõi nồng độ và điều chỉnh liều lượng của cyclosporin cho phù hợp.Không phối hợp Azitrofort với Pimosid do nguy cơ QT kéo dài và các tai biến tim mạch. 6. Thận trọng khi dùng Azitrofort Với những người mắc viêm phổi vừa và nặng, suy giảm miễn dịch,... không điều trị ngoại trú bằng Azitrofort mà phải nhập viện để được điều trị theo chỉ định của bác sĩ.Người bị tổn thương chức năng gan, thận (tốc độ lọc cầu thận dưới 10ml/phút) chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.Sử dụng thuốc đúng giờ theo đúng đơn kê của bác sĩ, không tự ý tăng hoặc giảm liều, tự ý ngưng thuốc khi chưa uống đủ liều để tránh làm giảm tác dụng của thuốc hoặc tăng nguy cơ gây tác dụng phụ.Ngưng cho con bú nếu bà mẹ được chỉ định điều trị bằng thuốc Azitrofort.Nếu dùng thuốc quá liều, bệnh nhân thường xuất hiện một số dấu hiệu như giảm sức nghe, đau đầu, buồn nôn.
doc_15242;;;;;doc_18216;;;;;doc_54870;;;;;doc_46670;;;;;doc_23168
Thuốc Agitro 500 là thuốc được sản xuất bởi Công ty Agimexpharm - Việt Nam. Đây là thuốc thuộc nhóm trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm có thành phần hoạt chất chính là Azithromycin.Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại thuốc này. Agitro 500 là thuốc có thành phần hoạt chất chính là Azithromycin thuộc nhóm kháng sinh macrolid, hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Thuốc được bào chế dưới dạng Azithromycin hydrat, hàm lượng 500mg, viên nén bao phim, có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra như nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới, nhiễm khuẩn răng miệng, nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn đường tiết niệu... 2. Công dụng và chỉ định của Agitro 500 Công dụng Agitro 500:Thuốc Agitro 500 có tác dụng diệt khuẩn mạnh bằng cách gắn với ribosom của vi khuẩn gây bệnh, làm ngăn cản quá trình tổng hợp protein của chúng.Hoạt chất Azithromycin trong Agitro 500 có tác dụng tốt trên các vi khuẩn gram dương như Streptococcus, Pneumococcus, Staphylococcus aureus,...Ngoài ra nó còn tác dụng tốt trên các vi khuẩn gram âm như: Haemophilus influenzae, parainfluenzae.Thuốc có tác dụng vừa phải trên các vi khuẩn gram âm như E. coli, Salmonella enteritis và Salmonella typhi, Enterobacter, Acromonas hydrophilia, Klebsiella.Azithromycin hấp thu nhanh qua đường uống khoảng 40%, đạt nồng độ trong tế bào cao hơn so trong huyết tương vì vậy dùng điều trị vi khuẩn nội bào tốt.Thuốc Agitro 500 phân bố rộng khắp cơ thể, chủ yếu vào các mô như phổi, amidan, tiền liệt tuyến,.Thuốc được chuyển hóa qua gan và được đào thải qua mật và một phần ở dạng không chuyển hoá.Thuốc được thải trừ qua nước tiểu trong vòng 72h dưới dạng không biến đổi, thời gian bán thải của thuốc khoảng 2 -4 ngày.Chỉ định Agitro 500:Thuốc Agitro 500 được chỉ định cho các nhiễm khuẩn do vi khuẩn trong các trường hợp sau:Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: viêm phế quản, viêm phổi,...Nhiễm trùng đường hô hấp trên: viêm xoang, viêm họng, viêm amidan.Nhiễm khuẩn da và mô mềm.Viêm tai giữa. Dùng cho bệnh nhân có dị ứng với Penicillin.Các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục không biến chứng do Chlamydia trachomatis, Neisseria gonorhoeae. Viêm kết mạc do Chlamydia trachomatis. 3. Cách dùng - Liều dùng của Agitro 500 Cách dùng: Thuốc được dùng đường uống, nên dùng liều duy nhất trong ngày, thuốc bị ảnh hưởng bởi thức ăn nên sẽ uống thuốc trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ.Liều dùng:Người lớn:Liều đơn trị: dùng Agitro 500mg x 02 viên/ lần/ngày, liều duy nhất, cho hiệu quả chữa bệnh trong các nhiễm Chlamydia trachomatis lây truyền qua đường tình dục.Những nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm khác, như: nhiễm khuẩn hô hấp trên, hô hấp dưới, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn da, mô mềm: liều dùng là Agitro 500mg x 01 viên//lần/ngày x 03 ngày.Viêm kết mạc: Agitro 500 x 02 viên/lần/ngày, liều duy nhất.Trẻ em: Liều dùng ở trẻ em phụ thuộc vào cân nặng: 30mg/kg/ tổng liều. Liều duy nhất cho mỗi ngày là 10mg/kg/ngày x 03 ngày. Hoặc ngày đầu tiên 10mg/kg, liều duy nhất, 4 ngày tiếp theo 5mg/kg, liều duy nhất.Không sử dụng Agitro 500 cho người bệnh quá mẫn với Azithromycin hoặc các kháng sinh thuộc nhóm Macrolid. 4. Thận trọng trong sử dụng Agitro 500 Cần lưu ý khi sử dụng Agitro 500 và các macrolid khác vì khả năng gây dị ứng: phù thần kinh và phản vệ rất nguy hiểm.Đánh giá kỹ dấu hiệu bội nhiễm bởi các vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc, kể cả nấm.Lưu ý điều chỉnh liều dùng thích hợp cho người bệnh thận có hệ số thanh thải creatinin nhỏ hơn 40 ml/phút.Thận trọng khi dùng cho những bệnh nhân suy gan vì Agitro 500 được bài tiết chủ yếu qua gan.Các nghiên cứu về sinh sản ở động vật cho thấy Agitro 500 qua được hàng rào nhau thai nhưng không có bằng chứng tác dụng gây hại cho thai nhi. Do không có số liệu về sự bài tiết hoạt chất Azithromycin qua sữa mẹ nên chưa đánh giá được độ an toàn khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú. Vì vậy cân nhắc dùng thuốc cho đối tượng này chỉ khi không có thuốc khác phù hợp hơn. 5. Tác dụng phụ của Agitro 500 Thường gặp nhất là rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, đau bụng, co cứng cơ bụng, nôn, đầy hơi, tiêu chảy, nhưng thường nhẹ và ít xảy ra hơn so với dùng Erythromycin.Phát ban, đau đầu, chóng mặt.Giảm thính giác khi dùng thuốc liều cao trong thời gian dài.Bạn cần thông báo cho bác sĩ các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc Agitro 500 để có hướng xử trí kịp thời. 6. Tương tác của thuốc Agitro 500 Với thức ăn: Thuốc Agitro 500 làm giảm khả dụng sinh học của thuốc tới 50%, vì vậy thuốc chỉ được uống 1 giờ trước khi ăn hoặc sau khi ăn 2 giờ.Với thuốc kháng acid: Khi cần thiết phải sử dụng nên dùng tách thời gian sử dụng 2 thuốc này vì chúng tương tác với nhau.Với Digoxin: Khi dùng đồng thời cần phải theo dõi nồng độ Digoxin, vì có khả năng làm tăng hàm lượng Digoxin.Để tránh tương tác không đáng có giữa các thuốc bạn cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ về những thuốc đang sử dụng để hiệu quả điều trị đạt kết quả tốt nhất.Trên đây là thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về thuốc Agitro 500, nếu còn bất cứ câu hỏi thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.;;;;;Thuốc Azifar có tác dụng gì là câu hỏi phổ biến được nhiều người đặt ra khi bắt đầu tìm hiểu và có nhu cầu sử dụng về thuốc. Được biết, thuốc Azifar nằm trong nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm. Việc sử dụng Azifar cần có sự chỉ định của bác sĩ và dược sĩ chuyên môn để có được kết quả tốt nhất. 1. Công dụng và liều dùng thuốc Azifar 500mg Azithromycin chính là thành phần quan trọng nhất của thuốc Azifar, ngoài ra còn có thêm một vài tá dược khác vừa đủ.Thuốc thường được bác sĩ, dược sĩ chỉ định kê đơn trong điều trị một số bệnh lý sau:Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: viêm phế quản cấp, viêm phổi và nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: viêm xoang, viêm họng, amidan, viêm tai giữa, viêm yết hầu.Điều trị các nhiễm khuẩn da, mô mềm.Thuốc chỉ định cho người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở cả nam nữ do Chlamydia trachomatis hoặc Neisseria gonorrhoeae.Ngoài ra, thuốc Azifar cũng được sử dụng để điều trị một vài bệnh lý khác không được liệt kê trên đây. 2. Liều dùng thuốc Azifar 500 Thuốc Azifar được chỉ định dùng trong điều trị cho cả người lớn và trẻ em. Ở mỗi đối tượng, bệnh nhân sẽ có liều dùng thuốc khác nhau, bởi điều này còn phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng bệnh lý và sức khỏe hiện có.Bên cạnh đó, trước khi dùng thuốc, người bệnh cũng cần chủ động chia sẻ với bác sĩ về tất cả các loại thuốc mình đang dùng kể cả kê đơn, không kê đơn, thuốc bổ... căn cứ vào đó bác sĩ sẽ chỉnh liều sao cho phù hợp, tránh tình trạng kháng kháng thuốc hay phản ứng chéo giữa các loại thuốc với nhau.Liều dùng tham khảo thuốc Azifar 500 như sau:Đối tượng trẻ em: 10 mg/kg cho ngày đầu tiên, sau đó 5 mg/kg/ngày từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 hoặc 10 mg/kg/ngày x 3 ngày.Đối tượng người lớn: ngày đầu tiên uống một liều 500 mg, 4 ngày tiếp theo dùng liều đơn 250mg/ngày.Thời điểm tốt nhất là nên uống 1 lần/ngày, uống 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn. Thuốc nên được uống vào cùng một thời điểm trong ngày để đạt được hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.Trong quá trình dùng thuốc nếu có xảy ra trường hợp quên hoặc quá liều, bệnh nhân nên xử lý theo hướng sau:Quên liều: Nếu thuốc không yêu cầu quá nghiêm ngặt về thời gian sử dụng thì có thể uống bù liều ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp nếu thời gian quên liều đã quá 2 tiếng nên bỏ qua liều đã quên và uống những liều sau như bình thường. Không cần bù liều, bởi điều này không thực sự cần thiết.Quá liều: Quá liều là trường hợp nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và cả tính mạng.Cần hạn chế tối đa tình trạng quá và quên liều, nguyên nhân bởi sẽ ảnh hưởng đến quá trình đồng thời kéo dài thời gian điều trị bệnh. Vì thế cần hết sức lưu ý nếu cần thiết bệnh nhân có thể đặt chuông báo thức nhắc nhở về thời gian dùng thuốc trong ngày. 3. Những lưu ý và thận trọng khi dùng thuốc Azifar 500 Để thuốc Azifar 500 đạt được hiệu quả cao trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân cần chú ý tới một vài điều cơ bản trong quá trình sử dụng sau đây:3.1 Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc Azifar. Trong quá trình sử dụng thuốc Azifar, bệnh nhân có thể gặp phải một vài phản ứng nhẹ bao gồm: Buồn nôn, đau bụng, co cứng cơ bụng, nôn, đầy hơi, tiêu chảy.... Thông thường những biểu hiện này sẽ thuyên giảm và biến mất sau khi kết thúc thời gian dùng thuốc. Bên cạnh đó những phản ứng trên cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe, vì thế người dùng không nên quá lo lắng.Để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra khi dùng thuốc Azifar, bạn nên chú ý một vài điều sau:Dùng thuốc đúng liều, đủ lượng theo đơn.Không lạm dụng hay kéo dài thời gian sử dụng thuốc hơn so với khuyến cáo.Không dùng thuốc cho người mẫn cảm với thành phần của thuốc.Đối tượng phụ nữ mang thai và cho con bú không được khuyến cáo sử dụng Azifar, bởi những thành phần, hoạt chất trong thuốc có thể tác động gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.Thuốc không được khuyến cáo dùng cho người suy gan, suy thận trừ khi có chỉ định của bác sĩ.Đối tượng người già cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc.3.2 Tương tác thuốc Azifar. Trong quá trình dùng thuốc Azifar bệnh nhân lưu ý cần uống thuốc cách ít nhất 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi dùng thuốc kháng acid. Bên cạnh đó cũng cần đặc biệt cân nhắc khi dùng với cyclosporin hoặc digoxin.Hiện nhà sản xuất cũng đưa ra cảnh báo quá mẫn với azithromycin hoặc nhóm macrolid.Ngoài việc tuân thủ nguyên tắc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, trong quá trình điều trị với thuốc Azifar bệnh nhân cũng cần lưu ý không uống rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích... Bởi sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị cũng như hoạt động của thuốc.Trên đây là những thông tin về công dụng chính của thuốc Azifar, người bệnh trước khi dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để việc dùng thuốc có được kết quả tốt nhất đồng thời hạn chế tối đa tác dụng phụ có thể xảy ra.;;;;;Thuốc Aziwok 500 có hoạt chất chính là kháng sinh Azithromycin. Đây là thuốc có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và nhiễm khuẩn da, mô mềm. Đồng thời, thuốc cũng có tác dụng điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở cả nam và nữ nguyên nhân do Chlamydia trachomatis hoặc Neisseria gonorrhoeae. Thuốc Aziwok 500 có thành phần dược chất chính Azithromycin với hàm lượng 500g và các tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là thuốc kháng sinh mới có phổ rộng thuộc nhóm Macrolid, được gọi là Azalid. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn mạnh theo cơ chế gắn với ribosom của vi khuẩn gây bệnh, qua đó, thuốc ngăn cản quá trình tổng hợp protein của chúng. Thuốc có dạng bào chế của thuốc là dạng viên nén bao phim. Quy cách đóng gói của thuốc là hộp gồm 10 vỉ, mỗi vỉ có 3 viên. Tác dụng của hoạt chất Azithromycin tác dụng trên vi khuẩn Gram dương yếu hơn một chút so với kháng sinh Erythromycin, nhưng lại mạnh hơn trên một số vi khuẩn Gram âm trong đó có Haemophilus.Azithromycin sau khi uống có khả năng phân bố rộng rãi trong cơ thể với khả dụng sinh học khoảng 40%. Kháng sinh Azithromycin được chỉ định sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc như nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới bao gồm viêm phế quản, viêm phổi; các nhiễm khuẩn da và mô mềm, viêm tai giữa và các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm họng và viêm amidan.Thuốc Aziwok 500 được sử dụng để điều trị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở cả nam và nữ, Azithromycin được dùng điều trị nhiễm khuẩn đường sinh dục chưa biến chứng nguyên nhân do Chlamydia trachomatis hoặc Neisseria gonorrhoeae không đa kháng. 3. Cách dùng và liều dùng của thuốc Aziwok 500 Thuốc Aziwok 500 được sử dụng 1 lần/ ngày, uống 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn.Đối với người lớn:Ðiều trị bệnh lây truyền qua đường sinh dục như viêm cổ tử cung, viêm niệu đạo nguyên nhân do nhiễm Chlamydia trachomatis với một liều duy nhất 1g.Các chỉ định khác ( điều trị viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng, nhiễm khuẩn da và mô mềm): Ngày đầu tiên uống một liều 500mg, và dùng 4 ngày nữa với liều đơn 250mg/ ngày.Đối với trẻ em. Liều điều trị gợi ý cho trẻ em ngày đầu tiên là 10mg/ kg thể trọng và tiếp theo là 5mg/ kg/ ngày, từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5, uống 1 lần/ ngày. 4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Aziwok 500 Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Aziwok 500, bao gồm: buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa nhiều, đau tức bụng, đau nhức đầu, nhịp tim nhanh, hoa mắt, chóng mặt ngất xỉu, phát ban, nổi mề đay, ngứa, thở khò khè/ khó thở hoặc khó nuốt, sưng mặt, cổ họng, lưỡi, môi, mắt, tay, chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân, khàn tiếng, lở loét niêm mạc miệng, tiêu chảy nặng (tiêu chảy nước hoặc phân có máu) có hoặc không kèm theo dấu hiệu sốt và đau dạ dày (có thể kéo dài thời gian trên 2 tháng sau khi ngừng điều trị với thuốc), vàng da hoặc vàng mắt, mệt mỏi quá mức, chảy máu bất thường hoặc bầm tím trên da, thiếu năng lượng, mất cảm giác ngon miệng, đau ở phần trên bên phải dạ dày, triệu chứng giống cúm, nước tiểu có màu sẫm, rộp da hoặc lột da, yếu cơ bất thường hoặc gặp khó khăn trong kiểm soát cơ bắp. Bên cạnh đó, thuốc Aziwok 500 có thể gây ra các tác dụng không mong muốn khác. Bạn cần liên hệ với bác sĩ điều trị nếu bạn có bất kỳ vấn đề bất thường nào khi dùng thuốc. 5. Tương tác của thuốc Aziwok 500 Vì thức ăn làm giảm khả dụng sinh học của thuốc tới 50%, do đó thuốc Aziwok 500 chỉ được uống 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi ăn. Các loại thuốc có khả năng xảy ra tương tác với thuốc Aziwok 500, bao gồm:Dẫn chất nấm cựa gà: Không sử dụng đồng thời các chế phẩm có chứa hoạt chất Azithromycin với các dẫn chất nấm cựa gà vì có khả năng ngộ độc.Các thuốc kháng acid: Khi cần thiết phải sử dụng, thuốc Aziwok 500 chỉ được dùng ít nhất 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi dùng các thuốc kháng acid.Cimetidin: Dược động học của thuốc Aziwok 500 không bị ảnh hưởng nếu uống một liều Cimetidin trước khi sử dụng Azithromycin 2 giờ.Cyclosporin: Một số kháng sinh nhóm macrolid, cụ thể là thuốc Aziwok 500 gây trở ngại đến sự chuyển hóa của hoạt chất Cyclosporin, vì vậy cần theo dõi nồng độ và điều chỉnh liều điều trị của Cyclosporin cho thích hợp.Digoxin: Ðối với một số người bệnh, thuốc Aziwok 500 có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa digoxin trong ruột. Vì vậy, khi sử dụng đồng thời 2 thuốc này, cần phải theo dõi nồng độ Digoxin, vì có khả năng làm tăng hàm lượng digoxin. 6. Một số chú ý khi sử dụng thuốc Aziwok 500 Cần thận trọng khi sử dụng sử dụng các chế phẩm có chứa Azithromycin và các thuốc kháng sinh nhóm Macrolid khác, vì khả năng gây dị ứng như phù thần kinh mạch và phản vệ rất nguy hiểm (tuy nhiên hiếm khi xảy ra).Cũng như với các kháng sinh khác, trong quá trình sử dụng thuốc Aziwok 500, phải quan sát các dấu hiệu bội nhiễm bởi các vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc, kể cả nấm.Cần điều chỉnh liều thích hợp cho những người bị bệnh thận có hệ số thanh thải creatinin < 40 ml/phút. Không sử dụng thuốc này cho các người mắc các bệnh lý về gan, vì thuốc thải trừ chính qua gan. Phụ nữ có thai: Hiện vẫn chưa có dữ liệu nghiên cứu về tính an toàn khi sử dụng trên những người mang thai. Chỉ nên sử dụng thuốc Aziwok 500 khi không có các thuốc thích hợp khác. Bà mẹ cho con bú: Hiện vẫn chưa có dữ liệu nghiên cứu về khả năng bài tiết của thuốc Aziwok 500 qua đường sữa mẹ. Chỉ nên sử dụng các chế phẩm chứa hoạt chất Azithromycin khi không có các thuốc thích hợp khác.Thuốc Aziwok 500 có hoạt chất chính là kháng sinh Azithromycin. Thuốc có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và nhiễm khuẩn da, mô mềm. Đồng thời, thuốc cũng có tác dụng điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần dùng thuốc theo đơn hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.;;;;;Azicrom 500 là thuốc thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn về đường hô hấp, nhiễm khuẩn da... Để hiểu rõ hơn về công dụng thuốc Azicrom 500 người dùng có thể theo dõi bài viết sau đây. Azicrom 500 là thuốc thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm, được sản xuất và phát triển bởi Công ty TNHH Dược phẩm OPV - VIỆT NAM.Azicrom 500 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, đóng gói theo hộp. 1 hộp 1 vỉ, mỗi vỉ 3 viên nén.Thành phần thuốc:Azithromycin: 500mg: Đây là một kháng sinh bán tổng hợp họ macrolide phân nhóm azalide. Azithromycin có tác dụng diệt khuẩn mạnh bằng cách gắn ribosom của vi khuẩn gây bệnh, ngăn cản quá trình tổng hợp protein của chúng.Tá dược khác. Thuốc Azicrom 500 có tác dụng điều trị bệnh:Nhiễm khuẩn hô hấp dưới: viêm phế quản cấp, viêm phổi. Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm yết hầu.Các bệnh nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn mô mềm.Bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam và nữ chưa biến chứng do vi khuẩn Chlamydia trachomatis hoặc Neisseria gonorrhoeae gây ra. 3. Cách dùng, liều lượng thuốc Azicrom 500 Dùng thuốc Azicrom 500 theo đường uống.Uống thuốc 1 lần/ngày, uống 1 giờ trước bữa ăn hoặc uống 2 giờ sau khi ăn.Người lớn: Ngày đầu tiên uống một liều 500 mg, 4 ngày tiếp theo dùng với liều lượng đơn 250 mg/ngày.Chỉ định dùng thuốc Azicrom 500 với liều lượng 1g trong điều trị bệnh lý nhiễm khuẩn truyền qua đường sinh dục do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis.Các bệnh nhiễm khuẩn khác do vi khuẩn nhạy cảm gây ra: Liều dùng uống 500mg/ngày, uống ngày 1 lần, dùng liên tục trong 3 ngày (tổng liều 1,5 g).Thay đổi cách dùng khác: Uống 500 mg, ngày uống 1 lần vào ngày đầu tiên, sau đó ngày sau giảm liều lượng xuống 250 mg, ngày uống 1 lần, uống liên tiếp trong vòng 4 ngày tiếp theo (tổng liều trong 5 ngày là 1,5 g).Trẻ em: Uống 10 mg/kg cho ngày đầu tiên, sau đó giảm còn 5 mg/kg/ngày từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 hoặc có thể uống 10 mg/kg/ngày x 3 ngày, tùy theo chỉ định của bác sĩ. Không chỉ định sử dụng thuốc Azicrom 500 cho người bị mẫn cảm với thành phần azithromycin hoặc các nhóm macrolid có trong thuốc Azicrom 500. 5. Tác dụng phụ thuốc Azicrom 500 Trong quá trình sử dụng thuốc Azicrom 500 có thể gây ra các phản ứng ngoài ý muốn, phổ biến như:Thường gặp:Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụngÍt gặp:Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ. Tiêu hóa: Đầy hơi, khó tiêu, ăn không ngon. Da: Phát ban, ngứa. Hiếm gặp:Toàn thân: Phản ứng phản vệDa: phù mạch. Máu: giảm nhẹ bạch cầu trung tính nhất thời. 6. Xử trí khi quên liều hoặc uống quá liều thuốc Quên liều: Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.Quá liều: Sử dụng quá liều thuốc Azicrom 500 có thể gây ra các triệu chứng như: giảm sức nghe, buồn nôn, nôn, tiêu chảy,...Khi thấy xuất hiện những biểu hiện bất thường khi quá liều, cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người phụ trách y tế để được xử lý kịp thời. 7. Lưu ý khác thuốc Azicrom 500;;;;;Azforin thuộc nhóm thuốc điều trị các triệu chứng đường hô hấp trên, có tác dụng trong điều trị các bệnh như viêm mũi dị ứng, cảm cúm,... Dưới đây là thông tin chi tiết về thuốc Azforin có tác dụng gì và lưu ý khi sử dụng. Azforin thuộc nhóm thuốc điều trị các triệu chứng đường hô hấp trên, thuốc gồm 2 thành phần chính là Triprolidine hydroclorid 2,5mg và Pseudoephedrine hydroclorid 60mg. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, 1 hộp có 10 vỉ x 10 viên.Pseudoephedrine hydroclorid là một chất làm co mạch, nó tác động lên hệ giao cảm có tác dụng chống sung huyết một cách từ từ và kéo dài, giúp làm co phần niêm mạc đang bị sung huyết ở đường hô hấp trên.Triprolidine hydroclorid là chất thuộc nhóm kháng histamin, nó tác động lên các thụ thể của histamin H1 và làm giảm các triệu chứng dị ứng như hắt hơi, sổ mũi,... Ngoài ra nó còn tác động lên hệ thần kinh trung ương gây buồn ngủ nhẹ.Sau khi uống thuốc Azforin, nồng độ thuốc đạt được tối đa trong máu sau khoảng 2 giờ. Triprolidine có tác dụng giảm dị ứng đạt đến tối đa sau khi uống thuốc 3 giờ, tác dụng này kéo dài đến 8 giờ. Tác dụng giảm sung huyết mũi của Pseudoephedrine đạt được tối đa sau khi uống thuốc 30 phút và duy trì ít nhất 4 giờ.Thải trừ: Thuốc Azforin được thải trừ qua nước tiểu, thời gian bán thải của Triprolidine và Pseudoephedrine lần lượt là 3,2 và 5,5 giờ. Thuốc Azforin có tác dụng trong điều trị các triệu chứng của đường hô hấp trên như chảy nước mũi, hắt hơi, ngạt mũi,... do tác động đồng thời theo 2 cơ chế là kháng histamin H1 làm giảm quá mẫn và co mạch làm giảm sung huyết thông thoáng mũi. Thuốc Azforin thường được dùng trong điều trị các trường hợp như:Viêm mũi dị ứng: Hắt hơi liên tục, ngứa mũi, chảy nước mũi,...Viêm mũi vận mạch do hệ thần kinh giao cảm phản ứng quá mức với các yếu tố bên ngoài.Các triệu chứng của bệnh cảm do cúm hoặc do lạnh. 3. Liều dùng, cách sử dụng thuốc Azforin Cách dùng: Thuốc Azforin được dùng đường uống với 1 cốc nước đầy, bạn có thể uống thuốc trước hoặc sau ăn đều được, vì thức ăn không ảnh hưởng đến tác dụng cũng như sự hấp thu của thuốc. Không nên ăn nhiều đồ chứa nhiều acid như cam, chanh, bưởi, cà chua... vì thuốc đào thải nhanh hơn trong môi trường acid.Liều dùng: Thuốc Azforin được dùng theo chỉ định của bác sĩ, tuy nhiên bạn có thể tham khảo theo liều khuyến cáo dưới đây của nhà sản xuất:Đối với trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: Uống 1 viên/ lần, ngày uống 3 lần.Đối với người suy gan, suy thận: Thuốc chuyển hóa qua gan và thải trừ nên đối với các trường hợp suy gan nặng, suy thận mức độ từ trung bình tới nặng nên dùng thận trọng, có thể giảm liều khi bắt đầu điều trị. Bạn hãy báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình để được cân nhắc khi sử dụng thuốc.Đối với người cao tuổi: Hiện tại chưa có nghiên cứu cụ thể về liều dùng thuốc Azforin ở người cao tuổi nên các trường hợp từ 60 tuổi trở lên nên dùng thuốc theo liều lượng của bác sĩ kê đơn. 4. Chống chỉ định của thuốc Azforin Thuốc Azforin không được dùng cho các trường hợp dưới đây:Những người có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc Azforin.Không dùng thuốc Azforin điều trị cho trẻ em dưới 6 tuổi.Người có tiền sử bệnh lý Glocom góc đóng, tăng huyết áp nặng hoặc bệnh lý động mạch vành nặng, người có các cơn hen cấp không được sử dụng thuốc này. Do đó hãy khai báo với bác sĩ các bệnh lý mà bạn đã và đang mắc phải để có chỉ định thuốc phù hợp.Thuốc Azforin chống chỉ định trong các trường hợp đang dùng hoặc đã dùng trong vòng 2 tuần gần đây nhất nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng IMAO và tuyệt đối không được kết hợp thuốc Azforin với thuốc Furazolidon. Do đó bạn cần báo với bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng để được tư vấn lựa chọn thuốc phù hợp. 5. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Azforin Khi sử dụng thuốc Azforin bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn với tần suất xuất hiện như:Thường gặp: Ngủ gà, choáng váng và chóng mặt. Do vậy bạn không nên uống thuốc khi đang phải làm việc hoặc phải tập trung cao độ, vì thuốc có thể ảnh hưởng hiệu suất công việc. Một số ít trường hợp có thể gặp ảo giác hoặc rối loạn giấc ngủ, các triệu chứng này sẽ giảm dần hoặc hết khi bạn ngừng sử dụng thuốc.Tần suất ít gặp hơn: Nổi ban ngứa, rát, khô miệng/ mũi họng.Ở nam giới có thể gặp bí tiểu tiện trên những bệnh nhân có tiền sử bệnh lý phì đại tuyến tiền liệt. Nếu nằm trong trường hợp trên bạn nên thông báo với bác sĩ tình trạng bệnh để được theo dõi sát khi dùng thuốc.Nếu gặp bất cứ triệu chứng không mong muốn nào trong quá trình sử dụng thuốc Azforin, hãy báo với bác sĩ để được tư vấn hướng dẫn giải quyết các triệu chứng mà bạn gặp phải. 6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Azforin Khi sử dụng thuốc Azforin bạn nên lưu ý một số điểm sau:Hãy thông báo với dược sĩ hoặc bác sĩ nếu bạn đang dùng các thuốc sau: Thuốc ăn kiêng, thuốc chống trầm cảm ba vòng, Amphetamine, Methyldopa, các thuốc chẹn alpha adrenergic, chẹn beta- adrenergic,...Thuốc Azforin có tác dụng phụ gây buồn ngủ, do đó không nên sử dụng cho những người lái xe hoặc vận hành máy móc.Thuốc Azforin bài tiết một lượng nhỏ qua sữa mẹ, tuy nhiên chưa có nghiên cứu cho thấy rõ ảnh hưởng của thuốc đối với trẻ bú mẹ. Nếu bạn đang trong thời kỳ cho con bú, hãy báo với bác sĩ để được cân nhắc trước khi sử dụng thuốc.Chưa có nghiên cứu rõ ràng về ảnh hưởng của thuốc đối với thai nhi, do đó nếu bạn đang có thai hãy báo với dược sĩ hoặc bác sĩ để được cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của việc sử dụng thuốc Azforin trước khi quyết định điều trị.Bạn cần thông báo với bác sĩ tiền sử bệnh lý, đặc biệt là các bệnh như tăng huyết áp, phì đại tuyến tiền liệt, suy gan, suy thận, các bệnh lý về tim mạch, tăng nhãn áp....Bạn nên theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên trong quá trình dùng thuốc Azforin vì Pseudoephedrine có trong thuốc tác động lên hệ giao cảm có thể gây tăng huyết áp.Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Azforin. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp về thuốc Azforin, bạn có thể liên hệ với dược sĩ hoặc bác sĩ để được tư vấn.
question_360
Các triệu chứng giãn tĩnh mạch thường gặp
doc_360
Các triệu chứng giãn tĩnh mạch thường rất khó nhận biết ở giai đoạn đầu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng chảy máu, phù nề, vết loét khó lành và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Bên cạnh đó, bệnh còn gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. 1. Triệu chứng giãn tĩnh mạch - Suy giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở chi dưới. Đây là hiện tượng ứ đọng máu tại hệ thống tĩnh mạch chân khiến tăng áp suất trong tĩnh mạch và khiến chúng ngày càng giãn rộng. Theo thời gian, lưu lượng máu động mạch đến 2 chi dưới của người bệnh sẽ giảm dần. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào nhưng các trường hợp dưới đây được đánh giá là có nguy cơ cao hơn: +Trong gia đình có người từng mắc bệnh. + Tỷ lệ bệnh nhân nữ cao hơn nam. + Người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người trẻ. + Người béo phì, thừa cân có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch chân cao hơn người có cân nặng vừa phải. + Phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn: Các chuyên gia giải thích rằng, khi thai nhi lớn dần, kích thước tử cung cũng tăng lên và chèn ép vào mạch máu lớn ở ổ bụng và từ đó khiến cho áp lực tĩnh mạch chân ngày càng cao dẫn tới giãn thành mạch. Tuy nhiên, sau khi sinh, những triệu chứng này sẽ giảm dần. Phụ nữ mang thai đôi và sinh nở nhiều lần thì nguy cơ bị bệnh sẽ cao hơn. + Những người làm các công việc đòi hỏi phải đứng nhiều như giáo viên, bác sĩ, nhân viên bán hàng,... cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh. - Triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch hay nhiều người vẫn gọi tắt là triệu chứng giãn tĩnh mạch rất khó nhận biết ở giai đoạn đầu. Người bệnh có thể chỉ xuất hiện cảm giác hơi tức, hơi khó chịu ở chân hoặc có cảm giác nóng và ngứa chân. Những biểu hiện thường rõ ràng hơn vào thời điểm cuối ngày hoặc khi bệnh nhân phải đứng quá lâu. Bệnh nhân có cảm giác kiến bò hoặc kim châm ở bắp chân, hay bị chuột rút,... Ở giai đoạn muộn hơn còn có thể thấy những mạch máu nhỏ xuất hiện trên bề mặt da. Tuy nhiên, ở những trường hợp không bị giãn nhiều, các triệu chứng này có thể biến mất sau khi người bệnh nghỉ ngơi. Do đó, nhiều người dễ bỏ qua triệu chứng. Các chuyên gia khuyên rằng, nếu nhận thấy những triệu chứng bất thường dưới đây, bạn nên đi khám sớm vì rất có thể đó chính là triệu chứng giãn tĩnh mạch: - Vùng bắp chân bị căng tức hoặc có cảm giác mỏi chân. - Vào ban đêm, người bệnh thường xuyên bị chuột rút hoặc có cảm giác kiến bò. - Chân người bệnh, nhất là vùng mắt cá chân thường bị sưng hoặc ngứa. - Viêm gân xanh ở da đùi, đầu gối hay mắt cá chân. - Da chân bị đổi màu, nhiễm trùng phần mô mềm ở gần mắt cá chân. Dựa vào các triệu chứng trên cùng với phương pháp siêu âm Doppler mạch máu, các bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán bệnh suy giãn tĩnh mạch. Những triệu chứng giãn tĩnh mạch khiến bệnh nhân đau tức, ngứa, chảy máu,... khiến người bệnh rất khó chịu nhưng chưa gây nguy hiểm ngay lập tức. Nếu người bệnh xuất hiện những huyết khối gần vùng giãn tĩnh mạch, các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn. Thậm chí huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây tử vong. Tuy nhiên, tỷ lệ người bệnh gặp phải vấn đề này thường không cao. Đối với các trường hợp xuất hiện các cục máu tĩnh mạch nông không quá nguy hiểm. Nhưng nếu xảy ra tình trạng nhiễm trùng tại các tổ chức xung quanh, một chân sưng to bất thường kèm theo tình trạng đổi màu vùng da tĩnh mạch thì người bệnh cần được điều trị sớm. Nếu trì hoãn điều trị, những cục máu đông này có thể di chuyển đến phổi, gây ra tình trạng tắc mạch phổi và người bệnh sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng. Phụ nữ mang thai bị suy giãn tĩnh mạch cũng cần điều trị sớm vì vẫn có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu dù tỉ lệ này không cao. Với những thai phụ bị rối loạn đông máu hoặc ít vận động, phải nằm lâu ngày thì nguy cơ xuất hiện huyết khối tĩnh mạch sẽ cao hơn. Do đó, mẹ bầu cần cẩn trọng với những biểu hiện đột ngột sưng đau ở đùi, chân, đau nhiều khi đứng hoặc bị sốt nhẹ. Khi có những bất thường nghi ngờ triệu chứng giãn tĩnh mạch, bạn không nên chủ quan mà cần đi khám sớm. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh, cải thiện triệu chứng suy giãn tĩnh mạch: - Liệu pháp xơ hóa: Thường được áp dụng đối với những trường hợp tĩnh mạch nông dưới da và có thể mang lại hiệu quả khả quan. Bác sĩ sẽ dùng các loại thuốc gây xơ hóa để tiêm vào những mạch máu đang bị tổn thương. Trong một liệu trình, người bệnh cần tiêm nhiều mũi thuốc, cho đến khi tình trạng giãn tĩnh mạch được cải thiện hoàn toàn. - Laser đốt bỏ tĩnh mạch: Những tĩnh mạch căng giãn sẽ được làm xẹp lại bằng sức nóng của tia laser. Các chuyên gia sẽ dùng nguồn tia laser chiếu vào vùng tĩnh mạch bị tổn thương. Sau đó, kéo tia laser ra từ từ đế 2 thành tĩnh mạch sẽ dính vào nhau. Để hạn chế tình trạng bỏng mô và tránh tác động mạnh lên dây thần kinh cảm giác, bác sĩ có thể dùng thủ thuật gây tê và bơm tiêm quang vùng tĩnh mạch bị chiếu laser. - Sử dụng tất y khoa: Đôi tất đặc biệt này sẽ ôm sát chân và có tác dụng đẩy máu theo tĩnh mạch về tim, hỗ trợ lưu thông tuần hoàn, tránh gây ra các huyết khối. Đây là phương pháp điều trị bệnh không dùng thuốc được đánh giá cao và sử dụng khá phổ biến. Suy giãn tĩnh mạch không phải là bệnh lý cấp tính nhưng nếu không điều trị sớm có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, nếu nghi ngờ có triệu chứng giãn tĩnh mạch thì bạn không nên chần chừ mà hãy đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán bệnh và được điều trị kịp thời.
doc_43113;;;;;doc_4516;;;;;doc_7698;;;;;doc_44567;;;;;doc_4114
Suy giãn tĩnh mạch mãn tính là một bệnh khá phổ biến ở phụ nữ độ tuổi trưởng thành. Thông thường nó sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông của các mạch máu, làm máu ứ trệ trong lòng tĩnh mạch và gặp nhiều khó khăn khi tuần hoàn về tim. Chính điều đó làm cho đôi chân sưng lên và hình thành các cục máu đông trong các tĩnh mạch, nguy hiểm hơn là những cục máu đông này có thể theo máu về tim gây tắc động mạch phổi, dẫn đến tử vong. Các yếu tố nguy cơ Trên thực tế, không phải ai cũng dễ mắc căn bệnh này, chỉ một số người nằm trong nhóm có nguy cơ cao mới có thể gặp phải. Di truyền: Khả năng này là cao nhất, bởi vì những người có người thân trong gia đình đã mắc chứng bệnh giãn tĩnh mạch thì dễ mắc bệnh hơn so vơi nhiều người khác. Giới tính: Thông thường phụ nữ bị nhiều hơn nam giới, điều này có thể giải thích là do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, hoặc trong quá trình mang thai cũng ảnh hưởng lên thành mạch máu, hoặc do công việc đặc thù bắt buộc phải đứng lâu như: nhân viên bán hàng, thợ dệt… Ngoài ra, việc mang giày không phù hợp, dùng thuốc tránh thai nội tiết cũng nằm trong những nguy cơ cao. Thừa cân, béo phì: Yếu tố nguy cơ này cũng khá phổ biến. Hơn nữa, những người áp dụng chế độ ăn kiêng nhiều chất bột, ít chất xơ hay thường xuyên bị táo bón rất dễ bị giãn tĩnh mạch. Phẫu thuật: có thể gây ra các biến chứng huyết khối tĩnh mạch và viêm tĩnh mạch, đặc biệt là những ca phẫu thuật trong sản khoa, niệu khoa hay thủ thuật bó bột bất động lâu ngày do gãy xương. Biến chứng của giãn tĩnh mạch Phổ biến nhất và nặng nề nhất hay gặp của suy giãn tĩnh mạch là việc hình thành các cục máu đông trong thành tĩnh mạch, có thể gây tắc động mạch phổi dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Các rối loạn lưu thông của máu trong cơ thể làm cho chân sưng to kèm đau, chuột rút về đêm, nặng hơn người bệnh có thể bị viêm tắc tĩnh mạch. Cuối cùng nó gây giãn toàn bộ hệ tĩnh mạch, diện tích của tĩnh mạch bị giãn lớn hơn gây ứ trệ máu và dinh dưỡng, nhiễm trùng da, viêm loét rất khó điều trị. Điều trị và phòng ngừa Phòng ngừa trào ngược: Khi nằm ngủ nên để chân cao, tránh đứng hay ngồi lâu một chỗ, mang tất (vớ) thay bằng quấn dây thun, tập hít thở sâu và đều, tập luyện cơ bắp với cường độ cao hơn. Băng ép chân: Biện pháp này nhằm cân bằng áp suất chênh lệch giữa 2 hệ thống tĩnh mạch nông và sâu thông qua hệ thống tĩnh mạch xuyên, giảm đường kính của thành tĩnh mạch để tăng khả năng lưu thông máu. Chế độ ăn uống: Để ngăn ngừa sự phát triển của chứng bệnh giãn tĩnh mạch cần có lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học nhằm tăng cường các thành mạch máu và thúc đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Trước tiên, nên bổ sung đầy đủ các thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, E, elastin… thực phẩm mầm ngũ cốc, trứng gà, rau xanh và dầu thực vật. Uống đủ hoặc nhiều hơn 1,5 lít nước mỗi ngày, không uống bia, rượu, hạn chế cà phê và bánh ngọt.;;;;;Giãn tĩnh mạch hay gặp nhất là suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính, là bệnh lý mạch máu ngoại biên thường xảy ra ở phụ nữ. Khi các van nằm trong tĩnh mạch bị hư hại sẽ làm máu trong tĩnh mạch chảy ngược lại theo hướng thông thường và lâu ngày dẫn đến giãn tĩnh mạch với mức độ tăng dần theo thời gian nếu không được điều trị thích hợp (như sử dụng thuốc uống hay thuốc bôi suy giãn tĩnh tĩnh mạch).Bệnh giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn tĩnh mạch nào trong cơ thể, tuy nhiên vị trí thường gặp nhất là ở 2 chi dưới vì phải chịu áp lực liên tục của trọng lượng cơ thể. Đồng thời do cấu trúc mạch máu ở chân khá dài và phức tạp nên có nguy cơ suy giãn cao hơn. Những trường hợp phải đứng trong thời gian dài như giáo viên, công nhân sản xuất dây chuyền hoặc người lớn tuổi và phụ nữ mang thai có khả năng mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch cao hơn.Khi bị suy giãn, các tĩnh mạch dưới chân sẽ giãn to và nổi lên sát bề mặt da, kèm theo đó là các triệu chứng như đau mỏi và nặng nề, hoặc có cảm giác kiến bò và phù chân vào một số thời điểm nhất định trong ngày. 2. Biến chứng của giãn tĩnh mạch Nếu không được chỉ định thuốc uống hay thuốc bôi trị giãn tĩnh mạch chân phù hợp, bệnh nhân có những triệu chứng với mức độ tăng dần như sưng phù, tê buốt, thường xuyên bị chuột rút về đêm và tăng nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch và sưng cứng 2 chân.Tình trạng suy giãn sẽ tiến triển dần, có thể khiến toàn bộ hệ thống tĩnh mạch trong cơ thể suy giảm với mức độ nghiêm trọng tăng dần, gây tắc nghẽn hệ tuần hoàn và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Một số bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch 2 chân có thể có biến chứng viêm, loét và nhiễm trùng da. Một biến chứng nặng nề khác của giãn tĩnh mạch chân là tăng nguy cơ hình thành huyết khối gây tắc tĩnh mạch, thậm chí cục máu đông có thể theo máu đi về tim, dẫn đến tắc nghẽn động mạch và thậm chí gây tử vong. Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch đều nhằm mục đích kiểm soát và ngăn chặn tình trạng máu di chuyển ngược chiều trong tĩnh mạch, hạn chế dịch từ vi quản thoát ra và làm ngập mô kẽ xung quanh. Biện pháp phổ biến được sử dụng là băng ép để thay đổi sự chênh lệch áp suất và giảm đường kính của tĩnh mạch, giúp máu chảy theo hướng thông thường hoặc sử dụng các loại thuốc uống hay thuốc bôi giãn tĩnh mạch.Một số bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp tiêm xơ cứng tĩnh mạch nếu được chẩn đoán ở mức độ nhẹ, giãn các tĩnh mạch nhỏ và giãn tĩnh mạch dạng lưới. Đối với trường hợp suy giãn tĩnh mạch nặng, biện pháp điều trị nội khoa không có tác dụng hoặc xảy ra các biến chứng sẽ bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Ngoài ra, hiện nay sự phát triển của phương pháp sóng cao tần hoặc chiếu tia laser có thể thay thế cho các điều trị nội khoa tích cực nhưng không mang lại hiệu quả. Thuốc bôi trị giãn tĩnh mạch chân là sản phẩm có tác dụng tương tự các thuốc điều trị giãn tĩnh mạch trong nội trú. Các hoạt chất trong thuốc bôi giãn tĩnh mạch thấm qua lớp biểu bì và tác động vào thành tĩnh mạch với mục đích hỗ trợ quá trình lưu thông máu dễ dàng hơn, giúp bệnh nhân giảm hiệu quả các triệu chứng như đau, nhức mỏi, cảm giác nặng và tê chân.Tương tự các loại thuốc uống, thuốc bôi giãn tĩnh mạch có thể mang lại một số tác dụng như sau:Giảm các triệu chứng do giãn tĩnh mạch gây ra, đồng thời hạn chế tình trạng viêm loét da;Giảm tình trạng chuột rút về đêm và hạn chế cảm giác kiến bò gây khó chịu;Hạn chế mức độ giãn và tăng sức bền thành mạch;Hạn chế hình thành các huyết khối trong tĩnh mạch gây tắc nghẽn mạch máu;Ngăn các mao mạch nhỏ vỡ và giảm tính thấm thành mạch;Hạn chế hình thành các chất gây viêm nhiễm.Tuy nhiên các loại thuốc bôi suy giãn tĩnh mạch chỉ có hiệu quả đối với các mạch máu nông dưới da. Đối với các tĩnh mạch nằm sâu hoặc bệnh nhân đã có dấu hiệu sưng phồng tĩnh mạch, viêm loét ở da thì việc sử dụng thuốc bôi giãn tĩnh mạch ít có hiệu quả.Cách sử dụng thuốc bôi trị giãn tĩnh mạch chân:Vệ sinh vùng da sạch sẽ và đợi da khô ráo;Sử dụng lượng thuốc vừa phải để thoa đều lên vùng da suy giãn tĩnh mạch;Bệnh nhân cần bôi thuốc đều đặn, 2 hoặc 3 lần mỗi ngày và duy trì thói quen sử dụng để tăng hiệu quả của thuốc.;;;;;Triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh thường biểu hiện kín đáo và dễ bị bỏ qua. Người bệnh chỉ đi khám và phát hiện bệnh khi các cơn đau kéo dài và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng giãn hệ thống tĩnh mạch bị khiếm khuyết, máu ở tĩnh mạch không chảy từ tinh hoàn xuống ổ bụng như bình thường mà chảy ngược vào trong bìu làm tinh trùng rối loạn, ứ đọng mạch máu. Triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh Khi bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, người bệnh sẽ có cảm giác đau tức tại tinh hoàn. Ở những giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh rất khó phân biệt và dễ bị nhầm sang một số bệnh khác. Khi bệnh kéo dài với biểu hiện chính là cơn đau thắt kéo dài ở tinh hoàn, gây khó chịu cho người bệnh, lúc này nam giới mới phát hiện và đi khám. Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng giãn hệ thống tĩnh mạch bị khiếm khuyết, máu ở tĩnh mạch không chảy từ tinh hoàn xuống ổ bụng Để có thể chữa trị kịp thời, thì mọi người nên chú ý đến những triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh dưới đây: Đối với những nam giới thường xuyên phải làm các công việc nặng nhọc phải đứng nhiều và hoạt động nhiều thì triệu chứng giãn mạch thừng tinh thường biểu hiện: Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh tuy thường hay tập trung người trung tuổi. Tuy nhiên, cũng không ít nam giới độ tuổi thanh niên mắc chứng bệnh này. Nam giới trong độ tuổi thanh niên cũng là đối tượng dễ mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh Hiện nay, phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh được nhiều người sử dụng là vi phẫu thắt các tĩnh mạch bằng kỹ thuật nội soi. Tuy không phải bệnh nhân nào cũng cần đến phẫu thuật, trường hợp tĩnh mạch thừng tinh không giãn và không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thì có thể không cần điều trị. Chỉ một số trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh ở độ 3 hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản các bác sĩ mới chỉ định phẫu thuật. Tùy từng trường hợp mà người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh Các triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh thường khó phát hiện nên người bệnh dễ chủ quan. Vì thế việc khám sức khỏe định kỳ lúc này là vô cùng cần thiết giúp chẩn đoán phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể để kịp thời xử lý, tránh biến chứng.;;;;;Giãn tĩnh mạch là một trong những bệnh lý phổ biến ở người trưởng thành khi bước qua độ tuổi 30. Khi mắc không những gây nhức mỏi, vận động khó khăn mà còn ảnh hưởng mặt thẩm mỹ. Bởi vậy, giãn tĩnh mạch nên được phát hiện và điều trị từ sớm. Ở bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các phương pháp chữa bệnh và thuốc trị giãn tĩnh mạch phổ biến trên thị trường hiện nay. Giãn tĩnh mạch là hiện tượng các van tĩnh mạch ở khu vực tay hoặc chân bị yếu, không thể tạo áp lực để đẩy máu về tim, từ đó gây ứ đọng máu tại vị trí tay chân đó. Nếu không phát hiện bệnh sớm, lâu dần sẽ thấy xuất hiện những đường xanh tím ngoằn ngoèo to nhỏ bất thường dưới chân hoặc trên cánh tay. Những ảnh hưởng gây ra khi bị giãn tĩnh mạch: Mất thẩm mỹ: các đường vân ở tay chân làm da trông già và nhăn nheo. Điều này có thể khiến người bệnh mất tự tin bởi ánh nhìn xung quanh, đồng thời cũng khó khăn trong việc lựa chọn quần áo. Đau, nhức tay chân và chuột rút: vận động và sinh hoạt hằng ngày sẽ bị cản trở vì các cơn đau mỏi sẽ đến với mức độ ngày càng nhiều hơn. Phù nề: hiện tượng này sẽ xảy ra khi tình trạng bệnh đã chuyển nặng, khu vực bàn tay và bàn chân sẽ bị phù gây khó khăn cho việc đi lại. Loét da: giai đoạn nhẹ da có thể tự chữa lành, thế nhưng khi bệnh bắt đầu trở nặng da sẽ bị lở loét, dễ gây nhiễm trùng da nếu vệ sinh không tốt. Ngoài ra giãn tĩnh mạch lâu ngày sẽ gây ra các biến chứng như xuất huyết, huyết khối. Giai đoạn này người bệnh sẽ được bác sĩ khám và đưa ra phương pháp trị liệu phức tạp hơn. Thực tế, người bệnh ở giai đoạn đầu thường không coi giãn tĩnh mạch là căn bệnh nguy hiểm nên ngó lơ nó. Tuy nhiên đây là sự chủ quan sai lầm. Giãn tĩnh mạch có thể không gây nguy hiểm khi bạn còn trẻ nhưng khi độ tuổi càng cao thì các ảnh hưởng càng rõ ràng, trường hợp xấu nhất là tử vong do biến chứng. 2. Các phương pháp hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch tại nhà Tùy thuộc vào giai đoạn và tình trạng nặng nhẹ của người bệnh sẽ có những phương pháp chữa trị phù hợp. Hầu hết các trường hợp phát hiện sớm sẽ sử dụng kết hợp các phương pháp và thuốc trị giãn tĩnh mạch tại nhà. Tích cực tập luyện thể dục Tập thể dục là một thói quen tốt không những cải thiện tình trạng bệnh giãn tĩnh mạch mà còn là phương pháp giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, tránh bị huyết áp cao và giảm thiểu khả năng máu tích tụ. Một số hoạt động thể thao giúp ích cho người giãn tĩnh mạch: Đi bộ hoặc đạp xe: khi đi bộ hoặc đạp xe đôi chân bạn sẽ được vận động đều đặn, điều này giúp các van tĩnh mạch cũng khỏe mạnh và hoạt động tốt hơn. Đây được cho là một cách điều trị suy giãn tĩnh mạch chân mang lại hiệu quả cao. Yoga: bộ môn yoga là loại hình thể thao giúp co giãn toàn bộ cơ thể, sử dụng phương pháp yoga cho người giãn tĩnh mạch sẽ đồng thời cải thiện các van tĩnh mạch ở tay và cả ở chân. Một số bài tập yoga cho người giãn tĩnh mạch có thể tham khảo: bài tập đứng, bài tập ngồi di chuyển hai chân lên xuống, bài tập ngồi hất mũi chân,... Sử dụng vớ chuyên dụng trị giãn tĩnh mạch Vớ chuyên dụng là công cụ chữa bệnh giãn tĩnh mạch. Vớ sẽ tạo áp lực vừa phải lên chân giúp các van tĩnh mạch không phình to thêm, đồng thời hỗ trợ điều tiết máu về tim dễ dàng hơn. Người bệnh có thể tìm mua sản phẩm tại các hiệu thuốc. Chế độ ăn uống hợp lý và điều độ Béo phì vì ăn uống không lành mạnh cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch. Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bạn hỗ trợ điều trị bệnh giãn tĩnh mạch tốt hơn. Một vài chất dinh dưỡng nên bổ sung trong khẩu phần ăn của người suy giãn tĩnh mạch là: Flavonoid: có trong hành, rau cải xanh, ớt chuông, trái cây, tỏi, ca cao,... Kali: có trong hạnh nhân, đậu lăng, khoai tây, một số loại rau có lá, cá ngừ,... Chất xơ: có trong yến mạch, các loại đậu, thực phẩm làm từ ngũ cốc,... . Trên đây là các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch tại nhà, người bệnh có thể tham khảo áp dụng để hỗ trợ quá trình chữa trị. Tuy nhiên trước khi áp dụng, nên hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ. Trong trường hợp bệnh đã chuyển biến nặng thì bác sĩ sẽ khuyến cáo sử dụng các phương pháp can thiệp bằng thiết bị y tế như: tia laser, sóng cao tần, liệu pháp xơ hóa, phẫu thuật. 3. Các loại thuốc trị giãn tĩnh mạch phổ biến Bên cạnh việc điều trị thông thường, người bệnh có thể được bác sĩ kê đơn và phát các loại thuốc trị giãn tĩnh mạch để đẩy nhanh quá trình chữa trị. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị giãn tĩnh mạch, chúng được chia thành 2 dạng phổ biến là dạng kem bôi và thuốc uống. Thuốc bôi dạng kem thường được dùng trong giai đoạn bệnh còn nhẹ và có thể chữa trị nhanh chóng. Thuốc sẽ được thoa trực tiếp lên vùng da bị giãn tĩnh mạch giúp làm bền thành mạch, hỗ trợ lưu thông máu. Các hãng thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới dạng kem bôi hiện nay: Varikosette, Varicofix, Vein Care, Abtei Venen,... Thuốc uống chữa suy giãn tĩnh mạch thường được sử dụng khi người bệnh muốn đẩy nhanh quá trình lành bệnh. Ngoài giúp làm bền thành mạch và lưu thông máu, các loại thuốc uống còn giúp người bệnh đẩy lùi các triệu chứng đau nhức, mỏi, phù nề, chuột rút,... một cách hiệu quả. Hiện nay bác sĩ thường kê đơn các loại thuốc viên dưới đây: Antistax, Leg Veins, Varicose, Venocap, Boni Vein,... . Mỗi loại thuốc sẽ có thành phần và ưu điểm khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như điều kiện của người bệnh bác sĩ sẽ đưa ra đơn thuốc phù hợp. Nhưng chung quy, để tránh những trường hợp không may xảy ra vì các tác dụng phụ của thuốc, người bệnh phải chắc chắn đã nhận được tư vấn của bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng.;;;;;Động mạch bị tắc, y khoa gọi là xơ cứng động mạch hoặc xơ vữa động mạch, đề cập đến một tình trạng mà trong đó chất béo được gọi là cholesterol tích tụ trong thành mạch máu. Theo Medline Plus tắc nghẽn ở động mạch là một tình trạng khá phổ biến và nguyên nhân thường liên quan tới huyết áp cao, cholesterol cao, thói quen hút thuốc, chế độ ăn nhiều chất béo. Tắc động mạch có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau ở những vị trí khác nhau trong cơ thể người bệnh. Động mạch bị tắc, y khoa gọi là xơ cứng động mạch hoặc xơ vữa động mạch, đề cập đến một tình trạng mà trong đó chất béo được gọi là cholesterol tích tụ trong thành mạch máu. Các triệu chứng phổ biến ảnh hưởng đến chân và tay Theo Mayo Clinic, tắc động mạch ở cánh tay và chân dẫn tới một tình trạng được gọi là bệnh động mạch ngoại biên (PAD). Biểu hiện của tắc động mạch ngoại biên là chuột rút ở các cơ của mông, đùi hoặc bắp chân, đặc biệt là sau khi leo lên cầu thang hoặc đi bộ. Điều này được gọi là đau cách quãng. Khi nghỉ ngơi, các triệu chứng này biến mất nhưng lại tiếp tục xuất hiện khi người bệnh vận động. Rụng lông ở vùng chân, màu sắc móng chân và chân thay đổi cũng là triệu chứng phổ biến của động mạch bị tắc. Tê, ngứa và tứ chi lạnh cũng có thể là triệu chứng cho biết động mạch đang bị tắc nghẽn. Tăng huyết áp Theo Medline Plus, động mạch bị tắc có thể dẫn đến tăng huyết áp (huyết áp cao). Triệu chứng tăng huyết áp bao gồm mệt mỏi, chảy máu cam, thay đổi thị giác và rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều). Động mạch bị tắc có thể dẫn đến tăng huyết áp (huyết áp cao) Các triệu chứng thường gặp ảnh hưởng đến tim MayoClinic cho biết động mạch tim bị tắc có thể dẫn đến đau thắt ngực (đau ngực), bởi vì trái tim của bạn không nhận được đủ lượng máu. Cơn đau này xuất hiện liên tục và gây ra cảm giác như ngực đang bị đè nén. Các triệu chứng phổ biến ảnh hưởng đến thận Hẹp động mạch thận là một tình trạng mà trong đó các động mạch cung cấp máu cho thận bị tắc nghẽn. Đôi khi tình trạng này có thể biểu hiện nước tiểu có máu. Nếu bệnh trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể phát triển các bệnh lý về thận nguy hiểm như suy thận cấp tính (đặc trưng bởi triệu chứng tiểu ít hoặc bí tiểu) hoặc sỏi thận (triệu chứng đặc trưng là đau ở vùng bụng). Hẹp động mạch thận là một tình trạng mà trong đó các động mạch cung cấp máu cho thận bị tắc nghẽn. Đôi khi tình trạng này có thể biểu hiện nước tiểu có máu. Các triệu chứng phổ biến ảnh hưởng đến não Tắc động mạch trong não có thể dẫn đến các triệu chứng của một cơn đột quỵ. Người bệnh đột ngột cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt hoặc tê ở tay, chân. Nhiều trường hợp bị liệt cơ mặt và khó nói. Các triệu chứng phổ biến ảnh hưởng đến ruột Động mạch ở ruột cũng có thể bị tắc và dẫn đến một tình trạng nguy hiểm được gọi là thiếu máu cục bộ mạc treo. Các triệu chứng của thiếu máu cục bộ mạc treo bao gồm đau bụng, đặc biệt là sau khi ăn, tiêu chảy và ói mửa.
question_361
Mất ngủ kinh niên: Nguyên nhân, điều trị và phòng tránh
doc_361
Mất ngủ kinh niên hay mạn tính có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như các bệnh lý, các thói quen xấu, môi trường… Tình trạng này có thể gây nhiều khó chịu và bất tiện, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí có nguy cơ dẫn tới đột quỵ. Hãy cùng tìm hiểu về chứng mất ngủ này qua bài viết sau đây. Mất ngủ kinh niên hay mất ngủ mạn tính là tình trạng người bệnh gặp những bất thường về giấc ngủ như khó đi vào giấc ngủ hay khó duy trì giấc ngủ ngon vào ban đêm trong thời gian dài, tối thiểu là 1 tháng. Mất ngủ ít hơn 1 tháng gọi là mất ngủ cấp tính hay mất ngủ ngắn hạn. Mất ngủ trong một thời gian dài cũng gây thoái hóa, ngộ độc tế bào. Nhiều trường hợp gây ra các bệnh tim mạch, cao huyết áp, tình trạng thừa cân, béo phì, dẫn đến tiểu đường…. Nếu người gầy bị mất ngủ kéo dài thì lại khiến cholesterol tăng cao và làm tăng nguy cơ đột quỵ. Mất ngủ kéo dài còn được gọi là mất ngủ mạn tính hay kinh niên. 2. Triệu chứng thường gặp khi bị mất ngủ kéo dài Người bị bệnh mất ngủ kinh niên thường có những triệu chứng sau: – Khó đi vào giấc ngủ: Người bệnh trằn trọc mãi không ngủ được – Ngủ không sâu giấc: Hay bị giật mình tỉnh giấc và khó ngủ trở lại – Thức dậy sớm và cảm thấy mệt mỏi: Người bị mất ngủ kéo dài thường xuyên thức giấc sớm và cảm thấy mệt mỏi, không thoải mái khi thức dậy, thậm chí không có cảm giác được nghỉ ngơi, phục hồi. – Uể oải vào ban ngày: Do thiếu ngủ vào ban đêm nên người bệnh thường cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, lờ đờ, uể oải, không tỉnh táo… Thậm chí có thể gặp ảo giác. Họ cũng cảm thấy khó tập trung, giảm sự chú ý và ghi nhớ. – Trầm cảm: Thường xuyên khó chịu, lo âu, thậm chí trầm cảm là tình trạng phổ biến của những người bị mất ngủ kinh niên. – Căng thẳng, dễ cáu giận: Mất ngủ thường xuyên có thể khiến người bệnh cảm thấy căng thẳng, đau nhức đầu, tâm trạng hay bồn chồn, dễ cáu giận… – Cảm thấy khó đưa ra quyết định sáng suốt và dễ bị ảnh hưởng bởi người khác. Tùy vào nguyên nhân, mức độ và tình trạng của bệnh mà người bệnh sẽ có những triệu chứng nặng hoặc nhẹ khác nhau. 3. Nguyên nhân gây ra mất ngủ mạn tính Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ kéo dài: 3.1 Các bệnh lý gây mất ngủ kinh niên Sự tồn tại của các bệnh lý trong cơ thể có thể gây ra tình trạng đau nhức hoặc các triệu chứng khó chịu khác, khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc. Các bệnh lý có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây ra tình trạng mất ngủ kinh niên gồm: Tình trạng đau nhức xương khớp, thoái hoá đốt sống, thoái hóa khớp, loãng xương,… có thể gây đau nhức về đêm, làm cản trở giấc ngủ. Các bệnh lý như cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, suy tim… có thể gây đau tức ở ngực, khó thở, lâu ngày dẫn đến bị mất ngủ mạn tính. Tiêu biểu là giãn phế quản, hen phế quản. Các bệnh này gây ho nhiều, khó thở vào ban đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Các vấn đề thường gặp của hệ tiêu hóa như đau dạ dày, viêm đại tràng mạn, rối loạn tiêu hoá, gây ợ hơi, ợ nóng, khó tiêu, trào ngược dạ dày… đều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ. Tình trạng sỏi thận, sỏi bàng quang, u xơ tuyến tiền liệt, đái tháo đường, khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần vào ban đêm, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Người mắc bệnh liên quan đến tâm thần thường mắc chứng mất ngủ mạn nhiều hơn và cũng khó ngủ lại hơn so với người bình thường. Sự đau nhức, khó chịu do các bệnh lý gây ra có thể là nguyên nhân của tình trạng mất ngủ kéo dài. 3.2 Rối loạn tâm sinh lý Bệnh trầm cảm, những cảm xúc tức giận, buồn rầu, lo lắng về cuộc sống, công việc, tài chính, sức khỏe, trong thời gian dài, bệnh tâm thần phân liệt… có thể tác động xấu đến giấc ngủ, gây mất ngủ kinh niên. 3.3 Thay đổi hormone Sự tăng, giảm các hormone trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc tiền mãn kinh – mãn kinh cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ mãn tính. 3.4 Môi trường Môi trường sống có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ. Nếu không gian ngủ chật hẹp, đông đúc, có ánh sáng mạnh, nhiều tiếng ồn, không sạch sẽ, kém thông thoáng…thì bạn sẽ dễ bị mất ngủ hơn. 3.5 Chế độ ăn uống bất hợp lý là nguyên nhân gây mất ngủ kinh niên Ăn uống không điều độ, thời gian ăn uống, loại thức ăn không phù hợp có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Cụ thể: – Ăn quá no, uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ – Uống rượu, bia – Sử dụng các chất gây kích thích, trong đó có cà phê, trà, thuốc lá… 4. Điều trị và phòng tránh mất ngủ kinh niên 4.1 Điều trị bệnh mất ngủ kéo dài Nhiều người khi gặp hiện tượng mất ngủ thường tìm đến các loại thuốc an thần để ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia Nội thần kinh cho biết khi bị phụ thuộc vào thuốc, mất ngủ cấp tính có thể chuyển thành mất ngủ mạn tính, khiến người bệnh gặp nhiều phiến toái và làm tăng nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, các loại thuốc ngủ thường có tác dụng phụ là chóng mặt, đau đầu, dễ bị kích động, ảnh hưởng đến gan, thận… Vì thế, bạn cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc này. Khi bị mất ngủ người bệnh cần tìm đến bác sĩ sớm để xác định đúng mức độ bệnh và cách xử trí phù hợp thay vì tự điều trị. Nếu muốn sử dụng bất cứ loại thuốc nào để trị mất ngủ, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đem đến hiệu quả cao nhất, hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc. 4.2 Phòng tránh mất ngủ mạn tính Để hạn chế nguy cơ mắc bị mất ngủ kéo dài, các chuyên gia khuyên người bệnh nên chú ý những điều sau: – Không hoạt động nhiều, ăn uống quá no trước khi đi ngủ – Có các biện pháp thư giãn, tránh để áp lực, muộn phiền, lo âu quá mức – Giữ cho phòng ngủ luôn thông thoáng, sạch sẽ và yên tĩnh – Tránh sử dụng các chất kích thích vào ban đêm, trước giờ đi ngủ như cà phê, rượu, bia – Duy trì, cân bằng hợp lý giữa chế độ dinh dưỡng, tập luyện, làm việc và nghỉ ngơi Các bài tập nhẹ nhàng thư giãn trước giờ ngủ có thể giúp giấc ngủ đến dễ dàng hơn, phòng tránh mất ngủ. Những thông tin trên đây hi vọng đã giúp bạn hiểu hơn về về tình trạng mất ngủ kinh niên, cách điều trị và phòng ngừa. Khi thấy biểu hiện bất thường về giấc ngủ, hãy thăm khám chuyên khoa Nội thần kinh sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
doc_15104;;;;;doc_40568;;;;;doc_53030;;;;;doc_34569;;;;;doc_7471
Mất ngủ mãn tính hay bệnh mất ngủ kinh niên là tình trạng rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh trằn trọc không yên. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần và chất lượng cuộc sống của mỗi người. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một vài thông tin hữu ích về nguyên nhân và phương pháp điều trị căn bệnh này. Hiện nay, mất ngủ là tình trạng rối loạn giấc rất phổ biến bắt gặp ở rất nhiều lứa tuổi do nhiều nguyên nhân khác gây nên. Mất ngủ mãn tính là tình trạng mất ngủ kéo dài trên 1 tháng và thường xuyên xảy ra, lặp đi lặp lại. Người bệnh thường rơi vào tình trạng khó vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ suốt đêm. Họ thường thức dậy rất sớm, trằn trọc và khó đi vào giấc ngủ sâu. Còn mất ngủ cấp tính là tình trạng mất ngủ dưới 1 tháng trong thời gian ngắn. Theo ước tính, có tới 10-15% dân số gặp phải tình trạng mất ngủ. Ở Mỹ tỷ lệ gặp phải ở nhóm người mắc bệnh cao huyết áp là 44% nhiều hơn so với người bình thường chỉ có 19,3%. Mất ngủ mãn tính gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. 2. Nguyên nhân gây mất ngủ kinh niên 2.1. Mất ngủ mãn tính do các yếu tố bệnh lý – Các bệnh lý về xương khớp: Giấc ngủ có thể bị ảnh hưởng ít nhiều khi người bệnh mắc phải bị đau nhức xương khớp, thoái hóa các đốt sống, loãng xương,… Những căn bệnh này gây nên tình trạng đau nhức, khó chịu về đêm. – Các bệnh lý về hô hấp như: hen phế quản gây khó thở, ho nhiều cũng làm suy giảm chất lượng giấc ngủ. – Bệnh lý về tim mạch: huyết áp cao, suy tim, thiếu máu cơ tim,…gây đau tức vùng ngực, khó thở. – Bệnh lý về tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng,… – Bệnh tâm thần: bệnh nhân thường dễ bị mất ngủ hơn người bình thường do yếu tố thần kinh bị ảnh hưởng. – Bệnh đường tiết niệu: sỏi thận, soi bàng quang, đái tháo đường,… gây tiểu nhiều về đêm. 2.2. Mất ngủ mãn tính do tác động của môi trường sống Một số yếu tố tác động tới giấc ngủ của chúng ta như: nơi ồn ào, đông người, chật chội, nơi mất vệ sinh và an toàn trật tự xã hội,… 2.3. Mất ngủ do chế độ sinh hoạt Đôi khi mất ngủ chỉ do chúng ta ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Nhiều lúc do người bệnh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, chè,…làm ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ. 2.4. Mất ngủ do rối loạn tâm sinh lý – Do bệnh nhân thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt – Do bị stress, căng thẳng trong học tập, công việc, người bệnh thường lo lắng và suy nghĩ nhiều dẫn tới khó ngủ 2.5. Mất ngủ do chức năng các cơ quan trong cơ thể bị suy giảm Đây là nguyên nhân chính gây ra mất ngủ và rất khó tránh khỏi. Đặc biệt tình trạng này gặp nhiều ở người lớn tuổi, do tuổi cao các chức năng trong cơ thể cũng dần suy giảm, đặc biệt ở hệ thần kinh trung ương. Vì thế, người già thường mất ngủ, khó ngủ và trằn trọc cả đêm. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác dẫn tới mất ngủ kéo dài như: – Người bệnh khi bị mất ngủ thường cảm thấy lo lắng, bất an cho giấc ngủ của mình. Điều này cũng là nguyên nhân khiến bệnh tình nặng hơn – Cố gắng để ngủ nhưng không thể ngủ, thậm chí có người còn thức trắng đêm. Nhưng khi thức quá lâu như vậy sẽ khiến người bệnh rất mệt mỏi, có thể thiếp đi lúc nào không hay. Lúc này tình trạng mất ngủ lại càng nặng nề và tồi tệ hơn. Có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài như: yếu tố bệnh lý, yếu tố môi trường,… 3. Triệu chứng của hiện tượng mất ngủ kinh niên Khi người bệnh bị mất ngủ mãn tính thường xuất hiện một số triệu chứng như: – Thức khuya, trằn trọc khó ngủ, dễ thức giấc và khó ngủ lại – Cơ thể mệt mỏi do thiếu ngủ sau khi thức dậy – Luôn lờ đờ, thiếu tỉnh táo và buồn ngủ vào ban ngày – Luôn lo lắng, khó chịu, dễ cáu gắt, nóng giận – Hay căng thẳng, stress – Thiếu tập trung trong công việc – Đôi khi xuất hiện ảo giác nhìn thấy những thứ không có thực 4. Đối tượng dễ mắc bệnh mất ngủ thể mãn tính Mất ngủ kinh niên sẽ không bỏ qua một ai và xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Thế nhưng, đối tượng thường dễ bị mất ngủ thể mãn tính là: – Những bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý nội khoa – Người luôn làm việc trong môi trường căng thẳng, stress kéo dài – Người thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, chè, thuốc lá,… 5. Phương pháp điều trị mất ngủ kéo dài Để việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn, trước hết người bệnh cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh, sau đó mới có phác đồ điều trị phù hợp như: – Liệu pháp tâm lý: đây là một liệu pháp có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh mất ngủ hiện nay – Giảm căng thẳng, stress bằng việc tập yoga, ngồi thiền, tập dưỡng sinh,… – Cần có chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt phù hợp để loại bỏ những tác động gây bệnh Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc có tác dụng an thần để hỗ trợ trong việc điều trị. Tuy nhiên thuốc sẽ để lại một số tác dụng ngoài ý muốn. Vì vậy. khi sử dụng các loại thuốc này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tốt nhất nên đi khám tại chuyên khoa nội thân kinh để được bác sĩ các bác sĩ chẩn đoán và kê đơn phù hợp. Mất ngủ sẽ không quá nghiêm trọng nếu chúng ta phát hiện và điều trị sớm, bởi nếu kéo dài sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống 6. Phòng ngừa mất ngủ Một số biện pháp có thể giúp chúng ta phòng ngừa bệnh mất ngủ thể mãn tính là: – Thay đổi chế độ sinh hoạt hằng ngày bằng việc đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Điều này sẽ giúp bạn đi vào thói quen sinh hoạt hằng ngày. – Không ngủ trưa quá nhiều vì nếu ngủ nhiều sẽ giúp bạn khó khăn hơn trong việc đi ngủ vào ban đêm. – Nên ngủ trong phòng yên tĩnh, tránh tiếng ồn, ánh sáng,..để không cản trở giấc ngủ. Nên sử dụng rèm cửa cản nắng để ngăn chặn ánh sáng. – Tránh sử dụng các chất kích thích, hạn chế cafe, rượu bia và thuốc lá,…trước khi đi ngủ – Tránh làm việc căng thẳng, áp lực và tránh những stress mệt mỏi trong công việc và học tập. Như vậy bài viết vừa rồi đã cung cấp một số thông tin về bệnh mất ngủ mãn tính. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp mọi người phòng ngừa được căn bệnh này. Bởi chỉ cần thay đổi thói quen sống và chế độ dinh dưỡng cũng sẽ giảm thiểu các yếu tố gây bệnh.;;;;;Mất ngủ kinh niên hay mất ngủ mạn tính xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh lý nền của người bệnh, tác dụng phụ của thuốc, môi trường, chế độ sinh hoạt… Tình trạng mất ngủ kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và lâu dài sẽ gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng. 1. Nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ kinh niên Mất ngủ kinh niên hay mạn tính là tình trạng người bệnh có những bất thường về giấc ngủ như khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ không ngon trong thời gian tối thiểu 1 tháng trở lên. Mất ngủ ít hơn 1 tháng được gọi là mất ngủ ngắn hạn hoặc mất ngủ cấp tính. Mất ngủ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe và tinh thần 1.2. – Do mắc các bệnh về xương khớp: các cơn đau về đêm cản trở người bệnh có giấc ngủ ngon. – Do mắc các bệnh về tim mạch: điển hình như cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, suy tim. Những căn bệnh này gây đau tức ở ngực, khó thở khiến chất lượng giấc ngủ suy giảm. – Do mắc các bệnh hô hấp: tình trạng này gây ho nhiều, khó thở vào ban đêm. – Do mắc các bệnh về tiêu hóa: các vấn đề đau dạ dày, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, gây ợ hơi, trào ngược dạ dày cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. – Do các bệnh tiết niệu: bệnh này khiến người bệnh đi tiểu nhiều vào ban đêm, cản trở giấc ngủ. – Do các bệnh tâm thần: người mắc bệnh tâm thần thường hay bị mất ngủ mạn tính. – Do môi trường xung quanh: không gian ngủ chật hẹp, nhiều tiếng ồn, nhiều ánh sáng cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. – Do chế độ ăn uống: ăn quá no, uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ hay uống các chất gây kích thích cũng gây khó ngủ. – Do rối loạn sinh lý: cơ thể bị căng thẳng trong thời gian gây ức chế dây thần kinh khiến khó vào giấc ngủ. – Nguyên nhân do thay đổi hormone: sự tăng, giảm hormone trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc giai đoạn tiền mãn kinh cũng là một trong các nguyên nhân gây mất ngủ mạn tính. 2. Triệu chứng và cách điều trị mất ngủ mạn tính Người bị bệnh mất ngủ lâu năm thường có những triệu chứng sau: – Khó vào giấc ngủ: trằn trọc rất lâu mà không có cảm giác buồn ngủ, khó đi vào giấc ngủ. – Ngủ không sâu giấc: hay bị giật mình tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ lại được. Thường xuyên bị mộng mị, mê man khi ngủ và khi thức dậy không sảng khoái. – Thức dậy sớm và cơ thể mệt mỏi: người bị mất ngủ kéo dài thường xuyên dậy sớm và cảm thấy mệt mỏi, uể oải khi thức dậy. – Uể oải vào ban ngày: do ban đêm ngủ không được đủ giấc nên ban ngày người bệnh thường cảm thấy buồn ngủ và uể oải. Người mất ngủ kéo dài không thể tập trung và ghi nhớ vào ban ngày. – Rối loạn lo âu: Mất ngủ trong một thời gian dài không được điều trị là yếu tố gây ra rối loạn lo âu, trầm cảm và các bệnh thần kinh khác. – Tâm trạng căng thẳng, dễ cáu giận: mất ngủ thường xuyên gây ra tình trạng đau nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, làm nảy sinh tâm lý dễ nổi giận. – Triệu chứng của mất ngủ kéo dài còn tùy vào nguyên nhân, mức độ và tình trạng của bệnh. Ngủ chập chờn, không sâu giấc là triệu chứng điển hình của mất ngủ mạn tính 2.2. Các phương pháp điều trị mất ngủ kinh niên phổ biến hiện nay Dưới đây là một số lời khuyên để phòng ngừa bệnh mất ngủ mạn tính, tất cả đều phải thực hiện nghiêm túc và kiên trì mới giúp bệnh cải thiện. + Không nên lao lực quá nhiều trước khi đi ngủ bởi hoạt động nhiều khiến cơ thể tiết nhiều lượng cholesterol, gây khó đi vào giấc ngủ. + Tránh để những áp lực, lo lắng ảnh hưởng tới giấc ngủ. Trước khi ngủ nên đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng để đầu óc được thư giãn. + Tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia làm ảnh hưởng giấc ngủ. + Xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể đồng thời phân chia thời gian làm việc, nghỉ ngơi khoa học. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài và không thuyên giảm thì người bệnh cũng không được tự ý sử dụng bất kì loại thuốc nào. Bệnh nhân cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, xác định đúng mức độ bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp. Tất cả loại thuốc điều trị mất ngủ đều phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thần kinh. 3. Những hệ lụy nghiêm trọng do mất ngủ mạn tính gây ra Giấc ngủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng với con người. Giấc ngủ phải đáp ứng đủ cả chất lượng lẫn thời gian mới tạo đủ năng lượng để học tập, làm việc. Tình trạng mất ngủ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần, cụ thể: – Tác nhân gây ra các bệnh lý huyết áp và là nguyên nhân gây đột quỵ. – Có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, béo phì vì thói quen ăn đêm, ăn nhiều. – Gây rối loạn tâm lý, làm suy giảm trí nhớ, tâm trạng lo âu, trầm cảm. – Khó thụ thai vì suy giảm nồng độ hormone sinh sản. – Hệ thống miễn dịch dễ bị phá hủy do không đủ sức đề kháng. – Gặp nguy hiểm do dễ mất thăng bằng, dễ té ngã … – Ảnh hưởng tiêu cực tới tức khỏe vì mất ngủ kéo dài gây rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, nguy cơ nhồi máu cơ tim, … – Ảnh hưởng xấu đến làn da, thức khuya làm da nhanh lão hóa và tóc rụng nhiều. Những người bị mất ngủ kéo dài rất dễ bị lo âu, trầm cảm và các vấn đề rối loạn tâm lý;;;;;Bệnh mất ngủ kinh niên hay còn gọi là bệnh mất ngủ mãn tính, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: Bệnh lý nền của người bệnh, môi trường, các thói quen có hại,... Tình trạng mất ngủ kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí có nguy cơ dẫn tới đột quỵ. Mất ngủ kinh niên hay còn gọi là mất ngủ mãn tính, được định nghĩa là tình trạng bất thường về giấc ngủ như ngủ khó vào giấc, dễ thức giấc và không ngủ lại được nữa, khó duy trì giấc ngủ ngon vào ban đêm trong quãng thời gian dài, tối thiểu là 1 tháng. Còn nếu tình trạng mất ngủ ít hơn 1 tháng gọi là mất ngủ cấp tính hay còn gọi là mất ngủ ngắn hạn.Mất ngủ kinh niên có thể gây ra tình trạng thoái hóa, ngộ độc tế bào. Có nhiều trường hợp là nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý về tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, thừa cân, béo phì, đái tháo đường... Nếu người gầy bị mất ngủ kéo dài khiến cho nồng độ cholesterol trong máu tăng cao, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và kéo theo là tăng nguy cơ đột quỵ. 2. Triệu chứng thường gặp khi bị mất ngủ kéo dài Người bị bệnh mất ngủ kinh niên thường có những triệu chứng như sau:Ngủ khó vào giấc: Người bệnh trằn trọc mãi không đi vào giấc ngủ được;Giấc ngủ không sâu: Người bệnh hay bị giật mình tỉnh giấc và khó ngủ trở lại;Thức dậy sớm và cảm thấy mệt mỏi: Người bị mất ngủ kinh niên thường xuyên thức giấc sớm và cảm thấy trong người rất mệt mỏi, không được thoải mái khi thức dậy, thậm chí người bệnh không có cảm giác được nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe.Uể oải vào ban ngày: Do tình trạng thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc vào ban đêm khiến cho người bệnh thường cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, cơ thể uể oải, lờ đờ, không tỉnh táo, thậm chí còn có thể xuất hiện ảo giác. Người bệnh cũng cảm thấy khó tập trung, suy giảm sự chú ý và sa sút trí nhớ.Trầm cảm: Thường xuyên lo âu, có cảm giác khó chịu, căng thẳng, trầm cảm là tình trạng phổ biến của những người bị mất ngủ kinh niên.Căng thẳng, dễ cáu giận: Mất ngủ thường xuyên khiến cho người bệnh cảm thấy đau đầu, bồn chồn, dễ cáu giận và căng thẳng, stress. Dễ bị tác động bởi người khác và cảm thấy khó đưa ra quyết định sáng suốt.Tùy vào nguyên nhân, tình trạng bệnh và mức độ nặng của bệnh mà người bệnh có biểu hiện triệu chứng nặng hoặc nhẹ khác nhau. 3. Điều trị và phòng tránh mất ngủ kinh niên 3.1. Điều trị bệnh mất ngủ kinh niên theo y học hiện đại. Nhiều người khi xuất hiện tình trạng mất ngủ thường tìm đến các thuốc thuộc nhóm thuốc an thần để có giấc ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia chuyên ngành nội thần kinh cho biết khi người bệnh bị phụ thuộc vào thuốc an thần, tình trạng mất ngủ cấp tính có thể chuyển sang thành mất ngủ mãn tính, khiến cho người bệnh gặp nhiều phiền toái và làm tăng nguy cơ đột quỵ.Ngoài ra, nhóm thuốc an thần thường gây ra một số tác dụng phụ như: ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, hệ thần kinh... Vì vậy, người bệnh cần phải thận trọng khi sử dụng các loại thuốc này.Khi người bệnh có triệu chứng mất ngủ thì cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa sớm để được chẩn đoán, xác định đúng mức độ bệnh và có những phương pháp xử trí phù hợp thay vì tự điều trị sai cách tại nhà. Nếu người bệnh muốn sử dụng bất cứ loại thuốc nào để trị mất ngủ đều nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt là bác sĩ chuyên khoa thần kinh để có hiệu quả tốt nhất, hạn chế được tối đa tác dụng phụ của thuốc.3.2. Điều trị bệnh mất ngủ kinh niên bằng phương pháp y học cổ truyền. Một số phương pháp cơ bản để điều trị bệnh mất ngủ bằng phương pháp y học cổ truyền là: Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, ngâm chân thuốc bắc và uống các bài thuốc Đông Y do đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa khám bệnh và kê đơn. Liệu pháp châm cứu và bấm vào các huyệt thường được sử dụng để điều trị mất ngủ như: Thần môn, Nội quan, Tam âm giao, Túc tam lý, Hành gian, Thái xung, Quan nguyên, Bạch hội, Hợp cốc... Và ngâm chân thuốc Bắc trước khi đi ngủ, kết hợp bài thuốc Đông y.Bài thuốc kinh nghiệm được các bác sĩ hay dùng trong hỗ trợ điều trị mất ngủ là bài thuốc Quy tỳ thang kết hợp bài thuốc tiêu giao tán gia giảm: Đẳng sâm 16g, Hoàng kỳ 16g, Đương quy 16g, Bạch truật 16g, Phục thần 16g, Táo nhân 16g, Viễn chí 16g, Bạch linh 12g, Sài hồ 20g, Chi tử 12g, Mẫu đơn bì 16g, Long nhãn 16g, Mộc hương 16g, Mạch môn 16g, Hoàng liên 12g, Nhục quế 10g, Cam thảo 12g, Đại táo 16g.3.3. Phòng tránh mất ngủ mãn tínhĐể hạn chế tối đa các nguy cơ mắc bệnh mất ngủ kéo dài, các chuyên gia khuyên người bệnh nên chú ý những điều sau:Không nên hoạt động nhiều hoặc ăn uống quá no ngay trước khi đi ngủ;Người bệnh nên có các biện pháp thư giãn, tránh để bản thân chịu áp lực, muộn phiền, lo âu quá mức;Giữ cho phòng ngủ của mình luôn thông thoáng mát, sạch sẽ và yên tĩnh;Tránh sử dụng các chất kích thích vào ban đêm, trước giờ đi ngủ như rượu bia, cà phê, thuốc lá;Người bệnh cần duy trì, cân bằng hợp lý giữa các chế độ dinh dưỡng, tập luyện, làm việc và chế độ nghỉ ngơi.Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho người bệnh hiểu hơn về tình trạng mất ngủ kinh niên, cách điều trị và phòng ngừa. Khi người bệnh thấy có biểu hiện bất thường về giấc ngủ, hãy thăm khám bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.;;;;;Mất ngủ kinh niên hay còn gọi là mất ngủ kéo dài hoặc mất ngủ mạn tính. Đây là tình trạng mất ngủ hơn 1 tháng và mất ngủ gây ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc, học tập của người bệnh. Muốn trị mất ngủ kinh niên cần tìm đúng nguyên nhân thì mới có hiệu quả. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây mất ngủ để có cách điều trị mất ngủ kinh niên hiệu quả trong bài viết dưới đây. Nhiều người bị mất ngủ trong thời gian dài: mất ngủ diễn ra thường xuyên trong suốt hơn 1 tháng và gây ảnh hưởng tới công việc, học tập, sinh hoạt được gọi là mất ngủ kinh niên. Mất ngủ kinh niên còn có các tên gọi khác như mất ngủ kéo dài hoặc mất ngủ mạn tính. Trong khi đó, mất ngủ ngắn hạn hay mất ngủ cấp tính là tình trạng mất ngủ diễn ra trong thời gian ngắn (dưới 1 tháng) và ít gây ảnh hưởng tới công việc, học tập, sinh hoạt của người bệnh. Nếu trường hợp bạn bị mất ngủ 1 hoặc 2 hôm do một số nguyên nhân nào đó nhưng tình trạng này không kéo dài thường xuyên trong suốt hơn 1 tháng thì đó được gọi là mất ngủ cấp tính hay mất ngủ ngắn hạn. Khi bị mất ngủ 1 hoặc 2 hôm bạn sẽ cảm nhận thấy cơ thể mình mệt mỏi, thiếu tập trung và thiếu tỉnh táo, không muốn làm việc, có thể buồn ngủ vào ban ngày. Một số người khi bị mất ngủ sáng dậy thường có biểu hiện đau đầu, ù tai, đau mỏi cơ thể đặc biệt là phần cổ vai gáy. Nhưng cũng có nhiều người mất ngủ kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm liền. Người bị mất ngủ kinh niên cơ thể thường gầy sút, mệt mỏi (suy nhược cơ thể), suy nhược thần kinh, chậm chạp, kém tập trung,… Một số người kêu rằng họ ngủ rất nhiều nhưng lúc nào cũng trong trạng thái thèm ngủ – đây là biểu hiện của giấc ngủ không đạt chất lượng hoặc mắc chứng ngủ nhiều (ngủ rũ) là một biểu hiện của hội chứng rối loạn giấc ngủ. Mất ngủ kéo dài là hung thủ gây ra hàng loạt bệnh lý nguy hiểm. 2. Nguy hiểm do mất ngủ kinh niên gây ra Mất ngủ kinh niên “bào mòn” cơ thể, dễ khiến cơ thể bạn dễ bị suy kiệt và kéo theo hàng loạt bệnh lý nguy hiểm khác. Theo nghiên cứu, mất ngủ là một trong những “hung thủ” gây các bệnh lý nguy hiểm như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim, rối loạn tiền đình, thiếu máu não, tiểu đường, huyết áp cao,…. Bởi cơ thể bạn cần thời gian nghỉ ngơi để các cơ quan trong cơ thể tái tạo lại năng lượng đã hao hụt và chuẩn bị cho một chu kỳ hoạt động tiếp theo – ngủ chính là thời gian để các cơ quan trong cơ thể đào thải độc tố, “tái tạo năng lương” tiếp tục hoạt động. Thiếu ngủ hoặc mất ngủ đòi hỏi các cơ quan trong cơ thể phải làm việc hết công suất, lâu dần dễ gây suy yếu hoặc rối loạn (rối loạn chuyển hóa), đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Mất ngủ kéo dài dễ khiến cơ thể bạn suy kiệt, từ đó dẫn tới nhiều bệnh lý. Theo các chuyên gia, muốn trị mất ngủ kinh niên hay mất ngủ cấp tính hiệu quả cần tìm được nguyên nhân gây mất ngủ là gì, bên cạnh việc điều trị triệu chứng mất ngủ. Nguyên nhân gây mất ngủ rất đa dạng và thường được chia thành các nhóm như sau. 3.1 Tìm hiểu nguyên nhân mất ngủ do bệnh lý nào để trị mất ngủ kinh niên hiệu quả Các bệnh lý cấp tính hoặc mạn tính mà người bệnh gặp phải có thể gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng tới hệ thần kinh và ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ. Một số bệnh lý dễ gây mất ngủ có thể kể đến như: – Bệnh cơ xương khớp: thường gặp nhất là viêm khớp gây tình trạng khó ngủ hoặc mất ngủ. Mỗi cơn đau do viêm khớp gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ, đặc biệt là mỗi khi thời tiết thay đổi. Ngược lại tình trạng thiếu ngủ hoặc mất ngủ cũng dễ khiến tình trạng viêm khớp tăng nặng gây đau. – Bệnh tim mạch: một số bệnh lý hay vấn đề về tim mạch cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. Người mắc các vấn đề về tim mạch dễ bị đau tức ngực đặc biệt là khi gắng sức, ho, khó thở về đêm, cơ thể khó chịu khiến giấc ngủ bị gián đoạn. – Các vấn đề về tuyến giáp: khi tuyến giáp hoạt động bất thường khiến các chức năng trao đổi chất khác trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng, khiến người bệnh cảm thấy bồn chồn, lo lắng, căng thẳng và khó đi vào giấc ngủ. Thường gặp nhất là ở người bệnh cường giáp. – Trào ngược dạ dày thực quản: cơn trào ngược dạ dày thực quản gây ợ nóng, ho, tức ngực, buồn nôn, nghẹn ở cổ, đặc biệt là khi nằm xuống khiến người bệnh khó chịu dễ gây tình trạng mất ngủ. – Bệnh dị ứng: cơ thể ngứa, khó chịu, nghẹt mũi sẽ gây ảnh hưởng tới giấc ngủ, làm gián đoạn giấc ngủ ở nhiều mức độ khác nhau, có thể xảy ra vào ban ngày hoặc ban đêm. – Bệnh lý về thận: thận kém khiến chức năng lọc và đào thải độc tố khỏi cơ thể cũng kém, khiến bạn đi vệ sinh nhiều lần hơn đặc biệt vào ban đêm sẽ làm cản trở giấc ngủ gây khó ngủ. Các trường hợp như suy thận, viêm thận,… ngoài việc phải đi vệ sinh nhiều, người bệnh còn – Bệnh tâm thần: trầm cảm, hưng cảm, rối loạn stress, rối loạn lo âu lan tỏa, nghiện rượu, tâm thần phân liệt,… đều có nguy cơ cao gây mất ngủ. Ngoài ra, còn rất nhiều những bệnh lý cấp và mạn tính khác cũng có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ, dẫn đến mất ngủ. Người mắc các bệnh lý tim mạch phải ngủ đủ giấc. 3.2 Trị mất ngủ kinh niên do yếu tố tâm lý Mất ngủ kinh niên do yếu tố tâm lý Áp lực công việc, gia đình, học tập hay những bất ổn tâm sinh lý ở từng giai đoạn có thể ảnh hưởng tới tâm lý và dễ dấn đến mất ngủ. Một số người ở độ tuổi tiền mãn kinh, tuổi dậy thì, trước một cú sốc tâm lý trong cuộc sống,… ảnh hưởng trực tiếp lên đời sống tinh thần (tâm lý) khiến bạn khó ngủ hoặc mất ngủ. 3.3 Mất ngủ do môi trường bên ngoài Phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh, ồn ào cũng có thể khiến bạn mất ngủ.;;;;;Mất ngủ mạn tính (mất ngủ kinh niên) với các triệu chứng khó ngủ, trằn trọc, thường xuyên tỉnh giấc… kéo dài có thể gây giảm chất lượng cuộc sống cũng như nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là các bệnh lý như lo âu, trầm cảm, tim mạch, đột quỵ… Mất ngủ mạn tính là tình trạng mất ngủ diễn ra trong thời gian tối thiểu 3 lần/tuần hoặc liên tục trong hơn 1 tháng với các triệu chứng: – Trằn trọc, không thể đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng. – Hay tỉnh giấc lúc nửa đêm và rất khó để ngủ trở lại. – Thường thức giấc sớm và thấy mệt mỏi, không thoải mái khi thức dậy. – Không cảm thấy được nghỉ ngơi sau khi ngủ dậy. – Lờ đờ, uể oải, hay buồn ngủ, thiếu tỉnh táo vào ban ngày. – Khó chịu với mọi thứ, hay bồn chồn, dễ cáu giận. – Thường xuyên lo âu, dễ trầm cảm. – Khó tập trung, giảm sự chú ý và trí nhớ. – Hay bị nhức đầu, chóng mặt. – Khó đưa ra quyết định một cách sáng suốt. – Dễ bị tác động bởi lời nói và hành vi của người khác. – Một số trường hợp có thể xuất hiện ảo giác. Nếu tình trạng mất ngủ xảy ra từ vài ngày đến vài tuần thì (ít hơn 1 tháng) thì được gọi là mất ngủ cấp tính hay mất ngủ ngắn hạn. Mất ngủ kinh niên hay mạn tính là tình trạng mất ngủ diễn ra trong thời gian tối thiểu 3 lần/tuần hoặc liên tục trong hơn 1 tháng. Giấc ngủ ngon và sâu giúp duy trì sức khỏe cả về thể chất và tinh thần, phục hồi thể trạng, tái tạo năng lượng, giúp bạn tràn đầy sức sống và hứng khởi để bắt đầu một ngày mới. Thông thường thời gian ngủ của một người trưởng thành sẽ từ 7 – 8 giờ/ngày. Mất ngủ trong thời gian ngắn có thể không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và công việc của người bệnh. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài có thể làm giảm chất lượng cuộc sống và gây ra nhiều bệnh lý. Bên cạnh đó chất lượng giấc ngủ kém làm tăng nặng các triệu chứng và nguy cơ gặp phải biến chứng ở những người mắc các bệnh lý sẵn có. Cụ thể: – Gây mệt mỏi, uể oải và giảm sự tỉnh táo vào ngày hôm sau, dễ sai sót trong quá trình làm việc, từ đó làm giảm hiệu quả học tập, làm việc. – Tình trạng mệt mỏi thường xuyên làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông, tai nạn lao động,… – Rối loạn cảm xúc, thường xuyên căng thẳng, hay lo âu và buồn bã quá mức, dễ dẫn đến trầm cảm. – Gây suy giảm trí nhớ, tăng nguy cơ mắc các bệnh đột quỵ, tim mạch, tiểu đường, xương khớp,… – Làm giảm hoạt động của hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho các bệnh viêm nhiễm. – Gây rối loạn kinh nguyệt, từ đó làm giảm khả năng thụ thai ở phụ nữ. Do vậy, việc tìm ra nguyên nhân và điều trị sớm bệnh mất ngủ là vô cùng quan trọng đối với những người mắc chứng mất ngủ. 3. Nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ kinh niên Dưới đây là một số nguyên nhân khiến người bệnh bị mất ngủ kéo dài: 3.1 Các bệnh lý gây mất ngủ mạn tính Nhiều bệnh lý có thể liên quan đến tình trạng mất ngủ như: – Bệnh lý xương khớp: Tình trạng đau nhức xương khớp, thoái hoá đốt sống, thoái hóa khớp, loãng xương,… có thể khiến người bệnh khó chịu, gây cản trở giấc ngủ. – Bệnh lý tim mạch: Các bệnh lý tim mạch như cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, suy tim có thể gây đau tức ở ngực, khó thở,… Tình trạng này kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến mất ngủ kinh niên. – Bệnh về hô hấp: Đa số người bệnh bị giãn phế quản, hen phế quản sẽ bị ho nhiều, khó thở vào ban đêm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ. – Bệnh về tiêu hoá: Các vấn đề tiêu hóa có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ như bệnh đau dạ dày, viêm đại tràng mạn, rối loạn tiêu hoá với các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, khó tiêu, trào ngược,… . – Bệnh đường tiết niệu: Các bệnh nhân có sỏi tiết niệu, u xơ tuyến tiền liệt, tiểu đường thường tiểu nhiều lần vào ban đêm, gây gián đoạn giấc ngủ. – Bệnh tâm thần: Những bất ổn về tâm lý khiến người bệnh bị mất ngủ mạn tính nhiều hơn và khó ngủ lại hơn. 3.2 Môi trường ngủ Không gian ngủ có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ. Nếu ngủ trong không gian quá chật hẹp, đông đúc, nhiều tiếng ồn, không sạch sẽ, thoáng mát,… thì giấc ngủ cũng sẽ khó được đảm bảo. Phòng ngủ ồn ào, có âm thanh lớn có thể là một nguyên nhân gây cản trở giấc ngủ. 3.3 Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh Ăn quá no hoặc đồ ăn khó tiêu trước khi ngủ; uống quá nhiều nước; uống nhiều rượu, bia, cà phê, trà, hút thuốc lá… là những thói quen ăn uống thiếu lành mạnh gây ảnh hưởng không nhỏ tới giấc ngủ. 3.4 Rối loạn tâm sinh lý có thể gây mất ngủ mạn tính Bệnh trầm cảm, những cảm xúc tức giận, ghen tị, buồn rầu, lo lắng quá độ, căng thẳng trong thời gian dài… đều tác động tiêu cực đến giấc ngủ, khiến người bệnh ngủ không được ngon giấc. 3.5 Thay đổi hormone Trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc tiền mãn kinh – mãn kinh, lượng hormone trong cơ thể có thể tăng, giảm bất thường. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ kinh niên. 4. Điều trị mất ngủ kinh niên Tùy vào tình trạng mất ngủ và các bệnh lý đi kèm sẽ có những phương pháp khác nhau để điều trị bệnh mất ngủ. Trong những trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể chỉ cần thực hiện một số biện pháp thay đổi lối sống để cải thiện tình trạng này. Đối với các trường hợp mất ngủ do bệnh lý, cần điều trị hiệu quả các bệnh nền gây mất ngủ kết hợp với thay đổi lối sống. Đối với những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể được kê một số loại thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm để có thể dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên việc dùng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ và sự tuân thủ của người bệnh để đạt hiệu quả cao và tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Khi bị mất ngủ kéo dài, bạn nên chủ động đi khám chuyên khoa Nội thần kinh để được chẩn đoán và tư vấn điều trị đúng cách. Như vậy, mất ngủ mạn tính gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi có những dấu hiệu mất ngủ đầu tiên, bạn nên thăm khám chuyên khoa Nội thần kinh để được khám, tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ và có biện pháp khắc phục phù hợp, giúp sớm lấy lại giấc ngủ ngon.
question_362
Công dụng thuốc Tocimat 60
doc_362
Thuốc Tocimat 60 có thành phần hoạt chất như sau:Hoạt chất là Fexofenadin HCl hàm lượng 60 mg;Thành phần tá dược như Microcrystalline Cellulose, Croscarmellose natri, Pregelatinized Starch, PVP K30, Colloidal Silicon Dioxide, Natri Stearyl Fumarate, Natri Starch Glycolate, Crospovidone, HPMC, bột Talc, Titan dioxyd, PEG 4000, oxit sắt màu đỏ...Thuốc Tocimat 60 bào chế dạng viên nén bao phim, đóng gói mỗi hộp 5 vỉ x 10 viên và được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược-Vật tư y tế Bình định.Viên nén bao phim thuốc Tocimat 60 có đặc điểm nhận dạng bao gồm hình oval, màu hồng cam, cạnh và thành viên lành lặn, không sứt mẻ. 2. Chỉ định, chống chỉ định của Tocimat 60 Thuốc Tocimat 60 được chỉ định dùng cho các trường hợp sau:Điều trị triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa;Điều trị chứng nổi mày đay dị ứng và mày đay tự phát mạn tính.Sản phẩm Tocimat 60 chống chỉ định sử dụng ở người có cơ địa hoặc tiền sử trước đó đúng quá mẫn với Fexofenadin hay các thành phần tá dược có trong thuốc. 3. Liều dùng thuốc Tocimat 60 Liều Tocimat 60 trong điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa:Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Khởi đầu với liều 1 viên Tocimat 60 x 2 lần uống mỗi ngày hoặc 2 viên Tocimat 60 uống 1 lần duy nhất;Bệnh nhân suy thận: Khởi đầu với liều 1 viên Tocimat 60, 1 lần uống duy nhất mỗi ngày;Trẻ em từ 6-11 tuổi: 1⁄2 viên Tocimat 60 x 2 lần uống mỗi ngày;Trẻ em bị suy thận chỉ dùng 1⁄2 viên Tocimat 60 x 1 lần uống duy nhất /ngày.Liều dùng Tocimat 60 điều trị mày đay tự phát mạn tính cũng tương tự. 4. Tác dụng phụ của thuốc Tocimat 60 Tần suất xảy ra tác dụng ngoại ý của Tocimat 60, bao gồm cả buồn ngủ, không phụ thuộc vào liều dùng và không có sự khác biệt giữa giới tính, tuổi và chủng tộc.Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc Tocimat 60, bao gồm:Nhiễm virus như cảm, cúm (2.5%);Buồn nôn (1.6%);Đau bụng kinh (1.5%);Buồn ngủ (1.3%);Khó tiêu (1.3%);Mệt mỏi (1.3%). 5. Tương tác thuốc của Tocimat 60 Fexofenadin trong Tocimat 60 không qua chuyển hóa ở gan, do đó không xảy ra tương tác với các thuốc chuyển hóa qua gan.Sử dụng Tocimat 60 với kháng sinh Erythromycin hoặc kháng nấm Ketoconazol có thể dẫn đến tăng nồng độ Fexofenadin trong huyết tương gấp 2-3 lần. Tuy nhiên sự gia tăng nồng độ thuốc này không ảnh hưởng đến khoảng QT, và khi so sánh với các trường hợp dùng các thuốc trên riêng lẻ cũng không ghi nhận thêm bất cứ phản ứng phụ nào.Dùng đồng thời Tocimat 60 với các thuốc kháng acid dạ dày chứa gel aluminium hay magnesium có thể làm giảm sinh khả dụng của Fexofenadin hydroclorid. 6. Một số thận trọng khi dùng thuốc Tocimat 60 Tocimat 60 cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng cho người cao tuổi, suy chức năng gan hay suy chức năng thận.Bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch cần được cảnh báo rằng các thuốc kháng histamin, bao gồm Tocimat 60, có thể liên quan đến các phản ứng bất lợi, tăng nhịp tim và đánh trống ngực.
doc_27797;;;;;doc_23156;;;;;doc_18440;;;;;doc_12071;;;;;doc_24637
Tocimat 120 chứa hoạt chất Fexofadine, một loại thuốc kháng Histamin có công dụng giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa, mày đay mạn tính vô căn như nổi mẩn đỏ, ngứa và làm giảm số lượng ban dát. Bạn cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy hiệu quả điều trị bệnh. Thuốc Tocimat 120 chứa 120mg hoạt chất Fexofenadin HCl và các tá dược gồm Microcrystalline Cellulose, Croscarmellose natri, Pregelatinized Starch, PVP K30, Colloidal Silicon Dioxid, Natri Stearyl Fumarat, Natri Starch Glycolat, Crospovidon, HPMC, bột Talc,Titan dioxyd, PEG 4000, màu đỏ oxyd sắt, màu vàng oxyd sắt.Thuốc Tocimat 120 được bào chế ở dạng viên nén bao phim và đóng gói hộp chứa 5 vỉ x 10 viên. Tocimat 120 hấp thu tốt khi dùng đường uống và bắt đầu phát huy tác dụng sau 60 phút sử dụng thuốc. Nồng độ thuốc tối đa trong máu đạt được sau khoảng 2 - 3 giờ.Khi uống cùng thức ăn giàu chất béo làm giảm nồng độ đỉnh trong huyết tương khoảng 17% và kéo dài thời gian đạt nồng độ đỉnh của thuốc (đến khoảng 4h).Thuốc Tocimat 120 có tác dụng kháng histamin kéo dài hơn 12 giờ. Hoạt chất Fexofenadin có trong Tocimat 120 là thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2. Thuốc thuốc Tocimat 120 được dùng cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên với mục đích:Làm giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa như: Ngứa mũi, ngứa họng, hắt hơi, chảy nước mũi, chảy nước mắt và đỏ ngứa;Làm giảm các triệu chứng của bệnh lý mày đay mạn tính vô căn như nổi mẩn đỏ, ngứa và làm giảm số lượng ban dát. 4. Cách dùng thuốc Tocimat 120 Bởi vì thức ăn có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, do đó, nên uống Tocimat 120 trước bữa ăn. Thuốc chỉ dùng cho người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên với liều một viên Tocimat 120/ lần/ ngày. 5. Chống chỉ định của thuốc Tocimat 120 Không sử dụng Tocimat 120 với những bệnh nhân quá mẫn Fexofenadin hay bất cứ thành phần nào có trong thuốc. 6. Thận trọng khi sử dụng Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Tocimat 120 với những bệnh nhân có các nguy cơ bệnh lý tim mạch hoặc đã có khoảng QT kéo dài từ trước;Lưu ý không sử dụng Tocimat 120 đồng thời với các thuốc kháng histamin khác;Mặc dù thuốc Tocimat 120 thuộc thế hệ 2, ít gây buồn ngủ hơn nhưng vẫn cần phải thận trọng với người lái xe và vận hành máy móc;Thuốc Tocimat 120 không được chỉ định cho trẻ em dưới 12 tuổi vì độ an toàn chưa được nghiên cứu xác định;Cần ngừng Tocimat 120 ít nhất 24 - 48 giờ trước khi tiến hành các thử nghiệm kháng nguyên tiêm trong da. 7. Tương tác với các thuốc khác Một số thuốc như Erythromycin, Ketoconazol, Verapamil, các chất ức chế p-glycoprotein khi sử dụng chung với Tocimat 120 làm tăng nồng độ hoạt chất Fexofenadin trong huyết tương nhưng không thay đổi khoảng QT.Không dùng đồng thời Tocimat 120 với các thuốc kháng acid chứa thành phần là nhôm và magnesi, vì sẽ làm giảm hấp thu hoạt chất Fexofenadin.Thuốc Tocimat 120 có thể làm tăng nồng độ cồn, các chất an thần hệ thần kinh trung ương và kháng hệ Cholinergic.Tocimat 120 có thể làm giảm nồng độ các chất ức chế Acetylcholinesterase (có ở thần kinh trung ương), Betahistin.Tocimat 120 cũng có thể bị giảm nồng độ bởi các chất ức chế Acetylcholinesterase, Amphetamin, Rifampin, các chất kháng acid, nước ép quả bưởi.Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Tocimat 120. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Tocimat 120 theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.;;;;;Thuốc Tocimat 180 có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh lý gây ra do tác nhân dị ứng như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc, mày đay... Đây là một loại thuốc kháng dị ứng thế hệ mới, hiệu quả kéo dài hơn và giảm được tác dụng phụ gây buồn ngủ của thuốc thế hệ cũ. Thành phần hoạt chất chính của thuốc Tocimat 180 là Fexofenadin hydroclorid 180mg, được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.Fexofenadine là một thuốc chống dị ứng thế hệ mới, có tác dụng kháng thụ thể H1. Fexofenadine là một thuốc kháng histamin có tác dụng kéo dài để điều trị dị ứng, không có tác dụng an thần gây ngủ.Khi cơ thể những người bị dị ứng tiếp xúc với chất gây ra dị ứng sẽ tạo ra phản ứng và tăng tạo ra các chất trung gian hoá học, chất chủ yếu được tạo ra đó là histamin gây ra các triệu chứng bệnh. Fexofenadine, một chất chuyển hóa của Terfenadine, chất kháng histamine có tác dụng đối kháng chọn lọc ở thụ thể H1 ngoại biên, thuốc này cạnh tranh và ngăn không cho histamin gắn vào thụ thể của nó ở ngoại biên, từ đó không gây ra triệu chứng ở ngoại biên.Ở những người khoẻ mạnh, việc hấp thu thuốc nhanh và sau khi đạt hiệu quả thì đào thải qua đường thận. Với những người suy thận thì thời gian bán thải thuốc tăng hơn so với người bình thường. Còn người suy gan thì không ảnh hưởng tới việc hấp thu và đào thải thuốc. 2. Công dụng thuốc Tocimat 180 Thuốc Tocimat 180 được chỉ định dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi để điều trị các triệu chứng, bao gồm:Viêm mũi dị ứng theo mùa gây ra hay viêm mũi dị ứng quanh năm: Hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, ngứa họng, ho, mắt đỏ, mắt ngứa, chảy nước mắt.Mày đay cấp và mạn tính vô căn gây ra: Ngứa, ban sẩn, giúp giảm số lượng ban dát.Thuốc không được dùng trong các trường hợp sau:Người bệnh quá mẫn với Fexofenadin hay bất cứ thành phần nào của thuốc;Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi;Thận trọng khi dùng cho những bệnh nhân bị suy thận và suy gan nặng, người trên 65 tuổi. 3. Liều lượng và cách dùng thuốc Tocimat 180 Cách dùng: Dùng thuốc bằng đường uống, có thể uống bất kỳ lúc nào vì thời điểm uống thuốc không phụ thuộc vào bữa ăn.Liều lượng:Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: Uống với liều 180mg x 1 lần/ ngày.Người lớn hay trẻ em > 12 tuổi suy thận hay người bệnh phải thẩm phân máu dùng giảm liều: Dùng với liều 60mg x 1 lần/ ngày. Người suy gan và người già: Không cần điều chỉnh liều. 4. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Tocimat 180 Trong quá trình sử dụng thuốc Tocimat 180, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ bao gồm:Thường gặp: Mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, chậm tiêu, buồn nôn, nhiễm virus gây ra ho, sốt, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm xoang, đau lưng, ngứa họng;Ít gặp: Gặp ác mộng khi ngủ, cảm thấy sợ hãi, rối loạn giấc ngủ, đau bụng, khô miệng;Hiếm gặp: Ngứa, nổi mày đay, gây đau tức ngực, phù mạch, sốc phản vệ, chứng đỏ bừng mặt, khó thở.Bạn cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ khác khi dùng thuốc. 5. Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Tocimat 180 Trước khi dùng Tocimat 180 bạn cần thông báo với bác sĩ về tiền sử dị ứng của bản thân, các bệnh lý đang mắc và các loại thuốc đang sử dụng.Thận trọng khi dùng:Người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc bệnh nhân đã có khoảng Q-T kéo dài từ trước.Thời kỳ mang thai: Chưa có những nghiên cứu đầy đủ về thuốc trên người mang thai. Cho nên, tốt nhất không dùng và nếu cần chỉ dùng khi thật cần thiết.Thời kỳ cho con bú: Không rõ thuốc này có bài tiết qua sữa mẹ và gây hại cho trẻ bú mẹ không. Cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ đang cho con bú.Tác động của thuốc Tocimat 180 khi lái xe và vận hành máy: Vì thuốc có tác dụng phụ gây ra buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu... cho nên cần thận trọng khi lái xe và vận hành máy. Đặc biệt là trong thời gian đầu khi dùng thuốc.Cần ngừng dùng thuốc Fexofenadin ít nhất 48 giờ trước khi tiến hành các thử nghiệm kháng nguyên tiêm trong da.Không sử dụng đồng thời thuốc này với các thuốc kháng histamin khác.Bảo quản: Nên bảo quản thuốc ở những nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Tránh xa tầm tay của trẻ em. Không dùng khi đã quá hạn sử dụng và có dấu hiệu hư hỏng.Hy vọng với những thông tin trên về Tocimat 180, bạn đã biết công dụng và những lưu ý khi dùng thuốc. Nếu còn điều gì thắc mắc bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ.;;;;;Thuốc Atocib 60mg, 90mg và 120mg là thuốc kê đơn, được sử dụng điều trị các bệnh lý viêm khớp và các vấn đề đau khác nhau ở người lớn. 1.Thành phần thuốc Atocib 60mg, 90mg và 120mg Atocib 60mg, 90mg và 120mg có chứa etoricoxib là thuốc chống viêm không steroid, ức chế chọn lọc cyclooxygenase - 2 (COX - 2), có tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ sốt. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Thuốc Atocib 60mg, 90mg và 120mg có chứa etoricoxib là thuốc chống viêm không steroid, 2.Công dụng của thuốc Atocib 60mg, 90mg và 120mg Atocib 60mg, 90mg và 120mg được chỉ định để điều trị cấp tính và mạn tính một số bệnh ở bệnh nhân trên 16 tuổi:Viêm xương khớp (thoái hóa khớp)Viêm khớp dạng thấp. Viêm đốt sống dính khớp. Viêm khớp thống phong cấp tính (gout cấp)Giảm đau cấp tính và mạn tínhĐau bụng kinh nguyên phát. Thuốc Atocib 60mg, 90mg và 120mg được chỉ định để điều trị cấp tính và mạn tính 3.Liều dùng, cách dùng thuốc Atocib 60mg, 90mg và 120mg Có thể uống Atocib 60mg, 90mg và 120mg cùng hoặc không cùng với thức ăn.Mức liều dùng gợi ý:Viêm khớp hoặc viêm xương khớp (thoái hóa khớp): 30-60mg/lần/ngày.Viêm khớp dạng thấp, viêm đốt sống dạng thấp: 90mg/lần/ngày. Viêm gout cấp, đau cấp tính và đau bụng kinh nguyên phát: 120mg/lần/ngàyĐau mạn tính: 60mg/lần/ngày. Lưu ý:Điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan. Chỉ nên sử dụng liều 120 mg trong giai đoạn có triệu chứng cấp tính và thời gian điều trị tối đa là 8 ngày.Nên dùng thuốc trong thời gian ngắn nhất và dùng liều hiệu quả hàng ngày thấp nhất để giảm thiểu nguy cơ tim mạch Thuốc Atocib 120mg được bào chế dưới dạng viên nén 4.Chống chỉ định sử dụng Atocib 60mg, 90mg và 120mg Chống chỉ định sử dụng thuốc ở bệnh nhân có tiền sử co thắt phế quản, hen phế quản, viêm mũi cấp tính, polyp mũi, phù Quincke, mày đay và các phản ứng dị ứng sau khi dùng aspirin và các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) khác hoặc chống chỉ định ở nhân bị tăng huyết áp chưa kiểm soát. Etoricoxib chống chỉ định sử dụng cho phụ nữ có thai. Thuốc tiết qua sữa mẹ do đó nên ngưng cho con bú mẹ nếu mẹ sử dụng thuốc. Thuốc dùng theo đơn kê của bác sĩ, bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc vì thuốc chống chỉ định trên nhiều đối tượng có tình trạng sinh lý, bệnh lý đặc biệt và có thể tượng tác với nhiều loại thuốc khác nhau. Bạn sẽ cần được bác sĩ, dược sĩ đánh giá và tư vấn trước khi sử dụng thuốc. 5. Lưu ý khi sử dụng Atocib 60mg, 90mg và 120mg;;;;;Thuốc Epicta 60 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim chứa 60mg Etoricoxib. Thuốc dùng để điều trị các bệnh viêm xương khớp như: viêm khớp dạng thấp, cột sống cứng khớp và các dấu hiệu viêm trong cơn viêm khớp Gout cấp. Epicta 60 là thuốc có thành phần chính là Etoricoxib, được dùng để điều trị các trường hợp sau:Điều trị cấp và mạn tính các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh viêm xương khớp;Điều trị viêm cột sống dính khớp;Điều trị viêm khớp thống phong cấp tính;Giảm đau cấp và mãn tính;Điều trị đau bụng kinh nguyên phát. 2. Hướng dẫn cách dùng thuốc Epicta 60 Cách dùng: Thuốc Epicta 60 dùng đường uống và dùng trước hoặc sau bữa ăn. Thuốc có thể tác dụng nhanh hơn nếu uống lúc đói.Liều dùng tham khảo:Viêm xương khớp: Uống 30mg (1⁄2 viên Epicta 60) x 1 lần/ngày. Nếu không thấy giảm triệu chứng, có thể tăng liều lên 60mg (1 viên Epicta 60) x 1 lần/ngày. Nếu vẫn không thấy giảm triệu chứng rõ rệt, nên cân nhắc đổi sang phương thức điều trị khác;Viêm khớp dạng thấp: Uống liều khuyến cáo 90mg/lần/ngày;Cơn gout cấp: Uống liều khuyến cáo 120mg (2 viên Epicta) x 1 lần/ngày. Lưu ý chỉ dùng trong khoảng thời gian có triệu chứng gout cấp tính. Không dùng thuốc liên tục quá 8 ngày;Viêm đốt sống cứng khớp: Uống liều khuyến cáo 90mg/lần/ngày;Người lớn tuổi: Không cần điều chỉnh liều Epicta 60 cho bệnh nhân cao tuổi;Bệnh nhân suy gan: Không uống quá 60mg/lần/ngày. Thậm chí có thể cân nhắc giảm liều xuống còn 30mg (1⁄2 viên Epicta 60)/lần/ngày;Bệnh nhân suy thận: Không cần điều chỉnh liều nếu bệnh nhân có độ thanh thải creatinin >30ml/phút. Chống chỉ đình dùng thuốc Epicta cho bệnh nhân có độ thanh thải <30ml/phút.Trẻ em: Chống chỉ định dùng Epicta cho trẻ em dưới 16 tuổi. 3. Tác dụng phụ của thuốc Epicta 60 Trong quá trình điều trị bằng thuốc Epicta 60, người dùng có thể gặp phải các vấn đề sau:Choáng váng nhức đầu;Rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, táo bón, viêm dạ dày, loét tiêu hóa;Phản ứng dị ứng;Giảm tiểu cầu, thiếu máu;Viêm phế quản, vàng da, viêm gan;Tăng K huyết;Rối loạn vị giác;Ngủ gà, nhìn mờ;Hồi hộp, trống ngực, nhịp tim nhanh;Giữ nước, gây phù và cao huyết áp;Hiếm khi: phản ứng phù mạch, phản vệ (bao gồm sốc). 4. Lưu ý khi dùng thuốc Epicta 60 Chống chỉ định dùng thuốc Epicta 60 cho các trường hợp sau:Người bệnh quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc (đặc biệt là Etoricoxib);Loét dạ dày - tá tràng tiến triển;Suy gan nặng;Suy thận nặng;Suy tim nặng, tăng huyết áp khó kiểm soát;Bệnh tim thiếu máu cục bộ;Bệnh mạch não;Bệnh động mạch ngoại biên;Trẻ em dưới 16 tuổi;Phụ nữ đang mang thai;Phụ nữ đang cho con bú.Các lưu ý khác. Trong quá trình điều trị, bên cạnh những ưu điểm thuốc Epicta 60 có thể gây ra các vấn đề như:Ảnh hưởng lên đường tiêu hóa: Nguy cơ biến chứng ở đường tiêu hóa (loét, thủng hoặc chảy máu). Do vậy, cần thông báo cho bệnh nhân nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nếu dùng Epicta đồng thời với 1 thuốc nhóm NSAIDs khác, hoặc nếu bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh đường tiêu hóa, chẳng hạn như loét, chảy máu tiêu hóa;Ảnh hưởng lên hệ tim mạch: Hoạt chất Etoricoxib có thể làm tăng nguy cơ biến chứng trên hệ tim mạch theo liều lượng và thời gian tiếp xúc. Do vậy, cần dùng thuốc trong thời gian ngắn nhất và liều thấp nhất có công dụng. Bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao như mắc cao huyết áp, tăng lipid máu, hút thuốc lá, đái tháo đường... chỉ nên dùng thuốc này sau khi đã cân nhắc cẩn thận;Ảnh hưởng trên thận: Thành phần Etoricoxib có thể làm giảm sự hình thành prostaglandin và theo đó làm suy giảm chức năng thận. Cần theo dõi chức năng thận nếu người bệnh có sẵn các yếu tố nguy cơ như: suy thận, suy tim hoặc xơ gan;Ảnh hưởng đến gan: Với những bệnh nhân có rối loạn chức năng gan, từng có kết quả xét nghiệm chức năng gan bất thường, nếu theo dõi thấy có dấu hiệu suy gan hoặc liên tục có kết quả xét nghiệm bất thường thì cần cân nhắc thay đổi phương pháp điều trị.Chống chỉ định dùng thuốc Epicta 60 cho phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú. Nếu phát hiện có thai trong thời gian dùng thuốc này, phải ngưng dùng thuốc ngay lập tức và thay thế bằng một phương pháp điều trị khác;Người dùng có thể bị chóng mặt, buồn ngủ trong thời gian dùng thuốc Epicta 60. Do vậy không nên lái xe hoặc vận hành máy móc trong thời gian điều trị bằng thuốc này. 5. Tương tác của thuốc Epicta 60 Một số thuốc có thể sinh ra tương tác với thuốc Epicta bao gồm:Thuốc chống đông máu đường uống: Bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu đường uống cần được theo dõi chặt chẽ chỉ số INR của thời gian prothrombin, đặc biệt là trong những ngày đầu tiên khi mới điều trị với Epicta 60 hoặc khi thay đổi liều dùng thuốc;Thuốc lợi tiểu, các thuốc ức chế angiotensin IÏ và chất ức chế men chuyển (ACE): Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc lợi tiểu và các thuốc hạ huyết áp khác. Ở một số bệnh nhân suy giảm chức năng thận, dùng đồng thời Epicta 60 với thuốc ức chế men chuyển (ACE) hoặc ức chế angiotensin II hoặc các thuốc ức chế cyclooxygenase có thể tăng suy giảm chức năng thận, thậm chí có thể dẫn đến suy thận cấp tính (thường hồi phục được);Axit acetylsalicylic: Dùng đồng thời Etoricoxib với axit acetylsalicylic liều thấp có thể làm gia tăng tỷ lệ viêm loét đường tiêu hóa và các biến chứng khác. Không nên dùng đồng thời cả 2 loại này để phòng bệnh tim mạch;Cyclosporin và tacrolimus: Mặc dù sự tương tác này chưa được nghiên cứu với etoricoxib, dùng đồng thời Cyclosporin hoặc tacrolimus với bất kỳ thuốc NSAIDs nào khác có thể làm tăng tác dụng độc thận của Cyclosporin hoặc Tacrolimus. Cần theo dõi chức năng thận để giảm nguy cơ biến chứng.Thuốc Epicta 60 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim chứa 60mg Etoricoxib. Thuốc dùng để điều trị các bệnh viêm xương khớp như: viêm khớp dạng thấp, cột sống cứng khớp và các dấu hiệu viêm trong cơn viêm khớp Gout cấp. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn.;;;;;1. Công dụng thuốc Chitogast 60 Thuốc Chitogast 60 là viên nén bao phim có chứa thành phần chính là etoricoxib với hàm lượng 60 mg. Etoricoxib được xếp vào nhóm thuốc kê đơn, có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm. 2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Chitogast 60 Thuốc Chitogast 60 được chỉ định trong các trường hợp sau:Điều trị viêm khớp thống phong cấp tính (gout cấp tính)Điều trị triệu chứng đau bụng kinh nguyên phát, triệu chứng các bệnh viêm xương khớp cấp và mạn tínhĐiều trị viêm đốt sống dạng thấp. Chitogast 60 chống chỉ định trong các trường hợp sau:Quá mẫn với thành phần của thuốc hoặc có tiền sử dị ứng với aspirin hoặc với các thuốc chống viêm không steroid (bao gồm cả các chất ức chế COX-2)Xuất huyết tiêu hóa hoặc loét dạ dày – tá tràng, viêm ruột. Suy thận (Cl. Cr < 30 ml/phút), suy gan nặng (điểm Child-Pugh 10)Phụ nữ có thai và cho con bú. Trẻ em dưới 16 tuổi. Tiền sử hen phế quản, viêm mũi cấp, polyp mũi, phù mạch thần kinh. Bệnh nhân tăng huyết áp không được kiểm soát tốt. Bệnh động mạch ngoại biên, bệnh tim thiếu máu cục bộ và bệnh não mạch. 3. Liều lượng và cách dùng Chitogast 60 Chitogast 60 được dùng bằng đường uống, sau ăn.Liều dùng cho người lớn:Viêm xương khớp: liều khởi đầu 30 mg/lần/ngày, có thể tăng lên đến 60 mg/lần/ngày nếu các triệu chứng không cải thiện. Viêm cột sống cứng khớp, viêm khớp dạng thấp: 90 mg/lần/ngày. Gout cấp tính: 120 mg/lần/ngày, tối đa 8 ngàyĐau bụng kinh nguyên phát, cấp tính: 120 mg/lần/ngàyĐau cấp do phẫu thuật răng: 120 mg/lần/ngày. Không vượt quá liều khuyến cáo trong từng chỉ định điều trị.Trẻ em và trẻ vị thành niên dưới 16 tuổi: không khuyến nghị. Bệnh nhân suy gan:Suy gan nhẹ (điểm Child – Pugh 5 – 6): liều không vượt quá 60 mg/lần/ngày. Suy gan trung bình (điểm Child – Pugh 5 – 6): liều không vượt quá 60 mg/lần dùng cách ngày hoặc 30 mg/lần/ngày.Suy gan nặng (điểm Child – Pugh 10): chống chỉ định dùng Chitogast. Bệnh nhân suy thận:Bệnh nhân có Cl. Cr ≥ 30 ml/phút: không cần điều chỉnh liều. Bệnh nhân có Cl. Cr < 30 ml/phút: chống chỉ định dùng Chitogast 4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Chitogast 60 Khi sử dụng Chitogast có thể gặp những tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, đau thượng vị, tiêu chảy, khó tiêu, chóng mặt, nhức đầu, đau cơ, tăng men gan, phù chân. 5. Tương tác thuốc Chitogast 60 Chitogast 60 tương tác với những thuốc sau đây:Thuốc chống đông: bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ chức năng đông máu, đặc biệt vào những đầu điều trị hoặc khi thay đổi liệu pháp khi dùng đồng thời với etoricoxib.Thuốc ức chế men chuyển (ACEi) hoặc thuốc đối kháng angiotensin II (ARB), thuốc lợi tiểu. Chitogast 60 làm giảm tác dụng hạ huyết áp của các thuốc này. Việc sử dụng đồng thời Chitogast 60 với các thuốc này có thể làm tăng nguy cơ suy thận cấp, vì vậy cần theo dõi chức năng thận của bệnh nhân, đặc biệt nhóm người cao tuổi.Acid acetylsalicylic: việc sử dụng 2 thuốc chống viêm không steroid có thể làm tăng tỷ lệ loét đường tiêu hóa hoặc các biến chứng khác so với việc dùng etoricoxib riêng rẽ.Cyclosporin và tacrolimus: mặc dù chưa có bằng chứng rõ ràng nhưng việc sử dụng thuốc kháng viêm không steroid có thể làm tăng độc tính trên thận của cyclosporin và tacrolimus. Vì vậy, cần theo dõi chặt chẽ chức năng thận của bệnh nhân khi dùng đồng thời các thuốc này.Lithium: Chitogast 60 giảm đào thải lithium, do đó có thể làm tăng nồng độ lithium trong máu.Methotrexate: etoricoxib liều 60 mg và 90 mg không ảnh hưởng đến nồng độ methotrexate. Tuy nhiên liều 120 mg có thể làm tăng nồng độ methotrexate 28% và thanh thải thận của methotrexate giảm 13%. Vì vậy, cần theo dõi độc tính của methotrexate khi dùng đồng thời 2 thuốc này.Thuốc ngừa thai: Etoricoxib có thể làm tăng trạng thái ổn định AUC 24 giờ của thuốc ngừa thai chứa 35 μg ethylestradiol (EE). Do đó, cần lưu ý đến sự gia tăng này khi dùng đồng thời Chitogast với thuốc ngừa thai.Digoxin: cần theo dõi nguy cơ nhiễm độc digoxin khi phối hợp thuốc.Rifampicin: Rifampicin có thể làm giảm 65% nồng độ etoricoxib trong máu và gây ra sự tái phát triệu chứng đau. Tuy nhiên, việc tăng liều etoricoxib trong từng chỉ định chưa được nghiên cứu nên không khuyến cáo tăng liều trong trường hợp này.Thuốc kháng acid: Dược động học của etoricoxib không bị ảnh hưởng bởi các thuốc kháng acid. 6. Các lưu ý khi sử dụng thuốc Chitogast 60 Sử dụng Chitogast 60 thận trọng trong những trường hợp sau:Bệnh nhân bị rối loạn đông máu. Bệnh nhân đang bị mất nước (tiêu chảy, nôn ói...)Bệnh nhân bị bệnh tim thiếu máu, tiền sử suy tim, rối loạn chức năng thất trái. Bệnh nhân tăng huyết áp: cần theo dõi huyết áp chặt chẽ vì Chitogast có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tăng huyết áp.Bệnh nhân tăng men gan (AST và ALT): cần ngưng sử dụng thuốc nếu xuất hiện các triệu chứng suy gan hoặc men gan tăng gấp 3 lần giới hạn bình thường trên.Bệnh nhân suy tim, suy thận và xơ gan: thuốc có thể gây độc cho thận.Ngoài ra, Chitogast có thể che lấp cơn sốt và các dấu hiệu nhiễm trùng. Một số trường hợp ghi nhận việc dùng thuốc có thể dẫn đến viêm da tróc vảy gây tử vong, phản ứng mẫn cảm nghiêm trọng. Vì vậy, nên ngưng thuốc khi có dấu hiệu mẫn cảm hay đỏ da, tổn thương niêm mạc.
question_363
Hiện tượng đánh trống ngực khi cảnh báo những nguy hiểm gì?
doc_363
Đa số mọi người thường cho rằng hiện tượng đánh trống ngực là dấu hiệu khi cơ thể mệt mỏi hay lao động quá sức. Tuy nhiên, tình trạng này đôi khi cũng là cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm và do nhiều nguyên nhân gây ra. Vì vậy, nếu thấy hiện tượng xuất hiện thường xuyên, người bệnh cần chú ý và thăm khám sớm. Từ đó tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh để có hướng điều trị phù hợp. 1. Tổng quan về tình trạng đánh trống ngực Đánh trống ngực sẽ khiến bạn cảm thấy nhịp tim bị đập quá nhanh hay quá mạnh, đập không đều, bỏ nhịp. Những điều này được cảm nhận rõ rệt nhất ở vùng ngực, cổ hoặc cổ họng. Hiện tượng này gây cảm giác khó chịu và lo lắng đối với người bệnh. Tuy nhiên trong một vài trường hợp chúng lại không gây quá nhiều nguy hại và có thể tự biến mất như: – Đánh trống ngực gây ra do căng thẳng, lo lắng hay sử dụng quá nhiều cafeine, nicotine, rượu, bia,… trong ngày. Tình trạng này cũng thường xảy ra với phụ nữ khi đang trong quá trình mang thai. Đánh trống ngực ở mỗi người có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau – Khó thở. – Hoa mắt, chóng mặt. – Tức ngực. – Ngất lịm. 2. Nguyên nhân và cảnh báo cho hiện tượng đánh trống ngực Đánh trống ngực có thể xuất hiện cả khi bạn đang hoạt động hoặc đang nghỉ ngơi. Đa phần hiện tượng này sẽ liên quan tới các bệnh lý tim mạch hoặc không rõ nguyên nhân. 2.1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đánh trống ngực Một số nguyên nhân phổ biến của tình trạng có thể bao gồm: – Khi có các phản ứng về cảm xúc mạnh mẽ như: căng thẳng, lo âu, tress,… – Luyện tập thể dục quá lâu, quá sức. – Sử dụng cafeine, nicotine nhiều trong thời gian dài. – Đang có biểu hiện sốt cao, ốm. – Do sự thay đổi của các hormone trong thời kỳ kinh nguyệt, thai kì hay tiền mãn kinh. – Đang sử dụng một số loại thuốc ho, cảm cúm chứa pseudoephedrine. – Sử dụng thuốc điều trị hen phế quản dạng hít có chứa chất kích thích. Đôi khi tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số vấn đề như: cường giáp, loạn nhịp tim. Với loạn nhịp tim sẽ bao gồm: tim đập nhanh, tim đập chậm, hoặc nhịp thất thường không đều. Vì có khá nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đánh trống ngực. Vì vậy, điều này khiến cho việc chuẩn đoán sơ bộ gặp phải nhiều khó khăn. Khi đó đòi hỏi bác sĩ phải tiến hành kiểm tra về thể chất bệnh nhân một cách toàn diện. Quá trình thăm khám cần bổ sung các thông Trường hợp người bệnh có tiền sử bệnh tim, khi xuất hiện cơn đánh trống ngực cần được chăm sóc y tế càng sớm càng tốt. Những biến chứng có thể xảy ra nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời: – Ngất xỉu: khi nhịp tim tăng cao, huyết áp tụt sẽ dẫn đến tình trạng ngất lịm. Khả năng xảy ra biến chứng này sẽ cao hơn nếu bạn có các vấn đề liên quan đến tim mạch. Đánh trống ngực có thể dẫn đến tình trạng ngất xỉu và mất nhận thức – Xuất hiện tình trạng ngưng tim: xảy ra khá hiếm. Đánh trống ngực có thể do sự tăng giảm đột ngột của nhịp tim và đe dọa đến tính mạng người bệnh, đồng thời làm giảm khả năng đập của nhịp tim. – Đột quỵ: trường hợp đánh trống ngực do rung nhĩ (là khi nhĩ rung lên thay vì phải đập một cách bình thường). Khi này máu sẽ tích tụ lại và hình thành lên huyết khối. Huyết khối nếu vỡ ra sẽ làm tắc mạch máu não và gây đột quỵ. – Suy tim: hậu quả từ việc tim đang bơm máu không hiệu quả trong một thời gian dài. Kiểm soát tình trạng loạn nhịp của tim đôi khi cũng có khả năng cải thiện chức năng cho tim. 3. Điều trị đối với tình trạng đánh trống ngực Đối với điều trị hiện tượng này đa số sẽ dựa trên nguyên nhân gây ra bệnh. Trong trường hợp cơn đánh trống ngực xuất hiện do thể dục quá sức, vận động quá mạnh hay xuất phát từ các yếu tố tâm lý thì điều bạn cần làm là: nghỉ ngơi, thư giãn và chưa cần thiết phải can thiệp y khoa. Nguyên nhân đến từ lối sống không lành mạnh hay do lạm dụng quá nhiều chất kích thích, thuốc lá thì các điều trị là: hạn chế hoặc dừng hẳn các thói quen xấu này. Khi bác sĩ xác định cơn đánh trống ngực của bạn xuất phát từ việc sử dụng một số loại thuốc hiện tại. Bạn nên cân nhắc thay thế bằng một loại khác có công dụng tương tự dưới sự chỉ dẫn từ bác sĩ. Nếu các vấn đề về tim mạch khiến cho bạn hay bị khó thở, tim đập nhanh. Bạn nên điều trị bằng thuốc trong một khoảng thời gian nhất định khi được bác sĩ tư vấn. 4. Cách để ngăn ngừa đánh trống ngực Sau khi thăm khám nếu bác sĩ có thể bạn sẽ không phải điều trị tại bệnh viện hay sử dụng thuốc. Khi đó bạn có thể thực hiện các cách sau để hạn chế tình trạng: – Luôn giữ trạng thái bình tĩnh và ổn định về tinh thần trong mọi tình huống. Khi xuất hiện các cảm giác: bất an, căng thẳng, bạn nên hít sâu và ngồi thư giãn một lát. – Xác định rõ tình trạng sức khỏe thực tế của bản thân để duy trì luyện tập hợp lý. Hạn chế làm việc hay tập luyện quá sức. – Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và cân bằng các dưỡng chất nạp vào cơ thể. Thường xuyên bổ sung rau củ, các loại thực phẩm tự nhiên và hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp. Tăng cường rau xanh cho bữa ăn hàng ngày để có một cơ thể khỏe mạnh. – Nếu bạn đang có các vấn đề liên quan đến: huyết áp, tiểu đường thì nên chú ý và kiểm soát thật tốt. Vì những bệnh lý này có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. – Trao đổi với bác sĩ chuyển các loại thuốc đang sử dụng mà gây ra các cơn đánh trống ngực. Đánh trông ngực nguy hiểm thế nào phụ thuộc nhiều vào: tần suất và mức độ nghiêm trọng của hiện tượng. Tuy nhiên, để biết được kết quả chính xác nhất người bệnh nên đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
doc_47606;;;;;doc_15893;;;;;doc_30875;;;;;doc_50617;;;;;doc_34875
Đánh trống ngực là một triệu chứng rất phổ biến, có thể gặp khi bạn vận động nhưng cũng có thể xảy ra khi nghỉ ngơi, gây lo lắng cho người bệnh và trong nhiều trường hợp tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý. Cùng tìm hiểu về triệu chứng này qua bài biết dưới đây. Đánh trống ngực là thuật ngữ chỉ cảm giác của cơ thể về nhịp tim với những biểu hiện phổ biến là cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh hoặc bỏ nhịp. Đôi khi triệu chứng này được mô tả là cảm giác tim của bạn đập thình thịch, rung rinh khác với bình thường. Một số bệnh nhân cảm thấy khó chịu, lo lắng, sợ hãi và coi đây là triệu chứng đáng báo động gắn với bệnh tim mạch. Tuy nhiên không phải trường hợp nào tình trạng này cũng nghiêm trọng và cần điều trị. Đánh trống ngực có thể xảy ra khi bệnh nhân không có bệnh tim mạch, tuy nhiên cũng có thể do các nguyên nhân ở tim, gây nguy hiểm đe dọa tính mạng. Do vậy, khi thấy biểu hiện này, bạn không cần quá lo lắng nhưng cũng không nên chủ quan, mà cần đi khám với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị phù hợp. Đánh trống ngực là cảm giác bất thường về nhịp tim, gồm hồi hộp, tim đập nhanh hoặc bỏ nhịp. 2. Nguyên nhân thực sự gây trống ngực, hồi hộp 2.1 Các bệnh lý tim mạch – Nguyên nhân gây đánh trống ngực phổ biến nhất Các bệnh lý tim mạch là một trong những nguyên nhân khiến tim đập mạnh, loạn nhịp, bỏ nhịp, gồm: – Thiếu máu cục bộ cơ tim: Thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim khiến tim phải đập nhanh hơn để co bóp, dẫn đến rối loạn dẫn truyền xung điện. – Bệnh tim bẩm sinh: Gồm hội chứng Brugada, bệnh cơ tim thất phải, hội chứng QT dài bẩm sinh. – Bệnh van tim: Thường gặp nhất là hẹp van 2 lá, hở van tim. – Rối loạn hệ thống dẫn truyền: Thường gây nhịp tim chậm hoặc block tim. Bên cạnh đó rung nhĩ, nhịp tim nhanh trên thất, nhịp nhanh thất, ngoại tâm thu thất cũng có thể khiến bạn có cảm giác tim đập mạnh hoặc đập loạn xạ trong lồng ngực. – Hạ huyết áp tư thế: Việc đứng lên khiến nhịp xoang nhanh hơn, do đó bệnh nhân thường có cảm giác tim đập thình thịch. 2.2 Các bệnh lý ngoài tim – Bệnh lý tuyến giáp như cường giáp, suy giáp – U tủy thượng thận – Rối loạn lo âu – Hạ đường huyết – Các rối loạn chuyển hóa, thường gặp nhất là thiếu máu, hạ oxy máu, rối loạn điện giải, giảm thể tích tuần hoàn… Một số loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm cả thuốc cần kê đơn và thuốc không cần kê đơn có thể gây ra nhịp tim nhanh và cảm giác hồi hộp, trống ngực mạnh như: thuốc kháng sinh, thuốc trị nấm, thuốc chống loạn thần, thuốc chữa bệnh hen, thuốc ho và cảm lạnh, thuốc điều trị huyết áp, thuốc điều trị tuyến giáp. Một số loại thuốc cường giao cảm như albuterol, amphetamine, isoproterenol, norepinephrine, theophylline, cocaine, dobutamine, epinephrine, ephedrine cũng có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng đánh trống ngực. 2.4 Căng thẳng và lo lắng Đây là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến nhịp tim. Cụ thể các cảm xúc mãnh liệt hoặc thất thường có thể kích thích tiết ra các hormone làm tăng tốc độ nhịp tim. Ví dụ khi bạn sợ hãi, gặp nguy hiểm hay cảm giác bị đe dọa, tim thường đập nhanh hơn, khiến bạn bị vã mồ hôi hay có cảm giác ớn lạnh. Một số người có thể cảm thấy khó thở, hụt hơi thậm chí đau ngực trong trường hợp này. Đôi khi việc hoảng sợ còn có thể gây ra cơn đau thắt ngực. Căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây hồi hộp, trống ngực. 2.5 Đánh trống ngực có thể xảy ra trong lúc tập luyện Tập thể dục rất có lợi cho sức khỏe tuy nhiên khi tập luyện, tim của bạn có thể đập nhanh hơn bình thường do tim cần bơm máu nhiều hơn để cung cấp năng lượng cho cơ bắp trong quá trình tập. Nếu có cảm giác tim đập thình thịch hoặc bỏ nhịp có thể là do bạn đã lâu không tập luyện và cơ thể bạn đang không hoàn toàn khỏe mạnh. Trong nhiều trường hợp đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các rối loạn nhịp tim. 2.6 Lạm dụng chất kích thích Caffein, nicotine, rượu bia là những chất kích thích có thể làm tăng nhịp tim, khiến tim rung rinh. – Caffeine Caffeine thường có trong cà phê, trà, sô cô la, nước tăng lực. Một nghiên cứu cho thấy cafeine từ các loại thực phẩm này không có khả năng gây ra bất thường về nhịp tim ở những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, chúng có thể kích hoạt tình trạng rối loạn ở những người có tiền sử rối loạn nhịp tim. – Nicotine Nicotine có nhiều trong thuốc lá bên cạnh các chất gây nghiện khác. Các chất này làm tăng huyết áp và tăng nhịp tim. Ngoài ra, đánh trống ngực cũng có thể là một triệu chứng khi bạn cai nicotine. Tuy nhiên trong những trường hợp này nhịp tim sẽ trở lại bình thường sau 3 – 4 tuần bỏ thuốc lá. – Rượu bia Uống nhiều rượu hơn bình thường có thể làm bạn cảm thấy tim mình đập nhanh hơn hoặc cảm giác hồi hộp, trống ngực. Đối với một vài người, triệu chứng này có thể xảy ra ngay cả khi họ uống rất ít rượu. – Các chất gây nghiện Các loại ma túy như amphetamine, cocaine, thuốc lắc… đều rất nguy hiểm cho tim mạch. Cụ thể: + Cocaine là chất có thể làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim và tổn thương cơ tim + Amphetamine kích thích hệ thần kinh giao cảm, do đó làm tăng nhịp tim + Thuốc lắc kích hoạt cơ thể giải phóng Nor adrenalinư, một chất này khiến tim bạn đập nhanh hơn 2.7 Thay đổi hormone Sự thay đổi hormone có thể khiến phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, tiền mãn kinh cảm thấy tim đập nhanh hơn. Tuy nhiên, việc tăng nhịp tim trong trường hợp này thường là tạm thời và không cần quá lo lắng. Đánh trống ngực khi mang thai có thể xảy ra trong trường hợp bạn thiếu máu. 2.8 Sốt Khi bạn bị sốt, cơ thể thường sử dụng năng lượng nhiều hơn với tốc độ nhanh hơn, khiến nhịp tim sẽ tăng lên. Các nghiên cứu cho thấy nhiệt độ cơ thể cứ tăng 1 độ C thì nhịp tim tăng lên 10 nhịp. Tuy nhiên thường nhiệt độ cơ thể > 38 C mới có thể ảnh hưởng đến nhịp tim. Khi cảm thấy tim đập nhanh, rung rinh, bỏ nhịp, bạn cần nghỉ ngơi và thăm khám sớm chuyên khoa Tim mạch. Nếu khỏe mạnh hoặc triệu chứng tim đập mạnh, rung rinh chỉ thỉnh thoảng xảy ra và kéo dài vài giây thì bạn không cần quá lo lắng. Nhưng nếu tình trạng này thường xuyên hơn, kèm theo triệu chứng đau thắt ngực, đè nặng ở ngực, khó thở, hụt hơi, chóng mặt, ngất xỉu… thì bạn nên đi gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân. Các phương pháp chẩn đoán bất thường về nhịp tim này gồm: – Điện tâm đồ (ECG): Thăm dò này giúp tìm kiếm các tín hiệu điện bất thường. – Holter ECG: Thiết bị theo dõi điện tâm đồ trong vòng 24 – 48 giờ, giúp phát hiện các rối loạn nhịp tim ở bất kỳ thời điểm nào trong thời gian đeo máy. – Siêu âm tim: Phát hiện các bất thường về cấu trúc của tim hay van tim. Ngoài ra để tìm nguyên nhân rối loạn nhịp tim, bác sĩ có thể sẽ làm thêm một số xét nghiệm máu như điện giải đồ, hormone tuyến giáp… Sau khi xác định nguyên nhân các bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.;;;;;Đánh trống ngực là triệu chứng bất thường về cảm giác ở tim, thường xảy ra khi bệnh nhân gắng sức hoặc hoạt động nhiều, nhưng cũng có thể xuất hiện khi bệnh nhân nằm, nghỉ ngơi. Vậy đánh trống ngực khi nằm cảnh báo điều gì, có nguy hiểm không, cũng tìm hiểu qua bài viết sau đây. Đánh trống ngực là một trong những triệu chứng tim mạch mà nhiều người gặp phải, đặc trưng ở cảm giác tim rung rinh, đập quá mạnh hoặc quá nhanh, bỏ qua một nhịp, hoặc nhịp đập không đều. Các biểu hiện có thể xuất hiện ở vùng ngực, cổ họng hoặc cổ và khiến người bệnh lo lắng. Tuy nhiên thực chất tình trạng này thường vô hại và tự hết. Nên cảnh giác và đi khám khi có các biểu hiện đi kèm như khó thở, chóng mặt, tức ngực hay ngất xỉu. Đánh trống ngực thường xuất hiện khi bạn hoạt động nhưng cũng có thể xảy ra khi nằm nghỉ với cảm giác đập mạnh ở ngực, cổ hoặc đầu sau khi bạn nằm xuống. Khi nằm nghiêng, hiện tượng đánh trống ngực càng rõ ràng hơn do cơ thể uốn cong và áp lực từ bên trong. Nhiều trường hợp đánh trống ngực xảy ra suốt cả ngày, nhưng bạn chỉ cảm nhận đươc vào ban đêm do không gian yên tĩnh và sự phân tâm đã giảm bớt khi bạn nằm trên giường. Đánh trống ngực lúc nằm bao gồm cảm giác tim đập mạnh, rung rinh, khó thở khi nằm xuống. 2. Nguyên nhân gây ra tình trạng đánh trống ngực khi nằm Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng đánh trống ngực khi nằm như: 2.1 Căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây đánh trống ngực khi nằm Căng thẳng có thể khiến bạn có cảm giác tim đập nhanh và bỏ nhịp, là một trong những nguyên nhân gây đánh trống ngực khi ngủ. Một số loại căng thẳng thường gặp như sang chấn tâm lý, lo lắng, bất an. Trong trường hợp này, các bài tập như yoga và thiền có thể giúp làm giảm căng thẳng và giảm bớt đánh trống ngực. 2.2 Chất kích thích Một số chất kích thích có thể gây rối loạn nhịp tim của bạn là caffein, nicotin… Caffein làm tăng hoạt động trao đổi chất của cơ thể và làm tăng nhịp tim của bạn. Nếu uống quá nhiều các đồ uống chứa caffein như cà phê, nước tăng lưc trong ngày hoặc trước giờ ngủ, bạn có thể bị đánh trống ngực lúc nằm. Nicotin thường có nhiều trong thuốc lá. Vì vậy những người thường xuyên hút thuốc lá, đặc biệt trước khi ngủ có thể gây ra đánh trống ngực khi ngủ. 2.3 Rối loạn tiêu hóa Nếu vừa ăn uống xong hoặc ăn quá nhiều và sau đó nằm xuống ngay, bạn có thể bị đánh trống ngực, đau ngực, ợ nóng do tiêu hóa khó khăn. 2.4 Rối loạn điện giải Sự thiếu hụt một số chất điện giải như kali hoặc magiê có thể khiến bạn bị đánh trống ngực, hồi hộp khi nằm. Để giảm tình trạng đánh trống ngực, bạn cần bổ sung các chất điện giải bằng cách uống thuốc bổ tổng hợp hoặc các dung dịch bù điện giải. Việc tập thể dục với cường độ cao hoặc trong thời tiết nóng cũng có thể khiến cơ thể mất nước và gây đánh trống ngực. Khi tập, bạn nên bổ sung điện giải bằng cách uống thức uống thể thao để tránh mất nước và cân bằng điện giải. 2.5 Thay đổi hormone Thời kỳ tiền kinh nguyệt, tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, sự thay đổi các hormone trong cơ thể có thể dẫn đến đánh trống ngực. Đặc biêt, thiếu estrogen dẫn đến tim đập nhanh. Mang thai cũng là thời kỳ rất nhạy cảm, việc cơ thể xuất hiện sự thay đổi hormone và nhu cầu tim tăng lên có thể khiến thai phụ gặp các triệu chứng của đánh trống ngực mỗi lúc nằm xuống, Tình trạng này thường xảy ra tạm thời nhưng cũng có thể thường xuyên hơn, thậm chí kèm theo các triệu chứng khác. Khi đó, bạn cần gặp bác sĩ ngay để kiểm tra, đảm bảo không có các nguyên nhân tiềm ẩn. 2.6 Do một số thuốc Một số loại thuốc như thuốc điều trị tăng huyết áp, bệnh van tim… có thể gây ra đánh trống ngực khi nằm. Thuốc kháng histamin, loại thuốc thường được dùng trong điều trị dị ứng cũng có thể khiến tim đập nhanh, bỏ nhịp. Ngoài ra, thuốc ngủ, thuốc chữa cảm lạnh cũng có thể gây ra tình trạng này. 2.7 Rối loạn chức năng tuyến giáp Tình trạng tuyến giáp tăng hoặc giảm hoạt động quá mức đều có thể gây đánh trống ngực. Nếu có biểu hiện này bạn nên đi khám và trao đổi với bác sĩ để được kê đơn thuốc kiểm soát tình trạng đánh trống ngực. Bệnh tuyến giáp là một nguyên nhân gây đánh trống ngực khi ngủ 2.8 Suy tim nặng gây đánh trống ngực khi nằm Suy tim nặng có thể khiến tim chịu quá nhiều áp lực và đánh trống ngực khi bạn nằm xuống. Người bệnh thậm chí có thể bị khó thở, phù nề và tăng cân. Nếu gặp các triệu chứng kể trên, hãy đến bác sĩ để được chẩn đoán và can thiệp sớm. Các bệnh lý tim mạch khác có thể gây đánh trống ngực như: đau tim, bệnh động mạch vành, bất thường van tim, cơ tim… 2.9 Các nguyên nhân khác Hệ thần kinh hoạt động quá, axit dư thừa trong dạ dày do ăn đồ chiên xào, chua cay cũng có thể kích thích tim và khiến cơ tim co bóp nhanh, cảm giác như nhịp tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực. Nếu bị tăng huyết áp và cơ tim bị giãn cũng có thể khiến bệnh nhân bị đánh trống ngực. Ngoài ra, ngủ không đủ giấc có thể gây ra tình trạng này. 3. Chẩn đoán và điều trị đánh trống ngực lúc nằm Nếu bạn bị đánh trống ngực lúc nằm, không nên chủ quan mà cần theo dõi và quan sát cơ thể. Nếu bị đánh trống ngực kèm khó thở nặng, đau ngực hoặc ngất đi, bạn cần đi khám khẩn cấp. Dù tình trạng đánh trống ngực xảy ra trong khoảng thời gian ngắn, bạn vẫn nên đi khám để tìm hiểu xem nguyên nhân gây đánh trống ngực của bạn là gì, là vô hại hay xuất phát từ các bệnh tim nghiêm trọng hơn. Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây đánh trống ngực. Thông thường, nếu đánh trống ngực là vô hại và tự biến mất thì bệnh nhân không cần phải điều trị. Lúc này bạn nên tránh các hoạt động có thể kích hoạt cơn đánh trống ngực, tập thư giãn, tập yoga, dưỡng sinh,… để giảm bớt lo lắng và căng thẳng. Ngoài ra nên tránh các loại thuốc hoạt động như chất kích thích. Thăm khám chuyên khoa Tim mạch để được chẩn đoán đúng nguyên nhân gây đánh trống ngực và điều trị sớm. Nếu việc thay đổi lối sống như trên không giúp cải thiện tình trạng đánh trống ngực nằm, bạn có thể được kê đơn thuốc. Trong trường hợp tìm ra nguyên nhân, bác sĩ sẽ tập trung điều trị nguyên nhân gây đánh trống ngực đó.;;;;;Đánh trống ngực là hiện tượng xảy ra khá phổ biến, thường vô hại và biến mất sau khoảng thời gian ngắn, tuy nhiên đánh trống ngực cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải những vấn đề sức khỏe hoặc có bệnh lý tim mạch. Đánh trống ngực là tình trạng làm cho bạn cảm thấy như tim đang đập quá mạnh hoặc quá nhanh, bỏ qua một nhịp, hoặc nhịp đập không đều. Bạn có thể nhận thấy những điều trên ở vùng ngực, cổ họng hoặc cổ.Đánh trống ngực có thể gây khó chịu hoặc sợ hãi cho người bệnh. Tuy nhiên, chúng thường không nghiêm trọng hoặc có hại và thường tự biến mất. Đánh trống ngực gây ra bởi căng thẳng và lo lắng, hoặc bởi vì bạn đã sử dụng quá nhiều caffeine, nicotine, rượu hoặc có thể xảy ra khi bạn mang thai.Trong một số ít trường hợp, đánh trống ngực có thể là dấu hiệu của bệnh tim nghiêm trọng hơn. Vì vậy, nếu thấy hiện tượng đánh trống ngực kèm theo các dấu hiệu sau, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức:Khó thở. Chóng mặt. Tức ngực. Ngất xỉu. Đánh trống ngực có thể xuất hiện khi hoạt động hoặc khi nằm nghỉ. Đánh trống ngực khi nằm xảy ra khi bạn có cảm giác đập mạnh ở ngực, cổ hoặc đầu sau khi bạn nằm xuống. Nếu bạn nằm nghiêng, bạn có thể dễ cảm thấy hiện tượng đánh trống ngực hơn do cách cơ thể uốn cong và áp lực tích tụ bên trong.Một yếu tố khác cần xem xét khi trải qua đánh trống ngực khi ngủ vào ban đêm là hiện tượng này có thể đã xảy ra suốt cả ngày, nhưng bạn chỉ nhận thấy chúng vào ban đêm do mức độ tiếng ồn thấp hơn và giảm bớt sự phân tâm khi bạn nằm trên giường. Người bệnh có dấu hiệu tức ngực, khó thở 3. Nguyên nhân gây ra đánh trống ngực khi nằm Thông thường, đánh trống ngực có liên quan đến bệnh lý tim mạch hoặc không rõ nguyên nhân. Các nguyên nhân không liên quan đến tim bao gồm:Bệnh nhân trải qua những cảm xúc mạnh mẽ như căng thẳng, lo lắng, sợ hãi. Căng thẳng quá mức có thể có nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nó có thể gây ra đánh trống ngực hoặc làm cho tình trạng tồi tệ hơn.Hoạt động thể chất mạnh. Sử dụng Caffeine, nicotine, rượu hoặc các loại thuốc bất hợp pháp như cocaine và amphetamine Sử dụng Caffeine có thể là nguyên nhân gây ra đánh trống ngực khi nằm Tình trạng sức khỏe bao gồm bệnh tuyến giáp(cường giáp), lượng đường trong máu thấp, thiếu máu, huyết áp thấp, sốt và mất nước. Khi cơ thể bị mất nước, tim phải làm việc nhiều hơn để lưu thông máu, điều này có thể gây ra tim đập nhanh.Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc ngay trước khi mãn kinh. Đôi khi, đánh trống ngực khi mang thai là dấu hiệu thiếu máu.Các loại thuốc: bao gồm thuốc giảm cân, thuốc thông mũi, thuốc hen dạng hít và một số loại thuốc dùng để ngăn ngừa rối loạn nhịp tim hoặc điều trị tuyến giáp hoạt động kém. Mất cân bằng điện giải. Một số người bị đánh trống ngực sau bữa ăn giàu carbohydrate, đường hoặc chất béo. Đôi khi, ăn thực phẩm có nhiều bột ngọt (MSG), nitrat hoặc natri cũng có thể gây ra đánh trống ngực.Đánh trống ngực cũng có thể liên quan đến các bệnh lý tim mạch như:Cơn đau tim. Bệnh động mạch vành. Suy tim. Vấn đề về van tim. Vấn đề về cơ tim Đánh trống ngực có thể liên quan đến bệnh suy tim 4. Điều trị đánh trống ngực khi nằm Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra đánh trống ngực. Thông thường, đánh trống ngực là vô hại và thường tự biến mất. Trong trường hợp đó, bệnh nhân không cần phải điều trị. Nếu bác sĩ không tìm ra nguyên nhân, họ có thể khuyên bạn tránh những điều có thể kích hoạt đánh trống ngực như:Giảm bớt lo lắng và căng thẳng bằng các bài tập thư giãn, tập yoga, dưỡng sinh,...Hạn chế sử dụng những thực phẩm có hại như rượu bia, nicotin, cà phê,...Tránh các loại thuốc hoạt động như chất kích thích. Bạn có thể phải tránh xa: thuốc ho và cảm lạnh, một số loại thảo dược, thuốc bổ,...Nếu việc thay đổi lối sống không giúp cải thiện tình trạng đánh trống ngực, bạn có thể được bác sĩ kê đơn thuốc (thuốc chẹn beta hoặc thuốc chẹn kênh calci). Nếu tìm ra căn nguyên gây đánh trống ngực thì bác sĩ sẽ tập trung điều trị bệnh lý đó. Nếu bạn bị đánh trống ngực kèm khó thở nặng, đau ngực hoặc ngất, hãy đi khám khẩn cấp. Nếu đánh trống ngực của bạn xảy ra trong khoảng thời gian ngắn và không có dấu hiệu hoặc triệu chứng đáng lo ngại khác, bạn vẫn nên đi khám. Bác sĩ có thể giúp bạn tìm hiểu xem đánh trống ngực của bạn là vô hại hay là triệu chứng của bệnh tim nghiêm trọng hơn. Bài viết tham khảo nguồn: Healthline.com, Hội Tim mạch Việt Nam;;;;;Nhiều người cho rằng đánh trống ngực là dấu hiệu thông thường của cơ thể. Tuy nhiên nếu đánh trống ngực liên tục và ảnh hưởng đến công việc hàng ngày, người bệnh không nên chủ quan. 1. Đánh trống ngực và nguyên nhân gây ra triệu chứng Đánh trống ngực là cảm giác tim đập thình thịch, đập nhanh một lúc rồi đập bình thường trở lại. Đánh trống ngực có thể xảy ra do stress, tập thể dục, sử dụng một loại thuốc nào đó. Nhiều người vẫn nghĩ rằng đây là biểu hiện vô hại, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu đánh trống ngực liên tục thì bệnh nhân nên cẩn trọng vì đây là dấu hiệu của một số bệnh tim nghiêm trọng, cần điều trị. Đánh trống ngực có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý mà người bệnh cần lưu tâm 1.2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng đánh trống ngực phổ biến Những nguyên nhân phổ biến gây ra triệu chứng này là: – Sự phản ứng cảm xúc mạnh mẽ khi cơ thể lo lắng, căng thẳng quá mức – Luyện tập thể dục, vận động cường độ cao – Uống caffeine – Nicotine – Sốt cao – Sự thay đổi hormone liên quan tới kỳ kinh nguyệt, thai kỳ hoặc giai đoạn mãn kinh. – Tác dụng phụ của một số loại thuốc cảm, thuốc ho có chứa pseudoephedrine – một chất kích thích. – Dùng các loại thuốc hít điều trị hen phế quản có chứa chất gây kích thích. – Đôi khi đánh trống ngực cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý trầm trọng như cường giáp, rối loạn nhịp tim. Với người đang mắc bệnh tim mạch, khi cơn đánh trống ngực xuất hiện kèm triệu chứng khó thở, bạn cần lưu ý theo dõi sức khỏe và thăm khám kịp thời. – Chóng mặt – Mệt lả người – Ngất xỉu – Mất ý thức – Khó thở – Đổ mồ hôi nhiều – Đau ngực và có cảm giác đè nặng ở lồng ngực – Đau ở cánh tay, cổ, ngực hoặc phần lưng trên. Đặc biệt, lúc nghỉ ngơi nhưng cơn đánh trống ngực khó thở xuất hiện với tần suất hơn 100 nhịp tim mỗi phút cũng cần thăm khám. Nhìn chung, đánh trống ngực có thể chỉ là phản ứng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Do đó không nên chủ quan. 3. Các phương pháp chẩn đoán và điều trị đánh trống ngực liên tục 3.1. Chẩn đoán đánh trống ngực liên tục Ban đầu, bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe để nghe tim của bạn. Bác sĩ cũng có thể tìm các dấu hiệu của tình trạng y khoa gây ra triệu chứng này như tuyến giáp bị sưng to. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện một số bài kiểm tra khác như: – Điện tâm đồ ECG: thăm dò này có mục đích tìm kiếm các tín hiệu điện bất thường gây nên nhịp tim rối loạn. – Holter ECG 24 giờ: bệnh nhân đeo máy ghi điện tâm đồ di động trong vòng 24 giờ thậm chí có thể đến 72 giờ. Mục đích là phát hiện các rối loạn nhịp tim bất kỳ trong thời gian đeo máy. Ngay cả khi bạn không cảm nhận được triệu chứng hay khi bạn đang ngủ. – Siêu âm tim: siêu âm tim giúp phát hiện các bất thường về cấu trúc của tim hay van tim. Đây có thể là nguyên nhân gây tình trạng rối loạn nhịp và đánh trống ngực ở người bệnh. Ngoài ra bác sĩ có thể sẽ yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm máu như điện giải đồ, hormon tuyến giáp. Qua đó giúp xác định chính xác nguyên nhân gây đánh trống ngực. Thăm khám sẽ đưa đến câu trả lời chính xác nhất cho người bệnh đánh trống ngực 3.2. Phương pháp điều trị đánh trống ngực liên tục Liệu pháp điều trị còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu cơn đánh trống ngực xuất hiện khi bạn tập luyện thể dục, vận động quá sức hay do yếu tố tâm lý thì chỉ cần nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ. Trường hợp này chưa cần đến sự can thiệp của y khoa. Nếu nguyên nhân xuất phát từ lối sống thiếu lành mạnh như lạm dụng chất kích thích, thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, cách cải thiện là điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt. Người bệnh nên cắt giảm, thậm chí loại bỏ hẳn những thói quen này. Trong trường hợp cơn đánh trống ngực liên quan đến những loại thuốc điều trị các bệnh lý khác, bác sĩ sẽ có những thay đổi thích hợp trong đơn thuốc. Nếu triệu chứng khó thở, tim đập nhanh, đánh trống ngực do các bệnh lý tim mạch gây ra, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị đặc hiệu. Một số trường hợp điều trị bằng thuốc không hiệu quả, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật. Trước khi đi khám, bạn có thể thử cải thiện triệu chứng của mình bằng cách tránh hoạt động gây căng thẳng. Đồng thời nên hạn chế caffein hay đồ uống có cồn, nước tăng lực để có kết quả thăm khám chính xác. 3.3. Thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng tại nhà Cách tốt nhất để cải thiện cơn đánh trống ngực là tránh những sự kích hoạt có thể gây nên triệu chứng này. Một vài cách mà mọi người có thể áp dụng đó là: – Giữ tinh thần thoải mái, tránh để cơ thể stress và lo âu. Người bệnh có thể tập yoga, thiền, tập hít thở sâu để cơ thể được bình tĩnh và thoải mái. – Tránh các chất kích thích có hại cho tim và sức khỏe nói chung. Chất kích thích bao gồm caffeine, nicotine, nước tăng lực cần được hạn chế với những người đang bị đánh trống ngực. Một số loại thuốc cũng là nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Do đó, trước khi uống thuốc cần hỏi kỹ thông tin từ bác sĩ có chuyên môn. – Tập luyện vừa sức, phù hợp với thể lực cá nhân. Tập luyện, vận động hàng ngày rất tốt cho tim mạch và thể chất. Tuy nhiên, chỉ nên tập với thời gian và cường độ phù hợp. Khi tập quá nặng sẽ vô tình gây áp lực cho tim. – Ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất. Nên tăng cường ăn trái cây, chất xơ, hạn chế chất béo bão hòa, hạn chế đồ ăn chế biến sẵn và đồ ăn nhanh. Bên cạnh đó cũng nên cung cấp đủ vitamin, dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Tập luyện là tốt tuy nhiên cần lựa chọn môn tập, thời gian và cường độ phù hợp Đánh trống ngực nguy hiểm hay không còn phải căn cứ vào nhiều yếu tố như tần suất, mức độ và các triệu chứng kèm theo. Tuy nhiên, người bệnh nên thăm khám ngay khi xuất hiện triệu chứng để được điều trị sớm và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.;;;;;Đánh trống ngực là thuật ngữ chỉ tình trạng tim đập nhanh và mạnh, có thể đều hoặc không đều, khiến có cảm giác như trống đánh trong ngực. Đây là một triệu chứng khá thường gặp không những trong chuyên khoa tim mạch mà trong cả sinh hoạt hàng ngày. 1. Nguyên nhân cơn đánh trống ngực Có 2 nhóm nguyên nhân gây ra cơn trống ngực: do bệnh tim và không do bệnh tim.1.1. Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây đánh trống ngực. Bệnh mạch vành.Suy tim.Bất thường điện học: hội chứng WPW, hội chứng Brugada, hội chứng QT dài, block nhĩ thất hoàn toàn, hội chứng máy tạo nhịp...Bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh tim bẩm sinh.1.2. Cơn trống ngực không do bệnh tim* Bệnh lý khác:U tủy thượng thận: đánh trống ngực kèm theo cơn tăng huyết áp nặng.Cơn cường giáp cấp.Cơn hạ đường huyết.Rối loạn lo âu.* Không do bệnh lý: hoảng sợ, gắng sức, cà phê, thuốc lá, rượu, chất kích thích, 1 số thuốc như Nifedipine, các thuốc vận mạch... Bệnh tim là một trong những nguyên nhân chính gây đánh trống ngực 2. Diễn biến lâm sàng Trống ngực không do bệnh lý thường là cơn nhanh xoang, tự hết sau 1 thời gian nhất định tùy theo nguyên nhân. Tiên lượng thường không nguy hiểm.Trống ngực do bệnh lý ngoài tim mạch cũng thường là cơn nhanh xoang, vì vậy tiên lượng thường tốt và không tái phát nếu được điều trị triệt để các bệnh lý liên quan.Trống ngực do bệnh lý tim mạch thường là cơn rung – cuồng nhĩ, ngoại tâm thu thất dày hoặc cơn nhanh thất, có tiên lượng xấu, có thể gây ngất, gây suy tim cấp, đau thắt ngực hoặc thậm chí gây tử vong. Nếu trống ngực do hội chứng WPW thì thường là cơn nhanh trên thất, có tiên lượng nhẹ hơn. 3. Thái độ xử trí khi có cơn đánh trống ngực Nếu đã biết rõ là cơn trống ngực không do bệnh lý thì không cần phải tới bệnh viện, chỉ cần nghỉ ngơi thích hợp.* Thăm khám lâm sàng nhằm phát hiện tiền sử bệnh tật, nhất là tiền sử bệnh tim mạch, qua đó định hướng chẩn đoán, làm các kỹ thuật cận lâm sàng liên quan. Cần đến bệnh viện hoặc chuyên khoa tim mạch thăm khám lâm sàng khi có cơn đánh trống ngực * Các kỹ thuật cận lâm sàng: tùy bệnh cảnh để chỉ định phù hợp. Xét nghiệm điện giải, đường huyết, catecholamine máu và nước tiểu, các chất kích thích, hormone tuyến giáp, men tim. Ngoài ra cũng cần làm các xét nghiệm cơ bản như chức năng thận, men gan...Điện tâm đồ, Holter điện tâm đồ. Một số trường hợp sẽ phải thăm dò điện học trong buồng tim để đánh giá bản chất loại loạn nhịp gây ra cơn trống ngực.Siêu âm tim, cộng hưởng từ tim nhằm đánh giá bệnh tim cấu trúc, test gắng sức điện tâm đồ, siêu âm tim gắng sức, chụp động mạch vành nhằm đánh giá tình trạng động mạch vành.* Chỉ định điều trị. Tùy theo bản chất loại loạn nhịp gây cơn đánh trống ngực mà có các phương pháp điều trị phù hợp.Nếu trống ngực không do bệnh lý: nghỉ ngơi thư giãn, luyện tập thể dục thể thao, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, không dùng các thuốc kích thích, không dùng thuốc có thể gây tim đập nhanh (Nifedipine, thuốc adrenergic...).Nếu trống ngực do bệnh lý ngoài tim: điều trị tối ưu các bệnh gây trống ngực như phẫu thuật u tủy thượng thận, điều trị cường giáp, điều chỉnh thuốc chữa tiểu đường nhằm hạn chế các cơn hạ đường huyết, điều trị tâm thần phân liệt. Tùy bản chất loạn nhịp gây cơn đánh trống ngực để lựa chọn biện pháp điều trị thích hợp Trống ngực do bệnh lý tim mạch: hay gặp nhất và cũng có tiên lượng xấu, vì vậy cần được điều trị thật tốt các bệnh này (bệnh mạch vành, bệnh tim cấu trúc, bất thường điện học). Ngoài ra, trong trường hợp trống ngực là do một số loạn nhịp thất đe dọa đột tử thì có thêm chỉ định cấy máy phá rung tự động phòng đột tử (ICD: Implantable Cardioversion Defibrillator).
question_364
Dấu hiệu đột quỵ tai biến và cách xử trí
doc_364
Đột quỵ là một biến cố nguy hiểm, nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe. Việc nhận biết dấu hiệu đột quỵ tai biến sớm đóng vai trò quan trọng trong việc cứu sống bệnh nhân và giảm tối hậu quả mà bệnh gây ra. 1. Những nguy hiểm mà đột quỵ não gây ra cho người bệnh Đột quỵ não, hay còn được gọi là tai biến mạch máu não, là một tình trạng sức khỏe nguy hiểm xảy ra khi dòng máu cung cấp chất dinh dưỡng và oxy đến một phần của não bị cản trở. Nguyên nhân chính của đột quỵ là tắc nghẽn mạch máu não (đột quỵ nhồi máu) hoặc chảy máu não (đột quỵ xuất huyết). Tắc nghẽn mạch máu xảy ra khi có một cục máu đông hoặc cặn tạo thành trong mạch máu não, làm cản trở sự lưu thông và cung cấp chất dinh dưỡng, oxy đến một vùng hoặc toàn não bộ. Chảy máu não xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ hoặc rò rỉ, gây áp lực và tổn thương cho các tế bào não xung quanh. Đột quỵ có thể gây ra nhiều nguy hiểm như mất khả năng vận động, liệt, suy giảm thị lực. Ở một số trường hợp nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh nhân còn có nguy cơ tử vong. Dấu hiệu của đột quỵ tai biến có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức và ở nhiều bộ phận khác nhau. Việc nhận ra và xử trí ngay lập tức các dấu hiệu này là vô cùng quan trọng để tăng khả năng cứu sống và giảm hậu quả đáng tiếc cho người bệnh. Người bị đột quỵ não có nguy cơ liệt hoặc tử vong nếu không điều trị kịp thời 2. Dấu hiệu đột quỵ tai biến cần chú ý Nhận biết và nhận thức về dấu hiệu tai biến mạch máu não sẽ giúp bệnh nhân được điều trị sớm. Từ đó, giúp người bệnh giảm nguy cơ gặp những biến chứng nghiêm trọng sau đột quỵ. Dưới đây là một số dấu hiệu đột quỵ não cần chú ý: 2.1. Dấu hiệu đột quỵ tai biến hay gặp: Mặt bị méo sang một bên Một trong những dấu hiệu đột quỵ tai biến thường gặp nhất là mặt bị méo sang một bên. Một nửa khuôn mặt có thể trở nên méo hoặc lệch một cách đáng kể so với bình thường. Triệu chứng này là do lượng oxy trong máu cung cấp cho não bộ suy giảm, gây tổn thương thần kinh tác động lên cơ mặt. Bệnh nhân cũng có khả năng bị tê liệt và không cử động được các bộ phận trên một nửa khuôn mặt. 2.2. Giảm khả năng cử động của cánh tay Đột quỵ tai biến có thể làm suy giảm khả năng cử động của một hoặc cả hai cánh tay. Việc nâng hoặc di chuyển tay trở nên khó khăn hoặc không thể thực hiện được. Dấu hiệu rõ ràng nhất ở người bị tai biến là không thể giơ hai cánh tay lên cao cùng lúc, một bên tay rũ thõng xuống. 2.3. Suy giảm thị lực Đột quỵ có thể gây suy giảm thị lực đột ngột ở một hoặc cả hai mắt. Nguyên nhân hình thành triệu chứng này là do thùy não bộ không được cung cấp đủ oxy, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của bộ phận này, gây giảm thị lực. Triệu chứng này người ngoài rất khó phát hiện. Vì vậy, bệnh nhân cần chủ động thông báo ngay cho người thân hoặc bạn bè xung quanh nếu nhận thấy mắt nhòe, mờ đi đột ngột. Đột quỵ có thể gây suy giảm thị lực đột ngột ở một hoặc cả hai mắt 2.4. Nói lắp Một dấu hiệu tai biến mạch máu não khác là khó khăn trong việc nói chuyện hoặc nói lắp. Bệnh nhân thường có biểu hiện như nói chuyện không rõ ràng, nói không rõ lời hoặc không điều chỉnh được âm điệu và ngữ điệu. 2.5. Dáng đi bất thường và mất khả năng cử động Sau khi tê liệt ở cánh tay, bệnh nhân có khả năng bị tê liệt một phần cơ thể. Một số trường hợp người bệnh bị liệt nửa người, không thể di chuyển và thực hiện các hoạt động hàng ngày, phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình. Vì vậy, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường như mất khả năng cử động một bên cơ thể, khó khăn trong việc đi lại, dáng đứng bất thường thì người nhà cần gọi cấp cứu kịp thời để được các chuyên gia y tế hỗ trợ. Bệnh nhân có khả năng bị liệt một phần cơ thể hoặc mất khả năng di chuyển 2.6. Dấu hiệu đột quỵ tai biến thường bị bỏ qua: Đau đầu, khó thở, nấc cục Đột quỵ cũng có thể đi kèm với các triệu chứng như đau đầu dữ dội, khó thở và cảm giác nặng nề hoặc nấc cục trong ngực. Một số bệnh nhân còn có cảm giác đau đầu như muốn nổ tung. Ngoài ra, nếu nhận thấy dấu hiệu như nấc cục, thở hổn hển, tim đập nhanh thì đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo tai biến. Những triệu chứng này thường xảy ra trong thời gian ngắn, có thể biến mất sau đó khiến bệnh nhân lầm tưởng rằng cơ thể đã ổn định. 3. Cách xử lý ngay khi phát hiện dấu hiệu đột quỵ Phát hiện dấu hiệu và hành động nhanh chóng giúp tăng cơ hội sống và giảm hậu quả của bệnh. Nếu bạn hay người xung quanh phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào như trên, hãy thực hiện các biện pháp sau: – Gọi cấp cứu: Bạn cần ngay lập tức gọi số cấp cứu để yêu cầu sự giúp đỡ y tế chuyên nghiệp. Thông báo rõ ràng về tình trạng đột quỵ và địa chỉ nơi người bệnh đang ở. – Đặt người bệnh nằm nghiêng: Nếu có thể, đặt người bệnh nằm nghiêng với phần đầu hơi cao để hỗ trợ lưu thông máu đến não. Điều này có thể giảm nguy cơ tổn thương não và hạn chế hậu quả sau đột quỵ. – Không tự ý cho người bệnh ăn uống: Tránh cho người bệnh ăn uống bất kỳ thứ gì, bởi vì đột quỵ có thể gây ra rối loạn khả năng nuốt và gây nguy hiểm cho đường hô hấp. – Giữ cho người bệnh thoải mái: Mọi người cần loại bỏ các phụ kiện (nếu có) trên cơ thể bệnh nhân như kính, nút cổ áo hoặc các đồ trang sức có thể gây cản trở trong việc thực hiện các biện pháp cấp cứu. – Theo dõi triệu chứng: Người thân nên ghi nhớ và theo dõi các triệu chứng của người bệnh, thông báo chi tiết về triệu chứng này cho nhân viên y tế. – Không tự ý cho bệnh nhân uống thuốc hoặc bất kỳ chất lỏng nào: Người nhà không được tự ý cho bệnh nhân dùng thuốc hoặc bất kỳ chất lỏng nào trừ khi được chỉ định trực tiếp bởi nhân viên y tế. 4. Dự phòng đột quỵ bằng cách kiểm soát các yếu tố nguy cơ Đột quỵ là căn bệnh cấp tính nguy hiểm có thể cướp đi sinh mạng của người bệnh trong tích tắc. Thay đổi các thói quen xấu và khám tầm soát các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ, đặc biệt các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp… được coi là mấu chốt để ngăn đột quỵ xảy ra.
doc_52882;;;;;doc_15486;;;;;doc_45853;;;;;doc_45402;;;;;doc_62967
Với diễn tiến nhanh và khả năng gây tử vong cao, tai biến trở thành mối đe dọa đặc biệt với sức khỏe và tính mạng người bệnh. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử trí qua bài viết sau. Tai biến là cách gọi ngắn gọn của tai biến mạch máu não hay đột quỵ não. Đây là một căn bệnh nguy hiểm xảy ra khi não bị ngưng hoặc gián đoạn cung cấp máu, khiến các tế bào não chết đi, từ đó hoạt động của não cũng như nhiều cơ quan bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tai biến mạch máu não có 2 loại chính là nhồi máu não (xảy ra do tắc mạch máu não) và xuất huyết não (do vỡ mạch máu não). Trong đó, nhồi máu não phổ biến hơn, chiếm tỷ lệ khoảng 80 – 85% các trường hợp đột quỵ não, còn lại là chảy máu não, chảy máu dưới màng nhện. Đặc biệt, tỷ lệ mắc hàng năm của bệnh nhồi máu não tương đối cao, cứ 100.000 người thì có 130 người mắc bệnh này. Tai biến là tình trạng ngừng cung cấp máu đột ngột do tắc hoặc vỡ mạch máu não. 2. Các dấu hiệu nhận biết đột quỵ não không nên bỏ qua Tuy là tình huống khẩn cấp nhưng đột quỵ vẫn có những biểu hiện giúp người bệnh cũng như người nhà có thể nhận ra, đó là: 2.1. Mặt buồn, méo một bên là dấu hiệu của tai biến Biến đổi trên khuôn mặt như mặt buồn, méo, lệch một bên là dấu hiệu tai biến thường gặp ở bệnh nhân trước khi cơn tai biến diễn ra. Do lượng oxy trong máu cung cấp cho não bộ giảm dần nên có thể gây tổn thương thần kinh và tác động đến cơ mặt. Trước khi tai biến, khuôn mặt người bệnh thường buồn rầu, một phần hoặc một nửa mặt bị tê liệt, không cử động được. Để khẳng định hơn, bạn có thể yêu cầu bệnh nhân cười. Nếu thấy nụ cười bị lõm một phần, mặt xệ về một bên thì đó là dấu hiệu tai biến. 2.2. Giảm khả năng cử động và sự linh hoạt của cánh tay Người bệnh bị đột quỵ có thể cảm thấy cánh tay tê dại, cử động khó, thậm chí không thể cử động được. Khi người bệnh được yêu cầu giơ hai tay lên cao, một bên tay sẽ không thể giơ lên được hoặc rũ thõng xuống. Điều này là do lượng máu lên não thiếu hụt khiến khả năng vận động bị hạn chế. 2.3. Thị lực giảm Thị lực giảm dần là dấu hiệu tai biến mà thường chỉ người bệnh tự cảm nhận được. Lúc này, người bệnh sẽ thấy mọi thứ nhòe đi, mờ dần. Nguyên nhân là do thùy não – bộ phận chịu trách nhiệm về khả năng nhìn – không được cung cấp đủ máu giàu oxy. Hoạt động của thùy não bộ giảm dần khiến thị lực của người bệnh cũng bị ảnh hưởng. Khi thấy dấu hiệu này, người bệnh cần chủ động báo với người nhà hoặc nhân viên y tế khi gọi cấp cứu. Méo mặt, khó cử động tay,… có thể là những dấu hiệu đột quỵ mà người bệnh cần lưu tâm. 2.4. Người bị tai biến thường nói lắp, khó diễn đạt Não bộ có một phần chức năng là điều khiển việc giao tiếp và khả năng nói. Nếu tai biến xảy ra do các cục máu đông cản trở quá trình lưu thông máu thì chức năng này sẽ bị gián đoạn. Vì thế người bệnh sẽ có biểu hiện nói lắp, nói không rõ lời, nói khó hiểu, không nói được câu dài. 2.5. Một phần cơ thể yếu, liệt Bên cạnh tê liệt một cánh tay, người bệnh có thể bị tê liệt một phần cơ thể, thậm chí là nửa người. Biểu hiện là một số bộ phận cử động khó hoặc không cử động được dù đã cố điều khiển. Đây là dấu hiệu rất nguy hiểm, nhiều trường hợp có thể dẫn đến liệt mãi mãi nếu không được điều trị kịp thời. 2.6. Hoa mắt, chóng mặt Hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng là biểu hiện điển hình của việc thiếu máu não.Theo các nghiên cứu đây là dấu hiệu tai biến rất phổ biến, xảy ra ở hầu hết các trường hợp đột quỵ. 2.7. Tư thế, dáng đi bất thường Một số người bệnh khi bị đột quỵ có thể gặp phải tình trạng đi lại khó khăn. Nếu trước đó bệnh nhân vẫn đi lại bình thường thì đây là cảnh báo quan trọng cho thấy lượng máu lên não đang giảm nhanh chóng và cơn đột quỵ sắp xảy ra. Còn nếu bệnh nhân đã có vấn đề trong việc di chuyển từ trước thì cần đặc biệt theo dõi kỹ vì có thể mức độ ảnh hưởng đang tăng dần. 2.8. Đau đầu dữ dội Các bệnh nhân bị đột quỵ có thể cảm thấy đau đầu dữ dội, đau theo từng cơn. Cá biệt có bệnh nhân có cảm giác muốn nổ tung đầu, mức độ đau ngày càng tăng theo mức độ thiếu máu lên não. Các trường hợp này nếu không được đưa đến bệnh viện ngay, bệnh nhân có thể bị chết não. 2.9. Nấc Nấc cụt là một trong những cảnh báo trước cơn tai biến thường gặp ở phụ nữ nhưng rất ít người phát hiện ra vì nghĩ rằng đó chỉ là những đợt nấc thông thường. 2.10. Khó thở Khi bị đột quỵ, bệnh nhân có thể cảm thấy khó thở, thở hổn hển, tim đập nhanh do thiếu oxy. Tùy từng bệnh nhân mà các dấu hiệu kể trên có thể khác nhau. Có người biểu hiện rầm rộ nhưng cũng có những trường hợp các triệu chứng diễn ra trong thời gian rất nhanh và có thể biến mất ngay khiến người bệnh chủ quan. Việc cấp cứu người bệnh kịp thời có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc cứu sống và hạn chế các di chứng. Vì vậy, cần nắm rõ các triệu chứng ứng phó kịp thời. Nếu người bệnh ngừng thở, cần ép tim lồng ngực và hô hấp nhân tạo giúp bệnh nhân lấy lại nhịp thở. 3. Cách xử lý khi người bệnh có dấu hiệu đột quỵ Khi nhận thấy 2 hoặc 3 triệu chứng kể trên thì gần như có thể chắc chắn người bệnh đã bị tai biến. Khi đó cần gọi cấp cứu hoặc đưa người bệnh đến bệnh viện ngay. Trong thời gian chờ đợi, có thể sơ cứu bằng các biện pháp sau: – Để bệnh nhân nằm ở nơi thoáng mát, kê đầu cao khoảng 30 độ so với mặt phẳng – Nới lỏng quần áo, như vậy bệnh nhân sẽ dễ thở hơn – Động viên bệnh nhân hít thở sâu và chậm – Nếu bệnh nhân nôn, cần nghiêng sang một bên để tránh sặc – Nếu bệnh nhân co giật cần lấy khăn vải quấn quanh một chiếc đũa hay một thanh que dài đặt ngang giữa hai hàm răng tránh bệnh nhân cắn vào lưỡi. – Nếu người bệnh ngừng thở, cần ép tim lồng ngực và hô hấp nhân tạo giúp bệnh nhân lấy lại nhịp thở. Trên đây là những thông tin về tình trạng tai biến, hi vong có thể giúp bạn nhận biết sớm và có cách xử trí phù hợp, tránh nguy hiểm đến tính mạng. Nếu có các dấu hiệu bất thường dù ở mức độ nhẹ, đừng quên thăm khám sớm để được chẩn đoán kịp thời và điều trị đúng hướng.;;;;;Tai biến mạch máu não là bệnh lý được đánh giá vô cùng nguy hiểm. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ gây tỷ lệ tử vong và biến chứng cao. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết mọi người đều rất ít kiến thức về sơ cứu đối với bệnh lý này. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin và lưu ý hơn về cách sơ cứu người bị tai biến mạch máu não. Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ, đây là tình trạng rối loạn tuần hoàn máu não. Khi này sẽ khiến cho tế bào não tại các khu vực nhất định không được nhận đủ oxy và các chất cần thiết từ máu. Thời gian đột quỹ não càng kéo dài, thì số lượng tế bào não ảnh hưởng càng lớn và dần chết theo thời gian. Đột quỵ được chia thành các nhóm: – Đột quỵ vì thiếu máu cục bộ (xuất hiện khi động mạch đến não bị tắc nghẽn bởi máu đông). – Đột quỵ vì xuất huyết não (khi mạch máu trong não bị vỡ và chảy máu). Có nhiều cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ xuất phát từ việc tích tụ của mảng bám ở trong động mạch. Khi máu đông hình thành trong động mạch não được gọi là đột quỵ huyết khối. Nếu máu đông hình thành từ tim hay mảng xơ vữa và di chuyển tới não sẽ gây ra đột quỵ thuyên tắc. Chứng đột quỵ hay cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua đôi khi khó có thể nhận biết bằng các triệu chứng vì nó diễn ra khá nhanh chóng. Những triệu chứng có thể biến mất hoàn toàn sau 24 giờ (kéo dài chừng 5 phút). Hiện tượng này là do máu lên não bị tắc nghẽn tạm thời. Điều này còn được xem là dấu hiệu cho một cơn đột quỵ nặng hơn sẽ xảy ra sắp tới. Đột quỵ nếu không xử lý kịp thời rất dễ dẫn tới tử vong Mức độ ảnh hưởng nặng nhất của đột quỵ chính là tử vong. Những người được may mắn sống sót thì cũng phải đối diện với nhiều biên chứng nặng nề. Theo thời gian sơ cứu và cấp cứu mà tổn thương đến hệ thần kinh sẽ theo mức độ khác nhau. Cấp cứu càng dài, hệ thần kinh càng tổn hại nhiều và khả năng phục hồi cũng càng thấp. Thường phải mất tới hơn 30 ngày để bệnh nhân tai biến có thể dần phục hồi. Một số trường hợp thì biến chứng sẽ theo vĩnh viễn. Theo các số liệu thống kê gần đây, có đến 90% bệnh nhân phải chịu các hệ lụy như: – Bị sa sút về trí tuệ. – Bị liệt: một phần hoặc nửa cơ thể. – Bị méo miệng, nói ngọng, nói không rõ chữ. – Tâm lý và thị giác bị ảnh hưởng. – Sống thực vật thời gian dài hoặc suốt đời. …. Những hệ lụy này gây tác động cả tới người bệnh, người nhà bệnh nhân và cả xã hội. Người bệnh sẽ luôn trong trạng thái tự ti, lo âu, tâm lý không ổn định. Từ đó khiến cho công việc và sinh hoạt đều phụ thuộc vào người khác tạo gánh nặng cho người nhà, xã hội. 2. Dấu hiệu để nhận biết sớm đột quỵ Đột quỵ thường xuất hiện rất đột ngột khi bạn đang sinh hoạt hay làm việc bình thường. Khi đó, những triệu chứng thần kinh khu trú sẽ kéo đến. Triệu chứng có thể là khởi phát hoặc có thể đạt mức độ tối đa khi vừa xuất hiện. Vì vậy để có thể sơ cứu kịp thời, đầu tiên bạn cần phải nắm rõ thông tin về biểu hiện bênh như: – Đột nhiên méo miệng, môi lưỡi dần tê cứng, miệng khó mở. – Người bệnh dần rối loạn về ngôn ngữ, chỉ ú ớ không nói thành câu. – Tay chân tê cứng và khó có thể cử động. – Đang đứng bị mất thăng bằng, đứng không vững. – Đau đầu dữ dội kéo theo hiện tượng buồn nôn, nôn, mê man. Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến mỗi người một khác và không phải ai cũng cùng lúc gặp tất cả biểu hiện trên. Tuy nhiên, dưới đây là một số dấu hiệu theo quy tắc FAST (face – arm – speech – time). Đôi khi đột quỵ có thể xuất hiện vào ban đêm, khiến khó nhận biết dấu hiệu. Khi này bệnh nhân có thể bị hôn mê và đại tiểu tiện không tự chủ. 3. Những cách sơ cứu và những lưu ý cần biết Thời gian vàng để có thể cấp cứu cho bệnh nhân tai biến hiệu quả là từ 3-4,5 giờ từ khi khởi phát bệnh. Do đó, ngay khi phát hiện người bị đột quỵ, bạn nên gọi cấp cứu ngay lập tức. Trong thời gian đợi cấp cứu từ bệnh viện bạn có thể sơ cứu cho bệnh nhân. 3.1. Cách sơ cứu người bị tai biến mạch máu não Bạn có thể thực hiện các sơ cứu với bệnh nhân tai biến mạch máu não theo các hướng dẫn sau: – Đặt bệnh nhân nằm nghiêng sang một bên và kê cao đầu khoảng 30-45 độ. Khi phát hiện đột quỵ cần để bệnh nhân nằm nghiêng và có kê đầu – Nới lỏng phần cà vạt, khăn (nếu có) và đảm bảo trang phục người bệnh được thoải mái. – Nếu người bệnh đang còn tỉnh táo cần hướng dẫn họ thở đều, hít sâu, để tăng lưu thông máu. Nói chuyện và giúp trấn an tinh thần cho bệnh nhân. – Nếu trường hợp bệnh nhân bị ngừng thở, thì thực hiện hô hấp nhân tạo. – Trường hợp người bệnh buồn nôn, cần cho họ nghiêng người để nôn hết. Giúp người bệnh móc đờm, dãi hay thức ăn còn đọng để tránh bị vào mũi, khí quản. – Đặc biệt nếu xuất hiện co giật, cần dùng que hoặc đũa ngáng miệng tránh bệnh nhân cắn vào lưỡi. – Không cho bệnh nhân ăn, uống hay sử dụng bất kể thuốc gì khi chưa được chỉ định từ bác sĩ. – Quan sát và ghi nhớ các biểu hiện của bệnh nhân để trao đổi lại với bác sĩ. Bạn chỉ nên thực hiện sơ cứu cho người bệnh khi đã nắm bắt và có kiến thức về bệnh và sơ cứu. Sơ cứu đối với bệnh nhân tai biến nếu sai cũng khiến bị bỏ lỡ thời gian vàng can thiệp, nặng hơn có thể gây ra các biến chứng không mong muốn. Vì vậy cần chú ý tránh những sai lầm sau: – Tuyệt đối không di chuyển bệnh nhân, nên để bệnh nhân nằm yên tại chỗ. Bạn nên biết, nếu đưa tới viện càng muộn thì khả năng cấp cứu và phục hồi càng thấp. – Tự ý cho người bệnh dùng thuốc. Đa phần khi xuất hiện đột quỵ, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc nhai nuốt. Vì vậy khi cho bệnh nhân dùng bất cứ loại thuốc nào cũng dễ dẫn tới nghẹn và chẹn cổ. – Tự ý trích, nặn máu ở ngón tay và dái tai bệnh nhân. Cách này vừa không mang lại tác dụng vừa gây trì hoãn thời gian cấp cứu. Tuyệt đối không tự ý trích máu ở tay bệnh nhân khi xuất hiện đột quỵ – Nhỏ thuốc Adalat lên lưỡi bệnh nhân. Loại thuốc này sẽ làm tụt huyết áp đột ngột với người bệnh. Từ đó làm ảnh hưởng đến việc cung cấp máu gây ra chết tế bào não. Sơ cứu đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định đến khả năng cứu chữa và phục hồi cho người bệnh. Vì thế mà chúng ta nên chủ động trang bị sớm các kiên thức về bệnh lý và sơ cứu tai biến.;;;;;biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này Đột quỵ hay tai biến mạch máu não, xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần não bộ đột ngột bị ngưng trệ. Bị đột quỵ hay tai biến mạch máu não, xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần não bộ đột ngột bị ngưng trệ. Não không được cung cấp oxy đủ để có thể hoạt động được nên một vùng não nào đó sẽ ngưng hoạt động và dẫn tới tình trạng không thể điều khiển các cơ quan khác hoạt động, có thể gây liệt nửa người, tay chân, hôn mê… Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách thì vùng não sẽ chết và người bệnh có nguy cơ tử vong. Có hai loại đột quỵ: BIỂU HIỆN CỦA ĐỘT QUỴ Nhức đầu đột ngột không rõ nguyên nhân có thể là triệu chứng của đột quỵ. Các biểu hiện của đột quỵ là: CÁCH CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐỘT QUỴ Thời gian “vàng” để cấp cứu cho bệnh nhân đột quỵ là từ 4 – 6 giờ đầu khi xuất hiện triệu chứng. Nếu trong khoảng thời gian này, người bệnh được sơ cứu đúng cách, kịp thời đưa đến bệnh viện để được cấp cứu sẽ có cơ hội sống sót và tránh được những di chứng nguy hiểm. Sau đây là cách cấp cứu người bị đột quỵ: CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘT QUỴ Cách chữa bệnh đột quỵ hiệu quả giúp làm giảm tỷ lệ tử vong và hạn chế tối đa mức độ tàn phế. Nếu hiện tượng đột quỵ được chẩn đoán sớm ngay sau khi các triệu chứng xuất hiện, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một loại thuốc làm tan cục máu đông để phá vỡ huyết khối và phục hồi lưu lượng máu đến vùng tổn thương. Aspirin hoặc các tác nhân kháng tiểu cầu khác cũng có thể được dùng. Một số trường hợp phải xử lý cục máu đông bằng phương pháp can thiệp nội mạch. Để ngăn chặn tình trạng chảy máu, người bệnh có thể được cho sử dụng thuốc hoặc truyền huyết tương tươi đường tĩnh mạch. Nếu chảy máu não là do vỡ phình mạch, vỡ dị dạng động – tĩnh mạch: cần phải chụp mạch não và tiến hành can thiệp nội mạch, nút lò xo kim loại trong phình mạch, bơm chất gây tắc vào khối dị dạng động – tĩnh mạch đến khi tắc nhánh động mạch nuôi hoặc tia xạ khi khối dị dạng động – tĩnh mạch nhỏ. Nếu các triệu chứng ngày càng chuyển biến xấu, phẫu thuật có thể được chỉ định để lấy ổ máu tụ. CÁCH CHỐNG ĐỘT QUỴ 50% các trường hợp đột quỵ có thể phòng ngừa. Nhiều yếu tố nguy cơ có thể được kiểm soát trước khi gây ra các vấn đề về sức khỏe. Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ có thể kiểm soát được bao gồm: cao huyết áp, rung nhĩ, bệnh tiểu đường, nồng độ cholesterol trong máu cao, hút thuốc, uống rượu quá mức, béo phì, bệnh mạch vành. Các yếu tố nguy cơ đột quỵ không thể kiểm soát được: tuổi (> 65, giới tính (nam giới dễ bị đột quỵ hơn nữ giới nhưng tỷ lệ tử vong do đột quỵ ở nữ giới lại cao hơn); tiền sử gia đình bị đột quỵ. Việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất quan trọng, giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh đột quỵ. Bác sĩ có thể đánh giá nguy cơ đột quỵ và đưa ra các biện pháp giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ này như: ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, hạn chế căng thẳng, ngủ đủ giấc, khám sức khỏe định kỳ. Một số người có thể gặp phải những triệu chứng của cơn đột quỵ nhẹ hay cơn thiếu máu não thoáng qua. Tuy nhiên cũng có những trường hợp không gặp bất cứ triệu chứng cảnh báo nào trước một cơn đột quỵ hoặc triệu chứng rất nhẹ không đáng chú ý. Do đó việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất quan trọng, giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh đột quỵ.;;;;;Nhận biết sớm triệu chứng đột quỵ sẽ giúp giảm tối đa các rủi ro có thể xảy ra, chủ động ngăn chặn, sơ cứu và cấp cứu kịp thời để bảo vệ tính mạng người bệnh. 1. Đột quỵ là bệnh gì Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn hoặc suy giảm. Khi não bị thiếu oxy, các tế bào não bắt đầu chết trong vài phút. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ đối mặt với nhiều di chứng nghiêm trọng thậm chí là tử vong. Bệnh tai biến mạch máu não có thể được chia thành các nhóm sau – Tai biến do thiếu máu cục bộ Đây là nhóm bệnh phổ biến, chiếm khoảng 85% tổng số ca bệnh. Thiếu máu cục bộ gây ra tai biến do tình trạng tắc nghẽn trong động mạch. – Tai biến do xuất huyết não Số liệu ghi nhận có khoảng 15% các trường hợp bị tai biến là do xuất huyết não. Tình trạng xuất huyết não thường do vỡ mạch máu não làm chảy máu vào nhu não hoặc não thất. – Cơn tai biến thoáng qua Tai biến thoáng qua thường do tình trạng thiếu máu não. Lưu lượng máu tới não bị gián đoạn gây ra những triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu… Các dấu hiệu này có thể biến mất nếu lưu lượng máu về lại mức bình thường. Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một cơn tai biến lớn sắp xảy đến, nên người bệnh cũng nên lưu ý. Tai biến mạch máu não không phân biệt giới tính, tuổi tác và đang có xu hướng trẻ hóa 2. Tìm hiểu về triệu chứng đột quỵ – ai cũng cần biết 2.1. Những triệu chứng đột quỵ phổ biến – Khuôn mặt mất cân đối, một bên mặt bị lệch, nụ cười méo mó hoặc một bên mặt bị tê liệt. Biểu hiện này dễ quan sát bằng mắt thường nên bệnh nhân và người thân nên chú ý. – Đột ngột không thể cử động tay chân như bình thường, yếu liệt một phần cơ thể. – Đau nhức đầu dữ dội, thường xuyên chóng mặt và không thể đi lại như bình thường. Mặc dù không bị yếu chi nhưng nếu đột ngột dễ mất thăng bằng, khó di chuyển, đi đứng thì nên cẩn trọng. – Đột ngột nhìn mờ, thị lực giảm một mắt hoặc cả 2 mắt. – Nói ngọng, nói lắp, không thể diễn đạt hết cả câu. – Dễ bị nghẹn, khó nuốt thức ăn cũng là triệu chứng đột quỵ cần lưu tâm. Người bệnh tai biến gặp khó khăn trong việc diễn đạt suy nghĩ, không thể nói trọn vẹn một câu 2.2. Nhận biết sớm triệu chứng đột quỵ bằng quy tắc “FAST” Quy tắc FAST là một trong những cách nhận biết sớm các triệu chứng đột quỵ nhanh và chính xác nhất. – F viết tắt cho Face – khuôn mặt: nhận biết dấu hiệu cảnh báo qua gương mặt bệnh nhân. Người bị đột quỵ có thể bị méo một phần hoặc nửa khuôn mặt, nụ cười gượng gạo và không tự nhiên. – A viết tắt cho Arm – cánh tay: kiểm tra khả năng vận động của cánh tay bằng cách yêu cầu giơ hai tay qua đầu. Nếu không thể đưa hai tay lên cùng lúc, một tay thể hiện rõ cử động chậm và yếu thì người đó có nguy cơ bị bệnh. – S viết tắt cho Speech – lời nói: nhận biết qua sự bất thường của ngôn ngữ. Một người bình thường đột nhiên nói không tròn chữ, không lưu loát, nói lặp lại những từ đơn giản hay không thể nói hết một câu ngắn thì đây chính là dấu hiệu của tai biến. 3. Biến chứng thường gặp của bệnh tai biến mạch máu não Tai biến mạch máu não được coi là bệnh nguy hiểm vì gây ra nhiều di chứng nghiêm trọng với sức khỏe. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, thời gian cấp cứu, thể trạng từng người mà biến chứng cũng sẽ khác nhau. Một số biến chứng và di chứng phổ biến của căn bệnh này là. 3.1. Phù não Tình trạng não sưng phù bên trong hộp sọ làm ảnh hưởng đến dòng chảy của oxy và lưu lượng máu lên não. Đây là biến chứng nguy hiểm vì có thể gây ra tụt não làm bệnh nhân tử vong nhanh chóng. 3.2. Viêm phổi Tình trạng nằm quá lâu khiến người bệnh dễ nuốt sặc nên dễ bị viêm phổi. Biến chứng có các biểu hiện như khó thở, ho có đờm, sốt, … 3.3. Gặp khó khăn khi nuốt Một biến chứng sau đột quỵ là gặp các vấn đề khi nuốt. Bệnh nhân luôn có cảm giác thức ăn mắc kẹt trong cổ họng, khó nuốt, thức ăn trào ngược sau khi nuốt. 3.4. Nhiễm trùng đường tiết niệu Sau khi đột quỵ người bệnh người bệnh có nguy cơ cao bị nhiễm trùng tiết niệu. Các triệu chứng là nước tiểu đục, tiểu ra máu, cảm giác đau rát khi đi tiểu tiện, đau vùng bụng dưới. 3.5. Động kinh Đột quỵ làm tổn thương các tế bào não, dẫn đến tình trạng động kinh, co giật. Khi bị co giật người bệnh dễ bị thiếu oxy não, từ đó làm tổn thương não nhiều hơn. 3.6. Co cứng chi Co cứng chi cũng thường xảy ra với người bị đột quỵ. Biểu hiện là cơ tay, chân bị rút ngắn, co cứng khiến người bệnh đau đớn, hạn chế khả năng vận động đến liệt hoàn toàn. Do vậy người bệnh nên tập các bài vận động sớm sau đột quỵ. 3.7. Khả năng ngôn ngữ bị hạn chế hoặc mất hẳn Tổn thương não sau khi bị tai biến có thể làm người bệnh khó giao tiếp, nói không rõ chữ, không thể bày tỏ quan điểm cá nhân hoặc không thể nói chuyện và không hiểu lời nói của người khác. 3.8. Bị trầm cảm hoặc gặp các vấn đề tâm lý khác Người bệnh tai biến còn có thể gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần. Sau khi bị bệnh, bệnh nhân không thể sinh hoạt bình thường như trước nên dễ rơi vào cảm giác tự ti, chán nản và lo âu. Người bệnh sẽ luôn cảm thấy bản thân vô dụng, chán nản vì không thể đi lại hay trò chuyện bình thường. Nếu tình trạng này kéo dài có thể bị trầm cảm và tệ nhất là tìm cách tự tử. Bệnh nhân tai biến rất cần sự quan tâm, chăm sóc tận tình từ những người xung quanh 4. Lưu ý cách cấp cứu cho người bị tai biến Khi thấy người bị đột quỵ, cần hô hoán những người gần đó và gọi cấp cứu ngay lập tức. Tùy thuộc vào tình hình thực tế, có thể áp dụng một trong 2 cách sau đây: – Nếu người bệnh còn tỉnh táo Kiểm tra mạch, huyết áp và nhịp tim của bệnh nhân. Đặt bệnh nhân nằm nghiêng sang, nâng nhẹ đầu và cố định để không cho đầu lắc lư. Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn hoặc uống dù chỉ là nước lọc. Lau đờm dãi, loại bỏ các thức ăn còn thừa trong miệng để tránh bị sặc. – Nếu người bệnh bị hôn mê Cần sơ cứu theo các bước đã kể trên. Nếu mạch của người bệnh không đập hoặc ngừng thở, phải lập tức hô hấp bằng cách thổi mồm và ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân với tỉ lệ 1:5. Nhận biết dấu hiệu và triệu chứng đột quỵ càng sớm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ sống sót và hồi phục của bệnh nhân càng cao. Đồng thời hạn chế tối đa được các biến chứng nặng. Nên chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách: hạn chế rượu bia, nói không với thuốc lá, ăn uống đủ chất và tăng cường chất xanh trong mỗi bữa ăn, hạn chế chất béo bão hòa trong thực đơn. Bên cạnh đó nên tập luyện đều đặn với cường độ phù hợp với sức khỏe.;;;;;Đột quỵ còn được biết đến với tên gọi tai biến mạch máu nào, là bệnh lý cấp tính cực kỳ nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, khả năng sống sót và hồi phục của bệnh nhân sẽ rất thấp. Sau đây là những điều cần biết về bệnh đột quỵ, cách nhận biết nguy cơ đột quỵ và những cách xử trí đúng cách, hiệu quả khi gặp tình trạng này. Đột quỵ hình thành khi đột nhiên, nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn hoặc suy giảm. Hậu quả của điều này là não thiếu oxy và dưỡng chất duy trì sự sống cho con người. Các tế bào não chết rất nhanh chỉ trong thời gian ngắn ngủi. Nếu không được phát hiện, sơ cứu kịp thời và đúng cách, nguy cơ tử vong của bệnh nhân bị đột quỵ là rất cao. Các chuyên gia thường phân loại đột quỵ thành hai nhóm nhờ vào phân tích các cơ chế hình thành bệnh đột quỵ 1.1. Các ca bệnh mắc đột quỵ vì nguyên nhân thiếu máu cục bộ Theo nhiều thống kê, có tới 85% bệnh nhân đột quỵ thuộc nhóm thiếu máu cục bộ. – Thiếu máu do các huyết khối gây ứ tắc lòng động mạch, đây là lý do phổ biến hơn cả. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự xuất hiện của những kết tập bất thường các tiểu cầu. Huyết khối này gây thiếu máu cục bộ dẫn đến đột quỵ. – Các huyết khối từ nơi khác di chuyển đến gây tắc mạch, tạo ra thiếu máu cục bộ. Các huyết khối này có thể xuất phát từ tim hoặc từ mảng xơ vữa bong tróc ra – gọi là thiếu máu thuyên tắc dẫn đến đột quỵ 1.2. Các ca bệnh mắc đột quỵ do nguyên nhân xuất huyết não Tình trạng xuất huyết não này cực kỳ nguy hiểm bởi khi các mạch máu não vỡ ra, lượng máu lớn sẽ chảy ồ ạt vào các bộ phận như nhu mô não, khoang dưới nhện,… do đó, nguy cơ tử vong là rất cao. Tuy nhiên chỉ khoảng 15% ca bệnh đột quỵ là do xuất huyết não. Đột quỵ có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường cho tính mạng và sức khỏe 2. Tìm hiểu các cách nhận biết đột quỵ hiệu quả và kịp thời 2.1. Cách nhận biết nguy cơ đột quỵ theo nguyên tắc FAST Nhiều nước trên thế giới đưa ra nguyên tắc FAST để phổ cập kiến thức về cách nhận biết các dấu hiệu của chứng đột quỵ. FAST đại diện cho các chữ cái đầu của các từ tiếng anh: Face – Arm- Speech – Time (khuôn mặt – cánh tay – lời nói – thời gian), trong đó: – Face (Khuôn mặt): Đột quỵ biểu hiện thông qua các dấu hiệu trên gương mặt. Bệnh nhân có thể bị méo mặt, có thể yêu cầu bệnh nhân cười để kiểm tra bệnh nhân có khả năng đối mặt với cơn đột quỵ hay không. – Arm (Cánh tay): Tay người bệnh có thể bị liệt hoặc tê từ từ, không cầm nắm được chính xác.Có thể yêu cầu người bệnh đưa hai tay lên qua đầu, nếu bệnh nhân không làm được thì có thể đây là báo hiệu của cơn đột quỵ. – Speech (Lời nói): Bệnh nhân đột quỵ thường có dấu hiệu là không nói được (á khẩu) hoặc nói không thành lời. – Time (Thời gian): Khi có các triệu chứng như trên, cần ngay lập tức đưa bệnh nhân cấp cứu, và thời gian là yếu tố quyết định sự sống sót và hồi phục của bệnh nhân. Nhận biết đột quỵ thông qua nguyên tắc FAST 2.1. Cách nhận biết nguy cơ đột quỵ: Những dấu hiệu khác Bệnh nhân đột quỵ còn có những dấu hiệu khác ngoài dấu hiệu FAST như sau: – Bệnh nhân mê sảng, bị hôn mê, có thể xuất hiện tình trạng bị hoa mắt chóng mặt và đau đầu đột ngột – Thị lực người bệnh đột nhiên giảm sút, khó khăn trong nhìn và nhận biết vật xung quanh kèm theo mất thăng bằng, khó đứng vững – Nhiều bệnh nhân đột quỵ có dấu hiệu sớm là buồn nôn, nôn mửa không rõ lý do,.. 3. Các yếu tố gây gia tăng nguy cơ đột quỵ “ghé thăm” – Bệnh lý tim mạch như bị hở van tim, nhịp tim không đều, bị suy tim,..tiềm ẩn nguy cơ bị đột quỵ rất cao – Các đối tượng bị cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, bị đái tháo đường,…. – Tiền sử gia đình từng có người bị đột quỵ, người từng bị các chứng thiếu máu não thoáng qua, người thân có các bệnh lý về tim mạch – Đối tượng sử dụng quá nhiều nhiều rượu bia trong thời gian dài, ngoài ra một số người sử dụng chất kích thích quá độ, ma túy,.. cũng rất dễ đối diện với nguy cơ mắc đột quỵ. Ngoài ra, người hút thuốc lá hoặc người hút thuốc thụ động là đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao do khói thuốc làm mỡ tích tụ tại động mạch và tăng nguy cơ máu đông. – Người thừa cân béo phì, ăn uống theo chế độ không lành mạnh, nạp nhiều Cholesterol, không vận động thường xuyên.. – Người cao tuổi và nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với người trẻ và phụ nữ. Đột quỵ gây ra tử vong rất nhanh, nếu có may mắn sống sót thì các di chứng để lại cũng cực kỳ nặng nề. Việc sống sót hay không tùy thuộc rất nhiều vào sơ cứu và cấp cứu. Người bệnh mà các mức độ tổn thương sẽ khác nhau nếu được cấp cứu kịp thời hoặc không. Sơ cấp cứu cho bệnh nhân đột quỵ càng nhanh thì thời gian phục hồi càng ngắn hơn, tuy nhiên thông thường vẫn cần ít nhất 30 ngày hậu đột quỵ thì bệnh nhân mới có khả năng phục hồi. Nhiều bệnh nhân do cấp cứu chậm phải đối diện với những thương tổn vĩnh viễn không thể hồi phục. Một số biến chứng như: Bị liệt tay, liệt chân, nặng thì cả tứ chi, do đó bị mất khả năng vận động, khó cử động các bộ phận trên cơ thể. Một số bệnh nhân gặp các khó khăn khi nói, bị nói ngọng và khó có thể giao tiếp như người thường,.. Nhiều người bị giảm hoặc mất thị giác, xuất hiện chứng trầm cảm, có thể có nguy cơ rối loạn cảm xúc và nhiều vấn đề về tâm lý khác,. Nguy hiểm nhất ở đột quỵ là người bệnh có thể tử vong hoặc sống thực vật suốt đời. Bạn cần lưu ý những điều sau để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi những cơn đột quỵ tấn công: – Đề cao và duy trì việc tập thể dục thường xuyên mỗi ngày. Có thể tập mỗi lần 30 phút, duy trì thói quen tập này 3-4 lần hàng tuần và có thể tăng lên tùy nhu cầu và tình trạng sức khỏe. – Mỗi người, mỗi gia đình nên thiết lập và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Có thể hạn chế đồ chiên rán dầu mỡ, các loại đồ ăn nhanh,nên ưu tiên sử dụng thịt trắng thay cho thịt có màu đỏ. Ngoài ra cần phải đặc biệt hạn chế đồ uống có cồn rượu bia,…Chế độ ăn cần có thêm nhiều loại rau xanh, hoa quả. – Cần hạn chế việc thức quá khuya, cần có thời gian biểu và ăn ngủ nghỉ đúng giờ. Đặc biệt, không được tắm quá khuya vì điều này gây tăng nguy cơ đột quỵ – Ngoài ra, việc tầm soát đột quỵ, khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ đột quỵ tấn công. Khám sức khỏe định kỳ để tầm soát nguy cơ đột quỵ Trên đây là bài viết phân tích bệnh đột quỵ cũng như cách nhận biết nguy cơ đột quỵ hiệu quả. Cần chủ động bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi nguy cơ mắc bệnh đột quỵ bằng cách điều chỉnh lối sống lành mạnh và phù hợp.
question_365
Xét nghiệm máu và nước tiểu khi mang thai có ý nghĩa như thế nào?
doc_365
Xét nghiệm máu và nước tiểu là hai loại xét nghiệm cơ bản và quan trọng được thực hiện thường xuyên trong quá trình mang thai để theo dõi sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Thông qua kết quả xét nghiệm, các bác sĩ có thể phát hiện ra những dấu hiệu bất thường và kịp thời xử lý giúp mẹ bầu đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Kết quả của xét nghiệm nước tiểu có thể giúp mẹ bầu phát hiện ra những bệnh lý dưới đây: Bệnh tiểu đường: Tiểu đường trong quá trình mang thai là một vấn đề khá phổ biến. Nếu không kiểm soát tốt, bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ tiền sản giật. Trẻ sinh ra từ người mẹ bị tiểu đường cũng có thể đối mặt với bệnh tiểu đường tuýp 2 sau khi sinh, ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ trong tương lai. Nhiễm trùng đường tiết niệu Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp ở nữ giới, nhất là những phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do sự thay đổi về nội tiết tố khiến nước tiểu bị cô đặc, chứa nhiều bạch cầu và hồng cầu,… là điều kiện thuận lợi để khuẩn bệnh phát triển và gây nhiễm trùng đường tiểu. Tuy nhiên, căn bệnh này lại không có biểu hiện rõ ràng và rất dễ nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Để kiểm soát bệnh, bác sĩ tư vấn uống nhiều nước, khám phụ khoa, trong một số trường hợp có thể chỉ định thuốc kháng sinh cho mẹ bầu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, trong đó bao gồm sinh non và sinh con nhẹ cân. Xác định nguy cơ tiền sản giật Bất cứ mẹ bầu nào cũng có thể phải đối mặt với tình trạng tiền sản giật. Đây là vấn đề đặc biệt nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ bầu và thai nhi. Bằng phương pháp xét nghiệm nước tiểu, các bác sĩ có thể kiểm tra được lượng protein và từ đó đánh giá được nguy cơ tiền sản giật cũng như một số vấn đề huyết áp của mẹ bầu. Trong trường hợp mẹ bầu có nguy cơ tiền sản giật thì cần thăm khám thường xuyên để theo dõi sức khỏe và xử lý kịp thời nếu xảy ra biến chứng. Phát hiện các bệnh lý về thận Kết quả xét nghiệm nước tiểu cũng có thể đánh giá được tình trạng viêm cầu thận và một số bệnh lý khác về thận. Bệnh lây qua đường tình dục Xét nghiệm nước tiểu cũng có thể phát hiện một số bệnh lý lây qua đường tình dục ở mẹ bầu chẳng hạn như bệnh lậu, Chlamydia,… Những căn bệnh này không chỉ gây ra các triệu chứng phiền toái mà còn có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, sảy thai hoặc nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng mắt ở trẻ sơ sinh. 1.2. Ý nghĩa xét nghiệm máu khi mang thai Xét nghiệm máu không thể thiếu trong quá trình thăm khám thai và có thể cho biết: - Nhóm máu: Việc xác định thai phụ mang nhóm máu A, O, B hay AB cũng là yếu tố cần thiết trong trường hợp thai phụ cần truyền máu. - Yếu tố Rh: Trong trường hợp máu của cha mang yếu tố Rh+, máu của mẹ có yếu tố Rh-, thì máu thai nhi có thể mang yếu tố Rh+. Khi cơ thể mẹ sản xuất kháng thể có thể phá vỡ hồng cầu và gây ra các biến chứng với những lần mang thai sau này. Ngoài ra, yếu tố Rh rất quan trọng trong việc hiến máu và truyền máu. - Tổng phân tích tế bào máu: Tình trạng thiếu máu của bệnh nhân. Bên cạnh đó, xét nghiệm máu còn giúp nhận biết rối loạn tế bào máu, chẳng hạn như bệnh tế bào hình liềm hay bệnh tan máu bẩm sinh Thalassaemia. - Phát hiện một số bệnh truyền nhiễm của mẹ có thể lây truyền và gây nguy hiểm cho thai nhi, chẳng hạn như giang mai, bệnh lậu, viêm gan B, HIV,… Khi phát hiện kịp thời, các bác sĩ sẽ đưa ra cách xử lý hiệu quả để phòng ngừa tổn thương và nguy cơ lây nhiễm bệnh cho trẻ. - Xét nghiệm sàng lọc trước sinh : + Double test: Từ tuần thứ 12 đến 13 + Triple test: Được thực hiện từ tuần thứ 15-19. + Xét nghiệm NIPT: Sàng lọc sớm từ tuần thứ 9. - Kiểm tra thai phụ có mắc tiểu đường thai kỳ hay không ở tuần từ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ. Ngoài ra, xét nghiệm máu còn đánh giá tình trạng thiếu sắt, thiếu canxi,. . 2. Một số lưu ý về xét nghiệm máu và nước tiểu khi mang thai Dưới đây là một số lưu ý về xét nghiệm máu và nước tiểu khi mang thai: - Nên nhịn ăn, nhịn tiểu trước khi thực hiện xét nghiệm. - Nên xét nghiệm máu vào buổi sáng và khoảng 12 tiếng trước khi xét nghiệm thì không nên uống các loại nước ép hoa quả, cà phê,… - Vệ sinh bộ phận sinh dục bằng nước sạch, không dùng dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh. Những sản phẩm này có thể ảnh hưởng đến môi trường âm đạo và làm sai lệch kết quả xét nghiệm. - Không ăn các loại thực phẩm đậm màu hay vận động quá sức trước khi thực hiện xét nghiệm. - Thực phẩm chức năng, vitamin,… đều có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. - Có thể tham khảo thông tin từ bác sĩ để có được những hướng dẫn chi tiết nhất.
doc_61677;;;;;doc_7425;;;;;doc_11175;;;;;doc_62685;;;;;doc_55775
Xét nghiệm máu khi mang thai Xét nghiệm máu giúp mẹ theo dõi và đánh giá được tình trạng sức khỏe của bà bầu và thai nhi, xét nghiệm máu khi mang thai còn giúp dự đoán cũng như phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh có thể xảy ra đối với mẹ và thai nhi trong khoảng thời gian mang thai. Một số bệnh lây truyền từ mẹ sang con ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi bao gồm: viêm gan B, thiếu máu sắt, giang mai, HIV/AIDS. Việc đọc kết quả xét nghiệm máu khi mang thai giúp cho mẹ bầu biết được tình trạng sức khỏe của mình một cách chính xác nhất. Nếu phát hiện vấn đề có thể đưa ra chẩn đoán chỉ định can thiệp với thai nhi. Có cần xét nghiệm máu khi mang thai Việc xét nghiệm máu khi mang thai là vô cùng quan trọng và cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi. Thai nhi sẽ phát triển theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn khác nhau cả mẹ và thai nhi đều sẽ đối mặt với những nguy cơ bệnh lý khác nhau nên cần thực hiện xét nghiệm máu định kỳ mỗi lần khám thai để biết được tình trạng của bản thân mình. <img class=”wp-image-114598 size-full” src=” alt=”Nhiều ý nghĩa của xét nghiệm máu khi mang thai được kể đến” width=”700″ height=”373″>Nhiều ý nghĩa của xét nghiệm máu khi mang thai được kể đến Chỉ số xét nghiệm máu khi mang thai Các chỉ số xét nghiệm máu khi mang thai rất quan trọng trong việc xác định các vấn đề cũng như đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Các chỉ số dưới đây là các chỉ xét nghiệm bắt buộc cần có khi thực hiện xét nghiệm <img class=”wp-image-114600 size-full” src=” alt=”Ý nghĩa của xét nghiệm máu khi mang thai được liệt kê như tầm soát tai biến, biết nhóm máu,…” width=”700″ height=”466″>Ý nghĩa của xét nghiệm máu khi mang thai được liệt kê như tầm soát tai biến, biết nhóm máu,… Nhóm máu Xác định nhóm máu của phụ nữ mang thai không chỉ để kiểm soát tình trạng sức khỏe mà còn để cho bác sĩ biết được nhóm máu, sẽ chuẩn bị máu trong quá trình mang thai, nếu có trường hợp không mong muốn cần máu thì đã được chuẩn bị sẵn. Xét nghiệm yếu tố Rh Xét nghiệm nhằm xác định nhóm máu yếu tố Rh(+) hay Rh(-). Nếu người mẹ cho kết quả âm tính với Rh-, bố đứa bé dương tính với Rh- thì khả năng thai nhi sẽ dương tính với Rh-. Hậu quả là cơ thể người mẹ sẽ bắt đầu sinh ra những kháng thể làm phá hủy tế bào hồng cầu ở bào thai gây ra những tổn thương rất nghiêm trọng. sẽ giúp sớm biết nguyên nhân của những bất thường có thể xảy ra trong quá trình mang thai. Xét nghiệm đường Huyết đồ Việc thực hiện xét nghiệm huyết đồ khi mang thai kiểm tra thai phụ có bị thiếu máu hay xuất hiện tình trạng nhiễm trùng hay không, bên cạnh đó việc thực hiện xét nghiệm còn xác định xem hàm lượng sắt trong máu của mẹ có bị thiếu không, đặc biệt xác định công thức nhóm máu. Xét nghiệm virus viêm gan B Thực hiện xét nghiệm máu cho biết được mẹ có bị bệnh viêm gan B, bệnh có thể lây từ mẹ sang con nên việc xác định sớm sẽ giúp đứa trẻ trong bụng giảm thiểu khả năng lây bệnh bằng cách tiêm phòng ngay khi bé sinh ra. Xét nghiệm xoắn khuẩn giang mai Đây là một loại xoắn khuẩn có thể nhiễm vào bảo thai trong tháng thứ 5 của thai kỳ, hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Một số hậu quả nếu nhiễm được kể đến như là, ngừng phát triển thai nhi, sinh non, tử vong sau sinh. Nếu trẻ sống sót thì có thể bị giang mai bẩm sinh, thay đổi sinh lý,… bệnh không phát ngay mà thường ủ bệnh từ 10 – 20 năm Xét nghiệm virus HIV Thực hiện xét nghiệm HIV nên được thực hiện trước khi có thai, tỉ lệ lây từ mẹ sang con là rất cao nên thường khuyến khích là không nên mang thai khi bị nhiễm HIV. Trẻ sơ sinh rất khó để khẳng định có nhiễm HIV hay không trong tuần tuổi đầu tiên. Trẻ cần được làm nhiều lần xét nghiệm ở nhiều mốc thời gian để khẳng định chính xác nếu mẹ bầu mang thai mà không biết bị nhiễm HIV. Xét nghiệm Double test Đây là xét nghiệm được chỉ định ở tất cả thai phụ đang ở trong quý đầu của thai kì. Đặc biệt bắt buộc với những mẹ gia đình có người bị dị tật bẩm sinh, phụ nữ mang thai trên 35 tuổi,… Xét nghiệm được thực hiện phát hiện sớm dị tật thai nhi đặc biệt là bệnh down. Xét nghiệm Triple test Đây là loại xét nghiệm tầm soát sử dụng máu mẹ để tìm hiểu nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai. Có ba chất được sử dụng trong xét nghiệm này là AFP, hCG và Estriol. Xét nghiệm máu tiểu đường thai kỳ Xét nghiệm này thường được thực hiện ở tuần 24 – 28 của thai kỳ. Việc mắc tiểu đường thai kỳ sẽ xác định người mẹ thai kỳ nguy cơ cao cần được chăm sóc và quản lý đặc biệt tránh không xảy ra những rủi ro không mong muốn nguy hiểm tính mạng của mẹ bầu và thai nhi. Xét nghiệm hàm lượng sắt Sắt là thành phần không thể thiếu trong quá trình tạo máu. Vì vậy việc thực hiện kiểm tra lúc mang thai giúp mẹ bầu biết được cơ thể có đang thiếu thành phần tạo máu hay không bổ sung hàm lượng phù hợp nhất. Xét nghiệm Rubella Đa số người trưởng thành thường miễn dịch với Rubella nhưng nếu thai phụ không miễn dịch thì có thể sẽ bị nhiễm gây ảnh hưởng lớn đến thai nhi như dị tật thính giác, dị tật tim,… Xét nghiệm Cytomegalovirus (CMV) Cytomegalovirus (CMV) đa phần phát hiện được nhờ xét nghiệm. Thai phụ nhiễm CMV có thể gây hư thai. Trẻ sơ sinh nhiễm CMV bẩm sinh có thể bị ảnh hưởng tới khả năng nghe, nhìn, cũng như bị chậm phát triển. Xét nghiệm máu thường được xét nghiệm trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Khoảng thời gian này khoảng thời gian hợp lí nhất, tuy nhiên nếu trong 3 tháng đầu mẹ chưa được kiểm tra do lý do cá nhân nào đấy thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ của mình. <img class=”wp-image-114599 size-full” src=” alt=”Xét nghiệm trong 3 tháng đầu mang thai mọi người sẽ biết được ý nghĩa của xét nghiệm máu khi mang thai” width=”700″ height=”432″ /> Xét nghiệm trong 3 tháng đầu mang thai mọi người sẽ biết được ý nghĩa của xét nghiệm máu khi mang thai;;;;;Thực hiện các xét nghiệm cần thiết khi mang thai này sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm những nguy cơ gây biến chứng cho mẹ và thai nhi, từ đó có hướng xử trí phù hợp và kịp thời. Xét nghiệm máu Xét nghiệm máu là một trong các xét nghiệm cần thiết khi mang thai cho biết các chỉ số quan trong trong máu như số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu, nhóm máu, yếu tố Rh, các bệnh lý về máu (thiếu máu….). Ngoài ra xét nghiệm máu còn các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây từ mẹ sang con như HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, rubella. Xét nghiệm Double test và Triple test Đây là các xét nghiệm sàng lọc trước sinh quan trọng giúp đánh giá trẻ có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh về nhiễm sắc thể hay không. – Xét nghiệm Double test thường được thực hiện vào tuần 11-13 của thai kỳ giúp xác định nguy cơ mắc các hội chứng Down, Edward, Patau. – Xét nghiệm Triple test thường được thực hiện vào tuần 15-18 của thai kỳ để sàng lọc hội chứng Down, Edward và dị tật ống thần kinh. Các xét nghiệm này dễ thực hiện, hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ – bé nhưng lại vô cùng cần thiết để sàng lọc dị tật thai nhi từ sớm. Xét nghiệm máu là một trong các xét nghiệm cần thiết khi mang thai mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ qua Xét nghiệm đường huyết Xét nghiệm đường huyết là một trong các xét nghiệm cần thiết khi mang thai nhằm đo nồng độ đường trong máu bà bầu. Nếu chỉ số đường huyết vượt ngưỡng cho phép có khả năng mẹ bầu đã mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Để đánh giá chính xác mẹ bầu có bị tiểu đường thai kỳ hay không thì từ tuần thai thứ 24 – 28 mẹ bầu sẽ thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose. Nếu mẹ bầu thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ các bác sĩ có thể chỉ định làm nghiệm pháp dung nạp glucose sớm hơn, trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ để tầm soát nguy cơ mắc bệnh. Xét nghiệm đường huyết giúp tầm soát nguy cơ mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ Xét nghiệm nước tiểu Giống như các xét nghiệm cần thiết khi mang thai khác, thực hiện xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp đánh giá sức khỏe của mẹ và bé đồng thời tầm soát một số nguy cơ đặc thù, đảm bảo mẹ bầu có một thai kỳ an toàn khỏe mạnh. Thông qua xét nghiệm nước tiểu, mẹ bầu có thể biết được liệu mình có bị các bệnh lý: – Bệnh tiểu đường thai kỳ: Đây là một bệnh lý khá nguy hiểm trong thời gian mang thai. Khi mức đường huyết trong máu tăng cao thì trong nước tiểu cũng sẽ xuất hiện lượng đường dư thừa. Nếu phát hiện nguy cơ mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, các bác sĩ sẽ yêu cầu làm thêm xét nghiệm máu, nghiệm pháp dung nạp glucose để chẩn đoán chính xác liệu mẹ bầu có thực sự bị tiểu đường thai kỳ không. – Nhiễm trùng đường tiết niệu: Xét nghiệm nước tiểu là phương pháp giúp xác định nhiễm trùng đường tiết niệu từ sớm, ngay cả khi mẹ bầu chưa thấy dấu hiệu của bệnh. Nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ làm tăng nguy cơ sinh non cũng như dẫn đến nhiều biến chứng khác nếu không được điều trị đúng cách và nhanh chóng. Xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp mẹ bầu biết được mình có nguy cơ bị tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc tiểu đường thai kỳ không – Nguy cơ tiền sản giật: Sự hiện diện của protein trong nước tiểu là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật. Tiền sản giật sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm sau sinh như tai biến mạch máu não, tổn thương thận… Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B Liên cầu khuẩn nhóm B (Streptococcus B) là một loại vi khuẩn được tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ. Mẹ có kết quả dương tính với liên cầu khuẩn nhóm B có thể truyền cho bé trong lúc sinh, gây nhiễm độc máu, viêm phổi. Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B thường được thực hiện ở tuần thai thứ 35 – 37.;;;;;Mang thai là thiên chức thiêng liêng và kỳ diệu của người mẹ, đây là khoảng thời gian chuẩn bị cho sự chào đời của các thiên thần nhỏ nên sức khỏe của mẹ và bé trong giai đoạn này cần được đặc biệt quan tâm. Để đảm bảo cả thai phụ lẫn thai nhi đều khỏe mạnh, việc khám thai định kỳ là rất quan trọng, trong đó xét nghiệm nước tiểu khi mang thai được xem là xét nghiệm thường quy cần làm trong mỗi lần tái khám để bác sĩ biết được tình trạng sức khỏe hiện tại của mẹ bầu. 1. Tầm quan trọng của xét nghiệm nước tiểu khi mang thai Việc khám thai định kỳ và phát hiện sớm các bất thường trong giai đoạn thai nghén giúp ngăn ngừa kịp thời các bệnh lý và biến chứng nguy hiểm xảy ra với người mẹ và thai nhi. Vì vậy mẹ bầu cần phải làm xét nghiệm nước tiểu trong những lần tái khám thai định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe thông qua các chất khác nhau hiện diện trong nước tiểu. Dưới đây là một số loại bệnh lý có thể được phát hiện nếu mẹ bầu làm xét nghiệm nước tiểu khi mang thai: 1.1. Tiểu đường thai kỳ Đái tháo đường thai kỳ xảy ra khi quá trình sản xuất insulin trong cơ thể bị rối loạn. Nếu xét nghiệm nước tiểu của thai phụ cho thấy hàm lượng đường huyết tăng cao thì cũng có liên quan đến tiểu đường thai kỳ. Khi có kết quả xét nghiệm nghi ngờ tình trạng này, bác sĩ sẽ cần dựa vào xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để kiểm tra chính xác xem liệu thai phụ có đang bị tiểu đường thai kỳ hay không. Bệnh chủ yếu gặp phải vào giai đoạn từ tuần thai thứ 24 trở đi, do đó hầu hết các mẹ bầu sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose trong khoảng thời gian này để chẩn đoán nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Trong trường hợp mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì sẽ gây ảnh hưởng cho cả người mẹ và thai nhi như : đối với mẹ dễ bị sinh non, tiền sản giật, tăng nguy cơ đẻ mổ,... đối với thai nhi: thai to, suy hô hấp, vàng da sơ sinh,... . 1.2. Xác định Ketone Ketone là một loại hợp chất thường xuất hiện khi phân hủy chất béo, nó có tính axit và được giải phóng một lượng lớn vào trong nước tiểu ở những thai phụ mắc chứng đái tháo đường thai kỳ. Chỉ số Ketone trong giới hạn bình thường ở các mẹ bầu là từ 0,25 - 0,5 mmol/L (tương đương 2,5 - 5 mg/d L). Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu cho thấy nồng độ Ketone tăng cao thì mẹ bầu cần điều chỉnh lại chế độ ăn cho phù hợp nếu hàng ngày ăn quá nhiều đường và mất cân bằng dinh dưỡng. Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp trong từng trường hợp cụ thể. 1.3. Nhiễm trùng đường tiết niệu Nếu phát hiện ra trong nước tiểu có sự xuất hiện của vi khuẩn thì có nghĩa là thai phụ đang có dấu hiệu bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Mức độ có thể từ nhẹ đến nặng. Trong trường hợp mẹ bầu không làm xét nghiệm định kỳ và không phát hiện cũng như xử lý sớm tình trạng này thì sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng như: nhiễm trùng từ đường tiết niệu lan tới thận có thể làm tổn thương thận, chuyển dạ sinh non, thiếu máu, suy hô hấp. Ngoài ra nguy cơ sảy thai, thai lưu, nhiễm trùng sơ sinh và tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cũng rất cao do mẹ nhiễm trùng tiết niệu nghiêm trọng. Ngoài ra dấu hiệu tăng nồng độ p H và số lượng bạch cầu trong nước tiểu cũng cảnh báo tình trạng nhiễm trùng đường tiểu. Đặc biệt khi xảy ra hiện tượng nhiễm trùng, có thể nhận ra sự hiện diện của nitrite trong nước tiểu. Đối với những trường hợp này, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh cho thai phụ để kiểm soát nguy cơ nhiễm trùng ngay từ giai đoạn đầu. 1.4. Vấn đề về thận Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai còn giúp phát hiện ra các bệnh lý liên quan tới thận như hội chứng thận hư, viêm cầu thận,... 1.5. Đánh giá nguy cơ tiền sản giật Vào giai đoạn những tháng cuối thai kỳ, nếu chỉ số protein tăng cao trong nước tiểu thì thai phụ sẽ phải đối mặt với chứng cao huyết áp và tiền sản giật. Bất cứ thai phụ nào cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng này và nó vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe, tính mạng của cả thai phụ lẫn thai nhi nếu không được kiểm soát ngay từ sớm. Những mẹ bầu được xác định nguy cơ tiền sản giật cao sẽ được thăm khám và theo dõi thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời nếu xảy ra biến chứng. 1.6. Chẩn đoán các bệnh lý lây qua đường tình dục Nếu mẹ bầu thực hiện xét nghiệm nước tiểu thì có thể phát hiện được ra các bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, lậu cầu, Chlamydia,... Những bệnh này làm tăng rủi ro sảy thai, sinh non, nhiễm trùng phổi và mắt của trẻ sơ sinh do vi khuẩn thâm nhập sâu vào bào thai khi còn ở trong bụng mẹ. Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai nói riêng và việc khám thai định kỳ nói chung là cần thiết, quan trọng đòi hỏi tính chính xác cao. Bởi vì chỉ cần những vấn đề bất thường nhỏ ở thai kỳ mà không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì có thể ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của mẹ và bé. sẽ đến tận địa chỉ mà khách hàng đăng ký để tiến hành lấy mẫu máu và nước tiểu theo yêu cầu, sau đó mẫu sẽ được gửi về Trung tâm Xét nghiệm theo đúng quy trình và trả kết quả tận nơi. từ hôm nay!;;;;;Xét nghiệm nước tiểu là một xét nghiệm được chỉ định định kỳ trong quá trình theo dõi thai. Vậy cụ thể vai trò xét nghiệm nước tiểu khi mang thai là như thế nào, hãy cũng theo dõi những thông tin dưới đây để tìm ra câu trả lời. 1. Vai trò xét nghiệm nước tiểu khi mang thai Chắc hẳn người mẹ nào khi mang thai đều mong quá trình này được diễn ra thuận lợi và bé phát triển khoẻ mạnh. Vì thế, khám thai định kỳ là việc làm cần thiết giúp tầm soát và phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường, từ đó đưa ra phương pháp can thiệp nếu cần. Trong những xét nghiệm kiểm tra thai kỳ đó phải kể đến xét nghiệm nước tiểu. Vai trò xét nghiệm nước tiểu khi mang thai là vô cùng quan trọng. Mẫu nước tiểu của thai phụ sẽ được đưa đi phân tích để xác định liệu có đang mắc một trong các bệnh như tiểu đường, thận,... hay có bất kỳ vấn đề nào khác hay không. Dựa vào các thông số bất thường của các thành phần trong nước tiểu, bác sĩ có thể phán đoán ra được bệnh. Việc xét nghiệm nước tiểu này cần được thực hiện định kỳ và thường xuyên. Không thể khẳng định rằng, lần kiểm tra nước tiểu trước đó không có vấn đề gì thì lầm kiểm tra này cũng như vậy. Vì thế, mẹ bầu nên xét nghiệm nước tiểu thường xuyên, tốt nhất là làm theo lịch hẹn của bác sĩ. 2. Mục đích khi xét nghiệm nước tiểu trong thời kỳ mang thai Các xét nghiệm trong thời gian mẹ mang thai đều rất cần thiết, nhất là tại một số thời điểm nhất định. Trong đó, xét nghiệm nước tiểu có thể chẩn đoán được các vấn đề về sức khỏe sau: Tiểu đường Tiểu đường là căn bệnh thường gặp đối với phụ nữ mang thai. Thông qua chỉ số đường huyết có trong nước tiểu, bác sĩ có thể chẩn đoán được thai phụ có đang mắc tiểu đường hay không. Nếu hiện tại mức đường huyết của cơ thể mẹ cao hơn mức bình thường thì ở trong nước tiểu cũng sẽ cao như vậy. Bệnh tiểu đường thai kỳ xuất hiện khi các hormone thai kỳ hạn chế quá trình sản xuất insulin. Và nếu phát hiện thêm nguy cơ nguy hiểm nào hoặc người trong gia đình, họ hàng của bạn đã từng mắc bệnh tiểu đường thì các bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện thêm xét nghiệm máu. Nếu trong quá trình mang thai, mẹ không kiểm soát tốt được lượng đường huyết trong cơ thể khiến thai nhi sinh ra có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, cột sống và thần kinh. Nhiễm trùng đường tiết niệu Nhiễm trùng đường tiết niệu là hiện tượng đường tiết niệu bị vi khuẩn có hại xâm nhập, có thể xác định thông qua sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu. Tuy nhiên, các triệu chứng và dấu hiệu thường không rõ ràng, ít người có thể phát hiện được mình đang bị bệnh. Vì thế, cách chính xác nhất để nhận biết nhiễm trùng đường tiết niệu là xét nghiệm nước tiểu. Khi mang thai, nồng độ nội tiết tố tăng lên khiến cho nước tiểu bị cô đặc, đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Việc nhiễm khuẩn này có thể lan ngược lên niệu quản, gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Có thể nói, nhiễm trùng tiết niệu gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mẹ và bé. Vi khuẩn trong đường tiết niệu sau một thời gian có thể lây lan đến thận, gây ra các vấn đề lớn đến sức khoẻ của bé. Ngoài ra, bệnh lý này còn khiến mẹ sinh non, bé sinh ra nhẹ cân, suy dinh dưỡng. Xác định Ketone Ketone chỉ xuất hiện ở những người bị tiểu đường, thiếu chất carbohydrate, nghiện rượu bia và suy nhược cơ thể. Bình thường chỉ số này sẽ không xuất hiện hoặc xuất hiện nồng độ thấp đối với phụ nữ có thai. Qua việc phát hiện ketone trong nước tiểu, các bác sĩ sẽ biết được mẹ và bé có thể đang bị thiếu dinh dưỡng hoặc mắc bệnh tiểu đường. Khi phát hiện chỉ số này kèm các triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi, mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc và truyền dịch. Đề loại bỏ ketone, mẹ bầu nên tạo tâm trạng thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý và đặc biệt là không được bỏ bữa. Nguy cơ tiền sản giật Nếu kiểm tra thành phần nước tiểu thấy có hàm lượng protein thì thai phụ có nguy cơ tiền sản giật. Không những thế, nếu tình trạng này gặp ở những tuần cuối của thai kỳ mẹ càng dễ bị tiền sản giật kèm theo là cao huyết áp. Tuy nhiên, trong trường hợp nồng độ protein tăng cao nhưng huyết áp ổn định, mẫu nước tiểu của thai phụ sẽ được tiến hành nuôi cấy. Thận gặp vấn đề Trong quá trình mang thai, mẹ có thể gặp tình trạng chảy máu âm đạo thì việc xuất hiện máu trong mẫu thử là điều bình thường. Tuy nhiên, tình trạng này liên tục và lặp lại với tần suất cao mà không hề xuất hiện hiện tượng chảy máu âm đạo thì rất có thể thận của bạn đã gặp vấn đề nào đó. Nếu muốn biết cụ thể vấn đề đó là gì, bạn nên yêu cầu bác sĩ thực hiện các kiểm tra sau hơn. Bệnh lây qua đường tình dục Bệnh lây qua đường tình dục là những căn bệnh có thời gian ủ bệnh khá dài và rất khó phát hiện phải kể đến như: lậu cầu, Chlamydia, virus Herpes,... Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp bạn nhận biết bệnh sớm hơn để có phương pháp điều trị phù hợp, hạn chế tình trạng sinh non, nhiễm trùng mắt và phổi ở trẻ khi vừa chào đời do các căn bệnh trên gây ra.;;;;;Chắc chắn bất cứ người mẹ nào cũng mong muốn em bé mình sinh ra sẽ khỏe mạnh, thông minh, có được điều kiện phát triển tốt nhất. Bản thân người mẹ khi mang thai cũng chịu nhiều tác động. Khám thai định kỳ là phương pháp được khuyến cáo, đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Một trong những xét nghiệm được chỉ định để đánh giá sức khỏe của mẹ và thai nhi là Xét nghiệm nước tiểu với 10 chỉ số sinh hóa như: p H, Glucose, Protein, hồng cầu, bạch cầu, Nitrite,… tiết lộ nhiều tình trạng sức khỏe và bệnh lý. Rất nhiều thai phụ xét nghiệm trước khi mang thai và cả những lần xét nghiệm khi mang thai trước đó bình thường nhưng lần khám sau lại có kết quả bất thường. Điều này cho thấy sức khỏe của mẹ và thai nhi đang bị đe dọa, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra toàn diện hơn để tìm nguyên nhân và khắc phục sớm. Vì thế, xét nghiệm nước tiểu trong thai kỳ là rất quan trọng, không thể bỏ qua trong khám và sàng lọc thai định kỳ. Kết quả xét nghiệm nước tiểu ở thai phụ tiết lộ nhiều bệnh lý đe dọa đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai như: 2.1. Đái tháo đường Khi mang thai, hàm lượng đường trong máu của người mẹ thường cao hơn để đảm bảo cung cấp nuôi dưỡng thai nhi. Vì thế hàm lượng đường trong nước tiểu của thai phụ cũng sẽ cao hơn. Tuy nhiên nếu chỉ số glucose trong nước tiểu quá cao, người mẹ có thể đang mắc tiểu đường thai kỳ, làm tăng nguy cơ tiền sản giật cũng như các biến chứng trong thai kỳ và chuyển dạ, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé. Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt có thể khiến trẻ đối mặt với nguy cơ tiểu đường tuýp 2 sau sinh. Những vấn đề bệnh lý ảnh hưởng nặng nề tới sự phát triển và cuộc sống sau này của trẻ. 2.2. Nhiễm trùng đường tiết niệu Nhiễm trùng đường tiết niệu thường không có triệu chứng rõ ràng, nhiều thai phụ mắc bệnh nhưng không biết về tình trạng này của bản thân. Sự xuất hiện của bạch cầu trong nước tiểu, p H tăng cao và Nitrite chỉ điểm tình trạng nhiễm trùng đường tiểu, lúc này mẹ cần được chỉ định dùng kháng sinh phù hợp để kiểm soát bệnh mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến trẻ bị sinh non, nhẹ cân và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. 2.3. Nguy cơ tiền sản giật Tiền sản giật có thể gặp phải ở bất cứ thai phụ nào, nó có thể đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của thai nhi nếu không kiểm soát bệnh tốt. Xét nghiệm nước tiểu đánh giá lượng Protein sẽ cho biết nguy cơ tiền sản giật và cao huyết áp ở phụ nữ mang thai. Những phụ nữ có nguy cơ tiền sản giật sẽ được theo dõi thăm khám thường xuyên hơn để kịp thời xử lý nếu có biến chứng xảy ra. 2.4. Các bệnh lý về thận Xét nghiệm này cũng có thể phát hiện các bệnh lý về thận như viêm cầu thận, hội chứng thận hư,... Thông thường, trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu thực hiện xét nghiệm nước tiểu cùng với xét nghiệm máu và chẩn đoán thai kỳ khác. Dựa trên kết quả xét nghiệm cũng như đánh giá tình trạng sức khỏe thai, bác sĩ sẽ quyết định mẹ có cần xét nghiệm nước tiểu nhiều lần suốt quá trình mang thai hay không. Cách tiến hành lấy mẫu xét rất đơn giản, không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng gì đến thai nhi. Bạn được phát một cốc lấy mẫu, khăn lau tiệt trùng cùng ống đựng mẫu để tự lấy mẫu. Dùng cốc để lấy nước tiểu với lượng vừa đủ, đổ vào ống đựng nước tiểu, lấy nước tiểu giữa dòng. Mẫu xét nghiệm sẽ được đánh mã tương ứng với thông tin khám thai của bạn và đưa tới phòng xét nghiệm phân tích. Từ kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có những hướng dẫn chi tiết hơn. Xét nghiệm máu và nước tiểu khi mang thai nói riêng và khám thai nói chung là công việc quan trọng, cần sự chính xác và cẩn thận cao. Đôi khi, những biến đổi rất nhỏ nếu không được phát hiện sẽ gây nhiều hệ lụy sức khỏe cho mẹ và bé khi bệnh lý không được can thiệp điều trị kịp thời.
question_366
Tại sao bạn lại bị tê bì chân tay khi ngủ
doc_366
Nguyên nhân tê bì chân tay khi ngủ Tê bì chân tay khi ngủ thông thường do một số nguyên nhân sau Do các bệnh về xương khớp Viêm khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị khớp chân, tay khiến các phần mềm xung quanh chèn ép vào rễ thần kinh tại vùng này cũng sẽ biểu hiện ra ngoài bằng những cơn đau tê, nhức mỏi. Bệnh tiểu đường Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh khi chỉ số đường huyết tăng cao làm giảm vận tốc dẫn truyền thần kinh, tổn thương bao myelin của các sợi dây thần kinh. Đường huyết tăng cao, độ nhớt trong máu tăng làm lắng đọng cholesterol ở thành mạch gây xơ vữa và có thể gây bít tắc mạch máu nhỏ, oxygen và các chất dinh dưỡng nuôi cấy mô cơ và dây thần kinh ngoại biên bị suy giảm. Từ đó dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương, xuất hiện những triệu chứng: tê chân tay như kiến bò, kim châm, lạnh buốt hoặc bỏng rát… tê bì có thể xuất hiện vào ban đêm… Các bệnh về dây thần kinh – Hội chứng ống cổ tay: Đây là một rối loạn thần kinh ngoại vi thường gặp ở những người hoạt động liên quan đến chuyển động ngón tay lặp đi lặp lại, gây áp lực lên dây thần kinh giữa. Nhiều tác nhân khác cũng có liên quan đến sự phát triển hội chứng ống cổ tay, trong đó phổ biến nhất là viêm bao hoạt dịch thứ phát từ các bệnh hệ thống như thấp khớp. Hội chứng này cũng thường xuất hiện vào giữa hay cuối thai kỳ của nhiều phụ nữ mang thai… Chứng đau, tê bì có thể lan lên cẳng tay, khuỷu hoặc vai và thường xuất hiện về đêm khiến bệnh nhân tỉnh giấc. – Các nguyên nhân của bệnh thần kinh ngoại biên như: chấn thương, nghiện rượu, rối loạn tự miễn, tác dụng khi dùng một số loại thuốc điều trị rối loạn tủy xương, thuốc hóa trị… cũng dẫn tới cảm giác tê bì chân tay. Do thiếu máu và độ lỏng quánh của máu Khi cơ thể thiếu máu mà người ngủ lại gối tay, hoặc bị vật gì đè lên tay, chân quá lâu sẽ ngăn chặn hoàn toàn quá trình máu lưu thông ra bộ phận đó, gây ra tình trạng tê bì chân tay khi ngủ. Do tư thế ngủ Nằm ngủ quá lâu trong một tư thế có sự đè, gác, gối lên những điểm của cơ và chèn ép mạch máu khiến cho lưu thông khó khăn đến những bộ phận khác trên cơ thể. Ngủ trên giường cứng và không có đệm cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê bì chân tay khi ngủ. Ngoài ra, nếu sử dụng điều hòa khi ngủ thì càng phải cẩn thận bởi gió lạnh và nhiệt độ lạnh sẽ dễ khiến khí huyết ngưng tụ gây tê bì chân tay khi ngủ. Do thiếu hụt vitamin Những người bị tê bì chân tay khi ngủ thường thiếu vitamin B1, B12, các khoáng chất canxi, kali hay acid folic… Cách xử trí khi bị tê bì chân tay khi ngủ Khi hiện tượng tê bì chân tay khi ngủ diễn ra thường xuyên, đặc biệt có kèm các triệu chứng như rối loạn thị giác, tê hoặc có cảm giác như kiến bò, kim châm ở mặt hoặc có khó khăn trong việc phối hợp vận động… thì nên đến khám bác sĩ bởi những bệnh lý tiềm ẩn không được phát hiện sớm và điều trị hợp lý có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Đi khám khi có những triệu chứng tê bì chân tay khi ngủ diễn ra thường xuyên kèm theo rối loạn thị giác, khó khăn trong phối hợp vận động… Để phòng ngừa tê bì chân tay khi ngủ cần chú ý những điều sau: – Chú ý tư thế ngủ: Không nằm đè lên tay, không ngủ gục với tay khoanh trên bàn… – Tập thể dục thường xuyên: Những bài tập nhẹ nhàng hoặc mát xa chân tay cũng giúp cho máu lưu thông đến các chi dễ dàng hơn… – Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học đồng thời bổ sung các khoáng chất như canxi, kali, vitamin B1, B12… – Ngoài ra bạn cần có một lối sống lành mạnh, không thuốc lá, không lạm dụng rượu bia, kiểm soát tốt đường huyết…
doc_21331;;;;;doc_26993;;;;;doc_6836;;;;;doc_13469;;;;;doc_23871
Nhiều người bị tê bì chân tay, ngứa ran, thậm chí là tê liệt, mất cảm giác ở chân tay rất khó chịu. Không chỉ xuất hiện vào ban đêm mà hiện tượng tê bì chân tay khi ngủ còn diễn ra ở cả giấc ngủ ban ngày. Có rất nhiều nguyên nhân gây tê bì chân tay khi ngủ. Có thể chỉ là tê chân tay tạm thời do ngủ sai tư thế, nằm đè lên tay quá lâu khiến dây thần kinh bị chèn ép, tạo nên cảm giác tê. Trường hợp này chỉ cần thay đổi tư thế nằm ngủ. 1. Hội chứng ống cổ tay Hội chứng ống cổ tay là căn bệnh thường gặp, đặc biệt là ở phụ nữ có thai hoặc những người thường xuyên có các chuyển động ngón tay lặp đi lặp lại. Hội chứng ống cổ tay là tình trạng rối loạn thần kinh ngoại vi, thường xảy ra do viêm bao hoạt dịch thứ phát từ các bệnh hệ thống, ví dụ như thấp khớp.Hội chứng ống cổ tay có thể xuất hiện ở cả hai tay. Khi bị hội chứng ống cổ tay, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau, tê cứng ở 3 ngón giữa do thần kinh giữa chi phối. Đôi khi là đau tê cả bàn tay. Các cơn đau xuất hiện nhiều vào ban đêm, thường khiến bệnh nhân tỉnh giấc. Nhiều trường hợp nặng hơn bệnh nhân còn đau tê xuống cẳng tay, bả vai. Nếu ban ngày bệnh nhân vận động nhiều cổ tay, ngón tay như dùng máy tính, lái xe máy, xách đồ nặng... thì các cơn tê lại xuất hiện. Tình trạng này kéo dài có thể khiến bệnh nhân bị mất dần cảm giác, run tay, khó cầm nắm đồ vật. 2. Bệnh tiểu đường Bệnh tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân gây tê bì chân tay. Lượng đường trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ tổn thương dây thần kinh, trong đó có dây thần kinh ngoại biêm. Đường huyết cao khiến tốc độ dẫn truyền thần kinh giảm, bao myelin của dây thần kinh bị tổn thương, kéo theo chứng rối loạn cảm giác. Ngoài ra, lượng đường trong máu cao, độ nhớt trong máu tăng làm cholesterol lắng đọng ở thành mạch, dẫn đến xơ vữa, bít tắc mạch máu nhỏ, các chất dinh dưỡng nuôi mô cơ, oxygen, dây thần kinh ngoại biên suy giảm. Dưới các tác động trên, tín hiệu thần kinh truyền dẫn đến chân tay sẽ bị tê liệt và rối loạn. Dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương sẽ dẫn đến các triệu chứng tê bì chân tay, ngứa ran, có cảm giác như kim chậm hoặc kiến bò. Các cảm giác này ban đầu xuất hiện ở ngón chân, bàn chân rồi đến ngón tay, bàn tay. Hội chứng ống cổ tay là căn bệnh thường gặp khiến bệnh nhân cảm thấy đau, tê cứng nhiều vào ban đêm Biến chứng thần kinh ngoại biên, tê bì chân tay do bệnh tiểu đường rất nguy hiểm, có thể dẫn đến teo cơ, liệt, dễ bị tổn thương, vết thương khó lành có thể trở thành vết hoại tử, phải cắt cụt chi. 3. Các nguyên nhân khác xuất phát từ bệnh thần kinh ngoại biên Ngoài bệnh tiểu đường thì các bệnh lý thần kinh ngoại biên khác cũng có thể dẫn đến triệu chứng tê bì chân tay bao gồm: nghiện rượu, rối loạn tự miễn, chấn thương, tác dụng phụ của một số loại thuốc, các khối u chèn ép vào dây thần kinh... Nghiện rượu cũng có thể là nguyên nhân gây tê bì chân tay 4. Đột quỵ Các cơn đau tê như có kim chích ở cánh tay có thể là dấu hiệu của đột quỵ hoặc các cơn thiếu máu não thoáng qua. Đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua có thể làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh, gây ra những chuyển đổi về cảm giác như: Đau tay, tê tay, đau chân, tê chân.Trường hợp bị tê bì chân tay do đột quỵ thì triệu chứng sẽ không kéo dài, chỉ diễn ra trong khoảng từ 10 - 20 phút. Cụ thể là các dấu hiệu: tê tay, nặng cánh tay, chân, khó cầm nắm đồ vật, thay đổi cảm giác, nói khó, không nói được, choáng váng, chóng mặt... Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị đau đầu, buồn nôn, nôn, méo miệng, đau mắt, co giật, ngất xỉu... 5. Thiếu vitamin Tê bì chân tay có thể xuất hiện ở người bị thiếu hụt vitamin B như người già, người ăn chay, người bị rối loạn tiêu hóa.;;;;;Triệu chứng tê bì tay khi ngủ được gặp rất nhiều trong cuộc sống nhưng thường bị nhiều người bỏ qua vì nghĩ biểu hiện này không quá nghiêm trọng. 1. Những lý do dẫn đến hiện tượng tê bì tay khi ngủ Tê bì tay là cảm giác tê cứng, nhức nhói, khó cử động hơn bình thường hay không thể cầm nắm xuất hiện ở bàn tay hay các khớp ngón tay sau khi ngủ dậy vào bất kể thời gian nào. Đối với hiện tượng tê bì tay khi ngủ, các chuyên gia đưa ra những lý do dẫn đến tình trạng này như sau: Ngủ sai tư thế Thói quen nằm nghiêng một bên, gối tay lên đầu khi ngủ có thể gây ra hiện tượng tê bì tay khi ngủ mà nhiều người mắc phải. Khi cơ thể ở một tư thế và tay bị đè trong một khoảng thời gian dài lúc ngủ sẽ khiến máu lưu thông kém hoặc không tuần hoàn khiến tay bị tê bì, rối loạn cảm giác. Đặc biệt, một thói quen của nhiều người trong giờ nghỉ trưa hoặc khi mệt là vòng tay làm gối và gục xuống bàn để ngủ. Đây cũng là nguyên nhân khiến tay bị tê cứng, khó chịu vì khi đó, vị trí của tay cao hơn tim, đồng thời, tay bị đè nên quá trình tuần hoàn máu gặp nhiều cản trở. Liệt giấc ngủ Liệt giấc ngủ tên gọi để chỉ hiện tượng não bộ gửi tín hiệu tê liệt đến các chi hoặc toàn bộ cơ thể khi đang ngủ nhằm mục đích ngăn cản các giấc mơ. Điều này dẫn đến tình trạng tay tạm thời bị tê liệt trong lúc ngủ. Khi thức dậy, con người vẫn nhận thức được tình trạng của cơ thể nhưng lại không cử động được tay. Hội chứng ống cổ tay Hội chứng ống cổ tay là một bệnh lý phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai hoặc người phải vận động tay lặp đi lặp lại liên tục trong thời gian dài. Đây là tình trạng rối loạn hệ thần kinh ngoại vi do viêm bao hoạt dịch thứ phát. Bệnh có biểu hiện phổ biến là cảm giác đau, tê cứng ở cả hai bên tay. Cơn đau xuất hiện nhiều hơn về đêm, tình trạng nặng có thể khiến bệnh nhân mất ngủ và vị trí đau lan sang các khu vực lân cận. Tiểu đường Tiểu đường cũng là một trong số những bệnh lý có xuất hiện tình trạng tê bì tay khi ngủ. Lượng đường tăng cao trong máu sẽ dẫn đến nguy cơ gây hại các dây thần kinh khiến tốc độ dẫn truyền kém. Trong những trường hợp bao Myelin bị tổn thương sẽ gây ra chứng rối loạn cảm giác. Ngoài ra, lượng đường huyết cao còn làm tăng độ nhớt trong máu, lắng đọng Cholesterol gây xơ vữa, tắc nghẽn mạch, ngăn cản quá trình lưu thông và dẫn truyền chất dinh dưỡng đến mô cơ, hoạt động của dây thần kinh ngoại biên suy giảm. Đây là lý do khiến các chi bị tê liệt, có cảm giác như đang bị kim châm. Các bệnh lý về tim mạch Chân, tay đều là những vị ở xa tim nhất nên quá trình lưu thông máu có thể bị ảnh hưởng nếu cơ quan này xảy ra vấn đề. Một số lý do khác Ngoài những lý do nói trên thì các trường hợp bao gồm nghiện rượu, bia, mắc bệnh tự miễn, viêm khớp, chấn thương, khối u chèn ép thần kinh, thiếu Vitamin B, viêm dây thần kinh ngoại biên, thoái hóa đốt sống cổ,... đều có thể dẫn đến hiện tượng tê bì tay khi ngủ. Vì vậy bạn nhất định không được chủ quan hay bỏ qua tình trạng này nếu thường xuyên mắc phải. Bên cạnh đó, những người làm việc văn phòng, kế toán, khuân vác nặng,... sẽ có nguy cơ cao bị tê bì tay khi ngủ do vận động tay liên tục. 2. Cách khắc phục Trong một số trường hợp nguyên nhân gây ra bệnh là do thói quen không tốt khi ngủ hoặc bạn muốn khắc phục tạm thời chứng tê tay khi ngủ dậy thì có thể tham khảo một số biện pháp sau: Thay đổi tư thế ngủ thường xuyên, chọn gối cao vừa phải, bỏ thói quen lấy tay làm gối hoặc gác lên trán. Xoa bóp tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi làm việc nhiều để giúp cho quá trình lưu thông máu tốt hơn, hạn chế chứng tê bì tay khi ngủ. Ngâm tay chân trong nước ấm là một trong những phương pháp hiệu quả để giảm nguy cơ mắc bệnh. Liệu pháp này sẽ giúp cơ thể giữ ẩm, thúc đẩy tuần hoàn máu khắp cơ thể, khắc phục tình trạng tê cứng chân tay. Xây dựng chế độ ăn khoa học cũng là biện pháp mà bạn không được bỏ quan vì điều này mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Việc ăn uống đầy đủ chất, tránh xa những loại thực phẩm độc hại sẽ giúp cơ thể đẩy lùi bệnh tật, trong đó có cả chứng tê tay khi ngủ. Luyện tập thể dục đều đặn sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa được các bệnh như tim mạch, cột sống, đột quỵ, mỡ máu,... Nhờ đó mà triệu chứng tê cứng tay, chân cũng được khắc phục một cách hiệu quả. Uống nhiều nước tuy là hành động đơn giản nhưng nhất định bạn không được bỏ qua. Cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ hỗ trợ cho quá trình tuần hoàn máu, chống hiện tượng máu đông.;;;;;Tê chân tay có thể bắt gặp ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi. Hiện tượng này có thể xảy ra ngay cả khi ngủ. Tê chân tay có thể do phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một vấn đề sức khỏe nào đó. Bị tê tay chân khi ngủ chủ yếu là các kích thích đầu mút thần kinh. Điều này có thể khiến bàn chân, ngón chân, bắp chân, bàn tay, ngón tay bị tê, cảm giác tê bì thậm chí có thể lan đến cánh tay, vai, cổ và mặt. Hiện tượng này có thể là do khi ngủ bạn đã vô tình đè vào tay, chân khiến máu lưu thông kém dẫn đến tình trạng tê bì. Phụ nữ mang thai cũng thường xuyên gặp phải tình trạng tê chân tay khi ngủ do lượng máu trong cơ thể phải tập trung nuôi thai nhi. Không chỉ vậy, khi ngủ, các hoạt động trong cơ thể cũng diễn ra chậm rãi hơn khi thức, máu cũng lưu thông kém hơn khiến người bị thiếu máu dễ bị tê bì chân tay khi ngủ dậy. Trong trường hợp tê tay chân do ngủ sai tư thế, bạn chỉ cần thay đổi tư thế nằm ngủ của mình. Đối với phụ nữ mang thai, cần phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể có thể sản sinh ra lượng máu đủ cho cả mẹ và bé. Với đối tượng là người già, máu lưu thông kém, cần phải chăm chỉ vận động và tập thể dục nhẹ nhàng để giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. 2. Nguyên nhân bệnh lý khiến bạn có thể bị tê tay chân khi ngủ Ngoài những nguyên nhân sinh lý bình thường thì tê tay chân còn có thể là do một số bệnh lý về xương khớp hoặc thần kinh. 2.1. Hội chứng ống cổ tay Hội chứng này xảy ra thường là do sự rối loạn trong hoạt động của các dây thần kinh ngoại vi. Đây là bệnh lý thường gặp ở người thường xuyên phải vận động tay, ngón tay với một động tác lặp lại nhiều lần. Nguyên nhân của tình trạng này đó là do viêm bao hoạt dịch do các bệnh hệ thống gây ra. Hội chứng ống cổ tay có thể khiến người bệnh bị tê cứng các ngón tay, hạn chế chuyển động, đôi khi có thể cảm thấy cảm giác đau ở các ngón tay bị tê cứng. Nhiều người mắc hội chứng ống cổ tay còn có thể bị đau hết cả bàn tay. Hội chứng này có thể xuất hiện ở cả hai tay và thường xuất hiện vào ban đêm hoặc sau khi thức dậy. Đôi khi, cơn đau này có thể khiến người bệnh bị tỉnh giấc giữa đêm. Hội chứng ống cổ tay không chỉ xuất hiện ở tay mà còn có thể lan đến các vùng lân cận như cánh tay, bả vai. Không chỉ bạn đêm, mà ngay cả ban ngày cơn tê bì, đau nhức cũng có thể xảy ra. Khi bệnh nhân vận động ngón tay và bàn tay quá nhiều như mang xách đồ nặng, lái xe, dùng máy tính thì triệu chứng tê cứng và đau cũng có thể sẽ xuất hiện. Nếu để hội chứng này kéo dài mà không chữa trị, bệnh nhân có thể sẽ bị run tay, khó cầm nắm đồ vật và mất dần cảm giác ở tay. 2.2. Bệnh tiểu đường Bệnh tiểu đường cũng là một bệnh lý phổ biến gây ra hiện tượng tê tay chân. Nồng độ đường máu tăng cao là nguyên nhân phổ biến khiến hệ thần kinh bị tổn thương, nhất là các dây thần kinh ngoại biên. Đường máu cao còn dẫn đến tốc độ dẫn truyền trong hệ thần kinh bị suy giảm. Các dây thần kinh bị tổn thương sẽ khiến cảm giác của cơ thể bị ảnh hưởng, dẫn đến hiện tượng tê bì chân tay. Bệnh tiểu đường còn làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Cholesterol bám ở thành mạch khiến cho không gian mạch máu hẹp lại, máu lưu thông kém dẫn đến tình trạng tê bì chân tay. Không chỉ vậy, hiện tượng hẹp lòng mạch do xơ vữa này còn khiến các chất dinh dưỡng, oxy không thể di chuyển bình thường, làm cho hoạt động của hệ thần kinh ngoại biên bị suy giảm và dẫn đến tổn thương. Từ đó xuất hiện tình trạng tê bì tay chân, rối loạn cảm giác hoặc mất dần cảm giác ở tay chân. 2.3. Tổn thương dây thần kinh ngoại biên Hệ thần kinh ngoại biên ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác của chân và tay. Chính vì thế, khi nó gặp vấn đề thì chúng ta sẽ cảm thấy tay chân bị tê bì. Đây cũng là dấu hiệu báo trước cho các biến chứng nguy hiểm đối với cơ thể do bệnh tiểu đường gây ra. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị teo cơ, liệt, hoại tử chi và phải cắt cụt chi. Những nguyên nhân dẫn đến tổn thương thần kinh ngoại biên đó là: Uống quá nhiều rượu bia trong thời gian dài. Rối loạn tự miễn: Kháng thể không phân biệt được vật thể lạ từ bên ngoài với các tế bào của cơ thể và tự tấn công những tế bào này dẫn đến tổn thương hệ thần kinh. Chấn thương. Tác dụng phụ của thuốc: Trường hợp này không nguy hiểm, chỉ cần ngừng dùng thuốc thì hiện tượng tê bì tay chân cũng sẽ biến mất. Chèn ép dây thần kinh: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chèn ép dây thần kinh, đó có thể là các khối u, ung thư hay một bệnh lý về xương khớp nào đó gây ra. 2.4. Bệnh xương khớp Các bệnh xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,... là nguyên nhân dẫn đến việc các dây thần kinh bị chèn ép và gây ra tình trạng tê tay chân khi ngủ hoặc khi thức dậy. Bệnh viêm khớp, viêm khớp dạng thấp cũng gây ra các tổn thương ở khớp, xương và làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh xung quanh. Cơn đau và tê nhức có thể lan đến các vùng khác như bắp chân, đùi, thắt lưng hay cánh tay, cổ, vai và mặt. Tê chân tay khi ngủ cũng có thể do thiếu các vi chất như canxi, vitamin D, magie,... Do đó, nếu bị tê chân tay kéo dài, bạn hãy chủ động thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân. Nếu hiện tượng tê chân tay khi ngủ không xuất hiện thường xuyên thì có thể đây chỉ là phản ứng sinh lý bình thường do bạn đè lên tay chân hoặc những nguyên nhân sinh lý khác. Tuy nhiên, nếu tình trạng tê kéo dài kèm theo đau nhức hoặc mất cảm giác thì bạn không được chủ quan mà cần đi khám ngay lập tức. Nếu bị tê chân kéo dài kèm theo mệt mỏi, chán nản hoặc đau nhức xương khớp thì bạn cần nhanh chóng đi thăm khám, bởi đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Nếu nhận thấy hiện tượng tê chân tay khi ngủ kéo dài không dứt kèm những sự bất thường về sức khỏe thì bạn nên đi khám ngay lập tức để biết được nguyên nhân và cách điều trị.;;;;;Bị tê tay, tê chân sau khi ngủ dậy là hiện tượng các ngón tay, ngón chân hoặc cả bàn tay, bàn chân, cánh tay hay cẳng chân bị tê cứng và khó cử động. Cơn tê này có thể trở nặng thành cơn đau và lan đến các vùng lân cận như vai, cổ, gáy hoặc hông, đùi, ...Sau khi ngủ dậy bị tê tay chân được chia làm 2 loại, đó là: tê bì do sinh lý và bệnh lý.Do sinh lý: Đây là hiện tượng phổ biến có thể gặp phải khi cơ thể ở một tư thế trong thời gian dài như ngồi, đứng hoặc nằm. Khi đó, các mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép, gây nên tình trạng tê tay chân, nhưng triệu chứng này sẽ nhanh chóng biến mất khi bạn cử động và mạch máu được lưu thông trở lại.Do bệnh lý: Sau khi ngủ dậy bị tê tay, chân kèm theo một số triệu chứng khác có thể là biểu hiện của một số bệnh lý. Nếu không khắc phục, lâu ngày người bệnh sẽ bị mất cảm giác, không còn cảm nhận sự tê bì. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tê tay, tê chân sau khi ngủ dậy được biết đến là:Tư thế nằm ngủ bị sai: Nếu có thói quen nằm ngủ nghiêng sang hẳn một bên hoặc ngủ gối đầu lên tay có thể khiến bạn bị tê tay, chân khi ngủ dậy. Khi tay hoặc cơ thể bị đè trong một tư thế tương đối lâu sẽ cản trở quá trình lưu thông và tuần hoàn của các mạch máu cũng như dây thần kinh. Ở những người làm công việc văn phòng, thường xuyên ngủ trong tư thế ngồi gục đầu xuống bàn hoặc lên tay đang vòng lại thì sau khi ngủ dậy bị tê tay chân, cứng tay chân rất khó chịu.Tình trạng liệt giấc ngủ: Liệt giấc ngủ là khái niệm chỉ các chi hoặc toàn bộ cơ thể nhận được tín hiệu của não bộ gửi về để làm ngăn cản các giấc mơ khi đang ngủ. Hiện tượng này khiến cho bạn bị tê tay chân trong khi ngủ và kéo dài đến lúc thức dậy. Mặc dù vẫn nhận thức được cơ thể nhưng bạn lại không thể điều khiển tay chân mình cử động được.Căng thẳng, thiếu ngủ: Thần kinh thường xuyên căng thẳng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến bạn bị mất ngủ lâu ngày có thể tạo nên một áp lực lớn cho não bộ. Khi đó, hoạt động của hệ thần kinh bị tê liệt và gây ra cảm giác sau khi ngủ dậy bị tê tay, chân, thậm chí là run cả tay và chân. Lúc này, nếu cơ thể tiếp tục hoạt động sẽ dẫn đến tình trạng quá tải rất nguy hiểm.Hội chứng, bệnh lý ống cổ tay: Đây là bệnh phổ biến, thường gặp ở phụ nữ đang mang thai hoặc những người có công việc chuyên môn phải sử dụng cổ tay nhiều. Tình trạng này trong thời gian dài sẽ gây viêm bao hoạt dịch thứ phát và dẫn đến rối loạn hệ thần kinh ngoại vi. Không chỉ tê bì, người bệnh còn thấy đau cứng ở cả hai bên cánh tay, đặc biệt là về đêm, khiến người bệnh mất ngủ. Cơn đau cũng có thể lan sang những khu vực xung quanh.Bị bệnh tiểu đường, xương khớp: Đây được xem là nguyên nhân bệnh lý khiến cơ thể sau khi ngủ dậy bị tê tay chân. Khi lượng đường trong máu tăng cao, sẽ cản trở tốc độ dẫn truyền các dây thần kinh. Một số trường hợp còn bị rối loạn cảm giác do đường huyết cao làm tổn thương bao Myelin. Độ nhớt và cholesterol bị lắng đọng trong máu tăng lên khi đường huyết cao sẽ gây ra chứng xơ vữa và tắc nghẽn mạch máu, làm suy giảm lưu thông, tuần hoàn của mạch máu và các chất dinh dưỡng, cũng như hệ thần kinh ngoại biên. Kết quả là các chi bị tê liệt và người bệnh cảm thấy như đang bị kim châm. Ngoài tiểu đường, xương khớp cũng khiến cho tình trạng tê bì tay chân sau khi ngủ dậy trở nên nặng hơn. Sau khi ngủ dậy bị tê tay chân có thể là triệu chứng báo hiệu một bệnh lý nào đó Bệnh tim mạch: Sau khi ngủ dậy bị tê tay, tê chân có thể do mắc phải tim mạch, khi quá trình lưu thông máu bị ảnh hưởng. Ngoài tê chân, tay, người bệnh còn có thể gặp một số biểu hiện khác.Chế độ ăn uống kém, thiếu dinh dưỡng: Thiếu hụt một số khoáng chất như kẽm, sắt, canxi, ... hoặc vitamin nhóm B, D trong chế độ ăn hàng ngày cũng có thể gây ra tình trạng tê cứng tay, chân sau khi ngủ dậy.Thừa cân, béo phì, ít vận động: Ngược lại, việc thừa cân, béo phì và lười vận động cũng ảnh hưởng rất lớn đến các chi và hệ xương khớp vì quá trình lưu thông mạch máu bị cản trở.Nguyên nhân khác: Thói quen thường xuyên sử dụng bia, rượu hoặc bị chấn thương, mắc phải một số bệnh lý như bệnh tự miễn, viêm dây thần kinh ngoại biên, khối u chèn ép hệ thần kinh, ... cũng là những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng sau khi ngủ dậy bị tê chân tay. Bị tê tay, tê chân khi ngủ dậy nếu để lâu có thể khiến cơ thể bị mất cảm giác. Tốt nhất là nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân gây bệnh và từ đó sẽ có phương pháp điều trị hiệu quả và dứt điểm.Nếu sau khi ngủ dậy bị tê tay chân chỉ là tình trạng tạm thời và do thói quen xấu gây ra thì có thể được khắc phục bằng những cách sau:Chú ý không giữ cơ thể ở một tư thế trong thời gian dài, nhất là khi ngủ. Tránh nằm nghiêng sang một bên hay gối đầu lên tay, nằm ngủ gối quá cao làm cản trở lưu thông mạch máu.Sau khoảng thời gian dài làm việc hãy xoa bóp, massage nhẹ nhàng tay, chân để các mạch máu được lưu thông, tuần hoàn tốt. Xoa bóp, massage giúp khắc phục chứng sau khi ngủ dậy bị tê tay chân Thúc đẩy quá trình tuần hoàn mạch máu trong cơ thể bằng cách ngâm chân tay trong nước ấm cũng là cách làm giảm và phòng ngừa tình trạng sau khi ngủ dậy bị tê tay chân hiệu quả.Chú ý ăn uống đầy đủ dưỡng chất, hạn chế các chất kích thích gây hại cho cơ thể.Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao để phòng ngừa các bệnh lý tim mạch, giúp cơ thể vừa duy trì cân nặng phù hợp, vừa khắc phục được chứng tê cứng tay chân.Uống đủ nước sẽ giúp đảm bảo quá trình tuần hoàn và lưu thông máu được diễn ra thuận lợi, hạn chế tình trạng sau khi ngủ dậy bị tê tay, chân.Sau khi ngủ dậy bị tê tay chân do nhiều nguyên nhân gây ra như nằm ngủ bị sai tư thế, mắc phải một số bệnh lý như tiểu đường, xương khớp, tim mạch, hệ thần kinh, ... Để khắc phục tình trạng này cần chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có cách điều trị hiệu quả do bác sĩ thăm khám và chỉ định.;;;;;Mất ngủ tê bì chân tay là triệu chứng mà nhiều người đang gặp phải. Hiện tượng này không quá nguy hiểm nhưng nếu lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, thậm chí khiến người bệnh có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến thần kinh, xương khớp… Do đó, việc tìm ra nguyên nhân và cách điều trị chứng mất ngủ, tê bì chân tay là điều rất cần thiết đối với người bệnh. Mất ngủ và tê bì tay chân có thể là những triệu chứng độc lập nhưng cũng có thể xảy ra đồng thời, có những mối liên quan nhất định và biểu hiện nhiều vấn đề bất thường của cơ thể. Mất ngủ có thể làm ảnh hưởng đến não bộ, khiến não không hoạt động và phản ứng chậm. Vì vậy, nếu tình trạng mất ngủ diễn ra thường xuyên và liên tục, người bệnh sẽ có nguy cơ gặp phải các triệu chứng như tê bì chân tay, thiếu tập trung, mất trí nhớ… Tê bì chân tay là hiện tượng mất cảm giác ở tay và chân. Nguyên nhân có thể do dây thần kinh bị chèn ép khiến tuần hoàn máu đến tay và chân bị gián đoạn. Ngoài ra, tư thế trong khi ngủ không đúng hay một số tình trạng bệnh lý khác cũng có thể tác động và gây ra tình trạng tê bì chân tay. Đôi khi, tê bì còn kèm theo cảm giác giống như kim châm được gọi là dị cảm. Cũng giống như cảm giác tê, dị cảm có thể xuất hiện trong khi ngủ do một số tư thế ngủ sai. Cả tê và dị cảm đều liên quan đến sự chèn ép dây thần kinh cùng một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Tình trạng tê bì chân tay có thể khiến người khó đi vào giấc ngủ. Nguyên nhân gây mất ngủ tê bì chân tay có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, thói quen sinh hoạt, các tác nhân từ môi trường bên ngoài hay các bệnh lý là những yếu tố thường gặp gây ra hiện tượng này. 2.1 Ngủ sai tư thế Trong khi ngủ, nhiều người thường nằm trong tư thế nghiêng mình hoặc nằm ngửa quá lâu mà không chịu trở mình. Thói quen thiếu khoa học này khiến cho các mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép, từ đó làm máu khó lưu thông và gây ra tình trạng khó ngủ, mất ngủ, tê bì chân tay. 2.2 Ảnh hưởng thời tiết Khi gặp thời tiết thay đổi đột ngột, một số người có hệ miễn dịch kém sẽ bị rối loạn cảm giác, khiến cho chân tay nhức mỏi, tê bì kéo dài và dẫn đến tình trạng mất ngủ. 2.3 Tác dụng phụ của thuốc Một số nhóm thuốc có chứa corticoid (prednisolone, dexamethasone…) hay thuốc kháng viêm không steroid (aspirin, diclofenac…) nếu sử dụng quá liều và không đúng chỉ định của các trường hợp bệnh lý sẽ khiến hệ miễn dịch suy giảm. Đây cũng chính là nguyên nhân xảy ra phản ứng tê hoặc cảm giác nhức nhói khó chịu tại các khớp tay và chân. 2.4 Do ăn uống thiếu chất Nếu cơ thể không được bổ sung đủ các loại vitamin nhóm B (B1, B6, B12), kali, axit folic, calci… trong thời gian dài sẽ dẫn tới suy giảm thể lực, cơ thể gầy yếu và gây ra chứng tê bì chân tay. Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ mang thai, người suy dinh dưỡng, gầy yếu, người già, trẻ em kém ăn… 2.5 Bị thiếu máu Theo các chuyên gia, não được xem là cơ quan thần kinh trung ương quan trọng. Do đó, mọi sự biến đổi của não dù là nhỏ nhất cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Nếu não bị thiếu máu hay xảy ta tình trạng máu không đưa lên đến não sẽ khiến tay, chân có cảm giác tê, khó chịu kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, mắt mờ… 2.6 Bệnh nghề nghiệp Những người làm các công việc đặc thù như khuân vác, vận chuyển hàng hóa, người phải đi bộ nhiều hay ngồi lâu một chỗ, ít di chuyển… đều dễ có nguy cơ mắc phải chứng đau nhức, tê bì chân tay. 2.7 Do mắc bệnh lý Một số bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, chấn thương cột sống, phong tê thấp, viêm khớp, viêm đa rễ thần kinh, viêm đa dây thần kinh… khiến các dây thần kinh bị chèn ép hoặc lệch hướng, từ đó gây đau nhức, khó chịu và cảm giác tê bì. Ngoài ra, các dấu hiệu này còn gặp ở một số đối tượng mắc bệnh xơ vữa động mạch, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, béo phì… Những người thường xuyên làm việc ngồi lâu một chỗ, ít di chuyển rất dễ có nguy cơ mắc phải chứng đau nhức, tê bì tay chân. 3. Phương pháp điều trị chứng mất ngủ, tê bì chân tay Có nhiều phương pháp điều trị chứng mất ngủ, tê bì chân tay được áp dụng phổ biến hiện nay, bao gồm cả việc dùng thuốc và không dùng thuốc nhằm cải thiện triệu chứng. 3.1 Điều trị chứng mất ngủ tê bì chân tay không dùng thuốc Việc điều trị mất ngủ, tê bì chân tay phụ thuộc còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Để giảm triệu chứng tê bì chân tay trong khi ngủ, người bệnh có thể áp dụng một số cách sau: – Kê gối hoặc vải mềm lên chân tay khi ngủ. Điều này giúp giảm áp lực tại các khớp và hạn chế tình trạng tê bì. – Đeo nẹp cổ tay khi ngủ để giúp cố định phần cổ tay ổn định trong suốt quá trình ngủ. – Nên để dọc tay theo thân mình trong khi ngủ, tránh đặt tay dưới gối vì điều này có thể làm chèn ép dây thần kinh. – Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin nhóm E, B… – Nên đổi tư thế ngủ ít nhất một giờ một lần, không nên giữ quá lâu một tư thế khi ngủ. – Luyện tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày giúp lưu thông khí huyết, chống tê bì chân tay. – Xoa bóp bàn tay, bàn chân và vận động chân tay nhẹ nhàng trong khoảng 5 – 10 phút trước khi ngủ để thư giãn cơ hiệu quả. 3.2 Điều trị chứng mất ngủ tê bì chân tay bằng thuốc Một số loại thuốc Tây y có thể giúp làm giảm triệu chứng tê bì chân tay như thuốc giãn mạch ngoại vi, thuốc nhóm NSAIDs… Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định bổ sung các loại vitamin nhóm B qua đường uống hoặc đường tiêm nếu người bệnh thiếu chất. Nhiều người còn sử dụng thuốc Đông y trong điều trị chứng tê bì chân tay, mất ngủ. Bởi thuốc Đông y có ưu điểm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên lành tính, mang lại tính an toàn và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, thời gian điều trị bằng Đông y nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, mức độ bệnh và cơ địa của mỗi người. Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý dù sử dụng thuốc Tây y hay Đông y để điều trị cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc điều trị tại nhà. Việc sử dụng thuốc sai cách, không đúng liều lượng có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Có nhiều phương pháp điều trị mất ngủ, tê mỏi chân tay nhưng cần chẩn đoán và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Trên đây là những nguyên nhân và phương pháp điều trị chứng mất ngủ tê bì chân tay. Nếu như người bệnh cảm thấy mình đang có các triệu chứng tê bì chân tay trong khi ngủ hoặc ngay khi đang vận động, cần lưu ý thăm khám Nội thần kinh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
question_367
Khâu hồi phục thành bụng sau toác vết mổ
doc_367
Khâu hồi phục thành bụng sau mổ là phương pháp giúp làm lành vết thương khi vết mổ cũ không đảm bảo. Phương pháp này giúp giải quyết nhiều biến chứng và ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của người bệnh. 1. Tìm hiểu về khâu hồi phục thành bụng sau toác vết mổ Khâu hồi phục thành bụng sau toác vết mổ nhằm làm lành 2 mép vết mổ bằng cách dùng chỉ khâu giúp vị trí này được toàn vẹn, liên tục của thành bụng. Phương pháp này giúp các tạng chui ra ngoài qua vết mổ và nhiễm khuẩn từ ngoài vào trong ổ bụng.Thực tế, nhiều trường hợp gặp phải biến chứng rách vết mổ khiến vết mổ này không liền lại được. Phúc mạc thành bụng không dính lại với nhau như trước mổ mà toác rộng ra, làm cho các tạng trong ổ bụng chui ra ngoài qua vết mổ.Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây nên tình trạng này được xác định do nhiễm trùng vết mổ điều trị bệnh viêm phúc mạc, mổ các tạng như đại tràng, trực tràng,phẫu thuật viêm ruột thừa mủ, kỹ thuật mổ không đảm bảo. Nguyên nhân thứ hai là do kỹ thuật khâu không đúng. Yếu tố áp lực ổ bụng sau mổ lớn là một nguyên nhân gây nên tình trạng trên. 2. Chỉ định và chống chỉ định khâu hồi phục thành bụng sau mổ 2.1. Chỉ định. Bệnh nhân bị rách vết mổ sẽ được chỉ định thực hiện phương pháp này.2.2. Chống chỉ định. Người bệnh mất tổ chức thành bụng rộng. Vết mổ cũ còn bẩn. Bác sĩ nhận định không có khả năng kéo ép vết mổ vào nhau. Phẫu thuật hồi phục thành bụng sau mổ được bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám 3. Quy trình hồi phục thành bụng sau toác vết mổ 4. Theo dõi và xử trí biến chứng sau hồi phục thành bụng sau mổ Sau khi khâu hồi phục thành bụng sau toác vết mổ, người bệnh sẽ được chuyển sang phòng phục hồi. Tại đây, bệnh nhân sẽ tiếp tục được theo dõi và xử trí biến chứng (nếu xảy ra)4.1. Theo dõi. Bệnh nhân tiếp tục được truyền dịch và kèm chỉ định dùng thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng hoặc dùng thuốc giảm đau.Vệ sinh và xem xét tình trạng vết mổ ở ổ bụng, dẫn lưu và toàn thân.Theo dõi các chỉ số cơ thể: huyết áp, tim mạch, nhịp thở,...Cần phát hiện sớm và xử trí các rủi ro ngay sau phẫu thuật Sau khi khâu hồi phục thành bụng sau mổ, người bệnh cần được theo dõi 4.2. Các biến chứng sau khâu hồi phục thành bụng sau toác vết mổ. Chảy máu thành bụng sau mổ. Nhiễm trùng vết mổ. Bục lại vết mổ. Thoát vị vết mổ. Dựa vào các các mức độ biến chứng gặp phải, bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp xử trí kịp thời, hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Với sự tiến bộ của y học, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm về quá trình phẫu thuật, giảm thiểu tối đa biến chứng và xử trí kịp thời các rủi ro.
doc_7755;;;;;doc_22544;;;;;doc_16143;;;;;doc_14600;;;;;doc_45696
Thoát vị thành bụng sau mổ là một trường hợp của thoát vị thành bụng, là tình trạng một phần nội tạng thoát ra khỏi thành bụng tại vị trí vết mổ cũ. Tùy theo tính chất mà tình trạng này có thể có hoặc không gây nguy hiểm. thoát vị thành bụng là một bệnh lý xảy ra do một phần ruột dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu của mình và lọt ra khỏi thành bụng. Phần ruột này nằm dưới da bụng và có thể nhìn thấy, sờ nắn được. Thoát vị thành bụng thường là do biến chứng sau phẫu thuật ở vùng bụng. Tại vết mổ cũ, lớp cơ yếu kết hợp với áp lực xoang bụng tăng khiến cho khối tạng bên trong dễ bị thoát ra ngoài. Trường hợp này gọi là thoát vị thành bụng sau mổ. Loại thoát vị có thể hồi phục thì không quá nguy hiểm, khối tạng có thể tự trở về lại vị trí cũ mà không cần phải can thiệp điều trị. Tuy nhiên nhiều trường hợp thoát vị thành bụng không hồi phục, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng, hoại tử ruột, đe dọa đến tính mạng. Vì thế mà phát hiện bệnh sớm để đưa ra hướng chữa trị thích hợp là rất cần thiết. 2. Nguyên nhân gây nên thoát vị thành bụng sau mổ Nguyên nhân của thoát vị thành bụng sau mổ là do vết mổ ở bụng không hồi phục đúng theo mong muốn. Các lớp cơ không liền đúng cách làm cho cơ bụng bị yếu, bị hở, tạo thành một lỗ hổng khiến cho ruột dễ thoát ra khỏi thành bụng tại vị trí đó. Từ đó mà gây nên tình trạng thoát vị thành bụng. Có rất nhiều yếu tố tác động lên vết mổ khiến cho vết mổ không lành đúng cách. Một số nguyên nhân có thể kể đến là: Ăn uống quá no trong thời gian đầu sau phẫu thuật. Điều này làm tăng áp lực thành bụng trong khi vết mổ chưa lành hoàn toàn, dẫn đến vết mổ có thể bị bung ra, lớp cơ liền lại không kín, tạo ra lỗ hở trên thành bụng. Bệnh nhân tăng cân quá nhanh sau phẫu thuật cũng gây cản trở sự lành bình thường của vết mổ ở thành bụng. Bệnh nhân mang thai trước khi vết mổ ở thành bụng lành hoàn toàn. Việc mang thai sẽ góp phần làm tăng áp lực xoang bụng, chèn ép vùng bụng và làm cho vết mổ không lành đúng cách. Hoạt động thể chất mạnh và quá sớm sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân vận động không đúng cách có thể ảnh hưởng đến vết mổ, vết mổ sẽ khó lành và dễ bị sai lệch trong quá trình lành. Một số trường hợp không rõ nguyên nhân khiến vết mổ lành không đúng cách, có thể là do cơ địa của mỗi người hoặc một số chất thu nhận hằng ngày gây cản trở vết mổ lành lại. Ngoài các nguyên nhân trên thì một số yếu tố nguy cơ có thể làm cho tình trạng thoát vị thành bụng sau mổ dễ xảy ra hơn là: Vết thương điều trị không đúng cách dẫn đến bị nhiễm trùng. Bệnh nhân mổ ở bụng trong tình trạng đang có các bệnh nền như suy thận, tiểu đường hoặc bệnh phổi. Bệnh nhân sử dụng thuốc lá, các chất kích thích hay các loại thuốc ức chế miễn dịch, steroid. Bệnh nhân bị béo phì. Hiểu được những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh là một việc cần thiết để ngăn ngừa bệnh xảy ra. Hy vọng với những điều trên đây, bạn sẽ có những thói quen và hướng điều trị sau phẫu thuật thành bụng thật đúng đắn để đề phòng thoát vị thành bụng sau mổ. 3. Triệu chứng của bệnh Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh thoát vị thành bụng sau phẫu thuật là bệnh nhân xuất hiện một khối lồi ra khỏi thành bụng ngay tại vết mổ hoặc gần vết mổ cũ. Khối này có thể sờ nắn được và quan sát càng rõ khi bệnh nhân căng cơ, khi ho hoặc ăn no. Trường hợp các bệnh nhân quá gầy thì có thể quan sát được ruột ở bên trong khối lồi ra này. Có hai loại thoát vị thành bụng mổ, đó là: Thoát vị có thể hồi phục (ấn xẹp): Là khi lỗ thoát vị rộng, khối thoát vị thành bụng có thể tự mất đi khi ấn vào, khi bệnh nhân đói (giảm áp lực xoang bụng) hoặc khi ở tư thế nằm. Thoát vị không hồi phục (không ấn xẹp): Khi lỗ thoát vị hẹp, ruột bị thoát ra ngoài và mắc kẹt tại đó, không thể đẩy lại vào trong xoang bụng. Khi khối thoát vị tồn tại quá lâu ở ngoài thành bụng sẽ dễ sưng viêm, thậm chí là nhiễm trùng, hoại tử gây đau đớn cho bệnh nhân. Bên cạnh những dấu hiệu ở trên thì bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng như: nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, có thể bị sốt, nhịp tim tăng, khó thở, thở nông,… 4. Phương pháp điều trị hợp lý Nguyên tắc điều trị: Nếu khối thoát vị nhỏ và có thể hồi phục thì chưa cần phải phẫu thuật ngay. Có thể can thiệp bằng thuốc và các biện pháp khác để đưa khối thoát vị về vị trí cũ. Trong trường hợp ngược lại thì cần tiến hành phẫu thuật để điều trị. Các tình huống cần phẫu thuật là: khối thoát vị quá lớn, kích thước tăng nhanh, thoát vị làm mất thẩm mỹ hoặc thấy có dấu hiệu nhiễm trùng, hoại tử, đau đớn tại vị trí thoát vị thành bụng. Để có một quyết định đúng đắn trong điều trị thì bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho bệnh nhân như: điều trị theo phương pháp nào, những lưu ý để hồi phục nhanh sau phẫu thuật,… Hiện nay có ba phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị thành bụng sau mổ. Tùy theo mức độ thoát vị và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà có thể áp dụng các phương pháp mổ khác nhau: Phẫu thuật hở: Bệnh nhân sẽ được mổ hở vết thương trên thành bụng để đưa các tạng về vị trí cũ, sau đó sẽ khâu đóng vết mổ và hộ lý chăm sóc như một phẫu thuật hở điển hình. Phẫu thuật nội soi: là phương pháp khá phổ biến hiện nay. Ưu điểm của phương pháp này là hạn chế đau đớn cho bệnh nhân, có thể áp dụng ở nhiều vị trí khác nhau và giảm nguy cơ tái phát. Phẫu thuật bằng tia laser.;;;;;Sau sinh mổ bụng to như vẫn đang mang bầu khiến mẹ lo lắng. Hãy tìm hiểu nguyên nhân do đâu và cách xử trí tốt nhất. Mang thai và sinh con không giống như việc một quả bóng bơm lên, xì hơi và xẹp ngay lập tức được. Phải mất một thời gian để cơ thể của mẹ, nhất là vòng bụng có thể hồi phục hoàn toàn. Sau sinh mổ bụng to như vẫn đang mang bầu khiến mẹ lo lắng. Từ sau khi em bé chào đời, nội tiết tố bắt đầu thay đổi giúp tử cung co lại kích thước bình thường như trước khi mang thai, thời gian này phải từ 6 – 8 tuần. Đồng thời, các tế bào trong cơ thể tạo ra trong thai kỳ bắt đầu được loại khỏi cơ thể thông qua nước tiểu, dịch tiết âm đạo, mồ hôi… quá trình này mất khoảng ít nhất 4 – 6 tuần. Tốc độ, mức độ quá trình hồi phục sau sinh, đặc biệt là hồi phục vòng bụng phụ thuộc nhiều yếu tố như kích thước bình thường của cơ thể, số cân tăng lên trong thai kỳ, sự vận động của mẹ… Những phụ nữ tăng ít hơn 12 kg trong thai kỳ, sinh con lần đầu và cho con bú sau khi sinh thì khả năng hồi phục nhanh hơn những sản phụ khác. Tích cực cho con bú mẹ Cho con bú mẹ rất tốt, giúp bạn đốt cháy calo tạo thêm sữa, giúp mẹ lấy lại vóc dáng sau sinh nhanh chóng hơn so với mẹ nuôi con bằng sữa công thức. Cho con bú cũng giúp tử cung co thắt và sớm trở lại kích thước bình thường. Cho con bú mẹ rất tốt, giúp bạn đốt cháy calo tạo thêm sữa, giúp mẹ lấy lại vóc dáng sau sinh. Tập thể dục nhẹ nhàng Chọn một bài tập thể dục nhẹ nhàng và thực hiện hàng ngày đều đặn, chẳng hạn yoga, đi bộ… giúp cho việc đốt cháy calo và thu gọn vùng bụng hiệu quả. Hãy lưu ý, trước khi bắt đầu tập luyện nghiêm túc, nên chắc chắn rằng cơ thể mình đã sẵn sàng. Chú ý chế độ ăn uống Nếu bạn tăng cân quá nhiều trong thai kỳ, nên có chế độ ăn ít hàm lượng calo nhưng vẫn đảm bảo đủ chất. Không được cắt giảm cân theo chế độ nghiêm ngặt vì sẽ làm mẹ bị đói, mệt mỏi, ảnh hưởng khả năng tiết sữa, em bé không có đủ chất béo và vitamin cần thiết để phát triển. Một số thực phẩm tốt giúp mẹ lấy lại vóc dáng: Sữa là lựa chọn tuyệt vời, vừa là giúp mẹ tăng cường sức khỏe, vừa không làm bạn tăng cân nhiều.;;;;;33% người bệnh đã phẫu thuật ở thành bụng để điều trị bất kỳ bệnh gì có khả năng bị thoát vị thành bụng sau mổ và trong số người bệnh này, 33% người bệnh sẽ phải phẫu thuật thoát vị thành bụng để điều trị. Nguyên nhân là do ở vị trí vết mổ, các cơ xung quanh vết sẹo mổ bị suy yếu dẫn đến một phần ruột thoát ra khỏi thành bụng. Hiện tượng này thường gặp ở người cao tuổi, người thừa cân, người ít hoạt động sau phẫu thuật, người phải mổ nhiều lần qua một vết rạch. 1. Triệu chứng của thoát vị thành bụng sau mổ Triệu chứng đáng chú ý nhất của thoát vị sau vết mổ là người bệnh thấy một chỗ phình ra gần vị trí vết mổ. Vị trí phình thường thấy rõ nhất khi bạn căng cơ, chẳng hạn như khi bạn đứng lên, nâng vật gì đó hoặc ho. Bên cạnh dấu hiệu phình rõ ở bụng, thoát vị sau vết mổ cũng có thể gây ra:Buồn nôn và ói mửa. Sốt. Nóng rát hoặc đau gần chỗ bị thoát vịĐau bụng và khó chịu, đặc biệt là xung quanh vị trí thoát vị. Nhịp tim nhanh hơn bình thường. Táo bón. Tiêu chảy. Nguy cơ bị thoát vị thành bụng sau mổ cao nhất thường diễn ra vào khoảng từ ba đến sáu tháng sau khi phẫu thuật, nhưng thoát vị có thể xảy ra trước hoặc sau khung thời gian này.Có hai loại thoát vị thành bụng sau phẫu thuật:Thoát vị có thể ấn xẹp: là khối thoát vị có thể mất đi khi nằm hoặc khi ấn.Thoát vị không thể ấn xẹp: là khi thoát vị kẹt hoặc nghẹt, tạng thoát vị không thể đẩy vào ổ bụng. Lúc này người bệnh có thể đau tức hoặc biểu hiện tắc ruột, nguy cơ hoại tử ruột... Người bệnh cần khám sớm và có thể phải mổ cấp cứu. Nguy cơ bị thoát vị thành bụng sau mổ cao nhất thường diễn ra vào khoảng từ ba đến sáu tháng 2. Nguyên nhân dẫn đến thoát vị thành bụng sau mổ Thoát vị thành bụng sau vết mổ xảy ra khi vết mổ ở thành bụng khiến gân cơ liền không đúng cách dẫn đến cơ bụng bị yếu đi hoặc hở, cho phép các mô và cơ quan chui ra ngoài thành bụng thông qua vị trí yếu hoặc hở, tạo ra khối phình ở thành bụng.Một số yếu tố làm hạn chế vết mổ lành như:Tăng áp lực ổ bụng. Tăng cân nhanh sau phẫu thuật. Mang thai trước khi vết mổ lành hoàn toàn. Hoạt động thể chất quá sớm sau phẫu thuậtĐôi khi, không có lý do rõ ràng tại sao một vết mổ không liền đúng cách. 3. Các yếu tố nguy cơ Một số yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng người bệnh mắc thoát vị thành bụng sau phẫu thuật, bao gồm:Vết thương bị nhiễm trùng. Bệnh hiện tại như suy thận, tiểu đường hoặc bệnh phổi. Béo phì. Hút thuốc. Một số loại thuốc, bao gồm cả thuốc ức chế miễn dịch hoặc steroid. Bạn có thể giúp giảm nguy cơ thoát vị bằng cách thực hiện đúng thời gian nghỉ ngơi theo hướng dẫn của bác sĩ để vết mổ có đủ thời gian để liền lại sau phẫu thuật bụng.Thoát vị thành bụng vẫn có thể phát triển ở những người bệnh không có bất kỳ yếu tố rủi ro nào, do đó, điều quan trọng tất cả người bệnh đều phải tuân theo các hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị thành bụng. Ngay cả khi bạn cảm thấy hoàn toàn bình phục, hãy tránh tập thể dục hoặc hoạt động gắng sức khác cho đến khi được sự cho phép của bác sĩ. Khối thoát vị không thể tự biến mất và chỉ có thể điều trị bằng phẫu thuật 4. Điều trị thoát vị thành bụng sau mổ Khối thoát vị không thể tự biến mất và chỉ có thể điều trị bằng phẫu thuật.Nếu khối thoát vị nhỏ hoặc có thể giảm thì người bệnh có thể chưa cần phải phẫu thuật ngay. Bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh tật và các yếu tố khác trước khi quyết định phẫu thuật để sửa chữa vị trí thoát vị.Thoát vị sau mổ có thể phải phẫu thuật nếu:Khối thoát vị tiếp tục phình to theo thời gian. Khối thoát vị có kích thước rất lớn. Khối thoát vị gây ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ. Khối thoát vị vẫn còn ngay cả khi bệnh nhân thư giãn hoặc nằm xuống. Khối thoát vị gây đau. Trong một số trường hợp này, quyết định có nên phẫu thuật hay không là tùy thuộc vào người bệnh. Người bệnh có thể muốn phẫu thuật nếu bạn cảm thấy không thoải mái hoặc lo lắng về khối thoát vị. Tốt nhất hãy thảo luận về phẫu thuật với bác sĩ để có được thông tin chi tiết liên quan đến thoát vị thành bụng sau mổ như phương pháp phẫu thuật để sửa vị trí thoát vị, hướng dẫn hồi phục sau phẫu thuật...Phẫu thuật nội soi. Phẫu thuật thoát vị sau mổ thường được thực hiện bằng cách gây mê toàn thân và được thực hiện tại bệnh viện. Phẫu thuật thường được thực hiện bằng phương pháp nội soi, thông qua các vết mổ nhỏ thay vì vết mổ mở truyền thống.Bác sĩ sẽ rạch các vết mổ nhỏ trên thành bụng để đưa ống kính soi và các dụng cụ phẫu thuật vào khoang bụng. Các tạng trong túi thoát vị được đưa vào lại ổ bụng. Phần khiếm khuyết trên thành bụng có thể được khâu lại nếu nhỏ, hoặc đặt lưới nhân tạo che phủ. Lưới này sẽ tồn tại vĩnh viễn, ngăn ngừa tái phát thoát vị.Khi lưới đã được đặt đúng vị trí hoặc cơ đã được khâu, thiết bị phẫu thuật nội soi được lấy ra và các vết mổ nhỏ được khâu lại, chỉ thường được cắt trong lần tái khám tới.Phẫu thuật thoát vị thành bụng bằng robot (robotic surgery)Đây là kỹ thuật phẫu thuật thuộc nhóm phẫu thuật ít xâm hại với mẫu robot điển hình là hệ thống robot da Vinci, mang lại nhiều lợi điểm như đường mổ nhỏ, ít đau, nguy cơ nhiễm trùng thấp, thời gian nằm viện ngắn, thời gian phục hồi nhanh, ít sẹo, ít mất máu, cải thiện kết quả điều trị.Tại nước ta, hệ thống robot da Vinci đang được đầu tư tại một số bệnh viện do việc đầu tư hệ thống này rất tốn kém bao gồm cả về trang thiết bị, đào tạo nhân lực vận hành máy, bác sĩ phẫu thuật, điều dưỡng, dụng cụ, bảo trì...BS Đỗ Minh Hùng - Trưởng khoa Ngoại tổng hợp. Với hơn 25 kinh nghiệm về ngoại khoa và đã được đào tạo để sử dụng “dụng cụ robot cầm tay”, bác sĩ Hùng đã điều trị thành công cho các bệnh nhân thoát vị thành bụng từ đơn bản đến phức tạp, mang hiệu quả điều trị cao với mức chi phí hợp lý.Chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị thành bụng. Hầu hết bệnh nhân thoát vị có thể trở lại hoạt động bình thường trong vòng hai đến bốn tuần. Trong thời gian này, vết mổ cần được bảo vệ bằng cách tránh các hoạt động nặng trong sinh hoạt khiến làm tăng áp lực trong ổ bụng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân thoát vị vết mổ, vì họ dễ bị thoát vị vết mổ và có thể có nguy cơ mắc thoát vị khác tại các vị trí vết mổ mới.Các hoạt động cần hạn chế sau mổ gồm:Đứng lên. Hắt xì. Ho. Táo bón. Nôn. Nâng vật nặng. Nhiều hoạt động được liệt kê có thể là những việc mà bạn sẽ phải thực hiện mỗi ngày mà không thể tránh được. Tuy nhiên, người bệnh cần hạn chế các hoạt động do đây là cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng. Hãy giữ số liên lạc với bác sĩ điều trị của bạn để trong trường hợp bạn nghi ngờ có điều gì đó không ổn thì hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và thăm khám lại. Bài viết tham khảo nguồn: hopkinsmedicine.org, verywellhealth.com healthline.com;;;;; Cơ thể của mỗi người đều được hình thành từ các tế bào mô, cơ, gân, mạch máu,… Vì vậy, khi mang thai, cơ thể thay đổi theo sự phát triển của thai nhi. Bụng của mẹ dần to ra theo từng tuần thai, tỷ lệ thuận với sự phát triển kích thước của em bé. Ngoài ra, sự thay đổi của lượng nước ối trong bụng mẹ cũng khiến vòng 2 của các mẹ to lên từng ngày. Bụng của người mẹ đã dần to lên trong quá trình mang thai Sau sinh nở, nhiều mẹ lần tưởng rằng vòng bụng của bản thân có thể nhỏ lại nhanh chóng, trở về kích thước ban đầu trước khi mang thai, nhưng điều này lại không chính xác. Thực tế, vòng bụng cần từ 9 đến 10 tháng để có thể thu nhỏ dần lại. Nguyên nhân bởi: 1.1. Đẻ mổ xong bụng vẫn to do tử cung chưa trở lại kích thước ban đầu Kể từ khi trứng được thụ tinh, thành công di chuyển tới tử cung, làm tổ, phát triển thành phôi thai và thai nhi, kích thước của tử cung người mẹ cũng không ngừng thay đổi. Những tuần thai đầu tiên, thai phát triển với kích thước chỉ bằng hạt vừng, sau đó lớn dần với kích thước tương đương với một quả cam, cuối cùng đạt kích thước của một quả dưa hấu. Tử cung – nơi nuôi dưỡng thai nhi trong suốt quá trình ở trong bụng mẹ cũng dần giãn ra, to lên. Sau khi em bé được đưa ra ngoài theo hình thức đẻ mổ hoặc đẻ thường, tử cung sẽ dần co hồi lại để trở về kích thước ban đầu của nó. Thông thường, quá trình phục hồi kích thước ban đầu của tử cung mất từ 6 đến 8 tuần. Một số trường hợp mẹ bị sót nhau thai trong tử cung, quá trình co hồi có thể diễn ra lâu hơn do tử cung phải co bóp để đẩy hết nhau còn sót ra ngoài. Theo quá trình phát triển của thai, tử cung cũng dần giãn ra và to lên Bởi vậy, trong thời gian tử cung chưa thể phục hồi kích thước ban đầu, bụng của sản phụ vẫn sẽ to và khó ổn định kích thước. 1.2. Sản phụ bị tách cơ bụng sau đẻ mổ Cơ bụng bị tách, hay còn gọi là xổ bụng, là hiện tượng thường thấy nhiều nhất ở các mẹ sau sinh. Lúc này, hai dải cơ nằm song song ở giữa vùng bụng của sản phụ đã bị tách ra, căng giãn quá mức đến không thể co lại như cũ. Nhiều trường hợp, để có thể xử lý, cải thiện hiệu quả nhất, sản phụ phải nhờ đến phương pháp phẫu thuật tuy đây là giải pháp có rủi ro cao. 1.3. Sản phụ đẻ mổ xong bụng vẫn to do thành bụng bị thoát vị Sau sinh mổ, đẻ mổ, thành bụng của người bệnh có thể bị thoát vị nghiêm trọng, dẫn đến vùng bụng khó về lại kích thước nhỏ gọn ban đầu. Từ vùng da bị sẹo mổ đẻ, một khối mô phình ra xung quanh. Tình trạng này có thể kéo dài tới 6 tháng và đó là thoát vị thành bụng ở sản phụ sau sinh. Thoát vị thành bụng là một trong số những nguyên nhân khiến các mẹ đẻ mổ xong bụng vẫn to Đi kèm với triệu chứng bụng phình to, thoát vị thành bụng sau sinh còn có một số triệu chứng đặc biệt khác như: Làm nhu động ruột khó hoạt động, ảnh hưởng đến ruột non, dễ gây táo bón, khó tiêu và thậm chí đau bụng. Với các mẹ sinh thường, chỉ từ 24 đến 48 giờ đầu, sản phụ có thể tự bước xuống giường để vận động nhẹ nhàng. Còn với mẹ đẻ mổ, cần từ 6 tới 8 tuần để mẹ có thể ổn định vết mổ một chút, mới có thể vận động khéo léo, nhẹ nhàng được. Bởi vậy, thời gian nghỉ ngơi của các mẹ đẻ mổ kéo dài hơn, việc lấy lại vóc dáng bị trì hoãn và càng trở nên khó khăn. Càng lười vận động lâu ngày nào, vòng bụng của các mẹ càng định hình lại muộn hơn ngày đó. Sau sinh vài tuần, nếu đã cảm thấy đỡ đau và khó chịu, các mẹ có thể chủ động vận động nhẹ nhàng, vận động trên giường để nâng cao sức khỏe và sớm cải thiện vòng bụng to sau đẻ. 3. Những gợi ý hữu ích cho mẹ không còn lo việc bụng vẫn to sau đẻ mổ Có rất nhiều cách đã được bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo là có thể làm giảm kích thước vòng bụng sau đẻ mổ. Cụ thể: – Cho con bú mẹ: Thời gian đầu, việc kích thích sữa về nhiều, kích thích tuyến vú hoạt động, mạch máu nuôi dưỡng các nang vú là rất quan trọng. Bởi vậy, các mẹ cần được nạp nhiều năng lượng để chuyển hóa và giúp nang tiết sữa nhiều hơn cho bé bú được đủ mỗi cữ. Những sản phụ nuôi con bằng sữa mẹ, cân nặng, kích thước vòng bụng cũng nhanh về hơn phụ nữ nuôi con bằng sữa công thức. Quá trình bé bú, một loại hormone đặc biệt được sản sinh và kích thích quá trình co bóp của tử cung. Tử cung có trở lại kích thước ban đầu sớm, vòng bụng của mẹ mới nhanh chóng được thu nhỏ lại. – Thường xuyên vận động, tập luyện: Tất cả mọi hoạt động mà sản phụ làm sau sinh đều có thể giúp đốt cháy calo, hỗ trợ quá trình kiểm soát trọng lượng sau sinh và vòng bụng. Sau khi vết mổ phục hồi, lành hẳn, các mẹ có thể thực hiện tập luyện một số bộ môn nhẹ nhàng như đạp xe, đi bộ hoặc vận động tại nhà. Quá trình này kích thích vào các mô cơ đã “ngủ quên” suốt thời gian qua. Các bó cơ, gân cơ sẽ dần lấy lại khả năng đàn hồi và giúp thu nhỏ vùng bụng của chị em sau đẻ mổ. – Chú ý điều chỉnh lại chế độ ăn uống: Điều chỉnh chế độ ăn uống là một trong những cách hiệu quả nhất trong việc kiểm soát cân nặng và vóc dáng sau sinh. Chế độ ăn của các mẹ cần đủ lượng calories cần thiết, có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, tránh để bị đói và hạn chế nạp quá nhiều đồ dầu mỡ. Ngoài ra, các mẹ cũng nên lưu ý ăn nhiều rau xanh, trái cây để hỗ trợ tiêu hóa, tránh táo bón, đầy bụng sau sinh. Sản phụ cần chú ý chế độ ăn uống sau sinh để chóng lấy lại vóc dáng Trên đây là toàn bộ thông tin về vấn đề đẻ mổ xong bụng vẫn to. Việc điều chỉnh lại nhịp sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình cải thiện vóc dáng cũng như sức khỏe sau sinh. Vậy nên, chị em có thể tham khảo một số gợi ý hữu ích để có thêm kinh nghiệm cải thiện vòng bụng trong quá trình phục hồi sức khỏe.;;;;;Sau phẫu thuật, dù phẫu thuật nội soi hay mổ hở, người bệnh cũng cần phải vận động sớm để tránh những tai biến, đồng thời giúp sức khỏe chóng hồi phục. Theo TS-BS Nguyễn Văn Chinh, Trưởng bộ môn Gây mê hồi sức Trường ĐH Y Dược, gây mê làm cho người bệnh bị mất ý thức, cảm giác tạm thời. Việc phục hồi sức khỏe sau mổ có gây mê sẽ chậm hơn mổ gây tê rất nhiều. Thời gian phục hồi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, vận động đúng cách đóng vai trò quan trọng. Cụ thể: Tập thở: thở đúng cách giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn sau mổ. Tuy nhiên, việc hít thở sâu thường làm tăng cảm giác đau khiến người bệnh e ngại; đồng thời không ít người không dám thở mạnh vì cho rằng điều đó sẽ ảnh hưởng đến vết mổ. Đó là quan niệm không đúng. Dù đau, người bệnh cũng cần cố gắng tập hít thở thật sâu vào cả ngực và xuống bụng, giữ hơi rồi tống hết hơi ra ngoài. Điều tuyệt vời là nó sẽ giúp cảm giác đau giảm nhanh hơn và vết thương chóng lành hơn. Đồng thời, người bệnh cũng cần tập ho, khạc để đẩy tiết dịch, đàm ở phổi, đường hô hấp ra ngoài. Vận động cơ: dù chưa thể ngồi dậy, khi nằm người bệnh vẫn có thể cử động tay chân, chỉ đơn giản với việc gồng cơ bắp bằng cách nắm chặt hoặc bóp tay, chân, cơ sẽ căng lên làm ấm cơ thể, khiến mạch máu lưu thông tốt hơn. Nên tập cử động tăng dần, thời lượng cũng tăng lên mỗi ngày; bắt đầu từ bàn chân/tay đến cẳng tay/chân, di chuyển dần vào vai, đùi, háng; kế tiếp là nghiêng người sang trái, phải; ngồi dậy và đi lại. Trường hợp sức khỏe người bệnh kém, bị đau nhiều, với người lớn tuổi thì người nhà tham khảo hướng dẫn của bác sĩ để có hỗ trợ phù hợp. Với những phẫu thuật ở ổ bụng, sau khi vết mổ đã được cắt chỉ và liền da tốt, người bệnh còn cần tập tăng lực cho cơ bụng. Vận động tiêu hóa: với những cuộc mổ không liên quan đến đường tiêu hóa, người bệnh nên sớm ăn uống, ngay cả khi không thèm ăn, để kích thích tiết dịch vị, giúp hệ tiêu hóa sớm hoạt động trở lại. Người bệnh có thể bắt đầu bằng việc uống nước, ăn cháo đường, cháo thịt hoặc xúp. Việc luyện tập phải được tiếp diễn liên tục sau thời gian người bệnh xuất viện. Nên vận động nhẹ nhàng, tránh làm những việc nặng và gắng sức. Nếu thấy đau bất thường thì sớm gặp bác sĩ để được tư vấn.
question_368
Công dụng thuốc Olanzax
doc_368
Olanzax thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần, thường được chỉ định trong bệnh lý tâm thần phân liệt. Đây là thuốc kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa, do đó người bệnh không được tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định. Olanzax có thành phần chính Olanzapine - là thuốc chống loạn thần có hoạt tính dược lý học rộng trên một số hệ receptor của serotonin, dopamine, muscarinic, adrenergic a1, histamine H1. Các nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng cho thấy Olanzapine đã cải thiện các triệu chứng dương tính cũng như âm tính của bệnh lý tâm thần phân liệt.Olanzax hấp thu tốt khi uống qua đường tiêu hóa, đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau 5-8 giờ, không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Thuốc chuyển hóa tại gan, qua được hàng rào máu não, nhau thai và sữa mẹ, cuối cùng thải trừ qua nước tiểu. 2. Chỉ định của thuốc Olanzax Thuốc Olanzax được chỉ định trong các trường hợp bệnh lý sau đây. Bệnh nhân tâm thần phân liệt.Rối loạn lưỡng cực.Bệnh lý tâm thần hưng cảm ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.Cơn kích động, các rối loạn hành vi trong tâm thần phân liệt. 3. Chống chỉ định của thuốc Olanzax Thuốc Olanzax không được sử dụng trong một số trường hợp sau:Bệnh nhân dị ứng với Olanzapine hay bất cứ thành phần nào khác của thuốc.Bệnh lý glocom góc hẹp.Phụ nữ có thai và đang cho con bú không có chỉ định dùng thuốc Olanzax.Lưu ý khi sử dụng thuốc Olanzax:Các triệu chứng được cải thiện sau khi dùng thuốc từ vài ngày đến vài tuần. Trong suốt thời gian dùng thuốc bệnh nhân cần phải được giám sát chặt chẽ.Bệnh nhân sa sút trí tuệ có liên quan đến rối loạn tâm thần và/ hoặc rối loạn hành sử dụng Olanzax có thể tăng tỷ lệ tử vong do đột quỵ.Bệnh nhân Parkinson, động kinh có các biểu hiện rối loạn tâm thần và/ hoặc rối loạn hành vi kèm theo không nên sử dụng Olanzax.Khi có các dấu hiệu của hội chứng an thần kinh ác tính (NMS) ngưng sử dụng tất cả các thuốc chống loạn thần, kể cả Olanzax.Theo dõi, kiểm tra thường xuyên ở những bệnh nhân tăng đường huyết, đái tháo đường khi sử dụng thuốc.Các thuốc chống loạn thần có nguy cơ làm thay đổi lipid máu, vì vậy cần theo dõi thường xuyên, đặc biệt là bệnh nhân có tiền căn rối loạn lipid máu, nguy cơ huyết khối tĩnh mạch.Olanzax tác dụng lên các receptor kháng cholinergic, vì vậy thận trọng khi dùng cho bệnh nhân phì đại tiền liệt tuyến, liệt ruột và các tình trạng liên quan.Bệnh nhân chức năng gan suy giảm, tăng men gan, tổn thương tế bào gan, ứ mật cần cân nhắc lợi ích khi dùng thuốc.Bệnh nhân có các bệnh lý tim mạch như hội chứng QT kéo dài bẩm sinh, suy tim sung huyết, phì đại tim, hạ kali máu hoặc hạ magie máu theo dõi chặt chẽ biểu hiện trên ECG (điện tâm đồ) khi dùng thuốc. 4. Tương tác thuốc của Olanzax Dùng chung Olanzax với Levomethadyl nguy cơ độc tính trên cơ tim, kéo dài khoảng QT, gây xoắn đỉnh.Dùng chung Olanzax với Metoclopramid do tăng nguy cơ xuất hiện hội chứng ngoại tháp, hội chứng an thần kinh ác tính.Phối hợp thuốc với Diazepam, Dopamin, Adrenalin làm tăng nguy cơ hạ huyết áp tư thế.Olanzax bị giảm nồng độ trong máu khi dùng chung với các thuốc cảm ứng CYP1A2 (Carbamazepin, Phenobarbital, Phenytoin, Rifampicin, Omeprazol); tăng chuyển hóa khi hút thuốc lá.Than hoạt tính làm giảm sinh khả dụng của Olanzax.Rượu bia, thực phẩm có cần có thể gây ức chế thần kinh trung ương khi phối hợp với Olanzax. 5. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Olanzax Cách dùng:Olanzax được bào chế dưới dạng viên nén. Uống nguyên viên có thể cùng hoặc không cùng với thức ăn.Liều dùng ở người lớn:Tâm thần phân liệt: Liều khởi đầu: 1-2 viên (5mg)/lần/ngày; Liều duy trì: 2-4 viên (5mg)/lần/ngày; Liều tối đa: 4 viên (5mg)/ngày; Thời gian điều chỉnh liều phải trên 7 ngày.Rối loạn lưỡng cực, đợt hưng cảm cấp hay hỗn hợp: Liều khởi đầu: 2-3 viên (5mg)/lần/ngày; Liều tối đa là 4 viên (5mg)/lần/ngày; Thời gian chỉnh liều cách nhau 24 giờ, tăng liều 1 viên (5mg)/ lần.Liều dùng ở trẻ em 12 đến dưới 18 tuổi:Tâm thần phân liệt hoặc bệnh rối loạn lưỡng cực: Liều bắt đầu 1⁄2 - 1 viên (5mg)/lần/ngày; Liều điều trị: 2 viên (5mg)/lần/ngày; Liều tối đa 4 viên (5mg)/ngày.Chỉnh liều từ 1⁄2 - 1 viên (5mg)/ lần. 6. Tác dụng phụ của thuốc Olanzax Tác dụng phụ thường gặp:Ngủ gà, hội chứng ngoại tháp.Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, ác mộng, sảng khoái, hưng cảm, hay quên.Đau đầu, chóng mặt.Rối loạn phát âm, khó nuốt.Khó tiêu, tăng cân, khô miệng, thèm ăn, buồn nôn, nôn.Tăng men gan (SGPT).Yếu cơ, run, có thể ngã đặc biệt ở người cao tuổi.Hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, đau tức ngực, phù ngoại vi.Tăng cholesterol máu, tăng prolactin máu, tăng đường huyết, chảy máu đường tiết niệu.Giảm thị lực, viêm kết mạc.Tác dụng phụ ít gặp:Giảm bạch cầu.Rối loạn nhịp chậm, kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ.Tăng nhạy cảm với ánh sáng.Động kinh.Tác dụng phụ hiếm gặp:Viêm tụy.Hội chứng an thần kinh ác tính (sốt cao, vã mồ hôi, loạn nhịp tim,...).Nguy cơ tự tử.Phản ứng phản vệ.Tóm lại, Olanzax là thuốc chống loạn thần được chỉ định trong bệnh lý tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực. Thuốc gây ra nhiều tác dung không mong muốn nguy hiểm cho cơ thể, vì vậy khi dùng thuốc cần chỉ định và theo dõi nghiêm ngặt của bác sĩ chuyên khoa.
doc_41895;;;;;doc_49925;;;;;doc_24701;;;;;doc_19107;;;;;doc_27717
Egolanza thuộc nhóm thuốc chống loạn thần, được sử dụng để điều trị trong trường hợp tâm thần phân liệt. Tham khảo cách dùng thuốc Egolanza thông qua bài viết dưới đây để hiểu hơn về công dụng của thuốc. Thuốc Egolanza được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, có thành phần chính là Olanzapine (dưới dạng Olanzapine dihydrochloride trihydrate) hàm lượng 10mg.Olanzapine là thuốc chống loạn thần không điển hình và là dẫn chất của dibenzodiazepin. Thuốc có các đặc tính dược lý khác với các thuốc chống loạn thần điển hình (dẫn chất của phenothiazin, butyrophenon) như ít gây hội chứng ngoại tháp, giảm tăng tiết prolactin, ít gây rối loạn vận động khi điều trị kéo dài.Cơ chế chống loạn thần của olanzapine còn chưa được làm sáng tỏ. Cơ chế này có liên quan đến tính chất đối kháng với các thụ thể serotonin typ 2, 3, 6 và dopamin trên thần kinh trung ương của thuốc. Olanzapine còn ức chế thụ thể D2 của dopamin, vì vậy giúp làm ổn định tính khí.Olanzapine còn đối kháng với các thụ thể muscarin (M1, M2, M3, M4 và M5). Tác dụng kháng cholinergic của olanzapine vừa làm giảm nguy cơ xuất hiện hội chứng ngoại tháp, vừa liên quan đến một số tác dụng phụ khác của thuốc.Ngoài ra thuốc còn có tác dụng đối kháng với thụ thể histamin H1 và thụ thể alpha - 1 adrenergic, do đó có thể gây ngủ gà, hạ huyết áp tư thế khi dùng thuốc. Thuốc Egolanza được sử dụng trong các trường hợp sau:Tâm thần phân liệt, bệnh lưỡng cực: Đợt cấp hưng cảm hay hỗn hợp, kích động cấp do tâm thần phân liệt hoặc bệnh lưỡng cực, bệnh lưỡng cực chu kỳ nhanh.Đơn trị liệu tâm thần hưng cảm ở người lớn và trẻ em 12 – 18 tuổi (dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa).Không sử dụng thuốc Egolanza trong các trường hợp sau:Người mẫn cảm với Olanzapine. Glocom góc hẹp. Phụ nữ đang mang thai và cho con bú 3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Egolanza 3.1. Liều dùng. Liều lượng thuốc Egolanza phụ thuộc vào từng đối tượng và tình trạng bệnh:Người lớn. Tâm thần phân liệt: Liều khởi đầu uống 5 – 10mg/lần/ngày, có thể tăng khoảng 5mg/ngày trong 5 – 7 ngày cho tới liều đích 10mg/ngày. Giai đoạn sau điều chỉnh liều thường phải cách nhau ít nhất 7 ngày, tăng hoặc giảm 5m/ngày cho tới liều tối đa là 20mg/ngày. Liều duy trì: 10 – 20mg/lần/ngày.Bệnh lưỡng cực, đợt hưng cảm cấp hay hỗn hợp:Đơn trị liệu: Khởi đầu 10 – 15mg/lần/ngày, có thể tăng 5mg/ngày cách nhau tối thiểu 24 giờ. Liều duy trì 5 – 20mg/ngày. Liều tối đa là 20 mg/ngày.Liệu pháp phối hợp (với valproat hoặc lithi): Khởi đầu 10mg/lần/ngày, liều dùng có thể từ 5 – 20mg/ngày.Điều trị đợt cấp hưng cảm (phối hợp với fluoxetin): Liều khởi đầu olanzapine 6mg và fluoxetin 25mg.Người cao tuổi: Khởi đầu dùng 2,5 – 5mg, sau 2 giờ có thể tăng thêm 2,5 – 5mg nếu cần thiết.Trẻ từ 13 – 17 tuổi: Liều khởi đầu 2,5 – 5mg/lần/ngày. Liều mục tiêu 10mg/ngày. Có thể chỉnh liều tăng hoặc giảm 2,5mg hoặc 5mg. Liều tối đa 20 mg/ngày.Trẻ em dưới 13 tuổi: Độ an toàn và hiệu quả của thuốc chưa được kiểm chứng.Không cần chỉnh liều thuốc với người suy giảm chức năng thận.Cần điều chỉnh liều với bệnh nhân suy gan, cần theo dõi chặt đối tượng này.3.2. Cách dùng thuốc. Thuốc dùng đường uống, không phụ thuộc vào bữa ăn, nên uống nguyên viên với nước và dùng thuốc vào cùng một khoảng thời gian mỗi ngày. 4. Tác dụng phụ của thuốc Egolanza Khi sử dụng thuốc Egolanza có thể gặp một số tác dụng không mong muốn sau:Thần kinh trung ương: Hội chứng ngoại tháp, ngủ gà, mất ngủ, chóng mặt, rối loạn phát âm, sốt, ác mộng, hưng cảm. Rối loạn tiêu hóa: Khô miệng, buồn nôn, nôn, khó tiêu, táo bón, tăng cảm giác thèm ăn, tăng cân. Tăng men gan ALT, ASTYếu cơ, run (thận trọng ở người lớn tuổi)Đau ngực, hạ huyết áp, nhịp nhanh, phù ngoại vi. Rối loạn nội tiết - chuyển hóa: Tăng cholesterol máu, tăng đường huyết, tăng prolactin máu. Viêm kết mạc, giảm thị lực. Giảm bạch cầu và giảm bạch cầu trung tính. Kéo dài khoảng QT trên hình ảnh điện tâm đồĐộng kinh, tăng nhạy cảm với ánh sáng. 5. Tương tác với thuốc Egolanza Khi sử dụng phối hợp Egolanza có thể tương tác với một số thuốc sau:Không nên dùng đồng thời olanzapine với levomethadyl do tăng nguy cơ gây độc tính trên tim (khoảng QT kéo dài, xoắn đỉnh, ngừng tim), cũng không phối hợp với metoclopramid do tăng nguy cơ dẫn đến hội chứng ngoại tháp, hội chứng an thần kinh ác tính.Dùng đồng thời với các thuốc ức chế thần kinh trung ương như rượu, các dẫn chất benzodiazepin làm tăng tác dụng hạ huyết áp tư thế của olanzapine.Không nên dùng đồng thời olanzapine với dopamin, adrenalin hoặc các thuốc tác động trên thụ thể beta giao cảm khác vì có khả năng làm nặng thêm tình trạng hạ huyết áp do tác dụng ức chế thụ thể alpha của olanzapine.Các thuốc ức chế CYP450 (cafein, erythromycin, ciprofloxacin, cimetidin, quinidin, một số thuốc chống trầm cảm như fluvoxamine) làm tăng tác dụng và độc tính của thuốc.Các thuốc gây cảm ứng CYP450 (carbamazepin, phenobarbital, phenytoin, rifampicin, omeprazol, nicotin) làm giảm nồng độ và tác dụng của olanzapine trong máu.Olanzapin làm tăng tác dụng của các thuốc kháng cholinergic (khô miệng, táo bón, bí tiểu, rối loạn thị giác, an thần), ngoài ra còn làm tăng tác dụng hạ áp của các thuốc hạ huyết áp.Olanzapine không nên dùng đồng thời với các thuốc điều trị Parkinson do có thể làm giảm tác dụng thuốc. 6. Lưu ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Egolanza Khi sử dụng thuốc Egolanza cần thận trọng các vấn đề sau:Thận trọng với người cao tuổi bị rối loạn tâm thần liên quan đến sa sút trí tuệ do tăng nguy cơ tử vong, chủ yếu do nguyên nhân tim mạch (đột tử, suy tim) hay nhiễm khuẩn (viêm phổi).Trẻ em từ 13 - 17 tuổi có nguy cơ tăng cân và tăng lipid máu cao hơn so với người lớn, vì vậy cần đánh giá nguy cơ và theo dõi chặt chẽ khi dùng thuốc.Thận trọng khi sử dụng cho người phì đại tuyến tiền liệt lành tính, glocom góc hẹp hoặc người có tiền sử liệt ruột do tác dụng kháng cholinergic của thuốc.Thận trọng khi sử dụng cho người mắc bệnh tim, bệnh mạch máu não hoặc các bệnh lý có nguy cơ gây hạ huyết áp (giảm thể tích tuần hoàn, mất nước, đang được điều trị bằng các thuốc hạ huyết áp) do tăng nguy cơ gây hạ huyết áp tư thế kèm theo nhịp tim chậm, ngất hay ngừng nút xoang.Thuốc có tác dụng an thần vì vậy cần thận trọng với nguy cơ giảm tập trung và hoạt động vận động liên quan đến thuốc.Thận trọng khi sử dụng cho người bệnh đái tháo đường do nguy cơ gây tăng đường huyết, thậm chí có thể không kiểm soát được khi đã ngừng thuốc, vì vậy cần theo dõi đường huyết trong quá trình điều trị.Thận trọng với người suy giảm chức năng gan hoặc đang sử dụng các thuốc gây độc với gan.Thận trọng với người có tiền sử chấn thương vùng đầu, động kinh hoặc đang điều trị bằng các thuốc có khả năng làm giảm ngưỡng động kinh.Tính an toàn của thuốc trên phụ nữ có thai chưa được kiểm chứng, nên cần thận trọng và chỉ sử dụng thuốc khi đã cân nhắc kĩ giữa nguy cơ và lợi ích trước khi chỉ định cho đối tượng này.Thuốc có thể bài tiết qua sữa mẹ, gây ức chế thần kinh trung ương ở trẻ bú mẹ, do đó không nên dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú hoặc không cho con bú khi phải dùng thuốc cho người mẹ.Trong quá trình dùng thuốc thận trọng khi lái xe hay vận hành máy móc do thuốc có thể gây chóng mặt, buồn ngủ.Ngoài những thông tin trên nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về thuốc Egolanza, người bệnh có thể liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.;;;;;Thuốc Forcimax có chứa thành phần hoạt chất chính là Acid alendronic dưới dạng alendronat natri với hàm lượng 70mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là thuốc thuộc nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm phi Steroid có công dụng phòng và điều trị loãng xương. Thuốc Forcimax được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, phù hợp sử dụng theo đường uống trực tiếp. Quy cách đóng gói là hộp thuốc gồm 1 vỉ chứa 2 viên hoặc hộp thuốc gồm 2 vỉ.1.1. Dược lực học của hoạt chất Alendronate:Hoạt chất chính Alendronate là một Amino Bisphosphonate tổng hợp, một chất đồng đẳng của Pyrophosphate, có tác dụng ức chế tiêu xương đặc hiệu. Khác với Pyrophosphate nhưng giống Etidronat và Pamidronate, dược chất Alendronat không bị các men Phosphatase thủy phân.1.2. Dược động học của hoạt chất Alendronate:Hoạt chất Alendronate được hấp thu kém sau khi uống. Thức ăn, các chất chứa Calci hay Cation đa hóa trị làm giảm sự hấp thu thuốc.Khả dụng sinh học khoảng 0,4% khi uống thuốc trước khi ăn 30 phút; và hầu như không đáng kể nếu uống trong vòng 2 giờ sau khi ăn. Khoảng 78% thuốc được hấp thu liên kết với protein huyết tương.Thuốc không bị chuyển hoá; khoảng một nửa thuốc được hấp thu đào thải ra ngoài qua nước tiểu; nửa còn lại được giữ ở lại xương trong một thời gian dài. Thuốc Forcimax có công dụng trong điều trị và phòng ngừa loãng xương đối với phụ nữ trong giai đoạn sau mãn kinh và làm tăng chất xương đối với đàn ông bị loãng xương. 3. Cách dùng và liều dùng của thuốc Forcimax Cách dùng và liều dùng của thuốc Forcimax như sau:3.1. Cách dùng thuốc Forcimax:Thuốc Forcimax được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, phù hợp sử dụng theo đường uống trực tiếp.Uống thuốc Forcimax vào thời điểm sau khi thức dậy vào buổi sáng với 1 lượng nước khoảng 180 – 240 ml (không dùng nước khoáng), nên uống thuốc ít nhất 30 phút trước khi ăn hoặc trước khi dùng với thuốc khác trong ngày.Sau khi uống thuốc Forcimax nên ngồi hoặc đứng thẳng trong vòng ít nhất 30 phút.Không uống thuốc Forcimax với nước trà, cà phê, nước trái cây hoặc những loại chất lỏng khác.3.2. Liều dùng của thuốc Forcimax:Điều trị loãng xương đối với phụ nữ sau mãn kinh: Uống 70mg/ lần, mỗi tuần 1 lần.Điều trị làm tăng chất xương đối với đàn ông bị loãng xương: Uống 70mg/ lần, mỗi tuần 1 lần; nếu quên uống thì uống bù vào sáng ngày hôm sau khi nhớ; không uống 2 liều liên tiếp trong một ngày.Dự phòng loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh: Uống 35mg/ lần/ tuần.3.3. Xử lý khi quá/ quên liều thuốc Forcimax. Trong trường hợp quá liều thuốc: Hiện nay, không có thông tin đặc hiệu về điều trị quá liều hoạt chất Alendronate. Nên sử dụng sữa và các thuốc trung hòa Acid dạ dày để gắn kết Alendronat. Do nguy cơ kích ứng thực quản, không được sử dụng biện pháp gây nôn và người bệnh vẫn phải ngồi thẳng đứng. Lọc máu không có hiệu quả để loại thải hoạt chất Alendronat ra khỏi máu.Trong trường hợp quên liều: Hiện nay thì thông tin cách xử lý khi quên liều đang được cập nhật. 4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Forcimax Bên cạnh các tác dụng điều trị bệnh của thuốc, trong quá trình điều trị bằng thuốc Forcimax người bệnh cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như:Tác dụng phụ thường gặp, cụ thể như:Với hệ thần kinh trung ương: Đau nhức đầu;Tiêu hóa: Đầy hơi, trào ngược acid, viêm loét thực quản, nuốt khó, chướng bụng hay tiêu chảy.Tác dụng phụ ít gặp, bao gồm:Da: Phát ban, ban đỏ;Tiêu hóa: Viêm dạ dày.Tác dụng phụ hiếm gặp, gồm:Dị ứng với hoạt chất Alendronate nói riêng và Bisphosphonat nói chung;Ảo thính, rối loạn thị giác;Hoại tử xương hàm, hư khớp hàm;Có thể gãy xương đùi khi dùng thuốc kéo dài.Trên đây không phải bao gồm đầy đủ tất cả những tác dụng ngoài ý muốn có thể gặp phải của loại thuốc này. Bạn cũng có thể có nguy cơ gặp những tác dụng phụ khác không liệt kê ở trên. Bạn cần chú ý chủ động thông báo cho bác sĩ điều trị để nhận được những tư vấn y tế về tác dụng bất lợi trong quá trình sử dụng thuốc Forcimax. 5. Tương tác của thuốc Forcimax Tương tác của thuốc Forcimax có thể làm thay đổi khả năng hoạt động hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Bạn cần chú ý chủ động liệt kê cho bác sĩ điều trị thông tin về những sản phẩm thảo dược hoặc sản phẩm thực phẩm chăm sóc sức khỏe, những loại thuốc được kê đơn hoặc thuốc không kê đơn mà bạn đang sử dụng để hạn chế tối đa những tương tác thuốc có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe của người sử dụng loại thuốc này.Tương tác của thuốc Forcimax với thực phẩm, đồ uống: Khi sử dụng loại thuốc này với các loại thực phẩm hoặc thức uống có chứa cồn như rượu, bia hay thuốc lá... Nguyên nhân là do các thành phần có trong những loại thực phẩm, đồ uống cũng có chứa những loại hoạt chất khác nên có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng đối kháng hoặc gia tăng tác dụng hiệp đồng với loại thuốc này. Bạn cần chủ động đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Forcimax hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về cách sử dụng loại thuốc Forcimax đồng thời cùng với các loại thức ăn, thức uống có chứa cồn hay hút thuốc lá. 6. Một số chú ý khi sử dụng thuốc Forcimax Trong quá trình sử dụng thuốc Forcimax, người bệnh cần đặc biệt lưu ý:Không sử dụng thuốc Forcimax trong các trường hợp cụ thể như sau:Người có cơ địa nhạy cảm hay quá mẫn với hoạt chất chính Phosphonate và một trong các thành phần của thuốc.Người bị mắc bệnh thực quản làm chậm di chuyển thức ăn qua thực quản như do chít hẹp hoặc rối loạn nhu động thực quản.Người bị hạ canxi trong máu.Người không có khả năng đứng hoặc ngồi thẳng trong thời gian ít nhất 30 phút.Phụ nữ có thai.Người bị suy thận nặng.Đây là chống chỉ định tuyệt đối, hay được hiểu là dù trong bất kỳ trường hợp nào thì những chống chỉ định này cũng không thể linh động trong việc điều trị hoặc sử dụng với loại thuốc này. Để đảm bảo an toàn và tính hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh, bạn chú ý tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị về liều dùng và cách dùng thuốc.Bảo quản thuốc Forcimax ở những nơi khô ráo, trong đồ bao gói kín, tránh ẩm và tránh ánh sáng trực tiếp. Bên cạnh đó, cần phải bảo quản thuốc Forcimax tránh xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi trong gia đình. Tuyệt đối không sử dụng thuốc Forcimax khi đã hết hạn sử dụng, chảy nước, méo mó, hay có dấu hiệu bị biến đối chất. Tham khảo thông tin từ các công ty xử lý môi trường để biết cách thức tiêu hủy thuốc. Tuyệt đối không được vứt hoặc xả thẳng thuốc thẳng xuống bồn cầu hoặc hệ thống đường ống dẫn nước.Thuốc Forcimax có thành phần hoạt chất chính là Acid alendronic dưới dạng alendronat natri với hàm lượng 70mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là thuốc thuộc nhóm chống viêm phi Steroid tác dụng phòng và điều trị bệnh loãng xương. Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình điều trị và hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra thì người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ điều trị và dược sĩ chuyên môn.;;;;;Thuốc Oliza -10 chứa thành phần chính là Olanzapine. Đây là thành phần quan trọng được kê đơn và chỉ định điều trị duy trì bệnh tâm thần phân liệt, cũng như các bệnh loạn thần khác. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích về loại thuốc này. 1. Công dụng của thuốc Oliza -10 Thuốc Oliza 10 mg tablet được chỉ định trong điều trị các bệnh lý tâm thần phân liệt & các loạn thần khác có các biểu hiện rõ rệt của các triệu chứng dương tính hoặc âm tính.Tuy nhiên, với các trường hợp sau, thuốc không được phép kê đơn nhằm tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh:Bệnh nhân dị ứng với thành phần thuốc. Glaucoma góc hẹp. Chị em đang trong giai đoạn thai kỳ. Phụ nữ cho con bú. Trẻ em dưới 13 tuổi.Bệnh nhân từ 13 -17 tuổi chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết và có sự giám sát của người lớn. 2. Liều dùng và cách dùng thuốc Oliza -10 2.1. Liều dùng. Tùy theo mục đích điều trị bệnh cũng như tình trạng, độ tuổi của người bệnh mà bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng thuốc khác nhau. Cụ thể:Liều dùng đối với người lớn:Tâm thần phân liệt: Liều khởi đầu khuyến cáo là 5 -10 mg/ngày. Sau đó tăng khoảng 5 mg/ngày trong vòng 5 - 7 ngày cho tới liều đích 10 mg/ ngày. Liều duy trì: 10 - 20 mg x 1 lần/ngày.Đợt hưng cảm:Nếu sử dụng đơn trị liệu, liều khởi đầu là 10 -15 mg/ngày uống 1 lần. Liều duy trì là 5 - 20 mg/ngày. Liếu tối đa khuyến cáo 20 mg/ngày.Nếu liệu pháp phối hợp: Liều khởi đầu 10-15 mg/ ngày, uống 1 lần. Liều dùng có thể dao động trong phạm vi: 5 - 20 mg/ngày.Phòng ngừa tái phát rối loạn lưỡng cực: Khoảng liều là 5 - 20 mg/ngày.Liều dùng đối với đối tượng đặc biệt:Người lớn tuổi có thể dùng liều 5 mg/ngày để khởi đầu.Bệnh nhân suy thận và/hoặc suy gan: 5 mg/ ngày để khởi đầu.2.2. Cách dùng. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang nên được dùng bằng đường uống. Người bệnh có thể dùng cùng hoặc không cùng với thức ăn, người bệnh nên nuốt nguyên viên với nước và nên dùng thuốc vào cùng một khoảng thời gian mỗi ngày. 3. Tác dụng phụ thuốc Oliza -10 Thuốc Oliza -10 có thể gây ra các tác dụng phụ từ nhẹ đến nghiêm trọng, mặc dù trước khi kê đơn bác sĩ đã cân nhắc các lợi ích cũng như rủi ro mà thuốc đem lại.Nhiều chuyên gia lo lắng, người bệnh có thể gặp phải tác dụng phụ tự tử do dùng thuốc. Bởi, vốn những bệnh nhân tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực đã có tâm lý cực đoan dẫn có xu hướng tự tử. Cho nên khi sử dụng Oliza -10, các bệnh nhân này cần được theo dõi sát sao và tránh trường hợp quá liều.Nguy cơ sa sút trí tuệ cũng có thể xảy ra do quá trình sử dụng Oliza -10.Bệnh nhân dùng loại thuốc này tăng nguy cơ mắc chứng bệnh Parkinson và ảo giác.Đã ghi nhận trường hợp người bệnh gặp phải hội chứng an thần kinh ác tính khi dùng olanzapin.Tăng glucose huyết và đái tháo đường - đây là một phản ứng phụ ít gặp ở người bệnh dùng thuốc Oliza-10.Thay đổi lipid huyết: Olanzapin có thể gây thay đổi lipid huyết. Tăng cân: Hậu quả của việc tăng cân nên được xem xét trước khi bắt đầu điều trị. Theo dõi cân nặng thường xuyên.Hoạt tính kháng cholinergic: Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt, glaucom góc hẹp hoặc liệt ruột và các tình trạng liên quan do tác dụng kháng cholinergic của thuốc.Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn khác như: Giảm bạch cầu, huyết khối, co giật, rối loạn vận động muộn, hạ huyết tư thế, tăng thân nhiệt... 4. Tương tác thuốc Oliza -10 tablet Tương tác thuốc có thể làm giảm tác dụng của thuốc Oliza -10 tablet, hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Hãy thông báo cho bác sĩ về tất cả những loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng bao gồm thuốc không kê đơn, vitamin, thuốc được kê theo đơn và các sản phẩm thảo dược. Khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ không nên tự ý bắt đầu, dừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào.Dưới đây là một số thuốc có thể gây tương tác với thuốc Oliza -10:Thành phần olanzapin trong thuốc khi kết hợp với levomethadyl sẽ tăng nguy cơ độc tính trên tim với metoclopramid do tăng nguy cơ xuất hiện hội chứng ngoại tháp, hội chứng an thần kinh ác tính.Dùng chung Oliza -10 với Diazepam làm tăng nguy cơ hạ huyết áp tư thế.Kết hợp Oliza -10 với các thuốc cảm ứng CYP1A2 (carbamazepin, phenobarbital, phenytoin, rifampicin, omeprazol) làm giảm nồng độ olanzapin.Than hoạt tính làm giảm sinh khả dụng cùa olanzapin dùng đường uống khoảng 50 - 60% và nên được dùng ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi dùng olanzapin.Các thuốc Warfarin, Antacid (nhôm, magnesi) hoặc cimetidin không ảnh hưởng đáng kể đến dược động học của olanzapin.Olanzapin có thể đối kháng với tác dụng của levodopa và các chất chủ vận dopamin.Olanzapin làm tăng tác dụng (táo bón, khô miệng, an thần, bí tiểu, rối loạn thị giác) của thuốc kháng cholinergic, làm tăng tác dụng hạ huyết áp của các thuổc chống tăng huyết áp.Thuốc Oliza -10 chứa thành phần chính là Olanzapine. Đây là thành phần quan trọng được kê đơn và chỉ định điều trị duy trì bệnh tâm thần phân liệt, cũng như các bệnh loạn thần khác.;;;;;1. Công dụng thuốc Delazinc Delazinc là thuốc bôi dạng kem với thành phần chính là oxit kẽm. Kẽm oxit được biết đến là thành phần giúp điều trị và ngăn ngừa các vấn đề về da nói chung và tình trạng hăm tã nói riêng một cách hiệu quả. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng bảo vệ da khỏi nguy cơ bị ẩm ướt và kích ứng do sử dụng tã. Kẽm oxit là một thuốc không kê đơn (OTC) và có sẵn ở nhiều dạng chế phẩm khác nhau như: kem bôi, thuốc mỡ, miếng dán, gel, xịt nước,... 2. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Delazinc Cách sử dụng thuốc Delazinc. Thuốc Delazinc chỉ được sử dụng ngoài da, không dùng thuốc để nhỏ mắt hoặc để thuốc tiếp xúc với vùng niêm mạc.Các bước sử dụng thuốc Delazinc đúng cách:Trước và sau khi sử dụng thuốc Delazinc, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước.Sử dụng xà phòng nhẹ và nước để nhẹ nhàng làm sạch vùng mặc tã và để khô tự nhiên.Bôi một lượng kem Delazinc vừa đủ vào vùng tiếp xúc với tã vào mỗi lần thay tã và vệ sinh cho bé.Liều dùng thuốc Delazinc. Liều lượng sử dụng thuốc Delazinc sẽ phụ thuộc vào từng bệnh nhân khác nhau. Người bệnh hoặc bố mẹ trẻ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc hướng dẫn sử dụng của thuốc. Các thông tin về liều dùng chỉ là các liều trung bình của thuốc và chỉ mang tính chất tham khảo, nếu hướng dẫn của bác sĩ khác thì bạn không nên thay đổi nó.Lượng thuốc bạn dùng bao gồm số liều bạn dùng mỗi ngày, thời gian giữa các lần dùng thuốc, thời gian dùng thuốc kéo dài bao lâu phụ thuộc vào nồng độ của thuốc và tình trạng sức khỏe của bạn.Đối với dạng kem dùng tại chỗ để phòng ngừa và điều trị hăm tã : bôi lên vùng da bị ảnh hưởng nếu cần thiết sau mỗi lần thay tã cho đến khi tình trạng được cải thiện. 3. Tác dụng phụ của thuốc Delazinc Cùng với các tác dụng chính, thuốc Delazinc cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn cho người bệnh trong quá trình sử dụng. Nếu người bệnh hoặc người chăm sóc phát hiện các dấu hiệu này, cần thông báo cho bác sĩ điều trị để được hướng dẫn.Bạn cần ngay lập tức khám bác sĩ nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào sau đây:Nổi mề đay. Ngứa. Phát ban da. Tình trạng hăm tã trở nên nghiêm trọng hơn. Một số tác dụng phụ nhẹ có thể tự biến mất trong quá trình điều trị và thường không cần chăm sóc y tế khi bạn được điều chỉnh việc dùng thuốc. Bên canh đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết cách ngăn ngừa hoặc giảm triệu chứng của một số tác dụng phụ. 4. Những lưu ý trước khi sử dụng thuốc Delazinc Trước khi quyết định sử dụng thuốc Delazinc, hãy thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe và dị ứng của bạn để được hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý.Dị ứng. Hãy nói cho bác sĩ nếu bạn đã từng có bất kỳ tình trạng dị ứng hoặc phản ứng bất thường nào đối với thuốc Delazinc hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác. Tình trạng dị ứng với chất kỳ chất nào khác như thực phẩm, chất bảo quản, thuốc nhuộm hoặc lông động vật cũng cần được thông báo với bác sĩ điều trị của bạn. Ngoài ra, bạn cũng cần phải đọc kỹ các thành phần của thuốc được ghi trên nhãn đối với các sản phẩm không kê đơn để phòng ngừa nguy cơ dị ứng có thể xảy ra.Tuổi. Hiện tại, không có thông tin về mối liên quan của tuổi tác người sử dụng trong việc sử dụng kem oxit kẽm.Tương tác thuốc. Trong khi một số loại thuốc tuyệt đối không được sử dụng cùng nhau thì những loại thuốc khác nhau có thể được sử dụng cùng nhau và có thể phải cần thay đổi liều hoặc áp dụng các biện pháp phòng ngừa khác. Vì vậy, hãy nói cho bác sĩ những loại thuốc mà bạn đang dùng kể cả thuốc kê đơn hoặc không kê đơn để được tư vấn sử dụng thuốc hợp lý nhằm đem lại hiệu quả và phòng ngừa tình trạng tương tác thuốc.Nếu bạn đang sử dụng những thực phẩm đặc biệt, thuốc lá hoặc rượu thì hãy thảo luận với bác sĩ về việc sử dụng thuốc của bạn với thực phẩm, thuốc lá hoặc rượu.Các vấn đề sức khỏe khác: thông báo cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác, nhất là: da bị vết thương hở, nhiễm trùng da tại hoặc gần nơi bị hăm, vết loét lớn, chấn thương da nghiêm trọng tại nơi bị hăm,...Bảo quản thuốc: Thuốc Delazinc cần được bảo quản trong một thùng chứa kín ở nhiệt độ phòng, tránh xa khu vực có nhiệt độ cao, độ ẩm cao và ánh sáng trực tiếp. Giữ thuốc Delazinc xa tầm tay trẻ em.Nếu sau 7 ngày sử dụng thuốc Delazinc mà các triệu chứng của bạn hoặc con bạn không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy kiểm tra lại với bác sĩ của bạn.Tóm lại, Delazinc là thuốc bôi ngoài da với thành phần chính là kẽm oxit giúp điều trị hiệu quả đối với tình trạng hăm tã cũng như phòng ngừa kích ứng và ẩm ướt do mang tã gây ra. Delazinc là thuốc không kê đơn, tuy nhiên bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trong quá trình sử dụng để giúp mang lại hiệu quả và phòng ngừa các tác dụng phụ không mong muốn.;;;;;1. Tìm hiểu công dụng thuốc Olanxol Olanxol thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần, có tác dụng trong việc điều trị các bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực. Thuốc chứa chứa thành phần Olanzapin 10 mg cùng lượng tá dược vừa đủ.Thuốc Olanxol là thuốc kê đơn, dùng được cho cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn khi đã được kiểm tra sức khỏe. 2. Liều dùng thuốc Olanxol Trước khi sử dụng thuốc Olanxol bệnh nhân nên tham khảo dùng thuốc có hàm lượng 5 mg, 15 mg để phù hợp với từng chỉ định.Người lớn mắc bệnh tâm thần phân liệt. Theo khuyến cáo liều khởi đầu nên là 5 – 10 mg/ngày và liều mục tiêu có thể là 10 mg/ngày. Với liều 10 mg/ngày cần được thực hiện từng đợt cách nhau không dưới 1 tuần.Người mắc bệnh hưng cảm:Khuyến cáo liều từ 10 - 15 mg/ngày. Người bệnh có thể được tư vấn điều chỉnh liều 5mg cách nhau không dưới 24 giờ nếu cần thiết. Nếu có sự đáp ứng có thể điều trị tiếp tục với liều tương tự để phòng ngừa tái phát.Với mục đích ngăn ngừa tái phát cơn trầm cảm liều khuyến cáo bắt đầu 10 mg/ngày.Đối tượng trẻ em:Riêng với đối tượng trẻ em thì hiện nay chưa có nhiều báo cao. Vì thế, khi có ý định sử dụng thuốc cho đối tượng này người bệnh nên trao đổi kỹ hơn với bác sĩ điều trị.Đối tượng người cao tuổi. Người cao tuổi nếu có bệnh lý nền hay các yếu tố lâm sàng không thuận lợi có thể sử dụng liều khởi đầu thấp là 5 mg nhưng cũng cần có chỉ định từ người có chuyên môn.Thuốc nên được dùng bằng đường uống trực tiếp, có thể uống trước hoặc sau bữa ăn đều được.Trong quá trình dùng thuốc nếu quên liều cần uống ngay sau khi nhớ ra. Nếu thời điểm quên gần đến lúc uống liều sau thì bỏ qua liều đã quên, không được tự ý bù cũng như tăng hoặc chỉnh liều. 3. Những tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Olanxol Trường hợp người bệnh gặp những tác dụng phụ khi dùng thuốc thường không quá nhiều. Tuy nhiên không hẳn là không có. Một vài tác dụng phụ được xác định là có thể xảy ra khi dùng thuốc như:Người bệnh sẽ xuất hiện cảm giác người uể oải, chóng mặt. Lúc này nếu được ngồi hoặc nằm tình trạng sẽ cải thiện từ từ.Phản ứng tiếp theo có thể là Tăng đường huyết, mệt mỏi, nhanh đói, men gan tăng, mất trí nhớ, làm trầm trọng thêm tình trạng đái tháo đường, rụng tóc, hay quên.Người mắc bệnh Parkinson có thể làm trầm trọng thêm nguy cơ mắc bệnhĐể hạn chế tối đa tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc người bệnh cần lưu ý một vài vấn đề sau:Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Chia sẻ với bác sĩ về những loại thuốc bạn đang dùng kể cả thuốc bổ hay thuốc không kê đơn.Khi dùng thuốc cần theo dõi phản ứng của cơ thể nếu có bất kỳ tình trạng gì cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.Người cao tuổi nếu có tình trạng mất trí nhớ, mắc bệnh về tâm thần không được khuyến cáo nên dùng thuốc.Người mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch cần hết sức cẩn thận khi dùng. Olanxol là thuốc kê đơn vì thế chỉ sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.Uống rượu bia, sử dụng chất kích thích trong thời gian sử dụng thuốc. Thuốc Olanxol có thể gây ra tương tác với các loại thuốc điều trị Parkinson, Carbamazepin, thuốc điều trị tăng huyết áp, Valproat, Fluvoxamin, Dopamin vì thế cần hết sức lưu ý.Thuốc Olanxol không được khuyến cáo dành cho phụ nữ có thai và cho con bú, trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Bởi đối tượng này dùng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển thai nhi và em bé.Tóm lại, thuốc Olanxol được kê đơn trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực, hưng cảm. Khi dùng thuốc người bệnh nên tuân thủ theo đúng nguyên tắc điều trị để đạt được kết quả tốt nhất. Đồng thời cũng giảm thiểu những tác dụng phụ tới sức khỏe.
question_369
Thuốc Enterogran - công dụng và lưu ý khi sử dụng
doc_369
Do chứa vi sinh vật có lợi với đường ruột nên thuốc Enterogran chủ yếu được dùng trong điều trị bệnh lý đường tiêu hóa và hỗ trợ phục hồi hệ vi sinh đường ruột đang chịu ảnh hưởng từ việc dùng một số loại thuốc. Bài viết dưới đây xin chia sẻ những thông tin cụ thể hơn về loại thuốc này. 1. Công dụng và cơ chế của thuốc Enterogran 1.1. Công dụng của thuốc Enterogran được bào chế dưới dạng bột, dùng được với nhiều đối tượng, là loại thuốc hỗ trợ đường tiêu hóa với công dụng: - Cân bằng lợi khuẩn đường ruột do dùng quá nhiều kháng sinh đồng thời cải thiện các triệu chứng tiêu chảy vì ngộ độc thực phẩm. - Hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa. - Tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và cải thiện đường tiêu hóa. - Kích thích nhu động ruột để tăng cảm giác thèm ăn ở trẻ nhỏ. 1.2. Cơ chế hoạt động của thuốc Thuốc Enterogran có chứa hoạt chất Bacillus clausii với nồng độ 2x109 CFU - một loại vi sinh vật tốt cho đường ruột. Vi sinh vật này sống ở dạng bào tử và chưa hoạt động. Khi đi vào cơ thể, tới đường tiêu hóa, Bacillus clausii đi đến ruột non và vượt qua sự tấn công của muối mật để dần dần chuyển sang thể hoạt động. Chính nhờ đó mà chúng dễ phát triển thành dạng sinh dưỡng đồng thời tái lập cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột. Không dừng lại ở đó, Bacillus clausii còn tổng hợp các loại vitamin, điển hình là vitamin nhóm B. Điều này góp phần bổ sung lượng vitamin cần thiết cho cơ thể đang bị hao hụt do dùng thuốc kháng sinh dài ngày. Bacillus clausii còn là lợi khuẩn có thể làm tăng sinh kháng thể Ig A thông qua việc kích thích chức năng miễn dịch của đường tiêu hóa. Kết quả là nó hoạt động với vai trò giống như một chất đối kháng với những vi khuẩn gây bệnh đang sinh sống trong đường tiêu hóa. Do không bị tác động bởi acid dịch vị ở đường tiêu hóa nên Enterogran cho tác dụng cao khi dùng đường uống. Nồng độ Bacillus clausii sẽ được tăng nhanh và đạt mức tối đa sau khi uống thuốc 24 giờ. Thuốc gần như không làm thay đổi nồng độ lợi khuẩn của hệ tiêu hóa. Sau 24 giờ sử dụng, nồng độ lợi khuẩn sẽ giảm dần và nồng độ này chỉ còn khoảng 50% sau khi dừng thuốc 3 - 4 ngày. Đến 10 ngày sau dùng thuốc thì nồng độ lợi khuẩn sẽ về giá trị ban đầu. 2. Những lưu ý trong khi dùng thuốc Enterogran 2.1. Chỉ định và chống chỉ định - Thuốc Enterogran được chỉ định với các trường hợp + Điều trị và phòng tránh tình trạng rối loạn vi sinh đường ruột cũng như các bệnh lý hấp thu kém vitamin nội sinh. + Điều trị hỗ trợ hồi phục hệ vi sinh đường ruột bị ảnh hưởng bởi thuốc hóa trị hoặc kháng sinh. + Điều trị rối loạn tiêu hóa. - Thuốc Enterogran chống chỉ định với mọi trường hợp bị mẫn cảm với thành phần tạo nên thuốc. 2.2. Liều dùng thuốc Enterogran Enterogran là thuốc kê đơn, vì thế liều dùng của thuốc cần có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa hoặc theo đúng hướng dẫn từ nhà sản xuất. Nếu vẫn còn thắc mắc về liều lượng sử dụng, người bệnh nên hỏi lại bác sĩ để có được thông tin chính xác, tránh gặp phải hệ lụy do dùng thuốc không đúng liều. Hiện chưa ghi nhận kết quả xảy ra do dùng quá liều Enterogran nhưng nếu rơi vào trường hợp này thì hãy bỏ qua liều kế tiếp rồi quay trở lại như liệu trình thông thường. Trước khi đi cần mang theo và ghi lại toàn bộ danh sách thuốc đang sử dụng để bác sĩ có được thông tin cần thiết. Với trường hợp quên một liều thuốc thì liều sau đó cần được dùng càng sớm càng tốt. Nếu gần đến thời điểm dùng liều kế tiếp mới nhớ ra quên dùng liều trước đó thì hãy bỏ qua liều đã quên và dùng thuốc theo đúng lịch trình ban đầu, không được phép dùng gấp đôi liều chỉ định. 2.3. Tác dụng phụ có thể gặp phải Đến nay vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào gặp phải tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc Enterogran. Tuy nhiên người bệnh cũng nên thận trọng, theo dõi và nếu phát hiện tác dụng phụ nào nghi ngờ, hãy báo ngay với bác sĩ. 2.4. Cách dùng và bảo quản thuốc Có thể dùng thuốc Enterogran cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Thuốc nên được uống trước bữa ăn 30 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất. Cần pha thuốc với nước sôi để nguội rồi uống. Không được uống chung thuốc với đồ uống có ga hay chứa chất kích thích. Không pha thêm chất tạo ngọt hay đường vào để uống thuốc vì nó dễ làm ảnh hưởng đến hoạt tính của thuốc. Nếu không được sự đồng ý của bác sĩ, tuyệt đối không được phối hợp thuốc với bất cứ loại thuốc nào. Nếu đang trong giai đoạn điều trị với kháng sinh, tốt nhất nên uống thuốc Enterogran xen kẽ với các lần dùng kháng sinh, cách nhau 2 giờ. Nên uống Entrerogran vào buổi trưa còn dùng thuốc kháng sinh vào buổi sáng và tối. Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu tâm đến một số vấn đề: - Thuốc không gây ảnh hưởng nguy hại nào đến phụ nữ đang cho con bú và thai phụ nhưng để đảm bảo an toàn, trước khi dùng thuốc nên tham vấn ý kiến của bác sĩ. - Để không ảnh hưởng đến chất lượng thuốc, Enterogran cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc khu vực ẩm ướt. Nhiệt độ bảo quản thuốc lý tưởng nhất là 30 độ C. Tránh để thuốc gần thú cưng và tầm với của trẻ nhỏ. - Người cao tuổi cần thận trọng khi dùng thuốc vì độ nhạy cảm với thuốc ở độ tuổi này lớn hơn bình thường. - Thuốc có thể tương tác với thuốc lá, chất kích thích,... Do đó, nếu được chỉ định sử dụng, hãy hỏi kĩ bác sĩ để đảm bảo kiêng khem, tránh ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Mọi thông tin về thuốc Enterogran trên đây mang tính chất tham khảo. Để có được hướng dẫn đúng đắn nhất về liều lượng, thời gian sử dụng hoặc các lưu ý đi kèm, người bệnh nên có sự tham vấn chuyên môn từ bác sĩ chuyên khoa.
doc_23132;;;;;doc_46803;;;;;doc_54611;;;;;doc_57758;;;;;doc_60825
Enterogermina thuộc nhóm thuốc men vi sinh dùng để điều trị tình trạng mất cân bằng/biến đổi hệ vi khuẩn đường ruột do tiêu chảy hoặc trong quá trình điều trị bằng các loại thuốc như kháng sinh, hóa trị. Enterogermina cũng giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng, điều chỉnh chứng thiếu vitamin. Thuốc có lợi cho những người gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như đầy hơi và đi tiêu không đều.Enterogermina chứa 'Bacillus clausii', là một loại vi khuẩn sinh bào tử. Thuốc ức chế sự phát triển của mầm bệnh trong đường tiêu hóa và giúp khôi phục lại sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột. Bên cạnh đó cũng hữu ích trong việc sản xuất vitamin, do đó điều chỉnh chứng thiếu hụt vitamin. Enterogermina có sẵn ở dạng ống uống liền. Bạn nên dùng Enterogermina trong thời gian bác sĩ kê toa, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của bạn. Enterogermina nói chung là an toàn và không gây tác dụng phụ.Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn hoặc các sản phẩm thảo dược trước khi bắt đầu dùng Enterogermina. Nếu bạn được biết là bị dị ứng với Enterogermina hoặc các thành phần tá dược, vui lòng thông báo cho bác sĩ. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng Enterogermina nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Có thể dùng Enterogermina cho trẻ em nếu được bác sĩ chỉ định. 3. Những lưu ý khi sử dụng men Enterogermina Nhiễm khuẩn huyết: Các trường hợp nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng máu và nhiễm trùng huyết sau khi lưu hành trên thị trường đã được báo cáo ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hoặc bị bệnh nặng và ở trẻ sinh non. Ở một số bệnh nhân bị bệnh nặng, kết cục là tử vong. Nên tránh dùng Enterogermina ở những nhóm bệnh nhân này.Sản phẩm thuốc này chỉ dùng để uống. Không tiêm hoặc dùng theo bất kỳ cách nào khác. Việc sử dụng sản phẩm thuốc không đúng cách đã gây ra các phản ứng phản vệ nghiêm trọng như sốc phản vệ.Trong quá trình điều trị bằng kháng sinh, sản phẩm nên được sử dụng trong khoảng thời gian giữa liều kháng sinh này và liều tiếp theo.Bất kỳ sự hiện diện nào của các tiểu thể có thể nhìn thấy được trong các ống men Enterogermina là do sự kết tụ của các bào tử Bacillus clausii, do đó không có nghĩa là sản phẩm đã hết hạn sử dụng.Lắc ống trước khi sử dụng.Tránh hoặc hạn chế uống rượu trong khi dùng men Enterogermina.Thời kỳ mang thai: Không có dữ liệu về việc sử dụng Enterogermina ở phụ nữ mang thai. Do đó, không thể đưa ra kết luận nào về tính an toàn của việc sử dụng Enterogermina trong thời kỳ mang thai. Chỉ nên sử dụng Enterogermina trong thời kỳ mang thai nếu lợi ích cho người mẹ vượt trội nguy cơ, bao gồm cả nguy cơ cho thai nhi.Thời kỳ cho con bú: Không có dữ liệu về việc sử dụng Enterogermina trong thời kỳ cho con bú liên quan đến thành phần của sữa mẹ và các ảnh hưởng đối với em bé. Không thể đưa ra kết luận về sự an toàn của việc sử dụng Enterogermina trong thời kỳ cho con bú.Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Enterogermina, người bệnh trước khi dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để có được kết quả điều trị tốt nhất.;;;;;1. Khái quát thông tin về thuốc Enterogermina Enterogermina được sản xuất ra thị trường với hai dạng chính: dạng thể dịch và dạng viên nang. Dù là được sử dụng dưới dạng nào thì những công dụng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh của thuốc vẫn luôn rất được đề cao. Enterogermina là một dạng men vi sinh được sử dụng trong các trường hợp điều trị bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa như tiêu chảy cấp và mạn tính, rối loạn đường ruột. Ngoài ra, thuốc còn có khả năng hỗ trợ bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh sau quá trình dài sử dụng thuốc kháng sinh hoặc các biện pháp hóa trị liệu. Ngoài ra, bên trong thuốc có chứa hàng tỷ bào tử Bacillus Clausii - một trong những loại vi khuẩn đa kháng sinh rất tốt cho hệ tiêu hóa. Khi sử dụng thuốc, một lượng lớn chủng vi khuẩn Bacillus Clausii sẽ được đưa vào đường ruột một cách có chủ đích. Chủng vi khuẩn này sẽ tồn tại và phát triển tại thành ruột giúp nâng cao khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng như chống lại sự xâm nhập và hoạt động của các loại vi khuẩn có hại khác. Để thuốc phát huy được tác dụng tốt nhất, bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng sau khi ăn khoảng 1 giờ. Lúc này, thức ăn đã được dạ dày tiêu hóa thấm đều các dịch vị. Khi thuốc được đưa vào ruột sẽ giúp tăng khả năng trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng, phát huy công năng của thuốc ở mức cao nhất. Mỗi ngày bạn nên sử dụng thuốc đi cùng với 3 bữa ăn chính. Thời gian dùng thuốc thường kéo dài trong khoảng 10 ngày cho đến khi tình trạng bệnh lý đã ổn định. Không nên sử dụng thuốc khi đang đói hoặc trong khoảng thời gian quá dài nếu không có chỉ thị của bác sĩ. Bởi như vậy sẽ dễ dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn như viêm loét dạ dày,... 1.3. Liều thuốc dùng phù hợp đối với từng đối tượng Thuốc Enterogermina dù ở dạng viên nang hay dịch uống đều cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ trước khi bạn được phép sử dụng. Tùy thuộc vào độ tuổi, thể trạng cơ thể cũng như tính chất của bệnh lý cần điều trị mà bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn phù hợp. Thông thường, liều lượng thuốc sẽ được chia như sau: 1.3.1. Đối với thuốc dạng dịch uống Liều lượng sử dụng thuốc ở dạng dịch sẽ có sự khác nhau và được chia theo 3 dạng đối tượng: người lớn, trẻ em đang bú sữa mẹ và trẻ sơ sinh sinh non. Đối với người lớn lượng thuốc uống trong một ngày thường là từ 2 đến 3 ống. Đối với trẻ đang bú sữa mẹ, lượng thuốc được phép sử dụng thường là 1 đến 2 ống mỗi ngày. Đối với trẻ sơ sinh sinh non: lượng thuốc được sử dụng thường là 2ml trộn chung với sữa và đưa vào đường ruột của con bằng đường ống. Thời gian sử dụng sẽ cách 8 tiếng mỗi lần. Khi sử dụng thuốc dạng dịch, bạn cần chú ý một số điều như: trước khi sử dụng nên lắc đều thuốc. Để thuốc dễ uống hơn, bạn có thể hòa chung với sữa hoặc nước tinh khiết. Nếu phát hiện thuốc có dấu hiệu bất thường cần dừng sử dụng ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình. 1.3.2. Đối với thuốc dạng viên nang Đối với thuốc enterogermina dạng viên nang chỉ được sử dụng cho người trưởng thành. Liều lượng mỗi ngày từ 2 đến 3 viên. Sau khi ăn cơm, bạn chỉ cần uống trực tiếp thuốc. Không nên cắn hoặc nhai làm vỡ màng bọc của thuốc trong quá trình uống. 2. Những tác dụng của thuốc trong quá trình sử dụng Như đã có đề cập ở phần trên, thuốc Enterogermina được sử dụng điều trị phổ biến trong những trường hợp bệnh lý như: rối loạn vi khuẩn đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Đối với những trường hợp bị tiêu chảy cấp và mạn tính, thuốc sẽ hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị và phòng ngừa. Tuy nhiên, bên cạnh những tác dụng có lợi trong quá trình điều trị bệnh thì thuốc cũng tồn tại một số tác dụng phụ. Những tác dụng phụ này có thể xảy ra tùy thuộc vào từng người. Trong một số trường hợp có người sẽ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc nhưng có người sẽ không bị. Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng bạn cần lưu ý một số tác dụng phụ có thể gặp phải như: Sau khi uống thuốc sẽ cảm thấy buồn nôn. Dạ dày trở nên khó chịu, đôi lúc sẽ xuất hiện tình trạng đau bụng. Cơ thể có dấu hiệu bị dị ứng khi nổi mẩn đỏ khắp các vị trí khác nhau như tay, chân, bàn chân, cổ,... Nếu tình trạng này kéo dài, bạn cần ngưng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có biện pháp khắc phục kịp thời. 3. Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Những vấn đề cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc là điều nhận được rất nhiều sự quan tâm của tất cả mọi người. Thuốc Enterogermina cũng không nằm ngoài điều đó. Để thuốc có thể phát huy được tác dụng tốt nhất cũng như hạn chế tối đa việc xuất hiện của tác dụng phụ, bạn nên lưu ý một số vấn đề cụ thể như: Nếu trong quá trình sử dụng thuốc có đi kèm với việc sử dụng thuốc kháng sinh, bạn nên thực hiện uống xen kẽ hai loại thuốc này với nhau. Điều này giúp cho cả hai loại thuốc đều có thể phát huy tác dụng. Hạn chế tình trạng xuất hiện sự xung đột thuốc nếu sử dụng chung một lần. Tuân thủ đúng với liều lượng thuốc mà bác sĩ đã kê đơn. Tuyệt đối không tự ý thêm hoặc bớt thuốc trong quá trình sử dụng. Tuyệt đối không nên sử dụng các chất kích thích trong quá trình sử dụng thuốc. Những thông tin về thuốc Enterogermina đã được chúng tôi cung cấp đầy đủ tới bạn trong bài viết trên đây. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả.;;;;;Thuốc Enorgapan thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa với thành phần chính là Pantoprazol (dưới dạng Pantoprazol natri) hàm lượng 40mg. Sau đây là công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Enorgapan. Thuốc Enorgapan có thành phần Pantoprazol (dưới dạng Pantoprazol natri) hàm lượng 40mg, được bào chế dạng viên nén bao tan trong ruột. Enorgapan được chỉ định sử dụng trong các trường hợp:Điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD);Điều trị loét đường tiêu hóa;Có tác dụng phòng ngừa loét do thuốc kháng viêm không steroid;Có tác dụng đối với tình trạng tăng tiết bệnh lý (Hội chứng Zollinger-Ellison).Không được sử dụng thuốc với bất kỳ trường hợp nào quá mẫn với pantoprazol hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc dẫn xuất benzimidazol khác như esomeprazol, lansoprazol, omeprazol, rabeprazol. 2. Liều dùng và cách dùng thuốc Enorgapan Uống ngày một lần vào buổi sáng, nuốt nguyên viên không được nghiền thuốc hoặc nhai thuốc.Đối với điều trị hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản (GERD):Liều thường được chỉ định: 20-40mg x 1 lần/ ngày trong 4 tuần, hoặc có thể kéo dài đến 8 tuần;Liều dùng duy trì: 20-40mg mỗi ngày;Liều dùng cho trường hợp tái phát: 20mg/ ngày.Đối với điều trị loét đường tiêu hóa:Liều thường được chỉ định: 40mg x 1 lần/ ngày. Thời gian điều trị từ 2-4 tuần đối với loét tá tràng hoặc 4-8 tuần đối với loét dạ dày lành tính;Diệt Helicobacter pylori: Dùng phác đồ trị liệu phối hợp bộ ba 1 tuần với Pantoprazol 40 mg x 2 lần/ ngày kết hợp với clarithromycin 500 mg x 2 lần/ ngày và amoxicillin 1 g x 2 lần/ ngày hoặc metronidazol 400 mg x 2 lần/ ngày.Đối với phòng ngừa loét do thuốc kháng viêm không steroid: Sử dụng Enorgapan 20mg/ ngày.Đối với hội chứng Zollinger - Ellison: Liều bắt đầu là 80mg/ ngày, có thể dùng liều lên đến 240mg/ ngày. Trường hợp dùng trên 80mg/ ngày nên chia làm 2 lần.Đối với bệnh nhân suy gan: Liều dùng tối đa là 20mg/ ngày hoặc 40mg/ ngày đối với liều cách ngày.Đối với bệnh nhân suy thận: Liều dùng tối đa là 40mg/ ngày. 3. Tác dụng phụ của thuốc Enorgapan Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:Thường gặp: Mệt mỏi, đau đầu, ban da, mày đay, đau cơ, đau khớp;Ít gặp: Suy nhược, choáng váng, chóng mặt, ngứa, tăng enzym gan;Hiếm gặp: Toát mồ hôi, phù ngoại biên, tình trạng khó chịu, phản vệ, ban dát sần, mụn trứng cá, rụng tóc, viêm da tróc vảy, phù mạch, hồng ban đa dạng, viêm miệng, ợ hơi, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, ngủ gà, tình trạng kích động hoặc ức chế, ù tai, run, nhầm lẫn, ảo giác, dị cảm; 4. Thận trọng khi dùng thuốc Enorgapan Khuyến nghị dùng dạng tiêm khi dùng đường uống không thích hợp;Trước khi điều trị với Pantoprazole, phải loại trừ khả năng loét dạ dày ác tính hoặc viêm thực quản ác tính, vì có thể nhất thời làm lu mờ các triệu chứng của bệnh loét ác tính, do đó có thể làm chậm chẩn đoán;Hiện chưa có kinh nghiệm về việc điều trị với Pantoprazole ở trẻ em;Hiện chưa rõ tác dụng của thuốc khi dùng cho người lái xe hay vận hành máy móc;Thuốc được sử dụng trong thời kỳ mang thai có thể gây tác dụng xấu như sảy thai, quái thai, dị tật thai nhi... đến bất cứ giai đoạn phát triển nào của thai kỳ, đặc biệt là ba tháng đầu. Chính vì vậy tốt nhất là không nên dùng thuốc đối với phụ nữ có thai. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng, cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi quyết định;Thuốc có thể truyền qua trẻ thông qua việc bú sữa mẹ. Tốt nhất là không nên hoặc hạn chế dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú. Rất nhiều loại thuốc chưa xác định hết các tác động của thuốc trong thời kỳ này bà mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc. 5. Tương tác thuốc Enorgapan Thuốc có độ hấp thu phụ thuộc p. H của dạ dày: Về mặt lý thuyết, khả năng tương tác dược động học khi dùng đồng thời pantoprazol với các thuốc có độ hấp thu phụ thuộc p. H của dạ dày như ampicillin ester, muối sắt, ketoconazol có thể làm tăng hoặc giảm độ hấp thu của thuốc khi tăng p. H của dạ dày;Thuốc tác động lên hệ thống men gan: Pantoprazol chuyển hóa rộng rãi ở gan, chủ yếu qua cytochrom P-450 (CYP) isoenzym 2C19, chuyển hóa ít hơn qua isoenzym CYP3A4, CYP2D6 và CYP2C9. Tuy nhiên, thử nghiệm lâm sàng cho thấy không có tương tác có ý nghĩa lâm sàng quan trọng giữa pantoprazol và các thuốc khác chuyển hóa qua cùng isoenzym;Thuốc Warfarin: Có khả năng tăng chỉ số INR và thời gian prothrombin khi dùng đồng thời warfarin với các thuốc ức chế bơm proton, kể cả pantoprazol. Nguy cơ về chảy máu bất thường và tử vong; cần theo dõi sự tăng chỉ số INR và thời gian prothrombin khi pantoprazol được dùng đồng thời với warfarin;Sucralfat: Có thể làm chậm hấp thu và giảm sinh khả dụng của các thuốc ức chế bơm proton như lansoprazol, omeprazol nên uống thuốc ức chế bơm proton ít nhất 30 phút trước khi dùng sucralfat.;;;;;1. Tìm hiểu về thuốc Enterogermina Đây là loại thuốc có hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, để biết cách sử dụng thuốc, chúng ta cần nắm được thành phần của loại thuốc này. Thuốc Enterogermina là một trong những loại thuốc tiêu hóa được các bác sĩ khuyên dùng khi bệnh nhân mắc bệnh tiêu hóa, ví dụ như bệnh tiêu chảy cấp và mạn tính, tình trạng rối loạn đường ruột,… Thành phần chính của loại thuốc này đó là các bào tử Bacillus clausii. Chúng là một loại vi khuẩn đa kháng kháng sinh và tồn tại trong ruột của chúng ta mà không hề gây bệnh. Loại vi khuẩn này đối kháng với tác nhân vật lý, tác nhân hóa học cực kỳ hiệu quả. Đồng thời chúng sẽ chuyển hóa thành các tế bào dinh dưỡng sau khi đi vào ống tiêu hóa. Tế bào dinh dưỡng này có giúp cơ thể chúng ta hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, các lợi khuẩn trong đường ruột có tỷ lệ ổn định. Nhờ vậy cơ thể khỏe mạnh hơn, có thể ngăn các tác nhân xâm nhập vào cơ thể. Hiện nay, loại thuốc tiêu hóa trên thường được sản xuất dưới dạng viên nang uống hoặc dạng dung dịch uống. Chúng ta có thể nhờ bác sĩ tư vấn để chọn được dạng thuốc uống phù hợp với mình, đem lại hiệu quả trị bệnh cao nhất. 2. Những tác dụng của thuốc Enterogermina có thể bạn chưa biết loại thuốc trên tỏ ra rất hiệu quả trong việc điều trị những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Thông thường, người ta ưu tiên sử dụng thuốc Enterogermina để điều trị một số bệnh, trong đó chúng ta không thể không nhắc tới bệnh tiêu chảy cấp và mạn tính, tiêu chảy do vi - rút. Bên cạnh đó các bệnh nhân mắc bệnh rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm trùng đường ruột, viêm ruột cũng được bác sĩ kê đơn sử dụng loại thuốc kể trên. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng thuốc để điều trị cho các bệnh nhân đang gặp một số tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Bởi vì loại thuốc trên có khả năng cân bằng hệ sinh khuẩn đường ruột trong thời gian bạn đang sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Đồng thời thuốc cũng tham gia vào quá trình cân bằng lượng vitamin có trong cơ thể chúng ta. 3. Sử dụng thuốc hiệu quả nhất Để đạt được hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất, bạn cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của các bác sĩ. Bởi vì thuốc Enterogermina là loại thuốc được bác sĩ kê toa, chúng ta không thể tự ý sử dụng. Ngoài ra, cách sử dụng thuốc còn tùy vào dạng thuốc là dung dịch uống hay viên nang. Nếu như bạn sử dụng thuốc ở dạng viên nang thì hãy uống khi vừa ăn bữa chính no, thuốc sẽ phát huy tối đa tác dụng. Ngoài ra, khi dùng thuốc thì bạn không được uống rượu bia hay ăn quá ít, điều này có thể khiến thuốc không phát huy tác dụng. Dạng viên nang nên chỉ định cho người trưởng thành, bạn hãy uống kèm với nước để dễ uống hơn. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể sử dụng dạng dung dịch thuốc, dạng này phù hợp với tất cả mọi người, nhất là các em bé, bởi chúng khá dễ uống. Dạng thuốc này được sử dụng với nhiều cách khác nhau. Bạn có thể uống trực tiếp chúng, nếu không có thể hòa dung dịch thuốc cùng với nước, sữa để uống dễ dàng hơn. Đặc biệt dạng dung dịch thuốc này nên được sử dụng ngay sau khi bạn mở nắp. Nếu không các tác dụng của thuốc có thể giảm đi đáng kể. Để xác định xem liều lượng thuốc bệnh nhân nên sử dụng các bác sĩ thường dựa trên độ tuổi của họ và tình trạng bệnh hiện tại. Với những bạn vô tình quên uống thuốc, chúng ta hãy sử dụng thuốc bình thường vào ngày hôm sau. Bạn nên lưu ý không được sử dụng gấp đôi liều lượng để bù cho ngày hôm trước. Điều này không những không đem lại hiệu quả còn ảnh hưởng đến sức khỏe. 4. Cách bảo quản thuốc hiệu quả nhất Bên cạnh cách sử dụng thuốc, chúng ta cũng cần quan tâm đến việc bảo quản thuốc Enterogermina như thế nào để đảm bảo tác dụng của thuốc không bị giảm thiểu. Trên thực tế, việc bảo quản thuốc không quá phức tạp, bạn nên lưu ý để thuốc trong điều kiện nhiệt độ vừa phải, tốt nhất chúng ta hãy để chúng trong nhiệt độ phòng. Để đảm bảo tác dụng của thuốc không bị ảnh hưởng, bạn không nên để chúng trong những căn phòng ẩm ướt như nhà vệ sinh. Loại thuốc này cũng không thể bảo quản ở trong điều kiện quá lạnh như ở tủ lạnh. Đặc biệt, chúng ta hãy lưu ý về hạn sử dụng của thuốc, nếu như sản phẩm này đã quá hạn thì bạn nên vứt chúng đi, tuyệt đối không dùng sản phẩm quá hạn sử dụng để tránh những hậu quả không mong muốn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì, trước tiên chúng ta hãy đọc kỹ các hướng dẫn được ghi trên bao bì. Ngoài ra, hãy hỏi bác sĩ để bạn biết cách sử dụng đúng liều lượng và số lần dùng trong một ngày. Trên thực tế, loại thuốc nào cũng có thể gây tác dụng phụ nếu cơ thể của bạn nhạy cảm với các thành phần của thuốc. Vì vậy trước khi sử dụng, chúng ta nên tìm hiểu kĩ thành phần của sản phẩm và xác định xem cơ thể của mình của có mẫn cảm với thành phần nào không. Nếu như bạn thấy bất cứ triệu chứng lạ nào, hãy báo với bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời. Đặc biệt thuốc Enterogermina này không thể sử dụng trong thời gian bạn đang điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tốt nhất bạn hãy dùng loại thuốc này giữa hai lần dùng thuốc kháng sinh. Đây là một số vấn đề chúng ta cần biết trước khi sử dụng thuốc Enterogermina để điều trị một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Muốn dùng thuốc, chúng ta nên tuân thủ theo liều lượng, đơn thuốc của các bác sĩ nhé! Hy vọng rằng bài viết này giúp bạn có những kiến thức cơ bản về loại thuốc trên.;;;;;Thuốc Enterofort với thành phần là Berberine và vỏ măng cụt được chỉ định điều trị trong các trường hợp tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, lỵ trực khuẩn, hội chứng lỵ, lỵ amip,... Enterofort là thuốc tác động lên đường tiêu hóa, có chứa thành phần chính là Berberine, vỏ măng cụt và tá dược vừa đủ;Berberin là một alcaloid bậc 4 chiết xuất từ cây Vàng đắng và một số cây khác như Hoàng liên, Hoàng bá,... Trong đông y các vị thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kiện Tỳ;Berberin có tác dụng tăng tống acid mật. Phối hợp với thuốc lợi mật cynarin để điều trị viêm túi mật;Enterofort còn có tác dụng kháng khuẩn như một loại kháng sinh trên đơn bào Entamoeba histolytica, trực khuẩn lỵ Shigella dysenteriae, tụ cầu và liên cầu. Ngoài ra, thành phần berberin còn có tác dụng chống lại một số loại nấm men gây bệnh;Enterofort hấp thu rất chậm sau khi uống vì vậy ở lại lâu trong ruột từ đó thích hợp điều trị các nhiễm khuẩn đường ruột, lỵ, viêm ruột. Sau khi uống thuốc bài tiết hoàn toàn qua phân. 2. Chỉ định của thuốc Enterofort Enterofort được chỉ định trong các trường hợp sau:Các nhiễm trùng đường tiêu hóa;Tiêu chảy;Lỵ trực trùng, lỵ amip, hội chứng lỵ;Viêm ống mật. 3. Chống chỉ định của thuốc Enterofort Thuốc Enterofort chống chỉ định các trường hợp sau:Quá mẫn với Berberin hoặc bất kỳ các thành phần nào của thuốc;Enterofort gây co bóp tử cung không nên dùng cho phụ nữ có thai. Thuốc qua được sữa mẹ nên phụ nữ cho con bú không sử dụng;Các bệnh nhân viêm đại tràng xuất huyết;Bệnh nhân nhiễm khuẩn đường ruột do E. coli và Shigella gây tiêu chảy (thuốc làm kéo dài, tăng triệu chứng tiêu chảy).Lưu ý khi sử dụng Enterofort:Trẻ em dưới 2 tuổi dùng thuốc có thể gây loạn khuẩn đường ruột;Sử dụng liều cao trong thời gian kéo dài gây tình trạng kháng khuẩn;Enterofort làm tăng thêm các triệu chứng của bệnh giảm bạch cầu;Trẻ sơ sinh dùng thuốc làm tăng bilirubin tự do, tiến triển bệnh vàng da nhân não;Thận trọng khi sử dụng cho trẻ em do thiếu các thông tin an toàn;Enterofort làm tăng đường máu ở bệnh nhân tiểu đường, cần thận trọng khi sử dụng. 4. Liều dùng và cách dùng thuốc Enterofort Cách dùng thuốc Enterofort:Uống một lần vào buổi sáng trước bữa ăn và buổi tối trước khi đi ngủ.Liều dùng thuốc Enterofort:Người lớn: 4 - 6 viên (50mg)/ lần hoặc 1 - 2 viên (100mg)/ lần x 2 lần/ ngày;Trẻ em từ 5 đến 15 tuổi: 1 viên x2 lần/ ngày;Trẻ em trên 15 tuổi: Liều dùng như người lớn. 5. Tác dụng phụ của thuốc Enterofort Khi sử dụng Enterofort có gặp một số tác dụng không mong muốn sau:Thường gặp:Đau thượng vị, buồn nôn, nôn;Dị cảm, ngứa, tê rần tay chân.Ít gặp:Tim đập chậm, khó thở;Hạ huyết áp;Táo bón.Như vậy, Enterofort là thuốc chữa các triệu chứng tiêu chảy do nhiễm khuẩn, kháng một số loại vi khuẩn nhạy cảm ở đường tiêu hóa. Đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay nhờ hiệu quả và tính an toàn.
question_370
Ninh Tâm Vương giúp ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực
doc_370
Với thành phần chính từ thảo dược Khổ sâm kết hợp với các thảo dược và hoạt chất có lợi cho tim, Ninh Tâm Vương là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim, giúp ổn định nhịp, giảm hồi hộp, đánh trống ngực ở những người tim đập nhanh, người thường xuyên căng thẳng, bồn chồn, lo âu. 1. Thành phần của thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương Sản phẩm Ninh Tâm Vương được bào chế dưới dạng viên nén, với các thành phần:Cao Khổ sâm bắc: 155mg (tương đương 1.160mg dược liệu Sophora flavescens)Cao Natto từ đậu tương lên men: 150mg. Cao Đan sâm: 100mg (565 mg dược liệu Salvia miltiorrhiza)Cao Hoàng Đằng: 50mg (450mg dược liệu Fibraurea recisa/F.tinctoria)Taurine: 50mg. L-carnitine fumarate: 50mg. Magie chloride: 7,5mg. 1.1. Cao Khổ sâm Thảo dược Khổ sâm là một trong số ít các thảo dược có khả năng làm ổn định nhịp tim với nhiều cơ chế khác nhau. Các bằng chứng nghiên cứu cho thấy Matrine và Oxymatrine là hai hoạt chất có tác dụng chống rối loạn nhịp tim đa cơ chế:Giúp điều hòa nồng độ các chất điện giải canxi, kali, natri. Từ đó ổn định điện thế trên tế bào cơ tim (1);Ổn định thần kinh tim, giảm kích thích cơ tim (2), (3);Tăng cường lượng máu đến tim (4), (5)Giúp thư giãn mạch máu nhờ ức chế quá trình phóng thích hormon gây co mạch Nghiên cứu lâm sàng tại Đại học Y Dược Bắc Kinh trên gần 170 bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim nhanh đã cho thấy, khổ sâm có hiệu quả trên nhiều dạng rối loạn nhịp tim khác nhau như rung nhĩ, nhịp nhanh xoang, nhịp nhanh kịch phát trên thất, ngoại tâm thu,... (6)Nhiều bằng chứng nghiên cứu khác cho thấy, sử dụng matrine lâu dài giúp giảm chứng loạn nhịp tim và tỷ lệ tử vong (6.1). 1.2. Natto Trong cuốn sách “Thực phẩm chức năng” do Nhà xuất bản y học Việt Nam phát hành, Nattokinase (gọi tắt là Natto) đã được nói đến với tác dụng chống huyết khối, tiêu sợi huyết, từ đó giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân rối loạn nhịp (7). 1.3. Đan sâm Đan sâm chứa thành phần Tanshinone IIA có thể kiểm soát các kênh ion Canxi, Kali ở cơ trơn mạch máu, cải thiện tình trạng quá tải ion trong sợi cơ tim, từ đó giảm hoặc ngăn chặn rối loạn nhịp tim (8). Hoạt chất này còn được chứng minh có tác dụng làm giảm thời gian rối loạn nhịp thất trong các trường hợp thiếu máu cục bộ cơ tim, phì đại cơ tim... tương tự như Quinidin - thuốc điều trị rung nhĩ, loạn nhịp thất, trên thất hiện nay (9).Ngoài ra, đan sâm có thể làm giãn động mạch vành, giảm độ dày nội mạc động mạch cảnh, ức chế sự kết tập tiểu cầu, giảm LDL-C, triglyceride, tăng HDL-cholesterol (10), (11). 1.4. Hoạt chất Berberine trong Hoàng đằng Hoạt chất Berberine trong Hoàng đằng có các tác dụng: Chống rối loạn nhịp tim nhờ ức chế các kênh liên quan tới ion Kali ở tế bào cơ tim là kênh IK1, IK và HERG (12); giảm số lượng cơn ngoại tâm thu thất trên bệnh nhân rối loạn nhịp nhanh thất (13); cải thiện khả năng co bóp của tim, hạ huyết áp, giảm mỡ máu, giảm xơ vữa mạch máu (14), (15). 1.5. L - Carnitine L – Carnitine giúp ngăn ngừa rung nhĩ ở người phẫu thuật tim, điển hình là người can thiệp mạch vành (16). Hoạt chất này còn đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển chất béo vào ty lạp thể tạo năng lượng cho tim hoạt động (17). 1.6. Taurine Taurine giúp điều chỉnh nồng độ kali, canxi và natri trong máu và các mô, giảm tính kích thích của cơ tim, từ đó giúp chống rối loạn nhịp tim (18), (19). 1.7. Magie Magie đóng vai trò quan trọng trong dẫn truyền xung động thần kinh, nhịp tim, đảm bảo tính bền vững của dẫn truyền thần kinh, chống lo lắng, buồn phiền (1 yếu tố làm rối loạn nhịp tim). Khi thiếu hụt Magie, cơ thể sẽ có các biểu hiện dễ bị kích thích, căng thẳng thần kinh, loạn nhịp tim...(22). Hoạt chất này còn có tác dụng phòng ngừa rung tâm nhĩ (20), chẹn kênh calci tự nhiên, tăng NO, giãn mạch, từ đó phòng ngừa bệnh tim mạch, rối loạn nhịp tim (21).Từ sự kết hợp các thành phần dược liệu tốt cho người rối loạn nhịp tim nói trên, Ninh Tâm Vương có tác dụng hỗ trợ giảm nguy cơ tim đập nhanh dẫn tới hồi hộp, đánh trống ngực, bồn chồn, lo âu. Ninh Tâm Vương dùng cho người bị rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh từ 7 tuổi trở lên.Nếu bạn có chứng hồi hộp, đánh trống ngực, bồn chồn, lo âu, tim đập nhanh hoặc có rối loạn thần kinh thực vật, hay lo âu, căng thẳng (stress), tim đập nhanh không rõ nguyên nhân, Ninh Tâm Vương sẽ là sản phẩm phù hợp giúp bạn ổn định nhịp tim và cải thiện thiện sức khỏe tim mạch. 3. Cách dùng, liều dùng sản phẩm Ninh Tâm Vương Tùy thuộc vào độ tuổi người dùng và mục đích điều trị mà liều của Ninh Tâm Vương sẽ khác nhau:Liều dùng cho người từ 15 tuổi trở lên: 4 viên mỗi ngày, chia thành 2 lần.Với trẻ từ 7-14 tuổi có thể dùng 2-3 viên mỗi ngày.Sản phẩm được nhà sản xuất khuyến cáo nên dùng trước ăn 30 phút, nên dùng thường xuyên mỗi đợt tối thiểu 3-4 tháng. Ninh Tâm Vương - Sản phẩm thảo dược dành cho người bị rối loạn nhịp tim 4. Thông tin thêm về Ninh Tâm Vương Ninh Tâm Vương là sản phẩm thảo dược chuyên biệt cho người bị rối loạn nhịp tim, được ra đời từ năm 2015, hiện đã có mặt trên thị trường gần 7 năm. Đây là một sản phẩm uy tín được nhiều chuyên gia đánh giá cao và có hàng ngàn bệnh nhân sử dụng tốt, cải thiện hiệu quả tình trạng rối loạn nhịp tim do nhiều nguyên nhân. Vì thế bạn có thể yên tâm sử dụng Ninh Tâm Vương để hỗ trợ ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp trống ngực, bồn chồn, lo âu.Ngoài ra để đạt hiệu quả điều trị rối loạn nhịp tim tốt nhất, giảm nguy cơ biến chứng tim mạch (nhồi máu cơ tim, đột tử), bạn cũng nên tuân thủ điều trị thuốc do bác sĩ chuyên khoa kê đơn, áp dụng lối sống khoa học, sử dụng Ninh Tâm Vương đều đặn, đồng thời tái khám thường xuyên để được đánh giá, kiểm tra sức khỏe trong suốt quá trình điều trị.* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế các thuốc chữa bệnh.Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Video liên quan:(XNQC: số 3503/2020/XNQC-ATTP) Ninh Tâm Vương hỗ trợ giảm hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh
doc_62273;;;;;doc_26632;;;;;doc_20611;;;;;doc_30428;;;;;doc_2733
Vương Tâm Thống là sản phẩm góp phần nâng cao sức khỏe tim mạch, đã được nghiên cứu và sử dụng trên thị trường hơn 10 năm; hỗ trợ làm giảm đau thắt ngực, khó thở, loạn nhịp, hạ lipid máu, chống cục máu đông; ngăn chặn bệnh mạch vành, hẹp/ hở van tim và giảm nguy cơ biến chứng suy tim, nhồi máu cơ tim. 1. Thành phần có trong sản phẩm Vương Tâm Thống Vương Tâm Thống là kết quả dày công nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Hồng Bàng. Mỗi viên nén bao phim Vương Tâm Thống là sự kết hợp từ 9 thành phần gồm:Cao Bồ hoàng: 100mg. Cao Đỏ ngọn: 100mg. Cao Hoàng bá: 100mg. Cao Đan sâm: 50mg. Cao Sơn tra: 20mg. Cao Mạch môn: 20mg. Cao Natto: 150mg. L – carnitine fumarate: 20mg. Alpha lipoic acid: 10mg 2. Công dụng của các thành phần trong Vương Tâm Thống 2.1. Bồ hoàng (Typha angustata) Theo nghiên cứu của Đại học Quốc gia Chungnam (Hàn Quốc), hoạt chất (2S) – Naringenin trong Bồ hoàng có khả năng ức chế sự tăng sinh của các tế bào cơ trơn mạch máu, giúp kiểm soát xơ vữa động mạch hiệu quả (1).Các nhà khoa học thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Noakhali (Bangladesh) cũng đã chứng minh tác dụng làm tan cục máu đông của Bồ hoàng bằng nghiên cứu trong phòng thí nghiệm (4). Điều này đã lý giải công dụng hỗ trợ phòng ngừa các biến chứng liên quan đến cục máu đông như nhồi máu cơ tim, đột quỵ... của dược liệu này. 2.2. Đỏ ngọn (Cratoxylum Prunifolium) Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Sinh - Y - Dược học (Học viện Quân y), trong dịch chiết lá Đỏ ngọn có nhiều nhóm hoạt chất chống oxy hóa mạnh như flavonoid, saponin, tanin... có tác dụng bảo vệ tế bào, ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não.Nghiên cứu bằng phương pháp xét nghiệm đông máu huyết tương còn cho thấy dịch chiết từ lá cây đỏ ngọn có tác dụng kháng đông, ngăn ngừa rối loạn đông máu, thúc đẩy lưu thông tuần hoàn (5). 2.3. Hoàng bá (Phellodendron chinense) Hoạt chất berberin trong Hoàng bá được chứng minh có tác dụng tăng phân suất tống máu của tâm thất trái. Nghiên cứu thực hiện trên 51 bệnh nhân suy tim độ III/IV (theo phân loại NYHA) với liều 1.2g berberin/ngày và tác dụng phụ thuộc liều berberin sử dụng. Ngoài ra, các nghiên cứu khác nhau bước đầu cho thấy tác dụng chống oxy hóa, hạ huyết áp, hạ mỡ máu và bảo vệ tim mạch khi thiếu máu cục bộ xảy ra của berberin (6). 2.4. Sơn tra (Crataegus pinnatifida) Sơn tra có tác dụng làm tăng co bóp cơ tim, giảm kích thích cơ tim và tăng tuần hoàn mạch máu ở tim, mạch máu não, tăng độ nhạy của tim đối với các glucosid trợ tim (7).Bên cạnh đó, các nghiên cứu trên động vật cũng chỉ ra Sơn tra có tác dụng hạ huyết áp, giảm mỡ máu, ức chế sự tiến triển của xơ vữa động mạch, giảm mức độ rối loạn nhịp tim và làm giảm kích thước vùng tổn thương tim do thiếu máu cục bộ (8). 2.5. Mạch môn (Ophiopogon japonicus) Vị thuốc mạch môn là được sử dụng từ xa xưa, được ứng dụng trong nhiều phương pháp dân gian, trong đó có bài thuốc trị suy tim, đổ mồ hôi nhiều, hạ huyết áp, mạch nhanh: Mạch môn 16g, kết hợp cùng nhân sâm 8g và ngũ vị tử 6g sắc uống.Y học hiện đại cũng nghiên cứu tác dụng của Mạch môn, nhận thấy: Ruscogenin trong Mạch môn có tác dụng làm giảm tổn thương do thiếu máu cục bộ não (9). 2.6. Đan sâm (salvia miltiorrhiza) Hoạt chất tanshinon II trong Đan sâm được chứng minh là có tác dụng làm giảm kích thước vùng nhồi máu cơ tim cấp tính nhờ khả năng làm giãn mạch vành nhanh chóng để tăng tưới máu tim...Bên cạnh đó, miltriron và salvinon trong Đan sâm còn có tác dụng ức chế sự kết tập tiểu cầu, bảo vệ cơ tim khỏi những tổn thương do rối loạn chức năng và chuyển hóa trong tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ (11). 2.7. Natto Trong Natto có chứa một loại enzym tiêu sợi huyết mạnh là nattokinase, có khả năng làm tan huyết khối mạnh hơn 4 lần plasmin, đồng thời còn có tác dụng hạ huyết áp, chống xơ vữa động mạch, hạ lipid máu (12). 2.8. Αlpha lipoic acid Αlpha lipoic acid (ALA) là chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể hoạt động cả trong và ngoài tế bào, giúp làm giảm tổn thương do xơ vữa động mạch và cải thiện tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim (13). 2.9. L – Carnitine fumarate Bổ sung L - carnitine góp phần ngăn chặn chứng rối loạn nhịp tim, đồng thời điều chỉnh lipid máu (giảm cholesterol toàn phần, triglyceride, LDL, VLDL và tăng HDL) để ngăn chặn sự phát triển của xơ vữa động mạch (14). 3. Công dụng của sản phẩm Vương Tâm Thống Sản phẩm Vương Tâm Thống là sự kết hợp của 9 thành phần thảo dược tự nhiên đã được nghiên cứu chứng minh lợi ích ở trên, giúp mang lại nhiều công dụng tốt cho tim mạch như:Hỗ trợ hạ lipid máu, hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ làm giảm triệu chứng đau thắt ngực. Hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành huyết khối, xơ vữa động mạch. Hỗ trợ giảm nguy cơ khó thở, rối loạn nhịp tim, tai biến mạch máu não, suy tim ở người hẹp, hở van tim Bất kể ai đang có vấn đề về tim mạch như bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim), nhồi máu cơ tim hẹp/hở van tim, tăng huyết áp... đều có thể sử dụng sản phẩm Vương Tâm Thống kết hợp cùng thuốc theo đơn để hỗ trợ cải thiện tình trạng đau thắt ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim... và dự phòng nguy cơ huyết khối, xơ vữa động mạch, cục máu đông.Bên cạnh đó, Vương Tâm Thống còn là lựa chọn hữu ích để phòng ngừa các biến chứng tim mạch cho đối tượng có nguy cao như người cao tuổi, người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim, mỡ máu cao... Vương Tâm Thống được khuyên dùng cho người mắc bệnh tim mạch 5. Liều dùng, cách dùng của Vương Tâm Thống Liều dùng: Ngày uống 4 viên chia 2 lần. Cách sử dụng sản phẩm Vương Tâm Thống hiệu quả:Uống trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ. Uống duy trì liên tục từ 3 – 6 tháng. Người bệnh nên duy duy trì sử dụng sản phẩm theo đúng khuyến cáo để mang đến hiệu quả hỗ trợ điều trị, giảm thiểu biến chứng cao nhất.Để đảm bảo chất lượng không bị biến đổi, sản phẩm Vương Tâm Thống cần được bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.;;;;;Hiện nay để ổn định và điều hòa huyết áp, nhiều người đang có xu hướng sử dụng các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ tự nhiên. Một trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Định Áp Vương. Định Áp Vương là sản phẩm chuyên biệt giúp ổn định huyết áp cho người huyết áp cao, huyết áp thất thường. Với các thành phần thảo dược tự nhiên lành tính, viên uống Định Áp Vương có tác dụng hỗ trợ làm giãn mạch, giảm huyết áp cao, giảm lipid máu. 1. Thành phần viên uống Định Áp Vương Định Áp Vương được nhà sản xuất bào chế dưới dạng viên nang dễ sử dụng. Thành phần mỗi viên nang gồm có:Nattokinase: 300FUCao lá dâu tằm: 100mg. Cao Hoàng Bá: 100mg. Chiết Xuất Tỏi: 60mg. Cao Cần Tây: 50mg. Magie: 6mg. Kali: 5mg. Phụ liệu Lactose, tinh bột bắp với lượng vừa đủĐịnh Áp Vương có tác dụng hỗ trợ làm giảm huyết áp, giảm mỡ máu nhờ sự kết hợp hài hòa của bộ 5 thảo dược tốt cho người bệnh tăng huyết áp và các nguyên tố vi lượng. Cụ thể :Cần tây: Đây là thảo dược giúp hạ huyết áp theo đa cơ chế:giãn mạch, lợi tiểu, chẹn canxi, alpha giao cảm, ức chế thụ thể angiotensin (ARBs). Cần tây được chứng minh có thể làm hạ thấp chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương từ 23-38 mm. Hg mà không ảnh hưởng đến huyết áp bình thường, không gây tụt huyết áp quá mức.Nattokinase: Một enzym chiết xuất từ đậu tương lên men có tác dụng chống huyết khối, giảm độ nhớt máu giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa các bệnh tim mạch khác.Magie, Kali: là các khoáng chất cần thiết giúp cân bằng điện giải cho cơ thể, kiểm soát thể tích máu từ đó giúp ổn định huyết áp.Tỏi chứa các hợp chất organosulfur được bổ sung nhằm làm giảm sự thiếu hụt lưu huỳnh, giúp kích thích tăng tiết NO (nitric oxide) - là một chất giúp giãn mạch, làm hạ huyết áp.Hoàng bá: hoạt chất chính của dược liệu hoàng bá là berberin giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giảm cholesterol, chống xơ vữa động mạch, giúp giảm áp lực máu lên thành mạch và làm giảm huyết áp.Lá dâu tằm: Chiết xuất lá dâu tằm được chứng minh có khả năng giảm huyết áp thông qua cơ chế giãn mạch (tiết nitric oxide), ổn định nhịp tim nhờ điều chỉnh cân bằng nội mô. 2. Công dụng của viên uống Định Áp Vương Viên uống Định Áp Vương có tác dụng với sức khỏe như:Hỗ trợ hạ và ổn định huyết áp. Hỗ trợ giảm lipid máu, tăng cường sức bền thành mạch. Dự phòng biến chứng: Đột quỵ, nhồi máu cơ tim,..Do đó, đối tượng nên sử dụng Định Áp Vương gồm:Những người bị tăng huyết áp, huyết áp không ổn định. Những người có nguy cơ cao bị tăng huyết áp: tăng lipid máu, béo phì, vữa xơ động mạch, đái tháo đường. Định Áp Vương dùng cho người huyết áp cao, huyết áp không ổn định 3. Liều dùng và cách dùng Định Áp Vương Trước khi sử dụng, người dùng nên đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo liều tư vấn sử dụng như sau:Uống viên 2-6 viên/ngày, chia 2 lần, uống xa bữa ăn, trước ăn hoặc sau ăn 1-2 giờ.Liệu trình cơ bản 1 tháng. Tuy nhiên nên dùng liên tục 3-6 tháng để có kết quả tốt nhất.Đối với đối tượng phụ nữ có thai và đang cho con bú hay người có tiền sử mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của sản phẩm thì không được khuyến cáo sử dụng.Trong quá trình dùng, Định Áp Vương cũng cần được bảo quản sản phẩm nơi khô và thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh xa tầm với của trẻ nhỏ và vật nuôi trong nhà. 4. Một số thông tin thêm về Định Áp Vương Định Áp Vương là sản phẩm nổi tiếng nhiều năm trên thị trường được hàng nghìn bệnh nhân sử dụng hiệu quả. Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, tỷ lệ người dùng hài lòng khi dùng Định Áp Vương lên tới 92,8%. Đây là một con số vô cùng ý nghĩa, vì chưa có bất kỳ sản phẩm thảo dược nào giúp ổn định huyết áp trên thị trường mà được người tiêu dùng đánh giá cao như hiện tại.Sản phẩm cũng được giới thiệu tại các hội thảo lớn và được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Từng đạt Top 100 - Sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho Gia đình, Trẻ em; Top 100 sản phẩm, dịch vụ Tin & Dùng 2018; Thương hiệu Vàng chất lượng quốc tế năm 2020.Hiện Định Áp Vương được sản xuất và tiếp thị bởi Công ty Dược phẩm Á Âu và Công ty Y dược Quốc tế IMC - 2 Công ty hàng đầu trong việc tiếp thị và sản xuất TPCN tại Việt Nam suốt gần 20 năm qua.Trên đây là những thông tin quan trọng về Định Áp Vương, trước khi dùng người bệnh nên chủ động tham khảo và thực hiện theo đúng chỉ định để quá trình hồi phục sức khỏe đạt được kết quả tốt nhất.Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Video liên quan(GPQC: :1078/2020/XNQC - ATTP) Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Định Áp Vương giúp hỗ trợ hạ và ổn định huyết áp;;;;;Ích Tâm Khang là dòng thực phẩm bảo vệ sức khỏe kết hợp giữa tinh hoa của Y học cổ truyền và Y học hiện đại giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch, suy tim. Đây là sản phẩm hỗ trợ điều trị tim mạch đầu tiên được nghiên cứu lâm sàng hiệu quả trong việc cải thiện chất lượng sống cho người bệnh tim mạch, suy tim và tính an toàn trong sử dụng. 1. Ích Tâm Khang - sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho người bệnh tim mạch, suy tim Người bệnh tim mạch là đối tượng rất dễ gặp rủi ro, dễ gặp phải tương tác thuốc do cùng một lúc phải dùng rất nhiều thuốc. Vì lẽ đó, nếu không cẩn trọng, không chỉ không đạt hiệu quả điều trị như mong muốn mà còn ảnh hưởng xấu đến gan, thận và cơ quan tạo máu.Lúc này, kiểm chứng lâm sàng có vai trò rất quan trọng, là kim chỉ nam để người bệnh tim mạch lựa chọn được một sản phẩm hỗ trợ vừa đảm bảo hiệu quả, vừa an toàn khi sử dụng lâu dài cùng thuốc điều trị nền. Bởi kiểm chứng lâm sàng phải trải qua những quy trình gắt gao, được quản lý kỹ lưỡng, yêu cầu khắt khe về kỹ thuật, chuyên môn và y đức, từ đó đánh giá đúng hiệu quả, độ an toàn của sản phẩm. Ích Tâm Khang là sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho người bệnh tim mạch, suy tim Có mặt trên trị trường đã 15 năm nhưng Ích Tâm Khang vẫn là sản phẩm TPBVSK dành cho bệnh tim mạch đầu tiên và duy nhất được kiểm chứng lâm sàng. Kết quả kiểm chứng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 do GS. Vũ Điện Biên - Nguyên Viện trưởng Viện tim mạch - Bệnh viện TWQĐ 108 tiến hành cho thấy Ích Tâm Khang:Giúp giảm khó thở, đau ngực, ho, phù ở người bệnh tim mạch, suy tim. Cải thiện chức năng tim (tăng chỉ số EF), giảm cholesterol máu. Giảm tần suất nhập viện ở người bệnh suy tim tiến triển.Đặc biệt, sản phẩm an toàn khi sử dụng lâu dài, không ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, cơ quan tạo máu.Kết quả kiểm chứng lâm sàng này không chỉ được công bố trên Tạp chí Tim mạch học Việt Nam cùng nhiều hội thảo khoa học về tim mạch tại Việt Nam mà còn được đăng tải trên Tạp chí Quốc tế (Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada 2014).Chình vì vậy, Ích Tâm Khang vẫn luôn là sản phẩm được nhiều chuyên gia tim mạch khuyến cáo và bệnh nhân tin dùng suốt 15 năm qua. Ích Tâm Khang là sản phẩm được khuyên dùng cho người bệnh tim mạch 2. Thành phần có trong viên uống Ích tâm khang Ích Tâm Khang được bào chế từ 5 thành phần là các thảo dược quý: Đan sâm, Hoàng đằng, Cao Natto kết hợp với Magie và L-carnitine. Hàm lượng cụ thể trong 1 viên như sau:Cao Đan sâm: ------------ 100mg. Cao Natto: ------------------ 50mg. Cao Hoàng đằng: --------- 50mg. L – Carnitine: -------------- 20mg. Magie: ------------------------- 8mgĐan sâm. Trong Đan Sâm có hai thành phần chính là Tanshinone IIA giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường lưu lượng máu qua động mạch vành nên làm giảm tình trạng khó thở, thiếu máu cơ tim.Ức chế sự kết tập tiểu cầu nên ngăn ngừa hình thành cục máu đông, phòng tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ (Theo Đại học Bắc Kinh)Ngăn ngừa phì đại thất trái, giảm nguy cơ suy tim do bệnh tim mạch (Theo Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung)Hoàng đằng. Có chứa thành phần Berberin làm giảm đáng kể hàm lượng cholesterol trong máu nên ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa. Từ đó phòng chống tắc hẹp mạch vành, thiếu máu cơ tim (Theo Bệnh viện Bảo Sơn Thượng Hải)Có tác dụng giảm tần suất xuất hiện rối loạn nhịp tim và giảm tỷ lệ tử vong đối với trường hợp bị thiếu máu cơ tim (Theo Đỗ Huy Bích (2004) Cây thuốc và động vật làm thuốc tập I)Cao Natto. Cao Natto chứa Nattokinase có tác dụng chống huyết khối, tiêu sợi huyết và hạ huyết áp (Theo Đại học Khoa học Y tế Shiga, Nhật Bản)L-carnitine. L-carnitine giúp đưa acid béo từ máu vào trong ty thể của tế bào cơ tim nhằm cung cấp năng lượng cho tim hoạt động, giảm tích tụ chất béo nên hạn chế hình thành mảng xơ vữa. Nếu nồng độ L-carnitine giảm đột ngột sẽ gây ra cơn nhồi máu cơ tim do tim không đủ năng lượng duy trì khả năng co bóp (Theo Khoa Tim mạch, Bệnh viện Liên hiệp Trung Quốc - Nhật Bản)Magie. Magie đóng vai trò quan trọng trong dẫn truyền xung động thần kinh và co cơ, nhịp tim, đảm bảo tính bền vững của dẫn truyền thần kinh.Từ đó ngăn ngừa rối loạn nhịp tim ở người bệnh suy tim (Theo Khoa Dinh dưỡng, Trường Đại học Y Vanderbilt và Viện Tăng huyết áp Nashville,Hoa Kỳ) Thành phần có trong viên uống Ích Tâm Khang 3. Công dụng của viên uống Ích Tâm Khang Nhờ các thành phần thảo dược nên sản phẩm Ích Tâm Khang mang đến những công dụng sau đây:Giúp giảm các triệu chứng khó thở, hồi hộp do suy tim. Hỗ trợ giảm cholesterol, giảm nguy cơ hình thành huyết khối, xơ vữa động mạch, tăng lưu thông máu Sản phẩm Ích Tâm Khang dùng cho người bệnh tim mạch và người có nguy cơ cao bị bệnh tim mạch từ 7 tuổi trở lên, cụ thể:Người mắc các bệnh lý tim mạch: suy tim, bệnh van tim, bệnh mạch vành - thiếu máu cơ tim, xơ vữa mạch vành, tăng huyết áp, bệnh cơ tim. Người có nguy cơ tim mạch: Người cao tuổi, có tiền sử gia đình bị tim mạch 5. So sánh sản phẩm Ích Tâm Khang với các sản phẩm khác trên thị trường So với các sản phẩm hỗ trợ tim mạch khác trên thị trường, Ích Tâm Khang có những mặt lợi thế như sau:Ích Tâm Khang là TPCN ĐẦU TIÊN & DUY NHẤT đã được kiểm chứng nghiên cứu lâm sàng bài bản chứng minh hiệu quả và độ an toàn.Ích Tâm Khang được bình chọn là sản phẩm tin dùng số 1 hỗ trợ tăng cường chức năng tim, giảm khó thở, hồi hộp ở người bệnh tim mạch, suy tim.Ích Tâm Khang tác động trên nhiều bệnh lý tim mạch (suy tim, hẹp hở van tim, bệnh mạch vành - thiếu máu cơ tim, bệnh cơ tim, tăng huyết áp).Sản phẩm uy tín, có thương hiệu gần 15 năm trên thị trường và nhiều chuyên gia tim mạch đánh giá cao. 6. Liều dùng và cách dùng Ích Tâm Khang Sử dụng ngày 4 viên, chia 2 lần.Người bệnh nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ và nên dùng thường xuyên mỗi đợt từ 3- 6 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất. 7. Những lưu ý khi sử dụng sản phẩm Ích Tâm Khang Phụ nữ có thai và cho con bú hay người có tiền sử mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của sản phẩm không sử dụng. 8. Bảo quản và hạn sử dụng Bảo quản: Nơi khô, thoáng, nhiệt độ dưới 30 độ C và tránh ánh nắng trực tiếp.Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất. NSX và HSD ghi trên nhãn chính của sản phẩm. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm Ích Tâm Khang.Cần lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.* Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Video liên quan:(GPQC: 3622/2020/XNQC-ATTP) TPBVSK Ích Tâm Khang - Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim;;;;;Hay hồi hộp, khó thở, đánh trống ngực tưởng chừng chỉ là những dấu hiệu thông thường khi cơ thể mệt mỏi hoặc làm việc nặng quá sức. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên thì đó có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác, đặc biệt là các bệnh tim mạch, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến ngất, đột tử, suy tim. 1. Cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh ở người khỏe mạnh Những người khỏe mạnh bình thường trong nhiều trường hợp cũng sẽ có cảm giác hồi hộp, khó thở, tim đập nhanh. Các triệu chứng này xảy ra khi chúng ta ở trạng thái căng thẳng, xúc động, lo lắng, hoạt động gắng sức, hoặc khi quan hệ tình dục.Hồi hộp, tim đập nhanh là những triệu chứng có tính sinh lý bình thường do tim hoạt động quá mức khiến nhịp tim tăng nhanh, gia tăng co bóp. Ngoài ra, triệu chứng này có thể xuất hiện khi mắc các bệnh lý đơn giản như: sốt, thiếu máu... 2. Cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh ở người bệnh tim Cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh thường gặp trên bệnh nhân mắc bệnh tim mạch 3. Điều trị triệt để các nguyên nhân Việc chẩn đoán triệu chứng hồi hộp, khó thở, đánh trống ngực bệnh gì không khó. Bệnh nhân chỉ cần đến khoa tim mạch để các bác sĩ thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm hỗ trợ như đo điện tâm đồ, holter điện tâm đồ 24 giờ, Siêu âm tim có thể giúp tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim.Ngoài ra, việc quá lo lắng rằng mình đang bị bệnh tim cũng khiến nhịp tim tăng, gia tăng sự co bóp cơ tim, vô tình khiến cho các triệu chứng này trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân có thể khó thở, tức nghẹn vùng ngực.Các triệu chứng khó thở, đánh trống ngực có thể xảy ra bất cứ lúc nào hoặc xảy ra cố định vào một thời điểm trong ngày, nhất là vào ban đêm. Đo điện tim 24 giờ sẽ giúp chẩn đoán chính xác.Để điều trị triệu chứng hiệu quả, cần phải xác định nguyên nhân gây bệnh là gì, bên cạnh đó là giải tỏa tâm lý cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, bớt lo lắng về tình trạng bệnh của minh. Bệnh nhân có thể tập thiền, yoga để cân bằng cơ thể và kiểm soát cảm xúc.Bệnh tim mạch thường diễn biến thầm lặng nhưng lại gây ra những hậu quả nặng nề. Khám sàng lọc tim mạch giúp phát hiện, chữa trị kịp thời trước khi quá muộn. Bác sĩ từng tham gia các khóa đào tạo tại trong và ngoài nước tại trường Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh, Bệnh viện NTUH National Taiwan University Hospital, Bệnh viện The Prince Charles Hospital, Australia,..;;;;;Trong thực hành lâm sàng, ngoài ứng dụng để điều trị đau thắt ngực, một số thuốc giãn mạch còn có hiệu quả trong điều trị một số bệnh lý tim mạch khác như tăng huyết áp, suy tim, rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, sử dụng thuốc giãn mạch có nhiều điều cần phải lưu ý để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả tối ưu trong quá trình sử dụng. 1. Khái niệm về thuốc giãn mạch và cơ chế hoạt động Thuốc giãn mạch vành là nhóm thuốc có tác dụng làm giãn các tế bào cơ trơn của thành mạch, từ đó làm giãn mạch máu và tăng lưu thông máu. 1.2 Ứng dụng của thuốc giãn mạch Trong thực hành lâm sàng, ngoài ứng dụng để điều trị đau thắt ngưc, thuốc giãn mạch còn có hiệu quả trong điều trị một số bệnh lý tim mạch khác như suy tim, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim. Ngoài ra, hiện nay thuốc còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như nam khoa và tiêu hóa. Thuốc giãn mạch được sử dụng trong điều trị cơn đau thắt ngực 1.3 Phân loại thuốc giãn mạch vành Thuốc giãn mạch vành được phân loại dựa trên vị trí tác dụng, như thuốc giãn động mạch hoặc thuốc giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc giãn mạch vành đều có khả năng tác động hỗn hợp cả động và tĩnh mạch.Bên cạnh đó, có thể phân loại thuốc giãn tĩnh mạch dựa trên cơ chế hoạt động của nó. 1.4 Cơ chế thuốc giãn mạch vành Cơ chế giãn động mạch Thuốc giãn động mạch có tác dụng giảm áp lực động mạch nhờ vào khả năng làm giảm sức cản mạch hệ thống, giảm gánh thất trái, và tăng thể tích nhát bóp, cung lượng tim, giảm thứ phát tiền gánh tâm thất và áp lực của tĩnh mạch.Thuốc giãn động mạch còn có công dụng làm giảm sức căng ở thành tâm thất và áp lực của động mạch chủ dẫn đến nhu cầu oxy giảm.Nhu cầu oxy giảm giúp cải thiện tỷ lệ cung cầu và tiêu thụ oxy của các cơ tim, tăng khả năng tưới máu mạch vành, giảm nhẹ được các tình trạng đau thắt ngực. Cơ chế giãn tĩnh mạch Thuốc giãn tĩnh mạch làm giảm áp lực ở tĩnh mạch, giảm tiền gánh lên tim và từ đó giảm cung lượng tim và nhu cầu oxy của cơ tim. Do đó loại thuốc này được sử dụng trong quá trình điều trị các cơn đau thắt ngực.Giảm nhu cầu oxy và giảm tiền gánh dẫn đến giảm sức căng tại vị trí thành tâm thất.Giảm áp lực tĩnh mạch còn có công dụng làm giảm áp lực thủy tĩnh mao mạch gần, giảm quá trình lọc của mao mạch và giảm phù. Vì thế, thuốc giãn tĩnh mạch có thể được sử dụng để điều trị suy tim, kết hợp với các loại thuốc khác để giảm tình trạng phù toàn thân do bệnh suy tim. 2. Các loại thuốc giãn mạch vành hiện nay 2.1 Thuốc giãn động mạch vành Hydralazine, được sử dụng từ những năm 1950 trong điều trị bệnh tăng huyết áp.Tuy nhiên, thuốc Hydralazine hiện nay vẫn đang được các nhà khoa tìm hiểu và phân tích chuyên sâu về cơ chế tác dụng.Thuốc có thể đưa vào cơ thể bằng đường uống do khả năng hấp thu tốt ở hệ tiêu hoá. Có công dụng mạnh và tác động trực tiếp khi làm giãn các cơ trơn của mạch máu. Thuốc chẹn kênh canxi-Amlodipine Thuốc chẹn kênh canxi loại L được sử dụng phổ biến trong quá trình điều trị tăng huyết áp và cải thiện các cơn đau thắt ngực.Có tác dụng mạnh và kéo dài trong việc làm giãn tiểu động mạch, có khả năng dung nạp thuốc tốt.Thuốc Amlodipine được chính thức cấp bằng sáng chế vào năm 1982 và bắt đầu được chấp thuận sử dụng vào năm 1990. Đây là một trong các loại thuốc được đánh giá là an toàn và có hiệu quả cao.Về mặt tác dụng sinh học, Amlodipine xuyên qua màng tế bào không chỉ để tương tác với kênh calcium type L mà còn có tương tác trên kênh canxi. Thuốc chẹn kênh canxi truyền tĩnh mạch - Nicardipine Thuộc nhóm chẹn kênh canxi thế hệ hai có tính năng tan trong nước, tác dụng có chọn lọc trên kênh L. Nicardipine có tác dụng đối với cơ trơn mạch máu nhiều hơn cơ tim, có công dụng làm giãn động mạch vành và mạch não.Ngoài ra, thuốc có tác dụng giảm huyết áp nhanh nhưng ít tác động đến co bóp cơ tim, đồng thời thuốc không có tác dụng đối với giãn tĩnh mạch.Nicardipine được dùng để điều trị bệnh mạch vành, thuốc được truyền vào tĩnh mạch với công dụng tăng cung lượng tim, phân suất tống máu (EF) và thể tích nhát bóp. Thuốc Clevidipine Thuốc chẹn kênh canxi đường truyền tĩnh mạch mới thuộc thế hệ thứ 3 đã được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm chấp thuận sử dụng trong điều trị tình trạng tăng huyết áp ở mức độ từ nhẹ tới nặng. Thuốc có tác dụng hạ huyết áp nhưng không tác động lên áp lực đổ đầy của tim và rất ít gây ra phản xạ khiến tăng nhịp tim. 2.2 Thuốc giãn tĩnh mạch Nitroglycerin: Loại thuốc nitrat hữu cơ này giãn động mạch vành mạnh và được sử dụng để điều trị cơn đau thắt ngực. Nitroglycerin tăng cường quá trình chuyển hóa GTP và c. GMP khi được hấp thụ bởi tế bào. Thuốc có công dụng ức chế kết tập tiểu cầu, và giãn cơ trơn. Nhờ vào công dụng giãn cả động mạch và tĩnh mạch, nó giảm hậu gánh và tiền gánh, giảm tải cho tim, và giảm tiêu thụ oxy, từ đó giảm triệu chứng đau thắt ngực.Natri nitroprusside: Loại thuốc này giãn tĩnh mạch và các tiểu động mạch nhanh chóng, giúp giảm áp lực mao mạch phổi bít và cải thiện cung lượng tim.Nesiritide: được sử dụng qua đường truyền tĩnh mạch, được áp dụng trong quá trình điều trị suy tim. Nó cải thiện chức năng huyết động, hiệu quả trong việc giãn động, tĩnh mạch, mạch vành, giảm áp lực mao mạch phổi bít.Nicorandil: Loại thuốc này kích hoạt kênh kali và giãn động mạch. Nó cũng giãn tĩnh mạch và có thành phần nitrate giúp bảo vệ tế bào trực tiếp, tăng cường quá trình sinh lý bình thường, bảo vệ tim khỏi thiếu máu cục bộ.Isosorbide mononitrate: Chứa nitrat hữu cơ, loại thuốc này giãn mạch và được sử dụng để điều trị và phòng ngừa cơn đau thắt ngực do bệnh tim thiếu máu cục bộ. Nó giảm tiêu thụ oxy tim, tái phân phối lưu lượng mạch vành đến vùng thiếu máu cục bộ, và giảm co thắt mạch vành. 3. Các lưu ý khi sử dụng thuốc giãn mạch vành Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc giãn mạch vành:● Nhóm Hydralazine có thể gây ra các tình trạng đau đầu, sưng mắt và đau khớp,...● Nhóm Minoxidil khiến bạn tăng cân; tóc, lông mọc nhanh do hiện tượng tích tụ dịch trong cơ thể● Buồn nôn và nôn, khó thở, đau ngực...Tuy nhiên, các tác dụng phụ này đa phần đều nhẹ và sẽ biến mất chỉ sau vài ngày. Thuốc giãn mạch vành phải được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ Một số lưu ý cần phải ghi nhớ khi sử dụng thuốc giãn mạch vành● Thuốc giãn mạch vành không được sử dụng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú, bệnh nhân đang mắc các bệnh huyết áp thấp hoặc thiếu máu nghiêm trọng;● Nhóm thuốc nitrat và ức chế enzyme PDE-5 không được sử dụng chung, tránh gây các tình trạng nguy hiểm cho tim● Hầu hết các thuốc giãn mạch vành đều là thuốc kê đơn, chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định từ bác sĩ điều trị.
question_371
Sàng lọc và chẩn đoán sớm hội chứng down bằng cách nào?
doc_371
Hội chứng Down là một rối loạn di truyền gây bởi việc nhiễm sắc thể 21 bị thừa một phần hoặc toàn bộ. Hội chứng này không thể chữa khỏi và có thể gây ra gánh nặng rất lớn cho cả gia đình và xã hội. Hiện nay, với nền y học hiện đại có thể sàng lọc hội chứng Down ngay từ tuần thứ 10 ( Xét nghiệm NIPT). Dưới đây là thông tin chi tiết cũng như cách sàng lọc và chẩn đoán sớm hội chứng này. Hội chứng Down (DS) là một hội chứng bệnh được gây ra bởi sự đột biến số lượng nhiễm sắc thể (NST), cụ thể là thừa một NST 21. Nhưng bạn cần hiểu rằng, đây không phải là một bệnh di truyền mà là một rối loạn di truyền. Rối loạn này xảy ra khi phôi thai đang trong quá trình giảm phân tạo thêm 1 bản sao của NST thứ 21. 2. Biểu hiện của hội chứng Down Có thể nói những trẻ mắc hội chứng này có những dấu hiệu rất rõ ràng và dễ phát hiện. Một số biểu hiện đặc trưng như: Mặt khờ khạo, ngốc nghếch. Mắt xếch. Mũi thường nhỏ và tẹt. Tai có hình dạng bất thường. Đầu nhỏ, cổ ngắn. Miệng nhỏ. Lưỡi nhô ra ngoài. Thấy rõ khoảng cách giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai. Bàn tay thường khá rộng và các ngón tay ngắn và gần như chỉ có một đường chỉ tay trong lòng bàn tay. Trọng lượng và chiều cao của bệnh nhân thường thấp hơn so với mức trung bình. Cơ quan sinh dục không phát triển. Cơ và dây chằng yếu. Thiểu năng trí tuệ. Những trường hợp trẻ em sinh ra có các đặc điểm đáng ngờ kể trên, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện xét nghiệm để có chẩn đoán chính xác. Ngoài những biểu hiện về hình dạng cơ thể bất thường đã nhắc đến ở trên, bệnh nhân mắc hội chứng Down còn có những biểu hiện khác về sức khỏe như: Mắc một số bệnh lý về hệ tim mạch. Những bất thường đường ruột. Có vấn đề thính giác và thị giác. Có nguy cơ cao mắc bệnh bạch cầu và bệnh tuyến giáp. Rất dễ bị một số bệnh nhiễm khuẩn bao gồm: Cảm lạnh, viêm phế quản hay nhiễm trùng tai. 3. “Thủ phạm” gây hội chứng Down Hội chứng Down do sự phân chia bất thường của NST thứ 21, tuy nhiên vì sao lại có sự phân chia bất thường này thì vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác. Dưới đây là những đối tượng có nguy cơ cao sinh con mắc hội chứng này Bà mẹ trên 35 tuổi: Tuổi mẹ càng cao thì nguy cơ sinh con mắc bệnh càng cao. Người mẹ đã từng mang thai hoặc từng sinh con mắc hội chứng này. Tiền sử bệnh: Trong trường hợp người chồng hoặc vợ có tiền sử bệnh bất thường về nhiễm sắc thể thì nguy cơ sinh con mắc bệnh Down cũng cao hơn những cặp vợ chồng bình thường khác. 4. Đặc biệt, phụ nữ trên 35 tuổi hoặc tiền sử bố hoặc mẹ có mang gen biến đổi bất thường càng phải chú trọng điều này. Các xét nghiệm thường được chỉ định thực hiện để sàng lọc, chẩn đoán bệnh: - Xét nghiệm NIPT được thực hiện từ tuần thứ 10. - Xét nghiệm Double test : tuần 12 - 13. - Xét nghiệm Triple test : từ 15 - 20 tuần. - Chọc ối hoặc sinh thiết gai rau. Những trường hợp mẹ bầu trên 35 tuổi và có các yếu tố nguy cơ khác, có thể làm xét nghiệm ADN thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ. Phương pháp này cho kết quả có tỉ lệ chính xác cao. Không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh này. Nhưng điều quan trọng là phụ huynh cần theo dõi sức khỏe của con để phát hiện bệnh càng sớm càng tốt. Những đối tượng trẻ mắc bệnh có nguy cơ thừa cân cao dù đã áp dụng một chế độ ăn khoa học và kiểm soát. Nhưng nếu thường xuyên luyện tập, vận động thì có thể giảm cân. Bệnh nhân Down có thể chậm phát triển về tâm thần nhưng khi được can thiệp, giúp đỡ thì người bệnh vẫn có thể phát triển khỏe mạnh và có thể hòa nhập với cộng đồng. Trừ những trường hợp bệnh đã phát triển sang thể nặng. Việc giáo dục trẻ bị down về kỹ năng thể chất và tâm thần cần được thực hiện xuyên suốt cuộc đời của trẻ. Lý do là khả năng tiếp thu của trẻ bị bệnh sẽ thấp hơn những trẻ bình thường khác. Mục tiêu chỉ dùng lại ở kỹ năng vận động, ngôn ngữ và kỹ năng cá nhân đơn giản. Lưu ý: Học tất cả những điều có thể: Phụ huynh có thể tìm hiểu thông tin qua tất cả các phương tiện như mạng internet, sách báo và đồng thời tham khảo trực tiếp ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để dành sự quan tâm, chăm sóc tốt nhất cho con. Không ngừng hy vọng: Bệnh down không phải là một dấu chấm hết. Thực tế là những người mắc bệnh vẫn có thể sống một cuộc sống bình thường, hạnh phúc và làm những việc có ích cho cộng đồng. Vì thế, các bậc phụ huynh không nên từ bỏ hy vọng về tương lai của con em mình. Bố mẹ có thể cho trẻ học tập tại các trường lớp chuyên biệt. Dạy trẻ về ngôn ngữ để giúp các em có thể hòa nhập với cộng đồng và đồng thời giúp kích thích tiềm năng phát triển của trẻ mắc bệnh. Bên cạnh đó có thể xây dựng mạng lưới gồm các gia đình có trẻ mắc bệnh Down để hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau.
doc_41805;;;;;doc_5559;;;;;doc_8848;;;;;doc_5320;;;;;doc_6783
Hội chứng Down là một trong những dị tật bẩm sinh ở trẻ và chiếm tỷ lệ cao nhất về số lượng người mắc phải. Ảnh hưởng của bệnh không hề nhỏ đến cả sức khỏe thể chất và tâm thần. Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại, có nhiều kỹ thuật được sử dụng để sàng lọc trước sinh hội chứng Down. Chúng ta cùng tìm hiểu thông tin đó qua bài viết sau. 1. Tìm hiểu về hội chứng Down Ở người bình thường, có 46 nhiễm sắc thể và đi theo từng cặp. Một nửa được hưởng từ người cha và nửa còn lại hưởng từ người mẹ. Trong trường hợp mắc phải hội chứng Down thì người đó có đến 47 nhiễm sắc thể, thừa số 21, dẫn đến sự phát triển bất thường về thể chất lẫn trí tuệ. Những người Down thường có biểu hiện bên ngoài như: dày da vùng gáy, mặt phẳng, mũi tẹt, tóc mọc thấp, 2 hốc mắt xa nhau,... Bên cạnh đó, chỉ số IQ rất thấp, chỉ khoảng 40 - 50 điểm nên khó khăn trong nhận thức và học tập. Ngoài ra, có thể kèm theo các bất thường khác như: dị dạng tim, cơ quan tiêu hóa,... và tuổi thọ không cao. Theo thống kê, có khoảng 1/500 - 1/600 số lượng trẻ mắc phải bệnh Down. Nguy cơ này gia tăng hơn đối với những phụ nữ mang thai từ 35 tuổi trở lên. Ngoài ra, người mẹ tiếp xúc với chất độc có hại, biến chứng bệnh mạn tính, bệnh di truyền, vi khuẩn, virus xâm nhập,... cũng có thể là nguyên nhân. Hiện nay, người ta đã ứng dụng nhiều kỹ thuật để sàng lọc trước sinh hội chứng Down và cho kết quả đáng tin cậy. Với mục tiêu là tăng cơ hội sinh ra những đứa con khỏe mạnh, lành lặn. Giảm khó khăn và áp lực cho chính những đứa trẻ bị dị tật, gia đình và cả xã hội. Có nhiều kỹ thuật đã được sử dụng thành công để sàng lọc trước sinh xác định trẻ có nguy cơ cao hay thấp với hội chứng Down. 2.1 Chọc ối Chọc ối để làm nhiễm sắc thể đồ là kỹ thuật mang lại độ chính xác cao khi xác định nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Tuy nhiên, đây là biện pháp xâm lấn nên gây nhiều rủi ro cho mẹ bầu như: chảy máu âm đạo, sảy thai, nhiễm trùng ối, rò rỉ ổi,... Nên được khuyến cáo thực hiện cho nhóm người có nguy cơ cao. Cụ thể như: + Tiền sử mang thai bị hội chứng Down hay các dị dạng liên quan đến nhiễm sắc thể khác; + Những phụ nữ mang thai từ 35 tuổi trở lên; + Kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy cho thấy kết quả có nguy cơ cao; + Kết quả xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn khác có nguy cơ mắc Down cao; + Những bất thường về hình thái cơ thể sau khi phát hiện được bằng cách siêu âm trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ. Những trường hợp có nguy cơ thấp hay biểu hiện bất thường dạng nhẹ thì có thể thực hiện phương pháp khác mà không nên chọc ối, ví dụ như: + Độ dày sau gáy mỏng hay kết quả của các xét nghiệm sàng lọc cho thấy có nguy cơ thấp; + Có nguy cơ sinh non hoặc sảy thai; + Kết quả siêu âm trong 3 tháng giữa thai kỳ cho thấy một số bất thường hình thái đơn độc. Chọc ối thường được thực hiện vào tuần thai thứ 16 - 18 và có thể phát hiện nguy cơ bị hội chứng Down chính xác lên đến 99%. 2.2 Siêu âm đo độ mờ da gáy Siêu âm đo độ mờ da gáy đã được ứng dụng trên toàn thế giới từ rất lâu để xác định dấu hiệu bất thường ở thai nhi. Kỹ thuật này thường được thực hiện trước tuần thai thứ 13 để mang lại hiệu quả. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng nếu khoảng sáng sau gáy tăng thì không phải dị dạng hay chẩn đoán hội chứng Down mà chỉ có tính gợi ý. Mẹ bầu nên thực hiện thêm các kỹ thuật khác. Giá trị của siêu âm đo độ mờ da gáy: + Nếu khoảng sáng da gáy càng cao thì càng có nguy cơ cao bị hội chứng Down và ngược lại; + Nên kết hợp với độ tuổi của người mẹ để cho kết quả chính xác lên đến trên 70%. 2.3 Xét nghiệm sàng lọc bằng huyết thanh Mẹ bầu có thể thực hiện nhiều xét nghiệm để sàng lọc trước sinh. Trong đó, Double test và Triple được sử dụng nhiều nhất. + Double test: sử dụng mẫu máu của người mẹ để định lượng Beta-HCG tự do và PAPP-A. Thực hiện khi thai được 11 - 13 tuần tuổi; + Triple test: cũng giống như Double test, Triple test sử dụng mẫu máu của thai phụ để định lượng Beta-HCG tự do, estriol không liên hợp và alpha fetoprotein. Xét nghiệm này được thực hiện vào tuần thai thứ 16 - 18. Cả 2 xét nghiệm sàng lọc trên đều là phương pháp không xâm lấn nên mẹ bầu yên tâm thực hiện mà không gây đau đớn hay ảnh hưởng sức khỏe. Trên thế giới và cả ở Việt Nam, số lượng trẻ sinh ra bị mắc hội chứng Down không hề nhỏ. Điều ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế của chính chúng, gia đình và xã hội. Vì vậy các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên sàng lọc trước sinh. Mẹ bầu sẽ được tư vấn nên sử dụng kỹ thuật nào để sàng lọc trước sinh hội chứng Down, hiệu quả của phương pháp đó mang lại và những lưu ý cần thiết. Nếu có thắc mắc hay khó khăn nào, nên trao đổi ngay với bác sĩ để có cách giải quyết tốt nhất.;;;;;Bệnh Down là một dị tật bẩm sinh do rối loạn di truyền nhiễm sắc thể thường gặp nhất hiện nay gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí tuệ và thể chất của trẻ em. Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh là biện pháp quan trọng giúp phát hiện sớm các trường hợp thai mắc hội chứng Down để có phương pháp can thiệp phù hợp. I. Hội chứng Down 1. Tổng quan Hội chứng Down (còn gọi là Trisomy 21) là rối loạn nhiễm sắc thể (NST) di truyền phổ biến do thừa một nhiễm sắc thể số 21 trong bộ nhiễm sắc thể của tất cả hoặc một số tế bào. Tỷ lệ trẻ mắc hội chứng Down thay đổi tùy từng quốc gia. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc hội chứng Down là 1/691 trẻ sơ sinh sống, ở Việt Nam, tỷ lệ này là 1/700 - 1/800, tỷ lệ trẻ nam/nữ là 3/2. 2. Cơ chế gây bệnh Kết quả bất thường nhiễm sắc thể số 13 và 21 của bệnh nhân bị hội chứng Down. Bình thường thai được thừa hưởng vật chất di truyền gồm 46 nhiễm sắc thể, trong đó có 23 nhiễm sắc thể từ mẹ và 23 nhiễm sắc thể từ cha. Khoảng 95% trẻ mắc hội chứng Down có 47 nhiễm sắc thể do có thừa một nhiễm sắc thể số 21. Ngoài ra, 3-4% có chuyển đoạn giữa nhiễm sắc thể số 21 với một nhiễm sắc thể khác như: nhiễm sắc thể số 13, 14, 15, 21, 22… trong khi số lượng nhiễm sắc thể vẫn bình thường. Một thể Down hiếm gặp hơn là thể Down khảm, tức là trong cơ thể có cả 2 dòng tế bào: một dòng tế bào bình thường và một dòng tế bào thừa NST số 21. Nguyên nhân chính xác gây ra rối loạn này vẫn chưa được xác định rõ. Thống kê cho thấy tuổi mẹ cao làm tăng nguy cơ sinh con mắc hội chứng Down. Ở tuổi 30 nguy cơ sinh con Down khoảng 1:1000, nguy cơ này tăng lên 1:400 ở phụ nữ 35 tuổi và 1:60 ở phụ nữ 42 tuổi. 3. Triệu chứng lâm sàng Trẻ bị hội chứng Down thường có những bất thường như đầu nhỏ, mũi tẹt. Ảnh nguồn internet. Các triệu chứng của hội chứng Down có thể thay đổi khác nhau giữa các trẻ mắc bệnh. Các triệu chứng điển hình của hội chứng Down dễ nhận biết: - Bộ mặt bất thường: Đầu nhỏ, ngắn, mặt tròn; gốc mũi tẹt; khe mắt xếch; lưỡi to và dày, thường thè ra ngoài làm miệng không đóng kín; tai nhỏ, ở vị trí thấp. Đặc điểm khuôn mặt của những đứa trẻ Down rất đặc trưng, dễ nhận biết và giống nhau giữa các trẻ nên hay còn gọi là bộ mặt Down. - Bàn tay rộng, các ngón ngắn, có nếp ngang đơn độc ở lòng bàn tay - Trương lực cơ mềm và lỏng lẻo. Trẻ chậm biết lẫy, bò, đi hơn các trẻ bình thường. Ở trẻ sơ sinh, tình trạng nhược cơ có thể gây khó khăn trong việc ăn uống. - Khi mới sinh trẻ thường có cân nặng và kích thước bình thường. Nhưng sau đó trẻ có khuynh hướng phát triển chậm hơn các trẻ khác. Trí thông minh và khả năng nhận biết của trẻ Down thường chậm phát triển từ nhẹ tới vừa, IQ trung bình là 50. - Trẻ thường kèm theo các bất thường bẩm sinh khác: dị tật tim là phổ biến nhất (thông liên thất, còn ống động mạch, tứ chứng Fallot), dị tật về thính giác, thị giác, rối loạn tuyến giáp, bất thường về tiêu hóa, động kinh, các vấn đề về hô hấp. II. Sàng lọc và chẩn đoán hội chứng Down Xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán trước sinh có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện các thai phụ có nguy cơ cao sinh con mắc hội chứng di truyền nói chung và bệnh Down nói riêng. Để tiến hành xét nghiệm chẩn đoán xác định từ đó phát hiện sớm và đưa ra lời khuyên di truyền phù hợp cho gia đình bệnh nhân. Đối tượng mẹ bầu nên làm xét nghiệm - Tuổi mẹ cao (trên 35 tuổi). - Tiền sử sinh con có dị tật bẩm sinh, sẩy thai liên tiếp, thai chết lưu. - Gia đình có tiền sử mắc bệnh di truyền liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể (NST) 1. Xét nghiệm sàng lọc trước sinh Xét nghiệm sàng lọc giúp đánh giá nguy cơ thai mắc hội chứng Down từ đó phân ra hai nhóm: nguy cơ cao và nguy cơ thấp mắc hội chứng Down. Các xét nghiệm sàng lọc trước sinh có thể thực hiện: - Sàng lọc qua huyết thanh mẹ: Double test (thực hiện khi thai 11tuần 02 ngày – 13 tuần 6 ngày), Triple test (thực hiện khi thai được 14 tuần 0 ngày- 22 tuần 0 ngày). Theo khuyến cáo của hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG - American College of Obstetricians and Gynecologists), tất cả các phụ nữ trong quá trình mang thai cần siêu âm thai định kỳ và làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double test và/hoặc Triple test. - Sàng lọc bằng siêu âm thai: các hình ảnh dị tật thai hay gặp trong hội chứng Down: tăng khoảng sáng sau gáy, dị tật tim, thiểu sản/bất sản xương mũi… - Sàng lọc bằng tuổi mẹ: phụ nữ > 35 tuổi tăng nguy cơ sinh con Down. - Sàng lọc không xâm lấn (NIPT): phát hiện nguy cơ thai mắc hội chứng Down qua xét nghiệm DNA tự do của thai trong máu mẹ. Xét nghiệm được thực hiện khi thai trên 10 tuần. 2. Các xét nghiệm chẩn đoán trước sinh giúp chẩn đoán xác định hội chứng Down với độ chính xác cao như: xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ trên dịch ối, QF PCR. Tuy nhiên, do xét nghiệm đòi hỏi phải thực hiện một số thủ thuật xâm lấn trong tử cung như chọc hút dịch ối hoặc sinh thiết gai nhau nên có thể gặp một tỷ lệ nhỏ (1 - 3%) sảy thai hoặc các tai biến khác. Xét nghiệm chẩn đoán trước sinh thường áp dụng cho các thai phụ có nguy cơ cao sinh con mắc hội chứng Down qua xét nghiệm sàng lọc, siêu âm thai có hình ảnh bất thường (khoảng sáng sau gáy ≥3mm, một số dị tật như dị tật tim, tiêu hóa…), phụ nữ trên 35 tuổi hoặc tiền sử gia đình có bất thường di truyền. 3. Chẩn đoán sau sinh Sau khi sinh, trẻ mắc hội chứng Down thường dễ nhận biết bằng các triệu chứng lâm sàng đặc hiệu và được chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ từ máu ngoại vi lập Karyotype. 1. Danniel L. , Ivan M. , Cromwell P. , et al (2014). Clinical pratice guidlines for management of children with Down syndrome: part I. J pediatr health care. 28, 105-110. 2. Trinh Văn Bảo và cộng sự (2008). Di truyền Y học. Nhà xuất bản giáo dục. Hà Nội. 3. Sivakumar S. , Larkins S. , et al (2004). Accuracy of clinical diagnosis in Down's syndrome. Arch Dis Child. 89(691). 4. Graham L. , et al (2007). ACOG Releases Guidelines on Screening for Fetal Chromosomal Abnormalities. Obstetrics and Gynecology. 76(5), 712-776.;;;;;Trẻ bị mắc hội chứng Down thường bị ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất và trí tuệ. Với sự tiến bộ của y học hiện đại, các bác sĩ có thể sàng lọc và chẩn đoán trước sinh dị tật bẩm sinh này. Dưới đây là các xét nghiệm Down cho thai nhi thường được áp dụng và gợi ý giúp mẹ bầu có thể lựa chọn địa chỉ y tế đáng tin cậy, đảm bảo kết quả chính xác. Trước khi tìm hiểu về các xét nghiệm Down cho thai nhi, các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hội chứng này. Hội chứng Down xảy ra do thừa 1 nhiễm sắc thể số 21 trong bộ nhiễm sắc thể của một người. Khi mắc hội chứng Down trẻ có thể gặp phải những triệu chứng như sau: - Khuôn mặt khác thường: Trẻ mắc bệnh Down có những biểu hiện bất thường trên khuôn mặt, có thể kể đến như đầu nhỏ và ngắn, khuôn mặt tròn, mắt xếch, mũi tẹt, lưỡi dày, to và thường thè ra ngoài miệng, tai nhỏ và thấp. So với những trẻ bình thường, khuôn mặt của trẻ bị bệnh Down rất khác lạ, đặc trưng và dễ nhận biết. - Bàn tay của trẻ bị bệnh thường khá rộng, các ngón tay ngắn và những nếp ngang ở lòng bàn tay. - So với trẻ khỏe mạnh, trẻ bị chứng Down thường chậm biết lẫy, bò và chậm đi hơn. Đối với trẻ sơ sinh, trẻ có biểu hiện khó khăn trong việc bú sữa. - Lúc mới đẻ, trẻ thường có cân nặng, chiều cao bình thường. Tuy nhiên, trẻ bị bệnh thường chậm phát triển rõ rệt so với những trẻ khỏe mạnh cùng trang lứa. Khả năng nhận thức và chỉ số thông minh của trẻ thường chậm phát triển ở mức độ nhẹ đến vừa. Trung bình chỉ số IQ của trẻ bị Down là 50. - Ngoài ra trẻ thường mắc kèm theo một số dị tật bẩm sinh khác, phổ biến nhất là dị tật tim bẩm sinh, dị tật về thính giác, thị giác hay những bất thường ở hệ tiêu hóa, rối loạn tuyến giáp, gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp và mắc động kinh,...2. Các phương pháp xét nghiệm Down cho thai nhi và địa chỉ thực hiện uy tín Có thể nói rằng, các phương pháp xét nghiệm Down cho thai nhi rất quan trọng để nhận biết nguy cơ cao sinh con mắc hội chứng Down của mẹ bầu. Qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp với từng đối tượng mẹ bầu. - Những mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc hội chứng Down: + Phụ nữ mang thai muộn (từ 35 tuổi trở lên). + Phụ nữ đã từng sinh con mắc dị tật bẩm sinh, đã từng bị lưu thai, sảy thai liên tiếp nhiều lần. + Trong gia đình có thành viên từng mắc bệnh di truyền có liên quan đến tình trạng bất thường về nhiễm sắc thể. - Các phương pháp sàng lọc trước sinh: Đây là những xét nghiệm quan trọng đối với mẹ bầu. Qua kết quả xét nghiệm có thể phân loại thành hai nhóm, bao gồm nhóm có nguy cơ cao mắc hội chứng Down và nhóm có nguy cơ thấp đối với hội chứng Down. Cụ thể, các bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu thực hiện các phương pháp sau: + Sàng lọc thông qua huyết thanh mẹ với 2 phương pháp truyền thống là Double test và Triple test. Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, đây là 2 loại xét nghiệm mà mẹ bầu không nên bỏ qua khi mang thai. Trong đó, xét nghiệm Double test nên được thực hiện vào thời điểm thai 11 tuần 02 ngày đến 13 tuần 6 ngày và xét nghiệm Triple test nên được thực hiện vào thời điểm thai được 14 tuần đến 22 tuần. + Siêu âm thai: Phương pháp này rất đơn giản và an toàn đối với mẹ bầu. Kết quả hình ảnh từ siêu âm thai như độ mờ da gáy, thiểu sản xương mũi, khoảng cách giữa 2 hốc mắt, dị tật tim,... Qua đó gián tiếp nhận định được nguy cơ mắc hội chứng Down của thai nhi. + Thực hiện xét nghiệm NIPT: Đây là xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi không xâm lấn nên đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi. Mẫu xét nghiệm chính là mẫu máu được lấy từ đường tĩnh mạch của người mẹ. Thông qua mẫu máu này, bác sĩ có thể phân tích DNA tự do của thai trong máu mẹ và đánh giá nguy cơ mắc hội chứng Down của thai nhi. Ưu điểm của loại xét nghiệm này là có thể phát hiện những bất thường từ rất sớm (ngay từ tuần thai thứ 9) và có độ chính xác cao. - Xét nghiệm chẩn đoán trước sinh bao gồm xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ trên dịch ối. Đây là những xét nghiệm mang lại độ chính xác cao và có ý nghĩa chẩn đoán bệnh Down cho thai nhi. - Chẩn đoán sau sinh:Khi mới sinh, trẻ bị Down có cân nặng bình thường. Sau đó, trẻ bắt đầu có những biểu hiện bệnh rõ ràng và dễ nhận biết. Tuy nhiên, trẻ cần được thực hiện xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ từ máu ngoại vi lập Karyotype để bác sĩ có được những chẩn đoán bệnh chính xác. Dịch vụ y tế chất lượng nhưng chi phí lại vô cùng hợp lý. Mẹ bầu có thể lựa chọn xét nghiệm trực tiếp tại viện hoặc sử dụng dịch vụ lấy mẫu máu tại nhà. Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà rất tiện lợi. Chi phí của dịch vụ này cũng rất hợp lý, chị em chỉ cần chi trả đúng theo giá niêm yết tại viện cộng thêm phụ phí 10.000 đồng cho mỗi lượt đi lại. - Phần quà trị giá 440.000 đồng là gói xét nghiệm thai kỳ cơ bản. - Phần quà trị giá 500.000 đồng là gói xét nghiệm sàng lọc sơ sinh 5 bệnh: Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, suy giáp trạng bẩm sinh, thiếu men G6PD, rối loạn chuyển hóa đường Galactose, bệnh Phenylceton niệu. để được tư vấn cụ thể.;;;;;Sàng lọc trước sinh là phương pháp sử dụng các kỹ thuật khám và thực hiện các loại xét nghiệm dành cho phụ nữ mang thai nhằm đánh giá tình trạng phát triển ổn định của thai nhi hay có mắc phải dị tật bẩm sinh nào không. Thông thường, có thể chẩn đoán thai nhi mắc phải các dị tật như: Hội chứng Down, Patau, Edwards,... Phương pháp sàng lọc trước sinh bao gồm 2 giai đoạn: sàng lọc và chẩn đoán. Qua đó có thể biết được kết quả chính xác lên tới 99% về thai nhi có những bất thường nào để xử lý kịp thời. Đứa trẻ sinh ra bị tật là khó khăn cho chính bản thân chúng, gia đình và xã hội. Vì vậy phương pháp này giúp tăng cơ hội sinh ra những đứa con khỏe mạnh. Nếu bà mẹ quyết định giữ lại thai nhi thì cũng được chuẩn bị tâm lý và biết cách chăm sóc con sau này. Có 2 phương pháp sàng lọc trước sinh: sàng lọc trước sinh không xâm lấn (như: Double test, Triple test, NIPT), và sàng lọc trước sinh xâm lấn (như: chọc ối, sinh thiết gai rau). Xét nghiệm và khám sàng lọc trước sinh thường được tiến hành vào các thời điểm khác nhau trong quá trình thai nghén nên thường không cố định. Thời gian thực hiện các kỹ thuật cụ thể như: - Siêu âm Siêu âm có thể thực hiện nhiều lần vào các tuần thai khác nhau để đánh giá tình trạng thai nhi phát triển như thế nào. Đồng thời, người mẹ cũng có thể nhìn thấy em bé đang lớn lên từng ngày và lắng nghe nhịp đập tim con. Trong trường hợp siêu âm để sàng lọc trước sinh thì cần thực hiện khi: + Tuần thai thứ 11 - 13: siêu âm đo độ mờ da gáy giúp sàng lọc sớm về hội chứng Down. Ngoài ra, siêu âm tuần thai nay giúp phát hiện các bất thường sớm của thai nhi như: bất sản xương sống mũi, thoát vị thành bụng,... + Tuần thai thứ 18 - 22: siêu âm 4D giúp đánh giá các dị tật về hình thái tim; + Tuần thai thứ 32: giúp đánh giá sự tăng trưởng của thai, phát hiện một số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở động mạch, tim, não. - Double test Double test là xét nghiệm sàng lọc sử dụng các xét nghiệm sinh hóa như định lượng β-h CG tự do và PAPP-A trong máu thai phụ, kết hợp đo độ mờ da gáy bằng siêu âm, tuổi mẹ, tuổi thai… để đánh giá một số nguy cơ mắc các hội chứng Down, Edward hoặc Patau,… Xét nghiệm này được thực hiện ở tuần thai 11 tuần 6 ngày - 13 tuần. - Triple test Xét nghiệm Triple test (tri-pô tét) còn gọi là xét nghiệm bộ ba là loại xét nghiệm sàng lọc sử dụng máu mẹ để tìm hiểu nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai. Có ba chất được sử dụng trong xét nghiệm này là AFP, h CG và Estriol. Trong đó AFP (alpha-fetoprotein) là loại protein do thai sản xuất, h CG (human chorionic gonadotropin) là loại nội tiết do nhau sản xuất trong quá trình mang thai và Estriol là loại nội tiết estrogen được cả nhau và thai sản xuất. Đây là loại xét nghiệm không xâm lấn và hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến mẹ và thai. - Chọc ối Chọc ối để tim kiếm các bất thường về di truyền của thai nhi, trong đó có hội chứng Down, T13, T18…Bởi vì chọc ối có một số nguy cơ cho mẹ và thai, nên chỉ thực hiện trên những người mẹ có nguy cơ cao bất thường về di truyền. Chọc ối được khuyến cáo thực hiện từ tuần thai 16-18 tuần. Độ chính xác :99.4%. - NIPT Đây là phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn, phân tích ADN tự do trong máu của thai nhi để đánh giá nguy cơ có dị tật bẩm sinh hay không. Có thể thực hiện sớm ngay từ tuần thứ 10 cho đến hết thai kỳ. Hiệu quả của kỹ thuật này cũng lên tới 99% mà không cần xét nghiệm nhiều lần hay thực hiện thêm các phương pháp sàng lọc nào khác. Xét nghiệm và khám sàng lọc trước sinh có cần nhịn ăn không là câu hỏi rất nhiều mẹ bầu đặt ra vì muốn có kết quả chính xác nhất. Khi thực hiện các phương pháp này đều không cần nhịn ăn và có thể làm vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. - Siêu âm Dù mẹ bầu ăn hay nhịn ăn đều không ảnh hưởng đến kết quả siêu âm. Chỉ cần lựa chọn địa chỉ uy tín với đội ngũ y bác có chuyên môn cao. - Xét nghiệm sinh hóa Xét nghiệm này đánh giá chỉ số sinh hóa tự nhiên trong máu của người mẹ nên vẫn có thể ăn uống bình thường và thực hiện vào các buổi trong ngày. - Chọc ối Bác sĩ sẽ thu mẫu nước ối trong môi trường sống của thai nhi để thực hiện xét nghiệm. Nên không bắt buộc nhịn ăn hay làm vào buổi sáng. - NIPT Mẫu ADN tự do của thai nhi dù lấy ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày cũng mang lại kết quả như nhau. Đây cũng là kỹ thuật không bắt buộc nhịn ăn. Xét nghiệm sàng lọc trước sinh là bước cần thiết để xác định nguy cơ con sinh ra không mắc phải nhiều chứng bệnh di truyền ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và trí não của trẻ.;;;;;Tất cả các phụ nữ mang thai nếu có nghi ngờ đều được xét nghiệm sàng lọc để phát hiện sớm hội chứng bệnh Down. Phương pháp mới được thực hiện thông qua cách kết hợp giữa chụp siêu âm và xét nghiệm máu từ mẹ. Sau đó, các chuyên gia sẽ ước tính cơ hội để người phụ nữ có hay không việc sinh ra một em bé mắc bệnh Down. Thử nghiệm cho hội chứng Down Với những sản phụ có nguy cơ rủi ro cao hơn, các bác sĩ sẽ tiến hành một phương pháp xét nghiệm chẩn đoán xâm lấn, nó sẽ nói cho các sản phụ nếu con trẻ của họ có bệnh Down. Việc này có thể là biện pháp chọc ối hoặc lấy mẫu lông nhung ở màng đệm. Cả hai phương pháp đều tồn tại 1/100 rủi ro gây sảy thai. Phương pháp xét nghiệm máu mới có thể làm giảm thiểu số lượng phụ nữ gặp rủi ro cao và cần một xét nghiệm xâm lấn bằng cách thêm một phương pháp sàng lọc bổ sung. Theo đó, mới đây nhất, các chuyên gia cho biết đang có một hướng xét nghiệm chính xác hơn cho hội chứng Down và rằng có thể áp dụng trước đó trong thời kỳ thai sản hiệu quả hơn so với các cách xét nghiệm đã từng phát triển trước đây. Một nghiên cứu trên 1.000 ca mang thai đã tìm thấy rằng thông qua việc xét nghiệm AND của bào thai trong máu của người mẹ có thể chỉ rõ là em bé chắc chắn bị ảnh hưởng hoặc không bị ảnh hưởng của bệnh Down. Nhóm nghiên cứu của Trường Cao đẳng King’s (London) cho biết rằng xét nghiệm mới có thể giúp cho phụ nữ đưa ra những quyết định xa hơn: những xét nghiệm xâm lấn. Hiệp hội Hội chứng bệnh Down (DSA) đã phê chuẩn dự án nghiên cứu này. Được biết, khoảng 750 trẻ sơ sinh chào đời mỗi năm tại Anh đã mắc bệnh Down. Tình trạng này gây ra bởi sự hiện diện của một bản sao của nhiễm sắc thể số 21, một sự việc rất tình cờ. Chẩn đoán khả thi Hiện tại, các sản phụ được cho xét nghiệm vào giữa tuần 11 và 13 của thai kỳ. Họ được siêu âm thông qua một túi chất dịch lỏng đằng sau cổ của đứa trẻ sơ sinh, người ta đo lường sự bất thường của nó. Trẻ em mắc bệnh Down thường có khuynh hướng nhiều chất lỏng hơn trẻ bình thường. Các sản phụ cũng được tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ bất thường của các protein và hormon. Từ các kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ đưa ra một ước lượng đối với các cơ hội để một đứa trẻ có hay không việc mắc bệnh Down – độ tuổi của trẻ sơ sinh cũng được quan tâm – chẳng hạn như theo tỷ lệ 1/150 hay 1/700. Mỗi 1 trong 3 yếu tố này chỉ là một dấu hiệu. Nhưng dựa trên kết quả này, những người có rủi ro ước lượng cao hơn sẽ trải qua 1 trong 2 xét nghiệm xâm lấn và rủi ro tiềm năng. Thủ tục lấy mẫu lông nhung ở màng đệm (CVS) bao gồm việc xét nghiệm một mẫu nhau thai nhỏ trong khi đó lại tiến hành thêm việc chọc nước ối để kiểm tra nước ối quanh đứa bé. GS. Kypros Nicolaides, người đang dẫn đầu cuộc nghiên cứu cũng như là người đã phát triển các bài kiểm tra về gáy, nói rằng xét nghiệm ADN của bào thai là một cách dứt khoát nhất. Xét nghiệm cho thấy có nhiều hơn 99% cơ hội hoặc ít hơn 1/10.000 tỷ lệ trẻ em mắc hội chứng Down. Nghiên cứu cho thấy nó nhạy cảm hơn và ít có khả năng cung cấp một kết quả dương tính giả, công trình nghiên cứu được xuất bản trên tờ Siêu âm phụ khoa. GS. Kypros Nicolaides giải thích: “Xét nghiệm này là một chẩn đoán gần chính xác. Nó sẽ nói cho bạn biết chắc chắn rằng đứa bé sơ sinh mắc bệnh Down hoặc không có bệnh. Từ viễn cảnh của các sản phụ, đó là thông điệp rõ ràng cho bạn biết cần phải làm gì những bước tiếp theo”. Trong khoảng giữa 3% và 5% sản phụ hiện đã trải qua xét nghiệm xâm lấn. Xét nghiệm ADN của bào thai đã đưa ra tỷ lệ không đầy 0,5%. Cần thêm nghiên cứu chuyên sâu Vào tháng 7/2013 tới, GS. Kypros Nicolaides và các đồng nghiệp của ông sẽ bắt đầu một nghiên cứu với thời lượng 2 năm trên 20.000 sản phụ tại các bệnh viện NHS nhằm tiếp tục đưa ra những đánh giá xa hơn về xét nghiệm mới. Với cái giá hiện tại vào khoảng 400 bảng Anh/xét nghiệm, GS. Nicolaides hy vọng rằng ông sẽ kéo giảm chi phí xuống chỉ còn 180 bảng Anh áp dụng cho tất cả các sản phụ. Cũng theo GS. Kypros Nicolaides thì mục tiêu của ông là cung cấp cho các sản phụ nhiều thông tin hơn và rõ ràng hơn nhằm cho phép họ đưa ra nhiều sự lựa chọn về cách mà họ nên tiếp tục. Về phía mình, bà Carol Boys, CEO của Tổ chức DSA, cho hay: “Các kết quả mới nhất từ GS. Nicolaides và đồng nghiệp của ông tại Cao đẳng King’s đã chỉ ra rằng việc sử dụng xét nghiệm máu không xâm lấn ở thời kỳ đầu, có thể sử dụng xuyên suốt chương trình sàng lọc quốc gia và đây vẫn là một hướng đi công bằng. Bà Carol Boys chỉ rõ: “DSA nghĩ rằng nó là một hướng đi quan trọng tại thời điểm này nhằm tập trung vào việc cung cấp thông tin có liên quan, chính xác và cập nhật về hội chứng Down, được phân phối từ các nữ hộ sinh và các nhân viên y tế, những người đã được chúng tôi huấn luyện từ trước đó để đảm trách bất kỳ xét nghiệm sàng lọc nào”.
question_372
Sàng lọc trước sinh là gì?
doc_372
Nếu mẹ bầu thắc mắc có nên sàng lọc trước sinh không thì câu trả lời là có. Không ai mong muốn thai nhi khi sinh ra bị dị tật bấm sinh. Nền y học phát triển đã nghiên cứu, áp dụng nhiều phương pháp sàng lọc trước sinh, phát hiện sớm các dị tật thai ngay từ khi trong bụng mẹ. Sàng lọc trước sinh là việc kiểm tra tình trạng sức khỏe thai nhi, sàng lọc và đánh giá nguy cơ thai mắc các dị tật bẩm sinh. Dị tật bẩm sinh ở trẻ gồm 2 loại chính: Dị tật hình thái: có thể phát hiện qua siêu âm sàng lọc trước sinh, quan sát hình dáng thai nhi và đánh giá nguy cơ. Một số dị tật hình thái bẩm sinh thường gặp như: sứt môi, hở hàm ếch,… Dị tật liên quan tới bất thường nhiễm sắc thể: Do yếu tố di truyền và môi trường là chủ yếu, muốn phát hiện và đánh giá nguy cơ cần thông qua phân tích ADN thai nhi. Một số dị tật thường gặp như: Hội chứng Down, Patau, Edwards,… Ngoài ra, sàng lọc trước sinh cũng giúp các bậc phụ huynh kiểm tra tình trạng sức khỏe và phát triển của thai nhi, từ đó dự đoán nguy cơ, can thiệp, chuẩn bị sinh và chăm sóc con phù hợp. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi năm trên thế giới, có khoảng 8 triệu trẻ em ra đời bị mắc ít nhất 1 dị tật bẩm sinh, đạt tỉ lệ 1,73%. Riêng tại Việt Nam, tỉ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh và các bệnh lý di truyền là 2 - 3%, trên tổng số 1,5 triệu trẻ em sinh ra mỗi năm. Những dị tật bẩm sinh, bệnh lý di truyền thường gặp như: Hội chứng Down (đặc trưng trẻ bị chậm phát triển trí tuệ), Hội chứng Edwards (khiến hầu hết trẻ tử vong trước 1 tuổi), dị tật ống thần kinh, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, thiếu men G6PD (ảnh hưởng đến sự hoạt động của tế bào hồng cầu), Tan máu bẩm sinh (tên khoa học là Thalassemia),… Dị tật bẩm sinh có thể xảy ra tại bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, tuy nhiên phần lớn là ở 3 tháng đầu tiên, do thời điểm này thai chưa ổn định và đang hình thành các bộ phận quan trọng của cơ thể. Vì thế, sàng lọc trước sinh có vai trò vô cùng quan trọng. Với gia đình, sàng lọc trước sinh giúp cha mẹ phát hiện và can thiệp sớm nếu thai nhi bị dị tật bẩm sinh, đảm bảo cho sức khỏe và cả tương lai sau này của trẻ. Với xã hội, sàng lọc trước sinh giúp cải thiện, nâng cao chất lượng giống nòi. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo, tất cả phụ nữ mang thai đều cần thực hiện sàng lọc trước sinh. Đặc biệt, sàng lọc trước sinh được khuyến cáo với những thai phụ có nguy cơ dị tật thai cao như: cha mẹ có gen đặc thù, gia đình có tiền sử người bị dị tật bẩm sinh, mang thai khi lớn tuổi (trên 35 tuổi),… 3. Tầm quan trọng của sàng lọc trước sinh Sàng lọc trước sinh giúp: Kiểm tra sớm, thường xuyên sức khỏe và sự phát triển của con Sự phát triển của thai nhi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Mặc dù cha mẹ đều muốn con khỏe mạnh, phát triển tốt nhất song không ai biết chắc được thai nhi trong bụng có đang hoàn toàn khỏe mạnh hay đang mắc phải bệnh lý, hoặc bị bất thường không. Vì thế, sàng lọc trước sinh để kiểm tra sớm, thường xuyên sức khỏe thai nhi là cần thiết. Điều này cũng giúp các bậc phụ huynh yên tâm, chuẩn bị đón bé chào đời. Xác định thai nhi có mắc hội chứng di truyền không Khác với các dị tật hình thái có thể can thiệp và khắc phục hậu quả phần nào sau khi sinh, hội chứng di truyền gây những dị tật bẩm sinh ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng thai nhi. Khi trẻ ra đời với hội chứng di truyền, việc can thiệp hỗ trợ rất hạn chế. Chưa kể những hội chứng di truyền có thể cướp đi tính mạng của trẻ ngay những năm tháng đầu đời. Vì thế, sàng lọc trước sinh kiểm tra thai nhi có mắc hội chứng di truyền không giúp mẹ biết được cách chăm sóc con ngay từ đầu thai kỳ tốt nhất, hoặc dừng thai kỳ nếu cần thiết. Giảm gánh nặng gia đình và xã hội Trẻ sinh ra với các dị tật bẩm sinh, nhất là dị tật bẩm sinh do rối loạn di truyền, bất thường NST rất khó khắc phục. Trẻ có khi phải sống suốt đời với dị tật bẩm sinh đó. Điều này thực sự là gánh nặng lớn cho gia đình khi phải chăm sóc trẻ đặc biệt suốt đời, rất vất vả và khó khăn. Hơn nữa, điều này cũng khiến chất lượng dân số giảm xuống, tăng gánh nặng kìm hãm sự phát triển xã hội. Chuẩn bị phương pháp chăm sóc và sinh phù hợp Phụ nữ mang thai và gia đình đều biết rằng, để thai nhi khỏe mạnh và phát triển toàn diện thì dinh dưỡng và chăm sóc mẹ bầu rất quan trọng. Thế nhưng bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu đúng cách, sinh hoạt hợp lý, đúng thời điểm thì không phải ai cũng nắm rõ. Ví dụ như thời điểm con phát triển hệ xương thì cần bổ sung thêm canxi. Việc chăm sóc mẹ bầu và thai nhi đúng cách, phù hợp cũng giúp hạn chế trẻ mắc dị tật bẩm sinh. Chắc chắn bất cứ ông bố, bà mẹ nào cũng mong muốn con được sinh ra khỏe mạnh, thông minh, phát triển bình thường. Vì thế, chắc chắn là có nên sàng lọc trước sinh, đặc biệt là những thai phụ có các vấn đề bất thường về sức khoẻ.
doc_4518;;;;;doc_60064;;;;;doc_10016;;;;;doc_38385;;;;;doc_16585
1. Sàng lọc trước sinh là gì và lợi ích của sàng lọc trước sinh Trước khi tìm hiểu quy trình sàng lọc trước sinh, chúng ta cần biết sàng lọc trước sinh là gì và mang đến những lợi ích nào. Sàng lọc trước sinh là tập hợp các phương pháp chẩn đoán (siêu âm, xét nghiệm) mà bác sĩ sản khoa sẽ thực hiện cho mẹ bầu. Dựa vào kết quả thu được, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi. Từ đó có sự can thiệp kịp thời và phù hợp nhất nếu cần, đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và sự an toàn cho thai nhi. Lợi ích của sàng lọc trước sinh Đối với mẹ bầu nói riêng và các bậc bố mẹ nói chung, dị tật thai nhi luôn là nỗi ám ảnh. Tại Việt Nam, số trẻ bị dị tật bẩm sinh ước tính chiếm khoảng 2 - 3% trong tổng số em bé được sinh ra. Có nhiều nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh, bao gồm di truyền, bố mẹ làm việc trong môi trường độc hại, hay quá trình mang thai mẹ bị mắc bệnh,… Trong đó, yếu tố di truyền là nguyên nhân phổ biến nhất. Và để phát hiện dị tật bẩm sinh ở thai nhi thì các mẹ bầu nhất thiết phải áp dụng quy trình sàng lọc trước sinh. Có thể nói, quy trình này thực sự quan trọng, bởi sẽ giúp phát hiện những trường hợp thai nhi bị dị tật. Khi phát hiện có thai và đi khám thai thì mẹ bầu sẽ được bác sĩ Sản khoa hướng dẫn và thực hiện sàng lọc trước sinh. Quy trình thực hiện như sau: Phát hiện có thai Khi bị trễ kinh và xuất hiện các dấu hiệu của việc có thai, mẹ bầu có thể tự thực hiện phương pháp thử thai ở nhà bằng que test nước tiểu. Nên thử thai vào buổi sáng sớm và làm đúng theo hướng dẫn. Nếu que xuất hiện 2 vạch thì báo hiệu có thai. Siêu âm xác định có thai Từ tuần thai thứ 5, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm và thời điểm này sẽ xác định xem mẹ có thai không. Từ tuần thai thứ 6, cũng có thể nghe được tim thai (một số trường hợp nghe được tim thai trễ hơn, ở tuần thứ 8 - 9). Nếu bất thường (thai trứng, thai ngoài tử cung,…) thì cũng sẽ được phát hiện trong lần siêu âm này. Từ tuần thai thứ 9, thông qua xét nghiệm NIPT sàng lọc sớm các bất thường liên quan đến nhiễm sắc thể của thai. Giai đoạn đầu thai kỳ Từ tuần thai thứ 11 - 13 của thai kỳ, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm độ mờ da gáy (còn gọi là khoảng sáng sau gáy). Chỉ số độ mờ da gáy, chiều dài xương mũi sẽ đánh giá nguy cơ mắc hội chứng Down (tam bội thể 13) của thai nhi. Cùng với đó là phát hiện những dị tật như sứt môi, hở hàm ếch, thiếu chi, dính các chi,… Ngoài ra, xét nghiệm Double Test cũng có thể được thực hiện trong giai đoạn này. Nhất là trong trường hợp chỉ số độ mờ da gáy bất thường. Double Test giúp phát hiện hội chứng Down, Ewards, Patau cùng một số dị tật khác. Giai đoạn giữa thai kỳ Từ tuần thai 16 - 18 của thai kỳ, mẹ bầu có thể được thực hiện xét nghiệm Triple Test. Phương pháp xét nghiệm này cũng giúp xác định dị tật bẩm sinh ở thai nhi, cùng với đó là phát hiện những bệnh lý liên quan đến não bộ và tim mạch. Từ tuần thai 20 - 22, thực hiện siêu âm hình thái thai nhi bằng phương pháp siêu âm 4D. Trong quy trình sàng lọc trước sinh, siêu âm hình thái cực kỳ quan trọng. Bác sĩ sẽ kiểm tra chi tiết từng bộ phận trên cơ thể bé cũng như tất cả các cơ quan của bé. Đặc biệt là mặt, não, tim, xương, tủy, thận, bụng và cử động của tay chân. Nếu nghi ngờ hoặc phát hiện bất thường, bác sĩ sẽ thông báo với mẹ bầu. Trong vòng 3 - 5 ngày sau đó, có thể thực hiện siêu âm lại. Đồng thời, thực hiện chọc ối - một phương pháp sàng lọc trước sinh có xâm lấn với tính hiệu quả lên đến 99.99%. Nếu thai nhi thực sự có vấn đề, gia đình có thể đứng trước quyết định khó khăn là dừng mang thai. Giai đoạn cuối thai kỳ Sàng lọc trước sinh trong giai đoạn này nhẹ nhàng và thoải mái hơn so với các giai đoạn đầu và giữa. Từ tuần thứ 32 trở đi của thai kỳ, bác sĩ sẽ siêu âm để theo dõi sự phát triển của bé yêu trong bụng cũng như sức khỏe của mẹ. Những đánh giá này bao gồm kích thước, trọng lượng, tư thế và vị trí của thai nhi. Song song đó là tình trạng nhau thai và lượng nước ối trong tử cung mẹ. Lúc này, mẹ bầu sẽ nhận được nhiều lời khuyên bổ ích của bác sĩ về vấn đề dinh dưỡng cũng như có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc sinh nở.;;;;;Là bậc làm cha mẹ, ai cũng mong muốn con yêu của mình chào đời khỏe mạnh. Vì thế, sàng lọc trước sinh là việc làm cần thiết giúp bé yêu chào đời khỏe mạnh, an toàn. Sàng lọc trước sinh là gì Để trả lời cho câu hỏi sàng lọc trước sinh là gì các bác sỹ sản khoa đã lý giải: Đây là phương pháp xét nghiệm đối với các mẹ bầu để nhanh chóng phát hiện những rối loạn về nhiễm sắc thể ở thai nhi dẫn đến các dị tật bẩm sinh. Dị tật bẩm sinh thường gặp: Hội chứng Down: Do thai nhi thừa nhiễm sắc thể số 21; Hội chứng Edwards hay còn gọi là hội chứng Trisomy 18: Nguyên nhân xuất phát từ việc thai nhi thừa nhiễm sắc thể số 18; Hội chứng Patau:Thai nhi thừa một nhiễm sắc thể số 13; Dị tật ống thần kinh: Thai nhi không được cung cấp đủ lượng axit folic. 2. Thời điểm vàng tiến hành sàng lọc trước sinh Sau khi trả lời được câu hỏi sàng lọc trước sinh là gì, chắc hẳn các mẹ bầu đang rất băn khoăn thời điểm nào tiến hành sàng lọc trước sinh hiệu quả. Hãy tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây từ các bậc thầy trong ngành sản khoa. 3 tháng đầu của thai kỳ Theo khảo sát và chứng minh thực tế việc tiến hành sàng lọc trước sinh trong ba tháng đầu của thai kỳ bằng phương pháp đo độ mờ da gáy sẽ giúp phát hiện nguy cơ mắc hội chứng Down ở trẻ. Cùng với đó, trong giai đoạn từ tuần 11 - 13 của thai kỳ, và các tuần trong tháng thứ 3 của thai kỳ mẹ bầu nên làm thêm xét nghiệm Double test hoặc NIPT để đưa ra được kết luận chính xác nhất về tình trạng sức khỏe của thai nhi và kiểm tra chắc chắn được nguy cơ mắc các dị tật ở trẻ. 3 tháng giữa của thai kỳ 3 tháng giữa của thai kỳ là ba tháng các em bé đã bắt đầu phát triển nhanh hơn trong bụng mẹ. Xét nghiệm triple test được tiến hành ở tuần thứ 15 - 20 cho phép các bác sỹ có kết luận về nguy cơ mắc hội chứng Down, Edward và dị tật ống thần kinh ở trẻ. Khi kết thúc 3 tháng giữa của thai kỳ, vào tuần thứ 22 mẹ bầu có thể thực hiện siêu âm 4D để nhìn thấy hình ảnh và sự phát triển của con đồng thời phát hiện sớm một số dị tật như: hở hàm ếch, sứt môi, thừa ngón tay chân,... 3 tháng cuối của thai kỳ Đây là 3 tháng mà đứa trẻ trong bụng dần phát triển và hoàn thiện và dần có những phản xạ. Để có tâm lý tốt nhất chào đón đứa con của mình, ở tuần thứ 32 mẹ bầu có thể thực hiện lại siêu âm màu 4D. Siêu âm màu 4D sẽ giúp phát hiện sớm các bất thường ở động mạch, ở não hoặc ở tim. Đồng thời siêu âm ở tuần thứ 32 còn giúp mẹ bầu biết được sẽ sinh con trong khoảng thời gian nào một cách chính xác nhất và qua đó cũng có thể theo dõi được việc xoay thai, dây rốn quấn cổ,... Như vậy để đảm bảo tốt nhất sức khỏe cho con yêu của mình các mẹ bầu không những phải có một chế độ sinh hoạt ăn uống hợp lý mà còn phải thực hiện các siêu âm xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh để kiểm tra tình trạng sức khỏe của con đúng theo thời điểm vàng đã nêu trên. 3. Ai phải thực hiện sàng lọc trước khi sinh Tất cả các mẹ bầu nên tự đặt ra cho mình câu hỏi sàng lọc trước khi sinh là gì và chủ động đến các bệnh viện để thực hiện xét nghiệm này. Đặc biệt là các mẹ bầu thuộc nhóm sau: Mẹ bầu mang thai ngoài 35 tuổi; Mẹ bầu làm việc trong môi trường độc hại; Đã từng nhiều lần sảy thai hoặc thai chết lưu; Mẹ bầu thường xuyên sử dụng các chất kích thích và mẹ bầu đang trong tình trạng của bệnh tiểu đường; Mẹ bầu nhiễm virus của thủy đậu, sởi, quai bị trong quá trình mang thai; Mẹ bầu bị sốt, cảm cúm và dùng các thuốc chống chỉ định đối với bà bầu; Trong gia đình, họ hàng có người dị tật. 4. Phòng xét nghiệm rộng rãi, khang trang, sạch sẽ; Trang thiết bị xét nghiệm hiện đại và đạt chuẩn, tất cả các kết quả xét nghiệm đều được phân tích bằng máy nên đạt độ chính xác cao; Kết quả xét nghiệm được trả nhanh chóng từ 5 - 7 ngày; Hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà và giao kết quả tận tay nếu khách hàng không có thời gian trực tiếp đến bệnh viện.;;;;;1. Tìm hiểu về sàng lọc trước sinh Sàng lọc trước sinh là thuật ngữ quen thuộc đối với nhiều phụ nữ trong quá trình mang thai. Đây là phương pháp y học hiện đại giúp phát hiện và chẩn đoán nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ ở giai đoạn sớm để kịp thời có những quyết định tốt nhất cho mẹ bầu và thai nhi. Phương pháp sàng lọc trước sinh bao gồm các khâu khám và xét nghiệm ở từng tuần cụ thể của thai kỳ và cho kết quả chính xác cao về trẻ có nguy cơ dị tật bẩm sinh ở bộ phận nào. Các kỹ thuật thường dùng bao gồm: siêu âm, chọc ối, Double test, Triple test và xét nghiệm NIPT. Từ khi các kỹ thuật sàng lọc trước sinh ra đời đã tăng cơ hội sinh ra những đứa con khỏe mạnh và giảm thiểu tối đa những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh. Mẹ bầu cũng có tâm lý yên tâm và thoải mái hơn. Có thể sử dụng tất cả các kỹ thuật trên hoặc một trong số đó để phù hợp với nhu cầu và kinh tế của bản thân. Có nên sàng lọc trước sinh hay không là nỗi băn khoăn lớn của nhiều mẹ bầu. Không thể phủ nhận những hiệu quả mà phương pháp ấy mang lại. Tuy nhiên cũng có trường hợp gặp phải rủi ro và tốn kém nhiều chi phí. Thế nhưng, để đảm bảo em bé phát triển bình thường, khỏe mạnh, các chuyên gia khuyến cáo những trường hợp mẹ bầu sau đây nên thực hiện sàng lọc trước sinh: - Tiền sử gia đình có người thân bị dị tật bẩm sinh: hội chứng Down, sứt môi, hở hàm ếch, dị tật tay chân, khuyết tứ chi,... - Sử dụng thuốc kháng sinh chống chỉ định đối với bà bầu mà không biết mình đang mang thai. - Sử dụng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích. - Trong quá trình mang thai, người mẹ bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh mà không được tiêm vắc xin trước đó: sởi, quai bị, rubella, uốn ván, thủy đậu,... - Mẹ bầu bị mắc bệnh tiểu đường, tim, gan, thận, bệnh mạn tính,... có nguy cơ bị biến chứng gây ảnh hưởng đến thai nhi. - Người mẹ làm việc trong môi trường thường xuyên phải tiếp xúc với chất phóng xạ, chất độc có hại,... - Sử dụng kỹ thuật y học như: chụp X - quang, CT scan,... trong quá trình mang bầu cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. - Phụ nữ mang thai càng lớn tuổi thì thai nhi càng có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh. - Mẹ bầu có tiền sử sinh nở, sảy thai 3 lần trở lên,... cũng nên làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Xét nghiệm sàng lọc trước sinh bao gồm việc thực hiện các loại xét nghiệm khác nhau vào từng thời điểm của thai kỳ để cho kết quả chính xác nhất. Hiệu quả của phương pháp này lên đến 99% nên mọi người có thể hoàn toàn tin tưởng. Biết rằng đây là việc làm cần thiết để phát hiện và chẩn đoán sớm dị tật bẩm sinh ở thai nhi nhưng nhiều mẹ bầu lo lắng làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh sẽ nguy hiểm. Có 2 phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn như: Double test, triple test, NIPT, và sàng lọc trước sinh xâm lấn: chọc ối, sinh thiết gai rau. Các kỹ thuật này hầu như không gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng chỉ có 1% các trường hợp xảy ra rủi ro như: chảy máu âm đạo, phát sinh nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ cao hơn, sảy thai, nhiễm trùng ối, rỉ ối,... Nhưng với hiệu quả lên đến 99% của phương pháp sàng lọc trước sinh mang lại thì đây vẫn là kỹ thuật an toàn mà mẹ bầu nên sử dụng. 4. Nhưng để kết quả đảm bảo độ chính xác cao, an toàn và không xảy ra rủi ro về sức khỏe đối với mẹ bầu cũng như thai nhi, chi phí hợp lý, quy trình thực hiện chuyên nghiệp, thì mẹ bầu cần lựa chọn địa chỉ uy tín và có chất lượng dịch vụ tốt. Có thể kể đến những tiện ích tại đây như: + Đội ngũ y bác sĩ là những người chuyên môn cao, kỹ thuật tốt, giàu kinh nghiệm. Họ đã từng học tập, làm việc ở các bệnh viện lớn trong và ngoài nước; + Nhân viên y tế tận tình, giải đáp các thắc mắc và hỗ trợ kho khăn của khách hàng; + Bệnh viện luôn mở cửa chào đón khách hàng tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật và ngày lễ. Vì vậy mọi người có thể chủ động thời gian đến khám và tư vấn trực tiếp; + Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, hỗ trợ quá trình khám chữa bệnh đạt hiệu quả cao; + Quy trình thực hiện sàng lọc trước sinh chuyên nghiệp, bao gồm các bước đơn giản, nhanh chóng, không gây đau đớn hay ảnh hưởng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi; + Gói dịch vụ sàng lọc trước sinh có chi phí hợp lý.;;;;;Sàng lọc trước sinh là các xét nghiệm dành cho mẹ bầu, sử dụng các kĩ thuật y khoa hiện đại nhằm chẩn đoán, tìm kiếm và phát hiện ra những dị tật mà thai nhi có thể mắc phải liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Patau, Edwards,… Phương pháp xét nghiệm này gồm có 2 giai đoạn là sàng lọc và chẩn đoán. Mẹ nên biết các xét nghiệm sàng lọc được làm để xác định, chẩn đoán tỷ lệ sinh con bị dị tật. Trong một vài trường hợp phụ nữ mang thai có kết quả sàng lọc nguy cơ cao mới được bác sĩ chỉ định thực hiện chẩn đoán bằng kỹ thuật xâm lấn như chọc ối, sinh thiết gai nhau. Phương pháp chọc ối được đánh giá có độ chính xác rất cao, lên đến 99% nhưng cũng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu, gây sảy thai, rò rỉ dịch ối, chảy máu âm đạo,… Các xét nghiệm sàng lọc trước sinh thường được thực hiện vào nhiều tuần thai khác nhau và rất khó để cố định trong một tuần thai nhất định nào. Phương pháp sàng lọc trước sinh ở thai phụ mang bầu từ tháng thứ 1 - 3 (tức tam cá nguyệt thứ nhất) có thể được tiến hành sớm nhất khi thai được 10 tuần tuổi. Thông thường là các xét nghiệm máu và siêu âm nhằm mục đích kiểm tra tình trạng phát triển của bào thai và chẩn đoán xem thai nhi có mắc phải các căn bệnh di truyền điển hình như hội chứng Down cũng như những khuyết tật tim, xơ nang hay một số vấn đề phát triển khác. Ở kỳ tam cá nguyệt thứ 2 (từ 4 - 6 tháng), sàng lọc trước sinh chủ yếu được tiến hành trong tuần thai thứ 14 - 18. Các xét nghiệm này giúp kiểm tra chính xác xem trẻ có mắc bệnh Down hay không hoặc khuyết tật ống thần kinh. Tuy xét nghiệm sàng lọc sau sinh mang lại rất nhiều ý nghĩa to lớn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro không may. Vì vậy, có nên hay không nên thực hiện phương pháp xét nghiệm này trước khi sinh luôn khiến nhiều thai phụ trăn trở, băn khoăn, lo lắng. Làm hay không tùy thuộc vào quyết định của mỗi phụ nữ mang thai. - Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi: Mẹ bầu càng lớn tuổi thì nguy cơ thai nhi bị dị tật ngày tăng cao, đặc biệt là những phụ nữ trên 40t tuổi. Ở độ tuổi này, bên cạnh các xét nghiệm sàng lọc thông thường thì cần làm thêm xét nghiệm chọc ối để cho kết quả chính xác nhất. - Dùng thuốc trong thời gian mang thai: Mẹ bầu nên tiến hành xét nghiệm sàng lọc nếu trong thời kỳ thai nghén có dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống chỉ định cho bà bầu hoặc các chất có thể gây hại cho thai nhi trong bụng. - Biến chứng trong thai kỳ: Phụ nữ mang thai mắc các bệnh mãn tính như tim, thận, cao huyết áp hoặc mắc các bệnh tiểu đường cũng thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ sinh con bị dị tật. - Nhiễm virus: Mẹ bầu bị nhiễm virus trong thời gian đầu mang thai như virus cúm, rubella, viêm gan siêu vi B, sởi, thủy đậu,… - Có tiền sử sảy thai: Với những trường hợp mẹ đã xảy thai 3 lần trở lên thì việc tiến hành xét nghiệm sàng lọc trước sinh là rất cần thiết. - Từng tiếp xúc với các phóng xạ: Trong thời gian mang thai, mẹ bầu phải chụp X - quang, CT hoặc làm việc trong môi trường có phóng xạ. 4. Một số test sàng lọc trước sinh phổ biến - Double Test: Xét nghiệm này được tiến hành khi thai nhi đang trong tuần thứ 11 - 13 tuần 6 ngày tuổi. Thực hiện Double Test kết hợp với siêu âm độ mờ da gáy giúp chẩn đoán nguy cơ bị Down, dị tật ống thần kinh,... - Triple Test: Triple Test được làm khi thai nhi được 15 - 20 tuần tuổi giúp phát hiện sớm nguy cơ bào thai bị dị tật ống thần kinh hay không. - Chọc ối: Chọc dò ối được tiến hành khi thai nhi ở tuần 16 trở lên và chỉ được làm nếu Double Test và Triple Test ra kết quả nguy cơ cao hay khi phát hiện thai nhi vô sọ, nứt đốt sống, bị dị tật Down. Chọc ối là kỹ thuật sàng lọc trước sinh mang lại kết quả chính xác nhất, phát hiện lên đến 99% các dị tật bẩm sinh, dị tật nhiễm sắc thể và hội chứng Down ở trẻ.;;;;;Để con yêu được sinh ra mạnh khỏe và có cuộc sống bình thường như bao người khác, mẹ bầu cần làm rất nhiều điều. Ngoài việc tiêm vắc xin phòng bệnh trước, trong khi mang thai giúp theo dõi sự phát triển định kỳ của thai nhi, thì thai phụ nên thực hiện sàng lọc trước khi sinh để xác định nguy cơ dị tật bẩm sinh. Cùng tìm hiểu sàng lọc trước khi sinh là gì qua bài viết sau. Phương pháp sàng lọc trước sinh bao gồm các khâu khám và xét nghiệm ở từng tuần cụ thể của thai kỳ và cho kết quả chính xác cao về trẻ có nguy cơ dị tật bẩm sinh ở bộ phận nào. Các kỹ thuật thường dùng bao gồm: siêu âm, chọc ối, Double test, Triple test và xét nghiệm NIPT. Phương pháp sàng lọc trước sinh bao gồm các khâu khám và xét nghiệm ở từng tuần cụ thể của thai kỳ và cho kết quả chính xác cao về trẻ có nguy cơ dị tật bẩm sinh ở bộ phận nào. Các kỹ thuật thường dùng bao gồm: siêu âm, chọc ối, Double test, Triple test và xét nghiệm NIPT. Thông thường sẽ gồm 2 giai đoạn là sàng lọc và chẩn đoán. Các kỹ thuật được sử dụng để sàng lọc trước khi sinh có thể kể đến như: siêu âm, Double test, Triple test, xét nghiệm NIPT. Ngoài ra, trong những trường hợp cần thiết có thể thực hiện thêm: xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, xét nghiệm tổng phân tích tế bào ngoại vi bằng Laser, xét nghiệm Calci và sắt,... Các kỹ thuật chẩn đoán: chọc ối, sinh thiết gai rau,... Hầu hết các phương pháp sàng lọc trước khi sinh đều lại hiệu quả cao, lên đến 99% và không gây đau đớn hay ảnh hưởng sức khỏe. Thế nhưng không thể phủ nhận vẫn có 1% các trường hợp xảy ra rủi ro như: phát sinh khả năng cao gây dị tật bẩm sinh, sảy thai, chảy máu âm đạo, thai nhi thiếu chì, nhiễm trùng ối,... Những nhược điểm này chỉ tồn tại ở những phương pháp sàng lọc có xâm lấn như chọc ối. Vì vậy khi thực hiện bất kỳ dịch vụ nào, mẹ bầu nên tham khảo tư vấn của bác sĩ. 2. Những lưu ý khi thực hiện sàng lọc trước khi sinh Khi thực hiện sàng lọc trước khi sinh thì mẹ bầu cần lưu ý những điều sau: + Trao đổi với bác sĩ nếu có tiền sử bị bệnh: tim mạch, thận, tiểu đường, bệnh mạn tính,... ; + Nếu gia đình có tiền sử người thân bị dị tật bẩm sinh thì cũng nên trao đổi với bác sĩ; + Trước khi thực hiện các loại xét nghiệm như: Double test, Triple test,... thai phụ chỉ nên uống nước lọc, tránh uống nước có màu và sử dụng chất kích thích; Sàng lọc trước khi sinh bao gồm khâu khám và thực hiện các loại xét nghiệm. Có thể được thực hiện vào nhiều tuần thai khác nhau, không phải tuân theo thời gian cố định. Thông thường, thai nhi trong vòng 3 tháng đầu tiên khi hình thành và phát triển các bộ phận cơ thể có thể xuất hiện những dị tật. Vì vậy sàng lọc trước khi sinh áp dụng từ 3 tháng giữa thai kỳ là chủ yếu. Mẹ bầu có thể sàng lọc trước sinh đối với tuần thai như sau: - Siêu âm: Có 3 mốc siêu âm sàng lọc quan trọng: + Thai 12 - 13 tuần: đo khoảng sáng sau gáy giúp sàng lọc các nguy cơ về hội chứng Down,... + Thai 18 - 22 tuần : giúp khảo sát các dị tật về tim, sứt môi,... + Thai 30 - 32 tuần : giúp khảo sát các dị tật phát hiện muộn của thai như: hệ thống động mạch, não,... - Xét nghiệm NIPT: Từ tuần 10 đã có thể thực hiện và cho phép phát hiện nhiều dị tật bẩm sinh khác nhau. Độ chính xác của xét nghiệm này lên tới 99% nên mẹ bầu có thể yên tâm thực hiện. - Xét nghiệm Double test: Được thực hiện từ tuần thai 11 tuần 5 ngày - 13 tuần, giúp sàng lọc các hội chứng Down, Edward, Patau) liên quan đến 3 NST 21, 18, 13. - Xét nghiệm Triple test: Được thực hiện từ khi thai 15 - 20 tuần. Tuy nhiên, kết quả chính xác nhất khi thai 16 - 18 tuần. Tất cả phụ nữ mang thai đều nên được thực hiện xét nghiệm này. Xét nghiệm này giúp sàng lọc 3 hội chứng : Down, Edward, dị tật ống thần kinh. - Chọc ối: Đây là phương pháp sàng lọc trước sinh có xâm lấn. Chẩn đoán chính xác các dị tật liên quan đến di truyền. Được thực hiện từ tuần 16 - 20.
question_373
Có phải thuốc sủi có tác dụng nhanh hơn viên nén?
doc_373
Thuốc sủi là thuốc được bào chế dưới dạng giống như viên nén cứng nhưng khi dùng thì phải hòa tan trong một lượng nước nhất định và đợi cho thuốc sủi bọt tan trong nước thành dung dịch mới uống. Thuốc sủi khá đa dạng và có thể dùng để chữa một số bệnh thông thường như:Thuốc sủi có chứa paracetamol (hay acetaminophen): Được dùng để hạ sốt, giảm đau trong các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, viêm đường hô hấp,... Thuốc có thể kết hợp với thành phần codein để nhằm tăng hiệu quả giảm đau.Thuốc dạng sủi có chứa vitamin và khoáng chất thường được người dùng tự ý mua về để bổ sung canxi, vitamin, cải thiện sức khỏe... Mặc dù có cùng công dụng như thuốc dạng viên nén, tuy nhiên thuốc sủi lại được người dùng ưa chuộng hơn. Bởi thuốc sủi thường có mùi vị hấp dẫn, dễ uống hơn và đặc biệt là có tác dụng nhanh hơn so với thuốc dạng nén. Nhất là những loại thuốc hạ sốt, giảm đau, hay các loại thuốc bổ, vitamin.Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc dạng sủi người dùng cũng cần phải nắm được những thông tin cơ bản và có những hiểu biết nhất định về thuốc để tránh dùng quá liều hay làm tăng nặng bệnh lý mạn tính... 3. Ưu điểm của thuốc viên sủi 4. Nhược điểm của viên sủi Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng thuốc dạng sủi cũng có một số nhược điểm như:4.1 Dễ bị lạm dụng. Thuốc sủi được hòa tan trong nước và rất dễ uống nên thường bị lạm dụng. Có trường hợp đã uống viên sủi giảm đau, hạ sốt, song lại uống thêm paracetamol dạng khác gây nên tình trạng quá liều paracetamol.Dạng thuốc viên sủi khác thường bị lạm dụng nhiều nhất đó chính là vitamin C. Lượng vitamin C hàng ngày cần bổ sung là từ 60-100mg, nhưng nếu uống vitamin C liều cao từ 1.000mg thì chỉ cần 1 viên là đủ. Tuy nhiên, nhiều người lại bổ sung quá mức dễ dẫn đến mắc một số bệnh lý như loét đường tiêu hóa, sỏi thận...4.2 Khó khăn trong bảo quản. Thuốc dạng sủi cần được bảo quản ở nơi khô ráo và tránh ẩm để tránh thuốc bị ẩm và rã ra sinh khí âm thầm làm cho chất lượng của thuốc bị thay đổi. Chính vì vậy, bảo quản thuốc sủi yêu cầu phải cẩn thận hơn so với thuốc được bào chế ở các dạng khác. 5. Những bệnh lý không được dùng thuốc sủi Mặc dù thuốc sủi có tác dụng nhanh, dễ sử dụng nhưng không phải bệnh lý nào cũng có thể sử dụng thuốc dạng sủi. Dưới đây là một số bệnh lý tuyệt đối không được dùng thuốc dạng sủi đó là:5.1 Bệnh tăng huyết ápĐối với người bị tăng huyết áp đang uống thuốc thường xuyên thì không được uống thuốc viên sủi hạ sốt, giảm đau hay bổ sung vitamin.Nguyên nhân do dạng thuốc sủi bao gồm một số chất tạo sủi như natri bicacbonat hoặc natri bicarbonat và vitamin C. Khi bỏ thuốc sủi vào trong nước sẽ xảy ra phản ứng hóa học giữa acid và chất kiềm tạo thành muối ăn và các bọt khí CO2 trong dung dịch thuốc. Như vậy, thuốc sủi cho vào nước sẽ tạo ra thành phần muối ăn sẽ gây tăng huyết áp đối với những người đã có sẵn bệnh lý này.5.2 Suy thận. Người bị suy thận thường phải ăn nhạt hơn bình thường, khi suy thận bị phù còn phải ăn nhạt hoàn toàn. Vậy nên không được sử dụng viên sủi vì sau quá trình thuốc sủi bọt sẽ hình thành một lượng muối ăn và lượng muối này sẽ khiến bệnh nặng thêm. 6. Lưu ý khi dùng thuốc sủi Để dùng thuốc sủi an toàn, đạt được hiệu quả tốt người dùng cần tuân thủ một số vấn đề sau đây:Chỉ sử dụng thuốc sủi khi còn nguyên viên, còn nếu là thuốc sủi dạng bột phải còn nguyên vỏ thiếc, nếu vỏ rách hoặc thuốc bị ẩm mốc thì phải vứt bỏ.Chỉ uống sau khi thuốc đã tan hoàn toàn trong nước, không được trực tiếp đưa thuốc vào miệng để uống và không được bẻ nhỏ viên thuốc sủi.Thuốc có thể gây cảm giác bụng ậm ạch do có nhiều hơi, táo bón hoặc tiêu chảy, vì thế không nên dùng thuốc dạng sủi sau khi đã uống các loại nước có gas.Trên đây là những thông tin về cách dùng thuốc sủi và những lưu ý khi dùng. Hy vọng qua những thông tin này mọi người đã biết được ưu và nhược điểm, cũng như cách dùng thuốc viên sủi đúng cách và hiệu quả.
doc_18151;;;;;doc_50229;;;;;doc_34727;;;;;doc_35048;;;;;doc_22032
Viên sủi, khác với viên nén thông thường, phải hòa tan vào ly với lượng nước thích hợp, đợi bọt sủi hết mới uống. Thuốc viên sủi là loại thuốc đặc biệt có nhiều tiện dụng, nhưng cần thận trọng trong sử dụng. Những ưu điểm Chính nhờ đặc điểm trước khi uống viên sủi bọt được chuyển thành dạng lỏng mà viên sủi có một số ưu điểm. Viên sủi thích hợp cho người bệnh khó nuốt, nhất là trẻ em và người cao tuổi. Đối với trẻ em khoảng 2 - 3 tuổi rất khó uống thuốc loại viên nhưng nếu có viên sủi tạo dung dịch có mùi vị thơm ngon sẽ hấp dẫn trẻ uống thuốc. Tương tự, người cao tuổi do khó khăn trong sự nuốt nên uống dung dịch tạo từ viên sủi sẽ dễ hơn là viên nén. Cần thận trọng khi sử dụng viên sủi. Ảnh minh họa (nguồn Internet). Viên sủi khi dùng đã được hòa tan sẵn uống với lượng nước lớn nước nên sẽ đến dạ dày nhanh, đặc biệt hấp thu nhanh vào máu cho tác dụng. Vì thế, dạng thuốc viên sủi được xem là tăng “sinh khả dụng” (tức làm tăng nhanh độ hấp thu kể cả tác dụng) của thuốc. Người ta đã làm thí nghiệm cho thấy thuốc viên sủi cimetidin trị đau dạ dày khi uống vào dạ dày có tác dụng trung hòa acid dịch vị (tức độ chua dạ dày) gấp 10 lần so với viên cimetidin thông thường. Viên sủi giúp giảm sự kích ứng gây hại niêm mạc dạ dày của một số dược chất như aspirin, do dược chất được pha loãng với nhiều nước trước khi uống (viên nén aspirin thông thường uống sẽ rã và tập trung tại một chỗ gây hại dạ dày). Những nhược điểm và nguy cơ Tuy nhiên, chính dạng thuốc sủi bọt có thể gây bất lợi đối với người bệnh nếu dùng thuốc không đúng cách. Tác hại thứ hai của dạng thuốc viên sủi là do khi hòa tan trong nước, thuốc tạo thành dung dịch có mùi vị thơm ngon hấp dẫn mà nhiều người lạm dụng thuốc loại này dùng như nước giải khát và dùng nhiều một cách quá đáng. Dược phẩm thường dùng dạng viên sủi là thuốc bổ sung vitamin và chất khoáng thường gọi chung là thuốc bổ. Đặc biệt, viên sủi chứa vitamin C liều cao (mỗi viên chứa 1.000mg vitamin C) rất được chuộng dùng và nhiều người dùng chế phẩm này hàng ngày như nước giải khát và dùng bất kể liều lượng. Vitamin C là chất dinh dưỡng hằng ngày chỉ cần bổ sung từ 60 - 100mg là đủ, với viên sủi vitamin C 1.000mg chỉ cần uống mỗi ngày 1 viên là quá đủ. Thế mà nhiều người uống viên sủi loại này hằng ngày và uống nhiều viên do hòa tan viên uống rất đã khát! Nên lưu ý, vitamin C uống nhiều quá có khả năng gây tiêu chảy, loét đường tiêu hóa và có nguy cơ bị sỏi thận (sỏi oxalat). Điều cũng cần ghi nhận thêm về dạng thuốc viên sủi là thuốc này cần được tồn trữ, bảo quản trong điều kiện tránh ẩm. Đây là khó khăn không nhỏ trong điều kiện khí hậu có độ ẩm cao ở nước ta. Nếu bảo quản không tốt, viên sủi sẽ hút ẩm và phản ứng hóa học giữa các tá dược rã sinh khí sẽ âm thầm xảy ra (giữa chất kiềm và acid hữu cơ nêu ở trên) làm cho chất lượng thuốc thay đổi (có nhiều dược chất bị biến chất không còn tác dụng thậm chí là gây hại do hút ẩm). Vì vậy, cần giữ thuốc ở nơi khô ráo, chưa dùng thì không mở lọ đựng hoặc bóc vỏ nhôm bao kín viên thuốc. Cũng cần giữ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ. &#160;;;;;;Nếu so sánh với những màu sắc của hoa lá thì thuốc cũng đa dạng như vậy. Các dạng viên bao, viên nang mềm hay nang cứng có nhiều kiểu dáng đẹp long lanh như những hạt ngọc trai giúp cho nhiều người thân thiện hơn với thuốc nếu bắt buộc phải dùng đến dược phẩm. Viên nang đóng vỉ Là dạng thuốc hay gặp nhất trên thị trường và được dùng phổ biến trong cộng đồng vì đây là dạng thuốc dễ bảo quản, người bệnh tự sử dụng theo hướng dẫn của thầy thuốc, không cần có sự hỗ trợ của các dụng cụ y tế khác như thuốc tiêm. Viên nang có thể là nang rắn hay mềm được phân liều chính xác và được bào chế dưới dạng thích hợp (dung dịch, bột, hạt) đựng trong vỏ nang làm bằng gelatin hay tinh bột. Với dạng bào chế này, thuốc có thể che giấu được mùi vị khó chịu, làm cho thuốc dễ uống, tránh được các tác động bên ngoài, bảo vệ thuốc không bị dịch vị phá hủy. Vì vậy, không nên nhai để tránh làm hỏng vỏ nang, không tách bỏ vỏ nang để lấy phần dược chất bên trong để uống. Riêng đối với người lớn tuổi, phản xạ nuốt có thể giảm và có hiện tượng giảm tiết nên khi uống người bệnh có thể ngậm viên thuốc trong miệng để làm mềm vỏ nang rồi nuốt với nước nhằm tránh hiện tượng thuốc dính ở thực quản. Người ta thường đựng viên thuốc trong vỉ thiếc hoặc lọ thủy tinh, lọ nhựa... Việc sắp xếp viên thuốc thẳng hàng hoặc nằm chéo trên vỉ, số lượng viên trong mỗi vỉ thuốc cũng đã được nghiên cứu rất kỹ để tiện lợi cho việc sử dụng theo liệu trình điều trị của người bệnh. Ta thấy có những vỉ thuốc có 1, 2, 5 viên, 10 viên, 12 viên, 30 viên hoặc nhiều hơn nữa là để phù hợp với từng loại thuốc. Số viên thuốc trên vỉ hoặc trong lọ không nhất thiết phải chẵn chục. Chẳng hạn như thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng có những phác đồ điều trị 14 ngày nên số thuốc thường là 14 hoặc 28 tùy theo từng loại. Một dược sĩ làm công nghiệp dược đã đề xuất đóng vỉ 12 viên thay vì đóng 10 viên/vỉ mặc dù phải chi thêm kinh phí để cải tiến dây chuyền sản xuất. Như vậy, vỉ 12 viên sẽ dùng chẵn cho 3 ngày (4 viên/ngày) giúp bệnh nhân dễ phân liều và khỏi quên thuốc. Viên nén Cũng là dạng thuốc chiếm số đông trên các quầy hàng, kệ thuốc ở các nhà thuốc hiện nay. Có nhiều hình dạng, kích thước cho mỗi dạng thuốc viên nén; có thể được điều chế bằng cách nén một hay nhiều dược chất. Mỗi viên nén là một đơn vị liều, do đó rất dễ sử dụng, dễ vận chuyển và dễ bảo quản. Tốt nhất nên uống với nhiều nước (nước đun sôi để nguội, khoảng 200ml, tức là một ly to). Tuy nhiên, viên nén có tác dụng chậm hơn thuốc tiêm, khó uống đối với trẻ em, người lớn tuổi, người đang bị hôn mê. Người ta thường bao bọc viên nén bằng một lớp màng thích hợp nhằm mục đích che giấu mùi vị khó chịu của dược chất, tránh được các tác động bên ngoài, bảo vệ thuốc không bị dịch vị phá hủy, hay kiểm soát sự giải phóng dược chất (giúp giải phóng thuốc chậm). Viên ngậm thường được dùng để sát khuẩn, chống viêm trong khoang miệng. Dược chất được phóng thích từ từ. Viên ngậm dưới lưỡi thường được dùng khi cần tác dụng nhanh của thuốc hoặc tránh sự phân hủy ở dịch vị và ở gan. Dược chất phải được phóng thích nhanh và nhanh chóng cho tác dụng toàn thân. Viên sủi Là một trong những dạng viên pha dung dịch hay hỗn dịch dùng để uống hoặc dùng ngoài với ưu điểm là rất thích hợp cho những người khó nuốt viên nén, giảm kích ứng niêm mạc cho một số dược chất, tăng sinh khả dụng cho một số viên nén, che giấu mùi vị. Nhưng viên sủi bọt phải được điều chế và bảo quản trong điều kiện tránh ẩm do chứa một lượng muối kiềm khá lớn (natri carbonat, natri hydrocarbonat, kali carbonat) nên không dùng viên sủi cho người kiêng muối. Một số trường hợp viên sủi gây kiềm hóa máu làm ảnh hưởng đến hấp thu một số chất. Với người bị tăng huyết áp có thể vẫn dùng thuốc viên sủi được nếu sử dụng muối tạo khí là KHCO3, vì kali trong máu có vai trò hạ áp. Mặt khác, acid sử dụng là vitamin C (acid ascorbic) để tạo khí có vai trò làm bền vững thành mạch, ổn định huyết áp. Hai loại tá dược: KHCO3 và ascorbic được sử dụng nhiều trong bào chế viên sủi cho người tăng huyết áp. Viên sủi bọt thường có kích thước khá lớn vì không phải để uống trực tiếp vào miệng mà phải pha thành dung dịch rồi mới uống. Các kệ hàng dược phẩm thường bày các týp tròn mỗi lọ có 10-20 viên sủi và bán không cần đơn. Cũng lưu ý các nhà thuốc, quầy thuốc chú ý cảnh giác vì với những lọ viên sủi này thường hay để trên mặt quầy thuốc như một hình thức quảng cáo đôi khi lại gây tò mò cho những người mua thuốc. Họ có thể tiện tay cầm xem và bóc mở nắp hộp nhiều lần ảnh hưởng đến chất lượng thuốc.;;;;;Ngày nay có rất nhiều loại thuốc được bào chế dưới dạng viên sủi được dùng để điều trị bệnh, bên cạnh các thuốc được bào chế theo dạng viên nang, viên nén hay hỗn dịch,... Viên sủi được sử dụng nhiều nhất điển hình như paracetamol giúp giảm đau, hạ sốt. Tuy nhiên mỗi loại sẽ có những công dụng riêng mà khi sử dụng cần hết sức lưu ý để không gặp phải tác dụng phụ nguy hiểm. 1. Khái niệm thuốc dạng viên sủi Thuốc dạng viên sủi khác những những loại thuốc viên nang, viên nén thông thường, mỗi lần sử dụng bạn cần cho thuốc vào nước và đợi viên sủi tan hết vào trong nước, sau đó uống chỗ nước này. Viên sủi gồm các dạng như: Viên sủi có thành phần là khoáng chất và vitamin được dùng để bổ sung vitamin và các khoáng chất, cải thiện sức khỏe; Viên sủi chứa paracetamol giúp giảm đau, hạ sốt, điều trị các triệu chứng của cảm cúm, cảm lạnh, viêm đường hô hấp,... đặc biệt những thuốc này còn được thêm cả codein có tác dụng tăng hiệu quả giảm đau. Thuốc dạng viên sủi có một số lợi ích như sau: Vì được hòa tan thành dung dịch trước khi sử dụng nên viên sủi sẽ dễ dàng được hấp thu vào dạ dày hơn, nhờ đó đem lại hiệu quả nhanh hơn; Dạng thuốc này thích hợp sử dụng cho trẻ em, người lớn tuổi, bệnh nhân bị khó nuốt vì những đối tượng này thường gặp khó khăn khi dùng thuốc dạng viên nén. Đặc biệt viên sủi thường được thêm thắt hương liệu có mùi vị thơm ngon hấp dẫn trẻ em dễ uống hơn; Cũng bởi vì được hòa tan trong nước nên thuốc sẽ được phân rã chứ không tích tụ tại một điểm cố định như dạng viên nén, từ đó giảm bớt kích ứng lên niêm mạc dạ dày. Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, viên sủi cũng tồn tại một số nhược điểm mà người bệnh cần hết sức lưu ý khi sử dụng: Người mắc chứng cao huyết áp không nên sử dụng viên sủi: nguyên nhân là vì phần lớn các viên sủi đều chứa thành phần tá dược rã sinh khí, gồm rất nhiều muối kiềm (natri bicarbonat hoặc natri carbonat), có thể gây ra tác dụng phụ là tăng huyết áp nên không thích hợp cho người đang mắc bệnh lý này và người đang phải kiêng muối. Do đó nếu người cao tuổi muốn lựa chọn viên sủi để cho dễ nuốt thì cần phải lưu ý đến bệnh lý nền là cao huyết áp kèm theo; Thuốc viên sủi thường được bào chế với hương vị hấp dẫn, thơm ngon, có bọt khí nên nhiều người còn sử dụng nó để làm nước giải khát. Một ví dụ điển hình là viên sủi vitamin C liều lượng cao (mỗi viên sủi chứa khoảng 1000mg vitamin C) rất được ưa chuộng, nhiều trường hợp dùng loại viên sủi này giống như một loại đồ uống giải khát hàng ngày và thậm chí là không để ý tới liều lượng. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, mỗi ngày chúng ta chỉ nên bổ sung từ 60 - 100mg vitamin C, đối với viên sủi vitamin C thì chỉ nên dùng 1 viên/ngày là đã quá đủ. Do đó nhiều người vì dùng vitamin C quá liều chỉ để đã cơn khát nên đã gặp phải những triệu chứng như loét đường tiêu hóa, tiêu chảy, sỏi thận,... ; Thuốc dạng viên sủi cần phải được bảo quản trong môi trường thoáng mát, khô ráo, tránh ẩm. Tuy nhiên với điều kiện thời tiết khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam thì nhiều khi viên sủi không được bảo quản tốt, chỉ sử dụng được trong thời gian ngắn hạn. Nếu viên sủi bị biến chất sẽ dẫn đến các phản ứng hóa học làm giảm chất lượng dược tính của sản phẩm, đôi khi còn gây hại cho sức khỏe do loại thuốc này có đặc tính là hút ẩm. Vì vậy người tiêu dùng cần lưu ý bảo quản viên sủi đúng cách, không được bóc vỏ nhôm bao viên thuốc hoặc lọ đựng thuốc khi chưa dùng ngay. Ngoài ra hãy để thuốc ở xa tầm tay trẻ nhỏ. 3. Những lưu ý quan trọng trong quá trình dùng viên sủi Cách sử dụng thuốc dạng viên sủi đó là đưa cả viên thuốc hoặc điều chỉnh lượng thích hợp, thả vào cốc nước sau đó đợi cho thuốc tan hết rồi uống. Không được bẻ vụn viên thuốc rồi nuốt uống như thuốc dạng viên nén, hoặc cho thuốc trực tiếp vào miệng để ngậm. Tránh uống các thuốc chứa thành phần là canxi, vitamin C vào cuối ngay vì có thể dẫn tới kích ứng nhẹ. Đối với cách bảo quản: đậy nắp kín lọ thuốc, không làm rách bao phim thuốc để tránh hiện tượng thuốc tiếp xúc trực tiếp với không khí. Chỉ dùng thuốc khi còn hạn sử dụng, viên thuốc còn nguyên vẹn và hãy vứt bỏ thuốc khi chúng đã bị ẩm mốc. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc dạng viên sủi, bởi vì các thuốc bổ sung canxi hoặc vitamin C không phải là dạng thuốc bổ có thể tùy tiện sử dụng lúc nào cũng được. Như đã đề cập trước đó, nếu bổ sung thừa vitamin C có thể khiến bạn bị tiêu chảy, sỏi thận,... còn thừa canxi thì gây táo bón, đau xương, buồn nôn, tăng canxi máu,... Ngoài ra những viên sủi chứa paracetamol giúp giảm đau, hạ sốt cần phải được sử dụng dựa trên hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa, cách 4 - 6 tiếng dùng 1 lần. Nếu dùng quá liều không đúng chỉ định viên sủi paracetamol có thể gây hại cho gan thận. Sau đây là những đối tượng cần đặc biệt lưu ý khi dùng thuốc dạng viên sủi: Bệnh nhân đang bị cao huyết áp, sỏi thận, hàm lượng canxi máu cao, trong nước tiểu có nhiều cặn sỏi không nên dùng viên sủi; Người có tiền sử viêm loét - đau dạ dày tá tràng, hen suyễn, suy thận thì không nên dùng viên aspirin UPSA do thành phần hoạt chất aspirin chứa trong thuốc sẽ khiến những bệnh lý này nghiêm trọng hơn; Phụ nữ có thai và cho con bú cần thận trọng khi dùng UPSA C; Không dùng chung viên sủi hạ sốt với các thuốc khác chứa cùng thành phần, vì có thể dẫn đến quá liều paracetamol; Khi thuốc hòa tan trong nước sẽ tạo ra nhiều bọt khí, dẫn đến cảm giác ậm ạch trong bụng, gây tiêu chảy hoặc táo bón. Do đó nếu bạn vừa uống các loại nước có gas xong thì không nên dùng viên sủi.;;;;;1.1.Viên nén uống: hàm lượng 2 mg, 4 mg, 8 mg. Viên nén uống giải phóng kéo dài (ngăn ngừa lạm dụng trong 24 giờ): hàm lượng 8 mg, 12 mg, 16 mg, 32 mg.Dung dịch tiêm/ tiêm truyền: hàm lượng 0,1 mg/ml, 0,4 mg/ml, 0,5 mg/ml, 1 mg/ml, 2 mg/ml, 4 mg/ml, 10 mg/ml (chỉ dành cho người lớn).Dung dịch uống: hàm lượng 5mg/5ml.Thuốc đạn: hàm lượng 3mg.Bơm tiêm chứa sẵn thuốc (chỉ dành cho người lớn): hàm lượng 0,2 mg/ml; 0,6 mg/ml.Thuốc được sử dụng cho người trưởng thành và trẻ từ 12 tuổi trở lên.1.2.Chống chỉ định:Suy hô hấp nghiêm trọng có tình trạng thiếu oxy và/hoặc tăng CO2 máu.Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính mức độ nghiêm trọng.Bệnh hen phế quản giai đoạn nặng.Liệt ruột.Hội chứng đau bụng cấp.Hôn mê.Suy gan.Dùng đồng thời IMAO hoặc trong vòng 2 tuần kể từ khi ngừng sử dụng.Tăng áp lực nội sọ. 2.1. Tuỳ theo dạng bào chế mà có hình thức sử dụng khác nhau, đường sử dụng và cách sử dụng thuốc sẽ theo chỉ định của bác sĩ điều trị.Nuốt toàn bộ viên nén giải phóng kéo dài. Không tách, nhai, hòa tan hoặc nghiền nát chúng. Có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp hoặc tử vong.Viên uống giải phóng kéo dài: Chỉ sử dụng cho những bệnh nhân dung nạp opioid. Mỗi liều giảm đau tương đương của một loại thuốc gây nghiện khác nhau. Họ có thể tăng liều lượng của lên 4–8 mg cứ sau 3–4 ngày nếu cần thi.2.2. Bệnh kèm theo của người bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ bắt đầu cho dùng với liều lượng thấp nhất và điều chỉnh theo thời gian để đạt được liều lượng phù hợp.Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lênĐường uống:Liều khởi đầu: 1,3 mg cách 4 giờ với viên nang hoặc 4mg cách 12 giờ với viên phóng thích chậm.Đường tiêm/ truyền:Tiêm/truyền tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da, tiêm bắp. Không nên tiêm thuốc hydromorphon lâu hơn mức cần thiết. Nếu cần điều trị lâu dài, nên kiểm soát cẩn thận và theo dõi thường xuyên xem có cần điều trị thêm hay không và ở mức độ nào.Trước khi bắt đầu điều trị bằng opioid, nên trao đổi với bệnh nhân để đưa ra chiến lược kết thúc điều trị nhằm giảm thiểu nguy cơ nghiện và hội chứng cai nghiện opioid (có thể nên giảm liều hàng ngày dần dần).Trẻ em. Thuốc Hydromorphon không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi.Đối tượng khác. Người cao tuổi (trên 65 tuổi): Có thể sử dụng liều lượng thấp hơn so với liều của người lớn để đạt được hiệu quả giảm đau đầy đủ.Bệnh nhân suy gan hoặc suy thận: Có thể sử dụng liều thấp hơn so với các nhóm bệnh nhân khác để đạt được hiệu quả giảm đau đầy đủ và cần được chỉnh liều cẩn thận để đạt được hiệu quả lâm sàng. Bắt đầu điều trị với một phần tư đến một nửa liều khởi đầu thuốc hydromorphon thông thường tùy thuộc vào mức độ suy giảm. 3. Dạng dung dịch và tiêm truyền có lắng cặn. Cần theo dõi các triệu chứng trong quá trình điều trị và thông báo cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn thở chậm lại hoặc có cơn hen suyễn.Thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang hoặc đã từng mắc bệnh phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (một nhóm bệnh ảnh hưởng đến phổi và đường thở), chấn thương đầu, khối u não hoặc bất kỳ tình trạng nào làm tăng áp lực trong não của bạn, hoặc chứng kyphoscoliosis (cột sống bị cong có thể gây ra các vấn đề về hô hấp). Nguy cơ bạn mắc các vấn đề về hô hấp có thể cao hơn nếu bạn là người lớn tuổi, hoặc bị suy nhược hoặc suy dinh dưỡng do bệnh tật.Cảnh báo về rượu, thuốc phiện và thuốc ngủ an thần khác: Dùng thuốc này với rượu, thuốc opioid và các loại thuốc an thần-thuốc ngủ khác có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp, thậm chí tử vong.Phụ nữ cho con bú: Thuốc này có thể truyền vào sữa mẹ và gây ra tác dụng phụ ở trẻ đang bú mẹ. Nói chuyện với bác sĩ nếu cho con bú. Bạn có thể cần phải ngừng cho con bú hoặc ngừng dùng thuốc này.Đối với người cao tuổi (trên 65 tuổi): có nguy cơ tăng khả năng bị tác dụng phụ của thuốc do thận của người lớn tuổi có thể không hoạt động tốt như trước đây khiến cơ thể họ xử lý thuốc chậm hơn dẫn đến việc nhiều loại thuốc sẽ ở trong cơ thể họ lâu hơn. 4.1. Tác dụng phụ phổ biến. Các tác dụng phụ phổ biến hơn của thuốc này có thể bao gồm:Lâng lâng, chóng mặt, buồn ngủ. Buồn nôn, nôn mửaĐổ mồ hôi, đỏ bừng mặt, hưng phấn,Khô miệng. Ngứa. Nếu những tác dụng này nhẹ, chúng có thể biến mất trong vòng vài ngày hoặc vài tuần. Nếu trở nên nghiêm trọng hơn hoặc không biến mất, hãy thông báo cho bác sĩ của bạn.4.2. Tác dụng phụ nghiêm trọng. Vấn đề về tim: nhịp tim rất nhanh hoặc chậm, tức ngực. Thay đổi mắt hoặc tầm nhìn: khó nhìn hoặc nhìn mờ, nhìn đôi, đồng tử nhỏ trông giống như những chiếc đinh ghim. Các vấn đề về tiêu hoá: táo bón, đau bụng, tắc ruột, buồn nôn, nôn mửa. Các vấn đề về hệ thần kinh và cơ bắp: đau đầu, run, hoặc cử động cơ bắp không tự nguyện, chuyển động bất thường của mắt bạn, cảm giác lạ hoặc châm chích trên da.Thay đổi tâm trạng hoặc hành vi: kích động, lo lắng, lo lắng, phiền muộn, ảo giác, hoặc nhìn thấy hoặc nghe thấy thứ gì đó không có ở đó, mất phương hướng, khó ngủ.Huyết áp thay đổi: huyết áp cao hoặc thấp.Suy thượng thận: mệt mỏi kéo dài, yếu cơ, đau bụng. Thiếu hụt nội tiết tố nam: giảm ham muốn tình dục, không thể giữ được sự cương cứng của dương vật. 5.1. Các tương tác làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ. Ngoài ra cũng có thể hôn mê hoặc tử vong. Cũng có thể gây hôn mê.5.2. Tăng tác dụng phụ từ các loại thuốc khác. Các triệu chứng có thể bao gồm:Kích độngĐổ mồ hôi. Co giật cơHoang mang.;;;;;Tùy dạng thuốc uống (viên nén trần, viên nén bao, viên nang, hỗn dịch, nhũ dịch, siro,...) mà sự hấp thu thuốc vào cơ thể có thời gian dài - ngắn khác nhau. Khi uống thuốc, thuốc sẽ đi qua thực quản, vào dạ dày. Một số loại thuốc sẽ bắt đầu hòa tan, còn dạng thuốc lỏng thì đã hòa tan sẵn.Một vài loại thuốc được hấp thu ở dạ dày, số khác di chuyển vào ruột non (tùy thuộc lớp áo bao của viên thuốc). Nhiều loại thuốc được bao bởi lớp bọc đặc biệt bảo vệ viên thuốc tránh bị hủy hoại bởi acid dạ dày hoặc bảo vệ niêm mạc dạ dày không bị thuốc tác động trực tiếp (viên nén bao tan trong ruột, không tan ở dạ dày). Nhóm thuốc viên nang dạng con nhộng cũng có cách thức bảo vệ như thế này nên người bệnh không nên mở viên nang, lấy thuốc bên trong uống.Thuốc được xử lý bởi dạ dày có thể hòa tan hoàn toàn, nếu không tan sẽ được chuyển vào ruột non. Ở đây, thuốc được hấp thụ vào niêm mạc của ruột non tại tá tràng, hỗng tràng hoặc hồi tràng. Thuốc được hấp thu ở ruột non sẽ di chuyển vào máu.Nếu uống thuốc cùng bữa ăn, sự tương tác thuốc với thức ăn có thể làm thuốc chậm hấp thu hoặc không hấp thu. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý là có 4 loại thuốc uống: Uống khi bụng đói, uống khi bụng no, uống cùng bữa ăn hoặc uống tùy ý. Bác sĩ sẽ chỉ định cách dùng và thời điểm dùng phù hợp với từng loại thuốc. 3. Lời khuyên về việc uống thuốc bù liều sau khi nôn ói Để quyết định tới việc chúng ta có thể cần uống bù liều nếu bị nôn ói hoặc không, cần cân nhắc tới nhiều yếu tố: Thời gian kể từ khi uống thuốc tới khi nôn, loại thuốc (tác dụng điều trị), tình trạng sức khỏe sau khi nôn, lượng thuốc có thể nhìn thấy được khi nôn ra, dạng bào chế của thuốc (dạng viên, hỗn dịch hay siro), lượng dịch nôn, tuổi tác,...Có thể xem xét theo từng loại thuốc như sau:Thuốc kháng sinh: Nên uống lại 1 liều để đảm bảo hiệu quả điều trị;Thuốc hóa trị hoặc thuốc ức chế miễn dịch: Nên liên hệ với bác sĩ để được cân nhắc về việc dùng thuốc;Thuốc chống đông máu (warfarin, vitamin K1,...): Không uống lại liều thuốc vì có nguy cơ gây độc tính khi quá liều;Thuốc điều trị cao huyết áp (Captopril, Nifedipin, Enalapril, Metoprolol, Losartan,...): Không uống lại liều thuốc vì có nguy cơ gây độc tính khi quá liều;Methotrexat, phenytoin, paracetamol, các opioid: Không uống lại liều thuốc vì có nguy cơ gây độc tính khi quá liều;Amiodaron, fluoxetin, statins (atorvastatin): Không nên uống lại liều thuốc. Nguyên nhân vì việc bỏ sót 1 liều ít ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị nói chung;Thuốc dạng viên ngậm, viên hòa tan trong nước, viên nhai, thuốc dạng lỏng: Không nên uống lại liều thuốc vì các dạng thuốc này có khả năng hấp thu rất nhanh vào cơ thể. 4. Lưu ý đảm bảo an toàn cho trẻ uống thuốc Bên cạnh câu hỏi sau uống thuốc 30 phút đã ngấm chưa, các bậc phụ huynh cũng đặc biệt quan tâm tới vấn đề đảm bảo an toàn cho trẻ khi uống thuốc, giúp hạn chế nguy cơ bé bị nôn ói. Một số lời khuyên cha mẹ cần ghi nhớ là:Với trẻ dưới 6 tuổi (đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 4 tuổi): Nên chọn các dạng thuốc dễ uống (thuốc bột, thuốc dạng lỏng) và có mùi vị dễ chịu. Trường hợp phải dùng thuốc viên, nên nghiền viên thuốc, hòa tan với nước khi uống. Không nên pha thuốc với sữa vì có thể xảy ra tương tác hoặc về sau có thể trẻ sẽ không chịu uống sữa vì đắng;Trừ trường hợp yêu cầu phải uống thuốc khi no bụng hoặc ngay trước/ngay sau khi ăn, nên cho trẻ uống thuốc cách xa bữa ăn hoặc cữ sữa để hạn chế nguy cơ bị nôn ói;Nếu bé phải uống nhiều loại thuốc thì nên phân chia thời gian dùng thuốc cho hợp lý. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc phân chia thời gian uống thuốc để vừa đảm bảo hiệu quả của thuốc lại hạn chế nguy cơ nôn ói do uống quá nhiều loại thuốc cùng lúc;Nếu trẻ không đứng hoặc ngồi uống thuốc được, nên cho trẻ nằm hơi dốc với đầu cao hơn một chút so với thân người và hơi nghiêng người để tránh tình trạng bé bị sặc thuốc;Với thuốc loại siro, không nên cho bé uống khi đang quấy khóc để tránh nguy cơ bị ngạt hoặc sặc thuốc. Nên tạo không khí vui tươi, dễ chịu để bé phối hợp uống thuốc. Với trẻ lớn, cha mẹ có thể giải thích cho bé hiểu rằng uống thuốc sẽ giúp bé nhanh hết bệnh để trẻ hợp tác với ba mẹ;Trong trường hợp trẻ bị hít sặc khi dùng thuốc: Với bé dưới 1 tuổi, cha mẹ thực hiện thủ thuật vỗ lưng ấn ngực. Với bé trên 1 tuổi, cha mẹ thực hiện thủ thuật Heimlich. Sau đó, nên ngay lập tức đưa trẻ tới bệnh viện để được kiểm tra, cấp cứu kịp thời.Với câu hỏi uống thuốc 30 phút đã ngấm chưa, đáp án tùy thuộc vào từng loại thuốc. Khi dùng thuốc, điều quan trọng là người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất. Tùy trường hợp cụ thể mà bạn có thể lựa chọn uống thuốc bù liều hoặc không. Nếu chưa chắc chắn, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có quyết định chính xác nhất.
question_374
U xơ tử cung có làm ivf được không?
doc_374
1. Tìm hiểu về u xơ tử cung U xơ tử cung là những khối u lành tính ở tử cung, những khối u này có thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau từ trên buồng tử cung, ở niêm mạc tử cung đến dưới thanh mạc, đôi khi u xơ tử cung cũng có thể xuất hiện ở trong lớp cơ tử cung, bên ngoài tử cung. U xơ tử cung là những khối u lành tính có nguồn gốc tử cơ trơn của tử cung Kích thước u xơ có thể chỉ nhỏ vài mm, nhưng cũng có thể phát triển lớn đến mấy chục cm. Khi u xơ tử cung kích thước nhỏ thường không gây ra triệu chứng hay biến chứng nguy hiểm nào. Tuy nhiên nếu không phát hiện và có chế độ chăm sóc, điều trị hợp lý, u xơ tử cung có thể tiến triển nhanh chóng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: – Ảnh hưởng đến sinh sản – Rong kinh, cường kinh – Bụng trướng, nặng bụng, đau bụng – Tiểu rắt, tiểu buốt, táo bón – Mệt mỏi, sức khỏe suy kiệt – Nếu mang thai u xơ tử cung lớn có thể chèn ép thai nhi gây sảy thai Nguyên nhân dẫn đến u xơ tử cung hiện nay vẫn chưa được xác định chính xác nhưng có nhiều khả năng liên quan đến nội tiết tố estrogen tăng nồng độ quá mức và do ảnh hưởng của gen di truyền dẫn đến hình thành khối u. U xơ tử cung có thể làm giảm khả năng sinh sản, khó thụ thai, thậm chí là vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới. Tùy vào kích thước và vị trí, u xơ tử cung sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến khả năng sinh sản và mang thai của chị em. IVF là phương pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến hiện nay cho các cặp vợ chồng khó khăn đường con cái. Với phương pháp này, tinh trùng và trứng sẽ được thụ tinh và phát triển thành phôi ở môi trường bên ngoài, sau đó được cấy ghép vào tử cung của mẹ để tiếp tục phát triển thành thai nhi. U xơ tử cung có làm ivf được không, có cần bóc tách trước không là câu hỏi chung của nhiều bố mẹ Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa, mẹ bị u xơ tử cung vẫn có thể làm IVF bình thường. Tuy nhiên, mẹ cần đến gặp bác sĩ để khám tử cung, xác định vị trí khối u, kích thước khối u để đánh giá khả năng mang thai, tỷ lệ mang thai và sinh con thành công. Tùy vào tình trạng khối u xơ tử cung, các bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp dành cho bạn. Nếu u xơ tử cung nằm ở vị trí ít ảnh hưởng đến quá trình làm tổ và phát triển của thai nhi như dưới thanh mạc, ở xa lớp niêm mạc tử cung thì mẹ không cần bóc tách u xơ tử cung trước. Mẹ có thể làm IVF và chuyển phôi, mang thai như bình thường. Tuy nhiên để có thai kỳ khỏe mạnh mẹ cần chú ý theo dõi thai kỳ thường xuyên và tuân thủ những hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Nếu khối u xơ nằm trong cơ tử cung, sát niêm mạc tử cung thì cần bóc tách trước khi làm IVF, nhất là khối u có kích thước lớn hơn 5cm. Bởi lẽ u xơ tử cung dạng này có thể làm biến dạng tử cung và niêm mạc tử cung, từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình thụ thai, tăng nguy cơ sảy thai. Nếu khối u xơ nằm trong cơ tử cung, sát niêm mạc tử cung, kích thước lớn thì cần bóc tách trước khi làm IVF Bóc tách u xơ tử cung cần được thực hiện ở bệnh viện uy tín để tránh biến chứng, ảnh hưởng hưởng đến khả năng sinh nở.Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ sẽ đảm bảo bóc tách u xơ mà không làm ảnh hưởng đến niêm mạc buồng tử cung hay tử cung của mẹ. 3. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ sẽ đảm bảo bảo toàn nguyên vẹn tử cung, niêm mạc buồng tử cung để tuyệt đối không làm ảnh hưởng đến khả năng mang thai của mẹ. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chuyển về khu vực hỗ trợ điều trị, hàng ngày được bác sĩ/nhân viên y tế thăm khám, kiểm tra sức khỏe thường xuyên đến khi đủ điều kiện xuất viện.
doc_59086;;;;;doc_41447;;;;;doc_63664;;;;;doc_42694;;;;;doc_36658
U xơ tử cung là khối u hình thành và phát triển ở tử cung, thường nằm ở bên ngoài hoặc bên trong của thành tử cung. Phần lớn u xơ tử cung ở dạng lành tính nhưng trong một số trường hợp, căn bệnh này có thể biến chứng thành vô sinh, hiếm muộn. Lúc này, chị em bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật tử cung để loại bỏ khối u đang lớn dần trong cơ thể và có thể chèn ép lên những bộ phận xung quanh. Nếu chỉ là khối u xơ tử cung nhỏ, chị em có thể sử dụng thuốc để kiểm soát những triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, khi khối u quá lớn, chị em phải áp dụng phương pháp cắt u xơ tử cung để điều trị triệt để. Bởi lẽ khối u xơ tử cung sẽ khiến nội mạc tử cung bị thay đổi, đồng thời trứng được thụ tinh cũng khó bám vào thành tử cung để làm tổ. Ngoài ra, khối u xơ tử cung còn có thể chèn lên vòi trứng, gây bít lỗ cổ tử cung và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của chị em phụ nữ. Cắt u xơ tử cung mang thai được không là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ Trên thực tế, những chị em cắt u xơ tử cung vẫn có thể mang thai bình thường nhưng khả năng thụ thai sẽ bị ảnh hưởng. Sau khi mới phẫu thuật tử cung xong, kinh nguyệt của chị em có thể sẽ không đều và bị rối loạn. Điều này sẽ khiến chị em khó có thai như ý muốn của bản thân. Thậm chí, trong một số trường hợp, chị em còn có nguy cơ bị vô sinh, hiếm muộn. Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào, bác sĩ cũng sẽ thực hiện cắt u xơ tử cung và bóc tách toàn bộ khối u. Nếu chị em phụ nữ vẫn có nguyện vọng sinh con thì việc cắt u xơ tử cung sẽ được cân nhắc thực hiện. Trong trường hợp kích cỡ khối u xơ tử cung nhỏ hơn 50mm và không có triệu chứng bất thường nào thì vẫn sẽ có thai bình thường. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, chị em sẽ được bác sĩ chuyên khoa theo dõi sát sao. Trong trường hợp u xơ tử cung có kích cỡ lớn hơn 50mm hoặc nhỏ dưới 50mm và có biến chứng thì chị em sẽ phải cắt bỏ toàn bộ khối u. Nếu vết thương phục hồi tốt và không gặp phải bất kỳ một biến chứng gì trong quá trình phẫu thuật tử cung và phục hồi sức khỏe, chị em vẫn có thể mang thai trở lại bình thường. Tuy nhiên, khi tử cung chưa hồi phục hoàn toàn, chị em không được có thai vì nó sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu ở trong bụng mẹ. Phẫu thuật tử cung là phương pháp được nhiều chị em tin tưởng lựa chọn Trong những trường hợp bình thường, những chị em mắc u xơ tử cung có thể bị hiếm muộn vì nội mạc tử cung bị thay đổi. Điều này không hề tốt cho quá trình làm tổ và thụ thai của chị em. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và khả năng sinh sản, chị em không nên vội vàng có thai sau khi cắt u xơ tử cung. Thay vào đó, nên chờ tới thời điểm thích hợp, khi sức khỏe đã hồi phục hoàn toàn thì mới nên mang thai. Với những chị em cắt u xơ tử cung mà mang thai quá sớm thì rất dễ bị sảy thai vì tình trạng xuất huyết khi phẫu thuật không được kiểm soát kịp thời. Bởi lẽ lúc này, cổ tử cung của chị em thường đàn hồi kém và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc có thai, sinh con. Ngoài ra, việc tử cung chưa hồi phục hoàn toàn có thể khiến ngôi thai bị bất thường và gây ra tình trạng sinh non hoặc băng huyết. Như đã nói ở trên, những chị em cắt u xơ tử cung vẫn có thể mang thai nhưng tỷ lệ thụ thai sẽ thấp hơn. Điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố khác nhau. Tuy nhiên, chị em phải nhớ rằng vết phẫu thuật tử cung sẽ không bền nếu chị em mang thai ngay sau đó. Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa thường kkhuyến cáo nên chờ sau khi sức khỏe hồi phục mới nên mang thai. Đây là cách an toàn nhất để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con. Để đảm bảo an toàn cho cả 2 mẹ con, chị em nên mang thai sau khi vết mổ u tử cung hồi phục hoàn toàn;;;;;Trả lời: U xơ tử cung là khối u phát triển trong buồng tử cung, bệnh có thể gặp ở bất cứ ai nhưng thường tập trung ở những người đang trong độ tuổi sinh sản. Hầu hết những người bị u xơ tử cung không có nhiều biểu hiện rõ nét, bệnh thường được phát hiện khi chị em tiến hành thăm khám sức khỏe sinh sản. U xơ tử cung là bệnh lý không hiếm gặp Người bệnh mắc u xơ tử cung hoàn toàn có thể mang thai được trong các trường hợp sau: Với những người bình thường, u xơ tử cung có thể gây hiếm muộn, lý do là bởi lớp nội mạc tử cung bị thay đổi, không thuận lợi cho quá trình làm tổ của trứng hoặc do khôi u gây trở ngại làm chèn ép, gập vòi trứng hoặc gây bít lỗ cổ tử cung. Như vậy u xơ tử cung gây nguy hiểm đối với thai kỳ, do đó nếu bị u xơ tử cung và mong muốn có con hoặc đang mang thai cần được theo dõi chặt chẽ bởi các bác sĩ đầu ngành, thường xuyên thăm khám để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. U xơ tử cung khi mang thai nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mẹ bầu và thai nhi 3. Các phương pháp điều trị u xơ tử cung hiệu quả Trong điều kiện hiện nay việc điều trị u xơ tử cung không quá khó, tùy thuộc vào kích thước khối u mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. 3.1. Điều trị nội khoa Thuốc điều trị u xơ tử cung thực chất là các loại nội tiết tố sinh dục được đưa tạm thời vào cơ thể với mục đích là gây ức chế quá trình rụng trứng. Khi đó, buồng trứng sẽ tạm thời không tiết estrogen vốn là nguồn nuôi khối u xơ, dần dần làm cho khối u nhỏ lại. Phương pháp này mang lại hiệu quả nếu áp dụng cho các khối u nhỏ hoặc u lớn đang chờ phẫu thuật hay những khối u có chống chỉ định phẫu thuật, can thiệp. Sau khi thăm khám, xác định kích thước khối u bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp 3.2. Nút mạch Với phương pháp này sẽ làm tắc các động mạch nuôi các khối u xơ và chỉ áp dụng cho các loại u giàu mạch. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng ống thông nhỏ đưa vào động mạc tử cung cả hai bên của bệnh nhân, sau đó đưa hạt gây tắc mạch bơm vào làm tắc toàn bộ động mạch tử cung hai bên, khối u xơ tử cung không còn máu nuôi nữa và sẽ teo nhỏ dần theo thời gian. 3.3. Phẫu thuật Phương pháp phẫu thuật u xơ tử cung được thực hiện trong những trường hợp khối u gây biến chứng như rong kinh, rong huyết kéo dài, đau, đi tiểu nhiều, vô sinh, điều trị nội khoa không có kết quả. Các kỹ thuật mổ u xơ tử cung bao gồm mổ mở và mổ nội soi. Tùy vào kích thước khối u mà bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp. Phương pháp phẫu thuật nội soi với những khối u có kích thước> 5cm và 10cm, chèn ép lên buồng tử cung hoặc u gây chảy máu. Mang thai mẹ bầu nên thăm khám đầy đủ để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con 3.4. Phương pháp không phẫu thuật FUS-MRI Sử dụng sóng siêu âm khu trú cường độ cao tạo hiệu ứng nhiệt đốt tế bào đích dưới kiểm soát định vị bằng hình ảnh cộng hưởng từ. Đây là phương pháp điều trị u xơ tử cung tiên tiến trên thế giới, giúp loại trừ mô đích bất thường trong cơ thể mà không cần phẫu thuật, không chảy máu, không có sẹo, không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, giúp bảo tồn tử cung, độ an toàn cao. Chỉ sau 3 đến 4 giờ, người bệnh có thể trở lại sinh hoạt. Hôm sau có thể làm việc trở lại.;;;;;U xơ tử cung được đánh giá là bệnh lý phụ khoa phổ biến. Dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng phát sinh những biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời:Do máu ra quá nhiều vào những ngày đến kỳ kinh làm thiếu máu, cơ thể gầy gò, xanh xao. Khối u lớn làm nội mạc tử cung bị biến dạng, trứng không thể làm tổ, dẫn đến vô sinh hoặc dễ sinh non, sảy thai. U xơ hình thành trong quá trình mang thai dễ khiến cho phôi thai phát triển không bình thường. Là nguyên nhân dẫn đến mắc các bệnh phụ khoa: viêm tắc vòi trứng, viêm tiểu khung, viêm nội mạc tử cung,...Sự xáo trộn trong chu kỳ kinh làm thay đổi nội tiết trong cơ thể, ảnh hưởng đến đời sống tình dục vợ chồng.Để ngăn chặn những tác hại do u xơ tử cung gây ra, người bệnh cần đi khám để được tư vấn điều trị kịp thời và thực hiện phẫu thuật khi có chỉ định. U xơ tử cung được đánh giá là bệnh lý phụ khoa phổ biến Nhóm thuộc có nguy cơ cao mắc u xơ tử cung bao gồm:Phụ nữ trong độ tuổi 30 - 45 tuổi. Gia đình có người đã mắc u xơ tử cung thì khả năng mắc bệnh này cao hơn 3 lần so với những phụ nữ khác. Không kiểm soát được cân nặng dẫn đến thừa cân, béo phì. Nhóm này có nguy cơ bị u xơ tử cung gấp 2 - 3 lần bình thường.Chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều thịt đỏ và chất béo. Hoặc người bệnh có những cảm giác như: Nặng bụng; Tức bụng; Đau vùng hạ vị hoặc hố chậu; Khi khối u hình thành lớn có thể chèn ép lên các cơ quan lân cận, lên bàng quang gây tiểu nhiều hoặc bị bí tiểu, lên trực tràng gây táo bón hoặc đau khi đại tiện, lên ruột, dạ dày dẫn đến các rối loạn tiêu hoá.Không phải tất cả các bệnh nhân mắc u xơ tử cung đều phải mổ, bởi vì với những trường hợp có khối u xơ nhỏ, không ảnh hưởng nhiều đến tử cung cũng như các cơ quan khác thì sẽ được theo dõi và có thể dùng phương pháp nội khoa (dùng thuốc) để điều trị.Phẫu thuật cắt u xơ tử cung được chỉ định dựa vào kích thước khối u khi khối u trên 50mm hoặc dưới 50mm nhưng lại có triệu chứng, biến chứng của u xơ tử cung thì lúc này, bệnh nhân được chỉ định cần mổ bóc tách loại bỏ khối u.Đối với những trường hợp có nhu cầu mang thai thì có thể mang thai bình thường sau 1 năm kể từ ngày thực hiện phẫu thuật mổ bóc tách u xơ tử cung. Bởi không nên mang thai quá sớm để tránh sau mổ, tử cung chưa đủ thời gian hồi phục sẽ gây ra nhiều nguy cơ sảy thai. Người bệnh có thể mang thai bình thường sau 1 năm kể từ ngày thực hiện phẫu thuật Mục đích:Loại bỏ khối u xơLoại bỏ triệu chứng bệnh như đau, xuất huyết tử cung bất thường, những triệu chứng do khối u xơ chèn ép.Việc mổ u xơ tử cung là phương pháp an toàn, không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ rất cân nhắc, tùy vị trí của khối nhân xơ để quyết định mổ hở hay mổ nội soi. Trong lúc làm phẫu thuật, nếu không cầm được máu ở phần tử cung sau bóc nhân xơ thì có khả năng phải cắt tử cung.Với sự phát triển của y học hiện đại, có rất nhiều phương pháp được áp dụng trong phẫu thuật u xơ tử cung như: mổ hở, mổ nội soi thông thường và mổ nội soi bằng robot. Đặc biệt, kỹ thuật mổ nội soi bằng robot ít xâm lấn vào các vùng khác được xem là phương pháp ưu việt trong mổ u xơ tử cung hiện nay. HCM) triển khai kỹ thuật mới – Phẫu thuật ít xâm lấn bằng robot (robotic surgery) với robot cầm tay, áp dụng với các phẫu thuật tiêu hóa, tiết niệu và phụ khoa. HCM) triển khai kỹ thuật mới – Phẫu thuật ít xâm lấn bằng robot (robotic surgery) với robot cầm tay Phương pháp này đang có nhiều ưu thế so với cả phẫu thuật nội soi kinh điển và mổ robot với:Dụng cụ có đầu phẫu thuật hoạt động linh hoạt như khớp cổ tay giúp tiếp cận được những góc hẹp, tăng khả năng bóc tách và ít gây tổn thương cho các vùng lân cận so với phẫu thuật nội soi cổ điểnĐèn nội soi tự động hóa qua giọng nói, laser, theo dõi bằng mắt,..., giúp bác sĩ chủ động điều khiển và có tầm nhìn và sự kiểm soát tốt hơn, tăng sự chính xác và an toàn trong thực hiện phẫu thuật. Với ưu điểm nhỏ gọn, phẫu thuật bằng cánh tay robot ít xâm lấn và có nhiều lợi điểm như đường mổ nhỏ, ít đau, nguy cơ nhiễm trùng thấp, từ đó giúp khách hàng ít mất máu trong phẫu, thuật, phục hồi nhanh. Chi phí thực hiện thấp hơn nhiều phẫu thuật bằng robot.Hồ Chí Minh. Bác sĩ Quang đã có nhiều năm kinh nghiệm chuyên môn sâu sắc và thế mạnh trong điều trị các bệnh lý sản phụ khoa như:Phẫu thuật nội soi U xơ tử cung. Phẫu thuật nội soi u buồng trứng.;;;;; U xơ tử cung là căn bệnh phụ khoa mà rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Bệnh lý này thường xuất hiện chủ yếu ở những chị em đang trong độ tuổi sinh sản. Những phụ nữ có khối u xơ tử cung với kích thước lớn hoặc những phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả tốt nhất thì nên thực hiện phẫu thuật u xơ tử cung. Phương pháp sẽ giúp loại bỏ khối u và giữ lại tử cung, đảm bảo khả năng sinh sản của chị em. Phẫu thuật u xơ tử cung được bác sĩ chỉ định thực hiện trong những trường hợp cụ thể Mặc dù u xơ tử cung đa phần là lành tính nhưng kích thước khối u tăng dần cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em. Để quyết định có nên mổ u xơ tử cung hay không, bác sĩ sẽ dựa vào kích thước và vị trí khối u cũng như nhu cầu của người bệnh. U xơ tử cung thường được chỉ định phẫu thuật trong những trường hợp như sau: – Khối u có kích thước lớn và có nguy cơ chèn ép lên những cơ quan khác của ổ bụng, gây biến chứng hoặc đau đớn cho người bệnh. – U xơ tử cung khiến chị em bị rối loạn kinh nguyệt, nhất là chứng rong huyết, rong kinh, cường kinh kéo dài không đáp ứng với phương pháp điều trị nội tiết. – U xơ tử cung có kích thước lớn chèn ép lên niệu quản gây ra các triệu chứng đường tiểu và thận ứ nước. – Khối u làm cản trở quá trình trứng thụ tinh làm tổ tại niêm mạc tử cung, có nguy cơ chèn ép vào thai nhi gây dị dạng khuyết tật, sảy thai hoặc khó có thai. – U xơ tử cung nằm bên trong dây chằng rộng hoặc bên dưới niêm mạc tử cung. Theo đó, bác sĩ sẽ cân nhắc cẩn thận và chẩn đoán chính xác kích thước, vị trí và nguy cơ để xem xét nên mổ nội soi hay mổ hở. Chị em nên thực hiện phẫu thuật u xơ tử cung theo chỉ định của bác sĩ Phần lớn các khối u xơ tử cung đều là lành tính và không quá nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, nếu để khối u xơ tử cung lớn dần sẽ ảnh hưởng không tốt tới tình trạng bệnh. Bởi vì u xơ tử cung có thể làm tăng sản nội mạc tử cung, làm ảnh hưởng đến việc mang thai và gây ung thư. Do đó, thực hiện phẫu thuật u xơ tử cung khi mới phát hiện ra bệnh là cách điều trị đúng đắn và cần thiết. Về cơ bản, phẫu thuật u xơ tử cung không nguy hiểm. Tuy nhiên, để chắc chắn về mức độ an toàn của ca phẫu thuật còn phụ thuộc vào những yếu tố như sau: 3.1. Mức độ khó của ca phẫu thuật u xơ tử cung Ca phẫu thuật có thành công hay không còn phụ thuộc vào vị trí, kích thước khối u và sức khỏe của người bệnh có ổn định hay không, cũng như có mắc phải căn bệnh nào nguy hiểm hay không,… Với những ca phẫu thuật có độ khó cao, khả năng rủi ro sẽ cao hơn so với những ca bệnh thông thường. 3.2. Trình độ của bác sĩ thực hiện phẫu thuật u xơ tử cung Trình độ của bác sĩ phẫu thuật u xơ tử cung đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và sức khỏe của người bệnh về sau. Chỉ cần một sơ suất nhỏ trong quá trình phẫu thuật cũng sẽ ảnh hưởng không tốt tới kết quả của ca mổ. Do đó, người bệnh nên lựa chọn những bác sĩ có trình độ chuyên môn cao để yên tâm hơn về kết quả phẫu thuật và sức khỏe sau khi bình phục. 3.3. Hệ thống thiết bị phẫu thuật hiện đại và tiên tiến Thiết bị hiện đại tiên tiến sẽ giúp ca phẫu thuật diễn ra an toàn và xử lý được triệt để hơn mọi vấn đề. Tất cả những yếu tố trên đây đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của ca phẫu thuật u xơ tử cung. Nếu những yếu tố trên không được đảm bảo sẽ có khả năng sót các khối u, khiến tình trạng bệnh tái phát trở lại trong khoảng thời gian ngắn.;;;;;Những khối u xơ được phát triển từ các lớp cơ. Chúng có thể nằm ở bên trong thành tử cung, bên ngoài thành tử cung hoặc nằm ở thành tử cung và có thể mang những kích thước khác nhau. Các chuyên gia khuyên rằng, nếu mắc u xơ tử cung, chị em cũng không nên quá lo lắng. Cụ thể, những trường hợp bệnh dưới đây vẫn có thể mang thai: Phụ nữ mắc u xơ tử cung hoàn toàn có thể mang thai được trong các trường hợp sau : - Trường hợp khối u xơ có kích thước <5cm và không có triệu chứng biến chứng thì hoàn toàn có thể mang thai được bình thường. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai cần được theo dõi chặt chẽ và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp người bệnh có khối u xơ >5cm hoặc khối u nhỏ <5cm nhưng lại có nhiều triệu chứng, biến chứng u xơ tử cung thì cần điều trị mổ bóc tách khối u xơ trước khi mang thai. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được bảo toàn tử cung thì vẫn có thể mang thai. Người bệnh cần khoảng một năm để tử cung phục hồi tổn thương thì mới có thể mang thai trở lại. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể cần nhiều thời gian hơn, điều này tùy thuộc vào khả năng phục hồi vết thương của người bệnh. Không nên mang thai quá sớm vì có thể làm tăng nguy cơ sảy thai khi tử cung chưa được phục hồi hoàn toàn. 2. Phụ nữ mắc u xơ tử cung có thể gặp nguy cơ gì khi mang thai Phụ nữ bị u xơ tử cung có thể đối mặt với những nguy cơ sau: Gây hiếm muộn (đặc biệt với các khối u xơ tử cung nằm gần sát nội mạc tử cung): do lớp nội mạc tử cung bị thay đổi, không thuận lợi cho sự làm tổ của phôi. Sảy thai: Do khối u ảnh hưởng đến nội mạc tử cung, do buồng tử cung bị chèn ép. Nguy cơ sinh non: Những bệnh nhân mắc u xơ tử cung thường có ngôi thai bất thường do nhau thai bám ở những vị trí bất thường. Vì thế, nguy cơ sinh non sẽ rất cao. Ngoài ra, do khối u chèn ép buồng tử cung, nên nguy cơ sinh non cũng cao hơn. Chuyển dạ khó khăn hơn: Những mẹ bầu bị u xơ tử cung thì quá trình chuyển dạ sẽ thường rất khó khăn và mất nhiều thời gian và tăng nguy cơ mổ lấy thai. Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn: Sau khi sinh, gây bế sản dịch, nhiễm khuẩn hậu sản thời kỳ sau sinh. Trên thực tế, để đưa ra phác đồ điều trị và lời khuyên có nên mang thai hay không, bác sĩ cần dựa vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như độ tuổi, sức khỏe của bệnh nhân, tình trạng mang thai,… Ngoài thắc mắc “u xơ tử cung có mang thai được không” thì u xơ tử cung nên sinh thường hay sinh mổ cũng là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Nhiều trường hợp mắc u xơ tử cung khi mang thai sẽ không đáng lo ngại nếu nguy cơ biến chứng khi sinh thấp và họ có thể sinh con bình thường. Bên cạnh đó, một số trường hợp u xơ khác lại được bác sĩ chỉ định sinh mổ. Nguyên nhân có thể là do những khối u xơ này có thể khiến tử cung không co thắt và chặn đường sinh của bệnh nhân khiến cho quá trình chuyển dạ kéo dài và khó khăn hơn. Vì thế, để quyết định sinh thường hay sinh mổ thì bác sĩ cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe của thai phụ trong suốt thai kỳ. Đây là phương pháp tốt nhất để đảm bảo cho sự an toàn của cả mẹ và bé. 4. Một số phương pháp điều trị u xơ tử cung Bác sĩ sẽ dựa vào từng trường hợp bệnh nhân, từng vị trí, kích thước khối u,… để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thường được áp dụng: Điều trị bằng thuốc: Với một số trường hợp có khối u nhỏ hoặc đang trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ có thể sử dụng những loại thuốc nội tiết để ức chế quá trình rụng trứng và lúc này, buồng trứng sẽ hạn chế tiết estrogen và đồng thời ngăn chặn sự phát triển của những khối u xơ. Phẫu thuật: Khi điều trị bằng thuốc không đem lại hiệu quả và bệnh nhân gặp phải một số triệu chứng như rong kinh, đau khi đi tiểu,… thì bác sĩ có thể tính đến phương án phẫu thuật. Tùy vào kích thước và vị trí khối u, bác sĩ sẽ lựa chọn phẫu thuật bóc tách nhân xơ, cắt bán phần tử cung hay cắt toàn phần tử cung,… Nút mạch: Phương pháp nút mạch là một kỹ thuật làm tắc động mạch nuôi u xơ và từ đó ngăn chặn sự phát triển của những khối u này. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những phụ nữ không có mong muốn mang thai trong tương lai. Phương pháp MRI HIFU: Đây là phương pháp sử dụng sóng siêu âm khu trú cường độ cao, tạo ra hiệu ứng nhiệt và đốt những khối u xơ dưới sự kiểm soát định vị bởi MRI. Phương pháp này được đánh giá cao vì không gây chảy máu, không để lại sẹo và bảo tồn tử cung,…
question_375
Vai trò của âm nhạc trong việc phát triển giao tiếp, ngôn ngữ của trẻ có nhu cầu đặc biệt
doc_375
Âm nhạc phát triển giao tiếp ở trẻ và là phương tiện để thể hiện cũng như chia sẻ cảm xúc bằng các thủ pháp như đối đáp, bè đuổi, nhắc lại, tương phản... Chỉ cần một nhạc cụ, trẻ cũng có thể sử dụng để tương tác và kết hợp với người khác thông qua các phần trình diễn hòa tấu, song tấu. 1. Ngôn ngữ là nền tảng phát triển kỹ năng xã hội Lorna Wing nói rằng, tất cả trẻ con và người lớn bị tự kỷ đều có trở ngại về vấn đề ngôn ngữ. Ngôn ngữ của họ có thể bị khiếm khuyết về văn phạm, ngữ vựng ngay cả khi họ có khả năng định nghĩa từ vựng một cách chính xác. Tuy nhiên, trở ngại về mặt ngôn ngữ của họ chính là cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp xã hội (pragmatics) bất kể họ dùng loại ngôn ngữ nào. 2. Âm nhạc phát triển giao tiếp ở trẻ Ở đâu ngôn ngữ bất đồng thì ở đó âm nhạc vang lên thay thế. Âm nhạc là cách để chia sẻ tình cảm, cảm xúc thông qua giai điệu, tiết tấu, âm thanh, hòa âm... Vậy hãy dùng âm nhạc để kết nối, giúp trẻ tự kỷ thể hiện mong muốn, ý nghĩ thông qua ngôn ngữ không lời bằng cách sau:Quan sát để học cách bước vào thế giới của trẻ và được trẻ chấp nhận. Có thể sử dụng giọng hát, nhạc cụ để chơi những giai điệu, bài hát quen thuộc với trẻ hoặc đơn giản là sử dụng đồ chơi, nhạc cụ gõ để tạo ra âm thanh nhằm thu hút sự chú ý của trẻ.Lặp đi lặp lại giai điệu, tiết tấu, âm thanh ấy nhiều lần, liên tiếp, liên tục để trẻ cảm nhận. Lại gần để trẻ có thể dễ dàng nhìn, chạm vào nhạc cụ. Gợi ý để trẻ cùng tham gia hoạt động. Bắt chước âm thanh mà trẻ tạo ra (nếu có)Thay đổi giai điệu, tiết tấu khác với âm thanh đã được tạo ra và lặp đi lặp lại ban đầu. Quan sát phản ứng, cảm xúc của trẻ. Dừng lại và chờ đợi phản ứng của trẻ (xem trẻ muốn tiếp tục hay không)Tạo ra âm thanh mà trẻ mong muốn ngay khi trẻ có phản hồi muốn tiếp tục bằng bất cứ cách thể hiện nào: Nói, cử chỉ, nhìn mắt...Bắt đầu tạo lượt, dừng chờ, chơi luân phiên, đối đáp với trẻ. Âm nhạc phát triển giao tiếp ở trẻ tự kỷ Não bộ của trẻ tự kỷ hoạt động theo cách khác biệt. Trẻ xử lý thông tin về thế giới khác với mọi người. Âm nhạc khiến trẻ tự kỷ thoải mái. Nghe hay tạo ra âm nhạc khiến các giác quan đều cùng tập trung thực hiện, điều này giúp phát triển nhận thức, thúc đẩy ngôn ngữ. Âm nhạc cũng là động lực mạnh mẽ kích thích trẻ tương tác xã hôi, chú ý, bày tỏ cảm xúc, giao tiếp và cả phát triển vận động.Tóm lại âm nhạc phát triển giao tiếp ở trẻ và là phương tiện để thể hiện cũng như chia sẻ cảm xúc bằng các thủ pháp như: đối đáp, bè đuổi, nhắc lại, tương phản... Chỉ cần một nhạc cụ, trẻ cũng có thể sử dụng để tương tác và kết hợp với người khác thông qua các phần trình diễn hòa tấu, song tấu... Trẻ học được các giao tiếp không lời bằng cách kết nối cảm xúc để tạo ra âm thanh hòa quyện với người khác.
doc_31863;;;;;doc_58652;;;;;doc_43220;;;;;doc_59295;;;;;doc_2617
Âm nhạc có vai trò rất quan trọng đối với đời sống chúng ta và điều đó lại càng đặc biệt quan trọng hơn với trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Việc tìm hiểu về âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ sẽ giúp cha mẹ có được cách dạy con tốt hơn. 1. Nhạc cụ giúp thúc đẩy khả năng tương tác xã hội của trẻ rối loạn phổ tự kỷ Nghiên cứu năm 2009 của Jennife Whipple cho thấy rằng “Trong các buổi chơi với âm nhạc, trẻ tự kỷ hòa nhập với các bạn cùng lứa tuổi hơn so với những buổi không có nhạc. Âm nhạc cho trẻ tự kỷ khuyến khích trẻ tương tác theo những cách phù hợp hơn với những trẻ khác, bao gồm cả chia sẻ.Khác với việc sử dụng lời nói để giao tiếp, nhà trị liệu sử dụng nhạc cụ để truyền tải thông điệp, tình cảm qua sắc thái, tiết tấu và giai điệu. Và thông qua âm nhạc, trẻ có thể nhún nhảy, ê a, vỗ tay để thể hiện cảm xúc của mình qua ngôn ngữ cơ thể và có thể truyền tải lại với nhà trị liệu bằng ánh mắt, cử chỉ hoặc cảm xúc trên khuôn mặt.Đôi khi, chỉ cần một chiếc trống nhỏ, bạn cũng có thể tạo ra môi trường giúp đứa trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ tương tác với người khác thông qua việc hát và sử dụng trống để thể hiện bước đi của các nhân vật trong câu chuyện bằng cách gõ mạnh hoặc nhẹ lên mặt trống. Việc chú ý và cảm nhận nhịp điệu theo cử chỉ và biểu cảm nét mặt của người chỉ huy giúp trẻ đọc hiểu và học cách cảm nhận sắc thái, tình cảm cũng như thể hiện bằng cách cố gắng hòa chung một nhịp để tạo ra những âm thanh hòa quyện với nhau theo một giai điệu giúp phát triển kỹ năng tương tác một cách tự nhiên và hiệu quả. 2. Nhạc cụ giúp trẻ rối loạn phổ tự kỷ phát triển ngôn ngữ Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí âm nhạc cho thấy rằng ca hát có thể cải thiện đáng kể kỹ năng ngôn ngữ ở những học sinh mắc chứng tự kỷ chậm phát triển ngôn ngữ và giúp dạy trẻ tự kỷ tập nói.Âm nhạc có thể có tác động tích cực đến trẻ tự kỷ theo một số cách, trong đó có việc sử dụng các bài hát để củng cố lời nói ở học sinh tự kỷ gặp khó khăn với ngôn ngữ. Bằng cách sử dụng đàn Piano và chơi những giai điệu ngắn để hát (luyện thanh) theo có thể giúp cải thiện giọng nói của những trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ trong các lĩnh vực phát âm, phát âm và từ vựng. Ca hát có thể đặc biệt hữu ích trong việc dạy trẻ bộc lộ cảm xúc một cách hiệu quả.Bên cạnh đó, việc sử dụng nhạc cụ gõ như (Trống, Maracas, thanh phách...) gõ lặp đi lặp lại 1 tiết tấu ngắn có thể thu hút sự chú ý và kích thích giao tiếp của trẻ rối loạn phổ tự kỷ một cách tự nhiên và lôi cuốn. Một số nhạc cụ được ứng dụng trong âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ 3. Nhạc cụ giúp trẻ rối loạn phổ tự kỷ cảm nhận và thể hiện cảm xúc Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ca hát, gõ trống hay chơi nhạc cụ mang lại tác động tốt cho nhịp tim, hô hấp và sức khỏe tổng thể. Nó được chứng minh là một phương pháp chữa trầm cảm, lo lắng về mệt mỏi hữu hiệu.Cảm xúc âm nhạc không được hiểu giống như cảm xúc thông thường. Chúng không đòi hỏi những nét mặt phức tạp hay “giọng nói” điều đặc biệt khó nhận biết đối với trẻ tự kỷ. Trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ nắm bắt cảm xúc âm nhạc dễ dàng hơn thông qua các nhạc cụ vì chúng ít phức tạp hơn về mặt xã hội.Trẻ tự kỷ không chỉ khó khăn trong việc hiểu cảm xúc của người khác mà còn khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc của chính mình. Và khi không biết cách nói ra cảm xúc của chính mình khiến trẻ cảm thấy căng thẳng và stress. Trẻ dễ bị kích động, gào khóc, trẻ ăn vạ hoặc thậm chí tự làm đau bản thân. 4. Nhạc cụ giúp trẻ rối loạn phổ tự kỷ cải thiện sự tập trung Cùng với việc tăng tính kiên nhẫn, chơi nhạc cụ cũng có thể cải thiện khả năng tập trung của trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Khi đọc bản nhạc, trẻ phải chú ý đến từng nốt nhạc cũng như để ý sự thay đổi của các ký hiệu cao độ, ký hiệu trường độ, ký hiệu nhịp độ, ký hiệu lặp lại và hơn thế nữa. Trẻ luôn cảm thấy tò mò và hứng thú khi chơi một nhạc cụ, điều này giúp rèn luyện sự tập trung khi học và luyện tập các bản nhạc sau đó ta sẽ thấy trẻ tập trung tốt hơn trong cuộc sống sinh hoạt và học tập hàng ngày.Việc chơi một nhạc cụ đòi hỏi sự tập trung và tập trung, điều này khiến tâm trí của trẻ không còn những lo lắng khác. Khi trẻ bị cuốn vào bài hát trẻ đang chơi, trẻ sẽ quên đi những khó khăn, những hình ảnh khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Nghe bản nhạc hay do chính mình tạo ra cũng có thể giúp trẻ thư giãn và tĩnh tâm. Chơi những bản nhạc lạc quan có thể làm giảm căng thẳng bằng cách tạo ra cảm xúc tích cực và tái tạo năng lượng.Trẻ học cách tạo ra âm thanh từ nhạc cụ là học cách để tạo ra âm nhạc được pha trộn giữa âm thanh và khoảng lặng. Sự im lặng cung cấp một khoảng không mà trong đó những âm thanh lọt vào tai có thể được xử lý và phản hồi một cách có nhận thức. Đó là cơ hội để trẻ học cách phản xạ và hồi đáp khi cùng người khác hòa tấu nhạc cụ, để tạo sự tập trung chú ý, lắng nghe và tương tác với người khác qua khoảng lặng giữa các âm thanh. Âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ có thể giúp trẻ tập trung tốt hơn 5. Nhạc cụ giúp trẻ rối loạn phổ tự kỷ phát triển kỹ năng phối hợp và vận động Học một loại nhạc cụ rèn luyện cơ thể của bạn theo những cách mới và độc đáo. Bạn phải đặt bàn tay và cánh tay của mình đúng vị trí để giữ nhạc cụ trong khi các ngón tay của bạn di chuyển theo các kiểu khác nhau để đánh đúng nốt. Người chơi nhạc cụ hơi và kèn đồng cũng phải sử dụng kỹ thuật thở và thổi chính xác để tạo ra âm thanh mong muốn. Khi trẻ rối loạn phổ tự kỷ học những chuyển động mới này, chúng nhận thức rõ hơn về cơ thể của mình và phát triển khả năng phối hợp các bộ phận trên cơ thể tốt hơn.Chơi một nhạc cụ cũng có lợi cho các kỹ năng vận động thô và vận động tinh của trẻ. Một số nhạc cụ như piano yêu cầu chuyển động chính xác và linh hoạt của các ngón tay và ngay cả những nhạc cụ có vẻ dễ dàng sử dụng như trống, thanh phách, xúc xắc... vẫn đòi hỏi sự phối hợp và kiểm soát tốt, điều này cũng giúp trẻ phát triển vận động thô.Để học những chuyển động này, trẻ phải cô lập các bộ phận khác nhau của cơ thể để thực hành các chuyển động riêng biệt, cũng như thu hút sự tập trung chú ý của toàn bộ cơ thể để chơi nhạc cụ. Ngoài việc phát triển các kỹ năng vận động chơi nhạc cụ cũng giúp tăng cường kết nối giữa các bán cầu não.Trên đây là những thông tin quan trọng về nhạc cho trẻ tự kỷ, cha mẹ nên tham khảo để có được cách nuôi dạy con tốt và giúp con phát triển bình thường.;;;;;Rối loạn phổ tự kỷ là tình trạng bệnh lý làm suy yếu hành vi, khả năng giao tiếp và tương tác với người khác. Rối loạn phổ tự kỷ có thể nhẹ hoặc nặng. Tuy nhiên, âm nhạc có thể giúp trẻ rối loạn phổ tự kỷ phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội. Dưới đây là một số hoạt động âm nhạc giúp trẻ rối loạn phổ tự kỷ phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội 1. Hoạt động với khăn voan Hoạt động với khăn voan là một trong những hoạt động âm nhạc phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ.Chuẩn bị:Một số bản nhạc không lời êm dịu, nhẹ nhàng, có tempo từ 60-80 nhịp/ phút (gần với nhịp đập của trái tim)Thiết bị phát âm thanh. Một chiếc khăn voan (hoặc khăn lụa, khăn quàng cổ mềm, mỏng)2 miếng thảm xốp kích thước 50 x 50 cm.Thực hiện:Xếp 2 miếng thảm xốp cách nhau khoảng 10- 15cm. Hướng dẫn trẻ ngồi khoanh chân lên thảm xốp, người lớn ngồi ở tư thế đối diện với trẻ. Bật nhạc với âm lượng vừa phải. Làm mẫu và hướng dẫn trẻ nắm tay vào 2 cạnh của thảm xốp. Nếu trẻ chưa tự nắm tay và giữ thăng bằng, người lớn có thể hỗ trợ bằng cách cầm tay bé nắm vào 2 cạnh của thảm xốp.Đung đưa sang hai bên (trái/ phải) theo nhịp điệu của bản nhạc.Thể hiện cảm xúc thông qua ánh mắt, chia sẻ nụ cười và cảm xúc trên khuôn mặt với trẻ khi nghe giai điệu của bản nhạc. Tiếp tục và duy trì tương mắt- mắt với trẻ. Sử dụng khăn voan để che giấu khuôn mặt và hé mở khăn ở cuối mỗi đoạn nhạc, chia sẻ cảm xúc thông qua ánh mắt với trẻ mỗi lần hé mở khăn. Tạo sự thu hút với trẻ bằng cách hé khăn từ dưới lên trên hoặc nghiêng sang trái, sang phải để bé luôn tìm kiếm, phán đoán và tạo bất ngờ cho bé mỗi lần hé mở khăn. Thể hiện các biểu cảm hài hước, đáng yêu sau mỗi lần trẻ mở khăn (ví dụ như: Chu môi, mỉm cười, chớp chớp mắt...)Có thể dùng khăn chạm nhẹ hoặc che mặt trẻ nếu trẻ chấp nhận. Nên thực hiện theo nhịp điệu của bản nhạc để tạo cảm giác an toàn khi trẻ có thể đoán được thời điểm sẽ che hoặc mở khăn. Hướng dẫn trẻ tự sử dụng khăn đung đưa theo nhịp điệu và chơi ú òa với các thành viên khác trong gia đình. Hướng dẫn trẻ cùng gấp khăn và cất thảm xốp sau khi kết thúc hoạt động. Âm nhạc phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ 2. Hát cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ nghe Hát cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ nghe bằng các bước sau:Chuẩn bị:Bài hát thiếu nhi có nội dung về con vật, đồ vật mà trẻ yêu thích. Một chiếc trống nhỏ hoặc tự tạo đồ chơi phát ra âm thanh (ví dụ: cho vài hạt đỗ, hát sỏi và chai nhựa và lắc).Thực hiện:Cố gắng tiếp cận bằng cách tham gia hoạt động mà trẻ đang làm. Hát và sử dụng nhạc cụ phát ra âm thanh đệm theo nhịp của lời bài hát với âm lượng vừa phải. Thu hút sự chú ý của trẻ bằng giọng hát với sắc thái biểu cảm khác nhau. Sử dụng một tiết tấu và gõ lặp đi lặp lại. Dừng lại và chờ đợi phản ứng ngỏ ý muốn tiếp tục từ trẻĐáp ứng bằng bài hát và chơi nhạc cụ ngay khi trẻ có tương tác mắt- mắt hoặc cử chỉ hành động. Tiếp tục hát và dừng lặp đi lặp lại nhiều lần kết hợp dạy trẻ cách thể hiện mong muốn bằng cử chỉ, điệu bộ, lời nói phù hợp với mức độ phát triển của trẻ. Hướng dẫn trẻ gõ trống hoặc sử dụng đồ chơi tự chế để tạo ra âm thanh. Cùng trẻ hát và chơi nhạc cụ. Thay đổi sắc thái, tốc độ của bài hát để tạo ra những biểu cảm phong phú và hấp dẫn.Tóm lại, tự kỷ có nhiều dạng khác nhau cũng như biểu hiện mức độ khác nhau. Do vậy, việc chẩn đoán phát hiện sớm và lộ trình can thiệp trở nên khó khăn. Biểu hiện bệnh có thể bắt đầu xuất hiện từ sớm và trở nên rõ nét từ 2-3 tuổi. Việc chẩn đoán càng sớm càng tốt (kể từ 18 tháng trở đi) thì hiệu quả điều trị mới tích cực.;;;;;Ngôn ngữ giao tiếp là cả 1 quá trình rèn luyện ở trẻ. Với những trẻ bị chậm nói hoặc rối loạn ngôn ngữ sẽ khó khăn trong giao tiếp, cha mẹ cần có các biện pháp để trẻ được phát triển ngôn ngữ. Kích thích giao tiếp sớm cho trẻ nhỏ là sự kích thích giúp trẻ phát triển các kỹ năng theo dõi, tập trung, kỹ năng bắt chước và lần lượt kết hợp với kỹ năng chơi và sự phát triển. Cha mẹ cần kích thích khả năng ngôn ngữ của trẻ trong một vài trường hợp sau:Trẻ nói khó do tổn thương não. Trẻ bị nói ngọng, nói lắp.Trẻ bị chậm phát triển tinh thần, chậm phát triển ngôn ngữ.Trẻ bị tự kỷ.Người chăm sóc trẻ có thể sử dụng, dụng cụ hỗ trợ và giúp trẻ giao tiếp bao gồm: Sách, truyện, tranh, đồ chơi 2. Tiến hành kích thích khả năng ngôn ngữ của trẻ Kích thích khả năng quan sát ở trẻĐặt trẻ ngồi gần để nói chuyện, nựng và thể hiện đa dạng các nét mặt như cười, vui, buồn... để cho trẻ quan sát. Đưa ra các đồ chơi có màu sắc khác nhau, đạ dạng hình dạng tạo sự thích thú, mới mẻ cho trẻ nhìn theo.Chơi trò ú oà với trẻ, đợi cho trẻ nhìn theo mặt bạn. Sử dụng các vật di động như lăn bóng về phía trẻ để trẻ nhìn theo và nói trẻ giơ tay ra bắt bóng. Giấu đồ chơi, đồ vật quen thuộc (thìa, cốc...) và để trẻ đi tìm.Kích thích cho trẻ nghe. Lắc các đồ chơi có phát ra những âm thanh (xúc xắc, chút chít),... cho trẻ nghe. Chơi các trò chơi tạo ra tiếng động như bắt chước tiếng kêu của các con vật cho trẻ nghe, đợi trẻ phát âm theo.Tiếng vỗ tay, nói chuyện, hát, đọc thơ hoặc đơn giản là bật nhạc trẻ em vui tươi cho nghe. Cần quan sát nét mặt của trẻ khi nghe các âm thanh khác nhau. Có thể cho trẻ chơi theo dạng nhóm như: gọi tên từng trẻ, trẻ giơ tay khi được gọi tên. Huấn luyện kỹ năng bắt chước và theo lần lượt. Bắt chước. Trẻ học mọi thứ thông qua việc theo dõi cử chỉ, bắt chước nét mặt, cử động cơ thể như giơ tay chào, tạm biệt..., bắt chước hành động như chơi với đồ chơi, bắt chước âm thanh và từ ngữ,... Lần lượt là một kỹ năng quan trọng mà trẻ cần học Kích thích giao tiếp sớm cho trẻ bằng cách cho trẻ bắt chước theo Kỹ thuật viên nựng trẻ bằng âm thanh, cù nhẹ vào bụng, đợi trẻ cười, nựng và cù tiếp, đợi trẻ phản ứng lại.Trẻ phát âm, ta bắt chước âm thanh của trẻ, đợi trẻ phản ứng. Thực hiện hành động: vỗ tay, giơ tay, để trẻ làm theo. Vỗ tay khen ngợi trẻ.Huấn luyện kỹ năng chơi. Mục đích của chơi là thông qua chơi trẻ học được nhiều về kỹ năng giao tiếp sớm, kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng vận động thô (bò, trườn, đứng, đi). Kỹ năng vận động tinh (cầm nắm đồ vật, với cầm). Kỹ năng sinh hoạt hàng ngày (rửa tay, mặc quần áo...), cảm giác (nhìn, nghe, sờ), khám phá thế giới xung quanh. Các hoạt động chơi gồm: Trò chơi cảm giác, trò chơi vận động. Huấn luyện giao tiếp bằng cử chỉ và tranh ảnh cử chỉ là một phần quan trọng của giao tiếp. Hàng ngày ta hay dùng cử chỉ điệu bộ để giao tiếp với người khác.Giao tiếp bằng cử chỉÁnh mắt: Trẻ sẽ đưa mắt, chăm chú nhìn về phía đồ vật trẻ muốn hay cử động của cơ thể như: giơ tay ra xin, cúi đầu xin thứ trẻ muốn. Chỉ tay, với tay về phía vật muốn có, hay giơ tay đòi bế, giơ tay vẫy khi chào tạm biệt. Giao tiếp bằng tranh ảnh. Sử dụng các thẻ tranh dạy cho trẻ mẫu giáo: giúp trẻ nhận biết được các con vật, vật trong tranh, cho trẻ chơi trò tìm thẻ tranh của con vật trẻ biết trong 2, 3... thẻ tranh khác nhau.So cặp: Ghép tranh với tranh, đồ vật với tranh, người thật với ảnh... hội thoại qua tranh ảnh. Theo dõi sự tiến triển của trẻ qua những buổi tập. Cha mẹ cũng cần quan tâm và làm theo các bài tập trên để kích thích sự phát triển ngôn ngữ hàng ngày cho trẻ.Như vậy để kích thích khả năng ngôn ngữ của trẻ cha mẹ và người chăm sóc có thể áp dụng những cách trên để trẻ làm quen và phát triển tốt từng ngày. Nguồn: bộ y tế;;;;;Trẻ nhỏ thường thích những đồ chơi phát ra âm thanh, chúng không chỉ gây hứng thú qua những bản nhạc vui nhộn mà còn khiến bọn trẻ tò mò, muốn tìm hiểu và khám phá. Trẻ tự kỷ cũng vậy, tuy nhiên mỗi trẻ sẽ có biểu hiện khác nhau. 1. Vai trò nhạc cụ với trẻ rối loạn tự kỷ Ví dụ như khi nghe giai điệu quen thuộc vang lên, có bạn đang nhảy tưng tưng có bạn thì đứng lặng yên, có bạn thì mắt lơ đãng nhìn quanh nhưng tai vẫn chăm chú lắng nghe hoặc bạn thì quay người về phía phát ra âm thanh hay bạn khác bịt tai thật chặt...Và người làm trị liệu âm nhạc cần hết sức nhạy cảm để đưa ra tiếp tục hay dừng lại, lựa chọn âm thanh, âm lượng, cường độ, thể loại phù hợp để tác động tới đứa trẻ. Bởi âm nhạc cho trẻ tự kỷ không phải là chiếc cầu nối dễ dàng tới tất cả mọi người và nếu dùng sai cách thì hậu quả vô hình chúng ta khó lường trước được. Sau đây là một số gợi ý nho nhỏ để tạo sự tương tác xã hội thông qua âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ với các bé:2.1 Bấm một số phím chức năng trên đàn để chúng phát ra những âm thanh khác nhau. Vì cái trẻ chú ý lúc này là âm thanh và món đồ chơi phát ra tiếng động nên đừng làm trẻ mất tập trung hay trì hoãn sự tò mò bằng lời nói của bạn, trẻ sẽ chán nản và mất tập trung chú ý. Nên bạn hãy có thái độ khích lệ bằng giọng nói (Woa! Ồ! Tuyệt thế!...) và biểu cảm trên khuôn mặt thể hiện sự động viên, khuyến khích khi trẻ phát hiện ra một điều mới lạ.2.2 Bắt chước tiếng Âm thanh phát ra. Trên các đồ chơi phát ra âm thanh hoặc nhạc cụ thường có tiếng kêu của các con vật, phương tiện giao thông, tiếng trống kèn... hãy mô phỏng lại tiếng động đó và tạo sự chú ý của trẻ bằng cách nói to, nhỏ, ngân dài, ngắn tiếng... bắt đầu xây dựng tương tác thông qua giao tiếp mắt ngắn. Sử dụng âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ với cách bắt chước tiếng Âm thanh phát ra 2.3 Tạo tình huống để trẻ giao tiếp. Trong lúc trẻ không để ý hãy tắt nhạc cụ, để trẻ yêu cầu sự giúp đỡ từ người lớn (nhìn mắt, cầm tay, chỉ, nói...). Khi trẻ có tín hiệu phản ứng và hồi đáp lại hãy mở nhạc cụ để âm thanh phát ra ngay lập tức. Tiếp tục kết nối bằng cách vừa chơi nhạc vừa hát tặng bé một bài hát, một giai điệu ngắn mà trẻ yêu thích.2.4 Bắt chước hành động/ âm thanh trẻ phát raĐể chuyển sự chú ý và quan tâm của trẻ với đồ vật sang giao tiếp với người khác thì việc bắt chước hành động và âm thanh trẻ phát ra trong khi chơi luôn là cách hiệu quả. Bạn cũng có thể cường điệu hóa hành động/ âm thanh ấy lên bằng cách nói to hơn một chút và biểu cảm rõ rệt cảm xúc trên khuôn mặt. Nên nhớ, lấy trẻ làm trung tâm và để trẻ dẫn dắt chứ không phải yêu cầu trẻ làm theo hành động của người lớn. 2.5 Xác định nhạc cụ mà trẻ yêu thích/ không thích. Trẻ tự kỷ luôn hứng thú và chú ý tới món đồ mà trẻ thực sự yêu thích. Hãy quan sát và ghi chép lại nhạc cụ mà trẻ yêu thích được làm bằng chất liệu gì, âm thanh phát ra như thế nào... bởi không phải loại nhạc cụ nào cũng khiến trẻ thích thú...) hoặc có những bạn chỉ thích nghe tiếng nhạc phát ra từ nhạc cụ nhưng không thích nghe tiếng hát. Một số trẻ lại có ấn tượng không tốt với một số bài hát vì trong kí ức đã có những trải nghiệm không vui gắn với giai điệu ấy (ví dụ như bài hát ru vì nghe thấy bài ấy bạn ấy biết phải đi ngủ nên không thích).Trên đây là một số gợi ý để phát triển kỹ năng tương tác xã hội và tạo mối quan hệ giữa người làm trị liệu khi bước đầu muốn tìm hiểu và kết nối với trẻ tự kỷ. Sau khi tạo được sự tin tưởng và muốn sử dụng âm nhạc cho trẻ tự kỷ, giúp trẻ thư giãn hoặc rèn luyện sự tập trung chú ý, các bạn có thể;;;;;Âm nhạc trị liệu từ lâu đã được sử dụng để giúp trẻ rối loạn phổ tự kỷ phát triển ngôn ngữ, tăng khả năng giao tiếp, tương tác với mọi người xung quanh, đặc biệt tăng khả năng bắt chước cho trẻ tự kỷ.. Âm nhạc cho trẻ tự kỷ là những hoạt động dạy học về âm nhạc như múa, hát, nhảy, chơi nhạc cụ, trò chơi dân gian, nghe nhạc.. Kỹ năng bắt chước là làm theo một hành động của người khác, Kỹ năng bắt chước liên quan đến khả năng sao chép:Bắt chước các hành động với đồ vật. Bắt chước cử chỉ và chuyển động cơ thể. Bắt chước âm thanh hoặc từ ngữ.Trẻ nhỏ phát triển kỹ năng bắt chước trong giai đoạn sơ sinh. Nếu quan sát một em bé và mẹ tương tác, bạn có thể thấy cả em bé và mẹ bắt chước âm thanh, hành động và nét mặt của nhau. Việc bắt chước qua lại này thực sự là một cuộc trò chuyện mà không cần lời nói, nó giúp trẻ học cách chia sẻ cảm xúc, tập trung chú ý, luân phiên,... và phát triển kỹ năng tương tác xã hội. 2. Kỹ năng bắt chước ở trẻ mắc chứng tự kỷ Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc bắt chước. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khả năng bắt chước của trẻ tự kỷ và ảnh hưởng của điều này đối với các lĩnh vực phát triển khác:Khả năng bắt chước cử chỉ và chuyển động cơ thể dự đoán kết quả ngôn ngữ.Khả năng bắt chước các hành động với đồ vật của chúng có liên quan đến sự phát triển các kỹ năng chơi.Khó bắt chước hành động của trẻ khác ảnh hưởng đến việc chơi cùng bạn.Trẻ tự kỷ cần phát triển một số kỹ năng bắt chước trước khi có thể có được sự chú ý chung (khả năng chia sẻ sự tập trung với người khác vào một đồ vật).Xem ngay: Trị liệu cho trẻ tự kỷ bằng âm nhạc - yoga - tâm lý 3. Phát triển kỹ năng bắt chước thông qua m nhạc Việc dạy nhạc cho trẻ tự kỷ khá phổ biến, theo đó, việc phát triển kỹ năng bắt chước thông qua Âm nhạc để dạy trẻ tự kỷ đang được rất nhiều các bậc cha mẹ quan tâm. Một số cách sử dụng dữ liệu âm nhạc cho trẻ tự kỷ phát triển kỹ năng cha mẹ có thể tham khảo:Bắt chước cách tạo ra âm thanh của nhạc cụ. Hãy hướng dẫn trẻ bắt chước hành động với đồ chơi, đồ vật là bước đầu tiên trong việc dạy bắt chước, vì trẻ tự kỷ bắt chước hành động với đồ vật dễ hơn các hình thức bắt chước khác (Ví dụ: Bắt chước biểu cảm nét mặt, bắt chước âm thanh, ngữ điệu).Đầu tiên, bạn có thể chuẩn bị một số nhạc cụ gõ không định âm như: Trống, maracas, castanet, xúc xắc, tambourine,... và hướng dẫn trẻ tạo ra âm thanh bằng cách gõ, lắc, lăn, vỗ...Sau đó, sử dụng nhạc cụ gõ không định âm để gõ theo nhịp điệu của những bài hát mà trẻ thích.Bắt chước âm thanh. Hãy dạy trẻ từ những điều gần gũi thông qua cuộc sống hàng ngày, ví dụ như cách bạn mô phỏng lại tiếng kêu của các loài động vật như: Chó, mèo, gà, chuột, vịt, bò... và hướng dẫn trẻ bắt chước theo.Trong lúc tham gia giao thông cũng có thể mô phỏng tiếng động cơ, tiếng còi của các phương tiện giao thông như: Xe máy kêu “Bíp Bíp”, xe đạp kêu “Kính Cong”, tàu hỏa kêu “Tu Xình Xịch”Hoặc hướng dẫn trẻ mô phỏng các âm thanh trong thiên nhiên như: Tiếng gió thổi “Vù Vù”, tiếng sấm “Đùng Đoàng”, tiếng mưa “Tí Tách”...Bắt chước vận động phụ họa cho bài hát. Hoạt động này không chỉ mang lại hiệu quả trong việc giúp trẻ phát triển kỹ năng bắt chước mà còn hỗ trợ trẻ nhận biết các bộ phận, điều khiển và phối hợp thực hiện các bộ phận khác nhau trên cơ thể.Chúng ta nên chọn các bài tập với mục tiêu bắt chước từng bộ phận trên cơ thể, với từng động tác được lặp đi lặp lại. Sau đó, kết hợp hai hoặc nhiều bộ phận cùng lúc và phát triển các bài tập chuỗi.Bắt chước biểu cảm- ngữ điệuĐây là hình thức bắt chước tương đối khó với trẻ tự kỷ, vì trẻ gặp khó khăn trong việc nhận biết và thể hiện cảm xúc với người khác. Chúng ta nên sử dụng bài hát hoặc câu chuyện âm nhạc để dạy bé cách thể hiện cảm xúc trên khuôn mặt thông qua lời bài hát hoặc tính chất âm nhạc.Ví dụ câu chuyện âm nhạc “Mèo con bên thùng giấy” có thể dạy trẻ thể hiện lời bài hát với ngữ điệu giống như em bé trong câu chuyện với biểu cảm: Ngỡ ngàng khi nhìn thấy chiếc thùng, bất ngờ khi nhìn thấy con mèo, năn nỉ để xin mẹ nuôi em mèo, vui vẻ khi được mẹ đồng ý...
question_376
Mùa của bệnh thủy đậu
doc_376
Bệnh thủy đậu hay còn gọi là bệnh trái rạ là một trong những bệnh lý có tính lây nhiễm rất cao trong cộng đồng. Trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị lây bệnh thủy đậu nhất vì sức đề kháng còn yếu kém và thường tiếp xúc với môi trường sống khá rộng. Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan trong cộng đồng: Virút gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp (hoặc không khí), người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi… nhất là trẻ em. Một số cách lây nhiễm khác có thể xảy ra nếu chúng ta không cẩn thận khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu như: bệnh có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ người mắc bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không may bị nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai. Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm xảy ra chủ yếu ở trẻ em: Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do một loại vi rút có tên khoa học là Varicella - Zoster gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất vẫn là trẻ em nhóm tuổi đi học. Theo thống kê của Viện Pasteur TP. HCM, có tới 90% số bệnh nhân bị nhiễm bệnh là trẻ em có độ tuổi từ 2 - 7 tuổi. Thủy đậu là một bệnh lành tính những cũng có thể gây nhiều biến chứng: Bệnh thủy đậu nếu được chăm sóc đúng cách, nhất là việc giữ vệ sinh da, vệ sinh cá nhân tốt thường bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 10 - 14 ngày và không để lại bất kỳ biến chứng nào. Những biến chứng nghiêm trọng của bệnh thủy đậu đã được các bác sĩ điều trị ghi nhận, đặc biệt là những trường hợp mắc bệnh thủy đậu nặng với việc chăm sóc chưa phù hợp, cụ thể như: Nhiễm trùng nốt đậu dẫn đến lở loét da trẻ, nếu không được điều trị tích cực và đúng cách có thể để lại sẹo xấu vĩnh viễn trên da. Nhiễm trùng huyết làm suy sụp sức khỏe của trẻ, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Biến chứng viêm não, viêm màng não do thủy đậu tuy hiếm gặp nhưng thường để lại những dư chứng nặng nề như bại não, điếc, chậm phát triển tâm thần, động kinh… gây ra gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội. Một số bệnh nhi có thể xuất hiện biến chứng viêm phổi nặng do virút thủy đậu. Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có tính miễn nhiễm cao: Người lớn hoặc trẻ em sau khi bị nhiễm thủy đậu tự nhiên thường cơ thể có tính miễn nhiễm rất cao, hệ miễn dịch của cơ thể tạo được lượng kháng thể tự nhiên đầy đủ và tồn tại rất bền vững, hầu như rất hiếm gặp những trường hợp bị nhiễm thủy đậu lần thứ 2. Tuy nhiên, có khoảng 10% số người đã bị nhiễm thủy đậu có khả năng sẽ mắc bệnh Zona (còn gọi là giời leo), bệnh Zona thường xuất hiện ở người cao tuổi (trên 60 tuổi), người mắc bệnh suy giảm miễn dịch tự nhiên hoặc mắc phải, người đang điều trị các thuốc ức chế miễn dịch… Thủy đậu có biểu hiện bóng nước khá giống bóng nước của bệnh tay chân miệng: - Bóng nước trong bệnh thủy đậu có nhiều kích cỡ khác nhau (do thời điểm xuất hiện bóng nước khác nhau), trong khi đó bóng nước trong bệnh tay chân miệng rất đồng đều. - Bóng nước trong bệnh thủy đậu xuất hiện toàn thân, trong khi bóng nước của bệnh tay chân miệng thường xuất hiện khu trú ở những vị trí đặc trưng như lòng bàn tay, lòng bàn chân, ổ miệng hoặc vùng mông, vùng khớp gối. - Bóng nước trong bệnh thủy đậu thường gây ngứa và đau khi ta ấn lên vùng da có bóng nước, bóng nước của bệnh tay chân miệng thường không gây ngứa và ấn không đau. Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc-xin: Phòng ngừa chủ động, hiệu quả và an toàn nhất là đưa trẻ từ 12 tháng tuổi đi tiêm ngừa vắc-xin thủy đậu, vắc-xin đã được kiểm chứng là rất hiệu quả với tỉ lệ bảo vệ sau khi tiêm ngừa đạt tới 95%. Vắc-xin thủy đậu hiện có sẵn tại các trung tâm y tế dự phòng quận/huyện và các bệnh viện lớn trong thành phố.
doc_55262;;;;;doc_36648;;;;;doc_28363;;;;;doc_51264;;;;;doc_20491
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm thường bắt gặp ở trẻ nhỏ do virus thủy đậu gây ra. Diễn biến bệnh tuy lành tính nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm não, viêm phổi,... thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Để hiểu hơn về căn bệnh này, mời quý vị đọc bài viết dưới đây. Bệnh thủy đậu hay còn có tên gọi dân gian khác là bệnh phỏng rạ do virus Varicella Zoster - phát triển mạnh trong môi trường có độ ẩm cao, nhất là vào đầu Xuân với thời tiết tiết lạnh kèm cơn mưa bay là điều kiện lý tưởng virus Varicella Zoster sinh sôi, phát triển. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất vẫn là trẻ em do hệ miễn dịch kém. Thủy đậu lây truyền trực tiếp từ người sang người, qua đường hô hấp khi hít phải giọt bắn chứa virus do người bệnh nói chuyện, hắt hơi, ho,… hoặc lây gián tiếp qua các đồ vật mới bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng hoặc niêm mạc. Các triệu chứng và giai đoạn phát triển của bệnh thủy đậu Bệnh thủy đậu thường diễn biến qua các giai đoạn như sau: Thời kỳ ủ bệnh Giai đoạn ủ bệnh được tính từ khi cơ thể nhiễm virus thủy đậu, người bệnh khoẻ mạnh, không có triệu chứng. Thời gian ủ bệnh kéo dài khoảng 10 - 21 ngày, thường 2 tuần. Giai đoạn khởi phát Trẻ em thường không rõ triệu chứng, có thể sốt nhẹ, ăn kém, mệt mỏi. Giai đoạn tổn thương da Thường 5-10 ngày, lúc đầu xuất hiện vết sẩn ngứa trên nền da đỏ, tiến triển nhanh thành phỏng nước thường kích thước 1-3 mm, có thể đóng vảy đồng thời với việc xuất hiện nốt mới... . chủ yếu trên thân và mặt, có cả trên da đầu. Trẻ sốt nhẹ trong vài ngày đầu, khi phỏng nước mọc và vỡ làm trẻ đau nhức, ngứa ngáy. Giai đoạn phục hồi Nếu được chăm sóc đúng cách, các mụn nước sẽ dần khô, đóng vảy và không để lại sẹo. - Trẻ bệnh cần được nghỉ ngơi, uống nhiều nước, và vitamin nhóm B, C. - Tắm nước sạch, tránh chà sát da. - Bôi các vùng da tổn thương bằng dung dịch sát khuẩn nhẹ( betadin, xanhmetylen... ). - Hạ sốt dùng acetaminophen khi trẻ sốt cao - Acyclovir chỉ dùng trong 1 số trường hợp đặc biệt: trẻ suy giảm miễn dịch hoặc có biến chứng nặng. Cách phòng chống bệnh thủy đậu Phòng ngừa bệnh thủy đậu là điều mà ai cũng quan tâm, nhưng làm cách nào cho đúng và không để lại sẹo thì chưa phải ai cũng biết. Bệnh rất dễ lây lan, lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu. Bệnh có thể lây từ 1-2 ngày trước khi xuất hiện tổn thương da cho đến khi nước nước đều thành vảy. Vì vậy, khi có dấu hiệu của bệnh cần lưu ý: - Hạn chế tiếp xúc với người bệnh để phòng tránh lây lan. - Những trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu cần được nghỉ ngơi cách ly từ 7 đến 10 để tránh lây lan cho những người xung quanh. - Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. - Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường. - Tiêm chủng là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa thủy đậu. Hãy nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe để phòng tránh dịch bệnh. Ngoài ra, trước tình hình bệnh thủy đậu và các bệnh mùa đông khác đang hoành hành cùng thời điểm đại dịch Corona do chủng mới virus COVID-19 gây ra với triệu chứng giống nhau khiến người dân vô cùng hoang mang, lo lắng. Cụ thể: Giảm 5 % gói xét nghiệm kiểm tra sức khỏe khi sốt dưới 24h; Giảm 10 % gói xét nghiệm sàng lọc một số tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mùa Đông - Xuân sau sốt trên 24h (cơ bản); Giảm 20 % gói xét nghiệm sàng lọc một số tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mùa Đông - Xuân sau sốt trên 24h (nâng cao).;;;;;Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella Zoter gây ra. Bệnh lây truyền qua da, do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ nốt phỏng, qua đồ vật bị nhiễm mầm bệnh từ dịch tiết đường hô hấp và lây qua đường hô hấp. Thời gian lây bệnh là cuối thời kỳ ủ bệnh đến khi bong vẩy. Người bệnh sau khi khỏi bệnh để lại miễn dịch bền vững suốt đời. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông và đầu mùa xuân. Bệnh xuất hiện rải rác và có thể gây dịch. Những biểu hiện lâm sàng - Thời kỳ ủ bệnh: kéo dài 2- 3 tuần và không có triệu chứng. - Thời kỳ khởi phát: khoảng 1 ngày với biểu hiện sốt nhẹ, có thể sốt cao 39-400C, chảy nước mũi và đau họng. - Thời kỳ toàn phát(thời kỳ mọc ban): ban xuất hiện nhanh, có thể ngay ngày đầu của bệnh với đặc điểm: + Đầu tiên là nốt đỏ, sau vài giờ xuất hiện phỏng nước trong rất nông, sau 24 - 48 giờ chuyển màu vàng hình cầu, kích thước khoảng 5mm, nổi trên mặt da, xung quanh có nền da tấy đỏ, một số nốt phỏng hơi lõm ở giữa. Khoảng 4 - 6 ngày nốt phỏng khô, đóng vảy màu nâu sẫm, bong sau 1 tuần và không để lại sẹo nếu không có bội nhiễm. Số lượng nốt phỏng là một yếu tố đánh giá tiên lượng bệnh. + Ban mọc rải rác khắp người. + Ban mọc không theo thứ tự, hết đợt này đến đợt khác, vì vậy trên một vùng da thấy các nốt ban ở các độ tuổi khác nhau (ban đỏ, nốt phỏng chứa dịch trong, nốt phỏng màu vàng…). + Ban có thể mọc ở niêm mạc má, vòm họng, khi vỡ thành vết loét nông hình tròn hoặc bầu dục. Ít khi ban mọc ở màng tiếp hợp hoặc trong âm hộ. + Giai đoạn mọc ban bệnh nhân thường ngứa nhiều. Biến chứng của bệnh thủy đậu Bệnh thủy đậu thường lành tính, nhưng nếu không phát hiện và phòng tránh, điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng như: - Nhiễm trùng máu là một biến chứng nặng của thủy đậu. - Biến chứng thần kinh, đặc biệt là viêm não, thường gặp ngày thứ 3 - 8 của bệnh, muộn nhất là ngày 21 bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, đau đầu, nôn, co giật và liệt. Đây là một biến chứng nặng có tỷ lệ tử vong cao và nếu chữa khỏi thường để lại nhiều di chứng nặng nề như chậm phát triển trítuệ, liệt, động kinh,… - Biến chứng viêm thận (ít gặp), thường xuất hiện ngày thứ 3 - 4 giai đoạn mọc ban với biểu hiện tiểu ra máu, khỏi sau vài tuần. - Biến chứng viêm phổi thường gặp ở người lớn. - Dễ gây sảy thai, thai chết lưu hoặc dị tật thai nhi khi phụ nữ mang thai mắc thủy đậu. Các thăm dò cận lâm sàng - Xét nghiệm: + Đánh giá tình trạng nhiễm trùng: CTM, CRP, Máu lắng, Procalcitonin, + Tìm nguyên nhân bệnh: Kháng thể Ig M, Ig G hoặc kháng nguyên bằng phươNg pháp PCR. + Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh virus khác: Chân tay miệng: EV71; sốt xuất huyết: NS1, sởi: Meals Ig M, PCR hoặc sốt phát ban Rubella,… - Chẩn đoán biến chứng: Khám TMH, chụp xquang tim phổi, xét nghiệm chức năng gan, thận, cấy mãu, xét nghiệm dịch não tủy … Điều trị và chăm sóc - Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên dùng kháng sinh trong trường hợp phòng bội nhiễmhoặc nhiễm khuẩn huyết. - Đảm bảo đủ dinh dưỡng; - Vệ sinh răng miệng; - Chăm sóc nốt phỏng, vệ sinh da: tắm hàng ngày bằng nước chín, chấm dung dịch xanh methylen lên những nốt phỏng đã vỡ để phòng bội nhiễm. - Tiêm vaccine cho trẻ > 9 tháng và người lớn chưa có miễn dịch, đặc biệt phụ nữ chuẩn bị mang thai. - Lưu ý: không tiêm vaccine thủy đậu khi đang sốt, mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải, phụ nữ mang thai, dị ứng với các thành phần của vaccin. - Cần phát hiện sớm, cách ly người bệnh từ khi phát hiện cho đến sau khi ban mọc đợt cuối 5 ngày. - Người bệnh cần được sử dụng riêng các vật dung cá nhân như khăn mặt, chậu... - Mang khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh và dịch tiết của người bệnh. - Rửa tay bằng xà phòng hay các chất sát khuẩn sau khi chăm sóc người bệnh hoặc khi tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh. - Giữ vệ sinh môi trường.;;;;;(Vn. Media) - Những ngày giáp Tết và sau Tết thường là thời gian xuất hiện của bệnh thủy đậu. Do điều kiện thời tiết giao mùa lúc này rất thuận lợi cho dịch thủy đậu phát triển nên người dân cần chủ động đề phòng dịch. Trong&#160;3 tuần qua, Bệnh viện Da liễu Trung ương đã tiếp nhận 500 ca mắc bệnh thuỷ đậu đến khám, trong đó&#160;chủ yếu là trẻ từ 2 - 7 tuổi, cá biệt có trường hợp bệnh nhi mới 6 tháng tuổi. &#160;&#160; Bệnh thuỷ đậu, người dân&#160;quen gọi là bệnh phỏng rạ (ở miền Bắc), bệnh trái rạ (ở miền Nam), do virut Varicella zoster gây ra. Tỷ lệ mắc bệnh thường cao ở các đô thị, nơi đông dân, nhất là lúc giao mùa. Tuổi mắc nhiều nhất là từ 2 đến 7 tuổi, phần lớn là trẻ chưa được tiêm phòng thủy đậu; ít khi gặp ở trẻ dưới 6 tháng. Người lớn cũng mắc. Sau một thời gian ủ bệnh chừng 14-15 ngày thì bệnh phát. Trong nhiều trường hợp, trẻ vẫn ăn chơi bình thường làm cho người mẹ không để ý, đến khi đậu mọc mới biết hoặc tình cờ phát hiện được một vài nốt ở đầu trong khi gội đầu cho trẻ. Có khi trẻ sốt nhẹ, sổ mũi, biếng ăn, không chịu chơi, ngứa... Trẻ lớn có thể kêu đau mỏi các khớp rồi 2 đến 3 ngày sau đậu mọc. Các nốt đậu mọc rất nhanh và mọc làm nhiều đợt cách nhau 2 đến 3 ngày, do đó ở cùng một vùng da, có thể gặp đủ loại nốt đậu khác nhau. Nếu bị bội nhiễm vi khuẩn, nốt đậu sẽ làm mủ, sưng to và rất ngứa làm trẻ gãi trầy da, để lại sẹo sâu. &#160;&#160; Bệnh nhân cần vệ sinh da sạch sẽ, tốt nhất là nên tắm nước lá chè tươi, không nên gãi hay tự làm vỡ các mụn nước. Các nốt mụn phải bôi dung dịch màu sát khuẩn, mỡ kháng sinh... Thuỷ đậu vốn là một bệnh nhẹ nhưng nếu không được phát hiện sớm, không được chăm sóc chu đáo, không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ nặng, và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi phát hiện dấu hiệu bệnh, cần nhanh chóng bôi Xanh metylen trên các mụn nước chưa vỡ hay đã vỡ bằng dung dịch sát khuẩn, hồ Tetracyclin. Bên cạnh đó, cho người bệnh uống thuốc kháng sinh histamin tổng hợp như vitamin C, sirô phenergan 3% 10 mi-li-lít (ml) chia làm 2 lần, ngày và tối. Dùng thêm Vitamin B1, các thuốc an thần siro bromur canxi. Vệ sinh da sạch sẽ chống bội nhiễm và nâng cao thể trạng cho trẻ bằng ăn nhiều sữa, nhiều chất đạm và các loại quả như cam, chanh,&#160;xoài...;;;;;Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể lây từ người sang người qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gần. Thủy đậu là bệnh dễ lây truyền, tỷ lệ lây nhiễm lên đến 90% ở những người chưa có miễn dịch. Bệnh thường xuất hiện thành dịch ở trẻ em lứa tuổi đi học. Đặc biệt với điều kiện thời tiết của mùa đông, căn bệnh này lại càng có điều kiện để sinh sôi. 1. Bệnh thủy đậu và những điều cần biết Bệnh thủy đậu hay còn gọi là trái rạ là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu có tên Varicella virus gây ra. Bệnh xảy ra phần nhiều ở trẻ em, nhưng cũng không ít người lớn mắc. Thông thường, từ lúc nhiễm phải virus, đến lúc phát ra bệnh - được gọi là thời gian nung bệnh hoặc ủ bệnh là khoảng 2-3 tuần. Triệu chứng ban đầu là nổi mụn nước ở vùng đầu mặt, chi và thân và tăng số lượng rất nhanh trong vòng 12 - 24 giờ có thể nổi toàn thân. Mụn nước có kích thước từ l - 3mm đường kính, chứa dịch trong, tuy nhiên những trường hợp nặng mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ. Phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây sảy thai hoặc để lại dị tật thai nhi.Theo Bác sĩ Ma Văn Thấm, bệnh thủy đậu thường bùng phát vào thời điểm đông xuân hàng năm và kéo dài đến hết mùa xuân. Nhiều người vẫn nghĩ thủy đậu chỉ là bệnh ngoài da nên không nguy hiểm, tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách, thủy đậu sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như sau:Nhiễm trùng da dù không gây nguy hiểm, nhưng các bọng nước sẽ to, có mủ, lâu khỏi và có thể để lại sẹo.Nhiễm khuẩn huyết gây nhiễm trùng máu.Viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não: đây chính là các biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc có thể để lại di chứng lâu dài cho người bệnh.Zona: Ngay cả sau khi bệnh nhân đã khỏi bệnh, virus thủy đậu có thể vẫn còn tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt tức là dạng ngủ. Khi gặp được các điều kiện thuận tiện virus gây bệnh thuỷ đậu sẽ tái hoạt động trở lại và là một yếu tố gây bệnh zona. Bệnh thủy đậu và những điều cần biết 2. Cách phòng tránh bệnh thủy đậu tốt nhất Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêm vắc xin là cách phòng bệnh hiệu quả. Có khoảng 88-98% người đã tiêm phòng vắc xin thủy đậu sẽ tránh được căn bệnh này. Bộ Y tế Việt Nam cũng đưa ra 5 khuyến cáo quan trọng để phòng ngừa căn bệnh này như sau:Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan.Những trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh.Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường.Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi. Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại đây;;;;;Bệnh thuỷ đậu lưu hành quanh năm trên phạm vi cả nước, nhưng mùa đông xuân là thời điểm bùng phát. Tại các bệnh viện, số ca mắc thuỷ đậu có dấu hiệu tăng lên với nhiều ca biến chứng nguy hiểm. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu thường gặp ở trẻ em với khả năng lây lan rất cao. Để giúp cho người nhà bệnh nhân biết cách chăm sóc trẻ và phát hiện xử trí kịp thời khi trẻ bị thủy đậu. 1. Bệnh thủy đậu Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm do một loại virus mang tên Varicella Zoster Virus gây ra và chiếm trên 90% số đối tượng chưa tiêm phòng vaccine có khả năng mắc bệnh. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân và đối tượng trẻ bị thủy đậu chủ yếu là trẻ em dưới 10 tuổi.Virus gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường không khí, người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc chảy mũi,..., nhất là trẻ em.Bệnh có thể lây từ nốt phỏng khi bị vỡ ra, từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét của người mắc bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không may bị nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai. 2. Triệu chứng điển hình của bệnh thủy đậu Thời kỳ ủ bệnh : Từ 14 - 17 ngày (thường không có triệu chứng lâm sàng).Thời kỳ khởi phát : Khoảng 1 ngày, có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, trẻ nhỏ thường không chịu chơi, quấy khóc. Có trường hợp sốt cao 39 - 40 độ C, trằn trọc mê sảng co giật, kèm theo viêm họng, viêm xuất tiết đường hô hấp trên.Thời kỳ toàn phát (thời kỳ mọc ban):Thoạt đầu là những ban dát màu đỏ, vài giờ sau thành nốt phỏng nước trong, rất nông như đặt trên mặt da, sau từ 24 đến 48 giờ ngả màu vàng, có hình cầu nổi trên mặt da 2mm. Ban mọc rải rác toàn thân kể cả chân tóc và trong miệng, hầu như không có ở lòng bàn chân, bàn tay.Ban mọc 3 - 4 ngày một đợt, vì vậy trên một vùng da có thể thấy nốt ban ở các độ tuổi khác nhau.Sau từ 4 - 6 ngày, nốt thuỷ đậu tự khô, đóng vảy màu nâu sẫm và bong ra sau một tuần, không để lại sẹo vĩnh viễn, trừ khi có loét và bội nhiễm.Biến chứng: Bệnh thủy đậu có thể gây nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm não, nhiễm trùng xương, khớp,..., nếu không được chữa trị kịp thời. Sốt là triệu chứng điển hình của bệnh thủy đậu. 3. Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị thủy đậu Cho trẻ bị thủy đậu nằm trong phòng cách ly áp lực âm để phòng tránh lây nhiễm cho người khác, khi ra viện vẫn phải cách ly đến khi khỏi hẳn.Người chăm sóc cần đeo khẩu trang N95 (nếu chưa bị thủy đậu) hoặc khẩu trang ngoại khoa (nếu đã từng bị bệnh hoặc đã tiêm phòng thủy đậu). Nếu phải đưa trẻ ra khỏi phòng để khám chuyên khoa hoặc làm các thăm dò khác cần đeo khẩu trang cho trẻ. Vệ sinh tay trước và sau mỗi lần chăm sóc trẻ.Dùng dung dịch xanh - methylen hoặc Castellani để chấm lên các nốt phỏng đã vỡ hoặc mọng nước.Phối hợp dùng thuốc kháng sinh và/hoặc thuốc hạ sốt cho trẻ bị thủy đậu theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.Vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ để tránh xảy ra biến chứng: Thay quần áo và tắm rửa hàng ngày cho trẻ bằng nước ấm trong phòng tắm.Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả, ăn nguội nếu trong miệng có các nốt phỏng/loét.Dùng dung dịch xanh - methylen hoặc Castellani để chấm lên các nốt phỏng đã vỡ hoặc mọng nước. Lưu ý:Tránh làm vỡ các nốt thủy đậu vì dễ gây bội nhiễm và có thể tạo thành sẹo.Không sử dụng các loại lá cây để tắm và đắp lên nốt thủy đậu của người bệnh.Không được dùng những loại thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da khi không có chỉ định của bác sĩ.Bệnh thủy đậu là bệnh lý nguy hiểm, có thể để lại biến chứng nếu như không được thăm khám và chăm sóc tốt... Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ
question_377
Điều cần biết về phương pháp chụp MRI sọ não
doc_377
Kỹ thuật chụp MRI sọ não là một trong những kỹ thuật được chỉ định phổ biến nhất để kiểm tra các bất thường tại vùng đầu – mặt. Thông qua kết quả, bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh, vị trí của các bất thường và có phương hướng điều trị phù hợp. Chụp cộng hưởng từ não hay còn gọi là chụp MRI não là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn và an toàn cho người bệnh. Máy MRI sẽ tạo ra hình ảnh bằng cách sử dụng từ trường và sóng radio để dựng lại toàn bộ lại toàn bộ cấu trúc vùng đầu (nhu mô não, mạch máu, dây thần kinh…) trên các mặt phẳng 2D và 3D. So với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác như chụp CT hay chụp X-quang thì phương pháp MRI cung cấp hình ảnh với chất lượng cao, sắc nét và chi tiết hơn. Đặc biệt MRI có độ nhạy cao hơn khi phân biệt giữa mô bệnh và mô bình thường. Phương pháp này còn được sử dụng để kiểm tra mọi bộ phận trên cơ thể như: Não, xương khớp, ngực, tim, phổi, hệ thống các cơ quan nội tạng. Chụp cộng hưởng từ não có vai trò quan trọng trong phát hiện, đánh giá các bệnh lý vùng não gồm: – Phát hiện các bất thường ở nhu mô não như nang, u não, u màng não, nhiễm trùng, tụ máu, ung thư di căn. – Có độ đặc hiệu cao trong nhồi máu não giai đoạn cấp, tăng cơ hội điều trị hoàn toàn cho người bệnh tai biến mạch máu não. – Đánh giá bệnh lý mạch máu não như phình mạch, dị dạng mạch mà không cần tiêm thuốc cản quang, giảm nguy cơ dị ứng thuốc, sốc phản vệ cho người bệnh. – Đánh giá những bộ phận nhỏ không thể quan sát qua phương pháp chụp CT, X-quang hay siêu âm như đánh giá bệnh lý tuyến yên, thân não. – Đánh giá tình trạng, mức độ và tìm nguyên nhân gây ra các triệu chứng bất thường như đau đầu kéo dài, chóng mặt, nói ngọng, nghe kém, suy giảm thị lực. Chụp cộng hưởng từ não có vai trò quan trọng trong phát hiện, đánh giá các bệnh lý vùng não 2. Các trường hợp được chỉ định và chống chỉ định thực hiện 2.1. Trường hợp được chỉ định chụp MRI sọ não Bác sĩ sẽ được bác sĩ tư vấn và chỉ định chụp cộng hưởng từ nếu thuộc một trong những trường hợp xuất hiện các bất thường tại cơ thể như: – Gặp các vấn đề về giấc ngủ: Mất ngủ, ngủ không sâu, khó vào giấc, nửa đêm thức giấc không ngủ lại được… diễn ra thường xuyên. – Tình trạng chóng mặt kéo dài không rõ nguyên nhân. – Đau đầu (đau nửa đầu, đau cả đầu) người bệnh luôn cảm thấy đau âm ỉ hoặc đau thành từng cơn thường xuyên ở các mức độ đau khác nhau. – Suy giảm trí nhớ, tư duy kém, suy giảm khả năng tập trung. – Liệt hoặc yếu chân tay một/hai bên, gây ra khó khăn trong hoạt động cầm nắm hoặc vận động. – Suy giảm thị lực hoặc đau nhức một bên mắt. Một số trường hợp bệnh lý cần chụp MRI để kết luận chính xác và có phương hướng điều trị phù hợp: – Xuất huyết não, nhồi máu, tai biến mạch máu não. – Viêm màng não. – Mắc bệnh lý mạch máu não, dị dạng mạch máu não, xung đột thần kinh – mạch máu. – Chấn thương sọ não. – Khối u dây thần kinh sọ não, u não. Người bệnh khi gặp các bất thường vùng não sẽ được thăm khám và chỉ định thực hiện chụp MRI 2.2. Một số trường hợp chống chỉ định chụp MRI sọ não Tuy là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh an toàn, tuy nhiên có một số trường hợp thường bị chống chỉ định không được thực hiện chụp MRI sọ não như: – Trường hợp cấy ghép thiết bị điện tử trong cơ thể. – Từng can thiệp hoặc có vật liệu can thiệp trong người như: Stent mạch máu, clip mạch máu, coil nút mạch… – Các kim loại đặt trong người có thể dịch chuyển trong quá trình chụp gây tổn thương cho người bệnh. – Phụ nữ trong giai đoạn 12 tuần đầu thai kỳ. – Có răng giả hoặc đang trong quá trình niềng răng. – Các hình xăm trên cơ thể bị nóng, rát trong khi chụp do có sắt. – Người có hội chứng sợ không gian kín, trẻ em nhỏ tuổi, không hợp tác hoặc tăng động. 3. Ưu điểm và hạn chế khi chụp cộng hưởng từ sọ não 3.1. Ưu điểm Phương pháp chụp cộng hưởng từ sọ não có một số ưu điểm nổi bật như: – Phương pháp chụp MRI này không sử dụng các tia phóng xạ nên có độ an toàn cao, không ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể người chụp. Có thể thực hiện được với cả trẻ em và phụ nữ có thai. – Không cần sử dụng tới thuốc cản quang vẫn thu được hình ảnh chi tiết và rõ nét về các bất thường của sọ não, nhất là u não. – MRI sọ não là phương pháp không xâm lấn nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng hình ảnh với độ sắc nét cao, đánh giá và phát hiện những tổn thương, bất thường tại sọ não rất sớm. – Đánh giá được chức năng của não, vùng cảm giác, vùng vận động, phát hiện các khối u bất thường, rối loạn trao đổi chất… 3.2. Hạn chế Tuy nhiên, phương pháp chẩn đoán hình ảnh này vẫn còn một số hạn chế cần được cải thiện như: – Thời gian chụp cộng hưởng từ thường lâu hơn so với các phương pháp khác, kéo dài khoảng 15 – 25 phút. – Quá trình chụp máy phát ra tiếng ồn khá lớn nên có thể gây khó chịu đối với những đối tượng nhạy cảm với âm thanh. – Không áp dụng thực hiện với những người bệnh có cấy ghép kim loại, máy đặt tạo nhịp tim hay các dị vật kim loại trong cơ thể. Chụp MRI sọ não là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, tiên tiến cần đảm bảo hệ thống máy móc và trình độ chuyên môn của bác sĩ cao. Vì vậy, cần lưu ý để lựa chọn địa chỉ để thực hiện uy tín và chất lượng.
doc_10111;;;;;doc_51082;;;;;doc_8297;;;;;doc_23838;;;;;doc_43452
Chụp MRI sọ não là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, không sử dụng bức xạ như những phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác giúp tạo ra hình ảnh chi tiết về các cấu trúc nội sọ. Chụp MRI tạo ra hình ảnh bằng cách sử dụng từ trường và sóng vô tuyến kích thích các Hydrogen trong cơ thể. Khi bị kích thích các nguyên tử này sẽ phát ra tín hiệu, những tín hiệu này sẽ được máy thu lại để tạo ra hình ảnh chi tiết. Hình ảnh thu được là các mặt cắt ngang của sọ não sẽ được thể hiện qua hình ảnh trắng đen. Máy MRI cũng có thể chuyển đổi hình ảnh của vùng được khảo sát thành dạng 3D nhằm giúp bác sĩ có thể dễ dàng xác định các bất thường trong não hơn. Chính vì vậy, phương pháp này còn được áp dụng phổ biến trong việc chẩn đoán các bệnh lý thần kinh và não bộ. Chụp cộng hưởng từ não là phương pháp hữu ích giúp phát hiện một số tình trạng của não, bao gồm: tổn thương tủy sống, não úng tủy, sự tích tụ của chất lỏng tủy sống trong các khoang não, chứng phình động mạch hoặc phình mạch máu não trong bệnh đa xơ cứng. Phương pháp chụp MRI sọ não 2. Quy trình chụp MRI sọ não – Đầu tiên bệnh nhân sẽ được kỹ thuật viên giải thích về phương pháp chụp, thay trang phục chụp chuyên dụng, đeo tai chụp chống ồn và tháo bỏ tất cả các vật kim loại có từ tính trong cơ thể. Tại vì những vật này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh khi chụp. – Bệnh nhân sẽ di chuyển vào phòng chụp, kỹ thuật viên sẽ yêu cầu bệnh nhân nằm ngửa trên bàn chụp. Lưu ý là bệnh nhân phải nằm yên trong quá trình chụp để hình ảnh thu về được rõ nét nhất. – Sau đó, kỹ thuật viên sẽ điều khiển bàn chụp di chuyển từ từ vào trong khoang máy. – Kỹ thuật viên tiến hành chụp ảnh não bộ. Bệnh nhân sẽ giao tiếp với kỹ thuật viên thông qua một micro gắn trong khoang máy. – Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể được tiêm thuốc đối quang từ. Thuốc này sẽ giúp nhìn rõ hơn một số bộ phận nhất định của não, đặc biệt là các mạch máu. – Kết thúc quá trình chụp, bệnh nhân sẽ ngồi chờ kết quả và tư vấn về tình trạng sức khỏe từ bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân sẽ được mặc quần áo chuyên dụng và đeo tai nghe để chống ồn 3. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp chụp MRI sọ não 3.1. Ưu điểm Để so sánh với những phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác, chụp cộng hưởng từ sọ não luôn được các bác sĩ đánh giá cao bởi những ưu điểm sau: – Là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh an toàn, không xâm lấn. Có thể áp dụng được với người già, phụ nữ mang thai và trẻ em. Bởi vì phương pháp không sử dụng tia bức xạ nên có tính an toàn cao và có thể chụp nhiều lần. – Có thể đánh giá các cấu trúc theo nhiều hướng khác nhau, tạo lập hình ảnh 3D của cấu trúc sọ não. – Hình ảnh chụp MRI có độ tương phản, độ sắc nét cao đem lại hình ảnh chi tiết của các cơ quan rất tốt. Điều này giúp bác sĩ phát hiện tốt những tổn thương hay các vấn đề bất thường liên quan đến mạch máu và não bộ. Từ đó giúp phát hiện chính xác các bệnh lý não bộ như các khối u, nang, xuất huyết, phù nề, nhiễm trùng, chấn thương,… Đây cũng là phương pháp giúp đánh giá và phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ, nguyên nhân dẫn đến tử vong hàng đầu hiện nay. – Chụp MRI sọ não còn có thể cho ra kết quả với những cơ quan hay phần xương bị che khuất, khó quan sát. 3.2. Nhược điểm Có thể nói hiện nay, phương pháp chụp MRI mang lại rất nhiều lợi ích nhưng bên cạnh đó phương pháp vẫn còn những nhược điểm sau: – Do người bệnh sẽ được đưa vào khoang chụp kín trong máy nên với những bệnh nhân sợ không gian hẹp sẽ không được chỉ định chụp phương pháp này. – Phương pháp không được khuyến nghị với những bệnh nhân có đặt các thiết bị kim loại trong cơ thể như răng giả, máy tạo nhịp tim, máy thính giác,… – Trong phòng chụp không được mang thiết bị hồi sức, nên với những bệnh nhân đang nguy kịch nếu lựa chọn thực hiện phương pháp này sẽ tương đối rủi ro. – Thiết bị chụp chỉ được đặt cố định trong một phòng riêng nên không thể di chuyển nếu trường hợp cần chụp cấp cứu. – So với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác thì chụp cộng hưởng từ có chi phí khá cao. 4. Những trường hợp cần chỉ định chụp MRI sọ não 4.1. Trường hợp chỉ định chụp MRI sọ não Với những trường hợp bệnh sau, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định chụp MRI sọ não: – Thường xuyên đau đầu ở các mức độ khác nhau, trí nhớ kém, chóng mặt kéo dài không có chiều hướng cải thiện. – Bệnh nhân gặp vấn đề về giấc ngủ diễn ra thường xuyên như mất ngủ, rối loạn giấc ngủ,….. – Người bệnh bị chấn thương sọ não do tai nạn, té ngã hay bất kể một va chạm nào ở phần đầu. – Xuất hiện các dấu hiệu như miệng méo, mặt méo, khó nói, khó nghe, cứng gáy, nôn vọt, co giật, động kinh,… – Có biểu hiện nghi ngờ khối u não, u dây thần kinh sọ não. – Các trường hợp bị tai biến, nhồi máu não, xuất huyết, viêm não và màng não. – Có dị tật bẩm sinh ở não như khuyết, teo não,… – Có các bệnh lý liên quan đến mạch não như dị dạng, xung đột dây thần kinh – mạch máu,… – Theo dõi sau khi phẫu thuật não để đánh giá khả năng hồi phục và phát hiện sớm nếu có biến chứng xảy ra. Hình ảnh u não phát hiện qua hình ảnh chụp cộng hưởng từ 4.2. Trường hợp chống chỉ định chụp MRI sọ não Trong một số trường hợp, bệnh nhân được các bác sĩ khuyến cáo không nên thực hiện chụp cộng hưởng từ não bộ: – Bệnh nhân đã và đang đặt các thiết bị hỗ trợ bằng kim loại bên trong cơ thể như máy tạo nhịp tim, máy kích thích thần kinh, máy bơm tiêm tự động cấy trong người, clips mạch máu, máy nghe gắn liền trong ốc nhĩ,…. – Bệnh nhân có sử dụng kim loại trong phẫu thuật chỉnh hình như thay khớp nhân tạo và các vật liệu kết hợp xương (vis, nẹp…), đã mổ thay van tim và van đó có thành phần kim loại, vật liệu hàn răng cố định,… – Bệnh nhân đang mang thai dưới 3 tháng không nên chụp vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. – Các trường hợp người bệnh không thể nằm bất động được có thể do run tay, lo lắng… – Bệnh nhân có hội chứng sợ buồng kín. Trên đây là những lưu ý về những trường hợp được chỉ định chụp cộng hưởng từ sọ não. Mong rằng những thông tin trên sẽ phần nào giúp ích cho người bệnh trước khi quyết định thực hiện chụp MRI.;;;;;Não có thể coi là bộ phận quan trọng nhất của cơ thể. Do đó, nó được bảo vệ bởi một thành hộp sọ dày và không phải phương pháp chẩn đoán hình ảnh nào cũng có thể mang lại hiệu quả cao. Chụp MRI sọ não là phương pháp mang lại giá trị chẩn đoán cao hiện nay, giúp sàng lọc và phát hiện hầu hết những tổn thương của sọ não. 1. Tìm hiểu về công nghệ chụp MRI Chụp MRI (Magnetic Resonance Imaging) hay chụp cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh tân tiến hàng đầu đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Chụp cộng hưởng từ MRI được hoạt động trên nguyên lý sử dụng sóng radio trong môi trường từ tính có từ trường cao. Khi chụp, cơ thể con người sẽ hấp thụ sóng radio này sau đó phát ra tín hiệu, tín hiệu này được máy tính thu lại và tái tạo lại hình ảnh chiếu trên màn hình. Hình ảnh thu về sau khi chụp MRI có độ nét, chi tiết và độ chính xác cao. Ngoài ra, sóng radio gần như không gây hại gì đến cơ thể con người nên có thể áp dụng chụp đối với tất cả các bộ phận. Dù không ảnh hưởng tới sức khỏe con người nhưng không phải ai cũng có thể chụp cộng hưởng từ MRI. Những trường hợp sau đây được chống chỉ định phương pháp này bao gồm: – Phụ nữ đang mang thai: Ở những tháng đầu của thai nhi – Đây là thời gian thai nhi đang phát triển mạnh nên nếu thực hiện chụp MRI thì lực hút nam châm và sóng vô tuyến có thể ảnh hưởng đến quá trình này, thai nhi lớn lên có thể bị dị dạng,… – Những người bị mắc một số bệnh mạn tính như viêm phổi nặng, suy gan, suy thận, hội chứng sợ không gian kín, trào ngược dạ dày,… – Những người đang mang những thiết bị bằng kim loại bên trong cơ thể như van tim nhân tạo, khớp nhân tạo bằng kim loại,…. Những loại vật dụng này có thể bị từ trường của máy MRI hút lên gây hại đến cơ thể, hoặc nếu không hút lên thì cũng ảnh hưởng đến chất lượng ảnh chụp của máy. – Nếu bạn có hình xăm vĩnh viễn trên cơ thể thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi chụp xem có thể thực hiện được không. Ngoài ra, nếu chụp trực tiếp trên vùng da có hình xăm thì có thể gây bỏng da. Chụp cộng hưởng từ MRI gần như sẽ không ảnh hưởng gì đến cơ thể con người 2.1. Những triệu chứng nên thực hiện chụp MRI sọ não Nếu bạn xuất hiện những triệu chứng sau cần tham vấn ý kiến của bác sĩ về việc thực hiện chụp MRI: – Chóng mặt trong thời gian dài và không có dấu hiệu cải thiện. – Đau đầu, đau nửa đầu kéo dài, cơn đau kéo thanh từng cơn ở nhiều mức độ khác nhau. – Suy giảm trí nhớ, khả năng tập trung kém, thường xuyên nhầm lẫn,… – Mất ngủ thường xuyên, khó vào giấc hay thức dậy giữa giấc mà không ngủ lại được… – Tình trạng bị liệt nửa người, người yếu, khó khăn trong việc cầm nắm, khó vận động,… – Giảm thị lực hoặc bị đau một bên mắt. – Méo mặt, méo miệng, nói chuyện khó khăn. 2.2. Những trường hợp bệnh lý được khuyến khích chụp MRI sọ não Máy chụp MRI có thể phát hiện được hầu hết những tổn thương và các bệnh lý ở phần đầu của chúng ta. Do đó, chụp cộng hưởng từ MRI có thể được chỉ định trong các trường hợp: – Những trường hợp bị chấn thương sọ não: Tụ máu não, xuất huyết não, đụng dập nhu mô não,… – Người bị tai biến mạch máu não như nhồi máu não, xuất huyết não,… – Trường hợp mắc bệnh lý u não, u xương sọ, u dây thần kinh, u màng não,… – Người mắc các bệnh lý mạch máu não: dị dạng mạch máu não, tắc mạch máu não, xung đột thần kinh mạch máu não,… – Tụ mủ, áp xe não – Thoái hóa, xơ hóa chất trắng – Những trường hợp bị Alzheimer, Parkinson, đau nửa đầu, ù tai, méo mặt,… – Chụp cộng hưởng từ MRI có thể được sử dụng để kiểm tra tình trạng người khám sau phẫu thuật não,… Chụp cộng hưởng từ MRI có thể được sử dụng để kiểm tra tình trạng người khám sau phẫu thuật não,… 3. Quy trình thực hiện chụp cộng hưởng từ não Lưu ý quan trọng đầu tiên khi thực hiện chụp MRI sọ não chính là người khám cần phải nằm yên trong quá trình chụp, chỉ cần một chút xê dịch cũng có thể khiến kết quả chụp bị sai lệch. Đối với những người việc nằm yên là một yêu cầu khó khăn thì nhân viên y tế sẽ dùng thuốc an thần thông qua đường ống hoặc tĩnh mạch. Loại thuốc này cũng có tác dụng đối với những người bị triệu chứng sợ không gian hẹp và kín. Quy trình chụp MRI não được thực hiện như sau: – Người khám sẽ nằm trên bàn máy MRI, nhân viên kỹ thuật sẽ di chuyển bàn máy vào trong khoang máy và tiến hành chụp. Nhân viên kỹ thuật sẽ giao tiếp với người khám bằng micro được gắn trong khoang máy. – Thời gian chụp MRI não thường kéo dài từ 30 – 60 phút. Trong quá trình chụp, máy quét có thể phát ra tiếng động lớn, do đó bạn có thể được đeo tai nghe để giảm tiếng ồn. 4;;;;;Chụp cộng hưởng từ sọ não là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, hiện đại và tối ưu bậc nhất hiện nay. Với hình ảnh chi tiết và rõ nét, kỹ thuật này giúp phát hiện và đánh giá các tổn thương hay bất thường ở vùng sọ não. Chụp cộng hưởng từ sọ não hay chụp MRI sọ não là kỹ thuật sử dụng sóng radio chiếu trực tiếp vào các vị trí của nguyên tử hydro trong cơ thể. Sau đó, có một thiết bị ăng ten mạnh sẽ thu nhận tín hiệu phát ra và gửi các dữ liệu thông tin này đến máy tính. Người bệnh thực hiện chụp MRI sọ não sẽ được hướng dẫn nằm trên bàn dài và từ từ đưa vào trong đường hầm trung tâm của máy chụp MRI. Kết quả thu được từ kỹ thuật chụp MRI sọ não là hình ảnh trắng đen và rõ nét theo định vị 3 chiều của sọ não. Từ đó, bác sĩ có thể đánh giá các tổn thương đang diễn ra tại sọ não, kể cả những bất thường xuất hiện ở mạch máu não. Người bệnh được hướng dẫn nằm trên bàn và từ từ đưa vào đường hầm trung tâm khi thực hiện chụp MRI sọ não 2. Ưu, nhược điểm khi thực hiện kỹ thuật chụp MRI sọ não Chụp MRI sọ não được cho là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại bậc nhất hiện nay. Tuy nhiên phương pháp này cũng sẽ có những mặt tích cực và hạn chế nhất định, trong đó bao gồm: 2.1 Những ưu điểm của kỹ thuật chụp cộng hưởng từ sọ não So với các kỹ thuật chẩn đoán khác, chụp MRI sọ não luôn được ưu tiên bởi nó mang lại cho người bệnh những ưu điểm vượt trội sau: – Hình ảnh chụp MRI sọ não cho phép phát hiện nhiều bệnh lý hay các vấn đề bất thường liên quan đến mạch máu và cấu trúc não bộ, cụ thể là các khối u, nang, phù nề, nhiễm trùng, xuất huyết, chấn thương… – Cung cấp hình ảnh rõ nét, chi tiết về các thành phần của nhu mô não, hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý ở tuyến yên và thân não. – Đưa ra kết luận chính xác khi bệnh nhân có những biểu hiện liên quan tới đau đầu kéo dài, yếu liệt cơ, các chi… không rõ nguyên nhân. – Giúp quan sát chi tiết mạch máu não mà không cần can thiệp tiêm thuốc cản quang giống như các phương pháp khác. – Sử dụng sóng radio có tính an toàn cao, không xâm lấn, không chứa các bức xạ ion và không gây đau nên có thể được áp dụng chụp nhiều lần. – Chụp MRI sọ não giúp đánh giá và phát hiện sớm nguy cơ gây đột quỵ, một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong hàng đầu hiện nay. – Cho kết quả với những cơ quan hoặc phần xương bị che khuất, khó quan sát. Từ những ưu điểm và lợi ích trên mà kỹ thuật chụp MRI sọ não được sử dụng phổ biến trong y học hiện nay. Hơn nữa, so với các phương pháp khác như chụp CT, chụp X-quang…, MRI sọ não cho hình ảnh rõ nét hơn, từ đó bác sĩ sẽ nhanh chóng xác định được các nguyên nhân và bất thường ở sọ não. 2.2 Nhược điểm của kỹ thuật chụp cộng hưởng từ sọ não Phương pháp chụp MRI mang lại nhiều lợi ích nổi trội cho người bệnh nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số nhược điểm sau: – Người bệnh thực hiện chụp MRI sọ não sẽ được đưa vào đường hầm kín trong máy chụp MRI nên kỹ thuật này không chỉ định với các trường hợp mắc chứng sợ bóng tối hay không gian chật hẹp – Thiết bị chụp được đặt cố định trong phòng riêng nên không thể di chuyển nếu có bệnh nhân cần chụp cấp cứu. – Chi phí chụp MRI sọ não khá cao so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác. – Chống chỉ định với bệnh nhân mắc bệnh thận, phụ nữ cho con bú và người đang gắn máy tạo nhịp. Trước khi thực hiện chụp MRI sọ não, người bệnh sẽ được bác sĩ tham khảo, hỏi ý kiến và tư vấn về chi phí trước khi quyết định chỉ định chụp. Ngoài ra, nếu người bệnh gặp vấn đề tâm lý cần phải hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo không có bất cứ rủi ro hay trở ngại nào trong suốt quá trình chụp. Người bệnh được tư vấn và hướng dẫn một số lưu ý trước khi chụp MRI sọ não để đảm bảo quá trình chụp được diễn ra an toàn và hiệu quả Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định chụp MRI sọ não nhằm phát hiện các tổn thương và bệnh lý ở vùng sọ não đối với những trường hợp sau: – Người bệnh bị chấn thương sọ não do tai nạn, ngã hay bất kể va chạm nào đó ở vùng đầu. – Xuất hiện các biểu hiện nghi ngờ do khối u não hoặc u dây thần kinh. – Các trường hợp bị xuất huyết, nhồi máu não, tai biến, viêm não và màng não. – Người bệnh mắc các vấn đề liên quan tới mạch máu não như dị dạng, xung đột dây thần kinh và mạch máu… – Các dị tật bẩm sinh như teo não, khuyết não… hoặc các trường hợp xơ cứng rải rác, thoái hóa chất trắng cũng được chỉ định chụp MRI sọ não. – Bệnh nhân đang trong quá trình theo dõi hậu phẫu thuật, cần chụp MRI sọ não để đánh giá khả năng hồi phục cũng như sớm phát hiện các biến chứng có thể xảy ra. Hình ảnh chụp MRI sọ não cho phép đánh giá nhiều bệnh lý và tổn thương ở vùng sọ não 4. Quy trình chụp MRI sọ não Lưu ý quan trọng đầu tiên đối với bệnh nhân chụp MRI sọ não đó là cần phải nằm yên trong suốt quá trình chụp để cho ra hình ảnh rõ nét nhất. Tiếp theo, người bệnh được chỉ định nằm trên bàn máy MRI, bàn sẽ di chuyển từ từ vào khoang máy. Lúc này, kỹ thuật viên sẽ tiến hành chụp ảnh não, mỗi hình ảnh sẽ mất vài phút. Bệnh nhân cũng sẽ được giao tiếp với kỹ thuật viên thông qua micro gắn trong khoang máy. Quá trình thực hiện chụp MRI sọ não thường kéo dài từ 30 – 60 phút. Người bệnh cũng có thể được tiêm thuốc tương phản để quan sát rõ một số bộ phận nhất định ở não dễ dàng hơn, đặc biệt là các mạch máu. Máy quét MRI tạo ra tiếng động lớn nên người bệnh thường được cung cấp nút tai hoặc nghe nhạc để giảm tiếng tiếng ồn trong quá trình thực hiện chụp. Cùng với sự tiến bộ không ngừng của khoa học hiện đại, kỹ thuật chụp MRI sọ não đã mang lại nhiều lợi ích trong chẩn đoán các bất thường hay bệnh lý ở sọ não. Ngoài ra, người bệnh cũng nên lựa chọn các địa chỉ uy tín, được trang bị hệ thống máy móc hiện đại để tiến hành chụp MRI sọ não an toàn và hiệu quả nhất.;;;;;Chụp hình MRI hay chụp cộng hưởng từ là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng. Phương pháp này mang đến hình ảnh rõ nét và giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Bài viết sau đây cho bạn biết khi nào cần chụp MRI cũng như quá trình chụp và các lưu ý khi chụp MRI. Chụp MRI (viết tắt của cụm từ Magnetic Resonance Imaging) hay chụp cộng hưởng từ là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng từ trường và sóng radio. Phương pháp này không sử dụng tia X và hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bệnh nhân. Chụp cộng hưởng từ là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, hiệu quả. Phương pháp này đang được sử dụng phổ biến trên thế giới. Ngày nay, MRI được sử dụng để kiểm tra gần như mọi cơ quan trong cơ thể con người. Kỹ thuật này đặc biệt có giá trị trong việc chụp hình ảnh chi tiết não hoặc dây cột sống. Kể từ khi MRI mang lại những hình ảnh 3 chiều, bác sĩ có thể nắm được thông tin về vị trí thương tổn. Những thông tin như vậy rất có giá trị trước khi phẫu thuật. Thiết bị chụp cộng hưởng từ gồm một nam châm lớn có đường hầm ở trung tâm. Người bệnh sẽ nằm trên một mặt bàn có thể trượt tự động vào đường hầm này. Khi chụp, sóng radio sẽ đập vào các vị trí từ của các nguyên tử trong cơ thể và phát ra tín hiệu gửi đến một ăng-ten và máy tính. Máy tính sẽ thực hiện các phép tính để cho ra hình ảnh đen và trắng về các mặt cắt ngang của sọ não. Hình ảnh của vùng được khảo sát có thể được chuyển đổi thành dạng 3D để giúp xác định các vấn đề bất thường một cách dễ dàng hơn. Thiết bị chụp cộng hưởng từ gồm một nam châm lớn có đường hầm ở trung tâm 2. Lợi thế của phương pháp chụp cộng hưởng từ Được giới y khoa đánh giá rất cao, chụp hình MRI đặc biệt có lợi trong chẩn đoán bệnh về hệ thần kinh. Các ưu điểm của phương pháp này giúp bác sĩ chẩn đoán và hỗ trợ điều trị một cách hiệu quả: 3. Chụp MRI đặc biệt ưu việt trong chẩn đoán bệnh lý thần kinh Nhiều triệu chứng bệnh lý cần đến phương pháp này để chẩn đoán hiệu quả. Đặc biệt là các bệnh về não và thần kinh như u não, u thần kinh sọ não, tai biến, chấn thương, bệnh động kinh, viêm não hay viêm màng não, dị tật bẩm sinh, bệnh liên quan mạch máu,.. Bác sĩ thường sẽ chỉ định cho bệnh nhân chụp MRI khi có nghi vấn mắc các loại bệnh này. Chụp cộng hưởng từ MRI sọ não là một kỹ thuật hình ảnh tiến tiến có ưu thế hơn so với phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác. Vì vậy, nó được áp dụng phổ biến trong việc chẩn đoán các bệnh lý thần kinh. Với kỹ thuật này, người được chụp không cần tiêm thuốc phản quang. Mặc dù vậy, hình ảnh thu được vẫn rất chi tiết và rõ nét về các bất thường của sọ não, nhất là khối u não. Đặc biệt, phương pháp này định vị được 3 chiều không gian, trong khi các phương pháp khác không làm được. Chụp MRI sọ não là phương pháp không xâm lấn song hình ảnh vẫn có độ sắc nét cao,. Nhờ vậy nó giúp đánh giá và phát hiện từ rất sớm những tổn thương, bất thường của sọ não. Không những thế, phương pháp này còn đánh giá được chức năng của não. Cũng như đánh giá chức năng vùng cảm giác và vùng vận động. Từ đó phát hiện tình trạng rối loạn trao đổi chất hoặc khối u bất thường. Người được chụp cần nằm yên, không được cử động trong quá trình chụp. 4. Lưu ý với bệnh nhân khi chụp MRI 4.1. Thời gian chụp hình MRI Quá trình chụp MRI thường mất khoảng từ 12-20 phút (tùy theo số lượng bộ phận, cơ quan chụp và sự hợp tác của người bệnh trong quá trình chụp). Tuy nhiên, nếu bác sĩ phát hiện có những biểu hiện bất thường qua chẩn đoán, khi đó thời gian chụp có thể sẽ kéo dài hơn. Thời gian trả kết quả sớm nhất cho bệnh nhân là khoảng 15 phút (trong các trường hợp cấp cứu). Ngoài ra, những ca khó cần hội chẩn sẽ có thể mất thêm thời gian khoảng vài giờ. Trước khi chụp MRI, mọi vật kim loại cần được lấy ra khỏi người được chụp. Lý do bởi từ trường cao của máy chụp có thể gây hại đến các thiết bị cấy ghép bằng kim loại bên trong cơ thể. 4.2. Các việc cần thực hiện trước khi chụp hình MRI Người bệnh cần thực hiện các việc sau đây trước khi chụp để có kết quả chụp tốt nhất, quá trình chụp thuận lợi nhất: Phương pháp này giúp chẩn đoán chính xác các bệnh về não và thần kinh 4.3. Lưu ý trong và sau khi chụp MRI;;;;; 1. Những điều cần biết về phương pháp chụp MRI não bộ Trước khi tìm hiểu về các bệnh lý có thể chẩn đoán thông qua chụp cộng hưởng từ não bộ, hãy cùng tìm hiểu cơ bản về chụp MRI não bộ và những ưu điểm của kỹ thuật này nhé! Chụp cộng hưởng từ não bộ là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tiến tiến, sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết của cấu trúc não bộ và mạch máu. Khi chụp, sóng vô tuyến và từ trường sẽ tác động vào các nguyên tử Hydrogen trong cơ thể phát ra tín hiệu và tín hiệu này được thu nhận lại rồi gửi dữ liệu đến máy tính. Khi dữ liệu được truyền đến máy tính, tín hiệu này sẽ được thu thập và xử lý để cho ra kết quả là những hình ảnh các mặt cắt ngang của não. Hình ảnh này có thể được chuyển đổi thành hình ảnh 3D của não, giúp xác định các dấu hiệu bất thường trong não và các mạch máu. Với kỹ thuật này, người bệnh không cần tiêm thuốc cản quang vẫn thu được hình ảnh chi tiết và rõ nét về các bất thường của sọ não và các mạch máu. Phương pháp có ưu thế hơn hẳn các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như chụp cắt lớp vi tính (CLVT), X-quang,… bởi vì không sử dụng bức xạ, không xâm lấn. Chính vì vậy, chụp MRI được áp dụng phổ biến trong việc chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến thần kinh và não bộ. Bệnh nhân chuẩn bị tiến hành chụp MRI 1.2. Ưu điểm của phương pháp – Là phương pháp an toàn do không sử dụng tia bức xạ, không xâm lấn. Do vậy, chụp cộng hưởng từ là phương pháp được các bác sĩ ưu tiên trong việc chẩn đoán hình ảnh thần kinh và não bộ. – Hình ảnh chụp não bộ có độ tương phản tốt, sắc nét và có độ chi tiết cao. Hỗ trợ tốt cho các bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý. – Thu được hình chụp đa mặt phẳng, những hình ảnh này có thể chuyển đổi thành hình 3D giúp xác định rõ những tổn thương bên trong não bộ và các mạch máu. – Trường chụp của máy có thể mở rộng để đánh giá sự lan rộng và di căn của khối u trong não. 1.3. Quy trình chụp cộng hưởng từ não bộ – Bước 1: Trước hết, bệnh nhân sẽ được kỹ thuật viên giải thích về phương pháp chụp. Sau đó sẽ được thay trang phục chụp chuyên dụng, đeo tai chụp chống ồn và tháo bỏ tất cả các vật bằng kim loại có từ tính trên cơ thể. – Bước 2: Kỹ thuật viên sẽ yêu cầu bệnh nhân nằm ngửa trên bàn chụp và phải nằm yên trong quá trình chụp để hình ảnh thu về được rõ nét nhất. – Bước 3: Sau đó, bàn chụp sẽ được điều khiển để di chuyển vào trong khoang máy. – Bước 4: Tiến hành chụp ảnh não bộ. Bệnh nhân sẽ giao tiếp với kỹ thuật viên thông qua micro gắn trong khoang máy. – Bước 5: Kết thúc quá trình chụp, bệnh nhân sẽ ngồi chờ kết quả. Trước khi chụp bệnh nhân sẽ được thay trang phục chụp chuyên dụng và đeo tai nghe để chống tiếng ồn phát ra từ máy 2. Chụp MRI não bộ giúp phát hiện những bệnh lý nào – Người bệnh bị chấn thương sọ não do tai nạn, té ngã hay bất kể va chạm nào ở vùng đầu. – Xuất hiện các dấu hiệu như miệng méo, mặt méo, khó nói, khó nghe, cứng gáy, nôn vọt, co giật, động kinh,… – Xuất hiện tình trạng đau đầu kéo dài ở các mức độ khác nhau, trí nhớ kém, thường xuyên chóng mặt không có chiều hướng cải thiện. – Bệnh nhân gặp các vấn đề về giấc ngủ như mất ngủ thường xuyên, rối loạn giấc ngủ,… – Có biểu hiện nghi ngờ khối u não, u dây thần kinh sọ não, tai biến, nhồi máu não, xuất huyết, viêm não và màng não,… – Có các bệnh lý liên quan đến mạch não như dị dạng, xung đột dây thần kinh – mạch máu,… Như đã nói ở trên, chụp MRI não giúp bác sĩ phát hiện và chẩn đoán một số bệnh lý ở não bộ như: – Chấn thương sọ não – Viêm màng não, viêm não – Tai biến mạch máu não, đột quỵ – Dị dạng mạch máu não – Xơ cứng rải rác – Thoái hóa não chất trắng – Phát hiện các khối u não, u dây thần kinh sọ não – Một số dị tật bẩm sinh khác như khuyết não, teo não,… Chụp MRI cho não giúp bác sĩ phát hiện và chẩn đoán một số bệnh lý như chấn thương sọ não, viêm màng não, viêm não,…. 3. Lưu ý trước khi thực hiện chụp MRI não bộ – Trao đổi trước với bác sĩ về tiền sử bệnh lý như đã thực hiện những phẫu thuật nào, tiền sử dị ứng trước đây hoặc tình trạng mang thai (nếu có). – Nếu đã từng phẫu thuật chỉnh hình cấy ghép, nối bộ phận bằng kim loại hoặc đang đặt các thiết bị như máy tạo nhịp tim, máy kích thích thần kinh,… không nên thực hiện chụp cộng hưởng từ não bộ. – Nên để đồ trang sức tại nhà và tháo bỏ các vật dụng bằng kim loại có từ tính ra khỏi cơ thể trước khi chụp để đảm bảo chất lượng hình ảnh thu được tốt nhất. – Nếu mắc chứng sợ hãi hoặc lo lắng, bệnh nhân có thể được bác sĩ cho sử dụng thuốc an thần nhẹ trước khi thực hiện kỹ thuật.
question_378
Nguyên nhân gây rò hậu môn do áp xe ở hậu môn
doc_378
Rò hậu môn là một bệnh thường gặp trong độ tuổi từ 20 – 40, gây ra nhiều phiền toái cho đời sống hàng ngày, dễ tái phát và có thể có biến chứng nguy hiểm. Nguyên nhân gây rò hậu môn chủ yếu là do áp xe ở hậu môn hoặc do một số bệnh lý khác có ảnh hưởng tới ruột (một phần của hệ thống tiêu hóa). Rò hậu môn là bệnh gây ra do nhiễm trùng ở các khe và nhú trong ống hậu môn, từ đó làm viêm và tụ mủ ở các tuyến hậu môn ở giữa hai cơ thắt hậu môn, sau đó phá miệng ra da vùng cạnh hậu môn. Các nguyên nhân gây rò hậu môn có thể là: 1. Áp xe hậu môn Nguyên nhân gây rò hậu môn chủ yếu là do áp xe ở hậu môn. Áp xe hậu là một khối sưng, đau và mưng mủ nằm ở vùng quanh hậu môn. Áp xe hậu môn khá phổ biến ở những người có hệ miễn dịch suy giảm, chẳng hạn như người bệnh HIV/AIDS. Áp xe hậu môn thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh (thuốc điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn). Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh sẽ phải thực hiện phẫu thuật dẫn lưu mủ. Nếu áp xe hậu môn bị vỡ trước khi được xử lý, đôi khi nó có thể tạo ra một lỗ rò hậu môn. Lỗ rò hậu môn cũng có khả năng được hình thành nếu áp xe chưa hoàn toàn hồi phục hoặc mủ trong áp xe chưa được loại bỏ hết. Khoảng 30-50% những người bị áp-xe hậu môn sẽ phát triển một lỗ rò hậu môn. 2. Viêm ruột Bệnh Crohn – đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính của ruột, cũng có thể là nguyên nhân gây rò hậu môn. Lỗ rò hậu môn có thể là biến chứng của một số bệnh lý gây ra tình trạng ruột bị viêm, chẳng hạn như: 3. Các nguyên nhân gây rò hậu môn khác Một nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng rò hậu môn là ung thư hậu môn – trực tràng. Một số nguyên nhân khác của rò hậu môn có thể là: Một lỗ rò hậu môn cũng có thể phát triển như kết quả của: Rò hậu môn nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó khi có các triệu chứng nghi ngờ bị rò hậu môn, người bệnh cần nhanh chóng tới bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn điều trị kịp thời.
doc_42065;;;;;doc_48004;;;;;doc_30670;;;;;doc_53798;;;;;doc_23605
Áp xe hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lương, xảy ra phổ biến ở nhiều lứa tuổi. Cảm giác khó chịu khi mắc khiến người bệnh luôn bồn chồn, mệt mỏi, không thể tập trung. Để tránh những ảnh hưởng không tích cực, việc cập nhật, tìm hiểu những thông 1. Tìm hiểu về áp xe hậu môn Vùng dưới da xuất hiện các mô mềm, sưng và đau là biểu hiện cơ bản của áp xe hậu môn. Các mô áp xe chứa dịch mủ sưng to lên theo thời gian và vỡ ra. Những tuyến hậu môn nhỏ bị nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến gây ra áp xe ở hậu môn. Phần lớn các ổ áp xe khi bị vỡ có thể lành lại nếu được thăm khám kịp thời. Vết thương do vỡ áp xe nếu không lành lại có thể hình thành các vết rò hậu môn. Áp xe hậu môn đến rò hậu môn trái qua 3 giai đoạn chính: Giai đoạn 1: Khu vực xung quanh hậu môn nhiễm trùng, hình thành các mô mềm chứa mủ. Giai đoạn 2: Các khối mủ to dần lên và vỡ ra. Giai đoạn 3: Những vết nứt vỡ áp xe biến chứng thành bệnh rò hậu môn. 2. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết Vi khuẩn, phân, dị vật,… có thể gây ra tình trạng bít tắc ở các tuyến bã ở hậu môn, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng và tạo thành môi trường mà ổ áp xe có thể xuất hiện, phát triển. Đó là nguyên lý hình thành của ổ áp xe ở hậu môn. Một số nguyên nhân và các tác nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng là: Nhiễm trùng Tiền sử mắc các bệnh liên quan như viêm hậu môn, viêm nang lông tại các tuyến mồ hôi xung quanh da hậu môn, trĩ, nứt kẽ hậu môn,… có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm tại hậu môn cho người bệnh. Ảnh hưởng hậu phẫu Việc thực hiện các tiểu phẫu vùng trực tràng, niệu đạo, vùng đáy chậu,… có các sai sót có khả năng cao gây nhiễm trùng dẫn đến tái phát áp xe. Tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh lý liên quan Các loại thuốc điều trị bệnh lý hậu môn trực tràng có tính kích ứng cao nếu sử dụng quá liều, hoặc sử dụng trong thời gian dài có thể gây hoại tử ở hậu môn và gây nhiễm trùng. Đề kháng kém Đây là nguyên nhân thường gặp đối với người bệnh là người già hay trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ chưa phát triển hậu môn toàn diện, người già gặp phải tình trạng lão hóa, cùng với miễn dịch cơ thể yếu nên khó chống lại vi khuẩn xâm nhập. Quan hệ tình dục qua đường hậu môn Quan hệ tình dục qua đường hậu môn là con đường lây lan nhiều bệnh về đường tình dục và cũng là nguyên nhân gây ra áp xe hậu môn. Dấu hiệu nhận biết bệnh lý Những biểu hiện của áp xe vùng hậu môn có thể dễ bị nhầm lẫn với mụn nhọt thông thường. Vì vậy, việc chú ý tới những dấu hiệu và nhạy cảm với những thay đổi vùng da hậu môn rất cần thiết. Đau rát hậu môn: Là triệu chứng phổ biến, nhất là lúc đi lại và ngồi. Xuất hiện khối sưng tấy: Khối sưng và cứng nhỏ xuất hiện xung quanh khu vực hậu môn và gây đau nhức. Chảy mủ: Các khối sưng lâu dần sẽ to lên và vỡ ra, nếu bị nặng dịch mủ có thể có màu vàng và đặc, vết thương chỗ chảy mủ khó lành lại. Ngứa hậu môn: Dịch mủ chảy ra khiến hậu môn ẩm ướt, có mùi hôi và có cảm giác ngứa. Sốt, mệt mỏi: Đây là biểu hiện chung của bệnh áp xe. Đại tiện ra máu, phân có nhầy. Tình trạng táo bón xuất hiện nhiều hơn. 3. Các tác hại và biến chứng khi bị áp xe hậu môn Tác hại của áp xe vùng hậu môn gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Gây khó khăn đối với đại tiện Những mô mủ sưng đau sẽ cản trở bệnh nhân lúc đi đại tiện cả thể chất và tâm lý. Phân không được đào thải lâu dần sẽ khô cứng và xuất hiện các búi trĩ tĩnh mạch. Viêm nhiễm chéo với cơ quan sinh dục Hậu môn và cơ quan sinh dục có vị trí nằm gần nhau nên khi hậu môn bị viêm nhiễm, các khối áp xe to hơn và dịch mủ nhiều hơn có thể la rộng và gây viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục. Biến chứng rò hậu môn Rò hậu môn là biến chứng của áp xe ở hậu môn khi ổ áp xe vỡ ra và những vết nứt ở mô không thể lành lại, tình trạng viêm nhiễm tiếp tục phát triển. Viêm nang lông Hiện tượng chảy mủ khi các khối u áp xe bị vỡ có thể kích thích các mao nang và gây viêm nang lông. 4. Các phương pháp phòng tránh và điều trị Giữ vệ sinh sạch sẽ là điều cần lưu ý hàng đầu đối với các bệnh viêm nhiễm. Đối với trẻ em, cần thường xuyên được vệ sinh và giữ sạch sẽ quanh vùng hậu môn, thường xuyên thay bỉm, tã. Đối với người lớn, khi quan hệ qua đường hậu môn cần đeo bao cao su và giữ gìn vệ sinh cẩn thận. Hiện nay, để điều trị áp xe ở hậu môn có 2 phương pháp cơ bản: Dùng thuốc để tiêu mủ và diệt khuẩn Đối với những trường hợp bệnh nhẹ, vết áp xe chưa to có thể sử dụng thuốc tiêu viêm, tiêu mủ và diệt khuẩn để hạn chế nhiễm trùng. Mở áp xe và dẫn lưu Đây là phương pháp phổ biến để điều trị khi người bệnh bị áp xe, được sử dụng khi vết áp xe đã quá to, chảy nhiều dịch mủ và gây đau đớn. Có thể dùng thuốc kháng sinh đi kèm đối với bệnh nhân có tiền sử bệnh tiểu đường, hạ bạch cầu trung tính, sốt, viêm mô tế bào và không sử dụng cho bệnh nhân có thể trạng không tốt.;;;;;Rò hậu môn là bệnh lý vùng hậu môn- trực tràng tương đối phổ biến, chỉ sau bệnh trĩ. Bệnh gây ra nhiều phiến toái cho người bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Rò hậu môn là tình trạng nhiễm khuẩn mạn tính ở vùng hậu môn trực tràng mà đường dò là một đường hầm do quá trình viêm mạn tính gây nên. Rò hậu môn có thể coi là hậu quả của áp-xe quanh hậu môn không được điều trị và vỡ ra tạo thành đường dò. Nhìn chung, rò hậu môn chính là giai đoạn mạn tính của bệnh lý áp-xe hậu môn trực tràng. Đường rò hậu môn là đường hầm thông giữa bên trong trực tràng hậu môn ra da bên ngoài xung quanh hậu môn, hình thái ban đầu có thể như một vết loét bề mặt nhưng tiến triển gây ra nhiều biểu hiện khó chịu. Nguyên nhân chủ yếu của rò hậu môn gồm 2 nhóm:Nguyên nhân không đặc hiệu: Do viêm nhiễm xuất phát từ tuyến hậu môn do vi khuẩn như trực khuẩn, E. coli, tụ cầu, liên cầu.Nguyên nhân đặc hiệu: Có nhiều bệnh lý có thể dẫn tới rò hậu môn như viêm túi thừa, lao, bệnh Crohn, Nhiễm nấm, HIV, giang mai, dị vật hậu môn, dị vật tầng sinh môn, ung thư hậu môn trực tràng hoặc sau chấn thương. Triệu chứng bệnh rò hậu môn:Triệu chứng điển hình của rò hậu môn là ổ áp xe quanh hậu môn tự vỡ, vết thương liền lại đóng vảy khô nhưng sau một thời gian có thể chảy dịch mủ hoặc dịch vàng hôi, tái đi tái lại nhiều lần. Ngoài ra, triệu chứng rò hậu môn còn có đi kèm:Sốt, uể oải, rối loạn nội tiết. Ngứa, xì hơi qua lỗ rò. Xung quanh hậu môn có các ổ mủ nổi lên, chảy dịch vàng đục, có mùi hôi. Thấy khối cứng chắc, ấn đau, đổi màu quanh da hậu môn, khám hậu môn có thể thấy lỗ rò trong. Lỗ dò có thể gây chảy máu, phân có thể đi theo các đường dò khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn;;;;;Áp xe hậu môn là một trong những căn bệnh gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Nếu không được phát hiện và điều trị dứt điểm, bệnh sẽ chuyển biến thành rò hậu môn và khiến tình trạng bệnh lý trở nên trầm trọng hơn. Áp xe là tình trạng xuất hiện một vết thương hay vết cắt trên bề mặt da - hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể bị phá vỡ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào. Khi vùng mô đó bị tổn thương, tạo ra các chất hóa hướng động dẫn dụ bạch cầu tới bắt đầu quá trình thực bào tại ổ viêm, bắt nuốt vi khuẩn và sản sinh ra các chất hóa học. Đặc biệt là bạch cầu đa nhân trung tính sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ thực bào, nó sẽ chết tại ổ viêm đó tạo ra mủ, ổ mủ bao gồm các mảnh vụn tế bào, xác vi khuẩn và cả xác bạch cầu. Nếu tại đó hiện tượng thực bào diễn ra mạnh mẽ và kéo dài thì xung quanh ổ mủ hình thành màng xơ bao bọc ổ mủ lại tạo thành ổ áp xe. Áp xe có thể hình thành ở bất kỳ chỗ nào trên cơ thể: vùng mặt, não, gan, cơ, nách,… Khi các tuyến Hermann và Desfosses ở hậu môn bị viêm mạn tính, sau đó tình trạng nhiễm trùng lan tới các khoang ở quanh vùng hậu môn - trực tràng, gây ra các ổ áp xe tại đó vì vậy được gọi là áp xe hậu môn. 2. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến mắc bệnh áp xe hậu môn Áp xe hậu môn là căn bệnh rất phổ biến và do nhiều nguyên nhân gây nên: Quan hệ tình dục không đúng cách và không sử dụng các biện pháp phòng ngừa. Đặc biệt nguy cơ mắc bệnh cao khi quan hệ qua đường hậu môn sẽ dễ mắc các bệnh về đường sinh dục tạo tiền đề cho bệnh phát triển, khiến cho cơ vòng hậu môn bị tác động mạnh và dễ chấn thương. Việc chăm sóc, vệ sinh vùng hậu môn không được kỹ càng, khoa học lâu ngày khiến cho vùng này bị ẩm ướt, không sạch sẽ. Là môi trường thuận lợi cho mầm bệnh phát triển. Do chấn thương: bị va đập mạnh, ảnh hưởng sau các cuộc phẫu thuật liên quan đến tầng sinh môn, hậu môn, trực tràng tạo các vết thương hở lớn gây nên nhiễm trùng tái phát và hình thành ổ áp xe. Hệ miễn dịch bị suy giảm, cơ năng phòng vệ của cơ thể không còn hiệu quả để chống lại sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh. Là bệnh xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, đặc biệt là trẻ em sức đề kháng chưa hoàn thiện và ở người già cơ năng bảo vệ cơ thể bị suy yếu. Đây là hai đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Người từng mắc các bệnh liên quan tới vùng hậu môn, trực tràng: viêm hậu môn, viêm nang lông ở các tuyến mồ hôi xung quanh da hậu môn, nứt hậu môn hay bị trĩ,… Do bệnh Crohn, gây viêm nhiễm, hình thành các ổ áp xe ở đường ruột. Sau thời gian tình trạng viêm lan theo đường tiêu hóa xuống phần hậu môn, trực tràng. Ảnh hưởng sau khi điều trị bằng bức xạ hay bị ung thư vùng hậu môn, trực tràng gây suy giảm các tế bào miễn dịch (tế bào lympho B, T). Tác dụng phụ của thuốc prednisolon khi sử dụng trong thời gian dài gây ức chế và gây suy giảm miễn dịch. 3. Biểu hiện bệnh lý của áp xe hậu môn Áp xe hậu môn có những triệu chứng mơ hồ và rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh khác ở vùng hậu môn, trực tràng: mụn nhọt,… Vì vậy cần chú ý đến các biểu hiện và sự thay đổi ở vùng da hậu môn. Cảm giác nóng, đau rát ở vùng hậu môn, nhất là khi ngồi hay mặc quần bó sát. Khi sờ thì thấy khối bất thường (mềm hoặc rắn), sưng tấy ở xung quanh vùng hậu môn. Đôi lúc có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở vùng da quanh hậu môn do dịch bị vỡ ra từ ổ áp xe tạo nên môi trường ẩm ướt ở hậu môn. Sau một thời gian bọc mủ bị vỡ ra có chảy dịch vàng lẫn máu, mùi hôi thối khó chịu. Tình trạng táo bón nên diễn ra thường xuyên do cảm giác đau và ngứa vùng hậu môn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và thể chất của người bệnh. Ngoài ra, người bệnh có thể bị sốt, mệt mỏi do độc tố vi khuẩn tác động lên trung khu điều hòa thân nhiệt của cơ thể. 4. Biến chứng nguy hiểm của áp xe hậu môn Tuy là căn bệnh phần lớn chỉ gây phiền toái đến cuộc sống hằng ngày. Nhưng nếu chúng ta coi “nhẹ” diễn biến của bệnh sẽ dẫn đến hậu quả khó kiểm soát, những biến chứng nghiêm trọng, làm cho bệnh ngày càng nặng hơn. Tình trạng viêm lan đến bộ phận sinh dục, tiết niệu: Vùng hậu môn, trực tràng nằm gần với bộ phận sinh dục, tiết niệu. Đây cũng là nơi rất nhạy cảm với tất cả các tác nhân gây hại khi chúng tác động vào. Nếu bị áp xe vùng hậu môn không điều trị, tình trạng viêm nhiễm lan rộng khi các ổ áp xe bị vỡ và dịch tiết chảy ra có mùi hôi tạo nên môi trường ẩm ướt và là điều kiện thuận lợi cho vô số các vi trùng cư trú và gây bệnh. Áp xe kéo dài dẫn đến kế phát rò hậu môn: không điều trị dứt điểm áp xe hậu môn, quá trình vỡ bọc áp xe, chảy dịch sau khi khô thì đóng thành vảy trên miệng ổ áp xe cứ lặp đi lặp lại lâu ngày tạo thành những lỗ rò hậu môn và việc chữa trị cũng trở nên phức tạp hơn. Rối loạn đại tiện: các bọc mủ sưng tấy tạo nên các kích thích xung quanh vùng hậu môn như đau nhức hay gây ngứa hoặc chảy máu, chảy dịch khi đi đại tiện. Khiến người bệnh trở nên lo lắng, sợ hãi và thường có tâm lý là cố nhịn hoặc hạn chế số lần đi đại tiện. Nếu tình trạng này kéo dài, phân tích tụ bên trong trực tràng, và ở trực tràng có quá trình tái hấp thu nước gây ra tình trạng táo bón, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Cuộc sống hằng ngày bị xáo trộn, cả thể chất và tâm lý bị ảnh hưởng nặng nề: người bệnh thường xuyên phải chịu đựng các triệu chứng đau nhức, ngứa ngáy khó chịu. Không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm người bệnh mất tự tin, không tập trung vào công việc. Khiến cho chất lượng cuộc sống cũng như hiệu quả công việc bị giảm sút rõ rệt.;;;;; Bệnh rò ở hậu môn là một loại nhiễm khuẩn tại khu vực hậu môn trực tràng. Đây là hậu quả của một áp xe quanh vùng hậu môn trực tràng không được điều trị dứt điểm, vỡ ra rồi thành đường rò. Lỗ rò hậu môn là một ống nhỏ nối các ổ áp xe với một lỗ trên da, tại vùng hậu môn. Bên trong hậu môn có chất nhầy do một số tuyến nhỏ tạo ra gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy. Như vậy, có thể thấy áp xe vùng trực tràng với bệnh rò ở hậu môn là hai giai đoạn của một bệnh lý. Áp xe là giai đoạn cấp tính, lỗ rò hậu môn là giai đoạn mạn tính. Cần điều trị áp xe triệt để thì mới ngăn chặn được các lỗ rò hậu môn. Bệnh rò ở hậu môn là giai đoạn sau của áp xe hậu môn. 2. Triệu chứng bệnh rò ở hậu môn Sau khi ổ áp xe quanh hậu môn vỡ, vết thương liền lại nhưng sẽ để lại lỗ đóng vảy khô nhưng chảy mủ hoặc dịch vàng hôi. Hiện tượng này liên tục tái phát chứ không dứt được. Ngoài ra, bạn sẽ gặp một số triệu chứng như sau: – Thấy ngứa ngáy, bị xì hơi qua đường lỗ rò – Nếu sờ tay vào sẽ thấy 1 khu vực cứng cứng, ấn vào sẽ đau. – Bị sưng đỏ quanh vùng hậu môn – Chảy máu khi đi vệ sinh – Đau mạnh hơn khi tiểu tiện hoặc đại tiện – Nghiêm trọng hơn có thể bị sốt Nếu bạn bị sốt, ớn lạnh, táo bón kéo dài, cần đến ngay chuyên khoa uy tín để được thăm khám và điều trị. Rất nhiều người vì e ngại bệnh tại khu vực nhạy cảm mà không thăm khám, dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe. Cụ thể là: 3.1. Bị nhiễm trùng do bệnh rò ở hậu môn Bệnh rò ở hậu môn khiến vùng hậu môn trực tràng lở loét, mưng mủ. Tình trạng này kết hợp với các loại vi khuẩn ẩn nấp, lâu dần gây nên nhiễm trùng. Khi bị nhiễm trùng, bệnh nhân mất sức đề kháng, thiếu máu, mệt mỏi. Nhiều trường hợp thậm chí bị nhiễm trùng máu, đe dọa tính mạng. 3.2. Lỗ rò và đường rò ngày càng nhiều Bệnh nhân không điều trị bệnh sớm sẽ khiến các lỗ rò, đường rò nhiều lên. Lúc này việc đi đại tiện trở nên rất khó khăn do hậu môn khó co bóp, đồng thời lỗ hậu môn cũng bị co lại. Về lâu dài, việc điều trị sẽ rất phức tạp và khó khăn. 3.3. Nguy cơ mắc ung thư trực tràng Từ một lỗ rò hậu môn, có thể phát triển thêm các lỗ rò trực tràng bàng quang, lỗ rò trực tràng âm đạo, niệu đạo… Biến chứng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan vùng hậu môn trực tràng và cả những cơ quan xung quanh. Nếu vẫn không chữa trị, có thể dẫn đến ung thư trực tràng. 3.4. Bệnh rò ở hậu môn làm giảm chất lượng cuộc sống Bệnh rò ở hậu môn khiến người bệnh không khi nào thoải mái. Những cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, đau… về lâu dài sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi, mất tự tin, ngại giao tiếp, ngại gặp gỡ. Công việc và cuộc sống đều ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt đời sống vợ chồng cũng bị ảnh hưởng. Bệnh rò ở hậu môn gây ra nhiều khó chịu và bất tiện trong đời sống hàng ngày. 4. Phương pháp điều trị Thực tế không có thuốc để dứt điểm các lỗ rò hậu môn. Việc can thiệp phẫu thuật là cần thiết để chấm dứt các đau đớn và khó chịu do bệnh lý này mang lại. Phẫu thuật giúp tiếp cận chính xác khu vực rò, phá hủy các đường rò từ bên trong. Sau đó lấy hết tổ chức xơ, nạo sạch mủ, ngăn chặn mọi ngóc ngách có thể xảy ra rò, làm sạch sẽ các lỗ rò, khu vực hoại tử thì sẽ bị cắt bỏ. Cuối cùng tiến hành đóng kín lỗ rò bên trong lại. – Nếu lỗ rò đơn giản, không quá cận hậu môn, bác sĩ sẽ tiến hành cắt da và cơ bao quanh chỗ đường rò. Vết thương sẽ được lành từ trong ra ngoài – Nếu lỗ rò phức tạp hơn, bác sĩ sẽ đặt ống dẫn lưu dịch bị nhiễm trùng trước khi tiến hành phẫu thuật. Quá trình điều trị này sẽ kéo dài từ 6 tuần trở lên. 5. Chăm sóc sau phẫu thuật Người bệnh có thể yên tâm là hầu hết các lỗ rò đều đáp ứng tốt với phẫu thuật. Sau mổ, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn ngâm vùng bị rò hậu môn trong vùng nước ấm, đồng thời chỉ định các loại thuốc làm mềm phân, nhuận tràng trong vòng ít nhất là một tuần. Các loại thuốc giảm đau và thuốc gây tê cũng có thể được áp dụng để giảm cảm giác khó chịu và đau đớn. Tuy nhiên cảm giác này sẽ nhanh chóng chấm dứt khi bạn lành bệnh. Bệnh nhân cũng cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống, dinh dưỡng và tập luyện sau phẫu thuật. Bệnh nhân cần nghỉ ngơi đầy đủ, tránh vận động mạnh, bổ sung nhiều chất xơ, uống nhiều nước hằng ngày. Sau phẫu thuật vài ngày không nên ăn thức ăn quá rắn, nên ăn lỏng, dễ tiêu. Không dùng các chất kích thích như bia rượu hay đồ uống có cồn. Cần theo dõi sát sao tình trạng sau phẫu thuật. Nếu xuất hiện các dấu hiệu như đau sốt, ớn lạnh, rối loạn, táo bón… cần báo ngay cho bác sĩ và tiến hành nhập viện để kịp thời điều trị và khắc phục. Cần ăn nhiều rau xanh để ngăn ngừa tái phát bệnh rò ở hậu môn Sau khi đã lành hẳn, bệnh nhân nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh, uống nhiều nước sạch hằng ngày, tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng, ăn ngủ đúng giấc, vệ sinh sạch sẽ để tránh tình trạng tái phát bệnh rò ở hậu môn.;;;;;Nguyên nhân và biến chứng Rò hậu môn là bệnh xuất hiện khi tại các khe và nhú trong ống hậu môn bị nhiễm trùng. Từ những nhiễm trùng này sẽ dẫn đến viêm và tụ mủ ở các tuyến tại hậu môn hoặc ở giữa hai cơ thắt hậu môn. Nếu sau một thời gian không tiến hành điều trị, những vị trí viêm và tụ mủ sẽ phá miệng và hình thành các lỗ rò. Ngoài ra, hiểu một cách đơn giản rò hậu môn là sự kết nối không bình thường giữa hai bề mặt cơ thể. Lỗ rò hậu môn thường có biểu hiện ban đầu như một ổ áp xe quanh hậu môn. Các khe và nhú trong ống hậu môn bị nhiễm trùng dẫn đến rò hậu môn 2. Một số loại rò rỉ hậu môn Bệnh rò rỉ hậu môn có nhiều dạng lỗ rò khác nhau với những nguyên nhân riêng biệt. Điển hình như: rò hoàn toàn, rò ngoài cơ thắt, rò phức tạp, rò không hoàn toàn, rò trong cơ thắt,… Các lỗ rò này có thể gây chảy máu hoặc làm phân ra theo đường rò dẫn tới cảm giác khó chịu và đau đớn. Bệnh rò hậu môn có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, những người trong độ tuổi từ 30 – 50 có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra, nam giới có nguy cơ bị rò hậu môn cao hơn nữ giới gấp 4 lần. Đa số người bệnh thường chủ quan khi thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, đây không phải là căn bệnh có thể tự khỏi mà cần được điều trị bởi các bác sĩ có chuyên môn. Do đó, người bệnh không nên chủ quan khi phát hiện những dấu hiệu bệnh và nên đến những địa chỉ uy tín để tiến hành thăm khám và điều trị càng sớm, càng tốt. Một số dấu hiệu, triệu chứng thường gặp của bệnh rò hậu môn như: – Liên tục xuất hiện các cơn đau. Đặc biệt khi ngồi xuống, ho, đi tiểu hoặc di chuyển, các cơn đau sẽ mạnh hơn và nhói hơn. – Gần hậu môn có chảy dịch hôi. – Khi đi tiểu xuất hiện mủ hoặc máu. – Quanh hậu môn có hiện tượng sưng và mẩn đỏ. Người bệnh có thể sốt cao, choáng nếu bị áp-xe. – Triệu chứng của áp xe hậu môn tái phát. – Quanh hậu môn sưng và đau khi đi tiểu, vận động. – Hậu môn chảy máu. – Từ chỗ mở xung quanh hậu môn có thoát dịch hôi hay máu. Sau khi thoát lưu rò các cơn đau có thể giảm. – Do thoát lưu liên tục nên vùng da xung quanh hậu môn thường bị kích ứng. – Sốt, lạnh và mệt mỏi toàn thân. Bạn nên tới gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện triệu chứng của áp-xe hậu môn tái phát 4.1. Bị tắc nghẽn và nhiễm trùng tuyển hậu môn Khi tuyến hậu môn bị tắc nghẽn và nhiễm trùng thường dẫn tới lỗ rò hậu môn. Nhiễm trùng lây lan vào các phần da bên cạnh hậu môn thay vì xâm nhập ngược vào hậu môn. Điều này dẫn đến sự hình thành của một đường hầm. Một khi đường hầm bên trong này còn mở, lỗ rò thường sẽ không liền. Phần lớn người bệnh chỉ thường điều trị bên ngoài mà những đường rò bên trong vẫn chưa được chữa lành. Đó là lý do vì sao bệnh rò hậu môn thường rất dễ tái phát lại. Lỗ rò hậu môn cũng có thể xuất hiện sau khi bệnh nhân hút dịch áp-xe. Nguyên nhân chủ yếu là do đường mở bên trong không không được điều trị dứt điểm. Sự viêm nhiễm ở tuyến hậu môn có thể là nguồn gốc của bệnh rò hậu môn. Những vi khuẩn dẫn đến rò hậu môn gồm: trực khuẩn coli, liên cầu trùng, tụ cầu trùng… 4.3. Rò hậu môn là hệ quả của bệnh áp-xe Bệnh áp-xe quanh hậu môn trực tràng có thể dẫn đến bệnh rò hậu môn. Áp-xe không được điều trị đúng cách sẽ vỡ ra tạo thành đường rò. Cần chú ý, nguy cơ hình thành những đường rò hậu môn khi người bệnh bị nhiễm khuẩn dạng mãn tính ở hậu môn là rất cao. Những bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn ở hậu môn cần được điều trị dứt điểm để ngăn chặn những biến chứng khác. Rò hậu môn có thể dẫn tới nhiễm trùng gây nguy hiểm tới sức khỏe 5. Các biến chứng của bệnh rò hậu môn Bệnh rò hậu môn là bệnh lý khá phổ biến và có thể gặp ở bất cứ ai. Người bênh sẽ gặp các biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị bệnh sớm. Nếu không tiến hành điều trị kịp thời, bệnh rò rỉ hậu môn sẽ gây ra nhiều phiền phức trong sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Mặt khác, bệnh có điều kiện thuận lợi để bước sang giai đoạn biến chứng và dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác. Điển hình như: 5.1. Rò hậu môn phức tạp Các vết thương ở hậu môn loét rộng khi các đường rò ở hậu môn nếu để lâu và không điều trị. Việc này dẫn đến tình trạng bệnh sẽ nặng hơn, đường rò trở nên phức tạp và khó điều trị hơn. Một số người bệnh có thể xảy ra tình trạng bí tiểu sau khi làm phẫu thuật rò hậu môn. Khi đó người bệnh cần can thiệp bằng cách châm cứu, thông tiểu hoặc uống thuốc giãn cơ. 5.3. Bị hẹp hậu môn Hiện tượng này ít gặp nhưng khi điều trị cắt đốt nhiều bằng dao điện sẽ dẫn đến vùng cơ thắt bị hoại tử làm teo hẹp lỗ hậu môn. Đây là một biến chứng thường không xuất hiện ngay sau mổ mà có thể xuất hiện vài tháng hoặc hàng năm sau và rất khó điều trị, . 5.4. Nhiễm trùng chảy mủ Các lỗ rò khi bị rò hậu môn không thể tự khỏi, vậy nên người bệnh không được chủ quan vì gây ra tình trạng nhiễm trùng. Nếu hiện tượng vùng hậu môn liên tục chảy mủ và kéo dài, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công mạnh mẽ hơn. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến sức đề kháng của người bệnh.
question_379
Viêm phúc mạc ruột thừa là gì?
doc_379
Xem thêm: Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn nguyên phát Tất cả những điều phải biết về viêm phúc mạc tiên phát Viêm phúc mạc ruột thừa được xếp vào loại viêm phúc mạc thứ phát, là biến chứng nặng nề của viêm ruột thừa cấp. Người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao nếu không được cấp cứu kịp thời. Đáng e ngại hơn, viêm phúc mạc ruột thừa còn là biến chứng rất thường gặp. Viêm phúc mạc ruột thừa là tình trạng viêm của các lá phục mạc do xuong bụng cỏ mủ, giả mạc, dịch tiêu hóa, dịch mật hoặc nước tiểu. Viêm ruột thừa cấp vỡ giải phóng mủ vào khoang bụng là nguyên nhân chính gây viêm phúc mạc ruột thừa. 2. Biểu hiện viêm phúc mạc ruột thừa Khi bị viêm phúc mạc ruột thừa, người bệnh sẽ có những biểu hiện dưới đây: Mổ nội soi được áp dụng phổ biến trong điều trị viêm phúc mạc ruột thừa hiện nay. Viêm phúc mạc ruột thừa là biến chứng nguy hiểm của viêm ruột thừa cấp. Tuy nhiên, các triệu chứng lâm, sàng không mấy điển hình, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác như ngộ độc thực phẩm, viêm loét dạ dày – tá tràng, quặn thận, quặn gan… gây khó khăn cho việc chẩn đoán. Viêm phúc mạc ruột thừa nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách, người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao. Do đó, khi có các biểu hiện của viêm phúc mạc ruột thừa nêu trên, người bệnh cần nhanh chóng nhập viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. 3. Cách xử trí khi bị viêm phúc mạc ruột thừa Tìm hiểu chi tiết: Chăm sóc bệnh nhân viêm phúc mạc ruột thừa -Nhanh chóng đến bệnh viện để được khám lâm sàng và cận lâm sàng nhằm phát hiện sớm và chính xác bệnh. -Sau khi xác định được bệnh, người bệnh sẽ được mổ cấp cứu để loại bỏ ổ viêm nhiễm, bảo tồn tính mạng. -Hiện có hai phương pháp mổ viêm phúc mạc ruột thừa là mổ nội soi và mổ mở. Mục tiêu của phẫu thuật là cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm, rửa và dẫn lưu ổ bụng. Tùy mức độ nặng hay nhẹ của bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc và lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất cho người bệnh. Với những ưu điểm như vết mổ nhỏ, hạn chế đau, hạn chế xâm lấn, hạn chế sẹo xấu, thời gian nằm viện ngắn, hồi phục nhanh… phẫu thuật nội soi được sử dụng rất phổ biến trong điều trị viêm phúc mạc ruột thừa và viêm ruột thừa cấp.
doc_44684;;;;;doc_28829;;;;;doc_43165;;;;;doc_60221;;;;;doc_34521
Viêm phúc mạc ruột thừa là tình trạng viêm của các lá phúc mạc do ruột thừa vỡ mủ vào ổ bụng, có giả mạc, có dịch tiêu hóa, có dịch mật… và nước tiểu. Viêm phúc mạc ruột thừa thuộc loại viêm phúc mạc thứ phát, là biến chứng nặng nề của viêm ruột thừa cấp. Nếu không được cấp cứu kịp thời và đúng cách, người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao. Viêm phúc mạc ruột thừa là tình trạng viêm của các lá phúc mạc do ruột thừa vỡ mủ vào ổ bụng, có giả mạc, có dịch tiêu hóa, có dịch mật… và nước tiểu. 2. Triệu chứng viêm phúc mạc ruột thừa 2.1. Triệu chứng cơ năng 2.2. Triệu chứng thực thể Khi có các triệu chứng của viêm phúc mạc ruột thừa, người bệnh cần nhanh chóng nhập viện để được cấp cứu kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng. 2.3. Triệu chứng toàn thân Viêm phúc mạc ruột thừa là một biến chứng nguy hiểm và thường gặp của viêm ruột thừa cấp. Nguy cơ tử vong của viêm phúc mạc ruột thừa cao. Do đó, khi có các triệu chứng của viêm phúc mạc ruột thừa, người bệnh cần nhanh chóng nhập viện để được cấp cứu kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng. 3. Mổ ruột thừa viêm phúc mạc 3.1. Nguyên tắc mổ ruột thừa viêm phúc mạc -Đúng lúc – đúng bệnh: Viêm phúc mạc ruột thừa hay bị nhầm lẫn với các bệnh khác nên việc bắt đúng bệnh, điều trị đúng lúc là vô cùng quan trọng. 3.2. Các phương pháp mổ ruột thừa viêm phúc mạc: Hiện có hai phương pháp mổ chính là mổ nội soi và mổ mở. Tùy thuộc tình trạng của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ cân nhắc và lựa chọn phương pháp mổ phù hợp nhất với người bệnh. Mục tiêu của mổ ruột thừa viêm phúc mạc: Cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm; rửa và dẫn lưu ổ bụng. Phẫu thuật nội soi ruột thừa để điều trị viêm phúc mạc ruột thừa được đánh giá là an toàn và hiệu quả hơn so với mổ mở. Phương pháp mổ nội soi giúp hạn chế đau, hạn chế chảy máu, hạn chế để lại sẹo xấu đảm bảo tính thẩm mỹ sau mổ cao, hạn chế xâm lấn các bộ phận lân cận, hồi phục nhanh, rút ngắn thời gian nằm viện…;;;;;Viêm phúc mạc ruột thừa là một biến chứng nguy hiểm và thường gặp của bệnh lý viêm ruột thừa cấp. Nguyên nhân chính là do bệnh không được chẩn đoán và xử lý kịp thời dẫn đến tình trạng vỡ mủ vào ổ bụng gây viêm phúc mạc, sốc nhiễm trùng và thậm chí là tử vong. 1. Tìm hiểu về bệnh viêm phúc mạc ruột thừa Ruột thừa là một phần của hệ tiêu hóa, có dạng túi cùng, hẹp và dài khoảng 8cm. Vị trí thường gặp của ruột thừa ở phía sau trong manh tràng ở hố chậu phải. Gốc ruột thừa nhỏ và hẹp nên rất dễ bị tắc và gây viêm. Phúc mạc là một màng tế bào mỏng, trơn láng, bọc lót mặt trong thành bụng, bao bọc và bảo vệ toàn bộ các tạng trong ổ bụng. Viêm phúc mạc ruột thừa là một biến chứng nặng, nguy hiểm và thường gặp của bệnh lý viêm ruột thừa cấp. Tình trạng này xảy ra khi khi viêm ruột thừa không được can thiệp kịp thời bị vỡ mủ vào trong ổ bụng, làm viêm nhiễm khắp ổ bụng, sóc nhiễm khuẩn và nguy hiểm hơn nữa là tử vong. Viêm phúc mạc ruột thừa xảy ra khi ruột thừa viêm bị vỡ mủ tràn vào trong ổ bụng. 2. Triệu chứng của viêm phúc mạc ruột thừa 2.1. Triệu chứng cơ năng – Đau bụng: Đây là triệu chứng đầu tiên và dễ nhận biết của bệnh viêm ruột thừa. Đau thường bắt đầu từ vùng thượng vị và vùng quanh rốn, sau đó có xu hướng lan xuống hố chậu phải. Cơn đau đôi khi âm ỉ nhưng cũng có lúc đau quặn từng cơn. Khi cơn đau lan khắp ổ bụng, người bệnh đã có biến chứng viêm phúc mạc. – Rối loạn tiêu hóa: khi phúc mạc bị ảnh hưởng khiến ruột bị kích thích hoặc bị liệt cơ năng gây chướng bụng, buồn nôn, nôn, bí trung đại tiện hoặc tiêu chảy. 2.2. Triệu chứng thực thể – Bụng chướng. – Gõ thấy tiếng vang ở vùng cao, đục ở vùng thấp do liệt ruột gây ứ đọng hơi và dịch trong lòng ruột. – Đau khu trú điểm McBurney – vị trí ⅓ ngoài trên đường thẳng nối giữa rốn và gai chậu trước trên. – Thành bụng co cứng: các khối cơ thẳng bụng nổi rõ, ấn thấy cứng như khúc gỗ.. – Cảm ứng phúc mạc: dấu hiệu Stokin Blumberg – đau dữ dội ở hố chậu phải khi dùng tay ấn. 2.3. Triệu chứng toàn thân – Biểu hiện của nhiễm trùng, nhiễm độc: Người bệnh mắt trũng, da xanh tái, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, chân tay lạnh nhớp nháp mồ hôi… Sau đó là sự thay đổi về các chỉ số sinh tồn như lơ mơ, nói nhảm, mạch nhanh, huyết áp tụt… – Biểu hiện mất nước điện giải: môi khô, tiểu ít, da thiếu đàn hồi… Bụng đau, xa danh tái, mất nước điện giải, rối loạn tiêu hóa là những biểu hiện của viêm phúc mạc ruột thừa. 3. Chẩn đoán và điều trị 3.1. Chẩn đoán viêm phúc mạc ruột thừa – Xét nghiệm lâm sàng: quan sát biểu hiện toàn thân, triệu chứng thực thể và cơ năng. – Xét nghiệm cận lâm sàng: Chụp X-quang ổ bụng xác định biểu hiện của hiện tượng viêm phúc mạc (bụng mờ, quai ruột giãn, thành ruột dày bất thường); xét nghiệm máu xác định số lượng bạch cầu và nồng độ Clo, Kali, ure máu… 3.2. Điều trị viêm phúc mạc ruột thừa Bác sĩ căn cứ vào tình trạng bệnh lý để chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Nếu viêm phúc mạc ruột thừa khu trú (áp xe ruột thừa hoặc đám quánh ruột thừa), bác sĩ có thể chỉ định chọc hút dẫn lưu và điều trị kháng sinh tích cực. Nếu viêm phúc mạc toàn bộ cần phẫu thuật để cắt ruột thừa, lau rửa sạch ổ bụng và dẫn lưu dịch ứ đọng để điều trị nhiễm khuẩn. – Đặt các đường truyền tĩnh mạch: truyền dịch, điện giải để tránh rối loạn nước và điện giải; truyền kháng sinh mạnh, phổ rộng ngay từ giai đoạn đầu. – Cho người bệnh thở oxy hoặc mổ nội khí quản (nếu cần). – Đặt sonde dạ dày hút liên tục để làm giảm áp lực trong ổ bụng. – Đặt sonde tiểu để theo dõi lượng nước tiểu và lượng dịch truyền. – Theo dõi các chỉ số sinh tồn: nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim… Đây được xem là phương pháp điều trị có hiệu quả cao, giúp giải quyết nhanh chóng và dứt điểm viêm phúc mạc ruột thừa. Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa có thể thực hiện bằng mổ hở truyền thống hoặc mổ nội soi. Với phẫu thuật nội soi, người bệnh ít đau, ít chảy máu, ít xảy ra biến chứng hậu phẫu, ít để lại sẹo và sức khỏe phục hồi nhanh sau mổ. Với phẫu thuật mổ hở, tuy đau hơn, vết sẹo mổ dài hơn, khả năng hồi phục sức khỏe lâu hơn nhưng có thể quan sát khắp ổ bụng, kiểm soát tốt nhiễm trùng. Việc chỉ định phương pháp nào còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của người bệnh. Viêm phúc mạc ruột thừa có thể điều trị hồi sức tích cực hoặc phẫu thuật. 4. Cần làm gì sau điều trị viêm phúc mạc ruột thừa Viêm phúc mạc ruột thừa là bệnh liên quan đến cơ quan tiêu hóa. Vì vậy sau điều trị, ngoài việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt và lối sống, người bệnh cần đặc biệt chú ý chế độ ăn uống. 4.1. Chế độ ăn uống – Uống nhiều nước mỗi ngày để bù điện giải và bổ sung cho thất thoát do nhiễm trùng cho cơ thể. – Bổ sung thực phẩm giàu chất dinh dưỡng dưới dạng lỏng, mềm, dễ tiêu hóa và ít gia vị để tránh gây áp lực cho cơ quan tiêu hóa. Đồng thời cung cấp năng lượng, dưỡng chất giúp cơ thể nhanh hấp thu để nâng cao thể trạng và tăng cường chức năng miễn dịch. – Hạn chế đồ ăn nhiều chất béo, cay nóng, đồ ăn nhiều đường, thực phẩm lên men, các thực phẩm có chất kích thích (gas, bia rượu, nước tăng lực, cafe), hút thuốc lá… để hạn chế gáp lực lên hệ tiêu hóa. 4.2. Chế độ sống, sinh hoạt – Cần nghỉ ngơi trong thời gian chọc hút mủ và sau phẫu thuật. Tránh vận động mạnh, nâng vác vật nặng, quan hệ tình dục trong thời gian điều trị. Bởi các hoạt động này có thể kích thích vị trí tổn thương và làm phát sinh cơn đau khiến thời gian hồi phục lâu hơn. – Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau nếu sau điều trị vẫn xuất hiện những cơn đau âm ỉ và kéo dài. – Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái; tránh căng thẳng, lo âu vì nó có thể kích thích gây ra tình trạng viêm sưng ở ruột thừa. – Thăm khám sức khỏe theo định kỳ để bác sĩ theo dõi tiến triển của bệnh.;;;;;Viêm phúc mạc ruột thừa là biến chứng nguy hiểm của bệnh lý viêm ruột thừa cấp tính. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do viêm ruột thừa không được chẩn đoán sớm dẫn đến vỡ, chất bẩn tràn vào ổ bụng gây viêm phúc mạc, người bệnh bị sốc nhiễm trùng toàn thân và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. 1. Tìm hiểu chung về viêm phúc mạc ruột thừa – Ruột thừa là bộ phận của hệ tiêu hóa, hẹp và dài khoảng 8cm, có dạng túi với một đầu kín và một đầu thông với manh tràng. Gốc ruột thừa nhỏ và hẹp nên rất dễ bị tắc nghẽn gây viêm – nguyên nhân chính dẫn đến viêm ruột thừa cấp. – Phúc mạc là một màng tế bào mỏng, trơn láng, có chức năng bao bọc, bảo ᴠệ tất cả các cơ quan trong ổ bụng. Phúc mạc còn giúp làm cho cấu trúc các tạng ᴠững chắc hơn. – Viêm phúc mạc ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị viêm không được can thiệp kịp thời dẫn đến vỡ/thủng, khiến cho chất bẩn, mủ tràn vào trong ổ bụng, làm viêm nhiễm ổ bụng, bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn toàn thân và nếu không cứu chữa kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Ruột thừa viêm nếu không được xử lý sớm sẽ vỡ/thủng gây ra biến chứng viêm phúc mạc 2.1. Viêm phúc mạc ruột thừa gây ra các triệu chứng cơ năng – Người bệnh bị đau bụng dữ dội: Cơn đau quặn, dữ dội lan khắp ổ bụng là dấu hiệu cảnh báo người bệnh đã bị vỡ ruột thừa gây viêm phúc mạc. – Người bệnh bị rối loạn tiêu hóa: khi phúc mạc viêm khiến ruột bị kích thích hoặc bị liệt ruột gây chướng bụng, bí trung đại tiện, tiêu chảy, người bệnh buồn nôn và nôn. 2.2. Các triệu chứng thực thể – Khi bác sĩ thăm khám bằng tay vùng bụng, gõ thấy tiếng vang do liệt ruột gây ứ đọng hơi và dịch. – Người bệnh bị đau dữ dội ở hố chậu phải khi dùng tay ấn, thành bụng co cứng. 2.3. Các triệu chứng toàn thân khác – Người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng, nhiễm độc như sốt cao, ớn lạnh, mắt trũng, da xanh tái, lưỡi bẩn, hơi thở hôi… Tiếp đó là sự thay đổi về các chỉ số sinh tồn như lơ mơ, mạch nhanh, huyết áp tụt. – Người bệnh có biểu hiện mất nước điện giải như môi khô, tiểu ít, bí tiểu, da thiếu đàn hồi… Người bệnh bị viêm phúc mạc sẽ có triệu chứng đau bụng dữ dội, sốt cao, mạch nhanh… 3. Chẩn đoán và điều trị viêm phúc mạc ruột thừa 3.1. Các phương pháp chẩn đoán – Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ quan sát biểu hiện toàn thân, các triệu chứng thực và khám bằng tay ổ bụng bệnh nhân. – Tiến hành các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng bao gồm: + Chụp X-quang ổ bụng để xác định tình trạng viêm phúc mạc (như thành ruột dày bất thường, quai ruột giãn…) + Xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng nhiễm trùng, xác định các chỉ số quan trọng. 3.2. Tiến hành điều trị viêm phúc mạc ruột thừa Bác sĩ căn cứ vào kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để đánh giá tình trạng bệnh lý và đưa ra chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. – Nếu bệnh nhân trong tình trạng viêm phúc mạc khu trú (hay có tên gọi khác là áp xe ruột thừa hoặc đám quánh ruột thừa), bác sĩ sẽ chỉ định chọc hút dẫn lưu và điều trị kháng sinh. Sau khi điều trị ổn định, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt ruột thừa. – Nếu bệnh nhân trong tình trạng viêm phúc mạc toàn bộ cần tiến hành làm sạch ổ bụng, cắt ruột thừa, sau đó điều trị chống nhiễm trùng. Tiến hành hồi sức tích cực cho bệnh nhân: – Đặt các đường truyền tĩnh mạch để truyền dịch giúp bệnh nhân tránh khỏi tình trạng rối loạn nước và điện giải; truyền kháng sinh mạnh để điều trị nhiễm trùng. – Người bệnh được thở oxy qua mặt nạ hoặc nội khí quản (nếu cần). – Đặt sonde dạ dày để làm giảm áp lực trong ổ bụng, giúp phẫu thuật thuận lợi hơn. – Đặt thông tiểu để theo dõi lượng nước tiểu thoát ra. – Theo dõi chặt chẽ các chỉ số sinh tồn như nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim… Phẫu thuật là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao, giải quyết nhanh chóng tình trạng viêm phúc mạc. Phẫu thuật này có thể thực hiện bằng mổ mở hoặc mổ nội soi. Việc chỉ định phương pháp phẫu thuật nào còn tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. 4. Những lưu ý quan trọng sau điều trị viêm phúc mạc ruột thừa Sau điều trị người bệnh cần đặc biệt chú ý chế độ ăn uống và điều chỉnh lối sống, sinh hoạt. 4.1. Lưu ý về chế độ ăn uống sau điều trị – Người bệnh cần uống đủ nước mỗi ngày để bù điện giải và hỗ trợ tiêu hóa. – Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm, ưu tiên thực phẩm dinh dưỡng để hồi phục sức khỏe. Ưu tiên chế biến dưới dạng lỏng, mềm, ít gia vị để dễ dàng tiêu hóa. – Hạn chế đồ ăn khó tiêu như thực phẩm nhiều chất béo, nhiều đường, đồ ăn cay nóng, thực phẩm lên men và nên dừng các loại thực phẩm và đồ uống có chất kích thích như nước ngọt có ga, bia rượu, nước tăng lực, cà phê, thuốc lá… để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa, gan, thận… Sau điều trị viêm phúc mạc, người bệnh cần ăn uống đủ chất, chế biến món ăn dễ tiêu hóa như cháo hoặc súp 4.2. Lưu ý về lối sống, sinh hoạt – Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, nghỉ ngơi hoàn toàn trong thời gian dẫn lưu chờ phẫu thuật hoặc sau phẫu thuật. – Người bệnh tránh vận động mạnh, bê vác, nâng đỡ vật nặng, tránh quan hệ tình dục trong thời gian điều trị… Bởi các hoạt động thể chất này có thể kích thích tổn thương khiến việc hồi phục lâu hơn. – Có thể sử dụng thuốc giảm với hướng dẫn của bác sĩ nếu sau điều trị vẫn xuất hiện những cơn đau âm ỉ. – Giữ tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng, lo âu… vì những cảm xúc này có thể kích thích gây ra tình trạng viêm sưng.;;;;; Xem thêm: Điều trị viêm phúc mạc ruột thừa Viêm phúc mạc ruột thừa rất dễ đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được xử trí kịp thời. Viêm phúc mạc ruột thừa là gì là câu hỏi nhiều người đặt ra. Thực chất đây là một dạng biến chứng nặng và rất hay gặp của bệnh viêm ruột thừa cấp. Nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này là bệnh nhân không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh viêm ruột thừa cấp, dẫn đến vỡ mủ viêm ổ bụng dẫn đến viêm phúc mạc. Nếu không được can thiệp đúng cách, có thể sẽ bệnh nhân sẽ bị nhiễm độc toàn thân nặng, có thể tử vong Thông thường, hay gặp nhất là viêm phúc mạc khu trú tức là phần mủ bị vỡ tập trung quanh hố chậu phải ruột thừa. Bên cạnh đó, còn có thể gặp viêm phúc mạc toàn thể do mủ lan khắp khoang bụng Triệu chứng của viêm phúc mạc ruột thừa Khi bị viêm phúc mạc ruột thừa người bệnh có thể gặp những triệu chứng sau: Đây là triệu chứng đầu tiên và chắc chắn người bị viêm phúc mạc ruột thừa sẽ gặp phải. Tính chất của đau bụng do viêm phúc mạc ruột thừa là bệnh nhân sẽ đau liên tục, không thành cơn, đau dữ dội khiến các cử động ở bệnh nhân đều phải rất nhẹ nhàng. Người bệnh có thể không dám thở mạnh/hít sâu, không dám ho, không dám xoay người mạnh… vì sẽ cơn đau sẽ tăng lên rõ rệt. Nguyên nhân chính dẫn đến viêm phúc mạc ruột thừa là bệnh nhân không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh viêm ruột thừa cấp, dẫn đến vỡ mủ viêm ổ bụng dẫn đến viêm phúc mạc. Bệnh nhân không nôn nhiều, thường là nôn khan (điểm này rất khác với người bệnh nôn do bị tắc ruột, thường nôn nhiều, nôn thốc nôn tháo) Hiện tượng này có thể gặp ở người bệnh viêm phúc mạc. Đặc biệt, trung đại tiện xong, bệnh nhân vẫn không hết đau bụng thì phải nghĩ ngay đến viêm phúc mạc ruột thừa. Người bị viêm phúc mạc ruột thừa bụng dưới thường chướng to hơn bụng trên, chướng cân đối hai bên. Đây là dấu hiệu điển hình của viêm phúc mạc. Có thể kiểm tra bằng cách ấn nhẹ ngón tay lên bụng bệnh nhân rồi bỏ ra đột ngột. Người bệnh sẽ có cảm giác đau chói, nhăn mặt… Sốt là biểu hiện thường có ở những bệnh nhân bị viêm. Tuy nhiên bệnh nhân viêm phúc mạc ruột thừa thường sốt cao tới 40 độ, khó thở, mạch đập nhanh, gai lạnh người, hơi thở có mùi hôi, lưỡi bựa trắng, môi khô. Phẫu thuật là phương pháp điều trị khi viêm phúc mạc ruột thừa Để có chẩn đoán chính xác nhất về bệnh, bác sĩ sẽ phải làm siêu âm. Nếu siêu âm phát hiện dịch trong ổ bụng thì có thể nghi ngờ người bệnh đã mắc viêm phúc mạc ruột thừa. Phương pháp điều trị khỏi viêm phúc mạc ruột thừa Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa: Đâ là phương pháp hiệu quả nhất để điều trị bệnh viêm phúc mạch ruột thừa. Mục đích của phương pháp này chính là loại bỏ ruột thừa – nguyên nhân dẫn đến viêm, sau đó rửa và dẫn lưu ổ bụng. Các bác sĩ có thể tiến hành mổ mở hoặc mổ nội soi tùy tình trạng bệnh và yêu cầu của bệnh nhân.;;;;;Viêm phúc mạc ruột thừa là biến chứng nặng thường gặp của viêm ruột thừa cấp, có thể gây tử vong cho người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời. Chẩn đoán viêm phúc mạc ruột thừa cần căn cứ vào các triệu chứng cơ năng, thực thể, toàn thân và các triệu chứng cận lâm sàng. Viêm phúc mạc ruột thừa là tình trạng viêm của các lá phúc mạc do viêm ruột thừa cấp không xử trí kịp thời, đúng cách dẫn đến tình trạng vỡ mủ vào ổ bụng. Đây là biến chứng nặng của viêm ruột thừa cấp, nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể bị tử vong. Điều đáng ngại hơn, viêm phúc mạc ruột thừa là biến chứng rất thường gặp. Phát hiện sớm các triệu chứng của viêm phúc mạc ruột thừa giúp chúng ta chủ động trong việc thăm khám và điều trị, tránh được những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Viêm phúc mạc ruột thừa là tình trạng viêm của các lá phúc mạc do viêm ruột thừa cấp không xử trí kịp thời, đúng cách. 2. Chẩn đoán viêm phúc mạc ruột thừa Chẩn đoán viêm phúc mạch ruột thừa cần căn cứ vào các triệu chứng cơ năng, triệu chứng thực thể, triệu chứng toàn thân và triệu chứng cận lâm sàng. Cụ thể: Triệu chứng cơ năng: Triệu chứng thực thể: Triệu chứng toàn thân: Chẩn đoán viêm phúc mạc ruột thừa cần căn cứ vào các triệu chứng cơ năng, triệu chứng thực thể, triệu chứng toàn thân và triệu chứng cận lâm sàng. Triệu chứng cận lâm sàng: + Chụp X.quang ổ bụng có thể thấy: Bụng mờ, các quai ruột giãn, thành ruột dày so với bình thường, một số trường hợp có liềm hơi dưới cơ hoành trong thủng tạng rỗng… + Siêu âm thấy: Có dịch trong lòng ruột, quai ruột dãn, chứa hơi và dịch; có thể thấy được các nguyên nhân gây viêm phúc mạc. + Xét nghiệm máu thấy: Bạch cầu tăng cao hoặc giảm; vỡ hông cầu; U rê máu tăng, tốc độ máu lắng tăng… + Xét nghiệm ống dịch ổ bụng phát hiện nhiều bạch cầu nuôi cấy vi khuẩn. – Nguyên tắc hàng đầu khi điều trị viêm phúc mạc ruột thừa là: ĐÚNG BỆNH – ĐÚNG LÚC. – Viêm phúc mạc ruột thừa dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Do đó, khi có các triệu chứng của bệnh, người bệnh cần nhập viện sớm để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh, từ đó có sự can thiệp y tế kịp thời. Hiện nay có 2 phương pháp điều tị viêm phúc mạc ruột thừa là phẫu thuật nội soi và mổ mở. Mục tiêu chung của hai phương pháp là cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm, rửa và dẫn lưu ổ bụng. … Xem thêm: Phúc mạc nằm ở đâu trong cơ thể Chăm sóc bệnh nhân viêm phúc mạc ruột thừa Viêm phúc mạc thứ phát
question_380
Tắc nghẽn mạch vành tim là gì?
doc_380
Nguyên nhân, triệu chứng Tắc nghẽn mạch vành tim hay còn được gọi là tắc hẹp mạch vành tim, tắc nghẽn động mạch vành hay suy vành tim. Đây là một loại bệnh mạch vành có thể tiến triển thành nhồi máu cơ tim, gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp kiểm soát mức độ tắc hẹp và phòng ngừa rủi ro xảy ra là việc hết sức quan trọng. Đây là tình trạng lòng động mạch vành bị thu hẹp hoặc bít lại hoàn toàn do các mảng xơ vữa động mạch. Khi động mạch vành bị tắc nghẽn sẽ khiến dòng máu về nuôi dưỡng tim bị suy giảm, gây ra các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim cấp. Lúc này, một phần hoặc nhiều phần tế bào tim bị hoại tử. Người bệnh có nguy cơ cao tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Nếu may mắn sống sót, thì phần tim bị tổn thương của người bệnh có thể hình thành các mô sẹo, khiến trái tim khó có thể hoạt động trở lại như bình thường được nữa. Tắc nghẽn động mạch vành làm suy giảm lượng máu lưu thông đến tim, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Nguyên nhân chính gây tắc nghẽn động mạch vành tim là các mảng xơ vữa. Xơ vữa hình thành do sự lắng đọng của cholesterol trong lòng động mạch. Theo thời gian, các mảng xơ vữa này sẽ tích tụ và dày lên khiến lòng mạch ngày càng thu hẹp, khiến máu lưu chuyển qua lòng mạch ngày càng khó khăn. Trong trường hợp là các mảng xơ vữa mềm, chúng có thể vỡ ra, tạo điều kiện hình thành nên các cục máu đông gây tắc hoàn toàn động mạch vành. Trường hợp các mảng xơ vữa cứng thì sẽ ổn định hơn, ít gây nứt vỡ nhưng lại khiến thành mạch mất dần tính đàn hồi và gây ra các triệu chứng khó chịu. Các yếu tố nguy cơ làm tăng xơ vữa và gây tắc hẹp mạch vành bao gồm: – Hút thuốc lá – Lối sống ít vận động khiến năng lượng không được chuyển hóa, các chất béo tích tụ nhiều hơn – Thừa cân, béo phì – Gia đình có người có tiền sử mắc các bệnh về động mạch dễ bị tắc nghẽn mạch vành hơn so với người bình thường – Các bệnh lý tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, bệnh tiểu đường… 3. Triệu chứng hẹp tắc mạch vành Triệu chứng phổ biến nhất của tắc hẹp động mạch vành là sự xuất hiện các cơn đau thắt ngực. Cơn đau có thể xuất hiện khi gắng sức hoặc đau đột ngột, ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi hoặc ngay khi đang ngủ. Đau có thể dữ dội kèm cảm giác bóp nghẹn ở ngực, đau lan dần ra cổ, vai, gáy và cánh tay. Người bệnh cũng có thể xuất hiện một số triệu chứng đi kèm như: – Buồn nôn và nôn mửa – Khó thở – Khó khan – Hồi hộp, trống ngực – Hoa mắt, chóng mặt – Choáng váng hoặc ngất xỉu Tuy nhiên, biểu hiện đau thắt ngực không phải ai khi bị tắc nghẽn động mạch vành cũng có. Đặc biệt ở những người cao tuổi, phụ nữ hay người bệnh tiểu đường thường không xuất hiện hoặc không nhận thấy biểu hiện đau thắt ngực. Các cơn đau thắt ngực là triệu chứng phổ biến của tắc hẹp mạch vành tim. 4.1 Mục tiêu điều trị tắc nghẽn mạch vành Mục tiêu điều trị là làm ổn định các mảng xơ vữa, đánh tan các cục máu đông và khơi thông dòng chảy để nuôi tim, từ đó cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng nhồi máu cơ tim. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị tắc nghẽn động mạch vành phù hợp. 4.2 Các phương pháp điều trị tắc nghẽn mạch vành Trường hợp người bệnh bị tắc hẹp mạch vành nhẹ thì bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc, một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm: – Thuốc chống đông: Giúp ngăn ngừa hình thành các cục máu đông, ngăn ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ do các cục máu đông. – Thuốc hạ mỡ máu: Làm giảm cholesterol trong máu, hạn chế các mảng xơ vữa trong lòng mạch tăng kích thước. – Thuốc chẹn kênh beta: Giúp giảm huyết áp, ngăn chặn tác động của các hormon gây co mạch, tăng áp lực lên tim. Tùy từng trường hợp mà bệnh nhân sẽ được kê các loại thuốc phù hợp với bệnh tình và tình trạng sức khỏe của mình. Vì thế, bệnh nhân cần đi khám sớm để được khám và chỉ định thuốc phù hợp. Điều trị nội khoa sử dụng thuốc là phương pháp phổ biến để điều trị tắc hẹp mạch vành tim. Bên cạnh đó, việc thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống sẽ giúp bệnh nhân có cơ hội chữa khỏi cao hơn và hạn chế được tình trạng tái phát. Nếu người bệnh bị tắc hẹp mạch nhiều và không đáp ứng được thuốc điều trị thì các phương pháp khác có thể được áp dụng nhằm khai thông mạch vành bị tắc nghẽn, giúp người bệnh trở lại cuộc sống bình thường. Tắc nghẽn động mạch vành là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị từ sớm. Do vậy, bạn cần kịp thời phát hiện, điều trị và thực hiện các biện pháp phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
doc_31197;;;;;doc_26056;;;;;doc_40604;;;;;doc_46659;;;;;doc_24149
Tắc nghẽn động mạch vành là một trong những bệnh lý rất phổ biến hiện nay và chủ yếu do các mảng xơ vữa hoặc các cục máu đông gây ra. Mức độ tắc nghẽn càng nhiều thì nguy cơ người bệnh đối mặt với các biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ càng cao. Đừng bỏ qua bài viết dưới đây để hiểu tắc nghẽn mạch vành là gì và cách nhận biết, chẩn đoán căn bệnh này nhé. Động mạch vành là hệ thống mạch duy nhất đưa máu, oxy và dinh dưỡng đến nuôi cơ tim. Do đó, có vai trò quan trọng đối với sự co bóp bình thường của tim, sự vận hành của hệ tuần hoàn và hoạt động trao đổi chất của toàn cơ thể. Tắc nghẽn động mạch vành là hiện tượng máu lưu thông qua mạch vành bị cản trở, khiến lượng máu nuôi cơ tim và cơ thể bị sụt giảm. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là sự hình thành của các mảng xơ vữa do sự lắng đọng của cholesterol, cặn canxi hoặc các chất thải khác trong máu trên thành mạch. Mặt khác, do sự tắc nghẽn của dòng máu, sự gia tăng tập kết tiểu cầu khiến các cục máu đông dễ hình thành, di chuyển trong dòng máu cũng là một trong những nguyên nhân khiến lượng máu đi qua lòng mạch bị hạn chế. Tắc nghẽn mạch vành là hiện tượng động mạch vành bị tắc hẹp do các mảng xơ vữa hoặc huyết khối Nếu các mảng xơ vữa hoặc các huyết khối có kích thước nhỏ hoặc chưa bị xơ cứng thì máu vẫn có thể lưu thông bình thường trong lòng mạch. Nhưng khi các mảng xơ vữa ngày càng lớn, khiến thành mạch mất dần tính đàn hồi hoặc bị bóc tách sẽ gây các biến cố tim mạch nguy hiểm. Điều này đặc biệt nguy hiểm nếu các mảng xơ vữa bị bóc tách kết hợp với các huyết khối. Trong đó, nguy hiểm nhất là nhồi máu cơ tim – hiện tượng tắc nghẽn hoàn toàn của một hoặc nhiều động mạch vành, gây hoại tử cơ tim, thậm chí gây ngừng tim. Trong nhiều trường hợp, các mảng xơ vữa hoặc huyết khối có thể di chuyển lên não, gây đột qụy nhồi máu não hoặc xuất huyết não đe dọa tới tính mạng. 3. Triệu chứng thường gặp của bệnh nhân bị tắc nghẽn mạch vành Đối với những trường hợp tắc – hẹp nhẹ, bệnh nhân thường ít biểu hiện thành triệu chứng. Nếu có thì triệu chứng thường gặp nhất là đau thắt ngực. Bệnh nhân thường đau ở giữa ngực, sau xương ức. Nhiều trường hợp đau có thể lan lên cổ hoặc lên hàm, lan ra cánh tay và cổ tay hoặc ở vị trí thấp hơn, ở hõm dạ dày. Đa phần người bệnh có cảm giác tức, đè nặng ở ngực nhưng cũng có một số người mô tả những cơn đau nhẹ. Loại đau thắt ngực mà người bệnh thường gặp là đau thắt ngực ổn định – đau trong thời gian ngắn khi người bệnh gắng sức hoặc có sự tác động của yếu tố cảm xúc, thời tiết. Nếu hiện tượng đau ngực xảy ra cả khi nghỉ ngơi, trong thời gian dài, không thuyên giảm khi nghỉ ngơi thì bạn cần hết sức cảnh giác với nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Đau thắt ngực là một trong những triệu chứng điển hình của chứng tắc nghẽn động mạch vành 4. Chẩn đoán tắc nghẽn mạch vành Quy trình thăm khám bao gồm: – Khám lâm sàng: hỏi triệu chứng, bệnh sử, các yếu tố nguy cơ như tình trạng hút thuốc lá, uống rượu bia, chế độ ăn uống, tình trạng sử dụng thuốc,… – Khám cận lâm sàng: + Điện tâm đồ: tìm kiếm dấu hiệu của thiếu máu cơ tim, hoại tử cơ tim, kiểm tra độ dày thành tim, giãn buồng tim và rối loạn nhịp. + Siêu âm tim: khảo sát vận động của thành tim, chức năng tim cũng như van tim qua hình ảnh rõ nét của tim. + Điện tim đồ gắng sức: kiểm tra tim nhận đủ lượng máu cần thiết khi vận động gắng sức hay không. + Các chẩn đoán hình ảnh khác: Chụp cắt lớp vi tính đa dãy động mạch vành, chụp cộng hưởng từ tim,…cung cấp hình ảnh giải phẫu mạch vành, mức độ vôi hóa mạch vành, mức độ và vị trí hẹp mạch vành, dị dạng mạch vành,… 5.1 Điều trị các triệu chứng do tắc nghẽn động mạch vành gây ra bằng thuốc Để giảm tình trạng đau thắt ngực tức thời, bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc giãn mạch như Nitroglycerin, Ranolazine,…làm tăng khả năng lưu thông của máu. Về lâu dài, muốn giảm độ tắc nghẽn của mạch vành, cần phải điều trị từ nguyên nhân, tức là giảm cholesterol, chống ngưng kết tiểu cầu, giảm mỡ máu, huyết áp, đái tháo đường và các bệnh lý tim mạch khác. Các loại thuốc thường được sử dụng là thuốc làm giảm cholesterol, thuốc chẹn Beta, Aspirin, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế men chuyển. Lưu ý, các loại thuốc kể trên chỉ có giá trị tham khảo. Trong từng trường hợp cụ thể, tùy thuộc vào mức độ bệnh và sức khỏe của bệnh nhân mà các loại thuốc khác nhau sẽ được chọn lựa phù hợp. Tốt nhất, bạn nên thăm khám chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán và kê đơn chuẩn xác nhất. Đối với những trường hợp tắc – hẹp nghiêm trọng (thường trên 70%), điều trị nội khoa không đáp ứng, người bệnh có thể được chỉ định các phương pháp điều trị khác. Chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp phòng ngừa và cải thiện các bệnh mạch vành tiến triển nặng 5.2 Thay đổi lối sống giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng tắc nghẽn động mạch vành Thay đổi lối sống là phương pháp chủ động, tiết kiệm, giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng tắc nghẽn mạch vành mà không dùng đến thuốc. Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch, hạn chế tiến triển bệnh mạch vành. + Ăn uống đầy đủ nhưng tăng cường chất xơ, vitamin và khoáng chất từ rau củ quả. + Ăn ít chất béo, nhất là chất béo xấu và hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn để bảo vệ thành động mạch tốt hơn. Tập thể dục hay hoạt động thể chất giúp máu lưu thông tốt hơn, tăng cường đốt cháy cholesterol, tránh gây tích tụ làm xơ vữa động mạch. Những người béo phì, thừa cân nên chú ý giảm cân, duy trì mức cân nặng khỏe mạnh. Những bệnh nhân tim mạch kèm theo mỡ máu, huyết áp cao, đái tháo đường cần chú ý kiểm soát lượng cholesterol, lượng đường trong máu, huyết áp,…ổn định để phòng tránh các biến chứng do tắc nghẽn mạch vành. Cố gắng không tự tạo áp lực tinh thần quá lớn, giải tỏa stress căng thẳng thường xuyên để phòng ngừa và hạn chế bệnh tiến triển nặng. Hi vọng những thông tin trên đây đã đem tới cho bạn những kiến thức bổ ích về hiện tượng tắc nghẽn động mạch vành. Hãy luôn nhớ chăm sóc và bảo vệ mạch vành để có một trái tim và hệ tuần hoàn khỏe mạnh.;;;;;Tắc mạch vành tim có thể là tình trạng cấp tính với những triệu chứng rầm rộ như đau ngực dữ dội, khó thở, choáng ngất, nhưng cũng có thể là hậu quả của bệnh mạch vành mạn tính với những biểu hiện âm thầm, diễn tiến trong thời gian dài. Cùng tìm hiểu tắc mạch vành là gì, có nguy hiểm không và cách phòng tránh trong bài viết dưới đây. Mạch vành tim hay động mạch vành là hệ thống động mạch vận chuyển máu đến nuôi dưỡng cơ tim. Nhưng vì một hoặc nhiều lý do mà lòng mạch bị thu hẹp đến mức máu khó hoặc không thể lưu chuyển qua mạch vành. Hiện tượng đó gọi là tắc mạch vành tim. 2. Nguyên nhân tắc mạch vành Nguyên nhân chủ yếu gây tắc mạch vành là do sự phát triển của bệnh mạch vành, đặc biệt là quá trình xơ vữa động mạch vành. Sự hình thành các mảng bám trên thành mạch có bản chất là cholesterol, canxi và các chất lắng đọng khiến lòng mạch ngày càng bị thu hẹp, gây khó khăn cho việc lưu thông máu đến mạch vành. Khi các mảng bám này phát triển quá lớn, chiếm trên 70% thiết diện mạch vành sẽ chặn gần như hoàn toàn hoặc hoàn toàn con đường vận chuyển của máu, khiến cơ tim không được cung cấp máu, dưỡng chất và hoại tử. Trong quá trình phát triển, các mảng xơ vữa mềm có nguy cơ vỡ ra, cùng với cơ chế tập kết tiểu cầu kích thích sự hình thành các cục máu đông. Các cục máu đông có các kích thước khác nhau di chuyển trong máu, khi gặp các vị trí hẹp của lòng mạch có thể bị chặn lại, gây bít tắc mạch máu. Một số trường hợp khác, tắc mạch vành có thể là biến chứng sau đặt stent mạch vành. Xơ vữa động mạch và sự hình thành cục máu đông là những nguyên nhân chủ yếu gây tắc mạch vành. Tắc mạch vành có nhiều cấp độ. Nếu hiện tượng tắc nghẽn xảy ra ở các động mạch vành nhánh thì mức độ nguy hiểm thường ít hơn trường hợp tắc các động mạch chính. Tuy nhiên, không thể chủ quan vì nếu tắc nghẽn các mạch máu nhỏ trong một thời gian dài cũng sẽ khiến tim trở nên suy yếu. Nếu nhiều mạch máu nhỏ cùng tắc nghẽn một lúc thì nguy cơ hoại tử cơ tim trên diện rộng, gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tim là rất cao. Các trường hợp tắc mạch vành có sự xuất hiện của cục máu đông thường là tình trạng cấp tính, gây nguy hiểm đến tính mạng, cần được xử lý ngay. Trong khi đó các trường hợp tắc mạch vành do sự xâm lấn của các mảng xơ vữa thường không gây nguy hiểm ngay nhưng cũng khiến hoạt động của tim cũng như toàn bộ cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thiếu máu cơ tim kéo dài. 4.1 Các biểu hiện cảnh báo nguy hiểm Bệnh nhân bị tắc mạch vành tim thường có các biểu hiện sau: – Đau thắt ngực do không đủ máu nuôi cơ tim. Triệu chứng đau thắt ngực thường xảy ra đột ngột, kéo dài liên tục trên 15 phút, dùng thuốc giãn mạch không thuyên giảm. – Khó thở hệ tuần hoàn bị ảnh hưởng, khiến máu lên phổi không đủ để trao đổi oxy – Choáng ngất do nguồn máu cung cấp bị giảm đột ngột hoặc không cung cấp đủ trong thời gian dài – Vã mồ hôi do hệ thần kinh giao cảm phản ứng với cảm giác đau – Nôn hoặc buồn nôn – Rối loạn tiêu hóa Đây là trường hợp cấp tính, cần đưa người bệnh đến bệnh viện ngay để được xử trí kịp thời. Choáng ngất có thể là dấu hiệu của tình trạng tắc mạch vành. 4.2 Cách xử trí trong trường hợp tắc mạch vành tim cấp tính Với những bệnh nhân bị tắc mạch do cục máu đông, thuốc tiêu sợi huyết là một trong những biện pháp cấp cứu phổ biến. Ngoài ra, các loại thuốc giãn mạch như Nitroglycerin có thể giúp mở rộng đường lưu thông của máu, tái tưới máu đến cơ tim, giúp người bệnh vượt qua nguy kịch. Trong một số trường hợp nguy cấp, bệnh nhân có thể được thực hiện một số phương pháp nhằm khai thông mạch vành, phục hồi khả năng tưới máu cơ tim. Sau khi bệnh nhân đã ổn định hơn, có thể kết hợp việc điều trị nội khoa và thay đổi lối sống để cải thiện tình trạng bệnh. Các loại thuốc được sử dụng cho quá trình điều trị hay các phương pháp điều trị khác đều không có giá trị chung cho tất cả các trường hợp bệnh nhân và cần được chỉ định bởi các bác sĩ chuyên khoa dựa trên tình hình thực tế. 5. Các biện pháp phòng tránh 5.1 Điều trị tích cực bệnh mạch vành Tắc mạch vành là hậu quả của bệnh mạch vành tiến triển. Vì thế cách tốt nhất để phòng ngừa tắc mạch là phát hiện và điều trị sớm bệnh mạch vành. Tùy theo thời điểm phát hiện bệnh và tình trạng từng bệnh nhân cụ thể mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp. Thay đổi lối sống và điều trị đúng phác đồ là “chìa khóa” giúp ngăn ngừa tình trạng tắc mạch vành. Quá trình này cần được thực hiện với sự tư vấn và giám sát của bác sĩ chuyên khoa tim mạch để cho hiệu quả cao nhất. 5.2 Thay đổi lối sống giúp ngăn ngừa tắc mạch vành tim Thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh như ăn nhiều dầu mỡ, hút thuốc lá, uống rượu bia, lười vận động… là những yếu tố nguy cơ có ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, trong đó có động mạch vành. Thực hiện lối sống tích cực là phương pháp đơn giản mà hữu hiệu để bảo vệ sức khỏe mạch vành, ngăn ngừa tình trạng hẹp tắc mạch vành. Các biện pháp bao gồm: – Ăn nhạt – Hạn chế ăn đồ chiên rán, nhiều chất béo bão hòa – Tăng cường rau xanh và các loại trái cây – Thường xuyên luyện tập thể dục giúp hạn chế tích tụ mỡ thừa, ngăn tình trạng hình thành mảng xơ vữa Như vậy, tắc mạch vành tim là bệnh lý nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa và ngăn chặn bằng sự chủ động của bạn. Hãy duy trì thói quen lành mạnh và thường xuyên đi khám chuyên khoa tim mạch để chăm sóc hệ mạch vành thật tốt.;;;;;Tắc mạch vành tim hay xơ vữa mạch vành là một căn bệnh nguy hiểm có khả năng biến chứng thành cơn nhồi máu cơ tim đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Hiện nay, bệnh mạch vành nói chung và tắc hẹp động mạch vành nói riêng đang đang là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Nhưng nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời, căn bệnh này hoàn toàn có thể kiểm soát được và ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm. 1. Nguyên nhân gây tắc mạch vành tim Tắc mạch vành tim là tình trạng thu hẹp hoặc bít tắc động mạch vành mang máu đi nuôi cơ tim. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là do sự hình thành các mảng xơ vữa trong lòng mạch. Các mảng xơ vữa có thành phần chính là cholesterol, canxi và một số chất khác được tìm thấy trong máu. Theo thời gian, các mảng xơ vữa này dày lên gây chít hẹp lòng mạch. Đặc biệt, nếu là các mảng xơ vữa mềm, chúng có nguy cơ vỡ ra khỏi thành mạch, hình thành nên huyết khối gây bít tắc hoàn toàn động mạch, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Nguyên nhân gây hiện tượng tắc hẹp mạch vành tim chủ yếu là các mảng xơ vữa có thành phần là cholesterol, caanxi và các chất dễ lắng đọng khác. 2. Triệu chứng Bệnh mạch vành hay tắc mạch vành tim thường đặc trưng bởi cơn đau thắt ngực. Người bệnh sẽ cảm thấy ngực bị bóp chẹt cùng cảm giác đau từ ngực lan ra cổ, hàm, vai và tay. Các triệu chứng khác có thể gặp phải ở cơn đau thắt ngực bao gồm: – Đánh trống ngực – Nhịp tim nhanh – Mệt mỏi – Đổ nhiều mồ hôi – Buồn nôn, nôn – Khó thở – Choáng – Ngất xỉu – Đầy bụng Động mạch vành là mạch máu có chức năng cung cấp máu giàu oxy và dưỡng chất cho cơ tim. Động mạch vành bị tắc hẹp sẽ làm giảm dòng máu đến nuôi tim. Cơ tim bị thiếu dinh dưỡng lâu ngày sẽ hoại tử, dẫn đến các cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Nếu được cứu chữa kịp thời, tim sẽ xuất hiện các mô sẹo gây ảnh hưởng đến chức năng của tim. Khi mảng xơ vữa ở lòng mạch ngày càng dày lên, chúng có thể vỡ ra tạo thành huyết khối. Khi cục máu đông này di chuyển đến đoạn hẹp của mạch máu, nó có thể gây bít tắc hoàn toàn lòng mạch, cắt đứt nguồn cung cấp dinh dưỡng cho tim, gây nên một cơn nhồi máu cơ tim cấp, khiến tim bị tổn thương vĩnh viễn. 4. Các yếu tố nguy cơ khiến mạch vành tim dễ bị tắc nghẽn 4.1. Yếu tố nguy cơ liên quan đến cá nhân – Tuổi Càng cao tuổi thì nguy cơ mắc bệnh mạch vành càng lớn. Tỉ lệ mắc bệnh mạch vành đặc biệt cao ở nam giới trên 50 tuổi và nữ giới trên 55 tuổi. Ở nữ giới, những người ở độ tuổi mãn kinh càng có nguy cơ cao bị tắc hẹp mạch vành. – Giới tính Tỉ lệ mắc các bệnh liên quan đến mạch vành ở nam giới cao hơn nữ giới. – Tiền sử gia đình Những người có người thân mắc bệnh mạch vành có nguy cơ cao với bệnh hơn các đối tượng khác. Tỉ lệ mắc các bệnh liên quan đến mạch vành ở nam giới cao hơn nữ giới, đồng thời nhiều hơn ở những người có tiền sử gia đình mắc bệnh này. 4.2. Yếu tố nguy cơ gây tắc mạch vành tim liên quan đến tình trạng bệnh lý Có nhiều bệnh lý làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành khi mắc phải như: – Cao huyết áp – Rối loạn mỡ máu – Béo phì – Tiểu đường 4.3. Yếu tố nguy cơ đến từ lối sống – Hút thuốc lá Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt ở người lớn tuổi. – Nghiện rượu bia Uống nhiều rượu bia làm đẩy nhanh tình trạng thiếu máu cơ tim và gây nên những cơn đau thắt ngực. – Ít vận động Những người ít luyện tập thể dục thể thao, thường ngồi một chỗ, ít di chuyển sẽ dễ mắc phải các bệnh liên quan đến hệ tim mạch hơn những người sinh hoạt điều độ. 5. Điều trị tắc mạch vành 5.1 Các phương pháp điều trị tắc mạch vành tim Các loại thuốc thường được chỉ định để điều trị tắc hẹp mạch vành là: – Thuốc chống đông Giúp ngăn ngừa hình thành huyết khối, phòng ngừa tắc mạch trở lại sau khi phẫu thuật và ngăn ngừa cơn nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. – Thuốc hạ mỡ máu Giúp làm giảm cholesterol máu và hạn chế tăng kích thước mảng xơ vữa trong lòng mạch. – Thuốc nitrat Thuốc này có khả năng làm giãn mạch vành và làm dịu cơn đau thắt ngực. – Thuốc chẹn beta giao cảm Giúp hạ huyết áp và làm chậm nhịp tim, giúp giảm áp lực lên tim. Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng tốt với thuốc hoặc lòng mạch bị chít hẹp trên 75%, bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số phương pháp nhằm giải quyết tình trạng tắc hẹp động mạch vành. Hiện nay, điều trị nội khoa kết hợp với thay đổi lối sống là biện pháp chủ yếu giúp điều trị bệnh tắc mạch vành tim. 5.3. Thay đổi lối sống – Phương pháp hỗ trợ điều trị hữu ích Thay đổi lối sống sẽ giúp cải thiện các triệu chứng và làm bệnh chậm tiến triển. Người bệnh nên: – Dừng hút thuốc – Không uống rượu bia, cà phê và các chất kích thích khác – Có một chế độ ăn hợp lý: ít đường, ít muối, ít dầu mỡ. Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho hệ tim mạch như ngũ cốc, các loại rau củ quả, các loại đậu, hạt. – Tập thể dục thường xuyên: Người bệnh nên lựa chọn những bài tập vừa phải, phù hợp với tình trạng thể lực của mình. – Kiểm soát tốt các bệnh lý liên quan như tiểu đường, béo phì, thừa cân, cao huyết áp, mỡ máu cao… – Làm việc và nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng Như vậy, tắc động mạch vành tim là một tình trạng nguy hiểm nhưng có thể được cải thiện bằng cách dùng thuốc và xây dựng lối sống lành mạnh. Những kiến thức trong bài viết hi vọng đã giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này để phòng tránh hoặc nhận diện hiệu quả. Lưu ý, những thông tin này chỉ mang tính tham khảo. Tốt nhất khi có các triệu chứng nghi ngờ bệnh mạch vành, bạn nên thăm khám tại chuyên khoa tim mạch uy tín để được chẩn đoán và điều trị chính xác. Thường xuyên thăm khám định kỳ cũng giúp phát hiện và phòng ngừa các yếu tố nguy cơ, ngăn chặn bệnh hiệu quả.;;;;;TÌM HIỂU VỀ MẠCH VÀNH Mạch vành còn được gọi là mạch vành tim hay động mạch vành. Đây là các các động mạch dẫn máu đến nuôi tim để cho tim có thể hoàn thành chức năng của nó. Mỗi quả tim của chúng ta có hai động mạch vành: động mạch vành phải và động mạch vành trái, các động mạch vành này xuất phát từ gốc động mạch chủ qua các trung gian là các xoang Valsalva và chạy trên bề mặt quả tim. Bệnh mạch vành hay còn được biết đến với nhiều thuật ngữ khác như suy động mạch vành, thiếu máu cơ tim, thiểu năng mạch vành, bệnh tim thiếu máu cục bộ. Bệnh mạch vành thực chất là tình trạng hẹp hay tắc nghẽn lòng động mạch dẫn đến thiếu máu đi nuôi tim với triệu chứng điển hình là đau thắt ngực. Để biết cách điều trị bệnh mạch vành như thế nào người bệnh cần thăm khám và tư vấn với các bĩ chuyên khoa. Cơn đau thắt ngực xuất hiện khi động mạch vành hẹp trên 50% khẩu kính lòng mạch. Nếu mạch máu bị tắc nghẽn thì nguy cơ hoại tử cơ tim là rất lớn và có thể gây đột tử hoặc nhẹ hơn là giảm sức lao động của người bệnh. Khi mảng xơ vữa bị vỡ có thể gây tắc mạch đột ngột và cũng gây ra hoại tử cơ tim. Đây là những biến chứng rất nặng của bệnh mạch vành. Nhắc đến nguyên nhân gây bệnh mạch vành, người ta thường đề cập đến các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành. Theo đó, các yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch vành gồm: Tăng huyết áp, rối loạn lipid máu (LDL cao, HDI thấp, triglyceride cao), lạm dụng thuốc lá, thừa cân béo phì, bệnh đái tháo đường, cao tuổi, yếu tố gia đình… TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH MẠCH VÀNH Triệu chứng của bệnh mạch vành có thể khác nhau từ người này sang người khác và điển hình nhất là cơn đau thắt ngực. Một số người có thể không có bất cứ biểu hiện nào, đây được gọi là thiếu máu cơ tim im lặng. Cơn đau thắt ngực do bệnh mạch vành gây ra: Tùy thuộc vào mức độ tắc nghẽn và số lượng động mạch vành bị tắc nghẽn mà mức độ cơn đau có thể từ nhẹ cho đến nặng. Nhìn chung cơn đau thắt ngực sẽ giảm khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc để giãn mạch. Nếu cơn đau vẫn tiếp tục dù bệnh nhân đã nghỉ ngơi, hãy gọi cấp cứu ngay để đề phòng cơn nhồi máu cơ tim. CHẨN ĐOÁN BỆNH MẠCH VÀNH Để chẩn đoán bệnh mạch vành, các bác sĩ sẽ tìm hiểu về triệu chứng mà người bệnh gặp phải đồng thời chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như điện tim, nghiệm pháp gắng sức, chụp cắt lớp vi tính đa dãy (MSCT) và chụp động mạch vành (còn gọi là chụp mạch vành, chụp mạch vành tim. Trong đó, chụp động mạch vành là phương pháp quan trọng nhất, mang lại giá trị cao cho quá trình chẩn đoán bệnh, cho phép xác định chính xác động mạch vành có bị hẹp hay không, vị trí, mức độ hẹp… từ đó giúp bác sĩ chuyên khoa có phương pháp điều trị thích hợp. BỆNH MẠCH VÀNH VÀ CÁCH CHỮA TRỊ Bệnh mạch vành là bệnh thường gặp trong số các bệnh tim mạch. Nguyên tắc trong việc chữa bệnh mạch vành là cải thiện các yếu tố nguy cơ, điều trị theo căn nguyên bệnh, thay đổi lối sống… Thay đổi lối sống – giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh: Ăn các loại thực phẩm lành mạnh tốt cho tim mạch; nghỉ ngơi nhiều, tránh thức khuya; không sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, ma túy…; giảm cân nếu trọng lượng cơ thể vượt quá ngưỡng cho phép; tập thể dục thường xuyên; giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng, stress… Tiến hành điều trị theo căn nguyên gây bệnh: Người bệnh cần được thăm khám để tìm nguyên nhân gây bệnh, đánh giá mức độ bệnh. Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nặng nhẹ của bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất cho người bệnh. Điều trị nội khoa (thuốc) giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu, cải thiện tình trạng sức khỏe của người bệnh. Theo đó, có thể tiến hành điều trị nội khoa bằng thuốc dẫn xuất nitrés, molsidomine, chẹn bêta, ức chế calci, maleate de perexilline (Pexid)… và các phân tử khác. Điều trị cắt cơn đau khi gắng sức bằng cách cho người bệnh nghỉ ngơi, tránh gắng sức, dùng các dẫn xuất niters ngậm dưới lưỡi. Điều trị lâu dài cơn đau thắt ngực khi gắng sức bằng các loại thuốc chẹn beta, các dẫn xuất Nitrat, thuốc ức chế canxi, và các loại thuốc khác… Các loại thuốc có thể được dùng để điều trị bệnh mạch vành, bao gồm: Thuốc hạ cholesterol, Aspirin, Beta blockers, Nitroglycerin, Angiotensin – men chuyển (ACE) và ức chế chặn thụ thể angiotensin (ARBS), chẹn kênh canxi… Các biện pháp thay thế thuốc: Bổ sung Omega – 3 fatty acid cho cơ thể. Nguồn axit omega – 3 fatty có nhiều trong hạt óc chó, dầu canola, đậu nành và dầu đậu tương… Phẫu thuật động mạch vành và can thiệp ngoại khoa: được chỉ định trong các trường hợp người bệnh không đáp ứng với thuốc điều trị, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa như nong mạch vành và đặt stent, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý mạch vành và điều trị hiệu quả, ngăn chặn kịp thời các biến chứng nguy hiểm. PHÒNG CHỐNG BỆNH LÝ MẠCH VÀNH;;;;;Bệnh tim mạch vành hay bệnh động mạch vành, bệnh mạch vành là một trong những bệnh lý phổ biến và là căn nguyên gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam. Ngày nay, bệnh lý này đang có xu hướng gia tăng nhiều hơn ở giới trẻ. Cùng tìm hiểu bệnh mạch vành tim là gì, nguyên nhân và cách điều trị ra sao qua bài viết sau đây. Bệnh tim mạch vành là tên gọi của bệnh tim lý tim mạch xảy ra chủ yếu do mạch vành bị tắc nghẽn bởi các mảng xơ vữa dẫn đến tình trạng cơ tim bị thiếu máu, oxy và dinh dưỡng. Lưu lượng này giảm dần gây ra các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và gây tổn thương vĩnh viễn ở tim. Bệnh này còn được gọi bằng các tên gọi khác như bệnh mạch vành, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, thiếu máu cơ tim… Mạch vành tim là hệ thống mạch vành nuôi dưỡng cơ tim và có thể bị tắc hẹp do nhiều nguyên nhân. 1.2 Nguyên nhân gây bệnh tim mạch vành Có rất nhiều nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch vành tim, bao gồm những yếu tố không thể thay đổi được và có thể thay đổi được như: – Tuổi tác: Tuổi càng cao khiến chức năng của các cơ quan trong cơ thể bị thoái hóa, gây ra các tổn thương cho mạch vành và ngày một xơ cứng, hẹp hơn. – Tiền sử gia đình: Nếu có người thân mắc bệnh mạch vành thì bạn có nguy cơ cao bị mắc bệnh hơn so với người bình thường. – Do cao huyết áp làm tăng áp lực lên thành mạch, gây rạn nứt và hình thành các mảng xơ vữa, huyết khối – Do sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá – Do rối loạn lipid máu – Do lối sống lười vận động, hay ngồi một chỗ Người mắc bệnh mạch vành tim có thể bị tử vong nếu động mạch vành bị tắc nghẽn và không được cấp cứu kịp thời. Không chỉ vậy, bệnh cũng ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài bởi các cơn đau thắt ngực cũng như các biến chứng nguy hiểm như: – Suy tim: Biến chứng nguy hiểm thường xảy ra sau cơn nhồi máu cơ tim do thiếu máu cơ tim trong thời gian dài hoặc do hoại tử cơ tim. Người bị suy tim sẽ có các triệu chứng như ho khan, mệt mỏi, phù, khó thở. – Rối loạn nhịp tim: Các cơn rung nhĩ khiến tim bị loạn nhịp, khi tim bị rối loạn nhịp đập như đập quá nhanh, quá chậm hay hỗn hợp cả hai thì sẽ đe dọa đến tính mạng người bệnh. – Đau thắt ngực: bao gồm hai loại đau thắt ngực là đau thắt ngực ổn định và không ổn định. Cơn đau thắt ngực ổn định xuất hiện lặp đi lặp lại khi người bệnh gắng sức làm một việc nào đó và giảm dần khi nghỉ ngơi. Đối với cơn đau thắt ngực không ổn định sẽ xuất hiện kể cả khi bạn nghỉ ngơi và không giảm đi khi bạn ngừng gắng sức, cơn đau thắt ngực không ổn định cũng có nguy cơ chuyển sang nhồi máu cơ tim cao hơn, gây đột tử nếu không được điều trị kịp thời. 3.1 Vai trò của chẩn đoán trước và trong khi điều trị Ngoài ra, người bệnh tim mạch vành có thể có một số triệu chứng khác như: – Có cảm giác hồi hộp, thở hụt hơi, đánh trống ngực – Hoa mắt, chóng mặt khi đổi tư thế – Cảm giác đè nén ở ngực, cơn đau ngực kèm buồn nôn Khi thấy các triệu chứng này, bạn cần đi khám sớm tại các chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, mức độ bệnh bằng những kỹ thuật hiện đại như đo điện tâm đồ, chụp X-quang, chup vi tính cắt lớp CT mạch vành, chụp cộng hưởng từ MRI…. Từ đó xác định đúng hướng điều trị. Trong suốt quá trình điều trị, sự đồng hành của các bác sĩ tim mạch cũng như các thiết bị này cũng sẽ giúp theo dõi, điều chỉnh phác đồ để việc chữa bệnh đạt hiệu quả cao nhất. Đau tức ngực là triệu chứng phổ biến ở bệnh mạch vành 3.2 Các phương pháp điều trị bệnh tim mạch vành Dựa trên kết quả thăm khám, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và tư vấn phương án điều trị phù hợp đối với mỗi bệnh nhân. Thông thường, nếu người bệnh chưa biểu hiện triệu chứng thì không cần điều trị mà chỉ cần thực hiện chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa. Trong trường hợp bệnh mạch vành có nguyên nhân bệnh lý và đã biểu hiện triệu chứng thì các bác sĩ có thể dùng một số loại thuốc điều trị, thường là: – Thuốc giãn mạch để giảm cơn đau thắt ngực – Thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, canxi để giảm huyết áp – Thuốc điều trị mỡ máu, tiểu đường – Thuốc ổn định nhịp tim trong trường hợp nhịp bất thường – Thuốc chống đông để ngăn nguy cơ hình thành cục máu đông Các loại thuốc này chỉ mang tính tham khảo. Muốn biết mình cần sử dụng loại thuốc nào, liều lượng ra sao, bạn nên đi khám để được các bác sĩ chuyên khoa tim mạch kê đơn và hướng dẫn. Nếu bệnh nặng hơn, các phương pháp điều trị khác có thể được áp dụng nhằm khôi phục hoạt động bình thường của mạch vành. 6. Các phương pháp phòng ngừa tái phát Một lối sống lành mạnh chính là vô cùng cần thiết giúp bạn phòng bệnh hoặc cải thiện tình trạng bệnh mạch vành tốt hơn và ngăn ngừa bệnh tái phát. Theo các chuyên gia, người người bệnh này cần lưu ý: – Bỏ thuốc lá, hạn chế tối đa sử dụng rượu bia – Ăn uống lành mạnh, bổ sung thêm nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt…giảm ăn mặn, đồ ăn nhiều dầu mỡ – Luyện tập thể dục thể thao nhẹ phù hợp với sức khỏe như yoga, đi bộ, đạp xe, chạy bộ… – Tham khảo ý kiến bác sĩ để giảm cân về chỉ số cân nặng lý tưởng – Tránh căng thẳng thần kinh kéo dài, nên sắp xếp thời gian thư giãn – Theo dõi và điều trị tốt các bệnh lý tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu – Khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện các dấu hiệu bất thường ở tim cũng như căn nguyên tiềm ẩn gây ra bệnh tim mạch vành Người bệnh nên tập luyện thường xuyên để đảm bảo sức khỏe tim mạch
question_381
Lưu ý quan trọng khi tránh thai với dụng cụ tử cung TCu380A
doc_381
Dụng cụ tử cung TCu380A là được biết đến với hiệu quả tránh thai cao và đơn giản được nhiều chị em phụ nữ sử dụng phổ biến hiện nay. Thông tin chung về dụng cụ tránh thai TCu 380A Ngoài các tên gọi thông thường như dụng cụ tử cung chứa đồng và vòng tránh thai, vòng tránh thai TCu 380A còn được biết đến với tên khoa học là Paragard. Với kích thước khoảng 36mm chiều dài và hai sợi dây dài khoảng 10,5cm, việc đặt và tháo sản phẩm này làm từ đồng trở nên dễ dàng cho nhân viên y tế. Dây là phương pháp tránh thai đơn giản, chi phí rẻ và hiệu quả cao Theo thông tin từ nhà sản xuất và Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thời hạn sử dụng của sản phẩm này là 10 năm. Đây là một biện pháp ngừa thai hiệu quả, ngăn chặn quá trình thụ tinh và phát triển của trứng phôi. 1.1 Cơ chế tránh thai của dụng cụ tử cung TCu380A Dụng cụ tử cung (DCTC) chứa đồng được sử dụng để đặt vào buồng tử cung nhằm tác động đến quá trình thụ tinh. Trong DCTC, đồng nguyên tố sẽ được oxy hóa chậm và giải phóng ion Cu++. Sự tác động của ion Cu++ đến môi trường sinh dục của phụ nữ sẽ gây tổn thương đến tinh trùng và làm giảm khả năng di chuyển của chúng trong ống dẫn trứng. Nhờ vào tác động này, số lượng tinh trùng đến được ống dẫn trứng để thụ tinh sẽ giảm đi đáng kể. Những tinh trùng còn sót lại cũng sẽ suy yếu về chức năng, làm giảm khả năng thụ tinh thành công với trứng. Khi thụ tinh xảy ra, khả năng phôi phát triển và tồn tại trong môi trường buồng tử cung bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của “vật thể lạ – DCTC chứa đồng”. Như vậy, sử dụng DCTC chứa đồng trong việc điều trị có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh và phát triển phôi trong buồng tử cung. Đây là một phương pháp nhằm hạn chế khả năng thụ tinh và giảm tỷ lệ thụ tinh thành công trong quá trình điều trị hiếm muộn hoặc hạn chế sự phát triển của phôi trong trường hợp không mong muốn. 1.2 Mức độ hiệu quả của dụng cụ tử cung TCu380A Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), tỉ lệ thất bại của TCu-380A chỉ là 0,8%. Một tạp chí chuyên về ngừa thai đã đề cập đến việc tỉ lệ ngừa thai của TCu-380A có xu hướng giảm theo thời gian sử dụng: sau 4 năm là 1,3% và sau 10 năm là 2,1%. Tuy nhiên, vòng tránh thai TCu-380A vẫn là một biện pháp ngừa thai với hiệu quả vượt trội so với các phương pháp khác. Ngoài ra, TCu-380A cũng có thể được sử dụng như một biện pháp ngừa thai khẩn cấp với tỉ lệ thành công lên đến 99,9% khi được đặt trong vòng 5 ngày sau quan hệ không an toàn (không sử dụng bất kỳ biện pháp ngừa thai nào). 2. Ưu điểm và hạn chế của vòng tránh thai TCu380A Ưu điểm: – Quá trình đặt và tháo lắp đơn giản, tiện lợi. – Diện tích vòng đồng rộng, giúp tăng cường hiệu quả tránh thai. – Có hiệu quả tránh thai cao, với tỷ lệ lên đến 95-97%. – Hiệu quả tránh thai của vòng được kéo dài trong nhiều năm. – Dễ dàng mang thai sau khi tháo vòng, không cần thực hiện biện pháp tránh thai hỗ trợ. – Phụ nữ có thể chủ động tự đặt và mang dụng cụ có chứa đồng. Vòng TCu 380A mang lại hiệu quả ngừa thai cao nhưng cũng tồn tại nhiều khuyết điểm Hạn chế: – Có thể gây ra huyết ra kéo dài trong vài chu kỳ đầu sau khi đặt vòng. – Có thể gây ra đau lưng. – Có khả năng phát sinh khí hư do phản ứng của nội mạc tử cung, tuy nhiên hiện tượng này sẽ giảm dần nếu không có nhiễm trùng nội mạc tử cung. – Rơi vòng chữ T: thường xảy ra trong 3 tháng đầu, nếu không phát hiện kịp thời có thể tăng nguy cơ mang thai. 3. Quy trình tiến hành đặt vòng tránh thai vào tử cung Khi thực hiện đặt vòng tránh thai, bác sĩ sẽ chèn hai ngón tay vào âm đạo và đặt tay kia lên bụng bệnh nhân để đánh giá các cơ quan vùng chậu. Thông qua đó, bác sĩ sẽ xác định vị trí và kích thước của tử cung để đặt vòng tránh thai. Việc mở âm đạo sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng một dụng cụ y tế nhỏ (dụng cụ mỏ vịt). Sau đó, việc khử trùng và làm sạch âm đạo sẽ được tiến hành để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Bác sĩ có thể sử dụng thuốc gây tê nếu cần. Cuối cùng, vòng tránh thai sẽ được đưa vào qua cổ tử cung và sẽ mở ra thành dạng chữ T khi đến tử cung. Mặc dù quá trình đặt vòng tránh thai có thể gây một số khó chịu nhỏ, nhưng nó chỉ mất vài phút. Đa số phụ nữ sẽ cảm thấy thoải mái và có thể tiếp tục hoạt động hàng ngày ngay sau khi đặt vòng tránh thai.Chị em nên sử dụng băng vệ sinh để dự phòng trường hợp chảy máu sau đặt vòng. Chị em cần lưu ý sau khi đặt vòng tránh thai: – Kiểm tra chảy máu: Nếu bạn gặp hiện tượng chảy máu quá nhiều, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra. – Kiểm tra định kỳ: Hãy đảm bảo kiểm tra vòng tránh thai hàng tháng để đảm bảo vòng vẫn đặt đúng vị trí. Bạn cũng có thể tự kiểm tra bằng cách rửa tay sạch, đặt ngón tay vào trong âm đạo cho đến khi bạn cảm thấy cổ tử cung. Nếu bạn cảm nhận được sợi dây từ cổ tử cung, điều đó có nghĩa là vòng tránh thai đang được đặt ở vị trí đúng. Lưu ý chỉ nên chạm vào dây, không kéo ra vì có thể làm thay đổi vị trí vòng tránh thai. Hãy luôn tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và định kỳ kiểm tra để đảm bảo hiệu quả và an toàn của vòng tránh thai. Trong một vài trường hợp, vòng có thể tuột ra khỏi tử cung trong 3 tháng đầu (thường xảy ra dễ dàng nhất trong thời gian kinh nguyệt), do đó, chị em cần kiểm tra sau khi đi vệ sinh. Khi vòng tránh thai bị rơi ra ngoài, nó sẽ không còn hiệu quả trong việc ngừa thai. Chị em cũng cần lưu ý không nên cố gắng kéo dây vòng, vì điều này có thể làm cho vòng tuột ra và mất hiệu quả ngừa thai. 4. Những đối tượng không phù hợp đặt vòng tránh thai Mặc dù hiệu quả nhưng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng vòng tránh thai TCu-380A. Những chị em phụ nữ gặp các vấn đề dưới đây không được đặt vòng tránh thai: – Mang thai hoặc có dấu hiệu mang thai: Nếu bạn đã có thai hoặc nghi ngờ mình đang mang thai, không nên sử dụng vòng tránh thai. – Các bệnh lý về tử cung: như viêm tử cung, u xơ tử cung… – Mẫn cảm với các thành phần trong vòng tránh thai: Nếu bạn có tiền sử mẫn cảm hoặc phản ứng dị ứng với các thành phần trong vòng tránh thai, như hợp chất đồng, hợp chất vàng hoặc silicone – Đang mắc nhiễm trùng âm đạo hoặc viêm âm đạo Việc quyết định sử dụng phương pháp tránh thai nào là phù hợp nhất vẫn cần được trao đổi và hỏi ý kiến ​​của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Họ sẽ có kiến thức và thông tin chi tiết hơn về tình trạng sức khỏe của chị em và đưa ra lời khuyên đúng đắn.
doc_43759;;;;;doc_50587;;;;;doc_12083;;;;;doc_14144;;;;;doc_59388
Đặt vòng tránh thai TCu 380a là sự lựa chọn của nhiều chị em phụ nữ trong việc tránh thai tạm thời. Những thông tin cơ bản về vòng tránh thai TCu 380a Đây là một dụng cụ tử cung chứa đồng, được chế tạo dưới dạng một dụng cụ nhỏ hình chữ T, có kích thước dài tầm 36mm kèm 2 sợi dây dài khoảng 10,5cm đặt vào lòng tử cung với mục đích ngăn không cho trứng được thụ tinh và phát triển. 1.1 Cơ chế hoạt động Với diện tích vòng đồng rộng, vị trí của đồng ở cao và số lượng đồng ở cành ngang giúp vòng tránh thai phóng ra đến tận đáy tử cung, đảm bảo khả năng ngừa thai tốt nhất. Dụng cụ tránh thai Tcu 380a mang lại hiệu quả ngừa thai rất cao Vòng tránh thai này hoạt động nhờ vào các chất đồng được quấn vào vòng. Đồng có vai trò tương tự như thuốc diệt tinh trùng trong việc ngăn chặn quá trình thụ tinh. Đặc biệt, nó ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của tinh trùng, làm cho chúng không thể bơi tới trứng. Đồng thời, nó cũng làm giảm khả năng thụ tinh khi ngăn chặn đầu của tinh trùng tiếp xúc với trứng. Điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù đồng là biện pháp ngừa thai rất hiệu quả, nó không cung cấp sự bảo vệ chống lại các bệnh lây lan qua đường tình dục. 1.2 Ưu điểm của dụng cụ tránh thai TCu 380a – Hiệu quả cao: Dụng cụ tránh thai chứa đồng là một trong những phương pháp tránh thai hiệu quả nhất. Một khi được đặt vào tử cung, nó có thể duy trì tác dụng tránh thai từ 3 đến 10 năm. – Thuận tiện và dễ sử dụng: Một lợi ích quan trọng của vòng TCu 380a là tính thuận tiện và dễ sử dụng. Sau khi được đặt vào tử cung bởi bác sĩ, bạn không cần phải lo lắng vì quan hệ không an toàn. Vòng hoạt động liên tục và không gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của chị em. – Không gây ảnh hưởng đến việc có con trong tương lai: Khi chị em quyết định dùng vòng tránh thai và sau khi gỡ bỏ nó thì khả năng có con sẽ trở lại bình thường một cách tự nhiên. Vòng không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em. – Bảo vệ dài hạn: Một lợi ích quan trọng của vòng TCu 380a là khả năng cung cấp bảo vệ dài hạn. Bạn không cần phải lo lắng về việc sử dụng các biện pháp tránh thai hàng ngày hoặc tuần tự, mà chỉ cần kiểm tra định kỳ với bác sĩ để đảm bảo vòng được đặt đúng vị trí ở tử cung. 1.3 Một số nhược điểm khi đặt vòng tránh thai TCu 380a Dụng cụ tránh thai TCu 380a là một phương pháp phổ biến để ngăn chặn mang thai. Tuy nhiên, như với bất kỳ phương pháp tránh thai nào, phương pháp này cũng có nhược điểm riêng. – Ra kinh nhiều và kéo dài: Một số chị em phụ nữ có thể gặp phải hiện tượng ra máu kinh nhiều và kéo dài hơn so với thời kỳ kinh nguyệt bình thường. Vòng tránh thai có thể gây ra một số phản ứng phụ – Đau và khó chịu: Chị em có thể trải qua đau hoặc khó chịu sau khi đặt vòng. Đau có thể kéo dài trong vài ngày và có thể cần sử dụng thuốc giảm đau để giảm thiểu tình trạng này. Điều này đặc biệt phổ biến trong những tuần đầu tiên sau khi đặt vòng. – Nguy cơ nhiễm trùng: Dù rất hiếm, nhưng việc đặt vòng tránh thai có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nếu không thực hiện quy trình vệ sinh đúng cách hoặc nếu có nhiễm trùng cổ tử cung trước đặt, có thể xảy ra nhiễm trùng sau khi sử dụng. Nếu chị em gặp các triệu chứng như sốt, đau bụng dữ dội, hay mất mùi của chất tiết âm đạo, nên nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ ngay lập tức. – Tăng nguy cơ ngoại tâm thai: Mặc dù vòng tránh thai có hiệu suất cao trong việc ngăn chặn mang thai, nó không phải là một biện pháp tránh thai 100% đảm bảo. Một số trường hợp hiếm có thể xảy ra ngoại tâm thai, trong đó thai ngoài tử cung phát triển trong khi vòng vẫn còn trong tử cung. 1.4 Những đối tượng không thể đặt vòng tránh thai TCu 380a Vòng tránh thai TCu không phù hợp với một số chị em phụ nữ có một số điều kiện và tình trạng sức khỏe cụ thể. Những trường hợp bao gồm: – Phụ nữ có tiền sử nhiễm trùng cổ tử cung hoặc các vấn đề về sức khỏe phụ khoa khác. – Phụ nữ có tình trạng đường tụy, suy gan, hoặc suy thận. – Phụ nữ có nguy cơ cao về nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm trùng HIV/AIDS hoặc nhiễm trùng nguyên bào. – Phụ nữ có tiền sử mắc ung thư tử cung, buồng trứng, hoặc vùng chậu. – Phụ nữ mang thai hoặc nghi mình mang thai. Trước khi đặt vòng, luôn luôn trao đổi với bác sĩ để xác định xem liệu đây có phải là lựa chọn phù hợp cho bạn hay không. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe của bạn và đưa ra những lời khuyên chính xác dựa trên tình trạng cá nhân của bạn. 2. Quy trình đặt vòng tránh thai TCu 380a Cách đặt vòng tránh thai cho phụ nữ Bước 1: Tư vấn và cung cấp các thông Trước khi đặt vòng tránh thai, bác sĩ hoặc chuyên gia y tế sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quy trình và lợi ích của việc đặt vòng tránh thai. Họ sẽ giải thích về tác dụng phụ có thể xảy ra và giúp phụ nữ tự quyết định xem có nên đặt vòng và loại vòng phù hợp. Bước 2: Thực hiện việc đặt vòng tránh thai vào tử cung – Bác sĩ sẽ chèn hai ngón tay vào âm đạo và đặt tay còn lại lên bụng để cảm nhận vị trí các cơ quan bên trong vùng bụng dưới. – Sau khi xác định vị trí tử cung, bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt để mở âm đạo. Việc vệ sinh và khử trùng âm đạo cũng được tiến hành để giảm nguy cơ nhiễm trùng. – Đối với một số trường hợp, bác sĩ có thể quyết định sử dụng gây tê. – Bác sĩ sẽ đưa vòng tránh thai qua cổ tử cung để đặt sâu vào bên trong. Vòng tránh thai sau khi được đặt vào sẽ mở rộng thành hình chữ T. Quá trình đặt vòng tránh thai chỉ trong vài phút. Chị em có thể cảm thấy một chút khó chịu ở vùng bụng, nhưng không đau đớn. Hầu hết chị emn có thể tiếp tục sinh hoạt và làm việc bình thường sau khi đặt vòng. Để tránh xuất huyết nhỏ sau quá trình đặt, nên sử dụng băng vệ sinh. Bước 3: Sau khi đặt vòng Sau khi vòng tránh thai đã được đặt, có thể có một ít chảy máu do tử cung bị tổn thương trong quá trình đặt. Tuy nhiên, nếu xuất hiện hiện tượng chảy máu nhiều, kéo dài hoặc không bình thường, cần điều trị và tư vấn từ bác sĩ. Trong trường hợp vòng tránh thai bị lệch, tuột vào trong hoặc ra ngoài, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại vị trí của nó. Những trường hợp dưới đây chị em cần tháo vòng tránh thai – Có ý định sinh con: Nếu có kế hoạch mang thai trong thời gian gần, việc tháo vòng tránh thai trước đó là cần thiết. – Vòng gây ra vấn đề sức khỏe: Các vấn đề có thể bao gồm viêm nhiễm, chảy máu không đều hoặc nặng, đau bụng kéo dài, v.v. Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng không bình thường nào, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được tư vấn và xác định liệu việc tháo vòng có cần thiết hay không. – Mong muốn thay đổi phương pháp tránh thai: Có nhiều lý do dẫn đến quyết định này, bao gồm sự không thoải mái, tác động phụ không mong muốn, hoặc mong muốn thử một phương pháp tránh thai khác.;;;;;1. Thông tin về vòng tránh thai TCU 380A Vòng tránh thai TCU 380A hay còn được biết đến với tên gọi là vòng tránh thai chứa đồng. Đây là loại vòng tránh thai cho hiệu quả ngừa thai cao, an toàn, hiệu quả được nhiều chị em phụ nữ tin tưởng và sử dụng. Vòng tránh thai TCU 380A hay còn được biết đến với tên gọi là vòng tránh thai chứa đồng TCU 380A có cấu trúc bằng nhựa polyethylene kết hợp với một lượng nhỏ dây đồng quấn quanh thân vòng tránh thai. Khi được đặt vào tử cung, vòng tránh thai giúp ngừa mang thai bằng cách giải phóng ra một lượng đồng nhỏ giúp ngăn chặn thụ tinh, và ngăn chặn sự phát triển của phôi trong trường hợp thụ tinh xảy ra. Vòng ngừa thai TCU 380A phù hợp với hầu hết chị em có nhu cầu ngừa thai tạm thời, chỉ có một số ít chị em thuộc trường hợp đặc biệt cần xem xét kỹ trước khi đặt vòng như: phụ nữ có tử cung tổn thương, tử cung có khối u hoặc polyp, viêm nhiễm tử cung, dị tật tử cung, mẫn cảm với đồng,…. 2. Ưu và nhược điểm của vòng ngừa thai TCU 380A 2.1. Ưu điểm – Hiệu quả ngừa thai cao: Vòng tránh thai chứa đồng được coi là một trong những phương pháp tránh thai hiệu quả nhất với tỷ lệ ngừa thai lên đến 97%. – Hiệu quả ngừa thai kéo dài: Một lợi ích quan trọng của vòng TCU 380A là thời gian hiệu quả lâu dài. Với khả năng duy trì hiệu quả từ 5-10 năm, người dùng không cần phải lo lắng về việc thay đổi hoặc sử dụng phương pháp tránh thai khác thay thế trong một thời gian. – Không chứa hormone: Điều này có lợi cho những phụ nữ không muốn hoặc không thể sử dụng các phương pháp tránh thai có chứa hormone. Ngoài ra, không có yếu tố hormone cũng giúp duy trì cân bằng hormone tự nhiên trong cơ thể. – Không ảnh hưởng đến việc cho con bú: TCU 380A không ảnh hưởng đến khả năng cho con bú của phụ nữ. Người dùng có thể tiếp tục cho con bú trong suốt thời gian sử dụng vòng tránh thai này mà không lo ngại về tác động đến sữa mẹ. 2.2. Nhược điểm: – Tác dụng phụ: Một số phụ nữ có thể trải qua tác dụng phụ như ra huyết kinh nặng hơn, đau bụng, hoặc ra mủ âm đạo trong giai đoạn thích ứng ban đầu khi vòng tránh thai được đặt vào. Tuy nhiên, thường sau một thời gian, tác dụng phụ này sẽ giảm dần. – Nguy cơ viêm nhiễm: Mặc dù rất hiếm, nhưng TCU 380A có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm trong tử cung. Việc giữ vệ sinh cơ thể và tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân là quan trọng để tránh tình trạng này. Mặc dù rất hiếm nhưng TCU 380A có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm – Không bảo vệ những bệnh lây truyền qua đường tình dục: Vòng tránh thai chỉ là một phương pháp tránh thai và không có khả năng chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Do đó, việc sử dụng bổ sung biện pháp bảo vệ như bao cao su là cần thiết để ngăn ngừa bệnh tình trạng này. -. Không phù hợp cho phụ nữ có biểu hiện rối loạn tử cung: TCU 380A không được khuyến nghị cho phụ nữ có các vấn đề về tử cung như tử cung tổn thương, tử cung có tồn tại các khối u, polyp tử cung hoặc các bệnh lý tử cung khác. 4. Quy trình đặt và loại bỏ vòng tránh thai Trước khi sử dụng hoặc loại bỏ vòng tránh thai, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Họ sẽ cung cấp thông tin chi tiết và tư vấn cụ thể cho trường hợp của bạn. 4.1 Quy trình đặt vòng tránh thai TCU 380A – Thăm khám với bác sĩ: Đầu tiên, bạn cần thăm khám bác sĩ có kinh nghiệm về vòng tránh thai để thảo luận về phương pháp và đánh giá sự phù hợp với trường hợp của bạn. Thăm khám bác sĩ là bước cần thiết trước khi đặt vòng tránh thai – Kiểm tra tử cung: Bác sĩ sẽ tiến hành một cuộc kiểm tra tử cung để đảm bảo rằng tử cung của bạn phù hợp cho việc đặt vòng tránh thai. – Chuẩn bị: Trước khi đặt vòng, bạn cần thực hiện vệ sinh cá nhân kỹ lưỡng và thực hiện các biện pháp giảm đau nếu cần. – Đặt vòng: Bác sĩ sẽ đặt vòng tránh thai vào tử cung của bạn thông qua âm đạo. Quá trình này có thể gây một số khó chịu hoặc đau đớn ngắn, nhưng thường không kéo dài lâu. 4.2 Quy trình loại bỏ vòng ngừa thai TCU 380A: – Thăm khám bác sĩ: Để loại bỏ TCU 380A, bạn cần thăm khám trước với bác sĩ. – Kiểm tra và loại bỏ: Bác sĩ sẽ tiến hành một cuộc kiểm tra và loại bỏ vòng tránh thai. Quá trình này thường ít đau và nhanh chóng. 4.3 Lưu ý khi trong thời gian sử dụng vòng tránh thai – Theo dõi tình trạng: Theo dõi tình trạng của bạn sau khi đặt vòng, bao gồm việc kiểm tra các dấu hiệu bất thường như ra huyết quá mức, đau bụng mạnh, mủ âm đạo hoặc triệu chứng khác. Báo cáo ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề không mong muốn nào. – Kiểm tra định kỳ: Định kỳ thăm khám với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để kiểm tra vòng tránh thai và đảm bảo rằng nó vẫn còn trong vị trí và hoạt động hiệu quả. – Bảo vệ phụ trợ: Vòng tránh thai không bảo vệ bạn chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV/AIDS hoặc bệnh viêm gan B. Để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của bạn, hãy sử dụng bảo vệ phụ trợ như bao cao su để ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục. – Thực hiện vệ sinh cá nhân: Vệ sinh cá nhân kỹ lưỡng rất quan trọng khi sử dụng vòng tránh thai. Hãy tuân thủ các quy tắc về vệ sinh, như rửa tay trước và sau khi thao tác với vùng kín, để giảm nguy cơ nhiễm trùng.;;;;;Vòng tránh thai TCu 380 là một loại vòng tránh thai chứa đồng được sử dụng phổ biến hiện nay ở nước ta. Nếu như chị em đang tìm hiểu về phương pháp tránh thai bằng việc đặt vòng, tham khảo bài viết này để có thêm thông tin hữu ích trước khi quyết định đặt vòng nhé! 1. Về vòng tránh thai chứa đồng TCu 380 TCu 380 là loại vòng tránh thai có hình dạng chữ T được làm bằng chất liệu nhựa dẻo được quấn đồng. Khi vòng được đặt vào tử cung, bằng cách giải phóng ion đồng tạo ra một môi trường ngăn cản quá trình thụ tinh và gắn kết của trứng phôi. 1.1 Lợi ích của vòng tránh thai TCu 380 (IUD đồng) – Hiệu suất cao: Hiệu suất ngăn chặn thai của loại vòng này rất cao, lên đến 99%. – Thảnh thơi và tiện lợi: Sau khi được đặt, bạn không cần phải nhớ sử dụng phương pháp tránh thai hàng ngày. IUD đồng hoạt động tự động, cho phép bạn tận hưởng cuộc sống mà không phải lo lắng về việc quên uống viên tránh thai hàng ngày hay áp dụng các biện pháp khác. – Không ảnh hưởng đến quan hệ tình dục: Bạn và chồng có thể tận hưởng một cuộc sống tình dục tự nhiên mà không lo lắng về tránh thai, IUD đồng bởi không gây ảnh hưởng nào đáng kể. IUD chứa đồng là một trong các phương pháp tránh thai an toàn và hiệu quả cao. – Dễ dàng sử dụng và dễ tháo bỏ: Nếu chị em có kế hoạch sinh con hoặc chuyển sang biện pháp tránh thai khác, bác sĩ có thể loại bỏ vòng một cách dễ dàng. – Hiệu quả ngay sau khi đặt: Không giống như một số phương pháp tránh thai khác như viên tránh thai, IUD đồng có hiệu quả ngay sau khi được đặt. Bạn không cần chờ đến một khoảng thời gian nhất định trước khi bắt đầu sử dụng. – An toàn và ít tác dụng phụ: IUD đồng là phương pháp tránh thai an toàn và ít gây tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ nhỏ có thể xảy ra như chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau tử cung nhẹ hoặc chảy máu hành kinh tăng. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này thường giảm dần sau một vài tháng sử dụng. – Phù hợp cho nhiều đối tượng: Đây là lựa chọn phù hợp cho phụ nữ ở mọi độ tuổi, bao gồm cả những người chưa sinh con và những người đã có con hay giai đoạn tiền mãn kinh. 1.2 Một số nhược điểm của vòng tránh thai chứa đồng TCu 380 – Tình trạng kinh nguyệt không đều: Một số phụ nữ có thể trải qua tình trạng kinh nguyệt không đều sau khi sử dụng loại vòng này, gây sự khó chịu và bất tiện cho một số người. – Đau tử cung và hành kinh nhiều trong chu kỳ: Một vài chị em có thể gặp tình trạng đau tử cung nhẹ và chảy nhiều máu trong chu kỳ kinh vào các tháng đầu sử dụng, tuy nhiên hiện tượng này sẽ giảm dần sau một thời gian. – Nguy cơ nhiễm trùng: Mặc dù hiếm, nhưng có thể xảy ra nhiễm trùng sau khi IUD đồng được đặt vào tử cung. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nhiễm trùng nào như sốt, đau tử cung nghiêm trọng, hãy nên đi khám để được kiểm tra và khắc phục kịp thời. 2. Các đối tượng không được sử dụng vòng tránh thai chứa đồng Mặc dù đây là một phương pháp tránh thai an toàn và hiệu quả, nhưng cũng sẽ không phù hợp với một vài trường hợp: Tất cả các phương pháp tránh thai, bao gồm vòng tránh thai chứa đồng cũng sẽ có những khuyết điểm và không phù hợp cho một số đối tượng. – Phụ nữ có tiền sử viêm nhiễm tử cung hoặc nhiễm trùng âm đạo: Vòng tránh thai có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng đối với những phụ nữ đã có tiền sử viêm nhiễm tử cung hoặc nhiễm trùng âm đạo. – Phụ nữ có rối loạn đông máu: Nếu bạn có các vấn đề về đông máu hoặc dễ bị đông máu quá mức, IUD chứa đồng có thể không được khuyến nghị. Chị em cần hỏi ý kiến bác sĩ để biết chính xác mình có sử dụng được hay không. – Phụ nữ bị u xơ tử cung, đã từng phẫu thuật tử cung hay các bệnh lý tử cung khác: Việc sử dụng IUD chứa đồng có thể không an toàn hoặc không hiệu quả. – Phụ nữ có tiền sử thai ngoài tử cung: Nếu bạn đã từng trải qua thai ngoài tử cung trước đó, vòng tránh thai TCU có thể không được khuyến nghị. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của bạn để có biện pháp tránh thai phù hợp hơn. – Phụ nữ mang thai hoặc nghi ngờ mang thai: Nếu có khả năng mang thai, bạn nên thực hiện xác nhận bằng xét nghiệm và tư vấn với bác sĩ trước khi sử dụng vòng tránh thai. Trong quá trình sử dụng vòng tránh thai TCu 380, có thể xảy ra một vài trường hợp cần tháo vòng và áp dụng một phương pháp tránh thai khác. Hãy xem xét khi chị em gặp các trường hợp dưới đây: – Có kế hoạch mang thai trở lại: Nếu bạn đã quyết định muốn có thai, bạn cần tháo vòng tránh thai. – Vòng tránh thai hết hạn: Cần lưu ý thời hạn của vòng để tháo khi chúng đã hết hạn sử dụng và thay thế vòng mới. – Viêm nhiễm đường sinh dục hoặc viêm vùng chậu cấp tính: Có thể cần tháo vòng tránh thai để điều trị và phục hồi sức khỏe. Chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ phụ khoa để được tư vấn cụ thể về tình trạng của mình. – Triệu chứng không bình thường: Nếu bạn gặp rong kinh, rong huyết, đau bụng dưới nhiều không đáp ứng với thuốc giảm đau, đó có thể là những dấu hiệu bất thường thì nên tháo vòng tránh thai và thăm khám để được chẩn đoán và điều trị tình trạng của mình gặp phải. Vòng tránh thai không đúng vị trí: Nếu vòng tránh thai tuột thấp hoặc nằm lệch trong buồng tử cung, cần tháo vòng tránh thai để đặt lại đúng vị trí. Việc vòng tránh thai không đúng vị trí có thể làm giảm hiệu quả ngừa thai và tăng nguy cơ mang thai. Vòng tránh thai và dụng cụ tử cung chứa đồng là phương pháp tránh thai hiệu quả và có tác dụng kéo dài. Vòng tránh thai TCu 380 không chỉ đáng tin cậy mà còn có mức giá phải chăng. Với việc ngừa thai lâu dài, nó trở thành một phương pháp phổ biến được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, việc tháo vòng tránh thai và áp dụng một phương pháp tránh thai khác là một quyết định cá nhân. Trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào, hãy tham khảo ý kiến ​​các bác sĩ phụ khoa để được hỗ trợ.;;;;;Tránh thai bằng dụng cụ tử cung là phương pháp tránh thai khoa học, hiệu quả và an toàn. Việc đặt và tháo dụng cụ tử cung tránh thai cũng diễn ra chủ động, nhanh chóng. Tuy nhiên, chị em phụ nữ cũng cần tìm hiểu thật kỹ phương pháp này để hiểu rõ hơn ưu điểm và nhược điểm của nó trước khi quyết định đặt dụng cụ tử cung. Dụng cụ tử cung tránh thai thường có hình chữ T, kích thước nhỏ, được đặt vào trong buồng tử cung với mục đích tránh thai. Phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây. Sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để kiểm tra định kỳ, xác định dụng cụ có đang ở đúng vị trí hay không.Dụng cụ tử cung tránh thai còn được gọi là vòng tử cung, do trước đó dụng cụ tử cung sử dụng loại hình tròn, hình dáng tương tự như chiếc nhẫn. Tuy nhiên hiện nay, dụng cụ tránh thai hầu hết đã chuyển sang loại chữ T.Cơ chế tác dụng chính của dụng cụ tử cung là gây ra phản ứng viêm tại niêm mạc tử cung, làm thay đổi về sinh hóa tế bào nội mạc và không tạo điều kiện thuận lợi để trứng thụ tinh làm tổ. 2. Các loại dụng cụ tử cung tránh thai 2.1. Multiload. Có nhiều cỡ khác nhau. Mềm dẻo, không gây tổn thương góc đáy. Cành ngang cong mềm, cố định tốt trong tử cung.2.2.Tcu 380AQuá trình đặt và tháo lắp dễ dàng. Diện tích vòng đồng rộng. Hiệu quả tránh thai cao.2.3. Mirena. Hiện đại, hiệu quả tránh thai cao Có khả năng làm giảm đau bụng kinh. Tuy nhiên, giá cả khá cao. Mirena là dụng cụ tránh thai được sử dụng phổ biến 3. Ưu điểm và khuyết điểm của dụng cụ tránh thai 3.1. Ưu điểm. Hầu hết vòng tránh thai đều khá rẻ tiền (trừ mirena), phù hợp với đa dạng các cặp vợ chồng. Khả năng tránh thai cao, lên tới 97%Thời gian sử dụng lâu dài Quá trình đặt và tháo dễ dàng, nhanh chóng, chủ động được thời gian đặt và tháo dụng cụ tử cung.3.2. Khuyết điểm. Có thể xảy ra hiện tượng rong huyết trong thời gian đầu đặt. Có thể bị đau lưng, đau tử cung do cơn co thắt. Thời gian đầu ra nhiều khí hư. 4. Đặt và tháo dụng cụ tử cung Thời gian sử dụng của dụng cụ tử cung có thể kéo dài 10 năm, tùy thuộc vào từng loại sẽ có mốc thời gian cụ thể. Tuy nhiên, có thể yêu cầu bác sĩ lấy dụng cụ tử cung ra bất cứ lúc nào.Sau khi đặt dụng cụ tử cung, chị em phụ nữ có thể sinh hoạt bình thường, bao gồm cả việc quan hệ tình dục, tập thể dục, đi bơi... mà không ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Tập thể dục bình thường sau khi đặt dụng cụ tử cung tránh thai Có thể kiểm tra dụng cụ tử cung bằng cách đưa ngón tay vào âm đạo kiểm tra dây. Nếu không sờ thấy dây của dụng cụ tử cung thì có thể dụng cụ tử cung đã không còn ở đúng vị trí. Trường hợp này cần đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra và chỉnh lại.Sau khi đặt dụng cụ tử cung cần kiểm tra định kỳ hàng năm để đảm bảo sức khỏe cho chị em và hiệu quả ngừa thai.;;;;;Việc quá bận rộn chăm sóc bé yêu vừa chào đời với nhiều khó khăn và lo âu khiến bạn có thể quên sử dụng thuốc tránh thai, hoặc uống thuốc không đều đặn. Lúc này, sử dụng vòng tránh thai có thể là một lựa chọn hợp lý cho kế hoạch sinh sản. Dụng cụ tử cung (vòng tránh thai) là một que hình chữ T nhỏ làm từ nhựa dẻo được đặt trong lòng tử cung. Biện pháp tránh thai này có tác dụng lên đến hơn 99%.Một khi vòng tránh thai được đặt vào, bạn sẽ không cần làm gì khác để tránh thai trong nhiều năm. Mặc dù vòng tránh thai cần được lấy ra và thay mới trong khoảng từ 3 đến 10 năm tuỳ loại, nhưng nếu bạn muốn có em bé sớm hơn khoảng thời gian này, vòng tránh thai có thể được lấy ra rất dễ dàng và khả năng sinh sản cũng trở lại bình thường.Thực tế, không có biện pháp tránh thai nào phù hợp cho tất cả mọi người, đó là lý do có rất nhiều sự chọn lựa, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về biện pháp tránh thai phù hợp nhất với bản thân. Câu trả lời là có. Thực tế có rất nhiều cặp đôi chọn đặt vòng tránh thai sau khi sinh con.Vòng tránh thai có 2 loại:Dụng cụ tránh thai hóc-môn chứa hóc-môn progestin, giúp ngăn ngừa sự rụng trứng và làm dày lớp nhầy ở cổ tử cung, khiến tinh trùng và trứng khó hội hợp.Dụng cụ tránh thai chứa đồng thay đổi phương thức hoạt động khiến tinh trùng khó bơi, thành ra không thể tìm kiếm và thụ tinh với trứng. Thường thì vòng tránh thai có thể được đặt trong khi sản phụ vẫn còn lưu viện sau sinh, nhưng nếu bạn cảm thấy quá sức và không thoải mái thì có thể đặt dụng cụ trong buổi tái khám sau sinh khoảng 6 tuần, hoặc trễ hơn. Trường hợp bạn vẫn chưa quá kiệt sức trong những tuần mới sau sinh và có thể quan hệ vợ chồng trước khi đặt dụng cụ tránh thai, hãy sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn khác. Việc đặt dụng cụ tử cung cho những phụ nữ đã sinh nở dễ dàng hơn những ai chưa sinh con. Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sử dụng mỏ vịt đặt vào âm đạo, như khi chị em làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung. Một thiết bị đặc biệt được sử dụng để đưa dụng cụ vào tử cung.Quá trình thực hiện trong phòng bác sĩ thường rất nhanh, trong vòng 5 phút, tuỳ thuộc vào tình trạng mỗi bệnh nhân. Bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu hoặc đau bụng dưới trong suốt thủ thuật, thuốc giảm đau uống trước và sau khi đặt dụng cụ có thể khiến bạn thấy dễ chịu hơn. Việc thấy đau quặn bụng hoặc đau lưng dưới trong vài ngày sau khi đặt dụng cụ là bình thường, chườm ấm sẽ là một biện pháp giảm đau tốt. Có một dây nhỏ đính vào phần dưới của dụng cụ, có tác dụng kiểm tra vị trí của dụng cụ đã đúng hay chưa. Dây này cần đủ dài để lấy dụng cụ ra dễ dàng hơn, nhưng cũng ngắn vừa đủ để bạn không cảm thấy vướng víu. Việc đặt dụng cụ tử cung cho những phụ nữ đã sinh nở dễ dàng hơn những ai chưa sinh con Dụng cụ tử cung là biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả, có thể áp dụng trong thời gian cho con bú mà không sợ ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Tuy nhiên, cũng giống như một số biện pháp tránh thai khác, đặt vòng tránh thai có thể gặp phải tác dụng phụ như:Bạn có thể cảm thấy co thắt và khó chịu trong quá trình đặt dụng cụ, và có khi kéo dài vài ngày hoặc vài tuần sau đó;Nếu bạn từng sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết như thuốc tránh thai, miếng dán hay vòng tránh thai, bạn sẽ trải qua các tác dụng phụ như thay đổi tâm trạng, đau ngực và đau đầu.Một số phụ nữ phát hiện u nang buồng trứng khi sử dụng dụng cụ tử cung nội tiết, nghe có vẻ đang nghi ngại, nhưng thường các u nang này không nguy hiểm và tự biến mất;Dụng cụ tử cung đồng có thể gây chảy máu nhiều hoặc rong kinh trong vài tháng. Dụng cụ tử cung nội tiết thường khiến kinh nguyệt ít hơn và đỡ đau bụng kinh hơn.Trong một số trường hợp, khi đặt dụng cụ tránh thai sau sinh, tử cung của người bệnh tự đẩy dụng cụ ra ngoài, thường xảy ra sau vài tháng, và hay gặp ở những sản phụ mới sinh con.Trong một số trường hợp rất hiếm, dụng cụ có thể mắc kẹt ở một bên tử cung, thường là vào lúc đặt. Tuy nghe rất đáng sợ, nhưng sự cố này không gây đau hay tổn thương vĩnh viễn nào, có thể phải thực hiện phẫu thuật để lấy dụng cụ ra, nhưng thường rất hiếm.Bạn cần tái khám với bác sĩ 4-6 tuần sau khi đặt để đảm bảo dụng cụ tử cung vẫn nằm ở vị trí đúng. Kiểm tra vị trí của dụng cụ thường xuyên cũng giúp bạn để ý nếu có dấu hiệu lạ. Một vấn đề cần lưu ý là nếu bạn đang bị viêm nhiễm vùng kín, đặt dụng cụ tử cung có thể đưa viêm nhiễm sâu hơn vào tử cung. Bác sĩ thường sẽ kiểm tra tầm soát bệnh lây qua đường tình dục trước khi tiến hành đặt dụng cụ tử cung.com
question_382
Những lợi ích sức khoẻ không ngờ khi hiến máu
doc_382
Truyền máu giúp cứu sống được hàng triệu sinh mạng mỗi năm. Nó có thể giúp cho những bệnh nhân bị những bệnh như thiếu máu huyết tán kéo dài sự sống và cải thiện chất lượng sống cùng với hỗ trợ nhiều thủ thuật y tế và phẫu thuật phức tạp khác. Điều quan trọng là cần biết rằng chúng ta không thể sản xuất được máu, vì vậy máu từ người hiến là nguồn cung cấp duy nhất và đó là lý do tại sao hiến máu rất quan trọng và giúp cho những người cần máu. Với những người hiến máu, việc đi hiến máu cũng mang lại cho họ nhiều lợi ích như sau: Cải thiện sức khỏe tim mạch Hiến máu thường xuyên có thể giúp bạn kiểm soát được hàm lượng sắt. Lượng sắt dư thừa hình thành trong cơ thể có thể gây tổn thương oxy hóa, đây là nguyên nhân chính gây tổn thương mô. Vì vậy, hiến máu không chỉ giúp kiểm soát hàm lượng sắt trong cơ thể mà còn giảm đáng kể nguy cơ bệnh tim nói chung. Ngoài ra, nó cũng cải thiện sức khỏe tim bằng cách làm giảm nguy cơ lão hóa sớm, đột quỵ và đau tim. Giảm nguy cơ bệnh gan và ung thư Mặc dù chưa có nghiên cứu xác nhận rằng hiến máu làm giảm nguy cơ tổn thương và ung thư gan nhưng có vẻ như nó có tác dụng tích cực lên gan. Cơ chế của tác động này dựa trên chuyển hóa sắt. Vì dư thừa sắt trong cơ thể gây áp lực cho gan, gây ra rối loạn ở gan, hiến máu giúp ổn định lại hàm lượng sắt trong cơ thể, do vậy giảm nguy cơ tổn thương gan. Ngoài ra, sắt dư thừa tích tụ trong gan gây oxy hóa mô gan, tổn thương cơ quan này, trong một số trường hợp có thể dẫn tới ung thư gan. Vì vậy, thường xuyên hiến máu làm giảm nguy cơ mắc ung thư gan. Giúp giảm cân Bạn có thể tiêu tốn 650 – 700 Kcal trong một lần hiến máu. Cân nặng của bạn có liên quan tới hấp thu calo và vì vậy, hiến máu có thể hỗ trợ kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, bạn nên chọn cách hiến máu an toàn và khoảng 1 lần/3 tháng (không nên thường xuyên hơn) vì như vậy sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và hàm lượng haemoglobin và sắt trong máu. Mang đến cảm giác hài lòng Hiến máu đem lại cho bạn cảm giác tuyệt vời vì nghĩ rằng bạn có thể cứu giúp tính mạng của ai đó. Phần máu bạn hiến được chia thành nhiều thành phần theo nhu cầu của bệnh nhân và có thể được sử dụng bởi những người nhận khác nhau vì những mục đích khác nhau. Mỗi lần bạn hiến máu, bạn có thể giúp được 3, 4 người nhận, điều đó khiến bạn có cảm giác hạnh phúc.
doc_9290;;;;;doc_44682;;;;;doc_36075;;;;;doc_60514;;;;;doc_11997
Ngày nay việc hiến máu dần trở thành hoạt động thường niên, phổ biến khắp mọi nơi với ý nghĩa vô cùng cao đẹp. Thế nhưng nhiều người vẫn còn đắn đo, băn khoăn không biết rằng hiến tặng máu có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không. Để hiểu rõ hơn về hoạt động này cũng như những thông tin cần biết về hiến tặng máu mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây. 1. Tìm hiểu chung về hiến máu Đến thời điểm hiện tại, chỉ có 1 sản phẩm sinh học không thể tổng hợp bằng phương pháp nhân tạo đó chính là máu. Nói một cách dễ hiểu, khi người bệnh cần bổ sung một lượng máu lớn thì máu được bơm vào cơ thể họ là màu của người khác. Do đó, việc hiến tặng máu luôn được tôn vinh bởi đây là hành động thiết thực và mang lại giá trị rất lớn cho cộng đồng. Hiến máu đa phần là cho đi hồng cầu. Trong máu có chứa huyết tương với tỷ lệ 55% cùng các tế bào máu với tỷ lệ 45%. Tiếp đó, trong tế bào máu có các thành phần với hàm lượng nhiều nhất có hồng cầu, sau đó là bạch cầu và tiểu cầu. Tuổi thọ của hồng cầu kéo dài khoảng 3 tháng. Có thể hiểu rằng, tất cả hồng cầu hoạt động trong máu đều sinh ra từ tủy xương và được thay thế sau khi thực hiện xong chức năng của mình. Do vậy, khi hiến tặng một lượng máu trong giới hạn cho phép trong cơ thể thì người hiến không bị tổn hại về sức khỏe tuy nhiên với người nhận máu lại là nguồn sống quý báu. Bên cạnh hồng cầu, những thành phần bên trong máu cũng được tận dụng sau khi cho đi là tiểu cầu, huyết tương,… Thế nhưng, hồng cầu vẫn là thành phần được hiến tặng nhiều nhất. Máu hiến tặng được thu trực tiếp từ cơ thể của người cho và lưu trữ tại bệnh viện sau đó truyền cho người nhận. Thế nhưng trước khi bơm máu cho bệnh nhân thì máu phải được xử lý đến khi đạt yêu cầu bằng nhiều công đoạn mới được lấy sử dụng. Về phía người cho máu, trước khi đi hiến cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt sức khỏe và tinh thần. Vào buổi tối trước khi cho máu, bạn cần phải ngủ sớm, ngủ đủ giấc và không nên hoạt động nhiều. Bên cạnh đó, thực phẩm nạp vào cơ thể không được chứa nhiều dầu mỡ. Thời gian thích hợp để hiến máu là vào buổi sáng, thời điểm cơ thể trong trạng thái tốt nhất về tinh thần và sức khỏe. Ngoài ra, người cho máu không được ăn bất cứ thứ gì và chỉ được uống nước lọc, tốt nhất là trà đường vào buổi sáng hiến tặng máu. Lý giải điều này như sau, khi bạn ăn uống thì sản phẩm được cơ thể hấp thụ đi qua thành ruột rồi đi vào máu khiến cho chất lượng máu kém đi. Tiếp đó, người cho máu phải được kiểm tra sức khỏe tổng thể và xem xét mức độ thích hợp các tiêu chuẩn quy định có đạt hay không thì mới được tham gia hiến tặng máu. Người cho máu sẽ được bố trí nằm trên các băng ghế để tạo sự thoải mái và giúp việc lấy máu diễn ra thuận lợi hơn. Kim lấy máu được tiêm vào mạch máu trên tay và máu sẽ tự động chảy ra ngoài do áp lực bơm trong cơ thể. Máu sẽ chảy vào túi máu nằm trên bàn cân và phải đặt ở vị trí không được cao hơn tim. Đến khi thu được lượng máu cần thiết thì nhân viên y tế sẽ rút kim tiêm và dán băng tại vị trí tiêm để cầm máu. Trong quá trình lấy máu, bạn sẽ được cung cấp một vật mềm đặt vào lòng bàn tay và bàn sẽ bóp nó giúp máu được rút ra nhanh hơn. Máu sau khi lấy sẽ được bảo quản theo tiêu chuẩn quy định và được chuyển về các trung tâm hay bệnh viện huyết học. Bước tiếp theo, người ta sẽ kiểm tra trong máu có tồn tại vi sinh vật hay không để loại trừ những bệnh lý gặp phải khi truyền máu là HIV, viêm gan B hoặc C,… Nếu máu đạt chuẩn sẽ được phân loại thành các nhóm máu như O, A, B, AB,... Tiếp đó, máu sẽ được phân chia những thành phần nhỏ lẻ gồm huyết tương, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và cất trữ trong điều kiện thích hợp đợi đến khi cần sẽ lấy ra sử dụng. Đối với trường hợp cho tiểu cầu, máu của người cho được tổng hợp qua 1 hệ thống thiết bị, máy móc. Các thiết bị này sẽ làm nhiệm vụ tách riêng tiểu cầu và những thành phần còn lại sẽ được đưa ngược vào cơ thể người cho qua 1 con đường khác. Nhờ vào chu trình sinh lý bình thường của máu giúp cho việc hiến máu trở nên an toàn, không gây hại đến sức khỏe nếu cơ thể chúng ta có đủ thể tích thích hợp và tần suất hiến hợp lý. Nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về việc cho máu thế nên còn băn khoăn và e ngại với việc làm này. Tuy nhiên đây là là việc làm giúp sức khỏe chúng ta trở nên tốt hơn với nhiều lợi ích cụ thể như: 3.1. Cải thiện tim mạch Việc cho máu thường xuyên sẽ hỗ trợ kiểm soát chặt chẽ số lượng sắt trong cơ thể. Nếu tích trữ lượng sắt lâu ngày sẽ làm tổn thương oxy hóa và là nguyên nhân chủ yếu khiến các mô bị tổn thương. Do đó, cho máu có tác dụng kiểm soát lượng sắt và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. 3.2. Giảm khả năng mắc bệnh gan và ung thư Việc hiến tặng máu được xem có tác dụng tích cực đối với gan. Cơ chế của sự tác động ấy dựa vào chuyển hóa sắt. Lượng sắt dư thừa trong cơ thể sẽ tạo áp lực cho gan dẫn đến một số rối loạn tại gan. Vì thế, khi cho máu sẽ giúp cân bằng lượng sắt từ đó giảm tác động xấu cho gan. Hãy hiến máu thường xuyên để hạn chế khả năng mắc bệnh ung thư gan. 3.3. Hỗ trợ giảm cân Một lần hiến tặng máu sẽ giúp bạn đốt cháy từ 650 - 700 Kcal. Cân nặng và việc hấp thụ calo có sự liên quan với nhau do đó khi hiến máu sẽ giúp bạn giảm cân tốt hơn. Thế nhưng vẫn cần sự kiểm soát tần suất hiến chặt chẽ, ít nhất là 3 tháng 1 lần để không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như lượng haemoglobin và sắt có trong máu. 3.4. Được xác định nhóm máu và phát hiện bệnh truyền nhiễm Lượng máu bạn hiến trước khi đem ra sử dụng sẽ trải qua quá trình kiểm tra, phân loại nhóm máu và xét nghiệm bệnh lý truyền nhiễm. Nếu máu của bạn có vấn đề thì máu của bạn sẽ bị loại. Kết quả kiểm tra sẽ được gửi đến bạn. Do đó, khi hiến tặng máu bạn sẽ biết mình nhóm máu gì và được kiểm tra các bệnh lý truyền nhiễm. Có nhiều trường hợp phát hiện bệnh kịp thời nhờ vào kết quả kiểm tra máu hiến. Tóm lại, hiến máu là việc làm cần thiết với nhiều ý nghĩa thiết thực nhưng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Do vậy, hãy thường xuyên cho máu để giúp ích cho cộng đồng và cho chính bản thân chúng ta.;;;;;Những điều cần lưu ý Hiến máu là hành động, nghĩa cử vô cùng cao đẹp cho cộng đồng. Dù vậy, vẫn còn nhiều người đắn đo về việc sức khỏe bị tổn hại khi hiến máu. Hiến máu được đánh giá là một việc làm cao cả cho cộng động, là hành động thiết thực và ý nghĩa mà một cá nhân có thể làm để giúp đỡ người khác. Hiến máu hay nói chính xác hơn là hiến hồng cầu. Trong máu, 55% thể tích là huyết tương và 45% còn lại là các tế bào máu. Trong các tế bào máu, chiếm số lượng nhiều nhất là hồng cầu, tiếp đến là các bạch cầu và tiểu cầu. Trong các tế bào máu, đời sống của hồng cầu là dài nhất, khoảng 90 ngày. Đây là thời điểm cần thiết để sản sinh ra một hồng cầu mới, thực hiện nhiệm vụ và bị tiêu biến trong lá lách, gan. Cụ thể hơn, những hồng cầu có chứa trong máu đều được sinh ra từ tủy xương và sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị thay thế. Do đó, khi một lượng máu nhỏ trong cơ thể được cho đi thì sẽ không ảnh hưởng gì đối với bản thân người cho, tuy nhiên đối với người nhận máu thì đó lại là một điều có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nếu tần suất hiến máu phù hợp và có thể trạng tương thích với thể tích máu hiến thì việc hiến, cho máu không hề tổn hại đến sức khỏe, điều này nhờ chu kỳ sinh lý của máu. Thậm chí, hiến máu còn được coi là biện pháp giúp tăng cường sức khỏe tốt hơn. Sau đây là những nguyên do ít người biết về lợi ích của việc cho máu, gồm: 2.1. Giúp kích thích sản sinh máu Ước tính, thể tích máu chiếm 1/10 khối lượng của cơ thể, điều này có nghĩa là một người lớn nặng khoảng 50 kg trong cơ thể sẽ có lượng máu khoảng 5000ml. Theo quy định cho máu hiện tại, mỗi lần hiến không vượt quá 9ml/kg (khoảng 450ml) và không được vượt ngưỡng 500ml trong 1 lần hiến. Chính vì thế, lượng máu hiến là không quá nhiều. Bên cạnh đó, một khi cơ thể mất đi một lượng máu, hệ thống tủy xương sẽ sinh ra phản ứng tạo nguồn máu mới bổ sung. Do đó, giúp cơ thể có cơ hội thay đổi máu, hồng cầu sẽ làm việc hiệu quả hơn vì chất lượng được trẻ hóa. Trên thực tế, chỉ có nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản mới xảy ra mất máu sinh lý do chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng. Còn những đối tượng khác như phụ nữ sau mãn kinh, nam giới thì những tế bào hồng cầu thay đổi khá chậm, khả năng ứng phó sẽ kém nếu việc thiếu máu xảy ra đột ngột. Do đó, định kỳ thực hiện hiến máu là dịp để nguồn máu được thay mới cũng như giúp hệ tạo máu được trau dồi thường xuyên. 2.2. Thải sắt Hồng cầu khi đủ ngày sẽ trở nên già đi và bị tiêu hủy. Nhưng thành phần sắt chứa trong hồng cầu sẽ được dùng lại để sản sinh ra các hồng cầu mới. Do đó, lượng sắt nhìn chung sẽ không bị hao mòn, trong khi cơ thể mỗi ngày lại được cung cấp sắt thông qua đường ăn uống. Kết quả là sự ứ trệ của sắt tại các bộ phận nội tạng như thận, gan, tim, phổi,... nếu chu trình sắt chuyển hóa diễn ra không thuận lợi sẽ dẫn đến các bệnh lý. Do đó, bạn sẽ hiến các chất sắt trong quá trình cho máu, đây là biện pháp thải sắt gián tiếp, giúp các cơ quan tồn dư sắt giảm nhẹ gánh nặng. 2.3. Được khám sức khỏe Trước khi thực hiện cho máu, việc khám sức khỏe là một chuyện bắt buộc, bạn phải đạt tiêu chuẩn về thể lực, tuổi tác theo giới mới được phép cho máu. Theo đó, các bác sĩ sẽ lấy chiều cao, cân nặng, chỉ số huyết áp và số mạch của bạn. Sau đó, bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám để bảo đảm bạn không bị các bệnh lý nặng như suy gan, suy thận, suy tim, bệnh ác tính, thiếu máu,... Cuối cùng, nếu bạn được phép cho máu sẽ thể hiện sức khỏe của bạn về mặt cơ bản là ổn định, bình thường. Vì vậy, đây sẽ là cơ hội thăm khám sức khỏe miễn phí khi bạn đi hiến máu, hơn nữa bác sĩ cũng sẽ giúp bạn nhận biết những căn bệnh tiềm ẩn như tim mạch, huyết áp,... (nếu có). 2.4. Biết được nhóm máu và bệnh truyền nhiễm Trước khi đưa vào sử dụng, mọi đơn vị máu đều được xét nghiệm để kiểm tra các bệnh lý lây nhiễm thông thường và xác định nhóm máu. Túi máu sẽ bị loại bỏ nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường. Người cho máu sẽ nhận được các thông báo về kết quả xét nghiệm này. Nói cách khác, bạn sẽ biết mình có mắc bệnh truyền nhiễm gì không, biết mình thuộc nhóm máu nào khi đi cho máu. Có nhiều trường hợp phát hiện bệnh sớm nhờ vào việc đi hiến, cho máu. 2.5. Tạo ra niềm vui Bạn không chỉ giúp được nhiều bệnh nhân khi trao một giọt máu mà đây còn là liều thuốc tinh thần cho chính người hiến. Vì sự mất máu tạm thời sau khi cho máu sẽ khiến cơ thể bạn có cảm giác mệt mỏi, tuy nhiên chúng chỉ hiện hữu trong ngày hiến máu. Sau khi hiến xong, bạn cần nằm nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc, làm việc nhẹ thì lượng máu sẽ phục hồi nhanh chóng. Bên cạnh đó, niềm vui khi có hành động đẹp sẽ làm bạn hạnh phúc, phấn chấn và yêu đời hơn. 3. Lưu ý trước và sau hiến máu Cho máu là hành động vô cùng đẹp, mang đến cho người bệnh món quà sức khỏe cực kỳ giá trị. Những chú ý được chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm hơn trong những lần cho máu. 3.1. Trước khi hiến Không nên thức khuya trước ngày hiến máu, nên ngủ đủ giấc, ít nhất 6 tiếng. Không nên dùng các món nhiều mỡ, nhiều đạm thay vào đó chỉ nên ăn nhẹ. Không được phép uống bia, rượu, nên uống nhiều nước. Mang theo giấy tờ tùy thân. Tạo tâm lý thoải mái. 3.2. Sau khi hiến Hơi nâng cao và duỗi thẳng cánh tay trong khoảng 15 phút sau hiến. Trong quá trình nghỉ ngơi cần hạn chế gập tay. Nghỉ ngơi tối thiểu 15 thiểu ngay tại điểm hiến máu, nếu bạn thấy buồn nôn, đau đầu nhẹ, choáng váng sau khi nghỉ ngơi thì có thể nằm xuống và nâng nhẹ chân lên. Nếu tình trạng trên còn tái diễn trong vài giờ sau hiến thì bạn nên thăm khám bác sĩ. Bổ sung nhiều nước cho cơ thể. Chỉ khi thấy thoải mái mới ra về. Cầm máu nếu từ vết băng xuất hiện máu chảy. Nếu tại chỗ hiến xuất hiện các phản ứng phụ như vết bầm, bạn nên chườm lạnh tại khu vực bị bầm vài phút trong vòng 24 giờ đầu sau khi thực hiện cho máu.;;;;;Nhìn chung, dịch vụ xét nghiệm máu tại nhà nói riêng và xét nghiệm máu nói chung giúp bác sĩ rất nhiều trong quá trình theo dõi sức khỏe bệnh nhân, phát hiện sớm vấn đề sức khỏe, như:Các bệnh lý về máu và các rối loạn liên quan đến thành phần trong máu, ví dụ thiếu máu, rối loạn miễn dịch,... Xét nghiệm cho biết lượng đường glucose trong máu để xác định bệnh tiểu đường. Các bệnh lý liên quan đến chức năng gan, thận. Các bệnh truyền nhiễm. Các bệnh lý liên quan đến rối loạn vi chất trong cơ thể,... Bên cạnh đó, việc xét nghiệm máu cũng giúp bác sĩ có thể theo dõi hiệu quả trong quá trình điều trị 1 số loại bệnh lý nhất định. 3. Những lợi ích tuyệt vời của dịch vụ xét nghiệm máu tại nhà Không thể phủ nhận rằng dịch vụ xét nghiệm tận nơi sở hữu nhiều ưu điểm và được người dân cực kỳ ưa chuộng.;;;;;2.1.Giúp bản thân cảm thấy khỏe mạnh hơn. Khi giúp đỡ người khác bạn sẽ cảm thấy hào phóng hơn, sẵn sàng chia sẻ một phần công sức của mình để làm điều tốt cho mọi người. Chính sự hào phóng đó sẽ kích thích não bộ tăng tiết Oxytocin - một hormone được tiết ra khi người mẹ cho con bú và hormone Endorphin có khả năng làm giảm đau.Khi chúng ta loại bỏ những suy nghĩ rắc rối của bản thân sang việc tập trung vào nhu cầu của người khác thì mức độ hormone căng thẳng cortisol sẽ giảm xuống làm giảm căng thẳng hay trầm cảm. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người đi tình nguyện ít nhất 200 giờ mỗi năm có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp thấp hơn 40% so với những người không đi tình nguyện.2.2.Tạo ra cảm giác gần gũi và giảm sự cô lập. Thông qua những hoạt động tình nguyện và giúp đỡ người khác, bạn sẽ được kết nối với một cộng đồng gồm những người có cùng chung mục tiêu để cùng nhau tạo dựng thêm nhiều giá trị tốt đẹp hơn. Điều đó làm giảm đi cảm giác cô đơn bên trong mỗi con người. Làm điều tốt thông qua những hoạt động tình nguyện giúp bạn giảm sự cô lập 2.3. Nâng cao khả năng nhìn nhận về vấn đềĐây là một lợi ích mà nhiều người thường không nhìn thấy được. Những sự việc trong cuộc sống được đánh giá bởi nhiều quan điểm khác nhau. Khi làm một việc tốt, đặc biệt là giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình, bạn sẽ nhìn nhận những vấn đề trong cuộc sống theo chiều hướng tích cực hơn. Có nhiều bằng chứng cho thấy khi nhận thức được những hành động tử tế của bản thân cũng như những điều bạn cảm thấy biết ơn có thể làm gia tăng cảm giác hạnh phúc, có suy nghĩ lạc quan và hài lòng với hoàn cảnh hiện tại.2.4. Làm lan tỏa những điều tốt đẹp đến với mọi người. Ngoài những lợi ích về mặt sức khỏe và cho bản thân, những hành động tử tế sẽ làm cho thế giới trở nên hạnh phúc hơn. Những người xung quanh sẽ nhìn thấy điều đó và sẽ cùng chung tay hành động vì một tương lai tốt đẹp.Làm những điều tốt không chỉ giúp bạn có tinh thần sảng khoái mà còn giúp bạn có một sức khỏe tốt, một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.;;;;;Khi hiến máu, bạn chỉ nên hiến dưới 1/10 lượng máu của cơ thể và điều này hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe của bạn. Thông thường, sau mỗi lần hiến máu, một số chỉ số máu của cơ thể sẽ có sự thay đổi rất nhỏ nhưng hoàn toàn không có gì đáng ngại vì nó vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường. Không những không gây hại cho cơ thể mà hiến máu còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe chúng ta. Cụ thể là: Trước khi hiến máu, bạn sẽ được kiểm tra sức khỏe: Người hiến máu cần phải đảm bảo có một cơ thể khỏe mạnh, không mắc một số bệnh lý nội khoa chẳng hạn như bệnh tim, thận, suy gan,… Người hiến máu sẽ được kiểm tra huyết áp, cân nặng,… trước khi tham gia hiến máu. Đây cũng chính là cơ hội để bạn kiểm tra sức khỏe mà không mất chi phí, đồng thời bạn cũng có thể phát hiện sớm những nguy cơ sức khỏe của mình thông qua đợt khám sức khỏe này. Người hiến máu cũng được thực hiện các xét nghiệm máu cơ bản để biết về nhóm máu và một số bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B, C, hay bệnh giang mai. Cơ thể được kích thích khả năng tạo máu: Như chúng ta đã biết, thành phần máu gồm tế bào máu và huyết tương sẽ luôn được đổi mới. Trong đó, tủy xương chính là cơ quan tái tạo máu chính. Nhiệm vụ của nó chính là sản sinh ra những tế bào máu mới tương đương với những tế bào máu đã bị mất đi. Khoảng một tháng sau khi hiến máu, thành phần máu sẽ được hồi phục và những tế bào máu mới, khỏe mạnh được thay thế lượng máu già cỗi đã mất đi. Giúp làm giảm quá tải sắt trong cơ thể: Theo các nghiên cứu, cơ thể có khoảng 200 - 400 tỷ hồng cầu chết tự nhiên mỗi ngày và được thay thế bằng những hồng cầu mới. Lượng huyết sắc tố bị tiêu hủy sẽ giúp giải phóng ra một lượng sắt. Trong đó, một phần được tái hấp thu để tạo máu mới, một phần được thải ra ngoài và một phần còn lại sẽ tồn tại trong cơ thể để làm kho dự trữ. Khi hiến máu, cơ thể sẽ được giảm lượng sắt dư thừa và quá trình thải sắt thuận lợi hơn nếu thường xuyên hiến máu. Hơn nữa hiến máu còn giúp giảm nguy cơ xuất hiện đột quỵ, tim mạch: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu bạn thường xuyên hiến máu sẽ góp phần giảm ứ đọng sắt, từ đó giúp giảm nguy cơ xuất hiện các cơn đột quỵ, tim mạch. Hơn nữa, việc hiến máu còn giúp bạn có một cảm giác rất tuyệt vời, rất hài lòng về những gì mình đã làm cho cộng đồng. Hiến máu chính là một hành động ý nghĩa, chính hành động ấy sẽ có thể cứu giúp tính mạng của một ai đó. Hiến máu là một việc làm tốt đẹp và cần được lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng. Những người từ 18 đến 60 tuổi và đạt tiêu chuẩn tốt về sức khỏe, cân nặng thì đều có thể tham gia hiến máu. Cụ thể như sau: Trước hết, người hiến máu phải xác nhận hoàn toàn tự nguyện khi tham gia hiến máu, có mang theo một giấy tờ có dán ảnh (có thể là bằng lái xe hoặc chứng minh thư nhân dân,…), khai báo về thông tin sức khỏe của mình và có ký tên xác nhận,… Nữ giới muốn hiến máu thì cân nặng phải đạt từ 42kg trở lên. Trong khi đó, nam giới muốn hiến máu phải đạt từ 45kg trở lên. Người hiến máu phải đảm bảo không bị các bệnh mạn tính hay cấp tính theo quy định. Khi hiến máu, người tham gia yêu cầu tỉnh táo, tiếp xúc tốt. Huyết áp ổn định, nhịp tim đều. Với thắc mắc: Đang ngày đèn đỏ có thể hiến máu được không, các chuyên gia giải thích rằng, hiện nay chưa có quy định không cho phép phụ nữ đang có kinh nguyệt thì không được tham gia hiến máu. Tuy nhiên, phụ nữ không nên hiến máu trong thời gian này. Nguyên nhân là khi đến “ngày đèn đỏ”, cơ thể của chị em đã phải mất đi một lượng máu và thời điểm này bạn rất dễ bị suy nhược, thiếu máu, hạ huyết áp,… chưa kể đến một số tình trạng thường gặp trong ngày nguyệt san như đau bụng kinh, đau lưng, rong kinh,… Vì thế, lời khuyên cho chị em đó là không nên hiến máu khi bạn đang trong chu kỳ và tốt nhất nên hiến máu vào thời điểm 7 ngày trước hoặc sau chu kỳ. 3. Những trường hợp cần trì hoãn tham gia hiến máu Bên cạnh phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt thì những trường hợp cũng cần trì hoãn tham gia hiến máu: Trì hoãn hiến máu trong 12 tháng đối với những trường hợp như sau: - Phải can thiệp ngoại khoa và cần đủ thời gian để phục hồi hoàn toàn. - Mắc một số bệnh truyền nhiễm và cần khỏi bệnh trước khi tham gia hiến máu. - Người kết thúc đợt tiêm vắc xin phòng bệnh dại. - Phụ nữ sau sinh khoảng 12 tháng mới nên hiến máu. Những trường hợp trì hoãn hiến máu trong 06 tháng: - Là những đối tượng xăm da, bấm lỗ tai, lỗ mũi và một số vị trí khác trên cơ thể. - Phơi nhiễm với máu hoặc dịch cơ thể của những trường hợp mắc bệnh lây truyền qua đường máu hoặc có nguy cơ mắc các bệnh này. - Mắc những bệnh như viêm tắc tĩnh mạch, động mạch, bị rắn cắn, nhiễm trùng huyết,… Các trường hợp trì hoãn hiến máu trong 04 tuần: - Là các trường hợp đã từng mắc và đã khỏi một số bệnh lý chẳng hạn như viêm đường tiết niệu, viêm da nhiễm trùng, viêm dạ dày, viêm phổi, viêm phế quản, hoặc một số bệnh khác như bệnh sởi, ho gà, bệnh quai bị, bệnh sốt xuất huyết, rubella, tả,… - Các trường hợp đã kết thúc tiêm phòng một số bệnh như ung thư cổ tử cung, sởi, quai bị, thương hàn, thủy đậu, rubella,… Các trường hợp phải trì hoãn hiến máu trong 07 ngày: - Những người mắc bệnh cúm, cảm lạnh hoặc dị ứng mũi họng, đau nửa đầu,… cần trì hoãn hiến máu sau khoảng 7 ngày tính từ khi khỏi bệnh. - Trì hoãn 7 ngày sau khi tiêm phòng một số loại bệnh theo quy định. - Phụ nữ nên hiến máu sau chu kỳ kinh nguyệt khoảng 7 ngày.
question_383
TP.HCM: Người trì hoãn hoặc thận trọng khi tiêm COVID-19 sẽ được tiêm thế nào?
doc_383
Theo Hướng dẫn tạm thời Khám sàng lọc trước khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19 mới được Bộ Y tế ban hành ngày 10/8/2021, có 3 nhóm cần trì hoãn tiêm vắc-xin COVID-19...Ngày 9/8/2021, Sở Y tế TP. Theo đó:Đối với nhóm trì hoãn tiêm vắc-xin COVID-19:Cần khám sàng lọc phải xác định đúng nhóm phải trì hoãn tiêm, giải thích rõ cho người đi tiêm về nguyên nhân trì hoãn tiêm.Đối với những lý do trì hoãn ngắn ngày (đang dùng thuốc, đang mắc bệnh cấp tính...), đội tiêm hướng dẫn cho người dân có thể trở lại điểm tiêm để đánh giá, nếu tình trạng sức khỏe ổn định hoặc không còn lý do trì hoãn thì thực hiện tiêm vắc-xin. Do đó, Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường đánh giá kỹ tình trạng sức khỏe của người đến tiêm, xử trí chuyên môn để tạo điều kiện cho người dân được tiêm ngay tại chỗ.Đối với người có bất thường về mạch, huyết áp, tùy theo năng lực và phạm vi chuyên môn của bác sĩ khám sàng lọc, điều kiện thực tế của điểm tiêm, có thể xử trí theo phác đồ điều trị, nếu ổn định được các chỉ số trong giới hạn cho phép thì thực hiện tiêm vắc-xin.Đối với những trường hợp tiêm tại điểm tiêm ngoài bệnh viện, nếu đội tiêm đánh giá bắt buộc chuyển tiêm chủng và theo dõi tại bệnh viện thì thực hiện chuyển tuyến cho người cần tiêm đến bệnh viện phù hợp, thuận tiện cho việc đi lại của người dân. Đồng thời phải giải thích rõ cho người dân lý do chuyển tuyến tiêm chủng và thông tin về bệnh viện sẽ được chuyển; cung cấp cho người dân một bản phiếu sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin COVID-19, lưu ý ghi rõ tên bệnh viện chuyển đến và lý do chuyển tiêm chủng để làm căn cứ cho người dân đến tiêm tại bệnh viện.Hiện TP.HCM là địa phương có số ca mắc COVID-19 nhiều nhất cả nước với hơn 130 nghìn ca mắc. Đến nay TP.HCM đã tiêm hơn 3,4 triệu liều vắc-xin COVID-19 cho người dân.
doc_1006;;;;;doc_40792;;;;;doc_41800;;;;;doc_43007;;;;;doc_6531
Cho đến nay, Việt Nam đã tiêm gần 10 triệu liều vaccine Covid-19, trong đó hơn một triệu người đã được tiêm đủ hai mũi. TP HCM đang là địa phương có tốc độ tiêm vaccine nhanh nhất cả nước. Ai nên tiêm vacxin, ai không nên tiêm vacxin COVID-19 trở thành vấn đề thời sự đối với rất nhiều người. Ba nhóm người cần trì hoãn tiêm vắc xin COVID-19 Ngày 10/8/2021, Bộ Y tế đã ban hành quyết định điều chỉnh nhóm cần trì hoãn tiêm chủng từ 5 xuống 3, trong Hướng dẫn tạm thời Khám sàng lọc trước khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19.Theo hướng dẫn mới. người tiêm chủng phân chia thành 4 nhóm lớn, gồm: Đủ điều kiện tiêm chủng; Cần thận trọng tiêm chủng; Trì hoãn; và Chống chỉ định. Có những thay đổi trong từng nhóm.Trước đây, có 5 phân nhóm người phải trì hoãn tiêm chủng, tuy nhiên, theo hướng dẫn mới, chỉ còn ba phân nhóm, gồm: Người có tiền sử rõ ràng đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng; Người đang mắc bệnh cấp tính; Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.Vì vậy, phụ nữ mang thai trên 13 tuần và cho con bú vẫn được tiêm vắc-xin (nếu có cam kết), tuy nhiên không áp dụng với vắc-xin Sputnik V.Các nhóm còn lại gồm:Đủ điều kiện tiêm chủng: Người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào trong thành phần của vắc-xin .Thận trọng tiêm chủng: Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác; Người có bệnh nền, bệnh mạn tính; Người mất tri giác, mất năng lực hành vi; Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu; Phụ nữ mang thai trên 13 tuần; Người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống gồm nhiệt độ dưới 35,5 độ C và trên 37,5 độ C, mạch dưới 60 lần/phút hoặc trên 100 lần/phút, nhịp thở trên 25 lần/phút...Chống chỉ định: Người tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc-xin phòng COVID-19 cùng loại (lần trước); Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất. Phiếu khám sàng lọc trước tiêm chủng và phiếu cam kết đồng ý tiêm chủng được lưu tại đơn vị tổ chức tiêm trong 15 ngày.Việc tiêm chủng là cần thiết để giúp bảo vệ người dân. Vì vậy, chúng ta hãy cùng chung tay tạo miễn dịch cộng đồng để chống lại dịch COVID-19.;;;;;Tiêm phòng vắc xin Covid-19 là cách phòng bệnh tốt nhất với tất cả đối tượng trước nguy cơ nhiễm bệnh và biến chứng do virus này gây ra. Việc tiêm chủng đầy đủ mũi tiêm, đúng lịch là cần thiết, tuy nhiên một số trường hợp không mong muốn có thể phải hoãn, dời lịch tiêm chủng. Vắc xin Covid-19 đang được sản xuất bởi nhiều công ty, hãng dược phẩm trên toàn thế giới, trong đó phổ biến 1 số loại vắc xin như: Moderna, Pfizer,... Mỗi loại vắc xin sẽ quy định hàm lượng các chất với khả năng tạo miễn dịch cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe là khác nhau. Nhìn chung, các chuyên gia cho biết, việc tiêm vắc xin Covid-19 không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh miễn dịch của cơ thể hay những rủi ro khác sau khi tiêm. Với những người cần uống kháng sinh để điều trị bệnh lý thì vẫn có thể tiếp tục dùng thuốc điều trị trước, trong và sau khi tiêm vắc xin. Tuy nhiên với các bệnh lý nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để xem xét có cần thiết phải dời lịch tiêm chủng để đảm bảo điều kiện sức khỏe hay không. Ngoài ra, cần lưu ý khi tiêm vắc xin Covid-19 nói riêng và vắc xin các loại nói chung, bắt buộc phải khai báo tình hình sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh lý, các loại thuốc đã và đang dùng. Dựa trên tình hình sức khỏe và thuốc điều trị, bác sĩ sẽ tư vấn thời điểm tiêm chủng hay loại vắc xin phù hợp. Với các bệnh nhiễm trùng cần điều trị bằng kháng sinh không quá nặng, tình hình sức khỏe tốt thì vẫn nên tiêm phòng, nhất là tiêm mũi 3 nhắc lại. Nếu do bệnh lý nghiêm trọng, nên tập trung điều trị đến khi sức khỏe ổn định thì khi tiêm vắc xin sẽ gặp ít tác dụng phụ nhất, cũng đem lại hiệu quả miễn dịch cao nhất. 2. Các trường hợp cần hoãn tiêm phòng Covid-19 Trước khi tiêm, bác sĩ hoặc nhân viên y tế đều cần khám sàng lọc sức khỏe, những trường hợp đủ điều kiện có thể chỉ định tiêm ngay. Những người có một hoặc nhiều hơn yếu tố phải trì hoãn sẽ được yêu cầu dời lịch tiêm chủng cho đến khi đảm bảo sức khỏe. Một số trường hợp cần hoãn tiêm phòng vắc xin Covid-19 gồm: 2.1. Những có tiền sử phản vệ độ 3 Phản vệ là tình trạng phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm phòng vắc xin, nếu đã có tiền sử phản vệ nặng, nhất là sau tiêm vắc xin Covid-19 thì có thể phải trì hoãn tiêm chủng. 2.2. Người mang thai dưới 13 tuần trở xuống Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần cũng thuộc nhóm đối tượng cần trì hoãn tiêm chủng. Các chuyên gia cho biết, chưa có nghiên cứu cụ thể nhưng phụ nữ mang thai dưới 13 tuần là đối tượng đặc biệt có thể bị phản ứng nặng hoặc ảnh hưởng do tiêm phòng Covid-19. 2.3. Người mắc bệnh cấp tính Người đang mắc bệnh cấp tính hoặc có các dấu hiệu sức khỏe bất thường sau cũng không đủ điều kiện để tiêm vắc xin Covid-19, nhân viên y tế sẽ tiếp tục theo dõi hoặc hướng dẫn dời lịch tiêm. Người có thân nhiệt cao, nhiệt độ cơ thể từ 37.5 độ C trở lên. Người có nhiệt độ cơ thể thấp hơn 35.5 độ C. Người có mạch dưới 60 lần/phút hoặc nhanh trên 100 lần/phút. Người có huyết áp tối thiểu thấp hơn 60 mm Hg hoặc cao hơn mm Hg, huyết áp tối đa nhỏ hơn 90 mm Hg hoặc lớn hơn 140 mm Hg. Người có nhịp thở lớn hơn 25 lần/phút. Ngoài ra, những người mắc bệnh mạn tính, trẻ nhỏ sức khỏe yếu cũng nên chú ý kiểm tra sức khỏe cẩn thận và theo dõi sát sao sau khi tiêm phòng. Các đối tượng này dễ bị tổn thương hơn do tác dụng phụ của vắc xin. 3. Lưu ý trước và sau khi tiêm chủng Chuẩn bị tốt trước và sau khi tiêm chủng covid là cần thiết để rút ngắn thời gian, giảm rủi ro sức khỏe cũng như tạo điều kiện cho cơ thể đạt được khả năng miễn dịch tốt nhất. Dưới đây là một số lưu ý: 3.1. Lưu ý trước khi tiêm chủng Trước khi tiêm phòng vắc xin Covid-19, cần lưu ý chuẩn bị: Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết bao gồm: chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc thẻ bảo hiểm y tế, phiếu tiêm vắc xin, sổ khám bệnh, đơn thuốc nếu có. Khai báo y tế trước khi đến trung tâm tiêm chủng, chuẩn bị khẩu trang, tuân thủ 5K phòng dịch Covid-19, ăn uống đầy đủ. Chủ động thông tin cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe cá nhân, nhất là các thông tin về tiền sử dị ứng, các bệnh mạn tính, thuốc đang sử dụng,... Nếu có thắc mắc liên quan đến tiêm chủng, bạn cũng có thể hỏi nhân viên y tế để được giải đáp trước khi tiêm. 3.2. Chuẩn bị sau khi tiêm chủng Sau khi tiêm, một số dấu hiệu thường gặp bao gồm: mệt mỏi, sốt, đau tại chỗ tiêm, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, ngứa, đau đầu,... Các phản ứng này cho thấy cơ thể bạn đang tạo miễn dịch với vắc xin nên không nên quá lo lắng.;;;;;COVID-19 gây ảnh hưởng trực tiếp lên đường hô hấp, ảnh hưởng đến chức năng phổi và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Người mắc các bệnh lý phổi, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) do sự cung cấp oxy và thải khí cacbonic của cơ thể đã bị suy giảm nên khi phổi bị viêm do nhiễm COVID-19 sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng này. Lưu ý khi tiêm vắc xin COVID-19 Theo Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 được Bộ Y tế ban hành ngày 10/8/2021 thì người có bệnh nền, bệnh mạn tính thuộc nhóm đối tượng cần thận trọng khi tiêm chủng.Đối với người trên 65 tuổi, người có tiền sử bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định, người có tiền sử rối loạn đông máu/cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông thì phải chuyển tiêm chủng và theo dõi tại bệnh viện.Như vậy, đối với bệnh nhân COPD, thường là ở nhóm người cao tuổi có một hoặc nhiều bệnh nền, nguy cơ bị nặng và tỷ lệ tử vong cao khi mắc COVID-19 rất cần được tiêm phòng vắc xin phòng COVID-19. Tuy nhiên phải được tiêm ở bệnh viện, nơi có đủ khả năng cấp cứu. 2. Lưu ý trước - trong - sau tiêm vắc xin COVID-19 ở bệnh nhân COPD Duy trì điều trị kiểm soát tốt triệu chứng của COPD. Bệnh nhân phải ở giai đoạn ổn định (ngoài đợt cấp). Không dùng corticosteroid toàn thân trong vòng 14 ngày.Nhân viên y tế tại điểm tiêm chủng khi khám sàng lọc trước tiêm, ngoài hỏi tiền sử dị ứng, đo mạch, nhiệt độ, huyết áp thì cần khám hô hấp. Bệnh nhân COPD có chỉ định tiêm khi nhịp thở dưới 25 lần/phút, Sp. O2 lớn hơn 94%.Sau tiêm bệnh nhân được theo dõi tại bệnh viện ít nhất 30 phút. Khi về vẫn dùng các thuốc kiểm soát COPD theo hướng dẫn. Tốt nhất là dùng đường tại chỗ dạng phun hít, hạn chế dùng dạng uống, dạng khí dung. Chú ý theo dõi tình trạng khó thở cũng như dị ứng sau tiêm vắc xin. Nếu khó thở tăng, thở rít, nổi ban dát sẩn ngoài da... cần báo ngay cho bác sĩ. Trước khi tiêm vắc xin Covid 19 người bệnh nên trao đổi kỹ với bác sĩ 3. Lưu ý tương tác giữa vaccine COVID-19 và thuốc điều trị COPD;;;;;Vắc-xin COVID-19 của hãng Moderna (m. RNA-1273) là vắc-xin phòng bệnh do virus SARS-Co. V-2, được sản xuất theo công nghệ mới sử dụng vật chất di truyền dạng RNA. Vắc-xin được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc-xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại quyết định số 3122/ QĐ-BYT ngày 28/6/2021. 1. Thông tin chung về vắc xin Covid-19 Moderna 2. Phác đồ tiêm chủng vắc xin Covid-19 Moderna Vắc xin Moderna được chỉ định tiêm chủng cho người từ 18 tuổi trở lên với 2 mũi tiêm bắp 0.5 ml cách nhau 28 ngày. Vắc xin có thể tiêm cho các đối tượng có bệnh lý về phổi mạn tính, bệnh lý tim, béo phì nặng, đái tháo đường.Nếu mũi 2 được tiêm cách mũi 1 ít hơn 28 ngày nhưng trên 24 ngày thì không cần tiêm lại mũi 2 đó. Nếu mũi 2 bị tiêm trễ hơn 28 ngày thì nên tiêm càng sớm càng tốt.Hiện tại, Bộ Y tế cho phép người tiêm vắc-xin Moderna hoàn thành mũi thứ 2 bằng vắc-xin cùng loại. Gần đây, Bộ Y tế đã chính thức cho phép tiêm Moderna sau tiêm vắc xin Astra. Zeneca và tiêm trộn vắc xin Pfizer và vắc xin Moderna.Xem ngay: Phản ứng cánh tay sau tiêm vắc xin COVID-19 Moderna 3. Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng vắc xin Moderna Những đối tượng cần trì hoãn tiêm chủng là các đối tượng sau đây:Đang mắc các bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được.Những người suy giảm chức năng đáp ứng miễn dịch nặng: ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù...Trong vòng 14 ngày trước điều trị corticoid liều cao (tương đương Prednisolon ≥ 2mg/kg/ngày trong ≥ 7 ngày) hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.Đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.Đã tiêm các vắc-xin khác trong vòng 14 ngày. Vắc xin Moderna được chỉ định tiêm chủng cho người từ 18 tuổi trở lên 4. Các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng vắc xin Moderna Các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng vắc xin Moderna là:Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác. Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống chưa kiểm soát:+ Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút.+ Huyết áp tối thiểu <60 mm. Hg hoặc >90 mm. Hg và/hoặc huyết áp tối đa <90 mm. Hg hoặc >140 mm. Hg.+ Nhịp thở > 25 lần/phút và/hoặc Sp. O2 < 94% (nếu có). 5. Các đối tượng chống chỉ định tiêm vắc xin Moderna 6. Các phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng vắc xin Moderna Các tác dụng không mong muốn thường hay xuất hiện, có mức độ từ nhẹ đến trung bình và cải thiện khoảng 2 - 3 ngày sau tiêm vắc-xin, hay gặp nhất bao gồm:Rất phổ biến: Đau đầu (64.7%), Nôn, buồn nôn (23.0%), Đau cơ, khớp (~ 50%), Đau vị trí tiêm (92.0%), Mệt mỏi (70.0%), ớn lạnh, Sốt (15.5%), Nổi hạch, sưng đỏ vị trí tiêm.Phổ biến: phát ban, mẩn đỏ hoặc sưng tại chỗ tiêm, tiêu chảy. Không phổ biến: ngứa chỗ tiêm. Hiếm: sưng mặt, liệt mặt ngoại biên cấp tính. Tỷ lệ xảy ra phản ứng phản vệ (nguy cơ đe dọa tính mạng) sau tiêm vắc-xin được ghi nhận khoảng 5 ca/1 triệu liều.Ngoài ra, người tiêm chủng có thể bị viêm cơ tim/ màng tim cấp sau tiêm vắc-xin với tỉ lệ 0.95/1 triệu liều. Đau đầu là phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng vắc xin Moderna 7. Theo dõi sau tiêm phòng vắc xin Moderna 7.1. Tại thời điểm tiêm chủng Người được tiêm chủng nên ở lại điểm tiêm chủng từ 1-2 giờ để được theo dõi. Trường hợp có bệnh lý nền tim mạch, tiểu đường, hô hấp...có thể lâu hơn để nhân viên y tế theo dõi và đánh giá phản ứng sau tiêm. 7.2. Theo dõi tại nhà Người được tiêm chủng cần tự theo dõi ít nhất 1-2 ngày và tốt nhất 7 ngày sau tiêm vắc-xin với các dấu hiệu tại vị trí tiêm (sưng, nóng, đỏ, đau), thân nhiệt, ban trên da, đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, mệt mỏi, ớn lạnh, rối loạn tiêu hóa... Nên có người giám sát theo dõi cùng trong vòng 48-72 giờ, không nên uống rượu bia trong thời gian này.Người được tiêm chủng vắc xin cũng cần chú ý theo dõi tối thiểu 2-4 ngày sau tiêm các dấu hiệu nghi ngờ viêm cơ tim/ màng ngoài tim như sau:Đau ngực: đau thắt vùng sau xương ức, ngực trái hoặc phải, đau rát bỏng thay đổi theo nhịp hô hấp hoặc tư thế.Khó thở ở các mức độ khác nhau, có thể từ khó thở nhẹ khi gắng sức đến khó thở dữ dội. Rối loạn nhịp tim: cảm giác tim đập nhanh/chậm bất thường, hoặc hồi hộp trống ngực.Dấu hiệu nặng nguy kịch: tĩnh mạch cổ nổi, huyết áp tụt/ kẹt, đầu chi lạnh ẩm nổi vân tím. 8. Cách xử trí nếu có các phản ứng phụ sau tiêm chủng vắc xin Phản ứng phụ thông thường sau tiêm bạn có thể tự chú ý như sau:Không đắp hay chườm đá tại chỗ tiêm sau thực hiện dịch vụ với các dấu hiệu tại chỗ (sưng, nóng, đỏ, đau).Có thể sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt (paracetamol, Panadol, Efferalgan...) nếu sốt từ 38.5 độ C trở lên, 4-6 giờ/ lần, hoặc khi có đau nhiều (đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau tại vị trí tiêm) ...Các triệu chứng buồn nôn, đau cơ, đau khớp, mệt mỏi, ớn lạnh ...có thể tự hết sau 1-2 ngày, không cần can thiệp về y tế. Sốt > 39 độ C, dùng thuốc hạ sốt không đỡ.Tiêu hóa (nôn, tiêu chảy, cảm giác co thắt đường ruột)Hô hấp (thở dốc, ho, thở khò khè, khó thở, cảm giác nghẹt thở)Tim mạch (mạch yếu, chóng mặt, choáng, cảm giác muốn ngã), chân tay co quắp.Có dấu hiệu nghi ngờ viêm cơ tim/ màng ngoài tim.Vắc xin phòng Covid-19 Moderna là vắc xin được chỉ định tiêm chủng phòng bệnh Covid-19 do virus SARS-Co. V-2 gây ra. Việc nắm rõ kiến thức tiêm chủng và thông tin về vắc xin sẽ giúp người tiêm chủng nắm được cách xử trí khi có các phản ứng phụ gây ra.;;;;;1. Nắm được đâu là nhóm đối tượng được tiêm phòng Những đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng là người trong độ tuổi khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với các hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào trong thành phần của vắc xin. Tuy nhiên, với số lượng liều vắc xin hiện có chưa thể đáp ứng được cho toàn bộ người dân nằm trong nhóm đối tượng tiêm chủng. Vì thế, nhà nước đã chia ra những nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm trước như sau: Lực lượng tuyến đầu chống dịch: bao gồm lực lượng công an, quân đội, các nhân viên y tế (như bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên xét nghiệm,…) đang làm nhiệm vụ chống dịch. Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao do tiếp xúc với nhiều người cũng dễ dàng trở thành một nguồn lây bệnh mới ra cộng đồng. Người dân đang nằm trong vùng hoặc khu vực có dịch bệnh với diễn biến phức tạp, hoặc có nguy cơ cao về lây nhiễm trong cộng đồng. Người cao tuổi trên 60 có nguy cơ tử vong khi mắc phải virus gây bệnh. 2. Nắm được nhóm đối tượng cần thận trọng, trì hoãn hoặc chống chỉ định tiêm Nhóm đối tượng cần thận trọng khi tiêm chủng Đối tượng có tiền sử dị ứng với các dị nguyên. Người đang có các bệnh lý nền hoặc mắc bệnh mạn tính. Người đang mất tri giác hoặc không làm chủ được hành vi. Người có tiền sử giảm tiểu cầu hoặc người bị rối loạn đông máu. Phụ nữ mang thai >13 tuần. Người nhiễm trùng, hoặc sốt >37.5. Người có tiền sử bệnh nền mãn tính, đặc biệt là các bệnh tim mạch vẫn chưa được điều trị dứt điểm. Người đã mất đi năng lực hành vi của bản thân. Người có thể trạng không tốt, dấu hiệu sinh tồn bất thường (mạch <60 lần/phút hoặc >100 lần/phút; huyết áp tối thiểu <60 mm Hg hoặc >100 mm Hg, huyết áp tối đa <90 mm Hg hoặc >140 mm Hg);… Nhóm đối tượng trì hoãn việc tiêm chủng Có tiền sử rõ ràng đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng. Đang mắc các bệnh cấp tính. Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần. Nhóm đối tượng chống chỉ định tiêm chủng: Người có các phản ứng nặng sốc phản vệ cấp độ 2, dị ứng với các thành phần của vắc xin,… 3. Những điều cần chú ý khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 Việc đăng ký thông tin cũng là một bước quan trọng trong những điều cần lưu ý khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, cụ thể như sau: Cung cấp các thông tin về độ tuổi, tình trạng sức khỏe của bản thân bao gồm hiện tại có đang mắc bệnh lý về sốt hay cấp tính, tình trạng tiểu sử bệnh, đang sử dụng các loại thuốc điều trị, tiêm vắc xin khác hay các tham gia các liệu trình trị bệnh, đã mắc bệnh và điều trị khỏi,… thông qua bản khai y tế và sổ khám bệnh. Đảm bảo các tiêu chuẩn phòng chống dịch mà Bộ Y tế đã quy định: luôn sử dụng khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn thường xuyên, không tụ tập đông người, giữ khoảng cách với người khác,… để tránh bị lây nhiễm khi đi tiêm vắc xin. Vắc xin chỉ có tác dụng trước khi mắc bệnh. Phải đi tiêm đúng ngày và đúng giờ kể cả mũi đầu tiên và mũi nhắc lại sau đó, như vậy mới phát huy tối đa hiệu quả của vắc xin. Trước khi tiêm không nên dùng thuốc giảm đau, đồ uống có cồn trước khi tiêm chủng. Ngoài ra bạn nên bổ sung đủ nước cho cơ thể, khuyến khích ăn nhẹ trước khi tiêm để gia tăng khả năng đề kháng của hệ miễn dịch. 4. Những điều cần chú ý sau khi tiêm vắc xin Sau khi được tiêm vắc xin, cơ thể bạn có thể sẽ xuất hiện những biểu hiện của tác dụng phụ cùng với phản ứng của vắc xin. Tuy nhiên. Sau đây là những lưu ý khi đi tiêm vắc xin phòng COVID-19. Theo dõi sức khỏe của bản thân sau khi tiêm chủng: phải ngồi lại nơi tiêm chủng ít nhất 30 phút để nhân viên y tế theo dõi biểu hiện tác động của vắc xin lên cơ thể nhằm đưa ra các giải pháp kịp thời nếu có phản ứng xấu. Phải liên tục theo dõi cơ thể trong 3 tuần tiếp theo và liên hệ trung tâm tiêm chủng nếu gặp các dấu hiệu bất thường. Các phản ứng dễ nhận biết sau khi tiêm chủng: nhức đầu, nôn hoặc buồn nôn, đau ở cơ và khớp, sưng và đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, phát ban, mẩn đỏ,… là các biểu hiện thông thường khi tiêm vắc xin. Đây là những phản ứng cho biết cơ thể đang có dấu hiệu của việc tiếp nhận thuốc và tạo ra miễn dịch. Các phản ứng nghiêm trọng nhưng hiếm gặp khi tiêm vắc xin COVID-19: tê phần miệng và lưỡi; xuất hiện các phát ban hoặc mẩn đỏ ở trên da, một số trường hợp có thể bị tím tái; họng bị ngứa, rát, tắc nghẽn hoặc khàn đặc; tiêu chảy, đau quặn bụng, nôn; thở dốc, thở khò khè, cảm giác bị nghẹt thở, khó thở, ho liên tục; đau đầu, chóng mặt, bị ngã hoặc có cảm giác bị ngã,… Một số trường hợp hiếm gặp và rất nghiêm trọng nếu gặp phải: cơ thể bị sốt cao trên 39 độ; vùng tiêm bị sưng tấy đỏ, bị đau và liên tục lan rộng tại chỗ tiêm; huyết áp tăng giảm thất thường khiến cơ thể bị mệt mỏi, dễ bị ngất xỉu đột ngột; các cơn đau bất thường, có dấu hiệu lan rộng và ngày một dữ dội. Trang bị kiến thức, nắm rõ những điều cần chú ý khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 có thể giúp mỗi cá nhân phát hiện ra những biểu hiện bất thường trên cơ thể và phòng ngừa các nguy cơ không mong muốn. Ngoài ra, một điều quan trọng nữa là mỗi cá nhân cần nâng cao cảnh giác, ý thức trong việc phòng chống đại dịch bằng việc thực hiện tốt khẩu hiệu 5K và ở nhà trong thời gian giãn cách xã hội.
question_384
Nguyên nhân gây bệnh ù tai, bạn đã biết chưa?
doc_384
Chứng ù tai là cảm giác nghe thấy các âm thanh trong tai hay trong đầu nhưng không có các âm thanh bên ngoài tác động. Theo nhà thính học cao cấp Gemma Twitchen, chứng ù tai là cảm giác nghe thấy các âm thanh trong tai hay trong đầu nhưng không có các âm thanh bên ngoài tác động. Những âm thanh này thường rất đa dạng, đó có thể là tiếng xì xào, tiếng tiếng kêu vù vù hay tiếng chuông và tiếng rì rầm. Cường độ có thể lên cao hoặc thấp, thời gian kéo dài khác nhau từ một vài phút tại một thời điểm đến những âm thanh kéo dài liên tục. Ù tai khách quan là triệu chứng hiếm gặp do những tiếng động mà người ngoài có thể nghe thấy. Trong khi ù tai chủ quan phổ biến hơn và các âm thanh đó chỉ người bệnh nghe thấy. 2. Nguyên nhân gây bệnh ù tai Nguyên nhân chính xác gây ra chứng ù tai này chưa được tìm ra, tuy nhiên, theo Gemma, triệu chứng này có thể do một số vấn đề về thính giác, thậm chí liên quan đến suy giảm thính giác. Triệu chứng ù tai có thể do một số vấn đề về thính giác, thậm chí liên quan đến suy giảm thính giác. Theo đó, sự tiếp xúc kéo dài với những âm thanh có tần số cao là nguyên nhân phổ biến dẫn đến chứng ù tai vì nó gây tổn thương vĩnh viễn cho các tế bào nhạy cảm với âm thanh của ốc tai (đây là cơ quan xoắn ốc của mê đạo tai, liên quan đến việc nhận và phân tích âm thanh). Vì vậy những người làm những nghề như thợ mộc, phi công, nhạc sĩ nhạc rock và những công nhân sửa chữa đường phố thường có nguy cơ cao mắc chứng ù tai này. Bên cạnh đó ù tai có thể là di chứng của những chấn thương đầu hoặc tai, nhiễm trùng tai và cũng có thể nặng hơn nếu người bệnh có những chấn thương về mặt tình cảm, bệnh tật hay căng thẳng. Các nhà khoa học cũng cho biết thêm, chứng ù tai có liên quan đến bệnh trầm cảm. 3. Phương pháp điều trị bệnh ù tai Không có phương pháp cụ thể điều trị bệnh ù tai tuy nhiên có một số phương pháp điều trị có thể giúp bạn kiểm soát chứng ù tai. 3.1. Liệu pháp nhận thức-hành vi Liệu pháp nhận thức – hành vi giúp bạn đối phó với sự bất tiện này. Đầu tiên bạn sẽ bắt đầu chịu đựng các loại tiếng ồn và dần dần chúng trở nên không quá khó chịu với bạn. 3.2. Trị liệu âm thanh Phương pháp trị liệu bằng âm thanh làm chứng ù tai ít khó chịu hơn bằng cách làm giảm sự khác biệt giữa âm thanh gây ù trong tai với những âm thanh xung quanh. Để làm được điều này, bệnh nhân sẽ được nghe các bản nhạc nhẹ nhàng từ những thiết bị phát nhạc, đĩa CD hay các sản phẩm hỗ trợ khác. Các liệu pháp bổ sung khác như châm cứu, xoa bóp dầu thơm, phương pháp nắn khớp xương, thảo dược, phép chữa vi lượng đồng căn, thôi miên hay xoa bóp bấm huyệt. Hiện nay chưa có bằng chứng cụ thể chứng minh hay bác bỏ sự hữu ích của những phương pháp này tuy nhiên nó giúp người bệnh thư giãn và kiểm soát tốt chứng ù tai.
doc_30406;;;;;doc_11922;;;;;doc_38536;;;;;doc_11856;;;;;doc_45688
Ù tai là hiện tượng có âm thanh kỳ lạ phát ra từ bên trong tai. Tiếng ù tai có thể là tiếng ầm ù, tiếng rít, tiếng sóng, tiếng lách cách… Đây không phải là một bệnh mà là triệu chứng gây ra bởi một loạt các vấn đề sức khỏe khác nhau. Ù tai đặc biệt trở nên rõ ràng vào ban đêm, khi chúng ta đang ngủ. Một số người nghe thấy tiếng ù tai trùng với nhịp đập trái tim (ù tai nhịp mạch). Tiếng ù có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên tai hoặc ở trong đầu, xuất hiện từng lúc hay liên tục kéo dài. Ù tai là hiện tượng có âm thanh kỳ lạ phát ra từ bên trong tai. Nguyên nhân gây ù tai Tiếp xúc với âm thanh lớn trong thời gian kéo dài là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng ù tai. Có đến 90% những người ù tai bị suy giảm thính lực liên quan tới em thanh. Tiếng ồn gây tổn thương vĩnh viễn cho các tế bào âm thanh nhạy cảm của ốc tai – một cơ quan hình xoắn ốc nằm ở tai trong. Thợ mộc, phi công, ca sĩ nhạc rock và những người thường xuyên phải làm việc nhiều với máy móc ồn ào có nguy cơ cao bị ù tai. Tiếp xúc với tiếng ồn rất lớn đột ngột cũng có thể gây ra chứng ù tai. Ngoài ra nhiều bệnh lý tiềm ẩn khác cũng có thể dẫn tới ù tai, bao gồm: Một số bệnh lý như xốp xơ tai, bệnh Meniere, cao huyết áp, bệnh tim mạch, các vấm đề về tuần hoàn,… có thể là nguyên nhân gây ù tai. Ù tai có thể trở nên trầm trọng hơn ở những người uống rượu, hút thuốc, sử dụng đồ uống có chứa caffeine… Theo một số nghiên cứu, căng thẳng và mệt mỏi cũng làm cho tình trạng ù tai xấu đi. Điều trị chứng ù tai Để xác định nguyên nhân gây ra chứng ù tai, trước hết bác sĩ sẽ tiến hành khám tai người bệnh. Cần thông báo cho bác sĩ biết về tất cả loại thuốc hiện đang sử dụng ù tai có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc nhất định. Nếu nguồn gốc của vấn đề chưa được xác định rõ ràng, người bệnh có thể được chỉ định tới chuyên khoa về tai hoặc gặp các chuyên gia thính giác để kiểm tra khả năng nghe và thần kinh thính giác. Người bệnh có thể cần phải thực hiện một xét nghiệm được gọi là thính lực đồ. Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, chẳng hạn như MRI hoặc CT scan cũng có thể cần phải tiến hành để tìm hiểu xem liệu có bất thường nào trong cấu trúc tai hay không. Để xác định nguyên nhân gây ra chứng ù tai, trước hết bác sĩ sẽ tiến hành khám tai người bệnh. Nếu chứng ù tai là triệu chứng của một tình trạng y tế cơ bản, bước đầu tiên là điều trị tình trạng đó. Tuy nhiên với trường hợp ù tai vẫn không thuyên giảm cho dù đã áp dụng nhiều biện pháp chữa trị hoặc ù tai là do kết quả của việc tiếp xúc với tiếng ồn lớn, người bệnh có thể điều trị bằng cách tránh tiếp xúc với tiếng ồn hoặc sử dụng dụng cụ che chắn tai. Đôi khi ù tai có thể tự nhiên biến mất mà không cần bất cứ sự can thiệp nào cả. Nếu nguyên nhân của chứng ù tai là ráy tai quá nhiều, bác sĩ sẽ làm sạch đôi tai bằng dụng cụ chuyên dụng. Những trường hợp ù tai do viêm tai, có thể sử dụng thuốc nhỏ tai có chứa hydrocortisone để giúp giảm ngứa và kháng sinh để chống nhiễm trùng. Phẫu thuật là phương pháp điều trị được chỉ định cho những người bị ù tai do có u hoặc xốp xơ tai. Nếu ù tai là do kết quả của việc tiếp xúc với tiếng ồn lớn, người bệnh có thể điều trị bằng cách tránh tiếp xúc với tiếng ồn hoặc sử dụng dụng cụ che chắn tai. Nếu ù tai là kết quả của chứng rối loạn khớp thái dương, các biện pháp điều trị có thể là:;;;;;Bệnh ù tai ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Ù tai là tình trạng xuất hiện tiếng kêu không mong muốn có nguồn gốc từ hệ thống thính giác hoặc một số cơ quan lân cận. Tình trạng này thường không thể nghe được bởi người khác. Ù tai đa phần là những tiếng kêu đơn âm, tuy nhiên có một vài trường hợp tiếng ù xuất hiện dưới dạng các âm phức như tiếng dế kêu, tiếng sóng biển, tiếng hơi nước thoát qua chỗ hẹp hoặc tiếng chuông reo. Nhiều người cho rằng ù tai là một bệnh lý, tuy nhiên đó chỉ là một triệu chứng hoặc một tình trạng tiềm ẩn như chấn thương tai, rối loạn hệ thống tuần hoàn hay mất thính lực liên quan đến tuổi tác. Ù tai là một tình trạng khá phổ biến và gặp ở nhiều độ tuổi. Mặc dù gây khó chịu tuy nhiên ù tai thường không phải là dấu hiệu của một điều gì đó nghiêm trọng. Chứng ù tai có thể trở nên tồi tệ theo tuổi tác, tuy nhiên đối với nhiều trường hợp, chứng ù tai có thể cải thiện khi điều trị. Ù tai hoàn toàn có thể diễn ra ngắn ngày nếu người bệnh tìm được nguyên nhân và giải quyết được nguyên nhân đó. Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp mắc ù tai kéo dài gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Hiện tại ù tai có 2 loại chính bao gồm: Ù tai chủ quan và ù tai khách quan. Ù tai chủ quan là loại phổ biến nhất, người mắc có thể nghe được trực tiếp các vấn đề ở tai ngoài, tai bên hoặc tai giữa. Ù tai khách quan là tình trạng bác sĩ có thể nghe thấy khi người bệnh khám, trường hợp này khá hiếm gặp và thường do các vấn đề về mạch máu, co thắt cơ bắp hoặc tình trạng xương tai giữa. Ù tai là tình trạng xuất hiện tiếng kêu không mong muốn có nguồn gốc từ hệ thống thính giác hoặc một số cơ quan lân cận 2. Nguyên nhân và dấu hiệu của ù tai 2.1. Nguyên nhân gây nên bệnh ù tai Bệnh ù tai có thể gây nên do một số nguyên nhân dưới đây: – Tắc nghẽn ráy tai: Ráy tai bảo vệ ống tai và làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Khi có quá nhiều ráy tai tích tụ, chúng trở sẽ trở nên khó vệ sinh và gây kích thích màng nhĩ hoặc mất thính giác, có thể dẫn đến ù tai. – Do tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Những tiếng động lớn là nguyên nhân gây mất thính lực liên quan đến tiếng ồn phổ biến. Khi tiếp xúc với các thiết bị nghe nhạc với âm thanh quá mức trong thời gian dài thì dù là tiếp xúc ngắn hạn hay dài hạn đều có thể gây ra thiệt hại vĩnh viễn. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân gây ù tai ít phổ biến hơn như: – Chấn thương: Chấn thương vùng đầu, cổ có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh thính giác hoặc các chức năng não liên quan đến thính giác. – Rối loạn chức năng ống Eustachian: Ống trong tai nối giữa cổ họng trên với tai giữa của bạn vẫn được mở rộng mọi lúc. Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó gây rối loạn chức năng ống dẫn đến ù tai. – Rối loạn mạch máu liên quan đến ù tai: Xơ vữa động mạch, huyết áp cao, khối u đầu và cổ, hẹp mạch máu cấp máu cho vùng đầu mặt cổ, dị tật của mạch máu,… – U thần kinh âm thanh: Khối u lành tính có thể phát triển trên dây thần kinh sọ, chạy từ não đến tai trong và kiểm soát sự cân bằng, thính giác. Chúng còn được gọi là schwannoma tiền đình và gây nên chứng ù tai chỉ ở một tai. – Một số loại thuốc cũng có thể gây ra hoặc làm nặng thêm triệu chứng ù tai (liều thuốc càng cao thì chứng ù tai càng nặng): Một số nhóm kháng sinh, aspirin dùng với liều cao, thuốc lợi tiểu, thuốc quinine, thuốc trị ung thư, một số thuốc chống trầm cảm,… Chấn thương vùng đầu, cổ có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh thính giác hoặc các chức năng não liên quan đến thính giác. 2.2. Dấu hiệu của bệnh ù tai Khi mắc ù tai có thể xuất hiện một số dấu hiệu sau: – Khi mắc ù tai sẽ luôn xuất hiện tiếng ồn ào trong tai mình như tiếng tiếng ve kêu, huýt sáo, gió thổi, … Tình trạng này có thể ù tai phải hoặc tai trái, cũng có thể bị cả hai tai. – Các tiếng ồn trong tai xảy ra từng thời điểm hoặc diễn ra liên tục. – Người mắc ù tai sẽ cảm nhận rõ các tiếng ồn vào lúc yên tĩnh. – Bệnh ù tai thường kèm theo với hoa mắt, đau đầu và chóng mặt. Ngoài ra, tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên mà chứng ù tai sẽ xuất hiện các dấu hiệu đi kèm khác. Bệnh ù tai thường kèm theo với hoa mắt, đau đầu và chóng mặt 3. Cách điều trị bệnh lý ù tai Điều trị nội khoa: – Phương pháp điều trị nội khoa có thể phân làm hai loại chính: Các loại thuốc giúp bệnh nhân giảm đi sự khó chịu đối với tiếng ù và các thuốc cắt đứt các cơ chế bệnh sinh tạo nên tiếng ù. – Các thuốc tăng tuần hoàn hệ thần kinh trung ương, các vitamin, các thuốc giãn cơ trơn,… – Một số loại thuốc kháng histami, thuốc giảm phù nề đối với trường hợp nghi ngờ nguyên nhân ù tai do rối loạn chức năng vòi. – Các thuốc loại an thần, magnesi sulfat, meprobamate, barbiturate, được sử dụng để giảm các ức chế trên hệ lưới của hệ thần kinh trung ương. Một điểm cần lưu ý khi sử dụng các loại thuốc là người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng mà phải dùng theo đơn kê của bác sĩ. Điều trị ngoại khoa: – Phẫu thuật được ứng dụng để loại bỏ những nguyên nhân gây ù tai là u tân sinh của thùy thái dương, các ù tai đi kèm với điếc dẫn truyền hoặc các khối choán chỗ trong góc cầu tiểu não. – Phẫu thuật khoét mê nhĩ và phẫu thuật điều trị ù tai chóng mặt cắt dây thần kinh tiền đình sẽ được chỉ định để điều trị ù tai trên các bệnh nhân điếc tiếp nhận hoàn toàn tai cùng bên.;;;;;Làm gì để phòng ngừa bệnh 1. Những nguyên nhân chính gây nên ù tai 1.1. Bị ù tai do thường xuyên nghe âm thanh lớn Làm việc trong môi trường có âm thanh lớn, quá ồn ào có nguy cơ mắc ù tai cao hơn bình thường. Bởi tiếng ồn quá mức cho phép có thể gây tổn thương tai, giảm sức nghe và ảnh hưởng tới sức khỏe rất nhiều. Điển hình như là những người làm việc với máy cưa, máy khoan hay làm trong các nhà máy sản xuất với tiếng ồn lớn từ hệ thống máy móc. Ngoài ra, những người có thói quen nghe nhạc với âm lượng lớn cũng rất dễ mắc phải. Hiện nay nhiều người có sở thích đeo tai nghe và nghe trong thời gian dài. Đây là việc làm gây hại vô cùng cho tai và ảnh hưởng tới khả năng thính giác. Nhiều người có thói quen đeo tai nghe với âm lượng lớn 1.2. Vệ sinh tai sai cách, không thường xuyên Phải có đến 9/10 người không có thói quen vệ sinh tai thường xuyên. Đây là bộ phận rất dễ bị “bỏ quên” trong chu trình vệ sinh cơ thể. Theo thời gian, ráy tai tích tụ quá nhiều sẽ khiến tai bị nghẹt. Lúc này người bệnh bắt đầu nghe thấy những âm thanh không có thật trong tai. 1.3. Chấn thương vùng đầu cũng có thể bị ù tai Vùng đầu bị tổn thương do ngã hay va đập cũng là một yếu tố gây nên tình trạng bị ù tai. Đây có thể là một trong những triệu chứng thường xuất hiện khi có chấn thương vùng đầu. Ngoài ù tai, người bệnh xuất hiện kèm theo triệu chứng đau đầu, chóng mặt và buồn nôn. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để được chẩn đoán chính xác nhất vấn đề mình đang gặp phải là gì 1.4. Do tuổi tác Người có tuổi càng cao thì khả năng nghe càng suy giảm. Đặc biệt, người từ 60 tuổi trở lên gặp hiện tượng ù tai rất thường xuyên. Điều này là do sự lão hóa ảnh hưởng tới cơ quan thính giác, khiến người bệnh nghe thấy những âm thanh lạ ở trong tai. Người cao tuổi có nguy cơ bị ù tai rất cao 1.5. Do mắc các bệnh lý thường gặp Những người phải chịu đựng cơn ù tai khó chịu là do mắc các bệnh lý như: – Bệnh về hệ thống mạch máu như phình động mạch, tăng huyết áp – Do rối loạn chuyển hóa gây xốp xơ tai làm cứng khớp hệ thống xương con. Bệnh làm cho hệ thống này không rung động được, cản trở sự dẫn truyền âm thanh – Do bệnh lý xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ – Do các bệnh lý về tai, mũi, họng: viêm ống tai ngoài, nấm ống tai, viêm tai giữa cấp và mạn tính,… – Do viêm mũi xoang, viêm họng, viêm VA, đặc biệt nguy hiểm là ung thư vòm mũi họng làm tắc vòi nh Người bị ù tai không cần quá lo sợ bởi vấn đề này không gây nguy hại tới tính mạng. Tuy nhiên bệnh ù tai lại gây ra cảm giác khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống. Người bệnh sẽ luôn thấy mệt mỏi, suy nghĩ nhiều và căng thẳng. Từ đó gây ra mất ngủ và suy nhược cơ thể. Vì vậy, nếu đột ngột rơi vào tình trạng ù tai thì cần tới bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt. Với các trường hợp ù tai kèm theo chóng mặt, buồn nôn, đau đầu,..thì không được chủ quan mà nên đi khám để được điều trị kịp thời. Việc phát hiện sớm và có phương pháp chữa trị kịp thời thì càng có hiệu quả cao, đồng thời ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến. Ù tai trong thời gian dài khiến giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh 3.1. Giữ tai luôn sạch sẽ, khô ráo Tai sạch sẽ và khô ráo sẽ ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào trong ống tai. Bởi nếu môi trường bên trong tai ẩm ướt sẽ là điều kiện tốt để vi khuẩn gây nhiễm trùng tai, dẫn đến viêm tai giữa và gây nên ù tai. Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh ù tai, bạn nên vệ sinh tai sạch sẽ 2-3 lần/tuần. Nên sử dụng khăn mềm để làm sạch xung quanh khoang tai. Không nên sử dụng bông ngoáy tai với lực mạnh bởi có thể đẩy sâu ráy tai vào trong, thậm chí là thủng màng nhĩ. Ngoài ra, nên nghiêng đầu và kéo dái tai đồng thời để nước thoát ra ngoài sau khi tắm, bơi lội. Dùng khăn khô lau tai thật sạch sau khi tiếp xúc với nước. Khi bơi cần sử dụng nút bảo vệ tai để tránh nước xâm nhập và gây tình trạng bị ù tai. 3.2. Bảo vệ tai khỏi mọi tiếng ồn lớn Nếu tai tiếp nhận âm thanh lớn trong thời gian dài sẽ gây nguy hại tới khả năng nghe. Do đó, bạn nên: – Sử dụng đồ bảo hộ tai nếu phải làm việc trong môi trường nhiều tiếng ồn quá mức cho phép. – Không sử dụng tai nghe quá nhiều. Chỉ nên nghe ở âm lượng vừa phải và không dùng tai nghe quá 60 phút/ngày. – Không nên tiếp nhận hai nguồn âm lớn cùng lúc. Ví dụ như vừa nghe tivi – vừa nghe âm thanh từ máy hút bụi. Những người thường làm việc trong môi trường tiếng ồn lớn cần có đồ bảo vệ tai 3.3. Xây dựng lối sống lành mạnh Những thói quen tưởng “vô hại” nhưng thực chất là rất “có hại” tới thính giác. Để có một lối sống lành mạnh, bảo vệ sức khỏe toàn diện thì bạn nên: – Hạn chế hoặc ngừng sử dụng đồ uống có cồn, các chất kích thích – Thể dục mỗi ngày, có thể tập các bài tập nhẹ nhàng tại nhà. Duy trì luyện tập thường xuyên giúp cải thiện máu chảy đến tai. – Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng ngay từ bữa ăn thường ngày. Nên bổ sung nhiều nhóm rau xanh và trái cây giàu vitamin. 3.4.Thường xuyên đi khám để kiểm tra tai Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm dấu hiệu bất thường và kịp thời chữa trị. Đặc biệt là khi lớn tuổi, bởi lúc này tai rất dễ bị tổn thương. Việc đi khám thường xuyên là bước giúp bạn chắc chắn được tình trạng tai luôn được khỏe mạnh. Nên thường xuyên tới bệnh viện kiểm tra để đảm bảo tai luôn được khỏe mạnh Trên đây là 5 nguyên nhân chính gây nên bệnh ù tai thường gặp. Có thể thấy, bị ù tai trong thời gian dài chắc chắn sẽ khiến người bệnh khó chịu và giảm chất lượng cuộc sống. Để ngăn ngừa vấn đề này, đừng quên nằm lòng những cách trên để bảo vệ đôi tai thật khỏe mạnh nhé.;;;;;Ù tai là biểu hiện của nhiều loại bệnh lý khác nhau, liên quan đến thính lực. Ù tai nên được thăm khám sớm và điều trị theo phác đồ phù hợp. Trong số các phương pháp điều trị, việc dùng thuốc trị ù tai được áp dụng phổ biến và đem lại hiệu quả tương đối tốt. Ù tai là hiện tượng xuất hiện các âm thanh không có thực, xuất phát từ chính hệ thống thính giác hoặc các cơ quan xung quanh. Những âm thanh này chỉ người bệnh nghe thấy còn những người khác thì không. Tình trạng này có thể xảy ra ở 1 bên tai hoặc cả 2 bên. Hầu hết các trường hợp bị ù tai đều là các tiếng đơn. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp khi bị ù tai sẽ nghe thấy tiếng phức âm ví dụ như chuông reo, sóng biển,... Ù tai là dấu hiệu cảnh báo một loại bệnh lý nào đó liên quan đến thính lực, có thể do tuổi tác hoặc tai bị chấn thương, bị rối loạn hệ thần kinh tuần hoàn,... Hầu hết các trường hợp bị ù tai đều có thể chữa khỏi nếu được điều trị kịp thời và đúng cách. Thế nhưng, khi bệnh kéo dài thì sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh. 2. Nguyên nhân gây bệnh ù tai phổ biến Chứng ù tai bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:Lão hóa do tuổi tác. Do nghe âm thanh lớn trong thời gian dài hoặc nghe tiếng động cường độ lớn một cách đột ngột. Có quá nhiều ráy tai do vệ sinh kém. Chế độ sinh hoạt và ăn uống kém lành mạnh: thức khuya, dùng chất kích thích, căng thẳng kéo dài,... Tác dụng phụ của một số loại thuốc. Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, ù tai đôi khi còn do một vài nguyên nhân bệnh lý sau đây:Cấu trúc xương tai có sự thay đổi. Tai tiết dịch bất thường. Bệnh lý nhiễm trùng ở tai. Do hội chứng Meniere hoặc đã bị mắc bệnh từ trước. Bị rối loạn TMJ: Ù tai có thể bắt nguồn từ các vấn đề từ khớp thái xương hoặc xương hàm ở dưới sọ,... Một số chấn thương có thể làm ảnh hưởng đến khả năng nghe, tác động đến dây thần kinh thính giác khiến bạn có hiện tượng ù tai ví dụ như bị chấn thương đầu hoặc cổ. Sự hiện diện của u thần kinh âm thanh sẽ có những tác động không tốt đối với thính giác. Chúng có thể làm mất cân bằng thính giác và xuất hiện hiện tượng ù tai. Ống Eustachian bị rối loạn chức năng gây nên chứng ù tai. Một số bệnh lý như: phình mạch máu não, thoái hóa đốt sống cổ, bệnh lý tai - mũi - họng,... 3. Các phương pháp điều trị ù tai thường được áp dụng3.1. Điều trị nội khoa, dùng thuốc trị ù taiĐây là phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay với hiệu quả tốt. Hiện tại, thuốc trị ù tai được chi làm hai nhóm chính gồm: Nhóm thuốc cắt đứt cơ chế gây bệnh và nhóm thuốc làm giảm bớt cảm giác khó chịu được gây nên bởi các tiếng ù. Các loại thuốc điều trị có công dụng tăng cường khả năng tuần hoàn ở ốc tai, tại hệ thần kinh trung ương, hỗ trợ giãn cơ trơn,…Các nhóm thuốc kháng sinh Histamin và giảm phù nề sẽ được chỉ định cho những trường hợp bệnh lý do rối loạn chức năng vòi. Các loại thuốc an thần, Magnesi, Meprobamate,... sẽ giúp kiểm soát ức chế tại hệ lưới của những dây thần kinh trung ương. Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị, bệnh nhân cũng cần tránh sử dụng các chất kích thích và điều chỉnh lại sinh hoạt như không nghe âm thanh quá lớn, tránh căng thẳng, thức khuya,... Lưu ý: chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.3.2. Điều trị ngoại khoa Bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật ở các góc cầu của tiểu não, u tân sinh,... Phẫu thuật làm giảm áp tai túi nội dịch, hủy ống bán khuyên ngoài thông qua nhiệt độ, cắt bỏ thần kinh giao cảm. Phẫu thuật khoét mê ở màng nhĩ kết hợp với kỹ thuật cắt dây thần kinh tiền đình nếu người bệnh đang có dấu hiệu điếc hoàn toàn. 3.3. Các phương pháp khác Một vài biện pháp điều trị ù tai khác có thể được áp dụng ví dụ như:Sử dụng những thiết bị có thể tạo ra âm thanh môi trường dựa theo mô phỏng từ tiếng mưa, tiếng sóng biển,... để hạn chế các âm thanh ù tai. Sử dụng máy trợ thính đối với những người bệnh gặp phải vấn đề về thính giác có đi kèm triệu chứng ù tai. Châm cứu thôi miên. Áp dụng TMS (kích thích từ xuyên sọ). 4. Phương pháp phòng ngừa bệnh ù tai Để ngăn ngừa tình trạng ù tai, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:Sử dụng những thiết bị để bảo vệ thính giác: Việc tiếp xúc với nguồn âm thanh có cường độ lớn, liên tục sẽ làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở tai (có thể bị ù tai và thậm chí là mất thính lực). Vì vậy, việc sử dụng các thiết bị để bảo vệ thính giác sẽ giúp bạn khắc phục được phần nào vấn đề này, đặc biệt là với những người thường xuyên làm việc ở nơi có nhiều tiếng ồn. Giảm âm lượng khi nghe: Nếu bạn đang có thói quen nghe nhạc với âm lượng quá lớn thì nên thay đổi ngay. Việc nghe nhạc với âm thanh lớn trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến thính giác và gây nên nhiều vấn đề, bao gồm ù tai.;;;;;Để hiểu rõ nguyên nhân gây nên tình trạng này và cách xử lý, bạn có thể theo dõi bài viết sau đây. Nhiều người hay bị ù tai kéo dài nhưng không biết ù tai là bệnh gì và điều trị thế nào. Để hiểu rõ nguyên nhân gây nên tình trạng này và cách xử lý, bạn có thể theo dõi bài viết sau đây...Bạn có thể bị ù tai trái hoặc ù tai phải, cũng có thể bị cả 2 tai. Chứng ù tai có thể xảy ra liên tục hoặc từng lúc, đi kèm theo có thể là hoa mắt, chóng mặt, đau đầu. Ù tai kéo dài có thể là do tuổi tác, mắc phải các bệnh lý tai mũi họng hoặc nghiêm trọng hơn là phình mạch máu não hay u dây thần kinh, tiền đình, thoái hóa đốt sống cổ, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa gây xốp xơ tai cứng khớp hệ thống xương con...Đặc biệt, bạn hay bị ù tai cũng có thể là do sự tác động của âm thanh quá lớn, đột ngột, hoặc kéo dài từ môi trường sống/làm việc; Do stress, áp lực công việc hoặc ảnh hưởng của các chất kích thích như rượu, thuốc lá. Thông thường, ù tai kéo dài sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn hay bị ù tai có kèm theo các triệu chứng khác như chóng mặt, bệnh lý tai trong, nghe kém, đau đầu hay bệnh lý tai giữa...thì cần đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời nhé.
question_385
5 dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến tiền liệt nam giới không nên bỏ qua
doc_385
Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh ung thư phổ biến ở nam giới do sự phát triển bất thường của các tế bào tuyến tiền liệt. Bệnh phát triển chậm nên có thể phát hiện sớm và có cơ hội điều trị thành công cao. Dưới đây là các dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt nam giới nhất định không nên bỏ qua. Những dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến tiền liệt Ung thư tuyến tiền liệt không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu và các dấu hiệu sớm cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tuyến tiền liệt khác. Để không bỏ qua bất kì triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt sớm nào, nam giới cần cảnh giác với 5 biểu hiện bệnh dưới đây: Các triệu chứng bệnh ung thư tuyến tiền liệt ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh Khám ung thư tuyến tiền liệt có thể bao gồm nhiều phương pháp khác nhau để xác định chính xác tình trạng bệnh. Khám trực tràng bằng ngón tay là bước thăm khám lâm sàng đầu tiên có thể phát hiện những khối u cục bất thường Ung thư tuyến tiền liệt có tiên lượng sống tốt nếu điều trị kịp thời và tích cực. Vì vậy, nam giới cần chú ý đến các biểu hiện bệnh và chủ động khám sức khỏe định kì và sàng lọc ung thư sớm.
doc_26118;;;;;doc_38776;;;;;doc_47962;;;;;doc_39276;;;;;doc_38539
Hiểu được các dấu hiệu và triệu chứng sớm của ung thư tuyến tiền liệt giúp người bệnh phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Từ đó, có thể nâng cao hiệu quả điều trị và cơ hội sống, giảm thiểu đau đớn, tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc 4 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư tuyến tiền liệt mà các “đấng mày râu” không nên bỏ qua. Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh lý ác tính bắt nguồn từ tuyến tiền liệt – đây là một tuyến có kích thước quả óc chó nằm ngay dưới bàng quang, ở phía trước trực tràng. Tuyến tiền liệt bao quanh niệu đạo, ống mang nước tiểu và tinh dịch ra khỏi cơ thể. Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh lý ác tính hình thành trong tuyến tiền liệt Ung thư tuyến tiền liệt rất phổ biến ở nam giới. Để phòng tránh điều quan trọng là phải giáo dục chính mình về các dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới liên quan đến sự phát triển của các khối u tuyến tiền liệt. 4 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư tuyến tiền liệt Các triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới bao gồm các vấn đề về bàng quang và tiết niệu dẫn đến: Tiểu đau hoặc khó tiểu, đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm Tiểu khó kiểm soát Tiểu rắt, tiểu ít Lẫn máu trong nước tiểu Tiểu buốt, tiểu khó, có máu trong nước tiểu cảnh báo ung thư tuyến tiền liệt Thăm khám trực tràng bằng ngón tay là biện pháp đơn giản, nhanh chóng, chi phí thấp, tuy vậy có nhiều nguyên nhân làm cho độ nhạy không cao. PSA là kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt, tuy nhiên PSA còn tồn tại trong một số các tổ chức tuyến khác, nên chỉ mang tính gợi ý ung thư tuyến tiền liệt. Cần kết hợp với các xét nghiệm khác để chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt. Siêu âm là biện pháp chẩn đoán có giá trị đối với ung thư tuyến tiền liệt, siêu âm hỗ trợ quan trọng cho thăm khám lâm sàng. Sinh thiết tuyến tiền liệt đóng vai trò quyết định trong chẩn đoán sớm Sinh thiết tuyến tiền liệt đóng vai trò quyết định trong chẩn đoán sớm, điều trị, tiên lượng ung thư tuyến tiền liệt. Sinh thiết dưới hướng dẫn của siêu âm qua trực tràng có độ chính xác cao. Các phương pháp như: xạ hình xương, chụp cộng hưởng từ, PET Scan, chụp cắt lớp vi tính, siêu âm, XQ xương, chụp thận thuốc tĩnh mạch, được coi là những phương pháp xác định giai đoạn phát triển của ung thư tuyến tiền liệt;;;;; Ung thư tuyến tiền liệt Ung thư tuyến tiền liệt thường ảnh hưởng tới nam giới lớn tuổi. Ở Anh, số người chết vì ung thư tuyến tiền liệt hàng năm đã vượt qua số phụ nữ tử vong do ung thư vú. Trung bình, 45 phút có một nam giới tử vong do bệnh này. Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh ung thư phổ biến, nhất là khi nam giới già đi. Trong hầu hết các trường hợp, ung thư tuyến tiền liệt thường tăng trưởng chậm và ít triệu chứng. Do đó, bệnh có thể không bị phát hiện trong nhiều năm. Tham khảo thêm: dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt Các triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt có thể gặp: Nếu bạn đang gặp phải bất kỳ triệu chứng nào ở trên thì hãy đi khám sớm. Đôi khi các triệu chứng này không phải do ung thư tuyến tiền liệt mà nó có thể do các bệnh lành tính ở tuyến tiền liệt như phì đại tuyến tiền liệt. Ung thư tuyến tiền liệt nếu phát hiện sớm, khả năng điều trị thành công lên tới gần 100%. Ung thư tinh hoàn Ung thư tinh hoàn thường gặp nhất trong độ tuổi 25-49. Nếu như ung thư tuyến tiền liệt thường đe dọa nam giới lớn tuổi, thì ung thư tinh hoàn lại là bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới trẻ tuổi. Bệnh thường gặp ở nhóm tuổi từ 15-45 tuổi, nhưng thống kê cho thấy phổ biến nhất là những người từ 25-49. Ung thư tinh hoàn cũng là bệnh dễ chữa trị, với tỷ lệ thành công lên tới 98% ở giai đoạn sớm. Do đó, nam giới nên thường xuyên chú ý tới bộ phận này, và khám tinh hoàn hàng tháng để sớm phát hiện ra những thay đổi bất thường ở khu vực nhạy cảm này. Các triệu chứng cảnh báo ung thư tinh hoàn: Ung thư dương vật Ung thư dương vật hiếm gặp hơn so với ung thư tuyến tiền liệt và ung thư tinh hoàn. Ung thư dương vật là bệnh ít gặp hơn. Bệnh thường gặp với tỷ lệ nhiều hơn ở người lớn tuổi, nhưng có 25% xảy ra ở những nam giới dưới 50 tuổi. Tỷ lệ sống nói chung của ung thư dương vật tương đối tốt, khoảng 75% nam giới có cơ hội sống lâu dài, đặc biệt khi bệnh được chẩn đoán sớm. Ung thư có thể phát triển bất cứ nơi nào trong dương vật, nhưng phổ biến nhất là dưới bao quy đầu và trên bao qui đầu. Các triệu chứng của ung thư dương vật bao gồm: Tuy nhiên, nam giới thường có xu hướng bỏ qua các triệu chứng trong một thời gian dài, khiến cho việc chẩn đoán chậm trễ và điều trị gặp nhiều khó khăn. Chính bởi vậy, các bác sĩ ung bướu khuyến cáo: Khi gặp bất kỳ triệu chứng nào khác thường trên “cậu nhỏ”, nam giới nên đi khám ngay, đừng vì ngại ngùng hoặc chủ quan mà có thể đánh mất mạng sống của chính mình.;;;;;Rối loạn đường tiểu, máu trong nước tiểu, thường xuyên đau lưng, đau hông, đau khi đi tiểu, xuất hiện máu trong tinh dịch,… là những dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt dễ bị bỏ qua. Khối u xuất hiện ở tuyến tiền liệt Ung thư tuyến tiền liệt là tình trạng các tế bào ung thư phát triển không kiểm soát ở tuyến tiền liệt, cơ quan sinh dục nam nằm ở dưới bàng quang, bao quanh niệu đạo. Theo các chuyên gia y tế, biểu hiện ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu khó nhận biết, bệnh có tiến triển chậm nhưng vẫn có thể di căn nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt Ung thư tiền liệt tuyến thường xảy ra ở nam giới độ tuổi trên 50 nhưng điều đó không có nghĩa là những người trẻ tuổi không cần quan tâm đến các dấu hiệu ung thư tiền liệt tuyến. Một số dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt dễ bị bỏ qua là: Đau lưng có thể là biểu hiện của bệnh ung thư tuyến tiền liệt Rối loạn đường tiểu là tên gọi chung của một số triệu chứng như tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu nhiều lần trong ngày, đặc biệt là tiểu đêm. Nguyên nhân của chứng rối loạn đường tiểu được xác định là do các khối u ở tuyến tiền liệt chèn ép bàng quang và niệu đạo, ảnh hưởng đến đường tiểu. Máu trong nước tiểu đây là dấu hiệu ung thư tiền liệt tuyến dễ bị bỏ qua do ít phổ biến hơn. Máu lẫn trong nước tiểu có thể có màu hồng nhạt hoặc đỏ, tùy theo mức độ nặng, nhẹ của bệnh. Thường xuyên đau lưng, đau hông Máu trong tinh dịch là tình trạng xuất tinh ra máu. Bình thường tinh dịch có màu trắng ngà nhưng ở bệnh nhân ung thư tuyến tiệt liệt có thể là màu hồng hoặc đỏ. Xuất tinh ra máu cũng là biểu hiện của một số bệnh lý như viêm túi tinh, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt,… Táo bón dấu hiệu này rất gần với một số biểu hiện của một số bệnh lý đường ruột thông thường nên dễ bị bỏ qua. Tuyến tiền liệt nằm ngay trước trực tràng nên các khối u rất dễ ảnh hưởng đến cơ quan đường ruột này gây rối loạn chức năng đường ruột dẫn đến táo bón. Tuy ung thư tuyến tiền liệt có tiến triển chậm và bệnh nhân có cơ hội sống nhiều năm nhưng nếu không có biện pháp phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển biến xấu bất cứ lúc nào.;;;;;Ung thư tuyến tiền liệt rất khó nhận biết ở giai đoạn đầu do triệu chứng không rõ ràng, thường nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Ở giai đoạn tiến triển, các dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến tiền liệt mới rõ ràng hơn. Dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến tiền liệt Ở giai đoạn đầu, triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt không rõ ràng. Đến giai đoạn tiến triển, người bệnh có thể thấy các triệu chứng tiết niệu của ung thư tiền liệt tuyến. Do tuyến tiền liệt liên quan trực tiếp đến bàng quang và niệu đạo, ung thư tiền liệt tuyến có thể đi kèm với nhiều triệu chứng tiết nước tiểu. Tùy theo kích cỡ và vị trí, khối u có thể gây co thắt niệu đạo, ức chế dòng nước tiểu. Một số dấu hiệu ung thư tiền liệt liên quan đến tiểu tiện bao gồm: Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh lý ác tính bắt nguồn từ tuyến tiền liệt Các dấu hiệu và triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt khác: Ung thư tuyến tiền liệt có thể di căn sang các mô hoặc xương gần đó. Nếu ung thư lan đến xương sống, nó có thể ảnh hưởng tới vận động và đi lại. Các triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt khác bao gồm: Rối loạn cương dương là triệu chứng cảnh báo ung thư tuyến tiền liệt Chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến tiền liệt Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt, tùy thuộc vào từng giai đoạn mà bác sĩ lựa chọn: Bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt được cắt bỏ toàn bộ tuyến tiền liệt, hai túi tinh và có thể nạo hạch vùng chậu hai bên.;;;;; Theo Urology Care Foundation, ung thư tuyến tiền liệt là nguyên nhân thứ hai phổ biến nhất gây tử vong do ung thư ở nam giới Mỹ. Khoảng 1 trong 7 đàn ông sẽ được chẩn đoán mắc bệnh. Khoảng 1 trong số 39 nam giới tử vong do bệnh. Hầu hết những ca tử vong gặp ở những người đàn ông lớn tuổi. Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh lý ác tính bắt nguồn từ tuyến tiền liệt Ung thư tuyến tiền liệt không di truyền. Tuy nhiên, nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì các thành viên còn lại có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Nguyên nhân có thể do: Ngoài yếu tố tiền sử bệnh gia đình, một số người dưới đây cũng có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cao hơn người bình thường: Một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với ung thư tuyến tiền liệt là tuổi tác Một số dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt phổ biến Triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt không rõ ràng, đến giai đoạn nặng đa phần người bệnh thấy: Tiểu khó kèm theo đau toàn vùng niệu đạo là triệu chứng phổ biến của ung thư tuyến tiền liệt
question_386
Ung thư cổ tử cung di căn gan
doc_386
Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối không còn giới hạn ở cổ tử cung mà đã di căn đến các bộ phận ở xa, trong đó có gan. Ung thư cổ tử cung di căn gan có nhiều biểu hiện phức tạp và điều trị rất khó khăn. Biểu hiện ung thư cổ tử cung di căn gan Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phụ khoa phổ biến nhất ở nữ giới. Vi rút HPV (Human Papillomavirus) lây nhiễm chủ yếu qua đường sinh dục, kể cả tiếp xúc bằng tay với bộ phận sinh dục hoặc quan hệ tình dục bằng miệng là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư này. Các số liệu thống kê cho biết, có tới 90% ca mắc ung thư cô tử cung có sự hiện diện của vi rút HPV. Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối có khả năng di căn rộng đến gan, phổi, xương… Ung thư cổ tử cung có 5 giai đoạn phát triển. Không giống với ung thư giai đoạn đầu, khi khối u còn rất nhỏ và giới hạn ở bề mặt cổ tử cung, ung thư giai đoạn cuối đã lan rộng vượt ra ngoài cổ tử cung, tử cung vào thành khung chậu, phần dưới âm đạo và di căn đến các bộ phận ở xa, trong đó có gan. Biểu hiện ung thư cổ tử cung di căn gan rất phức tạp, là tập hợp các triệu chứng bệnh tại vị trí ung thư khởi phát và di căn xa. Một số biểu hiện ung thư cổ tử cung di căn gan có thể gặp là: Ung thư cổ tử cung phát hiện càng sớm, cơ hội sống cho người bệnh càng cao. Ở giai đoạn rất sớm, cơ hội sống của người bệnh có thể lên tới trên 90%. Tuy nhiên, đến giai đoạn ung thư di căn cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư giảm xuống rất thấp, chỉ khoảng 15%. Ung thư cổ tử cung di căn gan rất khó điều trị, mục đích điều trị chính cho ung thư giai đoạn này là kiểm soát bệnh, tránh để ung thư di căn rộng hơn và duy trì dinh dưỡng cho bệnh nhân, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Hóa trị liệu và xạ trị có thể được chỉ định cho bệnh nhân ung thư giai đoạn này. TS. BS See Hui Ti, trực tiếp lên phác đồ điều trị cho bệnh nhân ung thư
doc_13428;;;;;doc_33627;;;;;doc_10231;;;;;doc_17973;;;;;doc_16892
Ung thư cổ tử cung di căn là gì là câu hỏi mà đa số bệnh nhân đều thắc mắc. Đây là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm với những triệu chứng và biến chứng khó lường ảnh hưởng đến tình mạng. Vậy cùng chúng tôi tìm hiểu những điều quan trọng cần biết về tình trạng này trong bài viết sau đây. Ung thư cổ tử cung di căn hình thành và phát triển tại các mô lát hoặc biểu mô tuyến của tử cung và phát triển nhanh chóng mà cơ thể không kiểm soát được. Sau đó chúng sẽ di căn đến các cơ quan khác của cơ thể, xâm lấn chúng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng cơ thể khiến sức khỏe người bệnh giảm sút. Giai đoạn bệnh di căn khi các tế bào ung thư khó có thể không chế, chúng hủy hoại những cơ quan đi qua, đặc biệt là não, phổi, xương… Tình trạng này cũng thường gặp phải ở giai đoạn muộn của bệnh dẫn tới việc điều trị khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều. Ung thư cổ tử cung xâm lấn hình thành và phát triển tại các mô lát hoặc biểu mô tuyến của tử cung và phát triển nhanh chóng mà cơ thể không kiểm soát được 2. Các bộ phận ung thư cổ tử cung thường di căn 2.1 Ung thư cổ tử cung khi di căn đến xương Khi các tế bào ung thư xâm lấn tử cung thì chúng có thể từ cổ tử cung xâm lấn đến máu, tủy xương và tiến hành phá hủy xương khiến người bệnh đau nhức khắp cơ thể, xương cũng giòn và dễ gãy hơn. 2.2 Ung thư cổ tử cung khi di căn đến phổi Ở những giai đoạn muộn, tế bào ung thư có xu hướng lây lan đến khắp cơ thể. Chúng có thể tấn công và phá hủy các cơ quan này một cách rất nhanh chóng. Phổi là một cơ quan quan trọng thường bị ảnh hưởng rất lớn bởi tế bào ung thư. 2.3 Ung thư cổ tử cung xâm lấn đến gan Tương tự với phổi thì gan cũng là một trong số các cơ quan dễ bị tổn thương và bị khống chế bởi tế bào ung thư. Chức năng gan bị ảnh hưởng khiến người bệnh đau đớn và khó chịu, sức khỏe cũng giảm sút nghiêm trọng. 2.4 Ung thư cổ tử cung xâm lấn đến bàng quang Ở những giai đoạn cuối của ung thư cổ tử cung, tế bào ung thư thường có xu hướng di chuyển xuống bàng quang và đây cũng là một bộ phận ở gần với cổ tử cung nên tốc độ xâm lấn thường nhanh hơn các cơ quan khác và gây ảnh hưởng đến các tế bào xung quanh. 2.5 Ung thư cổ tử cung xâm lấn tới các hạch Đây là một tình trạng tương đối phổ biến bởi khi di căn đến mạch, đặc biệt là nội mạc hạch dẫn tới người bệnh chịu nhiều đau đớn và có thể suy nhược nhanh chóng. Bên cạnh những cơ quan kể trên thì ung thư cổ tử cung cũng có thể xâm lấn đến các cơ quan xa hơn như: trực tràng, cổ tử cung, não… 3. Biểu hiện thường gặp của bệnh ung thư cổ tử cung xâm lấn Nắm bắt được sớm các dấu hiệu của ung thư cổ tử cung xâm lấn giúp người bệnh theo dõi được tình trạng bệnh và chủ động ngăn chặn sớm sự phát triển của khối u và kéo dài sự sống. Thông thường, bệnh ung thư cổ tử cung khi xâm lấn sẽ có những triệu chứng điển hình như sau: 3.1 Người bệnh có cảm giác khó thở Khi mắc bệnh ung thư cổ tử cung, đa số người bệnh sẽ có cảm giác bị khó thở, hơi thở nặng nề bởi phế quản bị nghẽn và có thể bị suy hô hấp. Tình trạng này thường kéo dài và tính chất nặng dần lên theo thời gian dẫn tới người bệnh mệt mỏi, khó chịu. 3.2 Cảm giác đau khu vực xương chậu và đi tiểu ra máu Khi bệnh diễn biến nặng thì người bệnh ung thư cổ tử cung có thể rối loạn đường tiết niệu dẫn tới đi tiểu ra máu. Đồng thời, người bệnh có thể cảm thấy đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng chậu mặc dù không có ngoại lực tác động. Khi thấy dấu hiệu này, tốt nhất người bệnh nên thăm khám sớm với chuyên gia. Nếu liên tục cảm thấy đau ở vùng chậu thì bạn nên đi khám để tìm hiểu nguyên nhân bệnh 3.3 Tắc nghẽn phế quản hoặc bị suy hô hấp Đây là hai tình trạng thường gặp đối với ung thư cổ tử cung xâm lấn. Khi các tế bào ung thư di căn đến phổi và gan có thể dẫn tới chèn ép phế quản và dẫn tới suy hô hấp, người bệnh có thể bị tức ngực và khó khăn khi giao tiếp. 3.4 Buồn nôn, khó tiêu và táo bón Đây là những tình trạng xảy ra khi ung thư cổ tử cung xâm lấn các cơ quan ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa. Đây là những biểu hiện dễ nhận biết tuy nhiên bệnh nhân thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên chủ quan. Khối u lúc này đã bắt đầu chèn ép lên dạ dày dẫn tới tình trạng tắc ruột và người bệnh sẽ luôn có cảm giác buồn nôn. Gan cũng bị phình to khi khối u nhiều dẫn tới người bệnh thường xuyên khó tiêu và táo bón. 3.5 Mệt mỏi, suy kiệt cơ thể và sụt cân không rõ nguyên do Khi ung thư cổ tử cung tiến triển đến giai đoạn cuối, người bệnh sẽ luôn cảm thấy nhạt miệng, họng đau và cơ thể yếu ớt, mệt mỏi khiến người bệnh không muốn ăn uống gì. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới thể trạng của người bệnh ung thư thường kém và bệnh nhân thường bị sụt cân liên tục do cơ thể không đủ dưỡng chất. Đó cũng là điều dễ hiểu khi tế bào ung thư đã bắt đầu xâm lấn sang các cơ quan khác. Trên đây là những thông tin khái quát những điều cần biết về tình trạng ung thư cổ tử cung di căn. Khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường nghi ngờ ung thư cổ tử cung thì người bệnh nên đi khám ngay tránh chần chừ để tế bào ung thư có thể xâm lấn đến các mô lân cận hay các cơ quan khác ảnh hưởng đến sức khỏe và gây khó khăn trong quá trình điều trị bệnh.;;;;;Ung thư cổ tử cung di căn xương xảy ra ở giai đoạn phát triển cuối của ung thư (IVB). Lúc này, khối u không còn giới hạn ở cổ tử cung mà đã di căn rộng đến các hạch bạch huyết, cơ quan ở xa theo đường máu hay đường bạch 1. Những biểu hiện ung thư cổ tử cung di căn xương Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phụ khoa phổ biến nhất ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản ở nữ giới. Bệnh chiếm khoảng trên 22% tổng số ca mắc ung thư sinh dục ở nữ. Ung thư cổ tử cung có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng phổ biến hơn cả ở độ tuổi 30 – 59 tuổi, đỉnh cao là 45 – 55 tuổi tuy nhiên bệnh lại đang có xu hướng trẻ hóa và không loại trừ nữ giới 20 tuổi… Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối có khả năng di căn đến nhiều cơ quan ở xa, trong đó có xương Khối u cổ tử cung nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ di căn rộng đến các cơ quan ở xa, điển hình là xương. Ngoài xương, phổi, gan… cũng là vị trí ung thư thường di căn đến. Đau xương là một trong những triệu chứng ung thư di căn đến xương điển hình nhất Biểu hiện ung thư cổ tử cung di căn rất phức tạp. Ung thư di căn đến đâu sẽ có biểu hiện rõ tại vị trí đó. Ung thư di căn đến xương khiến bệnh nhân phải chịu đựng những cơn đau dữ dội tại vùng xương ung thư di căn đến (như xương cột sống, xương chậu, xương sườn, xương cánh tay, xương đùi…). Ung thư phá hủy cấu trúc xương khiến xương trở nên yếu, dễ gãy khiến bệnh nhân đi lại khó khăn, dễ gãy xương dù chỉ va chạm nhẹ và nguy cơ tàn phế cao hơn… Ngoài biểu hiện tại vị trí ung thư di căn, bệnh nhân ung thư còn có những biểu hiện toàn thân khác thường gặp ở giai đoạn cuối như khó thở do tắc nghẽn phế quản, suy hô hấp; khối u cổ tử cung lớn chèn ép dạ dày, tắc ruột khiến bệnh nhân nôn ói; thể trạng yếu, mệt mỏi liên tục… Để đưa ra hướng điều trị thích hợp cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung di căn, bác sĩ phải dựa vào rất nhiều yếu tố như vị trí xương ung thư di căn đến, thể trạng, mong muốn điều trị của người bệnh… Điều trị ung thư giai đoạn này nhằm mục đích chủ yếu là điều trị triệu chứng bệnh, giảm đau đớn do ung thư di căn, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ cân nhắc hóa xạ trị hoặc chỉ điều trị nâng đỡ và chăm sóc triệu chứng đơn thuần. TS. BS See Hui Ti thăm bệnh nhân điều trị ung thư tại viện;;;;;Ung thư vú di căn gan là giai đoạn phát triển cuối của ung thư vú, khi ung thư không còn giới hạn ở vú mà đã phát triển với kích thước bất kì, lan rộng đến các hạch bạch huyết và di căn đến các cơ quan ở xa… 1. Những biểu hiện ung thư vú di căn gan Ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến nhất ở nữ giới Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Chỉ tính riêng tại việt Nam, mỗi năm nước ta có khoảng 11 nghìn ca mắc mới ung thư vú và gây tử vong khoảng 5 nghìn nữ giới, chủ yếu do phát hiện bệnh muộn khiến việc điều trị triệt căn là không thể. Ung thư vú giai đoạn cuối có khả năng di căn đến nhiều cơ quan ở xa Ung thư vú di căn gan xảy ra ở giai đoạn phát triển cuối ung thư. Lúc này khối u đã phát triển với kích thước, lan rộng hạch bạch huyết bất kì và di căn đến các cơ quan ở xa. Gan là một trong những cơ quan ung thư vú có thể di căn tới. Ung thư vú di căn có biểu hiện phức tạp, di căn đến vị trí nào sẽ biểu hiện rõ tại vị trí đó. Bệnh nhân ung thư vú di căn gan có thể gặp một số biểu hiện ung thư vú di căn như: Ngoài biểu hiện tại vị trí ung thư di căn tới, bệnh nhân ung thư vú còn có nhiều triệu chứng như xuất hiện u cục lớn ở vú, núm vú chảy dịch, có dính máu, hình dạng, kích thước vú thay đổi, vùng da trên khối u nhíu, đổi màu, sần sùi như da cam, bệnh nhân bị sốt… Ung thư vú giai đoạn sớm cho kết quả điều trị tích cực, có thể chữa khỏi nhưng đến giai đoạn tiến triển muộn, khi ung thư di căn thì cơ hội cũng giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên với phác đồ điều trị tích cực cùng với chế độ chăm sóc giảm nhẹ đặc biệt, nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn này vẫn có thể giảm nhẹ triệu chứng, kéo dài thêm thời gian sống. Điều trị hóa trị có thể có hay không kết hợp với liệu pháp hoóc môn có thể được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân ung thư giai đoạn này. Phẫu thuật chọn lọc cũng có thể được xem xét cho một số bệnh nhân… Tuy không thể chữa khỏi nhưng bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối vẫn có thể kéo dài thời gian sống nếu được điều trị với phác đồ tích cực Ngoài đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, Bệnh viện vòn cung cấp dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ đặc biệt cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối theo tiêu chuẩn Singapore, giúp bệnh nhân giảm nhẹ triệu chứng bệnh, nâng cao chất lượng sống…;;;;;Ung thư cổ tử cung di căn được xem là giai đoạn cuối cùng của bệnh. Dấu hiệu ung thư cổ tử cung đã di căn thường bao gồm: giảm cân, mệt mỏi, sưng chân, dễ bị gãy xương, vv… Thông thường, người bệnh phải trải qua đủ 3 giai đoạn: nhiễm HPV, giai đoạn tiền ung thư, giai đoạn ung thư chưa xâm lấn mới đến ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối. Các nhà nghiên cứu thống kê có khoảng 1% số bệnh nhân ung thư cổ tử cung từ giai đoạn 2 chuyển thẳng sang giai đoạn cuối. Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối hay giai đoạn IV là khi những tế bào của khối u đi theo đường bạch huyết và bắt đầu lan sang các bộ phận khác của cơ thể như xương chậu, buồng trứng, bàng quang, dạ dày, phổi, tim… Triệu chứng ung thư cổ tử cung di căn Các triệu chứng ở giai đoạn này rất rõ ràng và nặng nề hơn cả về tần suất và mức độ: Tùy vào từng vị trí ung thư di căn như: xương chậu, đến các hạch bạch huyết hoặc các nơi khác trong cơ thể mà bệnh nhân sẽ có các dấu hiệu khác nhau. Các dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung di căn bao gồm: Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể Ở giai đoạn này, tỉ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân thường đạt khoảng 15-16%. Tùy theo thể trạng của người bệnh mà đưa ra các đợt hóa trị hoặc xạ trị phù hợp. Sau mỗi đợt hóa trị hoặc xạ trị, cơ thể bệnh nhân sẽ có những phản ứng với hóa chất khiến họ bị rụng tóc, buồn nôn, mệt mỏi, đau nhức cơ thể… Vì vậy, bệnh nhân rất cần được người thân ở bên cạnh để giúp đỡ chăm sóc và phục vụ những nhu cầu hàng ngày trong cuộc sống của họ.;;;;; Ung thư gan giai đoạn cuối có thể di căn đến nhiều cơ quan ở xa Ung thư gan nguyên phát là loại bệnh ung thư trong đó các tế bào ác tính (ung thư) phát sinh từ các mô trong gan. Ung thư gan di căn xảy ra ở giai đoạn IVB. Lúc này ung thư không còn giới hạn trong gan mà đã di căn đến các cơ quan ở xa như xương, phổi. Ung thư giai đoạn này có thể có hoặc không lan đến các hạch bạch huyết. Khối u ung thư di căn đến đâu sẽ biểu hiện rõ tại vị trí ung thư di căn đến. 1. Ung thư gan di căn xương Xương là một trong những vị trí ung thư gan thường di căn đến nhiều nhất. Ung thư gan di xương thường xảy ra tại các vị trí như xương sọ, xương sườn, xương cột sống, xương chậu. Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư gan di căn xương là: 2. Ung thư gan di căn phổi Đau tức ngực là một trong những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư di căn đến phổi Ung thư di căn đến phổi dễ khiến người bệnh cảm thấy đau tức ngực, khó thở, tràn dịch màng phổi, nhiễm trùng phổi tái phát thường xuyên. Ở nhiều bệnh nhân ung thư gan di căn đến phổi còn có biểu hiện ho kéo dài, ho ra máu… Ngoài biểu hiện tại vị trí ung thư di căn đến, bệnh nhân còn có nhiều biểu hiện tại vị trí ung thư khởi phát như:
question_387
Tắc vòi trứng - nguyên nhân trì hoãn hạnh phúc gia đình
doc_387
1. Thế nào là tắc vòi trứng Vòi trứng (ống dẫn trứng) là bộ phận quan trọng trong cơ quan sinh sản ở phụ nữ. Nếu không có ống dẫn trứng phụ nữ không thể mang thai được. Ống dẫn trứng có một đầu hở mở vào bụng đón noãn cầu vào tử cung, còn một đầu thông với buồng trứng. Chiều dài của ống khoảng 10cm và có đường kính 1mm, tuy nhỏ nhưng ống dẫn trứng có vai trò quan trọng trong quá trình thụ tinh. Tại đây trứng và tinh trùng được thụ tinh rồi được đưa vào tử cung. Vậy nên khi vòi trứng bị tắc có nghĩa con đường trứng và gặp tinh trùng bị ngăn cản. Trường hợp bị tắc hoàn toàn thì việc thụ tinh không thể xảy ra được. Còn trường hợp ống dẫn bị hẹp thì khi thụ tinh xong, phôi không thể di chuyển xuống tử cung được do không thể qua được, như vậy gây lên tình trạng mang thai ngoài tử cung. Mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới tính mạng của người mẹ nếu không kịp thời phát hiện. tắc vòi trứng được phân loại thành: Tắc một bên, một bên vẫn hoạt động bình thường nhưng khả năng thụ tinh bị giảm đi một nửa. Tắc hai bên: với trường hợp này khả năng dẫn tới vô sinh là cao. Theo thống kê, vòi trứng bị tắc là nguyên nhân gây ra 20% số ca mắc bệnh vô sinh ở nữ giới. Vậy nên cần xác định nguyên nhân gây ra tình trạng tắc trên. 2. Nguyên nhân gây ra tình trạng vòi trứng bị tắc Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tắc ống dẫn trứng, vậy nên để xác định được tình trạng trên cần phải siêu âm hoặc chụp tử cung vòi trứng hoặc nội soi buồng tử cung, vòi trứng kiểm tra và làm thêm các xét nghiệm khác. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình gây nên tình trạng ống dẫn trứng bị tắc: Do bẩm sinh Là trường hợp khi sinh ra ống dẫn trứng đã bị hẹp dẫn đến thiếu hụt một bên hoặc cả hai bên. Nguyên nhân do bẩm sinh trên rất hiếm gặp. Do bị viêm nhiễm đường sinh dục Khi cơ quan sinh dục bị vi khuẩn tấn công khiến xảy ra hiện tượng viêm nhiễm. Từ đó khiến cho vòi trứng có thể bị tổn thương hoặc tắc vòi trứng. Ống dẫn trứng khi bị tổn thương thì tại vị trí đó hình thành sẹo, sau một thời gian dài, các chất tích tụ tại vết sẹo nhiều làm cho không gian vòi trứng dần dần bị hẹp lại. Do mắc một số bệnh phụ khoa, bệnh xã hội Khi cơ thể phụ nữ mắc số một bệnh như viêm cổ tử cung, bệnh lậu, giang mai, HIV/AIDS,… cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng ống dẫn trứng tắc. Khi mắc bệnh người bệnh sử dụng thuốc nhiều cũng khiến cho các chất tích tụ lại gây hiện tượng hẹp và tắc ống dẫn trứng. 3. Dấu hiệu cho thấy ống dẫn trứng bị tắc Thông thường dấu hiệu bệnh không rõ ràng, dễ bị bỏ qua. Bệnh thường phát hiện thông qua những lần thăm khám phụ khoa. Dưới đây là một số biểu hiện của tắc vòi trứng. Rối loạn kinh nguyệt Kinh nguyệt không đều có thể là do nhiều nguyên nhân như stress, rối loạn nội tiết tố nữ, do bệnh phụ khoa, ngoài ra tắc vòi trứng cũng gây nên tình trạng trên. Khi vòi trứng tắc, chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị chậm hoặc mất, đôi khi ra máu nhiều hoặc quá ít, máu kinh có màu sắc khác thường. Đau bụng kinh, cảm giác đến kỳ khó chịu Đau bụng kinh là biểu hiện bình thường ở chị em phụ nữ, tuy nhiên khi đau bụng kèm theo các triệu chứng như bụng sưng cứng, tiểu khó, tiểu rắt,… thì có thể là dấu hiệu vòi trứng bị tắc. Khó thụ thai hoặc mang thai ngoài tử cung Khi xảy ra quan hệ tình dục bình thường và không sử dụng biện pháp tránh thai, nhưng chị em khó có thể mang thai hoặc mang thai ngoài tử cung cũng là dấu hiệu tắc vòi trứng. Bạn nên đi khám sức khỏe sinh sản định kỳ, không nên chủ quan coi thường bệnh dẫn tới ảnh hưởng cuộc sống hôn nhân gia đình. Ngày nay có rất nhiều phương pháp phát hiện sớm bệnh tắc ống dẫn trứng. Trong đó có phương pháp chụp tử cung vòi trứng đang được áp dụng nhiều. 4. Phương pháp chụp tử cung vòi trứng Đây là kỹ thuật sử dụng tia X để khảo sát ống dẫn trứng và tử cung khi sử dụng thuốc cản quang. Là phương pháp đánh giá được hình dạng kích thước tử cung, đánh giá vòi trứng có dính vào tử cung không và xem độ thông của hai vòi trứng. Ngoài ra còn xác định các bệnh lý liên quan đến tử cung như niêm mạc, u xơ, polyp tử cung và sàng lọc được bệnh vô sinh ở phụ nữ. Phương pháp này còn giúp bác sĩ theo dõi được phụ nữ sảy thai liên tiếp và phụ nữ phẫu thuật thắt ống dẫn trứng. Là phương pháp không gây đau, thời gian chụp nhanh chóng, chi phí phù hợp và đặc biệt hình ảnh thu được rõ nét. Tuy nhiên phương pháp trên không nên sử dụng cho phụ nữ đang mang thai, bị nhiễm trùng phụ khoa hoặc dị ứng thuốc cản quang. Bệnh viện luôn mong muốn mang đến cho khách hàng hiệu quả thăm khám và chữa bệnh tốt nhất. Điều này phần nào thể hiện qua những nỗ lực, cố gắng của đơn vị trong suốt 24 năm qua. 5. Với trình độ y học ngày càng phát triển có nhiều phương pháp điều trị vô sinh hiếm muộn do tắc vòi trứng. Tùy vào tình trạng của mỗi người mà có phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao: Điều trị nội khoa: sử dụng thuốc để điều trị với trường hợp viêm nhiễm hoặc ư dịch vòi trứng mức độ nhẹ. Điều trị ngoại khoa: sử dụng các phương pháp ngoại khoa như phẫu thuật nội soi ống dẫn trứng, bơm hơi hoặc cắt nối ống dẫn trứng Trên đây là những thông tin hữu ích về tắc vòi trứng cho chị em tham khảo. Qua đây các bạn hãy quan tâm tới sức khỏe sinh sản của bản thân. Bảo vệ hạnh phúc gia đình của bạn thông qua phương pháp chụp tử cung vòi trứng nếu bạn nghi ngờ mình đang bị vô sinh, hiếm muộn. Từ đó nhằm phát hiện sớm tình trạng và có phương hướng điều trị bệnh tốt nhất.
doc_7724;;;;;doc_42221;;;;;doc_11980;;;;;doc_9206;;;;;doc_55219
Tắc vòi trứng hay ống dẫn trứng là tình trạng một đoạn ống dẫn bị tắc do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân làm trứng và tinh trùng không thể di chuyển, gặp nhau và đi vào tử cung gây ra hiện tượng khó thụ thai. Tắc vòi trứng là hiện tượng vòi trứng bị teo hẹp, chít nhỏ làm ngăn cản sự di chuyển của tinh trùng và noãn gặp nhau ảnh hưởng tới trứng đi về tử cung. Vòi trứng là một bộ phận nằm trong cơ quan sinh sản của phụ nữ, vòi trứng thường rất hẹp và nhỏ, có một đầu hở mở vào bụng để đón noãn, đầu còn lại thông với buồng trứng. Noãn và tinh trùng sẽ gặp nhau tại vòi trứng để thụ tinh sau đó sẽ đưa tới buồng trứng để làm tổ. Tắc vòi trứng hay ống dẫn trứng là tình trạng một đoạn ống dẫn bị tắc do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân làm trứng và tinh trùng không thể di chuyển, gặp nhau và đi vào tử cung gây ra hiện tượng khó thụ thai NGUYÊN NHÂN TẮC VÒI TRỨNG Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này: Ngoài ra, một số viêm nhiễm khác như viêm âm đạo, cổ tử cung bệnh có thể lây lan ra vòi trứng. Hoặc vi khuẩn có thể theo từ tinh trùng vào tử cung lên vòi trứng khi giao phối. Có nhiều nguyên nhân gây tắc vòi trứng như mắc các bệnh lý viêm nhiễm, nhiễm khuẩn đường tiết niệu… TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH Tắc vòi trứng khiến cho vòi trứng không hoàn thành đúng chức năng của mình. Trứng và tinh trùng không có điều kiện gặp nhau gây vô sinh ở nữ giới. Triệu chứng thường gặp khi bị tắc vòi trứng là: Khi bị tắc vòi trứng, chị em thường có biểu hiện chu kỳ kinh nguyệt không đều, khó chịu ở vùng bụng…ảnh hưởng tới sức khỏe. HỖ TRỢ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BẰNG CÁCH THÔNG TẮC VÒI TRỨNG Để thông tắc vòi trứng có nhiều phương pháp. Sau khi thăm khám, tùy thuộc vào tình trạng tắc nghẽn, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp xử trí phù hợp. Được xác định là chuyên khoa mũi nhọn tại bệnh viện, Chuyên khoa Sản phụ khoa không ngừng chú trọng đầu tư mạnh mẽ cả về nhân lực lẫn vật lực, phục vụ quá trình thăm khám và hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh của mọi người bệnh. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, các điều dưỡng viên chuyên nghiệp cùng với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, người bệnh sẽ được tư vấn hỗ trợ điều trị chính xác, hiệu quả bệnh. Bệnh viện hiện cũng đang áp dụng thanh toán theo Bảo hiểm Y tế. Mức chi phí khám và hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh được niêm yết công khai nên bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm khi đến đây.;;;;;Tắc vòi trứng hay còn gọi là tắc ống dẫn trứng là bệnh thường gặp ở những phụ nữ làm cản trở tới khả năng thụ thai, dẫn tới vô sinh ảnh hưởng tới sức khỏe. Vòi trứng là một bộ phận nằm trong cơ quan sinh sản của phụ nữ. Vòi trứng thường rất hẹp và nhỏ, có một đầu hở mở vào bụng để đón noãn, đầu còn lại thông với buồng trứng. Noãn và tinh trùng sẽ gặp nhau tại vòi trứng để thụ tinh sau đó sẽ đưa tới buồng trứng để làm tổ. Nếu bị tắc vòi trứng hoặc bị dính với bộ phận khác đồng nghĩa với vòi trứng sẽ càng nhỏ và hẹp hơn. Nguyên nhân gây bệnh tắc vòi trứng Nguyên nhân của bệnh tắc vòi trứng là do viêm ống dẫn trứng hoặc viêm mô bụng vùng chậu. Viêm có thể khiến cho màng mô của ống dẫn trứng bị rách, hỏng tạo nên sẹo, khiến cho khoang ống hẹp dần và tắc. Tắc vòi trứng ở chị em thường do nhiều nguyên nhân gây ra như nhiễm nấm Viêm vòi trứng do nấm Mycopacteryum-tuberai-losis cũng là một nguyên nhân dẫn đến tắc vòi trứng đặc biệt là ở những phụ nữ vùng nông thôn.Vị trí bất thường của lạc nội mạc tử cung cũng là một nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, một số nấm bệnh như: trùng cầu nho (staphylococus) , strep-tococcus, vi khuẩn lậu song cầu đi qua âm đạo đến cổ tử cung và tử cung rồi lan đến ống dẫn trứng. Triệu chứng thường gặp khi bị tắc vòi trứng Thông thường khi bị viêm ống dẫn trứng thì người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng dưới và dịch tiết ra nhiều, đau lưng và một số triệu chứng khác, đôi khi cũng tăng thể tích lượng máu kinh nguyệt. Cụ thể: – Kinh nguyệt không đều: Nếu nữ giới có vấn đề về ống dẫn trứng thì có thể ảnh hưởng đến buồng trứng, tổn thương chức năng buồng trứng. Từ đó gây ra lượng kinh nguyệt nhiều, chu kì kinh nguyệt dài dẫn đến hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Bệnh thường gây khó chịu ở bụng, rối loạn kinh nguyệt…ảnh hưởng tới sức khỏe chị em – Khó chịu ở bụng: Bụng dưới có những mức độ đau khác nhau, đau lưng, sưng, thường do kiệt sức , kèm theo đó có hiện tượng tiểu nhiều, tiểu gấp. – Vô sinh: Ống dẫn trứng của phụ nữ đóng vai trò quan trọng đó là vận chuyển tinh trùng, hấp thụ trứng và vận chuyển tinh trứng thụ tinh đến tử cung. Nhưng nếu ống dẫn trứng bị tắc, hoặc bị tổn thương thì đều có thể ảnh hưởng đến chức năng hoạt động bình thường, dẫn đến tinh trùng và trứng không thuận lợi đi qua, gây ra vô sinh nữ. Ngoài ra khi bị tắc vòi trứng sẽ dẫn đến tăng dịch tiết âm đạo, đau khi giao hợp, rối loạn chức năng tiêu hóa, mệt mỏi, nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của nữ giới. Vì thế cần có phương pháp hỗ trợ hỗ trợ điều trị kịp thời. Cách hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh tắc vòi trứng Hiện nay các bệnh về ống dẫn trứng là nguyên nhân thường gặp dẫn tới vô sinh, chiếm 25% nguyên nhân gây ra vô sinh, trong đó tắc ống dẫn trứng là thường gặp nhất. Để hỗ trợ điều trị tắc vòi trứng nhanh chóng, hiệu quả, người bệnh cần tìm đến các bệnh viện uy tín để xác định cụ thể vị trí bị tắc ống dẫn trứng, triệu chứng bệnh đang ở giai đoạn nào thì phải kiểm tra một cách chuẩn xác. Sau đó mới có phác đồ hỗ trợ điều trị hợp lý. Hiện nay có rất nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị tắc vòi trứng như thông ống dẫn trứng, soi cổ tử cung và một số cách khác như: đốt điện, tia hồng ngoại, phẫu thuật nội soi hỗ trợ điều trị tắc vòi trứng… Dù hỗ trợ điều trị bằng phương pháp nào cũng cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Do đó chị em cần đi khám và tuân thủ theo đúng hướng dẫn để bệnh nhanh khỏi.;;;;;Tắc vòi trứng là một bệnh phụ khoa nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng mang thai cũng như sức khoẻ của phụ nữ. Chính vì vậy, điều trị bệnh lý này là việc vô cùng cần thiết mà chị em cần thực hiện sớm. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp các thông tin hữu ích về các phương pháp thông tắc vòi trứng được sử dụng phổ biến hiện nay. Vòi trứng (ống dẫn trứng) là một bộ phận sinh dục quan trọng của nữ giới, dài từ 9 – 12cm. Đây là một bộ phận nối buồng trứng và buồng tử cung, cho phép trứng di chuyển từ buồng trứng sang làm tổ ở buồng tử cung. Tắc vòi trứng là hiện tượng vòi trứng bị chít hẹp khiến việc gặp nhau của trứng và tinh trùng trở nên khó khăn hơn bình thường. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng này phải kể đến như: – Quan hệ tình dục không phù hợp: quan hệ thường xuyên, thô bạo, không có biện pháp bảo vệ. – Mắc các bệnh phụ khoa: Lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng. – Đã từng chửa ngoài tử cung. – Đã từng phẫu thuật ổ bụng – tiểu khung. – Trước đây đã từng nạo phá thai, sảy thai. – Bị tắc vòi trứng bẩm sinh (trường hợp hiếm gặp). Tắc vòi trứng là hiện tượng vòi trứng bị chít hẹp khiến việc gặp nhau của trứng và tinh trùng trở nên khó khăn hơn bình thường Vòi trứng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh sản của phụ nữ. Khi không may mắc bệnh lý này, phụ nữ sẽ có thể gặp phải những tình trạng như: 2.1 Mang thai ngoài tử cung Do vòi trứng bị tắc nên thay vì đi xuống buồng tử cung, trứng đã thụ tinh sẽ làm tổ ngay tại vòi trứng hoặc ống dẫn trứng. Thai nhi ở bên ngoài tử cung hoàn toàn không thể sống được nhưng vẫn có thể phát triển được đến một kích cỡ nào đó. Khi đã phát triển đến một kích cỡ nhất định, do không gian không đủ rộng nên bào thai đó sẽ vỡ ra và gây hiện tượng chảy máu ồ ạt. Việc mất máu quá nhiều có thể đe đoạ đến tính mạng người mẹ. Do vòi trứng tắc nên trứng được thụ tinh có xu hướng làm tổ ở khu vực ngoài buổng tử cung 2.2 Rối loạn kinh nguyệt Vòi trứng bất thường sẽ khiến cho chu kỳ kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường, kéo dài cũng như khiến lượng máu mất đi đáng kể gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của chị em. 2.3 Đau bụng Khi bị tắc vòi trứng mức độ nặng, những cơn đau bụng sẽ xuất hiện dày hơn và kéo theo đau nhức cả vùng lưng, eo và hông. Đặc biệt, nếu bị tắc vòi trứng thì nữ giới sẽ bị đau bụng dữ dội khi đến kì kinh nguyêt do máu kinh bị tụ lại vì vòi trứng tắc. Tình trạng này sẽ xuất hiện trước khi nữ giới có kinh trước khoảng 1 tuần và cơn đau sẽ rõ ràng hơn khi gần đến ngày hành kinh. 2.4 Vô sinh Theo nghiên cứu, 40% các trường hợp vô sinh – hiếm muộn hiện nay là do tắc ống vòi trứng. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp tắc ống vòi trứng đều vô sinh vì nếu tắc vòi trứng một bên thì vẫn có thể thụ thai được bình thường. Tất nhiên tỷ lệ thụ tinh thành công của phụ nữ chỉ có một bên vòi trứng hoạt động sẽ thấp hơn ở phụ nữ bình thường. Bên cạnh đó, chị em cần thăm khám và điều trị sớm để phòng trường hợp bị tắc nốt bên còn lại. 3. Các phương pháp thông tắc vòi trứng 3.1. Điều trị nội khoa Với trường hợp chị em mắc bệnh lý nhẹ, có thể điều trị bằng cách dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để giúp giảm viêm nhiễm và thông tắc vòi trứng. 3.2. Điều trị ngoại khoa Với trường hợp vòi trứng tắc nhẹ, bệnh nhân có thể được chỉ định bơm hơi thông tắc vòi trứng. Tuy nhiên phương pháp này chỉ chữa bệnh được tại chỗ mà không chữa được tận gốc nên tình trạng tắc vòi có thể quay trở lại. Bác sĩ tiến hành đưa dụng cụ nội soi vào buồng tử cung, sau đó dùng dụng cụ chuyên khoa đẩy những chất gây tắc ra ngoài, tách những chỗ vòi trứng bị dính. Tỷ lệ thành công của nội soi ống dẫn trứng khá cao. Với tỷ lệ thành công cao, nội soi ống dẫn trứng là phương pháp thông tắc vòi trứng phổ biến được sử dụng Trong trường hợp vòi trứng bị tắc, chít hẹp ở một đoạn và không có cách gì để thông tắc thì phương pháp cắt và nối ống dẫn trứng sẽ được áp dụng. Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ đoạn tắc đi và nối hai đoạn không tắc lại với nhau. Nếu phương pháp này được thực hiện thành công, trứng sẽ thụ tinh sẽ di chuyển vào và có thể mang thai như bình thường. Theo lời khuyên của các bác sĩ, chị em phụ nữ nên để tự nhiên trong khoảng 3 tháng. Nếu sau thời gian này mà vẫn chưa có dấu hiệu có thai thì chị em nên có kế hoạch điều trị hiếm muộn. Trong thời gian điều trị, cần giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng hoặc suy nghĩ tiêu cực vì những điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc hoạt động của buồng trứng. Để điều trị hiếm muộn, chị em cần chọn những bệnh viện lớn uy tín để thực hiện để được thăm khám và tư vấn phương pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp như bơm tinh trùng buồng tử cung (IUI) hoặc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).;;;;;Tắc vòi trứng là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng thụ thai gặp khó khăn. Do vậy, việc nhận biết sớm các triệu chứng viêm tắc vòi trứng có ý nghĩa rất quan trọng, giúp chị em cảnh giác, sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Tắc vòi trứng là tình trạng vòi trứng bị chít hẹp, cản trở sự di chuyển của trứng về tử cung. Vòi trứng là ống dẫn noãn từ buồng trứng tới tử cung, có một đầu hở mở vào ổ bụng để đón noãn còn đầu kia thông với buồng tử cung. Noãn và tinh trùng sẽ kết hợp tại vòi trứng tạo thành trứng đã thụ tinh, sau đó mới di chuyển vào buồng tử cung và làm tổ. Tắc vòi trứng là tình trạng vòi trứng bị chít hẹp, cản trở sự di chuyển của trứng về tử cung. 2. Các triệu chứng viêm tắc vòi trứng Bệnh nhân viêm tắc vòi trứng thường có các dấu hiệu: Chị em có thể thấy đau bụng, sưng cứng bụng, đau lưng, mệt mỏi, kiệt sức Nguyên nhân gây tắc vòi trứng có thể là: Tắc vòi trứng nếu được điều trị kịp thời, chị em vẫn có thể sinh nở bình thường. Theo thống kê, bệnh tắc vòi trứng khiến khoảng 20% phụ nữ không có cơ hội được làm mẹ. Lý do bởi, ống dẫn trứng đóng vai trò đường dẫn để trứng và tinh trùng gặp nhau. Nếu ống dẫn trứng bị tắc thì việc gặp gỡ để thụ tinh bị cản trở, trường hợp tắc một trong 2 vòi thì vẫn có khả năng thụ thai. Nếu hẹp vòi trứng thì trứng bị kẹt lại tại ống dẫn trứng dẫn đến thai ngoài tử cung. Nếu tắc hoàn toàn cả 2 vòi trứng sẽ gây vô sinh. Hơn nữa, vòi trứng bị tổn thương cũng có thể ảnh hưởng đến cơ chế rụng trứng, dẫn đến rối loạn rụng trứng và kinh nguyệt, khó phán đoán thời điểm rụng trứng để quan hệ, làm cho tỷ lệ thụ thai thành công giảm đi. Tuy nhiên, nếu được điều trị kịp thời, tắc vòi trứng vẫn có thể chữa được, bảo tồn khả năng sinh sản. Căn cứ vào độ tuổi và tiền sử sản khoa, bác sĩ sẽ tư vấn mổ nội soi. Trường hợp bệnh nhân bị tắc cả 2 vòi trứng mà mong muốn có con thường phải thụ tinh trong ống nghiệm.;;;;;Tắc vòi trứng là một nguyên nhân hàng đầu dẫn tới vô sinh, hiếm muộn. Đó là lý do tại sao rất nhiều chị em quan tâm tới các phương pháp điều trị tắc vòi trứng. Vì vậy, trong bài viết bên dưới, chúng tôi sẽ chia sẻ với chị em những cách điều trị tắc vòi trứng hiệu quả nhất hiện nay. Vòi trứng còn được biết tới với cái tên là ống dẫn trứng. Đây là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng của cơ quan sinh sản nữ giới. Thông thường, vòi trứng có kích cỡ khá nhỏ, nối liền giữa tử cung và buồng trứng. Chức năng của ống dẫn trứng là giúp tinh trùng dịch chuyển từ tử cung tới gặp trứng để thụ tinh. Đồng thời đưa trứng thụ tinh về tử cung để phát triển và tạo thành bào thai. Do đó, vòi trứng đóng vai trọng vô cùng quan trọng với khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Nếu vòi trứng gặp phải những vấn đề bất thường như viêm nhiễm hoặc tắc đều có thể làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn, mang thai ngoài tử cung và giảm khả năng mang thai. Tắc vòi trứng hay tắc ống dẫn trứng là tình trạng tắc nghẽn ở vị trí bất kỳ nào đó của vòi trứng. Căn bệnh này được chia thành một số dạng khác nhau, tùy thuộc vào vị trí vòi trứng bị tắc như đoạn ba, đoạn kẽ, đoạn bóng, đoạn gần, đoạn eo và đoạn xa. Tắc vòi trứng là căn bệnh nhiều chị em gặp phải 2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng tắc vòi trứng Theo các bác sĩ, đa số chị em bị tắc vòi trứng là do viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục gây ra. Một số chị em vì mang thai ngoài ý muốn, sau đó nạo thai nhiều lần dẫn tới viêm nhiễm phụ khoa, dễ mắc phải bệnh tắc vòi trứng. Ngoài ra tắc vòi trứng cũng có thể do một số nguyên nhân khác như: – Bẩm sinh: Nếu khi sinh ra bị thiếu một phần hoặc toàn bộ vòi trứng thì chị em sẽ bị tắc vòi trứng. Tuy nhiên, trường hợp tắc vòi trứng bẩm sinh này rất hiếm gặp. – Nhiễm khuẩn: Trường hợp này có thể do vi khuẩn lậu gây ra, dẫn tới viêm vòi trứng cấp trứng, tiến triển nặng hơn thành tắc vòi trứng. – Vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt không đúng cách. – Mắc phải một số căn bệnh như viêm ruột thừa, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết trầm trọng, viêm niệu đạo mãn tính,… 3. Những phương pháp điều trị tắc vòi trứng tốt nhất hiện nay 3.1. Điều trị nội khoa bằng thuốc Phương pháp nội khoa bằng thuốc có thể giải quyết được 8 – 10% trường hợp tắc vòi trứng. Đây là cách chữa đơn giản và nhẹ nhàng nhất với người bệnh. Bằng cách sử dụng thuốc tiêu viêm, kháng viêm, diệt vi khuẩn đang làm ổ ở trong vòi trứng, từ đó làm thông tắc vòi trứng. Nhờ vậy, người bệnh sẽ được điều trị thành công và ngăn chặn nguy cơ hiếm muộn do tình trạng tắc vòi trứng ở giai đoạn nhẹ. Phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc được áp dụng trong trường hợp tắc vòi trứng nhẹ 3.2. Bơm hơi vòi trứng để thông tắc vòi trứng Phương pháp này được áp dụng với những trường hợp chị em bị tắc vòi trứng nhẹ. Việc sử dụng thuốc bơm trực tiếp vào vòi trứng kết hợp cùng với thuốc kháng sinh sẽ chữa được bệnh tắc vòi trứng tại chỗ. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là gây đau đớn và không chữa được tận gốc tình trạng tắc vòi trứng. Do đó, bệnh vẫn có khả năng bị tái phát sau một khoảng thời gian. 3.3. Phẫu thuật nội soi thông tắc vòi trứng Với phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa dụng cụ nội soi chuyên dụng vào bên trong vòi trứng. Sau đó, bác sĩ sẽ tách những vị trí vòi trứng bị tắc và dính ra. Đây là phương pháp chữa trị tắc vòi trứng an toàn và đạt được hiệu quả cao. 3.4. Phẫu thuật cắt nối vòi trứng Phẫu thuật cắt nối vòi trứng có nghĩa là cắt bỏ hết những phần vòi trứng bị tắc. Sau đó, bác sĩ sẽ nối 2 đầu vòi trứng lại với nhau. Cắt nối vòi trứng là phương pháp điều trị được nhiều chị em lựa chọn 3.5. Phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng Bước đầu tiên của phương pháp cắt bỏ vòi trứng giống với cắt vòi trứng. Tuy nhiên sẽ không có bước nối lại. Sau khi điều trị tắc vòi trứng bằng phương pháp này, người bệnh sẽ không thể mang thai tự nhiên nữa nên phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng phù hợp với những chị em không muốn sinh thêm con. 3.6. Tiểu phẫu nối vòi trứng Phương pháp tiểu phẫu nối vòi trứng được áp dụng khi vòi trứng của người bệnh bị tổn thương ở đoạn giữa. Lúc này, bác sĩ sẽ buộc phải cắt bỏ đoạn ống dẫn trứng bị tổn thương và nối hai đầu vòi trứng lại với nhau. Với phương pháp này, tỷ lệ chị em có thể mang thai tự nhiên lên tới 80%. 3.7. Chữa trị tắc vòi trứng bằng kỹ thuật dây dẫn COOK Ngoài việc áp dụng những phương pháp trên, chị em có lựa chọn kỹ thuật dây dẫn COOK. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng công nghệ dây dẫn COOK kết hợp với kính hiển vi nội soi tiên tiến để mang chùm tia mềm thông minh DSA tới vị trí vòi trứng đang bị tắc nghẽn một cách trực tiếp và chính xác hơn. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành thông tắc vòi trứng mà không gây tổn thương tới cơ thể của người bệnh.
question_388
Bệnh ung thư tuyến giáp có chữa được không
doc_388
Ung thư tuyến giáp là bệnh lý ác tính khởi phát từ sự phát triển bất thường ở tuyến giáp – tuyến nội tiết quan trọng thực hiện nhiệm vụ sản xuất hoóc môn điều hòa nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ và trọng lượng cơ thể. Ung thư tuyến giáp có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm Bệnh ung thư tuyến giáp có chữa được không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giai đoạn tiến triển ung thư, độ tuổi, thể trạng chung của người bệnh, mức độ đáp ứng điều trị bệnh, loại ung thư… So với các bệnh ung thư thường gặp khác, ung thư tuyến giáp được đánh giá là có tiên lượng sống tốt, có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và tiến hành điều trị bệnh kịp thời. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ sống cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn I gần như tuyệt đối 100%; ở giai đoạn II, bệnh nhân có khoảng 98 – 100% cơ hội sống sau 5 năm chẩn đoán bệnh; với bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn III, cơ hội sống của người bệnh vẫn đạt khoảng 71 – 93%. Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp
doc_11782;;;;;doc_52885;;;;;doc_654;;;;;doc_8171;;;;;doc_37184
Vũ Thu Hà (Hai Bà Trưng, HN) Trả lời Trước tiên, bạn và gia đình không nên quá lo lắng về tình trạng sức khỏe của người bệnh mà ảnh hưởng tới sức khỏe của những người trong gia đình và tâm lý của người bệnh. Bạn và gia đình nên chia sẻ, động viên người bệnh để ổn định tâm lý cũng như tiến hành điều trị sớm ung thư tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp chữa được không là thắc mắc được nhiều người quan tâm Đây là bệnh xảy ra ở các tế bào của tuyến giáp – một tuyến có hình con bướm ở đáy của cổ. Ung thư tuyến giáp là tuyến quan trọng giúp sản xuất hormone điều hòa nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ và trọng lượng của cơ thể. Khi tuyến giáp xuất hiện khối u sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, khiến người bệnh đau, khó nuốt, khó thở và ho nhiều… Vì thế ngay khi được chẩn đoán ung thư tuyến giáp, người bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt. Ung thư tuyến giáp chữa được không là câu hỏi chung được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Ung thư tuyến giáp là bệnh có tiên lượng tốt và có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Hầu hết các trường hợp ung thư tuyến giáp đều có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật và điều trị i-ốt phóng xạ. Người bệnh cần đi khám và tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ để cải thiện sớm bệnh (ảnh minh họa) Ở giai đoạn III khi khối u lớn hơn 4 cm và đã phát triển ra bên ngoài tuyến giáp và có thể lan tới các hạch bạch huyết ở cổ. Tỷ lệ sống sau 5 năm là 80%. Giai đoạn IV là khối u đã vượt ra khỏi tuyến giáp và có thể đã di căn xa. Tỷ lệ sống sau 5 năm ở giai đoạn này là dưới 50% (tùy thuộc vào từng loại bệnh cụ thể). Ung thư tuyến giáp là bệnh có tiên lượng tốt nên bạn và gia đình không nên quá lo lắng. Người bệnh ung thư tuyến giáp nên tiến hành điều trị ngay để đạt hiệu quả cao nhất.;;;;;Ung thư tuyến giáp có tiên lượng bệnh tốt hơn so với nhiều loại ung thư khác vì loại tế bào biệt hóa tốt (dạng nang, dạng nhú có mức độ ác tính thấp) chiếm tới 90% trong các loại ung thư ở tuyến giáp. Do đó, ung thư tuyến giáp có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, chữa trị đúng. Tuyến giáp là tuyến nội tiết có hình cánh bướm, nằm ở phía trước cổ. Nhiệm vụ chính của tuyến giáp là tiết hormone tuyến giáp vào máu để vận chuyển tới từng mô trong cơ thể, giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm, cho phép tim, não, các cơ quan làm việc ổn định.Ung thư tuyến giáp hình thành khi các tế bào trong tuyến giáp bị thay đổi, phân chia quá nhanh mà không chịu sự kiểm soát của cơ thể. Khi tới ngưỡng vừa đủ, chúng tạo thành một khối u có khả năng xâm lấn tới các mô xung quanh và di căn tới những cơ quan xa hơn trên cơ thể. Ung thư tuyến giáp hoàn toàn có thể trị khỏi nếu được phát hiện sớm 2. Cách chẩn đoán ung thư tuyến giáp Qua triệu chứng bệnh: ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu phát triển khá âm thầm, hầu như không có triệu chứng đặc trưng. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể phát hiện ung thư ở tuyến giáp nếu thấy khối u vùng cổ khi soi gương, đeo dây chuyền, đóng khuy cổ áo hoặc bị đau cổ, hàm hoặc tai. Đến giai đoạn sau khi nhân tuyến giáp đủ lớn, nó có thể chèn ép vào khí quản hoặc thực quản gây nuốt vướng, khó thở, khàn tiếng hoặc nổi hạch vùng cổ,...Phát hiện u giáp tình cờ qua siêu âm, khám sức khỏe.Lấy máu xét nghiệm nhằm đo nồng độ TSH (hormone kích thích tuyến giáp).Xét nghiệm chọc hút tế bào bằng kim nhỏ để xác định chẩn đoán bệnh. 3. Điều trị ung thư tuyến giáp Nuốt khó là một triệu chứng điển hình của ung thư tuyến giáp;;;;; Ung thư tuyến giáp là bệnh lý ác tính bắt nguồn từ tuyến giáp – một phần của hệ thống nội tiết, điều hòa nội tiết trong cơ thể. Tuyến giáp hấp thu iot từ máu để sản xuất hormone tuyến giáp, giúp cho sự trao đổi chất của cơ thể. Nếu phát hiện sớm, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn. Ung thư tuyến giáp là bệnh lý ác tính bắt nguồn từ tuyến giáp Tùy thuộc độ tuổi, loại ung thư tuyến giáp, giai đoạn ung thư, sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp như: phẫu thuật, xạ trị… Thông thường, sau khi phẫu thuật, bạn có thể cần điều trị bằng iod phóng xạ để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư còn sót. Người bệnh có thể cần dùng thuốc hormone tuyến giáp suốt đời để ngăn chặn tình trạng suy giáp. Các phương pháp điều trị phụ thuộc vào độ tuổi, loại ung thư tuyến giáp, giai đoạn ung thư, sức khỏe nói chung của người bệnh. Các phương pháp điều trị ban đầu bao gồm: Liệu pháp TSH giúp ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư còn lại.;;;;;Ung thư tuyến giáp là bệnh lý ác tính bắt nguồn từ tuyến giáp với những triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các loại thông thường khác. Tuy nhiên, đây là loại bệnh có tiên lượng rất tốt, khả năng chữa khỏi có thể lên đến 100%. Ung thư tuyến giáp là bệnh lý ác tính bắt nguồn từ tuyến giáp. Bệnh khá phổ biến, đặc biệt là ở những người đang bước sang tuổi 30 và người lớn tuổi. Khoảng 2% bệnh nhân là trẻ em và thanh thiếu niên. Ung thư tuyến giáp là bệnh lý ác tính bắt nguồn từ tuyến giáp Ung thư tuyến giáp chiếm 90% trong tổng số bệnh nhân mắc các bệnh ung thư về tuyến nội tiết. Nguyên nhân ung thư tuyến giáp chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, di truyền, rối loạn tự miễn, thiếu iốt, tiền sử mắc bệnh tuyến giáp… là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này. 2. Tiên lượng tốt – tỉ lệ chữa khỏi lên đến 100% Ung thư tuyến giáp nếu được phát hiện sớm sẽ cho tiên lượng tốt khả năng điều trị thành công cao, có thể lên đến 100%. Kể cả ở giai đoạn muộn, hiệu quả điều trị cũng rất khả quan. Các phương pháp điều trị bao gồm phẫu thuật, phóng xạ iodine và xạ trị. Hầu hết các loại ung thư tuyến giáp đáp ứng tốt với điều trị và rất nhiều người bị ung thư tuyến giáp được chữa khỏi. Ung thư tuyến giáp có tỉ lệ chữa khỏi lên đến 100% Tầm soát ung thư tuyến giáp định kỳ giúp phát hiện sớm ung thư tuyến giáp từ khi chưa có triệu chứng Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh lý này, cần thực hiện lối sống lành mạnh không dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ăn nhiều rau xanh, hạn chế dùng các thực phẩm chứa nhiều chất béo, tăng cường vận động để giúp cơ thể chuyển hóa tốt. Tham khảo: khám tầm soát ung thư tuyến giáp;;;;;Ung thư tuyến giáp là bệnh lý ác tính hình thành ở tuyến giáp. Có nhiều loại ung thư tuyến giáp và tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể. Các loại ung thư tuyến giáp Ung thư tuyến giáp thường được chẩn đoán bằng chọc hút kim nhỏ hoặc phẫu thuật cắt nhân tuyến giáp làm mô bệnh học. Ung thư tuyến giáp được chi thành 4 loại: Ung thư tuyến giáp là bệnh lý ác tính hình thành ở tuyến giáp. Có nhiều loại ung thư tuyến giáp Điều trị ung thư tuyến giáp Tế bào tuyến giáp có khả năng hấp thu i-ốt rất tốt. Do vậy, I-131 có thể được sử dụng hiệu quả để phá hủy những mô giáp còn lại (lành tính và ung thư) sau khi phẫu thuật. I-131 sau khi hấp thu vào sẽ phá hủy ADN và làm chết tế bào tuyến giáp. Các tế bào của các cơ quan khác trong cơ thể do không có đặc tính bắt giữ I-131 nên sẽ ít chịu tác động của dược chất phóng xạ này. Một số bệnh nhân có thể bị sưng đau vùng cổ, viêm tuyến nước bọt. Tuy nhiên, tác dụng phụ này dễ khắc phục bằng cách uống nước và nhai kẹo cao su. Nếu sử dụng I-131 liều cao thì cũng có nguy cơ dẫn đến ung thư khác nhưng tỷ lệ này là rất thấp Phẫu thuật Thông thường cắt toàn bộ tuyến giáp và vét hạch cổ chọn lọc. Ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm có thể chỉ cần phẫu thuật; Đối với những trường hợp có di căn hạch cổ, bác sĩ có thể chỉ định thêm điều trị bổ trợ bằng I-131 sau phẫu thuật. Phẫu thuật: thông thường cắt toàn bộ tuyến giáp và vét hạch cổ chọn lọc. Phẫu thuật và điều trị I-131 là hai phương pháp chính cho ung thư tuyến giáp giai đoạn muộn. Nếu bệnh nhân bị di căn xương hoặc các vị trí khác, xạ trị cũng có thể được chỉ định để làm giảm tốc độ phát triển và sự lan tràn của tế bào ác tính. Ngoài ra, điều trị đích cũng là một phương pháp mới bước đầu ứng dụng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn tiến triển. Bệnh nhân có thể phải sử dụng suốt đời để thay thế hormone mà cơ thể không còn khả năng sản xuất. Ngoài ra, người bệnh cần theo dõi định kỳ, tái khám 6 tháng – 1 năm/ 1 lần hoặc bất cứ khi nào có các triệu chứng như nổi hạch ở cổ, khó thở, khó nuốt.
question_389
Tìm hiểu bọc răng sứ bao nhiêu tiền thì đẹp lại tốt
doc_389
Bọc răng sứ bao nhiêu tiền còn tùy thuộc loại mão sứ mà bạn chọn để bọc răng. Các mão sứ kim loại sẽ có giá rẻ hơn hẳn các mão toàn sứ. Chi tiết về giá của các loại răng bọc sứ sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết này. Mão răng sứ hiện có nhiều loại với nhiều mức giá khác nhau Khi tìm hiểu về bọc răng sứ, bạn sẽ thấy trên thị trường có rất nhiều loại mão răng sứ đến từ các thương hiệu khác nhau với rất nhiều mức giá. Tuy nhiên, về cơ bản các mão răng sứ được chia thành 3 loại gồm: 1.1. Mão sứ kim loại Mão sứ kim loại được thiết kế có khung sườn bên trong làm từ hợp kim Ni – Cr hoặc Co – Cr, còn phần bên ngoài thì được phủ một lớp sứ. Màu sắc và hình dáng của mỗi mão răng sứ kim loại được thiết kế riêng để phù hợp nhất với đặc điểm hàm răng của mỗi khách hàng. Ưu điểm nổi bật của các mão sứ kim loại là chi phí hợp lý, tuổi thọ dài, tính thẩm mỹ cao, đảm bảo khả năng ăn nhai tốt như răng thật. Nhược điểm của loại mão răng sứ kim loại này là sau một khoảng thời gian sử dụng, nếu không được chăm sóc đúng cách, răng bọc sứ kim loại có thể bị đen viền gần nướu. Tuổi thọ trung bình mão răng sứ kim loại thường đạt khoảng từ 5 – 7 năm. 1.2. Mão sứ titan Mão sứ titan cấu tạo từ sứ và lõi hợp chất kim loại có chứa titan Mão sứ titan cũng có bản chất là một mão sứ kim loại. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của loại mão sứ này là lớp khung sườn làm từ hợp kim có chứa thành phần titan. Chính thành phần này sẽ giúp cho răng bọc sứ titan được chắc khỏe, lâu đen viền nướu hơn. Còn lại, lớp bên ngoài vẫn sẽ được phủ sứ. So với mão răng sứ kim loại thường, mão sứ titan cho khả năng chịu lực tốt hơn, thời gian sử dụng lâu hơn, khoảng từ 5 – 10 năm tùy loại. Nếu được chăm sóc tốt, tuổi thọ của các răng bọc sứ titan có thể được kéo dài hơn nữa. 1.3. Mão toàn sứ không chứa thành phần kim loại Mão toàn sứ không chứa bất cứ thành phần nào từ kim loại Mão răng toàn sứ có cấu tạo 100% từ vật liệu sứ, không chứa kim loại. Chính nhờ cấu tạo này, các mão răng sứ không tiềm ẩn nguy cơ gây kích ứng nướu. Hơn thế, so với các mão sứ lẫn kim loại, mão toàn sứ cho màu sắc trong, đẹp tự nhiên, giống với răng thật hơn. Ưu điểm của các mão răng toàn sứ là tính thẩm mỹ cao, không xuất hiện tình trạng đen viền nướu sau thời gian sử dụng, tuổi thọ của chúng có thể kéo dài từ 15 – 20 năm, thậm chí còn lâu hơn. Nhược điểm của loại mão răng toàn sứ này là chi phí cao hơn đáng kể so với mão răng sứ có chứa hợp chất kim loại. Nên bọc răng sứ tại nha khoa uy tín để được bác sĩ tư vấn giải pháp phù hợp lại tối ưu chi phí Mỗi loại mão răng sứ đều có những ưu nhược điểm riêng, bạn có thể dựa vào những điểm này để lựa chọn loại mão răng tốt, phù hợp với mình. Nếu vẫn phân vân nên bọc răng sứ loại nào tốt thì bạn có thể dựa vào những tiêu chí gợi ý sau: – Xác định tình trạng răng cần bọc sứ để chọn mão sứ phù hợp. Nếu răng cần bọc sứ của bạn nằm ở vị trí răng cửa thì bạn tuyệt đối không nên chọn mão sứ kim loại, ngừa trường hợp đen viền nướu xảy ra sẽ gây ảnh hưởng thẩm mỹ tới toàn hàm răng. Nếu răng cần bọc sứ là răng hàm, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn bọc mão sứ kim loại để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, bạn là người có răng nướu nhạy cảm, cơ địa dễ dị ứng thì nên cẩn thận hơn với mão răng sứ kim loại. Hãy nhờ nha sĩ kiểm tra và tư vấn để xem bạn có thể bọc răng sứ kim loại mà không gây bất kì ảnh hưởng nào không. – Xác định khả năng chi trả của bạn cho dịch vụ bọc răng sứ. Nếu có nguồn tài chính tốt, bạn có thể chọn mão bọc sứ cao cấp, cho vẻ đẹp tự nhiên mà tuổi thọ lại cao, thậm chí là trọn đời. Trường hợp nguồn tài chính hạn chế, bạn có thể chọn bọc răng sứ kim loại, hoặc chọn bọc răng toàn sứ ở mức giá tầm trung khoảng 4 – 5 triệu. Ngoài ra, một trong những điều kiện quan trọng để có thể sở hữu hàm răng bọc sứ đẹp, chắc khỏe là bạn cần chọn địa chỉ nha khoa uy tín và dùng mão răng chính hãng. Lý do là vì mão răng sứ chính hãng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng được bảo hành nên bạn có thể an tâm hơn khi sử dụng. Các địa chỉ nha khoa uy tín thường quy tụ được đội ngũ nha sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm làm nghề, đầu tư máy móc, trang thiết bị, hạ tầng hiện đại. Nhờ đó có thể đáp ứng những yêu cầu tỉ mỉ, thao tác chuẩn xác trong quy trình bọc sứ. Kết quả sẽ mang tới cho bạn một hàm răng đẹp như ý lại đảm bảo chức năng ăn nhai, tuổi thọ lâu bền.
doc_23697;;;;;doc_23589;;;;;doc_22903;;;;;doc_36182;;;;;doc_58121
Bọc răng sứ là một trong những phương pháp phổ biến để làm đẹp răng hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đang thắc mắc bọc răng sứ đắt không. Giá tiền bọc răng sứ phụ thuộc vào loại răng sứ mà bạn lựa chọn, chất liệu càng cao cấp thì giá thành càng cao. Bên cạnh đó, giá cũng phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ và kỹ thuật phục hình răng của trung tâm nha khoa bạn chọn thực hiện. 1. Định nghĩa bọc răng sứ Răng sứ là một loại răng giả. Răng sứ có màu sắc cũng như hình dáng bên ngoài giống với răng thật. Bọc răng sứ được thực hiện để khắc phục tình trạng hư hỏng hoặc mất răng, cũng như các khuyết điểm khác về răng miệng. Mục đích chính của bọc răng sứ thẩm mỹ không chỉ là tạo ra vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn giúp cải thiện khả năng ăn nhai. Cấu tạo của răng sứ thẩm mỹ thường bao gồm hai phần: – Khung xương sườn bên trong, được làm bằng kim loại, hợp kim hoặc sứ. – Phần bề mặt bên ngoài, được phủ lớp sứ, giúp làm cho răng có cùng màu với các răng thật khác trong hàm của khách hàng. Có nhiều loại răng sứ khác nhau, và bác sĩ sẽ tư vấn và chọn loại răng sứ phù hợp tùy thuộc vào điều kiện và nhu cầu của từng khách hàng. Bọc răng sứ là phương pháp giải quyết các vấn đề về răng xấu Những loại răng sứ phổ biến nhất hiện nay gồm có: – Răng sứ kim loại – Răng sứ Titan – Răng sứ quý kim – Răng toàn sứ Zirconia Răng sứ có ứng dụng rộng rãi, từ những người có hàm răng bình thường muốn có nụ cười đẹp hơn và trắng sáng hơn, cho đến những người gặp các vấn đề về răng miệng như: – Răng bị nhiễm màu nặng, không thể tẩy trắng hiệu quả. – Răng mọc xô lệch, hở kẽ. – Răng chen chúc, xô lệch, hoặc quá thưa thớt. Trong những trường hợp này, bọc răng sứ là biện pháp khắc phục nhanh chóng, giúp bạn có một hàm răng đều đẹp và thẳng hàng. Ngoài ra, răng sứ còn được sử dụng cho các trường hợp sau: – Răng bị sứt mẻ hoặc gãy vỡ lớn, khi hàn trám không đạt hiệu quả thẩm mỹ hoặc không khắc phục được. – Thiếu một hoặc nhiều răng, trong trường hợp này, bác sĩ sẽ đề xuất làm cầu răng sứ để thay thế cho răng đã mất. – Răng bị sâu, viêm tủy, chết tủy gây yếu mô răng. Răng sứ có tác dụng bảo vệ mô răng thật và giúp răng có thể dễ dàng ăn nhai như bình thường. – Răng thật bị hô hoặc móm ở mức độ nhẹ và vừa – Răng thưa, ngắn, hoặc không đều. 3. Chi phí bọc răng sứ và những điều cần biết Giá bọc răng sứ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất liệu sứ, tay nghề bác sĩ và địa chỉ nha khoa bạn lựa chọn. Trong quá trình tư vấn và kiểm tra răng miệng, bạn sẽ nhận được thông tin cụ thể về ưu và nhược điểm của từng loại răng sứ cũng như mức giá để bạn có thể quyết định phù hợp với tài chính của mình. Tùy loại răng sứ mà mức giá sẽ khác nhau Dưới đây là một số thông tin về giá cả và đặc điểm của một số loại răng sứ phổ biến: – Răng sứ kim loại quý: Có phần bên trong làm từ kim loại quý như vàng, platin, palladium và phần sứ phủ bên ngoài. Răng có độ bền khá cao và tính thẩm mỹ tốt. Tuy nhiên, giá cao hơn do sử dụng kim loại quý và yêu cầu kỹ thuật cao. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn được những loại răng sứ nào phù hợp với tình trạng răng cũng như khả năng tài chính của bản thân. Bọc răng sứ là một giải pháp thẩm mỹ hiệu quả, giúp khắc phục các khuyết điểm của răng và cải thiện chức năng ăn nhai. Phương pháp này được đánh giá là an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Không nên bọc rắng sứ với giá rẻ vì chất lượng sẽ không đảm bảo Tuy nhiên, thay vì lựa chọn các địa chỉ uy tín để bọc răng sứ, nhiều người lại quyết định chọn dịch vụ không được kiểm chứng về chất lượng, dẫn đến một số biến chứng sau khi thực hiện như sau: – Khi bác sĩ không có đủ chuyên môn và không thực hiện đúng kỹ thuật, việc lắp răng sứ không khít sẽ dẫn đến hiện tượng thức ăn bị đọng lại và cổ chân răng bị hở. Điều này gây ra cảm giác đau rát và ê buốt kéo dài, đặc biệt khi ăn các thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. – Hôi miệng: Nếu quá trình làm răng sứ không được thực hiện đúng kỹ thuật, có thể gây lún sâu dưới lợi và vi phạm khoảng sinh học, dẫn đến hiện tượng viêm lợi, viêm nướu, và cảm giác hôi miệng. Ngay cả khi đánh răng, bạn có thể gặp phải tình trạng chảy máu nướu. – Nguy cơ bị vỡ răng: Răng sứ có thể bị vỡ nếu chúng được sản xuất không đảm bảo chất lượng hoặc giá bọc răng toàn sứ quá rẻ. Những chiếc răng sứ kém chất lượng không chỉ không đạt yêu cầu về thẩm mỹ mà còn dễ bị vỡ do tác động trong quá trình ăn nhai. – Viêm tủy hỏng răng: Vi khuẩn từ môi trường miệng có thể xâm nhập vào tủy răng sau khi mài quá nhiều mô răng, làm cho quá trình bảo vệ răng sau khi mài trở nên không đảm bảo, dẫn đến tình trạng viêm tủy răng. Tình trạng này không chỉ gây đau đớn cho bệnh nhân mà còn có nguy cơ hỏng cả răng thật là rất cao. Giá bọc răng sứ phụ thuộc vào số lượng răng cần phục hình và loại răng sứ bạn chọn. Để chọn đúng dòng sứ, bạn cần xem xét túi tiền và tình trạng răng của mình. Địa chỉ bọc răng sứ uy tín cũng ảnh hưởng đến chi phí. Nếu bạn chọn một địa chỉ đáng tin cậy với quy trình chất lượng, trang thiết bị hiện đại, và bác sĩ có tay nghề giỏi, bạn có thể sẽ phải trả mức giá cao hơn. Nhưng hãy nhớ rằng chất lượng và giá cả thường đến cùng. Bạn nên đánh giá cẩn thận để có được hàm răng bền đẹp và đáng giá với số tiền bạn chi trả.;;;;;Bọc răng sứ không chỉ mang lại thẩm mỹ mà còn khôi phục chức năng ăn nhai của răng. Tuy nhiên, vấn đề “bọc răng sứ có giá bao nhiêu” thường là điều mà nhiều người quan tâm đầu tiên khi họ đối diện với hàng loạt bảng giá khác nhau tại các phòng khám nha khoa. 1. Lý do bọc răng sứ có mức giá không cố định trên thị trường 1.1 Đánh giá các vấn đề của răng Răng sứ thường được đặt trên răng gốc. Nếu răng gốc của bạn không khỏe mạnh, cần phải thực hiện các liệu pháp điều trị trước khi bọc sứ. Việc này có thể tăng chi phí toàn bộ quá trình. Vị trí của răng trong miệng cũng có thể ảnh hưởng đến chi phí. Nếu bạn gặp vấn đề về sâu hoặc gãy răng hàm, có thể xem xét lựa chọn răng sứ kim loại để tối ưu hóa chi phí mà vẫn đảm bảo độ bền và thẩm mỹ. Đối với nhóm răng dễ nhìn thấy mỗi khi cười thì răng toàn sứ có thể là sự lựa chọn hàng đầu để tăng cường khả năng thẩm mỹ. Lý do là răng toàn sứ có vẻ tự nhiên giống như răng thật. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng chi phí của răng toàn sứ thường cao hơn so với răng sứ kim loại. 1.2 Bọc răng sứ có giá bao nhiêu phụ thuộc vào loại răng sứ Về giá cả của bọc răng sứ kim loại, nó phụ thuộc vào loại răng sứ kim loại bạn chọn. Có ba loại chính: răng sứ kim loại thường, răng sứ kim loại titan và răng sứ kim loại quý. Giá cả sẽ thay đổi tùy theo loại răng sứ: – Răng sứ kim loại thường, được làm từ hợp kim crom-niken, có giá khoảng từ 1.000.000 VNĐ cho mỗi răng. Tuổi thọ của răng sứ này là khoảng từ 5 đến 8 năm, sau thời gian này, có thể gây ra sự oxi hóa nên chân răng có thể bị đen. – Răng sứ kim loại titan được làm từ hợp kim titan, có giá khoảng từ 2.000.000 VNĐ cho mỗi răng. Răng sứ titan có tuổi thọ lên đến gần 10 năm và ít bị oxi hóa so với răng sứ kim loại thường. – Răng sứ kim loại quý, với sườn chủ yếu là hợp kim vàng, có giá dao động từ 5.000.000 VNĐ đến 7.000.000 VNĐ cho mỗi răng, phụ thuộc vào giá vàng. Loại răng sứ này có độ bền cao, trên 10 năm và đạt được tính thẩm mỹ cao hơn so với các loại răng sứ kim loại khác. Tùy vào răng sứ gì mà mức giá sẽ cao hay thấp Về giá cả của bọc răng sứ toàn sứ, nó phụ thuộc vào loại răng sứ toàn sứ bạn lựa chọn. Có một số loại phổ biến: + Răng sứ toàn sứ Cercon có giá khoảng từ 5.000.000 VNĐ đến 5.500.000 VNĐ cho mỗi răng. Loại này được ưa thích vì tính thẩm mỹ vượt trội hơn so với răng sứ kim loại và độ bền cao, khoảng từ 10 đến 15 năm. + Răng sứ toàn sứ Venus, Zirconia, Katana có giá khoảng từ 2.500.000 đến 3.500.000 VNĐ cho mỗi răng. Chúng có chất lượng và thẩm mỹ tốt và tuổi thọ từ 8 đến 12 năm. + Răng sứ toàn sứ Emax, Lava, Ceramill, Nacera, HT-Smile có giá từ 6.000.000 VNĐ đến 8.000.000 VNĐ cho mỗi răng. Chúng có độ chính xác và tính tương thích với răng thật, thẩm mỹ tốt, và tuổi thọ cao, khoảng từ 10 đến 20 năm hoặc có thể lâu hơn nếu được chăm sóc đúng cách. Khi lựa chọn loại răng sứ, bạn nên xem xét nhiều khía cạnh, bao gồm tình trạng răng hiện tại của bạn và khả năng tài chính. Nếu bạn cần bọc ít răng và răng nằm ở vị trí không quá quan trọng thì răng sứ kim loại có thể là lựa chọn tiết kiệm. Nếu bạn quan tâm đến thẩm mỹ và răng cười lộ ra ngoài, răng sứ toàn sứ có thể là sự lựa chọn tốt hơn, mặc dù giá cả cao hơn. Hiện nay, việc bọc răng sứ với giá cả cạnh tranh không còn là điều xa lạ, bởi có nhiều phòng khám nha khoa quảng cáo về dịch vụ này. Tuy nhiên, quan trọng hơn hết là bạn cần quan tâm đến chất lượng thực sự của những loại răng sứ giá rẻ này. Nhiều phòng khám có thể sử dụng răng sứ kém chất lượng và không rõ nguồn gốc. Cân nhắc nhiều yếu tố không chỉ về giá để chọn nơi làm răng sứ Nếu như mức giá của các phòng nha khoa thấp hơn nhiều so với mức giá trung bình đã nêu trên thì có thể được coi là bọc răng sứ giá rẻ. Không nên kết luận các phòng nha cứ làm giá rẻ là không chất lượng. Việc cần làm là cần tìm hiểu xem phòng nha đó có đảm bảo chất lượng dịch vụ cho bạn hay không. Thực tế, nhiều trường hợp khách hàng phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm sau khi bọc răng sứ, bao gồm việc răng sứ bị oxy hóa nhanh chóng, gây ra vấn đề thẩm mỹ với răng đen viền nướu; vi khuẩn có thể tấn công dễ dàng, gây viêm nướu và suy cổ chân răng; răng sứ dễ vỡ và gây hỏng răng sứ cũng như răng thật, và còn nhiều vấn đề khác. Nặng hơn, có thể dẫn đến việc mất răng thật do ảnh hưởng từ việc làm răng sứ không đảm bảo chất lượng. Vì vậy, bạn nên tập trung vào chất lượng của răng sứ và phòng khám nha khoa khi quyết định bọc răng sứ, thay vì chỉ quan tâm đến giá cả. Hãy kiểm tra uy tín của phòng khám nha khoa, xem họ đã thực hiện thành công bao nhiêu trường hợp bọc răng sứ và đánh giá của khách hàng về họ.;;;;; Mẫu răng sứ sau khi được tạo khuôn sẽ được thử nghiệm trên răng khách hàng trước rồi mới lắp. 2. Chi phí bọc răng sứ 1 cái hiện nay Chi phí bọc răng sứ một cái có mức giá dao động từ 1.200.000 đến 12.000.000 VNĐ. Với dòng mão sứ kim loại thường có giá thấp nhất và được nhiều người có kinh tế eo hẹp lựa chọn. Đương nhiên điều này không đồng nghĩa với việc các dòng răng sứ cao cấp hơn sẽ không được ưa chuộng. Với sự đa dạng về mức giá như vậy, người tiêu dùng luôn có nhiều lựa chọn phù hợp với nhu cầu và điều kiện tài chính cá nhân. Tuy nhiên, quan điểm về việc có đắt hay rẻ còn phụ thuộc vào quan điểm và ưu tiên cá nhân của từng người. Bác sĩ sẽ luôn kiểm tra kĩ càng tình trạng răng của bệnh nhân trước khi bọc răng sứ (minh họa). 2.1 Chi phí bọc răng sứ 1 cái với răng sứ Titan và răng sứ kim loại Chi phí bọc một chiếc răng sứ phụ thuộc vào vật liệu sử dụng sứ Titan hay sứ kim loại. Trên thị trường, răng sứ loại lõi kim loại thường có giá thấp nhất, khoảng 1.200.000 VNĐ/răng. Trong khi răng sứ vật liệu Titan có mức giá cao hơn, là 2.500.000 VNĐ/răng. Răng sứ Titan thực sự là một dạng răng sứ kim loại, với cấu trúc tương đồng với răng sứ kim loại. Cả hai đều có khung sườn làm từ hợp kim và bề mặt được phủ lớp sứ mỏng, giữ nguyên hình dáng và thẩm mỹ như răng tự nhiên của người sử dụng. Sự khác biệt duy nhất là mảnh Titan có chứa từ 4% đến 6% titanium trong lõi hợp kim. Titanium là một vật liệu được chứng minh an toàn cho sức khỏe và được phép sử dụng trong các quy trình nha khoa như cấy ghép và phục hình. Ngoài ra, răng sứ Titan còn nhẹ hơn so với răng sứ kim loại thông thường, nhưng vẫn giữ được độ bền và khả năng chịu lực ăn nhai không kém. 2.2 Chi phí bọc răng sứ 1 cái với răng thẩm mỹ toàn sứ Răng toàn sứ, hay còn gọi là răng sứ không chứa kim loại, là một dòng sản phẩm được tạo ra từ sứ 100%. Nhờ vào cấu trúc từ sứ nguyên khối, chúng đạt được hiệu suất vượt trội về độ bền, khả năng chịu lực ăn nhai, và tính thẩm mỹ. Tùy thuộc vào loại vật liệu sứ và công nghệ sản xuất, các loại răng sứ không chứa kim loại sẽ có đặc điểm khác nhau về màu sắc, độ bền, và chi phí thực hiện. Tuy nhiên, mão toàn sứ thường có những điểm nổi bật sau: – Tính thẩm mỹ cao: Không xuất hiện hiện tượng đen viền sau thời gian sử dụng, điều mà răng sứ kim loại thường gặp. – Tuổi thọ lâu dài: Trung bình từ 15-20 năm, tăng cường tính bền vững của sản phẩm. – Khả năng chịu lực cao: Các dòng cao cấp thậm chí có khả năng chịu lực gấp 4-5 lần, thậm chí là 7-8 lần so với răng tự nhiên. – Răng sứ Katana Nhật Bản giá từ 4.500.000 VNĐ/răng – Răng sứ Venus: khoảng giá 5.000.000 VNĐ/răng – Răng sứ Emax Đức : khoảng giá 6.000.000 VNĐ/răng – Mão sứ Cercon: khoảng giá 6.000.000 VNĐ/răng – Mão sứ Cercon HT – Emax Press: khoảng giá 7.500.000 VNĐ/răng – Mão toàn sứ Emax Zic: khoảng giá 8.000.000 VNĐ/răng – Răng toàn sứ thẩm mỹ Nacera full Đức: khoảng giá 12.000.000 VNĐ/răng Chụp X-quang để đánh giá chi tiết hơn về tình trạng của các răng cần được bọc (minh họa). 3. Một số lưu ý quan trọng khi bọc 1 răng sứ – Quan trọng khi thực hiện bọc răng sứ là việc tiến hành một quá trình kiểm tra cẩn thận. Điều này giúp xác định tình trạng răng và chọn phương pháp bọc sứ phù hợp. – Các bác sĩ có thể chụp X-quang để đánh giá chi tiết hơn về tình trạng của răng bọc sứ. Điều này nhằm đảm bảo rằng phục hình sẽ mang lại chất lượng và độ bền lâu dài. Tiếp theo, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành mài cùi răng thật bệnh nhân. Sau mài xong là lấy dấu răng để chế tác răng sứ theo yêu cầu. – Việc mài cùi răng đòi hỏi sự tính toán chính xác để tránh mài quá nhiều hoặc quá ít. Điều đó cũng tránh tình trạng răng sứ sau khi bọc có thể gây kênh hoặc cộm cấn. Khi cộm thì sẽ tạo ra sự không thoải mái cho bệnh nhân. – Trước khi thực hiện quá trình mài răng, bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc tê để tránh đau đớn. Thuốc tê sẽ tạo cảm giác tê cục bộ quanh vùng răng cần phục hình. Từ đó giúp giảm cảm giác khó chịu hay ê nhức trong quá trình mài cùi răng. – Sau khi mài cùi, bác sĩ sẽ thử nghiệm một mẫu sứ thô trên răng để kiểm tra. Quá trình này đảm bảo rằng răng sứ mới hài hòa với khuôn hàm. Sau đó, họ sẽ điều chỉnh để đảm bảo sự phù hợp. – Cuối cùng, sau khi bọc sứ, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các khía cạnh độ bền. Ví dụ như cường độ lực, thời gian răng chịu lực và độ cân bằng giữa các răng. Sau đó, quá trình bọc sứ sẽ được cố định, đánh dấu hoàn tất quá trình. Kết luận;;;;; Giá bọc 1 răng sứ có thể bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, và mỗi yếu tố này đều có thể ảnh hưởng đến chi phí cuối cùng mà khách hàng phải trả. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng: 1.1 Vật liệu của răng sứ Vật liệu răng sứ đóng vai trò quan trọng trong xác định giá cả của quy trình bọc răng sứ. Sứ zirconia, là một trong những vật liệu cao cấp, thường có chi phí cao hơn so với các loại răng sứ khác như sứ kim loại. Chất lượng của vật liệu cũng quyết định độ bền, màu sắc, và khả năng chống ố của răng sứ. Sự đa dạng về giá và tính năng của từng loại vật liệu cho phép bệnh nhân lựa chọn theo ngân sách và nhu cầu của họ. Tình trạng hiện tại của răng có thể ảnh hưởng đến chi phí 1.2 Kinh nghiệm của bác sĩ nha khoa Kinh nghiệm của bác sĩ nha khoa là yếu tố quyết định không hề nhỏ trong xác định giá cả của việc bọc răng sứ. Bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm thường có khả năng đánh giá chính xác hơn về tình trạng răng và đề xuất phương pháp điều trị hiệu quả. Bác sĩ có kinh nghiệm cũng sẽ có khả năng lựa chọn vật liệu và kỹ thuật chế tạo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng và thẩm mỹ của răng sứ, đồng thời giúp tránh được các vấn đề tiềm ẩn hay sai sót trong quy trình điều trị. Những bác sĩ có chuyên môn cao cũng sẽ có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp nếu chúng phát sinh trong quá trình làm răng sứ. Điều này giúp giảm rủi ro và chi phí liên quan đến việc sửa chữa hoặc điều chỉnh sau khi quá trình điều trị hoàn thành. Mặc dù bác sĩ có kinh nghiệm có thể có chi phí cao hơn, nhưng đối với nhiều bệnh nhân, lựa chọn những bác sĩ giỏi sẽ đảm bảo kết quả ưng ý và an toàn hơn. 1.3 Giá bọc 1 răng sứ các loại – Răng sứ kim loại mức giá tương ứng với các kiểu kim loại khác nhau. Các loại răng sứ kim loại chính bao gồm: răng sứ kim loại thường, răng sứ kim loại titan và răng sứ kim loại quý. Dưới đây là giá bọc răng sứ cho từng loại: + Răng sứ kim loại thường được làm từ hợp kim Crom-Niken và thường có giá khoảng 1.000.000 VNĐ cho mỗi răng. Tuổi thọ của răng sứ này thường là 5 đến 8 năm, sau đó chúng có thể bị oxi hóa và gây ra tình trạng đen bên dưới chân răng. + Răng sứ kim loại titan có lớp sườn được làm từ hợp kim titan, với giá khoảng 2.000.000 VNĐ cho mỗi răng. Răng sứ titan có tuổi thọ khoảng gần 10 năm và ít bị oxi hóa so với răng sứ kim loại thường. + Răng sứ kim loại quý có lớp sườn chủ yếu là hợp kim vàng, do đó giá cả của nó khá cao, dao động từ 5.000.000 VNĐ đến 7.000.000 VNĐ cho mỗi răng. Loại răng sứ này có độ bền cao, thường trên 10 năm, và có tính thẩm mỹ tốt hơn so với các loại răng sứ kim loại khác. Có rất nhiều mức giá khác nhau ứng với những loại mão sứ khác nhau – Đối với bọc răng sứ toàn sứ, giá cả có thể dao động dựa trên loại răng sứ cụ thể mà bạn chọn. Dưới đây là giá trung bình cho một số loại răng sứ toàn sứ phổ biến: + Răng sứ Cercon có giá từ 5.000.000 VNĐ đến 5.500.000 VNĐ cho mỗi răng. Loại này có độ bền cao và thẩm mỹ tốt, khoảng 10 – 15 năm. + Răng sứ Venus, Zirconia và Katana thường có giá từ 2.500.000 VNĐ đến 3.500.000 VNĐ cho mỗi răng. Độ bền khoảng 8 – 12 năm. + Răng sứ Emax, Lava, Ceramill, Nacera và HT-Smile có giá dao động từ 6.000.000 VNĐ đến 8.000.000 VNĐ cho mỗi răng. Loại này có độ bền rất cao, thường từ 10 đến 20 năm hoặc thậm chí vĩnh viễn nếu được chăm sóc đúng cách. Khi lựa chọn loại răng sứ, bạn nên xem xét tình trạng hiện tại của răng của bạn, ngân sách và ưu tiên cá nhân. Ví dụ, nếu bạn chỉ cần bọc một số lượng nhỏ răng và chúng ở vị trí hàm thì răng sứ kim loại có thể là lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, nếu bạn muốn cải thiện tính thẩm mỹ và có răng đẹp tự nhiên, bạn nên cân nhắc các loại răng sứ toàn sứ. 2. Bọc răng sứ giá rẻ và lời khuyên của bác sĩ Bọc răng sứ giá rẻ là một lựa chọn của một số người muốn cải thiện thẩm mỹ nụ cười mà không cần phải tiêu tốn quá nhiều chi phí. Tuy nhiên, việc chọn lựa loại răng sứ có chi phí thấp cần được thực hiện cẩn thận để đảm bảo chất lượng cho khách hàng. Dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ: – Quan trọng nhất là thảo luận với bác sĩ nha khoa về mong muốn của bạn và ngân sách cụ thể. Bác sĩ có thể đưa ra các tùy chọn về vật liệu và giải pháp điều trị phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính – Nắm vững kiến thức về các loại vật liệu răng sứ và ưu nhược điểm của chúng. Bác sĩ có thể giúp bạn chọn lựa vật liệu phù hợp với mong muốn thẩm mỹ và ngân sách của bạn – Nếu đã chọn được một nơi làm răng sứ giá rẻ, bạn nên đọc đánh giá từ những khách hàng trước đó về kinh nghiệm làm răng sứ tại phòng khám nha khoa này. Phản hồi từ họ có thể giúp bạn đánh giá chất lượng dịch vụ và kết quả cuối cùng. Tránh những nơi giá rẻ nhưng chất lượng kém. – Tìm hiểu về chính sách bảo hành của phòng khám nha khoa. Một số bác sĩ có thể cung cấp bảo hành cho răng sứ, giúp giảm rủi ro và chi phí nếu có vấn đề sau quá trình điều trị. Chính vì vậy, lời khuyên mà các nha sĩ đưa ra là không nên chỉ quan tâm đến mức giá bọc 1 răng sứ khi lựa chọn nơi để làm răng sứ mà còn cần xét đến nhiều yếu tố khác. Quan trọng là nơi bạn chọn phải đủ uy tín để có thể cho ra những chiếc răng sứ xinh đẹp, chất lượng tốt.;;;;;Bọc răng sứ 1 cái bao nhiêu tiền và nên chọn loại nào thì tốt hiện là thắc mắc của rất nhiều độc giả. Do đó, bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về giá các mão răng sứ đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Hiện nay, răng bọc sứ có rất nhiều loại. Do đó, giá bọc răng sứ bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc trực tiếp vào loại răng sứ mà bạn lựa chọn. Dưới đây là giá một số răng bọc sứ chất lượng, được lựa chọn rất phổ biến hiện nay: 1.1. Răng bọc sứ Katana Nhật Bản Răng sau bọc sứ Katana Nhật Bản có tính thẩm mỹ cao, giá cả phải chăng Răng bọc sứ Katana là mão toàn sứ được chế tạo theo công nghệ Nhật bản hiện đại. Nhờ được chế tác từ phôi sứ Zirconia không pha lẫn tạp chất nên mão răng này cho độ bên cao, lành tính với cơ thể người dùng. Về tính thẩm mỹ, mão răng sứ Katana được chế tác tinh xảo nên cho hình dáng và màu sắc tự nhiên như răng thật. Nhờ đó, có thể đáp tiêu chí thẩm mỹ của cả các khách hàng khó tính, mang đến nụ cười rạng rỡ, tự tin. 1.2. Răng bọc sứ Venus của Đức Răng bọc sứ Venus của Đức cho khả năng chịu lực tốt, độ bền cao. Do đó, sau bọc sứ bạn có thể thoải mái ăn nhai cả các đồ ăn cứng. Loại răng sứ này cũng dễ dàng tương thích với nướu nên không lo xảy ra nguy cơ kích ứng. 1.3. Răng bọc sứ Emax Đức Răng sau bọc sứ Emax của Đức cho khả năng ăn nhai tốt, thẩm mỹ cao 1.4. Răng bọc sứ Cercon HT của Đức Răng sứ Cercon HT cũng là một sản phẩm được sản xuất từ nước Đức – một trong những quốc gia có nền nha khoa phát triển hàng đầu trên thế giới. Mão sứ này có cấu trúc gồm 2 phần: bên trong là khung sườn từ vật liệu sứ; bên ngoài được phủ bởi nhiều lớp sứ nên khi hoàn thành cho độ trắng sáng tự nhiên hệt như răng thật. 1.5. Răng bọc sứ Nacera full của Đức – Mão sứ Nacera full được tạo nên từ những khối sứ thuần khiết, hoàn toàn không pha lẫn tạp chất nên rất an toàn, lành tính với người dùng; – Sản phẩm mão sứ Nacera full có độ chịu lực lên tới 1400 Mpa, tốt hơn nhiều răng thật. Do đó, sau khi bọc răng sứ Nacera full, bạn có thể thoải mái ăn nhau các loại thức ăn cứng mà mình muốn. – Răng sứ Nacera full cho khả năng cách nhiệt tốt, không hề bị ô xy hóa trong môi trường răng miệng. Do đó, những vấn đề răng bọc sứ nhạy cảm, ê buốt do ăn đồ nóng hay lạnh gần như không thể xảy ra. – Mão răng sứ Nacera full hiện có tới 16 tông màu khác nhau nên rất dễ để chọn ra màu sắc phù hợp với hàm răng của bất kì khách hàng nào. Cùng với công nghệ chế tác tinh xảo, răng sau bọc mão sứ Nacera full cho màu sắc rất thật, thậm chí người đối diện với bạn cũng khó nhận ra đó là răng giả. 2. Hãy chăm sóc và bảo vệ răng sau bọc sứ cẩn thận và đúng cách Răng sau bọc sứ cần được vệ sinh, chăm sóc cẩn thận 2.1. Cách vệ sinh răng miệng sau khi đã bọc sứ Sau bọc răng sứ, bạn cần thiết lập cho mình thói quen chăm sóc và bảo vệ răng miệng đúng cách. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn vệ sinh răng miệng đúng cách: – Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng bàn chải có đầu lông mềm và ưu tiên dùng sản phẩm kem đánh răng chứa flour. – Thay đổi bàn chải định kỳ sau 3 – 4 tháng để không tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại tích tụ. – Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng và máy tăm nước để đạt hiệu quả tối ưu trong việc giữ răng sạch từ mảng bám. – Nếu có tật nghiến răng, bạn nên chọn sử dụng máng nhai hoặc máng bảo vệ ban đêm khi đi ngủ. 2.2. Những món nên hạn chế với răng sau bọc sứ Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bảo vệ răng sau bọc sứ của bạn tốt hơn. Theo đó, bạn nên hạn chế và cẩn trọng với những thực phẩm sau: – Hạn chế thức ăn quá cứng, dai, cũng như thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh để tránh gây tổn thương cho răng thật bên trong và mảng răng sứ bên ngoài. – Giảm lượng thức ăn nhiều đường, nhiều chất béo và nhiều axit, như bánh, kẹo, và nước ngọt, vì chúng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn có hại và có thể làm suy giảm men răng tự nhiên. – Tăng cường ăn những thực phẩm giàu canxi như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua để hỗ trợ sức khỏe của răng. – Uống đủ nước để giữ cho khoang miệng được làm sạch. – Hạn chế tiêu thụ thực phẩm có màu như trà, cà phê để tránh tác động tiêu cực đến màu sắc của răng sứ. – Từ bỏ thuốc lá, vì nó không chỉ là nguyên nhân gây ố vàng cho răng mà còn làm tăng nguy cơ gây nên các bệnh răng miệng.
question_390
Lão thị là bệnh lý gì?
doc_390
Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Tuổi xế chiều, khi cơ thể đã bắt đầu quá trình lão hóa, các bệnh lý tuổi già cũng dần dần xuất hiện, khiến con người cảm thấy khó chịu, phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Lão thị cũng là một trong những bệnh lý “người già” phổ biến xảy ra ở mắt. Vậy lão thị thực chất là tình trạng như thế nào và làm thế nào để cải thiện tình trạng này, tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây. Những người ở độ tuổi trên 40, khi cơ thể bắt đầu đến giai đoạn lão hóa sẽ có thể gặp tình trạng lão hóa ở mắt khiến cho thị lực giảm sút và gây khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. 1. Định nghĩa của bệnh lão thị Lão thị là bệnh lý ở mắt. Đây là tình trạng mắt lão hóa khiến cho thị lực bị suy giảm, khó khăn trong việc nhìn sự vật với khoảng cách gần từ 30-35cm. Khi tuổi cao dần, các cơ quan trong cơ thể cũng dần chậm lại và lão hóa theo. Mắt cũng vậy. Thủy tinh thể ở tuổi già đã xơ cứng và kể cả khi cơ vòng quanh thủy tinh thể co giãn để làm thay đổi độ cong, thủy tinh thể cũng khó có thể thay đổi hình dạng của mình. Chính vì thế, hình ảnh thu lại được sẽ bị rơi ra đằng sau hoàng điểm ở võng mạc, khiến cho thị lực khi nhìn gần bị mờ hơn. Đây chính là nguyên nhân khiến cho mắt không thể nhìn rõ ở cự ly xa hoặc gần cũng như suy giảm thị lực nhanh chóng. 3. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao gặp tình trạng lão thị Đối tượng bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu của lão thị sẽ khoảng từ 40 tuổi trở lên, không phân biệt là nam hay nữ. Đây là bệnh lý khó có thể ngăn ngừa hoặc tránh khỏi do mắt đã lão hóa, các cơ quan không còn đủ sức để hoạt động trơn tru như khi còn trẻ. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp lão thị xảy ra muộn hơn và thường đi kèm với các bệnh lý về mắt khác. Chính vì lẽ đó, việc đi khám mắt định kỳ sẽ giúp cho người bệnh nắm bắt được tình trạng bệnh lý của mình sớm hơn và có các phương pháp cải thiện hiệu quả. 4. Đâu là những yếu tố khiến nguy cơ mắc bệnh lão thị tăng cao Có nhiều nguyên nhân khiến cho tình trạng lão hóa mắt xảy ra. Nguyên nhân phổ biến nhất khiến người bệnh gặp tật lão thị chính là tuổi tác. Đây là bệnh lý có rất nhiều yếu tố có thể gây ảnh hưởng, khiến người bệnh gia tăng nguy cơ mắc bệnh: 4.1. Tuổi tác Đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến tật lão hóa ở mắt. Sau tuổi 40, hầu hết ai cũng sẽ có một số dấu hiệu của chứng bệnh này. Nếu như không có các phương pháp can thiệp, mắt sẽ lão hóa nhanh chóng và gặp các vấn đề như nhìn mờ, chỉ nhìn được ở khoảng cách xa hoặc gần. 4.2. Bệnh lý Những người có tiền sử mắc đái tháo đường, các bệnh lý tuổi già, tim mạch,… cũng có khả năng cao bị lão hóa mắt sớm hơn so với những người bình thường. Điều này cũng có thể xảy ra với những người thường xuyên bị đau mắt, khó chịu ở mắt. Có nhiều trường hợp mắt lão hóa sớm trước tuổi 40 cũng bởi nguyên nhân người bệnh đã có các bệnh lý mắc phải trước đó gây ảnh hưởng đến mắt. 4.3. Thói quen sử dụng thuốc Các loại thuốc có liên quan đến việc mãn kinh sớm như thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin hay lợi tiểu cũng có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn bình thường. 5. Các triệu chứng hay gặp của bệnh lý lão hóa mắt Người bệnh khi bước qua tuổi 40 nếu có các dấu hiệu dưới đây thì có thể là triệu chứng cảnh báo của hiện tượng mắt bị lão hóa: – Khó khăn trong việc đọc chữ, đặc biệt là những chữ in nhỏ – Ở khoảng cách gần, người bệnh không thể nhìn rõ các chữ hiển thị – Các sự vật ở gần cũng khó có thể nhìn rõ – Sau khi đọc sách báo hay tập trung quan sát sẽ có hiện tượng mỏi mắt hoặc nhức đầu – Phải có đủ ánh sáng mới có thể đọc được chữ – Mắt có thói quen phải nheo lại mới có thể nhìn rõ hơn Tùy vào từng tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các công cụ hỗ trợ như kính lão hoặc cần điều trị bằng phương pháp phẫu thuật để cải thiện thị lực tốt hơn. 6.1. Kính lão thị hỗ trợ tầm nhìn Nếu người bệnh chưa từng mắc bệnh lý nào về mắt, thị lực vẫn tốt trước khi có các dấu hiệu lão hóa mắt, người bệnh chỉ cần đeo kính để cải thiện triệu chứng nhìn mờ. Một số loại kính lão phổ biến hiện nay: Gồm có 2 loại: loại có đường kẻ ngang nhìn thấy và loại không có đường kẻ. Kính 2 tròng được cải tiến dần dần từ mức nhìn xa ở ngang tầm mắt tới mức nhìn gần hỗ trợ cho việc đọc sách. Đối với những bệnh nhân mắt mất gần như hoàn toàn khả năng hội tụ, kính ba tròng giúp điều chỉnh nhìn gần, nhìn xa và nhìn xa trung bình tiện lợi ngay trong 1 thấu kính. Đối với kính áp tròng mono, bệnh nhân có thể sử dụng kính hỗ trợ thị lực nhìn xa ở mắt thuận và kính áp tròng điều chỉnh nhìn gần ở mắt còn lại. Nếu những người bệnh sử dụng kính áp tròng mono gặp các tình trạng khó chịu khi nhìn hình ảnh ở gần và bị mờ khi nhìn các sự vật xa thì có thể tham khảo loại kính áp tròng 2 tròng. Kính mono cải tiến là loại kính người bệnh sẽ có thể dùng được cả 2 mắt để nhìn xa và duy nhất 1 mắt để đọc gần. 6.2. Phẫu thuật bệnh lão thị Đối với các trường hợp thị lực giảm sút nghiêm trọng và khó có thể cải thiện nhờ kính lão hay các loại thuốc, phẫu thuật sẽ là phương án được các bác sĩ tư vấn và chỉ định. Hiện nay, phương pháp mổ Phaco lấy thủy tinh thể và thay thế bằng kính nội nhãn đa tiêu sẽ giúp cho bệnh nhân có thể đạt được thị lực tốt ở mọi cự ly với biến chứng gần như bằng không.
doc_17950;;;;;doc_47405;;;;;doc_19532;;;;;doc_47092;;;;;doc_34374
Khác với cận thị, bệnh lão thị là tình trạng mắt giảm khả năng nhìn những vật ở gần nhưng vẫn có thể nhìn những vật ở vị trí xa. Đây là hiện tượng xảy ra khi cơ thể đang trong quá trình lão hóa, thường bắt đầu xuất hiện đối với những bệnh nhân có độ tuổi từ 40 - 50. Lão thị là hiện tượng suy giảm thị lực, khi bệnh nhân không thể tập trung quan sát những vật ở cự ly gần. Đây là một tật khúc xạ có liên quan đến tuổi tác. Có thể nói bệnh lão thị là một phần của quá trình lão hóa khi bước vào độ tuổi trung niên. Và nó gây ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Lão thị thường bắt đầu xuất hiện vào khoảng tuổi 40 và tiến triển dần khi vào độ tuổi 65. Chứng lão thị có thể ngầm nhận biết bằng việc bạn nhìn rõ một vật khi đưa vật đó cách xa mắt với độ dài là một sải tay. 2. Dấu hiệu nhận biết bệnh lão thị Có thể bạn sẽ nhầm lẫn giữa lão thị và viễn thị, hai căn bệnh này đều có một điểm chung là giảm khả năng quan sát những vật ở vị trí gần. Do đó, cần phân biệt thông qua một số dấu hiệu cơ bản dưới đây để có cách điều trị hợp lý và hiệu quả: Lão thị thường xuất hiện ở những bệnh nhận từ độ tuổi trung niên. Viễn thị có thể xảy ra với những bệnh nhân ngoài độ tuổi này. Đưa đồ vật ở xa tầm mắt khoảng một sải tay mới có thể nhìn rõ nét. Đọc sách, báo, tài liệu ở khoảng cách thông thường sẽ không nhìn thấy rõ chữ. Nhức đầu, mệt mỏi khi cố gắng tập trung làm việc ở khoảng cách gần. 3. Những nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh Bất kỳ bệnh lý nào cũng sẽ có những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh và bệnh lão thị cũng không ngoại lệ. Dưới đây sẽ là một số nguy cơ như: Độ tuổi: đây là điều không thể tránh khỏi, khi càng lớn tuổi các chức năng trong cơ thể cũng dần suy yếu, mắt cũng vậy. Và tuổi là nguy cơ lớn nhất gây nên lão thị. Bệnh nền: khi cơ thể mắc những bệnh như đái tháo đường, bệnh tim, đau mắt kéo dài cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh và sẽ khiến bệnh đến sớm hơn do với độ tuổi mắc bệnh thông thường. Sử thuốc điều trị bệnh lâu dài như thuốc chống dị ứng, thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu có thể gia tăng nguy cơ mắc lão thị. Để có phương pháp điều trị hiệu quả và chính xác bạn cần đến trung tâm y tế để thăm khám, bác sĩ sẽ xác định được bạn có đang mắc lão thị hay các bệnh lý về mắt khác không. Từ đó, sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Sử dụng kính lão Đeo kính lão thị sẽ giải quyết được tình trạng giảm thị lực của mắt, và phương pháp này thường được áp dụng rộng rãi với những bệnh nhân có điều kiện kinh tế không cao hay không thể, không muốn phẫu thuật. Đối với kính lão thị sẽ có nhiều loại để phù hợp với tình trạng mắt của người bệnh: Kính hai tròng: kính được chia làm 2 loại gồm: loại có đường kẻ ngang và loại không có đường kẻ ngang. Kính hai tròng có đặc điểm tối ưu hơn kính một tròng vì bạn sẽ không cần tháo kính mà vẫn có thể nhìn xa, nhìn gần. Kính đa tròng: kính này thường được sử dụng cho những bệnh nhân mắt đã gần như mất hết khả năng hội tụ. Đối với kính này, người bệnh có thể điều chỉnh tầm nhìn xa, gần hay trung bình. Kính áp tròng: loại kính thường được sử dụng đối với những người không muốn đeo kính có gọng, không gây bất tiện cho quá trình sinh hoạt. Khi sử dụng loại kính này, tròng kính ở mắt thuận có thể nhìn xa và mắt không thuận sẽ là nhìn gần. Ban đầu người bệnh có thể không quen và sẽ gây lóa mắt khó chịu khi di chuyển tầm nhìn, nhưng khi quen sẽ không bị khó chịu nữa. Kính áp trong hai tròng: loại kí này sẽ đặt biệt hơn kính áp tròng bình thường, vì nó sẽ không làm lóa mắt khó chịu cho người bệnh trong thời gian đầu mới đeo. Phẫu thuật tật khúc xạ Phẫu thuật giúp giải quyết tận gốc lão thị, giúp bệnh nhân khôi phục thị lực có thể nhìn xa và gần như bình thường. Và hiện này cũng sẽ có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, dưới đây sẽ là vài thủ thuật phổ biến: Phẫu thuật Near Vision CK: là thủ thuật tạo hình giác mạc, nghĩa là đưa một mắt nhìn gần và một mắt có khả năng nhìn xa. Hiệu quả của phương pháp này khá tốt, tuy nhiên sẽ giảm dần theo thời gian. Phẫu thuật đặt kính nội nhãn (Phaco): thủ thuật này, phẫu thuật viên sẽ thay thủy tinh thể của mắt bằng kính nội nhãn đa tiêu, có thể giúp người bệnh nhìn tốt ở mọi cự ly. Phẫu thuật Presby LASIK: đây là phương pháp điều trị mới đã thử nghiệm tại Mỹ, tuy nhiên vẫn còn rất mới mẻ và chưa được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Phương pháp này thực hiện bằng cách sử dụng laser Excimer để tạo các vòng đa tiêu trực tiếp trên bề mặt giác mạc của bệnh nhân, giúp mắt có thể nhìn được ở mọi khoảng cách. 5. Cách phòng ngừa bệnh Tuy bệnh lão thị xảy ra cơ thể đang dần lão hóa tuy nhiên bạn cũng có thể làm chậm quá trình lão thị và có thể phòng ngừa được: Chế độ dinh dưỡng hợp lý bổ sung, thêm nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là các loại vitamin A, B, E, Omega-3. Những chất này tốt cho mắt đồng thời cũng làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Điều trị các bệnh về mắt, đặt biệt là các bệnh làm suy giảm thị lực, cần điều trị sớm. Nếu như kéo dài mắt sẽ ngày càng yếu, và sẽ có tốc độ lão hóa rất nhanh. Tránh tiếp xúc thời gian dài với tia cực tím. Khi đi ra ngoài trời nắng cần đeo kính râm cũng như mũ để hạn chế tối đa tia cực tím trong ánh nắng mặt trời tiếp xúc với mắt.;;;;;Lão thị là một bệnh lý về mắt khiến bộ phận này mất dần khả năng tập trung quan sát vật thể trong cự ly gần. Đa phần bệnh nhân sẽ bắt đầu bị lão thị từ sau 40 tuổi trở đi. 1. Nguyên nhân và các triệu chứng điển hình của tật lão thị Lão thị là một tình trạng suy giảm thị lực xảy ra theo quy luật lão hóa tự nhiên của con người. Khi bị mắc phải tật khúc xạ này thì người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn gần với cự ly khoảng 30 - 35 cm. Cả nam giới và nữ giới đều có nguy cơ bị lão thị tương đương nhau và hầu hết mọi người sau độ tuổi 40 trở đi đều có thể bị lão thị. Người bệnh sẽ dễ dàng nhận ra các dấu hiệu của lão thị qua những đặc điểm sau: Khó đọc được các chữ in nhỏ; Thường xuyên bị nhức đầu, mỏi mắt khi đọc tài liệu, sách báo; Không thể nhìn rõ các đồ vật và chữ ở cự ly gần. Nếu muốn nhìn rõ cần phải nheo mắt lại. Như đã đề cập thì tuổi tác là yếu tố chính gây lão thị. Nguyên nhân là vì thủy tinh thể đã dày lên và dần mất đi tính chất linh hoạt tự nhiên do quá trình lão hóa. Theo thời gian các protein trong thủy tinh thể già đi làm thay đổi cấu trúc của bộ phận này khiến nó trở nên cứng và kém đàn hồi hơn. Không chỉ có vậy, các sợi cơ bao quanh thủy tinh thể cũng bị yếu ớt và lỏng lẻo dần, vì thế nên mắt rất khó tập trung vào các sự vật ở khoảng cách gần. Bên cạnh nguyên nhân tuổi tác, người bệnh bị lão thị có thể là do mắc các bệnh lý kèm theo như tiểu đường, bệnh về mắt, bệnh tim mạch,... làm rút ngắn độ tuổi lão thị (dưới 40 tuổi). Ngoài ra bệnh nhân sử dụng các loại thuốc điều trị mãn kinh sớm, thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm và thuốc lợi tiểu cũng là hai yếu tố khiến nguy cơ bị lão thị gia tăng. 2. Những cách giúp cải thiện tình trạng lão thị Một số phương pháp phổ biến được áp dụng trong điều trị lão thị hiện nay đó là: 2.1. Sử dụng kính lão thị Nếu thị lực của bệnh nhân vẫn tốt trước khi bị lão thị thì chỉ cần chỉ định cho bệnh nhân dùng các loại kính lão thị để khắc phục triệu chứng nhìn mờ, nhìn nhòe. Dưới đây là các loại kính thường được dùng trong các trường hợp bị lão thị: Kính đơn tròng: chỉ có thể nhìn gần, nếu muốn nhìn xa thì cần phải tháo kính; Kính 2 tròng: gồm loại có đường kẻ ngang nhìn thấy được và loại cải tiến không có đường kẻ; Kính 3 tròng: dành cho những người bị mất khả năng hội tụ ánh sáng trên võng mạc. Bệnh nhân khi dùng kính này có thể điều chỉnh để nhìn gần, nhìn ở tầm mắt trung bình hay nhìn xa ngay trong cùng một thấu kính; Kính áp tròng mono: khi mang loại kính này có một điều đặc biệt là bệnh nhân sẽ điều chỉnh nhìn xa được ở mắt thuận và nhìn gần ở mắt không thuận. Đối với mắt nhìn gần thường sẽ có cảm giác bị lóa khi nhìn xa nhưng nếu đeo quen thì sẽ thích nghi được; Kính áp tròng mono cải tiến: ở trường hợp này người bệnh có thể nhìn xa ở cả hai mắt nhưng khi cần nhìn gần thì dùng một mắt; Kính áp tròng 2 tròng: đây là giải pháp thay thế cho kính áp tròng mono nếu người bệnh cảm thấy không thoải mái khi sử dụng kính mono. 2.2. Phẫu thuật Phẫu thuật Phaco: bác sĩ sẽ tiến hành lấy thủy tinh thể, sau đó đặt kính nội nhãn đa tiêu cự để bệnh nhân có thể nhìn được mọi sự vật rõ ràng cho dù là ở khoảng cách nào. Phương pháp này rất thích hợp đối với những người không muốn đeo kính thuốc hoặc kính áp tròng; Phẫu thuật Presby LASIK: đây là loại phẫu thuật công nghệ mới giúp cải thiện lão thị được thử nghiệm lâm sàng tại Hoa Kỳ. Kỹ thuật Laser Excimer sẽ được ứng dụng trong phẫu thuật này để trực tiếp tạo nên các vòng đa tiêu cự trên giác mạc giúp mắt nhìn thấy rõ mọi vật ở mọi cự ly; Phẫu thuật Near Vision CK: phương pháp Near Vision CK có tác dụng tạo hình giác mạc chỉ cần thực hiện trên một mắt. Khi đó tình trạng đơn thị (nhìn lệch - một bên nhìn gần một bên nhìn xa) sẽ được khắc phục nhanh chóng. Tuy nhiên trên thực tế biện pháp này được cho rằng là chỉ có tác dụng tạm thời và theo thời gian sẽ giảm dần hiệu quả. 3. Gợi ý một số phương pháp giúp phòng ngừa bệnh lão thị Mặc dù lão thị là quy luật tất yếu của thời gian nhưng không vì thế mà chúng ta để cho đôi mắt lão hóa theo tự nhiên như vậy. Để hạn chế sự suy giảm thị lực do lão thị, mỗi người nên áp dụng các cách như sau mỗi ngày: Sử dụng mũ rộng vành và đeo kính khi đi ra ngoài, điều này giúp hạn chế sự tác động của tia cực tím đến mắt; Xây dựng một thực đơn ăn uống lành mạnh: cần đảm bảo chế độ ăn uống được cung cấp đầy đủ vitamin có lợi cho đôi mắt, đặc biệt là các loại vitamin như A, B, C, E. Nên tăng cường các loại rau lá xanh đậm hoặc màu đỏ vàng vì chúng giúp mắt trở nên tinh anh và linh hoạt hơn; Khi làm việc hay đọc sách cần tạo môi trường ánh sáng phù hợp, không quá tối cũng không quá chói mắt; Lưu ý các triệu chứng bất thường ở mắt để đi thăm khám và điều trị ngay từ sớm. 4. Lựa chọn địa điểm khám lão thị uy tín, chất lượng Khi gặp phải các triệu chứng cảnh báo dấu hiệu của lão thị thì tốt nhất;;;;;Bệnh lão thị là loại bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi ngoài 40 và gây nên nhiều những bất tiện trong cuộc sống hàng ngày cho người bệnh. Cụ thể bệnh cản trở các hoạt động như đọc sách, xem TV, hoạt động cần quan sát nhiều đồng thời bệnh cũng làm người mắc hay bị nhức đầu, mỏi mắt 1.Những thông tin cơ bản về lão thị Sự suy giảm thị lực, biểu hiện là việc khi nhìn gần ở khoảng cách trên 30 cm sẽ cảm thấy khá khó khăn chính là đặc trưng của bệnh lão thị. Nguyên nhân bệnh thường do tuổi tác. Với một đôi mắt hoạt động khỏe mạnh bình thường, có một cơ vòng bao xung quanh thủy tinh thể có tác dụng điều chỉnh độ cong của thủy tinh thể để mắt có thể nhìn xa hoặc gần. Đối với những người lão thị thì thủy tinh thể bị xơ cứng nên cơ vòng khó khăn để thay đổi hình dạng, dẫn đến hình ảnh không rơi vào đúng điểm trên võng mạc, khiến cho hình ảnh khi nhìn gần bị mờ. Lão thị là bệnh do tuổi tác gây nên Nói cách khác, lão thị là tình trạng suy giảm chức năng của việc điều tiết nhìn gần, gây ra bởi quá trình lão hóa của cơ thể. Khi con người bước qua tuổi 40, quá trình lão hóa bắt đầu xảy ra và thủy tinh thể cũng không ngoại lệ. Khả năng đàn hồi và co giãn giảm đi đáng kể, khiến cho cơ vòng không thể điều chỉnh thủy tinh thể đúng như lúc đầu, khiến cho khả năng điều tiết giảm đi, mắt nhìn gần rất khó khăn. Dấu hiệu của bệnh mắt bị lão thị đó là: Người mắc thường trên 40 tuổi, hầu hết không nhìn được ở khoảng cách gần mà phải đưa vật ra xa mới có thể nhìn được. 1.3. Đối tượng và nguy cơ làm tăng khả năng mắc Bệnh lão thị xảy ra với tất cả mọi người, khi cơ thể bắt đầu bị lão hóa thì mắt cũng sẽ bị lão thị. Tuy nhiên, đây là quá trình âm thầm chứ không có một biểu hiện rõ nét. Đa số sau 40 tuổi có thể cảm nhận sự lão thị một cách rõ ràng nhất. Bệnh này không phân biệt giới tính hay điều kiện sống và không thể tránh khỏi được như các tật khúc xạ khác. Vẫn có khả năng để kéo dài thời gian lão hóa nếu có một chế độ sinh hoạt khoa học và lành mạnh. Có một số nguy cơ có thể khiến cho bệnh lão thị diễn ra nhanh hơn đó là: – Yếu tố về tuổi tác: Đây là nguy cơ chính và cao nhất đối với căn bệnh này. – Những bệnh lý kèm theo như đái tháo đường, đau mắt, tim mạch đều có thể làm cho bệnh lão thị diễn ra sớm hơn thông thường, đó là ở những người dưới 40 tuổi. – Thuốc cũng là một yếu tố khiến cho bệnh lão thị đến sớm hơn. Đó là các loại thuốc liên quan đến chống trầm cảm, mãn kinh sớm, thuốc lợi tiểu, kháng histamin. Có nhiều nguy cơ khiến cho bệnh lão thị đến sớm hơn Những triệu chứng của lão thị thường thấy đó là: – Khó khăn khi đọc những loại chữ kích thước nhỏ – Không nhìn rõ được khi đặt trong khoảng cách gần – Nhức mỏi mắt mỗi khi đọc xong sách báo – Cần phải nhìn trong điều kiện ánh sáng tốt hơn – Phải nheo mắt khá nhiều. 2. Phương án điều trị lão thị và cách dự phòng bệnh 2.1. Sử dụng kính – Sử dụng kính gọng kiểu truyền thống cho người bị lão thị Dùng kính có gọng là phương pháp khá phổ biến để đối phó với lão thị. Nếu bệnh nhân bị lão thị không kèm các bệnh lý khác thì chỉ cần kính thông thường. Nhưng nếu bệnh nhân bị lão thị kèm các tật khúc xạ khác thì có thể phải dùng đến kính hai, ba hoặc đa tròng. Kính hai tròng giúp cho mắt có thể nhìn tốt ở khoảng cách gần và xa. Vùng phía trên kính có thể nhìn rõ ở khoảng cách xa và vùng ở dưới kính có thể nhìn ở cự li gần. Nếu đeo kính hai tròng, người bệnh có thể cảm tháy khó khăn khi nhìn ở khoảng cách trung gian giữa gần và xa. Kính ba tròng có thể hỗ trợ bệnh nhân nhìn được gần, xa và khoảng trung gian vì mắt kính sẽ phân chia thành những vùng tầm nhìn khác nhau để người đeo có thể nhìn rõ mọi khoảng cách chỉ với 1 chiếc kính. Tuy nhiên ở những phần giao thoa, bệnh nhân có thể vẫn cảm thấy bị mờ. Kính đa trong có cơ chế hoạt động tương tự như hai loại trên nhưng các dải thị lực là liên tục nên hình ảnh sẽ không có điểm bị mờ mà rõ nét hơn hẳn. – Dùng kính áp tròng cho người lão thị Thay vì dùng kính có gọng, nhiều người lựa chọn sử dụng kính áp tròng để cải thiện khả năng nhìn của mình. Có hai loại kính áp tròng có thể sử dụng đó là: + Kính áp tròng đơn tròng. Bệnh nhân sẽ đeo 1 bên mắt nhìn được xa và bên còn lại nhìn được gần. Sau đó hai mắt sẽ tự thích nghi với nhau để cho ra hình ảnh bình thường. Tuy nhiên có một số người không thích nghi được nên hình ảnh cho ra không sắc nét, một số người nhìn thấy hình ảnh không có chiều sâu không gian. + Kính áp tròng đa tròng có sự phân chia các vùng nhìn với dải thị lực liên tục nên bệnh nhân có thể nhìn xa và gần đều rõ nét. Tuy nhiên, não bộ vẫn cần thời gian để thích nghi và không phải ai cũng đáp ứng được điều đó. Có một số người dúng kính áp tròng đa tròng cảm thấy kém nét hơn so với kính đơn tròng. 2.2. Phẫu thuật Các loại phẫu thuật để điều trị lão thị đó là: – Phẫu thuật phaco để đặt kính nội nhãn đa tiêu – Phẫu thuật Near Vision CK để tạo hình lại giác mạc, tạo ra mắt đơn thị. Tuy nhiên, loại phẫu thuật này chỉ hiểu quả trong ngắn hạn và giảm đi theo thời gian. Phẫu thuật là một phương án để đối phó với lão thị – Phẫu thuật PresbyLASIK tạo ra các vòng đa tiêu trực tiếp ngay trên bề mặt của giác mạc để giúp mắt nhìn rõ ở mọi cự ly. Để tránh cho tình trạng lão thị đến sớm hơn, cần có những cách dự phòng như sau: – Ăn uống hợp lý và lành mạnh nhất có thể. Nên ăn những thức ăn bổ dưỡng cho sức khỏe của đôi mắt – Thường xuyên để ý bảo vệ đôi mắt khi đi ra ngoài ánh sáng mặt trời bằng kính mắt và mũ chống nắng – Luôn để mắt hoạt động ở những nơi có ánh sáng lý tưởng – Khi thấy mắt có bát kỳ vấn đề gì cần đi khám hoặc đi khám mắt định kỳ thường xuyên. Trên đây là những chia sẻ về căn bệnh lão thị, hi vọng sẽ giúp ích cho nhiều bạn đọc có thể bảo vệ đôi mắt của mình, tránh tình trạng lão thị đến sớm.;;;;;Lão thị là hiện tượng phổ biến ở người già khi chức năng mắt ngày càng suy yếu, cơ vòng đỡ thủy tinh thể mắt thoái hóa dẫn đến khả năng điều tiết của mắt giảm, ảnh hưởng đến thị lực. Hiện nay, cách đơn giản nhất để cải thiện tầm nhìn cho người bị lão thị là sử dụng kính, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách lựa chọn kính lão thị phù hợp. 1. Tìm hiểu về tình trạng lão thị 1.1. Định nghĩa Lão thị là sự suy giảm thị lực mang tính sinh lý do tuổi già, thường xuất hiện sau tuổi 40 và tùy theo cơ địa từng người có thể xuất hiện sớm hoặc muộn hơn. Người bị lão thị chỉ nhìn rõ các vật ở xa và gặp khó khăn khi nhìn ở khoảng cách gần bởi điểm cực cận của mắt lão thị xa hơn so với mắt thường. Lão thị vốn là tật khúc xạ liên quan đến tuổi tác, do đó tương tự cận thị và viễn thị, người lão thị cần lựa chọn cách điều trị phù hợp để khôi phục tầm nhìn. Hiện nay có 3 cách khắc phục lão thị phổ biến là: – Đi khám mắt và cắt kính lão đúng độ. – Đeo kính áp tròng mềm hoặc cứng để điều trị. – Phẫu thuật đặt kính nội nhãn, Near Vision CK, PresbyLasik,… Trong 3 cách trên, đeo kính lão được xem là đơn giản nhất bởi ai cũng có thể dùng trong khi hai phương pháp còn lại có yêu cầu khắt khe hơn về đối tượng áp dụng. Lão thị là sự suy giảm thị lực mang tính sinh lý do tuổi già, thường xuất hiện sau tuổi 40. 1.2. Nguyên nhân Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lão thị là sự lão hóa, xơ cứng và giảm tính đàn hồi của thủy tinh thể làm suy giảm khả năng điều tiết của mắt. Bên cạnh đó, một số yếu tố khiến tình trạng này gia tăng có thể kể đến: – Mắc các bệnh lý như đái tháo đường, tim mạch, mắt,… – Lạm dụng thuốc lợi tiểu, thuốc chữa trầm cảm… Như đã đề cập ở trên, lão thị là hiện tượng sinh lý tất yếu liên quan đến tuổi tác do đó bệnh rất khó để tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn có thể lưu ý những yếu tố sau để dự phòng bệnh tốt hơn: – Duy trì chế độ dinh dưỡng giàu vitamin nhất là các loại có lợi cho mắt như vitamin A, B, E. Ăn nhiều rau quả có màu vàng và xanh lá đậm bởi chúng chứa các vitamin giúp mắt hoạt động tốt, ngăn ngừa thoái hóa. – Đeo kính và sử dụng mũ rộng vành để bảo vệ mắt khỏi tia cực tím khi đi ra ngoài. – Sử dụng ánh sáng phù hợp khi làm việc hoặc giải trí. – Khám mắt định kỳ và thăm khám khi nhận thấy các triệu chứng lạ. 1.3. Dấu hiệu nhận biết Một số cách để nhận biết tình trạng lão thị bao gồm: – Khó đọc chữ in, chữ viết nhỏ hoặc khó đọc trong hoàn cảnh thiếu sáng. – Khó nhìn, nhìn không rõ ràng những vật ở khoảng cách gần. – Choáng váng, mỏi mắt sau khi đọc sách báo hoặc khi tập trung cao độ. – Có thói quen nheo mắt để nhìn rõ sự vật. 2. Nắm rõ một số lưu ý khi lựa chọn kính lão thị 2.1. Tìm hiểu về thấu kính lão thị Thấu kính hội tụ và phân kỳ là hai loại được sử dụng phổ biến trong điều trị tật khúc xạ hiện nay. Trong đó, thấu kính phân kỳ sử dụng cho kính cận, còn kính lão thị sử dụng thấu kính hội tụ. Đặc điểm của thấu kính hội tụ là trong suốt với phần rìa mỏng hơn phần giữa, thường được giới hạn bởi hai mặt cầu hoặc một mặt phẳng với một mặt cầu. Khi ánh sáng đi qua thấu kính này sẽ hội tụ tại một điểm. Người bị lão thị khi sử dụng kính lão thị với thấu kính hội tụ sẽ nhìn rõ các vật ở khoảng cách gần bởi thấu kính này cho ảnh ảo lớn hơn vật. Sự khác biệt giữa thấu kính hội tụ và phân kỳ trong điều trị tật khúc xạ. 2.2. Sự khác nhau giữa kính lão thị và viễn thị Tình trạng lão thị và viễn thị thường bị nhầm lẫn với nhau bởi chúng có điểm chung là khó khăn khi nhìn vật ở khoảng cách gần cũng như cách khắc phục bằng thấu kính hội tụ. Tuy nhiên về bản chất, hai tật khúc xạ này khác nhau hoàn toàn. Viễn thị là tình trạng gây ra bởi trục nhãn cầu quá ngắn hoặc giác mạc quá dẹt. Trong khi đó lão thị là tình trạng gây ra bởi sự suy giảm khả năng điều tiết. Xét về nguyên nhân, viễn thị có thể là bẩm sinh hoặc là hệ quả của các bệnh lý đặc biệt, còn lão thị là dấu hiệu của lão hóa. Mắt viễn thị để nhìn xa hay gần đều cần đến thấu kính hội tụ vì mắt luôn cần điều tiết. Ngược lại mắt lão thị chỉ cần điều tiết khi nhìn gần, do đó không cần dùng kính ở khoảng cách xa. 2.3. Lưu ý để lựa chọn kính phù hợp Dựa theo nhu cầu, tuổi tác, tính chất công việc,… người bị lão thị có thể lựa chọn sử dụng một trong số những loại kính lão thị dưới đây: – Kính lão đơn tròng hay còn gọi là kính đọc sách hỗ trợ nhìn rõ ở khoảng cách gần, khi nhìn xa cần tháo kính. – Kính lão hai tròng hỗ trợ nhìn rõ ở khoảng cách gần và xa, thiết kế tròng kính có hai loại là kính có đường kẻ ngang nhìn thấy và phiên bản cải tiến không có đường kẻ. – Kính lão đa trong hỗ trợ nhìn rõ ở mọi khoảng cách trong một thấu kính duy nhất, đây cũng là loại được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Để lựa chọn kính đúng cách, bạn cần lưu ý những điểm sau: – Căn cứ theo độ khúc xạ của mắt để cắt đúng độ kính, cải thiện tối đa tầm nhìn. Độ lão thị càng nặng thì tròng kính càng dày và ngược lại. – Lựa chọn chất lượng tròng kính đảm bảo, cấu trúc kính cần đảm bảo yêu cầu quang học. Bên cạnh đó trọng lượng kính cần nhẹ và phù hợp với kinh tế. Hiện tại tròng kính Plastic được nhiều người lựa chọn nhất, ngoài ra kính lão thị còn được làm từ các chất liệu như Polycarbonate, thủy tinh và chất liệu chiết suất cao. Với những người có độ lão thị nặng thì chất liệu chiết xuất cao sẽ là lựa chọn phù hợp hơn bởi độ nhẹ, dẻo và chỉ số khúc xạ cao. – Gọng kính lão thị có nhiều loại, bạn có thể lựa chọn theo sở thích gọng thường hay gọng xếp nhưng cần ưu tiên loại có chất liệu nhẹ để giảm trọng lượng kính, không gây cấn sống mũi. – Hãy ưu tiên những sản phẩm đa tính năng như kính chống UV, ánh sáng xanh,… 2.4. Lưu ý trong quá trình sử dụng kính Ngoài việc chú trọng cách chọn kính, bạn cần ghi nhớ thêm những lưu ý trong quá trình sử dụng kính lão thị: – Việc đeo kính thường xuyên hay không do bạn quyết định, nhưng cần nhớ rằng tuổi tác càng cao thì độ lão thị càng tăng. Do đó, đeo kính không phải nguyên nhân khiến mắt mờ thêm. Tuy nhiên cần sử dụng kính đúng độ để tránh mắt điều tiết nhiều gây nhức mỏi. – Bảo quản kính trong hộp khi không sử dụng, không úp kính xuống bàn để tránh bám bụi, nhờ bẩn và trầy xước. Thường xuyên vệ sinh kính để mắt kính sạch, đảm bảo tầm nhìn. – Thay số kính mỗi 3 đến 5 năm để đảm bảo độ kính luôn đúng.;;;;; 1. Khái niệm Viễn thị (hay còn gọi là Hyperopia, Hypermetropia hoặc Farsightedness) là một tật khúc xạ ở mắt. Khi mắc bệnh, mắt của người bệnh thường chỉ nhìn rõ những vật ở xa nhưng rất khó khăn để nhìn gần. Mắt của người bệnh thường chỉ nhìn rõ những vật ở xa nhưng rất khó khăn để nhìn gần Điều này xảy ra là do có sự sai lệch khúc xạ trong mắt. Có thể do giác mạc quá dẹt hoặc trục trước – sau của cầu mắt quá ngắn. Các tia sáng khi chiếu vào mắt sẽ hội tụ ở phía sau thay vì đúng trên võng mạc. Đây là tật khúc xạ có thể di truyền trong gia đình. Trong nhiều trường hợp, người bệnh thậm chí không thể nhìn gần nhưng lại có thể nhìn những vật trong khoảng cách rất xa. Lão thị là tật khúc xạ thường xuất hiện ở tuổi 40 trở đi. Có thể sớm hơn hoặc muộn hơn tùy vào thể trạng mắt của người bệnh. Càng nhiều tuổi thì tật lão thị càng tiến triển nặng. Cho đến nay, cơ chế của tật lão thị vẫn chưa được xác định một cách chính xác. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do thể thủy tinh bị xơ cứng làm giảm sự đàn hồi. Người mắc lão thị rất khó nhìn rõ chi tiết các vật ở trong tầm tay (sách, báo, đồng hồ…). Đặc biệt là khi ở trong môi trường ánh sáng yếu. Nếu muốn nhìn được cần phải đưa ra xa và nheo mắt lại. Tuy nhiên, nếu nhìn quá lâu cũng sẽ gây mỏi, chảy nước mắt hoặc đôi khi là nhức đầu. 2. Phân biệt viễn thị và lão thị Hai tật khúc xạ này giống nhau ở chỗ người bệnh rất khó nhìn rõ các vật ở gần. Chính bởi vậy nên rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt được, chúng ta hãy cùng so sánh dựa trên một số yếu tố. Viễn thị và lão thị giống nhau ở điểm người bệnh rất khó nhìn rõ các vật ở gần Về dấu hiệu: – Viễn thị: Dấu hiệu của viễn thị thường rất rõ ràng nhưng lại hay bị bỏ qua. Chủ yếu đến từ sự chủ quan của chính người bệnh. Lúc này, mắt chỉ có thể nhìn rõ các vật thể ở xa trong khi nhìn gần rất mờ. Đồng thời, bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào. – Lão thị: Lão thị thường chỉ xuất hiện ở tuổi trung niên trở đi. Khá giống với viễn thị, người mắc lão thị cũng có khả năng nhìn xa và rất khó để nhìn gần. Tuy nhiên, mắt của người bị bệnh này điều tiết kém hơn và hay gây ra chảy nước mắt. Về nguyên nhân: – Viễn thị: Có thể do di truyền hoặc nhiều yếu tố khác khiến mắt có sự sai lệch về khúc xạ. – Lão thị: Xảy ra do vấn đề lão hóa tuổi tác. Đôi khi là thay đổi sinh lý ở người bước vào giai đoạn lớn tuổi. Đây là yếu tố rõ ràng nhất để phân biệt được viễn thị và lão thị. Về độ tuổi mắc bệnh: – Viễn thị: Có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào. Trẻ em mới sinh ra cũng có thể mắc tật khúc xạ này. – Lão thị: Thường xảy ra ở người trung niên trở đi (trên 40 tuổi) Về cơ chế hoạt động mắt: – Viễn thị: Dù nhìn xa hay gần vẫn cần điều tiết mắt mới có thể nhìn rõ – Lão thị: Mắt không cần điều tiết khi nhìn xa mà chỉ cần điều tiết khi nhìn gần 3. Phương pháp điều trị 3.1 Điều trị viễn thị Để điều trị viễn thị, người bệnh có thể đeo kính gọng hoặc kính áp tròng phù hợp. Kính này có tác dụng thay đổi điểm hội tụ của tia sáng khi đi vào mắt. Có thể sử dụng liên tục hoặc chỉ khi nhìn ở khoảng cách gần: Đọc sách, làm việc máy tính,… Người bệnh có thể sử dụng kính phù hợp Khi chọn kính viễn, người bệnh nên chọn các tròng kính phi cầu có độ chiết suất cao. Điều này giúp cho kính mỏng, nhẹ và gọn gàng hơn. Hạn chế tình trạng lồi mắt khi đeo kính. Đồng thời, kính cũng cần có lớp phủ phản quang chống lóa để tạo sự thoải mái khi đeo. Nếu kính viễn được dùng cho trẻ em thì nên được làm bằng polycarbonate để đảm bảo tính nhẹ và chống va đập. Đồng thời kính có khả năng chuyển sang màu sẫm hơn khi ra nắng. Giúp bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh và tia UV có hại. Bên cạnh việc đeo kính, người bệnh có thể đồng thời luyện tập mắt để giảm độ viễn. Các hoạt động như đọc truyện, vẽ tranh, tô màu,… rất được khuyến khích. Tác dụng của chúng là có thể làm tăng độ khúc xạ cho thể thủy tinh. Từ đó làm giảm dần độ viễn (cận thị hóa tật khúc xạ này). Với những trường hợp nhược thị thì cần có chế độ luyện tập tích cực hơn. VD: Bịt mắt lành, đồng thời tập nhìn với mắt bị nhược thị; Tập trên máy tập thị giác hai mắt,… Người có mắt bị viễn nếu kèm theo chứng lác mắt thì cần được theo dõi ít nhất 6 tháng 1 lần để điều chỉnh kính cho phù hợp. Ngoài ra, một cách hiện đại hơn để điều trị dứt điểm bệnh là phẫu thuật. Hiện nay có nhiều loại phẫu thuật khác nhau có thể điều trị tật khúc xạ này. VD: Phẫu thuật lasik, femto lasik, relex smile,… Tùy vào độ viễn ở mắt của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. 3.2 Điều trị lão thị Người bị lão thị thường là người lớn tuổi. Thị lực rất kém, hay chảy nước mắt và có thể ảnh hưởng đến thần kinh. Việc đeo kính lão sẽ giúp mắt không phải điều tiết quá nhiều khi nhìn. Từ đó giảm mỏi mắt cho người bệnh. Ngoài ra, người bệnh có thể được điều trị bằng các phương pháp như: Phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo; phẫu thuật chỉnh hình giác mạc; phẫu thuật SBK Presbyond điều chỉnh độ khúc xạ giác mạc;… Từ đó giúp cải thiện khả năng nhìn của mắt.
question_391
Ung thư buồng trứng và cách điều trị như thế nào?
doc_391
Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh ung thư phụ khoa thường gặp và được đánh giá là cực kì nguy hiểm do đa số nữ giới đều phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn (giai đoạn III, IV). Ung thư buồng trứng và cách điều trị như thế nào phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Tùy từng tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau, có thể là kết hợp nhiều phương pháp khác nhau đảm bảo điều trị đạt hiệu quả cao nhất. Một số phương pháp điều trị có thể được bác sĩ chỉ định là: Phẫu thuật Phẫu thuật là mọt trong những phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ung thư buồng trứng Là một trong những phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh nhân ung thư buồng trứng, kể cả ở những giai đoạn sau. Ở giai đoạn muộn (III, IV) dù phẫu thuật có thể không cắt bỏ rộng được tổn thương nhưng có thể giảm khối lượng u, phẫu thuật không tận gốc vẫn là điều cần thiết, giúp tiên lượng tốt hơn. Phẫu thuật ung thư buồng trứng bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ tử cung toàn bộ và hai bên buồng trứng, lấy những di căn trong ổ bụng… Theo các bác sĩ, phẫu thuật trong ung thư buồng trứng nhằm không để lại những di căn trên 1 cm đường kính kèm theo lấy hạch chậu và hạch cạnh động mạch chủ bụng. Xạ trị Xạ trị trong điều trị ung thư buồng trứng đóng vai trò như phương pháp bổ trợ điều trị sau phẫu thuật hoặc có thể được xem xét trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng được với điều trị hóa chất. Xạ trị trong ung thư buồng trứng có thể thực hiện theo 2 bước: Hóa trị Là phương pháp điều trị toàn thân sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Đây là một trong những phương pháp phổ biến nhất trong điều trị ung thư buồng trứng. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị cũng như liều lượng nhất định. Các loại thuốc hóa chất được sử dụng tại viện đều được nhấp khẩu chính hãng tốt nhất, đạt chuẩn quy định, đảm bảo điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, giảm các tác dụng phụ. Môi trường khám điều trị bệnh tại bệnh viện rất thân thiện, bệnh nhân sẽ được hỗ trợ chăm sóc nhiệt tình mọi lúc từ đội ngũ điều dưỡng tại viện…
doc_8194;;;;;doc_456;;;;;doc_55661;;;;;doc_41570;;;;;doc_47089
Ung thư buồng trứng là căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao trong nhóm ung thư phụ khoa do các triệu chứng bệnh không rõ ràng nên người bệnh thường không chủ động kiểm tra, phát hiện sớm. 1. Các phương pháp điều trị ung thư buồng trứng Ung thư buồng trứng là hiện tượng xuất hiện khối u ác tính trong buồng trứng. Các tế bào trong khối u ác tính là những tế bào bất thường, phân chia không theo sự kiểm soát của cơ thể. Chúng có thể xâm lấn và phá hủy các mô và cơ quan xung quanh buồng trứng hoặc theo máu, hệ bạch huyết đi tới các cơ quan xa hơn trên cơ thể, tạo thành các khối u thứ phát ở gan, xương, não, phổi,... Quá trình này gọi là ung thư buồng trứng di căn.Các phương pháp thường được áp dụng để điều trị bệnh ung thư buồng trứng gồm. Phẫu thuật: Bao gồm cắt bỏ buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, cổ tử cung, mạc nối lớn (màng mỏng bao quanh dạ dày và đại tràng) và các hạch bạch huyết trong ổ bụng. Trong trường hợp ung thư chưa lan rộng và bệnh nhân mong muốn có con, bác sĩ có thể chỉ cắt bỏ buồng trứng bị ung thư và các ống dẫn trứng. Trường hợp ung thư đã lan rộng, bác sĩ sẽ lấy tối đa tổ chức ung thư (phẫu thuật giải tỏa u) để tạo điều kiện cho hóa trị hoặc xạ trị sau mổ đạt kết quả tốt.Hóa trị: Sử dụng thuốc bằng đường uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này thường áp dụng để điều trị ung thư buồng trứng tiến triển. Ngoài ra, hóa trị cũng được áp dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt toàn bộ các tế bào ung thư còn sót lại, giảm nguy cơ tái phát ung thư buồng trứng.Xạ trị: Sử dụng tia phóng xạ có năng lượng cao để tiêu diệt khối u và tế bào ung thư. Phương pháp này chỉ tác động đến các tế bào ung thư trong vùng chiếu xạ nên thường được áp dụng điều trị ung thư buồng trứng nếu khối u nằm trong vùng chậu. Ngoài ra, xạ trị cũng được áp dụng để tiêu diệt tế bào ung thư còn lại trong cơ thể sau phẫu thuật loại bỏ khối u ác tính. Theo dõi sau điều trị ung thư buồng trứng Sau khi thực hiện các phương pháp điều trị bệnh ung thư buồng trứng, bệnh nhân nên tuân thủ những lưu ý sau:Tạm thời không quan hệ tình dục trong vòng 6 tuần để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh.Nếu cần cắt bỏ cả 2 buồng trứng, bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng mãn kinh. Các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng liệu pháp thay thế hormone để giảm các triệu chứng mãn kinh.Thường xuyên tái khám để được bác sĩ thăm khám lâm sàng và làm PAP test. Pap smear (phết tế bào cổ tử cung) là một xét nghiệm tế bào học để phát hiện ung thư cổ tử cung và hỗ trợ chẩn đoán nếu ung thư buồng trứng tái phát. Pap smear là một xét nghiệm tế bào học để phát hiện ung thư cổ tử cung Làm thêm các xét nghiệm hình ảnh như chụp phổi, chụp cắt lớp, siêu âm ổ bụng,... sau điều trị ung thư buồng trứng để tầm soát nếu ung thư tái phát hoặc di căn tới các cơ quan khác trong cơ thể.Xét nghiệm máu và định lượng CA-125: Chỉ số CA-125 - một sản phẩm của khối u thường cao ở những phụ nữ mắc ung thư buồng trứng. Vì vậy, áp dụng phương pháp này sau điều trị bệnh sẽ giúp bác sĩ phát hiện ung thư buồng trứng tái phát.Bệnh nhân có thể yêu cầu bác sĩ kiểm tra các bệnh khác vì người mắc ung thư buồng trứng có nguy cơ cao mắc ung thư vú hoặc ung thư đại tràng. Bên cạnh đó, việc sử dụng một số thuốc chống ung thư có thể dẫn tới bệnh ung thư thứ phát như ung thư máu.Bệnh nhân cần trở lại sinh hoạt bình thường, có lối sống lành mạnh, khoa học sau điều trị bệnh. Hình ảnh buồng trứng trong cơ thể người;;;;; 1. Bệnh ung thư buồng trứng và những điều cần biết Buồng trứng là một trong những cơ quan sinh sản của nữ giới với hai biểu mô, niêm mạc buồng trứng hoặc các tế bào mầm tạo thành trong hệ thống các tế bào trứng. Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh phụ khoa phổ biến ở nữ giới và cũng là bệnh lý có tỉ lệ tử vong rất cao. Trên thế giới, có tới trên 200.000 trường hợp tử vong do ung thư buồng trứng và tại Việt Nam, có đến hơn 1400 trường hợp mắc bệnh và 900 tử vong do bệnh ung thư buồng trứng(Theo GLOBOCAN 2020). Đây là một bệnh lý khó phòng ngừa và phát hiện từ sớm bởi buồng trứng là cơ quan nằm ở sâu trong tiểu khung. Triệu chứng của bệnh cũng tương đối mơ hồ ở giai đoạn đầu nên dễ nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa khác. Thông thường, bệnh chỉ rõ ràng hơn khi đã tiến triển đến giai đoạn muộn. Ung thư buồng trứng nếu phát hiện từ sớm có khả năng chữa khỏi bệnh cao hơn 2. Phương pháp chữa bệnh ung thư buồng trứng hiện nay Có rất nhiều phương pháp để điều trị ung thư buồng trứng và cũng có thể điều trị đơn lẻ hay kết hợp bệnh; bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị sao cho phù hợp và hiệu quả với từng đối tượng. Những phương pháp chữa bệnh ung thư buồng trứng phổ biến hiện nay bao gồm: 2.1 Phẫu thuật điều trị ung thư ở buồng trứng Phẫu thuật là giải pháp truyền thống, can thiệp trực tiếp và loại bỏ khối u trong buồng trứng của người bệnh. Phương pháp này có hiệu quả cao tuy nhiên có thể loại bỏ một phần hoặc toàn bộ buồng trứng dẫn tới có những biến chứng và ảnh hưởng nhất định. Đây là phương pháp phù hợp trong giai đoạn đầu của bệnh. Tuy nhiên phương pháp này cũng không thể loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư nên có thể phối hợp với các phương pháp khác để điều trị triệt để nhất. Phương pháp phẫu thuật có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe sinh sản của người bệnh nên tùy theo mong muốn tiếp tục sinh con của người bệnh mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất. 2.2 Phương pháp xạ trị Phương pháp này sẽ nhắm đến những tế bào ung thư và dùng bức xạ để loại bỏ chúng, có thể áp dụng ở bên ngoài hoặc nội bộ thông qua máy tính hoặc qua tiêm trực tiếp. Các tế bào sẽ có độ nhạy khác nhau đối với tia năng lượng trong xạ trị và khối u tế bào mẫn cảm nhất. Xạ trị sau phẫu thuật thường có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại trong ổ bụng và khung chậu. Xạ trị nhắm đến những tế bào ung thư và dùng bức xạ để loại bỏ chúng, có thể áp dụng ở bên ngoài hoặc nội bộ thông qua máy tính hoặc qua tiêm trực tiếp. 2.3 Phương pháp hóa trị Hóa trị là phương pháp dùng để ức chế khối u tăng trưởng và lây lan sang các cơ quan khác. Phương pháp hóa trị sử dụng các loại thuốc với tính chất khác nhau để điều trị chuyên biệt cho từng trường hợp bệnh nhân. Hóa trị chủ yếu để bổ trợ cho điều trị bệnh ung thư buồng trứng, nhiều trường hợp bệnh nhân có thể hóa trị một vài lần trước phẫu thuật để đạt hiệu quả cao nhất. Phương pháp này cũng có thể sử dụng để phòng chống tái phát Điều trị với các loại hoá chất được sử dụng để chữa bệnh ung thư buồng trứng khi tăng sinh hoặc ức chế các tế bào ung thư lây lan. Đồng thời nếu sử dụng sau phẫu thuật có thể phòng ung thư tái phát và kéo dài sự sống, tăng cơ hội phẫu thuật cho bệnh nhân. 2.4 Phương pháp miễn dịch tế bào trong điều trị bệnh ung thư buồng trứng Phương pháp miễn dịch tế bào là thành quả nghiên cứu sau nhiều năm của y học tế giới. Phương pháp này điều trị dựa theo chính khả năng miễn dịch của cơ thể khi có thể nhận biết và tiêu diệt tế bào ung thư. Đây chính là nguyên lý “dùng tế bào miễn dịch tự thân để điều trị cho chính mình”. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như: tiêu diệt được tế bào, không gây tổn thương hay tác dụng phụ đến tế bào, có thể thu nhỏ khối u và tránh tái phát hoặc khống chế khôi u, giảm đau đớn cho bệnh nhân, cải thiện triệu chứng và nâng cao chất lượng sống… Miễn dịch tế bào khi kết hợp với hóa xạ trị có thể nâng cao hiệu quả của các phương pháp này và tăng cơ hội phẫu thuật cho bệnh nhân. Thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định phác đồ điều trị phù hợp nhất 3. Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân chữa ung thư buồng trứng Để hỗ trợ và chăm sóc bệnh nhân ung thư buồng trứng, đồng thời giúp cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày cho bệnh nhân từ đó hỗ trợ điều trị, cần xây dựng chế độ sống với: – Quan tâm đến đời sống sinh hoạt giúp hạn chế biến chứng trong điều trị – Quan tâm đến đời sống tinh thần giúp bệnh nhân lạc quan điều trị bệnh – Xây dựng thực đơn dinh dưỡng để hạn chế tác dụng phụ và tăng sức đề kháng – Theo dõi diễn biến sức khỏe và thông báo ngay với bác sĩ khi có bất thường – Vận động một số bài tập sức khỏe nhẹ nhàng để tăng sức dẻo dai cho cơ thể.;;;;;Hiện nay, phương pháp điều trị ung thư buồng trứng chủ yếu là phẫu thuật và hóa trị. Xạ trị hầu như có vai trò rất nhỏ và chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết. Nếu chữa trị kịp thời, đúng phương pháp sẽ giúp làm tăng cơ hội chữa khỏi bệnh. Dấu hiệu nhận biết ung thư buồng trứng Ung thư buồng trứng thường không có các biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu. Chỉ khi thấy các dấu hiệu cụ thể thì bệnh đã tới giai đoạn nặng. Các triệu chứng có thể gặp là: Ung thư buồng trứng thường gặp ở những phụ nữ trên 50 tuổi Khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư buồng trứng, người bệnh cần tới ngay các bệnh viện để kiểm tra nhằm chẩn đoán chính xác bệnh. Phương pháp điều trị ung thư buồng trứng Việc điều trị ung thư buồng trứng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, giai đoạn bệnh cụ thể. Hiện nay, để điều trị ung thư buồng trứng có thể phẫu thuật hoặc hóa trị. Phẫu thuật là một trong những phương pháp giúp điều trị ung thư buồng trứng Phẫu thuật: Nhằm mục đích xác định giai đoạn của ung thư và loại bỏ khối u. Phẫu thuật thường bao gồm cắt bỏ buồng trứng, tử cung, hệ bạch huyết xung quanh và nếp mô mỡ ổ bụng (nơi ung thư buồng trứng thường lan tới). Hóa trị: Hóa trị là sử dụng các loại thuốc (tiêm hoặc uống) để thu nhỏ, tiêu diệt các tế bào ung thư, kiểm soát sự phát triển của khối u, hoặc làm giảm các triệu chứng bệnh. Hầu hết các loại thuốc điều trị ung thư được tiêm vào tĩnh mạch. Một số loại thuốc điều trị ung thư ở dạng viên uống. Dù những loại thuốc này được tiêm vào tĩnh mạch hay uống cũng đều đi vào mạch máu và tuần hoàn khắp cơ thể. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải sau điều trị ung thư buồng trứng Người bệnh cần theo dõi sức khỏe và tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ Để giảm các tác dụng phụ sau khi điều trị ung thư buồng trứng, người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt. Theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Phụ nữ bị ung thư buồng trứng thường có nguy cơ cao mắc ung thư vú, ung thư đại trực tràng. Do đó việc kiểm tra, tầm soát phát hiện sớm các bệnh lý kèm theo sẽ giúp điều trị kịp thời, cải thiện sớm tình trạng sức khỏe.;;;;;Ung thư buồng trứng là căn bệnh rất phổ biến ở nữ giới. Phẫu thuật ung thư buồng trứng là phương pháp nhằm loại bỏ khối u trong buồng trứng, đề phòng tái phát và di căn. 1. Tìm hiểu về bệnh ung thư buồng trứng Ung thư buồng trứng là bệnh ung bướu thể hiện tình trạng các khối u ác tính xuất phát từ một hoặc hai buồng trứng, các tế bào bất thường phát triển không theo sự kiểm soát và không tuân theo nhu cầu của cơ thể, chúng có thể xâm lấn và phá hủy các mô, cơ quan xung quanh và có thể di căn tới các cơ quan ở xa trong cơ thể và gây ung thư thứ phát tại những cơ quan đó.Các thể ung thư buồng trứng thường gặp bao gồm:Ung thư biểu mô buồng trứng là các tế bào ung thư phát triển từ các tế bào trên bề mặt buồng trứng đây là loại hay gặp nhất.Ung thư tế bào mầm là ung thư xuất phát từ các tế bào sản xuất ra trứng, loại ung thư này ít gặp hơn ung thư biểu mô.Ung thư buồng trứng xuất phát từ các tế bào mô nâng đỡ buồng trứng. Loại này cũng ít gặp. Ung thư buồng trứng có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, hầu hết xuất hiện ở độ tuổi trên 50 tuổi, tỷ lệ ung thư buồng trứng tăng cao trên 60 tuổi.Có 4 giai đoạn phát triển của ung thư buồng trứng:Giai đoạn 1: Giai đoạn này khối u được giới hạn trong buồng trứng hoặc ống dẫn trứng và không lây lan sang các cơ quan khác.1A ung thư chỉ nằm trong một buồng trứng hoặc ống dẫn trứng1B ung thư đã ở cả buồng trứng hoặc ống dẫn trứng nhưng không xa hơn.1C có nghĩa là ung thư vẫn ở bên trong buồng trứng hoặc ống dẫn trứng và đã phá vỡ bề mặt của buồng trứng để đến bên ngoài.Giai đoạn 2: Trong giai đoạn này tế bào ung thư đã bắt đầu lan rộng tới các cơ quan trong khung chậu.2A có thể lan tới tử cung hoặc ống dẫn trứng2B là khi nó đã phát triển thành các cơ quan lân cận khác ở vùng chậu. Giai đoạn 3: Tế bào ung thư đã lan rộng ra các cơ quan ngoài vùng chậu như đại tràng, bàng quang hoặc trực tràng, dạ dày, âm đạo,...Giai đoạn 4: Tế bào ung thư xâm lấn sâu vào hệ bạch huyết, di căn sang các cơ quan xa như phổi, xương,... Dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu rất mờ nhạt 2. Phẫu thuật ung thư buồng trứng Điều trị ung thư buồng trứng có nhiều phương pháp, tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của khối u. Bác sĩ thường phối hợp điều trị phẫu thuật và hóa trị liệu.Phẫu thuật ung thư buồng trứng là phương pháp điều trị ngoại khoa nhằm loại bỏ khối u có trong buồng trứng để phòng tái phát và di căn. Phẫu thuật ung thư buồng trứng là phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn, hai phần phụ và cả mạc nối lớn. Loại bỏ được càng nhiều khối u càng tốt. Phần cắt bỏ có thể ít hơn nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm.Phẫu thuật ung thư buồng trứng được chỉ định trong trường hợp ung thư giai đoạn I, ung thư giai đoạn II, và ung thư giai đoạn muộn đã điều trị hóa chất. Chống chỉ định với trường hợp ung thư buồng trứng di căn ở nhiều nơi.Các bước phẫu thuật ung thư buồng trứng:Bước 1: Chuẩn bị. Trước khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh sẽ được bác sĩ trao đổi, khám toàn thân và chuyên khoa để đánh giá những bệnh lý phối hợp. Tư vấn cho bệnh nhân và người nhà những nguy cơ rủi ro có thể gặp phải.Hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh thân thể, tắm bằng dung dịch sát khuẩn và thụt tháo. Bệnh nhân cần nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng trước khi phẫu thuật.Nhân viên y tế cần chuẩn bị hồ sơ bệnh án phẫu thuật theo quy định. Bước 2: Các bước phẫu thuật. Thì 1: Mở bụng theo đường trắng giữa dưới rốn và trên rốn nếu cần. Thì 2: Thăm dò ổ bụng - Lấy dịch ổ bụng làm xét nghiệm tế bào - Đánh giá khối u. Thì 3: Cắt bỏ khối u, lấy tới mô u có thể. Thì 4: Cắt tử cung hoàn toàn và 2 phần phụ. Thì 5: Cắt mạc nối lớn. Thì 6: Vét hạch chậu 2 bên: Vét hạch ở chỗ phân nhánh động mạch chậu để làm xét nghiệm tức thì, nếu xét nghiệm dương tính thì vét hạch dọc theo mạch máu đến chỗ phân nhánh 2 động mạch chậu gốc, nếu xét nghiệm còn dương tính thì vét hạch theo động mạch chủ lên đến cơ hoành. Kiểm tra và cầm máu kỹ. Thì 7: Đóng bụng theo các lớp giải phẫu. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần được theo dõi các yếu tố huyết động, theo dõi bụng, ra máu âm đạo Phẫu thuật ung thư buồng trứng là phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn Tóm lại, Phẫu thuật ung thư buồng trứng là phương pháp điều trị ngoại khoa nhằm loại bỏ khối ung để tránh tái phát và di căn. Phẫu thuật ung thư buồng trứng có thể xảy ra những tai biến như chảy máu sau mổ, viêm phúc mạc, tổn thương đường tiêu hóa, tiết niệu, mạch máu,... Do đó, sau khi phẫu thuật bệnh nhân cần được theo dõi, khi thấy có biểu hiện bất thường cần báo ngay với bác sĩ để được can thiệp kịp thời.;;;;;Ung thư buồng trứng là bệnh lý gặp ở nhiều độ tuổi nhưng chủ yếu là phụ nữ 50 tuổi trở lên. Đây là bệnh lý nguy hiểm, diễn biến âm thầm, gây tử vong cao nhưng lại rất khó nhận biết. Điều trị ung thư buồng trứng chủ yếu có 3 phương pháp là phẫu thuật, hóa trị liệu và xạ trị. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của y học, điều trị căn bệnh này đã có nhiều bước tiến mới, trong đó đáng chú ý nhất là liệu pháp nhắm trúng đích (Targeted Therapy). Tìm hiểu về ung thư buồng trứng Điều trị ung thư buồng trứng và những điều cần biết 2. Phương pháp điều trị nhắm trúng đích ung thư buồng trứng Liệu pháp nhắm trúng đích trong điều trị ung thư là một phương pháp điều trị ung thư bằng thuốc, trong đó các loại thuốc được dùng có khả năng nhận diện và tấn công đặc hiệu các tế bào ung thư, trong khi không hoặc rất ít ảnh hưởng tới các tế bào khác của cơ thể.Một hình thức khác của liệu pháp trúng đích là việc sử dụng các enzyme ứng dụng công nghệ nano để gắn vào tế bào khối u, khởi phát quá trình thoái hoá tế bào tự nhiên của cơ thể, từ đó cơ thể có thể tiêu hóa, loại bỏ tế bào ung thư một cách hiệu quả.Bệnh ung thư thường bắt đầu khi có thay đổi gen ở các tế bào khỏe mạnh. Trong cơ thể, gen có khả năng “ra lệnh" cho các tế bào sản xuất protein. Do vậy khi gen bị biến đổi, các protein sản phẩm này cũng có thể thay đổi và làm cho quá trình nhân lên bất thường hoặc tế bào sống quá lâu. Những biến đổi bất thường này, nếu không thể kiểm soát sẽ dần dần tạo nên khối u.Các nhà nghiên cứu đã và đang tìm ra những thay đổi gen cụ thể cho từng loại ung thư và qua đó phát triển các loại thuốc để có thể nhắm vào những thay đổi đó. Các loại thuốc này có thể:● Ngăn chặn hoặc tắt các tín hiệu phân bào của các tế bào ung thư● Ngăn chặn việc tế bào sống lâu hơn bình thường● Phá huỷ các tế bào ung thưĐối với ung thư buồng trứng, đã có nhiều biện pháp nhắm trúng đích đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị căn bệnh này. Dưới đây, chúng tôi xin được liệt kê những phương pháp nhắm trúng đích trong ung thư buồng trứng:Bevacizumab: Đây là thuốc thuộc nhóm kháng tân tạo mạch máu. Đế phát triển và lan rộng, tế bào ung thư cần tạo ra các mạch máu mới để tự nuôi dưỡng chính mình (quá trình này được gọi là tân tạo mạch máu). Thuốc Bevacizumab có khả năng ức chế một protein có tên VEGF (có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành mạch máu mới) nhờ đó, thuốc có khả năng làm chậm hoặc dừng lại sự phát triển của khối u. Thuốc này có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với hóa trị liệu, hoặc thuốc Olaparib.Thuốc ức chế PARP: nhóm thuốc này bao gồm các thuốc Olaparib, Rucaparib và Niraparib. Enzyme PARP, ở người bình thường, đóng vai trò quan trọng trong một con đường sửa chữa các DNA bị lỗi. Các gen BRCA (BRCA1 và BRCA2) là một con đường song song với PARP trong việc sửa chữa những DNA lỗi này. Bằng cách ức chế con đường PARP, các thuốc PARP khiến các tế bào u ở người có đột biến BRCA không thể sửa chữa các DNA lỗi, kết quả thường là các tế bào này bị chết.Như đã chia sẻ, ung thư buồng trứng là bệnh lý nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao, dó đó việc chủ động thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ và sàng lọc ung thư là điều rất cần thiết.
question_392
Suy giảm chức năng tế bào beta và tiểu đường type 2
doc_392
Tiểu đường type 2 nguyên nhân là sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường gây ra tình trạng kháng insulin ở mô và suy giảm chức năng tế bào beta. Chính vì vậy, hiểu biết về chức năng của tế bào beta cũng như các nguyên nhân gây suy giảm chức năng tế bào beta là điều kiện quan trọng để dự phòng hay điều trị bệnh đái tháo đường type 2. 1. Chức năng của tế bào beta bình thường Vai trò chính của tế bào beta trong tuyến tụy là tổng hợp và tiết ra insulin để duy trì lượng đường lưu thông trong máu trong phạm vi sinh lý. Mặc dù tồn tại một số tác nhân kích thích bài tiết insulin như chất dinh dưỡng (axit amin như leucine, glutamine kết hợp với leucine, axit béo không hóa), hormone, chất dẫn truyền thần kinh và thuốc (sulfonylurea, glinides), glucose đại diện cho chất kích thích tiết insulin sinh lý chủ yếu.Theo giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất, sự bài tiết insulin là một quá trình nhiều bước được bắt đầu với sự vận chuyển glucose vào tế bào beta. Nói một cách khác, khi nồng độ đường trong máu tăng lên, thường là sau bữa ăn, chức năng tế bào beta bình thường sẽ tiết insulin vào máu, giúp thúc đẩy glucose đi vào bên trong tế bào để chuyển hoá tạo năng lượng. Hệ quả là đường trong máu sẽ giảm xuống.Ngoài ra, các nhà khoa học đã chứng minh rằng việc giải phóng insulin từ tế bào beta là dao động với lưu lượng tương đối ổn định xảy ra cứ sau 8 - 10 phút. Ở người, biên độ dao động của insulin trong tĩnh mạch cửa cao hơn 100 lần so với trong tuần hoàn hệ thống, ngụ ý rằng gan sẽ chiết xuất xung insulin được ưu tiên vào trong máu. Theo đó, việc hiểu biết về vai trò của các con đường này có thể cung cấp các chiến lược cho các liệu pháp điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2 do suy giảm chức năng tế bào beta trong tương lai. 2. Cơ chế gây bệnh tiểu đường type 2 do suy giảm chức năng tế bào beta Ngày nay, các nhà khoa học đã chấp nhận rằng để tình trạng tăng đường huyết tồn tại ở bệnh tiểu đường type 2 thì phải có rối loạn chức năng tế bào beta trước đó. Sự thay đổi này được biểu hiện theo một số cách khác nhau, bao gồm giảm giải phóng insulin để đáp ứng với các chất kích thích tiết glucose, những thay đổi trong tiết insulin dao động bất thường trong hiệu quả của chuyển đổi proinsulin thành insulin và giảm giải phóng polypeptide amyloid từ các tiểu đảo.Việc giảm giải phóng insulin có thể được chứng minh ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 sau khi cho nạp glucose vào máu qua đường uống. Bên cạnh khả năng kích thích trực tiếp giải phóng insulin, glucose còn điều chỉnh phản ứng của tế bào beta với các chất tiết khác, như các axit amin ở những người kiêng ăn hoàn toàn không có tinh bột.Hai thành phần khác liên quan đến chức năng tế bào β đáng được đề cập vì chúng đều bị rối loạn ở bệnh tiểu đường loại 2. Đầu tiên liên quan đến quá trình sinh tổng hợp insulin. Quá trình sản xuất insulin đòi hỏi sự phân tách của insulin ra khỏi tiền chất peptide proinsulin lớn hơn dẫn đến sự hình thành insulin và C-peptide. Ở một số những người khỏe mạnh, khoảng 2% của tất cả các phản ứng miễn dịch giống insulin được bao gồm proinsulin nguyên vẹn và proinsulin phân tách trung gian trong điều kiện bình thường. Ở bệnh nhân tiểu đường loại 2, hiệu quả xử lý proinsulin của tế bào bị giảm. Do đó, ở những người tăng đường huyết, sau kích thích cấp tính, tỷ lệ các phân tử giống proinsulin được tăng lên nhưng lại không có hoạt tính làm giảm đường huyết. Tuy nhiên, khi nhu cầu bài tiết tăng lên dẫn đến việc giải phóng một hạt tế bào beta kém trưởng thành hơn vào thời điểm chuyển đổi proinsulin thành insulin không hoàn chỉnh. Kết cục là nồng độ đường huyết trong máu không còn khả năng kiểm soát nên trở thành bệnh đái tháo đường thực thụ. 3. Các cách thức trong tương lai để ngăn ngừa suy giảm chức năng tế bào beta và phòng tránh bệnh tiểu đường loại 2 Bởi vì các bằng chứng ngày nay rõ ràng là sự suy giảm chức năng tế bào beta bắt đầu trước khi chẩn đoán lâm sàng bệnh tiểu đường được thực hiện, các phương pháp tiếp cận điều trị bệnh trong tương lai phải bao gồm các nỗ lực phòng ngừa từ sớm.Theo các giả thiết về tăng đường huyết và tăng axit béo tự do góp phần vào rối loạn chức năng tế bào beta, việc kiểm soát tích cực các thông số này trong máu hứa hẹn sẽ giúp cải thiện giải phóng insulin và có thể ngăn ngừa sự tiến triển bệnh.Bên cạnh đó, vì sự lắng đọng của các mảng amyloid tại đảo tuỵ được dự đoán là dẫn đến mất khối lượng tế bào beta liên tục, nên có thể một lượng nhỏ amyloid phát hiện thấy trong máu đủ để giải thích cho sự suy giảm chức năng tế bào β tiến triển sớm được quan sát thấy ở bệnh tiểu đường loại 2. Do đó, việc ức chế quá trình tạo amyloid được hy vọng là sẽ có ý nghĩa trong việc bảo tồn số lượng tế bào beta, phòng ngừa suy giảm chức năng tế bào beta sẽ diễn ra.Cuối cùng, một vài quan sát gần đây liên quan đến việc phát hiện ra resistin, một peptide được sản xuất và tiết ra bởi tế bào mỡ và có khả năng gây ra đề kháng insulin. Sự khác biệt trong việc giải phóng peptit này có thể làm trung gian cho những thay đổi trong chức năng tế bào beta về sau.Tóm lại, tình trạng tăng đường huyết kéo dài là một yếu tố góp phần quan trọng trong việc phát triển các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường loại 2. Khó khăn để duy trì nồng độ đường huyết ổn định là do sự suy giảm liên tục chức năng tế bào beta bắt đầu nhiều năm trước khi bệnh được chẩn đoán. Trong khi có nhiều lựa chọn điều trị để làm giảm glucose huyết tương, vẫn chưa có cách điều trị đái tháo đường đột phá nào được chứng minh thông qua cơ chế làm chậm sự suy giảm chức năng tế bào beta. Do đó, các phương pháp tiếp cận di truyền, sinh lý và miễn dịch phải tập trung sớm vào tế bào beta được mong chờ sẽ có lợi cho bệnh nhân tiểu đường type 2 tiềm ẩn trong tương lai.
doc_40096;;;;;doc_316;;;;;doc_18425;;;;;doc_16518;;;;;doc_21615
1. Tìm hiểu tiểu đường type 2 Tiểu đường, hay còn gọi là đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa glucose do thiếu hụt hoặc rối loạn hormone chuyển hóa insulin. Glucose không được chuyển hóa tích tụ lâu trong máu gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe như: gây rối loạn chuyển hóa lipid, protein, carbohydrate, gây tổn thương tim và mạch máu, thần kinh, mắt, thận,… Tiểu đường được chia thành 2 nhóm là: tiểu đường type 1 (do thiếu hụt sản xuất insulin) và tiểu đường type 2 (do sử dụng insulin không đúng cách). Có thể hiểu rằng bệnh tiểu đường type 2 là do đề kháng insulin, nghĩa là cơ thể sử dụng insulin không đúng cách, khiến đường huyết tăng cao. Tuyến tụy vì thế cần tiết tăng insulin để bù thiếu hụt, giữa cho mức đường huyết bình thường. Thế nhưng theo thời gian hoạt động quá sức, tuyến tụy không tiết đủ insulin đáp ứng yêu cầu cơ thể, khiến đường huyết tăng cao và gây bệnh. Có tới 90% trường hợp bệnh nhân tiểu đường thuộc nhóm bệnh này. Tình trạng glucose trong máu cao kéo dài gây nên nhiều rối loạn chuyển hóa khác kèm theo, gây tổn thương nhiều cơ quan. Cụ thể, biến chứng bệnh bao gồm biến chứng cấp tính và biến chứng mạn tính. 2.1. Biến chứng cấp tính Biến chứng cấp tính có thể gặp một số trường hợp như: Hạ Glucose máu: Người bệnh ăn kiêng quá mức, dùng thuốc hạ đường quá liều sẽ có thể dẫn đến biến chứng này. Dấu hiệu nhận biết là lời nói, cử chỉ của người bệnh chậm chạp. Cơ thể lúc nào cũng có cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ. Ngoài ra còn có thể run, cồn cào, vã mồ hôi,... Tăng Glucose máu quá cao Bệnh nhân sẽ cảm thấy khát nước, tiểu nhiều, yếu cơ, chuột rút,... Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến hôn mê. 2.2. Biến chứng mạn tính Biến chứng tim mạch Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh đái tháo đường type 2, có thể gây tử vong nếu không phát hiện và can thiệp sớm. Tăng đường huyết kéo dài gây ra nhiều bệnh lý động mạch vành, huyết áp cao, cholesterol trong máu cao, dẫn tới các biến chứng tim mạch như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… Biến chứng thần kinh Glucose trong máu cao làm tổn thương thần kinh toàn cơ thể nhưng khu vực bị ảnh hưởng lớn nhất là thần kinh ngoại vi và các chi, đặc biệt là bàn chân. Tổn thương thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân tiểu đường gây tình trạng đau, ngứa, mất cảm giác, nhiễm trùng, chấn thương nặng ở chân. Rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường type 2 phải cắt cụt chi khi nhiễm trùng nặng để tránh lây nhiễm cho các cơ quan khác. Biến chứng thận Các mạch máu nhỏ ở thận cũng bị tổn thương khi glucose tăng cao mạn tính, gây ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của thận. Đặc biệt ở những người mắc bệnh thận trước đó thì nguy cơ suy thận rất cao. Để giảm nguy cơ bệnh và biến chứng, việc duy trì huyết áp và glucose máu ổn định là rất quan trọng. Biến chứng mắt Hầu hết bệnh nhân tiểu đường cả type 1 và type 2 đều dễ phát triển các bệnh lý về mắt gây mù lòa hoặc giảm thị lực. Do đó nếu bệnh nhân thấy có dấu hiệu mắt mờ, mỏi nhanh chóng thì cần sớm kiểm tra và can thiệp. Giữ ổn định huyết áp và mức glucose máu là cách tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng này. Biến chứng thai kỳ Phụ nữ mang thai bị tiểu đường có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sự an toàn và phát triển của thai nhi. Nguy cơ có thể gặp như: Thai nhi quá cân, trẻ bị phơi nhiễm glucose máu cao, dễ mắc tiểu đường, trẻ sau sinh hạ đường huyết đột ngột, tai biến sinh nở, chấn thương,… Như vậy biến chứng tiểu đường type 2 rất nguy hiểm, diễn tiến nhanh và có thể khiến bệnh nhân tử vong bất cứ lúc nào. Vì thế thường xuyên theo dõi, kiểm tra và duy trì mức đường huyết, huyết áp ổn định là cách tốt nhất để ngăn ngừa. 3. Nguyên nhân chính dẫn đến tiểu đường type 2 Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh là do chức năng hormone insulin bị suy giảm. Có nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh, cụ thể thuộc những nhóm đối tượng sau: - Tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường. - Đã từng bị đái tháo đường thai kỳ - Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh. - Ít hoạt động thể chất. - Tuổi tác cao. - Tăng huyết áp. - Thừa cân, béo phì. - Rối loạn lipid máu. - Rối loạn dung nạp glucose: Tình trạng đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa phải là bệnh đái tháo đường. Tiểu đường type 2 gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, hơn nữa y khoa vẫn chưa tìm ra cách điều trị bệnh hoàn toàn. Vì thế phòng ngừa bệnh được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu. Khác với tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 hoàn toàn có thể dự phòng ngăn ngừa bệnh bằng lối sống, chế độ ăn uống và luyện tập lành mạnh. 4.1. Chế độ ăn uống Chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng được Hiệp hội Đái tháo đường thế giới đưa ra giúp con người ngừa bệnh hiệu quả. Cụ thể: - Ăn nhiều rau và trái cây tươi: Ăn ít nhất 3 suất rau và tối đa 3 suất trái cây tươi mỗi ngày. - Ưu tiên uống nước, trà hoặc cà phê thay vì sử dụng các loại nước ngọt, nước ép trái cây có đường hay các loại đồ uống giàu đường khác. - Hạn chế thức uống có cồn. - Hạn chế các loại thực phẩm ngọt, chứa nhiều glucose như: socola, mứt, bánh mì trắng, gạo, mì ống,… - Ưu tiên ăn thịt nạc trắng, thịt gia cầm hoặc hải sản, hạn chế thịt đỏ và các loại thịt chế biến sẵn. - Sử dụng chất béo không no như: dầu hướng dương, dầu ô liu, dầu ngô, dầu canola thay cho chất béo bão hòa như bơ, dầu cọ, dầu dừa, mỡ động vật,… 4.2. Chế độ luyện tập Đi bộ: Các chuyên gia khuyến cáo mỗi người nên đi bộ tổng cộng 150 phút mỗi tuần (trung bình 30 phút mỗi ngày), đều đặn các ngày trong tuần, không ngừng tập quá 2 ngày liên tiếp. Tập kháng lực: bằng các bài tập như nâng tạ từ 2 - 3 lần mỗi tuần, tập 60 phút mỗi lần với người trẻ và chia nhỏ các bài tập với người già và người mắc bệnh xương khớp. Bên cạnh đó cần lưu ý không tập luyện gắng sức khi glucose huyết tương thấp và cần kiểm tra thường xuyên các biến chứng mắt, thần kinh, tim mạch, chân,… trước khi luyện tập.;;;;;1. Bệnh đái tháo đường type 2 Tiểu đường là dạng bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính mà cơ thể không thể dùng glucose nguyên nhân do thiếu hụt trong việc sản sinh insulin hay không thể dùng insulin hoặc là cả hai. Thông thường, cơ thể chúng ta lấy nguồn năng lượng từ glucose, lipit và protein. Glucose là thành phần chính sản sinh năng lượng cho tế bào, cơ quan trong cơ thể hoạt động. Thế nhưng để có thể sử dụng glucose thì bắt buộc phải có insulin. Đây là 1 loại hormone được sản xuất bởi tuyến tụy có vai trò hỗ trợ đường glucose di chuyển từ máu đến tế bào sau đó chuyển hóa và tạo nên năng lượng cho cơ thể. đái tháo đường type 2 là dạng bệnh có sự đề kháng với insulin, tức là cơ thể không sử dụng được insulin dù cho insulin tiết ra bình thường. Phản ứng bình thường trong cơ thể là gia tăng sản xuất insulin trong thời kỳ đầu. Sau đó tế bào beta đảo tụy bị suy giảm chức năng khiến insulin không được sản xuất đủ và cần phải bổ sung thêm insulin ngoại sinh cho cơ thể. Một khi cơ thể không được cung cấp đủ insulin thì lượng glucose trong máu sẽ tăng vì không vận chuyển vào trong tế bào được, khiến tế bào bị đói. Nếu glucose trong máu tăng cao sẽ làm xuất hiện nhiều biến chứng nghiêm trọng. Khi lượng glucose mạn tính tăng cao trong thời gian dài sẽ làm rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protid, lipid khiến nhiều cơ quan bị tổn thương, nhất là tim và mạch máu, thận, mắt,… Những biến chứng mà đái tháo đường type 2 gây ra gồm có: 2.1. Biến chứng tim mạch Đây là biến chứng nặng nề nhất khiến bệnh nhân đái tháo đường tử vong. Nguyên nhân bởi việc lượng đường huyết tăng dẫn đến tăng lượng cholesterol trong máu, làm tăng các mảng xơ vữa trong động mạch vành (nguy cơ gây nhồi máu cơ tim) và bị đột quỵ. Tăng huyết áp, cholesterol và glucose trong máu cùng một vài yếu tố khác làm gia tăng khả năng bị biến chứng tim mạch. 2.2. Biến chứng thận Bệnh đái tháo đường gây nên những tổn thương cho mạch máu nhỏ ở thận khiến thận bị suy giảm chức năng. Đa số những bệnh nhân thận đều mắc bệnh tiểu đường. Việc duy trì lượng glucose trong máu và huyết áp ổn định giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh thận. 2.3. Bệnh thần kinh ngoại vi Đái tháo đường type 2 có khả năng gây ra những tổn thương thần kinh trong toàn bộ cơ thể khi lượng glucose trong máu và huyết áp tăng quá mức. Việc này gây ra những bất thường trong hệ tiêu hóa, chứng rối loạn cương dương và một vài chức năng khác. Trong những vùng bị ảnh hưởng, đặc biệt là bàn chân bởi chúng có cấu tạo giải phẫu khác biệt so với các cơ quan khác. Biến chứng thần kinh ngoại vi ở vùng này có thể gây ra đau nhức, ngứa và không có cảm giác. Mất cảm giác là triệu chứng vô cùng nghiêm trọng do chúng làm cho bạn không có cảm nhận với chấn thương gây ra nhiễm trùng nặng, thậm chí gây biến chứng phải cắt bỏ chi. Theo ghi nhận cho thấy tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ cắt bỏ chi cao hơn người khỏe mạnh là 25 lần. 2.4. Bệnh võng mạc mắt Đa phần những bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc các bệnh về mắt, nhất là thị lực giảm và thậm chí là mù lòa. Lượng glucose trong máu, huyết áp và cholesterol tăng cao liên tục là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh lý về võng mạc mắt. 2.5. Biến chứng ở phụ nữ mang thai Lượng glucose trong máu cao khi mang thai khiến cho thai nhi tăng cân nặng quá mức. Việc này sẽ gây nhiều tai biến nguy hiểm khi sinh nở cho cả mẹ và bé. Cụ thể bé có nguy cơ bị hạ đường huyết đột ngột và nguy cơ mắc tiểu đường trong tương lai cao hơn so với những đứa bé khác. Những người dưới đây có nguy cơ bị tiểu đường type 2 cao hơn so với những người khác: Trong gia đình có người thân bị đái tháo đường. Tiền sử bị tiểu đường thai kỳ. Độ tuổi cao. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thiếu khoa học. Không bổ sung đủ hàm lượng dinh dưỡng trong quá trình mang thai. Lười vận động, ít tham gia luyện tập thể dục thể thao. Người bị thừa cân, béo phì. Bệnh nhân cao huyết áp. Rối loạn lipid trong máu. Rối loạn dung nạp glucose. Bệnh đái tháo đường type 2 không thể dự phòng được thế nhưng chúng ta có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh, khoa học. Cần chú ý trong việc xây dựng chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết và luyện tập có chế độ thích hợp. Dưới đây là một số khuyến cáo đưa ra bởi Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới giúp hạn chế khả năng mắc bệnh: Uống nước lọc, trà hoặc cà phê thay cho nước ép trái cây có chứa đường và các loại nước ngọt,… Bổ sung rau cho bữa ăn hàng ngày. Ăn tối đa 3 phần trái cây tươi hàng ngày. Ăn trái cây tươi hay sữa chua không đường vào bữa ăn nhẹ. Không dùng đồ uống có cồn. Sử dụng thịt nạc trắng, gia cầm hoặc hải sản thay cho thịt đỏ, thịt đã qua chế biến. Sử dụng bơ đậu phộng và hạn chế dùng socola hoặc các loại mứt. Sử dụng bánh mì, gạo, loại mì ống còn nguyên cám. Sử dụng chất béo không no như dầu oliu, dầu ngô,… Tránh dùng chất béo bão hòa như bơ, dầu cọ hay chất béo từ động vật,... Chế độ luyện tập thể lực: Kiểm tra các biến chứng về tim mạch, hệ thần kinh, mắt, những biến dạng ở chân trước khi tiến hành tập luyện. Không nên luyện tập quá sức khi lượng glucose huyết tương cao hơn 250 - 270 mg/d L cũng như ceton niệu dương tính,... Đi bộ tổng cộng khoảng 150 phút/tuần và tập kháng lực 2 - 3 lần. Người cao tuổi, người bị đau nhức xương khớp nên chia đều tập luyện nhiều lần trong ngày. Người trẻ tuổi nên tập luyện khoảng 1 tiếng mỗi ngày và tập kháng lực ít nhất 3 lần/tuần. Tuy rằng đái tháo đường không gây ra lây nhiễm cho cộng đồng thế nhưng bệnh này đang có tỷ lệ gia tăng rất cao do người dân không được cung cấp kiến thức. Hy vọng với bài viết này bệnh nhân đái tháo đường type 2 có thêm kiến thức bổ ích để kiểm soát tình trạng bệnh và chăm sóc sức khỏe thật tốt.;;;;;Beta-2-microglobulin là một loại protein đặc trưng, có mặt trong máu và dịch cơ thể với bệnh nhân mắc một số loại bệnh ung thư như: u đa tủy xương, u lympho, u hạch ác tính, bệnh bạch cầu và các rối loạn viêm nhiễm. Vì thế, xét nghiệm Beta-2-microglobulin thường dùng như một loại dấu ấn sinh học để phát hiện, chẩn đoán, theo dõi những loại ung thư này. Beta-2-microglobulin là một loại protein màng, có khối lượng phân tử nhỏ (11,8 k Da), được tìm thấy trên bề mặt ở hầu hết các tế bào cơ thể con người. Với các bệnh ung thư như u đa tủy xương, u lympho, u hạch ác tính, bệnh bạch cầu và các rối loạn viêm nhiễm thì protein này xuất hiện trong dịch cơ thể và tăng trong máu. Xét nghiệm Beta-2-microglobulin thường đo định lượng protein này trong máu, nước tiểu hoặc có thể trong dịch não tủy nhưng không thường xuyên. Xét nghiệm Beta-2-microglobulin góp phần phân loại, chẩn đoán, tiên lượng, theo dõi hiệu quả bệnh u lympho, đa u tủy xương. Ở người bình thường, Beta-2-microglobulin có xuất hiện trong huyết tương, dịch não tủy và nước tiểu với lượng nhỏ. Nồng độ Beta-2-microglobulin tăng lên trong các bệnh liên quan đến vòng quay tế bào tăng, ở 1 số bệnh ác tính, nhất là bệnh máu liên quan đến dòng lymphocyte B. Ngoài ra, Beta-2-microglobulin trong huyết thanh cũng tăng trong 1 số bệnh lành tính ngoài khác như: viêm khớp dạng thấp, bệnh gan, bệnh viêm mạn, các bệnh tự miễn, nhiễm virus cấp,… Hàm lượng Beta-2-microglobulin trong nước tiểu tăng ở bệnh nhân gặp vấn đề bệnh lí ở thận như: suy thận, bệnh ống thận, thận thoái hóa dạng bột. Nguyên nhân do giảm tái hấp thu ở ống thận. Bác sỹ sẽ chỉ định xét nghiệm Beta-2-microglobulin máu và nước tiểu như bằng chứng chẩn đoán khi một người có các triệu chứng, dấu hiệu liên quan đến rối loạn chức năng thận. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp làm rõ rối loạn đó bắt nguồn từ bệnh lý nào, ở bộ phận ống thận hay tiểu cầu thận. Các bệnh nhân sau khi ghép thận hoặc những người bị phơi nhiễm Cadmium (Cd), thủy ngân (Hg) nồng độ cao cũng sẽ được chỉ định xét nghiệm này định kỳ. Điều này nhằm theo dõi, giám sát để sớm phát hiện những rối loạn chức năng gặp phải. Beta-2-microglobulin nước tiểu còn được chỉ định xét nghiệm ở bệnh nhân đã chạy thận nhân tạo trên 5 năm trở lên, có nguy cơ tiến triển thành bệnh bột thận, liên quan đến lọc máu. Do Beta-2-microglobulin tích tụ dư thừa trong các mô và dịch cơ thể, giúp chẩn đoán hỗ trợ bột thận, kết hợp với sinh thiết xương, mô bệnh học, chẩn đoán hình ảnh. 3. Cách đọc kết quả xét nghiệm Beta-2-microglobulin - Giá trị Beta-2-microglobulin bình thường: Ở người khỏe mạnh bình thường, hàm lượng Beta-2-microglobulin trong huyết tương hoặc thuyết thanh là 0,6 - 3 mg/l. Mức độ Beta-2-microglobulin trong nước tiểu khoảng 0-0,3 μg/m L hay 0-0,3 mg/L. - Giá trị Beta-2-microglobulin thấp Định lượng Beta-2-microglobulin trong huyết thương thấp được coi là bình thường. Hàm lượng Beta-2-microglobulin trong dịch não tủy hoặc nước tiểu bình thường có thể rất thấp, không thể phát hiện được. - Giá trị Beta-2-microglobulin tăng Hàm lượng Beta-2-microglobulin tăng trong bệnh bạch cầu Lympho mạn, bệnh Kahler, bệnh Waldenstron, bệnh Lupus ban đỏ rải rác, viêm gan mạn tiến triển, xơ gan, suy thận. Chỉ số Beta-2-microglobulin trong huyết tương và nước tiểu tăng, cho thấy nguy cơ bệnh lý, nó chỉ mang tính chất dự đoán, không mang ý nghĩa chẩn đoán bệnh hay tình cảnh cụ thể. Beta-2-microglobulin phản ánh mức độ bệnh tật, sự phát triển của khối u, khi 1 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu, đa u tủy, lymphoma. Nếu nồng độ Beta-2-microglobulin tăng, tiên lượng bệnh kém, ngược lại hàm lượng giảm cho thấy đáp ứng điều trị tốt. 4. Ý nghĩa của xét nghiệm Beta-2-microglobulin Hiện xét nghiệm này được sử dụng chủ yếu để: a. Trong chẩn đoán ung thư Như đã trình bày ở trên, hàm lượng Beta-2-microglobulin trong huyết tương tăng trong 1 số bệnh ung thư u đa tủy xương, u hạch ác tính, bệnh bạch cầu lympho mạn. Một bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc các bệnh ác tính này, chỉ số Beta-2-microglobulin tăng cho thấy tiên lượng kém hơn. Beta-2-microglobulin trong huyết tương <4 μg/m L nghĩa là tỉ lệ sống sót cao hơn. Thời gian sống sót trung bình là 43 tháng. Beta-2-microglobulin trong huyết tương >4 μg/m L nghĩa là thời gian sống sót chỉ thường là 12 tháng. Riêng trong u đa tủy xương, International Staging System còn chia giai đoạn tiên lượng dựa trên Beta-2-microglobulin và albumin huyết thanh: + Giai đoạn 1: Beta-2-microglobulin <3,5μg/m L và albumin huyết thanh ≥ 35g/L. + Giai đoạn 2: Beta-2-microglobulin từ 3,5 đến 5,5 μg/m L và albumin huyết thanh bất kỳ hoặc mức độ beta-2-microglobulin <3,5 μg/m L và albumin huyết thanh < 35g/L. + Giai đoạn 3: Beta-2-microglobulin ≥5,5 μg/L. b. Trong chẩn đoán bệnh thận Beta-2-microglobulin trong huyết tương tăng, nhưng giảm trong nước tiểu nghĩa là có sự suy giảm chức năng lọc của cầu thận. Ngược lại Beta-2-microglobulin trong huyết tương giảm, tăng trong nước tiểu nghĩa là có tổn thương ống thận. Nếu Beta-2-microglobulin trong máu thấp, nhưng tăng cao trong nước tiểu thì có thể dự đoán người bệnh bị tổn thương hoặc bệnh lý ống thận. Người ghép thận có Beta-2-microglobulin tăng trong nước tiểu có thể do thận sớm thải ghép. Người tiếp xúc với thủy ngân, Cadmium, biến chứng thận do đái tháo đường type 2 xét nghiệm thấy Beta-2-microglobulin cao nghĩa là có khả năng bị rối loạn chức năng thận. Beta-2-microglobulin trong dịch não tủy tăng trong bệnh bạch cầu, mắc HIV/AIDS, có nguy cơ ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. c. Trong đánh giá tổn thương tim mạch do lắng đọng Beta-2-microglobulin Ở bệnh nhân thoái hóa thận dạng bột, suy tim ứ huyết là biến chứng ở khoảng 25% bệnh nhân. Ngay cả khi chưa có triệu chứng suy tim, bệnh nhân thoái hóa thận dạng bột cũng đã có dấu hiệu siêu âm tim bất thường: vách tâm thất dày, vách liên thất dày, rối loạn chức năng tâm trương. Lắng đọng Beta-2-microglobulin gây tổn thương ống tiêu hóa, với nhiều biểu hiện khác nhau như: giả tắc ruột, giảm nhu động ruột, xuất huyết, tiêu chảy. Ngoài ra, gan có thể to do nhiễm chất dạng bột.;;;;;Tập thể dục chữa bệnh tiểu đường là phương pháp hỗ trợ điều trị được rất nhiều các chuyên gia sức khỏe khuyến khích bên cạnh việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Cùng tìm hiểu nội dung tập thể dục có giảm đường huyết không trong bài viết dưới đây. Bệnh đái tháo đường là bệnh thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa với đặc trưng là tăng nồng độ glucose huyết có nguyên nhân do insulin về mặt tiết hoặc tác động của insulin hoặc cả hai. Tình trạng này có thể dẫn đến một loạt các rối loạn chuyển hóa khác trong cơ thể như rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide. Từ đó gây tổn thương các cơ quan khác nhau trong cơ thể và nặng nề nhất là ở tim, mạch máu, thần kinh, mắt, thận.Đái tháo đường type 2 có cơ chế do sự đề kháng insulin, tức là cơ thể không thực hiện được đúng chức năng của nó hoặc sử dụng không đúng cách. Thời gian đầu, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin để bù đắp nhưng dần dần không thể theo kịp nên cơ thể sẽ thiếu hụt lượng insulin làm cho đường huyết không được duy trì ở mức bình thường.Bạn có thể hình dung rằng insulin chính là cầu nối giúp chuyển hóa glucose từ thức ăn đi vào các tế bào bên trong cơ thể để giúp các tế bào này sản sinh ra năng lượng cho các hoạt động thường ngày. Khi có sự khiếm khuyết xảy ra thì các tế bào sẽ bị đói glucose đi kèm với lượng glucose trong máu sẽ tăng cao. 2. Một số biến chứng của đái tháo đường type 2 Việc glucose tăng cao có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:Biến chứng tim mạchĐây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Tình trạng tăng đường huyết có thể dẫn đến các bệnh lý động mạch vành làm cho nhồi máu cơ tim và có thể đột quỵ gây nguy hiểm đến tính mạng. Huyết áp cao, glucose máu cao, cholesterol cao là những yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.Biến chứng thận. Bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến chức năng thận suy giảm và gây ra suy thận. Những bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn những người bình thường. Nếu lượng glucose máu được duy trì ở ổn định thì khả năng mắc bệnh thận sẽ được giảm đi đáng kể.Bệnh thần kinh ngoại vi. Bệnh đái tháo đường type 2 có thể dẫn đến tổn thương hệ thần kinh khắp cơ thể khi đo huyết áp và glucose máu tăng cao. Từ đó có thể dẫn đến nhiều rối loạn khác như tiêu hóa hay rối loạn cương dương.Trong đó các chi, đặc biệt là bàn chân sẽ chịu ảnh hưởng nhiều, vì đây là nơi có cấu tạo giải phẫu thần kinh mạch máu khác biệt so với các bộ phận khác. Bệnh nhân có thể cảm thấy ngứa, đau hoặc mất cảm giác do bệnh lý thần kinh ngoại biên gây ra. Mất cảm giác là dấu hiệu rất nghiêm trọng và khiến bạn mất chú ý với các chấn thương, dẫn đến nhiễm trùng nặng có thể phải cắt cụt chi. Theo ước tính tỷ lệ cắt cụt chi ở bệnh nhân tiểu đường cao gấp 25 lần so với người bình thường.Bệnh võng mạc mắt. Hầu hết những bệnh nhân mắc đái tháo đường thường có tiến triển đến các loại bệnh làm giảm thị giác hoặc mù lòa. Nguyên nhân chính gây ra bệnh lý võng mạc tiểu đường do lượng glucose máu cao liên tục không được kiểm soát cùng với cholesterol cao.Đái tháo đường khi mang thai. Tình trạng glucose máu cao trong thai kỳ có thể làm cho thai nhi bị thừa cân và dẫn đến chấn thương cho mẹ và bé trong quá trình sinh nở. Ngoài ra, sau khi sinh, em bé có thể bị hạ đường huyết đột ngột và thậm chí có nguy cơ bị tiểu đường trong tương lai hơn các trẻ khác. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, tập thể dục chữa bệnh tiểu đường là điều mà những bệnh nhân mắc bệnh này cần lưu ý. Đó là một phần trong các khuyến nghị của Trường Đại học Y khoa Thể thao Hoa Kỳ (ACSM), trường đã đưa ra các kế hoạch mới về tập thể dục và hoạt động thể chất ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 .Tài liệu cập nhật nhấn mạnh vào “hoạt động thể chất”, không chỉ là tập thể dục theo kế hoạch mà còn kêu gọi những người mắc bệnh tiểu đường giảm thời gian ngồi và không di chuyển.Kanaley, giáo sư tại Đại học Missouri, cho biết: “Tất cả các cá nhân mắc bệnh đái tháo đường type 2 nên tham gia vào hoạt động thể chất thường xuyên, giảm thời gian ít vận động và chia nhỏ thời gian ngồi với thời gian nghỉ hoạt động thường xuyên”. Bà nói: “Tập thể dục có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2,và việc tập luyện có thể được điều chỉnh để phù hợp với khả năng của hầu hết mọi người.Một số lời khuyên cho hoạt động thể chất đối với bệnh đái tháo đường type 2:Tập thể dục nhịp điệu thường xuyên giúp cải thiện việc quản lý lượng đường trong máu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục làm giảm mức tăng đột biến và giảm lượng đường trong máu .Tập thể dục cường độ cao tốt hơn tập thể dục cường độ thấp đến trung bình để kiểm soát lượng đường trong máu và giúp giữ mức insulin ổn định. Các bài tập sức bền, như nâng tạ và chống đẩy đã cho thấy cải thiện sức mạnh, mật độ xương, huyết áp, mức cholesterol, khối lượng cơ và độ nhạy insulin từ 10 đến 15%.Tập thể dục sau bữa ăn, chẳng hạn như đi bộ sau bữa tối với tốc độ phù hợp.Giảm thời gian ít vận động bằng cách thường xuyên nghỉ giải lao cho các hoạt động thể chất với nhiều mức độ nhỏ, có thể giúp giảm lượng đường trong máu và lượng insulin.Để ngăn ngừa lượng đường trong máu thấp trong hoặc sau khi tập thể dục, những người sử dụng insulin hoặc thuốc giải phóng insulin nên tăng carbohydrate hoặc nếu có thể thì giảm insulin.Những người đang dùng thuốc chẹn beta không nên đo đường huyết sau khi tập thể dục. Một chuyên gia tập thể dục được chứng nhận có thể cung cấp hướng dẫn về cách theo dõi nỗ lực tập thể dục của bạn theo cảm giác của một buổi tập luyện.Những bài tập thể dục cho người tiểu đường đều mang lại những lợi ích nhất định để kiểm soát lượng đường trong máu. Vì thế, bên cạnh chế độ dinh dưỡng, bạn hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để có thể “sống chung với bệnh tiểu đường” một cách khỏe mạnh và an toàn.com;;;;;1. Mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường & Insulin Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính có những đặc điểm sau: Biểu hiện tăng đường trong máu cao hơn mức bình thường, do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, do đó dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.Đái tháo đường type 1 xảy ra khi tuyến tụy sản xuất rất ít hoặc không sản xuất insulin (Insulin là một hormone tự nhiên được sản xuất bởi các tế bào beta của tuyến tụy giúp cơ thể chuyển hóa đường thành năng lượng) và tuyến tụy có sản xuất insulin. Nhưng khi cơ thể vẫn sản xuất insulin nhưng insulin này lại không hoạt động không hiệu quả gọi tình trạng này gọi là kháng insulin là cơ chế chính gây đái tháo đường type 2. Kết hợp với những bất thường về chuyển hóa carbohydrat, lipid và protein. Bệnh luôn gắn liền với xu hướng phát triển của các bệnh lý về thận, đáy mắt, thần kinh và các bệnh tim mạch do hậu quả của xơ vữa động mạch.Nguyên nhân của bệnh đái tháo đường hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Bao gồm các yếu tố bao kết hợp với nhau như:Yếu tố di truyền và sự thay đổi lối sống không cân bằng. Chế độ ăn nhiều thịt đỏ, chất béo và hàm lượng bột đường cao. Thừa cân béo phì...Nếu như cha mẹ bị tiểu đường thì con của họ sẽ dễ bị mắc bệnh hơn, hoặc lối sống bao gồm chế độ ăn và tập luyện không điều độ cũng dễ gây ra tiểu đường.Các yếu tố stress tâm lý. 2. Đái tháo đường type 1 (đái tháo đường phụ thuộc insulin) Đái tháo đường type 1 xảy ra khi tế bào beta bị phá hủy nên bệnh nhân không còn hoặc còn rất ít insulin, 95% do cơ chế tự miễn, 5% vô căn. Bệnh nhân bị thiếu hụt insulin, tăng glucagon trong máu, không điều trị sẽ bị nhiễm toan ceton. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu là ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh nhân đái tháo đường type 1 sản xuất rất ít hoặc không sản xuất insulin, vì vậy đường không thể chuyển hóa vào tế bào để sản sinh năng lượng cho cơ thể. Do đó lượng đường trong máu tăng, bệnh nhân đái tháo đường type 1 phải điều trị bắt buộc bằng tiêm insulin để kiểm soát đường huyết.Các tổn thương đến tế bào beta ở bệnh nhân đái tháo đường type 1 thường diễn ra trong nhiều năm. Tuy nhiên các triệu chứng của đái tháo đường type 1 thường xuất hiện trong vài ngày đến vài tuần với các biểu hiện lâm sàng như: sút cân nhanh chóng, đi tiểu nhiều, khát nước. Đái tháo đường hay xảy ra người trẻ dưới 40, thể trạng gầy thiếu cân, triệu chứng lâm sàng rầm rộ của hội chứng 4 nhiều (ăn nhiều, gầy nhiều, uống nhiều, đái nhiều). Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường loại 1 3. Đái tháo đường type 2 (đái tháo đường không phụ thuộc vào insulin) Người đái tháo đường type 2 có thể sản xuất insulin vẫn bình thường nhưng insulin hoạt động không hiệu quả hay gọi là đề kháng insulin trong cơ thể dẫn đến đường không chuyển vào tế bào, do đó không kiểm soát được đường máu làm cho đường máu cao liên tục. Đái tháo đường type 2 chiếm 90-95% các trường hợp đái tháo đường.Thể bệnh này ít nhất ở giai đoạn đầu hoặc có khi suốt cuộc đời bệnh nhân không cần insulin để sống sót. Bệnh nhân tuýp 2 không có sự phá hủy tế bào beta do tự miễn, không có kháng thể tự miễn trong máu. Đái tháo đường type 2 thường xuất hiện phổ biến ở người lớn tuổi ngoài 40 tuổi và thừa cân, béo phì. Đặc điểm lâm sàng không rầm rộ thậm chí không có triệu chứng chỉ tình cờ phát hiện khi điều trị bệnh khác hoặc khi đã có biến chứng của bệnh. Biểu hiện lâm sàng như thể trạng béo, thừa cân, tiểu sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường type 2, đặc tính dân tộc có tỷ lệ mắc bệnh cao, dấu gai đen, hội chứng buồng trứng đa nang.Một số bệnh nhân đái tháo đường type 2 có thể quản lý tốt bệnh bằng cách kiểm soát cân nặng, chế độ dinh dưỡng và tập luyện và uống thuốc hạ đường máu. Khi đường máu không kiểm soát bằng thuốc uống thì bắt buộc phải chuyển sang dùng tiêm insulin. Khi đường máu không kiểm soát bằng thuốc uống thì bắt buộc phải chuyển sang dùng tiêm insulin 4. Kiểm soát và điều trị đái tháo đường Điều trị đái tháo đường phải kết hợp chặt chẽ cả ba vấn đề : Chế độ ăn – thuốc - hoạt động thể lực – theo dõi glucose máu hàng ngày.Mục tiêu của điều trị đái tháo đường: Hb. A1C < 7% và đường máu đói duy trì 3,9 đến 7,2 mmol/l, đường máu 2h sau ăn < 10 mmol/l. Kết hợp điều trị các yếu tố nguy cơ đi kèm như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu.Chỉ định tiêm insulin:Bắt buộc với đái tháo đường type 1 và đái tháo đường thai kỳ.Đái tháo đường type 2 khi không kiểm soát được đường máu (Glucose máu > 14 mmol/l và Hb. A1C > 11%). Khi cơ thể bị nhiễm trùng, can thiệp ngoại khoa, suy gan, suy thận, dị ứng với thuốc hạ đường máu, bị nhiễm toan ceton hoặc tăng áp lực thẩm thấu. Hướng dẫn sử dụng bút tiêm Insulin điều trị tiểu đường
question_393
Rối loạn stress sau sang chấn: triệu chứng, nguy cơ mắc và điều trị
doc_393
Số lượng những người bị mắc chứng rối loạn stress sau sang chấn ngày một nhiều hơn. Đây là một hội chứng rối loạn lo âu có thể xuất hiện sau khi người bệnh chứng kiến một sự kiện kinh khủng nào đó. Hội chứng này để lại dấu ấn đau thương nặng nề đối với tâm lý của người bệnh trong thời gian dài và có thể ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày nếu không được điều trị kịp thời. Rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) từng được biết đến với tên gọi “Sốc vỏ đạn” hay “Hội chứng mệt mỏi sau chiến tranh" Sở dĩ có những tên gọi này là vì PTSD thường phổ biến ở các cựu quân nhân sau khi chiến tranh kết thúc. Đây được xem là một tình trạng khá nghiêm trọng và có thể phát triển sau khi người đó từng trải qua hoặc từng chứng kiến một sự việc kinh hoàng nào đó làm ảnh hưởng đến tâm lý của họ. PTSD là một hậu quả do những sự kiện đau thương xảy ra với người bệnh. Đó có thể là nỗi sợ, bất lực và cả nỗi kinh hoàng về những sự việc như bị tấn công tình dục, bị chấn thương thể xác, một sự mất mát lớn, chiến tranh hay các thảm họa tự nhiên,... Gia đình của những người bị PTSD cũng có thể mắc phải chứng bệnh này. Đồng thời tỷ lệ các nhân viên cứu hộ và nhân viên cấp cứu bị PTSD cũng không ít. Đa số những người đã từng trải qua một sự kiện khủng khiếp nào đó đều sẽ có những phản ứng chung như bị sốc, căng thẳng, sợ hãi tột độ và thậm chí là cảm thấy tội lỗi. Đây đều là những phản ứng khá phổ biến và thông thường sẽ dần biến mất. Thế nhưng, với những người bị PTSD thì cảm giác này sẽ kéo dài và có thể tác động nặng nề tâm lý và đời sống hàng ngày của họ. Bệnh nhân bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương được xác nhận khi họ có những triệu chứng trên duy trì trên một tháng. Các hoạt động sinh hoạt thường ngày của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng và đảo lộn. 2. Những triệu chứng điển hình của PTSD Thông thường, các triệu chứng của rối loạn stress sau sang chấn sẽ bắt đầu trong khoảng 3 tháng đầu tiên kể từ khi sự kiện diễn ra. Thế nhưng, đối với một số trường hợp, các triệu chứng này sẽ xuất hiện nhiều năm sau khi sự kiện đó kết thúc. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng như thời gian kéo dài sẽ có sự khác biệt tùy vào từng đối tượng. Có người sẽ phục hồi chỉ trong 6 tháng, nhưng cũng có những người bị ảnh hưởng trong một thời gian rất dài. Theo ghi nhận, những triệu chứng của hội chứng PTSD sẽ được chia ra thành bốn nhóm chính, cụ thể: 2.1. Cơn hồi tưởng Sau khi sự kiện kết thúc, những người bị mắc chứng PTSD sẽ bắt đầu xuất hiện những hồi tưởng thông qua suy nghĩ và cả những dòng ký ức. Những hồi tưởng này có thể là ảo giác, ảo mộng hay ký ức. Người bệnh sẽ cảm thấy đau khổ tột cùng khi nhìn thấy hình ảnh, đồ vật hoặc một bối cảnh nào đó khiến họ nhớ lại những sang chấn đã xảy ra. Ví dụ, người bệnh có thể hồi tưởng lại sự kiện đau khổ đó khi đến ngày kỷ niệm. 2.2. Né tránh Bệnh nhân sẽ có xu hướng né tránh mọi người, mọi địa điểm, những suy nghĩ và cả những tình huống có thể khiến họ nhớ lại những sang chấn và tổn thương cũ. Chính điều này vô tình khiến họ có cảm giác bị tách rời với xã hội, bị cô lập với những người xung quanh. Đồng thời, họ cũng sẽ bị mất đi sự hứng thú đối với những hoạt động và thú vui yêu thích trước đó. 2.3. Nhạy cảm hơn Người bệnh thường sẽ dễ dàng xuất hiện những cung bậc cảm xúc quá mức. Họ cũng rất dễ gặp phải các vấn đề khó khăn đối với những người xung quanh mình. Người bị mắc hội chứng PTSD có thể bị khó ngủ hoặc khó để ngủ sâu giấc, thường xuyên cáu gắt, giận dữ quá mức, khó để tập trung làm việc và rất dễ bị giật mình. Bên cạnh đó, những người này cũng sẽ xuất hiện những triệu chứng thực thể như huyết áp tăng, nhịp tim tăng, thở nhanh hơn, bị căng cơ, buồn nôn hoặc bị tiêu chảy. 2.4. Nhận thức và tâm trạng trở nên tiêu cực PTSD là hội chứng có liên quan đến những suy nghĩ và những cảm xúc tiêu cực của người bệnh. Những người mắc bệnh này sẽ có xu hướng xa lánh những ký ức gây nên đau thương. Những bệnh nhân nhỏ tuổi có thể sẽ bị chậm phát triển hơn với một vài kỹ năng cá nhân hay gặp vấn đề về ngôn ngữ. Cách nhìn nhận và cảm xúc của người bệnh cũng sẽ luôn ở trạng thái tiêu cực. Họ sẽ cảm thấy bản thân mình là người có lỗi và luôn sợ hãi về điều đó. 3. Những đối tượng có nguy cơ bị PTSD Mỗi một cá nhân đều sẽ có những phản ứng khác biệt đối với từng sự kiện gây sang chấn. Khả năng đáp ứng của họ đối với nỗi sợ, sự căng thẳng và đối mặt với sự kiện sau chấn thương cũng không hề giống nhau. Vì vậy, không phải bất cứ người nào khi chứng kiến một sự kiện kinh hoàng nào đó đều sẽ phát triển thành PTSD. Ngoài ra, sự trợ giúp đến từ người thân và các chuyên gia tâm lý cũng có thể giúp tình trạng PTSD suy giảm và làm cho mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng này thấp hơn. PTSD lần đầu tiên được giới y khoa chú ý là vì sự xuất hiện rất nhiều ở những cựu quân nhân. Thế nhưng, về sau này, rối loạn stress sau sang chấn có thể xuất hiện với bất cứ ai đã từng phải trải qua một sự kiện quá mức kinh hoàng, vượt quá sức chịu đựng của người đó. Tỷ lệ những người đã từng bị lạm dụng khi còn bé hoặc đã phải chứng kiến nhiều từng huống nguy hiểm tới tính mạng sẽ cao hơn so với những người khác. 4. Cách thức điều trị PTSD Mục tiêu chính của việc điều trị hội chứng PTSD là để làm giảm những triệu chứng về cảm xúc và thể chất của người bệnh. Đồng thời, thông qua việc điều trị, các kỹ năng hàng ngày của người bệnh cũng sẽ được cải thiện đáng kể. Người bệnh sẽ dần có những phản ứng tốt hơn đối với những sự kiện đã gây ra sự rối loạn đó. Phương án điều trị hội chứng rối loạn stress sau sang chấn có thể sử dụng thuốc hoặc áp dụng điều trị tâm lý hoặc cả hai nếu cần thiết: Sử dụng thuốc: Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một vài loại thuốc có tác dụng chống trầm cảm để điều trị hội chứng này. Đồng thời, thuốc cũng có tác dụng kiểm soát được cảm xúc và những triệu chứng điển hình của bệnh. Một vài loại thuốc điều trị huyết áp cũng được sử dụng nhằm kiểm soát các triệu chứng có liên quan. Bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh sử dụng các loại thuốc an thần vì theo nghiên cứu chúng không có tác dụng đối với căn bệnh này. Nếu sử dụng lâu dài có thể sẽ bị lệ thuộc vô cùng nguy hiểm. Điều trị tâm lý: Phương pháp này sẽ giúp người bệnh có thể cải thiện được các kỹ năng sống để đối mặt tốt hơn với những triệu chứng của bệnh. Phương pháp trị liệu tâm lý cũng sẽ giúp cho người bệnh và gia đình về các rối loạn tâm lý và giúp họ vượt qua những sự kiện đau thương này. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà các phương pháp trị liệu tâm lý cũng sẽ được chỉ định khác nhau. Trên đây là một số thông tin cơ bản về hội chứng rối loạn stress sau sang chấn. Những người mắc hội chứng này cần được thăm khám kỹ và được các chuyên gia, bác sĩ tư vấn điều trị. Ngoài ra, họ cũng cần người thân và những người xung quanh thấu hiểu, giúp đỡ và chia sẻ nhiều hơn. Qua đó, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện.
doc_5205;;;;;doc_5825;;;;;doc_9908;;;;;doc_59167;;;;;doc_60559
Nhiều người thắc mắc “PTSD là gì”. Đây là cụm từ viết tắt của căn bệnh rối loạn stress sau sang chấn. Khi chiến tranh kết thức, căn bệnh này rất thường gặp ở những cựu quân nhân, do đó, bệnh PTSD còn được gọi là “hội chứng mệt mỏi sau chiến tranh” hay “sốc vỏ đạn”. Khi trải qua những sự kiện kinh hoàng chẳng hạn như chấn thương thể xác, thảm họa thiên nhiên, nỗi đau mất người thân,... tất cả chúng ta đều có thể xảy ra những phản ứng tâm lý như căng thẳng, sợ hãi, sốc hay cảm thấy tội lỗi,... Sau đó, những triệu chứng này sẽ dần mất đi và chúng ta hoàn toàn có thể quay trở lại với cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh PTSD hay chính là tình trạng rối loạn căng thẳng sau sang chấn, họ cảm thấy vô cùng sợ hãi, lo lắng, mệt mỏi, bất lực, sốc khi chứng kiến hoặc bản thân họ phải trải qua những sự kiện kinh khủng nào đó. Tình trạng này sẽ diễn ra trong suốt một thời gian dài và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Khi trải qua những sự kiện kinh hoàng, những triệu chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn sẽ xảy ra trong khoảng 3 tháng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, bệnh kéo dài trong vòng nhiều năm kể từ khi sự kiện đó kết thúc. Ở mỗi bệnh nhân, mức độ triệu chứng cũng như thời gian kéo dài triệu chứng bệnh sẽ khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng PTSD thường gặp: - Cơn hồi tưởng: Nó có thể là ảo giác hay ký ức. Những cơn hồi tưởng sẽ xuất hiện sau khi sự kiện đó đã kết thúc. Chẳng hạn, khi nhìn thấy bối cảnh nào đó, hình ảnh, sự vận nào đó,... gợi nhớ về sự kiện kinh hoàng đã qua, người bệnh cảm thấy đau đớn, sợ hãi đến tột cùng. - Né tránh: Người bệnh sợ hãi, đau khổ và không muốn nhớ lại sự kiện đã qua nên họ thường né tránh mọi người xung quanh, né tránh những địa điểm, những tình huống,... có liên quan hay gợi nhớ về sự kiện trong quá khứ. Tuy nhiên, chính sự né tránh đó đã khiến người bệnh ngày càng thu mình lại, tự cô lập mình với những người xung quanh, thậm chí tách rời với xã hội. Dần dần, họ không còn cảm thấy hào hứng với những hoạt động những sở thích trước đó của mình. - Nhạy cảm hơn: Khi mắc chứng PTSD, người bệnh rất nhạy cảm. Họ có thể phản ứng quá mức với những người xung quanh, chính vì thế, giao tiếp với mọi người lại càng trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân thường hay mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, hay bị giật mình khi ngủ, khó tập trung làm việc, dễ cáu gắt, hay giận dữ vì những sự việc rất bình thường. Đồng thời, sức khỏe thể chất của người bệnh PTSD cũng xảy ra nhiều vấn đề, bệnh nhân bị tăng huyết áp, tăng nhịp tim, thở nhanh hơn, gặp phải tình trạng căng cơ, buồn nôn hoặc bị tiêu chảy. - Suy nghĩ tiêu cực: Khi bị rối loạn căng thẳng sau sang chấn, bệnh nhân thường né tránh những ký ức buồn. Cách nhìn nhận những vấn đề trong cuộc sống và những cảm xúc của người bệnh thường xuyên ở trạng thái tiêu cực. Đối với trẻ nhỏ bị PTSD, trẻ sẽ có thể gặp phải một số vấn đề về ngôn ngữ, chậm phát triển kỹ năng,... 3. Nguyên nhân gây bệnh PTSDHội chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn có thể do những nguyên nhân sau: - Do người bệnh trực tiếp trải qua sự kiện đau buồn, chẳng hạn như gặp phải tai nạn giao thông nghiêm trọng, bị bạo lực gia đình trong suốt một thời gian dài, bị lạm dụng tình dục, suýt chết đuối, bị bỏ rơi từ khi còn quá nhỏ, bị bắt cóc, bị tra tấn, bị đe dọa, đã từng bị nhốt trong một không gian kín, mất người thân đột ngột, từng phải chứng kiến những thảm họa thiên nhiên kinh hoàng,... - Do chứng kiến những sự kiện đau buồn xảy ra với người khác trong nhiều tình huống như chứng kiến cảnh dịch bệnh, chứng kiến tai nạn giao thông, chứng kiến vụ hỏa hoạn,... . - Chứng kiến người thân trải qua sự kiện đau buồn cũng có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn căng thẳng sau sang chấn. Trước hết, để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe thể chất cho người bệnh, đo nhịp tim, đo huyết áp, thực hiện xét nghiệm lâm sàng để đánh giá mức độ bệnh. Sau đó, sẽ khai thai thông tin từ người bệnh để có thể đánh giá cụ thể hơn về tâm lý hiện tại của bệnh nhân. Mục tiêu điều trị hội chứng PTSD là giúp bệnh nhân sớm cải thiện triệu chứng bệnh. ổn định tâm lý để có thể phản ứng tốt hơn với những sự kiện đã gây ra hội chứng PTSD. Thông thường, bác sĩ có thể dùng thuốc, điều trị tâm lý hoặc cũng có thể kết hợp hai phương pháp nêu trên để có được hiệu quả nhanh và tốt nhất. - Sử dụng thuốc điều trị, có thể kết hợp nhiều loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu,... để cải thiện triệu chứng bệnh và kiểm soát một số vấn đề liên quan. Người bệnh nên uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. - Điều trị tâm lý: Tùy theo mức độ bệnh và từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị cụ thể. Cần có sự phối hợp giữa bác sĩ, người thân, bạn bè để bệnh nhân có thể sớm vượt qua hội chứng rối loạn sau sang chấn. Hi vọng rằng, với những thông tin trên bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “PTSD là gì”, triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh. Khi thấy có dấu hiệu bất ổn, cần đưa người bệnh đi khám sớm để được kiểm tra, điều trị kịp thời và sớm cải thiện bệnh, quay trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.;;;;;Sang chấn tâm lý là tình trạng không hiếm gặp trong cuộc sống của nhiều người. Tuy nhiên, những ảnh hưởng mà nó gây ra và cách phản ứng của mỗi người trước tình trạng ấy là không giống nhau. Vậy chính xác, sang chấn tâm lý là gì và nên làm thế nào để sớm vượt qua đó, bài viết sau sẽ cùng bạn đi tìm lời giải đáp. Khi trải qua một chấn thương về tâm lý, mỗi người sẽ có phản ứng không giống nhau, có người đi qua nó một cách dễ dàng nhưng có người lại cảm thấy vô cùng khó khăn. Một số người khi đi qua một sự kiện đau thương sẽ nảy sinh hiện tượng stress, sợ hãi,... dần dần chuyển thành rối loạn stress và sang chấn tâm lý. Biết được nguyên nhân gây ra sang chấn tâm lý là gì có vai trò rất quan trọng đối với việc đưa ra giải pháp để vượt qua nó. Thường thì tình trạng này là do: - Bị tấn công bạo lực, chấn thương, tai nạn,... trong quá khứ. - Trải qua cảm giác mệt mỏi, căng thẳng trong một thời gian dài vì một hoàn cảnh hay sự kiện đau thương nào đó. - Một số nguyên nhân dễ bị bỏ qua như: sự mất mát người thân, bị sỉ nhục, một mối quan hệ bị tan vỡ,... 1.3. Dấu hiệu nhận biết một người bị sang chấn tâm lý Những người đang bị sang chấn tâm lý thường có dấu hiệu: - Về nhận thức: khả năng tập trung kém, dễ nhầm lẫn, mất trí nhớ, hay gặp ác mộng, có cảm giác lâng lâng, bị mất phương hướng,... - Về hành vi: né tránh những địa điểm hoặc hoạt động dễ kích hoạt ký ức, thu mình và cách ly với xã hội, trở nên thiếu hứng thú với những hoạt động trước đây vốn thấy rất thú vị,... - Về vật lý: dễ giật mình, cảm thấy kiệt sức, dễ tức giận, nhịp tim nhanh, mất ngủ, chức năng tình dục rối loạn, luôn cảnh giác với các nguy cơ tiềm ẩn,... - Về tâm lý: tràn ngập nỗi lo sợ, có hành vi cưỡng chế và ám ảnh, tách rời khỏi người khác, cảm xúc bị tê liệt, hay muộn phiền, có cảm giác tội lỗi, phẫn nộ, lo ngại,... Sang chấn tâm lý cần được chữa trị bởi nếu điều này không xảy ra nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh, thậm chí có người còn tự hủy hoại sự sống của chính mình. Khi đã hiểu được tác hại của sang chấn tâm lý là gì chúng ta sẽ thấy được tầm quan trọng của việc điều trị hội chứng này. Đối với bệnh nhân bị sang chấn tâm lý, bác sĩ sẽ có một số bài kiểm tra phù hợp để chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể. Hiện nay, có một số phương pháp đang được áp dụng để cải thiện tình trạng này, đó là: - Trị liệu tâm lý Rất nhiều bệnh nhân mắc sang chấn tâm lý có xu hướng né tránh, che giấu nguyên nhân khiến họ bị tổn thương và từ chối điều trị. Vì thế, liệu pháp tâm lý luôn được ưu tiên hàng đầu và đánh giá cao trong việc cải thiện hội chứng này. Với việc điều trị tâm lý, bác sĩ sẽ có các buổi trò chuyện để người bệnh hiểu hơn về bản thân và nỗi sợ mà mình đang trải qua. Cũng từ đây bác sĩ tâm lý sẽ biết cách giúp cho họ vượt qua được chấn thương và đối diện với hiện thực tốt hơn, dễ cởi mở và chia sẻ về những gì mà mình đang gặp phải. Khi đã có khả năng đối diện với sự kiện gây sang chấn, người bệnh sẽ dần dần vượt qua được nỗi lo sợ để quay lại với thực tại cuộc sống. Tuy nhiên, không có chung một liệu pháp tâm lý cho tất cả bệnh nhân mà cần căn cứ trên tình trạng bệnh của từng người để áp dụng phương pháp phù hợp. Kết thúc quá trình điều trị tâm lý, người bệnh sẽ được hướng dẫn cách kiểm soát cảm xúc tốt hơn, biết cách đối mặt và xử lý trước những vướng mắc, khó khăn,... và có kỹ năng cần thiết để hòa nhập dần dần với cuộc sống. - Sử dụng thuốc Mặc dù chỉ điều trị bằng thuốc không thể đẩy lùi được sang chấn tâm lý nhưng biện pháp này giúp kiểm soát được các triệu chứng do nó gây ra như: rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, lo âu,... - Tự chăm sóc Có biện pháp tự chăm sóc tốt bản thân cũng sẽ hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc do sang chấn tâm lý. Cụ thể là: + Tập thể dục mỗi ngày khoảng 30 phút và duy trì đều đặn các ngày trong tuần. + Chánh niệm với các bài tập dựa trên chánh niệm để ngăn hồi tưởng đến sự kiện đau thương và sống với hiện tại. + Kết nối với những người xung quanh bằng cách chia sẻ, giao tiếp với những người mình cảm thấy tin tưởng sẽ giúp người bệnh bớt cảm thấy tiêu cực. + Có lối sống cân bằng như: ngủ đủ 7 - 9 giờ mỗi đêm, nói không với các chất kích thích, tránh những hoạt động dễ gây căng thẳng,... Nhìn chung, sang chấn tâm lý có thể xảy ra với bất kỳ ai và cần được can thiệp càng sớm càng tốt để tránh những hệ lụy nguy hiểm. Nếu bạn đã biết được triệu chứng của sang chấn tâm lý là gì, hãy chủ động thăm khám khi nghi ngờ mình đang đối diện với nó. Việc làm này sẽ giúp bạn sớm tìm ra hướng giải quyết tốt nhất cho bản thân để sớm quay trở lại với cuộc sống bình thường.;;;;;Mặc dù vết thương tâm lý có thể gây ra phản ứng đáng sợ và khiến cơ thể bị suy nhược, nhưng đây cũng có thể là chất xúc tác cho những thay đổi tích cực trong một số trường hợp. Thậm chí biến cố có thể kích thích sự phát triển, sức mạnh và khả năng phục hồi nếu bạn biết cách biến đổi nghịch cảnh thành lợi thế cho mình. Điều quan trọng là dành thời gian để chữa lành vết thương đúng cách. 1. Trưởng thành sau biến cố Trưởng thành sau biến cố là khi một người đã từng bị rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý, nay đã biết cách để tìm ra ý nghĩa từ những trải nghiệm của bản thân để sống cuộc sống theo một cách khác tích cực hơn.Nói một cách dễ hiểu, khái niệm về sự trưởng thành sau biến cố nghĩa là những sự kiện đau buồn, căng thẳng và bất lợi xảy ra với con người có khả năng tạo ra những lợi ích tích cực. Những sự kiện này có thể là mắc bệnh nặng, mất người thân, xung đột chiến tranh hoặc bị tấn công tình dục,... Đây thường là những trải nghiệm có thể biến đổi cuộc sống của một cá nhân và sự trưởng thành sau biến cố là kết quả tích cực từ việc chịu đựng cuộc đấu tranh tâm lý sau đó. Các sự kiện đau buồn có thể là chất xúc tác cho sự phát triển tích cực, giúp bạn kiểm soát các triệu chứng của căng thẳng sau biến cố.Ví dụ, nhiều người bắt đầu tìm hiểu về cách chữa lành vết thương tâm lý sau khi trải qua đại dịch. Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng 88% trong số 385 người tham gia khảo sát nói rằng họ đã trải qua những tác động tích cực từ hoàn cảnh đại dịch đầy thách thức, chẳng hạn như học tại nhà, mất thu nhập và các mối quan tâm về sức khỏe.Đặc biệt, những người được hỏi đã ghi nhận sự cải thiện tích cực trong các mối quan hệ gia đình và cho biết rằng họ đánh giá cuộc sống cao hơn. Một số khác nói rằng họ đã trải qua sự trưởng thành về tinh thần sau đại dịch và cho biết sức khỏe tâm lý đã được cải thiện. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý sau biến cố Xem biến cố như một trải nghiệm có thể giúp chữa lành vết thương Các chuyên gia cho rằng ai cũng có thể dùng những trải nghiệm đau thương từ biến cố để thúc đẩy tinh thần và đánh giá sâu sắc hơn về cuộc sống. Họ khuyên bạn nên tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần chuyên nghiệp. Tiếp cận những cách chữa lành vết thương dựa trên khoa học có thể làm giảm các triệu chứng tâm lý và thay đổi cuộc sống. Những phương pháp này có hiệu quả đối với nhiều loại tổn thương, bao gồm rối loạn căng thẳng mức độ nhiều/ phức tạp, thương tiếc, lo lắng và trầm cảm liên quan đến tổn thương tâm lý.Cần lưu ý rằng biến cố ảnh hưởng đến mọi người theo cách khác nhau, không được đè nén hoặc bỏ qua nỗi đau khổ của bản thân để cố chấp theo đuổi sự lạc quan. Là con người bình thường, bạn không thể thể hiện những cảm xúc tiêu cực của mình theo một cách lành mạnh và tích cực được. Nếu đã trải qua biến cố, bạn có thể thực hiện những bước để trưởng thành hơn sau trải nghiệm đau buồn của mình. Các bước này bao gồm:Suy ngẫm về trải nghiệm và cảm xúc của bản thân. Bước đầu tiên, chuyên gia gợi ý nên xử lý cảm xúc của bạn bằng cách viết ra. Suy ngẫm về những gì đã trải qua và cách bạn đã phản ứng, đặc biệt là viết ra, giúp bạn nhận thức rõ hơn về cách chữa lành vết thương và có thể nuôi dưỡng lòng biết ơn, đánh giá cao ý nghĩa trong sống. Khi được bày tỏ hết nỗi lòng, chúng ta sẽ trở nên cởi mở và có thể bắt đầu nhận thấy cuộc sống này phong phú, thú vị ra sao.Tăng kết nối cộng đồng. Chuyên gia tin rằng việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người bạn tin tưởng cũng có thể giúp ích. Cộng đồng thế giới đã xích lại gần để hỗ trợ lẫn nhau trong thời kỳ đại dịch, thúc đẩy mối quan hệ và giúp đỡ những người dễ bị tổn thương. Nhiều người nói rằng điều này đã khiến họ cảm thấy trân trọng người khác hơn và cảm thấy mình là một phần của điều gì đó lớn lao. Trước hết, nên tìm kiếm sự hỗ trợ về sức khỏe tinh thần và tiếp cận với những người thân thiết.Tìm kiếm hỗ trợ sức khỏe tâm thầnĐiều quan trọng cần lưu ý là một số trường hợp không thể tự chữa lành vết thương tâm hồn quá lớn, do đó điều quan trọng là phải tìm kiếm sự trợ giúp từ một chuyên gia có trình độ. Chữa lành vết thương tâm hồn bằng cách tăng kết nối cộng đồng Các triệu chứng của sang chấn tâm lý bao gồm:Luôn đề phòng, ở trong trạng thái cảnh giác cao độ;Có những suy nghĩ kì lạ xâm nhập;Gặp ác mộng;Thường xuyên hồi tưởng lại ký ức;Tăng sử dụng rượu hoặc ma túy;Rối loạn giấc ngủ.Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải những triệu chứng trên, chuyên gia khuyên nên thực hiện các bước sau:Nói chuyện với bác sĩ hoặc gọi cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần;Nói chuyện với một người bạn đáng tin cậy hoặc người thân trong gia đình về những gì bạn đang gặp phải;Cân nhắc viết nhật ký về những trải nghiệm của bạn. Chính quá trình viết ra mọi thứ từ A - Z thực sự có thể hữu ích với bạn;Thay vì đẩy những suy nghĩ và cảm giác khó chịu của bạn ra xa hoặc cố tình đánh lạc hướng bản thân, bạn có thể học cách chịu đựng chúng. Sử dụng các kỹ thuật như hít thở sâu 3 - 4 chu kỳ thực sự có thể làm tăng khả năng xử lý những suy nghĩ phiền muộn;Tìm hiểu về các liệu pháp tâm lý.Nếu bạn hoặc người thân đang gặp khủng hoảng, có ý định tự tử hoặc tự làm hại bản thân, vui lòng tìm kiếm sự hỗ trợ ngay lập tức bằng cách gọi cho số đường dây nóng. Trong khi chờ sự trợ giúp đến, hãy ở bên cạnh họ và loại bỏ mọi vũ khí hoặc chất có thể gây hại. Nếu các bạn không ở cùng nhau, hãy tiếp tục nói chuyện với họ cho đến khi có sự trợ giúp chuyên nghiệp.com, apa.org;;;;;Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị Chấn động não hay sang chấn não được coi là một dạng của chấn thương đầu nhẹ khi có tác động từ bên ngoài hoặc va đập mạnh tại các vị trí như đầu, mặt, cổ. Tình trạng này không gây tổn thương trực tiếp đến thực thể của não như chấn thương sọ não và thường diễn ra trong thời gian ngắn. Vì thế, các triệu chứng sau chấn động có thể điều trị và hồi phục nhanh hơn. Một số trường hợp chấn động quá nhẹ có thể tự hồi phục. 2. Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân sang chấn não Dấu hiệu chấn động não thường xuất hiện trong vòng 48 tiếng sau khi va đập mạnh vùng đầu, mặt hoặc cổ với các triệu chứng như: Bệnh nhân bất tỉnh, mất tri giác sau va chạm hoặc có thể hôn mê. Buồn nôn, nôn mửa sau khi chấn thương. Mất trí nhớ tạm thời khiến người bệnh không nhớ một số sự kiện đã xảy ra trước lúc va chạm hoặc không nhận ra người thân, gia đình. Đau đầu, ù tai, chóng mặt là những triệu chứng phổ biến khi chấn động não và thường kéo dài vài ngày đến vài tuần. Thường xuyên hay quên mặc dù là các hoạt động sinh hoạt đã làm hàng ngày trước đó. Khó tập trung khi học tập, làm việc hoặc đau đầu khi cố gắng tập trung trong thời gian lâu. Không tự điều khiển được tay chân hoặc khó đứng vững, giữ thăng bằng khi ngồi hoặc đi lại. Động kinh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong vòng 7 ngày. 3. Nguyên nhân gây sang chấn não Cấu tạo của não được bao bọc bởi hộp sọ cứng và lớp dịch não tủy có chức năng bảo vệ não khỏi tổn thương từ tác động bên ngoài. Tính chất bộ não thường có độ đặc nhất định nhờ có chứa lượng gelatin. Vì thế khi có lực tác động hoặc va đập mạnh tại các bộ phận như đầu, mặt hoặc cổ sẽ khiến cho não bị chấn động và trượt ra trước hoặc ra sau thành trong của hộp sọ. Mặc dù lực va đập không đủ mạnh để làm chấn thương hộp sọ như nứt sọ, dập sọ nhưng diễn ra đột ngột khiến não chúng ta bị sang chấn. 4. Tác nhân gây chấn thương não Té, ngã đập đầu trên đất hoặc vào tường. Va đập mạnh khi bị tai nạn giao thông. Tai nạn lao động đặc biệt đối với những người thường xuyên làm việc trên cao nhưng không tuân thủ quy định về an toàn như đội nón bảo hiểm, thắt dây an toàn,... Các vận động viên thể thao đối kháng như đá banh, khúc côn cầu, bóng rổ, bóng bầu dục, đấu võ,... Bị đánh mạnh vào đầu hoặc cổ. 5. Chẩn đoán và điều trị chấn động não Các triệu chứng chấn động não thường có thể xuất hiện ngay tức thì hoặc trong vòng 48 tiếng. Vì thế ngoài chẩn đoán dựa trên các triệu chứng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ thực hiện thêm một số bài kiểm tra chuyên môn về thần kinh, nhận thức hoặc xét nghiệm lâm sàng. Từ đó giúp đảm bảo chẩn đoán đúng nguyên nhân và phát hiện sớm các triệu chứng đến muộn. Đánh giá thần kinh: Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các động tác khác nhau để kiểm tra khả năng điều khiển tay chân, giữ thăng bằng, phản xạ với những tác động lực nhẹ, sức cơ và chức năng nghe, nói. Đánh giá về nhận thức, tư duy: Các bài kiểm tra về khả năng ghi nhớ từ các sự kiện xảy ra gần đây. Kiểm tra độ tập trung và khả năng nhận biết các sự vật, sự việc xung quanh. Điều này giúp đánh giá bệnh nhân có bị mất trí nhớ hoặc lú lẫn không. Xét nghiệm lâm sàng thông qua hình ảnh chụp CT (chụp cắt lớp) toàn bộ vùng đầu kết hợp với hình ảnh MRI (chụp cộng hưởng từ) để đánh giá và phát hiện kịp thời nếu bệnh nhân bị chấn thương sọ não. 6. Phương pháp điều trị và hồi phục sau chấn động Phụ thuộc vào các triệu chứng và kết quả đánh giá sau chẩn đoán, bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp. Đồng thời khi điều trị, bệnh nhân nên kết hợp các hoạt động hồi phục giúp não có thể trở lại trạng thái bình thường nhanh hơn. 6.1. Phương pháp điều trị Đối với bệnh nhân chấn động nhẹ không ảnh hưởng đến các chức năng thần kinh, nhận thức sẽ được theo dõi, nghỉ ngơi trong vòng 24 - 48 tiếng tiếp theo. Nếu tình trạng bình thường, bác sĩ sẽ chỉ định theo dõi thêm tại nhà hoặc có thể kê thêm các loại thuốc hỗ trợ giảm triệu chứng đau đầu, chóng mặt, nôn mửa,... Đối với các bệnh nhân bất tỉnh, hôn mê sẽ được chỉ định theo dõi và kiểm tra lâm sàng để xử lý kịp thời đối với các trường hợp tụ máu hoặc xuất huyết bên trong não. Điều trị bằng liệu pháp tâm lý và các bài tập giúp phục hồi chức năng thần kinh. 6.2. Phục hồi sau chấn động não Việc nghỉ ngơi, thư giãn sau khi bị chấn động não là yếu tố quan trong giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn. Ngủ đủ giấc để nạp lại năng lượng giúp cơ thể hồi phục tự nhiên và ổn định tinh thần sau sang chấn. Nếu bệnh nhân rơi vào tình trạng mất ngủ sẽ khiến cơ thể mất sức đồng thời tiết ra các nội tiết tố tiêu cực ảnh hưởng đến hệ thần kinh, từ đó khiến quá trình hồi phục mất nhiều thời gian hơn. Các bài tập vận động nhẹ như yoga, thiền hoặc các hoạt động ngoài trời như đi bộ, chạy bộ trong công viên để hít thở không khí trong lành. Nhờ đó, cơ thể được vận động và tinh thần thư giãn giúp các triệu chứng hồi phục nhanh hơn. Nên đảm bảo đầy đủ chất trong các bữa ăn của người bệnh và bổ sung thêm chất xơ như rau xanh hoặc nước ép giúp tăng cường sức đề kháng để cơ thể nhanh chóng trở lại trạng thái tốt nhất. Không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá,... trong giai đoạn này bởi vì các chất kích thích sẽ dễ tăng thêm tổn thương cho não và gây ra tình trạng rối loạn tâm thần. Nên sử dụng thuốc giảm đau nếu thấy cần thiết và theo chỉ dẫn của bác sĩ để giúp làm giảm tình trạng đau đầu sau khi chấn động não. Thường xuyên luyện tập các bài tập để cải thiện não bộ và tăng cường trí nhớ;;;;;Khi vùng đầu - não chịu lực tác động vượt quá khả năng chịu đựng, sọ não có thể bị nứt, vỡ và gặp phải những tổn thương thực thể. Di chứng sau chấn thương sọ não nặng nề như thế nào sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương và điều trị y tế. Việc phục hồi, cải thiện những di chứng này là vô cùng quan trọng để bệnh nhân có lại cuộc sống bình thường. Chấn thương sọ não chỉ chung cho mọi tổn thương, chấn thương mà vùng sọ não gặp phải. Con người có thể gặp phải chấn thương này trong cuộc sống, sinh hoạt hay công việc hàng ngày như: ngã từ trên cao, vật nặng va vào đầu, tai nạn giao thông, ngã đập đầu vào vật cứng,… Tùy vào mức độ và vị trí chấn thương, bệnh nhân có thể gặp phải những di chứng như: 1.1. Máu tụ nội sọ Mặc dù nơi chịu tổn thương trực tiếp là vỏ não song do lực tác động mạnh mà các khu vực trong não cũng chịu ảnh hưởng. Nguy hiểm nhất là tình trạng đứt, rách động mạch lớn khiến máu chảy, gây ra những điểm tổn thương mạch máu não hợp thành bọc máu tụ nội sọ. Những khối máu tụ này có thể xuất hiện một hoặc nhiều vùng trong não. Vị trí máu tụ nội sọ cũng có mức độ nguy hiểm khác nhau do ảnh hưởng đến chức năng thần kinh của khu vực đó. Thông thường, máu tụ xuất hiện ở dưới màng cứng, ngoài màng cứng, trong não, dưới tiểu não, trong não thất,… Nếu không can thiệp y tế sớm, khi lưu thông máu bị ảnh hưởng, khiến máu tràn vào não thất thì nguy cơ xuất huyết não là rất cao. 1.2. Phù não Phù não cũng là một trong những hậu quả mà chấn thương sọ não gây ra. Có 2 dạng phù não là phù não do nhiễm độc tế bào và do căn nguyên mạch, chúng đều nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. 1.3. Hội chứng tăng áp lực nội sọ Hội chứng này gây ra các triệu chứng điển hình như: Đau đầu: Triệu chứng đau nặng với cường độ ngày càng tăng, cảm giác đau thay đổi theo nhịp tim đập, có thể đau kèm co giật khiến bệnh nhân la hét, kêu rên. Nôn mửa. Phù gai thị. Hội chứng tăng áp lực nội sọ là di chứng kết hợp với phù não sau chấn thương sọ não, đe dọa đến tính mạng của người bệnh. 1.4. Thoát vị não Thoát vị não cũng là di chứng do phù não nặng gây ra, lực chèn ép mạnh nên một phần não bị đẩy ra ngoài. Thoát vị não qua các lỗ hở, khe, khoang vỏ não vô cùng nguy hiểm, có thể chèn ép các khu thần kinh khác như hành tủy - trung tâm chi phối tim mạch và hô hấp. Vì thế, thoát vị não xảy ra ở lỗ chẩm có thể khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu y tế sớm. 1.5. Thiếu máu não Chấn thương sọ não làm tổn thương mô não, gây sưng viêm, chảy máu não và chèn ép mạch máu não. Khi máu nuôi không đi đến hết được các tế bào não, một số vùng sẽ xuất hiện tình trạng thiếu máu não. Nếu thiếu máu não quá lâu, mô não có thể bị hoại tử không thể hồi phục. Các trường hợp thiếu máu não nhẹ hơn vẫn hồi phục được nếu can thiệp đảm bảo tưới máu đủ. Có thể thấy, di chứng để lại sau chấn thương sọ não có thể rất nặng nề, cần theo dõi y tế, điều trị và phục hồi lâu dài để bệnh nhân có sức khỏe tinh thần, thể chất tốt nhất. Những di chứng não xảy ra ở từng vùng khác nhau sẽ dẫn đến những rối loạn khác nhau. Rối loạn sau chấn thương sọ não thường gặp là rối loạn vận động, rối loạn nhận thức, ngôn ngữ và giác quan. Mặc dù nguy hiểm và biến chứng phức tạp nhưng nếu cấp cứu kịp thời, điều trị kiên trì kết hợp với phục hồi chức năng thì hầu hết di chứng sau chấn thương sọ não có thể phục hồi. Các trường hợp chấn thương sọ não nhẹ, tổn thương không nghiêm trọng thì hầu hết bệnh nhân sau điều trị sẽ phục hồi hoàn toàn hoặc phần lớn chức năng não bộ. Nếu gặp phải những di chứng nặng, đặc biệt là hoại tử mô não thì khả năng phục hồi là rất thấp. Tuy nhiên điều trị toàn diện, kiên trì, phối hợp tốt các phương pháp vẫn phần nào giúp bệnh nhân hạn chế những di chứng sau chấn thương này. Ngoài điều trị, nghỉ ngơi và bài tập phục hồi chức năng, dinh dưỡng cũng rất quan trọng để bệnh nhân sau chấn thương sọ não có thể phục hồi tốt. Nguyên tắc dinh dưỡng đầu tiên cần áp dụng đó là ăn nhiều thực phẩm chứa protein - loại hợp chất phức tạp quan trọng trong sửa chữa, tăng trưởng, duy trì chức năng của các mô trong cơ thể, trong đó có mô não. Cùng với đó là những thức ăn giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các loại chất “dinh dưỡng” của não bộ như Choline. Để hạn chế di chứng sau chấn thương sọ não, người bệnh và người nhà cần chủ động thăm khám, chẩn đoán đánh giá tổn thương. Nếu nghi ngờ có tổn thương nặng vùng não, bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Điều trị triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, suy giảm chức năng thần kinh có thể sử dụng thuốc hoặc thực phẩm hỗ trợ, tuy nhiên các biến chứng tụ máu, bầm não, nứt vỏ sọ,… thì phẫu thuật can thiệp sẽ có hiệu quả hơn. Như vậy, mức độ tổn thương sọ não càng nặng thì di chứng càng nguy hiểm. Song điều trị sớm, toàn diện và tích cực hoàn toàn có thể giúp bệnh nhân hồi phục được chức năng sọ não và có được sức khỏe, tinh thần khỏe mạnh.
question_394
Bệnh thấp tim ở trẻ em nguy hiểm nhưng có thể phòng
doc_394
Bệnh thấp tim ở trẻ em xảy ra do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A sau khi trẻ bị viêm họng, viêm amidan do nhiễm loại liên cầu khuẩn này. Nhưng không phải trẻ em nào khi nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A cũng đều bị bệnh thấp tim. Bệnh thường hay gặp ở trẻ lứa tuổi từ 7-15 tuổi, nhất là trẻ từ 9-12 và những trẻ có cơ địa dị ứng như hay bị mề đay, hen phế quản, chàm có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra trẻ sinh sống ở những vùng có điều kiện sinh hoạt thấp, nhà ở chật chội, vệ sinh kém, kinh tế khó khăn, ô nhiễm môi trường sống,… cũng khiến trẻ dễ mắc viêm họng và nguy cơ bị thấp tim cũng cao hơn. Bên cạnh đó, yếu tố gia đình cũng là một trong những nhân tố. Dấu hiệu nhận biết bệnh thấp tim ở trẻ em Các biểu hiện thấp tim ở trẻ em thường xuất hiện sau 2-4 tuần nhiễm liên cầu khuẩn. Biểu hiện ban đầu là trẻ thường sốt từ 38-40 độ C, có thể họng đỏ, vã mồ hôi, chảy máu cam, tiểu ít, mệt mỏi, kém ăn, mặt bé trông nhợt nhạt. Bệnh biểu hiện ở các vị trí như tim, khớp, thần kinh, da. Biểu hiện ở tim Đây là biểu hiện thường gặp và cũng nguy hiểm nhất. Các tổn thương tim và màng trong tim, tổn thương phổ biến nhất là hở và hẹp van hai lá, hở van động mạch chủ. Trẻ có các biểu hiện như mệt mỏi, tức ngực, hồi hộp, khó thở, loạn nhịp tim. Tình trạng viêm tim nặng có thể dẫn tới suy tim cấp và nếu không được xử trí kịp thời trẻ có thể tử vong nhanh chóng hoặc để lại di chứng ở van tim. Biểu hiện ở khớp Sau khi có các biểu hiện ban đầu của bệnh thấp tim, khoảng 1-5 tuần thì trẻ có các biểu hiện đau ở khớp. Một số khớp bị viêm sưng nóng đỏ. Cảm giác đau lan tỏa từ khớp này sang khớp khác. Các khớp bị sưng, đau, nóng, đỏ thường gặp là các khớp gối, khớp khuỷu, khớp cổ chân, cổ tay. Triệu chứng đau rất dữ dội, thường khi người bệnh thấy đau ở khớp cũng là lúc bệnh tấn công mạnh ở tim. Vì vậy, ngay khi người bệnh có cơn đau ở khớp thì ở tim cũng có tổn thương (cơ tim, các màng tim và các van tim). Biểu hiện ở thần kinh Các triệu chứng thường biểu hiện ở giai đoạn muộn của bệnh thấp tim. Có thể xuất hiện nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau nhiễm liên cầu. Những biểu hiện ở hệ thần kinh thường đặc biệt, ban đầu trẻ chỉ thay đổi tâm tính, hay cáu gắt, mệt mỏi, có thể kèm theo các rối loạn tay, chân như máu chân tay bất thường, nói khó, cầm đũa, cầm bút viết hay rơi,… Biểu hiện ở da Các biểu hiện của bệnh thấp tim ở da thường hiếm gặp. Có thể có các hạt Meynet kích thước nhỏ thường xuất hiện ở đầu gối, ấn không đau. Hoặc các hạt ban màu hồng, vàng nhạt đường kinh 1-3cm xuất hiện ở than mình, chân, tay thường tồn tại một vài ngày đến một tuần rồi biến mất. Bệnh thấp tim rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, đúng phác đồ sẽ gây tổn thương van động mạch chủ, dẫn đến suy tim, gây tổn thương não, thận…Vì vậy cần được phát hiện sớm cũng như có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Phòng ngừa bệnh thấp tim ở trẻ em Đừng để bệnh gây biến chứng nặng rồi mới tìm cách điều trị. Ba mẹ cần chú ý phòng ngừa bằng những biện pháp sau: – Vệ sinh sạch sẽ: giữ gìn vệ sinh môi trường sống, vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vệ sinh mũi họng thường xuyên, sạch sẽ; giữ ấm cổ, ngực, họng về mùa đông; ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức để kháng cho bé. – Với những trường hợp trẻ bị thấp tim, cần tuân thủ đúng theo phác đồ kháng sinh điều trị của bác sĩ tránh để bệnh có nguy cơ tái phát. Và nên chủ động cho con đi thăm khám sức khỏe định kỳ để bé được kiểm tra, tư vấn và có biện pháp can thiệp kịp thời tránh xảy ra các biến chứng đáng tiếc.
doc_63771;;;;;doc_29966;;;;;doc_37550;;;;;doc_46733;;;;;doc_5061
Bệnh thấp tim là bệnh lý nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng cho các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt nếu không được cấp cứu kịp thời bệnh có thể dẫn đến suy tim nặng mất bù, thậm chí tử vong. Tuy nhiên, bệnh thấp tim ở trẻ em vẫn có thể phòng ngừa nếu như cha mẹ có cách chăm sóc và bảo vệ trẻ trước các nguy cơ gây bệnh. Bệnh thấp tim (ARF) hay còn gọi là sốt thấp khớp, hay thấp khớp cấp là tình trạng tổn thương ở hệ miễn dịch trung gian do nhiễm khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm A (Beta hemolytic Group A Streptococcus).Bệnh thấp tim được xem là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tim mắc phải ở trẻ em nằm trong độ tuổi từ 5 - 15 tuổi. Bệnh gây tổn thương ở các bộ phận bao gồm: tim, khớp, các tổ chức liên kết dưới da và có thể là não (hiếm gặp). 2. Dấu hiệu nhận biết bệnh thấp tim ở trẻ em Bệnh thấp tim ở trẻ em gây ra những tổn thương và làm xuất hiện các triệu chứng ở tim, khớp, da, não, toàn thân, cụ thể như sau:Dấu hiệu toàn thân: Sau khi nhiễm liên cầu khuẩn từ 2 - 4 tuần, trẻ có thể bị sốt cao từ 38 – 40 độ C, chảy máu cam, họng đỏ, đổ mồ hôi, tiểu ít, mệt mỏi, ăn kém. Các dấu hiệu này có thể chỉ xảy ra thoáng qua ở một số trẻ, sau khoảng 1 - 5 tuần những tổn thương ở khớp bắt đầu xuất hiện.Dấu hiệu ở khớp: Bệnh thấp tim gây ra những tổn thương điển hình ở nhiều khớp lớn (60-80%) như đau các khớp gối, cổ chân, cổ tay, khuỷu và có tính chất di chuyển. Khi các khớp bị đau sẽ làm hạn chế vận động. Viêm khớp thường là triệu chứng sớm nhất của sốt thấp khớp mặc dù viêm cơ tim không triệu chứng đã xảy ra trước đó. Viêm khớp do thấp tim thường không để lại di chứng. Bệnh thường gặp và nặng hơn ở tuổi thiếu niên hơn trẻ nhỏ.Dấu hiệu ở tim: Tổn thương ở tim thường xuất hiện ở màng trong tim và cơ tim, gây viêm cơ tim, màng trong và màng ngoài tim. Bệnh gây ra tổn thương viêm nội tâm mạc như hở van động mạch chủ, hở van hai lá và dẫn đến những triệu chứng như đau tức ngực, khó thở, mệt mỏi, hồi hộp, lo lắng, bồn chồn, rối loạn nhịp tim,... Những triệu chứng ở tim khi xảy ra cảnh báo bệnh thấp tim ở mức độ nguy hiểm. Đây là những triệu chứng thường gặp của bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại di chứng ở tim hoặc thậm chí dẫn đến tử vong. Viêm cơ tim là dấu hiệu tim bị tổn thương Dấu hiệu ở não: Sau nhiều tháng bị nhiễm liên cầu khuẩn, bệnh mới gây ra những tổn thương ở não bộ - hệ thần kinh với các triệu chứng như không tự chủ trong vận động và mất đi khi ngủ hoặc không thể định hướng, thực hiện các hoạt động có mục đích, thay đổi cảm xúc, đặc biệt là dễ bị xúc động. Bệnh thấp tim ở trẻ em ảnh hưởng đến não với những triệu chứng cụ thể như hay cáu gắt, hoạt động tay chân bất thường, gặp khó khăn khi nói, cầm bút, đũa, ...Dấu hiệu ở da: Những tổn thương ở da do bệnh thấp tim thường rất hiếm gặp, nếu có, đó là những hạt cứng xuất hiện ở bên dưới da, chủ yếu ở đầu gối. Da ở trên nốt này thường vẫn di động bình thường và không có biểu hiện viêm ở trên. Những hạt này không dính vào da, thay vào đó chúng dính vào xương và không đau khi ấn vào. Các hạt này tồn tại một vài tuần nhưng không nhiều hơn 1 tháng. Đôi khi tổn thương là các ban có hình tròn, bờ viền cao hơn bề mặt của da, có màu hồng hoặc vàng nhạt, thường xuất hiện ở thân, gốc các chi và không bao giờ có ở mặt. Sau vài ngày đến vài tuần, những tổn thương này có thể biến mất.Bệnh thấp tim ở trẻ em nếu không được nhận biết bởi các dấu hiệu nêu trên kịp thời để điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm và di chứng về sau. Tái khám định kỳ là cách phòng ngừa bệnh thấp tim ở trẻ em hiệu quả 3. Cách phòng ngừa bệnh thấp tim ở trẻ em Trẻ đã bị bệnh thấp tim cần được chăm sóc, thực hiện những biện pháp phòng ngừa và dự phòng điều trị để bệnh không tiến triển và gây di chứng. Cụ thể:Điều trị dự phòng kháng sinh cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ, điều trị bệnh liên tục trong suốt thời kỳ niên thiếu.Siêu âm tim cho trẻ định kỳ. Trẻ bị hẹp hở van tim do bệnh thấp tim để lại di chứng phải luôn chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng, chải răng sạch sau các bữa ăn để phòng ngừa tình trạng răng bị nhiễm trùng dẫn đến nhiễm khuẩn máu và nội mạc tim.Nếu có thực hiện thủ thuật hoặc phẫu thuật hoặc nhổ răng, cần thông báo với bác sĩ về tình trạng bệnh thấp tim của trẻ để được chỉ định dùng kháng sinh dự phòng trước.Đưa trẻ tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Không được bỏ qua lịch tái khám vì có thể không kịp thời theo dõi tiến triển bệnh hoặc bệnh tái phát gây nguy hiểm.Yếu tố nguy cơ tái phát:Không tuân thủ phòng tái phát. Tiền căn bị nhiều đợt tái phát. Khoảng cách từ đợt thấp sau cùng ngắn. Tiếp xúc thường xuyên với người nhiễm liên cầu khuẩn (trẻ em, cô giáo, cha mẹ, quân đội)Tuổi nhỏ. Tiền căn thấp tim có viêm tim và có/không di chứng bệnh van tim hậu thấp. Trẻ nhỏ chưa mắc bệnh thấp tim cần được phòng ngừa như sau:Thường xuyên giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Giữ vệ sinh cơ thể, đảm bảo vệ sinh vùng mũi họng được sạch sẽ.Khi trẻ từ 5 - 15 tuổi thường xuyên bị viêm xoang, viêm amidan hoặc viêm họng, đau tức ngực, sưng khớp, tay múa vờn, không tự chủ trong hoạt động, hoặc có những biểu hiện bất thường về tâm thần vận động ... nghi ngờ mắc bệnh thấp tim cần phải cho trẻ đi khám ngay để phát hiện và điều trị kịp thời, phòng bệnh thấp tim.Giữ ấm vùng cổ, ngực và mũi họng vào mùa đông. Nâng cao sức đề kháng, miễn dịch bằng cách ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ và theo đúng lịch. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp phòng ngừa bệnh thấp tim ở trẻ em Thời gian phòng thấp:Thấp tim chưa có biến chứng van tim: tối thiểu 5 năm sau đợt thấp cuối cùng, cho tới 18 tuổi.Thấp tim có biến chứng viêm tim: 10 năm sau đợt thấp cuối cùng, cho tới 21 tuổi, vẫn tiếp tục cho đủ thời gian dù đã phẫu thuật.Chú ý: Khi đang tiêm phòng thấp cấp II, nên chuyển thuốc tiêm thành thuốc uống trong các trường hợp sau:Bệnh nhân đang bị suy tim nặng. Bệnh nhân đang bị một bệnh cấp tính khác như: Hen phế quản, viêm phế quản, suy gan, suy thận...Bệnh nhân có chỉ định: nong van, mổ sửa van, mổ thay van...Chẩn đoán để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh nhiễm khuẩn liên cầu khuẩn là phương pháp phòng ngừa bệnh thấp tim hiệu quả. Trong trường hợp phát hiện bệnh muộn và điều trị không đúng thì dễ dẫn đến suy tim nặng, thậm chí là tử vong.;;;;;Bệnh thấp tim hay bệnh thấp khớp cấp thường gặp ở thiếu nhi và thanh thiếu niên. Khi mắc bệnh lý này trẻ có thể phải đối diện với nguy cơ tổn thương tim mạch do bệnh thấp khớp cấp cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả. Nguy cơ tổn thương tim mạch do bệnh thấp khớp cấp Bệnh thấp khớp có thể gây ra những tổn thương tới khớp xương nhưng ngoài ra chúng có thể gây ảnh hưởng tới 3 phần của tim là màng tim trong, viêm cơ tim hay viêm màng ngoài tim. Có tới 25% người bị khớp có thể tổn thương tới tim khớp mà các bác sĩ thống kê được tại các bệnh viện lớn hàng đầu cả nước. Khi bị biến chứng ảnh hưởng tới tim bệnh nhân thường gặp phải một số triệu chứng như: nhịp tim nhanh, tức ngực, khó thở, đánh trống ngực, đau ngực trái, suy tim, phù tím tái, gan to… hay nặng hơn là có thể để lại di chứng ở van tim gây tử vong. Khi bị tổn thương tim mạch do bệnh thấp khớp thấp, bệnh nhân thường có biểu hiện: Nguy cơ tổn thương tim mạch do bệnh thấp khớp. – Tức ngực, khó thở. – Nhịp tim tăng nhanh. – Đánh trống ngực. – Đau ngực trái. – Gan to. – Suy tim, phù tím tái… – Nặng hơn bệnh có thể để lại di chứng ở van tim và dẫn đến tử vong. Triệu chứng của một đợt thấp khớp cấp có thể kéo dài trong nhiều tháng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Phòng ngừa bệnh thấp khớp cấp Để phòng ngừa các bệnh thấp khớp cấp ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề như sau: Chú ý chăm sóc trẻ một cách cẩn thận, không nên coi thường khi trẻ mắc các bệnh về hô hấp. Đưa trẻ đi khám và điều trị triệt để các bệnh viêm họng, viêm phế quản, viêm da. Hướng dẫn trẻ biết cách giữ vệ sinh thân thể, rửa tay thường xuyên, đánh răng và súc miệng vệ sinh mũi họng, đi ra ngoài nên đeo khẩu trang cẩn thận. Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên Sau giai đoạn cấp tính cần điều trị dự phòng cho trẻ, đây là một bệnh cần dự phòng kháng sinh kéo dài, thường từ 5 năm nếu chưa có biểu hiện ở cơ tim và không có đợt tái phát bệnh. Nếu có tổn thương cơ tim cần dự phòng đến khi 25 tuổi. Chủ động thăm khám sức khỏe cho trẻ định kỳ thường xuyên ít nhất 1-2 lần 1 năm.;;;;;Bệnh thấp tim là một loại bệnh về tim gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hoặc nặng hơn có thể dẫn đến tử vong cho bệnh nhân. Tuy nhiên nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm, đúng cách thì có thể tránh được hoặc được chữa khỏi. 1. Khái niệm về bệnh thấp tim Thấp tim có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là trong độ tuổi từ 1-15. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp khoảng 2 lần so với nam giới.Không phải mọi bệnh nhân bị nhiễm liên cầu họng đều dẫn tới thấp tim mà chỉ có một số nhỏ dẫn tới thấp tim, những yếu tố thuận lợi dẫn tới thấp tim là cơ địa bệnh nhân, tình trạng vệ sinh, điều trị không đầy đủ.Trong giai đoạn cấp, thấp tim có thể gây viêm cơ tim cấp, rối loạn nhịp... có nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh nhân. Vấn đề nguy hiểm nhất của thấp tim chính là các biến chứng cấp và đặc biệt là hậu quả mãn tính, một số bệnh nhân sẽ để lại di chứng ở các van tim gây những bệnh lý van tim do thấp. 2. Những triệu chứng của bệnh thấp tim Khi bệnh nhân bị thấp tim thì thường xuất hiện các triệu chứng sau:Đau hoặc sưng đỏ khớp, thường là với các khớp lớn như khớp gối và có tính chất di chuyển. Đau khớp thường đỡ chỉ sau vài ngày đến một tuần hoặc khi dùng aspirin, các thuốc giảm đau khác và không để lại di chứng ở khớp.Đau ngực, khó thở, tim đập không đều khi thì nhanh quá hoặc đôi khi chậm quá.Xuất hiện các ban đỏ hình vòng trên da đặc biệt quanh các khớp gọi là “hồng ban vòng” hoặc những ban nổi lên dưới da gọi là “ban nút”. Xuất hiện các ban đỏ hình vòng trên da đặc biệt quanh các khớp Có thể xuất hiện những dấu hiệu múa vờn, múa giật, là những động tác múa, vung tay chân một cách vô thức...Để chẩn đoán được bệnh thấp tim cần dựa trên một số tiêu chuẩn về lâm sàng và xét nghiệm trên nền tảng tìm bằng chứng nhiễm liên cầu beta tan huyết nhóm A. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào bị thấp tim cũng có đầy đủ các dấu hiệu lâm sàng hoặc xét nghiệm như đã mô tả trên. Khi trẻ bị mắc bệnh này cần phải được bác sĩ chuyên khoa tim mạch điều trị tại bệnh viện, tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên đặc điểm chung của tất cả các phương pháp điều trị đều tập trung vào mục đích chống nhiễm khuẩn, chống viêm và điều trị các biến chứng của bệnh.Chống viêm nhiễm: Đối với trẻ bị mắc bệnh thấp tim có thể được bác sĩ chỉ định điều trị bằng kháng sinh Penicillin G tiêm bắp, liên tục trong vòng 10 ngày. Thuốc uống Penicillin V (Ospen) có tác dụng tương tự trong điều trị bệnh thấp tim. Trong trường hợp trẻ bị dị ứng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng Erythromycin. Chống viêm bằng các thuốc kháng viêm Steroid (Prednisolon) và không Steroid (Aspirin, Alaxan,).Bệnh thấp tim là một bệnh nguy hiểm do các biến chứng xảy ra đối với người bệnh. Do đó khi điều trị cho trẻ mắc bệnh, bác sĩ sẽ thường kê đơn thuốc để điều trị các biến chứng của bệnh. 4. Những cách phòng tránh và chăm sóc trẻ Một số cách phòng chống bệnh thấp tim như: dùng liệu pháp kháng sinh penicillin để dự phòng cho những bệnh nhân đã từng bị mắc bệnh thấp khớp hay thấp tim. Những cách phòng tránh và chăm sóc trẻ Ngoài ra, đối với trẻ có tiền sử từng mắc bệnh này cần phải uống thuốc để dự phòng liên tục trong suốt thời kỳ thiếu niên, điều trị triệt để các bệnh như viêm hầu họng do nhiễm liên cầu khuẩn cũng là một trong những phương pháp phòng ngừa bệnh thấp tim hiệu quả.Cho đến nay, Y học vẫn chưa có vaccine điều trị các liên cầu do đó cần chẩn đoán và điều trị kịp thời phát hiện ra các bệnh nhiễm liên cầu khuẩn tránh hệ lụy dẫn tới bệnh thấp tim ở trẻ.Đối với trẻ từng mắc bệnh thấp tim và có di chứng hẹp hở van tim phải giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng sau mỗi bữa ăn để phòng ngừa nhiễm trùng răng có thể dẫn tới nhiễm trùng máu và nội mạc tim. Khi nhổ răng phải làm thủ thuật hay phẫu thuật cần nói trước với bác sĩ về tiền sử bệnh tim để được cho kháng sinh dự phòng. Một số trường hợp mắc bệnh nặng cần có chế độ nghỉ dưỡng dài khoảng 6 tuần đến 3 tháng.Nếu trẻ bị phù hoặc suy tim phải xây dựng chế độ ăn riêng và ăn nhạt: không nêm muối vào thức ăn nếu có thì chỉ rất ít, không cho trẻ mắc bệnh ăn nước mắm hay nước tương và nên giới hạn lượng dịch theo hướng dẫn của bác sĩ tim mạch.Ngoài ra bố mẹ phải cho trẻ tái khám định kỳ 4 tuần trong 3 hoặc 6 tháng tùy theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không nên quên cho trẻ uống thuốc hoặc quên tới tái khám để tránh bệnh tái phát nhanh và nặng lên nhiều.Khi trẻ có các biểu hiện khác thường như sốt, đau sưng khớp, mệt, khó thở, phù, tiểu ít thì cần đưa trẻ đến bệnh viện khám lại ngay để được khám và điều trị kịp thời.;;;;;Bênh thấp tim là một bệnh về tim gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hoặc năng hơn có thể gây ra tử vong cho bệnh nhân. Tuy nhiên bệnh có thể tránh được hoặc được chữa khỏi nếu bệnh nhân được phát hiện và điều trị sớm, đúng cách. Điều trị Trẻ mắc bệnh này phải được bác sĩ chuyên khoa tim mạch điều trị tại bệnh viện, tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên tất cả các phương pháp điều trị đều tập trung vào mục đích chống nhiễm khuẩn, chống viêm và điều trị các biến chứng của bệnh. Chống viêm nhiễm: Đối với trẻ mắc bệnh thấp tim có thể được bác sĩ chỉ định điều trị bằng kháng sinh Penicillin G tiêm vào các bắp chi, liên tục trong vòng 10 ngày/ liều. Thuốc này tương đối đắt, giá trung bình rơi vào khoảng: 1.000.000 đv/ngày chia 2 lần đối với trẻ > 6 tuổi, 600.000 đv/ngày đối với trẻ < 6 tuổi. Thuốc uống Penicillin V (Ospen) cũng có tác dụng tương tự trong điều trị bệnh thấp tim. Giá của thuốc này cũng bằng với thuốc tiêm Penicillin G, khoảng 1.000.000 đv/ngày chia 2 lần uống lúc đói trong 10 ngày. Nếu trẻ bị dị ứng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng Erythromycin 0,25mg x 4 viên/ngày chia 2 lần để điều trị bệnh. Chống viêm: bằng các thuốc kháng viêm Steroid (Prednisolon) và không Steroid (Aspirin, Alaxan,). Bênh thấp tim là một bệnh nguy hiểm do các biến chứng có thể xảy ra cho người bệnh. Do đó khi điều trị cho trẻ mắc bệnh, bác sĩ cũng thường kê đơn thuốc để điều trị các biến chứng của bệnh. Nếu bệnh nhân đã đến giai đoạn suy tim, điều trị bệnh cần dung digoxin liều 0,015- 0,020 mg/kg/ngày cho trẻ dưới 2 tuổi, 0,010-0,015 mg/kg/ngày cho trẻ trên 2 tuổi, ngoài ra dung Furosemid 2mg/kg/ngày (uống) có tác dụng lợi tiểu. Một vài loại thuốc có tác dụng an thần như Diazepam 0,5 mg/kg/ngày hoặc các vitamin nhóm B… Phòng tránh và chăm sóc Phòng bệnh hơn chữa bệnh là một kinh nghiệm hay của cha ông từ trước đến nay đối với tất cả các bệnh. Điều này rất đúng trong phương pháp điều trị bệnh thấp tim ở trẻ. Một số cách phòng chống bệnh như: dùng liệu pháp kháng sinh penicillin để dự phòng cho những bệnh nhân đã từng bị mắc bệnh thấp khớp hay thấp tim. Ngoài ra, đối với các trẻ đã từng mắc bệnh này cần phải uống thuốc để dự phòng liên tục trong suốt thời kỳ thiếu niên. Điều trị khỏi triệt để các bệnh như viêm hầu họng do nhiễm liên cầu khuẩn cũng là một trong những phương pháp phòng ngừa bệnh thấp tim hiệu quả. Cho đến nay vẫn chưa có vaccin điều trị các liên cầu. Do đó cần chẩn đoán và điều trị kịp thời phát hiện ra các bệnh nhiễm liên cầu khuẩn tránh hệ lụy dẫn tới bệnh thấp tim ở trẻ. Những trẻ từng mắc bệnh thấp tim và có di chứng hẹp hở van tim phải giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng sau mỗi bữa ăn để phòng ngừa nhiễm trùng răng có thể dẫn tới nhiễm trùng máu và nội mạc tim. Khi nhổ răng phải làm thủ thuật hay phẫu thuật cần thông báo cho bác sĩ biết có bệnh tim để được cho kháng sinh dự phòng trước. Nếu trẻ mắc chứng sưng tim hoặc suy tim phải có môt chế độ ăn riêng và ăn nhạt: không nêm muối vào thức ăn nếu có thì chỉ rất ít, không cho trẻ mắc bệnh ăn nước mắm hay nước tương và nên hạn chế cho trẻ uống nước, chỉ nên cho trẻ uống khi khát mà thôi. Ngoài ra bố mẹ phải cho trẻ tái khám định kỳ 4 tuần trong 3 hoặc 6 tháng tùy theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không nên quên cho trẻ uống thuốc hoặc quên tới tái khám để tránh bệnh tái phát nhanh và nặng lên nhiều. Khi trẻ có các biểu hiện khác thường như sốt, đau sưng khớp, mệt, khó thở, phù, tiểu ít, nên đưa trẻ đến bệnh viện khám lại ngay để được khám và cứu chữa kịp thời.;;;;;Không những gây ra những triệu chứng khó chịu ở khớp tim, não, da mà bệnh thấp tim còn có thể để lại những di chứng nặng nề. Vì thế, việc đề phòng bệnh thấp tim là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe và tính mạng mỗi người. Cùng tìm hiểu các biện pháp phòng tránh bệnh thấp tim qua bài viết dưới đây. Thấp tim là bệnh tự miễn, do liên cầu khuẩn beta nhóm A gây ra. Bệnh là hậu quả của việc các nhiễm khuẩn đường hầu họng như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang không được điều trị kịp thời và dứt điểm. Nghiên cứu cho thấy, có khoảng 3% số trẻ bị viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn beta nhóm A sẽ gặp phải biến chứng thấp tim. Do vậy, để ngăn ngừa bệnh thấp tim, bệnh nhân cần được phát hiện và điều trị sớm các nhiễm khuẩn hầu họng. Đặc biệt với trẻ em, thăm khám và phát hiện sớm các bệnh nhiễm khuẩn hô hâp sẽ giúp trẻ ít phải đối mặt với biến chứng thấp tim. Đề phòng bệnh thấp tim là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe và tính mạng mõi người. 2. Phát hiện, điều trị tích cực các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp để tránh nguy cơ thấp tim Đối với trẻ 5 – 15 tuổi, cha mẹ cần chú ý theo dõi sát sao và đưa trẻ đi khám ngay nếu trẻ có một hoặc các triệu chứng sau: – Bị viêm họng tái phát nhiều lần – Thường xuyên đau mỏi, sưng, nóng, đau khớp – Tức ngực, đau vùng tim – Khó thở, mệt mỏi – Bất thường về tâm thần, vận động Đồng thời, bạn nên đưa trẻ đi khám định kỳ để có thể phát hiện các yếu tố nguy cơ gây bệnh từ sớm và điều trị hiệu quả. Như vậy cũng có thể giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh và những hậu quả do bệnh gây ra. 3. Giữ vệ sinh môi trường sinh hoạt 3.1 Vệ sinh môi trường để phòng bệnh thấp tim Điều kiện sống kém, môi trường thiếu trong lành, ẩm thấp, nhiều khói bụi là những tác nhân khiến các bệnh hô hấp và bệnh thấp tim tìm đến. Vì vậy, để phòng bệnh, bạn nên giữ gìn môi trường sống sạch sẽ bằng cách: – Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, phơi chăn màn, thay ga đệm – Tạo môi trường sống khô ráo, thoáng đãng – Trồng nhiều cây xanh giúp không khí trở nên trong lành hơn, lưu ý chọn loại cây trồng phù hợp nếu bạn có cơ địa dị ứng. 3.1 Phòng bệnh thấp tim nhờ thường xuyên vệ sinh thân thể Bên cạnh vệ sinh môi trường sống, bạn cũng cần quan tâm vệ sinh cơ thể, tắm rửa thường xuyên, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, thường xuyên súc họng bằng nước muối hoặc nước súc họng. Điều này sẽ làm liên cầu khuẩn không còn môi trường để sinh sôi, giảm khả năng mắc bệnh. Giữ môi trường sống luôn trong lành và thường xuyên vệ sinh cơ thể là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh thấp tim. 3. Giữ ấm cơ thể Theo các nghiên cứu, những người thường xuyên sống ở khí hậu lạnh hoặc những nơi mùa đông khắc nghiệt sẽ có nguy cơ mắc bệnh thấp tim cao hơn. Nếu phải sinh sống trong những môi trường này, bạn hãy cố gắng giữ ấm cho cổ, ngực, mũi họng của mình bằng cách mặc nhiều quần áo, quàng khăn, đội mũ, đeo găng tay, dùng lò sưởi,… để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp. 4. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học Nếu sức đề kháng kém thì nguy cơ bạn mắc phải các bệnh tật nói chung sẽ cao hơn. Đây cũng là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh thấp tim. Bởi vậy, bạn nên chủ động xây một chế độ dinh dưỡng phù hợp nhằm tăng sức đề kháng, đảm bảo đủ khả năng chống chọi với bệnh tật. Những lưu ý khi bổ sung thực phẩm nhằm tăng sức đề kháng: – Đảm bảo cung cấp thực phẩm đủ 4 nhóm chất, đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng. Thông thường, năng lượng từ ngũ cốc chỉ nên chiếm 55-65% (tổng năng lượng khẩu phần, phần còn lại do các chất béo cung cấp chiếm 20-25% và 15-20% là từ chất đạm. – Bổ sung các loại rau xanh và quả chín như súp lơ, , các loại gia vị như hành, tỏi, sả, lá mơ, tía tô, kinh giới, hương nhu, gừng, bạc hà, rau thơm, rau húng… – Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, các thực phẩm giàu sắt, kẽm, selen… – Uống đủ nước theo nhu cầu từ 2 – 2,5 lít nước/người/ngày. Có thể dùng nước chanh, nước cam, nước sả, nước gừng…giúp thêm hương vị và tăng khả năng miễn dịch tự nhiên. 5. Tiêm phòng đúng lịch Cho đến nay, tiêm phòng vẫn là cách phòng tránh bệnh thấp tim. Đây thực chất là biện pháp ngăn bệnh thấp tim tái phát và gây ra những di chứng nguy hiểm cho người bệnh. Thuốc dùng để tiêm phòng thấp là penicillin tác dụng chậm, thường được tiêm ngay sau đợt điều trị thấp cấp. Thời gian tiêm phòng thấp thường từ từ vài năm đến vài chục năm tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân. Bệnh thấp tim có thể được phòng ngừa và cải thiện nhờ chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh.
question_395
Chữa bệnh trĩ cho trẻ em: Những điều cần biết
doc_395
Bệnh trĩ là căn bệnh có đặc trưng là các khối thịt thừa xuất hiện ở khu vực trong hoặc ngoài ống hậu môn, gây vướng víu, phiền phức cho người mắc. Bệnh trĩ thường hình thành do sự giãn nở quá mức của các tĩnh mạch hậu môn. Trong đó, sự giãn nở này bắt nguồn từ tình trạng gia tăng áp lực lên khu vực hậu môn – trực tràng do ngồi lâu, đứng nhiều, bê vác đồ nặng. Đối với bệnh trĩ ở trẻ em, tình trạng này cũng bắt nguồn từ sự gia tăng áp lực lên hậu môn, trực tràng. Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này ở trẻ em thường do: 1.1. Trẻ bị táo bón lâu ngày không khỏi Nếu cơ thể trẻ không được cung cấp đủ chất xơ, táo bón kéo dài sẽ tăng lên và điều này rất dễ gây ra bệnh trĩ. Đa phần trẻ em bị táo bón khi khi trẻ không thích ăn rau củ, ngoài ra cha mẹ cũng không thật sự lưu tâm đến vấn đề này. Tình trạng trên nếu không có biện pháp khắc phục sẽ diễn ra trong suốt thời gian dài. Do đó, trẻ em sẽ bị thiếu chất xơ, táo bón lâu ngày sinh ra trĩ. Trẻ bị táo bón lâu ngày không khỏi đối mặt với nguy cơ cao bị bệnh trĩ 1.2. Lý do về cơ địa và thể trạng của trẻ Trong suốt khoảng thời gian phát triển và hoàn thiện các chức năng cần có của cơ thể, một số trẻ có cơ hậu môn vẫn còn yếu. Ngoài ra, ở một số trẻ em gặp phải tình trạng dây chằng, trực tràng hoạt động không quá hiệu quả như ở người lớn. Đặc biệt, trong khi đó ở trẻ em, cấu trúc trực tràng và xương lại nằm trên cùng 1 đường thẳng. Do vậy, trực tràng dễ bị đẩy lên cao và sinh ra bệnh trĩ. 1.3. Trẻ ngồi bô lâu khi đi đại tiện Cha mẹ cần lưu ý rằng tình trạng để trẻ ngồi bô quá lâu có thể vô tình làm tăng áp lực lên các đám tĩnh mạch ở hậu môn của trẻ. Điều này cũng là một yếu tố làm cản trở hồi lưu tĩnh mạch. Từ đó tạo điều kiện cho búi trĩ hình thành ngay cả khi trẻ còn rất nhỏ. Ngoài ra, nguyên nhân khiến trẻ em bị trĩ còn có thể kể đến như: uống ít nước, ngồi trên bề mặt cứng lâu. Một số trẻ em thường xuyên khóc dữ dội, bị ho,.. khiến ổ bụng tăng áp lực và làm máu dồn về hậu môn trực tràng, gián tiếp gây ra bệnh trĩ. 2. Các dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết trẻ bị bệnh trĩ Đối với trẻ nhỏ, trẻ mới tập đi hay đặc biệt là trẻ sơ sinh, khả năng diễn đạt còn nhiều hạn chế. Do đó, đôi khi chúng khó có thể truyền tải đến cha mẹ những tình trạng đang xảy ra. Bởi vậy, cha mẹ cần theo dõi đặc biệt và để ý đến những triệu chứng căn bản của bệnh trĩ và xác định bệnh kịp thời. Có thể kể đến một số dấu hiệu báo hiệu trẻ có nguy cơ mắc bệnh trĩ như sau: – Trẻ gặp đã bị táo bón lâu ngày, gặp khó khăn khi đi đại tiện, khi đại tiện phân kèm theo máu. – Trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu, vùng da hậu môn nóng rát. Điều này do búi trĩ đang bắt đầu phát triển, gây cộm ngứa, ngoài ra còn làm dịch hậu môn bị rỉ ra ngoài. Vi khuẩn ở hậu môn có điều kiện xâm nhập gây ra ngứa ngáy. – Hậu môn của trẻ sưng to lên, nặng hơn sau mỗi lần rặn đại tiện. Trẻ đau đớn, quấy khóc mỗi lần đi đại tiện – Xuất hiện những chấm nhỏ, dần dần phát triển thành khối u sưng, cứng ở xung quanh hậu môn trẻ. Có thể phát hiện bệnh trĩ ở trẻ em thông qua các biểu hiện khi trẻ đại tiện 3.1. Chữa bệnh trĩ cho trẻ em: Cần đưa trẻ thăm khám chuyên khoa Bệnh trĩ là căn bệnh không thể tự khỏi, việc điều trị chuyên khoa rất quan trọng và quyết định bệnh có khỏi hay không. Không nên tự ý điều trị tại nhà, đặc biệt là đối với trẻ em bởi điều trị sai cách sẽ đối mặt với rất nhiều rủi ro. 3.2. Chữa bệnh trĩ cho trẻ em: Điều trị bằng thay đổi thói quen Cha mẹ cần lưu ý một số cách để giảm nhẹ tình trạng bệnh trĩ cho trẻ như sau Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa, giúp làm giảm tình trạng táo bón, tránh cho bệnh trĩ tăng nặng hơn. Ngoài ra, cha mẹ nên cân nhắc và hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm nấu mặn, cay bởi chúng đều khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn, táo bón nghiêm trọng hơn. Nước có tác dụng làm mềm phân, ngoài ra, chúng giúp cho tiêu hóa được bôi trơn, việc đại tiện sẽ dễ dàng hơn. Bởi vậy, cha mẹ nên cho trẻ uống đủ nước, điều này sẽ cải thiện bệnh trĩ ở trẻ em một cách tự nhiên cũng như phòng ngừa bệnh trĩ về lâu dài. Cần đảm bảo lượng nước để giúp trẻ tránh được tình trạng táo bón gây ra trĩ Việc tập cho trẻ đi đại tiện theo một khung giờ cố định có thể giúp nhu động ruột già hoạt động một cách tự nhiên và ngăn ngừa được táo bón. Điều này giúp hạn chế tình trạng bệnh trĩ tăng nặng ở trẻ Ngoài ra, cha mẹ cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho trẻ để tránh tình trạng nhiễm trùng búi trĩ, làm trĩ nặng hơn Trên đây là những thông tin về bệnh trĩ ở trẻ, nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách chữa bệnh trĩ cho trẻ em mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng.
doc_43717;;;;;doc_16101;;;;;doc_62178;;;;;doc_34043;;;;;doc_57223
Bệnh trĩ là căn bệnh tưởng chừng như chỉ gặp ở người trưởng thành, tuy nhiên trong một vài trường hợp vẫn ghi nhận bệnh xảy ra ở trẻ nhỏ. Bài viết cùng bạn tìm hiểu về bệnh trĩ ở trẻ em cùng những điều cần làm để xử trí trước tình trạng này ở trẻ. Theo các chuyên gia, bệnh trĩ hiếm khi xảy ra ở trẻ nhỏ, tuy nhiên không phải là không có trường hợp nào. Đối với người trưởng thành, nguyên nhân thúc đẩy khả năng mắc bệnh trĩ có thể đến từ việc ngồi lâu, đứng nhiều, bê vác vật nặng, táo bón,. Ở trẻ em, nguyên nhân mắc trĩ có thể đến từ các yếu tố như sau: 1.1. Trẻ bị táo bón trong thời gian dài không khỏi Tình trạng táo bón này thường xuất hiện ở những trẻ em không được cung cấp đủ chất xơ. Điều này khá phổ biến bởi có rất nhiều trẻ em không thích ăn rau củ và các thực phẩm chứa chất xơ, nhưng cha mẹ không phát hiện và cải thiện. Do vậy, những trẻ này rất dễ bị táo bón, tình trạng này kéo dài nhưng không được cha mẹ để ý và điều chỉnh thì tình trạng táo bón sẽ tiếp tục. Trẻ thường xuyên phải rặn mạnh để đại tiện, phân cứng và khô. Các tĩnh mạch hậu môn sẽ giãn nở quá mức và gây ra bệnh trĩ. Bệnh trĩ trẻ em có thể do táo bón lâu ngày không điều trị 1.2. Một số trẻ bị trĩ do ngồi bô lâu ngày Thông thường, trẻ em đi đại tiện vào bô (vật dụng bằng nhựa chứa chất thải, có miệng nhỏ vừa với mông trẻ) thay vì ngồi đại tiện ở bồn cầu. Sự khác biệt về cấu tạo khiến áp lực đặt lên hậu môn trẻ cũng khác so với bồn cầu. Đặc biệt, khi trẻ ngồi bô quá lâu càng làm tăng hơn những áp lực lên đám rối tĩnh mạch ở hậu môn của trẻ. Ngoài ra, việc ngồi bô sẽ làm giảm lưu hồi tĩnh mạch, hình thành bệnh trĩ ở một số trẻ em. 1.3. Do cơ địa của một số trẻ nhỏ Cơ địa của trẻ em thường chưa hoàn thiện. Ở một số trẻ em, cơ hậu môn yếu và các liên kết giữa các bộ phận lỏng lẻo. Nguyên nhân này có thể gây ra dây chằng ở hậu môn và trực tràng không chắc chắn giống như ở người lớn. Ngoài ra, trẻ em thường có cấu trúc xương cùng và trực tràng trên một đường thẳng. Điều này dẫn đến việc trực tràng thường xuyên bị đầy lên, điều này có thể dẫn đến bệnh trĩ trẻ em. 1.4. Các lý do khác gây ra trĩ ở trẻ Một số yếu tố có thể gây ra các dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em bao gồm: – Trẻ em ngồi nhiều trên bề mặt cứng – Trẻ em không uống đủ nước, điều này khiến phân cứng lại. – Trẻ la hét và khóc thường xuyên làm tăng áp lực ở ổ bụng. Trĩ xảy ra khi máu dồn về vùng xương chậu và ứ đọng ở trực tràng. – Một số trường hợp trĩ di truyền, tuy nhiên, điều này rất hiếm hoi và không phổ biến. Nếu có, bệnh xuất hiện ngay sau khi sinh. – Bệnh lý khác về tiêu hóa như nhóm bệnh viêm ruột,.. 2. Cách phát hiện và điều trị bệnh trĩ ở trẻ em Cha mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu bất thường sau để phát hiện bệnh sớm. – Trẻ bị táo bón liên tục, thường xuyên trong nhiều đợt, mỗi đợt khoảng thời gian từ 5-7 ngày, thường dễ bị trĩ. Khi táo bón, phân thường rất cứng và khô, trẻ phải rặn rất mạnh mới đẩy được phân ra ngoài. Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến trẻ trong thời điểm này và có biện pháp khắc phục ngay để tránh kéo dài gây ra bệnh trĩ. – Trẻ kêu đau ở hậu môn và có máu trong đại tiện. Lúc này, trẻ có thể đã mắc trĩ và trĩ và chảy máu do cọ xát khi rặn. – Các dấu hiệu lạ ở vùng hậu môn của trẻ như ngứa nóng, tấy đỏ và sưng lên sau khi đại tiện. Ngoài ra, dịch hậu môn rỉ ra, các vết chấm đỏ lớn dần quanh hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài. Có thể nhận biết trĩ ở trẻ em khi trẻ đại tiện có máu 2.2. Những điều cần làm để phòng ngừa bệnh trĩ cho trẻ nhỏ Nhận biết được các nguyên nhân gây trĩ ở trẻ, cha mẹ nên kiểm tra lại và thay đổi chế độ ăn, đặc biệt nên tìm cách cung cấp cho trẻ nhiều chất xơ hơn. Bởi các nguyên nhân phổ biến nhất là thiếu chất xơ và không đủ nước, nên khi cha mẹ phát hiện con bị trĩ, họ phải làm những điều này: – Để tăng cường chất xơ, cho trẻ ăn nhiều rau củ quả. Nếu trẻ còn quá nhỏ và không có răng, mẹ có thể xay nhuyễn rau củ với bột cháo. Thay vì sử dụng nguyên phần nước ép, điều này tận dụng chất xơ từ rau củ. Trẻ cũng vì vậy mà hấp thụ được nhiều chất xơ hơn. – Đảm bảo rằng đủ lượng nước mỗi ngày cho trẻ nhỏ, nên theo dõi lượng nước con uống để bổ sung khi lượng nước chưa đủ. – Ngày từ nhỏ, trẻ em nên được rèn các thói quen đại tiện lành mạnh như: đi đại tiện theo một khung giờ nhất định, không ngồi quá lâu khi đại tiện, đặc biệt là khi ngồi bô. Khi trẻ không đại tiện trong một khoảng thời gian lâu hơn bình thường, cần khuyến khích và giúp trẻ đi vệ sinh, tránh để quá lâu. Những điều này có thể giúp hình thành thói quen tốt, đẩy lùi nguy cơ bệnh trĩ cho trẻ. – Ngoài ra, cần đưa trẻ thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường ở hậu môn. Bổ sung rau củ cho trẻ để hạn chế táo bón Bệnh trĩ trẻ em thường được chữa bằng thuốc. Tuy nhiên, thuốc cho trẻ em cần phải được các bác sĩ phải chỉ định và kê đơn theo phác đồ điều trị cụ thể. Không được tự chữa trĩ cho trẻ bằng các bài thuốc không được chứng minh hiệu quả, các bài thuốc dân gian truyền miệng. Thông thường, các loại thuốc được chỉ định bao gồm: – Những loại kem bôi ngoài da làm giảm triệu chứng thích hợp, không có corticosteroid – Những loại kem bôi tê, giảm đau cho trẻ em nếu các triệu chứng đang gây đau đớn Bệnh trĩ trẻ em có khả năng sẽ thuyên giảm nếu thuốc được sử dụng đúng chỉ định. Tuy nhiên, để điều trị hiệu quả hơn, trẻ cần được khám lại nếu không thuyên giảm bằng thuốc. Phụ huynh cũng nên giữ vệ sinh hậu môn cho trẻ nhỏ, đặc biệt sau khi đi vệ sinh và trước khi ngủ nên rửa bằng nước ấm. Trên đây là những thông tin về bệnh trĩ ở trẻ em cũng như một số lưu ý phòng ngừa cũng như điều trị khi trẻ em mắc phải bệnh lý này.;;;;;Độ tuổi mắc trĩ thông thường là từ 30-60 tuổi. Bệnh trĩ ở trẻ em thường rất hiếm gặp, tuy nhiên không phải là không có trường hợp nào. Bài viết này sẽ gửi đến quý độc giả những thông tin xoay quanh bệnh trĩ trẻ em cũng như cách điều trị cho trẻ. 1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bị trĩ Bệnh trĩ thường xuất hiện ở những người lớn tuổi, những người thiếu chất xơ dẫn đến táo bón. Ngoài ra, đối tượng còn có thể là những người làm văn phòng, người phải mang vác vật nặng trong thời gian dài… Tuy vậy, một điều không ngờ là bệnh trĩ có thể xuất hiện ở trẻ em, dù không thường gặp. Nguyên nhân hình thành bệnh trĩ ở trẻ em là những lý do sau: 1.1. Tình trạng trẻ bị táo bón quá lâu Tình trạng này thường hay xảy ra những trẻ không nạp đủ chất xơ vào cơ thể. Điều này khá phổ biến do trẻ không thích ăn rau củ hay các thực phẩm chứa chất xơ nhưng cha mẹ không thực sự có biện pháp.Trong thời gian dài, trẻ sẽ bị chứng táo bón. Lúc này nếu cha mẹ không chú ý, chứng táo bón sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian dài. Táo bón là nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng trẻ em bị bệnh trĩ. 1.2. Thói quen ngồi bô lâu ngày Thông thường, trẻ em được cho đi đại tiện vào bô thay vì bồn cầu.Tuy nhiên, do tính chất và cấu tạo của bô khác với bồn cầu, áp lực lên hậu môn cũng khác biệt hơn. Việc trẻ ngồi bô quá lâu rất có thể đem đến tình trạng gia tăng áp lực lên các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn của trẻ. Bên cạnh đó, việc ngồi bô sẽ làm giảm lưu hồi tĩnh mạch. Từ đó dẫn đến hình thành bệnh trĩ ở trẻ em. Trẻ ngồi bô lâu ngày có thể dẫn đến bệnh trĩ 1.3. Do cơ địa của trẻ nhỏ Trong một vài trường hợp, thể trạng của trẻ nhỏ còn chưa thật sự hoàn thiện. Một số trẻ chưa hoàn thiện các bộ phận của cơ thể, cơ hậu môn còn yếu và liên kết giữa các bộ phận vẫn còn lỏng lẻo. Nguyên nhân này có thể dẫn đến tình trạng dây chằng ở hậu môn và trực tràng không chắc chắn được như đối với người lớn. Cấu trúc của xương cùng và trực tràng ở trẻ em thường nằm trên một đường thẳng. Điều đó dẫn đến việc trực tràng thường xuyên bị đầy lên, gây ra bệnh trĩ trẻ em. 1.4. Một số nguyên nhân khác Một vài yếu tố cũng có khả năng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở trẻ em: – Tình trạng ngồi nhiều trên bề mặt cứng – Uống quá ít nước, phân bị cứng – Một vài trẻ hay la hét, khóc dữ dội, khiến cho ổ bụng bị gia tăng áp lực. Máu bị dồn về vùng xương chậu, ứ đọng ở trực tràng, dẫn đến giãn tĩnh mạch gây ra trĩ. – Một số trường hợp hiếm hoi bị trĩ do di truyền. Tuy nhiên điều này khá hiếm thấy. Nếu có thì sẽ xuất hiện ở ngay thời gian đầu sau khi ra đời – Bệnh lý khác như viêm ruột. 2. Làm thế nào để nhận biết và điều trị bệnh trĩ ở trẻ em 2.1. Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ trẻ em Cha mẹ cần để ý những dấu hiệu bất thường sau để nhận biết hoặc ngăn ngừa bệnh sớm – Trẻ bị táo bón liên tục từ 5-7 ngày rất dễ bị trĩ, vậy nên cha mẹ hãy để ý từ giai đoạn này. Phân rắn, vón lại thành những cục nhỏ, phải rặn rất mạnh mới ra. Tình trạng này quá lâu sẽ hình thành bệnh trĩ – Trẻ kêu đau rát ở hậu môn, đại tiện ra máu. Lúc này, có khả năng búi trĩ đã hình thành và chảy máu do cọ xát khi trẻ rặn. – Những dấu hiệu lạ ở vùng hậu môn của trẻ như ngứa nóng, tấy đỏ và sưng lên sau khi đại tiện. Ngoài ra dịch hậu môn rỉ ra, có các vết chấm đỏ quanh hậu môn lớn dần, búi trĩ sa ra ngoài,… 2.2. Phòng bệnh trĩ trẻ em thế nào cho hiệu quả Do nguyên nhân gây trĩ là táo bón nên khi muốn tìm cách chữa bệnh trĩ ở trẻ em, điều đầu tiên cần làm kiểm tra lại và thay đổi chế độ ăn, bổ sung nhiều chất xơ cho trẻ. Đối với trẻ sơ sinh, khả năng bị trĩ rất thấp nếu trẻ bú mẹ. Trong trường hợp trẻ vẫn bị trĩ thì có thể là do di truyền hoặc cấu tạo hậu môn, trực tràng của trẻ có vấn đề bẩm sinh. Đa phần nguyên nhân thường là thiếu chất xơ và không đủ nước. Vậy nên, cha mẹ cần làm những điều này ngay khi phát hiện con bị trĩ: – Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm như rau củ quả để tăng cường chất xơ. Trong trường hợp trẻ còn quá nhỏ, chưa có răng, mẹ hãy xay nhuyễn rau củ cùng bột cháo thay vì sử dụng nguyên phần nước ép để trẻ hấp thụ tối đa chất xơ trong rau củ. Bổ sung chất xơ cho trẻ – Hãy đảm bảo rằng con bạn uống đủ nước mỗi ngày. Theo dõi lượng nước con uống và bổ sung khi lượng nước chưa đủ – Tạo thói quen đi đại tiện lành mạnh cho trẻ ngay từ nhỏ. Trẻ nên đi đại tiện theo một khung giờ nhất định giúp hình thành thói quen cho trẻ. Không nên cho trẻ ngồi đại tiện quá lâu trong bô. – Trẻ cần được khám ngay khi có dấu hiệu bất thường ở hậu môn. 2.3. Điều trị bệnh trĩ trẻ em như thế nào Đa số các phương thức chữa bệnh trĩ trẻ em là dùng thuốc. Tuy nhiên, dùng thuốc như thế nào bắt buộc phải do các bác sĩ chỉ định và kê toa. Bác sĩ sẽ kê liều lượng và thời gian sử dụng riêng dựa vào chẩn đoán tình trạng bệnh. Các loại thuốc thường chỉ định là: – Kem bôi ngoài da không chứa Corticosteroid – Kem bôi tê, kem giảm đau nếu trẻ quá đau, kêu khóc Nếu được sử dụng thuốc đúng chỉ định, bệnh trĩ ở trẻ em có khả năng sẽ thuyên giảm. Tuy vậy, trường hợp bệnh quá nặng không thể thuyên giảm bằng thuốc, trẻ cần được tái khám để được điều trị theo phác đồ hiệu quả hơn. Điều trị bệnh trĩ ở trẻ nhỏ bằng thuốc 2.4. Lưu ý Vùng hậu môn của bé cần được giữ vệ sinh thật cẩn thận.Có thể dùng nước ấm để lau rửa hậu môn trước khi ngủ và đặc biệt là sau khi trẻ đi đại tiện. Hậu môn luôn được giữ sạch sẽ, hạn chế viêm nhiễm. Có thể tham khảo bài thuốc xông hơi ngoài hậu môn cho bé. Tuy thế cần đặc biệt lưu ý, các bài thuốc này không có tác dụng thay thế thuốc mà bác sĩ chỉ định. Chúng chỉ có thể hỗ trợ quá trình điều trị trĩ mà thôi. Ngoài ra, có thể dùng các biện pháp như xoa bụng, mát xa để trẻ đi vệ sinh dễ hơn mỗi khi táo bón. Hạn chế cho trẻ rặn mạnh để tránh nguy cơ bệnh trĩ. Cơ thể trẻ chưa hoàn thiện, vậy nên bệnh trĩ trẻ em cần được phát hiện và điều trị đặc hiệu, hạn chế biến chứng và đau đớn kéo dài cho trẻ nhỏ.;;;;;Khi nói đến bệnh trĩ ở trẻ em chắc hẳn nhiều cha mẹ sẽ bất ngờ vì không nghĩ rằng trẻ lại có thể mắc bệnh lý này. Tuy nhiên, thực tế không thể phủ nhận là trẻ có thể bị trĩ giống như người lớn. Vậy dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em là gì và cách điều trị như thế nào, bài viết sau sẽ cùng các bậc cha mẹ tìm hiểu về vấn đề ấy. Sở dĩ trẻ em vẫn có thể mắc bệnh trĩ là bởi: - Bị táo bón lâu ngày Trẻ bị táo bón kéo dài vì không nạp đủ chất xơ sẽ có nguy cơ cao đối với bệnh trĩ. Điều này xảy ra khi trẻ không thích ăn rau củ và cha mẹ cũng không chú ý đến vấn đề này nên trong suốt một thời gian dài, trẻ bị thiếu chất xơ và kết quả là táo bón lâu ngày sinh ra trĩ. - Thời gian ngồi bô quá lâu Do ngồi bô quá lâu nên vô tình trẻ đã làm tăng áp lực lên các đám tĩnh mạch ở hậu môn và cản trở hồi lưu tĩnh mạch tạo điều kiện cho búi trĩ hình thành. - Thể trạng Có nhiều trẻ trong quá trình phát triển và hoàn thiện các bộ phận của cơ thể, do cơ hậu môn còn yếu và các tổ chức hoạt động còn lỏng lẻo, cộng với tình trạng dây chằng ở hậu môn trực tràng hoạt động chưa thật sự hiệu quả. Mặt khác, cấu trúc xương cùng và trực tràng lại nằm trên cùng một đường thẳng nên trực tràng dễ bị đẩy lên cao từ đó sinh ra bệnh trĩ ở trẻ em. - Một số nguyên nhân khác Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên đây thì trẻ em còn có thể bị trĩ do: + Thời gian ngồi trên bề mặt cứng lâu. + Uống thiếu nước. + Thường xuyên quấy khóc dữ dội làm tăng áp lực ổ bụng, khiến cho máu dồn về vùng chậu, kết quả là ứ đọng máu ở trực tràng. + Di truyền: ngay từ những tuần đầu sau sinh, trẻ sẽ có dấu hiệu của bệnh trĩ. + Viêm ruột. 2. Dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em và cách điều trị 2.1. Dấu hiệu cho thấy trẻ bị trĩ Các dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em phổ biến nhất là: - Thường xuyên bị táo bón Trẻ bị táo bón liên tục trong khoảng 5 - 7 ngày là lúc cha mẹ nên quan sát xem con có nguy cơ bị trĩ hay không. Lúc này, trẻ sẽ không đi đại tiện, nếu đi đại tiện sẽ thấy phân cứng rắn, vón thành cục nhỏ. Tình trạng này kéo dài sẽ tạo áp lực lớn lên hậu môn và tạo điều kiện cho búi trĩ hình thành. - Thời gian đi đại tiện dài hơn bình thường Trẻ đi đại tiện mất rất nhiều thời gian cũng là một trong các dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em. Do ngồi lâu nên máu ở hậu môn khó lưu thông, dần dần khiến cho các búi trĩ hình thành. - Mỗi khi đi đại tiện trẻ thường kêu đau rát Khi trẻ đi đại tiện cảm thấy đau rát hậu môn tức là bệnh trĩ đang có dấu hiệu nghiêm trọng. Lúc này, búi trĩ đã xuất hiện và cọ xát với phân nên gây ra hiện tượng đau rát, có khi còn chảy máu. - Hậu môn có dấu hiệu bất thường Nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường ở vùng hậu môn như sau thì cũng có nguy cơ bị trĩ: + Ngứa nóng ở hậu môn vì búi trĩ đã lòi ra ngoài, làm cho dịch hậu môn bị rỉ ra, vi khuẩn có điều kiện xâm nhập gây ra ngứa. + Sau khi đi đại tiện, hậu môn trẻ có xu hướng sưng nặng hơn. + Trẻ khó chịu, quấy khóc mỗi lần đi đại tiện. 2.2. Cách chữa bệnh trĩ ở trẻ em Đối với trẻ nhỏ, nguyên nhân gây trĩ phổ biến nhất là táo bón nên khi tìm cách chữa bệnh trĩ ở trẻ em, trước tiên cha mẹ cần phải kiểm tra lại để thay đổi chế độ ăn cho trẻ. Những trẻ bú mẹ hoàn toàn rất hiếm khi bị táo bón nên nếu ở giai đoạn này trẻ bị trĩ thì khả năng cao là do di truyền. Với những trẻ mới bắt đầu ăn dặm hoặc sử dụng sữa công thức thì khả năng bị táo bón cao hơn so với trẻ bú mẹ hoàn toàn. Những trẻ lớn hơn thì nguyên nhân chính gây táo bón chủ yếu do uống thiếu nước và ăn thiếu chất xơ. Khi phát hiện trẻ bị bệnh trĩ, trước tiên, cha mẹ cần tăng cường chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ bằng cách bổ sung rau xay nhuyễn, trái cây, ngũ cốc nghiền nhuyễn vào trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên theo dõi lượng nước uống của con để đảm bảo bổ sung cho trẻ đủ lượng nước cần thiết. Tạo cho trẻ có thói quen đi đại tiện vào đúng một khung giờ nhất định trong ngày cũng là cách trị bệnh trĩ ở trẻ em. Để làm được điều ấy, mỗi ngày, vào một khung giờ nhất định, cha mẹ hãy cho trẻ đi đại tiện, dần dần, trẻ sẽ hình thành được thói quen. Chữa trị bệnh trĩ ở trẻ em hiện nay chủ yếu áp dụng phương pháp dùng thuốc Tây y. Tùy vào mức độ bệnh của từng trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định đơn thuốc phù hợp. Một số loại thuốc thường được bác sĩ sử dụng là: - Kem bôi điều trị bệnh trĩ ở trẻ em thành phần không chứa Corticosteroid. - Kem gây tê hoặc giảm đau cho trẻ dùng bôi trực tiếp vào búi trĩ. - Thuốc giảm đau (dành cho những trường hợp có cơn đau nghiêm trọng do trĩ gây ra). Bệnh trĩ ở trẻ nhỏ thường chỉ cần dùng thuốc Tây điều trị trong khoảng 1 - 2 tuần là sẽ có dấu hiệu cải thiện. Nếu vượt quá khoảng thời gian này mà bệnh không có chiều hướng tiến triển tốt hơn thì cha mẹ nên cho trẻ tái khám để bác sĩ tìm ra hướng hiệu quả hơn. Tùy vào tình trạng bệnh và thể trạng của từng trẻ mà khi ấy bác sĩ sẽ có phương án điều trị cụ thể.;;;;;Theo các chuyên gia, bệnh trĩ ở trẻ em thường rất hiếm gặp. Tuy nhiên không phải là không có trường hợp trẻ em bị bệnh trĩ nào. Bài viết này sẽ gửi đến quý độc giả những thông tin xoay quanh cách nhận biết các dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em. Ở người lớn tuổi hoặc những người thiếu chất xơ dẫn đến táo bón, bệnh trĩ thường hay “ghé thăm”. Bên cạnh đó, đối tượng mắc trĩ còn là lực lượng làm văn phòng, người phải mang vác vật nặng kéo dài… Dù vậy, một điều mà nhiều người không ngờ đến là bệnh trĩ có thể xuất hiện ở trẻ em. Nguyên nhân dẫn đến những dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em có thể là những lý do sau: 1.1. Trẻ em bị táo bón quá lâu không khỏi Tình trạng này xảy ra ở những trẻ không được cho ăn đủ chất xơ cho cơ thể. Điều này phổ biến và dễ hiểu vì do trẻ không thích ăn rau củ, các thực phẩm chứa chất xơ nhưng cha mẹ chưa có biện pháp cải thiện. Kéo dài tình trạng này khiến trẻ dễ bị chứng táo bón. Lúc này nếu cha mẹ không chú ý, táo bón sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian dài. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng trẻ em bị bệnh trĩ. Bệnh trĩ có thể hình thành khi trẻ bị táo bón kéo dài 1.2. Thói quen cho trẻ ngồi bô lâu ngày Trẻ em được cho đi đại tiện vào bô thay vì bồn cầu. Do tính chất và cấu tạo của bô khác với bồn cầu, áp lực lên hậu môn cũng khác biệt hơn. Trẻ ngồi bô quá lâu rất có thể dẫn đến gia tăng áp lực lên các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn của trẻ. Ngoài ra, việc ngồi bô sẽ làm giảm lưu hồi tĩnh mạch. Từ đó dẫn đến hình thành bệnh trĩ trẻ em. 1.3. Đặc tính cơ thể của trẻ nhỏ Trong một vài trường hợp, cơ địa của trẻ nhỏ còn chưa thật sự hoàn thiện. Ở một số trẻ, cơ hậu môn còn yếu và liên kết giữa các bộ phận vẫn còn lỏng lẻo. Nguyên nhân này có thể dẫn đến tình trạng dây chằng ở hậu môn và trực tràng không chắc chắn như ở người lớn. Ngoài ra, cấu trúc của xương cùng và trực tràng ở trẻ em thường nằm trên một đường thẳng. Điều này dẫn đến việc trực tràng thường xuyên bị đầy lên, gây ra bệnh trĩ trẻ em. 1.4. Một số nguyên nhân khác Một vài yếu tố có khả năng là nguyên nhân dẫn đến các dấu hiệu bệnh trĩ trẻ em: – Trẻ chơi đùa, ngồi nhiều trên bề mặt cứng – Trẻ lười uống nước, điều này làm cho phân bị cứng lại. Chú ý bổ sung đủ nước cho trẻ nhỏ – Trẻ la hét, khóc dữ dội thường xuyên khiến cho ổ bụng bị gia tăng áp lực. Máu sẽ dồn về vùng xương chậu và ứ đọng ở trực tràng, dẫn đến giãn tĩnh mạch gây ra trĩ. – Một số trường hợp hiếm hoi bị trĩ do di truyền. Tuy nhiên điều này khá hiếm thấy. Nếu có thì bệnh xuất hiện ở ngay thời gian đầu sau khi ra đời – Bệnh lý khác như viêm ruột, bệnh IBD,.. 2. Làm thế nào để nhận biết và điều trị bệnh trĩ ở trẻ em 2.1. Dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em – Nhận biết Cha mẹ cần để ý những dấu hiệu bất thường sau để nhận biết hoặc ngăn ngừa bệnh sớm – Trẻ bị táo bón liên tục từ 5-7 ngày, thường xuyên diễn ra tình trạng này rất dễ bị trĩ. Vậy nên cha mẹ hãy để ý tới trẻ từ giai đoạn này. Hiện tượng phân bị rắn, vón lại thành những cục nhỏ, phải rặn rất mạnh mới ra. – Trẻ kêu đau rát ở hậu môn, đại tiện ra máu. Lúc này, có khả năng búi trĩ đã hình thành và chảy máu do cọ xát khi trẻ rặn. – Những dấu hiệu lạ ở vùng hậu môn của trẻ như ngứa nóng, tấy đỏ và sưng lên sau khi đại tiện. Ngoài ra dịch hậu môn rỉ ra, có các vết chấm đỏ quanh hậu môn lớn dần, búi trĩ sa ra ngoài,… Điều đầu tiên cần làm khi nhận thấy dấu hiệu bệnh trĩ trẻ em là kiểm tra lại và thay đổi chế độ ăn, bổ sung nhiều chất xơ cho trẻ. Đa phần nguyên nhân thường là thiếu chất xơ và không đủ nước. Vậy nên, cha mẹ cần làm những điều này ngay khi phát hiện con bị trĩ: – Bổ sung cho trẻ nhiều thực phẩm như rau củ quả để tăng cường chất xơ. Nếu trường hợp trẻ còn quá nhỏ, chưa có răng, mẹ có thể xay nhuyễn rau củ cùng bột cháo. Điều này tận dụng nguồn chất xơ tốt hơn thay vì sử dụng nguyên phần nước ép. Trẻ có thể hấp thụ tối đa chất xơ trong rau củ. Bổ sung chất xơ cho trẻ nhỏ để tránh táo bón – Đảm bảo rằng đủ lượng nước mỗi ngày. Bạn nên theo dõi lượng nước con uống và bổ sung khi lượng nước chưa đủ. – Bạn nên tập cho con thói quen đi đại tiện lành mạnh ngay từ nhỏ. Trẻ em nên đi đại tiện theo một khung giờ nhất định. Điều này hình thành thói quen tốt, đẩy lùi nguy cơ bệnh trĩ cho trẻ. Không nên cho trẻ ngồi đại tiện quá lâu trong bô. – Trẻ cần được khám ngay khi có dấu hiệu bất thường ở hậu môn. Thông thường các phương thức chữa bệnh trĩ trẻ em là dùng thuốc. Tuy nhiên, dùng thuốc như thế nào bắt buộc phải do các bác sĩ chỉ định và kê đơn. Tuyệt đối không tự chữa trĩ cho trẻ bằng các bài thuốc chưa được kiểm chứng.. Các loại thuốc thường chỉ định là: – Kem bôi ngoài da không chứa Corticosteroid – Kem bôi tê, kem giảm đau nếu trẻ quá đau, kêu khóc Nếu được sử dụng thuốc đúng chỉ định, bệnh trĩ trẻ em có khả năng sẽ thuyên giảm. Tuy vậy, trường hợp bệnh quá nặng không thể thuyên giảm bằng thuốc, trẻ cần được tái khám để được điều trị theo phác đồ hiệu quả hơn. 2.3. Những lưu ý khi điều trị bệnh trĩ trẻ em Cần được giữ vệ sinh thật cẩn thận hậu môn của trẻ. Cha mẹ nên dùng nước ấm để lau rửa hậu môn trước khi ngủ và đặc biệt là sau khi trẻ đi đại tiện. Hậu môn luôn được giữ sạch sẽ sẽ hạn chế tối đa hạn chế viêm nhiễm. Ngoài ra, có thể dùng các biện pháp như xoa bụng, mát xa để trẻ đi vệ sinh dễ hơn mỗi khi táo bón. Hạn chế cho trẻ rặn mạnh để tránh nguy cơ bệnh trĩ. Cơ thể trẻ chưa hoàn thiện, vậy nên dấu hiệu bệnh trĩ trẻ em cần được phát hiện và điều trị đặc hiệu, hạn chế biến chứng và đau đớn kéo dài.;;;;;Bệnh trĩ ở trẻ em gây ra do trẻ ngồi trên bề mặt cứng quá lâu, cố gắng rặn khi đi đại tiện, chế độ ăn uống thiếu cân đối, viêm ruột, ít vận động hoặc di truyền từ bố mẹ. 1. Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em Trẻ em mắc trĩ có thể do một số nguyên nhân bao gồm:Ngồi trên bề mặt cứng liên tục trong thời gian dài;Ngồi bô quá lâu: Nếu trẻ ngồi bô hơn 10 phút thì nguy cơ trẻ mắc trĩ cao hơn bình thường. Theo đó, thời gian ngồi trên bô kéo dài quá lâu dẫn đến máu dồn lại và tích tụ ở vùng xương chậu, dễ dẫn đến trĩ;Cố gắng rặn khi đi đại tiện;Chế độ ăn uống thiếu cân đối, như ăn ít chất xơ, không uống đủ nước, làm tăng nguy cơ táo bón, nguy cơ dẫn đến trĩ;Quấy khóc dữ dội và thường xuyên sẽ dễ khiến v. Nguyên nhân là vì khi la khóc dữ dội, máu trong cơ thể sẽ bị đẩy dồn xuống vùng xương chậu và làm gia tăng áp lực lên bụng từ bên trong, dẫn đến tình trạng ứ đọng máu trong khu vực trực tràng;Bệnh trĩ ở trẻ em có thể do di truyền từ bố hoặc mẹ. Trường hợp này, triệu chứng bệnh có thể quan sát thấy ngay trong tuần đầu tiên sau sinh. Một số trẻ trong lúc đi đại tiện hoặc khi khóc thì những nốt trĩ thò ra ngoài hậu môn, khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu;Viêm ruột cũng là yếu tố liên quan đến sự hình thành búi trĩ;Tương tự như người lớn, ít vận động, không tham gia chơi thể thao là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở trẻ em. Bệnh trĩ ở trẻ em có thể do di truyền từ bố hoặc mẹ 2. Triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ em Đối tượng trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ mới tập đi, không có khả năng diễn đạt chính xác điều gì đang xảy ra khiến chúng khó chịu. Do đó, bố mẹ cần phải theo dõi cẩn thận và lưu ý đến một vài triệu chứng nhất định để xác định xem bé có đang bị trĩ hay không.Bệnh trĩ ở trẻ nhỏ có khả năng dẫn đến những tình trạng khác, chẳng hạn như táo bón hoặc nứt hậu môn. Một số triệu chứng báo hiệu bệnh trĩ ở trẻ em bao gồm:Xuất hiện vệt máu đỏ tươi lẫn trong phân;Rò rỉ chất nhầy ở cửa hậu môn;Trẻ đau, khóc khi đi đại tiện;Phân cứng, khô.Nếu quý phụ huynh nghi ngờ trẻ đang mắc bệnh trĩ, hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Mặc dù có biểu hiện giống bệnh trĩ nhưng có thể những dấu hiệu bệnh không phải do bệnh trĩ gây ra, ví dụ như khi thấy trẻ đi ngoài ra máu thì vẫn có khả năng trẻ mắc phải một bệnh lý khác nghiêm trọng hơn.Khi đã đưa ra được kết luận chính xác sau quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ thông báo cho bố mẹ và tìm phương án xử trí phù hợp để giải quyết các vấn đề thật hiệu quả, giúp trẻ bớt khó chịu và hạn chế quấy khóc, khiến cho triệu chứng ngày càng nặng hơn. 2. Cách điều trị ban đầu cho trẻ em mắc bệnh trĩ Cách điều trị bệnh trĩ ở trẻ cần căn cứ vào đặc điểm bệnh cảnh của trẻ để áp dụng phương pháp cải thiện thích hợp. Ở nhà, gia đình có thể áp dụng một trong những cách sau đây để hạn chế tác hại của bệnh:Điều chỉnh lại chế độ ăn uống của trẻ để trở nên cân đối hơn, tránh việc chỉ cho ăn một loại thức ăn. Nên thường xuyên bổ sung cho trẻ các rau củ, hoa quả, trái cây tươi ngon để cung cấp đầy đủ chất xơ, hạn chế nguy cơ trẻ bị táo bón; Bổ sung rau củ quả cho trẻ khi mắc bệnh trĩ Giúp trẻ hình thành thói quen đi đại tiện đúng giờ, tốt nhất mỗi ngày đại tiện một lần vào một thời điểm nhất định;Giữ gìn vệ sinh tại khu vực hậu môn, nên rửa nước ấm sau khi đại tiện và trước khi đi ngủ.Bệnh trĩ ở trẻ em không chỉ gây ra đau đớn, khó chịu mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh có nguy cơ dẫn đến mất máu, nhiễm trùng nặng nếu không tiến hành điều trị từ sớm. Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh trĩ Phân biệt sa trực tràng và trĩ
question_396
5 dấu hiệu sớm của ung thư phổi bạn cần biết
doc_396
Dấu hiệu sớm của ung thư phổi thường ít và không đặc hiệu. Vì vậy, phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Những người có nguy cơ mắc ung thư phổi cao (đã và đang hút thuốc lá, tiếp xúc với khói thuốc lá, trên 50 tuổi) được khuyến khích chụp CT phổi liều thấp để sàng lọc bệnh lý ung thư phổi. Ung thư phổi giai đoạn muộn thường gây ra các triệu chứng đáng chú ý như đau lưng và đầu, giảm cân, mệt mỏi. Đau xương cũng rất phổ biến, bởi đây là nơi ung thư phổi có xu hướng di căn đầu tiên.Mặc dù hầu hết những người được chẩn đoán mắc ung thư phổi không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu trước khi di căn, nhưng một số người vẫn có thể nhận thấy. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng những triệu chứng này có thể liên quan đến những bệnh khác chứ không chỉ là dấu hiệu của ung thư phổi. Dưới đây là 5 dấu hiệu sớm của ung thư phổi bạn cần biết để thăm khám sớm và điều trị kịp thời. Ung thư phổi gây ra nhiều triệu chứng khác nhau Ung thư phổi tiến xa thường gây ra các triệu chứng đáng chú ý như đau lưng và đầu, giảm cân, mệt mỏi. Đau xương cũng rất phổ biến, bởi đây là nơi ung thư phổi có xu hướng di căn đầu tiên.Mặc dù hầu hết những người được chẩn đoán mắc ung thư phổi không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu trước khi di căn, nhưng một số người vẫn có thể nhận thấy. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng những triệu chứng này có thể liên quan đến những bệnh khác chứ không chỉ là dấu hiệu của ung thư phổi. Dưới đây là 5 dấu hiệu sớm của ung thư phổi bạn cần biết để thăm khám sớm và điều trị kịp thời. Ung thư phổi gây ra nhiều triệu chứng khác nhau 1. Ho kéo dài Đây là dấu hiệu của ung thư phổi có khả năng xuất hiện sớm nhất. Kee cho biết: "Đôi khi, ở ngoại vi của phổi, một khối u có thể phát triển đến kích thước tương đối lớn trước khi được chẩn đoán vì không gây ra nhiều triệu chứng". Tuy nhiên, nếu một khối u chèn vào một trong các phế quản, các đường dẫn khí chính đi đến phổi thì sẽ kích hoạt các thụ thể ho. Kee giải thích.Tuy vậy, ho là một triệu chứng rất không đặc hiệu. Khi bạn ho, ung thư không phải là điều đầu tiên bạn nghĩ đến. Cả cảm lạnh và cúm thông thường có thể tồn tại trong một vài tuần. Dù có phổi nhạy cảm, nhưng sẽ không bình thường khi ho kéo dài ngay cả sau khi sổ mũi và các triệu chứng khác biến mất. Bạn không cần phải lo lắng về bệnh ung thư phổi trong tình huống đó nếu nó liên quan đến bệnh do virus.Nếu bạn bị ho kéo dài trong 2-3 tuần mà không do bất kỳ bệnh liên quan đến virus hoặc vi khuẩn thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn nên đi khám bác sĩ. 2. Khó thở là dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư phổi Cảm giác khó thở là một dấu hiệu sớm của ung thư phổi, theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ. Mặc dù khó thở thường xuất hiện ở các giai đoạn sau của bệnh, nó cũng thường xuất hiện khi có một khối u cản trở đường thở. Vì vậy, khi có bất kỳ triệu chứng khó thở nào không giải thích được, bạn nên đi khám bác sĩ. Dấu hiệu khó thở là một triệu chứng tiềm năng khác của ung thư phổi, thường xuất hiện ở các giai đoạn sau của bệnh. 3. Ho ra máu - Dấu hiệu hiệu ung thư phổi Một số bệnh nhân sẽ ho ra máu nếu khối u gần với phế quản. Nếu ho ra máu hay lượng nhỏ đờm màu nâu đỏ mà không giải thích được thì cũng phải gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu bạn gặp thêm tình trạng chóng mặt hoặc khó thở thì nên đi khám bác sĩ ngay. 4. Đau ngực. Ung thư phổi có thể gây đau các nguyên nhân: khối u lớn chèn ép, ung thư di căn xương hoặc có dịch màng phổi,....Đau ngực do ung thư phổi sẽ nghiêm trọng hơn khi ho, cười hoặc thở sâu.Vì đau ngực có thể là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng, hãy nói với bác sĩ nếu có bất kỳ khó chịu nào mà không giải thích được trong khu vực này. Bất cứ cơn đau ngực dai dẳng hoặc nghiêm trọng nào cũng nên được kiểm tra. Nếu bạn gặp phải những triệu chứng đặc trưng khác như áp lực ở ngực, đổ mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt hoặc khó thở thì nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt.
doc_24553;;;;;doc_54244;;;;;doc_40590;;;;;doc_7611;;;;;doc_25554
Ung thư phổi là bệnh lý ác tính phổ biến nhất ở Việt Nam và gây ra tỷ lệ tử vong cao. Nhiều người cho biết rất khó nhận biết dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu vì khá mờ nhạt và gây nhầm lẫn với những triệu chứng bệnh lý thông thường khác. Dưới đây là 5 dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi có thể “ghé thăm” mà bạn nên lưu ý. 1. 5 dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu 1.1. Ho dai dẳng – Dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu đặc trưng Ho là một biểu hiện điển hình có thể ngầm cảnh báo về sự xuất hiện của ung thư phổi. Hơn 90% trường hợp chủ quan nghĩ rằng biểu hiện này là do viêm họng. Ban đầu, mức độ ho nhẹ, có thể ở dạng ho khan hoặc ho có đờm tủy trường hợp. Biểu hiện này kéo dài trên 2 tuần và không khỏi dù đã điều trị bằng các biện pháp thông thường như: uống thuốc, ngậm kẹo ho,… Tuy nhiên ho là một triệu chứng không đặc hiệu và cũng có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau gồm: – Dị ứng. – Trào ngược dạ dày. – Viêm phế quản cẩm. – Hen suyễn… Ho là một dấu hiệu điển hình ngầm cảnh báo ung thư phổi ghé thăm 1.2. Khó thở Khó thở gây ra khó khăn trong sinh hoạt, ăn uống và làm việc. Biểu hiện khó thở đi kèm với ho cũng được xếp vào những dấu hiệu ban đầu của ung thư phổi. Nếu bạn thấy giọng nói hay nhịp thở của mình có điều gì bất thường thì hãy đề phòng. Lưu tâm những dấu hiệu dù là nhỏ nhất giúp bạn có thể phát hiện sớm ung thư phổi, ngăn chặn rủi ro xảy ra trong tương lai. 1.3. Khàn tiếng Rất ít người nghĩ rằng khàn tiếng lại là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi giai đoạn đầu. Thực tế, giọng nói khàn là có thể là biểu hiện của người mắc bệnh ung thư phổi nhưng cũng có thể là của người mắc bệnh đường hô hấp khác. Giọng khàn xảy ra nếu một khối u đè lên dây thần kinh thanh quản, nằm trong ngực. Khi dây thần kinh bị nén thì có thể làm tê liệt dây thanh âm khiến giọng nói bị thay đổi. 1.4. Giảm cân không rõ lí do Giảm cân đột ngột, không rõ nguyên nhân và không do chủ đích cá nhân là một biểu hiện bất thường mà bạn không nên xem nhẹ. Biểu hiện này là cảnh báo của hầu hết các loại ung thư, trong đó ung thư phổi cũng không ngoại lệ. Các tế bào ung thư cần nhiều năng lượng để phát triển nên chúng đã “mượn’ từ chính các nguồn dự trữ bên trong cơ thể. Đây là lí do khiến bạn sụt cân nhanh và không biết lí do là gì nếu không có nhu cầu giảm cân hay có bất cứ hành động cắt giảm khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Sút cân đột ngột chỉ trong thời gian ngắn mà không rõ lí do là dấu hiệu bạn cần lưu ý 1.5. Mệt mỏi thường xuyên – Dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu hay bị bỏ qua Những dấu hiệu kể trên khi xảy ra cùng lúc sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi thường xuyên. Mệt mỏi do ung thư phổi có thể vì nhiều yếu tố: – Khối u phát triển qua mỗi ngày. – Thiếu máu. – Khó ngủ, mất ngủ do bệnh. – Suy dinh dưỡng, giảm cân. Nhưng đa số trường hợp thì cho đây là biểu hiện liên quan đến làm việc quá sức, đi lại nhiều, căng thẳng triền miên,…Vì thế hầu như được để ý và rất dễ bị bỏ qua. Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của y học thì việc chẩn đoán, sàng lọc ung thư phổi sớm là hoàn toàn có thể. Bạn cần chủ động tầm soát ung thư để dự phòng bệnh hiệu quả. Để chẩn đoán ung thư phổi sớm cần thực hiện các phương pháp sàng lọc sau: – Chụp X-quang với mục đích nhằm kiểm tra sơ bộ tình trạng tim phổi ở mức cơ bản. Hình ảnh chụp sẽ cho thấy các tổn thương khối u có kích nhỏ dạng nốt đơn độc với kích thước 1 cm. – Chụp cắt lớp vi tính CT được đánh giá là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại trong phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn sớm. Hình ảnh vô cùng chi tiết và 3D của phổi, cho phép nhìn rõ hơn các khối u và vị trí cụ thể. Bên cạnh đó, chụp CT cũng có thể thể phát hiện được các vị trí di căn từ ung thư phổi sang các cơ quan khác. – Nội soi phế quản nhờ ánh sáng huỳnh quang. Nếu thấy có các tổn thương niêm mạc phế quản thì bác sĩ sẽ sinh thiết để xác định liệu có tế bào ung thư hay không. Nhất là những trường hợp ung thư biểu mô tại chỗ thì phương pháp này rất hiệu quả. – Xét nghiệm máu đánh giá nồng độ của các chất chỉ điểm khối u. Kết quả xét nghiệm có vai trò tham chiếu định hướng đến ung thư phổi. Với ung thư phổi thì điển hình là: SCC, CEA, Cyfra 21-1, Pro-GRP, NSE. Chụp CT là một trong những phương pháp sàng lọc ung thư phổi sớm hiệu quả 3. Những người thuộc diện mắc ung thư phổi cao cần tầm soát sớm Nếu nhận thấy bản thân thuộc nhóm đối tượng mắc ung thư phổi cao, bạn cần chủ động bảo vệ sức khỏe của mình. Tầm soát ung thư phổi là cách tốt nhất và an toàn nhất để ngăn chặn ung thư tấn công sức khỏe. Nhóm đối tượng mắc bệnh cao có đặc điểm sau: – Thuộc độ tuổi từ 55 đến 75. – Có thói quen hút thuốc lá trong nhiều năm (Khoảng 30 năm). – Có bố mẹ, anh chị em ruột hoặc người thân họ hàng đã hoặc đang mắc ung thư phổi. – Thường xuyên phải làm việc trong môi trường có hóa chất độc hại, tiếp xúc nhiều các chất phóng xạ. – Phổi có những tổn thương mạn tính. – Trước đó từng mắc ung thư và đã điều trị khỏi. Người hút thuốc lá lâu năm nên chủ động tầm soát ung thư phổi;;;;;Hiện nay, ung thư phổi đứng đầu về tỉ lệ tử vong và đứng thứ hai về số ca mắc mới trong số các bệnh ung thư thường gặp ở cả nam và nữ. Trước thực trạng này, việc nhận biết sớm các triệu chứng ung thư phổi có thể tăng tỉ lệ thành công khi điều trị cho người bệnh. 1. 5 triệu chứng ung thư phổi bạn không nên bỏ qua Triệu chứng của bệnh ung thư phổi không biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu. Chúng sẽ xuất hiện ngẫu nhiên tùy theo vị trí, kích thước khối u và giai đoạn tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, khi đã nhận thấy được các dấu hiệu nghi ngờ ung thư, bạn cần nâng cao cảnh giác và đi khám càng sớm càng tốt. Dưới đây là 5 triệu chứng ung thư phổi mà bạn tuyệt đối không được bỏ qua: 1.1. Ho nhiều Ho có thể coi là triệu chứng phổ biến nhất khi một người mắc ung thư phổi. Ước tính có khoảng 70% người bệnh xuất hiện triệu chứng này. Ho do ung thư phổi có thể kèm theo ho ra máu, khó thở, đau ngực, khản tiếng, viêm phổi tái diễn. Nguyên nhân là vì khối u có thể lan ra xung quanh và gây ảnh hưởng lên chức năng hoạt động của các bộ phận này. Bệnh nhân ung thư phổi thường ho nhiều và liên tục, thậm chí ho ra máu 1.2. Đau ngón tay, cánh tay và vai Khối u phát triển đến đỉnh phổi sẽ làm cho thành ngực và mạng thần kinh cánh tay bị xâm lấn, khiến cho các vị trí như ngón tay, cánh tay và vai có cảm giác đau. 1.3. Sút cân Những trường hợp sút cân đột ngột, không rõ nguyên nhân, cũng không phải do ăn kiêng hay rèn luyện thể lực đều liên quan đến yếu tố bệnh lý. Một trong những bệnh lý đó chính là ung thư phổi. Đặc biệt, nếu tình trạng sút cân đi kèm cảm giác chán ăn thì càng có căn cứ để kết luận rằng nguyên nhân sâu xa đến từ một khối u đang tồn tại ở đâu đó trong cơ thể. 1.4. Thường xuyên bị nhiễm trùng Khi mắc ung thư phổi, các tế bào ung thư sẽ tấn công hệ thống miễn dịch của người bệnh, khiến cơ thể không kiểm soát được tình trạng nhiễm trùng. Việc này có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan thuộc đường hô hấp, dẫn đến một số bệnh như viêm phế quản hoặc các bệnh nhiễm trùng mãn tính khác. Vì vậy, nếu bạn có tiền sử nhiễm trùng phổi mãn tính, đừng chủ quan mà hãy đi chụp X quang để tầm soát ung thư phổi. 1.5. Mô vú có dấu hiệu bất thường cũng có thể là triệu chứng ung thư phổi Đây là một triệu chứng thường gặp ở nam giới mắc ung thư phổi. Trong trường hợp này, vùng ngực của nam giới sẽ to lên bất thường do nội tiết tố bị khối u kích thích và tiết ra nhiều hơn. Khi có dấu hiệu nghi ngờ và đi khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác khả năng mắc ung thư phổi thông qua các phương pháp sau: Bác sĩ chuyên khoa hỏi về tiền sử cá nhân và gia đình, đồng thời khám tổng quát qua quan sát và nghe tim phổi. Phát hiện các bất thường trong phổi bằng cách chụp lại hình ảnh của phổi khi cho các tia năng lượng cao đi qua cơ thể. Tuy nhiên, những tổn thương có kích thước nhỏ có thể bị bỏ sót. Chụp CT lồng ngực có cơ chế tương tự như chụp X quang phổi. Tuy nhiên, phương pháp này cho phép phát hiện tổn thương với kích thước rất nhỏ ngay cả ở những mô mềm. Nhờ vậy, bác sĩ có thể xác định đặc điểm của khối u và tình trạng hạch trung thất để đánh giá giai đoạn bệnh. Chụp CT phổi còn được dùng để theo dõi hiệu quả của quá trình điều trị ung thư phổi Phương pháp này được chỉ định cho hầu hết các trường hợp mắc ung thư phổi. Thông qua một chiếc camera siêu nhỏ được gắn ở đầu ống nội soi, bác sĩ có thể quan sát hình dạng và kích thước khối u. Đặc biệt, nội soi phế quản cũng cho phép sinh thiết khối u nếu cần thiết. Mô bệnh học có thể được lấy bằng sinh thiết khi nội soi phế quản với khối u trung tâm hoặc sinh thiết xuyên thành ngực với u khối ngoại vi để đưa đi xét nghiệm. Đây chính là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán chính xác ung thư phổi. Các chất chỉ điểm ung thư như định lượng CEA, Cyfa 21-1, NSE, SCC không chỉ giúp chẩn đoán ung thư phổi mà còn được dùng để theo dõi và đánh giá quá trình điều trị cho bệnh nhân. 3. Một số biện pháp giúp phòng ngừa ung thư phổi 3.1. Bỏ thuốc lá Thuốc lá là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư phổi. Do đó, để giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư phổi thì điều đầu tiên bạn có thể làm là tránh xa thuốc lá và khói thuốc lá. 3.2. Tập thể dục đều đặn Vận động cơ thể một cách thường xuyên và đều đặn với mức độ hợp lý là cách làm vô cùng hiệu quả để phòng ngừa ung thư phổi. Rất nhiều bệnh lý đều có thể được ngăn chặn nếu bạn tập thể dục thường xuyên 3.3. Ăn nhiều rau xanh, ăn nhiều hoa quả tươi Bổ sung đa dạng các loại rau xanh và hoa quả tươi sẽ giúp bạn ngăn chặn rất nhiều bệnh lý như ung thư, bệnh tim mạch, cao huyết áp,… 3.4. Hạn chế tiếp xúc với kim loại nặng và chất phóng xạ Hãy tránh xa kim loại nặng và chất phóng xạ, chúng có thể là tác nhân gây nên hàng loạt bệnh nguy hiểm. Nếu bắt buộc phải làm việc trong môi trường có chứa những chất này, bạn cần đảm bảo những biện pháp bảo hộ được áp dụng đầy đủ. 3.5. Khám và tầm soát ung thư phổi định kỳ Biện pháp cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng chính là hãy thường xuyên đi khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất có thể.;;;;;1. Các dấu hiệu điển hình ở ung thư phổi giai đoạn sớm Ung thư phổi ở giai đoạn sớm thường ít có các triệu chứng rõ ràng. Nhiều người bệnh có thể bị ho khan kéo dài, tức nặng ngực, khó thở khi gắng sức. Các triệu chứng này dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh đường hô hấp trên như viêm phế quản, viêm phổi...Do đó, ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu này thường gây nhầm lẫn khiến người bệnh có tâm lý chủ quan, rất khó phát hiện bệnh. Cách để phát hiện sự khác biệt là: Với các bệnh đường hô hấp thường gặp: Các triệu chứng như ho khan, tức ngực, khó thở thường không kéo dài, có thể hết khi điều trị bằng các thuốc phù hợp.Tuy nhiên với ung thư phổi: Tính chất của các triệu chứng này thường là kéo dài, tăng dần, liên tục, không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường. Ở giai đoạn muộn hơn, triệu chứng của ung thư phổi thường rõ ràng và điển hình hơn, bao gồm: 1.1 Các triệu chứng hô hấp. Ho tăng lên, có thể ho đờm lẫn máu. Khó thở: gặp ở giai đoạn muộn khi u to, chèn ép, bít tắc đường hô hấp.Khò khè, thở rít do u chèn ép phế quản lớn.1.2 Các triệu chứng do u xâm lấn và chèn ép. Khối u xâm lấn thành ngực gây đau ngực: vị trí điểm đau thường tương ứng với khối u. Ngoài ra người bệnh có thể gặp hội chứng tràn dịch màng phổi do u xâm lấn, di căn màng phổi.Khối u xâm lấn đến các thành phần trong trung thất gây nấc và khó thở, u chèn ép cơ hoành gây khàn tiếng do chèn ép dây thần kinh thanh quản quặt ngược, phù mặt và nửa thân trên. Hội chứng chèn ép tim cấp do tràn dịch màng tim, Nuốt nghẹn do khối u chèn ép thực quản.1.3 Triệu chứng do di căn xa. Ung thư phổi thường di căn đến các cơ quan như gan, não, xương, tuyến thượng thận, màng phổi. Ngoài ra, ung thư phổi có thể gây ra 5 hội chứng đặc trưng, gồm:Hội chứng Horner(tiếng anh: ho nờ): Đây là hội chứng khi ung thư phần đỉnh phổi ảnh hưởng tới thần kinh chi phối mắt và 1 phần mặt, gây các nhóm triệu chứng gồm: yếu, sụp mí mắt, co nhỏ mắt – đồng tử, giảm hoặc ngưng tiết mồ hôi ở 1 vùng mặt, đau nhức vai.Hội chứng tĩnh mạch chủ trên: Gây sưng phù vùng cổ, mặt, cánh tay hay trên ngực. Đau đầu, hoa mắt, rối loạn ý thức. Triệu chứng này ảnh hưởng tới não, tiến triển từ từ và có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.Hội chứng cận ung thư: Có những trường hợp ung thư phổi tạo những Hormone vào máu, làm ảnh đến các mô và cơ quan dù chưa di căn, đây được gọi là hội chứng cận ung thư.Hội chứng tiết ADH(voice tiếng anh:ây đi ết) không thích hợp: Tế bào ung thư sẽ tiết hormon ADH khiến thận giữ lại nước, làm giảm lượng muối trong máu và gây những triệu chứng đặc thù, gồm: Chán ăn, mệt mỏi, yếu cơ, chuột rút, nôn, buồn nôn, rối loạn, thao thức. Hội chứng này có thể dẫn đến hôn mê và tai biến.Hội chứng Cushing (voice tiếng anh: cớt sing): khiến bệnh nhân dễ bị tăng cân, yếu người, dễ bị bầm tím, thường ngủ li bì, hay quên, tăng huyết áp và đường máu. Dấu hiệu sớm và điển hình của ung thư phổi Tại Việt Nam ung thư phổi đứng thứ hai trong 10 loại ung thư thường gặp trên cả hai giới, chỉ sau ung thư gan. Năm 2020, Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong cho 23 797 người Việt, cũng trong năm vừa qua, Việt Nam ghi nhận 26.262 ca mắc mới ung thư phổi.Ung thư phổi là căn bệnh đáng lo ngại, nhưng nếu phát hiện sớm bạn có thể được bác sĩ đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả hơn rất nhiều.Mỗi người dân cần đi khám sàng lọc ung thư định kỳ 1 lần/năm. Khi khám sàng lọc, mọi bất thường về hô hấp và phổi đều được bác sĩ chuyên ngành hô hấp khám kỹ và đưa ra biện pháp điều trị.;;;;;Dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu thường không rõ ràng và mơ hồ, chẳng hạn như ho dai dẳng, khó thở, viêm phổi, viêm phế quản thường xuyên, đau ngực. Điều quan trọng là, khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, bạn nên tới bệnh viện kiểm tra. Nếu phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn đầu, cơ hội chữa khỏi bệnh là tốt nhất. Dưới đây là 4 dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu thường gặp nhất: 1. Đau lưng, vai, ngực hoặc cánh tay 50% số người bị ung thư phổi bị đau ngực hoặc đau vai ở thời điểm chẩn đoán, đặc biệt là cơn đau tăng lên khi ho và thở. Nguyên nhân là do khối u bấm vào dây thần kinh, dẫn đến đau ở vai, ngực, lưng, hoặc một cánh tay. Dấu hiệu này có thể xảy trước các dấu hiệu khác. 2. Ho dai dẳng Ho dai dẳng không khỏi có thể là do các nguyên nhân từ hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), trào ngược dạ dày và nguy hiểm hơn, đây cũng có thể là dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu. Ngoài ra, người bệnh có thể bị ho ra máu, đờm lẫn máu. Khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, chúng ta nên tới bệnh viện để kiểm tra và tìm ra nguyên nhân để điều trị thích hợp. 3. Khó thở Một dấu hiệu sớm thường gặp của ung thư phổi là khó thở khi thực hiện những việc mà trước đây bạn có thể thực hiện một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nhiều người lại nghĩ rằng điều này là do tuổi tác hay dư cân, sức khỏe yếu hơn gây ra, nên thường không chú ý. 4. Viêm phế quản và viêm phổi thường xuyên Nếu một khối u nằm gần một đường khí, nó có thể gây ra tắc nghẽn dẫn đến các bệnh nhiễm trùng. Nhiễm trùng lặp đi lặp lại có thể là do hút thuốc kéo dài hoặc một điều kiện như COPD, nhưng nó cũng có thể là một dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu. Khi gặp các dấu hiệu nghi ngờ là dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu ở trên, tốt nhất nên tới bệnh viện để khám, đặc biệt cần thiết đối với những người đã và đang hút thuốc lá, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi.;;;;;Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của y học hiện đại thì việc xét nghiệm ung thư phổi được thực hiện nhanh chóng với kết quả chính xác cao. Nhờ tầm soát phát hiện sớm bệnh sẽ làm tăng cơ hội chữa khỏi. 1. Triệu chứng ung thư phổi mờ nhạt ở giai đoạn đầu Ung thư phổi là ung thư phổ biến nhất và gây tử vong nhanh chóng bởi các triệu chứng bệnh thường mờ nhạt ở giai đoạn đầu. Khi phát hiện mắc bệnh thì ung thư phổi đã tới giai đoạn nặng. Tuy nhiên nếu ung thư được phát hiện sớm thì cơ hội chữa khỏi rất cao, có thể lên đến 90%. Ung thư phổi là ung thư phổ biến nhất và gây tử vong nhanh chóng Ở giai đoạn sớm, các triệu chứng ung thư phổi thường nghèo nàn hoặc không có triệu chứng. Khi bệnh phát triển, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng sau: Hiện nay ung thư phổi có tỉ lệ tử vong cao vì thường phát hiện muộn. Do đó, việc phát hiện sớm và xét nghiệm ung thư phổi có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp gia tăng cơ hội chữa khỏi. 2. Các triệu chứng ung thư phổi di căn Ung thư phổi thường lây lan đến gan, tuyến thượng thận, xương, và não. Khoảng 30% -40% người mắc ung thư phổi có một số triệu chứng hay dấu hiệu của bệnh di căn. – Triệu chứng ung thư phổi di căn xương bao gồm: đau xương, thường đau ở xương cột sống, xương đùi, xương chậu và xương sườn. – Ung thư phổi di căn trong gan có thể khiến người bệnh chán ăn, no nhanh, giảm cân không rõ lý do – Ung thư phổi di căn ở tuyến thượng thận thường không có triệu chứng. – Triệu chứng ung thư phổi di căn não: thị lực kém, yếu một bên cơ thể hoặc co giật. – Hội chứng cận ung thư cũng thường gặp ở giai đoạn di căn. 3. Phát hiện sớm bằng các xét nghiệm ung thư phổi Chụp X-quang phổi là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán sớm ung thư phổi Thông thường để chẩn đoán xác định bạn có mắc ung thư phổi hay không, bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm, kiểm tra cần thiết như: 4. Chẩn đoán giai đoạn bệnh ung thư phổi Căn cứ vào các kết quả thu được từ việc xét nghiệm ung thư phổi, các bác sĩ sẽ chẩn đoán được giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi người. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp. Thông thường, ung thư phổi được chia ra hai loại chính là ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ. Mỗi loại được chẩn đoán giai đoạn hoàn toàn khác nhau. Ung thư phổi thường lây lan đến gan, tuyến thượng thận, xương, và não. 5. Đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ, có 4 giai đoạn Hiện nay, xu hướng mắc bệnh ung thư phổi đang trẻ hóa, tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ trẻ tăng lên. Do đó việc tầm soát phát hiện sớm ung thư phổi đã được nhiều người chú trọng hơn. HỖ TRỢ Điều trị ung thư phổi Ở giai đoạn sớm của bệnh, người bệnh có cơ hội chữa khỏi bệnh bằng phương pháp phẫu thuật. Ở giai đoạn muộn, dù không thể chữa khỏi, nhưng nếu có phác đồ điều trị phù hợp, người bệnh vẫn có cơ hội kiểm soát bệnh lâu dài và sống khỏe mạnh. Phương pháp hỗ trợ điều trị chủ yếu đó là hóa trị, xạ trị, hỗ trợ điều trị trúng đích, vv… Tùy vào tình trạng, sức khỏe của người bệnh cũng như các điều kiện bệnh lý khác, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp nhất. Việc xét nghiệm ung thư phổi sẽ giúp chẩn đoán được giai đoạn bệnh cụ thể, giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả
question_397
Bệnh rối loạn tiêu hóa ở người lớn
doc_397
Trả lời: Rối loạn tiêu hóa ở người lớn là hiện tượng không bình thường diễn ra ở đường tiêu hóa (từ miệng đến hậu môn). Rối loạn tiêu hóa có thể là bệnh lý hoặc không phải bệnh lý. Nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn tiêu hóa ở người lớn là nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài. Nguyên nhân bên trong có thể hiểu là do chính hệ tiêu hóa của chúng ta có vấn đề, sức đề kháng của cơ thể kém hay tiền sử bệnh trước đó bị đại tràng, dạ dày nhưng chữa chưa dứt điểm. Rối loạn tiêu hóa là một trong những chứng bệnh thường mắc phải ở người lớn đặc biệt trong mùa hè Nguyên nhân bên ngoài do ăn uống không đảm bảo vệ an toàn thực phẩm, ăn những thức ăn ôi thiu hoặc chế biến lại nhiều lần, hoặc ăn những đồ ăn chưa chín như gỏi, thay đổi thói quen ăn uống cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa ở người lớn. Rối loạn tiêu hóa kéo dài không những gây phiền toái cho người mắc phải mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Cách tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên môn để có những lời khuyên hữu ích nhất.
doc_57442;;;;;doc_16466;;;;;doc_31466;;;;;doc_10473;;;;;doc_20751
Đây là bệnh lý tiêu hóa phổ biến. Rối loạn tiêu hóa chính là sự mất cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột. Tỷ lệ vàng trong cân bằng các vi khuẩn có lợi và có hại (85% lợi khuẩn – 15% vi khuẩn gây hại) bị phá vỡ, dẫn đến tình trạng loạn khuẩn ở đường ruột. Mặc dù đây không phải bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng nhưng tình trạng này nếu kéo dài có thể gây ra những khó chịu, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. 2. Triệu chứng của rối loạn tiêu hóa Bệnh lý này có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như sau: – Đau bụng, thay đổi vấn đề đại tiện, đại tiện không ổn định. – Người bệnh thường xuyên bị ợ hơi, đầy bụng. – Dễ mắc các bệnh về dạ dày. Điều chỉnh chế độ ăn uống là một cách chữa rối loạn tiêu hóa ở người lớn 3. Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở người lớn +Thay đổi cách thức ăn uống: Thức ăn, nước uống không gây ra rối loạn tiêu hóa nếu bảo đảm vệ sinh, tuy nhiên cũng có loại thức ăn đồ uống có thể làm “bệnh” trở nên trầm trọng hơn. +Hạn chế các thức ăn dễ gây đầy bụng, khó tiêu như: Hành tây, tỏi, đậu, cần tây, bắp cải, mận, chuối, nho khô, rau húng quế v.v… +Tránh dùng quá nhiều cà phê hay sữa, hạn chế thức ăn, nước uống chứa quá nhiều sorbitol (loại đường dùng trong các sản phẩm nước ngọt ăn kiêng), kẹo cao su hoặc quá nhiều đường fructose (như trong mật ong và một số trái cây). +Nên ăn nhiều rau, uống nhiều nước lọc, nhất là với bệnh nhân dễ bị táo bón. + Vận động thân thể đều đặn: Chơi thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, tiêu hao năng lượng và kích thích cảm giác đói. Từ đó giúp củng cốhệ tiêu hóa tốt hơn. Đây là cách chữa rối loạn tiêu hóa ở người lớn khá hiệu quả. + Tránh thức khuya: Thói quen xấu này sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Thức khuya thường kéo theo dậy muộn khiến giờ giấc ăn uống không đúng khoa học, có hại cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, đi ngủ sớm là cách chữa rối loạn tiêu hóa ở người lớn rất cần thiết. Nên đến khám bác sĩ sớm để có cách chữa rối loạn tiêu hóa ở người lớn hiệu quả. +Men vi sinh được xem là cách chữa rối loạn tiêu hóa ở người lớn cho tác dụng nhanh nhất. Men vi sinh giúp cung cấp đủ số lượng vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp diệt trừ vi khuẩn có hại. Men vi sinh cũng khiến thức ăn tiêu hóa dễ hơn, không ứ đọng ở dạ dày và vận chuyển các chất tới cơ quan khác hiệu quả. Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng men, đặc biệt cần dùng theo đơn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn. + Chữa đầy bụng: Dùng lá khổ sâm tươi và muối ăn: Nhai lá khổ sâm với muối thật kỹ, rồi nuốt cả nước lẫn lá. + Chữa đầy hơi, chướng bụng do rối loạn tiêu hóa: Dùng tỏi, bồ kết, một chút xà phòng. Tỏi nướng giã nát đắp vào rốn, bồ kết đốt tồn tính, trộn với xà phòng, nhét vào hậu môn, ngày làm 1-2 lần. + Chữa tiêu chảy, kiết lỵ: Dùng lá khổ sâm, nụ sim, búp ổi. Các loại lá sao vàng, tán thành bột, trộn đều, uống ngày 2 lần. Trên đây là các cách chữa rối loạn tiêu hóa ở người lớn để bạn đọc tham khảo. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là đến khám bác sĩ sớm khi có biểu hiện rối loạn tiêu hóa. XEM THÊM: Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa Triệu chứng thường gặp khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa Cách chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu;;;;;(Đình Thiện, 60 tuổi, Thanh Hóa) Trả lời: Bệnh rối loạn tiêu hóa ở người già Đối với những người cao tuổi, sức đề kháng yếu nên rất dễ gặp phải các bệnh tiêu hóa và bệnh rối loạn tiêu hóa là một trong những chứng bệnh dễ gặp nhất. Sở dĩ bác có cảm giác ăn không ngon hay không thấy đói là do sự suy thoái dần dần của hệ tiêu hóa và sự giảm đáng kể bài tiết dịch vị. Ở người cao tuổi, cơ của hệ tiêu hóa suy giảm chức năng và men tiêu hóa của hệ đường ruột cũng bị suy giảm, đi ngoài phân không thành khuôn. Ngoài ra, cũng có thể do mắc phải chứng bệnh sa dạ dày, do các cơ thành dạ dày bị yếu dần đi, khiến cho bác có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, ăn không tiêu, rối loạn giấc ngủ. Bệnh rối loạn tiêu hóa ở người già cần được chú ý theo dõi và điều trị sớm Để có thể phòng tránh tốt nhất là có một chế độ ăn hợp lý kết hợp với vận động cơ thể và có đời sống tinh thần thoải mái. Các bữa ăn nên chế biến các loại thực phẩm như rau quả hợp khẩu vị và được thay đổi thường xuyên tránh tình trạng chán ăn ở người già. Bên cạnh đó, vận động cơ thể nhẹ nhàng với những động tác như xoa bóp vùng bụng, xoa bóp cơ bắp hoặc đi bộ sẽ giúp mang lại lợi ích cho việc phòng tránh các bệnh tiêu hóa. Ngoài ra, các hoạt động tinh thần như đọc báo, xem vô tuyến, .. cũng nên đẩy mạnh để có đời sống tinh thần phong phú hơn. Nếu bác còn bất cứu thắc mắc cũng như Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội XEM THÊM: Bệnh án rối loạn tiêu hóa Chế độ ăn cho người bị rối loạn tiêu hóa Chế độ ăn cho bé bị rối loạn tiêu hóa;;;;; Rối loạn tiêu hóa rất thường gặp ở trẻ em. Dùng nhiều thuốc kháng sinh Cho trẻ dùng nhiều thuốc kháng sinh là một trong các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ do hệ miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn chỉnh, kháng sinh khi đi vào cơ thể không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà cả vi khuẩn có lợi gây nên những triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đi ngoài phân sống, tiêu chảy, táo bón… Nếu kéo dài có thể gây bệnh viêm đại tràng mãn tính, rối loạn tiêu hóa, dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch ở trẻ. Do đó khi cần dùng thuốc cho trẻ nên có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Không giữ vệ sinh trong sinh hoạt Trong môi trường xung quanh có rất nhiều loại vi khẩn có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Do đó cần chú ý khi trẻ chơi đồ chơi, tiếp xúc với thú vật, đồ dùng bám vi khuẩn, rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn… để phòng tránh rối loạn tiêu hóa hiệu quả. Cần đảm bảo vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt để tránh vi khuẩn gây rối loạn tiêu hóa Chế độ dinh dưỡng không hợp lý Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ nhỏ đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật và tạo nền tảng cho trẻ phát triển toàn diện. Tuy nhiên, nếu không chú trọng trong vấn đề ăn uống, thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn, thành phần thức ăn không phù hợp với lứa tuổi của trẻ, ăn uống không đúng giờ đúng bữa, ăn vặt quá nhiều… thì sẽ rất dễ gây nên rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Đặc biệt là những trường hợp ngộ độc thức ăn cần phải đến bệnh viện để được điều trị kịp thời. Ăn uống hợp lý là một trong các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Trạng thái tâm lý không tốt Những nguyên nhân về trạng thái tâm lý tiêu cực như lo lắng, căng thẳng kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng đến người trưởng thành mà cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Do đó các bậc phụ huynh cần chú ý tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh tạo áp lực từ học hành để giúp phòng ngừa chứng rối loạn tiêu hóa, giúp trẻ hấp thu dưỡng chất tốt hơn và phát triển toàn diện hơn. Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu gây nên rối loạn tiêu hóa ở trẻ, qua đó các bậc cha mệ cần có những biện pháp để chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa cho bé cẩn thận để tránh bị rối loạn tiêu hóa gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt. Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội XEM THÊM: Rối loạn tiêu hóa – chứng bệnh không chừa một ai Rối loạn tiêu hóa Bệnh rối loạn tiêu hóa ở người già;;;;;Thanh Trà – Hà Nội Rối loạn tiêu hóa là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, bệnh dễ trở thành mạn tính nếu không được chữa trị kịp thời. Với những biểu hiện như chị đã nêu rất có thể chị đã bị rối loạn tiêu hóa mạn tính. Rối loạn tiêu hóa mạn tính tạo ra nhiều khó chịu làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Với trường hợp của chị, nếu thường xuyên bị tiêu chảy sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng mất nước khiến cơ thể gầy ốm, mệt mỏi. Trong trường hợp này, người bệnh nên tích cực quan tâm đến chế độ ăn uống và dinh dưỡng của mình. Chị nên chia bữa ăn thành 6 bữa nhỏ và giảm số lượng thực phẩm ở mỗi bữa ăn (tránh ăn quá no. quá nhiều trong một bữa). Đặc biệt chú ý tới thành phần của các loại thực phẩm sẽ dung nạp vào cơ thể: Không ăn quá béo, ngọt, cay hay thịnh soạn; Nên ăn loãng, nhiều nước; Loại bỏ cả những loại rau có chất xơ, là chất giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa thức ăn ở ruột; Thực hiện ăn chín, uống sôi; không nên ăn rau sống và các loại trái cây không gọt vỏ; Tránh ngũ cốc lức và các hạt có dầu như: hạt óc chó, hạt dẻ… Người bệnh nên đi khám bác sỹ chuyên khoa để có những tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhất (ảnh minh họa);;;;;Thu Hằng – Hà Nội 1. Trả lời Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng gây ra bởi sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa, dẫn đến đau bụng và thay đổi đại tiện. Đây là hội chứng thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ do ăn uống thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc ăn những đồ ăn lạ mà dạ dày không thể dung nạp được… Rối loạn tiêu hóa là tình trạng thường gặp ở trẻ em Rối loạn tiêu hóa là tình trạng thường gặp ở trẻ em Người bị rối loạn tiêu hóa thường gặp các biểu hiện lâm sàng như: đau bụng; đầy hơi; đi ngoài; táo bón…Trong một vài trường hợp, rối loạn tiêu hóa có thể kèm theo sốt. Điều này khiến người bệnh càng cảm thấy mệt mỏi cộng với mất nước do đi ngoài phân lỏng sẽ khiến cơ thể người bệnh trở nên xanh xao, gầy yếu. 3. Lưu ý Mặc dù, sốt không phải triệu chứng đặc hiệu của rối loạn tiêu hóa nhưng nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt, chúng ta cần đưa trẻ tới bệnh viện để được các bác sỹ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhất. Nên đưa trẻ đi khám bác sỹ chuyên khoa để biết rõ về tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp nhất. Nên đưa trẻ đi khám bác sỹ chuyên khoa để biết rõ về tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp nhất.
question_398
Đau bao tử liên tục: Xử lý nhanh đúng cách
doc_398
Đau bao tử (đau dạ dày) là tình trạng phổ biến gặp phải ở rất nhiều người. Đau bao tử tưởng chừng là bệnh lý đơn giản nhưng có thể tái đi tái lại gây ra đau liên tục kéo liên tục nhiều tháng hoặc thậm chí là nhiều năm. Đau bao tử liên đến từ nhiều nguyên nhân và ở những cấp độ đau khác nhau nhưng đều sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe của người bệnh cũng như cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Đau bao tử ở mức độ nhẹ thoáng qua thì có thể xử lý ngay bằng các mẹo đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, với những cơn đau mạn tính, đau quặn từng cơn dữ dội thì cần đặc biệt lưu ý. Các trường hợp này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như hẹp môn vị, xuất huyết tiêu hóa và nhiều nguy cơ bệnh lý khác. Cơn đau dạ dày thường xuyên xảy ra gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. 2. Những mẹo xử lý giảm đau dạ dày Khi bị đau dạ dày liên tục, bạn có thể áp dụng nhanh những mẹo sau đây sẽ phần nào cải thiện cơn đau và giúp bạn thoải mái hơn. 2.1. Xoa bóp bụng Xoa bóp bụng là một liệu pháp vật lý trị liệu sử dụng lực bàn tay tác động trực tiếp vào vùng bụng bị đau. Bạn có thể thực hiện các động tác đơn giản tại nhà. Lưu ý cần thực hiện đúng cách mới mang hiệu quả xoa dịu và giảm cơn co thắt dạ dày. – Bước 1: Đầu tiên xoa nóng 2 lòng bàn tay, hãy dùng thêm vài giọt dầu nóng. – Bước 2: Áp tay vào bụng, xoa từ từ và đều từ trái sang phải và từ trên xuống dưới. Lưu ý, bạn chỉ nên xoa bóp bụng sau ăn khoảng 1 giờ. Không xoa ngày sau khi ăn vì sẽ khiến dạ dày đau hơn. Mỗi lần thực hiện xoa bụng nên giới hạn từ 10-15 phút là đủ. 2.2. Áp dụng liệu pháp hít thở đều Căng thẳng kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày. Phương pháp hít thở đều sẽ rất hữu hiệu trong việc cải thiện các cơn đau bao tử đến từ nguyên nhân này. Điều này có tác dụng thư giãn cho hệ thần kinh, thoải mái tâm trạng và giúp bạn bình tĩnh hơn. Ngoài ra, việc hít thở sâu và đều còn giúp giảm tiết lượng dịch vị ở dạ dày, giảm co bóp và giải phóng ra Endorphins – một loại chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm xúc tích cực và giúp giảm đau hiệu quả theo cách rất tự nhiên. Khi hít thở đều cũng giúp sự tuần hoàn của máu tới dạ dày lưu thông và cải thiện đáng kể. 2.3. Chườm ấm giúp giảm đau bao tử liên tục Phương pháp này sẽ cho hiệu quả với những ca đau dạ dày mức độ nhẹ, cơn đau âm. Biện pháp này đơn giản nên được ứng dụng khá rộng rãi và cũng đã được y học cổ truyền công nhận về hiệu quả của nó. Cụ thể, khi thực hiện chườm ấm vùng bụng sẽ giúp các mạch máu khu vực thượng vị giãn ra, nhờ đó giảm tình trạng co bóp và cơn đau bao từ nhờ vậy cũng thuyên giảm theo. Hướng dẫn các bước chườm ấm đơn giản như sau: – Cho đủ lượng nước ấm vào túi chườm, nhiệt độ thích hợp từ 50-60 độ C; – Sau đó nhẹ nhàng đặt túi chườm lên đúng vùng thượng vị. Chườm liên tục trong 10 – 20 phút cho đến khi túi chườm nguội dần; – Trong quá trình chườm ấm, bạn nên kết hợp với việc hít thở sâu và đều sẽ giúp cơn đau bao tử giảm dần nhanh chóng hơn. Chườm ấm giúp giảm đau dạ dày nhanh chóng và thư giãn cơ thể. 2.4. Lựa chọn nhóm thực phẩm có lợi cho dạ dày Chế độ ăn đóng vai trò quyết định trong việc cải thiện các vấn đề tiêu hóa nhất là ở dạ dày. Bạn nên chọn những thực phẩm tốt cho dạ dày như: hoa quả tươi (chuối, táo, thanh long,…), các loại rau xanh, bạc hà, gừng, nghệ và mật ong, nước dừa,… Bên cạnh đó, hình thành các thói quen ăn uống tốt cũng có lợi với bệnh dạ dày như ăn đồ ăn chín kỹ và mềm, ăn đúng giờ đủ bữa, nên chia nhỏ bữa ăn, không ăn đồ chua cay, không ăn quá no và cũng không để bụng quá đói,…. 2.5. Không nằm sẽ giúp giảm đau bao tử liên tục Nhiều người có thói quen sẽ nằm nghỉ khi bị đau dạ dày. Tuy nhiên đây lại không phải hành động được khuyến khích. Bởi vì khi nằm, axit trong dạ dày sẽ dễ di chuyển ngược lên gây nên chứng ợ chua. Vì vậy, nếu đang đau bụng bạn nên cố gắng ngồi nghỉ thay vì nằm, nếu muốn nằm thì nên đi ngủ trong ít nhất vài tiếng cho đến khi cơn đau dạ dày kết thúc. 2.6. Sử dụng thuốc tây y Việc sử dụng thuốc tây y được lựa chọn khi cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc giảm không đáng kể khi thực hiện các phương phác bên trên. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cũng cần đặc biệt lưu ý vì nhiều loại thuốc giảm đau sẽ có các tác dụng phụ không mong muốn như cảm giác chướng bụng, đầy hơi, ợ chua,… Người bệnh đau dạ dày không nên lạm dụng sử dụng thuốc giảm đau, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng đúng đơn thuốc phù hợp. Cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ trong sử dụng thuốc tây khi bị đau dạ dày. 3. Khi nào người bệnh đau dạ dày cần chủ động thăm khám bác sĩ Những cách chữa đau dạ dày được giới thiệu bên trên thường chỉ có kết quả với những trường hợp đau mức độ nhẹ và vừa. Trong các trường hợp ở mức độ nặng hơn, người bệnh có những biểu hiện dưới đây thì bạn cần chủ động thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt để được hướng dẫn xử lý đúng cách, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm. – Cơn đau đột ngột, dữ dội – Đổ mồ hôi – Khó thở, tức ngực – Nôn ra máu hoặc trong dịch chất nôn có màu nâu đen – Nôn ói kèm tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày – Phân đen, có thể có dính máu – Khó đi tiêu, đi tiểu – Chán ăn hoặc bị sút cân nhanh không theo chủ đích – Vàng da Đau bao tử liên tục sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong các trường hợp cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm, mỗi người cần chủ động thăm khám chuyên khoa để được chỉ định phác đồ điều trị toàn diện nhằm dứt điểm đau dạ dày.
doc_7832;;;;;doc_55494;;;;;doc_62036;;;;;doc_53074;;;;;doc_16661
Đau bao tử hay còn gọi là bệnh đau dạ dày. Đây là bệnh lý thường gặp ở đường tiêu hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Dưới đây là một vài mẹo trị đau bao tử tại nhà nhanh chóng được nhiều người truyền tai nhau sử dụng để cải thiện tình trạng bệnh. Trị đau bao tử nhanh chóng với gừng Đây được coi là vị thuốc hay cho những người thường xuyên có vấn đề ở hệ tiêu hóa, đặc biệt là đau bao tử. Gừng được coi là một loại thảo dược có công dụng giảm đau bao tử Gừng có nhiều hợp chất tiêu viêm, chống khuẩn và có tính oxy hóa cao nên có công dụng giúp vết thương mau bình phục hơn. Để trị đau bao tử nhanh chóng, bạn có thể nhai hoặc ngậm 1 lát gừng mỏng hoặc uống trà gừng hàng ngày. Thường xuyên sử dụng gừng trong các bữa ăn cũng góp phần cải thiện tình trạng đau bao tử. Khoai tây cũng giúp chữa đau bao tử Để trị đau bao tử tại nhà bằng khoai tây, bạn nên chọn những củ khoai tươi, không mọc mầm, sau đó gọt sạch vỏ, thái mỏng và giã nát, vắt lấy nước cốt. Đun sôi nước cốt khoai tây và uống 3 lần/ ngày. Nên áp dụng biện pháp này trong thời gian dài sẽ giúp trị đau bao tử nhanh chóng. Làm ấm bụng Đây là mẹo trị đau bao tử tại nhà đơn giản nhất. Bạn chỉ cần lấy chai nước ấm và lăn nhẹ lên vùng bụng bị đau. Khi bụng ấm có thể kết hợp xoa bụng theo chiều kim đồng hồ. Khi bị đau bao tử bạn có thể sử dụng túi chườm ấm Bạn cũng có thể rang muối nóng, bọc vào vải sạch và chườm lên vùng bụng bị đau. Hơi nóng của muối sẽ làm dịu cơn đau bao tử, đồng thời giảm đau nhanh chóng. Dùng nước muối pha loãng Khi các cơn đau bao tử xuất hiện, bạn có pha chút muối với nước ấm, sau đó uống từng ngụm nhỏ. Bạn có thể uống nước muối pha loãng nhiều lần trong ngày để làm sạch đường ruột và giảm các cơn đau bao tử đang quấy rầy. Uống trà hoa cúc Sử dụng trà hoa cúc cũng là một mẹo trị đau bao tử tại nhà nhanh chóng. Đơn giản bạn chỉ cần thêm lát chanh khi uống trà hoa cúc và uống làm nhiều lần trong ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh. Đau bao tử kéo dài lâu ngày sẽ khiến bạn mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì thế ngoài áp dụng các mẹo trị đau bao tử vừa nêu trên, bạn cũng cần đi khám để có biện pháp điều trị nhanh chóng và triệt để hơn. Người bệnh nên đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe và đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp Bên cạnh đó, cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày để bệnh không tái lại, gây ảnh hưởng tới sức khỏe. XEM THÊM: Mẹo chữa đau thượng vị dạ dày Đối phó với bệnh đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối;;;;;Đau bao tử cấp tính là vấn đề tiêu hóa phổ biến xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường xuất hiện đột ngột, gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống. Biết cách xử lý cơn đau hiệu quả giúp bạn giảm thiểu những mệt mỏi do bệnh lý này gây nên. 1. Điển hình của bệnh đau bao tử 1.1 Đau bụng vùng thượng vị – dấu hiệu đặc trưng của bệnh đau bao tử cấp tính Cơn đau vùng thượng vị (phần phía trên rốn đến dưới xương ức) là biểu hiện đầu tiên của bệnh đau bao tử. Đau thường diễn ra sau khi người bệnh ăn no, lúc này thức ăn tác động đến vùng niêm mạc bị viêm gây đau dữ dội. Một số trường hợp khác, người bệnh cảm thấy đau khi đói, lúc rạng sáng hoặc nửa đêm. Đau cũng có thể âm ỉ, bỏng rát sau đó chuyển quặn thắt từng cơn. Đôi khi người bệnh có cảm giác đau lan lên ngực hoặc xuyên qua sau lưng… Đau thượng vị thường là dấu hiệu đầu tiên người bệnh cảm nhận được khi bị cơn đau bao tử cấp tính. 1.2 Đau bao tử cấp tính gây buồn nôn, nôn ói Người bệnh buồn nôn, nôn ói sau ăn là dấu hiệu đáng chú ý bên cạnh các cơn đau vùng thượng vị. Sau khi nôn ra hết thức ăn, bệnh nhân có thể cảm thấy cơn đau bụng thuyên giảm. Tuy nhiên, đau cũng sẽ quay trở lại nhanh chóng. Triệu chứng này cũng có thể đi kèm các rối loạn tiêu hoá khác bao gồm: chướng bụng, đầy hơi, ợ chua, ợ nóng, đi ngoài phân nước và chán ăn. Nếu tình trạng nôn diễn ra nhiều lần trong ngày, người bệnh có thể bị mất nước và điện giải khiên cơ thể mệt mỏi, gầy sút. 1.3 Xuất huyết dạ dày Xuất huyết tiêu hoá trong thời gian dài không được can thiệp có thể gây ra các triệu chứng khác ngoài tiêu hoá như: chóng mặt, tụt huyết áp, xanh xao… – Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP): là tác nhân hàng đầu gây tổn thương viêm loét tại dạ dày. Loại vi khuẩn này có khả năng tồn tại và phát triển trong môi trường axit dạ dày, đồng thời tiết ra các chất độc gây tổn thương lớp niêm mạc, dẫn đến các cơn đau bao tử cấp tính. – Uống rượu bia quá độ trong thời gian dài. – Sử dụng các thuốc giảm đau, kháng viêm NSAID kéo dài, đặc biệt là các thuốc điều trị xương khớp. – Ăn uống thiếu khoa học và sinh hoạt không điều độ. – Bị căng thẳng thần kinh thường xuyên. – Ngộ độc thực phẩm cũng là một nguyên nhân phổ biến gây đau bao tử cấp tính ở người bệnh. Hầu hết các đợt đau bao tử cấp tính có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh thường bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng khó chịu làm giảm chất lượng cuộc sống. Dưới đây là các biện pháp giúp người bệnh hạn chế những mệt mỏi do căn bệnh đau bao tử gây ra. 3.1 Điều trị nội khoa tình trạng đau bao tử cấp Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc có tác dụng thuyên giảm các triệu chứng đau dạ dày như: thuốc kháng axit, thuốc giảm tiết axit, thuốc bơm proton, thuốc tạo màng bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc diệt vi khuẩn HP (nếu nguyên nhân được xác định là vi khuẩn HP)… Sử dụng thuốc giúp giảm nhanh các triệu chứng đau dạ dày cấp. 3.2 Kết hợp sử dụng các thực phẩm giúp thuyên giảm triệu chứng – Nghệ và mật ong: Là bài thuốc nổi tiếng giúp hỗ trợ điều trị viêm dạ dày. Riêng với bột nghệ đen còn có công dụng kích thích tiêu hóa và giảm tiết dịch vị. Người bệnh có thể sử dụng bằng cách phê tinh bột nghệ với nước ấm theo tỷ lệ 100ml nước – 10g tinh bột – 2 thìa mật ong và uống trước bữa cơm. – Nha đam: không chỉ là thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin có lợi cho sức khỏe mà tính kiềm trong nha đam còn có khả năng trung hòa axit, giảm viêm và làm lành các vết loét. Cách sử dụng nha đam giảm đau bao tử đơn giản nhất là ép lấy nước nguyên chất và uống 2-3 lần trong ngày. Một số thực phẩm từ thiên nhiên khác cũng được đề cập đến khả năng chữa đau dạ dày, tuy nhiên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh làm tăng nặng tình trạng bệnh. 3.3 Điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt Trong điều trị đau bao tử cấp tính, xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt điều độ có ý nghĩa quan trọng giúp thuyên giảm các triệu chứng và ngăn chúng quay trở lại. Một số lưu ý người bệnh có thể cần biết như: – Hạn chế tối đa các món chiên rán, nhiều gia vị, thực phẩm đóng hộp, đồng thời tăng cường bổ sung các thực phẩm thân thiện với dạ dày như ngũ cốc, bánh mì, rau củ quả tươi, sữa chua,… – Không sử dụng thuốc lá, bia rượu, cafe đậm đặc. – Chia các bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ, tuyệt đối không bỏ bữa, không nằm ngay sau khi ăn. – Giữ cho tinh thần thoải mái, tránh những căng thẳng thần kinh không đáng có. – Ngủ đủ giấc và không thức khuya sau 11h. – Không sử dụng các loại thuốc như aspirin hay NSAIDs hoặc tham khảo bác sĩ các loại thuốc thay thế. – Tăng cường vận động, luyện tập thể dục thể thao để hỗ trợ tiêu hóa và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Yoga được chứng minh có hiệu quả hạn chế sự xuất hiện các cơn đau dạ dày. Đau bao tử cấp tính không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng có thể gây nhiều phiền toái đối với cuộc sống của người bệnh. Nắm được hướng xử lý bệnh nhanh chóng giúp người bệnh đảm bảo chất lượng cuộc sống.;;;;;Đau bao tử là một trong những triệu chứng rất phổ biến trong đời sống hàng ngày của con người. Đau bao tử có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn, khiến bạn không thể tập trung vào công việc và hoạt động hàng ngày. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về đau bao tử, từ nguyên nhân, triệu chứng đến cách điều trị để giúp bạn có thể tự tin hơn trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân. 1. Nguyên nhân gây đau bao tử Sau đây là thêm một số nguyên nhân dẫn đến đau bao tử: – Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP): Vi khuẩn này được cho là nguyên nhân chính dẫn đến loét dạ dày và viêm dạ dày. Vi khuẩn HP có thể gây ra đau bao tử, đặc biệt là sau khi ăn. – Hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể là một nguyên nhân gây đau bao tử. Thuốc lá làm giảm lượng máu và oxy cung cấp cho niêm mạc dạ dày, làm giảm khả năng tự phục hồi và tăng nguy cơ bị loét dạ dày. – Sử dụng chất kích thích: Sử dụng các chất kích thích như rượu, cafein, thuốc lắc, ma túy cũng có thể dẫn đến bệnh. – Chế độ ăn uống không lành mạnh: Chế độ ăn uống không lành mạnh, chứa quá nhiều thực phẩm có đường, chất béo, gia vị hoặc đồ ăn nhanh có thể làm tăng nguy cơ bị đau tại bao tử. – Stress: Stress và căng thẳng cũng là một nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh lý này. Stress có thể ảnh hưởng đến các chức năng tiêu hóa và gây ra sự mất cân bằng trong dạ dày. Đau bao tử cần được chữa trị kịp thời 2. Vị trí đau bao tử – Vùng thượng vị: Đây là vị trí ở phía trên của bao tử, gần với cổ họng và thường bao gồm phần bụng dưới xương ức và trên rốn. Khi bị đau ở vị trí này, người bệnh thường cảm thấy đau và khó chịu ở vùng ngực và họng, thường bị đau khi ăn uống hoặc nằm ngửa. – Vùng bụng giữa: Vị trí này nằm ở phía trung tâm của bao tử, giữa vùng thượng vị và vị trí check trái. Người bệnh thường cảm thấy đau và khó chịu ở vùng bụng giữa, có thể khiến họ mất đi sự thoải mái và cảm giác ngộp thở. – Vị trí check trái: Đây là vị trí ở phía trái của bao tử, thường nằm ở vùng dạ dày trên bên trái. Khi bị đau ở vị trí này, người bệnh thường cảm thấy đau và khó chịu ở vùng bụng trên bên trái và thường kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, chướng bụng, hay khó tiêu. Tuy nhiên, bệnh có thể lan rộng đến các vùng khác của cơ thể và gây ra các triệu chứng khác nhau. Việc xác định vị trí chính xác và các triệu chứng kèm theo là rất quan trọng để đưa ra chẩn đoán và điều trị đúng cách. 3. Dấu hiệu của đau bao tử – Đau thắt ngực: Đau thắt ngực là triệu chứng thường gặp nhất. Đau thường bắt đầu từ vùng bụng trên và có thể lan ra khắp vùng ngực. – Đau dữ dội sau bữa ăn: thường xảy ra sau khi ăn hoặc trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 giờ sau khi ăn. – Đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi: Đây là triệu chứng thường gặp khi bị đau bao tử. Bạn có thể cảm thấy nặng bụng hoặc bị chướng khi ăn. – Buồn nôn và nôn mửa: đặc biệt sau khi ăn. – Khó thở và đau ngực: gây ra khó thở và đau ngực, đặc biệt khi bạn nằm ngửa. Đau bao tử gây buồn nôn và nôn mửa 4. Chẩn đoán đau bao tử 4.1. Nội soi dạ dày Phương pháp này sử dụng một ống nội soi để xem bên trong dạ dày và bao tử của bệnh nhân. Bác sĩ có thể thu thập một mẫu mô để kiểm tra bất thường hoặc viêm loét và loại trừ các bệnh lý khác có thể gây ra triệu chứng tương tự. 4.2. Xét nghiệm nhiễm khuẩn HP – Xét nghiệm khí thở: Phương pháp này sử dụng một thiết bị đo khí để đo lượng khí CO2 và/hoặc khí metan trong hơi thở của bệnh nhân sau khi uống một chất có chứa ure. Nếu nồng độ khí CO2 tăng cao, đó là dấu hiệu của vi khuẩn HP trong dạ dày. – Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể được sử dụng để xác định có sự hiện diện của kháng thể IgG chống lại vi khuẩn HP trong máu của bệnh nhân. Tuy nhiên, xét nghiệm máu không phải là phương pháp tốt nhất để xác định có nhiễm khuẩn HP hay không, vì nó chỉ cho kết quả đúng xác suất khoảng 80-90%. – Xét nghiệm phân: Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật tách khuẩn để phát hiện vi khuẩn HP trong mẫu phân của bệnh nhân. Phương pháp này đáng tin cậy và đáng tin cậy, nhưng nó có thể yêu cầu nhiều mẫu phân để đạt được độ chính xác cao. 5. Cách điều trị đau bao tử Đau bao tử có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có hai phương pháp chính đó là điều trị đau tại bao tử bằng nội khoa và phẫu thuật. 5.1. Điều trị đau bao tử bằng nội khoa – Nếu viêm loét bao tử do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) gây ra, điều trị bằng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn HP là phương pháp điều trị hiệu quả nhất và được khuyến cáo trên toàn thế giới. – Phác đồ điều trị thường bao gồm sự kết hợp của 2 loại kháng sinh và một loại ức chế bơm proton (PPI) để giảm độ axit trong dạ dày và giúp thuốc kháng sinh có thể hoạt động tốt hơn. Thời gian điều trị thường kéo dài từ 7 đến 14 ngày, tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh. – Ngoài ra, còn có một số phương pháp điều trị khác như sử dụng kháng sinh kéo dài, sử dụng các loại thuốc khác nhưng đều phải được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn sử dụng đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất. 5.2. Điều trị đau bao tử bằng phẫu thuật Phẫu thuật thường được sử dụng khi các phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc trong trường hợp bệnh nặng. – Phẫu thuật cắt bỏ bộ phận bao tử: Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ bộ phận bao tử gây đau. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra nhiều biến chứng và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, do đó phẫu thuật chỉ được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. – Phẫu thuật thắt lại hoặc mở rộng vòm miệng bao tử: Trong trường hợp dạ dày và bao tử của bạn bị giãn nở quá mức, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật thắt lại hoặc mở rộng vòm miệng bao tử để giảm đau và các triệu chứng khác. – Phẫu thuật cấy ghép bao tử: Nếu bệnh nặng, bệnh nhân có thể cần phải cấy ghép bao tử để thay thế bộ phận bị hỏng hoặc bị bỏ đi trong quá trình phẫu thuật. Điều trị đau bao tử bằng phương pháp phẫu thuật Tuy nhiên, phẫu thuật luôn có những rủi ro và tác dụng phụ, nên trước khi quyết định sử dụng phương pháp này, bạn nên thảo luận với bác sĩ để hiểu rõ về tình trạng bệnh và phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn. 6. Kết luận Đau bao tử là một vấn đề khá phổ biến. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách phòng tránh và điều trị đúng cách, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ bị đau bao tử. Hãy;;;;;Đau bao tử là bệnh lý phổ biến nhất liên quan đến đường tiêu hóa. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và đời sống của người bệnh. Điều trị đau bao tử ngay khi phát hiện các triệu chứng sẽ giúp bạn kiểm soát tốt căn bệnh “phiền toái” này. Đau bao tử (hay đau dạ dày) là tình trạng bệnh xảy ra do lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn đến viêm loét. Các cơn đau có thể xuất hiện khi đói, khi no hoặc về đêm khiến người bệnh luôn trong tình trạng trạng cảm thấy ấm ách, tức bụng. Các vị trí đau bao tử cảnh báo dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau Đau dạ dày thường là đau tại vùng thượng vị chính giữa bụng, có khi đau lệch sang bên trái hoặc bên phải, cũng có thể đau lan ra sau lưng. Cụ thể: Đau vùng thượng vị: là đau phần phía trên của ổ bụng, khu vực nằm giữa xương ức và rốn. Các cơn đau thường âm ỉ, căng tức khiến người bệnh khó chịu. Đau có mức độ lây lan rất nhanh, lan sang ngực và xuyên ra sau lưng. Đau vùng bụng giữa: đây là khu vực tập trung nhiều cơ quan nội tạng quan trọng của cơ thể, giao nhau tại rốn. Do đó, nếu bị đau, nó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, nếu đau bụng giữa đi kèm với ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu thì khả năng đau bao tử là rất cao. Đau vùng thượng vị chếch trái/ phải: Bệnh nhân khi đói, nếu thấy các cơn đau xuất hiện tại mạn trên dạ dày bên trái hoặc phải, cũng có thể cân nhắc đến khả năng bản thân mắc bệnh lý đau dạ dày. Tình trạng này dễ nhầm lẫn với đau do sỏi mật và viêm tụy nên cần được theo dõi và chẩn đoán kịp thời. 2. Dấu hiệu bạn bị đau bao tử Đau bụng là dấu hiệu điển hình của bệnh đau dạ dày. Ngoài ra, các dấu hiệu nhận biết khác bao gồm: – Người bệnh cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu hóa được. – Thường xuyên ợ hơi, ợ chua hoặc có thể ợ ra vị đắng như mật, đặc biệt vào khoảng thời gian 3 – 4 tiếng sau ăn hoặc mỗi buổi sáng. – Cảm thấy buồn nôn, nôn vào thời điểm đánh răng buổi sáng. Phụ nữ mang thai cũng nên lưu ý đến biểu hiện này để không nhầm lẫn với nôn do ốm nghén. – Đau bao tử ở mức độ nặng, người bệnh có thể nôn ra máu hoặc đi cầu ra máu. – Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân. 3. Nguyên nhân gây đau bao tử Nhiễm vi khuẩn HP: Theo thống kê chưa đầy đủ, khoảng 80% trường hợp bị đau bao tử là do nhiễm khuẩn HP. Loại vi khuẩn này ký sinh tại lớp dịch nhầy niêm mạc thành dạ dày, tiết độc tố làm tổn thương niêm mạc và ức chế yếu tố bảo vệ của niêm mạc dạ dày, gây viêm loét. Hút thuốc lá: Đây là tác nhân chính làm hư lớp nhầy niêm mạc, khiến các vết viêm loét phát triển mạnh. Các chất trong thuốc lá kích thích sản sinh endothelin khiến cơ chế tự bảo vệ của niêm mạc dạ dày suy yếu. Nghiện rượu bia: Hầu hết các chất trong rượu bia đều làm tăng lượng axit dạ dày nhanh chóng. Điều này gây kích ứng niêm mạc và làm khởi phát các cơ đau dạ dày. Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Thói quen ăn uống không lành mạnh luôn là một những nguyên nhân làm khởi phát hoặc tăng nặng các bệnh lý tiêu hóa, trong đó có đau bao tử. Sử dụng thực phẩm không đảm bảo, bỏ ăn, ăn quá no hoặc quá đói, ăn không đúng giờ giấc có thể khiến nguy cơ mắc bệnh đau bao tử cao hơn. Lạm dụng rượu bia có thể làm khởi phát hoặc trầm trọng tình trạng bệnh 4. Các phương pháp chữa đau bao tử hiệu quả Giống như nhiều bệnh lý đường tiêu hóa khác, điều trị đau bao tử cũng dựa trên nguyên tắc điều trị làm giảm triệu chứng kết hợp với thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt. Đau bao tử được điều trị sớm sẽ dễ dàng và đạt hiệu quả tối ưu hơn. Bệnh có thể được chữa khỏi sau vài tuần và tránh được khả năng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: dạ dày chảy máu, thủng dạ dày, hẹp môn vị, thậm chí ung thư dạ dày. 4.1 Điều trị đau bao tử theo phác đồ điều trị nội khoa Sau khi xác định tình trạng bệnh, tùy theo nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị đặc hiệu: Thường là sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm tiết axit làm lành ổ loét, kết hợp thuốc trung hòa acid, các thuốc làm tăng vận động đường tiêu hóa tùy trường hợp cụ thể. 4.2 Xây dựng lối sống lành mạnh giúp hỗ trợ điều trị đau bao tử tại nhà Bạn có thể tham khảo một số lưu ý hữu ích về chế độ ăn uống và sinh hoạt dành cho bệnh nhân bị đau bao tử dưới đây: – Uống đủ 2L nước mỗi ngày để quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng diễn ra hiệu quả. – Tuyệt đối không bỏ bữa, nên chia nhiều bữa nhỏ trong một ngày, tạo thói quen ăn chậm nhai kỹ. – Thường xuyên tập luyện, chơi thể thao giúp giảm stress, tiêu hóa khỏe. – Tránh tiêu thụ các loại thức ăn khiến tình trạng bệnh nặng thêm như: đồ dầu mỡ, đồ cay nóng, đồ lạnh…. – Tránh tuyệt đối thói quen hút thuốc và uống rượu bia. – Tránh nằm ngay sau khi ăn vì có thể khiến cơn đau trầm trọng hơn. – Ăn các loại thực phẩm có tác dụng tốt trong quá trình điều trị đau dạ dày như: chuối, táo, nước dừa, trà gừng, nghệ và mật ong, sữa chua, bánh mì,… Thực phẩm hỗ trợ điều trị đau bao tử Đau bao tử là căn bệnh đang có xu hướng gia tăng đáng lo ngại tại Việt Nam với tỷ lệ 70% dân số mang yếu tố nguy cơ. Điều trị đau bao tử là cân thiết để giảm thiểu triệu chứng bệnh và cải thiện chức năng tiêu hóa, đảm bảo chất lượng cuộc sống của người bệnh.;;;;;Đau bao tử hay còn gọi là đau dạ dày, bệnh do lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương trong thời gian dài không được phát hiện và chữa trị dẫn đến viêm, loét. Những biểu hiện đặc trưng của đau bao tử như đau tức thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ hơi, chán ăn,... Đau bao tử ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt của người bệnh, nếu không điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. 1. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đau bao tử Một số nguyên nhân gây đau bao tử được liệt kê dưới đây:Nhiễm khuẩn HP: Theo như thống kê thì khoảng 80% bệnh nhân bị đau bao tử là do nhiễm khuẩn HP ( Helicobacter Pylori).Hút thuốc lá: Hút thuốc lá thường xuyên gây nên tình trạng kích thích bài tiết Pepsin và HCl (nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn). Không những thế hút thuốc lá thường xuyên còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.Sử dụng đồ uống kích thích, rượu bia quá nhiều: Hầu hết các chất có trong bia rượu đều làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày, sử dụng trong một thời gian dài sẽ gây đau bao tử.Chế độ ăn uống không lành mạnh: Việc ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý về đường tiêu hóa và đau dạ dày là một trong số đó. Ăn uống không đúng giờ giấc, sử dụng đồ ăn thức uống không đảm bảo trong thời gian dài khiến khả năng mắc bệnh đau bao tử của bạn cao hơn.Căng thẳng kéo dài: Việc bạn căng thẳng sẽ khiến bao tử bị co thắt từ đó kích thích quá trình nhu động của ruột khiến tình trạng đau trở nên nghiêm trọng. Do vậy việc giữ một tâm lý thoải mái giúp bạn hồi phục nhanh hơn trong quá trình điều trị đau bao tử. Một số vị trí đau bao tử thường thấy như sau:2.1 Vùng thượng vị. Phần bụng dưới xương ức và trên rốn được gọi là thượng vị, đau vùng thượng vị gây cho người bệnh cảm giác đau âm ỉ, căng tức và rất khó chịu. Những cơn đau có mức độ lây lan rất nhanh, chủ yếu là sang khu vực ngực và lưng.2.2 Vùng bụng giữa. Vùng bụng giữa là khu vực tập trung nhiều cơ quan tiêu hóa, chính vì thế nếu cảm thấy đau vùng bụng giữa trong thời gian dài không thuyên giảm thì cần đi kiểm tra để biết được kết quả chính xác nhất. Tuy nhiên, đau bụng giữa kết hợp với những hiện tượng như ợ chua, đầy hơi, khó tiêu thì khả năng bạn bị đau bao tử là rất cao.2.3 Vùng thượng vị chếch trái. Khi đói, nếu cảm thấy đau vùng dạ dày trên bên trái, những cơn đau âm ỉ thì rất có khả năng bạn đã bị đau bao tử. Hãy theo dõi thật cẩn thận những cơn đau dạng này để đi khám chữa kịp thời. Căng thẳng kéo dài cũng là nguyên nhân khiến bạn bị đau dạ dày 3. Những dấu hiệu nhận biết đau dạ dày Dấu hiệu đầu tiên cần kể đến là những cơn đau, cơn đau có thể xảy ra ngay sau khi ăn hoặc khi bụng đói sau khi ăn khoảng 2 đến 3 tiếng, nhiều trường hợp cơn đau xuất hiện vào ban đêm. Cơn đau có thể thuyên giảm khi sử dụng những chất có tác dụng trung hòa acid hoặc sau khi ăn. Ngoài ra còn một số dấu hiệu nhận biết đau bao tử như sau:Nôn, buồn nôn vào thời điểm đánh răng buổi sáng, đối với phụ nữ mang thai cũng cần lưu ý đến biểu hiện này; Đau dạ dày khiến người bệnh thường có cảm giác buồn nôn vào buổi sáng Đầy hơi khó tiêu, hay ợ chua sau khi ăn 3 - 4 tiếng hoặc vào mỗi buổi sáng;Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sụt cân;Nếu bị đau bao tử ở mức độ nặng ( loét, u ) có thể biễn chứng chảy máu, do vậy đôi lúc cũng cần chú ý đến màu phân của mình để phòng ngừa nguy cơ bị đau bao tử nặng. 4. Phương pháp điều trị đau bao tử Phương pháp điều trị đau bao tử tốt nhất là đến những bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và điều trị. Khi bản thân xuất hiện những dấu hiệu mà chúng tôi đã liệt kê ở những mục trên thì nên đi khám ngay để biết chính xác tình trạng bệnh.Việc phát hiện sớm đau bao tử giúp việc điều trị dễ dàng hơn, trong trường hợp đau bao tử nặng, bác sĩ chuyên khoa sẽ có phác đồ điều trị thích hợp nhất. Thường là sử dụng thuốc kháng sinh, kháng tiết axit, kết hợp thuốc trung hòa acid tùy trường hợp cụ thể sau khi được tham khám lâm sàng và nội soi dạ dày. Bên cạnh đó cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để nâng cao hiệu quả điều trị.Một số lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân đau bao tử trong chế độ ăn uống:Không bỏ bữa, ăn những thực phẩm đảm bảo vệ sinh, không ăn quá no, việc này có tác dụng làm giảm áp lực lên bao tử;Ăn chậm nhai kỹ để tăng sự bài tiết của nước bọt, giúp ích cho việc trung hòa acid trong dạ dày làm giảm đi những cơn đau;Không nên ăn đồ ăn lạnh sẽ khiến dạ dày co bóp nhiều dẫn đến những ảnh hưởng xấu, nên ăn và uống nước ấm nóng để hệ tiêu hóa có thể hấp thu tốt hơn;Sau khi ăn không nên hoạt động mạnh như chạy nhảy, tập thể dục,...;Không sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích, đồ ăn dầu mỡ, cay nóng;Một số loại thực phẩm nên dùng có tác dụng rất tốt trong quá trình điều trị đau dạ dày: táo, gừng, sữa chua, bánh mì nướng, nước dừa, đậu bắp, cây bạc hà,... Bổ sung các thực phẩm tốt cho dạ dày vào khẩu phần ăn mỗi ngày Một số biện pháp khi cơn đau dạ dày xuất hiện:Nếu cơn đau xuất hiện thì hãy nằm yên nghỉ ngơi, dừng mọi hoạt động đang làm. Nếu đau khi đói thì không nên uống bất kỳ thứ gì để dạ dày có thời gian nghỉ ngơi tốt nhất.Có thể áp dụng một số biện pháp làm giảm cơn đau như chườm bụng, uống nước gừng ấm, nhai cam thảo,... Nếu cơn đau kéo dài và dữ dội thì hãy đến ngay trung tâm y tế để kiểm tra và thăm khám kịp thời.Đau bao tử có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm, để bệnh phát triển nặng không chỉ gây khó khăn cho việc khám chữa mà còn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ là một trong những cách phát hiện bệnh sớm hiệu quả nhất.
question_399
Xử lý tình trạng mẹ bầu đau lưng khi mang thai bằng vài mẹo nhỏ
doc_399
1. Triệu chứng đau lưng thường gặp trong thời gian mang thai Đa số các chị em phụ khi mang thai thường đối mặt với tình trạng đau mỏi lưng, người ta coi đó là một phần không thể thiếu trong thai kỳ. Tùy từng người, cơn đau chỉ thoáng qua và không khiến họ cảm thấy khó chịu, có những người bị đau dai dẳng không khỏi. Trên thực tế, cơn đau mỏi lưng ảnh hưởng rất nhiều tới những sinh hoạt thường ngày, mẹ bầu có thể bị mất ngủ, mệt mỏi và tâm lý thường xuyên căng thẳng. Tuy nhiên, bạn yên tâm rằng chúng không gây hại tới sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi. 1.1. Đau thắt lưng Các chị em thường xuyên trải qua cảm giác đau thắt lưng bởi vì thói quen đi đứng thay đổi khi mang thai. Lúc này, trọng tâm cơ thể có sự thay đổi nên người phụ nữ thường hơi ngửa ra đằng sau khiến thắt lưng chịu nhiều áp lực. Bạn nên thay đổi tư thế thường xuyên, không đứng hoặc ngồi quá lâu để hạn chế tình trạng này nhé! 1.2. Đau xương chậu Không thể phủ nhận rằng tỷ lệ phụ nữ đau xương chậu trong thai kỳ khá cao, đặc điểm đó là cơn đau xuất hiện ở vùng mông, dần dần lan tới sau đùi. Tình trạng này khiến chị em gặp nhiều khó khăn khi phải vận động, bước lên cầu thang. Thậm chí sau khi sinh em bé, một số chị em vẫn trải qua những cơn đau xương chậu. 1.3. Đau buốt lưng Nhìn chung, không phải cũng bị đau buốt lưng khi mang thai, chúng hay xuất hiện trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Nếu mẹ bầu cảm nhận cơn đau xuất hiện với tần suất dày đặc hơn, hãy theo dõi nhé! Đó là một trong những dấu hiệu thông báo em bé chuẩn bị chào đời. Bình thường, cơn đau lưng khi mang thai không xảy ra liên tục trong cả thai kỳ, chúng có thể xuất hiện nhiều ở một vài giai đoạn nhất định. Mẹ bầu nên tìm hiểu thật kỹ và có sự chuẩn bị tốt nhé! Trong đó, 3 thời điểm cơn đau lưng thường hoành hành đó là khi người phụ nữ bắt đầu mang thai, trong 3 tháng đầu của thai kỳ và tháng cuối cùng. Lúc người phụ nữ mới có em bé, cơn đau không quá nghiêm trọng. Chính vì thế mọi người hay lầm tưởng đó là do mình vận động mạnh gây mệt mỏi hoặc vì thời tiết thay đổi. Có thể nói, đây cũng là một trong những tín hiệu để bạn nhận biết mình đang có thai. Dần dần, cơn đau mỏi lưng xuất hiện nhiều và rõ rệt hơn bởi vì bụng của bạn ngày càng lớn lên. Đừng lo lắng quá nhé, đây chỉ là sự phát triển tất yếu của thai nhi mà thôi. Càng về sau, tình trạng đau lưng có thể gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, trong tháng cuối của thai kỳ, lưng phải chịu khá nhiều áp lực cho nên hiện tượng đau lưng xảy ra cũng là điều dễ hiểu. Mẹ bầu nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, chuẩn bị chào đón em bé sinh ra đời. 3. Nguyên nhân khiến chị em bị đau lưng khi mang thai Có lẽ khá nhiều người tò mò về nguyên nhân làm cho chị em phụ nữ bị đau lưng khi mang thai. Nhìn chung, cơn đau nhức lưng xuất phát từ khá nhiều lý do khác nhau, chúng là hiện tượng không thể tránh khỏi khi bạn có em bé. Vì vậy, người phụ nữ cố gắng chịu đựng, thường vấn đề này sẽ kết thúc sau khi bạn sinh em bé xong. Khi mang thai, hormone trong cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi để tạo điều kiện cho thai nhi phát triển và chào đời dễ dàng hơn. Cụ thể, loại hormone trên có tác động khiến dây chằng của khớp xương chậu giãn ra. Tác dụng phụ của tình trạng này là chị em cảm thấy đau nhức lưng. Như đã phân tích ở trên, do thói quen ngửa người ra phía sau khi mang bầu cho nên phụ nữ có nguy cơ bị đau lưng trong thời gian mang thai. Nguyên nhân chính là căng cơ lưng trong những tháng cuối của thai kỳ. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây tình trạng đau lưng khi mang thai đó là do tử cung phát triển, phình to ra, chúng chèn ép dây thần kinh, mạch máu ở lưng. Hậu quả, cơ thể chúng ta luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, đau nhức lưng. Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi kéo dài cũng có thể khiến bạn gặp vấn đề với lưng. 4. Bí quyết giúp mẹ bầu giảm đau lưng khi mang thai Khi mang thai, người phụ nữ đã rất mệt mỏi, di chuyển khó khăn hơn, nếu tình trạng đau lưng liên tục kéo dài thì sinh hoạt của họ càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mẹ bầu nên tham khảo một vài mẹo dưới đây để xử lý tình trạng đau mỏi lưng trong khi mang thai nhé! Nhìn chung, tư thế ngủ và đặc điểm của nệm có thể giúp bạn giải quyết những cơn đau lưng khi mang thai. Nếu muốn tránh những ảnh hưởng xấu tới cột sống lưng, mẹ bầu nên nằm nghiêng sang một bên trong khi ngủ. Để giữ được tư thế này, chúng ta có thể chọn mua các sản phẩm gối nằm dành riêng cho phụ nữ mang thai. Đặc biệt, các loại nệm êm ái, đem lại cảm giác thoải mái là lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Trong khoảng thời gian này, tốt nhất chị em hãy sử dụng giày dép thấp, đế bằng để tiện cho việc di chuyển, đảm bảo an toàn cho thai nhi, đồng thời hạn chế nguy cơ đau mỏi lưng. Các bác sĩ cũng khuyến khích mẹ bầu tăng cường bổ sung canxi để cơ thể chắc khỏe, dẻo dai hơn. Dưỡng chất này có nhiều trong các loại thực phẩm ăn hàng ngày cũng như trong thực phẩm chức năng. Bạn hãy tham khảo và bổ sung đầy đủ nhé! Như vậy, đau lưng khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến và xảy ra thường xuyên đối với mẹ bầu. Nếu bạn tham khảo những bí quyết kể trên, tình trạng đau mỏi lưng sẽ giảm đi phần nào, không gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Sau khi sinh con, hiện tượng đau nhức lưng thường sẽ biến mất.
doc_62198;;;;;doc_30175;;;;;doc_33266;;;;;doc_33523;;;;;doc_41787
Đau lưng khi mang thai là nỗi ám ảnh với không ít mẹ bầu. Hiện tượng này thường xuất hiện từ tam cá nguyệt thứ hai. Sự thay đổi của cơ thể trong thai kỳ vốn đã khiến mẹ bầu mệt mỏi nên khi bị đau lưng, chất lượng cuộc sống của họ càng giảm sút. Chia sẻ về mẹo giảm đau lưng cho mẹ bầu dưới đây hy vọng sẽ giảm bớt sự khó chịu cho thai phụ. Hiện tượng đau lưng khi mang thai là cảm giác đau nhức, co cứng cơ khớp, thường xuất hiện ở vùng hông hoặc lưng, một số người có thể bị đau lan xuống mông, chân và bàn chân. Cơn đau lưng ở mẹ bầu có thể xuất hiện ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ và kéo dài suốt thời gian dài sau đó, thậm chí có người sau khi sinh vẫn bị đau lưng. - Sự tăng cân của mẹ và sự phát triển của thai nhi Mẹ bầu thường tăng khoảng 11 - 15kg trong suốt thai kỳ. Điều này vô tình tạo áp lực, khiến cột sống phải hoạt động nhiều hơn để nâng đỡ cơ thể. Đây cũng chính là lý do khiến cho nhiều mẹ bầu bị đau lưng dưới. Bên cạnh đó, quá trình phát triển của thai nhi kéo theo sự phát triển của tử cung cũng gây áp lực lên mạch máu cũng như dây thần kinh khung chậu và lưng. Do đó mẹ bầu dễ có cảm giác đau khó chịu tại những vùng này. - Tư thế bị thay đổi Sự lớn lên của thai nhi và tử cung khiến cho cột sống thắt lưng phải cong dần về phía trước và làm trọng tâm của cơ thể phải thay đổi. Lúc này, muốn giữ thăng bằng khi di chuyển, mẹ bầu sẽ ngả về phía sau và làm lưng bị cong, gây căng cơ và đau nhức lưng. - Do các cơ ở lưng bị căng giãn quá mức Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra đau lưng khi mang thai. Các cơ lưng bị căng giãn theo tư thế cơ thể người mẹ khi mang thai, đặc biệt khi thai càng lớn. - Hormone bị thay đổi Khi mang thai, cơ thể sẽ sản xuất ra hormone relaxin cho phép dây chằng vùng chậu thư giãn, khớp vùng chậu lỏng lẻo hơn để cho thai nhi phát triển. Lúc này, dây chằng hỗ trợ cột sống cũng dễ bị lỏng lẻo hơn nên cột sống bị mất vững và bị đau. 2. Mẹo giảm đau lưng cho mẹ bầu ngay tại nhà 2.1. Thực hiện một số bài tập - Bài tập giãn cơ lưng dưới Đây là bài tập có tác dụng giảm đau lưng cho mẹ bầu tương đối hiệu quả. Các tư thế được thực hiện rất đơn giản như sau: + Bước 1: để người trong tư thế quỳ với các điểm chạm lên sàn là đầu gối và bàn tay sao cho chúng vuông góc với sàn nhà + Bước 2: nâng vai lên cao, cúi đầu xuống và chú ý điều chỉnh sao cho cổ và lưng thẳng hàng. Giữ như vậy 15 - 30 giây rồi từ từ trở về tư thế ban đầu. + Bước 3: lặp lại các bước trên liên tục 10 - 15 lần/ lần tập. - Bài tập nghiêng lườn Sở dĩ tư thế nghiêng lườn có thể giảm đau lưng cho mẹ bầu là vì nó giúp kéo giãn cột sống và giải tỏa áp lực cho phần cơ hông, giúp các cơ được giãn ra và thư giãn hơn. Các động tác mẹ bầu cần thực hiện là: + Bước 1: ngồi thẳng lưng trên sàn, hai tay đặt thoải mái lên đầu gối hoặc bên cạnh người. + Bước 2: tay phải đưa thẳng lên cao qua đầu và nghiêng lườn về bên trái, phần khuỷu tay trái chống sao cho vuông góc với mặt sàn. Giữ như vậy trong 30 giây - 1 phút rồi nhẹ nhàng đưa người về tư thế ban đầu. + Bước 3: lặp lại động tác tương tự với bên người còn lại. + Bước 4: lặp lại các động tác trên khoảng 10 lần/ lần tập. - Bài tập thư giãn Với bài tập này, cột sống của mẹ bầu sẽ được thả lỏng, giãn ra, nhờ đó mà tình trạng đau lưng được cải thiện. Để thực hiện, mẹ bầu hãy: + Bước 1: đứng thẳng lưng sao cho cách tường khoảng 40cm, mở rộng hai chân cho bằng vai, duỗi thẳng hai tay. + Bước 2: từ từ hạ thấp người để cho đầu gối chùng xuống, cần làm sao cho lưng, cổ và đầu chạm được vào tường. Giữ như vậy trong 3 - 5 giây sau đó từ từ trở lại tư thế ban đầu. 2.2. Chườm lạnh hoặc nóng Dùng phương pháp chườm nóng hoặc lạnh cũng có tác dụng giảm đau lưng cho mẹ bầu. Để bắt đầu, mẹ bầu hãy chườm lạnh lên vùng lưng bị đau trong 20 phút và làm như vậy vài lần trong ngày. Mẹ bầu không được dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên da mà hãy sử dụng túi chuyên dụng hoặc bọc đá vào một chiếc khăn ẩm. Sau khi đã chườm lạnh vài ngày, mẹ bầu cần đổi sang chườm nóng bằng chai nước ấm hoặc miếng dán nhiệt. Với bước này, hãy nhớ không được áp nhiệt vào bụng. Mặc dù hầu hết mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng đau lưng khi mang thai nhưng điều đó không có nghĩa là nên chủ quan với hiện tượng này. Để đạt hiệu quả giảm đau lưng cho mẹ bầu, khi thực hiện các phương pháp hỗ trợ trên cần kết hợp với nghỉ ngơi tích cực và thư giãn cơ thể để không căng thẳng. Nếu đã tìm cách giảm đau lưng mà không thuyên giảm hoặc thấy xuất hiện thêm các dấu hiệu bất thường sau thì mẹ bầu nên khám bác sĩ ngay: - Nếu đau lưng dữ dội, hoặc tình trạng đau lưng kéo dài trên 1 tuần không thấy thuyên giảm. - Sốt, đau khi tiểu tiện, xuất huyết âm đạo. - Bị mất cảm giác ở một hoặc hai chân, phần bộ phận sinh dục hoặc mông. - Đau dữ dội ở bên dưới xương sườn.;;;;;Tình trạng đau lưng khi mang thai ở mẹ bầu xảy ra khá phổ biến. Nguyên nhân là do theo thời gian, thai nhi càng lớn sẽ tạo một áp lực ảnh hưởng tới vùng xương chậu và cột sống của mẹ khiến cho mẹ bầu rất dễ bị đau ở khu vực này. Mặc dù đây là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể nhưng chị em phụ nữ cũng nên bỏ túi cho mình một số bí kíp chữa đau lưng khi mang thai hiệu quả để công cuộc thai nghén trở nên đỡ vất vả hơn. 1. Tổng hợp các nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng khi mang thai Mẹ thay đổi hormone khi có bầu: Thông thường cơ thể phụ nữ khi mang thai sẽ tiết ra một loại hormone có tên là relaxin nhằm giúp giãn nở phần khung chậu, chuẩn bị cho quá trình sinh nở sắp tới. Bộ phận khung chậu gồm có các dây chằng và cơ vùng lưng dưới sẽ chịu áp lực ngày càng lớn khi thai nhi phát triển, tử cung to ra tì đè vào các bộ phận này khiến chúng căng giãn và gây đau lưng hông. Ngoài ra khi khung chậu giãn nở, các khớp xương cũng thiếu đi sự liên kết như ban đầu, kết cấu trở nên lỏng lẻo hơn dẫn tới tình trạng đau. Do sự suy yếu của các cơ vùng bụng: Nhiệm vụ của các cơ vùng bụng là chịu đựng sức ép từ trọng lượng cơ thể khi chúng ta nằm sấp hoặc giúp co giãn linh hoạt mỗi khi ta gập người. Đối với phụ nữ đang mang thai, những cơ vùng bụng sẽ yếu đi rất nhiều, thậm chí còn bị kéo căng giãn quá mức vì thai nhi lớn dần lên trong bụng mẹ. Theo thời gian các cơ ở lưng sẽ bị chèn ép khiến cho mẹ bầu cảm thấy đau đớn. Mẹ bầu tăng cân: Sự gia tăng trọng lượng của cả thai nhi lẫn thai phụ sẽ tạo nên một sức nặng đè lên khung xương chậu và cột sống, từ đó làm cho mẹ bầu luôn cảm thấy bị đau, nhức mỏi lưng. Cảm xúc căng thẳng: Mặc dù căng thẳng là một trạng thái tâm lý nhưng cũng có một tác động nhất định đối với sức khỏe mẹ bầu. Cảm xúc này có thể khiến cho các cơ không được thư giãn, luôn trong trạng thái căng cứng. Nếu tình trạng này kéo dài lâu sẽ gây mệt mỏi và đau lưng. Vị trí của thai nhi: Càng tiến dần đến những tháng cuối của thai kỳ thì em bé sẽ tích cực hấp thu nhiều chất dinh dưỡng để đạt tới cân nặng lý tưởng khi chào đời. Những cơn đau lưng cũng vì thế mà tăng lên. Nếu thai nhi có tư thế lưng nằm ngược so với lưng của mẹ thì sẽ tạo ra một sức ép đáng kể lên khu vực xương lưng của mẹ. Động thai: Động thai cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho lưng mẹ bầu bị đau. Các dấu hiệu nhận biết tình trạng này bao gồm: tiết dịch âm đạo một cách bất thường, ra máu nâu hoặc đỏ tươi, đau bụng, đặc biệt là đau vùng thắt lưng. Do đó nếu mẹ bầu thấy lưng đau kèm theo những biểu hiện trên cần đi khám ngay để có phương án xử trí kịp thời và phù hợp. Do thay đổi tư thế: Khi mang bầu, tử cung sẽ cùng lớn lên với thai nhi khiến cho cột sống thắt lưng có xu hướng cong nhiều hơn về phía trước, trọng tâm cơ thể do đó cũng thay đổi theo. Nhằm giữ tư thế thăng bằng mỗi khi di chuyển, các mẹ thường có thói quen ngả người về đằng sau càng khiến cho lưng bị cong và dễ gây nên tình trạng đau nhức. Do bị đau dây thần kinh tọa: Khi thai nhi phát triển lớn, có thể gây gia tăng áp lực lên cột sống làm đè ép vào dây TK tọa gây đau. Biểu hiện này rõ nhất ở các trường hợp phụ nữ lười vận động hoặc có bệnh lý về xương khớp trước đó, nhất là ở phụ nữ lớn tuổi, các vấn đề về giảm mật độ xương, thoái hoá, loãng xương bắt đầu xuất hiện…. 2. Cách chữa đau lưng khi mang thai Vì đối tượng bà bầu cần hạn chế tối đa việc dùng thuốc do lo ngại những ảnh hưởng không mong muốn lên thai nhi, vì thế tốt hơn hết để chữa đau lưng khi mang thai, các mẹ nên áp dụng những biện pháp an toàn sau: Không mang vác những vật nặng. Nên đi giày thấp hoặc đế bằng, rộng rãi, mềm mại và vừa chân. Ngoài ra nên mặc những bộ đồ thoáng mát, thắt lưng thấp hỗ trợ vùng lưng bụng. Luyện tập thể dục nhẹ nhàng như yoga cho bà bầu, đi bộ, bơi lội,... giúp tăng cường độ dẻo dai của xương khớp, hỗ trợ cho quá trình sinh nở sau này được diễn ra dễ dàng hơn. Có thể chườm nóng vùng thắt lưng. Nên tắm bằng nước ấm để giúp cơ thể thư giãn, lưu thông khí huyết. Các mẹ bầu nên thực hiện massage toàn thân và vùng lưng để co giãn và tạo độ đàn hồi cho các cơ vùng chân và lưng. Chế độ dinh dưỡng nên được kiểm soát một cách khoa học và hợp lý, tránh nạp quá nhiều năng lượng khiến cân nặng gia tăng nhanh gây áp lực lên vùng lưng hông. Tuy nhiên vẫn cần phải đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Thai kỳ từ tháng thứ 7 trở đi, lúc này bụng bầu đã khá lớn, các mẹ nên dùng loại đai đỡ bụng chuyên dành cho bà bầu để giảm tác động lên vùng lưng. Điều chỉnh tư thế: Đi đứng đúng cách thông qua tập luyện: hạ mông xuống, đứng thẳng người kéo 2 vai về phía sau, sau đó vươn người lên cao; Khi ngồi ở bất kỳ đâu cũng cần lót một miếng đệm tựa lưng, kê chân lên một vật như ghế, ngồi thẳng, xuôi vai xuống; Khi nằm ngủ không nên sử dụng đệm quá mềm hoặc quá cứng. Khuyến khích mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái để tăng cường lưu thông dưỡng chất, máu và oxy tới thai nhi, đồng thời có tác dụng làm giảm áp lực đè vào xương chậu, vùng lưng và thắt lưng. Nên kết hợp dùng gối bà bầu để tư thế ngủ được thoải mái hơn. Đau lưng liên tục và sau khi đã áp dụng nhiều cách vẫn không thể giảm đau; Cơn đau lưng tăng nặng khiến mẹ bầu trở nên căng thẳng; Có cảm giác rát hoặc đau buốt mỗi khi đi tiểu; Đau lưng kèm theo các biểu hiện như chảy máu âm đạo, sốt hoặc dự tính sẽ sinh sớm; Phải dùng tới thuốc giảm đau hoặc không đáp ứng thuốc giảm đau. Trên đây là những nguyên nhân gây đau lưng và cách chữa đau lưng khi mang thai ở mẹ bầu. Chị em phụ nữ thường sẽ bị đau lưng nhiều ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ và đây cũng là thời điểm rất nhạy cảm. Do đó mẹ bầu cần phải đặc biệt lưu ý dù chỉ là những triệu chứng nhỏ nhất vì đó có thể là cảnh báo cho tình trạng động thai, sinh non hoặc thai lưu. Mẹ bầu nên tích cực thăm khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để theo dõi thai kỳ, đảm bảo em bé luôn phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ.;;;;; Nguyên nhân đau lưng khi mang bầu Đau lưng khi mang bầu liên quan đến nhiều yếu tố. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng bệnh này: Đau lưng khi mang bầu liên quan đến nhiều yếu tố. -Sự gia tăng hóc-môn: Những hóc-môn được phóng thích trong suốt thai kỳ làm thay đổi các khớp xương, dây chằng giãn nở. Sự thay đổi ở các khớp xương và quá trình giãn nở của dây chằng đã làm suy giảm chức năng nâng đỡ lưng thông thường. – Trọng tâm của các bà bầu dần dần tập trung về phía trước khi tử cung và thai nhi ngày càng phát triển, làm tư thế cũng thay đổi theo dẫn đến đau lưng. – Sự gia tăng khối lượng cơ thể của thai phụ và cả thai nhi tạo ra sức ép khiến lưng phải chống đỡ nặng hơn. – Tư thế sai, không phù hợp, đứng hoặc cúi xuống quá lâu cũng sẽ là nguyên nhân gây ra cơn đau hoặc làm bạn đau nhiều hơn. -Căng thẳng, stress trong quá trình mang thai cũng là nguyên nhân không thể bỏ qua. Luyện tập tư thế đúng: Khi thai nhi dần phát triển, trọng tâm của cơ thể sẽ dồn về phía trước. Lúc này, tư thế thường gặp ở các bà bầu là ưỡn ngực về phía sau để cơ thể không bị chồm về phía trước quá nhiều. Điều này có thể làm phần cơ ở vùng phía dưới lưng bị kéo căng, gây ra các cơn đau lưng. Do vậy, cần chỉnh sửa tư thế đúng bằng cách hạ mông xuống, kéo thẳng hai vai về phía sau và đứng thẳng, vươn người lên cao. Tập luyện đúng tư thế. Mát-xa: Mát-xa vùng lưng dưới giúp làm dịu các cơ đang bị đau và mỏi. Bạn có thể ngồi áp mặt vào lưng ghế hoặc nằm nghiêng và nhờ người mát-xa các cơ chạy dọc hai bên cột sống hoặc tập trung vào vùng lưng dưới. Tắm nước ấm: Tắm nước ấm, chườm khăn nóng hoặc sử dụng các tia nước ấm của vòi hoa sen xịt vào những vùng bị đau cũng là cách giúp bạn giảm bớt cơn đau. Sử dụng đai đeo bụng: Để hỗ trợ việc nâng đỡ cho chiếc bụng to quá khổ của mình, bạn có thể sử dụng đai đeo bụng loại dùng cho những người đang mang thai. Tư thế ngủ: Cần phải nằm nghiêng, không được nằm ngửa khi ngủ. Có thể đặt thêm gối ở giữa hai đầu gối và vùng xung quanh bụng hoặc sử dụng gối ôm dài. Biện pháp này giúp bạn giảm bớt cơn đau lưng khá hiệu quả. Cẩn thận khi ngồi và đứng: Tư thế ngồi phải thật vững sao cho hai chân có thể nâng lên nhẹ nhàng. Chọn ghế ngồi có phần tựa và đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng. Hãy chú ý thay đổi tư thế, vị trí thường xuyên, tránh đứng quá lâu. Nếu phải đứng, hãy đứng trụ trên một chân để chân còn lại có thể nghỉ ngơi và đổi chân trụ thường xuyên. Tập luyện các bài tập tăng cường sức mạnh và độ bền: Những bài tập trên sàn dành cho vùng xương chậu và vùng bụng dưới sẽ giúp bạn hạn chế được các cơn đau lưng khi mang thai. Để việc luyện tập được an toàn và dễ dàng, bạn cần tham khảo sự tư vấn và làm theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa. Chú ý thư giãn các cơ thật chậm sau khi việc luyện tập kết thúc.;;;;;Đau lưng khi mang thai rất hay gặp phải ở các mẹ bầu. Tuy nhiên mức độ đau khác nhau tùy thuộc vào từng cơ địa, sức khỏe của mỗi mẹ. Ngoài đau lưng khi mang thai, mẹ bầu còn có thể gặp phải cơn đau ở những vị trí khác như đau hông, đau xương chậu, đau xương mu… Phần cột sống thường bị đau nhức nhiều nhất chính là phần hông lưng, vùng trên xương cùng. Nguyên nhân khiến mẹ bầu thường bị đau lưng là do: Thay đổi hormone Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ sẽ tiết ra hormone relaxin giúp khung xương chậu giãn nở hết mức để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, sự giãn nở của khung xương sẽ làm giảm sự liên kết cho các khớp, khiến khớp lỏng lẻo và dễ dẫn tới tình trạng đau. Đau lưng khi mang thai khiến mẹ bầu khó chịu Tăng cân Cân nặng của thai nhi tăng dần lên khiến mẹ bầu cảm thấy nặng nề. Lúc này cột sống và khung xương chậu chịu nhiều áp lực nên khiến mẹ bầu bị đau lưng. Vận động hàng ngày Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu đi lại, sinh hoạt làm cho cột sống thắt lưng phải cong về phía trước nhiều hơn. Để giữ thăng bằng khi di chuyển, mẹ bầu thường ngả về phía sau, do đó khiến phần lưng bị cong, gây đau nhức. Cơ vòng bụng yếu Các cơ vòng bụng chịu sức ép từ cơ thể khi mẹ nằm sấp và co giãn linh hoạt khi mẹ gập người. Trong thời gian mang thai, cơ yếu và bị kéo giãn quá cỡ do thai nhi lớn dần, gây chèn ép và đau đớn, khó chịu cho mẹ bầu. Đau thần kinh tọa Đau thần kinh tọa cũng gây ra những cơn đau ở thắt lưng, nhói ở phía mông, phía sau một bên chân. Vị trí của thai nhi Vào những tháng cuối của thai kỳ, cân nặng thai nhi phát triển tối đa để chuẩn bị chào đời, do đó mẹ bầu sẽ gặp phải những cơn đau lưng. Sự phát triển lớn dần lên của thai nhi cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu đau lưng Stress kéo dài Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi có thể khiến các cơ trong cơ thể không thể thư giãn, phục hồi, luôn căng cứng. Lâu dần sẽ gây đau lưng, đau nhức xương khớp. Những thay đổi trong thời gian mang thai sẽ khiến mẹ bầu bị đau lưng, đau nhức khớp háng, vùng chậu, xương mu gây ảnh hưởng tới sức khỏe, quá trình vận động, sinh hoạt hàng ngày. Thế nhưng, những cơn đau này không gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Cách khắc phục tình trạng đau lưng khi mang thai Khi bị đau lưng khi mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp tập luyện, thay đổi thói quen sinh hoạt để giảm đau hiệu quả. Chú ý tư thế Tập đi đứng đúng tư thế sẽ giúp giảm đau lưng hiệu quả. Do đó mẹ bầu nên chú ý: – Khi ngồi: nên sử dụng đệm lót tựa lưng, gác chân lên cao. – Khi đứng cần đứng thẳng, vươn người lên cao, kéo thẳng 2 vai về phía sau – Khi nằm cần nằm nghiêng sang trái và sử dụng gối ôm bà bầu để cơ thể thoải mái. Lưu ý không sử dụng đệm cứng quá hoặc mềm quá. Chú ý tư thế, nghỉ ngơi, massage vùng bị đau…. sẽ giúp giảm cơn đau hiệu quả Tập thể dục hàng ngày Mẹ bầu có thể áp dụng các bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe như đi bộ, yoga, bơi lội nhằm giúp cơ thể khỏe mạnh, xương khớp chắc khỏe, dẻo dai, đồng thời ngăn ngừa đau lưng hiệu quả. Bổ sung đầy đủ thực phẩm qua chế độ ăn hàng ngày, tăng cường canxi, vitamin tốt cho sức khỏe và xương khớp; nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, tránh ăn nhiều một lúc khiến dạ dày khó tiêu hóa, cơ thể nặng nề. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần theo dõi thai kỳ đều đặn để nắm được sự phát triển của thai nhi.;;;;;1. Nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai Tình trạng đau lưng khi mang thai gây ra cho bà bầu rất nhiều ảnh hưởng. Điều này không chỉ gây cảm giác đau đớn, mệt mỏi, lười vận động. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu khi mang thai mà mẹ bầu vẫn bị đau lưng thì khả năng cao sau khi sinh xong tình trạng đau lưng này vẫn sẽ tiếp diễn. Nguyên nhân gây nên tình trạng đau lưng khi mang bầu có khá nhiều. Trong đó phổ biến nhất là do cơ lưng bị căng ra quá mức, phần cơ bụng dần yếu đi theo các giai đoạn phát triển của thai nhi và do sự thay đổi hormone khi mang thai. 1.1. Căng cơ lưng ở bà bầu Nguyên nhân đầu tiên có thể kể tới gây nên tình trạng đau lưng khi mang thai ở bà bầu là do căng cơ lưng. Khi bạn mang thai, cơ thể sẽ có những thay đổi theo từng giai đoạn của thai kỳ. Thai nhi càng lớn, sức nặng dồn ép lên các phần cơ lưng, cơ bụng ngày càng nhiều. Theo phản xạ của tự nhiên, các bà bầu sẽ có xu hướng uốn cong người về phía trước. Nhằm giữ cho cơ thể luôn trong trạng thái thăng bằng và dễ di chuyển, các bà bầu thường sẽ cố gắng ưỡn mình về phía sau. Điều này gây nên một sức ép rất lớn lên cho phần cơ lưng. Lâu dần sẽ khiến cho cơ lưng bị căng cứng tạo nên tình trạng đau lưng khi mang bầu. 1.2. Tình trạng yếu cơ bụng khi mang bầu Phần vùng cơ bụng có vai trò vô cùng quan trọng. Chúng không chỉ hỗ trợ giảm sức ép lên vùng xương sống mà còn giúp cơ thể co giãn linh hoạt khi gập người hoặc nằm sấp. Khi mang thai, theo từng giai đoạn phát triển mà thai nhi dần lớn lên. Điều này đồng nghĩa với việc phần cơ bụng bị kéo giãn ra để phù hợp với kích thước của bé. Chính vì vậy, sau một thời gian mang bầu, phần cơ ở lưng sẽ bị chèn ép lớn hơn và gây ra tình trạng đau mỏi lưng. 1.3. Xuất hiện hormone gây giãn cơ Bên cạnh các nguyên nhân được nhắc tới ở trên thì việc xuất hiện hormone mới cũng là một trong những yếu tố gây đau lưng khi mang thai. Khi thai nhi càng lớn dần, đặc biệt vào những tuần cuối thai kỳ, cơ thể của người mẹ sẽ tự động tiết ra một loại hormone mới. Hormone này được sản sinh nhằm mục đích giúp cá dây chằng xung quanh vùng chậu có thể dễ dàng co giãn để quá trình sinh nở trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chính điều này cũng khiến cho các mẹ bầu xuất hiện tình trạng đau lưng do các khớp không còn chắc chắn nữa. 1.4. Vị trí của thai nhi vào cuối thai kỳ Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu xoay mình để có thể dễ dàng cho việc chịu ra trong quá trình sinh nở của người mẹ. Tuy nhiên, vì thai nhi lúc này đã lớn. Nếu khi xoay mình vị trí lưng của thai nhi ngược với hướng lưng của mẹ thì sẽ rất dễ gây nên tình trạng đau lưng. Bởi vì tư thế này của thai nhi sẽ tạo nên một sức ép rất lớn lên lưng của người mẹ. 2. Phương pháp giúp phụ nữ hết đau lưng khi mang thai Tình trạng đau lưng kéo dài sẽ gây nên những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe các bà bầu. Để đảm bảo cho chị em phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ luôn cảm thấy thoải mái, vui vẻ thì việc giải quyết các vấn đề như đau lưng là rất cần thiết. 2.1. Thay đổi vật dụng sinh hoạt Một trong những điều đầu tiên cần chú ý trong thời kỳ mang thai của các mẹ bầu chính là các đồ dùng phục vụ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày như giày, dép, quần áo, đệm nằm ngủ,... Nếu bạn xuất hiện triệu chứng đau lưng khi mang bầu thì việc lựa chọn cho mình những đôi dép có đế phù hợp là điều rất cần thiết. Phần đế dép hơi dày một chút sẽ giúp cho mẹ bầu di chuyển dễ dàng và cảm thấy thoải mái hơn. Bên cạnh đó, phần nệm nằm chắc chắn, êm ái, có độ đàn hồi tốt sẽ giúp cho mẹ bầu cảm thấy dễ chịu và chìm vào giấc ngủ nhanh hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể chuẩn bị thêm cho mẹ bầu một chiếc ghế ngồi có phần dựa lưng uốn cong. Hoặc có thể trang bị thêm cho chiếc ghế ngồi thông thường một chiếc gối mềm mại. Như vậy khi ngồi xuống mẹ bầu dễ tìm được dáng ngồi thoải mái, không còn cảm giác bị đau lưng. Hơn nữa, quá trình đứng dậy cũng đơn giản hơn rất nhiều. 2.2. Không nên cúi gập người quá mạnh Khi thai nhi dần lớn lên thì các hoạt động của người mẹ sẽ trở nên khó khăn và bất tiện hơn rất nhiều. Đặc biệt là trong trường hợp cần phải cúi nhặt bất kỳ một vật gì đó từ dưới mặt đất lên. Trong trường hợp như vậy, mẹ bầu cần từ từ ngồi xuống, giữ thẳng cột sống lưng và nhặt đồ vật lên. Như vậy sẽ giúp hạn chế tối đa việc gây ra đau lưng. 2.3. Tập thể dục đều đặn Các triệu chứng đau lưng khi mang thai sẽ ngày càng tăng lên vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Việc tập thể dục thường xuyên và lựa chọn những bài tập phù hợp với tình trạng của mình sẽ giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe hiệu quả. Những bài tập tăng cường độ chắc chắn và dẻo dai cho phần eo sẽ góp phần cải thiện tình trạng đau lưng. Bên cạnh đó còn giúp mẹ bầu dễ dàng hơn trong quá trình sinh nở. 2.4. Tạo tư thế ngủ thoải mái Khi bị đau lưng, mẹ bầu sẽ có thói quen lười vận động và di chuyển. Bởi vậy thời gian nằm nghỉ ngơi sẽ dần tăng lên. Tạo cho mình một tư thế ngủ thoải mái cũng là một trong những phương pháp giúp giảm tình trạng đau lưng khi mang thai. Như vậy, trên đây là những thông tin về tình trạng đau lưng khi mang thai của các mẹ bầu. Mặc dù đây là tình trạng xuất hiện phổ biến khi phụ nữ mang thai nhưng chỉ cần nắm rõ các phương pháp giảm đau lưng trong giai đoạn thai kỳ thì vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả hơn. Từ đó tạo nên cảm giác thoải mái cho các mẹ bầu trong suốt quá trình mang bầu và sẵn sàng chào đón thiên thần mới.