question_id
stringlengths
10
14
question
stringlengths
7
207
positive_context_id
stringlengths
5
9
positive_context
stringlengths
24
8.17k
hard_negative_ids
stringlengths
56
65
hard_negatives
stringlengths
201
34.8k
question_400
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất, không đau và nhanh lành?
doc_400
Trước khi đi tìm phương pháp cắt trĩ tốt nhất thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sơ qua về bệnh trĩ cũng như thời điểm thích hợp để cắt trĩ. Bệnh trĩ là bệnh lý khá phổ biến, có tỷ lệ mắc cao ở phụ nữ mang thai hoặc những người trong độ tuổi 45 - 65. Khi các mao mạch ở cuối trực tràng, xung quanh hậu môn bị sưng và gây áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn, khiến các tĩnh mạch này bị chèn ép, dẫn đến xung huyết, chảy máu hay thậm chí là sa ra ngoài hậu môn thì được gọi là trĩ. Người ta thường dựa vào vị trí phát sinh búi trĩ mà phân loại bệnh thành trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Dù là trĩ nào thì cũng gây khó chịu, ngứa ngáy, đau rát cho người bệnh, nhất là khi ngồi hoặc đi đại tiện. Ngoài việc cân nhắc cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất thì việc lựa chọn thời điểm cắt trĩ thích hợp cũng rất quan trọng. Theo đó, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt trĩ cho các trường hợp: trĩ chảy máu nhiều, trĩ ngoại, trĩ nội ngoại kết hợp. Hoặc các bệnh nhân mắc trĩ độ 3, 4, đã điều trị nội khoa nhưng không hiệu quả; bệnh nhân có biến chứng: huyết khối, trĩ nghẹt,... Tắc mạch. Sa nghẹt hậu môn, cản trở hoạt động đi đại tiện. Búi trĩ bị viêm nhiễm nặng, gây ngứa, rát và loét hậu môn. Cắt trĩ bằng phương pháp truyền thống - Laser Đây là phương pháp cắt trĩ được áp dụng nhiều hiện nay. Phương pháp này không sử dụng dao kéo như các ca phẫu thuật thông thường, mà sẽ tận dụng chùm ánh sáng laser để tác động và loại bỏ búi trĩ. Ưu điểm Thủ thuật nhanh, không mất nhiều thời gian. Người bệnh mau hồi phục. Búi trĩ được loại bỏ hoàn toàn, ít biến chứng, ít tái phát. Nhược điểm Không áp dụng cho bệnh trĩ mức độ nặng, búi trĩ bị sa nghiêm trọng. Sau thủ thuật, người bệnh có thể bị chảy máu và đau đớn. Chi phí cắt trĩ bằng Laser khá cao. Phương pháp cắt trĩ kinh điển - Longo Cùng với phương pháp cắt trĩ truyền thống, phương pháp cắt trĩ kinh điển Longo cũng được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Ưu điểm Thời gian thủ thuật nhanh. Ít đâu so với phương pháp truyền thống - Laser. Bệnh nhân mau hồi phục, không cần nằm viện. Nhược điểm Vì quá trình thủ thuật, bác sĩ sẽ kéo đường kính ống hậu môn cho phù hợp với kích thước của ống Longo nên có thể khiến hậu môn bị thu hẹp, không chỉ dễ tổn thương, viêm nhiễm mà còn gây khó khăn và bất tiện cho việc đi vệ sinh sau này. Không loại bỏ hoàn toàn các búi trĩ, có thể còn sót lại những búi trĩ có kích thước lớn hơn ống Longo. Chỉ phù hợp với trĩ nội, không áp dụng được cho trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp. Cắt trĩ bằng phương pháp PPH Cắt trĩ bằng phương pháp PPH là một gợi ý nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp cắt trĩ tốt và phù hợp. Rất nhiều bệnh viện và phòng khám áp dụng phương pháp này bởi tính hiệu quả cao, cụ thể như sau: Ưu điểm Thủ thuật nhanh gọn. Ít biến chứng, ít đau đớn. Người bệnh mau hồi phục. Ngăn ngừa trĩ tái phát. Chi phí hợp lý, không quá cao như phương pháp HCPT. Nhược điểm Bệnh nhân cần được gây tê hoặc gây mê trước khi thực hiện ca phẫu thuật. Tuy ít đau nhưng bệnh lại bị chảy máu nhiều, cần được cầm máu để tránh nguy hiểm. Không áp dụng được cho bệnh trĩ hỗn hợp. Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT Đây là phương pháp chữa dứt điểm bệnh trĩ trong thời gian ngắn và ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát. Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT sẽ có những ưu nhược điểm sau: Ưu điểm Thủ thuật nhanh chóng, không để lại sẹo mất thẩm mỹ. Ít biến chứng và ngăn ngừa trĩ tái phát hiệu quả. Ít bị chảy máu, người bệnh mau phục hồi, không phải nằm viện. An toàn, không ảnh hưởng đến các tổ chức mô lành xung quanh nên người bệnh ít cảm thấy đau. Nhược điểm Đòi hỏi bác sĩ tay nghề cao, chuyên môn giỏi. Yêu cầu trang thiết bị y tế hiện đại, tân tiến. Chi phí cắt trĩ bằng phương pháp HCPT cao, không phải người bệnh nào cũng có điều kiện thực hiện. Triệt mạch bằng siêu âm Doppler - THD Để trả lời câu hỏi cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất thì không thể không nhắc đến phương pháp triệt mạch bằng siêu âm Doppler - THD với rất nhiều ưu điểm nổi bật như: Là thủ thuật cắt trĩ hiện đại nhất hiện nay. Ít đau, ít chảy máu và hạn chế biến chứng sau thủ thuật. Người bệnh mau chóng hồi phục sau thủ thuật. Đặc biệt thích hợp với người bị trĩ nặng với hiệu quả lên tới 90%.
doc_26913;;;;;doc_12685;;;;;doc_15654;;;;;doc_34962;;;;;doc_609
Với ưu điểm vượt trội là ít đau sau mổ, thời gian phục hồi nhanh, tỷ lệ tái phát thấp, cắt trĩ phương pháp Longo là lựa chọn hàng đầu trong điều trị bệnh trĩ hiện nay. Cùng tìm hiểu về phương pháp điều trị mới này qua bài viết sau. Cắt trĩ phương pháp Longo là giải pháp tuyệt vời cho người bệnh trĩ, giúp nhanh chóng chấm dứt sự hành hạ của căn bệnh trĩ. Có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị bệnh trĩ, từ nội khoa, vật lý…nhưng phẫu thuật vẫn được đánh giá là phương pháp hiệu quả và triệt để nhất. Tuy nhiên điều khiến nhiều người, mặc dù bị trĩ “hành hạ” khốn khổ nhưng vẫn chần chừ việc phẫu thuật, là cảm giác đau đớn sau khi cắt trĩ, nhất là ở những lần đi vệ sinh đầu tiên. Điều này là vì các phương pháp phẫu thuật trước đây sử dụng các phương tiện như dao điện, dao laser… lấy búi trĩ từ ngoài rìa hậu môn tới tận gốc búi trĩ rồi cắt, gây ra vết thương ở hậu môn lớn – vùng có nhiều dây thần kinh cảm nhận đau, khiến người bệnh bị đau kéo dài sau khi phẫu thuật. Cắt trĩ phương pháp Longo là giải pháp tuyệt vời, giúp khắc phục được những nhược điểm của các phương pháp truyền thống trước đây. Cụ thể phương pháp này không cắt da ở vùng hậu môn mà nhấc búi trĩ và niêm mạc sa lên phía trong trực tràng – vùng không có cảm giác đau rồi cắt và khâu phía trong trực tràng. Chính vì thế người bệnh cắt trĩ phương pháp Longo không còn cảm giác đau sau mổ, phẫu thuật nhanh chóng, thời gian nằm viện ngắn. Trước khi phẫu thuật, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm. Vài tuần trước khi phẫu thuật, người bệnh cần cung cấp cho bác sĩ thông tin chi tiết về các loại thuốc, thảo dược, chất bổ sung hiện đang sử dụng. Đồng thời thông báo ngay nếu bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào. Một số trường hợp có thể sẽ phải dùng kháng sinh trước khi phẫu thuật để tiêu diệt vi khuẩn gây ra nhiễm trùng. Ngoài ra người bệnh cũng cần tiến hành một số xét nghiệm (xét nghiệm máu, nước tiểu, phân…) theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra sức khỏe và tình trạng búi trĩ. Đêm trước khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được hướng dẫn về việc ăn uống và vệ sinh vùng hậu môn. Sau cắt trĩ phương pháp Longo, để đề phòng tái phát, người bệnh cần duy trì một chế độ ăn uống giàu chất xơ kết hợp với việc thường xuyên tập thể dục. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần vận động nhẹ nhàng, không chạy nhảy hay mang vác nặng, vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ. Ngoài ra cũng nên duy trì chế độ ăn uống giàu chất xơ, uống nhiều nước, tăng cường tập thể dục để ngăn chặn nguy cơ trĩ tái phát. Cắt trĩ phương pháp Longo được áp dụng khá phổ biến trong điều trị trĩ và hiện nay có nhiều bệnh viện tại Việt Nam có dịch vụ này. Để đảm bảo cắt trĩ an toàn và ít biến chứng, người mắc bệnh trĩ nên lựa chọn các bệnh viện uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi và được trang bị đầy đủ thiết bị y tế hiện đại. Hệ thống phòng mổ vô khuẩn một chiều hiện đại bậc nhất. Thời gian thực hiện phẫu thuật rất nhanh chóng, kéo dài khoảng 10 – 15 phút. Bệnh nhân có thể xuất viện sau 48 giờ và trở lại sinh hoạt bình thường sau 2 tuần. Toàn bộ quá trình phẫu thuật diễn ra trong phòng mổ vô khuẩn một chiều tân tiến bậc nhất cùng đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm đảm bảo cuộc mổ diễn ra an toàn, ít biến chứng. Sau khi hoàn thành phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được đội ngũ nhân viên y tế của bệnh viện chăm sóc chu đáo và cẩn thận. Hệ thống giường bệnh tiện nghi, hiện đại trong không gian sang trọng, sạch đẹp sẽ mang lại cho người bệnh cảm giác thư thái, thoải mái như đang nghỉ dưỡng, đẩy nhanh quá trình phục hồi.;;;;;Cắt trĩ Longo: không đau, mau lành, nhanh xuất viện Cắt trĩ theo phương pháp Longo ít đau, mau ra viện, tỷ lệ tái phát thấp. Kết thúc ca mổ, anh T vui vẻ cho biết: “Mình không cảm thấy đau, chỉ hơi khó chịu một chút sau khi hết thuốc tê thôi.” Anh bày tỏ lòng cảm kích trước sự chăm sóc và quan tâm chu đáo của đội ngũ y, bác sĩ của bệnh viện, không chỉ thực hiện phẫu thuật an toàn và hiệu quả mà còn dặn dò kỹ lưỡng về chế độ ăn uống, sinh hoạt để giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát sau này. “Từ nay về sau mình sẽ nghe theo lời dặn dò của bác sĩ để không phải vào bệnh viện vì căn bệnh này một lần nào nữa.” Giải pháp toàn diện điều trị bệnh trĩ Trong quá trình thăm khám và tư vấn, bác sĩ nhận định cắt trĩ Longo là lựa chọn điều trị phù hợp nhất với tình trạng của bệnh nhân. Đây là phương pháp điều trị trĩ tối ưu về nhiều mặt. Trước hết cắt trĩ Longo giúp “xử lý” dứt điểm búi trĩ, khối trĩ được đẩy về vị trí bình thường. Ngoài ra vì các thao tác được thực hiện ở vùng không cảm giác đau nên người bệnh sẽ không phải đối mặt với sự khó chịu, đau nhức sau mổ. Thứ hai, cắt trĩ Longo không ảnh hưởng tới chức năng của ống hậu môn, cơ thắt… Người bệnh cũng không cần phải chăm sóc sau mổ, tiết kiệm công sức và tiền bạc. Vì ít đau sau mổ nên người bệnh phục hồi nhanh, sớm trở lại sinh hoạt bình thường. Một ưu điểm của cắt trĩ Longo được đánh giá cao là người bệnh có thời gian phục hồi rất nhanh. Cụ thể như trong trường hợp của bệnh nhân T, 10 – 12 giờ sau mổ, búi trĩ đã co lên vị trí bình thường, sức khỏe ban đầu tạm ổn định. Tiếp tục theo dõi và chăm sóc 48 – 72 giờ tiếp theo anh T đã hoàn toàn có thể về nhà, trở lại sinh hoạt bình thường sau 1 – 5 ngày. Các bác sĩ cũng chia sẻ thêm cắt trĩ Longo là phương pháp điều trị tối ưu của trĩ độ 3, trĩ độ 4. Phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều đối tượng, từ người bị huyết áp, tiểu đường, nhiễm trùng… ổn định đều có thể được phẫu thuật trĩ bằng phương pháp Longo.;;;;;Bệnh trĩ là nỗi ám ảnh của nhiều người nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể điều trị nội khoa (bằng thuốc). Trong nhiều trường hợp người bệnh cần phải phẫu thuật (điều trị ngoại khoa). Bài viết dưới đây sẽ tiết lộ những phương pháp mổ trĩ hiện đại hiện nay. Phẫu thuật cắt trĩ là phương pháp điều trị hiệu quả cho những trường hợp trĩ nặng (độ 3 và 4). Để điều trị bệnh trĩ, người bệnh có thể tham khảo các phương pháp mổ trĩ hiện đại sau: Cắt trĩ bằng phương pháp Longo Cắt trĩ phương pháp Longo là giải pháp hiệu quả giúp khắc phục được những nhược điểm của các phương pháp truyền thống trước đây. Cụ thể phương pháp này không cắt da ở vùng hậu môn mà nhấc búi trĩ và niêm mạc sa lên phía trong trực tràng – vùng không có cảm giác đau rồi cắt và khâu phía trong trực tràng. Cắt trĩ phương pháp Longo là giải pháp hiệu quả được nhiều người tin tưởng sử dụng điều trị bệnh Chính vì thế người bệnh cắt trĩ phương pháp Longo không còn cảm giác đau sau mổ, phẫu thuật nhanh chóng, thời gian nằm viện ngắn, thời gian phục hồi ngắn, người bệnh không phải nằm viện lâu, có thể về nhà ngay trong ngày. Đặc biệt cắt trĩ theo phương pháp Longo còn có tỷ lệ tái phát rất thấp. Phương pháp này có thể áp dụng được cho mọi đối tượng, từ người bị huyết áp cao, tiểu đường, nhiễm trùng… ổn định. Đặc biệt, phương pháp này thích hợp với các loại trĩ có biến chứng độ 3, độ 4, trĩ nội lớn, trĩ vòng… Mổ trĩ bằng phương pháp Milligan-Morgan Phẫu thuật cắt trĩ theo phương pháp Milligan Morgan là phương pháp cắt trĩ can thiệp, cắt riêng từng búi trĩ một, để lại ở giữa các búi trĩ các mảnh da – niêm mạc. Người bệnh có thể áp dụng phương pháp mổ trĩ khác theo tư vấn cụ thể của bác sĩ Phẫu thuật cắt trĩ theo phương pháp Milligan Morgan có nhiều ưu điểm như: Phương pháp này thường được chỉ định trong các trường hợp: XEM THÊM: Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá Sau phẫu thuật trĩ đi ngoài ra máu;;;;;XEM THÊM: Nguyên nhân bị trĩ Mổ trĩ không đau – cứu tinh cho người bệnh trĩ Phẫu thuật là phương pháp ưu việt nhất trong điều trị bệnh trĩ, giúp giải quyết tận gốc bệnh và không lo tái phát. Tuy nhiên, với các phương pháp phẫu thuật cũ, người bệnh vô cùng khổ sở vì bị đau nhiều sau mổ nhất là trong những lần đại tiện đầu tiên. Không chỉ đau sau mổ, nhiều trường hợp mổ trĩ thắt có thể bị lồi ra một cục nhỏ cạnh hậu môn 3-6 tháng mới teo đi khiến người bệnh rất khó chịu. Người bệnh còn có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn và các rối loạn về đại tiện. Do đó, mổ trĩ tuy giúp giải quyết triệt để được bệnh nhưng lại ám ảnh người bệnh vì đau đớn và các biến chứng sau mổ. Mổ trĩ không đau bằng phương pháp Longo ra đời được xem là “cứu tinh” cho người bệnh trĩ. Mổ trĩ không đau bằng phương pháp Longo Thay vì cắt bên mép hậu môn và lấy trĩ khiến vết thương rất đau và lâu liền ( 8 -12 tuần), phương pháp mổ trĩ Longo sẽ cắt và khâu bằng máy ở bên trong lỗ hậu môn (mổ nội soi khâu vòng bằng máy bấm). Phương pháp mổ trĩ Longo được ưa chuộng vì không gây đau đớn cho người bệnh, thời gian thực hiện phẫu thuật ngắn (chỉ 10-15 phút), rút ngắn thời gian nằm viện, người bệnh có thể trở lại với cuộc sống sinh hoạt và làm việc bình thường sau 1-5 ngày phẫu thuật. Phương pháp mổ trĩ không đau này cò thể áp dụng được cho mọi đối tượng, từ người cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, nhiễm trùng… Tỷ lệ tái phát sau mổ thấp chỉ 5-7% sau 5-10 năm, 0% nếu người bệnh biết cách chăm sóc và phòng bệnh đúng cách. Mổ trĩ không đau bằng phương pháp Longo đặc biệt thích hợp với các lợi trĩ có biến chứng độ III và IV, trĩ nội lớn, trĩ vòng… Phương pháp mổ trĩ Longo khắc phục được đáng kể những nhược điểm của phương pháp mổ trĩ cũ. Sâu phẫu thuật trĩ, người bệnh được theo dõi và chăm sóc chu đáo tại bệnh viện. -Được thăm khám và tư vấn phẫu thuật bởi các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và ngoại khoa giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm. -Được làm đầy đủ các kiểm tra, xét nghiệm cần thiết trươc mổ. -Ca phẫu thuật được diễn ra nhanh chóng, theo đúng mong muốn của bệnh nhân. -Được lựa chọn bác sĩ phẫu thuật. -Được các bác sĩ ngoại khoa giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp phẫu thuật. -Phẫu thuật trong phòng mổ vô khuẩn 1 chiều hiện đại với các trang thiết bị y tế nhập khẩu từ các nước có nền y tế phát triển hàng đầu thế giới giúp việc phẫu thuật được an toàn, hiệu quả. -Chăm sóc hậu phẫu tốt. -Thanh toán bảo hiểm y tế và bảo hiểm phi nhân thọ giúp tiết kiệm tối đa chi phí cho người bệnh. -Trước khi xuất viện, các bác sĩ sẽ thăm khám tổng thể cho người bệnh, căn dặn, chỉ dẫn chu đáo về cách chăm sóc, vệ sinh, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, vận động đúng cách để nhanh chóng hồi phục và phòng ngừa bệnh tái phát. …;;;;;– Góc giải đáp Cắt trĩ bằng HCPT là một giải pháp điều trị trĩ hiện đại. Phương pháp này không sử dụng dao kéo cho nên rất được người bệnh quan tâm, tìm hiểu. Vậy có nên cắt trĩ bằng hcpt hay không, xem bài viết để cùng tìm hiểu nhé. Trĩ là căn bệnh phổ biến tại hậu môn – trực tràng. Bệnh tạo nên do có các đám rối tĩnh mạch bị giãn hết mức, đến mức bị sà ra ngoài. Nhiều nguyên nhân gây ra trĩ. Tuy nhiên, 1 phần nguyên nhân rất lớn đến từ thói quen sinh hoạt và ăn uống không điều độ. Đặc biệt là việc uống ít nước và ăn ít chất xơ. Trĩ được phân thành 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại phụ thuộc vào vị trí búi trĩ. Ngoài ra, trĩ cũng phân chia thành các cấp độ nặng nhẹ khác nhau. Bởi trĩ ở giai đoạn nhẹ, thường chủ yếu điều trị bằng thuốc và khắc phục chế độ dinh dưỡng kết hợp tập luyện. Trĩ độ 3, độ 4, trĩ sa không thể co lên được cần can thiệp ngoại khoa, cụ thể là cắt trĩ để xử lý. Cắt trĩ có nhiều phương pháp để thực hiện. Trong đó cắt trĩ bằng HCPT là một phương pháp hiện đại được áp dụng phổ biến. Điểm khác biệt lớn nhất là phương pháp này không dùng dao kéo mà cắt trĩ bằng nguyên lý sinh nhiệt của điện trường dưới sóng cao tần. Điều trị bằng cách này còn được gọi là “nhiệt nội sinh” với nhiệt độ tại điểm đốt từ 70 – 80 độ C. Các ion mang điện sẽ trao đổi ngay trong tế bào để đông máu và thắt nút mạch máu. Sóng cao tần HCPT còn được ứng dụng trong việc điều trị các bệnh lý khác như nứt kẽ, rò hậu môn, các khối áp xe… mang lại hiệu quả cao. Cắt trĩ bằng HCPT là phương pháp sử dụng nguyên lý sinh nhiệt từ sóng cao tần để loại bỏ búi trĩ 2.1. Quy trình cắt trĩ bằng HCPT Quy trình cắt trĩ với sóng cao tần diễn ra như sau: Bước 1: Thăm khám lâm sàng Bước 2: Thực hiện các chụp chiếu, xét nghiệm: Sau khi khám lâm sàng, để có kết quả chính xác nhất về tình trạng bệnh. Bác sĩ sẽ có chỉ định những xét nghiệm, chụp chiếu cụ thể. Những loại xét nghiệm cần được thực hiện đó là xét nghiệm máu, nước tiểu, nội soi vùng hậu môn – trực tràng. Bước 3: Gặp lại bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. Khi đã có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh. Đưa ra phương án xử lý. Nếu xác định có thể cắt trĩ bằng sóng cao tần, bệnh nhân được sắp xếp lịch để vào phòng mổ. Có thể là ngay lập tức hoặc hẹn lịch mấy ngày sau. Trước khi cắt trĩ cần thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết Bước 4: Cắt trĩ bằng hcpt trong phòng mổ: – Bệnh nhân được gây mê cục bộ trước khi tiến vào phòng mổ – Tiến hành mở lỗ rò hậu môn, nơi cách ống hậu môn và trực tràng tầm 4cm. – HCPT được bác sĩ điều khiển thực hiện cắt bỏ, áp dụng trên các mô điện để bốc hơi trong tổ chức, gây đông máu. Sau đó tiến hành tách mô. – Dòng điện cao tần sẽ có tác dụng sưởi ấm các mô tổn thương ở cơ vòng hậu môn, tách các mô tổn thương. – Sau đó, sẽ giảm dần các ion tích điện đến búi trĩ. Búi trĩ sẽ bị teo khô lại. – Cuối cùng dùng dao điện để loại bỏ búi trĩ. Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT được giới chuyên môn đánh giá khá cao bởi nhiều ưu điểm. Bởi vậy, nếu người bệnh có chỉ định cắt trĩ với HCPT thì nên tuân thủ. Phương pháp này có những ưu điểm cụ thể như sau: – Ít gây đau đớn: Đây là phương pháp cắt trĩ với nguyên lý xâm lấn tối thiểu. Vì vậy ít gây tổn thương trong quá trình điều trị. Nhiệt độ đủ để tác động tới các mô tổn thương mà không gây bỏng rát. Đồng thời, không làm ảnh hưởng đến các vùng xung quanh khác. – Độ an toàn cao: Độ an toàn và chính xác của phương pháp cắt trĩ này là khá cao. Toàn bộ mọi thao tác sẽ được bác sĩ quan sát kỹ trên máy tính, hạn chế sai sót trong quá trình cắt. – Thời gian điều trị ngắn: Ca cắt trĩ bằng phương pháp HCPT diễn ra không quá lâu. Trung bình là 30 – 45 phút. Sau quá trình điều trị bệnh nhân cũng không quá đau đớn và có thể cử động bình thường. Thời gian nghỉ ngơi sẽ tầm 1 tuần. – Ít biến chứng: Với độ an toàn cao, phương pháp này cũng không để lại biến chứng nghiêm trọng. Đồng thời có thể làm giảm khả năng tái phát bệnh. – Tiết kiệm thời gian: Với mức độ hồi phục nhanh, người bệnh cũng tiết kiệm được thời gian hiệu quả. Từ đó giảm bớt các chi phí, bớt ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hằng ngày. Nên cắt trĩ bằng sóng cao tần nếu có chỉ định từ bác sĩ Tuy có nhiều ưu điểm nổi bật, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể cắt trĩ với phương pháp này. Đối với những bệnh nhân gặp nguy cơ biến chứng, trĩ ở cấp độ rất nặng thì thường phải can thiệp ngoại khoa bằng phương pháp khác. Hãy tuân thủ ý kiến của bác sĩ trong việc điều trị và lựa chọn phương pháp.
question_401
Răng khôn mọc lệch – Nguy hiểm khó lường
doc_401
Răng khôn mọc lệch là tình trạng cực kì phổ biến và có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm nếu không được loại bỏ kịp thời, đúng cách. Mối nguy hiểm mang tên răng khôn mọc lệch Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 thường xuất hiện ở độ tuổi từ 17 – 25. Là răng mọc sau cùng khi cấu trúc hàm đã hoàn chỉnh nên răng khôn thường không đủ không gian và dễ mọc lệch gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe. Xô lệch hàm, nhiễm trùng, u xương hàm… là những nguy cơ có thể gặp phải khi răng khôn mọc lệch không được nhổ bỏ kịp thời. Răng khôn thường không mọc đúng vị trí gây ra nhiều nguy cơ cho sức khỏe – Xô lệch hàm: Hệ quả đầu tiên mà bạn có thể thấy khi răng khôn mọc lệch đó là răng này sẽ chèn vào các răng khác khiến hàm bị xô lệch. Các răng bị chèn ép sẽ đau nhức, dễ bị lung lay và thậm chí là mất răng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Răng khôn mọc lệch gây xô hàm các răng bên cạnh – Nhiễm trùng: Răng khôn mọc lệch sẽ tác động vào vùng lợi và gây viêm nhiễm, viêm lợi để lâu ngày có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng nguy hiểm cho sức khỏe. – Sâu răng: Do nằm sâu bên trong lại mọc lệch nên rất khó để vệ sinh sạch sẽ vùng răng khôn, thức ăn sẽ dễ dàng tích tụ lại lâu dần gây sâu răng và có thể lây lan sang các răng bên cạnh. Nhổ răng khôn mọc lệch để tránh những tác hại xấu tới sức khỏe răng miệng – U, nang xương hàm: Quá trình mọc răng khôn thường kéo dài rất lâu, có những người phải mất cả năm hoặc răng mọc không hoàn chỉnh gây nhiễm trùng mãn tính tạo thành khối u xương hàm, nang thân răng. U nang này có thể làm hỏng xương hàm, răng và dây thần kinh gây nhiều biến chứng thậm chí cần phải loại bỏ mô và xương. Thời điểm nào nhổ răng là thích hợp Việc nhổ răng khôn là cần thiết để tránh những tác hại xấu tới sức khỏe răng miệng, nhưng cũng cần lưu ý đến thời điểm nhổ răng khôn hợp lí để tránh những rủi ro không đáng có: Nên khám trực tiếp với bác sĩ để có chỉ định nhổ răng khôn phù hợp với bạn Đội ngũ các bác sĩ nha sĩ giỏi trong nước và tu nghiệp nước ngoài trực tiếp khám và tư vấn cặn kẽ về quá trình thực hiện giúp người bệnh cảm thấy yên tâm và thoải mái nhất. 
doc_63438;;;;;doc_5180;;;;;doc_11597;;;;;doc_27866;;;;;doc_34965
Ngoài những đau nhức âm ỉ đến tận xương tủy, răng khôn còn gây nên những hậu quả khôn lường mà chúng ta ít biết đến. Răng khôn, hay còn gọi là răng số 8, hoặc răng hàm lớn thứ ba. Răng khôn mọc muộn nhất trên cung răng (từ 18-25 tuổi), tuy nhiên cũng có thể mọc sớm hơn (16 - 17 tuổi) hoặc muộn hơn (trên 30 tuổi). Khoảng thời gian này xương hàm ít tăng trưởng về kích thước, chất lượng xương cứng hơn, niêm mạc và mô mềm phủ bên trên dày hơn cùng với một số yếu tố toàn thân làm cho răng khôn dễ bị lệch và ngầm, đặc biệt là răng khôn hàm dưới. Các biến chứng do răng khôn mọc lệch Răng khôn mọc lệch dễ gây ra nhiều biến chứng. Do bị nhồi nhét thức ăn, khó vệ sinh làm sạch nên gây viêm tổ chức quanh thân răng, gây đau, hôi miệng, sưng nề vùng lợi răng khôn, có thể thấy có mủ chảy ra, khó há miệng. Những viêm nhiễm này sẽ tái đi tái lại nhiều lần, những lần tái phát sau sẽ càng nặng nề hơn, thậm chí nếu không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng sẽ lan rộng sang các khu vực khác như mang tai, má, xuống cổ, viêm xương, viêm màng trong tim, nhiễm trùng huyết… Răng khôn mọc lệch, kẹt nghiêng tựa vào răng kế bên sẽ làm tiêu một phần thân và chân răng này, đồng thời tiêu xương ở mặt sau của răng số 7. Quá trình tổn thương có thể âm thầm, kéo dài trong nhiều năm đến khi tổn thương lan rộng, lúc này bạn mới đi khám thì nhiều khi răng số 7 đã hỏng, không thể giữ lại được. Bạn lưu ý, răng số 7 (hay còn gọi là răng hàm lớn thứ hai) là một trong những răng giữ chức năng ăn nhai quan trọng nhất trên cung hàm. Những nhiễm trùng mạn tính quanh thân răng, những tổ chức của túi răng còn sót lại do quá trình mọc lên không hoàn chỉnh của răng khôn là nguyên nhân để hình thành lên những khối u xương hàm như nang thân răng, K xương hàm… Nếu không được điều trị, xương hàm sẽ bị tiêu xương dần dần, làm răng nguy cơ gãy xương hàm. Răng khôn mọc lệch gần xô đẩy có thể gây chen chúc các răng trước. Do ở mặt có nhiều thần kinh chi phối nên khi răng khôn mọc lệch ngầm chèn ép vào dây thần kinh gây mất, giảm cảm giác ở môi, da, niêm mạc, răng ở nửa cung hàm. Có thể gây hội chứng giao cảm: Đau một bên mặt; phù, đỏ quanh ổ mắt. Răng mọc lệch hoặc ngầm đã gây biến chứng: đau, khít hàm, viêm sưng, sâu răng... Răng mọc lệch lạc ra khỏi cung răng, không tham gia vào việc ăn nhai, gây trở ngại cho việc vệ sinh răng miệng Nhổ răng theo yêu cầu của chỉnh hình răng mặt, phục hình Dự phòng răng khôn hàm dưới mọc ngầm hoặc lệch khi chưa xảy ra tai biến giúp tránh những tai biến đau nhức cho bệnh nhân về sau và công việc hậu phẫu trở nên đơn giản hơn. Dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để loại trừ thức ăn thừa. Sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn. Đánh răng đúng cách mỗi ngày với kem đánh răng có chứa flour để bảo vệ răng. Dùng nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám và vi khuẩn còn sót lại sau khi chải răng Khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện những tổn thương, bệnh lý sớm và xử trí kịp thời;;;;;Răng khôn hay còn được gọi là răng số 8 thường mọc khi đã trưởng thành trong độ tuổi từ 17 – 25 tuổi. Chính vì mọc khi đã trưởng thành, cấu trúc hàm đã hoàn thiện nên răng khôn dễ bị mọc lệch gây ảnh hưởng đến chức năng hàm và sức khỏe. Vậy có nên nhổ răng khôn hay không, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Răng khôn mọc lệch nguy hiểm khó lường Răng khôn là răng mọc trong độ tuổi trưởng thành lúc này xương hàm đã ngừng tăng trưởng và phát triển, xương trở nên cứng đặc hơn. Bên cạnh đó, ngày nay xương hàm cũng giảm sự phát triển do chế độ ăn mềm. Đây chính là những nguyên nhân gây nên sự mất cân bằng giữa răng và kích thước xương hàm, dẫn đến tình trạng răng khôn mọc lệch hay mọc ngầm làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng ăn nhai. Răng khôn mọc lệch có thể để lại nhiều nguy cơ cho sức khỏe Răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm. Trường hợp răng khôn kẹt trong xương hàm hoặc nướu răng, trong quá trình mọc răng sẽ gây áp lực lên vùng xương và nướu, cùng với việc thức ăn đọng bên dưới nướu phủ trên răng khôn không thể làm sạch được dẫn đến viêm nhiễm. Răng khôn mọc lệch, không chỉ dễ gây mắc thức ăn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mà còn có thể tác động lên răng bên cạnh gây xô lệch hàm, áp lực mọc răng khôn cũng có thể gây ra tiêu ngót chân răng của răng bên cạnh. Bên cạnh đó, răng khôn có thể thoái hóa thành u, nang bệnh lý trong xương hàm, làm yếu xương hàm. Cần thực hiện nhổ răng khôn khi nó gây ra các vấn đề sức khỏe Răng khôn mọc lệch có thể để lại những biến chứng khó lường vì vậy việc nhổ răng khôn là hoàn toàn cần thiết trong các trường hợp dưới đây: -Răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm gây ra các biến chứng đau, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, u nang, ảnh hưởng đến răng lân cận. – Răng khôn chưa gây ra biến chứng, nhưng giữa răng khôn và răng bên cạnh có khe giắt thức ăn, có nguy cơ gây ảnh hưởng đến răng bên cạnh thì cũng nên thực hiện nhổ răng khôn để ngăn ngừa biến chứng. – Trường hợp răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu nhưng không có răng đối diện ăn khớp khiến răng khôn trồi dài xuống hàm đối diện tạo thành bậc thang giữa răng khôn và răng bên cạnh khiến thức ăn bị mắc gây nguy cơ viêm nhiễm hoặc lở loét nướu hàm đối diện. – Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu, nhưng hình dạng răng khôn bất thường, nhỏ, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, lâu ngày gây sâu răng và viêm nha chu răng bên cạnh cũng là trường hợp nên thực hiện nhổ răng khôn. – Ngoài ra chúng ta cần phải nhổ răng khôn khi răng khôn bị sâu hoặc có bệnh nha chu. – Một số trường hợp khác như nhổ răng khôn để chỉnh hình, làm răng giả, hoặc răng khôn là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân khác cũng được chỉ định nhổ bỏ. Mặc dù răng khôn có thể mọc lệch gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều phải nhổ răng khôn. Dưới đây là 1 số trường hợp không nên thực hiện nhổ răng khôn. – Khi răng khôn mọc thẳng hoàn toàn bình thường không gây biến chứng hoặc không có nguy cơ ảnh hưởng đến cả hàm hoặc sức khỏe thì không cần nhổ bỏ chỉ cần lưu ý vệ sinh và làm sạch đúng cách. – Những người có một số bệnh lý toàn thân không kiểm soát tốt như tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông cầm máu… cũng không nên thực hiện nhổ răng khôn. – Trường hợp răng khôn liên quan trực tiếp đến một số các cấu trúc giải phẫu quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh… mà không thể sử dụng các phương pháp phẫu thuật chuyên biệt để thực hiện. Nên lựa chọn địa chỉ nhổ răng khôn uy tín để đảm bảo an toàn;;;;;Răng khôn là răng mọc muộn nhất trong cung hàm nhưng cũng có một số ít trường hợp lại không “được” chiếc răng này ghé thăm. Điều đáng nói là khi răng khôn mọc, nếu không đúng vị trí sẽ gây ra rất nhiều rắc rối, thậm chí còn thành nỗi ám ảnh với nhiều người. 1. Vị trí và tác dụng của răng khôn 1.1. Vị trí của răng khôn Răng khôn còn được gọi là răng số 8, mọc cuối cùng của cung hàm, mọc vào độ tuổi trưởng thành. Có người mọc đủ 4 chiếc răng khôn nhưng cũng có người mọc ít hơn hoặc không mọc chiếc nào. Kiểu và vị trí mọc răng khôn cũng có sự khác nhau ở mỗi người: - Không mọc: nếu đã quá độ tuổi trưởng thành mà vẫn không thấy chiếc răng khôn nào mọc lên thì có nghĩa là nó sẽ nằm mãi ở dưới xương hàm. - Mọc thẳng: răng khôn không xâm lấn đến vị trí của các răng lân cận. Khi trong quá trình mọc răng có thể nó sẽ gây đau nhức lợi, sốt nhẹ nhưng khi đã nhú lên thì những triệu chứng này sẽ kết thúc. - Mọc lệch: đây là hiện tượng dễ gặp nhất, gây ra cơn đau đớn rất khó chịu, làm cho nướu bị sưng to, đỏ và khiến cho sức khỏe chịu những ảnh hưởng tiêu cực. 1.2. Tác dụng của răng khôn Về cơ bản, việc có thêm chiếc răng khôn không hề cải thiện thêm chức năng nhai hay đem đến tác dụng nào về mặt thẩm mỹ cả. Thậm chí ở nhiều người, nếu răng khôn mọc khi xương hàm đã chật, do không đủ chỗ mọc nó sẽ xô đẩy, mọc lệch, mọc chen vào vị trí của răng khác,... gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Hầu hết các trường hợp răng khôn mọc lệch xảy ra ở hàm dưới vì khoảng cách từ răng số 7 tới góc hàm phía sau rất hẹp, mô và xương mềm nên dễ mọc ngầm và lệch. Trường hợp này, răng khôn mọc lệch sẽ gây ra nhiều biến chứng không tốt: - Viêm nhiễm Đây là sự cố dễ gặp nhất khi răng khôn mọc lệch. Tại vùng răng khôn mọc lên xảy ra tình trạng tích tụ vi khuẩn và thức ăn khiến cho tổ chức xung quanh thân răng bị viêm nhiễm. Kết quả là nó gây ra tình trạng sưng nề ở vị trí răng mọc, hôi miệng, đau đớn, chảy mủ, miệng khó há ra được như bình thường,... Nếu viêm nhiễm tái đi tái lại sẽ ngày càng trở nên nặng nề. Đặc biệt, khi viêm nhiễm không được điều trị ngay chúng còn lan rộng ra toàn hàm và khu vực khác gây viêm màng tim, viêm xương, nhiễm trùng huyết,... rất nguy hiểm. - Tổn thương răng số 7 Khi răng khôn mọc lệch nó sẽ đâm sang răng bên cạnh là răng số 7. Tại khi hở giữa răng số 7 với răng khôn vừa mọc sẽ xảy ra tình trạng dắt thức ăn, nếu vệ sinh không sạch lâu dần sẽ làm sâu răng. Không những thế, răng khôn ép vào răng số 7 còn khiến cho một phần thân răng số 7 bị tiêu đi. Những tổn thương mà răng khôn gây ra cho răng số 7 nếu kéo dài nhiều năm sẽ phá hủy hoàn toàn chiếc răng hàm này. - Nang hoặc u xương hàm Nhiễm trùng mạn tính xảy ra quanh thân răng hay tổ chức của túi răng còn sót lại do răng khôn mọc lệch sẽ tạo điều kiện cho khối u, nang xương hàm xuất hiện, thậm chí còn dẫn đến K xương hàm. - Rối loạn phản xạ hoặc cảm giác Răng khôn mọc lên có nhiều ảnh hưởng đến thần kinh nên việc nó mọc lệch dễ chèn ép vào dây thần kinh dẫn đến hậu quả là giảm hoặc mất cảm giác ở da, môi, răng ở phần nửa cung hàm, niêm mạc,... Thậm chí có những người còn bị đau ở một bên mặt; ổ mắt đỏ, phù… Như vậy, có thể thấy rằng việc răng khôn mọc lệch có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Để ngăn chặn điều ấy, cách tốt nhất là nhổ bỏ răng khôn. Việc làm này được xem là cần thiết đối với các trường hợp: - Răng khôn mọc lệch khiến cho chức năng nhai bị giảm và làm ảnh hưởng đến răng số 7. - Có u nang quanh răng khôn khiến cho hàm bị tổn thương. - Cả hàm bị xô lệch vì răng khôn mọc lệch. - Các mô mềm sau chân răng số 7 thường xuyên bị nhiễm trùng vì răng khôn mọc lệch. - Hình dạng răng khôn bất thường khiến cho thức ăn dễ bị chèn ép vào răng bên cạnh gây viêm nha chu, sâu răng,... Ngoài những trường hợp trên thì răng khôn vẫn có thể bảo tồn khi: - Không gây hại đến răng lân cận. - Hình dạng không có sự bất thường. - Mọc thẳng và khớp với răng phía đối diện. - Bị một số bệnh mạn tính: đái tháo đường, bệnh thần kinh, bệnh huyết áp, bị rối loạn đông máu,... - Phụ nữ đang trong quá trình cho con bú hoặc mang thai. Với các trường hợp được chỉ định nhổ bỏ răng khôn, tùy vào mức độ mọc của răng, bác sĩ nha khoa sẽ đưa ra phương pháp nhổ phù hợp. Nhiều người lo sợ việc nhổ răng sẽ gây đau đớn nhưng thực tế quá trình thực hiện việc làm này lại rất nhẹ nhàng, đơn giản. Điều đáng nói là, trước khi nhổ răng cần có sự thăm khám kỹ lưỡng và quá trình thực hiện muốn không gây ra biến chứng về sau thì đòi hỏi phải được thực hiện bởi bác sĩ có bề dày kinh nghiệm và tay nghề giỏi. Ngày đầu tiên sau khi nhổ răng, tại vùng vừa nhổ có thể xảy ra tình trạng chảy máu, thâm tím, bầm, sưng đau nhưng tất cả hiện tượng này sẽ kết thúc trong khoảng 1 tuần. Lúc này có thể dùng đá chườm để giảm đau và nên ăn đồ ăn mềm, uống nước nhiều để giúp cho răng không phải làm việc nhiều. Ngoài ra, cần kiêng các loại chất kích thích, đồ ăn cứng trong những ngày đầu sau nhổ răng khôn. Quá trình nhổ răng nếu thực hiện không đúng kỹ thuật có thể dẫn đến việc dây thần kinh bị tổn thương, hậu quả là vùng cằm, lưỡi, môi bị mất cảm giác. Không những thế, bất kỳ sai sót nào trong quá trình nhổ răng khôn ở hàm trên còn dễ tác động đến vùng xoang. vn : 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội : 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội : 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội : 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội : 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội;;;;;Mọc răng khôn hầu hết đều gây nhiều đau đớn, khó chịu do diện tích hàm để răng mọc khá hẹp, răng thường mọc không thẳng và đối xứng với hàm đối diện. Đặc biệt, răng khôn mọc lệch là tình trạng phổ biến gây nhiều đau đớn, khó chịu, thậm chí dẫn đến biến chứng nguy hiểm cần được xử lý sớm. 1. Một số kiểu răng khôn mọc lệch thường gặp Răng khôn là răng số 8 mọc sau cùng và trong cùng của hàm, răng có thể mọc lên theo nhiều cách khác nhau như: mọc thẳng, mọc nghiêng, mọc lệch, nằm ngang hoặc mọc ngầm dưới nướu. Răng khôn mọc thẳng ít gây đau đớn và khó chịu nhất, tuy nhiên phần lớn răng khôn không mọc thẳng. Nguyên nhân là do răng mọc sau cùng của hàm, diện tích trống cho răng mọc khá nhỏ, răng không đủ không gian để mọc thẳng nên thường mọc xô vào các răng khác, mọc lệch hoặc ngược. 1.1. Răng khôn mọc lệch Thời điểm mọc răng khôn là độ tuổi trưởng thành, khi xương hàm đã ổn định và không còn tăng trưởng, hơn nữa xương có độ cứng cao nên răng khôn mọc thường rơi vào tình trạng thiếu không gian để mọc bình thường. Cũng vì vậy mà răng khôn mọc lệch rất phổ biến, tình trạng lệch ở mỗi người và mỗi răng là khác nhau. Hầu hết trường hợp răng khôn hàm trên mọc lệch có thể nhổ được, ngược lại với răng khôn hàm dưới thường khó nhổ hơn. Răng khôn mọc lệch gây nhiều đau đớn, ảnh hưởng đến các răng xung quanh và gây bệnh về răng nên được nhổ bỏ, trước đó bác sĩ sẽ thăm khám, chụp X-quang để tránh biến chứng có thể gặp khi nhổ răng. 1.2. Răng khôn mọc ngầm So với răng khôn mọc lệch, răng khôn mọc ngầm gây nhiều đau đớn hơn và bắt buộc phải nhổ bỏ. Răng này còn được gọi là răng cối thứ ba hoặc răng khôn bị lợi trùm. Nguyên nhân khiến răng khôn mọc ngầm cũng do không đủ diện tích cung hàm để răng mọc. Tình trạng mọc răng khôn này gây rất nhiều đau đớn, khó chịu trong thời gian dài cả khi không nhai nuốt, hơn nữa còn liên quan đến nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Mỗi lần răng khôn mọc lệch mọc lên đều gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh, thậm chí cơn đau kéo dài dai dẳng nhiều ngày cả khi ngủ và nghỉ ngơi. Hơn nữa, tình trạng răng này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý và biến chứng răng miệng như: 2.1. Gây viêm chân răng Răng khôn mọc lên thường gặp khó khăn và xô đẩy vào răng bên cạnh nên thường gây viêm phần nướu quanh răng. Do đau đớn nên nhiều người lười vệ sinh răng miệng hơn, khi ăn cũng tránh nhai và bên hàm có răng khôn mọc, có thể gây ra viêm lợi ở cả vùng răng đó. Viêm chân răng tại chỗ xảy ra khi răng mọc lệch nhô 1 phần, còn một phần vẫn nằm lại dưới lợi. Phần nướu quanh răng này dễ bị viêm, đỏ, sưng tấy, thậm chí khiến người bệnh không thể ăn uống hay nói chuyện được. Viêm chân răng thường kèm theo sốt với những cơn đau dai dẳng, đáp ứng hoặc kém đáp ứng với thuốc giảm đau. 2.2. Gây xô lệch răng Răng khôn mọc lệch khi không đủ chỗ để mọc nên thường xô đẩy vào răng bên cạnh, điều này không những ảnh hưởng đến răng số 7 mà có thể làm xô cả hàm răng. Các răng chen chúc nhau và trở nên lệch lạc, mất vị trí ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ. Nhổ bỏ xử lý sớm răng khôn này mới có thể tránh được tình trạng răng mọc xô lệch. 2.3. Gây hôi miệng Khi răng khôn mọc gây đau nhức, viêm lợi, người bệnh khó vệ sinh răng miệng sạch sẽ hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển cùng với cặn thức ăn đọng lại. Đây là những nguyên nhân khiến hơi thở có mùi hôi. 2.4. Gây sâu răng Răng khôn mọc lệch tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và nguy cơ sâu răng cao, sâu răng ban đầu thường xảy ra ở răng khôn hoặc răng hàm số 7, sau đó có thể lan đến các răng khác. Dù răng khôn mọc lệch gây nhiều khó chịu song không ít bệnh nhân e ngại khi nhắc đến nhổ răng khôn, phần lớn do sợ đau đớn và không hiểu rõ quy trình nhổ răng khôn. Hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, nhổ răng khôn mọc lệch trở nên đơn giản, an toàn và ít gây đau đớn.1. Thăm khám và tư vấn Đầu tiên khi có răng khôn mọc lệch, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng thể sức khỏe răng miệng, chụp X-quang toàn bộ hàm răng, kiểm tra vị trí chân răng cũng như đặc điểm răng khôn cùng các răng bên cạnh. Nếu răng khôn mọc lệch gây sưng đỏ, nhiễm trùng lợi sẽ cần điều trị nhiễm trùng trước khi phẫu thuật nhổ răng khôn. 3.2. Xét nghiệm kiểm tra sức khỏe Để đảm bảo phẫu thuật nhổ răng khôn an toàn, bệnh nhân sẽ được thực hiện các xét nghiệm kiểm tra cơ bản như: đo huyết áp, xét nghiệm tốc độ đông máu, xét nghiệm máu,… Nếu mắc các bệnh về máu, tim mạch, tiểu đường,… hãy thông báo với bác sĩ không tiến hành nhổ răng khôn. 3.3. Thực hiện phẫu thuật Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn súc miệng, sát khuẩn vùng răng chuẩn bị cần nhổ trước khi phẫu thuật. Sau đó là bước gây tê để giảm đau, bệnh nhân vẫn tỉnh táo nhưng không cảm nhận đau đớn trong quá trình này, với sự hỗ trợ của các dụng cụ chuyên dụng, quá trình nhổ răng diễn ra khá nhanh. Sau mổ, bác sĩ sẽ khâu cố định vết thương và cầm máu. Cầm máu bằng bông gòn thường thực hiện trong khoảng 30 phút, sau đó bệnh nhân được chườm lạnh để giảm đau, tiêu sưng. Sau đó, bệnh nhân có thể ra về và theo dõi tại nhà, chăm sóc và ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau khoảng 1 - 2 tuần, vết thương khi nhổ răng lành và bạn có thể ăn nhai bình thường. Như vậy, răng khôn mọc lệch gây nhiều đau đớn và có thể cả biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Do vậy, nên đi khám để được tư vấn điều trị khi bị mọc răng khôn, nhất là khi đau đớn kéo dài trong nhiều ngày.;;;;;Răng khôn chính là nỗi ám ảnh, cơn hoảng sợ của rất nhiều người. Cơn đau do răng khôn mọc lệch đem lại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, quá trình ăn uống và chất lượng cuộc sống. Nếu không can thiệp nhổ bỏ kịp thời sẽ để lại nhiều di chứng cực kỳ nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết thêm thông tin về chiếc răng đặc biệt này, khi nào cần nhổ và cần chăm sóc nhổ răng khôn như thế nào để chóng lành cũng như đảm bảo an toàn, không dai dẳng khó chịu. Hình ảnh răng khôn mọc lệch, ngầm, đâm vào răng bên cạnh. 1. Tổng quan về răng khôn Hàm răng người bao gồm 32 chiếc, trong đó có 4 chiếc răng khôn ở hàm trên và dưới. Răng khôn là răng hàm lớn, hay còn được gọi là răng số 8, nằm trong cùng hàm răng. Đây là chiếc răng không mọc khi trẻ bắt đầu mọc răng mà thay vào đó sẽ mọc ở tuổi trưởng thành (từ khoảng 17 đến 35 tuổi) và sẽ không mọc lại khi đã mất. Trong 1 số trường hợp đặc biệt, có người chỉ mọc 2 răng số 8 hoặc không mọc. 1.2. Chức năng của răng khôn Răng khôn không có bất cứ tác dụng gì trong quá trình ăn uống. Bởi vì con người khi mọc đủ 28 răng vĩnh viễn đã đảm bảo được chức năng ăn nhai. Bên cạnh đó, răng khôn còn không có chức năng thẩm mỹ. Do vậy, việc mọc răng khôn dường như không đem đến tác dụng gì mà còn có thể mang đến những nguy cơ như: răng mọc lệch, khiến các răng khác xô lệch,… Nói cách khác, răng khôn có thể coi là “kẻ thù” của nhiều người. Những trường hợp răng khôn có thể được bảo tồn như: – Răng mọc thẳng, không kẹt mô, nướu với các răng khác – Có thể vệ sinh bằng bàn chải, nước súc miệng, tăm, chỉ nha khoa, tăm nước giúp làm sạch các kẽ răng tốt hơn – Bệnh nhân có các bệnh lý toàn thân: rối loạn đông máu, đái tháo đường,… – Răng khôn mọc lệch, ngầm, đâm vào răng bên cạnh – Răng khôn bị sâu – Có u nang, tình trạng viêm nhiễm tái đi tái lại có thể ảnh hưởng đến các răng bên cạnh – Khó vệ sinh răng sạch sẽ khiến mảnh vụn thức ăn bám lại các kẽ răng, không chỉ gây hại cho răng số 8 mà còn các răng bên cạnh – Răng mọc thẳng nhưng không hoặc chưa có răng đối diện nên chức năng ăn nhai bị ảnh hưởng – Răng có bệnh viêm nha chu – Nhổ răng khôn khi cần chỉnh hình, trồng răng giả – Răng khôn đem đến biến chứng của nhiều bệnh toàn thân Nhiều bác sĩ khuyên, thời điểm tốt nhất nên nhổ răng khôn là từ 18 – 25 tuổi. Nếu trên 30 tuổi, xương cứng hơn, quá trình nhổ răng diễn ra cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Răng khôn cần được nhổ bỏ sớm hạn chế nguy cơ gây tổn hại đến răng khác. 3. Biến chứng do răng khôn gây ra Thông thường, mọi người chỉ để ý đến răng khôn và muốn nhổ bỏ răng khi nó đem lại những cơn đau nhức khó chịu. Việc xử lý răng khôn muộn hoặc thậm chí không xử lý có thể đem đến những biến chứng dưới đây: – Sâu răng: do nằm ở vị trí khó vệ sinh nên răng khôn rất dễ bị mắc thức ăn, mảng bám khó bị loại bỏ. Từ đó trở thành ổ để vi khuẩn tích tụ và sinh sôi. Vi khuẩn phá hủy khoáng và men răng gây nên sâu răng và đem đến các cơn đau nhói khó chịu. – Viêm lợi: vi khuẩn tích tụ dẫn đến viêm lợi, hôi miệng. Tình trạng này càng trở nên phổ biến nếu bệnh nhân không có thói quen chú ý vệ sinh răng miệng kỹ càng. – Khiến hủy hoại xương và các răng khác: răng khôn mọc lệch đâm vào răng bên cạnh khiến răng đó bị tổn hại. Hậu quả có thể khiến răng đó lung lay, yếu dần hoặc bị phá hủy. Kết quả không chỉ răng khôn cần nhổ mà cả răng bên cạnh cũng phải bị nhổ bỏ. – Tình trạng nhiễm trùng nếu không được xử lý nhanh chóng còn có thể lan sang các khu vực khác như má, tai,… 4. Chăm sóc nhổ răng khôn đúng cách, nhanh lành Dưới đây là một số lưu ý để chăm sóc nhổ răng khôn đúng cách giúp mau lành: – Cắn gạc tại chỗ từ 30 – 45p sau khi nhổ răng khôn để giúp cầm máu – Chườm túi nước đá lên má giúp giảm đau sưng khi bắt đầu xuất hiện khối máu tụ – Uống thuốc theo đơn bác sĩ kê. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về uống ngoài đơn. – Nếu chảy máu trong quá trình sinh hoạt thì có thể cắn gạc trở lại nhưng nếu chảy máu quá nhiều và liên tục thì nên đến gặp bác sĩ – Không súc miệng ngay sau khi nhổ và khi máu đông chưa hình thành – Không thực hiện các hành động như đá lưỡi vào vùng răng bị nhổ, dùng tay trực tiếp sờ vào vết thương Lưu ý cắn gạc để tránh tình trạng chảy máu. – Không ăn thức ăn cứng, dai, quá nóng, lạnh – Nên ăn thức ăn nguội, lỏng – Không uống nước có gas, nước ngọt và đồ uống có cồn – Nói không với chất kích thích và thuốc lá
question_402
Bệnh suy hô hấp ở người già đường hô hấp
doc_402
Trong cơ thể người cao tuổi hầu hết các cơ quan đề giảm chức năng hoạt động, các tế bào lông trụ giảm chuyển động, hệ thần kinh, hệ miễn dịch, … cũng giảm các chức năng, vì vậy người có tuổi rất dễ bị các bệnh về đường hô hấp. Trong đó, bệnh suy hô hấp ở người già nguy hiểm hơn so với những bệnh lý về đường hô hấp khác Yếu tố nguy cơ Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý đường hô hấp là thuốc lá, khói thuốc làm tổn thương nhu mô phổi dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Suy hô hấp là bệnh phổ biến gặp ở những người cao tuổi Sự thay đổi thời tiết cũng là yếu tố thúc đẩy các bệnh cấp tính ở đường hô hấp, các yếu tố ô nhiễm môi trường cũng là tác nhân làm gia tăng các bệnh hô hấp… Ngoài ra, các bệnh mạn tính ở người già như: tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, suy gan, suy thận… làm thay đổi khả năng bảo vệ của cơ thể, đồng thời cũng thay đổi đặc tính cấu trúc vi trùng thường trú trong cơ thể, biến các loại vi trùng này thành tác nhân gây bệnh. Triệu chứng bệnh suy hô hấp ở người già Các bệnh về hô hấp thường có các triệu chứng như: Nghẹt mũi, ho, đờm, sốt, đau ngực, lạnh run,… Đặc biệt, những viêm nhiễm xảy ra ở đường hô hấp dưới thường có các triệu chứng nặng nề hơn như khó thở, người lạnh run, thở dốc, sốt liên tục; đau ngực; ho nhiều kèm theo đờm xanh và có thể có máu; sút cân không rõ lí do. Ở người già, nhiệt độ không tăng cao như ở người trẻ nên rất dễ bị nhầm bệnh nhẹ nhưng khi đã có viêm phổi thì tình trạng tổn thương phổi, suy hô hấp diễn tiến nhanh và nặng nề hơn. Suy hô hấp gây ra triệu chứng đau tức ngực, khó thở ở người bệnh Điều trị và phòng ngừa suy hô hấp ở người già Phòng ngừa suy hấp ở người già cần chú ý rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, nhất là khi xì mũi, sau khi đi vệ sinh đại – tiểu tiện, trước khi ăn uống hoặc trước khi chuẩn bị thức ăn. Không hút thuốc lá vì có thể gây phá hủy phổi, tránh tiếp xúc với khói thuốc, Đeo khẩu trang khi làm việc và khi ra ngoài. Người cao tuổi mắc bệnh suy hô hấp cần theo dõi và chăm sóc tại chuyên khoa uy tín Hạn chế sử dụng máy lạnh hay máy quạt. Duy trì thói quen tập thể dục giúp nâng cao thể lực. Lưu ý, không nên tập quá sức, giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, kiểm soát điều trị tốt các bệnh mãn tính. Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội 0936 388 288
doc_24104;;;;;doc_15346;;;;;doc_50179;;;;;doc_4632;;;;;doc_48237
Người cao tuổi là đối tượng rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó suy hô hấp là một bệnh dễ bắt gặp. Đây là bệnh lý nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Có nhiều nguyên nhân khiến người cao tuổi mắc bệnh suy hô hấp: – Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng tổn thương nhu mô phổi dẫn tới bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính, làm giảm khả năng bảo vệ, đồng thời gia tăng nguy cơ nhiễm trùng cũng như nguy cơ mắc ung thư phổi. Người cao tuổi dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp, trong đó có suy hô hấp – Các ổ nhiễm trùng răng miệng kề cận đưa tới viêm nhiễm đường hô hấp trên cũng như hô hấp dưới. – Sự thay đổi thời tiết cũng là yếu tố thúc đẩy các bệnh cấp tính ở đường hô hấp. Ngoài ra, người cao tuổi hay mắc các bệnh mạn tính như: tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, suy gan, suy thận… làm thay đổi khả năng bảo vệ của cơ thể, khiến cơ thể yếu dần và suy yếu, dễ mắc bệnh. 2. Suy hô hấp ở người cao tuổi thường có triệu chứng Biểu hiện lâm sàng suy hô hấp ở người cao tuổi thường gặp như khó thở khi gắng sức, sau khó thở thường xuyên, khó thở nhanh, thở không đều, khò khè. Hơi thở sẽ chậm dần, thở nông do các cơ hô hấp bị suy yếu. Bên cạnh đó, mặt, môi, vành tai, các đầu chi tím tái. Mất khả năng ho khạc. Nghe phổi rì rào phế nang giảm, có ran ẩm, ran nổ. Nghe mỏm tim đập ở mũi xương ức. Ở người già, nhiệt độ không tăng cao như ở người trẻ nên rất dễ bị nhầm bệnh nhẹ nhưng khi đã có viêm phổi thì tình trạng tổn thương phổi, suy hô hấp diễn tiến nhanh và nặng nề hơn. Khi thấy các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc suy hô hấp, người cao tuổi cần đến khám bác sĩ chuyên khoa Hô hấp để được chẩn đoán chính xác bệnh. Tùy vào mức độ nặng – nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Hô hấp khi có các dấu hiệu bệnh để điều trị kịp thời Việc điều trị sớm với phương pháp thích hợp sẽ làm tăng khả năng hồi phục cũng như giảm tỉ lệ tử vong cho người bệnh. 3. Biện pháp phòng ngừa suy hô hấp ở người cao tuổi Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó người già khi sức đề kháng yếu dần cần tự bảo vệ mình bằng các biện pháp như: – Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, nhất là khi xì mũi, sau khi đi vệ sinh đại – tiểu tiện, trước khi chuẩn bị ăn uống hay chuẩn bị thức ăn. – Không nên hút thuốc lá vì có thể gây phá hủy phổi, giảm các chức năng hô hấp. Người cao tuổi cũng cần tránh tiếp xúc với khói thuốc. – Khi làm vệ sinh nhà cửa hoặc những vùng bụi bẩn nên đeo khẩu trang. Để phòng suy hô hấp, người cao tuổi cần chú ý tới sức khỏe khi thời tiết thay đổi – Hạn chế sử dụng máy lạnh hay máy quạt, nếu sử dụng máy lạnh thì nên để nhiệt độ từ 24-25 độ C, không nằm ngay luồng gió máy lạnh thổi ra. – Thường xuyên tập thể dục nâng cao thể lực nhưng không nên tập quá sức, giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, kiểm soát điều trị tốt các bệnh mãn tính. -Thường xuyên uống nhiều nước, uống nước đầy đủ giúp tuần hoàn cơ thể tốt và đào thải các chất cặn bã ra ngoài. Người cao tuổi rất dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, trong đó có suy hô hấp. Chính vì thế người cao tuổi nên tạo cho mình những thói quen sống khoa học để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.;;;;;Thời tiết thay đổi làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp ở người già như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản cấp… Nếu không điều trị kịp thời, các bệnh về đường hô hấp dễ gây ra những biến chứng khó lường. Theo các bác sĩ chuyên khoa Hô hấp, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ở người cao tuổi. Trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là sự thay đổi thời tiết làm tái phát các bệnh mạn tính của hệ hô hấp, các yếu tố ô nhiễm môi trường, các bệnh lý nhiễm khuẩn vùng răng miệng… Đặc biệt các bệnh do tuổi tác như: đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, suy gan, suy thận… làm hệ miễn dịch cơ thể suy yếu khiến người già dễ mắc bệnh về hô hấp. Thay đổi thời tiết khiến người cao tuổi dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang… 1. Bệnh về đường hô hấp ở người già Rất nhiều người cao tuổi khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp không có biểu hiện trên lâm sàng điển hình, chẳng hạn như không sốt, hoặc sốt không cao, ho ít, đôi khi chỉ ho thúng thắng là dễ bỏ sót, người bệnh lại ít có khả năng khạc đờm. Một số người bệnh thậm chí chỉ có biểu hiện rối loạn ý thức, chậm chạp, lú lẫn… Tuy nhiên, một số bệnh nhân có các biểu hiện như: chảy mũi, ho, đờm, sốt, đau ngực, lạnh run… Một vài trường hợp mắc bệnh về đường hô hấp dưới thường có các triệu chứng như: thở dốc, khó thở, lạnh run, sốt liên tục, thở nhanh và đau ngực, ho nhiều kèm theo đờm có thể lẫn máu, đau ngực, ra nhiều mồ hôi vào ban đêm và sụt cân. Do tuổi cao khi sốt nhiệt độ sẽ không tăng cao như ở người trẻ nên dễ bị nhầm là bệnh nhẹ. Nhưng khi có viêm phổi thì tình trạng tổn thương phổi, suy hô hấp sẽ diễn tiến nhanh hơn và nặng nề hơn. Người già cần đi khám khi có dấu hiệu mắc các bệnh về đường hô hấp để kịp thời điều trị Mặt khác, bệnh gặp ở người cao tuổi thường lại nặng hơn ở người trẻ rất nhiều nhất là đối với trường hợp không có triệu chứng lâm sàng điển hình, do đó người cao tuổi lại thường đi khám bệnh muộn, khi bệnh đã nặng. Để phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh hô hấp ở người già cần: – Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nhất là khi xì mũi, sau khi đi vệ sinh, trước khi chuẩn bị ăn uống để phòng bệnh hô hấp. – Không nên hút thuốc lá vì có thể gây hại cho sức khỏe. – Thường xuyên tập thể dục nâng cao thể lực nhưng không nên tập quá gắng sức, giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, kiểm soát điều trị tốt các bệnh mạn tính sẵn có. – Người cao tuổi cần chú ý uống nhiều nước, uống nước đầy đủ giúp tuần hoàn cơ thể tốt. Thường xuyên tập thể dục thể thao sẽ giúp người già tăng cường sức khỏe, phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp – Đối với người cao tuổi mắc bệnh mạn tính hoặc bị tai biến mạch não người nhà thường xuyên trợ giúp vỗ lưng tránh ứ đọng dịch tiết hô hấp gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.;;;;;Hội chứng suy hô hấp cấp ở người lớn là biểu hiện rối loạn nặng nề của sự trao đổi oxy máu. Suy hô hấp cấp là các trường hợp suy hô hấp cấp nghiêm trọng xảy ra trên các bệnh nhân không có tiền căn bệnh lý hô hấp và tim mạch. Có 2 loại suy hô hấp cấp: Suy hô hấp cấp với thiếu oxy máu kèm ứ khí cácbonic và suy hô hấp cấp với thiếu oxy máu kèm giảm khí cácbonic. Hội chứng suy hô hấp cấp ở người lớn là căn bệnh cần can thiệp cấp cứu càng nhanh càng tốt. Nguyên nhân gây bệnh Nguyên nhân tại phổi: Nhiễm trùng phế quản – phổi, thuyên tắc động mạch phổi, tràn khí màng phổi, hen phế quản, tắc nghẽn phế quản cấp… Nguyên nhân ngoài phổi: Tắc nghẽn thanh – khí quản, tràn dịch màng phổi, chấn thương lồng ngực, tổn thương lồng ngực, tổn thương cơ hô hấp, tổn thương thần kinh trung ương, Chẩn đoán Chẩn đoán suy hô hấp cấp là một chẩn đoán lâm sàng, dễ xác định. Tuy nhiên, xác định thể loại suy hô hấp câp có thể khó khăn hơn vì phải dựa vào xét nghiệm. Theo đó, phương án giải quyết tốt nhất là xác định nguyên nhân rồi từ đó tìm ra cơ chế sinh bệnh để quyết định phương án xử trí. Chẩn đoán phân biệt cũng rất quan trọng để tránh việc xử trí không đúng. Suy hô hấp cấp là một cấp cứu thường gặp nhất, cần phải can thiệp ngay để tránh tử vong và biến chứng. Suy hô hấp cấp là một cấp cứu thường gặp nhất, cần phải can thiệp ngay để tránh tử vong và biến chứng. Trường hợp nặng phải can thiệp bằng thuốc là chủ yếu, có thể giải quyết được bằng thuốc hoặc một số thủ thuật không đáng kế. Trường hợp nguy kịch phải can thiệp ngay bằng các thủ thuật sau đó mới dùng thuốc hoặc phải sử dụng song song (đặt ống nội khí quản bóp bóng, thỗ…) Các bác sĩ nhấn mạnh, khi cấp cứu bệnh nhân bị suy hô hấp cấp, biện pháp hồi sức hô hấp cần phải được thực hiện ngay lập tức, càng khẩn trương thì khả năng cứu sống bệnh nhân càng nhiều. Thuốc dùng trong hồi sức hô hấp, bao gồm: thuốc cắt cơn hen; Các thuốc dự phòng có tác dụng tốt nhất trong viêm phế quản mạn, thường dùng dạng xịt hay khí dung; Trong hồi sức hô hấp, các thuốc kể trên thường có tác dụng nếu được dùng sớm. Ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân suy hô hấp cấp cần được khai thông đường dẫn khí, rửa phế quản, thở máy…;;;;; Trong các bệnh mà người cao tuổi dễ mắc phải khi thời tiết chuyển mùa thì bệnh về đường hô hấp là loại bệnh hay gặp nhất. Đường hô hấp gồm đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Với người cao tuổi, khi sức đề kháng yếu đi thì mọi loại bệnh tật có thể tấn công dễ dàng hơn, nhất là các bệnh gây ra bởi vi sinh vật (virút, vi khuẩn, vi nấm). Người cao tuổi có thói quen hút thuốc lá, thuốc lào…làm tăng nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp Hút thuốc lá, thuốc lào: Thuốc lá, thuốc lào khi hút vào đường hô hấp sẽ gây tổn thương các nhu mô phổi, do đó, làm tăng nguy cơ bội nhiễm. Môi trường ô nhiễm, nhiều bụi, khói của bếp than, bếp củi, bếp dầu, nhà ở chật chội, không thông thoáng cũng là những yếu tố thuận lợi làm cho người cao tuổi dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, nhất là vào mùa lạnh. Một số bệnh mạn tính kéo dài ở người cao tuổi như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh về rối loạn nội tiết cũng là những lý do làm tăng nguy cơ viêm đường hô hấp vào mùa lạnh ở người cao tuổi. Bệnh thể hiện bằng hiện tượng hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi nước, đau rát họng gây ho, tức ngực, có khi gây khó thở. Có thể ho khan hoặc có đờm. Đờm có thể là màu trắng, đặc quánh hoặc lỏng, đôi khi có một ít máu tươi do có tổn thương một số mạch máu nhỏ ở đường hô hấp trên gây ra. Các triệu chứng bệnh thường gây khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe của người cao tuổi 2. Phòng bệnh hô hấp cho người cao tuổi Để phòng tránh các loại bệnh về đường hô hấp, người cao tuổi cần chú ý tự bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách: – Mặc đủ ấm, ngủ ấm, tránh gió lùa: Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh hoặc lạnh chuyển sang rét đậm thì người cao tuổi nên hạn chế ra khỏi nhà lúc sáng sớm. Khi cần thiết phải ra khỏi nhà cần mặc ấm, cổ cần có khăn và đầu cần có mũ, tốt nhất là dùng loại mũ bịt cả hai tai. – Vệ sinh họng, miệng sạch sẽ hàng ngày: Người cao tuổi cần duy trì thói quen đánh răng đều đặn trước và sau khi ngủ dậy, súc họng bằng nước muối sinh lý. Những trường hợp dùng răng giả, cần vệ sinh răng giả thật sạch sẽ, không để bám dính nhiều cặn thức ăn làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi sinh vật cho đường hô hấp. – Cần bỏ thuốc lá, thuốc lào: Người cao tuổi đã bị các bệnh mạn tính như viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, viêm xoang cần phải tránh xa thuốc lá, thuốc lào. Đây là nguyên nhân khiến các bệnh về đường hô hấp nặng hơn. Ngoài ra, nó còn kéo theo nhiều bệnh khác như bệnh về tim mạch (tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim…). Để phòng bệnh hô hấp, người cao tuổi cần chú ý mặc ấm khi thời tiết chuyển mùa, tránh thuốc lá, thuốc lào… Đối với người cao tuổi mắc bệnh mạn tính hoặc bị tai biến mạch não, người nhà thường xuyên trợ giúp vỗ lưng tránh ứ đọng dịch tiết hô hấp gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Khi người cao tuổi có các biểu hiện nghi ngờ mắc các bệnh về đường hô hấp cần đưa ngay đến bệnh viện có chuyên khoa Hô hấp để được chẩn đoán chính xác bệnh. Đồng thời xác định các bệnh căn bệnh kèm theo để có hướng điều trị thích hợp. Nếu điều trị sớm các bệnh về đường hô hấp sẽ giúp kiểm soát và loại bỏ nhanh chóng bệnh, tránh biến chứng nguy hiểm.;;;;;Người cao tuổi mọi chức năng cơ thể đều suy giảm, trong đó sức đề kháng cũng giảm thì bệnh tật có thể tấn công dễ dàng, nhất là các bệnh gây ra bởi vi sinh vật (virut, vi khuẩn, vi nấm). Sự yếu kém trong việc tự bảo vệ của người cao tuổi càng rõ nét mỗi khi thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa lạnh. Bệnh mà người cao tuổi dễ mắc phải trong mùa lạnh là bệnh đường hô hấp. Các bệnh đường hô hấp mà người cao tuổi thường gặp Viêm mũi họng là một bệnh có thể gặp quanh năm nhưng vào mùa lạnh người cao tuổi hay gặp nhất gây nên hiện tượng hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi nước; đau rát họng gây ho, tức ngực, có khi gây khó thở. Viêm họng mạn tính kéo dài (thường gọi là viêm họng hạt), hoặc viêm mũi mạn tính rát. Khi thời tiết thay đổi đều có khả năng tái phát trở lại. Người cao tuổivào mùa lạnh còn hay mắc viêm phế quản, viêm phổi. Một điều cần lưu ý là viêm phế quản, viêm phổi cấp tính ở người cao tuổi do lạnh thân nhiệt thường không tăng cao như người trẻ tuổi nên dễ nhầm là bệnh nhẹ ít được người nhà quan tâm do đó dễ dẫn đến bệnh nặng cho đến khi vào bệnh viện thì bệnh đã rất nặng. Một số người có bệnh mạn tính như hen suyễn, bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính thì vào mùa lạnh thì bệnh rất dễ tái phát dễ xuất hiện các biến chứng. Yếu tố thuận lợi gây bệnh trước hết phải kể đến người nghiện hút thuốc lá, thuốc lào. Thuốc lá, thuốc lào khi hít vào đường hô hấp sẽ làm tổn thương các nhu mô phổi (tổ chức phổi) do đó làm tăng nguy cơ bội nhiễm. Môi trường ô nhiễm, nhiều bụi, khói của bếp than, bếp củi, bếp dầu, nhà ở chật chội, không thông thoáng cũng là những yếu tố thuận lợi làm cho người cao tuổi dễ mắc các bệnh đường hô hấp nhất là vào mùa lạnh. Một số bệnh mạn tính kéo dài ở người cao tuổi như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh về rối loạn nội tiết cũng là những lý do làm tăng nguy cơ viêm đường hô hấp vào mùa lạnh ở người cao tuổi. Để phòng bệnh hô hấp ở người cao tuổi trong mùa lạnh, cần mặc đủ ấm, ngủ ấm, tránh gió lùa. Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh hoặc lạnh vừa chuyển sang rét đậm thì người cao tuổi nên hạn chế ra khỏi nhà lúc sáng sớm. Có thể vẫn tập thể dục hoặc đi lại, vận động thân thể ở trong nhà không nên ra khỏi nhà khi thời tiết còn lạnh nhất là lúc đang có gió mùa. Cần vệ sinh họng, miệng sạch sẽ thường xuyên hằng ngày như đánh răng đều đặn trước và sau khi ngủ dậy; súc họng bằng nước muối sinh lý (có thể tự pha chế). Những trường hợp dùng răng giả cần vệ sinh răng giả thật sạch sẽ không để bám dính nhiều cặn, thức ăn làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi sinh vật cho đường hô hấp. Cần bỏ thuốc lá, thuốc lào nhất là những người cao tuổi đã bị các bệnh mạn tính như viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, viêm xoang. Mùa lạnh, người cao tuổi cũng cần tắm, rửa hằng ngày hoặc một tuần vài lần.
question_403
Bệnh tay chân miệng có ngứa không
doc_403
Bệnh tay chân miệng có ngứa không, làm sao để nhận ra bệnh này ở trẻ nhỏ là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ. Để đồng hành cùng nhiều bậc cha mẹ chăm sóc con cái, hãy cùng đọc bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm về chủ đề bệnh tay chân miệng ở trẻ em bạn nhé. Bệnh tay chân miệng là bệnh sinh ra do nhiễm virus cấp tính, bệnh có lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và rất có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh rất dễ lây lan và thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Mùa cao điểm phát bệnh ở Việt Nam là khoảng tháng 3–5 và tháng 9–12 trong năm. Bệnh có thể phát ở bất kỳ độ tuổi nào và trẻ dưới 3 tuổi có nguy cơ cao hơn. Vì hệ miễn dịch của trẻ lúc này còn chưa hoàn thiện. Bệnh tay chân miệng hầu hết đều có diễn biến nhẹ. Tuy nhiên cũng sẽ có những ngoại lệ. Nếu như không được phát hiện sớm, can thiệp kịp thời thì bệnh có thể diễn biến nặng hơn. Những biến chứng vô cùng nguy hiểm như viêm não – màng não, phù phổi cấp, viêm cơ tim dẫn đến tử vong. Bệnh có dấu hiệu điển hình là: sốt, tổn thương niêm mạc miệng và da, đau họng,…. Các nốt xuất hiện trên da với dạng phỏng nước, thường xuất hiện ở lòng bàn chân, lòng bàn tay, ở đầu gối, mông, cụ thể: – Giai đoạn đang ủ bệnh: Bệnh sẽ ủ trong cơ thể từ 3-7 ngày. Khi ấy bé chưa có dấu hiệu bệnh cụ thể. Mẹ thường thấy bé mệt mỏi, chỉ muốn nằm, lười ăn, biếng ăn. – Giai đoạn bệnh khởi phát: Sau khoảng thời gian ủ bệnh, bệnh sẽ khởi phát rất nhanh. Khoảng 1-2 ngày với nhiều triệu chứng đặc trưng. Những dấu hiệu dễ phát hiện hơn như sốt nhẹ, đau họng, mệt mỏi, tiêu chảy, biếng ăn. – Giai đoạn bệnh toàn phát: Giai đoạn này tùy vào việc chăm sóc và cơ địa của trẻ. Bệnh sẽ có thời gian hồi phục khác nhau. Bệnh có thể kéo khoảng 3 – 10 ngày với triệu chứng điển hình sau đây: cơ thể xuất hiện nhiều vết loét đỏ hay phỏng nước, đường kính rơi vào khoảng 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi gây đau trong miệng trẻ. Lúc này ta sẽ thấy trẻ thường xuyên bỏ ăn, bỏ bú bởi những vết loét trong miệng gây đau, xót. Đồng thời bé cũng sẽ thường xuyên tiết nước bọt. Bệnh tay chân miệng có ngứa không, làm sao để nhận ra bệnh này ở trẻ nhỏ là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ Có thể nói, bệnh tay chân miệng ở giai đoạn đầu từ 1 – 2 ngày, bệnh không hề gây ngứa ngáy, khó chịu như một số bệnh ngoài da khác ở trẻ. Nếu gia đình nhận thấy con mình có dấu hiệu ngứa, gãi nhiều, đau rát khó chịu thì cần nhanh chóng đi kiểm tra vì rất có thể khi ấy các vết loét trên da của trẻ do không cẩn thận đã bị nhiễm trùng. Những giai đoạn đầu đời của trẻ, cha mẹ cần hết sức chú ý luôn quan sát những thay đổi ở con. Nếu như phát hiện bệnh và những dấu hiệu bất thường sớm, cần đưa đến bệnh viện thăm khám để được điều trị. Khi trẻ bị nhiễm virus tay chân miệng, bệnh có thể sẽ khiến con trẻ biếng ăn. Bên cạnh đó là hiện tượng tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi, mất nước. Vì vậy cần có chế độ chăm sóc bé đặc biệt, thăm khám sớm để sớm khỏi và trở lại nhịp sống bình thường. Bệnh tay chân miệng có thể lây lan nhanh nếu không được phát hiện sớm 3. Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng hiệu quả Bệnh tay chân miệng thời gian ban đầu sẽ gây sốt, cứng cổ, đau đầu hoặc đau lưng. Thời gian đầu do diễn biến nhẹ nên bệnh có thể tự khỏi nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, với trẻ em đối tượng có hệ miễn dịch yếu thì rất có thể cần phải nhập viện trong một thời gian ngắn. Bệnh giai đoạn đầu tuy không quá nguy hiểm, nhưng không được can thiệp đúng cách thì có nhiều biến chứng khó lường. Các biến chứng nghiêm trọng có thể kể đến như: Suy hô hấp, viêm não hoặc tê liệt một bên. Thậm chí dẫn tới bại liệt tuy nhiên tương đối hiếm gặp. Nếu như trẻ bị viêm não sau khi bị tay chân miệng thì rất có thể sẽ gây tử vong. Hiện nay, vẫn chưa có một phương pháp nào để ngăn ngừa đặc hiệu nào. Tuy nhiên, để phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ tốt nhất, bạn có thể áp dụng những điều sau đây: – Hạn chế đưa bé đi đến nơi đông người, Không để bé chơi chung với nhiều trẻ khác trong ‘thời điểm vàng’ dịch bệnh tăng cao. – Không nên để trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh khác. Luôn chú ý rửa tay cho mình và bé bằng xà phòng sau khi ra ngoài, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. – Thường xuyên vệ sinh đồ chơi hàng ngày của trẻ. Nhà ở nên có ánh nắng thông thoáng, không quá ẩm ướt, sạch sẽ. – Mọi thành viên trong gia đình nên vệ sinh cá nhân thường xuyên. Nâng cao ý thức rửa tay bằng xà phòng trong gia đình sau khi tiếp xúc. – Chú ý chế độ ăn của trẻ luôn đảm bảo vệ sinh; Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong bữa ăn hàng ngày cho bé. – Luôn chú ý, và nhớ lịch tiêm phòng vắc – xin cho bé đầy đủ và đúng lịch. Nếu gia đình phát hiện trẻ có dấu hiệu bất thường, hãy đến thăm khám sớm để có thể được điều trị đúng cách
doc_33480;;;;;doc_45557;;;;;doc_24293;;;;;doc_41187;;;;;doc_60607
Bệnh tay chân miệng có thể xảy ra quanh năm, tuy nhiên bệnh có chiều hướng tăng cao đột ngột trong khoảng thời gian từ tháng 2 - 4 và 9 - 12. Bệnh gây nguy hiểm với trẻ nếu phát hiện muộn và không điều trị kịp thời. Trẻ bị mụn tay chân miệng có ngứa không và cách giảm ngứa tay chân miệng cũng là một kiến thức bổ ích cho các bậc phụ huynh. 1. Triệu chứng nhận biết trẻ mắc bệnh tay chân miệng điển hình 2. Các giai đoạn của bệnh tay chân miệng Tay chân miệng giai đoạn 1: Giai đoạn ủ bệnh từ 3 – 7 ngày, khởi phát từ 1 – 2 ngày, các triệu chứng ở giai đoạn này như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, quấy khóc, tiêu chảy một vài lần trong ngày;Tay chân miệng giai đoạn 2: đây là giai đoạn toàn phát có thể kéo dài 3 – 10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh như sau:Loét miệng: Vết loét đỏ hay nổi phỏng nước đường kính 2 – 3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau, bỏ ăn, bỏ bú, chảy nước dãi (triệu chứng này rất dễ nhầm với hiện tượng trẻ mọc răng);Phát ban dạng phỏng nước: phát ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, ở gối, mông kéo dài trong thời gian ngắn (< 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, hiếm khi tay chân miệng gây loét hay bội nhiễm;Sốt nhẹ, nôn: Nếu trẻ em bị sốt cao và nôn nhiều có thể là dấu hiệu nguy cơ biến chứng;Biến chứng thần kinh (biến chứng viêm não, viêm màng não), biến chứng tim mạch, hệ hô hấp (viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch) có thể xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh. Biến chứng này có thể dẫn đến tử vong nếu không được theo dõi và điều trị bệnh kịp thời.Tay chân miệng giai đoạn 3: Giai đoạn lui bệnh tay chân miệng thường bắt đầu từ ngày thứ 8 – 10, trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn nếu không xuất hiện biến chứng. 3. Cách giảm ngứa tay chân miệng Bệnh tay chân miệng là bệnh do siêu vi trùng gây ra, thường xảy ra ở trẻ lứa tuổi nhà trẻ. Đến nay tay chân miệng vẫn chưa có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh. Tay chân miệng chủ yếu điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm đau do các vết loét gây ra và điều trị các biến chứng nếu có xảy ra. Đối với những trường hợp tay chân miệng nhẹ, bệnh nhân chỉ cần sử dụng thuốc giảm đau, thuốc an thần... Bệnh nhân cần được theo dõi sát, xử trí kịp thời những biến chứng xảy ra. Hầu hết bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày, những nốt hồng ban sẽ lặn đi, không để lại sẹo trên da, song nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi-rút Entero 71, bệnh có thể dẫn đến tử vong (biến chứng viêm não màng não, viêm cơ tim, phù phổi..) nếu không xử trí kịp thời.Tay chân miệng ở giai đoạn đầu từ 1 – 2 ngày bệnh không hề gây ngứa ngáy, khó chịu như một số bệnh lý ngoài da khác ở trẻ. Nếu nhận thấy con có dấu hiệu ngứa, gãi nhiều, đau rát khó chịu cần nhanh chóng đưa trẻ đi kiểm tra vì rất có thể các vết loét không còn đơn thuần là tay chân miệng mà có thể đã bị nhiễm trùng.Mặc dù tay chân miệng không phải là một bệnh mới tuy nhiên vẫn có nhiều quan niệm sai lầm trong cách chăm sóc trẻ. Sau đây là một số cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng và giảm ngứa tay chân miệng cho trẻ hiệu quả:Có quan niệm cho rằng khi trẻ bị tay chân miệng, càng ủ trẻ, hạn chế tắm rửa để nốt ban phát ra càng nhiều sẽ càng mau lành. Tuy nhiên đây là quan niệm hoàn toàn sai bởi vì nếu các bậc phụ huynh ủ trẻ nhiều quá trẻ rất dễ bị nhiễm trùng da, để lại sẹo, thậm chí gây ngứa ngáy khó chịu. Cần giữ cho các nốt ban thoáng mát, giúp mau lành hơn và không để lại sẹo, đồng thời giảm ngứa tay chân miệng hiệu quả;Tay chân miệng có thể lây qua trung gian người chăm sóc, vì vật dù trẻ không đi nhà trẻ vẫn có thể mắc bệnh do tiếp xúc người nhiễm không triệu chứng. Do đó cần giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng trước khi tiếp xúc với trẻ.Sang thương da trong bệnh tay chân miệng không gây đau hay ngứa, vì vậy phụ huynh không nên tự ý cần bôi các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ với mục đích giảm ngứa tay chân miệng vì khi bôi thuốc sẽ che đi các dấu hiệu trên sang thương da, rất khó chẩn đoán hay theo dõi diễn tiến của bệnh. Nếu tay chân miệng gây ngứa nhiều cần mang trẻ đến khám bác sĩ để được chỉ định thuốc bôi giảm ngứa phù hợp;Nếu trẻ cảm giác ngứa ngáy khó chịu kéo dài, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ sử dụng thuốc điều trị triệu chứng như thuốc kháng histamin (thông thường như Chlorpheniramine, Theralene...), giúp giảm ngứa tay chân miệng;Thực hiện vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ sẽ bệnh giúp trẻ mau lành bệnh hơn, giảm bớt đau đớn và ngứa ngáy nếu có. Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ bị tay chân miệng hàng ngày bằng xà phòng và nước sạch. Khuyến khích trẻ rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước chảy giúp ngăn ngừa sự tái nhiễm qua đường tay – miệng và bội nhiễm thêm vi khuẩn trên các nốt ban da;Quần áo, tã lót, bình sữa và đồ chơi của trẻ bệnh tay chân miệng nên được tẩy trùng sạch sẽ bằng nước sôi trước khi giặt/rửa sạch lại bằng xà phòng,Giảm đau miệng và hạ sốt bằng cách lau mình cho trẻ bằng nước ấm, sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol (liều 10 – 15mg/kg/lần, mỗi lần dùng cách nhau từ 4 – 6 giờ). Tuyệt đối không sử dụng thuốc hạ sốt giảm đau Aspirin cho trẻ;Có thể sử dụng Antacid dạng gel để chấm vào các vết sang thương ở miệng giúp trẻ giảm đau, giảm khó chịu và ăn uống dễ dàng hơn.Như vậy bài viết trên đã đưa đến thông tin giúp giảm ngứa cho trẻ bị tay chân miệng. Hy vọng các bậc phụ huynh đã nắm được các cách giảm ngứa cho các con, giúp bé vượt qua bệnh lý này.;;;;; 1. Cơ bản và đầy đủ về bệnh tay chân miệng Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, không ít hơn 50.000 – 100.000 trẻ nhỏ tại Việt Nam bị tay chân miệng. Trong đó, 60% là trẻ tại miền Nam và 40% là trẻ tại miền Trung và miền Bắc. 1.1. Thông tin khái quát Như bố mẹ đã biết, tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm, xuất hiện chủ yếu ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh có nguyên nhân khởi phát là virus đường ruột họ Enterovirus (cụ thể là Coxsackievirus A16, Enterovirus 71 ) và dễ dàng lây trực tiếp hoặc gián tiếp, từ trẻ bệnh sang trẻ không bệnh, thông qua dịch tổn thương da và niêm mạc, dịch mũi họng và phân. Tay chân miệng lưu truyền quanh năm, nhưng lây nhiễm mạnh mẽ, dữ dội nhất vào các khoảng thời gian tháng 3 – tháng 5 và tháng 9 – tháng 12. Tay chân miệng có nguyên nhân khởi phát là virus đường ruột họ Enterovirus 1.2. Dấu hiệu nhận biết Phía trên đã chia sẻ, tay chân miệng được biểu hiện bằng các tổn thương da và niêm mạc, tồn tại dưới dạng những vết phồng rộp, dễ vỡ, khi vỡ tạo thành các vết loét, khiến trẻ đau đớn. Tại niêm mạc miệng, má trong, lợi, mặt bên lưỡi,… đường kính của các vết phồng rộp là khoảng 2 – 3mm. Tại lòng bàn tay, đầu gối, mông, lòng bàn chân,… chỉ số này của chúng là 2 – 10mm. So với tổn thương niêm mạc, tổn thương da khác biệt ở điểm, chúng có thể ẩn hoặc hiện trên bề mặt da (còn tổn thương niêm mạc thì luôn luôn hiện). Trong khi triệu chứng tổn thương da và niêm mạc xuất hiện ở giai đoạn toàn phát, các triệu chứng còn lại lại xuất hiện ở giai đoạn khởi phát (Bệnh tay chân miệng có 4 giai đoạn phát triển: Ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và lui bệnh). 1.3. Biến chứng Thông thường, tay chân miệng ít nguy hiểm. Điều đó đồng nghĩa với việc mặc dù ít những vẫn tồn tại nguy cơ đáng sợ trẻ nhỏ phải đối diện khi mắc bệnh truyền nhiễm này. Theo đó, nếu phát sinh do Coxsackievirus A16, tay chân miệng gần như không biến chứng. Nhưng nếu phát sinh do Enterovirus 71, tay chân miệng có thể tiến triển đến: Viêm màng não (nhiễm trùng màng não, dịch não tủy bao quanh não và tủy sống), viêm não, viêm cơ tim,… Đây đều là những bệnh lý hết sức tai hại, không điều trị tích cực, dễ dẫn đến tử vong. 1.4. Điều trị Trường hợp trẻ tay chân miệng được bố mẹ chăm sóc tại nhà, có một số lưu ý sau bố mẹ nên tuân thủ trong khoảng thời gian này: – Hiện nay, tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, bệnh chỉ có thể được xử lý bởi chính cơ thể trẻ. Để hỗ trợ tiến trình giải quyết tay chân miệng tự nhiên đó, bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạn chế triệu chứng theo chỉ định của chuyên gia. Các thuốc ấy có thể là: Thuốc hạ sốt Paracetamol như Hapacol, thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen, kem chống ngứa như Calamine, dung dịch sát khuẩn (dùng để che phủ bề mặt tổn thương da), nước muối sinh lý 0,9% (dùng để vệ sinh tổn thương niêm mạc). – Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ (một số thực phẩm tốt cho trẻ tay chân miệng bố mẹ có thể tham khảo là: Trứng, đậu, khoai tây, đu đủ, dưa hấu,…) theo nguyên tắc 3 chữ L: Lỏng, lạt, lạnh. – Cung cấp 1,5 – 2l nước cho trẻ mỗi ngày. – Tắm hoặc lau người nhẹ nhàng cho trẻ thường xuyên để loại bỏ virus và các tác nhân tiêu cực khác từ môi trường. – Không để trẻ gãi để tránh làm lan tỏa các tổn thương da và niêm mạc. – Nếu trẻ: Sốt cao, nôn, lơ mơ, mê sảng, co giật,… lập tức cho trẻ tái khám. 1.5. Phòng ngừa Để phòng ngừa tay chân miệng cho trẻ, việc bố mẹ ghi nhớ và thực hiện nghiêm túc các khuyến cáo sau là vô cùng cần thiết: – Nên: Cho trẻ ăn uống theo nguyên tắc ăn chín uống sôi. Rửa tay cho trẻ và cho bản thân sạch sẽ nhiều lần trong ngày bằng các sản phẩm khử khuẩn. Ngâm hoặc luộc quần áo trẻ trong dung dịch Cloramin B 2% trước khi giặt. Vệ sinh cẩn thận đồ chơi của trẻ và không gian sống của gia đình bằng các sản phẩm khử khuẩn. – Không nên: Cho trẻ ngậm/mút tay/đồ chơi. Cho trẻ dùng chung dụng cụ ăn uống (bát, đĩa, đũa, thìa, nĩa,…) với gia đình. Cho trẻ đến nơi đã ghi nhận ca nhiễm tay chân miệng. 2. Bệnh tay chân miệng có ngứa không – Chuyên gia giải đáp Theo chuyên gia, khác với suy nghĩ của nhiều phụ huynh, mặc dù làm da và niêm mạc bị tổn thương, bệnh tay chân miệng không hề gây ngứa. Khi trẻ ngứa và gãi, chắc chắn các tổn thương da và niêm mạc đã vỡ, các vết loét hình thành do chúng vỡ đã bội nhiễm. Bệnh tay chân miệng không hề gây ngứa Nguyên nhân dẫn đến sự vỡ các tổn thương da và niêm mạc, có thể là do bố mẹ tắm/lau cho trẻ không nhẹ nhàng, trẻ sờ/chạm vào các tổn thương. Còn sự bội nhiễm, có thể là do bố mẹ không tắm/lau người cho trẻ.;;;;; Bệnh tay chân miệng có lây không là điều mà nhiều bậc phụ huynh băn khoăn Tay chân miệng là một trong những bệnh lý truyền nhiễm do virus gây ra và phổ biến ở trẻ nhỏ và dễ dàng lây ra cộng đồng khi có tiếp xúc với người mắc bệnh. Hiện nay, có hai chủng virus gây ra tay chân miệng là Enterovirus và Coxsackievirus. Với hai chủng virus này, về cơ bản các triệu chứng bệnh lý là giống nhau song với chủng Enterovirus thì mức độ nguy hiểm và khả năng biến chứng nặng thường cao hơn. Virus tay chân miệng có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Khi ở trong cơ thể người, virus tồn tại ở nhiều vị trí như trong nước bọt, dịch mũi, dịch trong các mụn trên da, trong niêm mạc,…. Chúng khiến cơ thể sinh nhiều dịch tiết, thông qua các dịch này virus có thể phát tán rộng trong môi trường và lây nhiễm sang người lành khi tiếp xúc với nước bọt, dịch bắn,…. chứa virus. Nguy hiểm hơn, ở nhiệt độ thường, virus có thể tồn tại tới 3 tuần,.. chính vì vậy mà khi tiếp xúc gián tiếp qua các bề mặt chứa virus, người lành cũng có thể nhiễm bệnh. Điều này lý giải tại sao bệnh tay chân miệng rất dễ bùng dịch và thường xâm nhập và tấn công trẻ nhỏ, thường gặp nhất là nhóm trẻ 3 tuổi vì thời điểm này sức đề kháng của trẻ yếu và ở độ tuổi này do đặc tính của trẻ rất thích trườn, bò,… tiếp xúc trực tiếp với nhiều bề mặt, và đây cũng là độ tuổi trẻ bắt đầu đi học, tiếp xúc với nhiều trang lứa bạn bè. Theo thống kê, bệnh tay chân miệng diễn ra quanh năm nhưng dễ bùng phát nhất là vào thời điểm tháng 2 – 4 và từ tháng 9 – 12, thời điểm giao mùa thuận lợi về yếu tố nhiệt độ và độ ẩm cho sự phát triển của virus. Triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ 2. Quá trình diễn biến của bệnh tay chân miệng ở trẻ 2.1. Giai đoạn ủ bệnh – không triệu chứng Thời gian ủ bệnh tay chân miệng kéo dài từ 3 đến 7 ngày tính từ thời điểm trẻ tiếp xúc với virus gây bệnh. Trong giai đoạn này, trẻ không xuất hiện bất kỳ biểu hiện nào nên thường ba mẹ sẽ không phát hiện ra trẻ mắc bệnh. Điều đáng nói trong giai đoạn ủ bệnh này virus vẫn hoàn toàn có thể lây nhiễm sang các trẻ khỏe mạnh và gây bệnh. 2.2. Giai đoạn khởi phát – bắt đầu có triệu chứng Bệnh tay chân miệng bước vào giai đoạn khởi phát và kéo dài từ 1 đến 2 ngày với những dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm, viêm họng thông thường như: trẻ bị sốt (có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao), trẻ mệt mỏi, chán ăn, có thể bị nôn ói, xuất hiện tình trạng tiêu chảy và có thể bị đau họng,.. 2.3. Giai đoạn toàn phát – xuất hiện những triệu chứng điển hình của bệnh Giai đoạn toàn phát là giai đoạn siêu lây nhiễm và nguy hiểm nhất đối với trẻ. Thời gian toàn phát của bệnh có thể kéo dài tới 10 ngày hoặc thậm chí kéo dài hơn gây nguy hiểm cho trẻ. Trong giai đoạn bệnh này, những triệu chứng điển hình của tay chân miệng cũng bắt đầu xuất hiện: – Viêm loét miệng: Niêm mạch miệng, lợi và lưỡi bị tổn thương, xuất hiện các vết phỏng nước, vết loét từ 2 – 3mm và lan rộng nhanh chóng. Các mụn nước này khiến trẻ ngứa, khó chịu và khi bị vỡ ra khiến trẻ đau, xót khi ăn uống khiến trẻ khó khăn trong ăn uống và thường bỏ ăn, bỏ bú. – Phát ban phỏng nước ở tay chân: Các ban hồng kích thước nhỏ bắt đầu xuất hiện ở tay chân và thường khó phát hiện. Các ban này sẽ nhanh chóng phỏng lên thành các mụn nước từu 2 – 10mm, có hình bầu dục và xuất hiện lan rộng ở tay chân của trẻ. Các đợt phát ban thường kéo dài 3- 4 ngày/ đợt và sau khoảng 7 – 10 ngày thì có dấu hiệu tự xẹp và bong vảy. Ngoài ra, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng nôn ói và sốt kéo dài. 2.4. Giai đoạn khỏi bệnh Bệnh tay chân miệng bước vào giai đoạn hồi phục khi các triệu chứng dần biến mất. 3. Xử trí và chăm sóc đúng cách cho trẻ bị tay chân miệng Cho trẻ ăn đồ ăn mềm, dễ tiêu, với trẻ bú mẹ cần tích cực cho bé bú Nhiều cha mẹ thường nghĩ rằng khi các mụn phỏng nổi lên từ 7 – 10 ngày thì trẻ sẽ khỏi bệnh. Trên thực tế, nếu trẻ không được chăm sóc đúng cách thì nguy cơ biến chứng là rất cao. Dưới đây là một số lưu ý cha mẹ cần ghi nhớ khi không may trẻ mắc bệnh tay chân miệng: – Cẩn trọng với các cơn sốt kéo dài: Sốt kéo dài là một trong những biểu hiện cho thấy bệnh có thể diễn biến xấu. Ngay từ khi bắt đầu phát triển bệnh, nếu trẻ sốt cao trên 38 độ và kéo dài không cắt cơn, cha mẹ cần thông báo với bác sĩ để can thiệp sử dụng các biện pháp hạ sốt cho trẻ. Một số biến chứng do sốt gây ra trẻ có thể gặp là viêm não, suy tim. – Đặc điểm các nốt phỏng nước: Phỏng nước là đặc trưng của bệnh tay chân miệng. Các nốt phỏng này đều có dịch trong. Vì vậy khi các nốt phỏng có dịch đục hoặc hơi ngả nâu,.. hãy cẩn trọng vì đây chính là dấu hiệu cho biết trẻ đang bị bội nhiễm. Để hạn chế nguy cơ này, cha mẹ hãy vệ sinh cơ thể cho trẻ bằng khăn ẩm, ấm, lau người cho trẻ để giảm ngứa. Hạn chế cho trẻ gãi làm bung mụn nước. Nếu bị bung vết mụn, hãy thấm bằng tăm bông và giữ vết thương hở khô thoáng. Rác thải y tế cần được để đúng chỗ. – Nếu trẻ đã bước sang giai đoạn toàn phát mà tình trạng tiêu chảy và nôn trớ vẫn xuất hiện, hãy báo với bác sĩ để xử lý kịp thời. Theo thống kê, trẻ mắc tay chân miệng có một trong những dấu hiệu trên thì nguy cơ biến chứng rất cao. Ngoài ra, cha mẹ cần giúp trẻ nâng cao đề kháng bằng cách cho trẻ ăn uống đủ chất. Nên chọn thức ăn, đồ uống lỏng, mềm, không mặn để không gây khó chịu cho trẻ. Bên cạnh đó, khi trẻ bị tay chân miệng, hãy hạn chế tiếp xúc cho trẻ để tránh lây nhiễm trong cộng đồng.;;;;;Tay chân miệng là căn bệnh do các virus trong đường ruột gây ra với nhiều chủng khác nhau, phổ biến nhất là biến nhất là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Những biểu hiện của bệnh tay chân miệng sẽ có sự thay đổi tuỳ vào từng giai đoạn của bệnh và nguy cơ xảy ra biến chứng nếu không được can thiệp điều trị đúng cách. 1. Biểu hiện tay chân miệng Mặc dù các loại virus gây bệnh tay chân miệng có những đặc điểm sinh trường khác nhau nhưng lại có điểm chung là rất dễ lây lan dẫn đến nguy bùng phát thành dịch nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Bệnh có thể xảy ra đối với bất kỳ lứa tuổi nào, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Các biểu hiện tay chân miệng sẽ có sự khác nhau tùy vào từng giai đoạn của bệnh. Giai đoạn 1 - Ủ bệnh Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 3 - 7 ngày tính từ thời điểm phơi nhiễm với virus. Giai đoạn này, người bệnh thường không có triệu chứng hoặc các biểu hiện tay chân miệng rất mơ hồ, dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác như sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi,… Giai đoạn 2 - Khởi phát Giai đoạn khởi phát thường kéo dài từ 24 - 48 giờ với các biểu hiện tay chân miệng rõ ràng hơn bao gồm đau đầu, sốt nhẹ, biếng ăn, tiêu chảy, mất ngủ, trẻ nhỏ thường xuyên quấy khóc,… Giai đoạn 3 - Toàn phát Đây là thời điểm tay chân miệng xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh gồm: Người bệnh thường sốt từ 37,5 - 400 C kèm biểu hiện mệt mỏi và khó chịu. Đau họng, khó khăn khi ăn và uống. Xuất hiện của các vết loét ở miệng với nhiều vị trí khác nhau như trong hầu họng, 2 bên trong vùng má, môi, lưỡi, nướu với kích thước khoảng 2 - 3mm. Ban đầu có thể chỉ xuất hiện một vài nốt sau đó mọc nhiều hơn gây đau đớn, nhất là khi ăn, uống, nói chuyện. Không chỉ miệng, vết loét còn nổi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngón tay, ngón chân, khuỷu tay, đầu gối, mông,… gây đau đớn, phiền toái, khó khăn khi sinh hoạt, đi lại. Một số trường hợp có thể gặp tình trạng buồn nôn hoặc nôn mửa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Giai đoạn 4 - hồi phục Sau khoảng thời gian từ 7 - 10 ngày tính từ khi bệnh khởi phát, các biểu hiện tay chân miệng sẽ giảm dần và hồi phục trở lại. Tuy nhiên, thời gian này, các tổn thương trên da sẽ có biểu hiện bong tróc lớp da cũ để hình thành lớp tế bào mới nên đôi khi gây ra tình trạng ngứa. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý không cào, gãi hay dùng tay bóc lớp da chết. Điều này có thể khiến phần da mới hồi phục bị tổn thương dẫn đến lâu lành hoặc nhiễm trùng. 2. Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng Có một số biện pháp phòng ngừa tay chân miệng mà bạn có thể thực hiện cho cả người lớn và trẻ nhỏ là: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa lây lan virus. Đặc biệt, phải rửa tay trước khi ăn uống, sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc đi đến nơi công cộng. Tránh tiếp xúc với người bị bệnh tay chân miệng, nhất là là trong giai đoạn người bệnh có các triệu chứng như sốt, mẩn ngứa, ho, hắt hơi,…Giữ cho vùng quanh miệng, mắt, mũi, tay và chân luôn sạch sẽ để ngăn ngừa virus xâm nhập. Tránh chia sẻ đồ dùng cá nhân, đồ chơi hoặc các vật dụng khác để tránh virus lây lan. Dọn dẹp và vệ sinh các bề mặt thường xuyên sử dụng như bàn ghế, đồ chơi, vật dụng nhà cửa,… để ngăn ngừa sự tồn tại và lan truyền virus. Khi có bệnh dịch tay chân miệng đang lan rộng trong cộng đồng thì tốt nhất hạn chế việc tham gia vào các sự kiện đông người như hội họp, lễ hội để giảm nguy cơ tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Khám sức khỏe định kỳ với cả người lớn và trẻ nhỏ nhằm xác định sớm bệnh lý và can thiệp điều trị kịp thời. Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể bằng các bổ sung dinh dưỡng cân đối, tập thể dục và đảm bảo ngủ đủ giấc. Khi đó, cơ thể sẽ sức đề kháng đối phó các loại virus gây bệnh. Khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ xét nghiệm tay chân miệng tại nhà để hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo virus gây bệnh.;;;;;Bệnh tay chân miệng có một số biểu hiện đặc trưng như là sốt và xuất hiện các mụn nước ở tay, chân, miệng. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm, gây ra bởi vi-rút. Để tìm hiểu chi tiết bệnh tay chân miệng là gì, mời các bạn cùng đến với bài viết dưới đây. 1. Thông tin chung về bệnh tay chân miệng Bệnh tay chân miệng là bệnh thường gặp nhất ở các trẻ dưới 10 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Các nơi như nhà trẻ, trường mầm non, các khu vui chơi… đều là những nơi dễ bùng dịch do có sự tập trung đông trẻ em bởi đây là bệnh truyền nhiễm, lây từ người sang người. Do hệ miễn dịch và sức đề kháng kém nên trẻ em là đối tượng dễ bị lây nhiễm bệnh nhất. Khi lớn, trẻ có khả năng miễn dịch do sau khi phơi nhiễm virus, các kháng thể đã được hình thành. Tuy nhiên, trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên và người lớn vẫn có nguy cơ mắc bệnh này, đặc biệt là những người chưa mắc bệnh bao giờ. Từ tháng 3 – tháng 5, và tháng 9 – tháng 12 hằng năm là hai khoảng thời gian dễ bùng dịch nhất. Kể từ khi nhiễm bệnh đến khi xuất hiện triệu chứng, thời gian ủ bệnh thường là từ 3 – 7 ngày. Ban đầu, triệu chứng chỉ có thể là sốt và kèm theo đau họng. Do đó, bé sẽ có một vài biểu hiện như quấy khóc, khó chịu và bỏ ăn. Sau đó khoảng 1 – 2 ngày, các vết loét dần xuất hiện trong miệng và họng. Ngoài ra, mụn nước còn có thể xuất hiện ở tay, chân, bên trong má, lưỡi… Các nốt mụn nước này thường đem đến cảm giác đau hoặc ngứa. Thực tế, bệnh tay chân miệng không quá nghiêm trọng, thường chỉ gây sốt nhẹ trong vài ngày, các triệu chứng cũng không quá nguy hiểm. Phần lớn, các vết loét và mụn nước thường tự hết sau một tuần. Nhưng vẫn có nhiều trường hợp bệnh kéo dài lâu hơn. 2. Nguyên nhân và biến chứng của bệnh tay chân miệng Tay chân miệng là một bệnh do các loại vi-rút thuộc họ enterovirus gây ra. Trong đó, tác nhân thường gặp nhất khi gây nhiễm khuẩn là virus Coxsackie A-16, còn ít gặp nhất là virus enterovirus 71. Tuy nhiên, dù bệnh do virus nào gây ra thì biểu hiện lâm sàng của bệnh vẫn là như nhau. Tuy nhiên, bệnh do virus enterovirus 71 có nhiều nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tim và não. Tay chân miệng là một bệnh do các loại vi-rút thuộc họ enterovirus gây ra. Một trong những biến chứng thường gặp nhất của bệnh là hiện tượng mất nước. Không những thế, các vết loét, các nốt mụn nước còn có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong ăn uống, dễ rơi vào trạng thái suy nhược. Bên cạnh đó, bệnh còn có thể gây ra một vài biến chứng hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng: – Viêm màng não: Tuy là tình trạng hiếm gặp nhưng mức độ lại rất nghiêm trọng. Đó là tình trạng màng não bị nhiễm trùng, não và tủy sống bị dịch não tủy bao quanh. – Viêm não: Virus không chỉ gây nhiễm trùng màng não mà còn gây nhiễm trùng não. – Tổn thương cơ tim (hay còn gọi là viêm tế bào cơ tim): Đây cũng là một trong những – Mụn nước xuất hiện trên bàn tay Vì là bệnh truyền nhiễm và nguyên nhân gây bệnh là virus nên bệnh tay chân miệng thường lây khi có người tiếp xúc với người bệnh qua: – Dịch tiết hô hấp ở mũi, họng, nước bọt… của người bệnh. – Dịch từ mụn nước bị vỡ, loét… của người bệnh. – Phân của người bệnh. Đặc biệt, trong các môi trường như trường học, công viên, khu vui chơi, trung tâm thương mại… các phụ huynh và giáo viên cần đặc biệt lưu ý và cẩn trọng. Bởi lẽ đây là những nơi tập trung nhiều trẻ em, các bé cũng cần thay tã thường xuyên, đi vệ sinh, chơi đùa với nhau ở khoảng cách gần và hay cho tay vào miệng. Tuy là bệnh có tỷ lệ lây truyền cao nhất vào những ngày đầu tiên khi trẻ phát bệnh nhưng virus hoàn toàn có thể sống và tồn tại bên trong cơ thể trẻ đến vài tuần. Vì vậy, ngay cả khi các dấu hiệu cũng như triệu chứng bệnh không còn nữa thì thì trẻ vẫn có khả năng làm lây bệnh cho người khác. Vì là bệnh truyền nhiễm và nguyên nhân gây bệnh là virus nên bệnh tay chân miệng thường lây khi có người tiếp xúc với người bệnh qua dịch tiết hô hấp ở mũi, họng, nước bọt… của người bệnh. 4. Chẩn đoán và điều trị bệnh tay chân miệng Việc chẩn đoán bệnh tay chân miệng thường được thực hiện qua thăm khám lâm sàng. Dựa vào độ tuổi của người bệnh, dấu hiệu hoặc triệu chứng đặc trưng, nhận dạng vết loét và phát ban… bác sĩ hoàn toàn có thể xác định và phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh nhiễm trùng khác. Đến nay, các bác sĩ vẫn chưa có cách nào hay có loại vắc xin nào có thể điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Thông thường, dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sẽ tự hết trong khoảng 7 – 10 ngày. Để làm giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của bệnh, cha mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng cho bé: – Mẹ nên hạn chế cho bé ăn các loại thực phẩm có vị chua, mặn hoặc cay. Mẹ nên ưu tiên các thực phẩm mềm, lỏng, nhẹ thay vì các loại thức ăn cứng, giòn, cần nhai nhiều… – Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường vitamin, giúp cơ thể có khả năng chống lại virus các loại. – Đừng quên khuyến khích trẻ uống bổ sung thật nhiều nước và súc miệng sau mỗi bữa ăn. Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường vitamin, giúp cơ thể có khả năng chống lại virus các loại là một trong những biện pháp giúp bé mau khỏi bệnh.
question_404
Chẩn đoán và điều trị viêm gan tự miễn
doc_404
Viêm gan tự miễn (Autoimmune Hepatitis - AIH) là bệnh gây tổn thương gan do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công hủy hoại tế bào gan. Các nhà khoa học cho rằng, có yếu tố di truyền làm cho bệnh nhân dễ bị các bệnh tự miễn này. Khoảng 70% những người bị AIH là phụ nữ. Bệnh tiến triển mạn tính và dẫn đến xơ gan, cuối cùng sẽ là suy gan nếu không được điều trị kịp thời. 1. Triệu chứng của viêm gan tự miễn Bệnh khởi phát âm thầm, chỉ với một chút cảm giác mệt mỏi, khó chịu kết hợp với vàng da không nhiều trong một thời gian dài vài tháng đến vài năm; chỉ có một số ít (khoảng 25%) có khởi phát với biểu hiện như một viêm gan virus cấp tính. Bệnh chỉ được thực sự quan tâm khi triệu chứng vàng da trở nên rõ ràng và chẩn đoán được thực hiện. Rối loạn kinh nguyệt là một triệu chứng thường gặp và rất có giá trị gợi ý, thường là mất một hoặc hai chu kỳ kinh nguyệt và điều này xảy ra đồng thời với một đợt vàng da nặng.Chảy máu cam, chảy máu chân răng và xuất huyết dưới da là các biểu hiện cũng hay gặp.Khi khám bụng có thể thấy gan to chắc và thùy trái thường lớn hơn, tuy nhiên, đó là giai đoạn sớm, còn ở giai đoạn muộn, gan thường teo nhỏ và có các biểu hiện của tăng áp lực tĩnh mạch cửa như lách to, cổ trướng, tuần hoàn bàng hệ.Tuy nhiên, rất cần chú ý các biểu hiện kết hợp khác:Da thay đổi, có tình trạng viêm mao mạch dị ứng, có mụn trứng cá, hồng ban hoặc ban đỏ rải rác.Lách to và thường kèm theo hạch to.Rối loạn nội tiết với biểu hiện có nhiều mụn trứng cá, rậm lông và nứt da, ở nam giới còn có các biểu hiện như vú to, viêm tuyến giáp tự miễn, nhiễm độc giáp, đái tháo đường.Viêm loét đại tràng có thể xảy ra đồng thời hoặc sau khi xuất hiện viêm gan tự miễn.Ngoài ra, còn rất nhiều các biểu hiện kèm theo khác như viêm cầu thận, tràn dịch màng phổi, xẹp phổi, xơ hóa phế nang, tình trạng thiếu máu trường diễn và hay bị nhiễm khuẩn. Để chẩn đoán được viêm gan tự miễn có thể phức tạp và thường được hoàn thành sau khi người bệnh trải qua một số bước như bác sĩ khám về thể chất của người bệnh, hỏi về tiền sử bệnh tật và các triệu chứng hiện tại, xét nghiệm máu và sinh thiết gan. Các xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán viêm gan tự miễn bao gồm: Xét nghiệm máu chẩn đoán viêm gan tự miễn Xét nghiệm máu. Xét nghiệm mẫu máu của người bệnh để tìm kháng thể có thể phân biệt viêm gan tự miễn với viêm gan virus và các bệnh khác có triệu chứng tương tự. Xét nghiệm tìm kháng thể cũng giúp xác định chính xác loại viêm gan tự miễn mà người bệnh gặp phải. Trong viêm gan tự miễn, hệ miễn dịch sẽ tạo ra một hoặc nhiều loại tự kháng thể. Phổ biến nhất là kháng thể kháng nhân (ANA), kháng thể kháng cơ trơn (SMA) và các kháng thể kháng tiểu thể gan và thận (LKM). Bệnh nhân viêm gan tự miễn loại 1 có ANA, SMA, hoặc cả hai. Bệnh nhân viêm gan tự miễn loại 2 có anti LKM. Xét nghiệm máu giúp phân biệt viêm gan tự miễn do các bệnh virut viêm gan B, C hoặc một bệnh chuyển hóa như bệnh Wilson.Có hai loại viêm gan tự miễn và cả hai đều hiếm gặp. Loại 1 là phổ biến hơn, thường gặp ở phụ nữ từ 15 đến 40 tuổi, mặc dù mọi lứa tuổi hoặc giới tính đều có thể mắc viêm gan tự miễn loại 1. Loại 2 thường xảy ra với viêm gan tự miễn ở trẻ em nữ từ 2 đến 14 tuổi. Nếu người bệnh mắc viêm gan tự miễn, rất có thể người bệnh cũng mắc bệnh tự miễn khác, chẳng hạn như bệnh Crohn, viêm khớp dạng thấp, lupus hoặc hội chứng Sjogren.Sinh thiết gan. Các bác sĩ thực hiện sinh thiết gan để xác nhận chẩn đoán, xác định mức độ bệnh và loại tổn thương gan. Trong quá trình sinh thiết gan, một lượng nhỏ mô gan được lấy đi bằng cách sử dụng một cây kim mỏng đưa vào gan thông qua một vết mổ nhỏ trên da. Mẫu bệnh phẩm này sau đó được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Nếu người bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào của viêm gan tự miễn, bác sĩ có thể quyết định chưa điều trị ngay lập tức. Thay vào đó, người bệnh sẽ được xét nghiệm máu và sinh thiết gan để xem tình hình chức năng gan của người bệnh có khỏe mạnh hay không.Điều trị thường bắt đầu khi người bệnh có triệu chứng hoặc kết quả xét nghiệm của người bệnh đang trở nên xấu hơn. Ban đầu, bác sĩ có thể sẽ kê cho người bệnh sử dụng thuốc prednisone, đây là một loại thuốc làm giảm viêm. Bác sĩ có thể bắt đầu với liều cao, sau đó hạ thấp nó và thêm azathioprine (Imuran) hoặc 6-mercillinurine (Purinethol), giúp kiềm chế hệ thống miễn dịch của người bệnh.Cả hai loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ. Steroid có thể làm loãng xương của người bệnh, tăng thêm cân và khiến người bệnh gặp một số vấn đề về mắt. Azathioprine và 6-mercillinurine có thể làm giảm số lượng tế bào bạch cầu và tăng khả năng bị ung thư.Đôi khi các bác sĩ sử dụng steroid budesonide thay vì prednison. Bác sĩ có thể kê các loại thuốc khác nhằm kiềm chế hệ thống miễn dịch của người bệnh thay cho azathioprine, chẳng hạn như mycophenolate mofetil (Cell. Cept).Sau 3 năm điều trị, tình trạng viêm gan tự miễn của 80% người bệnh sẽ được kiểm soát. Người bệnh có thể dừng điều trị nhưng phải được sự đồng ý và theo dõi sát sao của bác sĩ. Nếu các triệu chứng quay trở lại, người bệnh sẽ bắt đầu điều trị lại.Người bệnh cũng cần thay đổi lối sống để có thể khỏe mạnh hơn. Ăn thực phẩm lành mạnh và ăn nhiều trái cây và rau quả, tránh xa rượu bia. Không dùng bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào mà chưa được phép của bác sĩ trực tiếp điều trị. Ăn thực phẩm lành mạnh và ăn nhiều trái cây và rau quả, tránh xa rượu bia Đôi khi, nếu bị xơ gan hoặc suy gan, người bệnh có thể cần phải ghép gan. Đây là phẫu thuật để loại bỏ gan bị bệnh và thay thế nó bằng lá gan khỏe mạnh của người hiến tặng.Tầm soát ung thư gan định kỳ 6 tháng/lần là một trong những cách để phát hiện bệnh sớm, ngay khi chưa có biểu hiện. Nên tầm soát ung thư gan ở đâu để cho kết quả chính xác là vấn đề quan tâm của nhiều người. Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com, Mayoclinic.org
doc_54021;;;;;doc_12091;;;;;doc_38456;;;;;doc_43957;;;;;doc_46283
Có 2 loại viêm gan tự miễn, đó là: Loại 1: Có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 40 tuổi. Rất nhiều trường hợp mắc bệnh ở dạng này có kèm theo tình trạng rối loạn tự miễn khác, chẳng hạn như viêm tuyến giáp, viêm khớp dạng thấp,… Loại 2: Thường ít gặp hơn so với loại 1. Đối tượng mắc bệnh loại 2 thường là các bé gái trong độ tuổi từ 2 đến 14 tuổi. Viêm gan tự miễn còn gọi là bệnh Autoimmune Hepatitis (AIH), đây là bệnh mạn tính, rất hiếm gặp và chưa thể tìm ra phương pháp phòng ngừa hữu hiệu cho căn bệnh này. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh có thể gây ra tình trạng xơ gan và kéo theo nhiều nguy cơ nghiêm trọng khác, bao gồm: Những bệnh nhân mắc bệnh xơ gan, không được điều trị kịp thời khiến bệnh ngày càng tiến triển nghiêm trọng. Ở giai đoạn cuối, gan của bệnh nhân bị suy giảm chức năng nghiêm trọng và rất khó để phục hồi trở lại. Khi gan không thể thực hiện nhiệm vụ thải độc dẫn tới chất độc tích tụ lại và cuối cùng toàn bộ cơ thể sẽ bị nhiễm độc, vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Suy gan: Khi gan tổn thương nghiêm trọng sẽ dẫn tới tình trạng suy gan và lúc này nếu bệnh nhân không được ghép gan kịp thời sẽ cũng có thể phải đối mặt với tình huống xấu nhất. Ung thư gan: Những trường hợp bệnh nhân bị xơ gan nhưng không được điều trị tích cực thì cũng rất dễ dẫn đến nguy cơ ung thư gan. 2. Những biểu hiện thường gặp của bệnh viêm gan tự miễn Ở giai đoạn đầu, rất khó để có thể phát hiện ra bệnh vì lúc này biểu hiện của bệnh rất mơ hồ, khó nhận biết. Đôi khi người bệnh chỉ cảm thấy hơi khó chịu, mệt mỏi, tình trạng vàng da có thể xuất hiện nhưng không quá rõ và thường diễn ra trong một thời gian dài. Đến khi tình trạng vàng da trở nên rõ ràng hơn thì người bệnh mới cảm nhận được sự bất thường của cơ thể. Đôi khi, bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt và khi tình trạng rối loạn kinh nguyệt diễn ra thì da sẽ tình trạng vàng da sẽ nặng hơn. Xuất huyết dưới da hoặc tình trạng chảy máu chân răng cũng là một trong những biểu hiện đáng chú ý của bệnh. Ở giai đoạn sớm, khi sờ bụng có thể thấy tình trạng gan to hơn, nhưng đến giai đoạn muộn, thì gan lại có xu hướng bị teo nhỏ. Bên cạnh những dấu hiệu bệnh kể trên, bạn cũng nên chú ý đến những triệu chứng sau: Da có nhiều thay đổi, xuất hiện nhiều mụn trứng cá hoặc có những nốt ban đỏ rải rác trên da. Lá lách to hơn và xuất hiện hạch to. Tình trạng da bất thường, có thể nổi nhiều mụn trứng cá, phát ban rải rác trên da,... Viêm loét đại tràng, viêm tuyến giáp tự miễn có thể xảy ra khi bệnh nhân mắc bệnh viêm gan tự miễn. Bệnh nhân có thể kèm theo dấu hiệu thiếu máu, dễ bị nhiễm khuẩn, mắc viêm cầu thận, xơ hóa phế nang,… 3. Phương pháp điều trị bệnh viêm gan tự miễn 3.1. Phương pháp chẩn đoán bệnh Trước hết, các bác sĩ cần phải thăm khám để chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Thông thường, các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm gan tự miễn bao gồm: Thăm khám lâm sàng để hiểu rõ về triệu chứng bất thường, tình trạng sức khỏe hiện tại và tiền sử bệnh tật của người bệnh. Xét nghiệm máu để tìm kháng thể từ đó phân biệt rõ viêm gan tự miễn với những loại viêm gan virus. Sinh thiết gan: Đây là phương pháp giúp các bác sĩ chẩn đoán được mức độ tổn thương gan của người bệnh và loại tổn thương gan cụ thể là gì. Thông qua một vết mổ nhỏ trên da, các bác sĩ sẽ dùng một cây kim mỏng để lấy một lượng nhỏ mô gan. Sau đó mẫu bệnh phẩm này sẽ được phân tích trong phòng thí nghiệm, từ đó, đưa ra kết quả chẩn đoán cuối cùng. 3.2. Phương pháp điều trị bệnh viêm gan tự miễn Đối với những trường hợp chưa có triệu chứng, bác sĩ có thể kiểm tra để hiểu rõ được tình trạng chức năng gan hiện tại của bệnh nhân và chưa điều trị ngay. Nhưng đối với những trường hợp, người bệnh đã xuất hiện dấu hiệu nghiêm trọng đồng thời các kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh đang có tiến triển và ngày càng nghiêm trọng hơn thì bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp cho từng đối tượng bệnh nhân. Một số loại thuốc có thể được lựa chọn là thuốc giảm viêm và một số loại thuốc khác để kiềm chế hệ thống miễn dịch của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng sẽ phải đối mặt với một số tác dụng phụ của thuốc chẳng hạn như tăng nguy cơ loãng xương, gây tăng cân, giảm số lượng bạch cầu,… Sau khoảng 3 năm điều trị, tình trạng viêm gan tự miễn của người bệnh có thể được kiểm soát, nhưng bệnh nhân lưu ý, chỉ được dừng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp, bệnh có biểu hiện tái phát thì cần phải điều trị lại. Để kiểm soát bệnh, bệnh nhân cũng cần phải thay đổi lối sống, nên duy trì một lối sống khoa học, chế độ ăn lành mạnh, không thức khuya, ngủ đủ giấc, tránh xa những đồ ăn gây hại cho sức khỏe. Không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ điều trị. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể phải thực hiện ghép gan.;;;;;Viêm gan tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào gan của cơ thể. Viêm gan tự miễn nếu không được điều trị có thể dẫn đến xơ gan và cuối cùng là suy gan. Tuy nhiên, khi được chẩn đoán và điều trị sớm, người bệnh sẽ được điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch. Và biện pháp cuối cùng là ghép gan nếu người bệnh không đáp ứng với điều trị bằng thuốc hoặc bệnh gan nặng. Bình thường, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công các sinh vật gây bệnh cho cơ thể như virus, vi khuẩn và các mầm bệnh khác. Tuy nhiên, trong viêm gan tự miễn (tên tiếng Anh là Autoimmune Hepatitis), hệ thống miễn dịch lại tấn công vào các tế bào gan khiến gan bị viêm mãn tính và tổn thương nghiêm trọng.Hiện nay các bác sĩ vẫn chưa rõ lý do tại sao cơ thể chống lại chính nó, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng viêm gan tự miễn có thể được gây ra giữa sự tương tác của các gen kiểm soát chức năng hệ thống miễn dịch và cơ thể phơi nhiễm với các loại virus hoặc một số loại thuốc cụ thể.Các loại viêm gan tự miễn. Các bác sĩ đã xác định có hai dạng viêm gan tự miễn chính, gồm:Viêm gan tự miễn loại 1. Đây là loại phổ biến nhất và xảy ra ở mọi lứa tuổi. Khoảng một nửa số người bị viêm gan tự miễn loại 1 có các rối loạn tự miễn khác, chẳng hạn như bệnh celiac, viêm khớp dạng thấp hoặc viêm loét đại tràng.Viêm gan tự miễn loại 2. Mặc dù người lớn có thể bị viêm gan tự miễn loại 2, nhưng nó vẫn phổ biến nhất ở trẻ em và người trẻ tuổi. Một số bệnh tự miễn khác có thể đi kèm với loại viêm gan tự miễn này. 2. Triệu chứng của viêm gan tự miễn Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm gan tự miễn khác nhau tùy theo từng người bệnh và có thể xuất hiện đột ngột. Một số người có thể nhận ra các vấn đề về sức khỏe của bản thân trong giai đoạn đầu của bệnh với các dấu hiệu và triệu chứng như:Mệt mỏi. Khó chịu ở bụng. Vàng da và vàng mắt. Gan to. Mạch máu nhỏ hình mạng nhện ở trên da (spider angiomas)Viêm daĐau khớp. Mất kinh nguyệt Viêm gan tự miễn có biểu hiện ban đầu là vàng da, mệt mỏi 3. Các yếu tố nguy cơ Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan tự miễn bao gồm:Là nữ. Mặc dù cả nam và nữ đều có thể bị viêm gan tự miễn, nhưng căn bệnh này phổ biến hơn ở nữ.Đã mắc bệnh nhiễm trùng. Viêm gan tự miễn có thể khởi phát sau khi người bệnh bị nhiễm sởi, herpes simplex hoặc virus Epstein-Barr. Bệnh cũng liên quan đến nhiễm viêm gan A, B hoặc C.Di truyền. Nhiều bằng chứng cho thấy rằng viêm gan tự miễn có xu hướng di truyền trong gia đình.Có bệnh tự miễn khác. Những người đã mắc bệnh tự miễn dịch, chẳng hạn như bệnh celiac, viêm khớp dạng thấp hoặc cường giáp (bệnh Graves hoặc Hashimoto's thyroiditis) có thể dễ bị viêm gan tự miễn. Viêm gan có thể dẫn đến ung thư gan Sau 3 năm điều trị, 80% người bệnh sẽ được kiểm soát hoàn toàn các triệu chứng của viêm gan tự miễn. Người bệnh có thể dừng sử dụng thuốc điều trị nhưng vẫn phải tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi sức khỏe. Nếu các triệu chứng quay trở lại, người bệnh sẽ phải bắt đầu điều trị lại.Viêm gan tự miễn nếu không được điều trị có thể gây ra sẹo vĩnh viễn của mô gan (xơ gan) và các biến chứng của bệnh xơ gan bao gồm:Giãn tĩnh mạch thực quản, các tĩnh mạch ở vị trí thấp của thực quản có thể bị giãn khi lượng máu đổ về gan bị giảm do các mô gan bị xơ, dẫn đến máu tích tụ lại các mạch máu gần đó, bao gồm cả mạch máu ở phần dưới của thực quản. Càng tích tụ nhiều thì mạch máu càng bị giãn và mỏng đi, dễ bị vỡ. Tỉ lệ tử vong khi tĩnh mạch thực quản bị vỡ có kèm theo xơ gan vào khoảng 40 - 70%, tùy thuộc vào mức độ suy gan của người bệnh.Cổ trướng. Bệnh gan có thể khiến một lượng lớn chất lỏng tích tụ trong bụng của người bệnh gây khó chịu, khó thở và đây thường là dấu hiệu của giai đoạn cuối của xơ gan.Suy gan. Xảy ra khi tế bào gan bị tổn thương nặng và khiến gan không thể hoạt động đầy đủ chức năng. Tại thời điểm này, người bệnh cần được ghép gan.Ung thư gan. Những người bị xơ gan có nguy cơ phát triển thành ung thư gan tăng cao. Khi đăng ký Gói tầm soát và phát hiện sớm ung thư gan khách hàng sẽ được:Khám, tư vấn với bác sĩ chuyên khoa ung bướu qua hẹn khám chuyên khoa Ung bướu.Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi.Đánh giá chức năng gan qua các xét nghiệm như đo hoạt độ ALT (GPT), đo hoạt độ AST (GOT), đo hoạt độ GGT (Gama Glutamyl Transferase), định lượng Bilirubin toàn phần.Tầm soát nhiễm virus viêm gan B, C qua xét nghiệm HBs Ag test nhanh và xét nghiệm HCV Ab miễn dịch tự động.Tầm soát ung thư gan qua xét nghiệm định lượng AFP (Alpha Fetoproteine).Tầm soát u gan bằng siêu âm ổ bụng (tổng quát).Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa. Bài viết tham khảo nguồn: mayoclinic.org;;;;;Bệnh nhân D.N.Th. (31 tuổi, Nam Định) có tiền sử viêm gan B nhiều năm nay nhưng không thường xuyên tại một vài bệnh viện. Tuy không nghiện rượu, không nhiễm virus viêm gan C, nhưng vài năm gần đây men gan thường xuyên tăng gấp 2-4 lần bình thường. Số lượng virus viêm gan B (HBV-DNA) dao động dưới 1.000 copies/ml (không cao). Bệnh nhân được chỉ định các thuốc bổ gan, hạ men gan dạng uống trong những lần đi khám. Chẩn đoán viêm gan tự miễn Ngày 28/5/2014, bệnh nhân đi khám ở một bệnh viện tại Hà Nội sau gần 4 tháng thấy mệt nhiều, ăn kém, tiểu sẫm màu. Kết quả có các bất thường về: tiểu cầu 85.1G/L (giảm nhiều), virus viêm gan B HBV-DNA dưới ngưỡng phát hiện, siêu âm ổ bụng hình ảnh xơ gan lách to, Fibroscan gan (đánh giá độ xơ gan) 19.4 Kpa. Xét nghiệm giúp xác định chính xác bệnh viêm gan. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị viêm gan mạn tính/xơ gan (AST 62.8 U/L; ALT 12.6 U/l), chức năng gan giảm (tiểu cầu 58 G/L, tỷ lệ PT 81.5%). Phân tích biểu hiện lâm sàng, tiền sử bệnh, quá trình bệnh lý và kết quả xét nghiệm viêm gan B của bệnh nhân, bác sỹ chuyên khoa nhận thấy: - Có sự không tương xứng giữa tình trạng viêm gan, xơ gan của bệnh nhân với diễn biến của virus viêm gan B. - Nghi ngờ bệnh lý gan của bệnh nhân do nguyên nhân khác kèm theo. Vì vậy, bệnh nhân được chỉ định làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân khác gây viêm gan, kết quả có các xét nghiệm bất thường là: ANA (+), anti HBA (+), tế bào Hagrave (+). Kết quả này được chẩn đoán xác định bệnh nhân bị viêm gan mạn, theo dõi xơ gan do viêm gan tự miễn/viêm gan B và được bác sỹ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Điều trị viêm gan tự miễn Người bị viêm gan tự miễn cần có phác đồ điều trị hợp lý. Ảnh minh họa Nhân trường hợp bệnh nhân Đ. N. Th. Dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng, những thuốc sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc. Các thuốc thường được sử dụng gồm Corticosteroid (Prednisone) và thuốc Azathioprine. Lưu ý khi sử dụng thuốc các thuốc này có thể gặp một số tác dụng như: - Prednisone có thể gặp nhiều tác dụng phụ khi dùng thời gian dài như suy thượng thận, tăng cân, loãng xương, teo cơ, rụng tóc, tăng huyết áp, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp. - Azathioprin: buồn nôn, chán ăn, ban đỏ, dị ứng, tổn thương gan, viêm tụy, đau dạ dày, giảm bạch cầu hạt. Ngoài ra, còn có một số thuốc ức chế miễn dịch thay thế như mycophenylate mofetil, cyclosporine, tacrolimus.;;;;;Khi mắc bệnh viêm gan tự miễn, hệ thống miễn dịch sẽ tự tấn công các tế bào bình thường của gan gây ra tình trạng viêm nhiễm và làm tổn thương gan. Nếu không được theo dõi và điều trị, người bệnh sẽ có nguy cơ tử vong. Bệnh viêm gan tự miễn là một loại bệnh viêm gan mạn tính đặc trưng bởi sự tăng globulin máu và xuất hiện các tự kháng thể trong máu. Các tự kháng thể này do hệ thống miễn dịch của cơ thể tự sinh ra và tấn công hủy hoại tế bào gan của chính bản thân người bệnh. Hiện nay vẫn chưa xác định được căn nguyên gây bệnh. Bệnh được coi như là một bệnh lý của hệ thống miễn dịch, hệ thống thường bảo vệ chúng ta chống lại nhiễm trùng từ vi khuẩn, virus và các mầm bệnh khác khi có kháng nguyên lạ xâm nhập cơ thể. Ở người mắc bệnh tự miễn, hệ thống miễn dịch tấn công một hay nhiều phần của cơ thể như là một yếu tố ngoại lai. Điều này gây ra viêm cấp, mạn tính và có thể hủy hoại một hay nhiều cơ quan của cơ thể.Biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm gan tự nhiễm thường đa dạng từ không có triệu chứng cho đến xơ gan, suy gan như những dấu hiệu sau:Mệt mỏi, gan to, vàng da, ngứa, phát ban, đau khớp, khó chịu ở bụng. U mạch hình nhện hoặc các mạch máu xanh bất thường nổi trên da. Tiêu hóa kém, buồn nôn hay nôn, chán ăn, mất cảm giác ngon miệng, nước tiểu đậm màu, phân bạc màu.Gầy sút cân không nguyên nhânĐau tức hạ sườn phải. Biểu hiện cận lâm sàng gồm có:Xét nghiệm : Tăng men gan, phosphatase kiềm, Tăng Ig. GCó nhiều xét nghiệm miễn dịch định lượng nhiều loại kháng thể:Kháng thể kháng nhân ANAKháng thể kháng có trơn ASMAKháng thể kháng actin AAAKháng thể kháng với kháng nguyên gan hoà tan anti-SLA/LPKháng thể kháng bào tương của bạch cầu đoạn trung tính (ANCA)Kháng thể kháng ty thể AMAKháng thể kháng DNA anti-DNAKháng thể kháng microsome gan thận type 1, type 3 anti-LKM 1, 3Kháng thể kháng cytosol gan type 1 ALC1 Bệnh viêm gan tự miễn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng Bệnh gan tự miễn có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ở cả 2 giới nhưng nữ nhiều hơn nam, thường gặp ở khoảng sau 20 tuổi hoặc sau 50-60Hệ thống miễn dịch của của chúng ta sẽ phản ứng lại khi có tác nhân vi khuẩn virut chính là những kháng nguyên lạ xâm nhập. Nhưng khi mắc bệnh tự miễn hệ thống miễn dịch sẽ tấn công các tế bào mô bình thường. Các nhà khoa học cho rằng các yếu tố di truyền, virus, hóa chất, hormone có thể là căn nguyên của bệnh nên bệnh gan tự miễn không lây.Bệnh gan tự miễn được chia làm 2 type và một thể không phát hiện tự kháng thể:Type 1 tự kháng thể ANA, ASMA (65%), AAA, AMA, SLA/LP (10-30%), anti DNA (25-35%), ANCAType 2 tự kháng thể ANA, ASMA, LKM 1, ALC 1, SLA/LP (10-30%), LKM 3 (hiếm)Viêm gan tự miễn không phát hiện tự kháng thể (20%)Tóm lại viêm gan tự miễn (AIH) là bệnh mạn tính đặc trưng bởi tình trạng viêm tế bào gan và chưa rõ nguyên nhân. Bệnh liên quan tới yếu tố di truyền. Chẩn đoán bệnh là khó và dựa vào xét nghiệm máu, sinh thiết gan khi cần thiết và đương nhiên bệnh viêm gan tự miễn không phải là bệnh lây nhiễm.Với sự nguy hiểm của bệnh, khi mắc bệnh gan tự miễn, người bệnh cần được điều trị để tránh biến chứng sang suy gan, xơ gan và ung thư gan. Việc kiểm tra, sẽ giúp bác sĩ đánh giá khả năng làm việc của gan thông qua các xét nghiệm men gan. Đánh giá trạng thái gan mật qua hình ảnh siêu âm và các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng gây ra bệnh gan/làm bệnh gan nặng hơn. Phân tích sâu các thông số đánh giá chức năng gan mật thông qua xét nghiệm, cận lâm sàng, các nguy cơ ảnh hưởng đến gan và tầm soát sớm ung thư gan mật. Việc kiểm tra này rất cần thiết với những người có nguy cơ cao mắc các vấn đề về gan hoặc trong gia đình có yếu tố di truyền về bệnh gan.;;;;;Sau một loạt các xét nghiệm, bệnh viện đã phát hiện và chẩn đoán bệnh nhân này mắc bệnh hiếm gặp ở Việt Nam với tỉ lệ người mắc là 1.9/100.000. Căn bệnh hiếm gặp, không có cách phòng ngừa Bệnh nhân nữ tên K. T. M, 50 tuổi, trú tại Hà Đông, Hà Nội, có biểu hiện mệt mỏi, ăn uống kém, đầy bụng chậm tiêu, kèm theo da vàng tăng dần, nước tiểu vàng sậm kéo dài 2 tuần trước khi nhập viện. Qua hỏi bệnh, cô M và gia đình không có tiền sử mắc bệnh lý đặc biệt nào. Đồng thời, cô M không dùng thuốc gì, không sốt, không có chấn thương, không ăn uống gì lạ trong vòng 2 tháng trước ngày đi khám. Cô đến viện khám sau khi có triệu chứng được 2 tuần và được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán, điều trị kịp thời bệnh. Th S. Chỉ mới có những biểu hiện của bệnh viêm gan khởi phát 2 tuần trước khi vào viện. Để chẩn đoán chính xác bệnh, phục vụ cho việc điều trị, chúng tôi đã tiến hành các xét nghiệm gồm xét nghiệm máu, HBs Ag, HCV Ab, các virus gây viêm gan khác, các ký sinh trùng, các nguyên nhân gây tổn thương gan do rối loạn chuyển hóa như rối loạn chuyển hóa đồng, tuy nhiên các kết quả đều bình thường. Kết quả cuối cùng cho thấy bệnh nhân mắc viêm gan tự miễn”. Trao đổi thêm cùng bác sĩ Xuân, đây là căn bệnh khó phát hiện do không có biểu hiện, triệu chứng đặc hiệu. Viêm gan tự miễn (AIH) là những tổn thương gan bị gây ra bởi chính hệ miễn dịch của cơ thể. Thay vì tấn công những virus, vi khuẩn và các mầm bệnh khác xâm nhập, hệ miễn dịch tấn công các tế bào gan, từ đó gây ra viêm nhiễm, ảnh hưởng chức năng gan. Khác với virus viêm gan B, viêm gan tự miễn không lây nhiễm, nhưng thời gian điều trị sẽ kéo dài và phức tạp hơn, do hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh. Bệnh nhân cần sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc, hoặc phẫu thuật ghép gan trong trường hợp kháng thuốc. Cô M. cần kiên trì điều trị, uống thuốc đều đặn và tái khám định kỳ ít nhất từ 2-3 năm. Theo BS Xuân, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới xơ gan và suy gan, nguy hiểm hơn là ung thư gan. Chủ động khám sức khỏe định kỳ hàng năm để bảo vệ sức khỏe bản thân Viêm gan tự miễn là bệnh mạn tính, cần phải duy trì điều trị lâu dài, ít nhất từ 2-3 năm. Tuy nhiên, khác với những bệnh mạn tính khác, bệnh có tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn, dứt điểm nếu người bệnh điều trị kịp thời, kiên trì và theo dõi bởi bác sĩ, chuyên gia. Cô M. Nhờ điều trị sớm cùng sự theo dõi sát sao của y bác sĩ, chỉ sau 2 tuần, sức khoẻ của cô đã có cải thiện rõ rệt, các triệu chứng thuyên giảm. Cô M. , hồi phục tốt, xuất viện và được điều trị tại nhà dưới sự theo dõi của bác sĩ, tái khám ít nhất 3 tháng một lần. Thông qua khám nội, khách hàng có thể xác định bước đầu các bất thường, từ đó có hướng khám chuyên sâu chính xác và điều trị hiệu quả. Khoa có thế mạnh trong chẩn đoán và điều trị các bệnh: Tiêu hóa - gan mật, cơ xương - khớp, tim mạch, thần kinh, hô hấp, nội tiết, tiêu hoá, tầm soát sớm ung thư.
question_405
Vì sao bà bầu không nên uống trà xanh?
doc_405
Trà xanh là thức uống rất tốt cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, nó lại thực sự không tốt đối với những phụ nữ đang mang thai. Trà xanh được biết đến với rất nhiều công dụng như: giúp giảm cân, tốt cho hệ thống tim mạch, ngăn rụng tóc, giúp làn da sáng đẹp và khỏe mạnh… Nhưng bên canh đó, việc sử dụng trà xanh trong thời gian mang thai cũng gây ra những ảnh hưởng xấu nhất định. Mặc dù, hiện vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào cho thấy việc dùng trà xanh đối với phụ nữ mang thai là thực sự không tốt và an toàn. Nhưng trên thực tế việc tiêu thụ caffeine - chất có trong trà xanh quá nhiều trong khi mang thai được coi là bất lợi cho cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là 3 lý do tại sao trà xanh lại không tốt cho phụ nữ mang thai. 1, Cản trở sự hấp thụ axit folic Axit folic (hay còn gọi là vitamin B9), là một trong những vi chất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bào thai, nhất là hệ thần kinh. Nó giúp ngăn ngừa các khuyết tật ở ống thần kinh của thai nhi. Nếu thiếu axit folic sẽ dẫn đến tình trạng thai nhi bị vô sọ, hở đốt sống, gai đôi cột sống và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch... Đây là lý do tại sao axit folic rất quan trọng trong quá trình mang thai. Hãy nhớ rằng việc bổ sung axit folic, đặc biệt trong 12 tuần đầu của thai kỳ là rất cần thiết. Do đó, việc tiêu thụ trà xanh trong thời gian này có thể làm cản trở quá trình hấp thụ các vitamin thiết yếu này. 2, Làm cho việc hấp thụ sắt trở lên khó khăn Không chỉ có trà xanh mà các loại trà thảo dược khác nếu uống với số lượng quá nhiều sẽ làm cản trở sự hấp thụ sắt bởi các tế bào máu và làm cho quá trình này trở lên khó khăn hơn. Ngoài ra, nó còn làm ảnh hưởng đến việc sản xuất hemoglobin - một protein phức tạp chứa phần tử sắt có khả năng thu nhập, lưu giữ và phóng thích oxy trong cơ thể. Vì vậy, nếu uống nhiều trà xanh trong thời gian mang thai sẽ có thể dẫn đến hiện tượng thiếu máu ở người mẹ và làm hạn chế lượng oxy, chất dinh dưỡng vào thai nhi thông qua nhau thai. Điều này là thực sự nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé. 3, Làm tăng quá trình trao đổi chất “Trong thời gian mang thai, quá trình trao đổi chất diễn ra vốn dĩ đã nhanh do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Nếu uống trà xanh quá nhiều có thể sẽ làm tăng mức độ của quá trình trao đổi chất nhiều hơn nữa. Điều này thực sự không tốt cho sức khỏe cũng như tâm sinh lý của các bà bầu và có thế dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác. ” Deepshikha Agarwal, một bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ cho hay. Tuy nhiên, nếu bạn muốn uống trà xanh trong khi mang thai thì phải hết sức thận trọng và hạn chế tiêu thụ đến hai ly mỗi ngày. Bởi vì một ly trà xanh có chứa khoảng 200 mg caffein, nếu uống nhiều hơn, có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai. Nguồn: doisongphapluat. com
doc_21359;;;;;doc_9944;;;;;doc_3196;;;;;doc_35547;;;;;doc_54627
Chè xanh hay trà xanh là loại thức uống rất phổ biến và mang đến nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu lại lo lắng trà xanh có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Dưới đây là lời giải đáp của chuyên gia về vấn đề “bà bầu uống nước chè xanh được không và nên uống bao nhiêu là đủ”. Rất nhiều chị em yêu thích chè xanh nhưng lại băn khoăn về việc thưởng thức loại đồ uống này khi đang mang thai. Với thắc mắc “bà bầu uống nước chè xanh được không”, các chuyên gia cho biết, mẹ bầu không nên lo lắng quá, chỉ cần sử dụng đúng cách thì loại nước uống này sẽ không gây hại cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần lưu ý không nên uống trà xanh vào 3 tháng đầu của thai kỳ. Đây là giai đoạn rất quan trọng, chị em cần bổ sung đủ axit folic để phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Tuy nhiên, nếu uống chè xanh ở thời điểm này, một số chất trong loại thức uống này có thể làm giảm sự hấp thu acid folic. Ở giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng giữa của thai kỳ, bà bầu có thể uống chè xanh nhưng cần lưu ý chỉ nên uống ở lượng vừa đủ, tốt nhất không vượt quá 3 đến 5 gram mỗi ngày. Nếu uống quá nhiều chè xanh, quá trình hấp thụ sắt của cơ thể sẽ bị cản trở. Ngoài ra, chè xanh cũng có chứa caffeine có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe như giảm lưu lượng máu đến thai nhi, gây mất nước,… 2. Một số lợi ích sức khỏe khi uống trà xanh đúng cách Uống quá nhiều chè xanh hoặc uống vào thời điểm không thích hợp có thể gây ra những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng cho cả mẹ bầu và thai nhi như đã nêu trên. Tuy nhiên, nếu uống đúng cách và với lượng vừa phải, trà xanh có thể mang đến những lợi ích như sau: - Điều hòa huyết áp: Những mẹ bầu bị cao huyết áp có nguy cơ phải đối mặt với một số biến chứng nghiêm trọng trong quá trình mang thai và sinh nở, nhất là chứng tiền sản giật. Bổ sung chè xanh trong chế độ ăn uống khi mang thai có thể giúp mẹ bầu điều hòa huyết áp và giảm nguy cơ mắc phải một số biến chứng trong thai kỳ. - Giảm nguy cơ mắc phải một số bệnh lý mạn tính: Như chúng ta đã biết, chè xanh là một loại thức uống có chứa nhiều chất chống oxy hóa, rất hiệu quả trong việc phòng tránh những loại bệnh ung thư và một số bệnh lý về tim mạch. Do đó, mẹ bầu cũng có thể bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách uống nước chè xanh. - Ổn định tâm trạng: Sự thay đổi về nội tiết tố và ngoại hình chính là những yếu tố chủ yếu khiến mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn, tâm lý thay đổi thất thường, dễ cáu gắt,… Uống trà xanh cũng là một trong những cách hiệu quả để khắc phục tình trạng này. Theo các chuyên gia, những chất chống oxy hóa trong chè xanh có thể góp phần thúc đẩy quá trình trao đổi chất, từ đó có những tác động tích cực đến tâm lý của mẹ bầu. Bên cạnh đó, chè xanh còn có thể giúp bạn nâng cao hệ miễn dịch và phòng tránh được nhiều loại bệnh tật. - Cải thiện những vấn đề về tiêu hóa: Phụ nữ mang thai thường gặp phải nhiều vấn đề về tiêu hóa do phải bổ sung thêm nhiều dưỡng chất, đồng thời sự thay đổi về nội tiết tố, nhất là sự gia tăng lượng Progesterone có thể làm giảm nhu động ruột. Cuối cùng gây ra những vấn đề về tiêu hóa cho mẹ bầu như chứng khó tiêu, táo bón,… Uống chè xanh có thể là một cách hiệu quả giúp bạn cải thiện vấn đề này. - Tốt cho răng miệng và xương khớp: Sự thay đổi về hormone cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu gặp phải nhiều vấn đề về răng nướu, nhất là tình trạng viêm nướu. Để cải thiện tình trạng này, mẹ bầu có thể uống nước chè xanh. Ngoài ra, loại thức uống này cũng được đánh giá là rất tốt cho sức khỏe xương khớp của mẹ bầu. 3. Một số loại trà khác cũng rất tốt cho mẹ bầu Mẹ bầu không nên chỉ ăn hoặc uống quá nhiều một loại thực phẩm hay nước uống nào đó, dù nó có tốt đến đâu. Ngược lại, các chuyên gia khuyên rằng, chị em nên ăn đa dạng thực phẩm để đảm bảo cân bằng dưỡng chất cho cơ thể. Ngoài trà xanh, chị em có thể lựa chọn trà thảo mộc. Đây là loại trà được làm từ các loại thảo mộc(có thể là hạt, rễ, thân, lá) giúp mẹ bầu có một tinh thần thoải mái nhất, giả, căng thẳng, lo âu và cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa trong thời gian mang thai, đặc biệt phù hợp với những thai phụ đang ốm nghén. Một số loại trà thảo dược có tác dụng giảm triệu chứng ốm nghén có thể kể đến như trà bạc hà, trà gừng,… Bên cạnh đó, trà hoa cúc lại có thể giúp mẹ bầu có cảm giác thư thái, dễ chịu và có một giấc ngủ ngon. Mẹ bầu cũng có thể uống trà lá mâm xôi đỏ để quá trình chuyển dạ được diễn ra dễ dàng hơn vì loại trà này có tác dụng thúc đẩy các cơn co thắt. Lưu ý, mẹ bầu không nên uống một số loại thảo mộc như lá xô thơm. Trong loại lá này có chứa thujone có thể làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ sảy thai. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng không nên uống trà mùi tây để tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và nguy cơ sảy thai. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất cứ loại trà nào để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.;;;;; 1. Các thành phần của trà sữa Các loại trà sữa hiện nay đa phần là kem béo pha với bột trà cũng các chất phụ gia khác như: hương liệu tinh dầu thơm, bột pha màu… Trong đó, kem béo không phải bột sữa hay là sản phẩm từ sữa, đồng thời hàm lượng dinh dưỡng có ích đều khá thấp. Về phần sữa trong “trà sữa” nếu so với sữa thật thì thiếu canxi, các loại vitamin B và vitamin A, D; hàm lượng protein cũng rất thấp. Không những thế mà trong trà sữa còn chứa lượng lớn đường, chất béo bão hòa và acid béo chuyển hóa lớn. Đây đều là những thành phần này không tốt cho sức khỏe. Còn với trân châu đen thì thành phần chủ yếu là tinh bột lọc, đường cô đặc, hương liệu thực phẩm. Trong đó, đường cô đặc là chất phụ gia thực phẩm có chứa nhiều nguyên tố độc hại như thủy ngân (Hg), chì (Pb) và thạch tín (As). Các thành phần của trà sữa không tốt cho mẹ bầu 2.1. Gây béo phì Vì trà sữa có thành phần chủ yếu làm từ kem béo pha lẫn “bột trà” cùng với các chất phụ gia, đường, chất béo bão hòa và acid béo chuyển hóa lớn. Những thành phần này lại rất dễ gây tăng cân, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. 2.2. Gây thiếu sắt Để cơ thể hấp thụ tốt chất sắt thì phải có một môi trường axit ổn định. Thế nhưng trong trà sữa có chất kiềm sẽ làm trung hòa axit ở dạ dày gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt. Nên nếu uống trà sữa thường xuyên khiến cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, khó thở, tim đập nhanh… 2.3. Nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ Bệnh tiểu đường thai kỳ vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Một ly trà sữa có thể tương đương 490 calo khiến thai phụ đối mặt với những nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Có thể bạn quan tâm: 5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ mẹ bầu chớ bỏ qua Uống quá nhiều trà sữa mẹ phải đối diện với nguy cơ tiểu đường thai kỳ 3. Một số loại trà thảo mộc bà bầu có thể dùng được Thay vì trà sữa không tốt cho sức khỏe thì mẹ có thể tham khảo một số loại trà thảo mộc rất có lợi như : Trà bạc hà: Giúp mẹ kiểm soát cơn nghén, đặc biệt là cơn nghén buổi sáng. Trà bạc hà cũng rất hữu ích cho nhóm thai phụ bị ợ nóng, đầy hơi và khá dễ uống. Trà tinh dầu chanh: Trà có tác dụng ích thích hệ thần kinh, giúpthư giãn, giảm căng thẳng và chữa chứng mất ngủ hiệu quả. Trà gừng: Uống với số lượng nhỏ trà gừng vào buổi sáng có thể giúp mẹ giảm buồn nôn. Tuy nhiên mẹ cũng không nên uống nhiều vì hoạt chất gingerol trong gừng có thể gây mỏng mạch máu Trà hoa cúc: Chứa nhiều canxi và magiê, có tác dụng chữa mất ngủ và giảm thiểu tình trạng sưng phù. Một số loại trà thảo mộc tốt cho mẹ bầu 4. Những lưu ý khi dùng trà thảo mộc Những loại trà trên rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu nhưng cũng cần lưu ý một số điều sau để uống cho đúng cách Nếu chưa nghe tên hay chưa từng uống loại trà nào trước đó thì cần xem kỹ các thành phần trước khi sử dụng. Nhiều người có thói quen thêm một lát chach hay trái cây khác vào tách trà cho dễ uống. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại trái cây và trà có thể đi cùng với nhau. Có những trường hợp, các thành phần kỵ nhau tạo thành độc tố. Vì thế, mẹ phải tìm hiểu trước khi áp dụng nhé. Một số trà thảo mộc nên tránh như: mùi tây, cần tây, cây xô thơm…vì có thể làm giảm khả năng sản xuất sữa. Xem kỹ các thành phần trước khi uống bất cứ loại trà nào;;;;;Bạn đã đọc được nhiều quan điểm sai lầm liên quan đến việc thụ thai, khả năng sinh sản của người phụ nữ. Nhưng có thể bạn vẫn gặp phải những hiểu lầm dưới đây. Ảnh minh họa 4. Uống nhiều trà xanh làm tăng khả năng sinh sản Hiểu lầm: Trong trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa polyphenol nên có thể giúp ngăn ngừa tổn thương các tế bào ở cơ quan sinh sản và có thể làm tăng chất lượng của trứng. Thực tế: Mặc dù có một số nghiên cứu cho rằng trà xanh có tác dụng thúc đẩy khả năng sinh sản vì nó chứa ít caffeine hơn trà đen hay cà phê và có chứa các chất chống oxy hóa, nhưng việc tiêu thụ nhiều trà xanh vì mục đích này lại không được khuyến khích. Tiêu thụ một lượng lớn trà xanh có thể làm giảm hiệu quả của axit folic - một chất dinh dưỡng quan trọng trong quá trình chuẩn bị mang thai và phát triển bào thai. Vì vậy, nếu bạn muốn uống trà xanh thì chỉ nên tiêu thụ với lượng vừa phải, chỉ nên uống 1 cốc mỗi ngày. 5. Người phụ nữ cần có cực khoái mới thụ thai được Hiểu lầm: Người phụ nữ khi đạt cực khoái sẽ xuất hiện các cơn co thắt tử cung. Các cơn co thắt tử cung này sẽ giúp đẩy tinh trùng vào cổ tử cung và hướng về phía ống dẫn trứng tốt hơn. Thực tế: Khi người phụ nữ có những cơn co thắt âm đạo, âm đạo sẽ mở rộng hơn và tinh trùng có nhiều cơ hội để vào trong và khi âm đạo co lại sẽ giữ lại nhiều tinh trùng bên trong hơn. Hơn nữa, sự phấn khích tình dục làm cho âm đạo tiết ra chất nhầy có tính kiềm, góp phần kéo dài sự tồn tại và hoạt động của tinh trùng. Điều này giúp cho việc thụ thai dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn không cần phải có cực khoái mà vẫn có thể thụ thai. Không cần có sự co thắt của âm đạo, các tinh trùng sau khi giải phóng vẫn có thể tiến sâu vào trong âm đạo. Trên thực tế, không phải chị em nào cũng đạt được cực khoái khi quan hệ tình dục. Thậm chí, công việc, bạn bè, stress … đôi khi tất cả hợp lại có thể khiến các cặp đôi không còn cảm hứng tình dục.;;;;;Tuy nhiên trà xanh nên uống như thế nào để tốt nhất. 1. Không uống trà xanh ngay sau ăn Uống trà xanh sau khi ăn sẽ làm cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng vào cơ thể. Đặc biệt thành phần Catechins trong trà xanh cũng có thể làm giảm sự hấp thu sắt từ thực phẩm tăng nguy cơ thiếu máu. Vì thế chỉ nên uống trà xanh sau bữa ăn 1h. 2. Không uống trà xanh quá nóng Uống trà xanh khi còn nóng sẽ làm hỏng lớp lót niêm mạc thực quản, từ đó tạo ra các chất gây viêm, tăng nguy cơ ung thư thực quản. 3. Không uống khi đói Trà xanh có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua và vị chua sẽ làm mất cảm giác ngon miệng, cơ thể hấp thu thức ăn kém đi. Hơn nữa khi dạ dày trống rỗng, chất chát trong trà xanh sẽ đi vào cơ quan nội tạng tạo cảm giác cồn cào, nôn nao trong người. 4. Không thêm mật ong vào trà xanh nóng Khi thêm mật ong vào trà nóng sẽ làm các chất dinh dưỡng của mật ong phá hủy, do đó hãy để nhiệt độ trong trà xanh giảm xuống, lúc này nên thêm mật ong vào và thưởng thức. 5. Không uống thuốc cùng trà xanh Không nên uống trà xanh cùng bất cứ loại thuốc nào, bởi trà xanh khi gặp thuốc sẽ tạo ra những phản ứng hóa học làm thuốc giảm tác dụng và cơ thể khó hấp thu. 6. Chỉ uống 1-2 ly mỗi ngày Trà xanh chứa cafein, nếu uống quá nhiều có thể sẽ gây đau đầu, mệt mỏi, lo âu, kích thích, ngoài ra uống một lượng lớn trà xanh cũng có thể giảm hấp thu sắt trong cơ thể.Khi đã biết được cách uống trà xanh bạn nên áp dụng theo để loại thức uống này tốt nhất cho sức khỏe.;;;;;Trà đào là thức uống ưa thích của nhiều người không chỉ vì hương vị thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với cơ thể nhạy cảm như bà bầu, thức uống này có thực sự tốt. 1. Tìm hiểu nguồn gốc của trà đào Ban đầu, trà đào không phải là thức uống quen thuộc mà thực chất là một loại thảo dược được chế biến chủ yếu từ vỏ hoặc lá của cây đào. Sỡ dĩ được xem là thuốc vì các thành phần trong chúng có tác dụng ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh lý. Ngoài ra, trái đào cũng là một nguyên liệu cần thiết trong nước trà để tạo nên một loại nước có hương vị thơm ngon lại tốt cho sức khỏe. Từ xa xưa, lá của cây đào đã được sử dụng như một loại thuốc. Lá tươi có thể nghiền nát làm thuốc đắp, lá khô thì có hiệu quả tốt trong phòng ngừa giun sán trong đường ruột. Ngoài ra, ở các nước châu Âu như Ý, người ta còn sử dụng những chiếc lá đào bị phân hủy để trị mụn cơm. Ngoài ra, không chỉ lá mà vỏ của cây đào cũng có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh lý hô hấp như: ho gà, viêm phế quản. Cũng vì thế mà nhiều người đã thắc mắc “bầu uống trà đào được không”. Hiện nay, trà đào đã dần phổ biến và được bày bán ở nhiều nơi. Trong đó, các loại túi trà đào cũng được bày bán nhiều tại các siêu thị. Theo tính toán, hàm lượng calo và carbohydrate có trong trà đào rất ít. Ngoài ra, thực phẩm này không chứa chất béo, đường. Vì vậy, đây là một thức uống rất phù hợp với người đang giảm cân. 2. Những lợi ích mà trà đào mang lại cho sức khỏe Từ xa xưa, trà đào cũng được xem là một bài thuốc thảo dược. Chính vì thế, thức uống này mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho cơ thể là điều không thể chối cãi. Trước khi tìm hiểu xem “bầu uống trà đào được không”, chúng ta cùng điểm qua một số lợi ích của loại thức uống này dưới đây. Giải độc cơ thể Trong trà đào có chứa hàm lượng chất xơ, kali có tác dụng nhuận tràng, hỗ trợ lưu thông đường ruột, hạn chế các vấn đề thường gặp của đường tiêu hoá như táo bón, viêm loét dạ dày, đại tràng,... Không chỉ thế, trà đào còn có lợi cho gan vì giúp loại bỏ những độc tố có trong đó ra ngoài cơ thể, từ đó khiến hoạt động chức năng của gan và thận được trơn tru, hiệu quả hơn. Tăng sức đề kháng Trà đào có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh là nhờ các thành phần kẽm, vitamin C, axit ascorbic. Không chỉ thế, những dưỡng chất này còn có tác dụng đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, làm chậm quá trình oxy hoá. Vì thế, đây chính là lý do khiến trà đào là thức uống yêu thích của nhiều người. Ngừa ung thư Trong trà đào không chỉ chứa axit chlorogenic, mà còn chứa hàm lượng cao vitamin A vì thế có khả năng chống lại sự hình thành của một số tế bào ung thư như: ung thư phổi, ung thư khoang miệng. Tốt cho tim mạch Các thành phần có trong trà đào là lutein, lycopene, kali góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển hóa carbohydrate, đồng thời cân bằng các chất điện giải trong cơ thể từ đó hạn chế tình trạng rối loạn tim mạch. Bảo vệ mắt Trong đào có chứa hàm lượng beta-carotene có khả năng bảo vệ võng mạc, duy trì thị lực tốt, bảo vệ sức khỏe đôi mắt. Đồng thời, khi kết hợp với zeaxanthin và lutein chất này có tác dụng ngăn ngừa tình trạng quáng gà và mất thị lực ở người cao tuổi. Giúp xương chắc khỏe Thức uống này giúp tăng cường sức khoẻ xương khớp và răng là nhờ có hàm lượng lớn canxi, photpho, florua. Vì thế, khi uống trà đào thường xuyên bạn có thể ngăn ngừa tình trạng loãng xương, sâu răng. Giảm căng thẳng thần kinh Trà đào còn có một tác dụng thần kỳ nữa làm giảm căng thẳng. Nguyên tố magie có trong thức uống này có khả năng xoa dịu căng thẳng, giảm lo âu từ đó kiểm soát hiệu quả chứng trầm cảm. Vì thế, hãy uống trà đào khi bạn thấy có dấu hiệu trầm cảm, căng thẳng thần kinh. Kiểm soát cân nặng Hàm lượng calo và chất béo có trong trà đào rất thấp cộng với lượng đường tự nhiên và phenolic có trong thức uống này không làm lượng đường trong máu tăng cao đồng thời không làm tích tụ chất béo. Vì thế, đây là lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn giảm cân, đặc biệt là chị em phụ nữ. Đối với người bình thường, trà đào hầu như không hệ gây ra tác dụng phụ nào. Nhưng nếu uống quá nhiều thức uống này trong thời gian ngắn có thể gây rối loạn tiêu hoá. Vì thế, nếu yêu thích đồ uống này cũng không nên uống quá nhiều vì thực phẩm nào dù có tốt đến mấy cũng sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt nếu quá lạm dụng. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy dấu hiệu bất thường của cơ thể khi sử dụng trà đào thì bạn nên ngừng uống lại. Rất có thể bạn đã dị ứng với trà đào mặc dù rất ít người gặp phải tình trạng này. Đối với thai phụ, việc bà bầu uống trà đào được không là không nên. Vì thức uống này có khả năng nhuận tràng, kích thích tiêu hoá vì thế mẹ bầu tốt nhất không nên sử dụng để hạn chế các tác hại có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Đồng thời, mẹ bỉm đang cho con bú cũng không nên uống trà đào. Có thể thấy rằng, trà đào không chỉ là thực phẩm thơm ngon mà nó còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với bà bầu, việc uống trà đào là điều không nên bởi có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, mẹ bỉm đang cho con bú cũng không được khuyến khích sử dụng thức uống này.
question_406
Suy giảm trí nhớ và những điều cần biết
doc_406
Trí nhớ giảm sút đang là một trong những vấn đề phổ biến hiện nay, không chỉ ở người già mà ở cả những người trẻ tuổi. Cùng tìm hiểu suy giảm trí nhớ là gì, nguyên nhân, biểu hiện và những ảnh hưởng của tình trạng này đến người bệnh qua bài viết sau. Suy giảm trí nhớ còn gọi là chứng hay quên. Đây là tình trạng chức năng ghi nhớ của não bộ suy giảm hoặc quá trình vận chuyển thông tin về vỏ não bị ngưng trệ. Người bị giảm trí nhớ thường gặp khó khăn trong việc tái hiện lại các sự việc đã xảy ra trong quá khứ hay ghi nhớ thông tin, hình thành ký ức mới. Trí nhớ giảm sút là tình trạng phổ biến và xảy ra chủ yếu ở người lớn tuổi. 2.1 Suy giảm trí nhớ là tình trang phổ biến ở người già Suy giảm nhận thức và trí nhớ là tình trạng thường xảy ra ở người cao tuổi, chủ yếu do quá trình lão hóa, mà cụ thể là sự thoái hóa liên tục của bộ não sau nhiều năm. Quá trình lão hóa cũng làm giảm sút chức năng của tất cả các bộ phận trong cơ thể, khiến hệ thần kinh không được cung cấp đủ dưỡng chất để hoạt động, vì thế chức năng của hệ thần kinh cũng giảm sút, hậu quả là trí nhớ giảm dần. 2.2 Suy giảm trí nhớ ngày càng phổ biến ở người trẻ Nhiều người cho rằng, trí nhớ giảm sút là căn bệnh của người già. Tuy nhiên, kết quả một nghiên cứu gần đây được thực hiện trên hơn 18 500 người trong độ tuổi từ 18 đến 99 cho thấy rằng có đến 20% số người được khảo sát gặp vấn đề về trí nhớ. Đặc biệt, tỷ lệ giảm trí nhớ ở thanh niên đạt mức cao, chiếm tới 14%, không kém nhiều so với độ tuổi trung niên là (22%) và người cao tuổi (26%). Đối với tình trạng giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi, các yếu tố lối sống chính là nguyên nhân góp phần đáng kể gây khởi phát sớm các vấn đề này. Cụ thể đó là: Việc thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình củng cố trí nhớ và lưu trữ thông tin ký ức tại vỏ não, khiến thông tin bị ngưng trệ, từ đó dẫn đến tình trạng mau quên. Đồng thời khiến tâm trạng thay đổi thất thường, người bệnh thường xuyên mệt mỏi, đầu óc không tỉnh táo và gây ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ. Phải làm quá nhiều khiến não bộ bị quá tải, gây ra tình trạng giảm trí nhớ ở người trẻ. Bạn nên tập trung làm từng việc một, ghi lại các việc cần làm để tránh quên. Thường xuyên bị căng thẳng hoặc lo lắng sẽ gây khó khăn cho việc ghi nhớ những ký ức mới cũng như khơi gợi lại những ký ức cũ. Các chuyên ra cho biết uống quá nhiều rượu bia có thể gây ảnh hưởng đến trí nhớ ngắn hạn. Thiếu máu do thiếu sắt hay thiếu hụt vitamin B12 hoặc các dưỡng chất khác có thể gây nên các biểu hiện như hoa mắt, lú lẫn, chậm chạp, thờ ơ… Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm trí nhớ ở người trẻ. Suy giảm tuần hoàn máu não, rối loạn tuyến giáp, tình trạng não úng thủy, khối u, tụ máu dưới màng cứng, thoái hoá thuỳ trán,… có thể gây ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của người trẻ. Nhiều người trẻ cũng gặp phải tình trạng hay quên, kém tập trung, bất ổn về cảm xúc. 3. Các biểu hiện suy giảm trí nhớ – Hay quên những việc trong quá khứ, khó ghi nhớ thông tin mới – Giảm khả năng tập trung, lơ đãng trong công việc và học tập – Hạn chế về tư duy, khả năng nhìn nhận và đánh giá sự việc – Rối loạn hành vi (nhắc đi nhắc lại một câu nói, diễn đạt vòng vo…) – Gặp khó khăn trong việc ghi nhớ thời gian, địa điểm, vị trí – Tâm lý, cảm xúc bất ổn (dễ nóng giận, phiền muộn, thờ ơ,…) – Quên đường về nhà, quên câu mình vừa nói, nơi mình vừa đến – Gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch, giải các câu đố, phép tính 4. Ảnh hưởng của việc giảm sút trí nhớ đối với người bệnh 4.1 Giảm hiệu suất công việc Như đã nói ở trên, những người có trí nhớ giảm sút thường lơ đãng, thiếu tập trung vào việc học hay làm việc, giảm khả năng tư duy và suy nghĩ về các vấn đề. Người bệnh thường phản ứng chậm chạp với mọi thứ, do vậy không còn khả năng đáp ứng được các công việc, bài học. 4.2 Ảnh hưởng đến cuộc sống Điều này có thể biểu hiện ở những việc đơn giản như đi chợ quên mang tiền, quên không tắt điện khi đi ra ngoài… Việc nhớ nhớ quên quên cũng khiến tâm trạng, hành vi, cảm xúc người bệnh thay đổi, họ thường xuyên cáu gắt, gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh. 4.3 Ảnh hưởng tới sức khỏe Các chuyên gia Nội thần kinh cho biết nếu tình trạng suy giảm trí nhớ không được giải quyết kịp thời, thường trong vòng 3 năm thì rất dễ chuyển sang giai đoạn sa sút trí tuệ. Khi trí tuệ đã sa sút, các tế bào não tổn thương và không còn khả năng phục hồi, gây ra tình trạng chết tế bào não, teo não, tổn thương mạch máu não hoặc tổn thương chất trắng. Lúc này não bộ mất dần khả năng điều khiển các cơ quan chức năng, vì vậy sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều trường hợp, người bệnh có thể tử vong. Thăm khám tại chuyên khoa Nội thần kinh, bạn sẽ được chẩn đoán nguyên nhân gây giảm trí nhớ và tư vấn cách điều trị phù hợp. Như vậy, suy giảm trí nhớ gây ảnh hưởng rất lớn đến công việc và cuộc sống của người bệnh, dù ở bất cứ độ tuổi hay nghề nghiệp nào. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, bệnh có thể tiến triển nặng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Vì vậy, khi thấy các biểu hiện giảm trí nhớ, chậm nhớ, chóng quên cần đi khám chuyên khoa Nội thần kinh sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
doc_45445;;;;;doc_53483;;;;;doc_48638;;;;;doc_3206;;;;;doc_2917
Suy giảm trí nhớ là tình trạng phổ biến đang xuất hiện ngày một nhiều hơn ở người trẻ tuổi, gây ảnh hưởng đến công việc, học tập và sức khỏe của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu bệnh suy giảm trí nhớ và cách chữa hiệu quả ngay trong bài viết sau đây. Suy giảm trí nhớ là hiện tượng não bộ suy giảm chức năng hoặc do quá trình vận chuyển thông tin và trí nhớ về vỏ não bị rối loạn. Bệnh này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như suy giảm nhận thức, hội chứng suy giảm trí nhớ, suy giảm chức năng nhận thức… Nhìn chung đều diễn tả tình trạng não bộ và trí nhớ kém dần theo thời gian. Theo nhiều thống kê gần đây, có tới 85% người trẻ dưới 50 tuổi ít nhất gặp phải một vấn đề về trí nhớ kém, hơn nửa trong số đó ở người dưới 40 tuổi và phần còn lại là ở người cao tuổi. Suy giảm trí nhớ có nguy cơ tiến triển thành sa sút trí tuệ nếu không được điều trị kịp thời. 2.1 Suy giảm trí nhớ ở người trẻ – Căng thẳng, stress, áp lực là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ. Áp lực, căng thẳng càng nhiều sẽ khiến cơ thể sản sinh ra nhiều gốc tự do, chúng tấn công và làm tổn thương, thậm chí giết chết các tế bào thần kinh. – Thiếu ngủ, mất ngủ thường xuyên khiến não bộ không được thư giãn, làm giảm khả năng truyền tải thông tin ghi nhớ đến vỏ não. Điều này dẫn đến tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn, nhớ nhớ quên quên, chậm chạp trong sinh hoạt hàng ngày và khó giải quyết vấn đề nhanh chóng. – Chế độ dinh dưỡng kém, thiếu chất, nhiều dầu mỡ và đường khiến não bộ dễ bị ăn mòn. Đây cũng là nguyên nhân làm giảm khả năng ghi nhớ. 2.2 Suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi – Thoái hóa thần kinh do tuổi tác: Sau tuổi 25, mỗi ngày sẽ có hơn 3000 tế bào thần kinh chết đi và không thể tái tạo lại được. Chính vì thế, tuổi tác càng cao, việc tế bào thần kinh thoái hóa kết hợp với sự lão hóa của các cơ quan chức năng khác trong cơ thể khiến tình trạng suy giảm trí nhớ tăng nhanh. – Bệnh tật: Suy giảm trí nhớ có thể là hệ lụy có một số bệnh lý như viêm não, chấn thương sọ não, đột quỵ, thiếu máu não… Tuổi càng cao sẽ càng có nguy cơ gặp các bệnh lý nào cao hơn. Tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi 3. Những ảnh hưởng của tình trạng suy giảm trí nhớ Các yếu tố bên ngoài cũng như các gốc tự do sản sinh từ bên trong gây ảnh hưởng tiêu cực làm sự thoái hóa tế bào thần kinh diễn ra nhiều hơn, mạnh mẽ và cuối cùng gây ảnh hưởng đến trí nhớ và tác động tiêu cực đến cuộc sống của người trẻ. 3.1 Về công việc Người bị suy giảm trí nhớ thường lơ đãng, thiếu tập trung vào cả việc học và làm. Suy giảm trí nhớ cũng khiến tư duy và suy nghĩ về các vấn đề sa sút theo. Do vậy, người bệnh sẽ có phản ứng chậm chạp với mọi việc, thậm chí kể cả trong sinh hoạt hàng ngày. 3.2 Về cuộc sống Suy giảm trí nhớ gây ảnh hưởng đến cuộc sống ở những việc như: Quên mang tiền khi đi chợ, đi chợ quên đồ, quên tắt điện khi ra ngoài… Lâu dần khi bệnh trở nặng hơn, người bệnh sẽ bị thay đổi tâm trạng và hành vi, cảm xúc, dễ cáu gắt, gây ảnh hưởng đến mối quan hệ xung quanh. 3.3 Về sức khỏe Các chuyên gia khẳng định, nếu tình trạng suy giảm trí nhớ không được khắc phục từ sớm thì trong vòng 3 năm có thể dẫn đến tình trạng sa sút trí tuệ. Khi đó, não bộ bắt đầu mất dần khả năng điều khiển các cơ quan chức năng khác và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí tử vong. Khi đã sa sút trí tuệ, các tế bào não tổn thương và không có khả năng phục hồi, bao gồm: chết tế bào não, teo não, tổn thương mạch máu não, tổn thương chất trắng. 4. Bệnh suy giảm trí nhớ và cách chữa hiệu quả nhất Khi tình trạng suy giảm trí nhớ chưa tiến triển nghiêm trọng thì cần có biện pháp ngăn ngừa diễn tiến tăng nặng hơn bao gồm: – Tập luyện thể dục, thể thao là cách tốt nhất giúp thúc đẩy hệ tuần hoàn, hô hấp, tăng cường oxy và dinh dưỡng cho não bộ – Hạn chế các nguy cơ gây căng thẳng thần kinh, stress bằng cách thiền, yoga, tập các bài tập nhẹ nhàng, quan trọng nhất là sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. – Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, cụ thể là hạn chế các loại thực phẩm như rượu bia, thuốc lá, đồ uống có ga. Thay vào đó nên sử dụng các loại thực phẩm tươi sống, lành mạnh, chứa nhiều chất béo tốt như các loại cá biển, thực phẩm giàu vitamin nhóm B… – Rèn luyện trí nhớ thường xuyên với các trò chơi trí tuệ khoảng 15 – 30 phút như cờ vua, cờ tướng… Chơi các trò chơi trí tuệ là phương pháp hiệu quả giúp cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ Nếu mức độ bệnh nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác nhằm cải thiện triệu chứng và tránh nguy cơ biến chứng. Trên đây là những thông tin giúp bạn tìm hiểu về bệnh suy giảm trí nhớ và cách chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, các kiến thức này chỉ có giá trị tham khảo. Để có những chẩn đoán và phương pháp điều trị chuẩn xác nhất, bạn nên chủ động thăm khám ngay tại các chuyên khoa thần kinh uy tín, nơi có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa và hệ thống máy móc hiện đại.;;;;; Suy giảm trí nhớ là tình trạng trí nhớ trí nhớ và nhận thức bị sụt giảm theo thời gian. Trong thời gian đầu, người bệnh có thể hay quên, không tập trung, quên ngay những chuyện vừa xảy ra. Tuy nhiên càng về sau, tình trạng này sẽ càng tăng dần, khiến người bệnh giảm hiệu suất làm việc, học tập, gặp phải chứng sa sút trí tuệ khi về già hoặc bệnh Alzheimer. Suy giảm trí nhớ có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau và thường gặp nhiều nhất ở người cao tuổi, do các tế bào thần kinh ngày càng thoái hóa theo thời gian. Tuy nhiên, trong thời kỳ xã hội hiện đại ngày nay, tình trạng suy giảm trí nhớ, hay quên, đãng trí cũng đang dần trở nên trẻ hóa. Suy giảm trí nhớ gây ra nhiều hệ lụy cho người bệnh, đặc biệt là ở người cao tuổi 2. Dấu hiệu nhận biết của chứng suy giảm trí nhớ Mỗi người đều có thể tự nhận biết được hiện tượng suy giảm trí nhớ ở bản thân thông qua một số dấu hiệu như: – Nói trước quên sau, hay quên vị trí đồ đạc mà mình để, thường xuyên lặp lại một nội dung câu chuyện. – Khó ghi nhớ một thông tin, sự kiện hay bài học mới – Thiếu tập trung, lơ đãng trong quá trình làm việc hay học tập – Thường xuyên thấy mệt mỏi, căng thẳng đầu óc, thay đổi tâm trạng, khó kiểm soát hành vi – Gặp khó khăn khi lên kế hoạch, giải đáp con số hoặc câu hỏi Các dấu hiệu này có thể nặng hay nhẹ tùy theo độ tuổi, sức khỏe của từng người. Có thể nói suy giảm trí nhớ ở người trẻ là nguy hiểm hơn cả bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến khả năng học tập mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, nhất là khi các triệu chứng ở người trẻ thường không rõ ràng. Tùy vào từng nhóm đối tượng khác nhau, nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ cũng có những đặc điểm khác: 3.1 Suy giảm trí nhớ ở người trẻ – Căng thẳng, stress, áp lực từ học tập, công việc: Đây là nguyên nhân chính gây suy giảm trí nhớ ở người trẻ, việc căng thẳng thần kinh kéo dài làm sản sinh nhiều gốc tự do, chúng tấn công làm tổn thương hoặc chết các tế bào thần kinh và gây thoái hóa não bộ. Khi đó, trí nhớ bị giảm dần và chức năng não bộ cũng bị rối loạn. – Thiếu ngủ, mất ngủ thường xuyên: Khiến việc chuyển thông tin tiếp nhận đến vỏ não để lưu trữ bị cản trở, gây ra tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn, lúc nhớ lúc quên, chậm chạp trong sinh hoạt hàng ngày và khó giải quyết vấn đề. – Chế độ dinh dưỡng: Ăn mặn, nhiều đường, hoặc chất béo xấu cũng khiến não bộ dễ bị ăn mòn, đặc biệt là tình trạng làm dụng rượu bia ở người trẻ càng khiến suy giảm trí nhớ tăng nặng hơn. Stress, căng thẳng thần kinh là nguyên nhân chính gây suy giảm trí nhớ ở người trẻ 3.2 Suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi – Thoái hóa thần kinh do tuổi tác: Theo các nghiên cứu, từ 25 tuổi trở đi, trung bình mỗi ngày sẽ có 3000 tế bào thần kinh bị chết đi mà không thể phục hồi lại. Chính vì vậy, độ tuổi càng cao thì càng dễ bị suy giảm trí nhớ. – Bệnh tật: Suy giảm trí nhớ có thể do một số bệnh lý như viêm não, chấn thương sọ não, đột quỵ, thiếu máu não… Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc các bệnh lý này càng tăng theo. Để cải thiện từ gốc suy giảm trí nhớ, người bệnh cần kết hợp điều trị từ nhiều khía cạnh như: điều trị các bệnh lý liên quan, điều chỉnh tâm lý, thay đổi lối sống lành mạnh, tăng cường rèn luyện tư duy, dinh dưỡng khoa học,… Đặc biệt, loại bỏ yếu tố nguy cơ đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị suy giảm trí nhớ và ngăn ngừa bệnh tiến triển. 4.1 Thay đổi lối sống, giảm stress Người bệnh nên chủ động sắp xếp công việc, thời gian sao cho phù hợp để tránh dồn quá nhiều việc. Cố gắng loại bỏ các áp lực, căng thẳng, giữ tinh thần lạc quan. Dành thời gian cho bản thân để nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc để não bộ không làm việc quá sức. Thi thoảng, bạn có thể tự thưởng cho bản thân 1 chuyến đi du lịch để giải tỏa căng thẳng và có động lực tiếp tục làm việc. 4.2 Bị suy giảm trí nhớ phải làm sao để tăng cường rèn luyện tư duy Để tránh tình trạng suy giảm trí nhớ, nhất là ở người già cần phải thường xuyên rèn luyện trí nhớ, tư duy của não. Người bệnh có thể tham gia các trò chơi trí tuệ, giúp giảm tình trạng suy giảm trí nhớ như cờ vua, tính nhẩm, xếp hình, đọc sách. Các hình thức thư giãn như nghe nhạc, tham gia hoạt động xã hội, cộng đồng cũng giúp tăng cường trí nhớ. Người bệnh có thể chơi các trò chơi trí tuệ để cải thiện trí nhớ 4.3 Tập luyện thể dục đều đặn Bên cạnh việc rèn luyện trí não, rèn luyện thể chất cũng là yếu tố quan trọng giúp máu lưu thông đến não tốt hơn, giúp tinh thần thư thái và tăng cường trí nhớ. Mỗi người nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để thực hiện các bài tập phù hợp với thể trạng như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga… 4.4 Bị suy giảm trí nhớ phải làm sao để xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất là điều quan trọng để cải thiện trí nhớ. Đặc biệt, não bộ nên được bổ sung đầy đủ các loại vitamin và nhất là vitamin nhóm B. Riêng đối với phụ nữ mang thai và sau sinh cần được bổ sung đầy đủ sắt theo hướng dẫn của bác sĩ. 4.5 Thăm khám sức khỏe định kỳ Người có biểu hiện suy giảm trí nhớ cần thăm khám sức khỏe định kỳ đặc biệt là thăm khám sức khỏe hệ thần kinh tại chuyên khoa nội thần kinh để được bác sĩ kiểm tra, đánh giá tình hình diễn biến của bệnh và có những chỉ định phù hợp. Từ đó giúp cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Những thông tin trên đây hi vọng đã giúp bạn biết phải làm sao khi trí nhớ bị suy giảm. Đối với người bị suy giảm trí nhớ, việc thay đổi lối sống và theo dõi sức khỏe là rất quan trọng giúp cải thiện bệnh. Người bệnh cũng nên thăm khám thường xuyên tại các chuyên khoa thần kinh để được tư vấn và có hướng điều trị hiệu quả, tránh các hệ lụy có thể xảy ra sau này.;;;;; Suy giảm trí nhớ là tình trạng kém dần của trí nhớ cũng như nhận thức của não bộ do sự thoái hóa của các tế bào não gây ra. Người bệnh ở thời gian đầu có thể bị mất trí nhớ ngắn hạn, quên ngay những gì vừa xảy ra. Những để về lâu dài, tình trạng sẽ ngày một trầm trọng hơn và làm giảm hiệu suất làm việc, học tập hay thậm chí dễ đi lạc, khó khăn khi sinh hoạt hàng ngày, thậm chí sa sút trí tuệ khi về già. Đa phần, suy giảm trí nhớ thường gặp ở người cao tuổi do các tế bào thần kinh thoái hóa theo thời gian. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng suy giảm trí nhớ đang dần trở nên trẻ hóa. Suy giảm trí nhớ về lâu dài có thể gây sa sút trí tuệ và nhiều biến chứng nguy hiểm khác 2. Các biểu hiện thường gặp ở người bị suy giảm trí nhớ Biểu hiện từ sớm của suy giảm trí nhớ đó là người bệnh gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày, có thể hay quên, định nói nhưng lại quên ngay và gây ra cảm giác tự ti cho người bệnh. Thông thường, người bệnh không thể nhận ra những biểu hiện này trong giai đoạn đầu, nhưng có thể phát hiện khi bệnh đang chuyển giai đoạn: – Rối loạn trí nhớ về không gian: Người bệnh lúc này khó nhận biết được nơi mình đang ở và khó nhớ được những nơi đã từng biết. Thậm chí, trong một số trường hợp, người bệnh còn tự cho rằng mình ở một nơi khác mặc dù đang ở ngay trong nhà. – Chứng mất trí nhớ thoáng qua: Đây là rối loạn có tính chu kỳ của hệ thần kinh trung ương. Người bị chứng này thường hay lặp đi lặp lại một câu hỏi trong nhiều lần, có thể không nhớ chuyện vừa xảy ra hay nhắc lại thường xuyên một sự kiện trong quá khứ. Người bị suy giảm trí nhớ thường hay nói chuyện lặp lại một chủ đề nhiều lần, hoặc dễ quên đi những chuyện vừa xảy ra Lão hòa là quá trình tự nhiên, do vậy chúng ta không thể đảo ngược được. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể làm cho trí nhớ tốt hơn, nhớ lâu hơn, ít bị suy giảm trí nhớ nhờ vào lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng khoa học. Người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp sau đây để phòng ngừa hay điều trị hiện tượng suy giảm trí nhớ: 3.1 Điều trị suy giảm trí nhớ từ giấc ngủ Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng với hệ thần kinh và trí nhớ. Ngủ đủ giấc không chỉ giúp hệ thần kinh phục hồi năng lượng tiêu hao, thải chất độc ra khỏi cơ thể mà còn giúp quá trình ghi nhớ dữ liệu vào vỏ não tốt hơn. Người bệnh cần đảm bảo phòng ngủ phải thoáng khí, mức nhiệt độ phù hợp, cần giữ cơ thể sạch sẽ trước khi ngủ, không sử dụng rượu bia hay chất kích thích trước khi ngủ. 3.2 Đọc sách, báo, chơi trò chơi trí tuệ Một trong những phương pháp giúp cải thiện khả năng ghi nhớ tốt nhất chính là khiến não bộ phải hoạt động. Việc ép não bộ phải tư duy vào thời gian thức sẽ kích hoạt các tế bào thần kinh còn lại giúp chúng ta nhớ lâu hơn và cải thiện trong quá trình ngủ. Để thực hiện điều này, người bệnh có thể đọc sách, báo, hoặc chơi trò chơi trí tuệ như cờ vua. Tuy nhiên, bạn cần tránh làm quá nhiều việc cùng một lúc sẽ khiến não quá tải và kiệt quệ. Đọc sách, báo là một trong những biện pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi 3.3 Vận động thường xuyên giúp điều trị suy giảm trí nhớ Vận động, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là phương pháp hiệu quả để cải thiện tuần hoàn máu não, giúp cung cấp máu và oxy lên não nuôi dưỡng tốt hơn. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi cần lựa chọn các bài tập phù hợp với sức khỏe, tránh tập luyện quá mức khiến cơ thể bị mệt mỏi và phản tác dụng. Các bài tập có thể lựa chọn bao gồm: đi bộ, đạp xe, yoga, bơi lội… 3.4 Chế độ dinh dưỡng đầy đủ Xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, đa dạng là điều quan trọng giúp cải thiện trí nhớ hiệu quả. Người bệnh nên bổ sung thêm sắt để tăng cường sản sinh máu và vitamin nhóm B để đảm bảo hệ thần kinh khỏe mạnh. Riêng đối với phụ nữ mang thai và sau sinh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung dưỡng chất đầy đủ.;;;;;Suy giảm trí nhớ là khi chúng ta hay bị lúc nhớ lúc quên, lơ đễnh, khó tập trung vào một vấn đề nào đó. Trí nhớ giảm sút đôi khi chỉ xảy ra ngắn hạn nhưng tình trạng này có khả năng diễn biến lâu dài, thậm chí là tăng nặng khí trí tuệ sa sút, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và công việc, cuộc sống của bệnh nhân. 1. Chức năng ghi nhớ thông tin của não bộ Trí nhớ là một khả năng vượt bậc của loài người so với các loài vật khác. Não bộ con người lưu trữ được số lượng khổng lồ các thông Thu nhận thông tin qua các giác quan (quan sát, lắng nghe, sờ nắn, hít ngửi, nếm); Xử lý thông tin; Chuyển thông tin về vỏ não, não sẽ lưu trữ lại thành ký ức; Tái hiện và hồi tưởng thông tin khi được nhắc hoặc suy nghĩ đến. 2 bước quan trọng nhất là xử lý, chuyển thông tin về não vì điều này có tác dụng hình thành các đường mòn trên não. Hoạt động xử lý thông tin đòi hỏi sự tham gia của các tế bào thần kinh. Đặc biệt, những thông tin được tiếp nhận từ ngoài môi trường sẽ được mã hóa thành các tín hiệu riêng, sau đó theo xung thần kinh chuyền lên vỏ não. Có nhiều nguyên nhân khiến trí nhớ bị giảm sút, có thể liệt kê như sau: Tế bào thần kinh bị thoái hóa: bộ não con người được cấu thành từ hàng trăm tỷ tế bào thần kinh và số khớp nối có thể lên tới hàng nghìn tỷ. Tuy nhiên từ tuổi 25 trở đi, mỗi ngày có khoảng 3.000 tế bào thần kinh chết đi mà không có sự thay thế hay sinh thêm. Đó là lý do vì sao càng lớn tuổi thì trí nhớ sẽ càng giảm sút. Theo các cuộc khảo sát thì có khoảng 50% số người trên 85 tuổi mắc bệnh suy giảm trí nhớ. Mặc dù tỷ lệ người dưới 50 tuổi bị giảm trí nhớ không nhiều nhưng bệnh đàn có xu hướng ngày càng trẻ hóa; Rối loạn giấc ngủ: hoạt động ngủ giúp cơ thể thư giãn, phục hồi và nghỉ ngơi sau thời gian học tập và làm việc vất vả cả ngày. Quá trình lưu trữ thông tin thường sẽ diễn ra trong giấc ngủ. Do vậy nếu chất lượng giấc ngủ kém, thường xuyên bị thiếu ngủ, mất ngủ sẽ làm gián đoạn quá trình này khiến cho người bệnh dễ bị hay quên và suy giảm trí nhớ ngắn hạn; Các gốc tự do tăng sinh gây giảm trí nhớ: gốc tự do được sinh ra từ quá trình chuyển hóa của cơ thể, do căng thẳng, lạm dụng chất kích thích và đồ ăn nhanh. Chúng hủy hoại mô, tế bào và các tổ chức trong cơ thể, trong đó có não bộ vì thành phần axit béo chiếm phần lớn trong não dễ bị oxy hóa. Các gốc tự do cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lão hóa và các bệnh khác như đột quỵ hoặc chứng Alzheimer,... ; Thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng: các chất dinh dưỡng rất cần thiết cho việc nuôi dưỡng các chất dẫn truyền và tế bào thần kinh. Thiếu chất gây thiếu hụt các tế bào này làm suy giảm trí nhớ. Ví dụ như: Thiếu sắt dẫn tới thiếu máu khiến người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, mệt mỏi, trí nhớ giảm sút; Thiếu Vitamin nhóm B có nguy cơ cao mắc phải hội chứng Wernicke-Korsakoff gây mất trí nhớ trong thời gian ngắn hoặc lâu dài. Bởi vì các vitamin nhóm B giúp hỗ trợ sản sinh ra các chất dẫn truyền thần kinh, quyết định cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng và trí nhớ con người. Mắc một số bệnh lý: những bệnh liên quan tới tim mạch, cơ xương khớp, tuần hoàn, thiếu máu não, thoái hóa cột sống cổ,... làm giảm lưu lượng máu truyền đến não, do đó khiến các tế bào thần kinh bị thoái hóa và làm sa sút trí nhớ nghiêm trọng. Ngoài ra tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị bệnh khi dùng lâu dài cũng khiến cho người bệnh không được minh mẫn. 3. Biểu hiện đặc trưng ở những người bị suy giảm trí nhớ Trí nhớ giảm sút được biểu hiện theo nhiều dạng khác nhau và hay gặp nhất đó là: Thường xuyên quên các việc “lặt vặt" hàng ngày như: quên tên tuổi người thân quen, quên địa chỉ, quên bài mới học, quên chìa khóa, ví tiền,... cho tới những ký ức, kỷ niệm quan trọng trong đời; Quên các việc cần làm; Quên lời vừa nói và có dấu hiệu nhắc lại nhiều lần; Thay đổi hành vi, cảm xúc, hay cáu gắt; Khó diễn đạt suy nghĩ bằng lời nói; Quên đường về nhà, mất phương hướng. Tình trạng suy giảm trí nhớ không chỉ khiến cho công việc bị ảnh hưởng vì gây mất hiệu quả và năng suất lao động mà còn gây ra nhiều phiền toái cho cuộc sống thường nhật và rủi ro về sức khỏe. Trên thực tế có khoảng 50% những người trí nhớ sụt giảm có nguy cơ phát triển thành sa sút trí tuệ, hay gặp nhất là bệnh Parkinson, Alzheimer làm giảm khả năng vận động cũng như tư duy của người bệnh. 4. Cách khắc phục chứng suy giảm trí nhớ Có thể nói ký ức là một điều vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Chính vì vậy điều trị cải thiện trí nhớ là rất cần thiết giúp người bệnh tìm lại niềm vui cuộc sống. Cho đến nay vẫn chưa tìm ra phương pháp đặc trị tốt nhất giúp chữa khỏi tình trạng suy giảm trí nhớ nhưng người bệnh có thể sẽ được chỉ định dùng các thuốc có công dụng tăng tuần hoàn máu lên não, hỗ trợ cải thiện suy giảm trí nhớ. Ngoài ra cũng cần phải dựa trên nguyên nhân gây bệnh để kê thuốc sao cho phù hợp. Bên cạnh việc dùng thuốc bổ trợ, người bệnh cũng nên áp dụng cho mình một lối sống lành mạnh để hạn chế sự tiến triển của suy giảm trí nhớ: Ngủ đủ giấc và đúng giờ, không thức quá khuya và nên thư giãn đầu óc trước khi bước vào giấc ngủ; Ăn đủ chất; Thường xuyên rèn luyện trí nhớ bằng cách chơi trò trí tuệ hoặc giải câu đố; Giao tiếp nhiều với mọi người xung quanh; Tập thể dục, vận động đều đặn củng cố hệ tuần hoàn. Trên đây là những thông tin cần thiết dành cho những ai còn đang băn khoăn về chứng suy giảm trí nhớ. Nếu cảm thấy bản thân và người trong gia đình có những biểu hiện nếu trên, hãy chủ động đi khám để điều trị sớm.;;;;;Suy giảm nhận thức là tình trạng giảm một hoặc nhiều khả năng nhận thức bao gồm trí nhớ, suy nghĩ, tính toán, lĩnh hội,… Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về chứng bệnh này và có biện pháp khắc phục kịp thời qua bài viết dưới đây. Nhận thức bị suy giảm là giai đoạn trung gian giữa quá trình lão hóa của tuổi tác và bệnh sa sút trí tuệ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là ảnh hưởng của tuổi tác hoặc các bệnh lý gây tác động lên não bộ khiến các hoạt động của não bộ bị suy giảm. 2. Triệu chứng của bệnh Càng lớn tuổi, trí nhớ sẽ ngày càng kém đi, biểu hiện là chúng ta sẽ mất thời gian nhớ lại hoặc suy nghĩ về một sự vật hay sự việc nào đó. Dưới đây là các dấu hiệu cho thấy nhận thức bị suy giảm: – Quên mất các cuộc hẹn hoặc sự kiện đã được lên lịch trước – Không thể tập trung vào một cuộc trò chuyện, lơ đãng khi đọc sách hoặc xem phim – Gặp khó khăn trong việc trình bày vấn đề, đưa ra quyết định hay phán đoán một sự việc – Viết và nói khó khăn hơn, lặp đi lặp lại một câu hỏi, kể một câu chuyện nhiều lần,… – Tình trạng hay quên ngày một nặng – Quên đường xá và địa chỉ, thậm chí là những nơi rất quen thuộc – Mất phương hướng và trở nên bốc đồng hơn – Trầm cảm, lo âu , thờ ơ với thế giới xung quanh – Thái độ hung hăng, cáu kỉnh, hay giận dỗi, khó chịu Khi nhận thức bị suy giảm sẽ có biểu hiện là mất thời gian nhớ lại hoặc suy nghĩ về một sự vật hay sự việc nào đó. 3. Nguyên nhân gây bệnh và yếu tố nguy cơ Tình trạng suy giảm nhận thức duy trì ổn định trong nhiều năm và tiến triển thành bệnh Alzheimer, một số loại bệnh mất trí khác hoặc có thể cải thiện được tình trạng theo thời gian. Tình trạng này thường phát sinh từ một vài thay đổi trong não bộ bao gồm: đột quỵ nhỏ, lưu lượng máu qua mạch máu não bị giảm, vùng hippocampus (vùng não quan trọng đối với bộ nhớ) teo lại,… Các yếu tố nguy cơ dẫn đến nhận thức bị suy giảm gồm: tuổi tác, bệnh tiểu đường, huyết áp cao, lượng cholesterol cao, hút thuốc lá, trầm cảm, lười vận động hoặc ít tham gia các hoạt động xã hội. 4. Lời khuyên của chuyên gia Điều trị phòng ngừa và điều trị gia tăng nhận thức có vai trò quan trọng nhất đối với chứng suy giảm nhận thức. 4.1 Quan tâm đến sức khỏe và tinh thần Các chuyên gia khẳng định chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên và lối sống lành mạnh có thể ngăn chặn các yếu tố nguy cơ. Một số lưu ý về chế độ ăn uống hàng ngày mà bạn nên ghi nhớ gồm: – Xây dựng một chế độ ăn uống nhiều trái cây và rau củ, ít chất béo để tăng sức khỏe cho não bộ. Các thực phẩm có thể kể đến như: cải xoăn, bông cải xanh, súp lơ, cần tây, cam, quýt, ổi, kiwi,… – Ăn nhiều các thực phẩm chứa omega-3 vì omega-3 giúp tăng cường sự truyền tải dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh, có vai trò quan trọng trong điều khiển các hoạt động như nhận thức, trí nhớ, tâm trạng, giấc ngủ,… của não bộ và cơ thể. Các thực phẩm giàu omega-3 là cá thu, cá hồi, cá trích, dầu cá, hàu,… – Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường khả năng ghi nhớ của não bộ. Vì vậy, hãy dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để vận động cơ thể. Các môn thể thao được khuyến khích là: đi bộ, thể dục nhịp điệu, đạp xe,… – Tham gia các hoạt động xã hội sẽ giúp người bệnh tiếp thu và học hỏi được nhiều điều mới, giúp cải thiện trí nhớ. – Thiền hoặc yoga có thể cải thiện được tình trạng đầu óc căng thẳng. Một vài vận động nhẹ nhàng trong lúc nghỉ giải lao cũng giúp lưu thông tuần hoàn máu và giúp hệ thần kinh hoạt động tốt hơn. Chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục có thể phòng ngừa nhận thức suy giảm 4.2 Cải thiện tâm lý Khi nhận thức bị suy giảm, người bệnh sẽ mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành công việc. Vì vậy, bạn nên tránh làm nhiều công việc một lúc hoặc làm nhiều hoạt động nối tiếp nhau. Tốt nhất bạn nên có thời gian nghỉ ngơi khi hoàn thành một công việc. Đặc biệt, hãy dành thời gian cho những chuyến đi giao lưu, hẹn hò với bạn bè để giải tỏa căng thẳng và có nhiều năng lượng hơn. Người mắc chứng bệnh này thường tin vào những thứ không chính xác hoặc nghĩ phức tạp hơn. Họ cũng sao nhãng hoặc hay quên trong công việc. Vì vậy, hãy luôn hòa đồng với những người xung quanh, đồng nghiệp để tránh những mâu thuẫn xảy ra. Một vài triệu chứng như hay quên, hành động lặp đi lặp lại, mất ngủ,… sẽ khiến cho người bệnh mất kiên nhẫn. Một vài hoạt động như uống trà, xem ảnh gia đình, ra ngoài đi dạo,… có thể giúp người bệnh bình tĩnh lại. 4.3 Rèn luyện trí não có thể cải thiện chứng suy giảm nhận thức Người bệnh hãy lên kế hoạch và lịch trình cho các công việc và hoạt động hàng ngày. Ghi lại các thông tin cần thiết cũng là một cách để củng cố và rèn luyện trí não. Bên cạnh đó, học một ngôn ngữ mới, học vẽ tranh, học nấu ăn, chơi nhạc cụ, cờ vua, cờ tướng, giải câu đố,…. sẽ giúp tăng cường trí nhớ và cải thiện khả năng ghi nhớ của não bộ. Ngoài ra, nghe nhạc cũng là cách để thúc đẩy sự dẻo dai của thần kinh. Nghe nhạc có thể giảm bớt cảm xúc tiêu cực và cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó, ngăn ngừa nguy cơ gây bệnh. Học một ngôn ngữ mới, học vẽ tranh, học nấu ăn, chơi nhạc cụ, cờ vua, cờ tướng, giải câu đố,….sẽ giúp tăng cường trí nhớ và cải thiện khả năng ghi nhớ của não bộ 4.4 Ngủ đủ giấc có thể phòng ngừa suy giảm nhận thức Ngủ đủ giấc và ngủ ngon sẽ cải thiện được sức khỏe của não bộ. Người trưởng thành cần ngủ đủ 7 – 9 tiếng mỗi ngày và có giờ giấc sinh hoạt khoa học. Thức đêm hoặc ngủ không đủ giấc sẽ dẫn đến tình trạng đầu óc không tỉnh táo, không thể tập trung vào công việc, làm giảm khả năng ghi nhớ, dần dần dẫn đến trí nhớ bị giảm sút. Bên cạnh đó, bạn hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm các nguyên nhân và có biện pháp can thiệp kịp thời.
question_407
Công dụng thuốc Proxybon
doc_407
Thuốc Proxybon là thuốc thuộc nhóm hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén có thành phần chính là Acetaminophen và Tramadol được dùng để điều trị các trường hợp bệnh lý do đau mức độ vừa và nặng. Đây là thuốc được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng bởi cho hiệu quả giảm đau nhanh, tức thì. Để sử dụng thuốc hiệu quả bạn nên được tư vấn bởi các bác sĩ/ dược sĩ có chuyên môn. Thuốc Proxybon là thuốc giảm đau trung ương có thành phần chính là Paracetamol và Tramadol. Tramadol có trong thuốc được dùng ở dạng racemic, có khả năng hấp thu chậm nhưng lại có thời gian bán thải dài hơn so với paracetamol, ở tramadol là 6-7 giờ và paracetamol là 2-3 giờ.Khả năng hấp thu của paracetamol sau khi uống xảy ra rất nhanh, gần như hấp thu hoàn toàn ở ruột non. Nồng độ đỉnh trong huyết tương của paracetamol chỉ trong 1 giờ và không bị ảnh hưởng khi uống cùng tramadol.Thức ăn không làm thay đổi tác dụng hay nồng độ đạt đỉnh của thuốc do đó mà bạn uống thuốc Proxybon không cần phụ thuộc vào bữa ăn.Không dùng Proxybon cho phụ nữ cho con bú vì tính an toàn trên đối tượng này chưa được nghiên cứu. Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân suy gan, suy thận nặng. 2. Liều dùng và cách dùng Proxybon Thuốc Proxybon được dùng bằng đường uống. Liều dùng khuyến cáo của thuốc như sau:Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: liều dùng tối đa từ 1 -2 viên, cách nhau 4 -6 giờ và không quá 8 viên/ngày.Trẻ em dưới 12 tuổi: chưa có nghiên cứu về tính an toàn ở độ tuổi này, vì vậy không khuyến cáo dùng thuốc ở độ tuổi này.Trên lâm sàng khi người bệnh dùng quá liều thuốc Proxybon sẽ có biểu hiện sau:Ngộ độc thuốc: nôn, bồn nôn, da xanh tái, người mệt mỏi, rũ rượi, nặng hơn có thể là suy hô hấp, ngừng tuần hoàn, hôn mê, co giật.Tổn thương gan khi dùng paracetamol liều cao, thường xuất hiện sau 48- 72 giờ sau khi dùng thuốc.Kích thích đường tiêu hoá: chán ăn, nôn, buồn nôn, toát mồ hôi, da nhợt nhạt. 3. Tương tác thuốc Proxybon Thuốc ức chế MAO và ức chế tái hấp thu serotonin: khi dùng đồng thời với các thuốc ức chế MAO hay thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ: co giật và hội chứng serotonin.Với carbamazepine: khi dùng đồng thời sẽ làm tăng đáng kể sự chuyển hóa tramadol. Tác dụng giảm đau của tramadol trong thuốc sẽ bị giảm so với các bệnh nhân uống carbamazepine.Với quinidine: Khi uống cùng với tramadol sẽ làm tăng hàm lượng của tramadol.Với thuốc chống đông: cần đánh giá định kỳ thời gian đông máu định kỳ.Với các thuốc: fluoxetine, paroxetine và amitriptyline có thể làm hạn chế chuyển hóa tramadol.Hãy thông báo cho bác sĩ của bạn về tiền sử các bệnh lý đã mắc, thuốc đang sử dụng kể cả kê đơn và không kê đơn để bác sĩ có tư vấn và chỉ định thích hợp cho bạn. 4. Tác dụng phụ thuốc Proxybon Thuốc hay gặp phải các tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương và hệ tiêu hoá như: chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, buồn ngủ.Một số tác dụng phụ ít gặp hơn nhưng cũng có thể xảy ra bạn nên chú ý:Suy nhược cơ thể, người mệt mỏi, rối loạn cảm xúc.Đau đầu.Rối loạn tiêu hoá: tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi.Mất ngủ, bồn chồn, lo lắng, dễ bị kích động.Ngứa, phát ban, tăng tiết mồ hôi.Đau tức ngực.Có thể tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp đột ngột.Mất thăng bằng, đau nửa đầu.Xuất huyết tiêu hoá.Rối loạn tiền đình.Trầm cảm, hay quên.Rối loạn thị giác.Tóm lại, thuốc Proxybon là thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid điều trị các chứng do đau gây ra. Tuy nhiên, người bệnh nên dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn để tránh các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
doc_4734;;;;;doc_33315;;;;;doc_62223;;;;;doc_19549;;;;;doc_38610
Thuốc Actibon có hoạt chất chính là Citicolin, một chất trung gian sinh học kích thích tổng hợp các phospholipid trên màng thần kinh. Thuốc được kê đơn sử dụng cho các trường hợp chức năng não bị rối loạn. Thuốc Actibon thuộc nhóm thuốc thần kinh, một sản phẩm do công ty Micro Labs Limited sản xuất. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và đóng gói thành vỉ, mỗi vỉ 10 viên.Mỗi viên nén thuốc chứa 500mg Citicolin (dưới dạng Citicolin natri) cùng một số tá dược khác. 2. Công dụng thuốc Actibon Thành phần Citicoline trong thuốc Actibon dường như hoạt động bằng cách làm tăng lượng một chất trong não được gọi là phosphatidylcholine. Chất này rất quan trọng đối với chức năng của não. Citicoline cũng có thể làm tăng lượng các chất khác gửi thông điệp trong não và điều hòa, giảm thiểu sự chuyển hóa các chất độc hại tại não, hạn chế những tác động bất lợi đối với não.Ở Nhật Bản và Châu Âu, Citicoline ban đầu được sử dụng như một loại thuốc kê đơn để giúp cải thiện trí nhớ, tư duy và chức năng não ở những người đang chữa bệnh sau đột quỵ.Thuốc cũng có tác dụng cải thiện thị lực ở những người bị bệnh tăng nhãn áp hoặc dùng trong những bệnh lý như: Alzheimer, Parkinson, rối loạn lưỡng cực, nhược thị và các bệnh lý khác của não. Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu khoa học tốt để hỗ trợ những công dụng khác.Thuốc Actibon được chỉ định cho những trường hợp sau:Phục hồi chức bằng vận động cho bệnh nhân sau khi bị tai biến mạch máu não.Thiểu năng tuần hoàn não.Chấn thương sọ não.Sau phẫu thuật não.Các vấn đề về trí nhớ ở người cao tuổi, đột quỵ.Parkinson có run giật nặng.Bệnh về mắt: Amblyopia, Glaucoma. Thuốc Actibon dùng đường uống cùng hoặc không cùng với thức ăn.Liều lượng cụ thể tùy vào hoàn cảnh riêng của từng bệnh nhân, có thể tham khảo liều dưới đây:Liều thông thường từ 1 đến 2 viên mỗi ngày. Có thể tăng đến 2000mg Citicoline/ ngày tùy theo chỉ định của bác sĩ.Với người bị mắc các rối loạn do chấn thương đầu hoặc sau phẫu thuật não dùng 1 viên/lần, mỗi ngày từ 1 đến 2 lần.Trong hỗ trợ phục hồi vận động ở bệnh nhân liệt nửa người sau tai biến mạch máu não dùng 2 viên/lần mỗi ngày trong 3 đến 4 tuần.Người bị Parkinson bị run nặng dùng mỗi ngày 1 viên Actibon trong 3 đến 4 tuần.Không sử dụng Actibon cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, người bị tăng trương lực hệ thần kinh đối giao cảm.Người bị xuất huyết trong sọ kéo dài không nên dùng liều quá 1000mg/ngày.Cần thận trọng khi sử dụng thuốc này cho trẻ em, mẹ bầu, phụ nữ đang cho con bú.Hiện chưa có nhiều thông tin về tương tác thuốc của Actibon khi sử dụng cùng các thuốc khác. Không nên dùng thuốc này cùng với Centrophenoxine và thận trọng khi bệnh nhân cũng đang dùng các thuốc kích thích hệ cholinergic.Bảo quản Actibon ở nơi khô ráo thoáng mát, dưới 30 độ C. 4. Tác dụng phụ của thuốc Actibon;;;;;Thuốc Proxacin là thuốc điều trị viêm đường hô hấp trên và dưới, ngoài ra còn hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu, sinh dục. Với thành phần chính là Ciprofloxacin, thuốc Proxacin có hiệu lực cao chống lại những loại vi khuẩn kháng các loại kháng sinh như: Penicillin, Aminoglycoside, Tetracycline, Cephalosporin và các kháng sinh khác. Thuốc Proxacin chứa thành phần chính là 200mg/20ml Ciprofloxacin, một hoạt chất diệt khuẩn phổ rộng thuộc nhóm Quinolon. Thuốc Proxacin 1% được chỉ định dùng cho các trường hợp sau:Viêm phổi, viêm màng phổi, viêm phế quản, áp-xe phổi, giãn phế quản bội nhiễm, đợt cấp phế quản mạn tính;Viêm tai giữa, viêm xoang;Viêm cầu thận cấp & mãn tính, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang;Nhiễm lậu cầu;Nhiễm khuẩn da và mô mềm;Nhiễm khuẩn huyết;Tiêu chảy nhiễm khuẩn, viêm phúc mạc, viêm phần phụ, viêm đường mật, viêm xương khớp. 2. Hướng dẫn cách sử dụng thuốc Proxacin Thuốc Proxacin 1% được bào chế dưới dạng dung dịch đậm đặc để pha dung dịch tiêm truyền. Để sử dụng, người bệnh cần được truyền tĩnh mạch IV chậm và được thực hiện bởi người có chuyên môn (y tá, bác sĩ);Liều dùng Proxacin gợi ý cho từng tình trạng cụ thể:Nhiễm khuẩn đường tiểu: Truyền 100mg x 2 lần/ngày.Nhiễm khuẩn hô hấp dưới: Truyền 200mg x 2 lần/ngày.Các nhiễm khuẩn khác: Truyền 200mg x 2 lần/ngày.Điều trị lậu đơn liều: Truyền 150mg.Suy thận Cl. Cr < 20 m. L/phút: Truyền 1/2 liều Proxacin. 3. Tác dụng phụ của thuốc Proxacin 1% Bên cạnh những công dụng trong điều trị nhiễm khuẩn, thuốc Proxacin 1% còn có thể gây ra các phản ứng phụ như:Tiêu chảy;Nhức đầu;Đau bụng;Khó ngủ;Nổi mẩn;Hiếm gặp: Đau khớp, co giật, tăng men gan, viêm tĩnh mạch. 4. Lưu ý khi dùng thuốc Proxacin Chống chỉ định dùng thuốc Proxacin cho các trường hợp:Người dị ứng với Ciprofloxacin và nhóm quinolon khác;Trẻ em, thanh thiếu niên trong giai đoạn dậy thì, tăng trưởng;Phụ nữ có thai và cho con bú.Thận trọng khi dùng thuốc Proxacin cho các đối tượng:Bệnh nhân rối loạn thần kinh trung ương: Động kinh, xơ vữa động mạch não;Người thường xuyên lái xe, vận hành máy móc, vì thuốc Proxacin có thể gây ra tác dụng phụ như chóng mặt, nhức đầu. 5. Tương tác của thuốc Proxacin Một số loại thuốc có thể làm cho thuốc Proxacin kém hiệu quả hơn khi dùng đồng thời. Nếu người bệnh đang dùng bất kỳ loại thuốc nào dưới đây, hãy dùng trước 2 giờ hoặc 6 giờ sau khi dùng thuốc khác.Thuốc loét Sucralfate;Thuốc kháng axit có chứa canxi, magie hoặc nhôm (như Maalox, Sữa Magnesia, Mylanta, Rolaids, Tums, Pepcid Complete và các loại thuốc khác);Thuốc Didanosine (Videx) dạng bột hoặc viên nhai;Thuốc Lanthanum Carbonate hoặc thuốc Sevelamer;Thuốc bổ sung vitamin hoặc khoáng chất có chứa Canxi, Magie, Sắt, hoặc Kẽm.Để đảm bảo an toàn trong quá trình dùng thuốc Proxacin, nên chủ động chia sẻ với bác sĩ về tất cả các loại thuốc khác bạn đang dùng, đặc biệt là:Thuốc Cyclosporine, Phenytoin, Probenecid, Methotrexate, Metoclopramide, Ropinirole, Sildenafil hoặc Theophylline ;Chất làm loãng máu (Warfarin, Jantoven, Coumadin);Thuốc lợi tiểu;Thuốc điều trị nhịp tim;Insulin hoặc thuốc tiểu đường dạng uống (nên kết hợp kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên);Thuốc điều trị trầm cảm hoặc bệnh tâm thần.Trên đây là những công dụng chính về thuốc Proxacin, người bệnh trước khi dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ để có được kết quả tốt nhất.;;;;;Prabezol có tên khác là Aciphex là một loại thuốc làm giảm axit dạ dày. Prabezol được sử dụng trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày tá tràng và sản xuất axit dạ dày dư thừa như trong hội chứng Zollinger-Ellison. Cùng tìm hiểu kỹ hơn thuốc Prabezol công dụng gì qua bài viết dưới đây. Prabezol có thành phần chính là Natri Rabeprazole thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, được chỉ định trong việc điều trị các bệnh như:Điều bị bệnh viêm loét dạ dày, loét tá tràng, loét miệng nối, viêm thực quản hồi lưu và hội chứng Zollinger-Ellison.Rabeprazole là một chất ức chế bơm proton được sử dụng để giúp chữa lành vết loét đường tiêu hóa, để điều trị các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.Prabezol còn có công dụng làm giảm các triệu chứng như ợ chua, khó nuốt.Cơ chế tác động:Prabezol ngăn chặn việc sản xuất lượng axit trong dạ dày. Nó làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương thực quản hoặc dạ dày ở những bệnh nhân bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hoặc loét dạ dày. 2. Liều lượng và cách dùng Cách dùng: Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao tan và sử dụng qua đường uống. Thuốc Prabezol nên được uống trước một giờ trước bữa ăn, tốt nhất là vào buổi sáng. Người bệnh nên cố gắng uống thuốc đều đặn vào cùng một thời điểm mỗi ngày theo lời khuyên của bác sĩ.Liều lượng:Liều lượng thuốc được chỉ định và thời gian điều trị dựa trên tình trạng sức khỏe và mức độ đáp ứng của cơ thể người bệnh.Liều lượng thuốc cho người lớn: Dùng liều 10mg/ ngày, có thể tăng lên 20mg/ ngày tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh.Thời gian điều trị: Với bệnh loét tá tràng kéo dài từ 4 - 8 tuần, loét dạ dày và viêm thực quản hồi lưu kéo dài từ 6 - 12 tuần.Với bệnh nhân bị suy thận và suy gan có thể không cần điều chỉnh liều lượng thuốc mà áp dụng liều lượng thuốc như người bình thường. Do các trường hợp người bệnh có vấn đề về thận hoặc gan không ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của thuốc rabeprazole.Chống chỉ định:Không sử dụng cho các trường hợp bị dị ứng với rabeprazole, các benzimidazole hoặc là quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.Chống chỉ định sử dụng chung với thuốc rilpivirine, đây là một loại thuốc được sử dụng để điều trị nhiễm HIV. 3. Tác dụng phụ Các tác dụng phụ phổ biến nhất bao gồm nhức đầu, buồn nôn và tiêu chảy, chóng mặt, đau họng, đau bụng, nổi mẩn, mề đay, thay đổi huyết học, ảnh hưởng đến chức năng gan, táo bón, cảm giác chướng bụng, nặng bụng.Các tác dụng phụ hiếm gặp khác bao gồm phát ban, các triệu chứng cúm và nhiễm trùng (bao gồm cả tác nhân gây bệnh đường tiêu hóa là Clostridium difficile), nhiễm độc gan nhưng tỷ lệ người bệnh gặp phản ứng này khá là ít. 4. Thận trọng Thuốc ức chế bơm proton trong đó có rabeprazole có thể làm tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt là khi sử dụng thuốc trong thời gian dài với liều cao ở người lớn tuổi.Trước khi dùng thuốc này, người bệnh cần cho bác sĩ biết nếu bạn có vấn đề về gan nghiêm trọng, đang dùng thuốc điều trị HIV, đã từng bị dị ứng với các loại thuốc tương tự trong quá khứ hoặc bị mất xương (loãng xương).Thận trọng sử dụng ở những người bệnh bị suy gan nặng.Tránh sử dụng rượu trong quá trình điều trị bằng thuốc vì nó làm cho dạ dày sản xuất thêm lượng axit và có thể làm tăng thêm thêm các triệu chứng của bệnh.Với phụ nữ mang thai: Thuốc có thể không an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai. Bởi các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy thuốc có những tác động có hại đối với bào thai. Do đó trước khi điều trị người bệnh nên cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn mà thuốc Prabezol đem lại.Với phụ nữ đang cho con bú: Prabezol có thể không an toàn khi sử dụng trong thời kỳ cho con bú. Vì thuốc có thể bài tiết vào sữa mẹ và gây hại cho sự phát triển của em bé.Với người cần vận hành máy móc và điều khiển phương tiện giao thông: Khi thực hiện các công việc này, người bệnh không nên sử dụng thuốc vì thuốc có thể làm giảm sự tỉnh táo, ảnh hưởng đến thị lực, gây buồn ngủ và chóng mặt. 5. Tương tác thuốc Tương tác thuốc là sự thay đổi về cách hoạt động của thuốc như làm đi công dụng hoặc làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó người bệnh cần thông báo với bác sĩ của mình các loại thuốc mình đang sử dụng bao gồm có thuốc được kê đơn, không kê đơn và thuốc là thực phẩm chức năng.Abacavir: Abacavir có thể làm giảm tốc độ bài tiết của Rabeprazole, điều này có thể dẫn đến nồng độ thuốc trong huyết thanh cao hơn.Abatacept: Sự chuyển hóa của Rabeprazole có thể được tăng lên khi kết hợp với Abatacept.Axit alendronic: Hiệu quả điều trị của axit Alendronic có thể giảm khi dùng kết hợp với Rabeprazole.Amphetamine: Rabeprazole có thể làm tăng hấp thu Amphetamine dẫn đến tăng nồng độ trong huyết thanh và có khả năng làm nặng hơn các tác dụng phụ.Ketoconazole và digoxin: Thuốc Prabezol có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của các loại thuốc trên.Clopidogrel: Prabezol có thể làm rối loạn quá trình chuyển đổi thuốc chống đông máu. Apremilast: Sự chuyển hóa của Rabeprazole có thể được tăng lên khi kết hợp với Apremilast.;;;;;Xytab là thuốc thường được dùng để điều trị các bệnh viêm mũi dị ứng, mày đay, sưng tấy hoặc cả ửng đỏ và rát bỏng. Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm về cách dùng và những lưu ý khi sử dụng. Xytab là thuốc có chứa Levocetirizin Dihydroclorid với hàm lượng 5mg (hoạt chất thuộc nhóm thuốc kháng Histamin). Thuốc được bào chế dạng viên nén bao phim, đóng hộp 3 vỉ x 10 viên và thời hạn sử dụng là 36 tháng. Xytab thường được chỉ định sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn. Thuốc giúp hỗ trợ điều trị các bệnh viêm mũi dị ứng (kể cả viêm mũi dị ứng nhẹ hoặc dai dẳng), mày đay...Một số biểu hiện triệu chứng dễ nhận biết như:Viêm mũi dị ứng: Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi;Mày đay: Mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy hoặc cả rát bỏng... 3.1 Cách dùng. Với thuốc Xytab dạng viên nén bao phim, có thể sử dụng bằng đường uống, uống trực tiếp với nước lọc và thời điểm uống là trước hoặc sau bữa ăn đều được.3.2 Liều dùng Xytab thích hợp. Với mỗi thể trạng bệnh nhân và độ tuổi sẽ có liều lượng sử dụng khác nhau cho phù hợp. Bạn có thể tham khảo một số liều được chỉ định dưới đây. Khi dùng thực tế nên theo chỉ dẫn từ bác sĩ để dùng thuốc an toàn.Liều dùng thông thường: Áp dụng với trẻ em trên 6 tuổi và người lớn, dùng 1 viên/lần/ngày.Lưu ý các trường hợp đặc biệt:Người bệnh suy thận nặng và trẻ em dưới 6 tuổi: Không được dùng Xytab. Người bị suy chức năng gan: Có thể dùng liều thông thường được kê đơn. Người bị suy chức năng gan và thận cùng lúc: Liều dùng sẽ thấp hơn mức độ nặng của bệnh, trẻ em cũng sẽ kê đơn theo cân nặng và thể trạng bệnh;Người cao tuổi với chức năng thận bình thường thì không cần điều chỉnh liều; ...Tất cả các liều dùng mang tính tham khảo, bạn nên theo chỉ định từ bác sĩ phù hợp với thể trạng cơ thể để có tác dụng và hiệu quả tối ưu nhất. 4. Những tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng Xytab 4.1 Tác dụng phụ:Cũng như bất kỳ loại thuốc nào khác, sử dụng Xytab có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn từ nhẹ, vừa đến nghiêm trọng. Bạn nên lưu ý các trường hợp xảy ra tác dụng phụ để có hướng xử lý kịp thời:Thường gặp: Khô miệng, mệt mỏi, đau đầu, buồn ngủ, ngủ gà...;Ít gặp: Cơ thể kiệt sức, bụng đau...;Hiếm gặp hơn và không đo được tần suất: Hồi hộp, co giật, tăng nhịp tim, quay cuồng, mờ mắt, rối loạn thị giác, đi tiểu đau buốt, tăng cân, ngứa da, sưng tấy, khó thở, đau cơ hoặc có thể kích động quá đến hành hung...4.2 Những trường hợp tuyệt đối không được sử dụng thuốc. Người bị dị ứng với Levocetirizin Dihydroclorid hoặc với thuốc hay sản phẩm khác chứa các chất có cấu trúc hóa học tương tựNgười bị dị ứng với bất kỳ thành phần tá dược nào của thuốc.Người bị suy thận nặng (độ thanh thải Creatinin dưới 10 ml/phút). 5. Thận trọng khi sử dụng thuốc Xytab và lưu ý cho phụ nữ có thai và cho con bú Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên tự ý sử dụng Xytab, vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến em bé trong thai kỳ và trẻ nhỏ qua đường sữa mẹ. Nếu bắt buộc hãy theo sự theo dõi và chỉ định về liều lượng từ bác sĩ;Thuốc có thể gây tình trạng buồn ngủ với lái xe hoặc vận hành máy móc vì vậy cần lưu ý trước khi dùng;Thận trọng khi dùng thuốc với rượu hay đồ uống có cồn, vì có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương;Nếu có ý định dừng thuốc hãy theo ý kiến bác sĩ để có cách giảm liều dần đến khi dừng hẳn.Sử dụng thuốc theo hướng dẫn trên toa thuốc hoặc từ chỉ định từ người có chuyên môn.Hy vọng với những chia sẻ về thuốc Xytab sẽ giúp quá trình sử dụng thuốc được hiệu quả và an toàn cho sức khỏe người bệnh. Nếu có thêm thắc mắc gì người bệnh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ nhằm có những tư vấn phù hợp.;;;;;Oxy. Contin thuộc nhóm thuốc giảm đau gây ngủ và được sử dụng trong điều trị các cơn đau từ vừa đến nặng ở người bệnh. Cùng tìm hiểu công dụng thuốc Oxy. Contin 15mg qua bài viết dưới đây. 1.1 Thành phần thuốc Oxy. Contin. Hoạt chất chính: Oxycodone hydrochloride.Tá dược: Lactose monohydrate, Povidone, Đồng polyme ammoniomethacrylate, Axit sorbic, Glycerol triacetate, rượu Stearyl, Talc, Magiê Stearate, Hypromellose (E464), Titanium Dioxide (E171), Macrogol, Hydroxypropylcellulose và Oxit sắt (E172),...1.2 Tác dụng của Oxy. Contin 15mg. Hoạt chất Oxycodone bên trong Oxy. Contin là một loại thuốc thuộc nhóm Opioid thuốc giảm đau gây ngủ, có công dụng tương tự Morphine.Oxycodone sau khi được sử dụng sẽ giải phóng ngay và liên kết với các thụ thể trong não và tủy sống của người bệnh, từ đó sẽ chặn các tín hiệu đau và ngăn cơn đau xuất hiện. 2. Chỉ định của thuốc Oxy. Contin 15mg Thuốc Oxy. Contin 15mg được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Thông thường Oxy. Contin được chỉ định với các trường hợp sau:Điều trị cơn đau từ trung bình đến nặng.Điều trị thay thế khi các phương pháp giảm đau khác không đáp ứng đủ. 3. Chống chỉ định Oxy. Contin 15mg Thuốc Oxy. Contin 15mg chống chỉ định với:Người bị mẫn cảm với Oxycodone hoặc bất kỳ tá dược nào của thuốc.Người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc gây nghiện khác như: Lortab, methadone, Darvocet, Vicodin, Morphine và Percocet,...Người bệnh được chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ liệt ruột và tắc nghẽn đường tiêu hoá;Bệnh nhân suy hô hấp nghiêm trọng;Người bệnh hen phế quản cấp tính, COPD hoặc các rối loạn hô hấp khác;Người bệnh suy gan trung bình đến nặng;Người bệnh rối loạn nhịp tim và nồng độ CO2 trong máu cao;Người bệnh táo bón kéo dài (mãn tính);Người bệnh không dung nạp Galactose, thiếu hụt lactase toàn phần. 4. Tác dụng phụ của Oxy. Contin 15mg Trong quá trình sử dụng Oxy. Contin 15mg, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ phổ biến như sau:Rối loạn hệ thống miễn dịch: Quá mẫn và phản ứng phản vệ;Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Giảm cảm giác thèm ăn;Rối loạn tâm thần: Lo lắng, trạng thái bối rối, trầm cảm, mất ngủ, căng thẳng, suy nghĩ bất thường, tâm trạng hưng phấn và ảo giác,...;Rối loạn hệ thần kinh: Buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu, run và hôn mê,..;Rối loạn hô hấp: Khó thở, co thắt phế quản và giảm ho.Rối loạn hệ tiêu hóa: Táo bón, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, khô miệng, khó tiêu có thể gây tăng men gan;Rối loạn da: Ngứa và phát ban;Một số tác dụng phụ khác: Bí tiểu, co thắt niệu quản, rối loạn cương dương, suy nhược, mệt mỏi và hạ huyết áp.Các triệu chứng nêu trên có thể chưa đầy đủ vì mỗi bệnh nhân có một cơ địa khác nhau và tỉ lệ xuất hiện tác dụng phụ có thể ồ ạt hoặc đơn lẻ. Vì vậy, hãy thông báo ngay với bác sẽ về các triệu chứng tác dụng phụ bạn gặp phải để được xử trí kịp thời. 5. Liều dùng - Cách dùng Oxy. Contin 15mg 5.1 Cách dùng. Thuốc Oxy. Contin 15mg được dùng cùng hoặc không cùng thức ăn, liều dùng cách nhau 12 tiếng/lần.Oxy. Contin cần được nuốt toàn bộ viên thuốc. Người bệnh không nên bẻ, nhai hoặc nghiền nát thuốc khi sử dụng.Có thể sử dụng 1 viên/lần để giảm nguy cơ mắc nghẹn hoặc khó nuốt.Người bệnh nên uống thuốc với lượng nước đủ dùng, tránh dùng nước bưởi hoặc ăn bưởi khi dùng thuốc.5.2 Liều lượng. Liều lượng sử dụng Oxycodone cần phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau và tiền sử sử dụng thuốc giảm đau của bệnh nhân. Liều dùng tham khảo như sau:Sử dụng Oxy. Contin như thuốc giảm đau Opioid đầu tiên: 10mg/lần/12 giờ.Điều trị chuyển đổi từ Morphin dạng uống: 10mg/lần/12 giờ (10mg Oxycodone tương đương 20mg Morphin).Điều trị đau chuyển từ dạng Oxycodone đường uống sang tiêm: Sử dụng theo tỉ lệ 2mg đường uống = 1 mg đường tiêm.Điều trị đau ở người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều mặc dù độ thanh thải Oxycodone ở người cao tuổi giảm nhẹ.Ngưng thuốc Oxycodone: Người bệnh cần được giảm liều từ từ, tránh lệ thuộc vào thuốc và không nên dừng Oxycodone đột ngột.Liều dùng được chỉ định và điều chỉnh bởi bác sĩ. Vì vậy, người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. 6. Tương tác thuốc Oxy. Contin 15mg Người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng để bác sĩ có thể đưa ra các tư vấn về tương tác thuốc an toàn. Thông thường, Oxy. Contin 15mg có thể xảy ra tương tác với thuốc và các loại chất như sau:Sử dụng Oxycodone với các thuốc an thần như benzodiazepin hoặc các thuốc có liên quan sẽ làm tăng nguy cơ an thần, ức chế hô hấp, hôn mê và tử vong vì phụ gia tác dụng ức chế thần kinh trung ương.Sử dụng đồng thời oxycodone với các tác nhân serotonin (SSRI hoặc SNRI) có thể gây ngộ độc serotonin.Oxycodone kết hợp với thuốc kháng cholinergic hoặc thuốc có hoạt tính kháng cholinergic (ví dụ như thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc kháng histamin, thuốc chống loạn thần, thuốc giãn cơ và thuốc chống Parkinson) có thể làm tăng tác dụng phụ kháng cholinergic.Không kết hợp Oxycodone với thuốc ức chế MAO;Tránh sử dụng Rượu với Oxycodone;Thuốc ức chế CYP3A4 (clarithromycin, erythromycin và telithromycin), thuốc kháng nấm azole (ketoconazole, voriconazole, itraconazole và posaconazole), chất ức chế protease (boceprevir, ritonavir, indinavir và bưởi, salfinavir), nước trái cây có thể gây giảm thanh thải oxycodone và có thể làm tăng nồng độ oxycodone trong huyết tương;Thuốc ức chế hoạt động của CYP2D6 (ví dụ như paroxetine và quinidine) có thể làm giảm độ thanh thải của oxycodone, dẫn đến tăng nồng độ oxycodone trong huyết tương. 7. Quá liều Oxy. Contin 15mg Oxy. Contin sử dụng quá liều có thể gây suy hô hấp, buồn ngủ kéo dài, bất tỉnh, hôn mê, yếu cơ vân, đồng tử co lại, phù phổi, chậm nhịp tim, huyết áp giảm, tắc nghẽn đường thở, tiếng ngáy không điển hình thậm trí tăng nguy cơ tử vongĐiều trị quá liều Oxycodone cần ưu tiên tái thiết lập đường thở, sử dụng biện pháp hỗ trợ oxy, thuốc co mạch và điều trị sốc tuần hoàn. Trường hợp người bệnh ngừng tim thì cần thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh tồn. Người xung quanh cần nhanh chóng liên hệ cấp cứu 115 hoặc bệnh viện nơi gần nhất để được hỗ trợ kịp thời. 8. Thận trọng khi sử dụng Oxy. Contin 15mg Trong quá trình sử dụng Oxycodone, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:Oxy. Contin sử dụng lâu dài có thể làm tăng nguy cơ gây nghiện.Người lái xe, vận hành máy móc hoặc làm công việc tập trung cần thận trọng khi sử dụng Oxycodone.Để ngăn ngừa táo bón, người bệnh có thể dùng thuốc nhuận tràng theo chỉ dẫn và kết hợp chế độ ăn chất xơ và vận động.Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Oxycodone.Sử dụng Oxycodone cho trẻ dưới 18 tuổi cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.Oxycodone có thể lệ thuộc vào thuốc.Bảo quản thuốc ở nhiệt độ không quá 30 độ C.Bài viết đã cung cấp thông tin thuốc Oxycodone là gì, liều dùng và lưu ý khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Oxycodone theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Bảo quản thuốc Oxycodone ở nơi khô thoáng và nhiệt độ không quá 30 độ C.
question_408
U lạc nội mạc tử cung: Mối đe dọa của mọi mẹ bầu
doc_408
U lạc nội mạc tử cung có thể gây sảy thai, đẻ non… U lạc nội mạc tử cung là một trong những căn bệnh khoa không ít chị em mắc phải, khi lạc nội mạc tử cung phát triển thành khối u (thường là u buồng trứng dạng lạc nội mạc tử cung) có thể gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Không chỉ có vậy, nếu bị u lạc nội mạc tử cung trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể phải đối mặt với các nguy cơ mang thai ngoài tử cung, sảy thai, sinh non… Do đó, việc vô tình mắc u lạc nội mạc tử cung khi mang thai là rất nguy hiểm, mẹ bầu cũng cần chờ đến cuối thai kỳ mới có thể loại bỏ khối u này đồng thời trong quá trình mổ lấy thai. U lạc nội mạc tử cung trong thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non… Theo bác sĩ Nguyễn Văn Hà, u lạc nội mạc tử cung xuất hiện trong thời gian mang thai là vô cùng nguy hiểm với cả mẹ và bé. Do đó, cần có chế độ theo dõi đặc biệt, sát sao trong suốt quá trình thai nghén để kiểm soát tình trạng phát triển của khối u, sức khỏe của mẹ, sức khỏe và sự phát triển của bé… để có biện pháp can thiệp và xử lý kịp thời nếu có bất thường hoặc biến chứng xảy ra. Khi bị u lạc nội mạc tử cung, mẹ bầu cần theo dõi thai kỳ sát sao để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé Thông thường trong quá trình mang thai, mẹ không thể thực hiện phẫu thuật loại bỏ khối u cho đến khi mổ lấy thai. Do đó, nếu không may có bất cứ biến chứng nào đó trong thai kỳ, sẽ vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Do đó, lựa chọn thai sản trọn gói sẽ là cách chăm sóc thai kỳ hiệu quả nhất mà các mẹ nên cân nhắc. Đặc biệt, với sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế tiến tiến, hiện đại bậc nhất như máy siêu âm 5D, máy đo monitor, hệ thống phòng xét nghiệm tự động… cùng đội ngũ bác sĩ sản khoa đầu ngành, hơn 40 năm kinh nghiệm, mẹ sẽ được thăm khám kỹ càng, mọi bất thường của thai kỳ đều sẽ được các bác sĩ chẩn đoán sớm và chính xác nhất. Đây chính là đội ngũ bác sĩ giỏi đến từ các bệnh viện lớn như Bệnh viện Phụ Sản TW, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội… thường xuyên xử lý các ca sinh khó như sinh đôi ngôi ngang – ngược, mổ đẻ kết hợp bóc u nang buồng trứng – u xơ tử cung, mổ đẻ kết hợp cắt vách ngăn tử cung,… – Lớp học tiền sản – Toàn bộ đồ dùng cho mẹ và bé khi lưu viện – Khâu thẩm mỹ vết mổ, vết thương tầng sinh môn – 3 bữa ăn cho mẹ/ ngày, phục vụ tận phòng – Áp da với cả bố và mẹ – Tiêm vitamin K, vacxin viêm gan B cho bé – Chăm sóc rốn cho bé, tắm bé mỗi ngày – Chăm sóc vết mổ, vết khâu cho mẹ hàng ngày – Giường và bữa sáng cho người thân – Bộ ảnh “vượt cạn” ghi lại những khoảnh khắc độc nhất – Khám cho bé, khám và siêu âm cho mẹ sau sinh *Lưu ý: Chương trình khuyến mại chỉ áp dụng cho mẹ bầu dự sinh từ tháng 3/2020 [close_box_km]
doc_21459;;;;;doc_24524;;;;;doc_51642;;;;;doc_18559;;;;;doc_44715
Lạc nội mạc tử cung là vấn đề nhiều chị em phụ nữ đang phải đối mặt, hiện vẫn chưa có 1 nguyên nhân rõ ràng nào gây ra tình trạng này. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Chính vì thế bệnh nhân không nên chủ quan và bỏ qua việc điều trị. 1. Tìm hiểu chung về nội mạc tử cung Là phụ nữ, chắc hẳn mọi người không cảm thấy xa lạ khi nhắc tới nội mạc tử cung, chúng còn được biết tới với tên gọi khác là niêm mạc tử cung. Hiểu đơn giản, nội mạc tử cung chính là phần bao quanh bề mặt trong của tử cung người phụ nữ và gồm hai loại phổ biến, đó là nội mạc căn bản và nội mạc tuyến. Đặc điểm khác nhau cơ bản của hai loại trên đó là nội mạc tuyến bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh nguyệt, trong khi lớp nội mạc căn bản không có điều này. Tìm hiểu về nội mạc tử cung, chúng ta sẽ nắm được vai trò quan trọng của bộ phận này đối với người phụ nữ thụ thai, đặc biệt là quá trình mang thai. Nếu gặp phải tình trạng lạc nội mạc tử cung, bệnh nhân có nguy cơ vô sinh hoặc hiếm muộn tương đối cao. 2. Tình trạng lạc nội mạc tử cung Hiểu đơn giản lạc nội mạc tử cung là hiện tượng các mô niêm mạc tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung như: buồng trứng, vùng chậu, ổ bụng. Tại đây, tế bào nội mạc gây ra tình trạng viêm nhiễm, thậm chí là chảy máu,… Điều này vừa ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của chị em phụ nữ, vừa tiềm ẩn nguy cơ gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. 3. Yếu tố gia tăng nguy cơ lạc nội mạc tử cung 3.1. Trào ngược kinh nguyệt Thông thường, tế bào nội mạc tử cung sẽ đi ra bên ngoài cơ thể nhờ cơ chế co bóp nhẹ nhàng của tử cung trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tế bào này vẫn ở trong cơ thể và đi lệch tới một số cơ quan khác và gây viêm nhiễm, chảy máu ở những khu vực này. Theo đó, trẻ dậy thì quá sớm hoặc các chị em có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hoặc dài hơn bình thường có khả năng bị lạc nội mạc tử cung tương đối cao. Nếu thuộc một trong những đối tượng kể trên, mọi người nên chủ động theo dõi và đi kiểm tra phụ khoa định kỳ. 3.2. Hệ miễn dịch Một trong những yếu tố gây tình trạng lạc nội mạc tử cung đó là tình trạng hệ miễn dịch của người phụ nữ. Những người có hệ miễn dịch kém có nguy cơ mắc bệnh cao, lúc này cơ thể chúng ta không nhận ra và loại bỏ tế bào đi lệch. Điều này dẫn tới những triệu chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bệnh nhân nữ. 3.3. Phẫu thuật tai vùng chậu Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại, các ca phẫu thuật được đảm bảo về tính an toàn, độ chính xác. Tuy nhiên, chị em không nên chủ quan khi thực hiện phẫu thuật cắt tử cung hoặc sinh đẻ… Trong một vài trường hợp, tế bào nội mạc tử cung di chuyển nhầm tới các cơ quan khác hoặc bám vào vết mổ và dẫn tới tình trạng lệch nội mạc tử cung khá nghiêm trọng. 3.4. Di truyền Ngoài những yếu tố kể trên, các bác sĩ cũng cho biết căn bệnh này có khả năng di truyền cao. Trong gia đình, nếu mẹ hoặc các chị em gái từng có tiền sử mắc bệnh, bạn nên đi kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện vấn đề lạc nội mạc tử cung nhé! Cụ thể, nhiều chị em mắc bệnh phải đối mặt với vấn đề rối loạn kinh nguyệt, như rong kinh, kinh ít,... . Đây là vấn đề đáng lo đối với các chị em phụ nữ. Như đã phân tích ở trên, niêm mạc tử cung đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai và mang bầu. Khi mắc bệnh lạc niêm mạc tử cung, bệnh nhân có khả năng vô sinh rất cao. Càng nhiều tuổi, tình trạng vô sinh càng trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, một số vấn đề bệnh nhân lạc nội mạc tử cung có nguy cơ gặp phải là: chỉ số BMI không cao, cấu tạo và chức năng của tử cung không đảm bảo, khả năng di truyền bệnh cho con gái,… Thậm chí, một vài bệnh nhân có thể mắc bệnh ung thư buồng trứng. Hy vọng rằng bài viết này đã mang tới những thông tin bổ ích liên quan đến căn bệnh phụ khoa lạc nội mạc tử cung. Chị em phụ em không nên chủ quan, bỏ qua việc theo dõi và điều trị bệnh nhé! Đây là cách tốt nhất giúp bạn kiểm soát, hạn chế biến chứng xấu có thể xảy ra.;;;;; Khi đề cập đến vấn đề lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không, biến chứng đầu tiên phải kể đến là vô sinh hiếm muộn. Vô sinh hiếm muộn Khi đề cập đến vấn đề lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không, biến chứng đầu tiên phải kể đến là vô sinh hiếm muộn. Khoảng 1/3 đến một nửa phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung gặp khó khăn trong việc mang thai. Theo đó lạc nội mạc tử cung có thể làm giảm dự trữ noãn ở buồng trứng, ảnh hưởng đến chức năng phóng noãn (trứng không lớn) và ngăn cản không cho tinh trùng gặp trứng. Lạc nội mạc tử cung cũng có thể ảnh hưởng gián tiếp tới khả năng sinh sản của người bệnh bằng cách gây tổn thương tinh trùng hoặc trứng. Mặc dù vậy không phải ai bị lạc nội mạc tử cung cũng đều bị vô sinh hiếm muộn. Nhiều trường hợp lạc nội mạc tử cung mức độ nhẹ đến trung bình vẫn có thể thụ thai và mang thai bình thường sau khi hỗ trợ điều trị. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên người bệnh lạc nội mạc tử cung không nên trì hoãn việc có con vì bệnh có thể tiến triển ngày càng xấu đi. Ung thư buồng trứng Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn so với người bình thường. Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn so với người bình thường. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho biết tỷ lệ này rất thấp. Ngoài ra dù rất hiếm nhưng có một loại ung thư tuyến liên quan đến lạc nội mạc tử cung có thể phát triển sau này ở những phụ nữ đã từng bị lạc nội mạc tử cung. Trên đây là một số biến chứng thường gặp của bệnh lạc nội mạc tử cung, để bảo vệ sức khỏe bản thân, chị em phụ nữ nên đi khám ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh.;;;;;Sức khỏe sinh sản luôn là vấn đề cần được quan tâm đặc biệt là đối với nữ giới. Bởi lẽ, có rất nhiều bệnh phụ khoa dù đã được điều trị nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn, dứt điểm. Trong đó, u lạc nội mạc tử cung là một ví dụ điển hình. Trước khi tìm hiểu lý do tại sao u lạc nội mạc tử cung tái phát, hãy dành ra một chút thời gian để hiểu rõ hơn về tình trạng này. Vốn là một lớp lót nằm bên trong tử cung đảm nhiệm chức năng bảo vệ thai nhi nên nội mạc đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cứ vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, lớp nội mạc này sẽ bong ra, gây chảy máu và được đào thải ra bên ngoài nếu quá trình thụ tinh không diễn ra. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp, nội mạc tử cung không được tiết ra bên ngoài theo máu kinh mà đi vào các cơ quan khác và phát triển tạo thành các mô tại đó như khoang bụng, ống dẫn trứng hay trực tràng thì gọi là lạc nội mạc tử cung. U lạc nội mạc tử cung dù không phải là u ác tính nhưng lại kèm theo những cơn đau thường xuyên, dai dẳng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tâm lý của chị em phụ nữ. Nguyên nhân Bất cứ người phụ nữ nào có chu kinh kinh nguyệt đều có thể là đối tượng lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tức trong giai đoạn 30 - 40 sẽ có nguy cơ mắc bệnh phổ biến hơn. Bên cạnh đó, nữ giới chưa có con, chu kỳ kinh ngắn hơn 27 ngày và “rụng dâu” trên 7 ngày có khả năng gặp phải tình trạng này cao hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân chính là chị em phụ nữ cần đặc biệt lưu tâm: Trào ngược kinh nguyệt là nguyên nhân chính khiến cho nội mạc chảy ngược, lắng đọng, sinh sôi và phát triển tiếp ở ở vùng chậu. Rối loạn nội tiết tố, hormone estrogen được sản xuất với nồng độ quá cao. Đã từng phẫu thuật vùng bụng như sinh mổ hay cắt bỏ tử cung cũng có thể khiến cho nội mạc dễ dàng bị lạc qua cơ quan khác. Đây cũng là bệnh lý có yếu tố di truyền từ mẹ sang con. Triệu chứng Tùy vào từng nguyên nhân khiến cho nội mạc tử cung bị “lạc” mà triệu chứng cũng sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, không phải tất cả phụ nữ đều có dấu hiệu nhận biết tương đồng. Nếu phát hiện một trong số biểu hiện dưới đây, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra sức khỏe kịp thời. Những cơn đau bụng kinh trở nên trầm trọng hơn theo thời gian. Vùng lưng dưới và xương chậu thường xuyên đau nhức. Xuất hiện những cơn đau “sâu” trong hoặc sau khi quan hệ tình dục. Trong thời kỳ kinh nguyệt, mỗi khi đi tiểu tiện hoặc đại tiện đều có cảm giác đau thậm chí còn lẫn máu. Ra máu bất thường giữa chu kỳ kinh nguyệt. Thường xuyên gặp các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, đầy bụng, tiêu chảy… U lạc nội mạc tử cung tái phát dù đã được phẫu thuật là vấn đề để lại nhiều lo lắng, bất an cho nữ giới. Tuy nhiên, chị em cũng cần hiểu rõ một điều rằng, so với các bệnh lý có khả năng tái phát thì lạc nội mạc tử cung có tỷ lệ cao nhất. Điều đó có nghĩa là, tùy thuộc vào sự phát triển của khối u cũng như quá trình chăm sóc hậu phẫu thuật mà khả năng tái phát ở mỗi người sẽ không có sự tương đồng. Theo ước tính, có khoảng 20 - 30% chị em phụ nữ sẽ tái phát u lạc nội mạc tử cung sau 5 năm. Có nhiều lý do khiến cho tình trạng này tái phát, trong đó phải kể đến: Nội mạc tử cung không “lạc” ở một vị trí cố định trong cơ thể phụ nữ mà sẽ di chuyển vào nhiều cơ quan. Do đó, dù là phương pháp tốt nhất nhưng phẫu thuật cũng không thể loại bỏ hoàn toàn khối u. Đó là lý do vì sao, nhiều bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật từ 2 - 3 lần nhưng vẫn không thể loại bỏ khối lạc nội mạc một cách triệt để. Trong nhiều trường hợp, vì tình trạng trào ngược kinh nguyệt vẫn diễn ra nên dễ dàng khiến cho u lạc nội mạc tử cung tái phát. Đặc biệt, phụ nữ sử dụng thuốc nhằm hạn chế sản xuất estrogen có thể tái phát u lạc nội mạc tử cung khi ngừng thuốc. Đây là một số nguyên nhân khiến cho u lạc nội mạc tử cung tái phát. Lúc này, điều cần thiết nhất mà chị em cần làm chính là đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra hướng giải quyết kịp thời. Đồng thời cũng cần thăm khám khi có dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa để được điều trị triệt để. Bên cạnh đó, để phòng ngừa lạc nội mạc tử cung tái phát, hãy xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp. Hãy tập thể dục tối thiểu 30 phút/ngày với các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp. Ăn nhiều rau xanh và bổ sung nhiều dưỡng chất lành mạnh trong thực đơn hàng ngày. Hạn chế tối đa đồ uống có cồn vì chúng có thể khiến cho nồng độ estrogen tăng cao. Tuyệt đối không quan hệ tình dục trong ngày “rụng dâu” vì rất dễ gây viêm nhiễm, nội mạc tử cung không được đẩy ra bên ngoài mà trào ngược vào bên trong. Vệ sinh “cô bé” sạch sẽ, đúng cách, đặc biệt là trong những ngày “đèn đỏ”. Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần và đến gặp bác sĩ trong trường hợp cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường. Mỗi người phụ nữ đều xứng đáng là những bông hoa rạng rỡ nhất. Vì thế, hãy chủ động chăm sóc sức khỏe để ngăn ngừa u lạc nội mạc tử cung tái phát. Từ đó, sẵn sàng cho thiên chức làm mẹ lớn lao của riêng mình.;;;;;Lạc nội mạc tử cung thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh không những gây đau đớn mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản của người phụ nữ, nếu không có biện pháp điều trị sớm có thể dẫn tới vô sinh. Lạc nội mạc tử cung là một trong những bệnh lý thường gặp ở nữ giới. Bệnh xảy ra khi các mô tế bào của nội mạc tử cung thoát ra khỏi tử cung và phát triển trên các cơ quan khác như buồng trứng, thành ngoài của tử cung, ống dẫn trứng, dây chằng hỗ trợ tử cung, trực tràng và bàng quang. Trong một số ít trường hợp, chúng có thể lan ra ngoài bụng và phát triển trên các cơ quan khác, chẳng hạn như phổi .Giống như các mô tử cung bình thường, các mô phát triển bất thường này cũng bị bong ra và gây chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, do chúng thoát ra ngoài và phát triển trong các mô khác đã khiến cho máu không thể chảy ra bên ngoài cơ thể mà chảy ngược vào trong. Điều này đã gây kích ứng cho các mô xung quanh, tạo ra các khối u dính, sẹo và sự hợp nhất của các mô cơ thể. Lâu dần có thể dẫn tới vô sinh. Lạc nội mạc tử cung 2. Các yếu tố nguy cơ gây lạc nội mạc tử cung Hiện nay, y học vẫn chưa đưa ra được kết luận chính xác về nguyên nhân dẫn tới lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ. Tuy nhiên, chúng ta có thể xem xét một số yếu tố dưới đây:Sự trào ngược của kinh nguyệt:Đây có thể coi là tác nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng lạc nội mạc tử cung. Trong máu kinh của phụ nữ có chứa các tế bào nội mạc tử cung, thay vì đi ra ngoài cơ thể khi đến kỳ kinh nguyệt, chúng lại có xu hướng chảy ngược vào trong qua ống dẫn trứng vào khoang chậu. Khi đó, các tế bào “đi lạc” này sẽ dính vào thành chậu và bề mặt của các cơ quan vùng chậu, tiếp tục hoạt động giống như các mô tế bào tử cung bình thường khác (làm dày lên và gây chảy máu kinh nguyệt).Biến đổi tế bào phôi thai:Các tế bào phôi thai tăng trưởng và biến đổi đã kích thích sự phát triển và hình thành của các tế bào lót ở trong khoang bụng và khu vực chậu, từ đó dẫn tới lạc nội mạc tử cung.Sẹo do phẫu thuật:Các vết sẹo để lại sau khi thực hiện phẫu thuật, chẳng hạn như mổ lấy thai hoặc cắt bỏ tử cung có thể làm cho các tế bào nội mạc tử cung bám dính vào vết mổ và dẫn đến tình trạng lạc nội mạc tử cung.Sự dịch chuyển của các tế bào nội mạc tử cung:Đây cũng được coi là một nguyên nhân khác dẫn tới lạc nội mạc tử cung. Sự dịch chuyển của các tế bào nội mạc tử cung xảy ra khi chúng bị các dịch mô hoặc mạch máu đưa đến các cơ quan khác trong cơ thể.Các vấn đề về hệ miễn dịch:Lạc nội mạc tử cung có thể xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể đang gặp phải một số vấn đề nhất định. Điều này làm hạn chế khả năng nhận biết và loại bỏ các mô tế bào đang phát triển ở bên ngoài tử cung của cơ thể.Xu hướng di truyền:Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lạc nội mạc tử cung có xu hướng di truyền trong gia đình. Nếu bạn có người thân (bà, mẹ, dì, chị, em gái) bị lạc nội mạc tử cung, nguy cơ cao bạn cũng sẽ mắc phải căn bệnh này. Hơn thế nữa, các tế bào nội mạc tử cung cũng có thể đã hình thành sẵn ở bên ngoài tử cung ngay từ khi bạn còn trong bụng mẹ.Một số yếu tố nguy cơ khác:Dưới đây là một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ:Có tiền sử bị viêm vùng chậu. Chưa bao giờ sinh con. Có kinh nguyệt trước 12 tuổi. Tử cung hoặc âm đạo có hình dạng bất thường. Do hóa chất công nghiệp Dioxin. 3. Các triệu chứng phổ biến của lạc nội mạc tử cung Khi bị lạc nội mạc tử cung, bạn có thể gặp phải các triệu chứng sau đây:Đau bụngĐau vùng thắt lưngĐau vùng chậu kéo dài trong thời kỳ kinh nguyệtĐau sau khi đi đại tiện hoặc tiểu tiện trong thời kỳ kinh nguyệtĐau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục. Các cơn đau ập đến dữ dội trong kỳ kinh nguyệt, có thể đau trước hoặc trong kỳ kinh.Chu kỳ kinh nguyệt không đều. Có lẫn máu trong phân và nước tiểu. Chảy máu âm đạo sau khi quan hệCơ thể mệt mỏi. Bị táo bón, tiêu chảy, đầy hơi và buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt. Vô sinh. Khi xuất hiện các triệu chứng trên, bạn nên đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời trước khi chúng gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác. Mệt mỏi có thể là dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung 4. Biện pháp giúp kiểm soát lạc nội mạc tử cung Nắm rõ được nguyên nhân và các nguy cơ gây lạc nội mạc tử cung, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau nhằm kiểm soát hiệu quả các triệu chứng của bệnh:Thường xuyên tập thể dục hoặc yoga. Tắm với nước ấm hoặc chườm nóng để làm giảm các cơn đau do co thắt các cơ vùng chậu. Nên đặt dưới đầu gối một chiếc gối khi nằm. Thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn nhiều rau xanh, các loại thịt trắng như thịt lợn, gà hoặc cá; hạn chế ăn các đồ dầu mỡ hoặc chiên rán.Uống nhiều nước. Tham khảo thêm các liệu pháp phản hồi sinh học hoặc áp dụng một số kỹ thuật thư giãn cơ thể khác. Sàng lọc phát hiện sớm ung thư phụ khoa (Ung thư cổ tử cung) ngay cả khi chưa có triệu chứng.Gói khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản dành cho khách hàng là nữ giới, không giới hạn độ tuổi và có thể có những triệu chứng như sau:Chảy máu bất thường vùng âm đạo. Gặp vấn đề về kinh nguyệt: chu kỳ kéo dài bất thường, kinh nguyệt không đều. Dịch âm đạo bất thường (có mùi hôi, màu sắc khác bình thường)Đau, ngứa vùng kín. Khách hàng nữ có một vài yếu tố nguy cơ như vệ sinh cá nhân không tốt, quan hệ tình dục không an toàn, nạo phá thai,...Khách hàng nữ có triệu chứng khác như: Dịch âm đạo bất thường, ngứa, đau vùng kín, chảy máu âm đạo bất thường.com;;;;;Lạc nội mạc tử cung là một trong những bệnh lý phụ khoa thường gặp. Không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu cho chị em, bệnh còn đe dọa kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời. Biến chứng thường gặp nhất của lạc nội mạc tử cung là gây vô sinh, hiếm muộn. Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là nội mạc tử cung) tồn tại và phát triển ở một vị trí khác ngoài tử cung. Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là nội mạc tử cung) tồn tại và phát triển ở một vị trí khác ngoài tử cung. Bệnh có thể xảy ra với bất cứ chị em nào trong độ tuổi sinh sản, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau đây là một số biến chứng có thể gặp của lạc nội mạc tử cung: Vô sinh hiếm muộn Lạc nội mạc tử cung có thể gây tổn hại các ống dẫn trứng hoặc buồng trứng gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của người phụ nữ. Tuy nhiên chị em cũng không nên quá lo lắng, trên thực tế ước tính khoảng 70% phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung mức độ nhẹ có thể mang thai mà không cần được xử trí. Xử trí bằng thuốc sẽ không cải thiện được khả năng sinh sản mà người bệnh phải phẫu thuật để loại bỏ lớp nội mạc tử cung phát triển không đúng chỗ sẽ giúp người bệnh tăng cơ hội có thai. Nếu gặp nhiều khó khăn trong việc mang thai tự nhiên, người bệnh có thể sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm mặc dù người bệnh lạc nội mạc tử cung có xu hướng ít thành công khi làm thụ tinh trong ống nghiệm so với những trường hợp khác. Khi có các triệu chứng nghi ngờ lạc nội mạc tử cung, nên đi thăm khám sớm để được tư vấn cách hỗ trợ điều trị phù hợp, tránh để gây ra các biến chứng nguy hiểm. Dính các cơ quan và u nang buồng trứng Các biến chứng khác của lạc nội mạc tử cung có thể là: Cả hai biến chứng này có thể xảy ra nếu các mô nội mạc tử cung “lưu lạc” đến trong hoặc gần buồng trứng. Cả hai biến chứng có thể loại bỏ bằng phẫu thuật nhưng có thể xuất hiện nếu lạc nội mạc tử cung tái phát.
question_409
Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân và cách điều trị
doc_409
Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân là tình trạng phổ biến gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống nếu mắc phải. Tìm hiểu những thông 1. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân là một trong những triệu chứng của tình trạng rối loạn thần kinh thực vật. Bệnh tiến triển chậm và gây ra sự suy yếu của hệ thần kinh và sự thay đổi trong hoạt động của các tuyến mồ hôi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ra mồ hôi tay chân ở bệnh nhân phong thấp Khi đường dẫn khí liên kết với thần kinh ở tay, chân bị tắc nghẽn hoặc rối loạn sẽ gây ra tình trạng tăng tiết mồ hôi, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi. Lượng mồ hôi tây, chân sẽ ra nhiều hơn vào những ngày hè nóng bức dẫn đến nhiều bất tiện. Ngoài ra, ở môi trường ẩm thấp hoặc khí hậu lạnh cũng dẫn đến tay, chân ra nhiều mồ hôi do cơ thể bị nhiễm lạnh. Không chỉ vậy, tình trạng tiết nhiều mồ hôi tay chân ở bệnh nhân phong thấp còn có thể do tác động của thuốc hạ nhiệt salicylat hoặc do tâm lý lo âu, căng thẳng, xúc động mạnh. Dấu hiệu nhận biết Một số biểu hiện phân biệt bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân với các bệnh khác mà bạn có thể tham khảo là: Lòng bàn tay và chân tiết nhiều mồ hôi với lượng nhiều hay ít tùy vào mức độ của bệnh. Bàn tay và chân thường xuyên có mùi hôi khó chịu. Da ở đầu ngón tay, chân có hiện tượng bong tróc, rộp. Một số vị trí khác trên cơ thể như da đầu cũng tiết nhiều mồ hôi hơn bình thường. Tình trạng mồ hôi tay chân tiết ra liên tục gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, công việc của người mắc phải. Ngoài bệnh phong thấp thì triệu chứng ra mồ hôi tay, chân còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác như cường giáp, nhiễm trùng, thiếu hụt vitamin,… Những người có lối sống không lành mạnh cũng có thể dẫn đến tình trạng ra mồ hôi tay, chân nhiều. 2. Các phương pháp điều trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân Việc điều trị tình trạng tăng tiết mồ hôi tay, chân ở người bệnh phong thấp đòi hỏi cần nhiều thời gian. Do đó, điều quan trọng để chữa dứt điểm tình trạng này là người bệnh phải kiên trì và tuân thủ theo hướng dẫn từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Điều trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay, chân theo Tây y Trước khi đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh cần được thăm khám và đánh giá chính xác về mức độ bệnh lý. Hiện nay, để giảm lượng mồ hôi tiết ra, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng Cholinergic hoặc thuốc bôi da, điện ion, tiêm botox. Ngoài ra, phẫu thuật để loại bỏ phần hạch giao cảm tác động đến hoạt động của tuyến mồ hôi là phương pháp đang được cân nhắc sử dụng cuối cùng trong điều trị bệnh. Theo nhiều chuyên gia thì việc loại bỏ hạch giao cảm sẽ cắt đứt việc sản xuất mồ hôi. Phương pháp này nếu thực hiện chính xác có thể cho hiệu quả điều trị lên đến 90%. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng việc loại bỏ hoàn toàn chức năng sản xuất mồ hôi sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến cơ thể. Điều trị bệnh phong thấp tiết mồ hôi tay, chân theo Đông y Tùy theo thời gian mắc bệnh mà việc điều trị bệnh phong thấp tiết mồ hôi tay, chân theo Đông y có mang lại hiệu quả hay không. Nếu bệnh đã diễn ra trong thời gian từ 1 - 2 năm thì có khả năng điều trị dứt điểm. Nếu bệnh đã diễn ra trong thời gian từ 5 - 10 năm thì có khả năng điều trị chỉ đạt khoảng 60%. Các vị thuốc thường được áp dụng để điều trị bệnh thường là lá dâu tằm, ngũ vị tử, ma hoàng căn, mẫu lệ hoặc đậu đen. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kết hợp hoặc riêng lẻ từng loại thuốc. Điều trị chứng ra mồ hôi tay, chân ở bệnh nhân phong thấp bằng mẹo dân gian Một số mẹo dân gian khắc phục hiệu quả chứng ra mồ hôi tay, chân ở người bị phong thấp mà bạn có thể tham khảo là: Rang muối hột rồi dùng vải bọc lại sau đó chườm lên khu vực tay, chân tiết nhiều mồ hôi. Cách này giúp giảm mùi hôi và ức chế hoạt động của vi khuẩn ở vùng tay, chân. Hãm lá chè xanh và uống mỗi ngày có thể giúp giảm tiết mồ hôi tay, chân. Đồng thời làm giảm sự đào thải các chất cặn bã qua tuyến mồ hôi. Nấu lá dâu tằm uống mỗi ngày để hạn chế tình trạng mồ hôi tiết ra nhiều nhờ tác dụng phân tán nhiệt nhanh chóng trong cơ thể. Ngoài các phương pháp điều trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay, chân kể trên thì bạn cần phải thay đổi thói quen vệ sinh cá nhân, điều chỉnh môi trường ở mức lý tưởng, tăng cường các loại thực phẩm giàu magie và vitamin B giúp kiểm soát tuyến mồ hôi như các loại đậu, sữa, hạt điều, rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám,… Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế các loại thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thuốc lá, rượu, bia, cà phê,… và giải tỏa căng thẳng bằng các phương pháp lành mạnh như thiền, yoga, đạp xe, chạy bộ,… Các bài tập hít thở cũng cho hiệu quả trong việc giảm tiết mồ hôi tay, chân ở bệnh nhân bị phong thấp.
doc_1424;;;;;doc_32055;;;;;doc_4356;;;;;doc_50232;;;;;doc_29073
1. Nguyên nhân gây đổ mồ hôi tay chânĐể tìm hiểu loại thuốc trị mồ hôi tay chân hiệu quả, trước hết chúng ta cần nắm được triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh lý này. Biểu hiện dễ thấy nhất là lòng bàn tay và bàn chân thường xuyên trong trạng thái có nhiều mồ hôi, bị ẩm, lạnh và đôi khi còn có mùi khó chịu. Bệnh ra mồ hôi tay chân xảy ra ở tất cả các mùa trong năm, kể cả vào mùa đông thời tiết khô và lạnh. Đặc biệt, trạng thái tâm lý cũng tác động trực tiếp đến tình trạng tăng tiết mồ hôi tay, chân, nhất là khi lo lắng, căng thẳng hoặc tức giận. Thực tế, căn bệnh này có tính di truyền, trường hợp cha mẹ mắc bệnh thì nguy cơ con cái cũng bị là khá cao. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tăng tiết mồ hôi nhưng có thể chia thành 2 loại là nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát. Nguyên nhân nguyên phát: tình trạng ra nhiều mồ hôi xảy ra khi không do các nguyên nhân bệnh lý. Tăng tiết mồ hôi nguyên phát xảy ra khi hệ thần kinh giao cảm hoạt động sai lệch, nhánh giao cảm ở trong trạng thái quá hưng phấn. Có thể kể một số nguyên nhân nguyên phát như: bạn đang ở trong trạng thái rối loạn lo âu, người béo phì, nghiện rượu, tác dụng phụ của thuốc,... Ngoài ra, gen di truyền cũng là một nguyên nhân nguyên phát gây hội chứng tăng tiết mồ hôi. Nguyên nhân thứ phát: ngược lại với nguyên phát, tình trạng đổ mồ hôi nhiều xảy ra do một số bệnh lý cụ thể, ví dụ như cường giáp, phụ nữ đang mang thai hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh, tiểu đường,... Thực tế, hội chứng tăng tiết mồ hôi không gây nguy hiểm đối với sức khỏe, song tình trạng này ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Việc tay ra quá nhiều mồ hôi sẽ gây khó khăn trong quá trình học tập, làm việc như viết, vẽ, hoặc cầm nắm đồ vật,... Người mắc chứng tăng tiết mồ hôi thường cảm thấy tự ti, ngại bắt tay, ảnh hưởng tới việc xây dựng mối quan hệ xã hội. Tình trạng tăng tiết mồ hôi có thể gây mùi cơ thể, đặc biệt khi bệnh nhân uống rượu hoặc ăn các món chua, cay. Một số bạn chủ quan, không điều trị chứng tăng tiết mồ hôi nên phải đối mặt với các bệnh lý như: nhiễm nấm; lòng bàn tay, bàn chân nổi mụn cóc, nhọt hoặc mắc bệnh chàm,… Có rất nhiều cách điều trị chứng tăng tiết mồ hôi, ví dụ như: điện di ion, tiêm Botulinum hoặc cắt hạch giảm cảm nếu cần thiết. Trước khi áp dụng các biện pháp điều trị kể trên, người bệnh có thể tham khảo, sử dụng thuốc trị mồ hôi tay chân và theo dõi xem phương pháp này có đem lại hiệu quả không. Người bệnh có thể tham khảo và thử dùng thuốc trị mồ hôi tại chỗ, như thuốc bôi hoặc xịt ngoài da. Thành phần chính của thuốc điều trị mồ hôi tại chỗ là muối nhôm, chúng được mồ hôi hòa tan và đi vào các lỗ chân lông, ngăn tình trạng tiết mồ hôi. Người bệnh nên ưu tiên bôi thoa, xịt thuốc vào buổi tối, sau khi đã vệ sinh lòng bàn tay, bàn chân sạch sẽ. Thuốc sẽ kiểm soát lượng mồ hôi tiết ra trong vòng 24 - 48 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, loại thuốc bôi ngoài da này không thể điều trị dứt điểm hội chứng tăng tiết mồ hôi mà chỉ kiểm soát tạm thời trong khoảng thời gian ngắn. Một số người dùng có thể bị kích ứng da, nổi mẩn đỏ do lạm dụng thuốc bôi ngoài da. Bên cạnh thuốc bôi ngoài da, bạn có thể tìm hiểu và sử dụng các loại thuốc trị mồ hôi tay chân dạng uống. Hai nhóm thuốc thường dùng để điều trị hội chứng tăng tiết mồ hôi là: thuốc chẹn beta hoặc thuốc kháng Cholinergic. Hai nhóm thuốc trên có tác dụng ức chế hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, giảm tình trạng tiết mồ hôi tay chân khá tốt. Sau khoảng 4 - 6 tiếng kể từ khi sử dụng thuốc, bạn sẽ thấy lượng mồ hôi tay chân tiết ra ít hơn nhiều. Lưu ý: Các loại thuốc này chỉ nên dùng theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh không được tự ý sử dụng. Nhóm thuốc uống này có thể gây một số tác dụng phụ, ví dụ như: táo bón, khô miệng hoặc bí tiểu,… Nghiêm trọng hơn, người bệnh có nguy cơ tụt huyết áp, hoa mắt chóng mắt, suy giảm thị lực. Khi gặp các dấu hiệu kể trên, bệnh nhân nên tạm ngưng sử dụng thuốc và thông báo với bác sĩ để được kiểm tra, điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp hoặc thay đổi phương pháp điều trị. 4. Bí quyết kiểm soát tình trạng tăng tiết mồ hôi;;;;;1. Nguyên nhân khiến bạn ra nhiều mồ hôi chân tay Ra mồ hôi chân tay sinh lý là biểu hiện khi bạn gặp phải tình huống lo lắng, căng thẳng hoặc làm việc gắng sức trong điều kiện nhiệt độ cao. Ra nhiều mồ hôi chân tay bệnh lý là khi mồ hôi tiết ra từ tay chân nhiều kể cả khi bạn đang ở nơi thoáng mát, không thực hiện các hoạt động mạnh. Ra nhiều mồ hôi chân tay khiến nhiều người mất tự tin Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ra nhiều mồ hôi chân tay phiền toái này, phổ biến như: Yếu tố di truyền. Mất cân bằng nội tiết tố. Chế độ ăn uống mất cân bằng dinh dưỡng. Gặp vấn đề về tuyến giáp. Rối loạn thần kinh. Tác dụng phụ của một số loại thuốc. Hoạt động thể chất quá mức. Dù không phải là bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe song ra nhiều mồ hôi chân tay khiến nhiều bạn mất tự tin trong giao tiếp, ngại tiếp xúc với những người xung quanh và gây cản trở trong công việc hàng ngày. Có những biện pháp đơn giản giúp bạn kiểm soát mồ hôi chân tay tốt hơn, nếu không hiệu quả thì cần đi khám để tìm ra nguyên nhân bệnh lý, từ đó mới có thể khắc phục hiệu quả. Kiểm soát mồ hôi chân tay giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp và cuộc sống 2. Những cách đơn giản để giảm ra mồ hôi chân tay Những cách đơn giản sau chỉ sử dụng đồ dùng xung quanh chúng ta, có tác dụng cải thiện tình trạng ra nhiều mồ hôi chân tay nhanh chóng. Tuy nhiên, hầu hết có hiệu quả với các trường hợp ra nhiều mồ hôi chân tay không phải do căng thẳng tinh thần hoặc điều kiện không khí thời tiết. 2.1. Dùng phấn rôm em bé Phấn rôm em bé có rất nhiều công dụng khác, trong đó có thể khắc phục tình trạng mồ hôi chân tay ra nhiều khá hiệu quả. Loại phấn này mịn, hạt nhỏ, không mùi và an toàn với da nên có thể sử dụng thường xuyên. Phấn rôm em bé sẽ có tác dụng hút ẩm, kiềm dầu và khử mùi do mồ hôi cơ thể ra nhiều rất tốt. Phấn rôm giúp cứu nguy nhanh chóng khi bạn bị ra mồ hôi chân tay nhiều 2.2. Dùng giấm táo Giấm tạo có tính chất acid, vị chua dịu nhẹ, có tác dụng cân bằng p H trong cơ thể, se khít lỗ chân lông nên có tác dụng hạn chế dầu thừa, giảm tiết mồ hôi tay chân và cơ thể. Hãy lựa chọn giấm táo hữu cơ có mùi chua và màu cam đậm hơn giấm táo thông thường, sử dụng để giảm mồ hôi chân tay như sau: Trộn giấm táo với nước theo tỉ lệ 1:1, ngâm tay và chân trong khoảng 5 phút. Sau khi ngâm thì rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch, sau đó lau tay bằng khăn giấy. Ngâm tay chân vào nước giấm táo 2 lần mỗi ngày. Trộn 10ml giấm táo với nước ấm, thêm 1 ít mật ong để uống hàng ngày. 2.3. Giảm mồ hôi chân tay bằng thực đơn phù hợp Thực phẩm bạn ăn hàng ngày có thể là một yếu tố góp phần khiến mồ hôi chân tay ra nhiều không kiểm soát được. Vì thế hãy lưu ý trong thực đơn ăn hàng ngày: Hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ Những loại thức ăn này gây nóng cơ thể, kích thích tuyến mồ hôi hoạt động nên khiến bạn ra nhiều mồ hôi chân tay hơn. Ngoài ra, cũng nên hạn chế uống thức uống chứa nhiều caffeine và đồ uống có cồn. Bổ sung nhiều Vitamin B Ngược lại với nhóm thực phẩm trên, bổ sung Vitamin B giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể tốt hơn, từ đó giảm hoạt động của tuyến mồ hôi. Những thực phẩm giàu Vitamin B bao gồm: cá, ngũ cốc nguyên cám, rau xanh, trứng, thịt gia cầm,… Chế độ ăn giàu Magie cũng giúp cải thiện mồ hôi chân tay nhiều Bổ sung nhiều Magie Việc mồ hôi chân tay ra nhiều có thể là biểu hiện của cơ thể thiếu Magie, hãy bổ sung thêm vào khẩu phần ăn của mình hàng ngày những thực phẩm sau: sữa đậu nành, các loại đậu, chuối, bơ, ngũ cốc nguyên cám, rau xanh, chuối, các loại đậu, hạnh nhân,… Thực tế hiện nay, chưa có biện pháp điều trị nào có thể chấm dứt hoàn toàn tình trạng ra mồ hôi chân tay nhiều, chỉ có thể cải thiện. Một số biện pháp can thiệp khá hiệu quả hiện được áp dụng bao gồm: 3.1. Mổ nội soi cắt dây thần kinh giao cảm Với phương pháp can thiệp này, bác sĩ sẽ phá hủy hạch giao cảm hoặc các chuỗi liên kết hạch chi phối tình trạng tăng tiết mồ hôi, từ đó giảm mồ hôi chân tay. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay, thời gian phẫu thuật khoảng 1 giờ đồng hồ, kết quả khiến khoảng 90% bệnh nhân sau điều trị hài lòng. Ngoài ra mồ hôi chân tay nhiều thì phương pháp này cũng áp dụng ở những người ra nhiều mồ hôi nách. Can thiệp cắt dây thần kinh giao cảm giúp giảm mồ hôi chân tay hiệu quả 3.2. Tiêm botox Phương pháp tiêm botox để giảm mồ hôi chân tay đạt hiệu quả từ 82 - 87%, giúp người bệnh giảm tình trạng tiết mồ hôi nhiều khá hiệu quả. Tuy nhiên, để duy trì kết quả thì người bệnh phải tiêm định kỳ từ 3 - 6 tháng/lần tùy vào khả năng đáp ứng của cơ thể cũng như tình trạng ra nhiều mồ hôi chân tay. Vì thế dù đơn giản và hiệu quả song phương pháp điều trị này khá bất tiện. 3.3. Chạy ion Đây là phương pháp cuối cùng được lựa chọn nếu cả các biện pháp giảm mồ hôi chân tay tại nhà lẫn điều trị trên không hiệu quả. Phương pháp điều trị chạy ion giúp giảm khoảng 81% lượng mồ hôi tiết ra, song phương pháp này khá tốn kém và gây đau đớn nên không được ưa chuộng nhiều. Trên đây là những cách giảm ra mồ hôi chân tay tại nhà và điều trị y khoa, hầu hết người bệnh có thể cải thiện tình trạng bệnh của mình với những phương pháp này. Trước hết, hãy thử bằng các biện pháp cải thiện đơn giản tại nhà, nếu không hiệu quả hãy đi bệnh viện thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.;;;;;Bệnh phong thấp có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe vì vậy cần phát hiện sớm để có thể đối phó với bệnh phong thấp hiệu quả. Menu xem nhanh: ToggleTriệu chứng bệnh phong thấpNhững ảnh hưởng sức khỏe khi bệnh phong thấp “ghé thăm”Điều trị bệnh phong thấp Triệu chứng bệnh phong thấp – Các khớp xương bị sưng và đau nhức, nhất là các khớp xương ở bàn tay, chân; cảm giác cứng xương tại xương tay, vai, xương cột sống, xương chậu, xương đầu gối.– Đau nhức các bắp thịt sau khi người bệnh ngủ dậy hoặc sau khi nghỉ ngơi, bắp thịt chỗ các khớp bị đau trở nên yếu, xuất hiện những nốt mẩn đỏ dưới da.Bệnh phong thấp gây đau đớn hạn chế khả năng di chuyển cho người bệnh– Xảy ra tình trạng các khớp xương không cử động được.– Người bệnh thường mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, có triệu chứng sốt nhẹ khi bệnh trở nặng.– Khi cử động các khớp kêu răng rắc– Lâu ngày, các khớp xương có thể bị biến đổi dẫn đến biến dạng. Những ảnh hưởng sức khỏe khi bệnh phong thấp “ghé thăm” Bệnh phong thấp ghé thăm sẽ khiến cho những khớp xương khó cử động được, kèm theo đó là những cơn đau khiến người bệnh gặp phải những khó khăn khi đi lại. Việc di chuyển trở nên chậm chạp hơn so với người bình thường, mỗi khi đi lại có thể dẫn tới đau nhói.Để bệnh nặng có thể gây dị hình khớp, dính khớp khiến bệnh nhân bị liệt, tàn tật. Bệnh còn gây suy giảm khả năng miễn dịch và chức năng của nội tạng (gây suy tim, trụy tim,..), thậm chí bệnh có thể dẫn đến tử vong nếu điều trị sai cách, phát hiện quá muộn. Bên cạnh đó, người bệnh dễ bị trầm cảm hoặc mắc các bệnh về hệ thần kinh, gan, thận… Điều trị bệnh phong thấp Không vận động mạnhBệnh nhân phong thấp nên hạn chế vận động mạnhVới người bị phong thấp thì cần phải tránh vận động mạnh và cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng, tập luyện nhẹ nhàng thật hợp lý. Bạn có thể tham gia các bài tập như bơi lội, yoga, tập dưỡng sinh, đi bộ để việc lưu thông khí huyết, tăng cường sức đề kháng để giảm nhanh những triệu chứng đau nhức.Tránh xa thực phẩm gây đau nhức xương khớpNhững loại thực phẩm như phủ tạng động vật, thịt bò, rượu bia, muối, đường thường có chứa hàm lượng phốt pho cao khi đi vào cơ thể sẽ làm lượng canxi quan trọng bị đào thải đi nhanh chóng. Ngoài ra, những thực phẩm có chứa chất béo bão hòa cao như thực phẩm chiên rán, bơ, đồ ăn nhanh, ngô, bơ sữa, đồ nếp qua chế biến sẽ khiến tiểu cầu bị kết dính dẫn tới giãn mạch, xung huyết, cơn đau do phong thấp tăng lên cao hơn.Hạn chế việc tiêu thụ cà phêVới những người đang bị phong thấp mà uống cà phê quá nhiều sẽ làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo với người đang bị phong thấp hoặc đang trong quá trình điều trị bệnh thì cần phải tránh xa cà phê.Điều trị bằng thuốcThăm khám và xin ý kiến tư vấn của bác sĩ về cách điều trị phong thấpPhương pháp chủ yếu được áp dụng để điều trị bệnh phong thấp là sử dụng các loại thuốc giảm đau đơn thuần hay các loại giảm đau, kháng viên thuốc nhóm non-steroid. Trong một số trường hợp bệnh tiến triển nặng, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng một số thuốc thuộc nhóm corticoid. Tất cả những loại thuốc này đều được lưu ý chỉ sử dụng trong thời gian ngắn, những đợt viêm khớp cấp tính do những tác dụng phụ không muốn mà người bệnh có thể gặp phải. Triệu chứng bệnh phong thấp – Các khớp xương bị sưng và đau nhức, nhất là các khớp xương ở bàn tay, chân; cảm giác cứng xương tại xương tay, vai, xương cột sống, xương chậu, xương đầu gối. – Đau nhức các bắp thịt sau khi người bệnh ngủ dậy hoặc sau khi nghỉ ngơi, bắp thịt chỗ các khớp bị đau trở nên yếu, xuất hiện những nốt mẩn đỏ dưới da. Bệnh phong thấp gây đau đớn hạn chế khả năng di chuyển cho người bệnh – Xảy ra tình trạng các khớp xương không cử động được. – Người bệnh thường mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, có triệu chứng sốt nhẹ khi bệnh trở nặng. – Khi cử động các khớp kêu răng rắc – Lâu ngày, các khớp xương có thể bị biến đổi dẫn đến biến dạng. Những ảnh hưởng sức khỏe khi bệnh phong thấp “ghé thăm” Bệnh phong thấp ghé thăm sẽ khiến cho những khớp xương khó cử động được, kèm theo đó là những cơn đau khiến người bệnh gặp phải những khó khăn khi đi lại. Việc di chuyển trở nên chậm chạp hơn so với người bình thường, mỗi khi đi lại có thể dẫn tới đau nhói. Để bệnh nặng có thể gây dị hình khớp, dính khớp khiến bệnh nhân bị liệt, tàn tật. Bệnh còn gây suy giảm khả năng miễn dịch và chức năng của nội tạng (gây suy tim, trụy tim,..), thậm chí bệnh có thể dẫn đến tử vong nếu điều trị sai cách, phát hiện quá muộn. Bên cạnh đó, người bệnh dễ bị trầm cảm hoặc mắc các bệnh về hệ thần kinh, gan, thận… Điều trị bệnh phong thấp Không vận động mạnh Bệnh nhân phong thấp nên hạn chế vận động mạnh Với người bị phong thấp thì cần phải tránh vận động mạnh và cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng, tập luyện nhẹ nhàng thật hợp lý. Bạn có thể tham gia các bài tập như bơi lội, yoga, tập dưỡng sinh, đi bộ để việc lưu thông khí huyết, tăng cường sức đề kháng để giảm nhanh những triệu chứng đau nhức. Tránh xa thực phẩm gây đau nhức xương khớp Những loại thực phẩm như phủ tạng động vật, thịt bò, rượu bia, muối, đường thường có chứa hàm lượng phốt pho cao khi đi vào cơ thể sẽ làm lượng canxi quan trọng bị đào thải đi nhanh chóng. Ngoài ra, những thực phẩm có chứa chất béo bão hòa cao như thực phẩm chiên rán, bơ, đồ ăn nhanh, ngô, bơ sữa, đồ nếp qua chế biến sẽ khiến tiểu cầu bị kết dính dẫn tới giãn mạch, xung huyết, cơn đau do phong thấp tăng lên cao hơn. Hạn chế việc tiêu thụ cà phê Với những người đang bị phong thấp mà uống cà phê quá nhiều sẽ làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo với người đang bị phong thấp hoặc đang trong quá trình điều trị bệnh thì cần phải tránh xa cà phê. Điều trị bằng thuốc Thăm khám và xin ý kiến tư vấn của bác sĩ về cách điều trị phong thấp Phương pháp chủ yếu được áp dụng để điều trị bệnh phong thấp là sử dụng các loại thuốc giảm đau đơn thuần hay các loại giảm đau, kháng viên thuốc nhóm non-steroid. Trong một số trường hợp bệnh tiến triển nặng, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng một số thuốc thuộc nhóm corticoid. Tất cả những loại thuốc này đều được lưu ý chỉ sử dụng trong thời gian ngắn, những đợt viêm khớp cấp tính do những tác dụng phụ không muốn mà người bệnh có thể gặp phải.;;;;;Mồ hôi chân liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó, đa số người bệnh gặp phải tình trạng này khi mắc chứng tăng tiết mồ hôi. Bài viết sau tìm hiểu rõ hơn về việc tiết mồ hôi chân nhiều so với bình thường, hướng điều trị và các biện pháp ngăn ngừa. Mồ hôi chân là kết quả của sự hoạt động bởi các tuyến mồ hôi nằm dưới bàn chân, điều này có thể trở thành một sự khó chịu thực sự, khi lượng mồ hôi tiết ra quá mức và lặp lại mỗi ngày. Đổ mồ hôi là điều bình thường, thậm chí đây còn là một hiện tượng tất yếu của cơ thể. Tuyến mồ hôi eccrine và apocrine nằm ở lớp sâu, dưới bề mặt da, giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể đến 37 độ. Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta dễ đổ mồ hôi ở bàn chân, bàn tay, bẹn, nách và trán, mà do các tuyến eccrine tập trung ở các vị trí đó. Các tuyến mồ hôi được kết nối với hệ thần kinh, kích hoạt bởi các tác động như: cảm xúc mạnh, lo lắng, căng thẳng hoặc trong trường hợp bàn chân bị nóng (chẳng hạn như hoạt động thể chất). Mùi hôi đôi khi có thể xuất hiện khi bạn đổ mồ hôi, nhưng, nguyên nhân chính không phải do mồ hôi. Bởi vì, mùi hôi được sinh ra bởi vi khuẩn hiện diện trên bề mặt da, những vi khuẩn này tiêu thụ mồ hôi và tạo ra mùi. Đổ mồ hôi chân quá nhiều Mồ hôi chân là hoàn toàn bình thường, nhưng khi mồ hôi ra quá nhiều, nó có thể trở thành nguồn gốc gây khó chịu. Trong y học, chứng đổ mồ hôi quá nhiều được gọi là chứng tăng tiết mồ hôi, bệnh có thể ảnh hưởng đến các vùng khác nhau của cơ thể, bao gồm cả bàn chân. Đổ mồ hôi quá nhiều ở bàn chân, được đặc trưng bởi các tuyến mồ hôi hoạt động quá mức. Ngoài ra, việc ra mồ hôi chân nhiều cũng liên quan đến một số bệnh lý khác như: một số hàm lượng vitamin và khoáng chất cần thiết trong cơ thể bị thiếu, bệnh cường giáp, u tuyến yên, lao phổi, nhiễm độc,… hay thậm chí là ung thư máu. 2. Những biểu hiện sức khỏe của bệnh tăng tiết mồ hôi gây mồ hôi chân nhiều Những biểu hiện sức khỏe của bệnh tăng tiết mồ hôi như đỏ mặt, đổ mồ hôi tay. Đối với bàn chân: trở nên nóng, đổ mồ hôi, đặc biệt là ở lòng bàn chân và giữa các ngón chân và có thể xuất hiện mùi hôi khó chịu. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của mồ hôi chân Một số yếu tố có thể gây ra mồ hôi chân quá nhiều: di truyền, thừa cân hoặc sự khác biệt về chế độ ăn uống, căng thẳng hoặc lo lắng dữ dội, rối loạn chức năng nội tiết tố,… Một số yếu tố khác cũng có thể tạo ra mồ hôi nhiều ở bàn chân: gắng sức, đi giày kín,… 3. Hướng điều trị đối với bệnh nhân mắc chứng tăng tiết mồ hôi Có nhiều hướng điều trị đối với bệnh nhân mắc chứng tăng tiết mồ hôi, việc áp dụng phương án nào phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe riêng của bệnh nhân và nguyên nhân chính gây bệnh. Sử dụng thuốc trong điều trị tăng tiết mồ hôi Sử dụng thuốc là hướng điều trị đối với những bệnh nhân ở mức độ nhẹ, bệnh được phát hiện sớm, kịp thời. Những loại thuốc dùng để điều trị chứng tăng tiết mồ hôi bao gồm: thuốc chống giao cảm (Propranolol SR, Propantheline bromua,…) hay những chất có khả năng chống sự bài tiết mồ hôi (Drysol, Mitchum Clear Gel Sport,…). Chuyển ion Phương pháp chuyển ion được thực hiện sau khi bệnh nhân điều trị bằng thuốc nhưng tình trạng bệnh vẫn tiến triển và không có dấu hiệu chấm dứt. Chuyển ion như sau: áp 1 một dòng điện cường độ thấp áp vào lòng bàn tay, bàn chân người bệnh (không áp dụng với các vị trí khác như nách, mặt). Phẫu thuật nội soi nhằm cắt dây thần kinh giao cảm Phẫu thuật nội soi nhằm cắt dây thần kinh giao cảm, đây là phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh nhân mắc bệnh tăng tiết mồ hôi từ 18 tuổi trở lên. Hiện nay, phương pháp này được áp dụng phổ biến và mang lại nhiều chuyển biến tốt cho người bệnh. Tiêm Botulinum Tiêm Botulinum ở nách, lòng bàn tay, với mục đích tác động lên chất dẫn truyền thần kinh, gây tê liệt dây giao cảm tiết mồ hôi, nhờ vậy mà các triệu chứng của bệnh tăng tiết mồ hôi dần chấm dứt. Tuy nhiên, cần phải tiêm hai lần/năm để tránh sự tái phát bệnh, vì thuốc chỉ mang tính tạm thời trong một khoảng thời gian và không có tác dụng lâu dài. 4. Những biện pháp giúp ngăn chặn mồ hôi chân Dưới đây là một số mẹo giúp ngăn chặn và phòng tránh đổ mồ hôi chân tiết quá nhiều: Tránh mang những đôi giày mà bên trong làm bằng vật liệu tổng hợp. Ưu tiên mang tất với chất liệu là sợi tự nhiên. Tránh đi giày quá chật khiến bàn chân và ngón chân bị khó chịu. Thay giày thường xuyên và tất mỗi ngày, điều này giúp thông thoáng, ngăn chặn mùi hôi và đặc biệt là sự phát triển của vi khuẩn. Đối với các vận động viên, nên sử dụng các loại tất có sợi được xử lý đặc biệt, giúp thoát mồ hôi, bằng cách giữ cho bàn chân khô ráo và tránh hình thành mùi hôi nhờ được xử lý diệt khuẩn. Ngoài ra, có thể áp dụng một số biện pháp nhằm hạn chế mồ hôi chân như sau: Trà: hãy ngâm chân bằng trà, trà có nhiều lợi ích, bao gồm cả việc giải phóng axit tannic, là giải pháp lý tưởng để hạn chế mồ hôi. Phấn rôm em bé với công dụng là hút ẩm, kiềm dầu, khử mùi, an toàn với mọi làn da, là một giải pháp giúp khắc phục mồ hôi chân, tay. Giấm táo: hạn chế dầu thừa và mồ hôi ở tay chân, trộn giấm táo với nước để ngâm tay, chân 2 lần mỗi ngày, sau đó rửa sạch. Lên thực đơn dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh: cần bổ sung Magie, Vitamin B vào mỗi bữa ăn hằng ngày, hạn chế ăn thức ăn cay nóng, chế biến sẵn.;;;;;1. Tổng quan về bệnh đổ mồ hôi tay chân Hội chứng đổ mồ hôi tay chân có thể khiến cho người mắc bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Đôi khi chúng còn gây nên những phiền toái trong công việc và giao tiếp hàng ngày. Đây có thể là dấu hiệu của chứng bệnh bị tăng tiết mồ hôi với nguyên nhân chính là bị rối loạn hệ thần kinh thực vật. Chứng bệnh nguyên phát này thường xuất hiện ngay từ khi bạn đang đi học và chúng có tính di truyền trong gia đình. Cho đến khi trưởng thành, chứng bệnh này không những không giảm bớt mà ngược lại càng nặng hơn. Mồ hôi xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau, đặc biệt là vùng dưới cánh tay, sau lưng, trán,... Bên cạnh đó, thì chứng ra nhiều mồ hôi ở tay hoặc chân còn có thể là dấu hiệu để nhận biết một vài loại bệnh lý như bệnh cường giáp hoặc bị nhiễm độc,... Tay chân bị đổ mồ hôi nhiều mặc dù không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe thế nhưng chúng lại ảnh hưởng khá lớn đều đời sống hàng ngày. Người bệnh thường xuyên cảm thấy khó chịu và bất tiện hơn trong công việc và đặc biệt là thiếu tự tin khi giao tiếp. Chứng bệnh mồ hôi tay chân thường là do bị rối loạn thần kinh thực vật. Trong đó, chứng bệnh thứ phát phổ biến hơn và chủ yếu là tiết mồ hôi khu trú ở khu vực lòng bàn tay, ở lòng bàn chân, dưới cánh tay, mặt hoặc đầu. Tình trạng này bắt đầu ngay từ giai đoạn trước khi dậy thì. Sau đó, chứng bệnh sẽ trở nặng hơn và đi cùng chúng ta đến hết cuộc đời. Tình trạng đổ mồ hôi thứ phát có thể khiến cho toàn thân của người bệnh đổ mồ hôi nhiều hơn. Những nguyên nhân của chứng bệnh thứ phát này điển hình như: 2.1. Thiếu dưỡng chất Các loại vitamin và khoáng chất là những yếu tố rất quan trọng đối với sức khỏe của cơ thể. Khi thiếu hụt những dưỡng chất này, cơ thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo như ra nhiều mồ hôi ở tay và chân ngay cả khi trời lạnh. Bạn nên hạn chế những loại thực phẩm được chế biến sẵn hoặc những loại đồ ăn có nhiều chất bảo quản. Thay vào đó, bạn cần xây dựng một chế độ ăn phù hợp nhiều dưỡng chất hơn để cung cấp cho cơ thể. 2.2. Bị bệnh cường giáp Tất cả những phản ứng trao đổi chất diễn ra khi mắc cường giáp sẽ bị rối loạn nếu tuyến giáp hoạt động quá công suất. Điều này sẽ khiến cho cơ thể đốt cháy một lượng calo quá nhiều. Từ quá trình này, một lượng nhiệt lớn được tạo ra khiến cho cơ thể tự động đổ nhiều mồ hôi hơn thông thường. Trong trường hợp, người bệnh bị chứng tăng tiết mồ hôi ở tay và chân vì bệnh cường giáp thì sẽ có những dấu hiệu nhận biết cụ thể như: Thường xuyên hồi hộp, bị đánh trống ngực, tay bị run, cân nặng sụt giảm nhanh chóng, mắt bị lồi,... 2.3. Bị nhiễm độc Vì điều kiện và tính chất công việc hoặc bất cứ nguyên nhân nào mà bạn phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường có nhiều hóa chất độc hại có thể khiến cho cơ thể bị nhiễm phải những chất độc này. Khi đó, cơ thể sẽ tự động phản ứng lại với vấn đề này bằng việc tiết ra một lượng mồ hôi nhiều hơn thông thường để có thể đào thải những loại độc tố này ra ngoài. 2.4. Bị tăng tiết mồ hôi thứ phát Chứng bệnh mồ hôi tay chân xuất hiện cũng có thể là do bạn đang bị tăng tiết mồ hôi thứ phát. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do nhiệt độ môi trường quá thấp, bị bỏng lạnh, bị mắc bệnh u tuyến yên, cơ thể bị thiếu máu bất sản hoặc bị lao phổi,... Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến kể trên thì nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chứng đổ mồ hôi nhiều ở tay hoặc chân vào mùa đông còn là dấu hiệu nhận biết sớm của ung thư máu. Đây là một loại bệnh ung thư bạch cầu vô cùng nguy hiểm, chúng có thể gây rối loạn những hoạt động ở bên trong cơ thể. Hoạt động bài tiết khiến cho tay và chân đổ nhiều mồ hôi hơn cũng là một trong những vấn đề của căn bệnh quái ác này. 3. Những ảnh hưởng xấu của chứng mồ hay tay chân Việc ra nhiều mồ hôi tay chân mặc dù không có tác động xấu đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của người bệnh. Khi tay chân luôn ở trong tình trạng ẩm ướt cũng sẽ khiến cho bệnh nhân ngại tiếp xúc và gặp khó khăn khi làm việc. Một số trường hợp, khi ra mồ hôi ở chân và tay quá nhiều người bệnh còn cảm thấy màu sắc vùng da này thay đổi. Ở lòng bàn chân nếu ra mồ hôi quá nhiều còn có thể khiến cho chân bị hôi. Lâu dần, mồ hôi còn khiến cho da tay chân bị bong tróc và dễ bị nấm hơn. Ngoài những vấn đề kể trên, một vài vấn đề trong cuộc sống cũng bị ảnh hưởng không ít như: Không tự tin khi giao tiếp hoặc tiếp xúc với những người khác. Mồ hôi ra nhiều còn làm xuất hiện các mùi hôi vô cùng khó chịu ở trên cơ thể, khiến họ ngại giao tiếp với những người khác. Nhiều trường hợp bị ức chế tâm lý, tình tình nóng nảy hơn làm ảnh hưởng đến đời sống cũng như công việc hàng ngày của họ. Đây còn có thể là dấu hiệu nhận biết và chẩn đoán của nhiều loại bệnh lý khác. Nếu người bệnh không phát hiện sớm để điều trị thì chúng sẽ ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe sau này. Việc tay chân đổ nhiều mồ hôi với một số trường hợp là vì bị rối loạn thần kinh giao cảm, ở những trường hợp khác lại là dấu hiệu nhận biết bệnh lý. Chứng đổ mồ hôi này sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đời sống cũng như các hoạt động giao tiếp hàng ngày. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà chứng bệnh đổ mồ hôi này sẽ có những cách điều trị khác nhau. Đối với chứng thứ phát, người bệnh cần phải được điều trị dứt điểm những bệnh lý hiện đang mắc phải. Trong khi đó, với chứng bệnh nguyên phát với nguyên nhân là do rối loạn thần kinh giao cảm thì bác sĩ sẽ khuyến khích người bệnh đốt hạch giao cảm.
question_410
Khi nào cần điều trị phình giáp và phương pháp nào hiệu quả?
doc_410
Những dấu hiệu bất thường của tuyến giáp nói chung và phình giáp nói riêng đã và đang trở thành nỗi lo của rất nhiều người. Tùy vào kích thước, sự phát triển của tuyến giáp mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị khác nhau. Hiểu đúng về tình trạng phình giáp Tuyến giáp có lẽ là cơ quan nội tiết đã quá quen thuộc với mỗi người. Vị trí của chúng nằm ở giữa vùng cổ trước, hình cánh bướm và được cấu tạo bởi hai thùy trái và phải do eo tuyến giáp nối liền. Không chỉ có chức năng chính là sản xuất hormone, tuyến giáp còn đảm nhiệm vai trò như một chất dẫn truyền và hoạt động của các tế bào, các mô trong cơ thể đều sẽ phụ thuộc vào cơ quan này. Bởi vì mang trong mình nhiều trọng trách như vậy nên tuyến giáp cũng rất dễ “mắc bệnh” nếu không được chăm sóc đúng cách. Trong đó, phình giáp là bệnh lý phổ biến nhất. Thể tích tuyến giáp ở mỗi độ tuổi, mỗi giới sẽ có sự khác biệt. Cụ thể ở nam giới là 25ml, nữ giới là 18ml, trẻ trong độ tuổi từ 13 - 14 sẽ giao động từ 8 - 10 ml và 3ml đối với trẻ em từ 3 - 4 tuổi. Ngoài ra, thể tích tuyến giáp ở trẻ sơ sinh sẽ rơi vào khoảng 0,8 - 1,5 ml. Như vậy, khi vượt quá giới hạn trên, thể tích tuyến giáp được xem là bất bình thường hay còn gọi là phình giáp. 2. Các dạng của phình giáp Phình giáp là bệnh lý ngày càng phổ biến và xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Không những khiến cho vùng cổ to lên bất thường gây mất thẩm mỹ mà còn xuất hiện các triệu chứng khác như khó nuốt, khó thở, khàn tiếng. Phình giáp được chia thành 3 dạng chính. Khi đến bệnh viện, bệnh nhân sẽ được tiến hành các xét nghiệm cần thiết để có thể điều trị phình giáp hiệu quả. Dạng nhân: Đây là một dạng phình giáp do sự phát triển của khối u bất thường bên trong tuyến giáp. Đó có thể là khối u đơn hoặc đa nhân song ác tính hay lành tính thì cần phải thăm khám và xét nghiệm để kịp thời loại bỏ, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Dạng lan tỏa: Bệnh lý này có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện nhanh chóng. Biểu hiện là cổ sưng to cân đối cả hai bên. Dạng đơn thuần: Có thể nói đây là tình trạng phổ biến nhưng an toàn nhất. Trong trường hợp này, bệnh nhân chỉ cần ăn uống bổ sung i-ốt vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày chứ không cần can thiệp các phương pháp điều trị quá nặng nề. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ điều trị phình giáp theo các hướng khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chính mà bạn nên biết: Thiếu hụt i-ốt trong chế độ ăn uống là nguyên nhân phổ biến nhất mà phần lớn bệnh nhân phình giáp đều gặp phải. Bởi lẽ, i-ốt đóng vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone. Do đó, khi lượng i-ốt không được nạp vào cơ thể một lượng vừa đủ, chức năng của tuyến giáp cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ăn quá nhiều thức ăn có chứa Goitrogens. Đây là một chất có khả năng cản trở quá trình tổng hợp hormone và có trong nhiều thực phẩm mà bạn đang ăn hàng ngày chẳng hạn như súp lơ, bắp cải. Phình giáp có thể do sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại khiến cho tuyến giáp bị viêm nhiễm và sưng đau. Đây cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như Graves, Hashimoto, hội chứng Plummer - Vinson hay nguy hiểm hơn nữa là ung thư tuyến giáp. Phác đồ điều trị phình giáp sẽ phụ thuộc vào mức độ phình giáp và những nguyên nhân gây bệnh. Do đó, khi phát hiện một trong những triệu chứng vừa kể trên, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn và can thiệp từ sớm. Nếu xét nghiệm chức năng tuyến giáp cho ra kết quả bình thường và chỉ bị phình giáp đơn thuần thì bạn chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Đồng thời cũng cần tái khám 6 tháng/lần để đảm bảo tình trạng đã ổn định chưa và có cần tiến hành điều trị hay không. Bên cạnh đó, nếu phình giáp đến từ những nguyên nhân bệnh lý như ung thư tuyến giáp thì việc điều trị là giải pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe, loại bỏ những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Hiện nay có 3 phương pháp điều trị phổ biến nhất bao gồm phẫu thuật nội soi, phẫu thuật cắt laser và cuối cùng là điều trị bằng sóng cao tần. Phẫu thuật nội soi Đây là một can thiệp ngoại khoa được bác sĩ chỉ định với khối u có kích thước nhỏ hơn 3cm và có dưới 3 u nhằm loại bỏ khối u ra khỏi cơ thể. Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ phải xác định vị trí và kích thước của khối u thông qua chẩn đoán hình ảnh. Sau khi phẫu thuật nội soi, triệu chứng phụ thường gặp nhất là chảy máu nên bệnh nhân cần theo dõi sức khỏe tối thiểu 5 ngày trước khi xuất viện. Bên cạnh đó cũng không quên tái khám định kỳ. Phẫu thuật cắt laser Đây là phương pháp điều trị phình giáp sử dụng tia laser để loại bỏ tế bào u đối với khối u nhỏ mới hình thành trong giai đoạn khởi phát. Phẫu thuật cắt laser được đánh giá là phương pháp có thời gian điều trị nhanh nhất (7 - 10 ngày) cũng như an toàn nhất. Sử dụng sóng cao tần Bác sĩ sẽ sử dụng sóng cao tần để đốt bướu tuyến giáp đối với những khối u lành tính, kích thước nhỏ hơn 3cm. Sau khi siêu âm, chẩn đoán hình ảnh để theo dõi sự phát triển cũng như kích thước của khối u, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị y tế chuyên dụng để loại bỏ khối u trong tuyến giáp. Như vậy, trên đây là 3 phương pháp điều trị phình giáp phổ biến nhất hiện nay. Song bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần chăm sóc sức khỏe tại nhà bằng cách xây dựng thực đơn dinh dưỡng lành mạnh và tránh xa những loại thực phẩm không được phép sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
doc_61043;;;;;doc_43228;;;;;doc_59759;;;;;doc_40977;;;;;doc_45315
Phình tuyến giáp là hiện tượng mô tuyến giáp phát triển vượt quá mức cho phép khiến vùng cổ của người mắc bệnh bị phình to bất thường. Phình tuyến giáp khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, vướng víu cổ họng, khó nuốt, khó thở,… Tuy là căn bệnh tuyến giáp lành tính nhưng phình tuyến giáp lại gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và thẩm mỹ của người mắc bệnh. Các phương pháp điều trị phình tuyến giáp được sử dụng phổ biến hiện nay đó là: laser bướu cổ, điều trị bằng sóng cao tần, phẫu thuật nội soi hay phẫu thuật mở hoặc i-ốt phóng xạ. I-ốt phóng xạ có tác dụng thu nhỏ tuyến giáp, giảm thiểu lượng hooc môn dư thừa và không gây hại cho các tế bào khác bên trong cơ thể. Các loại trái cây mọng nước Theo các chuyên gia y tế, các loại trái cây mọng nước chứa nhiều chất chống oxy hóa và các vitamin có lợi cho sức khỏe. Các chất chống oxy hóa có trong các loại quả mọng hỗ trợ hoạt động và giải độc cho tuyến giáp. Vì thế, người bị phình tuyến giáp, ung thư tuyến giáp,… nên bổ sung thêm các loại trái cây này vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Một số loại trái cây mọng nước đó là: nho, dâu tây, mâm xôi,… Các loại rau có màu xanh đậm Rau xanh luôn là nhóm thực phẩm cần thiết và rất tốt cho cơ thể đặc biệt là các loại rau có nhiều màu xanh. Trong các loại rau có màu xanh đậm có chứa nhiều vitamin A, K và nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể, duy trì hoạt động của tuyến giáp. Hơn nữa, nhóm thực phẩm này còn chứa nhiều magie - chất giúp cải thiện tình trạng rối loạn nhịp tim, mệt mỏi do phải chịu ảnh hưởng của tuyến giáp. Vì vậy, dù là người bị phình tuyến giáp hay người bình thường thì cũng nên ăn nhiều rau xanh. Một số loại rau xanh có màu xanh đậm đó là: rau ngót, rau muống, rau bina, rau diếp cá,… Thực phẩm giàu i-ốt I-ốt là chất giúp cân bằng hooc môn tuyến giáp, làm hạn chế khả năng phát triển của khối u tuyến giáp đặc biệt là giảm phình tuyến giáp. Bởi thế, nếu hỏi phình tuyến giáp nên ăn gì thì không thể thiếu nhóm thực phẩm giàu i-ốt. Có thể nói, đây là nhóm thực phẩm rất cần thiết cho người bị phình tuyến giáp. Những thực phẩm giàu i-ốt đó là: rong biển, tảo, hải sản có vỏ,… Sữa chua Sữa chua là một chế phẩm từ sữa có chứa nhiều lợi khuẩn rất tốt cho sức khỏe. Sữa chua giàu vitamin D, Probiotic giúp tuyến giáp hoạt động tốt hơn. Điều này rất có lợi cho người bị phình tuyến giáp nói riêng và các bệnh về tuyến giáp nói chung. Đó còn chưa kể, sữa chua giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, trơn tru hơn. Như vậy, nếu bạn chưa biết phình tuyến giáp nên ăn gì thì sữa chua là đáp án mà bạn đừng nên bỏ qua. Hải sản Cá, tôm, hải sản là nhóm thực phẩm chứa nhiều Omega 3, kẽm, vitamin,… cần thiết cho hoạt động của tuyến giáp và người bị phình tuyến giáp. Người bị phình tuyến giáp nên bổ sung thêm các loại thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày để hỗ trợ điều trị phình tuyến giáp đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, các bạn cần phải lưu ý tới nguồn gốc của hải sản, tránh sử dụng các loại hải sản không rõ nguồn gốc hoặc để lâu. Bên cạnh việc tìm hiểu phình tuyến giáp nên ăn gì, người bệnh cũng cần biết mình cần kiêng gì để không khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn hoặc ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Người bị phình tuyến giáp nên kiêng những thực phẩm sau đây: Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh Thực phẩm chế biến sẵn đóng hộp, đồ ăn nhanh thường có chứa các chất bảo quản hoặc nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe của người bị phình tuyến giáp. Hơn nữa, nhóm thực phẩm này cũng không tốt cho hệ tiêu hóa, ảnh hưởng xấu đến dạ dày. Vì thế, người bị phình tuyến giáp, mắc các bệnh về tuyến giáp nên tránh xa những thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhanh. Thực phẩm nhiều đường, chất tạo ngọt Đường và các chất tạo ngọt gây ảnh hưởng rất lớn đến tuyến giáp và quá trình điều trị phình tuyến giáp. Đây cũng là lý do các chuyên gia về bệnh khuyên người bệnh không nên ăn thực phẩm chứa nhiều đường và các chất tạo ngọt để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Nội tạng động vật Người bị phình tuyến giáp phải tuyệt đối không sử dụng nội tạng động vật để tránh ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh phình tuyến giáp. Nội tạng động vật có chứa nhiều axit lipoic ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp. Với những người khỏe mạnh, sử dụng nhiều thực phẩm này có thể gây ra các bệnh về tuyến giáp. Với người đã bị bệnh về tuyến giáp, nếu tiếp tục sử dụng chúng sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng và rất khó điều trị dứt điểm. Rượu, bia và các chất kích thích Rượu, bia và các chất kích thích gây rối loạn hoạt động của tuyến giáp, làm kéo dài thời gian điều trị phình tuyến giáp với những biến chứng khó điều trị. Chưa kể, việc sử dụng rượu, bia và các chất kích thích ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và các bộ phận khác trên cơ thể. Chính vì vậy, người bị phình tuyến giáp cần tuyệt đối tránh xa rượu,bia và các chất kích thích khác. Trên đây là những thông tin về “Người bị phình tuyến giáp nên ăn gì và kiêng gì” mà các bạn có thể tham khảo, đặc biệt là những người bị phình tuyến giáp. Với những thông tin này hy vọng các bạn đã nắm được những gì nên và không nên ăn để có chế độ dinh dưỡng phù hợp, giúp ích cho quá trình điều trị phình tuyến giáp đạt hiệu quả như mong muốn.;;;;;Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học là điều hết sức cần thiết đối với người mắc bệnh phình tuyến giáp, giúp hỗ trợ điều trị và ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Hiện tượng mô tuyến giáp phát triển quá mức cho phép khiến vùng cổ bị phình to bất thường được gọi là bệnh phình tuyến giáp. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ gặp phải những cảm giác khó chịu, khó thở, khó nuốt, vướng víu ở cổ họng,… Tuy phình tuyến giáp là căn bệnh lành tính nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt cũng như tính thẩm mỹ của người mắc bệnh. Trong y học hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị phình tuyến giáp, điển hình như laser bướu cổ, điều trị bằng sóng cao tần, phẫu thuật mở, phẫu thuật nội soi hoặc I ốt phóng xạ. Phình tuyến giáp nên ăn gì luôn là thắc mắc, băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân mắc phải căn bệnh này. Dưới đây là những thực phẩm bạn nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày của mình: - Các loại quả mọng nước: Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế, chất chống oxy hóa và các vitamin có trong những loại trái cây mọng nước rất có lợi cho sức khỏe, giúp hỗ trợ hoạt động và giải độc cho tuyến giáp. Do đó, người mắc bệnh phình tuyến giáp hay ung thư tuyến giáp,… đừng quên bổ sung các loại quả mọng nước vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày, chẳng hạn như nho, dâu tây, mâm xôi, cà chua,… - Những loại rau xanh đậm màu: Rau xanh, nhất là những loại rau lá xanh đậm màu luôn là nhóm thực phẩm rất tốt và cần thiết cho cơ thể,. Các loại rau có màu xanh đậm chứa nhiều vitamin A, K và khoáng chất có lợi cho sức khỏe, đảm bảo quá trình trao đổi chất trong cơ thể, duy trì hoạt động của tuyến giáp tốt hơn. Ngoài vitamin A, K, khoáng chất, trong rau xanh đậm màu còn chứa hàm lượng magie cao, giúp cải thiện đáng kể tình trạng rối loạn nhịp tim, mệt mỏi do phải chịu ảnh hưởng của tuyến giáp. Chính vì vậy, dù mắc bệnh phình tuyến giáp hay không thì cũng nên ăn nhiều rau xanh. Một số rau có màu xanh đậm được bác sĩ khuyên dùng gồm rau diếp cá, rau bina, rau muống, rau ngót, cải xanh. - Sữa chua: Sữa chua là một trong những chế phẩm từ sữa chứa rất nhiều lợi khuẩn có lợi cho sức khỏe. Nhờ hàm lượng vitamin D, probiotic có trong sữa chua, giúp đảm bảo chức năng tuyến giáp hoạt động tốt hơn nên rất tốt cho bệnh nhân mắc bệnh phình tuyến giáp nói riêng và các bệnh về tuyến giáp nói chung. Bên cạnh đó, thực phẩm này còn có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, trơn tru hơn. Như vậy, nếu bệnh nhân phình tuyến giáp chưa biết nên ăn gì thì sữa chua là đáp án bạn không nên bỏ qua. - Các loại hải sản: Cá ngừ, cá trích, cá thu, tôm, ốc, hàu,… là những loại thực phẩm chứa nhiều hàm lượng Omega 3, kẽm, vitamin rất cần thiết cho cơ thể và hoạt động của tuyến giáp. Vì vậy, người mắc bệnh tuyến giáp đừng quên bổ sung thêm các loại thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày để hỗ trợ quá trình điều trị tuyến giáp đạt hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên, khi mua hải sản, bạn nên lựa chọn thật kỹ càng, đảm bảo thực phẩm được tươi, ngon, xuất xứ rõ ràng, tránh sử dụng các loại hải sản để lâu, không rõ nguồn gốc xuất xứ. - Nhóm thực phẩm giàu I ốt: - Thịt hữu cơ: - Các loại hạt: Một số loại hạt như hạt điều, hạt bí, hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt dẻ,… đều được xem là nguồn thực phẩm giàu magie, rất tốt cho sức khỏe, giúp cung cấp cho cơ thể protein thực vật, đồng, kẽm, các vitamin thiết yếu như E, B,... nhờ đó tuyến giáp hoạt động tốt hơn, đặc biệt phù hợp với những trường hợp mắc bệnh phình tuyến giáp.;;;;;Phình tuyến giáp đa hạt là một tình trạng y tế đặc biệt, khiến tuyến giáp phát triển vượt ra khỏi kích thước bình thường và có nhiều nhân giáp. Điều này có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và đòi hỏi sự chăm sóc và quản lý đúng đắn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân của tình trạng này, cũng như cách phát hiện và đối phó với phình giáp đa hạt. Bệnh phình giáp đa hạt là một tình trạng y tế đặc biệt của tuyến giáp, trong đó nhân giáp – một dạng nhân cứng tạo ra từ tế bào mô tuyến giáp – phát triển quá mức, tạo thành mô này khác biệt so với các mô tuyến giáp thông thường. Mặc dù thuật ngữ “phình đa giáp hạt” đã gặp tranh cãi vì một số trường hợp có nhiều nhân giáp mà kích thước không lớn, nên chỉ được gọi là “đa nhân giáp” thay vì “phình giáp đa hạt”. Tình trạng phình tuyến giáp đa hạt có thể ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp, có thể làm tăng cường hoặc suy giảm chức năng này, gây ra các triệu chứng suy giáp hoặc cường giáp toàn thân. Trong trường hợp bướu đa nhân, mà còn được biết đến là phình giáp đa hạt độc hoặc bệnh plummer, có thể xuất hiện các vấn đề liên quan đến sự cường giáp, ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung. Bệnh phình tuyến giáp đa hạt 2. Nguyên nhân gây phình tuyến giáp đa hạt Bệnh phình tuyến giáp đa hạt xuất phát chủ yếu từ tình trạng phình tuyến giáp đơn thuần, khi tuyến giáp phát triển to mà không có sự xuất hiện của nhân giáp. Tuy nhiên, nhiều nguyên nhân khác cũng có thể góp phần vào sự hình thành của bệnh này, bao gồm: 2.1. Chế độ ăn thiếu I- ốt gây phình tuyến giáp đa hạt Thiếu iod đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp. Chế độ ăn chứa ít iod có thể dẫn đến bướu giáp đa nhân và cũng là nguyên nhân của nhiều vấn đề tuyến giáp khác. 2.2. Bệnh Basedow gây phình tuyến giáp đa hạt Bệnh này là một rối loạn hệ miễn dịch, khiến cơ thể sản xuất kháng thể tương tự như hormone cường giáp TSH. Sự tăng hoạt động của tuyến giáp và việc sản xuất nhiều hormone T3 và T4 dẫn đến sự phát triển của nhân giáp, tạo nên phình tuyến giáp đa hạt.\ 2.3. Nang giáp Nang giáp là một loại u nang lành tính chiếm khoảng 20% nguyên nhân gây phình giáp đa hạt. Nang giáp đa hạt có thể chứa nhiều “nang” nhỏ hơn, đó là các kết tủa chứa chất lỏng hoặc chất rắn trong tuyến giáp. Những nang này có thể tự nhiên hay là kết quả của sự biến đổi u giáp. Mặc dù không nguy hiểm, nhưng cần được theo dõi định kỳ để đảm bảo không có sự tăng trưởng bất thường. 2.4. Mô giáp phát triển chậm hoặc nhanh bất thường Sự phát triển không đồng đều của mô giáp có thể tạo điều kiện cho sự hình thành của phình tuyến giáp đa hạt. 2.5. Lưu ý quan trọng – Đa số các trường hợp phình tuyến giáp đa hạt là lành tính, chỉ một phần nhỏ có nguy cơ phát triển thành khối u ác tính. – Việc duy trì chế độ ăn giàu iod, định kỳ kiểm tra tuyến giáp và thăm bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng là quan trọng để phòng ngừa và điều trị tình trạng này. 3. Cách chẩn đoán phình tuyến giáp đa hạt Phương pháp chẩn đoán bệnh phình tuyến giáp đa hạt thường bao gồm các xét nghiệm và kỹ thuật hình ảnh chuyên sâu để đánh giá hoạt động và cấu trúc của tuyến giáp. 3.1. Xét nghiệm máu – Kiểm tra nồng độ hormone giáp trong máu để đánh giá hoạt động của tuyến giáp. – Xác định mức độ TSH (hormone kích thích tuyến giáp) để đưa ra thông tin về chức năng tuyến giáp. Xét nghiệm TSH 3.2. Chụp X-quang Sử dụng tia X để đánh giá hình dạng của tuyến giáp và xác định sự chèn ép của nhân giáp. Cung cấp thông tin về kích thước và vị trí của tuyến giáp, đồng thời đánh giá mức độ tăng trưởng và sự chèn ép. 3.3. Xạ hình tuyến giáp Hình ảnh chụp cắt lớp giúp đánh giá mô tuyến giáp để phân biệt giữa mô lành tính và mô ác tính. Xác định các biểu hiện của bướu giáp và đánh giá tính chất của chúng. 3.4. Siêu âm giáp – Kỹ thuật quan trọng trong việc chẩn đoán nhân giáp. – Xác định hình dạng và đặc tính của nhân giáp, giúp phân biệt giữa nhân giáp lành tính và ác tính. – Siêu âm doppler có thể ghi nhận mạch ngoại vi, giúp đánh giá tưới máu và hoạt động của nhân giáp. 3.5. Biểu hiện trên siêu âm – Nhân giáp lành tính thường có hình dạng xốp hoặc tổ ong, viền halo giảm âm xung quanh và tăng âm đồng nhất. – Nhân giáp ác tính có biểu hiện nốt đặc giảm âm, vi vôi hóa, và trục dọc. – Hình ảnh siêu âm cũng giúp xác định sự tổn thương và di căn của nhân giáp. Phương pháp chẩn đoán kết hợp này giúp bác sĩ đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng tuyến giáp và xác định liệu phình tuyến giáp là bệnh lành tính hay cần can thiệp điều trị khác. 4. Cách điều trị phình tuyến giáp đa hạt Phương pháp điều trị bệnh phình giáp đa hạt phụ thuộc vào tính chất cụ thể của các nhân giáp, bao gồm lành tính hay ác tính, cường giáp hay suy giáp: 4.1. Theo dõi và kiểm tra y tế – Bệnh nhân cần tuân thủ lịch tái khám, xét nghiệm, thăm khám và siêu âm định kỳ để theo dõi tiến triển của các nhân giáp. – Quản lý tình trạng bằng cách theo dõi sự phát triển và xử lý kịp thời các vấn đề có thể phát sinh. 4.2. Liệu pháp hormone tuyến giáp Nếu xét nghiệm cho thấy tuyến giáp suy giảm hoạt động, bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp hormone thay thế để cân bằng hormone giáp trong cơ thể. 4.3. Phẫu thuật – Chỉ định khi các nhân giáp lành tính gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày hoặc thẩm mỹ. – Phẫu thuật toàn bộ hoặc một phần của tuyến giáp. 4.4. Đốt sóng cao tần (RFA) – Phương pháp không phẫu thuật được sử dụng để loại bỏ nhân giáp mà không cần mổ. – Sử dụng sóng cao tần để tiêu diệt mô nhân giáp một cách chính xác và an toàn. Quan trọng nhất là hợp tác chặt chẽ với bác sĩ để xác định và triển khai phương pháp điều trị phù hợp nhất.;;;;;loại phẫu thuật nào U tuyến giáp được chia làm 2 loại chủ yếu là đơn nhân và đa nhân. Đa nhân là trường hợp u có nhiều nhân lớn và nhân nhỏ rất khó thấy và phải nhờ đến siêu âm mới phát hiện được. Sự phát triển của các khối u này thường là do di chứng của viêm giáp hoặc phẫu thuật. Thành phần của u thường là chứa dịch hoặc đặc. trong đó 75 – 85% là đặc. Phương pháp mổ u tuyến giáp được áp dụng trong những trường hợp sau: Bướu giáp đơn thuần đơn nhân hoặc đa nhân sau điều trị nội khoa không hiệu quả Bướu có biến chứng gây chèn ép gây khó thở Mổ u tuyến giáp được chỉ định trong các trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả và tuyến giáp đã gây biến chứng Bướu phát triển nhanh, xuất huyết trong lòng bướu Bướu thể nhân nhu mô vì có thể gây ung thư hóa Cũng như các bệnh về tuyến giáp khác, để chẩn đoán chính xác căn nguyên u tuyến giáp thì cần làm xét nghiệm hormon và siêu âm tuyến giáp. Trong đó, xét nghiệm hormon sẽ giúp xác định xem có bị tăng trưởng cường giáp hay không. Siêu âm giúp xác định vị trí u tuyến giáp. Tiếp theo các bác sĩ thường lấy sinh thiết để xác định u lành tính hay ác tính. Với trường hợp ác tính thì nhân cứng, phát triển nhanh, nhân hiển thị tập trung khi chụp iốt phóng xạ. Tuy nhiên trường hợp này chỉ chiếm 5% các ca u tuyến giáp. Phương pháp điều trị u tuyến giáp Với mỗi loại u, tùy thuộc vào kích thước, tính chất, thành phần của u mà có điều trị thích hợp: – Với u lành: có thể tiến hành điều trị hoặc bỏ không. Vì nếu u nhỏ và không ảnh hưởng thì không cần điều trị, chỉ cần khám thường xuyên và xét nghiệm đầy đủ. Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp Trường hợp u lớn thì có thể sẽ phải điều trị thuốc hoặc phẫu thuật. Trong đó bác sĩ sẽ chỉ định điều trị thuốc trong 6 tháng trước, nếu u nhỏ đi thì có thể theo dõi tiếp, còn nếu lớn thêm thì có thể sẽ phải mổ sớm. Tuy nhiên với các u nước cần chọc thoát dịch, chủ yếu các u nang nước thường tự tiêu biến sau khi chọc dịch. – Với u ác hoặc đang bị nghi ngờ ác tính: Thông thường giải pháp cho u tuyến giáp ác tính là phẫu thuật. Nếu bệnh tiến triển nhanh, có thể sẽ phải xạ trị iốt phóng xạ hoặc cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của bệnh nhân. Vì vậy cần xem xét kĩ trước khi quyết định điều trị. Mổ u tuyến giáp cần phải được thực hiện tại các bệnh viện có chuyên khoa Ngoại với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Đặc biệt, với hệ thống phòng mổ vô khuẩn, trang thiết bị hiện đại sẽ giúp hỗ trợ đắc lực quá trình điều trị bệnh cho người bệnh, mang lại sự an toàn và hiệu quả cao sau phẫu thuật. Phòng ngừa và ngăn chặn tái phát Đối với các bệnh nhân bị mắc u tuyến giáp, cần luôn giữ tâm lý thư giãn thoải mái, không nên căng thẳng lo âu, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn. Người bệnh u tuyến giáp cần giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu để cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh Biện pháp phòng ngừa tốt nhất đối với bướu giáp đơn thuần là ăn muối i-ốt, ăn đồ biển, đặc biệt là rong biển (hải tảo, rong mơ). Ngoài ra, người bệnh cũng nên thay đổi lối sống lành mạnh để tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh từ bên trong cũng như bên ngoài cơ thể. Bệnh nhân bị bướu tuyến giáp nên ăn nhiều các món ăn chế biến từ hải tảo – một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, i-ốt và khoáng chất tự nhiên giúp làm mềm khối u, giảm viêm, sưng… hoặc sử dụng thực phẩm chức năng có thành phần chính là hải tảo để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bướu tuyến giáp hiệu quả.;;;;;Tuyến giáp rất quan trọng và cũng là vị trị có nguy cơ xuất hiện nhiều khối u, bướu, bao gồm cả bệnh nhân tuyến giáp. Nhân tuyến giáp thường không có triệu chứng điển hình, do đó, rất khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, nếu được điều trị nhân tuyến giáp đúng cách, người bệnh vẫn có thể được cải thiện sức khỏe nhanh chóng và hiệu quả. Tuyến giáp có nhân là một tình trạng cho thấy các tế bào của tuyến giáp đang hoạt động bất thường, có nguy cơ gây ảnh hưởng đến cấu trúc cũng như chức năng của tuyến giáp. Phần lớn, nhân tuyến giáp đều lành tính nhưng cũng có nhiều trường hợp nhân tuyến giáp có thể phát triển thành ung thư. Để xác định nhân tuyến giáp một cách chính xác nhất, bệnh nhân cần được thực hiện phương pháp siêu âm, CT Scanner. Rất khó để phát hiện nhân tuyến giáp bằng những triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cảnh giác với những triệu chứng sau: Khó thở do bướu to gây chèn ép khí quản, khàn tiếng do bướu to gây chèn ép các dây thần kinh và dây thanh quản, nuốt khó, đau rát cổ, vùng cổ to hoặc sờ thấy nhân ở cổ,… Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hình thành nhân tuyến giáp bao gồm: - Chế độ ăn thiếu iot: Chúng ta cần bổ sung lượng iot đầy đủ vì đây là yếu tố giúp cho tuyến giáp được hoạt động ổn định. Việc bổ sung thừa hay thiếu iot đều gây ảnh hưởng nhất định đến tuyến giáp. Trên thực tế khá nhiều trường hợp bị bướu cổ do thiếu iot. - Di truyền: Tình trạng đột biến gen là một trong những yếu tố nguy cơ có thể gây ra các bệnh lý về tuyến giáp. Rất nhiều trường hợp bị nhân tuyến giáp cũng có người thân mắc phải căn bệnh này hoặc một số bệnh về tuyến giáp khác như viêm giáp, u giáp,… - Tuổi và giới tính: Theo một số thống kê thì nữ giới có tỉ lệ bị bệnh cao hơn nam giới. Nguyên nhân có thể là do cấu tạo giải phẫu ở nữ giới. Phụ nữ thường phải trải qua nhiều giai đoạn thay đổi nội tiết tố, bao gồm dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, mang bầu, sinh con, quá trình cho con bú, thời kỳ mãn kinh,… nên nguy cơ mắc các bệnh về tuyến giáp có thể cao hơn nam giới. - Độ tuổi: Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh nhân tuyến giáp nhưng người trung niên, người cao tuổi là những đối tượng có nguy cơ bị bệnh cao hơn. 2. Một số phương pháp điều trị nhân tuyến giáp phổ biến Hiện nay, các phương pháp điều trị nhân tuyến giáp đang được áp dụng phổ biến là: Điều trị bằng Thyroxine Mục đích của phương pháp này là ức chế sự phát triển của nhân tuyến giáp. Phương pháp này thường được áp dụng với những trường hợp nhân tuyến giáp nhỏ không có khả năng phát triển thành ung thư và bệnh nhân còn trẻ tuổi. Khi điều trị bằng phương pháp này, bệnh nhân có thể bị giảm mật độ xương, loãng xương, đồng thời bệnh có thể tái phát sau điều trị. Phương pháp Thyroxine không được áp dụng đối với những bệnh nhân trên 60 tuổi, có tiền sử tim mạch, kích thước nhân tuyến giáp lớn và chỉ số TSH thấp,… Phẫu thuật Với những trường hợp có nhân tuyến giáp lớn, gây chèn ép lên khí quản và thanh quản có thể chỉ định áp dụng phẫu thuật bán phần tuyến giáp. Đối với những bệnh nhân phát hiện tế bào ung thư trong tuyến giáp cũng được chỉ định phẫu thuật hoàn toàn tuyến giáp. Phương pháp này đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn cao và trang thiết bị máy móc hiện đại. Chỉ cần một sai sót nhỏ trong quá trình điều trị cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như liệt dây thần kinh thanh quản quặt ngược, vết mổ sâu, gây để lại sẹo và mất thẩm mỹ,… Dùng Iốt phóng xạ Phương pháp này thường được áp dụng đối với những bệnh nhân có bướu nhân hoạt động hay những trường hợp bệnh nhân có kèm theo cường giáp. Đây là phương pháp có thể gây ra một số biến chứng như suy giáp, viêm tuyến giáp hay nhiễm độc phóng xạ. Do đó, sau điều trị, bệnh nhân cần thường xuyên tái khám để được theo dõi sức khỏe. Điều trị nhân tuyến giáp bằng Iốt phóng xạ chống chỉ định với phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú. Tiêm cồn qua da Cồn sẽ được tiêm qua da với sự hỗ trợ, hướng dẫn của máy siêu âm. Cồn tác dụng đến các mạch máu và phá hủy nhân tuyến giáp. Phương pháp này thường được áp dụng với những trường hợp nhân lành tính và có kích thước nhỏ. Điều trị nhân tuyến giáp bằng sóng cao tần Đây là phương pháp hiện đại và mang lại hiệu quả cao. Các nhân giáp lành tính sẽ được thu nhỏ lại bằng những dòng điện tần số cao. Ưu điểm của phương pháp này là giảm nguy cơ tái phát bệnh. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân không cần thực hiện gây mê và có khả năng phục hồi nhanh sau điều trị. Bệnh nhân ít có nguy cơ biến chứng sau điều trị. Tuy nhiên phương pháp này không phù hợp với những trường hợp có nhân tuyến giáp ác tính. Sử dụng tia laser Đây cũng là một trong những phương pháp hiện đại nhất và chỉ được áp dụng với những trường hợp nhân tuyến giáp lành tính. Đối với những trường hợp bệnh chuyển sang ác tính thì phương pháp này không còn phù hợp nữa. Do không cần gây mê trong quá trình điều trị nên bệnh nhân sẽ hạn chế được một số nguy cơ như mất giọng, khản tiếng, chảy máu,… Bên cạnh đó, phương pháp này cũng được đánh giá là có tính thẩm mỹ cao, không để lại sẹo, đồng thời, bệnh nhân cũng có thể bình phục khá nhanh. Đa số bệnh nhân có thể xuất viện chỉ sau điều trị từ 1 đến 2 ngày.
question_411
Chụp X - quang khi không biết mang thai nguy hiểm như thế nào?
doc_411
1. Nguy cơ có thể gặp nếu chụp X-quang khi không biết mang thai Thông thường, nếu chỉ chụp X-quang một lần thì những nguy cơ có thể gặp phải rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, trường hợp thai phụ chụp X-quang khi không biết mang thai nhiều lần trong thời gian ngắn sẽ tiềm ẩn những nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Lý giải cho điều này là bởi một số tế bào trong cơ thể có thể bị tia X làm tổn thương, nếu nghiêm trọng về sau có thể tiến triển thành ung thư. Liều bức xạ tia X luôn được giữ ở mức tối ưu nhất để có thể thu được hình ảnh rõ nét nhất cũng như đồng thời đảm bảo sức khỏe của người chụp. Tuy nhiên, nếu không thực sự cần thiết thì không nên chụp X-quang khi mang thai vì có thể dẫn đến những ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó để tránh trường hợp chụp X-quang khi không biết mang thai, thường thì các bác sĩ sẽ hỏi xem người chụp có đang mang thai không rồi mới đưa ra quyết định thực hiện thủ thuật này. 2. Ảnh hưởng của tia X đến thai nhi nếu chụp X-quang 2.1. Cơ chế tác động của tia X đến thai nhi Mức độ và khả năng ảnh hưởng của tia X trong chụp X-quang đối với sức khỏe con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian tiếp xúc, liều tia, số lần nhận tia,... Có một điều mọi người cần biết là chúng ta trong cuộc sống hàng ngày vẫn có thể bị ảnh hưởng từ các nguồn bức xạ xung quanh chứ không chỉ riêng trong chụp X-quang. So với bức xạ được dùng để điều trị thì chụp X-quang thường có liều thấp hơn. Do đó, cũng sẽ có sự khác nhau về mức độ nguy hại khi tiếp xúc với tia X. Trong trường hợp chụp X-quang khi không biết mang thai các cơ quan như phổi, tim thì nguy cơ dị tật bẩm sinh là rất thấp bởi tia X không được chiếu vào vùng bào thai, nếu có thì chỉ có một số tia thứ cấp có thể chạm tới nhưng với liều rất nhỏ. 2.2. Mức độ ảnh hưởng của tia X đối với thai nhi Với cùng 1 liều bức xạ, tùy thuộc vào giai đoạn tuổi thai mà mức độ nguy hại của tia X gây ra đối với thai nhi cũng có sự khác nhau: - Chụp X-quang khi mang thai 1 tuần: chưa có nghiên cứu rõ ràng về ảnh hưởng của tia X đến giai đoạn này. - Chụp X-quang khi mang thai 2 tuần - 7 tuần: có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nếu liều bức xạ cao. - Chụp X-quang khi mang thai 8 - 40 tuần: có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nếu liều bức xạ cao. Bên cạnh tuổi thai, mức độ ảnh hưởng của tia X đến thai nhi cũng phụ thuộc vào vị trí cơ quan được chụp. Cụ thể như: - Chụp X-quang vùng bụng, khung chậu, chậu: với liều bức xạ từ 0,1 - 1, thai nhi có tỷ lệ thương tổn là 1/100000 - 1/10000. - Chụp X-quang vùng đầu, ngực: liều bức xạ 0,001 - 0,0001 - tỷ lệ thương tổn thai nhi là dưới 1/1000000. - Chụp X-quang vùng thắt lưng, cột sống: liều bức xạ 1 - 10, tỷ lệ thương tổn thai nhi từ 1/10000 - 1/1000. 2.3. Liều chụp tia X đối với thai nhi khi chụp X-quang - Thai nhi từ 2 - 8 tuần tuổi: tia X không có khả năng dẫn đến sảy thai, dị tật bẩm sinh hay làm cho thai nhi chậm phát triển đối với các liều chụp chẩn đoán, trừ trường hợp sử dụng liều lớn hơn 200 millisievert. - Thai nhi từ 8 - 15 tuần: hệ thần kinh trung ương của thai nhi bắt đầu phát triển và có những sự nhạy cảm nhất định đối với ảnh hưởng của tia X, nhưng chỉ với liều từ 300 millisievert trở lên. - Thai nhi trên 20 tuần tuổi: khả năng chịu đựng tia X của thai nhi tốt hơn trước vì các cơ quan đã phát triển hoàn toàn. Nhiều trường hợp nếu bắt buộc phải chụp X-quang khi mang thai thì thai phụ sẽ được che chắn bởi áo chì nhằm giảm thiểu sự phơi nhiễm của tia X đối với thai nhi. Để tránh tình trạng chụp X-quang ảnh hưởng đến thai nhi thì người chụp nếu nghi ngờ mang thai hoặc đang mang thai cần báo cáo trước với bác sĩ để được tư vấn và chỉ định chụp X-quang trong trường hợp thực sự cần thiết. Có thể thấy, tia X dù ít hay nhiều cũng có thể gây một số ảnh hưởng đối với thai nhi. Vì vậy, người chụp cần nắm rõ tình trạng hiện tại của mình để tránh trường hợp chụp X-quang khi không biết mang thai dẫn đến những ảnh hưởng không tốt.
doc_57002;;;;;doc_48181;;;;;doc_52644;;;;;doc_13644;;;;;doc_7963
Nhiều mẹ bầu khá hoang mang, hoảng hốt vì lỡ chụp X quang khi mới mang thai, lo lắng điều này sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy điều này có đúng không, hãy tham khảo bài viết dưới đây! X quang hay còn gọi tia X là một loại bức xạ mang năng lượng cao, có khả năng đâm xuyên qua nhiều loại vật chất kể cả những bề mặt cứng. Chụp X quang là phương pháp dựa trên tính chất của tia X nhằm dựng lại hình ảnh để khảo sát. Các chùm tia X xuất phát từ máy chụp sẽ đi xuyên qua cơ thể người, rồi tiếp tục đi sâu vào các bộ phận bên trong để tạo thành ảnh chụp. Nhờ vào những hình ảnh thu được, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán về các loại bệnh như: Bệnh về xương khớp, phổi hay các cơ quan khác trong cơ thể. Kỹ thuật chụp X quang cần được thực hiện trong điều kiện an toàn và phải đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn. Trước khi tiến hành, người chụp sẽ được kỹ thuật viên yêu cầu thực hiện một số tư thế như nằm, ngồi hoặc đứng để hình ảnh được ghi lại trở nên rõ nét nhất có thể. Riêng với chụp X quang phổi, người chụp bắt buộc phải nín thở. Trong quá trình chụp, phim X quang được đặt ở phía sau bộ phận cơ thể cần chụp, tia X sau khi xuyên qua bộ phận đó giữ nhiệm vụ tạo hình ảnh. Hình ảnh được ghi càng đen tức là càng có nhiều tia X được chiếu đến phim. Ngược lại, những bộ phận cơ thể cản càng nhiều tia X thì sẽ cho ra hình trắng. Chụp X quang là phương pháp sử dụng các tia X để chẩn đoán một số loại bệnh lý ở bên trong cơ thể người Theo các chuyên gia, việc chụp X quang trong thời gian mới mang thai sẽ tiềm ẩn một số rủi ro nhất định cho cả mẹ lẫn thai nhi. Tuy nhiên, nếu chỉ chụp X quang một lần thì những nguy cơ gặp phải là rất thấp. Ngược lại, với trường hợp mà thai phụ chụp X quang nhiều lần sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng. Nguyên nhân là bởi trong quá trình chụp, tia X có thể gây ra tổn thương cho một số tế bào trong cơ thể, tình huống nghiêm trọng hơn là các tế bào có thể tiến triển thành tế bào ung thư. Tuy nhiên để có thể xác định mức độ ảnh hưởng cụ thể còn phải dựa vào các yếu tố như: Bộ phận chụp X quang, tuần tuổi của thai nhi. 2.1. Mức độ ảnh hưởng theo bộ phận chụp X quang Mức độ nguy hại tia X phụ thuộc rất nhiều vào bộ phận cơ thể mà nó chiếu tới. – Với trường hợp chụp X quang ở các bộ phận như: Phổi, tim thì nguy cơ dị tật bẩm sinh là rất thấp bởi lúc này tia X không chiếu trực tiếp vào vùng bào thai, nếu có thì chỉ là một lượng tia thấp và liều lượng cũng khá nhỏ nên sẽ không gây ra ảnh hưởng tới mẹ bầu cũng như thai nhi. – Trường hợp chụp X quang ở các bộ phận như: Tay, chân hay đầu thì mức độ ảnh hưởng lên mẹ và thai nhi cũng là không đáng kể. – Trường hợp chụp X quang ở các bộ phận thuộc phần thân dưới như: Bụng, dạ dày, xương chậu hay lưng dưới hoặc thận, khi tiếp xúc trực tiếp với tia X thì mẹ bầu sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ như: Thai chậm phát triển, phát triển ung thư ở giai đoạn sau… 2.2. Mức độ ảnh hưởng theo độ tuổi của thai nhi Tuy cùng 1 liều bức xạ, thế nhưng tùy thuộc vào sự phát triển của tuổi thai mà mức độ nguy hại khi chụp X quang sẽ có sự khác nhau. – Với trường hợp thai nhi 1 tuần tuổi: Hiện chưa có nghiên cứu nào khẳng định việc chụp X quang trong giai đoạn này là nguy hiểm hay không. – Với trường hợp mẹ thai nhi từ 2 đến 7 tuần tuổi: Đây là thời kỳ hình thành các cơ quan, do đó, thai nhi sẽ có thể chịu ảnh hưởng nếu liều bức xạ cao. – Với trường hợp thai nhi từ 10 đến 17 tuần tuổi: Đây là giai đoạn hình thành hệ thống thần kinh trung ương, chính vì vậy, những tác động ở ngoài có thể ảnh hưởng đến sự hình thành và chức năng của não. Nếu tiếp xúc lượng bức xạ trên 100mGy, thai nhi sẽ có nguy cơ suy giảm trí tuệ. Mức độ trên 1Gy có thể gây chậm phát triển trí tuệ nghiêm trọng. Tùy vào độ tuổi thai thì mức độ ảnh hưởng của tia X lên thai nhi cũng có sự khác nhau Như đã đề cập ở trên, chụp X quang có thể gây ra một số ảnh hưởng đối với mẹ bầu mới mang thai. Nguyên nhân là do ở giai đoạn này, cơ thể mẹ đặc biệt nhạy cảm, chính vì vậy cần tránh những tác động từ bên ngoài vào. Chính vì vậy, nếu việc chụp không thực sự cần thiết thì mẹ bầu cũng không cần phải thực hiện. Trường hợp bắt buộc phải chụp X quang để chẩn đoán một số bệnh lý, trước hết mẹ bầu nên thông báo cho bác sĩ về tình trạng thai kỳ của mình để bác sĩ có phương án điều chỉnh liều bức xạ ở mức tối ưu nhằm đảm bảo sức khỏe cho người chụp. Trong quá trình chụp ảnh, mẹ bầu cũng có thể được yêu cầu thực hiện một số phương pháp hạn chế tia phơi nhiễm như che chắn bụng bằng một tấm áo chì. Nếu như chụp X quang khi mới mang thai, mẹ bầu nên thông báo tình trạng thai kỳ cho các bác sĩ để được lên phương án đảm bảo sức khỏe khi chụp;;;;;Chụp X quang trước khi mang thai có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều chị em bởi tia X là một dạng bức xạ và có thể gây ảnh hưởng đến thai kỳ. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của tia X còn tùy thuộc và nồng độ tác dụng, số lần chụp và thời gian tiếp xúc. Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em có cái nhìn tổng quan về dịch vụ chụp X-quang để từ đó có thể giải đáp được thắc mắc của mình. Tia X là những chùm phóng xạ ngắn và chúng ta không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Chúng có thể đi qua mô cơ thể và được phóng ra khi thực hiện kỹ thuật chụp X quang. Đây là kỹ thuật được áp dụng để hỗ trợ trong việc chẩn đoán các bệnh lý về phổi, xương khớp và các cơ quan ở bên trong cơ thể. Mức độ và liều lượng bức xạ khi sử dụng khác nhau, tùy thuộc vào loại tia X và thiết bị khi bạn sử dụng. Chúng có thể thay đổi phụ thuộc vào kích thước của người. Tia X là những chùm phóng xạ ngắn và chúng ta không thể nhìn thấy được bằng mắt thường Đơn vị đo lường khả năng hấp thụ tia xạ là rad, 1 rad = 1.000 millirad. Trong quá trình mang thai, liều bức xạ tự nhiên mà chúng ta phơi nhiễm từ mặt trời, trái đất là khoảng 100 millirad. Ngoài ra, còn có các tia bức xạ từ các thiết bị điện tử như: lò vi sóng, tivi… Tuy nhiên, các nguồn bức xạ này rất nhỏ và không gây nguy hại cho mẹ. Theo nghiên cứu, nếu mức độ phơi nhiễm từ 5 rad trở xuống nguy cơ gây hại cho thai nhi là hoàn toàn không xảy ra. Khi chụp X quang để chẩn đoán y khoa thường không phát ra tia X vượt quá 5rad, do đó mức độ ảnh hưởng là không xảy ra. Tuy nhiên, nếu mẹ phơi nhiễm với liều bức xạ là 10 rad thì bé sẽ có nguy cơ giảm khả năng học tập hoặc có bất thường về mắt. Nếu mức độ phơi nhiễm là 15 rad thì thai nhi sẽ có nguy cơ bị dị tật. Trong trường hợp bạn chụp X quang răng, mỗi lần chụp liều xạ chỉ là 0,0001 rad, do đó mẹ phải chụp 50.000 lần thì thai nhi mới có nguy cơ nhiễm xạ tích lũy 5 rad. Khi bạn chụp X quang ngực, ước tính phơi nhiễm của thai nhi là 0.00007 rad. Do vậy, nếu bạn chụp X quang trước khi chuẩn bị mang thai, hay đang mang thai thì cũng không cần lo lắng thai nhi có bị dị tật hay không vì mức độ phơi nhiễm tia X rất thấp, do đó nó không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn cũng như thai nhi. Chụp X quang trước khi mang thai có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều chị em bởi tia X là một dạng bức xạ và có thể gây ảnh hưởng đến thai kỳ Theo ý kiến của chuyên gia, một người phụ nữ có sức khỏe bình thường khi mang thì cũng sẽ có những nguy cơ từ bên ngoài tác động vào và gây ảnh hưởng đến thai bất cứ lúc nào. Tia X quang có tính chất đâm xuyên và sát thương nhất định với các tế bào nên với những trường hợp chụp tia X quang với tần suất nhiều và cường độ mạnh thì cơ thể sẽ có những phản ứng không tốt, gây hại đến cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng sinh lý. Thực tế cho thấy tia X trong chẩn đoán y khoa thường có liều rất nhỏ, nguy cơ phơi nhiễm cho thai nhi là rất thấp. Tuy nhiên, dù nguy cơ từ chụp X quang thấp nhưng bác sĩ cũng khuyến cáo cho chị em không nên có thai ngay sau khi chụp X quang và tốt nhất nên để có thai sau khi chụp X quang ít nhất 4 tuần để đảm bảo an toàn cho mẹ, bé và loại trừ hết những nguy cơ xấu có thể xảy ra. Bác sĩ khuyến cáo sau khi chụp X quang tốt nhất nên để ít nhất 4 mới có thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé – Nếu không may bạn chụp X quang trước khi biết mình mang thai thì cũng đừng quá nên hoảng sợ hay lo lắng vì khả năng tia X có thể gây tác động xấu đến cơ thể bạn và thai nhi là rất thấp. – Bên cạnh đó, có những tình huống mà chị em không biết mình mang thai lại đi chụp X quang với số lượng tia X lớn trực tiếp lên vùng bụng hay tiến hành điều trị bức xạ vùng thân dưới thì nên thông báo ngay đến bác sĩ có chuyên môn để họ có thể đưa ra những lời khuyên chính xác và hợp lý nhất. – Nếu trong những trường hợp cần thiết phải chụp X quang thì bạn hãy thông báo cho bác sĩ hay chuyên viên kỹ thuật rằng bạn đang có thai hoặc có thể có thai. Bác sĩ sẽ xem xét để có thể thay phương pháp chụp X quang bằng siêu âm. – Trong trường hợp trước khi có thai nhưng bạn được chỉ định chụp X quang thì hãy yêu cầu mặc đồ bảo hộ để bảo vệ cơ quan sinh sản của mình. Điều này cũng sẽ giúp bạn ngăn chặn được ảnh hưởng của tia bức xạ đến cơ thể của bạn cũng như con cái của bạn trong tương lai. – Trước khi chụp X quang, bạn cần trao đổi với bác sĩ về sự cần thiết phải kiểm tra X quang. Bạn cần nắm rõ được lý do vì sao phải sử dụng tia X quang để từ đó tránh được tâm lý hoang mang cũng như ảnh hưởng đến quyết định mang thai của bạn.;;;;; Tia X hay X quang là một dạng của sóng điện từ, có bức xạ năng lượng cao, bước sóng trong khoảng từ 0,01 đến 10 nm. Bước sóng của nó ngắn hơn tia tử ngoại nhưng dài hơn tia Gamma. Tia X có khả năng xuyên qua nhiều vật chất Tia X có khả năng xuyên qua nhiều vật chất nên thường được dùng trong chụp ảnh y tế, nghiên cứu tinh thể, kiểm tra hành lý hành khách trong ngành hàng không. Hiện nay, lĩnh vực y tế đang sử dụng khá phổ biến các nguồn bức xạ để phục vụ việc chẩn đoán, điều trị bệnh như máy X-quang chẩn đoán, máy xạ trị và chất phóng xạ,… Tia X có khả năng gây ion hóa hoặc các phản ứng có thể nguy hiểm cho sức khỏe con người, do đó bước sóng, cường độ và thời gian chụp ảnh y tế luôn được điều chỉnh cẩn thận để tránh tác hại cho sức khỏe. Nhìn chung, chụp X quang chống chỉ định với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, với trường hợp phụ nữ mang thai có chỉ định cần thiết phải chụp để chẩn đoán các vấn đề sức khỏe hoặc tai nạn thì có thể chụp. Nguy cơ nhiễm xạ cho thai nhi là rất thấp nên chị em không nên quá lo lắng. Chụp X quang có ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe vì vậy cần được bác sĩ chỉ định Chụp X-quang tuy không gây nguy hiểm nhưng tia X lại rất độc hại, nếu chụp X-Quang không được tiến hành trong điều kiện an toàn, phòng chụp, thiết bị chụp không đạt tiêu chuẩn an toàn do Bộ Y tế và tổ chức Y tế thế giới đề ra, cùng với việc đội ngũ bác sỹ chụp X-quang không được trang bị đầy đủ kiến thức thì quả là điều nguy hiểm đối với người bệnh. Khi diện tích phòng chụp quá nhỏ so với tiêu chuẩn, tức dưới 25 m2/bệnh nhân thì ngoài tia X được chiếu vào phần cơ thể cần chụp để xác định bệnh còn phải chịu thêm một phần bức xạ tán xạ trở lại. Ngoài nguyên nhân từ máy chụp X-quang và phòng chụp không đạt chuẩn, bệnh nhân có thể bị nhiễm xạ từ sự lạm dụng chụp X-quang (thời gian chụp, số lần chụp). Do đó chỉ nên chụp X-quang khi thật sự cần thiết và đó là yêu cầu từ phía bác sĩ.;;;;; 1. Tìm hiểu về kỹ thuật chụp X quang X quang là một loại bức xạ có năng lượng cao. Khi thực hiện kỹ thuật chụp X quang, máy chụp phát ra các tia X là những chùm phóng xạ ngắn xuyên qua các mô mềm và thành phần dịch trong cơ thể. Từ đó, bác sĩ có thể thu được những hình ảnh cần thiết để chẩn đoán các loại bệnh về xương khớp, phổi hay các cơ quan khác trong cơ thể con người. Nhờ đó tất cả những vấn đề bất thường bên trong cơ thể sẽ dễ dàng được phát hiện và việc điều trị cũng trở nên hiệu quả hơn. Một số trường hợp thường được chỉ định chụp X quang bao gồm: – Kiểm tra khu vực trên cơ thể bị đau hay có những dấu hiệu bất thường. – Chụp X quang để theo dõi diễn tiến của bệnh hoặc đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị. – Bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh về tim mạch, nhiễm trùng hoặc có những khối u ở vú. Chụp X quang là một phương pháp được dùng để chẩn đoán vô cùng phổ biến hiện nay Thực tế là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn thường phải đối mặt với những ảnh hưởng từ các nguồn bức xạ xung quanh chứ không chỉ riêng với chụp X quang. Do đó, việc tia X có ảnh hưởng đến thai nhi là điều khó có thể tránh khỏi, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng như thế nào còn phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi thai và liều lượng của tia. Cụ thể, nếu như sản phụ tiếp xúc trực tiếp với một số lượng lớn tia X với bức xạ lên đến hơn 5rad ở vùng bụng trong một thời gian ngắn thì thai nhi sẽ có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh. Trường hợp nguy hiểm nhất do chụp X quang đó là chụp ở phần thân dưới của người mẹ như: Bụng, dạ dày, xương chậu, lưng dưới hoặc thận. Lúc này, em bé trong bụng mẹ sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn: Thai chậm phát triển, hình thành ung thư ở giai đoạn sau này… Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là lúc nào chụp X quang cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho mẹ. Nói cách khác, tia X gây ảnh hưởng nhiều hơn nếu như mẹ bầu tiến hành chụp X quang ở các bộ phận thân dưới, đặc biệt là vùng bụng. Trái lại, với các trường hợp chụp X quang ở các bộ phận như cánh, tay, chân hay đầu thì mức độ ảnh hưởng lên mẹ sẽ là không đáng kể. Tia X gây ảnh hưởng nhiều nhất ở bộ phần thân dưới, đặc biệt là vùng bụng 3. Mức độ ảnh hưởng cụ thể của tia X lên thai nhi Để có thể đánh giá mức độ ảnh hưởng của tia X lên thai nhi thì thông thường người ta sẽ dựa vào các yếu tố như độ tuổi thai hay mức độ phơi nhiễm. Các thông số cụ thể như sau: – Thai nhi từ 0 đến 1 tuần tuổi: Tia X có thể làm chết phôi. – Thai nhi từ 2 đến 7 tuần tuổi: Tia X có thể gây ra các dị tật hoặc khiến cho thai nhi chậm phát triển. – Thai nhi từ 8 đến 40 tuần tuổi: Tia X có thể gây ra các dị dạng, khiến cho thai nhi chậm phát triển và nguy hiểm nhất là có nguy cơ bị ung thư. Bên cạnh đó, như đã đề cập đến ở trên, đối với mỗi kỹ thuật chụp ở các cơ quan khác nhau thì tỷ lệ thương tổn của thai nhi cũng sẽ có sự khác nhau, liều tia ứng với từng cơ quan bao gồm: – Chụp X quang ở vùng bụng, chậu, khung chậu hay ngực: Tỷ lệ thương tổn thai nhi khoảng 1/100 000- 1/10 000 (liều từ 0,1-1). – Chụp X quang ở các khu vực cột sống, thắt lưng, chụp CT xương chậu: Tỷ lệ thương tổn thai nhi khoảng 1/10 000- 1/1000 (liều 1-10). 4. Biện pháp giảm thiểu rủi ro khi tiến hành chụp X quang trong khi mang thai Nếu như trong quá trình mang thai, bạn bắt buộc phải thực hiện chụp X quang để điều trị các loại bệnh khác thì việc đầu tiên cần làm là hãy thông báo cho bác sĩ về thai kỳ. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng lưu ý nên che chắn bụng bằng một áo chì để hạn chế phơi nhiễm tia X cho thai nhi. Đặc biệt là ở những giai đoạn tuần đầu của thai kỳ, lúc này cơ thể mẹ trở nên đặc biệt nhạy cảm, chính vì vậy cần đảm bảo hạn chế những tác động không cần thiết từ bên ngoài vào. Trường hợp bắt buộc phải chụp X quang thì tốt hơn hết mẹ bầu nên trao đổi thật kỹ với bác sĩ để có những biện pháp giảm thiểu rủi ro Như vậy là bài viết trên đã giúp mẹ bầu được giải đáp thắc mắc chụp X quang ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Cần lưu ý rằng, trong quá trình mang thai thì mỗi một quyết định của mẹ bầu cũng sẽ tác động đến em bé trong bụng. Chính vì vậy, để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và con thì mẹ bầu nên tìm hiểu trước cũng như trao đổi thật kỹ với bác sĩ để thống nhất giải pháp an toàn nhất.;;;;; Mang thai là khoảng thời gian mà sức khỏe của mẹ và bé luôn phải được bảo vệ ở mức độ cao nhất. Mặc dù như vậy, rất khó có thể tránh khỏi mẹ bầu cần phải điều trị một số bệnh lý khi mang thai thông qua chụp X quang. Chụp X quang được hoạt động bởi tia X. Các chuyên y tế đã nhận định rằng, tia X có khả năng sẽ gây ra ảnh hưởng xấu cho thai nhi nếu như sử dụng liều lượng cao. Những ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi có thể xảy ra là: – Tiềm ẩn nguy cơ sảy thai: Nguy cơ sảy thai sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố đó là tuổi thai và liều lượng của tia X. Vào 2 tuần đầu của thai kỳ, sẽ có nguy cơ sảy thai nếu sử dụng liều lượng tia X lớn hơn 5 rad. Vào tuần thứ 3-8 của thai kỳ nguy cơ ảnh hưởng đến thai kỳ nếu như tia X lớn hơn 20-30 rad. Sau tuần thứ 20 của thai kỳ thì việc chụp X quang sẽ không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào bởi lúc này thai nhi đã phát triển khá hoàn chỉnh. – Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi: Thai nhi sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu như mẹ chụp X quang những ngày đầu của thai kỳ với liều lượng tia X lớn hơn 50 rad. Lúc này những nguy cơ tiềm như ẩn dị tật thai nhi sẽ có khả năng xảy ra. – Nguy cơ gây ung thư: Khi mẹ chụp X quang vào những tháng đầu của thai kỳ với tia X từ 5 rad trở lên thì nguy cơ gây ra ung thư khoảng 0,3-1%. Chụp X quang khi mang thai tiềm ẩn nguy cơ gây dị tật thai nhi 4 tuần tuổi được xem là giai đoạn khởi đầu cho sự phát triển của một thai kỳ. Lúc này, kích thước của em bé mới chỉ nhỏ bằng hạt mè khoảng 2mm, rất bé và chưa có hình dạng nhất định. Những cơ quan nội tạng của con cũng vừa mới chớm bước vào giai đoạn phát triển. Bất kỳ một hoạt động nào của mẹ trong thời gian này cũng rất dễ gây ra ảnh hưởng xấu tới thai nhi, thậm chí là sảy thai. Bởi vì, như phần trên chúng tôi vừa đề cập thì tia X trong chụp X quang có khả năng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho thai nhi. Và đặc biệt là những em bé còn quá nhỏ thì những tác động này còn trở nên nặng nề hơn. Liều lượng tia X chỉ được phép sử dụng dưới 5 rad và nếu như con số vượt quá thì những hệ lụy như tiềm ẩn nguy cơ sảy thai, ảnh hưởng đên sự phát triển của thai nhi hoặc nguy cơ gây ung thư sẽ có khả năng xảy ra. Các chuyên gia y tế cho rằng, nếu như mẹ chụp X quang ở những bộ phận như cánh tay, chân, đầu và vùng ngực thì gần như không gây ra ảnh hưởng cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nếu chụp trong 3 tháng đầu thì có thể sẽ khiến đứa bé sinh ra bị nhẹ cân. Trường hợp nguy hiểm nhất của việc chụp X quang mang lại đó là khi mẹ chụp ở phần thân dưới như bụng, dạ dày, lưng dưới hoặc thận thì em bé sẽ tăng khả năng bị ảnh hưởng hơn. Chụp X quang trong giai đoạn mang thai 4 tuần tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho thai nhi 3. Cách giảm thiểu nguy cơ gây ảnh hưởng khi chụp X quang Mặc dù những hệ lụy tiểm ẩn mà quá trình chụp X quang gây ảnh hưởng đến thai nhi vẫn tồn tại nhưng mức độ ảnh hưởng của nó rất thấp. Cho nên, nếu như bệnh lý của mẹ bắt buộc phải chụp X quang trong giai đoạn này thì vẫn có thể áp dụng những cách sau để giảm thiểu nguy cơ gây hại cho thai nhi: 3.1 Hãy thông báo với bác sĩ về việc bạn đang mang thai Em bé 4 tuần tuổi còn rất bé, cho nên khi nhìn vào cơ thể của mẹ thì bác sĩ sẽ không thể biết được mẹ đang mang thai. Cho nên, điều đầu tiên và vô cùng quan trọng đó là hãy thông báo cho bác sĩ tình trạng mang thai của mình. Việc này sẽ giúp bác sĩ biết được tình trạng hiện tại của mẹ và cân nhắc về phương pháp điều trị. Bởi vì, nếu thai nhi tiếp xúc với tia X ở liều lượng lớn trong giai đoạn này là vô cùng nguy hiểm. Hay nói trực tiếp với bác sĩ tình trạng đang mang thai khi chụp X quang 3.2 Sử dụng áo chì bảo hộ Tạp dề chì được xem là một thiết bị được dùng để hạn chế phơi nhiễm tia X cho thai nhi. Mặc dù hiện nay, áo chì bảo hộ không còn được sử dụng rộng rãi như trước để phục vụ cho quá trình chụp X quang vùng bụng hoặc xương chậu. Bởi vì, tia X rất bé và không gây ra quá nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên, để bảo vệ tốt nhất cho con bạn hãy hỏi bác sĩ và yêu cầu được sử dụng thêm. Đây là trường hợp mà đã rất nhiều mẹ bầu gặp phải và khi biết mình mang thai đều rơi vào tình trạng hoang mang và lo lắng. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên thực sự quá lo lắng gây ảnh hưởng đến tinh thần cũng như sức khỏe của cả hai mẹ con. Điều quan trọng lúc này là bạn cần phải thực sự bình tĩnh và hỏi lại bác sĩ đã trực tiếp thăm khám. Bởi vì, nếu như liều lượng tia X không quá lớn thì mức độ ảnh hưởng tới thai nhi sẽ không đáng kể. Bởi vì, cho dù mẹ không chụp X quang thì chính trong bản thân cơ thể mẹ cũng tiềm ẩn những khả năng gây dị tật thai nhi, sảy thai hay ung thư. Vì vậy, ngay sau khi biết mình mang thai và đã từng chụp X quang thời gian không lâu trước đó, thì mẹ hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ để biết được với liều lượng tia X đó có gây ra ảnh hưởng gì cho em bé hay không và mẹ cần phải làm gì để luôn giữ thể trạng của hai mẹ con luôn trong trạng thái khỏe mạnh.
question_412
Công dụng thuốc Otivacin
doc_412
Otivacin thuộc nhóm thuốc dùng để điều trị mắt và tai mũi họng. Thuốc có dạng bào chế là dung dịch nhỏ mắt, mũi và tai, đóng gói hộp 1 lọ x 8ml. Biết được các thông tin cần thiết của thuốc Otivacin về thành phần, công dụng, liều dùng và tác dụng phụ sẽ giúp nâng cao kết quả điều trị cho người bệnh. 1. Công dụng, chỉ định của thuốc Otivacin Thuốc Otivacin có chứa thành phần chính là Neomycin (dưới dạng Neomycin sulfat) 28.000IU và Dexamethason phosphat (dưới dạng Dexamethason natri phosphat) 8mg. Thuốc được chỉ định để điều trị các tình trạng sau:Đau mắt đỏ;Đau mắt hột;Mắt nổi ghèn;Nhặm mắt;Mổ mắt;Thối tai;Tai chảy mủ;Tai chảy nước;Mổ tai.Lưu ý: Những công dụng thuốc Otivacin cũng có thể dùng cho bệnh lý ngoài trường hợp chỉ định. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng khi người bệnh sử dụng không đúng theo hướng dẫn. Do vậy, hãy luôn tham khảo trước tư vấn từ chuyên gia y tế để đảm bảo sử dụng thuốc Otivacin đúng với bệnh. 2. Chống chỉ định của thuốc Otivacin Otivacin chống chỉ định trong trường hợp người bệnh có tiền sử mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. 3. Hướng dẫn dùng thuốc Otivacin Người bệnh dùng Otivacin bằng đường nhỏ trực tiếp vào mắt, mũi hoặc tai. Mỗi lần nhỏ khoảng 2 - 3 giọt, ngày nhỏ từ 2 - 3 lần. Trường hợp bệnh nặng thì có thể nhỏ thuốc cách khoảng 1 - 2 giờ/ lần. Khi bệnh thuyên giảm thì cần giảm liều thuốc từ từ trước khi dừng hẳn.Trước khi nhỏ thuốc Otivacin thì người bệnh cần vệ sinh tay thật sạch và lau khô. Quá trình nhỏ Otivacin cần lưu ý không cho đầu của lọ thuốc chạm vào mắt để tránh tổn thương giác mạc.Lưu ý: Liều dùng Otivacin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Otivacin cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Otivacin phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế. 4. Tác dụng phụ của thuốc Otivacin Thuốc Otivacin có mức độ an toàn cao và ít xảy các tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, dùng thuốc Otivacin với liều cao hay kéo dài, có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như:Tăng nhãn áp;Glaucoma;Tổn thương thần kinh thị giác;Nhiễm khuẩn mắt thứ phát;Nhiễm nấm.Những phản ứng phụ của thuốc Otivacin còn đang được phân tích và theo dõi ở các bệnh nhân cùng kết quả thí nghiệm. Không thể khẳng định trên đây là tất cả ảnh hưởng của thuốc Otivacin. Tuy nhiên, dựa vào đó người bệnh có thể phòng ngừa được những ảnh hưởng nguy hiểm do phản ứng phụ gây ra.Ngoài ra, người bệnh cần ngừng sử dụng thuốc Otivacin ngay khi phát hiện những tác dụng phụ trên hoặc các triệu chứng bất thường khác. 5. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Otivacin Không dùng thuốc Otivacin cho những người quá mẫn cảm.Dùng thuốc Otivacin lâu có thể gây bào mòn giác mạc hay củng mạc.Phụ nữ có thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn dùng thuốc Otivacin.Trong trường hợp quên liều thuốc Otivacin thì nên bổ sung bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời gian gần đến lần sử dụng tiếp theo thì nên bỏ qua liều Otivacin đã quên và sử dụng liều mới.Tuyệt đối không sử dụng khi thuốc Otivacin có dấu hiệu bị đổi màu, mốc, chảy nước hay hết hạn dùng.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Otivacin, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Otivacin điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
doc_17257;;;;;doc_820;;;;;doc_18316;;;;;doc_33147;;;;;doc_63764
Thuốc Oxacilin 250mg có thành phần chính Oxacilin là kháng sinh bán tổng hợp thuộc nhóm penicillin không bị mất hoạt tính bởi penicillinase. Cơ chế tác động của Oxacilin là ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn bằng cách liên kết với một hoặc nhiều protein liên kết penicillin do đó ức chế bước trans peptid hoá cuối cùng của quá trình tổng hợp peptidoglycan trong thành tế bào vi khuẩn, dẫn tới ức chế sinh tổng hợp thành tế bào. Cuối cùng vi khuẩn bị ly giải bởi các enzyme phân giải thành tế bào (autolysin và murein hydrolase)Oxacilin có tác dụng với vi khuẩn ưa gram âm và gram dương, đặc biệt là tụ cầu, không bị ảnh hưởng bởi enzym beta- lactamase của vi khuẩn do đó thuốc có hiệu lực điều trị tốt. Tuy nhiên hiện nay đã xuất hiện nhiều chủng Staphylococcus aureus đề kháng Oxacilin do đó khi bắt đầu điều trị các nhiễm khuẩn do tụ cầu còn nhạy cảm, nên phối hợp với vancomycin để phòng ngừa chủng kháng Oxacilin mắc phải ở cộng đồng hoặc bệnh viện.Về dược động học, Oxacilin được hấp thu nhanh không hoàn toàn qua đường tiêu hoá, thức ăn có thể làm giảm tốc độ và mức độ hấp thu của thuốc. Với liều 500 mg, nồng độ tối đa trong huyết tương đạt khoảng 3-4 mcg/ml trong 0,5-2 giờ sau khi uống và khoảng 7-10 mcg/ml trong 30 phút sau khi tiêm bắp. Thuốc liên kết cao với protein huyết tương, phân bố rộng rãi trong cơ thể, chuyển hoá một phần và thải trừ chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng không đổi.Thuốc Oxacilin 250mg thường được chỉ định trong các trường hợp sau:Nhiễm khuẩn nặng: viêm xương- tuỷ, viêm màng trong tim, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, nhiễm khuẩn liên quan đến đặt ống thông nội mạch. Nhiễm khuẩn hô hấp trên và dưới. Nhiễm khuẩn gây viêm da và cấu trúc da, các vết bỏng nhiễm khuẩn. Viêm xương khớp. Viêm đường tiết niệu. Thuốc Oxacilin 250mg chống chỉ định với bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với bất cứ kháng sinh nhóm penicillin hoặc cephalosporin nào. 2. Liều sử dụng của thuốc Oxacilin 250mg Tuỳ thuộc vào đối tượng và mục tiêu điều trị mà liều dùng của Oxacilin sẽ có sự khác biệt, cụ thể như sau:Đối với người lớn:Nhiễm trùng từ nhẹ- trung bình: uống 500- 1000 mg/ lần mỗi 4-6 giờ tối đa 6 g/ngày. Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch chậm hoặc tiêm truyền: 250-500 mg/lần mỗi 4-6 giờ. Nhiễm trùng mức độ nặng: tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp: 1 g/lần mỗi 4-6 giờ. Viêm nội tâm mạc: tiêm tĩnh mạch 2 g/lần mỗi 4 giờ trong 4-6 tuần. Có thể phối hợp với gentamicin tiêm bắp hoặc tĩnh mạch trong 3-5 ngày đầu điều trị bằng Oxacilin. Trường hợp bệnh nhân có van tim giả, cần dùng liều tiêm Oxacilin như trên trong hơn 6 tuần và phối hợp với rifampicin (uống 300 mg/lần mỗi 8 giờ, dùng trong 6 tuần), gentamicin tiêm bắp hoặc tĩnh mạch trong 2 tuần đầu điều trị với Oxacilin. Nhiễm trùng khớp, viêm tủy xương: 1,5-2 g tiêm tĩnh mạch mỗi 4-6 giờ. Viêm màng não: 1,5- 2 g tiêm tĩnh mạch mỗi 4 giờ. Nhiễm trùng da hoặc mô mềm: tiêm tĩnh mạch 1-2 g mỗi 4 giờĐối với trẻ em:Trẻ sinh non và sơ sinh: tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 6,25 mg/kg thể trọng/ lần mỗi 6 giờ. Trẻ cân nặng dưới 40 kg: uống 12,5- 25 mg/kg thể trọng/ lần mỗi 6 giờ. Trẻ em cân nặng trên 40 kg: dùng liều như người lớn. Khi dùng quá liều Oxacilin 250mg, người bệnh có thể gặp phải triệu chứng lú lẫn, ảo giác, dễ bị kích động, co giật, loạn vận động, mất cần bằng nước và điện giải. Các xử trí chủ yếu là điều trị triệu chứng và hỗ trợ. 3. Tác dụng phụ của thuốc Oxacilin 250mg Ở một số bệnh nhân khi sử dụng thuốc Oxacilin có thể gặp các tác dụng phụ như:Phản ứng dị ứng, phát ban. Buồn nôn, tiêu chảy. Viêm tĩnh mạch huyết khối sau khi tiêm tĩnh mạch. Tăng bạch cầu ái toan, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu. Hiếm gặp: phản ứng phản vệ, viêm đại tràng giả mạc, vàng da ứ mật, viêm thận mô kẽ và tổn thương kẽ thận. Ngoài ra còn có thể gặp: viêm miệng, suy tuỷ xương, nhiễm độc gan, phản ứng ngộ độc thần kinh, co giật 4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Oxacilin 250mg: Một số lưu ý chung khi sử dụng thuốc Oxacilin gồm có:Oxacilin có thể gây dị ứng như các thuốc nhóm beta- lactam khác do đó trước khi bắt đầu điều trị cần kiểm tra về tiền sử quá mẫn với penicillin, cephalosporin hoặc thuốc khác của người bệnh. Thuốc Oxacilin có thể ảnh hưởng đến gan, thận và máu nên cần kiểm tra chức năng gan, thận, công thức máu và định kỳ trong quá trình điều trịĐiều trị bằng Oxacilin kéo dài có thể gây bội nhiễm vi khuẩn hoặc nấm. Bệnh nhân có thể bị tiêu chảy do clostridium difficile khi điều trị với Oxacilin đường uống, nhất là với người có tiền sử nhiễm vi khuẩn này. Oxacilin có khả năng đi qua nhau thai và chưa có nghiên cứu khẳng định sự an toàn khi dùng Oxacilin với phụ nữ mang thai do đó chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết và theo chỉ định của bác sĩ. Oxacilin được đào thải vào sữa mẹ và chưa rõ về tác hại đối với trẻ nên cần cân nhắc khi dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú, tốt nhất là không nên cho con bú khi đang điều trị bằng Oxacilin. Bệnh nhân cao tuổi thường bị suy giảm chức năng các cơ quan và mắc đồng thời nhiều bệnh, khi kê đơn cho đối tượng này cần bắt đầu ở liều thấp hơn bình thường và theo dõi chức năng thận trong suốt quá trình điều trị. Do chức năng thận của trẻ em chưa hoàn thiện, do đó Oxacilin có thể không được đào thải hoàn toàn, dẫn đến nồng độ thuốc trong máu cao bất thường vì vậy cần theo dõi nồng độ thuốc trong máu thường xuyên để điều chỉnh phù hợp 5. Các tương tác thuốc Oxacilin 250mg Dùng đồng thời Oxacilin với các kháng sinh kìm khuẩn (tetracycline) làm giảm tác dụng của Oxacilin. Probenecid làm tăng nồng độ Oxacilin trong huyết thanh, có thể do probenecid làm giảm bài tiết thuốc qua lọc ở ống thận. Oxacilin có thể làm chậm thải trừ methotrexat ra khỏi cơ thể. Khi sử dụng cả Oxacilin và các vaccin sống giảm độc lực (như vaccine tả, lao, thương hàn) và các men vi sinh như lactobacillus sẽ làm giảm tác dụng các chất này do đối kháng dược lực học. Acemetacin có thể làm tăng nồng độ Oxacilin trong huyết thanh. Oxacilin có thể làm tăng cường tác dụng chống đông máu của thuốc kháng vitamin K, tăng cường tác dụng hạ kali máu của dichlorphenamide. Oxacilin làm giảm tác dụng điều trị của natri picosulfate. Tránh phối hợp Oxacilin với kháng sinh nhóm aminoglycoside vì làm mất cả tác dụng của Oxacilin và giảm nồng độ aminoglycoside trong huyết thanh;;;;;Thuốc Octavic 5ml có chứa thành phần chính là Ofloxacin. Thuốc có tác dụng điều trị bệnh viêm kết mạc, loét giác mạc do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Việc tìm hiểu đầy đủ thông tin về thành phần, công dụng giúp người bệnh sử dụng thuốc hiệu quả. 2. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Octavic Chỉ định và chống chỉ định thuốc Octavic như sau:2.1.Chỉ định. Thuốc Octavic 5ml có chứa thành phần chính là Ofloxacin nên được bác sĩ chỉ định điều trị các bệnh viêm kết mạc, loét giác mạc do các loại vi khuẩn nhạy cảm với hoạt chất Ofloxacin gây ra.2.2. Chống chỉ định. Thuốc Octavic 5ml chống chỉ định trong các trường hợp sau đây:Không chỉ định dùng cho bệnh nhân bị quá mẫn với hoạt chất Ofloxacin, kháng sinh nhóm Quinolon hay một hoặc nhiều thành phần khác của thuốc. 3. Liều dùng và cách dùng thuốc Octavic 3.1. Cách dùng. Thuốc Octavic được bào chế dưới dạng thuốc nhỏ mắt nên đường dùng của thuốc được thiết kế dưới dạng nhỏ giọt. Người bệnh có thể tham khảo cách sử dụng thuốc Octavic như sau:Nhỏ thuốc Octavic vào mắt bị nhiễm khuẩn. Tuyệt đối không được tiêm, uống. Cần chú ý để không chạm đầu nhỏ giọt của lọ thuốc Octavic vào mắt hoặc các vùng da xung quanh hay các bề mặt khác để tránh tình trạng nhiễm khuẩn dung dịch có trong thuốc.Đậy kỹ nắp lọ thuốc sau khi sử dụng.3.2. Liều dùng. Liều dùng thuốc tham khảo như sau:Nhỏ 1 giọt/lần, chia ngày 3 lần. Người bệnh có thể điều chỉnh liều lượng tùy thuộc tình trạng bệnh, cũng như khả năng đáp ứng, hấp thu thuốc.Dự phòng nhiễm trùng hậu phẫu:Trước phẫu thuật 2 ngày: Liều lượng nhỏ 1 giọt/lần, chia ngày 5 lần.Nhỏ 1 giọt thuốc Octavic ngay sau khi thực hiện phẫu thuật và mỗi lần thay băng.Cần lưu ý: Liều lượng thuốc Octavic trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần đến các trung tâm y tế để thăm khám và nhờ sự tư vấn của bác sĩ, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn. 4. Cách xử trí khi bị quên liều và quá liều thuốc Octavic Quên liều: nếu người bệnh quên một liều thuốc Octavic thì cần nhỏ lại ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian nhỏ đã gần đến liều kế tiếp thì bạn hãy bỏ qua liều quên đó và nhỏ liều thuốc mới như bình thường. Không nhỏ thuốc Octavic gấp đôi liều so với chỉ định, bởi vì có thể gây ra tình trạng quá liều.Quá liều: Việc sử dụng quá liều thuốc Octavic có thể gây ra tình trạng kích ứng và khó chịu ở mắt, tuy nhiên hầu hết các triệu chứng này thường không quá nghiêm trọng. Trong trường hợp sử dụng quá liều thì bạn nên rửa sạch lại bằng nước ấm. 5. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Octavic Trong quá trình sử dụng thuốc Octavic, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ sau đây:Bỏng rát,, cảm giác nóng ở mắt, khó chịu.Viêm kết mạc, viêm giác mạc, ngứa mắt, đỏ, sưng phù mắt, khô mắt, đau mắt, sợ ánh sáng, dị cảm, chảy nước mắt.Ngoài ra, còn có một số tác dụng phụ hiếm gặp khác là chóng mặt, buồn nôn. 6. Tương tác thuốc Hiện nay, vẫn chưa có báo cáo về các tương tác thuốc khi sử dụng Ofloxacin nhỏ mắt kết hợp với các loại thuốc khác. Tuy nhiên, nếu kháng sinh nhóm Quinolon hấp thụ toàn thân trên cơ thể con người thì có thể gây ra một số tương tác sau:Tương tác thuốc có thể làm tăng nồng độ Theophylin trong huyết tương.Làm tăng tạm thời nồng độ creatinin huyết ở người bệnh dùng đồng thời Cyclosporine.Tương tác thuốc làm ngăn cản sự chuyển hóa Caffeine.Tương tác gây tăng tác dụng của thuốc chống đông Warfarin, dẫn xuất của chúng.Để tránh tương tác thuốc có thể xảy ra thì người bệnh cần báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, cũng như tiền sử bệnh lý để được bác sĩ cân nhắc và kê đơn thuốc, đồng thời đưa ra những chỉ định phù hợp. 7. Lưu ý khi sử dụng thuốc Octavic Trong quá trình sử dụng thuốc Octavic, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:Sử dụng thuốc Octavic trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú: Hiện nay, chưa có nghiên cứu đầy đủ nào về việc sử dụng thuốc Octavic ở bà bầu và phụ nữ đang cho con bú nên chưa đảm bảo được sự độ an toàn. Vì vậy, không dùng thuốc Octavic cho các đối tượng này.Những người lái xe và vận hành máy móc: Thuốc Octavic không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng đến hệ thần kinh nên có thể sử dụng thuốc Octavic cho người lái xe hay thực hiện công việc cần có sự tập trung cao độ.Ngoài những lưu ý dành cho đối tượng đặc biệt thì trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cũng cần lưu ý:Không nên dùng thuốc Octavic kéo dài do có khả năng gây ra tình trạng kháng thuốc.Các phản ứng quá mẫn nghiêm trọng có thể gây ra tình trạng tử vong đã được báo cáo khi dùng kháng sinh nhóm Quinolon ở đường toàn thân. Vì vậy, trong quá trình sử dụng, hãy chú ý và ngưng dùng thuốc Octavic nếu thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu mẫn cảm nào.Những ảnh hưởng đến sụn khớp ở người bệnh có thể xảy ra khi điều trị bằng các quinolon đường toàn thân.Bảo quản thuốc Octavic nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Để xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi. Thuốc Octavic 5ml có chứa thành phần chính là Ofloxacin. Thuốc có tác dụng điều trị bệnh viêm kết mạc, loét giác mạc do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Để nâng cao hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.;;;;;Optafein là thuốc thuộc nhóm giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid NSAID. Để biết thêm thông tin chi tiết về công dụng và chỉ định dùng thuốc Optafein, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây. 1. Thành phần và dạng bào chế thuốc Optafein Thành phần trong thuốc bao gồm:Acetaminophen;Caffeine;Tá dược vừa đủ khác.Dạng bào chế: Thuốc Optafein được bào chế dưới dạng viên bao phim. 2. Chỉ định dùng thuốc Optafein Thuốc Optafein được dùng để điều trị làm giảm các cơn đau từ nhẹ cho đến đau trung bình như:Đau đầu;Đau nhức răng;Viêm xoang;Đau nhức các khớp;Đau bụng kinh;Cảm lạnh. 3. Cơ chế tác dụng thuốc Optafein Optafein được hình thành bởi 2 thành phần chính là Acetaminophen và caffeine. Do đó, cơ chế tác dụng của optafein là cơ chế của 2 thành phần này:Acetaminophen hay N - acetyl - p - aminophenol:Là chất chuyển hoá có hoạt tính của Phenacetin, thuốc giảm đau, hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế Aspirin. Tuy vậy, khác với Aspirin, Acetaminophen không có hiệu quả điều trị viêm. Với liều ngang nhau tính theo gam, Acetaminophen có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương tự như Aspirin. Acetaminophen với liều điều trị ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid - base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng Salicylat, vì thuốc không tác dụng trên cyclooxygenase toàn thân, chỉ tác động đến cyclooxygenase/prostaglandin của hệ thần kinh trung ương.Caffeine. Là hoạt chất thuộc dẫn xuất xanthin được chiết từ cà phê, ca cao hoặc tổng hợp từ acid uric. Caffeine có tác dụng rõ trên thần kinh trung ương. Hoạt chất caffeine hấp nhanh qua đường uống và đường tiêm, sinh khả dụng qua đường uống đạt trên 90%. Thuốc đạt nồng độ tối đa trong huyết tương sau khi uống khoảng 1 giờ. Thuốc có thời gian bán thải từ 3 - 7 giờ và được thải trừ qua nước tiểu. Caffeine kích thích ưu tiên trên vỏ não làm giảm các cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ, tăng hưng phấn vỏ não, tăng cảm nhận các giác quan nên khả năng làm việc minh mẫn hơn. Tuy nhiên, nếu lạm dụng caffein liên tục và kéo dài thì sau giai đoạn hưng phấn là ức chế, nặng hơn là gây cơn giật rung.Dược chất caffeine giúp kích thích tim đập nhanh, tăng lưu lượng tim và mạch vành nhưng tác dụng kém hơn Theophylin.Ngoài ra, caffeine còn kích thích trung tâm hô hấp, làm giãn phế quản và mạch phổi. Tác dụng này càng rõ khi trung tâm hô hấp bị ức chế. Đồng thời cũng làm giảm nhu động ruột, gây táo bón; tăng tiết dịch vị; giãn cơ trơn mạch máu, mạch vành, cơ trơn phế quản và cơ trơn tiêu hoá; giãn mạch thận, tăng sức lọc cầu thận; giảm tái hấp thu Na+ nên có tác dụng lợi tiểu; tăng hoạt động của cơ vân, tăng chuyển hoá. 4. Liều lượng - Cách dùng thuốc Optafein Liều dùng Optafein:Liều dùng cho người lớn: Uống từ 1 - 2 viên/ lần, mỗi 6 giờ khi còn triệu chứng đau. Bệnh nhân tuyệt đối không dùng quá 8 viên/ ngày.Liều dùng cho trẻ dưới 12 tuổi: Thuốc dùng theo chỉ định của bác sĩ và nên dùng các dược phẩm chứa hàm lượng Acetaminophen nhỏ hơn, dạng bột pha hoặc hỗn dịch uống,...Cách dùng Optafein:Uống thuốc Optafein với một cốc nước đầy. Vì thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn nên có thể dùng cùng bữa ăn hoặc trước hay sau bữa ăn.Lưu ý:Không được dùng thuốc Optafein quá 10 ngày ở người lớn và quá 5 ngày ở trẻ em. Trong trường hợp dùng thuốc Optafein mà bệnh không thuyên giảm thì cần khám với bác sĩ để được điều chỉnh thuốc phù hợp. Bệnh nhân cần được nhanh chóng kiểm tra nồng độ Acetaminophen trong huyết tương. Nếu nồng độ cao quá mức thì tiêm tĩnh mạch hoặc uống N-acetylcystein trong vòng 36 giờ kể từ khi uống Paracetamol. Trong trường hợp không có thuốc N-acetylcystein có thể dùng Methionin. Trường hợp nặng hơn bệnh nhân cần được lọc máu, đồng thời điều trị triệu chứng, biến chứng nếu có. 5. Chống chỉ định dùng thuốc Optafein Thuốc Optafein không dùng cho các trường hợp sau:Với đối tượng là phụ nữ có thai hay đang cho con bú, tuyệt đối không dùng thuốc quá 10 ngày để giảm đau hoặc nhiều hơn 3 ngày để hạ sốt trừ khi có chỉ định của bác sĩ.Bệnh nhân có dị ứng hay mẫn cảm với Acetaminophen hoặc bất cứ thành phần tá dược nào của thuốc.Người bệnh bị thiếu hụt men glucose-6-phosphate dehydrogenase.Thuốc ảnh hưởng đến chuyển hóa của gan nên không dùng với đối tượng có suy gan nặng. 6. Tương tác Optafein với thuốc khác Thuốc chống đông của Coumarin và dẫn chất Indandion khi dùng cùng Optafein sẽ làm tăng tác dụng của thuốc chống đông.Chất kích thích, cồn, rượu khi dùng đồng thời với Optafein làm tăng nguy cơ gây độc cho gan.Thuốc chống co giật Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin có thể làm tăng tác hại của Acetaminophen đối với gan.Thuốc Phenothiazine hoặc liệu pháp hạ nhiệt khác khi dùng kết hợp với Optafein làm tăng tác dụng hạ sốt quá mức. 7. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Optafein Khi dùng thuốc Optafein kéo dài, liều cao có thể làm suy tế bào gan, nổi mẩn da và các phản ứng dị ứng khác.Các triệu chứng phụ hay gặp khác có thể kể đến như:Mất ngủ;Mệt mỏi;Bồn chồn;Nôn;Kích ứng dạ dày.Optafein là thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid để điều trị các chứng đau từ nhẹ đến trung bình. Vì Optafein là thuốc kê đơn nên người bệnh không tự ý sử dụng, mà cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để có đơn kê phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.;;;;;Thuốc Oravintin có chứa một số loại vitamin và khoáng chất, giúp cung cấp cho cơ thể các loại vitamin khoáng chất thiết yếu nên thường được dùng cho những người có chế độ dinh dưỡng không đảm bảo hay sau khi phẫu thuật. 2. Công dụng của thuốc Oravintin Oravintin giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể nên được chỉ định trong các trường hợp như:Để làm giảm triệu chứng suy nhược, mệt mỏi ở người mất cân bằng và thiếu hụt dinh dưỡng, người sau phẫu thuật, người mới ốm dậy.Bổ sung vitamin trong các trường hợp thiếu hụt như: Thiếu hụt dinh dưỡng ở phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con bú, trẻ đang tăng trưởng, người lớn tuổi.Chống chỉ định:Thuốc Oravintin chống chỉ định trong các trường hợp:Bệnh nhân bị tăng Calci huyết, hoặc đang điều trị bằng các thuốc như Digitalis Glycosides.Bệnh nhân bị dị ứng với bất cứ thành phần hoạt chất chính hay tá dược nào của thuốc.Do trong thành phần có Vitamin PP cho nên không dùng cho bệnh nhân mắc bệnh gan nặng, loét dạ dày đang tiến triển, xuất huyết động mạch, hạ huyết áp nặng hoặc có tiền sử bệnh về túi mật, tiền sử vàng da do bệnh lý tại gan, bệnh gút, và bệnh đái tháo đường. 3. Cách sử dụng Oravintin Cách dùng: Thuốc Oravintin được dùng bằng đường uống, người bệnh uống cả viên thuốc với nước.Liều dùng: Mỗi lần uống 1 viên và ngày uống 1 lần. Một đợt điều trị kéo dài trong khoảng 4 tuần. 4. Tác dụng không mong muốn của Oravintin Khi dùng Oravintin thường ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, tác dụng phụ vẫn xảy ra ở số ít người dùng, bao gồm:Khi dùng ở liều điều trị rất ít xảy ra trường hợp như nôn, ói mửa, tiêu chảy, ợ nóng, táo bón. Biểu hiện này tăng lên khi dùng liều cao.Do trong thành phần có Vitamin PP, nên nếu người bệnh dùng với liều cao có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, đỏ bừng mặt và cổ, ngứa, cảm giác bỏng, rát buốt hoặc đau nhói ở da; Khô da, tăng sắc tố, vàng da; Nặng hơn có thể thấy hiện tượng giảm dung nạp Glucose, tăng tiết tuyến bã nhờn và dễ bị mụn hơn, làm bệnh gút nặng thêm, tăng uric trong máu, cơn phế vị – huyết quản, đau đầu và nhìn mờ, hạ huyết áp, chóng mặt.Sử dụng Vitamin B6 liều cao và kéo dài cũng có thể gây ra rối loạn hệ thần kinh trung ương.Thông báo cho bác sĩ biết nếu như bạn gặp phải các tác dụng không mong muốn kể trên hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ liên quan tới thuốc. 5. Chú ý khi dùng thuốc Oravintin Đọc thật kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng sản phẩm. Không dùng nếu đã biết dị ứng với thành phần của sản phẩm.Không sử dụng kéo dài hay thay thế cho một chế độ ăn đa dạng. Bạn nên cung cấp một chế độ ăn với đầy đủ dưỡng chất thay vì uống các thực phẩm bổ sung.Không dùng sản phẩm này cho trẻ em dưới 2 tuổi, bởi vì trong thành phần có Menthol, chất này có tính ức chế hô hấp qua đường thở nhất là đối với em nhỏ tuổi, trẻ sơ sinh.Tương tác với các thuốc khác cũng có thể xảy ra, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hay dược sĩ nếu đang dùng đồng thời nhiều loại thuốc hay thực phẩm bảo vệ sức khoẻ khác nhau.Bảo quản thuốc Oravintin ở những nơi khô mát, dưới 30°C, tránh ánh sáng. Để xa tầm với của trẻ em, không dùng khi thuốc đã quá hạn, bao bì bị rách hay có dấu hiệu hư hỏng.Hy vọng, với những chia sẻ trên về Oravintin bạn đã biết sản phẩm này có công dụng, cách dùng và điều cần chú ý khi dùng như thế nào. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn.;;;;;Thuốc Ophazidon được sản xuất và đăng ký bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Nội – Việt Nam, thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, nhóm NSAIDs, thuốc điều trị các bệnh xương khớp và Gout. Cùng tìm hiểu công dụng của thuốc Ophazidon qua bài viết dưới đây. Thuốc Ophazidon có thành phần chính chứa các hoạt chất là Paracetamol hàm lượng 250mg và Cafein hàm lượng 10mg, thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, đóng gói dạng hộp có lọ 100 viên hoặc hộp 10 vỉ, 1 vỉ có 20 viên nén.Hoạt chất Paracetamol có trong Ophazidon có tác dụng làm giảm thân nhiệt trên cơ thể người bệnh bị sốt, nhưng rất hiếm khi có tác dụng giảm thân nhiệt ở người bình thường. Cơ chế giúp hạ sốt là thuốc có tác động lên vùng dưới đồi làm hạ nhiệt, sự tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên. 2. Chỉ định – Chống chỉ định thuốc Ophazidon 2.1. Chỉ định. Thuốc Ophazidon được chỉ định sử dụng trong giảm đau các triệu chứng đau từ mức nhẹ đến vừa như:Giảm đau trong đau đầu, đau răng, đau bụng kinh, đau nhức cơ bắp, đau nhức do thấp khớp, viêm xoang.Giảm thân nhiệt ở người bị sốt, sốt và đau sau khi nhổ răng hoặc sau khi tiêm vaccine.Tác dụng hạ sốt của thuốc không có ảnh hưởng đến tiến trình của bệnh, tuy nhiên có thể che lấp đi tình trạng bệnh của người bệnh.2.2. Chống chỉ định. Thuốc Ophazidon chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:Người bệnh quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc Ophazidon gồm Paracetamol, Cafein hoặc các tá dược.Không được dùng Ophazidon trên bệnh nhân bị suy gan nặng, thiếu hụt men Glucose – 6 – phosphate dehydrogenase.Trên đối tượng là phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú không được dùng Ophazidon hơn 10 ngày để giảm đau hoặc lâu hơn 3 ngày để hạ sốt trừ khi có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. 3. Cách dùng và liều dùng thuốc Ophazidon 4. Tác dụng không mong muốn thuốc Ophazidon Khi sử dụng thuốc Ophazidon, bệnh nhân có thể gặp phải những tác dụng phụ như: mày đay, ban đỏ, mất ngủ, bồn chồn, mệt mỏi, kích ứng tiêu hóa (nôn, buồn nôn, kích ứng dạ dày ), giảm tiểu cầu và bạch cầu trung tính, suy thận. Khi người bệnh sử dụng Ophazidon ở liều cao kéo dài có thể gây suy tế bào gan. 5. Tương tác thuốc Ophazidon Thuốc Ophazidon có chứa 2 hoạt chất, cần chú ý khả năng tương tác có thể xảy ra đối với cả 2 hoạt chất này:Làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của dẫn chất indandione và coumarin khi dùng Paracetamol liều cao và dài ngày. Tuy nhiên tương tác này không quan trọng trên lâm sàng. Nên vẫn ưu tiên sử dụng hơn so với hoạt chất Salicylat.Paracetamol có thể gây độc cho gan khi trong quá trình điều trị người bệnh uống rượu nhiều. Ngoài ra các thuốc chống co giật như Barbiburate, phenytoin, carbamazepine, gây ra cảm ứng men gan, cần có sự giảm liều của Paracetamol khi có sự kết hợp giữa 2 loại thuốc này.Tác dụng hạ sốt có thể mạnh lên khi sử dụng đồng thời Paracetamol với Phenothiazin hay các liệu pháp hạ thân nhiệt khác.Tránh sử dụng thuốc Ophazidon chung với thuốc hoặc thức uống có chứa Cafein như: cà phê, trà.Các loại thuốc kháng sinh như: Ciprofloxacin, lomefloxacin, lomefloxacin, enoxacin, norfloxacin, ofloxacin làm tăng thời gian bán thải của hoạt chất Cafein khi có sự phối hợp với nhau.Không phối hợp chung Cafein với: Phenytoin, terbinafin, fluvoxamine, methoxsalen, ephedrine, cimetidin, phenylpropanolamine, thuốc tránh thai, theophylline. 6. Chú ý khi sử dụng thuốc Ophazidon Cần thận trọng trước khi có chỉ định sử dụng Ophazidon trên bệnh nhân suy thận hoặc suy gan, thiếu máu mạn tính, nghiện rượu.Ở bệnh nhân tăng huyết áp cần thận trọng khi dùng thuốc Ophazidon vì hoạt chất Cafein có thể gây tăng huyết áp.Thuốc Ophazidon không có ảnh hưởng đến khả năng vận hành máy móc và lái xe của người bệnh.Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Ophazidon, người dùng trước khi sử dụng thuốc nên đọc kỹ hướng dẫn và cần thiết có thể tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ.
question_413
Sự thật: Hạnh phúc là thứ dễ lây lan
doc_413
1. Hạnh phúc là thứ dễ lây lan Các chuyên gia nghiên cứu về sự lây lan cảm xúc tin rằng quá trình này thường xảy ra trong ba giai đoạn đó là bắt chước, phản hồi và lây lan. 2.1 Bắt chước Để bắt chước cảm xúc của ai đó, đặc biệt là sự hạnh phúc, trước tiên bạn phải nhận ra điều hạnh phúc từ bên trong đó. Những dấu hiệu cảm xúc thường rất tinh tế, vì vậy bạn có thể không phải lúc nào cũng nhận thức được điều này. Nói chung, bắt chước cảm xúc xảy ra thông qua ngôn ngữ cơ thể. Ví dụ như khi nói chuyện với bạn bè, bạn có thể bắt đầu sao chép tư thế cử chỉ hoặc nét mặt của họ một cách vô thức.Nếu bạn bắt đầu cuộc trò chuyện với một chút lo lắng thì không khí sẽ trở nên căng thẳng, nhưng nếu khuôn mặt của người bạn của bạn có vẻ thoải mái và cởi mở, biểu hiện của chính bạn cũng sẽ thay đổi theo và có thể thư giãn dần. Bắt chước sự hạnh phúc có thể giúp bạn liên hệ với những người khác bằng cách hiểu trải nghiệm của họ. Vì vậy, đây là một khía cạnh quan trọng của tương tác xã hội. Nhưng đó chỉ là một phần của quá trình lây lan sự hạnh phúc. Hạnh phúc là thứ dễ lây lan, xảy ra khi bạn bắt chước mà không cần nỗ lực có ý thức 2.2 Nhận xét Bạn bắt đầu trải nghiệm sự hạnh phúc bằng cách bắt chước cảm xúc đó. Trong ví dụ trên, một nét mặt thoải mái có thể giúp bạn tự tin và bình tĩnh hơn. Một nhà tâm lý học ở Washington DC cho biết rằng điều này cũng có thể xảy ra với những trải nghiệm và tâm trạng cảm xúc sâu sắc hơn như trầm cảm. Ví dụ, một người nào đó bị trầm cảm có thể biểu hiện cảm xúc của họ thông qua ngôn ngữ cơ thể, nét mặt, kiểu nói cũng như lời nói. Điều này có thể gây ra phản ứng cảm xúc tương tự ở những người dễ bị tổn thương hơn với những dấu hiệu này. 2.3 Lây lan Bắt chước một cảm xúc hạnh phúc thường gợi lên cảm xúc đó trong bạn và sau đó nó trở thành một phần trong trải nghiệm của chính bạn. Bạn bắt đầu thể hiện cảm xúc đó hoặc liên hệ với những người khác theo cách tương tự và quá trình lây lan sự hạnh phúc đã hoàn tất.Tóm lại, hạnh phúc là một loại cảm xúc dễ lây lan. Nếu bạn sống cùng với những người tích cực thì bạn cũng sẽ cảm thấy vui vẻ và ngược lại. Khi bạn hạnh phúc bạn cũng có thể lan tỏa điều này tới những người xung quanh. Do vậy, hãy luôn sống vui vẻ để lan tỏa những điều tuyệt vời tới mọi người.com, healthline.com
doc_61110;;;;;doc_15032;;;;;doc_9393;;;;;doc_48998;;;;;doc_52335
Khi nghe một bản nhạc buồn hoặc một câu chuyện hạnh phúc từ người khác, bạn cũng có thể có những cảm xúc tương tự. Các nhà nghiên cứu gọi hiện tượng này là “lây lan cảm xúc” - khi cảm xúc từ một người hoặc sự kiện nào đó xảy ra ảnh hưởng đến người xung quanh. Mới đây, các nhà khoa học thần kinh đã đưa ra lời giải thích khả dĩ cho hiện tượng lây lan cảm xúc bằng hệ thống nơron gương.Khái niệm “nơron gương” lần đầu được công bố khi các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu tế bào não của khỉ macaque và phát hiện rằng: một số tế bào thần kinh nhất định sẽ bắt đầu hoạt động khi những con khỉ này quan sát các con khỉ khác làm gì đó.Các chuyên gia nhận định rằng: hệ thống nơron “gương” phản chiếu các hành vi vượt ngoài thể chất, từ đó giải thích hiện tượng đồng cảm với người khác của con người. Lây lan cảm xúc, theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia, sẽ trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn Nhận biết, Phản hồi và Lan truyền.2.1 Giai đoạn nhận biết. Trước hết, để cảm xúc có thể lan truyền đến bạn, bạn cần phải nhận biết đó là cảm xúc gì thông qua các tín hiệu cơ thể.Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể nhận ra ai đó đang cảm thấy tức giận hay cảm thấy hạnh phúc, vì những tín hiệu cảm xúc thường rất tinh tế.Ví dụ: nếu nghe ai đó kể một câu chuyện buồn nhưng với giọng điệu thờ ơ và thoải mái, bạn cũng khó có thể bị cảm xúc này ảnh hưởng. Trái lại, khi một câu chuyện cười được kể bằng thái độ châm biếm, tức giận, bạn sẽ dễ dàng nhận biết sự tiêu cực này và chuyển sang giai đoạn hai.2.2 Giai đoạn phản hồi. Sau khi nhận biết cảm xúc từ một câu chuyện, một bài hát... , bạn sẽ bắt đầu có những trải nghiệm về cảm xúc đó. Theo tiến sỹ Maury Joseph, một nhà tâm lý học ở Washington DC, nhận định: những người nhạy cảm hoặc dễ bị tổn thương, đặc biệt là bệnh nhân bị trầm cảm, đều sẽ nhanh chóng đi đến giai đoạn này, vì họ vô cùng nhạy trước những cảm xúc tiêu cực từ mọi thứ xung quanh.2.3 Giai đoạn lan truyền. Khi một cảm xúc được trải nghiệm từ chính bản thân bạn và kéo dài, nó sẽ trở thành cảm xúc của chính bạn. Cũng tại lúc này, bạn đã chính thức bị lây lan cảm xúc. Lây lan cảm xúc có nhiều giai đoạn khác nhau Hiện tượng này rất hữu ích khi bạn bị “lây nhiễm” những cảm xúc tích cực, niềm hạnh phúc hoặc sự nhiệt tình của người khác. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng: các đối tượng dễ “bắt” những cảm xúc tích cực từ người khác thường là những người có năng lực và hòa đồng, có tính tập thể. Nói một cách đơn giản, họ dễ dàng cảm thấy hạnh phúc và tràn đầy năng lượng, ít căng thẳng khi tiếp xúc với những người vui vẻ lâu ngày.Kết quả này cũng được tìm thấy đối với những người chơi các môn thể thao đồng đội. Một đội lạc quan, tích cực và có tinh thần sảng khoái sẽ lan truyền những cảm xúc này đến từng người chơi trong đội. Và điều này khiến năng lượng của các thành viên trong đội tăng lên, khiến họ có xu hướng chơi tốt hơn.Một số nghiên cứu cũng chỉ ra các mối quan hệ gián tiếp của hiện tượng lây lan cảm xúc thông qua mạng xã hội, cũng có thể khiến tâm trạng của con người khởi sắc hơn. Tất nhiên, hiện tượng lây lan cảm xúc cũng có thể xảy ra theo chiều hướng tiêu cực, gây ra căng thẳng và phiền muộn đáng kể trong cuộc sống. Điều này đặc biệt mạnh mẽ khi lây lan cảm xúc tiêu cực có trong các mối quan hệ thân thiết với bạn, ví dụ như hôn nhân, quan hệ đối tác, gia đình, bạn bè... Đối với các mối quan hệ này, bất kỳ nỗi buồn, sợ hãi hay lo lắng nào cũng có thể tác động lâu dài đến tâm trạng tổng thể cũng như cách nhìn nhận về cuộc sống của bạn.Các nghiên cứu chỉ ra rằng: bệnh trầm cảm ở vợ hoặc chồng thường xuyên dẫn đến sự lan truyền bệnh này đến đối phương. Điều này cũng đúng đối với bạn cùng phòng. Ngoài ra, trẻ em được nuôi dưỡng bởi cha mẹ bị trầm cảm cũng có nhiều khả năng mắc bệnh hơn. Những cảm xúc tiêu cực khác như cảm thấy tức giận, lo lắng, sợ hãi... cũng có tác động tương tự.Nguy hiểm hơn, lây lan cảm xúc không chỉ xảy ra xung quanh các mối quan hệ thân thiết mà còn có thể lan truyền đến phạm vi to rộng hơn, thậm chí là toàn xã hội. Hiện tượng lây lan cảm xúc tiêu cực cũng có thể gây ra những hệ quả xấu đối với sức khỏe và tinh thần của người bị lây lan. Ngay cả khi bạn không phải là người trực tiếp trải qua chuyện buồn, nếu sự tức giận, mệt mỏi và đau khổ của người khác liên tục, chúng cũng tác động đến hệ thống thần kinh, khiến bạn trở nên cáu kỉnh, buồn bã và phiền muộn.Theo các thống kêu, trầm cảm hoặc cơn giận dữ từ người khác có thể ảnh hưởng toàn bộ gia đình, dẫn đến hôn nhân tan vỡ đi kèm với tác nhân gây căng thẳng đáng kể. Lây lan cảm xúc tiêu cực có thể gây hậu quả xấu cho tình thần người bị lây lan Lây lan cảm xúc là hiện tượng xảy ra ở bất cứ ai. Tuy nhiên, tùy theo độ nhạy cảm của mỗi người mà ảnh hưởng của hiện tượng này là nhiều hay ít. Nhìn chung, nếu như bạn không muốn bị hiện tượng này ảnh hưởng tiêu cực, hãy biến nó thành tích cực.6.1 Hãy đắm mình vào những điều khiến bạn hạnh phúc. Nếu như bạn luôn giữ cho môi trường xung quanh tràn ngập niềm vui, bạn sẽ có ít khả năng bị ảnh hưởng bởi cảm xúc tiêu cực. Trong trường hợp bạn thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng trong công việc, hãy biến văn phòng hoặc bàn làm việc của mình thành nơi vui vẻ bằng cách:Trồng cây nhỏ hoặc nuôi cá nếu văn phòng cho phép.Đặt ảnh của thú cưng, con cái, bạn bè... tại không gian làm việc.Có thể vừa nghe nhạc yêu thích vừa làm việc.6.2 Lan tỏa niềm vui đến xung quanh. Nếu bạn không muốn bị ảnh hưởng bởi người khác, hãy trở thành người ảnh hưởng bằng cách luôn vui vẻ, mỉm cười. Những hành động này vừa giúp bạn lạc quan hơn, vừa lan tỏa năng lượng đến mọi người xung quanh.Bên cạnh đó, nụ cười cũng giúp cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng hiệu quả.Nhìn chung, khi bạn cảm thấy tức giận hay cảm thấy hạnh phúc, mọi người xung quanh đều sẽ bị ảnh hưởng dù ít hay nhiều. Hiện tượng lây lan cảm xúc này có thể tiêu cực hoặc tích cực tùy theo loại cảm xúc được lan truyền. Vì vậy, hãy cố gắng lan tỏa những niềm vui và năng lượng đến xung quanh để ngăn ngừa sự ảnh hưởng của những cảm xúc xấu.;;;;;Theo một nghiên cứu mới, hạnh phúc có thể dẫn tới thành công (thay vì mối quan hệ theo chiều ngược lại). Những người có cuộc sống hạnh phúc thường đạt nhiều thành công hơn. 1. Nghiên cứu: Hạnh phúc dẫn tới thành công Trong 1 đánh giá dựa trên 225 nghiên cứu về hạnh phúc và thành công, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những người hạnh phúc có xu hướng tìm kiếm, thực hiện những mục tiêu mới trong cuộc sống. Điều này đã mang lại cho họ nhiều niềm vui và thành công trong nhiều khía cạnh của cuộc sống.Trong bài đánh giá xuất bản trên tạp chí Psychological Bulletin, các nhà nghiên cứu đã xem xét mối liên hệ giữa khát vọng, thành công và hạnh phúc của hơn 275.000 người. Họ phân tích thông tin dựa trên 3 loại nghiên cứu khác nhau gồm:Các nghiên cứu xem xét hạnh phúc và thành công trên các nhóm nghiên cứu khác nhau;Các nghiên cứu theo dõi hạnh phúc và thành công theo thời gian để trả lời câu hỏi “hạnh phúc có đi trước thành công hay không”;Các nghiên cứu kiểm tra một số yếu tố nhất định xem chúng có tạo ra hạnh phúc hoặc thành công hay không.Trên hành trình tìm kiếm bí quyết thành công qua 3 nghiên cứu trên, các nhà khoa học đã nhận thấy: Những người hạnh phúc thường thành công trong các mối quan hệ, công việc và sức khỏe. Thành công chính là kết quả của những cảm xúc tích cực (hạnh phúc). Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người hạnh phúc sở hữu một số yếu tố giúp họ dễ dàng đạt được thành công. Đó là:Nhận thức tích cực về bản thân và những người khác;Có óc sáng tạo;Hòa đồng, tương tác tốt với mọi người;Sức khỏe tốt, hệ thống miễn dịch mạnh mẽ;Có khả năng đối phó với áp lực. Hòa đồng là một trong các yếu tố góp phần tạo ra bí quyết thành công Đánh giá này cho thấy hạnh phúc trong nhiều trường hợp có thể dẫn tới sự thành công. Những người hạnh phúc thường có hôn nhân và các mối quan hệ viên mãn hơn, có thu nhập cao hơn, hiệu suất công việc vượt trội hơn, tham gia nhiều hơn vào các hoạt động cộng đồng, có sức khỏe tốt và tuổi thọ cao. Khi mọi người cảm thấy hạnh phúc, họ có xu hướng tự tin, lạc quan hơn, tràn đầy năng lượng. Những người xung quanh sẽ thấy họ dễ mến và hòa đồng. Do đó, người hạnh phúc sẽ thành công nhờ những điều này.”Như vậy, với câu hỏi làm sao để thành công, đáp án là có một cuộc sống hạnh phúc. Đây là đánh giá giúp bổ sung thêm cho những nghiên cứu trước đây về luận điểm thành công trong cuộc sống là nguồn gốc của hạnh phúc.com;;;;;Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó. Thuật ngữ hạnh phúc khá rộng dùng để mô tả những cảm xúc tích cực, như niềm vui sướng, sự mãn nguyện và sự hài lòng.Sự hài lòng là một trạng thái mà chúng ta cảm thấy thỏa mãn một điều gì đó trong cuộc sống.Nếu như bạn luôn cảm thấy thực sự hài lòng về cuộc sống hiện tại của mình như hài lòng về công việc, gia đình, rồi nhưng nhu cầu cá nhân...thì bạn thường dễ dàng cảm thấy mình hạnh phúc với những điều xung quanh. 2. Lợi ích của hạnh phúc và sự hài lòng với sức khỏe Nhiều nghiên cứu mới đây cho thấy rằng hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống không chỉ khiến bạn thấy tốt hơn, nhiều năng lượng tích cực hơn mà còn thực sự mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tổng thể.Trong đánh giá về mức độ ảnh hưởng của hạnh phúc và hài lòng đối với sức khỏe người ta đã thành lập một nhóm nghiên cứu. Trong nhóm nghiên cứu này người ta sẽ đưa ra những câu hỏi về mức độ hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống hiện tại. Sau đó sẽ đưa ra những câu hỏi về sức khỏe của những người tham gia nghiên cứu trong vài năm tới. Sau 3 năm khi đưa ra những câu hỏi về sức khỏe thì nhận thấy kết quả những người cảm thấy hài lòng và hạnh phúc thì có kết quả đánh giá sức khỏe tốt hơn ở vài sau năm đó. Cụ thể ở những người hạnh phúc và hài lòng thì cho kết quả báo cáo về tình trạng sức khỏe rất tốt hay tốt cao hơn nhóm còn lại 1,6 lần.Không chỉ vậy, người ta cũng đánh giá bằng những người có sức khỏe không tốt và cả những người sức khỏe tốt. Trong đánh giá này, người ta sẽ can thiệp một biện pháp tâm lý toàn diện kéo dài khoảng 3 tháng. Sự can thiệp này nhằm giúp cho những người có sức khỏe không tốt cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống hơn, Kết quả báo cáo cho thấy những người có sức khỏe không tốt cải thiện tình trạng sức khỏe, giảm tình trạng ốm đau sau đánh giá. Sự hài lòng với cuộc sống đem lại cải thiện về sức khỏe cho bạn Qua những nghiên cứu đánh giá trên thì chứng minh được việc hạnh phúc và hài lòng giúp duy trì sức khỏe tốt và còn tăng cường sức khỏe trong vài năm.Một số yếu tố làm cho sự hạnh phúc và hài lòng giúp cho sức khỏe tốt hơn như:Hạnh phúc thúc đẩy chúng ta có một cuộc sống lành mạnh hơn: Có một số nghiên cứu nhận thấy những người hạnh phúc thường có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh hơn. Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh giúp hạn chế mắc bệnh lý tim mạch, tiểu đường...Tăng cường hệ thống miễn dịch: Hệ miễn dịch của bạn sẽ hoạt động tốt hơn khi bạn cảm thấy hạnh phúc và hài lòng. Do đó bạn sẽ tránh được các tác nhân gây bệnh từ môi trường xung quanh, ít khi bị ốm vắt...Giúp giảm căng thẳng: Những người thường cảm thấy mình hạnh phúc và hài lòng đối với mọi thứ thì rất ít khi căng thẳng và khi thấy hạnh phúc thì mọi căng thẳng có thể không còn tồn tại. Điều này, giúp phòng nguy cơ như rối loạn giấc ngủ, trầm cảm...Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Theo nhiều nghiên cứu đánh giá trên những người cao tuổi cho thấy những người hạnh phúc có ít nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp hơn 9% so với người ít cảm thấy hạnh phúc.Hạnh phúc và hài lòng thực sự mang lại nhiều giá trị lợi ích đối với sức khỏe của chúng ta. Điều này chứng minh sống hạnh phúc giúp tăng cường sức khỏe là hoàn toàn đúng. 3. Làm sao để sống hạnh phúc Với cuộc sống nhiều lo toan, chúng ta đôi khi bỏ quên cảm xúc của bản thân. Chúng ta rất muốn có cảm giác hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống nhưng đôi khi không biết làm như thế nào. Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn cảm thấy hạnh phúc như:Bày tỏ lòng biết ơn: Có thể bày tỏ lòng biết ơn bằng cách nghĩ hoặc viết những điều bạn cảm thấy thực sự biết ơn trước khi đi ngủ hoặc khi vừa tỉnh dậy. Hãy lập lại điều đó thường xuyên hàng ngày nhé.Tập thể dục đều đặn: Những bài tập thể dục không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp tâm trạng của chúng ta được cải thiện.Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ rất cần thiết cho chúng ta, ngủ ít sẽ làm chúng ta thấy mệt mỏi, dễ cáu gắt và giảm cảm giác hạnh phúc. Ngủ đủ giấc giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể của bạn Gặp gỡ bạn bè: Gặp bạn bè là một dạng kết nối với xã hội, giúp bạn cảm thấy thoải mái. Việc gặp gỡ nhiều người sẽ khiến bạn thấy được hòa nhập và hạnh phúc hơn.Dành thời gian đi chơi: Dạo quanh nhà hay lập kế hoạch cho một chuyến đi chơi là điều tuyệt vời giúp giải tỏa tâm trạng của bạn.Học ngồi thiền: Thiền không cần phải quá phức tạp. Nó có thể đơn giản như ngồi yên lặng và hít thở sâu trong vòng 5 phút, cùng với những suy nghĩ riêng của bạn.Loại bỏ những thù hận: Điều này không phải đơn giản với nhiều người, nhưng nó rất hữu hiệu nếu như bạn đang có một mối thù hận thì nó sẽ kìm hãm cảm giác hạnh phúc của bạn. Dành thời gian thù hận để chăm sóc bản thân và thể hiện lòng trắc ẩn với những người xung quanh giúp bạn thấy hạnh phúc.Biết cách đối mặt với căng thẳng: Cuộc sống của chúng ta không thể thiếu những lúc bạn cảm thấy căng thẳng mệt mỏi. Nhưng hãy đối mặt với nó, tìm ra tác nhân để giải quyết, điều này giúp bạn thấy thoải mái hơn.Nếu chúng ta cảm thấy hạnh phúc và hài lòng thì chúng ta sẽ có một sức khỏe tốt hơn, sống thọ hơn. Chon nên bạn hãy học cách để bản thân cảm thấy hài lòng và hạnh phúc đối với cuộc sống nhé.com, sciencedaily.com, pubmed.ncbi.nlm.nih.gov;;;;;Không hạnh phúc là một trạng thái xảy ra khi bạn không thỏa mãn những mong đợi gây nên sự buồn bã. Đây là một trạng thái tạm thời, thường có nguyên nhân rõ ràng. Loại nỗi buồn này có thể dao động ở một thời điểm hoặc cả ngày.Trong một thời điểm nhất định gánh nặng tình cảm có thể gây ra cảm giác nặng nề, tê liệt hoặc kiệt sức và khó tập chung.Có rất nhiều nguyên nhân, rào cản khiến bạn cảm thấy không hạnh phúc. 6 rào cản phổ biến khiến bạn không hạnh phúc bao gồm:Luôn suy nghĩ phức tạp. Nhịp độ cuộc sống tăng nhanh. Gặp nhiều sự tiêu cực. Tuyệt vọng. Kìm nén nỗi buồn. Sống khép kín 2. Mẹo vượt qua 6 rào cản phổ biến để có được hạnh phúc 2.1 Đơn giản hóa Sự phức tạp chính là một trong những rào cản hạnh phúc 2.2 Sống chậm lại Cuộc sống hiện đại, guồng quay công việc cuốn bạn đi một cách nhanh chóng, sinh ra nhiều căng thẳng, áp lực khiến bạn phải sống vội. Vì vậy, mỗi người nên dành nhiều thời gian cho bản thân, sống chậm lại. Nhiều người lựa chọn thói thói quen ngồi thiền, cầu nguyện một vài phút mỗi ngày để tăng thêm năng lượng cho cuộc sống và cảm thấy hạnh phúc hơn.Một nữ tu sĩ Phật giáo cho biết, trong ngày chúng ta hoàn toàn bị các giác quan hấp thụ vì vậy chúng ta không chú ý đến tâm trí của mình. Vì vậy bạn nên dành những giây phút vào buổi sáng để thực hành thiền chánh niệm. Hãy ngồi một nơi yên tĩnh và chỉ cần thả lỏng tâm trí vào nhịp thở. Khi tâm trí bạn đi lang thang, hãy đưa nó trở lại với hơi thở, từ đó bạn học cách quan sát những gì tâm trí của bạn đang nói. 2.3 Bỏ qua những tiêu cực 2.4 Hãy hy vọng Kết nỗi với những người xung quanh để gạt bỏ những rào cản hạnh phúc 2.5 Cảm nhận thực tế gạt bỏ sự kìm nén nỗi buồn Có một cái nhìn tích cực, sống lạc quan hơn không có nghĩa là bạn không bao giờ cho phép mình cảm thấy buồn. Có nỗi đau sẽ khiến bạn trở thành một người toàn diện và tiến lên trong cuộc sống. Khi kìm nén nỗi buồn bạn cũng sẽ kìm nén những cảm xúc tích cực khác. Vì vậy, những người thường xuyên cố gắng kìm nén cảm xúc thực sự sẽ trở nên lo lắng và trầm cảm hơn. Do đó, hãy tìm cách giải phóng nỗi buồn để bản thân cảm thấy nhẹ nhõm hơn. 2.6 Kết nỗi với những người xung quanh Mạng xã hội trong thời đại công nghệ phát triển giúp chúng ta có thể kết nối với rất nhiều người. Một nghiên cứu kéo dài trong 20 năm với hơn 4000 người đã chỉ ra rằng hạnh phúc không chỉ bị ảnh hưởng bởi bạn bè và gia đình, mà hạnh phúc của một người bạn hay thậm chí một người bạn chưa từng gặp cũng có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc của bạn. Bởi vì hạnh phúc có thể lây lan qua mạng xã hội giống như một con virus.Thật không may, nhiều người thường tự thu mình và sống khép kín. Điều đó, bạn càng trở nên kém thực tế hơn và tạo ra một vòng luẩn quẩn. Nếu bạn có một cái tôi quá lớn, bạn đang đặt mình như một mục tiêu lớn, điều này có thể dễ dàng bị tấn công. Nhưng thay vào đó, khi có một cái nhìn tổng quát sẽ giúp bạn nhìn thấy những mối liên hệ mà nếu không bạn sẽ không thấy, chẳng hạn như tính phổ biến của đau khổ. Lòng trắc ẩn gắn kết chúng ta với những người khác, xóa bỏ sự cô lập, xây dựng khả năng phục hồi và dẫn đến sự viên mãn sâu sắc. "Không có lòng trắc ẩn trong con người thì hạnh phúc chỉ đơn giản là niềm vui ngắn ngủi. Nếu bạn muốn người khác sống hạnh phúc thì hãy thực hành lòng từ bi.”Tóm lại, hạnh phúc không chỉ giúp cho cuộc sống của bạn trở nên tốt đẹp hơn mà nó còn giúp bạn khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch. Vì vậy, hãy duy trì một cuộc sống tích cực, gạt bỏ những rào cản hạnh phúc để cuộc sống hạnh phúc hơn.;;;;;Chúng tôi, những người trực tiếp tư vấn được nghe rất nhiều tâm sự mà người nhiễm HIV và có nguy cơ cao nhiễm HIV đang gặp phải. Và chúng tôi xin phép được kể một câu chuyện đặc biệt (đã được sự cho phép của những nhân vật và thay đổi tên) để thấy rằng sự chia sẻ, yêu thương là tình cảm thiêng liêng và cao cả, nhờ đó càng thêm minh chứng cho thông điệp “Trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương”. Nơi ánh sáng được thắp nên bởi tình yêu thương Đó là câu chuyện của hai người phụ nữ, cùng quê tại Hà Nội. Thật đặc biệt khi biết hai chị cùng yêu một người, có chung một chồng chỉ khác là thời điểm yêu và thời điểm làm vợ khác nhau. Chị N và chị H nhìn nhau cười khi ngồi tâm sự với chúng tôi. Chị N kể, anh S là chồng cũ của chị và là chồng mới chị H. Hai anh chị lấy nhau được 4 năm và đã có một bé gái 3 tuổi là minh chứng cho tình yêu đó, nhưng sau đó anh S. , dính nghiện do bị bạn bè xấu rủ rê. Khi biết anh S. , nghiện chị đã ly hôn với anh, một phần vì quá giận chồng, phần vì gia đình nhà ngoại bắt ly hôn và bé gái do chị nuôi. Nói về anh S. , sau khi ly hôn với chị N, anh đã quyết tâm đi cai nghiện để làm lại cuộc đời nhưng lần đầu sau 2 tháng anh tái nghiện và thậm chí không chỉ hít mà còn tiêm chích ma túy. Trong lúc đau khổ và chán đời nhất vì bản thân nghiện ngập dẫn đến tan nát hạnh phúc gia đình, anh gặp chị H - một thợ may xinh đẹp. Vì yêu anh, thời gian đầu, chị H. , bị bố mẹ, họ hàng phản đối kịch liệt, thậm chí bị đuổi khỏi gia đình. Chính tình yêu mãnh liệt đó đã giúp anh cai nghiện thành công. Nhưng hạnh phúc đó chưa được bao lâu thì anh nhận được tin mình bị nhiễm HIV, mọi giấc mơ về một gia đình mới hạnh phúc từ nay coi như chấm hết. Để không làm tổn thương sâu sắc thêm cho gia đình và bạn gái, anh S. , đã tự tử nhưng rất may là chị H phát hiện ra và việc tự tử đã không thành. Nói về chị N. , sau khi ly hôn với chồng cũ gần 2 năm chị yêu và cưới anh M - một công an làm việc tại huyện. Mặc dù đã ly hôn với chồng cũ, chị N vẫn coi anh là bạn (vì trước khi yêu và cưới nhau, hai người là bạn cùng khóa lấy nhau, cũng có con chung). Đồng thời, chị N. , còn đến thăm, ân cần hỏi han, thậm chí coi người yêu mới của chồng cũ là chị H như em gái (lúc này chị H và anh S vẫn chưa lấy nhau) và đã giúp đỡ cho hai người rất nhiều. Khi đó, trong đám cưới của mình với chồng mới cũng có sự tham dự và chúc phúc của anh S và bạn gái mới. Đó quả là tình cảm đẹp, là tình thương, sự cảm thông, thấu hiểu của những người bạn tâm giao, những người không máu mủ ruột thịt nhưng lại như anh, chị em trong gia đình. Dù biết anh S bị nhiễm HIV, chị H vẫn yêu quyết tâm lấy anh và luôn coi bé H. M - con gái của anh S và vợ cũ như con ruột của mình để yêu thương. Như vậy là chị đã có một gia đình hạnh phúc trong sự chúc phúc của mọi người. Nơi sẻ chia những khó khăn bằng sự thấu hiểu và đồng cảm Chị N như làm lại cuộc đời lần 2 khi may mắn hết hôn với anh M - một người công an hết lòng vì nhân dân. Anh luôn cảm thông, yêu thương và chia sẻ với vợ sau sóng gió của hôn nhân trước, đặc biệt, anh còn giúp đỡ rất nhiều người bị nhiễm HIV để có thể hòa nhập cộng đồng cũng như chỉ cách bảo vệ những người thân của họ - người có nguy cơ cao bị lây nhiễm các biện pháp để phòng tránh lây nhiễm HIV bằng việc sử dụng thuốc Pr EP đều đặn mỗi ngày. , đến khám sàng lọc, điều trị dự phòng giúp giảm thiểu tỉ lệ lây nhiễm. Tại đây khách hàng không chỉ được cấp phát thuốc Pr EP miễn phí mà còn được hưởng nhiều quyền lợi, dịch vụ y tế tiện ích khác khi tham gia khám và điều trị Pr EP như: - Miễn phí khám, tư vấn HIV (5 lần/năm) ; - Miễn phí xét nghiệm: Xét nghiệm HIV (HIV Ab test nhanh) (5 lần/năm); Xét nghiệm Creatinin máu (2 lần/năm); Xét nghiệm HBs Ag (1 lần/năm); Xét nghiệm Viêm gan C (HCV Ab test nhanh) (1 lần/năm); Xét nghiệm Giang mai (4 lần/năm). MEDEM khuyến khích những người có nguy cơ cao bị lây nhiễm nên đến khám, tư vấn và điều trị Pr EP. Điều này không chỉ giúp tự bảo vệ bản thân mà còn bảo vệ người thân, gia đình và bạn bè.
question_414
Gói kiểm tra sức khỏe sau tiêm tại : Thuận tiện và nhiều lợi ích
doc_414
Hiện nay, nhiều loại vắc xin phòng COVID-19 đã được đưa vào sử dụng trong cộng đồng. Ngoài hiệu quả phòng ngừa sự xâm nhập của virus SARS-Co. V-2, nhiều người còn quan tâm và lo ngại tới những tác dụng phụ có thể xảy ra sau tiêm. 1.1. Theo dõi sức khỏe sau tiêm là rất cần thiết Tất cả các loại vắc xin, trong đó có vắc xin phòng COVID-19 đều được nghiên cứu rất chi tiết, kỹ lưỡng và được thử nghiệm lâm sàng. Khi kết quả thử nghiệm đảm bảo tính hiệu quả cũng như mức độ an toàn với sức khỏe, thì loại vắc xin đó mới được cấp phép để đưa vào ứng dụng rộng rãi trong cộng đồng. Trong đó, những phản ứng phụ xảy ra sau khi tiêm vắc xin thường nằm trong dự tính của nhà sản xuất. Phần lớn những tác dụng phụ này thường ở mức nhẹ đến trung bình, không gây ảnh hưởng quá nhiều đến người được tiêm và sẽ kết thúc sau tiêm khoảng vài ngày. Trên thực tế cũng có nhiều trường hợp hoàn toàn bình thường và không gặp phải phản ứng sau tiêm, điều này là phụ thuộc vào yếu tố cơ địa của mỗi người. Dưới đây là một số tác dụng phụ có thể gặp phải sau tiêm vắc xin phòng COVID-19: - Đau và sưng tấy tại vết tiêm: Đây là một phản ứng khá phổ biến và khoảng 70% đến 80% người được tiêm gặp phải tình trạng này. Nhiều người còn bị đau cả một cánh tay bên tiêm, khiến họ cử động tay rất khó khăn. Nhưng tình trạng này sẽ không kéo dài quá lâu. - Sưng hạch bạch huyết: Một số trường hợp xảy ra tình trạng sưng hạch bạch huyết ở vùng dưới cánh tay. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do các hạch bạch huyết đang hoạt động mạnh mẽ để sản sinh ra những kháng thể chống nhiễm trùng. - Chóng mặt: Theo thống kê có khoảng 17% số người được tiêm vắc xin cho biết họ cảm thấy chóng mặt sau tiêm. Tuy nhiên, mức độ không quá nghiêm trọng và không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. - Đau đầu: Sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, nhất là vắc xin Pfizer hoặc Moderna, khoảng 30% trường hợp xảy ra tình trạng đau nhức đầu. - Mệt mỏi: Cơ thể uể oải, mệt mỏi có thể xảy ra sau khi bạn tiêm mũi 1 hoặc sau khi tiêm mũi 2. - Sốt, ớn lạnh: Có những trường hợp bị sốt nhẹ sau khi tiêm. Đây có thể là do hệ thống miễn dịch của cơ thể đang được kích hoạt. - Buồn nôn: Một số người gặp phải tình trạng buồn nôn sau tiêm nhưng hiện tượng này chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. - Đau cơ: Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà tình trạng đau cơ có thể xảy ra hay không. Hoặc mức độ đau cơ ở mỗi người cũng sẽ khác nhau. - Sốc phản vệ: Đây được cho là phản ứng hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng và có thể gây tử vong. Phần lớn những trường hợp bị sốc phản vệ thường xảy ra 3 ngày đầu sau tiêm. Một số dấu hiệu cho thấy sốc phản vệ đó là khó thở, nổi mề đay, khó thở, ngất xỉu,… Nếu xuất hiện tình trạng sốt cao kéo dài, rối loạn ý thức sau tiêm, hay một số triệu chứng sốc phản vệ sau tiêm,… cần đến ngay bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ xử trí kịp thời, hạn chế nguy cơ biến chứng. 1.2. Một số lưu ý giúp bạn hạn chế những tác dụng phụ sau tiêm - Không đắp thuốc, lá lên vết tiêm để tránh nguy cơ nhiễm trùng. - Vận động cánh tay nhẹ nhàng để giảm viêm, giảm đau. - Nghỉ ngơi sau tiêm, tránh làm những việc nặng sau tiêm. - Nếu bị sốt nhẹ có thể giảm sốt bằng cách chườm khăn ấm lên trán, mặc những bồ đồ rộng rãi, thoáng mát. - Nếu sốt cao, có thể uống thuốc hạ sốt nhưng cần tham khảo bác sĩ để đảm bảo sức dụng đúng liều lượng. - Uống nhiều nước. - Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, có thể ăn những món ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp,…
doc_42342;;;;;doc_62953;;;;;doc_1856;;;;;doc_1028;;;;;doc_32454
An tâm về tình trạng sức khỏe của bản thân và những người trong gia đình, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, hiệu quả công việc và học tập. - Gói khám tại viện (áp dụng đến hết ngày 31/04/2017) - Gói xét nghiệm tại nhà (áp dụng đến hết ngày 31/03/2016) Mỗi gói khám có kết hợp của nhiều chuyên khoa, kỹ thuật. Do có sự kết hợp của nhiều kỹ thuật và chuyên khoa, giúp khách hàng phát hiện được nhiều bệnh lý ở giai đoạn sớm, bệnh có nguy cơ thường gặp ở tuổi, giới, để từ đó có biện pháp phòng ngừa và đạt hiệu quả điều trị tốt nhất nếu có bệnh. Đặc biệt, sử dụng gói khám, xét nghiệm, khách hàng còn được hưởng nhiều lợi ích khác như: 1. Được các bác sỹ có trình độ chuyên môn cao thăm khám. 2. Được đội ngũ nhân viên đến lấy mẫu và trả kết quả tại nhà đối với khách hàng lựa chọn gói xét nghiệm. 3. 4. Được tư vấn kết quả và chế độ dinh dưỡng sinh hoạt hợp lý. 5. 7. 9. Được giảm từ 5- 7.5% giá trị mỗi gói khám. 10. Được phục vụ tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ, tết. Một số lưu ý khi sử dụng gói khám Cần nhịn tiểu trước khi siêu âm. Nhịn ăn trước giờ khám, xét nghiệm. 2. Hạn chế ăn thực phẩm giàu đạm, thức uống có nhiều chất ngọt, có cồn hoặc các chất kích thích như trà, cà phê trước khi khám, xét nghiệm. 3. Cần mang theo đơn thuốc, chỉ định của các lần khám trước khi đi khám. 4. Khách hàng cần uống nhiều nước lọc và nhịn tiểu trước khi siêu âm bụng 30 phút. 6. Gói khám, xét nghiệm chỉ dùng 1 lần cho một khách hàng. 7. Khách hàng thanh toán đầy đủ khi đăng ký. Mọi chi tiết, Quý vị vui lòng liên hệ:;;;;;Nếu bạn là người bận rộn, ít thời gian, bạn cần một địa chỉ khám chữa bệnh với quy trình nhanh chóng, linh hoạt để kiểm tra sức khỏe, khám chữa bệnh định kỳ mà không mất quá nhiều thời gian chờ đợi. Tại đây, dưới sự hướng dẫn chi tiết của đội ngũ cán bộ y tế, điều dưỡng viên chuyên nghiệp, khách hàng nhanh chóng thực hiện các bước khám theo đúng quy trình và linh hoạt trên thực tế tại phòng khám. Đối với khám chữa bệnh thông thường, khách hàng sẽ được khám theo thứ tự như sau: Khám lâm sàng với bác sĩ, lúc này, bác sĩ khai thác thông tin tiền sử bệnh, tình trạng sức khỏe hoặc nhu cầu kiểm tra để có chỉ định phù hợp; Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh,… (nếu có chỉ định); Khám chuyên khoa; Sau khi khách hàng có kết quả cận lâm sàng và kết quả khám chuyên khoa, bác sĩ, chuyên gia sẽ tư vấn chi tiết quả, hướng dẫn, định hướng điều trị nếu cần. Trong quá trình khám, thực hiện các chỉ định chuyên khoa, khách hàng được nhân viên y tế hướng dẫn để giúp rút ngắn thời gian chờ đợi tại phòng khám. Khách hàng có thẻ bảo hiểm y tế, hoặc bảo lãnh viện phí của các đơn vị bảo hiểm, cần xuất trình đầy đủ khi làm thủ tục thanh toán để cán bộ y tế áp dụng quyền lợi bảo hiểm sau quá trình khám chữa bệnh tại phòng khám. Ngoài ra, với dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, khách hàng hoàn toàn có thể dễ dàng lấy máu xét nghiệm trước khi đến khám trực tiếp tại phòng khám. Đội ngũ cán bộ nhân viên y tế chuyên nghiệp và kinh nghiệm trong việc set up khu khám sức khỏe định kỳ ngay tại địa điểm làm việc của doanh nghiệp. Phòng khám đa khoa, 32 Trung tâm xét nghiệm chi nhánh;;;;;Quy trình và một số lưu ý Nhờ sự phát triển của nền y học thế giới, ngày nay chúng ta có thể chủ động phòng chống, điều trị các bệnh truyền nhiễm hiệu quả hơn. Trong đó, một trong những biện pháp phòng bệnh được tin dùng đó là tiêm chủng. Trên thực tế, khá nhiều người còn chưa nắm được lịch tiêm phòng phù hợp cũng như những điều cần biết trước và sau khi đi tiêm vắc xin. 1. Tìm hiểu về tiêm chủng Ngày nay, chúng ta đã ý thức được sự quan trọng của việc tiêm phòng bệnh và chủ động đi tiêm chủng các loại vắc xin cần thiết đối với cơ thể. Đây là một trong những việc làm cần thiết trong quá trình chăm sóc sức khỏe của bản thân và cộng đồng. Tiêm phòng giúp đưa vắc xin vào cơ thể con người với mục đích tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch để dự phòng bệnh tật. Vắc xin giúp tăng khả năng sản sinh kháng nguyên chống lại sự hình thành, phát triển của một số bệnh. Các kháng thể này đóng vai trò vô cùng quan trọng, chúng giống như một lớp lá chắn bảo vệ sức khỏe mỗi người khỏi sự tấn công, đe dọa của vi rút gây bệnh. Nhìn chung, sau khi tiêm vắc xin, cơ thể của bạn có khả năng chống lại sự đe dọa của vi rút trong một thời gian dài. Việc tiêm chủng không bắt buộc mà dựa trên sự tự nguyện của người được tiêm. Không thể phủ nhận rằng sự ra đời của vắc xin giúp kiểm soát tình hình bệnh tật tốt hơn, chúng ta hoàn toàn có thể phòng bệnh, ngăn ngừa quá trình lây lan của nhiều bệnh truyền nhiễm. Trên thực tế, khi đi tiêm chủng, không chỉ bản thân chúng ta được bảo vệ mà cả cộng đồng cũng thu được những lợi ích to lớn. Chính vì thế, đừng chủ quan và bỏ qua việc đi tiêm phòng bệnh bạn nhé! 2.1. Lợi ích đối với mỗi người Ngày nay, ngay từ khi còn nhỏ chúng ta đã được tiêm đầy đủ các loại vắc xin cần thiết. Nhờ vậy, tỷ lệ người mắc các loại bệnh như: ho gà, viêm gan B, viêm não Nhật Bản, rubella hoặc sởi, quai bị có dấu hiệu giảm mạnh. Được bảo vệ sức khỏe từ bé tới lớn, trẻ nhỏ có cơ hội phát triển toàn diện, đảm bảo sức khỏe ổn định, hạn chế nguy cơ mắc bệnh, gây ảnh hưởng tới thể chất cũng như trí não. Không những vậy, sau khi tiến hành tiêm phòng bệnh, chúng ta thấy rõ ràng trẻ nhỏ sẽ giảm tỉ lệ đối mặt với nguy cơ bị biến chứng, dị tật hoặc tử vong. Đây là dấu hiệu cực kỳ đáng mừng. Nếu không may mắc bệnh, tình trạng của bạn được kiểm soát, từ đó việc điều trị trở nên dễ dàng hơn, khả năng phục hồi cao hơn. Như vậy, bạn vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm chi phí điều trị so với những người không hề tiêm phòng. 2.2. Lợi ích đối với toàn xã hội Thực sự, việc chủ động tiêm chủng đem lại những lợi ích tuyệt vời cho cả một cộng đồng. Đầu tiên, tỷ lệ người mắc bệnh giảm đáng kể, có thể nói, chất lượng sức khỏe cộng đồng được cải thiện rõ rệt. Đồng thời, giảm khả năng lây lan bệnh trong xã hội, hạn chế nguy cơ gặp biến chứng hoặc là tử vong. Nếu như đã phòng ngừa bệnh tốt, người dân không phải tiêu tốn quá nhiều tiền bạc vào việc điều trị, chữa bệnh. Như vậy, chất lượng đời sống cũng có dấu hiệu gia tăng, không còn quá nhiều hộ nghèo, khốn đốn vì thiếu tiền điều trị bệnh. 3. Quy trình tiêm chủng hiện nay Bên cạnh việc tìm hiểu lợi ích khi tiêm phòng bệnh đầy đủ, chúng ta cũng quan tâm tới quy trình tiêm chủng. Có thể nói, nắm được quy trình, bạn sẽ thực hiện đúng, đầy đủ, tăng hiệu quả phòng bệnh của các loại vắc xin, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho chúng ta. Thông thường, quá trình tiêm phòng gồm 3 phần chính, đó là khám sàng lọc trước khi tiêm, tiến hành tiêm phòng bệnh và theo dõi sau khi chích vắc xin. Tốt nhất, bạn không nên bỏ qua bất cứ bước nào, các bác sĩ đều có lý do khi xây dựng nên quy trình kể trên. Trên thực tế, chúng ta không thể tránh khỏi một vài tác dụng phụ sau khi đi tiêm chủng. Chúng ta không nên tự ý xử lý, điều này có thể đe dọa tới sức khỏe và cả tính mạng của mỗi người. Những vấn đề này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, bạn chỉ cần theo dõi, chú ý chăm sóc cẩn thận và không cần quá lo lắng. Trong khi đó, chúng ta lưu ý 1 số triệu chứng sau tiêm chủng. Một số triệu chứng nhẹ như: sưng, đau hoặc chỗ tiêm bị đỏ, thường sẽ có thêm triệu chứng sốt nhẹ, mệt, giảm ăn,... Đây là những triệu chứng bình thường. Tuy nhiên, nếu có triệu chứng nặng thì cần đưa đi bệnh viện để được xử lý ngay. Các triệu chứng nặng có thể kể đến như: Sốc phản vệ. Sốt co giật. Khó thở. Tím tái,... Bài viết đã cung cấp những thông tin cực kỳ bổ ích về việc tiêm chủng đối với mọi đối tượng. Bạn nên trang bị kiến thức cơ bản trước, trong và sau khi đi tiêm phòng bệnh. Như vậy, vắc xin sẽ phát huy tới đa tác dụng, phòng bệnh tốt nhất, đồng thời bảo vệ sức khỏe cho mỗi người. Có thể nói, chủ động tiêm phòng vắc xin là vô cùng cần thiết.;;;;;Theo các chuyên gia y tế, mỗi người nên kiểm tra định kỳ 1-2 lần trong năm. Việc kiểm tra sức khỏe sẽ giúp chúng ta phát hiện sớm các bệnh lý tiềm tàng, bệnh lý thường gặp như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu... , các bệnh lý truyền nhiễm (viêm gan B, C... ), từ đó có biện pháp phòng ngừa bệnh lý và tiết kiệm được chi phí điều trị bệnh lý. Do ở mỗi độ tuổi, giới tính sẽ có nhu cầu khác nhau về các gói xét nghiệm tại nhà. - Đánh giá, kiểm soát, theo dõi và sàng lọc các bệnh truyền nhiễm như các bệnh viêm gan (viêm gan A, B, C, E) và các bệnh khác,… - Kiểm tra một số bệnh lây truyền qua đường tình dục để biết về sức khỏe sinh sản như Herpes, giang mai,… - Sàng lọc các marker ung thư theo độ tuổi, như AFP - marker ung thư gan, CEA - marker ung thư đại - trực tràng, đường tiêu hóa, HPV định type - tầm soát virus HPV gây ưng thư cổ tử cung (lây cho - bạn tình), dương vật, sùi mào gà,... - Đánh giá được khả năng sinh sản của nam, nữ. - Được xét nghiệm tại nhà, tư vấn miễn phí chế độ dinh dưỡng và phòng bệnh. - Toàn bộ kết quả được lưu trữ trên phần mềm của bệnh viện, khách hàng có thể dễ dàng theo dõi sức khỏe của mình. - Được phục vụ tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ, tết. - Được giảm từ 7.5- 10% kinh phí mỗi gói xét nghiệm tại nhà. Những lưu ý khi sử dụng dịch vụ - Nhịn ăn 8-10 giờ trước khi làm xét nghiệm, xét nghiệm tại nhà. - Hạn chế ăn thực phẩm giàu đạm, thức uống có nhiều chất ngọt, có cồn hoặc các chất kích thích như trà, cà phê trước khi khám. - Cần uống nhiều nước lọc và nhịn tiểu trước khi siêu âm bụng 30 phút. - Cần mang theo đơn thuốc, chỉ định của các lần xét nghiệm tại nhà trước khi đi xét nghiệm tại nhà. - Khách hàng thanh toán đầy đủ khi đăng ký;;;;;1. Lợi ích của việc tiêm vaccine Việc tiêm vaccine đóng vai trò quan trọng và mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Dưới đây là một số tầm quan trọng của việc tiêm vaccine và lợi ích của chúng: 1.1 Bảo vệ cá nhân khỏi bệnh tật Tiêm vaccine giúp kích thích hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng và tạo ra kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi rút, vi khuẩn hoặc tác nhân gây bệnh khác. Việc có đủ kháng thể giúp ngăn chặn hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe cá nhân, giảm nguy cơ nhiễm bệnh và tăng khả năng phục hồi nhanh chóng. 1.2 Phần nào ngăn chặn sự lây lan của bệnh trong cộng đồng Vaccine không chỉ bảo vệ người được tiêm, mà còn giúp ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng. Khi một số lượng lớn người tiêm vaccine và phát triển kháng thể, sự lây lan của tác nhân gây bệnh sẽ bị hạn chế. Tiêm vaccine là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân Điều này làm giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh và bảo vệ những người yếu đuối, những người không thể tiêm vaccine hoặc có hệ miễn dịch yếu. 1.3 Kiểm soát dịch bệnh và giảm tỷ lệ tử vong Vaccine đã chứng minh hiệu quả trong việc kiểm soát và tiêu diệt một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nhờ vaccine, các bệnh như bại liệt, đậu mùa, ho gà, sởi và cúm đã được kiểm soát và giảm tỷ lệ tử vong đáng kể. Việc tiêm vaccine chống COVID-19 cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát dịch bệnh và giảm tỷ lệ tử vong liên quan. 1.4 Giảm tải cho hệ thống y tế Khi một phần lớn dân số được tiêm vaccine, nguy cơ nhiễm bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh giảm, từ đó giảm áp lực cho hệ thống y tế. Việc giảm số lượng bệnh nhân cần điều trị và nhập viện giúp đảm bảo rằng nguồn lực y tế có thể tập trung vào các vấn đề khác và giúp đối tượng có nguy cơ cao như người cao tuổi hoặc người có bệnh mãn tính không bị lạc hậu trong việc tiếp cận chăm sóc y tế. 1.5 Kích thích phục hồi kinh tế và xã hội Việc tiêm vaccine cũng đóng vai trò quan trọng trong việc khôi phục kinh tế và xã hội. Khi dịch bệnh được kiểm soát và nguy cơ lây lan giảm, các hoạt động kinh tế và xã hội có thể được mở cửa trở lại, giúp tái tạo công việc, đảm bảo an sinh xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh lên cuộc sống hàng ngày của con người. 2. Phản ứng phụ và tác dụng không mong muốn sau khi tiêm vaccine Phản ứng phụ và tác dụng không mong muốn sau khi được tiêm vaccine là những phản ứng hoặc hiện tượng không mong đợi có thể xảy ra sau tiêm. Thường thì những phản ứng này là nhỏ và tạm thời, và chúng thường biến mất một cách tự nhiên sau một thời gian ngắn. Dưới đây là một số thông tin tổng quát về phản ứng phụ và tác dụng không mong muốn sau tiêm vaccine: 2.1 Phản ứng phụ thông thường Đây là các phản ứng phụ thông thường và thường gặp sau tiêm vaccine như đau nhức, sưng hoặc đỏ tại vị trí tiêm, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu, cảm giác mệt mỏi. Những phản ứng này thường là tạm thời và tự giảm đi sau một thời gian ngắn. 2.2 Phản ứng dị ứng Một số người có thể trải qua phản ứng dị ứng sau tiêm vaccine, như phát ban, ngứa, hoặc sưng mô. Đối với những phản ứng này, người ta thường kiểm tra và chẩn đoán kỹ lưỡng để đảm bảo rằng không có phản ứng nghiêm trọng xảy ra và có thể điều trị nếu cần thiết. 2.3 Tác dụng không mong muốn hiếm gặp Ví dụ, một số vaccine có thể gây ra phản ứng viêm nghiêm trọng, nhưng điều này rất hiếm. Các tác dụng không mong muốn khác có thể bao gồm: phản ứng dị ứng nghiêm trọng, khó thở, ho, hoặc sự xuất hiện của các triệu chứng không bình thường sau tiêm vaccine. Những trường hợp này thường rất hiếm và được theo dõi chặt chẽ bởi cơ quan y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả của vaccine. Một số tác dụng không mong muốn hiếm gặp có thể xảy ra sau khi tiêm vaccine. 3. Các lưu ý sau khi tiêm vaccine Sau tiêm vaccine, có một số lưu ý quan trọng mà bạn nên tuân thủ để đảm bảo an toàn và hiệu quả của quá trình tiêm vaccine. Dưới đây là một số lưu ý chung sau tiêm vaccine: 3.1 Theo dõi và ghi nhận các phản ứng phụ Lưu ý theo dõi các phản ứng phụ có thể xảy ra sau tiêm vaccine. Đa số phản ứng phụ sẽ là nhẹ và tạm thời, nhưng nếu có bất kỳ triệu chứng không bình thường hay phản ứng nghiêm trọng, hãy báo cáo cho nhà cung cấp dịch vụ y tế hoặc bác sĩ của bạn ngay lập tức. 3.2 Nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân Sau tiêm vaccine, nên cho thân thể được nghỉ ngơi và phục hồi. Uống đủ nước, ăn uống lành mạnh và hạn chế hoạt động cường độ cao trong vài ngày sau tiêm vaccine. Điều này giúp hệ miễn dịch tăng cường và tối ưu hóa hiệu quả của vaccine. 3.3 Theo dõi lịch tiêm vaccine Nếu vaccine đòi hỏi nhiều liều hoặc liều tăng cường, hãy đảm bảo bạn nhận đủ các liều theo lịch trình đã được chỉ định. Đảm bảo tuân thủ lịch tiêm vaccine được khuyến nghị là một trong số các lưu ý sau khi tiêm vaccine Việc tuân thủ lịch tiêm vaccine đảm bảo bạn có đủ kháng thể để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. 3.4 Tiếp tục tuân thủ biện pháp phòng ngừa Vaccine không phải là một biện pháp phòng ngừa hoàn hảo. Vẫn cần tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng ngừa khác như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, duy trì khoảng cách xã hội và hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
question_415
Tìm hiểu về tình trạng sỏi thận rơi xuống bàng quang
doc_415
Sỏi bàng quang là các khối bao gồm các khoáng chất có trong nước tiểu kết tụ lại được hình thành ngay ở bàng quang hoặc do sỏi thận rơi xuống bàng quang và kẹt lại ở đó. Sỏi thận rơi xuống bàng quang và kẹt lại ở đó. Sỏi bàng quang đôi khi chỉ có 1 viên nhưng cũng có thể là nhiều viên sỏi. Kích thước của sỏi bàng quang cũng khác nhau, đôi khi chỉ nhỏ bằng hạt ngô, đốt ngón tay nhưng có trường hợp to bằng quả trứng gà, thậm chí to hơn. Biểu hiện của sỏi bàng quang Các triệu chứng của sỏi bàng quang có nhiều đặc điểm lâm sàng dễ nhầm lẫn với các bệnh như u xơ tuyến tiền liệt, u bàng quang, lao bàng quang, ung thư bàng quang (đái máu). Mặt khác, một số người bị sỏi bàng quang nhưng không có triệu chứng đặc hiệu. Tuy nhiên, đa số người bệnh thường bị đái rắt nhiều lần, nhất là ban ngày do đi lại, vận động nhiều. Nước tiểu có thể có màu đục do mủ hoặc có lẫn máu, đái khó, đau, gián đoạn tiểu tiện bởi các các nguyên nhân khác kèm theo (u xơ tiền liệt tuyến, chít hẹp niệu đạo…) và đau bụng dưới. Trong trường hợp bệnh nhân nhiễm khuẩn thì có sốt nhẹ. Đa số người bệnh thường bị đái rắt nhiều lần, nhất là ban ngày do đi lại, vận động nhiều. Điều trị Nếu sỏi thận rơi xuống bàng quang với kích thước nhỏ, trơn, có thể điều trị kháng sinh chống viêm, giảm đau, giãn cơ trơn để giúp tống sỏi ra ngoài. Với những sỏi không tự đào thải ra ngoài được thì bác sĩ thường chỉ định điều trị tán sỏi nội soi. Việc điều trị phẫu thuật được chỉ định cho những trường hợp sỏi to – sỏi không thể tán được hay sỏi bàng quang có kèm theo hẹp niệu đạo, xơ cứng cổ bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến, túi thừa bàng quang. Biến chứng Sỏi bàng quang cần phải điều trị sớm tránh nhiều biến chứng nguy hiểm. Sỏi thận rơi xuống bàng quang nếu không được xử lý sớm có thể làm cho viên sỏi cọ sát nhiều lần vào niêm mạc gây viêm, loét và nhiễm khuẩn, chảy máu và sẽ biến chứng viêm bàng quang cấp, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm bàng quang mạn tính và sau đó có thể là teo bàng quang hoặc rò bàng quang. Rò bàng quang là một biến chứng rất phức tạp bởi vì nước tiểu sẽ chảy vào tầng sinh môn hoặc âm đạo. Nước tiểu chảy ri rỉ qua âm đạo hoặc hậu môn gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và lâu ngày gây nhiễm khuẩn. Ngoài ra, dạng sỏi này còn có thể gây nên các bệnh nguy hiểm như viêm thận do nhiễm khuẩn ngược dòng và suy thận. Sỏi bàng quang là bệnh khá phổ biến nhưng không nên chủ quan, người bệnh khi gặp các triệu chứng trên nên nhanh chóng đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị sớm, hiệu quả. Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội 0936 388 288
doc_18949;;;;;doc_39654;;;;;doc_41232;;;;;doc_45486;;;;;doc_60109
Sỏi thận chạy xuống bàng quang là nguyên nhân gây sỏi bàng quang hàng đầu. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, sỏi bàng quang sẽ phát triển về kích thước dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, người bệnh cần nhận thức được những biểu hiện, cách phòng ngừa và điều trị căn bệnh này để tránh được những hệ lụy về sau. 1.Tìm hiểu về hiện tượng sỏi thận rơi xuống bàng quang 1.1 Dấu hiệu của sỏi thận chạy xuống bàng quang Bàng quang là một cơ rỗng dùng để chứa nước tiểu từ thận tiết ra, trước khi nước tiểu thoát ra ngoài qua niệu đạo. Do là bể chứa nước tiểu, cơ quan thoát nước tiểu sau bàng quang là niệu đạo hẹp nên nguy cơ sỏi bị “giữ” lại ở bàng quang rất cao. Hiện tượng sỏi từ thận xuống bàng quang là sỏi hình thành tại thận và di chuyển theo dòng nước tiểu, qua niệu quản xuống bàng quang và kẹt lại tại đây. Hiện tượng này còn gọi là sỏi bàng quang. Căn bệnh này thường không có biểu hiện rõ ràng khi sỏi còn nhỏ dẫn đến nhiều bệnh nhân không phát hiện ra. Nhiều trường hợp bệnh nhân đi khám sức khỏe định kỳ hoặc chụp X quang vô tình phát hiện ra bệnh. Bên cạnh đó dấu hiệu ban đầu của sỏi bàng quang rất dễ bị nhầm lẫn với một số căn bệnh khác như u bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến… Tuy nhiên, người bệnh có thể theo dõi và nhận diện căn bệnh này thông qua một số dấu hiệu điển hình sau: – Bệnh nhân đi tiểu nhiều, nhất là ban ngày, khó đi tiểu, tiểu buốt và đi tiểu ngắt quãng. – Nước tiểu có máu nhạt, có mùi hôi và màu đục, đậm hơn bình thường. – Xuất hiện cơn đau âm ỉ tại bụng dưới. – Một số trường hợp sỏi lớn, bệnh nhân có thể đau quặn thận. – Người bệnh có thể bị sốt nhẹ, ớn lạnh nếu nhiễm khuẩn. Khó tiểu, đi tiểu ngắt quãng và đi tiểu nhiều là biểu hiện điển hình của sỏi thận rơi xuống bàng quang 1.2 Biến chứng của sỏi thận chạy xuống bàng quang Sỏi thận xuống bàng quang là bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị sớm để hạn chế việc sỏi gia tăng về kích thước. Nếu bệnh nhân chủ quan trong việc chữa trị, căn bệnh này sẽ mang lại nhiều biến chứng nguy hiểm như: – Viêm bàng quang cấp Trong quá trình di chuyển từ thận xuống, sỏi liên tục cọ xát vào niêm mạc bàng quang dẫn đến tổn thương bàng quang, chảy máu, thậm chí là nhiễm trùng. Từ đó có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Tình trạng này kéo dài dẫn tới bệnh viêm bàng quang, nếu không điều trị sớm có thể phát triển thành viêm bàng quang mạn tính. – Viêm đường tiết niệu Viên sỏi di chuyển cùng dòng nước tiểu dẫn đến tắc nghèn đường tiểu, nước tiểu bị ứ đọng lâu ngày tại bàng quang là môi trường “lý tưởng” để vi khuẩn sinh sôi. Bên cạnh đó, sỏi có tính chất cứng, cọ xát vào bàng quang khiến bàng quang bị tổn thương nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công. Từ đó dẫn tới tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu. – Rò bàng quang Sỏi tồn tại trong bàng quang khiến bàng quang bị viêm, tổn thương và chảy máu dẫn đến suy giảm chức năng bàng quang. Các cơ vòng không thể được điều khiển nên quá trình mở bàng quang diễn ra liên tục dẫn tới rò bàng quang. Người bệnh khi gặp tình trạng này sẽ khó điều khiến cơn và dòng nước tiểu dẫn tới ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt. – Viêm thận và suy thận Sỏi tại bàng quang ngăn chặn dòng nước tiểu thoát ra ngoài, nước tiểu bị ứ đọng lâu ngày dẫn đến quay ngược dòng lại thận, vi khuẩn có thể theo dòng tiểu xâm nhập gây giãn đài bể thận. Lâu dần hiện tượng này sẽ chuyển thành suy thận. 1.3 Phòng ngừa hiện tượng sỏi thận rơi xuống bàng quang Sỏi rơi xuống bàng quang hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu người bệnh duy trì lối sống và sinh hoạt lành mạnh, cụ thể như sau: – Uống nhiều nước Uống nhiều nước rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là với những bệnh nhân bị sỏi. Bởi nước đóng vai trò rất lớn đối với cơ thể, giúp điều tiết mọi chức năng các hoạt động trong cơ thể. Đối với bệnh nhân sỏi, nước giúp đào thải sỏi, tránh cô đặc nước tiểu dẫn tới tạo sỏi và phòng ngừa sỏi tái phát. – Ăn nhiều rau củ quả Tăng cường nhóm thực phẩm về rau củ quả giúp cho bệnh nhân nạp thêm lượng chất xơ và vitamin, đồng thời thanh lọc cơ thể. Đồng thời, hỗ trợ thận trong quá trình loại bỏ chất cặn bã ra khỏi cơ thể, tránh hình thành sỏi. Ăn nhiều rau củ quả và trái cây giúp phòng ngừa nhiều bệnh, trong đó có bệnh sỏi – Ăn nhạt, giảm lượng muối nạp vào cơ thể mỗi ngày Đối với những bệnh nhân bị sỏi, không nên ăn mặn và ăn nhiều muối mỗi ngày. Mỗi ngày người bệnh chỉ nên nạp vào cơ thể tối đa 2.3g muối. Việc cắt giảm lượng muối vào cơ thể giúp cho bệnh nhân giảm áp lực cho thận, lượng canxi bài tiết vào nước tiểu giảm, hạn chế nguy cơ tạo sỏi hoặc gia tăng kích thước sỏi. – Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao Thể dục thể thao giúp người bệnh tăng sức đề kháng, phòng ngừa nguy cơ mắc phải nhiều căn bệnh, trong đó có sỏi. Người bệnh ngồi nhiều hoặc nằm nhiều, các nhóm cơ ít hoạt động cũng tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi. – Khám sức khỏe định kỳ Khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp người bệnh phát hiện ra sớm bệnh, từ đó điều trị hiệu quả hơn, tránh bệnh phát triển nguy hiểm và tốn kém chi phí điều trị. Bên cạnh đó, nếu sỏi nhỏ và chưa gây ảnh hưởng tới chức năng đường niệu, biểu hiện không rõ ràng, người bệnh có thể phát hiện ra nếu chụp X quang. Điều trị sớm và đúng cách là cách thoát khỏi bệnh sỏi sớm nhất. Một số phương pháp điều trị sỏi người bệnh có thể được chỉ định như sau: – Trường hợp sỏi thận rơi xuống bàng quang kích thước nhỏ, tính chất trơn; bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị với kháng sinh giúp chống viêm, giảm đau và giãn cơ trơn để đưua sỏi ra bên ngoài. – Trường hợp viên sỏi lớn và không thể tự đào thải ra ngoài, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser. Với nhiều ưu điểm vượt trội như: không đau, không mổ, hồi phục nhanh…; đây được coi là phương pháp được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Kỹ thuật này sử dụng laser để tán vỡ sỏi thành nhiều mảnh và gắp vụn sỏi ra ngoài. Điều trị tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser cho bệnh nhân sỏi bàng quang – Trường hợp sỏi thận rơi xuống bàng quang kích thước lớn, sỏi không thể tự đào thải, tính chất phức tạp… người bệnh có thể sẽ cần mổ mở để lấy sỏi ra ngoài.;;;;; Sỏi rơi xuống bàng quang là tình trạng những viên sỏi có kích thước nhỏ đi qua niệu quản, theo dòng chảy của nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang. Những viên sỏi này đã được hình thành trước ở thận, bể thận hoặc nhiều vị trí khác nhau trên đường tiết niệu. Việc sỏi rơi xuống bàng quang chính là nguyên nhân phổ biến gây bệnh sỏi bàng quang – một trong những loại sỏi thường gặp nhất ở đường tiết niệu hiện nay. Sỏi xuống bàng quang gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được can thiệp kịp thời. 2. Biến chứng nguy hiểm khi sỏi rơi xuống bàng quang Sỏi rơi xuống bàng quang nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm như: 2.1. Viêm bàng quang cấp Sỏi thận trong quá trình rơi xuống bàng quang sẽ đi qua niệu quản, cọ xát trực tiếp với vùng niêm mạc và thành bàng quang. Tại đây gây viêm loét, nhiễm trùng, chảy máu và biến chứng viêm bàng quang cấp. Đây cũng là lý do có lẫn máu trong nước tiểu của người bệnh. 2.2. Viêm đường tiết niệu Nước tiểu từ thận qua niệu quản xuống bàng quang. Sau đó mới xuống niệu đạo và đưa ra ngoài. Do đó khi sỏi xuất hiện ở bàng quang khiến quá trình vận chuyển nước tiểu bị gián đoạn. Đồng thời làm tắc nghẽn niệu quản, niệu đạo, nước tiểu bị ứ đọng. Tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng đường tiết niệu. 2.3. Rò bàng quang, teo xơ bàng quang Sỏi xuất hiện trong bàng quang gây viêm loét, chảy máu và ảnh hưởng đến hệ thần kinh cơ vòng bàng quang. Điều này khiến bàng quang không điều khiển được cơ vòng dẫn đến tình trạng rò rỉ bàng quang và tiểu không tự chủ. Nước tiểu rỉ chảy qua âm đạo hoặc hậu môn lâu ngày dễ gây nhiễm khuẩn. 2.4. Viêm thận Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của sỏi bàng quang. Sỏi ở bàng quang làm tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu. Làm cho nước tiểu dội ngược dòng lên thận. Các vi khuẩn có sẵn trong nước tiểu xâm nhập, tấn công gây giãn đài bể thận và dẫn đến suy thận cấp và mãn tính. Lâu ngày, vi khuẩn có cơ hội lây lan vào máu gây nhiễm khuẩn huyết rất nguy hiểm. Viêm thận là biến chứng nguy hiểm nhất khi sỏi xuống bàng quang 3. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng sỏi rơi xuống bàng quang Nguyên nhân lớn nhất khiến sỏi thận rơi xuống bàng quang xuất phát từ sỏi thận. Những viên sỏi này có thể được hình thành ở nhiều vị trí khác nhau của hệ tiết niệu trên như thận, nang thận, bể thận hoặc đài bể thận. Trong quá trình lọc máu và nước tiểu, sỏi di chuyển theo dòng nước đến nhiều vị trí khác nhau. Khi sỏi di chuyển đến niệu quản bị rơi thẳng xuống bàng quang. 4. Nhận biết sỏi xuất hiện ở bàng quang Hiện tượng sỏi bàng quang thường rất khó phát hiện bởi triệu chứng không rõ ràng và có thể nhầm với các bệnh khác như u xơ tiền liệt tuyến, u bàng quang, … Khi sỏi tăng kích thước và gây biến chứng thì có một số biểu riêng biệt như: 5. Chẩn đoán và điều trị bệnh sỏi bàng quang 5.1. Chẩn đoán sỏi xuống bàng quang: Chẩn đoán lâm sàng: các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám vùng bụng dưới kết hợp với đánh giá các triệu chứng và tiền sử bệnh của người bệnh để đưa kết quả bước đầu. Sau đó, người bệnh sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm cận lâm sàng để giúp chẩn đoán tình trạng bệnh cũng như xác định chính xác vị trí, kích thước và số lượng của sỏi. Một số loại xét nghiệm người bệnh có thể được chỉ định là: Chẩn đoán đúng hiện tượng sỏi xuống bàng quang để điều trị bệnh hiệu quả 5.2. Điều trị sỏi xuống bàng quang Tùy vào kích thước, số lượng và tình trạng sức khỏe người bệnh mà bác sĩ chỉ định điều trị nội khoa hay ngoại khoa. Lưu ý: thông tin về cách điều trị đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ. 6. Biện pháp phòng ngừa sỏi bàng quang Để ngăn ngừa việc hình thành sỏi bàng quang, mỗi người cần:;;;;;Sỏi bàng quang là một trong những bệnh lý phổ biến hiện nay, với một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh là do sỏi thận, sỏi niệu quản rơi xuống bàng quang. Nhiều bệnh nhân nhập viện và phát hiện mắc sỏi có kích thước thậm chí lên đến vài centimet hoặc nhiều viên nằm trong bàng quang. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn những câu hỏi liên quan đến tình trạng sỏi xuống bàng quang được nhiều người quan tâm hiện nay. 1. Lý giải tại sao sỏi rơi xuống bàng quang Sỏi là một dạng tinh thể rắn được hình thành bởi sự kết tinh của cặn, khoáng chất có trong nước tiểu. Sau khi đã kết cụm trở thành sỏi, sỏi đa số sẽ có xu hướng di chuyển theo dòng nước tiểu đổ từ thận xuống bàng quang tới niệu đạo và ra ngoài. Chính vì tính di động này nên sỏi ở đường tiết niệu trên là sỏi thận, sỏi niệu quản đều có thể rơi xuống bàng quang. So với sỏi thận và sỏi niệu quản, vị trí của sỏi bàng quang nằm ở đoạn gần cuối của hệ tiết niệu nên khả năng di chuyển của của ra bên ngoài cơ thể được đánh giá là có khả năng cao hơn. Sỏi rơi xuống bàng quang có thể tiếp tục di chuyển xuống niệu đạo trở thành sỏi niệu đạo. Niệu đạo là đường ống duy nhất dẫn nước tiểu ra bên ngoài cơ thể, do vậy nếu sỏi kẹt có thể làm bít tắc toàn bộ sự lưu thông của dòng nước tiểu. Lúc này người bệnh cần được cấp cứu kịp thời để xử lý tình trạng này. Tuy nhiên khả năng di chuyển của sỏi tại bàng quang ra ngoài cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi bàng quang là một tạng rỗng, có nhiệm vụ chứa nước tiểu từ hai niệu quản dẫn từ bể thận xuống, với sức chứa khoảng 250-350ml ở người trưởng thành. Nên sỏi rơi xuống bàng quang cũng có khả năng di chuyển đến nhiều vị trí trong tạng rỗng này mà không theo một chiều dọc niệu quản như sỏi niệu quản. Hơn nữa cổ bàng quang cũng có đường kính nhỏ, nên mặc dù quá trình đẩy nước tiểu ra ngoài của bàng quang vẫn diễn ra nhưng sỏi vẫn có thể kẹt lại. Người bệnh không nên chủ quan giữ sỏi trong người chờ sỏi tự bài xuất ra ngoài. Bởi để sỏi bàng quang có thể tự bài xuất ra ngoài phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kích thước sỏi, độ thông thoáng của đường tiết niệu, bệnh nhân không có tình trạng hẹp niệu đạo… Do vậy để chắc chắn sỏi có tự bài xuất ra ngoài được hay không người bệnh cần được bác sĩ xác định chính xác tình trạng bệnh, và có thể can thiệp sử dụng thuốc hỗ trợ đẩy sỏi ra ngoài nếu cần. Khi sỏi ở bàng quang có kích thước nhỏ thường sẽ ít gây ra những triệu chứng điển hình, bệnh nhân thường nhận thấy những dấu hiệu bệnh và đến viện khám khi sỏi đạt đến kích thước lớn. Một số triệu chứng có thể gặp đó là: – Đau quặn thắt ở vùng thắt lưng lan xuống bụng dưới, đùi bẹn – Tiểu bí, tiểu rắt, tiểu không hết nước, đi tiểu nhiều lần nhưng không hết nước – Nước tiểu đục sẫm, có thể xuất hiện tình trạng lẫn máu Bên cạnh những triệu chứng gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và làm việc hàng ngày của người bệnh, những vấn đề nghiêm trọng hơn có thể gặp phải đó là: Viêm bàng quang, rò bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu, ngược dòng nước tiểu, suy thận… Đây là những biến chứng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh nếu không điều trị kịp thời. Người bệnh thậm chí vừa tốn nhiều chi phí chữa trị và có thể phải mang bệnh suốt đời như phải chạy thận. Biến chứng nguy hiểm khi sỏi gây ra tình trạng nước tiểu đổ ngược lại vào thận, dẫn đến suy thận và thậm chí bệnh nhân có thể phải chạy thận, ghép thận 4.1 Điều trị nội khoa sỏi xuống bàng quang Điều trị nội khoa sử dụng thuốc được bác sĩ kê đơn được chỉ định trong trường hợp sau khi bệnh nhân đã thực hiện đầy đủ những xét nghiệm chẩn đoán, bác sĩ đánh giá sỏi có thể theo dòng nước tiểu ra ngoài. Lúc này người bệnh sẽ kết hợp uống các loại thuốc giãn cơ trơn, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm giảm đau… để hỗ trợ đưa sỏi ra ngoài. Bên cạnh sử dụng thuốc, trong quá trình điều trị người bệnh nên uống nhiều nước để lợi tiểu, tốt cho việc đào thải sỏi ra khỏi cơ thể. Bệnh nhân cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, thực hiện những xét nghiệm chẩn đoán bệnh cần thiết, và điều trị triệt để sỏi cùng nguyên nhân gây bệnh 4.2 Điều trị ngoại khoa sỏi xuống bàng quang Khi sỏi rơi xuống bàng quang, nghĩa là sỏi nằm ở vị trí thấp của đường tiết niệu. Phương pháp điều trị can thiệp ngoại khoa phù hợp nhất cho người bệnh đó là tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser. Đối với sỏi kích thước nhỏ hơn hoặc lớn hơn 1cm mà không tự bài xuất được ra bên ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi ngược dòng là kỹ thuật hiện đại ít xâm lấn nhất, an toàn cho người bệnh. Bệnh nhân có thể được loại bỏ sỏi dễ dàng thông qua quá trình nội soi ngược dòng từ đường ống dẫn nước tiểu ra bên ngoài (niệu đạo) lên bàng quang. Thông qua hình ảnh thu được từ máy nội soi, bác sĩ sẽ xác định được vị trí sỏi và tiến hành phá vụn sỏi thành những mảnh nhỏ bằng dây dẫn năng lượng laser. Cũng thông qua con đường tự nhiên đưa ống nội soi và dây dẫn năng lượng laser, một rọ gắp sỏi cũng được đưa vào để lấy hết sỏi của bệnh nhân và đưa ra ngoài. Quá trình loại bỏ sỏi bằng phương pháp không sử dụng dao kéo này giúp người bệnh hoàn toàn không có vết mổ, không để lại sẹo, ít chảy máu, ít đau, nhanh phục hồi. Đặc biệt bệnh nhân nhanh chóng được xuất viện sau khoảng 1 ngày nếu sức khỏe ổn định và dễ dàng quay lại làm việc mà không cần phải nghỉ nhiều ngày chờ phục hồi như mổ truyền thống. Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser là kỹ thuật tân tiến phù hợp cho sỏi bàng quang 5. Kết luận Sỏi rơi xuống bàng quang nếu không thể di chuyển ra ngoài sẽ trở thành sỏi bàng quang. Và tiếp tục di chuyển, kẹt tại niệu đạo sẽ trở thành sỏi niệu đạo. Dù ở bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu người bệnh cũng cần điều trị triệt để sỏi.Trong trường hợp sỏi có nhiều viên nằm ở đường tiết niệu phía trên bàng quang, đồng thời có sỏi rơi xuống bàng quang, người bệnh không chỉ xử lý sỏi bàng quang mà còn cần loại bỏ sỏi thận, sỏi niệu quản. Việc chỉ thực hiện điều trị sỏi bàng quang có thể khiến người bệnh gặp lại tình trạng sỏi rơi tương tự.;;;;;Sỏi thận chạy xuống bàng quang là nguyên nhân chính gây sỏi bàng quang. Theo quá trình lọc máu và đào thải của thận, sỏi có kích thước nhỏ sẽ theo đường tiểu xuống bàng quang gây tổn thương bàng quang và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, nhận biết những dấu hiệu sỏi thận rơi xuống bàng quang là rất cần thiết để chủ động điều trị. 1. Dấu hiệu nhận biết sỏi thận chạy xuống bàng quang Bàng quang là một túi cơ làm nhiệm vụ chứa nước tiểu do thận bài tiết trước khi thoát ra ngoài. Do đó, bàng quang là cơ quan hay xuất hiện sỏi. Sỏi bàng quang có thể do các chất khoáng và muối có trong nước tiểu kết tinh thành nhưng đa số là do sỏi thận chạy xuống bàng quang. Sỏi thận chạy xuống bàng quang có thể gây tồn thương bàng quang và nhiều biến chứng nguy hiểm Mới đầu, sỏi thận rơi xuống bàng quang thường có triệu chứng không rõ ràng. Người bệnh thường dễ nhầm lẫn với các bệnh khác nhau u bàng quang, u xơ tuyến tiền liệt…Và thường phát hiện ra sỏi bàng quang khi tình cờ đi chụp X-quang. Sỏi tồn tại lâu trong bàng quang sẽ lớn dần về kích thước và gây ra có triệu chứng như: Cơn đau quặn thận Đây là dấu hiệu bệnh rõ ràng nhất để chẩn đoán bệnh. Những cơ đau quặn thận sẽ xuất hiện từ từ, sau đó tăng dần về tần suất và mức độ. Cơn đau xuất phát từ vùng thắt lưng, sau đó lan dần xuống bụng. Thậm chí đau còn cảm nhận thấy ở lòng bàn chân và tay. Tiểu rắt, tiểu buốt, bí tiểu Cảm thấy đau buốt mỗi lần đi tiểu, lượng nước tiểu mỗi lần rất ít, có khi chỉ vài giọt. Vì thế mà số lần đi tiểu trong ngày tăng lên. Luôn buồn tiểu mặc dù vừa mới đi tiểu xong. Đây là dấu hiệu cho thấy các dây thần kinh đã không điều khiển cơ vòng bàng quang được nữa khiến cho chúng đóng mở liên tục Tiểu ngắt quãng Sỏi thận chạy xuống bàng quang là tắc dòng chảy của nước tiểu từ bàng quang xuống niệu đạo gây ra tình trạng tiểu ngắt quãng. Người bệnh đang tiểu thì bị dừng lại và phải thay đổi tư thế mới có thể đi tiểu bình thường. Nước tiểu có màu sắc bất thường Nước tiểu chuyển sang màu vàng đục, có váng hoặc lẫn máu do sỏi cọ sát với thành bằng quang và niệu đạo gây chảy máu. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên, người bệnh cần đến các chuyên khoa thăm khám để được chẩn đoán và chữa trị sớm. 2. Biến chứng sỏi thận rơi xuống bàng quang Sỏi từ thận xuống bàng quang nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Sỏi thận chạy xuống bàng quang có thể dẫn đến viêm bàng quang cấp Sỏi thận chạy xuống bàng quang có thể dẫn đến viêm bàng quang cấp 3. Điều trị sỏi thận chạy xuống bàng quang Qua thăm khám, tùy thuộc vào kích thước sỏi và tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. 3.1 Điều trị bằng thuốc Khi kích thước sỏi còn nhỏ và chức năng tiết niệu của người bệnh chưa bị ảnh hưởng thì điều trị nội khoa bằng thuốc được ưu tiên sử dụng. Các thuốc thường được bác sĩ kê đơn trong điều trị sỏi bàng quang là: 3.2 Điều trị bằng ngoại khoa Khi sỏi có kích thước quá lớn hoặc điều trị bằng thuốc thất bại thì bác sĩ sẽ phải can thiệp ngoại khoa để lấy sỏi ra. Các phương pháp điều trị ngoại khoa sỏi bàng quang đang được áp dụng hiện nay là: Nội soi ngược dòng tán sỏi là phương pháp hiện đại điều tri sỏi bàng quang Nội soi ngược dòng tán sỏi là phương pháp hiện đại điều tri sỏi bàng quang 4. Phòng ngừa sỏi thận chạy xuống bàng quang như thế nào Bệnh sỏi bàng quang cũng như sỏi tiết niệu có thể phòng ngừa được khi bạn lưu ý đến chế độ ăn uống và luyện tập hàng ngày: Trên đây là những dấu hiệu nhận biết tình trạng sỏi thận chạy xuống bàng quang, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa. Thăm khám sức khỏe định kỳ và chủ động phòng tránh là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn.;;;;;Tình trạng sỏi thận rơi xuống đường tiết niệu có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng chức năng thận và sức khỏe. Sỏi thận xuống đường tiết niệu là hiện tượng một hoặc nhiều viên sỏi sau khi hình thành ở thận thì theo dòng nước tiểu rơi xuống các phần khác của hệ tiết niệu như bàng quang, niệu quản, niệu đạo. Trường hợp sỏi bị mắc lại tại niệu quản được đánh giá là nguy hiểm nhất bởi tình trạng này sẽ gây ra hiện tượng ứ đọng nước tiểu toàn phần dẫn đến suy thận cấp tính diễn ra nhanh. 2. Triệu chứng khi sỏi thận xuống đường tiết niệu Sỏi thận rơi xuống đường tiết niệu thường gây ra những triệu chứng sau: Đau quặn thắt lưng và hông Một trong những triệu chứng điển hình khi sỏi thận di chuyển xuống đường tiết niệu là các cơn đau dữ dội ở vùng thắt lưng. Sau đó cơn đau lan dần ra hai bên hông, xương bụng dưới và hai chân. Mỗi khi làm việc nặng hoặc hoạt động gắng sức, cơn đau sẽ tăng lên và kéo dài từ vài phút cho đến vài tiếng đồng hồ. Đối với nam giới, nếu sỏi rơi xuống niệu quản sẽ dẫn đến đau nhức dương vật. Khó khăn khi đi tiểu Khi sỏi rơi vào niệu đạo hoặc niệu quản, người bệnh sẽ có tình trạng đau buốt mỗi khi đi tiểu, lượng nước tiểu ít nhưng lại buồn đi vệ sinh liên tục. Đôi khi bí tiểu hoàn toàn. Nếu sỏi từ thận rơi xuống bàng quang sẽ gây ra hiện tượng tiểu ngắt quãng. Người bệnh đang tiểu thì nước tiểu đột ngột ngừng chảy và phải thay đổi tư thế thì mới có thể tiếp tục. Những trường hợp sỏi từ thận rơi xuống các bộ phận khác của đường tiết niệu cần được phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời để tránh gặp những biến chứng nguy hiểm như: Giãn đài bể thận Sỏi xuất hiện ở niệu quản, niệu đạo làm cản trở quá trình di chuyển của nước tiểu dẫn. Khi nước tiểu không được chuyển xuống bàng quang sẽ dẫn đến tình trạng nước tiểu ứ đọng trong thận và làm giãn đài bể thận. Nhiễm trùng đường tiểu Trong quá trình sỏi rơi từ thận xuống cơ quan khác có thể tạo ra những tổn thương niêm mạc đường tiết niệu kết hợp với nước tiểu ứ đọng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn đến nhiễm trùng. Rò bàng quang Khi sỏi từ thận rơi xuống bàng quang có thể gây ra tình trạng viêm, lở loét có thể gây ảnh hưởng đến chức năng cơ vòng bàng quang. Cơ vòng không được kiểm soát có thể gây ra hiện tượng rò bàng quang hoặc đi tiểu không kiểm soát. Suy thận Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất khi sỏi thận rơi xuống bàng quang, niệu quản hay niệu đạo là suy thận cấp hoặc mạn tính. Nước tiểu ứ đọng trong thận trong thời gian dài, vi khuẩn có nhiều điều kiện sinh sôi, phát triển. Tình trạng này không chỉ làm giãn đài bể thận mà còn làm giảm chức năng thận, thậm chí là mất hoàn toàn. Vi khuẩn có thể tấn công vào hệ thống tuần hoàn dẫn đến nhiễm trùng huyết. Nếu biến chứng này không được can thiệp điều trị kịp thời sẽ đe dọa tính mạng người bệnh.
question_416
Bạch cầu mãn tính dòng tế bào tủy xương (CML): Chẩn đoán, điều trị
doc_416
Với những tiến bộ trong chẩn đoán bạch cầu tủy mạn và các phương pháp điều trị như điều trị đích, ghép tuỷ xương hay hoá trị đã góp phần làm thuyên giảm triệu chứng bệnh bạch cầu tuỷ mạn, giúp kéo dài thời gian sống sau nhiều năm được chẩn đoán. 1. Chẩn đoán bạch cầu tủy mạn Các bác sĩ có rất nhiều phương pháp để chẩn đoán bạch cầu tuỷ mạn và phân loại giai đoạn bệnh bạch cầu tuỷ mạn (CML). Dựa vào các kết quả cận lâm sàng, bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp với từng người bệnh.Đối với hầu hết các loại ung thư, sinh thiết là kỹ thuật tốt để khẳng định người bệnh có bị ung thư hay không. Trong sinh thiết, bác sĩ lấy một mẫu mô nhỏ của cơ quan nghi ngờ ung thư để xét nghiệm. Nếu không thể sinh thiết, bác sĩ có thể chỉ định các kỹ thuật chẩn đoán khác.Bác sĩ có thể xem xét dựa trên các yếu tố dưới đây để chỉ định xét nghiệm cho người bệnh:Bác sĩ đang nghi ngờ loại bệnh bạch cầu nào. Dấu hiệu và triệu chứng của người bệnh. Tuổi và sức khỏe tổng quát của người bệnh. Các kết quả xét nghiệm trước đó đã thực hiện. Các xét nghiệm sau đây có thể được sử dụng để chẩn đoán hoặc theo dõi bệnh bạch cầu tuỷ mạn (CML):Xét nghiệm máu: Công thức máu toàn phần có thể cho thấy những bất thường trong các tế bào máu, chẳng hạn như số lượng tế bào bạch cầu. Các xét nghiệm máu khác để kiểm tra chức năng của các cơ quan, từ đó giúp bác sĩ phát hiện những bất thường và định hướng chẩn đoán.Sinh thiết tủy xương: Trong sinh thiết tủy xương, bác sĩ sẽ sử dụng kim chuyên dụng để chọc lấy tủy xương ở vị trí đỉnh chóp của mặt sau xương chậu (mào chậu sau).Các xét nghiệm để tìm kiếm nhiễm sắc thể Philadelphia: Các xét nghiệm chuyên ngành, chẳng hạn như kỹ thuật lai tại chỗ phát huỳnh quang và phương pháp khuếch đại chuỗi PCR (Polymerase Chain Reaction), phân tích mẫu máu hoặc tủy xương để tìm nhiễm sắc thể Philadelphia hoặc gen BCR-ABL.Chẩn đoán hình ảnh: Các bác sĩ có thể sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để xem bệnh bạch cầu có ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể hay không. 2. Điều trị bạch cầu tủy mạn Mục tiêu của điều trị bạch cầu tuỷ mạn là loại bỏ các tế bào máu có chứa gen BCR-ABL bất thường gây ra sự dư thừa của các tế bào máu bị bệnh. Đối với hầu hết các trường hợp, việc điều trị thường bắt đầu bằng các loại thuốc điều trị đích có thể giúp đạt được sự thuyên giảm lâu dài của bệnh.Điều trị đích. Các loại thuốc điều trị đích được thiết kế để tấn công ung thư bằng cách tập trung vào một vị trí đặc hiệu của các tế bào ung thư cho phép chúng phát triển và nhân lên. Trong bệnh bạch cầu tuỷ mạn (CML), mục tiêu của các loại thuốc này là ngăn chặn hoạt động của tyrosine kinase, đây là protein được sản xuất bởi gen BCR-ABL.Các loại thuốc điều trị đích bao gồm:Imatinib (Gleevec)Dasatinib (Sprycel)Nilotinib (TASigna)Bosutinib (Bosulif)Ponatinib (Iclusig).Thuốc điều trị sẽ được sử dụng để điều trị ban đầu cho những người được chẩn đoán bạch cầu tuỷ mạn (CML) và các tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc này bao gồm: sưng hoặc bọng da, buồn nôn, chuột rút, mệt mỏi, tiêu chảy và phát ban da. Các loại thuốc có thành phần được thiết kế để tập trung tấn công các tế bào ung thư Các xét nghiệm máu tiếp theo sẽ được thực hiện để kiểm tra sự hiện diện của gen BCR-ABL để đánh giá hiệu quả của liệu pháp điều trị đích. Nếu người bệnh không đáp ứng hoặc kháng thuốc, các bác sĩ có thể xem xét các loại thuốc điều trị đích khác, chẳng hạn như omacetaxine (Synribo) hoặc các phương pháp điều trị khác.Do các bác sĩ chưa xác định được điểm an toàn mà những người mắc bạch cầu tuỷ mạn (CML) có thể ngừng dùng thuốc điều trị đích. Vì vậy, hầu hết người bệnh sẽ tiếp tục dùng thuốc này ngay cả khi xét nghiệm máu cho thấy bệnh đã thuyên giảm. Trong một số trường hợp nhất định, người bệnh và bác sĩ có thể cân nhắc ngừng điều trị sau khi xem xét lợi ích và rủi ro khi sử dụng thuốc điều trị đích.Ghép tủy xương. Ghép tủy xương hay ghép tế bào gốc, đây là cơ hội duy nhất để điều trị dứt điểm bệnh CML. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ dành cho những người không hiệu quả với các phương pháp điều trị khác, vì ghép tủy xương có rủi ro và tỷ lệ biến chứng nặng cao.Trong quá trình ghép tủy xương, các loại thuốc hóa trị liều cao được sử dụng để tiêu diệt các tế bào tạo máu trong tủy xương, sau đó, các tế bào gốc tạo máu từ một người hiến tặng phù hợp được truyền vào cơ thể người bệnh. Các tế bào gốc này sẽ phát triển thành các tế bào máu mới, khỏe mạnh để thay thế các tế bào bị bệnh. Hóa trị nhằm tiêu diệt các tế bào phát triển nhanh trong cơ thể
doc_3339;;;;;doc_47935;;;;;doc_34318;;;;;doc_47645;;;;;doc_5222
Khi người bệnh được xác định mắc bạch cầu cấp tính dòng tế bào tủy xương sẽ quan tâm đến vấn đề bệnh bạch cầu tủy có chữa được không và cách điều trị căn bệnh này ra sao. Hiểu rõ bệnh và làm đúng hướng dẫn của bác sĩ là việc làm vô cùng cần thiết. Bạch cầu cấp tính dòng tế bào tủy xương là loại ung thư mà tế bào ung thư là các tế bào non và chúng bắt đầu trong tủy xương (phần mềm bên trong xương, nơi tạo ra các tế bào máu mới). Như tên gọi, “cấp” - bệnh sẽ tiến triển rất nhanh nếu không được điều trị, bệnh nhân có thể diễn tiến đến tử vong chỉ trong vòng vài tuần đến vài tháng. Các tế bào ung thư nhanh chóng đi ra máu tuần hoàn trong cơ thể. Bệnh để lâu không can thiệp điều trị, các tế bào ung thư có thể lan ra một số cơ quan khác trong cơ thể như gan, lách, hạch, hệ thần kinh trung ương,..Các tế bào ung thư trong ung thư máu cấp là các tế bào non, có tốc độ tiến triển nhanh vì các tế bào non phân chia rất nhanh, thậm chí phân chia không kiểm soát. Bạch cầu cấp dòng tủy được chia thành nhiều loại khác nhau, bệnh bạch cầu tuỷ có chữa được không phụ thuộc vào loại bạch cầu cấp tuỷ mắc phải. Bởi một số loại ung thư máu cấp đáp ứng rất tốt với điều trị, vì vậy khả năng khỏi bệnh ở bệnh nhân này là có khả năng xảy ra. Tuy nhiên, với một số loại ung thư máu khác, tiên lượng có thể xấu hơn. Mỗi loại bạch cầu cấp dòng tủy khác nhau có thể có cách điều trị và tiên lượng bệnh khác nhau. Bệnh bạch cầu có thể chữa trị được nhưng phải tùy thuộc vào loại bạch cầu cấp tủy 2. Chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp tính dòng tế bào tủy xương Nếu bệnh nhân có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh AML, bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân nên thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán sau đây:Xét nghiệm máu: Hầu hết những người mắc bệnh AML khi xét nghiệm máu ung thư cho thấy có quá nhiều tế bào bạch cầu nhưng lại không đủ hồng cầu và không đủ tiểu cầu. Sự hiện diện của các tế bào non (blast cells) là các tế bào chưa trưởng thành thường được tìm thấy trong tủy xương nhưng không lưu thông trong vòng tuần hoàn.Sinh thiết tủy xương: Xét nghiệm máu có thể gợi ý bệnh bạch cầu nhưng thường phải làm xét nghiệm tủy xương để xác định chính xác nhất. Trong sinh thiết tủy xương, bác sĩ sẽ sử dụng kim chuyên dụng để chọc lấy tủy xương ở vị trí đỉnh chóp của mặt sau xương chậu (mào chậu sau).Chọc dò tủy sống: Trong một số trường hợp, có thể cần phải lấy dịch lỏng xung quanh tủy sống của bệnh nhân để kiểm tra các tế bào bạch cầu. Bác sĩ sẽ lấy bằng cách sử dụng kim chuyên dụng để đưa vào vị trí dưới mức chóp tủy sống, kéo dài đến đốt sống L1-L2 ở người lớn.Xét nghiệm gen: Các xét nghiệm về các tế bào ung thư bạch cầu có thể xác định các thay đổi di truyền hay đột biến gen cụ thể gây ra ung thư, thay đổi nhiễm sắc thể và các vấn đề khác điển hình của bệnh bạch cầu. Điều này có thể giúp bác sĩ xác định, tiên lượng và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.Xét nghiệm xác định phân loại AMLNếu bác sĩ đã xác định rằng người bệnh mắc AML, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm để xác định mức độ ung thư và phân loại AML cụ thể hơn.Bệnh AML khác so với các bệnh ung thư khác do bệnh này thường không hình thành khối u mà nó lan rộng khắp tủy xương và lan sang các cơ quan khác như gan và lá lách. Do đó, bệnh AML không được phân giai đoạn như hầu hết các bệnh ung thư khác. Thay vào đó, bác sĩ sẽ dựa vào các thông tin khác như phân nhóm AML, tuổi người bệnh và kết quả xét nghiệm khác.Việc biết được loại AML rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến cả tiên lượng của bệnh nhân và xác định cách điều trị tốt. Ví dụ, trong bệnh AML có bệnh bạch cầu cấp tính (APL) thường được điều trị bằng cách sử dụng các loại thuốc khác với các loại được sử dụng cho các loại AML.Hiện nay, có hai hệ thống chính được sử dụng để phân loại AML là phân loại Pháp-Mỹ-Anh (FAB) và một phiên bản mới hơn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). 3. Điều trị bệnh bạch cầu cấp tính dòng tế bào tủy xương Hóa trị là liệu pháp giúp điều trị bệnh bạch cầu cấp tính dòng tế bào tủy xương;;;;;Bệnh bạch cầu dòng tế bào tủy xương hay bạch cầu mạn dòng tủy (CML) là bệnh ung thư hiếm gặp của tủy xương - mô xốp bên trong xương có chức năng tạo ra các tế bào máu. 1. Yếu tố nguy cơ Yếu tố nguy cơ là các yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư của một người. Mặc dù các yếu tố nguy cơ thường ảnh hưởng đến sự phát triển của ung thư nhưng hầu hết không trực tiếp gây ra bệnh ung thư. Một số người có yếu tố nguy cơ nhưng lại không mắc bệnh ung thư, trong khi những người khác không có yếu tố nguy cơ nhưng lại mắc ung thư. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu biết các yếu tố nguy cơ thì bác sĩ có thể giúp bạn đưa ra các lời khuyên về lối sống và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.Hiện nay, các bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân của bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (CML), mặc dù các nhà nghiên cứu hiện đã hiểu bệnh phát triển như thế nào từ những thay đổi di truyền trong các tế bào tủy xương. Các yếu tố môi trường chỉ chiếm một phần nhỏ trong nguyên nhân dẫn đến bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (CML) và yếu tố gia đình không đóng vai trò trong sự phát triển bệnh.Các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (CML):Tuổi tác: Độ tuổi trung bình của những người được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (CML) là khoảng 64 và bệnh này không phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên.Tiếp xúc với bức xạ: Rất nhiều người sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử năm 1945 ở Nhật Bản và được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu mạn dòng tủy. Ngoài ra, người bệnh được điều trị xạ trị trong bệnh viêm cột sống dính khớp (ankylosing spondylitis) có nguy cơ mắc bệnh CML. Tuy nhiên, không có mối liên hệ giữa bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (CML) và xạ trị hoặc hóa trị liệu được thực hiện cho những người bệnh mắc ung thư hoặc các bệnh khác.Giới tính: Đàn ông có nhiều khả năng cao mắc bệnh CML hơn phụ nữ. Tuổi tác là yếu tố gây nên bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (CML) 2. Các giai đoạn của bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (CML);;;;;Bạch cầu cấp tính dòng tế bào tủy xương xuất hiện phổ biến ở người trên 65 tuổi, hiếm gặp bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ ở trẻ em. Tương tự như các bệnh lý khác, bạch cầu cấp tính dòng tủy cũng có các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh. 1. Giới thiệu tổng quan bệnh bạch cầu cấp tính dòng tế bào tủy xương Bệnh bạch cầu là bệnh lý ác tính của hệ tạo máu. Bệnh xuất hiện khi các tế bào khỏe mạnh biến đổi và tăng trưởng quá mức kiểm soát. Bệnh bạch cầu cấp tính dòng tủy (có tên tiếng anh là acute myeloid leukemia - AML) là tình trạng rối loạn quá trình sản xuất bạch cầu, hồng cầu, và / hoặc tiểu cầu. AML còn được gọi là bệnh bạch cầu cấp không lympho bên cạnh bệnh bạch cầu cấp dòng tủy. Không như bạch cầu mãn dòng tủy, AML tiến triển nhanh và cần được điều trị sớm. AML xuất hiện ở mọi nhóm tuổi nhưng phổ biến nhất ở người lớn trên 65 tuổi. Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy ở trẻ em hiếm khi được ghi nhận. Bệnh bạch cầu là bệnh lý ác tính của hệ tạo máu 2. Yếu tố nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp tính dòng tủy Yếu tố nguy cơ của AML không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh nhưng có ảnh hưởng lên tốc độ phát triển bệnh. Yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên một số người có nhiều yếu tố nguy cơ nhưng không mắc bệnh, trong khi những người khác không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào lại không may trở thành người bệnh. Nhận biết được sự tồn tại của các yếu tố nguy cơ để thông báo với bác sĩ giúp bạn có thêm nhiều lời khuyên về cách chăm sóc sức khỏe và cải thiện lối sống.Mặc dù nguyên nhân gây bệnh bạch cầu cấp dòng tủy chưa được biết rõ, nhiều yếu tố đã được xác định làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh, bao gồm:Tuổi: Bệnh bạch cầu cấp tính dòng tủy phổ biến ở những người lớn tuổi và có thể gặp ở tất cả mọi lứa tuổi. Hơn một nửa số bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh trên 65 tuổi.Hút thuốc lá: Nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp tính dòng tủy tăng cao khi có phơi nhiễm với khói thuốc, ngay cả khi hít phải khói thuốc lá một cách thụ động.Đột biến gen: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh bạch cầu xuất hiện ở các thành viên trong cùng một gia đình do các đột biến gen có tính di truyền. AML xuất hiện phổ biến hơn khi có các bất thường có tính di truyền sau đây:Hội chứng Down. Hội chứng Li-Fraumeni. Chứng thất điều - giãn mạch. Thiếu máu Fanconi. Hội chứng Wiskott-Aldrich. Hội chứng rối loạn tiểu cầu có tính gia đình (Familial Platelet Disorder - FPD). Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh bạch cầu xuất hiện ở các thành viên trong cùng một gia đình do các đột biến gen có tính di truyền;;;;;Đối với người bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (CML), sử dụng thuốc điều trị và điều trị đích là liệu pháp giúp người bệnh kéo dài sự sống. Tuy nhiên sẽ có một vài tác dụng phụ do quá trình điều trị gây ra. 1. Đang theo dõi bạch cầu mạn dòng tủy (CML) kháng thuốc 2. Quản lý tác dụng phụ Hầu hết người bệnh đã trải qua điều trị hóa trị , xạ trị trong bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (CML) đều gặp phải tác dụng không mong muốn, gồm tác dụng phụ kéo dài và tác dụng phụ xuất hiện muộn. Tác dụng phụ kéo dài xuất hiện trong quá trình điều trị và kéo dài thêm một khoảng thời gian sau khi kết thúc điều trị. Tác dụng phụ xuất hiện muộn chỉ xuất hiện sau khi kết thúc điều trị vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau. Do đó, trong lần khám định kỳ, người bệnh cần cho bác sĩ biết các tác dụng phụ đang gặp phải, để bác sĩ kiểm tra thể chất, chụp chiếu hoặc xét nghiệm máu để giúp người bệnh tìm ra nguyên nhân và theo dõi quản lý các tác dụng phụ này. 3. Đối phó với những khó khăn về cảm xúc Hãy chia sẻ cảm xúc của mình với bác sĩ điều trị iều dưỡng viên để được hỗ trợ, tư vấn Sau khi được chẩn đoán bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (CML), người bệnh có thể gặp những khó khăn về cảm xúc như buồn bã, lo lắng hoặc tức giận hoặc mất kiểm soát căng thẳng. Đôi khi, bệnh nhân gặp vấn đề trong việc thể hiện cảm giác của họ với người thân hoặc mọi người trong gia đình chưa biết cách giao tiếp với người bệnh một cách phù hợp khi người thân của họ trở nên khác lạ so với trước kia.Người bệnh và người nhà được khuyến cáo nên chia sẻ cảm xúc của mình với bác sĩ điều trị, điều dưỡng viên để họ hỗ trợ, tư vấn và xây dựng các biện pháp thích hợp cho các vấn đề về cảm xúc. 4. Đối phó với những khó khăn về tài chính Điều trị bệnh bệnh bạch cầu tủy mạn là tốn kém khiến người bệnh và gia đình căng thẳng và lo lắng. Ngoài chi phí điều trị, nhiều người bệnh sẽ phải trả thêm các chi phí ngoài dự kiến cho các phần điều trị, xét nghiệm và chăm sóc khác. Đối với một số người, chi phí cao có thể cản trở họ theo dõi hoặc hoàn thành kế hoạch điều trị của họ. Điều này gây nguy hiểm cho sức khỏe của họ và có thể dẫn đến chi phí cao hơn trong tương lai. Do đó, người bệnh và người nhà nên nói về vấn đề tài chính với bác sĩ để bác sĩ cân nhắc các phương pháp điều trị phù hợp giúp hỗ trợ quản lý tài chính, điều trị với mức chi phí mà người bệnh có thể trả được mà quá trình điều trị không bị gián đoạn hoặc bị ảnh hưởng. 5. Chăm sóc người bệnh bạch cầu tủy mạn Chăm sóc người bệnh bạch cầu tủy mạn Các thành viên gia đình và bạn bè đóng một vai trò quan trọng trong việc chăm sóc người bệnh bệnh bạch cầu tủy mạn. Người chăm sóc sẽ thực hiện chăm sóc hàng ngày hoặc khi cần thiết cho bệnh nhân. Dưới đây là một số việc mà người chăm sóc chăm sóc cần thực hiện:Hỗ trợ và khuyến khích người bệnh. Cho người bệnh sử dụng thuốc. Giúp người bệnh theo dõi, quản lý các triệu chứng tái phát và tác dụng phụ. Cùng người bệnh đi tái khám. Phối hợp với nhân viên y tế trong quá trình khám bệnh. Chuẩn bị những bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng. Xử lý các vấn đề về bảo hiểm và thanh toán. 6. ;;;;;Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy xương là một bệnh ung thư máu xảy ra khi quá trình sản xuất các tế bào bạch cầu, hồng cầu hoặc tiểu cầu bị rối loạn. Không giống như bệnh bạch cầu mãn tính, bệnh AML phát triển nhanh chóng và người bệnh cần phải được điều trị càng sớm càng tốt. 1. Nguyên nhân dẫn đến bạch cầu cấp dòng tủy xương Nguyên nhân của bệnh bạch cầu tủy cấp tính là do sự phá hủy ADN của các tế bào đang phát triển trong tủy xương. Khi đó, quá trình sản xuất tế bào máu sẽ không giống như bình thường, tủy xương sẽ tạo ra các tế bào chưa trưởng thành và các tế bào này sẽ phát triển thành các tế bào ác tính hay còn gọi là “tế bào máu non” (myeloblasts). Những tế bào bất thường này được sản xuất nhiều lên, tích tụ lại và lấn át hoạt động bình thường của các tế bào máu khỏe mạnh.Hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân khiến ADN bị đột biến và dẫn đến bệnh AML. Nhưng theo các bác sĩ một số yếu tố như bức xạ, tiếp xúc với một số hóa chất và một số loại thuốc hóa trị là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy xương. Các tế bào đang phát triển trong tủy xương phá hủy ADN dẫn đến bệnh bạch cầu 2. Triệu chứng bạch cầu cấp dòng tủy Các dấu hiệu bạch cầu cấp dòng tủy của giai đoạn đầu có thể giống với các bệnh cúm hoặc các bệnh thông thường khác. Ngoài ra, các dấu hiệu và triệu chứng có thể thay đổi dựa trên loại tế bào máu bị ảnh hưởng.Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bạch cầu cấp dòng tủy AML bao gồm:SốtĐau xương. Mệt mỏi. Khó thở. Da nhợt nhạt. Thở nhanh hoặc thở gấp khi vận động. Hoa mắt, chóng mặt. Cơ thể dễ bị nhiễm trùng. Dễ bầm tím. Chảy máu bất thường, chẳng hạn như chảy máu mũi thường xuyên và chảy máu từ nướu. Bệnh bạch cầu cấp tủy khiến người bệnh dễ mệt mỏi, khó thở 3. Yếu tố nguy cơ
question_417
Thường xuyên ợ hơi nhiều sau ăn, có nên đi khám?
doc_417
Ợ hơi là hiện tượng tiêu hóa bình thường của cơ thể. Nhưng nếu ợ hơi nhiều lần, liên tục kéo dài hoặc đi kèm với những triệu chứng bất thường khác thì cần phải đặc biệt chú ý. Không khí có thể đi vào cơ thể trong quá trình nhai nhuốt thức ăn. Cơ thể sẽ đẩy không khí thoát ra ngoài bằng đường miệng, tạo nên âm thanh ợ. Quá trình này được gọi là ợ hơi. Ợ hơi là hiện tượng bình thường của cơ thể, không có gì nguy hiểm.Tùy theo thể trạng, đặc điểm của mỗi người mà ợ hơi có thể không có mùi hoặc có mùi chua. Quá trình ợ hơi cũng có thể khiến cho lồng ngực cảm thấy khó chịu. 2. Nguyên nhân ợ hơi Một số nguyên nhân phổ biến gây ợ hơi là do:Ăn nhiều thức ăn chứa tinh bột, đường, chất xơĂn nhiều thức ăn chiên rán, dầu mỡ, nhiều chất béo. Nhai kẹo cao suĂn uống quá nhanh, không nhai nuốt kỹ. Hút thuốc lá. Uống bia, đồ uống có ga. Căng thẳng, stress...Ngoài ra, ợ hơi cũng là triệu chứng của một vài bệnh lý về đường tiêu hóa. Có thể là trào ngược dạ dày thực quản ở đường tiêu hóa trên hoặc chứng đầy hơi khó tiêu chức năng. Ợ hơi có thể là tổn thương thực thể hoặc cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý chức năng. Nếu ợ hơi nhiều sau khi ăn, ợ hơi kèm theo cảm giác khó chịu và nhiều triệu chứng bất thường khác thì nên đi khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Để chẩn đoán ợ hơi là bệnh lý cần tiến hành nội soi dạ dày. Ăn nhiều thức ăn chứa tinh bột là nguyên nhân gây ra ợ hơi 3. Những bệnh lý thường có triệu chứng ợ hơi Ợ hơi có thể là triệu chứng của các bệnh lý như:Trào ngược dạ dày thực quản: Axit trong dạ dày trào ngược trở lại thực quản kèm theo không khí khiến người bệnh bị ợ hơi với đặc điểm là ợ chua, ợ nóng. Viêm loét dạ dày: Viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm nhiễm, tổn thương, tạo thành các vết loét ở niêm mạc. Nhiễm khuẩn Hp: Nhiễm trùng dạ dày có thể gây ợ hơiĐầy hơi, ăn không tiêu: Rối loạn dạ dày - ruột khiến bệnh nhân thấy khó chịu vùng bụng, chướng bụng, thức ăn tiêu hóa chậm hoặc không tiêu hóa. Người bệnh sẽ bị ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn hoặc nôn... Ợ hơi có thể là triệu chứng của viêm loét dạ dày Hạn chế các loại đồ uống có ga, bia, rượu. Hạn chế các loại thức ăn quá nhiều dầu mỡ, chất béo. Hạn chế nhai kẹo cao su, nếu muốn chỉ nên ăn sau khi dùng bữa để tăng tiết nước bọt và không nhai quá lâu. Không hút thuốc lá. Không nằm ngay sau khi ăn. Không mặc quần áo quá chật gây bó và tăng áp lực cho vùng bụng. Kiểm soát cân nặngĂn chậm, nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt. Không ăn quá noĂn nhiều các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như: sữa chua, nước chanh, bạc hà, đu đủ, tỏi, gừng...Luyện tập thể dục, tăng cường sức khỏe. Tránh căng thẳng, mệt mỏi, lo âu. Bổ sung men tiêu hóa nếu cần...Với gần 20 năm làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng trong chuyên ngành nội tiêu hóa - Gan mật tụy, mỗi năm bác sĩ Võ Thị Thùy Trang tham gia nội soi hơn 1500 ca bao gồm: nội soi chẩn đoán các bệnh lý dạ dày, đại tràng như: phát hiện viêm, loét, polyp, ung thư, tìm vi khuẩn HP, phát hiện ung thư sớm đường tiêu hóa...; Nội soi điều trị như: Cầm máu trong xuất huyết tiêu hóa, thắt búi giãn tĩnh mạch thực quản trong xơ gan, cắt polype ống tiêu hóa qua nội soi... Sự hình thành của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
doc_2196;;;;;doc_34627;;;;;doc_39164;;;;;doc_34088;;;;;doc_28465
Khi chúng ta ăn quá nhiều đồ chiên rán hay đồ ăn cay nóng, đồ nếp rất dễ xảy a hiện tượng đầy hơi, ợ chua Trả lời: Xin chào các bạn độc giả. Như các bạn đều biết, đầy hơi, ợ chua, buồn nôn là tình trạng mà ít nhất ai cũng đã từng gặp một lần trong đời. Nguyên nhân thường là do chế độ ăn uống không điều độ, không khoa học của chúng ta. Khi chúng ta ăn quá nhiều đồ dầu mỡ, đồ chiên rán hay đồ ăn cay nóng, đồ nếp khiến thức ăn chậm tiêu hóa dẫn đến hiện tượng lên men. Khi bị lên men, nó sẽ tạo ra một luồng khí và đẩy khí đó lên khoang miệng khiến chúng ta bị ợ chua. Tình trạng này không đáng lo vì chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt hàng ngày là sẽ tự khỏi. Tuy nhiên đầy hơi lâu ngày kèm ợ chua, buồn nôn lại là triệu chứng cần chú ý vì có thể chúng là biểu hiện của nhiều căn bệnh đường tiêu hóa nguy hiểm như: viêm hang vị dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm thực quản trào ngược, viêm đại tràng, đại tràng co thắt, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày giai đoạn đầu, … Đầy hơi lâu ngày kèm ợ chua, buồn nôn có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh đường tiêu hóa nguy hiểm như: viêm hang vị dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, viêm loét tá tràng, … Những bệnh lý này không chỉ khiến người bệnh phải chịu những cơn đau khó chịu vùng bụng, gây ra sự mệt mỏi, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh mà còn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng. Vì vậy để biết chắc chắn bị đầy hơi lâu ngày do nguyên nhân gì, các bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để làm các kiểm tra, xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị đúng cách. Trả lời: Khi bị đầy hơi lâu ngày nghi ngờ bị bệnh lý tiêu hóa, thì những bài thuốc dân gian như ăn gừng thái lát, uống trà bạc hà nóng, uống nước chanh gừng mật ong, uống trà gừng mật ong, chườm bụng bằng túi nước nóng, nướng củ tỏi đặt lên bụng, … không có tác dụng. Việc chúng ta cần làm đó là sắp xếp thời gian, đi khám bệnh tại các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa tiêu hóa sớm nhất có thể. Đi khám bệnh tại các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa tiêu hóa khi các triệu chứng đầy hơi, ợ chua kéo dài lâu ngày Dựa vào biểu hiện của người bệnh cùng với kết quả kiểm tra, chụp chiều, xét nghiệm, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng sức khỏe, nguyên nhân gây triệu chứng đau bụng đầy hơi ăn không tiêu lâu ngày, từ đó đưa ra tư vấn về các phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả nhất với bệnh lý đó. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên sắp xếp lại thời gian biểu hàng ngày, cân bằng lại giữa thời gian làm việc với thời gian nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, có chế độ dinh dưỡng khoa học, duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao hàng ngày. Cám ơn bác sĩ về những tư vấn trên. XEM THÊM: Bị đầy hơi ăn không tiêu;;;;;Trong quá trình ăn uống, việc nhai nuốt sẽ làm giãn cơ thực quản dưới đồng thời đưa không khí từ bên ngoài đi vào trong cơ thể. Do đó một lượng khí dư sẽ tích tụ lại và gây áp lực trong dạ dày. Khi đã tích tụ một lượng đủ lớn, cơ thể sẽ ợ hơi để đẩy không khí thoát ra ngoài. Do đó, không khí sẽ đi từ dạ dày lên ống thực quản và ra ngoài thông qua đường miệng. Nếu khí dư trong dạ dày càng nhiều thì tiếng ợ hơi sẽ càng lớn. Ợ hơi bao gồm hai dạng: ợ hơi sinh lý và ợ hơi bệnh lý: Ợ hơi sinh lý Ợ hơi sinh lý là phản ứng tự nhiên của cơ thể, thường xảy ra sau khi ăn quá no, quá nhanh các thức ăn chua, cay, nhiều đường, có tính kích thích. Những người uống nhiều bia rượu, chướng bụng đầy hơi thì cũng hay gặp phải hiện tượng này. Trong vòng 1 giờ sau khi ăn, bạn sẽ bắt đầu xuất hiện khoảng 3 - 4 cơn ợ hơi và chúng sẽ kết thúc ngay sau đó 2 giờ. Tình trạng này không gây ảnh hưởng đến cơ thể, đồng thời không gây ra các triệu chứng khó chịu khác như: acid dịch vị, dịch mật, bị đắng, chua miệng,… Ợ hơi bệnh lý Ợ hơi bệnh lý chính là hiện tượng cảnh báo hệ tiêu hóa đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng. Lúc này, bạn có thể ợ hơi nhiều lần vào bất kỳ khoảng thời gian nào trong ngày. Tình trạng này kéo dài trong một khoảng thời gian mà cơ thể dường như không thể kiểm soát được. Sau khi ợ hơi, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng khó chịu khác như: buồn nôn, rát họng, nóng ruột, đầy bụng,… Trào ngược acid dạ dày - thực quản: Khả năng trương lực cơ của cơ vòng thực quản giảm sút. Đồng thời, nhu động dạ dày co bóp bất thường, acid dịch vị tăng tiết dẫn đến tình trạng trào ngược không khí, thức ăn, acid dịch vị, men tiêu hóa,… từ dạ dày lên thực quản, từ đó gây ra chứng ợ hơi. Ợ hơi liên tục kèm theo cảm giác nóng rát bên trong lồng ngực là một trong những triệu chứng của hội chứng trào ngược acid dạ dày - thực quản. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, buồn nôn và đau ở vùng thượng vị. Trào acid dạ dày - thực quản thường xảy ra ở những người có dạ dày yếu, bị béo phì hoặc ở phụ nữ mang thai. Viêm loét dạ dày: Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị ăn mòn và xuất hiện các ổ viêm loét nghiêm trọng. Ợ hơi liên tục và kéo dài trong nhiều ngày có thể là biểu hiện của bệnh này. Những nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày, điển hình như: Acid dịch vị tăng tiết gây tổn thương niêm mạc. Bởi vì trong acid dịch vị chứa acid HCl và các enzyme tiêu hóa, khi tiết ra quá mức sẽ làm cho niêm mạc bị ăn mòn, các vết loét ngày càng lan rộng hơn. Người bệnh sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau, kháng viêm không chứa Steroid. Ngoài triệu chứng ợ hơi liên tục, người bệnh còn có các biểu hiện khác: ợ chua, đau bụng sau khi ăn, chán ăn, đầy hơi,… Thoát vị hoành: Đặc biệt ở những người bị mắc bệnh hen suyễn, cơ hoành thường phải chịu nhiều áp lực để phổi thu nhận đủ lượng không khí cần thiết cho quá trình hô hấp. Đồng thời, người bệnh ho nhiều gây ảnh hưởng đến cơ hoành, từ đó dẫn đến các vấn đề như nuốt khí và ợ hơi. Ngoài ra, chế độ ăn uống không lành mạnh gây thừa cân, béo phì hoặc thói quen hút thuốc lá cũng dễ gây thoát vị hoành. Không tiêu hóa đường Lactose: Những người không tiêu hóa được đường Lactose là do bị thiếu enzyme phân giải. Do đó, sau khi uống sữa hoặc ăn các sản phẩm chế biến từ sữa thì Lactose sẽ bị lên men trong dạ dày, từ đó sản sinh ra khí dẫn đến hiện tượng ợ hơi, đầy bụng. Khi sữa được chuyển xuống đường ruột, do không có enzyme tiêu hóa nên gây ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy,… Hệ vi sinh vật đường ruột phát triển bất thường: Lượng acid dịch vị tiết ra không đủ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi khuẩn đường ruột phát triển quá mức. Khi có điều kiện sinh sôi, chúng sẽ gây rối loạn ở ruột. Vì vậy, quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ trở nên khó khăn. Thức ăn không tiêu bắt đầu lên men và giải phóng khí trong dạ dày. Vì vậy, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng ợ hơi liên tục, hôi miệng và xì hơi.;;;;;Ợ hơi, ợ chua không phải là trường hợp hiếm gặp. Nhưng vì sao bị ợ hơi ợ chua nhiều sau khi ăn không phải ai cũng biết. Chính vì thế nhiều người không biết cách khắc phục tình trạng này khiến tình trạng ợ hơi, ợ chua xảy ra thường xuyên, liên tục ảnh hưởng tới chất lượng bữa ăn cũng như sức khỏe. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn dễ bị ợ hơi, ợ chua sau khi ăn. Ợ hơi, ợ chua nhiều sau khi ăn có thể do mắc bệnh lý nào đó ở đường tiêu hóa Tình trạng ợ hơi, ợ chua nhiều sau khi ăn gây ảnh hưởng tới bữa ăn và cuộc sống sinh hoạt, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Do đó khi biết vì sao bị ợ hơi ợ chua nhiều sau khi ăn, chúng ta sẽ có cách khắc phục tình trạng này hiệu quả. Cách khắc phục tình trạng ợ hơi, ợ chua sau khi ăn Nên nhai kỹ và chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ. Cần ăn chậm, nhai kỹ và chia nhỏ bữa ăn trong ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng ợ hơi, ợ chua Sau khi ăn cần nghỉ ngơi ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ hoặc làm việc. Không nên ăn quá no. Hạn chế thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn. Hạn chế thực phẩm chua, cay, nóng, thực phẩm lên men Hạn chế rượu bia, đồ uống có ga. Lựa chọn thực phẩm sạch, chế biến kỹ trước khi ăn để tránh nhiễm khuẩn. Việc lựa chọn trang phục cũng rất quan trọng, giúp cải thiện tình trạng ợ hơi, ợ chua sau khi ăn. Khi mặc quần áo chật sẽ bó sát vào bụng gây khó chịu dạ dày. Vì thế cần mặc quần áo thoải mái, dễ chịu trong khi ăn uống, sinh hoạt. Cần ngủ đủ giấc, làm việc kết hợp nghỉ ngơi khoa học giúp tâm sinh lý thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi, stress. Cần vận động hàng ngày và uống đủ nước cũng giúp khắc phục tình trạng ợ hơi, ợ chua sau khi ăn Thường xuyên tập thể dục sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn nhanh chóng và dễ dàng hơn, ngăn ngừa ợ hơi, ợ chua hiệu quả. -Uống trà gừng hoặc ăn vài lát gừng sống mỗi ngày. -Sử dụng lá bạc hà để hãm thành trà nóng uống khi bị ợ hơi, ợ chua. -Ăn sữa chua sau mỗi bữa ăn cũng giúp khắc phục tình trạng ợ hơi, ợ chua hiệu quả. Tình trạng ợ hơi, ợ chua nhiều sau cũng là triệu chứng của bệnh lý nào đó ở đường tiêu hóa nên người bệnh không được chủ quan khi thấy xuất hiện tình trạng này. Người bệnh cần đi khám để biết vì sao bị ợ hơi, ợ chua nhiều sau khi ăn để có biện pháp điều trị bệnh hiệu quả. XEM THÊM: Cách phòng ngừa và chữa trị ợ hơi, ợ chua nhiều Mẹo trị ợ nóng ở bà bầu hiệu quả an toàn;;;;;Ợ hơi quá mức kết hợp với các triệu chứng khác có thể là dấu hiệu của một số loại ung thư đường tiêu hóa như ung thư dạ dày, ung thư thực quản. Do đó, khi tình trạng ợ hơi kéo dài, bạn cần đi khám để xác định liệu có phải ung thư hay bệnh lý nào khác và điều trị triệt để. Ợ hơi dùng để chỉ hành động giải phóng không khí từ dạ dày qua đường miệng. Đó là một cách để cơ thể loại bỏ không khí thừa từ hệ tiêu hóa ra ngoài. Hơi ợ ra có chứa oxy, carbon dioxide và nitơ. 2. Nguyên nhân gây ra chứng ợ hơi Nguyên nhân gây ra tình trạng ợ hơi gồm có:Ăn quá nhanh. Uống quá nhanh. Uống nhiều đồ uống có ga. Hút thuốc. Nhai kẹo cao suỢ hơi thường kèm theo đầy hơi, chướng bụng và hiếm khi là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Ợ hơi thường không phải là dấu hiệu của các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Tuy nhiên, tình trạng ợ hơi quá mức kết với các triệu chứng dưới đây có thể đáng lo ngại:Giảm cân ngoài ý muốnĂn mất ngon. Vấn đề về nuốt. Cảm thấy no nhanh chóngỢ nóng. Cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường. Những triệu chứng này cùng với ợ hơi quá mức có thể là dấu hiệu của một số loại ung thư, bao gồm:Ung thư dạ dày. Ung thư thực quản. Ung thư tuyến tụy. Nếu bạn bị ợ hơi quá mức kết hợp với các triệu chứng nêu trên thì cần đi khám để xác định rõ nguyên nhân và giải quyết ngay, tránh kéo dài làm triệu chứng nặng thêm. Ợ hơi quá mức là triệu chứng của nhiễm vi khuẩn HP 4. Các nguyên nhân khác của ợ hơi quá mức Ợ hơi quá mức không phải là triệu chứng của mỗi ung thư, mà còn nhiều bệnh lý khác như:Nhiễm vi khuẩn HP: H. pylori là một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong đường tiêu hóa. Đôi khi, nó có thể tấn công niêm mạc dạ dày gây ra các triệu chứng khó chịu, trong đó có tình trạng ợ hơi quá mức hoặc loét dạ dày.Hội chứng meganblase: Đây là một chứng rối loạn hiếm gặp khi nuốt phải một lượng lớn không khí sau bữa ăn.Aerophagia: Aerophagia đề cập đến việc nuốt không khí quá mức lặp đi lặp lại gây khó chịu ở bụng, đầy hơi và ợ hơi nặng để tống khí ra ngoài.Viêm dạ dày: Viêm dạ dày là tình trạng viêm lớp niêm mạc dạ dày xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm nhiễm H. pylori, dịch tiêu hóa hoặc uống quá nhiều rượu.Trào ngược axit: Trào ngược axit xảy ra khi axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản, gây đau rát. Ợ chua là một triệu chứng của trào ngược axit.Bệnh trào ngược dạ dày (GERD): GERD là một loại trào ngược axit mãn tính, được xác định khi bạn bị trào ngược axit hơn 2 lần/tuần. Nếu không được điều trị, GERD có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và các tình trạng khác như viêm thực quản, ung thư thực quản và hen suyễn. 5. Chẩn đoán ợ hơi quá mức liên quan đến ung thư Để chẩn đoán các tình trạng liên quan đến ợ hơi quá mức (bao gồm cả ung thư), bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm sau:Chụp CT: Chụp CT giúp quan sát hình ảnh các cơ quan trong ổ bụng để tìm ra dấu hiệu bất thường nếu có.Nội soi: Một ống mỏng, nhẹ được đưa vào miệng, xuống thực quản để giúp bác sĩ quan sát dạ dày và lấy mẫu sinh thiết nếu cần.Chụp X-quang ống tiêu hóa trên với barium: Sau khi được cho uống bari, bạn sẽ được đưa vào chụp X-quang để làm tăng xác xuất phát hiện ra hình ảnh bất thường tại đường tiêu hóa. 6. Điều trị ợ hơi quá mức Việc điều trị chứng ợ hơi quá mức sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Khi chứng ợ hơi do nguyên nhân không nghiêm trọng, thay đổi lối sống thường là tất cả những gì cần thiết để loại bỏ nó:Đi dạo sau khi ăn. Tránh đồ uống có ga và kẹo cao su. Cố gắng ăn và uống chậm hơn. Nếu chứng ợ hơi quá mức có liên quan đến ung thư đường tiêu hóa, các phương pháp điều trị có thể bao gồm:Phẫu thuật. Hóa trị liệu. Xạ trị đến khu vực bị ảnh hưởng. Loại điều trị bạn nhận được sẽ phụ thuộc vào loại ung thư mắc phải, tình trạng di căn và sức khỏe tổng thể.Ợ hơi quá mức kết hợp với các triệu chứng khác có thể là dấu hiệu của một số loại ung thư đường tiêu hóa như ung thư dạ dày, ung thư thực quản. Vì thế khi tình trạng bệnh kéo dài kèm theo các triệu chứng khó chịu khác, người bệnh cần sớm đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.com;;;;; XEM THÊM: Đầy bụng chán ăn khi mang thai Đầy bụng xì hơi khi mang thai Đầy bụng ợ hơi hay ợ chua là hiện tượng thường gặp ở nhiều người, xảy ra quá trình tiêu hóa thức ăn bị cản trở, thức ăn không được tiêu hóa dẫn đến iện tượng đầy hơi trong dạ dày. Để giảm bớt áp lực trong khoang bung cơ thể buộc phải tìm cách giải phóng bớt lượng hơi dư thừa bằng cách đẩy chúng ra ngoài theo đường miệng, nó tạo ra âm thanh mà chúng ta vẫn thường gọi là tiếng ợ. Đầy bụng ợ hơi hay ợ chua là hiện tượng thường gặp ở nhiều người Nguyên nhân gây đầy bụng khó tiêu ợ hơi hay ợ chua sau ăn thường là do chế độ ăn uống không điều độ: Do ăn quá nhiều đồ chiên rán, đồ ngọt, nhiều tinh bột một lúc Do thói quen ăn nhanh, không nhai kỹ Sử dụng nhiều thực phẩm, đồ uống có chứa chất kích thích Ngủ muộn, ăn đêm, vừa nằm vừa ăn … Ăn quá nhiều đồ chiên rán, đồ ngọt, nhiều tinh bột một lúc dễ gây đầy hơi ợ chua Tuy nhiên nếu bị đầy bụng ợ chua kéo dài và thường xuyên xảy ra thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo môt số bệnh tiêu hóa mà nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều phiền phức, ảnh hưởng đến sức khỏe và đến chất lượng cuộc sống. … Ngoài các triệu chứng đầy hơi ợ chua thì các bệnh lý này đều kèm theo một số triệu chứng khác như: buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ăn không tiêu… Ợ chua có thể là do chế độ ăn uống không khoa học,thiếu điều độ nhưng cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý tiêu hóa, để biết được chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì thì chúng ta cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán, xét nghiệm cụ thể. Môi nguyên nhân gây bệnh khác nhau sẽ được điều trị bằng một biện pháp phù hợp đó là điều chỉnh chế độ ăn uống và sử dụng thuốc Tây theo đơn củ bác sĩ Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao hàng ngày là cách chữa chứng đầy hơi ợ chua hiệu quả
question_418
Thường xuyên đau nửa đầu phía trước phải làm thế nào?
doc_418
Rất nhiều trường hợp bệnh nhân thường xuyên có cảm giác bị đau nửa đầu phía trước, nhất là từ 2 bên thái dương vào dọc giữa đôi cung lông mày. Cơn đau nửa đầu trước trán có thể âm ỉ, không rõ ràng và thường đi kèm với cảm giác rất khó chịu. Hãy cùng tìm hiểu cách khắc phục đau nửa đầu trước trong bài viết sau đây. Đau nửa đầu (Migraine) phổ biến với tần suất xuất hiện ở phụ nữ cao gấp 3 lần so với nam giới, được mô tả là cơn đau đầu vừa hoặc nặng. Đau chỉ ở một bên đầu, có thể là trái, phải, trước hoặc sau đầu. Người bệnh thường có cảm giác đau đầu kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng và âm thanh mạnh. Các cơn đau nửa đầu thường kéo dài từ vài giờ cho tới vài ngày và đôi khi nặng đến mức gây cản trở các hoạt động thường ngày của bạn. Trong một số trường hợp, có một giai đoạn cảnh báo trước khi xuất hiện các cơn đau nửa đầu, được gọi là tiền triệu. Vào thời điểm đó, bạn sẽ gặp các rối loạn thị giác như thấy các tia lóe sáng hoặc xuất hiện các điểm mù. Ngoài ra có thể là ngứa ran một bên mặt, tay hoặc chân và khó nói chuyện. Đau nửa đầu có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm 2. Những nguyên nhân gây đau nửa đầu phía trước 2.1 Đau đầu bệnh lý Đau đầu nửa trước là một tình trạng bệnh lý thường gặp, gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Đôi khi chỉ là những cơn đau thông thường, nhưng đôi khi lại là dấu hiệu của một số bệnh lý như: – Bệnh về mạch máu não – Khối u chèn ép não – Viêm nhiễm vùng đầu – mặt – cổ vai gáy – Hội chứng giao cảm cổ Tùy từng nguyên nhân mà bệnh sẽ có biểu hiện, mức độ đau cũng như vị trí khởi phát cơn đau khác nhau. Điển hình như đối với người bị đau đầu do vận mạch sẽ có dấu hiệu phổ biến là các cơn đau xuất hiện ở vùng trước trán, từ thái dương lan dần đến mắt, có thể đi kèm chảy nước mắt, nước mũi. 2.2 Đau nửa đầu phía trước do tâm lý Đau đầu tâm lý hoặc có thể nói là đau đầu do căng thẳng thần kinh. Trường hợp này người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng bao gồm: – Cảm giác nặng đầu, như có một chiếc khăn quấn chặt quanh đầu – Cơn đau có thể tăng lên khi người bệnh xúc động – Lo âu, ám ảnh hoặc bị trầm cảm – Dễ bị kích động, cáu gắt Không chỉ vậy, bệnh nhân bị đau đầu phía trước do stress hoặc sang chấn tâm lý cũng có biểu hiện suy giảm trí nhớ, kém tập trung, đau dai dẳng và kéo dài kể từ thời điểm xảy ra biến cố hoặc xuất hiện vấn đề khiến bạn phải lo nghĩ quá độ. Áp lực công việc, cuộc sống là nguyên nhân phổ biến gây đau đầu 2.3 Đau nửa đầu phía trước do viêm xoang trán Bệnh viêm xoang trán thường có 2 biểu hiện phổ biến nhất là chảy nước mũi và đau đầu phía trước trán, dựa vào những biểu hiện bên ngoài có thể đánh giá mức độ viêm xoang như sau: – Viêm xoang trán nhẹ: Chảy nước mũi nhiều, không có cảm giác đau trước trán hoặc chỉ đau ở mức độ nhẹ khi thời tiết thay đổi. – Viêm xoang trán mức độ vừa: Dịch mũi lẫn mủ xanh hoặc nâu, thường bị đau quanh đầu vùng trán, dọc theo lông mày và lan ra hai bên thái dương. – Viêm xoang trán nặng: Dịch mủ nhiều, nhầy và rất dính làm tắc nghẽn đường dẫn lưu từ xoang xuống khe mũi. Chảy mũi ít, nhưng gây đau tức vùng hốc mắt, dù ấn nhẹ cũng sẽ rất đau. Viêm xoang trán là căn bệnh không quá nguy hiểm nếu được điều trị đúng cách và kịp thời. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan thì nguy cơ gặp phải biến chứng nhiễm trùng lan tỏa, bắt đầu từ mũi đến amidan, họng và dẫn đến viêm thanh quản và viêm phế quản là rất cao. Như vậy, hiện tượng đau nhức nửa đầu phía trước có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Tuy nhiên, tựu chung lại chúng vẫn gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, cụ thể: Đau nửa đầu trước khiến người bệnh mất đi hứng thú với các hoạt động thường ngày, đôi khi những công việc đơn giản cũng trở nên rất khó khăn với họ. Đồng thời, tình trạng này cũng khiến người bệnh ngại tham gia các hoạt động xã hội. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Bên cạnh đó, đau nhức nửa đầu phía trước còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tiềm ẩn bên trong cơ thể mà không được điều trị kịp thời sẽ gây ra suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung, mất ngủ kéo dài. Tình trạng này tiến triển lâu có thể trở thành đau mạn tính rất khó điều trị. 4. Cách khắc phục đau đầu nửa trước Ngay khi cảm thấy đau ở nửa đầu phía trước, người bệnh nên ngừng ngay việc đang làm và ngồi yên thư giãn hoặc nằm nghỉ trong phòng tối một lúc, có thể kết hợp một số động tác đơn giản như: – Hít và thở từ từ – Xoay chậm, xoa bóp cơ cổ và vùng đầu nhẹ rồi tăng dần – Chườm nóng hoặc chườm lạnh lên trán – Tắm nước nóng Sắp xếp thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, ngủ đủ 6 – 8 tiếng mỗi ngày, kết hợp tập các bài tập nhẹ như yoga hay thiền có thể hỗ trợ làm giảm đau đầu. Nếu tình trạng đau đầu nặng có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên, người bệnh không nên sử dụng tùy tiện hoặc lạm dụng thuốc giảm đau kẻo gây ra tác dụng ngược. Mọi loại thuốc cần được kê đơn bởi các bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh sau quá trình thăm khám và những chẩn đoán kỹ càng. Người bệnh có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh ở vùng trán và nằm trong phòng tối để giảm tình trạng đau Đối với người bị đau nửa đầu phía trước, tốt nhất hãy thăm khám ngay từ sớm tại các chuyên khoa nội thần kinh ngay khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị phù hợp, giúp giảm tần suất xuất hiện của cơn đau cũng như ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của cơn đau nửa đầu trước.
doc_15432;;;;;doc_26609;;;;;doc_58724;;;;;doc_5710;;;;;doc_42195
Bị đau nửa đầu phải hay đau nửa đầu trước đều gây ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng công việc của chúng ta. Hãy cùng tìm hiểu bị đau nửa đầu phải, đau nửa đầu trước là gì và cách để phòng tránh, kiểm soát chứng bệnh này. Nếu bị đau nửa đầu phải, bạn sẽ cảm thấy đau dữ dội chủ yếu nằm ở nửa đầu bên phải. Đau nửa đầu trước xảy ra tương tự nhưng với nửa đầu trước. Đau nửa đầu trước hoặc bị đau nửa đầu phải đều có thể kéo dài tới vài giờ hoặc thậm chí 2 đến 3 ngày, thường bắt đầu âm ỉ, rồi xuất hiện những cơn đau nhói, trở nặng khi cố gắng vận động. Cơn đau nửa đầu có thể di chuyển từ bên này sang bên kia, ví dụ từ bị đau nửa đầu phải sang đau nửa đầu trái, từ đau nửa đầu trước lan ra đau toàn bộ đầu.Ngoài ra, khi bị đau nửa đầu phải, đau nửa đầu trước, bạn có thể gặp phải những triệu chứng dưới đây:Cảm giác buồn nôn, ói mửa: Khoảng 80% số người đau nửa đầu cảm thấy buồn nôn và 50% số người bị đau nửa đầu xuất hiện triệu chứng nôn mửa;Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh hoặc mùi hương;Mệt mỏi, thèm ăn hoặc chán ăn, cảm thấy khát;Có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy;Thay đổi tâm trạng;Thị lực giảm, nhìn mờ, có thể thấy các chấm đen, đường lượn sóng, ánh sáng nhấp nháy, những hình ảnh không rõ ràng;Thính lực yếu đi, ù tai;Cảm giác ngứa ran hoặc tê một bên cơ thể, nặng ở tay và chân, khó nói rõ ràng. Hiện nay, các bác sĩ và nhà khoa học chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra chứng đau nửa đầu dù là đau nửa đầu trước hay bị đau nửa đầu phải. Tuy nhiên, những nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy lưu lượng tuần hoàn máu não ảnh hưởng và góp phần gây ra chứng đau nửa đầu, xảy ra phổ biến ở những người vốn bị bệnh tiền đình. Cũng có nghiên cứu cho rằng do các tế bào thần kinh hoạt động quá mức gửi tín hiệu kích hoạt dây thần kinh sinh ba dẫn đến cảm giác đau nửa đầu. Dưới đây là các yếu tố nguy cơ có thể làm bạn bị đau nửa đầu phải hoặc đau nửa đầu trước:Gen di truyền, tiền sử gia đình: Nhiều trường hợp bị đau nửa đầu phải hoặc đau nửa đầu trước ghi nhận có người thân cũng gặp phải chứng bệnh này. Nếu cha hoặc mẹ có tiền sử bị đau nửa đầu phải hoặc đau nửa đầu trước, khả năng con của họ mắc đau nửa đầu là 50%. Trường hợp cả cha và mẹ đều bị đau nửa đầu, xác suất nguy cơ sẽ tăng lên đến 75%.Giới tính: Phụ nữ bị đau nửa đầu thường xuyên hơn nam giới gấp ba lần.Tuổi: Đau nửa đầu có thể xuất hiện từ tuổi lên 10, nhưng phổ biến hơn cả ở nhóm đối tượng phụ nữ từ 30 đến 45 tuổi. Nhiều người phụ nữ nhận thấy rằng chứng đau nửa đầu của họ thuyên giảm hoặc hết sau tuổi 50.Thay đổi nội tiết tố: Nhiều phụ nữ bị đau nửa đầu phải hoặc đau nửa đầu trước khi đến kỳ kinh nguyệt, khi đang rụng trứng, khi đang mang thai hoặc đến thời kỳ mãn kinh. Nguyên nhân có thể do lượng máu lên não giảm, tuần hoàn não kém hoặc sự thay đổi hormone hay các biện pháp tránh thai dùng thuốc.Căng thẳng, rối loạn giấc ngủ: Khi cơ thể căng thẳng, não sẽ tiết ra các chất có thể tác động đến mạch máu và dẫn đến chứng đau nửa đầu.Thực phẩm, thuốc: Một số loại thực phẩm và đồ uống chứa caffeine, nitrat (như pepperoni, xúc xích, bột ngọt,...) hay thuốc lá, các thuốc giãn mạch cũng có thể khởi phát cơn đau nửa đầu.Thay đổi về thời tiết: Thay đổi khí áp khi có gió mạnh, bão hoặc do thay đổi độ cao đều có thể khiến bạn bị đau nửa đầu phải hoặc đau nửa đầu trước.Các yếu tố nguy cơ khác: Trầm cảm, lo âu, rối loạn lưỡng cực, rối loạn giấc ngủ và động kinh có thể làm tăng nguy cơ bị đau nửa đầu phải, đau nửa đầu trước. Đau đầu lên làm gì để giảm bớt cơn đau là thắc mắc của nhiều người Hiện nay chưa có đáp án chính xác, thống nhất cho câu hỏi bị đau đầu hay đau nửa đầu phải làm gì. Tuy nhiên, khi nhận thấy dấu hiệu bị đau nửa đầu phải hoặc đau nửa đầu trước, hãy nhắm mắt và nằm nghỉ trong một căn phòng tối, yên tĩnh, có thể chườm lạnh lên trán, uống nhiều nước.Sau đây là 3 mẹo chính có thể giúp bạn kiểm soát tốt những cơn đau nửa đầu:Bổ sung các sản phẩm bổ não, tăng cường tuần hoàn máu não, riboflavin, coenzyme Q10, melatonin, vitamin và khoáng chất, thảo mộc có thể giúp ngăn ngừa và điều trị chứng đau nửa đầu.Những bệnh nhân đã từng bị đau nửa đầu phải, đau nửa đầu trước nên tránh những yếu tố nguy cơ gây đau nửa đầu đã gặp phải, thay đổi lối sống như giảm bớt căng thẳng, luyện thói quen ăn ngủ nghỉ đúng giờ và điều độ, thường xuyên tập thể dục vừa phải, luyện tập các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga, hít thở.Ngoài ra, các phương pháp điều trị vật lý như trị liệu thần kinh cột sống, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu và liệu pháp craniosacral cũng có thể làm giảm các triệu chứng khi bị đau nửa đầu phải hay đau nửa đầu trước.Tóm lại, đau nửa đầu trước hoặc bị đau nửa đầu phải đều có thể kéo dài tới vài giờ hoặc thậm chí 2 đến 3 ngày, những cơn đau nhói trở nặng khi cố gắng vận động. Do đó, khi bị đau nửa đầu, cách tốt nhất là người bệnh nên nhắm mắt và nằm nghỉ trong một căn phòng yên tĩnh, uống nhiều nước để giảm bớt triệu chứng.com, time.com, healthline.com;;;;; 1. Tìm hiểu về tình trạng đau phần đầu trước Đau đầu trước là tình trạng đau do sự kích hoạt của các dây thần kinh nằm trong thành mạch máu não và di chuyển trong màng não phía trước (trán). – Đặc điểm: đau ở vùng nửa đầu trước gồm những cơn đau kéo dài liên tục, hoặc nhói theo nhịp của mạch máu. Cơn đau với các mức độ từ nhẹ đến nặng tùy trường hợp. – Vị trí: cơn đau sẽ xuất hiện ở vùng thái dương sau đó lan ra khắp vùng trán. Một số trường hợp nặng hơn có thể kéo xuống hốc mắt, mũi thậm chí toàn bộ khuôn mặt. – Cảm giác: người bệnh sẽ thấy như có một sợi dây siết chặt quanh đầu, sợ với ánh sáng mạnh hoặc tiếng ồn. Ngoài ra một số trường hợp cảm thấy buồn nôn, tiêu chảy mất tập trung,… Tỷ lệ phụ nữ bị đau đầu trước cao gấp ba lần so với đàn ông – Thời điểm: Một số bệnh nhân bị đau nửa đầu trước vào những thời gian có thể đoán trước như: trước kỳ kinh nguyệt, sáng sớm mới ngủ dậy. Tuy nhiên một số trường hợp cơn đau sẽ xuất hiện bất ngờ. – Đối tượng: Chứng đau đầu trước này có thể xảy ra với cả trẻ em và người lớn. Tỷ lệ mắc ở phụ nữ được đánh giá cao hơn so với nam giới gấp khoảng ba lần. 2. Nguyên nhân dẫn đến đau phần đầu trước Tình trạng đau đầu trước có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm: 2.1. Đau đầu trước do bệnh lý Nhiều bệnh lý có thể là nguyên nhân chính dẫn tới các cơn đau nửa đầu trước, như: – Đau đầu Migraine: do thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh Serotonin, khiến thành mạch máu não co giãn thất thường. Các cơn đau đầu sẽ kéo dài từ 4-72 giờ, bệnh nhân sẽ thấy tê buốt da đầu, chóng mặt, ù tai. – Viêm xoang. Xoang là các hốc rỗng có chứa nhiều không khí nằm ngay sau má và trán. Sau những lần cảm cúm, xoang sẽ bị nhiễm trùng gây lên viêm từ đó dẫn đến các cơn đau nhức ở trán, má, mắt và toàn bộ đầu trước. Các cơn đau đầu do viêm xoang thường sẽ đau âm ỉ hay nhói ở hốc mắt, mũi và trán. Khi bạn hắt hơi, ho hay đi lại sẽ đau tăng thêm. – Rối loạn tiền đình: tiền đình nằm ở sau tai, thuộc hệ thần kinh giúp giữ cơ thể thăng bằng khi chi phối hoạt động ở tay chân. Rối loạn tiền đình làm người bệnh bị loạng choạng, ù tai, chóng mặt, và đau đầu vùng trước. – Thiểu năng tuần hoàn não. Hay còn gọi là thiếu máu lên não, xảy ra khi lượng máy lên não bị hạn chế. Khi này bệnh nhân sẽ có biểu hiện ngáp nhiều hay quên, cảm giác nặng đầu,… – Viêm màng não: là khi màng não và tủy sống bị nhiễm trùng do virus, nấm, ký sinh, mô cầu hoặc phế cầu. Các triệu chứng đau sẽ kèm theo nôn mửa, cứng gáy, sợ ánh sáng. – Đau đầu cụm: là đau theo từng cơn xảy ra cùng một thời điểm mỗi ngày. Người bệnh thường đau đầu phía trước và buồn nôn kèm theo nghẹt mũi, chảy nước mũi hoặc mắt sưng đỏ. – U não: là khi xuất hiện các khối u trong não. U não sẽ làm chèn ép dây thần kinh, tăng áp lực gây nhức đầu trước. U não đặc biệt nguy hiểm nếu là khối u ác tính và có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Các cơn đau đầu do u não gây ra còn kèm theo một số biểu hiện như: các cơn co giật và động kinh; giao tiếp, nói chuyện khó khăn; trí nhớ bị suy giảm; rối loạn về cử chỉ hành vi. 2.2. Đau đầu trước do các vấn đề về tâm lý Căng thẳng, lo âu cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau nửa đầu trước ở hiện tại. – Áp lực công việc kéo dài kích thích não gửi tín hiệu đến thượng thận sản sinh ra cortisol và epinephrine (những hormone gây căng thẳng). – Tâm lý không ổn định làm nhịp tim và nhịp thở tăng giảm thất thường, từ đó dẫn đến lưu lượng máu trong mạch máu não cũng bị tăng giảm đột ngột gây ra đau đầu trước. Các cơn đau do vấn đề tâm lý thường sẽ kéo dài từ 30 phút đến vài giờ, xuất hiện từ trán, thái dương, sau mắt và quanh đầu. 2.3. Một số nguyên nhân khác – Đồ ăn đồ uống. Đây cũng được xem là nguyên nhân lớn gây ra đau nửa đầu trong số 50% bệnh nhân. Việc tiêu thụ quá nhiều: nước ngọt (chứa chất tạo ngọt aspartame); caffeine trong cafe; rượu; socola; đồ ăn đã lên men;… – Nhức mỏi mắt. – Di truyền: chứng bệnh này có yếu tố di truyền. Hầu hết những người bị chứng đau nửa đầu đa phần gia đình đều đã có tiền sử bị mắc chứng rối loạn này. 3. Những cách khắc phục chứng đau nửa đầu trước hiệu quả Trị chứng đau nửa đầu trước nhằm mục đích giảm thiểu các cơn đau và ngăn ngừa chúng tái phát. Người bệnh cần thăm khám và nghe theo chỉ định điều trị từ bác sĩ. Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo kết hợp các cách khắc phục bệnh như: – Nghỉ ngơi thư giãn hoặc mát xa trị liệu để đẩy lùi các cơn đau. Người bệnh cần nghỉ ngơi thư giãn điều độ giúp giải tỏa căng thẳng – Sinh hoạt khoa học. Nên xây dựng thói quen ngủ đúng, ngủ đủ và không làm việc quá sức. Thường xuyên vận động, thể dục, yoga, thiền để tinh thần và cơ thể được thư giãn. – Tắm nước ấm: tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm giúp khí huyết được lưu thông, nước nóng cũng giúp xoa dịu các triệu chứng của cơn đau nửa đầu trước. – Chườm lạnh: đặt miếng vải mát để chườm lên trán. – Sử dụng thuốc. Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau như: Panadol, Aspirin, Acetaminophen. Các loại thuốc này thường được bán khá phổ biến ở các quầy thuốc. Tuy nhiên, không nên lạm dụng vì có thể khiến tình trạng bệnh trở lên xấu hơn. Ngoài các cách trên bạn cũng nên thiết lập một số thói quen lành mạnh cho bản thân. Đừng xem thường các cơn đau nửa đầu trước bởi nó có thể đang cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Không nên tự ý lạm dụng các loại thuốc không kê đơn khi chưa có chỉ định của bác sĩ.;;;;; Đau nửa đầu (Migraine) là chứng nhức đầu kinh niên hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân rõ ràng. Bệnh thường xuất hiện với tình trạng một bên đầu đột ngột đau nhói lên và kéo dài từ vài giờ cho tới vài ngày. Hội chứng này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Không chỉ vậy, bệnh còn có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và giới tính, phổ biến nhất ở độ tuổi từ 10 – 45 tuổi. Trong đó nữ giới có nguy cơ mắc cao hơn so với nam giới. Bạn cần hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm đi các yếu tố nguy cơ và áp dụng theo một số phương pháp của bác sĩ đề ra. Đau nửa đầu có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào, đặc biết là tần suất xuất hiện ở nữ giới cao hơn nam giới 2. Nguyên nhân đau nửa đầu trái trước Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến đau nửa đầu bên trái phía trước, trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu như: 2.1 Do áp lực Áp lực và căng thẳng từ công việc, cuộc sống hàng ngày trong thời gian dài không chỉ làm tăng nguy cơ mắc đau đầu trái trước mà còn ảnh hưởng đến một số chức năng khác của các cơ quan trong cơ thể. 2.2 Cảm cúm Theo thống kê, có tới hơn một nửa số bệnh nhân bị cảm cúm đều đi kèm tình trạng đau đầu trái trước. Tình trạng này cũng thường hay gặp ở những người bị xoang mạn tính. 2.3 Thay đổi thời tiết đột ngột Có thể nói, thời tiết ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Mỗi khi thời tiết thay đổi, gió mùa hoặc nắng nóng gay gắt thì những cơn đau nửa đầu của bạn cũng dễ đến hơn. 2.4 Thiếu máu gây đau nửa đầu trước trái Rất nhiều người bị đau nửa đầu trước trái do tình trạng thiếu máu não gây ra. Lúc này, lượng máu ở trong cơ thể quá thấp hoặc do các mảng xơ vữa dày lên ở lòng mạch khiến tình trạng lưu thông máu lên não bị cản trở, không đủ để cung cấp oxy và dưỡng chất cho não dẫn tới tình trạng đau nhức. 2.5 Thiếu ngủ, mất ngủ Theo các chuyên gia, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng không chỉ để giúp trí não được thư giãn và nghỉ ngơi, mà còn để lưu trữ thông tin và ký ức hàng ngày. Việc thiếu ngủ hay mất ngủ sẽ làm rối loạn chức năng não bộ, gây ra tình trạng đau nhức đầu. 2.6 Sử dụng chất kích thích Cơn đau nửa đầu có thể xuất hiện khi người bệnh sử dụng quá nhiều các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê… Không chỉ gây ảnh hưởng đến não bộ, những chất kích thích này còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe chung của người sử dụng. 2.7 Đau do thụ cảm thể Bình thường tại da, xương, niêm mạc tồn tại rất nhiều thụ cảm thể làm nhiệm vụ truyền tín hiệu đau cho não. Chính vì thế, khi có bất kỳ tổn thương hay chèn ép nào gây ảnh hưởng đến bộ phận này ở vùng đầu, cổ, các thụ cảm thể tại đây sẽ thực hiện nhiệm vụ, khiến não bộ nhận được cảm giác đau và thông báo cho cơ thể, gây ra tình trạng đau đầu. Thiếu ngủ, mất ngủ là nguyên nhân gây ra tình trạng đau nửa đầu Tóm lại, tình trạng đau đầu trái trước có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý và đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh, cụ thể như: Đau nửa đầu kéo dài khiến người bệnh mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày. Những công việc rất đơn giản cũng trở nên khó khăn hơn đối với họ. Ngoài ra, tình trạng này cũng gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý, khiến người bệnh ngại tham gia các hoạt động xã hội. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Bên cạnh đó, đau đầu nửa trái phía trước cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn bên trong cơ thể, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung thậm chí xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ. Đau đầu trái trước tiến triển lâu dài sẽ trở thành mạn tính và rất khó điều trị. 4. Các phương pháp giảm đau đầu trái trước hiệu quả Trước các tác động tiêu cực mà đau nửa đầu trước bên trái mang lại, các chuyên gia cho rằng việc giảm đau và phòng ngừa các cơn đau tái phát nên được thực hiện sớm nhất. Dưới đây là 4 phương pháp an toàn, hiệu quả đã được nhiều người áp dụng: 4.1 Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên Giúp cho bạn có một sức khỏe tốt, cải thiện tuần hoàn máu và khả năng trao đổi chất trong cơ thể. Bạn nên lựa chọn các bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe của bản thân, có thể lựa chọn các bài tập như: đi bộ, đạp xe, chạy bộ, bơi lội, yoga… Các bài tập này sẽ giúp người bị đau nửa đầu cải thiện tình trạng đau hiệu quả. 4.2 Thay đổi lối sống sinh hoạt giúp cải thiện đau nửa đầu trái trước Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp tinh thần của bạn tỉnh táo và giảm thiểu chứng đau nửa đầu hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng nên sắp xếp những thời gian giải trí trong ngày hoặc trong năm như đi du lịch để giảm thiểu nguy cơ căng thẳng, stress kéo dài. 4.3 Thay đổi chế độ ăn uống Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ chất là phương pháp hiệu quả được các chuyên gia khuyến cáo. Bạn nên tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, các thực phẩm giàu chất sắt, đạm, vitamin và các khoáng chất giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, loại bỏ các gốc tự do và từ đó làm giảm cơn đau đầu. 4.4 Thăm khám sức khỏe định kỳ Thăm khám định kỳ được coi là yếu tố quan trọng giúp phát hiện các vấn đề về sức khỏe. Người bệnh nên chủ động thăm khám sức khỏe mỗi 3 – 6 tháng để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân gây đau đầu và từ đó có hướng điều trị hiệu quả, làm giảm các cơn đau và ngăn ngừa tái phát. Thay đổi một lối sống khỏe mạnh hơn là phương pháp hiệu quả giúp người bệnh cải thiện và ngăn ngừa đau nửa đầu Tóm lại, có thể thấy đau nửa đầu trái trước là do nhiều nguyên nhân gây ra. Những thông tin tham khảo trên đây hi vọng đã giúp bạn có thêm kiến thức về căn bệnh này. Tuy nhiên, các thông tin chỉ mang tính tham khảo, không thể thay thế các chẩn đoán và điều trị trực tiếp. Nếu bạn hay người thân trong gia đình đang gặp phải tình trạng này, đừng quên thăm khám thường xuyên để cải thiện sức khỏe và phòng ngừa bệnh hiệu quả.;;;;;Đau nửa đầu phía sau là triệu chứng phổ biến và có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Đa phần các cơn đau nửa đầu này đều lành tính, nhưng nếu cơn đau kéo dài không rõ nguyên nhân thì bạn cần phải cảnh giác bởi đó cũng có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm. 1. Những đối tượng dễ bị đau nửa đầu phía sau Cơn đau ở nửa đầu phía sau không phải do bệnh lý thường xuất phát từ những hoạt động, thói quen sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc triệu chứng này có thể kể đến như: - Những người lao động, mang vác nặng dẫn đến những chấn thương vùng cổ, vai, gáy. - Nhân viên văn phòng, tài xế ngồi sai tư thế làm việc, tập trung quá lâu dẫn đến các cơ, xương khớp kém linh hoạt, làm tăng nguy cơ mắc đau ở nửa đầu phía sau. - Người già mất ngủ: Giấc ngủ là thời gian não bộ và các cơ quan, xương khớp được nghỉ ngơi, nếu không được ngủ đủ, các cơ quan của hệ thần kinh sẽ hoạt động không tốt dẫn đến các xung điện được phóng ra không thể kiểm soát, chúng va chạm vào nhau gây ra hiện tượng đau nửa đầu. - Thay đổi estrogen ở nữ giới cũng là một nguyên nhân khiến cho phụ nữ bị đau nửa đầu. Đặc biệt, phụ nữ sau sinh là đối tượng dễ bị nhất do trọng lượng cơ thể tăng gây nên áp lực cho các cơ và dây thần kinh. Ngoài ra, việc cho con bú và bế con sai tư thế cũng có thể dẫn đến hiện tượng này. Ngoài những nguyên nhân do thói quen sinh hoạt, do chấn thương, triệu chứng đau ở nửa đầu phía sau còn có thể là biểu hiện của một số bệnh lý. 2.1. Thiếu máu não Thiếu máu não là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau đầu. Khi lượng máu không đủ cung cấp cho não hoặc máu lên não chậm sẽ khiến người bệnh có cảm giác ù tai, chóng mặt, đau đầu đặc biệt là vùng phía sau gáy. 2.2. Thoái hóa đốt sống cổ Cột sống cổ của con người theo thời gian sẽ dần bị lão hóa và bị bào mòn. Lúc này, các sụn khớp và dây chằng bị hư hại sau thời gian dài hoạt động. Những triệu chứng đầu tiên của bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ chính là những cơn đau ở nửa đầu phía sau. Cơn đau này thường không quá dữ dội mà đau âm ỉ, đau có thể lan xuống cổ, gáy và cánh tay. Cơn đau âm ỉ, liên tục không dứt kể cả khi đã nghỉ ngơi, đau thường xuất hiện về đêm khiến người bệnh khó ngủ khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm. 2.3. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ Đây là bệnh lý gây ra những cơn đau nửa đầu phía sau và đau cổ, gáy. Hiện tượng thoát vị đĩa đệm khiến các dây thần kinh bị chèn ép gây ra hiện tượng đau, mỏi cổ. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị tê bì tay và chóng mặt. 2.4. Đau đầu vận mạch Biểu hiện của bệnh lý đau đầu vận mạch là những cơn đau đầu, đau phía sau gáy kèm theo buồn nôn. Các cơn đau thường dữ dội do máu không được lưu thông khiến nồng độ các chất dẫn truyền bị rối loạn. 2.5. Thoái hóa, viêm khớp vai Những cơn đau ở nửa đầu phía sau, đau dữ dội từ vai lan lên đến đỉnh đầu chính là những biểu hiện của bệnh thoái hóa hoặc viêm khớp vai. Khi mắc bệnh lý này, người bệnh thường gặp phải những cơn đau xuất phát từ vai, sau đó lan lên đầu, vùng cổ, gáy và đau toàn lưng trên. 2.6. Lao xương khớp Khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể và làm nhiễm trùng xương khớp sẽ khiến cho người bệnh bị đau ở nửa đầu phía sau gáy. Những cơn đau sẽ kéo dài và âm ỉ ở phần gáy, lưng và có thể là cả hông. 2.7. Bệnh tim Các bệnh lý về tim mạch như tăng huyết áp, đau tim,… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau nửa đầu. 2.8. Viêm màng não Đây là một bệnh lý nguy hiểm và cũng là nguyên nhân gây ra những cơn đau nửa đầu dữ dội, đau lan xuống cổ, gáy và gây cứng gáy. Đa số những cơn đau nửa đầu đều lành tính, tuy nhiên nếu nhận thấy bản thân có những dấu hiệu bất thường liên quan đến bệnh lý, bạn cần ngay lập tức tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị thích hợp. Nếu cơn đau nửa đầu phía sau của bạn kéo dài dai dẳng không dứt hoặc có kèm theo những triệu chứng sau, bạn cần hết sức lưu ý: - Đau đầu mức độ vừa và nặng. - Đau không giảm theo thời gian mà tăng dần về cường độ và tần suất. - Sốt. - buồn nôn. - Sợ sáng, sợ tiếng ồn. - Cứng gáy. - Rối loạn ý thức, hành vi. - Có các triệu chứng thần kinh khu trú: Yếu hoặc bị liệt vận động, đi lại khó khăn, hoạt động vụng về. Nếu gặp phải những dấu hiệu trên, bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân, từ đó có phương án điều trị thích hợp. 4. Một số bài tập giúp cải thiện cơn đau nửa đầu sau Ngoài những nhân bệnh lý thì những cơn đau nửa đầu phía sau hầu hết là lành tính và xuất phát từ thói quen sinh hoạt. Trong những trường hợp này, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường. Tuy nhiên, về lâu dài, để tránh bị triệu chứng này, bạn cần có một chế độ sinh hoạt hợp lý, hạn chế sử dụng các chất kích thích, ngồi, nằm đúng tư thế, không ngồi quá lâu ở một chỗ. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện một số bài tập đơn giản sau để giảm thiểu những cơn đau nửa đầu khó chịu. 4.1. Tư thế con cá Người bệnh cần nằm thẳng, khép chặt hai chân, hai tay duỗi thẳng so với thân người. Người bệnh thực hiện động tác nâng ngực lên cao, hít sâu và ngả cổ ra phía sau. Giữ tư thế này trong 10 giây thì dừng, sau đó thực hiện lại trong vòng 10 phút. 4.2. Bài tập kéo giãn cơ cổ Người bệnh ngồi thẳng lưng, hai chân bắt chéo, tay trái thả lỏng, tay phải đặt lên đỉnh đầu. Sau đó, người bệnh tập kéo hết cơ về bên phải và giữ nguyên trong 10 giây. Thực hiện liên tục động tác này trong 10 phút.;;;;;Bất cứ ai bị chứng đau nửa đầu hành hạ đều tự hỏi về cách phòng tránh chứng đau nửa đầu. Theo các bác sĩ thần kinh và chuyên gia về đau đầu, mặc dù không có cách chữa trị chứng đau nửa đầu triệt để nhưng lại có nhiều cách phòng ngừa chứng đau nửa đầu hiệu quả. Và cách điều trị đơn giản nhất là thay đổi lối sống của từng cá nhân cho phù hợp. 1. Xem lại chế độ ăn uống của bản thân 2. Thử ăn thường xuyên hơn Tất cả là về lượng đường trong máu và tần suất bạn dung nạp thức ăn. Khoảng thời gian dài giữa các bữa ăn, hoặc bỏ bữa, có thể gây ra các cơn đau nửa đầu hoặc khiến cơn đau đầu nghiêm trọng hơn do lượng đường trong máu thấp. Thật vậy, nguy cơ phát triển cơn đau đầu cho thấy có khuynh hướng tăng lên theo khoảng thời gian giữa các bữa ăn, vì vậy bệnh nhân đau nửa đầu nên dành thời gian cho những cơn đau đầu nhỏ thường xuyên. Như vậy, giờ ăn đều đặn hàng ngày có thể giúp chứng đau nửa đầu ít xảy ra hơn.Về vấn đề còn lại là ăn gì và ăn khi nào. Các bệnh nhân thường được khuyên nên ăn thứ gì đó giàu protein trong vòng 30 đến 60 phút sau khi thức dậy. Trong suốt cả ngày, hãy ăn những bữa ăn lành mạnh, bổ dưỡng với nhiều trái cây, rau và protein. Cố gắng ăn thứ gì đó có protein sau mỗi 3-4 giờ. Điều này là do protein giúp ổn định lượng đường trong máu và sự thay đổi đột ngột của những mức này có thể gây ra chứng đau nửa đầu. 3. Cân nhắc bổ sung magie Theo Hiệp hội Đau đầu Hoa Kỳ và Học viện Thần kinh Hoa Kỳ, magie được xem là một trong số các loại thuốc bổ sung được sử dụng để ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Cơ chế là do magie có thể ngăn chặn tín hiệu não gây ra những thay đổi về thị giác và giác quan liên quan đến tiền triệu. Hơn nữa, thành phần này cũng có thể làm giảm hoặc ngăn chặn các hóa chất truyền đau trong não và có thể hữu ích cho các mạch máu não. 4. Giữ cho bản thân đủ nước Bạn cũng nên chú ý đến việc bạn đang uống gì và uống bao nhiêu. Bởi lẽ, mất nước cũng là một nguyên nhân gây đau nửa đầu được biết đến.Khi cơ thể bị mất nước, tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến các tế bào và có thể dẫn đến lượng máu và oxy được đưa đến não ít hơn. Kết quả là, các sợi đau bao quanh não có thể bị kích hoạt, dẫn đến cơn đau nửa đầu. 5. Tích cực giảm căng thẳng Không phải lúc nào cũng là điều dễ dàng nhất để giảm căng thẳng trong trí não nhưng sẽ rất hợp lý nếu bạn tìm ra cách để duy trì sự bình tĩnh suốt cả ngày.Căng thẳng là một trong những tác nhân gây ra chứng đau nửa đầu được báo cáo nhiều nhất. Điều này là do các kích thích tâm lý gây ra sự thay đổi các chất hóa học và hormone trong cơ thể. Hơn nữa, căng thẳng có thể gây ra chứng đau nửa đầu và chứng đau nửa đầu có thể gây căng thẳng nhiều hơn, dẫn đến một chu kỳ gần như vô tận.Vì vậy, hãy tích cực giảm căng thẳng và tìm con đường dẫn đến bình yên của riêng bạn, có thể bằng cách thiền, học yoga, tắm nước nóng hay dành thời gian đọc sách yên tĩnh - và thực hiện các việc này thường xuyên. 6. Hãy xem xét tiêm Botox Hơn 10 năm trước, FDA đã chấp thuận việc sử dụng Botox như một phương pháp điều trị và phòng bệnh đau nửa đầu mãn tính. Cụ thể là điều trị bằng botox rất nhanh chóng và bao gồm 31 mũi tiêm nhỏ ở các vị trí trên trán, thái dương, sau đầu, cổ và vai đem lại hiệu quả giảm đau rõ rệt. Điều trị tiêm botox được thực hiện 12 tuần một lần và có thể mất 2-3 lần điều trị để thấy sự cải thiện.Cơ chế tác dụng của của Botox là được tiêm xung quanh các sợi đau có liên quan đến chứng đau nửa đầu sẽ khuếch tán xuống các tiếp nhận đầu cuối của cơn đau và ngăn chặn việc giải phóng các chất hóa học liên quan đến việc truyền cơn đau. Lúc này, việc ngăn chặn các chất hóa học sẽ ngăn cản việc kích hoạt các trung tâm đau trong não. 7. Dành thời gian cho giấc ngủ Các nghiên cứu đã cho thấy có mối liên hệ không thể phủ nhận giữa chứng đau nửa đầu và giấc ngủ. Khi lịch trình giấc ngủ của một người trở nên không đều đặn, các cơn đau nửa đầu sẽ dễ dàng kích hoạt hơn. Vì vậy, những người bị chứng đau nửa đầu bắt buộc phải xây dựng một thói quen ngủ tốt, vì giấc ngủ rất cần thiết cho sức khỏe của não và ngăn ngừa cơn đau.Theo đó, người bệnh cần cố gắng đi ngủ vào cùng một giờ mỗi đêm và thức dậy vào cùng một giờ mỗi sáng, trong khoảng thời gian một giờ. Hãy đặt mục tiêu ngủ ít nhất 7-8 tiếng mỗi đêm. Nếu bạn không thể thực hiện được điều đó, bạn cũng không nên cố gắng bù đắp bằng những giấc ngủ ngắn, vì điều này có thể làm mất chu kỳ giấc ngủ và dẫn đến chứng đau nửa đầu nhiều hơn. 8. Cân nhắc bổ sung vitamin B Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thường xuyên bổ sung vitamin B2 có thể giúp ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Tác dụng này là nhờ vào vai trò của các vitamin B giúp sản xuất năng lượng trong cơ thể.Bệnh nhân đau nửa đầu thường quan sát thấy là thiếu vitamin B2 - còn được gọi là riboflavin - và không sử dụng hiệu quả các tế bào năng lượng trong não. Điều này có thể góp phần gây ra đau đầu. Vì vậy, vitamin B2 là một chất bổ sung được khuyến nghị cho chứng đau nửa đầu với liều lượng 400mg mỗi ngày.Tóm lại, tích cực thay đổi lối sống, từ thói quen sinh hoạt đến chế độ ăn, có thể là các cách phòng ngừa chứng đau nửa đầu hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn đã thử những cách này mà không có kết quả, việc thăm khám với một bác sĩ thần kinh hay chuyên gia về đau đầu sẽ cần thiết. Lúc này, người bệnh sẽ được chỉ định các thuốc phòng tránh chứng đau nửa đầu phù hợp, giúp kiểm soát tần số và cường độ cơn mắc phải một cách an toàn, hạn chế những tác dụng phụ tiềm ẩn.com, healthline.com
question_419
Cách chữa trị viêm xoang tận gốc hiệu quả ít ai biết
doc_419
Viêm xoang là một trong số những bệnh tai mũi họng phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi hiện nay. Cách chữa trị viêm xoang tận gốc được nhiều người quan tâm nhất để tránh biến chứng và sự phiền toái mà căn bệnh này gây ra. 1. Sơ lược về bệnh viêm xoang Tại các hốc rỗng bên trong khối xương sọ xung quanh mũi hoặc thông với mũi, lớp niêm mạc hô hấp bị tổn thương và dẫn đến hiện tượng viêm xoang. Viêm xoang là bệnh lý tai mũi họng thường gặp, tỷ lệ mắc ở nước ta trung bình từ 15 - 20%, không phân biệt đối tượng hay độ tuổi. Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang rất đa dạng, một số yếu tố phổ biến mà bạn nên cần quan tâm bao gồm: nhiễm khuẩn, dị ứng, dị vật, khối u, chấn thương hay vệ sinh kém,… Bên cạnh đó thì một số bệnh lý như tiểu đường, rối loạn nội tiết, suy nhược, trào ngược dạ dày, bệnh tự miễn,… đều có nguy cơ dẫn đến viêm xoang mũi. Hiện nay, có nhiều người tìm đến Đông - Tây y hi vọng sẽ có cách chữa trị viêm xoang tận gốc. Việc chẩn đoán và điều trị viêm xoang còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và thể trạng người bệnh. Tuy nhiên, quá trình điều trị cần thiết nhất là sự kiên trì của bệnh nhân, nghiêm túc tuân thủ theo những hướng dẫn sử dụng thuốc hay biện pháp hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa. Hơn nữa, viêm xoang có thể điều trị triệt để hay không còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Quá trình tiên lượng điều trị hết viêm xoang hay không được chia làm 2 trường hợp: Nếu viêm xoang được phát hiện sớm ở mức độ nhẹ và đang trong giai đoạn cấp tính thì có thể đẩy lùi được tận gốc bằng thuốc và các biện pháp hỗ trợ. Còn đối với tình trạng mạn tính thì không có cách chữa trị viêm xoang tận gốc. Những can thiệp bên ngoài cho hiệu quả tốt trong việc kiểm soát triệu chứng tuy nhiên, khả năng bệnh tái phát là khó tránh khỏi. 2. Cách chữa trị viêm xoang tận gốc theo Tây y Các loại thuốc Tây y được sử dụng cho tác dụng nhanh, giúp người bệnh có thể kiểm soát bệnh trong thời gian ngắn. Mặc dù có rất nhiều bệnh nhân ưu tiên dùng phương pháp này nhưng không phải ai cũng dùng thuốc được. Nếu không có sự hướng dẫn, chỉ định thời gian và liều lượng dùng thì thuốc có thể gây tác dụng ngược dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Nếu chữa trị viêm xoang tận gốc theo Tây y, bạn cần phối hợp các phương pháp sau để nhanh chóng kiểm soát được những triệu chứng khó chịu của bệnh: Sử dụng thuốc Các loại thuốc thường được các bác sĩ chỉ định trong toa điều trị bệnh viêm xoang bao gồm: Khi hoạt động lưu thông khí ở mũi bị cản trở dẫn đến khó thở thì thuốc thông mũi được sử dụng nhằm làm tan dịch đờm. Giảm đau là loại không thể thiếu khi bệnh nhân có biểu hiện đau, rát mũi thường xuyên. Khi tình trạng viêm được xác định do vi khuẩn, vi trùng thì các loại kháng sinh như Amoxicilin, Doxycycline, Trimethoprim - Sulfamethoxazole,… được chỉ định để kiểm soát bệnh. Bên cạnh đó, các loại thuốc kháng viêm như Prednisolone, Methylprednisolone được áp dụng cho các bệnh nhân viêm xoang nặng và sử dụng các loại thuốc khác không hiệu quả. Rửa mũi thường xuyên Cách chữa trị viêm xoang tận gốc không chỉ có sử dụng thuốc mà còn cần chú ý đến vấn đề vệ sinh. Rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% thường xuyên, đúng cách để làm sạch lớp niêm mạc mũi. Việc vệ sinh mũi thường xuyên sẽ giúp mũi thông khí dễ dàng, giảm tình trạng nghẹt mũi, khó thở. Đây là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả cao trong số các cách chữa trị viêm xoang tận gốc tại nhà. Một điều mà bệnh nhân và cả người nhà cũng phải chú ý là không được tự pha nước muối vì sẽ không đúng nồng độ. Nhiều người nghĩ vấn đề này không quan trọng nhưng thật ra nếu dung môi rửa mũi không đúng có thể khiến tình trạng viêm ngày càng trầm trọng. Thuốc xịt mũi Một số loại thuốc xịt mũi có chứa corticoid có tác dụng giảm biểu hiện viêm, phù nề, làm thông mũi, đồng thời cũng làm tiêu các chất gây cản trở thông khí. Tuy nhiên, thuốc chỉ được dùng trong thời gian ngắn, tối đa 5 ngày vì sử dụng quá nhiều và kéo dài sẽ phát sinh nhiều tác dụng phụ. 3. Kiểm soát hiệu quả các triệu chứng của viêm xoang bằng thảo dược Mặc dù các phương pháp chữa bệnh bằng thảo dược mất nhiều thời gian nhưng lại ít cho tác dụng phụ hơn Tây y. Để hạn chế các biến chứng và có thể “sống hoà bình” với viêm xoang mũi, bạn có thể áp dụng các bài thuốc sau: Tỏi đen ngâm mật ong có hiệu quả đối với viêm xoang, viêm mũi dị ứng nhờ hàm lượng kháng sinh tự nhiên có trong 2 loại thảo dược này. Không chỉ làm lành niêm mạc mà tỏi đen ngâm mật ong nguyên chất còn đánh tan mủ đọng trong mũi, tăng cường hệ miễn dịch, tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. Xông mũi với gừng tươi có tác dụng chống viêm hiệu quả. Gừng tươi thái lát đun sôi với lửa nhỏ trong vòng 3 - 5 rồi xông từ 10 - 15 phút. Ngày xông 2 - 3 lần sẽ giúp giảm cảm giác khó chịu do viêm xoang gây ra. Với thành phần Curcumin có trong nghệ tươi cho hiệu quả chống viêm cao. Đồng thời còn hỗ trợ giảm tình trạng sưng, đẩy nhanh quá trình làm lành lớp niêm mạc hô hấp đang bị tổn thương. Bạn chỉ cần dùng nghệ tươi giã nhuyễn rối vặt lấy nước cốt nhỏ trực tiếp vào mũi 1 lần/ngày. Rau diếp cá là loại thảo dược có khả năng diệt vi khuẩn, ký sinh trùng, chống viêm nhờ có chứa chất Decanoyl - Acetaldehyd dồi dào. Sắc 40g thạch cao trong khoảng 15 phút, rồi cho 20g diếp cá, 12g hoàng cầm, 12g tri mẫu, 16g kim ngân hoa, 12g chi tử đã rửa sạch vào ấm thạch cao cho đến khi nước đặc lại. Chia làm nhiều lần uống trong ngày và dùng cho đến khi thấy các triệu chứng của viêm xoang thuyên giảm.
doc_19638;;;;;doc_44496;;;;;doc_48084;;;;;doc_60111;;;;;doc_61085
1. Chữa viêm xoang bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt Cách chữa trị viêm xoang mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà chính là việc thay đổi thói quen sinh hoạt sao cho phù hợp: Uống nhiều nước, chườm khăn ấm ở vùng mũi 1 - 2 lần trong ngày để làm loãng dịch nhầy ứ đọng trong các hang hốc xoang và giảm đau, nghẹt mũi. Luôn đeo khẩu trang khi ra đường hoặc lúc làm việc trong môi trường bụi bẩn. Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá, mùi hóa chất hoặc những thứ khiến bạn bị dị ứng. Xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý nhiều lần để loại bỏ chất kích ứng tích tụ trong xoang, đồng thời làm giảm độ đặc của dịch mũi. Ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ kết hợp bổ sung vitamin cho cơ thể để tăng sức đề kháng. Nên kê cao gối khi ngủ để dễ thở và giảm tình trạng tích tụ dịch nhầy. Khi thời tiết thay đổi, trở lạnh bạn nên giữ ấm cơ thể. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, bạn có thể áp dụng các bài yoga, thiền để thư giãn và giảm cảm giác đau nhức. Viêm xoang do virus có thể lây lan, do đó bạn không nên sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người khác. Cách chữa viêm xoang bằng việc thay đổi thói quen sinh hoạt thường dựa vào tác dụng của nhiệt độ, tác động cơ học,… nên chỉ góp phần hỗ trợ điều trị và mang lại hiệu quả chậm. Do đó, bạn nên kết hợp với việc sử dụng thuốc để kiểm soát tình trạng bệnh, tránh tái phát nhiều lần. 2. Trị viêm xoang từ bài thuốc dân gian Trị viêm xoang từ bài thuốc dân gian là cách sử dụng loại thảo dược lành tính dễ kiếm trong tự nhiên. Phần lớn các bài thuốc đều an toàn nên bạn có thể áp dụng trong thời gian dài mà không lo lắng về việc xảy ra tác dụng phụ. Lá trầu không: Với đặc tính sát khuẩn kháng viêm hiệu quả, lá trầu không được nhiều người áp dụng trong điều trị viêm xoang và các bệnh viêm đường hô hấp. Cách thực hiện như sau, bạn cần chuẩn bị một vài lá trầu rửa sạch, cắt nhỏ rồi đun sôi với 1,5 lít nước trong khoảng 5 - 10 phút. Tinh dầu chứa trong loại lá này có tác dụng kiểm soát các hoạt động của virus, vi khuẩn, do đó bạn nên dùng khăn, trùm kín để xông mũi. Cuối cùng bạn chỉ cần xì hết dịch mũi ra ngoài và lau khô bằng khăn sạch. Cây lược vàng: Cây lược vàng chứa hàm lượng lớn Flavonoid - chất chống oxy hóa giúp người bị viêm xoang tiêu đờm, giảm đau giải độc hiệu quả. Vì vậy, bạn có thể sử dụng loại thảo dược này để hỗ trợ chữa viêm xoang bằng cách: Chuẩn bị lượng lớn lá lược vàng tươi, đem rửa sạch với nước, để ráo và cắt thành từng đoạn nhỏ. Đem tất cả chưng với dầu thực vật trong khoảng 7h để lá mềm. Sau đó, lọc lấy dung dịch và bảo quản trong lọ thủy tinh. Khi sử dụng, bạn chỉ cần lấy một ít dung dịch thấm vào tăm bông rồi bôi lên niêm mạc mũi. Để cải thiện tình trạng đau nhức ở các xoang, bạn nên áp dụng bài thuốc này ít nhất 1 tháng. Gừng tươi: Gừng có đặc tính nóng, khả năng sát trùng kháng viêm cao. Đồng thời, tinh dầu chứa trong loại củ này còn có tác dụng giãn mạch vùng mũi họng, làm loãng dịch tiết giúp việc đẩy dịch ra ngoài trở nên dễ dàng. Vì vậy gừng được coi là thần dược trong điều trị viêm xoang cũng như các bệnh đường hô hấp như: cảm lạnh, viêm họng,… Bạn có thể sử dụng gừng để hỗ trợ quá trình chữa viêm xoang thông qua cách làm dưới đây: Rửa sạch 3 - 4 củ gừng tươi và thái thành từng lát mỏng. Đun sôi khoảng 1,5 - 2 lít nước rồi cho gừng vào. Tắt bếp, dùng khăn trùm kín và tiến hành xông mũi trong vòng 10 - 15 phút. Ngoài ra, bạn có thể pha trà gừng để uống hàng ngày hoặc làm gia vị bổ sung vào các món ăn. Bên cạnh việc hỗ trợ điều trị, gừng còn chứa nhiều vitamin giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. 3. Trị viêm xoang bằng cách xoa bóp Chữa viêm xoang bằng xoa bóp là cách giúp bạn thư giãn giảm nhẹ cơn đau vùng trán, ổ mắt. Khi xoa bóp bạn có thể kết hợp với dầu nóng để làm giãn nở mạch, thúc đẩy dịch ứ đọng trong hốc xoang ra ngoài. Cách xoa bóp trị viêm xoang được thực hiện như sau, lúc đầu bạn nên chà xát hai bàn tay vào nhau để làm nóng. Tiếp đó dùng ngón tay vuốt từ đầu đến cuối lông mày, lặp đi lặp lại 10 lần. Tại vùng xung quanh mắt, bạn có thể co ngón trỏ một góc 45 độ và xoa bóp nhẹ bằng đốt thứ 2. Đồng thời, dùng ngón tay xoa bóp xoang bướm theo hình xoắn ốc. Để giảm thiểu các cơn đau nhức, bạn nên tiến hành xoa bóp từ 15 - 20 phút, mỗi ngày thực hiện từ 2 - 3 lần. Khi cơ thể xuất hiện triệu chứng sốt, đau nhức đầu, mệt mỏi… bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán tình trạng bệnh. Các biện pháp chữa viêm xoang tại nhà chỉ thích hợp với những người có tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ. Trường hợp bệnh tiến triển nặng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện phẫu thuật để giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm.;;;;;Viêm xoang là bệnh lý xảy ra ở xoang mũi- nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do nhiễm trùng vùng khoang mũi. Để điều trị bệnh hiệu quả, bạn cần áp dụng nhiều hình thức điều trị kết hợp. Hãy xem bài viết để tìm cho mình cách chữa viêm xoang hiệu quả nhé! 1. 5 cách chữa triệu chứng viêm xoang hiệu quả – Nghỉ ngơi Biện pháp khắc phục đơn giản và hiệu quả nhất khi bị viêm xoang là nghỉ ngơi. Bạn cần bảo đảm ngủ đủ giấc từ 6-8 giờ mỗi đêm. Nghỉ ngơi đầy đủ có thể giúp cơ thể chống lại các chứng viêm nhiễm và phục hồi bệnh. – Làm ẩm xoang Hít hơi tỏa ra từ một bát nước nóng được hòa với vài giọt tinh dầu bạch đàn, hoặc bạn có thể trùm một chiếc khăn ướt lên mặt và hít hơi nước qua mũi, giúp làm làm sạch các chất nhầy trong mũi và giảm nhẹ các triệu chứng khi bị viêm xoang. Xông tinh dầu bạch đàn được khuyến khích khi chữa viêm xoang – Bổ sung nước Khi bị viêm xoang, bạn nên uống nước ép trái cây và nước. Biện pháp này rất hiệu quả trong việc loại bỏ các chất nhầy trong mũi – tác nhân làm nghẹt đường hô hấp. Tuy nhiên, bạn cần tránh uống rượu vì có thể làm các triệu chứng thêm trầm trọng – Lá bạc hà Đun sôi một ít lá bạc hà khô khoảng mười phút, sau đó, lọc hỗn hợp này lấy nước súc miệng. Phương pháp này có tác dụng giúp giảm hiệu quả các triệu chứng viêm xoang. – Chườm ấm Khi bị viêm xoang, bạn có thể sử dụng chếc khăn đã thấm nước ấm trùm lên đầu, mặt, mũi và mắt để giảm đau và loại bỏ các chất nhầy trong mũi, giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi. Chườm ấm giúp giảm đau xoang 2. Nguyên tắc trong điều trị bệnh xoang Bệnh xoang được ví như bệnh mãn tính, với việc triệu chứng dai dẳng và khả năng tái phát liên tục. Đây cũng là bệnh tai mũi họng có lượng bệnh nhân điều trị cao nhất hiện nay. Do tính quen thuộc của viêm xoang, nhiều người thường mắc những sai lầm trong điều trị bệnh và quên đi những nguyên tắc cơ bản để có thể chữa viêm xoang một cách hiệu quả và triệt để. 2.1. Những điều cần làm để chữa viêm xoang Việc loại bỏ các triệu chứng của bệnh viêm xoang là một trong những nguyên tắc quan trọng khi điều trị bệnh. Với 5 cách đã nêu trên đây, bệnh nhân sẽ hạn chế được những triệu chứng khó chịu của bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh vẫn cần tuân theo sự chỉ dẫn uống thuốc từ bác sĩ để điều trị triệu chứng như: các thuốc co mạch, thuốc xịt giảm đa, thuốc chống viêm tại chỗ,… Điều trị viêm xoang hiện nay đang xoay quanh hai phương pháp chính: Điều trị nội khoa và Điều trị ngoại khoa. Tùy theo từng mức độ bệnh lý mà bác sĩ có thể chỉ định phương pháp cho từng trường hợp. Ngoài ra, kể cả trong điều trị nội khoa, theo từng thể bệnh mà thuốc điều trị cũng có thể khác nhau. Trong đó, các thuốc thường được sử dụng trong điều trị nội khoa bao gồm các thuốc điều trị toàn thân và thuốc trị triệu chứng. Phẫu thuật xoang được chỉ định trong một số tình huống đặc biệt. Đó là khi bệnh nhân viêm xoang: – Điều trị viêm xoang nhiều tuần không đáp ứng kết quả – Bệnh nhân có vấn đề dị hình cầu trúc mũi liên quan đến nguyên nhân gây viêm xoang như: dị hình vách ngăn, lệch cuốn mũi, phì đại cuốn mũi, phì đại VA,… – Viêm xoang mãn tính có biểu hiện thoái hóa polyp mũi xoang. Khi thăm khám với bệnh nhân viêm xoang, bác sĩ luôn cần khai thác tiền sử bệnh lý, tiến trình bệnh lý và thực thể bệnh nhân. Điều này rất quan trọng đến việc cho bệnh nhân sử dụng thuốc như thế nào để hiệu quả, tránh nhờn thuốc, tránh kháng sinh nặng,… Một vài trường hợp bệnh viêm xoang nặng cần phẫu thuật, khi khai thác tiền sử dị ứng, bệnh nền của bệnh nhân mà bác sĩ cần cân nhắc phẫu thuật. Chính vì thế, chữa viêm xoang nhất định cần dựa trên vấn đề thể trạng của người bệnh. Vi khuẩn, virus, yếu tố dị ứng hay vấn đề giải phẫu – Đây là những nguyên nhân gây viêm xoang. Theo từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ có lộ trình điều trị phù hợp cũng như phương pháp cho mỗi nhân tố nguyên nhân gây bệnh này. Thăm khám để được chữa bệnh viêm xoang đúng cách 2.2. Những sai lầm dễ mắc phải khi chữa bệnh xoang Do tính phổ biến và yếu tố dễ tái phát của viêm xoang, nhiều người thường chủ quan trong điều trị bệnh. Thậm chí, chúng ta còn mắc sai lầm khi chữa bệnh như: – Chỉ chữa triệu chứng theo các mẹo quen thuộc. Không điều trị dứt điểm theo nguyên nhân cũng như yếu tố bệnh sử của bản thân bệnh viêm xoang. – Sử dụng các mẹo không đúng trong điều trị viêm xoang, khiến ổ xoang thêm viêm nhiễm và khó chịu. – Lạm dụng kháng sinh, lạm dụng thuốc xịt mũi trong điều trị viêm xoang – Tự chữa bệnh, không khám bác sĩ – Không tuân theo liệu trình của bác sĩ – Rửa mũi quá nhiều hoặc rửa mũi không đúng cách khi đang điều trị bệnh 3. Phòng ngừa bệnh viêm xoang để luôn bảo vệ sức khỏe Bệnh viêm xoang là bệnh lý có nhiều hệ lụy nguy hiểm. Viêm nhiễm tại các ổ xoang có thể xâm lấn các cơ quan khác và gây những hậu quả mà bạn không lường trước. Với hệ hô hấp, viêm xoang có thể biến chứng dẫn đến các bệnh lý hô hấp như viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm giãn khí phế quản,… Bệnh cũng gây các biến chứng mắt như: làm mờ mắt, viêm phần trước ổ mắt, viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu,… Chưa dừng lại ở đó, trong một diễn biến khác, viêm xoang có thể gây biến chứng nội sọ với bệnh viêm màng não, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, áp xe ngoài cứng, áp xe não,… Chính vì thế, cần phòng tránh viêm xoang bằng các hình thức thiết thực. Hãy bảo vệ mũi xoang với khẩu trang trước các yếu tố môi trường, bụi bẩn, vi khuẩn,… Cần giữ ấm đầu và tai mũi họng. Bạn cũng cần chủ động tránh các yếu tố có thể gây dị ứng. Đồng thời, nên vệ sinh mũi xoang hằng ngày đúng cách. Có thể nói, chữa viêm xoang cần sự tư vấn của bác sĩ để điều trị bệnh hiệu quả, đúng cách. Bạn cần chú ý để thực hiện đúng những nguyên tắc trong điều trị xoang, tránh việc chỉ làm giảm triệu chứng mà không loại bỏ đúng nguyên nhân bệnh. Như thế, bạn mới có thể phòng bệnh trở nên dai dẳng cũng như tránh những biến chứng nguy hiểm của viêm xoang.;;;;;Viêm xoang là bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp thường gặp, dễ bị tái phát nhiều lần gây triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân. Cách trị viêm xoang tại nhà với những nguyên liệu thiên nhiên là cách đơn giản, tiết kiệm, hiệu quả và an toàn mà nhiều người lựa chọn. 1. Cách trị viêm xoang tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên Có rất nhiều cách trị viêm xoang, làm giảm triệu chứng viêm xoang với nguyên liệu tự nhiên ngay quanh bạn, dưới đây là một số cách đơn giản bạn có thể áp dụng ngay. 1.1. Trị viêm xoang bằng nước muối Dung dịch muối từ lâu đã được dùng để làm sạch, sát khuẩn đường hô hấp hiệu quả. Với bệnh nhân viêm xoang, nước muối có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh. Lưu ý dung dịch muối phù hợp để súc họng, rửa muối là 0.9%, không nên dùng nồng độ quá cao hoặc quá thấp. Cách trị viêm xoang tại nhà bằng nước muối như sau: Chọn muối sạch không iot và nước cất hoặc nước lọc đóng chai. Vệ sinh tay và dụng cụ pha chế với xà phòng diệt khuẩn và cồn sát khuẩn. Pha 9g muối vào 1 lít nước sạch, khuấy đều đến tan và chiết ra các lọ nhỏ sử dụng. Với dung dịch muối tự pha, chỉ nên dùng tối đa 2 tuần trong điều kiện đóng kín nắp lọ. Với lọ đã mở chỉ sử dụng tối đa 2 ngày trong điều kiện bảo quản thuốc mát. Nếu không có thời gian pha chế, bạn mua dung dịch nước muối sinh lý được bán sẵn tại các nhà thuốc, thời gian dùng là tối đa 2 tuần kể từ ngày mở nắp. Cần vệ sinh mũi hàng ngày với nước muối như sau: Bước 1: Đổ nước muối vào 1 bát sạch. Bước 2: Bịt kín 1 bên mũi, nhúng ngập bên mũi còn lại trong bát. Bước 3: Hít 1 hơi sâu để đẩy dung dịch vào đường mũi, đi qua đường thở để xuống đường miệng, nhổ bỏ dung dịch ra ngoài. Bước 4: Lặp lại thao tác 4 - 5 lần cả 2 bên mũi. 1.2. Cách trị viêm xoang tại nhà bằng tinh dầu Bệnh viêm xoang nói riêng và bệnh đường hô hấp nói chung thường áp dụng cách xông hơi với tinh dầu để sát trùng, làm thông đường mũi, giảm đau, chống viêm và làm ẩm niêm mạc mũi hiệu quả. Bạn có thể chọn những tinh dầu sau theo sở thích để điều trị viêm xoang: tinh dầu tràm trà, bưởi, bạc hà, tinh dầu sả chanh,… Thực hiện xông hơi với tinh dầu trị viêm xoang như sau: Đổ nước sôi vào 1 bát hoặc chậu nhỏ, thêm vào vài giọt tinh dầu. Lưu ý nên thêm tinh dầu sau khi đã đổ nước nóng để tinh dầu bốc hơi cùng hơi nước nóng. Dùng khăn trùm đầu và bát nước để tạo không gian kín. Hít sâu hơi nước chứa tinh dầu chậm rãi, khoảng 20 - 25 phút cho đến khi không còn bốc hơi nước. Nên xông hơi với tinh dầu 2 - 3 lần để cải thiện tình trạng đau do viêm xoang gây ra. 2. Những bài thuốc nam chữa bệnh viêm xoang mũi Y học dân gian đã tìm ra nhiều cách chữa bệnh viêm xoang mũi bằng thuốc nam hiệu quả, nguyên liệu dễ tìm kiếm và cách sử dụng đơn giản. 2.1. Bài thuốc nam với râu ngô và rễ đương quy Râu ngô và rễ đương quy đều là những dược liệu thiên nhiên thường dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, chúng cũng có hiệu quả tốt trong điều trị viêm xoang. Với bài thuốc chữa viêm xoang bằng thuốc nam này, bạn sơ chế và sử dụng như sau: Chuẩn bị: 30g rễ đương quy, 120g râu ngô. Sơ chế: Râu ngô phơi khô và tách ra từng sợi, cắt nhỏ thành các đoạn 1cm, bảo quản nơi khô ráo. Rễ đương quy rang trên chảo nóng khoảng 5 phút, sau đó cũng cắt thành các sợi mỏng, bảo quản trong bình kín. Cách sử dụng: Mỗi lần lấy lượng vừa đủ hỗn hợp râu ngô và rễ đương quy, cho vào tẩu hút. Thực hiện ngày 5 - 7 lần. Khi hút, các tinh chất dược liệu sẽ đi vào vùng xoang và giúp điều trị bệnh trực tiếp. Những người viêm xoang cho biết áp dụng sau 2 tuần bài thuốc nam này sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện. 2.2. Bài thuốc nam với cây lược vàng trị viêm xoang Cây lược vàng là cây dược liệu quý, có chứa steroid và flavonoid hàm lượng lớn. Với người Bệnh viêm xoang, cây lược vàng có tác dụng kháng viêm, giảm đau, tiêu đờm, giải độc tốt. Tình trạng chung của những người viêm xoang là niêm mạc xoang mỏng, nhạy cảm, dễ bị kích thích gây sưng viêm. Vì thế cây lược vàng có nhiều trong các bài thuốc nam trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang, cảm cúm,… Cách sơ chế và sử dụng bài thuốc này như sau: Sơ chế: Nên sơ chế lượng lớn để sử dụng dần với lá cây lược vàng tươi đem rửa sạch, để ráo nước và cắt thành từng khúc nhỏ. Đem chưng trong dầu thực vật khoảng 7h cho mềm đi. Sau đó lọc lấy dung dịch chứa những tinh chất tốt từ vị thuốc nam này và bảo quản trong lọ thủy tinh. Nếu bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, bạn có thể làm số lượng lớn và dùng lâu hơn. Cách sử dụng: Lấy một ít dung dịch tinh chất cây lược vàng, thấm vào tăm bông và bôi vào trong niêm mạc mũi. Nên kiên trì áp dụng bài thuốc này ít nhất 1 tháng để thấy tình trạng đau nhức do viêm xoang được cải thiện. 2.3. Bài thuốc nam chữa viêm xoang từ cây Hoàng bá Cây hoàng bá được đánh giá là vị thuốc nam quý, được dùng trong điều trị nhiều bệnh lý, đặc biệt là viêm xoang. Nhiều người bệnh áp dụng bài thuốc này có hiệu quả tốt hơn dùng thuốc tân dược, đặc biệt an toàn và hạn chế tái phát bệnh khi thời tiết thay đổi. Áp dụng bài thuốc chữa viêm xoang từ cây hoàng bá như sau: Sơ chế: Chuẩn bị 20g Hoàng bá, dùng 10g ngâm trong 100ml nước từ ngày hôm trước. Hôm sau lấy nước cốt ngâm hôm trước cho vào ấm, đun sôi cùng 10g hoàng bá khô còn lại. Dùng dung dịch thu được nhỏ trực tiếp vào mũi, lưu ý nên để dung dịch nguội để tránh gây tổn thương niêm mạc mũi. Nhỏ từ 3 - 4 lần mỗi ngày. Có thể áp dụng bài thuốc này để phòng ngừa triệu chứng viêm xoang khi thay đổi thời tiết, trời trở lạnh,… và kiên trì để điều trị bệnh dứt điểm. Những cách chữa viêm xoang tại nhà đơn giản ai cũng có thể thực hiện được với các dược liệu thiên nhiên dễ kiếm mà hiệu quả. Hãy lựa chọn nguyên liệu sạch và áp dụng ngay hôm nay để tình trạng bệnh của bạn được cải thiện.;;;;; 1. Viêm xoang – Bệnh lý ám ảnh của nhiều người Xoang bao gồm những tổ chức hốc rỗng chứa khí, nằm ở các vị trí: trán, mũi, gò má và giữa hai mắt. Đây là bộ phận giúp bảo vệ cơ thể bằng cách tiết dịch nhầy bẫy hoặc di chuyển dị nguyên ra xa. Khi chất dịch nhầy bị tiết quá nhiều, có thể làm tắc lỗ thông xoang và gây tình trạng viêm nhiễm. Đó chính là viêm xoang. Viêm xoang thường đi kèm các triệu chứng dễ bắt gặp như: chảy mũi, ngạt mũi, đau nhức vùng xoang,… Bệnh cũng được cho là có khả năng gây nhiều biến chứng viêm nhiễm hệ hô hấp trên. Ngoài ra, các vấn đề về mắt, tai, nội so, mạch máu đều có thể bị ảnh hưởng theo biến chứng của viêm xoang. Vì thế, đây thực sự là bệnh lý không thể chủ quan. Hình ảnh minh họa viêm xoang Viêm xoang dễ gặp ở mọi đối tượng và dễ tái phát. Do việc phát bệnh lặp đi lặp lại nhiều, nên việc tìm cách chữa bệnh, giảm các triệu chứng tại nhà là điều mà nhiều người luôn quan tâm. 2. Các cách dễ thực hiện để chữa viêm xoang tại nhà 2.1. Vệ sinh và sửa các thói quen sinh hoạt. Để điều trị viêm xoang tại nhà, hãy thực hiện các vấn đề sau: – Giữ ấm cơ thể. – Làm loãng dịch nhầy từ trong xoang bằng cách: uống nhiều nước, làm ấm. Điều này cũng làm giảm tình trạng đau nhức xoang. – Tăng cường bảo vệ mũi, xoang bằng cách đeo khẩu trang thường xuyên. Nhất là khi ra ngoài đường hoặc đến các môi trường có nhiều khói bụi. – Tránh dị nguyên: Bao gồm các loại lông thú, phấn hoa, hóa chất, thuốc lá,… – Vệ sinh mũi xoang hợp lý: xịt và rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Cách này cũng giúp dịch mũi lỏng hơn. – Tăng đề kháng: Bằng cách nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, Bạn cũng nên tăng cường bổ sung vitamin và các vi chất phù hợp để tăng đề kháng. – Khi ngủ: Kê gối cao phù hợp để không bị khó thở, bí thở cũng như tình trạng dịch nhầy quá nhiều. – Kiêng cữ phù hợp, không dùng chung đồ cá nhân. Dù thực hiện theo cách chữa xoang nào, bạn cũng nên tuân thủ những điều này. Ngoài ra, cần kết hợp với đơn thuốc từ bác sĩ để có thể kiểm soát tình trạng bệnh cũng như hạn chế những biến chứng mà viêm xoang gây ra. 2.2. Mát xa, châm cứu để chữa viêm xoang Châm cứu, bấm huyệt, mát xa là một trong những cách chữa xoang từ y học cổ truyền. Trong đó, việc châm cứu chữa viêm xoang hay bất kỳ bệnh lý nào cũng cần được thực hiện từ những người có kinh nghiệm, được đào tạo phù hợp với phương pháp này. Trong khi đó, xoa bóp, mát xa lại là phương pháp mà những người xung quanh có thể hỗ trợ cho người bị viêm xoang tại nhà. Việc mát xa, xoa bóp sẽ giúp bạn giảm nhẹ những cơn đau khó chịu do viêm xoang gây nên tại vùng xoang trán và mắt. Cách làm như sau: – Làm nóng hai tay bằng cách chà xát hai tay vào nhau. – Dùng ngón tay vuốt theo đường lông mày 10 lần. – Xoa vùng mắt bằng cách khum ngón trỏ và dùng thân ngón tay xoa bóp nhẹ nhàng. Đồng thời, mát xa vùng xoang bướm theo hình xoắn ốc. Thực hiện động tác xoa bóp này khoảng 10 phút. Xoa bóp, mát xa là phương pháp thường dùng để hạn chế đau nhức do viêm xoang 2.3. Cách xông hơi chữa viêm xoang Xông hơi là một trong những phương pháp nhằm thông tắc dịch xoang mà nhiều người thường áp dụng. Cách thức rất đơn giản: Đun 1 lít nước kèm vài lát gừng. Khi nước sôi, để bớt nóng một chút và xông hơi trong tầm 10 phút. Khi nước còn hơi ấm, hãy dùng khăn sạch nhúng và chườm lên vùng mũi xoang. Lưu ý: Nên rửa sạch mũi trước khi thực hiện xông hơi để có hiệu quả tốt nhất. 2.4. Dùng thảo dược trị viêm xoang tại nhà Viêm xoang là bệnh lý được phát hiện từ lâu. Trong y học cổ truyền, các bài thuốc chữa viêm xoang cũng không hề ít. Do đó, bạn cũng có thể sử dụng các bài thuốc dân tộc để chữa bệnh lý này khi ở nhà. Một số thảo dược được cho là tốt cho điều trị viêm xoang như: quế chi, gừng, đại táo, ma hoàng, cam thảo, xuyên khung, ké đầu ngựa, cỏ ngũ sắc,… Khi dùng cách chữa xoang bằng các bài thuốc y học cổ truyền, vẫn cần phải có cách vệ sinh mũi xoang phù hợp. Việc sử dụng các bài thuốc này thường kéo dài trong khoảng một tháng hoặc hơn, theo chỉ định của thầy thuốc. Do đó, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng các phương pháp phù hợp. 2.5. Sử dụng đơn thuốc chữa viêm xoang theo chỉ định của bác sĩ Đây là cách chữa xoang đơn giản nhất mà người bị viêm xoang thường chọn lựa trong điều trị bệnh lý này. Tùy theo mức độ bệnh lý, nguyên nhân viêm xoang và thời gian mắc bệnh mà bác sĩ có thể cân nhắc kê thuốc theo từng trường hợp. Thuốc chữa viêm xoang có thể bao gồm: – Thuốc chống sung huyết để tăng thoát dịch và giảm các triệu chứng bệnh. – Nước rửa mũi. – Thuốc thông mũi. – Một số loại thuốc giảm đau. (trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng đau nhức). – Một số loại khác: thuốc kháng sinh đường uống, thuốc chống phù nề, thuốc kháng viêm, kháng nấm tùy trường hợp… Điều trị xoang tại nhà cần dựa theo chỉ định của bác sĩ 3. Lưu ý khi điều trị viêm xoang – Việc điều trị viêm xoang cần kết hợp với các phương pháp giảm triệu chứng (đã nêu trên). Đồng thời, cần chú ý bảo vệ mũi xoang cũng như hệ hô hấp phù hợp. – Điều trị nội khoa viêm xoang cần dựa trên nguyên nhân và tình trạng bệnh. Tùy theo yếu tố gây viêm xoang là nấm, dị ứng, virus hay các yếu tố khác mà thuốc điều trị cũng khác nhau. Bệnh nhân nên thăm khám để được điều trị đúng cách với phương pháp phù hợp. – Khi điều trị nội khoa không có tác dụng, phẫu thuật nội soi mũi xoang có thể được chỉ định. Khi đó, bác sĩ sẽ cân nhắc vào vấn đề dị ứng và tình trạng bệnh lý để xem xét. – Không nên tự ý sử dụng thuốc khi điều trị viêm xoang. Việc tự ý dùng thuốc không những không giúp người bệnh điều trị, mà còn khiến việc chữa bệnh sau này còn gặp nhiều bất lợi hơn. Nhìn chung, cách chữa xoang phụ thuộc vào chính nguyên nhân và tình trạng bệnh. Những phương pháp điều trị tại nhà cũng cần có sự hướng dẫn từ bác sĩ và các chuyên gia chữa bệnh phù hợp. Do đó, khi bị viêm xoang, cần thăm khám đầy đủ để có thể an tâm chữa đúng bệnh. Tránh để viêm xoang kéo dài khó chữa và nhiều hệ lụy.;;;;;Viêm xoang là loại bệnh thường gặp ở nước ta, gây đau nhức vô cùng khó chịu và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Nếu không được điều trị tích cực từ sớm, bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa viêm xoang hiệu quả. Bạn cần biết, xoang chính là các hốc rỗng ở bên trong khối xương sọ - mặt. Niêm mạc lót xoang là lớp mô mềm và lớp niêm mạc này có chứa không khí và sạch sẽ. Nếu các hốc rỗng này chứa quá nhiều dịch hoặc mủ hay bị bịt kín sẽ gây ra tình trạng viêm lớp niêm mạc. Tình trạng này được gọi là bệnh Viêm xoang. Dựa vào thời gian mắc bệnh, viêm xoang sẽ được chia thành những cấp độ sau: Viêm xoang cấp: Là khi người bệnh có một số dấu hiệu như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, kèm theo đau nhức ở vùng mặt,… Những triệu chứng này giống như cảm lạnh và thường xuất hiện đột ngột, nhưng cũng sẽ mất đi trong khoảng 14 ngày, hoặc lâu nhất là không quá 4 tuần. Viêm xoang bán cấp: Là những trường hợp người bệnh có thời gian mắc lâu hơn, bệnh có thể kéo dài đến khoảng 8 tuần. Viêm xoang mạn tính: Những trường hợp bệnh mạn tính thường có biểu hiện bệnh kéo dài trên 8 tuần. Viêm xoang tái phát: Là những trường hợp người bệnh mắc viêm xoang nhưng bệnh không khỏi dứt điểm mà tái phát nhiều lần trong một năm. Một số dấu hiệu như đau nhức vùng trán, đau vùng gò má,… là những biểu hiện phổ biến của viêm xoang. Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ gặp một số triệu chứng khó chịu dưới đây: Nghẹt mũi. Rối loạn khứu giác: Không ngửi được mùi hoặc ngửi không chính xác. Nước mũi thường đặc và có màu vàng xanh. Dịch mũi chảy xuống họng. Ho nhiều. Đau đầu cả ngày và đêm, nhưng đau nhất là vào nửa đêm. Hơi thở có mùi hôi do mủ trong xoang có thể chảy xuống cổ họng. Đau răng hàm trên. Sốt. Một bệnh nhân viêm xoang chia sẻ: “bệnh viêm xoang của tôi thường xuyên bị tái phát, đặc biệt khi cơ thể bị nhiễm lạnh do nằm điều hòa lạnh hay đi xe máy trời mùa đông. Lúc đầu, bệnh chỉ có biểu hiện nhẹ, nhưng để lâu, triệu chứng bệnh ngày càng nghiêm trọng khiến tôi rất khổ sở và khó chịu. Nước mũi tôi đặc, dễ bị mủ xanh, kèm theo đó là tình trạng ngạt thở và hắt hơi liên tục”. Có thể thấy, bệnh viêm xoang đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Chính vì thế, nếu có dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên đi khám để được điều chữa viêm xoang càng sớm càng tốt. 3. Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang Bệnh viêm xoang có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh chủ yếu: Do viêm nhiễm: Khi bị viêm nhiễm, sự lưu thông không khí giữa các xoang bị ứ trệ khiến cho các chất nhầy ở niêm mạc các xoang tiết ra không được lưu thông và gây bệnh. Do dị ứng: Những trường hợp như dị ứng phấn hoa, mề đay, tổ đỉa,. . sẽ làm cho niêm mạc các xoang bị phù nề dẫn đến tắc nghẽn và tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra những trường hợp dưới đây sẽ có nguy cơ cao mắc viêm xoang: Người bị sâu răng, đặc biệt là sâu răng ở hàm trên. Người có sức đề kháng kém, ví dụ như người cao tuổi, trẻ nhỏ,… Người mắc bệnh đường hô hấp mạn tính. Người lạm dụng thuốc kháng sinh. Người thường xuyên sống và làm việc trong môi trường bụi bẩn, nhiều khói bụi, khói bếp và hay khói thuốc lá. 4. Phương pháp chữa viêm xoang Bệnh viêm xoang nếu không được điều trị kịp thời có thể chuyển từ cấp tính sang mạn tính và tái lại nhiều lần. Dưới đây là những cách chữa viêm xoang hiệu quả. Phương pháp điều trị nội khoa Điều trị nội khoa là phương pháp điều trị phổ biến với nhiều trường hợp mắc viêm xoang cấp tính. Các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng sẽ kê đơn thuốc hợp lý để đạt hiệu quả điều trị. Một số loại thuốc có thể dùng đến như thuốc chống viêm, thuốc chống dị ứng hay thuốc co mạch chống xuất tiết. Tuy nhiên, cần phải uống thuốc theo đơn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc. Tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách có thể dẫn đến kháng thuốc kháng sinh và có thể gây ra viêm xoang mạn tính. Phẫu thuật chữa viêm xoang Tùy thuộc vào mỗi trường hợp, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị. Những trường hợp dưới đây sẽ có thể được áp dụng phương pháp phẫu thuật: Điều trị nội khoa không có được hiệu quả, tình trạng viêm xoang kéo dài trong nhiều năm. Những trường hợp viêm xoang đã xảy ra biến chứng như chèn dây thần kinh thị giác, viêm ổ mắt,… Một số trường hợp bất thường khi phẫu thuật vùng mũi xoang, có thể kể đến như lệch vách ngăn mũi, polyp mũi quá to thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật chữa viêm xoang. Viêm xoang là một bệnh lý khá phổ biến ở những quốc gia có khí hậu nhiệt đới như nước ta. Nếu có những biểu hiện bị viêm xoang cấp tính, bạn cần phải đi khám sớm để được các bác sĩ tư vấn và điều trị hợp lý. Tích cực điều trị sớm sẽ tăng hiệu quả điều trị bệnh, tăng cơ hội khỏi bệnh hoàn toàn và giảm nguy cơ mắc các biến chứng.
question_420
Mắc sỏi niệu quản kiêng ăn gì và nên ăn gì?
doc_420
– Góc giải đáp Nhiều người thắc mắc vì sao có sỏi niệu quản, sỏi niệu quản kiêng ăn gì và nên ăn gì.. Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết ở bài viết này. Sỏi có thể gặp ở bất cứ đoạn nào của niệu quản nhưng hay gặp nhất là 3 vị trí hẹp sinh lý của niệu quản: Sỏi có thể là 1 viên hoặc 1 ổ sỏi nhiều viên. Ban đầu, nếu được hình thành tại niệu quản thì không gây đau đớn hay có biến chứng rõ rệt. Chỉ khi nào sỏi lớn lên, di chuyển và cọ xát vào thành niêm mạc, đồng thời kích thước lớn làm tắc nghẽn đường niệu thì khi đó người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu, đi tiểu ra máu… Sỏi từ thận rơi xuống thì khác, người bệnh có thể thấy đau khi sỏi di chuyển, rồi cơn đau lại ngừng lại và tiếp tục mỗi khi sỏi cọ xát. Nếu sỏi quá to gây tắc nghẽn sẽ khiến nước tiểu không thể xuống bàng quang, tắc nghẽn, ứ nước và suy thận mạn tính, thậm chí là hỏng thận. Do đó, người bệnh tuyệt đối không chủ quan với sỏi niệu quản, cần thăm khám và tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ. Đồng thời, cần tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ mới có thể mong ngăn chặn được sự phát triển của sỏi. Minh họa sỏi kẹt niệu quản gây đau Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành, phát triển và cả sự tái phát của sỏi niệu quản sau điều trị. Do đó, người mắc sỏi niệu quản, cả trước, trong và sau quá trình điều trị cần lưu ý những điều sau về chế độ ăn uống: 2.1. Người mắc sỏi niệu quản kiêng ăn gì Người mắc sỏi niệu quản cần hạn chế các thực phẩm, gia vị sau: – Muối: Sử dụng muối quá nhiều sẽ khiến nồng độ natri trong cơ thể tăng cao, sẽ thúc đẩy sự tích tụ canxi trong nước tiểu, lắng cặn và tạo thành sỏi. Do đó, các món ăn nên được chế biến nhạt hơn, không dùng thức ăn nhanh và đồ chế biến sẵn. Mỗi ngày chỉ nên sử dụng 1 thìa cà phê muối. – Thịt, cá chứa nhiều đạm: Sử dụng quá nhiều chất đạm động vật có thể làm giảm nồng độ citrate – nguy cơ hình thành sỏi sẽ cao hơn. Mặt khác, các loại thịt đỏ, động vật có vỏ, nội tạng… cũng chứa nhiều purin – là một chất làm tăng acid uric trong nước tiểu, dẫn đến khó hòa tan khoáng chất và tạo thành sỏi. Do đó, nên hạn chế việc tiêu thụ quá nhiều đạm động vật, mỗi ngày nên dùng tầm 150g thịt. – Thực phẩm chứa nhiều chất oxalat: Bổ sung những chất này quá nhiều sẽ tăng khả năng hình thành sỏi canxi oxalat. Một số loại rau chứa nhiều oxalat như khoai lang, củ cải đường, đậu bắp, trà đặc… cần hạn chế sử dụng. – Các loại nước ngọt, đồ ăn vặt, bánh kẹo: Sử dụng những thực phẩm này chứa những chất béo bão hòa, đường tinh chế… không tốt cho sức khỏe và làm tăng nguy cơ hình thành sỏi. Bạn nên loại bỏ những thực phẩm này trong thực đơn hằng ngày, dù chỉ là bữa phụ. – Chất kích thích: Đối với người khỏe mạnh, chất kích thích cũng để lại những hậu quả khôn lường. Đối với người mắc sỏi niệu quản, những chất như rượu, bia, cồn làm giảm chức năng thận, khiến cơ thể dễ mất nước. Nếu thận làm việc quá tải thời gian dài sẽ dễ tạo thành sỏi hơn. Người mắc sỏi niệu quản nên bớt muối và sử dụng chế độ ăn nhạt. Điều lưu ý đầu tiên trong chế độ ăn uống đối với bệnh nhân mắc sỏi niệu quản đó chính là phải bổ sung đủ nước cho cơ thể. Nước giúp tăng bài tiết nước tiểu, có thể đẩy sỏi ra ngoài theo đường tự nhiên nếu sỏi còn nhỏ. Bạn có thể bổ sung thêm các loại nước ép, vừa dễ uống, vừa ngon miệng lại tăng cường bổ sung nước và dưỡng chất tốt cho cơ thể. – Thực phẩm màu xanh, trái cây tươi: Rau củ quả trái cây tươi giàu khoáng chất và vitamin, tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh về đường ruột, khiến các cơ quan hoạt động tốt… hoạt động trao đổi chất được tiến hành thuận lợi, giảm bớt nguy cơ ảnh hưởng chức năng thận. – Bổ sung trái cây họ cam quýt: Những loại trái cây này chứa citrate giúp hòa tan các chất hình thành sỏi, giúp hạn chế sự hình thành và phát triển của sỏi thận, sỏi niệu quản. 3. Lưu ý khác cho người mắc sỏi niệu quản Người mắc sỏi niệu quản cũng cần lưu ý đến việc bổ sung canxi, nên dùng canxi vừa đủ chứ không nên hạn chế hoàn toàn vì thừa hay thiếu canxi đều có thể gây ra sỏi thận, sỏi niệu quản. Người bệnh hãy bổ sung canxi qua các thực phẩm tự nhiên như sữa, rau xanh đậm, các loại hạt khác… thay vì dùng các thực phẩm chức năng. Người bệnh cũng nên có chế độ vận động phù hợp kết hợp với chế độ ăn uống. Cần siêng tập thể dục, chạy bộ, đạp xe thư giãn… để quá trình trao đổi chất thuận lợi, các cơ quan hoạt động nhịp nhàng, hạn chế sự lắng cặn của những tinh thể trong nước tiểu. Đối với người mắc bệnh sỏi thận đã điều trị khỏi, cần lưu ý tái khám để kịp thời phát hiện nếu có sỏi tái phát. Mắc sỏi niệu quản cần kết hợp chế độ ăn uống và tập luyện thể thao Đối với người bệnh, chế độ ăn uống, mắc sỏi niệu quản kiêng ăn gì và nên ăn gì cần cực kỳ chú ý và tuân theo, tuyệt đối không lơi là, tránh nuôi sỏi to nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.
doc_8119;;;;;doc_28803;;;;;doc_4718;;;;;doc_40047;;;;;doc_47114
Đa số sỏi thận là sỏi calci nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn calci để tránh bị sỏi thận, đó là quan điểm sai lầm. Quá trình hình thành sỏi thận là một quá trình phức tạp do nhiều yếu tố gây ra chứ không phải chỉ do bị dư canxi. Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh sỏi thận nên tránh và những lời khuyên cần thiết cho người bệnh sỏi thận, bạn đọc nên chú ý. 1. Các thực phẩm nên tránh khi bị sỏi thận 1.1 Vai trò của chế độ dinh dưỡng đối với người bệnh sỏi thận Một trong những yếu tố góp phần hình thành nên sỏi thận là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý khiến thận bị quá tải, dẫn đến tích tụ các chất khoáng, cặn từ đó kết cụm hình thành nên sỏi. Vậy nên có thể nói chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng cho bệnh nhân mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu. Một chế độ dinh dưỡng đúng cách, cắt giảm đúng những thực phẩm cần tránh có thể làm chậm quá trình phát triển của bệnh, giảm nguy cơ mắc sỏi hơn so với những người ăn uống không có nguyên tắc, sử dụng quá tải các thực phẩm không được khuyên dùng. Trong và sau quá trình điều trị bệnh nhân nên kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày sao cho hợp lý để điều trị sỏi dứt điểm, ngăn bệnh tiến triển và biến chứng nhanh và đồng thời giảm nguy cơ tái phát trong tương lai. 1.2 Top các nhóm thực phẩm nên tránh ở người bệnh sỏi thận – Các loại thịt và thịt gia cầm: Giảm lượng thịt bò, thịt gia cầm và cá vì đây là những thực phẩm rất giàu protein. Nhiều protein trong chế độ ăn uống sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi. – Giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalate: bao gồm các loại đậu, đậu phộng, bột cám, sô-cô-la, cà phê và trà đặc. Trong khi cố gắng để loại bỏ các loại thực phẩm có chứa oxalate từ thịt thì cũng lưu ý một số loại rau quả có thể là “tòng phạm” gây nên sỏi thận. Ví như rau bina, rau muống được cho là tạo nhiều oxalat nhất. – Hạn chế muối và mỡ: nên cố gắng ăn nhạt vì những nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu. Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purin gây sỏi thận như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò. – Hạn chế nước ngọt, cà phê, kiêng rượu bia, đồ uống có cồn bởi các thực phẩm này có thể khiến thận phải hoạt động liên tục để đào thải độc.Đặc biệt trong trường hợp khi thận đã có sỏi sẽ khiến tình trạng nhanh chóng tiến triển xấu hơn, bởi lúc này hệ tiết niệu bị ảnh hưởng, suy giảm phần nào đó chức năng khi có sỏi. Một ngày người bệnh chỉ được ăn tối đa 3g muối, nên ăn càng nhạt càng tốt. 2. Chế độ ăn được khuyến khích dùng các thực phẩm sau Uống nhiều nước (đây là điều quan trọng nhất): nên uống khoảng 2,5-3 lít nước lọc mỗi ngày (chia ra uống đều nhiều lần trong ngày) hoặc ăn uống làm sao để có lượng nước tiểu đạt trên 2,5 lít/ngày. Đi tiểu, nước tiểu màu trắng trong chứng tỏ uống đủ lượng nước. Uống nhiều nước vừa giúp tránh bị sỏi thận vừa giúp tống xuất những viên sỏi nhỏ nếu có. Ăn uống điều độ thực phẩm chứa calci như sữa, phô mai: Mỗi ngày có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi hoặc một lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như: bơ, pho mai (khoảng 800 – 1.300mg calci). Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa calci vì như thế sẽ gây mất cân bằng trong hấp thụ calci khiến cơ thể hấp thu oxalat nhiều hơn từ ruột và sẽ tạo sỏi thận, ngoài ra, kiêng cữ thực phẩm chứa calci sẽ bị loãng xương. Trường hợp bị sỏi thận tái phát nhiều lần, sau khi xét nghiệm kiểm tra có bằng chứng đa calci niệu do tăng hấp thu calci từ ruột thì cần kiêng calci nhưng không phải kiêng hoàn toàn mà ăn khoảng 400mg/ngày, tương đương 1,5 ly sữa tươi. Nên uống nhiều nước cam, chanh, bưởi tươi: những loại thức uống này chứa nhiều citrate giúp chống tạo sỏi. Nên ăn nhiều rau củ quả tươi, bổ sung chất xơ giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi thận. Ngoài những thực phẩm người sỏi thận cần tránh và những thực phẩm được khuyên nên sử dụng, người bệnh nên thăm khám sức khỏe định kỳ để được bác sĩ chuyên khoa theo dõi và tư vấn điều trị hiệu quả. Uống đủ nước hàng ngày là một thói quen tốt cho người bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu 3. Kết luận Như đã đề cập phía trên chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng cho người mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu. Tuy nhiên chế độ dinh dưỡng không thể giúp bệnh nhân mắc sỏi có thể đưa sỏi trôi ra ngoài, mà kết hợp với chế độ dinh dưỡng người bệnh mắc sỏi cũng nên nhanh chóng điều trị triệt để tại các bệnh viện uy tín, cùng đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, sở hữu công nghệ hiện đại. Không nên chần chừ, sử dụng các phương pháp dùng thuốc không chính thống, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc theo mách bảo… điều này có thể làm bệnh tiến triển xấu hơn. Tán sỏi công nghệ cao là phương pháp hàng đầu giúp người bệnh thoát sỏi nhanh chóng không cần phẫu thuật;;;;;Kiêng cữ sau khi nội soi tán sỏi niệu quản là điều mà người bệnh rất quan tâm. Bởi thời điểm này sức khỏe của người bệnh chưa ổn định hoàn toàn. Nếu chăm sóc không đúng cách sẽ ảnh hưởng tới quá trình phục hồi cũng như làm tăng nguy cơ sỏi tái phát. Chế độ ăn uống là một trong những điều người bệnh cần kiêng cữ đầu tiên sau khi nội soi tán sỏi niệu quản. Cụ thể là các dưỡng chất có trong các thực phẩm mà cơ thể hấp thụ sẽ giúp làm lành những tổn thương vùng niêm mạc niệu quản cũng như hỗ trợ quá trình đào thải các nhân sỏi nhỏ, mảnh vụn sỏi sau tán, cặn máu, dịch máu hay các thành phần khác có trong niệu quản… ra bên ngoài tốt hơn. Chính vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để biết nên ăn gì và nên kiêng ăn gì sau tán sỏi. Một chế độ ăn uống đúng cách, khoa học rất quan trọng và cần thiết đối với người bệnh sau nội soi tán sỏi niệu quản. 2. 5 nhóm thực phẩm nên kiêng cữ sau khi nội soi tán sỏi niệu quản 2.1. Đồ ăn cứng, cay nóng Tuyệt đối không nên sử dụng các loại thực phẩm quá cay như: ớt, kim chi, món hầm cay,… Nguyên nhân là do sau quá trình tán sỏi, đa phần người bệnh sẽ bị khó tiêu. Những loại thực phẩm cay nóng có thể dẫn đến tình trạng bị táo bón, khó đại tiện. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh đồ ăn cứng, khó tiêu. Chúng sẽ ép dạ dày phải hoạt động liên tục, làm tình trạng khó tiêu ngày càng tồi tệ hơn. 2.2. Ăn mặn Thực tế là người Việt Năm ăn khá mặn. Việc tăng lượng muối liên tục trong khẩu phần ăn sẽ làm gia tăng các vấn đề về thận và tiết niệu. Các chuyên gia khuyến cáo rằng chỉ nên ăn khoảng 2.3 gam muối mỗi ngày đối với những người bị sỏi niệu quản. Sau tán sỏi niệu quản, hãy xây dựng và duy trì lối ăn uống khoa học, hợp lý. Hạn chế nêm nếm quá nhiều gia vị đặc biệt là muối, dầu mỡ để giảm nguy cơ sỏi tái phát. 2.3. Hạn chế các nhóm thực phẩm giàu oxalat Những loại thực phẩm giàu oxalat được biết đến là rất tốt cho sức khỏe: Ngăn lão hóa, cải thiện sức đề kháng,… Tuy nhiên, với những người mới tán sỏi niệu quản hãy cảnh giác với nhóm thực phẩm này. Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa oxalat có thể tăng khả năng hình thành sỏi. Một số thực phẩm chứa oxalat cần lưu ý như: Rau cải bó xôi, socola,.. Ngoài ra, người bệnh cũng cần hạn chế nhóm thực phẩm chứa đồng thời cả canxi và oxalat để tránh trường hợp cơ thể hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng tạo gánh nặng lên thận. 2.4. Kiêng các loại đồ uống kích thích Một số loại đồ uống có chứa chất kích thích cần hạn chế tối đa như: Cà phê, bia, rượu, trà đặc,… Những loại đồ uống này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh, làm chậm quá trình hồi phục và tăng nguy cơ tái sỏi rất cao. 2.5. Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, các loại thức ăn nhanh Đồ nhiều dầu mỡ, các loại thức ăn nhanh chứa hàm lượng đạm và lượng muối rất cao. Việc hấp thu các loại thực phẩm này không chỉ ảnh hưởng nhiều đến chức năng thận, mà còn có thể gây nên nguy cơ béo phì, tiểu đường. Đối với người bệnh vừa tán sỏi xong lại càng cần chú ý, hãy hạn chế tối đa và tốt nhất là kiêng hoàn toàn các loại thực phẩm này. Ưu tiên các cách chế biến không dầu như luộc, hấp thay vì chiên, xào. Thực phẩm nhiều dầu mỡ, các loại đồ ăn nhanh làm tăng nguy cơ tái sỏi rất cao 3. Những thực phẩm nên ăn sau nội soi tán sỏi niệu quản 3.1. Bổ sung nhiều nước mỗi ngày Bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày là điều quan trọng đối với người bệnh sỏi cũng như người bệnh sau tán sỏi. Các chuyên gia khuyến nghị nên uống hơn 2,5 lít mỗi ngày. Điều này sẽ giúp người bệnh đi tiểu nhiều hơn, khả năng lọc của thận tốt hơn và làm hạn chế khả năng tái sỏi. Ngoài việc sử dụng nước lọc sạch, người bệnh có thể cấp nước từ nhiều nguồn khác như nước hoa quả, nước canh, nước súp,… 3.2. Thực phẩm chứa nhiều canxi Điều này sẽ không mâu thuẫn với việc hạn chế nhóm thực phẩm chứa đồng thời cả canxi và oxalat cùng một lúc như đã nói ở trên. Bởi lẽ, bổ sung canxi đúng cách và hợp lý sẽ giúp cơ thể được cân bằng dưỡng chất giảm nguy cơ loãng xương và ngăn ngừa khả năng tái sỏi. Chính vì vậy, bổ sung canxi cho người bệnh sau tán sỏi là vô cùng cần thiết. Các thực phẩm giàu canxi mà người bệnh sau nội soi tán sỏi niệu quản có thể tham khảo là: sữa, phô mai, trứng, các loại hạt,.. Bổ sung canxi hợp lý và đúng cách sẽ có lợi với người bệnh sau tán sỏi niệu quản 3.3. Thực phẩm giúp bổ sung vitamin (A, D, B6) Đây là các loại vitamin có lợi cho người bệnh sỏi. Chẳng hạn như vitamin D sẽ giúp việc hấp thụ và chuyển hóa canxi tốt hơn. Vitamin B6 làm giảm khả năng hình thành oxalat. Vitamin A có tác dụng điều hòa hệ thống bài tiết nước tiểu, nhờ đó hạn chế sự hình thành sỏi thận, sỏi niệu quản.. 3.4. Tăng cường thực phẩm chứa nhiều chất xơ Chất xơ có vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa thức ăn, rất có lợi cho hệ tiêu hóa đặc biệt là hệ bài tiết. Do đó, việc bổ sung nhiều chất xơ sẽ giúp hạn chế phần nào sự phát triển của sỏi. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ như: Các loại rau xanh, ớt chuông, cần tây,… 3.5. Thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn Một số loại thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn tốt và được lựa chọn phổ biến dành cho người bệnh sau tán sỏi như nghệ, mật ong, gừng, trái cây có múi,.. Những thực phẩm này có chứa nhiều vitamin C, đặc biệt ở các loại trái cây có múi như cam, bưởi, chanh,.. Ngoài vitamin C chúng còn chứa lượng lớn hoạt chất citrate có tác dụng hòa tan một số thành phần hình thành nên sỏi. Như vậy, việc tìm hiểu những lưu ý về kiêng cữ sau khi nội soi tán sỏi niệu quản cũng như những loại thực phẩm cần được bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh sau tán sỏi. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe, ngăn chặn kịp thời nguy cơ sỏi tái lại.;;;;;chế độ ăn uống mà người bệnh cần biết Sỏi thận kiêng ăn gì là một trong những lưu ý trong chế độ ăn uống mà người bệnh cần biết. Vì những thực phẩm tiêu thụ hàng ngày ảnh hưởng không nhỏ tới sự hình thành và phát triển của sỏi thận. Người bệnh sỏi thận có thể tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết nên và không nên ăn gì. 1. Đồ ăn, thức uống có chứa caffeine Người bệnh sỏi thận nên hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống có chứa nhiều caffeine như cà phê, trà, soda… Tiêu thụ quá nhiều caffeine thường có trong cà phê, trà và soda có thể dẫn tới sự phát triển của sỏi thận do nồng độ canxi cao trong nước tiểu và thậm chí có thể gây suy thận do các chất kích thích khiến thận bị kiệt sức. 2. Chất làm ngọt nhân tạo Nhiều nghiên cứu cho hay chất làm ngọt nhân tạo làm giảm chức năng thận nếu sử dụng lâu dài. Vì thế tốt nhất hãy lựa chọn các chất làm ngọt tự nhiên như mật ong để thay thế. 3. Thịt Protein trong thịt động vật có liên quan tới sỏi thận và tổn thương nội tạng. Và những người thường xuyên ăn một chế độ ăn giàu protein từ thịt gia tăng nhiều áp lực cho thận bởi vì chất thải hình thành từ protein rất khó để có thể loại bỏ khỏi cơ thể. Ngoài ra thịt cũng có chứa axit uric – một nguyên nhân phổ biến của sỏi thận. 4. Cá mòi 5. Muối Một chế độ ăn uống quá nhiều muối có thể khiến cơ thể tích nước đồng nghĩa với natri dư thừa không được loại bỏ ra ngoài, gia tăng rủi ro cho thận và huyết áp. 6. Đồ uống có ga Đồ uống có ga (soda, nước tăng lực, một số loại nước trái cây đóng chai) làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Có thể cho một vài lát chanh hoặc hoa quả ướp lạnh vào nước lọc bình thường để uống thay thế cho những loại đồ uống có ga nêu trên. 7. Các loại rau có màu xanh đậm Sỏi thận hình thành do sự tích tụ của canxi oxalat. Trong khi đó nhiều loại rau có màu xanh đậm như rau bina, đậu bắp, củ cải Thụy Sĩ… lại chứa nhiều canxi oxalat. Vì thế đây cũng là loại thực phẩm mà người bệnh sỏi thận nên kiêng. 8. Sản phẩm từ sữa Chúng ta tiêu thụ các sản phẩm từ sữa vì chúng rất giàu canxi cho xương chắc khỏe. Tuy nhiên đối với người bị sỏi thận, canxi không phải là một lựa chọn tốt. Trong thực tế, tiêu thụ nhiều thực phẩm có chứa canxi sẽ làm tăng nồng độ canxi trong nước tiểu, dễ hình thành sỏi thận. 9. Thực phẩm chế biến sẵn Đồ ăn chế biến sẵn làm suy yếu thận và chức năng gan, khuyến khích sự phát triển của sỏi thận. Các loại thực phẩm chế biến sẵn như khoai tây chiên, gà rán… làm suy yếu thận và chức năng gan, khuyến khích sự phát triển của sỏi thận.;;;;;Bệnh sỏi thận nên tránh ăn gì để có sức khỏe tốt, bảo vệ sức khỏe thận và ngăn ngừa tái phát sỏi là băn khoăn của nhiều bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này và hướng dẫn người đọc cách để ngăn ngừa sỏi thận tái phát. 1. Sỏi thận và những điều cần biết Sỏi thận hình thành khi những tinh thể cứng và khoáng chất trong nước tiểu lắng đọng và kết tinh thành một khối cứng. Sỏi có thể hình thành từ thận và rơi xuống các cơ quan khác trong hệ tiết niệu như: niệu quản, bàng quang, niệu đạo… gây ra tình trạng tắc ứ nước tiểu dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Có nhiều loại sỏi thận, tuy nhiên có đến 80%-90% là sỏi calci, bao gồm: calci axalate, calci phosphat và calci oxalate phosphate. Bên cạnh đó, còn có loại sỏi acid uric, sỏi cystin. Hiện nay sỏi thận có thể xuất hiện với nhiều hình dạng, kích thước và tính chất khác nhau Người bệnh có thể nhận dạng bệnh sỏi thận thông qua những dấu hiệu sau: đau âm ỉ hoặc đau thắt hông lưng, đi tiểu buốt, tiểu ra máu, nước tiểu có màu và mùi đậm… Sỏi thận khi kích thước nhỏ có thể ít ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh nhưng nếu để kéo dài có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm như giãn ứ đài bể thận, suy thận, vỡ thận… 2. Yếu tố dinh dưỡng cho người bệnh sỏi thận Những người bệnh sỏi thận nên hạn chế ăn quá nhiều thịt đỏ, thịt động vật. Thay vào đó, bạn nên ăn cá hoặc trứng, vừa bổ sung đủ dinh dưỡng lại tránh ảnh hưởng đến hệ tiết niệu. Các loại hạt, đậu phộng được cho là có thể khiến sỏi tăng nguy cơ hình thành. Để đảm bảo sức khỏe an toàn, hạn chế tạo sỏi thận mới thì người bệnh nên xem xét chế độ ăn uống. Những người bị bệnh sỏi thận được khuyến cáo không nên ăn quá nhiều socola bởi trong thực phẩm này có chứa nhiều oxalat. Oxalat có thể kết hợp với các chất trong nước tiểu tạo thành sỏi mới. Tương tự như socola thì rau bina cũng là một loại rau chứa nhiều oxalat. Ăn nhiều rau xanh rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên người bệnh nên hạn chế những thực phẩm ảnh hưởng đến sỏi thận. Ăn nhiều rau xanh rất tốt nhưng một số loại rau có chứa oxalate như rau bina thì cần hạn chế Rau muống được coi là “thủ phạm” dẫn đến tạo sỏi và giữ sỏi trong cơ thể. Lượng muối ăn hàng ngày cho người bệnh sỏi thận chỉ nên giới hạn ở một mức độ nhất định chứ không nên quá nhiều. Giảm hàm lượng muối trong cơ thể có thể khiến cho nước tiểu loãng hơn và giảm oxalat trong nước tiểu, ngăn ngừa sỏi hình thành và tái phát. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu Những thực phẩm khô thường ướp nhiều gia vị, ướp mặn với nhiều muối nên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thận, người bệnh nên hạn chế tối đa những loại thực phẩm này. Đồng thời, người bệnh cũng nên tránh xa những thực phẩm chiên xào, dầu mỡ mà thay vào đó hãy tích cực sử dụng những thực phẩm chế biến lành mạnh. 3. Những lưu ý về chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận Bên cạnh kiêng khem những thực phẩm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau: – Nên uống nhiều nước mỗi ngày, ít nhất là từ 2 lít nước – Không sử dụng nhiều nước chè, cà phê, trà đặc… – Nên tập thể dục, vận động sức khỏe nhẹ nhàng, tránh lười vận động để hỗ trợ đào thải sỏi ra ngoài – Không sử dụng chất kích thích, uống rượu bia và sử dụng thuốc lá – Không áp dụng những bài thuốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc hoặc các bài thuốc dân gian chưa được kiểm chứng để điều trị sỏi thận – Tuân thủ theo lời khuyên và khuyến cáo của bác sĩ, thực hiện thăm khám định kỳ theo yêu cầu;;;;; Sỏi thận còn được gọi là sạn thận, là do kết quả của sự kết tủa của một số chất chứa trong nước tiểu. Những sỏi này thành lập trong thận và sau đó lưu chuyển qua niệu quản (ureter) xuống bàng quang. Nếu nhỏ nó có thể thoát ra với nước tiểu. Trong trường hợp sỏi lớn không thể đi qua được niệu quản nên nó cứ nằm trong niệu quản, gây nghẽn niệu quản và làm cản trở dòng nước tiểu đi xuống bàng quang làm bệnh nhân lên cơn đau. Bệnh sỏi thận cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh gặp biến chứng, giải quyết nhanh triệu chứng đeo bám 2. Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận 2.1 Nhóm thực phẩm nên hạn chế trong chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận Để hạn chế những tổn thương nghiêm trọng cho thận, chế độ ăn uống rất quan trọng đối với người bệnh sỏi thận. Theo đó chế độ ăn uống cho người bệnh cần hạn chế các loại thực phẩm như: – Giảm lượng thịt bò, thịt gia cầm và cá vì đây là những thực phẩm rất giàu protein. Nhiều protein trong chế độ ăn uống sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi. – Ngoài ra, các loại thực phẩm khác có chứa oxalate bao gồm các loại đậu, củ cải đường, dâu, cam, sô-cô-la, cà phê và đậu phộng. – Người bệnh sỏi thận nên cố gắng ăn nhạt vì những nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu. – Các loại hoa quả người bệnh không nên ăn như: chuối, hoa quả khô, bơ,.. Thực phẩm nhiều muối là một trong những nhóm thực phẩm được khuyến cáo nên cắt giảm ở người bệnh sỏi thận. 2.2 Nhóm thực phẩm nên dùng trong chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận Ngoài ra, người bệnh sỏi thận nên bổ sung một số loại thực phẩm hữu ích như: – Các loại thực phẩm giàu chất xơ giúp hỗ trợ nhu động ruột, giảm khó khăn khi đại tiện, nhất là với những người bệnh sau khi thực hiện tán sỏi thận qua da. – Thực phẩm giàu Canxi được khuyến khích cho nhiều người, trong đó cũng có những người bệnh sau khi mổ sỏi thận. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ canxi hàng ngày sẽ có tác dụng làm giảm tỷ lệ mắc và tái phát sỏi thận canxi. – Uống nhiều nước. Nước là đồ uống không chỉ tốt cho toàn bộ hoạt động cho cơ thể, mà còn giúp thải độc cơ thể, tốt cho những người bệnh sau khi mổ thận. Nguyên nhân là do lượng nước khi đưa vào cơ thể sẽ giúp nước tiểu loãng hơn, từ đó làm giảm lượng khoáng, giúp cuốn đi các chất thải lắng đọng hình thanh “sỏi” trong thận, cũng như giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Người bệnh sỏi thận cần uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh, trái cây 3. Một số lưu ý khác ngoài chế độ ăn uống Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng đối với người mắc bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu. Tuy nhiên người bệnh cũng nên lưu ý, viêc ăn uống không giúp làm khỏi bệnh mà chỉ thúc đẩy cơ thể sống lành mạnh hơn, tránh hình thành thêm sỏi, gia tăng kích thước, và biến chứng… Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần chủ động tích cực trong việc tái khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để được bác sĩ chuyên khoa theo dõi và tư vấn chế độ ăn uống phù hợp cho người mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu. Đặc biệt cũng cần thực hiện tập thể dục thể thao hàng ngày, không nên nhịn tiểu để quá trình bài tiết được diễn ra thuận lợi, tránh kết tủa sỏi. Một số trường hợp việc điều trị bằng nội khoa sử dụng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống luyện tập không mang lại hiệu quả, người bệnh nên thực hiện tán sỏi công nghệ cao. Tùy vào tình trạng sỏi của mỗi người, sức khỏe tổng quát, cấu tạo hệ tiết niệu… mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp, an toàn cho sức khỏe.
question_421
Công dụng thuốc Pofakid
doc_421
Thuốc Pofakid là kháng sinh đường uống, có phổ kháng khuẩn rộng. Thuốc được sử dụng cho cả trẻ em và người lớn trong trường hợp nhiễm khuẩn. Cùng tìm hiểu về công dụng và cách dùng thuốc qua bài viết dưới đây. Thành phần chính của thuốc Pofakid có thành phần chính là Cefpodoxim 100mg và tá dược vừa đủ một gói bột. Bào chế dạng bột pha dung dịch uống.Cefpodoxim là một kháng sinh có phổ tác dụng rộng, thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3, có tác dụng trên cả vi khuẩn gram âm và gram dương, ổn định trước sự tấn công của Beta - lactamase. Cefpodoxim khá bền vững trước sự tấn công của beta lactam, nên phổ kháng khuẩn của kháng sinh Cefpodoxim này được mở rộng. Tác dụng kháng khuẩn của thuốc có được là nhờ thông qua sự ức chế sinh tổng hợp thành tế bào của vi khuẩn.Hiện tượng kháng thuốc đã xảy ra nhiều với kháng sinh Cefpodoxime. Do đó, đảm bảo dùng thuốc kháng sinh an toàn và hiệu quả cần phải làm kháng sinh đồ trước khi dùng thuốc. 2. Công dụng thuốc Pofakid Thuốc có tác dụng kháng khuẩn nên được chỉ định dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm, bao gồm:Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: Viêm phổi cấp tính mắc phải ở cộng đồng; Đợt cấp tính của bệnh viêm phế quản mạn.Điều trị thay thế cho một số trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp trên mức độ nhẹ và vừa.Viêm tai giữa cấp do các chủng vi khuẩn như H.influenzae, S.pneumoniae.Nhiễm khuẩn đường tiết niệu thể nhẹ và vừa chưa có biến chứng.Lậu cấp chưa có biến chứng, nhiễm lậu cầu ở nội mạc cổ tử cung hoặc lậu ở hậu môn, trực tràng.Nhiễm khuẩn nhẹ và vừa chưa có biến chứng ở da và tổ chức da.Không sử dụng thuốc Pofakid cho các trường hợp sau:Người có tiền sự dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Thận trọng khi dùng cho người dị ứng với cephalosporin hay penicilin khác.Rối loạn chuyển hóa Porphyrin. 3. Cách dùng và liều dùng thuốc Pofakid 3.1. Cách sử dụng. Dùng thuốc đường uống. Pha bột thuốc với nước và uống bát kỳ thời điểm trong ngày. Nên duy trì khoảng cách uống thuốc giữa các liều để đảm bảo thuốc đạt hiệu quả tốt nhất.3.1. Liều dùngĐối với người lớn và trẻ trên 12 tuổi:Điều trị đợt kịch phát cấp tính của viêm phế quản mạn hoặc viêm phổi cấp: Uống 2 gói/lần, cứ cách 12 giờ uống 1 lần, trong vòng 10-14 ngày.Viêm họng hoặc viêm amidan, nhiễm khuẩn tiết niệu thể vừa chưa có biến chứng: Uống 1 gói/lần, cứ 12 giờ/lần, trong 5-10 ngày.Nhiễm khuẩn da: Uống với liều 4 gói/lần, cứ 12 giờ uống 1 lần, uống trong 7-14 ngày.Điều trị lậu chưa biến chứng: Dùng 1 liều duy nhất là 2 gói, tiếp theo có thể điều trị bằng doxycyclin uống để đề phòng có cả nhiễm Chlamydia.Đối với trẻ em :Viêm tai giữa cấp: Uống 5mg-10mg/kg (tối đa không quá 200mg), cứ 12 giờ uống 1 lần, trong vòng 10 ngày.Viêm phế quản, viêm amidan: 5mg-10mg/kg (tối đa không quá 200mg), cứ cách 12 giờ uống 1 lần, từ uống 5-10 ngày.Không sử dụng cho trẻ dưới 15 ngày tuổi, trẻ em từ trên 15 ngày tuổi đến 5 tháng tuổi cần dùng theo ý kiến bác sĩ.Người suy thận:Với người có độ thanh thải creatinin dưới 30ml/phút và không lọc máu thì khoảng cách giữa hai lần uống thuốc tăng lên là 24 giờ.Người bệnh đang thẩm tách máu, nên uống liều thường dùng 3 lần/tuần.3.3. Cách xử trí quên liều, quá liều. Quên liều: Dùng bổ sung ngay khi nhớ ra. Nhưng nếu gần với thời điểm dùng thuốc ở liều tiếp theo, bỏ qua liều đã quên. Không được uống gấp đôi để bù liều.Quá liều: Chưa có báo cáo về các trường hợp quá liều. Nhưng triệu chứng do dùng thuốc quá liều có thể xảy ra như các tác dụng phụ gồm buồn nôn, nôn, đau thượng vị và tiêu chảy. Nếu có các triệu chứng bất thường khi dùng thuốc quá liều hay dùng quá với liều lượng quy định báo ngay cho bác sĩ hoặc bạn nên đến trung tâm y tế gần nhất để được theo dõi và điều trị. 4. Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Pofakid Khi sử dụng thuốc Pofakid bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn sau:Thường gặp: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, đau đầu, phản ứng dị ứng như phát ban, ngứa, mày đay.Ít gặp: Phản ứng dị ứng như sốt, đau khớp, phản ứng phản vệ, ban đỏ, viêm gan.Hiếm gặp: Tăng số lượng bạch cầu ưa eosin, rối loạn máu, viêm thận kẽ có hồi phục.Trong quá trình sử dụng nếu bạn thấy bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc, cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để được xử lý kịp thời. 5. Lưu ý khi dùng thuốc Pofakid Một số điều cần lưu ý khi dùng thuốc:Trước khi sử dụng thuốc bạn phải thông báo với bác sĩ về tiền sử dị ứng, đặc biệt là dị ứng với các kháng sinh nhóm Cephalosporin, Penicillin hoặc thuốc khác. Cần sử dụng thận trọng đối với những người mẫn cảm với Penicillin, thiểu năng thận.Thuốc kháng sinh chỉ dùng khi nhiễm khuẩn, không có tác dụng với virus nên tránh lạm dụng, chỉ nên dùng khi có biểu hiện nhiễm khuẩn. Tuân thủ đúng chỉ định và liều dùng của bác sĩ, tránh tự ý ngưng điều trị hay thay đổi liều dùng.Trên những người bệnh dùng thuốc kháng sinh phổ rộng có thể gây phát sinh nhiễm khuẩn những vi khuẩn không nhạy cảm. Nếu bệnh nhân tiêu chảy kéo dài hay nặng cần chú ý tới khả năng nhiễm khuẩn ở đường tiêu hoá.Chưa có đầy đủ nghiên cứu cũng như các báo cáo về việc ảnh hưởng của sản phẩm đối với những phụ nữ có thai. Thuốc có thể được coi như an toàn khi sử dụng cho các đối tượng này. Tuy nhiên chỉ dùng khi thật sự cần thiết và lợi ích lớn hơn nguy cơ.Phụ nữ cho con bú: Thuốc có thể được tiết qua sữa mẹ với nồng độ thấp, từ đó gây ra rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, tác dụng trực tiếp có thể gây hại đến cơ thể trẻ. Cho nên, thận trọng khi dùng và chỉ dùng khi thật cần thiết.Tương tác thuốc: Các thuốc kháng Acid khi dùng cùng làm giảm tác dụng của Pofakid do giảm hấp thu, vì vậy nên tránh dùng đồng thời với thuốc này, tốt nhất là cách từ 2 giờ. Có thể xảy ra tương tác với các thuốc khác nên để đảm bảo an toàn, báo với bác sĩ về toàn bộ các thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà bạn đang dùng cũng như tiền sử bệnh để được tư vấn và tránh các tương tác có thể xảy ra.Bảo quản dưới 30 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp. Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em. Không dùng khi quá hạn, bột thuốc bị chảy nước hay đổi màu.Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi dùng thuốc Pofakid. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, không tự ý sử dụng để giảm nguy cơ kháng thuốc và gây hại cho cơ thể khi chưa cần thiết.
doc_10575;;;;;doc_53442;;;;;doc_7373;;;;;doc_62615;;;;;doc_21573
Cefakid được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Pymepharco, bào chế dạng cốm dùng đường uống với quy cách đóng gói mỗi hộp gồm 12 gói, mỗi gói có khối lượng 3g.Mỗi gói thuốc Cefakid bao gồm những thành phần sau:Kháng sinh Cephalexin hàm lượng 250mg (dưới dạng Cephalexin monohydrat);Một số thành phần tá dược vừa đủ 1 gói. 2. Tác dụng của thuốc Cefakid 250mg Hoạt chất Cephalexin trong thuốc Cefakid là một kháng sinh bán tổng hợp thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ 1. Cơ chế tiêu diệt vi khuẩn của thuốc Cefakid là ức chế quá trình tổng hợp màng tế bào vi khuẩn thông qua việc liên kết với 1 hoặc nhiều Protein kết hợp Penicillin, từ đó dẫn đến ức chế Peptidoglycan. Dưới tác dụng của kháng sinh Cephalexin, các enzym tự tiêu thành tế bào là Murein Hydrolase và Autolysin sẽ trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn vốn đã bị ức chế quá trình lắp ráp thành tế bào.Phổ tác dụng của thuốc Cefakid bao gồm nhiều chủng cầu khuẩn hiếu khí gram dương nhưng tác động với vi khuẩn Gram âm rất hạn chế. 3. Chỉ định của thuốc Cefakid Sản phẩm thuốc Cefakid được chỉ định cho những trường hợp nhiễm khuẩn sau:Nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm bệnh nhân mắc bệnh giãn phế quản bội nhiễm hoặc viêm phế quản cấp và mạn tính;Nhiễm trùng tai mũi họng như viêm amidan, viêm xoang, viêm họng hoặc viêm tai giữa;Nhiễm trùng tiểu, bao gồm viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang hoặc Cefakid dùng để dự phòng nhiễm khuẩn tái diễn;Một số nhiễm trùng da và mô mềm do vi khuẩn còn nhạy cảm Cephalexin;Nhiễm trùng xương khớp do vi khuẩn nhạy cảm;Dự phòng viêm màng trong tim do vi khuẩn;Thay thế cho kháng sinh Penicillin sau thực hiện thủ thuật răng miệng hoặc cho những bệnh nhân dị ứng với Penicillin. 4. Cách sử dụng thuốc Cefakid Cefakid sản xuất dạng cốm dùng đường uống, người bệnh cần hòa tan cốm thuốc với 15 - 25ml nước trước khi uống.Liều dùng cụ thể của thuốc Cefakid 250mg khuyến cáo như sau:Người trưởng thành và trẻ em trên 15 tuổi: Tùy theo mức độ nhiễm trùng mà người bệnh có liều dùng phù hợp, thông thường là 1 - 2 gói Cefakid (tương đương 250 - 500mg Cephalexin) uống mỗi 6 giờ. Lưu ý liều tối đa của Cephalexin là 4g/ ngày cho những trường hợp nhiễm trùng nặng hoặc kém nhạy cảm với thuốc;Bệnh nhân viêm amidan hoặc viêm họng có thể uống 2 gói Cefakid cách mỗi 12 giờ trong thời gian tối thiểu 10 ngày;Nhiễm trùng xương khớp hoặc đường hô hấp: Người bệnh uống 1 gói Cefakid cách mỗi 6 giờ nếu bệnh ở mức độ từ nhẹ đến vừa. Bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng hoặc kém nhạy cảm Cephalexin có thể sử dụng Cefakid liều cao hơn;Nhiễm trùng da và mô mềm: Uống 2 gói Cefakid cách mỗi 12 giờ;Nhiễm trùng tiết niệu như viêm bàng quang không biến chứng: Bệnh nhân uống 2 gói Cefakid cách mỗi 12 giờ trong thời gian 1 - 2 tuần.Liều Cephalexin khuyến cáo cho trẻ em trên 1 tuổi:Liều thông thường là 25 - 100mg/ kg/ ngày, chia làm 3 - 4 lần dùng và liều tối đa là 4g/ ngày;Viêm tai giữa cấp dùng Cephalexin liều 75 - 100mg/ kg/ ngày, chia 4 lần;Viêm amidan, viêm họng dùng liều 25 - 50mg/ kg/ ngày, chia 2 lần dùng cách nhau 12 giờ trong thời gian tối thiểu 10 ngày;Nhiễm trùng da và mô mềm dùng liều Cephalexin 25 - 50mg/ kg/ ngày, chia 2 lần uống cách nhau mỗi 12 giờ;Liều dùng thuốc Cefakid cho bệnh nhân suy thận: Bệnh nhân không cần điều chỉnh liều khi độ thanh thải creatinin còn trên 40ml/ phút;Độ thanh thải Creatinin từ 11 - 40ml/phút: 2 gói Cefakid uống mỗi 8 - 12 giờ;Độ thanh thải Creatinin từ 5 - 10ml/ phút: 1 gói Cefakid uống mỗi 12 giờ một lần;Độ thanh thải Creatinin dưới 5ml/phút: 1 gói Cefakid uống cách mỗi 12 - 24 giờ một lần.Trường hợp sử dụng thuốc Cefakid quá liều lượng khuyến cáo nên được xử lý như sau:Triệu chứng nhận biết quá liều Cephalexin bao gồm buồn nôn, nôn ói và tiêu chảy;Khi dùng quá liều Cefakid và có những tác dụng phụ nghiêm trọng, người bệnh cần nhanh chóng đến ngay bệnh viện để được xử lý kịp thời. 5. Chống chỉ định của thuốc Cefakid Thuốc Cefakid 250mg không được chỉ định cho những trường hợp sau:Người bệnh có tiền sử dị ứng với Cephalexin hay bất cứ thành phần nào có trong thuốc;Bệnh nhân có tiền sử sốc phản vệ với kháng sinh nhóm Penicillin;Người có phản ứng trầm trọng qua trung gian Globulin miễn dịch Ig. E. 6. Tác dụng không mong muốn của thuốc Cefakid Những báo cáo khi sử dụng thuốc Cefakid trên lâm sàng cho thấy những tác dụng ngoài ý muốn như sau:Thường gặp nhất là hiện tượng buồn nôn hoặc tiêu chảy;Một số bệnh nhân dùng Cefakid gặp tác dụng phụ ít gặp như tăng số lượng bạch cầu ưa eosin, nổi mày đay, ngứa, phát ban da hoặc tăng men gan có hồi phục. Một số người gặp tình trạng lú lẫn, rối loạn lo âu, chóng mặt, đau đầu hoặc xuất hiện ảo giác;Tác dụng ngoại ý hiếm gặp của thuốc Cefakid bao gồm phản vệ, đau đầu, mệt mỏi, giảm số lượng tiểu cầu hoặc bạch cầu trung tính, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng giả mạc, hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, viêm gan, nhiễm trùng âm đạo hoặc ngứa bộ phận sinh dục. Người bệnh gặp tác dụng phụ viêm đại tràng giả mạc cần ngừng sử dụng thuốc Cefakid và tìm kiếm biện pháp điều trị thích hợp Nếu thấy xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào nêu trên hoặc những triệu chứng bất thường khác trong thời gian dùng thuốc Cefakid cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ. 7. Tương tác thuốc của Cefakid 250mg Thận trọng khi phối hợp thuốc Cefakid với những sản phẩm sau:Thuốc gây độc tính trên thận như kháng sinh Aminoglycosid, lợi tiểu mạnh như Acid Ethacrynic, Furosemid và Piretanid khi dùng với Cefakid gây ảnh hưởng nhiều hơn đến chức năng thận;Oestrogen trong thuốc tránh thai bị giảm tác dụng khi dùng đồng thời Cefakid;Cefakid làm chậm hấp thu Cholestyramin;Probenecid làm tăng thời gian bán thải và nồng độ trong huyết thanh của Cephalexin;Tác nhân gây axit uric niệu có thể làm tăng tác dụng của Cefakid, do đó cần điều chỉnh liều phù hợp.Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bệnh nhân hãy báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng và các bệnh khác đang mắc phải trước khi điều trị bằng Cefakid. 8. Lưu ý khi sử dụng thuốc Cefakid Sử dụng thuốc Cefakid cho phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú:Bệnh nhân nữ đang mang thai: Nghiên cứu thực nghiệm và cả kinh nghiệm lâm sàng chưa ghi nhận báo cáo về độc tính hoặc khả năng gây quái thai của Cefakid. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho thai nhi thì bà bầu chỉ sử dụng thuốc Cefakid khi thực sự cần thiết;Bệnh nhân nữ đang cho con bú: Một lượng nhỏ Cephalexin có thể bài xuất vào sữa mẹ, do đó nên cân nhắc hoặc là ngừng cho con bú ngắn hạn hoặc không sử dụng thuốc Cefakid.Một số tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt có thể xảy ra trong quá trình sử dụng Cefakid. Vì vậy, khi gặp những biểu hiện trên thì bệnh nhân không được lái xe và vận hành máy móc.Điều kiện bảo quản thuốc Cefakid:Nhiệt độ dưới 30 độ C;Tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp;Tránh xa tầm nhìn và tầm tay của trẻ em.;;;;;Thuốc Bostafed có công dụng điều trị viêm mũi dị ứng, sung huyết mũi, cảm lạnh hoặc cúm. Để dùng thuốc Bostafed an toàn và hiệu quả thì bạn nên tham khảo tư vấn từ dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa. Bostafed thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp, có các dạng bào chế như sau: Hộp 2 vỉ x 12 viên, hộp 5 vỉ x 12 viên, hộp 2 vỉ x 15 viên, hộp 6 vỉ x 15 viên, hộp 2 vỉ x 14 viên, hộp 5 vỉ x 14 viên, hộp 3 vỉ x 10 viên, hộp 10 vỉ x 10 viên, hộp 10 vỉ x 6 viên, hộp 10 vỉ x 12 viên nén.Tương ứng với quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 12 viên, hộp 5 vỉ x 12 viên, hộp 2 vỉ x 15 viên, hộp 6 vỉ x 15 viên, hộp 2 vỉ x 14 viên, hộp 5 vỉ x 14 viên, hộp 3 vỉ x 10 viên, hộp 10 vỉ x 10 viên, hộp 10 vỉ x 6 viên, hộp 10 vỉ x 12 viên nén.Thành phần chính có trong thuốc Bostafed bao gồm:Triprolidin hydroclorid hàm lượng 2,5mg;Pseudoephedrin hydroclorid hàm lượng 60mg.Triprolidin hydroclorid:Triprolidin hydroclorid là một dẫn chất của propylamin, thuốc kháng histamin thế hệ 1. Triprolidin có dụng ức chế histamin do ức chế thụ thể H1, gây buồn ngủ nhẹ và kháng muscarin.Sau khi uống, Triprolidin hydroclorid được hấp thu ở ống tiêu hóa và chuyển hóa ở gan, thức ăn không ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc. Tác dụng sẽ xuất hiện 15 - 60 phút sau khi uống thuốc và kéo dài từ 4 - 6 giờ. Một nửa liều Triprolidin hydroclorid uống vào được carboxyl hóa và đào thải theo nước tiểu. Nửa đời của Triprolidin hydroclorid là 3 - 5 giờ hoặc hơn. Thuốc Triprolidin hydroclorid qua phân bố vào sữa mẹ.Triprolidin hydroclorid được dùng theo đường uống để điều trị triệu chứng một số bệnh dị ứng và thường phối hợp với một số thuốc khác để điều trị cảm lạnh, ho. Ngoài ra Triprolidin hydroclorid cũng được dùng tại chỗ ngoài da, tuy nhiên có nguy cơ gây mẫn cảm.Pseudoephedrin hydroclorid:Pseudoephedrine hydrochloride một trong những alcaloide tự nhiên của ephedra và là chất làm co mạch dùng theo đường uống với công dụng chống sung huyết từ từ nhưng kéo dài giúp làm co niêm mạc bị sung huyết ở đường hô hấp trên.Cơ chế tác dụng của Pseudoephedrin hydroclorid là làm giảm sung huyết thông qua tác động thần kinh giao cảm.Pseudoephedrin hydroclorid tác động giống giao cảm gián tiếp và trực tiếp, làm giảm sung huyết hữu hiệu ở đường hô hấp trên. Pseudoephedrin hydroclorid yếu hơn rất nhiều so với ephedrine về công dụng làm nhịp tim nhanh, tăng huyết áp tâm thu cũng như kích thích hệ thần kinh trung ương. 2. Chỉ định dùng thuốc Bostafed Thuốc Bostafed được chỉ định trong các trường hợp sau:Viêm mũi dị ứng;Sung huyết mũi;Cảm lạnh hoặc cúm. 3. Liều dùng, cách sử dụng thuốc Bostafed Cách sử dụng thuốc Bostafed:Cần uống thuốc Bostafed lúc no để giảm kích thích lên ống tiêu hóa.Liều dùng Bostafed tùy thuộc vào đáp ứng và dung nạp của người bệnh và cần hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng cho trẻ từ 4 tháng tuổi - 6 tuổi. Liều dùng thông thường được khuyến cáo như sau:Người lớn và trẻ trên 12 tuổi (dùng dạng viên nén): Liều 2,5mg mỗi 4 - 6 giờ một lần; tối đa là 10mg/ngày.Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi (dùng dạng siro): Liều Bostafed là 1,25mg mỗi 4 - 6 giờ một lần; tối đa dùng liều 5mg/ngày.Trẻ em 4 - 6 tuổi (dùng dạng siro): Liều Bostafed là 0,938mg mỗi 4 - 6 giờ một lần; liều tối đa là 3,744mg/ngày.Trẻ em 2 - 4 tuổi (dùng dạng siro): Liều Bostafed là 0,625mg mỗi 4 - 6 giờ/lần; tối đa là 2,5mg/ngày.Trẻ từ 4 tháng tuổi đến 2 tuổi (dùng dạng siro): Dùng liều 0,313mg mỗi 4 - 6 giờ một lần; tối đa là 1,25mg/ngày (5ml).Lưu ý: Liều thuốc Bostafed trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều thuốc Bostafed cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều Bostafed phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế. 4. Chống chỉ định dùng thuốc Bostafed Không dùng thuốc Bostafed trong các trường hợp sau:Quá mẫn với thành phần của thuốc Bostafed.Người bệnh đang dùng thuốc IMAO;Người bị tăng huyết áp nặng hoặc mắc bệnh mạch vành nghiêm trọng.Chống chỉ định là tuyệt đối. Điều này có nghĩa là không vì bất cứ lý do gì mà có thể dùng thuốc Bostafed trong trường hợp bị chống chỉ định. Mọi quyết định về liều lượng và cách dùng thuốc Bostafed cần phải tuân theo chỉ định từ bác sĩ. 5. Tương tác Bostafed với các thuốc khác Sử dụng Bostafed đồng thời với các thuốc sau đây có thể xảy ra tình trạng tương tác làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị hoặc gia tăng tác dụng phụ của mỗi loại thuốc:Thuốc chống sung huyết;Thuốc chống trầm cảm 3 vòng;Amphetamine;Thuốc hạ huyết áp;Thuốc chống loạn nhịp;Metoclopramide;Rượu;Thuốc an thần;Furazolidone.Lưu ý: Để tránh xảy ra các tương tác không mong muốn khi sử dụng Bostafed, người bệnh hãy thông báo với bác sĩ/ dược sĩ tất cả những loại thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin hay thảo dược... đang dùng để có chỉ định phù hợp. 6. Tác dụng phụ của thuốc Bostafed Bên cạnh công dụng điều trị, thuốc Bostafed có thể gây ra một số tác dụng phụ sau cho người bệnh:Kích thích hay ức chế thần kinh trung ương;Cảm giác ngầy ngật;Rối loạn giấc ngủ;Ảo giác;Phát ban;Nhịp tim nhanh;Khô miệng, mũi và họng;Bí tiểu;Rối loạn tiêu hoá.Ngoài các dấu hiệu trên, thuốc Bostafed có thể gây ra các tác dụng không mong muốn khác. Cần theo dõi chặt chẽ và khuyến cáo bệnh nhân thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc Bostafed. 7. Thận trọng khi dùng thuốc Bostafed Thuốc Bostafed cần thận trọng khi sử dụng cho những người có bệnh lý sau:Đái tháo đường;Tăng huyết áp;Bệnh tim;Cường giáp;Tăng nhãn áp;Phì đại tiền liệt tuyến;Hẹp niệu đạo;Bệnh gan;Người lái xe hay vận hành máy móc;Phụ nữ có thai.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Bostafed. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng.;;;;;Có rất nhiều thông tin khác nhau trên thị trường về thuốc Clophehadi, tuy nhiên còn chưa thực sự đầy đủ và chi tiết... Cùng tìm hiểu ngay sau đây. Clophehadi là thuốc trị ký sinh trùng, chống virus, kháng nấm, chống nhiễm khuẩn. Thuốc thuộc nhóm thuốc không kê đơn, do đó bạn có thể mua mà không cần đơn thuốc của bác sĩ.Thuốc Clophehadi được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh - HADIPHAR (Việt Nam). Thành phần chính của Clophehadi gồm:Clorpheniramin maleat;Tinh bột mỳ;Lactose;PVP;Talc;Tartrazin;Ponceau.Thuốc đóng gói hộp 10 vỉ x 10 viên hoặc hộp 1 lọ/100 viên, hộp 25 vỉ 10 viên, hộp 1 lọ 1000 viên, hộp 50 vỉ x 10 viên, hộp 100 vỉ x 10 viên, lọ 500 viên. 2. Công dụng thuốc Clophehadi Clophehadi có chứa hoạt chất Clorpheniramin – kháng Receptor Histamin H1 giải phóng các chất trung gian gây ra các triệu chứng quá mẫn và dị ứng. Ngoài ra, Clophehadi còn có công dụng ức chế việc sản xuất ra Acetylcholin 3. Chỉ định dùng Clophehadi Thuốc Clophehadi được chỉ định trong các trường hợp cụ thể như sau:Dị ứng ngoài da;Nổi mề đay (toàn thân hoặc trên bộ phận nào đó trên cơ thể : chân, tay, mắt...);Các trường hợp dị ứng đường hô hấp: viêm mũi, ngạt mũi, hắt xì hơi, chảy nước mũi,...Dị ứng thời tiết;Dị ứng thức ăn;Dị ứng do côn trùng đốt...Chỉ dùng thuốc Clophehadi trong các trường hợp kể trên. 4. Liều dùng và cách dùng thuốc Clophehadi Clophehadi được dùng bằng đường uống. Bạn có thể uống thuốc cùng với nước lọc, nước đun sôi để nguội. Không nên uống thuốc với các chế phẩm có chứa chất kích thích, cồn, nước trái cây, sữa, trà... Vì có thể ảnh hưởng đến thành phần, gây tương tác và tăng phản ứng phụ.Liều dùng thuốc Clophehadi như sau:Uống 1 viên khi đi ngủ trong liều đầu tiên. Từ ngày thứ 2 dùng 3 viên/ lần chia làm 2 lần trong ngày. Liệu trình điều trị thường là 10 ngày;Trẻ em <12 tuổi liều dùng khuyến cáo là 1⁄2 viên/ lần, ngày dùng từ 2 – 3 lần.Với các trường hợp dị ứng cấp có thể dùng 2 viên chia 1- 2 lần uống trong ngày. Cần dùng thuốc Clophehadi theo đúng cách và liều lượng. 5. Chống chỉ định Clophehadi Clophehadi công dụng chính là thuốc điều trị các dạng dị ứng. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp dị ứng đều có thể dùng. Clophehadi không dùng cho các đối tượng như sau:Quá mẫn hay dị ứng với bất cứ thành phần, tá dược nào có trong Clophehadi;Bệnh nhân tăng nhãn áp;Nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt;Đối tượng đang lên cơn hen cấp tính;Các bệnh nhân có tiền sử hoặc đang có vấn đề ở đường tiêu hoá như loét dạ dày, tắc môn vị tá tràng;Trẻ sơ sinh, trẻ sinh non. Khi uống thuốc Clophehadi nếu bất cứ triệu chứng lâm sàng nào bất thường hãy dừng sử dụng và thông báo cho bác sĩ để được tư vấn phù hợp. 6. Tác dụng phụ thuốc Clophehadi Clophehadi mặc dù là thuốc chống dị ứng, tuy nhiên cũng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm cả dị ứng thuốc. Một số tác dụng phụ Clophehadi bao gồm:Buồn ngủ, ngủ gà, ngủ gật liên tục;Chóng mặt;Người mệt mỏi, thẫn thờ;Các tác dụng phụ có thể ở những cấp độ khác nhau, do đó, khi dùng cần theo dõi tình trạng, kịp thời thông báo cho bác sĩ. 7. Tương tác khi dùng Clophehadi Clophehadi có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác nhau, do đó, khi dùng cần thận trọng.Clophehadi có thể gây ức chế chuyển hóa phenytoin, thậm chí dẫn đến ngộ độc. Tránh dùng kết hợp Clophehadi với các thuốc có thành phần phenytoin;Khi dùng kết hợp với các thuốc an thần có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương, do đó, cần cân nhắc khi kết hợp;Clophehadi dùng chung với các thuốc ức chế Monoamin oxydase có thể tăng công dụng ức chế bài tiết Acetylcholin của thuốc kháng Histamin;Dùng chung với rượu có thể tăng khả năng ức chế lên hệ thần kinh trung ương;Các tương tác khi dùng Clophehadi cùng các loại thuốc khác khá phức tạp. Do đó, để đảm bảo an toàn hãy chủ động thông báo các loại thuốc đang sử dụng khi dùng Clophehadi. 8. Lưu ý và thận trọng khi dùng Clophehadi Thuốc Clophehadi có một số lưu ý và thận trọng khi dùng như:Người có tiền sử mắc bệnh phổi mãn tính;Phụ nữ có thai, cho con bú khi dùng cần cân nhắc dùng khi thật cần thiết, bởi Clophehadi có truyền qua sữa mẹ và gây ảnh hưởng đến thai nhi (3 tháng cuối của thai kỳ);Lái xe, vận hành máy cần cân nhắc vì thuốc Clophehadi có thể gây buồn ngủ nặng;Để giảm thiểu các tác dụng phụ khi dùng thuốc cần hết sức thận trọng, mặc dù là thuốc không kê đơn nhưng vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng.Trên đây là những thông tin về Clophehadi công dụng, liều dùng, cách dùng, tương tác thuốc... Mặc dù Clophehadi là thuốc chống dị ứng, không kê đơn, nhưng khi dùng vẫn cần thận trọng.;;;;;Thuốc Posod có thành phần chính là kali iodid, natri iodid. Tuân thủ chỉ định, liều dùng Posod sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn. 1. Chỉ định của thuốc Posod Thuốc Posod công dụng là để:Điều trị cho bệnh nhân bị đục hoặc xuất huyết pha lê thể do cận thị, tuổi tác, tăng huyết áp, viêm quanh tĩnh mạch, đái tháo đường.Thuốc cũng được dùng để điều trị cho bệnh nhân bị đục thủy tinh thể mới khởi phát và tiến triển. 2. Chống chỉ định của thuốc Posod Thuốc Posod chống chỉ định trong trường hợp:Người bị quá mẫn với các thành phần nào của thuốc Posod;Người bị rối loạn chức năng tuyến giáp trạng;Phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú;Trẻ em. 3. Liều lượng và cách dùng thuốc Posod Cách dùng: Thuốc Posod dùng để nhỏ mắt.Liều dùng: Người bệnh nhỏ 1 giọt vào mắt bị tổn thương x 1-3 lần/ ngày.Cách xử trí khi quên liều, quá liều thuốc Posod:Trong trường hợp quên liều thuốc Posod thì nên bổ sung bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời gian gần đến lần sử dụng tiếp theo thì nên bỏ qua liều Posod đã quên và sử dụng liều mới.Khi sử dụng thuốc Posod quá liều thì người bệnh cần ngừng thuốc ngay lập tức và thông báo cho dược sĩ/ bác sĩ để xử trí kịp thời. 4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Posod Khi dùng thuốc Posod, người bệnh có thể gặp tác dụng không mong muốn như:Ngứa;Cảm giác bỏng rát;Chảy nước mắt;Cường giáp;Phát ban dạng viêm nang bã.Nếu gặp phải triệu chứng trên thì cần ngừng sử dụng thuốc Posod và thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ để có hướng xử trí phù hợp. 5. Lưu ý khi dùng thuốc Posod Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Posod cho người làm nghề lái xe hoặc vận hành máy móc.Để thuốc Posod tránh xa tầm tay của trẻ em.Tránh để đầu ống nhỏ của thuốc Posod tiếp xúc trực tiếp với mắt.Để giảm thiểu tác dụng phụ lên toàn thân của Posod thì người bệnh hãy ấn nhẹ nhàng vào túi lệ sau khi nhỏ thuốc.Tuyệt đối không sử dụng khi thuốc Posod có dấu hiệu bị đổi màu, mốc, chảy nước hay hết hạn dùng.Không dùng thuốc Posod sau khi mở hộp 1 tháng.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Posod, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Posod điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.;;;;;Fulhad là thuốc kê đơn, thuộc nhóm kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng. Thuốc chứa thành phần chính là Cefodoxim, bào chế dạng viên nang, đóng gói 10 viên trong 1 vỉ duy nhất. Đây là kháng sinh được chỉ định trong điều trị nhiều bệnh lý nhiễm khuẩn như đường hô hấp trên, viêm phổi cấp tính, bệnh đường tiết niệu, lâu cầu... Fulhad 100 và Fulhad 200 đều là thuốc kháng sinh chứa Cefodoxim dưới dạng Cefpodoxime proxetil với hàm lượng lần lượt là 100mg và 200mg. Thuốc hiệu quả trong điều trị các nhiễm khuẩn nguyên nhân do các vi khuẩn còn nhạy cảm. Đây là một sản phẩm từ nhà sản xuất Celogen Pharma Pvt., Ltd - ẤN ĐỘ.Cefpodoxime là dược chất kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 3, có độ bền vững cao trước sự tấn công của những beta-lactamase, do những vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương tạo ra. Thông qua sự ức chế tổng hợp thành các tế bào vi khuẩn nhờ sự acyl hóa những enzyme transpeptidase gắn kết màng, thuốc có tác dụng kháng khuẩn. Nhờ đó đã ngăn ngừa sự liên kết chéo của những chuỗi peptidoglycan cần thiết cho độ mạnh, độ bền của thành tế bào các vi khuẩn.Phổ tác dụng của thuốc bao gồm nhiều nhóm những vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm. Như các Staphylococcus aureus ngoại trừ Staphylococci đề kháng methicillin, liên cầu khuẩn, phế cầu, Streptococcus spp. khác (Nhóm C, F, G). Vikhuẩn Gram âm nhạy cảm như các chủng sinh beta-lactamase và chủng không sinh beta-lactamase của HI, H. para- influenzae, Moraxella catarrhalis, não mô cầu, lậu cầu, E. coli, trực khuẩn Klebsiella pneumoniae...Sau khi uống, thuốc Fulhad hấp thu và dược chất chính được thủy phân nhanh thành Cefpodoxime. Trong các tế bào biểu mô ở ruột, Cefpodoxime đi vào máu. Với liều thuốc 100mg, nồng độ đỉnh trung bình trong huyết tương của thuốc là 1,4mcg/ml đạt được sau khoảng 2 giờ uống thuốc. Khi được dùng cùng thức ăn, mức độ hấp thu và cả nồng độ đỉnh trung bình trong huyết tương thuốc tăng lên. Sinh khả dụng của thuốc Fulhad khoảng 50%. 40% lượng thuốc sẽ được gắn kết với protein huyết tương. Thuốc Fulhad được thải trừ dưới dạng không thay đổi qua thận và bài tiết ra nước tiểu nhờ quá trình lọc ở thận. Thời gian bán hủy trong huyết tương của thuốc diễn ra khoảng 2,8 giờ. 2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Fulhad Thuốc Fulhad được chỉ định dùng trong các trường hợp bệnh lý sau:Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như viêm họng, viêm tai giữa cấp, viêm amidan, viêm xoang...Nhiễm khuẩn hô hấp dưới như viêm phế quản, áp xe phổi, viêm phổi cấp tính nguyên nhân mắc phải trong cộng đồng.Nhiễm khuẩn đường tiết niệu chưa có biến chứng như viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm đài bể thận không biến chứng, nhiễm lậu cầu cấp chưa có biến chứng.Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da như các đinh nhọt, chốc lở, áp xe...Không dùng thuốc Fulhad trong các trường hợp người bệnh có tiền sử dị ứng, mẫn cảm với Cefpodoxime proxetil và các tá dược. 3. Cách sử dụng và liều dùng thuốc Fulhad Cách dùng: Thuốc Fulhad được dùng bằng đường uống. Người bệnh nên uống Fulhad sau khi ăn no ở các bữa ăn chính vì mức độ hấp thu, nồng độ đỉnh trong huyết tương của thuốc tăng lên khi dùng chung với thức ăn.Khi có chỉ định dùng thuốc, bác sĩ sẽ hướng dẫn liều lượng và thời gian dùng cho người bệnh. Liều dùng thuốc Fulhad tham khảo như sau:Liều cho người lớn:Nhiễm khuẩn hô hấp trên, bao gồm bệnh viêm amidan và viêm họng: Liều dùng 100mg mỗi 12 giờ, ngày uống 2 lần. Thời gian dùng thuốc trong 10 ngày.Viêm phổi cấp tính mắc phải trong cộng đồng: Liều dùng 200mg mỗi 12 giờ trong ngày, thời gian dùng thuốc trong 14 ngày.Bệnh lậu cầu cấp chưa có biến chứng: Liều dùng duy nhất 200mg uống 1 lần sau ăn.Nhiễm khuẩn đường tiết niệu chưa có biến chứng: Liều dùng 100mg mỗi 12 giờ, thời gian dùng thuốc trong 7 ngày.Nhiễm khuẩn tổ chức da và cấu trúc da: Liều dùng 400mg mỗi 12 giờ, thời gian dùng thuốc trong 7 ngày đến 14 ngày.Trẻ em:Bệnh viêm tai giữa cấp tính: Liều dùng tính theo công thức 10mg/kg/ngày. Liều tối đa trong ngày là 400mg chia làm 2 lần. Tổng thời gian dùng thuốc là 10 ngày.Viêm họng và viêm amidan: Liều dùng trong ngày tính theo công thức 10mg/kg. Liều tối đa 200mg/ngày chia làm 2 lần, thời gian sử dụng trong 10 ngày.Ở người bệnh có suy thận khi chỉ số thanh thải creatinine dưới 30ml/phút, cần chỉnh thời gian khoảng cách giữa các liều nên được tăng đến 24 giờ. Không cần phải điều chỉnh liều thuốc Fulhad ở các người bệnh có bệnh lý xơ gan. 4. Những tác dụng không mong muốn của thuốc Fulhad Trong quá trình sử dụng thuốc Fulhad, người bệnh có thể gặp các tác dụng không mong muốn thường nhẹ và thoáng qua với các thử nghiệm báo cáo trên lâm sàng, bao gồm:Các tác dụng không mong muốn hay gặp là rối loạn tiêu hoá gây tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói, đau vùng bụng, viêm đại tràng và đau nhức đầu.Các phản ứng hiếm khi xảy ra khi dùng thuốc bao gồm phản ứng quá mẫn, nổi ban, chứng ngứa da, toàn thân thấy chóng mặt, mệt mỏi. Xét nghiệm thấy chứng tăng tiểu cầu, giảm tiểu cầu, giảm chỉ số bạch cầu hay tăng bạch cầu ái toan.Người bệnh khi thấy có dấu hiệu bất thường hoặc các phản ứng kể trên đây, hãy ngừng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ. 5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Fulhad Người bệnh cần chú ý những vấn đề sau đây khi dùng thuốc Fulhad:Trước khi bắt đầu điều trị thuốc Fulhad, người bệnh nên thông báo rõ nếu bản thân hoặc gia đình có tiền sử dị ứng, bao gồm cả dị ứng thuốc thuộc nhóm Cephalosporin, thuốc có bản chất là Penicillin hay các nhóm thuốc khác.Tương tác thuốc: Các tương tác của Fulhad với thức ăn, các thuốc khác, thực phẩm chức năng sẽ có thể gây ra bất lợi, phản ứng xấu hoặc cần dùng thận trọng theo hướng dẫn từ bác sĩ, bao gồm: thuốc kháng acid hoặc ức chế H2, hợp chất có thể gây độc cho thận, Probenecid, giá trị xét nghiệm Coomb trực tiếp dương tính.Giảm liều hoặc kéo dài hơn khoảng cách mỗi lần dùng thuốc khi người bệnh bị suy thận tuỳ theo mức độ bệnh. Thận trọng với người bệnh đang thẩm tách máu.Phụ nữ trong thời kỳ mang thai: Hiện nay chưa có tài liệu nào nói đến việc sử dụng thuốc Fulhad cho đối tượng phụ nữ trong thời gian mang thai. Tuy nhiên các thuốc nhóm Cephalosporin thường được coi như an toàn khi sử dụng cho người phụ nữ mang thai.Đối với phụ nữ đang cho con bú: Các nghiên cứu cho thấy Cefpodoxim được tìm thấy trong sữa mẹ với nồng độ thấp. Cần sử dụng thận trọng, cân nhắc các lợi ích cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người mẹ khi có chỉ định dùng thuốc.Do tác dụng không mong muốn lên thần kinh trung ương hiếm gặp, người bệnh có thể yên tâm lái xe hoặc tham gia giao thông, điều khiển máy móc.Thuốc cần được bảo quản ở nhiệt độ dưới 25 độ C, nên để nơi tránh ánh sáng chiếu trực tiếp và ẩm ướt.Trên đây là thông tin về thuốc Fulhad, một kháng sinh có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Vì Fulhad là thuốc kê đơn nên người bệnh không tự ý sử dụng, mà cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ/ dược sĩ để có đơn kê phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
question_422
Viêm xuất huyết dạ dày: Dấu hiệu, cách phòng tránh
doc_422
Xuất huyết dạ dày là một tình trạng bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Nguyên nhân chính chiếm đến 40-45% lý do gây ra tình trạng này là bởi viêm loét dạ dày tá tràng không được điều trị kịp thời và triệt để. Nắm rõ được lý do tại sao viêm loét dạ dày tá tràng gây xuất huyết, các dấu hiệu nhận biết điển hình của viêm xuất huyết dạ dày sẽ giúp người bệnh có cách phòng tránh và điều trị triệt để nguyên nhân, bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân. 1. Tại sao viêm loét dạ dày dẫn đến xuất huyết Có nhiều lý do dẫn đến xuất huyết dạ dày bao gồm: Viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, polyp dạ dày, bệnh lý túi thừa ở đường tiêu hóa, hội chứng Mallory Weiss, lạm dụng rượu bia, thuốc kháng sinh, chế độ ăn thiếu khoa học, căng thẳng kéo dài… Trong số đó viêm loét dạ dày tá tràng là nguyên nhân chính và phổ biến hàng đầu gây ra hiện tượng xuất huyết dạ dày hay chảy máu bao tử. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là các vết loét phát triển trên niêm mạc dạ dày, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi axit trong dạ dày dư thừa tiếp tục làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Trong trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, lớp niêm mạc mao mạch bị tổn thương ít nên lượng máu chảy ít, cơ thể tự cầm được máu, nên không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh. Và người bệnh thường chỉ phát hiện khi thực hiện các xét nghiệm y khoa. Trái lại, khi tình trạng loét trở nặng, xuất hiện nhiều ổ loét, ổ loét sâu hơn, loét xơ chai sẽ tác động đến mạch máu dạ dày gây ra xuất huyết ồ ạt khó kiểm soát. Cụ thể, dạ dày tá tràng bị tổn thương chảy máu thường ở những điểm như là: Ổ loét nằm gần động mạch lớn của dạ dày, tá tràng ăn thủng vào mạch máu, chảy máu từ những mạch máu của từ đáy ổ loét, chảy máu ở mép ổ loét bởi ổ loét phát triển, mép niêm mạc ổ loét bị viêm phù nề dễ dây rỉ máu. Viêm loét dạ dày, tá tràng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng xuất huyết hay còn gọi là chảy máu dạ dày 2. 4 dấu hiệu nhận biết xuất huyết dạ dày do viêm loét 2.1 Buồn nôn, nôn ra máu – Dấu hiệu điển hình viêm xuất huyết dạ dày Đây là triệu chứng dễ nhận biết nhất và phổ biến của xuất huyết dạ dày. Người bệnh có thể có cảm giác khó chịu bụng, đầy bụng, buồn nôn, vị giác có cảm giác tanh. Khi nôn ra máu có thể sẽ lẫn thức ăn, và màu sắc máu sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Nếu máu có màu sậm đen thường là do loét hành tá tràng, máu màu tươi thường là do loét dạ dày. 2.2 Đi ngoài phân đen hay đi ngoài ra máu Bệnh nhân đi ngoài phân có màu đen như bã cà phê dạng sệt, Triệu chứng này thường xuất hiện sau khi bệnh nhân nôn ra máu. Thêm nữa, do máu từ dạ dày hòa lẫn cùng thức ăn đã đi vào đường ruột và ra ngoài dưới dạng chất thải. Do vậy lượng phân càng nhiều kết hợp màu càng sậm thì được nhận định là tình trạng xuất huyết càng nặng. 2.3 Đau vùng thượng vị Cơn đau xuất hiện ở vùng trên rốn tương ứng với vị trí dạ dày khiến người bệnh cảm thấy căng cứng bụng, vã mồ hôi lạnh, mặt tái nhợt nhạt, mệt mỏi… Người bệnh không nên chịu đựng cơn đau hoặc sử dụng các loại thuốc giảm đâu mà nên đi cấp cứu hoặc thăm khám sớm để được bác sĩ xác định bệnh và phương hướng điều trị. Đau bụng vùng thượng vị là một trong những dấu hiệu của bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng 2.4 Triệu chứng toàn thân khác do viêm xuất huyết dạ dày Bệnh nhân bị xuất huyết dẫn đến tình trạng mất máu, từ đó sẽ dẫn đến những ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe chung như là: Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, choáng vàng, tụt huyết áp, bị ngất, vã mồ hôi, da tái xanh… Ngoài ra khi dạ dày có vẫn đề người bệnh có thể còn cảm thấy chán ăn, ăn không ngon dẫn đến suy nhược cơ thể. Khi bạn nhận thấy một trong số các dấu hiệu xuất huyết dạ dày do viêm loét như trên hãy nhanh chóng nhập viện càng sớm càng tốt để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác mức độ bệnh. Từ đó sẽ được tiến hành cầm máu và điều trị làm lành vết loét ngăn chặn tình trạng chảy máu tối đa cho từng tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân. Là tình trạng khiến người bệnh mất máu vừa gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Ở giai đoạn sớm người bệnh có thể không nhân ra tình trạng xuất huyết dạ dày bởi lượng máu nhỏ, và có thể chỉ phát hiện khi thực hiện các xét nghiệm nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ thiếu máu. Tuy nhiên khi bệnh đã trở nên nghiêm trọng, người bệnh mất máu nhiều sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe như đã đề cập trong phần dấu hiệu toàn thân. Thậm chí việc xuất huyết ồ ạt không được kiểm soát nhanh chóng và kịp thời còn dẫn đến tình trạng thiếu máu nghiêm trọng, và đe dọa đến tính mạng. 4. Cách phòng tránh xuất huyết dạ dày do viêm loét hiệu quả Để phòng tránh tình trạng xuất huyết dạ dày do viêm loét gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng, người bệnh nên điều trị triệt để tình trạng viên loét dạ dày, tá tràng. Đây là cách phòng tránh hàng đầu nguy cơ dạ dày cháy máu bởi tổn thương do viêm loét. Bệnh nhân nên tìm hiểu và lựa chọn bệnh viện uy tín, đầy đủ trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, sử dụng đúng loại thuốc, từ đó cải thiện nhanh chóng tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng. Bên cạnh quá trình điều trị y khoa theo hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân cũng nên có một lối sống sinh hoạt lành mạnh như: Luôn giữ tinh thần thoải mái, ngủ nghỉ đúng giờ, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tránh lạm dụng các loại thuốc giảm đau, rượu bia, chất kích thích, nói không với thực phẩm bẩn, sống… Nội soi dạ dày định kỳ là cách giúp phát hiện sớm những vấn đề ở dạ dày Viêm xuất huyết dạ dày có thể được sử dụng thuốc điều trị tại nhà sau khi thăm khám chuyên sâu với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Các trường hợp nặng bệnh nhân sẽ được cầm máu ngay lập tức, điều trị hồi sức tích cực, sau đó sẽ tiếp tục được hướng dẫn điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
doc_20497;;;;;doc_7727;;;;;doc_24946;;;;;doc_38345;;;;;doc_55211
Xuất huyết dạ dày là bệnh cấp tính đường tiêu hóa rất nguy hiểm, nếu không phát hiện và cấp cứu sớm, bệnh nhân có thể tử vong do mất máu và biến chứng khác. Do đó, hiểu để nhận biết dấu hiệu xuất huyết dạ dày là cần thiết để bảo vệ sức khỏe bạn và những người xung quanh tốt hơn. 1. Nhận biết dấu hiệu xuất huyết dạ dày Xuất huyết dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn tới chảy máu, khiến bạn nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu hoặc phân đen. Đây là biến chứng cấp tính nguy hiểm, bệnh nhân có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Bất cứ ai cũng có thể bị xuất huyết dạ dày, song thường gặp hơn ở nam giới uống nhiều rượu bia hoặc trẻ nhỏ bị nhiễm trùng tiêu hóa. Xuất huyết dạ dày có thể nhận biết bằng những dấu hiệu bệnh điển hình sau: 1.1. Đau nghiêm trọng vùng thượng vị Xuất huyết dạ dày do tổn thương niêm mạc dạ dày sẽ gây những cơn đau vùng thượng vị (tương ứng vị trí của dạ dày) nghiêm trọng, lan rộng khắp vùng bụng. Cơn đau bụng dữ dội, căng cứng ổ bụng khiến mặt bệnh nhân tái nhợt, vã mồ hôi lạnh,… là những dấu hiệu nguy hiểm cần nhận biết để đưa bệnh nhân đi cấp cứu sớm. 1.2. Thay đổi sắc tố da Xuất huyết dạ dày thường là biến chứng của bệnh lý ở dạ dày như viêm loét hay nhiễm trùng, vì thế khả năng chuyển hóa hấp thu chất dinh dưỡng cũng bị ảnh hưởng. Trước đó người bệnh có thể đã bị xuất huyết nhẹ dẫn đến mất máu khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, da nhợt nhạt thiếu sức sống. 1.3. Buồn nôn, nôn ra máu Buồn nôn và nôn ra máu là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của xuất huyết dạ dày mà hầu hết bệnh nhân nào cũng gặp phải. Đầu tiên là cảm giác đầy bụng, chướng bụng, buồn nôn, sau đó là nôn ra thức ăn kèm theo máu tươi hoặc máu đen. Cần đặc biệt cẩn thận nếu có dấu hiệu nôn ra máu, nhất là khi lượng máu nhiều, nôn liên tục kèm theo mất nước sẽ gây nguy hiểm. Bệnh nhân cần được cấp cứu kịp thời để giảm nôn, bù nước và cầm máu. 1.4. Đi ngoài ra máu Ngoài nôn ra máu thì đi ngoài ra máu với máu có màu đen như bã cà phê, ngoài ra phân có mùi khó chịu là triệu chứng điển hình của xuất huyết dạ dày. Lượng phân càng nhiều và càng có màu đen sậm thì tình trạng xuất huyết càng nặng. 1.5. Dấu hiệu thiếu máu Xuất huyết nhiều và kéo dài sẽ khiến cơ thể thiếu máu, một loạt các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện như: hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, choáng váng, tụt huyết áp, vã mồ hôi,… Các dấu hiệu trên xuất hiện có thể bạn đang bị xuất huyết dạ dày, hãy sớm đến bệnh viện kiểm tra và điều trị. 2. Các nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày TÌm hiểu về các nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày giúp mỗi chúng ta có thể phòng bệnh hiệu quả, tránh chảy máu ồ ạt gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng. Có nhiều nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày, cụ thể như: 2.1. Viêm loét dạ dày tá tràng Viêm loét dạ dày tá tràng là nguyên nhân hàng đầu gây xuất huyết khi viết loét ăn sâu vào các lớp cơ ở dạ dày, không tổn thương các mạch máu trong cơ. Thông thường khi bệnh nhẹ, chỉ các mao mạch nhỏ bị ảnh hưởng nên lượng máu chảy nhỏ, có thể tự cầm được và ít ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên nếu xuất hiện ổ loét sâu, nhất là loét xơ chai ảnh hưởng đến động mạch sẽ gây chảy máu ồ ạt và khó cầm. 2.2. K dạ dày Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày do K dạ dày thường gây tổn thương mạch máu tân sinh nên chảy máu dai dẳng, đôi khi khó cầm máu. 2.3. Bệnh viêm dạ dày cấp Viêm dạ dày cấp có thể biến chứng xuất huyết dạ dày, nguyên nhân có thể do: Thuốc điều trị như Corticoid, Aspirin, AINS gây loét niêm mạc dạ dày trực tiếp hoặc làm giảm bảo vệ, tăng tiết HCl. Hội chứng Ure máu cao: Gây viêm niêm mạc dạ dày, tăng tính thấm mao mạch. Rượu làm tổn thương niêm mạc dạ dày trực tiếp dẫn đến phù nề và xuất huyết. Stress: Những người bị stress nặng cũng thường gặp bệnh lý về dạ dày, tiêu hóa, trong đó nặng là tình trạng xuất huyết dạ dày. Trong đó có khoảng 10% xuất huyết dạ dày nặng do giảm bảo vệ, tăng tiết HCl. Cúm: Nhiễm cúm gây viêm dạ dày cấp biến chứng. Viêm mao mạch dị ứng trong hội chứng Schonlein - Henoch. 2.4. Bệnh lý về máu Nguyên nhân dẫn tới xuất huyết dạ dày có thể không chỉ là tổn thương ở dạ dày mà còn do bệnh lý ở máu như: Sốt xuất huyết: Làm tổn thương thành mạch, giảm tiểu cầu và kết quả là máu chảy ồ ạt. Suy tủy: Gây giảm tiểu cầu. Xuất huyết giảm tiểu cầu: Làm giảm yếu tố VIII, IX, XI trong Hemophilie. Suy gan nặng: Làm giảm prothrombin và các yếu tố đông máu, khiến xuất huyết dạ dày khó cầm. Sử dụng thuốc kháng Vitamin K, thuốc kháng đông Heparin làm giảm yếu tố đông máu. Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu xuất huyết dạ dày trên, người bệnh nên đi khám và nhập viện càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ kiểm tra tìm vị trí ổ chảy máu và tiến hành cầm máu sớm, tránh biến chứng nguy hiểm do xuất huyết dạ dày.;;;;;Viêm loét dạ dày chảy máu (hay còn gọi là xuất huyết dạ dày) là một trong những biến chứng nguy hiểm cảnh báo về tình trạng nghiêm trọng của bệnh. Nhận biết sớm các dấu hiệu chảy máu để kịp thời được xử lý và điều trị đúng cách, tránh những hệ quả khôn lường có thể gặp phải. Khi lớp viêm và loét ở niêm mạc dạ dày – tá tràng ngày một nghiêm trọng, ăn sâu sẽ làm vỡ mạch máu dưới và gây ra xuất huyết. Đa số các trường hợp thường chỉ ảnh hưởng đến các mao mạch nhỏ nên chỉ gây chảy máu ở mức độ nhẹ và sẽ tự ngừng. Tuy nhiên nếu người bệnh không được phát hiện sớm và điều trị bệnh tốt, vết loét nặng có thể gây chảy máu ồ ạt. Đây là tính trạng nguy hiểm cần được can thiệp cấp cứu ngay lập tức để cầm máu tổn thương nếu không có thể nguy hiểm tới tính mạng. Biến chứng xuất huyết viêm loét dạ dày, tá tràng thường gặp nhiều nhất ở người cao tuổi, đặc biệt các trường hợp xuất huyết nặng thường liên quan đến việc người bệnh sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc khớp như aspirin, clopidogrel hay thuốc kháng viêm không steroid trong thời gian dài. Viêm loét dạ dày xuất huyết là một trong những biến chứng nguy hiểm không được chủ quan. 2. Triệu chứng cảnh báo xuất huyết dạ dày Xuất huyết dạ dày ngoài những triệu chứng chung của viêm loét dạ dày như đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa,… thì người bệnh còn gặp phải những triệu chứng cơ năng cụ thể: 2.1. Nôn ra máu Người bệnh có thể nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu có màu đen, máu cục lẫn với thức ăn và dịch nhầy dạ dày. Tùy vào nguyên nhân và mức độ viêm loét mà lượng máu nôn ra có thể nhiều hay ít. Trường hợp người bệnh nôn ra máu nhiều và liên tục là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cần được can thiệp cầm máu ngay. Cần phân biệt rõ ràng về biến chứng nôn ra máu do viêm loét dạ dày với nôn ra máu do chảy máu cam, ho ra máu hay nôn do ăn tiết canh vì những trường hợp này đều có dấu hiệu tương tự nhưng mức độ nguy hiểm thì hoàn toàn khác nhau. 2.2. Đi ngoài phân đen Xuất huyết tiêu hóa trên do viêm loét dạ dày có thể không gây nôn ra máu trực tiếp mà máu sẽ theo thức ăn ra ngoài cùng phân. Phân sẽ có màu đen như bã cà phê, mùi khó chịu. Nếu trường hợp chảy máu nhiều, phân thường loãng hơn và có màu đỏ rõ hơn do máu tươi xen lẫn nhiều. Còn nếu máu chảy ít, phân thường vẫn sẽ rắn, thành khuôn nhưng có màu đen như nhựa đường, phân dính và mùi khắm. Triệu chứng này có thể dễ nhầm lẫn với việc đi ngoài phân đen do dùng thuốc Bismuth hay uống sắt. 2.3. Mất máu, thiếu máu, người mệt Triệu chứng này thường chỉ gặp phải nếu tình trạng xuất huyết viêm loét dạ dày nặng, mất nhiều máu trong thời gian dài. Hệ quả của việc mất máu khiến người bệnh bị thiếu máu và kèm theo các triệu chứng như: chóng mặt, hoa mắt, tụt huyết áp, niêm mạc nhợt nhạt, mạch nhanh khó bắt, da xanh tái,… Đặc biệt cần cẩn thận nếu người bệnh có các triệu chứng nặng như li bì, mất ý thức, người kiệt sức, vật vã, hôn mê. Dấu hiệu này cảnh báo về tình trạng xuất huyết nghiêm trọng và cần được cấp cứu ngay nếu không sẽ nguy hiểm tới tính mạng. Người bệnh mệt mỏi, sắc mặt kém do thiếu máu vì xuất huyết tiêu hóa nặng. 3. Chẩn đoán và điều trị bệnh 3.1. Chẩn đoán viêm loét dạ dày chảy máu Xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày – tá tràng thường được chẩn đoán qua nội soi đường tiêu hóa trên. Hình ảnh nội soi cho phép bác sĩ quan sát chi tiết tình trạng chảy máu như: vị trí xuất huyết, mức độ chảy máu, máu chảy thành tia hay máu chảy âm ỉ, máu cục hay có máu ở ổ loét,… để từ đó có phương án xử lý đúng cách kịp thời. Với các trường hợp khẩn cấp, bác sĩ có thể trực tiếp cầm máu tổn thương thông qua nội soi. 3.2. Điều trị viêm loét dạ dày chảy máu Điều trị xuất huyết tiêu hóa trên do viêm loét dạ dày sẽ được xử lý đúng cách dựa theo mức độ nghiêm trọng của xuất huyết, cụ thể: – Nếu xuất huyết tiêu hóa nặng, việc ưu tiên đầu tiên là cần thực hiện cầm máu đồng thời phục hồi thể tích máu kịp thời và hồi sức cho người bệnh. Đây là tình trạng cấp cứu khẩn cấp để không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Sau khi cầm máu thành công và tình trạng người bệnh dần ổn định mới đến điều trị nguyên nhân bệnh để tránh xuất huyết tái phát. – Nếu xuất huyết ở mức vừa và nặng, cần được chẩn đoán nhanh và dùng thuốc cầm máu kết hợp truyền dịch truyền máu để hồi sức cho người bệnh. Người bệnh được lưu viện theo dõi để kịp thời xử trí nhanh các biến chứng có thể xảy ra như: thở oxy nếu khó thở, đặt ống thông dạ dày nhằm theo dõi tình trạng chảy máu, hồi sức và chống sốc nếu mất máu quá nhiều,… – Nếu người bệnh chỉ bị xuất huyết nhẹ, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và theo dõi bằng các xét nghiệm cần thiết. Bên cạnh đó, người bệnh được yêu cầu nghỉ ngơi nhiều hơn, ăn uống nhẹ và thực hiện thêm các chẩn đoán tìm nguyên nhân bệnh để xử lý đúng căn nguyên. Thông qua nội soi dạ dày, bác sĩ có thể kết hợp thực hiện cầm máu tổn thương tức thì. 4. Những lưu ý quan trọng cho người bệnh viêm loét dạ dày mạn tính Người bệnh viêm loét dạ dày mạn tính nếu không có kế hoạch điều trị bệnh và chăm sóc tốt sẽ có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nghiêm trọng, thường gặp nhất là xuất huyết tiêu hóa. Chính vì vậy, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây để kiểm soát tốt tình trạng bệnh và hạn chế nguy cơ biến chứng: – Thực hiện đúng phác đồ điều trị được bác sĩ chỉ định nếu đang trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày. – Duy trì chế độ ăn đủ chất, cân đối dinh dưỡng. Tìm hiểu những thực phẩm nên ăn và nên kiêng để xây dựng thực đơn phù hợp. – Điều chỉnh lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi đủ, không thức khuya và tránh căng thẳng quá độ. – Thận trọng khi phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm. Tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về lựa chọn đúng loại thuốc, liều dùng và hướng dẫn sử dụng. – Theo dõi và kịp thời nhận biết những dấu hiệu, triệu chứng bất thường. Thăm khám ngay khi cần thiết để được bác sĩ chuyên khoa điều trị đúng cách. – Thăm khám sức khỏe định kỳ, nội soi tiêu hóa định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Viêm loét dạ dày chảy máu là biến chứng nguy hiểm tuyệt đối không thể chủ quan. Nhận biết đúng các triệu chứng bệnh để chủ động hơn trong việc điều trị và phòng bệnh đúng cách.;;;;;Viêm xuất huyết niêm mạc dạ dày là bệnh lý không hiếm gặp. Bệnh lý này có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị và xử lý kịp thời. Chính vì vậy việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp mọi người điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả hơn. 1. Khái niệm về bệnh viêm xuất huyết niêm mạc dạ dày Viêm xuất huyết niêm mạc dạ dày hay gọi đơn giản là chảy máu dạ dày là biến chứng tất yếu của bệnh viêm loét dạ dày khi tình trạng bệnh tiến triển nặng. Nguyên nhân do bệnh không được điều trị sớm và triệt để. Niêm mạc của dạ dày bị viêm loét, các mạch máu của vùng bị viêm giãn nở ra do ứ máu nhiều và gây viêm nhiễm. Tình trạng xuất huyết nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Viêm xuất huyết niêm mạc dạ dày là tình trạng khá phổ biến 2. Nguyên nhân gây xung huyết dạ dày bạn cần biết Viêm xuất huyết niêm mạc dạ dày có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Đôi khi nguyên nhân từ chính các thói quen xấu trong cuộc sống. 2.1 Nguyên nhân do chế độ ăn uống thiếu khoa học Thói quen ăn uống là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý về dạ dày. Việc thường xuyên ăn đồ dầu mỡ, đồ cay nóng, đồ uống có chứa cồn,…dẫn tới xung huyết dạ dày. Trong rượu có chất Alcohol làm mất chất nhầy ở niêm mạc dạ dày khiến chúng dễ bị bào mòn và tổn thương. 2.2 Vi khuẩn HP gây viêm xuất huyết niêm mạc dạ dày Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý ở dạ dày. Chúng thường sống trong lớp nhầy của dạ dày. Khi hoạt động vi khuẩn HP sản xuất ra các enzym gây tổn thương và làm chế tế bào niêm mạc. Điều này dẫn tới viêm loét và xuất huyết dạ dày 2.3 Do yếu tố thần kinh căng thẳng Các trạng thái stress, lo âu, căng thẳng sẽ làm tăng giải phóng Andrenalin. Chất này gây tăng tiết dịch vị dạ dày, gây co niêm mạc dạ dày dẫn tới tổn thương và xung huyết dạ dày cũng như một số bệnh khác: Viêm hang môn vị, viêm loét dạ dày,… 2.4 Tác dụng phụ của thuốc Một số loại thuốc bên cạnh tác dụng chữa trị thì có thể gây ra tác dụng phụ. Chúng có thể gây phá hủy niêm mạc dày và gây ra các tổn thương. Bên cạnh một số nguyên nhân kể trên thì còn có nguyên nhân do các bệnh tự miễn. Căng thẳng là một trong các nguyên nhân gây bệnh 3. Triệu chứng của bệnh viêm xuất huyết niêm mạc Viêm xuất huyết niêm mạc dạ dày ở giai đoạn nhẹ không có triệu chứng rõ rệt nên khó phát hiện. Đôi khi bệnh tới giai đoạn nặng ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe thì người bệnh mới biết. Vì thế ngay khi gặp những dấu hiệu dưới đây bạn nên đi khám ngay vì rất có khả năng đã nhiễm bệnh. – Đau thượng vị: Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội từng cơn vô cùng khó chịu. – Buồn nôn hoặc nôn ra máu – Ợ hơi, ợ chua là triệu chứng thường gặp của các bệnh về dạ dày – Một số trường hợp có triệu chứng chảy máu lợi và bề mặt lưỡi xuât hiện rêu trắng – Người bệnh có thể đi ngoài ra phân có màu đen, lẫn máu do xung huyết dạ dày gây ra Các triệu chứng này rất khó phân biệt với các bệnh lý về đường tiêu hóa khác. Vì vậy để xác định chính xác bệnh bạn cần tới gặp bác sĩ ngay khi thấy có các triệu chứng bất thường. Người bệnh thường có cảm giác đau ở vùng thượng vị 4. Các phương pháp chẩn đoán bệnh Nếu chỉ dựa trên các dấu hiệu sẽ không thể biết chính xác được bệnh lý. Vì vậy người bệnh cần tới bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm và phương pháp kiểm tra. Phương pháp thường sử dụng để chẩn đoán là nội soi. Dựa trên kết quả thu được các bác sĩ sẽ dễ dàng đánh giá tình trạng bệnh lý để có hướng điều trị phù hợp. 4.1 Nội soi qua đường miệng không gây mê Phương pháp này có thể gây khó chịu và hơi đau cho ngươi bệnh. Ống nội soi được đưa vào đường miệng khiến bệnh nhân có cảm giác buồn nôn do dây soi chặn ở cổ. Để giảm thiểu cảm giác khó chịu bạn nên thả lỏng cơ thể và tuân theo chỉ định của bác sĩ xuyên suốt quá trình nội soi. Một lời khuyên là bạn nên hít thở sâu và chậm sẽ giúp thoải mái hơn. 4.2 Nội soi qua đường miệng gây mê Bạn sẽ được tiến hành gây mê trước khi nội soi. Ưu điể của thủ thuật này là người bệnh không có cảm giác khó chịu trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên một số trường hợp có thể gây tác dụng phụ như: Sốc thuốc gây mê, dị ứng thuốc. Vì vậy trước khi tiến hành gây mê bác sĩ nên kiểm tra thuốc để đảm bảo an toàn. 4.3 Nội soi bằng đường mũi để xác định viêm xuất huyết niêm mạc dạ dày Khi nội soi qua mũi người bệnh trong trạng thái hoàn toàn tỉnh táo và có thể nói chuyện với bác sĩ. Cảm giác khó chịu cũng được giảm thiểu đáng kể hơn so với nội soi qua 5. Cách điều trị và phòng bệnh viêm xuất huyết niêm mạc dạ dày Viêm xuất huyết dạ dày nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng. Một trong những biến chứng nguy hiểm là ung thư dạ dày. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì người bệnh nên kết hợp thay đổi lối sống và thói quen ăn uống. Điều này không chỉ giúp chữa bệnh mà còn giúp phòng bệnh hiệu quả. – Xây dựng chế độ ăn uống theo khoa học: Ăn uống điều độ, ăn các thực phẩm lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng như rau xanh, trái cây. Tránh xa đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng,… – Tuyệt đối không được bỏ bữa, nên chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực lên dạ dày – Tránh sử dụng các chất kích thích, đồ uống có chứa cồn, cafe, nước ngọt có gas – Không hút thuốc lá – Tạo thói quen nghỉ ngơi và làm việc điều độ, tránh làm việc quá sức, thức khuya – Lựa chọn một môn thể thao hoặc tập thể dục mỗi ngày giúp nâng cao sức đề kháng. Cơ thể khỏe mạnh có tác dụng đẩy lùi mọi bệnh tật Các lưu ý : – Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ – Sau khi ăn uống nên nghỉ ngơi, không nên vận động mạnh Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh Khi phát hiện các dấu hiệu viêm xuất huyết niêm mạc dạ dày bạn cần tới bệnh viện để thăm khám ngay. Bệnh càng được điều trị sớm thì cơ hội chữa khỏi hoàn toàn càng cao. Ngược lại nếu để bệnh kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.;;;;;Xuất huyết dạ dày rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Do đó, bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh cần nắm rõ các biểu hiện xuất huyết dạ dày để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của chính mình. Dưới đây là những triệu chứng xuất huyết dạ dày điển hình. 1. Thay đổi sắc tố da Dạ dày yếu, không thể chuyển hóa các chất dinh dưỡng khiến bệnh nhân mệt mỏi, lâu ngày cơ thể bị suy nhược, da dẻ nhợt nhạt, không có sức sống. Đây là biểu hiện bên ngoài rất dễ nhận thấy. 2. Đau vùng thượng vị dạ dày Cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị dạ dày rồi lan rộng khắp vùng bụng. Bệnh nhân có các cơn đau bụng dữ dội, bụng căng cứng, vã mồ hôi lạnh, mặt tái nhợt... 3. Buồn nôn, nôn ra máu Nôn ra máu là dấu hiệu xuất huyết dạ dày cơ bản Nôn ra máu là dấu hiệu xuất huyết dạ dày cơ bản, hầu như người bệnh nào cũng có biểu hiện này. Bệnh nhân sẽ có biểu hiện đầy bụng, chướng bụng, buồn nôn, cảm giác có mùi tanh lợm ở miệng, nôn ra máu tươi hoặc máu đen, trong máu có thể có lẫn thức ăn. Có thể nôn ra thức ăn rồi mới trào ra máu.Nôn ra máu là dấu hiệu hết sức nguy hiểm. Nếu tình trạng nôn ra máu nặng, bệnh nhân có thể bị mất máu nhiều, đe dọa đến tính mạng. Vì vậy trong trường hợp này người bệnh cần được cấp cứu kịp thời để cầm máu. 4. Đi ngoài ra phân có màu đen Sau khi nôn ra máu, bệnh nhân có thể đi ra ngoài ra phân có màu đen như màu bã cà phê. Phân sền sệt và có mùi thối khẳm khó chịu. Đó là biểu hiện trong phân có máu. Lượng phân càng nhiều và càng có màu đen sậm là dấu hiệu chảy máu dạ dày càng nặng. 5. Cơ thể thiếu máu Bệnh nhân nôn ra máu và đi ngoài ra máu nhiều hoặc kéo dài khiến cơ thể bị thiếu máu Bệnh nhân nôn ra máu và đi ngoài ra máu nhiều hoặc kéo dài khiến cơ thể bị thiếu máu dẫn đến các biểu hiện như: choáng váng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi hột, tụt huyết áp...Khi thấy một trong các dấu hiệu xuất huyết dạ dày kể trên, người bệnh nên nhập viện càng sớm càng tốt để kiểm tra tình hình và tiến hành cầm máu. Tuyệt đối không tự điều trị tại nhà vì nếu để lâu bệnh nhân có thể tử vong do mất máu quá nhiều.Với các trường hợp xuất huyết dạ dày nhẹ có thể nội soi để kiểm tra và sử dụng thuốc điều trị tại nhà. Các trường hợp xuất huyết dạ dày nặng cần được cầm máu ngay lập tức, nhất là xuất huyết do vi khuẩn Hp gây ra. Sau đó, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh và thuốc chữa lành vết loét.Để xác định chính xác tình trạng sức khỏe, bệnh nhân có một trong các dấu hiệu trên nên đi khám bác sĩ.Bác sĩ Hương có kinh nghiệm trên 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội Tiêu hóa trong đó với với gần 20 năm giữ chức vụ Phó khoa, trưởng khoa Bệnh viện Trung ương Huế.;;;;;Xuất huyết dạ dày là bệnh nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ gây mất máu nhiều. Chính vì thế việc tìm hiểu về bệnh xuất huyết dạ dày qua bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về căn bệnh này, đồng thời có biện pháp xử trí phù hợp. Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày Xuất huyết dạ dày là bệnh lý cấp tính thường gặp do tổn thương viêm đau dạ dày cấp hoặc mạn tính mà không được điều trị kịp thời. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra: Do uống rượu Thường xuyên sử dụng rượu bia làm tăng nguy cơ bị xuất huyết dạ dày Do vô tình hoặc cố ý sử dụng dung dịch axit hoặc kiềm Do căng thẳng, stress kéo dài Do sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm trong thời gian dài Do mắc một số bệnh lý làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa do xơ gan hoặc ung thư dạ dày gây ra Do mắc các bệnh về máu như bệnh bạch cầu, bệnh suy tuỷ xương, bệnh máu chậm đông, bệnh máu chảy lâu, chảy máu nhiều ở những nơi như chân răng, dưới da, ruột… Các triệu chứng cảnh báo bệnh xuất huyết dạ dày Khi bị xuất huyết dạ dày người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Nôn ra máu là dấu hiệu dễ nhận biết khi bị xuất huyết dạ dày Xuất huyết dạ dày là bệnh nguy hiểm và có thể gây biến chứng nghiêm trọng, mất máu nhiều dẫn tới suy kiệt sức khỏe và tử vong. Chính vì thế khi thấy các dấu hiệu cảnh báo bệnh xuất huyết dạ dày, người bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. Từ đó có biện pháp điều trị phù hợp. Cách điều trị xuất huyết dạ dày Khi thấy xuất hiện các triệu chứng xuất huyết dạ dày, người bệnh cần tới bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. Không được điều trị tại nhà để tránh mất máu nhiều gây tử vong. Tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán có phải chảy máu dạ dày hay không, nếu do loét dạ dày tá tràng sẽ được điều trị theo phác đồ của bệnh viện. Người bệnh cần đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp Với một số trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ cho theo dõi thêm trong 24 – 48 giờ đồng hồ, nội soi dạ dày và nếu không còn chảy máu thì có thể xuất viện, uống thuốc theo đơn của bác sĩ. Trường hợp bệnh nhân bị chảy máu dạ dày do loét có nhiễm vi trùng HP thì sau khi điều trị ngưng chảy máu sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh trong 10 – 14 ngày. Nếu bị loét không phải do vi trùng hoặc nguyên nhân khác thì chỉ cần điều trị bằng thuốc từ 6 – 8 tuần. Người bệnh cần theo dõi tình trạng bệnh và tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. XEM THÊM: Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết dạ dày
question_423
Nội soi dạ dày phát hiện ung thư dạ dày được không
doc_423
1. Nội soi dạ dày – Phương pháp hỗ trợ sàng lọc ung thư hiệu quả 1.1. Tầm quan trọng của nội soi dạ dày trong sàng lọc ung thư Ung thư dạ dày là một trong 5 dạng ung thư phổ biến nhất hiện nay. Ung thư dạ dày nảy sinh từ những thói quen xấu, lối sinh hoạt thiếu khoa học và rất nhiều yếu tố nguy cơ khác. Để phòng ngừa ung thư dạ dày tìm đến, tầm soát ung thư là giải pháp hữu hiệu và an toàn mà bạn có thể lựa chọn. Sàng lọc ung thư dạ dày phải trải qua rất nhiều bước khám, từ khám lâm sàng, xét nghiệm máu, siêu âm cho đến nội soi. Nội soi dạ dày là phương pháp sàng lọc đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ chẩn đoán bệnh. Bằng cách sử dụng ống mềm để đưa vào trong đường tiêu hóa, trên đầu ống soi có gắn nguồn chiếu sáng để soi sáng khu vực cần khảo sát. Bên cạnh đó, đầu ống soi cũng có một camera giúp thu lại hình ảnh và đưa về bộ vi xử lý và truyền lên màn hình vi tính có độ phân giải cao. Nhờ đó bác sĩ nội soi có thể quan sát và phát hiện những tổn thương trong lòng đường tiêu hóa. Nội soi là phương pháp sàng lọc ung thư dạ dày hiệu quả 1.2. Ai nên nội soi dạ dày Nếu bạn bắt gặp phải những triệu chứng bất thường sau, có thể bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn nội soi: – Đau bụng ở vùng thượng vị – Thường xuyên ợ chua, ợ hơi – Hay no nên thường ăn ít hoặc thậm chí chán ăn (do mất khẩu vị) – Buồn nôn hoặc nôn sau khi ăn – Đi ngoài ra máu – Khó chịu ở cổ họng, khó nuốt – Sụt cân nhanh Ngoài ra, nếu bạn thuộc trong các nhóm đối tượng sau thì cũng cần thực hiện nội soi dạ dày phát hiện ung thư dạ dày: – Nhóm đối tượng lạm dụng thuốc lá mỗi ngày – Nhóm đối tượng là nam giới và ngoài 40 tuổi – Nhóm đối tượng có sở thích ăn chế biến sẵn, thực phẩm lên men,..; thói quen ăn nhiều muối – Nhóm đối tượng có tiền sử gia đình từng có người mắc ung thư dạ dày – Người bị viêm loét dạ dày Nếu có triệu chứng bất thường cần tới bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt 1.3. Các bước thực hiện nội soi dạ dày để sàng lọc ung thư Quá trình thực hiện nội soi dạ dày bao gồm 5 bước: – Bước 1: Kiểm tra độ sạch của dạ dày – đại tràng. Người bệnh thay quần áo chuyên dụng của bệnh viện. – Bước 2: Người bệnh nằm trên giường trong phòng nội soi. Bác sĩ gắn máy đo huyết áp, máy đo nhịp tim, máy đó nhịp thở vào cơ thể người bệnh. Sau đó, bác sĩ có thể truyền thêm thuốc gây mê vào cơ thể người bệnh qua đường tĩnh mạch. – Bước 3: Tiến hành nội soi. – Bước 4: Sau khi khảo sát xong, bác sĩ từ từ rút ống nội soi ra bên ngoài. Người bệnh sẽ được đưa ra khu vực chờ để theo dõi và đến khi tỉnh lại – Bước 5: Sau khi tỉnh lại, người bệnh thay quần áo và kiểm tra lại huyết áp. Đồng thời nhận lại kết quả nội soi của mình. Nội soi dạ dày diễn ra nhanh chóng và không gây khó chịu cho người nội soi 1.4. Lưu ý dành cho người nội soi lần đầu Với lần đâu thực hiện nội soi dạ dày phát hiện ung thư dạ dày, chắc chắn bạn sẽ không khỏi lo lắng. Tuy nhiên hãy nắm chắc những điều sau để quá trình nội soi diễn ra thuận lợi: – Nhịn ăn ít nhất từ 6-8 tiếng trước ngày nội soi – Chỉ nên uống nước lọc, tránh các loại đồ uống có cồn và có gas – Cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe, các loại thuốc đang dùng hoặc tiền sử dị ứng với thuốc – Giữ tâm lý thoải mái – Sau khi nội soi bạn tránh ăn các đồ cay nóng vì rất dễ gây tổn thương niêm mạc dạ dày. – Có thể có cảm giác khó chịu ở cổ họng và bụng, buồn nôn,…Đây là triệu chứng bình thường sau nội soi và sẽ hết trong thời gian ngắn. Bên cạnh nội soi dạ dày, bạn cần thực hiện thêm các bước khám khác như: – Khám lâm sàng – Làm xét nghiệm máu để chỉ điểm khối u – Siêu âm ổ bụng tổng quát – Chụp cắt lớp vi tính MSCT Chỉ khi kết hợp với các kết quả của những bước khám trên, bác sĩ mới có đủ căn cứ để chẩn đoán nguy cơ có hay không ung thư dạ dày. Nội soi ung thư dạ dày là phương pháp sàng lọc ung thư hiệu quả, góp phần giúp bác sĩ chắc chắn hơn vào kết luận chẩn đoán cuối cùng. Bác sĩ cần căn cứ thêm vào kết quả xét nghiệm, siêu âm để chẩn đoán chính xác nhất về nguy cơ ung thư dạ dày
doc_48343;;;;;doc_37403;;;;;doc_7016;;;;;doc_11608;;;;;doc_24753
Do không thấy biểu hiện đặc trưng của bệnh, nên bệnh nhân không đi khám và tự ý mua thuốc điều trị tại nhà. Nhờ khám chuyên khoa Tiêu hóa bệnh nhân được chỉ định nội soi và sinh thiết tổn thương, cuối cùng chẩn đoán chính xác bệnh nhân mắc ung thư dạ dày. Bất ngờ phát hiện ung thư ác tính nhưng không có bất thường Chẩn đoán ung thư dạ dày từ biểu hiện đau tức thượng vị kéo dài 3 tháng. PGS. Ung thư biểu mô tế bào nhẫn thuộc dạng thứ ba, độ ác tính cao, lan rộng nhiều nơi nên khi phẫu thuật phải cắt rộng dạ dày”. Như trường hợp của chị N. T. Tại đây, chị được Th S. BS Phí Thị Quang, chuyên khoa Tiêu hóa khám và thực hiện nội soi ống mềm có sinh thiết, kết quả bệnh nhân mắc ung thư tế bào nhẫn dạ dày. Khai thác tiền sử, chị N cho biết, chỉ thấy đau tức vùng thượng vị kèm đầy bụng, nhưng không ợ hơi, không ợ chua, không buồn nôn, không tức ngực, không khó thở, đại tiểu tiện bình thường, không gầy, không sút cân. Tại Việt Nam, ung thư dạ dày là ung thư thường gặp nhất trong các loại ung thư đường tiêu hóa. Căn bệnh quái ác cướp đi mạng sống của 35.000 người mỗi năm. Tỉ lệ ung thư dạ dày ở nam gấp 2 lần ở nữ, thường gặp trong độ tuổi 40-60 tuổi. Phẫu thuật là phương pháp điều trị có hiệu quả nhất, nhưng kết quả sau mổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng nhất là chẩn đoán sớm và chính xác bệnh. Nội soi - Kỹ thuật cần thiết phát hiện sớm các bệnh lý, ung thư dạ dày Nội soi giúp phát hiện sớm các bệnh lý, trong đó có ung thư đường tiêu hóa. Với kinh nghiệm nhiều năm công tác tại Chuyên khoa Tiêu hóa, Th S. BS Phí Thị Quang cho biết: Nội soi tiêu hóa nói chung, trong đó có nội soi gây mê là kỹ thuật cần thiết để phát hiện sớm các bệnh lý, kể cả ung thư đường tiêu hóa. Thế nhưng trước đây khi đi kiểm tra, chị N, lại chủ quan chưa từng nội soi. Để tránh “nỗi oan” mắc ung thư dạ dày do phát hiện muộn, bác sĩ Quang khuyến cáo những người nên chủ động tầm soát nếu có: - Tiền sử gia đình có người mắc bệnh dạ dày nên đi nội soi kiểm tra định kỳ. - Khi thấy những biểu hiện bất thường: chán ăn, mệt mỏi, khó chịu đau bụng, đày bụng chướng hơi, buồn nôn hoặc nôn, toàn thân mệt mỏi nên đi khám ngay. - Không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà. TS Trần Việt Tú - Chủ nhiệm Bộ môn Nội tiêu hóa, Học viện Quân Y; Th S... - Bệnh viện trang bị đầy đủ các kỹ thuật xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh – thăm dò chức năng (nội soi gây mê, đường mũi) cho kết quả chính xác cho mỗi lần kiểm tra. - Thực hiện liên kết với hơn 20 bệnh viện đầu ngành để bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu người bệnh muốn điều trị chuyên sâu và các ca bệnh phức tạp. - Lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử, theo dõi toàn bộ quá trình khám. Mọi chi tiết, khách hàng vui lòng liên hệ: Địa chỉ: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình | 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội;;;;; Nội soi dạ dày là quá trình đưa ống soi mềm có bộ phận chiếu sáng và ghi nhận hình ảnh để quan sát ống tiêu hóa bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng (đoạn đầu trên của ruột non). Nội soi dạ dày là một trong những phương pháp chuẩn giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý dạ dày, trong đó có ung thư dạ dày. Nội soi chẩn đoán ung thư dạ dày được chỉ định khi bệnh nhân đến thăm khám và phát hiện những bất thường nghi ngờ ung thư hay đơn giản hơn là chỉ gặp những tình trạng khó nuốt, đau bụng dai dẳng (khối u được phát hiện tình cờ qua nội soi)… Nội soi chẩn đoán ung thư dạ dày có thể biết được chính xác vị trí tổn thương, thể bệnh (như sùi, loét, thâm nhiễm). Đây là phương pháp được đánh giá cao hơn X quang dạ dày. Nội soi kết hợp sinh thiết chẩn đoán mô bệnh học là tiêu chuẩn vàng để đánh giá ung thư dạ dày. Có nhiều phương pháp nội soi chẩn đoán ung thư dạ dày và mỗi phương pháp nội soi có quy trình thực hiện riêng. Nếu bệnh nhân nội soi qua đường miệng, trước khi soi người bệnh sẽ được xịt thuốc tê vào họng để giảm bớt sự khó chịu khi nội soi. Bác sĩ đưa ống nội soi qua miệng xuống thực quản, dạ dày và tá tràng để đánh giá, ghi nhận tổn thương. Với nội soi gây mê, trước khi tiến hành nội soi bệnh nhân được gây mê tạm thời, liều lượng được tính toán phù hợp với thời gian nội soi, đảm bảo an toàn, không khó chịu cho người bệnh. 3. Các phương pháp chẩn đoán ung thư dạ dày khác Nội soi kết hợp sinh thiết là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán ung thư dạ dày;;;;;Ung thư dạ dày là căn bệnh ác tính có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để chẩn đoán, trong đó nội soi ung thư dạ dày kết hợp sinh thiết được ưu tiên sử dụng hàng đầu. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức liên quan đến kỹ thuật thăm khám này. 1. Tìm hiểu về căn bệnh ung thư dạ dày ung thư dạ dày là một trong những bệnh về đường tiêu hóa phổ biến. Bệnh đặc trưng bởi các tế bào ác tính phát triển không bình thường tại dạ dày. Chúng sinh sản mất kiểm soát và tạo thành khối u ác tính, sau đó có thể lan rộng sang những tổ chức xung quanh hoặc theo máu đi đến những tổ chức ở xa hơn (gọi là di căn). Nguyên nhân gây nên ung thư dạ dày: Các tổn thương dạ dày kéo dài: Bệnh viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày kéo dài sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến loạn sản và cuối cùng là ung thư dạ dày. Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP): chúng gây viêm teo và nhiều tổn thương dạ dày tiền ung thư khác, được coi là một nguyên nhân gây nên ung thư dạ dày. Sinh hoạt và ăn uống: Người béo phì, ăn nhiều thức ăn chứa nitrat như thịt hun khói, thịt nước, dưa muối, cá muối,… Người có tiền sử mắc những bệnh về dạ dày cần phải phẫu thuật. Do di truyền: Đột biến gen CDH1, hội chứng di truyền đa polyp tuyến, ung thư dạ dày di truyền,… Căn bệnh này gây nhiều đau đớn, ảnh hưởng quá trình tiêu hóa và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân không được phát hiện và điều trị sớm thì căn bệnh này sẽ từ từ hủy hoại cuộc sống, tỷ lệ tử vong trong vòng 5 năm là 98 % nếu bệnh nhân không được điều trị. Vì thế, cần thăm khám và phát hiện bệnh ung thư dạ dày càng sớm càng tốt để có biện pháp điều trị thích hợp, hạn chế nguy hiểm và đẩy lùi bệnh tật. Hiện nay, nội soi ung thư dạ dày là một trong những phương pháp được sử dụng hàng đầu trong sàng lọc ung thư dạ dày. Nội soi ung thư dạ dày được thực hiện bởi một ống nội soi có kích thước nhỏ, đầu có gắn camera và đèn chiếu sáng đưa vào thực quản đi xuống dạ dày, cho phép quan sát bên trong dạ dày một cách rõ ràng và chi tiết. Trong quá trình nội soi, có một thiết bị nhỏ được luồn theo ống nội soi để thực hiện nhiệm vụ sinh thiết, lấy đi một mẫu tế bào dạ dày để phân tích. Kết hợp giữa kết quả nội soi và xét nghiệm tế bào học, bác sĩ sẽ có một nhận định chính xác về căn bệnh ung thư dạ dày. Khi đã chẩn đoán được ung thư dạ dày, bệnh nhân có thể thực hiện siêu âm, chụp cắt lớp CT, chụp cộng hưởng từ (MRI), xét nghiệm máu để theo dõi và đánh giá sự tiến triển của ung thư. Để có một kết quả điều trị hiệu quả nhất, bạn cần phát hiện ung thư dạ dày sớm và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Nội soi ung thư dạ dày được chỉ định khi bệnh nhân có các triệu chứng sau: Thường xuyên ợ chua, buồn nôn hoặc nôn mửa. Đau bụng thường xuyên, đặc biệt là khi đói. Có cảm giác nặng bụng khi ăn xong. Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sụt cân nhanh. Ngoài ra, phương pháp cũng có thể được chỉ định thăm dò cho những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao: Người nghiện rượu bia, thuốc lá. Người thừa cân, béo phì. Người già trên 60 tuổi. Có thói quen thích ăn những thực phẩm lên men, đồ chiên nướng. Trong gia đình có người từng mắc ung thư dạ dày. Bản thân có tiền sử mắc bệnh dạ dày trước đó và đã được phẫu thuật điều trị. 4. Những lưu ý khi thực hiện nội soi ung thư dạ dày Những lưu ý để có được kết quả nội soi chính xác nhất: Trước khi nội soi ung thư dạ dày, bạn cần nhịn ăn ít nhất 6 giờ. Điều này giúp cho dạ dày của bạn được rỗng, sẽ giúp cho quá trình quan sát dễ dàng và chính xác hơn. Bác sĩ cần giải thích với bệnh nhân về những rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện phương pháp nội soi để chẩn đoán ung thư dạ dày. Chỉ thực hiện phương pháp khi có sự đồng ý của bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân. Cần báo cho bác sĩ nếu bệnh nhân đang sử dụng thuốc trong điều trị một số bệnh nào khác hoặc bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thuốc gây tê, thuốc gây mê. Cần nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ trước, trong và sau khi nội soi. Bệnh nhân nên làm gì khi nội soi ung thư dạ dày cho kết quả dương tính: Khi có kết quả dương tính với ung thư dạ dày, bệnh nhân cần bình tĩnh để nghe bác sĩ thông báo về tiến triển của bệnh. Nếu phát hiện sớm, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn và ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu không may phát hiện bệnh vào giai đoạn cuối, bệnh nhân chỉ có 5 % cơ hội được chữa khỏi. Bệnh nhân cần làm theo hướng dẫn và tham khảo lời khuyên từ bác sĩ, nó sẽ giúp ích trong điều trị và ngăn bệnh tiến triển theo hướng xấu. Bệnh nhân không tự ý sử dụng thuốc không nằm trong đơn thuốc điều trị do bác sĩ kê đơn, uống thuốc đều đặn và đúng giờ, đúng liều lượng. Ngoài ra, bệnh nhân cần có một chế độ sinh hoạt khoa học, phù hợp với người đang điều trị ung thư dạ dày. Đó là, tuyệt đối không ăn các thực phẩm giàu Nitrate, đồ cay nóng, đồ chua, bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, nên vận động nhẹ và kiểm soát cân nặng của mình. Nâng cao sức đề kháng cũng là một phương pháp điều trị bệnh hiệu quả cần được quan tâm.;;;;;Ung thư dạ dày thường gặp ở những người trên 50 tuổi nhưng hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa và trở thành mối lo lắng của bất kỳ ai. Do đó, để dự phòng hiệu quả thì nên sàng lọc ung thư định kỳ, đặc biệt là nội soi ung thư dạ dày. Đặc biệt, nếu thuộc vào nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày thì bạn cần chủ động kiểm tra càng sớm càng tốt. Ai cũng đều có thể mắc ung thư dạ dày. Bệnh lý này thường không có triệu chứng điển hình ở giai đoạn đầu nên khi phát hiện ra đều đã bước vào giai đoạn muộn. Có nhiều nguyên nhân gây nên ung thư dạ dày. Những người có các yếu tố dưới đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khác: – Có các tổn thương tiền ung thư: Người bị teo niêm mạc dạ dày, tế bào niêm mạc dạ dày biến đổi cấu trúc, cơ thể không kiểm soát được sự biến đổi đó (nghịch sản). – Vi khuẩn HP: Đây là vi khuẩn gây viêm loét dạ dày và phá hủy niêm mạc dạ dày, gây nên các tổn thương tiền ung thư. – Béo phì: Người béo phì dễ mắc ung thư dạ dày, nhất là ung thư phần tâm vị. – Di truyền: Người sống trong gia đình từng có người thân mắc ung thư dạ dày trước đó thì nguy cơ di truyền rất cao. – Những người có từng phẫu thuật dạ dày có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao, nhất là khoảng 15 – 20 năm sau phẫu thuật. – Tuổi tác: Người sau tuổi 50 có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn so với những người trẻ. – Nam giới dễ mắc ung thư dạ dày hơn nữ giới, tỷ lệ mắc cao gấp 2 lần. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày cần chủ động sàng lọc định kỳ 2. Tầm soát ung thư dạ dày để dự phòng sức khỏe Các chuyên gia khuyên rằng, nên tầm soát ung thư dạ dày 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện bệnh lý và điều trị. Với ung thư dạ dày, để phát hiện không chỉ đơn giản dựa vào kiểm tra thông thường mà buộc phải tiến hành nội soi ung thư dạ dày. Vì nếu chỉ khám bên ngoài sẽ không thể thấy được những tổn thương bên trong. Hay siêu âm, chụp dạ dày có cản quang cũng chỉ phát hiện ở một chừng mực nhất định, thường chỉ thấy khi khối u đã phát triển lớn hơn. Nội soi dạ dày có thể sàng lọc chính xác những tổn thương nhỏ nhất và lấy tế bào mẫu để sinh thiết. Điều này giúp chắc chắn chẩn đoán cuối cùng. Chủ động tầm soát ung thư định kỳ hàng năm mang lại ý nghĩa lớn tới sức khỏe: – Vừa đánh giá sức khỏe hiện tại, vừa sàng lọc xem có sự xuất hiện của tế bào ung thư hay không. – Kịp thời đưa ra phương án điều trị nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, giúp bảo toàn tiên lượng sống. – Ngăn chặn không để rủi ro bệnh tật xảy ra. – An tâm sức khỏe, tận hưởng cuộc sống trọn vẹn. Nội soi ung thư dạ dày là phương pháp sàng lọc những tổn thương tiền ung thư một cách chính xác 3.Nội soi ung thư dạ dày – Phương pháp sàng lọc bệnh chính xác, hiệu quả 3.1. Công nghệ nội soi ung thư dạ dày hiện nay Đây là công nghệ nội soi sử dụng dải tần ánh sáng hẹp và một dải màu nhất định. Điều này giúp quan sát rõ nét hình ảnh mô và niêm mạc với sự tương phản tốt nhất. Nhờ đó mà bất kỳ các biến đổi trong cấu trúc về mặt niêm mạc và hệ thống mạch máu dưới niêm mạc đều được tái hiện một cách chi tiết. Với 5 ưu điểm vượt trội: + Hình ảnh nội soi đươc phóng đại đến hàng trăm lần. + Giúp quan sát sắc nét lớp niêm mạc và dưới lớp niêm mạc. + Phát hiện chính xác các bệnh lý đường tiêu hóa như: viêm loét, xuất huyết, polyp, HP,… + Phát hiện sớm ung thư ống tiêu hóa qua kết quả hình ảnh nội soi. + Phương pháp nội soi không đau, không khó chịu trong suốt quá trình thực hiện. Nội soi dạ dày được áp dụng công nghệ tiên tiến, không gây khó chịu trong quá trình thực hiện Thông thường theo khuyến cáo của chuyên gia thì bạn nên đi nội soi ung thư dạ dày 6 tháng/lần. Tuy nhiên tùy vào kết quả thăm khám mà bác sĩ sẽ chỉ định lần nội soi tiếp theo vào thời gian nào. – Đau dạ dày ở mức độ nhẹ thì 6 tháng sau bạn mới cần kiểm tra lại. – Đau dạ dày mãn tính, nhiễm vi khuẩn HP và không loạn sản dạ dày thì bác sĩ sẽ chỉ định nội soi 3 năm/lần – Barrett thực quản và phát hiện loạn sản dạ dày thì bạn sẽ được chỉ định nội soi định kỳ hàng năm – Tổn thương dạ dày nghiêm trọng và phát hiện có loạn sản dạ dày thì có thể được chỉ định nội soi 3 – 6 tháng/lần. – Tầm soát ung thư dạ dày nên thực hiện nội soi ít nhất 1 lần/năm. 3.3. Quy trình nội soi trong tầm soát ung thư dạ dày Trước khi bước vào danh mục nội soi, bạn sẽ khám với bác sĩ chuyên khoa và thực hiện các xét nghiệm cần thiết ban đầu. Sau khi đã thực hiện xong, bạn mới thực hiện nội soi để sàng lọc ung thư. Quy trình sẽ như sau: – Làm hồ sơ trước nội soi – Chuẩn bị trước khi tiến hành nội soi: thay quần áo chuyên dụng, uống thuốc tan bọt dạ dày, đặt đường truyền trước khi tiến hành gây mê,.. – Gây mê bằng máy bơm tiêm điện tự động – Tiến hành nội soi – Nghỉ ngơi ở phòng lưu viện để tỉnh mê, sau đó rút đường truyền. – Nhận kết quả và đồ ăn nhẹ sau khi nội soi – Quay lại phòng khám ban đầu nghe chẩn đoán từ bác sĩ chuyên khoa. Quá trình thực hiện nội soi êm ái và nhẹ nhàng Như vậy, khi thấy bản thân mình có một trong những yếu tố có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày thì bạn hãy chủ động kiểm tra, theo dõi sức khỏe của mình. Tốt nhất là hãy nội soi ung thư dạ dày định kỳ mỗi năm để dự phòng rủi ro bệnh tật trong tương lai.;;;;;Ung thư dạ dày có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm. Do vậy, phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm có vai trò vô cùng quan trọng. Ở Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước phương Tây, việc áp dụng máy nội soi hiện đại như nội soi phóng đại có dải tần hẹp (NBI) để chẩn đoán ung thư dạ dày sớm được triển khai rộng rãi, do đó góp phần nâng cao tỷ lệ phát hiện ung thư dạ dày sớm. Nhiều quốc gia trên thế giới, ung thư dạ dày hầu hết được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, phương tiện chẩn đoán chủ yếu ở những nơi này là máy nội soi thông thường dưới ánh sáng trắng (tức là nội soi với chế độ máy soi ánh sáng trắng thông thường, không sử dụng các chế độ nâng cao như nội soi nhuộm màu, nội soi phóng đại).Việc áp dụng rộng rãi các phương tiện hiện đại để chẩn đoán ung thư sớm ở những quốc gia đang phát triển là một thách thức lớn về khả năng kinh tế và kỹ thuật. Một điều may mắn là nội soi thông thường vẫn có thể phát hiện được tổn thương ung thư dạ dày sớm nếu chúng ta tiến hành theo một quy chuẩn.Vì vậy, các chuyên gia Nhật Bản đã đưa ra Hướng dẫn về quy trình chẩn đoán ung thư dạ dày sớm bằng nội soi thông thường. Để thực hiện được điều này, có một số điều cần chú ý dưới đây. 1. Chuẩn bị dạ dày thật tốt Chuẩn bị dạ dày đúng tiêu chuẩn là điều kiện bắt buộc, giúp giảm thiểu thời gian và công sức của bác sỹ, kỹ thuật viên (KTV) trong khi làm thủ thuật, ví dụ làm sạch chất nhầy và bọt trên bề mặt niêm mạc dạ dày.Bệnh nhân cần nhịn ăn trước thủ thuật ít nhất 8 giờ, các dung dịch tan bọt và tan nhầy cũng được sử dụng đường uống trước thủ thuật 30 phút. Thật vậy, tổn thương nhỏ, phẳng đôi khi sẽ bị che lấp trong thức ăn còn lại hoặc bọt quá nhiều trong dạ dày. Người bệnh cần nhịn ăn trước khi tiến hành nội soi dạ dày 2. Đánh giá nguy cơ bị ung thư dạ dày ngay khi ống nội soi vào dạ dày Ngay khi đưa dây soi vào dạ dày, trên hình ảnh nội soi, bác sĩ cần xác định yếu tố nguy cơ ung thư dạ dày trên nền niêm mạc (như viêm dạ dày do nhiễm Helicobacter pylori (HP), viêm teo dạ dày hoặc dị sản ruột). Nếu nền niêm mạc bình thường thì ít có tổn thương nghi ngờ ung thư dạ dày.Niêm mạc dạ dày ít có nguy cơ ung thư dạ dày: Một dấu hiệu duy nhất được giới thiệu gọi là RAC (regular arrangement of collecting venules – sự sắp xếp đều đặn của các mao mạch hội tụ) trên nội soi. Bằng cách quan sát kỹ trên hình ảnh nội soi niêm mạc thân vị dạ dày bình thường, ta có thể thấy các mạch máu nhỏ giống như mạng nhện. Nếu những mao mạch hội tụ này sắp xếp đều đặn thì độ nhạy và độ đặc hiệu để chẩn đoán niêm mạc thân vị dạ dày bình thường không nhiễm Hp tương ứng là trên 90%. Dạ dày không nhiễm H.Pylori, thì ít có khả năng bị ung thư dạ dày.Niêm mạc dạ dày có nguy cơ bị ung thư dạ dày: Hình ảnh mạch máu được quan sát rõ và mất các nếp niêm mạc ở thân vị dạ dày, là đặc điểm của viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính, một yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày. Hình 1: Hình ảnh niêm mạc dạ dày không nhiễm H.Pylori: Sự sắp xếp đều đặn của mao mạch hội tụ (RAC) trên nền niêm mạc dạ dày bình thường. Các mạch máu giống mạng nhện nhỏ tương ứng với sự sắp xếp các mao mạch đều đặn (mũi tên), ít có khả năng nhiễm H.Pylori ở niêm mạc dạ dày này. Hình 2: Vùng bên phải của hình ảnh: Niêm mạc dạ dày có viêm teo mạn tính do nhiễm H.Pylori, nhìn thấy được các mạch máu và mất nếp niêm mạc thân vị dạ dày trên nền viêm teo dạ dày mạn tính. 3. Tìm và phát hiện tổn thương ung thư sớm 3.1 Để phát hiện tổn thươngĐiều đầu tiên là bác sĩ cần phải thành thục về ý thức nhận dạng tổn thương nghi ngờ. Các dấu hiệu thường gặp nhất: thay đổi bề mặt và thay đổi màu sắc. Các dấu hiệu khác, như thay đổi đột ngột ở nền mạch máu/niêm mạc, thay đổi về phản xạ ánh sáng và tình trạng chảy máu tự nhiên của tổn thương.Ung thư dạ dày sớm dạng loét và dạng polyp rất dễ được phát hiện, chỉ cần dựa vào sự thay đổi bề mặt, với điều kiện là phải quan sát dạ dày toàn diện và dạ dày đã được chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi làm thủ thuật. Bác sĩ nội soi đặc biệt cần để ý những dấu hiệu quan trọng này để phát hiện ung thư dạ dày sớm giống viêm dạ dày.Dấu hiệu quan trọng đầu tiên là thay đổi bề mặt. Vì tổn thương này rất nhỏ và chỉ có sự biến đổi kín đáo, có hình ảnh giống viêm dạ dày trợt, nên rất khó để phát hiện, rất dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, điều quan trọng cần ý thức là những thay đổi kín đáo như vậy có thể là dấu hiệu quan trọng của ung thư dạ dày sớm.Dấu hiệu quan trọng thứ hai là thay đổi màu sắc. Vùng thay đổi màu sắc có ranh giới rõ là một dấu hiệu quan trọng của tổn thương ung thư dạ dày giống viêm dạ dày. Trên nền niêm mạc teo, nhìn rõ nền mạch máu ở phần sâu của niêm mạc và dưới niêm mạc. Nếu lần theo nền mạch máu, sẽ phát hiện được vùng ranh giới rõ mà các mạch máu xung quanh bị biến mất đột ngột. Đây là một dấu hiệu hữu ích để phát hiện tổn thương ung thư sớm. Hình 3: Một tổn thương ung thư dạ dày giai đoạn sớm, ở hang vị, với các dấu hiệu: tổn thương màu đỏ, lõm bề mặt, ranh giới rõ, có nền mạch máu niêm mạc xung quanh bị biến mất đột đột. Tổn thương này rất giống một tổn thương viêm dạ dày. 3.2 Nhận dạng tổn thươngĐể nhận dạng tổn thương, có hai dấu hiệu chính, là màu sắc và hình thái bề mặt được áp dụng để mô tả trên nội soi thông thường. Chẩn đoán phân biệt dựa vào các tiêu chí sau:Tổn thương ranh giới rõ. Bất thường về màu sắc hoặc bề mặt. Nếu nội soi ánh sáng trắng thông thường và/hoặc nội soi nhuộm màu bằng thuốc nhuộm đáp ứng đủ hai tiêu chí trên, hãy cẩn thận, có thể tổn thương này là ung thư dạ dày giai đoạn sớm. Hình 4: Tổn thương ung thư sớm rất nhỏ, có hình ảnh giống viêm dạ dày trợt, rất dễ bị bỏ qua. Cho đến nay, thế giới vẫn đang tăng cường đào tạo nâng cao khả năng phát hiện ung thư dạ dày sớm trên nội soi ánh sáng trắng đơn thuần. Kỹ năng phát hiện ung thư sớm, tập trung vào 3 điều cơ bản: kỹ thuật, kiến thức, và kinh nghiệm.Đối với những nội dung này, bác sỹ nội soi có thể đạt được kiến thức và kỹ thuật thông qua tham dự các buổi giảng thông thường hoặc hội thảo hướng dẫn, các khóa tập huấn, đồng thời thực hành đơn giản nhưng được lặp đi lặp lại sẽ hữu ích cho việc duy trì khả năng.“Chúng ta chỉ tìm thấy những gì mà chúng ta biết”... Việc thực hành tốt dựa trên kỹ thuật tốt, kiến thức tốt và kinh nghiệm dày dặn sẽ làm tăng khả năng phát hiện ung thư dạ dày sớm của bác sỹ nội soi cũng như ung thư sớm khác. Một khi tổn thương ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm, tùy theo tính chất tổn thương, sẽ được cắt theo phương pháp cắt niêm mạc (EMR), hoặc cắt bóc tách dưới niêm mạc (ESD) qua nội soi ống mềm, mà không phải trải qua phẫu thuật.Không chỉ vậy, nhằm đảm bảo vô trùng các máy nội soi bệnh viện còn trang bị thêm máy rửa dây soi tự động và hệ thống lọc nước RO.
question_424
8 điều cần biết về vi rút chết người Ebola
doc_424
Một loạt các nước châu Âu và châu Á đang cảnh giác cao độ với mối lo ngại ngày càng tăng rằng dịch Ebola ở tây Phi có thể tràn sang những châu lục khác, sau khi tổ chức tình nguyện Bác sĩ không biên giới lên tiếng cảnh báo dịch bệnh đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Bác sĩ Sheik Umar Khan, người đứng đầu cuộc chiến chống dịch Ebola tồi tệ nhất từ trước đến nay ở Sierra Leone, đã chết do nhiễm vi rút này hôm thứ Ba tuần trước. Ông qua đời chưa đến một tuần sau khi có chẩn đoán nhiễm căn bệnh này. Bác sĩ Sheik Umar Khan đã đảm nhiệm việc điều trị cho hơn 100 bệnh nhân. Cái chết của ông xảy ra sau khi hàng chục nhân viên y tế địa phương đã chết vì căn bệnh này, và hai nhân viên y tế người Mỹ ở nước láng giếng Liberia cũng bị nhiễm bệnh, cho thấy mối nguy hiểm mà các nhân viên y tế đang phải đối mặt trong nỗ lực ngăn không cho dịch bệnh lan ra khắp tây Phi. Theo Tổ chức Y tế thế giới, tính đến ngày 20/7, số ca nhiễm Ebola đã lên tới mức kỷ lục trong vụ dịch kéo dài nhiều tháng, ở mức 1.093 trường hợp, bao gồm hơn 660 người chết. Guinea, Liberia và Sierra Leone là những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của vụ dịch lần này. Nigeria, nước đông dân nhất châu Phi, đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên ngày 25/7. Dưới đây là những điều cần biết về Ebola, một trong nhiều vi rút gây sốt xuất huyết. 1. Tổ chức y tế thế giới gọi đây là “một trong những bệnh dễ gây chết người nhất từng được biết đến”. 2. Bệnh có thể gây tử vong đến 90% số người nhiễm. Cho đến nay đã xác định được năm “loài” Ebola, được đặt tên là Bundibugyo, Sudan, Zaire, Tai Forest và Reston. 3 loài đầu tiên đặc biệt nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong tới 90%. Zaire là một trong những tâm điểm của đại dịch lần này. Loài Reston cũng đã được phát hiện ở Trung Quốc và Philippines, nhưng chưa có trường hợp tử vong liên quan nào được báo cáo ở những nước này cho đến nay. 3. Vi rút xuất hiện lần đầu tiên năm 1976 ở Nzara, Sudan và ở Yambuku, Cộng hòa dân chủ Congo. Vi rút được lấy tên từ sông Ebola, nằm gần ngôi làng ở Yambuku nơi dịch xảy ra. 4. Cả người và động vật đều có thể nhiễm Ebola Vi rút lây qua tiếp xúc gần với máu, dịch tiết hoặc các dịch cơ thể khác. Dơi ăn hoa quả được xem là vật chủ tự nhiên của vi rút Ebola. 5. Vi rút lây lan nhanh chóng từ người sang người, khi gia đình và bạn bè chăm sóc cho người bệnh. Các nhân viên y tế rất dễ bị nhiễm trong khi điều trị cho bệnh nhân Ebola. Vi rút cũng lây lan ở các đám tang khi những người tham dự đụng chạm vào thi thể. 6. Triệu chứng có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc 2 – 21 ngày. Các triệu chứng sớm như phát ban và đỏ mắt rất phổ biến, khiến khó chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm. 7. Vi rút lan ra trong máu và làm tê liệt hệ miễn dịch. Ebola thường đặc trưng bởi sốt đột ngột,cực kỳ yếu mệt, đau cơ, đau đầu và đau họng. Tiếp theo đó là nôn, tiêu chảy, phát ban, suy thận và suy gan, và một số trường hợp bị chảy máu cả bên ngoài và bên trong, như chảy máu cam hoặc đái ra máu. 8. Hiện chưa có vắc xin hoặc thuốc điều trị đặc hiệu cho cả người và động vật. Không có vắc xin, nên những bệnh nhân bị cho là nhiễm vi rút này phải được cách ly để tránh bệnh lây lan.
doc_11024;;;;;doc_49660;;;;;doc_54752;;;;;doc_15714;;;;;doc_16170
1. Tìm hiểu chung về bệnh Ebola Bệnh Ebola còn được gọi là tình trạng sốt xuất huyết do virus Ebola với khả năng gây tử vong rất cao. Trong đó, loại virus này tồn tại với 5 chủng và có đến 4 chủng chứa mầm mống lây nhiễm cao từ người này sang người khác. Cụ thể gồm virus Sudan, Bundibugyo, Ebola và Tai Forest. Khi bị một trong số các chủng này tấn công, cơ thể sẽ bị tổn thương trầm về hệ miễn dịch cũng như một số cơ quan trọng yếu của quá trình sản xuất và bơm máu. Do đó, khi mắc phải bệnh lý này, cơ thể sẽ bị xuất huyết trầm trọng và khó có thể kiểm soát được. 1.1. Từ động vật sang người Con đường lây truyền chủ yếu từ động vật sang người thường diễn ra trong quá trình cơ thể tiếp xúc với chất dịch (như nước tiêu, phân hoặc máu) của một con vật nào đó có chứa virus Ebola. Bên cạnh đó, những người ăn phải thịt của con vật có chứa virus thì nguy cơ lây nhiễm càng cao. Do tính chất lây nhiễm khá nghiêm trọng nên những người làm việc giết mổ động vật lấy thịt cũng là đối tượng dễ bị lây nhiễm bệnh. 1.2. Từ người sang người Theo bác sĩ, những người mắc bệnh chỉ có khả năng lây nhiễm cho người khác khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng đặc trưng của bệnh. Tuy nhiên, mọi người cũng không nên chủ quan khi sống trong vùng dịch bệnh hoặc có nghi cơ bị lây nhiễm dịch bệnh. Đối với nhân viên y tế và những người thân trong gia đình, khi chăm sóc bệnh nhân cần phải đeo găng tay và mặt nạ phẫu thuật nhằm hạn chế bị lây nhiễm. Ngoài ra, việc sử dụng chung bơm kim tiêm hoặc bơm kim tiêm không được khử trùng trước khi sử dụng cũng có thể tạo điều kiện lây nhiễm bệnh cho người khác. 2. Các dấu hiệu nhận biết bệnh Một số triệu chứng thường nhận thấy ở giai đoạn sớm của bệnh là sốt, viêm họng. Khi đã trở nặng, dấu hiệu sẽ là phát ban, chảy máu niêm mạc. Ngoài ra, những trường hợp nặng còn có biểu hiện chảy máu nhưng không tìm được nguyên nhân. Đồng thời, khả năng làm việc của một số cơ quan bị giảm sút, điển hình như thận và gan. Do đó, sức khỏe và chất lượng đời sống của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Với những triệu chứng của bệnh, nhiều bệnh nhân thường nhầm lẫn với tình trạng sốt rét. Tuy nhiên, khi bệnh tình chuyển biến nặng hơn thì các triệu chứng lâm sàng cũng biểu hiện rõ hơn. Cụ thể như: mắt đỏ, đau tức ngực, ho, buồn nôn, nôn ói, trọng lượng cơ thể giảm sút, rối loạn hệ tiêu hóa, chảy máu. Hiện tượng chảy máu cơ thể có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận khác nhau, vị trí tiêm truyền, chảy máu đường tiêu hóa, tai, chân răng, hậu môn, âm đạo,... 3. Đối với những người bị nghi nhiễm virus, các bạn nên đưa đi thăm khám và kiểm tra sức khỏe sớm để ngăn chặn những triệu chứng nguy hiểm. Một số biện pháp hỗ trợ điều trị khác (được thực hiện tùy trường hợp): Đối với những bệnh nhân đang trong tình trạng chuyển biến nặng nề sẽ được sử dụng máy thở oxy để hỗ trợ quá trình hô hấp. Cho bệnh nhân uống thuốc để điều chỉnh huyết áp ổn định. Để hạn chế tình trạng mất máu quá nhiều khiến người bệnh bị suy nhược, bác sĩ sẽ chỉ định truyền máu. Nếu bệnh nhân mắc phải một số bệnh liên quan đến nhiễm trùng thì cần phải tích cực điều trị để nhanh chóng hồi phục. Để hạn chế khả năng lây nhiễm, bệnh nhân nên được chăm sóc tại phòng riêng và cô lập với những người xung quanh. Với khả năng lây nhiễm cao và dễ gây tử vong, Ebola được xem là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Ngoài việc ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe bệnh nhân thì loại virus Ebola còn có khả năng khởi phát cơn đại dịch trở lại. Do đó, mỗi người chúng ta cần có ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng. Đặc biệt, những người từng mắc bệnh vẫn có thể tái phát trở lại. Vì thế, các bệnh nhân sau khi hoàn tất quá trình điều trị vẫn phải chú ý và đề cao việc phòng tránh bệnh. 4. Giải pháp phòng ngừa bệnh Ebola Đối với những trường hợp sau khi đi đến địa điểm khác khoảng 2 - 3 tuần thì cơ thể có triệu chứng nhức đầu, đau cơ, sốt cần phải được bác sĩ thăm khám và theo dõi. Đối với những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị tại các trung tâm y tế cần đảm bảo thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để ngăn chặn khả năng lây nhiễm. Đặc biệt, những mẹ đang có con nhỏ, còn bú thì cần được bác sĩ chỉ dẫn phương pháp ngăn chặn sự lây nhiễm từ mẹ sang con sau khi xuất hiện. Đối với những trường hợp từng tiếp xúc gần với bệnh nhân cần tuân thủ đúng quy định về việc phòng hộ cá nhân. Điển hình như người thân, nhân viên y tế luôn phải đeo khẩu trang, đồ bảo hộ khi tiếp xúc với người bệnh. Đồng thời, sát khuẩn toàn bộ cơ thể, rửa tay sau khi tiếp xúc với bệnh nhân. Việc chủ động thực hiện tốt các bước vệ sinh và sát khuẩn sẽ giúp bạn tiêu diệt virus, ngăn ngừa lây nhiễm cho cộng đồng. Với những thông tin từ bài viết này, chắc hẳn các bạn đã giải đáp được Ebola là gì cũng như hiểu rõ hơn về tính chất nguy hiểm của căn bệnh này. Do đó, mọi người cần phải nâng cao ý thức phòng tránh bệnh cũng như chủ động thăm khám khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường.;;;;;Sốt xuất huyết do vi rút Ebola gây ra là một trong số những bệnh lý cực kỳ nghiêm trọng và có nguy cơ cướp đi tính mạng bệnh nhân rất cao. Bên cạnh đó, loại virus này còn có khả năng lây nhiễm rất nhanh từ người này sang người khác, có thể gây tử vong. Do đó, mỗi người chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng về bệnh lý này để tự phòng vệ cho bản thân, gia đình và cộng đồng. 1. Các con đường lây nhiễm vi rút Ebola Đã có nhiều bài nghiên cứu cho thấy vi rút Ebola tồn tại trong cơ thể của một số loài động vật. Điển hình như khỉ, nhím, linh dương, tinh tinh, dơi ăn quả,... Nếu con người tiếp xúc với nội tạng, dịch tiết hoặc máu của những con vật nhiễm bệnh thì virus sẽ tấn công và xâm nhập vào cơ thể. Theo bác sĩ, loại virus này hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm qua không khí hoặc những hoạt động tiếp xúc thông thường. Tuy nhiên, khi người mắc bệnh ho, hắt hơi làm tuyến nước bọt bắn ra ngoài và tồn tại trong không khí thì sẽ có khả năng truyền nhiễm cho những người hít phải. Thực tế, virus Ebola thường lây nhiễm từ đối tượng này sang đối tượng khác dựa trên những tiếp xúc trực tiếp, thân mật. Cụ thể như thông qua miệng, mũi, vết xước trên da hoặc niêm mạc ở mắt. Ngoài ra, bệnh lý này cũng có thể lây nhiễm gián tiếp thông qua: Dịch tiết từ cơ thể của bệnh nhân hoặc thi hài của người tử vong do virus Ebola. Dịch tiết này có thể là chất nôn, phân hoặc máu của người bệnh. Những đồ dùng cá nhân như ga trải giường, quần áo, bàn chải, kim tiêm,... Tinh dịch của bệnh nhân nam đã được chữa trị, hồi phục sức khỏe sau khi bị nhiễm virus. Thực tế, loại virus này hoàn toàn có thể tái phát trở lại và tồn tại trong cả tinh dịch của nam giới. Do đó, thông qua con đường quan hệ tình dục (âm đạo, miệng hoặc hậu môn) virus này vẫn có thể tấn công và xâm nhập đối phương. Ngoài ra, những người tiếp xúc gần với bệnh nhân cũng dễ bị nhiễm virus, nhất là những người không tuân thủ đúng theo quy định phòng hộ. Trong đó, người thân và nhân viên y tế là những đối tượng có nguy cơ bị lây nhiễm cao nhất. Đặc biệt, vi rút Ebola vẫn có thể tồn tại trong không gian kín đối với những nghi thức chôn cất thi hài mất do dịch bệnh. Do đó, việc chủ động đeo khẩu trang khi ra ngoài, thường xuyên vệ sinh tay bằng dung dịch sát khuẩn là rất cần thiết. 2. Cách chẩn đoán bệnh vi rút Ebola Theo bác sĩ, việc chẩn đoán phân biệt bệnh do virus Ebola gây ra khá phức tạp. Bởi lẽ, những triệu chứng Ebola rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác, điển hình như sốt rét, sốt thương hàn hoặc viêm màng não. Sau thời gian ủ bệnh từ 2 - 21 ngày, hầu hết những người mắc bệnh Ebola đều xuất hiện một số triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, phát sốt, đau họng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói, phát ban,... Bên cạnh đó, cơ thể còn có biểu hiện suy nhược chức năng của thận và gan. Nặng nề hơn là hiện tượng chảy máu cơ thể, nhất là chân răng và tiêu hóa. Trước những chuyển biến phức tạp của virus Ebola, các bác sĩ đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh. Để đảm bảo quá trình thăm khám đạt được kết quả chính xác nhất, ngoài việc dựa trên những triệu chứng lâm sàng thì bác sĩ còn chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm. Cụ thể như: Xét nghiệm ELISA: đây là một phương thức xét nghiệm để kiểm tra phân tử sinh học nhằm xác định khả năng miễn dịch liên kết với Enzyme của cơ thể. Xét nghiệm mức độ trung hòa huyết thanh. Xét nghiệm phân lập virus RT-PCR: là một phương pháp kiểm tra phản ứng của cơ thể trước sự tổng hợp của chuỗi phiên mã ngược. Soi kính hiển vi điện tử để tìm virus mầm mống bệnh. Nuôi cấy tế bào vào cơ thể để phân lập virus. Trong quá trình thực hiện lấy mẫu cho bệnh nhân cũng như phân tích kết quả xét nghiệm, nhân viên y tế cần hết sức cẩn thận để ngăn chặn nguy cơ bị lây nhiễm. Mặc dù, không chắc chắn kết quả của bệnh nhân là âm tính hay dương tính nhưng tốt nhất mọi người vẫn nên thận trọng và thực hiện đúng với quy định bảo hộ của bệnh viện. Việc làm này không chỉ có ý nghĩa bảo vệ sức khỏe của bản thân mà còn cho cả mọi người xung quanh, cộng đồng. 3. Giải pháp điều trị bệnh do virus Ebola gây ra Theo bác sĩ, mục tiêu chữa trị cho người bị nhiễm vi rút Ebola là giảm bớt các triệu chứng của bệnh để nâng cao tỷ lệ sống sót. Thực tế, loại virus này khả năng tàn phá cơ thể rất cao nên bệnh nhân thường dễ rơi vào tình huống nguy kịch. Để giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện sức khỏe và chống chọi với bệnh tật, bác sĩ sẽ kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Chẳng hạn như sử dụng thuốc tiêm vào tĩnh mạch nhằm cung cấp cho cơ thể lượng nước đã mất kết hợp với uống thuốc tăng cường đề kháng. Đến thời điểm hiện tại, ngành y học thế giới vẫn chưa sản xuất được loại thuốc có tác dụng đặc trị virus Ebola. Tuy nhiên, những phương pháp can thiệp tạm thời vẫn có thể kiểm soát được tình trạng của bệnh nhân. Cụ thể quá trình điều trị cho người bị lây nhiễm virus này sẽ bao gồm các bước can thiệp cơ bản như: Trong quá trình tấn công và tàn phá cơ thể người bệnh, lượng nước và máu sẽ bị hao hụt rất nhiều. Do đó, bệnh nhân cần được bổ sung chất lỏng và muối cơ thể (hay còn gọi là chất điện giải). Cụ thể, người bệnh sẽ được cung cấp những dung dịch này bằng cách tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc qua đường uống tùy theo thể trạng. Dưới sự tấn công của virus, khả năng hô hấp của người bệnh sẽ suy giảm rất nhiều. Đặc biệt, với trường hợp bệnh nhân là người lớn tuổi, trẻ em hoặc những người đã có bệnh nền sẵn thì virus càng dễ dàng xâm nhập và gây hại. Do đó, người bệnh cần được quan tâm, theo dõi và hỗ trợ hô hấp kịp thời nhằm đảm bảo duy trì hô hấp ổn định. Với những người mắc các bệnh lý liên quan đến đường huyết thì cần được chỉ định sử dụng thuốc hỗ trợ để đảm bảo huyết áp được giữ ở mức ổn định. Đồng thời, nhân viên y tế cần phải kiểm soát được tình trạng rối loạn huyết động, dự phòng các biến chứng có thể xảy ra ở bệnh nhân để hạn chế dẫn đến tình trạng suy nhược. Các bệnh nhiễm trùng có thể khiến tình trạng của bệnh nhân diễn biến phức tạp và gây ra nhiều cản trở trong quá trình điều trị bệnh vi rút Ebola. Do đó, các bác sĩ nên kiểm tra tiền sử bệnh tật của bệnh nhân để kiểm soát tất cả các nguy cơ có thể xảy ra nhằm hạn chế những biến chứng ngoài ý muốn. Sử dụng thuốc kháng sinh: đây là một chỉ định không thể thiếu ở tất cả các bệnh nhân vì việc tăng cường sức đề kháng để chống chọi với virus là rất cần thiết. Trong đó, m Ab114 và REGN-EB3 là hai loại thước được sử dụng phổ biến nhất vì tỷ lệ hiệu quả cao hơn so với các loại thuốc còn lại.;;;;;Các nhà nghiên cứu đã thêm một bước trong việc phát triển vắc xin Ebola, với thử nghiệm giai đoạn 1 cho thấy kết quả “có triển vọng”, nhưng sẽ cần thêm ít nhất là vài tháng trước khi có thể sử dụng trên thực địa. Số tử vong do Ebola đã tăng lên 5.689 người Theo số liệu mới nhất của WHO công bố ngày hôm nay, đã có tổng cộng 5.689 người chết do vi rút Ebola trong tổng số 15.935 trường hợp nhiễm bệnh, chủ yếu ở tây Phi. Con số WHO thông báo hôm thứ Sáu tuần trước là 5.459 ca tử vong trong số 15.351 trường hợp bệnh. WHO tin rằng số tử vong có thể còn cao hơn nhiều, do những khó khăn trong việc thu thập số liệu toàn diện và do Ebola có tỷ lệ tử vong cao. Dịch tiếp tục diễn ra chủ yếu ở Guinea, Liberia và Sierra Leone. Trong đó, Liberia là nước bị thiệt hại nhiều nhất, mặc dù tỷ lệ tử vong có vẻ đang chậm dần. "Số ca mắc mới giữ ổn định ở Guinea, ổn định hoặc giảm dần ở Liberia, nhưng vẫn tăng ở Sierra Leone," WHO cho biết. Đã có tổng số 3.016 người chết do Ebola ở Liberia trong số 7.168 trường hợp bệnh. Sierra Leone có 1.398 người tử vong so với 1.267 trường hợp được ghi nhận tuần trước, và 1.260 ca tử vong được báo cáo ở Guinea. Ở Mali, đã có 8 trường hợp được xác nhận, 6 trong số đó đã tử vong. Số tử vong ở Nigeria – 8 trường hợp – và Senegal – duy nhất một trường hợp – vẫn giữ nguyên suốt 57 ngày qua. Cả hai nước này đều đã được đưa ra khỏi danh sách nguy hiểm. Đã có 340 nhân viên y tế thiệt mạng do vi rút chết người này trong tổng số 592 người nhiễm bệnh. Bên ngoài châu Phi, đã có 4 trường hợp Ebola được chẩn đoán tại Mỹ, một trong số đó tử vong. Một trường hợp khác được xác nhận ở Tây Ban Nha, nạn nhân là một y tá và đã bình phục.;;;;;Y học hiện đại đã phát triển với nhiều loại vắc xin phòng ngừa, nhưng Ebola vẫn luôn được đánh giá là một trong các căn bệnh truyền nhiễm khó kiểm soát. Tuy hiếm gặp nhưng một khi đã bùng phát thành dịch thì nguy cơ gây tử vong cao đến 90%. 1. Tổng quan về bệnh Ebola xuất hiện lần đầu tiên trong các thông cáo chính thức từ khoảng năm 1976 khi có hai đợt dịch bệnh bùng phát tại các quốc gia Trung Phi. Các chuyên gia y tế cộng đồng đã ngay lập tức bắt tay vào nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh và tìm ra một chủng virus hoàn toàn mới. Đây là một loại virus thuộc chi Ebolavirus. Chủng virus này có khả năng kí sinh, gây bệnh và lây nhiễm sang đối tượng khác cho người và các giống linh trường như khỉ, tinh tinh, khỉ đột, vượn,... Theo lịch sử nghiên cứu y khoa thì loại virus này được chính thức tìm thấy tại châu Phi và từ đây chúng đã tự tạo thành các gốc di truyền khác nhau hay còn gọi là các chủng virus mới. Nhiều nhà khoa học đang ủng hộ ý kiến một số loài dơi ăn quả châu Phi là động vật nguồn phát tán virus. Ebola còn được gọi là sốt xuất huyết Ebola (tên tiếng Anh viết tắt là EVD), có cơ chế tương tự như các bệnh sốt xuất huyết thông thường nhưng nguyên nhân là do virus Ebola. Các virus này khi xâm nhập được vào cơ thể con người sẽ tác động nghiêm trọng đến hệ miễn dịch và nhiều cơ quan khác nhau. Bệnh nhân sẽ giảm khả năng tự đông máu vốn có hoặc thậm chí là máu không đông được dẫn đến việc cơ thể xuất huyết nghiêm trọng, không kiểm soát, sốc và dẫn đến tử vong. Các nghiên cứu đã chỉ ra tỷ lệ tử vong của EVD có dao động từ 50 đến 90% không phân biệt người có bệnh lý nền hay không. 2. Các con đường lây truyền Ebola cần tránh Trên thực tế, các chuyên gia y tế đã khẳng định Ebola gần như không có khả năng lây nhiễm qua các đường tiếp xúc thông thường. Môi trường không khí cũng không phải đường trung gian lây bệnh. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc Ebola khó lây nhiễm hơn các bệnh khác. Dưới đây là các con đường bệnh có thể lây truyền ra cộng đồng mà đa số mọi người thường chủ quan: Nếu một người khỏe mạnh tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết cơ thể của bệnh nhân thì có khả năng lây nhiễm rất cao. Thậm chí các vật dụng như kim tiêm đã tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người bệnh cũng có thể trở thành vật trung gian lây nhiễm. Một số loại dịch tiết đặc thù truyền bệnh có thể kể đến như mồ hôi, nước mắt, sữa mẹ hoặc tinh dịch,... Các loại chất thải, chất bài tiết của bệnh nhân tuy có tỷ lệ truyền bệnh thấp hơn dịch tiết nhưng vẫn có thể lây nhiễm bệnh ra cộng đồng. Các vật dụng như găng tay, khẩu trang, áo choàng, kính bảo hộ của các nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân Ebola cũng có thể phát tán virus từ người này sang người khác. Các bệnh nhân đã được chẩn đoán khỏi bệnh vẫn có thể có khả năng lây nhiễm cho người khỏe mạnh. Lý do là vì virus Ebola còn tồn tại trong máu và dịch tiết của họ đến vài tuần sau khi khỏi bệnh. Bệnh sốt xuất huyết chủng này thường lan truyền ra cộng động từ người sang người, tuy nhiên các loài động vật cũng có thể lây bệnh sang cho người. Cụ thể, các nhà khoa học đang cho rằng nguồn lây Ebola lần đầu tiên sang người là động vật. Nếu một người khỏe mạnh tiếp xúc với chất dịch cơ thể của một con vật đang nhiễm virus như máu, phân hay nước tiểu thì người này cũng nhiễm virus và lây bệnh. Những người có nguy cơ cao nhất bị nhiễm Ebola từ động vật là người tham gia giết mổ hoặc ăn thịt động vật hoang dã chưa được làm chín. Một số nhà thám hiểm, động vật học có tiếp xúc với phân hoặc nước tiểu của các loài dơi sống sâu tại quần thể các động sâu trong rừng cũng có thể nhiễm bệnh mà không biết. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh được vết cắn từ động vật hay côn trùng có thể lây bệnh. Dù vậy nếu chúng ta gặp tình trạng này và nghi ngờ đã bị nhiễm thì nên nhờ đến sự tư vấn của các nhân viên y tế gần nhất. 4. Các dấu hiệu nhận biết bệnh Ebola Sau khi một người bình thường đã bị nhiễm virus thì các triệu chứng ban đầu của bệnh có thể xuất hiện trong vòng 2 đến 21 ngày. Tuy nhiên, đa số ca mắc xuất hiện dấu hiệu khởi phát trong khoảng thời gian 8 đến 10 ngày. Các triệu chứng ban đầu của bệnh Ebola bao gồm: Sốt, đau đầu từ nhẹ đến dữ dội. Thường xuyên cảm thấy cơ thể bị nhức mỏi, uể oải. Thường xuyên buồn nôn và ói sau ăn. Có thể xuất hiện một số dấu hiệu suy giảm chức năng gan và thận như bị đỏ mắt, có vết ban hoặc mẩn ngứa sưng đỏ, tức ngực,... Bệnh nhân bị giảm cân nhẹ. Khi tiến triển đến khoảng giai đoạn giữa, người bệnh có thể thấy xuất hiện thêm triệu chứng của đau dạ dày và tiêu chảy. Trường hợp tiêu chảy do Ebola là trường hợp tiêu chảy có kèm máu do xuất huyết trong khoang bụng. Bệnh càng phát triển nặng thì càng xuất huyết tại nhiều nơi trên cơ thể như tụ máu dưới da, chảy máu từ chân răng, âm đạo, hậu môn, tai và mắt. Máu thường chảy với các tính chất khó cầm máu, khó kiểm soát.;;;;;Bệnh Ebola hay còn gọi là sốt xuất huyết Ebola là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hiếm gặp, thường bùng phát ở Châu Phi nhưng đã có ca bệnh tại Châu Á. Virus Ebola có thể lây bệnh từ động vật hoang dã sang người hoặc từ người bệnh sang người lành. Nắm được thông tin về bệnh Ebola cũng như các biện pháp phòng ngừa là cần thiết để mỗi chúng ta tự bảo vệ sức khỏe bản thân trước căn bệnh này. 1. Tìm hiểu về virus Ebola Tác nhân gây bệnh Ebola là virus Ebola thuộc chi Ebolavirus, có khả năng lây nhiễm cho người và linh trưởng. Virus này được phát hiện lần đầu tiên vào khoảng năm 1976 trong đợt dịch sốt xuất huyết bùng phát tại Châu Phi, sau đó gây bùng phát nhiều đợt dịch khác tới nay. Các nghiên cứu đã chỉ ra, sự lây lan của virus Ebola có liên quan mật thiết đến loài dơi ăn quả châu Phi, nghi ngờ đây là vật chủ trung gian chứa virus. Ở các nước khu vực Châu Á như Việt Nam, bệnh Ebola cũng được ghi nhận, được cho rằng chủ yếu do lây từ người sang người. Sau khi nhiễm virus Ebola, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 2 - 21 ngày, thời gian này người bệnh hoàn toàn không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất mờ nhạt. Do vậy, hầu hết người bệnh không biết về tình trạng của bản thân mà vô tình gây lây truyền bệnh Ebola cho người khác. Virus Ebola có thể tồn tại từ vài giờ đến vài ngày trong điều kiện môi trường bình thường, thường xuất hiện ở các bề mặt khô hoặc chất lỏng từ cơ thể người bệnh. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus Ebola ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, trong đó có cơ quan nội tạng quan trọng như gan, thận,... Virus Ebola có thể phát hủy hệ miễn dịch và ảnh hưởng tới khả năng đông máu tự nhiên. Kết quả là những bệnh nhân nhiễm Ebola nặng sẽ xuất hiện tình trạng xuất huyết phủ tạng rất nghiêm trọng, khó cầm máu, dễ gây sốc và tử vong. Bệnh Ebola có thể xảy ra ở tất cả các đối tượng, song những người đã mắc bệnh lý nền ảnh hưởng đến miễn dịch thì nguy cơ biến chứng và tỷ lệ tử vong cao hơn. 2. Triệu chứng bệnh Ebola điển hình Triệu chứng bệnh Ebola thường xuất hiện sau 2 - 21 ngày ủ bệnh kể từ khi nhiễm virus. Diễn biến bệnh thể hiện khá rõ qua triệu chứng, cụ thể như sau: 2.1. Triệu chứng ban đầu Triệu chứng ban đầu của bệnh Ebola khá giống nhiễm virus thông thường như: sốt, cơ thể nhức mỏi, đau ở nhiều vị trí nhất là đau cơ, đau nhức đầu dữ dội, đau khớp, đau bụng,... Triệu chứng kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, yếu hơn. Ngoài ra, Ebola cũng tấn công hệ miễn dịch nên người bệnh có nguy cơ mắc đồng thời nhiễm trùng khác gây nguy hiểm hơn cho sức khỏe. 2.2. Triệu chứng sau Triệu chứng tiêu hóa của bệnh Ebola xuất hiện muộn hơn bao gồm: đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, xuất huyết dạ dày không rõ nguyên nhân,... Ngoài ra còn một số triệu chứng khác như phát ban da, nấc cụt, mắt đỏ, chảy máu, da bầm tím,... Triệu chứng của bệnh Ebola dễ bị nhầm lẫn với các bệnh sốt, sốt rét hay thương hàn nhưng ở giai đoạn sau sẽ rõ ràng hơn. Cần được chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh sớm, nếu không các biến chứng nặng như xuất huyết, giảm bạch cầu, tăng men gan,... có thể nguy hiểm với sức khỏe. 3. Cách phòng tránh bệnh Ebola Ebola là bệnh truyền nhiễm do virus, tuy nhiên không lây lan qua đường không khí như nhiều loại virus khác mà qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người bệnh hoặc qua động vật hoang dã. Dù ở Việt Nam chưa ghi nhận ca nhiễm Ebola nào nhưng người dân vẫn cần tuân thủ các biện pháp phòng, tránh bệnh do Bộ Y tế khuyến nghị. Tiêm phòng vắc xin là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh Ebola. Cơ thể sẽ được nhận diện với virus Ebola sớm và hình thành miễn dịch, giúp tiêu diệt virus khi nhiễm bệnh thực sự. Kháng thể kháng Ebola có thể duy trì lâu dài trong máu người bệnh, là cách bảo vệ cơ thể phòng ngừa hiệu quả nhất. Ngoài ra, để phòng ngừa Ebola hiệu quả, tránh bùng phát thành dịch lớn thì mỗi người cần trang bị kiến thức đầy đủ về con đường lây nhiễm, dấu hiệu để nhận biết sớm. Đặc biệt sau khi nhiễm virus, thời gian ủ bệnh từ 2 - 21 ngày nhưng virus hoàn toàn có thể lây từ người bệnh sang cộng đồng. Do đó, cần lưu ý những điều sau: Tự cách ly y tế, theo dõi tình trạng sức khỏe sau khi trở về từ vùng có bệnh Ebola bùng phát hoặc từng tiếp xúc gần có nguy cơ lây nhiễm với người bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh. Không tiếp xúc máu, vết thương hở, niêm mạc, dịch cơ thể với người nhiễm bệnh Ebola hoặc người đã chết vì Ebola. Các đối tượng đã điều trị khỏi bệnh Ebola cũng cần cách ly theo dõi y tế sau đó, nếu trong cơ thể vẫn còn tồn tại virus Ebola sẽ cần tiếp tục điều trị để loại bỏ hoàn toàn nguy cơ. Người khỏe mạnh khi chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân Ebola cần trang bị đầy đủ quần áo, đồ bảo hộ tránh lây nhiễm. Hạn chế tiếp xúc, ăn thịt các loại động vật hoang dã không rõ nguồn gốc như dơi, vượn, khỉ,... Nếu bản thân có nguy cơ nhiễm Ebola hoặc đã nhiễm bệnh, cần chẩn đoán và điều trị sớm. Việc này không những giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh mà còn giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng.
question_425
Các nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
doc_425
Ung thư cổ tử cung là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ người mắc và tử vong vì ung thư cổ tử cung đứng thứ 2 trong số các bệnh lý ung thư sinh dục ở nữ giới Bệnh xảy ra khi các tế bào phát triển bất thường, nhân lên vô kiểm soát, xâm lấn khu vực xung quanh cũng như di căn tới các bộ phận khác của cơ thể. Theo thống kê, nữ giới mắc bệnh ung thư cổ tử cung thường trong độ tuổi sinh hoạt tình dục (30-45 tuổi).Mặc dù đa số ung thư cổ tử cung là ung thư biểu mô tế bào gai hoặc ung thư biểu mô tuyến, nhưng có một số các loại ung thư khác cũng có thể phát triển ở cổ tử cung người phụ nữ, chẳng hạn như melanoma, sarcoma và lymphoma...Nhận biết ung thư cổ tử cung thường dựa trên một số triệu chứng lâm sàng như:Đau vùng chậu không liên quan tới kinh nguyệtĐau khi giao hợp. Tăng số lần đi tiểuĐau khi đi tiểu. Chảy máu bất thường sau giao hợp, giữa các kì kinh hoặc sau mãn kinh.Âm đạo tăng tiết dịch bất thường, hoặc có mùi khó chịu. Nguyên nhân ung thư cổ tử cung đa số là do nhiễm Human Papillomavirus (HPV). Human Papillomavirus (HPV) là một nhóm gồm hơn 200 virus liên quan, một phần trong số đó lan truyền qua đường sinh dục. HPV được phân loại thành HPV nguy cơ thấp và HPV nguy cơ cao. Có khoảng 14 type HPV nguy cơ cao, trong đó HPV16 và HPV18 đã được xác định là nguyên nhân ung thư cổ tử cung chủ yếu.Bên cạnh Human Papillomavirus (HPV), một số yếu tố nguy cơ khác có thể tăng khả năng mắc bệnh ung thư cổ tử cung bao gồm: Hút thuốc lá, quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ tình dục không an toàn, sinh đẻ nhiều lần (có trên 5 đứa con), sinh con khi còn quá trẻ (< 17 tuổi), vệ sinh sinh dục không đúng cách, viêm cổ tử cung mãn tính, suy giảm miễn dịch, sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài trên 5 năm....Mặc dù ung thư cổ tử cung bắt đầu từ các tế bào có thay đổi tiền ung thư, nhưng chỉ một số phụ nữ bị ung thư cổ tử cung sẽ phát triển thành ung thư. Đối với hầu hết phụ nữ, các tế bào tiền ung thư sẽ biến mất mà không cần điều trị. Nhưng, ở một số phụ nữ tiền ung thư biến thành ung thư thật sự (ung thư xâm lấn). Điều trị tổn thương tiền ung thư cổ tử cung có thể ngăn ngừa hầu hết các ung thư cổ tử cung.Theo khuyến cáo, chị em phụ nữ nên sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ hàng năm để giúp tầm soát bệnh hiệu quả, an toàn, nâng cao hiệu quả điều trị nếu không may phát hiện bệnh. Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại đây.Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán ung thư cổ tử cung 7 dấu hiệu nhận biết sớm ung thư cổ tử cung
doc_32241;;;;;doc_41391;;;;;doc_41490;;;;;doc_57682;;;;;doc_53130
Một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất ở nữ giới là ung thư cổ tử cung. Hiểu về nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung cũng như các yếu tố nguy cơ sẽ giúp chị em phòng ngừa bệnh tốt hơn, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. 1. Bác sĩ chỉ ra nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung Cổ tử cung là cơ quan có vai trò kết nối giữa tử cung và âm đạo, vừa giúp tinh trùng di chuyển đến trứng vừa giúp ngăn ngừa vi khuẩn từ âm đạo xâm nhập và sâu trong cơ thể. Ung thư cổ tử cung bắt đầu từ một vài tế bào đột biến, phát triển nhanh bất thường và không ngừng nhân lên. Sau thời gian dài, ung thư sẽ phát triển thành khối u gây cản trở cổ tử cung, đồng thời xâm lấn sang các cơ quan khác của cơ thể. Ung thư cổ tử cung thường gặp hơn ở nữ giới độ tuổi 30 - 45 tuổi, các bạn nữ dưới 20 tuổi có tỉ lệ mắc bệnh thấp hơn. Các nguyên nhân bị ung thư cổ tử cung điển hình là: 1.1. Nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung Các nhà khoa học đã phát hiện, đến 98% trường hợp ung thư cổ tử cung có nguyên nhân từ virus hệ sinh dục HPV. Đây là một chủng virus gồm hơn 200 loại, tuy nhiên virus type 16 và 18 là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung chủ yếu. Có thể bạn chưa biết, hầu hết phụ nữ ở độ tuổi sinh sản (có sinh hoạt tình dục) đều nhiễm virus HPV ít nhất 1 lần trong khoảng thời gian nhất định. Cơ chế tác động gây ung thư cổ tử cung của loại virus này chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên một số luận điểm đã được nhiều người công nhận như: Virus HPV dễ dàng lây truyền từ người bệnh sang người lành nếu quan hệ tình dục không an toàn. Khi nhiễm Virus HPV, hệ miễn dịch cơ thể tự nhận biết protein lạ, sản sinh kháng thể chống lại yếu tố lây nhiễm này. Nếu kháng thể hoạt động hiệu quả, cơ thể sẽ được bảo vệ thành công trước virus HPV. Khi hệ miễn dịch hoạt động không hiệu quả, để virus nhân lên và gây bệnh quá mức, chúng tác động lên tế bào cổ tử cung gây biến đổi và phát triển ung thư. 1.2. Những yếu tố nguy cơ khác Ngoài Virus HPV được xác định là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ung thư cổ tử cung, một số yếu tố nguy cơ sau khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh trong tương lai cao hơn: Quan hệ tình dục không an toàn Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn hoặc quan hệ tình dục với nhiều người, chị em phụ nữ rất dễ bị lây nhiễm bệnh qua đường tình dục. Ngoài ra, quan hệ tình dục sớm cũng khiến bạn gái dễ mắc bệnh ung thư này hơn. Hút thuốc lá Phụ nữ hút thuốc sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn phụ nữ không hút. Ngoài ra, những chất độc hại trong khói thuốc còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, khiến phụ nữ phải đối mặt với nhiều bệnh lý hơn, đặc biệt là bệnh đường hô hấp. Hút thuốc lá thụ động cũng gây hại bởi bạn vẫn tiếp nhận chất độc hại với hàm lượng lớn trong khói thuốc. Vệ sinh vùng kín không đúng cách Biết cách vệ sinh vùng kín là cách để phái nữ tự bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân. Sử dụng dung dịch rửa có p H không phù hợp, chà xát quá mạnh, thụt rửa sâu, dùng nước không đảm bảo sạch,… đều làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Suy giảm miễn dịch Khi hệ miễn dịch hoạt động kém, khả năng tạo ra kháng thể và tiêu diệt virus HPV, đặc biệt là các chủng gây ung thư cổ tử cung sẽ khó khăn hơn. Khi tế bào cổ tử cung bị tác động nhiều trong thời gian dài, chúng có thể đột biến gây ung thư. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai Nhiều cặp vợ chồng lựa chọn sử dụng thuốc tránh thai vì tính an toàn, hiệu quả cao và có thể sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, khi dùng thuốc uống tránh thai trên 5 năm, phụ nữ sẽ phải đối mặt với bệnh ung thư cổ tử cung nhiều hơn. Bệnh viêm cổ tử cung Khi viêm cổ tử cung không được điều trị triệt để để bệnh tái phát nhiều lần, tiến triển thành viêm mạn tính thì khả năng tế bào đột biến phát triển thành ung thư cũng cao hơn. 2. Mách chị em cách phòng ngừa bệnh hiệu quả Dựa trên nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung ở trên, chị em có thể chủ động phòng ngừa bệnh với 1 số biện pháp hiệu quả như: 2.1. Tiêm phòng vaccine Vaccine HPV được khuyến cáo nên tiêm phòng ở phái nữ từ 9 - 26 tuổi, nó đạt hiệu quả tốt nhất nếu tiêm trước khi quan hệ tình dục lần đầu tiên 1 tháng. Người bệnh cần tiêm đủ 3 mũi vắc xin HPV theo áp dụng của Bộ Y tế, liệu trình sẽ kéo dài từ 6 tháng - 1 năm. 2.2. Chế độ sinh hoạt hợp lý Đầu tiên là chế độ ăn uống, cần đảm bảo dinh dưỡng khoa học, đầy đủ để nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch chống lại tác nhân gây ung thư cổ tử cung nói riêng và bệnh lý khác nói chung. Đặc biệt các chất chống oxy hóa, Vitamin E, A, C,… sẽ hạn chế tác động xấu của gốc tự do đến tế bào, ngăn ngừa ung thư. Chế độ nghỉ ngơi, thể dục thể thao cũng cần thực hiện khoa học, vừa tăng cường sức khỏe vừa phòng tránh ung thư cổ tử cung hiệu quả. Tinh thần căng thẳng, Stress chính là nguyên nhân của nhiều bệnh lý và tình trạng sức khỏe xấu, vì thế hãy kiểm soát tốt yếu tố này. 2.3. Quan hệ tình dục an toàn Không nên quan hệ tình dục quá sớm ở tuổi vị thành niên, khi tâm sinh lý cũng như thể chất cũng chưa phát triển hoàn thiện. Bạn gái quan hệ tình dục sớm thường chưa có đủ kiến thức để tự bảo vệ bản thân trước các bệnh truyền nhiễm phụ khoa. Nhiễm virus HPV các thể gây bệnh ung thư cổ tử cung khiến bạn có thể mắc phải bệnh lý khó điều trị này. 2.4. Vệ sinh âm đạo đúng cách Viêm nhiễm phụ khoa cũng như ung thư cổ tử cung sẽ được đẩy lùi nếu chị em biết cách vệ sinh vùng kín: Dùng dung dịch rửa p H phù hợp, dịu nhẹ. Không dùng tay hoặc vòi sen thụt rửa sâu. Thay băng thường xuyên trong kỳ kinh, hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian này. Không mặc quần lót quá chật, chọn chất vải cotton mềm và thấm hút mồ hôi tốt. Hy vọng những kiến thức về nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung trên sẽ giúp phái nữ bảo vệ sức khỏe bản thân nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng tốt hơn.;;;;;Ung thư cổ tử cung là một trong những ung thư thường gặp, đứng thứ 2 (sau ung thư vú) trong danh sách những bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ. Nhuyên nhân gây ung thư cổ tử cung chủ yếu là do lây nhiễm virus HPV, quan hệ tình dục sớm và với nhiều người, tác động của thuốc lá, suy giảm hệ thống miễn dịch, sinh đẻ nhiều, căng thẳng kéo dài… Lây nhiễm virus HPV Virus HPV là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư cổ tử cung. Không chỉ là virus gây u nhú, dẫn đến những bệnh ung thư nguy hiểm, HPV còn là nguyên nhân gây nổi mụn cóc ở bàn tay, bàn chân và sùi mào gà ở vùng hậu môn – sinh dục. Quan hệ tình dục sớm, quan hệ bừa bãi với nhiều người Virus HPV lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Việc quan hệ tình dục khi tuổi đời còn trẻ hay quan hệ tình dục với nhiều người làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus HPV. Những người quan hệ một vợ một chồng vẫn phải đối diện với căn bệnh này. Thuốc lá Khói thuốc lá là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ung thư, trong đó có bệnh ung thư cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư thường gặp thứ hai ở phụ nữ Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung3 Hệ thống miễn dịch suy yếu Theo các chuyên gia, ung thư cổ tử cung luôn “trực chờ” để tấn công những người có hệ miễn dục yếu. Đặc biệt là những bệnh nhân mang trong mình virus HIV hay người sử dụng thuốc làm ức chế hệ miễn dịch. Các yếu tố di truyền Khoa học đã chứng minh rằng, phụ nữ sở hữu một số cấu trúc gen di truyền đặc biệt từ thế hệ trước có tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn nhiều so với bạn bè cùng trang lứa của họ. Ức chế, căng thẳng tinh thần kéo dài Nguyên nhân này đã được các nhà khoa học tại Trung tâm Ung thư Fox Chase chứng minh bằng các công trình nghiên cứu thuyết phục. Việc phụ nữ thường xuyên sống trong tâm trạng ức chế thần kinh, stress trầm trọng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao. Sinh con khi tuổi đời còn trẻ Việc sinh con trước 17 tuổi sẽ góp phần đẩy các bé gái vào “vòng xoáy” của ung thư cổ tử cung. Nguyên nhân là ở độ tuổi này cơ quan sinh dục, sinh sản của các em chưa phát triển hoàn thiện cũng như thiếu kiến thức trong vấn đề vệ sinh. Sinh đẻ nhiều Các bà mẹ có ba trở lên có tỷ lệ mắc ung thư cao gấp đôi so với những phụ nữ không có con. Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc tránh thai, phụ nữ có tiền sử mắc các bệnh lây qua đường tình dục, điều kiện kinh tế gia đình thấp… cũng là nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm, để phòng ngừa nữ giới nên tiến hành tiêm phòng vắc xin đặc trị, khám sức khỏe định kỳ, sinh hoạt tình dục lành mạnh, chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi hợp lí, có kế hoạch sinh con khoa học… Tham khảo: hỗ trợ điều trị viêm cổ tử cung, triệu chứng viêm cổ tử cung;;;;;Quan hệ tình dục với nhiều người (đặc biệt nếu không bảo vệ), dùng thuốc tránh thai lâu dài, sinh con đầu lòng muộn, vv… có thể là những nguyên nhân ung thư cổ tử cung bạn chưa biết. Nguyên nhân ung thư cổ tử cung chưa được biết đến. Tuy nhiên, một số yếu tố được xem là làm tăng nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung. Những nguyên nhân ung thư cổ tử cung và các yếu tố nguy cơ Nhiễm HPV Nhiễm một số loại HPV nguy cơ cao là nguyên nhân ung thư cổ tử cung chính. Nhiễm một số loại virus u nhú ở người (HPV), đặc biệt là HPV 16 và HPV 18 là nguyên nhân ung thư cổ tử cung chính. Loại virus này được tìm thấy trong hơn 99% trường hợp ung thư cổ tử cung. Chúng được gọi là loại HPV “nguy cơ cao” gây ra sự thay đổi ở tế bào cổ tử cung và dẫn tới ung thư. Các loại khác (ví dụ như HPV 6 và HPV 11) gây ra mụn cóc sinh dục, trường hợp này không có nguy cơ cao phát triển ung thư cổ tử cung. Các loại khác của HPV không gây ảnh hưởng. Đa số phụ nữ đã quan hệ tình dục sẽ có nguy cơ tiếp xúc với HPV tại một thời điểm nào đó. Trong hầu hết phụ nữ, hệ thống miễn dịch của cơ thể họ sẽ thoát khỏi sự lây nhiễm.Chỉ có số ít người dương tính với loại HPV nguy cơ cao sẽ phát triển bất thường cổ tử cung (CIN) mà có thể phát triển thành ung thư cổ tử cung nếu không được điều trị. Quan hệ tình dục với nhiều người Quan hệ tình dục với nhiều người có thể tăng khả năng lây nhiễm HPV, dẫn tới ung thư cổ tử cung. Quan hệ tình dục với nhiều người, đặc biệt nếu không có biện pháp bảo vệ cũng là một nguyên nhân ung thư cổ tử cung. Bởi khi quan hệ tình dục với nhiều người, khả năng lây nhiễm HPV là rất cao. Hệ miễn dịch suy yếu Phụ nữ đang bị ức chế miễn dịch (ví dụ, những người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch sau ghép tạng, hoặc phụ nữ dương tính với HIV ) có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn. Hút thuốc lá Phụ nữ hút thuốc lá có nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung cao gấp 2 lần so với người không hút thuốc. Sử dụng thuốc tránh thai lâu dài Sử dụng thuốc tránh thai lâu dài cũng được xem là tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung. Một yếu tố được xem là nguyên nhân ung thư cổ tử cung khác mà nhiều người không biết tới đó là sử dụng thuốc tránh thai lâu dài . Sinh con đầu lòng muộn Phụ nữ sinh con đầu lòng muộn có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung lớn hơn so với những người có thai sớm. Nguy cơ tăng lên với số lần mang thai. Mặc dù ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư nguy hiểm, song lại là bệnh dễ phòng ngừa nhất. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và tiền mãn kinh nên thực hiện xét nghiệm Pap smear thường xuyên để phát hiện những thay đổi trong tế bào cổ tử cung, từ đó có thể điều trị sớm trước khi các tế bào này phát triển thành ung thư.;;;;;Ung thư cổ tử cung là bệnh lý vô cùng nguy hiểm có tỷ lệ mắc mới và tử vong vì ung thư cổ tử cung đứng thứ 2 trong số các bệnh lý ung thư riêng biệt ở nữ giới. Vậy đâu là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung, tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây. Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý ác tính xảy ra ở cơ quan sinh dục của nữ giới. Khi các tế bào ác tính phát triển bất thường và nhân lên không được kiểm soát tại khu vực tiếp nối âm đạo và thân tử cung được gọi là ung thư cổ tử cung. Tế bào ác tính cổ tử cung có khả năng xâm lấn và phát triển, hình thành khối u mới tại các cơ quan khác trên cơ thể. Có 2 dạng ung thư cổ tử cung được phân loại theo vị trí hình thành ban đầu của khối u là ung thư biểu mô tế bào vảy (biểu mô gai) ở cổ ngoài, và ung thư biểu mô tuyến ở cổ trong. Và các trường hợp mắc ung thư cổ tử cung xảy ra chiếm phần lớn bởi tế bào lớp biểu mô vảy. Đây là bệnh lý thường xảy ra ở nữ giới đang trong độ tuổi sinh hoạt tình dục từ khoảng 30-45 tuổi. Đối với người mắc bệnh sẽ phải trải qua 4 giai đoạn phát triển từ 1 đến 4, tương ứng với mức độ càng cao, ung thư càng xâm lấn rộng. 2. Các nguyên nhân hình thành bệnh ung thư cổ tử cung 2.1 Nguyên nhân top đầu gây ung thư cổ tử cung – HPV virus Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 99,7% trường hợp mắc ung thư cổ tử cung có sự xuất hiện của virus HPV (Human Papilloma Virus). Do đó, có thể xác định đây nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh lý này ở nữ giới. HPV virus bao gồm hơn 200 chủng khác nhau, được phân loại thành HPV nguy cơ thấp và nguy cơ cao. Trong đó, có khoảng ít nhất 15 chủng HPV có nguy cơ cao liên quan đến việc hình thành khối u ác tính tại cổ tử cung, chiếm tỷ lệ cao nhất là các chủng HPV16 và HPV18. Hai chủng này được xác định là nguyên nhân của hơn 70% các ca bệnh, tiếp đến là các chủng HPV 31, HPV 45… Ở trong độ tuổi sinh hoạt tình dục thì hầu hết mọi người đều có thể nhiễm virus HPV ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên không phải tất cả mọi trường hợp nhiễm HPV đều sẽ mắc ung thư cổ tử cung. Người bệnh nhiễm HPV có thể tự khỏi sau vài tháng nhờ hệ miễn dịch chủ động kích hoạt chống lại virus. Nhưng đối với những trường hợp nhiễm HPV có nguy cơ cao, virus này sẽ tồn tại lâu trong cơ thể gây các tổn thương tiền ung thư, dần hình thành nên ung thư cổ tử cung. Hầu hết các trường hợp mắc ung thư cổ tử cung đề có sự hiện diện của virus HPV 2.2 Các nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư cổ tử cung Bên cạnh HPV, một số yếu tố nguy cơ khác làm tăng khả năng mắc bệnh lý ác tính ở nữ giới – ung thư cổ tử cung bao gồm: – Bắt đầu quan hệ tình dục khi còn trẻ, quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ tình dục không an toàn. – Nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục: nhiễm Herpes virus, lậu, giang mai, chlamydia… – Có tình trạng viêm cổ tử cung mãn tính. – Có tình trạng suy giảm hệ miễn dịch, hệ miễn dịch yếu kém. – Mang thai và sinh con khi còn quá trẻ <17 tuổi, sinh đẻ nhiều lần >5 con. – Sử dụng thuốc lá chủ động hoặc thụ động. – Sử dụng thuốc tránh thai kéo dài lớn hơn 5 năm… 3. Nên làm gì để phòng tránh nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung Là bệnh lý đang ngày càng có độ trẻ hóa gia tăng, chính vì vậy việc chủ động xây dựng kiến thức phòng tránh sẽ giúp hạn chế được khả năng mắc ung thư cổ tử cung. 3.1 Tiêm vắc xin ngừa HPV Chích ngừa virus HPV là cách hiệu quả để phòng tránh khả năng mắc virus HPV, từ đó giảm được tối đa nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung hàng đầu. Vắc xin HPV được khuyến nghị cho trẻ em trong độ tuổi 9-12, trẻ em và thanh thiếu niên từ 13-26 tuổi chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều. Tiêm phòng vắc xin HPV là cách giúp ngăn chặn khả năng mắc virus HPV – Nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung 3.2 Tầm soát ung thư cổ tử cung Theo khuyến cáo, chị em phụ nữ nên chủ động sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ hàng năm để tầm soát phát hiện sớm dấu ấn ung thư, nâng cao kết quả điều trị nếu không may phát hiện bệnh. Đây là cách hiệu quả nhất để phòng bệnh và phát hiện bệnh sớm. Ung thư cổ tử cung nếu được phát hiện trong giai đoạn sớm thì tỷ lệ điều trị thành công lên đến hơn 90%, thậm chí có thể đạt tới 100% nếu bệnh ở giai đoạn tiền ung thư. Chính vì vậy tầm soát ung thư cổ tử cung và chủng ngừa HPV là hai việc làm rất cần thiết. Chủ động tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ là khuyến cáo bảo vệ sức khỏe hàng đầu dành cho phụ nữ hiện nay 3.3 Chủ động bảo vệ bản thân khỏi nhiễm khuẩn qua đường tình dục Hạn chế số lượng bạn tình và tránh quan hệ tình dục với người đã có nhiều bạn tình khác. Chủ động sử dụng bao cao su để làm giảm nguy cơ nhiễm virus HPV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Đặc biệt cần cung cấp đúng và đủ kiến thức cho trẻ ở độ tuổi vị thành niên không nên quan hệ tình dục sớm. Bởi lúc này cơ quan sinh dục chưa phát triển toàn diện. 3.4 Sinh hoạt khoa học, lành mạnh Tránh xa khói thuốc lá là một cách phòng ngừa để giảm thiểu yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung. Bên cạnh đó không nên lạm dụng thuốc tránh thai và cần vệ sinh sạch vùng kín trong các kỳ kinh nguyệt và sau quan hệ tình dục… Là một trong số các bệnh lý gây tử vong hàng đầu ở nữ giới, chính vì vậy người bệnh cần chủ động trong việc phòng ngừa, tầm soát sàng lọc ung thư, phát hiện bệnh sớm để có cơ hội chữa khỏi bệnh cao. Nắm được các thông tin về nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung và cách phòng tránh, chị em phụ nữ sẽ có thêm kiến thức cho bản thân và những người xung quanh bảo vệ sức khỏe sức khỏe sinh sản, không phải đối mặt với án tử do ung thư gây ra.;;;;;Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính phổ biến và nguy hiểm hàng đầu với chị em. Hiện nay, nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung đã được xác định là do virus HPV (virus gây u nhú ở người). Có hơn 100 chủng HPV, trong đó chủng HPV 16 và 18 là nguyên nhân gây ra hơn 70% trường hợp mắc bệnh. 1. Tìm hiểu về ung thư cổ tử cung Ung thư cổ tử cung xảy ra khi có sự xuất hiện của các tế bào bất thường tại các biểu mô tuyến hoặc các biểu mô vảy ở cổ tử cung. Theo đó, ung thư cổ tử cung được chia thành nhiều loại, trong đó có 2 loại phổ biến: – Ung thư biểu mô tế bào vảy là khi tế bào ung thư xuất phát từ biểu mô tế bào vảy ở vị trí dưới cùng cổ tử cung. Phần lớn các ca ung thư cổ tử cung là loại này. – Ung thư biểu mô tuyến là khi tế bào ung thư xuất phát từ tuyến tiết chất nhầy ở cổ tử cung. Dạng này chiếm khoảng 10-20% trường hợp ung thư cổ tử cung. Ngoài 2 loại kể trên thì ung thư cổ tử cung còn có những loại khác nhưng rất hiếm gặp. Ung thư cổ tử cung được chia thành 4 giai đoạn như sau: – Giai đoạn 1: Các tế bào ung thư chỉ xuất hiện tại cổ tử cung. – Giai đoạn 2: Các tế bào ung thư bắt đầu lan ra ngoài cổ tử cung, xâm lấn các mô xung quanh nhưng chưa tiến đến các mô lót trong khung chậu hoặc phần dưới âm đạo. – Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư xâm lấn vào phần dưới âm đạo và các mô lót bên trong khung chậu. – Giai đoạn 4: Các tế bào ung thư xâm lấn bàng quang, trực tràng và di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể. Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính phổ biến và nguy hiểm hàng đầu với chị em. 2.1. Nhiễm HPV là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung Nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung đã được xác định là do âm đạo/cổ tử cung bị nhiễm trùng dai dẳng bởi HPV (virus gây u nhú ở người) trong quá trình quan hệ tình dục. Có hơn 100 chủng HPV, trong đó chủng HPV 16 và 18 là nguyên nhân của hơn 70% ca ung thư cổ tử cung. Ngoài ra còn các chủng HPV nguy cơ ung thư cổ tử cung khác như 39, 51, 56,… Trong cuộc đời mỗi người vào một thời điểm nào đó đều sẽ nhiễm virus HPV. Sau khi nhiễm, virus HPV thường bị loại bỏ bởi hệ thống miễn dịch trong vài tháng. Tuy nhiên đôi khi hệ thống miễn dịch không thể loại bỏ virus HPV, từ đó dẫn đến nhiễm trùng trong nhiều năm thậm chí suốt đời và gây ra các tổn thương tại cổ tử cung. Hoạt động của HPV để biến đổi tế bào cổ tử cung có thể kéo dài từ 5 – 10 năm. Do đó ung thư cổ tử cung xuất hiện chậm và người bệnh hoàn toàn có thể phát hiện sớm bệnh nếu định kỳ khám sức khỏe và tầm soát ung thư. 2.2. Những yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh Bên cạnh virus HPV, một số yếu tố nguy cơ gia tăng khả năng mắc ung thư cổ tử cung có thể kể đến: – Hút thuốc: Phụ nữ hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao gấp đôi phụ nữ không hút thuốc. – Quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều đối tượng, không có các biện pháp bảo vệ an toàn. – Sinh đẻ nhiều (trên 5 con) hoặc sinh khi còn quá trẻ (dưới 17 tuổi). – Sử dụng thuốc tránh thai đường uống liên tục kéo dài (trên 5 năm). – Viêm cổ tử cung mãn tính hoặc bị suy giảm miễn dịch. Hút thuốc không phải là nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung nhưng nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 3. Mức độ nguy hiểm của bệnh lý ung thư cổ tử cung Trong số tất cả các bệnh ung thư, ung thư cổ tử cung thuộc nhóm có thể điều trị hiệu quả thậm chí chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên triệu chứng của ung thư cổ tử cung diễn ra rất âm thầm và dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa thông thường. Do đó bệnh thường được phát hiện muộn khi đã tiến triển nặng và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Một số vấn đề người bệnh phải đối mặt khi mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối gồm: – Đau bụng dữ dội, xuất huyết âm đạo bất thường hoặc các biến chứng do ung thư đã di căn đến cơ quan khác. – Suy thận do khối u cổ tử cung phát triển và chèn ép niệu quản, gây tích tụ nước tiểu. – Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí vô sinh nếu phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tử cung, buồng trứng trong quá trình điều trị bệnh. Người bệnh phải đối mặt với các cơn đau bụng dữ dội khi ung thư cổ tử cung tiến triển. 4. Ung thư cổ tử cung di căn đến các cơ quan khác Không chỉ dừng lại ở việc gây ảnh hưởng đến khu vực cổ tử cung và lân cận, khi bệnh ở giai đoạn muộn, khối u có thể di căn xa xâm lấn những bộ phận khác trong cơ thể khiến sức khỏe người bệnh giảm sút trầm trọng. Việc điều trị ung thư ở giai đoạn di căn là vô cùng khó khăn, thông thường chỉ là điều trị triệu chứng và kết quả không khả quan, khả năng tử vong cao. Cụ thể, ung thư cổ tử cung có thể di căn đến các cơ quan: – Di căn xương Các tế bào ung thư có thể xâm lấn máu, tủy xương và bắt đầu phá hủy xương khiến bệnh nhân đau nhức khắp người, xương giòn và dễ gãy hơn. – Di căn phổi Ở giai đoạn muộn thì tế bào ung thư có xu hướng lây lan khắp cơ thể, tấn công và phá hủy các cơ quan nội tạng một cách nhanh chóng. Trong đó, phổi là một trong những cơ quan thường bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi tế bào ung thư. – Di căn gan Tương tự với di căn phổi, gan là một trong số những cơ quan dễ bị tổn thương bởi tế bào ung thư. Chức năng gan dần mất đi khiến bệnh nhân đau đớn khó chịu, sức khỏe sụt giảm nghiêm trọng. – Di căn bàng quang Ở giai đoạn cuối của ung thư cổ tử cung, tế bào ung thư có xu hướng di chuyển xuống bàng quang. Bởi đây là bộ phận gần cổ tử cung nên tốc độ xâm lấn thường nhanh hơn các cơ quan khác đồng thời gây ảnh hưởng đến các khu vực lân cận. – Di căn hạch Di căn hạch là một tình trạng tương đối phổ biến với đa số loại ung thư. Khi ung thư di căn nội mạc hạch khiến bệnh nhân chịu nhiều đau đớn và suy nhược nhanh chóng. Ngoài những cơ quan kể trên, ung thư cổ tử cung cũng có thể xâm lấn di căn đến các cơ quan xa hơn như não,… Theo thống kê từ Globocan, ung thư cổ tử cung đã cướp đi tính mạng của khoảng 340.000 phụ nữ trên toàn thế giới trong năm 2020. Có thể nói đây là bệnh lý ác tính phổ biến và nguy hiểm hàng đầu với chị em. Do đó các chuyên gia y tế khuyến cáo chị em phụ nữ nên thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung hàng năm để tầm soát bệnh hiệu quả, an toàn đồng thời nâng cao hiệu quả điều trị nếu không may phát hiện bệnh. Hi vọng những thông tin về nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ nguy hiểm của ung thư cổ tử cung có thể giúp bệnh nhân có thêm cái nhìn tổng quát về bệnh, từ đó nâng cao cảnh giác và tránh những rủi ro bệnh tật trong tương lai.
question_426
Công dụng thuốc Transfonex 500mg
doc_426
Thuốc Transfonex 500mg là chế phẩm ức chế miễn dịch, được điều chế dưới dạng viên nén bao phim. Thuốc được sử dụng để dự phòng đào thải sau ghép tạng. 1. Thành phần và dạng bào chế thuốc Transfonex 500mg Thuốc Transfonex 500mg được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Thành phần mỗi viên thuốc Transfonex 500mg bao gồm:500mg Mycophenolate mofetil..Các tá dược vừa đủ khác, cụ thể: Tinh thể cellulose, Croscarmellose natri, polyvidon, magnesi stearat, hypromellose, macrogol, titan dioxyd, FD & C mau de. N° 40, FD & C mau xanh N° 2. 2. Chỉ định sử dụng thuốc Transfonex 500mg Thuốc Transfonex 500mg được chỉ định dùng kết hợp với cyclosporin và corticoid để dự phòng đào thải ở bệnh nhân ghép tạng, cụ thể là ghép thận, ghép gan hoặc ghép tim. 3. Chống chỉ định sử dụng thuốc Transfonex 500mg Thuốc Transfonex 500mg chống chỉ định sử dụng trong hai trường hợp cụ thể sau:Thứ nhất, người dùng từng có tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần thuốc (Mycophenolate mofetil).Thứ hai, người dùng là phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. 4. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Transfonex 500mg 4.1. Hướng dẫn sử dụng. Liều dùng sẽ phụ thuộc vào tình trạng người bệnh và khả năng đáp ứng thuốc, từ đó, bác sĩ sẽ cân nhắc và kê liều phù hợp với từng người bệnh.Hướng dẫn sử dụng thuốc:Mỗi lần uống cần uống cả viên, không bẻ nhỏ hoặc nghiền vụn. Uống cùng một cốc nước.Uống đúng theo liều lượng đã được chỉ định. Không uống ghép 2 liều nếu lỡ quên một liều phía trước.Không uống khi đang ăn.Sử dụng thuốc Transfonex 500mg dự phòng trong cấy ghép mô:Cấy ghép mô tim: Liều dùng là 1,5g, chia thành 2 lần sử dụng, dùng sau phẫu thuật càng sớm càng tốt.Cấy ghép mô gan: Liều dùng là 1,5g, chia thành 2 lần sử dụng, dùng sau phẫu thuật càng sớm càng tốt.Cấy ghép mô thận: Sử dụng thuốc dự phòng trong cấy ghép mô gan sẽ có sự khác nhau ở từng đối tượng.Đối với người lớn: Liều dùng là 1g, chia làm 2 lần sử dụng, dùng sau phẫu thuật càng sớm càng tốt.Đối với trẻ em và trẻ vị thành niên (2 đến 18 tuổi): Liều dùng tối đa 2g mỗi ngày, mỗi lần sử dụng 600mg/m2, 2 lần/ngày.Đối với bệnh nhân có diện tích bề mặt cơ thể từ 1,25m2 - 1,5m2: Liều dùng là 1,5g/ngày, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 750mg.Đối với bệnh nhân có diện tích bề mặt cơ thể rộng hơn 1,5m2: Liều dùng là 2g/ngày, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1g.Lưu ý không chỉ định cho người bệnh suy giảm sức năng thận nặng dùng quá 1g mỗi ngày.4.2. Quá liều. Trong trường hợp sử dụng quá liều thuốc, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt. Ngoài ra, chưa có báo cáo nào về việc sử dụng quá liều thuốc Transfonex 500mg. 5. Tác dụng không mong muốn của Transfonex 500mg Một số tác dụng phụ ngoài ý muốn có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Transfonex 500mg là:Tiêu chảy.Giảm bạch cầu.Nhiễm trùng máu.Nôn mửa.Một số loại nhiễm trùng có thể xảy ra với tần suất cao khi sử dụng Transfonex 500mg.Tuy nhiên, thực tế cho thấy rất khó để xác định đâu là tác dụng ngoài ý muốn của thuốc ức chế miễn dịch như Transfonex 500mg. Nguyên nhân là bởi những triệu chứng xuất hiện sau khi sử dụng thuốc có thể là triệu chứng của một bệnh lý tiềm ẩn nào đó, nhất là khi sử dụng phối hợp cùng lúc nhiều loại thuốc khác nhau. 6. Lưu ý và thận trọng khi sử dụng 500mg Hãy tuyệt đối tuân thủ theo lời dặn và chỉ định của bác sĩ trong quá trình dùng thuốc.Điều quan trọng khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, đặc biệt là thuốc kê đơn, người dùng cần phải thông báo cho bác sĩ về tiền sử dùng thuốc, các loại thuốc đang sử dụng.Thuốc không được chỉ định cho phụ nữ mang thai, do đó, cần phải thông báo về tình trạng mang thai trước khi được kê thuốc. Mặt khác, trong trường hợp mang thai khi đang sử dụng thuốc, người dùng cần thông báo cho bác sĩ ngay lập tức.Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc đối với phụ nữ đang cho con bú.Tình trạng bệnh lý răng miệng có thể bị ảnh hưởng khi sử dụng Transfonex 500mg (Nhiễm khuẩn hoặc chậm quá trình lành bệnh lý).Nguy cơ phát triển u lympho và các loại u ác tính khác.Có nguy cơ gặp các bệnh nhiễm khuẩn cao.Cần theo dõi cẩn thận số lượng bạch cầu trung tính khi sử dụng thuốc.Không sử dụng vắc-xin giảm độc tố trong quá trình uống thuốc Transfonex.Tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.Không tự ý ngừng sử dụng hoặc tăng liều.Tóm lại, thuốc Transfonex 500mg là thuốc được sử dụng nhằm mục đích dự phòng đào thải ở bệnh nhân ghép tạng, đặc biệt là ghép gan, thận và tim. Đây là thuốc kê đơn, do đó cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Ngoài ra, hãy thông báo với bác sĩ những loại thuốc (Kể cả thuốc mua không theo đơn) để tránh tương tác thuốc cũng như các tác dụng phụ không mong muốn.
doc_34018;;;;;doc_25598;;;;;doc_21093;;;;;doc_16283;;;;;doc_63670
Thuốc Transtat Tablets 500mg thuộc nhóm thuốc tác dụng đối với máu, thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với thành phần chính trong mỗi viên thuốc là Tranexamic acid 500mg.Acid tranexamic có tác dụng ức chế quá trình phân hủy fibrin bằng cách gây ức chế sự hoạt hóa plasminogen thanh plasmin. Thuốc Transtat Tablets 500mg được chỉ định trong điều trị ngắn hạn tình trạng xuất huyết hay nguy cơ xuất huyết có liên quan tới sự tăng tiêu fibrin. Sự tăng tiêu fibrin tai chỗ xảy ra trong các trường hợp sau:Sau phẫu thuật cắt tiền liệt tuyến và bàng quang.Rong kinh. Chảy máu cam. Phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung.Chấn thương xuất huyết tiền phòng.Chứng phù thần kinh mạch do di truyền.Kiểm soát tình trạng chảy máu khi nhổ răng ở bệnh nhân bị máu khó đông.Thuốc Transtat Tablets 500mg chống chỉ định trong các trường hợp sau:Người quá mẫn với acid tranexamic hoặc bất kỳ thành phân nào khác của thuốc.Suy thận nặng. Tắc mạch huyết khối. Tiền sử huyết khối động mạch hay tĩnh mạch.Tiền sử co giật 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Transtat Tablets 500mg Thuốc Transtat Tablets 500mg được sử dụng bằng đường uống. Liều thuốc Transtat Tablets 500mg cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, liều thuốc tham khảo như sau:Điều trị tình trạng tăng tiêu fibrin tại chỗ được khuyến cáo sử dụng liều 15 - 25mg/kg x 2 - 3 lần/ngày. Các trường hợp cụ thể như sau:Cắt bỏ tuyến tiền liệt: Sử dụng dự phòng và điều trị xuất huyết ở bệnh nhân có nguy cơ cao nên bắt đầu từ trước hoặc ngay sau khi phẫu thuật với liều 2 viên x 3 - 4 lần/ngày. Sau đó tiếp tục dùng thuốc cho đến khi không còn tiểu máu đại thể.Rong kinh: Sử dụng liều 2 viên/lần x 3 lần/ngày, khi cần thiết có thể sử dụng tới 4 ngày liền. Nếu như bị chảy máu kinh nguyệt rất nặng, nên tăng liều thuốc lên. Tổng liều thuốc Transtat Tablets 500mg trong 1 ngày không nên vượt quá 4g (8 viên). Không nên dùng thuốc Transtat Tablets 500mg cho đến khi bệnh nhân bắt đầu có hiện tượng rong kinh.Chảy máu cam tái phát: Sử dụng liều 2 viên/lần x 3 lần/ ngày trong 7 ngày liền.Cắt bỏ cổ tử cung: Sử dụng liều 3 viên/lần x 3 lần/ ngày.Chấn thương xuất huyết tiền phòng: Sử dụng liều 2 - 3 viên/lần x 3 lần/ ngày. Liều dùng được tính dựa trên 25 mg/ kg cân nặng.Điều trị chứng phù thần kinh mạch di truyền: Với những bệnh nhân có thể nhận thức được sự khởi phát của bệnh sử dụng liều điều trị thích hợp là 2 - 3 viên/lần x 2 - 3 lần/ ngày trong vài ngày. Với những bệnh nhân khác được điều trị liên tục với liều thuốc trên.Bệnh máu khó đông: Để kiểm soát tình trạng chảy máu khi tiến hành nhổ răng ở người bệnh máu khó đông sử dụng liều thuốc 2 - 3 viên/lần mỗi 8 giờ.Suy thận. Creatinin huyết thanh từ 120 - 249 μmol/l sử dụng liều 15 mg/kg trọng lượng cơ thể, ngày 2 lần.Creatinin huyết thanh từ 250 - 500 μmol/l sử dụng liều 15 mg/kg trọng lượng cơ thể, ngày 1 lần.Triệu chứng có thể xuất hiện khi sử dụng quá liều thuốc Transtat Tablets 500mg bao gồm: Buồn nôn, nôn, hạ huyết áp thế đứng. Hiện tại, không có biện pháp đặc hiệu cho tình trạng quá liều acid tranexamic. Nếu bị nhiễm độc do uống thuốc Transtat Tablets 500mg quá liều cần phải gây nôn, rửa dạ dày, dùng than hoạt. Đồng thời nên duy trì bổ sung dịch để thúc đẩy quá trình bài tiết thuốc qua thận và sử dụng các biện pháp điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ cần thiết. 3. Tác dụng phụ của thuốc Transtat Tablets 500mg Trong quá trình sử dụng thuốc Transtat Tablets 500mg, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc. Các tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc Transtat Tablets 500mg bao gồm:Rối loạn máu.Tắc võng mạc/động mạch.Tắc mạch huyết khối.Phản ứng dị ứng da.Các tác dụng phụ rất hiếm gặp của thuốc Transtat Tablets 500mg bao gồm:Phản ứng quá mẫn bao gồm phản ứng phản vệ.Huyết khối động mạch hoặc tĩnh mạch ở bất kỳ vị trí nào.Buồn nôn, nôn và tiêu chảy, các triệu chứng này thường mất khi giảm liều thuốc. 4. Tương tác của thuốc Transtat Tablets 500mg với các loại thuốc khác Không sử dụng đồng thời Transtat Tablets 500mg với estrogen, vì có thể gây huyết khối nhiều hơn.Thận trọng khi dùng đồng thời Transtat Tablets 500mg với các thuốc cầm máu khác.Tác dụng chống tiêu fibrin của thuốc Transtat Tablets 500mg bị đối kháng bởi các thuốc làm tan huyết khối.Dùng đồng thời Transtat Tablets 500mg với tretinoin đường uống có thể gây ra huyết khối trong các vi mạch.Trên đây là những công dụng quan trọng khi sử dụng thuốc Transtat Tablets 500mg người bệnh trước khi dùng nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ chuyên môn nếu có thêm bất cứ thắc mắc gì có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn phù hợp.;;;;;Thuốc Corfex 500 mg là thuốc được bác sĩ chỉ định điều trị trong một số trường hợp bệnh lý nhiễm khuẩn, Người bệnh cần đọc kỹ thông tin về thành phần cách sử dụng để biết cách dùng thuốc hiệu quả. 1. Công dụng của thuốc Corfex 500 Thuốc Corfex 500 mg thuốc nhóm thuốc điều trị vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập. Những trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm đều có thể cân nhắc dùng đến thuốc Corfex 500.Người bệnh bị nhiễm trùng do vi khuẩn gram dương hay gram âm gây ra.Cơ thể sản sinh ra men penicillinase. Triệu chứng nhiễm trùng ở đường tiết niệu. Nhiễm trùng trên hệ hô hấp. Nhiễm trùng ở da và mô mềm. Ngoài ra, các tình trạng nhiễm khuẩn khác sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng thuốc. Bạn có thể hỏi bác sĩ về độ phù hợp của thuốc chống nhiễm khuẩn nếu đang nằm ngoài danh sách chỉ định của thuốc. Luôn chú ý chỉ dùng thuốc khi bác sĩ nắm rõ tình trạng bệnh và chỉ ra được sự an toàn khi dùng thuốc cùng hiệu quả mà thuốc sẽ mang lại. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Corfex 500 Thuốc Corfex 500 được bào chế dưới dạng viên nén sử dụng cho đường uống. Khi dùng thuốc bạn nên chú ý thời điểm dùng và liều lượng dùng đúng với chỉ định bác sĩ đưa ra. Thời điểm được khuyến khích sử dụng thuốc Corfex 500 đạt công dụng cao là trước khi có ăn khoảng 1 giờ. Nếu không dùng liều duy nhất bệnh nhân cần giãn cách giữa các lần uống thuốc ít nhất 6 giờ.Liều dùng thuốc Corfex 500 có thể thay đổi hoặc điều chỉnh ở mỗi kết quả kiểm tra khác nhau. Bạn có thể tham khảo một vài định lượng sử dụng được nêu đến sau đây:Định lượng thuốc theo lứa tuổi:Người lớn thường chỉ định dùng 0,5 - 1 g mỗi lần. Số lần dùng thuốc sẽ do bác sĩ yêu cầu và cần giữ khoảng cách giữa các lần uống thuốc ít nhất 6 giờ. Trẻ nhỏ được dùng liều theo cân nặng với 25 - 50 mg cho 1kg để quy ra tổng lượng dùng trong ngày. Với lượng thuốc tính được sẽ chia đều thành 4 lần sử dụng. Trong trường hợp bệnh nhi mắc chứng nhiễm khuẩn nặng bác sĩ sẽ theo dõi để đưa ra phương án tăng gấp đôi liều dùng nếu cần.Định lượng theo bệnh cụ thể. Bệnh nhân mắc hội chứng viêm bàng quang cấp hoặc viêm họng sử dụng liều cho người lớn. Mỗi ngày dùng 2 lần.Bệnh nhân điều trị viêm tai giữa sử dụng thuốc Corfex 500 theo tỷ lệ 75 - 100mg/ kg cho cả ngày. Mỗi ngày chia thuốc làm 4 lần để sử dụng. Trường hợp điều trị beta tan huyết cần dùng thuốc theo bác sĩ kê đơn. Thời gian sử dụng kéo dài và tối thiểu là 10 ngày.Ngoài liều dùng, bạn nên chú ý đến thời gian điều trị thuốc. Có những bệnh nên được điều trị nhanh chóng nhưng cũng có những bệnh cần điều trị kéo dài. Tùy vào kết quả theo dõi bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn cụ thể cho bạn tham khảo. Để tránh tình trạng quá liều mà không biết bạn cần thường xuyên lắng nghe biểu hiện của cơ thể nếu cảm thấy buồn nôn, khó chịu ở vùng thượng vị, xuất huyết hay tiêu chảy hãy đến bệnh viện kiểm tra. 3. Những chú ý trước khi dùng thuốc Corfex 500 Trước khi sử dụng thuốc Corfex 500 bệnh nhân cần kiểm tra lại các thành phần để phát hiện kịp nguy cơ dị ứng với thành phần của thuốc. Nếu không phát hiện nguy cơ dị ứng hay tương tác mới nên tiếp nhận và sử dụng thuốc Corfex 500. Nếu điều trị dài cần lưu ý theo dõi sức khỏe thường xuyên hơn. Một số tình trạng sử dụng thuốc Corfex 500 kéo dài có thể khiến vi khuẩn không nhạy cảm phát triển tấn công cơ thể.Liều dùng tham khảo được chỉ định ở bệnh nhân nhiễm khuẩn không đi kèm bệnh lý nền. Nếu người bệnh phát hiện dấu hiệu hoặc đang điều trị suy thận cần báo bác sĩ để có kế hoạch theo dõi và điều chỉnh liều dùng phù hợp. Trong quá trình dùng thuốc bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thường xuyên làm kiểm tra với gan thận để tránh ảnh hưởng đến cơ quan này.Những người bệnh từng mắc bệnh về dạ dày và ruột hết sức lưu ý khi sử dụng thuốc Corfex 500. Có thể bác sĩ sẽ cân nhắc lại chỉ định do thuốc Corfex 500 có thể giảm công dụng hoặc khiến chức năng dạ dày ruột suy giảm. Đặc biệt đối tượng viêm đại tràng càng nên chú ý. 4. Phản ứng phụ của thuốc Corfex 500 Trong quá trình sử dụng thuốc Corfex 500, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau đây:Dị ứng thuốc Corfex 500Tăng bạch cầu ái toan. Sưng phù mạch máu. Sốc phản vệGiảm số lượng bạch cầu trung tính. Viêm đại tràng giả mạc. Tiêu chảy. Buồn nôn. Khó tiêuĐau bụng. Chán ăn. Nổi mẩn ngứa trên da. Giảm khả năng tập trungÙ tai hoặc điếc tai. Ngoài ra có một vài phản ứng phụ khác không được liệt kê do ít khi xuất hiện. Nếu bạn thấy có bất kỳ dấu hiệu bất lợi nào cho sức khỏe hãy báo bác sĩ để được kiểm tra và xử lý sớm nhất. 5. Tương tác với thuốc Corfex 500 Tương tác của thuốc Corfex 500 có thể ảnh hưởng kết quả xét nghiệm nên cần chú ý khi kiểm tra. Ngoài ra, để giảm tương tác bạn cần báo bác sĩ bệnh tình hiện tại và những đơn thuốc đang dùng.Trên đây là một số chia sẻ về thuốc Corfex 500 cho bạn tham khảo. Nếu bạn đang dùng thuốc gặp bất kỳ vấn đề lạ nào với sức khỏe cần báo lại sớm cho bác sĩ để nhanh chóng kiểm tra đánh giá nguyên nhân. Đồng thời luôn duy trì thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện nhưng biểu hiện không tốt mà cơ thể không tự cảm nhận được.;;;;;1. Công dụng của thuốc Tranmix 5% Thuốc Tranmix 5% được chỉ định dùng trong trong các trường hợp sau:Điều trị trong các trường hợp phân hủy Fibrin bệnh đa kinh, chảy máu cam, chảy máu bất thường do bị tai nạn chấn thương, các biến chứng trong sản phụ khoa và trong một số phẫu thuật như: phẫu thuật bàng quang, cắt bỏ tuyến tiền liệt ở nam giới.Điều trị bệnh dễ và ưa chảy máu trong phẫu thuật răng, phòng ngừa triệu chứng di truyền phù thần kinh -mạch.Không dùng thuốc Tranmix 5% trong các trường hợp sau:Mẫn cảm với bất cứ thành phần của thuốc.Chảy máu dưới màng nhện.Người bệnh có tiền sử bị thuyên tắc huyết khối.Người bệnh đang bị đông máu nội mạch.Người bệnh bị khuyết tật mắc phải về nhìn màu 2. Liều dùng và cách dùng của thuốc Tranmix 5% Thuốc Tranmix 5% chỉ được dùng bằng đường: Tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch. Liều dùng Tranmix 5% được dùng khác nhau đối với từng nhóm đối tượng khác nhau, cụ thể :Đối với người lớn: Liều khuyến cáo nên dùng là từ 500 mg đến 1.000 mg hoặc liều 10 mg/kg thể trọng, tiêm đường tĩnh mạch chậm với tốc độ khoảng 100 mg/phút, 2 đến 3 lần/ ngày.Đối với các trường hợp phân hủy Fibrin toàn thể, dùng liều 1.000 mg, tiêm tĩnh mạch chậm, 3 đến 4 lần/ ngày. Trong hội chứng khử Fibrin (phân hủy Fibrin có liên quan đến tăng đông máu trong lòng mạch đã được chẩn đoán), để an toàn có thể dùng một chất chống đông như Heparin.Đối với trường hợp phù thần kinh - mạch do di truyền, khuyến cáo liều nên dùng từ 500 mg đến 1.000 mg, tiêm tĩnh mạch chậm khoảng 100 mg/ phút hoặc trong thời gian từ 5 đến 10 phút, dùng thuốc 3 lần/ngày. Khi người bệnh đã điều trị được trên 3 ngày nên cân nhắc dùng thuốc theo đường uống.Điều trị trong chảy máu cam: Acid Tranexamic dạng tiêm được dùng bằng phương pháp khí dung tại chỗ ở niêm mạc mũi hoặc dùng 1 miếng gạc có thấm dung dịch thuốc để chèn vào khoang mũi.Trong các phẫu thuật bàng quang và phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt: Liều dùng thuốc trong 3 ngày đầu sau khi phẫu thuật từ 500 mg đến 1.000 mg, dùng 3 lần/ngày, bằng đường tiêm tĩnh mạch chậm. Bắt đầu sang ngày thứ 4 sau phẫu thuật cho đến khi máu niệu đạo không còn chảy ra nữa thì dùng thuốc bằng đường uống theo chỉ định của bác sĩ tùy vào tình trạng của người bệnh.Ngoài ra Tranmix 5% cũng có thể được sử dụng để rửa bàng quang sau phẫu thuật. Cách thực hiện là pha 1 gam Acid Tranexamic trong 1 lít dung dịch rửa Natri Clorid 0,9%, truyền nhỏ giọt trực tiếp vào bàng quang với tốc độ 1 m. L/phút, thực hiện 1 lần/ngày và trong 2 đến 5 ngày sau hậu phẫu.Trường hợp chảy máu sau phẫu thuật răng trên nền người bệnh ưa chảy máu: Trước khi phẫu thuật, tiêm tĩnh mạch liều 10 mg/kg thể trọng. Sau khi phẫu thuật sử dụng đường uống, liều 25mg/kg thể trọng, dùng 3-4 lần/ngày và trong vòng từ 2 đến 10 ngày. Đối với trẻ em có thể dùng đường tiêm tĩnh mạch với liều 10mg/kg thể trọng, thường dùng từ 2 đến 3 lần/ ngày. Nên cân nhắc chỉ khi khó dùng các liều uống đầy đủ mới nên lựa chọn đường tiêm tĩnh mạch.Người bệnh bị suy giảm chức năng thận: Liều dùng phụ thuộc vào chỉ số Creatinine trong huyết thanh. Creatinine từ 120 - 250, tiêm tĩnh mạch liều: 10 mg/ kg thể trọng, 2 lần/ ngày. Creatinine từ 250 - 500, tiêm tĩnh mạch liều: 10 mg/kg thể trọng, 1 lần/ ngày. Creatinine trên 500, tiêm tĩnh mạch liều: 10 mg/kg thể trọng trong 48 giờ hoặc 5 mg/kg thể trọng trong 24 giờ.Trong truyền tĩnh mạch, dung dịch tiêm Tranmix 5% có thể pha trộn cùng với hầu hết các dung dịch truyền như: dung dịch đường Glucose 5%, dung dịch muối Na. Cl 0,9%, dung dịch Acid amin, dung dịch Dextran 70, dung dịch Dextran 40 và dung dịch điện giải Ringer. 3. Tương tác của thuốc Tranmix 5% Sự tương tác giữa thuốc với thuốc khá phức tạp vì trong mỗi thuốc có chứa những thành phần khác nhau. Vậy nên người bệnh không tự ý kết hợp thuốc Tranmix 5% với các thuốc khác khi chưa có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ và người có chuyên môn. Cần lưu ý khi kết hợp Tranmix 5% với một số thuốc sau:Không nên pha Acid Tranexamic vào dung dịch có chứa Penicillin. Không được pha Acid Tranexamic vào máu để truyền.Cần thận trọng khi dùng Tranmix 5% với nhóm thuốc có tác dụng cầm máu ở người bệnh đang điều trị chống phân hủy Fibrin: khi phối hợp 2 nhóm này với liều cao có thể gây hình thành huyết khối. Dưới đây là một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Tranmix 5%:Gây rối loạn hệ tiêu hóa: Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, những triệu chứng này thường sẽ hết khi người bệnh giảm liều dùng.Gây dị ứng da: Tình trạng này có ghi nhận trên lâm sàng tuy nhiên rất ít gặp.Làm hạ huyết áp, hoa mắt chóng mặt có thể xảy ra khi tiêm tĩnh mạch với tốc độ nhanh, vì vậy khuyến cáo phải tiêm Tranmix 5% với tốc độ dưới 100 mg/ phút. Lưu ý dùng thận trọng thuốc Tranmix 5% trong một số trường hợp:Người bệnh bị suy giảm chức năng thận: khi dùng thuốc cho nhóm đối tượng này có nguy cơ gây tích lũy thuốc.Người bệnh đang bị chảy máu đường tiết niệu.Người bệnh có nguy dễ bị huyết khối.Đã có thử nghiệm lâm sàng trên động vật rằng Acid Tranexamic gây ra các vùng thoái hóa võng mạc khu trú, rối loạn thị giác. Tuy chưa có báo cáo về sự ảnh hưởng của thuốc lên cơ quan mắt của con người nhưng khuyến cáo đối với những người bệnh dùng thuốc này kéo dài nên đi kiểm tra nhãn khoa với các xét nghiệm về thị lực, nhìn màu sắc, đáy mắt, thị trường của mắt trước và sau khi điều trị định kỳ các đợt thuốc.Acid Tranexamic có đi qua nhau thai, hấp thụ từ mẹ sang con. Đã có báo cáo thực tế những bà mẹ dùng Acid Tranexamic trong thời gian thai kỳ để điều trị chảy máu do phân hủy Fibrin hoặc chảy máu liên quan đến sản khoa vẫn sinh ra những em bé khỏe mạnh. Tuy nhiên cũng chưa có các nghiên cứu đầy đủ và kiểm soát tốt trên cơ thể người nên khuyến cáo chỉ dùng thuốc Tranmix 5% cho phụ nữ khi đang mang thai trong trường hợp thật sự cần thiết.Acid Tranexamic được tìm thấy trong sữa mẹ, trong huyết tương của người mẹ thì nồng độ thuốc đạt được khoảng 1%. Khuyến cáo thận trọng khi dùng Tranmix 5% cho phụ nữ đang cho con bú.;;;;;1. Công dụng, chỉ định của thuốc Oralfuxim 500 Thuốc Oralfuxim 500 có chứa thành phần chính là Cefuroxime acetyl. Thuốc được chỉ định để điều trị các trường hợp:Viêm tai giữa;Viêm xoang;Viêm amidan;Viêm thanh quản;Viêm họng;Viêm phổi;Viêm phế quản cấp;Đợt cấp viêm phế quản mãn tính.Viêm bể thận;Viêm bàng quang;Viêm niệu đạo.Ðinh nhọt;Viêm da mủ;Chốc lở;Sốt thương hàn;Bệnh lậu;Viêm niệu đạo cấp do lậu cấp;Viêm cổ tử cung. 2. Chống chỉ định của thuốc Oralfuxim 500 Thuốc Oralfuxim 500 chống chỉ định trong trường hợp:Người bệnh có tiền sử mẫn cảm với Cephalosporin hoặc bất kỳ thành phần, tá dược nào có trong thuốc Oralfuxim 500. 3. Liều lượng và cách dùng thuốc Oralfuxim 500 Cách sử dụng: Thuốc Oralfuxim 500 dùng bằng đường uống, sau khi ăn. Người bệnh nên dùng thuốc từ 5 - 10 ngày để đạt được hiệu quả tối ưu.Liều dùng:Đối với người lớn:Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn sẽ dùng liều 250mg x 2 lần/ ngày.Sốt thương hàn dùng liều 500mg x 2 lần/ ngày.Nhiễm khuẩn niệu-sinh dục dùng liều 125mg x 2 lần/ ngày.Nhiễm khuẩn hô hấp dưới nhẹ đến trung bình dùng liều 250mg/ lần x 2 lần/ ngày. Trường hợp bệnh nặng, nghi viêm phổi thì dùng liều 500mg/ lần x 2 lần/ ngày.Viêm bể thận dùng liều 250mg/ lần x 2 lần/ ngày.Lậu không biến chứng dùng liều đơn 1g/ ngày.Bệnh Lyme giai đoạn đầu dùng liều 500mg x 2 lần/ ngày, trong 20 ngày.Đối với trẻ em:Sốt thương hàn dùng liều 250mg/ lần x 2 lần/ ngày.Trẻ 2 tuổi trở lên bị viêm tai giữa hoặc các tình trạng nhiễm khuẩn nghiêm trọng thì dùng liều 250mg/ lần x 2 lần/ ngày.Lưu ý: Liều dùng Oralfuxim 500 trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Oralfuxim 500 cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Oralfuxim 500 phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế. 4. Tác dụng phụ của thuốc Oralfuxim 500 Trong quá trình sử dụng thuốc Oralfuxim 500, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn như:Ban đỏ đa dạng;Hoại tử da do nhiễm độc;Phát ban da;Nổi mày đay;Ngứa, sốt do thuốc;Bệnh huyết thanh;Tiêu chảy;Buồn nôn và nôn;Tăng bạch cầu ái toan;Tăng men gan;Viêm ruột giả mạc;Giảm bạch cầu;Tiểu cầu.Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Oralfuxim 500 và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp. 5. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Oralfuxim 500 Thận trọng khi dùng thuốc Oralfuxim 500 cho người có tiền sử dị ứng với penicillin.Cần chẩn đoán viêm ruột giả mạc khi bị tiêu chảy nghiêm trọng sau khi dùng Oralfuxim 500.Phụ nữ có thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc Oralfuxim 500.Trong trường hợp quên liều thuốc Oralfuxim 500 thì nên bổ sung bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời gian gần đến lần sử dụng tiếp theo thì nên bỏ qua liều Oralfuxim 500 đã quên và sử dụng liều mới.Tuyệt đối không sử dụng khi thuốc Oralfuxim 500 có dấu hiệu bị đổi màu, mốc, chảy nước hay hết hạn dùng.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Oralfuxim 500, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Oralfuxim 500 điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.;;;;;Thuốc L-Stafloxin 500 thường được chỉ định trong điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc L-Stafloxin 500 sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn. 1. Thành phần của một viên L-Stafloxin 500 Mỗi viên L-Stafloxin 500 sẽ bao gồm 500mg Levofloxacin và các tá dược vừa đủ. Thuốc sẽ được bào chế ở dạng viên nén bao phim. Levofloxacin có trong thuốc L-Stafloxin là một loại kháng sinh thuộc nhóm Quinolon. Nó có cấu trúc hóa học đồng phân dạng L của Ofloxacin. Từ cấu trúc này mà Levofloxacin sở hữu hoạt tính kháng khuẩn.Bên cạnh đó, Levofloxacin còn có khả năng diệt khuẩn nhờ ức chế enzym Topoisomerase IV và DNA gyrase, từ đó ngăn cản quá trình tái tạo, tái tổ hợp DNA của vi khuẩn. Nhiều loại vi khuẩn, kể cả với những vi khuẩn đã kháng Aminoglycoside, Penicillin, Beta-lactam, Macrolid đều rất nhạy cảm đối với Levofloxacin bởi nó có tính phổ kháng khuẩn rộng.Danh sách một số loại vi khuẩn bị tác động bởi L-Stafloxin đó là:Nhóm vi khuẩn Gram âm: H. influenza, Moraxella catarrhalis, Enterobacter cloacae, E.coli, Pseudomonas aeruginosa, Proteus mirabilis;Nhóm vi khuẩn ưa khí Gram dương: Staphylococcus aureus meti-S,Streptococcus pneumoniae, Bacillus anthracis;Một số loại vi khuẩn khác: Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, Propionibacterium, Peptostreptococcus, Fusobacterium.Bên cạnh đó, vẫn sẽ có những nhóm vi khuẩn không bị tác động bởi thuốc như: Nhóm vi khuẩn kháng lại Fluoroquinolone, Enterococcus faecium, Staphylococcus aureus meti-R.Thuốc L-Stafloxin 500 được sử dụng trong các trường hợp sau:Các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, viêm xoang cấp tính;Viêm tiền liệt tuyến do vi khuẩn xâm nhập;Các cơ quan, bộ phận như da, mô mềm hay tiết niệu bị nhiễm khuẩn. 3. Liều lượng và các dùng thuốc L-Stafloxin 500 Thời gian sử dụng thường sẽ kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Liều dùng theo từng trường hợp như sau:Viêm tiền liệt tuyến do vi khuẩn gây ra sẽ điều trị với liều dùng 5mg/ lần/ ngày trong 28 ngày;Nhiễm khuẩn tiết niệu không phức tạp điều trị theo đợt, mỗi đợt kéo dài 3 ngày, liều dùng là 250mg/ lần/ ngày;Người suy thận sẽ được điều chỉnh liều dùng phụ thuộc vào độ thanh thải creatinin (CC);Nhiễm khuẩn tiết niệu xuất hiện biến chứng, viêm thận, bể thận có CC ≥ 20 sẽ áp dụng liều dùng là 250mg/ 24 giờ, CC= 10 đến 19 sẽ áp dụng liều dùng là 250mg/ 48 giờ mỗi lần;Liều dùng ban đầu ở các mức CC đều được áp dụng liều dùng là 500mg, còn liều duy trì sẽ thay đổi tùy vào mức CC, cụ thể như:CC= 50 đến 80: Sử dụng liều bình thường.CC= 20 - 49 dùng liều 250mg/ lần/ 24 giờ.CC= 10 - 19 dùng liều 125mg/ lần/ ngày.Thuốc ở dạng viên nén nên sẽ được hấp thụ vào cơ thể thông qua đường uống. Sử dụng 250- 300ml nước lọc và uống nguyên viên thuốc. 4. Các trường hợp sẽ không được khuyến cáo sử dụng thuốc Người có phản ứng quá mẫn với Levofloxacin và các chất có trong thuốc hoặc kháng sinh Quinolon khác;Người dưới 18 tuổi không sử dụng thuốc bởi có thể gây độc tính trên sụn, khớp;Người bị thiếu hụt G6PD, động kinh, bệnh về gân, cơ do dùng fluoroquinolon;Người đang mang thai và cho con bú không được khuyến cáo sử dụng thuốc. 5. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc Tình huống thường gặp: Tăng men gan, mất ngủ, buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy;Tình huống ít gặp: Tăng bilirubin máu, viêm âm đạo, dị ứng, phát ban, tâm trạng thất thường, nhiễm Candida sinh dục, hoa mắt, chóng mặt, lo lắng;Tình huống hiếm gặp: Sốc phản vệ, rối loạn huyết áp, nhịp tim, phù Quincke, đau khớp, viêm tủy xương, yếu cơ, hội chứng Stevens-Johnson và Lyell, viêm gân Achille, khô miệng, co giật, rối loạn thần kinh, viêm đại tràng kết màng giả.Trong trường hợp gặp phải các dấu hiệu bất thường sau khi sử dụng thước cần liên hệ để hỏi ý kiến bác sĩ phụ trách hoặc người có chuyên môn và tìm ra hướng giải quyết. 6. Các trường hợp tương tác của thuốc Levofloxacin sẽ bị giảm hấp thụ khi sử dụng chung với muối sắt, thuốc Antacid có magie hoặc nhôm;Nguy cơ gây co giật giảm đi khi kết hợp Levofloxacin với Fenbufen, NSAIDs tương tự, Theophylin;Không nên sử dụng chung với Sucralfat bởi sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc. Nếu bắt buộc phải dùng thì cần uống cách nhau 2 giờ;Khi dùng chung với Probenecid và Cimetidin độ thanh thải của thuốc L-Stafloxin 24% và 34%;Tăng tác động của Warfarin lên cơ thể nếu dùng cùng L-Stafloxin;Thuốc hạ đường huyết dùng chung với L-Stafloxin có thể gây rối loạn đường huyết với tần suất cao hơn, cần theo dõi chặt chẽ trong quá trình điều trị.Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc L Stafloxin 500. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc L-Stafloxin theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng hay giảm liều hoặc đưa đơn thuốc cho người khác sử dụng.
question_427
Ung thư dạ dày có nguy hiểm không?
doc_427
Ung thư dạ dày là bệnh lý ác tính bắt đầu từ sự phát triển bất thường ở bất kì phần nào của dạ dày, có thể lan ra khắp dạ dày và đến các cơ quan khác của cơ thể nếu không được phát hiện sớm và tiến hành điều trị bệnh kịp thời. Đây là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến hàng đầu ở nam giới Việt Nam và thứ hai ở nữ giới. Ung thư dạ dày là bệnh ung thư đường tiêu hóa thường gặp ở cả nam giới và nữ giới Triệu chứng người bệnh phải đối mặt Các triệu chứng bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường không rõ ràng, đến khi được chẩn đoán thì thường đã ở giai đoạn muộn. Ở giai đoạn ung thư tiến triển, người bệnh có thể gặp những triệu chứng như: Những biến chứng có thể gặp Theo các bác sĩ, ngoài những biểu hiện tại vị trí u khởi phát trên, ung thư dạ dày còn có thể gây ra những biến chứng như: Nếu không được điều trị tích cực, ung thư dạ dày sẽ di căn đến các cơ quan ở xa. Ung thư di căn đến đâu sẽ gây triệu chứng tại vị trí đó. Ví dụ như ung thư di căn đến phổi có thể gây tràn dịch màng phổi, khó thở, đau tức ngực, ung thư di căn gan có thể gây chướng bụng, sưng bụng, vàng da, vàng mắt; ung thư di căn xương gây biến chứng gãy xương, tăng canxi huyết khiến người bệnh mệt mỏi, lờ đờ… Theo cancer.org, tỷ lệ sống sau 5 năm cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn I là khoảng 57 – 71%, giai đoạn II khoảng 33 – 46%, giai đoạn III khoảng 9 – 20% và đến giai đoạn ung thư di căn, cơ hội sống của người bệnh chỉ còn khoảng 4%. Đừng nản lòng, ung thư dạ dày có thể điều trị được nếu phát hiện sớm Thực tế, cũng giống như nhiều bệnh ung thư khác, bệnh nhân ung thư dạ dày có thể điều trị tốt nếu được phát hiện sớm. Tầm soát ung thư dạ dày định kì bằng các xét nghiệm chỉ điểm khối u, nội soi dạ dày… là cách tốt nhất để phát hiện những bất thường sớm, khi ung thư chưa có biểu hiện. Ngoài đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, bệnh viện còn cung cấp dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm nhẹ triệu chứng, nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư mọi giai đoạn.
doc_39940;;;;;doc_1530;;;;;doc_16832;;;;;doc_11787;;;;;doc_48184
Doãn Thị Phương (Lý Nhân, Hà Nam) Trả lời Ung thư dạ dày là bệnh ung thư nguy hiểm có liên quan tới nhiều yếu tố khác nhau như tiền sử gia đình, bệnh lý mạn tính ở dạ dày, chế độ ăn uống thiếu khoa học, nhiễm vi khuẩn HP… Hiện nay bệnh đang có xu hướng gia tăng ở cả những người trẻ tuổi. Ung thư dạ dày là bệnh nguy hiểm và có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện và điều trị sớm Ung thư dạ dày khi được điều trị kịp thời, đúng phương pháp thì tỷ lệ chữa khỏi tăng cao, khả năng sống sau 5 năm có thể đạt trên 70%. Vì thế, trường hợp gia đình bạn có người mắc ung thư dạ dày, cần phải kiên trì điều trị càng sớm càng tốt. Chữa ung thư dạ dày bằng thuốc nam là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng tại nhà, đơn giản, ít tốn kém chi phí. Tuy nhiên hiện chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào chứng minh được công dụng của các bài thuốc nam trong điều trị ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng. Do đó, người bệnh không nên tự ý áp dụng thuốc nam để điều trị ung thư dạ dày. Việc dùng không đúng thuốc có thể khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn. Hiện nay, các phương pháp hiệu quả thường được sử dụng trong điều trị ung thư dạ dày gồm: TS. BS Zee Ying Kiat đang tư vấn điều trị cho bệnh nhân ung thư dạ dày Điều trị ung thư dạ dày bằng phương pháp nào cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý áp dụng bất cứ phương pháp điều trị nào. Chữa ung thư dạ dày bằng thuốc nam sẽ đơn giản, dễ làm, ít tốn kém chi phí nhưng hiệu quả không cao, không thể giúp điều trị hiệu quả, kiểm soát tốt bệnh. Tùy vào tình trạng bệnh và khả năng đáp ứng sau điều trị của mỗi người sẽ có hiệu quả khác nhau. Bạn và gia đình có thể tham khảo để lựa chọn được địa chỉ điều trị ung thư dạ dày tin cậy. Chúc bạn sức khỏe! XEM THÊM: Yếu tố gây ung thư dạ dày và cách phòng ngừa Bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 3;;;;;có cần điều trị lâu dài không Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư đường tiêu hóa trên phổ biến và có xu hướng tăng nhanh, trẻ hóa ở nước ta. Sợ ung thư là tâm lý chung của mọi người nhưng có những người vì sợ ung thư mà xa lánh, không tiếp xúc hay nói chuyện với người bệnh vì lo ngại ung thư sẽ lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua ăn uống hay tiếp xúc hàng ngày. Chưa có nghiên cứu nào khẳng định ung thư dạ dày có lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh Sở dĩ nhiều người lo lắng ung thư dạ dày lây nhiễm là do vi khuẩn HP – nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày và tăng nguy cơ ung thư dạ dày có thể lây từ người này qua người khác khi ăn uống chung bát đũa. Tuy nhiên, thực tế là cùng bị nhiễm vi khuẩn HP nhưng có người bị ung thư dạ dày, có người lại không mắc bệnh. Dù ung thư dạ dày không lây nhưng có rất nhiều yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh vì vậy phòng ung thư dạ dày là việc làm cần thiết. Phòng bệnh ung thư dạ dày bao gồm: Ung thư dạ dày rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và tiến hành điều trị kịp thời. Ngoài các yếu tố có thể kiểm soát được thì còn có rất nhiều yếu tố khác tăng nguy cơ mà chúng ta không thể kiểm soát như tiền sử bệnh gia đình, mang gen đột biến ung thư… Điều quan trọng là bạn cần chủ động thăm khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kì để có thể phát hiện bệnh sớm, khi ung thư chưa có biểu hiện hay mới chỉ dừng lại ở bất thường chưa chuyển thành ung thư. Nội soi dạ dày phát hiện những bất thường sớm ở dạ dày;;;;;Ung thư dạ dày là bệnh ung thư ác tính phổ biến, có thể di căn và tử vong nếu không được điều trị từ ban đầu. Nắm rõ các dấu hiệu của bệnh ung thư nguy hiểm này và khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. 1. Khái niệm và 5 giai đoạn của bệnh Ung thư dạ dày là tình trạng bất thường của các cấu trúc dạ dày phát triển bất thường, cơ thể mất kiểm soát và chúng có thể xâm lấn tới các mô gần hoặc xa. Trường hợp nặng nhất bệnh có thể dẫn tới tử vong. Những giai đoạn của bệnh ung thư nguy hiểm này được phân chia thành: – Giai đoạn 0: Đây là giai đoạn sớm khi tế bào ung thư mới chỉ nằm ở lớp niêm mạc dạ dày – Giai đoạn 1: Ung thư xâm lấn lớp thứ hai trong dạ dày nhưng chưa xâm lấn tới cơ quan khác, đa số ở giai đoạn này vẫn chưa xuất hiện triệu chứng bệnh – Giai đoạn 2: Ung thư di chuyển qua niêm mạc dạ dày, có thể xuất hiện một vài triệu chứng như đau bụng, buồn nôn… – Giai đoạn 3: Ung thư lây lan tới các hạch bạch huyết và cơ quan khác ở cơ thể – Giai đoạn 4: Ung thư xâm lấn tới toàn bộ cơ thể, tiên lượng của giai đoạn này thường xấu và có thể tử vong. Các giai đoạn của bệnh ung thư nguy hiểm 2. Dấu hiệu của bệnh ung thư nguy hiểm Những dấu hiệu ở giai đoạn sớm bệnh thường không dễ nhận biết và có thể nhầm lẫn với bệnh tiêu hóa hay dạ dày phổ biến do đó bạn cần lưu ý đi khám nếu có những triệu chứng như sau: – Chướng bụng, đầy hơi: Biểu hiện trong giai đoạn đầu bệnh, biểu hiện này thường rõ ràng hơn sau khi ăn – Chán ăn, khẩu vị kém: Thường người bệnh sẽ có cảm giác khó nuốt hoặc nghẽn đồ ăn ở họng kèm với không có cảm giác thèm ăn – Sút cân nhiều và nhanh chóng: Đây là triệu chứng của bệnh ung thư tiêu hóa và nhiều bệnh ung thư khác, bạn có thể giảm đến 15% trọng lượng cơ thể trong thời gian ngắn – Ợ nóng, ợ chua: Dấu hiệu này có thể kèm theo đau dạ dày nhẹ và không thể dùng thuốc để điều trị khỏi – Đau bụng dữ dội: Cơn đau sẽ từ nhẹ đến nặng, tần suất ít đến thường xuyên và thuốc giảm đau cũng có thể khó có tác dụng – Xuất huyết tiêu hóa: Có thể nôn ra phân đen hoặc nôn ra máu nếu ung thư tiến triển nặng, dấu hiệu này cũng có thể là viêm loét dạ dày đại tràng nhưng bạn không nên chủ quan. 3. Những nguyên nhân dẫn tới ung thư tiêu hóa Không có nguyên nhân chính xác dẫn tới căn bệnh ung thư nguy hiểm này nhưng có những yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới mắc bệnh có thể kế đến như: – Tổn thương tiền ung thư: Có thể bao gồm teo niêm mạc dạ dày, tế bào niêm mạc dạ dày biến đổi, tế bào niêm mạc dạ dày đổi cấu trúc, thoát khỏi kiểm soát của cơ thể… – Vi khuẩn HP: Vi khuẩn Helicobacter pylori(HP) gây viêm loét dạ dày, tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới loét dạ dày mạn tính và gây ra tổn thương tiền ung thư. Vi khuẩn Hp là một trong số những yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư nguy hiểm này – Di truyền: Căn bệnh ung thư này có thể liên quan tới một số hội chứng di truyền bởi tỷ lệ di truyền ở gen có thể lây từ mẹ sang con. – Biến chứng sau phẫu thuật bệnh dạ dày: Bệnh nhân có tiền sử dạ dày có nguy cơ ung thư cao hơn, đặc biệt là với những bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật dạ dày. – Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ khác có thể kể đến như: tuổi cao, giới tính, nhóm máu, thói quen sinh hoạt… cũng có thể là yếu tố gây bệnh ung thư nguy hiểm. 4. Phòng tránh và điều trị sớm bệnh ung thư 4.1 Chẩn đoán sớm ung thư dạ dày Để ngăn ngừa nguy cơ biến chuyển bệnh nặng thì người bệnh cần thực hiện khám bệnh và tầm soát sàng lọc bệnh sớm: – Chụp dạ dày cản quang kép: Phương pháp này đơn giản và dễ thực hiện nhưng độ chính xác chưa cao nên cần nội soi hoặc sinh thiết dạ dày nếu thấy nghi ngờ – Nội soi dạ dày: Đây là cách chuẩn xác và nhanh nhất để chẩn đoán căn bệnh ung thư nguy hiểm từ giai đoạn sớm. Công nghệ nội soi hiện đại có thể phát hiện những tổn thương rất nhỏ và kín đáo để phát hiện tế bào bất thường. Nội soi dạ dày là cách phát hiện sớm bệnh ung thư – Xét nghiệm phát hiện những dấu ấn khổi u trong máu: Xác định tình trạng tiến triển của ung thư và thường áp dụng để theo dõi tái phát sau điều trị mà không dùng dể phát hiện sớm bệnh. 4.2 Phòng tránh sớm bệnh ung thư ở dạ dày Để phòng tránh sớm những nguy cơ bệnh ung thư tiêu hóa nguy hiểm, người bệnh cần: – Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều chất xơ và vitamin. Bên cạnh đó cần đảm bảo về vấn đề vệ sinh – Không hút thuốc lá, uống đồ uống có cồn và sử dụng chất kích thích – Chăm chỉ tập luyện thể dục nhẹ nhàng – Khám bệnh và điều trị triệt để những bệnh về dạ dày, polyp dạ dày, khối u lành tính… – Thường xuyên kiểm tra sức khỏe dạ dày và theo dõi những bất thường về tiêu hóa, đặc biệt nếu trong gia đình có người mắc bệnh tiêu hóa, ung thư tiêu hóa. 4.3 Điều trị sớm bệnh ung thư ở dạ dày Căn bệnh ung thư nguy hiểm này có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm, đặc biệt khi khối u còn khu trú trong niêm mạc dạ dày. Bác sĩ có thể cắt hớt tế bào ung thư qua nội soi dạ dày mà không cần mổ mở. Những phương pháp điều trị bệnh ung thư này hiện nay rất đa dạng. Tùy theo giai đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ chọn phương pháp phù hợp nhất, trong đó bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị như sau: – Cắt bỏ khối u dạ dày qua nội soi – Phẫu thuật các tế bào ung thư trong cơ thể và bỏ hạch – Hóa trị – Xạ trị – Liệu pháp điều trị miễn dịch – Điều trị giảm nhẹ. Trên đây là những thông tin quan trọng cần biết về bệnh ung thư dạ dày với triệu chứng, nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị từ sớm… Tham khảo sớm kiến thức về bệnh giúp bạn phát hiện và điều trị hiệu quả ngay từ ban đầu.;;;;;Ung thư là căn bệnh hiểm nghèo, bệnh có thể gây nguy hiểm sức khỏe của bệnh nhân nếu họ không phát hiện và chữa trị sớm. Trong đó, tỷ lệ người tử vong vì bệnh ung thư dạ dày đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng và trở thành nỗi lo lắng của toàn xã hội. Nếu nắm được cách theo dõi, phát hiện khối u ác tính ở dạ dày sớm, chắc chắn bạn sẽ có cơ hội kéo dài tuổi thọ, cải thiện sức khỏe. Bệnh ung thư dạ dày không phải là vấn đề sức khỏe hiếm gặp, khi mắc bệnh tại dạ dày của bệnh nhân sẽ xuất hiện nhiều tế bào bất thường. Đây là nguyên nhân khiến khối u ác tính hình thành, phát triển và gây tổn thương tới dạ dày nói riêng. Về lâu về dài, khối u ác tính không chỉ ảnh hưởng tới dạ dày mà còn gây hại cho các cơ quan khác trên cơ thể, thậm chí đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Tốt nhất, người bệnh nhân nên chủ động theo dõi tình hình sức khỏe, khi phát hiện triệu chứng bất thường, bạn hãy đi kiểm tra kịp thời. Căn bệnh này diễn biến qua 4 giai đoạn chính. Ở giai đoạn đầu, tế bào ung thư mới phát triển ở khu vực niêm mạc của dạ dày, hầu như không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Chính vì thế, người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu khó phát hiện bệnh sớm. Bước sang giai đoạn thứ 2, các tế bào ung thư phát triển nhanh, mạnh hơn, chúng bắt đầu tấn công qua niêm mạc dạ dày và gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng. Tốt nhất người bệnh nên chủ động điều trị để kìm hãm sự lây lan của tế bào gây bệnh ung thư là vô cùng cần thiết. Giai đoạn thứ 3 và thứ 4, tế bào ung thư lan sang hầu khắp các cơ quan trên cơ thể và đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Nhìn chung, việc chữa trị bệnh ở giai đoạn này gặp nhiều khó khăn hơn, khó có thể kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, người từng nhiễm khuẩn HP cũng không nên chủ quan, nhiều nghiên cứu cho biết vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương dạ dày và làm gia tăng nguy cơ phát triển tế bào ung thư dạ dày. Đặc biệt, người có chế độ ăn uống kém lành mạnh có thể trở thành bệnh nhân ung thư dạ dày nếu chủ quan, không chú tâm tới thực đơn ăn uống hàng ngày. Bác sĩ thường khuyên chúng ta hạn chế ăn món như: dưa muối, cà muối hoặc thịt nướng. Chúng có thể gây tổn thương dạ dày, làm tiền đề để tế bào gây bệnh ung thư phát triển. Ngoài ra, bạn nên lựa chọn thực phẩm cẩn thận, tránh ăn đồ mốc, quá hạn sử dụng và không đảm bảo chất lượng nhé! Trong những giai đoạn đầu, bệnh nhân thường gặp vấn đề liên quan tới tiêu hóa, ví dụ như tình trạng ăn uống không ngon miệng, đầy bụng, khó chịu. Bởi vì trong bữa ăn, bạn sẽ cảm thấy khó nuốt, buồn nôn sau khi thưởng thức các món ăn. Sau một vài tuần, bệnh nhân bắt đầu thấy mình sút cân nhanh và khó kiểm soát. Đau bụng cũng là biểu hiện thường gặp của bệnh nhân ung thư dạ dày, cơn đau thường xuất hiện theo từng cơn và ngày một dữ dội hơn. Thậm chí, nhiều bệnh nhân đã sử dụng cả thuốc giảm đau mà cơn đau bụng vẫn không có dấu hiệu giảm. Với biểu hiện bất thường này, bạn cần đi khám và phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh ung thư ở dạ dày nhé! Ngoài những dấu hiệu điển hình kể trên, người mắc bệnh có thể bị đi ngoài ra phân đen, nôn ra máu. Đây là triệu chứng khá nghiêm trọng, cảnh báo bệnh ung thư phát triển sang các giai đoạn sau và bạn cần đi điều trị sớm nhất có thể. 4. Kỹ thuật chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày Việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày đã và đang đang lại nhiều lợi ích. Người nghi mắc ung thư sẽ bác sĩ kiểm tra kĩ càng nhằm đưa ra kết luận chính xác nhất. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện nội soi dạ dày, nhờ vậy bác sĩ có thể kịp thời phát hiện sự tồn tại của các tế bào ung thư và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Song song với đó, người bệnh cũng cần tiến hành sinh thiết để xác định tình trạng sức khỏe, sự phát triển của tế bào gây bệnh ung thư dạ dày. Bài viết đã giúp bạn hiểu về căn bệnh ung thư dạ dày và những triệu chứng thường gặp trong giai đoạn đầu mắc bệnh. Nhờ vậy, bạn sẽ chủ động đi điều trị sớm, cải thiện sức khỏe và kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư.;;;;;Ung thư dạ dày là sự tích tụ của các tế bào bất thường tạo thành một khối u, nó có thể xuất hiện ở bất kỳ phần nào, vị trí của dạ dày. Đây là bệnh ung thư phổ biến đứng thứ sáu trên toàn thế giới, nhưng lại là nguyên nhân thứ ba gây tử vong. Khoảng 90 - 95% giải phẫu bệnh của ung thư dạ dày là Ung thư biểu mô tuyến. Trong loại này, ung thư phát triển từ các tế bào hình thành trong niêm mạc. Niêm mạc của dạ dày sản xuất chất nhầy. 1. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư Các yếu tố liên quan đến ung thư dạ dày bao gồm:Nhiễm vi khuẩn H. pylori trong dạ dày. Dị sản ruột, trong đó các tế bào bình thường chỉ lót ở đường ruột, nhưng lại lót cả niêm mạc dạ dày.Loét dạ dày. Viêm dạ dày mãn tính, hoặc viêm dạ dày lâu ngày làm cho niêm mạc dạ dày mỏng hơn.Thiếu máu ác tính, có thể phát triển ung thư do thiếu vitamin B12Polyp dạ dày Nhiễm vi khuẩn H. pylori trong dạ dày làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày 2. Một số điều kiện di truyền làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày Hội chứng Li-Fraumenibệnh đa u tuyến mang tính gia đình (FAP)Hội chứng Lynch. Nhóm máu AHút thuốc. Những người hút thuốc thường xuyên, lâu dài có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn so với những người không hút thuốc.Tiền sử gia đình. Có họ hàng gần đã từng bị ung thư dạ dày sẽ làm tăng nguy cơ.Chế độ ăn. Những người thường xuyên ăn đồ mặn, dưa muối hoặc đồ ăn hun khói có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn. Một lượng lớn thịt đỏ và ngũ cốc tinh chế cũng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.Một số thực phẩm có chứa các chất có thể có liên quan đến ung thư. Ví dụ, dầu thực vật thô, hạt ca cao, hạt cây, lạc, quả sung, và các loại thực phẩm và gia vị khô khác có chứa aflatoxin. Một số nghiên cứu đã liên kết aflatoxin với ung thư ở một số động vật.Tuổi tác. Nguy cơ phát triển ung thư dạ dày tăng đáng kể sau tuổi 50. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, 60% những người được chẩn đoán ung thư dạ dày ít nhất là 65 tuổi.Giới tínhĐàn ông có nhiều khả năng bị ung thư dạ dày hơn phụ nữ.Một số thủ thuật phẫu thuật trước đó. Phẫu thuật dạ dày hoặc một số bộ phận của cơ thể ảnh hưởng đến dạ dày, chẳng hạn như điều trị loét, có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày nhiều năm sau đó.Những người gặp phải các triệu chứng và có một hoặc nhiều trong số các yếu tố nguy cơ nêu trên nên gặp bác sĩ để được tư vấn. Hút thuốc thường xuyên làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày 3. Phòng tránh Không có cách nào để ngăn ngừa ung thư dạ dày hoàn toàn.Tuy nhiên, một người có thể thực hiện các bước để giảm nguy cơ phát triển bệnh. Chúng bao gồm những điều sau đây.Chế độ ăn. Một số biện pháp ăn kiêng có thể giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày.Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho rằng ăn ít nhất hai cốc rưỡi trái cây và rau quả mỗi ngày có thể giúp hạn chế nguy cơ.Nên giảm số lượng thực phẩm ngâm, muối và hun khói trong chế độ ăn. Thay đổi ngũ cốc tinh chế cho ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, mì ống và thay thế thịt đỏ hoặc thịt chế biến bằng đậu, cá và gia cầm cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ ung thư phát triển ở phần dạ dày gần thực quản.Những người hút thuốc nên bỏ thuốc lá. Những người chưa hút thuốc nên tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.Dùng thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAIDS) như aspirin, naproxen hoặc ibuprofen, có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Tuy nhiên, việc này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong và đe dọa tính mạng.Chỉ dùng NSAID để điều trị các bệnh khác như viêm khớp. Không dùng chỉ để giảm nguy cơ ung thư dạ dày.Những người có hội chứng ung thư dạ dày lan tỏa di truyền và hội chứng Lynch có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày. Hiểu được điều này và thực hiện các biện pháp phòng tránh theo lời khuyên của bác sĩ có thể làm giảm nguy cơ.Những người có người thân trong gia đình bị ung thư dạ dày và những người bị ung thư vú trước tuổi 50 nên làm xét nghiệm di truyền.Nếu một người được chẩn đoán và điều trị trước khi ung thư dạ dày di căn, tỷ lệ sống còn sau 5 năm là 68%. Nếu ung thư di căn vào các mô sâu hơn trong dạ dày, tỷ lệ sống còn giảm xuống 31%.Một khi ung thư dạ dày di căn các cơ quan ở xa, tỷ lệ sống còn giảm xuống 5%.Chẩn đoán sớm là chìa khóa để cải thiện triển vọng ung thư dạ dày
question_428
Bị cận 3 độ nhìn được bao xa, làm sao để không tăng độ cận?
doc_428
Cận thị là tật khúc xạ rất phổ biến hiện nay. Do bị cận thị nên người bệnh gặp phải nhiều khó khăn trong việc nhìn vật ở xa và đây cũng là rào cản với họ trong cuộc sống sinh hoạt, làm việc, học tập. Vậy, người bị cận 3 độ nhìn được bao xa, bài viết sau sẽ cùng bạn giải đáp vấn đề này. 1. Cận thị và mức độ cận thị Người bị cận 3 độ tức là độ cận thị của họ là 3 diop. Với mức độ này thì khoảng cách mà họ nhìn rõ tương đối mờ. Những người có độ cận 3 diop chỉ nhìn rõ được vật ở khoảng cách từ 30cm trở lại, nếu xa hơn khoảng cách này họ sẽ thấy mọi vật mờ nhòe.3. Cách chăm sóc, bảo vệ để mặt cận 3 độ không tăng độ cận Như đã nói ở trên, số đo diop càng tăng thì khoảng cách nhìn rõ của người bị cận thị càng giảm và từ 3 diop chỉ số sẽ dễ dàng tăng lên. Để giảm thiểu tối đa nguy cơ tăng độ cận, người bị cận 3 độ cần:- Dùng kính đúng cách Cận 3 diop cần đeo kính thường xuyên để nhìn rõ hơn và hạn chế điều tiết cho mắt. Người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa mắt thăm khám để được tư vấn số đo kính phù hợp để tránh tình trạng đeo kính không đúng độ làm tăng độ cận và đau mỏi mắt. Những khi chỉ làm việc đơn giản hay không làm việc với màn hình thiết bị điện tử thì tốt nhất không nên đeo kính mà hãy để mắt được thư giãn. Nếu đeo kính thường xuyên rất dễ lệ thuộc. - Cho mắt có thời gian nghỉ ngơi Chuyên gia nhãn khoa khuyến cáo, sau khoảng 45 phút nên cho mắt được nghỉ ngơi 2 - 5 phút. Trong lúc nghỉ ngơi hãy nhắm mắt lại 10 giây mà không nhìn vào bất cứ thiết bị điện tử nào phát ra ánh sáng xanh. Hoặc có thể làm cách khác là hướng tầm mắt ra xa khoảng 20m và nhìn vào không gian trong 5 - 10 phút. - Đeo kính chống nắng Khi đi ra ngoài nên đeo kính chống nắng để bảo vệ mắt trước tác hại của tia cực tím từ ánh sáng mặt trời. - Massage mắt Áp dụng bài tập massage sau đây có thể giúp mắt được thư giãn và trở nên khỏe khoắn hơn:+ Động tác 1: xoa 2 lòng bàn tay vào nhau cho ấm lên rồi áp 2 lòng bàn tay vào 2 mắt và để yên trong 10 giây, lặp lại như vậy 3 lần để mắt được làm dịu và thư giãn. + Động tác 2: xoa 2 lòng bàn tay cho ấm rồi đảo mắt theo chiều kim đồng hồ sau đó đảo mắt theo chiều ngược lại, làm đi làm lại như vậy 36 vòng một cách chậm rãi để mắt được giãn cơ và đỡ mỏi. + Động tác 3: đặt tay vào 4 điểm: đuôi mắt, chân mày, hốc mắt và bọng mắt, mỗi điểm dừng lại để nhẹ nhàng massage khoảng 5 giây, lặp lại như vậy 30 lần. - Bổ sung thực phẩm cần cho mắt Lựa chọn các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để bổ sung cho mắt cũng là cách giữ cho độ cận không tăng, chống oxy hóa và bảo vệ thị lực. Các thực phẩm tốt cho mắt giàu vitamin A, E, C như: đu đủ, cà rốt, gấc, cà chua, sữa, lòng đỏ trứng, rau dền, trái cây họ cam quýt,... - Bảo vệ mắt trong quá trình học tập, làm việc Khi học tập hay làm việc cần giữ khoảng cách an toàn từ mắt đến sách vở là 30cm, đến màn hình máy tính là 50cm. Tốt nhất chỉ nên đọc sách, nhìn màn hình ở nơi có ánh sáng đầy đủ. - Cho mắt được tiếp xúc nhiều với ánh sáng tự nhiên Tia UVB trong ánh sáng tự nhiên giúp kích thích sự hoạt hóa một số tế bào của mắt, giảm độ cận. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là mọi thời điểm trong ngày đều nên cho mắt tiếp xúc với ánh sáng mặt trời mà chỉ nên cho mắt tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên vào buổi sáng sớm hoặc cuối buổi chiều. - Tránh dụi mắt Thói quen này dễ làm vật thể lạ rơi vào gây ngứa mắt, trầy xước và tổn thương giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực và dễ mắc bệnh về mắt. - Dùng kính áp tròng đúng cách Khi đã biết cận 3 độ nhìn được bao xa và đeo kính áp tròng hãy nhớ luôn vệ sinh kính sạch sẽ để tránh viêm loét, nhiễm trùng, trầy xước mắt. Ngoài ra, không nên lạm dụng việc đeo kính áp tròng vì nó có thể làm tăng độ cận thị. - Khám mắt định kỳĐây là việc nên làm bởi nó giúp phát hiện sớm các bệnh lý về mắt để có cách xử trí ngay. Đặc biệt, với người bị cận 3 độ thì mỗi năm nên khám mắt tối thiểu 1 lần để biết được tình trạng cận thị có tăng độ hay không để điều chỉnh kính, có biện pháp bảo vệ độ cận và phòng ngừa nguy cơ bong võng mạc.
doc_33188;;;;;doc_7859;;;;;doc_3435;;;;;doc_589;;;;;doc_32316
Cách bảo vệ mắt bị cận Cận thị là một tật khúc xạ có rất nhiều người gặp phải, nhất là trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Cận thị khiến nhiều người gặp khó khăn khi quan sát các vật ở xa và điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đối với các hoạt động như học tập, làm việc và sinh hoạt hàng ngày. Phân loại các mức độ cận thị Cận thị xảy ra khi hình ảnh mà mắt thu được không nằm trên võng mạc như bình thường, thay vào đó nó lại hội tụ ở trước võng mạc. Người bị mắc tật cận thị khi nhìn vật ở khoảng cách xa sẽ thấy mờ nhòe, thường phải nheo mắt lại hoặc nhắm một bên mắt, dụi mắt thì mới có thể nhìn rõ hơn. Đôi khi cận thị có thể gây mỏi mắt và dẫn đến tình trạng đau đầu. Dựa trên số độ cận (diop), mức độ cận thị sẽ được phân loại như sau: Cận tạm thời: 0 diop. Lúc này thị lực vẫn chưa bị ảnh hưởng nhưng do mắt phải hoạt động quá mức nên dẫn tới cận tạm thời. Người bệnh nên để mắt có khoảng thời gian nghỉ ngơi để khắc phục tình trạng này. Như chúng ta đã thấy, độ cận càng cao thì khả năng và khoảng cách quan sát sự vật, hiện tượng của người bệnh sẽ càng giảm. Để giúp đôi mắt hạn chế được tình trạng bị tăng độ cận, bạn có thể tham khảo những cách như sau:Người cận thị 2 độ nên thường xuyên đeo kính để có thể nhìn vật được rõ ràng hơn, hạn chế việc mắt phải điều tiết quá nhiều. Ngoài ra tốt hơn hết là người bệnh nên đi khám Chuyên khoa Mắt để được đo chính xác độ cận, tránh trường hợp đeo kính sai độ cận và khiến mắt càng thêm đau mỏi. Những khi nghỉ ngơi thư giãn, không cần phải làm việc với các loại thiết bị điện tử thì bạn không nên tiếp tục đeo kính, để mắt có thời gian thư giãn. Bởi vì nếu bạn duy trì việc đeo kính thường xuyên thì sẽ rất dễ bị lệ thuộc vào kính mắt. Theo các chuyên gia nhãn khoa, sau khi làm việc được 45 phút thì bạn nên để ra khoảng 2 - 5 phút cho mắt nghỉ ngơi. Lúc này bạn nên nhắm mắt lại trong khoảng 10 giây, không nên nhìn vào màn hình của thiết bị điện tử (nơi phát ra ánh sáng xanh có hại cho mắt). Hoặc bạn cũng có thể luyện tập mắt bằng cách nhìn ra xa khoảng 20m, đảo mắt nhìn vào không gian trong vòng 5 - 10 phút. Động tác 1: làm ấm 2 lòng bàn tay bằng cách xoa vào nhau, áp 2 lòng bàn tay vào 2 mắt. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 10 giây và lặp lại 3 lần để giúp mắt được thư giãn hơn. Động tác 2: cũng xoa 2 lòng bàn tay cho ấm và áp lên 2 mắt. Đảo mắt theo chiều kim đồng hồ một cách chậm rãi sẽ giúp mắt đỡ bị mỏi. Động tác 3: đặt tay vào những vị trí như chân mày, đuôi mắt, bọng mắt và hốc mắt. Day nhẹ 4 điểm này trong khoảng 5 giây và lặp lại nhiều lần. Đeo kính râm khi đi ra ngoài trời hoặc đeo kính bảo hộ khi phải làm việc trong các môi trường đặc thù như công trường, nhà máy hóa chất,... Giữ khoảng cách an toàn tối thiểu giữa mắt và sách vở, màn hình máy tính (30 - 50cm); Chỉ đọc sách, làm việc ở những nơi có đầy đủ ánh sáng. Không dụi mắt vì thói quen này sẽ làm tổn thương giác mạc, ảnh hưởng tới thị lực. Trong ánh sáng tự nhiên có tia UVB giúp các tế bào của mắt được kích thích hoạt hóa và giảm độ cận. Tuy nhiên phải chú ý đến thời điểm để mắt tiếp xúc với ánh sáng thiên nhiên, nên là buổi sáng sớm hoặc cuối chiều. Lúc này ánh nắng sẽ bớt gay gắt và không làm tổn thương đến mắt. Đối với những người không dùng kính cận mà dùng kính áp tròng có thiết kế độ cận thì phải tuân thủ quy trình vệ sinh kính sạch sẽ, chú ý hạn sử dụng của kính nhằm tránh tình trạng nhiễm trùng, viêm loét hay trầy xước giác mạc. Những thực phẩm chứa các vitamin thiết yếu như vitamin A, C, E có trong cà rốt, đu đủ, sữa, cà chua, rau dền, lòng đỏ trứng gà, trái cây họ cam quýt,... đều có tác dụng chống oxy hóa, ngăn tăng độ cận nên rất tốt cho mắt. Vì thế bạn nên bổ sung những loại thực phẩm này vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Mắt của bạn hoàn toàn có thể bị tăng độ cận theo thời gian. Do đó để sớm phát hiện ra những bệnh về mắt và kịp thời điều chỉnh độ cận cho kính thì bạn nên đi khám mắt định kỳ. Hy vọng rằng thông qua những chia sẻ trong bài viết trên đây, bạn đã biết được cận 2 độ nhìn được bao xa,;;;;; Cận thị là tình trạng khi hình ảnh không hội tụ trên võng mạc mà hội tụ ngay phía trước võng mạc dẫn tới nhìn gần rõ nhưng nhìn xa thì bị mờ. Cận thị nhẹ là cận thị chỉ ở mức dưới 3 độ. Người cận thị nhẹ sẽ có số đo mắt nằm trong khoảng từ 0.25 độ đến 3 độ. Người bị cận thị nhẹ thường gặp khó khăn về việc nhìn rõ mọi vật trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì bệnh này ít gây biến chứng như lác hay nhược thị. Cuộc sống và công việc vẫn bị ảnh hưởng khi bị cận nhẹ. Triệu chứng cận nhẹ gồm có: – Nhìn xa bị mờ mờ nhưng khi nhìn gần rõ hơn. – Nhìn kém hơn bình thường vào ban đêm hoặc ở nơi thiếu ánh sáng. – Mắt nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với nguồn ánh sáng mạnh. – Hay bị mỏi mắt, nhức mắt hoặc chảy nước mắt. – Phải dùng tay dò từng chữ khi đọc sách hoặc văn bản chữ nhỏ vì dễ lạc chỗ cần đọc. – Dù có nghỉ ngơi nhưng các tình trạng về mắt trên vẫn không thuyên giảm. Triệu chứng ở người cận thị nhẹ cũng tương tự như cận thị chung, nhưng mức độ thấp hơn ở người cận thị trung bình và nặng. Người bị cận nhẹ thấy rõ hơn khi gần, càng nhìn xa càng bị mờ. Người bị cận thị nặng thì lúc nhìn gần hay xa đều mờ. Mắt bạn sẽ phải điều tiết quá mức khi bị cận thị mà không đeo kính. Từ đó, lâu dài bạn dễ mỏi mắt, đau nhức mắt, đau đầu,… Nếu chủ quan và để lâu ngày thị lực sẽ càng bị tổn hại nghiêm trọng. Người cận nhẹ vẫn cần đeo kính để mắt có thể nhìn rõ ở cả xa và gần, tránh nhất là tình trạng mắt phải điều tiết quá mức gây tăng độ. Vì vậy, người bị cận thị dù nhẹ cũng nên đeo kính phù hợp, dựa vào độ cận mà tần suất sử dụng kính sẽ khác nhau: 2.1 Người bị cận dưới 0.5 độ: Với trường hợp này thì có thể đeo hoặc không, bởi không ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống. Bạn có thể chú ý hơn đến việc tập luyện cho mắt để hạn chế tăng độ cận. Ngoài ra bạn nên điều chỉnh cho bản thân một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Một đôi mắt khỏe đến từ thói quen sinh hoạt của bạn đó. 2.2 Người bị cận từ 0.75 độ: Lời khuyên là bạn nên đeo kính khi làm việc, đi đường,… Tuy nhiên có thể tháo kính ra khi nghỉ ngơi và không cần sử dụng kính thường xuyên. Đừng quên chú ý đến thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống mỗi ngày. 2.3 Người bị cận ở ngưỡng từ 1 – 3 độ: Để hạn chế tình trạng mắt bạn phải điều tiết quá cao thì cần phải đeo kính. Đến độ cận này bệnh nhân dễ tăng độ hơn nếu không có một lối sống lành mạnh. Việc mắt tăng từ 3 độ đến 5,7 độ đôi khi chỉ tiến triển trong vòng 1-2 năm. Tuy nhiên, người bị cận nhẹ vẫn còn khả năng quan sát tốt ở những cự ly gần. Không nên đeo kính cả ngày khi không cần nhìn xa, không cần tập trung. Thỉnh thoảng, bạn tháo kính ra cho mắt được thư giãn, tập điều tiết để không bị phụ thuộc vào kính. 3. Các loại kính mắt dành cho người bị cận thị nhẹ Có rất nhiều loại kính với mẫu mã đa dạng dành riêng cho người bị cận thị từ nặng đến nhẹ. Sử dụng 1 trong 3 lại kính sau giúp người cận thị cải thiện khả năng nhìn rõ. 3.1 Kính gọng Giải pháp điều chỉnh cận thị phổ biến nhất là kính gọng. Lý do bởi kính gọng an toàn, tiện lợi và rất hiệu quả. Người bị cận nhẹ sẽ được trang bị một đơn kính thuốc với thông số phù hợp. Phương pháp này giúp khả năng nhìn được cải thiện tối đa lại mang lại cảm giác thoải mái cho mắt. 3.2 Kính áp tròng mềm Cũng giống như kính gọng ở phương pháp này người cận thị sẽ được trang bị một đơn kính áp tròng mềm. Loại kính này cách đeo sẽ khác hơn, kính áp tròng được gắn lên giác mạc. Đó là lí do nó sẽ đáp ứng những công việc yêu cầu không đeo kính, hay tập thể dục, chạy bộ,… Vì vậy kính này sẽ giúp người cận thị tự tin hơn khi giao tiếp và làm việc. Sử dụng kính áp tròng là một lựa chọn hợp lý cho người cận thị 3.3 Kính áp tròng cứng (kính Ortho K) Ortho K là kính áp tròng được thiết kế có độ cứng rất vừa phải. Nó dùng để điều chỉnh lại tạm thời hình dạng quá cong của giác mạc người cận thị. Bạn nên đeo kính Ortho K vào ban đêm khoảng 6 – 8 tiếng khi ngủ. Khi đó kính sẽ giúp giác mạc được chỉnh lại hình dạng bình thường. Sáng thức dậy kính sẽ được tháo ra và mắt bạn sẽ nhìn rõ trong cả ngày. Người bệnh vừa nhìn rõ vừa không bị phụ thuộc vào kính cả ngày. Ngoài ra, kính này giúp mắt được thư giãn và tập điều tiết. Do đó, sử dụng kính Ortho K sẽ giúp việc tăng độ cận thị được kiểm soát hiệu quả.;;;;;1. Đeo kính cận đúng độ Để mắt cận không tăng độ, việc đầu tiên mà bạn nên làm là đeo kính đúng với độ của mắt. Tuyệt đối không đeo kính có độ thấp hoặc cao hơn, vì như vậy sẽ khiến mắt dễ bị mỏi và lên độ nhanh. Đây chính là biện pháp quan trọng và hữu hiệu nhất đối với người cận thị. Nhằm hạn chế tình trạng lệ thuộc vào kính, những lúc không làm việc hoặc làm những việc đơn giản bạn nên tháo kính để mắt được nghỉ ngơi. Đối với người cận nhẹ, dưới 0,75 hoặc từ 1 - 2 độ thì có thể đeo kính khi nhìn các vật ở xa mà không cần phải đeo thường xuyên. 2. Bác sĩ sẽ đo lại độ cận và tiến hành thăm khám nhằm giúp bạn phát hiện sớm các bệnh về mắt như: đục thủy tinh thể, viêm loét giác mạc,... Điều này gây ảnh hưởng xấu đến thị lực và có thể khiến độ cận trở nên nặng hơn. Khi mắt tăng độ hoặc kính hiện tại không còn phù hợp, bác sĩ sẽ tiến hành thay kính mới nhằm đảm bảo sức khỏe cho đôi mắt. Để chọn đúng loại kính phù hợp với mình, trong quá trình đo và cắt kính bạn sẽ được đeo thử. Nếu vẫn cảm thấy khó nhìn, chóng mặt hoặc không thoải mái thì bác sĩ sẽ điều chỉnh lại kính. 3. Giữ “độ” cho mắt Tập thể dục kết hợp massage mắt: Đôi mắt phải chịu rất nhiều áp lực khi bạn thường xuyên làm việc với cường độ cao. Vì vậy bạn nên tập thể dục kết hợp với massage mắt sau những giờ làm việc căng thẳng. Biện pháp này sẽ làm xoa dịu cảm giác nhức mỏi cho đôi mắt. Bài tập thể dục dành cho mắt cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần nhìn vào bầu trời trong xanh qua cửa sổ hoặc tập trung nhìn một bông hoa nào đó trong vòng 5 phút. Hoạt động này không chỉ giúp mắt được thư giãn mà còn điều tiết để mắt không bị tăng độ. Ngoài ra, việc massage nhẹ nhàng sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng sụp mí mắt. Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý: Để mắt không bị nhức mỏi, sau mỗi giờ làm việc bạn nên để mắt nghỉ ngơi từ 5 - 10 phút. Khi có thời gian nghỉ ngơi, mắt sẽ giảm điều tiết và hồi phục trở lại. Tốt nhất bạn nên đưa tầm mắt của mình ra xa và hướng vào các khoảng không gian xanh. Màu xanh của lá cây sẽ làm dịu mát và giảm bớt sự kích thích lên mắt. Đồng thời, bạn cũng có thể giảm bớt sự nhức mỏi cho mắt bằng cách: sau 20 phút làm việc, bạn nên nhìn vào một vật có khoảng cách 20 feet (khoảng 6m) trong vòng 20 giây. 4. Tạo thói quen tốt cho mắt Để đảm bảo sức khỏe cho mắt, bạn nên tạo thói quen tốt khi làm việc, đọc sách, xem tivi,… Dưới đây là những chú ý giúp bạn bảo vệ đôi mắt của mình: Mỗi ngày, bạn nên ngủ từ 7 - 8 tiếng, không nên thức khuya thường xuyên, vì như vậy sẽ khiến mắt bị mỏi và dễ lên độ. Trong quá trình học tập và làm việc, bạn nên giữ tư thế thoải mái, ngồi thẳng lưng trên ghế. Bạn không nên ngồi sai tư thế hoặc nằm lăn trên giường, sàn nhà. Bởi vì, điều này không chỉ làm tăng độ cận thị mà còn ảnh hưởng xấu đến cột sống. Khoảng cách từ mắt đến sách hoặc máy tính khoảng 30 - 35cm là an toàn. Cung cấp đủ ánh sáng khi đọc sách giúp mắt không phải điều tiết quá nhiều, như vậy sẽ hạn chế được tình trạng tăng độ. 5. Tham gia các hoạt động ngoài trời Tham gia các hoạt động ngoài trời có tác dụng tích cực đối với những người bị cận thị. Bởi vì, các tế bào mắt sẽ được hoạt hóa từ sự kích thích của một số tia trong ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tiếp xúc với ánh nắng có lợi từ khi sáng sớm hoặc chiều muộn. 6. Đeo kính chống nắng Đa số mọi người đều nghĩ rằng, người cận thị thì không cần phải đeo kính mát làm gì. Tuy nhiên để hạn chế những tác động xấu từ tia cực tím, khói bụi, dị vật,… bạn nên đeo kính mát có độ khi ra ngoài đường. Bởi vì, tất cả các yếu tố này đều có thể làm tổn thương đôi mắt của bạn. 7. Bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt Một chế độ ăn uống hợp lý có vai trò quan trọng việc hạn chế sự tăng độ đối với những người mắt cận. Ngoài việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vi chất thiết yếu như: vitamin A, vitamin C, vitamin E, magie, selen,… Chúng có nhiều trong sữa, hải sản và các loại rau quả có màu vàng đỏ. Những thực phẩm này không chỉ giữ cho collagen tạo nên cấu trúc Protein của mắt được khỏe mạnh mà còn giúp mắt sáng và tăng cường thị lực. Đồng thời, để làm chậm quá trình tiến triển của cận thị bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và các loại đậu.;;;;;Cận thị là tật khúc xạ có tỷ lệ người mắc cao, nhất là thanh thiếu niên trong độ tuổi học đường. Độ tuổi này cũng trong quá trình phát triển thị lực nên nếu không có biện pháp chăm sóc mắt tốt, độ cận càng dễ tăng. Vậy mắt cận có giảm độ được không và nên làm gì để giảm tăng độ cận, nội dung chia sẻ dưới đây sẽ là câu trả lời về những vấn đề đó. Cận thị là tật khúc xạ phản ánh tình trạng điểm hội tụ của tia sáng nằm ngay trước võng mạc khiến cho mắt chỉ nhìn rõ được vật ở gần mà khó nhìn rõ vật ở xa. Cận thị được chia thành các mức độ:- Mức độ nhẹ: độ cận < -3 diop. - Mức độ trung bình: độ cận trong khoảng -3.25 đến - 6 diop. - Mức độ nặng: > -6 diop. Sự hình thành bệnh cận thị có liên quan đến thủy tinh thể và khả năng hội tụ của giác mạc làm cho trục nhãn cầu dài hơn mức bình thường nên các tia sáng đi vào mắt không đứng yên ở võng mạc như bình thường mà hội tụ tại một điểm trước võng mạc. Ngoài ra, thủy tinh thể hay giác mạc cong hơn nhiều so với nhãn cầu cũng gây nên cận thị. Hiện nay, làm việc, học tập trong điều kiện thiếu ánh sáng cũng là yếu tố phổ biến khiến cho số học sinh bị cận thị tăng lên. Mặt khác, sử dụng bàn ghế, tư thế ngồi học hay khoảng cách đọc sách không phù hợp, thường xuyên tiếp xúc với màn hình thiết bị điện tử,... trong thời gian dài cũng tác động góp phần hình thành cận thị. 1.2. Dấu hiệu nhận biết cận thị Những người bị cận thị thường băn khoăn mắt cận có giảm được độ không. Thực tế là chỉ có thể kiểm soát chứ không thể giảm được độ cận thị. Trong giai đoạn phát triển, độ cận thường tăng mạnh nhưng đến độ tuổi trưởng thành thì độ cận thường chững lại, thay đổi không nhiều. Vì thế, ở giai đoạn này có thể áp dụng các biện pháp giúp kiểm soát tăng độ cận. Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật chữa cận thị nhưng thực tế đây chỉ là giải pháp cải thiện độ cận thị bằng cách sửa lại giác mạc để hình ảnh nhận được hội tụ về đúng vị trí trên võng mạc. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, sau phẫu thuật, cận thị vẫn có thể tăng độ nếu trước đó tình trạng cận thị chưa ổn định. Khi đã biết được mắt cận có giảm độ được không và muốn kiểm soát tình trạng tăng độ cận thì cần nhớ các nguyên tắc sau:- Cho mắt có thời gian nghỉ ngơi hợp lý mỗi ngày. - Đeo kính đúng độ cận hiện tại của mắt. - Tập luyện bài tập thể dục cho mắt đều đặn. - Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt giàu vitamin A, E, C,... Thực hiện bài tập chớp mắt liên tục sẽ giúp tăng lưu thông mạch máu ở vùng mắt nhờ đó mà giảm được khô, mỏi mắt do làm việc quá tải. Để thực hiện bài tập này cần ngồi thư giãn rồi chớp mắt liên tục trong 1 phút và để mắt thư giãn khoảng 5 - 10 giây sau đó lặp lại quy trình đó 1 - 2 lần nữa. Bài tập này nên duy trì thực hiện sau mỗi 45 - 60 phút học tập hay là việc để đạt hiệu quả tốt nhất. - Bài tập nhìn gần nhìn xa Muốn tập bài tập này bạn cần có 2 điểm cố định hoặc 2 đồ vật đặt ở 2 điểm cố định với khoảng cách khác nhau, 1 điểm hoặc 1 vật ở xa mắt hơn còn điểm hay vật còn lại sẽ ở gần mắt. Đầu tiên, bạn nhìn vào điểm hay vật ở gần mắt trong vài giây sau đó bạn chuyển sang nhìn vào vật hay điểm ở xa mắt vài giây. Mỗi ngày tập như vậy 5 - 7 lần sẽ giúp kiểm soát tăng độ cận hiệu quả.2.2.2. Đeo kínhĐeo kính là giải pháp không thể bỏ qua khi bị cận thị. Nếu đã hiểu mắt cận có giảm được độ không thì bạn cũng sẽ biết người bị cận cần đeo kính đúng với độ cận của mình để tránh tăng độ cận nhanh chóng và gây mỏi mắt. Các chuyên gia nhãn khoa khuyến cáo rằng, người có độ cận < - 0.75 diop thì chưa nên đeo kính thường xuyên mà chỉ cần đeo khi học tập hay làm việc. Người có độ cận - 1 đến - 2 diop thì khi cần nhìn xa nên đeo kính cận. Khi đeo kính cần chú ý đeo kính đúng tầm nhìn của mắt, cố gắng không để kính bị trễ xuống quá lâu vừa dễ làm sụp mí vừa dễ tăng độ cận. Ngoài ra, mắt bị cận cũng cần được khám định kỳ để đo độ cận và kịp thời thay kính khi được bác sĩ chỉ định. Đeo kính mát có độ khi đi ra ngoài trời nắng cũng là việc người cận thị nên làm vì nó vừa giúp chống tia cực tím vừa hạn chế được nguy cơ mắt bị khói bụi, dị vật, hóa chất,... tấn công.2.2.3. Khám mắt định kỳ Khám mắt định kỳ là cách để theo dõi và biết chính xác sự thay đổi độ cận. Để thăm khám, bạn hãy chọn một địa chỉ uy tín để được kiểm tra, đánh giá thị lực đúng và được tư vấn cách chăm sóc mắt khoa học để giảm thiểu tốc độ tăng độ cận.2.2.4. Có thói quen tốt cho mắt trong quá trình học tập, làm việc Một thói quen tốt cho mắt chính là giải pháp để cải thiện thị lực. Vì thế, hãy cố gắng:- Làm việc, học tập trong điều kiện đủ ánh sáng, ưu tiên ánh sáng tự nhiên và giữ tư thế ngồi thẳng, đảm bảo khoảng cách tối ưu giữa mắt với màn hình thiết bị điện tử hoặc sách vở. - Thời gian làm việc, học tập và nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức quá khuya để mắt có thời gian được nghỉ ngơi. Vấn đề mắt cận có giảm độ được không và hướng kiểm soát tăng độ cận trên đây chỉ là thông tin có tính chất tham khảo. Để biết cách chăm sóc mắt, kiểm soát độ cận hiệu quả, giải pháp tốt nhất vẫn là khám bác sĩ nhãn khoa.;;;;;1. Các cấp độ của bệnh cận thị Bệnh cận thị là một trong các dạng tật khúc xạ do giác mạc quá cong hoặc trục nhãn cầu quá dài, khiến cho các điểm sáng hội tụ trước võng mạc nên người bị cận thị chỉ nhìn thấy được vật ở gần, vật ở càng xa càng không nhìn rõ và thậm chí còn không nhìn thấy được. Cận thị thường tăng theo thời gian. Độ cận cũng tăng từ lúc thấy mờ cho đến giai đoạn tầm nhìn bị hạn chế hoàn toàn. Muốn mắt nhìn thấy rõ cần phải đeo kính cận hoặc mổ cận thị. 1.2. Các độ cận thị Có nhiều độ cận thị gồm: - Cận thị nhẹ: từ -0.25 đến -3 đi ốp. - Cận trung bình: từ -3.25 đến - 6 đi ốp. - Cận thị nặng: từ 6.25 đi ốp trở đi. Như vậy, người bị cận thị từ -6.25 đi ốp trở lên là bị cận thị nặng. Cận thị nặng trên -10 đi ốp thì lúc này mắt không còn là cận thị đơn thuần nữa mà nó đi kèm sự thoái hóa ở phần sau nhãn cầu dẫn đến các biến chứng nguy hiểm do cận thị. - Cận thoái hóa: chủ yếu xảy ra khi còn nhỏ và do di truyền. Trường hợp này độ cận thị thường tăng rất nhanh làm thị lực nhanh chóng bị giảm sút, có trường hợp sẽ bị mù do không được điều trị sớm. Như đã nói ở trên, người bị cận thị từ -6.25 đi ốp trở lên là bị cận thị nặng. Theo lý thuyết và thực tế đều không có giới hạn cho độ cận thị, người bị cận có thể có thể chỉ cận vài độ hoặc cận đến vài chục độ. Cho nên, sẽ không có mức độ cận thị nặng nhất. Ngoài ra, cận thị được chia ra thành nhiều loại và mức độ khác nhau như cận thị đơn thuần, cận thị giả, cận thị ban đêm, cận thị thứ phát và cận thị thoái hóa. Trong đó, cận thị thoái hóa là mức độ nặng và nguy hiểm nhất. Như phân chia ở trên, cận thị gồm nhiều cấp độ nên mỗi người sẽ có mức độ cận khác nhau. Cận thị thoái hóa được xem là nguy hiểm nhất vì dù có điều chỉnh lại kính mắt thì thị lực vẫn chỉ được chấm điểm 8/10, 5/10 hoặc 3/10. Về lâu dài, dạng cận thị này còn làm suy giảm thị lực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đôi mắt. 2.2. Cách kiểm soát tăng độ cận thị Khi đã giải quyết được băn khoăn bị cận nặng nhất là bao nhiêu độ thì bạn cũng nên biết cách kiểm soát độ cận của mình. Làm được điều này bạn sẽ có những trải nghiệm cuộc sống thú vị hơn và tránh được những biến chứng xảy ra vì cận nặng. Để kiểm soát tình trạng tăng độ cận, bạn nên: - Đeo kính đúng đi ốp được thăm khám và tuân thủ chỉ dẫn từ bác sĩ Khi đeo kính đúng đi ốp được thăm khám thì mắt sẽ cân bằng và tránh được cận lệch. Không chỉ thế, việc làm này còn giúp tầm nhìn được phóng xa và có tính bao quát rộng. Nhờ đó mà não bộ được cập nhật nhiều thông tin do thị giác cung cấp. Không những thế, đeo đúng số còn là cách hạn chế các triệu chứng nhức mắt, chóng mặt, nhức đầu. - Tạo thói quen tốt cho đôi mắt Có sự cân bằng giữa học tập, làm việc với vui chơi ngoài trời sẽ giúp mắt được nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, hàng ngày nên tập nhìn xa trong 20 - 30 phút để thị lực được cải thiện. Đối với trẻ, sau mỗi tiết học cần đứng dậy nghỉ ngơi và cho tầm mắt được phóng xa. Nhờ đó mà mắt được nghỉ ngơi, thư giãn để trở nên khỏe mạnh. Cha mẹ cũng cần hướng dẫn con mình thực hiện động tác massage mắt để tăng khả năng điều tiết và giúp mắt được thư giãn. - Tạo khoảng cách an toàn với tivi Do bị cận nên trẻ thường phải đến gần màn hình tivi để quan sát, giúp việc nhìn trở nên rõ ràng hơn. Khi trẻ xem, cha mẹ cần thống nhất với trẻ về khoảng cách và vị trí xem an toàn. Tuyệt đối không được xem tivi khi xem quá gần. Khoảng cách an toàn được khuyến cáo là khoảng 3 - 4 mét. Riêng với màn hình của các thiết bị điện tử khác cần giữ khoảng cách tối thiểu 50cm kết hợp điều chỉnh độ sáng hợp lý. Nếu tiếp xúc với màn hình thiết bị điện tử thì cần luôn bật ánh sáng trong phòng để trung hòa với ánh sáng phát từ thiết bị điện tử, nhờ đó mà giảm được ảnh hưởng đến mắt, đỡ lo lắng bị cận nặng nhất là bao nhiêu độ. - Bổ sung dinh dưỡng Vitamin A rất cần cho sức khỏe của đôi mắt nên việc tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, khoáng chất và các loại chất dinh dưỡng khác sẽ giúp mắt khỏe mạnh, ổn định được độ cận để không xảy ra tình trạng tăng độ cận nhanh chóng. - Khám mắt định kỳ Dù ở độ tuổi nào cũng nên đi khám mắt định kỳ để đánh giá chính xác mức độ cận. Sau khi kiểm tra bạn sẽ được chuyên gia nhãn khoa đưa ra lời khuyên cụ thể để kiểm soát tăng độ cận. Những nội dung được chia sẻ trên đây chắc hẳn đã giúp bạn trả lời được băn khoăn bị cận nặng nhất là bao nhiêu độ và biết cách để kiểm soát độ cận thị cho mình.
question_429
Công dụng thuốc Myotab tab
doc_429
Tên dược phẩm: Myotab tab. Phân loại: Thuốc. Số đăng ký: VN-15392-12Nhóm thuốc: Thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơDoanh nghiệp sản xuất: Asia Pharma. Ind Co., Ltd. Doanh nghiệp đăng ký: Công ty TNHH TM Dược phẩm Nguyễn Vy. Thành phần:Eperisone HCl. Tá dược vừa đủ hàm lượng thuốc nhà cung sản xuất cung cấp.Dạng bào chế: Viên nén bao đườngĐóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên. Hàm lượng: Cần xem kỹ dạng thuốc và hàm lượng ghi trên bao bì sản phẩm hoặc trong tờ hướng dẫn sử dụng để biết thông tin chính xác dạng thuốc và hàm lượng trong sản phẩm. 2. Công dụng thuốc Myotab tab Tác dụng. Eperisone hydrochloride có hiệu quả điều trị ổn định trong việc cải thiện các triệu chứng khác nhau có liên quan đến sự tăng trương lực cơ, nhờ cắt đứt các vòng xoắn bệnh lý của sự co thắt cơ vân. Eperisone hydrochloride tác động chủ yếu trên tủy sống làm giảm các phản xạ tủy và tạo ra sự giãn cơ vân nhờ làm giảm sự nhạy cảm của thời cơ thông qua hệ thống ly tâm gamma. Thêm vào đó, tác dụng giãn mạch của thuốc làm tăng sự tuần hoàn. Do đó, Eperisone hydrochloride bằng một phương pháp đa dạng, cắt đứt vòng xoắn bệnh lý, mà trong đó sự co cơ khởi phát sự rối loạn của dòng máu, sau đó gây đau và dẫn tới trương lực cơ gia tăng hơn nữa. Eperisone hydrochloride đã được chứng minh là một thuốc có hiệu quả về mặt lâm sàng trong việc cải thiện các triệu chứng tăng trương lực cơ, như sự co cứng của vai, đau đốt sống cổ, sự co cơ kiểu nhức đầu, hoa mắt, đau thắt lưng và sự co cứng các đầu chi-có thể đi kèm với bệnh lý não tủy, hội chứng đốt sống cổ, viêm quanh khớp vai và thắt lưng.Chỉ định. Liệt cứng do: bệnh mạch máu não, liệt cứng do tủy, thoái hoá đốt sống cổ, di chứng sau phẫu thuật.Cải thiện các triệu chứng tăng trương lực cơ trong hội chứng đốt sống cổ.Viêm quanh khớp vai và thắt lưng.Liều lượng và cách dùng. Cách dùng:Mỗi loại thuốc, dược phẩm sản xuất theo dạng khác nhau và có cách dùng khác nhau theo đường dùng. Các đường dùng thuốc thông thường phân theo dạng thuốc là: thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc dùng ngoài và thuốc đặt. Đọc kỹ hướng dẫn cách dùng Thuốc Myotab tab. ghi trên từ hướng dẫn sử dụng thuốc, không tự ý sử dụng thuốc theo đường dùng khác không ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng Thuốc Myotab tab..Liều lượng:Người lớn: 3 viên/ngày, chia 3 lần, sau mỗi bữa ăn.Chỉnh liều theo tuổi và mức độ bệnh.Liều dùng thuốc Myotab tab cho người lớn. Các quy định về liều dùng thuốc thường nhằm hướng dẫn cho đối tượng người lớn theo đường uống. Liều dùng các đường khác được quy định trong tờ hướng dẫn sử dụng. Không được tự ý thay đổi liều dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.Liều dùng thuốc Myotab tab cho cho trẻ em. Các khác biệt của trẻ em so với người lớn như dược động học, dược lực học, tác dụng phụ... đặc biệt trẻ em là đối tượng không được phép đem vào thử nghiệm lâm sàng trước khi cấp phép lưu hành thuốc mới. Chính vì vậy dùng thuốc cho đối tượng trẻ em này cần rất cẩn trọng ngay cả với những thuốc chưa được cảnh báo.Quá liều, quên liều, khẩn cấp. Người thân cần cung cấp cho bác sĩ đơn thuốc đang dùng, các thuốc đang dùng bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.Quên liều:Trong trường hợp bạn quên một liều khi đang trong quá trình dùng thuốc hãy dùng càng sớm càng tốt(thông thường có thể uống thuốc cách 1-2 giờ so với giờ được bác sĩ yêu cầu).Tuy nhiên, nếu thời gian đã gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm đã quy định. Lưu ý không dùng gấp đôi liều lượng đã quy định. 3. Lưu ý khi sử dụng thuốc Myotab tab Chống chỉ địnhĐối tượng không được dùng Thuốc Myotab tab.Quá mẫn với thành phần của thuốc.Lưu ý. Giảm liều hoặc ngưng thuốc khi bị yếu sức, chóng mặt, buồn ngủ hoặc các triệu chứng khác.Không nên lái xe hay sử dụng máy móc khi dùng thuốc.Lưu ý dùng thuốc Myotab tab trong thời kỳ mang thai. Lưu ý chung trong thời kỳ mang thai: Thuốc được sử dụng trong thời kỳ thai nghén có thể gây tác dụng xấu (sảy thai, quái thai, dị tật thai nhi...) đến bất cứ giai đoạn phát triển nào của thai kỳ, đặc biệt là ba tháng đầu. Chính vì vậy tốt nhất là không nên dùng thuốc đối với phụ nữ có thai. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng, cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi quyết định.Lưu ý dùng thuốc thuốc Myotab tab trong thời kỳ cho con bú. Lưu ý chung trong thời kỳ cho con bú: Thuốc có thể truyền qua trẻ thông qua việc bú sữa mẹ. Tốt nhất là không nên hoặc hạn chế dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú. Rất nhiều loại thuốc chưa xác định hết các tác động của thuốc trong thời kỳ này bà mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc. 4. Tác dụng phụ Các tác dụng phụ của thuốc Myotab tab:Đau dạ dày, buồn nôn, chóng mặt, chán ăn, buồn ngủ, phát ban ở da, tiêu chảy, không tiêu, đau đầu, táo bón.Cần lưu ý trên đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ của thuốc Myotab tab.. Trong quá trình sử dụng có thể xảy ra những tác dụng phụ khác mà chưa biểu hiện hoặc chưa được nghiên cứu. Nếu có bất kỳ biểu hiện khác nào về tác dụng phụ của thuốc Myotab tab. không quy định trong hướng dẫn sử dụng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ. 5. Tương tác thuốc Khi sử dụng cùng một lúc hai hoặc nhiều thuốc thường dễ xảy ra tương tác thuốc dẫn đến hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng.Tương tác thuốc Myotab tab với thuốc khác. Một báo cáo có đề cập đến tình trạng rối loạn điều tiết mắt xảy ra sau khi dùng đồng thời methocarbamol với tolperisone hydrochloride (một hợp chất có cấu trúc tương tự Eperisone hydrochloride).Tương tác thuốc Myotab tab. với thực phẩm, đồ uống. Khi sử dụng thuốc với các loại thực phẩm hoặc rượu, bia, thuốc lá... do trong các loại thực phẩm, đồ uống đó có chứa các hoạt chất khác nên có thể ảnh hưởng gây hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng với thuốc. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ về việc dùng thuốc Myotab tab. cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.Bảo quản thuốc. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm..Lưu ý không để thuốc Myotab tab ở tầm với của trẻ em, tránh xa thú nuôi.Trước khi dùng thuốc Myotab tab cần kiểm tra lại hạn sử dụng ghi trên vỏ sản phẩm, đặc biệt với những dược phẩm dự trữ tại nhà.
doc_51912;;;;;doc_19549;;;;;doc_21595;;;;;doc_11370;;;;;doc_50936
Thuốc Mesotab được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, có thành phần chính là Acid Mefenamic hàm lượng 500mg. Đây là thuốc thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, được sử dụng để điều trị các triệu chứng đau mức độ nhẹ và trung bình. Hãy cùng tìm hiểu về thông tin thuốc Mesotab thông qua bài viết dưới đây. Acid mefenamic trong thuốc có tác dụng ức chế men cyclo-oxygenase có liên quan đến quá trình tổng hợp prostaglandin và thromboxane từ acid arachidonic. Trong khi đó Prostaglandin là một chất giữ vai trò quan trọng trong các phản ứng gây viêm và đau, do đó acid mefenamic có công dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả và được sử dụng rộng rãi trong nhiều trường hợp. 2. Công dụng của thuốc Mesotab Thuốc Mesotab được sử dụng trong các trường hợp sau:Điều trị các triệu chứng đau mức độ nhẹ đến trung bình như nhức đầu, đau nửa đầu, đau răng, đau sau phẫu thuật, đau bụng kinh.Đau cơ xương khớp: do chấn thương, viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp. Không sử dụng Mesotab trong trường hợp sau:Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong thuốc hay với aspirin và các thuốc nhóm NSAID khác.Loét dạ dày - tá tràng tiến triển.Suy chức năng gan thận nặng.Phụ nữ mang thai trong 3 tháng cuối của thai kỳ 3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Mesotab Người lớn uống 1 viên/ lần x 3 lần/ ngày, hoặc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh nên uống thuốc trong bữa ăn và mỗi đợt điều trị kéo dài không quá 7 ngày. 4. Tác dụng phụ của thuốc Mesotab Khi sử dụng thuốc Mesotab có thể gặp một số tác dụng không mong muốn sau:Rối loạn tiêu hóa: đau dạ dày, buồn nôn, nôn, ợ nóng, đầy hơi, tiêu chảy/ táo bón.Đau đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh, ù tai, buồn ngủ, mệt mỏi. Dị ứng, phát ban, nổi mẩn, ngứa. Xuất huyết, dễ bầm tím. Suy giảm chức năng gan, thận. 5. Tương tác với thuốc Mesotab Khi sử dụng đồng thời Mesotab có thể tương tác với một số thuốc sau:Khi dùng phối hợp với các thuốc chống đông đường uống, heparin dạng tiêm sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết do các thuốc chống viêm không steroid gây ức chế ngưng tập tiểu cầu, đồng thời gây tổn thương niêm mạc dạ dày tá tràng. Vì vậy cần theo dõi chặt các chỉ số xét nghiệm đông máu và điều chỉnh liều thuốc khi cần thiết.Phối hợp với các thuốc chống viêm không steroid khác, kể cả các salicylat liều cao và Ticlopidine đều làm tăng nguy cơ gây loét và xuất huyết tiêu hóa do hiệp đồng tác dụng.Không nên phối hợp với lithium, methotrexate liều cao (> 15mg/tuần) vì làm tăng độc tính các chất này trong máu.Thận trọng khi phối hợp với các thuốc lợi tiểu vì có thể gây suy thận cấp ở người bệnh bị mất nước. 6. Lưu ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Mesotab Khi sử dụng thuốc Mesotab, cần thận trọng trong các trường hợp sau:Sử dụng quá liều thuốc có thể gây động kinh, co giật, nôn mửa, tiêu chảy.Không sử dụng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú.Thuốc có thể gây chóng mắt, buồn ngủ vì vậy cần thận trọng khi dùng cho người lái xe và vận hành máy móc.Ngoài những thông tin trên nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về thuốc Mesotab, người bệnh có thể liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.;;;;;Xytab là thuốc thường được dùng để điều trị các bệnh viêm mũi dị ứng, mày đay, sưng tấy hoặc cả ửng đỏ và rát bỏng. Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm về cách dùng và những lưu ý khi sử dụng. Xytab là thuốc có chứa Levocetirizin Dihydroclorid với hàm lượng 5mg (hoạt chất thuộc nhóm thuốc kháng Histamin). Thuốc được bào chế dạng viên nén bao phim, đóng hộp 3 vỉ x 10 viên và thời hạn sử dụng là 36 tháng. Xytab thường được chỉ định sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn. Thuốc giúp hỗ trợ điều trị các bệnh viêm mũi dị ứng (kể cả viêm mũi dị ứng nhẹ hoặc dai dẳng), mày đay...Một số biểu hiện triệu chứng dễ nhận biết như:Viêm mũi dị ứng: Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi;Mày đay: Mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy hoặc cả rát bỏng... 3.1 Cách dùng. Với thuốc Xytab dạng viên nén bao phim, có thể sử dụng bằng đường uống, uống trực tiếp với nước lọc và thời điểm uống là trước hoặc sau bữa ăn đều được.3.2 Liều dùng Xytab thích hợp. Với mỗi thể trạng bệnh nhân và độ tuổi sẽ có liều lượng sử dụng khác nhau cho phù hợp. Bạn có thể tham khảo một số liều được chỉ định dưới đây. Khi dùng thực tế nên theo chỉ dẫn từ bác sĩ để dùng thuốc an toàn.Liều dùng thông thường: Áp dụng với trẻ em trên 6 tuổi và người lớn, dùng 1 viên/lần/ngày.Lưu ý các trường hợp đặc biệt:Người bệnh suy thận nặng và trẻ em dưới 6 tuổi: Không được dùng Xytab. Người bị suy chức năng gan: Có thể dùng liều thông thường được kê đơn. Người bị suy chức năng gan và thận cùng lúc: Liều dùng sẽ thấp hơn mức độ nặng của bệnh, trẻ em cũng sẽ kê đơn theo cân nặng và thể trạng bệnh;Người cao tuổi với chức năng thận bình thường thì không cần điều chỉnh liều; ...Tất cả các liều dùng mang tính tham khảo, bạn nên theo chỉ định từ bác sĩ phù hợp với thể trạng cơ thể để có tác dụng và hiệu quả tối ưu nhất. 4. Những tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng Xytab 4.1 Tác dụng phụ:Cũng như bất kỳ loại thuốc nào khác, sử dụng Xytab có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn từ nhẹ, vừa đến nghiêm trọng. Bạn nên lưu ý các trường hợp xảy ra tác dụng phụ để có hướng xử lý kịp thời:Thường gặp: Khô miệng, mệt mỏi, đau đầu, buồn ngủ, ngủ gà...;Ít gặp: Cơ thể kiệt sức, bụng đau...;Hiếm gặp hơn và không đo được tần suất: Hồi hộp, co giật, tăng nhịp tim, quay cuồng, mờ mắt, rối loạn thị giác, đi tiểu đau buốt, tăng cân, ngứa da, sưng tấy, khó thở, đau cơ hoặc có thể kích động quá đến hành hung...4.2 Những trường hợp tuyệt đối không được sử dụng thuốc. Người bị dị ứng với Levocetirizin Dihydroclorid hoặc với thuốc hay sản phẩm khác chứa các chất có cấu trúc hóa học tương tựNgười bị dị ứng với bất kỳ thành phần tá dược nào của thuốc.Người bị suy thận nặng (độ thanh thải Creatinin dưới 10 ml/phút). 5. Thận trọng khi sử dụng thuốc Xytab và lưu ý cho phụ nữ có thai và cho con bú Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên tự ý sử dụng Xytab, vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến em bé trong thai kỳ và trẻ nhỏ qua đường sữa mẹ. Nếu bắt buộc hãy theo sự theo dõi và chỉ định về liều lượng từ bác sĩ;Thuốc có thể gây tình trạng buồn ngủ với lái xe hoặc vận hành máy móc vì vậy cần lưu ý trước khi dùng;Thận trọng khi dùng thuốc với rượu hay đồ uống có cồn, vì có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương;Nếu có ý định dừng thuốc hãy theo ý kiến bác sĩ để có cách giảm liều dần đến khi dừng hẳn.Sử dụng thuốc theo hướng dẫn trên toa thuốc hoặc từ chỉ định từ người có chuyên môn.Hy vọng với những chia sẻ về thuốc Xytab sẽ giúp quá trình sử dụng thuốc được hiệu quả và an toàn cho sức khỏe người bệnh. Nếu có thêm thắc mắc gì người bệnh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ nhằm có những tư vấn phù hợp.;;;;;Gemtuzumab Ozogamicin là thuốc kê đơn, một liên hợp thuốc kháng thể, được dùng trong điều trị ung thư . Cùng tìm hiểu thông tin về thuốc thông qua bài viết dưới đây. Mylotarg. TM thuốc biệt dược có thành phần chính là Gemtuzumab Ozogamicin, được bào chế dưới dạng dịch tiêm tĩnh mạch.Các kháng thể đơn dòng được tạo ra trong phòng thí nghiệm để gắn vào các mục tiêu được tìm thấy trên các loại tế bào ung thư cụ thể. Kháng thể “kêu gọi” hệ thống miễn dịch tấn công tế bào mà nó được gắn vào, kết quả là hệ thống miễn dịch sẽ giết chết tế bào. Các kháng thể này có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau, bao gồm kích thích hệ thống miễn dịch tiêu diệt tế bào, ngăn chặn sự phát triển của tế bào hoặc các chức năng khác cần thiết cho sự phát triển của tế bào....Thuốc này là kháng thể đơn dòng chống CD33, kết hợp với calicheamicin và chất liên kết thuốc, giúp gắn phần kháng thể vào các tế bào mục tiêu. Mục đích cho phép xâm nhập, gây tổn thương DNA của tế bào ung thư và tiêu diệt chúng. 2. Công dụng của thuốc Mylotarg. TM Mylotarg được dùng trong điều trị loại nhất định (dương tính với CD33) của bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính mới được chẩn đoán ở người lớn và trẻ em ít nhất 1 tháng tuổi.Mylotarg cũng được điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng tủy dương tính với CD33 sau khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả hoặc đã ngừng điều trị ở người lớn và trẻ em ít nhất 2 tuổi. 3. Cách dùng và liều dùng thuốc Mylotarg. TM Cách dùng: Thuốc được dùng bằng đường truyền tĩnh mạch (IV), có thể dùng một mình hoặc kết hợp với các loại thuốc khác. Liều dùng: Tùy vào tình trạng của bạn, chiều cao, cân nặng mà bác sĩ sẽ đưa ra liều dùng và thời gian cho mỗi đợt điều trị thích hợp. Trước mỗi liều, bạn sẽ được dùng acetaminophen, diphenhydramine, và có thể là corticosteroid, để ngăn ngừa các phản ứng bất lợi có thể xảy ra. 4. Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Mylotarg. TM Tác dụng phụ của thuốc Mylotarg. TM phổ biến hoặc quan trọng có thể gặp, bao gồm: da hoặc mắt bị vàng, nước tiểu có màu sẫm, nâu, hoặc đau bụng vì có thể bạn đang có triệu chứng của nhiễm độc gan. Ngoài ra, người bệnh có thể bị giảm tiểu cầu, nôn mửa, táo bón, phản ứng truyền dịch, mệt mỏi, thiếu máu... lúc này bệnh nhân nên gọi bác sĩ để hỏi ý kiến về tình trạng hiện tại. 5. Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Mylotarg Trước khi dùng bạn cần thông báo với bác sĩ về tiền sử dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc hoặc bất kỳ kháng nguyên nào, tiền sử bệnh lý về gan, bệnh gan; hội chứng QT dài, cấy ghép tế bào gốc; hoặc mất cân bằng điện giải...Các tình trạng y tế trên có thể không an toàn nếu như bạn dùng thuốc, cho nên cần nói với bác sĩ để được cân nhắc lợi ích và nguy cơ trước khi dùng thuốc.Việc cho thai nhi tiếp xúc với thuốc này có thể gây dị tật bẩm sinh, vì vậy không nên mang thai trong thời gian này. Cần có biện pháp tránh thai hiệu quả trong thời gian điều trị và ít nhất 6 tháng sau khi điều trị đối với phụ nữ và 3 tháng đối với nam giới. Bạn không nên cho con bú khi đang dùng thuốc này hoặc trong một tháng sau liều cuối cùng của bạn.Trên đây là một số thông tin về công dụng của thuốc Mylotarg, nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào thắc mắc bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ trước khi sử dụng thuốc.org;;;;;Pantotab là thuốc thuộc nhóm liên quan đến đường tiêu hóa. Khi người bệnh gặp hội chứng ở dạ dày sẽ được chỉ định sử dụng thuốc Pantotab. Tuy nhiên nếu dùng thuốc không đúng cách hay không có hướng dẫn từ bác sĩ có thể dẫn đến một vài vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây là một số thông tin chia sẻ về thuốc Pantotab cho bạn đọc tham khảo. 1. Công dụng của thuốc Pantotab Thuốc Pantotab có thành phần chính là Pantoprazol cùng một số tá dược khác phụ trợ cho công dụng của thuốc. Trước khi sử dụng bạn có thể đọc qua về những thành phần này. Thuốc Pantotab có khả năng ức chế không cần bơm proton giúp trị vết loét trên dạ dày hiệu quả đạt đến 95%. Thông tường bệnh nhân điều trị bằng thuốc Pantotab 8 tuần sẽ thấy hiệu quả. Hơn nữa thuốc rất ít ảnh hưởng đến dịch vị, sự bài tiết pepsin hay yếu tố trong dạ dày như co bóp.Bệnh nhân được chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày sẽ được chỉ định sử dụng thuốc Pantotab. Thuốc dạng viên uống có thể sử dụng kết hợp với kháng sinh khi cần thiết để tăng hiệu quả loại bỏ Helicobacter pylori. Nhờ cơ chế này thuốc ngoài chữa vết loét còn có khả năng chống sự tái phát trở lại. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Pantotab Thuốc Pantotab có thể sản xuất ở nhiều dạng khác nhau, không riêng đường uống. Bạn có thể sử dụng thuốc này thông qua tiêm hay đặt thuốc. Mỗi cách sử dụng sẽ có ưu nhược điểm riêng. Vì thế cần đánh giá toàn diện về công dụng thuốc đối với trường hợp cụ thể để có cái nhìn khái quát và đúng nhất giúp người bệnh có thể sử dụng thuốc hiệu quả. Khác cách sử dụng thì liều lượng sử dụng thuốc cũng có thể thay đổi.Thuốc dạng viên uống dùng cho bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng hoặc điều trị Helicobacter pylori. Phương án 1: Sử dụng kết hợp các loại thuốc với liều dùng 1 viên Pantotab, 1g amoxicillin , 0,5 g clarithromycine. Mỗi ngày dùng 2 lần và duy trì liều dùng trong vòng 7 ngày.Phương án 2: Sử dụng kết hợp các loại thuốc với liều dùng 1 viên Pantotab + 0,5 g metronidazol + 0,5 g clarithromycine. Mỗi ngày dùng 2 lần và duy trì liều dùng trong vòng 7 ngày.Phương án 3: Sử dụng kết hợp các loại thuốc với liều dùng 1 viên Pantotab + 1 g amoxicillin + 0,5 g metronidazol. Mỗi ngày dùng 2 lần và duy trì liều dùng trong vòng 7 ngày.Bệnh nhân mắc chứng trào ngược dạ dày dùng 1 viên mỗi ngày. Thuốc sử dụng tiêm truyền tĩnh mạch. Tiêm truyền tĩnh mạch cần pha loãng thuốc theo tỷ lệ 100ml nước muối sinh lý hay 100ml Glucose 5% hay 100ml Glucose 10%. Thời gian truyền tiêu chuẩn là 15 phút. Lưu ý khi pha thuốc cần kiểm tra nếu nồng độ p. H đạt 9 là có thể sử dụng. Dung dịch sau khi pha chế cần sử dụng trong vòng 12 giờ.Liều dùng trên chỉ mang tính tham khảo do còn ảnh hưởng bởi tuổi tác và mức độ mắc bệnh của mỗi người. Do vậy bạn có thể hỏi kỹ bác sĩ để được tư vấn cụ thể về các dùng và liều dùng thuốc phù hợp nhất cho tình trạng bệnh của bản thân. 3. Những chú ý trước khi dùng thuốc Pantotab Một vài đối tượng có thể được liệt kê vào danh sách chống chỉ định sử dụng thuốc Pantotab. Bạn cần lưu ý điều này để tránh bản thân gặp phải tình huống sử dụng thuốc không đúng chỉ định gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu phát hiện bản thân có tiền sử hay nguy cơ dị ứng với thành phần Pantoprazol nên báo lại cho bác sĩ để được xem xét lại.Theo kinh nghiệm nghiên cứu, thành phần Pantoprazol có thể ảnh hưởng đến bà bầu. Tuy nhiên do tình trạng nghiên cứu chưa có đầy đủ số liệu thuyết phục nên vẫn chưa thể kết luận ảnh hưởng của thuốc Pantotab cụ thể ra sao. Bên cạnh đó bà mẹ đang nuôi con nhỏ cũng e ngại thuốc tiết ra từ sữa khiến ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh. Chính vì những e ngại này, bác sĩ sẽ cân nhắc nếu thuốc có công dụng điều trị cho người mẹ những hạn chế rủi ro cho thai nhi và trẻ sơ sinh mới cho phép người mẹ sử dụng điều trị. 4. Phản ứng phụ của thuốc Pantotab Tiêu chảy mức độ nhẹ. Buồn nônĐầy hơiĐau bụng. Phù nề. Sốt cao. Ngứa ngày hoặc nổi mẩn ban đỏ trên da. Viêm tĩnh mạch dẫn đến huyết khối. Ngoài ra bạn có thể gặp những tương tác phản ứng khác tùy và sự phức tạp của cơ thể và bệnh lý. Những tác dụng phụ kể trên có thể hiếm gặp hoặc phần lớn bệnh nhân gặp phản ứng tiêu chảy mức độ nhẹ. Nên cần lưu ý thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường. 5. Tương tác với thuốc Pantotab Thuốc Pantotab có thể sử dụng kết hợp nhưng cũng có một số loại thuốc nhất định cần tránh dùng chung vì chúng là nguyên nhân dẫn đến tương tác gây giảm công dụng của thuốc Pantotab. Các nghiên cứu hiện chưa thể thống kê cụ thể chính xác ảnh hưởng cũng như những loại thuốc thường gây tương tác. Do vậy nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu có bệnh lý nền hay đang sử dụng thuốc khác.Với thực phẩm ăn hàng ngày hầu như ít tương tác lại với thuốc Pantotab. Tuy nhiên nếu thường xuyên ăn những thực phẩm kém lành mạnh như đồ uống có cồn, thuốc lá..... sẽ có thể tăng nguy cơ ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe đồng thời cũng làm thuốc Pantotab giảm công dụng.Trên đây là những chia sẻ giúp bạn đọc hiểu thuốc Pantotab có tác dụng gì. Nếu cần thêm thông tin về thuốc cũng như mức độ phù hợp khi sử dụng cho bản thân hãy đến bệnh viện để bác sĩ trực tiếp kiểm tra và giải đáp.;;;;;Mylotarg là kháng thể đơn dòng dùng trong trong điều trị ung thư. Dùng Mylotarg an toàn phải có hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Cùng tìm hiểu rõ hơn về Mylotarg công dụng, cách dùng Mylotarg, liều dùng Mylotarg và một số thông tin an toàn ngay sau đây. Mylotarg – thuộc danh mục thuốc kê đơn. Thuốc Mylotarg được sản xuất bởi hãng dược phẩm Pfizer (Hoa Kỳ). Mylotarg được bào chế dạng dung dịch tiêm. 1. Công dụng Mylotarg Gemtuzumab ozogamicin – một liên hợp kháng thể - thuốc hướng CD33 (ADC) – thành phần có trong Mylotarg. Phần kháng thể (h. P67.6) nhận diện kháng nguyên CD33 của người. Phân tử nhỏ, N-acetyl gamma calicheamicin, là một tác nhân gây độc tế bào được gắn cộng hóa trị với kháng thể thông qua một trình tự liên kết.Hoạt tính chống ung thư của gemtuzumab ozogamicin – thành phần có trong Mylotarg là do sự gắn kết của ADC với các tế bào khối u biểu hiện CD33. Kết quả là sự nội hóa của phức hợp ADC-CD33, và sự giải phóng nội bào của N-acetyl gamma calicheamicin dimethyl hydrazide thông qua quá trình phân cắt thủy phân của trình liên kết. Kích hoạt N-acetyl gamma calicheamicin dimethyl hydrazide gây ra sự đứt gãy DNA sợi đôi, sau đó gây ra sự bắt giữ chu kỳ tế bào và chết tế bào theo. 2. Chỉ định sử dụng Mylotarg Mylotarg được chỉ định cho các đối tượng:Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (AML) dương tính với CD33 mới được chẩn đoán ở người lớn và bệnh nhi từ 1 tháng tuổi trở lên. AML dương tính với CD33 tái phát hoặc kháng trị ở người lớn và bệnh nhi từ 2 tuổi trở lên 3. Liều dùng – Cách dùng Mylotarg Dùng Mylotarg an toàn, hiệu quả khi dùng đúng cách, đúng liều theo hướng dẫn.Liều dùng Mylotarg. Liều dùng Mylotarg cũng tuỳ thuộc vào bệnh lý cụ thể.Bạch cầu dòng tủy cấp. Dùng Mylotarg trong điều trị bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (AML) dương tính với CD33 mới được chẩn đoán bạn sẽ được dùng phác đồ kết hợp. Phác đồ này gồm 1 chu kỳ cảm ứng, 2 chu kỳ củng cố kết hợp với hoá trị.Chu kỳ cảm ứng: liều dùng Mylotarg là 3mg/m2 IV vào ngày 1, 4,7 kết hợp với daunorubicin và cytarabine (đối với những bệnh nhân cần chu kỳ cảm ứng thứ hai, KHÔNG dùng Mylotarg trong chu kỳ cảm ứng thứ hai)Chu kỳ củng cố (2 chu kỳ): liều dùng Mylotarg 3 mg/m2 (tối đa 4,5 mg/liều) IV vào ngày 1 kết hợp với daunorubicin và cytarabine. Bạch cầu dòng tủy cấp dương tính với CD33 mới được chẩn đoán. Với tình trạng này, thuốc Mylotarg dùng theo phác đồ 1 chu kỳ cảm ứng và tối đa 8 chu kỳ tiếp tục.Chu kỳ cảm ứng liều dùng Mylotarg là 6mg/m2 IV vào Ngày 1 và 3mg/m2 IV vào Ngày 8 của chu kỳ.Chu kỳ tiếp tục: Dùng Mylotarg liều 2mg/m2 tiêm tĩnh mạch vào Ngày 1 cứ sau 4 tuần. AML dương tính với CD33 tái phát hoặc kháng trị. Phác đồ điều trị đơn chất Mylotarg 3 mg/m2 (tối đa 4,5 mg/liều) tiêm tĩnh mạch vào các ngày 1, 4 và 7Đối với trẻ em, liều dùng Mylotarg cụ thể như sau:Trẻ từ 1 tháng tuổi dùng theo liều:3 mg/m 2 đối với bệnh nhân có diện tích bề mặt cơ thể (BSA) lớn hơn hoặc bằng 0,6 m 20,1 mg/kg đối với bệnh nhân có BSA nhỏ hơn 0,6 m 2 1Đối với Cảm ứng 1, Mylotarg được dùng một lần kết hợp với hóa trị liệu tiêu chuẩn; không có gemtuzumab nào được đưa ra trong chu kỳ cảm ứng thứ hai.Theo dõi công thức máu thường xuyên thông qua độ phân giải tế bào chất trong khi dùng Mylotarg. Theo dõi công thức máu và hóa chất ít nhất 3 lần/tuần thông qua quá trình hồi phục sau các độc tính liên quan đến điều trị. Phản ứng bất lợi có thể yêu cầu gián đoạn liều hoặc ngừng Mylotarg vĩnh viễn.Cách dùng Mylotarg. Mylotarg bào chế dạng dung dịch nên sử dụng bằng cách tiêm, truyền tĩnh mạch theo hướng dẫn của bác sĩ/ dược sĩ. 4. Chống chỉ định Mylotarg Không dùng thuốc Mylotarg cho các đối tượng dị ứng/ quá mẫn với các thành phần có trong thuốc. 5. 6...;Phù nề;...Các tác dụng phụ khi dùng Mylotarg có thể xảy ra ngay sau khi tiêm. Bạn cần được theo dõi sau tiêm, nếu thấy:Sốt;Lạnh;Ngứa;Choáng váng;Khó thở;...Cần lập tức thông báo cho bác sĩ/ dược sĩ ngay để được xử trí khi tiêm Mylotarg. Ngoài ra, bạn cũng cần gọi cho bác sĩ nếu dùng Mylotarg mà có các biểu hiện gồm:Vết loét;Khó nuốt;Khô miệng;Thay đổi vị giác;Vàng da;Sưng tay/chân...;Chảy máu bất thường;Các tác dụng phụ phổ biến của thuốc Mylotarg gồm:Buồn nôn;Nôn;Đau đầu;Táo bón;Lở miệng;...Trên đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ khi dùng Mylotarg. Do đó, bạn cần theo dõi và đi khám để xử trí hiệu quả. 7. Tương tác Mylotarg Mylotarg có thể gây tương tác với một số thuốc khác gồm:Thuốc điều trị nhiễm trùng;Thuốc điều trị hen;Thuốc điều trị cao huyết áp;Thuốc điều trị bệnh tim;Thuốc điều trị ung thư;...Ngoài ra các thuốc không kê đơn, thảo dược,.. cũng có thể gây tương tác với Mylotarg. Do đó, bạn cần thông báo với các bác sĩ mọi thuốc bạn đang sử dụng khi dùng Mylotarg. 8. Cảnh báo và thận trọng Mylotarg Khi dùng thuốc Mylotarg nhà sản xuất cũng đưa ra một số cảnh báo và thận trọng gồm:Nguy cơ tổn thương gan;Nguy cơ chảy máu nặng;Ngoài ra, bạn cần thông báo với các bác sĩ những bệnh nền sau đây khi sử dụng thuốc Mylotarg:Bệnh gan;Hội chứng QT dài;Từng ghép tế bào gốc;...Những thông tin này giúp bạn dùng Mylotarg an toàn. 9. Phụ nữ có thai, cho con bú, lái xe và vận hành máy móc dùng Mylotarg Phụ nữ mang thai không dùng Mylotarg;Thuốc Mylotarg không dùng khi cho con bú;Lái xe và vận hành máy có thể dùng Mylotarg;Mylotarg công dụng điều trị bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính theo chỉ định. Dùng thuốc Mylotarg an toàn cần chú ý theo dõi, kịp thời thông báo khi có các vấn đề bất thường.
question_430
Chụp cắt lớp toàn thân có phát hiện được ung thư không?
doc_430
1. Điều cần biết về chụp cắt lớp toàn thân Chụp CT toàn thân là một kỹ thuật hiện đại được sử dụng để phát hiện và chẩn đoán các bệnh lý trong cơ thể con người. Phương pháp này giúp kiểm tra sức khỏe, phát hiện sớm các bệnh lý ung thư, các khối u trong cơ thể như ung thư vú, ung thư phổi, tuyến giáp và các bệnh lý về não… mà không cần xâm lấn, không gây cảm giác đau hay khó chịu cho người thực hiện. Đây là một kỹ thuật chụp từng bộ phận trên cơ thể con người như ổ bụng, tim, não… Do vậy chụp CT toàn thân sẽ mất rất nhiều thời gian so với chụp CT não, chụp CT phổi… Quá trình này từ lúc chuẩn bị cho tới lúc có kết quả sẽ mất khoảng từ 30 đến 50 phút. Chụp CT toàn thân là một kỹ thuật hiện đại được sử dụng để phát hiện và chẩn đoán các bệnh lý trong cơ thể con người 1.2. Đặc điểm của chụp cắt lớp toàn thân Hiện nay chụp CT toàn thân đã trở thành một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại có ý nghĩa, vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý. Vì thế, phương pháp này đã được đưa vào sử dụng và khẳng định được những ưu điểm vượt trội hơn so với một số phương pháp khác: – Giúp rà soát, kiểm tra đặc điểm, cấu trúc của những cơ quan bên trong cơ thể. Từ đó phát hiện được chính xác tổn thương, sự tồn tại hoặc tình trạng của các khối u. – Phát hiện sớm dấu hiệu ung thư. Điều này có ý nghĩa vô cùng đặc biệt trong việc điều trị và tăng tỷ lệ sống cho người bệnh. – Không gây cảm giác khó chịu cho người thực hiện trong suốt quá trình thực hiện. Vì vậy giúp người bệnh cảm thấy yên tâm hơn trong quá trình chụp CT. Một số nhược điểm còn tồn tại ở phương pháp này như: – Phương pháp này không áp dụng được với người bệnh là trẻ em, phụ nữ đang hoặc nghi ngờ mang thai… bởi tia X có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. – Đối với một vào trường hợp chỉ định sử dụng thuốc cản quang bệnh nhân có thể có phản ứng với thuốc gây ra tình trạng dị ứng, phát ban, khó thở… – Phương pháp này sử dụng tia X chiếu vào cơ thể, mặc dù mức độ này an toàn với sức khỏe nhưng nếu áp dụng phương pháp này thường xuyên có thể khiến người bệnh bị nhiễm xạ. chụp CT giúp rà soát, kiểm tra đặc điểm, cấu trúc của những cơ quan bên trong cơ thể 1.3. Quy trình thực hiện phương pháp chụp CT toàn thân Khi thực hiện phương pháp này, người bệnh sẽ được các kỹ thuật viên hướng dẫn như sau: – Tư thế: người bệnh nằm ngửa, quay đầu về khung máy, trong đó có đầu đèn phát tia tương tự như chụp X-quang. Khi đầu đèn xoay xung quanh người bệnh, vừa xoay sẽ vừa tạo tia thành các khoang lát cắt. Các lát cắt này sẽ giúp bác sĩ có thể chẩn đoán hình ảnh một cách rõ ràng về bản chất của tổn thương. – Trường hợp chụp cắt lớp tầng sọ cần để tay xuôi theo chiều chân; nếu chụp tầng bụng – ngực thì tay đặt lên phái trên đầu để tránh xương cánh tay gây nhiễu ảnh. – Kỹ thuật viên thực hiện đặt kim luồn tĩnh mạch cho người bệnh. Đa số các trường hợp sẽ đặt kim ở chi trên, tĩnh mạch dưới đòn hoặc tĩnh mạch cảnh. Đối với tổn thương tầng ngực thì nên đặt kim ở chi đối diện với tổn thương. – Thực hiện chụp lát cắt theo 2 mặt phẳng đứng dọc và đứng ngang. Trước khi tiêm thuốc chụp liên tục ở tiểu khung trước. Sau khi tiêm thuốc thì chụp ở động mạch và tĩnh mạch. – Sau khi chụp cần theo dõi người bệnh: dán chặt bông tại vị trí rút kim và theo dõi phản ứng của cơ thể người bệnh đối với thuốc cản quang. 2. Những điều cần chú ý khi thực hiện chụp cắt lớp toàn thân Đối với phương pháp chụp cắt lớp vi tính toàn thân này, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như sau: Trước khi chụp: – Người bệnh cung cấp đầy đủ các thông tin về tình trạng sức khỏe và các loại thuốc đang sử dụng hàng ngày. – Không sử dụng các phụ kiện, đồ dùng trên người làm bằng kim loại như: đồng hồ, dây chuyền, nhẫn, lắc tay… Nếu có cần tháo bỏ trước khi vào phòng chụp. Trong suốt quá trình chụp, bạn cần giữ tinh thần ổn định và thoải mái nhất. Cùng với đó, bạn cần lắng nghe và làm theo hướng dẫn của kỹ thuật viên trong phòng chụp để quá trình được nhanh chóng hơn. Sau khi hoàn thành, bạn cần theo dõi sức khỏe xem cơ thể có xuất hiện vấn đề gì bất thường hay không (nếu trong trường hợp có tiêm thuốc cản quang). Hầu hết sau khi thực hiện kỹ thuật này bạn có thể quay lại trở lại làm việc bình thường. Kết quả hình ảnh sau khi chụp sẽ được gửi tới bác sĩ để chẩn đoán và đưa ra phương hướng điều trị hợp lý. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về kết quả, bạn nên trao đổi sớm và trực tiếp với bác sĩ để được giải thích một cách kỹ lưỡng nhất. Kết quả hình ảnh sau khi chụp sẽ được gửi tới bác sĩ để chẩn đoán và đưa ra phương hướng điều trị hợp lý
doc_52925;;;;;doc_38391;;;;;doc_56556;;;;;doc_27968;;;;;doc_3343
Chụp CT toàn thân để tầm soát ung thư là một kỹ thuật hiện đại nhằm phát hiện và chẩn đoán các bệnh lý, bất thường trong cơ thể người. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn một vài nhược điểm, do đó chỉ định chụp CT toàn thân hiện nay cần cân nhắc, tùy nhu cầu và đối tượng. Chụp CT hay còn được gọi là chụp cắt lớp vi tính là một kỹ thuật hiện đại sử dụng tia X chiếu từ các góc độ khác nhau lên một bộ phận trên cơ thể cần kiểm tra theo các lát cắt ngang và qua hệ thống xử lý máy tính thu được kết quả là hình ảnh hai chiều hoặc ba chiều của bộ phận đó.Chụp CT được sử dụng chẩn đoán trong những trường hợp sau:Chẩn đoán các rối loạn ở cơ và xương, ví dụ như khối u xương hay gãy xương. Xác định vị trí của một khối u, cục máu đông hay nhiễm trùng. Hỗ trợ phẫu thuật, sinh thiết và xạ trị. Phát hiện và theo dõi các bệnh ung thư hay tim mạch,...Giám sát hiệu quả điều trị như trong điều trị ung thư,...Phát hiện các nội tổn thương và chảy máu trong.Chụp CT không gây đau và chỉ mất một vài phút, sau đó người bệnh sẽ được nghỉ ngơi trong thời gian ngắn và hoạt động trở lại bình thường. Tuy nhiên, chụp CT có thể gặp một số rủi ro khác như:Gây hại cho thai nhi: bức xạ từ chụp CT không làm tổn thương tái thai nhi, nhưng các bác sĩ thường khuyên các bà mẹ đang mang thai chuyển sang các xét nghiệm khác nhằm tránh cho thai nhi không phơi nhiễm bức xạ. Chụp CT giúp cho phép chẩn đoán hình ảnh nhiều chiều của bộ phận đó Phơi nhiễm phóng xạ: khi chụp CT người bệnh có tiếp xúc với bức xạ ion hóa trong một thời gian ngắn. Lượng bức xạ trong chụp CT lớn hơn so với chụp X-quang, tuy nhiên nguy cơ này rất nhỏ và hiếm khi xảy ra.Phản ứng với vật liệu tương phản: một số trường hợp cần phải tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch trước khi chụp CT và có thể gây ra các phản ứng như phát ban, ngứa ngáy,... Rất hiếm những trường hợp có phản ứng dị ứng nghiêm trọng. 2. Chụp CT toàn thân Chụp CT toàn thân là kỹ thuật thuộc nhóm cao cấp, đây là kỹ thuật hiện đại được sử dụng để phát hiện và chẩn đoán bệnh lý trong cơ thể người. Kỹ thuật này sử dụng tia X nhằm quan sát các cấu trúc, chi tiết của bộ phận cần kiểm tra. Chụp CT toàn thân có thể phát hiện sớm các bệnh lý như ung thư, các khối u trong cơ thể như ung thư vú, ung thư phổi, tuyến giáp và các bệnh về não,.. mà không cần xâm lấn và gây đau đớn,...Chụp CT toàn thân là chụp từng bộ phận trên cơ thể con người như chụp ổ bụng, tim, não,... Do đó, kỹ thuật này sẽ mất nhiều thời gian hơn. Máy CT sẽ phải chảy toàn bộ cơ thể bệnh nhân để kiểm tra, thời gian có thể sẽ kéo dài khoảng 30-50 phút.Bệnh nhân sẽ được đặt lên bàn chụp và di chuyển vào khung máy, trong đó có cái đầu đèn phát tia tương tự chụp X-quang, nó xoay vòng quanh bệnh nhân, vừa quay vừa bắn tia tạo thành các khoang lát cắt. Lúc này, độ hấp thụ tia X của các thành phần khác nhau sẽ được máy tính xử lý và cho ra các hình ảnh có nhiều độ đậm khác nhau. Các lát cắt này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán hình ảnh nhìn thấu vào trong một cách rõ ràng về vị trí giải phẫu vừa xác định được thành phần bản chất tổn thương. Chụp CT toàn thân có thể phát hiện sớm bệnh ung thư vú Chụp CT toàn thân có thể kiểm tra được các bộ phận trên cơ thể bệnh nhân bao gồm: não, xương, mạch máu, các mô mềm, và các nội tạng,... nhằm phát hiện được những bất thường trong cơ thể. Từ đó, có thể tầm soát được các bệnh ung thư và phát hiện sớm các khối u nguy hiểm trong cơ thể.Tuy nhiên, chụp CT toàn thân cũng vẫn tồn tại một số nhược điểm như:Phương pháp này cũng sử dụng tia X chiếu vào cơ thể, mặc dù mức độ này an toàn với sức khỏe nhưng nếu áp dụng nhiều lần có thể khiến người bệnh bị nhiễm xạ.Phương pháp chụp CT không áp dụng được với những bệnh nhân là trẻ em, phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai,... bởi những tia X có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi trong bụng bà bầu.Đối với một vài trường hợp chỉ định sử dụng thuốc cản quang bệnh nhân có dấu hiệu phản ứng với thuốc gây ra dị ứng, phát ban, khó thở,...Vì quét cùng kiểu cho toàn bộ các cơ quan nên vẫn có thể bỏ sót tổn thương và hiện cũng chưa thấy phổ biến rộng rãi như là chương trình mang tính quốc gia ở các nước khác, nên chỉ định CT toàn thân hiện nay là cân nhắc, tùy nhu cầu và đối tượng.Tuy rằng, chụp CT là phương pháp kiểm tra sức khỏe và tầm soát ung thư hiệu quả nhưng không phải đối tượng nào cũng nên thực hiện. Chụp CT toàn thân chỉ nên thực hiện với những bệnh nhân đã trên 50 tuổi, hay những đối tượng đang bị nghi ngờ mắc các bệnh mãn tính. Bởi vì ngoài 50 tuổi, cơ thể bắt đầu già đi và lão hóa, hormone thay đổi, khi các yếu tố nguy cơ đủ thời gian tích lũy và hình thành phát sinh bệnh. Do đó, việc tầm soát ung thư và phát hiện sớm các bất thường là rất quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị. Đối với những người trong độ tuổi 30 tuổi không được khuyến khích áp dụng. Tóm lại, chụp CT toàn thân là một phương pháp hiện đại, có thể kiểm tra được các bộ phận trên cơ thể bệnh nhân bao gồm: não, xương, mạch máu hay các mô mềm,... nhằm phát hiện được những bất thường trong cơ thể. Từ đó có thể tầm soát được các bệnh ung thư và phát hiện sớm các khối u nguy hiểm trong cơ thể. Để đảm bảo an toàn cũng như có kết quả chụp CT chính xác, rõ nét thì bệnh nhân nên chọn các địa chỉ có máy chụp CT hiện đại, có trang thiết bị y tế đầy đủ, đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm.;;;;;Trước khi giải đáp thắc mắc phương pháp siêu âm có phát hiện được ung thư hay không, chúng ta cần hiểu về căn bệnh nan y này. Khi mắc bệnh, tế bào trong cơ thể có nhiều dấu hiệu bất thường, số lượng gia tăng một cách nhanh chóng. Các tế bào đột biến này thường tấn công vào mô trong cơ thể và để lại những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Theo nghiên cứu, ung thư được chia thành hơn 100 loại, xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Nếu không kịp thời phát hiện và có biện pháp điều trị phù hợp, bệnh sẽ phát triển nghiêm trọng, di căn sang các cơ quan khác, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. Trên thực tế, bệnh ung thư có thể xuất phát từ những cấu tạo bất thường của ADN hoặc người bệnh có yếu tố di truyền. Đây là nguyên nhân xuất phát bên trong cơ thể của bệnh nhân. Bên cạnh đó, rất nhiều yếu tố bên ngoài môi trường sống cũng tác động, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Một số yếu tố có thể kể đến như: việc tiếp xúc với một số chất độc hại, môi trường ô nhiễm hoặc do thói quen sinh hoạt không điều độ. Ngày nay, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư từ nguyên nhân bên ngoài cơ thể đang có xu hướng gia tăng nhanh, khó kiểm soát. Để trả lời thắc mắc trên, đầu tiên bạn nên biết về nguyên lý hoạt động, công dụng của kỹ thuật siêu âm. Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh khá quen thuộc và phổ biến trong y học. Với sự phát triển của ngành y học, kỹ thuật siêu âm ngày càng hiện đại và hỗ trợ bác sĩ rất nhiều trong quá trình theo dõi, phát hiện những tổn thương bên trong cơ thể. Thông thương, kỹ thuật siêu âm được thực hiện dựa trên việc sử dụng đầu dò siêu âm có khả năng truyền sóng âm. Nhờ vậy, các bác sĩ có thể dễ dàng theo dõi hình ảnh về cơ quan bên trong cơ thể trên màn hình máy siêu âm. Thực tế, các tế bào ung thư trong cơ thể rất khó phát hiện nếu chỉ dựa vào kỹ thuật siêu âm. Chính vì thế, chúng ta không thể khẳng định chắc chắn rằng kỹ thuật siêu âm sẽ giúp chẩn đoán xác định bệnh ung thư. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp này hỗ trợ chẩn đoán tình hình sức khỏe của người bệnh. Nếu nghi ngờ mắc bệnh ung thư, chúng ta nên chủ động đi khám bác sĩ, thực hiện siêu âm kết hợp với một số phương pháp chẩn đoán khác, ví dụ như thử máu, chụp CT hoặc là nội soi. Từ những kết quả trên, bác sĩ mới đưa ra được kết luận chính xác nhất. Thông thường, phương pháp siêu âm sẽ được chỉ định với những người đang gặp vấn đề về gan. Các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả siêu âm để theo dõi kích thước lá gan, những khối u đang xuất hiện ở khu vực này. Để xác định chính xác bệnh nhân có mắc ung thư gan hay không, họ cần thực hiện thêm một số xét nghiệm chuyên sâu khác. Khi tìm hiểu siêu âm có phát hiện được ung thư không, bạn sẽ biết rằng những người bị nghi ngờ mắc ung thư dạ dày sẽ được chỉ định thực hiện kỹ thuật này. Nhờ vậy, chúng ta sẽ theo dõi sát sao những tổn thương, vấn đề bất thường xảy ra ở vùng dạ dày. Bên cạnh đó, để hỗ trợ quá trình theo dõi, phát hiện bệnh ung thư vú, các bác sĩ cũng sử dụng kỹ thuật siêu âm ngực. Nếu như phát hiện những khối u bất thường, họ lập tức cho bệnh nhân xét nghiệm, kiểm tra cụ thể và đưa ra đánh giá chính xác nhất về tình hình sức khỏe.;;;;;Chụp cắt lớp có nguy hiểm không, có bị ung thư không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các thắc mắc thường gặp ở người bệnh, giúp người bệnh an tâm hơn trong quá trình thăm khám và điều trị. 1. Nhận định về công nghê chụp cắt lớp vi tính Chụp cắt lớp vi tính hay CT scan là một trong những công nghệ chẩn đoán hình ảnh hiện đại, được áp dụng phổ biến trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Cơ chế hoạt động của máy là chạy vòng quanh cơ thể người bệnh, đồng thời phát sóng X-quang để có thể hấp thụ năng lượng tia X từ các cấu trúc khác nhau trên cơ thể. Chụp cắt lớp vi tính thu lại hình ảnh không gian đa chiều, hỗ trợ tìm kiếm các dấu ấn tổn thương chỉ trong một thời gian ngắn. Chính vì thế, chụp CT thường được chỉ định cho các trường hợp tai nạn, cấp cứu khẩn cấp. So với X-quang, thế mạnh của CT là cho ra những hình ảnh cơ thể trên không gian 2 hoặc 3 chiều, giúp bác sĩ nhận định rõ hơn về vị trí, kích thước, mức độ thương tổn. Đặc biệt, chụp cắt lớp vi tính có thể áp dụng với mọi bộ phận trên cơ thể, bao gồm: sọ não, vùng mặt cổ, bụng và khung chậu, phổi và lồng ngực, cột sống thắt lưng, xương trục và các chi, mạch,… 1.1. Băn khoăn thường gặp Chụp cắt lớp có nguy hiểm không là băn khoăn thường thấy ở rất nhiều người bệnh đang có nhu cầu hoặc được chỉ định thực hiện kỹ thuật này. Có rất nhiều ý kiến cho rằng, chụp CT có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, bao gồm: Tăng nguy cơ bị ung thư, ảnh hưởng đến thai nhi, có hại với trẻ em, khả năng nhiễm độc gây suy thận, phản ứng với thuốc cản quang. Phải khẳng định rằng, chụp cắt lớp vi tính không gây hại tới sức khỏe. Những tác động trên hoàn toàn có thể khắc phục hoặc thay thế bằng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác. Tùy vào thể trạng sức khỏe của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phù hợp, nhằm giảm thiểu tác động tới sức khỏe người bệnh. Chụp cắt lớp vi tính đóng vai trò quan trọng trong thăm khám và điều trị bệnh Đánh giá từ phía chuyên gia, chụp cắt lớp vi tính là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh tương đối an toàn và tiềm ẩn nguy cơ rủi ro thấp. Tuy nhiên, người bệnh cần xác định đây không phải kỹ thuật an toàn tuyệt đối, nên chỉ có thể thực hiện khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn. – Chụp cắt lớp có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi không là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Nếu đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai, bạn hãy thông báo lại với bác sĩ để thay thế bằng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác hoặc sử dụng biện pháp hỗ trợ nếu bắt buộc phải chụp cắt lớp vi tính. – Tiềm ẩn nguy cơ ung thư từ bức xạ tia X cũng là lo lắng của rất nhiều người bệnh. Thực tế kỹ thuật này chỉ đóng góp sự gia tăng rất nhỏ nguy cơ gây ung thư. Với một số đối tượng đặc biệt như trẻ em, bác sĩ sẽ điều chỉnh lượng tia bức xạ phù hợp để đảm bảo an toàn tối đa. – Nhiễm độc gây suy thận rất hiếm xảy ra trong quá trình chụp CT. Rủi ro này có thể xảy ra do ảnh hưởng từ thuốc cản quang, tuy nhiên chỉ những người có sẵn bệnh lý nền (tiểu đường, mất nước, suy giảm chức năng thận,…) mới có nguy cơ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng về điều này. Trước mỗi quy trình chụp CT, bác sĩ sẽ thăm hỏi thể trạng sức khỏe của người bệnh để phòng ngừa mọi rủi ro ngoài ý muốn. Ngoài ra, người bệnh có thể uống nhiều nước trong vòng 24 giờ kể từ lúc chụp chiếu để hỗ trợ quá trình đào thải. – Phản ứng thuốc cản quang là hiện tượng thường gặp trong kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính. Bên cạnh tác dụng làm rõ hình ảnh và kết quả thu nhận được thì thuốc cản quang có thể gây ra một vài tác dụng phụ như mẩn ngứa, nổi mề đay, gây nóng toàn cơ thể,… Số ít trường hợp có thể bị dị ứng nặng, kèm theo triệu chứng khó thở. Cần nhấn mạnh rằng tỷ lệ phản ứng thuốc cản quang không nhiều nếu người bệnh đã thông qua khám sàng lọc kỹ lưỡng. Nếu bạn lo lắng về điều này, hãy trực tiếp trao đổi với bác sĩ để can thiệp thuốc làm giảm các triệu chứng tác dụng phụ. Chụp CT không gây hại tới sức khỏe và có thể thay thế bằng phương pháp khác với những đối tượng chống chỉ định Như đã phân tích ở trên, kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính an toàn với người sử dụng, vậy nên không có chống chỉ định tuyệt đối với các trường hợp chụp CT không tiêm thuốc cản quang. Tuy nhiên, có 2 đối tượng được khuyến cáo nên cân nhắc khi sử dụng phương pháp này. – Phụ nữ đang mang thai: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, CT scan có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi. Chính vì thế, nữ giới trước khi tiến hành chụp CT sẽ được ký giấy cam kết đang không trong thời kỳ mang thai hoặc nghi ngờ mang thai để đảm bảo an toàn. – Trẻ em là đối tượng được rất nhiều người quan tâm liệu có bị ảnh hưởng gì khi chụp CT hay không vì cơ thể còn rất non nớt và nhạy cảm với tia X. Một số nghiên cứu đã chỉ ra tia X có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện bác sĩ chỉ định sẽ cân nhắc rủi ro và lợi ích nhận được trong điều trị để xác định mức độ phù hợp của phương pháp này. Căn cứ vào đối tượng và bệnh tình, bác sĩ có thể tư vấn hoặc điều chỉnh lượng tia bức xạ để đảm bảo an toàn, nhất là đối với trẻ em. Trường hợp sử dụng phương pháp chụp CT có tiêm thuốc cản quang thì cần chống chỉ định với: Bệnh nhân dị ứng với thuốc cản quang, bị mất nước nặng, phụ nữ đang mang thai, có bệnh nền mạn tính (đái tháo đường, hen suyễn, cường giáp,…), bệnh nhân suy gan, suy tim, suy thận hoặc những người có cơ địa dị ứng,… Để đảm bảo an toàn, bạn nên thông báo với bác sĩ tiền sử bệnh lý và các loại thuốc đang sử dụng trước khi bắt đầu quy trình chụp cắt lớp vi tính. Hình ảnh được xử lý hỗ trợ quá trình thăm khám 3. Lưu ý cần nhớ khi chụp cắt lớp vi tính Có một số lưu ý mà người bệnh cần ghi nhớ trước khi tiến hành chụp CT nhằm đảm bảo an toàn và thu được kết quả chính xác: – Trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân, bao gồm: tình trạng đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai, các bệnh lý nền mạn tính sẵn có, loại thuốc đang sử dụng,… – Chỉ chụp cắt lớp vi tính khi có chỉ định của bác sĩ. Hãy thẳng thắn trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại và nguyện vọng của bản thân để đạt được kết quả thăm khám như ý.;;;;;Thống kê cho thấy, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 150.000 ca mắc ung thư và khoảng 80.000 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, nếu phát hiện, điều trị, phẫu thuật sớm vẫn có thể loại bỏ khối u và ngăn tái phát ung thư tới 90%. PGS. Theo PGS. TS Nguyễn Nghiêm Luật, việc chẩn đoán ung thư cho kết quả chuẩn xác nhất cần phải dựa vào: Xét nghiệm máu, nước tiểu; Chẩn đoán hình ảnh (chụp X quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ hoặc PET-CT); Tế bào học và nhiều phương pháp khác. 1. Xét nghiệm máu, nước tiểu: Phương pháp tìm dấu ấn ung thư hay chính xác hơn là định lượng dấu ấn ung thư trong máu cũng có giá trị nhất định nếu biết cách sử dụng. Xét nghiệm này thật sự hữu ích trong đánh giá tình trạng nặng, nhẹ cũng như dự đoán diễn tiến của bệnh trong quá trình điều trị. Một xét nghiệm máu giúp hỗ trợ trong chẩn đoán ung thư như xét nghiệm kháng nguyên PSA giúp phát hiện ung thư tuyến tiền liệt; xét nghiệm kháng nguyên CA 125 – một dạng kháng nguyên ung thư 125 trong máu giúp phát hiện ung thư buồng trứng; xét nghiệm CA 199 phát hiện ung thư tụy, dạ dày… Tuy nhiên, xét nghiệm máu thường phải kết hợp cùng các xét nghiệm khác để đưa ra kết quả chính xác nhất. Các chuyên gia cho biết, xét nghiệm máu không khẳng định chắc chắn tìm ra tế bào ung thư bởi kết quả xét nghiệm có lúc cho âm tính, có lúc cho dương tính. 2. Chẩn đoán hình ảnh Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh được sử dụng trong chẩn đoán ung thư bao gồm: chụp X quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ hoặc PET-CT giúp các bác sĩ quan sát chi tiết các bộ phận bên trong cơ thể, đồng thời phát hiện ra các bất thường, chẳng hạn như khối u. Phương pháp PET/CT là thiết bị y khoa hạt nhân áp dụng công nghệ kết hợp giữa máy PET và máy CT, có thể phát hiện được khoảng 80% các loại ung thư, cả ung thư giai đoạn sớm ngay sau khi cơ thể chỉ mới có sự thay đổi bệnh lý về chuyển hóa mà chưa hình thành tổn thương về mặt cấu trúc. Ngoài ra, thiết bị còn giúp tìm kiếm ở các bệnh nhân vị trí ung thư di căn, vị trí ung thư nguyên phát, giúp các bác sĩ tiên lượng và có nững phương pháp điều trị hiệu quả. 3. Sinh thiết: Sinh thiết là một xét nghiệm chẩn đoán ung thư được áp dụng cho hầu hết tất các loại ung thư, vì nó cung cấp kết quả chính xác nhất. Thông thường, các bác sĩ sẽ cho làm sinh thiết sau khi một loạt các xét nghiệm, chẩn đoán chẳng hạn như X-quang, CT,… và đã xác định được khối u. Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ 1 số mô và quan sát dưới kính hiển vi để tìm kiếm dấu hiệu của ung thư. 4. Xét nghiệm tủy để phát hiện ung thư máu: Xét nghiệm tủy có nhiều phương pháp để xác định các dạng ung thư máu, bao gồm: Xét nghiệm Immunophenotyping; Xét nghiệm tế bào di truyền; Xét nghiệm dịch não tủy. Phương pháp này giúp xác định chính xác hơn khả năng mắc ung thư máu của bệnh nhân. Theo phương pháp này, các chuyên gia sẽ tiến hành chọc tủy và đem đi xét nghiệm để phân loại và xác định các loại tế bào máu trong tủy. Nếu lượng Junvenile cell trong máu tăng cao, vượt quá 5% hoặc thậm chí có thể hơn 30% thì có thể xác định bệnh nhân bị ung thư máu. 5. Xét nghiệm tế bào cổ tử cung: Xét nghiệm Pap dùng để phát hiện tế bào tiền ung thư trước khi chúng có thể chuyển thành ung thư xâm lấn. Nếu tế bào tiền ung thư được tìm thấy, có thể tiến hành điều trị và ngăn chặn trước khi nó bắt đầu ung thư. Hiện nay, nhiều nơi đã sử dụng xét nghiệm Thin Prep Pap để phát hiện ung thư cổ tử cung. Theo PGS. Xét nghiệm Thin Prep Pap có khả năng phát hiện các tổn thương biểu mô tế bào vảy, những thay đổi tiền ung thư và ung thư cổ tử cung tốt hơn nhiều so với xét nghiệm Pap smear thông thường. 6. Nội soi đại trực tràng: Phần lớn ung thư đại trực tràng xuất hiện ở những người trên 50 tuổi. Chính vì vậy cần tiến hành soi đại tràng cho tất cả mọi người ở lứa tuổi dưới 50, kể cả những người không có triệu chứng. Theo PGS. Đắc, nội soi đại trực tràng ảo thường áp dụng cho những người già không chịu đựng được soi đại trực tràng ống mềm. Nội soi đại trực tràng ống mềm: là phương pháp duy nhất có thể tiến hành sinh thiết (hoặc cắt bỏ polype đại trực tràng) để chẩn đoán xác định ung thư đại trực tràng bằng mô bệnh học.;;;;;Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện ung thư, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời cho người bệnh. Hiện nay, có nhiều căn bệnh ung thư có thể được phát hiện sớm nhờ các chẩn đoán hình ảnh. Là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm và đáng sợ, ung thư là nhóm các bệnh liên quan đến sự tăng trưởng bất thường của tế bào. Bởi các tế bào được phát triển và sinh sản một cách kiểm soát, sản xuất khi cần thiết để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Nhưng nếu có sự đột biến gen, các tế bào phát triển và phân chia bất thường, nhân lên không ngừng sẽ tạo thành ung thư.Ung thư có thể lây lan tới các cơ quan xa. Các triệu chứng của bệnh ung thư di căn phụ thuộc vào vị trí khối u, có thể bao gồm:Sưng hạch bạch huyết như sờ thấy ở dưới da, hạch bạch huyết thường cứng. Gan to hoặc lá lách mở rộngĐau hoặc gãy xương. Các triệu chứng khác về thần kinh, vv...Ung thư nếu không điều trị kịp thời sẽ gây tử vong cho người bệnh. Phát hiện bệnh sớm và điều trị khi ung thư chưa lây lan sẽ mang tới cơ hội sống tốt cho người bệnh. Việc chẩn đoán gồm 3 bước như sau:Chẩn đoán ban đầu: Là những chẩn đoán sơ bộ dựa trên các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. Nếu làm tốt sẽ góp phần chẩn đoán bệnh sớm, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.Chẩn đoán xác định: Dựa vào các xét nghiệm vi thể nhất là chẩn đoán bệnh lý giải phẫu.Chẩn đoán giai đoạn bệnh: Đánh giá sự xâm lấn của ung thư. Ung thư nếu không điều trị kịp thời sẽ gây tử vong cho người bệnh 3. Các phương pháp khác chẩn đoán ung thư Ngoài những phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh giúp phát hiện ung thư, các phương pháp dưới đây cũng góp phần chẩn đoán bệnh ung thư sớm như:Chẩn đoán qua nội soi: Đây là phương pháp thăm khám các hốc tự nhiên và một số nội tạng của cơ thể. Vì vậy, nội soi đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán các loại ung thư như: Ung thư dạ dày, đại tràng, thực quản, ung thư hạ họng - thanh quản, bàng quang ...Chẩn đoán qua các xét nghiệm: Có nhiều loại xét nghiệm trong chẩn đoán ung thư (ví dụ: xét nghiệm máu, xét nghiệm tủy,...)Mỗi loại xét nghiệm tương thích với từng bệnh khác nhau như sau:Xét nghiệm máu: Phương pháp để tìm dấu ấn ung thư, đánh giá tình trạng nặng, nhẹ cũng như dự đoán diễn tiến của bệnh trong quá trình điều trị cho người bệnh, nhưng việc xét nghiệm máu thường phải kết hợp cùng các xét nghiệm khác để đưa ra kết quả chính xác nhất. Một số xét nghiệm máu giúp hỗ trợ trong chẩn đoán ung thư như: Xét nghiệm kháng nguyên PSA giúp phát hiện ung thư tuyến tiền liệt; Xét nghiệm kháng nguyên CA 125 giúp phát hiện ung thư buồng trứng; Xét nghiệm CA 199 phát hiện ung thư tụy, dạ dày...Xét nghiệm tủy để phát hiện ung thư máu: Phương pháp này giúp xác định chính xác hơn khả năng mắc ung thư máu của bệnh nhân. Phương pháp này sẽ tiến hành chọc tủy và xét nghiệm để phân loại, xác định các loại tế bào máu trong tủy.Xét nghiệm tế bào cổ tử cung: Xét nghiệm tế bào cổ tử cung hay còn gọi là xét nghiệm Pap dùng để phát hiện tế bào tiền ung thư trước khi chúng chuyển thành ung thư xâm lấn. Nếu các tế bào tiền ung thư phát hiện sớm, có thể tiến hành điều trị và ngăn chặn trước khi nó bắt đầu tiến triển thành ung thư.Chẩn đoán qua sinh thiết: Đây là một xét nghiệm chẩn đoán ung thư được áp dụng cho hầu hết tất các loại ung thư, vì kết quả chính xác. Thông thường, các bác sĩ sẽ cho làm sinh thiết sau khi một loạt các xét nghiệm, chẩn đoán bằng hình ảnh... và đã xác định được khối u. Quy trình thực hiện phương pháp này là bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ 1 số mô rồi quan sát dưới kính hiển vi để tìm kiếm dấu hiệu của ung thư.Chẩn đoán qua lâm sàng: Là loại bệnh mạn tính, trải qua nhiều giai đoạn phát triển nên khi ở giai đoạn ban đầu, vì kích thước quá nhỏ, biến đổi về mặt dịch thể nên trên lâm sàng cũng như trên xét nghiệm chưa thể phát hiện được u. Nhưng lâu dần, khi kích thước khối u phát triển, một số chất do tế bào ung thư tiết ra cũng có thể đủ để phát hiện bệnh qua chẩn đoán lâm sàng, trừ trường hợp khối u nằm ở vị trí khó phát hiện.Với nền y học hiện đại, có rất nhiều phương pháp chẩn đoán ung thư. Mỗi phương pháp chẩn đoán có ưu và nhược điểm khác nhau, vì vậy việc sử dụng phương pháp nào trong chẩn đoán bệnh là theo định hướng, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
question_431
Giá vắc xin rota virus cho trẻ em tại Hà Nội
doc_431
1. Tìm hiểu về bệnh tiêu chảy cấp do rota virus 1.1. Thông tin về bệnh Tiêu chảy cấp do rota virus hay còn gọi là tình trạng nhiễm trùng ruột do rota virus là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Virus rota là một chủng virus dạng vòng có 7 nhóm A, B, C, D, E, F, G, trong đó chỉ có 3 nhóm đầu A, B, C gây bệnh cho người. Nhóm A thường gặp nhất, là tác nhân của hầu hết các trường hợp tiêu chảy nặng ở trẻ nhỏ. Nhóm B, C thường gây ra các dịch lẻ tẻ ở trẻ lớn và người trưởng thành. Virus có khả năng tồn tại lâu trong môi trường nước, do đó khả năng lây truyền rất cao. Chúng tấn công nhanh vào hệ tiêu hóa non nớt của trẻ gây tiêu chảy nặng, mất nước và tử vong nếu không kịp tiến hành điều trị. Tại Việt Nam, tiêu chảy cấp do rota virus là bệnh lý rất phổ biến, chỉ đứng sau nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ. Ở miền Bắc, bệnh thường xảy ra vào mùa thu đông và kéo dài tới xuân. Ở miền Nam, bệnh xảy ra quanh năm nhưng đỉnh điểm là tháng 3 và tháng 9. 56% số trẻ nhập viện chẩn đoán viêm dạ dày, ruột cấp tính nguyên nhân là do rota virus. Hàng năm số trẻ chết do virus này chiếm từ 4 – 8% trong tổng số trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì mọi nguyên nhân. Uống vắc xin rota virus là phương pháp hiệu quả giúp phòng bệnh cho trẻ nhỏ trong những tháng đầu đời. 1.2. Triệu chứng của bệnh Ban đầu trẻ sẽ có triệu chứng của tiêu chảy như đi vệ sinh phân lỏng từ 4 lần/ngày. Bệnh tiến triển kèm các triệu chứng nôn mửa, đau bụng, mất nước dẫn tới trụy mạch và tử vong. Cụ thể, sau khi nhiễm virus rota gây tiêu chảy cấp khoảng 1 – 2 ngày, trẻ có biểu hiện nôn và tiêu chảy. Nôn xuất hiện trước tiêu chảy từ 6 – 12 tiếng và kéo dài từ 2 – 3 ngày, tần suất giảm dần khi bắt đầu tiêu chảy. Tiêu chảy tăng rồi giảm dần trong các ngày kế tiếp, kéo dài từ 3 – 9 ngày với các biểu hiện đi kèm như sốt vừa, đau bụng, ho và chảy nước mũi. Bệnh gây nôn và tiêu chảy nhiều lần trong ngày nên trẻ rất dễ bị mất nước. Phụ huynh nên chú ý bù nước điện giải phù hợp cho trẻ cũng như quan sát các biểu hiện như môi khô, da khô, tiểu ít, quấy khóc,… để kịp thời đưa trẻ cấp cứu. 2. Tìm hiểu về vắc xin rota virus cho trẻ em Cho đến hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh tiêu chảy cấp do rota virus và kháng sinh không có tác dụng điều trị với bệnh này. Theo đó, các chuyên gia y tế nhận định sử dụng vắc xin rota virus đầy đủ là phương pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh. 2.1. Đối tượng và phác đồ uống vắc xin Đối tượng và phác đồ sử dụng sẽ có sự khác biệt tùy vào từng loại vắc xin rota virus. Theo đó: – Bản chất vắc xin: Virus sống giảm độc lực, 1 chủng G1P8. – Đối tượng sử dụng: Trẻ từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi. – Lịch uống: Uống 2 liều, cụ thể liều đầu cho trẻ uống khi 6 tuần tuổi, liều sau uống cách 4 tuần. Hoàn thành 2 liều trước khi được 24 tuần tuổi. – Liều dùng: 1.5ml/ liều. – Đường dùng: Uống. – Bản chất vắc xin: Virus sống giảm độc lực, ngũ giá G1, G2, G3, G4 và P1A. – Đối tượng sử dụng: Trẻ từ 7.5 tuần tuổi đến 8 tháng tuổi. – Lịch uống: Uống 3 liều, cụ thể liều đầu cho trẻ uống khi được 7.5 – 12 tuần tuổi, hai liều sau cách lần lượt 4 tuần. – Liều dùng: 2ml/ liều. – Đường dùng: Uống. – Bản chất vắc xin: Virus sống giảm độc lực, 1 chủng G1P8. – Đối tượng sử dụng: Trẻ từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi. – Lịch uống: Uống 2 liều, cụ thể liều đầu cho trẻ uống khi 6 tuần tuổi, liều sau uống cách từ 1 – 2 tháng. Hoàn thành 2 liều trước khi được 6 tháng tuổi. – Liều dùng: 2ml/ liều. – Đường dùng: Uống. Đối tượng và phác đồ sử dụng sẽ có sự khác biệt tùy vào từng loại vắc xin rota virus. 2.2. Lưu ý khi uống vắc xin Một số điểm cần chú ý khi sử dụng vắc xin rota virus cho trẻ gồm: – Không nên thay thế giữa các loại vắc xin phòng rota virus. Trong tình huống bất khả kháng có thể đổi nhưng trẻ tối thiểu phải được dùng ít nhất 2 liều vắc xin Rotateq. – Không cho trẻ uống bù nếu sau khi uống vắc xin rota trẻ bị nôn trớ. – Chống chỉ định uống vắc xin rota với đối tượng có tiền sử bị lồng ruột hoặc suy giảm miễn dịch nặng, đối tượng dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin. – Có thể dùng vắc xin rota virus cùng lúc với vắc xin khác (như bại liệt uống, bại liệt tiêm, vắc xin 5 trong 1 hay vắc xin 6 trong 1) hoặc sử dụng khác thời điểm không cần chú ý khoảng cách. – Nếu trẻ sau khi uống vắc xin có biểu hiện tiêu chảy nhiều, kéo dài thì không sử dụng liều tiếp theo. – Nếu trẻ đang bị tiêu chảy nên hoãn việc uống vắc xin rota virus. – Phụ huynh cần theo dõi, cho trẻ tiêm phòng đúng lịch và đủ liều theo khuyến cáo từ bác sĩ. 2.3. Phản ứng sau khi uống vắc xin rota virus Đa số trường hợp trẻ sẽ không gặp phải phản ứng phụ gì sau khi uống vắc xin rota virus. Tuy nhiên một số trẻ có thể gặp các tình trạng: – Sốt nhẹ. – Ho. – Quấy khóc. – Tiêu chảy. – Đau bụng. – Nôn trớ. Để giúp trẻ tránh gặp phải những những phản ứng trên, phụ huynh cần ghi nhớ những lưu ý và nguyên tắc khi cho trẻ uống vắc xin rota virus cũng như kiểm tra theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ trước và sau khi uống vắc xin để kịp thời phát hiện và thông báo cho y bác sĩ nếu cần. 3. Giá vắc xin rota virus tại Hà Nội Theo đó, chi phí tiêm chủng là một trong những tiêu chí được quan tâm hơn cả để phụ huynh có thể cân đối ngân sách và kinh tế, lựa chọn loại vắc xin rota virus phù hợp nhất. Trên thực tế, không có sự thống nhất về giá vắc xin rota virus tại các phòng tiêm trên địa bàn Hà Nội bởi nhiều yếu tố khác nhau cũng như có sự chênh lệch giá tương đối giữa 3 loại vắc xin rota virus đang lưu hành phổ biến hiện nay. Khi có nhu cầu cho trẻ uống vắc xin rota virus, phụ huynh cần đến các phòng tiêm dịch vụ để thực hiện. – Vắc xin Rotarix (GSK/Bỉ) có giá 860.000 vnđ. – Vắc xin Rotateq (MSD/Mỹ) có giá 700.000 vnđ. – Vắc xin Rotavin – M1 (Việt Nam) có giá 500.000 vnđ. Lưu ý: mức giá vắc xin sẽ được cập nhật thay đổi tùy từng thời điểm. Hiện tại 3 loại vắc xin rota virus đang có đầy đủ số lượng tại hệ thống và được đảm bảo về nguồn gốc cũng như chất lượng bảo quản.
doc_18865;;;;;doc_46171;;;;;doc_21316;;;;;doc_60678;;;;;doc_183
Trong những năm tháng đầu đời, trẻ em cần được uống vắc xin Rota để phòng bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota gây ra và những biến chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong của bệnh. Khi đứng trước quyết định cho con đi chủng ngừa, giá uống vắc xin Rota và địa chỉ tiêm phòng uy tín là vấn đề nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Virus Rota là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ em dưới 5 tuổi. Virus này lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa (miệng – hậu môn) khi trẻ tiếp xúc với đồ vật hoặc bề mặt có nhiễm virus. Khi mắc bệnh, trẻ em sẽ đi ngoài rất nhiều, có thể từ 15-20 lần/ngày và kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng là mất nước và mất muối, có thể dẫn đến trụy mạch và thậm chí là tử vong. Vắc xin Rota là biện pháp phòng ngừa tiêu chảy cấp cho virus Rota một cách an toàn và hiệu quả. Vắc xin giúp kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch chủ động chống lại Rota virus, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ và giảm nguy trẻ gặp các biến chứng nguy hiểm. Vắc xin Rota là biện pháp phòng ngừa tiêu chảy cấp cho virus Rota an toàn Bố mẹ nên chủ động cho con đến các trung tâm tiêm chủng để uống vắc xin Rota, giúp con có hệ miễn dịch khỏe mạnh và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm từ bệnh này. 2.1. Giá uống vắc xin Rota Giá uống vắc xin Rota có sự khác nhau giữa loại vắc xin, nguồn gốc xuất xứ và đơn vị tiêm chủng – Vắc xin Rotarix (Bỉ): 860,000 VNĐ. – Vắc xin Rotateq (Mỹ): 700,000 VNĐ. – Vắc xin Rotavin – M1 (Việt Nam): 500,000 VNĐ. Như đã chia sẻ, hiện nay có ba loại vắc xin Rota chính là Rotarix (Bỉ), Rotateq (Mỹ), và Rotavin – M1 (Việt Nam). Mỗi loại vắc xin sẽ có lịch trình và số lượng liều khác nhau: – Rotarix (Bỉ): Trẻ cần uống tổng cộng 2 liều, mỗi liều là 1.5 ml. Liều đầu tiên, trẻ nên được uống khi đủ 6 tuần tuổi và liều tiếp theo nên được uống sau liều đầu tiên ít nhất 4 tuần. Phác đồ nên được hoàn thành trước khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. – Rotateq (Mỹ): Trẻ cần uống tổng cộng 3 liều, mỗi liều là 2 ml. Liều đầu tiên, trẻ nên được uống khi 7.5 – 12 tuần tuổi. Các liều tiếp theo nên được uống cách nhau ít nhất 1 tháng. Phác đồ nên được hoàn thành trước khi trẻ đủ 8 tháng tuổi. – Rotavin – M1 (Việt Nam): Trẻ cần uống tổng cộng 2 liều, mỗi liều là 2 ml. Liều đầu tiên, trẻ có thể uống khi được 6 tuần tuổi. Liều tiếp theo, cách liều đầu tiên ít nhất 4 tuần – 8 tuần. Phác đồ nên được hoàn thành trước khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Trước khi con tiêm phòng, phụ huynh đều được thông báo giá minh bạch. – Có khu vui chơi cho trẻ em sau tiêm: Sau khi trẻ được tiêm phòng, bố mẹ có thể đưa con đến khu vui chơi để con cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn. Đồ chơi và đồ dùng trong phòng vui chơi được vệ sinh sạch sẽ và khử khuẩn hàng ngày, nên bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. – Có hệ thống tự động nhắc lịch sau tiêm: Phòng tiêm chủng sử dụng hệ thống tự động nhắc lịch, giúp khách hàng không bỏ sót các mũi tiêm quan trọng nào. Điều này đặc biệt quan trọng để đảm bảo việc chủng ngừa vắc xin Rota cho con được thực hiện đầy đủ.;;;;; 1. Tổng quan về vắc xin Rota phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ Vắc xin Rota là loại vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus gây nên, nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Cơ chế lây truyền của Rotavirus rất nguy hiểm. Loại virus này có thể lây qua đường tiêu hóa, tiếp xúc với phân của người bệnh hay qua tiếp xúc với tay hoặc các bề mặt và vật thể bị nhiễm virus. Ngoài ra, loại virus này cũng có thể lây qua đường hô hấp, từ đó gây lây nhiễm ngoài cộng đồng hoặc lây chéo trong bệnh viện. Thời gian ủ bệnh thông thường khoảng kéo dài 2 đến 3 ngày và sau đó gây bệnh trong khoảng 5 đến 7 ngày. Bệnh có thể khởi phát đột ngột với triệu chứng nôn mửa, sau đó sẽ đi kèm thêm tiêu chảy, sốt và sốc gây co giật. Khi bị nhiễm Rotavirus, trẻ dễ bị mất nước, ảnh hưởng đến thể trạng toàn thân như suy dinh dưỡng và một số biểu hiện khác. Nếu trẻ không được điều trị và cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu để kháng loại virus này. Vì vậy. để chủ động bảo vệ trẻ khỏi Rotavirus, cha mẹ nên cho trẻ đi uống vắc xin phòng Rotavirus theo đúng lịch khuyến cáo từ bác sĩ. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ, cha mẹ nên cho trẻ uống vắc xin Rota theo đúng lịch của bác sĩ 1.2. Các loại vắc xin Rota hiện nay và lịch uống của từng loại Hiện nay đang có sẵn 3 loại vắc xin Rota, bao gồm Rotarix (Bỉ), Rotateq (Mỹ) và Rotavin – M1 (Việt Nam). Tất cả các loại vắc xin Rota hiện nay đều được sử dụng qua đường uống chứ không phải đường tiêm. Tùy vào mỗi loại vắc xin mà lịch uống có sự khác nhau, cụ thể như sau: – Vắc xin Rotarix (Bỉ): uống 2 liều (mỗi liều 1.5 ml). Liều đầu tiên uống khi đủ 1.5 tháng tuổi và uống liều tiếp theo sau tối thiểu 4 tuần. Cần hoàn thành phác đồ trước khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. – Vắc xin Rotateq (Mỹ): uống đủ 3 liều (mỗi liều 2 ml). Liều đầu tiên uống trong khoảng 7.5 – 12 tuần tuổi, các liều còn lại uống cách nhau tối thiểu một tháng. Cần hoàn thành phác đồ trước khi trẻ đủ 8 tháng tuổi. – Vắc xin Rotavin – M1 (Việt Nam): uống 2 liều (mỗi liều 2 ml). Liều đầu tiên có thể uống sớm lúc trẻ 6 tuần tuổi. Liều tiếp theo cần cách nhau tối thiểu 4 tuần và hoàn thành phác đồ trước khi trẻ 6 tháng tuổi. Vắc xin Rotarix (Bỉ) là loại vắc xin được nhiều phụ huynh tin dùng Cũng như các loại vắc xin khác, không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng vắc xin Rota. Với một số trường hợp đặc biệt sau, bác sĩ chống chỉ định uống vắc xin Rota: – Những trẻ đã từng có phản ứng dị ứng với liều vắc xin đầu tiên hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc. – Những trẻ có tiền sử bị lồng ruột hoặc có dị tật bẩm sinh đường tiêu hoá. – Những trẻ bị suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng. Ngoài ra, với một số trường hợp sau, cha mẹ nên tạm hoãn lịch uống cho trẻ cho đến khi trẻ khỏi bệnh hoàn toàn: – Trẻ đang bị sốt hay đang trong quá trình điều trị bệnh có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch (như thuốc, truyền máu hay các chế phẩm từ máu,…) – Tại thời điểm uống vắc xin, nếu trẻ đang mắc bệnh, nên chờ khi trẻ khỏi hẳn hoặc nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé uống. Bên cạnh đó cần lưu ý, không nên dùng vắc xin Rota chung với vắc xin phòng bại liệt. Hai loại vắc xin này khi kết hợp dùng cùng lúc có thể gây ra tương tác thuốc, làm giảm tác dụng của vắc xin và làm tăng những nguy cơ viêm nhiễm đường tiêu hóa. 2. Tìm hiểu giá tiền vắc xin Rota phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá tiền vắc xin Rota – Do mỗi loại vắc xin được sản xuất bởi các công ty khác nhau với công nghệ áp dụng vào vắc xin cũng khác nhau. Vì vậy giá thành của mỗi loại sẽ có sự chênh lệch tương đối. – Với những loại vắc xin được nhập khẩu thì giá thành sẽ nhỉnh hơn so với những loại vắc xin được sản xuất tại Việt Nam. – Vắc xin Rotarix (Bỉ) có giá 860,000 VNĐ. – Vắc xin Rotateq (Mỹ) có giá 700,000 VNĐ. – Vắc xin Rotavin – M1 (Việt Nam) có giá 500,000 VNĐ. 3. Những điều cần lưu ý sau khi uống vắc xin Rota Sau khi uống vắc xin Rota, những phản ứng phụ nghiêm trọng gần như không có. Đây là loại vắc xin an toàn nên phần lớn trẻ không có vấn đề gì sau khi uống. Khi về nhà, cha mẹ cần theo dõi phản ứng của con trong vòng 12 – 48 giờ. Nếu cha mẹ phát hiện trẻ có các biểu hiện như: – Đau bụng. – Tiêu chảy. – Buồn nôn. – Nguy hiểm hơn là khó thở, suy giảm hô hấp. Cần báo ngay cho bác sĩ và đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị kịp thời. Trên đây là những thông tin hữu ích về giá tiền vắc xin Rota và lưu ý khi cho trẻ uống vắc xin. Mong rằng với những thông tin trên, cha mẹ phần nào đã hiểu rõ hơn và có thể chuẩn bị tốt khi cho trẻ đi tiêm phòng.;;;;;Vắc xin rota là loại vắc xin có tác dụng phòng tránh nguy cơ nhiễm virus rota một trong số những loại virus nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ. Bệnh tiêu chảy cấp là thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh này là virus rota. Loại virus này thường lây truyền qua đường miệng hoặc đường phân, tiếp xúc qua tay hoặc các đồ vật bị nhiễm virus. Ngoài ra, virus có thể lây qua đường hô hấp. Trẻ em dưới 5 tuổi dễ nhiễm virus rota. Thông thường thời gian ủ bệnh là khoảng 2 - 3 ngày và kéo dài khoảng 5 - 7 ngày. Bệnh có thể khởi phát đột ngột với dấu hiệu nôn mửa khoảng từ 1 - 3 ngày, sau đó là tiêu chảy và nôn mửa, sốt, thậm chí là co giật. Khi mắc bệnh, trẻ có nguy cơ bị mất nước nặng. Do khi bị virus rota xâm nhập, trẻ có thể đi ngoài từ 10 - 20 lần một ngày, gây mệt mỏi, tác động tiêu cực đến thể trạng trẻ, gây sinh dinh dưỡng và một số ảnh hưởng khác. Chính vì thế, virus rota được coi là loại virus nguy hiểm đối với trẻ nhỏ trong lứa tuổi đầu đời. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tử vong. Để tránh được nguy cơ mắc bệnh và bảo vệ trẻ trong thời kì phát triển đầu đời, trẻ nhỏ cần được uống vắc xin rota theo đúng lịch khuyến cáo của bộ Y tế do hiện tại chưa có thuốc đặc hiệu để kháng loại virus này. Vắc xin rota được sử dụng qua đường uống, không phải đường tiêm như nhiều loại vắc xin khác. Trẻ nhỏ nên bắt đầu liệu trình uống vắc xin rota từ lúc 6 tuần tuổi và kết thúc liệu trình trước lúc 6 tháng tuổi để cơ thể sinh ra kháng thể. Tùy vào loại vắc xin mà phác đồ uống vắc xin rota khác nhau, có thể 2 hoặc 3 liều. 6 tháng đầu đời là giai đoạn nhạy cảm nhất, cơ thể bé chưa sinh ra các kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh nên nếu nhiễm virus rota gây ra tiêu chảy sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy mà bé uống vắc xin rota trong giai đoạn này có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe ban đầu. Hiện nay có 2 loại vắc xin rota là rotarix và rotateq, tùy vào mỗi loại vắc xin mà lịch uống lại khác nhau. Vắc xin rotarix: Vắc xin này gồm 2 liều. Nên cho trẻ bắt đầu dùng liều thứ nhất vào lúc 6 tuần tuổi, liều thứ 2 uống cách liều đầu tiên 4 tuần. Cần kết thúc liệu trình uống vắc xin trước khi trẻ được 6 tháng tuổi. Vắc xin rotateq: Vắc xin rotateq không dùng với người lớn, chỉ dùng cho trẻ em. Liệu trình vắc xin gồm liều. Liều đầu tiên dùng khi trẻ được 7 - 8 tuần tuổi, liều thứ 2 uống sau đó 4 tuần, liều thứ ba cách liều thứ hai 4 tuần. Lịch trình uống vắc xin rotateq phải kết thúc trước khi bé được 32 tuần tuổi. Lưu ý: vắc xin chỉ dùng được uống, không dùng đường tiêm. Các liều dùng của trẻ cần uống cùng một loại vắc xin, không được dùng 2 loại khác nhau. Sau khi uống nếu trẻ bị nôn, trớ thì không được uống liều thay thế. Những liều uống về sau vẫn tiếp tục theo lịch trình bình thường. Không phải trường hợp nào bé cũng được uống đủ liều vắc xin rota. Chống chỉ định với những trường hợp như: Đối với những trẻ đã từng có phản ứng dị ứng nghiêm trọng trong liều uống vắc xin rotarix trước đó thì không nên cho uống liều nữa. Trẻ đang bị sốt. Trẻ có vấn đề về đường tiêu hóa. Trường hợp hệ thống miễn dịch của trẻ bị rối loạn. Tại thời điểm uống vắc xin, nếu trẻ mắc bệnh, nên chờ khi trẻ khỏi hẳn hoặc các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé uống. Trước khi uống vắc xin, bé cần được bác sĩ kiểm tra hệ thống miễn dịch trước. Vắc xin rota là một trong những loại vắc xin đắt nhất hiện tại. Dưới đây là giá tham khảo cho 2 loại vắc xin rota: Vắc xin rotarix: khoảng 600.000-700.000 đồng một liều cho một lần uống. Vắc xin rotateq: khoảng 500.000-600.000 đồng một liều cho một lần uống. Thông thường, uống hoặc tiêm bất kì một loại vắc xin nào cũng có thể gặp một số tác dụng phụ như sốt, khó thở, tim đập nhanh, nổi mề đay,... Tuy nhiên với vắc xin rota, việc gặp những phản ứng phụ nghiêm trọng gần như không có. Đây là loại vắc xin an toàn, phần lớn trẻ không có vấn đề gì sau khi uống. Một số tác dụng phụ nhẹ có thể gặp ở một số trường hợp như: nôn mửa, tiêu chảy. Sau khi trẻ được uống vắc xin rota, bố mẹ cần theo dõi phản ứng của trẻ trong vòng 12 giờ đến 48 giờ. Nếu phát hiện trẻ có các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn,... cần báo ngay cho cán bộ y tế để được thăm khám kịp thời. Một vài trường hợp sau khi uống vắc xin gặp một số tác dụng phụ, thậm chí là khó thở, suy giảm hô hấp. Thông báo cho bác sĩ về loại thuốc trẻ đang điều trị để tránh những tương tác không tốt hoặc phản ứng khác của thuốc. Lưu ý, không nên dùng vắc xin rota chung với vắc xin bại liệt do vắc xin rota có thể gây ra tương tác thuốc, làm giảm tác dụng của vắc xin, tăng những nguy cơ viêm nhiễm đường tiêu hóa.;;;;;Rota virus là một trong những nguyên nhân gây ra nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em. Trẻ khi mắc loại virus này sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, gây ra nhiều lo lắng cho cha mẹ. Đặc biệt, đây cũng là một căn bệnh dễ lây lan trong cộng đồng. Vacxin rota – Bảo vệ sức khỏe trẻ em và ngăn chặn sự truyền nhiễm lan rộng. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về loại vắc xin Rota này trong bài viết dưới đây! 1.1. Khái niệm bệnh và cách thức lây bệnh Bệnh Rota là một loại nhiễm trùng đường ruột do virus Rota gây ra. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu của tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi trên khắp thế giới. Virus Rota chủ yếu lây lan thông qua việc tiếp xúc với phân từ người nhiễm bệnh hoặc qua các bề mặt và vật dụng chứa chất nhiễm bệnh. Nó có thể lây lan nhanh chóng trong môi trường nhóm như trường học, nhà trẻ, hoặc các khu dân cư chật chội. 1.2. Những triệu chứng của bệnh Triệu chứng của bệnh Rota bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, sốt và đau bụng. Trẻ em thường mất nước nhanh chóng do tiêu chảy, có thể dẫn đến tình trạng suy kiệt và thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh Rota có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ, gây sụt cân và là gánh nặng cho hệ thống y tế nếu số lượng ca nhập viện tăng cao. Những trẻ em ở các khu vực thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh kém có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bệnh do virus rota gây ra có đặc trưng là trẻ đi ngoài nhiều dẫn đến mất nước. 2. Vacxin Rota và công dụng 2.1. Đôi nét về vacxin rota và cách hoạt động của vacxin Vacxin Rota là một công cụ quan trọng trong cuộc chiến chống lại bệnh Rota, đặc biệt là đối với trẻ em. Được phát triển để kích thích hệ miễn dịch chống lại virus Rota, vaccin này chứa các phần nhỏ của virus hoặc vi khuẩn đã bị làm yếu để không gây ra bệnh nhưng vẫn đủ để kích thích phản ứng miễn dịch. Khi được đưa vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ phát triển khả năng chống lại virus Rota, giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh. 2.2. Lợi ích khi cho trẻ uống vắc xin Rota Uống vaccin Rota mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của trẻ em. Đầu tiên, nó giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh Rota, giảm nguy cơ mắc bệnh và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh khi trẻ mắc phải. Ngoài ra, vắc xin Rota cũng được coi là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm áp lực cho hệ thống y tế. Tiêm vaccin Rota giúp giảm tỷ lệ nhập viện và giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Trẻ em được tiêm phòng có khả năng ít bị mất nước do tiêu chảy, giúp duy trì trạng thái sức khỏe tốt hơn và giảm chi phí điều trị y tế. Tóm lại, việc tiêm vaccin Rota không chỉ mang lại lợi ích cá nhân cho trẻ em mà còn đóng góp vào mục tiêu toàn cầu về sức khỏe cộng đồng và kiểm soát bệnh truyền nhiễm. 2.3. Những loại vacxin Rota hiện nay tại Việt Nam Hiện nay tại Việt Nam có 3 loại vắc xin rota phổ biến là: – Rotavin – M1 của Việt Nam (công ty sản xuất Polyvac). Trong thành phần của vắc xin này chứa virus sống đã giảm động lực. Đối tượng trẻ từ 6 tuần tuổi đến dưới 6 tháng có thể được chỉ định uống vắc xin Rotavin – M1. Trẻ khi đạt độ tuổi này có thể được uống 2 liều (hoàn thành trước 6 tháng tuổi). Mỗi liều cách nhau từ 01- 02 tháng với liều dùng là 2ml/liều. – Vắc xin Rotarix của Bỉ, cũng chứa virus sống giảm động lực dành cho trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi. Vắc xin được uống 2 liều, mỗi liều cách nhau 4 tuần và phải hoàn thành trước 24 tuần tuổi. Liều dùng là 1,5ml/1 liều. Có nhiều loại vắc xin rota khác nhau cho bạn lựa chọn. – Vắc xin Rotateq của Mỹ. Đây là loại vắc xin virus sống giảm động lực, ngũ giá dùng cho trẻ trên 7,5 tuần tuổi đến 32 tuần tuổi. Trẻ uống loại vắc xin này cần uống 3 liều và hoàn thành trước 32 tuần tuổi. + Liều đầu khi trẻ > hoặc = 7,5-12 tuần + Liều tiếp sau đó 4 tuần + Liều cuối cách liều 2 4 tuần nữa. 3. Những câu hỏi thường gặp về vacxin Rota 3.1. Giải đáp thắc mắc về vacxin rota Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến về vắc xin rota mà chúng ta sẽ giải đáp: Các nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh rằng vaccin Rota là an toàn và hiệu quả cho trẻ em. Những tác dụng phụ thường là nhẹ và tạm thời. Việc uống lại vacxin Rota có thể tùy thuộc vào lịch trình tiêm phòng cụ thể và khuyến nghị của cơ quan y tế địa phương. 3.2. Lời khuyên dành cho cha mẹ khi muốn cho con uống vacxin rota Cha mẹ nên tìm hiểu những thông tin chính thống liên quan đến vắc xin rota (lợi ích, cách thức vắc xin hoạt động, tác dụng phụ, v…v…) trước khi quyết định tiêm cho con. Những thông tin mà cha mẹ có được có thể thu thập từ: – Tư vấn của bác sĩ: Nhận thông tin trực tiếp từ bác sĩ hoặc nhân viên y tế cộng đồng luôn là cách thức có được thông tin một cách chính xác. Bạn có thể thảo luận với bác sĩ về những băn khoăn trước khi cho con uống vắc xin rota hoặc những vấn đề về tác dụng phụ hay sức khỏe của con sau khi tiêm. Việc này không chỉ giúp con an toàn sau lần chủng ngừa này mà còn hữu ích cho những lần uống vắc xin sau đó. Trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện tiêm hoặc uống vắc xin là cần thiết. – Đọc, tham khảo những thông tin từ các tài liệu mà các cơ quan y tế địa phương, Bộ y tế ban hành công khai trên các phương tiện truyền thông hoặc ấn phẩm báo chí. – Tham gia các diễn đàn cộng đồng trực tuyến hoặc nhóm hỗ trợ có thể cung cấp cho bạn cơ hội chia sẻ thông tin và kinh nghiệm với những người khác trong cùng tình trạng. Bằng cách này, phụ huynh và người chăm sóc trẻ em có thể tự tin hơn khi đưa ra quyết định về việc uống vaccin Rota cho con em mình.;;;;;Rota được biết tới là loại virus gây ra tình trạng viêm dạ dày – ruột cấp dẫn đến tình trạng mất nước do tiêu chảy ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc sử dụng vacxin rotavirus là giải pháp có hiệu quả trong ngăn ngừa sự phát triển và lây nhiễm của loại virus này. Virus Rota lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua đường tiêu hóa, qua sự tiếp xúc với vật thể có chứa virus, chủ yếu bằng đường miệng hoặc hậu môn. Bệnh lý này thường gặp ở đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi, độ tuổi càng ít thì độ nguy hiểm càng lớn do sức đề kháng của trẻ còn yếu. Tiêu chảy do virus Rota là bệnh lý nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, thường ủ bệnh trong khoảng 2 – 3 ngày và kéo dài trong 5 – 7 ngày. Đặc biệt lo ngại là các biện pháp vệ sinh thông thường như rửa tay bằng xà phòng không thể tiêu diệt được loại virus này. Tuy nhiên, dưới sự nghiên cứu thành công của vacxin rotavirus có thể bảo vệ trẻ khỏi tình trạng tiêu chảy cấp từ những năm tháng đầu đời. Virus Rota thường gặp ở đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi, độ tuổi càng ít thì độ nguy hiểm càng lớn 2. Triệu chứng của trẻ khi nhiễm rotavirus Virus Rota có khả năng sống lâu trong môi trường nước nên tốc độ lây nhiễm và tấn công nhanh tới hệ tiêu hóa của trẻ. Sau khi virus này xâm nhập được vào cơ thể sẽ ủ bệnh từ 2 – 3 ngày và sẽ gây ra một số dấu hiệu ở trẻ như: – Nôn mửa: Tình trạng này xuất hiện trước và có thể kéo dài 2 – 3 ngày. Trẻ nôn nhiều vào ngày đầu và giảm dần những ngày sau đó. – Tiêu chảy: Diễn ra sau khoảng 6 – 12 tiếng trước khi xuất hiện triệu chứng nôn. Trẻ đi ngoài ra phân lỏng hoặc toàn nước, không có máu, kéo dài trong 3 – 9 ngày. – Sốt nhẹ (37.7 – 38.5 độ C). – Đau bụng quặn theo từng cơn. – Ho kèm theo chảy nước mũi. Nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng mất nước, mất muối, có thể dẫn tới suy dinh dưỡng thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. 3. Phân loại và liều dùng của các loại vắc xin rota Hiện nay có 3 loại vacxin rotavirus được sử dụng phổ biến như: – Nguồn gốc: Là vacxin sống giảm động lực có nguồn gốc xuất xứ tại Bỉ. – Liều dùng: Gồm 2 liều. Liều thứ nhất uống từ 6 tuần tuổi và liều thứ 2 uống cách liều đầu 4 tuần. – Nếu liều đầu tiên uống Rotarix thì bắt buộc liều 2 cũng phải uống Rotarix. – Nguồn gốc: Là vacxin sống giảm động lực có nguồn gốc xuất xứ tại Mỹ – Liều dùng: Gồm 3 liều. Liều đầu uống khi trẻ 7,5 – 12 tuần tuổi và các liều cách nhau 4 tuần. – Lịch uống vắc xin của trẻ phải được kết thúc trước tuần thứ 32. Các loại vắc xin Rotavirus được dùng phổ biến 4. Những lưu ý khi sử dụng vacxin rotavirus 4.1. Thời điểm nên cho trẻ uống vacxin rotavirus Lứa tuổi hay bị nhiễm virus Rota thường rơi vào trẻ nhỏ ở độ tuổi từ 6 – 36 tháng. Lúc này trẻ bắt đầu tiếp xúc nhiều hơn với môi trường xung quanh dễ bị lây nhiễm các mầm bệnh. Vì vậy thời điểm vàng cho trẻ nhỏ uống vacxin rotavirus bắt đầu từ 6 tuần tuổi, giúp tạo ra kháng thể trước giai đoạn trẻ dễ bị nhiễm bệnh nhất. Thời gian tối thiểu cho liều đầu tiên là 6 tuần và liều cuối cùng tối đa là 8 tháng. Sau khoảng thời gian này, đa số trẻ đã bị nhiễm virus Rota tự nhiên. Do vậy, cha mẹ nên lưu ý cho trẻ tiêm đúng lịch để bảo vệ sức đề kháng của trẻ trong những tháng đầu đời. 4.2. Các đối tượng cần chú ý khi sử dụng vắc xin Việc sử dụng vắc xin đúng lịch rất cần thiết để bảo vệ sức đề kháng của trẻ một cách tốt nhất. Tuy nhiên khi sử dụng vacxin rotavirus một số đối tượng cần chú ý: Trường hợp chống chỉ định không dùng vacxin rotavirus: – Trẻ nhỏ mẫn cảm với bất kỳ một thành phần nào trong vắc xin. – Trẻ sau khi uống có phản ứng nặng không nên uống liều 2, 3. – Trẻ có tiền sử lồng ruột không sử dụng loại vắc xin này. – Không sử dụng vắc xin cho trẻ bị dị tật tại đường tiêu hóa. – Chống chỉ định đối với trường hợp bé bị tình trạng rối loạn miễn dịch kết hợp. – Không dùng vắc xin cho trẻ đang bị sốt, nôn hoặc tiêu chảy… Các trường hợp nên cân nhắc khi dùng vacxin: – Trẻ mắc bệnh ác tính hoặc mắc suy giảm miễn dịch/đang điều trị bệnh. – Vacxin này có thể làm tăng nguy cơ lồng ruột ở trẻ nên cần theo dõi sát sao trong vòng 7 giờ sau uống. – Tham khảo ý kiến khi dùng loại vắc xin này cho trẻ sinh non, nhẹ cân. Khi phụ huynh cho trẻ uống vắc xin rotavirus cần lưu ý một số điều sau: – Không cho trẻ ăn quá no hoặc bú quá nhiều sữa để tránh tình trạng nôn ọe khi uống vắc xin. – Sau khi uống vắc xin cần theo dõi cẩn thận trong vòng 2 – 3 ngày. – Nếu trẻ đang sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh cần thông báo trước với bác sĩ để ngăn ngừa sự tương tác với vắc xin. – Nếu trẻ vừa được tiêm vắc xin bại liệt cha mẹ không nên cho trẻ tiêm vacxin rotavirus để hạn chế tương tác giữa 2 loại. Không cho trẻ ăn quá no hoặc bú quá nhiều sữa để tránh tình trạng nôn ọe khi uống vắc xin Loại vắc xin này có điểm khác biệt hơn với các loại vắc xin khác là sử dụng theo đường uống. Ngoài ra, vắc xin này sẽ có hiệu quả tốt nhất khi trẻ được 2 tháng tuổi và cần hoàn thành trước 8 tháng tuổi. Nếu sớm hoặc muộn hơn khoảng thời gian này sẽ làm suy giảm hoặc mất hiệu quả của vắc xin. Vì vậy, cha mẹ cần đảm bảo và tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc và thời điểm để vacxin rotavirus phát huy tốt nhất. Đồng thời cần lưu ý tới phản ứng mà trẻ có thể gặp phải khi sử dụng vắc xin rota và cho trẻ kiểm tra nếu có dấu hiệu bất thường nào.
question_432
Tiểu thuyết gia Kim Dung qua đời vì ung thư
doc_432
Mới đây, người hâm mộ bàng hoàng khi nhận tin đệ nhất tiểu thuyết gia võ hiệp Kim Dung của Trung Quốc mắc bệnh ung thư gan và đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 30/10/2018, hưởng thọ 94 tuổi. Ung thư không trừ một ai. Thời gian gần đây, có rất nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng không may mắc phải và tử vong vì căn bệnh nguy hiểm này. Ngày 30/10/2018, người hâm mộ tiểu thuyết võ hiệp trên thế giới bàng hoàng nghe tin nhà văn Kim Dung qua đời vì ung thư gan. Kim Dung sinh ngày 6/2/1924, tên thật là Tra Lương Dung. Ông là một trong những nhà văn có tầm ảnh hưởng nhất của văn học Trung Quốc hiện đại. Hàng loạt tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của ông là: Thiên long bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ, Lộc Đỉnh ký, Tiếu ngạo giang hồ… Ngoài ra, Kim Dung còn là người đồng sáng lập của nhật báo Hồng Kông Minh Báo, ra đời năm 1959 và là tổng biên tập đầu tiên của tờ báo này. Kim Dung phát hiện ra ông bị ung thư gan vào 3 năm trước. Từ đó đến trước khi qua đời, ông vẫn luôn nằm viện điều trị. Kim Dung là một trong những nhà văn có tầm ảnh hưởng nhất của văn học Trung Quốc hiện đại. Ung thư gan còn gặp ở người thường xuyên rượu bia hoặc ăn phải các loại hạt ngũ cố mốc như: lạc, đậu, đỗ, gạo, ngô chứa aflatoxin. Chất độc aflatoxin khi đi vào cơ thể sẽ tấn công trực tiếp vào gan gây tổn hại cho gan gây ung thư. Triệu chứng của bệnh ung thư gan ở giai đoạn đầu rất nghèo nàn (ít triệu chứng). Bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng không điển hình như cảm giác ăn không ngon, hơi mệt. Các triệu chứng sẽ rõ ràng hơn khi bệnh ở giai đoạn muộn như vàng da, mệt mỏi, ăn kém, đau do khối u chèn ép… Nhà văn Kim Dung ra đi, để lại nỗi tiếc thương vô hạn cho những người ở lại. Nguồn: Tổng hợp
doc_63469;;;;;doc_53734;;;;;doc_19179;;;;;doc_42497;;;;;doc_28554
Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 150 nghìn trường hợp ung thư mới phát hiện, trong đó, có 75 nghìn trường hợp chết vì bệnh ung thư. Hình ảnh về ung thư đại trực tràng. Mới đây, nhạc sĩ Trần Lập đã từ trần tại nhà riêng sau 4 tháng chiến đấu kiên cường với căn bệnh ung thư đại trực tràng ở tuổi 42 khiến nhiều người thương tiếc vì anh ra đi quá trẻ. Chia sẻ về căn bệnh ung thư đại trực tràng, PGS. Trong đó, bệnh ung thư đại trực tràng chiếm 50% số bệnh nhân bị ung thư đại tràng. Đây là vùng hay bị viêm nhiễm mãn tính dẫn tới ung thư. PGS. TS Hoàng Công Đắc cho biết, nếu phát hiện sớm, bệnh ung thư đại trực tràng sẽ điều trị khỏi. Bệnh thường có các dấu hiệu rối loạn đường tiêu hóa từ miệng đến hậu môn như ợ chua, bị rát sau xương ức, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, đau bụng từng cơn đau quặn, phân lầy nhầy mũi máu thì cần đến bệnh viện chuyên khoa thăm khám và điều trị. Thông thường, các biểu hiện trên hay gặp ở bệnh kiết lỵ. Tuy nhiên, nếu trong quá trình điều trị kháng sinh nhưng bệnh kiết lỵ không đỡ, bệnh nhân nên nghĩ đến ung thư và đi khám sớm để điều trị kịp thời. “Bệnh ung thư đại trực tràng nếu phát hiện sớm sẽ điều trị khỏi được nhưng nếu phát hiện muộn sẽ rất khó điều trị, đây là bệnh di căn rất nhanh” – PGS Đắc nói. Trao đổi về tình hình ung thư ở Việt Nam, PGS. TS Lê Đình Roanh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát hiện sớm ung thư chia sẻ, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 150 nghìn trường hợp ung thư mới phát hiện, trong đó, có 75 nghìn trường hợp chết vì bệnh ung thư. Dự báo đến năm 2020 mỗi năm có 200 nghìn trường hợp mới mắc và 100 nghìn trường hợp tử vong vì ung thư. Trên Thế giới, theo thống kê, số người mới mắc ung thư năm 2008 là 12,7 triệu người, đến năm 2012 tăng lên 14,1 triệu người và số ca tử vong vì ung thư năm 2008 là 7,6 triệu người. Dự đoán đến năm 2030 sẽ có thêm 27 triệu người mới mắc ung thư, có khoảng 17 triệu ca tử vong và dự tính sẽ có 75 triệu người sống chung với ung thư. Độ tuổi mắc ung thư ở trên thế giới thường từ 60 - 80 tuổi nhưng ở Việt Nam, tỉ lệ mắc ung thư tăng dần từ 45 – 60 tuổi ở cả 2 giới. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do ung thư ở Việt Nam chỉ chiếm 10% trong tất cả nguyên nhân gây tử vong. So với Trung Quốc, tỉ lệ tử vong do ung thư là 21%, Nhật Bản là 27% do ung thư. Hiện nay, các nhà khoa học cũng chưa xác định được nguyên nhân gây ung thư nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn tới ung thư như tác động từ môi trường không trong sạch, ô nhiễm nguồn nước, khí thải, ô nhiễm bầu khí quyển. Mặt khác, mật độ dân cư cao nên lây nhiễm vi khuẩn, vi rút nhanh hơn. Thực phẩm không đảm bảo chất lượng, có chất bảo quản, hun khói, sử dụng chất tăng trưởng, thực phẩm bị ô nhiễm, có thuốc trừ sâu, không rõ nguồn gốc xuất xứ,… cũng là yếu tố có nguy cơ gây ung thư. Chế độ ăn nhiều thịt, nhiều chất béo như thịt bò, thịt có màu đỏ… cung cấp nhiều chất vào cơ thể. Nếu cơ thể không hấp thu hết sẽ sinh ra nhiều chất oxy hóa và có nguy cơ gây ra đột biến tế bào. Ngoài ra, ăn nhiều thực phẩm muối, lên men như thịt hộp, cà muối, dưa muối, xúc xích, tương,… đều là thực phẩm có chứa chất bảo quản, lên men, nấm mốc sẽ không tốt cho sức khỏe. Yếu tố gia đình cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới ung thư, nếu trong gia đình có người mắc ung thư thì sẽ có tỷ lệ di truyền nhất định. PGS Roanh khuyến cáo, để phát hiện sớm cũng như điều trị kịp thời ung thư, nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần.;;;;;Ung thư có tiếng là căn bệnh chết chóc bởi đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Tuy nhiên ít người biết rằng: ung thư vẫn có khả năng cao chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Với sự tham gia của PGS. TS. BSCKII Đoàn Hữu Nghị: Nguyên Giám đốc bệnh viện E, Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện K, Phó chủ tịch hội Ung thư Hà Nội và Th S. BS. Ung thư là tên gọi chung cho một nhóm gồm hơn 100 loại các bệnh nguy hiểm do sự phân chia tế bào một cách vô tổ chức. Theo đó sẽ có rất nhiều loại ung thư với những triệu chứng và phương pháp điều trị khác nhau (xạ trị, phẫu thuật, hóa trị, miễn dịch trị liệu,... ). Phổ biến nhất phải kể đến là ung thư vú, ung thư tuyến giáp, ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày,... Từ lâu, ung thư đã trở thành nỗi ám ảnh với mọi gia đình và của toàn xã hội. Bởi thiệt hại lớn mà nó gây ra đối với nền kinh tế và tính mạng con người là không thể bù đắp. Theo thống kê, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư cao nhất trên thế giới, khoảng 115.000 người chết, tương ứng với 315 người/ngày. Cùng với sự thay đổi chóng mặt của nền kinh tế và sự xuống cấp của môi trường sống, căn bệnh quái ác này đang len lỏi vào mọi ngóc ngách của xã hội, không phân biệt giàu nghèo, vị trí địa lý hay độ tuổi. Bất cứ ai cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư. Nhưng có một thực tế đáng buồn là có tới 70% bệnh nhân ung thư được chẩn đoán khi đã ở giai đoạn cuối, trong đó không ít người có thể được phát hiện và điều trị sớm bằng các phương pháp hiệu quả. Hãy cùng trao đổi cùng các chuyên gia đầu ngành tại tọa đàm: “Để ung thư không còn là án tử”. Với sự tham gia của các chuyên gia: PGS. TS. BSCKII Đoàn Hữu Nghị: Nguyên Giám đốc bệnh viện E, Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện K, Phó chủ tịch hội Ung thư Hà Nội Th S. BS.000đ dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Nghệ An, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Bình;;;;;Bệnh ung thư thường được phát hiện muộn, tỉ lệ tử vong rất cao nên phát hiện ra ung thư cũng như nhận một án tử thần. Cách thoát án tử thần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhưng đa số người bệnh vô cùng hoảng sợ. Thực tế,nhiều người chưa biết số người trẻ tuổi mắc ung thư ở Việt Nam đang tăng dần và cao hơn nhiều mức trung bình của Thế giới. Độ tuổi trung bình mắc ung thư Diễn viên Mai Phương( Giữa) phát hiện ung thư phổi giai đoạn cuối di căn xương khi mới 31 tuổi Ung thư vú trẻ hóa độ tuổi ở Việt Nam Những cô gái mới 20-21 đã được chẩn đoán ung thư vú, nguyên nhân đôi khi không thể lý giải ngoài những giả thiết được đưa ra như yếu tố gia đình, lối sống sinh hoạt… Mặc dù ung thư vú là bệnh có tiên lượng điều trị rất tốt khi phát hiện ra bệnh ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, với phụ nữ trẻ sau khi điều trị ung thư vú thành công họ phải đối mặt với nguy cơ tái phát bệnh cao hơn rất nhiều so với phụ nữ trung niên. Nguyên nhân của việc trẻ hóa độ tuổi mắc ung thư ở Việt Nam tăng cao. Có thể do môi trường độc hại ô nhiễm nặng nề, cũng có thể nó vốn cao hơn thế giới nhưng y học trước kia chưa hiện đại để phát hiện ra hết bệnh. Dẫn tới nhiều người trẻ tuổi tử vong không được kết luận nguyên nhân chính xác. Ngày nay y học tiến bộ hơn nên phát hiện ra bệnh sớm và chính xác hơn. Người trẻ cần giữ được tinh thần lạc quan, tự tin sống khi điều trị ung thư Nếu không may mắc bệnh, vũ khí tốt nhất để chống lại bệnh tật là giữ được tinh thần lạc quan, có niềm tin sống. Ngoài ra, gia đình chính là động lực lớn giúp bệnh nhân có đủ dũng khí chiến đấu với bệnh tật. Người trẻ cần được bảo đảm rằng họ đóng vai trò trong việc đưa ra quyết định chữa bệnh, họ được ủng hộ, và họ được cùng người thân đồng hành trong quá trình vượt qua giai đoạn khó khăn của cuộc đời, được gia đình yêu thương và bảo vệ.;;;;;Tiểu đường thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa, có xu hướng tăng cao ở nước ta, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây nhiều biến chứng, thậm chí tử vong. 5 triệu người Việt mắc bệnh tiểu đường Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nước ta tới 5 triệu người mắc tiểu đường. Trong đó, cứ 10 người nhiễm bệnh có tới 6 trường hợp bệnh đã quá nặng, gây biến chứng như mù lòa, tử vong. Bệnh tiểu đường có nguy có gây các biến chứng về mắt. Với tốc độ tăng chóng mặt như hiện nay, chỉ trong 10 năm tỷ lệ đái tháo đường đã tăng tới 211%. Cũng với mức độ gia tăng này, Việt Nam hiện là một trong các quốc gia đứng đầu thế giới về tỷ lệ mắc tiểu đường. Bên cạnh đó, những mặt trái của xã hội hiện đại như hạn chế vận động, stress, yếu tố ô nhiễm môi trường cũng là những nguyên nhân gây bệnh. Tiến sỹ Tiến khuyến cáo, trước đây bệnh tiểu đường thường gặp ở người trên 40 tuổi, nhưng hiện nay độ tuổi mắc bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Đây là bệnh mạn tính nên phải theo dõi và chung sống suốt đời. Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như các bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương… và thậm chí gây tử vong. NSND Anh Tú qua đời ở tuổi 56 do biến chứng tiểu đường Do biến chứng của bệnh tiểu đường, Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Anh Tú đã trút hơi thở cuối cùng trưa nay (20/12) ở tuổi 56. Sự ra đi đột ngột của nghệ sĩ Anh Tú đã làm nghẹn ngào bao trái tim của đồng nghiệp và khán giả cả nước yêu quý anh. NSND Anh Tú qua đời vì bệnh tiểu đường. Ảnh: Nguồn Internet. Trong làng sân khấu, Anh Tú là gương mặt gạo cội ở vai trò diễn viên kiêm đạo diễn. Ngoài sân khấu, nghệ sĩ còn làm quản lý với trọng trách là Phó Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam và tham gia giảng dạy ở trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội. Đam mê gắn bó với sân khấu đêm ngày, nghệ sĩ Anh Tú đã chủ quan sức khỏe, không uống thuốc theo đơn mà mỗi ngày uống cả vốc thuốc. Cho tới khi thực sự không thể làm việc được nữa, nghệ sĩ mới vào viện thì bệnh tiểu đường đã biến chứng và chứng suy thận càng khiến bệnh trở nên đã trầm trọng. Theo các nguồn tin cho biết: Nghệ sĩ Anh Tú nhập viện điều trị từ tháng 9, do biến chứng bệnh tật, trong thời gian dài nghệ sĩ phải truyền máu, kháng sinh, đạm. Nhưng do chuyển biến nặng, anh đã hôn mê sâu và không qua khỏi. Diễn biến bệnh tình của nghệ sĩ Anh Tú như hồi chuông cảnh báo với chúng ta về việc nâng cao ý thức kiểm tra sức khỏe định kỳ để nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như sự đau đớn do bệnh gây ra. Địa điểm áp dụng: Tại 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội và 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội. Tham gia chương trình miễn phí, khách hàng hoàn toàn an tâm kết quả xét nghiệm chính xác và trả kịp thời. Bởi toàn bộ xét nghiệm được phân tích tự động hoàn toàn trên hệ thống máy hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012. Ngoài kết quả khám, xét nghiệm đường máu – mỡ máu, khách hàng an tâm biết được tình trạng sức khỏe của mình qua phần tư vấn của chuyên gia, bác sĩ. Từ đó giúp khách hàng theo dõi và điều trị phù hợp; cũng như có kế hoạch thực hiện lối sống lành mạnh như ngừng hút thuốc lá, bỏ uống rượu bia và tăng cường luyện tập để phòng ngừa bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống. > QUÝ KHÁCH VUI LÒNG ĐĂNG KÝ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH TẠI ĐƯỜNG DẪN DƯỚI ĐÂY: hoặc Thông tin liên hệ: Địa chỉ: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình | 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội;;;;;Thời gian vừa qua thông tin diễn viên điện ảnh Lê Bình, Mai Phương của làng phim Việt Nam đang chống chọi căn bệnh quái ác - điều trị bệnh ung thư phổi đã khiến khán giả hâm mộ cả nước vô cùng bất ngờ và lo lắng cho tình trạng sức khỏe của hai diễn viên. Bởi vậy, để giúp người dân có thêm thông tin, hiểu biết về bệnh, từ đó nâng cao ý thức chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ ngay cả khi chưa có triệu chứng, nội dung bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin tổng quan về bệnh ung thư phổi. Ung thư phổi vẫn là một bệnh có tiên lượng xấu. Tại Mỹ, số người chết vì ung thư phổi hàng năm nhiều hơn tổng số người chết vì ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, vú và buồng trứng. Theo số liệu thống kê, con số này trên toàn thế giới lên tới 1.6 triệu người. 1. Yếu tố nguy cơ - Thuốc lá (hút chủ động và thụ động) là yếu tố ngoại sinh hàng đầu gây ung thư phổi. Thuốc lá có mặt trong 85% các trường hợp tử vong do bệnh này. - Những người nghiện thuốc lá có nguy cơ ung thư phổi cao gấp 20-40 lần so với người không hút thuốc lá. - Các nguy cơ tiếp theo là khí randon, arsenic, asbetos, tia phóng xạ, suy giảm miễn dịch, tiền sử gia đình có người ung thư phổi, rượu,… 2. Biểu hiện bệnh Khó thở, một trong những biểu hiện của bệnh ung thư phổi. Các triệu chứng có thể ít gặp ở giai đoạn sớm, chủ yếu xuất hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn với các biểu hiện điển hình như: - : Bệnh phát triển đến mức chặn mất đường thở chính (khí quản), hoặc khi tràn dịch màng phổi. - : Đôi khi chảy máu có thể trở nên nghiêm trọng dù một vài phương pháp đang được dùng để kiểm soát chảy máu. - : Ung thư phổi tiến triển lây lan đến màng phổi hoặc đến những bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như xương, có thể gây ra đau đớn. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn bị đau. Cơn đau ban đầu thỉnh thoảng mới xuất hiện và nhẹ, nhưng về sau có thể diễn ra liên tục nên thuốc, xạ trị và những phương pháp điều trị khác có thể giúp người bệnh thoải mái hơn. - Tràn dịch màng phổi: Ung thư phổi có thể gây nên sự tích tụ chất lỏng trong không gian bao quanh phổi bị ảnh hưởng trong khoang ngực (khoang màng phổi). - Ung thư lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể (di căn) thường là bộ não, xương, gan và tuyến thượng thận. Sự di căn có thể gây đau, buồn nôn, đau đầu, hoặc các dấu hiệu và triệu chứng khác tùy thuộc vào cơ quan bị ảnh hưởng. Di căn đơn lẻ, biệt lập có thể được điều trị trong một số trường hợp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, mục tiêu của điều trị di căn chỉ là để làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng. 3. - Khuyến cáo sàng lọc ung thư phổi: Tuổi từ 55-74, hút thuốc lá 30 bao/năm (30 năm, mỗi ngày 1 bao), chưa bỏ thuốc hoặc bỏ thuốc dưới 10 năm. - Nếu có dấu hiệu nghi ngờ có u phổi, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các kỹ thuật như: + Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang phổi, siêu âm hạch cổ, siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính (CT-scanner) lồng ngực, chụp cắt lớp vi tính (CT-scanner) hoặc MRI sọ não,… + Xét nghiệm: Chất chỉ điểm khối u, trong đó tiêu chẩn vàng chẩn đoán xác định ung thư phổi là mô bệnh học. Tế bào học (lấy bệnh phẩm đờm, dịch phế quản, dịch màng phổi,…). 4. Điều trị bệnh Hai nhóm chính của ung thư phổi là ung thư phổi không tế bào nhỏ (Non small cell lung cancer- 80%) và ung thư phổi tế bào nhỏ (Small cell lung cancer- 20%), hai nhóm này có phương pháp điều trị và tiên lượng khác nhau như: - Ung thư phổi tế bào nhỏ: Chủ yếu hóa trị phổi hợp tia xạ và có tiên lượng xấu. - Ung thư phổi không tế bào nhỏ: Điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật, hóa trị và tia xạ đóng vai trò điều trị hỗ trợ. Nghiên cứu ở mức phân tử cho thấy có sự biểu hiện quá mức của các thụ thể yếu tố phát triển biểu mô (EGFR), thụ thể phát triển nội mô mạch máu (VEGF), đột biến các họ gen RAS, MYC… đã mở ra một phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân ung thư phổi đó là điều trị đích 5. Phòng chống ung thư phổi Hiện chưa có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa ung thư phổi, nhưng có thể giảm bớt nguy cơ qua các biện pháp như: - Nói không với hút thuốc: Vì đây là yếu tố nguy cơ chính gây ra ung thư phổi này. - Kiểm tra sự hiện diện của khí radon trong nhà. - Tránh chất gây ung thư tại nơi làm việc qua các mặt nạ bảo vệ nếu nơi làm việc trang bị. - Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ trái cây và rau. - Uống rượu điều độ: Phụ nữ nên giới hạn dưới 1 ly rượu mỗi ngày và nam giới nên giới hạn dưới 2 ly rượu mỗi ngày. Người trên 65 tuổi, không nên uống quá 1 ly mỗi ngày. - Tập thể dục: Thường xuyên và vừa sức như đi xe đạp, bơi lội và đi bộ,… 1. 2.
question_433
Bệnh nấm phổi - mắc nhiều nhưng ít biết đến
doc_433
Nấm phổi là loại bệnh hay gặp ở xứ nhiệt đới nóng, ẩm và mưa nhiều như Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến bệnh này, ngay cả nhiều bác sĩ đa khoa và bác sĩ gia đình cũng không biết bệnh này. Theo Y văn, u nấm phổi được báo cáo với tần suất ngày càng tăng cùng với sự sử dụng rộng rãi các loại thuốc hóa trị liệu và ức chế miễn dịch trong điều trị bệnh ung thư và ghép cơ quan. Có tới 20% số bệnh nhân bị ung thư máu cấp đang điều trị bằng hóa chất bị bệnh này. Tất cả loại thường gặp của nấm Aspergillus gây bệnh cho người đều có ở khắp mọi nơi trong môi trường sống. Chúng mọc trên những lá cây rụng, các loại hạt thực vật như lúa, ngô, trong các đống cỏ khô và các loại thực vật bỏ làm phân. Con người rất hay hít phải bào tử của nấm, nhưng lại ít khi bị bệnh. Phần lớn những người bị bệnh đều có cơ địa suy giảm miễn dịch do bệnh hay do dùng thuốc điều trị bệnh. Ở Việt Nam, bệnh hay gặp nhất ở những bệnh nhân bị lao phổi tạo hang, điều trị lâu dài các loại thuốc ức chế miễn dịch như corticoides, azathioprine và các thuốc chống ung thư… Ngoài ra, bệnh còn hay gặp ở những bệnh nhân bị hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Ở những bệnh nhân này, nhất là vào giai đoạn cuối cùng với tiêu chảy, lao phổi tiến triển dạng lao kê là tình trạng nhiễm nấm toàn thân. Trong đó thường gặp là nấm candida và aspergillus. Một số trường hợp u nấm Aspergillus phát triển trên những bệnh nhân bị bệnh phổi mạn tính trước đó, ngoại trừ bệnh lao như: bệnh sacoide, giãn phế quản, giãn phế nang, áp-xe phổi, ung thư phổi có hoại tử trung tâm và tạo hang, kén khí phổi… Tại khoa phẫu thuật lồng ngực và tim mạch Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, các bác sĩ đã mổ cho nhiều trường hợp vừa có u nấm phổi vừa bị ung thư phổi. Khi hít phải số lượng lớn bào tử nấm, người bình thường chỉ có thể bị viêm phổi cấp tính lan tỏa và thường tự khỏi, không để lại di chứng gì đặc biệt sau vài tuần. Ở những bệnh nhân bị lao phổi, nấm Aspergillus có thể mọc trên các cây phế quản bị tổn thương, trên các nang phế quản hoặc trong các hang lao. Các triệu chứng thường gặp Có một số bệnh nhân bị u nấm phổi có thể tồn tại nhiều năm mà không có triệu chứng gì về lâm sàng, số lượng những bệnh nhân này chiếm từ 18 - 22% theo Y văn. Bệnh nhân thường có các triệu chứng cơ năng của bệnh phổi mạn tính sẵn có như: ho, khạc đàm, khó thở, đau ngực và sốt. Nhưng phần lớn, bệnh nhân u nấm đều có các triệu chứng khá điển hình và đặc hiệu như: Sốt: thường người bệnh sốt không cao, không phải sốt liên tục mà thành từng đợt có những thời gian không bị sốt. Sốt là biểu hiện của tình trạng dị ứng với nấm, hiếm khi sốt kéo dài, suy kiệt hoặc sụt cân. Bệnh nhân khạc đàm rất nhiều, khạc đàm thường là do bệnh đi kèm hơn là do u nấm. Trong đàm có thể tìm thấy các tế bào nấm nếu mang đi xét nghiệm bằng cách soi tươi và quan sát dưới kính hiển vi. Tuy nhiên, có thể các tế bào nấm này lại có nguồn gốc của nhiễm nấm từ đường tiêu hóa. Khó thở: triệu chứng của các bệnh đi kèm như lao, giãn phế quản, áp-xe phổi, ung thư phổi… gây suy giảm chức năng hô hấp. Ho và ho ra máu là triệu chứng nổi bật đặc trưng nhất của bệnh. Ho thường dai dẳng, kéo dài, trong đó có tới 95% các trường hợp là ho ra máu từ số lượng ít có dính đàm, đến nhiều có thể gây tử vong. Trong số đó có 20% ho ra máu tái phát nhiều lần và ho ra máu với số lượng từ trung bình đến rất nhiều. Một số bệnh nhân bị ho ra máu kiểu sét đánh, tức là ho nhiều ồ ạt do tổn thương các mạch máu của phổi vì tế bào nấm ăn lan vào. Ho ra máu là một triệu chứng làm bệnh nhân rất lo lắng và là chỉ định chính để can thiệp phẫu thuật cho bệnh nhân. Các xét nghiệm cần thiết Để xác định chẩn đoán, các bác sĩ thường áp dụng một số xét nghiệm cận lâm sàng như: Chụp X-quang phổi thẳng, là một xét nghiệm đầu tiên và rất cần thiết vì nó cung cấp rất nhiều thông tin về bệnh và những bệnh đi kèm: hình ảnh X-quang đạc hiệu thường thấy trên phim là hình một khối tròn, đặc nằm trong một hang lao có hình cầu hoặc hình bầu dục, hình tròn đặc này thay đổi theo tư thế của bệnh nhân mà giới chuyên môn gọi là hình lục lạc. Với phim chụp phổi thông thường cho phép chúng ta chẩn đoán xác định đến 90% các trường hợp. Chụp X-quang với máy điện toán cắt lớp còn gọi là chụp CT, dùng để xác định rõ u nấm trong một số trường hợp gặp phải khó khăn trong chẩn đoán với khám lâm sàng và X-quang phổi thông thường. Phẫu thuật là điều trị bắt buộc Ở một số bệnh nhân, các bác sĩ nội khoa có thể sử dụng thuốc kháng nấm toàn thân cho bệnh nhân, hoặc dùng thuốc kháng nấm bơm vào hang nấm bằng một ống thông đặt xuyên qua da. Thuốc kháng nấm thường dùng là Amphotericin B. Tuy nhiên, kết quả không được là bao và vẫn chưa được công nhận trong Y văn. Hơn thế nữa thuốc Amphotericin B rất độc đối với bệnh nhân và khó tìm trên thị trường, vì vậy hiện nay hầu như không còn được áp dụng nữa. Phương pháp bơm tắc mạch để cầm máu: được áp dụng trong những trường hợp cấp cứu, bệnh nhân bị ho ra máu ồ ạt kiểu sét đánh. Mặc dù chưa được chẩn đoán xác định vẫn có thể chụp mạch máu chọn lọc và bơm chất gây tắc mạch để cứu sống bệnh nhâ, động mạch được làm tắc thường là động mạch phế quản cung cấp máu để nuôi phổi. Thủ thuật này chỉ được thực hiện ở những bệnh viện lớn có trang bị máy chụp X-quang động mạch kỹ thuật số như: BV. Chợ Rẫy, Trung tâm chẩn đoán Y khoa, BV. Nguyễn Trãi… Trong thủ thuật cần có sự kết hợp giữa bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ X-quang. Kết quả là cầm máu được trong 80 - 90% các trường hợp, tuy nhiên bệnh nhân vẫn có thể chảy máu lại, chỉ có 10 - 25% các trường hợp không bị ho ra máu tái phát. Do vậy, khuynh hướng hiện nay trên Thế giới là chỉ dùng thủ thuật này trong những trường hợp cấp cứu. Phẫu thuật cắt phổi: một điều trị bắt buộc, phần lớn các tác giả đều chủ trương khi đã phát hiện u nấm thì phải cắt phổi dự phòng. Trong khi đó một số tác giả khác đề nghị chỉ cắt phổi trong những trường hợp có ho ra máu. Vì những lý do thường gặp trong phẫu thuật như nguy cơ chảy máu trong mổ rất cao do phổi bị các tổn thương mạn tính như lao, giãn phế quản… trước đó gây dính rất nhiều, rất khó cầm máu vì máu chảy rỉ rả từ các sang thương trên thành ngực trong lúc phẫu tích. Với những phẫu thuật viên có kinh nghiệm, lượng máu mất vẫn có khi lên đến cả 1.000ml, tức là 4 đơn vị. Chính vì vậy, không phải bác sĩ phẫu thuật nào cũng thích mổ u nấm phổi. Mục đích chính của cuộc mổ là cắt đi một phân thùy, một thùy phổi hay một phần phổi có giới hạn là nguồn gốc làm cho bệnh nhân ho ra máu. Phần phổi được cắt cũng phải thật giới hạn nhằm bảo tồn chức năng hô hấp cho bệnh nhân sau mổ. Việc cắt toàn bộ một lá phổi chỉ được dùng trong những trường hợp tổn thương lan tỏa, u nấm lan rộng khắp một bên phổi, hoặc tổn thương lao đã hủy hoại toàn bộ phổi xung quanh u nấm.
doc_53987;;;;;doc_61488;;;;;doc_31020;;;;;doc_52069;;;;;doc_33054
Nấm phổi thuộc trong số các loại bệnh lý nhiễm nấm xảy ra tại phổi. Tỷ lệ người mắc bệnh nấm phổi rất hiếm, chỉ chiếm khoảng 0,02% trong số các bệnh về phổi. Tuy nhiên nếu không phát hiện và điều trị bệnh này kịp thời thì nguy cơ tử vong có thể lên đến 50 - 70%. 1. Đại cương về nấm phổi Nấm phổi là một dạng viêm phổi gây ra bởi các loại nấm gây bệnh ở người. Với những người có sức đề kháng tốt thì nguy cơ mắc bệnh nấm phổi rất hiếm khi xảy ra. Bệnh thường phát triển ở những người lớn tuổi già yếu, hệ miễn dịch suy giảm hoặc mắc bệnh mạn tính kéo dài. Nấm phổi bao gồm 2 loại chính đó là: Nhiễm nấm cổ điển: gồm Histoplasmosis, Cryptococcus; Nhiễm nấm cơ hội: ví dụ như Aspergillus, Candida. Trong đó thường gặp nhất là 3 loại nấm Candida, Aspergillus và Cryptococcus. Do việc chẩn đoán nấm phổi rất khó khăn, dễ bị nhầm sang bệnh viêm phổi khác nên sẽ làm sai hướng điều trị, từ đó bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn. Không chỉ có vậy, các bào tử nấm có thể tồn tại trong không khí, khi người bệnh hít vào chúng sẽ dễ dàng gây bệnh nếu gặp điều kiện thích hợp. Chính vì những lý do này nên đây được coi là một bệnh lý nguy hiểm, thậm chí người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao nếu không được điều trị tích cực. 2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm phổi Nấm phổi có xu hướng gây bệnh ở những vị trí bị tổn thương trong cơ thể hoặc do hiện tượng hoại tử gây nên. Đa phần nấm chỉ ký sinh cơ hội nhưng chúng sẽ phát triển và gây bệnh tại phổi nếu gặp điều kiện thuận lợi, chẳng hạn như: Dùng corticoid trong thời gian dài, lạm dụng thuốc kháng sinh; Hệ miễn dịch suy yếu khiến cơ thể không đủ sức chống lại sự phát triển của nấm gây bệnh (phẫu thuật ghép tạng hoặc bị HIV/AIDS); Rối loạn dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa; Mắc các bệnh lý về máu, bệnh lympho hoặc bạch cầu cấp tính, giảm bạch cầu kéo dài; Bệnh nhân từng mắc lao phổi. Như đã đề cập ở trên, bệnh nấm phổi thường biểu hiện ít hoặc không có triệu chứng điển hình, dễ nhầm lẫn sang những bệnh lý hô hấp khác như bệnh lao phổi hay viêm phổi,... Phần lớn dấu hiệu của bệnh thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp cảnh báo bệnh nấm phổi bạn nên hết sức cảnh giác: Đa phần người bệnh sẽ trải qua triệu chứng sốt cao lâu ngày không khỏi; Đau tức ngực, khó chịu ở vùng ngực; Ho khan đôi khi ho máu; Sụt cân không rõ nguyên nhân; Khó thở; Cơ thể mệt mỏi; Hạch sưng, tắc nghẽn đường thở do nấm gây nên; Nếu nhiễm nấm aspergillosis thì người bệnh thường bị ho ra máu. Cần lưu ý rằng nếu bỏ qua không chú tâm điều trị bệnh nấm phổi, khi đó các bào tử nấm sẽ lây lan sang những cơ quan khác và gây bệnh tại các vị trí mới mà nó lan đến, ví dụ như viêm cơ, nấm não (áp xe não, viêm màng não), tổn thương da, nghiêm trọng nhất là nhiễm nấm huyết. Nếu tình trạng nấm phổi diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như ho ra máu mất kiểm soát, thể trạng suy kiệt, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh. 3. Các phương pháp điều trị nấm phổi Điều trị nấm phổi sẽ dựa trên vị trí tổn thương do nấm gây nên. Nếu bệnh khởi phát tại phổi thì mục tiêu điều trị lúc này là ngăn chặn nấm sẽ lây lan ra ngoài phổi tới các cơ quan khác, hoặc điều trị tình trạng nấm phổi mạn tính. Dựa trên từng bệnh cảnh cụ thể, người bệnh sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị tối ưu nhất: Đối với những trường hợp bị nấm phổi nặng hoặc kéo dài thì cần được chăm sóc và chữa trị trong khoảng vài tuần; Ở những bệnh nhân bị nấm phổi có diễn tiến nhanh hay bị nhiễm vi nấm thể lan tỏa thì cần được điều trị tích cực, khẩn trương, càng sớm càng tốt; Trong trường hợp người bệnh có biến chứng viêm màng não do nấm phổi cần cảnh giác với nguy cơ tràn dịch não thất vì đây là tình trạng rất dễ xảy ra ở những người bị viêm màng não do nhiễm nấm chưa kịp điều trị. Hiện nay, phác đồ điều trị kháng nấm phổ biến thường được áp dụng bao gồm các loại thuốc có tác dụng kháng nấm, ví dụ như amphotericin B, fluconazol. Các thuốc thay thế có thể được chỉ định là fluconazol hoặc itraconazole. Đây là những loại thuốc có thể ức chế sự phát triển của nấm ở các trường hợp nhiễm nấm lâu dài nhưng bệnh nhân cần kiên trì điều trị trong thời gian dài. Bên cạnh điều trị bằng thuốc, phẫu thuật cũng là phương pháp điều trị nấm phổi, phù hợp đối với các trường hợp như: Cần dẫn lưu các ổ áp xe; Loại bỏ những tổn thương tại xương; Cắt bỏ những thương tổn tại phổi đang có nguy cơ tiến triển thành mạn tính, qua đó tiếp tục điều trị bằng thuốc khi nấm mới chỉ đang phát triển khu trú tại phổi. Trên thực tế để phòng ngừa việc nhiễm phải các tác nhân dẫn đến bệnh nấm phổi không phải là điều dễ dàng. Nguyên nhân là vì nấm gây bệnh có mặt tại khắp mọi nơi như không khí, nguồn nước chúng ta hít thở và sinh hoạt hàng ngày. Theo phân tích của các chuyên gia, cách duy nhất để chủ động giảm thiểu nguy cơ nhiễm nấm phổi là nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng cách: Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày; Bổ sung đủ nước, vitamin C thông qua rau xanh, hoa quả tươi; Lau dọn sạch sẽ không gian sống và làm việc để tránh nấm mốc sinh sôi phát triển, tránh để đồ đạc bị ẩm ướt; Khi vệ sinh nhà cửa và khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang để tránh hít phải nấm gây bệnh. Như vậy, những người bị nấm phổi thường gặp khó khăn trong việc chẩn đoán vì triệu chứng của bệnh thường không đặc trưng. Do đó nếu gặp các triệu chứng nghi ngờ bị nấm phổi, bạn nên đi kiểm tra ngay để được điều trị kịp thời, tránh để tình trạng biến chứng nguy hiểm xảy ra trong tương lai. tế hiện đại và Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và CAP, giúp hỗ trợ hiệu quả cho quá trình thăm khám.;;;;;Theo nghiên cứu thì tỷ lệ mắc nấm phổi rất thấp chỉ khoảng 0,02%. Tuy nhiên, do bệnh có những dấu hiệu không đặc hiệu và thường dễ bị nhầm lẫn với nhiễm vi khuẩn, do đó khó chẩn đoán sớm. Bệnh nấm phổi rất nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng với tỷ lệ tử vong cao. Nấm phổi là tình trạng nhiễm khuẩn do nấm gây ra tổn thương tại phổi. Có thể gây hại cho cơ thể và có nguy cơ lan tràn tới các cơ quan khác trong cơ thể.Bệnh nấm phổi thường gây ra do các vi nấm đây là hậu quả của một tình trạng suy giảm miễn dịch tự nhiên hay mắc phải như nhiễm HIV, sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch như hóa chất điều trị ung thư, sử dụng corticoid kéo dài, thuốc chống thải ghép, sử dụng kháng sinh dài ngày... hoặc có khi nấm phát triển trên nền của một tổn thương phổi có trước như hang lao, giãn phế quản... 2. Nguyên nhân gây ra nấm phổi Nguyên nhân gây bệnh nấm phổi là do nấm, có 3 loại nấm gây bệnh ở phổi thường gặp nhất gồm:Nấm candida: Là loại nấm men gây bệnh cơ hội, có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan khác nhau như đường hô hấp, đường tiêu hoá, sinh dục.Nấm Aspergillus: Đây là loại nấm hay gặp gây ra bệnh nhất. Trong đó hay gặp nhất là các loại như A. fumigatus, A. flavus, A. niger... Nấm Cryptococcus: Gây bệnh tại phổi do hít phải bào tử nấm, loại nấm Cryptococcus có ái lực với tế bào thần kinh, nên khi gây bệnh không được điều trị sớm gây nguy hiểm cho cơ thể.Các yếu tố thuận lợi gây bệnh: Ở người khoẻ mạnh nguy cơ nhiễm nấm phổi rất thấp, nấm phổi thường được coi là bệnh cơ hội trên những đối tượng có nguy cơ cao như:Người suy giảm miễn dịch hay những người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong điều trị bệnh. Người cao tuổi. Người mắc bệnh mạn tính. Nấm Candida là một trong 3 loại nấm thường gây bệnh ở phổi 3. Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm phổi Dấu hiệu nhận biết tình trạng nấm phổi tương đối giống với một số bệnh phổi do các vi sinh vật khác gây ra, nên đôi khi phát hiện bệnh gặp khó khăn. Một số dấu hiệu điển hình bệnh nấm phổi gồm:Sốt kéo dài không tìm được nguyên nhân gây bệnh.Sụt cân, người mệt mỏi kéo dài.Ho khan hoặc ho có đờm, ho ra máu là dấu hiệu thường gặp nhất là căn nguyên do Aspergillus gây ra. Có thể ho ra máu tái phát nhiều lần hay ho ra máu nặng.Đau ngực, xuất hiện đau sau xương ức, khó thở và thở rít có thể xuất hiện.Có thể xuất hiện khàn tiếng.Trường hợp nguyên nhân do nấm candida tại niêm mạc hầu họng có thể thấy một lớp màu trắng phủ lên toàn bộ mặt lưỡi, người bệnh khó nuốt và có thể có các ổ loét kèm theo giả mạc trắng trên niêm mạc miệng.Với căn nguyên do nấm Cryptococcus có ái lực cao với tế bào thần kinh, người bệnh có thể xuất hiện các rối loạn ở thần kinh trung ương như kích thích, đau đầu, rối loạn ý thức, co giật, liệt dây thần kinh sọ não, liệt vận động hay thậm chí có thể hôn mê.Có các dấu hiệu của viêm phổi nhưng điều trị bằng kháng sinh kéo dài không cải thiện tình trạng bệnh, thậm chí diễn biến nặng thêm.Các dấu hiệu khi khám phổi nghe thấy ran phổi, có thể thấy ran rít, ran ngáy. Nhưng các dấu hiệu khám trên lâm sàng thường ít, không rõ chẩn đoán.Để xác định chẩn đoán bệnh khi có các dấu hiệu nghi ngờ cần tiến hành nhuộm soi để tìm căn nguyên nấm gây bệnh và nuôi cấy mô bệnh phẩm. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh rất nhỏ và hiếm gặp ở người khỏe mạnh. Tuy nhiên khi mắc bệnh nấm phổi rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn tới nguy cơ tử vong cao. Những lý do khiến cho bệnh nấm phổi trở lên nguy hiểm gồm:Trường hợp bệnh nấm phổi nếu kéo dài không được điều trị, nguy cơ các bào t‌ử nấm sẽ lan tràn và gây bệnh cơ quan khác bao gồm nấm não và màng não, tổn thương trên da, viêm cơ, viêm nội nhãn... thậm chí nguy cơ là nhiễm nấm huyết. Bệnh nhân có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm trên các cơ quan, thậm chí tử vong.Theo nghiên cứu thì nguy cơ tử vong ở những người mắc bệnh nấm phổi lên đến 50-70%, tỷ lệ rất cao và người bệnh thường chết do suy kiệt cơ thể, ho ra máu ồ ạt kéo dài... Nấm phổi nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng Các dấu hiệu bệnh nấm phổi không đặc hiệu và thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh phổi khác cho nên việc chẩn đoán gặp khó khăn, thường bị chẩn đoán muộn nên nguy cơ biến chứng cao hơn.Bệnh nấm phổi thường xảy ra trên những cơ địa có hệ miễn dịch suy kém, khi có sự tấn công của nấm cơ thể không có khả năng tiêu diệt được tác nhân gây bệnh, chính vì vậy khả năng chống lại bệnh tật kém hơn. Ngoài ra, việc điều trị nấm thường dai dẳng, nếu trên cơ thể sức đề kháng kém thường sẽ lâu hơn. Nấm phổi là bệnh rất nguy hiểm, có thể tử vong nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ cần tới bệnh viện để kiểm tra và có hướng can thiệp kịp thời. Để chẩn đoán nấm phổi bệnh nhân sẽ được thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa kết hợp cả tiền sử, triệu chứng lâm sàng, hình ảnh học và xét nghiệm để đưa ra những đánh giá chính xác, từ đó tư vấn cho bệnh nhân tình trạng sức khỏe hiện tại và hướng điều trị phù hợp.;;;;;Nấm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi thường gặp nhất ở người bị suy giảm miễn dịch, người già và người bị bệnh mạn tính. Mặc dù tỷ lệ người mắc phải bệnh nấm phổi thấp nhưng tỷ lệ tử vong do bệnh lại khá cao nên cần được phát hiện để điều trị ngay thì mới ngăn chặn được hệ lụy nguy hiểm này. 1. Nấm phổi Nấm phổi là bệnh viêm phổi gây nên bởi vi nấm, phổ biến nhất là Histoplasma và Aspergillus. Các loại vi nấm gây bệnh phần lớn là ký sinh chờ cơ hội thuận lợi mới phát triển và gây bệnh. Những cơ hội đó có thể kể đến như: suy giảm miễn dịch, dùng thuốc corticoid trong thời gian dài, dùng kháng sinh thường xuyên,...2. Tính chất nguy hiểm của bệnh nấm phổi Bệnh nấm phổi dễ nhầm lẫn triệu chứng với bệnh viêm phổi nên việc chẩn đoán tương đối khó khăn. Đây cũng là lý do khiến cho việc điều trị bệnh dễ bị sai hướng và khiến bệnh ngày càng tiến triển nghiêm trọng. Không những thế, vi nấm gây bệnh nấm phổi có thể lây nhiễm nhanh. Chúng lây truyền qua không khí nên người bình thường khi hít phải bào tử nấm trong có trong không khí, chúng sẽ tấn công phổi và khi có điều kiện thuận lợi chúng sẽ gây nên bệnh nấm phổi. Người bị nấm phổi nếu không phát hiện để điều trị ngay có nguy cơ biến chứng nhanh và nguy hiểm nhất là dẫn đến tử vong.3. Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh nấm phổi3.1. Nguyên nhân gây nên bệnh nấm phổi Nguyên nhân chính gây ra bệnh nấm phổi là các loại nấm Candida, Cryptococcus và Aspergillus. Bệnh lý này dễ gặp ở người bị suy giảm miễn dịch vì sức chống đỡ của cơ thể trước bệnh tật bị suy yếu, người bị rối loạn dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa, mắc bệnh lý huyết học. Vi nấm có khả năng phát triển mạnh ở vùng bị tổn thương hoặc vùng bị hoại tử.3.2. Dấu hiệu của bệnh nấm phổi Các dấu hiệu nấm phổi lâm sàng chủ yếu gồm:- Dấu hiệu toàn thân Người bị bệnh nấm phổi sẽ có các dấu hiệu tương đối giống với bệnh lý đường hô hấp: khó thở, tức ngực, khạc ra đờm, ho,... Đặc biệt, hội chứng nhiễm trùng ở người bệnh khá rõ: sốt cao trên 39 độ C và có thể có dấu hiệu thần kinh như rối loạn ý thức, đau đầu dữ dội,... tùy theo loại nấm mắc phải. - Dấu hiệu tại phổi Do có nhiều loại nấm phổi khác nhau nên tùy vào loại vi nấm nhiễm phải mà mỗi bệnh nhân sẽ có các dấu hiệu tại phổi khác nhau. Có trường hợp có dấu hiệu tương đối giống bệnh hen nhưng lại có trường hợp có dấu hiệu giống dị ứng. Người bị nấm phổi do Aspergillus sẽ có dấu hiệu co thắt phế quản. Người bị nấm phổi gây u nấm thì dễ bị ho ra máu. - Trường hợp nhiễm nấm men Candida Người bệnh có dấu hiệu tổn thương phế quản, họng, lưỡi, miệng,... khiến người bệnh khó nuốt, không ăn uống được. Trường hợp bệnh nặng gây nhiễm trùng toàn thân thì người bệnh sẽ thiếu máu và suy kiệt.4. Chẩn đoán và điều trị bệnh nấm phổi4.1. Chẩn đoán Do triệu chứng bệnh nấm phổi tương đối giống với các bệnh lý đường hô hấp nên dễ gây nhầm lẫn. Thậm chí có trường hợp dù đã chụp X-quang và nhận thấy tổn thương phổi nhưng bác sĩ vẫn không thể chẩn đoán xác định được người bệnh có mắc nấm phổi không. Để chẩn đoán xác định bệnh lý này thường cần kết hợp nhiều phương pháp kiểm tra khác nhau như:- Chụp X-quang phổi: đôi khi có thể tìm thấy u nấm. - Chụp CT ngực: phát hiện rõ tổn thương hang nấm hình lục lạc. - Xét nghiệm miễn dịch học: mục đích nhằm định lượng Precipitin trong máu, có thể xác định nấm phổi do Cryptococcus với độ đặc hiệu cao. - Xét nghiệm tìm vi nấm. - Xét nghiệm vi sinh: soi hoặc cấy đờm để tìm kiếm vi nấm Aspergillus. - Nội soi phế quản: tìm kiếm sự có mặt của tổn thương do vi nấm gây ra.4.2. Điều trị;;;;;Viêm phổi do nấm là hiện tượng nhiễm trùng phổi do nấm Pneumocystis jiroveci (ban đầu được gọi là Pneumocystis carinii). Loại nấm này thường chỉ gây bệnh ở các bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu như bệnh nhân HIV hoặc những người được hóa trị. Một số bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu thường được bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh để phòng bệnh. Viêm phổi do nấm là hiện tượng nhiễm trùng phổi do nấm Pneumocystis jiroveci 1. Nguyên nhân và đồi tượng dễ mắc viêm phổi do nấm Xét về khía cạnh tần suất hay gặp thì bệnh nấm phổi ít gặp hơn các bệnh nhiễm khuẩn ở phổi và đường thở. Tỷ lệ bị nấm phổi chỉ vào khoảng 0,02% trong tổng số các trường hợp mắc bệnh phổi. So với hiện tượng nhiễm khuẩn ở phổi và đường hô hấp thì đây là một tỷ lệ thấp, chiếm 70-80% tuỳ vào độ tuổi. Tuy nhiên, nếu đã bị nhiễm nấm phổi thì mức độ lại nguy hiểm hơn nhiều vì người nhiễm nấm chủ yếu là người mắc kèm theo các bệnh lý khác và nhiễm nấm thường gây những biến chứng nặng nề cho người bệnh. Thông thường ở những người khoẻ mạnh hoặc mắc bệnh thông thường nào đó do hệ miễn dịch hoạt động tốt nên ít khi nhiễm nấm. Nấm chỉ có thể nhiễm vào cơ thể người bệnh khi hệ miễn dịch của người bệnh bị suy yếu. Trong thành phần các kháng thể bảo vệ, nồng độ và khả năng hiệu dụng của các kháng thể dòng IgA trong lớp chất nhầy bề mặt giảm đáng kể. Vì thế nấm dễ dàng nhiễm và gây bệnh. Vì lý do sức khoẻ nên ở những trường hợp này, chỉ riêng duy trì sức khỏe của người bệnh đã là cả một vấn đề lớn chưa kể đến việc chống chọi với nấm. Vì thế, tỷ lệ người bị tử vong do nấm phổi có thể lên đến 80-90%. Những đối tượng chủ yếu nhiễm nấm là người mắc bệnh tự miễn đang phải điều trị ức chế miễn dịch, bị bệnh ung thư tiến triển, phải điều trị ức chế miễn dịch, người phải ghép tạng, can thiệp tế bào gốc, ghép tủy, người bệnh HIV, thậm chí là những người bệnh quá suy kiệt và gầy mòn. Viêm phổi do nấm thường xảy ra ở những người có sức đề kháng yếu 2. Điều trị viêm phổi do nấm Để điều trị viêm phổi do nấm bác sĩ thường sử dụng thuốc kháng sinh đường uống hoặc truyền tĩnh mạch. Trimethoprim-sulfamethoxazole (Bactrim, Septra) và Pentamidine là các loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng hiện nay. Bệnh nhân có thể phải thở oxy và lọc máu với trường hợp nặng. 3. Phòng ngừa bệnh viêm phổi do nấm Khi lao động hay sinh hoạt ở những vùng đất ẩm, đặc biệt là đất có nhiều phân chim và phân rơi hay những người quét dọn chuồng gà, chuồng nuôi gia cầm, thuỷ cầm người lao động phải mặc quần áo bảo hộ lao động, đội mũ và đeo khẩu trang để chống nấm xâm nhập, ngăn chặn việc hít phải nấm vào phổi. Các bậc phụ huynh cần trông nom trẻ nhỏ, không để trẻ đùa nghịch ở những nơi ẩm thấp có nhiều phân chim, phân gia cầm. Không hút thuốc lá, thuốc lào vì hầu hết bệnh nhân bị bệnh phổi Histoplasma mạn tính đều có tiền sử hút thuốc lá.;;;;;Nấm phổi có nguy hiểm không là nỗi lo lắng của không ít người bệnh. Trên thực tế đây là một trong những bệnh lý nhiễm trùng tại phổi tuy hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị ngay từ sớm. Người bình thường nếu có hệ miễn dịch tốt sẽ ít khi mắc bệnh nấm phổi. Có 2 loại nấm phổi đó là: nhiễm nấm cổ điển (Histoplasmosis, Cryptococcus) và nhiễm nấm cơ hội (Aspergillus, Candida). Trong đó phổ biến nhất là 3 loại nấm Candida, Aspergillus và Cryptococcus. Những loại nấm này xâm nhập vào cơ thể con người, sau đó gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển từ những khu vực bị tổn thương hoặc những tổn thương có sẵn gây ra bởi tình trạng hoại tử. Căn bệnh này thường phát triển ở những người có đặc điểm như sau: Người cao tuổi, bệnh nhân có bệnh lý mạn tính lâu năm và người có sức đề kháng yếu; Người mắc bệnh về máu, rối loạn dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa; Người có hệ miễn dịch suy giảm do dùng thuốc chống đào thải sau phẫu thuật ghép tạng, bị HIV/AIDS; Dùng thuốc ức chế miễn dịch trong điều trị bệnh hoặc sử dụng corticoid lâu ngày; Bệnh nhân từng mắc lao phổi. Đây không phải là một loại bệnh truyền nhiễm. Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh nhân hít phải những bào tử nấm bay trong không khí. Nhìn chung triệu chứng khi bị mắc nấm phổi thường không đặc trưng và khá tương đồng với các tình trạng viêm nhiễm khác tại phổi, điển hình như lao phổi hay viêm phổi,... Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh mà dấu hiệu của nấm phổi có thể khác nhau. Sau đây là những biểu hiện thường gặp ở người mắc nấm phổi: Đau tức ngực, ho khan; Sốt kéo dài; Bệnh nhân có thể ho ra máu khi nhiễm nấm aspergillosis; Sụt cân, mệt mỏi; Khó thở, tắc đường dẫn khí và sưng hạch. Tuy rằng đây không phải là căn bệnh phổ biến vì ít xảy ra ở những người khỏe mạnh nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh nấm phổi sẽ rất nguy hiểm do tỷ lệ tử vong cao. Dưới đây là những yếu tố khiến mức độ nguy hiểm của nấm phổi gia tăng: Bệnh nhân bị nấm phổi nhưng không được chẩn đoán, không được điều trị ngay từ sớm. Lúc này các bào tử nấm có cơ hội nhân lên nhanh chóng và lan sang những khu vực khác của cơ thể để gây bệnh. Các biến chứng nghiêm trọng do nấm phổi gây ra có thể kể đến bao gồm: viêm cơ, nấm màng não và nấm não, viêm nội nhãn, tổn thương ngoài da, nhiễm nấm huyết, thậm chí là tử vong; Tỷ lệ những bệnh nhân nấm phổi bị tử vong là rất cao và đa số các trường hợp bị đe dọa đến tính mạng là do cơ thể suy kiệt, ho ra máu kéo dài và ồ ạt,... ; Vì triệu chứng của nấm phổi thường không điển hình và dễ gây nhầm lẫn trong quá trình chẩn đoán, dẫn tới việc điều trị nhiều khi bị chậm trễ hoặc không đúng phương pháp nên rủi ro biến chứng và chuyển nặng khi bị nấm phổi cũng cao; Nấm phổi thường tấn công những người có cơ địa sức khỏe yếu, sức đề kháng kém nên khi bị nấm xâm nhập những bệnh nhân này thường không đủ sức chống lại bệnh tật. Bên cạnh đó quá trình điều trị vi nấm thường phải duy trì trong thời gian dài, ở những người cơ địa yếu thì sẽ lâu hơn. Nếu bệnh nhân không kiên trì điều trị nấm phổi sẽ bùng phát, kháng thuốc và gây nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn. 4.1. Các phương pháp điều trị nấm phổi Ở những trường hợp bị nấm phổi nguyên phát, mục tiêu điều trị là cần phải ngăn ngừa các bào tử nấm xâm lấn và lan rộng ra các cơ quan khác ngoài phổi hoặc bệnh tiến triển thành nấm phổi mạn tính. Những bệnh nhân bị nấm phổi trong thời gian dài hoặc nấm phổi nặng cần phải điều trị khoảng vài tuần. Đối với các ca nấm phổi tiến triển nhanh hoặc thể nặng lan tỏa sâu thì cần điều trị tích cực, kịp thời. Nếu đã xảy ra biến chứng nghiêm trọng như viêm màng não thì cần hết sức lưu ý đến tình trạng tràn dịch não thất vì đây chính là hệ quả của việc nấm gây viêm màng não không được điều trị sớm. Một số biện pháp thường được chỉ định trong điều trị nấm phổi đó là: Sử dụng thuốc kháng nấm: amphotericin B, fluconazol hoặc thay thế bằng thuốc itraconazole. Công dụng chính của các loại thuốc này là ức chế sự phát triển của bào tử nấm nhưng thời gian điều trị duy trì là rất lâu (có thể lên đến vài năm); Phẫu thuật để điều trị nấm phổi: áp dụng đối với những ca có biến chứng như loại bỏ các thương tổn xảy ra tại xương, hay tổn thương phổi mạn tính cũng cần được cắt bỏ rồi sau đó điều trị hỗ trợ bằng thuốc (trường hợp nấm phát triển khu trú tại phổi), dẫn lưu các ổ áp xe,... 4.2. Phòng ngừa nấm phổi cũng rất quan trọng Để phòng tránh triệt để các vi nấm gây bệnh là việc làm vô cùng khó khăn vì chúng ta không thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường. Ngoài ra những loại nấm này còn ký sinh và phát triển ở rất nhiều nơi (từ không khí, nguồn nước,... ) Do đó để chủ động hơn trong việc phòng ngừa nấm phổi, mỗi người nên tự nâng cao sức đề kháng cho bản thân bằng cách bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, tăng cường vận động và tập thể dục,... Ngoài ra phòng ốc, nhà cửa cũng cần phải được dọn dẹp và lau chùi sạch sẽ, không được để những khu vực này bị ẩm mốc. Các đồ vật trong nhà cần được sắp xếp gọn dàng để không bị ẩm ướt và không trở thành nơi trú ngụ của những vi sinh vật có hại. Đối với những vị trí tường bị ẩm mốc cần được cạo sạch và phủ một lớp sơn mới. trong quá trình vệ sinh, dọn dẹp và trang trí nhà cửa, bạn đừng quên mang khẩu trang để tránh bụi bặm. ”. Có thể thấy rằng nấm phổi là một căn bệnh có mức độ nguy hiểm cao. Khi phát hiện ra cơ thể có các triệu chứng cảnh báo nhiễm nấm phổi, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng cách.
question_434
Triệu chứng loét bao tử, chẩn đoán và điều trị
doc_434
Triệu chứng loét bao tử khi mới hình thành rất khó để nhận biết. Phần lớn các trường hợp bị nhầm lẫn sang đau bụng thông thường. Vì thế mọi người cần nắm rõ các dấu hiệu khi bị loét dạ dày để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị. Viêm loét bao tử không còn là bệnh hiếm gặp trong xã hội hiện đại. Các vết loét xuất hiện khi lớp màng bên ngoài của dạ dày bị bào mòn. Lúc này phần dưới của ruột bị lộ ra ngoài. Triệu chứng loét bao tử có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, không kể giới tính và độ tuổi. Loét bao tử là bệnh lý phổ biến ở hệ tiêu hóa 2. Triệu chứng viêm loét dạ dày Một số trường hợp loét bao tử có các triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên các trường hợp bệnh nhẹ, khi mới khởi phát thường khó nhận biết. Vì vậy việc hiểu rõ về các triệu chứng loét bao tử vô cùng quan trọng. 2.1 Đầy bụng, ăn không tiêu hay buồn nôn Dạ dày khi gặp vấn đề sẽ tiết nhiều acid hơn bình thường dẫn tới hiện tượng trào ngược. Vì vậy người bệnh thường sẽ có cảm giác buồn nôn, đặc biệt sau khi ăn no. Bệnh nhân cũng thường xuyên bị đầy bụng do thức ăn không thể tiêu hóa hết. Điều này dẫn tới tình trạng chán ăn do luôn cảm thấy no mặc dù chỉ ăn rất ít. 2.2 Đau vùng thượng vị là triệu chứng loét bao tử điển hình Đau vùng phía trên rốn đến phía dưới xương ức hay còn gọi là vùng thượng vị. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc đau dữ dội tùy vào tình trạng của bệnh. Đây là dấu hiệu cơ bản và gặp ở hầu hết các trường hợp bị viêm bao tử. 2.3 Khó ngủ, ngủ không ngon giấc Các cơn đau loét dạ dày có thể diễn ra bất cứ lúc nào: Khi ăn quá no, lúc đói hoặc vào lúc nửa đêm khiến người bệnh mất ngủ. Nhiều người khi bị cơn đau hành hạ sẽ mất ngủ cả đêm khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược. 2.4 Thường xuyên ợ hơi, nóng rát ở bao tử Một trong những triệu chứng loét bao tử phổ biến khác là người bệnh thường xuyên ợ hơi, ợ chua kèm theo nóng rát dạ dày. Đây là dấu hiệu ban đầu khi dạ dày bắt đầu viêm loét. Tuy nhiên dấu hiệu này thường bị mọi người bỏ qua vì nghĩ đây chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể. 2.5 Rối loạn các chức năng tiêu hóa là triệu chứng loét bao tử Khi dạ dày gặp vấn đề sẽ gây ảnh hưởng tới các chức năng gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa. Triệu chứng giúp người bệnh dễ nhận biết nhất là người bệnh thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy xen lẫn táo bón. Các chứng năng của dạ dày bị suy giảm vì vậy xảy ra rồi loạn tiêu hóa là điều dễ hiểu. Đau thượng vị là triệu chứng loét bao tử 3. Phương pháp chẩn đoán loét bao tử Khi phát hiện các dấu hiệu, để giúp chẩn đoán chính xác mình có bị loét dạ dày hay không bệnh nhân cần tới bệnh viện. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện các biện pháp chẩn đoán. 3.1 Nội soi dạ dày Nội soi dạ dày là phương pháp được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả nhất hiện nay. Thông qua hình ảnh nội soi bác sĩ sẽ có cái nhìn trực quan về tình trạng bên trong dạ dày. Dựa vào kết quả chẩn đoán bác sĩ sẽ nhận biết được vị trí tổn thương. Đồng thời xác định tình trạng bệnh để đưa ra hướng điều trị tốt nhất. Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể can thiệp điều trị cầm máu ở các ổ loét nếu có. Bên cạnh đó chuyên gia có thể kết hợp sinh thiết quanh vị trí tổn thương. Kỹ thuật này giúp xác định tình trạng nhiễm khuẩn HP hoặc các vấn đề nghi ngờ khác. Điều cần lưu ý là vi khuẩn HP rất dễ lây lan trong quá trình nội soi. Nguyên nhân do máy nội soi đươc dùng chung cho nhiều người bệnh khác nhau ( mặc dù điều này hiếm gặp). Vì vậy người bệnh muốn nội soi nên tới các bệnh viện lớn, uy tín để đảm bảo sức khỏe. 3.2 Các xét nghiệm khác Ngoài biện pháp nội soi dạ dày, để giúp xác định vi khuẩn HP có tồn tại trong cơ thể hay không cần thực hiện một số xét nghiệm như: – Xét nghiệm máu: Giúp tìm kháng thể HP – Xét nghiệm phân – Xét nghiệm hơi thở Nội soi là cách chẩn đoán loét dạ dày chính xác nhất 4. Phương pháp điều trị loét bao tử Hiện nay, phương pháp điều trị viêm loét dạ dày sẽ dựa vào các nguyên nhân gây bệnh. Mỗi trường hợp sẽ có phác đồ điều trị riêng tùy theo tình trạng bệnh. Điều quan trọng là người bệnh cần đi khám sớm ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường thì việc điều trị mới dễ dàng và hiệu quả. 4.1 Điều trị nội khoa Nếu bệnh nhân bị viêm dạ dày do nhiễm khuẩn HP thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để diệt trừ vi khuẩn. Hiện nay do vấn đề kháng thuốc lan rộng vì vậy phác đồ điều trị thường sẽ kết hợp 3,4 loại thuốc để đem lại hiệu quả cao nhất. Một số loại thuốc thường áp dụng để điều trị khác như: – Thuốc giúp hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày – Thuốc trung hòa acid dạ dày Trong quá trình điều trị, một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy,…Các triệu chứng này chỉ xuất hiện tạm thời vào biến mất sau khi dừng uống thuốc. Tuy nhiên nếu các tác dụng phụ gây khó chịu cực độ thì bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ để xem xét thay đổi liệu trình. Các trường hợp nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ việc sử dụng các thuốc kháng viêm, giảm đau sẽ được yêu cầu ngưng sử dụng thuốc để giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi. Nếu bắt buộc phải sử dụng thuốc bạn cần trao đổi với bác sĩ để lựa chọn loại thuốc ít gây ảnh hưởng tới dạ dày. Khi được điều trị đúng cách các triệu chứng sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Dù như vậy người bệnh vẫn cần tiếp tục sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý giảm liều hoặc ngừng thuốc khi chưa uống hết đơn. Điều này giúp đảm bảo vi khuẩn đã được loại bỏ hoàn toàn, ngăn tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc. 4.2 Điều trị phẫu thuật Một số trường hợp hiếm gặp, bệnh không thể điều trị bằng thuốc bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp bằng phẫu thuật để điều trị tình trạng loét dạ dày phức tạp. Các trường hợp đã điều trị bằng nội khoa không có kết quả tích cực, vết loét không lành hoặc thường xuyên tái phát ở vị trí cũ cũng cần phẫu thuật. Phẫu thuật còn được sử dụng khi loét bao tử đã xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như: Xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị, thủng dạ dày,… Đa số các trường hợp được điều trị nội khoa Mong rằng qua bài viết các bạn đã có đủ thông tin và kiến thức về các triệu chứng loét bao tử. Việc hiểu rõ các dấu hiệu sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.
doc_18280;;;;;doc_2351;;;;;doc_34255;;;;;doc_23931;;;;;doc_18329
Hiện nay ngày càng có nhiều người có dấu hiệu loét bao tử. Đây là bệnh lý không còn quá xa lạ đối với tất cả chúng ta. Nếu phát hiện bệnh sớm thì cơ hội chữa khỏi bệnh càng cao. Ngược lại nếu bệnh không được điều trị sớm sẽ nguy hiểm tới sức khỏe. 1. Khái niệm bệnh loét bao tử Dấu hiệu loét bao tử ở mỗi người khác nhau. Loét bao tử là tình trạng niêm mạc dạ dày bị sưng viêm, tổn thương và tạo thành các vết loét. Những vết loét nhỏ có thể tự lành mà không cần điều trị. Tuy nhiên khi vết loét lan rộng và gây ra nhiều triệu chứng thì cần được điều trị triệt để. Loét bao tư được chia thành hai dạng: – Loét bao tử giai đoạn cấp tình: Giai đoạn này triệu chứng diễn ra đột ngột trong thời gian ngắn. Việc điều trị trong thời gian này rất đơn giản. Tuy nhiên do các triệu chứng đôi khi không rõ ràng vì vậy nhiều người thường chủ quan vì nghĩ chỉ là đau bụng thông thường. – Loét bao tử giai đoạn mạn tính: Loét dạ dày cấp nếu không được điều trị sớm có thể tiến triển sang dạng mạn tính. Khi này các tổn thương đã lan rộng và vô cùng khó điều trị. Loét bao tử là bệnh phổ biến ở hệ tiêu hóa 2. Dấu hiệu loét bao tử điển hình Dấu hiệu loét bao tử ở mỗi người thường không giống nhau hoàn toàn. Một số trường hợp có triệu chứng rõ rệt, một số khác thì không. Tuy nhiên đại đa số các trường hợp sẽ có các biểu hiện sau. 2.1 Dấu hiệu loét bao tử là đau vùng thượng vị Cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị là dấu hiệu sớm và dễ nhận biết nhất về viêm loét dạ dày. Tùy vào tình trạng viêm loét mà mức độ cơn đau sẽ khác nhau. Thời gian đau có thể trong vài phút hoặc kéo dài tới vài giờ. 2.2 Buồn nôn, nôn là dấu hiệu của loét dạ dày Các vết loét trên niêm mạc dạ dày gây kích thích làm dạ dày co bóp mạnh. Tình trạng này khiến bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, nôn do chức năng dạ dày đang dần suy yếu. Cơn buồn nôn thường xuất hiện sau khi ăn no. 2.3 Ăn không ngon miệng, chán ăn Viêm loét dạ dày làm cho bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, đắng miệng, giảm vị giác vì thế gây chán ăn. Đây là dấu hiệu mà nhiều bệnh nhân gặp phải 2.4 Rối loạn tiêu hóa Cơ quan tiêu hóa là một bộ máy thống nhất vì vậy khi một bộ phận trong đó gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng tới các bộ phận khác. Dấu hiệu nhận biết khi bị rối loạn tiêu hóa là người bệnh thường bị tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ. 2.5 Mất ngủ, giảm cân đột ngột Phần lớn các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa sẽ khiến bệnh nhân giảm cân nhanh. Do khi dạ dày bị loét sẽ cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Cơn đau có thể diễn ra bất cứ lúc nào kể cả khi ngủ khiến người bệnh mệt mỏi, mất ngủ. Nếu bạn thấy bất cứ triệu chứng nào trong số trên thì cần theo dõi và trao đổi với bác sĩ. Các bác sĩ sẽ thăm khám sơ bộ và yêu cầu bạn làm thêm các xét nghiệm để giúp xác định bệnh lý bạn đang gặp phải. Ợ hơi, ợ rát là dấu hiệu loét bao tử thường gặp 3. Các yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh loét bao tử Tỷ lệ người bị loét bao tử trong xã hội hiện đại ngày càng cao. Nguyên nhân là do bệnh dễ lây và dễ bị bệnh do các thói quen không tốt của người bệnh. 3.1 Do thuốc lá, đồ uống có cồn Người nghiện thuốc lá, uống nhiều bia rượu thuộc nhóm những người có nguy cơ cao mắc bệnh. Trong thuốc lá có chứa tới hơn 200 chất gây hại cho cơ thể. Chất nicotine trong khói thuốc sẽ kích thích cơ thể sản sinh nhiều cortisol gây ra các vết viêm loét. 3.2 Bị loét bao tử do thói quen ăn uống và sinh hoạt phản khoa học Những người hay thức khuya, ăn đêm, bỏ bữa sáng, ăn uống thất thường,…dẫn tới việc bao tử phải lao động nhiều hơn. Tình trạng này kéo dài dần dần hình thành vết viêm loét. 3.3 Stress Căng thẳng lâu ngày sẽ làm đảo lộn hoạt động bài tiết acid trong dịch vị dạ dày. Tỷ lệ dịch vị acid tăng cao sẽ gây ra tổn thương cho lớp niêm mạc dạ dày. 3.4 Tác dụng phụ của thuốc Một số loại thuốc bên cạnh tác dụng điều trị bệnh có thể gây ra tác dụng phụ. Các loại thuốc kháng viêm, giảm đau nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin của cơ thể. Đây là hoạt chất giúp bảo vệ dạ dày trước các tác nhân gây hại. Khi chất này sụt giảm dạ dày sẽ dễ bị viêm loét hơn. 3.5 Vi khuẩn HP Vi khuẩn Helicobacter pylori được đánh giá là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Loại vi khuẩn này rất dễ lây nhiễm từ người sang người qua việc ăn uống chung, ăn hàng quán,…Chúng thường sống trong lớp nhầy của dạ dày và tiết ra độc tố tấn công dạ dày. Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh Khi phát hiện các dấu hiệu loét bao tử bạn cần tới bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán. Bệnh ở giai đoạn sớm sẽ được chỉ định một số loại thuốc nhằm kiểm soát triệu chứng. Song song với điều trị bằng thuốc người bệnh cần thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý và khoa học. Điều này nhằm hỗ trợ các vết viêm loét mau hồi phục. Đơn thuốc của mỗi người sẽ khác nhau vì vậy tuyệt đối không nên sử dụng chung đơn thuốc. Trong quá trình điều trị bệnh nhân cũng không nên tự ý dừng hoặc thay đổi liều lượng thuốc khi thấy các triệu chứng thuyên giảm. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn nặng và phát sinh biến chứng thì bệnh nhân cần được phẫu thuật. Đây là kỹ thuật gây nhiều đau đớn và rủi ro cao vì vậy chỉ được sử dụng khi thực sự cần thiết. 5. Lời khuyên để tránh bị bệnh loét bao tử Viêm loét dạ dày là bệnh lý rất dễ mắc phải và nguy cơ tái nhiễm cao. Vì vậy dù đang khỏe mạnh hay đã điều trị bệnh thành công mọi người cũng nên thực hiện theo các lưu ý sau: – Hạn chế sử dụng tất cả các loại thuốc lá, đồ uống có cồn – Cân nhắc khi uống các loại thuốc giảm đau, kháng viêm – Nên lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, rửa sạch và nấu chín thực phẩm trước khi ăn. – Bổ sung nhiều trái cây, rau xanh trong bữa ăn hàng ngày để cung cấp vitamin cho cơ thể – Hạn chế ăn thức ăn có vị chua cay, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ sẽ gây khó tiêu – Vệ sinh tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để hạn chế vi khuẩn lây lan – Tập thể dục thường xuyên mỗi ngày ít nhất 30 phút giúp nâng cao hệ miễn dịch. Việc luyện tập còn giúp hệ tuần hoàn được lưu thông, đẩy các cặn bã ra khỏi cơ thể – Mỗi người nên có thói quen khám bệnh định kỳ nhằm giúp phát hiện sớm các nguy cơ gây bệnh Luôn nhớ rửa tay sạch trước khi ăn Dấu hiệu loét bao tử đôi khi không rõ rành nhưng nếu bạn đã hiểu rõ sẽ dễ dàng phát hiện bệnh sớm. Tuy loét bao tử không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng mọi người không nên chủ quan. Bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới sức khỏe.;;;;; Loét bao tử là bệnh phổ biến ở hệ tiêu hóa 2. Dấu hiệu nhận biết khi mắc bệnh loét bao tử Thông qua các triệu chứng sẽ giúp bạn nhận biết bệnh sớm. Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm sẽ giúp việc điều trị trở nên dễ dàng hơn. Ngược lại nếu bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn việc điều trị sẽ vô cùng khó khăn. 2.1 Đau vùng thượng vị Dấu hiệu sớm và dễ nhận biết loét bao tử nhất là đau ở vùng thượng vị. Tùy thuộc vào mức độ viêm loét mà cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội. Một số trường hợp cơn đau có thể lan ra khắp bụng và sau lưng. 2.2 Buồn nôn Các tổn thương gây ảnh hưởng tới chức năng của dạ dày. Thức ăn khi đưa vào dạ dày không được tiêu hóa hết ứ đọng lại tạo thành nhiều khó và đẩy lên họng gây buồn nôn. 2.3 Ăn không ngon miệng Phần lớn các bệnh nhân bị loét bao tử sẽ có cảm giác đắng miệng, chán ăn. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh giảm cân do không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. 2.4 Rối loạn tiêu hoá Dạ dày gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng tới các bộ phận khác trong hệ tiêu hóa. Bệnh nhân sẽ bị tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ. 3. Những nguyên nhân chính gây ra loét bao tử Hiện nay có nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Một số nguyên nhân từ yếu tố khách quan và cũng có những nguyên nhân do chính thói quen xấu của người bệnh. Qua các nghiên cứu, thống kê nguyên nhân gây loét bao tử được chia thành 5 nhóm chính. 3.1 Nguyên nhân do thói quen ăn uống, sinh hoạt Thói quen ăn đêm, ăn quá no hoặc quá đói, vừa ăn vừa xem tivi,…sẽ khiến dạ dày phải chịu áp lực lớn. Khi này acid dịch vị sẽ tiết ra nhiều hơn và gây bào mòn niêm mạc dạ dày. 3.2 Do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) Vi khuẩn HP dễ dàng lây nhiễm qua đường miệng, dùng chung dụng cụ ăn uống, đồ vệ sinh cá nhân, nguồn nước,…Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn ẩn náu ở lớp niêm mạc và phóng ra độc tố tấn công dạ dày. 3.3 Căng thẳng Stress là một trong những nguyên nhân gây loét bao tử. Tình trạng căng thẳng kéo dài khiến dạ dày tiết ra nhiều acid HCI và men pepsine làm môn vị co thắt. Khi này hệ miễn dịch bảo vệ niêm mạc dạ dày suy giảm. 3.5 Sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn Các loại đồ uống chứa cồn như: Rượu bia, chất kích thích, cafe, thuốc lá,…không chỉ gây xơ gan mà còn ảnh hưởng tới dạ dày. Độc tố trong các loại đồ uống kể trên gây kích thích niêm mạc dạ dày và hình thành các ổ viêm loét. 3.6 Sử dụng thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs) Các loại thuốc chống viêm không Steroid thường có trong thuốc giảm đau. Loại thuốc này ức chế tổng hợp prostaglandins. Đây là chất đóng vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày. Khi prostaglandins sụt giảm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân xấu tấn công dạ dày. Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh 4.1 Hẹp môn vị dạ dày Hẹp môn vị dạ dày rất thường gặp ở người bị loét bao tử. Môn vị bị hẹp gây cản trở đường đi của thức ăn và khiến người bệnh cảm giác khó chịu – Đau bụng dữ dội và dồn dập, kéo dài – Buồn nôn, nôn ra thực phẩm có mùi hôi khó chịu – Tiêu chảy – Cơ thể vô cùng mệt mỏi Nếu loét bao tử không được điều trị sớm và dứt điểm có thể gây thủng dạ dày. Người bệnh có cảm giác đau dữ dội như có dao đâm, bụng căng cứng, cơn đau lan ra khắp ổ bụng và sau lưng, tụt huyết áp,…Người bệnh cần tới bệnh viện cấp cứu ngay nếu gặp tình trạng này. Nếu để chậm trễ có thể nguy hiểm tới tính mạng. 4.3 Xuất huyết tiêu hóa Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng máu trong ống tiêu hóa chảy ra. Người bị xuất huyết dạ dày sẽ nôn hoặc đi ngoài ra phân có lẫn máu. Máu trong chất thải có thể có màu đỏ hoặc thâm đen. Ban đầu bệnh loét dạ dày là dạng lành tính. Tuy nhiên nếu không may mắn, một số trường hợp có thể dẫn tới ung thư dạ dày. Đây là dạng ung thư khá phổ biến trong các loại ung thư ở hệ tiêu hóa. 5. Nên làm gì để phòng bệnh loét bao tử Để chữa bệnh cũng như phòng bệnh mọi người cần thực hiện các biện pháp giúp phòng tránh và bảo vệ bản thân. Việc thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt vô cùng quan trọng vì chúng ảnh hưởng khá nhiều tới hệ tiêu hóa. – Tập thói quen ăn uống khoa học: Ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống đúng giờ, hạn chế ăn khuya. Tránh ăn các thực phẩm có tính kích thích dạ dày: Đồ ăn chua cay, đồ chiên rán, thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng,… – Bổ sung đa dạng các loại vitamin, canxi, Fe, acid folic,…giúp nâng cao sức khỏe, trung hòa acid dịch vị – Nên tránh xa các loại đồ uống có gas, đồ uống chứa cồn, chất kích thích – Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau – Tái khám đúng hẹn để kiểm tra dạ dày – Vận động phù hợp khoảng 30 phút mỗi ngày để rèn luyện cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch – Nghỉ ngơi phù hợp, ngủ đủ giấc – Giữ tinh thần vui vẻ, yêu đời Nghỉ ngơi đầy đủ giúp bạn nâng cao sức khỏe;;;;;Bệnh loét bao tử là căn bệnh không còn hiếm gặp trong xã hội hiện đại. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng từ già tới trẻ. Vì vậy mọi người không thể chủ quan với bệnh lý này. Khi bị loét bao tử giai đoạn mới rất khó nhận biết và dễ bị nhầm lẫn với đau bụng thông thường. Vì vậy mọi người cần tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này. Bệnh loét bao tử là khi lớp màng bên ngoài của dạ dày bị bào mòn để lộ phần lớp dưới của ruột. Theo thống kê, người bệnh viêm loét dạ dày có 60% nguy cơ viêm loét ở dạ dày, 95% nguy cơ viêm loét tại tá tràng và một số nhỏ vết loét từ vòm cong dạ dày. Trước đây loét bao tử thường xuất hiện ở những người trong độ tuổi trung niên tuy nhiên ngày nay bệnh đang dần có xu hướng trẻ hóa. Những người nằm trong các trường hợp thuộc yếu tổ, nguy cơ của bệnh thì rất dễ mắc bệnh trong thời gian ngắn. Bệnh loét bao tử là bệnh lý ở hệ tiêu hóa phổ biến 2. Triệu chứng của loét bao tử Bệnh loét bao tử ở các trường hợp nhẹ rất khó để nhận biết. Tuy nhiên phần lớn các trường hợp sẽ có một vài dấu hiệu dễ nhận diện. Bạn cần hết sức lưu ý khi thấy những thay đổi bất thường của cơ thể. 2.1 Buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu Dạ dày tiết ra nhiều acid dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn. Người bệnh cũng thường xuyên trong tình trạng đầy bụng, khó tiêu do lượng thức ăn đưa vào cơ thể tiêu hóa chậm. Do đó khi bị loét bao tử bạn thường có cảm giác ăn không ngon miệng, chán ăn 2.2 Đau phần trên rốn Phần trên rốn có tên trong y học là vùng thượng vị. Đau thượng vị là dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi bị loét dạ dày. Các cơn đau có thể diễn ra dữ dội hoặc âm ỉ tùy thuộc vào tình trạng của bệnh. 2.3 Khó ngủ, ngủ không ngon giấc Loét dạ dày không chỉ ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa mà còn làm người bệnh mất ngủ. Nguyên nhân là do các cơn đau thường xuất hiện vào lúc đói, lúc nửa đêm khiến người bệnh tỉnh giấc, khó ngủ lại. 2.4 Nóng rát vùng dạ dày, ợ hơi, ợ chua Ợ hơi, ợ chua cũng là các triệu chứng phổ biến ở người bị loét dạ dày. Dấu hiệu này gặp nhiều nhất ở những người mới bắt đầu bị bệnh. 2.5 Rối loạn các chức năng tiêu hóa là dấu hiệu của bệnh loét bao tử Khi dạ dày gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng tới chức năng của hệ tiêu hóa chung vì vậy gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Biểu hiện dễ nhận thấy là người bệnh thường xuyên bị tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ. Đau thượng vị là dấu hiệu thường gặp 3. Nguyên nhân gây loét dạ dày Loét bao tử có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Vì vậy mọi người cần tìm hiểu về các nguyên nhân trực tiếp gây bệnh để từ đó có cách phòng ngừa. Sau đây là một số nguyên nhân cơ bản gây bệnh. 3.1 Nhiễm vi khuẩn tên khoa học là Helicobacter pylori Vi khuẩn HP là tên viết tắt thường gọi của vi khuẩn Helicobacter pylori. Loại vi khuẩn này thường sống trong dạ dày và làm mất chức năng chống lại acid của niêm mạc ruột. Chúng tiết ra độc tố khiến dạ dày dễ bị viêm loét. 3.2 Sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau trong thời gian dài Một số người thường xuyên phải sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm dễ khiến dạ dày bị viêm loét. Tác dụng phụ của thuốc sẽ làm ngưng tổng hợp prostaglandin – Hợp chất giúp chống lại các vi khuẩn có hại trong dạ dày. 3.3 Thói quen ăn uống thất thường Khi cơ thể bị đói quá lâu ở người nhịn ăn để giảm cân sẽ khiến dạ dày dễ bị viêm loét. Việc ăn quá no một lúc cũng ảnh hưởng không nhỏ tới dạ dày do bộ phận này phải hoạt động quá công suất. Thói quen ăn đêm cũng là nguyên nhân hình thành các bệnh về dạ dày. 3.4 Căng thẳng kéo dài Có thể bạn chưa biết nhưng stress kéo dài rất dễ gây ra viêm loét bao tử. Do khi con người rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu, buồn phiền sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid hơn gây tổn thương cho lớp niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn HP là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh 4. Các phương pháp điều trị loét bao tử Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến vì vậy hiện nay y học đã có nhiều phương pháp chữa trị khác nhau. Việc lựa chọn điều trị phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân, trình trạng bệnh. Căn cứ trên tình hình cụ thể của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 4.1 Điều trị nội khoa bằng thuốc Điều trị bằng thuốc là phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay. Người bệnh sẽ được sử dụng kết hợp các loại thuốc như: – Thuốc ức chế proton – Thuốc kháng thụ thể H2 – Thuốc trung hòa acid – Thuốc tạo màng bọc bảo vệ Trường hợp bệnh nhân dương tính với vi khuẩn HP sẽ được sử dụng thêm thuốc kháng sinh nhằm diệt trừ vi khuẩn 4.2 Phẫu thuật Phẫu thuật là biện pháp xâm lấn có thể gây ra nhiều rủi ro. Vì vậy kỹ thuật này chỉ được áp dụng trong các trường hợp thực sự cần thiết như: Bệnh nhân điều trị bằng thuốc không hiệu quả, các biến chứng phức tạp: Thủng dạ dày, hẹp môn vị, mổ cấp cứu,.. 5. Một số cách phòng bệnh loét bao tử hiệu quả Loét bao tử có thể phòng tránh bằng nhiều biện pháp khác nhau. Một số điều quan trọng cần thực hiện như: 5.1 Chế độ ăn uống, dinh dưỡng theo khoa học giúp cải thiện bệnh loét bao tử Dinh dưỡng và thói quen ăn uống là chìa khóa vàng trong việc phòng tránh các bệnh về bao tử. Vì vậy bạn cần lên kế hoạch bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe và tránh các thực phẩm gây kích thích dạ dày 5.2 Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt lành mạnh Mọi người cần hết sức chú ý tới chế độ làm việc và sinh hoạt điều độ. Làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới dạ dày. Vì vậy bạn không nên thức khuya, làm việc ngay sau khi ăn. 5.3 Chế độ tập luyện hàng ngày Việc duy trì tập luyện thể dục thể thao hàng ngày sẽ mang lại cho bạn sức khỏe tốt, tăng đề kháng và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Thúc đẩy tiêu hao và chuyển hóa năng lượng hàng ngày đều đặn giúp cơ thể phòng ngừa được nhiều bệnh tật. Thường xuyên tập thể dục giúp bạn nâng cao sức khỏe Bệnh loét bao tử không phải là bệnh lý quá nguy hiểm tuy nhiên bệnh cũng cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Bên cạnh đó mọi người cũng cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng bệnh vì loét bao tử là bệnh rất dễ mắc phải cũng như dễ tái đi tái lại nhiều lần nếu không giữ gìn sức khỏe.;;;;;Loét bao tử hay loét dạ dày có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp. Cùng tham khảo cách nhận biết và phương pháp điều trị trong bài viết sau. + Viêm dạ dày cấp: Những tổn thương ở vùng niêm mạc dạ dày như hiện tượng sưng, viêm xảy ra kèm theo những cơn đau dữ dữ dội và thường đau theo từng đợt ngắn. + Viêm dạ dày mạn tính: Những trường hợp này, vết loét ở dạ dày thường gây ra những cơn đau âm ỉ và diễn ra trong thời gian dài. - Một số nguyên nhân gây bệnh như sau:+ Vi khuẩn HP Đây là nguyên nhân thường gặp có thể dẫn đến viêm loét dạ dày. Khuẩn HP tấn công dạ dày bằng cách tiết ra chất độc khiến lớp niêm mạc bị viêm loét. + Chế độ ăn uống không khoa học: Chẳng hạn như thói quen ăn quá no, bỏ bữa, ăn đêm, ăn quá nhanh, không nhai kỹ, đi nằm khi vừa ăn xong, ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, các loại thực phẩm cay nóng,…+ Lạm dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tính trạng viêm loét dạ dày. + Căng thẳng kéo dài: Đây cũng là một yếu tố tác động rất xấu đến sức khỏe và trong đó bao gồm cả các bệnh về dạ dày, nhất là tình trạng viêm loét. Khi bạn gặp căng thẳng, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ bị suy yếu và làm rối loạn quá trình tiêu hóa, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Lúc này, vi khuẩn HP cũng có thêm điều kiện thuận lợi để xâm nhập vào dạ dày và gây bệnh. + Lạm dụng bia rượu cũng là nguyên nhân gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa, trong đó, bao gồm cả những cơn đau dạ dày. + Yếu tố di truyền: Nếu gia đình có bố mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh thì bạn cũng có nguy cơ bị loét bao tử cao hơn những đối tượng khác. 2. Các dấu hiệu nhận biết của bệnh loét bao tử Khi bị loét bao tử, bệnh nhân có thể xuất hiện những biểu hiện như sau: - Đau vùng thượng vị: Tùy vào từng trường hợp viêm loét mà những cơn đau có thể ở các mức độ khác nhau. Bên cạnh đó, cơn đau có thể xảy ra bất cứ khi nào. - Thường xuyên nôn nao, buồn nôn. - Chán ăn, ăn không ngon. - Rối loạn tiêu hóa chẳng hạn như tình trạng táo bón hay tiêu chảy. - Sụt cân không rõ nguyên nhân vì khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém. - Mất ngủ do những cơn đau dạ dày và các triệu chứng như ợ nóng,… 3. Cách điều trị bệnh loét bao tử Nếu chỉ dựa vào các triệu chứng bệnh thì rất khó để đưa ra những chẩn đoán bệnh chính xác. Do đó, người bệnh thường được chỉ định thực hiện các phương pháp chẩn đoán bệnh như nội soi dạ dày, test hơi thở,…Sau khi đã có đủ dữ liệu để kết luận về bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện điều trị theo những phương pháp phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể: - Điều trị loét bao tử theo đơn thuốc của bác sĩ. Một số loại thuốc có thể được kê đơn là thuốc kháng sinh, thuốc ức chế proton, thuốc kháng thụ thể H2, thuốc trung hòa acid,… Tùy vào từng bệnh nhân cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc để đảm bảo an toàn và tránh để tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. - Phẫu thuật: Nếu những phương pháp điều trị nội khoa không mang lại tác dụng, bác sĩ sẽ cân nhắc về phương pháp phẫu thuật. Trường hợp bệnh nhân đã xảy ra những biến chứng nặng như chảy máu, thủng dạ dày,… cũng cần can thiệp phẫu thuật. - Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý: Dù điều trị loét bao tử bằng phương pháp nội khoa hay phẫu thuật, bệnh nhân cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dưỡng chất. + Những thực phẩm nên ăn: Rau củ quả tươi và sạch: Đây là những thực phẩm cung cấp nhiều vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe, nhất là các cơ quan tiêu hóa. Trứng và sữa: Những loại thực phẩm này có tác dụng trung hòa trung hòa acid trong dạ dày. Các loại tinh bột như khoai, cơm, bánh mì,… Dầu thực vật. Cần bổ sung đủ nước mỗi ngày để hệ tiêu hóa luôn hoạt động nhịp nhàng. + Những thực phẩm không nên ăn: Hạn chế tối đa các loại đồ ăn nhanh, những món ăn chứa nhiều dầu và đồng thời không nên ăn quá mặn. Không nên ăn các loại trái cây chua như cóc, xoài, mận,… nhất là khi bụng đang đói. Cần tránh những thực phẩm có chứa cồn và chất kích thích. Nên tránh những loại gia vị mạnh như ớt, hạt tiêu. Kiêng hút thuốc lá. Trong quá trình chế biến đồ ăn, bạn cũng nên lưu ý những điều sau: Lựa chọn những thực phẩm đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, rửa sạch trước khi chế biến, nên ăn chín uống sôi, chế biến theo phương pháp hầm, luộc, hạn chế chiên, xào, không nên ăn đồ ăn đã để quá lâu,…Để phòng tránh bệnh loét bao tử bạn nên kiểm soát căng thẳng tốt, áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên tập thể dục, không lạm dụng thuốc giảm đau, giảm viêm. Các chuyên gia khuyên bạn nên đi khám ngay khi có những dấu hiệu đau bao tử nghiêm trọng. Hiện nay với sự tiến bộ vượt bậc của y học hiện đại, bệnh có thể được điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp.;;;;;Bao tử bị loét là bệnh lý phổ biến ở hệ tiêu hóa. Bệnh được phát hiện trong giai đoạn sớm có thể chữa trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên nếu để bệnh kéo dài thì việc chữa trị sẽ vô cùng khó khăn và dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bao tử loét là tên gọi khác của viêm loét dạ dày. Đây là bệnh gây ra các thương tổn trên bề mặt của niêm mạc dạ dày. Các ổ viêm loét bào mòn lớp tế bào và làm lộ lớp mô bên dưới. Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị viêm loét bao tử không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Ngày nay bệnh đang dần có xu hướng trẻ hóa và gia tăng số lượng người mắc tới mức báo động. Bao tử bị loét là bệnh lý phổ biến ở hệ tiêu hóa 2. Các nguyên nhân khiến bao tử bị loét Dạ dày là bộ phận phải hoạt động thường xuyên không ngưng nghỉ vì vậy rất dễ bị viêm loét. Các nguyên nhân gây bệnh đa dạng và không giống nhau ở mỗi người. 2.1 Bao tử bị loét do vi khuẩn HP Theo thống kê của các nghiên cứu thì vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu trong số lượng các trường hợp mắc bệnh. Sau khi xâm nhập vào cơ thể chúng thường sinh sống trong lớp nhầy của tế bào. Khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ tiết ra độc tố làm mất chức năng chống lại acid của niêm mạc dạ dày. 2.2 Tác dụng phụ của thuốc Nhiều người có thói quen sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm bừa bãi mà không biết rằng chúng có thể gây ảnh hưởng tới dạ dày. Việc sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ gây ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin – Chất có nhiệm vụ bảo vệ niêm mạc dạ dày. Số lượng chất prostaglandin sụt giảm là cơ hội cho các tác nhân gây hại tấn công dạ dày. 2.3 Bia rượu và thuốc Khói thuốc chứa nhiều chất gây hại cho cơ thể. Đặc biệt nicotine trong thuốc lá khiến cơ thể tiết ra nhiều cortisol làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày. 2.4 Stress Những người hay lo âu, căng thẳng sẽ có nguy cơ mắc bệnh bao tử cao hơn những người bình thường. Khi thần kinh căng thẳng sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid và gây ra viêm loét. 2.5 Lối sống và ăn uống không khoa học Thói quen sinh hoạt không điều độ như: Bỏ bữa sáng, thức khuya, ăn uống không đúng giờ, ăn khuya, lười vận động,…Đây là điều kiện thuận lợi dẫn tới các bệnh ở hệ tiêu hóa. Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh 3. Các dấu hiệu khi bao tử bị loét Mỗi người sẽ có những triệu chứng bị loét bao tử khác nhau. Vì vậy việc nắm rõ các biểu hiện khi măc bệnh vô cùng quan trọng. 3.1 Bao tử bị loét gây đau vùng thượng vị Đau thượng vị là dấu hiệu cơ bản giúp nhận biết khi dạ dày bị loét. Cơn đau thường xuất hiện vào lúc đói, sau khi ăn hoặc thậm chí và lúc nửa đêm. Cơn đau có nhiều mức độ: Đau âm ỉ hoặc dữ dội. Một số trường hợp cơn đau sẽ lan ra khắp vùng bụng, lan ra sau lưng khiến người bệnh vô cùng khó chịu. 3.2 Buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu Một số triệu chứng như đầy bụng, buồn nôn cũng là dấu hiệu đặc trưng của bệnh loét dạ dày. Các hiện tượng này xảy ra do dạ dày bị tổn thương khiến các hoạt động tiêu hóa chậm lại khiến cho người bệnh luôn có cảm giác đầy bụng. 3.3 Mất ngủ, ngủ không ngon giấc Cơn đau thường xuất hiện vào buổi đêm vì vậy khiến người bệnh mất ngủ. Sau khi tỉnh giấc đôi khi khó ngủ lại khiến người bệnh mất ngủ thường xuyên dẫn tới suy nhược cơ thể. 3.4 Nóng rát thượng vị, ợ chua, ợ hơi Đa số các bệnh nhân bị loét bao tử thường có triệu chứng ợ hơi, ợ chua. Đây có thể là triệu chứng bình thường của cơ thể nhưng cũng có thể báo hiệu bạn đã bị loét dạ dày. Triệu chứng ợ nóng rát thượng vị sẽ thường xuất hiện ở người bị trào ngược dạ dày thực quản. 3.5 Rối loạn tiêu hóa Một dấu hiệu nhận biết dạ dày bị loét là hiện tượng rối loạn tiêu hóa. Biểu hiện là người bệnh bị tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ. Do hệ tiêu hóa hoạt động không ổn định khiến người bệnh bị sút cân. Tuy nhiên cũng có những trường hợp cơn đau xuất hiện lúc đói nên người bệnh có xu hướng ăn thường xuyên khiến cân nặng tăng. Các triệu chứng trên chỉ mang tính gợi ý chuwsk hông thể chẩn đoán chính xác. Vì vậy bạn cần tới bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm và kỹ thuật nội soi giúp xác định chính xác bệnh lý. 4. Cách điều trị khi bao tử bị loét Bệnh loét bao tử ở thời kỳ sớm nếu được phát hiện kịp thời có thể dễ dàng điều trị khỏi hoàn toàn. Nếu để bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính sẽ khó chữa dứt điểm và có thể gây các biến chứng đáng tiếc. Vì vậy ngay khi biết mình mắc bệnh bạn cần nghiêm túc điều trị. Các bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng và mức độ bệnh để kê đơn thuốc phù hợp. Đơn thuốc sẽ là sự kết hợp của nhiều loại thuốc nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Riêng với trường hợp bệnh nhân dương tính với vi khuẩn HP sẽ uống thêm thuốc kháng sinh nhằm tiêu diệt vi khuẩn. Mọi người tuyệt đối không được sử dụng chung đơn thuốc vì tình trạng bệnh ở mỗi người khác nhau. Nếu nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ việc lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm thì việc đầu tiên là cần ngưng sử dụng thuốc. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì người bệnh cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ giúp cải thiện bệnh. Cách điều trị thông dụng nhất là sử dụng thuốc 5. Hệ quả khi bao tử bị loét Bao tử bị loét kéo dài có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính. Khi này sẽ xuất hiện nhiều biến chứng nghiêm trọng: – Thủng bao tử: Các ổ loét theo thời gian sẽ bào mòn niêm mạc tế bào gây ra lỗ thủng. Người bệnh đau bụng dữ dội đột ngột, bụng cứng đờ. – Xuất huyết tiêu hóa: Là tình trạng chảy máu ở dạ dày. Các dấu hiệu nhận biết gồm có: Chóng mặt, choáng váng, nôn hoặc đi ngoài ra máu – Hẹn môn vị: Mô viêm xơ phát triển trên ổ loét ở môn vị tá tràng gây hẹp lòng ruột dưới dạ dày. Thức ăn khi đưa vào dạ dày sẽ khó đi qua để tiêu hóa. Dấu hiệu khi bị hẹp môn vị là: Đầy bụng, nôn mửa, sút cân nhanh. Các biến chứng kể trên đều nghiêm trọng và cần cấp cứu kịp thời. Nếu can thiệp chậm trễ người bệnh có thể bị đe dọa tới sức khỏe. 6. Các biện pháp phòng tránh bệnh loét bao tử Loét bao tử là bệnh lý rất dễ mắc phải vì vậy mọi người cần hết sức lưu ý. Ngay cả khi đã điều trị khỏi bệnh thì bạn cũng nên duy trì các biện pháp phòng bệnh. – Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn – Cân nhắc khi uống các thuốc giảm đau, kháng viêm – Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước để tránh nhiễm trùng – Chỉ ăn thực phẩm đã rửa sạch và nấu chín – Bổ sung nhiều các loại ngũ cốc, rau xanh, trái cây tươi,… trong bữa ăn hàng ngày – Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng – Nên dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày để tập thể dục đều đặn Bổ sung đầy đủ nhóm dinh dưỡng giúp nâng cao sức khỏe Mong rằng qua bài viết bạn đã có các kiến thức tổng hợp về bệnh bao tử bị loét. Hiểu rõ về bệnh giúp hỗ trợ quá trình điều trị và phòng bệnh hiệu quả hơn.
question_435
Đột quỵ mắt: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh
doc_435
Đột quỵ mắt, hay còn gọi là tắc động mạch võng mạc liên quan đến sự gián đoạn lưu lượng máu của võng mạc. Nếu không điều trị kịp thời, đột quỵ ở mắt có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn. Trong cơ thể có một hệ thống mạch máu giúp vận chuyển chất dinh dưỡng quan trọng và oxy đến mọi bộ phận. Khi các mạch máu bị thu hẹp, tắc nghẽn do cục máu đông, nguồn cung cấp máu sẽ gặp vấn đề và được gọi là đột quỵ. Điều này gây ảnh hưởng hoặc tổn thương nghiêm trọng đến một số bộ phận cơ thể. Đột quỵ không chỉ xảy ra ở não bộ mà còn ở mắt do sự tắc nghẽn động mạch võng mạc. Loại đột quỵ này được gọi là đột quỵ mắt. Nói rõ hơn, võng mạc mắt là màng mỏng bao quanh bề mặt bên trong của mắt. Võng mạc có nhiệm vụ gửi tín hiệu ánh sáng đến não để chúng ta hiểu được những gì đôi mắt đang thấy. Khi tĩnh mạch võng mạc tắc nghẽn, chúng làm rò rỉ chất lỏng vào võng mạc. Từ đó ngăn cản oxy lưu thông, làm sưng tấy, cuối cùng ảnh hưởng đến khả năng nhìn. Có nhiều kiểu đột quỵ khác nhau ở vùng mắt, tùy thuộc vào mạch máu bị tắc nghẽn: – Tắc tĩnh mạch võng mạc trung tâm (CRVO): Tĩnh mạch chính của võng mạc bị tắc nghẽn. – Tắc động mạch võng mạc trung tâm (CRAO): Động mạch trung tâm của võng mạc bị tắc nghẽn. – Tắc tĩnh mạch võng mạc nhánh (BRVO): Các tĩnh mạch nhỏ của võng mạc bị tắc nghẽn. – Tắc động mạch võng mạc nhánh (BRAO): Các động mạch nhỏ của võng mạc bị tắc nghẽn. Nếu không điều trị kịp thời, mắt có thể bị đột quỵ dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn. 2. Dấu hiệu đột quỵ vùng mắt Các triệu chứng của bệnh có thể phát triển chậm trong nhiều giờ, nhiều ngày nhưng đôi khi có thể xảy ra một cách bất ngờ. Manh mối lớn nhất để sớm phát hiện đột quỵ là thị lực thay đổi đột ngột. Người bệnh thường sẽ không cảm thấy đau. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng khác như: – Mất toàn bộ hoặc một phần thị lực của mắt. – Phạm vi tầm nhìn hạn chế. – Nhìn mờ hoặc méo mó, có bóng đen trước mặt. – Võng mạc mắt phù thũng thiếu máu. Nếu bạn có các bất thường về mắt, hãy đi khám ngay lập tức, ngay cả khi dường như các dấu hiệu đã khỏi. Bởi nếu không điều trị kịp thời, đột quỵ ở mắt có thể khiến người bệnh mất thị lực vĩnh viễn. 3. Nguyên nhân chính gây bệnh 3.1. Nguyên nhân gây đột quỵ mắt Đột quỵ mắt là do sự lưu thông kém của các mạch máu cung cấp cho phần trước của dây thần kinh thị giác. Dây thần kinh thị giác là sợi cáp kết nối não với mắt và mang hàng triệu sợi thần kinh, mạch máu. Mặc dù đột quỵ ở mắt xảy ra do tắc nghẽn mạch máu nuôi dây thần kinh thị giác, nhưng nguyên nhân phổ biến hơn là do thiếu áp lực hoặc thiếu tưới máu mô. Huyết áp có thể thay đổi so với nhãn áp và lưu lượng máu bình thường bị giảm. Nếu nguồn cung cấp oxy và chất dinh dưỡng của dây thần kinh thị giác bị cắt đứt, các mô thần kinh bị tổn thương và mất đi, dẫn đến giảm thị lực. Ngoài ra, người có hội chứng kháng photpholipit dùng thuốc ngừa thai hoặc tiêm filler trôi nổi cũng có thể mắc bệnh. Nam giới độ tuổi 60 có nguy cơ mắc bệnh này cao nhất. Không phải lúc nào bác sĩ chuyên môn cũng hiểu rõ ràng vì sao đột quỵ mắt lại xảy ra. Nhưng một số bệnh lý, chẳng hạn như huyết áp cao và tiểu đường, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Một số người có nhiều khả năng bị đột quỵ ở mắt hơn bao gồm: – Giới tính nam, tuổi cao hơn 60. Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ cho biết, nam giới độ tuổi 60 có nguy cơ mắc bệnh này cao nhất. – Bệnh tiểu đường. – Bệnh tăng nhãn áp. – Các vấn đề ảnh hưởng đến lưu lượng máu, chẳng hạn như huyết áp cao và cholesterol cao. – Các bệnh tim mạch như rối loạn nhịp tim, mạch vành tim,… – Thu hẹp động mạch cảnh hoặc động mạch cổ. – Bệnh rối loạn máu hiếm như rối loạn hồng cầu lưỡi liềm. – Xơ vữa động mạch hoặc tích tụ mảng bám trong động mạch. – Từng bị đột quỵ trước đó. – Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc tất cả các loại đột quỵ. – Sử dụng các thiết bị điện tử liên tục. 4. Biến chứng của bệnh Mặc dù người bệnh có thể hồi phục sau cơn đột quỵ mắt, nhưng có một vài biến chứng nghiêm trọng họ phải đối mặt như: – Phù hoàng điểm hoặc viêm hoàng điểm: Điểm vàng là phần giữa của võng mạc giúp cho thị lực sắc nét. Sưng điểm vàng có thể làm mờ tầm nhìn của bạn hoặc dẫn đến mất thị lực. – Tân mạch: Một tình trạng trong đó các mạch máu mới, bất thường phát triển trong võng mạc. Những chất này có thể rò rỉ vào thủy tinh thể và gây ra tình trạng nổi bông. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, võng mạc có thể bị bong ra hoàn toàn. – Bệnh tăng nhãn áp mạch máu: Sự gia tăng áp lực trong mắt gây đau đớn do sự hình thành các mạch máu mới. – Mất thị lực, thậm chí mù lòa Do khả năng xảy ra các biến chứng nghiêm trọng của bệnh, chúng ta cần tái khám thị lực theo khuyến cáo của bác sĩ thường xuyên. Bên cạnh đó cần theo dõi các tình trạng sức khỏe khác có thể ảnh hưởng đến đôi mắt. Một bài báo trên tạp chí Eye nói rằng 64% trường hợp đột quỵ ở mắt có ít nhất một yếu tố nguy cơ bệnh tim. 5. Phòng ngừa đột quỵ mắt Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể ngăn ngừa đột quỵ mắt, nhưng có một số điều bạn có thể làm để giảm khả năng mắc bệnh: – Theo dõi bệnh tiểu đường và cố gắng giữ cho lượng đường trong máu luôn trong phạm vi cho phép. – Điều trị bệnh tăng nhãn áp vì bệnh có thể làm tăng áp lực trong mắt. – Theo dõi huyết áp vì huyết áp cao làm tăng nguy cơ mắc tất cả các loại đột quỵ. – Kiểm tra cholesterol máu thường xuyên vì nếu nó quá cao, thì áp dụng chế độ ăn uống và tập thể dục có thể giúp giảm xuống. – Đừng hút thuốc vì hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc tất cả các loại đột quỵ. – Kiểm tra bệnh tim là một phần quan trọng trong việc ngăn ngừa đột quỵ ở mắt. Một bài báo trên tạp chí Eye nói rằng 64% trường hợp đột quỵ vùng mắt có ít nhất một yếu tố nguy cơ bệnh tim. – Thay đổi lối sống có thể tạo ra sự khác biệt. Do đó, bạn nên tập thể dục thường xuyên, ăn một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim, bao gồm nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo không bão hòa… – Không thức khuya quá nhiều và hạn chế sử dụng thiết bị điện tử Như vậy, đột quỵ mắt là một căn bệnh khá nguy hiểm nếu không được phòng và điều trị kịp thời. Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân đột quỵ vùng mắt ảnh hưởng lớn đến thị lực và rất khó có khả năng hồi phục. Hãy cố gắng duy trì một lối sống khoa học để bảo vệ sức khỏe đôi mắt.
doc_35650;;;;;doc_61778;;;;;doc_63864;;;;;doc_43926;;;;;doc_16877
Đột quỵ là căn bệnh cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao. Vì vậy việc nắm vững dấu hiệu nhận biết cơn đột quỵ để có biện pháp xử trí kịp thời là rất cần thiết. Đột quỵ là căn bệnh cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao. Dấu hiệu nhận biết cơn đột quỵ Dấu hiệu ở thị lực Một trong những dấu hiệu nhận biết cơn đột quỵ cơ bản nhất là thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt, tuy nhiên biểu hiện này không rõ ràng nên ngoài khó nhận ra. Vì thế nếu người bệnh khi nhận thấy mình có dấu hiệu này thì nên hãy cầu được cấp cứu ngay. Dấu hiệu ở mặt Mặt có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch sang một bên, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt. Dấu hiệu ở tay Người đột quỵ có cảm giác tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác. Bên cạnh đó người bệnh cũng cảm thấy đi lại khó khăn, không nhấc chân lên được. Dấu hiệu qua giọng nói Người bệnh có thể gặp triệu chứng nói ngọng bất thường, môi lưỡi tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được. Một trong những dấu hiệu nhận biết cơn đột quỵ cơ bản nhất là thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắ Dấu hiệu qua nhận thức Người bệnh có thể có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ. Dấu hiệu ở thần kinh Người bệnh cảm thấy nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, đặc biệt là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu. Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ – Ổn định huyết áp ở những người mắc bệnh huyết áp cao: Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân chính gây đứt mạch máu não, vì vậy bệnh nhân cần được điều trị để ổn định huyết áp, tránh nguy cơ đột quỵ. – Ổn định đường huyết: Bệnh tiểu đường là yếu tố gây mảng xơ vữa động mạch lớn, dẫn đến thiếu máu não. Ổn định đường huyết cũng là cách để phòng ngừa bệnh đột quỵ hiệu quả. Kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách hiệu quả để phòng ngừa đột quỵ – Kiểm soát cholesterol trong máu. – Bỏ thuốc lá: Thuốc lá là nguyên nhân chính gây bệnh mạch máu não. Ngừng hút thuốc lá giúp giảm thiểu lớn nguy cơ gây đột quỵ. – Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh, ít dầu mỡ, ít cholesterol và muối. – Thường xuyên vận động để rèn luyện thể chất. – Ổn định trọng lượng cơ thể. – Kiểm tra sức khỏe định kỳ.;;;;;Đột quỵ là căn bệnh cấp tính, đột ngột với tính chất nguy hiểm cao. Có một số dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ mà mỗi người cần chú ý để kịp thời phát hiện và cấp cứu sớm, tránh những biến chứng khó lường. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu trước khi bị đột quỵ cũng đóng vai trò rất quan trọng Thị lực bị giảm, nhìn mờ 1 mắt hoặc cả 2 mắt là dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ 3. Biện pháp phòng tránh đột quỵ. Nếu đã nắm được các dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ, bạn nên chú ý tới việc phòng tránh nguy cơ đột quỵ như sau:Kiểm soát, điều trị các bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ như: Tiểu đường, mỡ máu cao, cao huyết áp, bệnh tim mạch;Duy trì một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh: Việc ăn uống điều độ giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ và ngăn ngừa bệnh tái phát. Vì vậy, bạn nên chú ý ăn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe và tránh các món ăn có thể khiến bệnh đột quỵ thêm trầm trọng. Cụ thể:Ăn thực phẩm phòng tránh đột quỵ: Thực phẩm giàu Omega - 3 (cá ngừ, cá hồi, cá thu), thực phẩm giàu folate (đậu lăng, rau màu xanh sẫm, bông cải, măng tây, củ cải, các loại hạt), thực phẩm giàu magie (ngũ cốc, quả bơ, chuối, các loại đậu, rong biển, quả mâm xôi), uống nhiều nước lọc và nước trái cây;Những thực phẩm nên tránh: Thức ăn đóng hộp và chế biến sẵn; các món quá mặn (cà muối, dưa muối,... dễ khiến huyết áp tăng cao); thịt, sữa, sản phẩm từ thịt và sữa (có nhiều chất béo bão hòa, tác động tiêu cực tới sức khỏe tim mạch); thực phẩm chứa nhiều cholesterol (lòng đỏ trứng, bơ thực vật, khoai tây chiên, gan động vật,...); hạn chế bia rượu, thuốc lá để ngăn chặn xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ tái phát đột quỵ;Thay đổi lối sống: Để phòng tránh đột quỵ, cần cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, không nên stress hay nóng giận; sinh hoạt hợp lý, không tắm đêm hay thức quá khuya; giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa;Chăm chỉ tập thể dục: Bạn nên tập thể dục ít nhất 5 ngày/tuần, tối thiểu 30 phút/ngày để tăng cường sức khỏe, tránh béo phì, giảm huyết áp và phòng ngừa đột quỵ. Tốt nhất bạn không nên chọn những bài tập nặng hay vận động mạnh như tập tạ, quần vợt mà ưu tiên bài tập nhẹ nhàng hơn như đi bộ, chạy bộ, tập dưỡng sinh, yoga, đạp xe,...;Định kỳ khám sức khỏe: Bạn nên định kỳ khám sức khỏe mỗi 6 - 12 tháng/lần để tầm soát bệnh kịp thời (các bệnh tim mạch, tiểu đường,...). Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ và những bệnh lý tiềm ẩn. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra các biện pháp can thiệp chủ động để bệnh nhân phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.Phát hiện sớm các dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ và điều trị kịp thời là biện pháp tốt nhất để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.Hiện nay, Chụp cộng hưởng từ - MRI/MRA được coi là công cụ “vàng” tầm soát đột quỵ não. MRI được sử dụng để kiểm tra tình trạng hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt có giá trị trong chụp ảnh chi tiết não hoặc thần kinh cột sống. Do có độ phân giải và tương phản tốt nên hình ảnh MRI cho phép phát hiện ra các điểm bất thường ẩn sau các lớp xương mà các phương pháp tạo ảnh khác khó có thể nhận ra. MRI có thể cho kết quả chuẩn xác hơn so các kỹ thuật dùng tia X (ngoại trừ kỹ thuật chụp DSA đánh giá mạch máu) trong chẩn đoán các bệnh lý não, tim mạch, đột quỵ,... Hơn nữa, quá trình chụp bằng MRI không gây tác dụng phụ như trong chụp X-quang hay cắt lớp vi tính (CT).;;;;; Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não xảy ra khi não bộ đột ngột bị tổn thương. Khi việc cung cấp máu cho não bị gián đoạn sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy và dinh dưỡng. Lúc này, các tế bào não có thể bị chết chỉ trong vài phút. Đây là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh hoặc để lại những di chứng nặng nề về lâu dài. Vì vậy việc nắm rõ các dấu hiệu đột quỵ để phát hiện và xử trí kịp thời là vô cùng quan trọng giúp tăng khả năng sống sót và phục hồi của người bệnh. Theo các thống kê, người lớn tuổi có nguy cơ đột quỵ cao nhất, tuy nhiên đối tượng mắc bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa do môi trường và các thói quen xấu. Đột quỵ là một trong những biến chứng bệnh tim mạch thường gặp nhất. Có hai dạng đột quỵ là: Thiếu máu não và chảy máu não 2.1 Thiếu máu não Đột quỵ do thiếu máu não chiếm đến 85% các trường hợp bị đột quỵ. Nguyên nhân là do tình trạng động mạch tắc nghẽn, có thể là do tắc hẹp mạch máu hoặc do cục máu đông. Đối tượng thiếu máu não thường là: Người béo phì, người có nhịp tim không ổn định, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành,… 2.2 Chảy máu não Hay còn gọi là xuất huyết não, xảy ra khi các mạch máu não đột ngột bị vỡ ra, khiến máu chảy vào các nhu mô não, làm não bị tổn thương. Bệnh sẽ làm các mô não bị chết nhanh chóng, gây nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cao. Đột quỵ xảy ra bất ngờ và để lại di chứng nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời 3. Các dấu hiệu đột quỵ sớm nên ghi nhớ Khi một người bị đột quỵ, não sẽ thiếu oxy và dinh dưỡng do máu cung cấp khiến tế bào não bị chết đi. Việc can thiệp cấp cứu để thông tuần hoàn máu có thể giúp hạn chế tối đa số lượng tế bào chết, từ đó tăng khả năng phục hồi. Các dấu hiệu nhận biết đột quỵ sẽ khác nhau ở mỗi bệnh nhân, nhưng thường gặp nhất là: 3.1 Dấu hiệu đột quỵ sớm qua thị lực Thị lực của người bệnh đột ngột thay đổi, một mắt hoặc cả hai mắt mờ đi. Thị lực bị giảm đi, triệu chứng này chỉ có người bệnh cảm nhận được. 3.2 Dấu hiệu đột quỵ sớm ở mặt Đây là dấu hiệu sớm và đặc trưng của đột quỵ. Bệnh nhân sẽ có các biểu hiện sau: mặt thiếu cân xứng, méo miệng, nhân trung lệch sang một bên, nếp má bị rủ xuống,… Đặc biệt khi bệnh nhân nói hoặc cử động sẽ thấy mặt không cân xứng. 3.3 Dấu hiệu giọng nói Dấu hiệu này gồm các biểu hiện như: khó nói thành lời, nói ngọng, khó mở miệng, lưỡi tê cứng. Khi nghi ngờ gặp tình trạng này, bạn hãy kiểm tra bằng cách nói lặp đi lặp lại 1 câu. Nếu phát âm sai, nói líu thì đó có thể là dấu hiệu sớm của đột quỵ. 3.4 Dấu hiệu yếu chân hoặc tay Thường dấu hiệu này chỉ xảy ra ở một bên cơ thể, khi đó người bệnh sẽ cảm giác tê cứng và yếu đi rất rõ ràng. Nếu đột quỵ ở vùng não trái thì tay chân bên phải sẽ bị ảnh hưởng và ngược lại. Có thể tự kiểm tra bằng các động tác đơn giản như nhấc tay, nhấc chân. Khi dang 2 tay mà 1 bên tay không thể kiểm soát lực và bị rơi xuống thì khả năng đó là tình trạng yếu cơ – một dấu hiệu của đột quỵ. 3.5 Dấu hiệu thần kinh Đau đầu dữ dội là dấu hiệu rõ ràng nhất của dấu hiệu này. Cơn đau sẽ khiến người bệnh buồn nôn, nôn mửa, không đứng vững,… 3.6 Dấu hiệu nhận thức Người bệnh sẽ có những triệu chứng như: ù tai, mất nhận thức, rối loạn trí nhớ,… nguyên nhân là do các tế bào não bị tổn thương ảnh hưởng đến nhận thức. Bên cạnh những dấu hiệu thường gặp này, người đột quỵ có thể xuất hiện một số triệu chứng khác. Ví dụ như: tự nhiên chóng mặt, khó thở, tim đập nhanh, đau đầu dữ dội, yếu một bên cơ mặt,… Mặt không cân xứng là một trong những dấu hiệu đột quỵ sớm thường gặp 4. Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ Có rất nhiều các yếu tố làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, bao gồm yếu tố cơ thể và yếu tố bệnh lý. 4.1 Yếu tố cơ thể – Nguy cơ đột quỵ ở người già cao hơn người trẻ, đặc biệt là những người ở độ tuổi trên 55. – Theo thống kê, tỷ lệ bị đột quỵ ở nam giới cao hơn nữ giới. – Một người mà có người thân trong gia đình đã từng bị đột quỵ thì khả năng bị đột quỵ của họ sẽ cao hơn người bình thường. 4.2 Yếu tố bệnh lý – Người từng bị đột quỵ có nguy cơ cao tái phát, nhất là trong khoảng vài tháng đầu sau khi phát bệnh. Nguy cơ này sẽ kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần về sau. – Người mắc các bệnh lý: Tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu,… là những bệnh lý làm tăng nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Cao huyết áp gây sức ép lên thành động mạch rất dễ dẫn đến xuất huyết não. Ngoài ra, cao huyết áp còn tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành, cản trở lưu thông máu lên não. – Người thừa cân, béo phì hoặc ít vận động cơ thể: Người bị bệnh béo phì sẽ dễ mắc phải nhiều bệnh lý như mỡ máu, huyết áp cao, tim mạch,… – Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh: Giờ giấc kém khoa học, ăn uống không điều độ, thường xuyên tắm đêm. – Hút thuốc: Khói thuốc làm tổn thương thành mạch máu, dẫn đến nguy cơ đột quỵ tăng gấp đôi. Người béo phì, thừa cân có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường 5. Phòng ngừa đột quỵ Biến chứng của đột quỵ rất nguy hiểm, không chỉ với sức khỏe mà còn đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, phòng ngừa đột quỵ là vô cùng cần thiết. Đặc biệt ở độ tuổi trên 50, nhưng người béo phì, người mắc bệnh tiểu đường,… cần chủ động tìm hiểu và thực hiện các phương pháp phòng ngừa bao gồm: – Kiểm soát lượng mỡ trong máu – Theo dõi và duy trì đường huyết ổn định – Ổn định huyết áp, tránh để huyết áp tăng cao – Nói không với đồ uống có cồn, thuốc lá và chất kích thích – Thường xuyên rèn luyện sức khỏe, tập thể dục thể thao đều đặn – Ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng: Nên nhiều rau xanh, ngũ cốc, các loại đậu, thịt trắng, hải sản; hạn chế ăn mặn, đồ ăn dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ngọt. – Kiểm soát để cân nặng luôn ở mức cho phép, tránh tăng cân, béo phì. – Tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ thông qua thăm khám chuyên sâu với bác sĩ, xét nghiệm và chụp chiếu để xác định khả năng đột quỵ xảy ra. Đồng thời, đánh giá sức khỏe và các bệnh lý nguy cơ cao thông qua chỉ số và tình hình bệnh để kiểm soát ngăn ngừa đột quỵ.;;;;; Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là tình trạng não bị tổn thương do không được cung cấp máu, oxy kịp thời do mạch máu tại khu vực đó bị tắc nghẽn (đột quỵ do tắc mạch máu) hoặc vỡ (đột quỵ do vỡ mạch máu). Đột quỵ là tình trạng rất nguy hiểm bởi có thể gây ra hậu quả nặng nề, người bệnh có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000 trường hợp đột quỵ, trong đó khoảng 50% là tử vong. Đột quỵ là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư. Trường hợp người bệnh sống sót sau đột quỵ, có tới gần 90% bệnh nhân đột quỵ gặp phải các di chứng về vận động. Ngoài ra người bị đột quỵ sống sót có thể để lại nhiều di chứng nặng nề khác như liệt, nói ngọng, méo mồm, mất trí nhớ,… có thể đi theo người bệnh đến suốt cuộc đời. Các di chứng do đột quỵ để lại không chỉ khiến người bệnh khó khăn hơn trong quá trình sinh hoạt hàng ngày mà còn gây ảnh hưởng đến những người xung quanh, từ đó khiến người bị đột quỵ trở nên buồn phiền, tự ti, dễ rơi vào trầm cảm. Đột quỵ là tình trạng cấp, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, gây tử vong hoặc để lại nhiều di chứng nguy hiểm cho người bệnh 2. Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ Các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ có thể xảy ra rất nhanh, bao gồm: – Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc nửa mặt – Khó cử động hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể, không thể giơ hai tay lên qua đầu cùng lúc – Hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động – Thị lực giảm đột ngột, mắt nhìn mờ, không thấy rõ – Đau đầu dữ dội, cơn đau đến rất nhanh, có thể kèm theo buồn nôn hoặc nôn – Khó khăn khi nói, ngọng, phát âm không rõ chữ Tùy vào thể trạng sức khỏe của mỗi người mà dấu hiệu đột quỵ sẽ khác nhau. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp cơn thiếu máu não thoáng qua cũng có dấu hiệu rất giống với đột quỵ nhưng chỉ xảy ra trong khoảng thời gian ngắn. Cơn thiếu máu não thoáng qua là tín hiệu cảnh báo một cơn tiền đột quỵ và nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra trong tương lai. Người bệnh cần lắng nghe cơ thể mình và chủ động đến gặp bác sĩ từ sớm để được kiểm tra. Đặc biệt là khi cấp cứu, thời gian “vàng” khoảng 3-4 giờ đầu khi cơn đột quỵ bắt đầu. Càng để lâu nguy hiểm đến tính mạng càng cao và tăng nguy cơ để lại các di chứng nặng nề. Méo miệng, mắt không khép là các triệu chứng phổ biến ở người bị đột quỵ Đột quỵ thường do các bệnh lý về tim mạch gây ra như: tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, rung nhĩ… Đặc biệt, bệnh rất phổ biến ở nhóm người trung và cao tuổi (từ 50 tuổi trở lên). Nguy cơ đột quỵ cũng gia tăng dần theo độ tuổi, từ 55 tuổi trở lên, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ đột quỵ sẽ tăng lên gấp 2 lần. Điều này không có nghĩa là chỉ những người tầm trung và cao tuổi mới bị đột quỵ. Thực tế là đột quỵ có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, thậm chí là cả ở trẻ em. Đáng chú ý, hiện nay đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa, ngày càng nhiều người trẻ bị đột quỵ hơn. Theo thống kê của Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ năm 2019, số lượng bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ tăng hơn 44% trong vòng 10 năm gần đây. Trung bình mỗi năm, các bệnh viện tiếp nhận khoảng 15% bệnh nhân đột quỵ có độ tuổi từ 18 – 50 tuổi. Hiện nay, các ca đột quỵ phải nhập viện cấp cứu ở Việt Nam thường từ 30 tuổi trở lên. 4. Những phương pháp phòng ngừa đột quỵ Để phòng ngừa đột quỵ, người bệnh cũng nên tập trung xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, gồm một số biện pháp sau: 4.1 Ăn uống đúng cách Một trong những yếu tố chính gây ra tình trạng đột quỵ chính là chế độ ăn uống nhiều calo, dầu mỡ, muối… Thói quen này chính là một “quả bom” nổ chậm. Do vậy, bạn nên hạn chế càng nhiều càng tốt, tập trung ăn các loại thực phẩm tươi mới và nhiều rau củ quả hơn. Ngoài ra, đừng quên uống đủ nước mỗi ngày để đào thải độc tố một cách hiệu quả. 4.2 Tập thể dục thường xuyên Tập luyện thể dục thể thao giúp tăng khả năng tuần hoàn máu, cải thiện sức khỏe tim mạch. Người bệnh nên tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 lần mỗi tuần để giảm nguy cơ đột quỵ. Tập luyện thể dục thể thao là cách hiệu quả giúp ngăn ngừa đột quỵ 4.3 Không hút thuốc lá Hút thuốc lá là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều bệnh lý tim mạch. Hơn nữa, hút thuốc không chỉ làm tăng nguy cơ đột quỵ cho bản thân mà còn cả ở những người thân quanh bạn. Các nghiên cứu đã cho thấy, nếu bỏ thuốc lá từ 2 – 5 năm, nguy cơ đột quỵ sẽ giảm đến hơn một nửa. 4.4 Tầm soát nguy cơ gây đột quỵ não Tầm soát nguy cơ đột quỵ để phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ, theo đó bác sĩ sẽ tư vấn, hướng dẫn cách kiểm soát tốt các chỉ số sức khỏe như tiểu đường, mỡ mãu, xơ vữa động mạch, … và sàng lọc sớm các dị tật mạch máu não có nguy cơ gây đột quỵ (đột quỵ vỡ mạch máu não) như dị dạng mạch máu não, các vấn đề về thần kinh – não bộ,… để có biện pháp xử trí kịp thời, phòng ngừa biến chứng đột quỵ có thể xảy ra. Tóm lại, đột quỵ xảy ra ở độ tuổi nào không còn là vấn đề chính, cái chính là tất cả chúng ta từ trẻ em đến người lớn, người cao tuổi mọi độ tuổi cần xây dựng lối sống lành mạnh, đặc biệt thường xuyên thăm khám tim mạch, thần kinh để bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ.;;;;;Đột quỵ có thể gây tử vong và để lại những di chứng nặng nề cho sức khỏe, khả năng vận động và sinh hoạt của người bệnh. Trong cấp cứu đột quỵ, thời gian là yếu tố quyết định, nhận biết đột quỵ sớm và sơ cứu y tế giúp hạn chế nhiều hậu quả đáng tiếc. Đột quỵ chỉ tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do giảm máu cung cấp, khiến tế bào não bị thiếu hụt oxy, dinh dưỡng. Khi không được cấp máu trong vài phút, các tế bào não bắt đầu chết dần với số lượng ngày càng lớn. Tùy vào thời gian xử lý đột quỵ mà tế bào não tổn thương có thể phục hồi một phần hoặc chết hoàn toàn. Đột quỵ là một trong những biến chứng tim mạch thường gặp nhất, cướp đi mạng sống của nhiều bệnh nhân mỗi năm. Những người được cấp cứu sớm, giữ được tính mạng thì nguy cơ di chứng cao, có thể liệt, giảm vận động hoặc giảm cử động ở một số cơ quan nhất định. Theo nguyên nhân, có 2 loại đột quỵ chính gồm: Đột quỵ do thiếu máu não Đây là dạng đột quỵ phổ biến nhất, nguyên nhân dẫn đến biến chứng này là tình trạng tắc nghẽn động mạch, có thể do cục máu đông hoặc tắc hẹp mạch máu. Đột quỵ do thiếu máu não chiếm khoảng 85% các trường hợp đột quỵ, là dạng dễ phòng tránh nếu kiểm soát tốt yếu tố nguy cơ. Đột quỵ do thiếu máu não thường gặp ở người béo phì, người rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch,… Đột quỵ chảy máu não Trái ngược với đột quỵ do thiếu máu não, đột quỵ do chảy máu não có nguyên nhân là do rách thành động mạch, dẫn đến máu chảy vào nhu mô não hoặc não thất, khoang dưới nhện xung quanh não - chảy máu màng não. 2. Nhận biết đột quỵ sớm qua các dấu hiệu điển hình Khi đột quỵ xảy ra, cứ mỗi phút lại có hàng triệu tế bào não chết do thiếu oxy và dinh dưỡng cung cấp từ máu. Can thiệp y tế càng sớm để nối thông tuần hoàn máu não giúp hạn chế tối đa tế bào não chết, tăng khả năng hồi phục. Vì thế, nhận biết đột quỵ sớm rất quan trọng, các dấu hiệu bao gồm: 2.1. Dấu hiệu thị lực Đột quỵ thường ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh, gây hiện tượng nhìn mờ một hoặc cả hai bên mắt, giảm thị lực,… Song dấu hiệu thị lực này không rõ ràng, chỉ có bản thân người bệnh cảm thấy song cùng với dấu hiệu đột quỵ khác, rất khó để bệnh nhân tự gọi cấp cứu hay tìm đến sự giúp đỡ. 2.2. Dấu hiệu ở mặt Dấu hiệu ở mặt là một trong những dấu hiệu sớm và đặc trưng nhất của đột quỵ, quan sát mặt người bệnh thấy có biểu hiện thiếu cân xứng, nhân trung hơi lệch sang một bên, méo miệng, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống,… Đặc biệt khi bệnh nhân cười hoặc nói sẽ thấy rõ miệng và mặt thiếu cân xứng, đây là hậu quả tổn thương não do đột quỵ gây ra. 2.3. Dấu hiệu ở giọng nói Ở người bệnh đột quỵ, triệu chứng ở giọng nói có thể xuất hiện như: nói ngọng bất thường, khó nói, miệng mở khó, môi lưỡi bị tê cứng,… khiến người bệnh rất khó khăn để phát âm. Nếu nghi ngờ bản thân gặp phải tình trạng này, hãy tự kiểm tra bằng cách lặp đi lặp lại một cụm từ, nếu nói líu, dùng từ sai hoặc không thể phát âm, khả năng cao đây là dấu hiệu sớm của đột quỵ. 2.4. Dấu hiệu yếu tay hoặc chân Tình trạng yếu tay hoặc chân do đột quỵ thường xảy ra ở một bên cơ thể, cảm giác yếu và tê bì đột quột rất rõ ràng. Nếu đột quỵ gây tổn thương vùng não phải, tay chân bên trái cơ thể sẽ bị ảnh hưởng và ngược lại. Có thể tự kiểm tra khả năng cử động tay chân của người bệnh bằng các động tác đơn giản như nhấc tay, nhấc chân, cử động đơn giản,… Hãy dang hai cánh tay rộng ra trong 10 giây, nếu không thể kiểm soát 1 bên cánh tay khiến nó rơi xuống thì khả năng cao đây là tình trạng yếu cơ - dấu hiệu của đột quỵ. 2.5. Dấu hiệu nhận thức Tế bào não bị tổn thương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, dấu hiệu nhận biết như: rối loạn trí nhớ, ù tai, không nhận thức được,… 2.6. Dấu hiệu thần kinh Đau nhức đầu dữ dội là triệu chứng rõ ràng nhất, xuất hiện sớm nhất của chứng đột quỵ. Cơn đau có thể khiến người bệnh không thể đứng vững, buồn nôn, nôn mửa,… Bên cạnh những dấu hiệu nhận biết đột quỵ sớm thường gặp này, bệnh nhân đột quỵ có thể gặp một số vấn đề khác tùy theo vùng não bị tổn thương như: tự nhiên thấy chóng mặt, yếu một bên cơ mặt, đau đầu nặng, tim đập nhanh, khó thở,… Phòng ngừa đột quỵ là cần thiết bởi biến chứng này xảy ra sẽ gây di chứng rất nặng nề cho sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Nhất là các đối tượng nguy cơ cao như: người trên 50 tuổi, người béo phì, mắc bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch,… nên chủ động phòng ngừa đột quỵ bằng các biện pháp sau: Kiểm soát cholesterol trong máu. Ổn định đường huyết. Ổn định huyết áp. Bỏ rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích mạnh. Thường xuyên thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, hạn chế muối, dầu mỡ và cholesterol từ động vật. Kiểm soát cân nặng ổn định trong mức tiêu chuẩn. Nhận biết sớm đột quỵ giúp bệnh nhân được phát hiện, cấp cứu sớm trong khoảng thời gian vàng - nghĩa là 3 giờ đầu tiên khi đột quỵ. Lúc này, khả năng phục hồi vùng não bị đột quỵ rất cao, giảm nguy cơ để lại di chứng nặng.
question_436
7 thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày
doc_436
Một số thực phẩm quen thuộc hàng ngày có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để xem đó là những thực phẩm nào và công dụng ngăn ngừa cụ thể ra sao bạn nhé! 1. Tỏi Tỏi là gia vị rất quen thuộc của mỗi gia đình Việt. Nhiều người không biết rằng, ngoài công dụng giúp cho món ăn thơm ngon hơn, tỏi còn có tác dụng phòng ngừa ung thư dạ dày. Tỏi có thể làm giảm hàm lượng Nitrit bên trong dạ dày cùng với việc làm giảm sự tổng hợp của Amoni Nitrit từ đó giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Có thể bạn chưa biết: xét nghiệm ung thư dạ dày Tỏi có tác dụng chống ung thư rất quan trọng. 2. Cà chua Cà chua có chứa hàm lượng Lycopene và Renieratene khá lớn, những chất này đều là chất chống ô xy hóa, đặc biệt là Lycopene có tác dụng trung hòa Free Radical trong cơ thể, dự phòng ung thư dạ dày và ung thư các bệnh về hệ tiêu hóa rất tốt. 3. Nấm Trong nấm có các chất giúp phòng chống ung thư dạ dày rất tốt. Có trong các loại nấm như: nấm đông cô, nấm hương, nấm kim châm và nấm mèo (mộc nhĩ). Các loại nấm này đều dễ tìm thấy trong tự nhiên. Trong nấm có các chất giúp phòng chống ung thư dạ dày rất tốt 4. Đậu phụ Theo các nhà khoa học Hàn Quốc, ăn đậu phụ mỗi ngày sẽ giúp giảm được đến 90% nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Lý do là bởi, chất Isoflavon trong protein đậu nành – thành phần chính của đậu phụ- đã ngăn chặn các tế bào ác tính phát triển cũng như gây ra cơ chế tự hủy ở các tế bào này. Họ cũng ghi nhận là Isoflavon giúp kiềm chế khuẩn Helicobacter Pylori, vốn gây ra ung thư dạ dày. 5. Súp lơ Trong súp lơ còn có chứa một loại men có tác dụng kích thích hoạt động của tế bào có tên Sulphide. Men này có tác dụng hạn chế sự hình thành tế bào ung thư. Ăn nhiều súp lơ sẽ giúp bạn phòng tránh ung thư thực quản và ung thư dạ dày một cách có hiệu quả. Ăn nhiều súp lơ sẽ giúp bạn phòng tránh ung thư thực quản và ung thư dạ dày 6. Hành tây Hành tây có chứa chất Quercetin gỗ sồi là một loại chất chống ung thư tự nhiên, ăn hành có thể làm giảm được hàm lượng Nitrit dạ dày. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên ăn hành, tỉ lệ mắc ung thư dạ dày ít hơn những người không ăn hành tây 25%, tỉ lệ tử vong của ung thư dạ dày thấp hơn 30%. 7. Cà rốt Chất Beta – Caroten có trong cà rốt có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư như: ung thư dạ dày, ung thu phổi, họng, ruột, vú và ung thư tuyến tiền liệt. Các thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo.
doc_38465;;;;;doc_59246;;;;;doc_27970;;;;;doc_46048;;;;;doc_53076
Các loại nấm, súp lơ, cà chua, tỏi… là những thực phẩm chống ung thư dạ dày mà chúng ta nên sử dụng hàng ngày để bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh. Ung thư dạ dày là bệnh ung thư khá phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý ở đường tiêu hóa, rất nguy hiểm. Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Do đó, việc tìm hiểu các thực phẩm chống ung thư dạ dày và sử dụng nó hàng ngày sẽ giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là danh sách những thực phẩm chống ung thư dạ dày: Tỏi Đây được coi là một trong những thưc phẩm chống ung thư dạ dày hiệu quả. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nhóm người thường xuyên ăn tỏi có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày rất thấp. Súp lơ Súp lơ chứa nhiều molipden – một nguyên tố vi lượng có khả năng ngăn chặn sự hình thành chất gây ung thư. Nếu ăn súp lơ hàng ngày có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày và ung thư thực quản. Nấm Các loại nấm như nấm đông cô, nấm hương, mộc nhĩ, nấm kim châm… là những thực phẩm chống ung thư dạ dày hiệu quả. Lý do là bởi trong các loại nấm chứa hoạt chất có khả năng ức chế sự phát triển khối u, tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Cà chua Trong cà chua có nhiều chất chống oxy hóa, phòng các bệnh ung thư đường tiêu hóa rất tốt, trong đó có ung thư dạ dày. Cà rốt Chất beta – caroten có trong cà rốt giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư như như: ung thư dạ dày, ung thư vòm họng, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Hành tây Theo nghiên cứu, thường xuyên ăn hành tây có thể giảm lượng nitrit dạ dày xuống mức đáng kể, đồng thời giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Ngoài các thực phẩm vừa kể trên còn có nhiều loại thực phẩm khác cũng có công dụng chống ung thư dạ dày mà bạn nên tham khảo như: đậu phụ, mầm cải xanh, khoai lang… XEM THÊM:;;;;;Một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày là chế độ ăn uống không khoa học. Vì thế, cách phòng ngừa ung thư dạ dày đơn giản, hiệu quả mà bạn nên áp dụng chính là thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Theo các chuyên gia y tế, 35% ung thư bắt nguồn từ chế độ ăn uống. Một trong những bệnh ung thư do ăn uống mà ra là ung thư dạ dày. Để phòng ngừa căn bệnh này, bạn nên áp dụng theo những cách sau: 1. Hạn chế ăn đồ lên men Những đồ ăn lên men, muối chua như dưa, cà muối là món khoái khẩu của nhiều người tuy nhiên ít ai biết rằng, chúng chứa nhiều nitrit và các axit amin. Khi thực phẩm này đi vào dạ dày chúng sẽ kết hợp thành chất nitrosamine độc hại gây ung thư dạ dày. Chất này còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng và ung thư ở đường tiêu hóa khác nếu ăn quá nhiều dưa cà muối xổi. Hạn chế đồ ăn lên men như dưa, cà muối… có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày 2. Hạn chế đồ ăn nhiều muối Muối là loại gia vị không thể thiếu trong chế biến món ăn, làm tăng vị đậm đà cho thực đơn ăn uống. Thế nhưng việc bổ sung nhiều muối hoặc có thói quen ăn mặn hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe. Bạn cũng nên hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, mì ăn liền, lạp xưởng… vì chúng chứa nhiều muối, có thể làm tăng khả năng mắc bệnh ở thận cũng như gây ung thư dạ dày. 3. Hạn chế đồ nướng, đồ chiên rán ở nhiệt độ cao Đồ nướng và đồ chiên rán chứa nhiều dầu mỡ được chế biến ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra các chất gây ung thư. Đặc biệt khi dầu chiên rán được sử dụng lại nhiều lần có chứa chất gây ung thư như benzopyrene. Nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng ung thư đường tiêu hóa, trong đó có ung thư dạ dày. Vì thế để phòng ngừa bệnh bạn nên hạn chế sử dụng những thực phẩm này. 4. Hạn chế rượu bia Rượu bia là thủ phạm gây ra nhiều bệnh ung thư như ung thư gan, ung thư thực quản, vòm họng, ung thư dạ dày… Vì thế để cơ thể khỏe mạnh và đẩy lùi nguy cơ mắc ung thư dạ dày, bạn nên hạn chế sử dụng rượu bia, đặc biệt là loại rượu trắng. Hạn chế sử dụng rượu bia 5. Ăn nhiều rau quả tươi Thói quen ăn ít chất xơ, thiếu vitamin và khoáng chất từ rau củ quả có thể làm tăng khả năng mắc ung thư dạ dày. Chính vì thế, cách đơn giản để phòng ngừa ung thư dạ dày hiệu quả là bạn nên bổ sung trái cây, rau xanh hàng ngày. Đặc biệt là các loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi và những loại củ giàu beta carotene như bí ngô, cà rốt… 6. Có thói quen ăn uống hợp lý Ăn không đúng giờ, ăn quá nhiều cùng lúc hoặc để bụng quá đói… cũng khiến dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng, lâu dầu làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Do đó bạn nên tạo cho mình thói quen nhai kỹ khi ăn, nghỉ ngơi sau ăn, không nên ăn quá no để giảm gánh nặng cho dạ dày, hạn chế khả năng tổn thương niêm mạc dạ dày gây ung thư trong tương lai. 7. Điều trị triệt để vi khuẩn HP Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt phòng ngừa ung thư dạ dày, bạn cũng chú ý điều trị triệt để vi khuẩn HP trong dạ dày (nếu có). Bởi vi khuẩn HP có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, gây ra các bệnh viêm loét dạ dày. Nếu không điều trị triệt để, vi khuẩn này tiếp tục phát triển mạnh gây tổn thương nghiêm trọng dẫn tới loét nặng, lâu ngày làm tăng nguy cơ hình thành khối u ở dạ dày. Theo nghiên cứu, có tới 70% dân số Việt Nam nhiễm loại vi khuẩn này, vì thế bạn cũng không nên chủ quan cần đi khám để xác định mình có nhiễm vi khuẩn HP hay không để có biện pháp xử trí triệt để, phòng ngừa ung thư. Chủ động tầm soát ung thư dạ dày định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm bệnh (ảnh minh họa) 8. Tầm soát ung thư dạ dày định kỳ Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, ung thư dạ dày có thể gặp ở bất cứ độ tuổi và giới tính nào, việc phòng tránh bệnh chỉ mang tính tương đối bởi có nhiều nguyên nhân chủ quan gây bệnh như tiền sử bệnh lý bản thân hoặc có người nhà từng bị ung thư dạ dày. Vì thế, chủ động tầm soát ung thư dạ dày định kỳ là cách tốt nhất giúp bạn phát hiện sớm ung thư nhằm điều trị kịp thời, tăng tỷ lệ chữa khỏi bệnh.;;;;;Dạ dày là một bộ phận rất quan trọng trong cơ thể chúng ta. Dạ dày dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài tác động, điển hình là chế độ ăn uống không đúng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu chúng ta ăn những thực phẩm giúp phòng bệnh dạ dày dưới đây sẽ bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh. Sữa chua Trong sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có lợi giúp hỗ trợ tiêu hóa và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các nguy cơ gây bệnh như vi khuẩn, virus… Vì thế bạn nên ăn 1-2 hộp sữa chua mỗi ngày sẽ rất tốt cho dạ dày. Chuối Chuối rất tốt cho hệ tiêu hóa, nó thúc đẩy nhu động ruột và đảm bảo cho cơ thể đủ các dinh dưỡng cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày. Bạn nên ăn chuối mỗi ngày để phòng ngừa bệnh ở dạ dày hiệu quả. Cà chua Trong cà chua chứa hàm lượng lycopene chống oxy hóa và giúp trung hòa gốc tự do trong cơ thể, giúp phòng ngừa các bệnh ở dạ dày, đặc biệt là ung thư dạ dày. Cam Cam chứa nhiều vitamin C và chất xơ rất có lợi cho dạ dày. Thường xuyên ăn cam hoặc uống nước cam có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng bệnh dạ dày. Súp lơ Trong súp lơ có chứa nhiều nguyên tố vi lượng molipden, giúp kìm hãm và ngăn ngừa nguy cơ hình thành khối u bên trong dạ dày. Nếu thường xuyên ăn súp lơ sẽ bảo vệ hiệu quả dạ dày khỏi nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm. Tỏi Tỏi có thể làm giảm đáng kể hàm lượng nitrit dạ dày, giúp phòng ngừa ung thư dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày trước nguy cơ mắc bệnh. Do đó bạn nên ăn tỏi sống hoặc ăn tỏi xào chín… cũng rất tốt. XEM THÊM: Chăm sóc người mổ dạ dày Mẹo chữa đau dạ dày bằng hạt bưởi đơn giản hiệu quả Biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản;;;;;Chế độ ăn uống cho người ung thư dạ dày rất quan trọng giúp tăng cường sức đề kháng và cải thiện tình trạng sức khỏe. Nếu ăn uống không đúng cách sẽ ảnh hưởng tới quá trình phục hồi sức khỏe, khiến bệnh lâu khỏi hơn. Theo nghiên cứu gần đây của các chuyên gia, ăn đậu phụ thường xuyên có thể giảm đến 90% nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Còn đối với người đã mắc ung thư dạ dày, việc thường xuyên ăn đậu phụ sẽ giúp kiểm soát bệnh, ngăn ngừa tiến triển và tái phát. Nấm giàu chất dinh dưỡng và được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Có rất nhiều loại nấm như nấm kim châm, nấm hương, nấm rơm, nấm mèo… Người bệnh ung thư dạ dày nên thường xuyên ăn nấm sẽ giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện bệnh. Rau củ quả tươi dồi dào hàm lượng vitamin, chất khoáng, chất xơ giúp tăng cường chất đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp người ung thư dạ dày đẩy lùi sớm bệnh. Những món ăn hấp dẫn chiên rán nhiều dầu mỡ như cánh gà rán, đùi gà rán, xúc xích, nem chua… đều rất dễ gây ra ung thư dạ dày, vì vậy bạn cần hạn chế hoặc kiêng hẳn những thực phẩm này để giúp dạ dày khỏe mạnh hơn. Những thực phẩm cay chua như ớt, tiêu, cóc, xoài, mơ… và những loại thực phẩm lên men như dưa cà muối có nguy cơ gây ung thư dạ dày rất cao. Do đó khi bị ung thư dạ dày người bệnh cần tránh xa những loại thực phẩm này. Những thực phẩm đóng hộp như thịt đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản. Nếu dùng những thực phẩm này lâu ngày có thể gây ảnh hưởng xấu tới quá trình lành bệnh. Vì thế người bệnh ung thư dạ dày nên tránh xa những thực phẩm này. Thay vào đó là ăn những thực phẩm tươi, mới. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra khuyến cáo, muối là tác nhân thúc đẩy, kích hoạt sự phát triển của mầm mống ung thư. Do đó người bệnh ung thư dạ dày cần hạn chế muối trong bữa ăn hàng ngày. Chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư dạ dày rất quan trọng giúp cải thiện sớm tình trạng sức khỏe. Vì thế người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp ăn uống sinh hoạt đúng cách. Có như vậy mới giúp tăng cường sức khỏe, thể trạng và tăng tỷ lệ chữa khỏi cao. XEM THÊM:;;;;;Một số thực phẩm quen thuộc với người dân Việt nhưng lại là thủ phạm gây nhiều bệnh ung thư nguy hiểm. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này. Có một số thực phẩm mà bạn nên hạn chế ăn để tránh ánh hưởng xấu tới sức khỏe như: Tham khảo: khám phát hiện ung thư sớm 1. Cơm nguội Nhiều gia đình Việt sử dụng cơm thừa từ bữa trước để rang lên và ăn, giúp tiết kiệm thức ăn cũng như thời gian nấu nướng. Tuy nhiên, thói quen này rất có hại cho dạ dày bởi thành phần chủ yếu trong cơm là tinh bột, nếu bạn hâm nóng cơm nguội lên đến 60 độ C, cơm sẽ chuyển hóa thành dạng bột hồ. Việc ăn cơm nguội hâm nóng thường xuyên gây khó tiêu hóa, về lâu dài có thể dẫn đến ung thư dạ dày. Nhiều gia đình Việt sử dụng cơm thừa từ bữa trước để rang lên và ăn 2. Thịt đỏ Các nhà khoa học Thụy Điển đã tiến hành nghiên cứu và chỉ ra rằng việc mỗi ngày hấp thụ 30 gam thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày thêm 15 – 38 %. Lý giải về con số này, các nhà khoa học cho biết, những thịt chế biến sẵn được ngâm muối, tẩm ướp, hun khói, có bỏ vào chất bảo quản, ăn nhiều thực phẩm này sẽ khiến nhiều chất độc hại tích tụ trong dạ dày dẫn đến ung thư dạ dày. 3. Thực phẩm chiên rán Gà rán, nem rán… là món ăn khoái khẩu của nhiều người bởi hương vị hấp dẫn và tính tiện lợi. Tuy nhiên, những thực phẩm bị chiên rán ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) và heterocyclic amines (HCAs), đây đều là các hợp chất nguy hiểm có khả năng gây ung thư dạ dày. 4. Thực phẩm biến đổi gen Thực phẩm biến đổi gen được sử dụng hóa chất để trồng ngày càng trở nên phổ biến Ngày nay, thực phẩm biến đổi gen được sử dụng hóa chất để trồng ngày càng trở nên phổ biến trong khi nhóm thực phẩm này là một trong những nguyên nhân chính gây phát sinh các loại bệnh ung thư trong cơ thể con người. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ trong quá trình chọn mua thực phẩm và đặc biệt tránh xa những thực phẩm biến đổi gen. 5. Bắp rang bơ quay lò vi sóng Bắp rang bơ quay lò vi sóng là một món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trong lớp chống dính ở mặt trong túi đựng bỏng, khi được quay ở nhiệt độ cao sẽ phân hủy thành hợp chất acid perfluorooctanoic, tăng nguy cơ ung thư. Ngoài ra, viền keo dán quanh túi cũng có thể tiết ra những chất cực độc khi túi bỏng được quay nóng. 6. Thực phẩm muối, lên men Ăn quá nhiều dưa muối, cà muối có thể gây ung thư dạ dày. Các loại thực phẩm muối nói chung, đều có chứa một lượng nitrat nhất định. Trong quá trình muối dưa, nitrat bị vi khuẩn trong môi trường tác động tạo phản ứng oxy hóa chuyển thành nitrit. Nitrit có thể kết hợp với các axit amin trong món ăn như thịt, cá, tôm,… tạo thành hợp chất nitrosamine -một chất có khả năng gây ung thư. Ăn quá nhiều dưa muối, cà muối có thể gây ung thư dạ dày. 7. Các loại dầu hydro hóa một phần Nhiều loại thực phẩm chế biễn sẵn cũng như bánh kẹo được nhiều người yêu thích chứa dầu hydro hóa một phần, một chất béo bão hòa thường tồn tại ở thể rắn trong điều kiện nhiệt độ phòng. Loại dầu này giúp tăng khẩu vị và hạn sử dụng cho sản phẩm nhưng lại không tốt cho sức khỏe. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí International Journal of Cancer, việc sử dụng dầu thực vật được hydro hóa một phần liên quan đến ung thư vú và trực tràng.
question_437
Công dụng thuốc Javiel
doc_437
Thuốc Javiel có thành phần chính là Diacerhein, thường được sử dụng trong điều trị viêm xương khớp. Hãy cùng tìm hiểu về công dụng thuốc Javiel trong bài viết dưới đây. Thuốc Javiel được sản xuất bởi Công ty CP Dược phẩm Đạt Vi Phú (DAVIPHARM) - Việt Nam và lưu hành trên thị trường với số đăng ký là VD-4990-08. Javiel là thuốc kê đơn, được phân loại vào nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, nhóm chống viêm không Steroid, thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp. Thành phần hoạt chất chính của thuốc Javiel là Diacerhein.Dạng bào chế: viên nang cứng, mỗi viên chứa 50mg Diacerhein và các tá dược khác của nhà sản xuất.Dạng đóng gói: Hộp 6 vỉ x 10 viên và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Thuốc Javiel có công dụng kháng viêm qua cơ chế ức chế các chất trung gian hóa học gây viêm, do đó giúp bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau, hoặc khó chịu do viêm. Javiel tác dụng chính lên hệ xương khớp, do đó dùng trong điều trị thoái hóa khớp. Thuốc Javiel có tác dụng từ từ nên dùng trong các bệnh khớp hông, gối tiến triển chậm. 3. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Javiel Thuốc Javiel thường được chỉ định trong các trường hợp thoái hóa khớp, đau nhức xương khớp, bệnh gout.Chống chỉ định: Tuyệt đối không sử dụng Javiel trong các trường hợp sau:Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Javiel và các hoạt chất có cấu trúc anthraquinone.Viêm ruột, tắc ruột.Có các triệu chứng đau bụng vô căn.Tiêu chảy.Xơ gan.Không khuyến cáo sử dụng thuốc Javiel cho trẻ dưới 15 tuổi và người trên 65 tuổi. 4. Liều lượng và cách dùng thuốc Javiel 5. Tác dụng không mong muốn Ngoài tác dụng điều trị, thuốc Javiel có thể gây ra một số tác dụng khác trong quá trình sử dụng.Cần đưa bệnh nhân đến ngay trung tâm cấp cứu nếu xuất hiện các triệu chứng sau: nổi mề đay, phát ban, phù mí mắt, phù mặt, môi, lưỡi, khó thở, khó nuốt, khàn tiếng,...Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp phải triệu chứng của rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, rối loạn điện giải, nước tiểu đậm màu hơn,...Để đảm bảo an toàn trong quá trình dùng thuốc, hãy thông báo với bác sĩ khi thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào khi uống Javiel. 6. Tương tác thuốc Thuốc Javiel có thể tương tác với một số thuốc như:Các thuốc kháng sinh hoặc thuốc ức chế hệ vi khuẩn đường ruột.Các thuốc lợi tiểu.Thuốc glycosid tim.Thuốc nhuận tràng.Các antacid như: Các oxit, hidroxit, muối của nhôm, calci, magnesi.Thuốc ức chế thụ thể ACE trong điều trị tăng huyết áp. 7. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Javiel Sử dụng thuốc Javiel trong thai kỳ: Javiel không được khuyến cáo sử dụng trong thai kỳ do hoạt chất Diacerhein trong thuốc có thể đi từ tuần hoàn mẹ sang tuần hoàn thai nhi và ảnh hưởng xấu đến thai nhi, đặc biệt là trong giai đoạn thai nhi phát triển.Sử dụng thuốc Javiel trong thời kỳ cho con bú: đã có báo cáo cho thấy những lượng nhỏ dẫn xuất của Diacerhein trong sữa mẹ, vì vậy không nên sử dụng Javiel cho phụ nữ có thai.Thuốc Javiel không gây tác dụng phụ lên các đối tượng lái xe và vận hành máy móc do đó đối tượng này có thể sử dụng khi làm việc.Trước khi sử dụng thuốc, cần thông báo với bác sĩ nếu bệnh nhân có tiền sử bệnh về đường tiêu hóa.Không uống rượu trong thời gian sử dụng Javiel. 8. Bảo quản thuốc Bảo quản thuốc Javiel trong bao bì gốc của nhà sản xuất, ở nơi thoáng mát, sạch sẽ tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, nhiệt độ dưới 25 độ C.Để Javiel tránh xa tầm tay trẻ em cũng như vật nuôi, tránh chúng không biết nhai phải gây ra những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng.Không dùng thuốc Javiel đã hết hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu thay đổi màu sắc, tính chất, mùi vị, không còn nguyên tem nhãn.Không vứt thuốc Javiel vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi được yêu cầu.
doc_26189;;;;;doc_30264;;;;;doc_37799;;;;;doc_13373;;;;;doc_39157
Javies là thuốc tim mạch, có chứa thành phần chính là Triflusal, hàm lượng 300mg, bào chế dưới dạng viên nang. Vậy để hiểu biết rõ hơn Javies là thuốc gì, công dụng thuốc, cách dùng ra sao, bạn có thể tham khảo bài viết sau đây. 1. Chỉ định - Công dụng thuốc Javies Thuốc Javies dùng để điều trị và dự phòng nguy cơ huyết khối trong các trường hợp sau:Nhồi máu cơ timĐau thắt ngực ổn địnhĐau thắt ngực không ổn địnhĐột quỵ do nhồi máu não. Cơn thiếu máu cục bộ não thoáng qua. Cơ chế:Hoạt chất Triflusal trong Javies là một chất ức chế kết tập tiểu cầu, mặc dù có cấu trúc tương tự với ASA nhưng lại có một số khác biệt trong cơ chế tác dụng.Hoạt chất Triflusal là một chất sinh tổng hợp thromboxan bằng cách ức chế không phục hồi cyclooxygenase tiểu cầu, có ưu thế do sinh tổng hợp prostacyclin nhờ tác dụng không đáng kể lên cyclooxygenase mạch máu ở liều điều trị.Trong các nghiên cứu in vitro và ex vivo khẳng định thêm rằng: dược chất triflusal kích thích giải phóng từ bạch cầu trung tính ở người chất nitric oxide, chất này cũng góp phần vào tác dụng hủy tiểu cầu. 2. Liều lượng - Cách dùng thuốc Javies Liều dùng trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, liều dùng cụ thể phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân và khả năng đáp ứng dùng thuốc Javies. Hãy tuân thủ đúng liều dùng theo chỉ định của bác sĩ.Với liều điều trị: Dùng liều 900mg/ ngày. Sau đó chuyển sang dùng liều duy trì: 600mg/ ngày.Với liều dự phòng: Dùng liều 300mg/ ngày.Cách dùng: Thuốc Javies được chỉ định dùng ở người lớn và sử dụng tốt nhất bằng đường uống, tốt nhất là nên uống trong bữa ăn. 3. Quá liều thuốc Javies và xử trí Sau khi sử dụng liều cao Javies sẽ gây hội chứng ngộ độc salicylat có thể xuất hiện các dấu hiệu: Nhức đầu, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, nôn, thở nhanh,... Trong trường hợp quá liều người nhà cần đưa ngay tức khắc bệnh nhân đến gặp bác sĩ, dược sĩ hoặc trung tâm cấp cứu gần nhất để được xử trí.Xử trí: Khi quá liều Javies hãy dùng dung dịch than hoạt tính rửa dạ dày để làm giảm hấp thu của thuốc. Đồng thời, người bệnh cần duy trì việc cân bằng điện giải và điều trị triệu chứng khác, nếu có. 4. Chống chỉ định dùng thuốc Javies Người bệnh dị ứng hay mẫn cảm với thành phần triflusal hoặc các salicylat khác.Loét dạ dày nặng hoặc có tiền sử loét dạ dày, hoặc những rối loạn tiêu hoá nào khác có thể gây chảy máu. 5. Tương tác thuốc Javies với thuốc khác Javies làm tăng tác dụng khi kết hợp với heparin ở liều thấp.Thuốc cũng có thể làm tăng tác dụng khi phối hợp với các thuốc chống viêm không steroid, thuốc điều trị đái tháo đường, thuốc chống đông dùng đường uống.Vì vậy, trong quá trình sử dụng thuốc Javies, có thể xảy ra hiện tượng tương tác giữa các thuốc với nhau hoặc giữa thuốc với thức ăn hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe khác. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tác dụng và hiệu quả điều trị của thuốc, vì thế để tránh những tương tác bất lợi, bệnh nhân cần cung cấp cho bác sĩ tất cả các loại thuốc kê đơn và không kê đơn trước khi dùng Javies. 6. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Javies Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất khi dùng thuốc Javies là đầy bụng. Ngoài ra, bạn có thể gặp các triệu chứng như nhức đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng bởi các triệu chứng này thường nhẹ và biến mất trong vòng vài ngày thậm chí ngay cả khi chưa ngừng thuốc.Khi uống Javies trong bữa ăn, các tác dụng phụ sẽ làm rối loạn tiêu hóa. Đôi khi, có thể sẽ gặp chảy máu đường tiêu hóa, bầm tím, chảy máu cam, chảy máu lợi, hoặc chảy máu não. Ngoài ra còn có một số trường hợp hiếm gặp như bị dị ứng da khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.Trong một vài trường hợp tác dụng không mong muốn trên dạ dày có thể xảy ra, đặc biệt thận trọng khi dùng thuốc javies ở bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày tiến triển. Tác dụng này thường biến mất khi giảm liều hoặc khi kết hợp javies với thuốc kháng acid.Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc để được xử trí kịp thời.Javies là loại thuốc tim mạch giúp điều trị các trường hợp huyết khối gây tắc mạch do nhiều bệnh lý khác nhau gây ra. Bệnh nhân nên dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ để được theo dõi quá trình dùng thuốc và đáp ứng thuốc ra sao. Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi thắc mắc nào liên quan đến thuốc Javies thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được giải đáp.;;;;;Thuốc Elavil thuộc nhóm thuốc thần kinh, có tác dụng điều trị chứng trầm cảm, giúp an thần, ổn định tâm lý của người bệnh, hỗ trợ người bệnh mau chóng lấy lại tâm trí để sinh hoạt, học tập và làm việc bình thường. Thuốc Elavil là thuốc được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ. Thuốc Elavil có thành phần chính là hoạt chất Amitriptyline và các tá dược khác vừa đủ. Thuốc được điều chế dưới dạng viên uống, đóng gói thành hộp gồm 60 viên. Thuốc gồm có hai dạng là Elavil 10mg và thuốc Elavil 25mg 2. Tác dụng của thuốc Elavil 2.1 Công dụng - chỉ định. Thuốc Elavil là một loại thuốc chống trầm cảm ba vòng có chứa hoạt chất Amitriptyline. Hoạt chất này có tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh trong não giúp làm điều chỉnh tâm trạng của người bệnh. Thuốc Elavil được chỉ định để điều trị cho các trường hợp sau:Người trưởng thành bị trầm cảm vừa và nặng: giúp an thần, ổn định tâm lý cho người bệnh.Điều trị đái dầm ban đêm ở trẻ trên 6 tuổi sau khi đã loại trừ được các bệnh lý liên quan khác.2.2 Chống chỉ định. Thuốc Elavil chống chỉ định sử dụng cho các trường hợp sau:Người bị dị ứng, quá mẫn cảm với hoạt chất Amitriptyline hay bất cứ thành phần nào có trong thuốc. Người bị mắc bệnh đau tim. Người đã sử dụng các chất ức chế MAO trong vòng 14 ngày như: Linezolid, Isocarboxazid, Phenelzine, Rasagiline, Tranylcypromine, Selegiline, tiêm xanh methylen. 3. Cách dùng và liều dùng thuốc Elavil Cách dùng: thuốc được điều chế dưới dạng viên uống nên được sử dụng trực tiếp bằng đường uống. Khi uống, người bệnh nên kết hợp với một lượng nước vừa đủ, tránh kết hợp với các loại nước có ga, đồ uống có cồn như bia rượu, không được nghiền nát hoặc bẻ đôi viên thuốc trong quá trình uống, cần nuốt cả viên.Liều dùng:Liều dùng thông thường điều trị bệnh trầm cảm. Sử dụng liều 10mg x 3 lần/ngày hoặc 20mg x 1 lần/ngày trước khi đi ngủ.Với người lớn bị bệnh trầm cảm thông thường. Bệnh nhân ngoại trú:Liều dùng ban đầu: sử dụng 75mg mỗi ngày với liều chia. Nếu cần thiết có thể tăng lên đến 150mg. Liều dùng chính: sử dụng 40mg đến 100mg mỗi ngày. Liều dùng tối đa: không được vượt quá 150mg/ngày. Phác đồ điều trị ngoại trú thay thế: sử dụng 50 đến 100mg/lần trước khi đi ngủ. Có thể tăng thêm 25mg hoặc 50mg nếu cần thiết trước khi đi ngủ để đủ 150mg/ngày. Bệnh nhân điều trị nội trú:Liều khởi đầu: sử dụng 100mg/ngày. Liều thường xuyên: sử dụng 40 đến 100mg/lần duy nhất trước khi đi ngủ. Liều dùng tối đa: sử dụng 300mg/ngày. Lưu ý:Người bệnh nên tăng liều vào cuối buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ vì thuốc có tác dụng an thần, gây buồn ngủ. Hiệu quả điều trị của thuốc tốt nhất có thể mất đến 30 ngày. Nên giảm liều lượng thường xuyên xuống mức tối thiểu nhất để duy trì giảm triệu chứng khi đã đạt được sự cải thiện tình trạng bệnh thỏa đáng. Liều dùng thường xuyên cần được sử dụng tiếp tục trong vòng 3 tháng hoặc lâu hơn để giảm thiểu đi khả năng tái phát. Với trẻ em bị bệnh trầm cảm. Trẻ từ 12 tuổi trở lên: sử dụng 10mg x 3 lần/ngày hoặc 20mg/lần/ngày trước khi đi ngủ. Trong trường hợp quên liều: Người dùng có thể uống bổ sung ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu đã quá gần với thời gian sử dụng liều thuốc Elavil tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và chỉ uống liều tiếp theo đó. Tuyệt đối không được sử dụng gấp đôi số liều để tránh dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc quá liều.Trong trường hợp quá liều: khi sử dụng quá liều, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như: nhịp tim đập không đều, cảm giác có thể ngất xỉu, co giật, hôn mê. Khi đó, cần phải gọi ngay cho bác sĩ hoặc đi cấp cứu ngay lập tức để tránh dẫn đến các hậu quả đáng tiếc. 4. Tác dụng phụ của thuốc Elavil Trong quá trình sử dụng, ngoài công dụng chính mà thuốc Elavil mang lại, người dùng còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:Các tác dụng phụ nguy hiểm:Xuất hiện các cục máu đông, tê hoặc cơ thể yếu đi đột ngột. Gặp phải các vấn đề về thị lực, lời nói. Bị sưng đỏ ở cánh tay hoặc chân. Có suy nghĩ, hành động bất thường. Có cảm giác nhẹ đầu, giống như sắp ngất đi. Bị đau ngực, đau lan đến hàm hoặc vai. Buồn nônĐồ mồ hôi. Nhịp tim đập mạnh. Xuất hiện cảm giác nhầm lẫn, ảo tưởng. Co giật. Bị đau khi đi tiểu hoặc gặp khó khăn. Dễ bị bầm tím da, chảy máu bất thường. Sốt, ớn lạnh, đau họng, lở miệng.Một số tác dụng phụ phổ biến:Táo bón, tiêu chảy. Nôn, buồn nôn, đau dạ dày. Mùi vị khác thường, đau miệng, lưỡi đen. Thèm ăn, thay đổi cân nặngĐi tiểu ít hơn bình thường. Ngứa, phát ban trên da. Sưng vú ở cả năm hoặc nữ. Giảm ham muốn tình dục, bất lực hoặc khó đạt cực khoái. 5. Tương tác thuốc Elavil Người dùng cần ghi nhớ một số phản ứng tương tác giữa thuốc Elavil với các loại thuốc khác như:Khi sử dụng Elavil với các loại thuốc khác sẽ làm giảm đi tác dụng của thuốc. Vì vậy, người dùng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Elavil với các loại thuốc ngủ, thuốc giảm đau gây nghiện, thuốc điều trị lo âu, thuốc giãn cơ, thuốc trầm cảm, thuốc chống co giật.Cần thông báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc, thực phẩm chức năng mà bạn đang sử dụng, đặc biệt là:Các loại thuốc chống trầm cảm khác. Thuốc điều trị trầm cảm, lo lắng, rối loạn tâm thần hoặc bệnh tâm thần. Thuốc dị ứng, cảm lạnh. Thuốc điều trị bệnh Parkinson. Thuốc điều trị các vấn đề liên quan đến dạ dày, say tàu xe, hội chứng ruột kích thích. Thuốc điều trị các triệu chứng liên quan đến bàng quang. Thuốc hen phế quản. 6. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Elavil Khi sử dụng thuốc Elavil, người bệnh cần ghi nhớ một số lưu ý sau:Tuyệt đối không được uống rượu khi đang uống thuốc Elavil vì sẽ xảy ra các tác dụng phụ nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong. Tránh lái xe, tàu hoặc các hoạt động cần sự tập trung, tỉnh táo vì khi sử dụng thuốc, các phản ứng thần kinh có thể sẽ bị suy yếu. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì hoạt chất Amitriptyline có thể sẽ làm cho người bệnh dễ bị cháy nắng hơn. Người bệnh nên mặc quần áo bảo hộ và sử dụng kem chống nắng đầy đủ trước khi ra khỏi nhà.Để đảm bảo được sự an toàn cho sức khỏe, người bệnh cần phải nói với bác sĩ điều trị nếu từng bị tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, bệnh gan, bệnh tim, đột quỵ, co giật, bệnh tiểu đường, tăng nhãn áp, gặp vấn đề khi đi tiểu.Với những người trẻ có suy nghĩ về vấn đề tự tử khi sử dụng thuốc cần phải được kiểm tra thường xuyên, đồng thời gia đình cũng cần phải quan tâm đặc biệt để có thể phát hiện ra nếu người bệnh có những thay đổi khác lạ trong tâm trạng.Với những người đang mang thai, đang cho con bú: hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Elavil. Tuyệt đối không sử dụng Elavil cho trẻ nhỏ dưới 12 tuổi.Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp cho người đọc có thêm thông tin về thuốc Elavil trong quá trình điều trị trầm cảm, giúp an thần, ổn định tâm lý. Lưu ý, Elavil là thuốc được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ nên người bệnh cần phải được thăm khám, chẩn đoán và kê đơn thuốc trước khi dùng.;;;;;Thuốc Juvever có hoạt chất chính là cyproheptadine, một thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất thường được dùng để giảm các triệu chứng dị ứng, hắt hơi, phát ban, ngứa...Đặc biệt thuốc còn hiệu quả trong điều trị biếng ăn và hội chứng nôn trớ ở trẻ. 1. Công dụng thuốc Juvever Thuốc Juvever có thành phần chính là Cyproheptadine Hydrochloride. Thuốc có công dụng điều trị các bệnh lý sau:Điều trị bệnh mề đay cấp tính hoặc mãn tính. Bệnh huyết thanh, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch. Dị ứng da, chàm, ngứa, viêm da dị ứng, viêm da - thần kinh, phù mạch - thần kinh.Biếng ăn, bệnh nhân suy kiệt.Nhức đầu do mạch máu. 2. Liều lượng - Cách dùng thuốc Juvever Liều thông thường Juvever ở người lớn là 1 viên x 3 lần/ngày. Liều cụ thể trong từng trường hợp như sau:Điều trị mề đay mãn tính: nửa viên/ngày. Trị đau nửa đầu cấp: 1 viên, sau nửa giờ uống lặp lại, tối đa 8mg trong 4-6 giờ. Liều duy trì là 1 viên/ngàyĐiều trị biếng ăn: uống 1 viên/ngày. Lưu ý thuốc Juvever có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ở trẻ em. Do đó, phụ huynh không nên tự ý mua thuốc cho trẻ dùng mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi điều trị.Trẻ em 7 - 14 tuổi: uống 1 viên/ngày.Trẻ em 3 - 6 tuổi: uống nửa viên/ngày. Trẻ em từ 6 tháng - 2 tuổi: dùng liều 0,4mg/kg/ngày. 3. Chống chỉ định sử dụng thuốc Juvever Thuốc Juvever bị chống chỉ định trong các trường hợp sau:Phụ nữ có thai. Sử dụng cho trẻ sơ sinh, trẻ sinh non hoặc trẻ dưới 6 tháng tuổi. Bà mẹ đang cho con bú. Quá mẫn với cyproheptadine hoặc bất kỳ thành phần nào của công thức. Dùng đồng thời với thuốc chế monoamine oxidase. Bệnh tăng nhãn áp góc đóng, loét dạ dày tá tràng, phì đại tuyến tiền liệt có triệu chứng, tắc nghẽn cổ bàng quang, tắc nghẽn tá tràng, bí tiểu. Bệnh nhân cao tuổi, suy nhược. 4. Tương tác thuốc Juvever Cyproheptadine khi sử dụng đồng thời với một số thuốc có thể gây tương tác, làm tăng hoặc giảm hiệu lực của nhau. Dưới đây là một số tương tác thuốc cần lưu ý:Chất ức chế acetylcholinesterase: Có thể làm giảm tác dụng điều trị của Cyproheptadine. Ngược lại cyproheptadine có thể làm giảm tác dụng điều trị của thuốc ức chế Acetylcholinesterase.Rượu: Thuốc có thể tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương của rượu. Do vậy cần tránh uống rượu trong thời gian dùng thuốc.Amantadine: Có thể tăng cường tác dụng kháng cholinergic của cyproheptadine. Amezinium: Thuốc cyproheptadine có thể tăng cường tác dụng kích thích của Amezinium.Amphetamine: Có thể làm giảm tác dụng an thần của thuốc Juvever. 5. Tác dụng phụ của thuốc Juvever Trong quá trình sử dụng thuốc Juvever, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ sau đây:Tim mạch: Ngoại tâm thu, hạ huyết áp, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh. Hệ thần kinh trung ương: Mất điều hòa, ớn lạnh, lú lẫn, chóng mặt, buồn ngủ, hưng phấn, phấn khích, mệt mỏi, ảo giác, nhức đầu, cuồng loạn, mất ngủ, khó chịu, căng thẳng, viêm dây thần kinh, dị cảm, bồn chồn, an thần, co giật, chóng mặt. Da liễu: nhạy cảm với ánh sáng, phát ban da, mày đay. Tiêu hóa: Đau bụng, chán ăn, ứ mật, táo bón, tiêu chảy, tăng cảm giác thèm ăn, buồn nôn, nôn nao. Hệ sinh dục: Khó tiểu, tiểu buốt, bí tiểu. Huyết học: Mất bạch cầu hạt, thiếu máu tán huyết, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu. Gan: Suy gan, viêm gan, vàng da. Quá mẫn: phù mạch, phản ứng quá mẫn, sốc phản vệ,Thần kinh cơ xương khớp: Run. Nhãn khoa: Nhìn mờ, nhìn đôi. Otic: Viêm mê cung (cấp tính), ù tai. Hô hấp: Ngạt mũi, viêm họng, đờm dịch phế quản 6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Juvever Khi sử dụng thuốc Juvever, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:Thuốc Juvever có thể gây suy nhược hệ thần kinh trung ương, có thể làm suy giảm khả năng thể chất và tinh thần. Do đó, bệnh nhân phải được cảnh báo khi thực hiện các công việc đòi hỏi sự tỉnh táo (ví dụ như vận hành máy móc hoặc lái xe).Bệnh tim mạch: Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân mắc bệnh tim mạch (bao gồm tăng huyết áp và bệnh tim thiếu máu cục bộ).Bệnh đường hô hấp: Thận trọng khi sử dụng thuốc Juvever cho bệnh nhân hen suyễn hoặc các chứng rối loạn hô hấp mãn tính khác.Rối loạn chức năng tuyến giáp: Thận trọng khi dùng thuốc Juvever cho bệnh nhân bị rối loạn chức năng tuyến giáp.Người lớn tuổi: Thuốc kháng histamin có nhiều khả năng gây chóng mặt, an thần, hạ huyết áp và các tác dụng kháng cholinergic khác ở người lớn tuổi. Do đó, nên tránh sử dụng cho người cao tuổi. Bệnh nhân suy gan, suy thận: Theo hướng dẫn của nhà sản xuất, không cần điều chỉnh liều lượng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sự thanh thải thuốc ở bệnh nhân suy thận sẽ giảm, do đó vẫn nên thận trọng khi dùng thuốc cho đối tượng này.Bệnh nhân nhi: Thuốc kháng histamin có thể gây kích thích ở trẻ nhỏ. Do vậy cần theo dõi chặt chẽ bé để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường. Quá liều thuốc kháng histamin ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể gây ảo giác, suy nhược thần kinh trung ương, co giật và tử vong. Thận trọng khi sử dụng và dùng liều thấp nhất có hiệu quả ở trẻ em và tránh dùng đồng thời với các thuốc khác có tác dụng ức chế hô hấp.Thuốc bị chống chỉ định sử dụng khi đang cho con bú. Nói chung, nếu trẻ bú mẹ tiếp xúc với thuốc kháng histamin thế hệ đầu tiên qua sữa mẹ, trẻ phải được theo dõi về tình trạng khó chịu hoặc buồn ngủ. Khi cần điều trị ở phụ nữ cho con bú, thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai được ưu tiên sử dụng hơn. Thuốc kháng histamin có thể làm giảm nồng độ prolactin huyết thanh của người mẹ khi dùng trước khi bắt đầu cho bé bú.Trên đây là những thông tin cơ bản về cách dùng, liều dùng và những lưu ý khi dùng Juvever. Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.;;;;;Jazxylo còn có tên gọi khác là Otrivin hay Otrivine nằm trong danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới. Đây là một loại thuốc dùng để giảm các triệu chứng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng và viêm xoang. Jazxylo có thành phần chính là Xylometazolin hydroclorid 5mg/10ml, nằm trong nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp, được bác sĩ chỉ định sử dụng trong các trường hợp như:Dùng để giảm triệu chứng sổ mũi, ngạt mũi và giảm sung huyết nguyên nhân do người bệnh bị mắc bệnh viêm mũi cấp hoặc mạn tính, viêm xoang, dị ứng đường hô hấp trên, cảm lạnh, cảm mạo.Điều đị triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi trong cảm lạnh, cúm do các nguyên nhân khác.Hỗ trợ điều trị sung huyết niêm mạc mũi họng trong viêm tai giữa.Cơ chế hoạt động:Thuốc hoạt động bằng cách kích thích các thụ thể adrenergic trên lớp đệm của mạch máu trong mũi. Thuốc có công dụng làm giảm sự co thắt của các tĩnh mạch lớn trong mũi khi bị sưng lên trong quá trình viêm, nguyên nhân do mắc bệnh nhiễm trùng hoặc dị ứng. 2. Liều lượng và cách dùng Liều lượng:Với bệnh nhân là trẻ nhỏ từ 03 tháng đến dưới 2 tuổi: Chỉ nên sử dụng thuốc khi đã có sự cho phép của bác sĩ. Thông thường liều lượng thuốc sử dụng là 1 giọt/1 lần cho mỗi bên lỗ mũi, liều tối đa không quá 2 lần.Với bệnh nhân là trẻ em từ 2 tuổi đến 12 tuổi dùng thuốc Jazxylo nhỏ 1-2 giọt vào mỗi bên lỗ mũi. Nhỏ thuốc 8-10 giờ/lần, không quá 3 lần/ngày.Với bệnh nhân là trẻ trên 12 tuổi và người lớn dùng thuốc Jazxylo từ 2 - 4 giọt vào mỗi bên mũi, 2-3 lần/ngày.Lưu ý: Sử dụng xylometazoline kéo dài có thể làm giảm hiệu quả hoặc tăng khả năng dung nạp thuốc. Do đó, mà thời gian dùng thuốc không nên quá 3 ngày. Thời gian dùng tối đa là 5 ngày.Quá liều và cách xử trí:Biểu hiện: Ở người lớn khi dùng quá liều thuốc hoặc sử dụng thuốc quá thường xuyên, người bệnh có thể gặp các phản ứng như phản ứng toàn thân, bị kích ứng niêm mạc mũi. Ở trẻ em thường gặp biểu hiện như sốc như hạ huyết áp gây ức chế hệ thần kinh trung ương, hạ nhiệt, mạch nhanh, ra mồ hôi.Xử lý: Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị theo triệu chứng. Chống chỉ định:Người bệnh mẫn cảm với thành phần Xylometazolin hydroclorid hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc. Bệnh nhân bị bệnh glocom góc đóng.Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 03 tháng tuổi.Không dùng thuốc cho với người có tiền sử mẫn cảm với các thuốc nhóm adrenergic.Không dùng cho đối tượng đang dùng các thuốc chống trầm cảm 3 vòng 3. Tác dụng phụ thuốc Jazxylo Khi sử dụng thuốc Jazxylo, người bệnh có thể gặp một số phản ứng phụ không mong muốn bao gồm có. Phản ứng phụ ít khi xảy ra: Kích ứng niêm mạc nơi tiếp xúc, khô niêm mạc mũi. Phản ứng xung huyết tái phát có thể xảy ra khi dùng thuốc dài ngày. Khó ngủ, kích thích mũi, buồn nôn, chảy máu cam, đau kinh nguyệt và đau đầu. 4. Thận trọng dùng thuốc Jazxylo Thận trọng sử dụng thuốc trong các trường hợp sau:Với người bệnh đang bị bệnh cường giáp, xơ cứng động mạch, mắc bệnh tim, phì đại tuyến tiền liệt, đái tháo đường, người đang dùng các chất ức chế monoamine oxidase.Không nên dùng thuốc nhiều lần và dùng liên tục để tránh tái nhiễm trình trạng sung huyết. Khi thời gian dùng thuốc liên tục quá 3 ngày mà tình trạng bệnh không thuyên giảm thì nên ngừng sử dụng thuốc.Với phụ nữ có thai và cho con bú: Không khuyến khích sử dụng trong thời kỳ mang thai và thời gian cho con bú. 5. Tương tác thuốc Jazxylo Acarbose, Aceclofenac, Acemetacin, Acetohexamide, Axit acetylsalicylic, Aclidinium: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của hạ đường huyết có thể tăng lên khi Xylometazoline được kết hợp với các loại thuốc trên.Sử dụng các thuốc nhóm thuốc chống giao cảm, trong đó có Xylometazolin với các thuốc ức chế monoamine oxidase, maprotiline hoặc các thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể gây phản ứng nghiêm trọng như tăng huyết áp nặng.Acebutolol, Acetyldigitoxin: Acebutolol và Acetyldigitoxin có thể làm tăng hoạt động loạn nhịp tim của Xylometazoline. Alfuzosin: Hiệu quả điều trị của Xylometazoline có thể giảm khi dùng kết hợp với Alfuzosin. Aliskiren: Xylometazoline có thể làm giảm các hoạt động hạ huyết áp của Aliskiren. Ambrisentan: Xylometazoline có thể làm giảm các hoạt động hạ huyết áp của Ambrisentan. Amitriptyline: Amitriptylin có thể làm tăng hoạt động vận mạch của Xylometazoline. Anisotropic methylbromide: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của Nhịp tim nhanh có thể tăng lên khi Anisotropic methylbromide được kết hợp với Xylometazoline.Amphetamine: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của tăng huyết áp có thể tăng lên khi Amphetamine được kết hợp với Xylometazoline.Thuốc Jazxylo có tác dụng điều trị trong các bệnh nghẹt mũi, viêm mũi... vì thế trước khi dùng người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ để quá trình dùng thuốc được hiệu quả hơn.;;;;;Thuốc Crasbel có tác dụng bổ sung vitamin và dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ thông tin về công dụng thuốc Crasbel. Thuốc Crasbel được sản xuất dưới dạng viên nang mềm có chứa các thành phần dưỡng chất chính và tác dụng của từng thành phần như sau:Selenium:Selenium có công dụng chống oxy hóa. Đây là vai trò quan trọng nhất của Selenium, chúng liên kết chặt chẽ với enzyme glutathione peroxidase mà enzyme này đảm nhiệm vai trò chính yếu trong việc chống các gốc tự do và phục hồi các tổn thương oxy hóa.Selenium có tác dụng kìm hãm những phản ứng gây sưng viêm (inflammation) vốn là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh tim mạch. Chúng cũng giúp cơ thể phục hồi nhanh khi cơ thể bị tổn thương thông qua các phản ứng trao đổi chất tự nhiên trong cơ thể.Selenium cũng là một chất đối kháng của các kim loại nặng như chì, thủy ngân, nhôm và cadmium, nên có thể giải độc kim loại này trong cơ thế.Acid Ascorbic ( tên khác là vitamin C):Acid Ascorbic tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể, tạo collagen và một số thành phần khác tạo nên mô liên kết ở xương, răng, mạch máu. Giúp bền thành mạch và xương chắc khỏe, giảm nguy cơ viêm sưng nướu, chảy máu chân răng.Giúp tăng quá hấp thu sắt ở tá tràng (nhờ chuyển sắt 3 thành sắt 2 dễ hấp thu).Tăng sức đề kháng cho cơ thể do tăng tạo interferon, chống stress.Chống oxy hóa bằng cách trung hòa các gốc tự do sản sinh ra từ các phản ứng chuyển hoá, nhờ đó bảo vệ được tính toàn vẹn của màng tế bào.Crom:Crom có tác dụng nâng cao sức khỏe, tăng cường sự dẻo dai, bền bỉ, do thúc đẩy quá trình chuyển hóa hoàn toàn lượng thức ăn thành năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.Ngoài ra Crom còn giúp cân bằng đường huyết trong bệnh đái tháo đường. 2. Chỉ định của thuốc Crasbel Crasbel chỉ định dùng trong trường hợp sau:Người thiếu hụt vitamin và khoáng chất.Người bệnh rối loạn hoặc suy giảm chức năng gan, suy gan.Người già, trẻ nhỏ, người ốm yếu,...cần tăng cường miễn dịch và tăng sức đề kháng.Người cần cải thiện tình trạng lão hóa da, thoái hóa võng mạc, người suy giảm trí nhớ,... 3. Chống chỉ định của thuốc Crasbel Crasbel chống chỉ định dùng trong trường hợp sau:Người có tiền sử dị ứng, phản vệ với bất kỳ thành phần nào của thuốc Crasbel.Người bệnh thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase (G6PD) vì làm tăng nguy cơ tan máu huyết tán.Người có tiền sử sỏi thận, rối loạn chuyển hóa oxalat, có oxalat niệu do làm tăng nguy cơ sỏi thận ở đối tượng này.Người bệnh thalassemia do làm tăng nguy cơ hấp thu sắt. 4. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Crasbel 4.1. Cách sử dụng thuốc Crasbel. Crasbel được bào chế dạng viên nang mềm, dùng bằng đường uống. Trước khi uống thuốc, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Khi uống, nên uống cả viên, không nên nhai nát và uống cùng với 1 cốc nước sôi để nguội. Nên uống thuốc Crasbel sau bữa ăn 1 giờ và uống thuốc vào ban ngày để tránh kích thích gây đau dạ dày.4.2. Liều dùng của thuốc Crasbel. Tùy từng trường hợp cụ thể sẽ có liều dùng khác nhau, người bệnh nên dùng liều thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh quá liều thuốc. Bạn có thể tham khảo mức liều sau:Uống 1 viên/lần x 1 lần/ngày. 5. Tác dụng không mong muốn của thuốc Crasbel Khi sử dụng Crasbel, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn sau:Hệ tiêu hóa: buồn nôn, nôn, ợ nóng, co cứng cơ bụng.Hệ thần kinh: mệt mỏi, nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt, ngất, đau thần kinh liên sườn.Máu: Thiếu máu tan máu.Hệ thận-tiết niệu: Tăng oxalat niệu.Toàn thân và trên da: Phản ứng quá mẫn ( dị ứng, nổi ban đỏ, phù mặt, phù thanh quản, khó thở, đau ngực, sốc phản vệ,...), rụng tóc.Nếu người bệnh gặp bất kỳ tác dụng không mong muốn nào đã được liệt kê hoặc chưa được liệt kê trên đây đều cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn xử lý phù hợp và kịp thời. 6. Thận trọng khi sử dụng thuốc Crasbel Khi sử dụng Crasbel, người bệnh cần lưu ý những thông tin dưới đây:Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân nên sử dụng đúng liều lượng sản phẩm được hướng dẫn trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Tránh tự ý tăng liều hoặc giảm liều để vì sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.Đối với phụ nữ có thai và cho con bú: Do đặc tính thành phần của Crasbel là vitamin và dưỡng chất, nên thuốc có thể dùng cho đối tượng này. Tuy nhiên cần dùng theo chỉ định của bác sĩ để tránh quá liều thuốc gây tác dụng phụ không mong muốn.Đối tượng đang lái xe và vận hành máy móc: Thuốc Crasbel không gây ảnh hưởng đến hoạt động lái xe và điều khiển, vận hành máy móc nên có thể dùng trên nhóm đối tượng này.Thuốc Crasbel có tác dụng bổ sung vitamin và dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng. Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa trước, trong và sau khi sử dụng thuốc Crasbel để đạt hiệu quả cao nhất và hạn chế được các tác dụng phụ không mong muốn.
question_438
Web thực quản là bệnh gì?
doc_438
Web thực quản là những vết lõm của thành thực quản có thể làm hẹp lòng thực quản một phần. Ban đầu, web thực quản thường không có triệu chứng nhưng đôi khi người bệnh có thể gặp chứng khó nuốt ngắt quãng với thức ăn rắn. Web thực quản hay màng ngăn thực quản là một cấu trúc mỏng làm hẹp lòng thực quản một phần. Bệnh nhân có màng ngăn thực quản thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, một số khác lại có triệu chứng khó nuốt từng đợt với thức ăn đặc hơn là thức ăn lỏng.Màng ngăn thực quản có bản chất là một màng mỏng (<2 mm) lệch tâm nhô vào lòng thực quản. Về mô học, màng ngăn thực quản được bao phủ bởi biểu mô vảy và thường xảy ra nhất ở phía trước của thực quản, gây ra hẹp lòng thực quản khu trú ở khu vực sau.Tỷ lệ mắc phải thực sự của màng ngăn thực quản trong thực tế khó xác định rõ ràng, vì hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng. Tuy nhiên, một quan sát cho thấy màng ngăn thực quản đã được báo cáo ở 5 đến 15% bệnh nhân được chụp thực quản bằng bari vì chứng khó nuốt. Cơ chế bệnh sinh của màng ngăn thực quản cho tới nay là chưa được biết rõ. Có giả thuyết cho rằng màng ngăn thực quản có nguồn gốc thứ phát sau tổn thương mãn tính do trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, cũng có nguồn gốc bẩm sinh hoặc nguyên phát của màng ngăn thực quản tiến triển cũng đã được đề xuất.Bằng chứng về việc tiếp xúc với axit thực quản gây ra các màng ngăn thực quản cũng như vòng thực quản được hỗ trợ bởi các nghiên cứu cho thấy giảm nguy cơ tái phát tình trạng này nếu người bệnh được điều trị bằng cách ức chế axit. Đồng thời, một nghiên cứu chụp X quang đã chứng minh sự tiến triển của màng ngăn thực quản gây hẹp lòng thực quản tiến triển là do trào ngược thực quản. Web thực quản là một cấu trúc mỏng làm hẹp lòng thực quản một phần Hầu hết các bệnh nhân màng ngăn thực quản không có triệu chứng.Ngược lại, những bệnh nhân có triệu chứng thường có biểu hiện khó nuốt đối với thức ăn rắn, đặc biệt rõ ràng với các món cứng. Chứng khó nuốt thường không biểu hiện liên tục và bệnh nhân thỉnh thoảng sẽ phải cần thay đổi cách ăn (ví dụ: nhai thức ăn kỹ hơn).Bên cạnh đó, các biểu hiện và mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng khi mắc phải màng ngăn thực quản còn phụ thuộc vào đường kính trong của lòng thực quản. Bệnh nhân bị hẹp lòng thực quản nhỏ hơn 13 mm thường sẽ bị khó nuốt thức ăn rắn.Đôi khi, bệnh nhân có biểu hiện chứng khó nuốt khởi phát cấp tính hoặc hoàn toàn không thể nuốt nước bọt do thức ăn bị dính vào. Trong một số trường hợp hiếm, bệnh nhân có màng ngăn thực quản đi kèm hội chứng Plummer-Vinson với các đặc điểm lâm sàng liên quan của bệnh thiếu máu do thiếu sắt. 4. Cách thức chẩn đoán màng ngăn thực quản Màng ngăn thực quản gây hẹp lòng thực quản được hướng tới khi người bệnh có bệnh sử kéo dài của chứng khó nuốt với thức ăn rắn. Tuy nhiên, để xác định rõ ràng, bệnh nhân cần được chỉ định thực hiện chẩn đoán bằng nuốt bari và/ hoặc nội soi đường tiêu hóa trên để đánh giá chứng khó nuốt hoặc loại trừ các triệu chứng đường tiêu hóa trên khác.Chụp thực quản bằng bari. Trên phim chụp thực quản bằng bari, lớp Web thực quản xuất hiện dưới dạng một đường viền mỏng (<3,0 mm) theo chu vi ngang vài cm trên phần gián đoạn của cơ hoành. Các vòng cơ là những khe hẹp đối xứng, nhẵn có độ dài từ 3 đến 5 mm theo chiều dọc trục với khẩu độ sáng thay đổi trong quá trình kiểm tra bằng phương pháp soi huỳnh quang.Tuy nhiên, nếu thực quản không được làm căng đầy đủ, các màng ngăn thực quản hay vòng thực quản nếu có sẽ gây hẹp lòng thực quản một cách kín đáo nên có thể dễ dàng bị bỏ sót.Nội soi tiêu hóa trên. Với phương tiện nội soi, màng ngăn thực quản xuất hiện dưới dạng một màng mỏng, mịn, thường không gây ngăn cản ống soi.Nội soi tiêu hóa trên ít nhạy hơn so với chụp ảnh thực quản bari để phát hiện các vòng và màng ngăn thực quản. Trong đó, màng ngăn thực quản thường bị bỏ sót khi nội soi tiêu hóa trên vì chúng nằm gần cơ thắt thực quản trên. Web thực quản thường không có triệu chứng nhưng đôi khi có thể xuất hiện với chứng khó nuốt 5. Các cách điều trị màng ngăn thực quản Màng ngăn thực quản thường dễ dàng bị làm vỡ rách trong quá trình nội soi chẩn đoán khi ống nội soi can thiệp đi ngang qua màng. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân đã bị hẹp lòng thực quản, người bệnh cần phải được nong thực quản mới có thể khôi phục chức năng đường tiêu hóa như bình thường.Sau khi nong thực quản, bệnh nhân cần được điều trị duy trì với liều tiêu chuẩn một lần mỗi ngày của thuốc ức chế bơm proton trong 6 tuần. Đối với bệnh nhân có màng ngăn thực quản và có bằng chứng trào ngược dạ dày thực quản (ví dụ bệnh nhân thường xuyên bị ợ chua, hoặc viêm thực quản ăn mòn khi nội soi), liệu pháp này cần duy trì vô thời hạn, giúp làm giảm chứng khó nuốt một cách hiệu quả và ngăn ngừa các triệu chứng tái phát.Bên cạnh đó, nếu không đáp ứng với thủ thuật nong thực quản thông thường, tình trạng nuốt nghẹn hay khó nuốt tái phát, người bệnh có thể cần được chỉ định cắt bỏ màng ngăn thực quản bằng cách cách chuyên sâu hơn, như liệu pháp rạch nội soi sử dụng đốt điện, cắt bằng tia laser qua nội soi hay dùng kẹp sinh thiết.Tóm lại, web thực quản thường không có triệu chứng nhưng đôi khi có thể xuất hiện với chứng khó nuốt ngắt quãng với thức ăn rắn nếu gây hẹp lòng thực quản một cách đáng kể. Lúc này, chụp phim với bari sẽ đặc biệt hữu ích trong việc xác định nguyên nhân gây tắc nghẽn lòng thực quản. Bên cạnh đó, nội soi thực quản cũng cần thiết để chẩn đoán cũng như quyết định can thiệp tại chỗ, cắt màng ngăn thực quản và mở rộng lòng thực quản một cách hiệu quả cho người bệnh.org, sciencedirect.com, msdmanuals.com, emedicine.medscape.com
doc_51897;;;;;doc_11883;;;;;doc_53377;;;;;doc_3361;;;;;doc_50152
Thực quản là một trong những cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa, đóng vai trò đưa thức ăn từ họng xuống dạ dày. Một số bệnh lý thường gặp ở thực quản đó là trào ngược dạ dày thực quản, có thắt thực quản, viêm thực quản,… Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) Đây là bệnh phổ biến nhất trong các loại bệnh về thực quản. Triệu chứng đặc hiệu của bệnh là chứng ợ nóng. Bệnh cũng có thể biểu hiện dưới dạng các triệu chứng tinh vi hơn gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác như là đau ngực, ho kéo dài, đau rát họng, bệnh lý tim phổi, viêm họng…; Đôi khi trào ngược dạ dày thực quản không có biểu hiện gì cả, khi nội soi hoặc đến khi có biến chứng thì mới phát hiện bệnh. Trào ngược dạ dày thực quản nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến viêm loét thực quản, nếu nặng và kéo dài đưa đến hẹp thực quản. Viêm loét thực quản cũng có thể gây chảy máu. Viêm thực quản Viêm thực quản là viêm lớp niêm mạc lót lòng thực quản, đoạn tiêu hóa nối từ họng đến dạ dày bị viêm.Viêm thực quản do trào ngược axit từ dạ dày là nguyên nhân thường gặp nhất. Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác gây viêm thực quản như xạ trị, dùng thuốc, viêm do nấm hoặc dị ứng. Bệnh thường có những triệu chứng như: Viêm thực quản dẫn đến các triệu chứng như đau, khó nuốt,… Rối loạn nhu động ruột Rối loạn nhu động ruột có những hình thái lâm sàng dễ nhận thấy, như đau thắt khi nuốt do co thắt không đồng bộ; hoặc những dạng khó nuốt gợi ý co thắt thực quản (achalasia) khi thức ăn rắn dễ nuốt hơn thức ăn lỏng. Để chẩn đoán bệnh bác sĩ có thể áp dụng phương pháp chụp X-Quang hoặc đo áp lực thực quản. Co thắt thực quản (Achalasia) Co thắt thực quản gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Triệu chứng thường gặp là khó nuốt đặc biệt là với chất lỏng, người bệnh phải ngồi dậy và chờ khối chất lỏng qua cơ thắt xuống dạ dày. Đôi khi có trào ngược thức ăn không được tiêu hóa. Khi X-Quang thấy phình thực quản. Ung thư thực quản Ung thư thực quản là bệnh lý vô cùng nguy hiểm cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời Biểu hiện điển hình của ung thư thực quản là khó nuốt tăng dần bắt đầu với thịt, sau đó là các thức ăn rắn khác, thức ăn mềm, cuối cùng là chất lỏng, thậm chí kể cả là nước bọt. Giảm cân nặng cũng là triệu chứng không thể bỏ qua của ung thư thực quản. Ung thư biểu mô tế bào vảy thấy ở nam có tiền sử hút thuốc hay uống rượu. Ung thư biểu mô tuyến thấy ở những bệnh nhân có GERD lâu ngày. Cả hai loại ung thư này đều được xác định khi nội soi và sinh thiết, tuy nhiên trước hết cần chụp X-Quang để xác định tình trạng bệnh. CT-scan đánh giá khả năng phẫu thuật.;;;;;Thực quản là ống cơ tiêu hóa lớn của thực quản có nhiệm vụ vận chuyển thức ăn từ miệng đến dạ dày. Nhận biết được các bệnh của thực quản và triệu chứng sớm của bệnh sẽ giúp bạn chủ động hơn trong phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Các bệnh của thực quản Thực quản có hình trụ dẹt, dài khoảng 25 cm dẫn thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Vùng tiếp xúc với họng ở trên có có thắt trên và vùng tiếp xúc dưới có cơ thắt dưới để ngăn cách với dạ dày. Thực quản thường được chia làm 3 phần, đoạn cổ, đoạn ngực và đoạn bụng. Các bệnh thực quản khá phổ biến. Một số bệnh ung thư thực quản thường gặp là bệnh viêm thực quản trào ngược, tâm vị mất giãn, dị tật ở thực quản (như teo thực quản, rò thực quản…) và ung thư thực quản. Viêm thực quản trào ngược Cơ chế trào ngược acid dạ dày lên thực quản Viêm thực quản trào ngược là bệnh lý đường tiêu hóa rất phổ biến xảy ra ở thực quản. Đây là tình trạng viêm loét thực quản do dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Có nhiều mức độ viêm thực quản khác nhau, tùy thuộc vào thời gian, tần suất tiếp xúc với acid dạ dày. Viêm thực quản trào ngược xuất phát chủ yếu do chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học của người bệnh như ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất béo, sử dụng nhiều rượu bia, hút thuốc lá… Ợ nóng là triệu chứng viêm thực quản trào ngược phổ biến nhất. Ngoài ra, bệnh nhân còn cảm thấy đau xương ức, đau vùng thượng vị, đắng miệng, chua miệng… Viêm thực quản trào ngược nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tổn thương khó hồi phục ở thực quản – Barrett thực quản. Đây là một trong những yếu tố thúc đẩy ung thư dạ dày phát triển. Tâm vị mất giãn Tâm vị mất giãn là tình trạng cơ thắt dưới của thực quản (phần ngăn thực quản với dạ dày) không có khả năng tự mở khi thức ăn từ miệng xuống thực quản. Đây là bệnh lý thực quản rất phổ biến, có thể xảy ra ở nhiều người trẻ tuổi. Nguyên nhân gây ra bệnh tâm vị mất giãn vẫn chưa được giải thích rõ nhưng các bác sĩ cho biết, tâm vị mất giãn có thể do bất thường di truyền, nhiễm khuẩn… Khó nuốt là triệu chứng tâm vị mất giãn điển hình. Tình trạng khó nuốt không chỉ xảy ra khi ăn thức ăn cứng mà còn cả với các loại thức ăn lỏng, mềm… Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng nhiều đến đường hô hấp và tăng nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày. Teo thực quản Teo thực quản là dị dạng bẩm sinh trong quá trình tạo phôi thai. Bệnh có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Teo thực quản có nhiều loại, phổ biến nhất là tuýp III và IV, chiếm khoảng trên 75% ca mắc. Teo thực quản thường di kèm với rất nhiều dị tật khác có liên quan đến tim mạch, đường tiết niệu, dị tật đốt sống… Ung thư thực quản Ung thư thực quản phổ biến trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa Ung thư thực quản xảy ra khi có bất kì sự phát triển bất thường nào của tế bào thực quản. Bệnh có thể cho kết quả điều trị tích cực ở giai đoạn sớm nhưng đến giai đoạn muộn, cơ hội sống là rất thấp. Nguyên nhân gây ung thư thực quản vẫn chưa được xác định rõ nhưng có rất nhiều yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh như Barrett thực quản, hút thuốc lá, uống rượu bia, mang gen hội chứng di truyền gây ung thư… Biểu hiện ung thư thực quản giai đoạn sớm ít phổ biến và thường chỉ có biểu hiện ở giai đoạn ung thư tiến triển. Một số triệu chứng có thể gặp là khó nuốt, tăng tiết nước bọt, đau tức vùng ngực… Ở giai đoạn ung thư di căn đến các bộ phận ở xa như phổi, xương, gan… bệnh nhân còn có nhiều biểu hiện khác như ho ra máu, đau xương, xương yếu, giòn, dễ gãy, sưng bụng… Các bệnh thực quản khác nhau bắt nguồn từ các nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Chính vì vậy, phòng bệnh thực quản cần kết hợp nhiều yếu tố: Nội soi thực quản đường mũi không gây khó chịu cho người bệnh;;;;;Thực quản là đoạn đầu của ống tiêu hóa dẫn thức ăn từ hầu đến dạ dày, dài khoảng 25cm, tương đối di động, dính với các tạng xung quanh bằng các cấu trúc lỏng lẻo, có hình dẹt vì các thành áp sát vào nhau và có hình ống khi nuốt thức ăn. Phía trên thực quản nối với hầu ngang mức đốt sống cổ 6, phía dưới thông dạ dày ở tâm vị, ngang mức đốt sống ngực 10. Thực quản nằm ở phía sau khí quản, đi xuống vùng trung thất sau, nằm ở phía sau tim và trước động mạch chủ ngực, xuyên qua cơ hoành vào ổ bụng, nối với dạ dày. 1. Cấu tạo của thực quản Về phương diện giải phẫu học, thực quản dài khoảng 25cm và tại chỗ hẹp nhất có đường kính là khoảng 1,5 cm được chia làm 3 đoạn: đoạn cổ; đoạn ngực và đoạn bụng.Lòng thực quản cũng có ba chỗ hẹp: chỗ nối tiếp với hầu ngang mức sụn nhẫn; ngang mức cung động mạch chủ và phế quản gốc trái; lỗ tâm vị.Đoạn cổ: dài khoảng 3cm, thức ăn sẽ chạy trên khí quản và sau đó đến 1/3 của đoạn cổ thì thức ăn chếch sang phía bên trái và xuống dưới để chạy song song với khí quản rồi tiếp tục chui qua cửa vào sau ngực để vào đoạn ngực.Đoạn ngực: dài khoảng 20cm, thức ăn chạy vào đoạn ngực sẽ tiếp tục xuyên qua cơ hoành để vào đoạn bụng.Đoạn bụng: dài khoảng 2cm, thức ăn đã tới được đoạn bụng thì qua lỗ tâm vị xuống dạ dày.Về mặt cấu tạo thì thực quản gồm những lớp cơ vân và cơ trơn, mặt trong được phủ bởi lớp niêm mạc, ngoài cùng là lớp mô liên kết bao bọc thực quản. Các lớp của thực quản quan sát dưới kính hiển vi, lớp trong cùng là lớp niêm mạc thực quản, nơi dễ xảy ra bệnh lý viêm thực quản Hình ảnh nội soi của thực quản bình thường Viêm thực quản là tình trạng mà lớp niêm mạc thực quản bị tổn thương và dẫn đến viêm. Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm thực quản là trào ngược axit, tác dụng phụ của một số loại thuốc và nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Trào ngược axit xảy ra khi dịch bên trong dạ dày trào ngược trở lại vào thực quản.Các dấu hiệu phổ biến của tình trạng viêm thực quản gồm có:Khó nuốtĐau rát họngỢ nóng. Viêm thực quản nếu không được điều trị có thể dẫn đến loét thực quản, hình thành sẹo, làm hẹp thực quản nghiêm trọng và cần cấp cứu.Nhưng nếu được điều trị kịp thời thì hầu hết các trường hợp đều có tiến triển đáng kể sau khoảng 2 đến 4 tuần. Tuy nhiên, ở những người có hệ miễn dịch yếu hoặc nhiễm trùng thì thời gian điều trị có thể kéo dài hơn và lâu bình phục hơn. 3. Các loại viêm thực quản 3.1 Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan với hình ảnh đặc trưng là các vòng tròn đồng tâm ở thực quản trên nội soi Một hình ảnh khác của viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan là do quá nhiều bạch cầu ái toan trong thực quản gây nên. Điều này xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mức với một tác nhân gây dị ứng. Ở trẻ em, loại viêm thực quản này khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn. Các yếu tố kích hoạt bệnh phổ biến gồm có:SữaĐậu nành. Trứng. Bột mìĐậu phộng. Các loại hạtĐộng vật có vỏ. Các chất gây dị ứng xâm nhập qua đường hô hấp, chẳng hạn như phấn hoa, cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến dạng viêm thực quản này.3.2 Viêm thực quản trào ngược. Viêm thực quản trào ngược thường do bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) gây nên. Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi các chất trong dạ dày, bao gồm cả axit thường xuyên trào ngược lên thực quản, gây kích thích và viêm mạn tính niêm mạc thực quản. Viêm thực quản trào ngược xảy ra khi các chất trong dạ dày, bao gồm cả axit thường xuyên trào ngược lên thực quản Một trường hợp viêm thực quản trào ngược được xác định trên nội soi Viêm thực quản trào ngược với đặc trưng là các vết xước chạy lên từ chỗ nối dạ dày với thực quản 3.3 Viêm thực quản do thuốc. Viêm thực quản do thuốc xảy ra khi uống một số loại thuốc mà không uống kèm đủ nước. Một số thuốc uống có thể gây tổn thương mô nếu vẫn tiếp xúc với niêm mạc thực quản trong một thời gian kéo dài.Ví dụ, nếu nuốt một viên thuốc với nước ít hoặc không có, các viên thuốc hoặc dư lượng từ viên thuốc này có thể vẫn còn lại trong thực quản. Các loại thuốc có liên quan đến viêm thực quản, bao gồm:Aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác (NSAID) như ibuprofen và naproxen.Thuốc kháng sinh, chẳng hạn như tetracycline và doxycycline.Kali clorua, được sử dụng để điều trị thiếu kali.Các thuốc bisphosphonates, bao gồm alendronate, điều trị xương yếu và dễ gãy (loãng xương). Một trường hợp bệnh nhân bị viêm thực quản do thuốc với các tổn thương mất niêm mạc và có giả mạc bám trên bề mặt 3.4 Viêm thực quản do bệnh truyền nhiễm. Viêm thực quản truyền nhiễm là dạng rất hiếm gặp và có thể là do vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng gây ra. Đối tượng có nguy cơ cao mắc loại viêm thực quản này là những người có hệ miễn dịch suy yếu do mắc bệnh hoặc dùng thuốc. Viêm thực quản truyền nhiễm xảy ra phổ biến nhất ở những người bị nhiễm HIV/AIDS, ung thư và tiểu đường. Hình ảnh trong bài được lấy tại nguồn:Cancertherapyadvisor.com. Clinical Gastrointestinal Endoscopy by Hoon Jai Chun, Suk-Kyun Yang, Myung-Gyu Choi.;;;;; XEM THÊM: Triệu trứng của bệnh viêm thực quản trào ngược Khám và điều trị loét thực quản Triệu chứng của bệnh viêm thực quản Thực quản là một ống cơ, nối hầu với dạ dày. Ở cổ, thực quản nằm sau khí quản, đi xuống trung thất sau, nằm phía sau tim, trước động mạch chủ ngực, xuyên qua cơ hoành vào ổ bụng, nối với dạ dày. Đây là một trong những bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa. Thực quản dài khoảng 25 – 30cm, dẹt do các thành áp sát vào nhau. Khi có hoạt động nuốt thức ăn, thực quản có hình ống. Thực quản tương đối di động, dính với các tạng xung quanh bằng các cấu trúc lỏng lẻo. Thực quản là một ống cơ, nối hầu với dạ dày. Cấu tạo thực quản -Về mặt phẫu thuật, thực quản được chia làm 3 đoạn: -Về mặt cấu tạo: Ngoài cùng là lớp mô liên kết bao bọc thực quản. Dưới lớp mô liên kết thành thực quản gồm 3 lớp. Cụ thể: Chức năng của thực quả là đưa thức ăn từ họng xuống dạ dày. Hoạt động của thực quản Thực quản có chức năng đưa thức ăn từ họng xuống dạ dày. Khi ăn, các cơ trong họng co lại, cùng với sự nâng lên của thanh quản sẽ đẩy thức ăn từ miệng xuống thực quản. Các cơ ở miệng thực quản giãn ra để đón nhận lượng thức ăn vừa xuống. Những thức ăn dạng lỏng, nhão sẽ rơi không xuống dạ dày. Những thức ăn đặc hơn sẽ di chuyển trong thực quản nhờ sóng nhu động chậm của thực quản, kết hợp với trọng lượng của thức ăn. Tại đây thực quản sẽ làm nhiệm vụ đẩy thức ăn đến tâm vị và dạ dày. Các bệnh lý về thực quản nếu không điều trị có thể biến chứng thành ung thư thực quản -Các dị tật bẩm sinh tại thực quản: Teo thực quản, rò thực quản… -Co thất tâm vị -Dị vật thực quản -Túi thừa thực quản -Bóng thực quản do hóa chất -U lành thực quản -U ác thực quản -Thương tích ở thực quản: Thủng thực quản, vết thương ở thực quản… Xem thêm: khám bệnh viêm thực quản ở đâu tốt;;;;;Thực quản được cấu tạo như một ống cơ, là cầu nối giữa cổ họng và dạ dày. Với tính chất là một cầu nối, thực quản có nhiệm vụ chính là vận chuyển thức ăn nước uống từ miệng xuống dạ dày. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được đặc điểm giải phẫu thực quản và thấu hiểu được vai trò quan trọng của cơ quan này. 1. Đặc điểm giải phẫu thực quản con người Thực quản với cấu trúc như một ống cơ có tác dụng kết nối dạ dày với cổ họng, có độ dài 8 inch có nhiệm vụ truyền thức ăn từ khoang miệng xuống hệ tiêu hoá. Niêm mạc bên trong của thực quản là tập hợp các mô màu hồng ẩm, hình dẹt. Vị trí của thực quản là nằm phía sau tim, khí quản và ở trước cột sống. Thực quản sẽ đi qua cơ hoành rối mới đến dạ dày, đồng thời mối liên kết giữa thực quản với các tạng khá lỏng lẻo. 1.1. Phân chia các phần của thực quản Xét về giải phẫu thực quản, bộ phận này được chia thành như sau: ⅓ phần trên: dài khoảng 10cm, chạy từ miệng thực quản cho đến bờ trên quai động mạch chủ; ⅓ phần giữa: độ dài khoảng 8cm, tiếp nối bờ trên quai động mạch chủ đến bờ dưới tĩnh mạch phổi dưới; ⅓ phần dưới: độ dài khoảng 7cm, tiếp nối phần giữa chạy tới tâm vị. Có vô vàn các mạch máu chạy qua thực quản với nguồn cấp máu khác nhau dựa trên chiều dài thực quản: Phần trên thực quản: khu vực này sẽ nhận máu được chuyển tới từ động mạch tuyến giáp; Phần giữa thực quản: được cấp máy từ động mạch chủ ngực và động mạch phế quản; Đoạn dưới thực quản: máu nhận được ở phần này là từ động mạch phổi dưới và động mạch dạ dày trái. 1.2. Cơ thắt thực quản Ngoài ra thực quản còn bao gồm 2 cơ thắt là: Cơ thắt thực quản trên: nằm trên đỉnh thực quản, bộ phận này gồm các cơ có thể kiểm soát được bằng ý thức, tham gia vào hoạt động ăn, thở, nôn, ợ; Cơ thắt thực quản dưới: nằm dưới đầu thấp thực quản, tiếp giáp với dạ dày. Khi cơ thắt này đóng lại sẽ giúp ngăn cản acid dạ dày trào ngược lên thực quản. 1.3. Cấu tạo thành thực quản Thành thực quản được cấu tạo với 3 lớp như sau: - Lớp cơ: Cơ trơn: chiếm khoảng ⅔ đoạn phía trên thực quản, là các dải cơ dọc bao bọc bên ngoài, còn bên trong là các sợi cơ vòng; Cơ vân: phân bố ở quanh cuống họng, càng ở phần phía dưới thực quản bó sợi cơ vân sẽ càng mỏng dần. Khi đi đến tâm vị các cơ vân này sẽ xuất hiện lại để tạo nên một bộ phận gọi là cơ thắt tâm vị, tên gọi khác là cơ thắt thực quản dưới - Lớp dưới niêm mạc: nơi tập trung các dây thần kinh và mạch máu; - Lớp niêm mạc trong lòng thực quản: bao gồm lớp biểu mô, tiếp đến là lớp đệm, tới lớp cơ niêm và đến lớp tuyến. Thực quản chính là ống cơ giúp đưa thức ăn từ miệng xuống hệ tiêu hóa. Trong quá trình chúng ta nhai nuốt, thực quản sẽ vận động lớp cơ của mình để đẩy thức ăn đi xuống dưới. Động tác vận chuyển thức ăn của thực quản rất nhịp nhàng sẽ giúp thức ăn được di chuyển chậm, cụ thể nhiệm vụ của thực quản sẽ như sau: Miệng thực quản thường sẽ được đóng kín để ngăn cản luồng không khí chui vào thực quản. Chỉ khi nào chúng ta nuốt thức ăn thì miệng thực quản mới được mở ra; Tâm vị sẽ được hoạt động tương tự như van một chiều giúp ngăn dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Bình thường nó cũng sẽ đóng kín. 3. Một số bệnh lý thường gặp ở thực quản 3.1. Viêm thực quản Viêm thực quản là bệnh lý phổ biến thường xuất hiện khi phần niêm mạc từ họng tới dạ dày, lớp lót trong lòng thực quản bị viêm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhiễm nấm, dùng thuốc, dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản, xạ trị,... Khi bị viêm thực quản, bệnh nhân sẽ có triệu chứng nuốt đau, khó nuốt, nóng rát ngực, đau ngực,... Nếu không được chẩn đoán và điều trị, bệnh nhân sẽ dễ gặp phải biến chứng như viêm thực quản mạn tính, teo hẹp thực quản, tiến triển thành thực quản Barrett - một biến chứng có khả năng phát triển thành bệnh ung thư. 3.2. Bệnh thực quản Barrett Tình trạng này thường xảy ra ở đoạn ⅓ phía dưới thực quản. Sở dĩ gọi là thực quản Barrett vì nó được đặt tên theo vị bác sĩ đầu tiên phát hiện ra nó. Bình thường niêm mạc của thực quản được cấu thành từ các tế bào biểu mô lát, màu sắc trắng hồng. Tuy nhiên ở vùng thực quản Barrett chúng sẽ có màu đỏ, là các tế bào trụ khá tương đồng với tế bào ở niêm mạc dạ dày. Đa phần những bệnh nhân bị bệnh thực quản Barrett đều là hệ quả của chứng trào ngược dạ dày thực quản. Acid chứa trong dịch vị dạ dày có thể làm tổn thương và phá hủy các tế bào niêm mạc thực quản. Bản thân bệnh thường không gây triệu chứng nào, nhưng bệnh nhân lại có biểu hiện của chứng trào ngược dạ dày như: đầy hơi, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, đau vùng bụng trên và vùng ngực,... 3.3. Trào ngược thực quản Tên gọi khác là trào ngược acid dạ dày. Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ vòng thực quản dưới bị rối loạn hoạt động, không thể kiểm soát được việc đóng mở khiến acid dạ dày bị trào ngược lên trên. Ngoài ra nguyên nhân còn là do nguyên nhân thừa cân, mang thai tạo áp lực đè lên dạ dày hoặc do thoát vị dạ dày,... 3.4. Co thắt thực quản Khi khả năng co giãn của cơ trơn thực quản không hoạt động hiệu quả sẽ gây ra hiện tượng co thắt thực quản, ảnh hưởng đến sự di chuyển của thức ăn đi xuống dạ dày. Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, tuy nhiên có giả thiết là do nhiễm trùng, tổn thương thần kinh điều khiển cơ trơn, do di truyền,... Xét về triệu chứng thì co thắt thực quản có biểu hiện gần giống với các vấn đề khác tại hệ tiêu hóa, ví dụ như buồn nôn, khó nuốt, đau tức ngực, nôn mửa,... 3.5. Ung thư thực quản Đây được coi là bệnh lý nghiêm trọng nhất ở thực quản, xảy ra khi các tế bào niêm mạc thực quản phát triển quá mức (loạn sản, dị sản) và tạo thành những khối u ác tính. Nguyên nhân của hiện tượng này hiện vẫn còn là một câu hỏi lớn đối với giới y khoa. Tuy nhiên cũng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản đó là: Bệnh nhân đang mắc phải các bệnh lý ở thực quản; Nghiện bia rượu và thường xuyên hút thuốc lá; Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh: thiếu hụt vitamin A, B2, ăn nhiều chất béo, dùng những thực phẩm có chứa nitrosamin,... Mắc một số bệnh như bị sừng hóa gan bàn chân, ung thư tỵ hầu, ung thư vùng đầu cổ…
question_439
Hiểu về bệnh viêm cột sống dính khớp
doc_439
Viêm cột sống dính khớp là bệnh thường gặp ở nam giới Các yếu tố nguy cơ của viêm cột sống dính khớp Do ảnh hưởng của phản ứng miễn dịch, phản ứng viêm làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Do tổn thương khớp: Hiện tượng xơ các mô sụn hoặc mô xương gây hạn chế vận động, kèm sự phá hủy khớp. Yếu tố gia đình chiếm tỷ lệ 10% số người mắc bệnh. Triệu chứng của bệnh Bệnh thường khởi phát bằng những cơn đau vùng hông, đau dọc dây thần kinh tọa, viêm các khớp ở chi dưới (cổ chân, gối, háng), đau cột sống thắt lưng. Các triệu chứng này có thể kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Triệu chứng sớm nhất thường gặp là đau ngay tại cột sống thắt lưng, cứng cột sống, khó vận động. Viêm khớp cùng chậu: Người bệnh đau tại vùng mông, có thể đau một hoặc hai bên. Viêm khớp: Viêm các khớp gốc chi đối xứng hai bên (khớp háng, khớp gối chiếm 20%). Viêm kết mạc mắt và các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng, xuất huyết. Khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị hiệu quảa Đầu tiên bác sĩ sẽ khám thực thể bệnh nhân, hỏi triệu chứng bệnh, sau đó có thể chỉ định làm một số dịch vụ cận lâm sàng (xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh) cần thiết Xét nghiệm máu: tìm kháng nguyên hoà hợp mô HLA-B27 dương tính ở 80-90% bệnh nhân viêm cột sống dính khớp. Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X quang: Cho phép đánh giá mức độ bệnh. Phương pháp điều trị viêm cột sống dính khớp Các phương pháp điều trị cần phụ thuộc vào các yếu tố sau: mức độ bệnh, các yếu tố nguy cơ của bệnh,… Điều trị viêm cột sống dính khớp ngoài các thuốc giảm đau, kháng viêm, người bệnh cần có một chế độ tập luyện vật lý trị liệu thường xuyên, liên tục, tái khám định kỳ để duy trì tư thế tốt và chức năng vận động. Điều trị thuốc chống viêm không steroid: Đây là lựa chọn đầu tiên cho bệnh nhân viêm cột sống dính khớp có đau hoặc cứng khớp. Điều trị kết hợp thuốc giảm đau: Có thể phối hợp thuốc giảm đau (paracetamol, các dạng kết hợp) theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc giãn cơ hoặc tiêm corticosteroids tại chỗ. Điều trị dùng thuốc cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp không thể điều trị nội khoa bằng thuốc, có thể phải phẫu thuật Bác sĩ giỏi trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Trang thiết bị y tế hiện đại giúp chẩn đoán đúng bệnh Có thanh toán bảo hiểm y tế và liên kết với các hãng bảo hiểm phi nhân thọ Bơi lội là bộ môn thể thao phòng bệnh viêm cột sống dính khớp hiệu quả Phòng viêm cột sống dính khớp – Tránh ẩm thấp, phòng tránh viêm nhiễm đường tiết niệu, sinh dục và viêm đường ruột – Nên tập thể dục thường xuyên, nên bơi hoặc đi xe đạp. — Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
doc_46484;;;;;doc_52394;;;;;doc_32795;;;;;doc_16267;;;;;doc_61109
Bệnh viêm cột sống dính khớp dễ gặp ở độ tuổi trưởng thành và tiến triển nhanh chóng gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho cột sống, thậm chí còn dẫn đến tàn phế suốt đời. Điều đáng nói là các triệu chứng của bệnh dễ gây nhầm lẫn với bệnh lý xương khớp khác nên nhiều người hiểu lầm, phát hiện muộn khiến nguy cơ tổn thương cột sống tăng lên. Bài viết sau sẽ cùng bạn tìm hiểu kĩ hơn về bệnh lý này. Viêm cột sống dính khớp là bệnh viêm hệ thống mạn tính với đặc trưng là tình trạng tổn thương ở cột sống, khớp cùng chậu, khớp tứ chi và điểm bám gân. Bệnh cần được chẩn đoán và điều trị từ sớm để ngăn chặn tổn thương do viêm ảnh hưởng đến các tổ chức lân cận cùng nhiều cơ quan trong cơ thể gây ra những biến chứng nguy hiểm: - Khớp và đốt sống bị dính Khi tình trạng viêm trở nên nặng hơn, cơ thể sẽ tự thúc đẩy quá trình hình thành xương mới. Những đoạn xương mới này làm thu hẹp khoảng cách giữa các đốt sống hoặc khớp và khiến chúng dính lại với nhau. Kết quả là cột sống bị cứng và mất đi độ linh hoạt như bình thường nên người bệnh luôn ở tư thế gập người hoặc bị “cột sống cây tre”. Bên cạnh đó, nếu khớp xương sườn bị dính cứng, phần đốt sống, chức năng và dung tích của phổi cũng sẽ bị ảnh hưởng. - Xương nứt, gãy Sự xuất hiện của căn bệnh này sẽ làm cho xương bị mỏng dần kéo theo sự tăng lên về mức độ nghiêm trọng của tư thế khom lưng vì đốt sống suy yếu nên xương dễ bị nứt, gãy. Khi xương sống bị gãy, tủy sống cùng các dây thần kinh lân cận có nguy cơ phải chịu áp lực và sự tổn thương nên người bệnh dễ bị tàn phế hoặc mắc hội chứng chùm đuôi ngựa. Hệ lụy sinh ra từ đó là cảm giác ngứa và tê yếu chân, chức năng ruột và bàn chân có nguy cơ bị rối loạn khi không được điều trị sớm. - Viêm màng bồ đào Người bị viêm cột sống dính khớp rất dễ gặp dạng tổn thương này. Các biểu hiện của bệnh gồm: + Mắt bị đau và mờ. + Người bệnh nhạy cảm hơn với ánh sáng. - Vấn đề về tim mạch Một số người bị viêm cột sống dính khớp có thể gây ảnh hưởng đến động mạch chủ kéo theo đó là sự suy giảm chức năng và biến dạng van động mạch chủ. - Chất lượng cuộc sống giảm sút Bệnh viêm cột sống dính khớp cũng khiến cho chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm sút nghiêm trọng vì: + Người bệnh dần mất đi khả năng tự chăm sóc bản thân. + Khó tập trung vào công việc khiến cho năng suất và hiệu quả công việc giảm sút. + Mối quan hệ xã hội và gia đình bị thu hẹp vì người bệnh cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp, tự cô lập mình, thậm chí còn bị trầm cảm. 2. Nhận diện và xử trí với bệnh viêm cột sống dính khớp 2.1. Triệu chứng nhận diện viêm cột sống dính khớp - Đau lưng Triệu chứng xuất hiện sớm và đặc trưng nhất ở người bị viêm cột sống dính khớp là tình trạng đau vùng lưng hoặc thắt lưng, có thể kèm theo cứng cột sống vào các buổi sáng. Cơn đau lưng do bệnh lý này khác với cơn đau lưng cơ học thông thường vì nó: + Kéo dài tối thiểu 3 tháng. + Thường khởi phát ở độ tuổi 17 - 45. + Ban đầu cơn đau chỉ âm ỉ nhưng theo thời gian, mức độ đau sẽ tăng dần. + Cơn đau không thuyên giảm khi nghỉ ngơi nhưng nếu vận động nhẹ sẽ thuyên giảm. - Một số triệu chứng khác + Đau ở một hoặc hai bên mông. + Đau, sưng nóng kèm theo tràn dịch khớp (thường do viêm khớp ngoại vi). + Điểm bám tận của gân bị viêm. + Cổ đau cứng và khó xoay đầu. + Giấc ngủ không sâu: hay tỉnh giấc vào thời điểm gần sáng. + Sốt nhẹ, giảm cân, mệt mỏi. + Ngón tay, ngón chân bị sưng. 2.2. Phương hướng xử trí với bệnh viêm cột sống dính khớp Ngay khi có dấu hiệu viêm cột sống dính khớp, người bệnh nên khám bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, chẩn đoán đúng tình trạng của mình. Khi thăm khám, bác sĩ có thể sẽ: - Yêu cầu người bệnh uốn cong theo những hướng khác nhau để kiểm tra phạm vi chuyển động của cột sống. - Ấn vào một phần của khung chậu hay di chuyển chân đến một vị trí cụ thể để tìm cách tạo ra cơn đau của người bệnh. - Yêu cầu người bệnh hít một hơi thật sâu để xem việc mở rộng ngực có gặp khó khăn không. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ được yêu cầu thực hiện một số kiểm tra như: - Chụp X-quang giúp tìm kiếm những dấu hiệu sớm cho thấy sự thay đổi ở khớp và xương. - Chụp MRI giúp tìm ra tín hiệu viêm ở khớp cùng chậu hoặc cột sống. - Xét nghiệm HLA-B27 để tìm kháng nguyên hòa hợp mô ở người có dấu hiệu viêm cột sống dính khớp. Khi đã có kết quả chẩn đoán, tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị viêm cột sống dính khớp hiện đang được áp dụng gồm: - Vật lý trị liệu: có tác dụng cải thiện tư thế đi lại cho người bệnh. - Sử dụng một số loại thuốc như: thuốc chống viêm không steroid nhằm giảm sưng đau, thuốc kiểm soát triệu chứng sưng,... - Phẫu thuật: thực hiện khi các phương pháp khác không đem lại hiệu quả, bệnh nhân bị tổn thương nghiêm trọng ở khớp háng hoặc cột sống. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật thay khớp háng hoặc chỉnh hình cột sống. Về cơ bản, viêm cột sống dính khớp không phải là bệnh lý phổ biến nhưng lại dễ nhầm với các bệnh lý xương khớp khác và có nguy cơ biến chứng rất nguy hiểm. Vì thế, bệnh cần được phát hiện sớm để điều trị kịp thời nhằm ngăn chặn nguy cơ tổn thương cột sống khiến người bệnh phải tàn phế vĩnh viễn.;;;;;Chứng bệnh viêm cột sống dính khớp được biết đến với khả năng di truyền có thể khiến cho người bệnh bị tàn phế. Chính vì vậy, việc khám và điều trị bệnh kịp thời chính là cách để làm chậm quá trình phát triển của bệnh và hạn chế được những biến chứng có thể xảy ra. 1. Định nghĩa bệnh viêm cột sống dính khớp Tình trạng viêm mạn tính kéo dài sẽ khiến cột sống và hệ thống dây chằng, bao khớp,... xung quanh bị vôi hóa, gây dính khớp và khiến cho phần cột sống mất đi khả năng chuyển động. Hậu quả cuối cùng để lại là tư thế bị gập về phía trước, gây khó khăn trong sinh hoạt. Thậm chí, nếu chứng bệnh này có những tác động xấu đến xương sườn còn có thể khiến cho bệnh nhân rơi vào tình trạng khó thở sâu. Tỷ lệ viêm cột sống dính khớp thường gặp ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới. Vào những năm đầu sau khi thành niên chính là thời điểm mà bệnh khởi phát. Bên cạnh xương thì chứng viêm cũng sẽ xuất hiện ở một vài vị trí khác trên cơ thể, điển hình là mắt. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng bệnh này hiện vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên nhiều trường hợp cho thấy căn bệnh này có yếu tố di truyền. Gen di truyền này là HLA-B27, một yếu tố khiến cho người bệnh có nguy cơ cao mắc phải chứng bệnh này. Tuy nhiên, thực tế có rất ít người mang gen có biểu hiện của bệnh. Hiện tại, vẫn chưa tìm ra được biện pháp nào có thể chữa trị được hoàn toàn chứng bệnh này. Tuy nhiên, nếu được xử lý kịp thời và điều trị đúng cách thì người bệnh có thể làm thuyên giảm các triệu chứng đồng thời khiến cho bệnh phát triển chậm hơn. 2. Các triệu chứng nhận diện phổ biến Bệnh nhân có thể nhận biết được bệnh viêm cột sống dính khớp thông qua những biểu hiện điển hình của bệnh. Một vài dấu hiệu thường gặp ví dụ như bị đau và cứng ngay ở vị trí như hông hoặc ở phần lưng dưới. Đặc biệt, cơn đau sẽ càng tăng khi bệnh nhân mới thức dậy hoặc sau một thời gian không được vận động. Một vài trường hợp cũng có đi kèm theo chứng đau cổ và mệt mỏi. Cơn đau sẽ càng tồi tệ hơn vào buổi sáng, có những trường hợp người bệnh đau đến mức có thể bất chợt thức giấc giữa đêm. Tình trạng này sẽ cải thiện tốt hơn khi bệnh nhân thâm gia tập luyện với các hoạt động nhẹ nhàng. Tuy nhiên, khi nghỉ ngơi thì những cơn đau sẽ lại xuất hiện. Những triệu chứng này sẽ ngày càng nặng hơn và xuất hiện thành từng đợt. Khoảng thời gian xen kẽ giữa đó là những lúc mà bệnh không được ổn định. Chứng bệnh này sẽ tác động nhiều nhất đến một vài vị trí như: Khớp ở vùng chậu (Phần khớp nối ở giữa cột sống và phần xương chậu). Vùng thấp của hệ cột sống. Điểm bám của những gân và các dây chằng vào phần xương, chủ yếu là ở khu vực cột sống nhưng đôi khi là ở khu vực dọc theo phía sau củ chi dưới. Phần sụn nối giữa phần xương ức và những khu vực xương sườn khác. Các khớp ở vùng hông và cả vùng vai. Bên cạnh đó, một vài biểu hiện có thể xuất hiện ở bộ phận ngoài của xương khớp ví dụ như đỏ và đau mắt. Người bệnh sẽ cảm thấy nhạy cảm hơn với nguồn sáng, tầm nhìn bị hạn chế, hình ảnh thu về bị mờ. 3. Những biến chứng nguy hiểm Bệnh lý viêm cột sống dính khớp nếu không được chẩn đoán (hoặc phát hiện) và điều trị sớm thì sẽ ngày một nặng hơn. Cột sống của người bệnh bị dính khớp cũng cứng dần lại và từ từ mất đi khả năng hoạt động. Không chỉ riêng cột sống và lồng ngực của người bệnh cũng sẽ có những ảnh hưởng cụ thể. Khi đó, phổi sẽ bị giới hạn về dung tích và không thể hoạt động được hết các chức năng của mình. 3.1. Bị viêm màng bồ đào Đây chính là biến chứng phổ biến và thường gặp nhất mà căn bệnh này để lại. Những triệu chứng này có thể bắt đầu một cách đột ngột. Chúng sẽ khiến cho người bệnh bị đau mắt, đồng thời bạn cũng sẽ cảm thấy nhạy cảm hơn với các luồng sáng. Tầm nhìn của người bệnh cũng sẽ mờ hơn trước. 3.2. Các tổn thương vì bị chèn ép Vào thời gian đầu của bệnh, một số trường hợp có thể sẽ bị loãng xương. Vì lý do này, tình trạng cột sống có thể sẽ trở nên yếu hơn, thậm chí có thể bị gãy hoặc vỡ. Biến chứng này sẽ khiến cho tư thế người gập về phía trước thêm nặng hơn. Ngoài ra, các tổn thương phần cột sống sẽ gây áp lực cũng như làm ảnh hưởng đến tủy sống và các hệ dây thần kinh đi ra từ hệ cột sống của bệnh nhân. 3.3. Bệnh về tim mạch Tình trạng bị viêm cột sống dính khớp đôi khi cũng để lại biến chứng khiến cho động mạch chủ bị viêm. Đồng thời, chúng còn có thể khiến cho phần van của động mạch chủ bị biến dạng và làm ảnh hưởng đến các hoạt động cũng như chức năng khác của hệ tim mạch. Nhìn chung, đây là một căn bệnh có tính di truyền và có tỷ lệ cao có thể khiến cho người bệnh bị tàn phế nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, người bệnh khi được chẩn đoán đã mắc phải căn bệnh này thì nên tuân thủ các quy tắc điều trị và nghe theo lời căn dặn của bác sĩ để bệnh có những chuyển biến tốt nhất. 4. Những phương pháp điều trị Như đã nói, cho đến thời điểm này vẫn chưa có một phương pháp cụ thể nào có thể chữa trị dứt điểm được bệnh viêm cột sống dính khớp. Việc điều trị căn bệnh này hướng đến các mục đích như: Giảm đau. Giảm co cứng cơ. Nhằm phòng tránh đồng thời làm quá trình tiến triển bệnh chậm lại và hạn chế các biến chứng xuất hiện. Việc điều trị cũng giúp ngăn ngừa được sự biến dạng của cột sống. Quá trình điều trị sẽ đạt được hiệu quả như các mục tiêu đã đề ra khi được tiến thành trước khi những thương tổn không thể hồi phục được có cơ hội để xuất hiện. 4.1. Sử dụng thuốc Các loại thuốc thường được ấn định sử dụng cho người bệnh điển hình như các loại thuốc chống viêm steroid (NSAIDs) gồm có naproxen (Naprosyn) hoặc thuốc indomethacin (Indocin, Tivorbex). Những loại thuốc này sẽ giúp giảm viêm, giảm đau, giảm phù nề. Thế nhưng, một số trường hợp bệnh nhân khi sử dụng có đi kèm tác dụng phụ như bị xuất huyết tiêu hóa. Nếu bệnh nhân dùng nhóm thuốc trên không đạt được hiệu quả thì bác sĩ có thể kết hợp thêm loại khác. Trong đó, chế phẩm sinh học loại kháng TNF hoặc các chất ức chế IL-17 sẽ được bổ sung thêm vào đơn thuốc. 4.2. Điều trị bằng vật lý trị liệu Phương pháp này là vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân viêm cột sống dính khớp. Biện pháp này sẽ mang đến cho người bệnh rất nhiều lợi ích nổi bật như giảm đau nhức, làm tăng sự dẻo dai của cơ thể và cải thiện được tầm vận động. 4.3. Phẫu thuật Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân mắc phải chứng bệnh này không cần phải tìm đến phương án phẫu thuật. Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt khi bệnh nhân bị đau quá nghiêm trọng, các tổn thương về khớp hoặc người bệnh cần được thay khớp háng nhân tạo thì mới cần được phẫu thuật để thực hiện.;;;;;Viêm cột sống dính khớp là gì – đây là bệnh có khả năng gây tàn phế cao nếu không được điều trị sớm, đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh cũng như cách điều trị qua bài viết dưới đây. Viêm cột sống dính khớp là tình trạng viêm mạn tính, biểu hiện đặc trưng là vôi hóa cột sống lâu dần gây dính khớp. Biến chứng của bệnh là khiến cột sống mất khả năng di động và cuối cùng có thể gây ra tư thế đi đứng bất thường thậm chí gây tàn phế. Ước tính có khoảng 1 – 1.4% dân số đang bị viêm cột sống dính khớp. Trong đó, tỷ lệ ở đàn ông cao gấp 2-3 lần so với phụ nữ. 2. Nhận biết các triệu chứng của viêm cột sống dính khớp Triệu chứng sớm và phổ biến nhất của bệnh là đau thắt lưng hoặc vùng lưng, có thể kèm theo hiện tượng cứng cột sống vào sáng sớm. Khác với cơn đau lưng nhức mỏi thông thường, đau lưng do viêm cột sống dính khớp thường: – Kéo dài trong vòng 3 tháng – Khởi phát từ sớm, trong độ tuổi từ 17-45 – Ban đầu đau âm ỉ, sau đó tăng dần theo thời gian – Kể cả nghỉ ngơi cơn đau cũng không thuyên giảm nhưng sẽ cải thiện khi vận động nhẹ nhàng. Một số biểu hiện ngoài khớp bao gồm: – Ngủ không ngon, tỉnh giấc vào nửa đêm hoặc gần sáng – Mệt mỏi, sụt cân, sốt nhẹ – Viêm kết mạc và các vấn đề về tiêu hóa bao gồm tiêu chảy, đau bụng, xuất huyết – Viêm màng bồ đào, vẩy nến và viêm ruột mạn tính – Một số biểu hiện của bệnh tim mạch và phổi Như vậy có thể thấy bệnh không chỉ ảnh hưởng đến xương khớp mà còn khiến sức khỏe chung suy giảm. Hơn nữa, bệnh khiến cuộc sống sinh hoạt bị đảo lộn đáng kể. Bệnh gây ra cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội, cản trở sinh hoạt và vận động của người bệnh Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh không chỉ tác động đến đốt sống mà còn ảnh hưởng đến khớp ngoại vi và nhiều cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể. Một số biến chứng do bệnh gây ra là: 3.1. Dính khớp và đốt sống Cơ thể thúc đẩy quá trình hình thành xương mới khi tình trạng viêm trở nặng. Sự xuất hiện của những đoạn xương đó làm thu hẹp khoảng cách giữa các khớp hoặc đốt sống từ đó làm chúng dính lại. Khi đó, cột sống sẽ cứng lại và mất đi độ linh hoạt sẵn có. Hậu quả là người bệnh luôn trong tư thế gập người hoặc tình trạng “cột sống cây tre”. Nếu tình trạng dính cứng khớp xảy ra ở khớp xương sườn – đốt sống, dung tích và chức năng của phổi cũng bị ảnh hưởng đáng kể. 3.2. Viêm màng bồ đào Đây là dạng tổn thương phối hợp phổ biến nhất ở người bệnh viêm cột sống dính khớp, biểu hiện của nó là: – Đau mắt – Nhạy cảm với ánh sáng – Mờ mắt 3.3. Nứt, gãy xương Căn bệnh viêm hệ thống mạn tính này có thể khiến xương mỏng dần theo thời gian. Điều này tăng mức độ nghiêm trọng của tư thế khom lưng vì các đốt sống đã trở nên suy yếu nên dễ bị nứt, gãy. Gãy xương sống có nguy cơ gây áp lực, làm tổn thương tủy sống, các rễ thần kinh xung quanh. Từ đó làm tăng nguy cơ dẫn đến tàn phế hoặc hội chứng chùm đuôi ngựa. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ khiến người bệnh: – Ngứa – Tê yếu ở chân, bàn chân – Gây rối loạn chức năng ruột 3.4. Hệ lụy tim mạch Ở một số bệnh nhân, tình trạng viêm ảnh hưởng đến động mạch chủ từ đó gây biến dạng van động mạch chủ ở tim. Ngoài ra còn làm suy giảm chức năng của cơ quan này. 3.5. Ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của người bệnh Ngoài những biến chứng với sức khỏe, bệnh còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc, tinh thần của người bệnh: – Mất khả năng tự chăm sóc bản thân, luôn phải nhờ cậy sự giúp đỡ của người khác. – Giảm năng suất lao động thậm chí mất hẳn, trở thành gánh nặng kinh tế của gia đình, xã hội. – Thu hẹp mối quan hệ, trở nên mặc cảm, tự ti, lo lắng và dễ dẫn tới trầm cảm. 4. Quy trình chẩn đoán bệnh viêm cột sống dính khớp Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng cùng các xét nghiệm và kỹ thuật cận lâm sàng bao gồm chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI. Bác sĩ sẽ khai thác thông tin cá nhân, mức độ và thời gian đau, chế độ sinh hoạt và vận động. Sau đó kiểm tra mức độ hoạt động của cột sống, vị trí đau. Thăm khám lâm sàng là bước đầu tiên trong quá trình chẩn đoán viêm cột sống dính khớp Để chẩn đoán viêm cột sống dính khớp, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chụp X-quang hoặc chụp MRI để kết luận chính xác tình trạng bệnh. Một số thay đổi ở cột sống chỉ thể hiện trên ảnh chụp X-quang vào giai đoạn muộn. Nên nếu nghi ngờ bệnh đang ở giai đoạn sớm, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp MRI để tìm kiếm dấu hiệu viêm ở cột sống và khớp cùng chậu. Điều này sẽ giúp sớm chẩn đoán bệnh để điều trị kịp thời. Chụp X-quang hoặc chụp MRI được áp dụng hiệu quả trong thăm khám 5. Tìm hiểu phương pháp điều trị viêm cột sống dính khớp hiện nay Trong điều trị bệnh, mục tiêu chính thường là: – Giảm triệu chứng đau, cứng cột sống – Ngăn ngừa biến dạng cột sống, hạn chế bệnh tiến triển nặng Các cách điều trị viêm cột sống dính khớp phổ biến hiện nay là: 5.1. Điều trị bằng thuốc Các loại thuốc thường sử dụng cho bệnh này là thuốc chống viêm, giảm đau, giảm cứng. Tuy nhiên lưu ý cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. 5.2 Vật lý trị liệu Đây là phương pháp đem lại hiệu quả cao trong điều trị viêm cột sống dính khớp. Tuy nhiên bệnh đòi hỏi sự kiên trì, đều đặn trong thời gian dài. Việc tuân thủ điều trị giúp giảm triệu chứng đau, tăng sự dẻo dai và từ đó cải thiện vận động của cột sống. 5.3. Phẫu thuật Đây là biện pháp cuối cùng khi các phương pháp trên không đem lại kết quả. Khi bệnh nhân quá đau đớn, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên cũng nên lưu ý rằng phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến chứng nguy hiểm khác. Đây là căn bệnh nguy hiểm tuy nhiên nếu phát hiện và điều trị phù hợp, bệnh vẫn có thể cải thiện tích cực, nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì thế ngay khi có triệu chứng, cần đến chuyên khoa Cơ xương khớp để được thực hiện chẩn đoán, điều trị.;;;;;Viêm cột sống dính khớp là một trong những bệnh lý mạn tính hệ cơ xương khớp phổ biến. Mặc dù giới y học luôn nỗ lực tìm ra phương pháp điều trị nhưng đến nay vẫn chưa có cách chữa triệt để. Chính vì vậy mà tìm hiểu những thông 1. Tổng quan về bệnh viêm cột sống dính khớp Bệnh còn được gọi với các tên gọi khác như: viêm cột sống gốc chi, viêm cột sống gốc chi vùng cùng chậu, viêm khớp cột sống dạng thấp,... Tất cả đều được dùng để chỉ tình trạng viêm nhiễm các khớp ở cột sống, các chi dưới hay khớp cuối cùng vùng cùng chậu bị dính hoặc biến dạng. Bệnh gây nhiều đau đớn và nếu tình trạng này kéo dài mà không có sự can thiệp điều trị sẽ đến nhiều biến chứng nguy hiểm, gây tổn thương nghiêm trọng phần sụn khớp, gân, dây chằng,... hay các vùng lân cận như hông, xương sườn, đầu gối, bàn chân. Thậm chí còn có thể lên đến vùng vai, mắt hay tác động vào các cơ quan trong ổ bụng và cả tim mạch. Những đối tượng dễ mắc viêm cột sống dính khớp Bệnh viêm cột sống dính khớp đa phần khởi phát ở người lớn ở độ tuổi dưới 35 và trên 45 (chiếm khoảng 5%). Trong số đó, theo thống kê thấy tỷ lệ bệnh xuất hiện ở nam giới nhiều hơn. Một số giả thiết cho rằng do tính chất công việc của nam nặng nhọc hay thói quen sử dụng thuốc lá, rượu, bia,... dẫn đến sự chênh lệch về tỷ lệ mắc phải bệnh viêm dính khớp ở cột sống. Mặc dù đến nay vẫn chưa có lời giải thích chính xác nhất về nguyên nhân gây ra viêm cột sống dạng thấp dính khớp nhưng những yếu tố dưới đây có thể tác động hoặc có liên quan đến sự hình thành bệnh bao gồm: Công việc Tính chất công việc là một phần không thể bỏ qua bởi cuộc sống hối hả khiến con người lao đầu để chạy theo sự phát triển từng ngày của xã hội mà quên đi sức khỏe bản thân. Trường hợp bị viêm cột sống dính khớp tăng tỷ lệ mắc phải và xu hướng trẻ hóa thường thuộc những người ngồi hay đứng quá nhiều trong thời gian dài như lễ tân, giáo viên, tài xế, nhân viên văn phòng, kế toán,... Hay những người làm việc quá nặng nhọc như khuân vác cũng là đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh. Các yếu tố khác Di truyền được xếp hàng đầu bởi có hơn 90% người bị viêm cột sống dính khớp hiện nay bị ảnh hưởng từ gen HLA - B27 (yếu tố kháng nguyên bạch cầu). Các chấn thương hay quá trình thoái hóa, thoát vị đĩa đệm,... gây phá hủy dẫn sụn khớp cũng có thể là yếu tố khiến cột sống bị viêm nhiễm, dính khớp, biến dạng. Thói quen vô bổ và hại sức khỏe hiện nay như hút thuốc lá, uống nhiều rượu, bia, dùng chất kích thích, cà phê, nước ngọt, nước có gas, thức khuya, ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ,... cũng góp phần đẩy nhanh các tổn thương hệ xương khớp nói riêng và cơ thể nói chung. 2. Triệu chứng của bệnh viêm cột sống dính khớp Những bệnh nhân bị bệnh viêm dính khớp cột sống có thể xuất hiện các triệu chứng như sau: Đau lưng Hầu như tất cả các bệnh nhân mắc bệnh viêm dính khớp cột sống đều xuất hiện các cơn đau lưng từ nhẹ đến nặng tùy mức độ nghiêm trọng và tổn thương. Các đặc điểm đặc trưng của các cơn đau nhức lưng ở bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp gồm: Cơn đau có sự thay đổi theo thời gian, đau nhiều vào sáng sớm và tối, mùa lạnh cơn đau nhức sẽ diễn ra thường xuyên hơn những ngày trời nắng ấm. Thường các cơn đau sẽ đi kèm với biểu hiện cứng khớp gây khó khăn khi vận động. Những trường hợp mất ngủ hay ngủ chập chờn có thể do cơn đau gây khó chịu. Vị trí cơn đau bắt đầu từ vùng xương chậu sau đó lan dần sang các vị trí lân cận, trường hợp nặng có thể sẽ gây đau cả vùng cột sống và lan xuống vùng mông, đùi và hai chân. Người bệnh thường đi khòm lưng vì đau nhức và bộ phận phía dưới cột sống kém linh hoạt. Những khu vực bị ảnh hưởng Không chỉ cột sống mà khi bị bệnh, các khu vực xung quanh cũng có thể bị tác động gây viêm, sưng, tê cứng bao gồm: Khu vực xương sườn, xương ức, đi kèm có thể là cơn đau tức ngực hay khó thở. Một số khớp ở gần xương sống như vai, hàm, háng, đầu gối, mắt cá chân đau, cứng, sưng to. Ngoài ra thì bệnh nhân còn có thể xuất hiện các triệu chứng như mắt sưng, nhạy cảm với ánh sáng và mờ dần, chán ăn, mất ngủ, người lờ đờ, mệt mỏi, sốt nhẹ, sụt cân,... 3. Các phương pháp chẩn đoán và điều trị Chẩn đoán Để đưa ra kết luận chính xác về bệnh viêm dính khớp cột sống thì ngoài việc chẩn đoán dựa trên các biểu hiện lâm sàng nói trên, bác sĩ còn có thể tiến hành các phương pháp sau: Kiểm tra dịch tễ: Việc chẩn đoán sơ bộ và định hướng kiểm tra thông qua tiền sử bệnh, những trường hợp bệnh ở người thân hoặc các vấn đề cơ thể đang mắc phải chẳng hạn vảy nến, lupus ban đỏ,... Xét nghiệm và CLS như: TPT máu, CRP, HLA-B27, anti CCP, RF,... chụp X-quang cột sống, các chi, chụp MRI,... Điều trị Hiện nay chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh viêm cột sống dính khớp. Tuy nhiên, sau khi phát hiện và chẩn đoán, tùy vào từng mức độ tổn thương của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra một trong các phương pháp điều trị nhằm ngăn cản tình trạng viêm nặng hơn như: Thuốc: Với các trường hợp bệnh ở giai đoạn sớm thì có thể sử dụng các loại thuốc như giảm đau, kháng viêm không Steroid, thuốc giãn cơ,... Một số trường hợp cần thiết sẽ được cho chỉ định với các loại thuốc mạnh hơn bao gồm liệu pháp Corticosteroid hay chất ức chế TNF. Phẫu thuật: Nếu trường hợp bệnh diễn biến nghiêm trọng, các cơn đau và tổn thương quá nặng lớp sụn khớp không thể hồi phục được, phương pháp điều trị bảo tồn không có tác dụng thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Dù bạn có là ai thì đến một độ tuổi nhất định theo thời gian cũng có thể trở thành nạn nhân của bệnh viêm cột sống dính khớp. Từ bỏ những thói quen xấu và thay bằng một lối sống khoa học, điều độ với kế hoạch luyện tập, ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi,... tốt cho cơ thể chính là cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe tốt nhất.;;;;;Bệnh viêm cột sống dính khớp thường bị nhầm lẫn với nhiều vấn đề sức khỏe khác do có nhiều triệu chứng tương đồng. Điều này dẫn tới việc phát hiện, điều trị bệnh chậm trễ, làm tăng nguy cơ tổn thương cột sống và rủi ro tàn phế ở bệnh nhân. 1. Tổng quan về bệnh viêm cột sống dính khớp. Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý viêm hệ thống mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng thương tổn ở cột sống, khớp cùng chậu, các khớp ở chi và điểm bám gân. Ước tính, có khoảng 1 - 1.4% dân số mắc phải căn bệnh này. Trong đó, tỷ lệ nam giới mắc viêm cột sống dính khớp cao gấp 2 - 3 lần so với nữ giới. Bệnh thường phát triển từ rất sớm nhưng tiến triển chậm, theo thời gian có thể gây cứng khớp và đốt sống, dẫn tới nguy cơ tàn phế.Triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm cột sống dính khớp là đau thắt lưng hoặc vùng lưng kéo dài ít nhất 3 tháng, thường ở độ tuổi từ 17 - 45, khởi phát âm ỉ nhưng tăng dần theo thời gian. Ngoài ra, người bệnh còn có triệu chứng viêm khớp cùng chậu (biểu hiện đau ở 1 hoặc 2 bên mông), đau và sưng nóng đi kèm tràn dịch khớp do viêm ở khớp ngoại vi, viêm điểm bám tận của gân, đau cứng cổ và khó xoay đầu,... Biểu hiện ngoài khớp là: Ngủ không ngon giấc, mệt mỏi, sốt nhẹ, sút cân, sưng ngón tay - ngón chân, viêm kết mạc và các triệu chứng tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy, xuất huyết),... Triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm cột sống dính khớp là đau thắt lưng hoặc vùng lưng kéo dài ít nhất 3 tháng Bệnh viêm cột sống dính khớp gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm
question_440
Bé bị viêm loét miệng họng sốt cao là do đâu và nên xử trí thế nào?
doc_440
Viêm loét miệng họng và sốt cao là những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, dễ gặp ở trẻ nhỏ. Sự xuất hiện đồng thời của những hiện tượng này gây ra không ít lo lắng cho các bậc cha mẹ. Bài viết này sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn nguyên nhân khiến bé bị viêm loét miệng họng sốt cao và cách xử trí an toàn cho sức khỏe của trẻ. Viêm loét miệng họng và sốt cao ở trẻ thường xuất phát từ một loạt các yếu tố:1.1. Viêm họng Viêm họng thường gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus, là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến viêm loét miệng họng sốt cao ở trẻ. Các nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng thường gồm:- Viêm họng do vi khuẩnĐây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của viêm loét miệng họng ở trẻ, bệnh thường do vi khuẩn Streptococcus pyogenes gây ra. - Viêm họng do virus Các virus như rhinovirus, adenovirus hay virus herpes có thể gây viêm họng và dẫn đến viêm loét miệng họng ở trẻ.1. 2. Cảm lạnh và bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như cúm, viêm mũi và viêm xoang cũng có thể gây ra viêm loét miệng họng sốt cao. Những triệu chứng của các bệnh này có thể bao gồm chảy nước mũi, sưng mũi và đau họng.1.3. Bệnh nhiễm trùng miệng Một số loại nấm và vi khuẩn có thể gây ra bệnh nhiễm trùng miệng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch yếu. Những bệnh này thường xuất hiện dưới dạng viêm loét trong miệng, gây đau và khó chịu cho trẻ.1.4. Áp lực tinh thầnÁp lực tinh thần và căng thẳng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ. Khi hệ miễn dịch không hoạt động hiệu quả, trẻ có thể dễ dàng mắc bệnh nhiễm khuẩn, bao gồm viêm loét miệng họng. Ngoài những nguyên nhân trên, còn có nhiều yếu tố khác như thói quen vệ sinh cá nhân, môi trường sống,... có thể ảnh hưởng đến việc bé bị viêm loét miệng họng sốt cao. Điều quan trọng là cha mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân cụ thể để có thể ngăn ngừa và điều trị cho bé một cách hiệu quả khi cần thiết.2. Các biểu hiện viêm loét miệng họng sốt cao ở trẻ Triệu chứng của viêm loét miệng họng và sốt cao ở trẻ thường xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Hầu hết các tình trạng gặp phải thường làm cho trẻ cảm thấy khó chịu và không thoải mái:- Viêm loét miệng họng:+ Vùng họng sưng và đỏ: miệng và họng của trẻ sẽ trở nên sưng to, có màu đỏ bên trọng, thậm chí có thể có các vết loét hoặc vết trắng trên niêm mạc. + Đau và khó chịu: tình trạng sưng và viêm loét trong miệng, họng gây đau và khó chịu cho trẻ. Điều này khiến cho trẻ khó nói, khó ăn và nuốt vì cảm giác đau đớn. + Hôi miệng: viêm loét miệng họng có thể dẫn đến hôi miệng vì xảy ra tình trạng nhiễm trùng ở vết loét. - Sốt cao:+ Nhiệt độ cơ thể tăng: sốt cao trên 38.5 độ C, có thể sốt âm ỉ và trội thành cơn hoặc sốt liên tục, sốt hồi quy,… tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh. + Cảm giác nóng: trẻ có thể cảm thấy người nóng ran và mệt mỏi do bị sốt cao. - Chán ăn và khó nuốt:+ Từ chối ăn uống: việc viêm loét miệng họng gây đau khi ăn và nuốt, dẫn đến việc bé từ chối ăn uống. + Tăng cảm giác khát: do khó chịu trong miệng nên bé có thể cảm thấy khát nước hơn. - Mệt mỏi Sốt và viêm loét miệng họng có thể khiến bé mệt mỏi, kém năng động và thường muốn nghỉ ngơi nhiều hơn. Nhận biết và hiểu rõ những triệu chứng này là sẽ giúp các bậc cha mẹ biết được tình trạng con đang gặp phải để tìm giải pháp hỗ trợ cho con giảm bớt sự khó chịu. Trong trường hợp các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, tốt nhất nên thăm khám bác sĩ để đảm bảo bé được điều trị đúng cách.3. Xử trí khi bé bị viêm loét miệng họng sốt cao- Cho bé được nghỉ ngơi đầy đủ để giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn nhờ đó mà cơ thể bé có khả năng chống lại các triệu chứng khó chịu và sớm hồi phục. - Cung cấp đủ nước cho cơ thể của trẻ. Đặc biệt, nếu viêm loét miệng họng sốt cao khiến bé gặp khó khăn trong việc nuốt và nuốt đau thì có thể cho bé uống nước ấm hoặc đồ uống mát để làm dịu họng. - Cho trẻ ăn đồ ăn mềm và dễ nuốt như súp, bánh mì mềm hoặc pudding để bớt cảm giác đau. - Theo dõi triệu chứng của bé và nếu có bất kỳ dấu hiệu nghiêm trọng hoặc kéo dài, hãy thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời:+ Nếu viêm loét miệng họng và sốt cao được gây ra bởi nhiễm khuẩn vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh để điều trị. + Trường hợp trẻ bị sốt có thể dùng thuốc hạ sốt như paracetamol hoặc ibuprofen theo hướng dẫn của bác sĩ để hạ sốt và giảm đau. - Tránh tiếp xúc nơi đông người để lây lan mầm bệnh: để ngăn lây lan bệnh cho người khác, trẻ nên nghỉ ngơi tại nhà và không tham gia các hoạt tập thể trong thời gian mắc bệnh. - Dùng nước muối sinh lý để súc họng vì làm sạch miệng có thể giảm sưng và làm dịu vùng họng. Quan trọng nhất, hãy luôn lắng nghe và theo dõi các biểu hiện của bé, hãy luôn quan tâm để bé cảm nhận được sự an toàn, vỗ về từ cha mẹ, nhờ đó mà trẻ có được sự hỗ trợ tinh thần tốt nhất để vượt qua giai đoạn này. Bé bị viêm loét miệng họng sốt cao không chỉ khiến bé khó chịu, suy giảm sức khỏe mà cũng sẽ khiến cha mẹ mệt mỏi. Cách tốt nhất để giải quyết khó khăn này là cho con đến khám bác sĩ Nhi khoa nếu thấy tình trạng của trẻ không tiến triển tốt hơn sau một vài ngày. Việc thăm khám sẽ giúp cha mẹ tìm ra giải pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bé và sớm yên tâm về tình trạng của con mình.
doc_33893;;;;;doc_28896;;;;;doc_9941;;;;;doc_11239;;;;;doc_39022
Bé bị loét miệng là tình trạng mà những vết loét nhỏ xuất hiện ở miệng có kích thước vài milimet. Các vết loét này có thể đơn độc hoặc xuất hiện thành từng đám, tập trung ở mặt trong niêm mạc má, vòm họng, lưỡi, môi. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bé bị loét miệng, sốt. Dưới đây là một những nguyên nhân phổ biến mà cha mẹ cần hết sức lưu ý: 1.1 Bé bị loét miệng và sốt do tác động cơ học Trẻ nhỏ nếu vô tình tự cắn vào lưỡi hay mặt trong gò má hay trẻ ăn những thức ăn cứng, nhiều mảnh xơ như: bánh mỳ, đồ cứng… sẽ gây trầy xước niêm mạc miệng. 1.2 Trẻ bị loét miệng, sốt do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng viêm loét miệng, sốt ở trẻ em là do sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus vào vùng miệng họng. Trẻ nhỏ nếu việc đánh răng, súc miệng nước muối, vệ sinh răng miệng không sạch nên dễ tạo điều kiện gây bệnh. Do đó, cha mẹ cần chú ý tập cho bé thói quen đánh răng sạch sẽ trước và sau khi ngủ, súc miệng bằng nước muối để phòng tránh bệnh viêm họng, nhiệt miệng, viêm amidan… Trẻ nhỏ nếu việc đánh răng, súc miệng nước muối, vệ sinh răng miệng không sạch nên dễ tạo điều kiện gây bệnh 1.3 Trẻ bị sốt và loét miệng do lạm dụng kháng sinh Cơ thể trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện và rất nhạy cảm với các loại kháng sinh. Do đó, nếu trẻ lạm dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài khiến gây phản ứng phụ. Ví dụ như: sốt, nhiệt miệng, viêm loét họng… Từ đó gây khó chịu và đau đớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của trẻ. 1.4 Trẻ bị loét miệng và sốt do bệnh chân tay miệng Tình trạng loét miệng, sốt ở trẻ em cũng có thể gặp trong một số bệnh lý chân tay miệng, thủy đậu… Khi trẻ mắc các bệnh lý này, chúng có thể lây nhiễm trực tiếp. Và nguy cơ bệnh bùng phát thành dịch là rất cao. Đặc trưng dễ dàng nhận thấy ở bé bị viêm loét họng, sốt do tay chân miệng gây nên là có các nốt bọng nước trong vùng miệng và niêm mạc họng vỡ ra gây loét, đau đớn cho trẻ. Chân tay miệng là bệnh lý lây lan qua đường phân, miệng và thường biểu hiện bằng những vết loét trong niêm mạc miệng của trẻ. Bệnh gây nguy hiểm cho trẻ, nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào vết loét miệng, sốt thì rất khó để phân biệt loét miệng do bệnh chân tay chân gây ra hay do các nguyên nhân khác. Do đó, cha mẹ cần và theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của trẻ, nếu nghi ngờ trẻ bị tay chân miệng cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý đúng cách, tránh những biến chứng không muốn có thể xảy ra với trẻ. Tình trạng loét miệng, sốt ở trẻ em cũng có thể gặp trong bệnh chân tay miệng 2.1 Giữ gìn vệ sinh Điều quan trọng khi viêm loét miệng, sốt ở trẻ em là cha mẹ cần giữ vệ sinh. Việc vệ sinh răng miệng cho trẻ thật sạch sẽ là rất cần thiết. Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý, phải thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ bằng dung dịch khử khuẩn. Đồng thời, hãy rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn trước và sau khi chăm sóc trẻ. Nếu trẻ bị các bệnh sốt, loét miệng do các bệnh lý truyền nhiễm. Điển hình như tay chân miệng, thủy đậu thì phải cho trẻ cách ly với các trẻ khác. 2.2 Bổ sung đủ nước và dinh dưỡng Trẻ bị đau miệng thường có tâm lý lười uống nước, không nuốt nước bọt. Việc này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn cư trú trong vùng miệng, họng phát triển. Từ đó, chúng gây bội nhiễm. Do vậy, cách tốt nhất là cha mẹ cần hướng dẫn cho trẻ sử dụng nước muối sinh lý. Hãy súc miệng sau mỗi lần ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Cho trẻ uống nhiều nước để hạn chế tình trạng cơ thể bị mất nhiều nước do bị sốt. Tăng cường cho trẻ uống các loại nước quả giàu vitamin. Đặc biệt là C để tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch. Nếu sức đề kháng của trẻ kém, tình trạng bệnh có thể tái nhiễm lại nhiều lần. Có những trường hợp trẻ vừa đỡ mấy ngày đã sốt lại. Về chế độ ăn, cha mẹ nên lưu ý cho trẻ sử dụng các thực phẩm dễ tiêu hóa. Ví dụ như cháo, súp, sữa… 2.3 Không tự ý cho trẻ uống thuốc Bệnh do virus gây ra nên thường sẽ tự khỏi sau từ 3 đến 7 ngày. Do đó, ta chỉ cần điều trị triệu chứng, giảm đau. Cha mẹ lưu ý chỉ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ có dấu hiệu bội nhiễm. Việc tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh sẽ khiến cho bệnh của trẻ không thuyên giảm. Thậm chí bệnh còn nặng hơn vì trẻ có thể bị tiêu chảy do tác dụng phụ mang lại. Khi bé bị loét miệng và sốt: Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt để hạ sốt, giảm đau theo hướng dẫn. 2.4 Chế độ nghỉ ngơi hợp lý Ngoài ra, khi bị sốt, loét miệng điều quan trọng là cần được nghỉ ngơi. Việc này là để cơ thể hồi phục và dồn sức thải virus ra ngoài. Vì thế, nếu trẻ vừa mới hạ sốt, cha mẹ nên để trẻ nghỉ ngơi. Lưu ý, không nên để con đi học, vận động nhiều nếu không bệnh sẽ lâu khỏi;;;;;Trẻ bị viêm họng sốt cao khiến các bậc phụ huynh cảm thấy vô cùng hoang mang và lo lắng. Vì vậy, bố mẹ phải nắm rõ nguyên nhân gây ra bệnh để có những biện pháp xử lý phù hợp, tránh không khiến bệnh khởi phát thêm các biến chứng nguy hiểm. Viêm họng sốt cao là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Vì sức đề kháng của trẻ còn yếu và dưới sự tác động của môi trường xung quanh nên rất dễ bị viêm họng, ho, hắt hơi, sổ mũi,… Một số trường hợp trẻ bị sốt lên tới 39 – 40 độ C, đau họng, người nóng ran, ít ăn, bỏ bú, nổi hạch ở hàm dưới, quấy khóc về đêm,… Ngoài ra, viêm họng sốt cao ở trẻ còn là dấu hiệu của hiện tượng nhiễm trùng hoặc mắc căn bệnh siêu vi. Khi trẻ gặp phải tình trạng này, bố mẹ cần phải thực hiện những điều sau đây: – Áp dụng một số phương pháp hạ sốt và giảm đau họng tại nhà cho trẻ. – Bổ sung thêm nước cho cơ thể của bé để hạ sốt và làm mát thân nhiệt. – Dùng nước ấm để lau vùng nách, cổ, trán, bẹn cho trẻ. – Cho bé ăn những loại thức ăn loãng, mềm và dễ tiêu hóa. – Nếu cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt thì phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. – Với những trẻ trên 5 tuổi, bố mẹ nên hướng dẫn các con súc miệng với nước ấm. – Không nên cho con mặc quá nhiều quần áo khi đang sốt. – Để con nằm nghỉ ngơi ở trong phòng thoáng mát. – Chia thức ăn của con thành 5 – 6 bữa/ ngày để bổ sung chất dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng cho bé. Đây là những phương pháp tạm thời giúp kiểm soát căn bệnh viêm họng sốt cao ở trẻ. Khi trẻ mắc phải căn bệnh này, bố mẹ cần phải chú ý chăm sóc sức khỏe cho con. Nếu chăm sóc đúng cách, bệnh của trẻ có thể khỏi sau khoảng 4 – 5 ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ bị sốt nặng, bố mẹ phải nhanh chóng đưa con đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm, tránh để bệnh chuyển biến nặng, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Trẻ bị viêm họng và sốt cao khiến bố mẹ cảm thấy lo lắng Với những bé có sức đề kháng tốt, tình trạng viêm họng có thể khỏi sau 3 – 4 ngày. Tuy nhiên, với những bé có sức đề kháng yếu, căn bệnh này sẽ chuyển biến phức tạp hơn. Điều này đồng nghĩa với việc trẻ sẽ phải đối diện với biến chứng nguy hiểm của bệnh như viêm amidan, viêm phổi, viêm phế quản,… Do đó, khi bé gặp phải những dấu hiệu sau đây thì bố mẹ cần nhanh chóng đưa con đi khám sớm: – Thân nhiệt nóng, sốt cao. – Ho và hắt hơi, sổ mũi thường xuyên. – Ở mũi xuất hiện nhiều chất dịch nhầy. – Đau họng, ngứa rát và cổ họng bị sưng tấy. – Hoa mắt và chóng mặt, buồn nôn. – Đau bụng và đi ngoài có phân lỏng. – Cổ họng bị sưng đau và không thể mở miệng. Việc đưa con tới bệnh viện để được bác sĩ thăm và điều trị khi bé bị viêm họng sốt cao là điều vô cùng cần thiết. Bởi vì căn bệnh này có thể chuyển biến phức tạp và ảnh hưởng tới sức khỏe của các bé. Đặc biệt, bố mẹ không được chủ quan khi con mắc phải căn bệnh này, nhất là những bé có sức đề kháng yếu. Trên thực tế, rất nhiều bé được đưa tới bệnh viện trong tình trạng bệnh viêm họng sốt cao ở mức độ nặng, đã chuyển sang nhiễm khuẩn họng. Vì vậy, bố mẹ cần phải đưa trẻ tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám sớm, không được để con mắc bệnh viêm họng sốt cao quá lâu. Bố mẹ cần phải cho con đi khám khi có dấu hiệu viêm họng sốt cao để được bác sĩ điều trị kịp thời 3. Cách phòng tránh hiệu quả khi trẻ bị viêm họng sốt cao Viêm họng sốt cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm do cơn sốt không ngừng tăng cao. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng trẻ bị viêm họng và sốt cao, bố mẹ nên thực hiện những điều sau để dễ dàng kiểm soát bệnh cho con: – Giữ ấm cơ thể con khi thời tiết chuyển lạnh với bao tay, khăn choàng cổ, mũ len, áo khoác,… – Đeo khẩu trang cho trẻ nếu bé đi ra ngoài và tiếp xúc với môi trường có nhiều khói bụi, ô nhiễm. – Không nên tắm cho con vào buổi tối để tránh cơ thể bé bị nhiễm lạnh, dễ mắc bệnh viêm họng. – Bổ sung thêm vitamin, chất đạm, các khoáng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trẻ. – Cho con uống đủ nước mỗi ngày hoặc cho bú thêm cữ sữa với những trẻ dưới 6 tháng tuổi. – Không nên cho bé ăn thức ăn lạnh, nhiều dầu mỡ, cay nóng và uống nước đá. – Cho trẻ ăn chín uống sôi để tránh các loại vi khuẩn tấn công vào vòm họng. – Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách và cho con súc miệng thường xuyên với nước ấm. – Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. – Đảm bảo không gian sống của trẻ sạch sẽ và thoáng mát. Bố mẹ nên cho trẻ ăn thêm nhiều rau xanh và trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng Vì trẻ bị viêm họng sốt cao dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm nên bố mẹ cần phải thận trọng và không được chủ quan. Khi thấy con có những biểu hiện bất thường, bố mẹ cần phải nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để được bác sĩ tiến hành thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.;;;;;Viêm họng là bệnh lý thường gặp ở trẻ, tuy nhiên trường hợp con có biểu hiện viêm họng sốt cao liên tục thì các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên chủ quan. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Để trang bị kiến thức để xử lý tình trạng viêm họng đi kèm sốt ở trẻ cha mẹ có thể tham khảo thêm các thông tin dưới đây! 1. Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng sốt cao Viêm họng ở trẻ nếu không phát hiện kịp thời và đưa bé đi điều trị sẽ có thể gây nên nhiều biến chứng như viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, viêm cầu thận cấp,… Do đó, cha mẹ cần cảnh giác, nếu thấy trẻ xuất hiện viêm họng kèm sốt thì nên đưa con tới bệnh viện kiểm tra trước khi bệnh chuyển nặng. Viêm họng ở trẻ gây nên bởi nhiều yếu tố nguy cơ. Dưới đây là một số nguyên nhân chính mà cha mẹ cần nắm rõ: – Cảm cúm: Cảm cúm có thể gây nên viêm họng kéo dài và sốt ở trẻ. Chúng còn đi kèm với các triệu chứng điển hình như bị, sổ mũi, hắt hơi, ho… – Do virus: Một số loại virus có thể là nguyên nhân gây viêm họng kèm sốt cao ở trẻ, tuy nhiên chúng không thể điều trị bằng kháng sinh. – Do liên cầu khuẩn:“thủ phạm” vi khuẩn liên cầu khuẩn Streptococcus là nguyên nhân chính gây viêm họng ở trẻ. – Do thời tiết: Vào mùa đông các loại vi khuẩn hay virus đều hoạt động mạnh mẽ hơn. Thời điểm này sức đề kháng của các bé suy yếu sẽ là điều kiện lý tưởng để vi sinh vật tấn công và xâm nhập vào cơ thể. – Do dị ứng: Một số tác nhân gây dị ứng cho bé như, lông động vật, khói thuốc, phấn hoa, bụi bẩn,… – Do ô nhiễm môi trường: Môi trường chứa nhiều chất độc hóa học, xăng xe, khói bụi, ,… chính là điều kiện tốt để các vi sinh vật xâm nhập vào đường thở của trẻ và gây nên các bệnh về hô hấp. Viêm họng kèm sốt ở trẻ nếu không phát hiện kịp thời và đưa bé đi điều trị sẽ có thể gây nên nhiều biến chứng như viêm đường hô hấp 2. Biểu hiện và cách xử lý viêm họng và sốt cao ở trẻ 2.1. Dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết viêm họng sốt cao ở trẻ Viêm họng kèm theo biểu hiện sốt nhẹ là hiện tượng khá phổ biến khi cơ thể phản ứng lại với các tác nhân gây bệnh. Viêm họng ở trẻ có thể nhận biết thông qua một số triệu chứng như trẻ hay ho, chán ăn, quấy khóc. Mặt khác còn tùy vào mỗi cơ địa của mỗi trẻ mà các biểu hiện có thể khác nhau: – Dấu hiệu viêm họng sốt ở trẻ sơ sinh: Trẻ bị sốt cao từ 39 đến 40°C kèm theo một số triệu chứng bao gồm nghẹt mũi, ho, há miệng khi ngủ, bỏ bú hoặc quấy khóc,… – Dấu hiệu viêm họng ở trẻ lớn hơn: Ở những bé lớn hơn thì các biểu hiện sẽ bao gồm chán ăn, mệt mỏi,… những triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với tình trạng sốt do mọc răng nên cha mẹ cần chú ý. Ngoài ra, trẻ có thể xuất hiện thêm một số dấu hiệu như đau rát họng, ho khan, sổ mũi, khàn tiếng, khô môi,… Trẻ có sức đề kháng kém nên rất dễ mắc phải viêm họng nên cha mẹ nên đặc biệt chú ý để đảm bảo sức khỏe cho con. Trẻ có sức đề kháng kém nên rất dễ mắc phải viêm họng nên cha mẹ nên đặc biệt chú ý để đảm bảo sức khỏe cho con 2.2. Cách xử lý khi trẻ mắc viêm họng sốt cao Phần lớn các trường hợp trẻ bị viêm họng sẽ ít gây nguy hiểm và có thể điều trị tại nhà. Một số biện pháp giúp cha mẹ chăm sóc trẻ bị viêm họng tại nhà như: – Súc miệng cho con bằng nước muối 2 lần mỗi ngày. – Cho bé sử dụng những loại thức ăn ở dạng mềm và không nóng. – Luôn giữ ấm cơ thể cho con, đặc biệt là vùng mũi, họng, ngực. – Cho trẻ uống nhiều nước. – Khi con sốt có thể chườm nước ấm để hạ nhiệt. – Dùng khăn ấm để lau nếu phát hiện trẻ toát nhiều mồ hôi. – Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn. – Sốt dưới 38°C đối với trẻ dưới 3 tháng. – Sốt 38,5°C đối với trẻ từ 3 – 6 tuổi. – Sốt 39°C đối với trẻ trên 6 tháng tuổi. Cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vào mùa đông 3. Giúp con phòng ngừa bệnh viêm họng bằng cách này Bố mẹ có thể áp dụng một số cách dưới đây để phòng ngừa tình trạng viêm họng ở trẻ, : – Bổ sung đủ nước cho con là biện pháp giúp bảo vệ trẻ. Để tăng hương vị bạn có thể thêm một vài lát chanh. – Đeo khẩu trang và che chắn kỹ khi đi ngoài đường. Việc đeo này sẽ giúp trẻ tránh khỏi các tác nhân gây ô nhiễm. – Tiêm vắc xin ngừa cúm: Các bé trên 6 tháng tuổi nên được tiêm vắc xin ngừa cúm theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh ở Hoa Kỳ. – Vệ sinh răng miệng cho bé: Khoang miệng của trẻ chứa rất nhiều vi khuẩn, vì thế nếu không chăm sóc sạch sẽ chúng sẽ tấn công và gây viêm họng. Cha mẹ nên tập cho con thói quen súc miệng bằng nước muối và đánh răng thường xuyên. Viêm họng sốt cao ở trẻ có thể không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt hàng ngày của bé. Do đó, cha mẹ nên chủ động phòng tránh bệnh lý này cho con bằng cách thăm khám sức khỏe định kỳ và tiêm ngừa đầy đủ vắc xin.;;;;;Viêm họng là bệnh lý phổ biến ở trẻ, tuy nhiên nếu con có biểu hiện viêm họng sốt cao liên tục thì cha mẹ không nên chủ quan. Đây có thể là dấu hiệu nguy hiểm của nhiều bệnh lý khác ở trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ trang bị kiến thức để xử lý tình trạng viêm họng đi kèm sốt ở trẻ. Viêm họng kèm theo triệu chứng sốt nhẹ là hiện tượng khá phổ biến do cơ thể phản ứng lại những tác nhân gây bệnh. Viêm họng ở trẻ có thể nhận biết thông qua nhiều dấu hiệu như ho, chán ăn, quấy khóc. Tùy vào mỗi cơ địa của mỗi trẻ mà các biểu hiện có thể khác nhau: – Viêm họng sốt ở trẻ sơ sinh: Trẻ bị sốt cao từ 39 đến 40°C kèm theo một số triệu chứng như: Nghẹt mũi, bỏ bú, ho, há miệng khi ngủ hoặc quấy khóc,… – Viêm họng ở trẻ lớn hơn: Bé lớn hơn sẽ có các biểu hiện như chán ăn, mệt mỏi,… những triệu chứng này có thể nhầm lẫn với tình trạng sốt do mọc răng. Ngoài ra, có thể xuất hiện thêm một số biểu hiện như: Sổ mũi, đau rát họng, ho khan, khàn tiếng, khô môi,… Do trẻ có sức đề kháng kém nên rất dễ mắc phải viêm họng. Cha mẹ nên đặc biệt chú ý để đảm bảo sức khỏe cho con. Viêm họng kèm theo triệu chứng sốt nhẹ là hiện tượng khá phổ biến do cơ thể phản ứng lại những tác nhân gây bệnh 2. Nguyên nhân gây viêm họng kèm sốt cao ở trẻ và cách xử lý 2.2. Nguyên nhân gây viêm họng sốt cao Viêm họng ở trẻ gây nên do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân mà cha mẹ cần lưu ý: – Do cảm cúm: Các loại bệnh cảm cúm thông thường sẽ khiến cho bé bị ho, sổ mũi, hắt hơi,… Không những vậy, cảm cúm có thể gây nên viêm họng kéo dài và sốt ở trẻ. – Do virus: Đây là nguyên nhân khá phổ biến là thường gặp ở trẻ, tuy nhiên chúng không thể điều trị bằng kháng sinh. – Do liên cầu khuẩn: Vi khuẩn liên cầu khuẩn Streptococcus chính là “thủ phạm” gây viêm họng ở trẻ. – Do thời tiết: Các loại vi khuẩn hay virus đều hoạt động mạnh mẽ hơn vào mùa đông. Đây là thời điểm sức đề kháng của các bé suy yếu và là điều kiện lý tưởng để vi sinh vật xâm nhập và tấn công. – Do dị ứng: Một số chất gây dị ứng cho trẻ như phấn hoa, lông động vật, khói thuốc, bụi bẩn,… – Do ô nhiễm môi trường: Môi trường chứa nhiều khói bụi, chất độc hóa học, xăng xe,… cũng là điều kiện tốt để các vi sinh vật xâm nhập vào đường thở và gây các bệnh hô hấp ở trẻ. Vi khuẩn liên cầu khuẩn Streptococcus chính là “thủ phạm” gây viêm họng ở trẻ 2.3. Cách xử lý khi trẻ bị viêm họng sốt cao Đa phần các trường hợp trẻ bị viêm họng sẽ ít gây nguy hiểm và có thể điều trị được tại nhà. Bạn có thể chăm sóc bé tại nhà thông qua một số biện pháp như: – Cho con uống nhiều nước. – Chườm nước ấm để hạ nhiệt cho bé. – Nếu phát hiện trẻ toát nhiều mồ hôi hãy dùng khăn ấm để lau. – Để trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn. – Cho con súc miệng bằng nước muối 2 lần mỗi ngày. – Chuẩn bị cho bé những loại thức ăn ở dạng mềm và không quá nóng. – Giữ ấm cơ thể bé, đặc biệt là vùng mũi, họng, ngực. – Sốt dưới 38°C đối với trẻ dưới 3 tháng. – Sốt 38,5°C đối với trẻ từ 3 – 6 tuổi. – Sốt 39°C đối với trẻ trên 6 tháng tuổi. Cho con uống nhiều nước là biện pháp giúp trẻ xử lý viêm họng cấp tính Để phòng ngừa tình trạng viêm họng ở trẻ, bố mẹ có thể áp dụng một số cách dưới đây: – Bổ sung đủ nước cho con: Bổ sung nước lọc cho trẻ là biện pháp giúp bảo vệ trẻ, bạn có thể thêm một vài lát chanh để tăng hương vị. – Vệ sinh răng miệng cho bé: Khoang miệng chứa rất nhiều vi khuẩn, do đó nếu không chăm sóc sạch sẽ chúng sẽ tấn công và gây viêm họng. Bố mẹ nên tập thói quen đánh răng thường xuyên và súc miệng bằng nước muối cho con. – Đeo khẩu trang khi đi ngoài đường: Việc đeo khẩu trang và che chắn kỹ lưỡng sẽ giúp trẻ tránh khỏi các tác nhân gây ô nhiễm. – Tiêm vắc xin ngừa cúm: Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh ở Hoa Kỳ khuyến cáo các bé trên 6 tháng tuổi nên được tiêm vắc xin ngừa cúm. Viêm họng kèm theo sốt cao ở trẻ mặc dù không gây nguy hiểm nhưng vẫn ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của bé. Do đó, cha mẹ nên chủ động bảo vệ sức khỏe cho con bằng cách thăm khám sức khỏe định kỳ và tiêm đầy đủ vắc xin.;;;;;Sốt viêm họng là căn bệnh thường gặp ở trẻ em. Nếu tình trạng sốt viêm họng ở trẻ em không được phát hiện và điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm đường hô hấp, viêm cầu thận cấp, viêm hạch mủ,… Do đó, bố mẹ cần phải nắm rõ nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả khi bé sốt viêm họng. 1. Nguyên nhân khiến bé sốt viêm họng Sốt viêm họng là hiện tượng trẻ bị sưng nề niêm mạc họng một cách nhanh chóng dẫn đến tình trạng sốt. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm họng sốt ở trẻ em như: – Do thời tiết thay đổi đột ngột, trời mưa ẩm, khói thuốc, khói xe, bụi bẩn trong không khí là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm mũi họng ở trẻ em. Bên cạnh đó, những bé mới cai sữa hoặc thay đổi chế độ ăn dặm hay mới đi nhà trẻ nên chưa kịp làm quen với những tác nhân xa lạ từ môi trường cũng dễ mắc bệnh viêm mũi họng. – Do các loại virus, vi khuẩn và nấm gây ra. Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị sốt viêm họng Khi trẻ bị sốt viêm họng, con thường có những triệu chứng như sốt nhẹ hoặc sốt cao đến 39 – 40 độ C, ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ho, đau đầu, đau họng. Ban đầu, trẻ sẽ ho khan, sau đó là ho có đờm, biếng ăn, quấy khóc, mệt mỏi, khó ngủ và thường thở bằng miệng do bị ngạt mũi, đi ngoài phân lỏng, nôn trớ. Khi bé bị sốt viêm họng mấy ngày mà không khỏi kèm theo một hoặc những biểu hiện sau thì bố mẹ nên nhanh chóng đưa con đi khám: – Sốt cao liên tục, chườm ấm, hạ sốt nhưng không hiệu quả, có thể bị co giật. – Trẻ khó thở, ho nhiều và thở gấp. Con có thể thở nhanh hơn so với bình thường, đôi khi đi kèm với dấu hiệu co rút lồng ngực. – Trẻ bị chảy mủ tai, nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong một ngày. – Sau 2 ngày điều trị bệnh không tốt lên. Bé bị sốt viêm họng mấy ngày không đỡ nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh có thể kéo dài từ 7 – 10 ngày. Đồng thời rất dễ dẫn tới những biến chứng như viêm tai giữa, viêm amidan, viêm phế quản, viêm xoang, viêm hạch mủ, viêm thanh quản, viêm khớp, viêm cầu thận cấp, nguy hiểm nhất là bệnh nhiễm khuẩn huyết. Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi con bị sốt viêm họng 3. Cách chăm sóc hiệu quả khi bé sốt viêm họng 3.1. Vệ sinh mũi họng cho trẻ em thật sạch sẽ – Nếu bé mới bị ngạt mũi nhẹ và dịch mũi còn lỏng, bố mẹ có thể sử dụng khăn mềm để lau rửa cho con. Nếu dịch mũi đặc và có rỉ mũi thì bố mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý vào 2 bên mũi của con theo đúng chỉ định của bác sĩ rồi đợi một lúc. Khi nước muối sinh lý ngấm vào làm mềm rỉ mũi thì nhẹ nhàng sử dụng tay day day mũi con để rỉ mũi mềm và bong ra ngoài. – Nếu dịch mũi của con quá nhiều và đặc, bố mẹ nên đưa con tới bệnh viện uy tín để bác sĩ vệ sinh mũi cho bé. – Sử dụng khăn giấy mềm để lau sạch mũi và dãi cho con rồi vứt bỏ ngay sau khi dùng xong. Bố mẹ không nên sử dụng khăn xô vì sau mỗi lần lau mũi và dãi cho con, nếu không thay khăn mới mà vẫn dùng khăn cũ thì virus, vi khuẩn vẫn còn bám lại trên khăn, tiếp tục gây bệnh cho bé. 3.2. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp với trẻ – Nên cho trẻ ăn những món mềm, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và dễ nuốt. – Cho con uống nhiều nước, tốt nhất là nước ép hoa quả và dung dịch Oresol. – Cho con ăn theo nhu cầu và chia thành nhiều bữa trong ngày, số lượng thức ăn mỗi bữa nên ít hơn so với bình thường. Bố mẹ không nên ép con ăn hết phần thức ăn đã chuẩn bị vì khi ốm, trẻ thường không có khẩu vị. Vì vậy, trong những lúc này, con thường biếng ăn và lười ăn, không muốn ăn. Bố mẹ nên cho con ăn thức ăn loãng khi con bị sốt viêm họng 3.3. Cho trẻ em dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ Trong trường hợp bé sốt viêm họng mấy ngày không khỏi, bố mẹ nên đưa con đi khám chuyên khoa Tai mũi họng để bác sĩ xác định chính xác bệnh và tư vấn phương pháp điều trị tích cực. Từ đó, việc điều trị bệnh cho trẻ sẽ đạt hiệu quả cao và phòng ngừa nguy cơ xảy ra các biến chứng khó lường. Ngoài ra, bố mẹ cũng phải lưu ý một điều rằng, phải cho con uống thuốc theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
question_441
Tiêm phòng cho trẻ bằng vắc xin 6 in 1 gồm những bệnh gì?
doc_441
Vắc xin 6 in 1 là loại vắc xin thế hệ mới với nhiều ưu điểm và độ an toàn cao khi sử dụng. Vắc xin là chế phẩm có tính kháng nguyên, giúp cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại các nguyên nhân gây bệnh. Vắc xin 6 in 1 là loại vắc xin thế hệ mới, có tác dụng phòng chống 6 bệnh chỉ trong một mũi tiêm duy nhất và đã được cấp phép và lưu hành tại nhiều đất nước phát triển trên thế giới. Tuy mới xuất hiện tại Việt Nam, nhưng loại vắc xin này đã nhận được nhiều sự tin tưởng của các bậc phụ huynh. Sáu loại bệnh truyền nhiễm mà vắc xin 6 in 1 có thể ngăn ngừa đó là: viêm gan B, viêm não do vi khuẩn HIB, bại liệt, uốn ván, ho gà, bạch hầu. 2.1. Viêm gan B Đây là căn bệnh nguy hiểm do virus HBV gây ra. Ba con đường truyền nhiễm cơ bản của bệnh là đường tình dục, lây truyền từ mẹ sang con, lây qua đường máu. Bệnh nhân viêm gan B thường có biểu hiện như vàng da, vàng mắt, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi và chán ăn. Viêm gan B trong giai đoạn đầu không có nhiều triệu chứng rõ ràng, khi phát hiện ra thì bệnh đã đến giai đoạn nặng, việc chữa trị gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, việc tiêm vắc xin 6 in 1 rất quan trọng, giúp trẻ tránh nguy cơ mắc bệnh viêm gan B nguy hiểm. 2.2. Viêm não do vi khuẩn HIB Tỷ lệ tử vong bởi viêm não do vi khuẩn HIB tại những nước đang phát triển lên đến 40%. Nếu điều trị thành công thì khả năng để lại di chứng cũng rất cao. Tiêm chủng vắc xin 6 in 1 giúp trẻ ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm não do virus HIB, từ đó tránh được những biến chứng đáng tiếc. 2.3. Bệnh bại liệt Một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nữa có thể phòng ngừa được bằng tiêm vắc xin 6 in 1 đó là bại liệt. Con đường lây nhiễm chính của bệnh này là đường tiêu hóa, gây nên bởi virus Polio. Khi hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, virus Polio sẽ từ môi trường bên ngoài xâm nhập và tấn công hệ thần kinh trung ương, gây nên các thương tổn cho tế bào thần kinh vận động hoặc tủy sống. Đây là căn bệnh nguy hiểm, biến chứng của bệnh càng nguy hiểm có thể khiến mất khả năng vận động ở chân tay, liệt tủy sống. Trong trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tử vong. 2.4. Bệnh uốn ván Uốn ván là căn bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng ở mức độ cấp tính, nguyên nhân gây ra bởi vi khuẩn Clostridium Tetani. Khi bị bệnh, vi khuẩn này làm tổn thương não bộ và toàn bộ hệ thần kinh trung ương, trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới tử vong. Nếu không thực hiện tiêm chủng thì khả năng nhiễm vi khuẩn uốn ván là rất cao. Tiêm vắc xin 6 in 1 là cách hiệu quả phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này. 2.5. Bệnh ho gà Nguyên nhân gây bệnh ho gà là do vi khuẩn Bordetella. Đây là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở mức độ cấp tính. Bệnh lây nhiễm khi tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch tiết hô hấp của người mắc bệnh khi nói chuyện với nhau. Biểu hiện lâm sàng của bệnh là các đợt ho kéo dài, mỗi đợt có thể ho từ 15 đến 20 tiếng liên tiếp. Vắc xin 6 in 1 có khả năng phòng chống bệnh ho gà, không những thế loại vắc xin mới này gây ít tác dụng phụ hơn loại vắc xin cũ. 2.6. Bệnh bạch hầu Là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan qua đường hô hấp do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây nên. Những dấu hiệu bạn đầu của bệnh là viêm có giả mạc màu xám hoặc trắng. Nếu không được điều trị sớm có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Tiêm vắc xin 6 in 1 là biện pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa bệnh bạch hầu cho trẻ nhỏ. 3. Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến tiêm vắc xin 6 in 1 Nếu trẻ thuộc những trường hợp liệt kê dưới đây thì không nên thực hiện tiêm vắc xin 6 in 1: - Trẻ bị sốt cao trước khi tiêm hoặc sốt cao và co giật trong 3 ngày sau tiêm. - Không tiêm vắc xin 6 trong 1 nếu trẻ bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. - Trước kia trẻ có dấu hiệu của việc sốc phản vệ khi tiêm cùng loại vacxin này cũng không nên tiêm lại. - Không nên tiêm vắc xin 6 in 1 cho những trẻ suy giảm miễn dịch hoặc mắc các bệnh cấp tính. 3.2. Sau khi về nhà theo dõi 24h tiếp theo các vấn đề về thân nhiệt, khả năng ăn ngủ,... Nếu có tình trạng bất thường cần đưa trẻ đến trung tâm y tế nhanh nhất có thể. - Nếu trẻ bị sưng chỗ tiêm thì cha mẹ không cần lo lắng bởi đây chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể. Tuyệt đối không chườm hoặc đè bất cứ thứ gì lên vết tiêm. - Đối với trẻ sơ sinh cần cho mặc đồ thoáng mát và cho bú sữa mẹ nhiều hơn.
doc_60374;;;;;doc_21405;;;;;doc_14749;;;;;doc_12235;;;;;doc_33850
Hiện nay, 6 trong 1 là loại vắc xin được sử dụng rộng rãi trong phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm cho trẻ được nhiều cha mẹ tin tưởng lựa chọn. Tuy nhiên, vắc xin 6 trong 1 phòng bệnh gì và liều dùng của nó ra sao có lẽ nhiều phụ huynh còn chưa thực sự hiểu rõ. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin về vấn đề này để các phụ huynh có thể tham khảo. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, tiêm vắc xin phòng bệnh là biện pháp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm hiệu quả nhất đối với trẻ nhỏ. Sự phát triển không ngừng của y học cho ra đời các vắc xin thế hệ mới, cải tiến về chất lượng và liều dùng. 6 trong 1 là loại vắc xin thế hệ mới tiên tiến và chất lượng bậc nhất hiện nay khi kết hợp phòng ngừa 6 bệnh trong cùng 1 mũi tiêm, đảm bảo hệ miễn dịch của cơ thể có thể chống lại bệnh có kháng nguyên tương tự. Đúng với tên gọi, vắc xin 6 trong 1 là loại vắc xin phòng ngừa 6 căn bệnh nguy hiểm ỏ trẻ chỉ trong 1 mũi tiêm. 6 căn bệnh này bao gồm: Bệnh bạch hầu Bạch hầu là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do khuẩn Corynebacterium Diphtheriae gây nên. Loại vi khuẩn này tạo nên một lớp bao phủ lên các cơ quan hô hấp như hầu họng, thanh quản, mũi,… khiến trẻ gặp các vấn đề về hô hấp hoặc xuất hiện ở kết mạc mắt, bộ phận sinh dục. Bạch hầu làm tổn thương nghiêm trọng đến cơ thể với các bệnh lâm sàng như: Viêm mũi họng, thanh quản họng đỏ: triệu chứng điển hình là da tái xanh, mệt mỏi, nổi hạch dưới hàm. Giả bạch hầu: Giả mạc thường có màu trắng ngà hay trắng xám bám chặt xung quanh vị trí viêm. Nếu bóc lớp màng này ra sẽ gây chảy máu rất nguy hiểm. Bạch hầu thanh quản: Đây là thể bệnh nặng đối với trẻ em. Trường hợp mắc bệnh này có thể làm tê liệt thần kinh cảm giác, gây viêm cơ tim và có khoảng 10% tỷ lệ trẻ tử vong do bệnh lý này. Bệnh viêm gan B Viêm gan B là bệnh lý nhiễm trùng do virus HBV gây nên và có thể xảy ra ở mọi đối tượng kể cả trẻ sơ sinh. Chúng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của gan. Vì vậy, người bị viêm gan B thường gặp phải các biến chứng như: xơ gan, ung thư gan, suy gan,… và phải sống với virus này suốt đời. Bệnh uốn ván Uốn ván là căn bệnh gây co thắt cơ, co giật và khó thở. Vi khuẩn gây ra bệnh uốn ván gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, làm tổn thương não và hệ thần kinh trung ương nên nguy cơ tử vong là rất cao. Trẻ em có thể bị uốn ván do quá trình cắt và chăm sóc rốn sau sinh không đúng cách khiến vi khuẩn uốn ván xâm nhập qua dây rốn bằng dụng cụ y tế chưa được khử trùng. Bệnh ho gà Căn bệnh truyền nhiễm cấp tính này rất dễ lây lan qua đường hô hấp, có thể gặp ở mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ sơ sinh. Trẻ dưới 1 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất và càng nhỏ tuổi thì biến chứng nguy hiểm càng nhiều. Trong thời kỳ ủ bệnh, ho gà thường không có biểu hiện gì. Đến khi bệnh khởi phát sẽ thấy những cơ ho và thở rít vào. Trẻ bị ho có thể kèm theo nôn, nếu không được chữa trị sớm, trẻ có nguy cơ bị viêm phổi và tổn thương não rất cao. Bệnh bại liệt Bệnh bại liệt xảy ra do virus Polio theo đường tiêu hóa và có thể bùng phát thành dịch. Loại vi khuẩn này làm ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh gây tê liệt cho cơ thể. Bệnh viêm màng não mủ do khuẩn HIB Vi khuẩn HIB thường khu trú tại mũi và họng. Chúng có thể lây lan từ người này sang người khác qua đường hô hấp, qua nước bọt khi hắt hơi hoặc ho. Trẻ em rất dễ bị lây nhiễm. Vi khuẩn HIB gây ra viêm màng não, viêm nắp thanh quản, viêm tủy xương với triệu chứng điển hình là sốt, nhức đầu, nôn, hụt hơi, ăn không ngon, ho, đau ngực, sưng viêm ở phần xương bị bệnh,… Tỷ lệ trẻ tử vong do vi khuẩn HIB gây ra là khoảng 10%. 6 bệnh lý trên đây đều là 6 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có nguy cơ tử vong cao, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Vì vậy, vắc xin 6 trong 1 có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh để đảm bảo sức khỏe của trẻ ngay từ những năm đầu đời. Dựa trên kết quả nghiên cứu và thực nghiệm lâm sàng, nhà sản xuất vắc xin 6 trong 1 cho biết, việc kết hợp 6 bệnh lý trong cùng 1 mũi tiêm không những không giảm hiệu quả phòng ngừa như tiêm riêng lẻ từng mũi mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ và cả phụ huynh. Cụ thể, vắc xin 6 trong 1 giúp giảm số lần tiêm từ 9 mũi xuống 3 mũi, giảm số lần đau và phản ứng phụ sau tiêm cho trẻ. 3. Liều dùng vắc xin 6 trong 1 cho trẻ em Theo khuyến nghị, cha mẹ nên cho trẻ tiêm vắc xin 6 trong 1 theo đúng phác đồ tiêm chủng mà nhà sản xuất đã đưa ra. Cụ thể như sau: 3 mũi cơ bản: 3 mũi này được tiêm khi trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi. Các bé bắt đầu tiêm muộn hơn sau 2 tháng có thể tiêm vào thời điểm 3, 4, 5 tháng tuổi. Khoảng cách giữa các mũi tiêm tối thiểu là 1 tháng và nên hoàn thành 3 mũi chính trước khi bé được 6 tháng tuổi. Mũi nhắc lại: Liều nhắc lại được chỉ định tiêm khi trẻ đủ 16 - 18 tháng tuổi. Để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tốt nhất, cha mẹ nên cho trẻ hoàn thành 4 mũi tiêm này trước khi trẻ 24 tháng tuổi. Nếu chưa hiểu rõ thông tin và quy trình tiêm chủng các mũi 6 trong 1 nói riêng và các vắc xin phòng bệnh cho trẻ nói chung, cha mẹ nên đưa trẻ đến các bệnh viện, trung tâm tiêm chủng lớn và uy tín để được các bác sĩ tư vấn cụ thể và chi tiết.;;;;;Vắc xin 6 trong 1 là loại vắc xin kết hợp có khả năng phòng ngừa được nhiều bệnh chỉ trong cùng một mũi tiêm. Vì ưu điểm này mà đây là loại vắc xin được nhiều người lựa chọn. Cùng tham khảo ngay nhé! 6 trong 1 là loại vắc xin phối hợp mới, có khả năng phòng ngừa được 6 bệnh nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của trẻ, bao gồm: - Bạch hầu (Diphtheria): Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn có tên là Corynebacterium Diphtheriae gây nên. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng như viêm cơ tim, suy thận hoặc trụy tim mạch đột ngột, đe dọa đến sự sống của người bệnh. - Ho gà (Pertussis): Là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính do vi khuẩn ho gà Bordetella Pertussis gây ra. Bệnh đặc biệt nguy hiểm, nhất là trẻ sơ sinh với những biểu hiện lâm sàng như các cơn ho kéo dài không dứt, người tím tái, thở rít, dẫn đến suy hô hấp, viêm phổi, viêm kết mạc, thậm chí là tử vong. - Uốn ván (Tetanus): Uốn ván gây ra bởi trực khuẩn có tên Clostridium Tetani. Người bị uốn ván thường có những biểu hiện như co cứng các cơ vùng mặt, vùng gáy, co giật... . - Bại liệt (Poliomyelitis): Tiêm vắc xin mũi 6 trong 1 còn có thể phòng ngừa bệnh bại liệt ở trẻ. Bại liệt là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus đường ruột Polio. Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như chân tay, lưng dần mất vận động, liệt tủy sống, liệt hành tủy, suy hô hấp dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao. - Viêm gan B (Hepatitis B): Có thể nói đây là một trong những bệnh lý về gan nguy hiểm nhất do virus viêm gan B (HBV) gây nên. Bệnh diễn biến thầm lặng, không có triệu chứng rõ ràng nên khi người bệnh phát hiện được thì các chức năng gan đã bị tổn thương nghiêm trọng, có thể gây ung thư gan và xơ gan. - Viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib: Viêm phổi, viêm màng não đều là những bệnh lý có nhiều di chứng nặng nề về thần kinh. Cụ thể, trẻ nhiễm bệnh có thể bị nhiễm trùng huyết, phù não, mất khả năng học tập, trí nhớ kém, vận động đi lại khó khăn, suy hô hấp,… thậm chí là tử vong. 2. Lịch tiêm ngừa vắc xin 6 trong 1 cho trẻ Các bác sĩ khuyến cáo những bậc phụ huynh nên tiêm vắc xin mũi 6 trong 1 theo lịch chủng ngừa hoặc chỉ định đến từ bác sĩ để tạo hệ miễn dịch chủ động cho trẻ sớm nhất, cụ thể là: Vắc xin 6 trong 1 cần được tiêm khi trẻ 2 tháng, 3 tháng và 4 tháng tuổi. Tiêm tối thiểu 3 lần và chỉ cần tiêm nhắc lại mũi thứ 4 lúc trẻ được 18 tháng tuổi. Khi trẻ được 4 - 5 tuổi, cha mẹ nên lưu ý cho trẻ tiêm phòng thêm mũi vắc xin thứ 5 nhằm tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa tất cả các nguy cơ lây bệnh tiềm ẩn. Cũng giống như khi tiêm từng mũi đơn lẻ, vắc xin mũi 6 trong 1 rất an toàn cho trẻ và đem lại hiệu quả chủng ngừa tương tự. Sau tiêm, trẻ thường xuất hiện một số biểu hiện như sưng, đau, đỏ tại vị trí được tiêm; quấy khóc; kém ăn kém bú; sốt nhẹ,… Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng vì đây là những phản ứng khá bình thường và chúng sẽ tự khỏi từ 1 - 2 ngày. Ngoài ra, trẻ sẽ không được chỉ định tiêm vắc xin mũi 6 trong 1 khi: + Bị sốt cao (trên 38 độ C), cảm cúm hoặc mắc một số bệnh cấp tính. + Bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc chủng ngừa. + Có tiền sử phản ứng sốc phản vệ, đe dọa đến tính mạng trẻ khi chủng ngừa bệnh bạch cầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt và viêm màng não do Hib. + Trẻ suy giảm hệ miễn dịch,… 4. Hướng dẫn chăm sóc bé đúng cách sau khi tiêm - Sau tiêm, các bậc phụ huynh cần ở lại nơi tiêm khoảng 30 phút để theo dõi tình trạng sức khỏe của bé. - Luôn theo dõi, để ý đến bé ít nhất 1 ngày. - Tuyệt đối không chạm, đè tay lên vị trí tiêm của bé. - Nếu trẻ còn đang bú mẹ, hãy cho trẻ ti nhiều hơn, cách này sẽ giúp trẻ cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn. - Cho trẻ mặc những bộ quần áo thoáng mát, rộng rãi bởi những bộ quần áo quá bó sát sẽ khiến trẻ khó chịu. Đặc biệt, trước khi cho trẻ tiêm ngừa, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, trao đổi tiền sử bệnh lý của trẻ cũng như tư vấn cho gia đình các loại vắc xin phòng bệnh tốt nhất phù hợp với từng lứa tuổi. Sau chủng ngừa, bé sẽ được theo dõi phản ứng sau tiêm tại khu chăm sóc, vui chơi rộng rãi, thoáng mát.;;;;;Vắc xin 6 trong 1 là dòng vắc xin phối hợp có tác dụng tạo hệ miễn dịch phòng ngừa được 6 căn bệnh. Hiện nay, các loại vắc xin 6 trong 1 được sử dụng phổ biến bao gồm: 1.1. Loại 1: Vắc xin Infanrix Hexa Đây là loại vắc xin sản xuất bởi GSK (Glaxo Smith Kline), hiện nay đang được sử dụng phổ biến trên toàn quốc. 1.2. Loại 2: Vắc xin HEXAXIM Đây là loại vắc xin 6 trong 1 được sản xuất bởi Sanofi Pasteur. Ưu điểm chung của hai loại vắc xin kể trên là mang lại sự tiện ích khi kết hợp được 6 loại vắc xin trong 1 mũi tiêm, giúp tiết kiệm thời gian. Đồng thời phát huy tối đa các hiệu quả giúp tăng miễn dịch và bảo vệ sức khỏe của trẻ lâu dài. 2. Những bệnh được phòng ngừa khi tiêm vắc xin 6 trong 1 cho trẻ Khi trẻ đủ tuổi tiêm phòng theo khuyến cáo của bộ y tế, cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ trong đó có vắc xin 6 trong 1. Bên cạnh việc tìm hiểu vắc xin 6 trong 1 tiêm khi nào thì hiểu biết về công dụng của vắc xin này cũng rất quan trọng. Tiêm vắc xin 6 trong 1 giúp ngăn ngừa 6 căn bệnh nguy hiểm sau: 2.1. Bệnh bạch hầu (Diphtheria) Đây là căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae. Bệnh cực kỳ nguy hiểm, dẫn tới viêm cơ tim và suy thận nếu không điều trị kịp thời. 2.2. Bệnh ho gà (Pertussis) Bệnh ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể lây qua đường hô hấp. Trẻ mắc bệnh thường có các dấu hiệu như: Ho dai dẳng kéo dài, thở rít, cơ thể tím tái. Càng về sau, cơn ho kéo theo mệt mỏi, suy hô hấp và khiến trẻ bị nghẹt thở gây tử vong. 2.3. Bệnh uốn ván (Tetanus) Bệnh uốn ván do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra, khi bị bệnh thường có các dấu hiệu: Các cơ ở vùng mặt, gáy, thân, và cơ nhai bị cứng kèm theo đau nhức. 2.4. Bệnh bại liệt (Poliomyelitis) Bệnh bại liệt do virus Polio gây ra thông qua đường miệng và tiếp xúc với phân người bệnh. Khi cơ thể trẻ nhiễm virus không chỉ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm mà còn khó chữa trị. Trẻ có thể bị liệt tủy sống, mất khả năng vận động, bệnh tay chân, suy hô hấp, liệt hành tủy. Nếu không được chữa trị kịp thời dẫn tới tử vong. 2.5. Bệnh viêm gan B (Hepatitis B) Viêm gan B do virus HBV gây ra, bệnh thường tiến triển âm thầm lặng lẽ nên ít có dấu hiệu lâm sàng. Khi virus nhân rộng và cơ thể miễn dịch kém sẽ kèm theo dấu hiệu: Mệt mỏi, đau tức vùng gan, buồn nôn và chán ăn. 2.6. Bệnh viêm màng não và viêm phổi Hai căn bệnh này do vi khuẩn Hib gây ra, để lại nhiều di chứng thần kinh. Làm cho người bệnh bị hạn chế vận động, mất khả năng học tập, điếc và suy giảm trí tuệ. Vắc xin 6 trong 1 có tác dụng phòng bệnh hiệu quả. Vì vậy, cha mẹ cần cập nhật lịch tiêm chủng và đưa trẻ đi tiêm khi đủ tuổi. trẻ 4 tháng. Mỗi trẻ nên tiêm tối thiểu 3 mũi và tiêm nhắc lại mũi thứ 4 khi đủ 18 tháng tuổi. Tiếp tục tiêm cho trẻ mũi thứ 5 khi trẻ đủ 4 đến 6 tuổi để tăng khả năng miễn dịch. Đồng thời giúp cơ thể trẻ ngăn chặn nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây ra các căn bệnh nguy hiểm. Ngoài các thời điểm trên, trường hợp không nên cho trẻ tiêm vắc xin 6 trong 1 khi trẻ: Bị sốt cao, mắc bệnh cấp tính, dị ứng với các thành phần của vắc xin, co giật hoặc bị sốc phản vệ. Trên đây là những thời điểm lý tưởng giúp cha mẹ trả lời câu hỏi vắc xin 6 trong 1 tiêm khi nào. 4. Một vài tác dụng phụ khi tiêm vắc xin 6 trong 1 Sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1, trẻ thường gặp các tác dụng phụ như: Vùng tiêm bị sưng đau, đỏ, ngứa ngáy, khó chịu và trẻ bị sốt. Trường hợp trẻ bị sốt cao, co giật và kèm theo các dấu hiệu nổi ban đỏ, cổ họng và lưỡi bị sưng, khó thở. Lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ đến phòng cấp cứu ngay lập tức để bác sĩ xử trí kịp thời. 5. Chăm sóc trẻ sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1 Để đảm bảo an toàn cho trẻ sau khi tiêm loại vắc xin này, cha mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách. Sau đây là một vài lưu ý cho cha mẹ mới sinh nở lần đầu: Sau khi về nhà nên theo dõi trẻ liên tục 24 giờ. Quan sát các biểu hiện nhịp thở, nổi ban, nhiệt độ cơ thể, ăn, ngủ,... Đối với trẻ bị sốt nhẹ hoặc quấy khóc do đau nhức, cha mẹ nên sử dụng thuốc hạ sốt và giảm đau cho trẻ. Tuyệt đối không tiếp xúc vào vùng tiêm hay mặc quần áo quá chật, chèn ép vào chỗ tiêm.;;;;;Khi mới sinh, trẻ cần được tiêm vắc xin để phòng bệnh. Vắc xin 6in1 là một trong những loại vắc xin được sử dụng phổ biến bởi nó phòng được nhiều bệnh cho bé. Cụ thể vắc xin 6in1 gồm những bệnh gì, có an toàn cho bé không, bài viết sẽ giúp bạn có câu trả lời. Vắc xin là chế phẩm có tính kháng nguyên. Nó có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, được chế tạo đảm bảo độ an toàn, giúp cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại các tác nhân gây ra bệnh. Vắc xin có tác dụng nâng cao kháng thể phòng bệnh cho con người. Khi tiêm chủng, hệ miễn dịch của cơ thể nhận thấy vắc xin là vật lạ sẽ tiêu diệt và ghi nhớ chúng, tạo ra trí nhớ miễn dịch. Về sau khi tác nhân bệnh thật xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tấn công chúng một cách nhanh chóng và hiệu quả bảo vệ cơ thể khỏi căn bệnh đó. Vắc xin 6in1 là loại vắc xin phối hợp mới, có khả năng phòng được 6 bệnh truyền nhiễm ở trẻ như: bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và viêm màng não do vi khuẩn HIB. Loại vắc xin này sử dụng vi khuẩn ho gà dạng vô bào thay vì nguyên bào nên có độ an toàn cao, lại tiết kiệm thời gian. 2.1. Bệnh bạch hầu Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium diphtheria gây ra với dấu hiệu viêm có giả mạc màu trắng hoặc xám. Bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp hoặc gián tiếp tiếp xúc với vi khuẩn. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, viêm cơ tim. Chính vì thế, ngay từ khi con nhỏ, trẻ nên tiêm phòng vắc xin 6in1 để đề phòng nguy cơ mắc bệnh bạch hầu. 2.2. Ho gà Ho gà là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp do vi khuẩn có tên Bordetella gây ra. Bệnh có biểu hiện lâm sàng là các cơn ho kéo dài, liên tục, mỗi cơn ho từ 15 - 20 tiếng ho liên tiếp, càng về sau càng yếu dần và giảm hẳn. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp qua nước bọt khi người nhiễm khuẩn nói chuyện hay tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm dịch tiết đường hô hấp của người mắc bệnh. Vắc xin 6in1 có khả năng phòng chống được căn bệnh này, vì thế mà trẻ em cần được tiêm phòng đầy đủ. 2.3. Bệnh uốn ván Bệnh uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính nghiêm trọng, do độc tố của vi khuẩn uốn ván tên Clostridium Tetani gây ra. Độc tố này ảnh hưởng đến toàn cơ thể làm tổn thương não và hệ thần kinh trung ương dẫn đến cứng cơ, có khả năng gây tử vong. Tỉ lệ tử vong của người mắc bệnh không tiêm chủng lớn. Chính vì thế, ngay từ nhỏ, trẻ cần được tiêm phòng để tránh các bệnh nguy hiểm như uốn ván. 2.4. Bệnh bại liệt Bại liệt là bệnh truyền nhiễm do virus Polio gây ra thông qua đường tiêu hóa. Virus Polio cư trú ở môi trường bên ngoài, xâm nhập vào cơ thể khi hệ miễn dịch kém. Nó đi vào cơ thể, tấn công hệ thần kinh trung ương, từ đó kéo dài tổn thương đến các tế bào thần kinh vận động nơi vỏ não hoặc tủy sống. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như chân tay mất khả năng vận động, liệt tủy sống, suy hô hấp, nguy cơ tử vong. 2.5. Viêm gan B Viêm gan B là căn bệnh truyền nhiễm do virus HBV gây ra, nguy hiểm cho gan. Bệnh thường lây qua 3 con đường cơ bản là đường máu, lây từ mẹ sang con hoặc lây qua đường tình dục. Khi mắc bệnh, bệnh nhân thường có dấu hiệu chán ăn, người mệt mỏi, vàng da, vàng mắt. Đặc biệt, viêm gan B không biểu hiện triệu chứng rõ ràng, thông thường khi phát hiện ra thì bệnh đã ở giai đoạn nguy hiểm. Để tránh nguy cơ mắc viêm gan B, trẻ em cần được tiêm chủng vắc xin 6in1. 2.6. Viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn HIB Viêm phổi là tình trạng viêm đường hô hấp và nhu mô phổi. Đó là khi một số loại vi khuẩn và virus phát triển tạo ra mủ và chất nhầy trong phế nang, làm tắc nghẽn đường thở, gây suy hô hấp. Viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Viêm màng não là bệnh nhiễm trùng màng não do vi trùng, siêu vi trùng gây ra. Khi bị bệnh, bệnh nhân thường biểu hiện triệu chứng như sốt, lạnh, đau đầu dữ dội, thở nhanh, co giật. Để tránh mắc hai căn bệnh nguy hiểm này, cách tốt nhất là tiêm phòng cho trẻ vắc xin 6in1. Không phải trường hợp trẻ nào cũng được tiêm phòng vắc xin. Đối với những trẻ bị sốt vào, cảm cúm hoặc mắc các bệnh cấp tính, việc tiêm chủng lúc ấy chưa phù hợp. Trẻ bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc. Trường hợp trẻ từng xuất hiện các phản ứng sốc phản vệ đe dọa tính mạng khi tiêm chủng các bệnh viêm gan B, ho gà, uốn ván, sốt bại liệt,... Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch cũng không nên tiêm phòng vắc xin 6in1. Trẻ từng bị sốt cao, co giật trong vòng 3 ngày sau khi tiêm. 4. Sau 30 phút, theo dõi tại nhà trong vòng ít nhất 24 giờ xem nhịp thở, nhiệt độ cơ thể, hoạt động ăn ngủ ổn định hay không, có phát ban hay không,... Nếu trẻ có biểu hiện sốt hoặc đau nhức cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt cho trẻ. Không chạm, đè vào chỗ tiêm. Không chườm nóng, lạnh, hay bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm. Trường hợp những trẻ sơ sinh còn bú mẹ, hãy cho trẻ ti nhiều hơn để giúp bé cảm thấy thư giãn, thoải mái. Cho bé mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, tránh tuyệt đối các loại quần áo bó sát vì có thể gây khó chịu cho bé. Như vậy, bài viết đã tìm ra câu trả lời cho bạn, vắc xin 6in1 gồm những bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bệnh bại liệt, bệnh viêm phổi và viêm màng não. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ cần được tiêm chủng vắc xin 6in1 để tránh nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm trên.;;;;;Vắc xin 6 trong 1 là loại vắc xin kết phối mới, với chỉ một mũi tiêm có thể đem lại khả năng phòng ngừa được 6 bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Loại vắc xin phối hợp này đã được sử dụng ở nước ta được một thời gian. Tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh băn khoăn không biết nên đăng ký tiêm vắc xin 6 trong 1 cho trẻ hay không. Vắc xin phối hợp 6 trong 1 có khả năng đồng thời phòng ngừa được 6 bệnh truyền nhiễm trong 1 mũi tiêm . Đây là những căn bệnh vô cùng nguy hiểm và chiếm tỷ lệ tử vong cao khi mắc phải ở trẻ em, gồm: Bạch hầu Bệnh Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do trực khuẩn Bạch hầu gây ra. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, bạch hầu ở trẻ nhỏ có thể dẫn tới trụy tim mạch đột ngột, viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim,… Những biến chứng này có thể khiến trẻ tử vong nhanh. Ho gà Bệnh ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp và nguy hiểm nhất là trẻ sơ sinh, có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp và nguy hiểm nhất là trẻ sơ sinh,… Nếu không phát hiện và điều trị sớm, trẻ có thể tử vong vì biến chứng bệnh. Bệnh uốn ván Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra. Trẻ mắc phải uốn ván có nguy cơ tử vong lên tới 90%, với triệu chứng điển hình là co cứng cơ thân, cơ mặt, cơ nhai, cơ gáy. Bại liệt Bệnh bại liệt do nhiễm virus Polio lây truyền qua đường tiêu hóa, là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính. Trẻ nhỏ mắc virus Polio có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như liệt hành tủy, suy hô hấp, liệt tủy sống, mất vận động tay chân,… dẫn tới tử vong. Viêm gan B Viêm gan B là bệnh lây nhiễm nguy hiểm do virus HBV gây ra. Virus có khả năng truyền nhiễm trực tiếp qua đường máu và qua đường tình dục và truyền từ mẹ sang con. Virus cư trú trong gan, khiến gan tổn thương và có thể dẫn tới suy gan, xơ gan, ung thư gan. Bệnh viêm phổi và viêm màng não do Hib Nếu nhiễm vi khuẩn Hib (tên đầy đủ là Haemophilus Influenza Type B), trẻ có nguy cơ mắc viêm phổi, viêm màng não mủ. Biến chứng của bệnh được đánh giá là phức tạp và nguy hiểm như: viêm màng tim, phù não, phù phổi, nhiễm trùng máu, suy hô hấp. Những biến chứng này nếu không được can thiệp kịp thời có thể khiến trẻ tử vong nhanh chóng. 2. Các loại vắc xin 6 trong 1 đang được sử dụng tại Việt Nam Để phòng ngừa hiệu quả 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ này, hiện Việt Nam đang sử dụng 2 loại vắc xin 6 trong 1 gồm: - Vắc xin Infanrix Hexa do Glaxo Smith Kline sản xuất. - Vắc xin Hexaxim, do Sanofi Pasteur sản xuất. Cả hai loại vắc xin 6 trong 1 này đều chứa thành phần ho gà vô bào thay thế cho thành phần ho gà nguyên bào, do đó rất an toàn với trẻ nhỏ. Từ khi xuất hiện ở Việt Nam, vắc xin 6 trong 1 đã được tin tưởng, giúp giảm số lần tiêm chủng, phòng bệnh hiệu quả và tạo miễn dịch tốt cho trẻ. 3. Những thông tin cần biết khi tiêm vắc xin 6 trong 1 Lịch tiêm chủng Trước khi tiêm vắc xin 6 trong 1 cho trẻ, các bậc phụ huynh nên chủ động tham khảo ý kiến bác sỹ để đưa ra liệu trình tiêm phù hợp. Thời điểm tiêm vắc xin có vai trò quan trọng với hiệu quả tăng cường miễn dịch, phòng ngừa bệnh cho trẻ. Lịch tiêm chủng vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa cơ bản áp dụng theo lịch trình sau: Tiêm 3 mũi cơ bản khi trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi hoặc 2, 4, 6 tháng tuổi hoặc 3, 4, 5 tháng tuổi. Đảm bảo khoảng cách giữa các mũi tiêm tối thiểu là 1 tháng. Tiêm 3 mũi cơ bản 0.5 ml khi trẻ 6, 10 và 14 tuần tuổi nếu trẻ đã từng tiêm mũi viêm gan B sơ sinh. Tiêm 2 mũi cơ bản khi trẻ 3 và 5 tháng tuổi. Lịch tiêm nhắc lại vắc xin 6 trong 1 như sau: Nếu tiêm theo phác đồ 3 mũi tiêm cơ bản thì tiêm nhắc lại sau mũi tiêm thứ 3 ít nhất 6 tháng. Đảm bảo hoàn thành cả 4 mũi tiêm vắc xin 6 trong 1 trước khi trẻ 18 tháng tuổi. Nếu tiêm theo phác đồ 2 mũi tiêm cơ bản thì tiêm nhắc lại sau mũi tiêm thứ 2 ít nhất 6 tháng. Tốt nhất nên tiêm khi trẻ từ 11 - 13 tháng tuổi. Khi cho trẻ tiêm vắc xin 6 trong 1, cha mẹ cần lưu ý thực hiện tiêm theo đúng lịch hẹn, khi tiêm cần mang theo sổ tiêm chủng, sổ khám bệnh nếu có. Các trường hợp chống chỉ định tiêm Theo đó, các đối tượng trẻ sau chống chỉ định tiêm vắc xin 6 trong 1: Mẫn cảm với thành phần của vắc xin. Có tiền sử bệnh về não không rõ nguyên do trong vòng sau 7 ngày khi tiêm vắc xin có kháng nguyên ho gà. Quá mẫn sau khi tiêm viêm gan B, uốn ván, ho gà, bạch hầu, bại liệt, Hib ở mũi tiêm trước.
question_442
Hướng dẫn vỗ ợ hơi đúng cách cho trẻ
doc_442
Vỗ ợ hơi cho trẻ sau khi bú sẽ giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, tránh nôn trớ, đặc biệt là với trẻ bú bình. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng biết vỗ ợ hơi đúng cách. Vỗ ợ hơi cho bé mục đích chính là đẩy khí ở trong đường tiêu hóa của trẻ ra ngoài. Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, có thể bị đầy hơi bởi các nguyên nhân:Trẻ khóc, há miệng ra khiến trẻ nuốt một lượng khí lớn vào trong người. Trong quá trình bú mẹ hoặc bú bình có thể khiến không khí và sữa cùng đi vào dạ dày của trẻ. Trẻ bú chưa đúng tư thế, khiến trẻ nuốt phải nhiều khí. Không khí tồn đọng trong đường tiêu hóa của trẻ có thể khiến trẻ bị đầy bụng, khó chịu, dễ nôn trớ, trào ngược. Nhiều người thấy trẻ quấy khóc và nôn trớ sau khi ăn lại hiểu nhầm rằng trẻ mắc bệnh gì mà không biết rằng chỉ đơn giản là trẻ đang bị đầy hơi. Vỗ ợ hơi sẽ giúp trẻ:Đẩy được khí kẹt trong cơ thể ra ngoài. Giúp trẻ thấy thoải mái, dễ chịu, không bị đầy bụng, ăn được nhiều hơn, ngủ ngon giấc. Tránh nôn trớ, ọc sữa Vỗ ợ hơi giúp trẻ tránh nôn trớ 2. Hướng dẫn vỗ ợ hơi đúng cách Có thể vỗ ợ hơi cho trẻ bằng 2 tư thế:Tư thế để bé nằm sấp trên cánh tay của bố hoặc mẹ. Lưu ý, tư thế này chỉ nên áp dụng khi bố mẹ có cánh tay khỏe và to bản. Bế vác bé, để bé nằm song song với cơ thể bố hoặc mẹ, đầu dựa vào vai mẹ, một tay mẹ giữ cổ và đầu bé, một tay tiến hành vỗ ợ hơi.Cách vỗ ợ hơi: khum bàn tay lại và vỗ vào lưng của trẻ sao cho tạo ra những tiếng nghe bồm bộp. Vỗ dọc lưng trẻ, theo chiều từ thắt lưng lên đến cổ để đẩy không khí từ dưới thoát lên trên. Khi khí được đẩy ra ngoài, có thể nghe thấy tiếng trẻ ợ hơi hoặc trào một chút cặn sữa ra ngoài. Sau khi vỗ ợ hơi, thấy trẻ thoải mái và dễ chịu có thể cho trẻ ăn thêm nếu muốn. Đặc biệt với trẻ bú bình thì nên vỗ ợ hơi thường xuyên, vỗ ợ hơi giữa bữa ăn và sau bữa ăn. 3. Những điều cần lưu ý khi vỗ ợ hơi cho trẻ Mẹ nên lựa chọn tư thế vỗ ợ hơi thuận tiện và đảm bảo an toàn cho bé Chuẩn bị một chiếc khăn sữa ở bên cạnh để lau khi bé ợ cặn sữa ra ngoài. Lựa chọn tư thế vỗ ợ hơi thuận tiện, có thể nâng đỡ được đầu và cổ bé một cách chắc chắn, đảm bảo an toàn. Thường xuyên vỗ ợ hơi, kể cả khi cho trẻ ăn ban đêm hay ban ngày.Để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ sơ sinh hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.Cha mẹ có thể Hướng dẫn xử lý sặc sữa ở trẻ sơ sinh
doc_49051;;;;;doc_42410;;;;;doc_22880;;;;;doc_10075;;;;;doc_58852
Ợ hơi là một phản ứng bình thường của trẻ sơ sinh. Biểu hiện này thường xuất hiện chủ yếu ở những trẻ bú bình hoặc khi trẻ bước qua giai đoạn ăn dặm. Nguyên nhân là do động tác bú bình khiến trẻ nuốt nhiều không khí hơn so với trẻ bú mẹ trực tiếp và hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa được phát triển một cách toàn diện. Trẻ ợ hơi thường trông khá dễ thương và chúng có mục đích riêng. Những lần ợ hơi giúp giải phóng lượng khí thừa mắc kẹt bên trong dạ dày, giúp trẻ sơ sinh cảm thấy dễ chịu và ít quấy khóc hơn. Ngoài ra, việc trẻ ợ hơi còn giúp làm trống dạ dày khiến trẻ ngồi yên và ăn được hiệu quả hơn.Ợ hơi kết hợp với chế độ ăn nhiều bữa nhỏ, thường xuyên hơn cũng có ích cho những đứa trẻ hay bị nôn trớ và có các triệu chứng liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản.Bố mẹ không nhất thiết cần vỗ ợ hơi sau mỗi bữa ăn. Một số trẻ cần giúp ợ hơi nhiều hơn, trong khi một số khác lại không cần. Nhìn chung, những đứa trẻ được bú mẹ trực tiếp không cần vỗ ợ hơi nhiều như những đứa trẻ được bú bình với sữa công thức, vì chúng có xu hướng nuốt ít hơi hơn trong khi bú. Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ có những đặc điểm khác nhau, vì vậy việc vỗ ợ hơi cho trẻ cần linh hoạt thay đổi tùy theo biểu hiện của từng bé. Nếu trẻ tỏ ra khó chịu trong khi ăn như ngồi vặn vẹo, khóc, đẩy thức ăn ra xa thì bố mẹ nên thử vỗ ợ hơi cho trẻ. Vỗ ợ hơi có trẻ nên được thực hiện sau mỗi lần bú bình khoảng 60 – 90ml hoặc giữa các lần chuyển bầu vú khi bú trực tiếp từ mẹ. Tuy nhiên, bố mẹ không nên cứng nhắc tiếp tục vỗ ợ hơi sau mỗi bữa ăn, ngay cả khi trẻ cảm thấy vui vẻ hoặc buồn ngủ.Nhiều trẻ không cần được vỗ ợ hơi khi được 4 đến 6 tháng tuổi bởi vì chúng không nuốt quá nhiều khí. Ở lứa tuổi này, trẻ đã dần biết được cách ăn uống có hiệu quả hơn. Trẻ có biểu hiện bất thường khi ăn cha mẹ cần lưu ý Có nhiều cách để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn khi ăn. Bài viết này giới thiệu 3 cách vỗ ợ hơi trẻ sơ sinh có hiệu quả mà bố mẹ có thể thử. Kinh nghiệm trong suốt quá trình nuôi con sẽ giúp tìm ra được phương pháp hiệu quả và thoải mái nhất với từng đứa trẻ.3.1. Bế trẻ nằm trên ngực hoặc trên vai. Lót một khăn sạch trên vai, có thể dài xuống lưng, để giữ cho áo quần của bố mẹ được sạch khi trẻ trớ hoặc phun nước bọt.Giữ trẻ đối diện với ngực của bố mẹ sao cho cằm của trẻ được dựa trên vai.Bế trẻ bằng một tay và vỗ hoặc chà nhẹ trên lưng trẻ bằng tay còn lại.Hoặc có thể thử phương pháp thay thế khi cần kiểm soát nhiều hơn phần đầu và cổ trẻ:Đặt trẻ cao trên vai sao cho bụng của trẻ kê nhẹ lên vai của bố mẹ. Có thể tạo một áp lực nhẹ lên bụng trẻ, giúp trẻ ợ hơi dễ dàng hơn.Giữ trẻ bằng một tay trong khi tay còn lại cố gắng vỗ hoặc chà nhẹ trên lưng.Cần chắc chắn rằng trẻ có thể hô hấp một cách thoải mái ở tư thế này và không tụt xuống khỏi vai về sau quá nhiều. Nên quan sát tư thế của trẻ trong gương để có những điều chỉnh phù hợp.3.2. Cho trẻ ngồi vào lòng. Nên đeo yếm cho trẻ hoặc sử dụng miếng vải sạch lót phần ngực và bụng của bố mẹ để giữ áo quần được sạch sẽ khỏi các chất bẩn của trẻ.Để trẻ ngồi tựa lưng vào lòng của bố mẹ.Sử dụng một tay để bế trẻ, lòng bàn tay nâng đỡ phần ngực trong khi các ngón tay nhẹ nhàng nâng cằm và hàm dưới. Lưu ý không nên đặt ngón tay vào bên trong miệng của trẻ.Cho trẻ ngồi hướng nhẹ về phía trước và vỗ lưng trẻ bằng tay còn lại. Các động tác đều nên được thực hiện một cách nhẹ nhàng và tránh làm đau trẻ. Cách vỗ ợ hơi cho trẻ cần thực hiện đúng kỹ thuật 3.3. Cho trẻ úp mặt vào lòng bạn. Sử dụng một miếng vải sạch lót trên ngực và bụng của người bế trẻ.Cho trẻ nằm úp mặt vào chân sao cho trẻ được nằm ở tư thế bắt chéo ngang qua gối và hướng vuông góc với cơ thể của bố mẹ.Đỡ cằm và hàm của trẻ bằng một tay. Cần chắc chắn rằng đầu trẻ không thấp hơn phần còn lại của cơ thể để đảm bảo máu không bị dồn ứ về phía đầu.Vỗ hoặc chà nhẹ vào lưng với tay còn lại.Vỗ ợ hơi cho trẻ sau khi bú sẽ giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, tránh nôn trớ, đặc biệt là với trẻ bú bình. Các bậc cha mẹ có thể áp dụng những cách vỗ ợ hơi được giới thiệu trong bài viết trên để thực hành cho trẻ. Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động. Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.com;;;;;Thực tế, không có một quy luật chắc chắn về thời gian chúng ta cần vỗ ợ hơi cho bé. Một số em bé cần được ợ hơi trong quá trình bú mẹ, số khác thì cần vỗ ợ hơi sau khi bú xong. Vì vậy, chúng ta cần chú ý để nhận thấy các dấu hiệu như trẻ đang không thoải mái trong khi đang bú và cần được nghỉ để vỗ ợ hơi. Còn nếu bé bú một cách bình thường thì mẹ đợi đến khi bé bú xong sẽ giúp con. 2. Các tư thế vỗ ợ hơi cho bé Cần nâng đỡ đầu và cổ của bé để đảm bảo bụng và lưng bé thẳng (không được cong). Mẹ có thể xoa hoặc vỗ lưng bé một cách nhẹ nhàng. Không cần phải tốn nhiều thời gian để vỗ ợ hơi cho bé, chỉ cần vài phút là đủ (sau khi vỗ ợ hơi vài phút thì mẹ vẫn bế bé hoặc để bé ở tư thế cao khoảng 15 -20 phút chứ không nên đặt bé nằm xuống ngay).Lưu ý khi vỗ ợ hơi thì rất có thể bé có thể sẽ ọc ra 1 ít sữa hoặc nhả nhớt, trong trường hợp này thì mẹ không cần lo lắng và nên lót sẵn 1 miếng khăn sữa ngay miệng bé.Sau đây là vài tư thế ôm vỗ ợ hơi cho bé, mẹ có thể thử tất cả các tư thế sau để có thể tìm ra được tư thế nào mà bé cảm thấy thoải mái nhất.Bế bé trên vai Bế bé trên vai Ôm bé thẳng đứng, cằm của bé đặt thoải mái lên vai mẹ.Một tay mẹ nâng đỡ phần đầu và cổ của bé. Sau đó mẹ nhẹ nhàng xoa và vỗ nhẹ vào lưng bé.Mẹo nhỏ: Khi vỗ lưng mẹ chụm bàn tay lại và vỗ sẽ giúp bé dễ chịu hơn. Khi thực hiện mẹ cũng có thể ôm con đi đi lại lại trong phòng.Đặt bé ngồi trên đùi Đặt bé ngồi trên đùi Đặt bé ngồi trên đùi.Mẹ dùng 1 bàn tay để nâng đỡ phần cằm và ngực bé (nhìn kỹ thuật nâng đỡ bằng bàn tay ở hình trên)Tay còn lại xoa hoặc vỗ lưng bé nhẹ nhàng.Đặt bé nằm sấp ngang trên đùi Đặt bé nằm sấp ngang trên đùi Đặt bé nằm sấp ngang qua đùi mẹ.Nâng đỡ phần cằm của bé (lưu ý không đặt bất kỳ 1 lực nào vào phần cổ của bé).Tay còn lại xoa hoặc vỗ lưng nhẹ nhàng. Trên thực tế, không phải tất cả trẻ sau khi bú và cho vỗ ợ hơi thì đều ợ hơi ra ngoài. Hầu hết là trẻ sẽ ợ và mẹ có thể nghe rõ tiếng ợ của bé. Nếu mẹ không thấy bé ợ có thể là bé ợ nhỏ, hoặc không ợ nhưng nếu bé trông thoải mái, dễ chịu thì mẹ không cần lo lắng.Nếu sau khi đã thực hiện các bước vỗ ợ hơi như trên mà bé vẫn còn các dấu hiệu bị đầy hơi như: quấy khóc, cong lưng, thu chân vào bụng hay nắm chặt tay. Lúc này mẹ đặt bé nằm ngửa và nhẹ nhàng mát xa bụng và nắm 2 chân bé làm động tác đưa vào bụng và đẩy ra (giống như động tác đạp xe đạp). Nếu sau khi đã thực hiện tất cả mà tình trạng đầy hơi của bé không được cải thiện thì cha mẹ cần đưa con đến trung tâm y tế gặp bác sĩ để được tư vấn.;;;;;Đầy hơi sau khi bú khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, nôn trớ và ngủ không ngon giấc. Mẹ có thể giúp bé cải thiện tình trạng này bằng việc vỗ lưng cho trẻ. Kỹ thuật vỗ lưng tuy đơn giản nhưng mẹ cần thực hiện đúng mới mang lại hiệu quả và ngược lại, nếu mẹ thực hiện sai cách sẽ ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết cho mẹ về cách vỗ lưng giúp trẻ ợ hơi sau khi bú sữa. 1.1. Vì sao trẻ hay bị đầy hơi sau khi bú Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa được phát triển hoàn thiện do đó trong những năm tháng đầu đời, bé rất dễ gặp phải những vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa. Dung tích dạ dày trẻ sơ sinh mới đẻ chưa khoảng 5-7ml. Đối với trẻ được 3 ngày tuổi, dạ dày của trẻ lúc này còn rất nhỏ và chỉ chứa được khoảng 22-27 ml sữa. Từ ngày thứ 7: dung tích dạ dày từ 45-60ml. Từ 1 tháng: dung tích 80-150ml. Trẻ từ 3- 6 tháng đến: dung tích 150-200ml. Từ 1 tuổi: dung tích dạ dày của trẻ sẽ là 200-250ml. Nếu như mẹ không cho con bú đúng cách sẽ dẫn tới không khí tràn vào dạ dày của trẻ. Nhưng lúc này, dạ dày của trẻ không thể tống hơi ra ngoài như người lớn, vì thế gây ra tình trạng chướng bụng đầy hơi, trẻ dễ bị ọc sữa, nôn trớ, khó ngủ và quấy khóc. Sau mỗi lần bú hoặc giữa mỗi cữ bú, cha mẹ nên vỗ lưng cho bé để bé ợ hơi. Tuy nhiên, với những trẻ hay bị nôn trớ thì mẹ nên vỗ lưng để bé ợ hơi thường xuyên hơn. Dù cho trẻ bú đêm hay ngày thì cha mẹ cũng nên vỗ lưng đều đặn cho con. 2. Hướng dẫn các cách vỗ lưng giúp trẻ ợ hơi sau khi bú Dưới đây là những cách vỗ lưng giúp trẻ ợ hơi mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo: Cách thứ nhất: Trước hết, mẹ cần chuẩn bị một chiếc khăn sạch và sau đó vắt chiếc khăn sạch này lên vai. Mẹ bế vác bé sao cho đầu của con tựa vào vai của mẹ. Sau đó, một tay mẹ ôm con và tay còn lại thực hiện vỗ lưng cho bé. Khi vỗ lưng cho bé, mẹ chụm bàn tay lại và thực hiện vỗ theo thứ tự từ dưới lên. Cách thứ 2: Với cách này, mẹ cũng cần chuẩn bị một chiếc khăn sạch, sau đó mẹ đặt khăn lên đùi của mình. Mẹ cho bé ngồi và tựa vào ngực mẹ. Một tay mẹ giữ bé và tay còn lại mẹ thực hiện xoa lưng hoặc khum bàn tay để vỗ vào lưng bé. Nên vỗ nhẹ theo thứ tự từ dưới lên. Các bà mẹ cần lưu ý, cho con ngồi nghiêng về phía trước để bé dễ dàng ợ hơi. Cách thứ 3: Một cách vỗ lưng giúp trẻ ợ hơi khác mà mẹ có thể tham khảo như sau: Mẹ để trẻ nằm úp lên cánh tay của mình, lưu ý điều chỉnh tay để phần đầu của bé cao hơn phần ngực. Khi đã giữ ổn định tư thế của con, mẹ xoa lưng bé theo hình tròn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể để bé nằm sấp trên đùi của mẹ, và vỗ lưng bé nhẹ nhàng để những hơi đang bị kẹt trong dạ dày của trẻ được tống hết ra ngoài. Cách thứ 4 Đối với những trường hợp bé đã cứng cáp hơn, có thể giữ cổ thẳng, mẹ có thể thực hiện bế bé để mặt của bé hướng ra bên ngoài. Lúc này, tay của mẹ đặt ở phía dưới mông của bé. Tay bên kia mẹ vòng qua bụng của bé. Sau đó, mẹ đứng lên và đi bộ nhẹ nhàng. Áp lực từ tay mẹ cùng với sự chuyển động đi lại của mẹ sẽ góp phần giúp cho hơi trong dạ dày của bé thoát bớt ra ngoài. 3. Những lưu ý khi thực hiện những cách vỗ lưng cho trẻ Các bậc phụ huynh lưu ý, khi vỗ lưng cho mẹ nên thực hiện vỗ nhẹ nhàng mới mang lại hiệu quả. Dù mẹ có vỗ mạnh hơn cũng không giúp tăng hiệu quả tống hơi ra ngoài dạ dày của trẻ mà còn khiến trẻ hoảng sợ. Một số dấu hiệu cho thấy trẻ đã ợ hơi ra ngoài: - Trẻ phát ra tiếng ợ. - Trẻ ngừng khóc vì cảm thấy dễ chịu hơn và hào hứng để tiếp tục bú. - Khi ợ hơi, bé có thể bị trớ ra một ít sữa. Mẹ không nên quá lo lắng vì tình trạng này rất bình thường. Thông thường, mẹ nên vỗ lưng cho bé trong khoảng 10 đến 15 phút. Nếu bé vẫn chưa hết hiện tượng ợ hơi thì mẹ nên thay đổi tư thế của bé và tiếp tục thực hiện vỗ lưng giúp bé cải thiện tình trạng đầy hơi. Trong khoảng 6 tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện, vì thế mẹ nên thường xuyên thực hiện những cách vỗ lưng giúp trẻ ợ hơi. Khi bé lớn lên, hệ tiêu hóa phát triển hoàn thiện hơn, bé biết ngồi, biết đi, cơ thể cứng cáp, khỏe mạnh hơn, bé có thể biết cách giúp cơ thể đẩy khí ra khỏi dạ dày. Lúc này bé không cần đến sự hỗ trợ của cha mẹ. Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng chủ yếu và tốt nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo Tổ chức Y tế thế giới, mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu. Sữa mẹ không chỉ có chứa nhiều chất dinh dưỡng mà còn dễ tiêu hóa và phù hợp với dạ dày còn yếu của trẻ. Sữa mẹ cũng giúp trẻ cung cấp nhiều lợi khuẩn, tăng cường miễn dịch, giúp trẻ phòng tránh nguy cơ bệnh tật trong những năm tháng đầu đời. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi chưa thể ăn được nhiều, vì thế mẹ nên chia nhỏ các cữ bú để trẻ dễ dàng hấp thu hơn. Để đảm bảo bổ sung dinh dưỡng một cách đầy đủ cho bé, mẹ cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Chế độ ăn của mẹ nên đa dạng thực phẩm, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung sắt, canxi, DHA, vitamin D trong trường hợp cần thiết. Mẹ tránh ăn những thực phẩm chiên rán, thực phẩm nhiều gia vị, bia rượu,… để tránh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.;;;;;Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện. Do đó trẻ rất dễ gặp phải những vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa. Bình thường, dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh chỉ khoảng 5-7ml. Đối với trẻ được 3 ngày tuổi, dạ dày của trẻ lúc này còn rất nhỏ và chỉ chứa được khoảng 22-27ml sữa. Từ ngày thứ 7 trở đi, dung tích dạ dày của trẻ là từ 45-60ml. Trẻ từ 1 tháng tuổi, dung tích dạ dày là khoảng 80-150ml. Trẻ từ 3- 6 tháng, dung tích dạ dày là 150-200ml. Đối với trẻ từ 1 tuổi trở đi, dung tích dạ dày của trẻ trong khoảng 200-250ml.Vì dung tích dạ dày của trẻ rất nhỏ nên khi mẹ không cho bé bú đúng cách rất dễ dẫn đến tình trạng không khí tràn vào dạ dày của trẻ. Dạ dày của trẻ không thể tống hơi ra ngoài như người lớn, vì thế không khí sẽ đi đến dạ dày và tạo ra bọt khí, lấp đầy bụng của bé. Những bọt khí này có thể khiến trẻ đầy bụng, khó chịu và tạo cảm giác no ngay cả khi trẻ chưa bú xong. Trẻ cũng có thể quấy khóc, cáu kỉnh và khó ngủ. Do đó, cho trẻ ợ hơi sau khi bú để thải không khí ra ngoài là một việc làm cần thiết. 3. Các lưu ý khi thực hiện vỗ ợ hơi cho trẻ Khi vỗ ợ hơi cho trẻ, cha mẹ nên thực hiện vỗ nhẹ nhàng. Vì mẹ có vỗ mạnh hơn cũng không giúp tăng hiệu quả tống hơi ra ngoài dạ dày của trẻ mà còn khiến trẻ hoảng sợ hoặc tệ hơn là ảnh hưởng tới cột sống của trẻ.Trẻ sơ sinh cần được cha mẹ vỗ ợ hơi cho đến khi được khoảng 2-3 tháng tuổi, sau đó trẻ sẽ có thể tự ợ khi cứng cáp hơn. Tuy nhiên, tần suất vỗ ợ hơi ở mỗi em bé là khác nhau. Có những bé không cần vỗ ợ hơi thường xuyên, nhưng một số bé khác có thể cần vỗ ợ hơi trong và sau mỗi bữa ăn, trong khi có những bé thì chỉ cần ợ hơi trong khi ăn. Theo thời gian, cha mẹ sẽ hiểu rõ về thói quen của trẻ và có thể điều chỉnh để có cách làm phù hợp nhất đối với con.Dấu hiệu cho thấy trẻ đã ợ hơi ra ngoài: Trẻ phát ra tiếng ợ, trẻ ngừng khóc vì thấy dễ chịu hơn và hào hứng tiếp tục bú. Khi nhận thấy những dấu hiệu này, mẹ có thể ngừng vỗ và cho bé bú tiếp. Tuy nhiên, nếu trẻ vẫn quấy khóc và khó chịu sau khi mẹ thực hiện vỗ ợ hơi, có thể trẻ đang có một vấn đề bất thường.Trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi chưa thể ăn quá nhiều, vì thế mẹ nên chia nhỏ các cữ bú để giúp trẻ dễ dàng hấp thu. Để đảm bảo bổ sung dinh dưỡng và không gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ, mẹ cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Chế độ ăn của mẹ nên đầy đủ các loại thực phẩm, có thể bổ sung thêm sắt, canxi, DHA, vitamin D trong trường hợp cần thiết. Mẹ cần tránh ăn những thực phẩm chiên rán, thực phẩm nhiều gia vị, thực phẩm cay nóng, bia rượu,... để tránh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.Trên đây là các phương pháp vỗ ợ hơi đúng cách. Cha mẹ cần lưu ý vỗ nhẹ nhàng, đúng tư thế để đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng tới cột sống của trẻ.;;;;;Ai làm cha mẹ lần đầu chắc hẳn cũng khó tránh khỏi hoang mang, lúng túng khi con bị chướng bụng đầy hơi. Vậy đây là hiện tượng như thế nào, làm sao để chữa chướng bụng đầy hơi ở trẻ, bài viết sau sẽ mách cách giúp cha mẹ nhẹ nhàng đi qua lúng túng ban đầu ấy. 1. Dấu hiệu cho thấy trẻ bị chướng bụng đầy hơi Trẻ bị chướng bụng đầy hơi thường có thể có biểu hiện ăn kém hoặc bú kém, dễ ợ hơi kèm theo những dấu hiệu sau: - 1 - 2 giờ sau ăn bụng trẻ căng hơn so với bình thường. - Dùng tay vỗ nhẹ vào bụng trẻ nghe thấy âm thanh rỗng như tiếng trống. - Trẻ quấy khóc và bú lười. - Trẻ không thể xì hơi được. 2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng chướng bụng đầy hơi ở trẻ Muốn chữa chướng bụng đầy hơi ở trẻ cha mẹ cần biết nguyên nhân gây nên hiện tượng này, đó là: - Do thói quen ăn uống + Cha mẹ chưa có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ Thực tế cho thấy có rất nhiều gia đình cho trẻ ăn dặm trước 5 - 6 tháng tuổi, ăn một số loại thức ăn mà cơ thể trẻ chưa có đủ men để tiêu hóa. Đây là những việc làm vô tình gây ra hiện tượng chướng bụng đầy hơi ở trẻ nhỏ. Sở dĩ nói như vậy là bởi các loại đồ ăn này khi vào cơ thể không được chuyển hóa nên ứ đọng lại dạ dày và đường ruột. Chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn trong hệ đường ruột lên men, khó tiêu sinh ra căng chướng bụng. + Ăn quá nhiều, khoảng cách giữa các bữa ăn quá gần Khi khoảng cách giữa các bữa ăn của trẻ quá gần nhau hoặc trẻ ăn quá nhiều sẽ làm cho hệ tiêu hóa của trẻ phải làm việc quá sức. Hệ lụy sinh ra từ đó là ợ chua, nôn trớ, chướng bụng. Ngoài ra, ăn thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh cũng là tác nhân khiến trẻ bị chướng bụng, đầy hơi. - Do bệnh lý Một số bệnh lý thường gây ra hiện tượng chướng bụng đầy hơi ở trẻ như: trào ngược dạ dày thực quản, tiêu chảy, táo bón, hội chứng ruột kích thích, phình đại tràng,... cụ thể: + Tiêu chảy: do mất chất điện giải nên trẻ bị chướng bụng đầy hơi. + Táo bón: gây ứ đọng phân trong đường ruột khiến vi trùng có cơ hội sản sinh hơi ở đại tràng và làm đầy hơi chướng bụng. + Hội chứng ruột kích thích: khiến cho hơi bị tồn đọng lâu trong đường ruột nên sinh ra chướng, đầy. + Phình đại tràng bẩm sinh: tác nhân gây ra đầy hơi và chướng bụng ở trẻ. Ngoài ra, trẻ bị không dung nạp tinh bột hoặc đường lactose cũng thuộc nhóm có nguy cơ chướng bụng đầy hơi. 3. Cách chữa chướng bụng đầy hơi ở trẻ 3.1. Massage bụng Để chữa chướng bụng đầy hơi ở trẻ, sau khi trẻ ăn khoảng 30 phút cha mẹ hãy dùng các đầu ngón tay nhẹ nhàng xoa theo chiều kim đồng hồ từ lỗ rốn của trẻ ra bên ngoài. Trước khi thực hiện động tác này cha mẹ nên bôi dầu massage vào tay để tránh việc chà sát mạnh vào làn da mỏng manh khiến bé khó chịu. 3.2. Chườm nóng Trước tiên mẹ cần lấy 2 chiếc khăn tay nhúng vào nước nóng để làm ấm chúng sau đó vắt khô đến khi thấy độ nóng phù hợp để không làm bỏng da bé thì đặt 1 khăn đã gấp gọn lên bụng còn khăn kia quấn quanh cố định bụng. Nhờ có hơi nóng và sức nặng của khăn nên hơi trong bụng bé sẽ bị đẩy ra ngoài. 3.3. Vỗ ợ hơi Việc làm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh. Khi bú mẹ hoặc bú bình trẻ rất dễ bị nuốt phải hơi, chữa chướng bụng đầy hơi ở trẻ sẽ giảm triệu chứng nôn trớ và trào ngược thực quản cho bé. Để làm được việc này các bậc cha mẹ có thể thực hiện theo một trong những cách sau: - Bế trẻ ngồi thẳng Mẹ đặt bé ngồi thẳng trong lòng mình sao cho người bé ngả về phía trước sau đó dùng cả bàn tay mẹ đặt ngang ngực trẻ rồi vỗ vỗ hoặc xoa lưng cho trẻ. - Bế trẻ ngả trên vai mẹ Mẹ hãy bế đứng sao cho đầu trẻ ngả vào vai mẹ còn hai tay bé duỗi sang hai bên vai mẹ sau đó một tay mẹ ôm mông, tay kia xoa lưng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ. - Để trẻ nằm úp trong lòng mẹ Để chữa chướng bụng đầy hơi cho trẻ mẹ hãy đặt trẻ nằm úp trong lòng mẹ rồi giữ trẻ thật chặt và nhẹ nhàng xoa, vỗ lưng cho trẻ. Động tác này sẽ khiến áp lực nhẹ nhàng từ đùi của mẹ tác động lên bụng trẻ giúp ợ hơi hiệu quả và cho bé trẻ cảm giác dễ chịu hơn rất nhiều. 3.4. Xì hơi Giúp trẻ xì hơi được cũng là cách chữa chướng bụng đầy hơi. Muốn vậy mẹ hãy thực hiện động tác đi xe đạp chữa chướng bụng đầy hơi cho trẻ bằng cách đặt bé nằm ngửa rồi nắm chặt phần chân gần đầu gối, từ từ đẩy một chân lên phía ngực còn chân kia đẩy xuống dưới. Cứ như vậy đổi bên rồi lặp lại sẽ giúp khí trong bụng trẻ được đẩy ra ngoài, trẻ không còn bị chướng bụng đầy hơi nữa. Những cách chữa chướng bụng đầy hơi ở trẻ được chia sẻ trên đây rất dễ thực hiện và đem lại hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, khi đã thực hiện mà trẻ vẫn không thuyên giảm thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để biết được tình trạng của con mình, tìm ra nguyên nhân để chữa trị cho trẻ. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc khi chưa biết chính xác vì sao con mình bị như vậy và chưa có sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa.
question_443
Thuốc dị ứng và các tác dụng phụ có thể gặp
doc_443
Trong một số trường hợp cơ thể bạn bị dị ứng kèm theo các triệu chứng gây ngứa ngáy, nổi mề đay, hắt hơi, sổ mũi,… làm cơ thể mệt mỏi và khó chịu. Thuốc dị ứng cũng là một giải pháp được sử dụng phổ biến, tuy nhiên nhiều người không lường trước được những tác dụng phụ có thể gặp sau đây. 1. Tìm hiểu về thuốc dị ứng Cùng tìm hiểu về dị ứng và tác dụng của những loại thuốc dị ứng sau đây. Dị ứng được hiểu là sự phản ứng của cơ thể trước những chất lạ. Lúc này hệ thống hệ thống miễn dịch bị tác động và gây ra dị ứng. Hay hiểu một cách khác dị ứng là một loại rối loạn quá mẫn của hệ thống miễn dịch. Một số loại dị ứng nhẹ gây nên một số triệu chứng phổ biến ở nhiều người ví dụ như ngứa ngáy, sổ mũi, hắt hơi,… Tuy nhiên cũng có một số loại dị ứng có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng con người. Có nhiều chất gây dị ứng ví dụ như không khí hay phấn hoa. Cũng có một số loại thực phẩm hay bị côn trùng cắn cũng là các chất gây dị ứng. Nguyên nhân gây dị ứng Những nguyên nhân gây nên dị ứng có rất nhiều. Các nguyên nhân như di truyền, chủng tộc, độ tuổi đều là nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng dị ứng. Tuy nhiên yếu tố di truyền chiếm tỉ lệ cao nhất Ngoài ra, những thay đổi đến từ khí hậu, môi trường sống, xã hội đã làm cho nguyên nhân gây dị ứng có chiều hướng thay đổi. Một số nguyên nhân khác theo sự thay đổi đó là ô nhiễm môi trường, các loại chất gây dị ứng, chế độ ăn uống và trong thời gian trẻ nhỏ có tiếp xúc với người các bệnh truyền nhiễm. Thuốc dị ứng là thuốc nhằm làm thuyên giảm các triệu chứng do dị ứng gây ra. Các thuốc này có chức năng sản sinh các đối kháng để ngăn chặn dị ứng hoặc tránh kích hoạt các tế bào và quá trình dị ứng. 2. Các loại thuốc dị ứng Thuốc được sản xuất với chức năng giúp người bị dị ứng bớt cảm giác khó chịu do các triệu chứng gây ra. Có nhiều loại thuốc giúp ngăn ngừa và điều trị dị ứng, sau đây là một số loại thuốc dị ứng thường gặp và nhiều người sử dụng: Thuốc Histamin Loại thuốc này có chất histamin là một chất trung gian quan trọng trong phản ứng dị ứng. Thuốc histamine hoạt động với cơ chế khi cơ thể bị các chất dị ứng xâm nhập cơ thể, thuốc sẽ giải phóng histamin đối kháng. Thuốc này được chia thành 2 loại: - Thuốc histamin H1 (có tác dụng chống dị ứng). - Thuốc histamin H1 (có tác dụng giảm acid dạ dày). Thuốc Corticoid Thuốc Corticoid có tác dụng làm giảm các triệu chứng dị ứng như ngứa ngáy, mẩn đỏ,… Thuốc này được sử dụng dưới nhiều hình thức như tuýp kem, mỡ bôi da, thuốc nhỏ mắt, thuốc xịt mũi, tiêm (đối với những người có triệu chứng dị ứng nặng). Ở mỗi độ tuổi khác nhau liều lượng sử dụng thuốc cũng khác nhau. Chính vì thế để đảm bảo an toàn bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Thuốc chống sung huyết Thuốc này có tác dụng làm giảm nghẹt mũi - một triệu chứng của dị ứng. Thuốc này có 2 dạng là thuốc xịt mũi và viên uống. Khi sử dụng thuốc xịt mũi cần lưu ý không nên sử dụng trong nhiều ngày vì có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn và làm tình trạng nghẹt mũi trở nên tồi tệ hơn. Ngoài việc dùng thuốc dị ứng để ngăn chặn dị ứng thì bạn có thể tham khảo thêm biện pháp miễn dịch. Đây là một biện pháp hoạt động bằng cách tiêm. Sau đây là một số dạng tiêm hay được sử dụng: - Tiêm các chất gây dị ứng với liều lượng tăng dần: Điều này sẽ làm cơ thể thích nghi và giảm bớt tính nghiêm trọng hoặc loại bỏ sự quá mẫn. - Tiêm tĩnh mạch các kháng thể Ig(E) dòng đơn. Liệu pháp này sẽ giúp kích thích với các phản ứng dị ứng. - Miễn dịch dưới lưới (đường miệng, lợi sử dụng miễn dịch): Biện pháp này hiện nay được sử dụng phổ biến. 3. Một số tác dụng phụ của thuốc dị ứng Ngoài hiệu quả khi sử dụng thuốc dị ứng nên chú ý một số tác dụng phụ của thuốc sau đây: - Thuốc có thể gây nên tình trạng buồn ngủ. Mức độ từ ngủ gà đến ngủ sâu. Chính vì vậy khi uống thuốc dị ứng những người làm công việc cần tập trung cao độ và đòi hỏi sự an toàn như lái xe, thợ điện, làm việc trên cao,… cần hết sức chú ý. - Tác dụng với các thành phần của thuốc: Một số người mẫn cảm với các thành phần của thuốc nên chú ý khi sử dụng. - Gây bí tiểu: Một số tác dụng phụ của thuốc có thể làm bí tiểu tiện. Đặc biệt những người bị bệnh phì đại tuyến tiền liệt, tắc đường niệu nên chú ý khi sử dụng. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc dị ứng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: - Hỏi ý kiến của bác sĩ: Dù là thuốc uống hay tiêm khi sử dụng nên hỏi ý kiến của bác sĩ rồi mới dùng để đảm bảo an toàn. - Không nên sử dụng thuốc khi đang sử dụng các chất kích thích như rượu bia hoặc sử dụng thuốc an thần. - Người cao tuổi (trên 60 tuổi) nên thận trọng khi sử dụng. 4. Một số cách giúp phòng chống dị ứng Việc dị ứng xảy ra ở nhiều người. Ngoài việc sử dụng thuốc dị ứng còn có thể tự mình hạn chế dị ứng bằng những cách sau: - Tránh các nguyên nhân gây dị ứng. Nếu bạn biết rõ mình bị dị ứng do phấn hoa, bụi hay lông động vật hay kể cả thức ăn thì trong cuộc sống nên hạn chế tiếp xúc và ăn những thực phẩm có thể làm cho mình bị dị ứng. - Đối với trẻ nhỏ khi có các triệu chứng dị ứng cần tìm ra nguyên nhân để có thể đề phòng và có biện pháp điều trị phù hợp. - Cho con bú bằng sữa mẹ trong thời gian sau sinh cũng sẽ phần nào giúp trẻ hạn chế được dị ứng. - Khi phát hiện bản thân bị dị ứng có thể tới các phòng khám chuyên khoa để bác sĩ có thể giúp phát hiện các nguyên nhân gây dị ứng và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.
doc_49437;;;;;doc_19284;;;;;doc_51296;;;;;doc_2677;;;;;doc_61786
Có rất nhiều loại thuốc cũng như dạng thuốc dùng để chống dị ứng. Các thuốc này người bệnh có thể tự mua dùng hoặc dùng theo đơn của bác sĩ. Tuy nhiên khi dùng các thuốc này cần cảnh giác những bất lợi do chúng gây ra… Thuốc kháng histamin Thuốc kháng histamin đường uống: Gồm các dạng thuốc viên và dung dịch, được dùng trong các trường hợp ngứa, chảy nước mũi, phát ban (nổi mề đay), bao gồm các thuốc như: Loratadin, cetirizin, desloratadin... Một số thuốc kháng histamin đường uống có thể gây khô miệng và buồn ngủ, nhất là các kháng histamin thế hệ 1 như: Diphenhydramin, chlorpheniramin… Nói chung các thuốc kháng histamin thường gây an thần không nên dùng khi lái xe hoặc làm các hoạt động đòi hỏi sự tỉnh táo. Kháng histamin dạng xịt, nhỏ mũi: Giúp giảm hắt hơi, ngứa mũi hoặc chảy nước mũi, nghẹt mũi, gồm các thuốc azelastin, olopatadin… Khi dùng các thuốc này người bệnh có thể thấy có vị đắng trong miệng, chóng mặt, buồn ngủ hoặc mệt mỏi, khô miệng, nhức đầu, rát mũi, chảy máu mũi, buồn nôn, chảy nước mũi, đau họng và hắt hơi. Thuốc kháng histamin nhỏ mắt: Thường được kết hợp với các thuốc khác như ổn định tế bào mast hoặc thuốc thông mũi. Thuốc nhỏ mắt kháng histamin có thể giảm bớt các triệu chứng như: Ngứa, tấy đỏ và sưng mắt. Bạn có thể cần phải sử dụng những loại thuốc này nhiều lần trong ngày, bởi vì những tác động có thể kéo dài chỉ một vài giờ. Tác dụng phụ của các loại thuốc này có thể bao gồm đỏ mắt, chảy nước mắt, nhức nhẹ hoặc đau đầu. Thuốc nhỏ mắt kháng histamin có thể làm tăng nguy cơ viêm mắt khi bạn đang đeo kính áp tròng. Các loại corticoid Các thuốc corticosteroid (viết tắt là corticoid) khi sử dụng nhất thiết phải có đơn của bác sĩ. Người bệnh không tự ý sử dụng các loại thuốc này vì bên cạnh tác dụng chữa bệnh thuốc còn gây ra nhiều tác dụng phụ có hại nguy hiểm cho người sử dụng. Vì vậy, khi dùng các thuốc này cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng cũng như liệu trình điều trị. Thuộc loại này bao gồm các dạng thuốc sau: Thuốc dạng xịt mũi: Có tác dụng ngăn chặn và làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng của viêm mũi dị ứng, giúp đỡ nghẹt mũi, hắt hơi và ngứa, chảy nước mũi. Trên thị trường bao gồm các loại thuốc như: Fluticason, mometason, budesonide… Tuy nhiên, tác dụng phụ có thể bao gồm mùi khó chịu, kích ứng mũi và chảy máu cam. Ví dụ như: Fluticason, budesonid, beclomethason… Các tác dụng phụ có thể gây khô miệng, họng và nhiễm khuẩn nấm miệng. Dạng thuốc nhỏ mắt: Được sử dụng để điều trị kích ứng mắt nặng do sốt và viêm kết mạc dị ứng. Ví dụ như: Dexamethason, fluorometholon, hay prednisolon… Tuy nhiên khi sử dụng các loại thuốc này cần lưu ý, thuốc có thể gây mờ mắt. Sử dụng kéo dài có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn mắt, bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể. Kem bôi da chứa corticoid: Bao gồm các thuốc như hydrocortison, triamcinolon, flucina… Đây là các thuốc hay được người dân tự ý mua về sử dụng, đôi khi không cần đơn của bác sĩ. Tuy nhiên nếu sử dụng trong thời gian trên 1 tuần cần hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ. Tác dụng phụ có thể bao gồm kích ứng da và đổi màu. Sử dụng lâu dài có thể gây mỏng da, teo da…. Corticoid đường uống: Gồm dạng thuốc viên và dung dịch, được sử dụng để điều trị các triệu chứng nghiêm trọng gây ra bởi tất cả các loại phản ứng dị ứng. Vì chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ngắn hạn và dài hạn, corticoid đường uống thường được quy định đối với khoảng thời gian ngắn. Sử dụng lâu dài có thể gây đục thủy tinh thể, loãng xương, yếu cơ, loét dạ dày và chậm phát triển ở trẻ em. Corticoid đường uống cũng có thể làm trầm trọng thêm bệnh cao huyết áp. Người bệnh cần lưu ý Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ lựa chọn loại thuốc và dạng thuốc dùng cho thích hợp và hiệu quả. Các thuốc chống dị ứng vẫn có thể gây ra những tác dụng không mong muốn. Một số loại thuốc dị ứng có thể gây ra vấn đề không tốt cho cơ thể khi kết hợp với các thuốc khác hoặc có chống chỉ định trong một số trường hợp. Vì vậy khi dùng thuốc chống dị ứng người bệnh cần nói cho bác sĩ biết nếu mình đang mang thai; cho con bú; bị bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, loãng xương, tăng nhãn áp… hoặc đang dùng bất cứ loại thuốc nào. Khi sử dụng thuốc chống dị ứng người bệnh cần theo dõi các tác dụng phụ do thuốc gây ra và thông báo cho bác sĩ biết khi mình gặp phải những bất lợi này để bác sĩ có cách xử trí kịp thời, thích hợp; tránh tai biến do thuốc gây ra.;;;;;(SK&ĐS) - Phản ứng phụ do thuốc là một tai biến rất thường gặp trong thực hành lâm sàng, gây ảnh hưởng đến khoảng 10% - 20% số người sử dụng thuốc ở các mức độ khác nhau. Loại tai biến này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, làm phức tạp quá trình điều trị, mà còn có thể tác động không nhỏ tới mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân. Các phản ứng phụ do thuốc được chia làm 2 nhóm chính là nhóm có thể dự báo và nhóm không thể dự báo trước, trong đó, các phản ứng dị ứng (hay còn gọi là quá mẫn) thuộc nhóm thứ hai. Loại phản ứng này có liên quan đến cơ chế miễn dịch, chiếm 1/5 đến 1/7 tổng số các trường hợp phản ứng phụ do thuốc. Các thể dị ứng thuốc thường gặp nhất trên lâm sàng là các phản ứng dị ứng tức thì gây ra do kháng thể Ig E (như sốc phản vệ, mày đay, phù mạch…) và các phản ứng dị ứng muộn liên quan đến tế bào lympho T (như hồng ban đa dạng, đỏ da toàn thân, Hội chứng Lyell, Hội chứng Stevens – Johnson…). Biểu hiện ở da và niêm mạc là những biểu hiện thường gặp nhất và xuất hiện tương đối sớm trong hầu hết các phản ứng dị ứng thuốc, có thể ở mức độ nhẹ và thoáng qua nhưng cũng có thể rất nặng, thậm chí đe doạ tính mạng người bệnh. Các yếu tố chỉ điểm liên quan đến tiền sử bệnh và cách sử dụng thuốc Những người có tiền sử mắc các bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn…, đặc biệt là dị ứng thuốc, sẽ có nguy cơ bị dị ứng khi sử dụng thuốc cao hơn so với những người không có tiền sử dị ứng. Do đó, trước khi chỉ định một loại thuốc, các thầy thuốc cần khai thác kỹ tiền sử dị ứng thuốc trước đây của người bệnh, đặc biệt lưu ý tên loại thuốc mà người bệnh đã từng bị dị ứng để tránh dùng lại các loại thuốc này cũng như tránh các thuốc có mẫn cảm chéo với chúng. Nếu người bệnh biết được loại thuốc mà mình bị dị ứng nên chủ động thông báo cho thầy thuốc. Bên cạnh tiền sử dị ứng thuốc, cách thức sử dụng thuốc cũng là một yếu tố có thể góp phần làm tăng nguy cơ dị ứng thuốc. Ví dụ như việc sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc hoặc dùng cách quãng, không liên tục, dùng nhắc lại nhiều lần một loại thuốc đều có thể làm tăng nguy cơ dị ứng thuốc, mặc dù cơ chế chính xác của hiện tượng này còn chưa được hiểu rõ. Trong số các đường sử dụng thuốc, khả năng kích thích sinh kháng thể dị ứng giảm dần theo thứ tự: dùng tại chỗ &gt; tiêm dưới da &gt; tiêm bắp &gt; uống &gt; tiêm tĩnh mạch. Như vậy, việc dùng thuốc tại chỗ kéo dài, đặc biệt các loại kháng sinh, sẽ có nguy cơ gây dị ứng thuốc cao hơn so với các đường dùng khác của thuốc. Ngoài ra, việc tăng liều trong quá trình đang dùng thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ gây ra các phản ứng dị ứng với thuốc. Trong số các yếu tố liên quan đến tình trạng bệnh lý của người bệnh, việc bị nhiễm một số loại virut như HIV, Epstein-Barr virus, cytomegalovirus, herpesvirus hoặc mắc các bệnh lý gây suy giảm chức năng gan, thận đều có thể làm tăng nguy cơ dị ứng với thuốc. Một số yếu tố tuy không làm tăng nguy cơ dị ứng thuốc nhưng có thể làm tăng nặng các phản ứng dị ứng thuốc nếu chúng xảy ra. Hen suyễn có thể gây các cơn co thắt phế quản nặng, ít đáp ứng với các thuốc chống dị ứng trong những phản ứng dị ứng tức thì. Tăng huyết áp và bệnh mạch vành có thể gây ra các biến chứng nặng ở những bệnh nhân bị sốc phản vệ do thuốc, đặc biệt trong quá trình dùng adrenalin. Việc sử dụng trước đó một số loại thuốc như nhóm ức chế men chuyển (captopril, enalapril…), nhóm chẹn bêta giao cảm (propranolol, metoprolol…) cũng có thể làm tăng nặng các phản ứng dị ứng tức thì do thuốc hoặc làm phức tạp quá trình điều trị. &#160;Hội chứng Lyell - một trong những biểu hiện dị ứng thuốc nguy hiểm nhất. &#160; Các yếu tố chỉ điểm ở da, niêm mạc Đối với các phản ứng dị ứng tức thì, một trong những tiền triệu quan trọng báo hiệu sốc phản vệ do thuốc là việc đột ngột nổi ban đỏ ngứa sau dùng thuốc, đặc biệt ở vùng quanh miệng, gan bàn tay, bàn chân và da đầu. Phản ứng bốc hoả ở mặt và vùng trên ngực, đôi khi đi liền với ngạt sổ mũi, đỏ mắt và chảy nước mắt sau khi dùng thuốc cũng là những dấu hiệu có thể báo hiệu sự xuất hiện nhanh chóng của phản ứng phản vệ sau đó. Ngoài ra, có một số biểu hiện không đặc hiệu khác cũng có thể là tiền triệu báo hiệu sự xuất hiện của sốc phản vệ do thuốc như cảm giác lo lắng, kích thích, bồn chồn, sợ chết hoặc những điều bất hạnh xảy ra sau dùng thuốc. Bên cạnh sốc phản vệ, phù mạch ở lưỡi và thanh quản cũng là những thể dị ứng thuốc cấp tính rất nguy hiểm vì có thể gây suy hô hấp và tử vong nhanh chóng. Cảm giác vướng ở họng, bó chặt họng, khản giọng, khó nói, tiết nước bọt có thể là tiền triệu báo hiệu sự xuất hiện của thể dị ứng này. Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu sớm này, việc ngưng sử dụng thuốc gây dị ứng và dùng ngay các thuốc chống dị ứng là cần thiết. Đối với các phản ứng dị ứng thuốc chậm, việc xuất hiện các ban thâm nhiễm, nổi gờ trên mặt da, sưng nề ở mặt sau dùng thuốc có thể là những dấu hiệu tiền triệu của Hội chứng DRESS. Trong khi đó, tổn thương dạng bia bắn không đặc hiệu hoặc ban đỏ lan toả, đặc biệt ở lưng và ngực, nổi bọng nước và viêm trợt niêm mạc miệng họng là những dấu hiệu có thể báo hiệu sự xuất hiện của Hội chứng Lyell và Stevens-Johnson. Nổi ban đỏ và sưng nề ở mặt, các mặt duỗi của chân tay ngày càng lan rộng cũng là những tiền triệu của đỏ da toàn thân do dị ứng thuốc. Các yếu tố chỉ điểm khác Sốt cao (trên 39o C), nổi hạch, đau khớp, sưng khớp cũng có thể là những tiền triệu của các phản ứng dị ứng thuốc nặng như Hội chứng DRESS hoặc bệnh huyết thanh. &#160; BS. Nguyễn Hữu Trường (Trung tâm Dị ứng-Miễn dịch Lâm sàng, BV Bạch Mai) &#160;;;;;;Dị ứng thuốc được coi là một tai biến khủng khiếp, xảy ra ở mọi lứa tuổi, bất kỳ lúc nào và với mọi loại thuốc. Bất kỳ loại thuốc nào dùng để điều trị cho con người đều có thể gây dị ứng, trong đó thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ cao nhất. Nguyên nhân gây dị ứng thuốc Dị ứng thuốc là danh từ dùng để chỉ sự phản ứng của cơ thể với vật lạ, đây là một loại phản ứng quá mẫn và có nhiều biểu hiện ở các mức độ khác nhau. Phản ứng thuốc là loại phản ứng của hệ thống miễn dịch cơ thể, tức là phản ứng giữa kháng thể sẵn có trong máu con người với dị nguyên lạ. Vì vậy có những trường hợp khi dùng thuốc lần đầu thì không bị dị ứng nhưng lần sau dùng thuốc đó lại bị dị ứng. Theo thống kê, dị ứng thuốc ở nước ta chiếm một tỷ lệ khá cao (khoảng từ 7 - 8% dân số). Nguyên nhân&#160; của dị ứng thuốc rất đa dạng, chẳng hạn thuốc đã quá hạn sử dụng: Mỗi một loại thuốc đều có ghi rõ ngày, tháng, năm sản xuất và hạn sử dụng đến ngày, tháng, năm nào. Nếu thuốc để quá hạn thì cho dù là loại thuốc nào cũng đã thay đổi tính chất và có thể sẽ trở thành dị nguyên nguy hiểm cho người sử dụng. Sử dụng thuốc một cách bừa bãi cũng là một nguyên nhân đáng kể làm cho tỷ lệ dị ứng thuốc tăng cao. Sử dụng thuốc bừa bãi có nhiều dạng khác nhau như không tuân theo lời dặn trong đơn thuốc của bác sĩ khám bệnh; tự cho mình là có hiểu biết về bệnh tật rồi mua thuốc để tự điều trị; một số dược tá bán thuốc ở các quầy thuốc, nhà thuốc tư nhân với trình độ về y học có hạn nhưng vì lợi nhuận nên tư vấn sai cho người bệnh… Một số người quan niệm rằng thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) là không dị ứng. Đấy là một sự hiểu lầm cần phải sửa đổi vì thuốc nào cũng gây dị ứng. Thuốc đông y thì trong mỗi một thang thuốc có rất nhiều vị khác nhau mà hầu hết các bài thuốc đông y có thể biết được tác dụng chính của nó nhưng tác dụng phụ thì còn rất khó để xác định. Ngoài ra, thuốc đông y còn tùy thuộc vào cách bào chế cũng như bảo quản thuốc kém như để bị mốc, làm thay đổi tính chất của vị thuốc… Cần cảnh giác với một số trường hợp bị dị ứng thuốc mà không hề hay biết, tưởng là bị thêm bệnh khác cho nên lại tự động mua thuốc để dùng làm cho bệnh dị ứng thuốc trầm trọng thêm. Một trường hợp dị ứng thuốc. &#160; Một điều cần quan tâm là người sử dụng thuốc bị dị ứng là do cơ địa dị ứng, đặc biệt là dị ứng với thuốc kháng sinh. Người có cơ địa dị ứng như hen suyễn, mề đay, viêm mũi, viêm xoang dị ứng, chàm (eczema), tổ đỉa, viêm da dị ứng rất dễ mẫn cảm với chất lạ đối với cơ thể (dị nguyên), trong đó có thuốc dùng để chữa bệnh cho người. Dị ứng thuốc là một loại phản ứng xảy ra do những tế bào và các chất hoá học của hệ thống miễn dịch cơ thể cùng loại với những dị ứng trên một cơ địa dị ứng. Vì vậy, trên một cơ địa dị ứng khi dùng thuốc, đặc biệt là kháng sinh bất kể là loại nào (uống, bôi, tiêm) đều phải hết sức thận trọng. Tuy nhiên không nên nhầm lẫn giữa tác dụng phụ của thuốc với phản ứng dị ứng thuốc. Tác dụng phụ của thuốc là các biểu hiện không mong muốn không liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể như dị ứng thuốc. Tác dụng phụ của thuốc không nguy hiểm như dị ứng thuốc. Tác dụng phụ của thuốc nếu xảy ra thì có thể giảm liều hoặc ngừng dùng thuốc là khỏi, nhưng dị ứng thuốc thì không thể như vậy được. Tuy vậy tác dụng phụ của thuốc nếu không phát hiện sớm và tìm mọi cách loại bỏ chúng thì cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng của một số cơ quan quan trọng của cơ thể như gan, thận hoặc gây xuất huyết…Thông thường thì tác dụng phụ của thuốc tây y đều có ghi rõ trong bản hướng dẫn kèm theo của nhà sản xuất, vì vậy luôn luôn lưu ý đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. Biểu hiện của dị ứng thuốc Dị ứng thuốc là một tai biến khó lường trước được, ngay cả đối với những bác sĩ khám chữa bệnh có kinh nghiệm. Dị ứng thuốc được thể hiện nhiều dạng, kiểu khác nhau từ nhẹ, thoáng qua đến trung bình hoặc rất nguy kịch. Về mặt diễn biến, dị ứng thuốc có thể xảy ra trong giây lát, có khi sau vài giờ, vài ngày nhưng cũng có thể dị ứng xảy ra sau vài tuần. Biểu hiện của dị ứng thuốc thường thể hiện ở da và niêm mạc rõ nhất, sớm nhất (ngoại trừ sốc phản vệ thì một số triệu chứng khác xuất hiện sớm hơn). Thông thường, dị ứng thuốc thể hiện ngứa, da xuất hiện mảng tấy, đỏ, đau, có khi đau rát mỗi khi sờ vào, thậm chí có hiện tượng phồng rộp ở vùng môi, mắt. Người bị dị ứng có thể có sốt, có khi sốt cao, choáng váng, rất khó chịu và nổi da gà hoặc dạng nổi mề đay. Nếu bị sốc phản vệ thì triệu chứng nhanh, khẩn cấp và rầm rộ như khó thở, tím tái, vã mồ hôi, hốt hoảng, mạch nhanh, huyết áp tụt, nếu không cấp cứu kịp thời có thể tính mạng của người bệnh sẽ bị đe doạ. Theo Sức khỏe và đời sống;;;;;Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị dị ứng như nổi mề đay, hắt hơi, sổ mũi, hen suyễn... Ngược lại, một số loại thuốc lại là tác nhân gây dị ứng! Tìm hiểu về dị ứng Dị ứng là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây dị ứng (còn gọi là dị ứng nguyên). Dị ứng nguyên bình thường là những chất vô hại như phấn hoa, nấm mốc, con mạt, lông thú, thức ăn... Hệ miễn dịch là hệ thống bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân lạ (vi khuẩn, virút, ký sinh trùng, nấm mốc, phấn hoa…) xâm nhập vào cơ thể nhằm ngăn chặn bệnh tật và sự lây nhiễm. Khi một dị ứng nguyên xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tăng cường số lượng các kháng thể Imunogloblin G (Ig G ) do tế bào lympho B sinh ra, gắn lên bề mặt các tế bào mast (dưỡng bào) ở các mạch máu, mũi, miệng... Kết quả của quá trình này là sự phóng thích các chất trung gian như histamin, serotonin, leucotrien... gây ra các triệu chứng dị ứng. Dị ứng thường có tính cách di truyền. Bệnh chàm, viêm mũi dị ứng, hen... là những bệnh do dị ứng gây ra. Tùy thuộc vào con đường xâm nhập của dị ứng nguyên vào cơ thể,ta có các dạng dị ứng sau: - Dị ứng hô hấp (viêm mũi dị ứng, hen). - Dị ứng tiêu hóa (tiêu chảy, ói mửa). - Dị ứng da (mề đay, viêm da…). Sự phân loại dị ứng còn phụ thuộc bản chất dị ứng nguyên như: dị ứng thực phẩm, dị ứng côn trùng, dị ứng thuốc… Mối tương quan giữa thuốc và dị ứng Thuốc có thể đóng vai trò cùa một tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng thuốc. Hầu như tất cả các loại thuốc đều có thể gây dị ứng, tùy thuộc vào cơ địa mẫn cảm của người sử dụng. Các phản ứng xảy ra do dị ứng thuốc có thể xuất hiên ngay sau khi dùng thuốc hoặc khi dùng thuốc đã lâu ngày và thậm chí sau khi ngưng dùng thuốc. Các phản ứng này có thể xảy ra từ mức độ nhẹ đến nặng, trong trường hợp nghiêm trọng như sốc phản vệ có thể dẫn đến tử vong. - Nổi ban ngoài da, ngứa, sưng phù. - Sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi. - Viêm phổi, tăng tiết đàm và co thắt phế quản. - Sưng hạch bạch huyết. - Rối loạn đường huyết. - Sốc phản vệ… Các thuốc cần đặc biệt lưu ý về nguy cơ cao gây ra dị ứng thuốc: Aspirin và các salicylat, penicillin, nhóm thuốc sulfamid, nhóm thuốc gây tê cục bộ (procain, lidocain…)... Thuốc sử dụng trong điều trị dị ứng: Một số loại thuốc được sử dụng điều trị các triệu chứng do dị ứng gây ra như nổi mề đay, sưng phù, ngứa, co thắt phế quản... Các thuốc này có thể được trình bày ở dạng thuốc viên, thuốc nước, thuốc xịt, thuốc dùng ngoài… và gồm các thuốc sau: Các thuốc kháng histamin H1 là thuốc chủ yếu trong điều trị dị ứng. Các thuốc này có tác dụng ngăn chặn sự hoạt động của histamin gây ra các triệu chứng dị ứng. Thuốc kháng histamin H1 được chia làm 2 nhóm: - Nhóm thế hệ cũ (clorpheniramin, dexclorpheniramin…) tác động lên hệ thần kinh trung ương nên gây buồn ngủ (cần tránh sử dụng khi lái xe, vận hành máy móc. . ). - Nhóm thế hệ mới (loratadin, cetirizin…) không tác động lên hệ thần kinh trung ương nên không gây buồn ngủ. Cần thận trọng khi sử dụng nhóm thuốc kháng histamine H1 với người bị tăng nhãn áp hay viêm tiền liệt tuyến. Các thuốc corticosteroid (dexamethason, betamethason…) có tác dụng kháng viêm, kháng dị ứng nên được sử dụng trong điều trị dị ứng. Cần lưu ý: không sử dụng nhóm thuốc corticosteroid với người có tiền sử viêm loét dạ dày, cao huyết áp, đái tháo đường... : Các thuốc đối kháng thụ thể leucotrien (monteleukat, pranlukat... ) có tác dụng ngăn chặn sự hoạt động của leucotrien, là một hoạt chất trung gian được phóng thích ra trong quá trình dị ứng gây viêm phế quản. Các thuốc này thường được sử dụng trong điều trị hen phế quản do dị ứng. Các thuốc ổn định tế bào mast (cromolyn, nedocromil…) ngăn cản sự phóng thích các chất trung gian hóa học như histamin, serotonin… từ tế bào mast, nên có tác dụng chống dị ứng. Các thuốc này thường dùng trong điều trị hen phế quản và viêm mũi dị ứng. Cần lưu ý: không dùng các thuốc này cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu. Các thuốc chống sung huyết (phenylephdrin, pseudoephedrin…) có tác dụng co mạch nên làm giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi… Cần lưu ý: không sử dụng thuốc chống sung huyết với người mắc bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, viêm tiền liệt tuyến... Adrenalin là hoạt chất thuộc nhóm catecholamin (gồm có dopamin, noradrenalin, adrenalin) có tác dụng kích thích giao cảm. Adrenalin được sử dụng trong trường hợp cấp cứu sốc phản vệ và được trình bày ở dạng thuốc tiêm với hàm lượng 0,1 mg/ml hay 1mg/ml.;;;;;Nhiều bệnh nhân cho rằng việc dị ứng thuốc có thể xảy ra do liều lượng sử dụng quá nhiều nhưng đó lại là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Thực tế, tình trạng này chỉ xảy ra cơ địa bệnh nhân bị dị ứng với một thành phần nào đó trong thuốc nên khi sử dụng cơ thể sẽ phản ứng lại. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị dị ứng khi sử dụng bất kể loại thuốc nào, kể cả vitamin. Đối với những trường hợp dị ứng nặng, bệnh nhân bị sốc phản vệ do thuốc có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Một số loại thuốc thường gây dị ứng cho bệnh nhân như thuốc kháng sinh, thuốc gây tê, vitamin dạng tiêm, thuốc giãn cơ, thuốc có chứa Paracetamol, thuốc ngủ,... Một vài nghiên cứu cho thấy dị ứng thuốc có thể di truyền từ ba mẹ sang con cái với xác suất 50%. Tức nếu ba mẹ dị ứng thuốc thì người con có 50% nguy cơ cũng bị dị ứng với cùng nguyên nhân của ba mẹ. 2. Các triệu chứng khi bị dị ứng thuốc 2.1. Phát ban đỏ, nổi mẩn Bệnh nhân dễ dàng nhận thấy những vết ban sẩn, nổi mẩn, ban dạng sởi xuất hiện trên da tạo thành từng mảng và gây ra cảm giác khó chịu, ngứa ngáy. Triệu chứng này thường xuất hiện sau khi bệnh nhân đã sử dụng thuốc khoảng 1 tuần và kéo dài đến vài tuần. 2.2. Nổi mề đay Đây là triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân ở bất kỳ trường hợp dị ứng nhẹ hoặc nặng. Biểu hiện này thường xuất hiện sau khi người bệnh sử dụng thuốc có chứa thành phần dị ứng với cơ thể khoảng 5 - 10 phút hoặc cũng có thể vài ngày, phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Với những trường hợp nặng, ngoài nổi mề đay thì bệnh nhân còn chóng mặt, đau bụng, mệt mỏi, đau khớp, phát sốt,... Một số loại thuốc thường gây mề đay gồm vacxin, kháng sinh, NSAID và huyết thanh. 2.3. Hồng ban đa dạng kèm theo bọng nước Những bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng hồng ban đa dạng kèm bọng nước thường được chẩn đoán bị dị ứng nặng. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy nóng ran, ngứa ngáy, mệt mỏi, nổi ban đỏ kèm theo bọng nước ở những vùng da như bộ phận sinh dục, mắt, họng, miệng. Theo thời gian, các ban nước có thể phát triển gây ra tình trạng viêm loét hoặc nghiêm trọng hơn là hoại tử niêm mạc ở những vùng da đó. 2.4. Phù Quincke Triệu chứng phù Quincke được mô tả là tình trạng sưng phù cục bộ ở phần dưới da khiến người bệnh cảm thấy ngứa, đau nhức và thường được ví như mề đay khổng lồ. Tuy nhiên, triệu chứng này thường chỉ xuất hiện ở những vùng da mỏng như bụng, môi, xung quanh mắt, bộ phận sinh dục và các chi. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy buồn nôn, đau đầu, hai mí mắt sưng to, ho khan, khó thở, sắc da tím tái, thiếu máu. Nếu tình trạng này kéo dài và không được chữa trị có thể dẫn đến tử vong. 2.5. Hoại tử thượng bì nhiễm độc Hoại tử thượng bì nhiễm độc hay còn gọi là hội chứng Lyell và được xem là một trong số những biểu hiện cho thấy tình trạng dị ứng thuốc nặng. Thông thường, triệu chứng sẽ nảy sinh sau khi bệnh nhân sử dụng thuốc có chứa thành phần dị ứng khoảng vài giờ, vài ngày hoặc vài tuần. Một số triệu chứng có thể kèm theo gồm sốt cao, mệt mỏi, phát ngứa, mất ngủ, nổi mảng đỏ, lớp thượng bì tách khỏi da,... Người bệnh gặp khó khăn khi nói, giọng khàn, khí phế quản bị co thắt khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở, thở khò khè. Tình trạng phù nề thanh quản khiến bệnh nhân ngứa cổ họng hoặc thở khò khè nêu phản ứng mạnh. Bệnh nhân bị sưng vùng cổ họng, lưỡi, môi kèm theo triệu chứng buồn nôn, nôn ói và đau bụng. Người bệnh cảm thấy chóng mặt, mạch đập nhanh, nhịp tim tăng cao và dần dần xuất hiện triệu chứng mất ý thức. Huyết áp của bệnh nhân giảm dần, phát ban toàn thân, cảm giác ngứa ngáy nhiều, đau đầu, sốt cao, tức ngực, tiêu chảy. Các triệu sốc phản vệ. 4. Giải pháp phòng ngừa dị ứng thuốc Ngoài việc thắc mắc dị ứng thuốc khi nào cần đến viện thì bạn đọc còn muốn tìm hiểu những giải pháp giúp giảm thiểu nguy cơ bị dị ứng với thuốc. Thực tế, dị ứng thuốc thường chỉ phát hiện khi cơ thể xuất hiện triệu chứng phản ứng. Đồng thời, những lần dị ứng sau thường nghiêm trọng hơn so với lần đầu. Ngoài ra, những loại thuốc chống dị ứng hoàn toàn không thể lạm dụng mà chỉ mang tính chất tạm thời. Vì thế, cách phòng ngừa dị ứng thuốc tốt nhất là mọi người chủ động dự phòng bằng những quy tắc dưới đây: Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc, sử dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Nhiều bệnh nhân mua theo toa thuốc của người khác để tự điều trị bệnh cho mình nhưng tình trạng sức khỏe, cơ địa mỗi người khác nhau nên việc đó là không nên. Chỉ sử dụng những thuốc do bác sĩ kê toa, đồng thời dùng đúng liều mà bác sĩ chỉ định. Với những trường hợp dùng thuốc và bị dị ứng thì tuyệt đối không sử dụng lại loại thuốc đó. Khi đi thăm khám, bệnh nhân cần báo cho bác sĩ biết những loại thuốc mà cơ thể từng bị dị ứng để bác sĩ thay thế những loại thuốc khác có cùng công dụng nhưng không chứa thành phần gây dị ứng với cơ thể. Với bài viết trên đây, hy vọng bạn đọc hiểu rõ hơn về những triệu chứng cơ thể do tình trạng dị ứng thuốc gây ra. Đồng thời, mọi người cũng xác định được dị ứng thuốc khi nào cần đến viện để điều trị sớm, phòng ngừa những tình huống xấu có thể xảy ra.
question_444
Công dụng thuốc Braciti
doc_444
Braciti thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, trị ký sinh trùng, kháng nấm và kháng virus. Thuốc được bào chế dạng bột pha tiêm, đóng gói hộp 1 lọ + 1 lọ dung môi tiêm. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Braciti sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn. 1.1. Chỉ định của thuốc Braciti. Thuốc Braciti có chứa thành phần chính là Cefotaxime. Thuốc được chỉ định để điều trị các trường hợp:Nhiễm trùng máu;Nhiễm khuẩn xương khớp;Viêm màng tim do cầu khuẩn Gr (+) và vi khuẩn Gr(-);Bệnh viêm màng não.Nhiễm khuẩn da và mô mềm;Nhiễm khuẩn ổ bụng;Nhiễm khuẩn phụ khoa và sản khoa;Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới hoặc tiết niệu;Bệnh lậu.Dự phòng tình trạng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.1.2. Chống chỉ định của thuốc Braciti. Thuốc Braciti chống chỉ định trong trường hợp:Người có tiền sử mẫn cảm với thành phần, tá dược có trong thuốc Braciti;Phụ nữ đang mang thai và/ hoặc cho con bú. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Braciti Liều lượng đối với người lớn:Điều trị nhiễm khuẩn không biến chứng: Liều 1g/ 12 giờ, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.Điều trị nhiễm khuẩn nặng và bệnh viêm màng não: Liều 2g/ 6 - 8 giờ, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.Điều trị bệnh lậu không biến chứng: Tiêm bắp liều duy nhất 1g.Dự phòng tình trạng nhiễm khuẩn phẫu thuật: Liều 1g, tiêm Braciti 30 phút trước mổ.Liều lượng đối với trẻ em:Trẻ 2 tháng hoặc < 12 tuổi: Liều 50mg - 150mg/ kg thể trọng/ ngày x 3 - 4 lần. Có thể tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.Sơ sinh > 7 ngày: Liều từ 75 - 150mg/ kg thể trọng/ ngày x 3 lần. Tiêm tĩnh mạch.Trẻ sinh non và sơ sinh < 7 ngày: Liều 50mg/ kg thể trọng/ ngày x 2 lần, tiêm tĩnh mạch.Đối với người bệnh suy thận Cl. Cr < 10m. L thì cần giảm nửa liều hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ để có liều dùng phù hợp nhất.Cách sử dụng: Thuốc Braciti dùng đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.Lưu ý: Liều dùng thuốc Braciti trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Braciti cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Braciti phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ. 3. Tương tác thuốc Braciti Braciti có thể xảy ra phản ứng tương tác nếu dùng đồng thời với:Thuốc Probenecid;Thuốc Azlocillin;Thuốc Fosfomycin.Để tránh tình trạng tương tác, trước khi được kê đơn Braciti thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Braciti phù hợp.Ngoài ra, quá trình sử dụng thuốc Braciti thì người bệnh cũng cần lưu ý khi kiểm tra sức khỏe thường xuyên, liệt kê tiền sử bệnh với bác sĩ. Dựa vào thông tin được cung cấp, người bệnh sẽ được tư vấn chi tiết về thuốc Braciti và cách sử dụng an toàn, hiệu quả. 4. Tác dụng phụ của thuốc Braciti Ở liều điều trị, thuốc Braciti được dung nạp tốt. Tuy nhiên, quá trình sử dụng Braciti, người bệnh vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ như:Quá mẫn;Sốt;Tăng bạch cầu ái toan;Buồn nôn và nôn;Đau bụng;Tiêu chảy;Viêm đại tràng giả mạc;Thay đổi huyết học.Nhức đầu;Hoa mắt và ảo giác.Loạn nhịp tim.Ảnh hưởng của thuốc Braciti thường không nghiêm trọng và ở mức độ vừa. Tuy nhiên những phản ứng phụ nghiêm trọng của Braciti vẫn có thể xảy ra, do đó không nên chủ quan. Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Braciti và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp. 5. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Braciti Cần thận trọng khi dùng thuốc Braciti cho người có tiền sử mẫn cảm với penicillin hoặc mắc bệnh suy thận;Người làm nghề lái xe hoặc vận hành máy móc cần lưu ý không sử dụng Braciti trong quá trình làm việc vì nó có thể gây tác dụng phụ hoa mắt, nhức đầu;Tuyệt đối không sử dụng khi thuốc Braciti có dấu hiệu bị đổi màu, mốc, chảy nước hay hết hạn dùng;Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc Braciti.Bảo quản thuốc Braciti ở nơi khô ráo, thoáng mát, để xa tầm với của trẻ em.Bài viết đã cung cấp thông tin Braciti là thuốc gì, liều dùng và lưu ý khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Braciti theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
doc_12321;;;;;doc_38518;;;;;doc_47129;;;;;doc_12323;;;;;doc_50951
Pragati có thành phần chính thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin, được sử dụng trong điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như bệnh viêm phổi, viêm họng liên cầu, viêm tai giữa, nhiễm trùng mô mềm và nhiễm trùng đường hô hấp. 1. Tác dụng của thuốc Pragati Pragati có thành phần chính là Cefdinir với hàm lượng 250mg, nằm trong nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc Pragati được chỉ định sử dụng trong điều trị các bệnh như:Điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm trùng hô hấp trên và dưới.Điều trị viêm bàng quang và viêm thận, bể thận. Viêm xoang hàm trên cấp tính do các chủng Streptococcus pneumoniae mẫn cảm gây raĐợt cấp của viêm phế quản mãn tính do Moraxella catarrhalis gây raĐiều trị viêm tử cung, viêm phần phụ tử cung, viêm tuyến Bartholin.Viêm nang lông, viêm tuyến mồ hôi, viêm da mủ mạn tính, viêm mạch hay hạch bạch huyết, có nhọt, chốc lở, viêm tấy, chín mé, viêm quanh móng, áp-xe dưới da, xơ vữa động mạch do nhiễm trùng.Cefdinir được chỉ định để điều trị viêm tai giữa cấp do vi khuẩn, viêm xoang hàm trên cấp tính, viêm phổi mắc phải cộng đồng.Điều trị các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi những dòng vi khuẩn nhạy cảm như: Staphylococcus sp, Streptococcus sp, Streptococcus pneumoniae, Peptostreptococcus sp, Propionibacterium sp, Neisseria gonorrhea, Branhamella catarrhatis.Viêm amidan và viêm họng do chủng Streptococcus pyogenesĐiều trị bệnh nhiễm trùng da và cấu trúc da không biến chứng do Staphylococcus aureus và Streptococcus pyogenes 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Pragati Cách dùng: Pragati được điều chế dưới dạng bột pha hỗn dịch và sử dụng qua đường uống. Do sự hấp thụ thuốc vào cơ thể không bị ảnh hưởng bởi lượng thức ăn có trong dạ dày nên người bệnh có thể uống thuốc trước hoặc sau ăn.Liều lượng:Liều lượng thuốc được chỉ định không cố định mà sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh, khả năng hấp thụ thuốc của từng cơ thể bệnh nhân. Do đó, liều thuốc dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần tuân theo đơn chỉ định của bác sĩ.Đối với người lớn và thanh thiếu niên từ 13 tuổi trở lên: Liều sử dụng thông thường là 300 mg uống mỗi 12 giờ. Đối với viêm phế quản bị nhiễm trùng do vi khuẩn, nhiễm trùng họng hoặc amidan (viêm họng liên cầu) hoặc nhiễm trùng xoang (viêm xoang), người bệnh có thể dùng 600 mg một lần mỗi ngày.Trẻ em từ 6 tháng đến 12 tuổi: Uống 7 mg / kg thể trọng 12 giờ một lần. Trẻ em bị nhiễm trùng tai (viêm tai giữa), nhiễm trùng họng hoặc amidan (viêm họng hạt) hoặc nhiễm trùng xoang (viêm xoang) có thể dùng liều 14 mg/ kg trọng lượng cơ thể / ngày.Chống chỉ định:Không sử dụng cho các trường hợp người bệnh bị dị ứng với thành phần Cefdinir hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc 3. Tác dụng phụ thuốc Pragati Cùng với những tác dụng cần thiết, thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn bao gồm:Phản ứng phổ biến như tiêu chảy, nhiễm trùng hoặc viêm âm đạo, buồn nôn, nhức đầu và đau bụng. Phản ứng hiếm gặp như khó thở, viêm họng, xuất hiện vết loét, vết loét hoặc đốm trắng trên môi hoặc trong miệng, chảy máu hoặc bầm tím bất thường, mệt mỏi hoặc suy nhược bất thường.Phản ứng với thuốc với tỷ lệ chưa được báo cáo như dạ dày co thắt hoặc đau lưng, chân hoặc đau dạ dày, chảy máu nướu răng, phồng rộp, bong tróc hoặc bong tróc da, đầy hơi, nước tiểu có máu hoặc đục, môi, móng tay hoặc da xanh, bầm tím, đau ngực, chóng mặt, mạch nhanh, viêm khớp, thở không đều, nhanh hoặc chậm hoặc nông, chuột rút hoặc co thắt cơ, đau cơ hoặc cứng cơ. 4. Thận trọng khi dùng thuốc Pragati Nếu người bệnh có tiền sử bị phản ứng dị ứng khi dùng các thuốc kháng sinh nhóm penicillin hoặc cephalosporin, chẳng hạn như xuất hiện phản ứng khó thở hoặc sưng mặt và cổ thì cần cho bác sĩ biết trước khi dùng thuốc này.Dùng thuốc kháng sinh như cefdinir có thể làm tăng khả năng bị nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn gây ra với biểu hiện tiêu chảy nặng. Triệu chứng này có thể xảy ra sau 2 tháng sau khi người bệnh dùng thuốc kháng sinh. Nếu người bệnh bị tiêu chảy nặng và kéo dài nên thông báo với bác sĩ về tình trạng của mình.Tiền sử các vấn đề về thận: Khi người bệnh có vấn đề về thận sẽ làm gia tăng khả năng bị tích tụ chất cefdinir trong cơ thể và dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác. Do đó cần điều chỉnh liều lượng với các đối tượng người bệnh trên.Tránh các ion đa hóa trị. Không dùng các sản phẩm có chứa nhôm, magie hoặc sắt trong vòng 2 giờ trước hoặc sau khi dùng thuốc này.Thuốc kháng axit có nhôm hoặc magiê (chẳng hạn như Maalox) và chất bổ sung sắt (bao gồm cả vitamin tổng hợp có sắt) có thể ngăn cản sự hấp thu cefdinir. Do đó, không dùng những sản phẩm này trong vòng 2 giờ sau khi dùng cefdinir.Bảo quản hỗn dịch trong tủ lạnh và lắc đều trước khi sử dụng. Sử dụng thuốc kháng sinh cũ, hết hạn sử dụng có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh và phát triển các bệnh nhiễm trùng khác.Người bệnh chỉ nên dùng cefdinir khi bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Sử dụng cefdinir hoặc các kháng sinh khác khi không cần thiết có thể dẫn đến vi khuẩn kháng thuốc, khó điều trị hơn.Cần thận trọng sử dụng cho các trường hợp bệnh nhân có tiền sử hoặc gia đình có tiền sử bị dị ứng khi sử dụng thuốc với triệu chứng như nổi mày đay, phát ban, hen phế quản. Cẩn trọng sử dụng thuốc với người bệnh bị suy thận nặng, người lớn tuổi, người đang gặp vấn đề về suy nhược cơ thể.Phụ nữ có thai: Chưa có nghiên cứu chứng minh tính an toàn của thuốc ở phụ nữ có thai. Do đó cần cẩn trọng khi dùng thuốc ở những phụ nữ có thai hay nghi ngờ có thai. Trước khi dùng thuốc cần cân nhắc giữa lợi ích và tác dụng phụ mà thuốc đem lại. 5. Tương tác thuốc Pragati Cefdinir có thể tương tác với một số loại thuốc hoặc chất bổ sung. Để tránh tình trạng tương tác xảy ra, gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc cũng như gây phản ứng có hại cho sức khỏe người bệnh, bệnh nhân nên báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc hoặc chất bổ sung nào khác (bao gồm thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, vitamin và thực phẩm chức năng hoặc thảo dược) mà mình đang sử dụng. Dưới đây là một số loại thuốc khi dùng chung với Pragati có thể gây ra tương tác bao gồm có:Acemetacin, Abacavir, Aceclofenac: Cefdinir có thể làm giảm tốc độ bài tiết của các loại thuốc trên, vậy nên có thể dẫn đến nồng độ của thuốc trong huyết thanh cao hơn.Abciximab: Hiệu quả điều trị của Abciximab có thể giảm khi dùng kết hợp với Cefdinir.Acenocoumarol: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của chảy máu có thể tăng lên khi Cefdinir được kết hợp với Acenocoumarol.Acetazolamide: Acetazolamide có thể làm tăng tốc độ bài tiết của Cefdinir, có thể làm giảm nồng độ thuốc trong huyết thanh và có khả năng làm giảm hiệu quả của thuốc.Axit acetylsalicylic: Sự bài tiết của thuốc Cefdinir có thể bị giảm khi kết hợp dùng chung với axit Acetylsalicylic. Almasilate: Hiệu quả điều trị của Cefdinir có thể giảm khi dùng kết hợp với Almasilate. Alprostadil: Sự bài tiết của Cefdinir có thể bị giảm khi kết hợp với Alprostadil.Nhôm hydroxit: Hiệu quả điều trị của Cefdinir có thể giảm khi dùng kết hợp với Aluminium hydroxit.Amiloride: Amiloride có thể làm tăng tốc độ bài tiết của Cefdinir, điều này có thể làm giảm nồng độ thuốc trong huyết thanh và có khả năng làm giảm hiệu quả.Trên đây là những công dụng quan trọng về thuốc Pragati, người bệnh trước khi dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để có được kết quả điều trị tốt nhất.;;;;;1. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao tan trong ruột, đóng gói thành hộp 4 vỉ, mỗi vỉ x 7 viên. 2. Công dụng thuốc Brapanto 2.1. Công dụng - chỉ định Thuốc Brapanto được dùng trong các trường hợp sau:Người bị mắc hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản (GERD).Người mắc bệnh loét đường tiêu hóa.Dùng để phòng trừ loét do các thuốc kháng viêm không Steroid.Điều trị các tình trạng bị tăng tiết bệnh lý, hay còn gọi là hội chứng Zollinger-Ellison. 2.2. Chống chỉ định Brapanto chống chỉ định sử dụng cho các trường hợp bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với hoạt chất Pantoprazol hoặc bất kỳ thành phần có trong thuốc.Lưu ý: Chống chỉ định cần được hiểu là chống chỉ định tuyệt đối, tức là không vì bất cứ lý do nào mà những trường hợp đó được linh động sử dụng thuốc. 3. Cách dùng và liều dùng thuốc Brapanto Cách dùng: Thuốc Brapanto 40 được điều chế dưới dạng viên nén nên được sử dụng bằng đường uống. Người dùng nên sử dụng kèm với một lượng nước vừa đủ, không nên nghiền nát, nhai, bẻ đôi viên thuốc trong khi sử dụng. Thời gian uống: Uống vào buổi sáng.Liều lượng:Dùng để điều trị hội chứng trào ngược dạ dày, thực quản. Liều thông thường: 20 - 40mg x 1 lần/ ngày, dùng liên tục trong 4 tuần, tối đa điều trị đến 8 tuần.Liều duy trì: 20 - 40mg x 1 lần/ ngày.Liều điều trị trường hợp tái phát: 20mg/ ngày.Dùng để điều trị bệnh loét đường tiêu hóa: Liều thông thường: 40mg x 1 lần/ ngày. Thời gian dùng từ 2 đến 4 tuần đối với bệnh loét tá tràng và 4 đến 8 tuần đối với bệnh loét dạ dày lành tính.Dùng để điều trị diệt Helicobacter pylori: Liều phác đồ điều trị phối hợp bộ ba 1 tuần: Pantoprazol 40mg x 2 lần/ ngày kết hợp với Clarithromycin 500mg x 2 lần/ ngày và metronidazol 400mg x 2 lần/ ngày hoặc amoxicillin 1g x 2 lần/ ngày. Dùng để phòng ngừa viêm loét do các loại thuốc kháng viêm không steroid:dùng liều 20mg/ ngày.Dùng cho bệnh nhân bị suy gan: Liều tối đa: 20mg/ ngày hoặc 40mg/ ngày với liều dùng cách ngày.Dùng cho bệnh nhân suy thận: Liều tối đa: 40mg/ ngày.Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo, người dùng cần được thăm khám và được chỉ định dùng thuốc của bác sĩ để phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình.Trong trường hợp quên liều: Người dùng có thể dùng ngay khi nhớ ra, tuy nhiên nếu quá gần với liều dùng tiếp theo thì bỏ qua liều quên và sử dụng liều trong chỉ định, không được dùng gấp đôi số liều để bổ sung cho liều đã quên.Trong trường hợp quá liều: Nếu có biểu hiện gì bất thường nghi do sử dụng thuốc, người dùng cần báo ngay cho bác sĩ điều trị hoặc người phụ trách y tế để được tư vấn, hỗ trợ, xử lý kịp thời các triệu chứng không mong muốn. 4. Tác dụng phụ của thuốc Brapanto Khi sử dụng Brapanto, ngoài công dụng chính mà thuốc đem lại, người dùng còn có thể gặp phải một số triệu chứng không mong muốn như sau:Các triệu chứng thường gặp:Mệt mỏi, đau nhức đầu.Nổi mày đay, tình trạng ban da.Đau khớp, đau cơ.Các triệu chứng ít gặp:Cơ thể bị suy nhược, hay chóng mặt, choáng váng.Gây ngứa trên da.Tăng enzym trên gan.Các triệu chứng hiếm gặp:Gặp tình trạng khó chịu, phản vệ, hay toát mồ hôi, phù ngoại biên. Nổi mụn trứng cá, ban dát sần, rụng nhiều tóc, phù mạch, hồng ban đa dạng, viêm da tróc vảy.Bị viêm miệng, rối loạn tiêu hóa, ợ hơi.Hội chứng sợ ánh sáng, mắt nhìn mờ.Gây mất ngủ, ngủ gà, ù tai, run, nhầm lẫn, tình trạng cơ thể bị kích động hoặc ức chế, gây ảo giác, dị cảm.Làm giảm tiểu cầu, bạch cầu, mất bạch cầu hạt, tăng bạch cầu ưa acid.Gây liệt dương.Đái ra máu, mắc viêm thận kẽ.Gây viêm gan, vàng da, tăng Triglycerid và bệnh não ở người suy gan.Làm giảm natri máu.Lưu ý: Người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ khi gặp các triệu chứng không mong muốn để tránh những hậu quả xấu cho cơ thể. 5. Tương tác với thuốc Brapanto Một số tương tác với Brapanto 40 như sau:Tương tác với đồ uống thực phẩm: Thuốc lá, rượu bia,và các chất kích thích làm giảm đi tác dụng của thuốc.Với các loại thuốc hấp thu phụ thuộc độ p. H dạ dày: Làm tăng hoặc giảm mức độ hấp thu của thuốc khi độ p. H của dạ dày tăng. Với warfarin: Có thể gây ra nguy cơ về việc chảy máu bất thường và có thể dẫn đến tử vong khi sử dụng đồng thời với Pantoprazol. Với Sucralfat: Dùng đồng thời có thể gây ra tình trạng làm chậm khả năng hấp thu và giảm tính khả dụng của thuốc. Nếu bắt buộc phải sử dụng đồng thời, nên uống thuốc ức chế bơm proton ít nhất 30 phút trước khi sử dụng Brapanto.Lưu ý: Để hạn chế các tương tác không mong muốn xảy ra, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ, dược sĩ tất cả những loại thuốc, thực phẩm chức năng mà mình đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng để có được lời khuyên và đơn thuốc phù hợp nhất với tình trạng hiện tại của bản thân người dùng. 6. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Brapanto Khi sử dụng điều trị lâu dài: Thuốc có thể làm tăng nhẹ nguy cơ bị gãy xương hông, xương sống và cổ tay. Xảy ra chủ yếu ở người già hoặc khi có các nguy cơ khác.Với những người có nguy cơ bị loãng xương khi sử dụng thuốc, cần chăm sóc theo dõi cẩn thận và được bổ sung đầy đủ các loại vitamin D và Calci.Khi điều trị từ 3 tháng đến 1 năm: Thường xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, mê sảng, co giật, co cứng cơ. Tình trạng sẽ được cải thiện khi người dùng được bổ sung magnesi và ngưng dùng thuốc.Khi sử dụng thuốc, cần phải loại trừ được khả năng loét đường tiêu hóa ác tính, bởi thuốc có thể che lấp triệu chứng bệnh, làm muộn chẩn đoán.Cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ khi sử dụng Brapanto cho phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ.Không nên sử dụng thuốc trong quá trình lái xe, tàu hay đang vận hành máy móc, vì thuốc có thể gây ra hiện tượng choáng váng và rối loạn thị giác.Hy vọng với những thông tin chia sẻ về công dụng - chỉ định, chống chỉ định, cách dùng và một số lưu ý cần thiết về thuốc Brapanto sẽ giúp cho người dùng hiểu biết hơn và có được hiệu quả tốt nhất cho cơ thể khi sử dụng.;;;;;Thuốc Brady có chứa thành phần chính là loại thuốc kháng histamin. Được chỉ định trong điều trị triệu chứng trong các bệnh lý dị ứng gây ra. Để hiểu rõ hơn về công dụng của thuốc Brady bạn hãy tham khảo những thông tin dưới đây. Trong mỗi 5ml thuốc Brady 2mg/5ml có chứa thành phần hoạt chất chính là Brompheniramin maleat hàm lượng 2mg. Tá dược hàm lượng vừa đủ 1 chai 60ml. Brompheniramin maleat là một loại chất thuộc nhóm kháng histamin. Brompheniramine Maleate kháng histamin bằng cách ngăn chặn sự liên kết của histamin với thụ thể trên cơ trơn mạch máu, dây thần kinh, tế bào nội mô và các tế bào tuyến. Từ đó, không gây ra các triệu chứng như đỏ mắt, chảy nước mắt, sổ mũi, ngứa mũi...do tiếp xúc dị nguyên. Ngoài ra, Brompheniramin maleat ngăn chặn hoạt động acetylcholine, giúp làm khô một số dịch cơ thể.Việc ngăn cản tác dụng của các chất trung gian hoá học giúp ngăn chặn phản ứng viêm. Từ đó giúp làm giảm các triệu chứng do phản ứng viêm gây ra. 2. Chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc Brady Chỉ định. Thuốc Brady được chỉ định điều trị các triệu chứng sau:Giảm các triệu chứng cảm lạnh;Dị ứng như chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi, ho, sổ mũi, ngứa mũi, nổi mẩn, ngứa, sưng đỏ.Có tác dụng làm giảm triệu chứng nổi mề đay, phù mạch nhẹ.Chống chỉ định. Bệnh nhân không sử dụng thuốc này cho các trường hợp như:Bệnh nhân có các dấu hiệu nổi mẩn, dị ứng, quá mẫn với Brompheniramine maleat hoặc với các thành phần khác của thuốc.Không dùng thuốc Brady cho trẻ sinh non hoặc trẻ sơ sinh.Không dùng thuốc cho những người mắc bệnh loét dạ dày, hen suyễn, đang bị bí tiểu.Người bị glaucoma góc hẹp.Người trong vòng 2 tuần gần đây sử dụng các loại thuốc IMAO. 3. Liều dùng và cách dùng thuốc Brady 3.1 Cách dùng thuốc Brady. Thuốc Brady được bào chế dưới dạng siro, nên bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc bằng đường uống. Khi dùng lấy đúng liều lượng và không được tự ý bỏ liều, giảm hay tăng liều dùng.3.2 Liều dùng của thuốc Brady. Liều dùng thuốc tùy vào tình trạng bệnh và độ tuổi. Dưới đây là liều dùng tham khảo của nhà sản xuất:Liều dùng điều trị thông thường cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 10ml.Liều dùng cho trẻ 7 đến 12 tuổi: Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 5ml siro.Liều dùng cho trẻ em từ 3 đến 6 tuổi: Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 2,5ml.Liều dùng cho trẻ từ 1 đến 2 tuổi: Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1,25mlĐối với trẻ em dưới 1 tuổi, cần uống theo chỉ dẫn của bác sĩ. 4. Tác dụng phụ của thuốc Brady Bên cạnh những tác dụng của thuốc, người bệnh khi điều trị bằng thuốc Brady cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn:Cảm thấy thường xuyên buồn ngủ, buồn nôn, đau đầu, khó thở, khô miệng.Một số tác dụng phụ khác nghiêm trọng có thể xảy ra gồm: Da nổi mẩn, phát ban; Sưng môi, mắt, họng, mũi; Nhịp tim rối loạn; Run tay chân, co giật.Các tác dụng phụ khác không được kể trên cũng có thể xảy ra khi dùng thuốc. Khi có các biểu hiện bất thường, người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời. 5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Brady Những lưu ý khi sử dụng thuốc Brady như sau:Sử dụng thuốc đúng với liều lượng, đúng giờ theo bác sĩ, không tự ý tăng liều hay giảm liều mà không có sự đồng ý của bác sĩ.Đây là thuốc điều trị triệu chứng, nên nếu bạn muốn ngăn chặn những lần tái phát bệnh thì bạn cần tránh các nguồn gây dị ứng nếu bạn biết rõ tác nhân gây dị ứng.Nếu bạn không may bỏ lỡ một liều: Dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu như đã gần tới giờ uống liều tiếp theo thì hãy bỏ qua điều đó và tiếp tục lịch trình dùng thuốc của bạn theo chỉ dẫn. Không được dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bỏ lỡ.Đối với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú: Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Brady trên đối tượng này, nên cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và nguy cơ. Bệnh nhân cần hỏi ý kiến trước khi sử dụng.Đối với người lái xe, điều khiển máy móc: Thuốc Brady khi dùng có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, buồn ngủ. Bệnh nhân cần phải lưu ý trong quá trình làm việc khi sử dụng thuốc, tốt nhất không nên thực hiện công việc cần tập chung nếu mới dùng thuốc.Tương tác thuốc: Trong quá trình sử dụng thuốc, cũng có thể xảy ra hiện tượng cạnh tranh hoặc tương tác giữa thuốc Brady với thức ăn hoặc các thuốc, thực phẩm chức năng khác. Bạn cần chú ý các thuốc có thể gây tương tác như Amoxicillin, Ciprofloxacin, thuốc ức chế thần kinh...Ngoài ra, bệnh nhân cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng chúng để đảm bảo an toàn.Bảo quản: Bảo quản sản phẩm thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, ở nhiệt độ bảo quản tốt nhất là dưới 30 độ C, không để thuốc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Tránh tầm tay trẻ em và vật nuôi. Không dùng thuốc khi đã quá hạn dùng.Hy vọng, với những thông tin trên về thuốc bạn đã biết công dụng, cách sử dụng thuốc và những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc. Đảm bảo dùng thuốc đúng chỉ dẫn để tăng hiệu quả của thuốc và giảm nguy cơ tác dụng phụ.;;;;;Bratorex là thuốc kháng sinh có tác dụng diệt các loại vi khuẩn hiếu khí, gây nhiễm khuẩn ở mắt như: Viêm kết mạc, lẹo ở mắt, viêm giác mạc và cả đau mắt hột. Bratorex thuộc nhóm thuốc dùng điều trị bệnh mắt và tai mũi họng, có thành phần chính là Tobramycin. Tobramycin là 1 loại kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosides và có tác dụng diệt khuẩn, bao gồm các loại vi khuẩn hiếu khí gram âm và gram dương.Bratorex bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mắt và được chỉ định dùng trong điều trị nhiễm trùng mắt bao gồm: Viêm giác mạc, viêm kết mạc, viêm mí mắt, viêm túi lệ, mụn lẹo ở mắt, bệnh đau mắt hột, ... do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với Tobramycin gây ra.Bratorex cũng được dùng để điều trị viêm mắt có đáp ứng với steroid và nguy cơ nhiễm khuẩn mắt hoặc nhiễm khuẩn nông ở mắt. 2. Cách dùng và liều dùng thuốc Bratorex Bratorex được dùng theo dưới dạng nhỏ. Liều dùng tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn, cụ thể:Từ nhẹ đến trung bình: Nhỏ 1 - 2 giọt vào mắt bị nhiễm khuẩn, nhỏ từ 3 - 4 lần/ngày, giữa các lần nhỏ cách nhau tối thiểu 4 giờ.Nặng: Nhỏ 1 - 2 giọt vào mắt bị nhiễm khuẩn, cách 1 giờ nhỏ 1 lần đến khi tình trạng nhiễm khuẩn được cải thiện thì giảm liều.Lưu ý: Tránh dùng chung thuốc để hạn chế nhiễm khuẩn lây lan. Sau khi mở nắp chai Bratorex thì phải dùng thuốc trong vòng 15 ngày. 3. Tác dụng phụ và một số lưu ý khi dùng thuốc Bratorex Bratorex có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như ngứa ở mắt, đỏ kết mạc, phù mi mắt, tăng nhãn áp. Ở người bệnh cao tuổi hoặc dùng quá liều Bratorex có thể gặp phải tác dụng phụ như chóng mặt, ù tai, giảm thính lực, rung giật nhãn cầu.Không dùng Bratorex ở người bị quá mẫn với thành phần của thuốc, phụ nữ đang mang thai và nuôi con cho bú.Nếu xảy ra phản ứng mẫn cảm trong quá trình dùng Bratorex thì cần ngừng thuốc và liên hệ bác sĩ chuyên khoa mắt để được hướng dẫn xử trí ngay.Bài viết đã cung cấp thông tin thuốc Bratorex chữa bệnh gì, liều dùng và lưu ý khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc Bratorex theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Bảo quản thuốc Bratorex ở nơi khô thoáng, nhiệt độ không quá 30 độ C và tránh xa tầm với của trẻ nhỏ.;;;;;Bezati 150 có thành phần chính là hoạt chất Nizatidine hàm lượng 150mg. Bezati 150 là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW3 (Việt Nam), lưu hành tại nước ta với SĐK VD-28114-17. Thuốc Bezati 150 được bào chế dạng viên nang cứng, đóng gói mỗi hộp 3 vỉ x 10 viên hoặc hộp 10 vỉ x 10 viên.Hoạt chất Nizatidine trong thuốc Bezati 150 ức chế cạnh tranh với Histamin tại thụ thể H2 của tế bào thành dạ dày, qua đó ức chế bài tiết acid dịch vị cả ngày lẫn đêm, bao gồm cả những thời điểm dạ dày bị kích thích bởi thức ăn, Histamin, Pentagastrin, Caffeine và Insulin.Hoạt tính kháng histamin H2 của Bezati 150 có tính chất thuận nghịch, tương tự với Ranitidine và mạnh hơn Cimetidine từ 4-10 lần.Sau khi uống một liều 300mg Nizatidine (2 viên Bezati 150), mức độ bài tiết acid dạ dày vào ban đêm giảm đến 90%, thời gian tác dụng kéo dài lên đến 10 giờ và mức độ bài tiết acid dạ dày do kích thích bởi thức ăn bị ức chế đến 97% và kéo dài đến 4 giờ. Tùy theo liều dùng, Bezati 150 gián tiếp làm giảm bài tiết pepsin do giảm thể tích bài tiết acid dịch vị.Tác dụng ức chế bài tiết acid dạ dày của Nizatidine không gây tích lũy và mức độ kháng thuốc cũng không phát triển nhanh. Đa số nghiên cứu cho thấy không có hiện tượng tăng bài tiết acid dạ dày sau khi kết thúc điều trị bằng Nizatidine ở bệnh nhân loét tá tràng. Bezati 150 có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống lại tác dụng kích ứng của một số thuốc (như thuốc kháng viêm không steroid). 2. Công dụng thuốc Bezati 150 Thuốc Bezati 150 được sử dụng trong các trường hợp sau:Loét tá tràng tiến triển;Điều trị duy trì loét tá tràng ở liều thấp với mục đích giảm tái phát sau khi vết loét đã lành;Loét dạ dày lành tính tiến triển, bao gồm cả loét do sang chấn tâm lý (stress) hoặc do thuốc kháng viêm không steroid;Bệnh trào ngược dạ dày thực quản;Hội chứng tăng tiết acid dịch vị Zollinger - Ellison;Điều trị các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do dư thừa acid dịch vị (bao gồm cảm giác nóng rát, khó tiêu, ợ chua).Tuy nhiên, bệnh nhân quá mẫn với Nizatidine, các thuốc kháng histamin H2 hoặc bất kỳ thành phần nào có trong thuốc khi không được sử dụng Bezati 150 do chống chỉ định. 3. Liều dùng thuốc Bezati 150 Liều dùng thuốc Bezati 150 ở người trưởng thành:Loét dạ dày - tá tràng lành tính tiến triển: 2 viên Bezati 150 uống 1 lần vào buổi tối hoặc 1 viên Bezati 150 x 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối, trong thời gian 4-8 tuần. Mức độ an toàn và hiệu quả khi điều trị kéo dài trên 8 tuần với Bezati 150 chưa được xác định;Dự phòng loét tá tràng tái phát: Uống 1 viên Bezati 150 mỗi ngày một lần vào buổi tối, thời gian sử dụng có thể lên đến 1 năm nhưng mức độ hiệu quả và an toàn chưa được xác định;Loét dạ dày tá tràng có vi khuẩn Helicobacter pylori: Phối hợp Bezati 150 (tuy nhiên các thuốc ức chế bơm proton hiện nay được ưa dùng hơn) với 2 trong số các kháng sinh sau: Amoxicillin, Tetracycline, Clarithromycin hoặc Kháng sinh nhóm Imidazole (Metronidazole);Trào ngược dạ dày thực quản: Uống 1 viên Bezati 150 x 2 lần/ngày, thời gian dùng có thể lên đến 12 tuần;Điều trị giảm triệu chứng khó tiêu: Uống 1⁄2 viên Bezati 150 mỗi lần, có thể nhắc lại khi cần thiết với liều tối đa là 150mg/ngày. Thời gian sử dụng là 14 ngày.Liều dùng thuốc Bezati 150 ở trẻ em:Mức độ an toàn và hiệu quả của Nizatidine đối với trẻ em dưới 12 tuổi chưa được xác định;Liều thường dùng cho trẻ em và thiếu niên: 150mg/lần x 2 lần/ngày;Trào ngược dạ dày - thực quản: 150mg/lần x 2 lần/ngày, thời gian dùng khoảng 8 tuần.Liều dùng thuốc Bezati 150 cho một số đối tượng khác:Bệnh nhân suy thận: Điều chỉnh liều Bezati 150 theo độ thanh thải creatinin (Cl. Cr):Điều trị loét dạ dày lành tính tiến triển, loét tá tràng tiến triển: Cl. Cr 20-50 m. L/phút: Giảm liều 50% hoặc uống 150mg 1 lần mỗi ngày. Cl. Cr dưới 20 m. L/phút cần giảm liều 75% hoặc uống mỗi lần 150 mg, 2 ngày dùng một lần;Điều trị duy trì loét tá tràng: Cl. Cr 20-50 m. L/phút: uống mỗi lần 150mg, 2 ngày dùng một lần. Cl. Cr dưới 20 m. L/phút: Uống mỗi lần 150mg, 3 ngày dùng một lần;Bệnh nhân suy gan nặng: Giảm liều (1⁄3 liều), đặc biệt nhất là khi mắc kèm suy thận. 4. Tác dụng phụ của thuốc Bezati 150 Tác dụng phụ thường gặp của Bezati 150:Phát ban, ngứa, viêm da tróc vảy;Ho, chảy mũi, viêm họng, viêm xoang;Đau lưng, đau ngực.Tác dụng phụ ít gặp của Bezati 150:Nổi mày đay;Đau bụng, tiêu chảy, táo bón, khô miệng, nôn ói;Sốt, nhiễm trùng;Tăng acid uric máu.Tác dụng phụ hiếm gặp của Bezati 150:Chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu;Hồng ban đa dạng;Rụng tóc;Tình trạng hoại tử biểu bì nhiễm độc;Thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu hoặc giảm toàn bộ các dòng tế bào máu;Loạn nhịp (nhịp tim nhanh hoặc chậm), hạ huyết áp tư thế, block nhĩ - thất hoặc ngất;Sốc phản vệ, phù mạch, thanh quản, co thắt phế quản hoặc viêm mạch máu;Viêm gan, vàng da ứ mật, có thể tăng men gan;Cảm giác bồn chồn, xuất hiện ảo giác hoặc lú lẫn;Giảm khả năng tình dục và xảy ra chứng vú to ở đàn ông;Đau cơ, đau khớp;Rối loạn thị giác. 5. Thận trọng khi sử dụng Bezati 150 Thận trọng khi sử dụng Bezati 150 trong những trường hợp sau đây:Trước khi dùng Bezati 150 để điều trị loét dạ dày, bệnh nhân phải được chẩn đoán loại trừ khả năng ung thư, vì Nizatidine có thể che lấp các triệu chứng và làm chậm chẩn đoán bệnh lý ác tính.Người bệnh mẫn cảm với một trong những hoạt chất nhóm kháng histamin H2 có thể cũng có khả năng mẫn cảm với Nizatidine hoặc các hoạt chất cùng nhóm khác.Sử dụng Bezati 150 thận trọng và cần giảm liều và/hoặc kéo dài khoảng cách giữa các lần dùng thuốc ở bệnh nhân suy thận (Cl. Cr dưới 50 m. L/phút) vì Nizatidine thải trừ chủ yếu qua thận.Cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích khi dùng Bezati 150 ở bệnh nhân xơ gan hoặc suy gan, đôi khi phải giảm liều hoặc kéo dài khoảng cách giữa các lần dùng thuốc.Sử dụng các thuốc kháng histamin H2 như Bezati 150 có thể làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn (như viêm phổi cộng đồng).Mức độ an toàn và hiệu quả của Nizatidine ở với trẻ em dưới 12 tuổi chưa được chứng minh, do đó không nên sử dụng Bezati 150 ở đối tượng này.Mức độ an toàn của Bezati 150 đối với phụ nữ có thai ở nhóm B (theo phân loại của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, FDA). Nizatidine qua được nhau thai nhưng do các nghiên cứu về việc dùng Nizatidine ở phụ nữ mang thai chưa đầy đủ, vì vậy chỉ dùng Bezati 150 khi thật cần thiết và tuân theo theo chỉ định của bác sĩ.Nizatidine có thể bài tiết vào sữa mẹ và có nguy cơ gây phản ứng có hại nghiêm trọng ở trẻ bú mẹ. Bà mẹ nên ngừng cho con bú trong thời gian dùng Bezati 150 hoặc ngừng dùng thuốc.Thuốc Bezati 150 không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc của bệnh nhân. 6. Tương tác thuốc của Bezati 150
question_445
Cách điều trị bệnh áp xe hậu môn nhanh chóng không đau
doc_445
Áp – xe hậu môn nếu không điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm gây rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Bài viết dưới đây là những cách điều trị bệnh áp xe hậu môn nhanh chóng không đau. XEM THÊM: Chữa trị bệnh ngứa hậu môn khi mang thai Áp – xe hậu môn là căn bệnh thường gặp tại hậu môn và khá nguy hiểm. Áp – xe hậu môn nếu không điều trị sớm và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là những biến chứng thường gặp của áp – xe hậu môn: Áp – xe hậu môn là một căn bệnh khá nguy hiểm. Cách điều trị bệnh áp – xe hậu môn nhanh chóng không đau Những trường hợp bị áp -xe hậu môn nhẹ có thể điều trị khỏi được bằng thuốc. Người bệnh sẽ được chỉ định dùng kháng sinh toàn thân và rạch dẫn lưu mủ. Kháng sinh có tác dụng hạn chế nhiễm trùng nhưng không ngăn chặn được quá trình làm mủ và không ngăn chặn được áp – xe hình thành. Rạch dẫn lưu mủ giúp hạn chế tình trạng mưng mủ cũng như ngăn ngừa việc hình thành các khối áp – xe mới. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ được kê thuốc giảm đau, nhuận tràng giúp người bệnh giảm đau đớn và hỗ trợ điều trị trong quá trình điều trị. Người bệnh có thể kết hợp ngâm hậu môn trong nước ấm để giảm đau. Phẫu thuật là phương pháp điều trị được chỉ định cho những trường hợp áp – xe hậu môn nặng và có biến chứng. Bác sĩ sẽ tiến hành rạch một vết nhỏ trên khối áp – xe để thoát mủ ra ngoài. Những trường hợp biến chứng thành rò hậu môn sau khi thoát mủ thì cần tiến hành cắt bỏ những đường rò. Cách điều trị bệnh áp xe hậu môn nhanh chóng không đau giúp mang lại cảm giác nhẹ nhàng cho người bệnh trong quá trình điều trị.
doc_46860;;;;;doc_41172;;;;;doc_750;;;;;doc_42065;;;;;doc_50715
Bệnh áp xe hậu môn là một trong những bệnh lý của hậu môn gây rất nhiều phiền toái cho người mắc phải. Bệnh cần được điều trị sớm và dứt điểm nếu không sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, khả năng vận động của người bệnh. Áp xe hậu môn là tình trạng khu vực quanh hậu môn bị viêm nhiễm và mưng mủ. Bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến chức năng vận động và sức khỏe. Bất cứ ai cũng có thể gặp phải tình trạng này. Bệnh khởi phát bởi nhiều nguyên do: Do hệ miễn dịch kém Trẻ nhỏ là một trong những đối tượng có nguy cơ cao bị áp xe hậu môn. Nguyên nhân do cấu tạo hậu môn chưa toàn diện cùng với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện dễ khiến nhiễm trùng vùng hậu môn gây áp xe. Còn người già thì cơ vùng hậu môn bị lão hóa, lỏng lẻo, sức đề kháng kém. Dễ dàng bị các bệnh về đường hậu môn, viêm nhiễm. Đây là nguyên do chính gây nên tình trạng áp xe hậu môn bất cứ lúc nào. Bị bệnh về đường hậu môn gây viêm nhiễm Những người bị nứt kẽ hậu môn, trĩ, lở loét búi trĩ càng có nguy cơ cao bị bệnh áp xe hậu môn. Do vi khuẩn tấn công từ các vị trí bị tổn thương, kèm theo tình trạng viêm nhiễm nặng sẽ nhanh chóng lan đến các vùng xung quanh gây áp xe cạnh hậu môn. Quan hệ tình dục không lành mạnh Quan hệ tình dục bằng đường hậu môn là con đường dễ dàng nhất làm lây lan các căn bệnh nguy hiểm. Chưa kể, việc quan hệ này khiến đường hậu môn bị tổn thương nghiêm trọng, viêm nhiễm và gây áp xe nhanh chóng. Biến chứng do phẫu thuật Những bệnh nhân sau khi phẫu thuật cắt trĩ hoặc làm phẫu thuật xử lý một số bệnh đường hậu môn, trực tràng mà không có chế độ chăm sóc hậu phẫu đúng cách thì dễ bị nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm trùng vết mổ ở cấp độ nặng sẽ dẫn đến bệnh áp xe hậu môn. Tình trạng áp xe hậu môn là điều không ai mong muốn bởi căn bệnh này ảnh hưởng vô vùng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh: Gây đau đớn vùng hậu môn Điều đầu tiên mà người bệnh cảm nhận được khi bị áp xe hậu môn là đau vùng hậu môn. Có thể cảm nhận thấy vùng hậu môn bị sưng, đứng ngồi đều đau. Trường hợp nặng có thể khiến bệnh nhân không thể ngồi được. Cảm giác sưng ở bên trong và có thể vỡ ra được khi ổ áp xe quá lớn. Chảy mủ, mùi hôi và khó chịu Khi tình trạng áp xe hậu môn tiến triển nặng, ổ mủ bên trong nhiều sẽ bị chảy dịch ra ngoài, mủ màu vàng và hôi. Vùng hậu môn luôn luôn ẩm ướt, khó chịu, không chỉ đau mà còn gây sốt, mệt mỏi và gây mất tự tin hoàn toàn cho người bệnh. Sốt, mệt mỏi và ớn lạnh Áp xe là tình trạng viêm nhiễm nặng nên người bệnh thường bị sốt nhẹ cho đến cao. Cơ thể luôn mệt mỏi, ớn lạnh. Việc đại tiện gặp nhiều khó khăn. Người bệnh mệt mỏi và mất tự tin, tinh thần suy sụp. Khả năng gây biến chứng nguy hiểm Bệnh áp xe hậu môn lâu ngày không chữa dứt điểm sẽ gây nên nhiều biến chứng. Tình trạng phổ biến là vỡ ổ áp xe gây nhiễm trùng đến các khu vực xung quanh. Biến chứng nguy hiểm là gây rò hậu môn, rất khó điều trị. Bệnh không điều trị sớm còn gây viêm nhiễm lây lan bệnh cho bộ phận sinh dục bởi 2 cơ quan này nối liền nhau. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của người bệnh sau này. Việc điều trị áp xe hậu môn không đơn giản. Nên bệnh càng điều trị sớm càng tốt. hiện nay, có những giải pháp điều trị bệnh như sau: Sử dụng thuốc kháng sinh Với những trường hợp bệnh còn ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc. Chủ yếu là dùng kháng sinh liều cao để uống làm khô vị trí mưng mủ, chống viêm. Chọc hút mủ Còn gọi là phương pháp dẫn lưu bằng cách dùng thủ thuật để đưa mủ từ bên trong ổ áp xe ra ngoài. Kết hợp làm sạch vết mủ và dùng thuốc để kháng viêm. Phương pháp này được áp dụng cho những trường hợp ổ áp xe chưa quá lớn và chưa có tình trạng viêm nhiễm phức tạp. Phẫu thuật tác động ngoại khoa Với những trường hợp bệnh nặng, ổ áp xe lớn, bệnh nhân cần được phẫu thuật trực tiếp để điều trị. Phương pháp phẫu thuật ở mỗi bệnh viện sẽ khác nhau. Hiệu quả còn tùy thuộc ở mức độ thành công sau mỗi ca phẫu thuật và chăm sóc hậu phẫu đúng cách.;;;;;Là một trong những bệnh khá phổ biến đường hậu môn, áp xe hậu môn có những biểu hiện tương đối dễ nhận biết. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và biểu hiện cũng không giống nhau: Đặc điểm chung của bệnh áp xe hậu môn Đây là tình trạng mưng mủ do nhiễm trùng, viêm nhiễm ở vùng hậu môn do nhiều nguyên nhân gây bệnh trước đó. Bệnh gặp phải ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Thường gặp nhất là tình trạng áp xe quanh hậu môn do viêm nhiễm ở các khoang hoặc lỗ nhỏ của trực tràng. Tình trạng viêm nhiễm nặng khiến vùng xung quanh hậu môn bị mưng mủ, hình thành khối áp xe. Biểu hiện của áp xe hậu môn Khác với một số bệnh đường hậu môn như trĩ hay rò hậu môn, áp xe hậu môn khá dễ nhận biết. Biểu hiện thường thấy là xung quanh hậu môn sưng to, đau, sờ nắn thấy khối sưng cứng, căng tức, bệnh nhân đau đớn, chạm vào càng đau. Khối sưng có thể tấy đỏ nếu tình trạng áp xe nặng. Do khối áp xe có thể nằm sâu ở bên trong nên khó phát hiện. Người bệnh đôi khi chỉ thấy đau nhói ở bên trong, người ớn lạnh hoặc sốt. Nguyên nhân gây áp xe hậu môn Do nhiễm trùng từ vết nứt hậu môn. Nguyên nhân do bệnh nhân đang mắc một số bệnh lây qua đường tình dục gây viêm nhiễm nặng lan sang đến hậu môn. Do tuyến hậu môn bị tắc nghẽn. Do nhiễm trùng sau khi phẫu thuật cắt trĩ. Ở trẻ nhỏ nguyên nhân áp xe hậu môn đôi khi là do bị hăm tã lâu ngày, viêm nhiễm do vệ sinh kém. Những người mắc bệnh: viêm đại tràng, tiểu đường, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, viêm vùng chậu, viêm túi thừa,... Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến áp xe hậu môn. Những người đang có bệnh nền về hậu môn thì càng có nguy cơ cao mắc bệnh này. Đặc biệt là những người bị suy giảm miễn dịch, hệ miễn dịch kém nên không có khả năng chống lại sự tấn công của vi khuẩn, dễ dàng hình thành viêm nhiễm vùng hậu môn do tổn thương trước đó. 2. Những phương pháp điều trị áp xe hậu môn Mức độ nguy hiểm của bệnh áp xe hậu môn Áp xe hậu môn nếu phát hiện muộn có thể gây viêm nhiễm nặng, quy mô nhiễm trùng lớn, khó khăn trong việc điều trị. Tiến triển của bệnh là có thể gây ra tình trạng rò hậu môn do nhiễm trùng. Hoặc nghiêm trọng hơn là gây ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu hóa, gây viêm nhiễm trực tràng, nặng hơn là hoại tử hoặc ung thư trực tràng. Phương pháp điều trị áp xe hậu môn Cách duy nhất hiện nay được áp dụng để điều trị bệnh áp xe hậu môn là phẫu thuật tháo mủ. Với những trường hợp nhẹ, bệnh nhân được gây tê và phẫu thuật dẫn lưu tại chỗ. Còn với trường hợp nặng, khối áp xe lớn và nằm sâu bên trong, bệnh nhân cần được tiến hành phẫu thuật tháo mủ với mức độ và quy mô lớn hơn. Phẫu thuật giúp tháo mủ, làm sạch ổ viêm nhiễm. Sau đó, bệnh nhân cần tiếp tục nằm viện theo dõi và điều trị bằng kháng sinh để đề phòng nhiễm trùng. Hiện nay, nhiều bệnh viện đã và đang ứng dụng phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (HCPT) trong điều trị áp xe hậu môn. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao, không gây nhiều đau đớn, không mất máu nhiều và hạn chế thấp nhất tỷ lệ rủi ro do phẫu thuật. Áp xe hậu môn có thể tái phát nếu như phẫu thuật không triệt để hoặc chăm sóc hậu phẫu không đúng cách khiến tình trạng viêm nhiễm, mưng mủ không khỏi hoàn toàn. Đồng thời tuân thủ liệu trình điều trị đúng cách, đủ thời gian. Lắng nghe tư vấn của bác sĩ trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật và phòng tránh bệnh tái phát trở lại. Để ngăn ngừa bệnh áp xe hậu môn có thể “ghé thăm” mỗi người cần lưu ý: Với tất cả mọi người: nên có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, luyện tập thể thao để tăng cường sức khỏe. Đồng thời giữ vệ sinh sạch sẽ đường hậu môn, ngăn ngừa các điều kiện để vi khuẩn tấn công vùng này. Quan hệ tình dục lành mạnh, phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục. Với trẻ nhỏ: cần giữ vùng tã sạch sẽ, khô thoáng. Thay tã thường xuyên, tránh bị hăm tã. Điều chỉnh chế độ ăn uống giúp bé không bị táo món có thể gây nứt kẽ hậu môn,tránh viêm nhiễm. Với người cao tuổi: do hệ cơ đường hậu môn lỏng lẻo, dễ bị các bệnh đường hậu môn nên cần được theo dõi sức khỏe, khám và theo dõi thường xuyên. Nếu có bất cứ dấu hiệu nhẹ về bệnh đường hậu môn thì cần được điều trị ngay.;;;;; XEM THÊM: Apxe hậu môn là tình trạng các mô mềm quanh ống hậu môn bị viêm nhiễm lâu ngày tạo mủ và hình thành các ổ apxe. Nếu không được can thiệp, xử lý kịp thời, các ổ áp xe sẽ tiếp tục lan rộng ra các bộ phận, cơ quan xung quanh khiến người bệnh đau đớn và gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Apxe hậu môn là tình trạng các mô mềm quanh ống hậu môn bị viêm nhiễm lâu ngày tạo mủ và hình thành các ổ apxe Apxe hậu môn được chia thành 4 loại, gồm: Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh áp xe hậu môn, trong đó phải kể đến một số nguyên nhân gây bệnh chính như: Nếu không điều trị kịp thời, áp xe hậu môn có thể gây ra hàng loạt mối nguy hại cho sức khỏe người bệnh như: bệnh rò hậu môn, viêm nang lông quanh hậu môn, gây viêm loét nhiễm trùng máu, xương cụt do kích thích mao mạch, viêm mao nang,… Phương pháp điều trị áp xe hậu môn chủ yếu phụ thuộc vào vị trí khối áp xe và tình trạng viêm nhiễm. Nếu viêm nhiễm nhẹ, người bệnh được chỉ định điều trị nội khoa dùng thuốc, trường hợp ổ áp xe ở mức độ nặng, điều trị ngoại khoa phẫu thuật, cắt bỏ khối áp xe sẽ được thực hiện. Đa số trường hợp bệnh nhân thường được chỉ định điều trị nội khoa kết hợp với điều trị ngoại khoa để việc điều trị đạt kết quả cao nhất. Nếu tình trạng áp xe hậu môn nhẹ, người bệnh được chỉ định điều trị nội khoa dùng thuốc Các loại thuốc chữa áp xe hậu môn gồm có: – Thuốc kháng sinh tác dụng tiêu viêm, hạn chế nhiễm trùng – Thuốc giảm đau – Thuốc làm mềm phân dùng trong trường hợp bệnh nhân bị táo bón. Chúng có thể là thuốc uống, thuốc bôi, hoặc thuốc ngâm Tất cả các loại thuốc trị apxe hậu môn đều cần được dùng theo đơn và theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc chữa apxe hậu môn khi chưa được chỉ định của các bác sĩ vì có thể khiến bệnh trở nên xấu hơn, phát triển nặng hơn. Không nên lạm dụng thuốc hay sử dụng thuốc trong thời gian dài bởi các loại thuốc trị apxe hậu môn thường gây ra nhiều tác dụng phụ.;;;;;Áp xe hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lương, xảy ra phổ biến ở nhiều lứa tuổi. Cảm giác khó chịu khi mắc khiến người bệnh luôn bồn chồn, mệt mỏi, không thể tập trung. Để tránh những ảnh hưởng không tích cực, việc cập nhật, tìm hiểu những thông 1. Tìm hiểu về áp xe hậu môn Vùng dưới da xuất hiện các mô mềm, sưng và đau là biểu hiện cơ bản của áp xe hậu môn. Các mô áp xe chứa dịch mủ sưng to lên theo thời gian và vỡ ra. Những tuyến hậu môn nhỏ bị nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến gây ra áp xe ở hậu môn. Phần lớn các ổ áp xe khi bị vỡ có thể lành lại nếu được thăm khám kịp thời. Vết thương do vỡ áp xe nếu không lành lại có thể hình thành các vết rò hậu môn. Áp xe hậu môn đến rò hậu môn trái qua 3 giai đoạn chính: Giai đoạn 1: Khu vực xung quanh hậu môn nhiễm trùng, hình thành các mô mềm chứa mủ. Giai đoạn 2: Các khối mủ to dần lên và vỡ ra. Giai đoạn 3: Những vết nứt vỡ áp xe biến chứng thành bệnh rò hậu môn. 2. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết Vi khuẩn, phân, dị vật,… có thể gây ra tình trạng bít tắc ở các tuyến bã ở hậu môn, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng và tạo thành môi trường mà ổ áp xe có thể xuất hiện, phát triển. Đó là nguyên lý hình thành của ổ áp xe ở hậu môn. Một số nguyên nhân và các tác nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng là: Nhiễm trùng Tiền sử mắc các bệnh liên quan như viêm hậu môn, viêm nang lông tại các tuyến mồ hôi xung quanh da hậu môn, trĩ, nứt kẽ hậu môn,… có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm tại hậu môn cho người bệnh. Ảnh hưởng hậu phẫu Việc thực hiện các tiểu phẫu vùng trực tràng, niệu đạo, vùng đáy chậu,… có các sai sót có khả năng cao gây nhiễm trùng dẫn đến tái phát áp xe. Tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh lý liên quan Các loại thuốc điều trị bệnh lý hậu môn trực tràng có tính kích ứng cao nếu sử dụng quá liều, hoặc sử dụng trong thời gian dài có thể gây hoại tử ở hậu môn và gây nhiễm trùng. Đề kháng kém Đây là nguyên nhân thường gặp đối với người bệnh là người già hay trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ chưa phát triển hậu môn toàn diện, người già gặp phải tình trạng lão hóa, cùng với miễn dịch cơ thể yếu nên khó chống lại vi khuẩn xâm nhập. Quan hệ tình dục qua đường hậu môn Quan hệ tình dục qua đường hậu môn là con đường lây lan nhiều bệnh về đường tình dục và cũng là nguyên nhân gây ra áp xe hậu môn. Dấu hiệu nhận biết bệnh lý Những biểu hiện của áp xe vùng hậu môn có thể dễ bị nhầm lẫn với mụn nhọt thông thường. Vì vậy, việc chú ý tới những dấu hiệu và nhạy cảm với những thay đổi vùng da hậu môn rất cần thiết. Đau rát hậu môn: Là triệu chứng phổ biến, nhất là lúc đi lại và ngồi. Xuất hiện khối sưng tấy: Khối sưng và cứng nhỏ xuất hiện xung quanh khu vực hậu môn và gây đau nhức. Chảy mủ: Các khối sưng lâu dần sẽ to lên và vỡ ra, nếu bị nặng dịch mủ có thể có màu vàng và đặc, vết thương chỗ chảy mủ khó lành lại. Ngứa hậu môn: Dịch mủ chảy ra khiến hậu môn ẩm ướt, có mùi hôi và có cảm giác ngứa. Sốt, mệt mỏi: Đây là biểu hiện chung của bệnh áp xe. Đại tiện ra máu, phân có nhầy. Tình trạng táo bón xuất hiện nhiều hơn. 3. Các tác hại và biến chứng khi bị áp xe hậu môn Tác hại của áp xe vùng hậu môn gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Gây khó khăn đối với đại tiện Những mô mủ sưng đau sẽ cản trở bệnh nhân lúc đi đại tiện cả thể chất và tâm lý. Phân không được đào thải lâu dần sẽ khô cứng và xuất hiện các búi trĩ tĩnh mạch. Viêm nhiễm chéo với cơ quan sinh dục Hậu môn và cơ quan sinh dục có vị trí nằm gần nhau nên khi hậu môn bị viêm nhiễm, các khối áp xe to hơn và dịch mủ nhiều hơn có thể la rộng và gây viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục. Biến chứng rò hậu môn Rò hậu môn là biến chứng của áp xe ở hậu môn khi ổ áp xe vỡ ra và những vết nứt ở mô không thể lành lại, tình trạng viêm nhiễm tiếp tục phát triển. Viêm nang lông Hiện tượng chảy mủ khi các khối u áp xe bị vỡ có thể kích thích các mao nang và gây viêm nang lông. 4. Các phương pháp phòng tránh và điều trị Giữ vệ sinh sạch sẽ là điều cần lưu ý hàng đầu đối với các bệnh viêm nhiễm. Đối với trẻ em, cần thường xuyên được vệ sinh và giữ sạch sẽ quanh vùng hậu môn, thường xuyên thay bỉm, tã. Đối với người lớn, khi quan hệ qua đường hậu môn cần đeo bao cao su và giữ gìn vệ sinh cẩn thận. Hiện nay, để điều trị áp xe ở hậu môn có 2 phương pháp cơ bản: Dùng thuốc để tiêu mủ và diệt khuẩn Đối với những trường hợp bệnh nhẹ, vết áp xe chưa to có thể sử dụng thuốc tiêu viêm, tiêu mủ và diệt khuẩn để hạn chế nhiễm trùng. Mở áp xe và dẫn lưu Đây là phương pháp phổ biến để điều trị khi người bệnh bị áp xe, được sử dụng khi vết áp xe đã quá to, chảy nhiều dịch mủ và gây đau đớn. Có thể dùng thuốc kháng sinh đi kèm đối với bệnh nhân có tiền sử bệnh tiểu đường, hạ bạch cầu trung tính, sốt, viêm mô tế bào và không sử dụng cho bệnh nhân có thể trạng không tốt.;;;;; XEM THÊM: Áp xe hậu môn và những thông tin cần biết Apxe hậu môn là bệnh lý hậu môn trực tràng thường gặp. Bệnh xảy ra khi các mô mềm ở hậu môn vì lí do nào đó bị viêm nhiễm, sinh ra mủ, lâu ngày các khối mủ to lên, khiến vùng hậu môn sưng tấy, đau đớn. Tuy đây không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng lại gây ra khá nhiều sự phiền toái, bất tiện cho người bệnh. Các khối mủ vỡ và chảy dịch mủ ra ngoài gây tình trạng ẩm ướt, ngứa rát và khó chịu ở hậu môn. Apxe hậu môn là bệnh lý hậu môn trực tràng thường gặp Nguyên nhân gây áp xe hậu môn thường là: do tình trạng viêm nhiễm ở vùng hậu môn, do nhiễm trùng sau khi mổ hậu môn trực tràng, do tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc do hệ miễn dịch bị suy yếu. Phương pháp điều trị áp xe hậu môn chủ yếu phụ thuộc vào tình trạng áp xe và vị trí áp xe. Trường hợp áp xe thể nhẹ, người bệnh được điều trị bằng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau. Trường hợp bị áp xe nặng, người bệnh được chỉ định làm phẫu thuật. Đa số trường hợp mắc bệnh được điều trị kết hợp: vừa mổ cắt bỏ khối apxe, vừa uống thuốc nhằm tăng hiệu quả điều trị. Để hiệu quả điều trị cao nhất, người bị apxe hậu môn nên có chế độ dinh dưỡng, chế độ ăn uống khoa học. Chất xơ có tác dụng nhuận tràng, kích thích nhu động ruột và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, phòng chống chứng táo bón – nguyên nhân gây áp xe hậu môn và khiến bệnh tình phức tạp hơn. Vì vậy, người bệnh nên tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ trong thực đơn hàng ngày. Chất xơ có nhiều trong: , rau chân vịt, các loại đậu, hạt ngũ cốc, chuối, khoai lang, cà rốt, bơ, … Người bị apxe hậu môn nên ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây tươi Vitamin A, B, C, D, E, K, kẽm, sắt, đồng… không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng mà còn giúp các vết lở loét nhanh liền. Chúng có nhiều trong các loại thực phẩm như: trái cây tươi, rau xanh, hạt ngũ cốc… Trong thời gian điều trị áp xe hậu môn, người bệnh không nên ăn mặn, ăn các món ăn quá cay hay quá ngọt, nhiều gia vị chúng khiến tình trạng đau rát khó chịu nặng hơn. Ưu tiên các món hấp, luộc vì chúng không có nhiều dầu mỡ, gia vị, dễ tiêu, giúp việc đi đại tiện dễ dàng hơn, từ đó cải thiện chứng đau rát khó chịu do áp xe hậu môn gây ra. Ngoài ra người bệnh cũng nên uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn, tránh tình trạng táo bón. Người bị áp xe hậu môn không nên ăn những loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ Bên cạnh những thực phẩm tốt cho sức khỏe, người bị áp xe hậu môn cũng cần lưu ý đến một số loại thực phẩm không tốt cho khối apxe và nên kiêng như:
question_446
Cảnh giác biến chứng nguy hiểm của bệnh Zona thần kinh
doc_446
Nhiều người bị bệnh Zona thần kinh thường nghĩ rằng đây chỉ là bệnh ngoài da đơn giản nên không đi khám, tự mua thuốc dùng tại nhà mà không biết rằng nếu không điều trị đúng, bệnh tiến triển nặng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. V. T, 40 tuổi ở Hà Nội tới khám trong tình trạng đau nhức vùng hạ sườn trái kèm theo xuất hiện các nốt sẩn đỏ tập trung thành từng đám. Người bệnh cho biết trước đó 3 ngày khi thấy cảm giác đau rát, châm chích vùng da trên sườn trái nghĩ do côn trùng đốt nên chỉ ra quầy mua thuốc bôi nhưng không khỏi, nốt sẩn đỏ càng lan rộng, đau nhói, đau giật tăng dần mới đi khám. Tại đây, sau quá trình thăm khám và làm xét nghiệm, kết quả chẩn đoán bệnh nhân bị Zona thần kinh vùng hạ sườn - lưng (T) được kê đơn thuốc điều trị ngoại trú và hẹn tái khám. Bác sĩ Lê Thị Lan Anh - Chuyên khoa Da liễu, người trực tiếp khám cho bệnh nhân chia sẻ: Zona thần kinh là bệnh do virus Varicella Zoster cũng chính là tác nhân gây bệnh Thủy đậu gây nên. Một người bị bệnh thủy đậu, sau khi khỏi bệnh, virus đi vào các hạch thần kinh giao cảm và tiềm ẩn trong đó nhiều năm. Khi cơ thể suy yếu, virus được tái hoạt hóa theo các dây thần kinh cảm giác gây bệnh Zona thần kinh. Một người bị bệnh Zona có thể lây nhiễm virus Varicella Zoster cho những người mà trước đây không mắc bệnh thủy đậu qua nước bọt hoặc tiếp xúc trực tiếp với vùng da tổn thương hoặc dịch vết loét khi dùng chung khăn mặt, khăn tắm. Khi mụn nước đã khô, bệnh sẽ không còn khả năng lây nhiễm. Nhưng thay vì bị Zona, những người này sẽ mắc bệnh thuỷ đậu. Còn người đã mắc bệnh thuỷ đậu sẽ không bị nhiễm bệnh Zona từ người khác. Triệu trứng bệnh Zona thần kinh Bác sĩ Lan Anh nhấn mạnh: Zona thần kinh vào giai đoạn đầu khi xuất hiện tổn thương trên da rất dễ nhầm lẫn với các bệnh da liễu thông thường khác chính vì vậy nhiều người chủ quan không đi khám đến khi bệnh tiến triển nặng thì việc điều trị rất khó khăn. Các triệu chứng thường gặp nhất là cảm giác ngứa, căng, bỏng rát, đau nhức dấm dứt hoặc đau sâu, đau nhói khu trú tại một vùng da ở một bên cơ thể kèm theo đau đầu, mệt mỏi… Khoảng 3-5 ngày sau, xuất hiện ban đỏ, sần, hình tròn, bầu dục, nổi dọc theo dây thần kinh, rải rác hoặc thành cụm tạo thành vệt dài trên da. Khi bệnh tiến triển, sẽ xuất hiện mụn nước, tập trung thành từng đám, mảng ranh giới rõ, căng, khó vỡ. Về sau mụn to dần, hóa mủ, loét, vỡ và bắt đầu chảy nước. Cuối cùng, bề mặt da khô đi, đóng vảy và để lại sẹo. Quá trình này diễn ra trong khoảng từ 2-3 tuần từ khi nhiễm bệnh cho đến khi khỏi. Sau khi khỏi một thời gian ngắn, thi thoảng người bệnh vẫn cảm thấy đau tại vùng da phát bệnh. Biến chứng của bệnh Zona Người có sức đề kháng kém, bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng các hóa chất tiêu diệt tế bào ung thư, thuốc ức chế miễn dịch,... là những người có nguy cơ cao bị bệnh và nếu không được điều trị đúng cách dễ gặp những biến chứng như: - Đau dây thần kinh sau zona, nhất là ở người cao tuổi. Các cơn đau đôi khi kéo dài cả năm sau khi vết thương trên da đã lành. - Bội nhiễm da, tạo thành mụn mủ loét sâu, viêm màng não, viêm tụy cắt ngang, xuất huyết giảm tiểu cầu... do điều trị bệnh muộn và sai cách. - Nguy hiểm hơn khi zona tấn công dây thần kinh tam thoa ở mặt, mụn nước sẽ mọc trên mặt, trong miệng và mắt, tổn thương vào dây thần kinh thị giác gây mù mắt, hoặc tấn công vào tai làm giảm thính lực. - Dị tật ở thai nhi: Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh zona thần kinh có thể ảnh hưởng tới thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Cách phòng bệnh hiệu quả Để phòng bệnh Zona thần kinh, mọi người cần - Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao hợp lý để tăng cường sức đề kháng, chống lại sự tấn công của virus gây bệnh; - Tiêm vắc xin vắc xin ngừa Thủy đậu cũng làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh; - Dự phòng ở người giảm miễn dịch và mắc bệnh lý mạn tính: Dùng thuốc kháng virus liều thấp trước khi dùng các thuốc ức chế miễn dịch; - Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan; - Khi đã bị bệnh người bệnh cần giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, hạn chế chà sát mạnh lên vùng da bị bệnh và cần tới khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị thuốc kháng virus sớm, dự phòng và kiểm soát các biến chứng.
doc_45670;;;;;doc_58516;;;;;doc_27014;;;;;doc_11918;;;;;doc_20943
Bệnh zona thần kinh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng ngoài mong muốn. Bệnh zona thần kinh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng ngoài mong muốn. Những biến chứng bệnh zona thần kinh thường gây ra như sau: Đau thần kinh sau zona Đây là biến chứng thường gặp nhất, là các chứng đau thần kinh ở vùng phát bệnh sau khi các nốt phát ban biến mất. Thông thường những người tuổi dưới 50 tuổi hết đau ngay sau khi lành bệnh. Biến chứng này có nguy cơ cao xảy ra ở người trên 50 tuổi mắc bệnh zona thần kinh. Tuổi càng cao tỷ lệ mắc bệnh càng cao và càng dai dẳng. Đối với những người mắc bệnh zona thần kinh tuổi từ 60 tuổi trở lên, thì cứ 4 người thì có 1 người bị biến chứng thành đau thần kinh sau zona, cơn đau có thể kéo dài hơn một tháng. Mặc dù vậy, ở một số người bệnh có thể kéo dài vài tháng, thậm chí lâu hơn. Cơn đau dai dẳng có thể rút ngắn khi điều trị. Ảnh hưởng tới thị lực Một biến chứng nữa khiến người bệnh cũng rất lo lắng là bị zona ở mặt, đặc biệt ở trán và mũi (gần mắt). Các trường hợp này, nếu bệnh zona thần kinh không được điều trị kịp thời bệnh có thể làm ảnh hưởng đến mắt và làm giảm thị lực. Virut nếu làm tổn thương đến dây thần kinh thị giác thì có thể gây mù mắt. Nhiễm trùng da Bệnh zona thần kinh Người mắc zona thần kinh nếu không điều trị bệnh sớm và triệt để có thể bị nhiễm trùng da. Nếu bị nhiễm trùng da, vùng da bị nhiễm trùng sẽ đỏ hơn, nóng, sưng bóng lên và đau rát. Người mắc zona thần kinh bị nhiễm trùng nên đến gặp bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị, tránh để lâu khiến bệnh ngày càng nặng. Gây ảnh hưởng dây thần kinh vận động Đôi khi các dây thần kinh bị ảnh hưởng là một dây thần kinh vận động (dây thần kinh kiểm soat cơ bắp) mà không phải là một dây thần kinh cảm giác bình thường (dây thần kinh kiểm soát cảm giác). Điều này có thể khiến người bệnh có cảm giác bải hoải, thoát lực ở những cơ bắp được cung cấp bởi dây thần kinh vận động đó. Nguy hiểm với thai nhi Phụ nữ đang mang thai nếu mắc bệnh zona thần kinh có thể gây nguy hiểm đến thai nhi do sự trao đổi chất liên quan mật thiết giữa mẹ và thai nhi. Những biến chứng hiếm gặp khác Các biến chứng thường gặp khác như nhiễm trùng não do virut varicella-zoster, hoặc virut lây lan tới các dây thần kinh khác trong cơ thể. Đây là những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, nhưng hiếm gặp. Nguy cơ xảy ra cao ở người có hệ miễn dịch kém (suy giảm miễn dịch), chẳng hạn như những người có bệnh HIV/AIDS, hay người đang sử dụng hóa trị liệu,… Điều trị bệnh zona thần kinh Việc điều trị bệnh zona cũng không quá phức tạp. Hầu hết các trường hợp có thể điều trị tại nhà. Liệu pháp đầy đủ của bệnh zona thần kinh bao gồm: dùng thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm; thuốc làm dịu da; thuốc chống nhiễm khuẩn và thuốc ức chế virus. Bệnh zona sẽ không nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị sớm. Người bệnh nên thăm khám cụ thể để có biện pháp chữa trị kịp thời và phù hợp, tránh việc dùng thuốc không đúng mà có thể khiến bệnh nặng hơn.;;;;;Zona thần kinh là bệnh viêm dây thần kinh cảm giác do virus, gây khó chịu cho nhiều người khi mắc phải. Do đó, chúng ta cần phát hiện sớm để điều trị bệnh kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm và phòng bệnh hiệu quả. 1. O. (53 tuổi, Hà Nội) đến khámbệnh trong tình trạng cơ thể nổi mụn nước vùng mạn sườn trái. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán chị O. ,mắc zona thần kinhvà kê đơn thuốc điều trị ngoại trú. Trước đó khoảng 10 ngày, người bệnh xuất hiện cảm giác đau rát, châm chích da vùng mạn sườn trái, có mụn nước mặc dù không có tổn thương da hay tiền sử bệnh trước đó. Bệnh nhân không sốt, không mệt mỏi, ăn uống sinh hoạt bình thường nhưng mất ngủ do đau nhiều. Qua thăm khám cho thấy, các chỉ số của chị O hoàn toàn bình thường, mạch và huyết áp ổn định. Người bệnh hoàn toàn tỉnh táo, da niêm mạc hồng, không phù, không xuất huyết dưới da, không nổi hạch ngoại vi. Tuy nhiên, da vùng mạng sườn trái có mụn nước kích thước khoảng 1 - 2 mm, tập trung thành đám trên nền dát đỏ, một số mụn nước vỡ để lại vảy tiết nâu. Sau thăm khám, người bệnh đã được bác sĩ chẩn đoán và kê đơn thuốc điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, liều lượng thế nào người dân khi có bất thường nên đi khám để được hướng dẫn điều trị phù hợp. Zona thần kinh là viêm dây thần kinh cảm giác do virus Varicella Zoster gây nên. Virus đi vào cơ thể và cư trú trong các hạch thần kinh cảm giác, khi gặp điều kiện thuận lợi, virus sẽ gây viêm dây thần kinh cảm giác khiến người bệnh có cảm giác đau đớn, bỏng rát, âm ỉ. Do tính chất đột ngột, bệnh gây ra khó chịu, khiến người mắc mất ăn mất ngủ và có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh zona như: - Đau thần kinh sau zona: Đây là biến chứng thường gặp nhất của zona thần kinh, khiến người bệnh cảm thấy đau đớn khó chịu, mệt mỏi,... - Suy giảm thị lực: Zona xuất hiện tại vùng mặt, đặc biệt là ở trán, mắt và mũi có thể làm giảm thị lực, khô mắt, khô giác mạc, hoại tử, thậm chí là mù lòa. - Nhiễm trùng da: Bệnh có nguy cơ bị nhiễm trùng nếu điều trị không đúng cách như: chữa mẹo, dân gian, tự ý dùng thuốc. - Dị tật ở thai nhi: Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh zona thần kinh có thể ảnh hưởng tới thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. 3. Triệu chứng bệnh zona thần kinh Rất dễ nhầm zona thần kinh với các bệnh khác. Các triệu chứng thường gặp nhất là cảm giác ngứa, bỏng rát, nhức dai dẳng tại vùng da bị bệnh kèm theo đau đầu, mệt mỏi… Khoảng 1-3 ngày sau, trên cơ thể người bệnh xuất hiện ban đỏ, phù nề nhẹ, gờ hơi cao hơn mặt da, hình tròn, bầu dục, nổi dọc theo dây thần kinh, rải rác hoặc thành cụm tạo thành vệt dài trên da. Trên mảng đỏ này sẽ xuất hiện mụn nước, căng, khó vỡ. Về sau mụn to dần, dịch đục, vỡ và bắt đầu chảy nước. Bề mặt da khô đi, đóng vảy và để lại sẹo. Quá trình này diễn ra trong khoảng từ 2-3 tuần từ khi nhiễm bệnh cho đến khi khỏi. Sau khi khỏi một thời gian ngắn, thi thoảng người bệnh vẫn cảm thấy đau tại vùng da phát bệnh. 4. Những điều cần tránh khi bị zona - Người bệnh vẫn có thể tắm rửa bình thường, lưu ý là không được gãi, chà xát mạnh lên vùng da bị bệnh. - Không tự ý đắp thuốc hoặc các chất khác lên da. Điều này không những không chữa được bệnh mà còn kéo theo nguy cơ bội nhiễm, gây loét, kích ứng da... - Tránh tiếp xúc da - da với người chưa từng bị thủy đậu, đang bị bệnh hoặc có hệ miễn dịch kém. - Cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc để mau chóng khỏi bệnh, tránh hậu quả đáng tiếc. 5. Cách phòng bệnh zona thần kinh hiệu quả - Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng giúp bạn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại sự tấn công của virus gây bệnh. - Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên, giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường đề kháng để chống lại sự xâm nhập của virus và nhiều tác nhân gây bệnh nguy hiểm khác. - Vệ sinh cá nhân, nhà cửa, môi trường xung quanh sạch sẽ. - Không nên tiếp xúc trực tiếp với dịch tại thương tổn.;;;;;Tùy vào khu vực mắc bệnh mà biến chứng bệnh zona thần kinh có thể khác nhau, bao gồm tổn thương: mất thị lực, mất thính giác, đau tai, viêm não, viêm phổi,… Việc điều trị sớm và tích cực nay khi phát hiện giúp ngăn ngừa biến chứng đáng tiếc của bệnh có thể xảy ra. Zona thần kinh thường xuất hiện và có thể gây bùng dịch ở khoảng mùa xuân do đây là thời điểm thuận lợi cho virus tái hoạt động và gây bệnh. Virus zona thần kinh thuộc loại Virus Herpes gây ra, cũng là nguyên nhân gây bệnh thủy đậu. Triệu chứng zona thần kinh thường không kéo dài, thường là tình trạng đau đớn, phát ban đỏ rát kèm mọc mụn nước dọc theo dây thần kinh. Sau khi điều trị từ 2 - 3 tuần, bệnh sẽ tự khỏi và thường không để lại biến chứng nguy hiểm nào. Tuy nhiên ở đối tượng sức khỏe yếu hoặc chủ quan trong phòng ngừa, điều trị bệnh, zona thần kinh cũng có thể dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: mất thị lực, mất thính giác, viêm gan, viêm thận, viêm não,… Nói chung tùy vào sức khỏe và tình trạng nhiễm bệnh, zona thần kinh có thể kéo dài hoặc ít hơn 2 - 3 tuần. 2. Biến chứng bệnh zona thần kinh có thể gặp phải Một số biến chứng mà bệnh zona thần kinh có thể gây ra và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt của bệnh nhân như: 2.1. Biến chứng ở mắt: Suy giảm thị lực, mất thị lực,… Zona thần kinh xuất hiện trên mặt khá phổ biến, theo thông kê có tới 10 - 25% trường hợp bệnh nhân gặp phải. Dây thần kinh mắt bị virus ảnh hưởng tác động rất nhạy cảm, có nguy cơ gây biến chứng cao. Virus có thể gây tổn thương mắt và giác mạc nghiêm trọng, gây triệu chứng viêm mắt, đỏ mắt kéo dài, có thể chỉ bị trong mắt hoặc ảnh hưởng đến cả các vùng da xung quanh. Để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng khi virus gây tổn thương sâu, bệnh nhân cần kết hợp điều trị kháng virus với thuốc nhỏ mắt. Đồng thời kiểm tra thị lực và theo dõi phản ứng mắt thường xuyên. 2.2. Biến chứng đau dây thần kinh sau Zona Biến chứng này xuất hiện ở khoảng 5 - 20% người bệnh zona thần kinh, nó gây tình trạng đau đớn ở mức độ trung bình và nặng kéo dài ngay cả khi phát ban, viêm rộp đã được giải quyết. Các dây thần kinh bị tấn công chưa kịp phục hồi mà vẫn trong tình trạng viêm, hậu quả là xảy ra hiện tượng truyền dẫn bất thường các xung thần kinh. Đau dây thần kinh sau zona thường xuất hiện những cơn đau cục bộ liên tục, kèm theo đó là cảm giác ngứa ran, tê nhức khó chịu. Triệu chứng này có thể kéo dài nhiều tháng đến hàng năm ở tùy tình trạng của người bệnh. Biến chứng đau dây thần kinh sau zona nếu không điều trị sớm có thể gây rối loạn hoạt động thần kinh, ảnh hưởng đến thính lực. 2.3. Hội chứng Ramsay Hunt Hội chứng này là biến chứng nặng của bệnh zona thần kinh, khi bệnh nhân bị liệt dây thần kinh mặt ngoại biên. Lúc này các mụn nước, ban đỏ có thể xuất hiện ở cả tai và miệng, dẫn tới biến chứng đau tai trầm trọng, tê liệt mặt, mất thính giác. Hầu hết trường hợp mắc hội chứng Ramsay Hunt sẽ giảm dần và biến mất khi tình trạng viêm đau dây thần kinh được cải thiện. Tuy nhiên cần điều trị tích cực và phòng ngừa tránh gây ra tổn thương vĩnh viễn cho các cơ quan. 2.4. Biến chứng khác Zona thần kinh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn khi chúng xâm nhập và gây hại ở các cơ quan bên trong cơ thể. Trong phổi, virus zona có thể gây viêm phổi. Tương tự bệnh nhân cũng có nguy cơ bị viêm gan, viêm màng não, viêm não, là biến chứng nặng cấp tính cần điều trị khẩn cấp để tránh đe dọa đến tính mạng người bệnh. Nhìn chung biến chứng zona thần kinh không thường gặp, bệnh sẽ diễn biến lành tính và tự khỏi sau vài tuần. Bất cứ bệnh nhân nào nếu lơ là trong điều trị bệnh, can thiệp y tế muộn cũng có thể gặp phải biến chứng zona thần kinh. Tuy nhiên tình trạng này thường gặp hơn ở những người có hệ miễn dịch kém, virus dễ phát triển gây hại không bị kiểm soát như: Phụ nữ mang thai và đang cho con bú: Đối tượng này không chỉ có sức khỏe yếu mà việc mắc bệnh còn có thể gây lây nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi và trẻ nhỏ. Người bị HIV/AIDS và các căn bệnh suy giảm miễn dịch khác: Hệ miễn dịch suy yếu chính là cơ hội thuận lợi cho virus phát triển và gây hại. Người bị ung thư, đang điều trị ung thư: Sự ảnh hưởng của hóa xạ trị nhằm tiêu diệt tế bào ung thư cũng khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi, yếu ớt trước sự tấn công của virus zona thần kinh. Người vừa ghép tạng hoặc đang ốm nặng: Nhân cơ hội khi sức đề kháng cơ thể chưa phục hồi, virus không bị kiềm chế dễ dàng gây bệnh và các biến chứng hơn. Người cao tuổi: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa tuổi tác và nguy cơ biến chứng zona thần kinh. Càng cao tuổi, người bệnh càng dễ bị biến chứng zona và mức độ nặng hơn, đặc biệt là biến chứng đau dây thần kinh sau zona. Nguy cơ tái phát bệnh nặng hơn cũng thường gặp ở bệnh nhân từ 80 tuổi trở lên. Nhìn chung, biến chứng bệnh zona thần kinh thường ít gặp song nếu không may mắc phải, bệnh nhân không được can thiệp y tế sớm rất có thể bị suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng đến tính mạng. Điều trị zona thần kinh quan trọng là hạn chế thương tổn thêm trên da, chống bội nhiễm, tăng cường sức đề kháng cơ thể và giảm đau dây thần kinh.;;;;;Bệnh Zona thần kinh là một bệnh nhiễm trùng do virus Varicella Zoster (VZV), thuộc họ Herpes virus cư trú trong hệ thần kinh gây ra. Nếu từng mắc bệnh thủy đậu thì bạn có nguy cơ mắc bệnh Zona thần kinh, bởi vì loại virus này không bị tiêu diệt hoàn toàn, chúng có thể tồn tại lâu dài ở trạng thái bất hoạt trong hệ thần kinh. Khi gặp điều kiện thuận lợi hoặc sức đề kháng suy giảm thì virus sẽ bắt đầu tái hoạt động trở lại trong cơ thể. Chúng tự nhân lên và phát triển, rồi lan truyền sang các dây thần kinh khác để làm tổn thương vùng da tương ứng. Nguyên nhân: Như bạn đã biết, nguyên nhân dẫn đến bệnh Zona thần kinh là virus VZV. Ngoài ra khi gặp điều kiện thích hợp, chúng sẽ hoạt động trở lại và gây tổn thương dây thần kinh. Các yếu tố thuận lợi thúc đẩy sự hoạt động của virus là: Cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Sức đề kháng suy yếu do tuổi cao, mắc bệnh HIV/AIDS, hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch,… Tinh thần bất ổn, thường xuyên lo lắng và chịu nhiều căng thẳng, áp lực từ công việc, cuộc sống. Vùng da nổi mụn nước bị tổn thương. Mắc bệnh ung thư và áp dụng các phương pháp điều trị bằng tia xạ. Biểu hiện: Khi bị bệnh trên da sẽ xuất hiện các nốt phát ban đỏ rộp, sau đó chúng sẽ biến thành mụn nước và tập trung thành từng dải lan dọc theo đường đi của dây thần kinh. Ban đầu, mụn nước căng dần lên và chứa dịch trong nên khiến nhiều người nhầm lẫn Zona thần kinh với các bệnh ngoài da khác. Một vài ngày tiếp theo, mụn bắt đầu chuyển sang màu đục rồi hóa mủ. Lúc vỡ ra, chúng sẽ khô và tạo thành từng lớp vảy nhưng cũng có trường hợp để lại sẹo trên da. Không chỉ vậy, bạn còn cảm thấy ngứa ngáy và đau tại vị trí nổi mụn nước. Bệnh thường kéo dài từ 2 - 3 tuần và có thể tái phát nhiều lần ngay sau đó. Mặt, cổ, lưng, tay, chân,… là những nơi nổi mụn nước nhiều nhất. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng Zona thần kinh gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe, khiến người bệnh ái ngại. Ngoài triệu chứng phát ban nổi mụn nước, người bệnh còn có các biểu hiện toàn thân như: sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu, yếu cơ,… 2. Biến chứng bệnh Zona thần kinh Các triệu chứng của bệnh Zona sẽ biến mất sau khoảng 2 - 3 tuần điều trị. Tuy nhiên bệnh có thể kéo dài lâu hơn và gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu bạn chủ quan, không áp dụng biện pháp chữa trị kịp thời hoặc tình trạng sức khỏe quá yếu. Một số biến chứng bệnh Zona thần kinh thường gặp như: Suy giảm thị lực: Thông thường vùng mặt là vị trí bệnh thường hay xuất hiện nhất. Trong đó, mắt là cơ quan nhạy cảm, dễ bị tổn thương khi virus VZV tấn công vào các dây thần kinh mắt. Tùy vào mức độ ảnh hưởng mà người bệnh có thể bị viêm, đỏ mắt kéo dài. Đồng thời vùng da xung quanh mắt cũng bị nổi mụn nước. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, bệnh sẽ làm suy giảm thị lực, nghiệm trọng hơn có thể gây mù lòa. Vì vậy, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc nhỏ mắt hay các loại thuốc điều trị virus. Ngoài ra, bạn cũng nên thăm khám mắt thường xuyên để nắm rõ tình trạng bệnh. Đau dây thần kinh: Virus cư trú và tấn công vào dây thần kinh dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Điều này khiến các hoạt động dẫn truyền xung động thần kinh bị rối loạn. Do đó khi mắc bệnh bạn sẽ phải gánh chịu những cơn đau cục bộ, từ mức độ trung bình cho đến nặng. Cơn đau thường kéo dài dai dẳng ngay cả khi các nốt mụn nước, phát ban đã được chữa khỏi. Suy giảm thính giác: Biến chứng bệnh Zona thần kinh mà bạn có thể gặp đó là ù tai, khó nghe hoặc nghe không rõ âm thanh,… Lúc này cơ quan thính giác của bạn đã bị ảnh hưởng, trong trường hợp nặng hơn bạn có thể bị điếc hoàn toàn. Biến chứng khác: Khi xâm nhập vào các cơ quan trong cơ thể, virus VZV sẽ gây hại và dẫn đến các biến chứng. Nếu virus tấn công vào phổi, người bệnh sẽ bị viêm phổi. Ngoài ra, bạn còn có nguy cơ mắc phải các bệnh như: viêm màng não, viêm gan,… Trong trường hợp biến chứng nặng cấp tính có thể gây nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng. Phần lớn, bệnh sẽ tự khỏi và không xảy ra biến chứng nặng. Tuy nhiên, để phòng ngừa biến chứng bệnh Zona thần kinh bạn nên có biện pháp điều trị sớm. Nếu sau một tháng mà bệnh vẫn không khỏi hoặc nặng hơn thì bạn nên tìm gặp bác sĩ để thăm khám và đưa ra phương pháp xử lý kịp thời. 3. Đối tượng có nguy cơ bị biến chứng bệnh Zona thần kinh Nếu chủ quan và để bệnh tiến triển nặng thì bạn sẽ gặp phải biến chứng bệnh Zona thần kinh. Tuy nhiên, đối với người có sức đề kháng yếu thì nguy cơ xảy ra biến chứng sẽ cao hơn so với người bình thường. Khi xâm nhập vào người cao tuổi, phụ nữ mang thai, đang cho con bú, người bị nhiễm HIV/AIDS, người bị ung thư, người vừa ghép tạng hoặc ốm nặng,… virus rất dễ phát triển và không bị kiểm soát bởi cơ thể.;;;;;Những biến chứng mà virus zona thần kinh có thể gây ra gồm: 1.1. Nhiễm trùng da Bội nhiễm là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân zona thần kinh do việc điều trị sai cách hoặc không kịp thời. Vùng da tổn thương lúc này có dấu hiệu sưng và đau rát hơn, cần sớm can thiệp y tế và điều trị. 1.2. Đau dây thần kinh Biến chứng này thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi, khi virus tấn công gây viêm nhiễm dây thần kinh, ảnh hưởng đến đường truyền xung nhịp của dây. Triệu chứng đau đớn xuất hiện theo cơn, thường kéo dài ở tai và có thể ảnh hưởng đến thính giác. 1.3. Hội chứng Ramsay Hunt Zona thần kinh có thể gây biến chứng liệt dây thần kinh ngoại biên, hay còn gọi là hội chứng Ramsay Hunt. Người bệnh bị mất hoặc suy giảm thính giác, cảm giác đau tai kéo dài, tê liệt và lệch 1 bên mặt. Thông thường biến chứng này sẽ suy giảm sau điều trị 1 thời gian nhưng người bệnh không nên chủ quan. 1.4. Biến chứng mắt Zona thần kinh ảnh hưởng đến dây thần kinh mắt có thể gây các biến chứng tổn thương giác mạc, giảm thị lực, viêm giác mạc, thậm chí mất thị lực vĩnh viễn. 2. Cách chữa bệnh zona thần kinh biến chứng Hiện tại vẫn chưa có biện pháp điều trị hoàn toàn bệnh zona thần kinh bởi virus gây bệnh không bị tiêu diệt hoàn toàn mà vẫn cư trú trong các gốc thần kinh. Virus có thể tái hoạt động gây bệnh trở lại khi sức đề kháng cơ thể yếu, hệ miễn dịch không thể ngăn chặn chúng. Để điều trị triệu chứng và phòng ngừa biến chứng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc để rút ngắn thời gian khỏi bệnh và tăng cường sức khỏe chống lại virus. Một số loại thuốc được dùng như: Thuốc kháng virus Loại thuốc này chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ điều trị, thuốc giúp làm chậm quá trình phát triển của bệnh, giúp kiềm chế virus gây biến chứng nặng. Thuốc giảm đau Zona thần kinh gây nhiều đau đớn kéo dài cho bệnh nhân, vì thế sử dụng thuốc giảm đau sẽ được chỉ định tùy vào mức độ bệnh. Thông thường, trẻ nhỏ bị zona thần kinh không gặp triệu chứng đau nặng, càng lớn tuổi, dây thần kinh càng dễ bị virus tấn công gây viêm, hậu quả là cơn đau kéo dài. Thuốc giảm đau thường dùng là Naproxen, Ibuprofen hay Acetaminophen. Thuốc bôi Capsaicin Thuốc bôi dùng trực tiếp lên vùng da bị zona thần kinh giúp giảm đau, nhanh lành vết thương. Khi bôi ở khu vực gần mắt phải cẩn thận, tránh thuốc dính vào mắt hoặc theo mồ hôi chảy vào mắt. Thuốc kháng sinh Trong trường hợp zona thần kinh bị nhiễm khuẩn, thuốc kháng sinh sẽ ngăn ngừa vi khuẩn bội nhiễm. Vì vậy chỉ dùng thuốc kháng sinh khi có tình trạng này, còn zona thần kinh thông thường thuốc sẽ không có tác dụng với virus. Thuốc chống co giật, động kinh Nhiều trường hợp người bệnh bị đau dây dây thần kinh sẽ cần dùng loại thuốc này. Thuốc gây tê Thuốc gây tê giúp giảm đau tại chỗ nhanh chóng, tuy nhiên cần cân nhắc cẩn thận và xin ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Thuốc gây tê có nhiều dạng như dạng dung dịch, dạng bột, miếng dán,… Thuốc chống trầm cảm 3 vòng Thuốc này cũng có tác dụng giảm đau nhưng có nhiều tác dụng phụ nên chỉ dùng khi thực sự cần thiết. Bên cạnh đó, các bài thuốc nam sử dụng dược liệu tự nhiên cũng có khả năng ngăn ngừa sẹo và biến chứng khác do zona thần kinh gây ra hiệu quả. Bạn có thể dùng hỗn hợp mật ong nguyên chất với dầu dừa theo tỉ lệ 1/1 để đắp lên vùng da bị zona. Ngoài ra, nước uống nha đam và đường phèn cũng giúp zona thần kinh nhanh khỏi và không để lại biến chứng. 3. Biện pháp phòng ngừa biến chứng zona thần kinh Cách phòng ngừa biến chứng bệnh hiệu quả nhất đó là điều trị sớm và tích cực ngay khi phát hiện bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ da liễu hoặc chuyên khoa thần kinh. Một số biện pháp phòng ngừa bạn có thể tham khảo như: 3.1. Vệ sinh vùng da bị zona sạch sẽ Vùng da phát ban, nổi mụn nước do zona thần kinh rất dễ bị nhiễm trùng nếu không được vệ sinh sạch sẽ hay bị cọ sát vào quần áo, dính nước bẩn. Cần giữ vùng da zona sạch sẽ, thoáng mát, vệ sinh sát khuẩn bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. 3.2. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học Ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất, nhất là các loại Vitamin khoáng chất sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch đảm bảo chống lại virus tấn công gây bệnh. 3.3. Tập thể dục thể thao Tập thể dục thể thao cũng là cách nâng cao sức đề kháng cho cơ thể hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng zona thần kinh cũng như nhiều bệnh lý khác. Tuy nhiên cần lựa chọn bài tập phù hợp với sức khỏe, tránh va chạm đến vùng da tổn thương gây đau đớn, viêm nhiễm và nguy cơ biến chứng nặng hơn. 3.4. Giữ môi trường sống sạch sẽ Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các vật dụng cá nhân cũng như môi trường sống và làm việc là cách giúp bảo vệ sức khỏe của chính bạn và mọi người xung quanh. Biện pháp này cũng được khuyến cáo trong phòng ngừa bệnh dịch nói chung và zona thần kinh nói riêng. Cần lưu ý khi vệ sinh cơ thể, hạn chế dùng xà phòng hoặc chất tẩy rửa trực tiếp lên vùng da bị phát ban, nổi mụn rộp do zona thần kinh. Việc làm này có thể gây nhiễm trùng và lây lan bệnh sang các vùng cơ thể khác hoặc người khác tiếp xúc gần.
question_447
Khám và điều trị bệnh hồng ban nút
doc_447
Hồng ban nút (EN) là tổn thương dưới dạng viêm da khiến người bệnh thấy đau và xuất hiện các nốt đỏ chủ yếu ở chân. Bệnh kéo dài khoảng vài tuần để lại những vết bầm tím trên da. Đây là một dạng phản ứng của cơ thể với nhiều loại kháng nguyên khác nhau của cơ thể. 2. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH HỒNG BAN NÚT Hồng ban nút thường xảy ra ở những người mang gene HLA B8 (chiếm đến 80%) và có có khoảng 6% trường hợp mắc phải do tính chất gia đình. Ở Việt Nam, nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất là nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết và lao. Ngoài ra, một số bệnh viêm nhiễm như Chlamydia, Yersinia, viêm gan A, B, C… cũng là tác nhân gây bệnh. Một sống bệnh khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh phải kể đến là viêm đại trựng tràng chảy máu, bệnh Crohn, phụ nữ mang thai hay sử dụng một số thuốc chống viêm không steroid, thuốc sulfamid… 3. TRIỆU CHỨNG BỆNH HỒNG BAN NÚT Bệnh bắt đầu bùng phát với các triệu chứng như sốt, đau nhức toàn thân. Tiếp đó, các nốt hồng ban nút xuất hiện ở vùng mào xương chày, mông, bắp chân, bắp đùi, mắt cá chân, cánh tay với kích thước khoảng 2 – 6 cm. Sau vài ngày, các nốt ban hồng chuyển sang màu tím và mờ dần để lại trên da màu nâu phẳng. Lúc này, các triệu chứng khác xuất hiện đồng thời như sưng chân, đau khớp, mệt mỏi toàn thân…. Đau khớp cũng xảy ra ở phần lớn trường hợp người bệnh (50%) trước hoặc trong quá trình nổi hồng ban. Tại vị trí đau khớp có thể kèm theo khớp sưng đủ, căng cứng thậm chí tràn dịch khớp. Các khớp thường bị đau nhức phải kể đến là khớp gối, cổ tay, mắt cá chân có thể kéo dài 6 tháng. 4. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH HỒNG BAN NÚT
doc_53184;;;;;doc_33162;;;;;doc_38003;;;;;doc_41039;;;;;doc_60118
Hồng ban nút (EN) là tổn thương viêm da, gây nên các nốt đỏ, đau thường gặp ở mặt trước của chi dưới và đoạn dưới gối. Quá trình viêm có thể diễn biến kéo dài vài tuần, rồi các nốt tự co lại và tổn thương phẳng, nhưng để lại dấu bầm tím trên da. Hồng ban nút là một dạng phản ứng quá mẫn chậm đối với nhiều loại kháng nguyên khác nhau, xảy ra cùng lúc với nhiều bệnh lý nền, do thuốc điều trị hoặc không rõ nguyên nhân. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh Một vài nghiên cứu cho biết: tại Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc mới nhiều nhất là nhóm tuổi từ 18-34 tuổi; tại Anh, tỷ lệ này là 2,4 ca/10.000 dân mỗi năm. Ở nước ta tuy chưa có số liệu nghiên cứu, nhưng số ca bệnh đến khám và điều trị tại các bệnh viện chuyên khoa khá nhiều hàng năm. Nam mắc bệnh ít hơn nữ, với tỷ lệ là 1/4. Bệnh hồng ban nút vẫn có thể gặp ở trẻ em và bệnh nhân cao tuổi. Hồng ban nút có thể xảy ra như một bệnh riêng biệt hoặc có liên quan với một bệnh lý nền khác. Có những yếu tố dễ gây bệnh là: sử dụng các thuốc nhóm sulfa, thuốc nội tiết estrogen, thuốc tránh thai, viên ngậm strep. Các bệnh mèo cào, bệnh sarcoidosis, bệnh viêm ruột, bệnh bạch cầu, Hodgkin, ung thư hạch, thấp khớp, bệnh Bechet và viêm loét đại tràng, phụ nữ mang thai. Nhiễm khuẩn: liên cầu, chlamydia, nấm, Histoplasma, Mycoplasma và Blastomycosis, viêm gan siêu vi B, C, nhiễm xoắn khuẩn Leptospira, bệnh bạch cầu đơn nhân, lao, giang mai, dịch hạch, thương hàn... Tuy nhiên vẫn có khoảng 50% số trường hợp không rõ nguyên nhân gây bệnh. Biểu hiện của hồng ban nút Bùng phát thường bắt đầu với các triệu chứng giống cúm như có sốt và đau toàn thân. Các nốt hồng ban nút thường xuất hiện ở vùng trước mào xương chày và các vị trí hay gặp khác là ở mông, bắp đùi, bắp chân, mắt cá chân và cánh tay. Kích thước các nốt hồng ban khoảng 2-6cm. Trong vòng một vài ngày nốt hồng ban trở thành màu tím, sau đó mờ dần trong vài tuần cho đến một màu nâu phẳng. Các triệu chứng có thể xuất hiện đồng thời gồm: sốt, mệt mỏi toàn thân, đau khớp, da đỏ, viêm hoặc bị kích ứng, sưng chân hoặc khu vực có hồng ban nút khác. Triệu chứng bệnh chủ yếu tập trung ở da và các khớp. Tổn thương ở da: bắt đầu bằng những nốt đỏ sưng đau, bờ không rõ, đường kính từ 2-6cm. Trong tuần đầu, tổn thương cứng, căng và đau nhiều. Đến tuần thứ 2, các nốt hồng ban có thể thay đổi tính chất, biến thành ổ áp-xe nhưng không loét hay hóa mủ. Một đợt bùng phát hồng ban nút có thể tồn tại trong 2 tuần, trong khi các hồng ban mới vẫn tiếp tục xuất hiện liên tục trong 3-6 tuần. Các hồng ban nút đặc biệt xuất hiện nhiều ở mặt trước 2 cẳng chân, tuy vẫn có thể xuất hiện thêm ở những nơi khác. Trung bình khoảng 2 tuần, một hồng ban nút xuất hiện bắt đầu đổi từ màu đỏ tươi sang xanh, tím bầm từ tuần thứ 2 và thoái hóa nhạt màu dần, chuyển sang màu vàng, tróc vẩy, để lại vết thâm đen. Trong khi triệu chứng đau nhức cẳng chân và sưng phù hai mắt cá chân có thể diễn ra trong nhiều tuần. Nổi hạch lympho ngoại biên: hạch thường có trong các trường hợp do nhiễm khuẩn hay bệnh lý ác tính đi kèm. Đau khớp thấy ở trên 50% trường hợp mắc bệnh, thường bắt đầu đau trong quá trình nổi hồng ban hoặc xuất hiện trước đó 2-4 tuần. Các khớp sưng đỏ, căng cứng, đau nhức nhiều, đôi khi có tràn dịch khớp. Bệnh nhân có thể bị cứng khớp buổi sáng. Tuy khớp nào cũng có thể bị tổn thương, nhưng gặp nhiều nhất ở mắt cá chân, khớp gối, khớp cổ tay. Triệu chứng cứng khớp có thể kéo dài đến 6 tháng nhưng không có sự hủy hoại các khớp. Dịch khớp không có yếu tố thấp khớp (RF âm tính). Khi bệnh nhân đến khám ở bệnh viện, cần làm các xét nghiệm giúp chẩn đoán như: nuôi cấy bệnh phẩm ở họng để loại trừ nhiễm liên cầu tan máu beta nhóm A; tốc độ máu lắng thấy tăng cao. Chụp Xquang phổi để loại trừ bệnh sarcoidosis, lao... Thái độ xử trí Hồng ban nút sau khi đã được chẩn đoán thì cần tìm các nguyên nhân bệnh lý nền để điều trị các bệnh lý nền đó cùng với các triệu chứng thương tổn da. Việc quan trọng là phải xác định nguyên nhân, chẳng hạn do nhiễm khuẩn, do các loại thuốc đang sử dụng để chữa bệnh khác; hoặc do một số loại bệnh lý nền... để chọn phác đồ điều trị cho phù hợp và hiệu quả với từng trường hợp cụ thể. Thuốc điều trị hồng ban nút gồm: thuốc chống viêm, cortisone, colchicine cũng có hiệu quả để làm giảm phản ứng viêm; potassium iodide có thể làm giảm tính nhạy cảm của thương tổn, giảm đau khớp và sốt. Dùng thuốc chống viêm không steroid có thể làm giảm triệu chứng viêm. Uống dung dịch Iodua kali có tác dụng làm nhỏ lại kích thước các nốt đỏ viêm. Lời khuyên của bác sĩ Bệnh nhân bị hồng ban nút nếu được điều trị sớm trong thời gian sang thương vừa xuất hiện sẽ có đáp ứng tốt hơn các trường hợp điều trị muộn. Vì vậy, mọi người cần nắm vững các biểu hiện của bệnh để giúp phát hiện sớm mới điều trị bệnh kịp thời. Bệnh nhân cần nghỉ ngơi tại giường và hạn chế vận động là rất cần thiết trong giai đoạn cấp tính của bệnh, để giúp việc điều trị hiệu quả hơn và có thể hạn chế sự bùng phát của bệnh. Tuy hồng ban nút thường gây khó chịu và đau nhưng không gây ra các thương tổn trong cơ quan nội tạng và cần theo dõi lâu dài là việc làm cần thiết và rất quan trọng.;;;;;Các triệu chứng điển hình của bệnh Crohn bắt nguồn từ đường tiêu hóa (GI), gây ra các vấn đề như đau bụng, tiêu chảy và phân có máu. Tuy nhiên, 40% người mắc bệnh Crohn có các triệu chứng ở những vùng khác trên cơ thể, đặc biệt ở da. Dưới đây là một số tình trạng da phổ biến nhất liên quan đến bệnh Crohn và cách điều trị chúng. 1. Hồng ban nút Hồng ban nút gây ra các nốt đỏ, sưng tấy trên da, thường xuất hiện ở ống chân, mắt cá chân và đôi khi ở cánh tay. Đây là biểu hiện da phổ biến nhất của bệnh Crohn, ảnh hưởng đến 15% những người có tình trạng này.Theo thời gian, các vết sưng tấy từ từ chuyển sang màu tím. Một số người bị sốt và đau khớp với ban đỏ nốt. Thực hiện theo phác đồ điều trị bệnh Crohn theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn sẽ cải thiện triệu chứng da này. 2. Vết loét Các vết loét hở lớn trên chân và đôi khi ở các vùng khác trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh viêm da mủ. Tình trạng da này nói chung là hiếm, nhưng nó ảnh hưởng đến 5% những người bị bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.U hạt sinh mủ thường bắt đầu với những mụn đỏ nhỏ trông giống như vết côn trùng cắn trên ống chân hoặc mắt cá chân. Các vết sưng to dần và cuối cùng kết hợp thành một vết loét lớn.Điều trị bằng cách dùng thuốc tiêm vào chỗ đau hoặc xoa vào chỗ đau. Băng vết thương bằng băng sạch sẽ giúp vết thương mau lành và ngăn ngừa nhiễm trùng. Vết loét ảnh hưởng đến 5% những người bị Crohn và viêm loét đại tràng 3. Da thừa hậu môn và nứt hậu môn Nứt hậu môn là những vết rách nhỏ trên da niêm mạc hậu môn. Những người bị bệnh Crohn đôi khi xuất hiện những vết rách này do ruột của họ bị viêm mãn tính. Các vết nứt có thể gây đau và chảy máu, đặc biệt là khi đi tiêu.Các vết nứt đôi khi tự lành. Nếu không, các phương pháp điều trị bao gồm kem nitroglycerin, kem giảm đau và tiêm Botox để thúc đẩy quá trình chữa lành và giảm bớt sự khó chịu. Phẫu thuật là một lựa chọn để chữa trị cho những vết nứt chưa lành. 4. Mụn Những nốt mụn ảnh hưởng đến nhiều thanh thiếu niên cũng có thể là vấn đề ở một số người mắc bệnh Crohn. Những vết nổi mẩn trên da này không phải do bệnh mà là do steroid được sử dụng để điều trị Crohn.Steroid thường chỉ được kê đơn trong thời gian ngắn để kiểm soát cơn bùng phát Crohn. Khi bạn ngừng dùng chúng, làn da của bạn sẽ sạch mụn. 5. Da thừa Da thừa là những mảnh da thường hình thành ở những nơi da cọ xát với da, chẳng hạn như ở nách hoặc bẹn. Trong bệnh Crohn, chúng hình thành xung quanh các búi trĩ hoặc vết nứt ở hậu môn, nơi da bị sưng tấy.Mặc dù các da thừa vô hại nhưng chúng có thể bị kích ứng ở vùng hậu môn khi phân mắc kẹt trong đó. Vệ sinh kỹ sau mỗi lần đi tiêu và giữ cho khu vực này sạch sẽ có thể ngăn ngừa kích ứng và đau. 6. Đường hầm trong da Có tới 50% những người bị bệnh Crohn phát triển một lỗ rò, đây là một đường nối rỗng giữa hai phần của cơ thể mà không nên có. Lỗ rò có thể nối ruột với da mông hoặc âm đạo. Một lỗ rò đôi khi có thể là một biến chứng của phẫu thuật.Lỗ rò có thể trông giống như một vết sưng hoặc nhọt và rất đau. Phân hoặc chất lỏng có thể chảy ra từ lỗ mở.Điều trị lỗ rò bằng thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc khác. Nếu lỗ rò nghiêm trọng sẽ cần phẫu thuật để đóng lại. 7. Loét miệng Những vết loét đau này hình thành bên trong miệng và gây đau khi bạn ăn uống hoặc nói chuyện. Vết loét nổi là kết quả của việc hấp thụ kém vitamin và khoáng chất trong đường tiêu hóa của bạn do bệnh Crohn.Bạn có thể nhận thấy vết loét trên người khi bệnh của bạn đang bùng phát. Quản lý những đợt bùng phát của bệnh Crohn của bạn có thể giúp giảm bớt chúng. Thuốc trị đau miệng không kê đơn như Orajel cũng sẽ giúp giảm đau cho đến khi chúng lành lại. 8. Đốm đỏ ở chân Các đốm nhỏ màu đỏ và tím có thể là do viêm mạch bạch cầu, là tình trạng viêm các mạch máu nhỏ ở chân. Tình trạng này ảnh hưởng đến một số lượng nhỏ những người bị bệnh viêm ruột và các rối loạn tự miễn dịch khác.Các nốt có thể ngứa hoặc đau. Chúng sẽ lành trong vài tuần. Các bác sĩ điều trị tình trạng này bằng corticosteroid và thuốc ức chế hệ thống miễn dịch. 9. Mụn rộp Mụn rộp (Epidermolysis bullosaquisita) là một rối loạn của hệ thống miễn dịch gây ra mụn nước hình thành trên vùng da bị thương. Các vị trí phổ biến nhất của những mụn nước này là bàn tay, bàn chân, đầu gối, khuỷu tay và mắt cá chân. Khi các mụn nước lành lại sẽ để lại sẹo.Các bác sĩ điều trị tình trạng này bằng corticosteroid, các loại thuốc như dapsone để giảm viêm và thuốc ức chế hệ thống miễn dịch. Những người bị mụn nước này cần phải hết sức cẩn thận và mặc đồ bảo hộ khi chơi thể thao hoặc hoạt động thể chất khác để tránh bị thương. 10. Bệnh vẩy nến Căn bệnh ngoài da này gây ra các mảng đỏ, bong tróc xuất hiện trên da. Giống như bệnh Crohn, bệnh vẩy nến là một tình trạng tự miễn dịch. Hệ thống miễn dịch có vấn đề khiến các tế bào da nhân lên quá nhanh và những tế bào dư thừa đó sẽ tích tụ trên da.Những người bị bệnh Crohn có nhiều khả năng phát triển bệnh vẩy nến. Hai loại thuốc sinh học - infliximab (Remicade) và adalimumab (Humira) - điều trị cả hai tình trạng. Da vảy nến trong bệnh Crohn 11. Mất màu da Bệnh bạch biến khiến các mảng da mất màu. Nó xảy ra khi các tế bào da sản xuất sắc tố melanin chết hoặc ngừng hoạt động.Nhìn chung, bệnh bạch biến rất hiếm, nhưng nó phổ biến hơn ở những người bị bệnh Crohn. Trang điểm có thể che đi các mảng bị ảnh hưởng. Thuốc cũng có sẵn để làm đều màu da. 12. Phát ban Những vết sưng đỏ và đau nhỏ trên cánh tay, cổ, đầu hoặc thân là dấu hiệu của hội chứng Sweet. Tình trạng da này nói chung là hiếm, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến những người bị bệnh Crohn. Thuốc corticosteroid là phương pháp điều trị chính. Kết luận. Hãy thông báo cho bác sĩ của bạn nếu bạn có bất kỳ triệu chứng mới về da. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Bài viết tham khảo nguồn: Epidermolysis bullosa acquisita. (n.d.), Faulkes RE. (2014). Upper limb erythema nodosum: The first presentation of Crohn’s disease, Gravina AG, et al. (2016). Crohn’s disease and skin.;;;;;Lupus ban đỏ là bệnh mãn tính không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên vẫn có thể kiểm soát bệnh bằng cách điều trị triệu chứng. Cùng tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh lupus ban đỏ thế nào qua bài viết dưới đây. 1. Tổng quan về bệnh lupus ban đỏ Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công các mô của chính nó, gây viêm lan rộng và tổn thương mô ở các cơ quan bị ảnh hưởng. Bệnh có thể ảnh hưởng đến khớp, da, não, phổi, thận và mạch máu. Các triệu chứng bệnh bao gồm: Đau cơ và khớp.Sốt, phát ban.Tức ngực, rụng tóc, nhạy cảm với ánh sáng.Các vấn đề về thận như tăng cân, phù mắt cá chân, huyết áp cao và giảm chức năng thận.Loét miệng, mệt mỏi kéo dài, thiếu máu, hay quên hoặc lú lẫn.Rối loạn đông máu, khô mắt, viêm mắt. 2. Mục tiêu điều trị lupus ban đỏ Hiện nay, vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh lupus ban đỏ nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp người bệnh cảm thấy tốt hơn và cải thiện triệu chứng. Mục tiêu của việc điều trị đó là:Ngăn chặn sự bùng phát bệnh.Điều trị các triệu chứng khi chúng xảy ra.Giảm tổn thương cơ quan và các vấn đề khác. 3. Thuốc điều trị lupus ban đỏ Các thuốc điều trị lupus ban đỏ sẽ được bác sĩ chỉ định tùy vào triệu chứng và nhu cầu của người bệnh. Dưới đây là các loại thuốc điều trị lupus ban đỏ được bác sĩ chỉ định. 3.1. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) Thuốc chống viêm không steroid như Ibuprofen và Naproxen có tác dụng như giảm đau, chống viêm. Liều lượng thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định tùy vào mức độ và diễn tiến của bệnh. Với những bệnh nhân lupus bị viêm thận thì cần tránh sử dụng thuốc chống viêm không steroid vì chúng gây độc cho gan và thận. 3.2. Thuốc Corticoid Corticoid có công dụng giảm sưng và đau, được dùng để điều trị các triệu chứng lupus ban đỏ. Khi các triệu chứng lupus ban đỏ đã được cải thiện, bác sĩ sẽ chỉ định giảm liều. Ngừng thuốc này đột ngột có thể gây hại cho cơ thể người sử dụng.Trong quá trình điều trị bằng thuốc Corticoid, cần theo dõi đường máu, canxi máu, Cortisol máu, huyết áp, test ACTH, các triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng, đo mật độ xương cho người bệnh. 3.3. Thuốc trị sốt rét Thuốc điều trị bệnh sốt rét còn có công dụng trong giảm đau khớp, phát ban ngoài da, mệt mỏi và viêm phổi. 2 loại thuốc trị sốt rét phổ biến là Hydroxychloroquine và Chloroquine phosphate. Việc dùng thuốc trị sốt rét có thể ngăn chặn các đợt bùng phát bệnh lupus và nâng cao tuổi thọ cho những người mắc bệnh.Lưu ý khi sử dụng thuốc trị sốt rét cho bệnh nhân lupus ban đỏ:Không dùng thuốc này cho bệnh nhân viêm gan, thận và phụ nữ mang thai. 3.4. Thuốc ức chế đặc hiệu BLy. S Thuốc ức chế đặc hiệu BLy. S có công dụng giảm số lượng tế bào lympho B bất thường (tế bào trong hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể) được tìm thấy ở những người mắc bệnh lupus. 3.5. Thuốc ức chế miễn dịch/ hóa trị liệu Thuốc ức chế miễn dịch/ hóa trị liệu thường được chỉ định trong điều trị bệnh lupus ban đỏ thể nặng và các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Những loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng vì chúng làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể. 3.6. Các loại thuốc khác Một số loại thuốc khác để điều trị bệnh tật hoặc các bệnh liên quan đến bệnh lupus ban đỏ có thể cần được sử dụng, chẳng hạn như huyết áp cao hoặc loãng xương. Nhiều người bị lupus cũng có nguy cơ bị đông máu, có thể gây đột quỵ hoặc đau tim. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống đông máu, chẳng hạn như Warfarin hoặc Heparin, để ngăn việc hình thành cục máu đông quá dễ dàng. Vì có thể bạn cần sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh lupus ban đỏ trong một thời gian dài, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn:Về các tác dụng phụ có thể gặp.Thuốc không còn tác dụng trong quá trình điều trị.Có các triệu chứng mới xuất hiện.Mang thai.Bất kỳ loại vitamin hoặc thực phẩm chức năng nào bạn dùng. 4. Sử dụng thảo dược hỗ trợ Bạn cũng có thể sử dụng một số sản phẩm có nguồn gốc thảo dược giúp tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ hồi phục, điều hòa hệ miễn dịch trong cơ thể, từ đó mang lại tác dụng hỗ trợ điều trị lupus ban đỏ như: cây sói rừng, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá,... Tóm lại, làm việc với bác sĩ để kiểm soát bệnh lupus ban đỏ. Uống thuốc điều trị lupus ban đỏ theo chỉ định và thực hiện các hoạt động sinh hoạt lành mạnh như không hút thuốc, ăn thực phẩm lành mạnh, hoạt động thể chất thường xuyên và kiểm soát cân nặng của bạn để hỗ trợ cho việc điều trị bệnh.;;;;;Cách điều trị bệnh an toàn và hiệu quả Bệnh vảy phấn hồng là một bệnh lý ngoài da với các nốt sần hay mảng vảy đỏ nằm rải rác trên cơ thể. Được xếp trong danh sách các bệnh lành tính nhưng nếu gặp phải cũng gây ra ít nhiều ảnh hưởng. Vậy thì đâu là nguyên nhân 1. Giới thiệu chung bệnh vảy phấn hồng Bệnh vảy phấn hồng là loại phát ban bắt đầu từ đốm tròn hay hình bầu dục trên ngực, bụng hoặc lưng. Được gọi chung với tên gọi là bản huy hiệu. Các huy hiệu dài đến 10cm, được sinh ra từ đốm nhỏ rồi lan rộng ra khắp cơ thể. Những đối tượng dễ mắc phải vảy phấn hồng là trong độ tuổi từ 10 - 35 trong đó tỷ lệ nữ nhiều hơn nam. 2. Nguyên nhân Nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh vảy phấn hồng đến nay vẫn chưa có bằng chứng xác thực. Tuy nhiên, có một số yếu tố được các bác sĩ chuyên môn Da liễu đánh giá là tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển như sau: Tình trạng nhiễm trùng: Vảy phấn hồng là bệnh lý tồn tại dưới dạng phát ban do virus, như là chủng virus herpes (HHV 7), parvovirus. Ngoài ra, bệnh cũng đến từ nguyên nhân nhiễm trùng đường hô hấp trên. Tình trạng nhiễm khuẩn: Những loại vi khuẩn như là chlamydia pneumoniae, legionella pneumophila, mycoplasma pneumoniae cũng là những yếu tố khiến vảy phấn hồng gia tăng Sử dụng thuốc: Các loại thuốc có thể có khả năng gây phát ban như vảy phấn hồng bao gồm captopril, bismuth, barbiturates,... Yếu tố khác: Người bệnh có tiền sử bị viêm da tiết bã, mụn trứng cá, tiếp xúc với quần áo mỡi,... cũng là điều kiện thuận lợi để vảy phấn hồng phát bệnh. 3. Triệu chứng Bệnh vảy phấn hồng ban đầu sẽ xuất hiện với một mảng lớn, có vảy. Trong đó, người bệnh có một số triệu chứng điển hình sau đây: Khi bệnh mới khởi phát, bạn sẽ cảm thấy toàn thân mệt mỏi, chán ăn, phát sốt,... Tiếp đó là những vùng tổn thương da “có mặt” (trong khoảng 80% trường hợp) với những mảng da (thường gọi là mảng báo trước) có màu hồng đường kính từ 2 đến 10cm; Sau đó, hiện tượng phát ban lan ra toàn cơ thể của người bệnh. Điều này có thể diễn biến từ vài giờ đến 2 tháng sau khi mảng báo trước đã xuất hiện. Tập trung theo một đường cong ở trên da, giống như hình cây thông hoặc bị tổn thương da là những vết mẩn đỏ, không vảy. Tổn thương thường bắt đầu tại ngực, bụng sau đó mới lan rộng tại cổ, cánh tay và đùi; Có 75% người bệnh cảm thấy ngứa và 25% người bệnh thấy ngứa ngáy nhiều. Trong đó, có khoảng 20% số người mắc bệnh vảy phấn hồng không gặp phải những triệu chứng trên, được gọi là dạng không điển hình. Những dạng bệnh đó thường có sự thay đổi về hình dạng sang tổn thương hoặc ngược lại, cụ thể: nổi sần đỏ, mề đay, mụn nướng, ban xuất huyết,... 4. Chẩn đoán Hầu như trong các trường hợp của vảy phấn hồng, bác sĩ có thể xác định tình trạng bệnh bằng cách quan sát những phát ban của người bệnh. Tiếp đó, bác sĩ sẽ tiến hành cạo da tại vùng da bị phát ban để kiểm tra về tình trạng của bệnh. Vì đôi khi bệnh vảy phấn hồng cũng dễ gây nhầm lẫn với bệnh giun đũa. Bên cạnh đó, để chẩn đoán bệnh chính xác hơn, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu hoặc sinh thiết của bệnh nhân. Kết quả xét nghiệm được loại trừ những bệnh lý khác về da như là: bệnh chàm, bệnh vảy nến. 5. Điều trị Bệnh vảy phấn hồng thông thường tự khỏi trong thời gian từ 4 đến 10 tuần. Nếu sau thời điểm này bệnh không hết đồng thời gây ra những triệu chứng khó chịu thì bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Dưới đây là một số cách chữa trị bệnh được áp dụng rộng rãi: 5.1. Sử dụng thuốc Một số loại thuốc mà bác sĩ có thể kê đơn trong tình trạng các biện pháp khắc phục không làm giảm những triệu chứng hay rút ngắn thời gian bị bệnh như là: kem dưỡng da hay kem có chứa thành phần corticosteroid để giảm đau và ngứa. Trong đó, khi trường hợp bệnh của bạn nặng, bác sĩ có thể sẽ khuyên sử dụng thuốc kháng histamin đường uống hoặc kê đơn loại thuốc corticosteroid mạnh hơn, thuốc kháng virus để rút ngắn thời gian phát ban. 5.2. Liệu trình ánh sáng Liệu trình ánh sáng tia cực tím (UV) là biện pháp chữa trị được áp dụng khi bệnh vảy phấn hồng đã trở nên nghiêm trọng hay thời gian phát ban kéo dài hơn thông thường, phát ban đã bao phủ một phần lớn trên khắp cơ thể. Hay người bệnh sẽ được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tự nhiên để giúp làm giảm, làm mờ vết ban. Biện pháp này cũng gây ra hạn chế đó là xuất hiện tình trạng sẫm màu kéo dài tại những vị trí nhất định sau khi phát ban đã hết. Lưu ý: Để giảm đi những khó chịu về bệnh vảy phấn hồng, bạn nên tắm với nước ấm. Đồng thời, tránh các hoạt động thể chất tiết ra nhiều mồ hôi, nghỉ ngơi trong điều kiện nhiệt độ mát, thoáng khí. Vảy phấn hồng cũng thường dễ gây nhầm với một số bệnh ngoài da khác như hắc lào, phát ban thường,... Vì vậy, bạn không nên tự ý điều trị khi xuất hiện những biểu hiện nổi mẩn, phát ban mà hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có liệu trình chữa trị thích hợp. 6. Khả năng tái phát Có những người bị bệnh vảy phấn hồng chỉ mắc bệnh một lần duy nhất và không bao giờ tái phát lại bệnh. Chỉ có số ít người bệnh nằm trong tỷ lệ từ 2 đến 3% là gặp lại bệnh. Ngoài ra, một số bệnh nhân bị tái phát còn kèm theo triệu chứng đau mắt đỏ mỗi năm một lần trong vòng 5 năm liên tiếp sau đó.;;;;;VIÊM QUANH NÚT ĐỘNG MẠCH LÀ GÌ Viêm quanh nút động mạch hay còn gọi là viêm đa động mạch nút – Polyarteritis Nodosa (PAN) là bệnh lý viêm mạch có tính chất hệ thống. Bệnh chủ yếu biểu hiện trên da, thần kinh ngoại biên, khớp… Khi xuất hiện kháng nguyên nội sinh hoặc ngoại sinh, cơ thể sẽ bị kích thích để sản xuất ra kháng thể kết hợp với kháng nguyên tại thành một phức hợp lắng đọng ở thành mạch gây nên các triệu chứng lâm sàng như phình mạch hoặc tắc mạch, cụ thể là: – Phức hợp kháng nguyên – kháng thể lắng đọng ở lớp trong của mạch máu thu hút bạch cầu, cytokine… tạo thành các cục máu đông làm tắc mạch. – Phức hợp kháng nguyên kháng thể lắng đọng tại lớp áo giữa hay ngoài thành mạch làm thành mạch suy yếu sẽ gây phình mạch. Viêm nút quanh động mạch là bệnh viêm mạch hệ thống ở nhiều cơ quan trong cơ thể NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM NÚT QUANH ĐỘNG MẠCH Hiện chưa làm rõ được nguyên nhân gây bệnh, chỉ biết rằng có một số yếu tố làm tăng nguy mắc bệnh bao gồm: – Đột biến gen CECR1 – Nhiễm một số virus như HBV (30% trường hợp), HCV, parvovirus B-19, Varicella-zoster… -Nhiễm trùng -Sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh có chữa Minocycline, Levamisole hay vắc xin viêm gan B… TRIỆU CHỨNG VIÊM NÚT QUANH ĐỘNG MẠCH Viêm nút quanh động mạch được nhận biết thông qua các triệu chứng: – Lâm sàng: Biểu hiện lâm sàng đa dạng và xuất hiện ở nhiều cơ quan như da, khớp, thân, thần kinh ngoại biên… – Biểu hiện toàn thân: Sốt, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân – Biểu hiện trên da: Đây là biểu hiện dễ nhật biết bởi có đến 40% người bệnh có biểu hiện trên da như cục ở chi dưới, loét trên các cục, mang lưới livediod như mạng lưới màu tím xuất hiện rõ mỗi khi gặp lạnh, xuất huyết. Nếu tổn thương cấp tính có thẻ thấy các mảng viêm lớn phù nề trên da… – Biểu hiện ở một số cơ quan khác: Đau cơ, khớp, nhồi máu, viêm dây thần kinh ngoại biên, suy giảm chức năng thận, đau ngực… CHẨN ĐOÁN BỆNH VIÊM NÚT QUANH ĐỘNG MẠCH – Người bệnh được thăm khám lâm sàng, tìm dấu hiệu nguy hiểm của bệnh. – Lấy mẫu bệnh phẩm ở sâu lớp mỡ tại vị trí tổn thương động mạch nhỏ – Chụp MSCT, MRI, chụp mạch giúp phát hiện tổn thương ở động mạch – Xét nghiệm máu lắng, CRP, HbsAg… ĐIỀU TRỊ VIÊM NÚT QUANH ĐỘNG MẠCH Điều trị bệnh phụ thuốc vào nhóm viêm tự phát hay nhóm viêm nút quanh động mạch liên quan đến HBV. Ngoài ra, cũng cần xem xét đến mức độ bệnh hay vấn đề sức khỏe của người bệnh mà có phác đồ điều trị phù hợp. Một số lưu ý cần thiết trong quá trình điều trị phải kể đến là: – Điều trị cần kiên trì và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ – Khi triệu chứng bệnh giảm, người bệnh trong quá trình hồi phục vẫn cần điều trị duy trì để tránh tái phát. – Kết hợp điều trị vật lý trị liệu để mang đến hiệu quả lâu dài. “Ấn tượng đầu tiên của tôi với bệnh viện khi đến khám ở đây là được đặt lịch tại nhà và đến khám không phải chờ quá lâu. Chưa kể đến các bác sĩ cũng nhiệt tình điều trị. Hiện tại tình trạng của tôi đã ổn định nhưng vẫn cần duy trì điều trị để không tái phát lại. Tôi thấy đây là bệnh viện tốt và đáng để tin tưởng” Anh Vũ, Quốc Oai.
question_448
Ý nghĩa của xét nghiệm tầm soát ung thư CEA trong khám chữa bệnh
doc_448
Tầm soát ung thư CEA là phương pháp xét nghiệm có giá trị hỗ trợ giúp cho việc chẩn đoán các căn bệnh ung thư chính xác hơn. Chỉ mình chỉ số CEA thì không thể kết luận chắc chắn bạn có mắc ung thư hay không. CEA là kháng nguyên xuất hiện ở tế bào ruột của thai nhi, đến khi trưởng thành nồng độ CEA nhạt dần trong máu. Theo như nghiên cứu, các bệnh nhân bị ung thư thì chỉ số CEA này tăng lên. Tức là chỉ có kết luận một chiều, không phải cứ chỉ số CEA tăng thì bạn sẽ bị ung thư. Nồng độ CEA bình thường vào khoảng 0 đến 5 ng/ml. Tỷ lệ này sẽ tăng lên đối với bệnh nhân mắc ung thư. Các trường hợp bị dạ dày ruột, phổi, gan,... cũng khiến chỉ số CEA tăng lên. Tuy nhiên cũng có thể kết luận 30 - 50% khi tăng chỉ số này sẽ mắc các bệnh ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư vú,... Do đó việc xét nghiệm CEA chỉ có tác dụng hỗ trợ theo dõi và điều trị các căn bệnh trên. 2. Ý nghĩa và mục đích của xét nghiệm CEA trong máu Ý nghĩa Đối với bệnh nhân đang trong giai đoạn đầu của bệnh khi đó chỉ số CEA sẽ bình thường, tuy nhiên khi bước vào giai đoạn di căn thì phần lớn chỉ số này sẽ tăng cao. Khi tiến hành chữa trị nếu trị số này giảm có nghĩa tiến trình loại bỏ đã thành công phần nào. Nếu như chỉ số CEA tiếp tục tăng thì việc điều trị không hiệu quả. Tuy nhiên như đã trình bày ở trên có một số bệnh lý vẫn khiến chỉ số CEA tăng lên mà không phải ung thư. Dựa vào chỉ số CEA trong máu mà bác sĩ có thể chẩn đoán phần nào mức độ tái phát của căn bệnh. Bệnh nhân nên thường xuyên xét nghiệm để phát hiện bệnh hay kịp thời xử lý các trường hợp tái phát một cách nhanh chóng nhất. Theo dõi sau khi điều trị ung thư thì các mầm mống bệnh còn có khả năng tái phát hay không. Xét nghiệm CEA chỉ có thể chỉ điểm một số căn bệnh ung thư như ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng,... Theo dõi quá trình điều trị có hiệu quả hay không. Ngoài ra xét nghiệm CEA còn có tác dụng như sau: Xét nghiệm lượng CEA trong huyết thanh theo dõi hiệu quả điều trị của các bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng. Xét nghiệm CEA trước và sau phẫu thuật để đánh giá tình hình hồi phục của bệnh nhân và đánh giá quá trình phẫu thuật có thành công hay không. Trị số CEA huyết tương Người bình thường không hút thuốc nhỏ hơn 2,5 ng/ml. Người hút thuốc < 5 ng/ml. Người có bệnh lành tính < 10ng/ml. CEA dịch trong cơ thể đối với người không bị ung thư Ở màng bụng nhỏ hơn 4,6 ng/ml. Ở màng phổi có giá trị cắt 2,4 ng/ml. Ở dịch tuỷ não 1,53 ng/ml (cộng trừ sai số 0,38 ng/ml). Giá trị CEA bao nhiêu là gây nguy hiểm đối với người bình thường Đối với bệnh nhân ung thư giá trị CEA lớn hơn 5 ng/ml. 4. Mục đích để ngăn chặn dòng chảy của máu. m, hiện rõ tĩnh mạch dễ dàng cho việc tìm và lấy ven. Sử dụng cồn y tế để làm sạch vùng da cần lấy máu để xét nghiệm. Sử dụng kim tiêm vô trùng để lấy máu. Lấy ở vùng đã tẩm cồn ở phía trên. Lấy lượng máu cần thiết để phục vụ cho xét nghiệm. Tiến hành cầm máu cho bệnh nhân bằng gạc và bông y tế. Đem mẫu máu đi xét nghiệm tại phòng chuyên dụng. Thông thường sau một tiếng 30 phút bạn sẽ nhận được kết quả xét nghiệm của mình. Sau đó đem đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được nhận chẩn đoán một cách chính xác nhất. 5. Ý nghĩa các giá trị hiển thị sau xét nghiệm - CEA tăng 50 - 70% ở các trường hợp ung thư tiến triển mạnh, chủ yếu tập trung ở nhóm ung thư biểu mô dạ dày, tụy, phổi, thực quản, tuyến giáp, buồng trứng, thể tủy,... - CEA kết hợp CA15-3 có tác dụng trong việc chẩn đoán và hỗ trợ điều trị ung thư vú. Nếu tăng 10% thì khả năng cao khối u của bạn chưa di căn đến khu vực khác. - Độ chính xác hay độ nhạy khi chẩn đoán ung thư trực tràng qua chỉ số CEA là 50%, độ đặc hiệu lên đến 90%. - Trong quá trình điều trị nếu giá trị CEA giảm tức là điều trị hiệu quả và ngược lại. 6. Đối tượng nào cần xét nghiệm CEA Khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thì việc xét nghiệm CEA sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình điều trị. Bởi sự biến thiên của giá trị CEA biểu hiện cho độ thành công của việc loại bỏ khối u. CEA sẽ được xét nghiệm thường xuyên trong quá trình chữa trị và cả sau khi khỏi bệnh để đánh giá mức độ tái phát. Bạn là người bình thường xét nghiệm CEA nếu phát hiện bất thường thì cũng chưa thể khẳng định được bạn bị ung thư. Và nhấn mạnh rằng đây không phải là phương pháp để đánh giá bạn có bị ung thư hay không. Sau khi phát hiện chỉ số CEA bất thường của cơ thể bạn nên tầm soát ung thư để đảm bảo an toàn sức khoẻ bản thân.
doc_14561;;;;;doc_30453;;;;;doc_18702;;;;;doc_23862;;;;;doc_15025
Các xét nghiệm dấu ấn ung thư được xem là một trong những xét nghiệm quan trọng góp phần giúp bác sĩ định hướng trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Trong đó, xét nghiệm CEA trong tầm soát ung thư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Kháng nguyên CEA (Carcinoembryonic) có vai trò tham gia kết dính tế bào, được sản xuất ở mô của đường tiêu hóa tại giai đoạn bào thai đang phát triển trong tử cung của mẹ. Khi thai nhi được sinh ra, nồng độ CEA sẽ chỉ còn một lượng rất nhỏ trong máu, thậm chí có thể không còn. Mặc dù vậy, với những người bị mắc một số bệnh, có thể liên quan tới dạ dày, viêm ruột, gan hoặc bị ung thư, đặc biệt dạng ung thư biểu mô thuộc một số bộ phận ở cơ quan tiêu hóa như: dạ dày, đại tràng hay phổi, vú,... kể cả những người hút thuốc nhiều thì nồng độ CEA cũng có thể tăng lên. Nói một cách đơn giản hơn, nếu bệnh nhân bị ung thư thì chỉ số này sẽ tăng cao song khi chỉ số này tăng thì chưa chắc đã là dấu hiệu biểu hiện của bệnh. Xét nghiệm này cũng được thực hiện trong trường hợp với những người bị mắc ung thư và đang tiến hành chữa trị bởi vì kết quả xét nghiệm có thể giúp đánh giá đúng tình trạng và khả năng đáp ứng của cơ thể với điều trị. 2. Vai trò của xét nghiệm CEA trong tầm soát ung thư đại trực tràng Do là kháng nguyên thường xuất hiện trong cơ thể người khi bị ung thư nên CEA đại trực tràng được xem là chất chỉ điểm để phát hiện bệnh. Bản chất của xét nghiệm CEA trong tầm soát ung thư là đo nồng độ CEA trong máu. Thực tế cho thấy rất nhiều trường hợp nồng độ CEA tăng song người bệnh không bị mắc ung thư, lại có những người mắc bệnh mà nồng độ này lại không cao. Trong quá trình khám sức khỏe tổng quát, có thể thực hiện song song với xét nghiệm máu. Nếu mẫu bệnh phẩm là máu, bạn có thể dùng để tầm soát nhiều bệnh ung thư khác nhau. Kết quả này kết hợp với thăm khám lâm sàng, các phương pháp thăm dò nội soi, chẩn đoán hình ảnh, sinh thiết đưa ra kết quả chuẩn xác hơn. Đối với ung thư đại trực tràng, độ nhạy lâm sàng của CEA để chẩn đoán là 50%, độ đặc hiệu là 90%. Chính vì vậy mà CEA được coi như một chất chỉ điểm “vàng” trong chẩn đoán sớm ung thư đại trực tràng. Một số trường hợp sau đây được chỉ định thực hiện, bao gồm: Đối với điều trị Trước khi tiến hành điều trị, các bệnh nhân bị mắc một số bệnh như: ung thư phổi, dạ dày, đại trực tràng,... sẽ được chỉ định xét nghiệm CEA. Trong suốt quá trình trị bệnh, điều này sẽ được tiến hành nhiều lần với mục tiêu đánh giá hiệu quả và có thể phát hiện được sự di căn hay tái phát. Tầm soát ung thư Có thể được thực hiện đối với những người có nghi ngờ song việc chẩn đoán chưa được thực hiện. Mặc dù không có vai trò chẩn đoán nhưng chúng lại có thể cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh hoặc bổ sung thêm căn cứ cho việc xác định. Đánh giá sự phát triển, xâm lấn của khối u Lúc này, có thể lấy dịch từ một số bộ phận trên cơ thể như: dịch màng não, màng phổi,... để xem khối u đã di căn tới các bộ phận này hay chưa. Đây cũng là trường hợp thường được chỉ định thực hiện nhiều nhất. Như vậy, trong ung thư đại trực tràng, bác sĩ sẽ căn cứ vào giá trị CEA sau khi làm xét nghiệm để tiên lượng và phát hiện khối u còn sót lại sau phẫu thuật. Trường hợp trước phẫu thuật, đây cũng là giá trị giúp bác sĩ xác định giai đoạn khối u cũng như tiên lượng bệnh. Các khối u có giá trị CEA càng cao thì tiên lượng sẽ càng xấu. 4. Quá trình thực hiện và ý nghĩa của kết quả xét nghiệm Xét nghiệm này được tiến hành theo các bước bao gồm: Trước khi thực hiện Bạn sẽ được bác sĩ kiểm tra hoặc điều tra thông tin về sức khỏe hoặc các bệnh đang gặp phải. Đặc biệt, khi bạn đang uống thuốc, nhất là liên quan tới đông máu hoặc aspirin sẽ cần cung cấp thông tin một cách chi tiết. Nếu có hút thuốc thì có thể phải dừng hút trong một thời gian trước khi thực hiện. Bước tiến hành Trước hết là lấy máu tại tĩnh mạch: Bắp tay bạn được buộc băng đàn hồi để làm nổi tĩnh mạch và ngăn dòng máu chảy. Kim tiêm lấy máu được đảm bảo độ vô trùng. Máu được lấy vào xi lanh, sau đó chuyển vào ống nghiệm để đưa tới phòng xét nghiệm. Băng đàn hồi được tháo, bạn được dán bông cầm máu và ngăn nhiễm khuẩn. Sau đó, kết quả xét nghiệm sẽ được chuyển tới bác sĩ. Căn cứ vào các thông tin khác cùng kết quả này, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và thông báo tới bạn cũng như đưa hướng giải quyết tiếp theo. Ngoài việc có thể gây nên cảm giác hơi đau nhức thoáng qua tại nơi lấy máu, xét nghiệm này rất an toàn và gần như không dẫn tới tác dụng phụ hay ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bạn. Kết quả của xét nghiệm được hiểu như sau Với những người có sức khỏe bình thường, nồng độ CEA trong máu có thể dao động từ 0 đến 2,5 ng/m L, nếu là người hút thuốc thì có thể lên tới 5 ng/m L. Đối với giá trị CEA trong các dịch chọc dò ở người không bị ung thư, giá trị thu được gần như giá trị CEA trong huyết tương của người bình thường. Cụ thể: Giá trị CEA dịch màng bụng < 4,6 ng/m L Giá trị CEA dịch màng phổi là 2,4 ng/ml Giá trị CEA dịch não tủy: 1,53±0,38 ng/ml. Khi nồng độ này tăng cao, có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý, trong đó có ung thư. Nhưng để xác định xem cụ thể là bệnh gì thì cần thêm một số xét nghiệm khác nữa. Với những người đang điều trị ung thư, khi nồng độ này tăng cao, có thể là bệnh đang quay trở lại nên cần thận trọng. Cụ thể: - Miễn phí xét nghiệm CEA và giảm 30% phí nội soi tiêu hóa. - Địa điểm áp dụng: Hệ thống bệnh viện/phòng khám và dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi tại Hà Nội. - Lưu ý: Chương trình không áp dụng đồng thời với các chương trình ưu đãi khác. Ưu đãi 30% phí nội soi tiêu hóa chỉ áp dụng cho dịch vụ nội soi, chưa bao gồm chi phí gây mê, thuốc và các dịch vụ đi kèm khác.;;;;;Ung thư là bệnh gia tăng mất kiểm soát các tế bào ác tính trong cơ thể. Ung thư đường tiêu hóa (thường hay gặp ở đại trực tràng, dạ dày,…) chiếm tỷ lệ cao ở những người mắc bệnh. Việc xét nghiệm tầm soát ung thư là rất có ý nghĩa trong việc phát hiện sớm giai đoạn bệnh từ đó giúp bệnh nhân có hiệu quả điều trị bệnh và cơ hội sống cao hơn. Một trong những xét nghiệm góp phần chẩn đoán ung thư đường tiêu hóa là xét nghiệm CEA. CEA là từ viết tắt của 1 loại protein được sản xuất ở tế bào ruột của thai nhi, protein đó có tên là Carcinoembryonic antigen, có khối lượng phân tử 200.000 dalton. Việc sản xuất CEA dừng lại trước khi sinh do đó nồng độ CEA sẽ rất thấp hoặc hầu như không có ở người trưởng thành khỏe mạnh. Xét nghiệm CEA góp phần chẩn đoán và theo dõi sự tái phát của ung thư đại trực tràng. Ngoài ra giá trị này cũng tăng ở một số bệnh ung thư khác như ung thư tế bào biểu mô, ung thư dạ dày, vú, phổi, ruột,… hút thuốc lá nhiều cũng có thể làm tăng nồng độ CEA trong máu. Mẫu máu tĩnh mạch của bệnh nhân sau khi lấy sẽ được ly tâm tách huyết tương và thực hiện phân tích xét nghiệm trên máy chuyên dụng. - Giá trị bình thường của CEA trong huyết tương có sự khác nhau giữa những người hút thuốc và không hút thuốc, cụ thể như sau: + Đối với những người không hút thuốc trị số bình thường là: < 2.5 ng/ml. + Đối với những người hút thuốc trị số bình thường sẽ là: < 5 ng/ml. - Khi trị số này tăng cao thường gặp ở những người mắc bệnh ung thư (50 - 70%). - Nồng độ CEA tăng trong một số bệnh ung thư như: đại trực tràng, dạ dày, vú, phổi, tuyến giáp, ruột, tuyến tụy,… Tuy nhiên, một số bệnh không phải ung thư cũng gây tăng nồng độ CEA ví dụ như: polyp dạ dày, polyp ruột, viêm loét ruột, viêm phế quản mạn tính, viêm gan, xơ gan, viêm tuyến vú mạn tính,… CEA tăng không đặc hiệu lớn hơn 2 lần so với người bình thường hút thuốc gặp ở những người xơ gan, bệnh phổi lành tính và suy thận mạn. 3. Mục đích của xét nghiệm CEA - Hỗ trợ chẩn đoán ung thư đường tiêu hóa (đại trực tràng, tụy, ruột non, dạ dày). Độ nhạy tùy vào giai đoạn của bệnh thường từ 25 - 80%. - Theo dõi ung thư đường tiêu hóa (ung thư đại trực tràng,dạ dày,…) sau khi mổ: sau khi cắt bỏ toàn bộ khối u sau thời gian 6 tuần thì nồng độ CEA trở về giới hạn bình thường. - Tăng giá trị phát hiện và theo dõi điều trị ung thư vú khi kết hợp với xét nghiệm CA 15 - 3. Khi kết hợp với xét nghiệm CA 15 - 3 mà kết quả nồng độ CEA tăng 10% gợi ý đến khả năng cao khối u chưa di căn. - Hỗ trợ chẩn đoán ung thư phổi, thường được kết hợp cùng xét nghiệm NSE. - Trên lâm sàng khi nghi ngờ người bệnh mắc ung thư đồng thời giá trị CEA tăng nên thực hiện thêm các thăm dò khác để chẩn đoán chính xác ung thư như nội soi, sinh thiết, chụp CT,… - Xét nghiệm có hiệu quả phát hiện sớm ung thư đại trực tràng (CEA có thể tăng cao vài tháng trước khi có các dấu hiệu lâm sàng). - Đối với bệnh nhân đã được chẩn đoán ung thư: xét nghiệm CEA tiên lượng sự phát triển của khối u: CEA tăng sau phẫu thuật cắt bỏ u gợi ý tìm u tái phát hoặc có sự di căn xa. - Khi phát hiện CEA > 15 ng/ml, cần làm thêm các xét nghiệm khác để chẩn đoán. - Chỉ định thực hiện xét nghiệm CEA trước và định kỳ 3 tháng/ lần trong 2 năm đầu sau phẫu thuật cắt bỏ u đại trực tràng để theo dõi hiệu quả điều trị và quá trình tiến triển của bệnh. - Nếu giá trị CEA tăng trước mổ tiên lượng tình hình xấu cho đối với bệnh nhân. - Khi ung thư di căn, giá trị CEA có thể tăng trong các dịch khác của cơ thể như dịch não tủy. Ung thư là căn bệnh đáng sợ với mỗi người do sự phát triển thầm lặng của nó, chỉ khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn nặng thì cơ thể mới có các dấu hiệu lâm sàng. Việc tầm soát ung thư nhằm mục đích phát hiện sớm những bất thường của cơ thể khi bệnh còn chưa tiến triển xa từ đó giúp người bệnh tăng cơ hội chữa trị và kéo dài thời gian sống. Trên thực tế, để thực hiện xét nghiệm này công việc của bạn tương đối đơn giản đó là bạn chỉ mất một lượng máu nhỏ, đủ để xét nghiệm đã giúp bạn phát hiện ra được những bất thường của cơ thể. Bên cạnh đó kết quả xét nghiệm của bạn hoàn toàn đảm bảo tin cậy bởi kết quả được giám sát, kiểm tra bởi các bác sĩ giỏi nhiều năm kinh nghiệm và được phân tích, tư vấn bới các chuyên gia đầu ngành;;;;;Trong Y học, có nhiều cách để tiên lượng nguy cơ mắc ung thư, hoặc giúp phát hiện sớm bệnh lý hiểm nghèo này trong giai đoạn đầu. Trong đó, chỉ số CEA là một trong những chỉ số quan trọng khi cần chẩn đoán các bệnh ung thư nói chung. Trước hết cần phải biết được, CEA là một loại kháng nguyên ở tế bào biểu mô tuyến trong niêm mạc ruột của thai nhi. Khi lớn lên, trưởng thành thì chỉ số này vẫn còn nhưng với nồng độ rất thấp. Đối với việc chẩn đoán và điều trị bệnh, chỉ số CEA có vai trò hết sức quan trọng, giúp bác sĩ phát hiện một số bệnh hiểm nghèo ở bệnh nhân. Chỉ số CEA bình thường Đối với từng trường hợp người xét nghiệm với những thể trạng và thói quen khác nhau thì định lượng CEA ở mức bình thường được tính khác nhau: CEA huyết tương: người không hút thuốc lá có chỉ số CEA bình thường là < 2,5 ng/ml; đối với người hút thuốc lá < 5 ng/ml. Với người đang có bệnh nhưng lành tính là dưới 10 ng/ml. CEA trong dịch cơ thể (đối với những người khỏe mạnh bình thường, không bị ung thư: chỉ số CEA dịch màng bụng là < 4,6 ng/m L, giá trị cắt là < 5,0 ng/ml; chỉ số CEA dịch màng phổi có giá trị cắt là 2,4 ng/ml. Chỉ số CEA dịch não tủy là 1,53±0,38 ng/ml. Các chỉ số CEA tăng so với mức bình thường như trên đây đều có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư. Chỉ số này chỉ tăng lên khi cơ thể có tế bào ung thư, nhất là ung thư biểu mô. Hầu như các loại ung thư khác đều phát hiện thấy chỉ số CEA tăng lên bất thường. Chỉ số này cũng tăng trong các trường hợp bị viêm ruột thừa, viêm tá tràng, viêm túi mật,… Xét nghiệm định lượng CEA chủ yếu được chỉ định cho những trường hợp sau đây: Sàng lọc ung thư Chỉ số CEA có vai trò quan trọng hỗ trợ chẩn đoán về ung thư ở một người có nghi ngờ hoặc có khả năng cao mắc ung thư chưa được chẩn đoán. Dựa trên kết quả tăng giảm của chỉ số CEA cùng các kết quả xét nghiệm cần thiết khác và điều tra lịch sử bệnh nhân mà bác sĩ có thể đưa ra kết quả chẩn đoán nhằm sàng lọc ung thư tế bào biểu mô hoặc một số loại ung thư khác. Theo dõi hiệu quả điều trị ung thư Xét nghiệm chỉ số CEA thường được chỉ định trong những trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán ung thư trực tràng, ung thư phổi, ung thư dạ dày,… Xét nghiệm nhằm xác định định lượng CEA trước và sau khi điều trị để đánh giá hiệu quả quá trình điều trị, tiên lượng quá trình đáp ứng điều trị của bệnh nhân. Theo dõi di căn tái phát Chỉ số CEA có thể giúp bác sĩ chẩn đoán và phát hiện khả năng khối u xâm lấn, di căn trong cơ thể. Đây mục đích quan trọng nhất của xét nghiệm CEA trong Y học. Thông qua việc xét nghiệm dịch của từng vị trí để xét nghiệm và đánh giá chỉ số CEA có thể biết được ung thư đã di căn đến đâu. Định mức CEA tăng tại đâu sẽ cho biết tại đó đã xuất hiện tế bào ung thư. 3. Ý nghĩa của các chỉ số trong xét nghiệm CEA Đa phần chỉ số CEA tăng bất thường đều có thể nghi ngờ đến việc xuất hiện của tế bào ung thư. Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào chỉ số CEA cũng đều cảnh báo chính xác về tình trạng bệnh ở một người nhất định. Do vậy, chỉ số CEA sẽ được phân tích kèm theo các xét nghiệm khác nhằm đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Trong đó có những trường hợp phổ biến sau: Chỉ số CEA có thể tăng đối với những bệnh nhân có phát hiện khối u nhỏ, định lượng tăng nhẹ hoặc hơi cao. Bệnh nhân có khối u lớn thì CEA thường tăng cao. Thể hiện được các khối u sản xuất CEA đã được loại bỏ, qua đó đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị. Chỉ số CEA tăng đều trong thời gian dài chứng tỏ khối u đang có dấu hiệu tái phát. Chỉ số CEA cũng có thể tăng với những người mắc bệnh lành tính như: viêm loét dạ dày, loét tá tràng, u vú lành tính, polyp trực tràng,… Chỉ số CEA có thể không tăng đối với một số trường hợp mắc ung thư mà khối u không sản xuất CEA. Với mọi trường hợp có dấu hiệu hoặc nghi ngờ bất thường về sức khỏe mà chỉ số CEA không thể giúp kết luận được điều gì đều phải làm thêm các xét nghiệm cần thiết khác. Hoặc trong quá trình điều trị bệnh, xét nghiệm CEA cần được làm thường xuyên định kỳ để đánh giá quá trình điều trị bệnh. Đồng thời xét nghiệm này giúp tiên lượng tốt những trường hợp tái phát hay các chuyển biến xấu có thể xảy ra. Xét nghiệm CEA có vai trò rất quan trọng đối với quá trình sàng lọc ung thư, chẩn đoán và điều trị bệnh. Đặc biệt là giúp phát hiện sớm các khối u hình thành trong cơ thể hay giai đoạn đầu của bệnh. Vậy nên, việc làm xét nghiệm CEA là cần thiết đối với bất cứ ai nhằm tầm soát ung thư, bảo vệ sức khỏe. Trung tâm Xét nghiệm của bệnh viện đã được cấp 2 loại chứng chỉ hàng đầu về năng lực phòng xét nghiệm là ISO 15189:2012 và CAP, qua đó có thể triển khai hơn 2.000 danh mục xét nghiệm các loại, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của khách hàng. Để mang đến dịch vụ chất lượng trên, Bệnh viện đã đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, kỹ thuật viên giỏi, ứng dụng các công nghệ xét nghiệm tiên tiên giúp việc phân tích, đánh giá chính xác, nhanh chóng, hiệu quả. Trong đó có xét nghiệm CEA sàng lọc ung thư. Lưu ý: - Khách hàng cần đăng ký trước để được cấp mã ưu đãi và tham gia chương trình. - Ưu đãi 30% phí nội soi tiêu hóa chỉ áp dụng cho dịch vụ nội soi, chưa bao gồm chi phí gây mê, thuốc và các dịch vụ đi kèm khác.;;;;;Có nhiều biện pháp khác nhau để chẩn đoán và tầm soát nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Trong đó xét nghiệm CEA phát hiện ung thư được coi là hình thức hiệu quả có ý nghĩa quan trọng trong quá trình chẩn đoán và điều trị căn bệnh này. 1. Tìm hiểu chung về chỉ số CEA CEA được hiểu là một loại kháng nguyên xuất hiện ở tế bào biểu mô tuyến. Nó tồn tại trong niêm mạc ruột của thai nhi. Khi thai nhi ra đời, lớn lên và trưởng thành thì theo năm tháng kháng nguyên CEA tuy vẫn còn đó nhưng sẽ dần mất đi, chỉ còn lại với nồng độ thấp. Trong y học, chỉ số CEA phản ánh rất nhiều thông tin giúp chúng ta phát hiện và đánh giá nguy cơ mắc phải các bệnh lý hiểm nghèo. Mức bình thường của CEA sẽ phụ thuộc vào từng thể trạng và thói quen của mỗi người. Cụ thể chỉ số CEA bình thường khi: CEA huyết tương: Ở người hút thuốc lá sẽ là dưới 5 ng/ml; Ở người không hút thuốc là dưới 2,5 ng/ml; Ở những người bị bệnh nhưng lành tính, chỉ số này ở mức dưới 10 ng/ml. CEA trong dịch cơ thể (nếu người đó không mắc ung thư và khỏe mạnh bình thường): CEA trong dịch não tủy: 1,53±0,38 ng/ml; CEA dịch màng bụng: < 4,6 ng/ml. Nếu CEA có chỉ số nằm ngoài các mức nêu trên thì có thể là dấu hiệu thầm cảnh báo bệnh nhân đang mắc các bệnh lý nguy hiểm, trong đó có khả năng là ung thư. Phần lớn các trường hợp khi phát hiện mắc ung thư đều cho kết quả chỉ số CEA gia tăng một cách bất thường. Ngoài ung thư thì khi bệnh nhân bị viêm tá tràng, viêm ruột thừa hay viêm túi mật cũng có thể bị tăng CEA. 2. Thời điểm thích hợp để xét nghiệm CEA Xét nghiệm CEA thường được sử dụng đối với các trường hợp dưới đây: Sàng lọc ung thư: Xét nghiệm CEA phát hiện ung thư là chỉ định quan trọng, áp dụng cho những bệnh nhân có nguy cơ cao hoặc đang nghi ngờ bị mắc bệnh ung thư. Dựa trên những thay đổi bất thường của chỉ số CEA, kết hợp với các kết quả xét nghiệm khác và tiền sử bệnh án của bệnh nhân bác sĩ sẽ dễ dàng đưa ra các kết luận chuẩn xác hơn trong việc tầm soát và sàng lọc bệnh lý ung thư. Theo dõi hiệu quả điều trị: Xét nghiệm CEA còn có giá trị trong việc theo dõi quá trình điều trị của bệnh nhân, nhất là những người đang tiếp nhận điều trị các bệnh như ung thư phổi, ung thư trực tràng hay ung thư dạ dày,... Bác sĩ thường sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm này vào các thời điểm trước và sau điều trị để đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị và tiên lượng bệnh. Theo dõi tái phát di căn: Ngoài khả năng phát hiện ung thư và theo dõi điều trị, xét nghiệm CEA còn có thể giúp chẩn đoán các khối u di căn. Đây cũng được coi là vai trò vô cùng quan trọng của loại xét nghiệm này. Người bệnh cần tiến hành xét nghiệm mẫu dịch của các vị trí nghi ngờ di căn để kiểm tra chỉ số CEA có bị bất thường hay không, thông qua hoạt động này có thể xác định được vị trí và mức độ di căn của ung thư. 3... cũng có thể bị tăng CEA. Một số yếu tố có thể tác động đến kết quả xét nghiệm sẽ bao gồm chỉ số triglycerid và bilirubin. Ở người bệnh đang trong quá trình điều trị ung thư hoặc vừa kết thúc điều trị thì có thể chỉ số CEA vẫn ở mức cao nhưng sau đó sẽ giảm. Trừ trường hợp ung thư tái phát thì CEA sẽ không giảm. CEA sẽ cao bất thường nếu bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp, tuyến tụy, ung thư vú, đại tràng, phổi, tiết niệu và hệ sinh dục. Vì vậy ngay cả khi đã điều trị ung thư xong bệnh nhân cũng cần phải thường xuyên xét nghiệm để kiểm tra mức độ chỉ số CEA trong máu, qua đó giúp xử lý kịp thời nguy cơ tái phát bệnh hoặc tình trạng chuyển biến xấu. Như vậy có thể thấy được tầm quan trọng của xét nghiệm CEA phát hiện ung thư và điều trị bệnh. Nhất là trong giai đoạn đầu khi cần chẩn đoán sớm dấu vết ung thư để có biện pháp ngăn chặn kịp thời sự phát triển của căn bệnh nguy hiểm này. Do đó bất kỳ ai cũng nên thực hiện xét nghiệm CEA định kỳ để tầm soát ung thư.;;;;;1. Xét nghiệm CEA là gì Xét nghiệm CEA phát hiện ung thư có tên tiếng Anh là Carcinoembryonic antigen. CEA có ở màng bào tương của các tế bào màng nhầy bình thường. đây thực chất là những glycoprotein. Tuy nhiên, khi chẳng may mắc ung thư tế bào tuyến, số lượng của loại protein này sẽ tăng lên. Vì Protein này có thể gặp ở tất cả các tế bào tuyến nên nếu bị ung thư tế bào tuyến của các cơ quan như phổi, dạ dày, tụy,... thì đều có thể tăng CEA, nhưng tăng cao nhất thì thường gặp trong ung thư đại trực tràng. Nồng độ trong mô của CEA ở ung thư biểu mô đại trực tràng và di căn gan của ung thư này có thể cao gấp 500 lần so với người bình thường. Ngoài ra, xét nghiệm CEA còn có thể dùng để chẩn đoán một số ung thư khác như ung thư dạ dày, ung thư phổi. CEA bài tiết vào màu tuần hoàn từ những tế bào biểu mô đó và bán hủy trong khoảng 2 - 8 ngày. 2. Mục đích của xét nghiệm CEA Xét nghiệm CEA phát hiện ung thư là một trong những “xét nghiệm vàng” hiện nay. Ngoài ung thư, xét nghiệm còn có một số ý nghĩa trong chẩn đoán và điều trị như: Xét nghiệm CEA huyết thanh: Có hiệu quả cao trong việc tiên lượng và quản lý những bệnh nhân thuộc bệnh lý ác tính, trong số đó phải kể đến ung thư đại trực tràng. Xét nghiệm CEA trước và sau phẫu thuật: Có thể đánh giá mức độ thành công của ca phẫu thuật đồng thời đánh giá tình hình phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật của bệnh nhân. Xét nghiệm CEA còn giúp theo dõi quá trình điều trị ung thư hiệu quả hay không và khả năng tái phát bệnh. Xét nghiệm CEA còn dùng để chỉ điểm ung thư phổi không tế bào nhỏ, ung thư dạ dày,… Kết quả xét nghiệm xét nghiệm CEA có thể tìm ra ung thư ở những bệnh nhân không có triệu chứng. Ngoài ra, xét nghiệm CEA phát hiện ung thư còn có thể dự đoán các khối u đã di căn sang cơ quan khác. 3. Những đối tượng cần xét nghiệm CEA Những đối tượng đã được chẩn đoán ung thư cần xét nghiệm CEA để định lượng trước khi điều trị. Sau đó bác sĩ sẽ tiếp tục xét nghiệm trong quá trình điều trị để đánh giá hiệu quả đồng thời phát hiện khả năng tái phát hoặc di căn. Ngoài ra, khi nghi ngờ mắc ung thư cũng có thể làm xét nghiệm CEA. CEA trong những bệnh lý khác nhau sẽ tăng khác nhau nhưng vẫn được chỉ định để cung cấp thêm thông tin để chẩn đoán bệnh. Xét nghiệm CEA còn có thể tiên lượng khối u đã di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể. 4. Những ý nghĩa lâm sàng của chỉ số CEA Xét nghiệm CEA có thể chẩn đoán ung thư đại trực tràng với độ đặc hiệu lên tới 90%. Với hiệu quả hàng đầu trong việc phát triển và điều trị ung thư, việc xét nghiệm CEA có những ý nghĩa lâm sàng sau: Sàng lọc, chẩn đoán ung thư Tiên lượng Bệnh càng tiến triển, giá trị CEA càng tăng cao. Giá trị càng cao thì tiên lượng càng xấu. Trong ung thư đại trực tràng, giá trị này còn có thể tiên lượng, phát hiện những khối u còn sót sau khi làm phẫu thuật. Ngoài ra, trước khi phẫu thuật, giá trị CEA còn xác định khối u đang ở giai đoạn mấy. Theo dõi hiệu quả quá trình điều trị và phát hiện bệnh tái phát Xét nghiệm CEA phát hiện ung thư còn có thể đánh giá quá trình điều trị bệnh cũng như khả năng bệnh tái phát sau này. Chẳng hạn đối với ung thư đại trực trạng, sau 4 - 6 tuần, giá trị CEA sẽ giảm dần và quay lại mức bình thường. Phương pháp xét nghiệm này cũng là phương pháp không xâm lấn nhạy nhất để chẩn đoán tái phát sau. Giá trị CEA huyết tương ban đầu sẽ là nền để theo dõi diễn biến của bệnh. Trong ít nhất 2 tháng, nếu giá trị này vẫn tăng thì đồng nghĩa với ung thư có thể tái phát. Phát hiện di căn Khi xét nghiệm CEA, nếu nhận thấy chỉ số này trong dịch cơ thể tăng lên thì có thể khối u đã di căn đến những vùng khác. Chẳng hạn như nếu CEA trong phổi tăng thì có thể đã di căn lên phổi. Nếu CEA tăng trong dịch màng bụng thì có thể di căn vào phúc mạc. Hoặc có thể đã di căn vào não hoặc tủy sống nếu phát hiện CEA tăng trong dịch não tủy. Đối với những ung thư khác (không phải ung thư đại trực tràng), chỉ khi ung thư tiến triển thì giá trị CEA mới tăng. Tùy theo trường hợp mà tỷ lệ tăng khoảng 50 - 70%. Giá trị CEA trong một số bệnh lành tính Ngoài xét nghiệm CEA phát hiện ung thư, giá trị CEA cũng có thể tăng ở một số bệnh lành tính gây ra hiện tượng dương tính giả. Một số bệnh phổ biến như viêm phổi, viêm gam, xơ gan, viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh vú lành tính,… 5. Xét nghiệm CEA phát hiện ung thư ở đâu nhanh chóng và hiệu quả
question_449
Công dụng thuốc Cerdelga
doc_449
Thuốc Cerdelga có chứa thành phần chính là Eliglustat, đây là một loại thuốc khá mới, được bác sĩ chỉ định trong điều trị bệnh lý di truyền Gaucher hiếm gặp. Tìm hiểu thông tin về thành phần, công dụng giúp người bệnh sử dụng thuốc hiệu quả. Thuốc Cerdelga 84 mg là thuốc kê đơn sản xuất bởi Genzyme Corporation. Cerdelga chứa thành phần chính là Eliglustat hàm lượng 84 mg.Thuốc được bào chế dưới dạng Viên nang cứng (viên nhộng). 2. Công dụng của thuốc Cerdelga Cerdelga là thuốc có tác dụng làm giảm sự hình thành của một loại protein nhất định trong cơ thể ở người mắc bệnh Gaucher loại 1.Bệnh Gaucher là một tình trạng di truyền, biểu hiện là cơ thể thiếu enzym cần thiết để phân hủy một số chất béo (lipid). Lipid có thể tích tụ trong cơ thể người bệnh, gây ra một số triệu chứng như dễ bị bầm tím hoặc chảy máu, thiếu máu, suy nhược, đau xương hoặc khớp, hoặc xương yếu, dễ gãy, gan hoặc lá lách to, .Cerdelga là thuốc điều trị bệnh Gaucher loại 1 từ nhẹ đến trung bình ở người lớn. Nó chỉ được sử dụng nếu men gan (2D6) trong cơ thể người bệnh bị phá vỡ hoặc chuyển hóa thuốc ở một tỷ lệ nhất định.Cerdelga có thể giúp cải thiện tình trạng của lá lách, gan, xương và tế bào máu ở những người mắc bệnh Gaucher loại 1. 3. Liều dùng và cách dùng thuốc Cerdelga Người bệnh hãy dùng thuốc Cerdelga chính xác theo chỉ định của bác sĩ kết hợp làm theo hướng dẫn sử dụng của thuốc được in trên nhãn và bao bì của thuốc. Để đảm bảo đây là phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu xác định kiểu gen. Nếu dùng Cerdelga thay thế một thuốc enzym khác, hãy dùng sau liều cuối cùng của loại thuốc kia ít nhất 24 giờ.Thuốc Cerdelga thường được sử dụng 1 - 2 lần/ ngày, dựa vào kết quả kiểm tra kiểu gen của bạn. Người bệnh cần tuyệt đối tuân theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.Cách sử dụng: Người bệnh uống thuốc Cerdelga với một ly nước đầy. Dùng thuốc Cerdelga vào cùng một thời điểm mỗi ngày và có thể dùng trước, trong hoặc sau giờ ăn. Nuốt toàn bộ viên nang Cerdelga và không nhai, bẻ hoặc mở viên nang.Hoạt chất Eliglustat có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng về tim. Chức năng tim của bệnh nhân có thể được kiểm tra bằng máy điện tim hoặc ECG (đôi khi được gọi là EKG) trước khi được chỉ định dùng thuốc này.Liều thông thường dành cho người lớn trị bệnh Gaucher. Khuyến nghị về liều lượng được cung cấp dựa trên Tình trạng chất chuyển hóa CYP450 2D6: Chất chuyển hóa mở rộng (EM); Chất chuyển hóa trung gian (IM); Chất chuyển hóa kém (PM)EM: 84 mg uống 2 lần/ ngày.IM: 84 mg uống 2 lần/ ngày.PM: 84 mg uống 1 lần mỗi ngày. Giảm liều: 84 mg uống 1 lần mỗi ngày được khuyến nghị cho trường hợp:EM / IM dùng chất ức chế CYP450 - 2D6 mạnh hay trung bình. EM dùng chất ức chế CYP450 - 3A mạnh hay trung bình. EM suy gan nhẹ dùng chất ức chế CYP450 - 2D6 yếu. EM bị suy gan nhẹ dùng chất ức chế CYP450 3A mạnh, trung bình hoặc yếu. CYP450 2D6 chất chuyển hóa cực nhanh (URM) có thể không đạt được nồng độ thuốc thích hợp để đạt được hiệu quả điều trị. Không thể đưa ra khuyến cáo về liều lượng cho những bệnh nhân không xác định được kiểu gen (người chuyển hóa không xác định được).Trường hợp quên một liều thuốc Cerdelga: Nếu thời điểm nhớ ra cách 1-2 tiếng thì người bệnh cần uống thuốc ngay khi đó. Tuy nhiên, nếu thời gian nhớ ra quá xa thời điểm cần uống thì không nên uống bù bởi có thể gây nguy hiểm cho cơ thể, trường hợp này bệnh nhân nên xin lời khuyên từ bác sĩ.Trong thường hợp dùng Cerdelga quá liều người bệnh nên làm gì: Khi quá liều thuốc dẫn tới những biểu hiện bất thường bệnh nhân hay người nhà cần thông báo cho bác sĩ hoặc người phụ trách y tế. Trong trường hợp quá liều thuốc Cerdelga 84mg có các biểu hiện cần phải cấp cứu thì người thân hãy gọi ngay cho Trung tâm Y tế để được cấp cứu và xử trí kịp thời. 4. Chống chỉ định của thuốc Cerdelga Thông thường người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc Cerdelga thì không được dùng thuốc.Theo dõi thêm ở tờ hướng dẫn sử dụng trong hộp thuốc. 5. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Cerdelga Trong quá trình sử dụng thuốc Cerdelga, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ sau đây:Khi xuất hiện một số tác dụng phụ của Cerdelga thì người bệnh cần phải báo ngay cho bác sĩ để có sự trợ giúp như: nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.Gọi cho bác sĩ điều trị ngay lập tức nếu bạn có triệu chứng: Chóng mặt đột ngột (giống như bạn có thể bị ngất xỉu); nhịp tim nhanh, phập phồng trong lồng ngực.Các tác dụng phụ thường gặp của Cerdelga có thể bao gồm: tiêu chảy, buồn nôn, đau dạ dày; nhức đầu; sự mệt mỏi; đau lưng; đau ở cánh tay hoặc chân. 6. Tương tác của thuốc Cerdelga với các thuốc khác, thực phẩm Thuốc Cerdelga có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng về tim. Nguy cơ có thể cao hơn nếu người bệnh cũng sử dụng một số loại thuốc điều trị các bệnh nhiễm trùng, hen suyễn, các vấn đề về tim, huyết áp cao, bệnh tâm thần, trầm cảm, ung thư, sốt rét hoặc HIV.Một số thuốc tương tác với eliglustat, do đó không nên dùng chung đồng thời. Thông báo với bác sĩ điều trị tất cả các thuốc và thực phẩm chức năng đang sử dụng bao gồm thuốc theo toa và thuốc không kê đơn, vitamin và các sản phẩm thảo dược.Tương tác thuốc Cerdelga 84mg với thực phẩm, đồ uống: Tránh sử dụng các sản phẩm từ bưởi, bởi trong bưởi có thể tương tác với dược chất eliglustat và gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. 7. Lưu ý và thận trọng khi dùng thuốc Cerdelga
doc_23146;;;;;doc_37628;;;;;doc_12915;;;;;doc_2772;;;;;doc_43632
Vardelena chứa hoạt chất chính là Vardenafil, được sử dụng để điều trị các vấn đề về chức năng tình dục ở nam giới (liệt dương hoặc rối loạn cương dương). Tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về tác dụng, chỉ định và khuyến cáo khi sử dụng thuốc Vardelena. Vardelena chứa hoạt chất chính là Vardenafil (dưới dạng Vardenafil hydrochloride trihydrate).được sử dụng để điều trị các vấn đề về chức năng tình dục ở nam giới (liệt dương hoặc rối loạn cương dương). Thuốc có tác dụng tăng lưu lượng máu đến dương vật, do đó, nam giới có thể đạt được và duy trì sự cương cứng lâu hơn. 2. Chỉ định của Vardelena Chỉ định của thuốc Vardelena như sau:Điều trị rối loạn cương dương, yếu sinh lý ở nam giới >18 tuổi. Rối loạn cương dương là khái niệm để chỉ những tình trạng không có khả năng đạt hoặc duy trì sự cương dương vật đủ để thỏa mãn trong giao hợp.Để thuốc đạt hiệu quả, người sử dụng cần có sự hưng phấn tình dục.Chống chỉ định của thuốc Vardelena như sau:Bệnh nhân có tiền sử dị ứng, quá mẫn cảm với hoạt chất Vardenafil hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.Người bệnh đang dùng nitrat hữu cơ hoặc nitrit oxid (như amyl nitrit) ở bất kỳ hình thức nào.Bệnh nhân bị teo thị thần kinh hậu nhãn cầu, bất kể là vấn đề này có liên quan đến việc có phơi nhiễm chất ức chế PDE5 trước đó hay không.Người bệnh có rối loạn tim mạch nghiêm trọng như đau thắt ngực không ổn định hoặc suy tim nặng.Tính an toàn của vardelena chưa được nghiên cứu ở những nhóm bệnh nhân sau, vì vậy chống chỉ định cho đến khi có thông tin cụ thể hơn:Suy gan nặng ( Xơ gan Child-Pugh C).Suy thận nặng.Huyết áp thấp (< 90/50 mm. Hg).Đã bị đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim (trong khoảng ít nhất 6 tháng).Rối loạn thoái biến võng mạc di truyền ( viêm võng mạc sắc tố). 3. Cách dùng và liều dùng của Vardelena 3.1. Cách dùng. Thuốc Vardelena được bào chế dưới dạng viên nén phân tán trong miệng. Khi sử dụng, đặt viên Vardelena ở trên lưỡi, sau khi thuốc được phân tán trong miệng thì nuốt xuống. Không uống cùng bất kỳ chất lỏng nào và được uống ngay sau khi lấy thuốc ra khỏi vỉ. Có thể uống cùng hoặc không cùng thức ăn vì không ảnh hưởng tới sự hấp thụ thuốc.Vardelena cần được uống trước khi có hoạt động tình dục khoảng 25 đến 60 phút.3.2. Liều dùng. Dùng thuốc Vardelena theo liều chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng liều cao hơn liều được kê đơn.Nam giới trưởng thành: Nên dò liều trong các hàm lượng 5-10mg để tìm ra liều phù hợp. Đối với người chưa sử dụng thuốc bao giờ hay người có triệu chứng nhẹ thì có thể uống 5mg. Người đã từng sử dụng có thể uống 10mg liều đầu tiên.Nam giới trên 65 tuổi nên bắt đầu với liều 5mg.Bệnh nhân suy gan: Những bệnh nhân suy gan nhẹ ( Xơ gan Child Pugh A) nên bắt đầu với liều 5 mg. Không dùng thuốc ở bệnh nhân suy gan nặng.Bệnh nhân suy thận: Đối với bệnh nhân suy thận có độ thanh thải Creatinin >30ml/phút không cần giảm liều. Nên bắt đầu với liều 5mg. Không dùng cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo chu kỳ 4. Tác dụng không mong muốn của Vardelena Tác dụng không mong muốn thường gặp:Hệ thần kinh: Đau đầu, chóng mặt.Hệ tim mạch: Tức ngực, khó thở.Hệ tiêu hóa: đầy bụng, khó tiêu.Tác dụng không mong muốn ít gặp:Toàn thân: Mệt mỏi, nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng, nhiễm trùng quanh nhãn cầu. Phản ứng quá mẫn cảm, ngứa, ban đỏ, phù nề và phù mạch.Hệ tâm thần kinh: Rối loạn giấc ngủ, buồn ngủ, rối loạn thính lực, ù tai.Mắt: Đau mắt và khó chịu ở mắt, nhạy cảm ánh sáng, xung huyết ở mắt, rối loạn nhìn màu sắc.Hệ tim mạch: hồi hộp trống ngực, tim đập nhanh.Hệ tiêu hóa: Trào ngược dạ dày-thực quản, viêm dạ dày, đau bụng, tiêu chảy, nôn, buồn nôn, khô miệng. Trên Gan: tăng men gan.Tác dụng không mong muốn hiếm gặp:Hệ thần kinh: Ngất xỉu, co giật, suy giảm trí nhớ, điếc đột ngột.Mắt: Tăng áp lực trong mắt, tăng tiết nước mắt, teo thần kinh hậu nhãn cầu.Hệ tim mạch: Nhồi máu cơ tim, nhịp nhanh thất, cơn đau thắt ngực, cơn tăng huyết áp, hạ huyết áp.Hệ sinh dục: Cương cứng kéo dài, xuất huyết ở dương vật.Nếu người bệnh gặp bất kỳ tác dụng không mong muốn nào, cần thông báo cho bác sĩ chuyên môn để được xử lý. 5. Thận trọng khi sử dụng Vardelena Khi sử dụng Vardelena cần lưu ý những thông tin dưới đây:Trước khi bắt đầu điều trị rối loạn cương dương, thầy thuốc cần đánh giá tình trạng tim mạch của bệnh nhân, vì Vardelena có thể làm tăng nặng tình trạng bệnh tim mạch của bệnh nhân. Thận trọng ở những bệnh nhân bị tắc đường máu ra của tâm thất trái, ví dụ: hẹp van động mạch chủ hoặc hẹp dưới van động mạch chủ vô căn.Những thuốc điều trị rối loạn cương dương nên được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân biến dạng của dương vật (như dương vật gập góc, bệnh Peyronie hoặc có nang), hoặc ở những bệnh nhân có nguy cơ dẫn đến tình trạng cương cứng kéo dài (bệnh hồng cầu lưỡi liềm, bệnh đa u tủy xương hoặc bệnh bạch cầu).Không khuyến cáo sử dụng Vardelena đồng thời với các liệu pháp gây cương cứng dương vật khác.Người bệnh dùng Vardelena gây cương dương vật kéo dài trên 4h cần liên hệ ngay với nhân viên y tế để được xử lý.Phụ nữ có thai và cho con bú: Không sử dùng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.Người lái xe và vận hành máy móc: cần thận trọng khi sử dụng vì thuốc có thể gây tác dụng phụ đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ. 6. Tương tác giữa Vardelena với các thuốc khác Tương tác giữa thuốc Vardelena và các thuốc khác khi sử dụng đồng thời hoặc trong một thời gian gần nhau có thể gây ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc cũng như gây ra tác dụng không mong muốn. Do đó, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về tất cả các thuốc và thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng.Những thuốc gây tương tác với Vardelena như sau:Vardelena có khả năng làm giảm huyết áp nghiêm trọng khi dùng chung với nitrat, dẫn đến cơn chóng mặt, ngất xỉu, thậm chí nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Không sử dụng Vardelena với bất kỳ các thuốc nào sau đây: Một số thuốc được sử dụng trong điều trị đau thắt ngực (điển hình là nhóm nitrat, như nitroglycerin, isosorbide), các thuốc có chứa nhóm amyl hoặc butyl nitrite (thường thấy trong thuốc kích dục).Nếu đang dùng thuốc chẹn alpha (như doxazosin, tamsulosin) để điều trị phì đại tiền liệt tuyến hoặc huyết áp cao, sẽ gây tương tác với Vardelena, làm tụt huyết áp nặng dẫn đến hiện tượng chóng mặt hoặc ngất xỉu. Đối với trường hợp này, bác sĩ có thể bắt đầu phác đồ điều trị với liều Vardelena thấp hơn, nhằm giảm thiểu nguy cơ hạ huyết áp.Những thuốc khác có thể ảnh hưởng đến khả năng thải trừ Vardelena khỏi cơ thể bệnh nhân và ảnh hưởng đến tác động của thuốc. Ví dụ các loại thuốc gây ảnh hưởng, chẳng hạn như thuốc kháng nấm ( như itraconazole, ketoconazole), kháng sinh nhóm macrolid (như clarithromycin, erythromycin), các thuốc ức chế virus HIV ( indinavir, ritonavir), thuốc ức chế virus viêm gan C ( boceprevir, telaprevir).Nhiều loại thuốc tương tác với Vardelena làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến nhịp tim (do có cùng tác động kéo dài khoảng QT), bao gồm amiodarone, procainamid, quinidin và sotalol.Vardelena chứa hoạt chất chính là Vardenafil, được sử dụng để điều trị các vấn đề về chức năng tình dục ở nam giới (liệt dương hoặc rối loạn cương dương). Thuốc hoạt động bằng cách tăng cường lưu lượng máu đến dương vật, giúp nam giới có thể đạt được và duy trì sự cương cứng lâu hơn.Nếu bạn đang gặp các vấn đề về rối loạn cương dương, cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn trước khi sử dụng thuốc.;;;;;Thuốc Cerlergic được chỉ định trong điều trị các triệu chứng dị ứng như viêm mũi, bệnh ngoài da gây ngứa, mề đay mãn tính hoặc viêm kết mạc dị ứng. Dưới đây là thông tin chi tiết về thuốc Cerlergic có tác dụng gì và lưu ý khi sử dụng. Cerlergic thuộc nhóm thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn có thành phần Cetirizine. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.Thuốc Cerlergic có chứa các thành phần sau:Hoạt chất Cetirizine;Tá dược vừa đủ hàm lượng thuốc nhà cung sản xuất cung cấp. Hoạt chất Cetirizine trong thuốc Cerlergic là chất kháng histamin mạnh có tác dụng chống dị ứng, nhưng không gây buồn ngủ ở liều dược lý. Cetirizine có tác dụng đối kháng chọn lọc với thụ thể H1, không có tác dụng đối kháng serotonin và acetylcholin. Cetirizine ức chế giai đoạn sớm và giảm giải phóng các chất trung gian ở giai đoạn muộn phản ứng dị ứng. 3. Chỉ định sử dụng thuốc Cerlergic Thuốc Cerlergic được chỉ định trong điều trị triệu chứng các biểu hiện dị ứng sau:Sổ mũi/ viêm mũi dị ứng theo mùa và không theo mùa;Bệnh ngoài da gây ngứa nguyên nhân do dị ứng;Mề đay mãn tính;Viêm kết mạc dị ứng. 4. Liều dùng thuốc Cerlergic Liều Cerlergic tham khảo như sau:Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Liều Cerlergic thông thường là uống 10mg/ ngày.Liều dùng thuốc Cerlergic trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Cerlergic cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Cerlergic phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ. 5. Chống chỉ định dùng thuốc Cerlergic Thuốc Cerlergic chống chỉ định đối với các trường hợp sau:Bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần thuốc Cerlergic hoặc hydroxyzin;Bệnh nhân suy thận;Chống chỉ định dùng thuốc khi có thai và đang cho con bú. 6. Tương tác thuốc Độ thanh thải của Cetirizin sẽ giảm nhẹ khi dùng chung với thuốc Theophyllin. 7. Tác dụng phụ của thuốc Cerlergic Thuốc Cerlergic có thể gây ra một số tác dụng phụ sau:Rối loạn đường tiêu hóa;Khô miệng;Chóng mặt;Buồn ngủ;Tăng huyết áp.Trong quá trình điều trị, nếu xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Cerlergic thì người bệnh cần thông báo với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời. 8. Lưu ý khi sử dụng thuốc Cerlergic Sau khi uống thuốc Cerlergic, không nên thực hiện các công việc cần sự tập trung cao như lái xe hay vận hành máy móc;Tránh dùng thuốc Cerlergic chung với rượu hoặc các chất ức chế thần kinh trung ương khác vì có thể làm giảm tỉnh táo;Giảm liều Cerlergic ở người lớn tuổi;Điều chỉnh liều Cerlergic ở bệnh nhân suy gan.Bài viết đã cung cấp thông tin Cerlergic là thuốc gì, liều dùng và lưu ý khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Cerlergic theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.;;;;;Invegga Sustenna có tác dụng làm cho người bệnh cảm thấy hưng phấn, tích cực. Do đó, thuốc Invega Sustenna là thuốc dùng trong điều trị rối loạn tâm thần vả cảm xúc. Thuốc được bào chế dưới dạng hỗn dịch pha tiêm giải phóng kéo dài. Để hiểu rõ hơn về công dụng và chỉ định dùng thuốc Invega sustenna, đọc ngay bài viết dưới đây nhé. Thuốc Invega Sustenna có thành phần chính là Paliperidone (dưới dạng Paliperidone palmitate) 150mg/1,5ml, một hoạt chất chống loạn thần không điển hình.Công dụng chính của Invega Sustenna có thể gây ảo giác giúp người bệnh suy nghĩ tích cực hơn về bản thân và cuộc sống. Từ đó giảm mối lo bị kích động từ các bệnh lý loạn thần. Người dùng Invega Sustenna cũng sẽ cảm thấy năng động và hưng phấn hơn trong các hoạt động thường ngày.Được xếp vào nhóm thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai không điển hình, Invega Sustenna có tác dụng hiệu quả trong quá trình điều trị tâm thần phân liệt. Invenga Sustenna được sử dụng điều trị kết hợp với thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc ổn định tâm trạng cho người lớn và thanh thiếu niên. Ngoài dạng bào chế hỗn dịch giải phóng kéo dài, Invega Sustenna còn có dạng viên phóng thích mở rộng 24 giờ, với các hàm lượng Paliperidone là 1,5mg, 3mg, 6mg, 9mg.Trên thị trường hiện nay thuốc Invega Sustenna được sản xuất 2 loại là 100mg và 150mg, được bào chế dưới dạng hỗn dịch giải phóng kéo dài có trong bơm tiêm đóng sẵn của nhà sản xuất. Thuốc Invega Sustenna dùng cho người lớn trên 18 tuổi và trẻ từ 12-17 tuổi đều phải có sự giám sát và chỉ định của bác sĩ.Invega Sustenna chỉ được chỉ định trong điều trị các bệnh loạn thần, cụ thể như sau.Rối loạn tâm thần/ rối loạn cảm xúc/ rối loạn lưỡng cực. Tâm thần phân liệt. Hỗ trợ điều trị người bị trầm cảm. Mặt khác, bệnh nhân mẫn cảm với paliperidone và risperidone sẽ không được chỉ định kê đơn. 2. Liều dùng thuốc Invega Sustenna Liều dùng thuốc Invega Sustenna được chia ra ở dạng viên nén phóng thích kéo dài và hỗn dịch tiêm truyền phóng thích kéo dài.2.1. Dạng hỗn dịch tiêm truyền phóng thích kéo dàiỞ điều trị những bệnh nhân chưa từng dùng qua các thuốc có paliperidone hoặc risperidone, phải dung nạp paliperidone hoặc risperidone theo dạng uống trước khi điều trị bằng hỗn dịch tiêm truyền.Liều khởi đầu 234mg/Paliperidone palmitat tiêm bắp vào ngày đầu, liều tiếp theo là là 156 mg tiêm bắp cho một tuần sau đó. Vị trí tiêm bắp tại cơ delta. Liều duy trì: 117 mg tiêm bắp mỗi tháng. Vị trí: tiêm vào cơ delta hoặc tiêm mông.Liều dùng có thể dao động trong phạm vi từ 39mg - 234mg tùy thuộc vào thể trạng và sức chịu đựng của người bệnh. Liều dùng có thể sẽ phải điều chỉnh hàng tháng theo chỉ định và đánh giá của bác sĩ.2.2.Viên nén phóng thích kéo dài. Liều tiêu chuẩn: 6 mg/ngày, uống 1 lần. Dao động liều lượng có thể từ: 3-12 mg/ngày; tăng liều dùng có thể khoản 3 mg/ngày và nên thực hiện trên 5 ngày.Liều tối đa: 12 mg/ngày.Liều dùng cho người lớn bị rối loạn phân liệt cảm xúc. Liều khuyên dùng: 6 mg/ngày, uống 1 lần. Liều lượng hàng ngày có thể điều chỉnh 3-12 mg/ngày; việc tăng liều dùng có thể được thực hiện trong khoản cho phép là 3 mg/ngày và nên thực hiện trên 4 ngày để đạt hiệu quả.Liều tối đa: 12 mg mỗi ngày, dùng đường uống. Với trẻ em 12-17 tuổi, liều khuyên dùng là 3mg/ngày, uống 1 lần.Liều lượng: 3-12 mg mỗi ngày; việc tăng liều dùng có thể được thực hiện trong vòng 3 mg mỗi ngày và nên thực hiện trên 5 ngày.Liều tối đa: 12 mg/ngày, dùng theo đường uống. 3. Tác dụng phụ thuốc Invega Sustenna Tác dụng phụ thường gặp. Vú sưng hoặc tiết dịch. Thay đổi chu kỳ kinh nghiệt. Bồn chồn, run, thèm ngủ, khô miệng. Mờ mắt. Chóng mặt kèm đau đầu. Giảm ham muốn tình dục, liệt dương ở nam giới.Tác dụng phụ hiếm gặp. Căng cơ, sốt cao, vã mồ hôi. Rối loạn nhịp tim, cảm giác ngất xỉu. Khó nuốt. Giật cơ ở vùng đầu mặt cổ. Yếu một bên cơ thểĐốm trắng hay lở loét trong miệng. Không giữ được cân bằng, đau đầu đột ngột và cơn đau nặng.Nếu có những triệu chứng nặng như kể trên, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa hoặc đưa đến bệnh viện gần nhất để được sơ cứu kịp thời. 4. Lưu ý khi dùng thuốc Invega Sustenna Thuốc Invega Sustenna có thể làm tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân cao tuổi (lão khoa) bị rối loạn tâm thần có sa sút trí tuệĐối với người mắc hội chứng ác tính thần kinh (Neuroleptic malignant syndrome - NMS), nguy cơ tử vong rất cao cũng đã được báo cáo. Do đó, không được dùng thuốc Invega Sustenna ở những bệnh nhân này.Đối với bệnh nhân mắc các bệnh tâm thần, loạn thần từng có ý định tự tử thì nên được kê đơn với liều lượng nhỏ nhất phù hợp, dùng thuốc dưới sự giám sát của bác sĩ và người nhà.Với phụ nữ cho con bú, theo các báo các về sự tiết qua sữa mẹ của hoạt chất trong thuốc Invega Sustenna là có ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ. Do đó với phụ nữ cho con bú thì không nên sử dụng thuốc Invega Sustenna.Với người vận hành lái xe và máy móc, thuốc Invega Sustenna được đánh giá là có ảnh hưởng đến hệ thần kinh và thị giác (hưng phấn, năng động, hoặc thèm ngủ). Do đó người vận hành máy móc và lái xe không nên dùng thuốc này.Thuốc Invega Sustenna với hoạt chất chính là Paliperidone palmitate) được dùng trong điều trị các bệnh nhân tâm thần, loạn thần, hỗ trợ điều trị trầm cảm kết hợp với một số thuốc khác. Đây là thuốc được sử dụng dưới sự giám sát và kê đơn của bác sĩ, người bệnh không được tự ý sử dụng dưới mọi hình thức.;;;;;Thuốc Welgra 100 có thành phần chính là Sildenafil 100mg và các tá dược vừa đủ một viên. Thuốc được bác sĩ chỉ định điều trị bệnh lý rối loạn cương dương ở nam giới. 1. Công dụng thuốc Welgra 100 Thuốc Welgra 100 có thành phần trong một viên nén gồm Sildenafil 100mg và các tá dược khác kết hợp lượng vừa đủ một viên. Welgra 100 có tác dụng điều trị rối loạn cương dương, hay được hiểu là tình trạng không có khả năng đạt được hoặc duy trì cương cứng để thỏa mãn hoạt động tình dục ở nam giới.Thành phần Sildenafil có trong Welgra 100 có cơ chế ức chế chọn lọc PDE5, làm cho lượng c FMP ở thể hang tăng lên, làm giãn cơ trơn, tăng lưu lượng máu đến thể hang làm cương dương tốt hơn.Thuốc Welgra 100 được chỉ định khi người bệnh thực hiện kích thích tình dục để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Các trường hợp sau được khuyến cáo chống chỉ định với thuốc Welgra 100 bao gồm:Phụ nữ và trẻ em dưới 18 tuổi.Người bệnh hạ huyết áp (huyết áp < 90/50 mm. Hg), người bệnh suy gan.Người đang dùng đồng thời với các chất cung cấp nitric oxid hoặc các nitrat hữu cơ.Người bị rối loạn võng mạc thoái hóa di truyền (viêm võng mạc thoái hóa sắc tố).Người bệnh nhồi máu cơ tim hoặc có tiền sử đột quỵ gần đây.Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. 3. Cách dùng và liều dùng thuốc Welgra 100 Thuốc Welgra 100 sử dụng đường uống trước quan hệ tình dục 1 giờ. Theo đó, người bệnh không uống thuốc nhiều hơn 1 lần/ ngày.Liều dùng thuốc Welgra 100 cần được tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Liều dùng sau đây chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào tình trạng thực tế của mỗi người mà liều lượng Welgra 100 có thể thay đổi phù hợp.Người lớn. Uống 50mg/lần/ngày. Tùy theo mức độ dung nạp của thuốc ở mỗi người là khác nhau, có thể tăng liều Welgra 100 lên tối đa 100mg/lần/ngày hoặc giảm xuống 25mg/lần/ngày.Người bệnh suy thậnĐối với bệnh nhân suy thận cần dựa vào tình trạng bệnh để uống thuốc Welgra 100 với liều phù hợp:Người bệnh suy thận nhẹ hoặc trung bình (độ thanh thải creatinin 30 - 80ml/phút): uống liều như nói trên không cần hiệu chỉnh liều.Người bệnh suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 30ml/phút): Uống Welgra 100 25mg/lần/ngày.Người bệnh suy gan. Uống Welgra 100 liều 25mg/lần/ngày.Người bệnh đang dùng các thuốc khác như:Phối hợp cùng Ritonavir: Không nên sử dụng thuốc Welgra 100 vượt quá liều đơn tối đa 25mg trong vòng 48 giờ.Phối hợp cùng thuốc ức chế CYP3A4: Uống liều Welgra 100 khởi đầu 25mg.Phối hợp cùng thuốc hủy alpha giao cảm: Người bệnh cần được điều trị ổn định trước khi uống Welgra 100, đồng thời cân nhắc dùng Welgra 100 với liều khởi đầu thấp hơn.Cần lưu ý, với người già thì không cần hiệu chỉnh liều nói trên. Trẻ em dưới 18 tuổi được khuyến cáo không sử dụng thuốc Welgra 100. 4. Xử trí khi quên liều hoặc quá liều Welgra 100 Thuốc Welgra 100 được chỉ định dùng theo nhu cầu nên hiếm có trường hợp quên liều. Tuy nhiên, nếu quên liều, người bệnh bỏ qua liều đã quên. Theo đó, trước quan hệ lần sau uống trước 1 tiếng như chỉ định, tránh uống 2 liều 1 lúc bù liều quên.Người bệnh dùng Welgra 100 quá liều có thể có các triệu chứng như nóng bừng mặt, thị giác thay đổi, chóng mặt, đau đầu, sung huyết mũi, khó tiêu. 5. Tác dụng phụ của Welgra 100 Người sử dụng thuốc Welgra 100 sẽ có tác dụng phụ thường xuyên là đau đầu. Một số triệu chứng ít hơn như mờ mắt, nóng người, khó tiêu, chóng mặt, nghẹt mũi, buồn nôn, loạn thị....Một số triệu chứng ít gặp hơn, tùy vào cơ địa của từng người, cụ thể:Buồn ngủ, ngại ánh sáng, xung huyết mắt, nhịp tim nhanh hơn bình thường, chảy máu cam mũi, ói mửa, phát ban, đau mắt, viêm mũi, nổi mẩn, hoa mắt.Đánh trống ngực, tắc xoang mũi, khô miệng, trào ngược dạ dày thực quản, đau cơ xương, loạn sắc thị, hạ huyết áp....Phù, khô mắt, động kinh, cảm giác bất thường ở mắt, khan họng, thay đổi tiếng, ngứa, phù mũi, ngất.Có thể tái phát động kinh, cương dương không mong muốn...Các triệu chứng trên nếu không thuyên giảm hoặc ngày càng nặng nghiêm trọng hơn, người bệnh cần báo ngay với bác sĩ điều trị để nhận tư vấn và hỗ trợ kịp thời. 6. Tương tác thuốc Welgra 100 Người bệnh chú ý cần trung thực với bác sĩ về thông tin các loại thuốc đang sử dụng để tránh những tương tác với thuốc Welgra 100, đồng thời nâng cao hiệu quả điều trị. Cụ thể cần thận trọng khi kết hợp Welgra 100 với một số loại thuốc sau:Các loại thuốc ức chế CYP3A4 sẽ làm độ thanh thải của Sildenafil - thành phần của Welgra 100 giảm xuống.Các chất gây cảm ứng CYP3A4 có thể gây giảm nồng độ đỉnh và diện tích dưới đường cong của Welgra 100.Thuốc Ritonavir, Saquinavir, Bosentan trái ngược với thuốc trên, làm tăng nồng độ đỉnh và diện tích dưới đường cong của Welgra 100Các Nitrit, nitrat hữu cơ, nitric oxid: Làm tăng khả năng hạ huyết áp của các chất này trong các loại thuốc. Thuốc hủy alpha giao cảm dẫn tới hạ huyết áp triệu chứng.Nước ép bưởi kết hợp với Welgra 100 có thể làm tăng nồng độ trong huyết tương của Welgra 100. 7. Các lưu ý khi sử dụng Welgra 100 Thuốc Welgra 100 không chỉ định cho phụ nữ, phụ nữ đang có thai, phụ nữ đang cho con bú sử dụng.Welgra 100 được bán theo đơn, người bệnh cần chú ý đến tình trạng tim mạch của bản thân trước khi điều trị rối loạn cương dương bằng thuốc Welgra 100. Thuốc được khuyến nghị không sử dụng cho nam giới được khuyến cáo không nên hoạt động tình dục vì vấn đề sức khỏe hoặc đang điều trị bệnh lý nào khác trước đó.Người bệnh có cản trở dòng chảy thất trái hoặc có hội chứng teo đa hệ thống, có bệnh thần kinh thị giác thiếu máu cục bộ cần cân nhắc sử dụng Welgra 100.Người bệnh chú ý không phối hợp Welgra 100 với các chất ức chế PDE5 hoặc các loại thuốc điều trị rối loạn cương dương khác.Các đối tượng sau cần thận trọng khi sử dụng thuốc Welgra 100:Người bị rối loạn đông máu hoặc bị bệnh loét tiêu hóa cấp tính.Người bệnh có biến dạng về giải phẫu dương vật hoặc có bệnh lý dễ gây cương đau dương vật.Người bệnh viêm võng mạc sắc tố có các rối loạn về gen phosphodiesterase ở võng mạc mắt.Trên đây là toàn bộ thông tin cần biết cho người sử dụng thuốc Welgra 100 để điều trị rối loạn cương dương. Hy vọng với thông tin nói trên, người bệnh có thể sử dụng thuốc hiệu quả, tránh tác dụng phụ không mong muốn.;;;;;Thuốc Majegra 100 chứa hoạt chất Sildenafil được chỉ định trong điều trị tình trạng rối loạn cương dương, liệt dương, xuất tinh sớm.Cùng tìm hiểu về công dụng và các lưu ý khi sử dụng thuốc Majegra 100 qua bài viết dưới đây. 1. Công dụng của thuốc Majegra 100 Thuốc Majegra 100 chứa hoạt chất Sildenafil 100mg bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Hoạt chất Sildenafil tác dụng ức chế chọn lọc enzym PDE5, thúc đẩy chuyển hóa GMPc (chất tác động đến sự cương cứng của dương vật) làm tăng tích lũy và kéo dài thời gian tồn tại của GMPc. Nồng độ của GMPc ảnh hưởng đến lưu lượng máu di chuyển đến dương vật, vì vậy GMPc đóng vai trò chủ yếu trong việc cương dương. Dưới tác dụng ứ máu của GMPc giúp cương cứng dương vật và kéo dài thời gian quan hệ.Thuốc Majegra 100 được chỉ định trong những trường hợp sau đây:Nam giới trên 18 tuổi mắc các tình trạng rối loạn cương dương, liệt dương, xuất tinh sớm, giảm hoặc mất khoái cảm trong quan hệ tình dục;Người cần tăng thời gian quan hệ tình dục. 2. Liều dùng của thuốc Majegra Thuốc Majegra được dùng bằng đường uống, người bệnh nên uống trước khi quan hệ tình dục 30 phút – 1 giờ. Một số khuyến cáo về liều dùng Majegra như sau:Liều khuyến cáo ở hầu hết người bệnh là 50mg, uống trước khi quan hệ 30 phút – 1 giờ.Liều thuốc tối đa không quá 100mg/lần/ngày.Đối với người bệnh có nguy cơ cao tăng nồng độ Sildenafil trong huyết tương như người bệnh suy gan, người trên 65 tuổi, người bệnh suy thận nặng, người bệnh đang được điều trị bằng thuốc ức chế cytochrom P450 3A4 như Ketoconazol, Erythromycin, Itraconazole... Dùng liều 25mg/lần/ngày. 3. Tác dụng phụ của thuốc Majegra Thuốc Majegra có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như sau:Đỏ bừng mặt, đau đầu, nghẹt mũi, tắc nghẽn thực quản;Các rối loạn về thị giác như nhạy cảm với ánh sáng, mờ mắt, mất phân biệt tạm thời giữa màu xanh da trời và màu xanh lá cây, đau ngực;Tác dụng phụ hiếm gặp: Cương cứng và đau dương vật kéo dài trên 6 giờ sau khi dùng thuốc.Người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sĩ điều trị trong trường hợp gặp phải các tác dụng không mong muốn khi dùng Majegra. 4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Majegra 4.1. Chống chỉ định. Chống chỉ định sử dụng thuốc Majegra trong những trường hợp sau:Người mắc bệnh lý tim mạch nặng, có tiền sử bị đột quỵ, cơn ngừng tim, huyết áp cao hoặc huyết áp thấp không kiểm soát được;Người bệnh bị rối loạn võng mạc thoái hóa di truyền, bệnh gan nặng, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi;Người bệnh mẫn cảm với Sildenafil hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc Majegra.4.2. Thận trọng khi sử dụng thuốc. Thận trọng khi sử dụng thuốc Majegra ở những đối tượng sau:Người bệnh thiếu máu (bất thường về hồng cầu), bệnh bạch cầu, người mắc u tủy các thể (ung thư tủy xương) hoặc bất kỳ sự thay đổi nào khác của dương vật;Hiệu quả và độ an toàn của Sildenafil chưa được chứng minh ở người bệnh bị rối loạn máu và người bệnh loét đường ruột, vì vậy cần thận trọng khi sử dụng thuốc trên những người bệnh này;Thận trọng khi sử dụng Majegra ở người bệnh bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc loạn nhịp tim đe dọa đến tính mạng trong 6 tháng trở lại;Đối với người lái xe, vận hành máy móc: Các tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, mờ mắt đã được ghi nhận khi điều trị bằng Sildenafil, vì vậy người bệnh lái xe, vận hành máy móc cần thận trọng khi sử dụng thuốc Majegra.Bảo quản thuốc Majegra ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng và độ ẩm cao. 5. Tương tác thuốc Hoạt chất Sildenafil bị chuyển hóa tại gan bởi enzym CYP3A4 nên chống chỉ định sử dụng đồng thời với các thuốc ức chế CYP3A4 như Erythromycin, Ketoconazol, Cimetidin, Itraconazol...Tác dụng hạ huyết áp của Amlodipine tăng lên khi sử dụng đồng thời với Sildenafil.Chất chuyển hóa có hoạt tính của Sildenafil là N - demethyl sildenafil có nồng độ trong huyết tương tăng lên 102% khi sử dụng cùng với thuốc chẹn kênh Beta không chọn lọc và tăng 62% khi dùng cùng với thuốc lợi tiểu quai hoặc lợi tiểu giữ Kali.Các thuốc gây cảm ứng enzyme gan làm giảm nồng độ và tăng độ thanh thải của thuốc Majegra.Liều thuốc Sildenafil cần được giảm xuống khi dùng phối hợp với thuốc d – blocker (dosazoxin, terazosin...) hoặc thuốc a – blocker.Hoạt chất Sildenafil có tác dụng giãn mạch nên có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp khi sử dụng đồng thời với thuốc điều trị tăng huyết áp.Bosentan gây cảm ứng enzyme CYP3A4 và CYP2C9 nên làm tăng độ thanh thải và giảm nồng độ của Sildenafil.Carbamazepine, Barbiturat, Phenytoin, Nevirapine, Efavirenz... gây cảm ứng mạnh CYP3A4 nên làm thay đổi nồng độ trong huyết tương của Sildenafil.Sử dụng đồng thời Rifamycin và thuốc Majegra làm giảm nồng độ của Sildenafil trong huyết tương.Thuốc ức chế phosphodiesterase: Một số nghiên cứu về tác dụng của sildenafil trên một số tổ chức (động mạch vành, thể hang) cho thấy sildenafil không làm tăng đáng kể nồng độ c. AMP. Do đó, những tác dụng hạ huyết áp, độc cho tim hoặc chảy máu khi dùng đồng thời sildenafil và các thuốc ức chế phosphodiesterase chưa được chứng minh rõ.Tương tác thuốc xảy ra làm giảm tác dụng điều trị của thuốc Majegra, tăng nguy cơ gặp phải tác dụng không mong muốn. Vì vậy, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng trước khi điều trị bằng Majegra để đảm bảo an toàn, hiệu quả.
question_450
Ăn gì cho nhanh béo?
doc_450
người gầy nên ăn gì để cho nhanh béo Muốn “béo” phải tìm rõ nguyên nhân Có không ít người chỉ cần ăn uống thoải mái bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng là một tuần lên vài ký. Trong khi đó, lại có những người ăn một ngày vài ba bữa mà cơ thể vẫn không chịu nhích lên gam nào. Không riêng các bạn gái trẻ, các bạn đã lập gia đình hay người lớn tuổi cũng đối diện với sự “tong teo” của cơ thể. Thân hình còm nhom, “ăn hoài chẳng béo”, có không ít người hướng dẫn nhau cách ăn uống cho tăng cân, trong đó nhiều người lầm tưởng làm ngược lại những điều mà các chuyên gia dinh dưỡng hướng dẫn người thừa cân như: ăn khuya, ăn nhiều bữa, ăn các thức ăn nhiều đường, mỡ… thì sẽ béo nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm. Để có một chế độ tăng cân khoa học mà vẫn đảm bảo sức khỏe bạn cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân vì sao khiến bạn bị sụt cân như hiện nay. Vì nếu thực hiện sai chế độ ăn uống bạn dễ có nguy cơ mắc phải các bệnh như tiểu đường, mỡ máu, đau dạ dày… nếu như duy trì thói quen thiếu khoa học này. Vì vậy cần phải “truy tìm” đúng nguyên nhân thì giải pháp đưa ra mới hiệu quả. Ăn uống không đủ chất dinh dưỡng Hoạt động ăn uống của chúng ta hàng ngày giúp cung cấp các dưỡng chất thiết yếu đi nuôi cơ thể để các tế bào khác trên các cơ quan trong cơ thể được hoạt động bình thường và thực hiện đúng các chức năng của chúng. Khi lượng thức ăn bạn “nạp” vào cơ thể không đủ hay thiếu hụt chất dinh dưỡng, chủ yếu là thiếu vitamin và khoáng chất như sắt, kẽm, vitamin A và i-ốt sẽ khiến các cơ quan trên cơ thể thiếu “nguồn năng lượng” lâu ngày sẽ dẫn đến còi cọc, nhẹ cân, chậm lớn. Mắc bệnh tiêu hóa Nếu mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, viêm loét dạ dày mạn tính chúng ta thường có xu hướng chán ăn vì mỗi lần ăn vào thường cảm thấy đau, tức bụng, đầy bụng, có cảm giác khó chịu hay buồn nôn sau khi ăn. Ngoài ra khi gặp các vấn đề về đường tiêu hóa khả năng hấp thu chất dinh dưỡng ở những người này cũng kém hơn do đó bạn sẽ chẳng thể tăng cân được nếu như chưa điều trị triệt để các bệnh lý về đường tiêu hóa. Bên cạnh đó cũng đừng quên sổ giun định kỳ 6 tháng/lần. Thói quen sinh hoạt không khoa học Thói quen nhịn ăn sáng hoặc biếng ăn, căng thẳng thường xuyên do áp lực công việc, mất ngủ, thức khuya khiến cơ thể dễ suy nhược hoặc ăn kiêng không khoa học, khiến bạn ăn bỏ bữa, ăn không ngon miệng. Tình trạng kéo dài sẽ khiến bạn biếng ăn, khẩu phần ăn ngày càng giảm. Sử dụng nhiều các chất kích thích như bia, rượu, café, hút thuốc lá… có thể dẫn đến lượng đạm, calo và vi chất dinh dưỡng không đủ khiến cơ thể khó tăng cân trong thời gian dài. Khi thấy cơ thể sụt cân mà muốn tăng cân bạn cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống và tập luyện khoa học. Không nên làm theo các biện pháp chưa được kiểm chứng như đi ngược lại các lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng dành cho những người đang béo cần giảm cân. Điều này là hoàn toàn sai lầm và có thể gây hại đến sức khỏe của bạn. Một số loại thực phẩm giúp tăng cân Theo các chuyên gia dinh dưỡng: Một thực đơn tăng cân hoàn hảo trong bữa ăn dành cho người gầy phải luôn đảm bảo đủ 4 nhóm chất: đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Nếu thiếu một trong 4 nhóm này sẽ không đảm bảo duy trì sức khỏe, càng không thể tăng cân một cách khỏe mạnh được. Thực phẩm cung cấp nhiều protein Các loại cá: cá hồi, cá ngừ… có chứa nhiều protein và chất béo không bão hòa rất tốt cho sức khỏe, ăn thường xuyên các loại cá này giúp tăng cường trí não và giúp cơ thể sớm đạt được cân nặng. Trứng và sữa: là những thực phẩm giàu protein và canxi, chính vì vậy đây là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn tăng cân của người gầy. Thịt gia cầm: thịt gà, thịt ngan, thịt vịt,… cũng là nguồn cung cấp protein dồi dào. Thực phẩm giàu tinh bột Bánh mì, gạo, ngũ cốc, ngô, khoai lang, khoai tây… là những thực phẩm cung cấp tinh bột lành mạnh mà cơ thể cần nạp. Các loại thực phẩm này không chỉ cung cấp carbonhydrate mà chúng còn cung cấp một lượng lớn chất xơ, sắt và canxi cho cơ thể. Thực phẩm giàu chất béo Cá hồi, bơ, các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt điều, hạt dẻ…) là những thực phẩm cung cấp chất béo lành mạnh. Các loại dầu ép từ các loại hạt: hướng dương, vừng oliu… được các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên dùng. Những người muốn tăng cân lành mạnh cần đưa những loại chất béo này vào thực đơn ăn uống của mình để đảm bảo đủ chất và bổ sung chất béo có lợi cho sức khỏe. Thực phẩm cung cấp vitamin và khoáng chất Các loại trái cây, rau củ quả đều có chứa lượng vitamin và khoáng chất cao. Vì vậy, bạn đừng bỏ qua các loại thực phẩm này trong bữa ăn chính và bữa phụ. Trong đó, bạn nên dùng các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như: súp lơ xanh, rau chân vịt, giá đỗ,… Những thực phẩm trên là những thức ăn giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe giúp bạn tăng cân tự nhiên, hiệu quả.
doc_60420;;;;;doc_63057;;;;;doc_23455;;;;;doc_59183;;;;;doc_46100
Ngoài những yếu tố như lười vận động, tuổi tác, yếu tố di truyền, bệnh lý, một số thực phẩm cũng khiến bạn tăng cân nhanh chóng. Dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn “điểm danh” những thực phẩm gây béo phì mà chúng ta nên tránh xa để đảm bảo một ngoại hình cân đối và một cơ thể khỏe mạnh. 1. Những thực phẩm khiến bạn tăng cân vù vù Dầu ăn Phần lớn các loại dầu ăn đều có chứa nhiều axit béo omega-6 và rất ít axit béo omega-3. Điều này dễ gây ra sự mất cân bằng giữa những loại axit béo kể trên và cũng chính là nguyên nhân khiến bạn tăng cân. Vì thế, nên hạn chế tiêu thụ dầu ăn bằng cách tránh ăn quá nhiều những món chiên, rán hoặc có thể thay thế bằng dầu olive. Dầu olive là loại dầu ăn tốt cho sức khỏe và giúp cơ thể cân bằng hai loại axit béo cần thiết này. Chất béo không bão hòa Các loại chất béo không bão hòa có trong một số thực phẩm chiên rán để lâu, đồ nướng hoặc các loại thực phẩm được đóng gói hay một số loại thức ăn nhanh chính là nguyên nhân làm tăng lượng cholesterol xấu, giảm lượng cholesterol tốt, gây béo phì và có nguy cơ mắc một số bệnh như tiểu đường hay huyết áp cao. Các loại thịt đỏ và những thực phẩm chế biến sẵn Những loại thịt đỏ có chứa Neu5Gc - chất có thể gây viêm. Ngoài ra, rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy thịt đỏ cũng như thực phẩm chế biến sẵn có liên quan mật thiết tới các bệnh ung thư và một số bệnh về tim mạch. Bên cạnh đó, đây cũng chính là một trong những lý do khiến bạn tăng cân. Đường Những thực phẩm có chứa nhiều đường bao gồm bánh ngọt, nước ngọt, kẹo, nước trái cây,… Nếu tiêu thụ quá nhiều đường, bạn sẽ có nguy cơ tăng cân và mắc bệnh tiểu đường, nhiều bệnh lý khác và một số vấn đề về sức khỏe răng miệng. Bột tinh chế có trong các loại bánh Đây là loại bột thiếu cám, mầm gạo, vitamin B và chất xơ. Loại bột này có trong bánh mì trắng, mỳ ống, bánh quy và các loại bánh ngọt,... có thể gây tăng đường huyết, béo phì tăng nguy cơ bệnh tiểu đường. Chất tạo ngọt nhân tạo Các chuyên gia nhận định, những chất tạo ngọt nhân tạo có thể dẫn đến béo phì. Khi tiêu thụ những loại thực phẩm này, quá trình trao đổi chất của cơ thể sẽ bị chậm lại và có xu hướng đáp ứng kém với insulin, đồng thời tích trữ chất béo gây tăng cân. Các thực phẩm ít chất béo Chúng ta thường có niềm tin vào những thực phẩm ít chất béo và có thể ăn chúng nhiều hơn bình thường. Nhưng bạn nên biết rằng đây cũng là cách khiến cơ thể bạn từ từ tăng cân. Sushi Trong sushi là những loại rau củ và thịt cá rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi ăn món này, chúng ta thường có xu hướng ăn kèm với nước sốt hoặc nhiều loại sushi được bao phủ bởi một lớp bột chiên khiến bạn có thể tăng cân nếu ăn thường xuyên. Một cuộn sushi có chứa khoảng 500 calories. 2. Những loại thực phẩm bạn nên tiêu thụ nếu muốn giảm cân Tỏi: Thực phẩm này được biết đến là một loại thực phẩm rất tốt có khả năng giúp giảm hấp thụ carbohydrate và chất béo. Tỏi tươi sẽ có tác dụng tốt hơn tỏi qua chế biến. Bên cạnh đó, thực phẩm này cũng có tác dụng chống ung thư rất tốt. Lạc: Giúp giảm cholesterol, giảm cảm giác thèm ăn. Hải sản: Nhiều đạm nhưng ít chất béo, rất tốt trong việc giảm cân. Hơn nữa, ăn hải sản cũng giúp bạn có cảm giác no lâu hơn và hạn chế ăn vặt. Các loại hải sản cũng cung cấp iốt cho cơ thể, giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và đặc biệt tốt cho tuyến giáp. Trà xanh có hàm lượng chống oxy hóa cao, rất tốt cho tim mạch. Uống trà xanh mỗi ngày giúp cơ thể tăng cường quá trình sinh nhiệt oxi hóa chất béo và từ đó, cơ thể bạn sẽ trở nên thon gọn hơn. Súp: Trước bữa ăn, bạn nên dùng một bát súp. Nó sẽ giúp bạn nhanh no và ăn ít hơn. Trứng: Trứng là một loại thực phẩm luôn có mặt trong thực đơn ăn kiêng của những người béo phì. Trong trứng có chứa nhiều chất dinh dưỡng và protein nhưng lại không chứa carbohydrate vì thế nó có thể giúp bạn kiểm soát lượng calo. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều trứng. Trái cây: Khi cơ thể gặp khó khăn trong việc giảm cân thì các loại trái cây chính là một giải pháp tuyệt vời cho bạn. Trái cây có chứa nhiều chất xơ sẽ khiến bạn nhanh no và tốt cho hệ tiêu hóa. Thay vì tiêu thụ các loại chất béo, bạn nên ăn nhiều trái cây tươi, ít ngọt. Nước chanh: Uống nước chanh ấm vào buổi sáng trước mỗi bữa ăn sẽ rất tốt cho cơ thể. Nó giúp thanh lọc cơ thể và hạn chế hấp thu chất béo, từ đó giảm nguy cơ béo phì. 3. Chuyên gia khuyên bạn Ngoài việc lựa chọn thực phẩm, thói quen ăn uống cũng giúp bạn giảm nguy cơ tăng cân vù vù. Bạn nên: Giảm bớt lượng thức ăn vào cơ thể Không nên nấu quá nhiều món ăn, hoặc nấu số lượng quá nhiều trong bữa ăn Hạn chế các loại thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng, chẳng hạn như cơm trắng, bánh mì, các loại dầu mỡ, bơ, các loại bánh kẹo, không nên ăn quá ngọt. Mỗi ngày, bạn nên uống từ 1,5 - 2 lít nước. Nên uống nước đun sôi hoặc nước trà xanh, hay nước ép trái cây. Nên ăn nhiều rau xanh. Thay vì xào, rán, bạn nên ăn nhiều đồ luộc, đồ hấp Nên chia nhỏ các bữa trong ngày để giảm cảm giác đói. Nên nhai chậm, nhai kỹ. Nếu thực hiện một chế độ giảm cân, bạn không nên giảm khẩu phần ăn đột ngột mà nên giảm từ từ để cơ thể dễ dàng thích nghi hơn. Hạn chế những buổi liên hoan, tiệc tùng và những bữa ăn hàng quán. Một chế độ ăn cho người béo phì cần giúp giảm năng lượng nhưng vẫn đảm bảo cung cấp cho cơ thể chất đạm và muối khoáng. Chính vì thế, bạn cần phải tìm hiểu kỹ và lựa chọn những thực phẩm đảm bảo, phù hợp.;;;;;9 loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng không gây tăng cân Một số loại thực phẩm sau có thể giúp bạn trả lời cho câu hỏi ăn gì không béo. Rau xanh Có thể nói, đây là một trong những loại đứng đầu bảng khi nghĩ tới các loại thực phẩm không khiến tăng cân hay gây béo. Nguyên nhân là vì chúng gần như không chứa chất béo mà ngược lại, có hàm lượng vitamin, khoáng chất lớn, rất tốt, chẳng hạn như: kali, canxi, folate, vitamin A, C, E, K,... Không những thế, nhiều loại rau có các hợp chất tự nhiên đặc biệt, mang lại tác dụng tốt trong việc giảm viêm, bảo vệ sức khỏe. Đặc biệt, một số loại như: bông cải xanh, bina, xà lách, diếp cá,... chứa nhiều dưỡng chất quý. Không những thế, cách chế biến của chúng rất đa dạng, nhiều loại có thể ăn sống, luộc, xào, làm salad, sinh tố,... Bởi vậy, không khó để thấy rằng ăn nhiều rau xanh là khuyến cáo dành cho hầu hết mọi người. Trái cây Cũng là lựa chọn tốt bởi chúng ít chất béo, nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất. Trong đó, nhiều loại chứa các thành phần quý, có thể giúp chống oxy hóa, ngừa nguy cơ ung thư hoặc những bệnh nguy hiểm khác. Không những thế, hương vị của chúng lại thơm ngon nên đây cũng là sự lựa chọn tốt cho những người đang băn khoăn ăn gì không béo. Họ đậu Có thể kể ra ở đây một số loại tiêu biểu như: đậu Hà Lan, đậu lăng,... Vốn dĩ, chúng nhiều chất xơ, không cholesterol và lại rất ít chất béo, giàu khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể như: sắt, magie, kẽm,... nên tác dụng mang lại cho sức khỏe rất lớn. Theo các nghiên cứu đã được công bố, đậu, cây họ đậu có thể giúp kiểm soát huyết áp, đường huyết, cholesterol,... và mang tới cảm giác no lâu nhờ nhiều chất xơ. Vì thế, đây cũng là lựa chọn rất tốt cho bạn để kiểm soát cân nặng của mình. Khoai lang Cũng là thực phẩm dạng tinh bột nhưng chất béo trong khoai lang rất ít, lại giàu các vitamin A, B, C cùng với khoáng chất kali, mangan,... Đặc biệt, beta caroten có trong khoai lang có nguồn gốc thực vật nên có thể trung hòa các gốc tự do và tốt cho thị giác, giúp ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng,... Nấm Với đa dạng chủng loại và cách thức sử dụng, hương vị lại thơm ngon, nấm mang tới những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Dù hàm lượng dinh dưỡng khác nhau tùy từng loại nhưng nhìn chung, chúng đều giàu chất xơ, kali, khoáng chất, vitamin,... Không những thế, trong nấm còn chứa ergothioneine với tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và bảo vệ cơ thể trước nguy cơ tấn công của một số loại ung thư. Ngũ cốc nguyên hạt Vốn giàu chất xơ, ăn ngũ cốc nguyên hạt có thể khiến cho bạn có cảm giác no lâu hơn đồng thời, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giảm cân, kiểm soát đường huyết. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều khoáng chất, vitamin khác. Cá nạc, cá trắng Chẳng hạn như cá nục, cá rô, cá tuyết,... với lượng chất béo thấp, giàu vitamin B12, selen, photpho,... chúng giúp cung cấp lượng protein dồi dào cho cơ thể. Ức gà Chính là phần thịt trắng, nạc nhất của gà, theo nghiên cứu, trong 85 gam ức gà, có tới 26 gam protein nhưng chỉ có 3 gam chất béo, cùng với đó là nhiều loại khoáng chất khác có lợi cho sức khỏe của bạn. Lòng trắng trứng Hoàn toàn không chứa chất béo, ít calo, giàu protein nên đây cũng là lựa chọn hoàn hảo cho bạn để ăn mà không gây béo.3. Một số khuyến cáo thêm dành cho bạn Có thể nói, cùng với việc lựa chọn đúng thực phẩm sử dụng trong ăn uống hàng ngày, bạn nên chú ý thêm một số vấn đề sau để kiểm soát cân nặng. Chú ý tới thứ tự ăn Trong đó, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh nên được ưu tiên ăn trước. Điều này có thể mang tới tác dụng khiến quá trình hấp thụ đường của cơ thể chậm lại và ức chế sự chuyển hóa thành chất béo. Không những thế, chất xơ bao giờ cũng gây cảm giác no, nhờ đó, tránh được việc ăn quá nhiều. Tốc độ ăn Nên ăn chậm và nhai kỹ bởi nhai lâu có thể khiến cơ hàm hoạt động nhiều hơn và calo tiêu tốn nhiều hơn. Không những thế, khi ăn chậm, quá trình tiêu hóa sẽ chậm lại và không khiến cho đường huyết tăng đột biến gây tích mỡ. Nhai kỹ còn khiến việc tiết hormone thèm ăn bị kiểm soát, giảm nhu cầu ăn của cơ thể. Phối hợp với việc vận độngĐể cơ thể được săn chắc, khỏe mạnh, cùng với ăn uống, cần có sự kết hợp thêm vận động hàng ngày với hình thức, cường độ hợp lý. Điều này không chỉ giúp tiêu tốn calo mà còn mang tới sức khỏe tinh thần cho bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã giải đáp được câu hỏi ăn gì không béo. Hãy thiết kế cho bản thân chế độ ăn uống khoa học, kết hợp với luyện tập thể dục thể thao đều đặn để có được một sức khỏe dẻo dai nhé.;;;;;Chất béo là trở ngại trong quá trình kiểm soát cân nặng của mọi người, đặc biệt là người ăn kiêng. Dưới đây là các loại thực phẩm ít béo, thực phẩm chống béo, thực phẩm giảm béo chúng ta có thể chọn lựa trong bữa ăn hàng ngày. 1. Sữa chua Hy Lạp. Sữa chua Hy Lạp có gấp đôi lượng protein so với các loại sữa chua thông thường. Sữa chua Hy Lạp tồn tại lâu hơn trong dạ dày. Hơn nữa, cơ thể tiêu thụ nhiều calo để tiêu hóa protein hơn là carbs.2. Hạt diêm mạch (Quinoa)Hạt diêm mạch là loại thực phẩm giảm béo hàng đầu trong kế hoạch giảm cân của bạn. Hạt diêm mạch chứa 8 gam protein và 5 gam chất xơ trong một cup (128g). Ngoài ra, hạt diêm mạch còn chứa sắt, kẽm, selen và vitamin E. Hạt diêm mạch dễ chế biến. Để có một bữa tối nhanh và đầy đủ dinh dưỡng, trộn hạt diêm mạch thêm một số loại rau, hạt hoặc protein nạc.3. Quế. Quế giúp ổn định lượng đường trong máu, hạn chế sự thèm ăn, đặc biệt là ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.Bạn có thể sử dụng quế trong thực phẩm hằng ngày bằng cách trộn cùng vào cà phê, trà hoặc sữa chua để tăng thêm vị ngọt mà không thêm calo.4. Ớt cayỚt cay có một chất hóa học không mùi vị gọi là capsaicin, một chất hạn chế sự thèm ăn. Ớt cay không ảnh hưởng lớn đến cân nặng, trừ khi bạn ăn ít thức ăn hơn vì cay.5. Trà xanh. Trà xanh thúc đẩy cơ thể giảm cân bằng cách đốt cháy chất béo. Bạn nên uống trà nóng vì thời gian uống sẽ lâu hơn, mang lại cảm giác nhẹ nhàng, thư thái. Trà xanh là một trong các thực phẩm ít béo 6. Bưởi. Bưởi là loại thực phẩm chống béo giúp bạn cảm thấy no với ít calo hơn các loại trái cây khác. Nguyên nhân là chất xơ hòa tan trong bưởi mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Ăn một nửa quả bưởi hoặc một ly nước ép bưởi trước bữa ăn khiến cơ thể cảm thấy no, khiến cơ thể giảm lượng calo đưa vào.7. Dưa hấu. Thực phẩm giàu nước chiếm nhiều chỗ hơn trong hệ thống tiêu hóa của cơ thể. Nhiều loại trái cây và rau sống chứa nhiều nước và chất dinh dưỡng và ít calo, dưa hấu là điển hình. Dưa hấu là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lycopene và một số vitamin A và C.8. Lê và táo. Lê và táo cũng là loại thực phẩm chứa nhiều nước. Ăn cả vỏ để có thêm chất xơ, giúp no lâu hơn.Các chuyên gia, khuyến khích bạn nên ăn toàn bộ trái cây hơn uống nước ép trái cây. Bởi ăn toàn bộ trái cây giúp cơ thể nhận được nhiều chất xơ hơn, đốt cháy một ít calo khi nhai hơn là uống sinh tố.9. Nho và nho khô. Hai cốc nho tươi bằng 1⁄4 cốc nho khô với tổng hàm lượng khoảng 100 calo. Tuy nhiên sử dụng nho tươi là lựa chọn khiến bạn cảm thấy hài lòng hơn. Khi sử dụng nho trong các món salad kết hợp với việt quất khô để tăng hương vị cho món ăn.10. Quả mọng. Giống như các loại trái cây khác, quả mọng chứa nhiều nước và chất xơ nên có thể giúp bạn no lâu hơn. Quả mọng có vị ngọt, đáp ứng sở thích với những người thích ăn ngọt giúp thay thế cho các món bánh quy hoặc bánh hạnh nhân. Quả việt quất là một ví dụ điển hình vì hầu hết các cửa hàng đều có bán và chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa.11. Rau củ quả sống. Rau củ quả sống tạo nên một món ăn nhẹ tuyệt vời. Rau củ quả sống là thực phẩm chống béo chứa đầy nước giúp bạn cảm thấy no và chứa ít calo. Một nửa cốc cần tây thái hạt lựu chỉ có 8 calo. Phủ cần tây với một ít bơ đậu phộng hoặc ngâm cà rốt trong nước sốt salsa. Khi bạn muốn ăn khoai tây chiên, hãy thay thế khoai tây chiên bằng rau củ quả sống. Khoai lang là thực phẩm ít béo 12. Khoai lang. Lớp phủ điển hình trên món khoai tây nướng bơ có thể là pho mát và thịt xông khói. Nếu thay thế bằng khoai lang, bạn có thể không cần bất kỳ thứ gì trong số đó. Ngoài ra, khoai lang chứa nhiều kali, beta-carotene, vitamin C và chất xơ.13. Trứng. Trứng chứa 75 calo, 7 gam protein và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Cơ thể sẽ đốt cháy nhiều calo để tiêu hóa trứng hơn là một bữa sáng nhiều carb. Trứng không còn nằm trong “danh sách cấm” đối với những người lo ngại về tình trạng cholesterol cao.14. Yến mạch. Yến mạch nguyên hạt giàu chất xơ, nhiều nước và sử dụng khi nóng. Đó là một sự kết hợp tuyệt vời giúp chống béo. Thức ăn nóng sẽ mất nhiều thời gian để ăn hơn và chất xơ đó sẽ giúp cơ thể cảm thấy no lâu hơn. Tuy nhiên, bạn nên tránh xa một số loại bột yến mạch có đường.15. Bánh giòn. Bánh giòn làm từ lúa mạch đen nguyên hạt là loại thực phẩm ít béo, nhiều chất xơ thay thế cho bánh quy truyền thống. Những người thay thế ngũ cốc tinh chế bằng ngũ cốc nguyên hạt có xu hướng ít béo bụng hơn. Ngũ cốc nguyên hạt cũng cung cấp nhiều loại chất dinh dưỡng thực vật hơn. Sử dụng bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc và mì ống cũng cho lợi ích tương tự.16. Tabouli. Một loại ngũ cốc nguyên hạt trong món tabouli là lúa mì bulgur, là loại lúa mì giàu chất xơ, protein nhưng ít chất béo và calo. Tabouli có hương vị tuyệt vời cùng với lượng calo nhận được tối thiểu.17. Canh. Các loại canh là thực phẩm chứa nhiều nước, giúp cơ thể nhận ít calo nhất có thể. Bạn nên ăn canh trước bữa ăn để giúp cơ thể no lâu hơn. Salad là thực phẩm ít béo được nhiều người yêu thích 18. Salad. Một cách khác để no trước bữa ăn là ăn salad. Bạn có thể ăn salad rau diếp bởi thực phẩm này có nhiều nước để chiếm không gian trong dạ dày, kết hợp thêm nhiều loại trái cây và rau hoặc pho mát bào để tạo nên món salad thú vị.19. Giấm. Trộn salad với dầu và giấm là đủ để tạo nên món ăn đầy hương vị và chứa ít calo hơn các loại nước sốt làm sẵn.20. Các loại hạt. Sử dụng các loại hạt là một cách tuyệt vời để hạn chế cơn đói giữa các bữa ăn. Hạt chứa nhiều protein, chất xơ và chất béo có lợi cho tim mạch. Các loại hạt có thể thúc đẩy giảm cân và cải thiện mức cholesterol khi ăn điều độ.21. Bắp rang bơBa cốc bắp rang bơ có vẻ nhiều nhưng lượng calo nhận được rất ít. Sử dụng bắp rang bơ không chất béo hoặc đường là lựa chọn tốt hơn giúp bạn không bị tăng cân.22. Sữa tách béo. Sữa tách béo cung cấp nhiều protein, canxi và vitamin D và không chứa chất béo. Sữa tách béo cũng mất nhiều thời gian để đi khỏi dạ dày so với đồ uống có ít protein hơn.23. Thịt nạc. Protein có thể khiến cơ thể cảm thấy no lâu hơn và đốt cháy nhiều calo hơn trong quá trình tiêu hóa. Lựa chọn protein nạc một cách cẩn thận: Thịt sẫm màu có xu hướng chứa nhiều chất béo; Ức gà không da là một lựa chọn tuyệt vời.24. Cá. Hầu hết các loại cá là thực phẩm ít béo, và các trường hợp ngoại lệ thường có dạng chất béo tốt: axit béo omega 3. Omega 3 có nhiều trong cá hồi, cá trích giúp cơ thể chống lại bệnh tim và các bệnh mãn tính khác. 25. ĐậuĐậu là một loại rau, một loại protein và một nguồn chất xơ tuyệt vời. Bạn cảm thấy no vì rất ít calo. Một cốc đậu gà chứa 12,5 gam chất xơ, 4 gam chất béo và gần 15 gam protein.Trên đây là gợi ý một số thực phẩm ít béo phù hợp với nhiều đối tượng ăn kiêng, giảm cân an toàn. Để có một cơ thể khỏe mạnh và săn chắc, điều quan trọng nhất là bạn cần kết hợp chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục đều đặn;;;;;Trứng gà, thịt nạc, các loại hạt, quả bơ, ngũ cốc, bơ đậu phộng, pho mát, chuối, sữa, trái cây khô… là những thực phẩm giúp tăng cân cho người gầy hiệu quả. Những thực phẩm giúp tăng cân cho người gầy 1. Trứng gà Trong trứng gà có chứa nhiều protein, canxi, vitamin A, D, E và cholesterol có lợi cho sức khỏe. Chỉ cần ăn 1 quả trứng vào mỗi sáng cũng giúp bạn tăng cân sau vài tuần. Các loại hạt Hạt hạnh nhân, hạt dẻ, hạt điều, quả óc chó… có chứa hàm lượng calo cao và nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Việc thêm các loại hạt vào khẩu phần ăn sẽ tăng giá trị dinh dưỡng cho bữa ăn và giúp bạn tăng cân dễ dàng hơn. Quả bơ Trong bơ có đến 14 loại vitamin, axit folic, chất béo lành mạnh và nhiều khoáng chất quan trọng rất cần thiết cho sự phát triển thể chất. Các món như sinh tố, bơ chiên giòn hay salad… rất tốt cho người gầy. Ngũ cốc Ngũ cốc cũng là thực phẩm hỗ trợ tăng cân hiệu quả chỉ trong một thời gian ngăn sử dụng. Ăn các loại ngũ cốc thường xuyên như bánh mì, lúa mạch, ngô, khoai.. sẽ dễ tăng cân hơn rất nhiều. Bơ đậu phộng Bơ đậu phộng rất giàu protein, vitamin và calo giúp cơ thể bổ sung dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Vì loại bơ này rất giàu năng lượng, nên bạn không cần ăn nhiều, chỉ cần ăn khoảng 2 thìa mỗi ngày cho những người muốn cải thiện cân nặng. Pho mát Pho mát là thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp xây dựng cơ bắp, hỗ trợ người gầy tăng cân nhanh chóng. Chuối Chuối không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có thể xây dưng cơ bắp nạc, không tạo mỡ. Bổ sung chuối thêm vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp tăng cân do trong chuối giàu đường, tinh bột và cung cấp nhiều năng lượng. Sữa Sữa là sự lựa chọn hàng đầu đối với những người muốn tăng cân nhanh. Trong sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin có lợi cho sức khỏe. Uống sữa đúng cách sẽ giúp bạn tăng cân nhanh và phòng tránh được nhiều bệnh tật. Hoa quả sấy khô Tất cả các loại trái cây sấy khô như chuối, mít, nho… đều chứa chất béo bão hòa, carbohydrate, chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết để cơ thể duy trì sức khỏe tốt. Thịt nạc Các loại thịt nạc màu đỏ đều giúp cơ thể tăng cân nhanh chóng và xây dựng cơ bắp rất tốt. Các chất protein trong thịt sẽ tham gia quá trình chuyển hóa năng lượng, tăng khả năng thay thế tế bào, hình thành cơ bắp rắn chắc. …;;;;;Bên cạnh việc chuẩn bị tâm lý tốt, ăn uống cũng là một cách giúp gia tăng cơ hội thụ thai nếu bạn biết thiết lập thực đơn và chọn lựa thực phẩm phù hợp. Nhiều phụ nữ cứ nghĩ ăn sầu riêng, cháo gà ác nấu cải bó xôi hay cho chồng ăn sò huyết thường xuyên… thì sẽ nhanh chóng có thai. Tuy nhiên BS Đỗ Thị Ngọc Diệp - Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM cho biết, không có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều đó. Thật ra, chế độ dinh dưỡng chỉ hỗ trợ một phần nhỏ. Nó chỉ giúp cho việc có thai thuận lợi hơn và đứa bé sinh ra khỏe mạnh hơn. Ăn đủ chất Ăn thực phẩm chứa nhiều chất đạm động vật và áp dụng chế độ Mediterranean với chất béo không bão hòa dạng đơn thể gồm trái cây xanh, dầu ô-liu, đậu phộng, hạnh nhân và hạt điều… sẽ hỗ trợ cho việc đậu thai dễ dàng hơn. Để đảm bảo sức khỏe nhằm giúp việc thụ thai diễn ra thuận lợi hơn, người mẹ cần ăn đa dạng các món ăn, trong bữa ăn phải phối hợp đầy đủ những chất sau: - Bột đường: Chiếm khoảng 60% tổng năng lượng của bữa ăn, bao gồm cơm, nui, miến, phở... Bên cạnh đó có thể ăn thêm ngũ cốc, yến mạch… để cung cấp năng lượng và bổ sung vitamin B, E. Hai loại vitamin này rất cần thiết để giúp sinh sản tế bào, sản xuất trứng và cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. - Đạm động vật: 15 - 20% tổng năng lượng bữa ăn. Nên ăn những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như thịt bò, gà, heo, đậu hũ, các loại cá, trứng... Chúng sẽ giúp chị em ngăn ngừa bệnh thiếu máu, giảm nguy cơ các vấn đề bất thường về rụng trứng. - Chất béo: Không quá 25% tổng năng lượng bữa ăn. Trong đó 50% từ động vật như thịt, cá và 50% từ thực vật như dầu đậu nành, mè, ô-liu… Các loại chất béo sẽ giúp cải thiện lưu lượng máu, nâng cao chất lượng và tốc độ của tinh trùng ở nam giới. - Kẽm: Trong thành phần của các loại nhuyễn thể như sò, hàu hay các loại hạt như đậu, bí có chứa nhiều kẽm, thành phần giúp cho quá trình trưởng thành của trứng, tinh trùng tốt hơn. Những thực phẩm chứa nhiều kẽm này rất tốt cho khả năng ham muốn của hai vợ chồng. Có thể ăn một tuần 2-3 lần. Thực phẩm nên tăng cường - Rau củ: Chọn những loại rau có màu xanh sẫm như rau ngót, cải bó xôi, xà-lách xoong… Chúng chứa nhiều a-xít folic và vitamin giúp cho tinh trùng khỏe mạnh, hoạt động tình dục diễn ra tốt hơn. - Trái cây: Nên ăn khoảng 200g/ngày. Có thể ăn được tất cả các loại trái cây trừ một số loại quá chua như chanh, xoài xanh, cóc... vì a-xít có trong chúng làm thay đổi môi trường trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự di chuyển của tinh trùng. - Sữa: Dùng sữa để bổ sung thêm vi chất cần thiết. Việc này rất tốt cho những người bận rộn với công việc, không có thời gian chuẩn bị bữa ăn đầy đủ. Ngoài ra, chị em có thể ăn thêm thực phẩm chứa chất sắt như gan và uống nhiều nước trong ngày. Bạn nên biết: Béo - gầy đều khó mang thai Trước khi mang thai người phụ nữ phải có cân nặng vừa phải. Người bị bệnh béo phì hay suy dinh dưỡng thường khó đậu thai hơn. Phụ nữ gầy có nồng độ hormone tình dục estrogen thấp hơn do vậy khó thụ thai hơn. Còn phụ nữ béo phì sẽ gây suy giảm chức năng buồng trứng, có thể dẫn tới vô sinh. Chỉ số BMI (tính bằng cách lấy cân nặng chia cho bình phương chiều cao) trên 25 là bị béo phì. Vì thế, chị em cần điều chỉnh lại cân nặng của mình nếu muốn có con sớm.
question_451
Viêm phế quản nên kiêng gì?
doc_451
ho khan hay ho có đờm Món ăn chứa nhiều dầu mỡ Khoai tây chiên, thịt rán, cá rán hoặc các món xào, sữa,… giàu chất béo và chứa hàm lượng chất béo và calo cao không tốt cho bệnh nhân mắc viêm phế quản. Vì các món ăn này là thủ phạm chính làm tăng triệu chứng khó thở, nhiều đờm. Muối Việc hấp thụ quá nhiều muối trong chế độ ăn hàng ngày sẽ khiến cơ thể tích lũy chất lỏng làm tăng tình trạng viêm phế quản, đồng thời việc sản xuất chất nhầy cũng tăng theo. Vì thế, người mắc viêm phế quản nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm ăn nhanh, đồ ăn đông lạnh, đồ ăn đóng hộp,… Giảm hàm lượng đường Người mắc bệnh viêm phế quản cần kiêng nước ngọt, bánh kẹo,… là những loại thực phẩm gây tình trạng đường tinh luyên trong cơ thể bị thừa dẫn tới triệu chứng khó thở. Không sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác Rượu bia khi vào cơ thể sẽ làm viêm dây thanh quản làm giọng nói khàn đục, các phế nang thẩm thấu rượu mất tính đàn hồi co giãn để trao đổi khí. Hơn nữa, chất nhờn xuất tiết sẽ bị tích chứa ở túi phổi gây cản trở lưu thông khí, dẫn tới bệnh lý viêm phế quản mạn tính, giãn phế nang, xơ hóa phổi. Những gia vị cay nóng Ớt, hạt tiêu,… là nguyên nhân gây kích thích niêm mạc phế quản dẫn tới tình trạng ho không dứt. Vì vậy, người bị viêm phế quản tuyệt đối không nên sử dụng gia vị này trong bữa ăn hàng ngày.
doc_34051;;;;;doc_15262;;;;;doc_6873;;;;;doc_14165;;;;;doc_3551
Viêm phế quản mạn tính nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều người khi mắc bệnh. Bên cạnh việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cải thiện sớm tình trạng bệnh. Cũng tương tự như một số chứng bệnh khác, người bị viêm phế quản mạn tính cũng chịu khá nhiều tác động của chế độ ăn uống. Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia y tế, tình trạng nhẹ đi hay nặng hơn của viêm phế quản có mối quan hệ mật thiết với chế độ ăn uống hàng ngày. Vì thế người bệnh cần tuân thủ theo những nguyên tắc ăn uống nhất định. Viêm phế quản mạn tính là bệnh về đường hô hấp khá phổ biến, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh Nguyên tắc ăn uống đối với bệnh nhân viêm phế quản là: dùng những món giàu dinh dưỡng, nhẹ, sữa bò, sữa đậu nành, đậu phụ, trứng gà… Người bệnh nên ăn nhiều trái cây và rau xanh: Trái cây và rau xanh giúp cung cấp lượng vitamin cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra các loại vitamin như vitamin C, E, A có tác dụng làm giảm tình trạng viêm ở phế quản, tình trạng khó thở của bệnh nhân. Nên ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu như gạo, bột mì, ngũ cốc… Các sản phẩm từ sữa rất giàu vitamin D, canxi, và protein là nguồn dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho cơ thể. Bệnh nhân viêm phế quản mạn tính nên tiêu thụ nhiều các sản phẩm từ sữa (tuy nhiên cần chú ý các sản phẩm sữa đó phải có hàm lượng chất béo thấp). Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị viêm phế quản mạn tính, người bệnh nên ăn nhiều rau xanh và những thực phẩm giàu dinh dưỡng Uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể đào thải các độc tố khỏi cơ thể một cách dễ dàng hơn. Uống nhiều nước sẽ giúp giảm tình trạng viêm, khô họng của bệnh nhân. Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày, người bệnh viêm phế quản mạn tính nên tránh: Tránh hoặc hạn chế tối đa các món rán, xào bởi nó là thủ phạm làm tăng triệu chứng khó thở ở bệnh nhân viêm phế quản mạn tính. Hạn chế lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày. Thừa muối sẽ dẫn tới tình trạng cơ thể tích lũy chất lỏng. Khi đó các mô phế quản cũng hấp thụ chất lỏng, làm tình trạng viêm phế quản mạn tính gia tăng, đồng thời quá trình sản xuất chất nhầy cũng tăng theo. Muối có nhiều trong các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn đông lạnh, đồ ăn đóng hộp. Nên giảm lượng đường trong chế độ ăn, bởi bệnh nhân viêm phế quản mạn tính bởi nếu thường xuyên ăn các loại đồ ăn như bánh kẹo, nước ngọt… làm gia tăng hiện tượng khó thở. Người bệnh cũng cần tránh những đồ ăn cay nóng, rượu bia, thuốc lá… Kiêng ăn các đồ cay nóng như ớt, hạt tiêu,… vì những đồ ăn này dễ gây kích thích niêm mạc phế quản mạn tính gây ho, khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Nên tránh uống rượu vì rượu làm gia tăng tình trạng viêm phế quản. Đặc biệt, không nên uống rượu trước khi đi ngủ vì sẽ làm liệt trung khu hô hấp, dễ gây loạn nhịp thở hoặc ngừng thở dẫn đến nguy hiểm tới tính mạng. 2. Lời khuyên của các chuyên gia Với viêm phế quản mạn tính khó điều trị khỏi hoàn toàn, bệnh hay tái phát lại ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Do đó, người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe và đi tái khám định kỳ, tuân thủ đúng đơn thuốc, liều lượng và thời gian chữa trị của bác sĩ. Đồng thời có chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập thể dục thể thao hợp lý sẽ giúp cải thiện dần tình trạng bệnh.;;;;;Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc của ống phế quản do nhiễm trùng đường hô hấp (ống phế quản là cơ quan dẫn khí vào phổi). Bệnh gây ra ho, ho khan kéo dài dai dẳng từ 2 – 3 ngày và thậm chí là vài tuần. Các triệu chứng khác bao gồm chất nhầy tích tụ trong phổi, sốt, đau họng và mệt mỏi. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ viêm phế quản, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó một chế độ ăn uống hợp lý với những loại thực phẩm nhất định có thể góp phần nâng cao hiệu quả điều trị. Tỏi Tỏi là một loại thuốc kháng sinh tự nhiên có thể giúp tiêu diệt tế bào vi khuẩn và virut. Tỏi là một loại thuốc kháng sinh tự nhiên có thể giúp tiêu diệt tế bào vi khuẩn và virut. Ăn tỏi có tác dụng giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng sau khi bị viêm phế quản. Tỏi cũng có chứa một chất hoá học gọi là quercetin, có thể ức chế sự sản xuất lipoxygenase của cơ thể. Đây là loại enzyme gây ra tình trạng viêm trong mô phổi. Nấm Nấm đông cô, nấm linh chi và nấm maitake có thể giúp ngăn ngừa tổn thương mô và phục hồi nhanh chóng từ viêm phế quản. Những loại nấm này có chứa chất hoá học có tên lentian, có thể giúp tăng cường chức năng hệ miễn dịch, cho phép cơ thể tiêu diệt các tế bào virut. Lentian cũng là một chất chống oxy hóa có thể ngăn ngừa thiệt hạ ở mô phổi do tác động của phân tử gốc tự do. Bạc hà Menthol trong bạc hà có thể làm loãng chất nhầy trong phổi, giúp cơ thể loại bỏ dễ dàng hơn khi ho. Bạc hà có chứa menthol – có tính chất làm thông mũi. Menthol có thể làm loãng chất nhầy trong phổi, giúp cơ thể loại bỏ dễ dàng hơn khi ho. Ngoài những thực phẩm tốt cho tình trạng viêm phế quản nêu trên, người bệnh cần tránh: Những thực phẩm này có thể khiến cho triệu chứng bệnh viêm phế quản trở nên tồi tệ hơn. Người bệnh viêm phế quản nên đến bệnh viện để thăm khám và kiểm tra để được tư vấn cách điều trị phù hợp. Vì nguyên nhân gây ra viêm phế quản chủ yếu là do nhiễm virus nên thuốc kháng sinh không có tác dụng. Tuy nhiên nếu bác sĩ nghi ngờ viêm phế quản là do vi khuẩn, người bệnh có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc khác, ví dụ như: Thuốc ho: ho quá nhiều có thể khiến người bệnh mất ngủ về đêm. Thuốc ho có tác dụng làm dịu cơn ho, giúp người bệnh có giấc ngủ thoải mái hơn. Các loại thuốc khác: nếu người bệnh bị dị ứng, hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc dạng hít và các thuốc khác để giảm viêm, làm thông thoáng cho phổi.;;;;;Viêm phế quản mạn tính thường gặp nhiều ở người cao tuổi. Bệnh xuất hiện quanh năm và có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc điều trị viêm phế quản mạn tính chủ yếu là dùng thuốc kết hợp với tránh các yếu tố làm bệnh nặng thêm, trong đó có yếu tố liên quan tới ăn uống. Chế độ ăn của người bị viêm phế quản mạn tính Nguyên tắc ăn uống đối với bệnh nhân viêm phế quản là: dùng những món giàu dinh dưỡng, dễ tiêu. Người bệnh nên thực hiện chế độ ăn như sau: Người bị viêm phế quản mạn tính cần ăn nhiều rau xanh, cung cấp chất xơ và vitamin cho cơ thể Bên cạnh những thực phẩm nên ăn khi bị viêm phế quản mạn tính, người bệnh nên tránh những thực phẩm sau: Người bệnh cần hạn chế những thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn Người bệnh nên kiêng rượu bia, thuốc lá…trong khi điều trị viêm phế quản mạn tính Đối với người bệnh bị viêm phế quản mạn tính, việc chú trọng trong ăn uống rất cần thiết. Thực hiện chế độ ăn lành mạnh cũng đã góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe của bạn một cách đáng kể. Bên cạnh đó người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, tái khám định kỳ nhằm điều chỉnh đơn thuốc phù hợp hoặc xử trí những biến chứng xấu có thể xảy ra.;;;;;Giãn phế quản là tình trạng các phế quản của phổi bị giãn ra khó hồi phục, đặc biệt là các phế quản trung bình. Để hạn chế tình trạng phát triển của bệnh giãn phế quản thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là những thực phẩm người bệnh nên và không nên ăn. Giãn phế quản là tình trạng các phế quản của phổi bị giãn ra khó hồi phục, đặc biệt là các phế quản trung bình. – Bệnh nhân nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, thanh đạm dễ tiêu hóa như bột mì, gạo, đậu Hà Lan, kiều mạch, hạt ý dĩ, tốt nhất là xay thành bột nấu cháo,…. Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể chọn ăn sữa bò, sữa đậu nành, đậu phụ, trứng gà,…. – Củ sắn, bắp cải, mướp, bầu bí ,dưa hấu, ngó sen, lê, quýt, táo, bách hợp(actiso), dứa, mía, hồng, đào,… là những thứ giàu vitamin, chất khoáng, cần chọn ăn để bù đắp sự tiêu hao. Với những bệnh nhân khạc ra máu do bệnh giãn phế quản nên ăn nhiều ngó sen, mã thầy, có tác dụng bổ trợ cầm máu. Ngoài ra hạnh nhân, hạt bí đao, hạnh đào nhân có tác dụng nhuận phổi giảm ho, người bệnh có thể ăn hàng ngày. Cần kiêng ăn gì khi mắc bệnh giãn phế quản Người giãn phế quản cần tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ và chế độ ăn uống phù hợp. Cũng giống như bệnh hô hấp khác, người bệnh giãn phế quản nên hạn chế hoặc kiêng ăn những thực phẩm sau: – Kiêng ăn thực phẩm cay gây kích thích và nhiều mỡ: như ớt, hạt cải, hoa tiêu, món quay dàn, thịt hun khói, mỡ động vật…vì đây là loại thực phẩm này kích thích niêm mạc khí quản gây ho. Mỡ chiên rán và mỡ động vật làm khó tiêu, cần nhiều oxy, khiến phổi phải làm việc nặng hơn. Hạn chế và tiếp xúc với các đồ cay khi đăng mắc bệnh giãn phế quản – Kiêng rượu: Vì chức năng lưu thông không khí ở phổi của bệnh nhân vốn đã kém, rượu còn làm tê liệt trung khu hô hấp, dễ xuất hiện tình trạng khó thở và ngừng thở, gây nguy hiểm đến tính mạng. – Kiêng ăn uống đồ lạnh: vì bị kích thích lạnh, họng sẽ bị viêm, gây ho, khiến cho bệnh tăng nặng.;;;;;Viêm phổi và viêm phế quản. Bệnh nếu không sớm được phát hiện kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hại, ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh trưởng của trẻ. Dưới đây là 6 bệnh viêm phổi và viêm phế quản bạn cần lưu ý. 1. Viêm khí – phế quản cấp tính. Viêm khí phế quản là tình trạng viêm cấp tính niêm mạc cây phế quản. Là tình trạng viêm cấp tính niêm mạc cây phế quản. Viêm phế quản được tạo thành từ các ống nhỏ hơn (bao gồm phế quản thùy và tiểu phế quản tận), có vai trò dẫn khí. Khi các ống này bị nhiễm trùng, niêm mạc phế quản sẽ bị phù nề, sung huyết, bong các biểu mô phế quản, tạo ra nhiều đờm mủ làm bao phủ niêm mạc phế quản, khó thông khí dẫn đến tình trạng khó thở. Người bệnh thường bị sốt nhẹ, cơ thể đau nhức, ho khan hay khạc đờm trắng, đau rát vùng họng và ngực. Diễn tiến thường lành tính và tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh viêm phế quản có thể nặng nề, kéo dài hoặc xuất hiện trên cơ địa có sẵn các bệnh mạn tính. 2. Hen phế quản Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính ở đường thở, gây khó thở, ho, tức ngực từng đợt tái phát nhiều lần, thường bị tắc nghẽn đường thở có thể tự hồi phục hoặc nhờ điều trị. Quá trình viêm này thường tăng tính phản ứng phế quản với nhiều tác nhân kích thích khiến co thắt phế quản. Phấn hoa, hóa chất, bụi sinh vật, nấm, mốc, vi khuẩn, … là nguyên nhân khiến những người có cơ địa dị ứng, đặc biệt là bệnh nhân hen tái phát hoặc phát bệnh. Ngoài ra, do độ ẩm không khí cao, khả năng đề kháng của cơ thể có thể bị giảm… cũng khiến người bệnh hen phế quản trong mùa đông xuân cao hơn so với các mùa khác. 3. Viêm phổi Viêm đường hô hấp trên rất dễ dẫn tới viêm phổi. Viêm đường hô hấp trên rất dễ dẫn tới viêm phổi. Đây là tình trạng viêm ở phổi thường do vi khuẩn, virut, nấm hay do các tác nhân khác gây bệnh khác. Viêm phổi là vấn đề đáng lo ngại đối với người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính hay bị suy giảm miễn dịch, nhưng cũng có thể xảy ra ở người trẻ khỏe. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới. 4. Giãn phế quản Giãn phế quản là tình trạng giãn không hồi phục các phế quản nhỏ và trung bình kèm theo rối loạn cấu trúc các lớp phế quản, tăng tiết dịch phế quản cũng như nhiễm khuẩn từng đợt. Nguyên nhân gây bệnh có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải. Tỷ lệ nam giới mắc bệnh thường nhiều hơn nữ giới. 5. Áp-xe phổi Khi bị viêm phổi hay giãn phế quản bội nhiễm, nếu không được xử trí kịp thời và đúng hướng sẽ biến chứng thành áp-xe phổi. Căn bệnh này sẽ hủy hoại nhu mô phổi do nhiễm khuẩn S.pneumoniae. H. influenzae… ở trẻ em là do tụ cầu. Để phòng ngừa biến chứng này, bên cạnh việc mặc ấm, giữ kín cổ, ra khỏi nhà nên đeo khẩu trang… thì nhà ở cũng cần phải kín gió. 6. Tràn dịch màng phổi
question_452
Top 7 nguyên nhân ung thư tuyến tiền liệt phổ biến
doc_452
Tuyến tiền liệt là cơ quan chỉ tồn tại ở nam giới mà không có ở nữ giới. Ung thư tuyến tiền liệt là một trong số những bệnh ung thư thường gặp ở nam giới với đến 350.000 người tử vong mỗi năm(Theo thống kê năm 2018 của Globocan – cơ quan trực thuộc Tổ chức Y tế thế giới). Cùng tìm hiểu 7 nguyên nhân ung thư tuyến tiền liệt dưới đây để phòng ngừa sớm bệnh. 1. Khái niệm của bệnh ung thư tuyến tiền liệt Ung thư tuyến tiền liệt hay còn gọi là ung thư tiền liệt tuyến là một bệnh nam giới hay gặp, phổ biến nhất ở nam giới trung niên. Tuyến tiền liệt là cơ quan sinh dục ở nam giới khoảng 20-25 grams với kích thước thay đổi theo độ tuổi, phát triển mạnh từ dậy thì và ổn định khi ở tuổi 30 sau đó tiếp tục lớn khi về già. Cơ quan này nằm dưới bàng quang và trên trực tràng cạnh túi tinh, có nhiệm vụ tạo tinh dịch. Sự phát triển bất thường của tế bào tuyến tiền liệt khiến bệnh trở thành khối u ác tính và tạo thành ung thư. Căn bệnh này thường khó phát hiện trong giai đoạn đầu và thường thì chưa được quan tâm thỏa đáng nên đa số người bệnh thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Đó cũng là lí do mà bệnh nhân thường bỏ lỡ thời điểm điều trị “vàng”. Bệnh ung thư tiền liệt tuyến thường gặp nhất là ung thư biểu mô tuyến hoặc: – Ung thư tuyến tiền liệt thể không biệt hóa – Ung thư biểu mô tế bào vảy – Ung thư biểu mô ở ống tuyến dạng chuyển tiếp – Sarcoma tuyến tiền liệt (ung thư này rất hiếm gặp, thường gặp ở trẻ nhỏ). Ung thư tuyến tiền liệt hay còn gọi là ung thư tiền liệt tuyến là một bệnh nam giới hay gặp, phổ biến nhất ở nam giới trung niên. 2. Tìm hiểu về giai đoạn và triệu chứng của bệnh 2.1 Giai đoạn ung thư tuyến tiền liệt Ung thư tuyến tiền liệt được chia thành các giai đoạn như sau: – Giai đoạn I: Ung thư chỉ xuất hiện trong tuyến tiền liệt và kích thước tuyến tiền liệt vẫn bình thường, thăm khám trực tràng thường khó phát hiện ra mà cần thấy PSA tăng, sinh thiết tuyến tiền liệt. – Giai đoạn II: Ung thư phát triển nhưng chưa phá vỡ vỏ bọc của tuyến và kích thước của tuyến tiền liệt phì đại. Giai đoạn này có thể phát hiện nếu thăm khám trực tràng hoặc xét nghiệm PSA. – Giai đoạn III: Ung thư ra khỏi phạm vi tuyến tiền liệt, lây lan đến các cơ quan gần như trực tràng, bàng quang, túi tinh, cơ niệu đạo… – Giai đoạn IV: Ung thư di căn đến hạch bạch huyết và các cơ quan khác như xương, phổi, gan… Ung thư tuyến tiền liệt qua từng giai đoạn 2.2 Dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư tuyến tiền liệt Những triệu chứng lâm sàng của bệnh ung thư tuyến tiền liệt liên quan đến tiết niệu có thể kể đến như: tắc nghẽn đường tiểu, lưu thông nước tiểu kém, rối loạn tiểu tiện, bí tiểu, sót nước tiểu, đi tiểu ra máu… Khi tế bào ung thư lây lan hoặc di căn, có thể có những triệu chứng như: đau vùng cột sống, đau xương chậu, xuất tinh ra máu hoặc đau buốt khi nam giới xuất tinh, phù nề chi dưới… Ngoài ra, bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng bởi những biến chứng như suy thận, sút cân, gầy yếu, thiếu máu… 3. Những nguyên nhân gây bệnh 3.1 Nguyên nhân chủ quan gây ung thư tuyến tiền liệt – Tuổi tác: Tuổi càng cao, nam giới càng dễ mắc phải ung thư tuyến tiền liệt, người bệnh dưới tuổi trung niên thường chiếm tỉ lệ rất nhỏ. – Chủng tộc: Người da màu theo nghiên cứu thường có nguy cơ bệnh cao hơn so với người châu Á. – Thói quen sinh hoạt xấu: Ngủ ít, thức khuya, lười vận động, hút nhiều thuốc lá và quan hệ tình dục bừa bãi là nguyên nhân của rất nhiều bệnh, trong đó có ung thư tuyến tiền liệt. 3.2 Nguyên nhân khách quan gây ung thư tuyến tiền liệt – Tiền sử gia đình: Nếu trường hợp người thân mắc ung thư thì tỉ lệ mắc bệnh của bạn cao hơn so với những người bình thường khác. – Nguyên nhân khác: Các nghiên cứu hiện nay đang làm sáng tỏ nhiều bệnh trong đó có nguyên nhân liên quan tới một số gen trong phát sinh và phát triển tế bào ung thư như: yếu tố môi trường, hóa chất độc hại, chế độ ăn uống nhiều thịt đỏ ít rau, hút thuốc, bệnh lây qua đường tình dục, viêm tiền liệt tuyến, thắt ống dẫn tinh… Để được điều trị sớm bệnh ung thư, người bệnh hay thăm khám sớm với các chuyên gia ung bướu 4. Điều trị bệnh ung thư ở tuyến tiền liệt Tuy căn bệnh này rất khó điều trị và có thể diễn tiến với nhiều tình hình phức tạp nhưng nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ sống sau 5 năm có thể lên tới 90%. Người bệnh có thể được loại bỏ tế bào ung thư và ngăn chặn ung thư di căn với nhiều hướng như: xạ trị, cắt bỏ hạch bạch huyết… Nhưng nếu bệnh diễn biến đến giai đoạn cuối thì tỷ lệ điều trị khỏi thấp. Bác sĩ sẽ phối hợp nhiều phương pháp để linh hoạt loại bỏ tế bào ung thư nhưng khó có thể loại bỏ hoàn toàn nên chúng có thể tái phát hoặc lây lan đến các cơ quan khác. Những phương pháp được dùng trong điều trị bệnh bao gồm: – Xạ trị: Tia bức xạ năng lượng lớn loại bỏ tế bào ung thư với xạ trị ngoài hoặc xạ trị áp sát. – Phẫu thuật: Phương pháp này thường được áp dụng trong giai đoạn đầu và có thể phải cắt bỏ hoàn toàn tuyến tiền liệt, túi tinh và nạo hạch hai bên chậu để loại bỏ tế bào ung thư. – Điều trị nội tiết: Tuyến tiền liệt chịu ảnh hưởng bởi bộ phận của hệ sinh dục nam và điều tiết của nội tiết tố nam giới. Do đó giảm nội tiết tố nam giúp người bệnh kiểm soát sự phát triển của bệnh bằng cách: cắt tinh hoàn, sử dụng thuốc nội tiết estrogen, chất kháng androgen…
doc_63820;;;;;doc_30647;;;;;doc_9374;;;;;doc_18657;;;;;doc_48057
Ung thư tuyến tiền liệt bắt đầu từ sự phát triển bất thường của các tế bào tại tuyến tiền liệt, tuyến nhỏ tạo ra tinh dịch nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng. Ở các nước phương Tây, ung thư tuyến tiền liệt là bệnh ung thư phổ biến ở nam giới, đứng sau ung thư phổi. Hàng năm, tần suất mắc bệnh vào khoảng 40 – 50 ca ung thư mới trên 1000 nghìn nam giới. Tại nước ta, tỷ lệ nam giới mắc ung thư phổi tuy thấp hơn nhưng cũng có diễn biến ngày càng phức tạp. Ghi nhận tại Hà Nội, tỷ lệ mắc khoảng 1.2/ 100 nghìn người. Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh ung thư khá phổ biến ở nam giới Nguyên nhân chính xác tại sao bị ung thư tuyến tiền liệt chưa được giải thích rõ nhưng có rất nhiều yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh như: 1. Độ tuổi Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư phổi ít xảy ra ở nam giới dưới 40 tuổi. Nguy cơ ung thư tăng nhanh từ độ tuổi 50 tuổi. Có khoảng 6/10 bệnh nhân bị chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt đã ở độ tuổi trên 65 tuổi. 2. Tiền sử bệnh gia đình Nếu có bố, anh/ em trai mắc ung thư tuyến tiền liệt thì nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt của bạn sẽ tăng khoảng 2 lần. Một số đột biến di truyền có liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt là BRCA1, BRCA2, hội chứng Lynch… 3. Chủng tộc, địa lý Ung thư tuyến tiền liệt phổ biến nhất ở nam giới khu vực Bắc Mỹ, Bắc Âu, ít phổ biến hơn ở khu vực châu Á, châu Phi và Nam Mỹ. 4. Chế độ ăn thiếu khoa học Chế độ ăn nhiều thịt đỏ cũng làm gia tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt Dù chưa được khẳng định chắc chắn nhưng một số nghiên cứu cho biết những nam giới ăn nhiều thịt đỏ, hàm lượng chất béo cao sẽ làm tăng nhẹ nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. 5. Béo phì Nghiên cứu của trung tâm y tế Đại học Duke phát hiện ra rằng, những người đàn ông béo phì có khả năng bị ung thư tuyến tiền liệt cao hơn so với người bình thường khoảng 3 lần. 6. Hút thuốc lá Không chỉ là nguyên nhân chính gây ung thư phổi, thuốc lá còn được biết đến là một trong những yếu tố tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và nhiều bệnh ung thư khác. 7. Tiếp xúc hóa chất độc hại Việc thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất khi làm việc như benzene, chloroform… của lính cứu hỏa cũng làm gia tăng khoảng 28% nguy cơ mắc bệnh ở đối tượng này. Vì nguyên nhân tại sao bị ung thư tuyến tiền liệt chưa được xác định rõ nên bạn hãy chủ động phòng bệnh bằng việc thực hiện lối sống khoa học, bỏ thuốc lá nếu đang hút thuốc, ăn uống khoa học, trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động… Đặc biệt, chủ động thăm khám, tầm soát ung thư định kì có thể phát hiện bất thường sớm. Ung thư tuyến tiền liệt phát hiện sớm cho tiên lượng rất tốt, cơ hội sống gần như tuyệt đối.;;;;;Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh ung thư thường gặp nhất ở nam giới. Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ trong khung chậu của nam giới, nằm giữa dương vật và bàng quang, bao quanh niệu đạo. Chức năng chính của tuyến tiền liệt là hỗ trợ sản xuất tinh dịch. Ung thư tuyến tiền liệt thường phát triển chậm, và khả năng xử trí khỏi bệnh là rất tốt nếu phát hiện sớm. Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh ung thư thường gặp nhất ở nam giới. NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT Nguyên nhân của bệnh ung thư tuyến tiền liệt chưa được khẳng định chính xác. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh: TRIỆU CHỨNG CỦA UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT Đi tiểu thường xuyên hơn, nhiều vào ban đêm, tiểu gấp, tiểu khó, dòng chảy nước tiểu yếu hơn bình thường… là những triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt. Ung thư tuyến tiền liệt thường phát triển chậm, do đó bệnh nhân có thể không có triệu chứng nào trong nhiều năm. Các triệu chứng thường chỉ trở nên rõ ràng khi ung thư tuyến tiền liệt đủ lớn để gây áp lực đến niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang đến dương vật). Điều này thường dẫn đến những vấn đề liên quan đến tiểu tiện. Các triệu chứng có thể bao gồm: Các triệu chứng trên có thể gây ra do ung thư tuyến tiền liệt, cũng có thể do phì đại tuyến tiền liệt hoặc tăng sản tuyến tiền liệt lành tính. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT Để chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, người bệnh thường được chỉ định thực hiện xét nghiệm máu tìm kháng nguyên PSA. Các xét nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh ung thư tuyến tiền liệt bao gồm xét nghiệm máu PSA, thăm khám trực tràng và sinh thiết. Xét nghiệm kháng nguyên PSA cũng được sử dụng trong tầm soát ung thư tuyến tiền liệt ở những người chưa có triệu chứng, giúp phát hiện bệnh sớm và tăng cơ hội hỗ trợ điều trị thành công. HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT Khác với các bệnh ung thư khác, nhiều người mắc ung thư tuyến tiền liệt không nhất thiết phải hỗ trợ điều trị ngay lập tức, bởi các phương pháp hỗ trợ điều trị có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định như: rối loạn chức năng cương dương và tiểu không tự chủ. Nếu người bệnh còn trẻ và ung thư ở giai đoạn sớm, chưa có triệu chứng, bệnh nhân có thể chờ đợi thêm và được theo dõi khối ung thư. Ung thư tuyến tiền liệt thường diễn tiến khá chậm, do vậy, nhiều người có thể sống cả chục năm mà không có triệu chứng nào. Ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn đầu có thể xử trí khỏi. Phương pháp hỗ trợ điều trị bao gồm phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt, xạ trị và nội tiết tố. Những bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn muộn khi ung thư đã lan rộng tới các bộ phận khác của cơ thể (thường là xương), khó có thể xử trí khỏi nhưng có thể giúp kiểm soát bệnh, giảm triệu chứng và kéo dài thời gian sống.;;;;;Ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới trên thế giới. Mặc dù không phổ biến như ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, vv… tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt ở Việt Nam đang tăng trong những năm gần đây. Ung thư tuyến tiền liệt thường phát triển chậm, do đó người bệnh có thể không có dấu hiệu trong nhiều năm. Các triệu chứng thường chỉ trở nên rõ ràng khi tuyến tiền liệt đủ lớn để ảnh hưởng đến niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra dương vật). Khi đó, người bệnh sẽ có có triệu chứng như gia tăng nhu cầu đi tiểu, căng tiểu và cảm giác bàng quang không trống hoàn toàn. Ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới trên thế giới. Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ trong khung chậu của nam giới. Các chức năng chính của tuyến tiền liệt là sản xuất tinh dịch. 2. Nguyên nhân gây ung thư tuyến tiền liệt Nguyên nhân của bệnh ung thư tuyến tiền liệt vẫn còn là một bí ẩn lớn. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh: Nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt tăng khi bạn già đi. Hầu hết các trường hợp phát triển ở nam giới độ tuổi từ 50 trở lên. Ung thư tuyến tiền liệt thường gặp ở nam giới gốc Phi-Caribe hay châu Phi, và ít phổ biến ở nam giới Châu Á. Nam giới có người thân gần gũi như bố hoặc anh em bị ung thư tuyến tiền liệt cũng có nguy cơ phát triển bệnh cao hơn những người khác. 3. Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh ung thư tuyến tiền liệt Xét nghiệm máu đo nồng độ PSA có thể giúp phát hiện ung thư tuyến tiền liệt sớm. Các xét nghiệm chẩn đoán thường được sử dụng cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt là xét nghiệm máu, thăm khám trực tràng và sinh thiết. Xét nghiệm máu thử nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA), đo lường mức độ PSA và có thể giúp phát hiện ung thư tuyến tiền liệt sớm. Tuy nhiên, xét nghiệm máu không khẳng định bệnh chính xác bởi mức PSA có thể tăng lên do nhiều điều kiện khác không phải ung thư nhu viêm tuyến tiền liệt , nhiễm trùng đường tiết niệu. Do đó, người bệnh cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác. 4. Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt Phẫu thuật nội soi có thể được áp dụng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Nhiều trường hợp không cần phải điều trị ngay. Nếu phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm và không gây ra triệu chứng, người bệnh có thể chỉ cần theo dõi chặt chẽ mà chưa cần điều trị ngay. Một số trường hợp ung thư tuyến tiền liệt có thể được chữa khỏi nếu được điều trị ở giai đoạn sớm. Phương pháp điều trị bao gồm phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt, xạ trị và liệu pháp hormone. Những trường hợp chẩn đoán muộn, khi ung thư lan đến các bộ phận khác của cơ thể, thường là xương, thì không thể chữa khỏi và điều trị nhằm mục đích kéo dài thời gian sống và làm giảm các triệu chứng. Lưu ý: Phương pháp điều trị có thể có tác dụng phụ đáng kể, trong đó có rối loạn chức năng cương dương và tiểu không tự chủ. Trong khi đó, ung thư tuyến tiền liệt phát triển khá chậm, do đó, nhiều nam giới chọn trì hoãn điều trị cho tới khi ung thư lây lan.;;;;;Tuyến tiền liệt là tuyến chức năng chỉ riêng có ở nam giới. Bệnh ung thư tuyến tiền liệt (tên khác: bệnh ung thư tiền liệt tuyến), một trong các bệnh ung thư thường gặp ở nam với khoảng 350.000 người chết mỗi năm vì loại ung thư này (thống kê năm 2018 của Globocan - cơ quan trực thuộc Tổ chức Y tế thế giới). 1. Bệnh ung thư tiền liệt tuyến: nguyên nhân, các giai đoạn và triệu chứng của bệnh Tuyến tiền liệt là cơ quan nằm ngay dưới cổ bàng quang, nơi bắt đầu của niệu đạo và chỉ có ở nam giới. Khối lượng của cơ quan này khoảng 20g và thực hiện vai trò quan trọng trong việc sản sinh ra tinh dịch. Ung thư tiền liệt tuyến là dạng ung thư khởi phát ở tuyến này, khi tế bào phát triển mất kiểm soát và dần dần hình thành khối u xâm chiếm không gian tế bào khỏe mạnh. 1.1. Những nguyên nhân gây ung thư tiền liệt tuyến điển hình Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ung thư tiền liệt tuyến hiện chưa được xác định rõ, các nhà khoa học cho biết nguy cơ mắc bệnh liên quan khá lớn với gen của người bệnh cũng như chế độ ăn và sức khỏe. Cụ thể, những đối tượng sau nguy cơ mắc bệnh cao hơn: Tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh. Nam giới thừa cân, béo phì. Người có tiền sử gia đình, người thân từng mắc ung thư tiền liệt tuyến. Người thường xuyên ăn đồ chiên rán, thức ăn nhanh nhiều chất béo có hại. Nam giới thường xuyên dùng chất kích thích, hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu. Những người điều kiện làm việc thường xuyên tiếp xúc chất phóng xạ. Người bị phì đại tuyến tiền liệt cũng có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn người bình thường. 1.2. Các giai đoạn phát triển bệnh ung thư tiền liệt tuyến Để tiện lợi cho quá trình chẩn đoán, tiên lượng và xây dựng liệu trình điều trị, các bác sĩ chia bệnh ung thư phát triển thành 4 giai đoạn đặc trưng như sau: Giai đoạn 1 Ở giai đoạn này, ung thư chỉ ở tuyến tiền liệt và không thể cảm nhận trong DRE hoặc nhìn thấy trên các xét nghiệm hình ảnh. Mô ung thư ở giai đoạn này giống mô tuyến tiền liệt bình thường và đa số là phát hiện khi thực hiện phẫu thuật mổ phì đại tuyến tiền liệt. Giai đoạn 2 Được chia là IIA và IIB. Ở giai đoạn này, các xét nghiệm hình ảnh cũng rất khó để phát hiện do kích thước khối u quá nhỏ. Nếu kích thước khối u lớn hơn 1 chút thì có thể cảm nhận qua DRE. Tế bào ung thư chưa lan ra khỏi tuyến tiền liệt nhưng có xu hướng phát triển nhanh và bất thường hơn so với các tế bào khỏe mạnh. Khối u đã lớn hơn giai đoạn 1, có thể khám thấy qua thăm khám trực tràng và thường phát hiện qua sinh thiết khi có tăng PSA. Giai đoạn 3 Tế bào ung thư đã hình thành khối u kích thước khá lớn, xâm các mô xung quanh, có thể lây lan sang các túi tinh. Giai đoạn 4 Ung thư tiền liệt tuyến đã di căn rộng, thường đến hạch bạch huyết, bàng quang, trực tràng hoặc thậm chí đến gan, xương, phổi. Việc điều trị và kiểm soát di căn của ung thư tiền liệt tuyến lúc này rất khó khăn, bệnh nhân thường chỉ có thể điều trị kéo dài thời gian sống. Trong chẩn đoán bệnh, bác sĩ không chỉ cần xác định chính xác người bệnh có bị ung thư tiền liệt tuyến hay không mà cần xác định sớm giai đoạn bệnh. 1.3. Triệu chứng ung thư tiền liệt tuyến Triệu chứng bệnh ung thư tiền liệt tuyến còn dựa theo giai đoạn bệnh, bệnh càng tiến triển muộn thì triệu chứng càng rõ ràng. Các triệu chứng tại chỗ người bệnh có thể gặp bao gồm: Bí đái: 20 - 25% bệnh nhân xuất hiện triệu chứng này. Đau lưng, đau chân: xuất hiện ở 20 - 40% bệnh nhân. Đái ra máu gặp ở 10 - 15% bệnh nhân. Số bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng là 47%. Rất nhiều người bệnh xuất hiện các triệu chứng trên song chủ quan, không đi thăm khám sớm đến khi bệnh tiến triển muộn không thể điều trị tốt, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. 2. Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt hiệu quả Dù là bệnh khó điều trị và diễn tiến phức tạp nhưng tin vui là nếu phát hiện, điều trị tích cực thì tỷ lệ sống lên đến 90%. Bác sĩ cần loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư và ngăn chặn đường di căn của ung thư bằng cách xạ trị, cắt bỏ hạch bạch huyết vùng chậu,… Nhưng khi ung thư đã chuyển sang giai đoạn cuối, tỷ lệ điều trị khỏi rất thấp. Dù bác sĩ kết hợp điều trị nhiều phương pháp song rất khó để loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư tồn tại trong cơ thể. Vì thế ung thư dễ tái phát, xâm chiếm nhiều cơ quan ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sống và sức khỏe của người bệnh. Các phương pháp hiện được dùng trong điều trị ung thư tiền liệt tuyến gồm: Xạ trị: Dùng tia bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Có hai phương pháp là xạ ngoài và xạ trị áp sát. Phẫu thuật: Thông thường bệnh nhân cần phải cắt bỏ tuyến liệt liệt hoàn toàn, có thể phải loại bỏ cả túi tinh, nạo hạch hai bên vùng chậu để loại bỏ tối đa tế bào ung thư, thường áp dụng khi bệnh ở giai đoạn sớm. Điều trị nội tiết: Tuyến tiền liệt là một bộ phận của hệ sinh dục nam, chịu ảnh hưởng của nội tiết tố nam. Vì thế giảm nội tiết tố nam sẽ giúp kiểm soát sự phát triển của ung thư. Đây là phương pháp được ưa dùng hiện nay. Đơn giản nhất là cắt tinh hoàn. Bên cạnh đó, có thể dùng thuốc nội tiết như estrogen, sử dụng các chất kháng androgen,... Ung thư nói chung và bệnh ung thư tuyến tiền liệt nói riêng là bệnh nguy hiểm, nguy cơ tử vong và biến chứng cao. Vì thế tầm soát phát hiện bệnh sớm là cách tốt nhất để hạn chế biến chứng bệnh gây ra cho nam giới.;;;;;Ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh nguy hiểm ở nam giới nhưng chưa nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng. Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này bạn nhé! Tuyến tiền liệt là bộ phận nằm ngay bên dưới cổ bàng quang, đây cũng là vị trí bắt đầu của niệu đạo trên cơ thể nam giới. Với khối lượng khoảng 20g, tuyến tiền liệt có vai trò góp phần sản sinh ra tinh dịch. Khi tuổi tác tăng cao, tuyến tiền liệt nếu phát triển quá lớn sẽ làm bế tắc đường tiểu. Tình trạng này còn được biết đến với tên gọi phì đại tiền liệt tuyến, thậm chí có thể dẫn đến ung thư. Ung thư tuyến tiền liệt hay ung thư tiền liệt tuyến có thể coi là một trong những bệnh lý ung thư phổ biến nhất ở nam giới. Các tế bào ung thư xuất hiện và phát triển trong tuyến tiền liệt rồi dần di căn đến các cơ quan khác trên cơ thể như xương và các hạch bạch huyết. Hình ảnh khối u trong tuyến tiền liệt ở nam giới 2. Nguyên nhân gây ung thư Cho đến hiện tại, nguyên nhân gây ra ung thư tiền liệt tuyến vẫn chưa được khẳng định chính xác. Tương tự như các loại ung thư khác, sự xuất hiện bất thường và liên tục của các tế bào bị đột biến gen được xem là nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này. Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ đã được chứng minh là có thể ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh, bao gồm: Nam giới càng lớn tuổi sẽ càng dễ mắc bệnh hơn. Đối tượng dễ có khối u trong tuyến tiền liệt nhất chính là nam giới cao tuổi Nếu trong gia đình từng hoặc đang có người mắc ung thư thì khả năng nam giới cao tuổi trong gia đình mắc bệnh cũng cao hơn. Những người thường xuyên phải tiếp xúc với các chất phóng xạ khi làm việc cũng có nguy cơ cao mắc ung thư. Tế bào ung thư sẽ dễ sản sinh trong tuyến tiền liệt nếu nam giới ăn nhiều thịt, mỡ động vật hoặc các loại thực phẩm giàu năng lượng. Người bị phì đại tiền liệt tuyến, người đã từng thắt ống dẫn tinh và người thiếu vitamin D cũng là những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư tiền liệt tuyến. 3. Triệu chứng ung thư ở tuyến tiền liệt Ung thư ở tuyến tiền liệt cũng không biểu hiện rõ ở giai đoạn đầu. Cho tới khi khối u phát triển và to lên thì người bệnh mới có một số triệu chứng nhận biết sau: 3.1. Tiểu khó, tiểu rắt, tiểu đêm, đau khi đi tiểu Niệu đạo được bao quanh bởi tuyến tiền liệt, do đó khi tuyến tiền liệt gặp vấn đề thì chức năng tiểu tiện và xuất tinh cũng bị ảnh hưởng theo. – Cảm thấy buồn tiểu nhưng không đi được, hoặc dừng đột ngột khi đang đi tiểu. – Rò rỉ nước tiểu mà không thể tự kiểm soát được. – Buồn tiểu và đi tiểu nhiều vào ban đêm. – Có cảm giác đau trong lúc tiểu do khối u chèn ép lên niệu đạo. 3.2. Máu lẫn trong nước tiểu Triệu chứng này không phổ biến nhưng vẫn có những người bệnh bị lẫn các vệt máu màu hồng nhạt trong nước tiểu. Nếu thấy nước tiểu lẫn máu thì bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác 3.3. Máu lẫn trong tinh dịch Tương tự như nước tiểu, tinh dịch cũng có thể bị lẫn những vệt máu hoặc chuyển sang màu hồng nhạt nếu tuyến tiền liệt có khối u. 3.4. Khó duy trì cương dương Khối u trong tuyến tiền liệt to dần lên sẽ khiến lưu lượng máu truyền đến dương vật bị chặn lại. Lúc này dương vật sẽ khó cương cứng cũng như khó duy trì sự cương cứng trong suốt một khoảng thời gian. 3.5. Thường xuyên thấy đau lưng dưới, hông và đùi trên Ung thư tiền liệt tuyến tiến triển sẽ gây đau ở vùng lưng dưới, hông, đùi trên và xương chậu. Ở giai đoạn đầu, ung thư tiền liệt tuyến vẫn có thể chữa khỏi được. Với giai đoạn tiến triển, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp dựa trên tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng của mỗi bệnh nhân. Các phương pháp thường thấy có thể kể đến như: 4.1. Phẫu thuật Nếu phát hiện ung thư ngay từ giai đoạn đầu, người bệnh sẽ được làm phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến tiền liệt. Nhờ vậy, các tế bào ung thư sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Ngoài ra, một số cơ quan như túi tinh, bóng của ống dẫn tinh và hạch chậu cũng có thể được cắt bỏ nếu cần thiết. 4.2. Xạ trị Xạ trị cho phép can thiệp làm giảm kích thước khối u khi đã bước sang giai đoạn muộn. Tuy nhiên, phương pháp chỉ được sử dụng với đối tượng phù hợp khi thực sự cần thiết. 4.3. Điều trị nội tiết Phương pháp này sẽ giúp điều chỉnh nội tiết tố nam về mức thấp hơn, từ đó giảm bớt tốc độ phát triển của tế bào ung thư. Điều trị nội tiết có thể được tiến hành thông qua phẫu thuật tinh hoàn hoặc sử dụng các loại thuốc nội tiết. Trong trường hợp ung thư đã di căn, có thể kết hợp điều trị nội tiết với xạ trị để tối ưu hiệu quả điều trị nếu cơ thể người bệnh vẫn đáp ứng được cả hai phương pháp.
question_453
Tròng kính đổi màu có độ – Tham khảo trước khi chọn lựa
doc_453
1. Sơ lược về tròng kính đổi màu có độ 1.1. Giới thiệu chung Tròng kính đổi màu có độ, hay vẫn được gọi thông dụng là kính cận đổi màu đang ngày càng phổ biến và thông dụng nhờ những ưu điểm đặc biệt của mình. Đây là một dạng kính đặc biệt với nguyên lý hoạt động khá đặc biệt, vừa có tính năng của kính cận, lại tăng cường khả năng bảo vệ mắt trước các loại ánh sáng độc hại trong môi trường sống hiện nay. Tròng kính đổi màu sắc có độ giống như tên gọi của mình, là dạng tròng kính dành cho mắt có tật khúc xạ (cận thị, loạn thị, viễn thị) nhưng có khả năng thay đổi màu sắc mắt kính dựa trên độ bức xạ ánh sáng. Theo đó, khi ở trong nhà, loại tròng kính này sẽ trong suốt như kính thuốc thông thường. Khi tiếp xúc với ánh sáng có cường độ cao hoặc mật độ tia UV nhiều, mắt kính này sẽ dần trở nên tối màu hơn giống như một chiếc kính mát, giúp người đeo đỡ chói mắt, bảo vệ mắt khỏi ánh sáng độc hại mà vẫn đảm bảo hỗ trợ việc nhìn các đồ vật xung quanh theo tác dụng của kính thuốc. Tròng kính đổi màu tiện lợi và cần thiết với những người có tật khúc xạ Đối với những người bị tật khúc xạ, thật khó khi phải đưa ra lựa chọn đeo kính râm hoặc đeo kính thuốc khi đi ra ngoài. Hoặc, nhiều người có sẵn một chiếc kính râm có độ cận phù hợp để đeo ngoài trời, nhưng cũng sẽ khá bất tiện khi phải cầm theo một chiếc kính trong không màu để có thể sử dụng khi trong nhà hoặc vào buổi tối. Thêm nữa, chi phí cho việc mua quá nhiều kính (ít nhất là 2 loại kính: kính thuốc mắt trong và kính râm có độ) cũng khá tốn kém cho người dùng. Kính cận đổi màu ra đời hiện nay như một giải pháp giúp những người bị tật khúc xạ có thể giải quyết mối bận tâm trên: có thể an tâm sử dụng một loại kính tích hợp cả kính thuốc và kính râm, chuyển đổi công dụng và màu sắc linh hoạt, tự động, không làm ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt cũng như các hoạt động của người dùng. Chiếc kính này không chỉ phù hợp cho việc đi du lịch mà với bất cứ ai có các hoạt động ngoài trời (đi học, đi làm, ra ngoài đường,…) cũng rất cần thiết. Bên cạnh đó, không chỉ thuận tiện, phù hợp mọi điều kiện thời tiết, kính đổi màu sắc có độ cũng giúp chúng ta tiết kiệm chi phí hơn khi tích hợp cả kính thuốc và kính râm trong một, giải quyết mối lo lắng tốn kém chi phí vì nhiều loại kính cho chúng ta. 2. Nguyên lý hoạt động của tròng kính biến đổi màu có độ Điều khiến tròng kính có thể trở nên tối màu hơn, giúp chống ánh sáng cường độ mạnh cùng các tia nguy hiểm như tia UV trong kính đổi màu là do hiệu ứng photochromic. Các phân tử photochromic được thêm vào trong các loại kính này. Khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh, tia UV, các hạt photochromic trong tròng kính sẽ thay đổi cấu trúc khiến màu sắc của kính đổi thành dạng đen/xám hoặc nâu/vàng. Và như chúng ta đã biết, chiếc kính trong như biến thành chiếc kính mát. Nhờ đó, kính đổi màu bảo vệ mắt khỏi ánh sáng chói, tia UV. Khi đeo kính vào trong nhà hoặc ở nơi ánh sáng yếu, tia UV ít thì các photochromic sẽ quay lại cấu trúc ban đầu, trả lại độ trong suốt cho tròng kính. Nhờ đó, kính đổi màu trở về trạng thái kính mắt thông thường, giúp người đeo nhìn rõ mọi thứ một cách trong trẻo. Như vậy, quá trình phản ứng của các phân tử photochromic xảy ra liên tục, tự điều chỉnh mức độ màu sắc theo ánh sáng của môi trường. Thông thường, việc đổi màu kính sẽ có một khoảng thời gian để chờ nhất định, chứ không thể biến đổi ngay lập tức ngay khi chúng ta từ nhà ra ngoài nắng, hay đang ngoài trời và vào nhà. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ hiện nay, với nhiều loại kính, quá trình đổi màu này diễn ra ngày càng nhanh chóng, cho phép chúng ta thích nghi nhanh với điều kiện ánh sáng, chặn tia UV hiệu quả, bảo vệ mắt khỏi các tác nhân độc hại. Tròng kính đổi màu hỗ trợ bảo vệ mắt trước tia UV 3. Phân loại, kiểm tra và chọn lựa tròng kính thay đổi màu sắc có độ 3.1. Phân loại Có nhiều hàng kính mắt đổi màu, nhưng nhìn chung, hiện nay, dựa theo cách thức cấu tạo, kính đổi màu được phân thành 2 dạng chính: – Tròng mắt kính được sản xuất bằng cách trộn chất liệu hóa học với thành phần cơ bản. – Tròng kính được phủ lớp đổi màu. Trong đó, loại tròng kính đổi màu thứ hai thường được sử dụng nhiều hơn do khả năng linh hoạt hơn, có thể giữ độ trong suốt cho kính khi ở môi trường trong nhà và có độ bền tốt hơn. 3.2. Cách kiểm tra Cách kiểm tra đơn giản với kính đổi màu có độ khá nhanh và bạn hoàn toàn có thể thực hiện ngay khi cần. Bạn chỉ cần đưa kính ra ngoài trời nắng và quan sát trực tiếp sự thay đổi của màu mắt kính, sau đó, đưa kính vào trong nhà và theo dõi. Khi này, bạn có thể đánh giá được thời gian kính đổi màu khi từ môi trường trong nhà ra ngoài nắng và ngược lại có lâu không, màu kính như thế nào. Bên cạnh đó, đừng quên kiểm tra xem kính có phù hợp với tình trạng tật khúc xạ của mình không bằng cách thực hiện theo các thao tác kiểm tra của bệnh viện/phòng khám/trung tâm kính mắt. Đây là điều hết sức quan trọng với những người bị cận thị, viễn thị hoặc loạn thị khi đi đo – cắt kính. 3.3. Lựa chọn kính Để lựa chọn kính đổi màu có độ phù hợp có bản thân, trước tiên, cần chú ý lựa chọn thăm khám tại các trung tâm, bệnh viện có chuyên gia và trang thiết bị phù hợp, hiện đại để thực hiện kiểm tra mắt chính xác, xác định chỉ số thị lực, độ cận/viễn/loạn thị của bản thân và lựa chọn tròng mắt phù hợp theo chỉ dẫn cũng như theo đánh giá của bản thân. Thăm khám phù hợp trước khi lựa chọn khám để chọn kính đổi màu có độ cho bản thân Sau khi lựa chọn dáng kính, tròng kính phù hợp, bạn cần kiểm tra sự đổi màu của tròng kính để an tâm về chất lượng của sản phẩm. Việc thực hiện thăm khám, chọn kính tại các bệnh viện, phòng khám, trung tâm kính mắt uy tín cũng là cách giúp bạn an tâm việc bảo hành kính mắt và theo dõi vấn đề thị lực của bản thân. Vì thế, hãy lưu ý điều này khi đang có nhu cầu mua kính hay sử dụng kính đổi màu.
doc_6535;;;;;doc_40790;;;;;doc_14993;;;;;doc_15475;;;;;doc_45239
Tròng kính đổi màu không độ được coi là giải pháp hoàn hảo cho việc bảo vệ mắt cùng tính thời trang, phong cách. Đặc biệt, những người làm việc hoặc thường hoạt động ngoài trời thì đây chắc chắn là phụ kiện không thể thiếu cho bản thân mình. 1. Tìm hiểu về kính đổi màu và tròng kính đổi màu không độ 1.1. Kính đổi màu Kính đổi màu hay còn hay được gọi là kính chuyển màu, kính photochromic, tròng kính tự đổi màu, kính chống nắng thông minh hay tròng kính đổi màu khi ra nắng,… Đây là dòng kính có tính năng chuyển màu mắt kính từ màu trong sang các màu khác, tạo cảm giác râm hơn, đỡ chói mắt cho người dùng khi họ tiếp xúc với ánh sáng cường độ cao. Tính năng này nhờ vào các hạt phản ứng photochromic trong tròng kính, giúp tự động điều chỉnh màu kính để phù hợp với cường độ ánh sáng môi trường. Khi ánh sáng cường độ càng mạnh hoặc tia UV cao thì màu kính sàng sậm, còn khi cường độ sáng yếu, mắt kính sẽ hiển thị màu trong suốt. Hình ảnh minh họa về tròng kính đổi màu 1.2. Tròng kính làm biến đổi màu sắc không độ Trước đây, nhiều người thường quan niệm, kính chỉ dành cho những người có vấn đề về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị. Do đó, ban đầu, chỉ những người bị cận mới quan tâm đến việc sử dụng tròng kính đổi màu. Tuy nhiên, với sự biến đổi của môi trường, khí hậu hiện nay cùng những mặt tích cực mà một chiếc kính 0 độ đem lại, người ta ngày càng nhận ra ưu điểm vượt trội mà tròng kính biến đổi màu 0 độ mang lại. Tròng kính biến đổi màu sắc không độ phù hợp với những người không có tật khúc xạ. Thông thường, khi không có tật khúc xạ, chúng ta chỉ nghĩ đến chuyện sử dụng kính râm để tránh nắng khi đi biển, đi du lịch hay các hoạt động ngoài trời. Hoặc với một số người quan tâm thời trang thì kính râm hoặc kính không độ là kính thời trang tô điểm cho phong cách của mình. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc dùng kính không độ để bảo vệ mắt là điều cần thiết cho mọi người. Kính không chỉ là vật thời trang hoặc có tác dụng nhìn rõ hơn, mà còn bảo vệ mắt trước các yếu tố thời tiết, môi trường, phòng ngừa bệnh lý. Giờ đây, với tròng kính đổi màu 0 độ đặc biệt này, những tác dụng và ưu điểm này được tích hợp, giúp người dùng có thể sử dụng kính mọi lúc mọi nơi, bảo vệ mắt và tiết kiệm chi phí tối ưu cho bản thân mình. 2. Nguyên lý hoạt động của tròng kính biến đổi màu sắc không độ Tròng kính biến đổi màu sắc không độ được tạo ra với lớp váng đặc biệt có tên sun-sensor phủ lên bề mặt tròng kính. Hợp chất này có các phân tử với khả năng phản ứng, đổi màu sắc khi tia UV và ánh sáng cường độ mạnh tấn công. Ngoài ra, kính cũng được trang bị thêm một số thành phần nhằm tác dụng cảm quang. Ở trạng thái bình thường, với ánh sáng trong nhà, tròng kính có màu trong suốt. Tuy nhiên, khi ra ngoài, gặp ánh sáng cường độ cao hoặc mật độ tia UV lớn, tròng kính sẽ chuyển đổi màu sắc sang râm mát hơn, giúp chúng ta không bị chói mắt cũng như tránh sự hấp thụ ánh sáng cực tím. Mức độ chuyển đổi màu sắc sáng – tối sẽ phụ thuộc vào lượng ánh sáng và tia UV tiếp xúc. Thông thường, quá trình chuyển đổi màu sắc có thể mất một lượng thời gian nhất định để đạt mức phù hợp, khoảng 30 giây. Và để trở về màu sắc trong suốt như ban đầu khi đã ở trong nhà, kính cũng có thể mất trên 2 phút do cần phân tích và thích ứng ánh sáng, môi trường. Kính đổi màu không độ có khả năng phản ứng, đổi màu sắc khi tia UV và ánh sáng cường độ mạnh 3. Những ưu và nhược điểm nổi bật của tròng kính biến đổi màu sắc với độ cận bằng 0 3.1. Ưu điểm Loại tròng kính biến đổi sắc màu không độ có rất nhiều ưu điểm và được đánh giá, với những người không có tật khúc xạ, ai cũng nên sở hữu một kính mắt với tính năng này: – Làm giảm cảm giác mỏi mắt cho người đeo, hạn chế những tổn thương về mắt, đảm bảo tầm nhìn tốt trong các điều kiện ánh sáng khác nhau. – Tiện lợi và hữu ích vì vừa có thể trở thành kính râm, lại cũng hợp đi mưa hay khi trời tối mà vẫn bảo vệ được mắt. – Mang tính thời trang, tô điểm thêm phong cách cho người dùng. 3.2. Nhược điểm Có một số đặc điểm từ kính biến đổi màu sắc không độ có thể là vấn đề với một số người. Đó là: – Một số tròng kính có thể bị ám màu, không thực sự trong suốt khi trong nhà. – Tốc độ đổi màu chưa đáp ứng độ nhanh theo mong muốn của người sử dụng. – Chi phí đắt hơn. Tuy nhiên, với từng loại tròng kính thì những nhược điểm trên hiện nay cũng được khắc phục, giá thành của kính đổi màu hiện tại mang tính đại chúng hơn, dù vẫn đắt hơn so với các loại tròng kính thông thường. Tuy nhiên, với những công năng, ưu điểm mà kính đổi màu đem đến, chúng ta vẫn nên sở hữu cho mình một chiếc kính đổi màu ngoài trời để an tâm chắn gió bụi, che mưa nắng, bảo vệ mắt và linh hoạt chuyển đổi thành kính râm khi tham gia các hoạt động ngoài trời. Kính không độ là vật dụng cần thiết và hữu ích cho mọi người;;;;; Kính đổi màu là chiếc kính được biết đến với khả năng thay đổi màu sắc nhanh chóng. Trong đó, nó có thể tự động điều chỉnh mức độ tối sáng của tròng kính tùy thuộc vào mức độ ánh sáng trong môi trường xung quanh. Nhờ vào tính năng này, tròng kính giúp bảo vệ đôi mắt khỏi tác động có hại của tia UV, ánh nắng mặt trời và đồng thời giữ cho tầm nhìn luôn rõ ràng. Quá trình thay đổi màu sắc của tròng kính đổi màu (minh họa) Kính đổi màu thường được sản xuất từ vật liệu nhựa hoặc thủy tinh, được kết hợp với dung dịch chứa các hợp chất hóa học như bạc clorua hoặc bạc halogenua. Những hợp chất này có khả năng thay đổi màu sắc dựa trên cường độ ánh sáng UV. Khi tiếp xúc với tia UV, kính sẽ chuyển từ trạng thái trong suốt sang trạng thái tối, giúp hấp thụ và giảm lượng ánh sáng có hại cho mắt. Ngược lại, khi không còn tác động của tia UV, tròng kính sẽ trở lại trạng thái trong suốt ban đầu. Đáng chú ý rằng, tròng kính chỉ đổi màu khi tiếp xúc với ánh sáng UV, còn với ánh sáng từ đèn LED hoặc màn hình máy tính, tròng kính vẫn duy trì trạng thái trong suốt. Tròng kính đổi màu còn được chia ra thành 2 loại: tròng kính đổi màu có độ (áp dụng cho người bị tật khúc xạ) và tròng kính đổi màu không độ (dành cho mắt bình thường). Tròng kính đổi màu là sự lựa chọn phù hợp cho những đối tượng sau: – Những người thường xuyên di chuyển giữa môi trường trong nhà và ngoài trời. – Những người thường xuyên lái xe dưới trời nắng. – Những người hay chơi các môn thể thao ngoài trời, tiếp xúc với ánh nắng cường độ cao trong thời gian dài. – Trẻ em khi tiếp xúc với tia UV, ánh sáng cường độ mạnh,… – Với những người bị tật khúc xạ như cận thị, loạn thị và viễn thị thì cần dùng tròng kính đổi màu có số độ phù hợp và theo kê đơn của bác sĩ. – Với kính đổi màu không độ có thể đeo hàng ngày hoặc sử dụng khi cần thiết, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn đang có bệnh lý về mắt. Kỹ thuật viên đang tư vấn về tròng kính đổi màu cho khách hàng (minh họa). Trên thị trường, vẫn tồn tại một số mẫu tròng kính chuyển màu có giá thấp, chỉ từ 200.000 đến 300.000 đồng. Tuy nhiên, đây thường là những sản phẩm không rõ nguồn gốc và có thể không đảm bảo về chất lượng. Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo bạn nên cẩn trọng và không nên sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc không minh bạch và chất lượng không được đảm bảo. 4. Ưu và nhược điểm của các tròng kính đổi màu hiện nay Sự khác biệt của tròng kính đổi màu khi trong nhà và ra ngoài trời nắng (minh họa). 4.1 Ưu điểm Chỉ cần một chiếc kính đổi màu là bạn có thể vừa có một diện mạo thu hút và vừa bảo vệ mắt khỏi tia UV. Đây cũng là sự lựa chọn phù hợp cho những người luôn bận rộn, nhất là có thể kết hợp 2 trong 1 vừa là kính thuốc vừa là kính đổi màu. – Tính năng thoải mái: Giúp giảm tác hại của ánh sáng mặt trời, giúp bảo vệ mắt một cách hiệu quả hơn so với tròng kính thông thường, đặc biệt là khi đối mặt với ánh sáng chói. – Đa dạng về giá: Mặc dù có giá cao hơn so với kính thông thường, nhưng đây là một đầu tư đáng giá vì chất liệu và tính năng của chúng, đồng thời mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe mắt. Riêng đối với người bị tật khúc xạ, đây còn là một chiếc kính duy nhất có thể thay thế cả kính cận và kính mát. – Nhiều tính năng hữu ích: Bảo vệ mắt khỏi ánh sáng chói, giảm phản quang, chống trầy xước, một số tròng cao cấp còn tích hợp khả năng lọc ánh sáng xanh. – Phong cách và thời trang: Đeo tròng kính chuyển màu sẽ làm tăng thêm vẻ cá tính và phong cách cho người sử dụng. – Bảo vệ mắt khỏi các bệnh lý: Ngăn chặn tác động của tia UV, giảm thiểu tổn thương mắt và giảm nguy cơ mắt bị thủy tinh thể đục khi già. – Tốc độ chuyển màu nhanh chóng: Tròng kính có khả năng chuyển màu từ 10-15 giây khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, đảm bảo sự thoải mái và bảo vệ mắt ngay lập tức. 4.2 Nhược điểm Mặc dù tròng kính đổi màu mang lại nhiều ưu điểm, nhưng cũng không tránh khỏi những điểm yếu mà nhiều người có thể thấy không hài lòng. Dưới đây là một số nhược điểm của loại tròng kính này: – Tốc độ chuyển màu: Một số người dùng cho rằng tốc độ chuyển màu chưa đủ nhanh, thực tế là đôi khi chỉ đạt được mức đó. – Về giá cả: Do tính đa năng của chúng, tròng kính chuyển màu thường có mức giá cao hơn so với tròng thông thường. – Tốc độ trở lại trạng thái trong suốt chậm: Tốc độ trở lại trạng thái trong suốt sau khi không còn ánh sáng mặt trời là khoảng 1-1,5 phút theo kiểm tra thực tế. – Độ đậm: Khả năng đậm của tròng kính chuyển màu không thể so sánh với kính râm như một số người mong đợi. – Tính lịch sự: Có người dùng vẫn cảm thấy e ngại về màu kính râm khi gặp đối tác hoặc sếp trong các tình huống lịch sự.;;;;; Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về loại kính đặc biệt này thông qua bài viết dưới đây nhé! 1.1 Tổng quan Tròng kính đổi màu là một loại tròng kính có thể thay đổi màu sắc dựa trên sự thay đổi bức xạ ánh sáng. Với thiết kế ưu việt, kính là sự kết hợp hoàn hảo giữa kính mát và kính dành cho người bị tật khúc xạ (cận, viễn, loạn thị). Kính đổi màu có thể thay đổi màu sắc dựa trên sự thay đổi bức xạ ánh sáng Theo đó, khi ở trong nhà, tròng kính trong suốt giống như những chiếc kính cận/viễn/loạn bình thường. Tuy nhiên, khi ra ngoài nắng, kính sẽ tự động chuyển sang màu sẫm hơn. Nguyên nhân là do tác động của tia UV làm thay đổi màu sắc của các thành phần trong mắt kính. Nhờ đó, bạn sẽ không cần tốn công thay đổi giữa hai loại kính khi di chuyển từ trong nhà ra ngoài trời nắng (và ngược lại). Với sự tiện lợi 2 trong 1, chiếc kính sẽ bảo vệ mắt mọi lúc, mọi nơi. Cho mắt đi ngoài trời nắng không bị chói mà vẫn có thể nhìn rõ. Kính có thể sử dụng với hầu hết mọi đối tượng ở các lứa tuổi khác nhau: – Người phải đeo kính thuốc do bị cận, viễn, loạn thị,… Thay vì phải mua cùng lúc 2 chiếc kính (kính thuốc và kính mát) thì chỉ một chiếc kính với tròng đổi màu sẽ là phương án ưu việt hơn. Mắt sẽ không phải điều tiết nhiều do người dùng thay đổi kính liên tục. – Những người phải di chuyển nhiều từ trong nhà ra ngoài trời nhưng ưa thích sự tiện lợi trong cuộc sống bận rộn. – Người có mắt dễ bị tổn thương bởi ánh sáng xanh tím hay tia UV: Người mới phẫu thuật mắt, người cao tuổi, trẻ em,… – ….. 1.2 Ưu điểm Với thiết kế 2 trong 1, chiếc tròng kính loại này sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như: – Vô cùng tiện lợi khi không cần mang bên mình cùng lúc cả hai chiếc kính khác nhau để sử dụng – Giảm mỏi mắt do mắt không phải điều tiết quá nhiều vì thay đổi kính – Bảo vệ mắt khỏi mọi yếu tố: Ánh sáng xanh, tia UV,… mà vẫn đảm bảo mắt nhìn rõ – Giúp bạn tiết kiệm tiền – ….. 1.3 Cơ chế hoạt động Với thiết kế 2 trong 1, kính đổi màu sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội Khi tiếp xúc với tia UV, các phân tử của tròng kính hấp thụ ánh sáng nhiều hơn và bắt đầu thay đổi hình dạng. Điều này khiến tròng kính trở nên sậm màu hơn. Độ bức xạ càng cao, tròng kính sẽ đổi màu càng đậm. Thông thường, các dòng kính đổi màu cao cấp có thể thay đổi độ đậm nhạt liên tục phù hợp với điều kiện ánh sáng. Do đó, người đeo kính luôn có thị lực sắc nét và thoải mái nhất. Tuy nhiên, tốc độ đổi màu cũng sẽ phụ thuộc một phần vào nhiệt độ. Nhiệt độ cao sẽ khiến tròng kính dễ bị nhạt màu hơn (ít đậm hơn). Nghĩa là khi thời tiết ấm áp, tròng kính đổi màu nhạt hơn. Khi thời tiết lạnh, tròng kính sẽ đổi màu đậm hơn. 2. Các loại tròng đổi màu Hiện nay, có rất nhiều thương hiệu sản xuất kính đổi màu uy tín trên thị trường. Tiêu biểu có thể kể đến như: Essilor, Zeiss, Chemi, Hoya,… – Tròng kính Essilor Crizal Transition: Essilor là thương hiệu sản xuất kính mắt nổi tiếng tại Pháp. Dẫn đầu thế giới về lượng mắt kính bán ra hàng năm, sản phẩm của Essilor luôn nổi bật bởi sự chất lượng và công nghệ hiện đại. Trong đó, tròng kính cận đổi màu Essilor Transition là một trong những sản phẩm rất được ưa chuộng. Tròng kính sử dụng công nghệ Chromea 7™ mang đến cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng. Màu sắc đậm đà, tốc độ đổi màu nhanh, bảo vệ mắt toàn diện trước tác hại của tia UV. – Tròng kính Chemi U2 Photochromic: Chemi U2 Photochromic là một sản phẩm của hãng kính mắt Chemi (Hàn Quốc). Ở phân khúc giá tầm trung, đây sẽ là sự lựa chọn vô cùng chất lượng và phù hợp với số đông người tiêu dùng. – Tròng kính Elements Photo Spin: Đây là loại tròng kính cao cấp đến từ Elements Photo. Với công nghệ lớp siêu váng dầu phủ Super Hydrophobic và lớp tĩnh điện, kính có độ truyền quang cao. Đồng thời, giảm lực hút bụi tích điện ở trên bề mặt kính. Nhờ đó, mắt kính sạch hơn, bạn có thể thoải mái nhìn mà không lo bị nhòe. Ngoài ra, kính còn đáp ứng mọi nhu cầu chiết suất. Do đó, kính sẽ mỏng và nhẹ hơn, đảm bảo tính thẩm mỹ và sự tiện lợi khi sử dụng. – Tròng kính Sky Lens: Sky Lens là tròng kính ở phân khúc giá tầm trung. Đây là loại tròng kính cận đổi màu mới nhất trong năm 2022. Kính đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu cần thiết và mang đến nhiều chức năng ưu việt cho người sử dụng. 3. Cách chọn màu tròng kính Có đa dạng các loại kính đổi màu trên thị trường Nếu có nhu cầu sử dụng kính đổi màu, bên cạnh việc lựa chọn loại tròng, bạn cũng nên chọn cho mình một màu kính phù hợp: – Kính đổi màu đen/xám: Phù hợp với người hay tham gia các hoạt động ngoài trời. Màu đen và xám giúp làm dịu mắt và giúp người dùng phân biệt màu sắc tốt hơn. – Kính đổi màu xanh lá: Có tác dụng giảm chói cực tốt. Nếu bạn là người yêu thích các môn thể thao dưới nước thì nên mua kính màu này. – Kính đổi màu hồng/đỏ: Thích hợp với người sống ở nơi có nhiều tuyết hoặc người tham gia các hoạt động leo núi, đua xe,… – Kính đổi màu vàng: Kính dùng tốt ở môi trường thiếu ánh sáng. Rất thích hợp với các hoạt động như đua xe, chơi tennis,… – Kính đổi màu xanh biển/tím: Kính có tác dụng giảm chói lóa tốt, tăng khả năng phân biệt màu sắc. Kính thường thích hợp với người hay có sở thích chơi golf.;;;;;Sở hữu kính cận đổi màu mang lại nhiều thuận tiện cho người bị cận. Tuy nhiên, tùy từng thương hiệu và loại kính mà chúng ta có thể gặp một vài nhược điểm của loại tròng này. Nếu bạn đang muốn cắt kính cận đổi màu, hãy đọc bài viết này trước để tìm hiểu về loại kính này và cho mình những thông tin cần thiết trước khi lựa chọn cho mình chiếc kính phù hợp. 1.1. Định nghĩa về kính cận đổi màu Kính cận đổi màu là kính mắt khá phổ biến trên thị trường hiện nay với tròng kính cận có khả năng chuyển màu sáng-tối dựa trên sự tiếp xúc với cường độ ánh sáng và tia UV. Nói một cách đơn giản, kính cận đổi màu vừa là kính cận, lại có thể trở thành kính râm trong lúc cần thiết. Đây cũng là công nghệ đánh dấu sự phát triển của ngành công nghiệp kính mắt và y học. Tròng kính của kính cận đổi màu có cấu tạo từ gốc carbon kết hợp với vật liệu sun-sensor (có silver halide và bạc halogen là thành phần chính).Trong điều kiện ánh sáng thông thường, các phân tử bạc halogen sẽ có màu trong suốt. Nhưng khi tiếp xúc với ánh sáng cường độ mạnh, phát hiện lượng tia UV ngoài trời lớn, tròng kính sẽ được đổi sang màu sắc tối hơn, giúp cản tia UV, ánh sáng xanh và bảo vệ mắt. Tùy cường độ sáng và tia UV mà màu sắc tròng kính cũng có mức độ đậm và tối phù hợp. Với điều kiện ánh sáng thông thường, tròng kính sẽ trở về trạng thái màu trong suốt như chiếc kính cận truyền thống. Kính cận đổi màu có khả năng chuyển màu sáng-tối dựa trên sự tiếp xúc với cường độ ánh sáng và tia UV 1.2. Những ưu điểm của cắt kính cận đổi màu Với đặc tính và nguyên lý phản ứng ánh sáng, kính cận đổi màu có khả năng đổi màu tròng mắt linh hoạt trong khi vẫn giữ được tác dụng điều chỉnh tật khúc xạ mắt. Tác dụng chống tia UV, bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh được đánh giá là điểm đặc biệt giúp kính cận đổi màu hiện nay được chú ý nhiều hơn hẳn so với các loại kính cận truyền thống. Bên cạnh đó, ngoài việc hỗ trợ tầm nhìn, bảo vệ mắt khỏi tác nhân môi trường, chống tia tử ngoại và ánh sáng xanh, kính cận đổi màu cũng là phụ kiện thời trang ấn tượng, cá tính, tiết kiệm chi phí cho người dùng nhờ không cần trang bị thêm kính râm khi đi ngoài nắng. Với sự đa năng của mình, vừa là kính cận, vừa là kính râm, thời trang, phong cách, bảo vệ mắt, lại đặc biệt tiết kiệm chi phí, kính cận đổi màu đang ngày càng phổ biến trong đời sống hiện nay. 2. Những vấn đề cần chú ý khi lựa chọn kính cận đổi màu Kính cận đổi màu hiện nay đã rất phổ biến, nhưng không phải mọi cửa hàng kính thuốc đều sẵn sàng cung cấp loại kính này. Bên cạnh đó, người cận thị đang muốn tìm hiểu về kính cận đổi màu nhất định cần chú ý những điều dưới đây khi đi mua kính: 2.1. Có nhiều dòng kính cận đổi màu khác nhau Không phải mọi chức năng đều luôn hiện diện đầy đủ trong một chiếc kính cận đổi màu. Loại kính này có nhiều dòng khác nhau với những khả năng khác nhau. Do đó, cần cân nhắc chọn lựa tính năng cho chiếc kính của mình. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng, điều này sẽ ảnh hưởng đến giá thành của chiếc kính. Nê lựa chọn tròng kính đa năng để tránh những bất tiện trong sinh hoạt và đời sống Dù vậy, để bảo vệ mắt của mình một cách tối ưu, bạn nên ưu tiên cắt loại kính cận đổi màu với tròng kính đa năng với những tính năng như: đổ màu, chống tia UV, chống lóa, chống ánh sáng xanh,… Ngoài ra, tính năng chống bám hơi nước, chống trầy xước,… cũng là những lựa chọn mà chúng ta nên chú ý để việc đeo kính được tiện lợi và sử dụng kính lâu bền hơn. 2.2. Lựa chọn chiết suất cho tròng kính Chúng ta đều biết, độ cận càng nặng thì tròng kính càng dày. Thế nên trước đây, những người thị lực kém và cận nặng thì thường phải đeo những chiếc kính khá nặng. Tuy nhiên, với công nghệ hiện nay, dù cận nặng chúng ta cũng có thể chọn lựa những tròng kính mỏng hoặc siêu mỏng. Tròng kính có chiết suất càng cao thì càng mỏng, mà vẫn đảm bảo được khả năng hỗ trợ mắt cận, giúp người cận nặng không cảm thấy vướng víu nặng nề. 2.4. Test kính kỹ càng Bạn nên đeo kính thử trong 15 – 20 phút để xem xét sự thoải mái và khả năng nhìn khi đeo kính, đồng thời, để chắc chắn rằng tròng kính này không làm bạn khó chịu. Bên cạnh đó, bạn có thể kiểm tra sơ qua tròng kính đổi màu để xem tốc độ thay đổi màu sắc của kính khi ra nắng và khi ở trong phòng. Bạn cũng nên test xem kính có chống UV không bằng cách thử chiếu tia cực tím. Đồng thời, quan sát xem kính có độ trong suốt tuyệt đối, hay vẫn có ánh màu trong tròng kính. 2.5. Nếu lần đầu dùng kính đổi màu, bạn có thể không quen Nếu là người chưa từng dùng kính cận đổi màu, trong thời gian đầu, bạn có thể cảm thấy không quen và khó chịu với chiếc kính. Tuy nhiên, hãy kiên trì. Nhìn vào tác dụng của kính cận đổi màu, bạn sẽ thấy sự cần thiết của chiếc kính này. Bạn cũng sẽ sớm quen khi sử dụng kính, nên đừng lo lắng. Việc sử dụng kính cận đổi màu ban đầu có thể hơi lạ lẫm, cần phải làm quen;;;;;Tròng kính đổi màu là một xu hướng phổ biến trong ngành kính mắt, mang lại tính thẩm mỹ, linh hoạt và sự cá nhân hóa cho người dùng. Các loại tròng kính thay đổi màu bao gồm tròng kính thay đổi màu tự nhiên, tròng kính thay đổi màu ẩn và tròng kính thay đổi màu với hiệu ứng đặc biệt, mỗi loại đều có những đặc điểm và ưu điểm riêng. 1. Tìm hiểu về khái niệm tròng kính đổi màu Tròng kính thay đổi màu là một loại tròng kính đặc biệt có khả năng thay đổi màu sắc từ những gam màu tự nhiên như nâu, xanh lam, xám cho đến những gam màu đậm hơn và đầy sắc màu như xanh ngọc, tím, đỏ khi tiếp xúc với ánh sáng. Được thiết kế để mang đến một cái nhìn mới mẻ và sự thay đổi trong diện mạo, tròng kính thay đổi màu đã trở thành một xu hướng phổ biến trong ngành kính mắt. Tròng kính thay đổi màu nhiều loại, kiểu dáng khác nhau và có thể tùy chỉnh theo yêu cầu cá nhân. Không chỉ mang lại vẻ ngoài mới mẻ và sự thay đổi trong phong cách, tròng kính thay đổi màu còn có thể được sử dụng để cải thiện khả năng nhìn trong môi trường ánh sáng khác nhau. Một số loại tròng kính thay đổi màu được thiết kế để giảm ánh sáng chói, cung cấp bảo vệ UV hoặc thậm chí cải thiện khả năng nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu. Tròng kính thay đổi màu có thể đeo cả ngày và phù hợp với hầu hết mọi lứa tuổi: – Người phải đeo kính điều chỉnh do các tật về mắt (cận thị, viễn thị…). Thay vì mua cùng lúc kính thuốc và kính râm, kính đổi màu là lựa chọn tốt. Ngoài ra, một người đeo kính thông thường chỉ đeo một cặp kính giúp loại bỏ nhu cầu điều chỉnh mắt quá mức khi thay kính thường xuyên. – Những người có nhu cầu di chuyển nhiều trong nhà và ngoài trời thường thích sự tiện lợi trong cuộc sống bận rộn. Hoặc bạn có nhiều thời gian dưới ánh mặt trời. – Những người dễ bị tổn thương mắt do tia cực tím hoặc ánh sáng xanh tím. Người mới mổ mắt, trẻ em, người già,.. 2. Các loại tròng kính thay đổi màu Có ba loại chính của tròng kính thay đổi màu là tròng kính thay đổi màu tự nhiên, tròng kính thay đổi màu ẩn và tròng kính thay đổi màu với hiệu ứng đặc biệt. Dưới đây là mô tả về mỗi loại tròng kính: 2.1 Tròng kính thay đổi màu tự nhiên Đây là loại tròng kính thay đổi màu giúp tạo ra một màu sắc tự nhiên và chuyển đổi tùy theo ánh sáng môi trường. Khi được tiếp xúc với ánh sáng mạnh, màu của tròng kính tự nhiên sẽ trở nên đậm hơn và khi tiếp xúc với ánh sáng yếu, màu sắc sẽ nhạt đi. Điều này tạo ra một hiệu ứng tự nhiên và thích hợp cho những người muốn có gương mặt tự nhiên nhưng vẫn muốn thay đổi một chút diện mạo. 2.2 Tròng kính thay đổi màu ẩn Loại tròng kính này được thiết kế để đổi màu chỉ khi tiếp xúc với ánh sáng. Khi ở trong môi trường không có ánh sáng mạnh, tròng kính sẽ có màu trong suốt hoặc màu nhạt. Tuy nhiên, khi bước ra ngoài dưới ánh sáng mạnh, màu sắc sẽ bắt đầu thay đổi và tròng kính sẽ chuyển thành màu sắc mong muốn. Điều này tạo ra một sự bất ngờ và độc đáo trong diện mạo khi người ta tiếp xúc với ánh sáng mạnh. 2.3 Tròng kính thay đổi màu với hiệu ứng đặc biệt Đây là loại tròng kính thay đổi màu có thêm các hiệu ứng đặc biệt như mờ, nhòe, phản xạ, hay màu sắc đặc trưng khác. Những hiệu ứng này thêm vào màu sắc tròng kính để tạo ra một diện mạo độc đáo và thu hút sự chú ý. Loại tròng kính này thường được sử dụng trong mục đích thời trang và trang điểm để tạo nên một cái nhìn độc đáo và nổi bật. Mỗi loại tròng kính thay đổi màu mang lại một trải nghiệm và diện mạo khác nhau. Người dùng có thể lựa chọn loại tròng kính thay đổi màu phù hợp với sở thích và mục đích sử dụng của mình 3. Ưu điểm của tròng kính đổi màu Tròng kính thay đổi màu đã trở thành một xu hướng phổ biến vì nhiều lý do, dưới đây là một số lý do chính: 3.1 Tính thẩm mỹ Tròng kính thay đổi màu mang đến sự thay đổi đáng kể về diện mạo. Người dùng có thể thể hiện phong cách và cá nhân của mình thông qua việc chọn màu sắc tròng kính phù hợp. Sự đa dạng về màu sắc cung cấp nhiều tùy chọn cho người dùng, từ những gam màu tự nhiên nhẹ nhàng cho đến những màu sắc đậm hơn và đầy sắc màu. Điều này giúp tạo ra một diện mạo mới mẻ và thu hút sự chú ý. 3.2 Tính linh hoạt Tròng kính thay đổi màu có thể thay đổi màu sắc dễ dàng và nhanh chóng. Người dùng có thể thay đổi màu sắc theo sở thích và tùy theo tình huống hoặc sự kiện cụ thể. Điều này mang lại sự linh hoạt và sự đa dụng cho người dùng, cho phép họ thể hiện nhiều phong cách và tạo điểm nhấn độc đáo. 3.3 Sự cá nhân hóa Tròng kính thay đổi màu cho phép người dùng tạo ra một diện mạo độc đáo và phù hợp với cá nhân của mình. Mỗi người có một phong cách và sở thích riêng, và tròng kính thay đổi màu giúp họ thể hiện sự cá nhân hóa qua màu sắc và kiểu dáng tròng kính. 3.4 Tính năng chức năng Ngoài tính thẩm mỹ, tròng kính thay đổi màu còn mang lại các tính năng chức năng khác. Một số loại tròng kính thay đổi màu được thiết kế để giảm ánh sáng chói và cung cấp bảo vệ chống tia UV. Một số loại khác có khả năng thay đổi màu sắc theo mức độ ánh sáng môi trường, cung cấp sự thoải mái và tối ưu hóa khả năng nhìn trong điều kiện ánh sáng khác nhau. 3.5 Tính thời trang Tròng kính thay đổi màu đang trở thành một phần không thể thiếu của xu hướng thời trang. Nó được sử dụng rộng trong các bộ sưu tập thời trang và xu hướng mắt kính. Các nhà thiết kế và người nổi tiếng thường lựa chọn tròng kính thay đổi màu làm điểm nhấn trong phong cách của họ. Điều này đã tạo ra một sự lan tỏa và lan rộng sự phổ biến của tròng kính thay đổi màu trong cộng đồng thời trang. 3.6 Sự tiện lợi Việc sử dụng tròng kính thay đổi màu không chỉ là một lựa chọn thời trang mà còn mang lại sự tiện lợi. Người dùng không cần phải sử dụng nhiều cặp kính khác nhau để thay đổi diện mạo hay cần phải đổi kính mắt hoàn toàn. Thay vào đó, chỉ cần một cặp tròng kính thay đổi màu , người dùng có thể thay đổi nhanh chóng và dễ dàng màu sắc mắt theo ý muốn. Hãy tham khảo ý kiến từ chuyên gia kính mắt để được tư vấn và lựa chọn loại tròng kính đổi màu phù hợp nhất với nhu cầu và phong cách của bạn. Đồng thời, hãy tuân thủ các quy trình chăm sóc và bảo quản tròng kính thay đổi màu để đảm bảo tuổi thọ và hiệu quả sử dụng lâu dài.
question_454
Phòng bệnh cho trẻ vào mùa mưa?
doc_454
Phòng bệnh Tay Chân Miệng Virus Tay Chân Miệng xảy ra quanh năm nhưng rất dễ gây bệnh cho trẻ vào mùa mưa. Khi nhiệt độ môi trường thấp, độ ẩm không khí tăng cao, khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều là thời điểm thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm phát triển và lây bệnh cho bé, trong đó có bệnh Tay Chân Miệng. Bệnh thường gặp nhiều nhất ở trẻ có độ tuổi từ 3-5 tuổi và thường bùng phát tại các nhà trẻ, trường học hay nơi sinh hoạt tập thể. Hiện nay vẫn chưa có vaccin đặc hiệu để phòng bệnh Tay Chân Miệng nên điều quan trọng là ba mẹ cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh cho bé như sau: Phòng bệnh sốt xuất huyết Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm ở trẻ em và người lớn. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường rộ lên vào đầu mùa mưa vì đây là thời điểm mà muỗi gây bệnh SXH phát triển mạnh mẽ và dễ bùng phát thành dịch. Sốt xuất huyết chủ yếu do virus Dengue gây ra mà tác nhân gây bệnh chính là muỗi vằn. Chúng đốt và truyền từ người mang bệnh cho những người khác. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 1 tuổi – 15 tuổi, nhiều nhất là lứa tuổi 5 – 9 tuổi, trẻ dưới 12 tháng tuổi cũng có thể mắc bệnh nhưng tỷ lệ mắc thấp hơn. Hiện nay vẫn chưa có vaccin phòng bệnh sốt xuất huyết, nên các biện pháp phòng bệnh có ý nghĩa hết sức to lớn., ba mẹ cần thực hiện các biện pháp phòng tránh sau đây: Phòng bệnh viêm đường hô hấp trên Mùa mưa trẻ rất dễ mắc phải các bệnh viêm đường hô hấp trên viêm tai giữa, viêm họng, viêm VA, viêm amidan, viêm mũi, viêm xoang, … Các virus gây viêm đường hô hấp trên gồm Influenza, Parainfluenza, Adeno, Rhino, Entero, Corona…và các vi khuẩn như: phế cầu, liên cầu trùng nhóm A… rất dễ tái phát và gây bệnh vào mùa mưa. Các biện pháp phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ mà ba mẹ cần lưu ý là: Phòng bệnh ngoài da Mùa mưa, trẻ rất dễ mắc các bệnh về da, điển hình như viêm da mủ, viêm nang lông, nổi mề đay,… – Viêm da mủ là những mụn nước, mụn mủ trên da, tập trung ở vùng hở, tay chân, khi dập vỡ tạo vết trợt loét nông, trên có vảy màu vàng hoặc màu hơi nâu, xung quanh có viền vảy hoặc quầng đỏ. – Bệnh mày đay, có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do khí hậu lạnh, thời tiết thay đổi, khi ra gió hay lúc trời mưa, nước mưa thấm vào người, bé cũng dễ bị nổi mề đay. Trên da người bệnh sẽ nổi sẩn, mảng cứng có màu hơi hồng, kích thước thay đổi từ một đến vài centimet và nổi ở bất kỳ vị trí nào trong người, nhất là ở tay, chân, mặt, kèm theo ngứa dữ dội. Để đối phó với các bệnh về da ở trẻ vào mùa mưa ba mẹ cần đặc biệt chú ý:
doc_47158;;;;;doc_51567;;;;;doc_29543;;;;;doc_35618;;;;;doc_9773
Vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là mùa thu, dịch cúm, tiêu chảy, sốt xuất huyết, viêm đường hô hấp ở trẻ... bùng phát khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Vì thế, cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cùng biện pháp phòng bệnh đúng cách cho trẻ. 1. Một số bệnh lý thường gặp ở trẻ em lúc giao mùa 1.1. Cảm cúm. Thời điểm giao mùa là lúc trẻ nhỏ dễ bị nhiễm cảm cúm do hệ miễn dịch còn non yếu. Cảm cúm ở trẻ nhỏ có thể có các biểu hiện: trẻ bị sốt khi giao mùa, nghẹt mũi, ho, đau họng, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân...Để phòng tránh cảm cúm cho trẻ, cha mẹ có thể bảo vệ trẻ thông qua các cách:Giữ ấm cho trẻ khi trời chuyển lạnh, nhất là ở các vị trí quan trọng như ngực, cổ, đầu, bàn tay, bàn chân.Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhất là những người có biểu hiện đang cúm.Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh, các đồ ăn lạnh như kem, đá...v..v..Tăng cường thêm dinh dưỡng và vitamin C, uống nhiều nước để tăng sức đề kháng. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, có thể tiêm vắc-xin cúm cho bé mỗi năm một lần.1.2. Sốt phát ban. Sốt phát ban thường gây ra do virus sởi hoặc virus Rubella. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp và có biểu hiện: mệt mỏi, đau đầu, đau họng, sổ mũi, viêm kết mạc mắt, kích ứng niêm mạc vòm họng, có thể xuất hiện các chấm xuất huyết nhỏ. Ở vị trí vùng cổ, sau hai bên tai của trẻ sẽ xuất hiện hai hạch sưng to và đau. Da trẻ sẽ xuất hiện những nốt đỏ nhỏ li ti ở vùng mặt rồi lan nhanh ra toàn thân và chân tay. Trẻ bị sốt khi giao mùa, nổi ban đỏ khắp người, tập trung nhiều ở phần thân và tứ chi.Để phòng tránh sốt phát ban cho trẻ, cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm phòng Sởi và Rubella theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.1.3. Viêm tai. Chứng viêm tai có khả năng cao xảy ra vào mùa đông hơn bất kỳ mùa nào khác. Những thay đổi về khí hậu, đặc biệt là khi thời tiết lạnh hơn, sẽ tăng nguy cơ trẻ bị viêm tai cấp tính. Trẻ sẽ cảm thấy đau tai, nghe khó, chảy dịch ở tai, sốt cao, thậm chí là buồn nôn. Khi giao mùa, trẻ có thể bị viêm tai Để phòng tránh trẻ bị viêm tai giữa, cha mẹ nên để trẻ tránh xa môi trường ô nhiễm, có khói thuốc. Giữ ấm cho trẻ vào mùa đông lạnh, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với trẻ đang mắc bệnh. Đặt trẻ ngồi khi bú bình, tránh cho ngậm bình sữa khi ngủ để tránh sữa chảy vào tai gây nhiễm khuẩn.Ngoài ra cũng cần giữ vệ sinh cho trẻ, nhất là bàn tay, mũi, họng. Nếu tai trẻ bị dính nước cần dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý để vệ sinh tai, mũi cho trẻ, sau đó dùng tăm bông sạch để lau khô tai tránh việc tích tụ nước lâu dài sẽ gây viêm nhiễm.1.4. Viêm đường hô hấp. Khi thời tiết dần chuyển mùa, các loại virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và tác động vào hệ thống đề kháng chưa hoàn chỉnh của trẻ, nhất là hệ hô hấp dẫn tới các chứng viêm phế quản, viêm phổi, viêm đường hô hấp ở trẻ.Bệnh thường lây truyền qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc tay và các đồ dùng ăn uống. Trẻ có thể bị sốt cao đột ngột, đau đầu, lạnh toát, đau nhức toàn thân, đau họng, ho, mệt mỏi, khó thở, chán ăn, tiêu chảy nhẹ...Do các tác nhân từ bên ngoài như môi trường, khí hậu, thời tiết, miễn dịch cộng đồng thấp hay các tác nhân xấu từ khói thuốc, ô nhiễm... Hơn nữa trẻ nhỏ có hệ miễn dịch và khả năng thích ứng với thời tiết kém nên khi giao mùa, nóng lạnh thất thường sẽ dễ ốm và mắc các bệnh chủ yếu ở đường hô hấp.Cách để cha mẹ phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ:Thường xuyên hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng. Giữ ấm cơ thể, đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường, hạn chế đưa trẻ đến chỗ đông người cũng như không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá. Bổ sung các chất dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin cho trẻ. Hạn chế cho trẻ đi bơi ở những bể bơi công cộng đông người hoặc những khu vui chơi giải trí dưới nước.1.5. Sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết là bệnh do muỗi truyền, không chỉ diễn ra thời điểm giao mùa mà còn có thể xuất hiện quanh năm. Trẻ sẽ có biểu hiện sốt cao đột ngột và liên tục (39-40 độ C) trong vòng 2-4 ngày, thậm chí xuất hiện dấu xuất huyết dưới da, ở niêm mạc miệng, đi tiểu ra máu...Nếu có thể cha mẹ nên chủ động phòng tránh sốt xuất huyết cho trẻ thông qua các cách:Cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn để hạn chế muỗi đốt.Không để trẻ sinh sống ở nơi thiếu ánh sáng, môi trường ẩm thấp để tránh nơi sinh sôi của muỗi.Che kín các lu, vại, chum, hồ, bể chứa nước để không tạo nơi cho muỗi đẻ. Hàng tuần nên vệ sinh, cọ rửa với bàn chải để trứng muỗi rơi ra.Vệ sinh nhà cửa và giữ cho môi trường sống ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muỗi trú ngụ, loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, đồ hộp rỗng, cốc chén, chai lọ vỡ, vỏ xe...). Thay mới nước bình hoa mỗi ngày.1.6. Viêm tiểu phế quản. Viêm tiểu phế quản là tình trạng sưng và tích tụ chất nhầy trong đường dẫn khí phổi thường xảy ra vào mùa thu đông chủ yếu ở trẻ em dưới 2 tuổi. Bệnh xảy ra do virus hợp bào hô hấp (VRS) lây lan từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi và họng của người mang bệnh. Cha mẹ không nên chủ quan khi thấy trẻ có những dấu hiệu như ho, thở khò khè, thở nhanh, chảy nước mũi trong, trẻ bị sốt khi giao mùa. Khi trẻ có các dấu hiệu nặng như khó thở, ít bú, tím tái, có biến chứng thì cần đưa trẻ nhập viện để điều trị.Nếu bị viêm tiểu phế quản bệnh thường tiến triển nặng hơn, dễ bị suy hô hấp, viêm tai giữa, hen suyễn hay kéo dài và hay tái phát.Cách phòng tránh bệnh viêm tiểu phế quản cho trẻ:Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi chăm sóc trẻ, không ôm hôn trẻ.Nếu trẻ bị sổ mũi, nên thường xuyên hút và rửa mũi bằng nước muối sinh lý để ngăn chặn virus xâm nhập xuống khí phế quản.Không cho trẻ tiếp cận với những người đang bị sổ mũi hoặc dùng chung đồ cá nhân với trẻ khác. Viêm tiểu phế quản cũng là bệnh trẻ thường gặp khi giao mùa Để giúp trẻ phòng ngừa bệnh lý hô hấp lúc giao mùa, cha mẹ cần quan tâm từ khâu ăn uống, mặc, lúc chơi và cả khi trẻ ngủ. Hạn chế cho trẻ ăn uống các loại thức ăn đã nguội lạnh, nhất là uống nước lạnh. Khi thời tiết chuyển lạnh cần giữ ấm cho trẻ ngay cả khi ở trong nhà. Trong sinh hoạt hàng ngày nếu trẻ làm ướt quần áo cần được đưa đi thay đồ ngay, không cho trẻ nghịch nước để tránh cảm lạnh. Khi tắm cho trẻ nên dùng nước ấm và tắm trong phòng kín gió, tắm xong cần lau người và mặc quần áo thật nhanh và sấy khô người. Không để gió lùa vào phòng học, phòng ngủ và phòng vui chơi của trẻ.Hàng ngày cha mẹ nên rèn cho trẻ thói quen giữ vệ sinh răng miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý vô khuẩn, rửa tay với xà phòng hàng ngày. Cần cho trẻ ăn đủ chất, ăn thêm trái cây, thức ăn giàu vitamin để có đủ lượng vi chất cần thiết tạo kháng thể.Tránh để trẻ tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm, tiêu chảy, sởi, bệnh hô hấp,... Cha mẹ nên chủ động đưa trẻ đi tiêm phòng vắc-xin đầy đủ đúng lịch để tăng cường hệ miễn dịch.;;;;;Trong thời điểm giao mùa Hè – Thu hoặc Thu – Đông với đặc trưng độ ẩm không khí cao, thời tiết thay đổi đột ngột, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn có hại phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Đây chính là thời điểm dịch cúm, sốt xuất huyết, tiêu chảy, viêm đường hô hấp… bùng phát. Vì thế, cha mẹ cần cần trang bị cho mình kiến thức để có những biện pháp phòng tránh đúng cách cho trẻ. Dưới đây là những bệnh lý dễ mắc khi giao mùa bạn cần chú ý. CẢM CÚM Trẻ khi có thể sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân. Trong đó, bé sẽ đặc biệt khó chịu khi triệu chứng nghẹt mũi, chảy mũi nước sẽ kéo dài hơn các triệu chứng khác. Phòng tránh: Khi giao mùa, cảm cúm là một trong những bệnh lý dễ mắc phải nhất Hạn chế cho bé tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện bị cúm. Cho bé uống nước ấm, tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, tiêm phòng cúm theo chỉ định của bác sĩ,… SỐT PHÁT BAN Sốt phát ban ở bé thường gây ra bởi virus sởi hoặc virus rubella. Bé mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, đau họng, viêm kết mạc mắt, niêm mạc vòm họng có thể xuất hiện những chấm xuất huyết nhỏ. Ở vị trí gần hai bên cổ, sau tai của bé sẽ xuất hiện hai hạch sưng to và đau. Phòng tránh: Cần cho bé tiêm phòng sởi và rubella theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. ĐAU MẮT ĐỎ Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm màng kết. Bệnh thường có biểu hiện rõ nhất là mắt đỏ và có dử mắt, mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt… Phòng tránh: Nếu không may bị bệnh tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi khám. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, có biện pháp bảo vệ mắt và tránh tiếp xúc với người bị bệnh… Bệnh đau mắt đỏ thường có biểu hiện rõ nhất là mắt đỏ và có dử mắt, mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ,… VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP Khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, các loại virus hợp bào rất phát triển. Bệnh lây truyền qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc tay và các đồ dùng để ăn uống. Bé có thể đột ngột sốt cao, đau đầu, lạnh toàn thân, đau toàn thân; đau họng, ho, mệt mỏi; chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ. Phòng tránh: Thường xuyên rửa tay sạch sẽ cho bé bằng xà phòng, hạn chế đưa bé đến chỗ đông người. Đeo khẩu trang cho bé khi đi ra đường. Tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé,…. VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN Viêm tiểu phế quản thường lây lan từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi và họng của người mang vi rút. Cha mẹ không nên chủ quan khi thấy bé có những dấu hiệu như ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Sau 3-5 ngày thì bé ho ngày một nhiều, xuất hiện thở khó, thở rít. Phòng tránh: Rửa tay bằng xà phòng trước khi săn sóc con. Nếu bé bị sổ mũi, nên thường xuyên hút và rửa mũi cho con bằng dung dịch sinh lý Không dùng chung đồ với trẻ mắc bệnh khác. Không hút thuốc trong phòng của bé,… TIÊU CHẢY Tiêu chảy cấp do rotavirus là bệnh thường gặp ở bé vào mùa thu đông, đặc biệt là bé từ 3 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi. Virus gây tiêu chảy có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường phân – miệng. Phòng tránh: Để phòng bệnh, tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đi tiêm vaccein. Mẹ cần đảm bảo vệ sinh cho bé trong ăn uống. Không cho bé tiếp xúc với những động vật nuôi trong nhà như chó, mèo, chim, gà,… QUAI BỊ Nếu mắc bệnh quai bị bé có thể hơi sốt, mệt mỏi, ho; sau đó sưng, đau một bên mang tai rồi đau cả hai bên Diễn biến bệnh thường nhẹ, bé có thể hơi sốt, mệt mỏi, ho; sau đó sưng, đau một bên mang tai rồi đau cả hai bên. 5-7 ngày sau bệnh có thể tự hết nếu diễn biến thông thường. Phòng tránh: Thay trang phục cho bé phù hợp với nhiệt độ môi trường), hạn chế cho bé ra ngoài trời lúc có sương, gió. Thường xuyên làm thông thoáng đường thở, vệ sinh mũi họng. Cho bé ăn uống đủ chất, uống nhiều nước, ăn thêm trái cây,… BỆNH THỦY ĐẬU Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay. Thủy đậu là loại bệnh thường gặp nhất và dễ nhận biết nhất ở trẻ nhỏ. Biểu hiện của bệnh chỉ xuất hiện sau 10 – 21 ngày từ khi nhiễm virus. Giai đoạn đầu, trẻ có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ,…Tiếp theo trẻ xuất hiện những nốt hồng ban, phỏng nước,…Sau 2-3 ngày mụn có thể đóng vẩy. Phòng tránh: Tiêm vắc-xin phòng thủy đậu.;;;;;Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển trong khi hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn yếu nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tăng sức đề kháng cho trẻ thời điểm giao mùa sẽ giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh tốt hơn, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh và cũng như biến chứng. Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ nhiễm bệnh trong thời điểm giao mùa, đặc biệt là các bệnh lý hô hấp, ngoài ra còn các bệnh dị ứng và tiêu hóa. Nguyên nhân là do khí hậu và nhiệt độ thay đổi, chênh lệch lớn giữa ngày và đêm khiến cơ thể trẻ khó thích ứng kịp. Sức đề kháng của trẻ nhỏ lại khá yếu, đang trong thời gian phát triển và hoàn thiện nên các tác nhân gây bệnh từ môi trường như vi khuẩn, virus dễ xâm nhập hơn. Ở nước ta, thời điểm giao mùa từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch với không khí khô hanh dễ khiến trẻ mắc các bệnh như: viêm mũi dị ứng, hen phế quản, chảy máu cam,… Ngoài ra, thời điểm này còn là thời gian phát triển mạnh mẽ của 3 chủng virus cúm A, B và C nên trẻ dễ ốm hơn. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong thời gian trước và khi giao mùa là cần thiết để trẻ có sức khỏe tốt giảm nguy cơ mắc bệnh và hạn chế diễn biến nặng hoặc biến chứng bệnh. 2. Cách tăng sức đề kháng cho trẻ thời điểm giao mùa Việc tăng sức đề kháng cho trẻ cần thực hiện chủ động đặc biệt trước thời điểm giao mùa và tiếp tục duy trì trong năm mới đạt được hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là những cách tăng sức đề kháng cho trẻ đơn giản nhưng hiệu quả lâu dài mà cha mẹ có thể áp dụng cho con em mình. 2.1. Dinh dưỡng tốt tăng sức đề kháng cho trẻ Cân bằng dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất để trẻ phát triển nói chung và có sức đề kháng tốt nói riêng, mẹ cần đảm bảo trẻ được cung cấp đủ dinh dưỡng mỗi ngày từ nguồn sữa mẹ và thức ăn với trẻ lớn hơn. Đặc biệt trẻ độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi ở trong giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”, khi cho trẻ ăn cần đảm bảo cân bằng 4 nhóm dinh dưỡng chính gồm: chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Nên bổ sung thêm vitamin cho trẻ, trong đó Vitamin A và Vitamin C bổ sung trước khi giao mùa có tác dụng tăng cường sức đề kháng, bảo vệ đường hô hấp ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh. Các loại Vitamin và khoáng chất tốt cho hệ miễn dịch của trẻ có nhiều trong các loại rau củ quả như: cà rốt, cà chua, đu đủ, khoai lang,… chứa nhiều Vitamin A hay cam, quýt, táo, lê chứa nhiều Vitamin C. 2.2. Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ Trẻ nên được học và giữ thói quen tự vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên tắm rửa và thay quần áo. Ngoài ra, trẻ cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn trước và sau bữa ăn hoặc sau khi chơi đùa tiếp xúc với nhiều vật dụng xung quanh. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ giúp hạn chế trẻ tiếp xúc và lây bệnh do các tác nhân từ bên ngoài xâm nhập cơ thể như virus, vi khuẩn,… Ngoài ra, đối với những trẻ lớn hơn từ 4 - 5 tuổi, cha mẹ nên chỉ cho trẻ cách tự súc miệng bằng nước muối pha loãng hàng ngày để vệ sinh cổ họng, sát khuẩn sạch sẽ. Mũi cũng cần được vệ sinh bằng dung dịch muối sinh lý hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, có thể bảo vệ chống lại tác nhân gây bệnh tốt hơn. 2.3. Trẻ ngủ đúng giờ và đủ giấc Với trẻ nhỏ, giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng với sức khỏe và sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Hệ miễn dịch của trẻ cũng sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu trẻ ngủ đủ giấc, đúng giờ hàng ngày. Trẻ ham chơi hoặc ngủ quá nhiều vào ban ngày có thể thức muộn vào ban đêm, đây là thói quen không tốt cho sức khỏe. Trẻ nhỏ nên ngủ trước 9 giờ tối, tạo điều kiện không khí thoáng mát, dễ chịu để trẻ ngủ sâu giấc qua đêm. 2.4. Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ Tiêm phòng là cách tốt nhất để tạo miễn dịch chủ động cho trẻ nhỏ và các đối tượng có sức đề kháng yếu. Trẻ nên được tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm để giảm nguy cơ mắc bệnh. Trẻ được tiêm phòng đầy đủ có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn nhiều so với trẻ không tiêm phòng, ngoài ra còn giảm nguy cơ biến chứng nặng khi đã mắc bệnh. 2.5. Giữ ấm cho trẻ Thời tiết thay đổi, đặc biệt vào khoảng tháng 9 ở nước ta là lúc những cơn gió lạnh mới xuất hiện. Nhiều trẻ ham chơi cảm thấy thích thú nên thoải mái chơi đùa hơn trong thời tiết này. Đây cũng là nguyên nhân nếu trẻ mặc không đủ ấm thì dễ bị nhiễm lạnh và mắc bệnh hơn. Cha mẹ nên chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ mỗi khi ra ngoài, nhất là các bộ phận như ngực, cổ, bàn tay, bàn chân,… Cho trẻ mặc vừa đủ, nhiều cha mẹ sợ con bị lạnh thường cho mặc nhiều lớp quần áo, dẫn đến khi trẻ vận động nhiều, mồ hôi sẽ khiến trẻ bị ốm. Do đó, hãy luôn đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài hoặc tới nơi đông người, đồng thời hướng dẫn trẻ rửa tay sát khuẩn và các biện pháp an toàn khác. Cha mẹ và người chăm sóc cũng cần chú ý giữ vệ sinh cơ thể, tránh tiếp xúc gần với trẻ khi có dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp. Bệnh dễ lây lan qua tiếp xúc hàng ngày, hệ miễn dịch của trẻ yếu nên nguy cơ biến chứng nặng cao hơn nên cha mẹ cần đặc biệt cẩn thận chăm sóc trẻ trong thời gian giao mùa mỗi năm. Cách tăng sức đề kháng cho trẻ thời điểm giao mùa khá đơn giản, cha mẹ nào cũng có thể áp dụng để phòng bệnh viêm đường hô hấp và các bệnh thường gặp.;;;;;Mưa kéo dài, độ ẩm không khí quá cao tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi phát triển. Đây là những tác nhân trực tiếp khiến trẻ đổ bệnh. Do đó, cần quan tâm và chăm sóc trẻ đúng cách để giúp trẻ phòng và điều trị bệnh, tránh những biến chứng nặng ảnh hưởng tới sức khỏe thậm chí nguy hiểm tính mạng Thời tiết nồm, ẩm ướt trên tường, nền nhà, nấm mốc mọi nơi,…có thể xâm hại và khiến trẻ mắc bệnh, đặc biệt là những nhóm bệnh hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, hen phế quản. Các nhóm bệnh lý về đường hô hấp đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ, khiến trẻ ho không dứt, lên cơn ho sặc sụa kéo dài. Đối với những trẻ bị viêm phế quản ngoài triệu chứng ho dai dẳng có thể gây phù nề, khó thở. Trong khi những bệnh lý này phần lớn không đặc hiệu với kháng sinh nên việc điều trị cần kiên trì, và tái khám thường xuyên để đảm bảo bệnh không tái phát. Bổ sung đủ nước và trái cây tươi giúp tăng cường chất đề kháng cho trẻ Thời tiết nồm ẩm như hiện nay tạo điều kiện lý tưởng cho vi rút sinh sôi, phát triển và trở thành nguyên nhân gây bệnh cho trẻ. Đặc biệt ở những trẻ có cơ địa dị ứng, trẻ suy giảm miễn dịch, những trẻ bị hen phế quản rất dễ lên cơn hen do tác động của không khí ẩm, kết hợp với các tác nhân nấm mốc ở ngay trong nhà khiến cơn hen bùng phát. Chăm sóc và điều trị tránh những biến chứng nặng cho trẻ, các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi trẻ mắc bệnh đường hô hấp với các dấu hiệu ho, sốt, sổ mũi, khó thở… các bậc cha mẹ cần cho trẻ đi khám bệnh kịp thời. Trong quá trình điều trị cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, chú ý vệ sinh mũi họng sạch sẽ tránh mầm bệnh còn lưu lại trong cơ thể. Cha mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo môi trường sống khô thoáng cho trẻ và tránh để trẻ tiếp xúc với nguồn dịch bệnh. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo lịch tiêm phòng quốc gia. Lưu ý cách chăm sóc trẻ trong thời tiết nồm ẩm – Đảm bảo môi trường sống khô ráo cho trẻ, giặt giũ thường xuyên và phơi khô những vật dụng trẻ thường tiếp xúc. Đặc biệt, trong phòng ngủ nên dùng máy hút ẩm cho trẻ, quần áo của trẻ nên sây khô trước khi cho trẻ mặc.Chú ý tới những tủ sách lâu năm trong gia đình, bởi mốc từ sách có thể là ổ bệnh hoặc yếu tố kích thích cơn hen của trẻ. Cho trẻ đi khám chuyên khoa định kỳ để đảm bảo phát hiện và điều trị mọi mầm bệnh kịp thời – Do hệ miễn dịch yếu, trẻ em là đối tượng rất nhạy cảm với thời tiết, nên dễ nhiễm bệnh. Vì vậy, cha mẹ cần tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ, trẻ cần được uống đủ nước và ăn đồ ăn dễ tiêu hoá, ăn nhiều hoa quả tươi nhằm tăng sức đề kháng, phòng bệnh. – Khi độ ẩm không khí tăng cao, nên đóng kín cửa để hạn chế không khí ẩm vào nhà. Lau nhà bằng các khăn khô thấm hút nước tốt. Thay vỏ gối, chăn ga thường xuyên để phòng ẩm, nấm mốc trong chăn ga. – Thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, đặc biệt trong những thời khắc chuyển mùa nên cho trẻ đi khám chuyên khoa để được tư vấn phòng ngừa cũng như điều trị bệnh cho trẻ.;;;;;Tiết trời mùa hè là điều kiện thuận lợi cho nhiều bệnh dịch sinh trưởng và lây lan, như sốt xuất huyết, thủy đậu, sởi, viêm màng não Nhật Bản,… Vì vậy, việc trao đổi để nâng cao nhận thức về cách phòng chống các bệnh dễ lây lan trong mùa hè là việc làm vô cùng cần thiết và có ý nghĩa. (H. T. T, 34 tuổi, Cầu Giấy) Bậc cha mẹ tham gia đặt câu đặt câu hỏi. Th S Đỗ Thị Thúy Nga: EV71 là virus điển hình gây ra bệnh tay chân miệng, tuy nhiên không phải là nguyên nhân duy nhất mà còn rất nhiều nguyên nhân khác. Nếu kết quả xét nghiệm EV71 âm tính, không có nghĩa là không có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng, ngược lại nếu EV71 là dương tính không có nghĩa là phải điều trị tay chân miệng ngay. Trẻ đã mắc tay chân miệng vẫn có thể mắc lại. Còn đối với bệnh sởi, thủy đậu, rubella khi đã mắc bệnh tạo ra miễn dịch tự nhiên nên hầu như không mắc lại suốt đời. Nếu có mắc lại cũng ở đưới dạng nhẹ hoặc không triệu chứng. Trường hợp bị chân - tay - miệng cần đi khám, theo dõi bệnh. Khi điều trị kết hợp cả lâm sàng và xét nghiệm (N. M. A, 43 tuổi, Ba Đình) Th S Đỗ Thị Thúy Nga (bên phải) chia sẻ kinh nghiệm với các cha mẹ. Th S Đỗ Thị Thúy Nga: Có rất nhiều bệnh liên quan đến sốt phát ban nên rất khó để nhận định bệnh gì nếu chỉ dựa trên các nốt phát ban. Do đó, tùy từng trường hợp mà có các xét nghiệm cụ thể theo sự tư vấn của các bác sỹ, các phụ huynh tuyệt đối không tự ý quyết định khi không có kiến thức chuyên môn. (H. T. H, 29 tuổi, Ba Đình) BS. CKII Đỗ Mai Hương BS. CKII Đỗ Mai Hương: Khi trẻ bị tất cả các bệnh cấp tính (viêm họng, ỉa chảy, viêm tai giữa,. . ) đều không nên tiêm phòng ngay mà cần điều trị khỏi trước. Mặt khác, cháu đã tiêm 2 mũi nên khả năng kháng xấp xỉ 80%, cần điều trị ổn định trước khi tiêm mũi 3. BS. CKII Đỗ Mai Hương: Có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do cơ địa của bé dị ứng thời tiết hoặc cơ thể có sức đề kháng kém nên cháu hay bị tái đi tái lại. Nên trước mắt, trong giai đoạn này, vacxin tiêm chưa phát triển nhiều, nhưng đã có vacxin uống tiện lợi và có thể sử dụng ngay cả khi trẻ bị nhiễm bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, tai-mũi-họng, giúp phòng 8 loại vi khuẩn hay gây bệnh đường hô hấp. Phụ huynh nên đến tư vấn thêm bác sỹ nhi để có hướng điều trị tốt và phù hợp với điều kiện. BS. CKII Đỗ Mai Hương cho biết: Tất cả những bệnh này có triệu chứng sốt và mỗi loại đều có những giai đoạn nhẹ, nặng. Giai đoạn nhẹ mà không có nguy cơ tiến triển nặng có thể điều trị tại nhà. Ví dụ sau 2-3 ngày có phát ban, trẻ tỉnh táo, hết sốt, tiếp xúc với mọi người thì đây là dấu hiệu không có biến chứng. Ngược lại, nếu trẻ tiếp tục sốt hoặc mệt mỏi không giảm, cơ thể yếu thì phải đưa ngay đến khám bác sĩ. Chăm sóc trẻ và điều trị cho trẻ: - Khi trẻ bị sởi, thủy đậu và chân - tay - miệng: không nên tiêm phòng. - Cần tắm đúng cách: dùng nước ấm tắm, rửa từng phần (mặt, miệng, hốc mũi, tai,... ), sau đó thấm khô. Không cho trẻ vào bồn tắm. - Các vết thâm loét phải chấm thuốc theo y lệnh của bác sỹ, những trường hợp bệnh nhân có bội nhiễm không cần uống thuốc kháng sinh như sởi giai đoạn đầu, nhẹ chưa có biến chứng; nhưng khi có biến chứng sốt, viêm loét vẫn còn cần phải dùng thuốc để phòng các biến chứng gây bệnh. Về dinh dưỡng: - Cho trẻ ăn bình thường như thịt băm, thịt gà, bò, trứng hay sữa. - Nếu trẻ đang ở giai đoạn sởi có biến chứng về phổi nên kiêng cua, cá nhưng khi trẻ ổn định tiếp tục cho trẻ ăn bình thường.
question_455
U máu thể hang: Một dị dạng mạch não
doc_455
Bệnh lý dị dạng mạch máu là sự xuất hiện một tổ chức mạch máu hoặc tổn thương bất thường tạo ra nhiều khoang nhỏ (tiểu thùy) giống như hình tổ ong hoặc hình quả dâu. U máu thể hang là sự xuất hiện những khoang nhỏ, trong những khoang nhỏ này chứa máu. Những khoang chứa máu này được ngăn cách với nhau bởi các màng mỏng và máu này là ở những giai đoạn khác nhau của sự thoái hóa các tế bào hồng cầu.U máu thể hang (Cavernoma) không có đường vào là động mạch nuôi kích thước lớn và không có đường ra là tĩnh mạch thoát kích thước lớn giống như dị dạng động tĩnh mạch ở não (AVM:Arteriovenous malformation) mà thường có các mạch nhỏ xuyên qua các u máu thể hang.Hầu hết u máu thể hang thường xuất hiện ở hai bán cầu đại não, đôi khi cũng có trường hợp xuất hiện ở vùng hố sau hoặc thân não, hiếm khi gặp ở vùng tủy sống. U máu thể hang 2. Nguyên nhân mắc bệnh u máu thể hang Cho tới hiện tại vẫn chưa có kết luận chính xác nguyên nhân gây mắc bệnh u máu thể hang. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều xảy ra tự nhiên, tuy nhiên các nhà nghiên cứu tìm ra sự trùng hợp ngẫu nhiên cho thấy bệnh u máu thể hang có tính di truyền. Trong các trường hợp bệnh lý mang tính di truyền, người ta thấy có sự bất thường của nhiễm sắc thể số 7. 3. Biểu hiện mắc bệnh u máu thể hang Bệnh u máu thể hang có thể xuât hiện các cơn động kinh Tùy thuộc vào kích thước và vị trí xuất hiện của u máu thể hang mà người bệnh có các biểu hiện lâm sàng khác nhau, trong đó các triệu chứng nổi bật như:Xuất hiện các cơn động kinh, các rối loạn thần kinh, cũng có trường hợp không có triệu chứng gì.Bị tăng áp lực nội sọ thể hiện qua nhức đầu, buồn nôn, bị nôn, rối loạn thị giác, buồn ngủ.Các quá trình xuất huyết trong các khoang máu được lặp đi lặp lại. Các khoang máu của u máu thể hang có thể ở các độ tuổi khác nhau của các sản phẩm máu. Theo số liệu nghiên cứu, nguy cơ xuất huyết của u máu thể hang là 0,5-1%/năm. Tỷ lệ tái xuất huyết thay đổi từ 4-10%/năm.Tùy theo kích thước và vị trí của u máu thể hang, mức độ và tính đa dạng của xuất huyết mà các biến chứng do u máu thể hang gây ra sẽ gây ra co giật và suy giảm chức năng thần kinh nặng hay nhẹ. 4. Điều trị u máu thể hang Chụp cộng hưởng từ sọ não chẩn đoán u máu thể hang Để phát hiện u máu thể hang, khi khám, bác sĩ sẽ cho chỉ định chụp cộng hưởng từ sọ não, tùy từng bệnh nhân có thể tiêm thuốc hoặc không tiêm thuốc. Hiện tại, đây là phương pháp chẩn đoán u máu thể hang chính xác nhất bởi nếu chỉ định chụp mạch máu não sẽ không phát hiện được u máu thể hang.Hiện nay, để điều trị u máu thể hang, có hai phương pháp chính là phẫu thuật và xạ phẫu sử dụng dao gamma kinh điển, dao gamma quay (rotating gamma knife), Cyberknife...Có thể nói xạ phẫu bằng dao gamma quay có rất nhiều ưu việt, bởi vì nó có thể điều trị được u máu thể hang ở rất nhiều vị trí khác nhau trong não. Đây cũng là phương pháp ít xâm nhập, ít gây tai biến và biến chứng rủi ro ngoài ý muốn trong và sau điều trị u máu thể hang cho bệnh nhân. U máu thể hang là bệnh nguy hiểm, gây nhiều biến chứng đau đớn cho người bệnh, vì vậy cần được phẫu thuật để xử lý. Tuy nhiên với phương pháp xạ phẫu bằng dao gamma, tỷ lệ gây biến chứng trong và sau phẫu thuật giảm đi rất nhiều, vì vậy người bệnh có thể tin tưởng để điều trị.Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần nằm lại bệnh viện để được chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khóa sau phẫu thuật. Cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để sớm hồi phục, tránh xảy ra biến chứng, tai biến.
doc_30038;;;;;doc_12878;;;;;doc_4005;;;;;doc_39412;;;;;doc_10965
Dị dạng mạch máu não là một bệnh lý mạch máu thần kinh có mức độ nguy hiểm cao và thường xuất hiện kèm theo những triệu chứng như đầu đau dữ dội, bất ngờ lên cơn động kinh,... Tình trạng này có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng và nguy cơ tử vong lớn. 1. Tổng quan về chứng dị dạng mạch máu não Dị dạng mạch máu não là khi các mạch máu tại não phát triển với cấu trúc bất thường. Phụ thuộc vào vị trí dị dạng mà hiện tượng này sẽ gây ra những tổn thương và biến chứng khác nhau. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, dị dạng mạch máu não có thể khiến người bệnh tử vong. Nguyên nhân dẫn đến dị dạng mạch máu não thường xuất phát từ các yếu tố như: dị tật bẩm sinh, chứng cao huyết áp hoặc bệnh lý liên quan đến mô liên kết. Trong đó dị tật bẩm sinh được xem là nguyên nhân chiếm tỷ lệ phổ biến nhất, thường xảy ra khi thai nhi được 4 - 8 tuần tuổi. Trên lâm sàng dị dạng mạch máu não bẩm sinh ở giai đoạn đầu sẽ không biểu hiện bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào, chỉ cho tới khi các khối dị dạng bị vỡ và gây ra các phản ứng như đau đầu dữ dội, cơ thể co giật như động kinh thì mới được phát hiện ra. Mô phỏng một ổ dị dạng mạch máu2. Phân loại dị dạng mạch máu não Dị dạng mạch máu não được phân chia thành những loại như sau:2.1. Dị dạng động tĩnh mạch não Nằm trong nhóm dị dạng mạch máu não bẩm sinh nguy hiểm nhất, đây là tình trạng bất thường của sự kết nối giữa động mạch và tĩnh mạch ở não. Dị dạng động tĩnh mạch não khiến tuần hoàn máu tại đây gặp cản trở, dòng máu giàu oxy sẽ gặp khó khăn trong việc vận chuyển từ tim đến não, đồng thời phần máu thiếu oxy sẽ khó được đưa trở lại tim và phổi. Ổ dị dạng này khiến động mạch được nối thông với tĩnh mạch, do đó nó sẽ bỏ qua kết nối với các mao mạch nên những phân nhánh này sẽ không được cung cấp đủ máu. Chúng sẽ bị suy yếu và chết dần. Điều đáng lo ngại là khi máu đi qua ổ dị dạng thường sẽ gây áp suất nhanh và lớn khiến các mạch máu tại đây dễ bị vỡ dẫn tới chảy máu não cùng những biến chứng nghiêm trọng khác.2.2. Giãn mao mạch Tình trạng giãn mao mạch thường xảy ra ở các mao mạch nhỏ. Phần lớn đều bắt nguồn từ tổn thương mô phôi thai của thành mạch. 2.3. Dị dạng mạch máu thể hangỞ thể dị dạng này mạch máu sẽ có cấu trúc tương tự như một quả dâu tằm, nổi lên các mũi đỏ mọng với kích cỡ từ 2mm cho tới vài cm. Đại não thường là khu vực dễ phát triển dị dạng mạch máu thể hang. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do di truyền, có những trường hợp thì lại xuất hiện ngẫu nhiên. 2.4. U tĩnh mạch Trong quá trình phát triển tĩnh mạch có thể hình thành các khối u ở thùy trán. Những khối u này có thể chèn ép vào tổ chức não, làm tăng áp lực hoặc cản trở tuần hoàn máu. Dị dạng mạch máu não là một bệnh lý có mức độ nguy hiểm cao 2.5. Phình động mạch não Thể phình động mạch não được nhận diện thông qua cấu trúc phồng mạch máu não theo dạng hình thoi hoặc hình túi. Tương tự như các khối u, khi bản thân các mạch máu não phình to sẽ tạo ra một lực chèn ép lên các tổ chức mô não xung quanh nó. Cho đến khi những động mạch não này bị vỡ sẽ gây biến chứng xuất huyết não vô cùng nguy hiểm.3. Các dấu hiệu cảnh báo tình trạng dị dạng mạch máu não Mục tiêu điều trị là phòng ngừa nguy cơ vỡ mạch máu và tái phát vỡ mạch máu trong tương lai. Phụ thuộc vào tình trạng bệnh, mức độ dị dạng, thể chất và độ tuổi của bệnh nhân bác sĩ sẽ xem xét lựa chọn các phương án điều trị sau đây:5.1. Sử dụng thuốc;;;;;1. Các khối u máu trong khoang miệng U máu là một khối u hoặc một vết dị hình ở dưới da hoặc niêm mạc, thường là bẩm sinh, nó được cấu tạo bởi sự tăng sinh và giãn ra của các mạch máu, thường là mao mạch, những mạch máu này được nối liền nhau bằng các tổ chức liên kết. Cũng có trường hợp u máu được cấu tạo bởi một tổ chức hang thực sự, giống như tổ chức của cơ quan cương.Về tổ chức học, có hai loại u máu chính là:U máu mao mạch: Đây là loại u máu hay gặp nhất, chiếm khoảng 60%, với những mao mạch tăng sinh và giãn ra, nhưng nó không có tăng sinh của các tế bào nội mô. U máu mao mạch gồm những mao mạch ở các giai đoạn phát triển khác nhau, có mao mạch thì rỗng, có mao mạch thì đầy, rộng và kích thước không đều bằng các mao mạch bình thường.U máu hang: Loại u máu này chiếm khoảng 30%, nó có cấu tạo giống như những cơ quan cương gồm có những những hốc nhỏ, chứa đầy máu thông với nhau, và chúng thường có một vỏ xơ bọc có thể đè ép lên tổ chức cứng ở phía dưới. Đôi khi những hốc nhỏ này được ngăn cách nhau bởi những vách collagen có nhiều mô võng và thiếu chất chun. Trong u máu hang, các mao mạch sẽ giãn rất rộng.Giữa hai loại u máu này, có thể có sự phối hợp trên một tổn thương. Ngoài ra, từng thể u máu này lại có thể phối hợp với những tổn thương khác, đặc biệt là với u bạch mạch, tạo thành u máu-bạch mạch hoặc với những tổ chức khác như là cơ, xương, sụn,.v.v.U mạch máu khác với dị dạng mạch máu ở các đặc điểm sau:Trên lâm sàng: Khoảng 50% u máu xuất hiện ngay khi trẻ sinh ra còn lại xuất hiện trong tháng đầu của cuộc đời. U máu tiến triển theo 2 giai đoạn rõ ràng: Ngay từ khi xuất hiện là giai đoạn phát triển tăng sinh nhanh chóng (khối u xuất hiện rõ, lan rộng và nổi lên trên mặt da hoặc niêm mạc), kéo dài đến 6 – 8 tháng sau đó sẽ chậm dần và thoái lui. Trong khi đó có hơn 90% các dị dạng mạch máu và 100% u máu phẳng sẽ xuất hiện ngay từ khi đứa trẻ sinh ra. Dị dạng mạch máu phát triển theo sự phát triển của bệnh. Ngoại trừ dị dạng mao mạch còn các loại dị dạng mạch máu khác có thể có lan rộng bất thường.Về mô bệnh học: U máu có tăng sản mạnh các tế bào nội mô và tăng số lượng các tế bào Mastocyte (đóng vai trò trong tăng sinh tân mạch) trong giai đoạn tăng sinh, trong giai đoạn thoái lui số lượng các tế bào Mastocyte bình thường nhưng lại phát triển và thâm nhiễm nhiều mô xơ, mô mỡ.Trong khi đó ở dị dạng mạch máu các tế bào nội mô không tăng sinh, chúng nằm thành một lớp phẳng dẹt ở trong, có thể biến đổi ở các lớp ngoài của mạch.Về huyết học: U máu có thể tăng tiểu cầu gây ra tình trạng đông máu trong lòng mạch ở khối u, còn trong dị dạng mạch máu không có rối loạn về máu. Về huyết động, trong u máu có lưu lượng dòng máu nhanh còn trong dị dạng mạch máu chỉ có loại dị dạng thông động – tĩnh mạch là có lưu lượng dòng máu nhanh.U máu trong miệng chiếm khoảng 10%, nó giống như u máu ở trong da, có thể thuộc loại u máu phẳng, hoặc u gồ, hay thể củ. Không thấy có loại phình mạch rối trong niêm mạc miệng.U máu trong khoang miệng thường xuất hiện ở lưỡi, môi, má, sàn miệng, hàm ếch, đặc biệt là vòm miệng mềm, lan cả vào amidan kết hợp với lưỡi gà tạo thành một u gồ, thể củ, rất nguy hiểm.Niêm mạc phủ u máu trong miệng có thể từ màu đỏ thẫm cho tới màu tím sẫm, có thể gồ nhẹ hoặc nhiều, nó dễ gây chảy máu và làm vướng, gây ảnh hưởng đến việc ăn, uống, nói.U máu trong miệng cũng có thể lan ra ngoài da, sau khi nó xâm nhiễm tổ chức dưới niêm mạc, cơ và tổ chức mỡ dưới da. Nó thường phát triển theo chiều rộng, rải rác nhiều chỗ trong hốc miệng.Tuy bướu máu trong miệng thường không gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ, nhưng nó lại gây rối loạn chức năng rất nhiều vì bản thân khối u làm vướng và gây chảy máu rồi nhiễm khuẩn. U máu có thể diễn biến tự khỏi, hoặc ổn định, không phát triển thêm, hoặc tiếp tục phát triển nhanh hay chậm, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, hoặc ảnh hưởng tới chức năng, thẩm mỹ hoặc không.Khi u máu đã tồn tại từ lúc sơ sinh cho đến khi trẻ đã 2-3 tuổi thì thường sẽ tiếp tục phát triển nhanh hoặc chậm, nhưng ít nhất cũng lớn nhanh theo người.Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có chỉ định can thiệp hoặc tiếp tục theo dõi. Khi đã có chỉ định can thiệp điều trị u máu, sẽ có những phương pháp điều trị sau: Điều trị u máu trong khoang miệng bằng phương pháp đồng vị phóng xạ Vật lý: Tia phóng xạ, đồng vị phóng xạ, radium.Hoá học: Sử dụng thuốc tiêm xơ hoá.Phẫu thuật có nhiều mức độ khác nhau từ phẫu thuật nhỏ như mài, cạo, xăm, và nhuộm màu. Phẫu thuật vừa như khâu xơ hoá, cắt một phần, cho đến phẫu thuật lớn cắt bỏ toàn bộ và tạo hình.Tùy từng trường hợp cụ thể, như từng thể bệnh, từng vị trí của khối u máu, mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị phù hợp.Với u máu trong miệng hướng điều trị như sau:Thể u máu phẳng, khu trú, thường sử dụng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ là tốt nhất. Tuy đòi hỏi về thẩm mỹ không cao như u máu phẳng ngoài da, nhưng trường hợp này cần đảm bảo chức năng vì nếu niêm mạc khâu nhăn nhúm sẽ dễ gây sẹo gây ảnh hưởng đến việc ăn uống, đôi khi kéo lệch cả môi, mũi.U máu trong miệng thể củ hay gây chảy máu, nên cần cắt bỏ hoặc sử dụng thuốc tiêm xơ.;;;;;Dị dạng mạch máu não gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe mà phổ biến nhất là vỡ mạch dẫn đến đột quỵ do xuất huyết não hoặc gây áp suất tiếp giáp lên não dẫn đến động kinh, co giật. Dị dạng mạch máu não là sự kết nối bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch trong cơ thể. Mạch máu não tại khu vực não bộ thường được chia thành nhiều nhánh nhỏ và khi đến một điểm nhất định, các mạch máu sẽ phân nhánh thành nhiều mạch nhỏ gọi là mao mạch. Mao mạch có đường kính bằng một tế bào máu, khoảng một phần năm kích thước sợi tóc con người. Bình thường con người có rất nhiều mao mạch, dòng chảy và áp suất bên trong mao mạch rất thấp.Do sự kết nối bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch nên máu lưu thông qua mạch máu dị dạng với áp suất cao và nhanh. Dị dạng mạch máu não gây ra rất nhiều vấn đề mà phổ biến nhất là vỡ mạch dẫn đến đột quỵ do xuất huyết não hoặc gây áp suất tiếp giáp lên não dẫn đến động kinh, co giật. Hình ảnh dị dạng mạch máu não 2. Nguyên nhân dị dạng mạch máu não Dị dạng mạch máu não là một căn bệnh bẩm sinh, phát triển từ tuần thứ tư đến tuần thứ tám của thai kỳ khiến động mạch thông nối trực tiếp với tĩnh mạch không qua mạng lưới mao mạch trung gian, vì vậy đa phần dị dạng mạch máu não có thể tồn tại lâu trong não mà ít có triệu chứng gì.Dị dạng mạch máu não thường được phát hiện chủ yếu ở độ tuổi từ 10 - 40. 3. Triệu chứng điển hình cảnh báo dị dạng mạch máu não Một dị dạng mạch máu não có thể không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào cho đến khi nó bị vỡ, dẫn đến xuất huyết não. Có khoảng một nửa số người bị dị dạng mạch máu não đều có dấu hiệu đầu tiên là xuất huyết.Tuy nhiên, một số người có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng dị dạng mạch máu não khác ngoài xuất huyết như:Động kinh.Nhức đầu hoặc đau ở một vùng đầu. Cơ yếu hoặc tê ở một phần cơ thể.Số khác có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng thần kinh nghiêm trọng hơn, tùy thuộc vào vị trí của dị dạng mạch máu não, bao gồm:Đau đầu nặng.Suy yếu hoặc tê liệt.Mất thị lực.Khó nói.Lẫn lộn hoặc không có khả năng hiểu người khác.Mất thăng bằng nghiêm trọng.Rối loạn cảm giác.Nổi tĩnh mạch da đầu. Tuy nhiên, khi đến tuổi trung niên, dị dạng mạch máu não có xu hướng duy trì ổn định và ít gây ra các triệu chứng.Một số phụ nữ mang thai có thể có các triệu chứng xấu đi do thay đổi lượng máu và huyết áp. Đau đầu nặng có thể là dấu hiệu cảnh báo dị dạngj mạch máu não 4. Kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán dị dạng mạch máu não Chụp động mạch não (mạch não đề): Một ống nhỏ được đưa vào động mạch ở háng. Ống mỏng này được luồn lên các mạch máu từ háng về phía não. Thuốc nhuộm được tiêm vào mạch máu não và hình ảnh chụp được của dị dạng mạch máu não sẽ xuất hiện như một đám rối mạch máu. Các bác sĩ có thể thấy chính xác vị trí và kích thước của dị dạng này. Đây được coi là xét nghiệm chính xác nhất.Chụp cộng hưởng từ (MRI) não: Đây là phương pháp tạo ra những hình ảnh có độ chi tiết cao của cơ thể mà không cần chụp X-quang. Chụp động mạch MR sử dụng “chuỗi xung” được thiết kế đặc biệt để hiển thị các động mạch và tĩnh mạch của não cũng như dị dạng mạch máu não.Chụp cắt lớp vi tính mạch máu não (chụp CTA): Sử dụng tia X để chụp hình ảnh các phần khác nhau của cơ thể. Chụp CT là một phương pháp tốt để phát hiện chảy máu não hoặc các vùng dịch xung quanh não. Cách chụp não này có thể được thực hiện với thuốc nhuộm hoặc không. Chụp CT có thể nhìn thấy một dị dạng mạch máu não, đặc biệt là sau khi thuốc nhuộm X-ray được đưa vào. Phương pháp điều trị Bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị tốt cho bạn và điều này sẽ được xác định bởi kích thước của dị dạng và vị trí của nó. Có 3 phương pháp điều trị gồm:Gây tắc nội mạch (Endovascular embolization)Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ chèn một ống dài, mỏng vào động mạch chân và luồn qua các mạch máu đến não dưới sự chỉ dẫn của hình ảnh X quang. Ống thông được đặt ở một trong các động mạch nuôi dưỡng đến mạch máu bị dị dạng và tiêm chất làm thuyên tắc, như các hạt nhỏ, chất giống như keo, microcoils hoặc các vật liệu khác, để chặn động mạch và giảm lưu lượng máu vào mạch máu bị dị dạng. Gây tắc nội mạch ít xâm lấn hơn so với phẫu thuật truyền thống. Nó có thể được thực hiện một mình, nhưng thường được sử dụng trước các phương pháp điều trị phẫu thuật khác để làm cho thủ thuật an toàn hơn bằng cách giảm kích thước của mạch máu bị dị dạng hoặc giảm khả năng chảy máu.Những dị dạng lớn hơn và cấu trúc phức tạp thường được điều trị phối hợp các phương pháp. Với các trường hợp này, các bác sĩ thường nút mạch trước để làm giảm bớt kích thước dị dạng, sau đó phẫu thuật mở hoặc phẫu thuật tia xạ.Tùy tình trạng toàn thân và tổn thương của mỗi bệnh nhân, phương pháp và kế hoạch điều trị sẽ được lựa chọn một cách phù hợp nhất.Điều trị bức xạ. Cách này còn được gọi là phẫu thuật bức xạ hoặc xạ phẫu. Một chùm tia X hẹp tập trung vào dị tật sao cho liều cao nhắm vào dị tật động tĩnh mạch não và phần còn lại của não chịu liều thấp hơn nhiều. Bức xạ này làm cho dị dạng mạch não não co và đóng lại trong khoảng thời gian 2-3 năm ở 80% bệnh nhân. Nguy cơ biến chứng của thủ thuật này thấp. Cho đến khi dị dạng mạch máu não được đóng hoàn toàn thì nguy cơ chảy máu vẫn còn.Phẫu thuậtĐây là phương pháp lâu đời nhất để điều trị dị dạng mạch máu não. Dị tật được cắt bỏ trong phòng phẫu thuật bằng cách gây mê toàn thân. Mở hộp sọ, kẹp và cắt các mạch máu dị dạng. Thường áp dụng khi khối dị dạng vỡ gây máu tụ nội sọ hoặc khối dị dạng lớn gây dấu hiệu thần kinh khu trú. Những rủi ro của phẫu thuật thường cao đối với dị dạng mạch máu não nằm ở phần sâu trong não có các chức năng quan trọng.Bên cạnh đó có một lựa chọn khác là không làm gì cả và chỉ theo dõi bệnh. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên theo dõi nếu họ cảm thấy việc điều trị không an toàn hoặc phát hiện bệnh khi bạn đã lớn tuổi. Dị dạng động tĩnh mạch não tuy là bệnh nguy hiểm nhưng các triệu chứng của chúng thường rất mơ hồ (chủ yếu là nhức đầu kéo dài hoặc động kinh..) nên phần lớn bệnh nhân mắc căn bệnh này dễ bỏ sót cho đến khi khối dị dạng mạch máu não vỡ và gây nên triệu chứng cấp.. Riêng can thiệp mạch não, bác sĩ đã thực hiện 6 năm và mỗi năm chụp và can thiệp khoảng 480 - 500 ca. Bác sĩ Dũng từng được đào tạo chuyên ngành thần kinh trong và ngoài nước, tham gia giảng dạy tại Đại học Y Dược Huế và nắm giữ nhiều vị trí quan trọng tại bệnh viện Trung ương Huế.;;;;;Người bị dị dạng mạch máu não, dị dạng động tĩnh mạch não nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp theo dõi, cũng như can thiệp kịp thời, có thể đối mặt với biến chứng tai biến chảy máu não – một dạng đột quỵ nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu các dị dạng mạch máu não, nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, chẩn đoán và điều trị. 1. Dị dạng mạch máu não Đây là một phạm vi rộng lớn chỉ những sang thương mạch máu khác nhau về huyết động, cấu trúc và tiên lượng. Dị dạng mạch máu não có thể đe dọa tính mạng của người bệnh (gồm dị dạng phình tĩnh mạch Galen, dị dạng động tĩnh mạch (AVM)). Có thể không triệu chứng. Dị dạng động tĩnh mạch não là bất thường bẩm sinh mạch máu trong não, xuất hiện do quá trình phát triển bất thường của hệ thống mạch máu, tạo ra sự thông thương trực tiếp giữa các động mạch não với tĩnh mạch não mà không có giường mao mạch nối tiếp. Một trường hợp dị dạng mạch máu não thường bao gồm: Động mạch nuôi: khiếm khuyết lớp cơ thành mạch Khối dị dạng Có thể có phình mạch ở động mạch nuôi hoặc nidus Tĩnh mạch dẫn lưu: giãn lớn do áp lực dòng máu cao. 2. Cơ chế bệnh sinh Động mạch nuôi chịu áp lực dòng chảy cao, có phình mạch trong búi dị dạng (búi dị dạng chịu áp lực cao sẽ phình lớn) khiến các tĩnh mạch dẫn lưu giãn lớn (dẫn lưu tĩnh mạch sâu gây tắc nghẽn dẫn lưu tĩnh mạch). Người có túi phình động, tĩnh mạch não có nguy cơ cao bị tai biến mạch máu não thể xuất huyết não. 3. Hậu quả của tai biến chảy máu não do dị dạng mạch não Xuất huyết: thường xuất huyết trong mô não, não thất, dưới nhện. Co giật (động kinh) Khiếm khuyết thần kinh tiến triển trong vài tháng đến nhiều năm. Đau đầu Nguy cơ xuất huyết tăng ở người có chảy máu não trước đó, tái phát đặc biệt trong năm đầu. Khối dị dạng nằm sâu trong não hoặc thân não. Dẫn lưu vào hệ thống tĩnh mạch sâu, các tĩnh mạch dẫn lưu đi ra khỏi khối dị dạng động tĩnh mạch có đường kính nhỏ. Một hoặc ít tĩnh mạch dẫn lưu Các phình mạch dạng quả dâu nằm ở động mạch nuôi khối hoặc trong khối dị dạng. Áp lực trong động mạch nuôi cao. Co giật (động kinh): Động kinh cục bộ hoặc thứ phát với cơ chế chưa rõ. Có thể do tăng áp lực hồi lưu tĩnh mạch do tắc nghẽn đường ra của tĩnh mạch. Xuất huyết não do túi phình mạch não vỡ có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời. 4. Nguyên nhân dị dạng mạch não Dị dạng mạch máu não có thể do bẩm sinh, do di truyền hoặc không rõ nguyên nhân. – Bẩm sinh: do bất thường sinh mạch trong quá trình phát triển phôi thai, có thể do gene. – Do di truyền: giãn mao mạch hình mạng nhện xuất huyết di truyền là bệnh lý mạch máu di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường. Đây là nguyên nhân di truyền thường gặp nhất. Hội chứng Sturge-Weber, hội chứng Klippel-Trenaunay 5. Chẩn đoán tai biến chảy máu não Để chẩn đoán tai biến mạch máu não, người bệnh cần làm xét nghiệm máu và thực hiện chụp cắt lớp vi tính CT scan hoặc chụp cộng hưởng từ MRI. Với mục đích để phân biệt đột quỵ xuất huyết não hay đột quỵ nhồi máu não, mức độ tổn thương, xác định nguyên nhân, đưa ra phương án can thiệp hoặc điều trị, loại trừ bệnh lý khác. 5.1 Chụp CT scan Chụp cắt lớp vi tính không cản quang: bình thường nếu dị dạng động tĩnh mạch nhỏ, giảm/tăng mật độ, vôi hóa 25-30%, chảy máu. Chụp cắt lớp vi tính có cản quang: tăng quang mạnh của động mạch nuôi, nidus và tĩnh mạch dẫn lưu. CTA: động mạch và tĩnh mạch dẫn lưu dãn lớn 5.2 Chụp cộng hưởng từ MRI T2WI: dòng chảy nhanh tạo flow voids. Xuất huyết, phù não xung quanh. FLAIR: Flow voids kèm tăng tín hiệu xung quanh (gliosis) T2*GRE: xuất huyết. Post Contrast T1: Tăng cản từ mạnh của nidus, TM dẫn lưu. Flow voids. MRA: mô tả rõ dòng chảy và cấu trúc mạch máu, phân biệt khối máu tụ với AVM khi có biến chứng xuất huyết Chụp cộng hưởng từ MRI được ứng dụng trong chẩn đoán tai biến mạch máu não. 5.3 Chụp mạch số hóa xóa nền Tiêu chuẩn vàng chẩn đoán. Dị dạng động tĩnh mạch não là một khối đặc có động mạch nuôi dãn lớn cấp máu cho trung tâm của nidus, 1 hay nhiều tĩnh mạch dẫn lưu thấy được ở thì động mạch chứng tỏ có shunt AV (dẫn lưu tĩnh mạch sớm). Xác định vị trí và số lượng động mạch nuôi, hệ thống dẫn lưu. 6. Các phương pháp điều trị Bảo tồn – Nội khoa xuất huyết, động kinh … Can thiệp – Phẫu thuật lấy bỏ khối dị dạng : Có ưu điểm là giúp làm giảm nguy cơ xuất huyết ngay. Cải thiện kiểm soát động kinh. Nhược điểm: đây là hình thức xâm lấn, nguy cơ của phẫu thuật, hạn chế đối với trường hợp dị dạng động tĩnh mạch phức tạp hoặc khó. Xạ phẫu: Ưu điểm là không xâm lấn, có thể áp dụng với khối dị dạng nằm ở sâu. Nhược điểm là cần 1-2 năm để loại bỏ khối dị dạng, nguy cơ xuất huyết trong thời gian xạ phẫu là có thể xảy ra. Nút mạch: Tạo điều kiện cho phẫu thuật hoặc xạ phẫu. Xử trí khối phình mạch. Đột quỵ chảy máu não di dị dạng động tĩnh mạch não không thường gặp nhưng là nguyên nhân quan trọng gây xuất huyết não, đặc biệt ở người trẻ. Biểu hiện lâm sàng: xuất huyết, động kinh, khiếm khuyết thần kinh, đau đầu. Quyết định can thiệp dựa vào đánh giá nguy cơ của can thiệp và không can thiệp. Các phương pháp can thiệp: phẫu thuật, xạ phẫu, nút mạch. Do sự phức tạp của khối dị dạng nằm ở động, tĩnh mạch nên việc lựa chọn phương pháp can thiệp dựa trên từng bệnh nhân cụ thể. Các kiểu dị dạng động tĩnh mạch não Kiểu điển hình (typical AVM): nidus kiểu hình cầu hay kiểu đặc (glomerular hoặc compact nidus) gồm các mạch máu bất thường mà không có nhu mô não bình thường nào xen vào. Nidus kiểu tăng sinh hay lan tỏa (diffuse hoặc proliferative type nidus): nhu mô não bình thường xen vào khắp khối dị dạng mạch.;;;;;Những cơn đau đầu thoáng qua thường không được quan tâm, nhưng ít người hiểu được rằng đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh dị dạng mạch máu não, nếu điều trị muộn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. 1. Cảnh giác dị dạng mạch máu não khi đau đầu dữ dội Bạn đã từng bị những cơn đau đầu thoáng qua và thường bỏ qua một cách dễ dàng những triệu chứng đó. Đã có những bệnh nhân bị như vậy và chỉ nghĩ rằng mình bị rối loạn tiền đình hoặc “cảm gió” mà không nghĩ rằng đó là điềm báo cho bệnh dị dạng mạch máu não. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, đây là bệnh lý bẩm sinh nhưng vô cùng nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.Dị dạng mạch máu não có thể kích thích mô não chung quanh và gây ra co giật mới khởi phát, khó khăn khi thực hiện những động tác phức tạp, chóng mặt, đau đầu và bệnh nhân có vấn đề về ngôn ngữ.Điều dễ nhận thấy rằng, bệnh trở nên nguy hiểm hơn khi trước đó người bệnh thường có triệu chứng đau đầu mạn tính. Trường hợp dị dạng lớn gây chèn ép não thì người bệnh có thể bị bại liệt tay chân. Một số trường hợp có thể không có triệu chứng gì, mà được phát hiện thông qua tầm soát sức khỏe.Ở giai đoạn vỡ mạch máu bệnh nhân bị đột quỵ do chảy máu não với các triệu chứng: đau đầu dữ dội, huyết áp tăng, buồn nôn, liệt nửa người, khó nói, hôn mê... Hình ảnh túi phình mạch não 2. Đối tượng có nguy cơ bị Dị dạng mạch não Bất cứ ai cũng có thể bị dị dạng mạch máu não, nhưng những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ hơn:Có tiền sử gia đình: Các trường hợp dị dạng mạch máu não trong các gia đình đã được báo cáo, nhưng không rõ liệu có yếu tố di truyền nhất định hoặc nếu các trường hợp này chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên.Có các bệnh lý đi kèm như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu là yếu tố nguy cơ để túi phình mạch não lớn thêm. 3. Thói quen sinh hoạt giúp bạn quản lý dị dạng mạch máu não Lối sống lành mạnh và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với dị dạng mạch máu não.Tìm hiểu đầy đủ về dị dạng mạch máu não để đưa ra quyết định sáng suốt về việc chăm sóc.Hỏi bác sĩ về kích thước và vị trí của dị dạng để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.Chấp nhận cảm xúc cũng như các vấn đề về thể chất.Tìm ai đó để nói chuyện và biết người lắng nghe giỏi, người sẵn sàng nghe bạn nói về hy vọng và nỗi sợ của bạn. 4. Tầm soát sớm để phát hiện bệnh Chủ động tầm soát dị dạng mạch máu náo để phát hiện sớm bệnh, tránh tai biến Thường thì bệnh nhân dị dạng mạch máu não không có triệu chứng, chỉ được phát hiện tình cờ khi đang điều trị một bệnh lý không liên quan khác. Nhiều bệnh nhân nhập viện với biểu hiện biến chứng có chảy máu. Ngày nay tỉ lệ bệnh nhân được chẩn đoán dị dạng mạch máu não tăng lên nhờ tiến bộ trong kỹ thuật ghi hình không xâm nhập. Dị dạng mạch máu não thường được chẩn đoán nhờ kết hợp hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) và chụp mạch.Dị dạng mạch máu là bệnh nguy hiểm nhưng các triệu chứng của chúng thường rất mơ hồ, chủ yếu là nhức đầu kéo dài hoặc động kinh... nên phần lớn bệnh nhân mắc căn bệnh này dễ bỏ sót cho đến khi khối dị dạng mạch máu não vỡ và gây nên triệu chứng cấp. Khi đó, bệnh nhân thường đến bệnh viện trong tình trạng cấp cứu như nôn mửa, nhức đầu, rối loạn ý thức, liệt tay chân và có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.Vì thế, khi có triệu chứng nhức đầu kéo dài hoặc có những cơn co giật... mà chưa rõ nguyên nhân, bạn cần phải được khám và tư vấn để phát hiện các bệnh lý dị dạng mạch máu não và chủ động điều trị, tránh để khối dị dạng vỡ, gây hậu quả tử vong và tàn phế rất cao. Do đó, khi có các dấu hiệu nghi ngờ dị dạng mạch máu não, người bệnh cần đi khám sớm để điều trị kịp thời.. Riêng can thiệp mạch não, bác sĩ đã thực hiện sáu năm và mỗi năm chụp và can thiệp khoảng 480 - 500 ca. Bác sĩ Dũng từng được đào tạo chuyên ngành thần kinh trong và ngoài nước, tham gia giảng dạy tại Đại học Y Dược Huế và nắm giữ nhiều vị trí quan trọng tại bệnh viện Trung ương Huế. Phình mạch máu não - kiến thức cần thiết
question_456
Tìm hiểu phương pháp điều trị ung thư buồng trứng
doc_456
1. Bệnh ung thư buồng trứng và những điều cần biết Buồng trứng là một trong những cơ quan sinh sản của nữ giới với hai biểu mô, niêm mạc buồng trứng hoặc các tế bào mầm tạo thành trong hệ thống các tế bào trứng. Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh phụ khoa phổ biến ở nữ giới và cũng là bệnh lý có tỉ lệ tử vong rất cao. Trên thế giới, có tới trên 200.000 trường hợp tử vong do ung thư buồng trứng và tại Việt Nam, có đến hơn 1400 trường hợp mắc bệnh và 900 tử vong do bệnh ung thư buồng trứng(Theo GLOBOCAN 2020). Đây là một bệnh lý khó phòng ngừa và phát hiện từ sớm bởi buồng trứng là cơ quan nằm ở sâu trong tiểu khung. Triệu chứng của bệnh cũng tương đối mơ hồ ở giai đoạn đầu nên dễ nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa khác. Thông thường, bệnh chỉ rõ ràng hơn khi đã tiến triển đến giai đoạn muộn. Ung thư buồng trứng nếu phát hiện từ sớm có khả năng chữa khỏi bệnh cao hơn 2. Phương pháp chữa bệnh ung thư buồng trứng hiện nay Có rất nhiều phương pháp để điều trị ung thư buồng trứng và cũng có thể điều trị đơn lẻ hay kết hợp bệnh; bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị sao cho phù hợp và hiệu quả với từng đối tượng. Những phương pháp chữa bệnh ung thư buồng trứng phổ biến hiện nay bao gồm: 2.1 Phẫu thuật điều trị ung thư ở buồng trứng Phẫu thuật là giải pháp truyền thống, can thiệp trực tiếp và loại bỏ khối u trong buồng trứng của người bệnh. Phương pháp này có hiệu quả cao tuy nhiên có thể loại bỏ một phần hoặc toàn bộ buồng trứng dẫn tới có những biến chứng và ảnh hưởng nhất định. Đây là phương pháp phù hợp trong giai đoạn đầu của bệnh. Tuy nhiên phương pháp này cũng không thể loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư nên có thể phối hợp với các phương pháp khác để điều trị triệt để nhất. Phương pháp phẫu thuật có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe sinh sản của người bệnh nên tùy theo mong muốn tiếp tục sinh con của người bệnh mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất. 2.2 Phương pháp xạ trị Phương pháp này sẽ nhắm đến những tế bào ung thư và dùng bức xạ để loại bỏ chúng, có thể áp dụng ở bên ngoài hoặc nội bộ thông qua máy tính hoặc qua tiêm trực tiếp. Các tế bào sẽ có độ nhạy khác nhau đối với tia năng lượng trong xạ trị và khối u tế bào mẫn cảm nhất. Xạ trị sau phẫu thuật thường có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại trong ổ bụng và khung chậu. Xạ trị nhắm đến những tế bào ung thư và dùng bức xạ để loại bỏ chúng, có thể áp dụng ở bên ngoài hoặc nội bộ thông qua máy tính hoặc qua tiêm trực tiếp. 2.3 Phương pháp hóa trị Hóa trị là phương pháp dùng để ức chế khối u tăng trưởng và lây lan sang các cơ quan khác. Phương pháp hóa trị sử dụng các loại thuốc với tính chất khác nhau để điều trị chuyên biệt cho từng trường hợp bệnh nhân. Hóa trị chủ yếu để bổ trợ cho điều trị bệnh ung thư buồng trứng, nhiều trường hợp bệnh nhân có thể hóa trị một vài lần trước phẫu thuật để đạt hiệu quả cao nhất. Phương pháp này cũng có thể sử dụng để phòng chống tái phát Điều trị với các loại hoá chất được sử dụng để chữa bệnh ung thư buồng trứng khi tăng sinh hoặc ức chế các tế bào ung thư lây lan. Đồng thời nếu sử dụng sau phẫu thuật có thể phòng ung thư tái phát và kéo dài sự sống, tăng cơ hội phẫu thuật cho bệnh nhân. 2.4 Phương pháp miễn dịch tế bào trong điều trị bệnh ung thư buồng trứng Phương pháp miễn dịch tế bào là thành quả nghiên cứu sau nhiều năm của y học tế giới. Phương pháp này điều trị dựa theo chính khả năng miễn dịch của cơ thể khi có thể nhận biết và tiêu diệt tế bào ung thư. Đây chính là nguyên lý “dùng tế bào miễn dịch tự thân để điều trị cho chính mình”. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như: tiêu diệt được tế bào, không gây tổn thương hay tác dụng phụ đến tế bào, có thể thu nhỏ khối u và tránh tái phát hoặc khống chế khôi u, giảm đau đớn cho bệnh nhân, cải thiện triệu chứng và nâng cao chất lượng sống… Miễn dịch tế bào khi kết hợp với hóa xạ trị có thể nâng cao hiệu quả của các phương pháp này và tăng cơ hội phẫu thuật cho bệnh nhân. Thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định phác đồ điều trị phù hợp nhất 3. Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân chữa ung thư buồng trứng Để hỗ trợ và chăm sóc bệnh nhân ung thư buồng trứng, đồng thời giúp cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày cho bệnh nhân từ đó hỗ trợ điều trị, cần xây dựng chế độ sống với: – Quan tâm đến đời sống sinh hoạt giúp hạn chế biến chứng trong điều trị – Quan tâm đến đời sống tinh thần giúp bệnh nhân lạc quan điều trị bệnh – Xây dựng thực đơn dinh dưỡng để hạn chế tác dụng phụ và tăng sức đề kháng – Theo dõi diễn biến sức khỏe và thông báo ngay với bác sĩ khi có bất thường – Vận động một số bài tập sức khỏe nhẹ nhàng để tăng sức dẻo dai cho cơ thể.
doc_391;;;;;doc_8194;;;;;doc_47089;;;;;doc_55661;;;;;doc_40398
Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh ung thư phụ khoa thường gặp và được đánh giá là cực kì nguy hiểm do đa số nữ giới đều phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn (giai đoạn III, IV). Ung thư buồng trứng và cách điều trị như thế nào phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Tùy từng tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau, có thể là kết hợp nhiều phương pháp khác nhau đảm bảo điều trị đạt hiệu quả cao nhất. Một số phương pháp điều trị có thể được bác sĩ chỉ định là: Phẫu thuật Phẫu thuật là mọt trong những phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ung thư buồng trứng Là một trong những phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh nhân ung thư buồng trứng, kể cả ở những giai đoạn sau. Ở giai đoạn muộn (III, IV) dù phẫu thuật có thể không cắt bỏ rộng được tổn thương nhưng có thể giảm khối lượng u, phẫu thuật không tận gốc vẫn là điều cần thiết, giúp tiên lượng tốt hơn. Phẫu thuật ung thư buồng trứng bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ tử cung toàn bộ và hai bên buồng trứng, lấy những di căn trong ổ bụng… Theo các bác sĩ, phẫu thuật trong ung thư buồng trứng nhằm không để lại những di căn trên 1 cm đường kính kèm theo lấy hạch chậu và hạch cạnh động mạch chủ bụng. Xạ trị Xạ trị trong điều trị ung thư buồng trứng đóng vai trò như phương pháp bổ trợ điều trị sau phẫu thuật hoặc có thể được xem xét trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng được với điều trị hóa chất. Xạ trị trong ung thư buồng trứng có thể thực hiện theo 2 bước: Hóa trị Là phương pháp điều trị toàn thân sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Đây là một trong những phương pháp phổ biến nhất trong điều trị ung thư buồng trứng. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị cũng như liều lượng nhất định. Các loại thuốc hóa chất được sử dụng tại viện đều được nhấp khẩu chính hãng tốt nhất, đạt chuẩn quy định, đảm bảo điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, giảm các tác dụng phụ. Môi trường khám điều trị bệnh tại bệnh viện rất thân thiện, bệnh nhân sẽ được hỗ trợ chăm sóc nhiệt tình mọi lúc từ đội ngũ điều dưỡng tại viện…;;;;;Ung thư buồng trứng là căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao trong nhóm ung thư phụ khoa do các triệu chứng bệnh không rõ ràng nên người bệnh thường không chủ động kiểm tra, phát hiện sớm. 1. Các phương pháp điều trị ung thư buồng trứng Ung thư buồng trứng là hiện tượng xuất hiện khối u ác tính trong buồng trứng. Các tế bào trong khối u ác tính là những tế bào bất thường, phân chia không theo sự kiểm soát của cơ thể. Chúng có thể xâm lấn và phá hủy các mô và cơ quan xung quanh buồng trứng hoặc theo máu, hệ bạch huyết đi tới các cơ quan xa hơn trên cơ thể, tạo thành các khối u thứ phát ở gan, xương, não, phổi,... Quá trình này gọi là ung thư buồng trứng di căn.Các phương pháp thường được áp dụng để điều trị bệnh ung thư buồng trứng gồm. Phẫu thuật: Bao gồm cắt bỏ buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, cổ tử cung, mạc nối lớn (màng mỏng bao quanh dạ dày và đại tràng) và các hạch bạch huyết trong ổ bụng. Trong trường hợp ung thư chưa lan rộng và bệnh nhân mong muốn có con, bác sĩ có thể chỉ cắt bỏ buồng trứng bị ung thư và các ống dẫn trứng. Trường hợp ung thư đã lan rộng, bác sĩ sẽ lấy tối đa tổ chức ung thư (phẫu thuật giải tỏa u) để tạo điều kiện cho hóa trị hoặc xạ trị sau mổ đạt kết quả tốt.Hóa trị: Sử dụng thuốc bằng đường uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này thường áp dụng để điều trị ung thư buồng trứng tiến triển. Ngoài ra, hóa trị cũng được áp dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt toàn bộ các tế bào ung thư còn sót lại, giảm nguy cơ tái phát ung thư buồng trứng.Xạ trị: Sử dụng tia phóng xạ có năng lượng cao để tiêu diệt khối u và tế bào ung thư. Phương pháp này chỉ tác động đến các tế bào ung thư trong vùng chiếu xạ nên thường được áp dụng điều trị ung thư buồng trứng nếu khối u nằm trong vùng chậu. Ngoài ra, xạ trị cũng được áp dụng để tiêu diệt tế bào ung thư còn lại trong cơ thể sau phẫu thuật loại bỏ khối u ác tính. Theo dõi sau điều trị ung thư buồng trứng Sau khi thực hiện các phương pháp điều trị bệnh ung thư buồng trứng, bệnh nhân nên tuân thủ những lưu ý sau:Tạm thời không quan hệ tình dục trong vòng 6 tuần để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh.Nếu cần cắt bỏ cả 2 buồng trứng, bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng mãn kinh. Các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng liệu pháp thay thế hormone để giảm các triệu chứng mãn kinh.Thường xuyên tái khám để được bác sĩ thăm khám lâm sàng và làm PAP test. Pap smear (phết tế bào cổ tử cung) là một xét nghiệm tế bào học để phát hiện ung thư cổ tử cung và hỗ trợ chẩn đoán nếu ung thư buồng trứng tái phát. Pap smear là một xét nghiệm tế bào học để phát hiện ung thư cổ tử cung Làm thêm các xét nghiệm hình ảnh như chụp phổi, chụp cắt lớp, siêu âm ổ bụng,... sau điều trị ung thư buồng trứng để tầm soát nếu ung thư tái phát hoặc di căn tới các cơ quan khác trong cơ thể.Xét nghiệm máu và định lượng CA-125: Chỉ số CA-125 - một sản phẩm của khối u thường cao ở những phụ nữ mắc ung thư buồng trứng. Vì vậy, áp dụng phương pháp này sau điều trị bệnh sẽ giúp bác sĩ phát hiện ung thư buồng trứng tái phát.Bệnh nhân có thể yêu cầu bác sĩ kiểm tra các bệnh khác vì người mắc ung thư buồng trứng có nguy cơ cao mắc ung thư vú hoặc ung thư đại tràng. Bên cạnh đó, việc sử dụng một số thuốc chống ung thư có thể dẫn tới bệnh ung thư thứ phát như ung thư máu.Bệnh nhân cần trở lại sinh hoạt bình thường, có lối sống lành mạnh, khoa học sau điều trị bệnh. Hình ảnh buồng trứng trong cơ thể người;;;;;Ung thư buồng trứng là bệnh lý gặp ở nhiều độ tuổi nhưng chủ yếu là phụ nữ 50 tuổi trở lên. Đây là bệnh lý nguy hiểm, diễn biến âm thầm, gây tử vong cao nhưng lại rất khó nhận biết. Điều trị ung thư buồng trứng chủ yếu có 3 phương pháp là phẫu thuật, hóa trị liệu và xạ trị. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của y học, điều trị căn bệnh này đã có nhiều bước tiến mới, trong đó đáng chú ý nhất là liệu pháp nhắm trúng đích (Targeted Therapy). Tìm hiểu về ung thư buồng trứng Điều trị ung thư buồng trứng và những điều cần biết 2. Phương pháp điều trị nhắm trúng đích ung thư buồng trứng Liệu pháp nhắm trúng đích trong điều trị ung thư là một phương pháp điều trị ung thư bằng thuốc, trong đó các loại thuốc được dùng có khả năng nhận diện và tấn công đặc hiệu các tế bào ung thư, trong khi không hoặc rất ít ảnh hưởng tới các tế bào khác của cơ thể.Một hình thức khác của liệu pháp trúng đích là việc sử dụng các enzyme ứng dụng công nghệ nano để gắn vào tế bào khối u, khởi phát quá trình thoái hoá tế bào tự nhiên của cơ thể, từ đó cơ thể có thể tiêu hóa, loại bỏ tế bào ung thư một cách hiệu quả.Bệnh ung thư thường bắt đầu khi có thay đổi gen ở các tế bào khỏe mạnh. Trong cơ thể, gen có khả năng “ra lệnh" cho các tế bào sản xuất protein. Do vậy khi gen bị biến đổi, các protein sản phẩm này cũng có thể thay đổi và làm cho quá trình nhân lên bất thường hoặc tế bào sống quá lâu. Những biến đổi bất thường này, nếu không thể kiểm soát sẽ dần dần tạo nên khối u.Các nhà nghiên cứu đã và đang tìm ra những thay đổi gen cụ thể cho từng loại ung thư và qua đó phát triển các loại thuốc để có thể nhắm vào những thay đổi đó. Các loại thuốc này có thể:● Ngăn chặn hoặc tắt các tín hiệu phân bào của các tế bào ung thư● Ngăn chặn việc tế bào sống lâu hơn bình thường● Phá huỷ các tế bào ung thưĐối với ung thư buồng trứng, đã có nhiều biện pháp nhắm trúng đích đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị căn bệnh này. Dưới đây, chúng tôi xin được liệt kê những phương pháp nhắm trúng đích trong ung thư buồng trứng:Bevacizumab: Đây là thuốc thuộc nhóm kháng tân tạo mạch máu. Đế phát triển và lan rộng, tế bào ung thư cần tạo ra các mạch máu mới để tự nuôi dưỡng chính mình (quá trình này được gọi là tân tạo mạch máu). Thuốc Bevacizumab có khả năng ức chế một protein có tên VEGF (có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành mạch máu mới) nhờ đó, thuốc có khả năng làm chậm hoặc dừng lại sự phát triển của khối u. Thuốc này có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với hóa trị liệu, hoặc thuốc Olaparib.Thuốc ức chế PARP: nhóm thuốc này bao gồm các thuốc Olaparib, Rucaparib và Niraparib. Enzyme PARP, ở người bình thường, đóng vai trò quan trọng trong một con đường sửa chữa các DNA bị lỗi. Các gen BRCA (BRCA1 và BRCA2) là một con đường song song với PARP trong việc sửa chữa những DNA lỗi này. Bằng cách ức chế con đường PARP, các thuốc PARP khiến các tế bào u ở người có đột biến BRCA không thể sửa chữa các DNA lỗi, kết quả thường là các tế bào này bị chết.Như đã chia sẻ, ung thư buồng trứng là bệnh lý nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao, dó đó việc chủ động thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ và sàng lọc ung thư là điều rất cần thiết.;;;;;Hiện nay, phương pháp điều trị ung thư buồng trứng chủ yếu là phẫu thuật và hóa trị. Xạ trị hầu như có vai trò rất nhỏ và chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết. Nếu chữa trị kịp thời, đúng phương pháp sẽ giúp làm tăng cơ hội chữa khỏi bệnh. Dấu hiệu nhận biết ung thư buồng trứng Ung thư buồng trứng thường không có các biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu. Chỉ khi thấy các dấu hiệu cụ thể thì bệnh đã tới giai đoạn nặng. Các triệu chứng có thể gặp là: Ung thư buồng trứng thường gặp ở những phụ nữ trên 50 tuổi Khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư buồng trứng, người bệnh cần tới ngay các bệnh viện để kiểm tra nhằm chẩn đoán chính xác bệnh. Phương pháp điều trị ung thư buồng trứng Việc điều trị ung thư buồng trứng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, giai đoạn bệnh cụ thể. Hiện nay, để điều trị ung thư buồng trứng có thể phẫu thuật hoặc hóa trị. Phẫu thuật là một trong những phương pháp giúp điều trị ung thư buồng trứng Phẫu thuật: Nhằm mục đích xác định giai đoạn của ung thư và loại bỏ khối u. Phẫu thuật thường bao gồm cắt bỏ buồng trứng, tử cung, hệ bạch huyết xung quanh và nếp mô mỡ ổ bụng (nơi ung thư buồng trứng thường lan tới). Hóa trị: Hóa trị là sử dụng các loại thuốc (tiêm hoặc uống) để thu nhỏ, tiêu diệt các tế bào ung thư, kiểm soát sự phát triển của khối u, hoặc làm giảm các triệu chứng bệnh. Hầu hết các loại thuốc điều trị ung thư được tiêm vào tĩnh mạch. Một số loại thuốc điều trị ung thư ở dạng viên uống. Dù những loại thuốc này được tiêm vào tĩnh mạch hay uống cũng đều đi vào mạch máu và tuần hoàn khắp cơ thể. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải sau điều trị ung thư buồng trứng Người bệnh cần theo dõi sức khỏe và tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ Để giảm các tác dụng phụ sau khi điều trị ung thư buồng trứng, người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt. Theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Phụ nữ bị ung thư buồng trứng thường có nguy cơ cao mắc ung thư vú, ung thư đại trực tràng. Do đó việc kiểm tra, tầm soát phát hiện sớm các bệnh lý kèm theo sẽ giúp điều trị kịp thời, cải thiện sớm tình trạng sức khỏe.;;;;;Để xây dựng phác đồ điều trị ung thư buồng trứng, bác sĩ phải dựa trên rất nhiều yếu tố như giai đoạn tiến triển ung thư, tình trạng sức khỏe chung, mong muốn điều trị của người bệnh… 1. Phác đồ điều trị ung thư buồng trứng Ung thư buồng trứng là bệnh ung thư phụ khoa đặc biệt nguy hiểm Theo các bác sĩ, trong các bệnh ung thư phụ khoa, ung thư buồng trứng là bệnh ung thư khó nhất về phòng ngừa, phát hiện và điều trị vì buồng trứng là cơ quan nằm sâu trong khung chậu nhỏ, giai đoạn đầu bệnh tiến triển âm thầm và thường xuất hiện rõ ở giai đoạn muộn. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, cơ hội điều trị thành công rất cao, có thể lên tới trên 90%. Chính vì vậy, thăm khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kì luôn được các bác sĩ khuyến khích. Tầm soát ung thư buồng trứng khuyến khích cho mọi chị em, đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh cao như tiền sử gia đình có mẹ, chị em gái mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng, thừa cân, béo phì, có kinh sớm, mãn kinh muộn, thời gian nuôi con bằng sữa mẹ ít… Phác đồ điều trị ung thư buồng trứng như thế nào là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến cơ hội sống của người bệnh. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để điều trị đạt hiệu quả cao nhất. Một số phương pháp điều trị ung thư buồng trứng có thể được bác sĩ chỉ định là: 2. Phẫu thuật ung thư buồng trứng Hóa trị là một trong những phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ung thư buồng trứng Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ung thư buồng trứng. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ buồng trứng, tử cung, hệ bạch huyết xung quanh và nếp mô mỡ ổ bụng. Mục đích của phẫu thuật ung thư buồng trứng là nhằm không để lại những nhân di căn lớn hơn 1 cm đường kính kèm theo, lấy hạch chậu và hạch cạnh động mạch chủ. 3. Xạ trị ung thư buồng trứng Xạ trị ung thư buồng trứng được sử dụng như một phương pháp bổ trợ sau phẫu thuật hoặc áp dụng cho bệnh nhân không đáp ứng điều trị với hóa chất. Điều trị tia xạ trong ung thư buồng trứng có thể thực hiện theo quy trình: Sau điều trị tia xạ, bệnh nhân có thể phải chịu một số tác dụng phụ như ỉa chảy, xuất huyết… 4. Hóa trị ung thư buồng trứng Hóa trị là phương pháp điều trị toàn thân sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư qua đường uống hoặc tĩnh mạch. Hóa trị giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại trong cơ thể sau phẫu thuật, kiểm soát sự phát triển khối u, nâng cao cơ hội sống cho người bệnh. 5. Các tác dụng phụ có thể gặp sau điều trị ung thư buồng trứng Bất kì phương pháp điều trị ung thư buồng trứng nào cũng có tác động trực tiếp đến người bệnh. Đặc biệt nếu bệnh nhân tuổi tác cao, thể trạng không tốt và có tiền sử mắc nhiều bệnh lý mạn tính thì sức khỏe sau điều trị sẽ lâu hồi phục hơn. Mức độ ảnh hưởng đến người bệnh phụ thuộc vào phương pháp điều trị bệnh: Để hạn chế tối đa tác dụng phụ sau điều trị ung thư buồng trứng, bệnh nhân sau điều trị bằng phương pháp phẫu thuật phải được chăm sóc cẩn thận và theo dõi những biến chứng có thể gặp phải như chảy máu vết mổ, nhiễm trùng vết mổ… Bệnh nhân sau điều trị hóa trị liệu nhiều ngày cần phải bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết, ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, nói không với các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ăn sẵn chứa nhiều chất bảo quản… Trên đây là những thông tin tham khảo về phác đồ điều trị ung thư buồng trứng.
question_457
Viêm kết mạc nốt phồng
doc_457
Viêm kết mạc mắt là một bệnh rối loạn về mắt liên quan đến phản ứng miễn dịch của giác mạc (lớp trong suốt phía trước mống mắt và đồng tử) và kết mạc (màng tạo nếp mí và bao phủ lòng trắng của mắt) với vi khuẩn. Bài viết này sẽ giới thiệu khái niệm, triệu chứng cũng như cách điều trị tình trạng lòng trắng mắt bị phồng rộp 1. Khái niệm viêm kết mạc nốt phồng Viêm kết mạc giác mạc không phải là một bệnh nhiễm trùng mà là một phản ứng miễn dịch đối với vi khuẩn có trên hoặc xung quanh mắt. Rối loạn này phổ biến hơn ở trẻ em từ 6 đến 16 tuổi và gặp ở nữ nhiều hơn nam.Nguyên nhân viêm kết mạc nốt phồng là do tiếp xúc với một số mầm bệnh truyền nhiễm. Một số sinh vật có thể làm mắt bị phồng lòng trắng bao gồm:Vi khuẩn, chẳng hạn như: tụ cầu (Staphylococcus aureus), Mycobacterium tuberculosis, Chlamydia. Ký sinh trùng: ví dụ như Giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun móc(Ancylostoma duodenale)Nấm: Candida albicans. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất của lòng trắng mắt bị phồng là S. aureus. Vi khuẩn này sống tự nhiên trên và bên trong cơ thể con người, bao gồm cả trên bề mặt của mắt và mí mắt. 2. Triệu chứng viêm kết mạc nốt phồng Các triệu chứng lòng trắng mắt bị phồng rộp từ nhẹ đến nặng. Ví dụ, các nốt viêm trên kết mạc có thể chỉ gây kích ứng nhẹ, trong khi các nốt viêm trên giác mạc có thể gây đau đáng kể và các triệu chứng khác. Các triệu chứng điển hình của viêm kết mạc nốt phồng bao gồm:Đau, tương tự như khi có dị vật trong mắt. Nhạy cảm với ánh sángĐỏ mắt. Nước mắt quá nhiều. Một hoặc nhiều nốt sần màu vàng hoặc hơi xám trên bề mặt mắt. Một số người bị viêm kết mạc nốt phồng cũng phát triển thành viêm bờ mi, tức là tình trạng viêm mí mắt. Các triệu chứng của viêm bờ mi có thể quan sát được là:Sưng tấy. Sự đổi màu. Da đóng vảy ở các cạnh của mí mắt. Các nốt liên quan đến viêm kết mạc nốt phồng có thể tồn tại bất cứ nơi nào từ vài ngày đến vài tuần. Trong trường hợp nghiêm trọng, loét giác mạc có thể phát triển. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng, chẳng hạn như sẹo giác mạc và giảm thị lực. Lòng trắng mắt bị phồng rộp khiến bạn nhạy cảm với ánh sáng 3. Chẩn đoán điều trị viêm kết mạc nốt phồng Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng kỹ lưỡng về mắt để chẩn đoán bệnh. Nếu một người cũng bị viêm bờ mi, bác sĩ có thể thực hiện nuôi cấy mí mắt để xác định tác nhân gây bệnh.Phương pháp điều trị lòng trắng mắt bị phồng thường bao gồm kết hợp thuốc chống viêm và thuốc nhỏ mắt kháng khuẩn, cùng với việc vệ sinh mí mắt thích hợp.3.1. SteroidĐiều trị chính cho lòng trắng mắt bị phồng là corticosteroid tại chỗ. Thuốc này làm giảm viêm và sưng tấy. Khi sử dụng corticosteroid tại chỗ dài ngày, bạn cần giảm liều theo lời dặn của bác sĩ để để tránh tái phát lòng trắng mắt bị phồng.3.2. Thuốc kháng sinh tại chỗ. Thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh tác dụng tại chỗ giúp điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn liên quan đến viêm kết mạc nốt phồng. Điều trị này thường kéo dài một vài tuần.3.3. Thuốc ức chế miễn dịch. Thuốc ức chế miễn dịch là thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, giúp ngăn chặn bùng phát tình trạng mắt bị phồng lòng trắng.3.4. Hạn chế ánh sáng. Một số người bị viêm kết mạc nốt phồng phát triển quá mẫn với ánh sáng có thể gây khó chịu đáng kể. Các chiến lược để giảm bớt sự khó chịu bao gồm:Giữ cho đèn trong nhà và màn hình mờ. Tránh ánh nắng trực tiếp, nếu có thểĐeo kính màu Bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt khi lòng trắng mắt bị phồng rộp theo chỉ dẫn của bác sĩ 3.5. Vệ sinh mắt. Việc điều trị viêm kết mạc nốt phồng cũng bao gồm thực hành vệ sinh mí mắt thích hợp để điều trị viêm bờ mi và giảm các triệu chứng. Cụ thể:Chườm ấm lên mí mắt: Đặt một chiếc khăn ấm và ẩm lên mí mắt để giúp loại bỏ lớp vảy mắt và giảm kích ứng. Bạn có thể chườm ấm nhiều lần trong ngày.Làm sạch mí mắt: Làm sạch mí mắt ở gốc lông mi giúp điều trị nhiễm trùng tiềm ẩn. Thực hiện điều này một đến hai lần một ngày để giúp ngăn ngừa các triệu chứng quay trở lại. Để làm sạch mí mắt, đầu tiên, pha dung dịch gồm nửa cốc nước ấm và 3 giọt dầu gội đầu dành cho trẻ em. Sau đó, bạn nhúng tăm bông vào dung dịch rồi dùng tăm bông để lau mi mắt một cách nhẹ nhàng. Cuối cùng là rửa sạch mí mắt một cách nhẹ nhàng và kỹ lưỡng.Như vậy, viêm kết mạc nốt phồng là một tình trạng liên quan đến viêm giác mạc và kết mạc của mắt do hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với mầm bệnh, chẳng hạn như vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng. Các triệu chứng có thể bao gồm đau mắt, chảy nước mắt nhiều và nhạy cảm với ánh sáng, các đốm trên mắt. Khi bạn có các triệu chứng của bệnh, hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
doc_11081;;;;;doc_5701;;;;;doc_42393;;;;;doc_26722;;;;;doc_56928
Viêm kết mạc là một trong các bệnh lý thường gặp ở mắt. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân hè, vào lúc thời tiết nóng ẩm thuận tiện cho vi khuẩn sinh sôi. Viêm kết mạc có thể lây lan thành dịch, trở thành bệnh mãn tính và gây ảnh hưởng lớn tới mắt nếu không được điều trị kịp thời. Việc điều trị bệnh viêm kết mạc mãn tính cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa. 1. Khái niệm bệnh viêm kết mạc mãn tính Kết mạc là lớp màng trong suốt bao trùm phía trước củng mạc (kết mạc nhãn cầu) và mi mắt phía trong (kết mạc mi). Viêm kết mạc là tình trạng viêm của lớp màng này. Khi tình trạng viêm kéo dài từ 3 – 4 tuần hoặc lâu hơn thì được gọi là viêm kết mạc mãn tính. Hình ảnh minh họa vị trí kết mạc. Bệnh viêm kết mạc hay viêm kết mạc mãn tính ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh khó chịu và đau nhức. Việc hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh được chính xác và nhanh chóng hơn. 2. Nguyên nhân gây viêm kết mạc Bệnh viêm kết mạc thường bị gây ra bởi các tác nhân như vi khuẩn, virus, dị ứng, tiếp xúc với người mắc bệnh. Cụ thể như sau: – Virus: 80% ca bệnh viêm kết mạc do virus thường là do Adenovirus, mắc khi tiếp xúc với nước mắt của người bệnh. Viêm kết mạc do virus có khả năng lây lan cao và nhanh nhất. Người bệnh thường có các triệu chứng đi kèm như sốt và đau đầu. – Vi khuẩn: các vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu, phế cầu… mắc bệnh do tiếp xúc trực tiếp vào dịch tiết của người bệnh hoặc đồ dùng có dịch tiết. Đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm kết mạc do vi khuẩn là trẻ em trong độ tuổi đi học. – Do dị ứng: bệnh nhân có thể bị dị ứng với lông động vật, phấn hoa,… gây viêm kết mạc. Với viêm kết mạc dị ứng thì không có khả năng lây lan nhưng tái đi tái lại theo mùa. Bởi vậy, muốn điều trị cần giải quyết triệt để tác nhân gây dị ứng. Bệnh thường xuất hiện ở các bệnh nhân bị hen, chàm hoặc dị ứng kéo dài. – Viêm kết mạc sơ sinh gây ra khi trẻ bị tắc tuyến lệ, nhiễm trùng, dị ứng kháng sinh nhỏ mắt. Nếu bị gây ra bởi các bệnh lây qua đường tình dục thì hậu quả rất nghiêm trọng. – Sử dụng kính áp tròng lâu dài và không chú ý vệ sinh, đeo qua đêm có thể dẫn đến viêm kết mạc nhú gai – Tiếp xúc, dùng chung khăn mặt với người bệnh bị viêm kết mạc do virus hoặc vi khuẩn Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh thì sẽ cho thấy các biểu hiện, triệu chứng bệnh khác nhau. Phát hiện các biểu hiện bệnh nhằm chủ động giữ vệ sinh và có thể giúp mắt tự khỏi bệnh mà không bị tiến triển thành viêm mãn tính. 3. Dấu hiệu bệnh viêm kết mạc Người bệnh mắc viêm kết mạc thường có các triệu chứng bệnh chung như sau: – Lòng trắng mắt chuyển đỏ ở 1 hoặc cả 2 mắt – Có cảm giác ngứa, khó chịu ở 1 hoặc 2 mắt – Có ghèn hoặc chất dịch màu vàng, xanh ở mắt, xuất hiện nhiều hơn sau 1 đêm, gây dính mi, đau đớn, khó chịu khi mở mắt vào sáng hôm sau Viêm kết mạc đóng nhiều ghèn ở mắt. Xét theo nguyên nhân gây bệnh, viêm kết mạc có các triệu chứng như: – Viêm kết mạc do virus thường khiến người bệnh có cảm giác như có dị vật lọt vào mắt, chảy nước mắt, chảy mủ, có thể xuất hiện giả mạc ở mắt. Mắt bệnh nhân nhạy cảm với ánh sáng, giảm thị lực nhẹ. – Bệnh nhân có thể bị ngứa và sổ mũi nếu viêm kết mạc do dị ứng. Cảm giác ngứa xảy đến đột ngột và lặp đi lặp lại, xuất hiện theo mùa, tái đi tái lại. Tuy kết mạc và mí mắt sưng lên nhưng mắt lại không chuyển đỏ. – Viêm kết mạc do vi khuẩn: Xuất hiện gỉ mắt màu xanh, vàng. Kết mạc mắt chuyển đỏ. Nếu bệnh nặng có thể dẫn đến viêm loét giác mạc. 4. Điều trị bệnh viêm kết mạc Thông thường bệnh sẽ tự khỏi nếu đảm bảo giữ gìn vệ sinh tay, mắt sạch sẽ. Nhưng nếu không được can thiệp sử dụng thuốc làm thuyên giảm các triệu chứng thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới mắt, hoàn toàn có thể ảnh hưởng tới thị lực hoặc các biến chứng nguy hiểm như viêm loét giác mạc. Vì vậy, bệnh nhân nên điều trị bệnh sớm tránh nguy cơ bệnh chuyển thành mãn tính. – Sử dụng nước mắt nhân tạo tránh làm khô mắt – Sử dụng kháng sinh nhỏ mắt hoặc thuốc tra mắt tránh tình trạng bội nhiễm vi khuẩn – Dùng thuốc chống dị ứng Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc tra mắt theo chỉ định của bác sĩ. Tất cả các loại thuốc đều được kê bởi bác sĩ nhãn khoa có chuyên môn, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng. Bởi nếu bệnh nhân mắc viêm kết mạc do virus thì thuốc kháng sinh không những không có hiệu quả mà còn gây nhờn, giảm hiệu quả của thuốc trong tương lai. Ngoài ra, bệnh nhân có thể thực hiện các biện pháp đơn giản làm thuyên giảm các triệu chứng và khó chịu như: – Làm sạch mí mắt bằng khăn ướt sau khi thức dậy vào buổi sáng. Tuyệt đối không được làm sạch khô, đặc biệt với trẻ sơ sinh. Việc làm sạch ghèn mắt vào buổi sáng mà không dùng nước sẽ gây đau đớn và khó chịu. – Ngừng sử dụng kính áp tròng cho tới khi khỏi bệnh – Sử dụng kính bảo hộ, kính râm loại ôm che kín mắt khi cần ra ngoài – Nếu bạn có tiền sử dị ứng thì nên tránh xa các tác nhân gây dị ứng và tới gặp bác sĩ để được kê thuốc phù hợp 5. Phòng ngừa bệnh viêm kết mạc Bệnh có thể phòng ngừa bằng các biện pháp đơn giản có thể chú ý và áp dụng trong cuộc sống hàng ngày: – Hạn chế chạm tay vào mắt, dụi mắt bởi tay là bộ phận chứa rất nhiều vi khuẩn – Luôn đảm bảo giữ tay và mắt sạch sẽ – Giữ sạch sẽ các loại khăn: khăn mặt, khăn tắm,… hạn chế hoặc không dùng chung để đảm bảo vệ sinh – Vệ sinh và thay vỏ gối, gối định kỳ – Chú ý vệ sinh mắt kỹ càng, sạch sẽ khi cần trang điểm mắt. Bạn có thể sử dụng dầu tẩy trang để loại bỏ lớp phấn, mascara,… và rửa sạch lại với nước ấm. – Giữ môi trường sống luôn sạch sẽ, thoáng mát, độ ẩm vừa phải – Nếu cần sử dụng kính áp tròng, hãy đảm bảo không những tay mà cả khay kính của bạn cũng phải thật sạch sẽ – Mang kính bảo hộ ngay cả khi không có bệnh về mắt để hạn chế nguy cơ mắc bệnh – Bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho mắt;;;;;Viêm kết mạc cấp tính là một trong những bệnh lý về mắt thường gặp khi giao mùa. Bệnh gây khó chịu cho người mắc và có khả năng cao bùng thành dịch nên việc thăm khám và điều trị sớm sẽ giúp hạn chế sự lây lan của bệnh. Viêm kết mạc cấp tính (đau mắt đỏ) phản ánh tình trạng kết mạc bị viêm. Kết mạc là một lớp màng mỏng, màu trong suốt, chứa các mạch máu, được ví như “hàng rào” bảo vệ nhãn cầu khỏi các tác nhân môi trường bên ngoài, độc tố hoặc dị vật. Khi viêm ở giai đoạn cấp tính, các mạch máu bị sung huyết làm cho kết mạc phù và đỏ, gây ra hiện tượng đau mắt đỏ. Viêm kết mạc mắt tuy đơn giản nhưng có thể gây biến chứng nặng và lây lan thành dịch. Bệnh xảy ra do virus, vi khuẩn xâm nhập nên có khả năng lây lan cao. Con đường lây nhiễm chủ yếu là do có tiếp xúc với ghèn, gỉ mắt của người bệnh hoặc do dùng chung khăn mặt, chậu tắm, kính… Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây qua hơi thở hoặc nước bọt khi tiếp xúc trực tiếp như nói chuyện, hôn, hắt xì,… Do vậy, cần có các biện pháp cách ly người bị đau mắt đỏ hạn chế nguy cơ lây nhiễm như rửa tay xà phòng, đeo khẩu trang, tuyệt đối không dùng chung các vật dụng như chậu tắm, khăn mặt với người bệnh. Có khoảng 35-40% bệnh nhân mắc bệnh gặp phải biến chứng gây suy giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng do giác mạc viêm tích tụ, chảy nước mắt liên tục, thậm chí nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có nguy cơ mất thị lực do kết mạc co rút hay kết mạc dính một phần hoặc toàn phần (sẹo kết mạc). 2. Biểu hiện và nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc cấp tính 2.1 Virus Virus được coi là nguyên nhân phổ biến và dễ có khả năng lây lan nhất. Đa phần bệnh do virus gây ra có biểu hiện nhẹ. Tuy nhiên, riêng đối với virus ADN (Adenovirus), bệnh có thể trở nặng và gặp phải biến chứng gây suy giảm thị lực. Ngay cả những người khỏe mạnh vẫn có thể bị lây bệnh sau khi tiếp xúc với dịch tiết từ mắt hoặc lây qua đường hô hấp. Thông thường, thời gian ủ bệnh từ 4-10 ngày. Người bệnh có cảm giác như bị vật gì rơi vào mắt gây khó chịu, chảy nước mắt, chảy mủ, đỏ và sưng mí mắt. Virus Adeno có tỷ lệ gây bệnh cao hơn so với những chủng khác. 2.2 Vi khuẩn Một số vi khuẩn thường gặp nhất là vi khuẩn bạch hầu (C. Dipptheria), liên cầu ( Streptococcus Pyogene) và phế cầu. Vi khuẩn gây bệnh viêm kết mạc cấp thuộc vi khuẩn gram dương, có khả năng lây lan cao và diễn biến rất nhanh, thậm chí nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới thủng giác mạc. Khi mắt bị viêm do vi khuẩn, mắt của người bệnh sẽ tiết ra nhiều mủ, chất nhày, mắt nhìn hơi đỏ, cảm giác đau nhức ở mí mắt. 2.3 Dị ứng Các yếu tố gây dị ứng như phấn hoa, mỹ phẩm, lông chó mèo,… cũng là nguyên nhân gây mắc bệnh ở một số người, đặc biệt là những người làm việc trong môi trường không khí ô nhiễm (chất thải, xưởng dệt may,..). Bênh nhân thường có biểu hiện ngứa, đỏ hai mắt, chảy nước mắt liên tục. Đối tượng chủ yếu bị tác động bởi yếu tố này là những người bị bệnh hen, chàm hoặc dị ứng kéo dài. Người bệnh cảm thấy ngứa, thị lực mờ, mắt đổi màu, có mủ đặc và rất nhạy cảm ánh sáng. 2.4 Viêm kết mạc sơ sinh Đối tượng mắc bệnh do nguyên nhân này là trẻ sơ sinh. Trẻ có biểu hiện dụi mắt liên tục, đỏ và chảy nước mắt. Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh xảy ra do tuyến lệ của trẻ bị tắc, nhiễm trùng hay xảy ra kích ứng khi dùng kháng sinh nhỏ mắt cho trẻ lúc mới sinh để phòng các bệnh từ đường sinh dục mẹ lây qua con. 2.5 Viêm kết mạc nhú gai Nguyên nhân gây bệnh này xuất phát từ việc sử dụng kính áp tròng lâu dài hoặc dùng mi mắt nhân tạo làm mắt bị tổn thương ở khu vực mi mắt, có các biểu hiện cộm, khó chịu. 3. Triệu chứng viêm kết mạc cấp Mắt đỏ, sưng là triệu chứng dễ nhận biết khi mắc bệnh. Bệnh có các biểu hiện đặc trưng rất dễ nhận thấy như: – Kết mạc hoặc mí mắt trong bị đỏ, phù nề – Nước mắt chảy liên tục nhiều hơn bình thường – Xuất hiện các gỉ, ghèn mắt, dịch mắt màu vàng chảy ra sau khi ngủ dậy khiến mắt khó mở ra. – Cảm giác đau rát, ngứa và nóng trong mắt – Khó chịu, cộm mắt như có dị vật bên trong – Đau mắt dữ dội, suy giảm thị lực khi bệnh chuyển biến nặng. 4. Cách điều trị và phòng bệnh viêm kết mạc cấp tính Đa phần bệnh do virus, vi khuẩn gây ra nên các giải pháp hiện nay đều tập trung cho việc làm thuyên giảm các triệu chứng. Thông thường, người bệnh được khuyên vệ sinh vùng mắt sạch sẽ bằng tăm bông hoặc khăn mềm tẩm nước muối sinh lý 0,9% loại bỏ ghèn, gỉ mắt. Có thể giảm khó chịu, cộm mắt bằng cách chườm nóng hoặc chườm lạnh 3-4 lần 1 ngày tại khu vực bị viêm. Bác sĩ có thể kê thêm đơn thuốc cho bệnh nhân: – Sử dụng kháng sinh phổ rộng tùy theo mức độ vi khuẩn xâm nhập nặng hay nhẹ. – Dùng thuốc kháng dị ứng tùy theo mức độ dị ứng và tác nhân gây dị ứng. Đặc biệt, người bệnh cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi vệ sinh mắt hoặc nhỏ thuốc tránh để virus, vi khuẩn xâm nhập khiến tình trạng viêm nặng nề hơn. Bệnh nhân có thể khỏi mắt sau khoảng 12 ngày điều trị. Bên cạnh đó, mọi người cần nâng cao ý thức phòng bệnh – Sử dụng vật dụng cá nhân riêng, không chung đụng – Hạn chế đưa tay lên dụi mắt tránh vi khuẩn xâm nhập – Rửa tay hàng ngày sạch sẽ sau khi đi đường về hoặc trước khi rửa mặt – Đeo kính râm bảo vệ mắt tránh tiếp xúc khói bụi, ô nhiễm môi trường.;;;;;Viêm kết mạc còn được gọi là bệnh đau mắt đỏ. Bệnh xảy ra khi xuất hiện tình trạng viêm lớp màng trong suốt ở bề mặt nhãn cầu, kết mạc mi. Đây là căn bệnh phổ biến và có thể gặp ở mọi đối tượng từ trẻ em đến người già,... Dưới đây là những thông tin cơ bản về bệnh. Khi đôi mắt bị vi khuẩn, virus tấn công sẽ có thể xảy ra tình trạng nhiễm trùng và biểu hiện rõ ràng nhất là hiện tượng sưng đỏ mắt, nếu tình trạng viêm nghiêm trọng, người bệnh có thể chảy nước mắt rất nhiều và xuất hiện nhiều rỉ mắt. Khoảng 7 - 10 ngày, những triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện và bệnh nhân có thể tự khỏi bệnh. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan, vì thời điểm bị bệnh nếu không biết cách chăm sóc và bảo vệ đôi mắt cũng có thể làm tình trạng nhiễm khuẩn thêm nghiêm trọng và người bệnh có nguy cơ đối mặt với những rủi ro về sức khỏe. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là những nguyên nhân chính: Tình trạng viêm do vi khuẩn, virus: Đây được cho là nguyên nhân gây bệnh chính. Cụ thể, tình trạng đau mắt đỏ thường do virus adeno và virus herpes gây ra. Trong đó, viêm kết mạc herpes ít gặp hơn viêm kết mạc do adeno. Khi vô tình tiếp xúc với người bị bệnh, bạn sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh. Bệnh cũng có thể do một số loại vi khuẩn gây ra, chẳng hạn như vi khuẩn Haemophilus hay vi khuẩn Streptococcus pneumoniae,… Viêm kết mạc do bị dị ứng Bên cạnh nguyên nhân là do vi khuẩn, virus gây ra thì bệnh còn có thể do dị ứng với một số tác nhân như dị ứng phấn hoa, dị ứng với lông vật nuôi, dị ứng mỹ phẩm hoặc dị ứng với nước clo trong bể bơi,… Môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. 2. Những triệu chứng của bệnh viêm kết mạc Một số triệu chứng bệnh thường gặp: Người bệnh bị đỏ mắt, không đau mắt. Không bị ảnh hưởng đến thị lực. Xuất hiện nhiều rỉ mắt. Luôn cảm thấy cộm mắt, giống như có dị vật trong mắt. Một số trường hợp chảy rất nhiều nước mắt. Một số trường hợp khác có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng như ho, viêm mũi dị ứng hay hắt hơi liên tục,… 3. Phương pháp điều trị cho người bệnh viêm kết mạc Để điều trị hiệu quả, bạn cần phải dựa vào những tác nhân gây viêm: Nếu viêm kết mạc do virus: Những trường hợp bệnh này có thể tự khỏi sau vài ngày. Người bệnh có thể chườm lạnh hoặc rửa mặt bằng nước lạnh để cải thiện triệu chứng, giảm bớt sự khó chịu. Một số trường hợp có thể dùng thuốc nhỏ mắt và thuốc kháng sinh để phòng bội nhiễm theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu tình trạng viêm do vi khuẩn gây ra thì có thể dùng kháng sinh hoặc thuốc mỡ tra mắt, cần lưu ý dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp viêm kết mạc do dị ứng: Cần tránh tiếp xúc với những yếu tố khiến bạn bị dị ứng. Bên cạnh đó, có thể kết hợp sử dụng thuốc kháng dị ứng, kháng viêm hay thuốc nhỏ mắt để giảm nhẹ triệu chứng theo đơn thuốc của bác sĩ. Một số lưu ý: Người bệnh nên vệ sinh mắt thường xuyên, lau rỉ mắt bằng những khăn giấy ẩm sạch, không nên sử dụng khăn quá khô để tránh làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Không nên dùng chung thuốc nhỏ mắt, dùng chung đồ dùng cá nhân với mọi người để tránh lây nhiễm. Không nên đến những nơi công cộng để tránh lây nhiễm cho mọi người. Khi tra thuốc nhỏ mắt hoặc vệ sinh mắt, bạn nên vệ sinh tay bằng xà phòng để đảm bảo vệ sinh, tránh tình trạng vi khuẩn trên tay sẽ khiến viêm mắt nặng hơn. Trong trường hợp bắt buộc phải ra ngoài, người bệnh cần phải che chắn cho mắt thật cẩn thận để mắt không phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời,… Người bệnh cần được nghỉ ngơi thoải mái để đôi mắt được thư giãn. Phương pháp phòng tránh bệnh viêm kết mạc Để phòng tránh bệnh hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều sau: Không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh, đặc biệt là khăn mặt hay kính mắt. Nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn, đặc biệt là sau khi ra ngoài đường, hay sau khi tiếp xúc với người bệnh thì lại càng không nên chủ quan. Bỏ thói quen dụi mắt. Nên đeo kính mắt khi ra ngoài đường để bảo vệ mắt một cách tốt nhất. Sau mỗi giờ làm việc, bạn có thể nhắm mắt thư giãn vài phút để mắt được nghỉ ngơi. Bệnh viêm kết mạc không phải là bệnh nguy hiểm và có thể tự khỏi sau khoảng 10 ngày. Nhưng không nên vì thế mà chủ quan, bạn nên chăm sóc cho thật tốt cho đôi mắt của mình để triệu chứng bệnh nhanh chóng được cải thiện. Trên đây là những kiến thức cơ bản về bệnh viêm kết mạc, hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Chuyên gia khuyên bạn, nếu có những biểu hiện bất thường, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, các trang thiết bị của bệnh viện rất hiện đại, được nhập khẩu từ những quốc gia có nền y học hiện đại hàng đầu thế giới. Vì thế, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về kết quả chẩn đoán và chất lượng khám chữa bệnh tại đây.;;;;;Viêm kết mạc bờ mi còn có tên gọi khác là đau mắt đỏ, bệnh này có thể lây lan để trở thành dịch, đỉnh điểm nhất là vào mùa xuân và mùa hè. Viêm kết mạc là một bệnh liên quan đến mắt khá phổ biến nhưng không quá nguy hiểm cho mắt cũng không ảnh hưởng đến thị lực nhưng lại gây ra nhiều cảm giác khó chịu cho người mắc. Tuy là căn bệnh đơn giản nhưng bệnh nhân cũng không nên coi thường và không điều trị bệnh. Bệnh cần được xử lý kịp thời và phòng tránh mắc lại. 1. Những thông tin về bệnh viêm kết mạc viêm bờ mi 1.1 Khái niệm viêm kết mạc bờ mi Bệnh viêm kết mạc là tình trạng xung huyết các mạch máu trên bề mặt nhãn cầu, khiến cho kết mạc mắt bị sưng phù lên và gây đỏ mắt. Điều này làm bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đớn và khó chịu. Tuy nói bệnh không ảnh hưởng đến thị lực sau khi khỏi nhưng ngay tại lúc mắc bệnh, có thể khiến tầm nhìn bị giảm, mắt sẽ cảm thấy nhìn mờ hơn. Bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) khá phổ biến Bệnh viêm kết mạc có thể xảy ra ở bất kỳ thời gian nào trong năm nhưng thường thấy nhất ở những thời điểm thời tiết chuyển mùa. Bệnh này có thể lây lan, nếu không được kiểm soát có thể trở thành dịch đau mắt đỏ. 1.2. Triệu chứng của bệnh viêm kết mạc bờ mi Bệnh viêm kết mạc sẽ có những biểu hiện khác nhau khi nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Cụ thể là: – Viêm kết mạc do virus xâm nhập: + Phần kết mạc của mắt đỏ lên + Bệnh nhân có cảm giác ngứa mắt, mắt bị nổi cộm và chảy nhiều nước mắt + Mi mắt bị phù nề, một số trường hợp xuất hiện giả mạc trong mắt + Có thể có cảm giác chói mắt, thị lực giảm khi bị biến chứng + Có thể xuất hiện kèm thêm các triệu chứng như ho, hắt hơi, sổ mũi, nổi hạch, viêm họng… + Mắt có thể bị đau một hoặc cả hai bên – Viêm kết mạc do vi khuẩn tấn công + Có nhiều gỉ mắt màu xanh hoặc vàng dính trên mắt, nhất là sau khi thức dậy + Chảy nước mắt nhiều kèm theo cảm giác ngứa mắt + Kết mạc mắt có màu đỏ + Nếu để lâu vi khuẩn có thể gây ra tình trạng loét giác mạc + Do nguyên nhân vi khuẩn thì mắt có thể đau cả hai bên hoặc chỉ một bên – Viêm kết mạc do bị dị ứng + Do sự thay đổi thời tiết dẫn đến kết mạc mắt bị sưng nề và đỏ lên + Chảy nước mắt và cảm giác ngứa mắt + Do nguyên nhân dị ứng nên sẽ thường kèm theo triệu chứng viêm mũi, sổ mũi, hắt hơi + Bệnh sẽ xuất hiện ở cả hai mắt 1.3. Nguyên nhân gây bệnh Có nhiều nguyên nhân để gây nên bệnh viêm kết mạc, nhưng về cơ bản sẽ có những nhóm nguyên nhân chính sau đây: – Tác nhân là vi khuẩn Các loại vi khuẩn gây bệnh sẽ xâm nhập vào mắt và các cơ quan khác của người bệnh và tấn công chúng rồi gây bệnh , gây nên những viêm nhiễm cho giác mạc. Những loại vi khuẩn này có ở khắp mọi nơi như trong không khí, những đồ vật xung quanh, cây cối con vật. Môi trường càng ô nhiễm thì càng nhiều các loại vi khuẩn gây bệnh. Có thể bệnh do chính những loại vi khuẩn trong môi trường xung quanh gây ra, cũng có thể lây bệnh do tiếp xúc với các dịch tiết ở mắt của người bệnh như khi dùng chung khăn rửa mặt. Bệnh cũng có nhiều nguyên nhân gây ra Có một số trường hợp viêm kết mạc do vi khuẩn gây ra khá nguy hiểm mà người mắc cần phải chú ý như sau: + Vi khuẩn lậu cầu, vi khuẩn Gram lây qua con đường tình dục hoặc từ mẹ sang con. Nếu mẹ đẻ thường mà đang nhiễm bệnh, trẻ sau khi sinh ra thường mắc viêm kết mạc hoặc các bệnh bẩm sinh về mắt. Những người lớn trưởng thành cũng có thể nhiễm loại vi khuẩn này và bị viêm kết mạc. Bệnh thường có diễn tiến nhanh khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng như loét giác mạc, thủng mắt. Vì vậy người mắc cần để ý phát hiện bệnh sớm và điều trị nhanh chóng. + Loại vi khuẩn Chlamydia trachomatis, thuộc vi khuẩn typ huyết thanh A-C, sau khi xâm nhập và gây bệnh sẽ mang đến những dấu hiệu bệnh như: nổi cộm mắt, mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều, có thể dẫn đến sẹo kết mạc, đau mắt hột nếu không được chữa trị sớm. – Tác nhân bệnh là virus Khoảng 80% các bệnh nhân bị viêm kết mạc là do yếu tố virus gây nên. Các loại virus gây bệnh gồm có Enterovirus, Herpes simplex, Herpes zoster…Thông thường viêm kết mạc do virus sẽ lành tính hơn và có thể tự khỏi sau khoảng 10 ngày nếu được chăm sóc đúng cách . – Tác nhân do bị dị ứng Có những tác nhân sau có thể gây ra chứng dị ứng như: mỹ phẩm, lông động vật, khói bụi, thuốc lá, nhiệt độ không khí…Những tác nhân này có thể bắt gặp ở mọi nơi nên cách để không bị viêm kết mạc do dị ứng là hãy tránh xa những tác nhân gây ra bệnh dị ứng. Thêm vào đó, viêm kết mạc không chỉ là một bệnh mà nó còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như: kết mạc co rút, kết mạc bị dính toàn phần hoặc 1 phần, bệnh giảm thị lực… Tùy theo nguyên nhân gây ra bệnh là gì mà sẽ có những cách để điều trị bệnh khác nhau. – Đối với viêm kết mạc do virus: Bệnh không cần điều trị quá phức tạp mà hầu như có thể tự khỏi được. Điều trị bệnh này chủ yếu bám theo điều trị các triệu chứng. Cụ thể như: Chườm mát cho bệnh nhân dễ chịu hơn, nhỏ nước mắt nhân tạo để tránh khô mắt, vệ sinh mắt sạch sẽ để tránh vị khuẩn gây bội nhiễm. – Đối với viêm kết mạc do vi khuẩn: Cần đi khám để được bác sĩ kê các đơn thuốc nhỏ mắt, tra mắt bằng kháng sinh để tiêu diệt hết vi khuẩn gây bệnh. – Đối với viêm kết mạc do dị ứng: Khi bị dị ứng nói chung và viêm kết mạc nói riêng, người bệnh cần tìm ra nguyên nhân gây nên dị ứng và tránh xa những tác nhân đó, sau đó điều trị bệnh bằng các thuốc chống dị ứng, nhỏ nước mắt nhân tạo để tránh khô mắt. 3. Cần lưu ý những gì khi mắc viêm kết mạc bờ mi Tuy đây là một bệnh lý khá nhẹ nhàng và không gây nguy hiểm cho mắt nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể để lại những di chứng. Chính vì vậy, mọi người nên tìm cách để phòng bệnh viêm kết mạc. Cần đi khám nếu thấy các dấu hiệu của bệnh Ngoài ra, bệnh viêm kết mạc có thể lây lan và bùng thành dịch nếu không được kiểm soát tốt. Chính vì vậy, cần lưu ý những vấn đề sau để bệnh luôn trong tầm kiểm soát, không lây lan ra trong cộng đồng: – Khi mắc bệnh viêm kết mạc, người bệnh không nên đi nhiều ra ngoài, nên ở trong môi trường tránh tiếp xúc với nhiều người, để không lây sang người khác cũng không làm bệnh bị tăng nặng khi phải tiếp xúc với khói bụi. – Không sử dụng chung các đồ cá nhân với người khác. – Tạo thói quen rửa tay, sát khuẩn thường xuyên, nhất là sau khi chạm và mắt mũi miệng. – Khi cần ra ngoài nên đeo kính bảo vệ mắt. – Thăm khám sớm nếu thấy mắt có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh.;;;;; Viêm kết mạc (hay còn được gọi với cái tên bệnh đau mắt đỏ) là tình trạng kết mạc – lớp màng trong và mỏng có nhiệm vụ che phủ, bảo vệ cũng như bôi trơn nhãn cầu vị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, gây viêm. Những đối tượng đề kháng kém miễn dịch yếu, có tiền sử dị ứng, thường xuyên tiếp xúc môi trường độc hại, ô nhiễm… là đối tượng có nguy cơ cao bị viêm kết mạc nhất. Bên cạnh đó, vệ sinh mắt sai cách cũng là một trong những nguyên nhân khiến mắt bị tổn thương, gây ra tình trạng viêm kết mạc. Viêm kết mạc là bệnh lý mắt phổ biến mà ai cũng có nguy cơ gặp phải Biểu hiện của viêm kết mạc khá rõ ràng như: – Mắt sưng, đỏ, đặc biệt là mí mắt – Nước mắt tiết ra nhiều hơn – Cảm giác cộm vướng như có dị vật trong mắt – Mắt tiết nhiều dịch mủ, ghèn hơn, mủ có thể có màu vàng, xanh hoặc trắng đục – Cảm giác hai mắt dính vào nhau, khó mở mỗi khi ngủ dậy do ghèn mắt – Trong một vài trường hợp có thể nhìn thấy tia đỏ trong mắt, nổi hạch Dù được các chuyên gia nhãn khoa đánh giá là bệnh thường gặp và khá lành tính, có thể tự khỏi trong 7 – 10 ngày mắc. Nhưng tình trạng bệnh liên quan đến mắt này lại gây khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày cho người bệnh. Cùng với đó, nếu điều trị viêm kết mạc sai cách có thể dẫn đến những biến chứng khó lường, gây tổn thương thị lực. Để biết được viêm kết mạc có khả năng lây không, cần dựa trên nguyên nhân của bệnh. Theo đó, viêm kết mạc có thể là kết quả của: – Virus xâm nhập: Có 2 trường hợp xảy ra, nếu viêm kết mạc kèm theo các biểu hiện như cảm lạnh, chảy mũi, nổi hạch… thì rất có thể là do virus sởi, quai bị, rubella hoặc thủy đậu gây ra. Còn nếu bị viêm kết mạc và không kèm biểu hiện khác thì có thể do adenovirus – loại virus chiếm đến 90% trường hợp viêm kết mạc do vi rút. Đôi khi viêm kết mạc cũng do enterovirus hoặc vi rút herpes simplex (chiếm tỷ lệ ít hơn chỉ từ 1,3 – 4,8% trong tổng số các trường hợp viêm kết mạc do virus) – Vi khuẩn tấn công: Có 2 chủng vi khuẩn thường tấn công gây viêm kết mạc phổ biến nhất là khuẩn lậu cầu (hay còn gọi là Neisseria gonorrhoeae) và khuẩn Chlamydia trachomatis. Biểu hiện của viêm kết mạc khi bị các loại khuẩn này tấn công thường có tốc độ tiến triển nhanh, kèm theo phù nề, mủ nhầy… nếu không được can thiệp sớm có thể gây ra những tổn thương hoặc biến chứng cho mắt về sau. Viêm kết mạc có lây không là thắc mắc của nhiều người – Ảnh hưởng của tình trạng dị ứng: Phấn hoa, khói bụi, thay đổi thời tiết, điều hòa, lông chó mèo… là những tác nhân gây dị ứng thường gặp và có thể ảnh hưởng đến các bộ phận của cơ thể, mắt là một trong số đó. Vậy nên đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây viêm kết mạc. – Do vệ sinh mắt sai cách, thường xuyên dùng tay dụi mắt hoặc không vệ sinh kính áp tròng sau khi dùng cũng có thể là nguyên nhân của tình trạng viêm kết mạc. Có thể thấy, ngoại trừ nguyên nhân dị ứng và vệ sinh mắt sai cách thì vi khuẩn, virus đều có khả năng lây lan từ người sang người qua những con đường khác nhau. Thậm chí, viêm kết mạc còn có khả năng lây lan nhanh, thời gian kí sinh của vi khuẩn, virus ngoài môi trường lâu nên dễ bùng phát bệnh trên diện rộng, đặc biệt là môi trường đông người. 2.2 Con đường lây lan viêm kết mạc Viêm kết mạc có thể lây lan qua nhiều con đường khác nhau, trong đó phổ biến nhất là lây truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như: – Tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết hô hấp như nước bọt, dịch mủ nước mắt của người bệnh – Dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh như khăn mặt, kính mắt, cốc, dụng cụ trang điểm… – Tiếp xúc gián tiếp với những vật dụng nhiễm khuẩn như tay nắm cửa, đồ chơi, lan can cầu thang… – Sử dụng chung nguồn nước nhiễm khuẩn Chính vì thế, bệnh viêm kết mạc thường có khả năng lây lan nhanh chóng và những người trong một gia đình, sinh hoạt trong tập thể hoặc học cùng lớp có khả năng lây nhiễm bệnh cao. 3. Điều trị và phòng tránh viêm kết mạc 3.1 Viêm kết mạc có lây không và cách điều trị Như đã chia sẻ viêm kết mạc có khả năng lây lan nhanh nên cần điều trị sớm để tránh bệnh truyền nhiễm cho mọi người xung quanh. Cách điều trị viêm kết mạc khá đơn giản, quan trọng là nếu nghi ngờ bị viêm kết mạc với những biểu hiện trên, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán cũng như được tư vấn cách điều trị hiệu quả nhất. Sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh hoặc kháng dị ứng là cách đơn giản điều trị viêm kết mạc Tùy thuộc vào tình trạng cũng như nguyên nhân bệnh mà bác sĩ sẽ hướng dẫn cách điều trị khác nhau. Cụ thể: – Nếu nguyên nhân do vi khuẩn hoặc virus, bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại kháng sinh có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm như: fluoromethason, dexamethason, cloramphenicol, polymyxin B, tobramycin, neomycin, sulfocetamid… hoặc thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID) như loại diclofenac. – Nếu nguyên nhân do dị ứng, bác sĩ sẽ kê thuốc dị ứng phù hợp. Loại thuốc kháng dị ứng thường gặp nhất là kháng histamin H1 như: clorpheniramin,diphenhydramin… – Nếu nguyên nhân do vệ sinh mắt sai cách hay khác, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách vệ sinh mắt, chăm sóc mắt và bảo vệ mắt đúng cách. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ quyết định có nên sử dụng kháng sinh hay không, sử dụng với liều lượng như thế nào và thời gian bao lâu. Lưu ý, hãy luôn tuân thủ chỉ định của bác sĩ và tái khám dù đã thấy triệu chứng chưa giảm hoặc đã giảm. 3.2 Phòng tránh viêm kết mạc Bên cạnh việc điều trị, hãy chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh phù hợp để căn bệnh này không làm phiền cuộc sống của chúng ta. Khám mắt định kỳ là cách phòng ngừa viêm kết mạc cũng như phòng ngừa bệnh về mắt hiệu quả Cụ thể, hãy: – Vệ sinh mắt đúng cách, giữ đôi mắt luôn sạch sẽ, rửa mắt thường xuyên, đặc biệt là khi vừa từ môi trường khói bụi, ô nhiễm, nhiều nguy cơ bệnh. – Tránh lấy tay dụi mắt – Không dùng chung vật dụng cá nhân như khăn mặt, nhỏ mắt, gối, kính mắt, đồ trang điểm… với người khác – Hạn chế đến, tụ tập ở những nơi đông người – Vệ sinh cọ trang điểm hoặc các đồ trang điểm thường xuyên để diệt khuẩn. – Khám mắt định kỳ và đến gặp bác sĩ khi có bất kỳ bất thường về mắt nào xảy ra
question_458
Nguyên nhân và các dấu hiệu của xơ nang tuyến vú
doc_458
Một số biểu hiện gần giống với ung thư vú nhưng thực ra có thể là do xơ nang tuyến vú gây ra. Xơ nang tuyến vú là một dạng tổn thương lành tính, hay gặp ở phụ nữ trung tuổi, nguyên nhân chủ yếu liên quan tới yếu tố nội tiết, do tình trạng rối loạn nội tiết tố gây ra. Xơ nang tuyến vú là một tổn thương lan toả bao gồm nhiều bất thường phối hợp của nhiều yếu tố: tăng sinh các tuyến và ống tuyến vú kết hợp với xơ hóa mô đệm.Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ từ 30 đến 50 tuổi, bệnh lý có tính chất lành tính nhưng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú. 2. Các dạng xơ nang tuyến vú thường gặp U nang tuyến vú: Nang vú là tình trạng ống tuyến sữa hay ống dẫn sữa giãn ra thành nang chứa dịch, dịch tiết ra càng nhiều nang càng phình to lên. Đặc điểm tổn thương là một khối tròn hay bầu dục, kích thước thay đổi từ vài mm đến vài cm, bên trong chứa dịch, bọc bên ngoài là vỏ nang có thể mỏng hoặc dày.Viêm xơ tuyến vú: Là tổn thương dạng khối đặc, kích thước vài cm, không rõ ranh giới, thường xuất hiện ở nửa trên ngoài của vú, đau nhẹ trước mỗi kỳ kinh. Sau khi mãn kinh, hiện tượng này giảm dần và mất đi. Tăng sản ống tuyến vú: Tổn thương thường dưới dạng mảng hay khối đặc, kích thước từ 1 đến vài cm, có thể là một mảng hoặc nhiều mảng ở 1 hoặc 2 vú. Gần ngày có kinh, kích thước to hơn và gây đau nhiều, khi có kinh thì kích thước lại nhỏ lại và ít đau hơn. Xơ nang tuyến vú 3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây xơ nang tuyến vú 3.1 Nguyên nhân gây bệnh. Bệnh chủ yếu là do tổ chức tuyến vú bị tác động kéo dài của tình trạng rối loạn cân bằng giữa estrogen và progesterone. Trong đó nồng độ estrogen tăng hơn so với progesterone, có thể do tăng nồng độ estrogen nội sinh hoặc tăng sự nhạy cảm của tuyến vú với estrogen nội sinh.3.2 Yếu tố nguy cơPhụ nữ từ 30 đến 50 tuổi.Thường xuyên sử dụng các thuốc có chứa estrogen.Liên quan đến chế độ ăn uống: Một số trường hợp ăn chocolate, uống caffeine hoặc ăn thức ăn nhiều chất béo gây ra triệu chứng bệnh. Tuy nhiên chưa có bằng chứng rõ ràng cho điều này. 4. Dấu hiệu của xơ nang tuyến vú Có rất nhiều phụ nữ không có dấu hiệu gì khi bị xơ nang tuyến vú, tuy nhiên một số sẽ có các dấu hiệu bệnh như:Đau vú:Đây là dấu hiệu thường gặp nhất, đau có liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt, thường xuất hiện khoảng 8 ngày trước khi hành kinh, mất đi sau hành kinh. Đau có thể ở 1 hoặc 2 vú, thường gặp ở nửa trên ngoài vú. Nhiều phụ nữ đau nhiều không dám động vào ngực. Đau có thể lan ra hai tay.Sờ thấy khối hay những tổn thương tại vú với đặc trưng:Các u nang đặc trưng: Khối u tròn, giới hạn rõ, hơi cứng, thường đau, vị trí thường ở 1/4 trên ngoài hay thấy nổi cục ở nhũ hoa, kích thước và số lượng thay đổi.Sờ thấy những mảng cứng trên vú giới hạn không rõ, vị trí hay gặp là 1/4 trên ngoài, mất đi sau hành kinh.Cảm thấy vú to hơn bình thường. Siêu âm chẩn đoán xơ nang tuyến vú Để chẩn đoán bệnh cần dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng bao gồm:Siêu âm là phương pháp đơn giản, phát hiện vị trí, số lượng, kích thước các khối u, sự tăng xơ của tuyến vú và có thể giúp phân biệt giữa các tổn thương dạng nang hay tổn thương đặc.Chụp X - quang vú: Trên X- quang có thể thấy:Vú tăng mật độ. Cản quang mờ tương ứng với các vùng bị phù nề. Cản quang tròn tương ứng với u nang. Những vết canxi hoá to, nhỏ rải rác, không tập trung thành nhóm.Chọc hút làm tế bào: Chọc hút dịch trong nang vú cho phép đánh giá màu sắc của dịch:Khi chọc hút dịch lẫn máu thường nghĩ tới ung thư dạng nang. Nếu dịch trong, vẩn đục, vàng hoặc xanh, khi đó thường là nang lành tính. Sau chọc hút nang, cần khám lại vú nhằm đảm bảo khối u đã hoàn toàn loại bỏ. Nếu khối u còn sót, cần tiến hành sinh thiết. Xơ nang tuyến vú là tổn thương lành tính nên khi các chị em gặp phải tình trạng này không nên lo lắng, tuy nhiên bệnh làm tăng nguy cơ ung thư nhất là ở những đối tượng có tiền sử gia đình mắc ung thư vú. Khi sờ thấy các mảng cứng hay cục ở vú chị em nên đi khám, phát hiện bệnh qua các phương tiện cận lâm sàng. Bên cạnh đó, kỹ thuật này cũng ít xâm lấn hơn so với phương pháp sinh thiết mở: Vị trí rạch da không cần khâu phục hồi, không cần chăm sóc đặc biệt, người bệnh có thể trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường ngay ngày hôm sau. Ngoài ra, việc đặt marker đánh dấu vị trí can thiệp được tiến hành ngay trong thủ thuật giúp việc quản lý tổn thương sau khi có kết quả xét nghiệm được thuận lợi hơn. Loại bỏ u xơ vú mà không cần phẫu thuật
doc_20655;;;;;doc_23397;;;;;doc_42215;;;;;doc_58285;;;;;doc_41151
1. Tổng quan về bệnh xơ nang tuyến vú Xơ nang tuyển vú là một dạng tổn thương tuyến vú lành tính và thường gặp ở nữ giới. Đây là hiện tượng thường gặp do rối loạn tiết tố nữ. Trong chu kỳ kinh nguyệt, dưới tác động của hormone estrogen và progesterone, các mô vú giãn nở, căng lên và giữ lại nước. Có những vùng mật độ chắc hơn, khi sờ vào có cảm giác như bướu. Khi hết kỳ hành kinh, cảm giác này lại giảm và trở lại bình thường. Sau nhiều chu kỳ kinh nguyệt, việc kích thích này lặp lại làm các mô tuyến vú trở nên chắc và trong mô tuyến vú hình thành các nang nhỏ chứa dịch. Đối với người tiền mãn kinh hoặc thường xuyên căng thẳng, khi mất cân bằng giữa hai hormone estrogen và progesterone, tuyến vú xuất hiện những u cục hay những mảng gồ lên dưới da. 2. Phân loại xơ nang tuyến vú Có ba dạng phổ biến của xơ nang tuyến vú bao gồm: 2.1. U nang tuyến vú U nang tuyến vú thường không gây đau và có cấu trúc rõ ràng. Nó có thể di động và có kích thước thay đổi. Thông thường, u nang tuyến vú lành tính, không gây nguy hiểm và không có nguy cơ biến thành ung thư vú. Tuy nhiên, một số trường hợp u nang tuyến vú có thể cần được theo dõi hoặc loại bỏ nếu tạo ra sự bất tiện hoặc lo ngại về mặt mỹ quan. 2.2. Viêm xơ tuyến vú Đây là một tình trạng phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi sinh đẻ. Viêm xơ tuyến vú gồm các biến đổi tuyến vú và mô liên quan đến sự tăng trưởng và suy giảm của tế bào tuyến. Nó có thể gây ra các triệu chứng như đau ngực, căng tức, sự hình thành các khối u nhỏ, tiết dịch từ vú. Viêm xơ tuyến vú là một tình trạng lành tính và thường không đe dọa đến sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu triệu chứng gây khó chịu hoặc nghi ngờ về khối u ác tính, các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu để loại trừ ung thư vú. 2.3. Tăng sản ống tuyến vú Tăng sản ống tuyến vú có thể gây ra sự hình thành các khối u nhỏ hoặc làm cho vùng vú cảm thấy cứng và đau. Tuy thường lành tính, nhưng trong một số trường hợp, tăng sản ống tuyến vú có thể kết hợp với các yếu tố khác nhau để tăng nguy cơ ung thư vú. 3. Triệu chứng của bệnh xơ nang tuyến vú 3.1. Đau ngực Một trong những triệu chứng chính của xơ nang tuyến vú là đau hoặc khó chịu trong vùng ngực. Đau có thể nhạy cảm và tăng cường trước và trong thời kỳ kinh nguyệt. Đau thường tập trung ở một hoặc cả hai vùng vú. 3.2. Căng tức Vùng vú có thể cảm thấy căng và đầy, đặc biệt trước và trong thời kỳ kinh nguyệt. Một số phụ nữ có thể cảm thấy rõ ràng sự căng tức trong vùng vú. 3.3. Các khối u Bệnh có thể gây ra sự hình thành các khối u nhỏ trong vùng vú. Những khối u này thường mềm và di động khi chạm. 3.4. Sự thay đổi về kích thước và định dạng vú Bệnh có thể làm cho vùng vú trở nên sưng và kích thước vú có thể thay đổi trong quá trình kinh nguyệt. 3.5. Tiết dịch từ vú Một số phụ nữ có thể có tiết dịch từ vú, thường là trong màu trắng hoặc trong suốt. 4. Nguyên nhân gây bệnh 4.1. Độ tuổi Phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi có nguy cơ cao hơn để phát triển các dạng bệnh. Đây là khoảng thời gian mà các thay đổi hormone trong cơ thể phụ nữ diễn ra, như chu kỳ kinh nguyệt và tiền mãn kinh. 4.2. Sử dụng thuốc chứa estrogen gây xơ nang tuyến vú Sử dụng thuốc chứa estrogen trong thời gian dài có thể tăng nguy cơ phát triển các dạng bệnh. Điều này bao gồm việc sử dụng các loại thuốc chống thai nội tiết chứa estrogen, hormone thay thế sau mãn kinh và một số loại thuốc điều trị hormone. 4.3. Chế độ ăn uống Một số nghiên cứu đã chỉ ra một mối liên quan giữa chế độ ăn uống và nguy cơ gây bệnh. Chế độ ăn uống giàu chất béo và caffeine có thể tăng nguy cơ phát triển các dạng bệnh. 4.4. Rối loạn cân bằng giữa estrogen và progesterone gây xơ nang tuyến vú Rối loạn cân bằng giữa hai hormone quan trọng, estrogen và progesterone, có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của các dạng bệnh. Ví dụ, sự thiếu hụt progesterone hoặc tăng estrogen có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh. Lưu ý rằng điều này chỉ là một số yếu tố nguy cơ phổ biến và không đồng nghĩa với việc mọi người có các yếu tố này sẽ chắc chắn phát triển các dạng bệnh. Các yếu tố nguy cơ chỉ tăng khả năng phát triển bệnh và không thể dự đoán được điều này với chính xác. 5. Cách chẩn đoán xơ nang tuyến vú 5.1. Siêu âm vú Siêu âm vú sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh của vùng vú. Phương pháp này giúp xác định các khối u, quầng sáng, hoặc các biến đổi cấu trúc trong vùng vú. 5.2. Nhũ ảnh Nhũ ảnh là một phương pháp chụp X-quang của vùng vú. Nó có thể phát hiện các khối u, quầng sáng và các biến đổi khác trong cấu trúc vú. Nhũ ảnh thường được khuyến nghị cho phụ nữ trên 40 tuổi hoặc có yếu tố nguy cơ cao về ung thư vú. 5.2. Chọc lấy và khúc xạ nhũ tương FNA là một thủ thuật xét nghiệm mỏng kim trong đó một kim mỏng được sử dụng để hút một lượng nhỏ tế bào từ khối u trong vùng vú. Mẫu tế bào được đưa vào viện thực nghiệm để kiểm tra dưới kính hiển vi. Quá trình chẩn đoán xơ nang tuyến vú thường kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá chính xác tình trạng và loại trừ các vấn đề khác nhau như khối u ác tính. Tùy thuộc vào kết quả của các xét nghiệm và thủ thuật, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán cuối cùng và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.;;;;;U xơ tuyến vú là tình trạng xơ hóa ở vú, ảnh hưởng tới hơn 60% phụ nữ (thường gặp nhất ở độ tuổi 30-50), đặc trưng bởi sự xuất hiện của khối u trong vú, và chị em thường cảm thấy khó chịu ở một hoặc 2 vú. Việc chẩn đoán u xơ vú phức tạp bởi tình trạng này có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng của nó. U xơ vú dễ gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Ở một số phụ nữ, các triệu chứng của tình trạng u, xơ nang là đau ngực nhẹ trước chu kỳ kinh nguyệt. Cũng có chị em sờ được hoặc cảm nhận được những khu vực sần, nốt sần ở cả 2 vú. Tuy nhiên, cũng có chị em không phát hiện được khối u nào cho tới khi siêu âm hoặc chụp X-quang vú. Tham khảo: u xơ vú khi nào cần mổ Tình trạng xơ nang vú chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ từ 30 tuổi trở lên. Đó là kết quả của của quá trình tích lũy các chu kỳ hormone hàng tháng lặp đi lặp lại, và sự tích lũy chất lỏng, tế bào và các mảnh vụn tế bào trong vú. Sự tích lũy này bắt đầu từ tuổi dậy thì và tiếp tục cho tới khi phụ nữ mãn kinh. Sau mãn kinh, xơ nang vú có thể biến mất. Không thường xuyên. Như một quy luật, tình trạng xơ nang vú có xu hướng đối xứng (song phương) và ảnh hưởng đến cả hai vú. Một bên có thể nhiều xơ nang hơn vú còn lại. Tuy nhiên, sau nhiều năm, cả 2 vú xơ hóa có thể như nhau. Triệu chứng thường gặp của u xơ vú là đau, căng ngực liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt. Yếu tố góp phần quan trọng nhất đối với tình trạng xơ nang vú là sự thay đổi nội tiết tố bình thường của người phụ nữ trong chu kỳ hàng tháng, hoặc khi có thai. Các kích thích tố bao gồm Prolactin, insulin, hormone tuyến giáp nhưng đặc biệt là estrogen và progesterone ảnh hưởng trực tiếp đến các mô vú bằng cách làm cho các tế bào phát triển và nhân lên. Caffeine đã được chứng minh là làm tăng triệu chứng của xơ, nang vú chứ không làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. Xơ nang vú liên quan đến tăng sản có làm tăng nhẹ nguy cơ ung thư vú; Tăng sản không điển hình làm tăng nguy cơ ung thư vừa phải. Điều này là do các lỗi di truyền (đột biến) đã bắt đầu tích lũy trong các tế bào không còn phản ứng bình thường với các tín hiệu thường kiểm soát sự phát triển và phân chia tế bào. Khi các tế bào không điển hình tăng về số lượng, chúng tích lũy thêm các lỗi di truyền. Các độc tố môi trường, chế độ ăn uống và trao đổi chất cũng có thể tác động đến hệ thống hormone của người phụ nữ và từ đó làm tăng nguy cơ đột biến, đồng thời tăng nguy cơ ung thư vú. Cả 2 tình trạng đều có chung đặc điểm là có khối u trong vú. Các khối u xơ trong vú có thể giống ung thư vú. Nếu bị u xơ vú, ngoài chụp X-quang tuyến vú, sinh thiết là cần thiết để xác định u vú lành tính hay ác tính. Ngoài ra, các bác sĩ ung bướu có kinh nghiệm khi khám lâm sàng cũng có thể đánh giá được khối u là lành tính hay ác tính. Các khối u, xơ nang thường di động, hình tròn, đường viền trơn tru. Ngược lại, ung thư vú có thể có cục cứng như đá, khối u không di động, phần khối u bám chắc vào da vú… Chụp X-quang tuyến vú định kỳ để phát hiện sớm ung thư vú. Đây là việc bắt buộc cần làm cho mọi phụ nữ trên 40. Các phương pháp điều trị cho tình trạng vú xơ nang tập trung vào giảm đau và điều chỉnh nội tiết tố. Giảm đau: Một số biện pháp đơn giản như luôn mặc áo ngực thoải mái, kể cả ban đêm. Hoặc, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc kháng viêm theo đơn của bác sĩ. Điều chỉnh hormone: Một số phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt bất thường dần dần bị tình trạng xơ nang nặng hơn. Xu hướng này rất có thể là do kích thích nội tiết tố kéo dài và bất thường của vú. Ở những bệnh nhân này, tạo một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn với thuốc tránh thai hàng ngày có thể sẽ cải thiện. Chu kỳ đều đặn sẽ giúp điều chỉnh nội tiết và làm giảm xơ nang. Lời khuyên cho chị em bị xơ nang vú;;;;;Xơ nang tuyến vú là bệnh lý hình thành từ việc tăng sinh các tuyến và ống tuyến vú (kết hợp với xơ hóa mô đệm) theo đó đây cũng là một trong những yếu làm tăng nguy cơ ung thư vú. Vì vậy, khi có chẩn đoán sợi bọc tuyến vú người bệnh nên thức hiện các xét nghiệm chẩn đoán: chụp vú, chọc dịch nang, chọc hút tế bào để có những sàng lọc ung thư sớm. Xơ nang tuyến vú thường gặp ở phụ nữ 30-50 tuổi 2. NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI SỢI BỌC TUYẾN VÚ Sợi bọc tuyến vú là bệnh lý phụ thuộc hormon, phổ biến gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 50. Nguyên nhân là do sự mất cân bằng nội tiết giữa estrogen và progesteron, tổ chức vú trải qua nhiều thay đổi hình thái khác nhau. 3. TRIỆU CHỨNG SỢI BỌC TUYẾN VÚ Khi bị sợi bọc tuyến vú, người bệnh thường có triệu chứng khởi phát như đau vú theo chu kỳ: xuất hiện khoảng 8 ngày trước khi hành kinh, và biến mất sau hành kinh. Thăm khám thực thể thấy xuất hiện khối u tròn, giới hạn rõ, hơi cứng, thường đau, kích thước và số lượng thay đổi hoặc sờ thấy các mảng cứng trên vú giới hạn không rõ, mất đi sau hành kinh. Ở một số trường hợp thấy xuất hiện nang to, tròn, chắc, di động, chứa nhiều dịch tạo cảm giác căng tức khi ấn vào, ngoài ra người bệnh có thể kèm theo rối loạn kinh nguyệt, đau bụng hoặc đau lưng nhiều khi hành kinh. Ở những phụ nữ tuổi mãn kinh thường thấy xuất hiện khối u hoặc có u cả hai bên vú, có thể kèm theo tiết dịch núm vú. Hình ảnh nang tuyến vú 4. CHẨN ĐOÁN BỆNH SỢI BỌC TUYẾN VÚ Để chẩn đoán một tổn thương của tuyến vú cần có sự phối hợp của khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và giải phẫu bệnh. Sợi bọc tuyến vú là một dạng tổn thương lành tính, phân biệt rõ ràng với ung thư vú. Khi sờ thấy các mảng hoặc dạng cục ở vú người bệnh có thể đi khám, phát hiện qua siêu âm hay chụp nhũ ảnh, sinh thiết. 5. HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ PHÒNG NGỪA SỢI BỌC TUYẾN VÚ 5.1. Hỗ trợ điều trị nội khoa Nội khoa là phương pháp chủ yếu trong hỗ trợ điều trị sợi bọc tuyến vú. Mục đích hỗ trợ điều trị nhằm khắc phục tình trạng đau và tăng nhạy cảm nhiều ở vú. Một số thuốc giảm đau được sử dụng trong hỗ trợ điều trị sợi bọc tuyến vú như paracetamol 500mg (liều lượng phải do bác sĩ chỉ định), ngoài ra chườm nóng tại chỗ, dùng áo ngực thích hợp. 5.2. Hỗ trợ điều trị ngoại khoa Về hỗ trợ điều trị ngoại khoa, chỉ được chỉ định khi các nang chứa dịch to gây căng đau, và những xơ nang có kết quả siêu âm, nhũ ảnh hay sinh thiết có nghi ngờ ác tính. Sợi bọc tuyến vú là bệnh lý lành tính, có thể hỗ trợ điều trị. Chị em không nên quá lo lắng, cần giữ tâm trang thoải mái, vui vẻ, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học. Người bị sợi bọc tuyến vú nên bổ sung nhiều vitamin nhóm B bằng cách ăn gạo lứt; bổ sung lượng calcium có trong bơ sữa, tăng lượng magnesium trong trái cây,rau quả để giảm ứ nước, giảm triệu chứng căng tức ngực. Cần tránh các thức ăn có nhiều muối, tránh các chất kích thích như rượu – bia – cà phê – thuốc lá. Khám sức khỏe sản phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm sợi bọc tuyến vú nếu có bệnh;;;;;Xơ nang tuyến vú là bệnh lành tính, khá thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30-50, nguyên nhân do vú bị chịu tác động từ việc rối loạn cân bằng nội tiết trong cơ thể một thời gian dài gây ra. Cảm giác đau đớn ở ngực làm người bệnh khó chịu, việc điều trị giúp người bệnh giảm bớt các đau và sự tăng nhạy cảm ở vú. Xơ nang tuyến vú là bệnh lành tính, có thể điều trị. Sau khi được chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp tùy thuộc vào tổn thương trên từng người bệnh.1.1 Điều trị nội khoa. Dùng thuốc là phương pháp chủ yếu trong điều trị xơ nang tuyến vú, giúp giảm triệu chứng đau và giảm sự nhạy cảm của vú.Các thuốc thường được dùng bao gồm:Thuốc giảm đau: Nếu người bệnh quá đau, vượt qua sự chịu đựng có thể dùng thuốc giảm đau như paracetamol, hay các thuốc chống viêm không steroid khác. Tuy nhiên không nên dùng kéo dài và thời gian dùng tối thiểu cách nhau 4 giờ.Thuốc nội tiết: Các thuốc thường được dùng bao gồm progesterone dạng bôi hay uống; Thuốc có tác dụng đối kháng với estrogen ví dụ như tamoxifen. Sử dụng thuốc trong điều trị xơ nang tuyến vú Các hỗ trợ khác:Chườm ấm: Dùng túi chườm nóng hay các phương tiện khác chườm vào vị trí đau, giúp giảm bớt cảm giác khó chịu, đau, căng tức.Chế độ sinh hoạt: Người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, duy trì chế độ tập luyện cân đối, khoa học.Chế độ ăn uống: Nên ăn nhiều thức ăn giàu vitamin B từ nguồn thực vật như như ngũ cốc nguyên cám, thức ăn có chứa canxi như các chế phẩm của sữa, ăn nhiều trái cây, rau quả giúp giảm ứ nước, giảm các triệu chứng đau tức ngực. Cần tránh các thức ăn nhiều muối, nhiều chất béo, tránh các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá.1.2 Điều trị ngoại khoaĐiều trị ngoại khoa được chỉ định khi các nang chứa dịch to gây căng đau, nang vú bội nhiễm áp xe hóa, chọc dò dịch có lẫn máu, có u nhú trong nang, xét nghiệm tế bào cho kết quả nghi ngờ khả năng ác tính cao.Trường hợp xơ nang tuyến vú không nghi ngờ ác tính nhưng căng đau nhiều, có thể thực hiện dẫn lưu đơn thuần dịch nang.Nếu nghi ngờ khả năng ác tính cao: Chọc dò thấy có máu, có u nhú trong nang hay làm xét nghiệm tế bào nghi ngờ cần phải phẫu thuật cắt bỏ nang.Nghi ngờ ung thư sau khi điều trị cần tiến hành sinh thiết tế bào hoặc sau khi dẫn lưu nang còn tồn tại mảng cứng hay mảng cứng xuất hiện sau 2 chu kỳ kinh. 2. Những lưu ý khi điều trị xơ nang tuyến vú Người bệnh trước khi tiến hành điều trị cần được tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng để được chẩn đoán chính xác bệnh, mức độ tổn thương từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.Cảm giác đau của người bệnh có thể biến mất một cách tự nhiên và trong trường hợp này thường người bệnh chỉ cần bình tĩnh, không nên quá lo lắng căng thẳng.Khi được xác định xơ nang tuyến vú, bệnh nhân không được quá lo lắng, hoang mang. Vì tâm trạng lo lắng chính là nguyên nhân làm cho tình trạng bệnh, các cơn đau nặng thêm. Đây là một bệnh lý lành tính của tuyến vú và có thể điều trị được.Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc nội tiết để điều trị hay những mẹo điều trị không có bằng chứng khoa học gây ảnh hưởng tới sức khỏe.Tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, không nên tự ý ngưng thuốc khi chưa có chỉ định.Để kiểm soát tình trạng bệnh của mình người bệnh nên kiểm tra vú thường xuyên cảm nhận được tình trạng bình thường và bất thường sớm, không nên mặc áo ngực quá chật hay quá rộng, nhất là khi vận động mạnh; có chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu.Cần tái khám định kỳ, theo dõi sự phát triển và những bất thường xảy ra. Liên hệ với bác sĩ ngay nếu cảm giác khó chịu không giảm bớt hoặc khi tự kiểm tra vú thấy những tổ chức bất thường.Xơ nang tuyến vú là bệnh có thể điều trị được và tỷ lệ mắc bệnh rất cao ở phụ nữ, nên khi bị chẩn đoán mắc bệnh này chị em không nên quá lo lắng, sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và làm tăng các triệu chứng khó chịu. Trong quá trình điều trị người bệnh nên tuân thủ điều trị và tái khám theo yêu cầu cầu của bác sĩ để theo dõi tiến triển của bệnh. Loại bỏ u xơ vú mà không cần phẫu thuật;;;;;U xơ tuyến vú là bệnh do sự hình thành của các khối u lành tính thường xuất hiện ở những phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản và những phụ nữ tiền mãn kinh. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên theo một số nghiên cứu thì có thể là do sự thay đổi của các loại hormon nội tiết estrogen và testosterone gây nên bệnh u xơ tuyến vú. Các khối u thường có dạng rắn chắc, có thể nổi cộm lên bề mặt da vùng bầu vú. Kích thước các khối u có thể chỉ vài mm nhưng cũng có trường hợp phát triển to tới vài cm và tập trung nhiều khối u tại một vị trí cùng lúc (xuất hiện nhiều ở núm vú). Sự hình thành các khối u là do sự rối loạn phát triển nội tiết tố. Tuy nhiên, những yếu tố sau đây lại là tác nhân làm tăng nguy cơ bị u xơ tuyến vú: Những người có mô vú dày đặc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường. Bệnh u xơ tuyến vú có thể do di truyền từ người thân. Những người đang mắc phải những bệnh lý làm ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể hoặc có tiền sử mắc bệnh. Các khối u xơ tuyến vú thường không gây hại gì nhiều cho tình trạng sức khỏe người bệnh thế nhưng lại làm ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề tâm lý hay vấn đề thẩm mỹ trong trường hợp các khối u phát triển quá nhanh, quá dày đặc. Tình trạng u xơ tuyến vú có thể khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu trong cơ thể, đặc biệt là giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, việc phát hiện ra bệnh ở giai đoạn đầu rất khó khăn bởi cơ thể người bệnh thường không biểu hiện những triệu chứng rõ rệt, chỉ khi các khối u phát triển quá to, tập trung dày đặc tại một điểm hoặc cứng rắn nổi cộm lên bề mặt bầu vú. Một số dấu hiệu bệnh u xơ tuyến vú phổ biến như: Tình trạng bị ngứa ở núm vú và có sự thay đổi hình dạng bất thường Người bệnh bị nổi u, cục ở 1 hoặc 2 bên tuyến vú. Có khi bị đau, sưng và tăng nhạy cảm hơn ở 1 vùng tuyến vú. Vùng da quanh vú có triệu chứng bị nhăn nheo. Vùng dưới cánh tay có thể bị đau nhói giống như có hạch xuất hiện ở nách. Hầu hết người bệnh u xơ tuyến vú thường có cảm giác đau nhẹ ở vú nhưng không xuất hiện thường xuyên mà chỉ thoáng qua rồi hết ngay, chính vì vậy người bệnh thường chủ quan không để tâm. Các triệu chứng bệnh chỉ xảy ra nhiều hơn trước kỳ kinh nguyệt hoặc trong kỳ kinh nguyệt và sẽ mờ dần đi. Người bệnh chỉ có thể phát hiện bệnh thông qua việc siêu âm hoặc chụp x-quang chứ không thể chỉ dựa vào triệu chứng bệnh để xác định. Mặc dù u xơ tuyến vú là một loại bệnh lý lành tính thế nhưng bệnh cũng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh như: Đau nhức khó chịu trong kỳ kinh nguyệt khiến người bệnh không thể làm việc bình thường được, tắc đường sữa khiến mẹ không thể cho con bú, nổi cộm lên bề mặt bầu vú và xung quanh gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến vấn đề quan hệ tình dục do bị đau nhức hơn khi chạm vào các vùng bị sưng,... Có một số ý kiến cho rằng bệnh u xơ tuyến vú sẽ chuyển biến nặng thành ung thư vú. Tuy nhiên, ý kiến này được phản bác bởi các chuyên gia y tế vì nguyên nhân gây ung thư vú có thể bắt nguồn từ rất nhiều yếu tố chứ không phải là do bị u xơ. Mặc dù vậy, các khối u xơ có thể khiến cho việc chẩn đoán ung thư vú bị ảnh hưởng bởi nếu chỉ siêu âm hoặc chụp x-quang thì việc nhầm lẫn giữa ung thư vú và u xơ tuyến vú là có thể. Có rất nhiều biện pháp chữa trị bệnh u xơ tuyến vú, thế nhưng còn phải tùy thuộc vào triệu chứng bệnh, kích thước các khối u, mật độ các khối u và tình trạng sức khỏe người bệnh để các bác sĩ có thể đưa ra cách điều trị phù hợp nhất. Khi các khối u xơ mới xuất hiện bé, mật độ không nhiều và tình trạng sức khỏe người bệnh vẫn ổn định thì chỉ cần sử dụng các loại thuốc điều chỉnh nội tiết tố là có thể cải thiện bệnh rõ rệt. Bên cạnh đó, người bệnh theo dõi sự phát triển của u xơ tuyến vú bằng cách thăm khám định kỳ và tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Sau khi đã kiểm tra và xác định bị u xơ tuyến vú, người bệnh nên tiến hành mổ khi: Khối u gây nên các triệu chứng khiến người bệnh thấy khó chịu; Kích thước của khối u gia tăng nhanh; Bệnh nhân luôn cảm thấy lo sợ khi trong người đang có khối u.
question_459
Phụ nữ bị bệnh bướu cổ có ảnh hưởng đến sinh sản không?
doc_459
Bướu cổ là bướu xuất phát từ tuyến giáp còn gọi là bướu tuyến giáp, bao gồm nhiều loại như phình giáp lan tỏa hay có hạt, bướu lành, Basedow, viêm tuyến giáp, ung thư... Bướu giáp có thể có hay không thay đổi chức năng tuyến giáp dẫn đến cường giáp hay suy giáp. Nguyên nhân dẫn đến bướu cổ có rất nhiều:Thường gặp là do thiếu hụt iode. Do thuốc hoặc thức ăn dùng kéo dài. Do bẩm sinh hoặc bệnh lý tự miễnĐặc biêt phụ nữ có thai, cho con bú .Những dấu hiệu nhận biết bệnh bướu cổ bao gồm: Cổ phình to, sụt cân hoặc tăng cân, mất ngủ, run tay, rụng tóc, đổ mồ hôi, hồi hộp ...Tuy nhiên, đây cũng là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau, do đó cần thăm khám bác sĩ để xác định dấu hiệu bệnh bướu cổ chính xác nhất.Theo thống kê, tỷ lệ bướu cổ ở phụ nữ cao gấp 5 lần nam giới, đặc biệt phụ nữ ở độ tuổi 36 - 55. Phần lớn các trường hợp bướu cổ lành tính có thể điều trị mà không cần phẫu thuật. Phụ nữ khi mắc bệnh bướu cổ có thể thăm khám và chữa bệnh tại các bệnh viện công lập và ngoài công lập trong cả nước...
doc_5428;;;;;doc_47723;;;;;doc_7951;;;;;doc_50062;;;;;doc_4674
Bướu cổ có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai, vào bất cứ thời điểm nào trong suốt cuộc đời. Bị bướu cổ có nguy hiểm không là vấn đề được đông đảo bạn đọc quan tâm. Bướu cổ là bệnh do sự tăng kích thước của tuyến giáp gây nên. Tuyến giáp là cơ quan tiết ra hormone giáp hết sức cần cho con người, nằm trước cổ, ngay dưới trái cổ, thường thì không thấy được. Bướu cổ còn có nhiều tên gọi khác như: bệnh Basedow, bệnh cường giáp, bướu tim, bướu độc. Vì tuyến giáp nằm sát da nên khi có sự thay đổi hình dạng hoặc kích thước thì người bệnh hoặc bác sĩ dễ quan sát được. Các triệu chứng của bệnh bướu cổ nói chung là: sụt cân nhanh, hồi hộp, tim đập nhanh, nên gọi nôm na là bướu tim, mắt lộ, tính tình nóng nảy, khó ngủ. Bướu cổ là bệnh thường gặp ở nữ giới Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị cụ thể Phòng bệnh bướu cổ Để không bị mắc bệnh bướu cổ và các rối loạn do thiếu i-ốt, các gia đình, người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em cần tích cực bổ sung đủ i-ốt trong dinh dưỡng hàng ngày. Khi thấy cổ to ra hoặc có các dấu hiệu kể trên hoặc có bất cứ thay đổi nào trong cơ thể nên đi khám. Bác sĩ sẽ thăm khám, siêu âm, xét nghiệm máu, chọc hút tế bào… để xác định loại bướu cổ. Đặc biệt, khi bướu ác nhỏ sẽ chưa gây ra bất cứ bất thường nào mà chỉ phát hiện được qua siêu âm kiểm tra hoặc tình cờ khi chụp CT, MRI, PET vùng cổ vì bệnh khác. Để phân biệt bướu lành hay bướu ác, chọc hút kim nhỏ (FNA) với độ chính xác cao giúp xác định chẩn đoán.;;;;;Mổ bướu cổ có nguy hiểm không là phân vân của nhiều người bệnh khi được chỉ định điều trị bằng phương pháp này. Bướu cổ xuất hiện trong các bệnh lý về tuyến giáp như bướu giáp đơn thuần, suy giáp, bệnh basedown hoặc ung thư tuyến giáp. Tổn thương dây thần kinh Tuyến giáp rất gần với hai dây thần kinh thanh quản đóng vai trò kiểm soát dây thanh. Nếu các dây thần kinh này bị tổn thương trong quá trình mổ bướu cổ, giọng nói và hơi thở của người bệnh có thể bị ảnh hưởng. Tổn thương vĩnh viễn cho dây thanh quản có thể ảnh hưởng tới 1 – 2 người/100 người phẫu thuật này. Tổn thương tạm thời có thể ảnh hưởng khoảng 5/100 người. Tổn thương tuyến cận giáp Các tuyến cận giáp giúp điều chỉnh lượng canxi trong cơ thể người bệnh. Nếu các tuyến cận giáp bị hư hỏng, người bệnh có thể sẽ phải bổ sung canxi trong suốt phần còn lại của cuộc đời. Để hạn chế các biến chứng nguy hiểm này, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ trước khi thực hiện phẫu thuật. Bệnh nhân cần tránh ăn uống trong một thời gian nhất định trước khi phẫu thuật hoặc phòng tránh các biến chứng gây mê. Bác sĩ hoặc y tá sẽ có hướng dẫn cụ thể trước khi phẫu thuật. Để hạn chế các biến chứng nguy hiểm này, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ trước và sau khi thực hiện phẫu thuật. Sau mổ bướu cổ, để nhanh chóng phục hồi người bệnh nên nghỉ ngơi ít nhất là 10 ngày và hạn chế các hoạt động gắng sức. Nhiều người sẽ cảm thấy đau cổ họng. Để giảm đau, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm khó chịu. Về chế độ ăn uống, nên ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu để hạn chế làm đau vết mổ. Nên lựa chọn các loại thực phẩm giàu iot như hải sản, sò, ngao… Tuy nhiên nên tránh các loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ, cải ngọt, cải xoăn, củ cải, bắp cải, su hào vì trong những loại rau này có chứa các hợp chất lưu huỳnh được gọi là glucosinolate khi các hợp chất này bị phá vỡ sẽ sản sinh ra isothiocyanates. Chất này có thể khiến tình trạng bướu cổ trở nên tồi tệ hơn vì nó ngăn chặn sự hấp thụ và hấp thu iot của tuyến giáp.;;;;;Trên thế giới, có khoảng 1,6 tỷ người sống trong vùng thiếu i-ốt, tỷ lệ bướu cổ toàn cầu ước đoán khoảng 12%, tương đương khoảng 655 triệu người. Số người mắc bướu cổ nhiều nhất là ở châu Á, châu Phi. Vùng Đông Nam Á có 486 triệu người sống trong vùng có nguy cơ thiếu i-ốt, trong đó khoảng 175 triệu người bị bướu cổ, chiếm 26,7% số người bị bướu cổ trên thế giới. Tầm quan trọng của i-ốt với phụ nữ có thai I-ốt là một vi chất dinh dưỡng, mặc dù chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng cần thiết cho sự phát triển cơ thể. Cơ thể sử dụng i-ốt để tổng hợp nên hormon tuyến giáp. Ở vùng thiếu i-ốt, giảm tổng hợp hormon tuyến giáp gây ảnh hưởng đến sự phát triển cả thể chất và tinh thần. Tác động của thiếu i-ốt thấy rõ ở giai đoạn phát triển cơ thể. Bướu cổ và đần độn là hai biểu hiện hay gặp nhất liên quan đến thiếu i-ốt. Bướu cổ có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời, trong khi đó, đần độn xuất hiện ngay từ lúc bào thai nếu người mẹ bị thiếu i-ốt nặng. Các biểu hiện này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, vì thế thuật ngữ “các rối loạn thiếu i-ốt” mô tả đầy đủ hơn tác hại do thiếu i-ốt như: các khuyết tật về thần kinh, tâm thần, suy giảm hoạt động chức năng hệ thần kinh, giảm sự phát triển hệ thần kinh của bào thai, trẻ nhỏ. Trẻ em và phụ nữ tuổi sinh đẻ là đối tượng đích, có nguy cơ cao bị thiếu i-ốt, hậu quả do thiếu i-ốt ở đối tượng này là nghiêm trọng, vì hormon tuyến giáp cần thiết cho sự phát triển của bào thai và sau đẻ. Hơn nữa, sự hư hại hệ thần kinh ở bào thai và trẻ nhỏ do thiếu i-ốt nặng và kéo dài là hậu quả không thể đảo ngược được. Phụ nữ độ tuổi sinh đẻ là đối tượng đặc biệt nhạy cảm với tình hình thiếu hụt i-ốt, khi người mẹ mang thai, nhu cầu i-ốt tăng lên để đáp ứng nhu cầu hormon tuyến giáp cho mẹ và sự phát triển bào thai. Khi mẹ thiếu i-ốt, sự phát triển bào thai bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là bộ não của đứa trẻ. Người ta đã chứng minh, thiếu i-ốt ở mẹ từ mức trung bình đến nặng có thể gây chậm phát triển não của thai nhi và sinh ra đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ, thậm trí đần độn và/hoặc mang khuyết tật. Do tầm quan trọng và nhạy cảm của thiếu i-ốt đối với bà mẹ đang mang thai, nuôi con bú, năm 2007, WHO/UNICEF/ICCIDD khuyến cáo sử dụng chỉ số i-ốt niệu của bà mẹ mang thai và nuôi con bú là một chỉ tiêu bổ sung chính thức cho bộ chỉ tiêu phản ánh tình trạng thu nhận i-ốt khi một quốc gia hay khu vực đạt tới trạng thái thanh toán bền vững các rối loạn thiếu i-ốt. Vì tầm quan trọng này, WHO/UNICEF/ICCIDD khuyến cáo cần có giải pháp tạm thời để bảo vệ nhóm bà mẹ mang thai khi phát hiện mức i-ốt niệu dưới 50mcg/l. Điều này đặc biệt cần thiết khi tình trạng i-ốt niệu thấp xảy ra ở các khu vực mà chương trình không đạt được nhiều tiến triển trong những năm gần đó. Theo khuyến nghị này, cung cấp i-ốt bổ sung dạng viên nang nên cần được đặt ra ngay như một giải pháp tạm thời bảo vệ nhóm phụ nữ mang thai ở miền Tây Nam Bộ và TP. HCM, nơi mà các số liệu cho thấy mức i-ốt niệu trung vị luôn ở mức rất thấp (khoảng 50mcg/l).;;;;;các nguyên nhân chủ yếu Bướu cổ hay còn gọi là bướu giáp là tình trạng tăng trọng lượng tuyến giáp. Dấu hiệu bướu cổ đơn thuần Bướu cổ đơn thuần thường phát triển mà không ảnh hưởng đến nồng độ hormon tuyến giáp trong máu. Loại bướu cổ này thường xảy ra ở nữ giới do sự tác động của các thay đổi sinh lý ở các giai đoạn phát triển như dậy thì, thai kỳ, mãn kinh. Triệu chứng bệnh không rõ rệt, đa phần các trường hợp phát hiện khi thấy khối bướu to bất thường ở vùng cổ, hoặc tình cờ phát hiện khi đi khám sức khỏe. Dấu hiệu bệnh bướu cổ đơn thuần tiêu biểu nhất đó là: – Xuất hiện khối u ở giữa cổ, sờ có ranh giới rõ, không dính vào da, không đau, mềm hay chắc, di động theo nhịp nuốt lên xuống. – Khi bướu to có thể gây chèn ép dây thần kinh thanh quản dẫn đến các biểu hiện thường gặp như: nghẹn khi nuốt, khó thở, khàn tiếng. – Không có tiếng thổi tại đỉnh bướu. Bướu cổ có thể gây ra tình trạng nghẹn khi nuốt, khó thở, khàn tiếng,…. Dấu hiệu bướu cổ đơn nhân Đây cũng là một trong những dạng bướu cổ thường gặp ở nữ giới, tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng tăng. Các bướu này cũng phát triển từ từ, ít khi phát triển rầm rộ và dễ bị nhầm lẫn với ung thư tuyến giáp. Nhận biết bướu cổ đơn nhân thường dựa vào các dấu hiệu như: Xuất hiện khối u có kích thước khoảng 1cm, di chuyển theo nhịp nuốt và có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Dấu hiệu bướu cổ đa nhân Các bướu đa nhân có thể phát triển ngay từ đầu hoặc phát triển từ các bướu lan tỏa là sự phì đại toàn bộ của tuyến giáp trong đó xuất hiện nhiều nhân bướu. Đây là các vùng bị thay đổi cấu trúc; hoặc cũng có thể thay đổi chức năng tiết nội tiết tố tuyến giáp (tăng, giảm hoặc hoàn toàn không tiết). Bướu giáp đa nhân thường là bướu cổ lành tính, hiếm khi là ác tính. Bệnh có dấu hiệu như sờ thấy nhiều nhân khối u, khi bướu quá to, gây khó nuốt hoặc khó thở,… 3 loại bướu cổ thường gặp trên đều biểu hiện rõ rệt bằng sự tăng trọng lượng tuyến giáp. Chúng khó nhận biết khi mới hình thành, nếu chỉ bằng mắt thường cũng rất khó nhận biết được loại bướu cổ mắc phải. Trong từng trường hợp cụ thể mà cách điều trị các loại bướu cổ là khác nhau và đa phần đều là lành tính nên không có gì phải quá lo lắng.;;;;;Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư phụ khoa nguy hiểm, có tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong xếp thứ hai trong các ung thư sinh dục ở nữ giới tại Việt Nam. Những bệnh nhân không may mắc ung thư cổ tử cung thường băn khoăn về khả năng sinh con sau này của mình. Cổ tử cung là một phần của cơ quan sinh dục nữ, tiếp nối giữa âm đạo và thân tử cung.Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính của biểu mô lát (biểu mô vảy) hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung. Bệnh xảy ra khi các tế bào phát triển bất thường, nhân lên vô kiểm soát, xâm lấn khu vực xung quanh cũng như di căn tới các bộ phận khác của cơ thể.Nữ giới mắc ung thư cổ tử cung thường ở độ tuổi sinh hoạt tình dục (30 - 45 tuổi), người dưới 20 tuổi hiếm khi mắc bệnh, trong khi đó những trường hợp trên 65 tuổi phát hiện bệnh thường do tầm soát không tốt ở độ tuổi trước đó. Ung thư cổ tử cung Ung thư cổ tử cung hiện được điều trị như sau:Dị sản và ung thư tại chỗ: phương pháp điều trị được áp dụng là đốt điện hoặc đốt bằng laser hay đông lạnh các tế bào bất thường, đôi khi tiến hành phẫu thuật khoét chóp cổ tử cung, là các phương pháp điều trị dễ dàng, tỉ lệ khỏi đạt 100%.Hơn hết, các phương pháp điều trị trên không ảnh hưởng tới hứng thú tình dục và khả năng sinh đẻ về sau, nên trong trường hợp này bệnh nhân ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể sinh con. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, phẫu thuật cắt tử cung được tiến hành khi có kèm theo các triệu chứng bệnh lý khác, và trong tình huống này bệnh nhân sẽ không còn khả năng sinh con được nữa.Ung thư thể xâm lấn: trường hợp này cần điều trị rộng hơn, bằng phẫu thuật triệt để cắt bỏ tử cung và các tổ chức xung quanh, gồm cả nạo vét hạch trong khung chậu, đôi khi tiến hành xạ trị phối hợp với phẫu thuật, hoặc xạ trị đơn thuần, trong một số trường hợp cần thiết điều trị bằng hoá trị. Nếu bệnh nhân đã phẫu thuật cắt bỏ tử cung thì sau này không thể sinh con.Điều trị nội tiết: là phương pháp sử dụng thuốc để ngăn chặn các tế bào ung thư tiếp xúc với các nội tiết tố mà chúng cần để phát triển. Đây là phương pháp điều trị toàn thân mới, thường sử dụng thuốc có chứa progesterone. Trước khi chỉ định điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành làm các xét nghiệm về nội tiết nhằm tìm hiểu bệnh nhân có khả năng đáp ứng với phương pháp điều trị này hay không. Và ưu điểm của phương pháp điều trị nội tiết là khả năng sinh sản của bệnh nhân được bảo tồn, sau này bệnh nhân hoàn toàn có thể mang thai và sinh nở. Bệnh nhân ung thư cổ tử cung có thể sinh đẻ nếu không phải cắt tử cung Như vậy, khả năng sinh đẻ của bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào phương pháp điều trị có cắt bỏ tử cung hay không. Nếu không bị cắt tử cung, bệnh nhân hoàn toàn có thể có thai và sinh đẻ sau này.Tiêm phòng được đánh giá là an toàn và đem lại hiệu quả cao trong phòng ngừa nhiễm HPV, bảo vệ cơ thể khỏi những loại virus HPV gây ung thư, tiền ung thư và mụn cóc sinh dục phổ biến nhất. Vắc-xin có hiệu quả cao nhất khi tiêm ở thời điểm chưa quan hệ tình dục và chưa phơi nhiễm HPV, tuy nhiên, phụ nữ hoàn toàn có thể tiêm sau khi đã quan hệ, để giảm nguy cơ nhiễm HPV. Độ tuổi tiêm phòng lý tưởng là 11 hoặc 12 tuổi. Song, độ tuổi có thể tiêm trong khoảng từ 9-26 tuổi.Phác đồ tiêm ngừa cho bé gái trong độ tuổi từ 9-14 là 2 mũi, mỗi mũi cách nhau từ 6-12 tháng. Nữ giới từ 15 đến 26 tuổi được khuyến cáo tiêm theo phác đồ 3 mũi. Bệnh viện đa khoa Quốc tế cung cấp cho khách hàng dịch vụ tiêm vắc-xin phòng HPV với 2 loại vắc-xin: Gardasil (Mỹ) và Cervarix (Bỉ). Vắc xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng
question_460
Siêu âm 3D có chính xác không?
doc_460
Những lưu ý mẹ bầu nên biết Hiện nay công nghệ siêu âm 3D đang được các mẹ bầu lựa chọn nhiều để theo dõi sự phát triển của con. Tuy nhiên rất nhiều mẹ bầu chưa hiểu rõ về phương pháp nên thường đặt câu hỏi siêu âm 3D có chính xác không. Siêu âm 3D hay còn được gọi là siêu âm ba chiều, là công nghệ siêu âm y học hiện đại. Hình ảnh màu thu được rõ ràng, sắc nét từng chi tiết nhỏ ở các góc độ khác nhau của không gian ba chiều. Cùng một lúc có thể thu được hàng nghìn hình ảnh thai nhi. Cơ chế hoạt động của siêu âm 3D giống với các siêu âm khác đều dùng sóng âm tần số cao tai không nghe thấy, chiếu qua tử cung mẹ và phản xạ lại khi tiếp xúc với thai nhi. Sóng âm được chuyển hóa thành hình ảnh 3D thông qua màn hình máy tính. Siêu âm 3D cho phép thấy em bé từ nhiều góc độ, quan sát được hoạt động của bé cũng như thấy rõ được khuôn mặt, cơ quan của cơ thể, kích thước thai nhi rất giống một em bé khi mới sinh. Phương pháp siêu âm trên cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các bác sĩ. Bên cạnh đó thao tác siêu âm 3D ít tốn thời gian, chỉ mất 30 phút của mẹ bầu mà hình ảnh thu được luôn rõ nét và chính xác. Dữ liệu các lần siêu âm được lưu vào máy tính giúp việc theo dõi sự phát triển cũng như phát hiện dị tật tiện lợi hơn rất nhiều. 2. Độ chính xác của siêu âm 3D Hiện nay, phương pháp siêu âm 3D đang được các mẹ bầu tin dùng và lựa chọn sử dụng. Phương pháp giúp theo dõi sự phát triển thai nhi, kiểm tra được các dị tật bất thường ở thai nhi hoặc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra sự ảnh hưởng của nó tới thai nhi và mẹ bầu. Có thể nói kết quả siêu âm 3D chính xác vì hình ảnh màu thu được rõ ràng và sắc nét. Muốn có kết quả siêu âm chính xác nhất thì các chuyên gia phải có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. 3. Thời điểm tốt nhất sử dụng phương pháp trên Hình thái cơ thể con được hình thành và phát triển tương đối rõ nét từ 12 tuần tuổi. Đây là khoảng thời gian vô cùng thuận lợi cho bác sĩ cũng như mẹ bầu quan sát và chụp ảnh thai nhi dễ dàng. Tại thời điểm này chất béo dưới lớp da giúp hình thành khuôn mặt thai nhi rõ ràng. Sau tuần tuổi thứ 30 thì vị trí thai nhi thay đổi do kích thước cơ thể phát triển lớn khiến đầu thai nhi hay lọt vào phía xương chậu mẹ. Vì vậy việc quan sát thai nhi hay bị khuyết và không rõ được nét mặt của bé. Vì vậy, mẹ bầu có thể ngắm nhìn con với hình ảnh màu chất lượng rõ nét nhất thì nên thực hiện trong khoảng thời gian trên nhé! Mẹ bầu có thể tham khảo các mốc định kỳ khám thai có thể sử dụng siêu âm 3D sau: Tuần thứ 11 - 14 thai kỳ: Mục đích chính của lần định kỳ này là đánh giá độ mờ sau gáy, phát hiện nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể gây bệnh nguy hiểm như Down, Edward,… Tuần thứ 20 - 22 thai kỳ: Thời điểm cấu trúc cơ thể tương đối hoàn chỉnh. Việc siêu âm giúp mẹ bầu quan sát sự phát triển cũng như dị tật bẩm sinh nếu có về mặt hình thái học của thai nhi như hở hàm ếch, sứt môi,… Tuần thứ 30 - 32 thai kỳ: Là giai đoạn đánh giá được tổng thể về sức khỏe của bé cũng như cân nặng, kích thước thai. Giúp bác sĩ phát hiện bẩm sinh về tim, mạch máu,… nếu có. 4. Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi đi siêu âm 3D Đối với sự quan tâm về siêu âm 3D có chính xác không thì mẹ bầu nên bỏ túi một số điều lưu ý sau đây. Thai nhi nhỏ hơn 12 tuần tuổi, trước khi siêu âm nên uống nhiều nước và phải nhịn đi tiểu để bàng quang mở rộng đẩy tử cung mẹ nên, giúp siêu âm thuận lợi và hình ảnh màu thu được rõ nét hơn. Còn thai nhi trên 12 tuần cần làm theo chỉ định bác sĩ và phải đi tiểu trước khi siêu âm. Tuy siêu âm không gây hại nhưng mẹ bầu không nên lạm dụng siêu âm nhiều trong suốt thai kỳ vì đây là điều không cần thiết, tốn thời gian và tiền bạc. nên làm theo chỉ dẫn của bác sĩ và theo lịch khám định kỳ. Khi siêu âm bác sĩ và mẹ thường thấy đầy đủ và bộ phận cơ thể thai nhi. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng quan sát được hết tất cả. Do bé thường hoạt động như cuộn tròn, giấu mặt đi, quay lưng lại. Khi đó bác sĩ thường khuyên mẹ bầu nói chuyện cùng bé, xoa bụng để thai nhi đổi vị trí thuận tiện hơn. Không nên sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê,… trước siêu âm 12 giờ đồng hồ. Nên nhịn ăn sáng bởi thường kèm theo các xét nghiệm. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên chọn đồ thoải mái để thuận lợi nhất cho quá trình thực hiện.
doc_50934;;;;;doc_25030;;;;;doc_35093;;;;;doc_30065;;;;;doc_55503
Là một trong những loại hình siêu âm tiên tiến nhất hiện nay, siêu âm 3D đem đến cho mẹ bầu những chỉ số và thông tin thật chi tiết về thai nhi. Khái niệm siêu âm 3D Kỹ thuật siêu âm được sử dụng để cung cấp hình ảnh giải phẫu của thai nhi bên trong bụng mẹ. Bằng việc sử dụng sóng âm tần số cao, đầu dò sẽ thu được hình thái thai nhi và để thực hiện được điều đó thì trước tiên bác sĩ sẽ phủ một lớp gel dẫn điện mỏng lên bụng mẹ, sau đó đưa đầu dò qua khu vực đã được bôi gel. Việc này giúp đảm bảo sóng truyền qua da được trơn tru và dễ dàng hơn. Cùng chung cơ chế hoạt động, nhưng siêu âm 3D ưu việt hơn siêu âm 2D ở việc cung cấp hình ảnh sắc nét và chất lượng hơn. Hình ảnh thai nhi hiện lên thông qua màn hình máy tính một cách chân thực, sinh động với chi tiết các chỉ số cơ thể. Nhờ vậy mẹ có thể quan sát con dưới các góc độ khác nhau, phát hiện ra những đặc điểm thú vị của một bào thai đang lớn dần lên trong bụng của mình. Nhờ hình ảnh được cung cấp rõ nét hơn, bác sĩ sẽ kiểm tra được cấu trúc thai nhi một cách chi tiết và chẩn đoán các dị tật bất thường ở thai như bệnh Down ở trẻ, khuyết tật bộ phận cơ thể, tim thai bất thường, hở hàm ếch, sứt môi,… Dựa vào đó bác sĩ sẽ có phương án giải quyết và xử lý kịp thời để bé ra đời được khỏe mạnh. Do tính ưu việt này nên nhiều bà mẹ có kỳ vọng liệu rằng siêu âm 3D có chính xác không và áp dụng được cho thai kỳ đang ở giai đoạn nào. Việc tiến hành siêu âm 3D cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với trường hợp những thai phụ mắc các bệnh lý nền hoặc gặp biến chứng thai kỳ. Lúc này bác sĩ sẽ có những cân nhắc điều chỉnh lịch khám thai và tư vấn khám về chế độ dinh dưỡng đặc biệt, các lưu ý cần quan tâm để mẹ bầu thận trọng hơn trong quá trình mang thai, tái khám định kỳ nếu xảy ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở mẹ. Nhờ vậy mẹ có thể an tâm song hành cùng con yêu trong suốt khoảng thời gian thai nghén. Ngoài ra bác sĩ sẽ xác định được cân nặng cũng như quan sát tư thế thai nhi, dự kiến ngày bé ra đời giúp mẹ chuẩn bị sẵn tâm lý trước khi sinh. Theo nghiên cứu chỉ ra rằng hiện chưa có bằng chứng chứng minh siêu âm có hại cho thai nhi. Và trong lịch sử cũng chưa từng xảy ra trường hợp mẹ hoặc bé bị tổn thương hay đau đớn trong khi và sau khi thực hiện siêu âm. Chính vì thế mẹ bầu có thể yên tâm về vấn đề an toàn khi sử dụng các phương pháp siêu âm bao gồm 2D, 3D và 4D. Tuy nhiên không phải vì thế các thai phụ được tự ý lạm dụng hình thức này bằng việc đi siêu âm thai quá nhiều lần đến mức không cần thiết. Việc này sẽ làm lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc của cha mẹ khi thai nhi đang phát triển hoàn toàn khỏe mạnh và bình thường. Chưa kể trong thời gian bầu bí mẹ bầu thường hay bị mệt mỏi và căng thẳng, nếu đi siêu âm quá nhiều lần sẽ khiến mẹ bị ám ảnh bởi các chỉ số cơ thể của con và sinh ra lo lắng thái quá, ảnh hưởng không tốt đến tinh thần của mẹ. Do vậy để đảm bảo được chất lượng thai kỳ, mẹ bầu nên đi siêu âm với tần suất vừa phải, điều độ theo lịch hẹn khám của bác sĩ, không nên đi quá nhiều lần hoặc quên mất lịch khám thai. Trừ trường hợp mẹ bầu gặp các triệu chứng bất thường về cơ thể như đau bụng, tụt huyết áp, chảy máu,… thì cần lập tức tái khám và theo dõi thường xuyên với chế độ chăm sóc đặc biệt. Như ở trên chúng tôi đã đề cập, siêu âm 3D giúp quan sát rõ ràng hình thái của thai nhi nên tỷ lệ phán đoán các dị tật bẩm sinh cũng như dấu hiệu bất thường ở trẻ là khá cao. Cũng tùy vào tư thế của trẻ khi hiển thị trên màn hình, tại những góc khuất nếu không được thể hiện trên chỉ số thì cũng rất khó để xác định đúng các dấu hiệu. Có những trường hợp phải tận đến khi bé chào đời mới phát hiện ra dị tật ở trẻ. Thông thường bác sĩ chuyên khoa sẽ khuyến khích sử dụng kỹ thuật siêu âm thai 3D vào 3 mốc quan trọng của thai kỳ. Thông thường sẽ mất từ 20 - 30 phút để thực hiện siêu âm 3D, tùy vào điều kiện và thể trạng của mẹ. 4. Chi phí siêu âm 3D hết bao nhiêu tiền Chi phí cho gói thăm khám và siêu âm thai cũng là một trong những vấn đề mà các mẹ bầu đặc biệt quan tâm. Trình độ bác sĩ chuyên môn: Đội ngũ y bác sĩ có tay nghề cao và kinh nghiệm dày dặn sẽ đảm bảo chất lượng thăm khám và củng cố niềm tin khách hàng. Trình độ chuyên môn: đội ngũ y bác sĩ có trình độ cao, kinh nghiệm sẽ giúp chẩn đoán hình ảnh chính xác. Dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình, chuyên nghiệp, quan tâm đến trải nghiệm khách hàng trước, trong và sau khi thăm khám và quy trình khám bệnh cũng như siêu âm giúp tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Bên trên là một số các thông tin mẹ bầu có thể ghi nhớ để chuẩn bị cho thai kỳ, đồng thời giải đáp cho thắc mắc liệu đi siêu âm 3D có chính xác không của các chị em.;;;;;Siêu âm là một phương pháp kiểm tra, đánh giá dựa vào hình ảnh thu được khi cho một phần cơ thể của mẹ (vùng bụng) tiếp xúc với những sóng âm có tần số và cường độ rất cao (không thể nghe được bằng tai) để tạo ra hình ảnh về các bộ phận, cơ quan của thai nhi. Quá trình siêu âm được thực hiện bằng việc sử dụng đầu dò của một thiết bị máy quét siêu âm, di chuyển dọc theo bụng mẹ. Đầu dò sẽ phát ra những sóng âm qua bụng mẹ, tử cung, thành bụng rồi sau đó dội ngược lại bằng hình ảnh hiển thị trên màn hình hiển thị. Quá trình chuyển động, di chuyển chân tay của thai nhi cũng có thể được quan sát trên màn hình hiển thị. Siêu âm 2D hay 3D đều là những phương pháp siêu âm nhằm theo dõi sự phát triển của con, quá trình tiến hành siêu âm thì gần như là giống nhau hoàn toàn. Vì vậy có thể nói hình thức siêu âm 3D không có gì khác so với hình thức siêu âm 2D. Chỉ có điều, siêu âm 3D là một phương pháp hiện đại tiên tiến hơn. Do đó, hình ảnh tạo ra từ siêu âm 3D rõ nét hơn. Siêu âm 3D có thể chụp được hàng nghìn hình ảnh của thai nhi cùng một lúc, sau đó được máy tính xử lý thành những hình ảnh chuyển động 3 chiều của thai nhi. Điều này tạo ra những hình ảnh, thước phim sống động hơn so với siêu âm 2D. Hình ảnh của siêu âm 3D cực kỳ rõ ràng và sắc nét, cho phép mẹ và bác sĩ có thể nhìn thấy làn da của bé, hay những nét mỏng manh trên khuôn mặt của thai nhi. Trong khi đó, siêu âm 2D chỉ cho ta thấy các cơ quan nội tạng bên trong của thai nhi. 3. Sự khác nhau giữa hình thức siêu âm 2D và siêu âm 3D Mỗi lần thực hiện siêu âm 2D chỉ có thể chụp được 1 hình ảnh trên 1 lần khi phát sóng âm qua thai nhi. Trong khi đó, một lần phát sóng của siêu âm 3D có thể chụp được hàng nghìn hình ảnh cùng một lúc. Các sóng âm này dội lại những hình ảnh ở những góc khác nhau, tạo ra một chuỗi hình ảnh, mang tình chuyển động, có độ sâu. Hình ảnh nhận được khi sóng âm dội lại được lưu trữ và chuyển màu trên máy tính. Điều này, giúp cho hình ảnh siêu âm sắc nét hơn rất nhiều so với hình ảnh đen trắng của siêu âm 2D. Chiều rộng, dài, chiều sâu và các cơ quan nội tạng của thai nhi đều có thể được nhìn thấy trên hình ảnh. Hình thái của thai nhi trên hình ảnh 3D được đánh giá là khá giống so với hình ảnh bé lúc sinh ra. Siêu âm 3D còn cho phép chúng ta nhìn thấy sự chuyển động, di chuyển của bàn chân, bàn tay thông qua những thước phim. 4. Ý nghĩa của siêu âm 3D Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra lợi ích về sức khỏe khi thực hiện siêu âm 3D so với siêu âm 2D. Nhưng nhìn chung, siêu âm 3D có hình ảnh sắc nét rõ ràng hơn. Điều này giúp bác sĩ dễ dàng phát hiện những bất thường về hình thái của trẻ trong những tháng cuối của thai kỳ. Đặc biệt là giúp phát hiện những bất thường ở tim, hở hàm ếch, những bất thường ở ống thần kinh (nứt đốt sống cổ). Nhờ đó mà bác sĩ có thể nhận biết, phát hiện sớm những dấu hiệu này, kịp thời can thiệp. Rất nhiều gia đình đã chọn siêu âm 3D vào những tháng cuối của thai kỳ. Vì những hình ảnh siêu âm 3D giúp họ cảm thấy gắn bó với con hơn trước khi con chào đời, nhờ việc quan sát được hình dáng, những nét nổi bật trên khuôn mặt của con, giới tính của con. Nó tạo ra sợi dây gắn kết hơn giữa bố mẹ và thai nhi. Việc thực hiện siêu âm 3D đòi hỏi các bác sĩ thực hiện cần phải có những kỹ năng lâm sàng và chuyên môn cao mới có thể thực hiện được. Vì một chút sai sót khi tiến hành siêu âm, máy tính có thể sẽ không giải được mã, điều này giúp cho kết quả siêu âm có độ chính xác cao hơn. Khi siêu âm 3D, để có được hình ảnh thai nhi rõ ràng, phụ thuộc nhiều vào vị trí và tư thế của thai nhi. Vị trí cho hình ảnh rõ nhất là khi thai nhi quay mặt hướng ra ngoài và mẹ có đủ dịch ối bao quanh khuôn mặt của thai nhi. Trường hợp thai nhi quay mặt vào trong hoặc thai nhi cuộn tròn, lấy tay che mặt thì bạn khó có thể nhìn thấy những nét nổi bật của thai nhi. Trường hợp thai nhi có trọng lượng lớn cũng ảnh hưởng đến sự rõ nét của thai nhi. Trong những trường hợp này, bác sĩ siêu âm có thể sẽ yêu cầu mẹ đứng dậy, đi dạo một vòng, xoa bụng,... để con thay đổi vị trí, giúp cho hình ảnh siêu âm rõ ràng và sắc nét hơn. Siêu âm 2D và 3D thường mất khoảng 30 phút. Ngoài ra, siêu âm 3D cho phép chụp nhiều hình ảnh cùng một lúc sau đó được lưu trữ lại trong máy tính, sử dụng khi cần. Các trường hợp nếu có dấu hiệu bất thường sẽ cần siêu âm lâu hơn. Hi vọng bài viết mà;;;;;Siêu âm là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, áp dụng phổ biến trong y tế. Những hình ảnh siêu âm cho thấy cấu trúc và sự chuyển động của các bộ phận bên trong cơ thể nhằm chẩn đoán sớm bệnh. Siêu âm là sóng âm thanh có tần số cao trên 20KHz, ngoài khả năng nghe của con người. Siêu âm ứng dụng trong y học có tần số từ 700KHz – 50MHz, trong đó siêu âm chẩn đoán sử dụng các tần số từ 2 – 50MHz. Siêu âm chẩn đoán phù hợp với các vị trí gan-mật, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng, tuyến tiền liệt, tinh hoàn, tuyến giáp, tuyến vú, não trẻ con… và chứa dịch (túi mật, bàng quang…); Hạn chế đối với các tạng chứa khí (ống tiêu hóa), xương. Siêu âm là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, áp dụng phổ biến trong y tế. Đầu dò (tạo sóng siêu âm và nhận tín hiệu phản hồi) được kích thích bởi xung điện, phát ra sóng âm lan vào môi trường, gặp các mặt phản hồi và phần tử tán xạ trên đường truyền sẽ tạo sóng phản xạ, tán xạ quay trở về đầu dò. Đầu dò biến đổi sóng hồi âm thành tín hiệu điện mang 2 thông tin chính: vị trí và tính chất âm học của môi trường, được máy tính xử lý và thể hiện thành hình ảnh. Có 3 phương thức thể hiện hình ảnh – Phương thức biên độ sóng: khi cần đo đạc chính xác, thường dùng trong mắt, da liễu… – Phương thức động theo thời gian: khảo sát các mặt chuyển động như tim, cơ hoành. – Phương thức điểm sáng: sử dụng rộng rãi nhất, thể hiện bằng những chấm có độ sáng và vị trí khác nhau. Các loại siêu âm thông dụng Siêu âm trắng – đen thuộc siêu âm hình thái học Cho hình ảnh 2 chiều trong không gian, tốc độ tạo hình nhanh, ghi hình tức thời sự chuyển động của các cấu trúc trong cơ thể, dùng trong khảo sát hình thái tất cả các cơ quan để kiểm tra, tầm soát, chẩn đoán, theo dõi… Tùy vào cơ quan khảo sát, vị trí nông – sâu để chọn các loại đầu dò và tần số thích hợp. Nhiều người thắc mắc siêu âm 2D có biết được trai hay gái không hay nhiều âm 2D nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không thì câu trả lời là siêu âm 2D có thể quan sát tất toàn bộ hình ảnh thai nhi và không hề ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Đây là phương pháp siêu âm cần được thực hiện nhiều trong thai kì. Siêu âm Doppler Dựa trên nguyên lý của hiệu ứng Doppler: các sóng âm của một vật đang di chuyển sẽ có tần số thay đổi, cao hơn khi di chuyển về phía đầu dò và thấp hơn khi đi xa đầu dò. Sự thay đổi tần số tỉ lệ thuận với tốc độ vật di chuyển. Siêu âm Doppler thường được dùng để tính vận tốc, trở kháng của dòng chảy. Siêu âm Doppler ứng dụng chính trong khảo sát tim, các bệnh lý mạch máu trung tâm và ngoại vi, mạch máu các tạng, mạch máu thai. Siêu âm 3 chiều (3D) Với sự phát triển mạnh mẽ của y học, siêu âm 3D, 4D ra đời giúp cung cấp hình ảnh rõ nét và chính xác hơn Siêu âm 4 chiều (4D) Phát triển hơn siêu âm 3D, có thể tự động ghi hình chân dung bé trong bụng mẹ chính xác và hình ảnh thật nhất, giúp cho việc kiểm tra, theo dõi sức khỏe thai nhi, giúp thai phụ yên tâm hơn. Siêu âm màu 4D còn giúp xác định tuổi thai, phân tích phát triển bào thai; phát hiện bất thường thai nhi; phát hiện vấn đề về cấu trúc của tử cung, bất thường nhau thai, chảy máu bất thường, phát hiện khối u buồng trứng, u xơ, vị trí nhau thai, ghi hình chuyển động của thai nhi, chụp hình các cơ quan nội tạng của cơ thể thai nhi. Hiện nay có nhiều địa chỉ, phòng khám có dịch vụ siêu âm. Tùy vào từng vị trí cần siêu âm mà bác sĩ sẽ chỉ định loại siêu âm phù hợp. Chúng ta nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để làm các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết nhằm phát hiện sớm bệnh tiềm ẩn trong cơ thể.;;;;;Để giải đáp cho các thắc mắc này, chúng tôi xin được chia sẻ một số thông tin hữu ích trong bài viết sau. Siêu âm 3D là một trong những kỹ thuật siêu âm tương đối hiện đại và phổ biến hiện nay. Siêu âm 3D có thể hiểu là hình thức siêu âm sử dụng kỹ thuật 3 chiều, thu về hình ảnh từ nhiều góc độ khác nhau. Mỗi lần sóng siêu âm 3D thu về sẽ được chuyển đổi thành hàng trăm khung hình trên máy tính. Khi ghép lại chúng sẽ cho mẹ bầu có cái nhìn cực kỳ trực quan và sinh động quá trình phát triển của con yêu. Hình ảnh siêu âm 3D ngoài thu được sơ bộ hình thái học của thai nhi như đối với siêu âm 2D trước đây mà còn thu được rất nhiều chi tiết cụ thể. Bao gồm cả hình ảnh các đường nét khuôn mặt, các mô trên cơ thể cũng như có khả năng soi được một số nội tạng. Siêu âm 3D vẫn được thực hiện tương tự như siêu âm 2D bình thường. Mẹ bầu sẽ được hướng dẫn nằm ngửa và bôi một lớp gel đặc hiệu mỏng lên toàn bộ da bụng. Bác sĩ sau đó sẽ tiến hành dùng đầu dò rà xung quanh khu vực bụng để thu về hình ảnh siêu âm hiển thị trên màn hình máy tính. Trung bình một lần siêu âm 3D sẽ chỉ mất tối đa là 30 phút đối với các trường hợp đặc biệt và khoảng 15 - 20 phút với các trường hợp bình thường. Siêu âm 3D cung cấp cho bác sĩ và mẹ bầu một chiều nhìn hoàn toàn mới, hỗ trợ cung cấp nhiều góc độ hơn cho tầm nhìn chung để kiểm tra hình thái thai nhi. Như vậy hình ảnh siêu âm 3D bao giờ cũng rõ ràng và sắc nét, dễ nhìn hơn so với hình ảnh siêu âm 2D. Một ưu điểm nổi trội nữa của siêu âm 3D so với các phương pháp siêu âm cũ là cho phép bác sĩ quan sát cả các mô trên bề mặt da bên ngoài cơ thể em bé. Nhờ điều này mà chúng ta có thể phát hiện các dị tật hoặc bất thường tại các chi, các bộ phận cơ thể thai nhi sớm hơn. Siêu âm 3D vào khoảng tuần 16 của thai kỳ còn cho phép bác sĩ chẩn đoán được bất thường về não của con yêu. Lý do là vì lúc này hộp sọ của con chưa đủ cứng và dễ quan sát và chẩn đoán bệnh lý. Nhờ vào các ưu điểm trên đây là siêu âm 3D đã trở thành phương pháp xác định chẩn đoán bổ sung nếu siêu âm 2D phát hiện bất thường trong thai kỳ. Bác sĩ sẽ sử dụng thêm phương pháp siêu âm 3D để thu về hình ảnh cụ thể hơn để xác minh, phục vụ quá trình chẩn trị. Đối với các mẹ bầu đang trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất (tức là thai dưới 12 tuần tuổi) thì thai nhi vẫn còn khá nhỏ, khó để quan sát kỹ được. Kinh nghiệm đưa ra là mẹ bầu có thể uống từ 1 - 2 cốc nước trước khi đến bệnh viện siêu âm từ nửa tiếng đến một tiếng. Thời gian này mẹ bầu không nên đi tiểu. Mục đích của quá trình này là khiến bàng quang căng, đẩy thai nhi lên cao, dễ quan sát hơn. Mẹ bầu có thể uống nước trước khi đi siêu âm theo tư vấn của bác sĩ nhé! Đối với các mẹ bầu trên 12 tuần tuổi thì đại đa số nên đi tiểu trước khi thực hiện siêu âm. Các mẹ cũng nên lưu ý liên hệ trước với bác sĩ siêu âm để nhận được hướng dẫn chuẩn bị tại nhà nếu có phục vụ việc khám thai nhé! Siêu âm 3D có hình ảnh sắc nét và độ chính xác cao. Tuy nhiên, một số trường hợp hình ảnh có thể bị nhòe, mờ do lỗi khách quan từ thiết bị khiến việc theo dõi, chẩn đoán thiếu chính xác. Ngoài ra siêu âm chỉ phát hiện được các hình thái bất thường, không chẩn đoán rối loạn chức năng cơ thể được. Đặc biệt, siêu âm 3D luôn được giới y học nhận định là không gây hại cho cả hai mẹ con nhưng bạn tuyệt đối không nên lạm dụng phương pháp này. Việc thường xuyên phải tiếp xúc kéo dài với sóng siêu âm có thể “làm phiền” con ngủ. Vai trò của mẹ bầu luôn rất quan trọng đối với việc giao tiếp với em bé. Bác sĩ chỉ có thể hỗ trợ bạn thu hình ảnh chứ không thuyết phục em bé hợp tác được. Nhưng mẹ bầu lại có thể. Đôi khi em bé có thể quay mặt vào trong hoặc cuộn tròn, không hợp tác khiến bác sĩ không đạt được tầm nhìn thích hợp. Lúc này mẹ nên đi lại thư giãn, xoa nhẹ bụng và nói chuyện với con để giúp con thoải mái. Sau đó có thể massage nhẹ nhàng giúp con cử động thay đổi vị trí nằm. Việc mẹ thư giãn và đạt tinh thần thoải mái khi nằm siêu âm cũng giúp bác sĩ dễ đạt được góc nhìn hiệu quả hơn đấy!;;;;;Siêu âm 3D là một kỹ thuật siêu âm tiên tiến cho phép một lần phát sóng âm có thể dội lại được hàng nghìn hình ảnh ở các góc độ khác nhau cùng một lúc. Những hình ảnh siêu âm 3D rất rõ ràng, sắc nét và chân thật, cho phép chúng ta nhìn thấy được cấu trúc, hình hài của thai nhi và cả những cơ quan, nội tạng bên trong cơ thể của con. Theo các chuyên gia nghiên cứu, siêu âm 3D không có bất kỳ ảnh hưởng gì tới thai nhi, cùng như thai phụ ở một cường độ, tần suất và thời gian phù hợp, quá trình siêu âm không gây đau đớn hay khó chịu cho mẹ. Bởi vì, siêu âm 3D về nguyên lý đó là sử dụng các sóng âm có tần số rất cao, cao đến mức không thể nghe được bằng tai, vì vậy mà những sóng âm này hoàn toàn không có hại và cũng không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo là mẹ không nên quá lạm dụng hình thức siêu âm này, vừa tốn tiền, tốn thời gian mà lại không cần thiết. Đặc biệt trong khoảng thời gian thai nhi chưa đủ 11 tuần tuổi, bố mẹ không nên sử dụng bất kỳ các hình thức siêu âm 3D. Vì đây là giai đoạn mà các tổ chức thai đang được hình thành nên rất dễ bị tổn thương. Tốt nhất là mẹ bầu nên thăm khám và siêu âm theo như chỉ định của bác sĩ. 3. Lợi ích của siêu âm 3D Siêu âm 3D cho phép bố mẹ nhìn thấy những hình ảnh rõ nét nhất của thai nhi. Đặc biệt là khi tiến hành siêu âm 3D vào những tháng cuối của thai kỳ, những hình ảnh 3D về cấu trúc, hình thể của con sẽ rất giống lúc con vừa mới sinh ra. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp kết nối bố mẹ, người thân với con trước khi con chào đời. Hơn nữa, siêu âm 3D giúp chẩn đoán gần như là chính xác về tuổi và sự phát triển của con, qua đó dự kiến chính xác ngày sinh dự kiến của mẹ. Tuy nhiên, mức độ chính xác này cũng còn bị ảnh hưởng vào máy móc thiết bị, ảnh hưởng bởi người tiến hành siêu âm và còn một số yếu tố khách quan khác như: tư thế, vị trí của thai nhi cũng phần nào ảnh hưởng đến kết quả siêu âm. Ngoài ra, siêu âm 3D còn cho phép bác sĩ phát hiện chính xác các bất thường ở thai nhi như: các bất thường ở tim, bất thường ở hình thể, bất thường ở ống thân kinh,. . Từ đó giúp bác sĩ có thể lập kế hoạch theo dõi điều trị trước và sau khi mẹ sinh bé. Điều này cũng sẽ giúp bố mẹ chuẩn bị tâm lý và biết mình cần làm gì sau khi con được sinh ra. Một ý nghĩa nữa là siêu âm 3D giúp hạn chế những tác dụng do sóng siêu âm gây ra khi để thai nhi tiếp xúc với sóng âm quá lâu. Vì các quá trình siêu âm 3D diễn ra nhanh hơn so với siêu âm 2D. Các bác sĩ vẫn khuyên mẹ bầu chỉ nên thực hiện siêu âm 3D vào các mốc quan trọng của thai kỳ. Tuy nhiên, thực tế là khoảng tuần thứ 11 của thai kỳ là mẹ đã có thể tiến hành siêu âm 3D. Vì đây là thời điểm mà khuôn mặt thai nhi đang dẫn được hình thành. Tuy nhiên để có thể quan sát chính xác chi tiết cấu trúc, hình thể của thai nhi, mẹ bầu nên tiến hành siêu âm 3D vào khoảng tuần 30-32 của thai kỳ. Cũng như khi thực hiện các hình thức siêu âm khác, nếu thai dưới 10 tuần tuổi, các bác sĩ khuyên mẹ bầu uống nước trước khi thực hiện siêu âm và nhịn tiểu để bàng quang căng lên, thuận tiện cho quá trình quan sát, siêu âm. Mẹ bầu nên mặc quần áo thoải mái, đặt lịch hẹn trước để không phải chờ đợi. Siêu âm 3D hết bao nhiêu tiền là câu hỏi của rất nhiều thai phụ. Hình thức siêu âm này sẽ có chi phí cao hơn siêu âm 2D và thường không có một giá cố định. phòng khám sạch sẽ, tiện lợi chắc chắn sẽ có chi phí cao hơn. Trình độ chuyên môn của người thực hiện siêu âm: đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, chẩn đoán chính xác, nhân viên y tế chu đáo nhiệt tình. Những điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến giá siêu âm. Nếu mẹ bầu còn bất cứ thắc mắc nào về siêu âm 3D, hãy liên hệ với
question_461
Các lớp thành bụng cấu tạo thế nào?
doc_461
Trong cơ thể con người, thành bụng đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó không chỉ là bức tường rào vững chắc bảo vệ nội tạng trong ổ bụng mà còn hỗ trợ cho các hoạt động như đại tiện, tiểu tiện, thở, ho và nôn... 1. Các lớp chính của thành bụng Thành bụng là phần bao quanh khoang bụng và có thể được chia thành các phần trước và sau. Thành bụng trước bao gồm các lớp chính như:Da.Mô dưới da.Fascia: là mô liên kết cứng tạo ra một mạng lưới 3 chiều mở rộng không bị gián đoạn, nó bao quanh tất cả các cấu trúc bên trong cơ thể bạn, từ cấu trúc cơ bắp đến nội tạng. Ngoài ra, nó còn giữ chức năng như một lớp màng gắn kết các phần của cơ thể.Cơ.Phúc mạc (màng bụng): là một màng thanh mạc trơn láng, bao bọc tất cả các thành của ổ bụng, các tạng thuộc hệ tiêu hóa và che phủ phía trước hoặc trên các tạng thuộc hệ tiết niệu và sinh dục. Hình ảnh các lớp thành bụng 2. Các chức năng chính của thành bụng Các chức năng chính của thành bụng bao gồm:Tạo thành một ranh giới vững chắc nhưng linh hoạt để giữ nội tạng trong khoang bụng (ổ bụng).Bảo vệ các cơ quan nội tạng bụng khỏi sự chấn thương. Hỗ trợ nội tạng trong việc duy trì vị trí giải phẫu của chúng chống lại trọng lực.Hỗ trợ thở bụng bằng cách đẩy các cơ quan bụng về phía cơ hoành.Hỗ trợ cho các hoạt động như ho, nôn và đại tiện bằng cách tăng áp lực trong ổ bụng. 3. Các cơ của thành bụng Các cơ thành bụng trước bên:Bao gồm ba cơ ở phía bên xếp lần lượt thành ba lớp từ nông tới sâu, cụ thể là: cơ chéo bụng ngoài, cơ chéo bụng trong, cơ ngang bụng, hai cơ ở phía trước, ở giữa bụng là cơ thẳng bụng và cơ tháp.Hai phần phải và trái của thành bụng trước gặp nhau ở đường giữa là đường trắng đi từ mũi ức đến xương mu.Cơ thẳng bụng: cơ thẳng bụng ở giữa bao gồm 2 cơ chính là cơ thẳng to và bao cơ thẳng to. Hai cơ này bám vào 3 sụn sượng (V, VI, VII) và xương ức, sau đó đi thẳng xuống dọc hai bên đường trắng giữa và bám vào xương mu bởi 2 bó (bó trong đan chéo với bó trong cơ bên đối diện, bó ngoài tách ra 1 tạo thành dây chằng Halles tới bám vào gai háng). Có 3-5 dải ngang ở mặt trước cơ thẳng to, chia cơ thành nhiều múi. Và mỗi cơ thẳng đều được bọc trong 1 bao có độ dày mỏng khác nhau. Ở nửa trên và phía trước là các cân cơ chéo to, lá trước cân cơ chéo bé; ở phía sau gồm có lá sau của cân cơ chéo bé và cân cơ ngang bụng. Ở nửa dưới, tất cả cân cơ chéo và cân cơ ngang bụng đều chạy ra mặt trước, hình thành nên một vòng cung lõm xuống bên dưới có tên gọi là cung Douglase.Cơ tháp: là 1 cơ nhỏ nằm áp vào mặt trước và phía dưới của cơ thẳng to.Các cơ rộng bụng: gồm 3 cơ chính:Cơ chéo bụng ngoài: cơ bám vào mặt ngoài đầu trước 7 xương sườn cuối, tạo thành một hình quạt xòe ra từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong. Ở phía sau sẽ là cơ và cân nằm ở phía trước tỏa ra bám vào đường trắng giữa, vào cung đùi và mào chậu.Cơ chéo bụng trong: nằm bên trong cơ chéo bụng ngoài.Cơ ngang bụng: là cơ ở sâu nhất, bám vào cung đùi, mỏm ngang của các đốt sóng thắt lưng, mào chậu và sáu xương sườn cuối.Các cơ thành bụng sau gồm cơ vuông thắt lưng và cơ thắt lưng chậu. Có 3 cơ bụng rộng chính là Cơ chéo bụng ngoài, cơ chéo bụng trong và cơ ngang bụng 4. Chức năng chính của các cơ thành bụng Dưới đây là một số chức năng chính của cơ thành bụng:Tác dụng đầu tiên của cơ thành bụng là giữ cho các tạng trong ổ bụng. Cơ thẳng bụng là phương tiện chính để chống đỡ và dựng thành bụng. Các cơ thẳng là các dải dọc và các cơ rộng là đai ngang. Tình trạng bụng phệ xảy ra khi các cơ thành bụng yếu.Khi các cơ bụng đều co thì đai bụng sẽ bị thắt lại, làm tăng áp lực ổ bụng, hỗ trợ cho các hoạt động như đại tiểu tiện, khi nôn, ho, hắt hơi hoặc thở mạnh.Một chức năng nữa không thể không nhắc tới của các cơ thành bụng trước, đó là hữu ích trong thai nghén và sinh đẻ. Các cơ khỏe sẽ hỗ trợ rất tốt cho lúc rặn đẻ. Thêm vào đó, việc luyện tập cho thành bụng không bị chảy sệ và tránh để ruột không bị thoát vị ở các điểm yếu của thành bụng cũng rất cần thiết. 5. Vỏ trực tràng Vỏ trực tràng, còn được gọi là trực tràng fascia. Nó được hình thành bởi các mạc aponeurotic của cơ bụng ngang và các cơ chéo bụng bên ngoài và bên trong. Vỏ trực tràng chứa trực tràng abdominis và cơ tháp.Ở phía trên vỏ bọc trực tràng là hai lớp sau:Camper's fascia (phần trước của fascia bên ngoài).Scarpa's fascia (phần sau của fascia bên ngoài).Bên trong vỏ trực tràng sẽ có các lớp khác nhau, bao gồm:Phía trên đường vòng cung: Ở rìa bên của trực tràng, mạc aponeurotic của cơ chéo bụng trong chia thành hai mảnh. Một trong số đó đi qua phía trước trực tràng, pha trộn với aponeurosis của cơ chéo bụng ngoài cũng như mạc aponeurotic của nửa trước của cơ chéo bụng trong. Phần còn lại sẽ hòa trộn với mạc aponeurotic của cơ ngang bụng cũng như nửa sau của cơ chéo bụng trong. Hai phần này sẽ nối lại ở biên giới giữa của trực tràng, được đưa vào đường trắng bụng.Bên dưới đường vòng cung: mạc aponeurotic của cả ba cơ (bao gồm cả cơ ngang) đi qua phía trước trực tràng.Bên dưới vỏ trực tràng gồm ba lớp:Mạc ngang (Fascia transversalis).Mỡ ngoài phúc mạc.Phúc mạc. 6. Các dây thần kinh của thành bụng Các dây thần kinh của thành bụng trước bao gồm:Dây thần kinh dưới sườn.Dây thần kinh chậu-hạ vị.Dây thần kinh chậu-bẹn. 7. Phúc mạc Phúc mạc là phần bao bọc tất cả các cơ quan trong ổ bụng và hố chậu, lót mặt trong thành bụng, mặt dưới cơ hoành và mặt trên hoành chậu hông. Phúc mạc được cấu tạo bởi hai lớp:Lớp thanh mạc (tế bào thượng bì vảy): tiết ra chất dịch giúp phúc mạc trơn bóng, giảm ma sát khi trượt lên nhau. Nếu lớp này bị tổn thương rất dễ bị dính vào thành bụng.Tấm dưới thanh mạc (lớp trong): là lớp mô sợi liên kết, giúp phúc mạc chắc chắn và tạo độ đàn hồi cao.Chức năng chính của phúc mạc bao gồm:Bao phủ và bảo vệ cho toàn bộ tạng. Các tạng dễ di động, giảm sự ma sát nhờ vào đặc tính trơn láng của phúc mạcĐề kháng với sự nhiễm trùng: làm hàng rào bao quanh để khu trú ổ nhiễm khuẩn. Bề mặt rộng giúp việc hấp thu diễn ra nhanh hơn, ước khoảng bằng diện tích da của cơ thể.Dự trữ mỡ do mỡ nằm ở khoảng giữa các mạc nối.Trung tâm có thế mạnh chuyên môn trong phẫu thuật, điều trị các bệnh lý:Thay thế một phần hoặc toàn bộ đoạn xương và khớp nhân tạo;Thay khớp háng, gối, khuỷu tay;Thay khớp vai đảo ngược, các khớp nhỏ bàn ngón tay đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam;Phẫu thuật nội soi khớp tái tạo và sửa chữa các tổn thương dây chằng, sụn chêm;Ung thư xương, u xương và mô mềm cơ quan vận động;Phục hồi chức năng chuyên sâu về Y học thể thao;Phân tích vận động để chẩn đoán, theo dõi và cải thiện thành tích cho các vận động viên; chẩn đoán và hỗ trợ phục hồi cho người bệnh.Trung tâm đang áp dụng các công nghệ hiện đại, tối tân vào điều trị như công nghệ tái tạo hình ảnh 3D và in 3D xương, khớp nhân tạo, công nghệ trợ cụ cá thể hóa được chế tạo và in 3D, công nghệ chế tạo và ứng dụng xương khớp nhân tạo bằng các vật liệu mới, kỹ thuật phẫu thuật chính xác bằng Robot.nlm.nih.gov
doc_851;;;;;doc_25775;;;;;doc_24611;;;;;doc_35649;;;;;doc_14534
Phúc mạc là một thanh mạc lớn nhất trong cơ thể, và có chức năng bao bọc, bảo vệ tất cả các cơ quan trong ổ bụng. Ngoài ra phúc mạc còn làm cho cấu trúc các tạng trở nên vững chắc hơn. Phúc mạc là một màng thanh mạc lớn nhất trong cơ thể. Phúc mạc bao bọc tất cả các cơ quan trong ổ bụng và hố chậu, lót mặt trong thành bụng, mặt dưới cơ hoành và mặt trên hoành chậu hông.Phúc mạc gồm có hai lá là phúc mạc thành lót mặt trong thành bụng, thành chậu và phúc mạc tạng che phủ các cơ quan và trở thành lớp thanh mạc của các cơ quan này. Khoảng không gian giữa phúc mạc tạng và phúc mạc thành gọi là ổ phúc mạc, chứa một ít thanh dịch với mục đích làm giảm sự tiếp xúc giữa các cơ quan. Phúc mạc bao bọc tất cả các cơ quan trong ổ bụng và hố chậu 2. Cấu trúc 2.1 Một số cấu trúc liên quanỔ bụng là khoang kín giới hạn chung quanh bởi thành bụng, trên là cơ hoành, dưới là đáy chậu. Trong ổ bụng chứa các cơ quan và phúc mạc.Ổ phúc mạc là khoảng không gian nằm lá phúc mạc tạng và phúc mạc thành. Trong trường hợp bình thường, hai lá phúc mạc áp sát nhau, ổ phúc mạc lúc đó là một khoang ảo. Trong trường hợp bệnh lý, có dịch, máu, khí tích tụ, ta mới có ổ phúc mạc thật sự. Ổ phúc mạc là một khoang kín ở nam giới, còn ở nữ ổ phúc mạc thông với vòi tử cung.Phân loại các tạng chứa trong ổ bụng như sau:Tạng trong ổ phúc mạc là buồng trứng, không được phúc mạc che phủ hoàn toàn.Tạng trong phúc mạc là tạng được che phủ các mặt gần hết bởi phúc mạc. Ví dụ như dạ dày, gan, lách....Tạng ngoài phúc mạc là những cơ quan nằm ở thành sau ổ bụng như thận, hay ở chậu hông như bàng quang và tử cung.Tạng bị thành hóa là tạng nguồn gốc phôi thai nằm trong phúc mạc nhưng trong quá trình phát triển trở thành ngoài phúc mạc như tá tràng, tụy, kết tràng lên. kết tràng xuống.2.2 Các cấu trúc của phúc mạc. Như đã trình bày ở trên về phúc mạc tạng và phúc mạc thành, vẫn còn một số cấu trúc trung gian, không thuộc định nghĩa của hai lá phúc mạc trên. Qua các cấu trúc trung gian này, mạch máu, thần kinh và bạch mạch đi vào các cơ quan trong ổ phúc mạc.Mạc treo là hai lá phúc mạc treo ống tiêu hóa vào thành bụng, giữa hai lá là mạch máu đến ruột non, bạch mạch và thần kinh.Dây chằng là hai nếp phúc mạc đi phúc mạc thành đến phúc mạc tạng của cơ quan không thuộc ống tiêu hóa ví dụ: dây chằng liềm, dây chằng vành.Mạc nối gồm hai lá phúc mạc nối các tạng với nhau: mạc nối nhỏ, mạc nối lớn. 3. Cấu tạo và chức năng của phúc mạc 3.1 Cấu tạo. Phúc mạc được cấu tạo bởi hai lớp:Lớp thanh mạc là bề mặt phúc mạc được tạo bởi một lớp tế bào thượng bì vảy, lớp tế bào làm cho phúc mạc trơn láng và óng ánh. Mặt khác, lớp thượng bì này cũng tiết dịch làm ướt phúc mạc. Do chấn thương hay viêm phúc mạc làm cho lớp thượng mô bị thương tổn, các tạng bị dính và cản trở hoạt động, nhất là đối với ruột non.Tấm dưới thanh mạc là lớp mô sợi liên kết và có độ đàn hồi cao, nhờ có lớp này mà phúc mạc mới vững chắc che chở được các cơ quan.Kích thước phúc mạc khá lớn, tuy nằm trong ổ bụng nhưng lại có nhiều nếp gấp. Diện tích tương đương diện tích da của cơ thể.3.2 Chức năng. Phúc mạc có các chức năng sau:Bao bọc các tạng, che chở và vững chắc cấu trúc của các tạng. Phúc mạc có các chức năng bao bọc các tạng, che chở và vững chắc cấu trúc của các tạng Giúp cho ruột di chuyển dễ dàng trong ổ bụng, nhờ một ít thanh dịch trong ổ phúc mạc.Ðề kháng với nhiễm trùng. Mạc nối có vai trò cô lập vây quanh các ổ nhiễm trùng.Hấp thu nhanh nhờ bề mặt rộng, ước khoảng bằng diện tích da của cơ thể.Dự trữ mỡ, do mỡ nằm ở khoảng giữa các mạc nối. 4. Phân khu ổ bụng Các nếp phúc mạc chia ổ bụng ra làm từng khu.Các mạc nối quay trong ổ phúc mạc tạo nên túi mạc nối.Mạc treo kết tràng ngang chia ổ phúc mạc làm hai tầng: tầng trên mạc treo kết tràng ngang và tầng dưới mạc treo kết tràng ngang.Tầng trên mạc treo kết tràng ngang. Có gan, dạ dày, lách, tá tràng, tụy. Dây chằng liềm gan chia làm hai ô gọi là ô dưới hoành phải và ô dưới hoành trái. Ô dưới hoành phải hay ô gan phải thông xuống dưới theo rãnh kết tràng trái. Ô dưới hoành trái hay ô gan trái, thông với ô dạ dày, ô lách.Tầng dưới mạc treo kết tràng ngang. Chủ yếu có hỗng tràng và hồi tràng. Mạc treo ruột non chạy chếch từ trái sang phải từ trên xuống dưới chia tầng dưới ra làm làm hai ô: phải và trái.;;;;;Thoát vị thành bụng là một bệnh lý thường gặp, xảy ra khi cơ thành bụng bị hở hay yếu, gây ra một khối lồi trên bụng. Khi cơ thành bụng bị kéo căng hơn, làm tăng áp lực trong khoang bụng thì khối này càng to hơn, xuất hiện càng rõ ràng hơn. 1. Thế nào là thoát vị thành bụng Thoát vị thành bụng là bệnh lý gây ra do sự di chuyển của các tạng từ trong xoang bụng ra phía ngoài thành bụng qua một chỗ yếu của thành bụng. Thường gặp nhất là thoát vị vùng bẹn, chỗ yếu của vùng bụng có thể là vết mổ cũ hoặc nơi mà thành bụng không có lớp cơ, chỉ có lớp cân hay mạc che phủ.Bên cạnh đó còn có thoát vị rốn, thoát vị vùng thượng vị, thoát vị thắt lưng... các loại thoát vị này đều biểu hiện trên một khối u lồi trên bụng, kèm theo đó là cảm giác đau tức và khó chịu.Khi cơ thành bụng yếu hoặc hở sẽ gây ra tình trạng thoát vị thành bụng. Chẳng hạn như khi bạn nâng một vật gì đó lên, khi ho hay khi làm việc quá sức, hoặc là khi rặn trong lúc đi đại tiện đều có thể là nguyên nhân gây ra thoát vị thành bụng.Thoát vị thành bụng bẩm sinh cũng có thể xảy ra, tuy nhiên hiện chưa xác định được nguyên nhân chính xác. 2. Dấu hiệu của thoát vị thành bụng Khi bị thoát vị thành bụng, người bệnh sẽ có những biểu hiện như:Xuất hiện khối u phình trên thành bụng hoặc ở vùng bẹn, rất dễ thấy;Cảm thấy đau, tức vùng bụng;Hạn chế vận động;Mất thẩm mỹ;Cơ ở thành bụng bị kéo căng, có dấu hiệu tăng lên của áp lực trong khoang bụng;Khi làm việc nặng, nâng hoặc mang các vật nặng, ho hoặc rặn khi đi đại tiện thì thành bụng to và phồng lên Khi cơ thành bụng yếu hoặc hở sẽ gây ra tình trạng thoát vị thành bụng 3. Nguyên nhân gây thoát vị thành bụng Thoát vị thành bụng là bệnh lý xảy ra khi cơ thành bụng bị hở hay bị yếu. Chính sự khiếm khuyết này gây ra một khối lồi trên bụng. Áp lực trong khoang sẽ tăng lên khi cơ thành bụng bị kéo căng hơn, khối này sẽ càng to hơn và xuất hiện rõ ràng hơn.Bên cạnh đó thoát vị thành bụng xuất hiện cũng có thể là do chế độ sinh hoạt, ăn uống hoặc các loại thuốc mà bạn đang sử dụng.Thoát vị thành bụng ở trẻ sơ sinh hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác. Tình trạng này có thể do sự thay đổi hormone hoặc gen của thai nhi. Thoát vị thành bụng bẩm sinh cũng có thể xảy ra do người mẹ tiếp xúc với các tác nhân môi trường khác, ví dụ thức ăn, đồ uống, những loại thuốc mà người mẹ sử dụng trong thời gian mang thai... Vì thế phụ nữ mang thai cần đặc biệt lưu ý tới việc thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học, thường xuyên kiểm tra sức khỏe trong thời gian mang thai. 4. Nguy cơ mắc phải thoát vị thành bụng Thoát vị thành bụng xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Thoát vị thành bụng còn có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là thoát vị thành bụng bẩm sinh.Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị thành bụng gồm:Từng thực hiện phẫu thuật vùng bụng;Làm những công việc nặng, dùng nhiều sức;Thừa cân, béo phì;Chế độ ăn uống của người mẹ, các loại thuốc dùng trong thời kỳ mang thai, môi trường... cũng tác động đến thai nhi và gây ra thoát vị thành bụng ở trẻ sơ sinh;Phụ nữ mang thai khi quá trẻ;Sử dụng đồ uống có cồn và hút thuốc lá. Thoát vị thành bụng xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng Thoát vị thành bụng là một bệnh lý khá nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng như: khối thoát vị bị nghẹt, ruột và các thành phần lân cận sẽ bị siết chặt ở túi thoát vị. Máu không thể tới được để nuôi các thành phần này khiến cho thoát vị có nguy cơ bị hoại tử và tử vong nếu không được phẫu thuật kịp thời.Tùy theo dạng thoát vị mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật khác nhau như phẫu thuật hơ, hay mổ nội soi. Đây là phương pháp phẫu thuật mới, hiện đại, đem lại hiệu quả điều trị cao.Phẫu thuật bằng robot giúp người bệnh cảm thấy ít đau hơn, nguy cơ bị nhiễm trùng cũng giảm đi đáng kể, kèm theo đó là thời gian hồi phục nhanh chóng, thời gian nằm viện được rút ngắn. Bác sĩ Hùng đã có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Ngoại tổng quát với hàng chục công trình nghiên cứu khoa học có giá trị.;;;;;Dạ dày còn được gọi là bao tử có vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy tiêu hóa của con người. Đây là bộ phận phình to nhất của ống tiêu hóa có cấu tạo đặc biệt với 2 nhiệm vụ chính bao gồm nghiền nát thức ăn, chuyển hóa thức ăn bằng cách tiết ra enzyme tiêu hóa trong dịch vị. 1. Tìm hiểu chung về cấu tạo dạ dày Dạ dày là cơ quan nằm ở phần đầu ruột non, nằm giữa 2 bộ phận khác là thực quản và tá tràng. Đây chính là cơ quan lớn nhất trong ống tiêu hóa với vai trò là để chứa và nghiền nát thực phẩm. Dạ dày có hình dạng giống như một chiếc móc câu. Cụ thể ở trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người có thể tạng béo lùn thì dạ dày sẽ nhìn giống như chiếc sừng bò. ngược lại những người thể lực cường tráng thì hình chữ J và người cao gầy sẽ sở hữu dạ dày hình chữ J. Hình dáng của dạ dày còn thay đổi dựa theo trạng thái nó có đang chứa thức ăn hay không. Dựa trên giải phẫu thì dạ dày con người sẽ có cấu tạo như sau: 1.1. Cấu tạo dạ dày xét trên hình thể ngoài Dạ dày được chia theo 5 phần: Tâm vị: có lỗ tâm vị và nằm gần thực quản, chiều rộng từ 3 - 4cm. Lỗ tâm vị sẽ nối thông dạ dày với thực quản, chỉ có nếp niêm mạch mà không có van đóng kín; Thượng vị (đáy vị): là phần chỏm đầu của dạ dày, thường là nơi chứa khí; Thân vị: chính là phần phình to nhất của dạ dày, chiếm nhiều diện tích, là không gian chính để co bóp thức ăn. Tại đây acid dịch vị sẽ được tiết ra để hỗ trợ cho quá trình phân hủy thức ăn; Môn vị: gồm 2 phần là hang môn vị và ống môn vị. Trong đó hang môn vị có thể tiết ra gastrine, hình phễu còn ống môn vị thì tiếp nối với tá tràng, nằm ngay cạnh đốt sống thắt lưng phía bên phải; Bờ cong nhỏ và bờ cong lớn. 1.2. Về cấu tạo của thành dạ dày Nếu tính từ ngoài vào trong thì cấu tạo dạ dày sẽ được phân thành 5 lớp như sau: Lớp thanh mạc: là phúc mạc tạng giúp che phủ và bao bọc dạ dày; Lớp tấm dưới thanh mạc; Lớp cơ: gồm cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo xếp theo thứ tự từ ngoài vào trọng; Lớp tấm dưới niêm mạc; Lớp niêm mạc: là nơi chứa các tuyến quan trọng của dạ dày. Các tuyến này có chức năng tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ vitamin B12, bảo vệ dạ dày đồng thời chúng cũng đóng vai trò là các chất trung gian hóa học. Như đã đề cập trước đó, chức năng chính của dạ dày đó là: Nghiền thức ăn được đưa từ miệng và thực quản xuống hệ tiêu hóa; Sử dụng enzyme tiêu hóa để phân hủy thức ăn. Sau khi miệng hoàn tất việc nhai, căn xé và phân hủy một phần thức ăn nhờ enzyme có trong nước bọt, số thức ăn này sẽ tiếp tục được đưa qua thực quản để xuống dạ dày. Tại đây dạ dày sẽ thực hiện các hoạt động như nhào trộn và nghiền nát thức ăn. Sở dĩ dạ dày có thể dễ dàng nghiền nát thức ăn là nhờ cơ quan này được cấu tạo từ các lớp cơ trơn, các bó cơ trong thành dạ dày được sắp xếp theo chiều hướng rất hợp lý giúp làm tăng hiệu quả co bóp thức ăn. Ngoài ra lớp niêm mạc của dạ dày còn được duy trì độ p H ở ngưỡng phù hợp, tạo điều kiện để các enzyme tiêu hóa hoạt động nên dễ dàng phân hủy thức ăn. Tiếp theo thức ăn sẽ được chuyển đến ruột non, tham gia vào quá trình hấp thu, tiêu hóa và đào thải. Sự cân bằng của độ p H trong dạ dày là rất quan trọng. Trung bình p H sẽ có nồng độ từ 2 - 2,5 với nhiệm vụ bảo vệ dạ dày và tiêu hóa thức ăn. Nếu độ p H quá thấp sẽ tạo cơ hội để các loại vi sinh vật từ thức gây bệnh cho cơ thể, ngoài ra còn dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. 3. Một số bệnh lý phổ biến ở dạ dày Với nhịp sống hiện đại thì tỷ lệ người dân mắc phải các bệnh lý về tiêu hóa, trong đó điển hình là các vấn đề ở dạ dày đang có xu hướng ngày càng tăng cao. Một số bệnh lý phổ biến liên quan đến dạ dày đó là: Đau dạ dày: có thể bắt gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, thường xuất phát từ thói quen ăn uống không lành mạnh, thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá. Nếu không thay đổi lối sống này thì nguy cơ viêm loét, thậm chí là ung thư dạ dày là rất cao; Trào ngược dạ dày thực quản: là khi dịch vị hoặc thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Acid dạ dày có thể làm tổn thương, viêm loét niêm mạc thực quản và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khác; Nhiễm khuẩn HP tại dạ dày: đây là một loại vi khuẩn thường khu trú trong dạ dày. Bình thường nó sẽ ít khi gây hại nhưng nếu phát triển với một số lượng lớn, HP có thể tấn công và khiến niêm mạc dạ dày gặp tổn thương từ nhẹ đến nặng; Viêm loét dạ dày tá tràng: khi niêm mạc dạ dày gặp tổn thương, vết loét sâu có thể gây thủng dạ dày và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tình trạng này thường là do thói quen sinh hoạt, do tác dụng phụ của thuốc hoặc nhiễm vi khuẩn HP; Những bệnh lý khác: xuất huyết dạ dày, viêm hang vị, ung thư dạ dày,... Nhìn chung khi mắc phải các bệnh lý về dạ dày, bệnh nhân nên chú ý và có biện pháp điều trị từ sớm để tránh bệnh tiến triển nặng gây ảnh hưởng tới sức khỏe và đe dọa đến tính mạng về sau. Để bảo vệ dạ dày và có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, mỗi người nên: Duy trì tâm lý luôn ở trạng thái lạc quan, vui vẻ, tránh căng thẳng, stress vì những cảm xúc tiêu cực sẽ tác động không tốt tới sức khỏe thể chất; Xây dựng thực đơn ăn uống đa dạng, đủ chất và khoa học: tăng cường rau xanh, hạn chế những món chua, cay, nhiều dầu mỡ, rượu bia, đồ có cồn,... ; Tập thói quen ăn chậm nhai kỹ, ăn đúng bữa, đủ bữa, không được nhịn đói, cắt khẩu phần bữa chính trong ngày. Ăn uống cần tập trung không nên vừa ăn vừa di chuyển,... ; Tập thể dục, ngủ đủ giấc mỗi ngày sẽ giúp nâng cao sức đề kháng; Thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ra các vấn đề bệnh lý của cơ thể, bao gồm cả các bệnh lý về dạ dày.;;;;;Thoát vị thành bụng là bệnh lý gây ra do sự di chuyển của các tạng từ trong khoang bụng thường là ruột non ra phía ngoài thành bụng thông qua chỗ yếu của thành bụng (vết mổ). Cùng tìm hiểu những thông tin về chứng thoát vị thành bụng qua bài viết dưới đây chúng ta sẽ có thêm kiến thức về căn bệnh này. Thoát vị thành bụng xảy ra khi cơ thành bụng bị hở hoặc yếu, gây ra một khối lồi lên trên bụng. Khi cơ thành bụng bị kéo căng sẽ làm tăng áp lực trong khoang bụng. Lúc này khối lồi trên bụng càng to và rõ ràng hơn. Thoát vị thành bụng xảy ra khi cơ thành bụng bị hở hoặc yếu, gây ra một khối lồi lên trên bụng. Các loại thoát vị thành bụng Bệnh thoát vị thành bụng được chia thành nhiều loại: Tùy vào mỗi loại thoát vị thành bụng và mức độ của bệnh mà có các biểu hiện cụ thể. Bệnh có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em Các dấu hiệu thoát vị thành bụng Thông thường khi bị thoát vị thành bụng, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như: Bệnh thoát vị thành bụng gây hạn chế vận động và gây mất thẩm mỹ. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây những biến chứng nguy hiểm như nghẹt gây hoại tử ruột, mạc treo ruột. Khi thấy xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ thoát vị thành bụng, người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe và có biện pháp điều trị phù hợp Cách điều trị thoát vị thành bụng Tùy vào từng loại thoát vị, vị trí xuất hiện các khối thoát vị mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật hoặc dùng tia laser để điều trị bệnh. Phẫu thuật là một trong những phương pháp được áp dụng trong điều trị thoát vị thành bụng Đa phần, người bệnh thoát vị thành bụng sẽ được chỉ định phẫu thuật mổ hở hoặc mổ nội soi. Mổ nội soi có ưu điểm là có thể áp dụng với mọi vị trí mà xuất hiện khối thoát vị, làm giảm nguy bị thoát vị tái phát, đồng thời giảm bớt đau đớn cho bệnh nhân trong giai đoạn hậu phẫu. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ, đồng thời theo dõi tình trạng sức khỏe, tái khám bệnh định kỳ để bác sĩ kiểm tra quá trình lành bệnh, kịp thời xử lý những biến chứng có thể xảy ra. XEM THÊM: Cách phát hiện chứng thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh Phẫu thuật thoát vị bẹn;;;;;Nhu cầu về thẩm mỹ và sức khỏe ngày một tăng. Điều giúp mọi người ý thức được rằng mỡ bụng không chỉ ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe. Từ đó việc tìm hiểu kỹ các phương pháp đốt mỡ bụng là vấn đề nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu xem mỡ bụng được hình thành do đâu và các cách giúp đốt mỡ bụng hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày trong bài viết sau. Mỡ trong cơ thể chúng ta tồn tại ở 3 dạng, gồm mở ở trong máu, mỡ ở dưới da và mỡ ở trong nội tạng. Mỡ bụng có thể là lớp mỡ dưới da hoặc mỡ nội tạng, cũng có thể là sự kết hợp của cả 2 loại mỡ này. Trong hai loại này, mỡ nội tạng là đáng lo ngại nhất, bởi vì đó có thể là nguyên nhân gây nên các bệnh nguy hiểm như tim mạch, huyết áp và tiểu đường. Mỡ nội tạng khác với mỡ dưới da ở chỗ không thể quan sát bằng mắt thường, do đó phải thực hiện các kiểm tra mới có thể xác định được. Đa số tình trạng mỡ tích ở bụng là mỡ dưới da, do đó tác động tới sức khoẻ là không đáng kể, tuy nhiên nó lại tác động ở khía cạnh thẩm mỹ. Do đó cần tìm hiểu các nguyên nhân hình thành mỡ bụng dưới da để từ đó có phương án đốt mỡ bụng hiệu quả. 2. Nguyên nhân khiến mỡ tích lũy nhiều ở bụng Mỡ bụng hình thành do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là từ cách thức sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Một số nguyên nhân có thể kể đến là: 2.1. Vận động quá ít, ngồi quá nhiều Đây là thực trạng diễn ra phổ biến ở những người làm văn phòng. Vì lý do tính chất công việc, mọi người phải ngồi tại chỗ trong thời gian dài, có thể lên tới 8 tiếng hoặc hơn mỗi ngày, do đó việc hình thành nên mỡ bụng, đặc biệt là mỡ bụng dưới là không thể tránh khỏi. 2.2. Nội tiết tố thay đổi Các hormone trong cơ thể có xu hướng thay đổi tỉ lệ thuận với tuổi tác. Do đó càng lớn tuổi, sự bất cân bằng các hormone cũng là một nguyên nhân dẫn đến lượng mỡ tích tụ, đặc biệt là tích tụ lại ở vùng bụng dưới. Ở phụ nữ, đôi khi sự thay đổi các hormone còn là do các bệnh lý dễ gặp như cường giáp, suy giáp, u nang buồng trứng,... Đây đều là các khả năng dẫn đến việc mỡ tích lại ở phần bụng. 2.3. Di truyền Ở nhiều gia đình, tình trạng mọi người sở hữu vòng bụng đầy đặn là không hề hiếm gặp. Việc này cũng gây ra rất nhiều khó khăn trong việc đốt mỡ bụng hay giảm mỡ vùng bởi vì cơ thể có xu hướng quay về thời điểm ban đầu nếu không được duy trì tốt và đều đặn. 2.4. Thừa năng lượng Nói một cách dễ hiểu là khi bạn ăn uống tức là bạn đang nạp calo vào cơ thể, việc hoạt động hằng ngày, tập luyện thể dục thể thao là tiêu hao và tiêu trừ calo. Khi lượng calo nạp vào nhiều hơn lượng calo tiêu hao, có nghĩa là bạn đang bị dư calo, dư năng lượng. Nếu lượng calo này không được giải quyết, cơ thể sẽ tự động chuyển hoá lượng calo này thành mỡ và tích luỹ ở dưới da. Vùng da dễ tích lũy nhất chính là phần bụng, do đó mỡ ở bụng sẽ ngày càng dày lên nếu lượng calo không được xử lý đúng cách. Lượng calo cơ thể một người cần một ngày là khoảng từ 1800 đến 2200 calo. 3. Các phương pháp giúp đốt mỡ bụng hiệu quả 3.1. Tập luyện thể dục từ 15 đến 30 phút mỗi ngày Với những người bận rộn, việc dành ra từ 15 đến 30 phút là hợp lý để hạn chế việc mỡ tích tụ ở vùng bụng. Thời gian này, mọi người có thể kết hợp đi bộ, vận động nhẹ nhàng với các bài tập như squat, plank ngay tại nơi làm việc hoặc tại nhà sau giờ cơm tối. Tập các động tác này không những giảm hình thành mỡ bụng mà còn giúp cơ thể linh hoạt hơn sau nhiều giờ đồng hồ ngồi trên ghế. Bụng tuy là phần dễ tích mỡ nhưng cũng đồng thời rất khó giảm mỡ. Do đó trong trường hợp bạn có mỡ bụng tương đối, hãy thử tập các bài tập có cường độ cao hơn tập trung vào phần bụng này. 3.2. Thiết kế chế độ ăn uống hợp lý, nhiều chất xơ Chế độ ăn hợp lý là chế độ ăn cân bằng các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể. Tuy nhiên đối với những người có mỡ bụng, để việc đốt mỡ bụng diễn ra hiệu quả cần cắt giảm lượng tinh bột đến mức tối đa. Có thể thay thế tinh bột thông thường bằng các loại gạo lứt, các loại ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt,... Các chất xơ, đặc biệt là các chất xơ hoà tan từ các loại đậu, các loại rau và trái cây giúp cơ thể có cảm giác no lâu, giảm các cảm giác thèm ăn, từ đó giảm lượng calo cơ thể nạp vào. 3.3. Hạn chế rượu, bia và các thức uống không lành mạnh Rượu, bia và các loại đồ uống có cồn là các loại đồ uống làm tăng sự tích lũy mỡ ở bụng nếu uống quá nhiều. Hạn chế tiếp nạp các các loại đồ uống có cồn cũng như đồ uống có ga giúp làm giảm lượng calo đáng kể cơ thể nạp mỗi ngày, giúp duy trì vòng bụng ở mức độ ổn định. 3.4. Tăng thành phần đạm trong chế độ ăn hằng ngày Protein hay đạm trong lượng thức ăn được nạp vào cơ thể sẽ giúp cơ thể no lâu hơn, không bị thèm ăn đồng thời giúp cơ thể có năng lượng để xây dựng các khối cơ lớn. Đạm trong thịt nạc, trứng, các loại đậu, hải sản cùng các sản phẩm, chế phẩm từ sữa là nhóm đạm được khuyên nạp vào cơ thể để giúp cơ thể đốt nhiều calo và đốt mỡ bụng. 3.5. Hạn chế tiêu thụ đường trong cơ thể Đường vốn được coi là một gia vị không tốt cho cơ thể. Việc tiêu thụ đường, đặc biệt là đường fructose có thể gây ra các vấn đề về bệnh tật cho cơ thể như tiểu đường, mỡ trong máu, gan nhiễm mỡ,... Do đó hạn chế nạp đường vào cơ thể vừa là để bảo vệ sức khoẻ, vừa tránh việc tích lũy mỡ ở bụng trong lâu dài. 3.6. Tránh căng thẳng quá mức Hormone căng thẳng, hay còn gọi là cortisol, sẽ được sản sinh trong quá trình cơ thể bị căng thẳng quá mức. Lúc này cơ thể sẽ có cảm giác thèm ăn và muốn ăn ngay lập tức để thỏa mãn cơ thể. Việc nạp đồ ăn nhiều sẽ làm tăng việc tích mỡ thay vì đốt mỡ bụng đi, do đó giảm thiểu căng thẳng trong công việc cũng như trong cuộc sống bằng các hoạt động thư giãn hay yoga sẽ giúp cơ thể đốt mỡ bụng rất tốt. Bài viết đã trình bày chi tiết các thông tin về mỡ bụng, các nguyên nhân hình thành mỡ bụng trong cơ thể cũng như các biện pháp giúp đốt mỡ bụng hiệu quả. Giảm hay đốt mỡ bụng là một quá trình rất dài. Quá trình này cần sự kiên trì và nỗ lực rất lớn để có thể thành công.
question_462
Tinh dầu đuổi muỗi có an toàn không?
doc_462
Sử dụng tinh dầu đuổi muỗi sẽ an toàn nếu bạn làm đúng cách. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng tinh dầu rất mạnh và không được sử dụng trực tiếp trên da của trẻ sơ sinh hoặc thậm chí trẻ mới biết đi. Nguy cơ gây ngộ độc tinh dầu nếu bạn sử dụng sai cách. 1. Sử dụng tinh dầu đuổi muỗi và côn trùng Tinh dầu đuổi muỗi được công nhận là an toàn 3. Một số loại tinh dầu được dùng để đuổi muỗi. Có một số loại tinh dầu có thể giúp đuổi muỗi như:Tinh dầu bạch đàn chanh: Bạch đàn chanh (Eucalyptus citriodora hay Corymbia citriodora) là một loại cây thuộc họ bạch đàn. Nó có một lượng cao tự nhiên của hợp chất citronellal, giúp xua đuổi côn trùng. Quá trình chưng cất bạch đàn chanh cũng tạo ra một hợp chất gọi là para-menthane-3,8-diol (PMD). Hợp chất này là chất xua đuổi thực vật duy nhất mà CDC khuyến nghị sử dụng ở những nơi có bệnh do muỗi truyền như sốt rét.Tinh dầu sả Citronella: (Cymobopogon nardus) là một thành phần trong nhiều loại thuốc xua đuổi. Dầu này cũng chứa nhiều citronellal và geraniol, cả 2 đều có tác dụng xua đuổi muỗi.Bạc hà (Piperita mentha) tự nhiên có chứa nhiều tinh dầu bạc hà. Điều này có thể tạo ra hiệu ứng làm mát làn da của bạn, tạo cảm giác dễ chịu khi trời nắng nóng. Nó cũng có thể xua đuổi muỗi.4. Cách sử dụng tinh dầu đuổi muỗi an toàn. Một số mùi hương như sả, tuyết tùng, oải hương, bạch đàn có thể giúp đuổi muỗi. Nếu bạn chọn sử dụng những loại tinh dầu này làm chất đuổi muỗi thì đây là cách sử dụng chúng đúng cách:Hãy cẩn thận để tinh dầu không tiếp xúc với da, mắt hoặc miệng của bé. Thay vào đó, hãy nhỏ một vài giọt tinh dầu vào mảnh vải hoặc bông gòn và đặt dưới gầm giường của bé;Bạn có thể nhỏ một vài giọt lên bộ đồ giường hoặc ga trải giường. Nhưng lưu ý không thoa dầu lên nơi mắt hoặc miệng của bé có thể tiếp xúc với dầu;Thêm một vài giọt tinh dầu vào xô nước mà bạn dùng để lau sàn nhà. Điều này có thể giúp xua đuổi muỗi và bọ. Nó cũng sẽ giữ cho ngôi nhà của bạn luôn thơm tho;Trộn một vài giọt tinh dầu với một ít nước và đổ vào đèn đốt hoặc máy khuếch tán. Hương thơm sẽ tràn ngập ngôi nhà của bạn khi hỗn hợp bay hơi. Lưu ý không nên xông hơi tinh dầu trong thời gian dài trong phòng kín, điều này sẽ có thể gây ra ngộ độc tinh dầu.;Hãy chắc chắn rằng bạn cất giữ tinh dầu xa tầm tay của trẻ.Một số sản phẩm, bao gồm chất tẩy rửa, nước rửa tay dạng lỏng, xà phòng, kem dưỡng da, chất làm sạch phòng, khăn ướt và dầu mát-xa, có chứa tinh dầu trong danh sách thành phần của chúng. Đọc kỹ nhãn, so sánh với các nhãn hiệu khác và các sản phẩm tương tự và đảm bảo sản phẩm an toàn cho lứa tuổi của con bạn trước khi mua. Hãy lưu ý rằng, một số sản phẩm có thể có hỗn hợp các loại nước hoa, đặc biệt là hương hoa hoặc hương trái cây thậm chí có thể thu hút muỗi, vì vậy hãy luôn lựa chọn sản phẩm bạn sử dụng một cách cẩn thận.Hãy nhớ rằng, tinh dầu chỉ nên được sử dụng cùng với các cách đuổi muỗi khác, chẳng hạn như chất xua đuổi hóa học được thoa lên da, quần áo bảo hộ và màn chống muỗi.
doc_52360;;;;;doc_58383;;;;;doc_8883;;;;;doc_52203;;;;;doc_9098
Muỗi đốt không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn là nguồn truyền nhiễm một số bệnh nguy hiểm cho sức khỏe như sốt xuất huyết, sốt rét,... Do đó, việc dùng thuốc hay kem chống muỗi rất cần thiết khi tham gia các hoạt động dã ngoại hay tham quan. Tuy nhiên, khi sử dụng có thể gây ra những tác dụng không mong muốn với cơ thể. Việc nắm được những nguyên tắc dùng kem chống muỗi an toàn đóng vai trò quan trọng. 1. Những thành phần hóa học thường có trong thuốc chống muỗi Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào vào cơ thể, mọi người cũng cần nắm được thành phần của loại thuốc. Với các những loại thuốc chống muỗi, ở bất kỳ dạng bào chế nào: kem, gel, dung dịch bôi cho đến các loại thuốc nước, thuốc xịt,... của bất kỳ nhà sản xuất nào cũng đều có chung một số thành phần hóa học chính như sau:1.1. DEETDEET là thành phần hóa học được xem như là một loại thuốc chống côn trùng rất tốt, với tỷ lệ thấp nhất trong thành phần thuốc là khoảng 15% cùng với một số thành phần khác. Tuy nhiên, dù có tỷ lệ thấp thì hóa chất DEET cũng có thể gây ra những tổn hại cho da.1.2. Picaridin. Với những thuốc chống muỗi ở dạng xịt, kem dưỡng da hay khăn lau, picaridin là một thành phần khác được EPA chấp thuận, hoạt động tốt như một hàng rào bảo vệ da đối với muỗi. Đó là một hợp chất hóa học có nguồn gốc thực vật mà bạn có thể tìm thấy trong các sản phẩm chống muỗi như Cutter Advanced và Skin So Soft Bug Guard Plus. Thành phần kem chống muỗi an toàn cho tất cả mọi người trong đó có trẻ em và phụ nữ mang thai. Nên cẩn trọng đọc kỹ hướng dẫn khi sử dụng thuốc xịt chống muỗi 1.3. IR3535IR3535 là hợp chất chống muỗi nhân tạo, xuất hiện trong nhiều sản phẩm chống muỗi. Hợp chất này được EPA chấp thuận dùng an toàn với cả trẻ em và phụ nữ đang mang thai với tác dụng đuổi muỗi khỏi da trong vài giờ.1.4. Dầu bạch đàn chanh. Dầu bạch đàn chanh với tên hóa học là OLE được EPA phê duyệt và có hiệu quả để xua đuổi muỗi. Bạn có thể thấy thành phần này trong các phiên bản tổng hợp của nó như Repel và Off. Tuy nhiên, việc sử dụng OLE "nguyên chất" (dầu đơn thuần, chưa qua chế biến) là nguy hiểm cho da. Nó chưa được thử nghiệm về độ an toàn và không được EPA khuyến nghị.1.5. 2-undecanone. Hóa chất 2-undecanone còn có tên gọi khác là Bio. UD, có nguồn gốc từ quả cà chua. Nó có sẵn trong thành phần của Bite Blocker và theo như một số nghiên cứu cho biết nó hoạt động tốt như các sản phẩm có 30% DEET. 2. Phản ứng không mong muốn khi dùng thuốc chống muỗi 2.1. Nguy cơ gây tổn thương đường hô hấp. Khi dùng những loại bình xịt thuốc chống muỗi vào vị trí vùng mặt và cổ, thuốc xịt có thể lẫn vào không khí và dễ dàng xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp và gây hại cho sức khỏe người dùng.2.2. Nguy cơ phơi nhiễm hóa chất. Khi những vùng da hở như vết muỗi cắn mới trên da, nốt muỗi đốt cũ đã gãi trầy xước,... tiếp xúc với các loại thuốc chống muỗi, cơ thể có nguy cơ phơi nhiễm hóa chất với các vùng da hở này. Các báo cáo gần đây chỉ ra những triệu chứng phổ biến của việc nhiễm độc DEET ở trẻ em là đau đầu, run, mất kiểm soát, động kinh và co giật. Hầu hết các trường hợp nhiễm độc do tiếp xúc với DEET được báo cáo đều liên quan nhóm trẻ em dưới 8 tuổi. 2.3. Thuốc bôi chống muỗi có thể gây nguy hại đến da. Dùng thuốc chống muỗi đốt chỉ có tác dụng trong khoảng thời gian nhất định, khi thuốc bay hết lại phải bôi tiếp. Khi liên tục bôi thuốc trong thời gian dài và bôi nhiều cũng có thể gây hại cho da. Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp như phản ứng kích ứng (da đỏ lên, rát, bong vảy) hoặc gây dị ứng da (làn da sưng nề, đỏ lên, ngứa, mọc những nốt mụn nước li ti hoặc có mủ...). Những trường hợp viêm da cơ địa (cả trẻ em và người lớn) có làm bề mặt da trở nên nhạy cảm hơn.Trường hợp bị tác dụng phụ trên da còn có thể gây ra cảm giác rất ngứa và khi có mủ thì bị đau. Khi các sẩn ngứa lặn đi thường để lại các vết mất sắc tố hoặc tăng sắc tố sau viêm nhưng thường là tăng sắc tố. Một số người khác có thể bị những vết thương mới trắng lẫn vết thâm cũ. Các vết thâm thường tồn tại rất dai dẳng và nếu cứ bị muỗi đốt liên tục thì các vết thâm lại xuất hiện ngày càng nhiều. Nếu gãi hoặc chà xát nhiều thì các vết thâm còn bị dày lên, trở nên sần sùi trông rất mất thẩm mỹ. Khi tình trạng này tái lại thường xuyên có thể dẫn đến những vấn đề về da nghiêm trọng như viêm da dị ứng, nhiễm trùng, sưng tấy... Vậy nên, bạn cần cẩn thận khi sử dụng các sản phẩm thuốc chống muỗi. Sử dụng thuốc bôi chống muỗi trong thời gian dài có thể gây dị ứng da 3. Lưu ý khi dùng thuốc chống muỗi cho trẻ em Trẻ em là đối tượng có làn da mỏng và cơ địa tương đối nhạy cảm, đặc biệt là với các loại thuốc bôi trên da. Một số loại hóa chất hóa học tổng hợp có trong thành phần thuốc chống muỗi có thể nguy hiểm cho cơ thể bé khi chúng xâm nhập vào trong da của trẻ. Để việc sử dụng kem chống muỗi an toàn cần một số lưu ý sau:Với những trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi, không được sử dụng bất kỳ sản phẩm chứa DEET cho bé.Với bé trên 6 tháng tuổi, nên tránh dùng thuốc chống muỗi bôi trực tiếp lên da.Không dùng thuốc chống muỗi lên bàn tay của trẻ, vì nhiều trẻ thường xuyên cho tay vào miệng.Một số loại thuốc, kem chống muỗi có hương liệu với nồng độ rất mạnh, dễ gây dị ứng cho làn da nhạy cảm của bé. Bạn nên sử dụng thuốc dạng nước hoặc kem thay vì thuốc phun xịt.Khi muốn dùng thuốc chống muỗi cho quần áo, hãy xịt thuốc khi không có trẻ và trước khi trẻ mặc chừng 30 phút.Khi không cần thiết phải bôi thuốc cho trẻ nữa cần phải tắm rửa cho trẻ, làm sạch sẽ phần da đã bôi thuốc để loại bỏ hóa chất có hại. Tránh dùng thuốc chống muỗi lên bàn tay của trẻ 4. Cách dùng kem chống muỗi an toàn Trước khi sử dụng cho toàn thân, nên thử dùng trước cho một vùng da nhỏ vị trí mặt trong cánh tay. Nếu không thấy xuất hiện kích ứng, mẩn ngứa thì từ đó mới sử dụng thuốc xịt cho toàn bộ cơ thể.Tuyệt đối không xịt trực tiếp thuốc lên người, mà nên xịt trước ra tay và xoa đều lên các vùng có nguy cơ bị muỗi đốt.Khi bôi thuốc chống muỗi cần tránh vùng vị trí mắt, mũi, miệng, vết thương hở.Có thể bôi thuốc chống muỗi lên các vật dụng khác như quần áo, chăn, chiếu, màn... cũng cho tác dụng chống muỗi đốt.Chỉ sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết như đi đến nơi xa lạ, vùng dịch tễ hay đi du lịch....Hạn chế dùng thuốc chống muỗi, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết như đi đến nơi xa lạ, du lịch, sống trong vùng có dịch sốt xuất huyết...Khi dùng thuốc chống muỗi thì mọi người cần dùng thuốc đúng phương pháp để thuốc phát huy hết hiệu quả, người dùng được an toàn.Ngoài các biện pháp kể trên, bạn có thể tham khảo thêm cách dùng một số sản phẩm từ thực vật cũng có tác dụng xua muỗi như thuốc xua muỗi từ dầu đậu nành, kéo dài trong khoảng thời gian 1,5- 2 giờ. Các loại tinh dầu khác như tinh dầu sả, bạc hà, cỏ chanh, tuyết tùng, phong lữ hay dầu khuynh diệp cũng có tác dụng này trong thời gian ngắn.;;;;;1. Ích lợi của tinh dầu đối với sức khỏe Từ xưa đến nay, tinh dầu đã quá quen thuộc với chúng ta trong đời sống hàng ngày. Đa phần các loại tinh dầu đều có chiết xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên với độ lành tính cao, như hoa, rễ cây, lá cây,... Trải qua quá trình chế biến và chưng cất, tinh dầu được đưa vào sử dụng với mục đích đem lại hương thơm cho không gian sống và sinh hoạt ở nhiều nơi. Công dụng của tinh dầu đó chính là xoa dịu căng thẳng, lo âu, mệt mỏi giúp thư giãn tinh thần cho người sử dụng. Bên cạnh đó tinh dầu còn có công năng khác đó chính là cải thiện sức khỏe của hệ hô hấp, giảm tình trạng khò khè, giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu hơn, tinh thần sảng khoái hơn. Ngoài ra tinh dầu còn được sử dụng như một biện pháp phòng ngừa và loại bỏ mùi ẩm mốc, dùng để trị liệu, massage thư giãn cơ thể, ứng dụng vào mỹ phẩm hay đuổi côn trùng rất hiệu quả. Hiện nay để cải thiện không khí trong phòng ở, nhiều hộ gia đình đã sử dụng đèn xông tinh dầu vừa có công dụng thắp sáng lại vừa giúp mùi tinh dầu được lan tỏa sâu hơn. 2. Các loại tinh dầu phổ biến hiện nay Trên thị trường hiện nay không khó để bắt gặp các loại tinh dầu được quảng cáo với công dụng đuổi muỗi, đuổi côn trùng và đem lại không gian thư giãn cho nơi bạn sinh sống. Trong đó nổi bật nhất phải kể đến tinh dầu mùi chanh, sả, bưởi, bạc hà, oải hương, tràm, quế,... Cách sử dụng khá đơn giản, bạn chỉ cần đổ nước vào phần trũng phía trên đèn xông, sau đó nhỏ một vài giọt tinh dầu vào số nước này và bật đèn lên. Sức nóng từ đèn xông sẽ khiến cho nước bốc hơi và mùi hương của tinh dầu được khuếch tán mạnh hơn vào không gian phòng. Dưới đây là tác dụng của một số loại tinh dầu phổ biến: Tinh dầu bạc hà: hương thơm dễ chịu, the mát của bạc hà sẽ giúp đuổi muỗi và côn trùng, giúp khử mùi, làm sạch không khí. Bên cạnh đó loại tinh dầu này còn có công năng khử mùi ẩm mốc, mùi hôi và giảm độ ẩm trong phòng, đem tới cho gia chủ cảm giác thư thái, dễ chịu hơn; Tinh dầu sả chanh: tác dụng của tinh dầu sả chanh là làm tê liệt hệ thần kinh của muỗi khiến chúng tránh xa, rất hữu hiệu để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết; Tinh dầu hương thảo: loại tinh dầu này có mùi hương rất dễ chịu, có khả năng giảm mệt mỏi và căng thẳng hiệu quả. Tương tự như các loại tinh dầu khác, bạn có thể dùng tinh dầu hương thảo để đuổi muỗi và côn trùng xâm nhập vào phòng ở; Tinh dầu tràm trà: đặc tính của tràm trà có thể giúp giảm ngứa do muỗi đốt và xua đuổi muỗi. Đồng thời những ai đang bị nghẹt mũi hãy thử xông tinh dầu tràm trà trong phòng sẽ giúp cải thiện hiệu quả tình trạng này. Vào thời tiết lạnh, nếu cần giữ ấm cho trẻ nhỏ cha mẹ có thể nhỏ vài giọt tinh dầu tràm trà vào nước tắm của trẻ, xoa một lượng vừa đủ tinh dầu vào bụng, ngực, lòng bàn chân của trẻ sẽ giúp phòng tránh nguy cơ cảm lạnh; Tinh dầu húng quế: với mùi thơm và cay đặc trưng, tinh dầu húng quế được nhiều người lựa chọn để ngăn ngừa sự xâm nhập của muỗi và các loại côn trùng. Ngoài ra khi bị muỗi cắn, bạn cũng có thể bôi tinh dầu húng quế lên vết muỗi đốt để làm dịu cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Như đã phân tích thì tinh dầu rất có lợi đối với sức khỏe, đặc biệt nếu đó là các sản phẩm tinh dầu được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên, trải qua quy trình chế biến đảm bảo chất lượng và được phân phối bởi các nhà sản xuất uy tín. Chính vì có nguồn gốc từ thực vật tự nhiên và nếu được dùng với nồng độ hợp lý thì tinh dầu khá lành tính, độ an toàn cao. Tuy nhiên cần lưu ý rằng nếu lạm dụng tinh dầu, dùng sai cách có thể dẫn đến các tác dụng không mong muốn như viêm da, mẩn ngứa ngoài da, co thắt phế quản, dị ứng, nặng hơn là làm bỏng da và niêm mạc,... Nghiêm trọng nhất là gây ức chế hệ thần kinh trung ương, ức chế hô hấp, rối loạn nhịp tim vô cùng nguy hiểm. Do đó bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng tinh dầu, không được tự ý bôi tinh dầu đậm đặc trực tiếp lên da hay niêm mạc, không uống hay dùng để nhỏ mắt, nhỏ mũi,... Ngoài ra người tiêu dùng cần hết sức cảnh giác trước các sản phẩm tinh dầu cộp mác tự nhiên và chứa nhiều hóa chất độc hại. Các hương liệu công nghiệp chứa trong tinh dầu có khả năng khiến người sử dụng bị nhức đầu, thiếu máu, mờ mắt, ngộ độc, ảnh hưởng đến thần kinh, thậm chí là tổn thương não,... Các phản ứng trên còn nghiêm trọng hơn ở các đối tượng có cơ địa nhạy cảm, nhất là trẻ em, phụ nữ mang thai hay người cao tuổi. Vì vậy việc sử dụng tinh dầu cần hết sức cẩn trọng. 4. Một số lưu ý khi xông tinh dầu trong phòng Việc xông tinh dầu trong phòng là một thói quen tốt nhưng chúng ta cần biết xông đúng cách để tránh gặp phải những hệ lụy tiêu cực đối với sức khỏe như đã nêu. Sau đây là các lưu ý bạn cần ghi nhớ khi sử dụng tinh dầu xông trong phòng ở: Mỗi lần xông không nên đổ quá nhiều tinh dầu, thay vào đó hãy nhỏ khoảng từ 3 - 5 giọt/buổi tối; Không dùng đèn nến để xông tinh dầu mà nên lựa chọn loại máy khuếch tán tinh dầu. Khi đi ngủ bạn hãy bật chế độ nhỏ nhất chỉ đủ phảng phất hương thơm. Tốt nhất nên bật khoảng 1 tiếng rồi sau đó tắt đi trước khi đi ngủ, phòng trường hợp bị ngạt thở trong phòng kín; Nên tìm hiểu kỹ nguồn gốc, xuất xứ và công dụng của các loại tinh dầu để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái kém chất lượng.;;;;;1. Những loại thuốc diệt muỗi Thuốc xịt muỗi chống sốt xuất huyết là loại thuốc đã được thử nghiệm, đáp ứng đủ với những tiêu chí chất lượng của Bộ Y tế, hỗ trợ diệt muỗi và phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết cho người lớn và trẻ nhỏ. Có 3 nhóm sản phẩm thuốc diệt muỗi bao gồm:Thuốc có gốc clo hữu cơThuốc có gốc phospho hữu cơThuốc có gốc pyrethrine. Tuy nhiên, thuốc diệt muỗi nhóm có gốc clo và phospho đã bị cấm sử dụng bởi có chất độc hại. Hiện nay nhóm thuốc có gốc pyrethrine được nghiên cứu và thử nghiệm cho kết quả an toàn và được Bộ Y tế sử dụng phun thuốc chống sốt xuất huyết. Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, là môi trường thuận lợi để muỗi sinh sôi và phát triển. Do vậy, muỗi có thể bùng phát về số lượng khi gặp điều kiện thuận lợi. Nếu bị muỗi đốt có thể nhiễm những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sốt xuất huyết. Chính vì vậy, diệt muỗi là một trong những cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất, để có thể tiêu diệt muỗi trên diện tích lớn và khống chế số lượng muỗi phát triển thì cần thực hiện phun muỗi tại nhà càng sớm càng tốt. 3. Phun thuốc diệt muỗi chống sốt xuất hiện tại nhà an toàn 3.1 Chuẩn bị trước khi phun thuốc diệt muỗi. Nghiên cứu khu vực định phun thuốc nhằm tính đoán đủ số lượng thuốc cần phải sử dụng. Chủ động mở toàn bộ các loại cửa sổ và cửa ra vào để cho không khi lưu thông một cách dễ dàng. Che đậy kỹ càng những dụng cụ có chứa nước như vại, thai, lu hay khu vực để đồ ăn. Di chuyển vật nuôi ra khỏi nơi phun thuốc diệt muỗi. Mặc bộ đồ bảo hộ bao gồm quần áo, găng, khẩu trang,...3.2 Kỹ thuật phun thuốc. Tuỳ thuộc vào từng loại thuốc mà bạn đang sử dụng sẽ có những hướng dẫn cách pha cụ thể được chỉ định trên bao bì. Cần chú ý tới tỷ lệ quy định nhằm đảm bảo hiệu quả diệt muỗi tốt hơn.Sau khi pha thuốc theo đúng tỷ lệ thì cần cho thuốc vào bình phun và tiến hành xịt phun sương toàn bộ ngóc ngách trong nhà.Khi phun, cần phải phun thuốc theo chiều từ trên cao xuống thấp nhằm đảm bảo thuốc có thể lan tỏa ở mọi vị trí.Tư thế phun thuốc theo hướng giật lùi và giữ khoảng cách từ bình tới cơ thể tối thiểu 0,5m nhằm hạn chế tối đa các ảnh hưởng của thuốc tới mắt và da.3.3 Quá trình xử lý sau khi phun thuốc diệt muỗi. Sau khi phun thuốc xịt muỗi chống sốt xuất huyết tại nhà, người trực tiếp phun cần phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm rửa với xà phòng và thay quần áo mới.Số lượng thuốc còn thừa cần phải xử lý phù hợp. Không được đổ trực tiếp xuống ao hồ hoặc sông ngòi.Sau 30 phút phun thuốc hãy vào nhà. 4. Một số lưu ý khi phun thuốc diệt muỗi Theo các chuyên gia y tế, loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường hoạt động mạnh vào lúc sáng sớm và buổi chiều tối. Do đó, phun thuốc chống sốt xuất huyết đạt hiệu quả cao nhất vào thời điểm trên với điều kiện thời tiết ít gió và không mưa. Khi phun thuốc diệt muỗi tại nhà cần lựa chọn những loại thuốc và bình xịt đã được Bộ Y tế cấp phép và đăng ký lưu hành. Bên cạnh đó, để tránh những hóa chất trong bình xịt không ảnh hưởng tới sức khoẻ của gia đình thì cần sử dụng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.Ngoài ra, việc phun thuốc diệt muỗi chống sốt xuất huyết tại nhà chỉ có hiệu quả trong khoảng thời gian nhất định. Do vậy, để phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất ngoài việc phun thuốc diệt muỗi thì cần thực hiện phát quang bụi rậm, diệt loăng quăng và bọ gậy, đậy kín những dụng cụ chứa nước. Đồng thời, thực hiện các biện pháp phòng muỗi đốt như mặc quần áo dài tay, mắc màn khi đi ngủ và sử dụng kem chống muỗi đốt.Tóm lại, sốt xuất huyết là một căn bệnh hết sức nguy hiểm và dễ lây lan, nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Vì vậy, việc phòng ngừa bằng cách phun thuốc diệt muỗi không chỉ góp phần ngăn chặn bệnh sốt xuất huyết mà còn giúp nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc phòng và chống bệnh sốt xuất huyết.;;;;;Tinh dầu mè là một loại dầu thực vật được chiết xuất từ hạt của cây vừng. Không chỉ là một loại nguyên liệu nấu ăn, nó còn có nhiều tác dụng trong các bệnh lý tuần hoàn, hô hấp, nội tiết, phòng ngừa ung thư,... đặc biệt là công dụng trẻ hóa làn da. 1. Xuất xứ của tinh dầu mè Tinh dầu mè được ép từ hạt mè (hạt vừng) tên khoa học Sesamum Notify Yum. Có nguồn gốc từ Đông Phi, Ấn Độ ngày nay được trồng ở nhiều nơi, thích hợp với các nước có khí hậu nhiệt đới và ôn đới. Có nhiều giống mè khác nhau như mè đen, mè trắng, mè vàng.Tinh dầu mè có mùi hơi nồng, là nguyên liệu nấu ăn không thể thiếu của ẩm thực Trung Hoa, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á,... 2. Thành phần có trong tinh dầu mè 5. Tác dụng phụ khi sử dụng dầu mè Tinh dầu mè khá an toàn đối với sức khỏe, hiếm khi xảy ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, ở những cơ địa quá mẫn cảm với các thành phần của dầu mè có thể xảy ra các biểu hiện;Tiêu chảy khi sử dụng với lượng lớn dầu mè;Dị ứng: nổi mẩn đỏ, ngứa, phát ban,...Sốc phản vệ: khó thở, tức ngực, nôn ói,... Trường hợp này, cần đưa tới bệnh viện cấp cứu ngay.Dầu mè là một loại nguyên liệu dễ tìm, dễ sử dụng và có nhiều công dụng cho sức khỏe, đặc biệt là công dụng trên làn da. Mặc dù được đánh giá là khá lành tính, tuy nhiên để đảm bảo an toàn trong lần đầu tiên sử dụng thì bạn nên dùng lượng ít. Nếu bôi trên da thì thử một lượng nhỏ bôi trên mu bàn tay nếu không có phản ứng thì có thể sử dụng vùng lớn trên da.;;;;;Tinh dầu là dạng chất lỏng chứa các hợp chất thơm dễ bay hơi được chiết xuất bằng nhiều phương pháp khác nhau từ lá, vỏ cây, thân cây, hoa,...Tinh dầu có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hoạt tính giảm viêm. Tinh dầu có tên tiếng Anh là Essential oil, là dạng lỏng chứa các chất dễ bay hơi trong thực vật và có mùi thơm đặc trưng. Từ thời cổ đại, tinh dầu đã được sử dụng trong các liệu pháp hương thơm để chăm sóc cơ thể và hỗ trợ làm đẹp. Tinh dầu được sử dụng phổ biến trong ngành sản xuất nước hoa, mỹ phẩm, xà phòng hoặc để tạo hương cho thực phẩm, đồ uống,...Dưới đây là một số tác dụng đặc trưng của tinh dầu:1.1 Giảm lo âu và căng thẳng. Nhiều loại tinh dầu được sử dụng trong liệu pháp mùi hương để kiểm soát căng thẳng và lo lắng. Ví dụ, các nhà khoa học phát hiện ra rằng tinh dầu cam có tác dụng giảm lo lắng đối với các tình nguyện viên nam tham gia thử nghiệm.1.2 Kháng nấm. Các nghiên cứu ban đầu về tinh dầu tràm trà đã có những kết quả đầy hứa hẹn về hoạt tính kháng nấm. Tinh dầu đã được sử dụng để giảm nấm chân cho các vận động viên, nấm miệng và nhiễm nấm như nấm candida.1.3 Giảm đau đầu. Vào những năm 90, hai nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thoa hỗn hợp dầu bạc hà - ethanol lên trán và thái dương của những người tham gia giúp giảm đau đầu. Một số nghiên cứu gần đây cũng đã cho thấy cơn đau đầu thuyên giảm sau khi thoa dầu bạc hà và dầu oải hương lên da.1.4 Hỗ trợ giấc ngủ. Tinh dầu hoa oải hương đã được chứng minh là giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của phụ nữ sau khi sinh con, cũng như bệnh nhân mắc bệnh tim. Một đánh giả từ 15 nghiên cứu về tinh dầu và giấc ngủ cho thấy rằng việc ngửi các loại dầu - chủ yếu là dầu hoa oải hương - có tác động tích cực đến thói quen ngủ.1.5. Giảm viêm. Tinh dầu có thể giúp chống lại các tình trạng viêm nhiễm của cơ thể. Một nghiên cứu trên chuột cho thấy rằng ăn kết hợp tinh dầu cỏ xạ hương và oregano hỗ trợ làm thuyên giảm bệnh viêm đại tràng. Hai nghiên cứu trên chuột về dầu caraway và hương thảo cũng cho kết quả tương tự. Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy các loại tinh dầu sau đây có đặc tính chống viêm: xạ hương, đinh hương, hoa hồng, bạch đàn, thì là, cam bergamot. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những loại dầu này làm giảm ít nhất 25% biểu hiện của enzyme gây viêm COX-2. Tinh dầu cỏ xạ hương có nhiều tác dụng nhất, giảm gần 75% mức COX-2. Ngoài ra, Hiệp hội quốc gia về trị liệu bằng hương thơm (National Association of Holistic Aromatherapy) đã liệt kê nhiều loại dầu có thể làm giảm viêm, bao gồm: hoa cúc la mã, gừng, cúc vạn thọ,... 3. Cách sử dụng tinh dầu giảm viêm Vì tình trạng viêm ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể nên tinh dầu có thể được sử dụng theo một số cách khác nhau để giúp làm giảm viêm:Khuếch tán: Bạn có thể mua máy khuếch tán tinh dầu để sử dụng tinh dầu giảm viêm. Máy khuếch tán sẽ giúp các hạt tinh dầu phân tán trực tiếp vào không khí. Hít mùi hương có thể giúp bạn thư giãn và có thể có lợi trong trường hợp tình trạng viêm liên quan đến căng thẳng.Xoa bóp: Để giảm viêm bằng tinh dầu, bạn có thể thoa trực tiếp tinh dầu đã pha loãng lên vùng bị viêm. Lưu ý không bao giờ nên thoa tinh dầu chưa pha loãng lên da vì có thể gây kích ứng da.Súc miệng: Mặc dù hiếm, nhưng có một số loại tinh dầu được dùng để súc miệng. Các nhà nghiên cứu trong một bài đánh giá năm 2011 đã phát hiện ra rằng sử dụng nước súc miệng có tinh dầu rất hữu ích trong việc giảm viêm nướu. Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi thử phương pháp này. Đặc biệt không được nuốt tinh dầu vì sẽ gây nguy hiểm. 4. Cách pha một số hỗn hợp tinh dầu giúp giảm viêm 4.1 Hỗn hợp tinh dầu giảm viêm nhiều mục đích. Nếu muốn dùng tinh dầu để giảm viêm nói chung, bạn có thể thử pha hỗn hợp các tinh dầu sau vào một chiếc lọ thủy tinh tối màu, dung tích 5ml để dùng dần. Thành phần cụ thể gồm: 44 giọt tinh dầu oải hương, 31 giọt tinh dầu cúc bất tử, 19 giọt tinh dầu hương trầm và 6 giọt tinh dầu cúc La Mã.Bạn nên nhớ pha loãng hỗn hợp tinh dầu giảm viêm với dầu nền trước khi sử dụng. Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể thay đổi số lượng tinh dầu và loại dầu nền:Massage: Pha 6 giọt hỗn hợp tinh dầu trên với 2 thìa cà phê dầu hạt nho hoặc dầu hạnh nhân, sau đó massage lên vùng bị ảnh hưởng.Chườm: Pha 6 giọt hỗn hợp tinh dầu với 1 thìa cà phê dầu hạt nho vào chậu nước rồi khuấy đều. Sau đó, có thể nhúng khăn sạch vào chậu nước, vắt bớt nước rồi dùng khăn chườm lên da.4.2 Hỗn hợp tinh dầu để giảm đau cơ bắp, giảm cứng khớp sau vận động mạnh. Tinh dầu không chỉ giúp giảm viêm mà còn hỗ trợ tăng lưu thông máu tới các khớp, các cơ bắp bị đau sau khi vận động mạnh. Bạn nên pha 3 giọt tinh dầu nhựa thơm (copaiba), 6 giọt tinh dầu oải hương, 3 giọt tinh dầu kinh giới và 3 giọt tinh dầu tiêu đen với 2 thìa canh dầu hạt nho, sau đó dùng hỗn hợp trên xoa bóp lên các khu vực bị đau.4.3 Hỗn hợp tinh dầu cho trường hợp viêm và đau (ví dụ như bong gân, căng cơ, đau đầu do căng thẳng)Bạn có thể kết hợp các tinh dầu chống viêm, giảm đau theo công thức sau: Pha 1 giọt tinh dầu bạc hà với 3 giọt tinh dầu khuynh diệp, 3 giọt tinh dầu hương thảo, 5 giọt tinh dầu oải hương vào lọ thủy tinh 10ml. Sau đó thêm dầu nền vào tới khi gần đầy chai. Bạn có thể lắc đều và dùng hỗn hợp tinh dầu thoa lên các khu vực bị đau.4.4 Hỗn hợp tinh dầu giảm viêm da trong trường hợp mụn trứng cá, bệnh eczema. Bạn có thể pha 4 giọt tinh dầu cúc La Mã, 3 giọt tinh dầu ngọc lan tây, 1 - 2 giọt tinh dầu hoắc hương và 2 thìa canh nước hoa hồng với 60ml gel nha đam hoặc kem dưỡng. Khuấy đều và bảo quản hỗn hợp vừa pha trong lọ thủy tinh.4.5 Hỗn hợp tinh dầu giúp giảm viêm đường hô hấp (ví dụ viêm phế quản, viêm thanh quản)Pha 25 giọt tinh dầu khuynh diệp, 5 giọt tinh dầu bạc hà, 7 giọt tinh dầu tràm trà, 5 giọt tinh dầu hương thảo, 7 giọt tinh dầu chanh với 1/4 cốc dầu nền và 7gr sáp ong. Bạn có thể ngửi mùi hương hoặc thoa hỗn hợp này lên vùng ngực để làm dịu cơn ho, giảm nghẹt mũi khi bị viêm đường hô hấp.Tóm lại, tinh dầu có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng tinh dầu không đúng cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như dị ứng, kích ứng da,...Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tinh dầu để giảm viêm.
question_463
Điều trị viêm gan C như thế nào để có hiệu quả?
doc_463
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam là nước nằm trong khu vực dễ bị virus viêm gan C. Đây là một trong 10 căn bệnh có nguy cơ tử vong cao, diễn biến âm thầm nên rất khó phát hiện để điều trị kịp thời. Bệnh do virus Hepatitis C virus (HCV) gây ra, để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan,… Viêm gan C có thể lây từ người mang virus gây bệnh sang cho người khác theo 3 con đường là đường máu, quan hệ tình dục và mẹ truyền sang con trong thai kỳ. Bệnh viêm gan C phá hủy tế bào gan và dẫn đến ung thư gan Ngoài việc tấn công và hủy hoại gan, virus viêm gan C còn làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác bên trong cơ thể. Nguyên nhân là trong quá trình hình thành kháng thể chống virus, kháng thể nào tạo nên các phản ứng có hại, làm tổn thương thận, tê ngứa và tổn thương dây thần kinh, da đỏ, viêm loét,… Do đó, tìm cách trị viêm gan C càng sớm sẽ giúp giảm nguy cơ hình thành các biến chứng nguy hiểm, hồi phục chức năng gan. Đây là một căn bệnh diễn biến âm thầm và rất khó phát hiện. Trong những giai đoạn đầu, người bệnh hầu như không cảm nhận thấy sự bất thường về sức khỏe. Bệnh viêm gan C có 4 giai đoạn phát triển như sau: – Thời gian ủ bệnh: Trung bình kéo dài từ 2- 6 tháng từ lần đầu tiếp xúc với người bệnh và bị virus xâm nhập vào cơ thể – Viêm gan C mãn tính: Sau 6 tháng bị virus tấn công, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Ở giai đoạn này, trị viêm gan C bằng thuốc vẫn cho tác dụng hiệu quả – Xơ gan: Gan bắt đầu hình thành các tế bào mô sẹo, suy giảm chức năng gan, thải độc gan. Thời gian xơ gan diễn biến trong khoảng 20 – 30 năm hoặc có thể nhanh hơn – Ung thư gan: Giai đoạn cuối cùng và nghiêm trọng nhất, dễ dẫn đến tử vong Điều trị bệnh viêm gan C không phải là cuộc chiến “đơn độc” của mỗi người bệnh mà sẽ có sự đồng hành, hỗ trợ của y bác sĩ, người thân. Ngoài tuân thủ phác đồ điều trị, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho khoa học, hợp lý hơn. 3.1 Tuân thủ phác đồ điều trị viêm gan C Đối với mỗi giai đoạn phát triển bệnh thì phác đồ điều trị sẽ khác nhau. Cụ thể: – Ở giai đoạn cấp tính: Mục tiêu điều trị bệnh viêm gan C giai đoạn này là ngăn chặn quá trình phát triển và chuyển sang mãn tính. Một số người bệnh có thể hoàn toàn tự hết do cơ thể sản sinh ra đủ kháng thể chống lại virus. Đặc biệt luôn chú ý việc tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch để đẩy lùi viêm gan C hiệu quả. – Ở giai đoạn mãn tính: Nếu phát hiện và điều trị bệnh viêm gan C kịp thời thì vẫn có thể chữa khỏi. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng virus để loại bỏ virus gây bệnh ra ngoài cơ thể. Các loại thuốc với thành phần dược lý mạnh sẽ nhanh chóng loại bỏ và hồi phục chức năng gan. Nên sử dụng các loại thuốc đặc trị để hạn chế gan tổn thương 3.2 Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt Ăn uống, sinh hoạt, luyện tập là những yếu tố mà người bị bệnh viêm gan C cần hết sức lưu ý để thực hiện. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh và có đủ miễn dịch để chống chọi với bệnh. Tuy bị viêm gan nhưng không nên kiêng khem quá mức làm ảnh hưởng đến gan. Trong các bữa ăn hàng ngày, cần cân đối đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là nhiều rau xanh, hoa quả, trái cây,… Đồng thời hạn chế những đồ ăn dầu mỡ, cay nóng, nhiều chất kích thích,.. Người bị viêm gan C nên từ bỏ các thói quen xấu làm ảnh hưởng đến gan như – Không sử dụng chất kích thích, không uống rượu, bia, không dùng thuốc lá,… – Không thức quá khuya, đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc,… – Không nhịn tiểu, nhịn đi vệ sinh vì làm tăng áp lực cho đường ruột,… – Không tập các bài tập nặng, không vận động thể thao quá sức,… 4. Cách phòng ngừa bệnh viêm gan C Để phòng ngừa căn bệnh viêm gan C, bạn nên chú ý các điều sau đây: 4.1 Phòng ngừa, điều trị viêm gan C từ ban đầu – Không dùng chung các vật dụng hoặc bất cứ thứ gì có thể dính máu với người bệnh như kim tiêm, dao cạo, khăn mặt, bàn chải đánh răng,… – Khi muốn xỏ khuyên, xăm mình,… chỉ nên làm tại những địa điểm uy tín với dụng cụ an toàn, vô trùng – Khi quan hệ tình dục cần sử dụng biện pháp bảo vệ. Nữ giới không nên quan hệ tình dục khi có kinh nguyệt – Khi muốn có con cần kiểm tra xác định có ai bị nhiễm viêm gan C hay không và thường xuyên thăm khám khi mang thai Thăm khám phòng ngừa, điều trị viêm gan C tại bệnh viện 4.2 Phòng ngừa thứ cấp và tam cấp – Giáo dục và tư vấn về cách chăm sóc và điều trị cho người bị viêm gan C – Khi phát hiện bệnh cần điều trị sớm, bao gồm cả điều trị kháng virus nếu được – chỉ định. – Thường xuyên theo dõi để phát hiện sớm bệnh gan mãn tính, để tránh xảy ra biến chứng.
doc_12626;;;;;doc_11407;;;;;doc_16218;;;;;doc_44230;;;;;doc_25979
Viêm gan C có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hiện nay, điều trị viêm gan C bằng thuốc được các chuyên gia đánh giá rất cao. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ mới có thể mang đến hiệu quả tích cực nhất. Viêm gan C do virus HCV gây ra và được chia thành 2 dạng là viêm gan C cấp tính và viêm gan C mạn tính. Cụ thể như sau: Viêm gan C cấp tính: Với những trường hợp này, bệnh nhân thường chỉ bị bệnh trong giai đoạn ngắn (dưới 6 tháng) và thường ít triệu chứng. Do đó, căn bệnh này còn được gọi là bệnh “thầm lặng”. Nếu nhiễm viêm gan C cấp tính, gan của người bệnh sẽ ít có nguy cơ bị tổn thương. Khoảng 1/3 số bệnh nhân mắc bệnh có thể tự chống lại và tiêu diệt virus mà không cần điều trị. Chính vì thế, nhiều trường hợp xét nghiệm cho thấy dấu hiệu của kháng thể chống virus rất có thể là do họ đã từng mắc bệnh. Viêm gan C cấp tính Những trường hợp mắc bệnh viêm gan C từ 6 tháng trở lên được đánh giá là mắc viêm gan C mạn tính. Nếu không được điều trị, bệnh nhân sẽ không thể tự khỏi bệnh và có thể phải đối mặt với những tổn thương gan nghiêm trọng. Ở giai đoạn này, bệnh nhân đã bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng rõ ràng hơn. Cụ thể như sau: + Mệt mỏi, khó tập trung. + Hay có cảm giác lo lắng, chán nản, bất an. + Hay bị đau cơ, đau khớp. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân đều không phát hiện vì những triệu chứng khá mơ hồ và dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh thông thường khác dẫn tới ủ bệnh nhiều năm và không được điều trị kịp thời. Khi virus sinh sôi, phát triển trong gan một thời gian sẽ gây tổn thương gan, dẫn đến xơ gan, suy giảm chức năng tiêu hóa và thải độc tố của gan. Nếu không sớm khắc phục tình trạng này, bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng. Thời gian tiến triển của bệnh viêm gan C rất khó dự đoán. Một số trường hợp chỉ sau vài năm đến 10 năm đã có thể dẫn tới xơ gan. Nhưng bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp, sức khỏe gan của người bệnh chỉ bị thay đổi rất ít dù đã nhiễm virus từ 20 đến 30 năm. Các chuyên gia cho biết gen hay lượng virus không phải là những yếu tố quyết định đến tốc độ phát triển của bệnh. Bệnh nhân nên lưu ý những yếu tố có thể làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn như sau: + Người bệnh đã lớn tuổi. + Người bệnh là nam giới. + Các trường hợp có thói quen uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá. + Không chỉ mắc viêm gan C mà còn mắc viêm gan B hoặc nhiễm HIV/AIDS. + Người mắc bệnh tiểu đường. + Người thừa cân, béo phì. Trước khi điều trị viêm gan C, các bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm để đánh giá được tổn thương gan, qua đó lên phác đồ điều trị hợp lý nhất. Đối với những trường hợp mắc viêm gan C mạn tính thì dùng thuốc điều trị kháng virus là phương pháp cần thiết. Mục đích sử dụng thuốc điều trị là tiêu diệt virus viêm gan C, ngăn ngừa tổn thương gan hoặc làm chậm quá trình tổn thương gan, giảm nguy cơ xơ gan, ung thư gan, suy giảm chức năng gan và giảm nguy cơ phải tiến hành ghép gan. Các loại thuốc điều trị bệnh Trước đây, 2 loại thuốc được sử dụng nhiều là interferon và ribavirin nhưng những loại thuốc này không có hiệu quả cao trong quá trình điều trị và còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Trong thời gian gần đây, một loại thuốc mới có thể mang lại hiệu quả cao trong điều trị, đó là thuốc kháng virus tác dụng trực tiếp kiểu gen (DAAs). Một ưu điểm khác của loại thuốc này là ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, loại thuốc này phụ thuộc vào kiểu gen của virus viêm gan C. Chính vì thế, bệnh nhân chỉ uống thuốc theo đơn của bác sĩ mà không nên tự ý dùng thuốc điều trị. Bệnh nhân lưu ý về vấn đề sử dụng các thực phẩm chức năng, vitamin, dưỡng chất bổ sung hoặc một số loại thảo dược khi đang trong thời gian điều trị. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Nếu không sử dụng đúng cách, những loại sản phẩm này có thể gây tác dụng phụ và tương tác kém với loại thuốc đang điều trị. Các chuyên gia đánh giá khá cao về tính hiệu quả của thuốc điều trị viêm gan C thế hệ mới. Tuy nhiên, những nghiên cứu về thuốc điều trị căn bệnh này đang có sự phát triển không ngừng và danh sách thuốc có thể thay đổi theo mỗi năm. Điều quan trọng nhất là bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ các chỉ định của bác sĩ điều trị. Thời gian điều trị Thời gian điều trị nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào mức độ bệnh và từng bệnh nhân cụ thể. Tuy nhiên, thông thường quá trình điều trị viêm gan C có thể kéo dài từ 8 đến 12 tuần, cũng có nhiều trường hợp cần điều trị trong 16 tuần, thậm chí 24 tuần do xuất hiện tổn thương nặng ở gan nhưng những trường hợp này thường rất hiếm. Khi lượng virus giảm thấp và không phát hiện virus trong máu sau 2 tuần sử dụng thuốc thì được coi là điều trị thành công và có thể kết thúc điều trị. Lưu ý: + Thuốc điều trị vẫn có thể mang đến những tác dụng phụ với mức độ nhẹ, chẳng hạn như rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi,… + Tuyệt đối tuân thủ theo đơn thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ. +Tìm hiểu về những tác dụng phục, cảnh báo đặc biệt khi sử dụng thuốc điều trị. + Bệnh nhân nên ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ và lưu ý cần ngủ đủ giấc mỗi ngày. + Nếu đang phải sử dụng bất cứ loại thuốc nào thì cần thông báo ngay với bác sĩ điều trị để được điều chỉnh loại thuốc và lượng thuốc phù hợp.;;;;; Viêm gan C là hay còn có tên khác là Hepatitis C Virus (HCV), là bệnh lý do virus viêm gan C gây ra. Virus này có dạng hình cầu, thuộc họ Flaviviridae. Virus này tiến triển trong cơ thể ở các dạng cấp tính, mãn tính gây xơ gan, ung thư gan. Khi người bệnh bị nhiễm viêm gan C trong giai đoạn đầu rất khó phát hiện. Bởi vì giai đoạn này không hề có bất cứ dấu hiệu đặc hiệu nào của cơ thể để nhận biết. Một số triệu chứng có thể xuất hiện như: mệt mỏi, chán ăn, đau nhẹ hạ sườn phải, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, đau cơ… Những triệu chứng này là do gan đang bị tấn công, nhưng rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác. Còn phần lớn không có triệu chứng cụ thể, nên rất dễ bị lãng quên nếu không kiểm tra sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, ở một số bệnh nhân xuất hiện vàng da nhẹ, xuất hiện từng đợt, kín đáo, có hiện tượng gầy sút cân. 3.1 Truyền máu Bệnh nhân được truyền máu khi virus đang ở thể ngủ. Khi người cho máu mới bị nhiễm, chưa phát hiện ra được trên xét nghiệm cũng như chưa có bất cứ biểu hiện nào phát bệnh. Người được truyền máu trong cấp cứu vô tình nhiễm bệnh của người cho máu. 3.2 Sử dụng chung đồ dùng cá nhân Sử dụng chung đồ dùng cá nhân như dao cạo râu, kéo, bàn chải đánh răng, bông băng vệ sinh dính máu… có thể lây nhiễm bệnh 3.3 Phơi nhiễm nghề nghiệp Da rách, niêm mạc tiếp xúc trực tiếp với máu người bệnh khi không sử dụng găng tay, dụng cụ bảo hộ. Hoặc dụng cụ bảo hộ bị rách, thủng làm phơi nhiễm đối với một số nghề như: y tế, công an, phun xăm… 3.4 Dùng chung bơm kim tiêm Trường hợp này hay gặp ở những người nghiện ma túy, chất kích thích… sử dụng chung bơm kim tiêm. 3.5 Phơi nhiễm khác Một số người có thể vô tình bị nhiễm viêm gan C sau khi thực hiện một số thủ thuật xâm lấn như làm răng, phun xăm, xỏ lỗ tai không vô trùng, tiểu phẫu ở phòng khám, thẩm mỹ viện… 3.6 Nhiều bạn tình Quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su với nhiều người có thể lây nhiễm viêm gan C khi giao hợp có dính máu hoặc lúc đối tác có kinh nguyệt. 3.7 Từ mẹ sang con Bố hoặc mẹ bị nhiễm viêm gan C có thể truyền sang cho con. 4. Điều trị viêm gan C 4.1 Điều trị viêm gan C cấp tính Trường hợp bệnh nhân bị viêm gan C cấp, thì có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi nhiều hơn và sử dụng thuốc khi có triệu chứng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được điều trị đặc hiệu để làm giảm nguy cơ chuyển biến từ viêm gan C cấp thành mạn tính. Nếu sau 12 tuần, xét nghiệm HCV RNA dương tính, thì cần điều trị đặc hiệu theo chỉ định của bác sĩ. Cần điều trị ít nhất là 12 tuần liên tục, kéo dài đến 24 tuần, tùy thuộc vào cơ thể và sự đáp ứng của virus với thuốc. 4.2 Điều trị viêm gan C mạn tính Khi bệnh nhân chuyển sang viêm gan C mạn tính, mục tiêu lúc này là làm hạn chế nguy cơ diễn biến thành xơ gan, ung thư gan… Giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Mục tiêu sử dụng thuốc để đưa HCV RNA về âm tính sau 24 tuần ngừng điều trị. – Bệnh nhân được làm các xét nghiệm quan trọng, định type HCV. – Bệnh nhân viêm gan C mạn tính được chỉ định điều trị khi HCV RNA dương tính, chức năng gan còn bù, chưa xuất hiện bệnh lý tại não gan, không có cổ trướng, xét nghiệm huyết học, sinh hóa ở mức chấp nhận được. – Phác đồ điều trị viêm gan C phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân, loại type bệnh nhân mắc phải và sự đáp ứng của virus đối với thuốc điều trị. Tại Việt Nam, phần lớn virus viêm gan C là type 1 hoặc 6. – Trong quá trình điều trị, cần theo dõi đánh giá biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân, tác dụng phụ không mong muốn xảy ra. Thường được đánh giá 4 tuần 1 lần. – Xét nghiệm máu ALT,creatinin, mức lọc cầu thận… cũng được theo dõi định kỳ 4 tuần/lần. – Xét nghiệm đo tải lượng virus HCV RNA ở tuần thứ 4, 12, 24, 48 và sau 24 tuần ngừng điều trị. – Xét nghiệm Prothrombin, AFP, chức năng tuyến giáp (TSH, FTA) định kỳ 12 tuần/lần. Cần theo dõi sát sao, kịp thời phát hiện trường hợp không đáp ứng điều trị. Nhằm có biện pháp đổi thuốc, đổi phác đồ phù hợp cho từng bệnh nhân. Lưu ý: Các bước điều trị viêm gan C trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ của bác sĩ để quá trình điều trị hiệu quả nhất. 4.3 Điều trị viêm gan C ở trẻ em Ở trẻ em, điều trị dùng thuốc thường khi trẻ trên 3 tuổi. Tùy tình trạng và loại type bệnh nhi mắc phải, sẽ có những phác đồ và thuốc tương ứng. Thời gian điều trị theo từng type như người lớn. 4.4 Các trường hợp không điều trị phác đồ viêm gan C Một số bệnh nhân đang trong tình trạng có một số bệnh lý nền. Cần được điều trị xong bệnh lý rồi mới sử dụng phác đồ điều trị viêm gan C như: – Xơ gan mất bù – Bệnh nhân đang được điều trị giai đoạn trầm cảm nặng – Bệnh nhân được thay tạng đặc trong cơ thể – Đang mắc bệnh gan tự miễn hoặc bệnh lý tự miễn khác – Bệnh lý tuyến giáp hiện tại không được kiểm soát tốt – Phụ nữ đang có thai – Mắc một số bệnh nội khoa nặng như: suy tim, mạch vành, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn… – Tiền sử dị ứng với thuốc điều trị viêm gan Viêm gan C là tình trạng bệnh lý nguy hiểm, cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Viêm gan C lây qua đường máu, chúng ta không nên kỳ thị với những bệnh nhân viêm gan C. Họ có thể sống cuộc sống bình thường mà không lây nhiễm cho người khác.;;;;;Virut viêm gan C là bệnh không có vắc xin phòng bệnh, không tự sản sinh miễn dịch và có nguy cơ mắc cao ở bất kì đối tượng nào. Vậy điều trị virut viêm gan C như thế nào hiệu quả là câu hỏi được nhiều người quan tâm, tìm hiểu khi mắc bệnh. Theo thống kê năm 2017, nước ta có khoảng 967.000 người bị nhiễm viêm gan virut C, trong đó, chỉ có 74.000 người được chẩn đoán bệnh trước đó. Hiện nay, tỷ lệ mắc virut viêm gan C đang có xu hướng gia tăng và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu căn bệnh này. Tìm hiểu về virut viêm gan C Virut viêm gan C là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong của các bệnh nhiễm trùng trên thế giới. Bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác qua 3 con đường chính là: đường máu, đường tình dục, mẹ truyền cho con qua nhau thai khi sinh. Bệnh thường ít được quan tâm tới do tâm lý chủ quan, coi thường bệnh hoặc do thiếu kiến thức phát hiện sớm virut viêm gan C. Virut viêm gan C là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong của các bệnh nhiễm trùng trên thế giới. Theo các chuyên gia y tế, hầu hết các trường hợp viêm gan C cấp tính ít có triệu chứng đặc biệt, người bệnh thấy mệt mỏi, nhức đầu và có một số triệu chứng giống cảm cúm. Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đau bụng, chán ăn, đau tức vùng gan, vàng da, vàng mắt nhẹ nên nhiều người không để ý dễ bỏ qua. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi thấy xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc viêm gan C, người bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. Căn cứ vào tình trạng bệnh, mức độ nặng – nhẹ và sức khỏe của từng người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Điều trị virut viêm gan C Virut viêm gan C nguy hiểm hơn viêm gan B vì chúng hoạt động liên tục gây tổn thương gan và gây đột biến gen cao hơn. Hiện nay, mặc dù chưa có vắc xin phòng bệnh nhưng virut viêm gan C có thể chữa khỏi được. Phương pháp điều trị virut viêm gan C chủ yếu là tiêm thuốc nhằm tiêu diệt siêu vi, ức chế sự phát triển của siêu vi và đào thải chúng ra ngoài. Khi dùng thuốc tiêm thì người bị viêm gan C thường sau 6 tháng đến 1 năm là hết siêu vi, tuy nhiên với điều kiện là người bệnh có thể trạng tốt và không điều trị gián đoạn. Việc dùng thuốc nào với liều lượng ra sao người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám kiểm tra theo đúng lịch hẹn của bác sĩ nhằm điều chỉnh lượng thuốc chữa bệnh phù hợp. Lưu ý sau điều trị virut viêm gan C Để phòng ngừa bệnh tái phát sau điều trị virut viêm gan C người bệnh cần chú ý: Người bệnh cần chú ý ăn uống nhằm đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh trong quá trình điều trị: Người bệnh viêm gan C cần chú ý đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng sau khi điều trị bệnh, đồng thời có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý sẽ giúp kiểm soát và cải thiện sớm sức khỏe.;;;;; Viêm gan C được mệnh dang là “sát nhân thầm lặng” khi triệu chứng mờ nhạt, gây nhiều khó khăn cho việc phát hiện bệnh sớm. Khi bệnh đã biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài thì thường trở nặng, biến chứng rất nguy hiểm. Có 2 thể viêm gan C là cấp tính (dưới 6 tháng) và mãn tính (kéo dài hơn 6 tháng). Viêm gan C mãn tính thì đáng lo ngại hơn rất nhiều vì có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan. Dù vậy với sự phát triển của y học, phác đồ thuốc điều trị viêm gan C có thể chữa khỏi bệnh. Bộ Y Tế cho phép lưu hành nhiều loại thuốc mới với tỷ lệ điều trị thành công cao lên tới 90%. Thời gian chữa viêm gan C cũng được rút ngắn, chi phí được khắc phục, tác dụng phụ của thuốc cũng giảm rõ rệt. Vì thế người bệnh viêm gan siêu vi C không nên quá lo lắng, hãy lạc quan và tuân thủ đúng theo chỉ định điều trị của bác sĩ. Bệnh viêm gan C do virus HCV gây ra và có thể chữa khỏi bằng thuốc Người bệnh viêm gan C cấp tính có khả năng tự khỏi bệnh rất lớn. Còn viêm gan C mãn tính nhất định phải có sự can thiệp bằng phác đồ thuốc. Do đó cách điều trị, các loại thuốc sử dụng sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng thể nhiễm bệnh như sau: 2.1. Thuốc điều trị viêm gan C cấp tính Bệnh nhân viêm gan C cấp có thể tự hồi phục cao. Mục tiêu điều trị trong giai đoạn này là ngăn không cho viêm gan C cấp chuyển thành giai đoạn mãn tính. Vì thế người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học hợp lý nhằm tăng cường hệ miễn dịch. Việc sử dụng thuốc sẽ phụ thuốc vào kết quả xét nghiệm thời điểm tuần thứ 12. Nếu HCV RNA dương tính thì bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân điều trị bằng thuốc kháng virus trong ít nhất 12 tuần, có thể lên tới 24 tuần tùy theo khả năng đáp ứng virus. Một số trường hợp người bệnh cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc điều trị: – Bệnh nhân trầm cảm nặng – Bị bệnh gan tự miễn hoặc chứng bệnh tự miễn khác – Người mắc bệnh tuyến giáp không kiểm soát – Phụ nữ có thai – Người đang điều trị các bệnh nội khoa nặng bao gồm: suy tim, mạch vành, tăng huyết áp, phổi tắc nghẽn, đái tháo đường… Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc ức chế virus HCV 2.2. Thuốc điều trị viêm gan C mãn tính Viêm gan C mãn tính khi virus HCV đã lưu hành trong cơ thể được trên 6 tháng, bệnh nhân có thể có hoặc không có những dấu hiệu lâm sàng. Mục đích điều trị trong giai đoạn này là giảm nhẹ triệu chứng, ngăn nguy cơ tiến triển sang xơ gan ung thư gan. Đồng thời điều trị cải thiện chất lượng sống của người bệnh, tăng tuổi thọ. Mục tiêu mặc virus học đó là đạt được đáp ứng virus bền vững: HCV RNA xét nghiệm âm tính sau khoảng 24 tuần dừng điều trị. Hiện nay các loại thuốc ức chế virus được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh viêm gan C có thể kể đến: Sofosbuvir, Ledipasvir, Elbasvir, Grazoprevir, Daclatasvir, Velpatasvir… Việc nghiên cứu và sản xuất các loại thuốc mới được đẩy mạnh. Hàng năm Bộ Y Tế đều cấp phép cập nhật thêm các loại thuốc mới giúp nâng cao hiệu quả điều trị. Thời gian chữa viêm gan C được rút ngắn xuống còn 3 – 6 tháng thay vì là 6 – 12 tháng thậm chí 18 tháng như trước. Người bệnh cần kết hợp điều trị bằng thuốc với chế độ ăn uống khoa học 3. Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm gan C Người bệnh cần thực hiện đầy đủ các xét nghiệm trước khi được tiến hành kê đơn thuốc. Bác sĩ cần tư vấn cặn kẽ về phác đồ thuốc bao gồm: thời gian, hiệu quả và cả các tác dụng không mong muốn. Bệnh nhân tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định điều trị viêm gan siêu vi C của bác sĩ. Việc tự ý tăng giảm liều lượng hoặc bỏ dở điều trị sẽ ảnh hưởng đến kết quả và khiến biến chứng nặng nề hơn. Song song với việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần thiếp lập chế độ ăn và lối sống lành mạnh. Không uống rượu bia, hút thuốc hay sử dụng các chất kích thích gây hại lá gan. Uống nhiều nước để thanh lọc thải độc tố cho gan. Đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu trong bữa ăn của bạn, không cần kiêng khem ngặt nghèo để tránh suy nhược cơ thể khi điều trị bệnh. Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng hàng ngày để nâng cao sức đề kháng của bản thân. Trên đây là các kiến thức liên quan đến thuốc điều trị viêm gan C. Bệnh viêm gan C có thể chữa khỏi do đó người bệnh cần có thái độ tích cực trong điều trị và tuân thủ phác đồ thuốc từ bác sĩ!;;;;; Theo các bác sĩ chuyên khoa gan, bệnh viêm gan C có thể chữa thành công trên 50% trường hợp nếu được điều trị đúng cách. Phác đồ điều trị tối ưu hiện nay là sử dụng kết hợp Peg-interferon (Pegasys hoặc Peg-Intron) với ribavirine. Peg-interferon là loại thuốc dùng tiêm dưới da, mỗi tuần một lần. Còn ribavirine là loại thuốc uống mỗi ngày.Thời gian điều trị phải kéo dài từ 6 đến 12 tháng tuỳ từng trường hợp. Trước kia, người ta dùng loại thuốc interferon thông thường, tiêm ba lần mỗi tuần, có chi phí thấp hơn nhưng chỉ đạt được hiệu quả dưới 30%. Quá trình điều trị có thể sẽ đem lại một số tác dụng phụ. Interferon có thể gây các triệu chứng giống cảm cúm như mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, đau xương khớp, đau mình mẩy. Các triệu chứng này chỉ xảy ra trong vài tuần đầu điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị chán ăn, rụng tóc, trầm cảm, giảm số lượng các tế bào máu… Ribavirine gây ho, ngứa, mất ngủ, thiếu máu, có thể ảnh hưởng đến thai cho nên tuyệt đối phải áp dụng các phương pháp ngừa thai trong suốt thời gian điều trị viêm gan C. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này có thể được khắc phục bằng những biện pháp điều trị bổ sung và nâng đỡ thể trạng. Tùy từng loại triệu chứng mà các bác sĩ sẽ có những cách điều trị thích hợp. Viêm gan C có chữa được không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Người bệnh cũng cần thực hiện một chế độ ăn uống điều độ và cân đối. Không nên kiêng khem quá mức sẽ gây suy dinh dưỡng. Rượu bia cần phải hạn chế. Nếu đã bị xơ gan thì phải bỏ rượu hoàn toàn. Các sinh hoạt thông thường hàng ngày vẫn nên tiếp tục. Cần tập thể dục, thể thao vừa sức để tăng cường sức khoẻ. Các chuyên gia giới thiệu rằng bệnh nhân viêm gan mãn tính C không được điều trị kịp thời hoặc không điều trị đầy đủ chính xác, viêm gan siêu vi C sẽ phát triển thành bệnh viêm gan C mạn tính. Nó được khuyến cáo rằng những bệnh nhân mắc bệnh viêm gan C mãn tính phải được điều trị để tránh các căn bệnh xơ gan, hướng phát triển ung thư gan, đặt ra một mối đe dọa cho cuộc sống của bệnh nhân. Các chuyên gia chỉ ra rằng bệnh viêm gan C có thể được chữa khỏi, chỉ cần bệnh nhân chữa trị kịp thời, nắm bắt đúng thời kỳ và sử dụng đúng phương pháp, thì khả năng chữa khỏi rất là lớn, còn làm thế nào để chữa khỏi thì cần căn cứ vào bệnh tình mà xác định. Các chuyên gia chỉ ra rằng, điều trị viêm gan C chỉ đơn giản là loại bỏ các virus viêm gan C. Có nhiều cách điều trị kháng retrovirus, nhiều bệnh nhân lựa chọn sử dụng phương pháp truyền thống y học dân tộc, y học phương Tây hoặc tiêm interferon để điều trị viêm gan C. Mặc dù những phương pháp trên có sự trợ giúp nhất định với bệnh nhân, nhưng có thể không hoàn toàn tiêu diệt hết các vi rút bệnh viêm gan C và lạm dụng thuốc lâu dài có thể gây ra rất nhiều mức độ tác dụng phụ khác nhau, rất có thể sẽ làm cho tình trạng xấu thêm.
question_464
Cách chữa đau tai hiệu quả và dễ áp dụng tại nhà
doc_464
Đau tai là tình trạng khá phổ biến và có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của người bệnh nếu không điều trị kịp thời. Với tình trạng cơn đau nhẹ, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các cách chữa đau tai tại nhà dưới đây để giảm bớt cơn đau. Tuy nhiên, cơn đau kéo dài trên 72 giờ thì cần tới bệnh viện kiểm tra để phòng ngừa rủi ro không đáng có. Cơn đau nhức, khó chịu ở tai xuất hiện có thể do nhiều nguyên nhân. Có thể kể đến như: – Nhiễm trùng tai: Đây là nguyên nhân gây ra cơn đau tai phổ biến. Hầu hết nhiễm trùng tai là do vi khuẩn hoặc virus gây ra và thường xuất hiện nhiễm trùng tai giữa. Bệnh gây sưng, tích tụ chất lỏng và kích thích tai, gây khó chịu và đau đớn. – Viêm tai giữa cấp tính: Đây là tình trạng tổn thương và viêm nhiễm ở không gian phía sau màng nhĩ do vi khuẩn gây ra. Viêm tai giữa cấp tính là một trong những nguyên do gây đau tai – Nhiễm trùng tai ngoài: Là kết quả của tình trạng nước đọng lại trong ống tai sau khi bơi hoặc tắm. Nếu không được làm sạch kĩ càng sẽ tạo ra môi trường ẩm ướt, lý tưởng cho vi khuẩn và nấm sinh sôi, phát triển. – Do nhiễm trùng mũi, họng. Với tình trạng nhiễm trùng tai thì ngoài cơn đau nhức ra còn kéo theo các biểu hiện khác như: – Hiện tượng tai bị giật như có ai kéo – Sốt nhẹ – Chảy dịch từ tai – Khả năng nghe kém đi Còn với tình trạng nhiễm trùng tai ngoài thì người bệnh sẽ nhận biết các dấu hiệu như: – Đỏ và sưng tai – Có cảm giác ngứa bên trong tai – Dịch tai có mùi khó chịu – Luôn thấy ù tai, khó nghe 3. Cách chữa đau tai hiệu quả ngay tại nhà 3.1. Chườm lạnh hoặc nóng Việc sử dụng chườm lạnh chườm nóng là một trong những biện pháp giảm đau được khá nhiều người áp dụng. Được sử dụng trong trường hợp bị bong gân, chấn thương, đau đầu dạng căng thẳng,… Đặc biệt đây cũng là phương pháp chữa đau tai hiệu quả được nhiều người áp dụng tại nhà. Bạn có thể chườm nóng hoặc lạnh tùy vào nhu cầu. Nếu chườm lạnh có thể giúp giảm đau và giảm viêm thì chườm nóng sẽ giúp cải thiện lưu lượng máu, làm thư giãn các cơ và giảm đau tạm thời. Đối với chườm lạnh, bạn cần sử dụng một túi chườm lạnh hoặc khăn lạnh để đặt vào vị trí đau. Lưu ý đối với trẻ em không sử dụng chườm đá lạnh trực tiếp lên tai. 3.2. Sử dụng gừng, tỏi là cách chữa đau tai hiệu quả Gừng và tỏi vốn là 2 loại nguyên liệu có sẵn trong mọi nhà. Không chỉ có tác dụng tăng gia vị trong nấu ăn mà còn có công dụng tuyệt vời trong việc chữa đau tai hiện nay. Với khả năng kháng khuẩn và kháng nấm, gừng có thể phát huy tác dụng giảm đau nhờ đặc tính của nó. Bạn nên chuẩn bị một bát nước gừng ấm, xoa nước gừng lên xung quanh ống tai ngoài, kết hợp massage nhẹ 1-2 phút. Gừng có công dụng kháng khuẩn và kháng nấm 3.3. Cách chữa đau tai đơn giản bằng xoa bóp Bạn có thể xoa bóp nhẹ nhàng khu vực từ sau tai cho tới cổ, cơ hàm. Đồng thời kết hợp các bài tập vùng cổ đơn giản sẽ giúp giảm bớt đau đớn và áp lực. Hãy thực hiện phương pháp này nhiều lần trong ngày, bạn sẽ sớm thấy kết quả mang lại. 3.4. Chú ý đến tư thế ngủ Trong nhiều trường hợp, cơn đau tai trở nên nghiêm trọng hơn khi ngủ. Bởi thói quen nằm nghiêng về phía tai đau sẽ làm tăng áp lực trong tai. Từ đó làm ảnh hưởng tới giấc ngủ, người bệnh ngủ không sâu giấc, mất ngủ. Chính vì thế, chú ý đến tư thế ngủ là cách trị đau tai đơn giản mà nhiều người hay bỏ qua. Người có tư thế nằm thẳng sẽ làm giảm bớt cơn đau, giấc ngủ ít bị giãn đoạn. Hoặc có thể nằm nghiêng ở phía bên không đau để hạn chế gây áp lực cho bên đau. Người bệnh nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng về phía tai không đau 4. Trường hợp nào nên tới gặp bác sĩ Cơn đau tai diễn tiến liên tục, không có dấu hiệu suy giảm sau nhiều ngày thì bạn cần tới bệnh viện ngay. Dựa vào các tiền sử triệu chứng và khả năng đáp ứng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị thích hợp. Tùy vào tình trạng tổn thương tai nặng hay nhẹ mà có thể được chỉ định dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Tới bệnh viện kiểm tra nếu cơn đau kéo dài nhiều ngày
doc_39503;;;;;doc_30767;;;;;doc_33515;;;;;doc_26446;;;;;doc_37644
Ù tai không chỉ khiến bạn khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc, học tập mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Cùng tìm hiểu cách chữa đau tai ù tai hiệu quả, cách chữa ù tai 1 bên,... ngay sau đây. 1. Ù tai đau tai – biểu hiện thường gặp Tai – một bộ phận đảm nhận chức năng nghe, cấu tạo gồm 3 phần:Tai ngoài: Từ vành tai, ống tai và màng nhĩ;Tai giữa: Các xương nhỏ và vòi nhĩ;Tai trong: Ốc tai.Mỗi phần của tai lại có những chức năng khác nhau. Vành tai tiếp nhận âm thanh, đưa âm thanh vào ống tai vào màng nhĩ làm rung màng nhĩ. Rung động này sẽ được chuỗi xương nhỏ đưa tín hiệu thu nhận đến tai trong, tác động đến ốc tai. Chất dịch và hệ thống lông nhung ở ốc tai chuyển động tạo xung điện kích thích dây thần kinh thính giác. Âm thanh tiếp nhận sẽ được đưa đến não bộ. Lúc này bạn có thể nghe và phân biệt được âm thanh.Trong trường hợp tai bị đau, ù sẽ khiến cho quá trình này bị ảnh hưởng. Ù tai, đau tai là tình trạng thường gặp, nó có thể xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 bên tai. Biểu hiện gồm:Nghe thấy tiếng chuông;Nghe thấy tiếng rít;Nghe thấy tiếng ong;Nghe tiếng ve kêu;Nghe tiếng dế mèn;Nghe tiếng quạt/ máy móc;...Kèm theo đó là tình trạng đau ở tai. Đau có thể ở nhiều mức độ, dạng đau cũng khác nhau như: Đau nhói và đau nhức... hoặc các biểu hiện khác gồm:Sưng đỏ ở tai;Sốt;Nghe kém;Có dịch trong tai;...Ù tai đau tai có thể xuất phát từ các yếu tố như:Rối loạn tiền đình;Nhiễm trùng tai;Viêm tai giữa;Nhiễm trùng tai ngoài;Nhiễm trùng mũi – họng;Tổn thương dây thần kinh tai;Tác dụng phụ của thuốc;Suy giảm dịch não tuỷ;Khối u trong tai;...Ù tai đau tai cũng chia thành nhiều dạng khác nhau như:U tai đau tai cấp tính ;U tai đau tai mạn tính;Ù tai đau tai khách quan;Ù tai đau tai chủ quan;Ù tai, đau tai có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, áp lực, mất ngủ, lo lắng khi gặp phải tình trạng này. Nếu như bạn bị đau tai ù tai kéo dài từ vài tuần, thậm chí là vài tháng thì đừng chủ quan, hãy đi khám để được chữa đau tai và ù tai nhé. Cách chữa đau tai ù tai có nhiều cách khác nhau. Nếu như đau tai ù tai thoáng qua. Bạn có thể áp dụng một số cách chữa ù tai hiệu quả tại nhà như sau:2.1 Nhai kẹo cao su. Khi bị ù tai đột ngột, bạn có thể thử nhai kẹo cao su. Động tác nhai, nuốt sẽ hỗ trợ giảm đau tai ù tai hiệu quả. Đây là một cách chữa ù tai hiệu quả bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.2.2 Uống nướcÙ tai cách chữa bằng uống nước. Bạn có thể uống 1 cốc nước bằng cách uống từng ngụm nhỏ. Việc chuyển động nhẹ nhàng khi nuốt cũng là cách chữa ù tai 1 bên hiệu quả.2.3 Chườm nóng/ lạnh. Dùng một túi hoặc khăn nhúng nước nóng/ đá lạnh đem chườm vào bên tai bị ù đau. Cách chữa đau tai ù tai này cũng rất dễ thực hiện, hiệu quả đáng kể. Bạn có thể thực hiện vài lần trong ngày để giảm tình trạng đau tai ù tai.2.4 Dùng dầu oliuÙ tai cách chữa bằng dầu oliu. Cách làm khá đơn giản:Chuẩn bị 1 cốc nước ấm;Nhỏ vào 3 – 4 giọt dầu oliu;Nhỏ vào tai;Bạn cũng có thể nhúng tăm bông vào cốc nước ấm có dầu oliu và để vào trong tai đang bị ù, đau khoảng 15 phút. Đây là một cách chữa ù tai hiệu quả bạn có thể thử.2.5 Tinh dầu trà. Dầu trà – có tính kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên. Do đó bạn có thể dùng để chữa ù tai đau tai.2.6 Tỏi/ Gừng. Bạn có uống 1 cốc nước có một chút tỏi/ gừng. Loại gia vị này có tính ấm, giúp giảm đau, kháng viêm rất tốt.Ngoài ra, cách chữa đau tai ù tai hiệu quả tại nhà bạn cũng cần chú ý:Vệ sinh tai sạch sẽ;Nằm nghiêng về bên không đau nếu chỉ đau ù tai 1 bên;Hạn chế tiếp xúc tiếng ồn;Không chọc ngoáy tai bằng vật cứng;Có chế độ ăn uống phù hợp đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể;...Những cách chữa ù tai hiệu quả tại nhà này có thể giúp “giải cứu” tạm thời các cơn đau, ù tai thoáng qua bạn có thể tham khảo và áp dụng 3.Để đưa ra được cách chữa ù tai, bác sĩ cần có các bước thăm khám và đánh giá ban đầu. Theo đó, bác sĩ sẽ khai thác các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng gồm thăm khám đánh giá: Bệnh sử, tính chất ù tai đau tai, các biểu hiện khác (nếu có), khám lâm sàng...Kết hợp với kiểm tra cận lâm sàng gồm các bước:Đo thính học;Hình ảnh học;Xét nghiệm huyết học;Tác nhân dị ứng;...Sau khi có kết luận cụ thể bác sĩ sẽ có các cách chữa ù tai hiệu quả. Ù tai đau tai không phải bệnh ác tính, nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp đến:Tâm lý;Giấc ngủ;Khả năng nghe;Khả năng giao tiếp;Sợ hãi và trầm cảm;...Do đó, ù tai đau tai cần được điều trị sớm.1 Phẫu thuật. Phẫu thuật chữa đau tai ù tai được chỉ định khi nguyên nhân xuất phát từ:Cơ học;Các khối chiếm vị trí trong góc cầu – tiểu não;U tân sinh của thuỳ thái dương;Điếc dẫn truyền;...Một số phẫu thuật được chỉ định gồm:Phẫu thuật giảm áp túi nội dịch trong tai;Khoét mê nhĩ;Cắt dây thần kinh tiền đình;Cắt bỏ thần kinh giao cảm;...Sau khi phẫu thuật, bạn sẽ được tái khám định kỳ để đánh giá, kiểm tra hiệu quả.3.2 Thuốc trị ù tai đau tai. Khi bị ù tai đau tai, bạn cũng có thể dùng thuốc. Thuốc chữa đau tai ù tai được chỉ định bởi bác sĩ/ dược sĩ. Thuốc chủ yếu giảm đau, loại bỏ các cơ chế sinh ù tai, đau tai. Một số thuốc để giảm sự khó chịu khi bị ù tai... thường được kê như:Thuốc tăng tuần hoàn ốc tai;Thuốc tăng tuần hoàn thần kinh trung ương;Thuốc giảm phù nề;Thuốc kháng Histamin;Thuốc an thần;...Cách chữa ù tai bằng cách dùng thuốc cần thận trọng chỉ dùng khi có hướng dẫn của bác sĩ. 4. Ù tai đau tai có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của bạn. Do đó, bạn cũng cần có các biện pháp để phòng tránh hiệu quả.Theo đó, để giảm thiểu ù tai, đau tại bạn cần chú ý:Nếu làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn hãy mang thiết bị bảo vệ tai;Không nên nghe nhạc, xem phim... với âm lượng quá to;Hạn chế sử dụng rượu/bia/thuốc lá;Chọn môn thể thao phù hợp với thể trạng;Kiểm soát cân nặng;Tránh stress;...Trên đây là những thông tin về cách chữa đau tai ù tai mà bạn có thể tham khảo. Nếu như bạn đang bị đau tai, ù tai hãy theo dõi, chủ động đi khám để được kiểm tra, đánh giá và chữa trị hiệu quả.;;;;;1. Cấu tạo tai và cách dẫn truyền âm thanh Tai - một trong những cơ quan khá phức tạp trong cơ thể chúng ta. Được phân chia thành 3 phần chính, mỗi phần đảm nhiệm mỗi chức vụ khác nhau. Phần tai ngoài cùng được tính từ vành tai, ống tai rồi đến màng nhĩ. Tiếp đến là tai giữa gồm các dãy xương nhỏ, vòi nhĩ. Phần trong cùng được gọi là tai trong chứa ốc tai. Vành tai sẽ là bộ phận đầu tiên tiếp nhận âm thanh, hứng và đưa âm thanh theo ống tai đập vào màng nhĩ, làm rung màng nhĩ. Đây là một trong những hình thức chuyển đổi âm thanh thành các rung động. Những rung động này sẽ theo chuỗi xương con đưa những tín hiệu thu nhận được đến phần tai trong và tác động đến phần ốc tai. Làm phần chất dịch và hệ thống lông nhung bên trong ốc tại chuyển động theo. Hình thức chuyển động này vô tình tạo các xung điện kích thích dây thần kinh thính giác. Từ đó, những tín hiệu âm thanh đã tiếp nhận được đưa lên não bộ. Do đó mà chúng ta có thể nghe và phân biệt được âm thanh. Nếu có bất kỳ một tác nhân nào gây đau nhói trong tai sẽ làm cho quá trình dẫn truyền âm thanh đến não bộ bị gián đoạn hoặc hạn chế. 2. Nguyên nhân chính gây đau nhói trong tai không phải ai cũng biết! Tình trạng đau trong tai có thể do một số nguyên nhân sau đây: Ráy tai Ráy tai là một trong những hàng rào bảo vệ tai, hạn chế bụi hoặc vi trùng từ bên ngoài. Tuy nhiên, nếu ráy tai tích tụ quá nhiều sẽ gây ra tình trạng ngứa ngày, ù tai và giảm khả năng nghe. Đôi khi có cảm giác đau nhói bên trong. Viêm tai giữa Đây là một trong những căn bệnh nhiễm trùng tai phổ biến nhất hiện nay. Ù tai, đau nhói trong tai là những triệu chứng điển hình của bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, rất có thể bệnh sẽ ảnh hưởng đến thính giác của bệnh nhân. Thủng màng nhĩ Màng nhĩ bị thủng không những gây đau nhói trong tai mà còn tác động đến quá trình dẫn truyền âm thanh, làm suy giảm thính giác. Thủng màng nhĩ có thể do bất cẩn lúc ngoáy tai, hoặc do tiếp nhận một tần sóng âm thanh quá lớn một cách đột ngột như tiếng bom, mìn nổ,... U xuất hiện trong tai U hình thành trong tai tạo nên áp lực đối với trống tai và xương tai, từ đó gây tổn thương tai làm xuất hiện tình trạng đau bên trong tai. Càng lâu nhiễm trùng tai càng dễ xảy ra, nhiễm trùng phát triển và lây lan nhanh đến vùng não bộ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây áp xe não, viêm màng não hoặc ảnh hưởng đến dây thần kinh não bộ. 3. Một số biện pháp hữu hiệu giúp giảm đau nhói trong tai tại nhà Tình trạng tai đau nhói tuy không ảnh hưởng đến tính mạng của chúng ta. Tuy nhiên, nếu bệnh xảy ra liên tục sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Để giảm thiểu những cơn đau xuất hiện đột ngột bạn có thể áp dụng một số mẹo sau đây: Nhai kẹo cao su Nghe có vẻ khó thuyết phục nhưng đây là một trong những phương pháp đơn giản nhất nhưng lại vô cùng hiệu quả. Khi chứng đau xuất hiện đột ngột bạn có thể nhai kẹo cao su hoặc chỉ cần tạo động tác nhai. Lặp đi lặp lại động tác này trong thời gian nhất định, chứng đau tai trong sẽ giảm đi rõ rệt. Uống nước Nuốt nước một trong những động tác giúp cơ tai chuyển động nhẹ nhàng. Khi tai đau, bạn hãy ngậm một chút nước trong miệng, vừa nín thở vừa nuốt. Cách này sẽ làm giảm tình trạng đau nhói trong tai, giúp tai lấy lại cảm giác thoải mái như ban đầu. Chườm nóng Chườm một túi nóng xung quanh phần tai bị đau cũng là một trong những cách giúp giảm sưng tai. Tình trạng đau nhói trong tai sẽ thuyên giảm nhanh khi bạn kiên trì chườm nóng nhiều lần trong ngày. Massage với dầu oliu Dùng nước ấm pha chung với 3 - 4 giọt dầu oliu sau đó nhỏ vào tai sẽ giúp bạn giảm bớt những biểu hiện viêm tai hoặc đau ù tai. Hoặc bạn có thể dùng tăm bông thấm trực tiếp vào dầu oliu sau đó đặt vào tai bị đau. Để trong vòng 15 phút tình trạng đau tai sẽ giảm đi. Dùng tinh dầu trà Dầu trà - một trong những loại dầu có tính kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Nhờ vậy mà việc sử dụng chúng trong việc điều trị chứng viêm tai, đau nhói trong tai đã mang lại hiệu quả đáng kể. Bên cạnh những phương pháp trên, bạn còn có thể sử dụng nước tỏi hoặc dầu tỏi để vệ sinh hoặc nhỏ vào tai đau thậm chí là uống nước tỏi. Bởi tinh chất trong tỏi có chứa một lượng chất kháng khuẩn cao giúp chống lại vi khuẩn gây đau sưng tai. Tuy nhiên, việc sử dụng nước tỏi để uống cần phải được sự đồng ý của bác sĩ nếu bạn đang sử dụng một loại thuốc kháng sinh nào khác. Những chú ý về cách sinh hoạt hằng ngày cũng sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến tình trạng đau nhói trong trong tai như: Không nằm nghiêng khi ngủ, đặc biệt là nghiêng về bên tai đau. Hạn chế những nơi ồn ào, những nơi bị ô nhiễm âm thanh trầm trọng. Không sử dụng những vật nhọn, cứng để ngoáy tai. Thiết lập khẩu phần ăn đầy đủ dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Trên đây chỉ là những phương pháp “giải cứu” tạm thời khi bạn bị cơn đau nhói trong tai quấy rối. Nếu tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên và ngày càng nặng hơn, bạn cần phải đến các phòng khám chuyên khoa kịp thời tìm ra nguyên nhân để điều trị hiệu quả. Bởi càng để lâu tình trạng viêm nhiễm càng nặng thêm, quá trình điều trị lúc này sẽ phức tạp hơn và hiệu quả điều trị cũng giảm đi. Rất hân hạnh khi được đồng hành cùng bạn!;;;;;Lỗ tai bị đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng tai, dị vật, chấn thương,... Một số nguyên nhân gây đau nhức lỗ tai có thể tự khỏi và chỉ cần áp dụng một số biện pháp khắc phục tình trạng đau nhức lỗ tai tại nhà. Một số khác có thể là dấu hiệu của một tình trạng nặng nề hơn và cần được chăm sóc y tế. 1.1 Đau nhức lỗ tai do nguyên nhân ở tại tai. Có nhiều nguyên nhân khiến lỗ tai sưng đau nhức trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là nhiễm trùng tai.Nhiễm trùng tai có thể xảy ra ở tai ngoài, tai giữa, tai trong.Nhiễm trùng tai ngoài có thể do bơi lội, đeo máy trợ thính hoặc tai nghe làm tổn thương da bên trong ống tai, hoặc đưa tăm bông hoặc ngón tay vào trong ống tai.Da trong ống tai ngoài bị trầy xước hoặc kích ứng có thể dẫn đến nhiễm trùng. Nước làm mềm da trong ống tai, có thể tạo ra nơi sinh sản cho vi khuẩn.Nhiễm trùng tai giữa có thể bắt nguồn từ nhiễm trùng tại đường hô hấp. Sự tích tụ chất lỏng phía sau màng nhĩ do những bệnh nhiễm trùng này gây ra có thể sinh sôi vi khuẩn.Viêm mê đạo tai là một chứng rối loạn tai trong đôi khi do nhiễm vi-rút hoặc vi khuẩn từ các bệnh về đường hô hấp.Một số nguyên nhân tiềm ẩn khác khiến lỗ tai sưng đau nhức bao gồm:Vết trầy xước hoặc vết thương trong ống tai: Vi khuẩn có thể xâm nhập vào các vết xước nhỏ và vết thương trong ống tai và gây nhiễm trùng.Nhiễm nấm: Trong một số ít trường hợp, các loại nấm như Candida hoặc Aspergillus có thể phát triển quá mức trong tai. Nhiễm nấm cũng có thể xảy ra sau khi sử dụng kháng sinh kéo dài.Chấn thương tai: Một cú đánh trực tiếp vào tai có thể dẫn đến sưng và viêm. Một số nguyên nhân tiềm ẩn là chấn thương thể thao, tai nạn xe hơi hoặc hành hung.Vật lạ trong tai: Dị vật trong tai có thể gây giữ bụi bẩn và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.Sử dụng tăm bông: Tăm bông có thể đẩy vi khuẩn và ráy tai vào sâu trong tai hơn và dẫn đến nhiễm trùng.Dị ứng: Dị ứng với sản phẩm dành cho tóc như dầu gội đầu hoặc dầu xả có khả năng khiến lỗ tai bị đau nhức, sưng tấy khó chịu.Ngoài ra, một số nguyên nhân khác với tổn thương ở xa hơn như viêm xương chũm, viêm đa màng đệm tái phát, tụ máu não thất, rối loạn khớp thái dương hàm, nhiễm trùng xoang... cũng có thể gây sưng đau lỗ tai. 2. Chăm sóc tại nhà để giảm đau nhức lỗ tai Nếu đang bị sưng đau lỗ tai, bạn nên đi khám bác sĩ để được hỗ trợ.Chưa có nhiều nghiên cứu về hiệu quả của các phương pháp chăm sóc tại nhà, nhưng một số phương pháp điều trị được cho là an toàn và có thể áp dụng như:Chườm mát hoặc chườm ấm: Sử dụng túi chườm đá, túi chườm ấm hoặc nhúng một chiếc khăn vào nước mát hoặc nước ấm, vắt khô rồi đặt lên trên tai đau. Hãy thử cả hai nhiệt độ để xem liệu phương pháp nào giúp bạn nhiều hơn. Bạn cũng có thể thử luân phiên chườm lạnh và ấm cứ sau 10 phút.Thuốc nhỏ tai không kê đơn với thuốc giảm đau như Acetaminophen, Ibuprofen hoặc Naproxen có thể giúp làm dịu cơn đau nhức lỗ tai. Tuy nhiên, nếu màng nhĩ của bạn bị rách hoặc thủng, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thuốc nhỏ vào tai.Tư thế ngủ: Cách bạn ngủ có thể ảnh hưởng đến cơn đau tai. Gối đầu lên hai hoặc nhiều gối để tai bị ảnh hưởng cao hơn phần còn lại của cơ thể. Hoặc nếu tai bị đau nhức bên trong tai phải của bạn bị nhiễm trùng, hãy ngủ nghiêng về bên trái.Ít áp lực hơn đồng nghĩa với ít đau tai hơn. Điều này có thể hiệu quả, mặc dù một vài cm có thể không tạo ra sự khác biệt lớn trong phép đo áp suất. Tuy nhiên, nếu việc này khiến bạn cảm thấy tốt hơn, hãy thử ngay nhé!Nhai kẹo cao su: Nếu bạn đang ở trên máy bay hoặc lái xe ở độ cao lớn và lỗ tai bị đau nhức do thay đổi áp suất không khí, hãy nhai kẹo cao su. Điều này có thể giúp giảm áp lực đó và giảm bớt các triệu chứng tại tai.Một số biện pháp khắc phục cơn đau nhức lỗ tai khác cũng có thể hữu ích chẳng hạn như:Bài tập cổ: Xoay và duỗi cổ có thể giúp giảm bớt áp lực tích tụ trong ống tai.Gừng: Với đặc tính kháng viêm, dùng nước gừng thoa quanh ống tai ngoài (không dùng trong ống tai) có thể làm dịu cơn đau.Hydrogen peroxide: Nhỏ một vài giọt hydrogen peroxide vào tai. Sau một vài phút, nghiêng tai để chúng chảy vào bồn rửa rồi rửa sạch lại tai. 3. Điều trị y tế cho lỗ tai sưng đau nhức Nếu bị nhiễm trùng tai, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh đường uống hoặc thuốc nhỏ tai. Trong một số trường hợp, bạn sẽ được kê toa cả hai.Không ngừng dùng thuốc ngay khi các triệu chứng đã được cải thiện. Bạn cần uống hết toàn bộ đơn thuốc để đảm bảo rằng nhiễm trùng khỏi hoàn toàn và không tái phát.Nếu ráy tai tích tụ gây đau tai, bạn có thể được nhỏ thuốc nhỏ tai làm mềm ráy tai. Chúng có thể khiến ráy tai tự rơi ra. Bác sĩ cũng có thể loại bỏ ráy tai bằng một quy trình gọi là rửa tai hoặc họ sử dụng thiết bị hút để loại bỏ ráy tai.Với các bệnh lý gây đau lỗ tai như rối loạn khớp thái dương hàm, nhiễm trùng xoang,... bạn sẽ được chẩn đoán và điều trị trực tiếp nguyên nhân gây bệnh để cải thiện tình trạng đau tai. 4. Lỗ tai sưng đau nhức khi nào cần đến gặp bác sĩ Đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay nếu gặp những dấu hiệu này:Có chất lỏng (chẳng hạn như mủ hoặc máu ) chảy ra từ tai.Sốt cao, đau đầu hoặc chóng mặt.Nghi ngờ có vật thể bị mắc kẹt trong tai.Cảm thấy sưng đau sau tai, đặc biệt nếu một nửa khuôn mặt cùng bên đó của bạn cảm thấy yếu hoặc không thể cử động các cơ.Đau nhức lỗ tai dữ dội và cơn đau đột ngột chấm dứt (có thể là do màng nhĩ bị thủng ).Các triệu chứng không thuyên giảm (hoặc trở nên nặng nề hơn) trong 24 đến 48 giờ.Đau lỗ tai thường tự khỏi sau hai đến ba ngày hoặc khi được chăm sóc tại nhà. Thông thường, tất cả những gì bạn cần làm là uống thuốc giảm đau và cảnh giác với các triệu chứng báo hiệu tình trạng trở nên tồi tệ hơn.;;;;;Bệnh ù tai trở thành tình trạng phổ biến khi có tỷ lệ mắc bệnh đến 20% số người, đặc biệt hay mắc là người lớn tuổi. Tình trạng bệnh xảy ra do mất thính lực tuổi tác, chấn thương tai hoặc gặp vấn đề với hệ tuần hoàn. Vì vậy nếu không điều trị bệnh ù tai kịp thời có thể ảnh hưởng cả sức khoẻ tinh thần và thể chất của con người. Dưới đây là những mẹo giúp chữa bệnh ù tai nhanh chóng, cải thiện thính lực hiệu quả và an toàn. 1. Những mẹo điều trị ù tai hiệu quả 1.1 Hạn chế tiếp xúc với những âm thanh lớn Theo thống kê, các trường hợp mắc bệnh ù tai do nguyên nhân đến từ những chấn thương khi tiếp xúc với âm thanh quá lớn gây ra chiếm đến 30%. Do đó, một trong những cách hiệu quả khắc phục ù tai là hạn chế tiếp xúc với âm thanh lớn. Đồng thời việc này cũng làm cho ù tai không diễn tiến nặng hơn. Hạn chế tiếp xúc với âm thanh lớn từ mic, loa, tai nghe là cách hiệu quả để điều trị bệnh ù tai Những việc bác sĩ khuyên làm là: – Hạn chế để tai tiếp xúc với những nơi có âm thanh lớn, gần loa, mic. – Bảo vệ tai bằng cách sử dụng các thiết bị chống ồn. – Sau 15-20 phút, cho đôi tai nghỉ ngơi bảng cách tìm đến địa điểm, vị trí yên tĩnh. – Trong trường hợp sử dụng tai nghe, nên giảm âm lượng nhỏ đủ nghe và không sử dụng chúng trong thời gian quá 1 tiếng. 1.2 Điều trị bệnh ù tai bằng việc sử dụng tiếng ồn trắng Tiếng ồn trắng hay tiếng ồn lành mạnh được bác sĩ khuyến khích dùng để điều trị chứng ù tai. Bệnh nhân có thể chữa ù tai bằng cách sử dụng quạt hoặc tiếng ồn khác như: tiếng nước chảy, nhạc không lời hoặc tiếng mưa rơi. Biện pháp này có được hiệu quả tốt nhất khi thực hiện ở trong môi trường yên tĩnh. 1.3 Thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp với chứng bệnh ù tai Một trong những cách điều trị bệnh tại nhà hiệu quả và tự nhiên nhất mà hay được nhắc đến là thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày. Các chuyên gia thính học khuyên người bị bệnh ù tai nên sử dụng các thực phẩm có khả năng hỗ trợ sức khỏe của đôi tai. Điển hình là thực phẩm giàu axit béo omega-3 và vitamin D có nhiều trong các loại cá. Kho học đã chứng minh được rằng những người có thói quen ăn cá mỗi tuần ít có nguy cơ bị bệnh ù tai hơn những người khác. Thực phẩm giàu axit béo omega-3 và vitamin D có khả năng cải thiện thính lực rất tốt Các loại thực phẩm khác như rau bina, đậu, bông cải xanh cũng được khuyến khích sử dụng nếu bệnh nhân bị ù tai. Bởi vì trong các loại thực phẩm này có chứa chất chống oxy hóa và axit folic có khả năng làm giảm số lượng gốc tự do phát triển trong cơ thể và đây cũng là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh ù tai. Bên cạnh đó, những người bị ù tai nên tránh những đồ ăn uống có chất kích thích bởi vì nicotine và caffeine có trong đó sẽ làm mạch máu co lại đồng thời tăng tốc độ luồng máu chảy qua động mạch, tĩnh mạch, khiến lượng máu chảy qua lớn hơn, đặc biệt là vùng tai trong do đó bị ù tai nhiều hơn. 1.4 Massage tai giúp giảm thiểu ù tai hiệu quả Massage tai là một trong những cách giúp điều trị bệnh ù tai tạm thời. Cách massage đúng được thực hiện là đặt lòng bàn tay lên hai tai, tiến hàng xoa vành tai từ từ theo hình tròn trong khoảng 60 giây sao cho có cảm giác nóng lên ở hai tai. Sau đó, lấy ngón tay giữa bịt vào lỗ tai và bắt đầu kéo tay ra, thực hiện nhanh lặp đi lặp lại khoảng 50 lần. Còn có cách khác là người bị ù tai gõ trống tai bằng cách lấy lòng bàn tay úp vào 2 bên tai, sao cho các ngón tay xuôi về phía sau, hơi khum lại, rồi ấn thành nhịp một nặng một nhẹ, cứ làm như vậy lặp lại 30 lần. Cuối cùng, dùng 2 ngón trỏ và giữa gõ vào phía sau tai, lặp lại đều khoảng 30 lần. Bên cạnh đó có thể kết hợp với muối rang chườm quanh tai khi còn ấm bởi vì hơi nóng của muối có tác dụng trong việc làm giảm ù tai ngay. 1.5 Điều trị bệnh ù tai bằng cách tập luyện thường xuyên Việc tập thể dục thường xuyên, chế độ nghỉ ngơi thư giãn điều độ và thói quen ngủ tốt sẽ giúp cho các mạch máu lưu thông trong các bộ phận cơ thể được khỏe mạnh. Điều này sẽ giúp cải thiện sức khỏe cơ thể nói chung, từ đó có thể giúp chữa bệnh ù tai nói riêng. Người bệnh có thể tập luyện bất kì môn thể thao nào như đạp xe, bơi lội, yoga, … đều mang đến những lợi ích nhất định tuy nhiên cần phải lưu ý tránh va đập mạnh vào tai trong quá trình tập luyện. Tập luyện hàng ngày sẽ giúp cải thiện sức khỏe cơ thể, từ đó có thể giúp chữa bệnh ù tai 2. Một số bài thuốc điều trị chứng bệnh ù tai Tuỳ vào từng nguyên nhân gây bệnh ù tai mà có các bài thuốc khác nhau. Các bài thuốc nam đơn giản sau có thể cải thiện chứng ù tai hiệu quả: – Mắc bệnh ù tai do tiếng ồn: sử dụng rau má, lá dâu, tơ hồng xanh, thổ phục linh để sắc lấy nước uống. Trong trường hợp bệnh nhân bị huyết áp cao có thể thêm lá tre còn huyết áp thấp thêm ngải cứu. – Ù tai do cường độ làm việc quá mệt mỏi, căng thẳng thì sử dụng đỗ đen sao, hà thủ ô, tơ hồng xanh, dây chiều, hoài sơn. – Ù tai do cơ thể hỏa bốc: sắc lấy nước đỗ đen, hoa cúc, vừng đen, lá tre, rau má, nhân trần. Nếu bị huyết áp cao nên thêm cần tây tươi và huyết áp thấp thêm rau ngót tươi hoặc ngải cứu. – Ngoài ra có nhiều người bị bệnh ù tai được điều trị hiệu quả bằng gừng. Kiên trì thực hiện uống nước gừng với trà nóng vào mỗi buổi sáng và tối sẽ giúp cải thiện thính lực rất tốt. Những bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo vì không phải cơ thể nào cũng thích ứng được hết các nguyên liệu được sử dụng. Do vậy để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi điều trị bệnh thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Trên đây là những phương pháp đơn giản có thể điều trị bệnh ù tai hiệu quả ngay tại nhà. Các bác sĩ khuyên rằng người bệnh nên ghi lại các triệu chứng ù tai với mức độ nghiêm trọng và xem xét các yếu tố có thể là tác động tiềm tàng như đồ uống có cồn, tình trạng căng thẳng, giấc ngủ không ngon… để có thể tìm cách khắc phục hiệu quả. Trong trường hợp triệu chứng ù tai vẫn không thuyên giảm và có dấu hiệu nặng hơn thì cần đến khám ngay tại bệnh viện uy tín với các chuyên gia thính lực để tìm rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời.;;;;;1. Nguyên nhân khiến tai bị đau nhức bên trong Đau nhức bên trong tai là một tình trạng có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Có rất nhiều dạng đau tai khác nhau. Một số cơn đau diễn ra bất chợt, bệnh nhân sẽ cảm thấy nhói rồi cơn đau nhanh chóng biến mất. Trường hợp này thường do nguyên nhân từ bên ngoài tai, ví dụ như bất ngờ nghe âm thanh quá lớn làm màng nhĩ đau bất ngờ, áp lực gió khi di chuyển hoặc áp lực nước khi bơi. Một số tình trạng đau nhức bên trong là do các bệnh lý gây ra, trường hợp này bệnh nhân thường có những cơn đau từ từ, âm ỉ. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây đau nhức bên trong tai:1.1 Nhiễm trùng. Nguyên nhân phổ biến khiến cho tai bị đau nhức bên trong là nhiễm virus hoặc vi khuẩn, gây ra viêm viêm tai giữa hoặc viêm tai trong. Viêm tai giữa thường xuất phát từ những bệnh lý nhiễm trùng tai mũi họng khác, chẳng hạn như cảm cúm hoặc dị ứng làm tắc nghẽn và sưng tấy đường tai mũi, họng. Đối với viêm tai trong, ngoài đau nhức tai người bệnh còn có thể bị rối loạn chức năng thăng bằng, tai chảy mủ hoặc có dịch,...1.2 Lấy ráy tai không đúng cách. Ráy tai là sự kết hợp của chất nhờn tiết ra từ tai với bụi bẩn, vi khuẩn hay các tác nhân lạ. Khi ráy tai tích tụ, khô lại thành cục lớn sẽ khiến tai bị đau nhức bên trong và có cảm giác ù tai hoặc giảm thính lực. Tình trạng này sẽ càng tồi tệ hơn nếu bệnh nhân dùng ngón tay hoặc bông ngoáy quá mạnh để lấy ráy tai, vì lấy ráy không đúng cách sẽ chỉ làm cho ráy càng tụt sâu vào bên trong.1.3 Thủng màng nhĩ. Bệnh nhân thủng màng nhĩ sẽ có các triệu chứng như đau nhói bên trong tai, đau đầu, ù tai, nếu nặng hơn thì có thể bị suy giảm thính lực hoặc mất thính lực. Nguyên nhân gây thủng màng nhĩ có thể là do ngoáy tai quá sâu, bị viêm tai giữa nặng nhưng không điều trị đúng cách hoặc do nghe một âm thanh quá lớn...1.4 Khối u trong tai. Khối u trong tai có thể gây chèn ép và ảnh hưởng đến các cấu trúc khác của tai khiến tai bị đau nhói. Khối u trong tai nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến các ổ nhiễm trùng nặng hơn gây áp xe não, viêm màng não,...Ngoài ra, khối u tai cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, do vậy bệnh nhân cần thăm khám càng sớm càng tốt.1.5 Áp xe răng cũng dẫn đến tai bị đau nhức bên trongÁp xe răng là tình trạng hình thành ổ mủ bên trong răng, nướu hay xương giữ răng, dẫn tới đau răng, đau đầu và đau bên trong tai. Các triệu chứng khác gồm có sưng mặt, răng lung lay, nhạy cảm với thực phẩm nóng và lạnh, hơi thở hôi hoặc có mùi khó chịu. Nếu nhiễm trùng nặng bệnh nhân còn có thể bị sốt, mệt mỏi, khó nuốt hoặc khó thở.1.6 Một số nguyên nhân khác. Bên cạnh những lý do kể trên, còn có một số nguyên nhân dẫn tới đau nhức bên trong tai, bao gồm:Viêm mũi dị ứng: Viêm mũi dị ứng đôi khi kèm theo sốt, ho, hắt hơi và có thể dẫn đến đau nhói trong tai.Viêm xoang; Viêm xoang xảy ra khi các xoang bị nhiễm trùng, gây ảnh hưởng đến tai-mũi-họng. Bệnh nhân bị viêm xoang thường có các dấu hiệu như đau đầu, đau nhức bên trong tai, choáng váng,...Đau họng: Bệnh nhân đau họng thường có các triệu chứng như sưng hạch ở cổ, khản tiếng, mất tiếng và đau nhói tai.Viêm amidan: Viêm amidan có thể khiến amidan sưng lên, đau buốt và khó chịu khi nuốt, kèm theo sốt cao và đôi khi đau nhói trong tai. Đau nhức bên trong tai khiến người bệnh rất khó chịu và gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Sau đây là một số giải pháp giúp giải đau nhức tai tại nhà:Uống nhiều nước: Uống nước có thể giúp cơ tai chuyển động nhẹ nhàng và giảm triệu chứng đau nhức. Do vậy, khi bị đau nhói trong tai, bệnh nhân có thể ngậm một ngụm nước nhỏ và nuốt từ từ để giúp tình trạng đau nhói trong tai. Chườm ấm: Đây là phương pháp được nhiều người sử dụng để giảm tình trạng đau nhói trong tai. Bệnh nhân có thể sử dụng một túi chườm ấm, sau đó chườm nhẹ xung quanh phần tai bị đau. Bệnh nhân nên lặp lại cách làm này thường xuyên để cho hiệu quả tốt.Nhai kẹo cao su cũng có thể giảm đau và áp lực ở tai, đặc biệt trong các trường hợp đau tai do thay đổi áp suất khí quyển đột ngột.Nghỉ ngơi ở tư thế ngồi, dựa thẳng lưng thay vì nằm cũng có thể làm giảm áp lực trong tai giữa và cải thiện tình trạng đau nhức.Bệnh nhân cũng có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, Ibuprofen. Lưu ý nên hỏi ý kiến nhân viên y tế trước khi sử dụng để tránh các tác dụng không mong muốn của thuốc.Ngoài ra, bệnh nhân lưu ý không được làm những việc sau đây:Khi nghi ngờ có dị vật trong tai, không dùng bông ngoáy hoặc các vật dụng khác đưa vào tai để lấy ra vì có thể làm tổn thương tai nghiêm trọng.Không dùng cồn, oxy già hay các thuốc nhỏ vào trong tai để tự điều trị khi chưa rõ nguyên nhân.Tuyệt đối không vỗ mạnh vào tai để làm giảm ù, ngứa. 3. Cách phòng ngừa đau nhức bên trong tai Luôn giữ cho tai khô ráo: Sau khi tắm hoặc bơi lội, bệnh nhân nên nghiêng tai để nước có thể chảy ra ngoài và nhẹ nhàng dùng tăm bông thấm khô nước.Tránh áp lực quá lớn đối với tai, đặc biệt là khi đi lặn, bơi lội hoặc di chuyển nơi quá nhiều gió.Nếu bị ngứa tai kéo dài, tai có mùi, đau hoặc cảm giác nghe kém,bệnh nhân cần đi khám ngay vì để lâu có thể gây ảnh hưởng tới thính lực.Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý: Nên ăn nhiều rau củ quả và các thực phẩm giàu dinh dưỡng, hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ ăn quá cứng. Bệnh nhân cũng nên ăn chậm, nhai kỹ để luyện cơ hàm.Tóm lại, đau nhức tai tuy không quá nguy hiểm nhưng cần được điều trị đúng cách.
question_465
Cẩm nang thông tin về bệnh giãn phế quản
doc_465
Phế quản là ống dẫn khí, có chức năng chính là dẫn khí vào phổi. Hiện nay tỉ lệ người mắc bệnh giãn phế quản ngày càng tăng, đặc biệt là ở người lớn. Để có thêm kiến thức y khoa về căn bệnh này, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau. 1. Tổng quan về bệnh Giãn phế quản là tình trạng phế quản không còn đủ khả năng đàn hồi, do bị biến đổi về đường kính của đường dẫn khí. Nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực thì bệnh không quá lo ngại. Nếu chủ quan có thể sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Tác nhân gây bệnh thường là do thành phế quản bị nhiễm trùng. Tình trạng này có thể do một số bệnh lý gây nên như: bệnh viêm phổi, bệnh lao, bệnh sởi, ho gà,... Nếu bệnh nhân đã từng bị lao phổi, trong quá trình điều trị sẽ để lại những xơ sẹo, những sơ sẹo này lâu ngày sẽ bị biến dạng, gây tổn thương lên thành phế quản. Ngoài ra, nếu kèm theo triệu chứng ho dai dẳng cũng khiến cho phế quản bị giãn ra. Viêm đường hô hấp dai dẳng: Nếu bệnh nhân đã từng mắc các bệnh về tai mũi họng như: viêm tai giữa, viêm mũi, viêm xoang, viêm họng,… sẽ để lại hậu quả nặng nề cho phế quản. Dịch nhầy ở thành họng sẽ tích tụ lại gây nhiễm trùng và và tổn thương trực tiếp lên thành phế quản. Giãn phế quản do hóa chất: Trong trường hợp người bệnh đã tiếp xúc trực tiếp với hóa chất như sử dụng thuốc trừ sâu,… Các hóa chất này theo đường dẫn khí vào phổi sẽ làm tổn thương cấu trúc thành phế quản. Nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị tích cực sẽ cho kết quả khả quan và không quá lo ngại. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh thờ ơ với các dấu hiệu nhận biết, hoặc phát hiện bệnh khi ở giai đoạn muộn thì hậu quả để lại sẽ rất nghiêm trọng, khi ấy ổ giãn phế quản tràn rộng ra sẽ rất khó kiểm soát. Ổ giãn phế quản lan rộng khắp sẽ khiến phổi bị tổn thương nặng nề, thậm chí là bị áp xe phổi, ngoài ra phổi có thể bị chảy máu, lâu ngày có thể sưng to dẫn đến chảy mủ khiến cho người bệnh khó thở. Không những ảnh hưởng trực tiếp đến phổi mà ngay cả tim của người bệnh cũng có thể bị tổn thương nghiêm trọng. Ngoài ra, nếu xem nhẹ bệnh thì hậu quả mang đến là vô cùng nặng nề như: ho ra máu dai dẳng hoặc ho ra máu nặng đe doạ tính mạng, đặc biệt là giãn phế quản còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tinh thần cũng như tâm lý của người bệnh. 3. Phòng ngừa Để ngăn ngừa tình trạng giãn phế quản thì việc đầu tiên là phải thận trọng với tình trạng nhiễm trùng phổi, ngăn ngừa được nhiễm trùng phổi và tránh tuyệt đối được các tổn thương về phổi. Tiêm phòng là biện pháp rất cần thiết, nhất ở đối với trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh cần tiêm phòng ngay sởi, ho gà để tránh nguy cơ mắc bệnh cũng như giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm khi mắc, đặc biệt là bệnh giãn phế quản. Đối với đàn ông nếu có thói quen hút thuốc lá thì nên từ bỏ ngay thói quen này. Những chất độc hại như khí ga thì nên tránh tuyệt đối không được hít để bảo vệ lá phổi của mình. Bảo vệ thật tốt lá phổi của mình, để phổi đảm bảo tốt chức năng hoạt động trong cơ thể. Nếu chẳng may bị mắc các bệnh khiến cho phổi bị tổn thương thì nên điều trị thật tốt để tránh nguy cơ gây nhiễm trùng phổi. Đối với trẻ nhỏ nên theo dõi sát sao tránh trường hợp để bé nuốt những vật dị vào đường thở. 4. Điều trị Điều trị bệnh giãn phế quản không quá khó nếu phát hiện sớm và có phác đồ điều trị phù hợp. Theo các bác sĩ chuyên khoa, để điều trị bệnh giãn phế quản thì trước tiên phải điều trị những tổn thương ở phổi trước, nhằm tránh tình trạng nhiễm trùng phổi, từ đó mới giúp người bệnh thuyên giảm các triệu chứng, giảm thiểu tối đa biến chứng nguy hiểm và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Đối với bệnh lý giãn phế quản thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định điều trị thông qua 02 phương pháp phổ biến là: điều trị nội khoa và vật lý trị liệu. Trong đó, kháng sinh cũng là loại thuốc không thể thiếu trong điều trị giãn phế quản. Trong quá trình điều trị nếu như bệnh nhân thường xuyên ho, ho không dứt cơn thì bác sĩ có thể kê thêm thuốc ho hoặc thuốc corticoid dạng xịt nhằm giảm viêm. Để chữa bệnh viêm phế quản, đối với những trường hợp nhẹ có thể dùng phương pháp vật lý trị liệu. Các bác sĩ sẽ làm thông thoáng đường thở cho bệnh nhân bằng cách sử dụng bàn tay phải khum chặt rồi cho bệnh nhân khom người vỗ vào lưng để bệnh nhân có thể nhanh chóng khạc được đờm ra ngoài. Ngoài ra bệnh nhân cần luyện một số bài tập về đường thở, hô hấp rất hữu ích dưới sự hướng dẫn và theo dõi của các bác sĩ chuyên khoa. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh cũng như biểu hiện ở mỗi người sẽ có cách điều trị khác nhau. Những bệnh nhân có ổ giãn phế quản đã bị lan rộng ra thì bác sĩ có thể sử dụng những phương pháp thở oxy. Còn đối với những bệnh nhân khi có những biểu hiện bị suy hô hấp, phổi bị tổn thương nặng nề, chảy máu ở phổi thì người nhà sẽ phải tính đến chuyện thay phổi. Giãn phế quản là bệnh lý không nên xem nhẹ bởi những hậu quả nghiêm trọng gây ra cho người bệnh. Nếu không được chữa trị kịp thời, triệt để thì không chỉ phế quản bị tổn thương mà cả phổi, tim mà rất nhiều cơ quan trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Với những kiến thức vừa chia sẻ, chúng tôi hy vọng bạn đọc có thể hiểu rõ về tính chất nghiêm trọng của bệnh. Nếu có triệu chứng hay nghi ngờ về bệnh giãn phế quản, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng
doc_52818;;;;;doc_55185;;;;;doc_17473;;;;;doc_50631;;;;;doc_63496
Giãn phế quản là tình trạng phế quản bị giãn và khó hồi phục, đặc biệt là các phế quản có kích thước trung bình. Giãn phế quản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sức khỏe, sức lao động, học tập,… của người bệnh. Muốn phòng tránh bệnh hiệu quả, việc đầu tiên bạn cần làm đó là tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh: Giãn phế quản là tình trạng phế quản bị giãn và khó hồi phục, đặc biệt là các phế quản có kích thước trung bình 1. Viêm nhiễm Đây là nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh giãn phế quản. Viêm phổi do vi rút, do vi trùng; ho gà và quai bị thường gặp trong tiền sử người bệnh giãn phế quản dạng nang. Cảm cúm và viêm phổi thủy đậu cũng là nguyên nhân gây ra giãn phế quản. Các loại vi khuẩn gây viêm phổi hoại tử như: Klebsiella, Staphylococcus aureus, Pseudomonas và vi trùng yếm khí đều có thể gây giãn phế quản dạng túi. Hiện nay nhiễm trùng tạo u hạt là nguyên nhân thường gặp hơn gồm: lao, Sarcoidosis, Histoplasmosis và Coccidioidomycosis. Lao liên quan đến giãn phế quản chủ yếu ở thùy trên. Lao cũng là nguyên nhân thường gặp nhất của hội chứng thùy giữa do tắc phế quản thùy giữa, viêm hạch lympho. 2. Nguyên nhân tắc nghẽn Giãn phế quản gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân Thường gây ra giãn phế quản khu trú. Vị trí và thời gian tắc nghẽn rất quan trọng, một yếu tố khác cũng cần lưu ý đó là có nhiễm trùng đi kèm hay không. Các nguyên nhân gây tắc nghẽn phế quản khác như: dị vật phế quản, u phế quản, lao phế quản. Cơ chế gây bệnh đó là dưới chỗ tắc nghẽn dịch tiết bị ứ đọng, áp lực nội phế quản tăng đồng thời sự sinh sản của vi trùng gây nên viêm mãn tại chỗ làm ảnh hưởng đến cấu trúc đường hô hấp gây giãn phế quản. 3. Nguyên nhân co kéo Có thể kể đến như: lao phổi xơ hang, áp xe phổi mãn tính, bệnh phế nang xơ hóa. Cơ chế: Lực hít vào và sự co rút đàn hồi của mô phổi xung quanh tạo ra lực kéo. Khi phổi bị xẹp thì có sự gia tăng lực co kéo của vùng phổi xẹp làm giãn phế quản kế cận. Sự co kéo thúc đẩy giãn phế quản bên trong vùng phổi bị xơ ở thời kỳ cuối. Tương tự như viêm phổi và xẹp phổi, xơ phổi cũng làm gia tăng lực co đàn hồi của phổi và trong suốt thì thở vào phế quản trong vùng xơ hóa bị một lực kéo mạnh tác dụng lên, vì vậy phế quản bị kéo mạnh và giãn ra ngay cả khi không có tổn thương cấu trúc thành phế quản. 4. Các bất thường cấu trúc bẩm sinh – Hội chứng Mounier-Kuhn: Khí phế quản phì đại do bất thường cấu trúc mô liên kết. – Hội chứng Kartagener: giãn phế quản, viêm xoang, đảo ngược phủ tạng. – Hội chứng William-Campell: thiếu sụn phế quản. – Hội chứng bất động nhung mao: bất thường siêu cấu trúc và chức năng nhung mao. – Hội chứng Young: Vô tinh trùng do tắc nghẽn và viêm xoang, phổi mãn. – Bệnh xơ nang. – Tất cả các rối loạn trên đều thúc đẩy nhiễm trùng đường hô hấp dưới tái phát do giảm độ thanh thải nhầy. Rối loạn miễn dịch – Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải ví dụ như chứng vô g-globuline liên quan nhiễm sắc thể X, AIDS, đau tủy, leucemie mãn, thuốc đọc tế bào. – Do đáp ứng miễn dịch quá mức giống như trong bệnh aspergillus phế quản phổi dị ứng (ABPA) giãn phế quản xảy ra ở các phế quản gần do phản ứng phức hợp miễn dịch type III.;;;;;Giãn phế quản là tình trạng biến dạng phế quản thường xuyên không hồi phục xảy ra ở các phế quản có kích thước trung bình (từ phế quản cấp 3 đến cấp ) kèm theo thành phế quản bị phá hủy. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể: 1. Viêm nhiễm Giãn phế quản là tình trạng biến dạng phế quản thường xuyên không hồi phục xảy ra ở các phế quản có kích thước trung bình kèm theo thành phế quản bị phá hủy. Đây là nguyên nhân thường gặp gây giãn phế quản. Viêm phổi do vi rút, vi trùng; ho gà và quai bị thường gặp trong tiền sử bệnh nhân giãn phế quản dạng nang. Cảm cúm và viêm phổi thủy đậu cũng có thể gây ra chứng giãn phế quản. Các loại vi khuẩn gây viêm phổi hoại tử như: Klebsiella, Staphylococcus aureus, Pseudomonas và vi trùng yếm khí đều có thể dẫn đến giãn phế quản dạng túi. Hiện nay nhiễm trùng tạo u hạt là nguyên nhân thường gặp hơn, bao gồm: lao, Sarcoidosis, Histoplasmosis, Coccidioidomycosis. Lao liên quan đến giãn phế quản chủ yếu thùy trên. Lao cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất của hội chứng thùy giữa do tắc phế quản thùy giữa và viêm hạch lympho. 2. Tắc nghẽn Tắc nghẽn thường gây ra giãn phế quản khu trú. Vị trí và thời gian tắc nghẽn rất quan trọng, một yếu tố khác cũng cần lưu ý là có nhiễm trùng đi kèm hay không. Các nguyên nhân gây tắc nghẽn phế quản như: dị vật phế quản, u phế quản, lao phế quản. Cơ chế là dưới chỗ tắc nghẽn dịch tiết bị ứ đọng, áp lực nội phế quản tăng và sự sinh sản của vi trùng gây nên viêm mãn tại chỗ làm ảnh hưởng đến cấu trúc đường hô hấp gây giãn phế quản. Giãn phế quản gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh 3. Do co kéo Có thể kể đến như: lao phổi xơ hang, áp xe phổi mãn tính, bệnh phế nang xơ hóa. Cơ chế: Lực hít vào và sự co rút đàn hồi của mô phổi xung quanh tạo ra lực kéo. Khi phổi bị xẹp thì có sự gia tăng lực co kéo của vùng phổi xẹp làm giãn phế quản kế cận. Sự co kéo thúc đẩy giãn phế quản bên trong vùng phổi bị xơ ở thời kỳ cuối. Tương tự như viêm phổi và xẹp phổi, xơ phổi cũng khiến gia tăng lực co đàn hồi của phổi và trong suốt thì thở vào phế quản trong vùng xơ hóa bị một lực kéo mạnh tác dụng lên, do đó phế quản bị kéo mạnh và giãn ra ngay cả khi không có tổn thương cấu trúc thành phế quản. 4. Các bất thường cấu trúc bẩm sinh – Hội chứng Mounier-Kuhn: Khí phế quản phì đại do bất thường cấu trúc mô liên kết. – Hội chứng William-Campell: thiếu sụn phế quản. – Hội chứng Young: Vô tinh trùng do tắc nghẽn và viêm xoang, phổi mãn. – Hội chứng bất động nhung mao: bất thường siêu cấu trúc và chức năng nhung mao. – Hội chứng Kartagener: giãn phế quản, viêm xoang, đảo ngược phủ tạng. – Bệnh xơ nang. – Tất cả các rối loạn trên đều thúc đẩy nhiễm trùng đường hô hấp dưới tái phát do giảm độ thanh thải nhầy. 5. Rối loạn miễn dịch – Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải như chứng vô g-globuline liên quan đến nhiễm sắc thể X, AIDS, đau tủy, leucemie mãn, thuốc đọc tế bào. – Do đáp ứng miễn dịch quá mức như trong bệnh aspergillus phế quản phổi dị ứng (ABPA) giãn phế quản xảy ra ở các phế quản gần do phản ứng phức hợp miễn dịch type III.;;;;;1. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh giãn phế quản Bệnh giãn phế quản là tình trạng phế quản bị giãn quá mức, mất khả năng đàn hồi. Nếu không được điều trị và kiểm soát bệnh kịp thời thì lượng dịch nhầy tích tụ lại ở phế quản càng nhiều. Từ đó, tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh trưởng và phát triển gây nhiễm trùng và khiến bệnh tái phát nhiều lần. 1.2. Những nguyên nhân dẫn tới bệnh giãn phế quản Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng giãn phế quản, trong đó các nguyên nhân chủ yếu thường là do xảy ra tổn thương ở thành phế quản. Một số bệnh lý có thể gây nhiễm trùng phổi và dẫn tới tổn thương thành phế quản như bệnh viêm phổi, bệnh lao, bệnh sởi, ho gà,... Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng có thể gây nhiễm trùng phổi và đồng thời làm tăng nguy cơ giãn phế quản có thể kể đến như tình trạng suy giảm hệ miễn dịch, bệnh xơ nang, bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, xuất hiện khối u trong phế quản, hay bị mắc một số dị vật trong phế quản,... 1.3. Một số triệu chứng của bệnh giãn phế quản Bệnh giãn phế quản có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng những người có tiền sử mắc bệnh về phổi sẽ có nguy cơ cao hơn. Khi bị giãn phế quản, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như sau: - Ho liên tục trong một thời gian dài, trong những trường hợp nghiêm trọng có thể ho ra máu. - Nhiều đờm kèm theo tình trạng thở ngắn hay xuất hiện tiếng thở rít. - Bệnh nhân có cảm giác đau tức ngực. - Phần da dưới móng chân và móng tay có biểu hiện dày hơn bình thường. - Cơ thể người bệnh thường xuyên mệt mỏi. 2.1. Phương pháp chẩn đoán giãn phế quản Chẩn đoán và điều trị giãn phế quản như thế nào là những vấn đề được nhiều người quan tâm. Ngoài việc kiểm tra những biểu hiện lâm sàng của người bệnh như ho liên tục, hiện tượng nhiều đờm, cơ thể mệt mỏi,… bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm để xác định rõ tình trạng của bệnh nhân, đánh giá mức độ tổn thương của phế quản và tìm nguyên nhân gây bệnh để có thể lên phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả nhất. Một số loại xét nghiệm thường được chỉ định là: - Chụp X-quang: Để phát hiện những bất thường của phổi và những tổn thương ở phế quản. - Chụp CT lồng ngực: Phương pháp này sẽ giúp các bác sĩ có thể quan sát được những hình ảnh của hệ thống đường dẫn khí cũng như các tổ chức khác bên trong lồng ngực. - Xét nghiệm máu: Tình trạng giãn phế quản có thể do một số bệnh lý về miễn dịch gây ra. Chính vì thế, phương pháp xét nghiệm máu cũng rất cần thiết để xác định nguyên nhân gây bệnh có phải do một số bệnh lý về miễn dịch hay không. - Cấy đờm: Phương pháp này giúp xác định rõ bệnh nhân có đang gặp phải tình trạng nhiễm khuẩn hay nhiễm nấm trong phổi hay không. - Xét nghiệm chức năng hô hấp: Để nhận biết rõ hoạt động của phổi và từ đó đánh giá chính xác về mức độ tổn thương phổi. 2.2. Các phương pháp điều trị giãn phế quản Các phương pháp điều trị bệnh giãn phế quản đều hướng đến mục tiêu phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng hô hấp cấp, giúp cải thiện các triệu chứng bệnh, hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh và cuối cùng là nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Thông thường điều trị nội khoa và vật lý trị liệu là những phương pháp điều trị phổ biến nhất. Trong đó, một số loại thuốc thường được chỉ định sử dụng là thuốc kháng sinh để tránh nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn và thuốc loãng đờm giúp bệnh nhân làm sạch đường thở hoặc có thể là thuốc corticoid dạng xịt với mục đích giảm viêm nếu bệnh nhân kèm theo tình trạng hen và thở khò khè. Vật lý trị liệu là một số liệu pháp chẳng hạn như vỗ ngực giúp bệnh nhân khạc đờm hiệu quả, thông thoáng đường thở hoặc một số bài tập giúp bệnh nhân sớm phục hồi chức năng hô hấp. Đối với một số trường hợp khác, bác sĩ có thể sử dụng những phương pháp khác như liệu pháp thở oxy dành cho bệnh nhân bị giãn phế quản lan tỏa, có dấu hiệu suy hô hấp hoặc phẫu thuật(có thể là phẫu thuật ghép phổi để thay thế phần phổi bị tổn thương) nếu bệnh nhân có triệu chứng chảy nhiều máu, hay bị giãn phế quản ở một khu vực nhất định,…;;;;;Giãn phế quản là bệnh giãn thường xuyên không phục hồi của một hoặc nhiều phế quản. Bệnh có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải, rất nguy hiểm nên cần điều trị sớm. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về bệnh cũng như hướng dẫn điều trị bệnh giãn phế quản phù hợp. Giãn phế quản bệnh lý thường gặp ở đường hô hấp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Ngoài nguyên nhân do dị tật bẩm sinh, giãn phế quản còn do nhiều yếu tố khác nhau tạo thành như: Thông thường khi bị giãn phế quản, người bệnh sẽ có các biểu hiện ho khạc đờm kéo dài. Tình trạng này thường diễn ra vào buổi sáng, đờm có màu xanh hoặc vàng, có lẫn máu… Ho có thể tái phát nhiều lần và kéo dài quanh năm khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu. Đôi khi người bệnh có thể bị khó thở, sốt, mệt mỏi, gầy sút, thiếu máu… Giãn phế quản là bệnh lý thường gặp ở đường hô hấp, rất nguy hiểm Theo các chuyên gia y tế, giãn phế quản không tự khỏi mà có thể tiến tiển nặng hơn nếu không được xử trí đúng cách và kịp thời. Các biến chứng hay gặp khi bị giãn phế quản là: … Hướng dẫn điều trị giãn phế quản Với bệnh giãn phế quản, nguyên tắc điều trị cần phải kiên trì, liên tục và bình tĩnh theo đúng phác đồ của bác sĩ. Người bệnh cần có một quy trình điều trị và chăm sóc đặc biệt. Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ Tùy thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe đã có biến chứng gì hay chưa, bác sĩ sẽ tư vấn loại thuốc chữa bệnh phù hợp. Các bước điều trị bao gồm: Người bệnh cần phải sử dụng thuốc kết hợp với các phương pháp điều trị kết hợp khác nhằm cải thiện tình trạng giãn phế quản Trong trường hợp điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả cao, người bệnh cần tiến hành điều trị ngoại khoa. Phương pháp này hay được áp dụng trong giãn phế quản khu trú, ho ra máu nặng, dai dẳng… Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt thùy phổi hoặc một bên phổi. Phẫu thuật được chống chỉ định với các trường hợp bị giãn phế quản lan tỏa hoặc trường hợp có triệu chứng của suy hô hấp mạn tính. Có chế độ ăn uống – sinh hoạt phù hợp Người bệnh cần bổ sung đầy đủ năng lượng trong chế độ ăn hàng ngày, nên ăn nhiều rau xanh, củ quả nhiều màu sắc nhằm cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nên tránh các thực phẩm chiên rán, cay nóng, thực phẩm cứng, rắn, khó tiêu hóa vì có thể ảnh hưởng tới quá trình nuốt thức ăn, tác động xấu tới sức khỏe và tình trạng bệnh. Người bệnh trong khi điều trị giãn phế quản cần nghỉ ngơi, yên tĩnh. Khi ngủ cần nằm ở tư thế ngửa, đầu cao, đảm bảo cho quá trình hô hấp dễ dàng. Đặc biệt nếu ho nhiều cần nằm cao đầu và nghiêng về một bên. Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi, nằm ngủ đúng tư thế Người bệnh cần giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa, thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng cách chải răng bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa, súc miệng bằng dung dịch diệt khuẩn. Tằm rửa sạch sẽ hàng ngày để tránh các ổ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng; uống nước ấm, làm ẩm không khí giúp người bệnh dễ thở. Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị giãn phế quản của bác sĩ, vỗ rung và dẫn lưu tư thế hàng ngày nhằm giúp người bệnh ho khạc đờm tốt, giảm ứ đọng đờm, cải thiện tình trạng viêm niêm mạc đường thở. Ngoài ra, người bệnh cần tránh xa các tác nhân gây bệnh như khói bụi, hóa chất độc hại, thuốc lá… bởi chúng có khả năng khiến bệnh dễ tái phát và ảnh hưởng nặng nề hơn. Người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám đúng hẹn để có hướng dẫn điều trị giãn phế quản phù hợp, hiệu quả nhất.;;;;;(SK&ĐS) - Giãn phế quản là tổn thương giãn các phế quản nhỏ và trung bình không hồi phục. Đồng thời có sự loạn dạng các lớp phế quản, phế quản tiết nhiều dịch và thường bị nhiễm khuẩn định kỳ. Phát hiện bệnh sớm có thể tránh được các biến chứng nặng hoặc tử vong. &#160; Bệnh giãn phế quản do bẩm sinh hoặc mắc phải, nam giới mắc bệnh nhiều gấp 4 lần nữ giới. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh giãn phế quản: với thể bệnh khu trú, nguyên nhân gây bệnh là khối u lành hay ác tính, dị vật, bị bệnh lao sơ nhiễm tiến triển hay trên di chứng canxi hóa, áp-xe phổi…; Thể bệnh lan tỏa, di chứng của các bệnh phế quản phổi cấp nặng lúc nhỏ, trong đó sởi và ho gà là 2 bệnh thường gặp nhất, nhiễm siêu vi nặng do arbovirus là những nguyên nhân gây giãn phế quản. Nguyên nhân bẩm sinh: bệnh đa kén phổi hay phối hợp với đa kén thận, tụy và gan; suy giảm miễn dịch dịch thể và suy giảm miễn dịch tế bào. Ngón tay hình dùi trống và ho khạc nhiều - Chớ chủ quan! &#160;&#160;&#160; Bệnh nhân bị giãn phế quản thường có các biểu hiện sau: khạc đờm, 80% trường hợp giãn phế quản bệnh nhân có khạc đờm với đặc điểm: khạc nhiều nhất vào buổi sáng hoặc đều trong ngày, số lượng nhiều (khoảng từ 20 -100 ml/ngày), tăng lên trong đợt cấp, song có khi lại gặp bệnh nhân giãn phế quản ở thể khô, không khạc đờm, đờm có mùi thạch cao, có khi có mùi hôi, nếu để lắng sẽ có 4 lớp từ trên xuống dưới là: đờm bọt, đờm thành dịch nhầy trong, đờm mũi nhầy, đờm mủ đặc. Ho là triệu chứng kèm theo lúc khạc đờm. Ho ra máu gặp khoảng 8% trường hợp, tia máu màu đỏ khi đang có đợt viêm hay ho ra máu với số lượng nhiều, màu đỏ chói nếu bị biến chứng chảy máu. Khó thở là triệu chứng ít gặp. Tuy nhiên, một số bệnh nhân giãn phế quản được chẩn đoán ở giai đoạn suy hô hấp mạn. Viêm phế quản, phổi cấp tái phát nhiều lần với các triệu chứng sốt 38 - 38,5°C, vị trí nhiễm khuẩn cố định ở các đợt viêm, tổng trạng của bệnh nhân thường không thay đổi. Tràn dịch màng phổi. Nghe phổi có thể thấy ran ngáy, ran rít, ran ẩm to hạt. Nếu bội nhiễm có thể nghe được ran nổ khô hay ran nổ ướt nhỏ hạt hay hội chứng tràn dịch màng phổi. Bệnh nhân có ngón tay hình dùi trống. Hai biến chứng nặng là suy hô hấp mạn và tâm phế mạn. Xét nghiệm đờm thấy có nhiều tế bào biểu mô phế quản, nhiều bạch cầu đa nhân trung tính thoái hóa và chất nhầy, không có sợi đàn hồi. Xét nghiệm vi khuẩn hay gặp nhất là Hemophilus influenza và phế cầu, vi khuẩn gram âm: Pseudomonas aeruginosa, một số vi khuẩn kị khí, vi khuẩn lao. Chụp phổi thấy: hình mờ dạng lưới đi từ rốn đến cơ hoành, hình mờ ở thùy giữa và thùy dưới phổi, hình ảnh “hoa hồng nhỏ” giống như những kén khí chồng lên nhau, hình ảnh mức nước khí. Đo chức năng hô hấp thấy có sự kết hợp cả hai hội chứng hạn chế và tắc nghẽn. &#160; &#160; Tiêu bản tổn thương giãn phế quản. Biến chứng thường gặp Bệnh nhân bị giãn phế quản nhẹ thì các đợt bội nhiễm xảy ra không thường xuyên, bệnh chỉ giới hạn một vùng, không lan ra chủ mô phổi, không bị suy hô hấp. Trái lại ở thể nặng, các đợt nhiễm khuẩn xảy ra thường xuyên, phải sử dụng kháng sinh điều trị, sau nhiều năm tiến triển sẽ xuất hiện suy hô hấp mạn và tâm phế mạn. Biến chứng thường gặp là viêm phổi thùy, phế quản phế viêm, áp-xe phổi, tràn dịch màng phổi, lao phổi, áp-xe não, bệnh xương khớp phì đại do phổi, hay gặp biến chứng ho ra máu, có thể đờm dính máu hoặc nặng hơn là ho ra toàn máu, số lượng nhiều. Phương pháp điều trị&#160;&#160; Điều trị trong những đợt nhiễm khuẩn phế quản, phổi như phế viêm hay áp-xe phổi. Dẫn lưu tư thế là một thủ thuật rất cần thiết, quan trọng và bắt buộc phải làm để tháo mủ ra ngoài, thực hiện 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 10 phút cho bệnh nhân dễ thở. Hướng dẫn bệnh nhân vận động là rất cần thiết để giúp họ có thể khạc đờm ra càng nhiều càng tốt. Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị: khi có điều kiện nên cấy đờm và làm kháng sinh đồ để chọn lựa kháng sinh thích hợp. &#160; Điều trị ho ra máu: nhẹ có thể điều trị bằng adrenoxyl, nếu vượt khả năng điều trị nội khoa thì phải phẫu thuật cầm máu. Điều trị ngoại khoa: thể khu trú một bên nên phẫu thuật là tốt nhất. Thể có tổn thương hai bên: mổ cắt một hoặc cắt hai bên. &#160; Phòng bệnh cần điều trị triệt căn các ổ nhiễm khuẩn tai mũi họng bằng kháng sinh. Tiêm vaccin phòng ngừa cảm cúm. Khi bị cảm cúm, nhất là vào mùa thu đông thì phải dùng ngay kháng sinh. Vệ sinh răng miệng và tai mũi họng. Th S. Phạm Thanh Tùng &#160;
question_466
Viêm bờ mi là gì?
doc_466
Nguyên nhân và cách điều trị Viêm bờ mi là bệnh lý mạn tính về mắt khá phổ biến hiện nay khiến người mắc có cảm giác khó chịu, ngứa, mi mắt đỏ, đau nhức, khô mắt, bỏng rát… Bệnh nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể hạn chế được tổn thương nghiêm trọng cho mắt. Viêm ở bờ mi là tình trạng lớp biểu bì của mi mắt bị viêm, xảy ra do các tuyến nhờn ở chân lông mi bị tắc nghẽn khiến cho mắt có cảm giác khó chịu, biểu hiện ra ngoài với các hiện tượng ngứa, sưng, đỏ. Ngoài ra, người bệnh có thể hay chảy nước mắt, cảm giác nóng rát, phù nề, thậm chí nhạy cảm với ánh sáng và đôi khi nhìn mọi vật bị mờ. Bệnh rất khó điều trị dứt điểm và thường hay tái phát lại, khi thăm khám lâm sàng dễ bị bỏ sót. Viêm bờ mi là bệnh lý gây ra nhiều khó chịu cho người mắc. Các hình thái viêm ở bờ mi mắt – Viêm đỏ bờ mi: là hình thái nhẹ, khu vực bờ mi có hiện tượng đỏ lên, đóng vẩy, bệnh nhân cảm thấy hơi vướng – Viêm rụng vẩy bờ mi: bờ mi sưng đỏ, đóng nhiều vẩy, tiết tố bám dính vào bờ mi, bờ mi không loét – Viêm loét bờ mi: là hình thái nặng, bờ mi sưng đỏ, có hiện tượng phù nề, nhiều tiết tố, rụng lông mi và bờ mi viêm loét. Một số nguyên nhân thường gặp dẫn tới viêm ở bờ mi mắt như: – Vi khuẩn, virus: được coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm mi mắt và kết mạc trong viêm bờ mi sau. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến mí mắt bị sưng cộm, đỏ tấy, lật ra ngoài hoặc lộn vào trong. Lông mi cũng theo đó lật vào trong gây tổn thương cho giác mạc, lâu ngày người bệnh có thể bị ảnh hưởng thị lực. Viêm ở bờ mi thường có nguyên nhân do virus, vi khuẩn gây ra. – Tuyến nhờn (Meibomian) rối loạn chức năng: Tuyến nhờn này có trách nhiệm tiết ra lớp dầu màng nước mắt. Lớp dầu đóng vai trò ngăn cản nước mắt bay hơi, giảm sức căng ở bề mặt của lớp nước mắt, tạo môi trường cho nước mắt lan rộng để bôi trơn mắt. Thành phần lipid trong tuyến tiết bị thay đổi dẫn đến màng nước mắt bị mất đi sự ổn định. Chất tiết bất thường gây tổn thương trực tiếp bề mặt mắt. Bên cạnh đó, sự thay đổi thành phần lipid cũng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn tới rối loạn chức năng tuyến nhờn và xơ hóa, gây tổn thương mi mắt và bề mặt nhãn cầu, dẫn tới mụn lẹo hoặc chấp ở mí mắt. – Bệnh lý trứng cá đỏ và viêm da tiết bã là những bệnh lý viêm da mãn tính có thể gây ra sưng đỏ và viêm ở mi mắt. Những người bị bệnh da liễu mãn tính có xu hương bị viêm bờ mi nặng hơn người bình thường. – Ngoài ra, một số người có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc dị ứng mỹ phẩm cũng là yếu tố gây viêm ở bờ mi mắt. 3. Chẩn đoán và cách điều trị viêm ở bờ mi 3.1 Chẩn đoán viêm ở bờ mi Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh thông qua việc kiểm tra mí mắt và lông mi của người bệnh. Tuy nhiên, đối với các trường hợp viêm phức tạp hơn, người bệnh được kiểm tra mắt bằng kính hiển vi khe đèn hoặc được kiểm tra thêm nhãn áp. Một số trường hợp người bệnh bị viêm ở bờ mi mạn tính có thể tiến triển ngày càng nghiêm trọng hơn. Bệnh viêm bờ mi cũng có thể tái phát lại nhiều lần mà không thể chữa dứt điểm. Vì thế, bạn không nên chủ quan mà cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. 3.2 Cách điều tri viêm ở bờ mi Mặc dù viêm ở bờ mi không có nguy cơ gây mất thị lực nhưng nếu không được điều trị sớm có thể dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm như: rụng lông mi, nhiễm trùng cấp tính, viêm túi lệ, chắp, lẹo, các bệnh lý về giác mạc trở nặng. Do đó, việc điều trị viêm ở bờ mi là hoàn toàn cần thiết. Có nhiều phương pháp điều trị viêm ở bờ mi mắt hiệu quả Hiện nay, các phương pháp điều trị viêm ở bờ mi được sử dụng phổ biến như: – Chườm gạc ấm: Đây là phương pháp khá đơn giản và dễ thực hiện. Bạn chỉ cần sử dụng một chiếc khăn sạch, sau đó nhúng vào nước ấm, vắt khô và đắp lên vùng mi mắt bị viêm khoảng 1 phút. Phương pháp này cần tiến hành lặp đi lặp lại khoảng 3 lần. Đối với phương pháp này, cần chú ý để độ ấm vừa phải, nước lạnh quá sẽ không có tác dụng và nóng quá cũng không khiến hiệu quả không đạt được như mong muốn. Độ ấm vừa phải giúp làm bong vảy vùng mi mắt bị viêm sưng, làm sạch tuyến nhờn và phòng ngừa nguy cơ phát triển chắp mắt – là tình trạng chất nhầy trong mí mắt bị tắc nghẽn dẫn tới hình thành một khối u phình to. – Tẩy tế bào chết tại mi mắt bị viêm: Bạn có thể lựa chọn dùng một miếng gạc, bông gòn hay mảnh khăn nhỏ ngâm trong nước ấm rồi dùng nó để lau nhẹ bờ mi bị viêm khoảng 15 giây để giúp làm sạch tế bào chết ở mi mắt. Đối với một số trường hợp được bác sĩ chỉ định, bệnh nhân có thể sử dụng sữa tắm trẻ em làm sạch mi mắt. – Thuốc mỡ kháng sinh: Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc mỡ kháng sinh để điều trị bệnh. Người bệnh cần vệ sinh tay sạch sẽ, dùng tay thoa thuốc nhẹ nhàng ở phần mi mắt trước khi đi ngủ hoặc dùng bông gòn chấm vào thuốc rồi thoa lên mi mắt. – Trường hợp người bệnh bị khô mắt hay viêm mắt, bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại thuốc nhỏ mắt để cải thiện tình trạng này, ngoài ra bác sĩ có thể được kê một số loại thuốc kháng sinh cải thiện viêm do vi khuẩn gây ra, cải thiện tuyến meibomius tiết nhờn. – Chế độ dinh dưỡng: đóng vai trò quan trọng với sức khỏe đôi mắt. Việc thiếu hụt dưỡng chất có thể là nguyên nhân gây tình trạng viêm tuyến meibomius, từ đó dẫn tới viêm ở bờ mi mắt. Người bệnh cần có một chế độ ăn khoa học, đảm bảo cân bằng các loại axit béo omega. Việc duy trì chế độ cân bằng này giúp tuyến nhờn làm việc hiệu quả, đôi mắt được bôi trơn, tránh khô mắt. Người bệnh có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ nhãn khoa về vấn đề này. – Vệ sinh cho đôi mắt: Việc vệ sinh lông mi sạch sẽ, rửa mi mắt hàng ngày để phòng tránh bệnh và giảm nguy cơ tái phát bệnh, người bệnh cần hạn chế dùng tay bẩn dụi lên mắt tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập bờ mi mắt gây viêm. – Ngoài ra, bạn có thể massage nhẹ nhàng quanh vùng mi mắt. Tránh để đôi mắt tiếp xúc với khói bụi và ánh sáng mặt trời, giảm cường độ làm việc với máy tính, ngủ đủ giấc giúp mắt được thư giãn nghỉ ngơi. – Đi khắm mắt định kỳ 3-6 tháng/1 lần để phát hiện sớm các vấn đề về mắt và có biện pháp ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.
doc_35418;;;;;doc_48374;;;;;doc_59495;;;;;doc_36706;;;;;doc_13814
Viêm bờ mi là một tình trạng thường gặp và hay tái phát, xảy ra khi các chất dầu kèm vi khuẩn đóng bám vào bờ mi mắt, quanh chân lông mi làm bờ mi bị viêm, tấy. Tình trạng khó chịu này làm mắt bị kích ứng, ngứa, đỏ, nóng rát, châm chích. Viêm bờ mi thường liên quan đến bội nhiễm vi khuẩn, các triệu chứng khô mắt hoặc một số bệnh ngoài da như mụn trứng cá đỏ… Biểu hiện và những biến chứng Viêm bờ mi là căn bệnh khá phổ biến với người trên 50 tuổi, nhưng hiện nay cũng có rất nhiều người trẻ tuổi bị bệnh này. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm bờ mi do ô nhiễm môi trường đáng báo động, các rối loạn hoóc-môn, dùng thuốc và mỹ phẩm bừa bãi… đều là những yếu tố nguy cơ thuận lợi hình thành nên căn bệnh này. Khi bị viêm bờ mi, người bệnh thường thấy chảy nước mắt hoặc đỏ mắt, cảm giác có sạn hoặc rát mắt, ngứa mắt, mi mắt sưng và đỏ, bong da xung quanh mi mắt, có vảy ở lông mi lúc ngủ dậy, nhạy cảm với ánh sáng, nước mắt có bọt, lông mi mọc bất thường, rụng lông mi. Mi mắt có thể xuất hiện chất nhờn và vảy bám vào lông mi làm cho hai mi mắt dính với nhau cả đêm. Người bệnh có thể phải banh mi mắt vào buổi sáng vì sự bài tiết các chất dính này. Đôi khi họ còn có thể nhận thấy các chất bài tiết trong nước mắt khô vào buổi sáng giống như cát. Viêm bờ mi thường mạn tính có thể ảnh hưởng đến lớp ngoài của mi mắt, vị trí mà lông mi mọc ra hoặc phần trong mi là phần tiếp xúc với nhãn cầu. Tuy nhiên, viêm bờ mi có những biến chứng nếu người bệnh chủ quan không đi khám khi lông mi bị rụng, lông mi mọc bất thường hoặc sẹo mi hoặc những biến chứng khác như lẹo là một nhiễm khuẩn xuất phát từ vị trí gần chân lông mi. Nó là một bướu ở bờ hoặc trong mi mắt đau. Lẹo thường dễ thấy trên bề mặt mi mắt. Chảy nhiều nước mắt hoặc khô mắt cũng do bài tiết chất dầu bất thường và các hạt bám ở lông mi giống như gàu bám da đầu. Viêm bờ mi có thể làm tái phát đau mắt đỏ. Đôi khi gây ra tổn thương giác mạc do kích thích liên tục từ bờ mi bị viêm hoặc lông xiên gây xước, loét giác mạc. Vệ sinh tốt để phòng bệnh Viêm bờ mi khó điều trị nhưng vệ sinh tốt có thể kiểm soát được các triệu chứng và phòng bệnh. Vệ sinh mắt rất quan trọng bệnh nhân cần được hướng dẫn lật mi theo chiều đứng để vệ sinh và massage mi. Ở tư thế trên các lỗ tuyến sụn mi sẽ được bộc lộ, ta sẽ lau chùi mi từ bên này sang bên kia để loại trừ các vảy bám, dùng dung dịch rửa mắt (theo đơn của bác sĩ) để lau rửa mắt thường xuyên. Có thể dùng tăm bông, miếng gạc hay chính các ngón tay để làm công việc này. Việc lau chùi cần làm hàng ngày cho đến khi thấy không còn khó chịu gì. Cần lưu ý là việc vệ sinh mi có thể gây nguy hiểm cho mắt nếu không tuân thủ quy trình và dùng dụng cụ thích hợp. Đa phần các triệu chứng của viêm mi sẽ giảm trông thấy sau một thời gian vệ sinh mi và massage mi. Viêm bờ mi là căn bệnh mạn tính khó điều trị dứt điểm nên đòi hỏi người bệnh kiên trì điều trị. Nếu có dấu hiệu bất thường cần đến khám các bệnh viện chuyên khoa.;;;;;Viêm bờ mi là tình trạng mí mắt bị viêm gây ngứa mắt, cộm mắt, đỏ xung quanh vùng mắt khiến người bệnh khó chịu và lo lắng. Liệu viêm bờ mi mắt có nguy hiểm không, có gây biến chứng không, điều trị và phòng ngừa bằng cách nào, tất cả các thắc mắc này đã được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết dưới, bạn hãy theo dõi nhé! 1. Tìm hiểu về bệnh viêm bờ mi mắt Viêm bờ mi mắt là tình trạng viêm biểu bì ở phần bờ tự do của mi mắt, khu vực phát triển lông mi bị sưng viêm và có thể lan ra toàn bộ mí mắt gây ngứa, bỏng rát, đỏ và phù bờ mi. Tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể bị viêm bờ mi mắt dưới hoặc trên, tuy nhiên tình trạng này thường gặp hơn ở người trẻ tuổi. Viêm bờ mi gồm có 2 dạng chính: – Viêm bờ mi cấp tính: loét hoặc không loét – Viêm bờ mi mãn tính: rối loạn tuyến meibomius, viêm bờ mi tăng tiết bã nhờn. Viêm bờ mi khiến mi mắt bị sưng và đỏ, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và thẩm mỹ của người bệnh. 1.1. Nguyên nhân gây viêm bờ mi – Viêm bờ mi cấp tính: Nguyên nhân chính gây viêm loét bờ mi cấp tính là do nhiễm khuẩn staphylococcal ở gốc lông mi, bên cạnh đó các nang lông mi và các tuyến meibomius có liên quan. Ngoài ra, viêm bờ mi cấp tính cũng có thể do virus herpes simplex hoặc varicella zoster. Bờ mi bị nhiễm trùng do vi khuẩn thường có nhiều dử với nhiều dịch tiết huyết thanh hơn. Nguyên nhân gây viêm bờ mi không không loét cấp tính thường do phản ứng dị ứng theo mùa gây nổi ban ngứa. – Viêm bờ mi mãn tính: Viêm bờ mi mãn tính là tình trạng rối loạn chức năng tuyến meibomius, gây tắc nghẽn lỗ tuyến ở mí mắt. Ngoài ra còn do trứng cá đỏ, chắp, lẹo tái phát. Nhiều bệnh nhân bị viêm bờ mi tăng tiết bã nhờn có viêm da tăng tiết bã nhờn mặt và da đầu hoặc mụn trứng cá đỏ. Hầu hết các trường hợp bị rối loạn chức năng tuyến meibomius hoặc viêm bờ mi tăng tiết bã nhờn xảy ra sự bốc hơi nước mắt và viêm kết giác mạc khô, hay khô mắt. 1.2. Triệu chứng của viêm bờ mi Triệu chứng phổ biến là gây ngứa, bỏng rát mí mắt, kích ứng kết mạc, chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng và gây cộm mắt. Mỗi một dạng viêm bờ mi sẽ có triệu chứng cụ thể riêng. – Viêm bờ mi cấp tính: Triệu chứng viêm loét bờ mi cấp tính là hình thành các mụn mủ nhỏ được phát triển trong các nang lông mi và cuối cùng vỡ ra tạo thành ổ loét nông có bờ rõ. Xuất hiện màng tiết tố dính chặt ở mi, gây chảy máu khi bóc, màng tiết tố khô khiến mi mắt bị dính chặt lại. Viêm bờ mi loét tái phát còn có thể khiến bờ mi bị sẹo hoặc lông mi mọc ngược. – Viêm bờ mi mãn tính: Ở bệnh nhân có rối loạn chức năng tuyến meibomius thường có các lỗ tuyến giãn và đặc lại thành tiết tố có màu vàng, khi ấn vào sẽ thấy tiết tố đặc dạng sáp chảy ra. Viêm bờ mi tăng tiết bã nhờn thường để lại lớp vảy mỡ dễ bóc trên bờ mi. Hầu hết các bệnh nhân có viêm bờ mi tăng tiết bã nhờn và rối loạn chức năng tuyến meibomius thường có các triệu chứng của bệnh viêm kết giác mạc khô như cảm giác cộm ở mắt, có dị vật trong mắt, căng mỏi mắt và nhìn mờ nếu cố nhìn kéo dài. Do đó, người bệnh không nên chủ quan, khi gặp tình trạng lông mi bị rụng, lông mi mọc bất thường, sẹo mi, lẹo hoặc bất thường ở mắt nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để thăm khám để tiến hành điều trị sớm, sẽ kiểm soát tốt biến chứng nghiêm trọng cũng như lấy lại thẩm mỹ cho khuôn mặt. Cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị, tránh tình trạng viêm bờ mi biến chứng. Tùy theo từng loại viêm sẽ có phương pháp điều trị cụ thể. – Viêm bờ mi cấp tính: Viêm loét bờ mi cấp tính thường được điều trị bằng thuốc mỡ kháng sinh trong 7 – 10 ngày . Viêm loét bờ mi cấp tính do virus sẽ điều trị bằng thuốc kháng virus toàn thân trong khoảng 7 ngày. Đối với viêm bờ mi không loét cấp tính thì thường sử dụng biện pháp chườm ấm bờ mi để giảm triệu chứng và tăng tốc độ hồi phục, nếu sau 24 giờ chườm ấm tình trạng sưng chưa giảm thì sử dụng corticoid bôi tại chỗ trong vòng 7 ngày. Dùng chiếc khăn sạch để chườm ấm lên mắt 2 lần/1 ngày sẽ giúp giảm triệu chứng và đẩy nhanh tốc độ hồi phục bệnh viêm bờ mi. – Viêm bờ mi mạn tính: Viêm bờ mi mạn tính thường được điều trị theo hướng viêm kết giác mạc khô. Sử dụng nước mắt nhân tạo, thuốc mỡ tra ban đêm và chặn đường thoát nước mắt sẽ mang lại hiệu quả điều trị ở hầu hết các bệnh nhân. Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp với chườm ấm mi mắt để làm tan tiết tố bám trên mi mắt, hoặc thực hiện massage mí mắt để đẩy các chất tiết ứ đọng và tăng cường lớp mỡ phủ trên bề mặt nhãn cầu. Ngoài ra, người bệnh có thể làm sạch bờ mi 2 lần một ngày bằng tăm bông được tẩm với hỗn hợp dung dịch dầu gội dành cho trẻ em và nước ấm theo tỉ lệ 2 – 3 giọt dầu gội với ½ chén nước ấm. Nếu sau vài tuần điều trị bệnh không cải thiện có thể sử dụng thêm thuốc mỡ kháng sinh tại chỗ. Viêm bờ mi mắt có thể biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe thị lực. Vì vậy người bệnh không nên chủ quan mà không chữa, nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt thăm khám và điều trị sớm để bảo vệ đôi mắt, tránh gây khó khăn cho việc điều trị về sau.;;;;;Nguyên nhân và cách điều trị viêm bờ mi Viêm bờ mi có thể xảy ra ở trẻ em và người lớn ở mọi lứa tuổi, là tình trạng viêm biểu bì của bờ tự do của mi mắt, bao gồm nhiều tổn thương cấp tính và mạn tính gây khó chịu cho người bệnh. Bài viết dưới đây chia sẻ bạn cách điều trị viêm bờ mi hiệu quả Viêm bờ mi là tình trạng viêm ở mi mắt. Đây là một chứng rối loạn mắt mãn tính thường gặp do vi khuẩn hoặc tình trạng da (chẳng hạn như da dầu, nhiều gàu hoặc bệnh trứng cá đỏ).Viêm bờ mi trước: điều này ảnh hưởng đến rìa ngoài của mí mắt, nơi gắn lông mi, thường gây sưng đáng kể. Viêm bờ mi sau: loại viêm bờ mi này xảy ra khi các tuyến dầu nhỏ (tuyến meibomian) của mí mắt bị rối loạn dẫn đến tắc nghẽn.Nhiều người bị đồng thời cả viêm bờ mi trước và sau. Một số trường hợp có triệu chứng viêm bờ mi nhẹ trong khi những trường hợp khác nặng hơn. Viêm bờ mi thường ảnh hưởng đến cả hai mắt cùng một lúc. Thăm khám mắt định kỳ giúp phát hiện sớm và điều trị viêm bờ mi hiệu quả Nguyên nhân chính xác của viêm bờ mi thường khó xác định rõ. Có một số yếu tố khác nhau liên quan đến sự phát triển của tình trạng bệnh:Rối loạn chức năng tuyến meibomian. Do một số loại thuốc như thuốc kháng histamine và liệu pháp thay thế hormone. Dị ứng (dung dịch kính áp tròng, đồ trang điểm, một số loại thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ)Bệnh trứng cá đỏ. Bọ ve lông mi (rận lông mi)Viêm da tiết bã (da đầu và lông mày có gàu)Thay đổi nồng độ estrogen như mãn kinh hoặc mang thai. Nhiễm khuẩn.Viêm bờ mi có thể chỉ do một trong các yếu tố trên hoặc kết hợp nhiều nguyên nhân. Viêm bờ mi gây ra nhiều mức độ khó chịu và ảnh hưởng khác nhau, tùy theo mức độ của từng trường hợp. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến bao gồm:Mi mắt đỏ, sưng hoặc ngứa. Da mi bong tróc hoặc đóng vảy. Cảm giác cộm vướng hoặc nóng rát mắtĐỏ mắt. Nước mắt chảy ra nhiều. Lông mi mỏng hoặc dính. Nhạy cảm với ánh sáng. Nhìn mờ (thoáng qua, thường cải thiện khi chớp mắt)Bệnh nhân nên đặt lịch hẹn với Bác sĩ nhãn khoa ngay khi gặp bất kỳ triệu chứng nào nêu trên. 4. Ai là người có thể mắc viêm bờ mi Viêm bờ mi có thể xảy ra ở trẻ em và người lớn ở mọi lứa tuổi. Bệnh viêm bờ mi xuất hiện ở mọi lứa tuổi Viêm bờ mi được chẩn đoán khá dễ dàng. Bác sĩ nhãn khoa thông thường sẽ thực hiện kiểm tra bằng kính hiển vi để quan sát mi mắt và lông mi của bệnh nhân. Các tuyến meibomian - nằm dọc theo mi mắt ngay bên trong lông mi - sẽ được quan sát và nén nhẹ để kiểm tra sự tiết dịch của chúng. Các tuyến meibomian khỏe mạnh tiết ra chất nhờn mỏng, trong khi các tuyến bị rối loạn hoạt động sẽ tiết ra chất nhờn dày hơn, hoặc trong trường hợp tồi tệ hơn là không tiết dầu do tắc nghẽn hoàn toàn. 6. Điều trị viêm bờ mi;;;;;Viêm bờ mi là một trong số những bệnh lý nhãn khoa ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của mắt và gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh. Chủ quan trong việc nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh và điều trị sai cách có thể gây ra các biến chứng viêm bờ mi nguy hiểm. Tìm hiểu ngay! 1. Tìm hiểu bệnh viêm bờ mi Viêm bờ mi là bệnh lý nhãn khoa thường gặp, xảy ra khi biểu bì bờ tự do của mi mắt bị viêm nhiễm. Bệnh hình thành có sự liên quan tới mi mắt cũng như sự phát triển của lông mi. Về cơ bản, viêm bờ mi hình thành chủ yếu do tăng tiết bã nhờ, vi khuẩn và tác nhân có hại sẽ dễ dàng trú ngụ, phát triển và làm tổn thương vùng mi mắt. Tuyến bã nhờn tiết càng nhiều thì tình trạng kích ứng, ngứa càng nặng. Ngoài ra, viêm bờ mi cũng có thể hình thành do vi khuẩn Staphylococcus tấn công và làm tổn thương vùng mi mắt. Nhìn chung, mặc dù viêm bờ mi không ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh nhưng lại gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Viêm nhiễm nặng khiến mi mắt sưng nề có thẻ gây mất thẩm mỹ. Bờ mi mắt bị các tác nhân có hại tấn công gây viêm nhiễm được gọi là viêm bờ mi 1.1. Nguyên nhân gây bệnh Những nguyên nhân gây bệnh viêm bờ mi theo các chuyên gia cụ thể là: – Vi khuẩn, virus: Vi khuẩn (thường là Staphylococcus), virus (herpes simplex, varicella zoster)… trú ngụ tại vùng mi mắt và tấn công nếu gặp điều kiện thuận lợi như: Cơ thể ốm yếu, sức đề kháng giảm, mắt vệ sinh kém, tăng tiết bã nhờn mi mắt… – Rối loạn tuyến bã nhờn: Rối loạn khiến tuyến bã nhờn tiết ra bất thường, tạo điều kiện cho các tác nhân có hại gây bệnh, gây viêm nhiễm vùng mắt. . – Dị ứng: Phản ứng với các dị nguyên cũng có thể là nguyên nhân gây ra viêm bờ mi, đặc biệt là khi sử dụng một số loại mỹ phẩm kém chất lượng, bụi bẩn bám nhiều quanh mắt… – Phản ứng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây ra phản ứng phụ và khiến mi mắt bị kích ứng, viêm nhiễm. 1.2. Dấu hiệu viêm bờ mi Người bệnh mắc viêm bờ mi có thể dễ dàng nhận biết bệnh thông qua các dấu hiệu như: – Đau, rát mí mắt – Đau lan sang cả mắt – Mắt cộm – Đóng vảy ở mí mắt – Cảm giác dị vật ở mắt – Ngứa, khó chịu ở mắt – Sưng to bờ mi – Mắt khó nhìn, nhìn mờ – Nhạy cảm với ánh sáng – Đỏ mắt, chảy nước mắt – Lông mi dễ gãy rụng… Bác sĩ nhãn khoa sẽ thăm khám kỹ lưỡng để xác định bệnh thông qua các dấu hiệu kể trên cũng như nguyên nhân gây bệnh để có các hướng xử trí phù hợp. Người bệnh mắc viêm bờ mi có thể dễ dàng nhận biết bệnh thông qua các dấu hiệu như đau rát, sưng đỏ mí mắt… 2. Biến chứng viêm bờ mi Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh viêm bờ mi có nguy cơ cao tiến triển thành mạn tính. Đồng thời, bệnh cũng có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ biến chứng viêm bờ mi, ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh như: – Lẹo mắt: Tình trạng nhiễm khuẩn gây ra bởi các ký sinh trùng trên lông mi như: Coagulase, Cutibacterium acnes, Corynebacterium… Chúng tạo thành các nốt mụn, nhọt ở trên bờ mi hoặc ở trong mi mắt, không chỉ gây ngứa, cộm mà còn dẫn tới tình trạng đau, mỏi mắt. – Chắp mắt: Tắc tuyến bã nhờn meibomius gây sưng, đỏ bên trong mi mắt, khiến người bệnh thường xuyên chảy nước mắt sống hoặc có thể khô mắt. – Đau mắt đỏ: Một dạng biến chứng của viêm bờ mi, dẫn tới tình trạng viêm kết mạc, dân gian hay gọi là đau mắt đỏ. Đó là tình trạng màng trong suốt ở trên bề mặt nhãn cầu và kết mạc mi bị viêm nhiễm. – Tổn thương giác mạc: Tình trạng viêm nhiễm càng nặng thì nguy cơ gây xước, loét giác mạc càng cao. Đồng thời, tình trạng này cũng sẽ khiến thị lực của mắt giảm sút, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe đôi mắt. Vì vậy, người bệnh cần phát hiện kịp thời viêm bờ mi và điều trị kịp thời với bác sĩ nhãn khoa để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng. Lẹo mắt là một trong những biến chứng viêm bờ mi thường gặp nếu không được điều trị kịp thời 3. Điều trị viêm bờ mi 3.1. Viêm bờ mi nhẹ – Vệ sinh sạch sẽ vùng mắt để giảm bớt bụi bẩn và loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh bằng gạc sạch và nước muối sinh lý. – Massage nhẹ và chườm ấm vùng mí mắt bằng đầu ngón tay để kích thích mạch máu tuần hoàn tốt, tăng bài tiết và giảm thiểu tình trạng rối loạn tuyến bã nhờn. – Nhỏ nước mắt nhân tạo để cải thiện khô, nóng rát ở mắt và chảy nước mắt sống… – Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi nhiều, ngủ đúng giờ, hạn chế thức khuya và bổ sung các loại dưỡng chất tốt cho mắt như vitamin A, C, E… – Khám mắt thường xuyên để kiểm soát tình trạng bệnh, nếu bệnh tiến triển nặng, người bệnh cần được chỉ định điều trị bằng các phương pháp chuyên sâu hơn. Khám mắt thường xuyên để kiểm soát tình trạng bệnh và giúp bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp 3.2. Viêm bờ mi trung bình, nặng Đối với bệnh ở mức độ trung bình, nặng, bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa để cải thiện tình trạng viêm nhiễm: – Thuốc mỡ kháng sinh: Thuốc dùng để bôi tại chỗ thường được chỉ định như là azithromycin hoặc erythromycin, bacitracin… có tác dụng kháng viêm, chống nhiễm trùng. – Thuốc kháng sinh dạng uống: Các loại thuốc được kê để uống hằng ngày với thời gian cụ thể như là doxycycline tetracycline, minocycline giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm. – Corticosteroid: Giảm sưng viêm nếu như các thuốc chống viêm khác không cải thiện được tình trạng bệnh. – Thuốc nhỏ mắt: Azithromycin được chỉ định nhỏ trong khoảng 10-14 ngày để giảm viêm nhiễm. – Chống viêm glucocorticoid: Một số loại thuốc như rimexolone, loteprednol etabonate, hay fluorometholone cũng có thể được kê để điều trị viêm bờ mi mắt. Đối với bệnh ở mức độ trung bình, nặng, bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa để cải thiện tình trạng viêm nhiễm Các loại thuốc thường được giới hạn về liều lượng và thời gian để tránh gây ra các tác dụng phụ đối với sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, mọi người cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để bệnh có thể tiến triển tích cực và giảm thiểu nguy cơ gây ra các tác hại khó lường. Nhìn chung, biến chứng viêm bờ mi có thể ảnh hưởng nhiều tới tầm nhìn cũng như sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, mọi người cần cẩn trọng với các dấu hiệu bất thường và nên đi khám sớm để được xử trí kịp thời bởi bác sĩ có chuyên môn để bảo toàn sức khỏe thị lực.;;;;;Viêm bờ mi mắt là bệnh lý nhãn khoa nguy hiểm thường gặp ở rất nhiều người hiện nay. Bệnh ảnh hưởng lớn tới sức khỏe thị lực và gây ra nhiều khó khăn, bất tiện trong quá trình sinh hoạt của mọi người nên cần được điều trị sớm và đúng cách. Viêm bờ mi là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở bờ tự do của mi mắt. Bệnh liên quan tới một phần của mí mắt và sự phát triển của lông mi. Bệnh thường hình thành do sự tăng tiết bã nhờn, liên quan tới các vảy ra chết ở vùng mắt. Khi các tuyến bã nhờn này bị bít tắc, bị tấn công bởi các vi khuẩn có hại thì sẽ dẫn tới tình trạng bít tắc, gây kích ứng và ngứa mắt. Ngoài ra, nhiễm khuẩn Staphylococcus cũng có thể gây nên tình trạng viêm bờ mi ở mắt của nhiều người. Tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe đôi mắt và gây khó khăn trong việc sinh hoạt của mọi người. Nếu tổ chức viêm sưng to, thì sẽ làm mất thẩm mỹ khuôn mặt, khiến mọi người tự ti khi giao tiếp. Viêm bờ mi là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở bờ tự do của mi mắt 2. Nguyên nhân gây viêm bờ mi Về cơ bản, nguyên nhân gây nên tình trạng viêm bờ mi được xác định là do một số yếu tố như vi khuẩn, tình trạng khô mắt hoặc do rối loạn chức năng tuyến nhờn ở mắt. – Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn (thường là Staphylococcus), virus (herpes simplex, varicella zoster) có hại dễ dàng tấn công khi gặp điều kiện thuận lợi như sức đề kháng yếu, vệ sinh vùng mắt không sạch sẽ. Chúng xâm nhập vào tổ chức niêm mặc ở bờ mi mắt, trú ngụ và gây viêm nhiễm ở khu vực này. Tình trạng viêm sẽ khiến mí mắt sưng to, đỏ tấy. Nếu không xử trí kịp thời, bệnh có thể dẫn tới những nguy hiểm khôn lường, thậm chí có thể ảnh hưởng tới thị lực nếu vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào mắt. – Rối loạn chức năng tuyến nhờn: Các tuyến Meibomian – tuyến bã nhờn – nằm ở trong các tấm sụn mi của mí mắt, đảm nhiệm vai tro tiết dầu của màng trước mắt. Lớp dầu này giúp ngăn cản nước mắt bay hơi và làm giảm sức căng bề mặt của nước mắt. Chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bôi trơn mắt mình thường. Rối loạn tuyến nhờn sẽ gây nên tình trạng viêm nhiễm ở bờ mi của mắt. – Bệnh cũng có thể hình thành do dị ứng với một số thành phần của mỹ phẩm, đặc biệt là mỹ phẩm ở vùng mắt bởi đây là khu vực rất nhạy cảm. – Một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể gây ra phản ứng phụ, tác dụng phụ khiến bờ mi mắt bị viêm nhiễm. Các loại vi khuẩn (thường là Staphylococcus) có thể gây nên tình trạng viêm nhiễm ở bờ mi mắt 3. Dấu hiệu nhận biết viêm bờ mi Người mắc viêm bờ mi mắt thường gặp phải tình trạng: – Đau, rát ở vùng mí mắt, cơn đau có thể lan sang khắp cả mắt gây khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt. – Mắt bị cộm, đóng vảy ở mí mắt hoặc ở dưới lông mi, có cảm giác như có dị vật trong mắt. – Thường xuyên có cảm giác ngứa mắt, muốn gãi và dụi mắt. – Bờ mi sưng to, cộm cấn sẽ khiến mọi người nhìn mờ, khó nhìn. – Nhạy cảm với ánh sáng, ngại nhìn, tiếp xúc với ánh sáng đèn, mặt trời. – Thường xuyên chảy nước mắt kèm theo tình trạng đỏ ở trong mắt. – Lông mi dễ bị gãy, rụng và khó mọc lại ở vị trí bờ mi bị viêm. Đau, rát, sưng tấy ở vùng mí mắt là những dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh 4. Điều trị viêm bờ mi mắt 4.1. Viêm bờ mi mắt nhẹ – Vệ sinh mắt: Dùng miếng gạch mềm, sạch, thấm nước muối sinh lý 0,9% và lau nhẹ ở vùng bờ mi từ trong gốc mắt đến đuôi mắt để loại bỏ bụi bẩn tích tụ trên mi mắt. – Massage: Chườm ấm và xoa bóp mí mắt nhẹ nhàng bằng đầu ngón tay để tăng lưu thông, tăng bài tiết vùng mí mắt giúp ngăn ngừa viêm nhiễm xảy ra. 4.2. Viêm bờ mi trung bình – nặng Nếu vệ sinh và nhỏ nước mắt nhân tạo tại nhà không cải thiện tình trạng viêm nhiễm, mọi người cần sử dụng thuốc với phác đồ theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc có thể được sử dụng như là: – Thuốc mỡ kháng sinh dùng để bôi: Erythromycin, bacitracin… – Kháng sinh đường uống: Doxycycline, tetracycline, azithromycin… – Thuốc chống viêm glucocorticoid: Rimexolone, loteprednol etabonate, fluorometholone… – Thuốc nhỏ mắt kê đơn: Azithromycin, Cyclosporine… Thuốc được kê đơn dựa trên thể trạng cũng như mức độ viêm nhiễm của từng người. Do đó, mọi người không tự ý mua và sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Điều trị mắt bị viêm bờ mi với phác đồ theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa có chuyên môn
question_467
Công dụng thuốc Monast 10
doc_467
Thuốc Monast 10 thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp, được bào chế ở dạng viên nén. Thành phần chính của thuốc Monast 10 là Montelukast được sử dụng trong chỉ định điều trị và dự phòng hen phế quản mãn tính. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng như: Tăng xuất huyết, chóng mặt , buồn ngủ,... Vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu kỹ thông tin của thuốc trước khi sử dụng và tuân thủ điều trị. 1. Cơ chế tác dụng của thuốc Monast 10 Thuốc Monast 10 có chứa thành phần Montelukast sử dụng trong ngăn chặn chứng thở khò khè, khó thở do hen suyễn hoặc làm giảm số lượng cơn hen suyễn xảy ra. Không những thế, thuốc Monast 10 còn được sử dụng trước khi tập thể dục để ngăn ngừa hô hấp trước khi thực hiện các bài tập như co thắt phế quản. Sử dụng thuốc Monast 10 còn điều trị các triệu chứng dị ứng quanh năm ở người lớn và trẻ ít nhất là 6 tháng tuổi. 2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Monast 10 3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Monast 10 Thuốc Monast 10 được sử dụng bằng đường uống và được uống mỗi ngày một lần vào lúc đói hoặc no. Đối với trường hợp điều trị hen thì nên sử dụng thuốc Monast 10 vào buổi tối. Nhưng với trường hợp điều trị viêm mũi dị ứng thời gian sử dụng tuỳ thuộc vào nhu cầu của người bệnh. Tuy nhiên, với người bệnh vừa hen và vừa viêm mũi dị ứng thì nên sử dụng một viên thuốc Monast 10 vào buổi tối. Với trường hợp người bệnh từ 15 tuổi trở lên và bị ben hoặc viêm mũi dị ứng nên sử dụng thuốc Monast 10 ngày 1 viên với hàm lượng 10mg hoặc ngày 2 viên hàm lượng 50mg.Thuốc Monast 10 sử dụng cho những người bị suy thận hoặc suy gan nhẹ thường không cần phải điều chỉnh liều.Cần lưu ý: Liều điều trị khuyến cáo ở trên cho thuốc Monast 10 chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Monast 10, người bệnh cần được chỉ định của bác sĩ. 4. Xử trí quên liều và quá liều của thuốc Monast 10 Nếu quên liều Monast 10 hãy sử dụng liều quên khi nhớ ra vào lúc sớm nhất. Tuy nhiên, khoảng cách giữa liều Monast 10 quên và liều tiếp theo quá gần nhau hãy bỏ qua liều quên. Người bệnh không nên sử dụng gấp đôi liều thuốc Monast 10, vì có thể gây ra tình trạng quá liều thuốc. Để khắc phục tình trạng bỏ lỡ liều thuốc Monast 10, người bệnh có thể thực hiện đặt chuông báo thức hoặc nhờ người thân nhắc nhở. Trong trường hợp vô tình sử dụng thuốc Monast 10 quá liều so với quy định và xuất hiện một số dấu hiệu không mong muốn cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức. Tuy nhiên, người nhà có thể áp dụng một số biện pháp xử lý sơ bộ khi ngộ độc thuốc Monast 10 như: Rửa dạ dày và gây nôn. 5. Tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc Monast 10 Thuốc Monast 10 có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp thì tác dụng phụ của thuốc Monast 10 có thể xảy ra ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Một số tác dụng phụ thường gặp do Monast 10 gây ra bao gồm mệt mỏi, buồn ngủ, choáng váng, đau đầu, chảy máu cam, khô miệng, suy nhược, sốt,... Những tác dụng phụ này có thể xảy ra lúc bắt đầu điều trị hoặc sau khi tăng liều lượng thuốc Monast 10. Thông thường những phản ứng phụ do thuốc Monast 10 có thể thoáng qua hoặc giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, với một số trường hợp thuốc Monast 10 có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn nghiên trọng với các phản ứng hiếm gặp. Những phản ứng này có thể xuất hiện chỉ sau vài phút khi sử dụng thuốc Monast 10 hoặc lâu hơn trong vòng 1 vài ngày. Khi xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng như: Nhiễm trùng đường hô hấp trên, răng xuất huyết, thâm nhiễm bạch cầu ái toan, động kinh, đánh trống ngực, viêm gan, phù mạch, tăng ALT và AST huyết tương,...Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Monast 10:Đối với phụ nữ đang mang thai và nuôi con bú nên thận trọng khi sử dụng thuốc Monast 10. Người bệnh cần được tư vấn sử dụng thuốc Monast 10 từ bác sĩ đồng thời phân tích kỹ lưỡng lợi ích và rủi ro trước khi sử dụng thuốc. Thuốc Monast 10 có thể thay đổi khả năng hoạt động cũng như gia tăng ảnh hưởng tác dụng phụ. Vì vậy để tránh tình trạng tương tác thuốc người bệnh nên cung cấp cho bác sĩ danh sách thuốc sử dụng trước đó bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và thảo dược,...Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Monast 10, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng theo liều lượng đã được bác sĩ chỉ định để đạt hiệu quả tốt nhất.
doc_33823;;;;;doc_27752;;;;;doc_45048;;;;;doc_548;;;;;doc_1091
Montemac 10 thuộc nhóm thuốc điều trị các bệnh về đường hô hấp, có thành phần chính là Montelukast (dưới dạng Montelukast natri) hàm lượng 10mg. Montelukast là chất đối kháng thụ thể leukotrien, có tác dụng ngăn chặn các triệu chứng của bệnh hen suyễn (ho, tức ngực, khó thở, thở khò khè), viêm mũi dị ứng (ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi), co thắt phế quản (khó thở).Thuốc Montemac 10 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và được chỉ định dùng trong điều trị một số tình trạng sau ở trẻ từ 15 tuổi trở lên và người lớn:Hen phế quản mãn tính: Ngăn chặn và dự phòng xuất hiện các triệu chứng của bệnh hen cả ngày và đêm, bệnh nhân hen nhạy cảm với aspirin, gắng sức gây co thắt phế quản.Viêm mũi dị ứng: Làm giảm các triệu chứng của bệnh cả ngày và đêm.Ngoài ra, Montemac 10 cũng được dùng trong điều trị dự phòng tình trạng gắng sức gây hẹp đường dẫn khí. 2. Cách dùng và liều dùng thuốc Montemac 10 Thuốc Montemac 10 được dùng theo đường uống, có thể nhai thuốc rồi uống với nước. Người bệnh có thể uống thuốc lúc bụng đói hoặc no đều được. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng mà thời điểm uống thuốc khác nhau. Đối với hen suyễn, người bệnh nên uống thuốc vào buổi tối, đối với viêm mũi dị ứng thì tùy vào từng người bệnh.Liều dùng Montemac 10 trong điều trị hen và viêm mũi dị ứng thông thường là 10mg/lần/ngày (tương ứng 1 viên/lần/ngày). Đối với người bị suy gan, suy thận mức độ nhẹ và trung bình, người bệnh cao tuổi thì không cần điều chỉnh liều dùng.Lưu ý, người bệnh nên tiếp tục uống thuốc Montemac 10 ngay khi cả kiểm soát được cơn hen, đặc biệt nên kiên trì uống thuốc trong giai đoạn cơn hen trở nặng.Khi dùng Montemac 10 để điều trị dự phòng, sau 2 - 4 tuần dùng thuốc cần đánh giá kết quả để biết khả năng đáp ứng thuốc của người bệnh và xem xét phương án điều trị tiếp theo.Montemac 10 có thể được dùng riêng lẻ hoặc phối hợp với thuốc khác trong điều trị. Nếu dùng phối hợp thì cần giảm liều các thuốc dùng chung như corticosteroid (dạng uống hoặc hít), thuốc giãn phế quản, tránh ngừng hoặc thay thế đột ngột, đặc biệt là corticosteroid dạng hít.Quá liều Montemac 10 có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, khát nước, đau bụng, đau đầu, ngủ gà, kích thích tâm thần vận động. Khi đó, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ và điều trị triệu chứng, điều trị hỗ trợ. 3. Tác dụng phụ của thuốc Montemac 10 Thuốc Montemac 10 có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn ở các cơ quan như sau:Thần kinh: Đau đầu.Tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn, nôn, khô miệng, tiêu chảy, khó tiêu.Tim, mạch máu và hệ bạch huyết: Hồi hộp, tăng xuất huyết, bầm tím, chảy máu cam, phù mạch.Miễn dịch: Các phản ứng quá mẫn.Tâm thần, thần kinh: Thuốc Montemac 10 có thể gây mất ngủ, ngủ lơ mơ, ác mộng, chóng mặt, lo âu, trầm cảm, run, hung hăng, kích động, dị cảm, động kinh.Gan, mật: Viêm gan tắc mật, tăng transaminase trong huyết thanh.Da và các tổ chức mô dưới da: Ngứa, nổi mày đay, ban đỏ dạng nốt.Cơ xương khớp: Đau cơ, đau khớp, chuột rút.Toàn thân: Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sốt, phù, khó chịu. 4. Một số lưu ý khi dùng thuốc Montemac 10 Không được dùng Montemac 10 ở người bị quá mẫn với thành phần của thuốc, phụ nữ đang có thai hoặc đang nuôi con cho bú, người bệnh đang dùng thuốc cũng có thành phần tương tự như Montelukast.Không được dùng Montemac 10 để điều trị cơn hen suyễn cấp.Nếu dùng chung Montemac với thuốc corticosteroid toàn thân thì nên giảm liều dùng corticosteroid và cần được theo dõi chặt chẽ trong quá trình giảm liều.Người bị kém hấp thu glucose-galactose, khiếm khuyết lactase Lapp, không dung nạp galactose, kém hấp thu thì không nên dùng thuốc Montemac 10.Người đang dùng Montemac cần thận trọng trong các hoạt động lái xe hay vận hành, điều khiển máy móc vì thuốc có thể gây choáng váng, chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược.Thận trọng khi dùng chung Montemac 10 với thuốc cảm ứng CYP3A4, đặc biệt là trẻ em vì thuốc được chuyển hóa bởi CYP3A4.Công dụng của Montemac 10 là làm giảm và ngăn chặn các triệu chứng của bệnh hen phế quản mãn tính và viêm mũi dị ứng cả ban ngày và ban đêm. Lưu ý, Montemac 10 là thuốc kê đơn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.;;;;;Montril 10 tablet là thuốc điều trị hen suyễn với thành phần chính là Montelukast 10 mg. Cùng tìm hiểu cách dùng thuốc Montril 10 trong bài viết dưới đây. Mỗi viên nén bao phim Montril 10 chứa: Montelukast natri tương đương Montelukast 10 mg. Montelukast được dùng như là chất hỗ trợ với các chất chủ vận beta để tăng tác dụng giãn phế quản. Montelukast được dùng trong điều trị cả giai đoạn sớm và muộn của co thắt phế quản do kích thích của kháng nguyên. 2. Chỉ định của thuốc Montril 10 Thuốc Montril 10 được dùng trong các trường hợp:Điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân hen suyễn nhẹ đến trung bình mà không được kiểm soát đầy đủ khi dùng corticosteroid dạng hít và người cần dùng chất chủ vận Beta có tác dụng ngắn nhưng không đủ kiểm soát hen suyễn trên lâm sàng.Montelukast cũng có thể làm giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa.Dự phòng hen suyễn mà tác nhân chính gây co thắt phế quản là do gắng sức.Thuốc Montril chống chỉ định với người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc và điều trị cơn hen cấp tính. 3. Cách dùng thuốc Montril 10 Bệnh nhân ≥ 15 tuổi bị hen suyễn hoặc hen suyễn kết hợp với viêm mũi dị ứng theo mùa, liều thông thường: 10 mg/ngày được dùng vào buổi tối. 4. Thận trọng khi dùng Montril Không sử dụng montelukast dạng uống để điều trị đợt hen suyễn cấp tính. Nếu đợt cấp tính xảy ra nên dùng thuốc cho vận ß dạng hút. Bệnh nhân nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu cần dùng thuốc chủ vận B dạng hít nhiều hơn bình thường. Không dùng Montelukast thay thế cho corticosteroid dạng hít hoặc uống.Hiếm khi, bệnh nhân đang điều trị thuốc trị hen suyễn như montelukast có thể biểu hiện tăng bạch cầu ưa eosin, đôi khi biểu hiện viêm mạch lâm sàng với hội chứng Churg-Strauss, trong điều kiện thưởng điều trị với conicosteroid tác dụng toàn thân.Dữ liệu nghiên cứu hạn chế trên phụ nữ có thai không thấy mối liên hệ giữa Montelukast và dị tật bào thai (ví dụ thiếu chi). Montelukast được dùng trong thời gian mang thai khi thật sự cần thiết.Thử nghiệm trên thỏ cho thấy montelukast được bài tiết vào sữa mẹ. Chưa rõ montelukast có được bài tiết vào sữa người hay không. Chỉ sử dụng Montelukast cho đối tượng này khi thật sự cần thiết.Montelukast không ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên, trong một số hiếm trường hợp được báo cáo buồn ngủ hoặc hoa mắt. 5. Tác dụng không mong muốn của thuốc Montril Một số tác dụng không mong muốn của thuốc Montril gồm có xu hướng gia tăng chảy máu, phản ứng quá mẫn (sốc phản vệ, tăng bạch cầu ưa eosin trong gan), giấc mơ bất thường (ác mộng, hoang tưởng, kích động thần kinh (bao gồm kích động, bồn chồn, hung hãn và run), trầm cảm, có ý nghĩ tự sát, hoa mắt, dị cảm tăng cảm, động kinh, buồn ngủ, tim đập nhanh, tiêu chảy, khô miệng, buồn nôn, nôn, tăng nồng độ transaminase trong huyết thanh...Trường hợp rất hiểm của hội chứng Chung Strauss (CSS) đã được báo cáo trong thời gian điều trị montelukast cho bệnh nhân hen suyễn.;;;;;Tên thuốc: Montex-10 Film coated. SĐK: VN-21832-19Dạng bào chế: Viên nén bao phimĐóng gói: Hộp 1 vỉ x 10 viên. Nhóm thuốc: Thuốc tác dụng trên đường hô hấp. Thành phần: Montelukast (dưới dạng natri montelukast) 10mg. Nhà sản xuất: The IBN Sina Pharmaceutical Industry Ltd 2. Công dụng thuốc Montex-10 Film 3. Tác dụng phụ của thuốc Montex-10mg Nhiễm trùng đường hô hấp trên.Tăng xuất huyết.Phản ứng quá mẫn bao gồm phản ứng phản vệ, thâm nhiễm bạch cầu ái toan ở gan.Chóng mặt, buồn ngủ, dị cảm/giảm cảm giác, động kinh.Đánh trống ngực.Chảy máu cam.Tiêu chảy, khô miệng, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa.Tăng ALT, AST huyết thanh, viêm gan (kể cả ứ mật, viêm tế bào gan, tổn thương gan hỗn hợp).Phù mạch, bầm tím, nổi mề đay, ngứa, phát ban, hồng ban nút.Đau khớp, đau cơ kể cả chuột rút.Suy nhược/mệt mỏi, khó chịu, phù nề, sốt 4. Tương tác thuốc Thận trọng, đặc biệt ở trẻ em, khi phối hợp tác nhân cảm ứng CYP3A4 (như phenytoin, phenobarbital, rifampicin) 5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Montex-10mg Chống chỉ định:Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Lưu ý:Không nên dùng đồng thời sản phẩm khác chứa thành phần tương tự montelukast.Không sử dụng điều trị cơn suyễn cấp.Không thay thế đột ngột corticosteroid uống/hít bằng Montelukast.Theo dõi chặt chẽ lâm sàng khi giảm liều corticosteroid đường toàn thể ở người dùng Montelukast.Không dung nạp galactose, khiếm khuyết lactase Lapp, kém hấp thu glucose-galactose: Không nên dùng.Phụ nữ có thai, cho con bú.Khi lái xe, vận hành máy móc.;;;;;Thuốc Movabis 10mg có thành phần chính là Montelukast, được chỉ định trong dự phòng và điều trị hen phế quản mãn tính. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị người bệnh có thể gặp một vài tác dụng phụ. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Movabis 10mg người bệnh cần tìm hiểu kỹ các thông tin của thuốc. 1. Tác dụng của thuốc Movabis 10mg Thuốc Movabis 10mg có thành phần chính là Montelukast có tác dụng với cysteinyl leulotrien có tiềm ngang gây viêm mạnh được tiết ra từ tế bào hạt và bạch cầu ưa eosin.Thuốc Movabis 10mg khi vào cơ thể được hấp thu nhanh và hoàn toàn. Nồng độ cực đại đạt được sau 3 giờ uống đối với người lớn. Sinh khả dụng của thuốc khi sử dụng là 64%. Thuốc Movabis 10mg được phân bố với sự gắn kết lên đến 99% với protein huyết tương. Thuốc Movabis 10mg được chuyển hoá mạnh và thải trừ hoàn toàn qua mật. Độ thanh thải huyết tương ở người trưởng thành khỏe mạnh khoảng 45ml/phút. 2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Movabis 10mg 3. Liều lượng và cách thức sử dụng thuốc Movabis 10mg Thuốc Movabis 10mg được sử dụng bằng được uống và thường uống mỗi ngày một lần lúc no hoặc đói. Để điều trị hen thì nên sử dụng thuốc Movabis 10mg vào buổi tối. Nhưng với những trường hợp viêm mũi dị ứng, thì thời gian sử dụng thuốc Movabis 10mg tùy thuộc vào nhu cầu của từng người bệnh. Với những trường hợp vừa bị hen vừa bị viêm mũi dị ứng, nên sử dụng thuốc Movabis 10mg vào buổi tối với liều lượng 1 viên.Trường hợp người bệnh có tuổi từ 15 trở lên mắc bệnh hen hoặc/và viêm mũi dị ứng có thể sử dụng thuốc Movabis 10mg mỗi ngày 1 viên với hàm lượng 10mg hoặc hai viên liều 5mg.Điều trị dự phòng co thắt phế quản có thể được sử dụng thuốc Movabis 10mg với hàm lượng 10mg trước 2 giờ luyện tập thể dục. Liều sử dụng bổ sung của thuốc Movabis 10mg nên sử dụng trong vòng 24 giờ của liều trước. Người bệnh sử dụng thành phần montelukast hàng ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ không nên sử dụng liều bổ sung để ngăn chặn nguy cơ gây ra co thắt phế quản khi tập thể dục. Những người bệnh cần có sẵn thuốc chủ vận thụ thể beta 2 có tác dụng nhanh, ngắn để có thể cắt cơn hen. Chỉ định sử dụng thành phần montelukast của thuốc Movabis 10mg trong điều trị hen suyễn mãn tính hàng ngày vẫn chưa được áp dụng trên lâm sàng nhằm giúp ngăn chặn nguy cơ gây co thắt phế quản cấp tính bởi các bài tập luyện thể thao.Điều trị viêm mũi dị ứng /hen suyễn cho trẻ em:Trẻ có tuổi trên 15 điều trị hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng sử dụng thuốc Movabis 10mg với liều 10mg uống mỗi ngày và sử dụng một lần trong ngày.Trẻ từ 6 đến 14 tuổi mắc bệnh hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng sử dụng thuốc Movabis 10mg ở dạng nhai với liều 5mg/lần/ngày.Trẻ từ 2 đến 5 tuổi mắc hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng sử dụng thuốc Movabis 10mg với hàm lượng 4mg ở cả dạng nhai và dạng hạt uống/lần/ngày.Trẻ từ 1 đến 2 tuổi mắc bệnh hen suyễn sử dụng thuốc Movabis 10mg với hàm lượng 4mg dạng hạt uống /lần vào buổi tối.Trẻ từ 6 tháng đến 23 tháng bị viêm mũi dị ứng vĩnh viễn sử dụng thuốc Movabis 10mg với lượng 4mg dạng hạt/lần/ngày.Sử dụng thuốc Movabis 10mg điều trị dự phòng cho trẻ em:Trẻ từ 15 tuổi trở lên sử dụng thuốc Movabis 10mg với hàm lượng 10mg được sử dụng ít nhất 2 giờ trước khi luyện tập thể dục. Trẻ từ 6 tuổi đến 14 tuổi sử dụng thuốc Movabis 10mg với hàm lượng 5mg và nhai ít nhất 2 giờ trước khi luyện tập thể dục.Cần lưu ý: Liều điều trị với thuốc Movabis 10mg theo khuyến cáo trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Movabis 10mg, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. 4. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Movabis 10mg Thuốc Movabis 10mg có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp thì tác dụng phụ của thuốc Movabis 10mg có thể xảy ra ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.Thành phần clindamycin có trong thuốc Movabis 10mg có thể gây tình trạng viêm đại tràng giả mạc do độc tố của clostridium difficile tăng quá mức. Trường hợp này xảy ra khi những vi khuẩn ở trong đường ruột bị clindamycin tiêu diệt đặc biệt đối với những bệnh nhân cao tuổi hoặc những người bệnh bị suy giảm chức năng thận. Một số tác dụng phụ thường gặp do Movabis 10mg gây ra bao gồm: nhức đầu, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn và nôn, táo bón,... Những tác dụng phụ này có thể xảy ra lúc bắt đầu điều trị hoặc sau khi tăng liều lượng thuốc Movabis 10mg. Thông thường, những phản ứng phụ do thuốc Movabis 10mg có thể thoáng qua hoặc giảm dần theo thời gian.Tuy nhiên, một số trường hợp thuốc Movabis 10mg có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn nghiêm trọng với các phản ứng hiếm gặp. Những phản ứng này có thể xuất hiện chỉ sau vài phút khi sử dụng thuốc Movabis 10mg hoặc lâu hơn trong vòng một vài ngày. Khi xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng như: nhiễm trùng đường hô hấp trên, tăng xuất huyết, phản ứng quá mẫn với phản ứng phản vệ, thâm nhiễm bạch cầu ái toan ở gan, động kinh, đánh trống ngực, chảy máu cam, tăng ALT, AST huyết thanh, viêm gan bao gồm ứ mật, viêm tế bào gan, tổn thương gan hỗn hợp, phù mạch, bầm tím, nổi mề đay, phát ban, hồng ban nút, đau khớp, đau cơ , phù nề, ...Thuốc Movabis 10mg có thể thay đổi tâm trạng và hành vi của người bệnh, hoặc các dấu hiệu lo âu, trầm cảm, thậm chí có thể có những hành vi tự gây tổn thương đến bản thân người bệnh...Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Movabis 10mg gồm:Thuốc Movabis 10mg không nên sử dụng đồng thời với các sản phẩm khác có chứa thành phần tương tự montelukast.Không nên sử dụng thuốc Movabis 10mg cho những bệnh nhân đang điều trị hen suyễn cấp. Không nên sử dụng thuốc Movabis 10mg thay thế đột ngột corticosteroid ở dạng uống hoặc hít bằng montelukast.Sử dụng thuốc Movabis 10mg cần theo dõi chặt về lâm sàng khi giảm liều corticosteroid đường toàn thể ở người sử dụng thành phần montelukast.Những trường hợp không dung nạp glucose, galactose, khiếm khuyết lactase lapp, kém hấp thu glucose-galactose không nên sử dụng thuốc Movabis 10mg.Thuốc Movabis 10mg có thể gây buồn ngủ nên lưu ý sử dụng cho những trường hợp người bệnh cần sự tỉnh táo hoặc những người thực hiện vận hành máy móc.;;;;;Meyerlukast 10 là thuốc dạng viên nén bao phim, được sử dụng để dự phòng, điều trị bệnh hen phế quản mạn tính ở trẻ em và người lớn hoặc viêm mũi dị ứng theo mùa. 1. Công dụng thuốc Meyerlukast 10 Meyerlukast 10 có thành phần chính Montelukast được bác sĩ chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:Meyerlukast 10 được sử dụng để kiểm soát và ngăn ngừa các triệu chứng do bệnh hen suyễn như thở khò khè và khó thở.Thuốc được dùng để ngăn ngừa các vấn đề bệnh hô hấp như co thắt phế quản do vận động quá mức gây ra.Meyerlukast có tác dụng giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng chẳng hạn như hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa mũi.Điều trị hen phế quản mạn tính ở người lớn và trẻ em trên 15 tuổi. Có tác dụng giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng vào ban ngày và ban đêm.Điều trị các triệu chứng của dị ứng quanh năm ở người lớn và trẻ em trên 6 tháng tuổi. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Meyerlukast 10 Cách dùng thuốc Meyerlukast 10Thuốc sử dụng để uống vào lúc no hoặc lúc đói;Đối với những các trường hợp người bệnh bị hen suyễn hoặc người vừa bị hen suyễn vừa bị bệnh viêm mũi dị ứng thì nên sử dụng thuốc vào buổi tối.Đối với người bệnh bị viêm mũi dị ứng thì có thể linh hoạt thời gian sử dụng, phù hợp với tình trạng bệnh.Liều lượng thuốc Meyerlukast 10 cho người lớn:Bệnh nhân trên 15 tuổi bị bệnh hen hoặc viêm mũi dị ứng: Mỗi ngày dùng 1 viên 10 mg hoặc 2 viên 5 mg.Với người trưởng thành bị viêm mũi dị ứng: Uống 10mg mỗi ngày 1 lần.Liều duy trì chữa bệnh hen suyễn: Uống 10mg mỗi ngày 1 lần nên dùng vào buổi tối.Liều dùng thông thường đối với người lớn để phòng co thắt phế quản: Uống 10mg mỗi ngày 1 lần, nếu có tập thể dục nên uống trước 2 tiếng và liều bổ sung không nên dùng trong vòng 24 giờ tính từ thời gian sử dụng của liều gần nhất.Liều lượng cho trẻ em bị viêm mũi dị ứng:Trẻ em từ 15 tuổi trở lên bị bệnh hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng thì sử dụng 10 mg, uống mỗi ngày một lần.Trẻ em từ 6 đến 14 tuổi bị bệnh hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng sử dụng liều lượng 5mg, nhai uống mỗi ngày một lần.Trẻ em từ 2 đến 5 tuổi bị hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng sử dụng liều lượng 4mg, uống mỗi ngày 1 lần.Trẻ em từ 1 tuổi đến 2 tuổi bị bệnh hen suyễn thì sử dụng viên 4 mg, uống mỗi ngày 1 lần vào buổi tối.Trẻ em từ 6 tháng đến 23 tháng bị viêm mũi dị ứng sử dụng liều 4mg/lần/ngày.Liều dùng cho trẻ em để phòng ngừa co thắt phế quản:Trẻ từ 15 tuổi trở lên dùng 10mg, sử dụng ít nhất trước 2 giờ khi tập thể dục.Trẻ từ 6 đến 14 tuổi nên dùng 5mg uống ít nhất trước 2 giờ tập thể dục. 3. Tương tác thuốc Cẩn trọng khi kết hợp Meyerlukast 10 với các loại thuốc như Phenobarbital, Rifampicin, Phenytoin đặc biệt là ở trẻ nhỏ.Cần báo với bác sĩ các loại thuốc mà bạn đang dùng, bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn, thực phẩm chức năng. 4. Tác dụng phụ không mong muốn Tác dụng phụ thường gặp: Nôn, buồn nôn, tiêu chảy, phát ban, tăng transaminase huyết thanh.Tác dụng phụ ít gặp: Chóng mặt, phản ứng quá mẫn với thuốc như sốc phản vệ, suy nhược cơ thể, chảy máu cam, khô miệng, đau khớp, mất ngủ, trầm cảm, mộng du, đau cơ, khó tiêu, lên cơn co giật...Tác dụng phụ hiếm gặp: Viêm gân, phù mạch, tình trạng chảy máu gia tăng ở mũi, âm đạo, trực tràng hoặc miệng.Tác dụng phụ rất hiếm gặp: Nhiễm trùng đường hô hấp trên, mất phương hướng, thâm nhiễm bạch cầu ưa acid ở gan.Khi gặp bất kỳ tác dụng phụ nào người bệnh nên thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. 5. Các lưu ý khi sử dụng thuốc Meyerlukast 10 Không dùng thuốc khi người bệnh mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.Không dùng các loại thuốc khác đồng thời có chứa thành phần tương tự như corticosteroid.Không sử dụng thuốc Meyerlukast 10 để điều trị cơn suyễn cấp.Không thay thế corticosteroid dạng viên uống bằng Montelukast nếu như không có sự chỉ định của bác sĩ.Không sử dụng thuốc này cho phụ nữ có thai, chỉ nên dùng khi thật sự cần thiết và tốt nhất tham khảo ý kiến bác sĩ.Hiện cũng chưa thể kết luận thuốc có tiết vào trong sữa mẹ hay không. Tuy nhiên người dùng cần thận trọng sử dụng trong thời kỳ cho con bú và hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.Không sử dụng thuốc khi lái xe hoặc vận hành máy móc vì Meyerlukast 10 có thể gây hoa mắt, chóng mặt, khiến cơ thể mệt mỏi.Khi các triệu chứng đã thuyên giảm, người bệnh không tự ý ngưng sử dụng thuốc.Giảm liều các thuốc phối hợp: Thuốc giãn phế quản, corticosteroid dạng hít hoặc uống. Không nên thay thế đột ngột thuốc corticosteroid dạng hít hoặc uống bằng Montelu.Người bệnh không nên tiếp tục dùng thuốc Aspirin hoặc các thuốc kháng viêm không steroid khi sử dụng Meyerlukast 10.Bài viết đã cung cấp thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Meyerlukast 10. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Meyerlukast 10 theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
question_468
Những dạng rối loạn vận động thường gặp
doc_468
1. Tổng quan về rối loạn vận động Rối loạn vận động là cụm từ dùng để chỉ một nhóm các hoạt động bất thường do hệ thần kinh gây ra. Thông thường, mỗi chuyển động của cơ thể là sự phối hợp và tương tác của não bộ, các dây thần kinh, tủy và cơ bắp. Khi một trong các cơ quan này bị tổn thương, không thể phối hợp trơn tru sẽ gây ra rối loạn. Các dạng rối loạn sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí bị tổn thương. Trong đó có 3 vùng thường gặp nhất: – Vùng não điều khiển vận động: Hậu quả gây ra là các cơ sẽ bị yếu, bị liệt hoặc phản xạ tăng lên bất thường. – Vùng tiểu não: Tiểu não nằm ở phía sau cuối của hộp sọ. Nó có chức năng điều khiển các hoạt động của cơ bắp. Nếu vùng này bị tổn thương sẽ dẫn đến mất khả năng phối hợp động tác. – Hạch nền: Đây là nơi tập hợp các tế bào thần kinh ở đáy não, có chức năng điều khiến sự phối hợp các cử động. Các tổn thương ở vùng này sẽ làm động tác bị chậm lại hoặc xuất hiện những động tác bất thường. Những rối loạn ban đầu chỉ xuất hiện tạm thời, nhưng nếu không được cải thiện thì có thể sẽ chuyển sang mạn tính. Rối loạn vận động là hiện tượng suy giảm khả năng kiểm soát các cơ trên cơ thể như mắt, môi, lưỡi, chân, tay,… 2. Các rối loạn vận động thường gặp Hội chứng này có thể gây ra các động tác tự nguyện, không tự nguyện, bất thường hoặc vận động chậm. 2.1 Rối loạn vận động thất điều Thất điều là triệu chứng xảy ra do tổn thương tủy sống, não hoặc thân não. Các triệu chứng bao gồm: mất thăng bằng, động tác vụng về, run hoặc phối hợp động tác kém. Khi đó, các vận động của cơ thể không còn trơn tru mà rời rạc hoặc giật giật. Hậu quả là người bệnh thường bị ngã do không thể đứng vững. Bên cạnh đó, thất điều còn ảnh hưởng đến vận động mắt và lời nói của người bệnh. Nguyên nhân dẫn đến thất điều là do đột quỵ, u não, bại não hoặc lạm dụng rượu và một số loại thuốc. Việc điều trị thất điều sẽ tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh. Trong nhiều trường hợp, khung tập đi hoặc gậy sẽ giúp người bệnh cải thiện được vận động trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, vật lý trị liệu cũng sẽ mang lại hiệu quả tích cực. 2.2 Rối loạn vận động Parkinson Bệnh Parkinson là một loại rối loạn thần kinh, phát triển từ từ và khiến người bệnh có những vận động bất thường. Bệnh Parkinson có các triệu chứng phổ biến như: – Run (trường hợp này khác với run vô căn, xảy ra khi nghỉ) – Cứng cơ chân, tay, chuyển động chậm – Khả năng thăng bằng giảm, dễ bị ngã khi di chuyển – Trí nhớ bị suy giảm, rối loạn giấc ngủ – Ảo giác, lo âu, trầm cảm, rối loạn tâm thần,… – Rối loạn tư thế, giọng nói, chữ viết,… Điều trị Parkinson chủ yếu là dùng thuốc để kiểm soát các triệu chứng và vấn đề tầm thần. Ngoài ra, người bệnh còn phải kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt với vận động thể thao để giảm triệu chứng và tăng cường sức khỏe. Dấu hiệu của bệnh Parkinson là run bàn tay, cánh tay, chuyển động chậm chạp,… 2.3 Loạn trương lực cơ Loạn trương lực cơ là tình trạng các cơ bị co lại không kiểm soát dẫn đến các chuyển động lặp đi lặp lại. Những cử động không kiểm soát này thường xảy ra ở mí mắt, cánh tay, chân, dây thanh âm,… Một vài dấu hiệu sớm của loạn trương lực cơ có thể gặp là: – Chân bị chuột rút – Nháy mắt không kiểm soát được – Giật không tự chủ ở cổ – Khó để phát âm Nguyên nhân gây loạn trương lực cơ là do đột biến gen hoặc do tác dụng phụ của thuốc. Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị dứt điểm loạn trương lực cơ nhưng dùng thuốc có thể làm giảm triệu chứng và diễn biến của bênh. 2.4 Bệnh Huntingto Đây là một bệnh di truyền, gây thoái hóa các tế bào thần kinh não. Thoái hóa thần kinh dẫn đến tình trạng rối loạn về vận động, tâm thần và nhận thức. Các triệu chứng thường gặp ở những người bệnh này là: giật cơ, khó nói, cử động chân tay không kiểm soát, sa sút trí tuệ,… Bệnh Huntington thường khởi phát ở độ tuổi 30 đến 40. Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc chống trầm cảm, chống lo âu, chống loạn thần… để làm giảm các triệu chứng. 2.5 Run vô căn Run vô căn là tình trạng rung lắc một bộ phận cơ thể mà bạn không thể kiểm soát được. Phần cơ thể run thường gặp nhất là bàn tay, cánh tay và đầu. Đây là bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Bệnh thường xuất hiện khi người bệnh làm những việc đơn giản như cầm cốc nước hoặc buộc dây giày. Nếu tình trạng nghiêm trọng, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong nói, viết hoặc thường xuyên làm rơi vỡ đồ. Hội chứng chân đứng ngồi không yên khiến người bệnh mất ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống 2.6 Hội chứng Tourette Hội chứng Tourette có biểu hiện là các cử động lặp đi lặp lại hay còn gọi là chứng giật cơ. Bệnh phổ biến nhất ở lứa tuổi 6 đến 15 và nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn. Các dấu hiệu giật cơ thường gặp là giật đầu, nháy mắt hoặc nhăn nhó liên tục. Những cử động bất thường do hội chứng Tourette có thể là co giật dây thanh quản khiến người bệnh phát ra những âm thanh không mong muốn, những hành động đấm, đá hoặc những cơn thở gấp đến bất ngờ. Tình trạng này kéo dài có thể khiến cho người bệnh tự ti, trầm cảm. 2.7 Một vài rối loạn khác – Liệt cứng: Tình trạng gia tăng co cơ sẽ khiến các cơ bị cứng lại, làm ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và vận động của chân tay. – Bệnh Wilson: Đây là một rối loạn di truyền hiếm gặp và gây ra các rối loạn về thần kinh. – Loạn động chậm: Biểu hiện là các cử động lặp đi lặp lại như nhăn mặt, chớp mắt liên tục mà không kiểm soát được. Rối loạn vận động có rất nhiều dạng khác nhau, biểu hiện và triệu trứng tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Hội chứng này không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng làm giảm khả năng sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi nhận thấy dấu hiệu bất thường, bạn hãy khám bác sĩ sớm để được điều trị kịp thời.
doc_3676;;;;;doc_2067;;;;;doc_57214;;;;;doc_45922;;;;;doc_61798
1. Tìm hiểu về bệnh rối loạn vận động Rối loạn vận động là tình trạng mà hệ thần kinh gây ra những hoạt động bất thường. Hiện nay tình trạng này được phân chia thành: – Rối loạn giảm hay chậm trong vận động. – Rối loạn tăng động Theo bình thường thì vận động tự chủ có sự phối hợp của: bó tháp, ngoại tháp và tiểu não. Rối loạn vận động là khi có xuất hiện sự bất thường của một trong các hệ thống trên. Tuy nhiên đa phần thì các nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn vận động xảy ra là trong hệ thống ngoại tháp. 2. Những trường hợp rối loạn vận động bạn cần biết Có các loại rối loạn vận động thường gặp trên lâm sàng như: 2.1. Thất điều – Ataxia Đây là triệu chứng tổn thương do não, thân não hoặc có thể là tủy sống. Triệu chứng này thường gồm: hoạt động vụng về, không chính xác, mất thăng bằng, dáng đi không vững, run…Hoặc các vận động không được trơn tru đôi khi rời rạc và giật giật. Ngoài ra loại này còn có thể ảnh hưởng trực tiếp tới lời nói hay vận động mắt của người bệnh. 2.2. Loại Dystonia – bệnh rối loạn vận động Dystonia – loạn trương lực cơ: các cử động bị lặp lại của một số cơ và kéo dài khá lâu tạo ra các hình dáng bất thường lặp lại cho người bệnh. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kể các lứa tuổi. Biểu hiện của loạn trương lực cơ có thể khu trú (ở một phần cơ thể ví dụ như vùng cổ), đa ổ (có thể là 2 bộ phận không liên quan đến nhau trên cơ thể như: cổ và chân), toàn thân hoặc nửa người. 2.3. Loạn trương lực cơ toàn thể Loạn trương lực cơ khu trú thì chỉ ảnh hưởng đến một phần cơ thể, phổ biến nhất là vùng cổ, mi mắt, dưới mặt, hay bàn tay. Sẽ tùy theo từng vùng cơ thể ảnh hưởng mà bệnh sẽ gây tàn phế nhiều hay ít. Đối với loại này, hiện nay có 3 cách điều trị phổ biến: tiêm botulium toxin, uống thuốc và phẫu thuật. Ngoài ra người bệnh có thể điều trị riêng biệt hoặc phối hợp giữa các phương pháp trên. Với tiêm botox sẽ làm ức chế dẫn truyền thần kinh cơ, từ đó làm giảm đi các vận động và tư thế bất thường. Phẫu thuật chỉ được cân nhắc khi các phương pháp khác không đem lại tác dụng. 2.4. Run vô căn Đây là loại có cử động run hoặc lắc tự phát, thường xảy ra ở một hoặc hai bàn tay. Run sẽ nặng hơn nếu người bệnh cố gắng thực hiện các động tác cơ bản. Theo các số liệu thống kê cho thấy thì run vô căn đa phần gặp ở người có độ tuổi từ 65 trở lên. Bệnh xảy ra chủ yếu do bất thường trong những vùng não kiểm soát vận động và không có nguyên nhân khác dẫn tới run. Có đến khoảng 50% bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc bệnh. Bệnh sẽ không gây ra quá nhiều biến chứng quá nghiêm trọng, nhưng nó lại làm người mắc luôn trong trạng thái lo lắng và khó chịu. Run vô căn – một trong những dạng của bệnh rối loạn vận động Đối với loại này thì điều trị bằng vật lý trị liệu được xem là có tác dụng tốt làm thuyên giảm triệu chứng. Nếu trong trường hợp bệnh gây quá nhiều ảnh hưởng đến công việc và tác động tiêu cực đến cuộc sống, khi này có thể xem xét việc dùng thuốc hay phẫu thuật. 2.5. Loại Huntington – bệnh rối loạn vận động Bệnh Huntigton là bệnh lý thoái hóa tiến triển có thể gây tử vong. Bệnh này là do chết các tế bào thần kinh trong não. Được đánh giá xuất hiện nhiều nhất ở độ tuổi từ 35-50 và sẽ tiến triển nặng dần trong khoảng từ 15-20 năm. Đối tượng thanh thiếu niên dưới 20 có tỷ lệ mắc khoảng 11%. Triệu chứng chính của bệnh này có thể kể tới như: giật cơ; những cử động không kiểm soát ở tay, thân và mặt; sa sút về trí tuệ; một vài vấn đề về tâm thần. Bệnh đa phần do di truyền, đứa trẻ nếu có cha hoặc mẹ mắc thì sẽ có xác suất đến 50% mắc phải. 2.6. Bệnh Parkinson Được xem là bệnh tiến triển do thoái hóa tế bào thần kinh trong não (chất đen). Những tế bào này bị chết, suy yếu làm giảm sản xuất ra dopamine. Parkinson thì có xuất hiện khá nhiều triệu chứng tiêu biểu như: run; đơ cúng cơ, chi; khó khăn trong cử động; giảm trí tuệ; thay đổi về giọng nói, biểu cảm trên mặt; mất dần các hoạt động bình thường; chảy dãi; tư thế đi lại thay đổi; đi lại không vững;… Parkinson khiến người bệnh dần mất đi khả năng hoạt động bình thường Hiện nay Parkinson đang có nguy cơ tăng dần theo tuổi, có khoảng 4% số bệnh nhân được chuẩn đoán mắc Parkinson trước 50 tuổi. 2.7. Parkinson thứ phát Hội chứng parkinson thứ phát có các triệu chứng gần như tương tự với parkinson nhưng nguyên nhân dẫn đến bệnh là do tác dụng phụ của thuốc, các thoái hóa thần kinh khác, hay các bệnh tổn thương não. Khác với parkinson thì nguy cơ bị hội chứng parkinson thứ phát có thể được giảm đi bằng cách sử dụng thuốc cẩn thận, đặc biệt là các loại thuốc chống loạn thần. Những thuốc dùng cho điều trị bệnh này thường có theo tác dụng phụ. Vì vậy cần trao đổi rõ với bác sĩ trong việc điều trị và dùng thuốc. 2.8. Loại co thắt cơ Co thắt cơ là sự tăng co cơ làm cho các cơ bị co cứng hoặc siết chặt, gây nhiều trở ngại cho vận động, lời nói hay bước đi. Co thắt cơ chủ yếu do các tổn thương ở não hay tủy, có chức năng kiểm soát cử động chủ ý như: – xơ cứng rải rác. – Tổn thương tủy, liệt não, đột quỵ. – Tổn thương não do bị thiếu oxy. – Chấn thương đầu. Đối với điều trị co thắt cơ, chủ yếu bác sĩ sẽ yêu cầu dùng thuốc. Những bài vật lý trị liệu có tác dụng làm giảm độ nặng của các triệu chứng. 2.9. Loại bệnh Wilson Đây là một bệnh go gen, gây tích tụ đồng quá mức ở gan và não. Dù sự tích tụ này xuất hiện từ khi mới sinh, triệu chứng chủ yếu xuất hiện ở độ tuổi từ 6-40, nhưng nhiều nhất vẫn là ở giai đoạn dậy thì. Tỷ lệ mắc Wilson hiện nay là 1/30000. Đây được xem là bệnh di truyền lặn, xảy ra ngang bằng giữa nam và nữ. Hậu quả của bệnh bao gồm: bệnh gan, các bệnh về thần kinh và tâm thần. Tác động đến các cơ quan của bệnh Wilson Những dấu hiệu như: vàng da, báng bụng, nôn ra máu, đau bụng, run, khó khăn trong đi lại, nói, nuốt. Ngoài ra còn xuất hiện cả các dấu hiệu tâm thần như: giết người, hành vi tự tử, trầm cảm và kích động quá đà. Nếu không được chú ý phát hiện sớm thì bệnh nhân chắc chắn sẽ tử vong. 3. Chuẩn đoán với rối loạn vận động Đa phần việc chuẩn đoán là từ hỏi bệnh sử và khám lâm sàng cho người bệnh. Các xét nghiệm lâm sàng sẽ được bác sĩ chỉ định khi cần thiết. Việc khám chuyên khoa đối với bệnh rối loạn vận động là rất cần thiết. Vì điều này giúp loại trừ các bệnh lý có thể gây ra rối loạn này, đặc biệt như hội chứng parkinson (do dùng thuốc tâm thần trong thời gian dài). Các bệnh thoái hóa di truyền xuất hiện những rối loạn vận động kèm theo các triệu chứng thần kinh, bại não, viêm não hay cả tai biến mạch máu não.;;;;;1. Các loại rối loạn vận động ở trẻ Khám vận động cho trẻ nhằm đánh giá những rối loạn vận động ở trẻ. Đây là những rối loạn xảy ra do chấn thương não, nhiễm trùng, rối loạn tiêu hóa, nhiễm độc tố hoặc do tác dụng phụ của thuốc. Đây cũng có thể là triệu chứng của những bệnh lý do rối loạn di truyền. Ở trẻ nhỏ có các loại rối loạn chính sau. Múa giật Múa giật hay còn gọi là Chorea. Đây không phải một căn bệnh nguyên phát mà là những tổn thương của thần kinh. Trẻ bị múa giật có những chuyển động như nhảy múa hoặc chuyển động không đều. Những chuyển động này có thể chậm, quằn quại hoặc mạnh hơn. Một số trẻ bị múa giật ảnh hưởng tới tay chân thường xuyên vấp ngã, khó đi. Chứng múa giật ở trẻ nguyên nhân chính là do tổn thương não khi sinh, vùng đầu bị chấn thương, nhiễm trùng hoặc do phản ứng với thuốc hoặc cũng có thể do di truyền. Múa giật gồm những loại: Sydenham Chorea: Đây là bệnh viêm não thấp khớp, xảy ra do nhiễm trùng Streptococcus nhóm A. Bệnh Huntington: Đây là căn bệnh hiếm gặp ở trẻ, nguyên nhân chủ yếu là do di truyền. Chorea do di truyền: Đột biến NKX2.1 hay một số rối loạn di truyền khác có thể tự xảy ra hoặc có thể là một phần của các triệu chứng thần kinh. Run Trẻ có thể run toàn thân hoặc run cục bộ ở một chi. Run cũng có thể là do một biến chứng của căn bệnh khác hoặc chấn thương đầu, tác dụng phụ của thuốc hoặc do bệnh truyền nhiễm. Run có thể xảy ra khi trẻ vận động hoặc ngay khi trẻ đang nghỉ ngơi. Khi run trẻ thường yếu chân tay, các cử động khó khăn hơn. Đôi khi run cũng là một yếu tố di truyền. Run có thể là rối loạn, cũng có thể do sự phát triển cơ vận động của trẻ. Trẻ đôi khi có thể có ý thức để ức chế cơn run. Do đó, việc khám vận động cho trẻ là điều quan trọng nhằm đánh giá nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị kịp thời. Động kinh Động kinh là rối loạn vận động liên quan đến những cơn giật cơ nhanh, đột ngột và trẻ không thể tự ức chế. Những cú giật cơ này có thể xảy ra thỉnh thoảng hoặc thường xuyên. Động kinh xảy ra do yếu tố kích thích như giữ cơ thể trẻ ở một yếu tố nhất định, trẻ bị chạm hoặc giật mình. Đôi khi động kinh cũng xảy ra mà không có lý do. Động kinh được đánh giá lành tính và ít ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhưng phải được đánh giá nhằm xác định loại động kinh và nguyên nhân gây ra. Nguyên nhân này có thể do chấn thương não nghiêm trọng, do rối loạn chuyển hóa hoặc cũng có thể do thoái hóa thần kinh. Đôi khi, đây cũng là một phần của co giật. Hội chứng Tourette Hội chứng Tourette hay còn được gọi là rối loạn Tics. Đây là những chuyển động đột ngột mà trẻ không tự chủ hoặc âm thành đến rồi đi. Hội chứng này rất phổ biến ở trẻ em và có thể liên quan đến bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể. Mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng có thể khác nhau, từ rất nhẹ đến đột ngột, rồi dần nghiêm trọng. Nếu trẻ có cả vấn đề về vận động và giọng nói hơn một năm, bố mẹ nên khám vận động cho trẻ vì có thể trẻ đã mắc Hội chứng Tourette. Một số trẻ mắc hội chứng này còn có thể mắc rối loạn tăng động, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn học tập,… Loạn trương lực cơ Loạn trương lực cơ có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Ở trẻ em, loạn trương lực cơ khiến các nhóm cơ co thắt bất thường, đối lập nhau. Loạn trương lực có có thể xảy ra khi trẻ vận động hoặc trong lúc nghỉ ngơi. Triệu chứng của bệnh thường bắt đầu từ một bộ phận rồi lan ra các vùng khác của cơ thể. Loạn trương lực cơ nguyên phát chủ yếu do nguyên nhân di truyền và không có rối loạn thần kinh đi kèm. Bệnh tiến triển và an nhanh trong 5 năm đầu kể từ khi khởi phát rồi dần ổn định. Trẻ bị loạn trương lực cơ có tuổi thọ bình thường như những trẻ khác nhưng có thể bị hạn chế trong một số cử động. Đối với loạn trương lực cơ thứ phát ở trẻ chủ yếu là hậu quả của chất thương não trong khi sinh, do thoái hóa di truyền hoặc do một số chấn thương. Mức độ nghiêm trọng còn tùy thuộc vào nguyên nhân. Bệnh thường xảy ra đi kèm với co cứng. Khoảng 5 - 15% trẻ bị bại não cũng mắc phải rối loạn này. 2. Khám vận động cho trẻ Khám vận động được thực hiện thông qua quá trình quan sát sự vận động của trẻ và qua một vài động tác được bác sĩ chỉ định. Những vận động này nhằm đánh giá tình trạng cơ, dáng điệu và sự phối hợp vận động của trẻ. Khi trẻ có vấn đề về vận động, bác sĩ sẽ điều trị thông qua việc khắc phục nguyên nhân. Nếu trẻ bị rối loạn vận động do rối loạn di truyền hoặc đã bị thoái hóa nghiêm trọng có thể không có cách điều trị nhưng có thể can thiệp để làm giảm triệu chứng. Mức độ phục hồi khi điều trị rối loạn vận động sẽ tùy thuộc vào loại rối loạn, nguyên nhân gây rối loạn và giai đoạn điều trị. Do đó, khám vận động cho trẻ là điều rất cần thiết nhằm phát hiện những bất thường ở trẻ để khắc phục kịp thời. Khi khám, bác sĩ sẽ tiến hành những xét nghiệm sau: Xét nghiệm di truyền. Xét nghiệm hình ảnh MRI. Xét nghiệm trao đổi chất. Dùng điện não đồ để đánh giá chứng co giật ở trẻ. 3. Điều trị rối loạn vận động Sau khi đã khám vận động cho trẻ và tìm ra nguyên nhân, trẻ sẽ được áp dụng những biện pháp điều trị khác nhau như: Uống thuốc thư giãn cơ bắp, giảm run. Nếu rối loạn của trẻ ảnh hưởng đến cơ thể, trẻ đang mắc hội chứng Tourette thì cần tiêm Botox. Cấy Baclofen điều trị loạn trương lực cơ. Kích thích não sâu nếu không đáp ứng thuốc. Ngoài ra trẻ cũng có thể được áp dụng một số phương pháp hỗ trợ như: Vật lý trị liệu kéo giãn chi và cơ. Liệu pháp nghề nghiệp. Hỗ trợ, giúp đỡ gia đình trẻ đối phó với triệu chứng bệnh. Xét nghiệm thần kinh.;;;;;Cơ thể con người là một hệ thống phức tạp gồm nhiều cơ quan, bộ phận như xương, khớp, thị lực, cơ, nội tạng, mạch máu,... Cơ thể cần giữ thăng bằng tốt bằng sự phối hợp của hệ thống thần kinh, cơ quan cân bằng ở tai, tim và mạch máu nhằm duy trì hoạt động sống của cơ thể. Nếu mắc chứng rối loạn thăng bằng cơ thể, người bệnh có thể bị ngã gây chấn thương hoặc ảnh hưởng làm giảm chất lượng công việc và hoạt động hàng ngày. 1. Các loại rối loạn thăng bằng cơ thể thường gặp Để giữ cơ thể thăng bằng trong các hoạt động hàng ngày, nhiều cơ quan trong cơ thể sẽ cùng phối hợp hoạt động bao gồm: hệ thống cơ xương khớp, thị lực, dây thần kinh, tim và mạch máu, cơ quan cân bằng ở tai,... Khi hệ thống này hoạt động không tốt, người bệnh bị rối loạn thăng bằng dẫn đến tình trạng đi đứng loạng choạng, không cảm nhận được phương hướng, khó nhìn, dễ ngã,... Thực tế có rất nhiều dạng rối loạn thăng bằng cơ thể từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng và gây ảnh hưởng khác nhau đến cơ thể. Bất cứ ai cũng có thể bị rối loạn thăng bằng ở bất cứ thời điểm nào, dưới đây là các dạng thường gặp. 1.1. Chóng mặt Chóng mặt là hiện tượng thường gặp khi mắt nhìn thấy không gian bị đảo lộn, quay cuồng. Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác như đau bụng, khó giữ thăng bằng, buồn nôn, nôn ói,... Tình trạng chóng mặt thường xuất hiện do bệnh lý về não, tổn thương thần kinh hoặc bệnh lý ở tai trong. 1.2. Chóng mặt tư thế lành tính Chóng mặt tư thế lành tính xuất hiện khi có tinh thể hoặc vật thể lạ rơi vào ốc tai, làm rối loạn hoạt động của cơ quan giữ thăng bằng trong tai. Người bệnh không thể giữ thăng bằng cơ thể khi đứng hoặc xoay người cùng với triệu chứng đảo mắt, buồn nôn khó kiểm soát. Chóng mặt tư thế lành tính sẽ được khắc phục khi loại bỏ vật thể lạ ra khỏi ống tai. 1.3. Viêm dây thần kinh tiền đình Viêm dây thần kinh tiền đình thường do virus tấn công, dẫn đến rối loạn kết nối giữa não bộ với tai trong. Dạng rối loạn thăng bằng này khiến bệnh nhân bị chóng mặt, loạng choạng, mất thính giác, ù tai, đau bụng,... Bệnh có thể kéo dài trong vài giờ hoặc lâu hơn đến vài tháng nếu tình trạng viêm dây thần kinh không được khắc phục. Do đó, cần đi khám và điều trị nếu nghỉ ngơi không giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn thăng bằng. 1.4. Rối loạn thăng bằng do thuốc 1 số loại thuốc điều trị có thể gây tác dụng phụ là tình trạng rối loạn thăng bằng, chóng mặt như: thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc điều trị huyết áp,... Nếu các triệu chứng này không giảm sau khi nghỉ ngơi, hãy đưa bệnh nhân tới khám bác sĩ để được điều trị và xem xét dùng thuốc thay thế. 1.5. Bệnh Meniere Bệnh Meniere gây rối loạn thăng bằng, chóng mặt nghiêm trọng kéo dài đến vài giờ. Triệu chứng khác người bệnh gặp phải là cảm giác nặng do tăng áp lực trong tai, giảm thính lực, ù tai, buồn nôn, nôn mửa,... Triệu chứng bệnh có thể lặp lại nhiều lần, cần điều trị bằng thuốc kết hợp với các bài tập thăng bằng. 1.6. Bệnh đau nửa đầu tiền đình Đau nửa đầu tiền đình khá thường gặp dẫn đến chóng mặt, đau bụng, ù tai, đau nhức đầu, tăng nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh cho người bệnh. Căn bệnh có thể kéo dài dai dẳng nếu không được điều trị tốt bằng vật lý trị liệu, thuốc uống và thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. 1.7. Say tàu xe Say tàu xe là tình trạng gây chóng mặt, buồn nôn, đau nhức đầu ở nhiều người khi ngồi trên ô tô, tàu hỏa, máy bay hoặc thuyền. Hầu hết trường hợp khi xuống xe, triệu chứng say tàu xe sẽ biến mất song cũng có thể kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Để khắc phục chứng rối loạn thăng bằng do tàu xe này, bạn có thể uống thuốc chống say kết hợp với các biện pháp như: giữ yên đầu, tập trung nhìn cảnh vật ở xa, ăn nhẹ, tránh thực phẩm dễ gây kích thích như có mùi mạnh, caffeine, rượu, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ,... 1.8. Các bệnh về thần kinh Chứng rối loạn thăng bằng xuất hiện có thể do bệnh liên quan đến thần kinh như thoái hóa đốt sống cổ, đa xơ cứng, bệnh Parkinson. Chấn thương ở đầu cũng có thể là nguyên nhân gây tổn thương thần kinh, dẫn đến các triệu chứng chóng mặt, giảm tầm nhìn, đau đầu, mất thăng bằng,... Bệnh nhân cần điều trị bệnh lý bệnh lý hoặc phục hồi tổn thương thần kinh do chấn thương mới có thể cải thiện triệu chứng triệt để. Cần cẩn thận nếu các dấu hiệu tổn thương xuất hiện thường xuyên và có xu hướng nặng dần. 1.9. Hội chứng Ramsay Hunt Đây là hội chứng liên quan đến bệnh zona do ảnh hưởng ở dây thần kinh mặt, gây yếu mặt và khó cử động ở 1 bên. Cùng với đó, bệnh nhân cũng có các dấu hiệu rối loạn thăng bằng như ù tai, mất thính giác, chóng mặt,... Ngay khi có các triệu chứng bệnh zona và tổn thương thần kinh một bên mặt, nên đi khám để điều trị bằng thuốc kháng virus và các loại thuốc hỗ trợ khác. 2... Dưới đây là các dấu hiệu nguy hiểm cần gọi cấp cứu để can thiệp y tế ngay: Không nhìn thấy hoặc nhìn mờ đột ngột ở một hoặc cả hai bên mắt. Liệt mặt, liệt một bên cánh tay hoặc một bên cơ thể. Đau đầu đột ngột không giảm khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giảm đau. Khó phát âm, khó nói, nói chuyện ngập ngừng. Muốn điều trị chứng rối loạn thăng bằng cơ thể, cần xác định được nguyên nhân bệnh lý dựa trên các triệu chứng và kết quả xét nghiệm, chẩn đoán. Trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh đạt hiệu quả cao. Chi phí hợp lý, công khai. Áp dụng bảo lãnh viện phí của đa dạng các thẻ bảo hiểm như Manulife, Bảo Việt,...;;;;;Rối loạn vận động là bệnh lý khá thường gặp, có các biểu hiện như yếu/liệt cơ, thất điều, cử động bất thường,… Người bị rối loạn vận động thường gặp khó khăn trong quá trình sinh hoạt, giao tiếp và một trong những khó khăn đó là khả năng nuốt khó. Cùng tìm hiểu bệnh rối loạn vận động và sự khó khăn khi nuốt ở những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này. 1. Biểu hiện của người bị rối loạn vận động 1.1 Yếu/liệt cơ Yếu cơ gốc chi, ngọn chi hoặc một bộ phận cơ thể. Liệt cơ tứ chi, nửa người, liệt một hoặc cả hai chi. Parkinson là một dạng rối loạn vận động do sự thoái hóa của não bộ gây ra. 1.2 Thất điều Là mất đi sự điều hòa chung của cơ thể. Bao gồm: Rối loạn dáng bộ tư thế Giọng nói không rõ ràng Thị lực suy giảm, rung giật nhãn cầu Mất sự phối hợp giữa các chi Run khi cử động 1.3 Cử động bất thường Run: vùng đầu, giọng nói, lưỡi, mặt, các chi theo nhịp và tự phát. Run có thể xuất hiện khi người bệnh vận động, nghỉ ngơi hoặc run tư thế. Múa giật: xoắn vặn hoặc giật cơ diễn ra một cách bất thường, tự phát, không đoán trước được. Có thể gặp ở những phần khác nhau trên cơ thể, do nhiều nguyên nhân bệnh lý như rối loạn chuyển hóa, bệnh tự miễn (lupus), nhiễm trùng (HIV), do thuốc,… Múa vung nửa người: xoắn vặn cơ bất thường ở nửa người một cách dữ dội, biểu hiện co giật nửa người ở các cơ gốc chi. Nguyên nhân có thể do tổn thương đồi thị/nhân bèo sẫm/thùy đỉnh. Loạn trương lực cơ: Xoắn vặn một nhóm cơ một cách tự phát, lặp đi lặp lại ở tư thế bất thường. Xảy ra ở cục bộ một nhóm cơ như cơ mắt, cơ quanh mặt, cơ lưỡi,… Múa vờn: là một biểu hiện dưới dạng rối loạn trương lực cơ khu trú. Cử động uốn khúc, ngoằn nghèo, chậm bất thường. Thường xảy ra ở bàn tay hoặc cánh tay. Rung giật cơ: nhóm cơ nào đó đột nhiên giật nảy mạnh, co thắt. 2. Nguyên nhân gây rối loạn vận động Nguyên nhân gây rối loạn vận động thường do bệnh lý ở thần kinh trung ương. Có thể như bệnh lý tủy, thân não, não do sự chèn ép, chấn thương, nhiễm trùng, mạch máu,.. gây ra. Rối loạn vận động có ảnh hưởng đến quá trình nuốt. Nếu ai đó bị mắc các bệnh rối loạn vận động, quá trình nhai và nuốt sẽ bị ảnh hưởng (trở nên khó khăn). Thông thường khi nhai thức ăn, não sẽ chỉ huy sao cho thức ăn đi xuống thực quản một cách an toàn thay vì chúng đi vào hệ hô hấp (khí phế quản…). Nhưng đối với người bị bệnh rối loạn vận động chẳng hạn như mắc bệnh Parkinson, chức năng nuốt này có thể sẽ bị hạn chế. Các triệu chứng liên quan đến rối loạn nuốt thường gặp bao gồm: – Thức ăn đọng lại ở cổ họng – Khó nuốt các viên thuốc – Thức ăn đi xuống khí quản (hít phải thức ăn), có thể gây ho, sặc. Khó khăn khi nuốt ở người bệnh bị rối loạn vận động. Hậu quả của rối loạn nuốt là khác nhau đối với mỗi người bệnh, bao gồm: – Ho khi đang ăn hoặc uống, gây trở ngại trong bữa ăn cùng với mọi người – Cảm thấy lo lắng mỗi khi ăn – Phải từ bỏ một số loại thực phẩm yêu thích của mình do chúng quá khó để nhai hoặc nuốt – Cần dành nhiều thời gian hơn cho mỗi bữa ăn. Đối với một số người, khó khăn này có thể chấp nhận được nhưng với một số người khác, chúng có thể gây phiền toái. – Sụt cân do ăn không đầy đủ – Tăng nguy cơ viêm phổi hít khi ho do làm giảm hàng rào bảo vệ cơ học. Nếu như bạn thấy xuất hiện một số dấu hiệu dưới đây, cần nghĩ ngay đến rối loạn chức năng nuốt: – Việc ăn uống của bạn tốn nhiều thời gian hơn thông thường và có thể khiến bạn thấy khó chịu – Bạn bắt đầu xuất hiện ho khi ăn (nhiều hơn một lần mỗi tuần) – Bạn giảm sự thèm ăn và bắt đầu phải chú ý thay đổi chế độ ăn dần dần – Bạn cần phải uống nhiều nước hơn khi nuốt thức ăn Để nuốt trở nên dễ dàng hơn, bạn hãy lựa chọn và áp dụng một số điều sau đây: – Để hạn chế việc hít phải thức ăn, hạn chế vừa nói chuyện và vừa ăn uống. Nếu việc này gây trở ngại các mối quan hệ, hãy tâm sự với người cùng dùng bữa để họ hiểu được những khó khăn của bạn. – Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi uống thuốc, hãy thay thế nước lọc bằng những loại nước sánh hơn như nước ép táo. Tuy nhiên, hãy chú ý không uống thuốc cùng với sữa và chế phẩm từ sữa vì protein có thể làm cản trở quá trình hấp thu levodopa. – Lựa chọn những thực phẩm mềm để dễ nhai và nuốt hơn. – Nếu bạn thường bị nghẹn khi uống ngụm cuối cùng, hãy để cổ ở tư thế trung gian hoặc cằm hạ thấp trước khi nuốt. Các vấn đề về nhai và nuốt khá thường gặp ở các bệnh nhân rối loạn vận động. Những bệnh nhân gặp rối loạn nuốt thường ho khi ăn uống và/ hoặc khó khăn khi đưa thức ăn xuống thực quản. Các rối loạn nuốt đồng nghĩa với việc kéo dài bữa ăn, hạn chế tiêu thụ thực phẩm ưa thích, thậm chí gây viêm phổi. Bạn nên đi thăm khám với bác sĩ để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ và điều trị phù hợp nhất.;;;;;Rối loạn nhịp tim là bệnh lý tim mạch rất phổ biến, có thể xảy ra với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, biểu hiện với việc nhịp tim quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Dựa vào cách thức rối loạn và những biểu hiện cụ thể, có thể chia rối loạn nhịp thành nhiều loại nhưng phổ biến nhất là 6 loại rối loạn nhịp tim dưới đây. 1. Ngoại tâm thu – Loại rối loạn nhịp tim phổ biến nhất Trong các loại rối loạn nhịp tim, ngoại tâm thu là loại rối loạn hay gặp hơn cả. Đặc trưng của ngoại tâm thu là việc xuất hiện những nhịp tim co bóp quá sớm. Điều này khiến truyền xuất phát từ một ổ phát nhịp trong tim đi đến kích thích tim sớm hơn bình thường, được gọi là nhịp ngoại tâm thu. Khi xảy ra một nhịp ngoại tâm thu, nhiều người có thể không cảm nhận thấy gì nhưng cũng có những người cảm giác rất rõ và mô tả lại như sau: – Cảm giác như bước hụt hoặc bị vấp – Cảm thấy bàng hoàng haỵ giật mình – Cảm giác như ngã từ trên cao xuống nếu đang ngủ Ngoại tâm thu là một dạng rối loạn nhịp phổ biến nhất. Sau nhịp ngoại tâm thu, tim thường như ngừng lại một chút, được gọi là “nghỉ bù”. Tiếp đó đập một nhịp mạnh rồi mới tiếp tục co bóp bình thường trở lại. Những trường hợp ngoại tâm thu điển hình, người bệnh có thể thấy rõ 3 cảm giác theo thứ tự: hẫng hụt, ngừng, rồi đập mạnh. Việc tim co bóp sớm làm phá vỡ sự đều đặn của nhịp tim. Loại ngoại tâm thu lẻ tẻ, thỉnh thoảng mới xuất hiện có thể không cần điều trị. Nhưng nếu ngoại tâm thu xuất hiện nhiều, liên tiếp có thể gây ra những hiện tượng như căng, tức ở cổ; đau nhói hoặc đau thắt ngực; trống ngực, tim đập hồi hộp. Thậm chí người bệnh mệt mỏi, khó thở, không làm việc được hay không ngủ được… Khi đó, các biện pháp điều trị cần được tiến hành. Ngoại tâm thu có thể xảy ra ở cả nam và nữ, ở người già cũng như người trẻ, ở cả người có bệnh tim và người khỏe mạnh bình thường. 2. Nhịp nhanh nhĩ kịch phát Nhịp nhanh nhĩ kịch phát thường xảy ra ở những người còn trẻ, khoẻ mạnh. Nhịp tim có đặc điểm nhanh, đều, mạnh, người bệnh cảm giác choáng váng. Nhịp nhanh nhĩ kịch phát có thể được điều trị bằng cách thay đổi lối sống như: – Hạn chế dùng cà phê, thuốc lá, các chất kích thích khác – Tránh gắng sức quá mức Nếu cần thiết thì có thể dùng thuốc chống loạn nhịp theo chỉ định của bác sĩ. 3. Nhịp nhanh thất Nhịp nhanh thất là một loại rối loạn nhịp tim đặc trưng bằng các cơn nhịp nhanh (có ≥ 3 nhịp thất liên tiếp với tần số ≥ 120 lần/phút), cảm giác choáng váng, đôi khi là đau ngực. Loại loạn nhịp này thường xảy ra trong các bệnh tim mạch nặng nhưng cũng có thể diễn tiến thầm lặng và có thể gây ngất. Nhịp nhanh thất nếu không được chẩn đoán và can thiệp kịp thời có thể tiến triển thành rung thất, gây ngừng tim. 4. Rung nhĩ Rung nhĩ là rối loạn nhịp phổ biến, chỉ đứng sau ngoại tâm thu. Đây là rối loạn xảy ra do các sợi cơ nhĩ hoạt động không đồng thời với nhau. Cụ thể, lúc sợi này co bóp thì sợi kia ngừng nghỉ. Do vậy, không có thời kỳ nhĩ thu cũng không có thời kỳ nhĩ trương. Khi tim đập bình thường, tâm nhĩ co bóp đều đặn 70 lần trong một phút. Nhưng khi các sợi cơ nhĩ hoạt động bất thường, các lệnh truyền xuống tâm thất không ổn định, khiến tâm thất co bóp không đều. Có những trường hợp tâm thất phải co bóp rất nhanh (từ 100 đến 160 nhịp/phút). Điều này làm cho máu từ tâm nhĩ xuống không kịp, cộng thêm làm giảm sức đẩy của nhĩ thu. Hậu quả là hiệu suất bơm máu giảm sút, dẫn đến suy tim, khó thở, phù, gan to,… Chưa hết, tình trạng này kéo dài có thể khiến máu ứ đọng trong tâm nhĩ, sinh ra cục máu đông, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn các mạch máu ở nhiều nơi, nguy hiểm nhất là ở não. Rối loạn rung nhĩ rất dễ dẫn tới đột tử. 5. Rung thất Rung thất thường là nguyên nhân gây đột tử phổ biến ở những bệnh nhân bị bệnh về tim. Đặc điểm của loại loạn nhịp này là việc hoạt động điện học trong tâm thất bị xáo trộn khiến cơ tim không còn đập đồng bộ nữa. Thay vào đó là sự xuất hiện các co thắt khu trú. Chỉ sau một vài phút từ khi rung thất xảy ra, tất cả các hoạt động điện học của tim sẽ ngừng lại. 6. Nhịp tim chậm Nhịp tim chậm là hiện tượng tim đập dưới 60 nhịp/phút. Thực thế, nhiều người khoẻ mạnh, đặc biệt là các vận động viên, nhịp tim có thể không đạt 60 lần/phút. Các triệu chứng của bệnh thường không xảy ra cho đến khi nhịp tim dưới 40 lần/phút. Nhịp tim chậm có thể là dấu hiệu cảnh báo hiệu sự hoạt động không hiệu quả của tim. Nếu không được điều trị hiệu quả, có thể gây ra tình trạng thiếu oxy cho mô và các cơ quan. Nhịp tim chậm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này có thể xảy ra do suy thoái chức năng dẫn truyền, thiếu máu cơ tim, sử dụng một số loại thuốc điều trị,… Qua thăm khám, bác sĩ có thể loại trừ chẩn đoán được nhịp tim chậm là do rối loạn chức năng của nút xoang nhĩ hay các vấn đề của nút nhĩ thất. Nhịp tim chậm là một loại rối loạn dặc trưng bởi tình trạng tim đập dưới 60 nhịp/phút. Trên đây là các loại rối loạn nhịp tim thường gặp nhất. Xác định đúng loại rối loạn và nguyên nhân sẽ giúp các bác sĩ đưa ra phương án. Khi thấy các dấu hiệu bất thường, nên đi khám ngay chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán và điều trị chính xác.
question_469
Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh – Nguyên nhân do đâu?
doc_469
1. Nguyên nhân gây nên đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh Trẻ sơ sinh cũng có thể bị đau mắt đỏ Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện sớm ngay từ ngày đầu mới sinh cho tới 2 tuần sau khi sinh. Bệnh thường sẽ khiến mắt của trẻ bị đỏ ở phần lòng trắng và đi kèm hiện tượng sưng mí. Tính đến hiện nay, có khá nhiều tác nhân có thể gây bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh, nhưng tựu chung lại các tác nhân này đều được xếp vào 2 nhóm nguyên nhân chính là do nhiễm khuẩn và do dị ứng tự nhiên. 1.1 Vi khuẩn truyền từ mẹ gây đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh Trong quá trình mang thai, nếu người mẹ gặp phải tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra ở một số bộ phận trên cơ thể, và không được điều trị dứt điểm có thể lây cho trẻ. Những vi khuẩn này sẽ truyền sang trẻ trong quá trình vượt cạn và tấn công những bộ phận có niêm mạc yếu hoặc nhạy cảm như mắt, từ đó gây đau mắt đỏ. Những vi khuẩn thường gây bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh là: Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis là nguyên nhân thường gặp khiến trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ – Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis: Đây là loại vi khuẩn gây nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục và đau mắt đỏ ở mẹ bầu. Đau mắt đỏ do Chlamydia gây ra thường khiến trẻ sơ sinh bị đỏ mắt, sưng mí đi kèm theo chảy mủ và có triệu chứng rõ rệt ở 5 – 12 ngày tuổi. Có khoảng 50% trường hợp đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh do vi khuẩn này cũng bị nhiễm trùng ở các bộ phận khác như phổi và vòm họng. – Vi khuẩn lậu mủ: Tương tự Chlamyda, vi khuẩn này cũng lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh. Ở loại vi khuẩn này dấu hiệu bệnh xuất hiện từ 2 – 4 ngày sau sinh. Đau mắt đỏ do lậu mủ thường làm xuất hiện mủ dày ở mắt trẻ và có thể gây ra biến chứng nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng tủy, viêm màng não… – Vi khuẩn, virus khác: Một số viêm nhiễm ở người mẹ do vi khuẩn khác gây ra cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ như: vi khuẩn kí sinh ở âm đạo, virus gây mụn rộp sinh học… 1.2 Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh do kích ứng với hóa chất Bên cạnh nguyên nhân nhiễm khuẩn do sự tấn công của các loại vi khuẩn lây từ mẹ, bé còn có thể bị đau mắt đỏ do bị kích ứng với các loại hóa chất được sử dụng trong quá trình chăm sóc hoặc trong các loại thuốc. Điển hình trường hợp thường gặp nhất là vô tình sữa tắm hoặc nước bẩn bị lọt vào mắt bé trong quá trình tắm rửa, hoặc không may làm kem dưỡng da mặt cho bé dính vào mắt trong quá trình thoa. Các hóa chất bên ngoài như vậy rất dễ gây kích ứng với mắt trẻ, từ đó dẫn đến bệnh dị ứng mắt và để lại biến chứng là đau mắt đỏ. Ngoài ra, có một số loại thuốc nhỏ mắt chuyên dụng cho trẻ sơ sinh cũng có chứa các chất dễ gây kích ứng và khiến trẻ bị phản ứng phụ với thuốc. Rất may, thông thường ở trường hợp này mắt trẻ chỉ bị đỏ nhẹ và hơi sưng nề trong một thời gian ngắn. 2. Các dấu hiệu thường gặp khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ – Mắt đỏ: Phần lòng trắng của mắt chuyển sang màu đỏ hoặc hồng, nổi rõ mạch máu do tình trạng viêm. Ban đầu bệnh thường bắt đầu ở một mắt, nhưng sau đó có thể lan truyền sang mắt còn lại trong vòng 24 – 48 giờ. Bên trong mí mắt của trẻ cũng có màu đỏ bất thường, dễ dàng phát hiện kéo nhẹ mi mắt bên dưới xuống. Mắt nhiều ghèn là 1 biểu hiện khi đau mắt đỏ – Mắt có chất nhầy, mủ và chảy nước: Khi mắt bắt đầu bị đỏ lên, thì đồng thời cũng xuất hiện chất nhầy, ghèn mắt có màu vàng, trắng hoặc xanh. Chất nhầy này sẽ đóng dày lên tại các góc của mắt và dần dần bao phủ toàn bộ bề mặt của mắt. Sau khi ngủ dậy trẻ thường rất khó mở mắt sự đóng cứng chất nhầy ở mắt. – Mắt sưng phù: Khi tình trạng viêm mí mắt do đau mắt đỏ gây ra trở nên nghiêm trọng hơn, mí mắt và vùng xung quanh mắt sẽ bị sưng nề. Tình trạng sưng phù quá nặng sẽ khiến trẻ rất khó mở mắt. Bệnh đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng chỉ diễn ra ở mắt, vì vậy không khiến trẻ bị sốt, mệt mỏi, ăn uống kém hay có bất kỳ triệu chứng tổng thể nào khác. Tuy nhiên, cha mẹ cần nghĩ tới đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhãn khoa ngay nếu: – Mắt bé ngày càng đỏ và sưng hơn. – Gỉ mắt, ghèn có màu vàng đậm hoặc xanh. – Bé quấy khóc liên tục và có hiện tượng sốt cao. – Trong mắt của bé xuất hiện lớp màng. – Tình trạng đau mắt đỏ của trẻ không thuyên giảm sau 5 ngày. 3. Điều cha mẹ cần làm khi phát hiện trẻ bị đau mắt đỏ Khi thấy con bị đau mắt đỏ, việc cha mẹ cần làm là đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám, kiểm tra và có cách điều trị phù hợp. Trong trường hợp trẻ bị đau mắt đỏ do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, căn cứ vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ có phương pháp xử trí phù hợp như: nhỏ, uống kháng sinh, tiêm tĩnh mạch,… Nên vệ sinh mắt nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý khi trẻ bị đau mắt đỏ Bên cạnh đó, cha mẹ nên vệ sinh mắt cho trẻ hàng ngày bằng cách lấy miếng gạc vô khuẩn thấm nước muối sinh lý và lau nhẹ từ đầu mắt đến đuôi mắt trẻ. Nên vệ sinh mắt cho trẻ như vậy từ 3 – 5 lần/ngày. Ngoài ra, để ngăn ngừa bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh cần lưu ý một vài điều sau: – Giữ gìn vệ sinh mắt và vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày. – Tránh để các loại hoá chất như dầu gội, sữa tắm, kem dưỡng… rơi vào mắt trẻ. – Không dùng chung khăn mặt với trẻ, mỗi người nên có một chiếc khăn mặt riêng. – Che chắn cẩn thận cho trẻ khỏi khói bụi khi ra ngoài. – Hạn chế cho trẻ tới nơi đông người khi vào mùa dịch đau mắt đỏ.
doc_44131;;;;;doc_59220;;;;;doc_55171;;;;;doc_27235;;;;;doc_27656
1. Đau mắt đỏ là bệnh gì Thực tế, đau mắt đỏ chính là tên gọi dân gian của bệnh viêm kết mạc. Bệnh xảy ra khi lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu bị viêm nhiễm. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là mắt chuyển màu đỏ, hồng và đau nhức mắt. Bệnh có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn, trong đó, đối tượng trẻ sơ sinh cần đặc biệt chú ý bởi trẻ có hệ miễn dịch non yếu, khả năng chống chọi bệnh kém. Bệnh đau mắt đỏ là một bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây lan thành dịch bệnh trên diện rộng. Vì vậy, cần hết sức chú ý và cách ly với những người khỏe mạnh. Bệnh không quá nghiêm trọng, không ảnh hưởng đến thị lực nhưng các cơn đau và viêm nhiễm sẽ khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu được phát hiện kịp thời, điều trị đúng cách, trẻ có thể khỏi bệnh sau 1 – 2 ngày. Cần lưu ý, bệnh hoàn toàn có thể tái phát bởi cơ thể con người không có miễn dịch trọn đời với bệnh. Bệnh đau mắt đỏ khiến trẻ khó chịu, có dấu hiệu muốn dụi mắt thường xuyên. 2. Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị mắc viêm kết mạc được xác định: – Nhiễm trùng mắt, viêm nhiễm xảy ra khi tiếp xúc với hóa chất gây dị ứng – Do virus – Vi khuẩn chlamydia trachomatis: trẻ mắc bệnh qua đường sinh dục của mẹ khi vượt cạn. Triệu chứng sẽ xuất hiện sau 5 – 7 ngày sau khi sinh. – Bệnh lậu mủ gây bệnh: cùng nguyên nhân lây qua đường sinh dục của người mẹ, khởi phát sau sinh từ 2 – 4 ngày – Do kích ứng với một số loại thuốc dị ứng – Tắc tuyến lệ – Một số vi khuẩn khác được lây truyền từ mẹ sang con trong khi sinh nở – Trẻ cũng có thể mắc đau mắt đỏ khi bị dị ứng với lông động vật, bụi Từ các nguyên nhân kể trên, trẻ có thể mắc bệnh viêm kết mạc và thể hiện qua các biểu hiện như: – Lòng trắng mắt chuyển từ màu trắng sang đỏ, hồng tùy tình trạng bệnh do các mạch máu đang bị viêm nhiễm. Ban đầu bệnh thường bắt đầu ở 1 mắt và lan sang mắt còn lại. – Trong mí mắt cũng bị chuyển đỏ – Mắt xuất hiện các chất nhầy, ghèn mắt vàng, xanh tiết nhiều hơn. Các chất nhầy tụ ở góc mắt, buổi sáng khi trẻ ngủ dậy sẽ kết chặt 2 mí mắt và khô lại khiến trẻ đau đớn khi cố mở mắt. – Mắt sưng phù khiến trẻ khó mở mắt hoặc không mở được hoàn toàn, ảnh hưởng đến tầm nhìn Bố mẹ cần chú ý, đau mắt đỏ không khiến trẻ mệt mỏi, sốt mà chỉ khiến trẻ quấy khóc do đau đớn và có dấu hiệu muốn đưa tay dụi mắt do ngứa ngáy. Khi trẻ có các triệu chứng dưới đây, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ kịp thời. – Mắt trẻ sưng to, đỏ ngầu – Ghèn mắt nhiều, chuyển từ trắng sang xanh, vàng – Quấy khóc liên tục – Bệnh không tự thuyên giảm Đưa trẻ đến gặp bác sĩ kịp thời khi bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm. 3. Tính chất nghiêm trọng của bệnh Bệnh có thể đem đến những hệ quả nghiêm trọng như: – Nhiễm trùng máu, nhiễm trùng niêm mạc não,… nếu trẻ mắc viêm kết mạc do bệnh lậu mủ – Vi khuẩn chlamydia trachomatis có thể khiến trẻ bị nhiễm khuẩn ở bộ phận khác – Khi không được điều trị kịp thời, giữ vệ sinh mắt tốt có thể gây viêm loét giác mạc 4. Điều trị triệt để bệnh Quá trình điều trị kéo dài bao lâu, phác đồ điều trị ra sao phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh khi đến gặp bác sĩ. Nguyên tắc điều trị bệnh cho trẻ sơ sinh là hạn chế tối đa kháng sinh. – Với trường hợp nhẹ, trẻ có thể được kê sử dụng thuốc nhỏ mắt và hướng dẫn vệ sinh – Trường hợp bệnh tiến triển nặng có thể được chỉ định dùng kháng sinh đường uống hoặc tiêm – Nếu bệnh xảy ra do tắc tuyến lệ, bác sĩ sẽ thực hiện thông tuyến lệ cho trẻ – Trẻ mắc bệnh do vi khuẩn chlamydia trachomatis được chỉ định sử dụng kháng sinh đường uống bởi kháng sinh điều trị tại chỗ như thuốc nhỏ mắt không cho hiệu quả tối đa. Bởi các vi khuẩn trong mũi hầu vẫn còn đó có thể khiến trẻ bị viêm phổi. Tuy nhiên, việc điều trị cũng có thể được thực hiện kết hợp thuốc nhỏ mắt. – Nếu viêm kết mạc do lậu cầu có thể cần tiêm tĩnh mạch – Trường hợp trẻ dị ứng thuốc nhỏ mắt thì bố mẹ cần dừng nhỏ thuốc và xin ý kiến bác sĩ đổi thuốc nhỏ cho trẻ Chú ý vệ sinh tay sạch sẽ trước khi nhỏ mắt cho trẻ. Khi trẻ bị đau mắt đỏ, bố mẹ chú ý không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với trẻ, rửa tay sạch sẽ sau khi tra thuốc cho trẻ. Bên cạnh đó, chú ý tra thuốc ở bên mắt không bị bệnh trước. Bệnh đau mắt đỏ không cần thiết phải điều trị nội trú, bố mẹ có thể đưa trẻ đi khám, xin ý kiến và tuân thủ phác đồ điều trị tại nhà do bác sĩ chỉ định. Nhưng không vì thế mà chủ quan, cần sớm đưa trẻ tái khám nếu có dấu hiệu tiến triển nặng. Bố mẹ có thể chủ động phòng bệnh cho trẻ bằng các biện pháp như: – Vệ sinh sạch sẽ tay bằng xà phòng, nước sạch trước khi chăm sóc, cho trẻ ăn uống – Không đưa tay tiếp xúc với mắt trẻ – Giữ vệ sinh đồ chơi và đồ dùng cá nhân của trẻ – Chú ý sử dụng loại thuốc nhỏ mắt phù hợp – Vệ sinh mắt, mũi trẻ hàng ngày – Khi người nhà mắc bệnh, tuyệt đối không được cho trẻ tiếp xúc;;;;;Đau mắt đỏ ở trẻ em là bệnh lý thường gặp bởi trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị tổn thương, hệ miễn dịch non nớt của các con có thể bị tấn công bởi vi khuẩn hoặc dị ứng gây nên bệnh. Bệnh gây cảm giác đau nhức khó chịu, có thể kéo dài dai dẳng hoặc thậm chí biến chứng rất nguy hiểm. Cha mẹ cần lưu ý và có các biện pháp kịp thời để bảo vệ đôi mắt con yêu. Đau mắt đỏ ở trẻ là bệnh lý thường gặp. Đau mắt đỏ là tên gọi thông thường của tình trạng viêm khiến cho mắt trẻ nhỏ bị đau và chuyển đỏ, hồng. Thực tế, đây là bệnh viêm kết mạc. Viêm kết mạc gặp phổ biến ở trẻ nhỏ, gặp nhiều hơn với trẻ dưới 5 tuổi, điều kiện sống thấp. Ngoài lý do bị vi khuẩn (liên cầu, phế cầu,..) tấn công, bệnh thường gặp vào lúc giao mùa, mưa nhiều,… Bệnh không phải hiếm gặp nhưng đôi khi do sự chủ quan của cả các con và cha mẹ khiến cho tình trạng viêm nặng hơn làm mắt con đau nhức và bệnh kéo dài dai dẳng. Vì vậy, cần nhận biết dấu hiệu sớm và tiến hành điều trị để tránh việc gặp các biến chứng nguy hiểm. 2. Nguyên nhân gây bệnh Trẻ em dễ bị vi khuẩn tấn công. Vi khuẩn gây nên bệnh này ở trẻ em thường do virus Adenovirus. Ngoài ra còn do các vi khuẩn như liên cầu, phế cầu,… Yếu tố môi trường sống cũng là một trong những tác nhân gây bệnh. Môi trường ẩm ướt, thiếu vệ sinh làm gia tăng khả năng mắc bệnh. Bé dễ mắc bệnh do thời tiết thay đổi thất thường hoặc điều kiện thời tiết không tốt: mưa nhiều, nắng nóng. Bé cũng có thể bị lây nhiễm từ những người đang mắc bệnh qua việc tiếp xúc với nước mắt, dùng chung đồ dùng như khăn, chăn, gối, quần áo,.. Trẻ em thường vô thức đưa tay dụi mắt kể cả sau khi chơi đùa mà tay chưa được vệ sinh kỹ. Đây cũng là tác nhân tiềm tàng gây bệnh do mắt không được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Nhiều trẻ bị đau mắt đỏ do dị ứng. Đây cũng là yếu tố có thể khiến bệnh của bé dai dẳng ma cha mẹ chưa loại bỏ, cách ly bé khỏi nguồn gây dị ứng. 3. Dấu hiệu nhận biết và diễn biến bệnh đau mắt đỏ Bệnh rất dễ nhận biết. Cha mẹ có thể đối chiếu với các biểu hiện bệnh ban đầu dưới đây: – Mắt con sưng, lòng trắng của mắt chuyển đỏ, hồng – Chảy nước mắt liên tục – Mắt tiết dịch đặc bất thường có màu vàng hoặc xanh – Ghèn mắt kết lại khiến lông mi bị dính. Khó chịu hơn sau khi con thức giấc, mí mắt dính vào nhau gây đau đớn khó chịu hơn – Ngoài đau thì có cảm giác bị cộm, khó chịu như có dị vật trong mắt – Với các em bé nhỏ tuổi, các con hay quấy khóc, không làm chủ được mà đưa tay dụi mắt – Cảm thấy khó chịu với ánh sáng Lòng trắng mắt chuyển đỏ là dấu hiệu nhận biết bệnh dễ thấy. Nếu được chú ý và giữ gìn vệ sinh tốt, không dụi mắt thì bệnh hoàn toàn có khả năng thuyên giảm. Nhưng cha mẹ hoàn toàn không được chủ quan khi con có các biểu hiện bệnh nặng hơn như: – Con có thể bị sốt – Bệnh đã kéo dài dai dẳng trên 10 ngày – Quá nhạy cảm với ánh sáng – Mắt sưng to, đau đớn khó mở to mắt 4.1. Giữ vệ sinh và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ về đau mắt đỏ ở trẻ em Cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng các mẹo chữa bệnh được truyền miệng như: đắp lá, dùng sữa mẹ nhỏ vào mắt,… Các phương pháp này không được chứng minh và không có lợi cho các con. Để giúp bệnh của con mau chóng thuyên giảm, cha mẹ cần chú ý: – Bổ sung dinh dưỡng – Đảm bảo môi trường sống và các vật dụng con thường xuyên tiếp xúc luôn được sạch sẽ, khô ráo – Dùng khăn 1 lần lau và vệ sinh mặt cho con. Sử dụng riêng biệt các loại khăn, tránh lây cho những thành viên khác hoặc làm con bị viêm nặng hơn – Vệ sinh vùng mắt cho con bằng bông, gạc. Chú ý không để ghèn, dử mắt kết lại quá nhiều gây khó chịu và làm mắt khô – Tuyệt đối không sử dụng thiết bị điện tử và hạn chế tiếp xúc với các nguồn ánh sáng mạnh – Theo sát và không cho con dụi mắt Với những trường hợp do dị ứng hoặc triệu chứng trở nặng, cha mẹ cần xin ý kiến bác sĩ để con được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh đường uống hoặc nhỏ mắt. Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và đồng thời chăm sóc, giữ gìn vệ sinh tốt cho con sẽ giúp bệnh mau khỏi. Trẻ nên được thăm khám kịp thời tại địa chỉ uy tín. 4.2. Phòng tránh tái phát, lây nhiễm đau mắt đỏ ở trẻ em Sau khi con khỏi bệnh hoàn toàn có nguy cơ tái phát nhiều lần và lây nhiễm. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến học tập, sức khỏe của các con mà còn ảnh hưởng tới cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ hãy lưu ý: – Luôn giữ môi trường sạch sẽ, khô ráo – Giữ vệ sinh đôi mắt bằng nước muối sinh lý – Với trường hợp 1 bên mắt bị viêm, cần giữ vệ sinh và sử dụng dụng cụ vệ sinh riêng biệt với mắt không bị viêm – Dùng kính bảo hộ bảo vệ mắt – Để tránh lây nhiễm cần cách ly trẻ, lau sạch sẽ bề mặt trẻ tiếp xúc – Tái khám cho con sau khi con đã có dấu hiệu khỏi bệnh 5. Biến chứng nguy hiểm của bệnh đau mắt đỏ cha mẹ cần biết Bệnh rất thường xuyên xảy ra bởi các con chưa có kiến thức và tự lập để bảo vệ bản thân. Do đó, cha mẹ cần làm tốt việc phòng bệnh cho con từ những việc nhỏ nhất. Nếu không con hoàn toàn có nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm không đáng có. Trong trường hợp xấu nhất con có thể bị viêm loét giác mạc thậm chí mù lòa khi được tự ý điều trị bằng thuốc lạ, phương pháp dân gian.;;;;;Đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ không phải là bệnh lý quá hiếm gặp. Bệnh xảy ra chủ yếu là do vi khuẩn và virus tấn công. Hầu hết, khi bị đau mắt đỏ, thị lực của trẻ dường như không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, bệnh sẽ gây ra những triệu chứng như là đau rát, ngứa, khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của con. 1. Tìm hiểu về bệnh đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ Đau mắt đỏ ở trẻ xảy ra khi kết mạc bị viêm nhiễm, khiến cho mắt có hiện tượng đỏ ửng, đau rát và có dấu hiệu sưng. Bệnh lý này có xu hướng quay trở lại bất kỳ lúc nào khi mắt tiếp tục bị virus, vi khuẩn xâm nhập. Thực chất, đau mắt đỏ có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, trẻ em là những đối tượng dễ mắc phải nhất, đặc biệt là những bé học mẫu giáo. Lúc này, hệ miễn dịch của con còn non nớt, lại chưa biết cách tự bảo vệ mình khỏi bụi bẩn. Sau nhiều giờ đồng hồ vui chơi ngoài trời, trẻ thường có phản ứng đưa tay lên dụi mắt. Điều này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus tấn công, dẫn đến đau mắt đỏ. Khi trẻ bị đau mắt đỏ, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Tình trạng này thường rất dễ xảy ra và hầu như có thể tự khỏi hoặc điều trị đơn giản. Tuy nhiên, nếu trẻ bị đau mắt đỏ trong thời gian dài, kèm theo cảm giác đau, rát trầm trọng thì cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhãn khoa càng sớm càng tốt. Thông qua đó, bác sĩ sẽ kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm lây lan sang các bộ phận khác. Đau mắt đỏ xảy ra khiến mắt có hiện tượng đỏ ửng, đau rát và có dấu hiệu sưng 2. Những nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ ở trẻ Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đau mắt đỏ là do virus Adenovirus hoặc vi khuẩn (liên cầu, phế cầu, tụ cầu) gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào giai đoạn mùa hè đến cuối mùa thu, khi giao mùa, hoặc khi thời tiết chuyển từ nắng nóng sang mưa,… Vào những thời điểm này, cơ thể trẻ rất nhạy cảm với thời tiết và dễ bị mệt mỏi. Đây là cơ hội tốt để virus, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Bên cạnh đó, việc sống trong môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, nguồn nước ô nhiễm, dùng chung khăn mặt, gối,… cũng chính là điều kiện thuận lợi để bệnh đau mắt đỏ bùng phát. Một nguyên nhân nữa ít xảy ra hơn là do tình trạng tắc lệ đạo ở trẻ sơ sinh. Khi bị tắc lệ đạo sẽ gây nên triệu chứng giả viêm kết mạc. Lúc này, mắt của trẻ cũng có những triệu chứng như đau mắt đỏ. VD: bị đỏ ở vùng da bờ mi, mắt lúc nào cũng trong trạng thái ướt như sắp khóc. Lúc này, cha mẹ sẽ cần đưa trẻ đến bác sĩ để thực hiện thông tắc lệ đạo cho trẻ. Khói bụi, vệ sinh kém là những tác nhân khiến trẻ bị đau mắt đỏ 3. Cách điều trị & kinh nghiệm chăm sóc 3.1 Cách điều trị Việc điều trị khi trẻ bị đau mắt đỏ không quá phức tạp. Tuy nhiên, mắt của trẻ nhỏ là vô cùng nhạy cảm. Vì vậy, việc quan trọng đầu tiên là cha mẹ hãy đưa trẻ đến thăm khám với bác sĩ nhãn khoa. Thông qua đó, bác sĩ sẽ kiểm tra và có thuốc hoặc phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, nếu điều trị bằng thuốc thì tình trạng đỏ mắt sẽ thuyên giảm sau 1 – 2 tuần. Thuốc có thể là thuốc nhỏ, thuốc bôi hoặc thuốc uống. Bên cạnh đó, cha mẹ nên có những biện pháp chăm sóc mắt cho bé đồng thời. Việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp tránh tình trạng đau mắt kéo dài hoặc tái phát trở lại. Bé bị đau mắt đỏ cần được thăm khám và điều trị phù hợp 3.2 Cách chăm sóc mắt Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là cách tốt nhất để bảo vệ mắt trẻ khỏi sự viêm nhiễm. Việc vệ sinh sạch sẽ cũng giúp cho quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn. Để làm được điều này, cha mẹ cần lưu ý những điều như sau: – Phân chia thành 3 loại khăn riêng biệt cho trẻ sử dụng. Bao gồm: khăn lau mặt, khăn lau mắt và khăn lau người. – Thường xuyên giặt sạch sẽ và phơi khô mọi vật dụng của trẻ (ga gối, khăn mặt,…). Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh trẻ, đặc biệt là nguồn nước trẻ sử dụng hàng ngày. – Nếu trẻ đau mắt đỏ do bệnh dịch thì cha mẹ nên cho trẻ nghỉ học trong một vài hôm. Việc này giúp trẻ cách ly được với môi trường gây bệnh, đồng thời hạn chế lây cho các bạn học khác. – Tuyệt đối không chữa đau mắt cho trẻ bằng các mẹo chữa dân gian. Nếu sử dụng bài thuốc không đúng có thể gây ra những tác động xấu cho bé. Vì vậy, cách tốt nhất là điều trị theo đúng đơn thuốc riêng mà bác sĩ đã chỉ định. – Tích cực cho trẻ ăn thêm các loại rau củ để tăng cường sức đề kháng, nhất là trong những thời điểm chuyển mùa khi dịch bệnh đau mắt đỏ dễ bùng phát. Bé nên được bổ sung vitamin, rau củ để tăng cường sức đề kháng – Quy tụ đội ngũ bác sĩ Chuyên khoa Mắt giỏi, thăm khám kỹ càng và phát hiện chính xác bệnh lý trẻ mắc phải. Thông qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra được phương pháp điều trị hiệu quả, chính xác. – Các bác sĩ vô cùng nhiệt tình, nhẹ nhàng, tận tâm và chu đáo trong quá trình thăm khám. Trẻ sẽ có cảm giác hoàn toàn thoải mái khi được thăm khám trực tiếp cùng bác sĩ. – Hệ thống thiết bị máy móc được nhập khẩu trực tiếp từ những nước đứng đầu về y học (Đức, Ý, Pháp, Mỹ, Nhật Bản,…). Đây là yếu tố quan trọng giúp quá trình khám và điều trị diễn ra nhanh chóng, hiệu quả nhất. – Không gian phòng khám rộng rãi, sang trọng, thoáng mát. Nhân viên thân thiện, nhiệt tình, “xóa tan” nỗi sợ bệnh viện của trẻ.;;;;;Đau mắt đỏ là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sinh hoạt của trẻ. Cùng tìm hiểu ngay nguyên nhân gây đau mắt đỏ ở trẻ em do đâu và cách điều trị khoa học trong bài viết dưới đây. Đau mắt đỏ hay còn được gọi là viêm kết mạc, là tình trạng viêm nhiễm ở mắt thường thấy. Kết mạc là lớp màng niêm mạc lót trong mí mắt trên, dưới và nhãn cầu phía trước. Kết mạc khỏe mạnh sẽ có màu trắng trong, giúp mắt mọi người có thể nhìn một cách rõ ràng. Khi bị viêm, kết mạc sẽ xung huyết, đỏ hơn so với bình thường. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, trong đó trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao do đề kháng của trẻ còn hạn chế. Đau mắt đỏ gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt của trẻ do tình trạng sưng, ngứa mi mắt, chảy nước mắt, mắt có ghèn, mắt bị cộm cấn khó chịu… Bệnh thường kéo dài từ khoảng 7-10 ngày, có thể tự khỏi nhưng cũng có rất nhiều trường hợp mắc bệnh tiến triển nặng, có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như viêm kết mạc mạn tính, viêm loét giác mạc, giảm thị lực, để lại sẹo giác mạc… Vì vậy, các bậc phụ huynh không nên coi nhẹ bệnh đau mắt đỏ ở trẻ mà cần chủ động đưa trẻ đi khám và điều trị để trẻ nhanh chóng hồi phục. Đau mắt đỏ là tình trạng viêm nhiễm ở vùng kết mạc mắt 2. Dấu hiệu của bệnh Khi trẻ mắc bệnh đau mắt đỏ, cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết bệnh thông qua các dấu hiệu sau: – Đỏ mắt – Có cảm giác cộm, vướng – Nặng mi – Chảy nước mắt – Mắt có ghèn – Nhạy cảm với ánh sáng – Kết mạc mất tính bóng – Sưng phù mí mắt, nhãn cầu – Mắt nhìn có sương mù – Đau mắt – Sốt nhẹ – Người mệt mỏi… Một số trẻ có thể tự khỏi nhưng có không ít trường hợp bệnh tiến triển nặng khiến sức khỏe thị lực của trẻ bị ảnh hưởng. Do đó, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám kịp thời khi phát hiện các triệu chứng bất thường kể trên. Trẻ mắc đau mắt đỏ thường có triệu chứng đỏ mắt, ngứa, chảy nước mắt… Đau mắt đỏ ở trẻ em do nguyên nhân gây bệnh chính là virus Adenovirus hoặc liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn hay phế cầu khuẩn… gây ra. Bệnh thường bùng phát vào mùa nắng nóng, nhiệt độ cao, độ ẩm lớn… vì đây là điều kiện thời tiết lý tưởng để các tác nhân có hại phát triển. Ngoài ra, sức đề kháng kém do trẻ đang mắc bệnh hoặc vệ sinh mắt không đúng cách cũng có thể khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn. Virus, vi khuẩn có thể tồn tại một khoảng thời gian nhất định ở bên ngoài môi trường. Trẻ khỏe mạnh tiếp xúc trực tiếp với trẻ mắc bệnh, chạm vào đồ dùng, quần áo hoặc dùng chung các vật dụng cá nhân… cũng có thể bị lây nhiễm mầm bệnh. Những nơi tập trung đông người, kém vệ sinh, ô nhiễm môi trường thường có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Đó cũng là lý do, bệnh thường bùng phát ở những nơi tập trung đông người, hoặc trẻ có nguy cơ lây nhiễm cao khi tới những nơi công cộng. Virus adeno hoặc liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn… là tác nhân gây bệnh chủ đạo, trả lời cho câu hỏi đau mắt đỏ ở trẻ em do đâu 4. Chữa đau mắt đỏ cho trẻ Khi thấy trẻ có dấu hiệu đau mắt đỏ, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám kịp thời để bác sĩ điều trị đúng cách. Hiện nay, điều trị đau mắt đỏ cho trẻ thường được bác sĩ chỉ định theo nguyên tắc: – Do virus gây ra: Phần lớn trường hợp nhiễm bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 1 tuần. Nếu tình trạng viêm nhiễm vẫn tái diễn, bác sĩ có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng thứ cấp, không sử dụng thuốc kháng sinh vì thuốc không mang lại tác dụng điều trị. – Do vi khuẩn gây ra: Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ tra mắt kháng sinh để điều trị. – Do dị ứng: Sử dụng thuốc điều trị dị ứng, thuốc nhỏ mắt để làm dịu và giảm viêm. – Sử dụng một số loại thuốc giảm đau, giảm ngứa, thuốc hạ sốt… để giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh, giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. – Chườm mát, chườm ấm để giảm cảm giác khó chịu do sưng, viêm. – Vệ sinh mắt cẩn thận bằng nước ấm, bông gòn để loại bỏ bớt các tác nhân gây bệnh, giúp bé nhanh hồi phục. – Cách ly trẻ tại nhà để giảm thiểu nguy cơ gây bệnh cho các trẻ khác. – Đồng thời, cha mẹ cũng cần chăm sóc trẻ với một chế độ hợp lý, để trẻ nghỉ ngơi nhiều, ăn đủ chất, uống đủ nước và hạn chế dụi tay vào mắt… Cha mẹ cần tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra để trẻ có thể hồi phục một cách nhanh nhất. Các bậc phụ huynh tuyệt đối không tự ý mua thuốc nhỏ mắt, thuốc kháng sinh… cho trẻ uống bởi có thể dẫn tới nhiều nguy hại khó lường. Nếu trong quá trình điều trị mà trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường thì cha mẹ nên đưa con đi khám lại ngay để được xử trí. Bác sĩ chỉ định điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em bằng một số loại thuốc uống, thuốc nhỏ mắt 5. Phòng ngừa đau mắt đỏ Đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ là bệnh có khả năng lây nhiễm rất nhanh nên cha mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách để có thể phòng ngừa mắc bệnh: – Rửa tay sau khi từ bên ngoài về nhà, trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh để giảm thiểu vi khuẩn, virus gây bệnh. – Đeo khẩu trang cho trẻ khi tới nơi tập trung đông người, trường học, bệnh viện, nơi đang bùng phát dịch… – Không sử dụng chung thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, khăn tắm, quần áo, cốc uống nước… cho trẻ. – Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, thường xuyên lau chùi, dọn dẹp và giặt sạch quần áo, khử trùng đồ dùng cá nhân cho bé. – Hạn chế để trẻ tiếp xúc với các tác nhân có thể làm tăng nguy cơ dị ứng như mỹ phẩm, phấn hoa, lông thú… – Cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ qua thực phẩm, sữa và cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày. – Hướng dẫn trẻ tập thể dục để tăng cường trao đổi chất, giúp cơ thể dẻo dai hơn. – Cho trẻ đi khám sức khỏe thường xuyên, tiêm phòng vắc xin đầy đủ theo khuyến cáo để tăng cường đề kháng, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Chăm sóc trẻ đúng cách và đưa trẻ đi khám, tiêm chủng đầy đủ để phòng ngừa mắc bệnh Nguyên nhân gây đau mắt đỏ ở trẻ em do đâu theo các bác sĩ là do các loại vi khuẩn, virus như adenovirus, liên cầu, tụ cầu hoặc phế cầu khuẩn… Để bảo vệ trẻ đúng cách, bố mẹ nên đưa con đi khám kịp thời và điều trị dứt điểm. Đồng thời, cần xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh để trẻ nhanh khỏi bệnh và giảm thiểu nguy cơ tái mắc bệnh về sau.;;;;;Bên cạnh các bệnh lý viêm đường hô hấp và các bệnh lý truyền nhiễm, đau mắt đỏ cũng là một bệnh lý mà trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, thường xuyên mắc phải. Bệnh không nguy hiểm nhưng đi kèm với nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của trẻ, đòi hòi bố mẹ phải nhanh chóng điều trị dứt điểm. Bài viết này chia sẻ với bố mẹ cách nhận biết và xử trí bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em, đừng bỏ lỡ, bố mẹ nhé! 1. Đau mắt đỏ: Khái niệm và phân loại 1.1. Khái niệm bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em Đau mắt đỏ là bệnh lý xuất hiện khi lòng trắng hay còn gọi là kết mạc, bị viêm. Bệnh lý này khởi phát chủ yếu do 3 nguyên nhân sau: Kích ứng hóa chất, dị ứng và vi khuẩn/vi rút. Đau mắt đỏ được đánh giá là một bệnh lý lành tính. Mặc dù vậy, đau mắt đỏ không được điều trị dứt điểm, vẫn có khả năng biến chứng. Các biến chứng đau mắt đỏ chúng ta có là: Viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc sâu, viêm giác mạc sợi, sưng viêm túi lệ,…. Những biến chứng này làm trẻ bị quặm mi, khô mắt, sẹo giác mạc và suy giảm thị lực. Khi lòng trắng bị viêm, sự tồn tại của bệnh đau mắt đỏ được xác định 1.2. Phân loại bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em Nguyên ngân gây bệnh là tiêu chí phân loại đau mắt đỏ. Theo đó, đau mắt đỏ có: Đau mắt đỏ do vi rút, đau mắt đỏ do vi khuẩn, đau mắt đỏ do dị ứng. Có 2 thể đau mắt đỏ do vi rút là: Đau mắt đỏ u mềm lây lan và đau mắt đỏ thể mi do virus Herpes Simplex. – Đau mắt đỏ u mềm lây lan: Đau mắt đỏ thể này có thể gây tổn thương một hoặc cả hai mắt. Dấu hiệu nhận biết đau mắt đỏ u mềm lây lan là mắt trẻ đỏ, có mủ; mí mắt trẻ xuất hiện các u nhỏ, tròn, màu trắng. – Đau mắt đỏ thể mi do virus Herpes Simplex: Đau mắt đỏ thể này có dấu hiệu nhận biết là một mắt có bọng rộp xung quanh mí trên, mí dưới và một mắt đỏ, đau nhức, nhạy cảm với ánh sáng. Tương tự đau mắt đỏ do vi rút, đau mắt đỏ do vi khuẩn không chỉ có 1 mà có tới 4 thể: Đau mắt đỏ cấp tính do vi khuẩn, đau mắt đỏ mạn tính do vi khuẩn, đau mắt đỏ do cầu khuẩn và đau mắt đỏ do vi khuẩn Chlamydia. – Đau mắt đỏ cấp tính do vi khuẩn: Trong hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ cấp tính do vi khuẩn đã được ghi nhận, chỉ một mắt, trái hoặc phải của trẻ chịu tác động. Theo đó, trong khi một mắt hoàn toàn bình thường, mắt còn lại của trẻ sưng, đau, có mủ, có cảm giác cộm như tồn tại dị vật lọt vào mắt. Sự sưng và có mủ này có cấp độ lớn hơn so với sự sưng và có mủ phát sinh do các thể đau mắt khác. Chính vì vậy, trẻ còn có thể gặp phải tình trạng 2 mí mắt dính chặt vào nhau mỗi sáng thức dậy. – Đau mắt đỏ mạn tính do vi khuẩn: Có khởi nguyên là tình trạng nhiễm trùng bờ mí mắt do vi khuẩn. Khi bị đau mắt đỏ mạn tính do vi khuẩn, trẻ thường đau mí mắt kèm chảy mủ nhưng không nhiều đồng thời mắt có thể đỏ hoặc không. – Đau mắt đo do cầu khuẩn: Vô cùng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Đau mắt đỏ do cầu khuẩn có thể được nhận biết bằng những dấu hiệu sau: Mí mắt sưng to, chảy mủ nhiều; nhiều trường hợp thậm chí còn loét giác mạc. – Đau mắt đỏ do vi khuẩn Chlamydia: Tương tự đau mắt đỏ do cầu khuẩn, đối tượng dễ bị đau mắt đỏ do vi khuẩn Chlamydia nhất là trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh có thể bị đau mắt đỏ do vi khuẩn Chlamydia Đau mắt đỏ do dị ứng chỉ xuất hiện ở một số trẻ nhất định. Cụ thể, những trẻ có nguy cơ cao bị đau mắt đỏ do dị ứng là trẻ mắc bệnh hen phế quản, bệnh chàm và những trẻ bị dị ứng kéo dài. Khi bị đau mắt đỏ do dị ứng, trẻ thường có các biểu hiện sau: Mắt ngứa ngáy dai dẳng, có mủ đặc quánh và nhạy cảm với ánh sáng kèm suy giảm thị lực, đổi màu mắt 2. Đau mắt đỏ: Điều trị và dự phòng 2.1. Điều trị – Nếu trẻ đau mắt đỏ do vi khuẩn: Trẻ sẽ được chỉ định thuốc kháng sinh uống hoặc bôi Histamin. – Nếu trẻ đau mắt đỏ do dị ứng: Trẻ sẽ được chỉ định thuốc kiểm soát phản ứng dị ứng uống hoặc nhỏ kèm nước mắt nhân tạo (nước mắt nhân tạo có tác dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng bệnh.) Trẻ có dấu hiệu đau mắt đỏ cần được điều trị với chuyên gia nhãn khoa 2.2. Dự phòng Để dự phòng đau mắt đỏ cho trẻ, bố mẹ cần: Tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên bằng các sản phẩm khử khuẩn, không dùng tay dụi mắt. Không cho trẻ sử dụng chung đồ đạc sinh hoạt với người khác, đặc biệt là với người đau mắt đỏ. Giữ gìn vệ sinh không gian sống và đồ đạc sinh hoạt như: Khăn mặt, khăn tắm, vỏ gối, chăn, ga, màn,… của gia định nói chung và của trẻ nói riêng.
question_470
Biến chứng nguy hiểm của thủy đậu ở phụ nữ mang thai
doc_470
Bệnh thủy đậu có thể được xem là lành tính vì tỷ lệ tử vong rất thấp. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất, song vẫn có trường hợp thủy đậu xảy ra với phụ nữ mang thai. 1. Bệnh thủy đậu trong thai kỳ Bệnh thủy đậu, hay còn được gọi là trái rạ, do virus Varicella zoster (VZV) gây ra. Đây là một căn bệnh rất dễ lây lan qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Đối với nữ giới từng mắc thủy đậu lúc còn trẻ hoặc đã tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu trước khi mang thai thì trong cơ thể đã có kháng thể miễn dịch với căn bệnh này. Sau đó nếu như mang thai, sản phụ có thể yên tâm sức khỏe của cả mẹ và thai nhi sẽ không bị đe dọa bởi bệnh thủy đậu.Biến chứng của bệnh thủy đậu có nguy cơ ảnh hưởng đến bản thân thai phụ cũng như em bé trong bụng họ. Virus varicella gây bệnh thủy đậu làm tăng tỷ lệ mắc viêm phổi ở thai phụ lên 10 – 20%. Phụ nữ mang thai nhiễm bệnh thủy đậu là đối tượng tử vong nhiều nhất trong số những người lớn mắc phải căn bệnh này, đặc biệt là khi thai phụ đã bị viêm phổi do virus varicella.Ở những sản phụ nhiễm thủy đậu lần đầu khi mang thai, sự tác động của bệnh đến thai nhi tùy thuộc vào từng giai đoạn thai kỳ:Trong 3 tháng đầu, cụ thể là tuần thứ 8-12, em bé có 0.4% nguy cơ mắc Hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Dấu hiệu phổ biến nhất của hội chứng thủy đậu bẩm sinh là da có sẹo. Bên cạnh đó, những biến chứng khác có thể xảy ra bao gồm: dị tật đầu nhỏ, bệnh lý về mắt, bé nhẹ cân, tay hoặc chân bị teo, chậm phát triển hệ thần kinh hay thậm chí là bại não. Ngoài ra, người mẹ bị thủy đậu khi mới mang thai có thể bị sảy thai do tác động của VZV gây bệnh.Ở 3 tháng tiếp theo, đặc biệt tuần thứ 13 đến tuần 20, tỷ lệ bào thai bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh tăng lên 2%. Kể từ tuần lễ thứ 20 trở đi, bệnh thủy đậu thai kỳ hầu như không gây ảnh hưởng đến em bé.Nếu bà bầu mắc bệnh khoảng 5 ngày trước khi chuyển dạ cho đến 2 ngày sau sinh, trẻ sơ sinh có nhiều khả năng nhiễm bệnh thủy đậu lan tỏa. Nguyên nhân là do thời gian quá ngắn khiến thai nhi chưa kịp nhận đủ kháng thể từ người mẹ. Trong trường hợp này, bé có nguy cơ tử vong khá cao, lên đến khoảng 25 - 30% các ca trẻ sơ sinh bị thủy đậu lan tỏa từ mẹ. Phụ nữ mang thai bị thủy đậu có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi 3. Cách chữa thuỷ đậu cho bà bầu Đối với phụ nữ mang thai bị mắc bệnh thủy đậu, nên dành thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn, bổ sung nhiều nước, dùng thức ăn lỏng và dễ tiêu hóa, cũng như bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nếu có biểu hiện sốt có thể uống thuốc Paracetamol để hỗ trợ hạ sốt, giảm mệt mỏi.Một lưu ý quan trọng đối với bệnh nhân nhiễm thủy đậu nói chung là phải giữ vệ sinh thân thể thật tốt, hạn chế tối đa tác động làm vỡ những bóng nước, vì nếu không sẽ dẫn đến nguy cơ bội nhiễm rất nghiêm trọng.Trong trường hợp sản phụ bị phơi nhiễm với bệnh nhưng trước đây chưa từng bị thủy đậu hoặc tiêm phòng, bác sĩ có thể chỉ định dùng varicella – zoster immune globulin (VZIG) để tránh các biến chứng của căn bệnh. Cần hiểu rằng việc dùng VZIG chỉ giúp ngăn ngừa những rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra với người mẹ chứ không phòng tránh cho thai nhi khỏi nhiễm trùng, hay loại bỏ được hội chứng thủy đậu bẩm sinh và bệnh thủy đậu sơ sinh.Để giúp ích và bảo vệ được thai nhi, một loại VZIG khác chuyên dùng cho trẻ sơ sinh mới là sự lựa chọn thích hợp. Khi bệnh thủy đậu thai kỳ diễn tiến nghiêm trọng, có nguy cơ dẫn đến viêm phổi, tiêm Acyclovir đường tĩnh mạch để ức chế sự phát triển của VZV được xem như một cách chữa thuỷ đậu cho bà bầu và giảm tác động tiêu cực đến em bé. 4. Phòng ngừa bệnh thủy đậu khi mang thai Tiêm vắc xin chủng ngừa thủy đậu là cách phòng tránh bệnh hiệu quả nhất Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đều khẳng định rằng tiêm chủng vắc xin là cách phòng ngừa thủy đậu đơn giản và hiệu quả nhất với khả năng miễn dịch hoàn toàn lên đến 90%. Nếu đã tiêm ngừa mà vẫn mắc thủy đậu thì bệnh cũng rất nhẹ, rất ít mụn nước, và thường không gây biến chứng đáng kể nào.Nữ giới nên đi tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh thủy đậu khi còn trẻ hoặc trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Lưu ý là không được tiêm loại vắc xin thủy đậu khi đang có thai. Sản phụ cũng cần phải chú ý tránh tiếp xúc với người mắc thủy đậu, cũng như giữ vệ sinh môi trường sống và thân thể, đặc biệt là rửa tay kỹ lưỡng trong thời gian mang thai.Xung quanh vấn đề thai phụ bị thủy đậu có nguy hiểm không, các chuyên gia y tế về Truyền nhiễm cho rằng bà bầu bị thủy đậu khi mới mang thai nếu được theo dõi và chữa trị tích cực, vẫn có thể sinh con khỏe mạnh như bình thường. Do đó, không cần quá lo lắng, thay vào đó là nên tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai và giữ tinh thần lạc quan, tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa trong suốt thai kỳ.
doc_21072;;;;;doc_43815;;;;;doc_22773;;;;;doc_20486;;;;;doc_23348
1. Sơ lược về bệnh thủy đậu Trước khi chia sẻ về những biến chứng của thủy đậu ở phụ nữ mang thai, chúng ta sẽ tìm hiểu tổng quan về bệnh lý này. Thực tế, bệnh thủy đậu còn có tên gọi khác là trái rạ, do virus Varicella tấn công và gây bệnh. Theo chia sẻ của bác sĩ, virus Varicella không chỉ là nguyên nhân gây bệnh thủy đậu (chủ yếu ở trẻ em) mà còn làm nảy sinh bệnh Zona (chủ yếu ở người lớn). Thủy đậu không chỉ là một dạng bệnh truyền nhiễm cấp tính mà khả năng lây truyền từ người này sang người khác cũng rất cao. Trong đó, đối tượng dễ mắc bệnh nhất chính là trẻ em. Đặc biệt, bệnh lý này thường dễ bùng phát ở mùa xuân do tiết trời ẩm nồm, tạo điều kiện thuận lợi để virus gây bệnh và phát triển. Khi bị virus Varicella tấn công và gây bệnh, cơ thể bạn sẽ xuất hiện nhiều mụn nước ở nhiều vị trí như mặt, lưng, tay, tay, chân, lưỡi, miệng,... 2. Các biến chứng của thủy đậu ở phụ nữ mang thai Thủy đậu là một trong những bệnh lý tưởng chừng không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, điển hình như viêm não, nhiễm trùng máu,... Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai nếu mắc phải căn bệnh này cần phải theo dõi và điều trị bệnh sớm để tránh gặp phải những biến chứng gây nguy hiểm đến thai nhi và sức khỏe mẹ bầu. 2.1. Hội chứng thủy đậu bẩm sinh Khi mẹ bầu bị mắc thủy đậu trong quá trình mang thai, thai nhi sẽ gặp phải 1 số hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Đó là các hội chứng như sau: Sẹo da. Gặp phải các vấn đề bất thường về thần kinh. Ví dụ như dị tật đầu nhỏ, hội chứng Horner,... Gặp phải các vấn đề bất thường ở tay chân. Ví dụ như nhược chi,... Gặp phải các bất thường xảy ra ở mắt. Ví dụ như đục thủy tinh thể, rung giật nhãn cầu,... Gặp phải các bất thường xảy ra ở hệ tiêu hóa. Ví dụ như trào ngược dạ dày, viêm tắc ruột,... Bé khi sinh ra có cân nặng rất thấp. Rủi ro tỷ vong sau sinh trong vòng vài tháng đầu. Rủi ro này chiếm tỷ lệ khoảng 30%. Rủi ro mắc zona trong khoảng 4 năm tuổi đầu tiên. Rủi ro này chiếm tỷ lệ khoảng 15%. 2.2. Sảy thai Theo thống kê, với những phụ nữ mang thai nhưng bị thủy đậu thì có khoảng 80% trường hợp gặp phải biến chứng này. Phần lớn các thai phụ bị sảy thai ở thời điểm tuổi thai chưa được 12 tuần tuổi. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu gây sảy thai xuất phát từ tình trạng nhiễm trùng, từ đó làm thai ngừng phát triển. Một trong những dấu hiệu cảnh báo sảy thai do thủy đầu chính là hiện tượng âm đạo chảy máu. Vì thế, mẹ bầu nên chú ý quan sát các biểu hiện bất thường của cơ thể để dễ dàng nắm bắt tình trạng sức khỏe và kiểm tra, can thiệp kịp thời. 2.3. Chuyển dạ và sinh non Một biến chứng của thủy đậu ở phụ nữ mang thai có thể gặp phải là tình trạng chuyển dạ và sinh non. Đối với biến chứng này, tỷ lệ thai phụ bị thủy đậu mắc phải nằm trong khoảng 10 - 12%. Do đó, để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé, các bạn nên chủ động theo dõi và khám thai định kỳ. 2.4. Bé bị nhiễm thủy đậu sơ sinh Biến chứng của thủy đậu ở phụ nữ mang thai tiếp theo chính là việc trẻ sinh ra bị nhiễm thủy đậu sơ sinh do virus truyền từ mẹ sang con. Tình trạng này sẽ xuất hiện trong khoảng 5 ngày trước khi sinh cho đến 2 ngày sau khi sinh. 2.5. Các biến chứng mà mẹ bầu có thể gặp phải Ngoài những biến chứng xảy ra trên thai nhi thì mẹ bầu cũng có thể gặp 1 số biến chứng nghiêm trọng nếu bị mắc thủy đậu trong quá trình mang thai. Có thể liệt kê 1 số biến chứng như sau: Tình trạng bội nhiễm vì nốt thủy đậu bị vỡ hoặc da bị tổn thương do bị xước. Điều này có thể gây nên tình trạng viêm mủ da, nghiêm trọng hơn có thể gây ra viêm cầu thận cấp. Lúc này, mẹ bầu cần phải được điều trị ngay để tránh biến chứng nặng, có thể viêm mô tế bào cũng như nhiễm khuẩn máu. Ngoài ra, việc điều trị sớm cũng đảm bảo tính thẩm mỹ, tránh để lại sẹo rỗ về sau này. Biến chứng viêm phổi. Biến chứng này thường xuất hiện nếu mẹ bầu hút thuốc lá và những mẹ bầu bị trên 100 nốt thủy đậu. Thông thường, tỷ lệ mắc biến chứng này chiếm khoảng 5 đến 10%. Biến chứng về thần kinh: viêm não, zona, áp - xe não, hội chứng Guillain-Barré,... Trên đây là một số chia sẻ xoay quanh thắc mắc những biến chứng của thủy đậu ở phụ nữ mang thai là gì. Hy vọng các bạn, đặc biệt là những chị em đang mang thai, người thân của thai phụ nên tham khảo nhiều hơn để dễ dàng theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ bầu.;;;;;Thủy đậu là bệnh lý có khả năng lây nhiễm giữa những người tiếp xúc với nhau. Khi bị thủy đậu khi mang thai 3 tháng đầu, bà bầu có thể mắc nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Do đó, việc phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả là việc làm cần thiết để bảo vệ an toàn cho cả mẹ và thai nhi. 1. Dấu hiệu nhận biết mắc bệnh thủy đậu khi mang thai Thủy đậu là bệnh lây nhiễm cấp tính do virus Varicella zoster gây ra ở người. Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau và thường gặp nhất vào mùa đông xuân. Bệnh thủy đậu rất dễ lây nhiễm từ người này sang người khác qua đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp, dịch từ nốt phỏng thủy đậu hay dịch tiết mũi họng.Dấu hiệu của bệnh thủy đậu ở phụ nữ mang thai:Người bệnh nhức đầu, mệt mỏi hoặc có sốt nhẹ.Người bệnh có thể đau họng, sổ mũi.Trên bề mặt da của thai phụ có các nốt màu đỏ. Các nốt này ban đầu xuất hiện ở vùng ngực, lưng, sau đó lan lên đầu, mắt và toàn bộ cơ thể thai phụ. Các nốt đỏ này gây ra cảm giác ngứa ngáy cho thai phụ.Sau khi nổi mụn đỏ trên da khoảng vài giờ thì nó sẽ phỏng lên thành các mụn nước, bên trong có thể chứa nước vàng. Khoảng một ngày sau đó, nước vàng bên trong sẽ trở thành màu đục.Trường hợp nốt mụn bị vỡ ra sẽ đóng thành vảy.Đối với trường hợp bị bội nhiễm vi khuẩn, nốt mụn nước sẽ sưng to, có mủ và rất ngứa rát. Nếu gãi sẽ rất dễ bị trầy da và để lại sẹo sâu.Những trường hợp nặng, nốt thủy đậu mọc dày chi chít, mọc cả ở niêm mạc miệng, kết mạc mắt rồi vỡ ngay. Bệnh nhân có thể sốt cao từ 39 - 40 độ C, có trường hợp còn trằn trọc, mê sảng, nốt phỏng còn dày hơn có khi có máu. 2. Ảnh hưởng của bệnh thủy đậu đến thai phụ Phụ nữ đang mang thai mắc thủy đậu, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Những biến chứng thai phụ thường gặp phải như: sảy thai, thai nhi có thể mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh và dẫn đến một số bất thường sau sinh như:Bất thường về thần kinh: trẻ có đầu nhỏ, chậm phát triển trí tuệ, co giật, não úng thủy,...Bất thường về mắt: trẻ có thể bị đục thủy tinh thể, viêm màng võng mạc, teo dây thần kinh thị giác, rung giật nhãn cầu, nhãn cầu nhỏ, thậm chí là mù vĩnh viễn.Bất thường ở chi: trẻ khi sinh ra có thể bị teo cơ, biến dạng hoặc liệt tứ chi.Bất thường về tiêu hóa: Trẻ có thể bị hẹp hoặc tắc ruột, mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản,...Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, thai phụ mắc thủy đậu thì thai nhi khi sinh ra có nguy cơ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh khoảng 0,4%.Trong giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, thai phụ mắc thủy đậu thì thai nhi sinh ra có nguy cơ mắc hội chứng thủy đậu khoảng 2%. Trong đó, khoảng 30% số trẻ này có khả năng tử vong trong những tháng đầu đời, 15% số trẻ có nguy cơ bị zona trong 4 năm sau đó. Đặc biệt, nếu thai phụ mắc thủy đậu trong tháng thứ 3 của thai kỳ, thai nhi có khả năng mắc các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh trung ương bao gồm có tủy sống và não bộ.Sau tuần thứ 20 của thai kỳ, nếu thai phụ mắc thủy đậu thì gần như không ảnh hưởng gì đến thai nhi.Trong vòng 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh, nếu thai phụ bị thủy đậu thì trẻ sinh ra dễ bị thủy đậu sơ sinh hay thủy đậu lan tỏa do cơ thể mẹ chưa có đủ thời gian để tạo kháng thể truyền cho con từ trước sinh. Do đó, trẻ sinh ra có tỷ lệ tử vong khoảng 15 - 20%.Qua thực tế cho thấy, rất nhiều thai phụ mắc thủy đậu khi mang thai có ý định đình chỉ thai kỳ do sợ sau này con sinh ra sẽ bị dị tật. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đều khuyến cáo rằng, các thai phụ mắc thủy đậu trong giai đoạn trước 20 tuần cần tuân thủ lịch khám của bác sĩ, giai đoạn này tuy nguy hiểm nhưng không phải cứ mẹ bị thủy đậu thì con sinh ra sẽ bị dị tật.Nếu thai phụ bị thủy đậu được theo dõi và điều trị đúng cách thì con sinh ra vẫn khỏe mạnh bình thường. Do đó, thai phụ không cần quá lo lắng khi chẳng may mắc bệnh thủy đậu. Bên cạnh việc theo dõi và điều trị, thai phụ cũng nên uống nhiều nước, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, các thức ăn lỏng dễ tiêu hóa. Đồng thời, giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ và hạn chế tối đa việc làm vỡ nốt phỏng thủy đậu. 3. Biện pháp phòng ngừa thủy đậu trong giai đoạn mang thai;;;;;Phụ nữ đang mang thai là đối tượng luôn được quan tâm, chăm sóc sức khỏe cẩn thận. Bởi vì sức khỏe của người mẹ có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của em bé trong bụng. Trong giai đoạn mang thai, nhiều người đối mặt với bệnh thủy đậu và chưa biết cách chăm sóc, điều trị phù hợp. Đó là lý do vì sao biến chứng thủy đậu ở phụ nữ mang thai là vấn đề khá phổ biến. 1. Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu Thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm không còn xa lạ đối với chúng ta, trong đó tác nhân gây bệnh là vi rút varicella - một dạng vi rút herpes gây bệnh truyền nhiễm ở cơ thể con người. Khi mắc bệnh, mẹ bầu sẽ thấy trên bề mặt da xuất hiện những nốt mụn nước và chúng có tốc độ lây lan từ vùng này sang vùng khác nhanh chóng. Đối với người bình thường, sau khi mắc bệnh từ 7 - 10 ngày, các triệu chứng dần biến mất, sức khỏe sẽ hồi phục. Tuy nhiên, bệnh thủy đậu xảy ra ở phụ nữ mang thai tiềm ẩn nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển toàn diện của thai nhi. Nếu mẹ bầu không được điều trị đúng cách, các biến chứng thủy đậu ở phụ nữ mang thai sẽ xuất hiện dưới nhiều mức độ khác nhau. Ngày nay, tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu giảm đáng kể và được kiểm soát rất tốt. Tất cả đều nhờ sự phát triển của y học, mẹ bầu được quan tâm, chăm sóc sức khỏe cẩn thận hơn rất nhiều. Tuy nhiên, chị em không nên chủ quan, bỏ qua việc theo dõi và điều trị nếu phát hiện mình bị thủy đậu trong giai đoạn mang thai nhé! 2. Một số biến chứng thủy đậu ở phụ nữ mang thai Trên thực tế, những biến chứng do bệnh thủy đậu gây ra đối với thai phụ không phải là hiếm gặp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng kể trên, có thể là do người mẹ không kịp thời điều trị, cũng có thể xuất phát từ những yếu tố khách quan. Trong đó, các biến chứng thủy đậu ở phụ nữ mang thai dễ xảy ra nếu mẹ bầu có tiền sử mắc bệnh về phổi, đã hoặc đang điều trị bằng steroid, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá,… Đặc biệt, tỷ lệ người phải biến chứng tăng cao khi thai nhi đã phát triển được 20 tuần trở lên. Đây là giai đoạn rất nhạy cảm, mẹ bầu nên chú ý chăm sóc và theo dõi tình hình sức khỏe của mình. Biến chứng của bệnh thủy đậu xảy ra ở phụ nữ có bầu sẽ có nhiều mức độ khác nhau, tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và giai đoạn phát triển của thai nhi. 3 tháng đầu của thai kỳ Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, nếu thai phụ mắc bệnh thủy đậu trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nhất là giai đoạn từ tuần thứ 8 - 12, tỷ lệ gặp biến chứng không quá cao, thường là hội chứng thủy đậu bẩm sinh và dao động khoảng 0.4%, với triệu chứng điển hình đó là: Sẹo da. Gặp phải các vấn đề bất thường về thần kinh (dị tật đầu nhỏ, hội chứng Horner,... ); về tay chân (nhược chi,... ); các bất thường xảy ra ở mắt (đục thủy tinh thể, rung giật nhãn cầu,... ); các bất thường xảy ra ở hệ tiêu hóa (trào ngược dạ dày, viêm tắc ruột,... ); Cân nặng rất thấp khi sinh. Rủi ro khoảng 30% bị tỷ vong sau sinh trong vòng vài tháng đầu Rủi ro khoảng 15% mắc zona trong khoảng 4 năm tuổi đầu tiên. 3 tháng tiếp theo của thai kỳ Nếu tìm hiểu kĩ về biến chứng thủy đậu ở phụ nữ mang thai, bạn sẽ biết rằng nếu mắc bệnh trong giai đoạn này, tỷ lệ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh tăng lên khá cao, có thể lên đến chừng 2%. Chính vì thế mẹ bầu cần tập trung chăm sóc sức khỏe thật tốt trong khoảng thời gian kể trên. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu bệnh thủy đậu, hãy chủ động theo dõi và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Trước khi sinh em bé Nếu trước khi sinh khoảng 1 tuần, mẹ bầu không may mắc thủy đậu nhưng lành tính nhưng vì khi sinh trẻ có kháng thể nên sẽ không nguy hiểm nhiều. Đối với những mẹ bầu mắc bệnh thủy đậu trong những ngày sau sinh khoảng 2 đến 5 ngày, nhiều khả năng em bé sinh ra sẽ bị thủy đậu chu sinh. Vấn đề này tương đối nghiêm trọng và đe dọa trực tiếp tới tính mạng của bé sau khi chào đời. Lúc này cơ thể trẻ không có đủ kháng thể để chống lại sự phát triển của vi rút, vậy nên có gần 25% em bé tử vong do thủy đậu chu sinh. 3. Bí quyết phòng bệnh thủy đậu cho phụ nữ mang thai Nhờ sự ra đời của vắc xin phòng thủy đậu, tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc bệnh giảm rõ rệt, có đến 90% mọi người có khả năng miễn dịch trước vi rút gây bệnh. Đây là tín hiệu đáng mừng giúp bảo vệ sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Một vài người có thể lây nhiễm bệnh thủy đậu mặc dù đã tiêm phòng cẩn thận. Trong trường hợp này, các triệu chứng bệnh không quá nghiêm trọng và hầu như không để lại biến chứng đối với thai nhi. Đó là lý do vì sao mọi người nên tìm hiểu, chủ động đi tiêm vắc xin để hạn chế biến chứng thủy đậu ở phụ nữ mang thai. Không thể phủ nhận rằng các biến chứng thủy đậu ở phụ nữ mang thai khá nghiêm trọng, chúng ta không nên chủ quan nếu phát hiện nhiễm bệnh trong thai kỳ. Với sự ra đời của vắc xin, tỷ lệ người mắc bệnh thủy đậu đã được kiểm soát tốt. Phụ nữ trước khi mang thai nên tìm hiểu và đi tiêm sớm để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi nhé!;;;;;Thủy đậu là bệnh lý có khả năng lây nhiễm cấp tính. Phụ nữ mang thai bị thủy đậu, đặc biệt là trong những tháng đầu của thai kỳ có thể sẽ phải đối mặt với những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Đây chính là lý do khiến cho rất nhiều thai phụ băn khoăn nếu bị thủy đậu nên giữ hay bỏ thai. 1. Nhận biết dấu hiệu của bệnh thủy đậu ở thai phụ 1.1. Thủy đậu là bệnh gì Thủy đậu là bệnh lây nhiễm cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh lý này có thể xảy ra với mọi độ tuổi, thường gặp nhất vào mùa đông xuân. Virus gây bệnh thủy đậu có khả năng sống được vài ngày trong vảy thủy đậu, đến khi vảy bong ra thì nó tồn tại trong không khí. Bệnh rất dễ lây lan từ người này sang người khác qua đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp, dịch từ nốt phỏng thủy đậu hoặc dịch tiết mũi họng. 1.2. Dấu hiệu thủy đậu ở thai phụ Trước khi tìm hiểu để đi đến quyết định bị thủy đậu nên giữ hay bỏ thai thì thai phụ cần nhận diện chính xác các dấu hiệu của bệnh lý này. Bệnh thủy đậu thường gây ra các dấu hiệu điển hình sau đây: - Nhức đầu, mệt mỏi, sốt nhẹ. - Đau họng, sổ mũi. - Trên bề mặt da có các nốt màu đỏ. Ban đầu các nốt này có ở vùng ngực, lưng sau đó lan dần lên đầu, mắt và toàn bộ cơ thể. Các nốt mụn này làm thai phụ cảm thấy rất ngứa ngáy. - Sau khi nổi mụn đỏ trên da khoảng vài giờ thì nó sẽ phồng lên thành mụn nước, bên trong có thể chứa nước vàng. Khoảng 1 ngày sau đó, nước bên trong mụn sẽ trở thành màu đục. - Nếu nốt mụn bị vỡ ra nó đóng thành vảy. 2. Khi bị thủy đậu nên giữ hay bỏ thai 2.1. Thai kỳ và những biến chứng có thể xảy ra do thủy đậu Bệnh thủy đậu ở thai phụ, nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm nên băn khoăn bị thủy đậu nên giữ hay bỏ thai là tâm lý rất dễ hiểu. Những biến chứng phổ biến gồm: - Thai phụ có thể bị sảy thai. - Thai nhi có thể mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh dẫn đến một số bất thường sau sinh như: + Bất thường về thần kinh: đầu nhỏ, chậm phát triển trí tuệ, co giật, não úng thủy, hội chứng Horner,... + Bất thường về mắt: đục thủy tinh thể, teo dây thần kinh thị giác, viêm màng võng mạc, rung giật nhãn cầu, nhãn cầu nhỏ, mù vĩnh viễn,... + Bất thường ở chi: teo cơ, biến dạng hoặc liệt tứ chi. + Bất thường về tiêu hóa: bị hẹp hoặc tắc ruột, bệnh trào ngược dạ dày thực quản,... - Thai kỳ tuần 3 tháng đầu (thường từ tuần thứ 8 - 12), nếu thai phụ bị thủy đậu thì thai nhi có nguy cơ bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh khoảng 0.4%. - 3 tháng giữa thai kỳ, nhất là tuần 13 - 20, nếu người mẹ bị thủy đậu thì thai nhi rất dễ bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh với tỷ lệ 2%. Có khoảng 30% số trẻ trong trường hợp này sẽ tử vong ở những tháng đầu đời, 15% trẻ có nguy cơ bị zona trong 4 năm đầu. Đặc biệt, nếu bị thủy đậu ở tháng thứ 3 của thai kỳ thì thai nhi vẫn có nguy cơ mắc vấn đề về hệ thần kinh trung ương bao gồm tủy sống và não. - Sau 20 tuần, nếu người mẹ bị thủy đậu, hầu như không ảnh hưởng đến thai. -Trong vòng 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh nếu thai phụ bị thủy đậu thì trẻ dễ bị thủy đậu sơ sinh hoặc thủy đậu lan tỏa do cơ thể mẹ chưa có đủ thời gian tạo ra kháng thể truyền cho thai nhi từ trước sinh. Lúc này, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh vào khoảng 25 - 30%. 2.2. Thai phụ bị thủy đậu có nên giữ thai không Thực tế cho thấy có rất nhiều thai phụ vì quá hoang mang bị thủy đậu có nên giữ hay bỏ thai không mà vội vàng bỏ thai đi do sợ sau này con sinh ra sẽ mắc các dị tật. Các chuyên gia y tế chia sẻ rằng, nếu bị thủy đậu trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì thai phụ cần được theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ chuyên khoa. Giai đoạn này không phải cứ mẹ bị thủy đậu thì có nghĩa là con sinh ra sẽ bị dị tật. Thai phụ bị thủy đậu nếu được theo dõi và điều trị đúng cách thì con sinh ra vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Do đó, thai phụ chớ nên quá lo lắng về vấn đề bị thủy đậu nên giữ hay bỏ thai. Đặc biệt, nếu bị thủy đậu sau tuần thứ 20 của thai kỳ thì càng không đáng lo vì lúc ấy mức độ ảnh hưởng của bệnh đã giảm đi đáng kể. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định điều trị từ bác sĩ thì thai phụ bị thủy đậu cũng cần uống nhiều nước, nghỉ ngơi và ăn các loại thức ăn lỏng để dễ tiêu hóa hơn. Thời gian này thai phụ nên giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và hạn chế tối đa việc làm vỡ bóng nước thủy đậu để tránh nguy cơ bội nhiễm. Những thai phụ bị thủy đậu ở mức độ nặng có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi cần phải nhập viện để được điều trị bằng thuốc chống virus cao hơn qua đường tĩnh mạch. 2.3. Biện pháp phòng ngừa thủy đậu trong thai kỳ Để không phải thấp thỏm lo âu bị thủy đậu nên giữ hay bỏ thai thì cách tốt nhất là trước khi có ý định mang thai, các bạn gái nên tiêm vacxin phòng ngừa bệnh thủy đậu để cơ thể có kháng thể bảo vệ trước bệnh lý này. Có như thế thì khi mang thai, thai nhi cũng mới được bảo vệ tốt nhất. Sau khi tiêm vacxin thai phụ cần đợi 3 tháng rồi mới nên tiến hành thụ thai. Những thai phụ chưa từng bị thủy đậu trước đây có thể tiêm globulin miễn dịch zoster (ZIG) khi chẳng may có tiếp xúc với người bị thủy đậu. Tuy nhiên, viêm tiêm miễn dịch này cần phải có sự tư vấn từ bác sĩ và phải tiêm trong vòng 72h tính từ thời điểm tiếp xúc với người bị thủy đậu lần đầu tiên.;;;;;Thủy đậu là bệnh lành tính, tuy nhiên, bệnh có thể để lại những biến chứng như nhiễm trùng da, viêm phổi, viêm não, gây sảy thai, dị tật thai ở thai nhi,... Tiêm vaccine chống thuỷ đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu. Tiêm chủng giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu. - Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên. - Bệnh lây do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc do hít phải dịch tiết mũi họng của người bệnh có trong không khí. - Người bệnh có khả năng lây cho người khác từ 1-2 ngày trước khi phát ban cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn. - Bệnh xảy ra phần nhiều ở trẻ em, nhưng cũng không ít người lớn mắc bệnh này. Thông thường, từ lúc nhiễm phải siêu vi, đến lúc phát ra bệnh - được gọi là thời gian nung bệnh hoặc ủ bệnh là khoảng 2-3 tuần. - Thủy đậu là một bệnh lành tính, tuy nhiên, bệnh có thể để lại những những biến chứng khác nhau: + Biến chứng nhẹ :nhiễm trùng da nơi mụn nước, nặng hơn vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nhiêm trùng huyết. + Các biến chứng nặng: viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não... là các biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng, hay để lại di chứng sau này. - Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm vì sẽ dễ bị biến chứng nặng, đặc biệt là viêm phổi. Khi phụ nữ mang thai bị thủy đậu ở 3 tháng đầu của thai kỳ, virus sẽ gây sẩy thai, hay khi sinh ra trẻ sẽ bị thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như đầu nhỏ, co gồng tay chân, bại não, sẹo bẩm sinh... Còn nếu bị trong những ngày sắp sinh hay sau sinh trẻ bị lây bệnh sẽ bệnh rất nặng với mụn nước nổi rất nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi. - Tất cả các trẻ em trên 12 tháng tuổi. - Người lớn chưa từng được tiêm ngừa thủy đậu. - Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chưa từng bị bệnh thủy đậu hoặc chưa được tiêm phòng lúc nhỏ.
question_471
Công dụng thuốc Sulraapix
doc_471
1. Thành phần và công dụng thuốc Sulraapix Đầu tiên, thuốc Sulraapix có thành phần gồm: Cefoperazon (dưới dạng Cefoperazon Natri) 500mg, Sulbactam (dưới dạng Sulbactam Natri) 500mg cùng tá dược vừa đủ.Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha tiêm.Hiện nay thuốc Sulraapix được chỉ định trong những trường hợp sau:Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới như: viêm phế quản cấp và mạn tính, viêm phổi, viêm phổi có mủ, giãn phế quản (có nhiễm trùng), nhiễm trùng thứ phát trên các bệnh lý đường hô hấp mạn tính, viêm amidan.Viêm phúc mạc, viêm túi mật, viêm đường mật và các nhiễm khuẩn trong ổ bụng khác.Nhiễm khuẩn đường niệu trên và dưới.Nhiễm khuẩn da và mô mềm.Viêm màng não.Nhiễm khuẩn xương khớp.Viêm vùng chậu, viêm nội mạc tử cung, bệnh lậu và các trường hợp nhiễm khuẩn sinh dục khác.Việc dùng thuốc bắt buộc phải có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn, vì thế bệnh nhân không tự ý sử dụng, bởi có thể gây nên những phản ứng không mong muốn. 2. Liều dùng thuốc thuốc Sulraapix Thuốc Sulraapix được dùng để tiêm bắp hoặc tiêm đường tĩnh mạch. Thuốc có thể sử dụng được cho cả trẻ em và người lớn với liều lượng tham khảo như sau:Người lớn: 2-4g/ngày.Với trường hợp nhiễm khuẩn nặng có thể dùng 8g/ngày (tức 4g Cefoperazon).Có thể dùng thêm Cefoperazon đơn thuần.Liều dùng tối đa của Sulbactam là 4g/ngày.Bệnh nhân suy thận:Độ thanh thải creatinin < 30m/phút cần giảm liều.Độ thanh thải creatinin từ 15-30m/phút dùng Sulbactam tối đa 1g/12 giờ (tối đa 2g/ngày).Độ thanh thải creatinin < 15ml/phút dùng Sulbactam tối đa 500mg/12 giờ (tối đa 1g/ngày).Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng có thể dùng thêm Cefoperazon.Trẻ em: 40-80mg (Cefoperazon+Sulbactam)/kg/ngày, chia đều mỗi 6-12 giờ.Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng hay ít đáp ứng, có thể tăng lên đến 160mg/kg/ngày, chia ra 2-4 lần đều nhau.Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi: Liều tối đa Sulbactam là 80mg/kg/ngày. Với những liều yêu cầu Cefoperazon trên 80mg/kg/ngày, nên bổ sung thêm Cefoperazon.Thuốc khi dùng cho cơ thể bệnh nhân cần được thực hiện bởi nhân viên y tế, vì thế tình trạng quá liều, quên liều rất hiếm khi xảy ra nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. 3. Những tác dụng phụ thuốc Sulraapix khi dùng trong điều trị Thuốc Sulraapix chỉ xảy ra những phản ứng phụ với một số đối tượng nhất định. Những phản ứng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc như:Ngứa, sốt, phát ban, nổi mày đay, ban đỏ.Tăng BUN, tăng creatinin, giảm lượng tiểu cầu, protein niệu.Triệu chứng thiếu vitamin K như giảm prothrombin huyết và khuynh hướng dễ xuất huyết.Tăng men gan.Giảm bạch cầu hạt, tiểu cầu, hồng cầu, tăng bạch cầu ưa eosin.Viêm phổi mô kẽ và hội chứng PIE...Nếu trong quá trình sử dụng có xuất hiện bất cứ tác dụng ngoại ý nào, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để nhận được sự hỗ trợ thích hợp.Lưu ý: Đối tượng phụ nữ có thai và cho con bú không được khuyến cáo nên dùng thuốc. Bởi điều này có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.Hy vọng với những chia sẻ về thuốc Sulraapix sẽ giúp việc sử dụng và quá trình điều trị ở bệnh nhân được hiệu quả và an toàn hơn.
doc_46005;;;;;doc_10387;;;;;doc_40229;;;;;doc_30050;;;;;doc_7175
Thuốc Ceraapix chứa kháng sinh Cefoperazon, có tác dụng trong điều trị tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiết niệu, ổ bụng, xương khớp, sinh dục và máu... Để dùng thuốc hiệu quả, người bệnh cần tìm hiểu một số thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng Ceraapix trong bài viết dưới đây. Ceraapix thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và nấm. Thuốc chứa thành phần chính là Cefoperazon natri, được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 1g.Thuốc Ceraapix được chỉ định trong điều trị các trường hợp sau:Viêm màng não;Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới;Nhiễm khuẩn tiết niệu;Nhiễm khuẩn da/ mô mềm;Nhiễm khuẩn ổ bụng;Viêm phúc mạc;Viêm túi mật;Viêm đường mật;Nhiễm khuẩn huyết;Nhiễm khuẩn xương/ khớp;Nhiễm khuẩn phụ khoa;Viêm khung chậu;Viêm màng trong tử cung;Điều trị lậu mủ;Dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật vùng bụng, phụ khoa, tim mạch, chấn thương chỉnh hình. 2. Liều dùng thuốc Ceraapix Liều dùng Ceraapix sẽ được điều chỉnh nhằm phù hợp với thể trạng của người bệnh.Liều Ceraapix trong điều trị nhiễm khuẩn ở người lớn:Hầu hết các trường hợp đều sử dụng liều Ceraapix 2-4g/ ngày, chia nhỏ liều, mỗi lần dùng thuốc cách nhau 12 giờ.Nhiễm khuẩn nặng: Dùng liều Ceraapix 6-12g/ ngày, chia nhỏ liều thành 2, 3 hoặc 4 lần.Viêm niệu đạo do lậu cầu: Tiêm bắp với liều duy nhất 500mg Ceraapix.Liều Ceraapix trong điều trị nhiễm khuẩn ở trẻ em và trẻ sơ sinh:Liều thường dùng: Ceraapix 50-200mg/ kg/ ngày, mỗi liều nhỏ cách nhau 12 giờ.Viêm màng não có thể tăng liều Ceraapix đến 300mg/ kg/ ngày.Người bệnh suy thận:Dùng liều Ceraapix 2-4g/ ngày thì không cần chỉnh liều.Bệnh nhân có tốc độ lọc cầu thận < 18ml/ phút hoặc nồng độ creatinin huyết thanh > 3,5mg/dl: Liều Ceraapix tối đa là 4g/ ngày.Người có bệnh gan hay tắc mật:Liều Ceraapix tối đa là 4g/ ngày.Người suy gan kèm suy thận không dùng quá 2g/ ngày. Nếu liều cao hơn cần theo dõi nồng độ thuốc trong máu.Dự phòng nhiễm khuẩn hậu phẫu:Trước phẫu thuật 30 - 90 phút, tiêm tĩnh mạch 1 liều Ceraapix 1-2g.Liều Ceraapix nhắc lại như trên được tiêm sau 12 - 24 giờ so với liều đầu.Đối với phẫu thuật tim hở, tạo hình khớp sử dụng thuốc Ceraapix để dự phòng kéo dài trong 72 giờ.Liều dùng Ceraapix trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Ceraapix cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Ceraapix phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ. 3. Cách xử trí khi quên liều, quá liều Ceraapix Quên liều Ceraapix:Thuốc Ceraapix sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, không xảy ra trường hợp quên liều.Quá liều và cách xử trí:Bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như co giật, tăng kích thích thần kinh cơ khi sử dụng quá liều Ceraapix.Các biện pháp xử lý quá liều thuốc Ceraapix: Hỗ trợ thông khí, bảo vệ đường hô hấp, truyền dịch, thẩm phân máu và điều trị hỗ trợ kết hợp triệu chứng khác. 4. Chống chỉ định dùng thuốc Ceraapix Không sử dụng thuốc Ceraapix đối với người bệnh quá mẫn với hoạt chất Cefoperazon hay bất kì kháng sinh Cephalosporin khác. 5. Tác dụng phụ của thuốc Ceraapix Trong quá trình sử dụng thuốc Ceraapix, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng...;Đau tại vị trí tiêm thuốc;Viêm tĩnh mạch/ huyết khối tại chỗ tiêm.Tăng men gan;Phản ứng quá mẫn.Thay đổi huyết học.Trong quá trình điều trị, nếu xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Ceraapix thì người bệnh cần thông báo với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời. 6. Tương tác thuốc Có thể xảy ra tương tác khi sử dụng Ceraapix đồng thời với các thuốc và thực phẩm sau:Khi dùng Ceraapix cùng với rượu sẽ xảy ra phản ứng disulfiram.Ceraapix dùng đồng thời với Warfarin và Heparin thì cần theo dõi thời gian prothrombin;Không được pha chung Ceraapix với kháng sinh Aminosid và cần theo dõi chức năng thận nếu dùng cùng lúc 2 thuốc này;Để tránh xảy ra các tương tác không mong muốn khi sử dụng Ceraapix, người bệnh hãy thông báo với bác sĩ/ dược sĩ tất cả những loại thuốc, thực phẩm chức năng đang dùng. 7. Lưu ý khi sử dụng và cách bảo quản thuốc Ceraapix Sử dụng thuốc Ceraapix trên đối tượng là phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú:Phụ nữ có thai: Hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể về ảnh hưởng của thuốc Ceraapix đến mẹ và thai nhi. Do đó chỉ sử dụng thuốc Ceraapix khi thật cần thiết.Phụ nữ cho con bú: Thuốc Ceraapix được bài tiết trong sữa mẹ với lượng nhỏ. Vì vậy, cần thận trọng sử dụng thuốc trong thời gian cho con bú.Sử dụng thuốc Ceraapix ở người lái xe và vận hành máy móc:Thuốc Ceraapix không gây ảnh hưởng bất lợi đối với người lái xe hay khi vận hành máy móc.Bảo quản thuốc Ceraapix đúng cách:Ceraapix được bảo quản trong bao bì kín, nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp lên thuốc, nhiệt độ dưới 30 độ C.Để thuốc Ceraapix ngoài tầm với của trẻ em;Không sử dụng thuốc Ceraapix sau ngày hết hạn in trên bao bì.Bài viết đã cung cấp thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Ceraapix. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Ceraapix theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.;;;;;Sulpragi được xếp vào dạng thuốc hướng tâm thần, có tác dụng điều trị chứng lo âu ở người lớn tuổi và tâm thần phân liệt mãn tính. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về công dụng, cách dùng và các lưu ý khi sử dụng thuốc Sulpragi cho người bệnh. Sulpragi thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần dùng trong điều trị chứng lo âu và bệnh tâm thần phân liệt cấp và mãn tính. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang, có thành phần chính là Sulpirid với hàm lượng 50mg/viên. Thuốc Sulpragi với hoạt chất chính là Sulpiride được xếp vào thuốc hướng tâm thần, có tác dụng chống loạn thần, chống trầm cảm, ức chế chọn lọc các thụ thể dopamine thần kinh là D2, D3 và D4. Có thể xem rằng Supiride trong Sulpragi giống như một loại thuốc kết hợp giữa an thần và chống trầm cảm. Sulpragi có những vượt trội hơn các thuốc an thần kinh điển như Phenothiazin hay Butyrophenon. Theo nghiên cứu lâm sàng, Sulpirid trong Sulpragi khi dùng liều cao sẽ kiểm soát được các triệu chứng dương tính của bệnh tâm thần phân liệt, giúp cho người bệnh có khí sắc ổn định hơn. Với liều thấp của Sulpragi sẽ có tác dụng làm người bị tâm thần phân liệt thờ ơ trở nên hoạt bác và năng động hơn.Sulpragi hấp thu khá chậm qua đường tiêu hóa vì có sinh khả dụng thấp tùy vào cá thể. Nồng độ đỉnh của Sulpragi sẽ đạt được từ 3 đến 6 giờ sau khi dùng thuốc. Sulpragi phân bố khá nhanh vào các mô. Khả năng liên kết với Protein huyết tương của Sulpragi là khá thấp (thấp hơn 40%), được thải trừ qua nước tiểu và phân khoảng 95% dưới dạng chưa chuyển hóa. 3. Chỉ định dùng thuốc Sulpragi Sulpragi dùng trong điều trị các triệu chứng lo âu của người lớn tuổi.Điều trị các chứng rối loạn hành vi nặng (kích động, tự làm tổn thương bản thân) ở trẻ em trên 6 tuổi, trẻ tự kỷ.Điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt cấp và mãn tính. 4. Chống chỉ định dùng thuốc Sulpragi Ở những trường hợp sau đây sẽ được chống chỉ định dùng Sulpragi:Bệnh nhân quá mẫn với Sulpirid hay với bất kỳ thành phần nào của thuốc Sulpragi.Bệnh nhân bị u tủy thượng thận.Không dùng Sulpragi ở các trường hợp bị rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp.Bệnh nhân rơi vào trạng thái thần kinh trung ương bị ức chế, hôn mê, ngộ độc rượu và thuốc ức chế thần kinh.Bệnh nhân có khối u phụ thuộc prolactin (ví dụ: Ung thư vú, u tuyến yên). 5. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Sulpragi Thuốc Sulpragi dưới dạng viên nang được chỉ định dùng theo đường uống với liều như sau:Liều dùng cơ bản điều trị ngắn hạn chứng lo âu ở người lớn: 50-150mg/ngày, người bệnh có thể chia thành nhiều lần uống, tối đa uống 4 lần. Liều dùng cho rối loạn hành vi trẻ em trên 6 tuổi: 5-10mg/kg/ngày.Liều dùng Sulpragi điều trị tâm thần phân liệt cấp và mãn tính:Người lớn:Triệu chứng âm tính ở bệnh nhân tâm thần phân liệt: Khởi đầu uống 200 - 400mg/lần, ngày 2 lần, nếu cần có thể tăng liều đến tối đa 800mg/ngày.Triệu chứng dương tính của tâm thần phân liệt: Dùng liều 400mg/lần, ngày 2 lần. Tăng dần liều dùng đến tối đa 1200mg/lần, ngày uống 2 lần.Triệu chứng âm và dương tính kết hợp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt: Liều dùng 400 - 600mg/lần, ngày 2 lần.Trẻ em:Trẻ em trên 14 tuổi: Uống theo liều 3 - 5mg/kg/ngày.Trẻ em dưới 14 tuổi: Thuộc đối tượng chống chỉ định.Người cao tuổi: Liều ban đầu là 50-100mg/lần, ngày uống 2 lần và bắt đầu tăng liều đến khi thấy hiệu quả.Người bị suy thận liều dùng thuốc phụ thuộc vào độ thanh thải creatinin:Độ thanh thải creatinin từ 30 - 60ml/phút: Dùng liều bằng 2/3 liều dùng thuốc Sulpragi cho người bình thường.Độ thanh thải creatinin từ 10 - 30ml/phút: Dùng liều bằng 1/2 liều dùng thuốc Sulpagri cho người bình thường.Độ thanh thải dưới 10ml/phút: Dùng liều bằng 1⁄3 liều dùng thuốc Sulpagri liều bình thường.Tuy nhiên, trường hợp người bệnh bị suy thận vừa và nặng không nên dùng Sulpirid. 5. Tác dụng phụ thuốc Sulpragi Các tác dụng phụ thường gặp ở người bệnh dùng Sulpragi như sau. Tác dụng phụ thường gặp:Mất ngủ;Tăng Prolactin huyết, tăng tiết sữa;Rối loạn kinh nguyệt, có thể vô kinh;Hội chứng ngoại tháp, người bệnh có thể ngồi không yên, bị vẹo cổ do cơn co thắt, hoặc có thói quen quay mắt;Hội Chứng Parkinson.Tác dụng phụ hiếm gặp:Chứng vú to ở nam giới;Hội chứng sốt cao ác tính;Hạ huyết áp thế đứng, nhịp tim chậm, loạn nhịp tim;Hạ thân nhiệt, nhạy cảm ánh sáng, ánh nắng mặt trời;Vàng da ứ mật. 6. Lưu ý khi dùng thuốc Sulpragi Thuốc Sulpragi cần được dùng thận trọng trong các trường hợp bệnh nhân suy thận, cần giảm liều và theo dõi độ thanh thải creatinin thường xuyên. Nếu bệnh nhân suy thận thể nặng, xem xét cho điều trị từng đợt gián đoạn.Cần tăng cường theo dõi khi điều trị với thuốc Sulpragi ở các đối tượng sau: Bệnh nhân động kinh, bệnh nhân lớn tuổi dễ bị hạ huyết áp thế đứng.Khi bị sốt cao chưa rõ nguyên nhân, cần ngưng ngay việc dùng thuốc Sulpragi để tránh gây ra hội chứng an thần ác tính.Với người hưng cảm, hưng cảm nhẹ, việc dùng thuốc Sulpragi có thể gây trầm trọng thêm triệu chứng.Ở bệnh nhân lớn tuổi có trí tuệ sa sút, Sulpragi dễ làm cao thêm tỷ lệ tử vong.Thuốc Sulpragi có thể làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch ở người bệnh.Ở bà mẹ mang thai và cho con bú, Sulpragi phân bố vào sữa mẹ với lượng tương đối lớn, có thể gây phản ứng phụ ở trẻ đang trong quá trình bú sữa mẹ. Vì vậy nên tránh sử dụng thuốc Sulpragi ở phụ nữ mang thai và cho con bú.Thuốc Sulpragi có thể gây triệu chứng buồn ngủ, do đó không được khuyến cáo dùng cho người lái xe và vận hành máy móc.Sulpragi là dạng thuốc hướng thần, dùng trong điều trị chứng lo âu ở người lớn, và những người có triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt. Thuốc dùng theo chỉ định của bác sĩ và phải có sự giám sát chặt chẽ sau khi dùng thuốc.;;;;;Thuốc Centaurcip là dược phẩm sử dụng điều trị chuyên khoa tai mũi họng. Thuốc này nên có hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng để bảo đảm công hiệu. Sau đây là một vài chia sẻ để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn thuốc Centaurcip có tác dụng gì. 1. Công dụng của thuốc Centaurcip Thuốc Centaurcip được sử dụng cho chuyên khoa tai mũi họng. Cụ thể là thuốc Centaurcip được dùng trên mắt. Thành phần chính của thuốc Centaurcip có chứa Ciprofloxacin Hdrochloride. Với những thành phần này thuốc Centaurcip sẽ thường được chỉ định sử dụng và điều trị ở một vài trường hợp cụ thể:Điều trị viêm kết mạcĐiều trị viêm kết giác mạcĐiều trị viêm giác mạcĐiều trị viêm mí mắtĐiều trị loét giác mạcĐIều trị viêm kết mạc mí mắtĐiều trị viêm túi lệ cho bệnh nhân nhiễm phải vi khuẩn nhạy cảm với CiprofloxacinĐiều trị viêm tuyến Meibomius ở bệnh nhân cấp tínhĐiều trị dự phòng và chống viêm cho bệnh nhân thực hiện phẫu thuật hay mổ mắt. Người bệnh không tự ý sử dụng thuốc Centaurcip nếu chưa đến bác sĩ kiểm tra. Hãy lưu ý bạn nên tham khảo bác sĩ các phương pháp điều trị cụ thể trước khi dùng để tránh phản ứng hay tương tác không mong muốn.Thuốc Centaurcip tuy sử dụng trong chuyên khoa mắt nhưng có thể không thể dùng ở một số bệnh nhân. Do vậy, dù bạn nằm trong danh sách chỉ định cũng nên cẩn trọng. Hãy lưu ý luôn kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng bệnh đồng thời có ý kiến chỉ định thuốc của bác sĩ kiểm tra mới sử dụng. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Centaurcip Thuốc Centaurcip là dạng thuốc mỡ được sử dụng tra lên mắt. Bạn nên lưu ý điểm này vì thuốc mỡ tra mắt sẽ không thể bôi lên da hoặc sử dụng đường uống như các loại thuốc khác. Ngoài ra liều lượng sử dụng thuốc mỡ tra trực tiếp cũng cần lưu ý hơn do khó tính toán so với thuốc viên.Liều lượng thông thường người bệnh được chỉ định sử dụng sẽ là liều dùng ở mức trung bình. Đây là liều gợi ý bạn không nên áp dụng tùy ý khi chưa xác định rõ tình trạng sức khỏe của bản thân.Với bệnh nhân có bệnh lý mắt trong trường hợp chỉ định xác nhận mức trung bình nên lấy lượng thuốc nhỏ lên đều ngón tay. Lượng thuốc sau khi lấy ra khỏi tuýp đo chiều dài sẽ dao động khoảng 0.6 tới 1.2 cm dựa vào yêu cầu mà bác sĩ đưa ra.Thuốc sau khi lấy ra cần được bôi ở mí mắt. Hãy cố gắng bôi đúng vị trí tránh ảnh hưởng đến nơi khác hay làm giảm liều thuốc cần sử dụng. Mỗi ngày bệnh nhân sẽ duy trì sử dụng thuốc Centaurcip 2 - 4 lần. Sau đó bạn nên thường xuyên tới bác sĩ kiểm tra để tiện điều chỉnh và ngưng dùng khi cần.Quá liều ở thuốc bôi da có thể dễ dàng phát hiện bằng mắt khi bạn lấy thuốc. Tuy nhiên vẫn nên lưu ý luôn kiểm tra lại liều dùng trước khi sử dụng. Nếu phát hiện không may lấy nhiều bạn hãy bớt lại. Trường hợp lỡ sử dụng cần báo lại ngay cho bác sĩ để có phương án điều trị xử lý kịp thời. 3. Những chú ý trước khi dùng thuốc Centaurcip Bệnh nhân phát hiện có nguy cơ hay từng dị ứng bất kỳ thành phần nào của thuốc Centaurcip sẽ chống chỉ định. Do vậy, người bệnh cần phải kiểm tra kỹ lưỡng những điểm này để tránh sử dụng thuốc sẽ có phản ứng dị ứng hay có những ảnh hưởng nghiêm trọng không tốt cho sức khỏe.Thuốc mỡ tra mắt được điều chế trong tuýp. Do vậy trước khi dùng người bệnh hãy kiểm tra kỹ bao bì sản phẩm cùng hạn sử dụng. Bao bì sản phẩm khi mua đảm bảo còn mới không móp méo hay bị thủng. Với thuốc Centaurcip hạn sử dụng còn dài trong thời gian điều trị mới nên sử dụng.Sau khi dùng thuốc Centaurcip người bệnh cần lưu ý bảo quản thuốc thật tốt. Do là thuốc bôi nên hãy lưu ý vệ sinh tay sạch sẽ mỗi lần trước khi dùng. Đồng thời nơi để thuốc phải đảm bảo khô ráo thoáng mát và không bị ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào thuốc gây biến đổi thành phần hóa dược.Người bệnh sử dụng thuốc Centaurcip nên lưu ý một số biểu hiện của cơ thể để tránh dùng thuốc sai liều không đúng với chỉ định. Thường xuyên kiểm tra và xem lại liều lượng thuốc sử dụng đã được bác sĩ kê đơn để tránh sai sót. Đồng thời nên duy trì dùng thuốc đúng giờ mỗi ngày để tăng hiệu quả điều trị.Trước khi dùng thuốc Centaurcip bạn nên kiểm tra sức khỏe để phòng nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa hay bệnh tại hệ thần kinh. Một số khác thì cần lưu ý tránh dùng thuốc Centaurcip nếu giác quan không hoạt động bình thường. Công nhân người làm việc cùng máy móc càng cần thận trọng. 4. Phản ứng phụ của thuốc Centaurcip Phản ứng phụ của thuốc Centaurcip có thể nhẹ hoặc phức tạp. Tuy nhiên hầu hết bệnh nhân thường gặp phải triệu chứng khó chịu và rát quanh vị trí bôi thuốc. Để phân tích tìm hiểu kỹ hơn, các nhà khoa học đã nghiên cứu vấn đề loét giác mạc và phát hiện thuốc mỡ cơ tỉ lệ 13% gây bệnh thấp hơn thuốc dung dịch.Một số bệnh nhân sử dụng thuốc Centaurcip phát hiện tinh thể màu trắng kết tủa nên báo cho bác sĩ ngay. Đồng thời, bạn cần chú ý 10% lượng bệnh nhân có thể xuất hiện các phản ứng phụ không mong muốn với nhiều biểu hiện khác nhau. Những biểu hiện đó thường là:Xuất hiện vảy hoặc tinh thể xung quanh mắt. Cảm giác cứng xung quanh bờ mi. Ngứa ngáy khó chịu ở mắt. Cảm giác như có dị vật tồn tại ở trong mắt. Sung huyết giác mạc. Ngửi thấy mùi hoặc vị giác thay đổi sau khi dùng thuốc. Bên cạnh nhưng phản ứng phụ này một số phản ứng phụ hiếm gặp cũng được thống kê lại. Dựa theo phân tích và đánh giá số lượng phản ứng phụ hiếm chiếm tỉ lệ vô cùng nhỏ. Người bệnh chỉ gặp phải tình trạng đó ở mức 1 %. Nhưng dù nguy cơ thấp bạn cũng nên tìm hiểu để nắm rõ và phòng tránh từ sớm.Viêm kết giác mạc. Viêm kết mạc. Thay đổi màu giác mạc. Sưng đỏ mí mắt. Có biểu hiện dị ứng ở mắt. Mắt không thể hoạt động khi có ánh sáng cường độ cao. Chảy nước mắt liên tục. Buồn nôn. Suy giảm thị lực. Thâm nhiễm giác mạc mắt 5. Tương tác với thuốc Centaurcip Thuốc Centaurcip được sử dụng dạng thuốc mỡ bôi do trước khi nghiên cứu dùng dịch thấy tỉ lệ xuất hiện phản ứng phụ của thuốc mỡ thấp hơn. Một số phân tích cho thấy Centaurcip điều trị toàn thân sẽ ảnh hưởng đến nồng độ theophyllin trong huyết thanh.Sự ảnh hưởng từ thuốc Centaurcip dẫn đến cafein khó chuyển hóa có thể ảnh hưởng đến một số loại thuốc sử dụng đường uống khi đi kèm. Trong thời gian sử dụng Centaurcip để điều trị bệnh nhân nên lưu ý tránh tăng tạm thời creatinin trong huyết thanh tối đa và không được lạm dụng thuốc gây quá liều.Thuốc Centaurcip bản chất điều trị bệnh xung quanh mắt. Do đó, bạn không nên sử dụng cùng lúc 2 loại thuốc cùng điều trị mắt để tránh chúng vô tình đối kháng nhau. Hơn nữa, trường hợp bắt buộc cần báo cho bác sĩ để cân nhắc thuốc dùng trước dùng sau và căn chỉnh liều dùng tốt nhất.Thuốc Centaurcip có thể ảnh hưởng điều trị do những tương tác từ thuốc khá phức tạp. Mỗi bệnh nhân khi sử dụng thuốc Centaurcip cần được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn cụ thể. Hãy lưu ý nếu bạn mắc các bệnh lý nền không nên giấu mà hãy trao đổi cụ thể để bác sĩ đưa ra lời khuyên.Trên đây là một vài chia sẻ làm rõ thuốc Centaurcip có tác dụng gì. Bạn đọc có nhu cầu tham khảo thêm thông tin từ thuốc Centaurcip hãy đến bệnh viện kiểm tra. Đồng thời trao đổi cùng bác sĩ về Centaurcip để hiểu thuốc rõ hơn.;;;;;Thuốc Zurampic là một loại thuốc có tác dụng giảm acid uric máu khi tình trạng tăng acid uric máu ở những bệnh nhân bị gút không được kiểm soát tốt khi dùng liệu pháp đơn độc. Cùng tìm hiểu về công dụng, cách dùng và lưu ý khi dùng thuốc qua bài viết dưới đây. Thành phần Zurampic có thành phần chính là lesinurad 200ng, bào chế dạng viên nén bao phim. Đây là một chất có tác dụng ức chế tái hấp thu axit uric có chọn lọc.Thuốc Zurampic được chỉ định điều trị kết hợp với các chất có tác dụng ức chế xanthine oxidase để điều trị tăng acid uric máu, có liên quan đến bệnh gút ở những bệnh nhân mà chưa đạt được nồng độ acid uric huyết thanh mục tiêu khi chỉ dùng với chất ức chế xanthine oxidase. 2. Cách dùng và liều dùng thuốc Zurampic Cách dùng: Thuốc được dùng bằng đường uống, người bệnh cần uống thuốc này với nhiều nước. Thuốc nên được uống vào buổi sáng cùng với thức ăn. Khi dùng thuốc nên sử dụng đồng thời với chất ức chế xanthine oxidase, bao gồm thuốc allopurinol hoặc febuxostat.Liều lượng:Liều dùng thuốc Zurampic được khuyến cáo là 200 mg (1 viên) một lần mỗi ngày. Đây cũng là liều tối đa được dùng hàng ngày.Không khuyến cáo sử dụng thuốc Zurampic cho những bệnh nhân dùng allopurinol liều hàng ngày dưới 300 mg (hoặc liều dưới 200 mg ở những bệnh nhân có độ thanh thải creatinin dưới 60 m. L / phút).Nếu việc điều trị bằng chất ức chế xanthine oxidase như Allopurinol bị gián đoạn thì cũng nên dùng gián đoạn thuốc Zurampic. Không tuân theo các hướng dẫn này có thể sẽ làm tăng nguy cơ biến cố thận.Khi dùng thuốc người bệnh nên uống với nhiều nước và nên uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.Bệnh nhân suy thận:Không cần điều chỉnh liều ở những bệnh nhân suy thận nhẹ hoặc trung bình khi mức độ thải creatinin từ 45 m. L / phút trở lên).Zurampic không nên được bắt đầu ở những bệnh nhân có độ thanh thải creatinin dưới 45 m. L/ phút.Nếu bùng phát bệnh gút khi điều trị:Các đợt bùng phát bệnh gút có thể xảy ra sau khi bắt đầu điều trị với các loại thuốc làm giảm urat, bao gồm cả Zurampic. Do thay đổi nồng độ axit uric huyết thanh dẫn đến sự huy động urat từ mô lắng đọng. Khuyến cáo sử dụng các thuốc điều trị dự phòng bùng phát bệnh gút khi bắt đầu sử dụng Zurampic theo hướng dẫn thực hành.Nếu bùng phát bệnh gút xảy ra trong khi điều trị bằng Zurampic thì thường không cần phải ngưng thuốc. Đợt bùng phát bệnh gút nên được giám sát, quản lý đồng thời, điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Không được sử dụng thuốc Zurampic trong các trường hợp sau:Zurampic không được khuyến cáo được dùng để điều trị tình trạng tăng acid uric máu không có triệu chứng.Zurampic không nên được sử dụng dưới dạng đơn trị liệu để kiểm soát chỉ số acid uric máu.Không dùng thuốc Zurampic nếu người bệnh mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.Mắc bệnh thận nặng hoặc bạn đang chạy thận nhân tạo hay đã được ghép thận;Mắc hội chứng Lesch-Nyhan (đây là một tình trạng di truyền làm tăng nồng độ axit uric trong máu); hoặc. Bạn bị hội chứng ly giải khối u (sự phân hủy một cách nhanh chóng của tế bào ung thư trong khi điều trị).Không dùng cho người dưới 18 tuổi. Thuốc Zurampic gây tác dụng không mong muốn như sau:Các tác dụng phụ của thuốc Zurampic thường gặp có thể bao gồm: Xét nghiệm thấy chức năng thận bất thường; Ợ nóng; Đau đầu; hoặc các triệu chứng giống như cúm.Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có: Các triệu chứng của tình trạng bùng phát bệnh gút như đau khớp, cứng, đỏ hoặc sưng đặc biệt là các dấu hiệu vào ban đêm; các vấn đề về thận như đi tiểu ít hoặc không đi tiểu, sưng ở bàn chân hoặc mắt cá chân, cảm thấy mệt mỏi hoặc khó thở; các vấn đề về tim như đau hoặc tức ngực, đau ngực lan đến hàm hoặc vai của bạn; hoặc các dấu hiệu của cục máu đông xuất hiện một cách đột ngột như tê hoặc yếu. Các vấn đề về thị lực hoặc khó nói, sưng hoặc đỏ ở cánh tay hoặc chân.Nhận trợ giúp y tế khẩn cấp nếu như bạn có các dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng với Zurampic: Nổi mày đay; khó thở; sưng ở mặt; sưng môi, lưỡi hoặc cổ họng.Trên đây không phải là các tác dụng phụ đầy đủ của thuốc Zurampic. Trong quá trình sử dụng, bạn có thể gặp các tác dụng phụ khác, vì vậy cần báo với bác sĩ về các tác dụng phụ để được xử trí kịp thời. 5. Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Zurampic Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Zurampic:Trước khi điều trị để đảm bảo khi dùng Zurampic an toàn cho bạn, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có tiền sử dị ứng, bệnh thận, bệnh gan, bệnh tim; hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).Đánh giá chức năng thận được khuyến cáo trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc Zurampic và đánh giá định kỳ sau đó. Theo dõi chức năng thận thường xuyên hơn được khuyến cáo ở những bệnh nhân có độ thanh thải creatinin dưới 60 m. L/phút. Nên ngừng sử dụng khi độ thanh thải creatinin liên tục dưới 45 m. L / phút.Đã có báo cáo về nguy cơ tổn thương thận cấp khi dùng thuốc này với thuốc ức chế men xanthin oxidase. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi dùng cho người bệnh thận trước đó.Tuân thủ việc dùng thuốc đúng liều lượng và đúng thời gian. Không tự ý ngưng thuốc khi chưa được bác sĩ yêu cầu.Thời gian đầu dùng thuốc cần dùng thêm các thuốc để ngăn cản cơn gút cấp. Nếu cơn gút cấp xảy ra bạn cần báo với bác sĩ và được điều trị phù hợp.Người ta không biết liệu rằng thuốc Zurampic có thể gây hại cho thai nhi hay không. Vì vậy, hãy cho bác sĩ biết nếu như bạn đang mang thai hoặc dự định có thai.Zurampic cũng có thể làm cho các thuốc tránh thai kém hiệu quả hơn. Nên hỏi bác sĩ về việc sử dụng biện pháp tránh thai kết hợp mà không chứa nội tiết tố (bao cao su hay màng ngăn có chất diệt tinh trùng) để tránh thai hiệu quả.Người ta không biết liệu lesinurad đi vào sữa mẹ và gây hại cho trẻ hay không. Vì vậy, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang cho con bú để nhận được sự tư vấn phù hợp.Bảo quản thuốc Zurampic ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh nắng trực tiếp.Tương tác thuốc có thể xảy ra, bạn nên nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc hiện tại của bạn và bất kỳ loại thuốc nào mà bạn bắt đầu hoặc ngừng sử dụng, đặc biệt là các thuốc như aspirin; axit valproic; thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm; thuốc điều trị tăng cholesterol; thuốc tim mạch hoặc huyết áp; biện pháp ngừa thai bằng nội tiết tố như thuốc viên, miếng dán, thiết bị cấy ghép hoặc một số dụng cụ tử cung; hoặc các loại thuốc chữa bệnh gút khác.Thuốc Zurampic được sử dụng để hỗ trợ giảm acid uric trong máu gây ra bệnh gút bằng cách tăng đào thải. Đây là loại thuốc kê đơn và chỉ dùng dưới chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng.;;;;;Sucrafil Suspension là thuốc được chỉ định trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Trong bài viết này, các bạn có thể tham khảo thông tin về cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Thuốc Sucrafil Suspension có chứa thành phần chính Sucralfat, là một muối nhôm của sulfat disacarid, được dùng phổ biến trong điều trị loét dạ dày.Cơ chế tác dụng của hoạt chất sucralfate là tạo một phức hợp với các chất như Albumin và fibrinogen của dịch rỉ kết dính với ổ loét. Điều này sẽ tạo nên một hàng rào góp phần ngăn cản tác dụng của acid, pepsin và mật. Không dừng lại ở đó, sucralfat cũng gắn trên niêm mạc bình thường của dạ dày và tá tràng với nồng độ thấp hơn nhiều khi so sánh với vị trí loét. Đặc biệt, sucralfat còn ức chế hoạt động của pepsin, gắn với muối mật để từ đây làm tăng sản xuất prostaglandin E2 và dịch nhầy dạ dày. 2. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Sucrafil Suspension Với thành phần và tác dụng trên, Sucrafil Suspension được chỉ định sử dụng trong những trường hợp sau:Bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày mạn tính hoặc viêm loét lành tính.Phòng ngừa tái phát loét tá tràng hoặc do stress.Sử dụng Sucrafil Suspension trong điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày - thực quản.Lưu ý, Sucrafil Suspension chống chỉ định với bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. 3. Liều dùng và cách dùng Sucrafil Suspension 3.1. Liều dùng thuốc Sucrafil Suspension. Dưới đây là thông tin liều dùng Sucrafil Suspension dành cho người lớn, với trẻ em cần tham khảo ý kiến bác sĩ.Điều trị triệu chứng loét tá tràng: Sử dụng với liều 2 gói/ lần, mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.Thời gian điều trị bằng thuốc thường kéo dài từ 4-8 tuần, kết hợp điều trị để loại trừ vi khuẩn Helicobacter pylori.Điều trị triệu chứng loét dạ dày lành tính: Sử dụng 1 gói/lần, mỗi ngày uống 4 lần cho đến khi vết loét lành hẳn (kiểm tra bằng nội soi). Thường thời gian điều trị cần kéo dài trong từ 6 - 8 tuần. Người bệnh cũng cần dùng thêm Metronidazol và Amoxicilin để điều trị loại trừ vi khuẩn Helicobacter pylori. Có thể kết hợp với các thuốc chống tiết acid như thuốc ức chế H2 histamin hay ức chế bơm proton.Phòng tái phát loét tá tràng: Sử dụng với liều 1 gói/ lần, ngày uống 2 lần trong thời gian tối đa 6 tháng. Do nguyên nhân loét tá tràng tái phát là do vi khuẩn Helicobacter pylori nên để loại trừ vi khuẩn triệt để cần cho một đợt điều trị mới bằng sucralfat phối hợp với kháng sinh.Điều trị triệu chứng trào ngược dạ dày - thực quản: Sử dụng với liều dùng 1 gói/ lần, ngày uống 4 lần vào thời điểm 1 giờ trước mỗi bữa ăn và khi đi ngủ.3.2. Cách dùng Sucrafil Suspension. Sử dụng Sucrafil Suspension với 1 ít nước, không nên dùng cùng thức ăn mà phải uống vào lúc đói. 4. Tác dụng phụ thuốc Sucrafil Suspension Tác dụng phụ thường gặp: Táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi, khô miệng, ngứa, ban đỏ, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ hoặc thường xuyên buồn ngủ.Tác dụng phụ hiếm gặp: Mày đay, phù Quincke, khó thở, viêm mũi, co thắt thanh quản, mặt phù to, dị vật dạ dày.Thông báo cho thầy thuốc các tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng thuốc để được hướng dẫn xử lý. 5. Tương tác thuốc Có thể dùng Sucrafil Suspension cùng thuốc chứa Antacid trong điều trị loét tá tràng để giảm nhẹ chứng đau. Tuy nhiên, không sử dụng 2 thuốc cùng thời điểm do antacid có thể ảnh hưởng đến sự gắn của sucralfat trên niêm mạc. Tốt nhất bệnh nhân nên uống thuốc chứa antacid trước hoặc sau khi uống Sucrafil Suspension khoảng nửa giờ.Dùng chung Sucrafil Suspension với Cimetidin, Ranitidin, Ciprofloxacin, Norfloxacin, Ofloxacin, Digoxin, Warfarin, Phenytoin, Theophylin, Tetracyclin sẽ bị giảm hấp thu Sucrafil Suspension. Vì vậy bạn phải uống 2 loại thuốc xa nhau khoảng 2 giờ đồng hồ. 6. Lưu ý khi dùng Sucrafil Suspension Thận trọng khi dùng Sucrafil Suspension ở người suy thận do nguy cơ tăng nồng độ nhôm trong huyết thanh, nhất là khi dùng dài ngày. Trường hợp suy thận nặng, có thể cân nhắc sử dụng thuốc khác để thay thế.Chưa xác định được ảnh hưởng của Sucrafil Suspension đối với phụ nữ có thai và cho con bú. Tuy nhiên, khi mang thai chỉ nên dùng thuốc trong trường hợp thật cần thiết khi được bác sĩ chỉ định.Thuốc Sucrafil Suspension không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc, tuy nhiên trong một số rất ít trường hợp, thuốc có thể gây nhức đầu, chóng mặt nên người bệnh cần thận trọng.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Sucrafil Suspension, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Sucrafil Suspension là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
question_472
Công dụng thuốc Biotax 2g IV
doc_472
Thuốc Biotax 2g IV được bào chế dưới dạng bột pha dung dịch tiêm, có thành phần chính là Cefotaxim. Thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng và nguy kịch, gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm với Cefotaxim. Mỗi lọ thuốc Biotax 2g IV có chứa hoạt chất Cefotaxim natri tương đương 2g cefotaxim và các tá dược khác. Cefotaxim là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3 với phổ kháng khuẩn rộng. Thuốc có tác dụng bằng cách ức chế sự tổng hợp thành tế bào của vi khuẩn. So với các cephalosporin thế hệ 1 và 2, Cefotaxim có tác dụng lên vi khuẩn gram âm mạnh hơn và bền hơn đối với tác dụng thủy phân của đa phần các beta lactamase. Tuy nhiên, Cefotaxim lại có tác dụng lên các vi khuẩn gram dương yếu hơn so với các cephalosporin thế hệ 1.Chỉ định sử dụng thuốc Biotax 2g IV:Điều trị nhiễm khuẩn nặng và nguy kịch gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm với Cefotaxim như: Nhiễm khuẩn huyết, áp xe não, viêm màng não (trừ trường hợp viêm màng não do Listeria monocytogenes), viêm màng trong tim, bệnh lậu, bệnh thương hàn, viêm phổi, nhiễm khuẩn nặng trong ổ bụng (sử dụng phối hợp với metronidazol) và dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật tuyến tiền liệt (kể cả mổ lấy thai, mổ nội soi).Chống chỉ định sử dụng thuốc Biotax 2g IVBệnh nhân mẫn cảm với cephalosporin và lidocain (nếu sử dụng chế phẩm có chứa lidocain). 2. Cách dùng và liều dùng thuốc Biotax 2g IV Cách dùng: Sử dụng Cefotaxim theo đường tiêm bắp sâu hoặc đường truyền tĩnh mạch chậm (tiêm tĩnh mạch trong 3 - 5 phút, truyền tĩnh mạch trong 20 - 60 phút).Liều dùng:Người lớn:Liều thường dùng mỗi ngày là 2 - 6g, chia làm 2 - 3 lần. Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, liều dùng có thể tăng tới 12g/ngày, truyền tĩnh mạch 3 - 6 lần;Nhiễm khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa): Dùng liều trên 6g/ngày (chú ý: Ceftazidim có tác dụng chống trực khuẩn mủ xanh mạnh hơn);Bệnh lậu: Dùng liều duy nhất 1g;Phòng ngừa nhiễm khuẩn sau phẫu thuật: Tiêm 1g trước phẫu thuật 30 - 90 phút. Với mổ đẻ thì tiêm 1g vào tĩnh mạch cho sản phụ ngay sau khi kẹp cuống rau, sau đó 6 giờ và 12 giờ thì tiêm thêm 2 liều vào bắp thịt hoặc tĩnh mạch;Trẻ em: Mỗi ngày sử dụng 100 - 150mg/kg cân nặng (với trẻ sơ sinh là 50mg/kg cân nặng), chia làm 2 - 4 lần. Nếu cần thiết thì có thể tăng liều tới 200mg/kg cân nặng (với trẻ sơ sinh là 100 - 150mg/kg cân nặng);Bệnh nhân suy thận: Nên giảm liều Cefotaxim nếu bệnh nhân bị suy thận nặng (độ thanh thải creatinin dưới 10ml/phút). Sau liều tấn công ban đầu thì giảm liều đi 1/2 nhưng vẫn giữ nguyên số lần sử dụng thuốc mỗi ngày. Liều dùng tối đa là 2g/ngày.Thời gian điều trị: Sau khi thân nhiệt đã trở về bình thường hoặc khi chắc chắn đã tiêu diệt hết vi khuẩn thì dùng thuốc Biotax 2g IV thêm 3 - 4 ngày nữa. Để điều trị nhiễm khuẩn do các liên cầu khuẩn tan máu beta nhóm A thì cần dùng thuốc tối thiểu 10 ngày. Nếu bệnh nhân nhiễm khuẩn dai dẳng thì có thể phải điều trị trong nhiều tuần.Quá liều: Nếu trong hoặc sau khi điều trị với thuốc Biotax 2g IV mà bệnh nhân bị tiêu chảy nặng hoặc kéo dài thì cần liên hệ tới nguy cơ bệnh nhân có thể bị viêm đại tràng màng giả - 1 rối loạn tiêu hóa nặng. Lúc này, cần ngừng sử dụng Cefotaxim, thay thế bằng 1 kháng sinh có tác dụng lâm sàng điều trị viêm đại tràng do C.difficile (ví dụ vancomycin, metronidazol). Nếu người bệnh có triệu chứng ngộ độc, nên ngừng dùng thuốc Cefotaxim và đưa bệnh nhân nhập viện ngay để điều trị. Có thể thực hiện lọc máu hoặc thẩm tách màng bụng để làm giảm nồng độ Cefotaxim trong máu. 3. Tác dụng phụ của thuốc Biotax 2g IV Khi sử dụng thuốc Biotax 2g IV, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:Hay gặp: Tiêu chảy, viêm tắc tĩnh mạch tại vị trí tiêm, đau, có phản ứng viêm ở vị trí tiêm bắp;Ít gặp: Giảm bạch cầu, giảm bạch cầu ưa eosin, test Coombs dương tính, thay đổi vi khuẩn chí ở ruột, có thể bị bội nhiễm do các vi khuẩn kháng thuốc (như Enterobacter spp, Pseudomonas aeruginosa,...);Hiếm gặp: Sốc phản vệ, phản ứng quá mẫn cảm, giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, thiếu máu tan máu, viêm đại tràng màng giả do Clostridium difficile, tăng bilirubin và các enzyme gan trong huyết tương.Khi có biểu hiện nặng của các tác dụng phụ như quá mẫn, viêm đại tràng màng giả thì người bệnh nên ngừng dùng thuốc Biotax 2g IV ngay. Để phòng ngừa nguy cơ viêm tĩnh mạch do tiêm thuốc, nên thực hiện tiêm hoặc truyền tĩnh mạch chậm. Để giảm đau do tiêm bắp, nên pha thêm thuốc tê lidocain trước khi tiêm. 4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Biotax 2g IV Một số lưu ý người bệnh nên nhớ trước và trong khi dùng thuốc Biotax 2g IV:Các chế phẩm Cefotaxim có chứa lidocain chỉ được dùng tiêm bắp, không được tiêm tĩnh mạch;Trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc Cefotaxim, cần xem xét kỹ tiền sử dị ứng của bệnh nhân với cephalosporin, penicillin hoặc các thuốc khác;Có nguy cơ dị ứng chéo giữa penicillin với cephalosporin trong 5 - 10% trường hợp dùng thuốc. Do vậy, nên hết sức thận trọng khi sử dụng Cefotaxim ở người bệnh bị dị ứng với penicillin;Nếu sử dụng Cefotaxim đồng thời với thuốc có khả năng gây độc cho thận (như các aminoglycosid) thì nên theo dõi chức năng thận;Cefotaxim có thể gây dương tính giả với test Coombs, các xét nghiệm đường niệu, các chất khử mà không sử dụng phương pháp enzyme;Việc sử dụng Cefotaxim, đặc biệt là trong thời gian dài có thể tạo điều kiện phát triển quá mức các vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc như Candida, Enterococcus spp, Pseudomonas aeruginosa. Nên kiểm tra lại tình trạng của những bệnh nhân này. Nếu xảy ra bội nhiễm trong khi dùng thuốc Cefotaxim thì cần tiến hành điều trị thích hợp và sử dụng các thuốc kháng sinh đặc hiệu nếu thực sự cần thiết;Ở bệnh nhân suy thận, cần điều chỉnh liều dùng thuốc Cefotaxim theo mức lọc cầu thận;Hiện chưa xác định được tính an toàn của thuốc Cefotaxim đối với phụ nữ mang thai. Vì thuốc đi qua hàng rào nhau thai nên tốt nhất không sử dụng Cefotaxim cho phụ nữ có thai trừ khi lợi ích lớn hơn rủi ro;Có thể sử dụng Cefotaxim ở phụ nữ cho con bú nhưng phải chú ý nếu trẻ có dấu hiệu tiêu chảy, tưa hoặc nổi ban. Tốt nhất nên tránh dùng thuốc cho đối tượng này, vì Cefotaxim có thể đi vào sữa mẹ với nồng độ thấp;Người bệnh chỉ lái xe hoặc vận hành máy móc nếu không có triệu chứng bất thường gây ảnh hưởng tới các hoạt động này. 5. Tương tác thuốc Biotax 2g IV
doc_48494;;;;;doc_17155;;;;;doc_19348;;;;;doc_37788;;;;;doc_22135
Thuốc Mitotax có thành phần chính là Paclitaxel, Mitotax được dùng trong điều trị ung thư buồng trứng di căn, ung thư vú tái phát, ung thư phổi tế bào không nhỏ hoặc người bị bệnh AIDS mắc ung thư Kaposi. Mitotax thuộc nhóm thuốc chống ung thư và tác động vào hệ miễn dịch, có thành phần chính là Paclitaxel hàm lượng 6mg/ml. Paclitaxel thuộc nhóm Taxane có tác dụng kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư, chống ung thư, điều chỉnh đáp ứng miễn dịch để kéo dài thời gian sống cho người bệnh.Mitotax được bào chế dưới dạng thuốc tiêm, đóng gói trong ống 5ml và được chỉ định dùng trong những trường hợp sau:Điều trị ung thư buồng trứng di căn trong trường hợp thất bại với các biện pháp khác hoặc người bệnh không được chỉ định.Điều trị bổ trợ ung thư vú di căn phối hợp với doxorubicin trong trường hợp thất bại với các biện pháp khác hoặc bệnh nhân tái phát sau khi đã điều trị bổ trợ 6 tháng.Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư Kaposi có liên quan đến HIV/AIDS. 2. Cách dùng và liều dùng thuốc Mitotax 2.1 Cách dùng thuốc Mitotax. Thuốc Mitotax được dùng theo đường tiêm truyền tĩnh mạch, việc tiêm truyền bao gồm từ quá trình pha thuốc cho đến kỹ thuật tiêm được tiến hành bởi nhân viên y tế hoặc bác sĩ giàu kinh nghiệm, đảm bảo vô khuẩn và không để thuốc tiếp xúc với niêm mạc hoặc da. Nếu vô tình để da tiếp xúc với thuốc, phải nhanh chóng rửa sạch với xà phòng và nước. Nếu để thuốc tiếp xúc với niêm mạc cần dùng nước tẩy rửa thật sạch.Có thể sử dụng một trong những dung môi sau để pha loãng thuốc Mitotax trước khi tiêm truyền:Dung dịch natri clorid 0,9%Dung dịch glucose 5%Hỗn hợp dung dịch natri clorid 0,9% và dung dịch glucose 5%Hỗn hợp dung dịch glucose 5% và dung dịch ringer. Thuốc Mitotax thường được pha thành dịch truyền có nồng độ là 0,3 - 1,2mg/ml. Phải để ổn định dịch truyền ở nhiệt độ phòng trong vòng 27 giờ và trong vòng 3 giờ sau khi pha phải tiến hành truyền dịch ngay. Lưu ý, dịch truyền đã pha không được cho vào tủ lạnh.2.2 Liều dùng thuốc Mitotax. Trước khi tiêm truyền thuốc Mitotax, người bệnh cần được điều trị dự phòng tình trạng quá mẫn và điều trị phản vệ gây nguy hiểm tính mạng, cụ thể như sau:Trước khi truyền Mitotax, người bệnh uống Prednisolon với liều từ 30 - 40mg/lần (tương ứng 6 - 8 viên/lần, 5mg/viên), lần 1 cách 12 giờ trước khi truyền và lần 2 cách 6 giờ trước khi truyền.Kết hợp với thuốc kháng thụ thể H1 Clemastine, trước khi truyền thuốc Mitotax từ 30 - 60 phút, truyền tĩnh mạch Clemastine với liều 2mg và Cimetidin với liều 300mg hoặc Ranitidin với liều 50mg.Trước đợt điều trị, uống hoặc tiêm tĩnh mạch Dexamethasone với liều 20mg, lần 1 cách 12 giờ trước khi truyền và lần 2 cách 6 giờ trước khi truyền. Từ 30 - 60 phút, tiêm tĩnh mạch Cimetidin với liều 300mg hoặc Ranitidin với liều 50mg và Diphenhydramine với liều 50mg.Trong khi điều trị, tiêm truyền tĩnh mạch Mitotax với liều từ 135 - 175mg/m2 diện tích bề mặt cơ thể, trong 3 hoặc 24 giờ và điều trị trong 3 tuần. Không lặp lại liều dùng này khi số lượng bạch cầu dưới 1.500/mm3 và số lượng tiểu cầu dưới 100.000/mm3.Tùy vào đặc tính của khối u (tính chất, thể tích), khả năng đáp ứng và mức độ chịu đựng với hóa trị liệu của người bệnh, liều dùng thuốc Mitotax là khác nhau. Đối với điều trị ung thư buồng trứng là như sau:Phác đồ lựa chọn hàng đầu trong điều trị ung thư biểu mô buồng trứng tiến triển phối hợp cisplatin: Có 2 phác đồ, dựa vào độc tính để lựa chọn phác đồ phù hợp. Phác đồ 1 là truyền tĩnh mạch Mitotax với liều 175mg/m2 trong 3 giờ, tiếp theo truyền tĩnh mạch cisplatin với liều 75mg/m2, mỗi đợt điều trị cách nhau 3 tuần. Phác đồ 2 là truyền tĩnh mạch Mitotax với liều 135mg/m2 trong 24 giờ, tiếp theo truyền tĩnh mạch cisplatin với liều 75mg/m2, mỗi đợt điều trị cách nhau 3 tuần.Phác đồ lựa chọn hàng hai trong điều trị ung thư buồng trứng tiến triển, hoặc điều trị kế tiếp: Truyền tĩnh mạch Mitotax với liều 135 hoặc 175mg/m2 trong 3 giờ, nhắc lại sau 3 tuần nếu người bệnh dung nạp được thuốc.Đối với điều trị ung thư vú:Điều trị hỗ trợ ung thư vú có hạch: Truyền tĩnh mạch Mitotax với liều 175mg/m2 trong 3 giờ, có 4 đợt điều trị và mỗi đợt cách nhau 3 tuần.Phác đồ lựa chọn hàng hai trong điều trị ung thư vú tiến triển: Truyền tĩnh mạch Mitotax với liều 175mg/m2 trong 3 giờ, mỗi đợt điều trị cách nhau 3 tuần.Đối với điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ phối hợp với cisplatin (ở người bệnh không xạ trị hoặc có chỉ định phẫu thuật) lựa chọn một trong hai phác đồ sau:Phác đồ 1: Truyền tĩnh mạch Mitotax với liều 135mg/m2 trong 24 giờ, tiếp theo, truyền tĩnh mạch cisplatin với liều 75mg/m2, mỗi đợt điều trị cách nhau 3 tuần.Phác đồ 2: Truyền tĩnh mạch Mitotax với liều 175mg/m2 trong 3 giờ, tiếp theo truyền tĩnh mạch cisplatin với liều 80mg/m2, mỗi đợt điều trị cách nhau 3 tuần.Đối với điều trị ung thư Kaposi có liên quan đến HIV/AIDS như sau:Ở người bệnh HIV tiến triển: Chỉ được dùng Mitotax khi số lượng bạch cầu trung tính tối thiểu là 1.000/mm3.Ở người bệnh không đáp ứng được với phác đồ lựa chọn hàng đầu hoặc điều trị kế tiếp bằng hóa trị: Phác đồ 1 là truyền tĩnh mạch Mitotax với liều 135mg/m2 trong 3 giờ, mỗi đợt cách nhau 3 tuần. Phác đồ 2 là truyền tĩnh mạch Mitotax với liều 100mg/m2 trong 3 giờ, mỗi đợt cách nhau 2 tuần. 3. Tác dụng phụ của thuốc Mitotax Thuốc Mitotax có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: rối loạn tiêu hóa, tăng men gan, hạ huyết áp, suy tủy, đau cơ khớp, rụng tóc, bệnh lý thần kinh ngoại biên.Người bệnh cần được theo chặt chẽ trong quá trình dùng thuốc Mitotax, nếu xảy ra tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời. 4. Một số lưu ý khi dùng Mitotax;;;;;Fotax thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm và được bào chế ở dạng bột pha tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Thành phần của thuốc Fotax là Cefotaxim được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn xương, khớp. 1. Cơ chế hoạt động của thuốc Fotax Thuốc Fotax được chia làm 2 loại Fotax 1g và Fotax 2g, chứa thành phần chính là Cefotaxim kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3 có kháng khuẩn khá mạnh. Thuốc Fotax khi đi vào cơ thể được hấp thu khá nhanh,sau đó khoảng 40% thuốc được gắn vào protein huyết tương. Thuốc Fotax còn phân bố rộng cả mô và dịch. Nồng độ thuốc có trong dịch não tuỷ có thể đạt mức có tác dụng điều trị, đặc biệt là trường hợp viêm màng não. Cefotaxim đi qua nhau thai và có thể có trong sữa mẹ. Ở gan thì Cefotaxime được chuyển hoá thành Desacetyl cefotaxime và các chất chuyển hoá không hoạt tính. Thuốc Fotax chủ yếu được đào thải qua thận với khoảng 40 - 60% ở dạng không biến đổi. 2. Chỉ định sử dụng thuốc Fotax Thuốc Fotax được chỉ định điều trị các tình trạng sau:Nhiễm trùng máu;Nhiễm trùng xương, nhiễm trùng khớp;Viêm màng tim do cầu khuẩn gram dương và gram âm;Viêm màng não;Điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm, ổ bụng, phụ khoa, sản khoa, hô hấp dưới, tiết niệu, lậu;Dự phòng nhiễm khuẩn của quá trình phẫu thuật.Tuy nhiên Fotax chống chỉ định các trường hợp quá mẫn cảm với thành phần của thuốc. 3. Liều lượng và cách thức sử dụng thuốc Fotax Thuốc Fotax được sử dụng bằng đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.Đối với người lớn điều trị nhiễm khuẩn không biến chứng được khuyến nghị sử dụng liều Fotax 1gam/12 giờ tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp.Trường hợp nhiễm khuẩn nặng, viêm màng não thì sử dụng thuốc Fotax với hàm lượng 2 gam trong 6 đến 8 giờ.Điều trị bệnh lậu không biến chứng sử dụng liều duy nhất 1 gam và tiêm bắp.Trong dự phòng nhiễm khuẩn phẫu thuật sử dụng thuốc Fotax với hàm lượng 1 gam và tiêm trong vòng 30 phút trước khi thực hiện phẫu thuật.Đối với trẻ em, trẻ 2 tháng hoặc dưới 12 tuổi sử dụng thuốc Fotax với liều lượng 50 - 150mg/kg/ngày và được chia làm 3 đến 4 lần, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.Đối với trẻ sơ sinh trên 7 ngày sử dụng thuốc Fotax với liều 75 - 150mg/kg/ngày và được chia làm 2 lần tiêm tĩnh mạch. Trẻ sinh non và sơ sinh dưới 7 ngày sử dụng thuốc Fotax với liều 50mg/kg/ngày và được chia làm 2 lần tiêm tĩnh mạch.Cần lưu ý: Liều điều trị với thuốc Fotax theo khuyến cáo trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Fotax, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. 4. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Fotax Thuốc Fotax có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp tác dụng phụ của thuốc Fotax có thể xảy ra ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.Một số tác dụng phụ thường gặp do Fotax gây ra bao gồm: Táo bón, tiêu chảy, cảm giác chướng bụng, nhức đầu, hoa mắt,... Những tác dụng phụ này có thể xảy ra lúc bắt đầu điều trị hoặc sau khi tăng liều lượng thuốc Fotax. Thông thường, những phản ứng phụ do thuốc Fotax có thể thoáng qua hoặc giảm dần theo thời gian.Tuy nhiên, một số trường hợp thuốc Fotax có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn nghiêm trọng với các phản ứng hiếm gặp. Những phản ứng này có thể xuất hiện chỉ sau vài phút khi sử dụng thuốc Fotax hoặc lâu hơn trong vòng một vài ngày. Khi xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng như: Quá mẫn, tăng bạch cầu ái toan, viêm đại tràng giả mạc, thay đổi huyết học, ảo giác, loạn nhịp tim...Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Fotax:Đối với phụ nữ đang mang thai và nuôi con bú nên thận trọng khi sử dụng thuốc Fotax. Người bệnh cần được tư vấn sử dụng thuốc Fotax từ bác sĩ, đồng thời phân tích kỹ lưỡng lợi ích và rủi ro trước khi sử dụng thuốc.Thuốc Fotax có thể thay đổi khả năng hoạt động cũng như gia tăng ảnh hưởng tác dụng phụ. Vì vậy, để tránh tình trạng tương tác thuốc Fotax người bệnh nên cung cấp cho bác sĩ danh sách thuốc sử dụng trước đó, bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn, thảo dược,...Sử dụng Fotax cần lưu ý khi các các biểu hiện dị ứng với thuốc. Người bệnh cần báo bác sĩ để có thể điều trị kịp thời các phản ứng tác dụng phụ của thuốc.Thuốc Fotax khá mẫn cảm với Penicillin và những người mắc bệnh suy thận. Vì vậy, những trường hợp này nên lưu ý khi sử dụng thuốc.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Fotax, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Fotax là thuốc kê đơn nên người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.;;;;;Gramotax thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng máu, nhiễm trùng xương khớp, nhiễm khuẩn da, mô mềm, dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật,... Cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về công dụng thuốc Gramotax. Gramotax là thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, được sản xuất bởi công ty Micro Labs., Ltd - ẤN ĐỘ.Gramotax được đóng gói dưới dạng bột pha dung dịch tiêm, hộp 1 lọ bột 1g + 1 ống nước cất pha tiêm 5ml.Thành phần thuốc Gramotax:Cefotaxime: Đây là kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3, có phổ kháng khuẩn rộng.Các hoạt chất khác và tá dược vừa đủ hàm lượng thuốc nhà cung sản xuất cung cấp. 2. Tác dụng của thuốc Gramotax Điều trị trong các trường hợp:Nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn xương/ khớp, viêm màng tim do cầu khuẩn Gr dương và vi khuẩn Gr âm, viêm màng não.Nhiễm khuẩn da và mô mềm, ổ bụng, phụ khoa và sản khoa, hô hấp dưới, tiết niệu, lậu.Dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật. 2. Cách dùng, liều dùng thuốc Gramotax Dùng thuốc Gramotax theo đường tiêm bắp sâu hay tiêm hoặc truyền tĩnh mạch chậm (tiêm tĩnh mạch từ 3 đến 5 phút, truyền tĩnh mạch trong vòng từ 20 đến 60 phút).Liều lượng được tính ra lượng Cefotaxime tương đương. Liều thường dùng cho mỗi ngày là từ 2 – 6g chia làm 2 hoặc 3 lần.Trường hợp nhiễm khuẩn nặng thì liều có thể tăng lên đến 12g mỗi ngày, truyền tĩnh mạch chia làm 3 đến 6 lần.Trường hợp bị nhiễm khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa), liều lượng sử dụng trên 6g mỗi ngày.Người lớn:Nhiễm khuẩn không biến chứng 1g/12 giờ, tiêm bắp hay tĩnh mạch.Nhiễm khuẩn nặng, viêm màng não 2g/6 - 8 giờ, tiêm tiêm bắp hay tĩnh mạch.Lậu không biến chứng liều duy nhất 1g, tiêm bắp.Dự phòng nhiễm khuẩn phẫu thuật 1g, tiêm 30 phút trước mổ.Trẻ em:Trẻ 2 tháng hoặc < 12 tuổi 50mg - 150mg/kg/ngày, chia làm 3 - 4 lần, Tiêm tiêm bắp hay tĩnh mạch.Sơ sinh > 7 ngày 75 - 150mg/kg/ngày, chia làm 3 lần, tiêm tĩnh mạch.Trẻ sinh non và sơ sinh < 7 ngày 50mg/kg/ngày, chia làm 2 lần, tiêm tĩnh mạch.Người bị suy thận Cl. Cr < 10m. L: Giảm nửa liều. Người bị mẫn cảm với thành phần Cephalosporin và các chất khác có trong thuốc Gramotax.Phụ nữ có thai và cho con bú. 4. Tác dụng phụ của thuốc Gramotax Trong quá trình sử dụng thuốc Gramotax có thể gây ra những phản ứng ngoài ý muốn như:Quá mẫn, sốt, tăng bạch cầu ái toan.Buồn nôn, nôn, đau bụng hay tiêu chảy, viêm đại tràng giả mạc.Thay đổi huyết học.Nhức đầu, hoa mắt, ảo giác.Loạn nhịp tim.Cần thông báo với bác sĩ để được kiểm tra và điều chỉnh phù hợp. 5. Xử trí khi quên liều hoặc uống quá liều thuốc Cần tiêm Gramotax với liều lượng đúng theo đơn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng để tránh gây ra những phản ứng ngoài ý muốn.Quên liều:Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch.Không dùng gấp đôi liều đã quy định.Quá liều:Sử dụng quá liều thuốc Gramotax có thể gây ra các triệu chứng như: Giảm sức nghe, buồn nôn, nôn, tiêu chảy,...Khi thấy xuất hiện những biểu hiện bất thường khi quá liều, cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người phụ trách y tế để được xử lý kịp thời.Những thông tin cơ bản về thuốc Gramotax trong bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì đây là thuốc kê đơn nên người bệnh không tự ý sử dụng, mà cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để có đơn kê phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.;;;;;Thuốc Hancetax có xuất xứ từ Hàn Quốc với thành phần chính là Mecobalamin. Thuốc được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý thần kinh ngoại biên, thiếu vitamin B2, thiếu máu hồng cầu to. Một số tác dụng phụ không mong muốn khi dùng thuốc có thể kể đến như: đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, ăn không ngon. Là một sản phẩm của Myungmoon Pharmaceutical Co., Ltd (Hàn Quốc), thuốc Hancetax có hoạt chất Mecobalamin 500mcg là thành phần chính. Trong đó, Mecobalamin là chế phẩm của B12 tồn tại trong dịch não tủy và máu, ở dạng coenzym.Sau khi được đưa vào cơ thể bằng đường uống, Mecobalamin sẽ được hấp thu qua ruột. Quá trình này bao gồm hai cơ chế: cơ chế tích cực và cơ chế thụ động. Cơ chế tích cực trong điều kiện có glycoprotein do tế bào thành niêm mạc dạ dày tiết ra. Thuốc Hancetax được dùng để hỗ trợ điều trị, kiểm soát đối với các bệnh nhân mắc một trong số các bệnh sau:Viêm dây thần kinh ngoại biên. Bệnh thiếu vitamin B12Thiếu máu hồng cầu to (do cơ thể thiếu vitamin B12)Thiếu máu ác tính hoặc các bệnh thiếu máu hồng cầu to khác 3. Liều lượng và cách dùng thuốc Hancetax Thuốc Hancetax được đóng gói theo hộp, gồm 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên thuốc. Cách dùng thuốc Hancetax được bác sĩ chỉ định cho từng bệnh nhân dựa trên tình trạng bệnh và sức khỏe. Thuốc được điều chế dưới dạng viên nang, đi vào cơ thể theo đường uống. Liều dùng điều trị đối với người trưởng thành là 1 viên/ lần, mỗi ngày uống từ 1-3 viên.Tuy nhiên, liều lượng trên chỉ mang tính chất tham khảo và chỉ được bán theo đơn của bác sĩ. Người bệnh cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết về phương pháp điều trị bệnh, cũng như được kê đơn thuốc phù hợp với diễn biến sức khỏe của mình. 4. Chống chỉ định dùng thuốc Hancetax Trước khi sử dụng thuốc, bạn cần chú ý những trường hợp dưới đây chống chỉ định đối với thuốc Hancetax 500 mcg:Người quá mẫn cảm với các thành phần trong thuốc Hancetax. Người có tiền sử hoặc quá mẫn cảm với vitamin B12 và các chất liên quan (các cobalamin)Người đang có và điều trị u ác tính (B12 làm đẩy nhanh quá trình phát triển của các mô có tốc độ sinh trưởng cao) 5. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Hancetax điều trị Một số triệu chứng hiếm gặp, không mong muốn có thể mắc phải trong quá trình sử dụng thuốc Hancetax là: thèm ăn, đau đầu, tiêu chảy, phát ban da, buồn nôn, chán ăn, ăn không ngon miệng hoặc một số triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa khác... Trong trường hợp quên 1 liều, bệnh nhân cần uống bổ sung ngay trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, nếu thời gian phát hiện muộn, gần với liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đó và uống thuốc như bình thường. Không uống gấp đôi liều lượng, tránh gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. 7. Lưu ý trong quá trình thuốc Hancetax điều trị Lưu ý trong quá trình thuốc Hancetax điều trị. Bệnh nhân có thể mắc phải hội chứng suy tủy xương nếu sử dụng Mecobalamin cùng lúc với cloramphenicol (với nồng độ ngang bằng hoặc lớn hơn 25 mcg/ml). Nguyên nhân của điều này là do cloramphenicol gây cản trở đến tác dụng tạo máu của Mecobalamin.Quá trình hấp thu qua đường tiêu hóa sẽ bị giảm nếu người bệnh đang sử dụng đồng thời neomycin, aminosalicylic acid, các thuốc chẹn H2 và colchicin.Dừng sử dụng nếu thuốc không đáp ứng được việc điều trị bệnh trong thời gian dài.Chưa có nguyên cứu chính thức về ảnh hưởng của thuốc lên phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Thêm vào đó, B12 và các tiền chất có trong thành phần thuốc nên được bổ sung cho các đối tượng trên.Thuốc Hancetax không ảnh hưởng đến khả năng điều khiển, lái xe hoặc vận hành máy móc.Thuốc cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, ở không gian thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.Thuốc Hancetax có thành phần chính là Mecobalamin. Thuốc được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý thần kinh ngoại biên, thiếu vitamin B2, thiếu máu hồng cầu to. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.;;;;;Thuốc Kefotax có thành phần chính là Cefotaxime và các thành phần tá dược khác. Thuốc được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn. Thuốc Kefotax được sử dụng trong các trường hợp sau:Điều trị nhiễm trùng máu, viêm màng não, nhiễm khuẩn xương - khớp, viêm màng tim do cầu khuẩn Gr(+) và vi khuẩn Gr(-).Điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn ổ bụng, nhiễm khuẩn phụ khoa và sản khoa, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn tiết niệu và lậu.Dự phòng nhiễm khuẩn sau khi phẫu thuật.Thuốc Kefotax không được sử dụng cho người bệnh quá mẫn cảm với cephalosporin, phụ nữ có thai & cho con bú. 2. Liều lượng - Cách dùng thuốc Kefotax Người lớn:Điều trị nhiễm khuẩn không biến chứng: Liều khuyên dùng 1g Cefotaxime/12 giờ và tiêm IM hay IV.Điều trị nhiễm khuẩn nặng, viêm màng não: Liều dùng khuyến cáo 2g Cefotaxime/6 - 8 giờ và tiêm IM hay IV.Điều trị lậu không biến chứng: Liều dùng duy nhất 1g Cefotaxime, tiêm IM.Điều trị dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật: Dùng liều khuyến cái 1g Cefotaxime, tiêm 30 phút trước mổ.Trẻ em:Trẻ em 2 tháng hoặc < 12 tuổi: Liều dùng thông thường từ 50mg - 150mg Cefotaxime/kg/ngày và chia làm 3 - 4 lần. Tiêm IM hay IV.Trẻ sơ sinh > 7 ngày tuổi: Liều dùng thông thường 75 - 150 mg Cefotaxime/kg/ngày và chia làm 3 lần, tiêm IV.Trẻ sinh non và trẻ sơ sinh < 7 ngày: Liều dùng từ 50 mg Cefotaxime/kg/ngày và chia làm 2 lần, tiêm IV.Người bệnh suy giảm chức năng thận Cl. Cr < 10m. L: Giảm nửa liều Cefotaxime. 3. Tương tác thuốc Kefotax Đã có báo cáo về tương tác thuốc Kefotax khi kết hợp dùng chung với các thuốc Fosfomycin, Probenecid và Azlocillin.Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc Kefotax, người bệnh hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ những dòng thuốc khác đang sử dụng. 4. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Kefotax điều trị Trong quá trình sử dụng thuốc Kefotax điều trị, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn xảy ra như:Phản ứng quá mẫn, tăng bạch cầu ái toan và sốt.Buồn nôn/nôn mửa, đau bụng hoặc tiêu chảy, viêm đại tràng giả mạc.Thay đổi huyết học.Đau đầu, hoa mắt, ảo giác.Loạn nhịp tim.Thận trọng sử dụng thuốc Kefotax cho người bệnh mẫn cảm với penicillin và người bệnh bị suy thận.
question_473
Bệnh giun chỉ và hiện tượng đái ra dưỡng chấp: những thông tin bạn cần biết
doc_473
Dưỡng chấp là một chất dịch, bình thường chỉ tìm thấy chất này trong hệ bạch huyết của cơ thể. Chất dịch này thực chất là các chất dinh dưỡng được hấp thu vào ruột qua các thức ăn cung cấp cho cơ thể hàng ngày, chứa thành phần chủ yếu là các chất béo: cholesterol, triglyceride, chất đạm là protein và fibrinogen. Hiện tượng đái ra dưỡng chấp là khi phát hiện thấy các thành phần bất thường này có trong nước tiểu. Chất này có trong nước tiểu là do đã có lỗ rò ở đường bạch huyết vào đường tiết niệu, thường thấy ở vùng đài bể thận. 2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đái ra dưỡng chấp Nguyên nhân hay gặp nhất là bệnh do giun chỉ. - Giun chỉ là loại ký sinh trùng gây bệnh cho người, nó lây truyền bệnh từ người này sang người khác thông qua đường muỗi đốt. Khi muỗi hút máu người đồng thời nó truyền theo ấu trùng vào máu, ấu trùng giun di chuyển tới hệ bạch huyết và phát triển thành giun trưởng thành. Giun trưởng thành làm thủng các mạch bạch huyết, chui qua đó đến các mạch máu nội tạng. Như vậy muỗi chính là vật chủ trung gian truyền bệnh, loài muỗi thường gặp nhất là Culex, Aedes,... - Cơ chế gây bệnh của giun chỉ khi ở trong cơ thể người là: khi ấu trùng và giun sống trong cơ thể người, vì một lý do nào đó mà chúng chết và sẽ làm tắc nghẽn hệ bạch mạch, hệ thống bạch huyết bị phá hủy. Mạch bạch huyết dưới chỗ tắc bị giãn ra cùng với độc tố do giun tiết ra làm mạch bạch huyết bị viêm. Khi đó áp lực nơi bạch mạch bị tắc tăng lên, các ống mạch dẫn bị rạn nứt tạo các lỗ rò vào bể thận gây ra hiện tượng bệnh lý này. Ngoài ra có thể gặp một số nguyên nhân khác như bị chấn thương, do viêm,… là tổn thương hệ bạch mạch. Biểu hiện của bênh thường không rõ ràng, một số trường hợp người bệnh thấy sốt nhẹ. Có hiện tượng viêm ở hệ bạch huyết: vị trí viêm sưng đỏ, thấy đau dọc theo mạch bạch huyết, hay xuất hiện ở chi dưới. Thường người bệnh không hay để ý đến những dấu hiệu này cho đến khi thấy hiện tượng nước tiểu đục như nước vo gạo. - Hiện tượng đái ra dưỡng chấp: nước tiểu đục như nước vo gạo, để lâu không lắng. Sau khi ăn các thực phẩm như trứng, thịt,… nước tiểu có thể đục như sữa. + Khi ấu trùng giun chỉ cư trú trong hệ bạch huyết làm cho mạch bị tắc, thường gặp mạch ở chi dưới gây nên hiện tượng phù chân voi: da bệnh nhân trở nên dày và cứng, phù từ dưới lên, phù cả bàn chân. Phù một bên chân hoặc một bên tay. + Ấu trùng giun cư trú ở bạch mạch thận làm tắc các mạch quanh thận, bạch mạch thận bị rò vào bể thận xuất hiện hiện tượng đái ra dưỡng chấp. Trường hợp trong nước tiểu có quá nhiều chất này thì nước tiểu có thể đông lại như thạch. Có thể kèm đái máu: nước tiểu có màu đỏ hồng, để lâu thấy hồng cầu lắng xuống đáy ống nghiệm, nước tiểu không đông. - Bệnh nhân có thể thấy sụt cân, không có hiện tượng đái rắt, đái buốt, nhiễm khuẩn tiết niệu mà vẫn sinh hoạt bình thường. Một số kỹ thuật nên kết hợp thêm để chẩn đoán bệnh là: + Xét nghiệm máu tìm ấu trùng giun chỉ: đây là phương pháp chẩn đoán xác định được áp dụng phổ biến nhất hiện nay để tìm ấu trùng giun. Lấy máu ngoại vi của bệnh nhân, thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm và soi trên kính hiển vi để tìm hình ảnh ấu trùng giun. Có 2 loài giun chỉ gặp ở Việt Nam gây bệnh cho người đó là: Wuchereria bancrofti và Brugia malayi. + Xét nghiệm nước tiểu: đánh giá bản chất của nước tiểu, có thể xét nghiệm tìm ấu trùng giun trong nước tiểu của bệnh nhân. Kết quả xét nghiệm nước tiểu có thể thấy nhiều lipid, protein và fibrinogen. + Chụp X - quang để đánh giá tình trạng giãn các mạch máu quanh thận. Căn bệnh này không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân. Tuy nhiên, khi hiện tượng này kéo dài sẽ làm làm người bệnh gầy yếu, suy kiệt do mất chất dinh dưỡng nhiều. Nếu như không kịp thời khám, chữa bệnh và bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng xơ gan, suy kiệt. 5. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh giun chỉ Để phòng ngừa bệnh giun chỉ cần tuân thủ một số biện pháp phòng chống như sau: - Giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ: phát quang bụi rậm, cây cối; khơi thông cống rãnh không để hiện tượng ao tù nước đọng để tránh muỗi sinh sôi và phát triển. - Tiêu diệt muỗi bằng cách dùng các hóa chất tiêu diệt muỗi, diệt bọ gậy. - Nằm màn khi đi ngủ để tránh muỗi đốt và dùng các thuốc bôi chống muỗi. - Chính quyền địa phương nên có các hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức người dân trong việc phòng chống bệnh do giun chỉ.
doc_18889;;;;;doc_5129;;;;;doc_24478;;;;;doc_18570;;;;;doc_27963
Đái dưỡng chấp là tình trạng đi tiểu ra dưỡng chấp. Bình thường, dưỡng chấp chỉ nằm trong hệ bạch huyết mà thành phần chủ yếu là triglycerid, phospho lipid, cholesterol tự do. Sở dĩ có dưỡng chấp trong nước tiểu là do có lỗ rò từ hệ thống bạch huyết thông sang hệ thống tiết niệu. Nguyên nhân có thể do giun chỉ, do viêm, do khối u chèn ép vào hệ thống bạch mạch quanh thận, do chấn thương... Dưỡng chấp là chất dịch trong hệ bạch mạch, thành phần của dưỡng chấp là các chất dinh dưỡng được hấp thu từ thức ăn qua ruột, chủ yếu là lipid như triglycerid, cholesterol và protein. Bình thường, trong nước tiểu không có dưỡng chấp, chỉ đái ra dưỡng chấp khi có một lỗ rò từ đường bạch mạch vào đường tiết niệu, thường là rò vào vùng đài - bể thận, ít khi vào niệu quản hay bàng quang. Có thể phát hiện lỗ rò từ đường bạch mạch vào đường tiết niệu bằng phương pháp chụp hệ bạch mạch có tiêm thuốc cản quang hoặc chụp bể thận ngược dòng có bơm thuốc cản quang. Triệu chứng nghèo nàn Bệnh thường không có biểu hiện gì hoặc có thể sốt nhẹ nếu có nhiễm khuẩn, biểu hiện đầu tiên là nước tiểu đục như sữa, để lâu sẽ đông lại như thạch. Đái dưỡng chấp thường xuất hiện từng đợt, có thể tự ổn định. Đái đục như sữa xuất hiện tăng sau khi ăn thịt, cá, trứng. Thành phần của dưỡng chấp chủ yếu là lipid, protein, fibrinogen. Bệnh nhân đái dưỡng chấp có thể trạng gầy tùy theo mức độ đái ra dưỡng chấp nhưng vẫn sinh hoạt bình thường, không gặp tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu: không đái dắt, không đái buốt, không đau quặn thận. Đái dưỡng chấp thường xen kẽ với những đợt đái máu đại thể toàn bãi, nước tiểu đỏ như nước rửa thịt, không đông, để lâu, hồng cầu lắng xuống đáy ống nghiệm. Đái dưỡng chấp có thể bị 1 bên hoặc 2 bên thận, cần soi bàng quang để xác định đái dưỡng chấp ở thận trái hay thận phải hoặc cả hai bên. Chụp thận ngược dòng áp lực cao, trên phim Xquang sẽ dễ dàng nhìn thấy tình trạng giãn toàn bộ hệ thống bạch huyết quanh thận. Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu thấy có nhiều lipid, một phần protein và fibrin. Nguyên nhân gây bệnh Ấu trùng giun chỉ thường cư trú trong hệ thống bạch mạch làm tắc bạch mạch, đặc biệt là bạch mạch chân gây bệnh chân voi và gây tắc bạch mạch quanh thận, dò bạch mạch vào bể thận dẫn đến đái dưỡng chấp; Tắc bạch mạch do viêm: một số trường hợp đái dưỡng chấp có khả năng khỏi khi điều trị kháng sinh, nhưng hay tái phát; Do u chèn ép vào hệ thống bạch mạch quanh thận; Do chấn thương. Căn nguyên đái dưỡng chấp phức tạp khó xác định, cần tiến hành xét nghiệm máu để tìm ấu trùng giun chỉ, phải xét nghiệm máu nhiều lần vào lúc 9 - 10 giờ đêm hàng ngày; cấy nước tiểu tìm vi khuẩn bạch cầu niệu. Chụp bạch mạch thận xác định tình trạng hệ thống bạch mạch quanh thận. Sự xuất hiện bạch mạch quanh thận chứng tỏ có hiện tượng rò bạch mạch quanh thận vào đài bể thận. Điều trị dựa vào căn nguyên, nếu không rõ có thể điều trị bảo tồn bằng kháng sinh. Đái ra dưỡng chấp nói chung lành tính, ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Bệnh có thể kéo dài vài tháng rồi tự mất đi một cách đột ngột, hoặc mất đi sau điều trị bằng kháng sinh. Đái dưỡng chấp mức độ nặng gây thiểu dưỡng cần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ hệ thống bạch mạch quanh thận.;;;;;Bệnh giun chỉ bạch huyết là bệnh do nhiễm ký sinh trùng giun chỉ gây ra. Ở nước ta chỉ gặp 2 loài là Wuchereria bancrofti và Brugia malayi, nhưng B. malayi chiếm đại đa số các trường hợp gây bệnh. Bệnh gây ra nhiều tổn thương và làm hệ thống mô bị sưng phù. Ký sinh trùng truyền bệnh qua vật chủ trung gian là muỗi. Chẩn đoán bệnh thường khó khăn trên lâm sàng ở giai đoạn đầu do các biểu hiện triệu chứng gần như không có, vì vậy cần kết hợp thêm các yếu tố dịch tễ và xét nghiệm. 1. Đặc điểm sinh học của giun chỉ 1.1. Giun trưởng thành Giun chỉ trưởng thành có hình thể như sợi chỉ màu trắng sữa. Giun cái dài khoảng 25 - 100mm, giun đực dài 13 - 40 mm. Chúng thường cuộn với nhau trong hệ bạch huyết như đám chỉ rối. 1.2. Ấu trùng 2. Chu kỳ phát triển của giun chỉ - Chu kỳ phát triển có hai vật chủ là người và muỗi. - Muỗi nhiễm ấu trùng giai đoạn III đốt người và ấu trùng xâm nhập vào cơ thể người. Ấu trùng đến hệ bạch huyết và phát triển thành con trưởng thành. Giun trưởng thành sinh ra ấu trùng. Muỗi hút máu người mang ấu trùng. Ấu trùng vào dạ dày muỗi sau đó thoát vỏ xuyên qua dạ dày đến cơ ngực của muỗi. Tại đây ấu trùng phát triển thay vỏ nhiều lần tạo thành ấu trùng giai đoạn I, giai đoạn II, giai đoạn III. Ấu trùng giai đoạn III di chuyển tới vòi muỗi để tiếp tục lây nhiễm. - Ấu trùng trong máu người tồn tại khoảng 10 tuần sẽ chết nếu không vào được cơ thể muỗi. Giun trưởng thành có thể sống tới 10 năm trong cơ thể người. 3. Các triệu chứng của bệnh do mắc giun chỉ Đa số người bệnh nhiễm ký sinh trùng thường ít có biểu hiện bệnh trong nhiều năm, hoặc các triệu chứng âm thầm. - Giai đoạn ủ bệnh: Từ 4 - 16 tháng, bệnh nhân có thể có sốt nhẹ, mệt mỏi, mẩn ngứa. Nhưng hầu hết là không thấy triệu chứng. - Giai đoạn cấp tính: Có dấu hiệu sốt cao, đau đầu, mệt mỏi tái diễn theo đợt. Sưng đau hạch bẹn và thấy viêm đỏ ở các mạch bạch huyết. - Giai đoạn mạn tính: Tình trạng gầy sút cân, mệt mỏi, viêm da và phù chân voi, phù bộ phận sinh dục, xuất hiện dưỡng chấp nước tiểu. 4. Các phương pháp chẩn đoán bệnh giun chỉ bạch huyết 4.1. Xét nghiệm tìm ấu trùng trong máu ngoại vi - Đây là kỹ thuật cơ bản thường được chỉ định khi có nghi ngờ nhiễm bệnh. - Cách làm: Lấy máu vào ban đêm (khoảng từ 22 giờ tối đến 4 giờ sáng hôm sau vì đây là thời gian loài ký sinh trùng này thường ra ngoài máu ngoại vi khỏi các hệ bạch huyết). Có thể lấy máu vào ban ngày nếu bệnh nhân dùng thuốc D. E. C (Diethylcarbamazine) để kích thích các ký sinh trùng (nếu có) ra ngoài máu ngoại vi. Tiến hành làm tiêu bản giọt máu đàn và giọt đặc nhuộm Giemsa và soi đánh giá trên vật kính X100 tìm ấu trùng giun chỉ. - Xét nghiệm nhanh chóng, dễ thực hiện nhưng có hạn chế là độ nhạy thấp. Nếu mật độ ấu trùng trong máu ít thì khả năng dương tính sẽ thấp. Lúc này ta sẽ tiến hành phương pháp Knote tập trung ấu trùng. 4.2. Các phương pháp Knote tập trung ấu trùng Sử dụng 2 m L máu trộn với 10m L formol 2% ly tâm 1500 - 2000 vòng/ phút trong 5 phút, lấy một giọt cặn soi tươi hoặc làm tiêu bản nhuộm giemsa và soi dưới kính hiển vi x100. - Ưu điểm: Tăng khả năng phát hiện ấu trùng khi mật độ nhiễm ít. - Nhược điểm: Cần tiến hành thêm nhiều bước kỹ thuật và đòi hỏi thêm trang thiết bị máy móc, hóa chất so với kỹ thuật nhuộm soi tìm ấu trùng trong máu ngoại vi. 4.3. Xét nghiệm nước tiểu tìm ấu trùng - Trường hợp bệnh nhân tiểu ra dưỡng chấp, mẫu nước tiểu được ly tâm lấy cặn soi tươi hoặc nhuộm giemsa tìm ấu trùng. 4.4. Phương pháp sinh học phân tử - Xét nghiệm trên mẫu máu sử dụng phương pháp Real-time PCR: Tìm DNA của giun chỉ. Đây là phương pháp ít được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán vì chi phí cao, đòi hỏi trang thiết bị hiện đại. Vì vậy mà PCR tìm giun thường dùng trong nghiên cứu. 4.5. Phương pháp tìm kháng thể trong huyết thanh Sử dụng phương pháp miễn dịch ELISA hoặc miễn dịch huỳnh quang để tìm các kháng thể đặc hiệu. Ngoài các phương pháp xét nghiệm một số phương pháp cận lâm sàng được kết hợp chẩn đoán như: siêu âm, sinh thiết hạch tìm ấu trùng và giun trưởng thành. 5. Cách điều trị bệnh giun chỉ Diethylcarbamazine (DEC) là thuốc được sử dụng hiện nay, thuốc có tác dụng diệt ấu trùng và một số ít giun trưởng thành. Dùng kết hợp với Albendazole để ngăn giun sinh sản. Trường hợp bệnh ở giai đoạn muộn thì cần kết hợp thêm các biện pháp phẫu thuật và vật lý trị liệu nhằm tăng cường lưu thông bạch huyết khi bị phù. - Nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới ẩm, vì vậy mà muỗi sinh sản rất nhanh. Các bệnh lây truyền qua trung gian là muỗi có khả năng thành dịch cao vào mùa hè. - Các biện pháp phòng bệnh cần tập trung vào việc cắt vật chủ trung gian truyền bệnh: + Truyền thông, giáo dục sức khỏe về nguồn lây, triệu chứng, cách phòng tránh bệnh. + Vệ sinh môi trường sống, diệt bọ gậy, loăng quăng, không để các vùng ao tù nước đọng làm tăng sự sinh sản của muỗi. + Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ngủ màn, bôi thuốc chống muỗi đốt. + Tẩm màn với dung dịch diệt muỗi, phun thuốc muỗi định kỳ. + Khi phát hiện có người nhiễm bệnh cần cách ly và điều trị kịp thời.;;;;;Nhiễm giun sán là một trong các bệnh nhiễm ký sinh trùng phổ biến, thường xảy ra ở các nước đang phát triển, đặc biệt trên các đối tượng nhạy cảm như trẻ em tuổi mẫu giáo, học sinh tiểu học và cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Các loại giun đường ruột ở người gặp chủ yếu bao gồm giun đũa, giun móc, giun tóc và giun kim. 1. Nguyên nhân nhiễm trùng giun Người nhiễm bệnh thường do ăn phải trứng giun từ thức ăn ô nhiễm, qua rau sống, nước uống và vệ sinh bàn tay không đúng cách hoặc không giữ vệ sinh tay sạch sẽ. Nhiễm giun sán thường gây ra một số các biểu hiện như chán ăn, tiêu chảy, bụng chướng, suy dinh dưỡng, xuất huyết tiêu hóa, viêm nhiễm đường ruột.Một số trường hợp các búi giun có thể gây tắc nghẽn, cản trở lưu thông trong lòng ruột (tắc ruột) mà nếu không được xử trí có thể dẫn đến những hậu quả nghiệm trọng như tử vong. Nhiễm giun sán thường gây ra chướng bụng. chán ăn,.. 2. Tần suất tẩy giun hợp lý Tổ chức WHO khuyến cáo tẩy giun là biện pháp dự phòng quan trọng, đặc biệt ở các đối tượng nguy cơ cao bên cạnh các biện pháp vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh cá nhân.Đối tượng áp dụng: mọi lứa tuổi từ 12 tháng tuổi trở lên. Chống chỉ định của tẩy giun:Người đang mắc các bệnh cấp tính, sốt > 38,5° CCó tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc tẩy giun. Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em dưới 12 tháng tuổi.Tần suất tẩy giun theo khuyến cáo WHOTrẻ em:Khuyến cáo tẩy giun 1 lần/năm hoặc 2 lần/năm cho tất cả trẻ em từ 12-23 tháng; trẻ tiền học đường từ 1-4 tuổi; trẻ học đường từ 5-12 tuổi (có thể tới 14 tuổi) ở vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán ở trẻ em lớn hơn 20%.Tần suất 2 lần/năm được khuyến cáo cho các vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán trẻ em lớn hơn 50%Liều cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi là Albendazole 200mg/lần. Liều khuyến cáo cho các đối tượng khác là Albendazole (Zentel) 400mg/lần và Mebendazole (Fugacar) 500mg/lần. Nữ giới tuổi thanh viên không mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Khuyến cáo tẩy giun 1 lần/năm hoặc 2 lần/năm cho tất cả nữ giới tuổi thanh niên không mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán trong nhóm đối tượng trên lớn hơn 20%.Tần suất 2 lần/năm được khuyến cáo cho các vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán nữ giới tuổi thanh niên không mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lớn hơn 50%Liều khuyến cáo là Albendazole 400mg/lần và Mebendazole 500mg/lần. Phụ nữ mang thai. Khuyến cáo tẩy giun liều duy nhất cho phụ nữ mang thai sau quý 1 của thai kỳ tại vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán hoặc T.trichiura (giun tóc) lớn hơn 20% hoặc tại vùng có tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai lớn hơn 20%Liều khuyến cáo là liều duy nhất Albendazole 400mg và Mebedazole 500mg Khuyến cáo tẩy giun liều duy nhất cho phụ nữ mang thai sau quý 1 của thai kỳ Các đối tượng khác. Khuyến cáo tẩy giun hàng năm hoặc 2 năm 1 lần. Dấu hiệu viêm ruột thừa ở trẻ em;;;;;Hiện tượng đái ra tinh trùng có thể làm không ít đấng mày râu đối diện với cảm giác bất an, lo lắng khi không biết được nguyên nhân vì sao nó xuất hiện. Về cơ bản, đái ra tinh trùng là hiện tượng nước tiểu của phái mạnh có lẫn tinh dịch hoặc nam giới chỉ tiểu ra tinh dịch khi hoàn toàn không có kích thích hay sự lên đỉnh. Đây là một hiện tượng mà nam giới không nên chủ quan và xem thường bởi nó có thể gây những ảnh hưởng xấu đến tinh thần, tâm lý, sức khỏe sinh sản và cả nhu cầu sinh lý của cánh mày râu nếu không sớm thực hiện điều trị khắc phục. Có nhiều nguyên nhân khiến đấng mày râu phải đối diện với hiện tượng này, trong đó có các nguyên do sau đây: 1.1. Những bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh Với vai trò truyền đạt thông tin giữa não và các bộ phận khác của cơ thể, hệ thần kinh kiểm soát cả quá trình xuất tinh ở nam giới. Trong trường hợp hệ thần kinh gặp vấn đề hoặc bị mắc các bệnh lý liên quan như u não, đa xơ cứng, Parkinson,… có thể dẫn tới hiện tượng tinh dịch tự chảy ra khỏi đầu dương vật dù không có kích thích tình dục. 1.2. Ung thư tuyến tiền liệt Hiện tượng đái ra tinh trùng là một trong những triệu chứng có thể gặp của bệnh ung thư tuyến tiền liệt bên cạnh các dấu hiệu khác như tinh dịch có lẫn máu, khó tiểu, rối loạn cương dương,... khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng hơn. Đây là một bệnh lý xảy ra khi các tế bào thuộc tuyến tiền liệt có sự phát triển bất thường. 1.3. Đái tháo đường Đái tháo đường cũng là một nguyên nhân hay gặp khiến cho nam giới đi tiểu ra tinh trùng. Bởi nó có thể là nguyên nhân làm xuất hiện các rối loạn tình dục. 1.4. Xuất tinh ngược dòng Đây là một bệnh lý thuộc nhóm rối loạn xuất tinh. Cụ thể, khi cánh mày râu lên đỉnh, tinh dịch theo lẽ tự nhiên phải được phóng ra ngoài nhưng lại quay ngược vào bàng quang. Sau đó, thoát ra ngoài theo đường tiểu, làm xuất hiện hiện tượng nam giới đái ra tinh trùng. 1.5. Viêm tuyến tiền liệt Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ chỉ có ở phái mạnh thực hiện chức năng chính là sản xuất ra tinh dịch chứa tinh trùng. Nam giới bị viêm tuyến tiền liệt khi cơ quan này bị các tác nhân có hại tấn công bởi các tác nhân gây hại như vi khuẩn, bị nhiễm trùng qua đường tình dục, nhiễm trùng từ niệu đạo. Các triệu chứng dương vật của phái mạnh tự tiết ra chất nhầy giống như tinh dịch, đi tiểu nhiều lần, tiểu đau, đau ở cơ quan sinh dục hay ở vùng bụng dưới,... sẽ xuất hiện. 1.6. Chứng di tinh Đây là hiện tượng tinh dịch tự xuất ra khi không có hành vi kích thích tình dục hoặc sự cương cứng của dương vật. Khi gặp hiện tượng này, tinh dịch của nam giới có thể bị chảy ra khi đi tiểu. 1.7. Một số nguyên nhân khác Đi kèm với đó, cánh mày râu bị đái ra tinh trùng còn có thể là do một số nguyên nhân khác như tinh dịch đọng lại sau khi đạt khoái cảm và xuất tinh, tác nhân hóa học, do xuất hiện các dị dạng ở bàng quang niệu đạo,... gây ra. Đái ra tinh trùng được chia thành hai nhóm bao gồm đại thể và vị thể. Cụ thể như sau: Đại thể: Trong nước tiểu của nam giới có tương đối nhiều tinh trùng, tinh dịch, khiến nó bị thay đổi về màu sắc và có thể xuất hiện lợn cợn màu trắng. Do vậy, người bệnh có thể phát hiện ra hiện tượng này. Vi thể: Khi nam giới đi tiểu, có ít lượng tinh trùng, tinh dịch rò rỉ ra, nên không thấy được sự thay đổi màu của nước tiểu. Vì thế, cần phải tiến hành các xét nghiệm mới có thể phát hiện ra việc tinh trùng có trong nước tiểu hay không. Hiện tượng đái ra tinh trùng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt của cánh mày râu nếu gặp phải. Nó có thể dẫn tới một số vấn đề chẳng hạn như: Gây ra các bệnh về đường tiết niệu. Làm tăng nguy cơ bị vô sinh. Ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, đời sống tình dục, cũng như tâm lý của người bệnh. Để có thể làm giảm nguy cơ hiện tượng đái ra tinh trùng xảy ra với bản thân, phái mạnh cần có ý thức trong việc chăm lo sức khỏe của mình đồng thời thực hiện và duy trì một lối sống tích cực, lành mạnh. Trong đó, đấng mày râu nên: - Chú ý đến việc kiểm soát lượng đường trong máu để tránh mắc phải bệnh đái tháo đường, là bệnh lý có thể dẫn đến hiện tượng đi tiểu ra tinh trùng. - Dành thời gian luyện tập luyện thể dục thể thao, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. - Bổ sung đầy đủ và cân đối các loại thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tránh sử dụng các loại đồ uống có cồn hoặc những đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng. Thông qua bài viết trên đây, các thông;;;;;Đái rỉ là tình trạng bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, đôi khi được coi là tình trạng sinh lý bình thường và ít được mọi người quan tâm. Tuy nhiên, khi trẻ đã ở độ tuổi nhận thức được mà vẫn để xảy ra hiện tượng đái rỉ thì điều này thực sự trở thành mối lo ngại cho bố mẹ của trẻ cũng như những người trong gia đình. Đái rỉ là căn bệnh có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng của trẻ khiến trẻ bị nhiễm khuẩn tiết niệu liên tục, suy thận, hoặc các bệnh liên quan đến thận. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đái rỉ thường gặp trên lâm sàng là đái dầm, niệu quản lạc chỗ và hội chứng bàng quang thần kinh. 1. Đái dầm Đái dầm là tình trạng đi tiểu không có ý thức vào buổi đêm, thường xảy ra ở những trẻ từ 4-5 tuổi, là lứa tuổi phát triển bình thường và có thể kiểm soát và tự chủ được việc đi tiểu của mình. Đái dầm có thể xảy ra trên 4 đêm trong một tuần, kèm theo bệnh là một số triệu chứng bệnh lý như kích thích ở vùng tầng sinh môn, rối loạn về hành vi,...Nguyên nhân chính của bệnh đái dầm đến nay vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng. Tuy nhiên, để giải thích hiện tượng này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số yếu tố liên quan đến bệnh này như: yếu tố di truyền, tâm lý, giấc ngủ, điều hoà nội tiết tố... Phần lớn bệnh đái dầm sẽ tự hết dần khi trẻ lớn lên, và bé gái sẽ hoàn chỉnh được sự kiểm soát về tiểu tiện trước bé trai.Đái dầm có thể xuất hiện từ nhỏ và kéo dài gọi là đái dầm tiên phát. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đái dầm xuất hiện sau thời gian trẻ nhận thức được và tự điều khiển được hành vi gọi là đái dầm thứ phát. Đái dầm ở trẻ nhỏ Điều trị bệnh đái dầm có thể có nhiều cách:Điều trị bằng phương pháp tâm lý: Phương pháp này thường được chỉ định cho những trẻ có chấn thương về tâm lý hoặc thần kinh.Điều trị bằng phương pháp luyện tập: Tập phản xạ có điều kiện với việc đi tiểu của trẻ. Với thời gian luyện tập kéo dài, dần dần sẽ làm tăng dung tích cơ năng của bàng quang cùng với thói quen đi tiểu trước khi ngủ sẽ giúp cho trẻ chủ động đi tiểu trong đêm. Điều trị bằng thuốc: Sử dụng thuốc đôi khi hiệu quả không cao mà còn mang lại tác dụng phụ và dễ bị tái phát khi ngưng thuốc. Các loại thuốc thường được sử dụng: thuốc kháng cholin (tác dụng làm tăng dung tích cơ năng của bàng quang), thuốc chống trầm cảm, nội tiết tố chống bài niệu... 2. Niệu quản lạc chỗ Niệu quản dẫn nước tiểu được lọc từ hai thận xuống rồi đổ vào lòng của bàng quang, ở đây nước tiểu được tích chứa và tống ra ngoài do co thắt ngoài của niệu đạo và co thắt trong của cổ bàng quang. Tuy nhiên, khi niệu quản gắn lạc vào vị trí bất thường, sẽ gây ra hiện tượng rò rỉ nước tiểu.Ở những bé gái có dò nước tiểu liên tục thường liên quan đến bệnh lý niệu quản lạc chỗ, và xác định nước tiểu bằng thăm khám tầng sinh môn và cơ quan sinh dục ngoài. Còn ở bé trai ít gặp bệnh lý hơn. Nhưng, với bé trai bị niệu quản lạc chỗ thường sẽ dẫn tới hậu quả viêm tinh hoàn - viêm mào tinh hoàn, viêm nhiễm, chảy mủ ở miệng niệu đạo. Chẩn đoán niệu quản lạc chỗ thường sử dụng các xét nghiệm như:Chụp bàng quang ngược dòng: Đánh giá tình trạng bàng quang, phát hiện trào ngược niệu quản.Siêu âm: Phát hiện bệnh lý thận-niệu quản đôi ở bé gái, thận teo nhỏ ở bé trai.Soi bàng quang. Thận đồ: Xác định chức năng thận.Điều trị niệu quản lạc chỗ chủ yếu là phẫu thuật. Tuy nhiên, với từng trường hợp có thể là phẫu thuật cắt bỏ hay phẫu thuật bảo tồn thận. Một số dạng niệu quản lạc chỗ 3. Hội chứng bàng quang thần kinh Bàng quang sẽ hoàn thành tốt chức năng chứa đựng và đào thải nước tiểu dưới sự điều khiển phối hợp của thần kinh bao gồm hệ giao cảm, hệ đối giao cảm và hệ thần kinh độc lập. Khi thần kinh bị thương tổn nó sẽ ảnh hưởng đến sự chi phối của thần kinh đến bàng quang và cả chức năng của bàng quang gọi là hội chứng bàng quang thần kinh. Hội chứng này nếu không được điều trị sẽ dẫn đến biến chứng ứ đọng bàng quang và nhiễm trùng đường tiểu tái diễn sẽ gây ra suy giảm chức năng thận, có thể dẫn đến nguy cơ tử vong sớm. Nguyên nhân mắc hội chứng bàng quang thần kinh có thể do bẩm sinh hoặc do mắc phải. Bẩm sinh là các nguyên nhân thường gạo là bất sản xương cùng, thoát vị màng tuỷ hoặc hở đường tiếp giáp ống thần kinh. Còn với trường hợp mắc phải nguyên nhân thường gặp là chấn thương tủy sống, viêm nhiễm hoặc do khối u chèn ép như u xơ thần kinh hoặc u vùng cùng cụt. Phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời Điều trị hội chứng bàng quang thần kinh chủ yếu là điều trị triệu chứng bao gồm:Điều trị bằng thuốc: Chủ yếu sử dụng thuốc kháng cholin để làm tăng dung tích bàng quang đồng thời gia tăng sức cản của cổ bàng quang và niệu đạo.Thông tiêu sạch theo giờ: Phương pháp này chủ yếu để tránh được ứ đọng và nhiễm trùng.Phẫu thuật treo cổ bàng quang lên xương mu.Tạo hình tăng dung tích bàng quang. Đái rỉ là căn bệnh khá nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhỏ có thể gây mất chức năng thận và các biến chứng nguy hiểm. Do đó, nếu có xuất hiện đái rỉ ở trẻ nhỏ cần được thăm khám lâm sàng cẩn thận cũng như các xét nghiệm để có thể chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đái dầm ở trẻ em cũng là bệnh phải điều trị sớm
question_474
Điều trị viêm gan ở đâu tốt?
doc_474
hiệu quả ở Bệnh Viện Viêm gan nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ tiến triển rất nhanh và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Điều trị viêm gan ở đâu tốt luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người bệnh viêm gan… 1. Nguyên nhân viêm gan và các bệnh viêm gan thường gặp Ngoài chức năng chuyển hóa các thức ăn thành chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, gan còn làm chức năng thanh lọc, giải độc cho cơ thể và nhiều chức năng khác. Do phải làm việc nhiều nên gan rất dễ bị suy giảm chức năng gan. Thói quen ăn uống, nghỉ ngơi thiếu khoa học cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của lá gan. Viêm gan nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ tiến triển rất nhanh và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Các bệnh viêm gan thường gặp là: Viêm gan (A, B, C,…) Khi gan bị tổn thương cần được can thiệp điều trị càng sớm càng tốt bởi gan suy giảm hoặc mất đi chức năng sẽ kéo theo nhiều bộ phận khác của cơ thể bị ảnh hưởng.
doc_49501;;;;;doc_32162;;;;;doc_33567;;;;;doc_37431;;;;;doc_53366
1. Điều trị viêm gan B ở đâu tốt nhất Hiện tại tình trạng quá tải tại các bệnh viện là một tình trạng chung khiến cho quá trình khám chữa bệnh của các bệnh nhân bị ảnh hưởng rất nhiều. Bệnh viêm gan B ở giai đoạn mạn tính, để có thể điều trị tốt các bệnh nhân cần được bác sĩ theo dõi sát sao về tình trạng hoạt động của virus trong cơ thể và vạch ra một phác đồ điều trị. Nhưng chính vì tình trạng quá tải như vừa kể trên mà các bác sĩ không thẻ sát sao với tất cả bệnh nhân, điều này khiến cho quá trình điều trị bệnh kéo dài... để góp phần giảm đi tình trạng quá tải ở các bệnh viện nói chung. Đặc biệt, qua 23 năm hoạt động bệnh viện còn được sướng tên trả lời cho câu hỏi “ điều trị viêm gan B ở đâu tốt nhất”.;;;;;Bệnh viêm gan B tuy nguy hiểm nhưng có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu phát hiện ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên bệnh nhân thường chủ quan cho tới khi bệnh nặng mới tới bệnh viện. Việc lựa chọn điều trị viêm gan B ở bệnh viện nào tốt là nỗi trăn trở của không ít người. 1. Lời khuyên khi lựa chọn điều trị viêm gan B ở bệnh viện nào tốt – Viêm gan B là bệnh cần điều trị lâu dài, không phải trong ngày một ngày hai. Việc chuẩn bị về tài chính, chế độ bảo hiểm y tế cũng rất quan trọng. Hiện nay việc điều trị viêm gan B đã được BHYT nhà nước chi trả. Người bệnh nên điều trị ở các bệnh viện lớn để được hưởng bảo hiểm. – Nên lựa chọn nơi điều trị có máy móc xét nghiệm Viêm gan B hiện đại, đa dạng. Đảm bảo cung cấp đầy đủ các dịch vụ và xét nghiệm cần thiết. – Dù bệnh viện tốt đến đâu thì người bệnh cần kiên trì theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý thay đổi phác đồ điều trị và các loại thuốc được kê. Lựa chọn bệnh viện uy tín sẽ giúp người bệnh sớm phục hồi 2. 4 địa chỉ khám và điều trị viêm gan B uy tín ở Hà Nội Mặc dù viêm gan B là bệnh nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu điều trị tốt. Dưới đây là danh sách 4 bệnh viện được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. 2.1 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là nơi chuyên điều trị bệnh truyền nhiễm. Bệnh viện có chuyên khoa Viêm gan riêng giúp quá trình điều trị được thuận lợi, hiệu quả. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW sở hữu các máy xét nghiệm hiện đại Test viêm gan B bằng Elisa Định lượng virus lấy kết quả ngay Dùng PCR, RT-PCR xét nghiệm căn nguyên virus, vi khuẩn. Máy định danh tự động VITEC 2 Compact…xác định vi khuẩn và kháng sinh đồ Đội ngũ bác sĩ đều là những bác sĩ giỏi, có nhiều kinh nghiệm. Bệnh viện cũng là nơi được các mẹ bầu lựa chọn để điều trị viêm gan B và theo dõi thai kỳ. Số 286 Thụy Khuê – Quận Tây Hồ – Hà Nội Số 216 Trần Duy Hưng – Quận Cầu Giấy – Hà Nội 32 Đại Từ, Hoàng Mai, Hà Nội Làm việc tất cả các ngày trong tuần. Bệnh viện sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao trong điều trị viêm gan B. Đứng đầu trong điều trị viêm gan B tại viện là PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Thành. Bác sĩ có 40 năm kinh nghiệm giảng dạy và điều trị các bệnh lý gan mật, đặc biệt là viêm gan. Trước đây bác từng công tác tại các bệnh viện Quân đội lớn như: Viện 103, 108. – Hệ thống máy siêu âm màu 4D – Máy xét nghiệm chỉ số sinh hóa máu,…. 2.3 Trung tâm Bệnh Nhiệt đới – Bệnh viện Bạch Mai Tòa nhà 3 tầng, TT Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai – Số 78 Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội Khám cả ngày từ Thứ 2 – Thứ 7 trừ chủ nhật Rất nhiều bệnh nhân tới đây điều trị và đã khỏi bệnh hoàn toàn. Bệnh viện TW Quân đội 108 là Bệnh viện Quân đội hiện đại bậc nhất cả nước. Nơi đây được đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại, tân tiến phục vụ chẩn đoán, khám chữa viêm gan B. Người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi đi khám tại viện 108. Thêm một địa chỉ uy tín về khám chữa bệnh cho mọi người. Số 1 Trần Hưng Đạo – Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Khám từ thứ 2 đến thứ 7 (Riêng thứ 7 chỉ khám theo yêu cầu) Các kỹ thuật được áp dụng trong việc chẩn đoán và điều trị viêm gan B: -Kỹ thuật vi sinh vật -Kỹ thuật miễn dịch -Kỹ thuật sinh học phân tử -Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm doppler màu, điện tim, Fibro Scan,… Hiện nay khoa bệnh lây qua đường máu đã và đang nghiên cứu về bệnh viêm gan, xơ gan. – Phương pháp điều trị viêm gan virus B bằng vacccin trị liệu. – Điều trị xơ gan bằng tế bào gốc – Điều trị viêm gan virus bằng Peg-Lamda kết hợp Ribavirin, siêu lọc gan… Bệnh viện 108 là nơi điều trị viêm gan B uy tín;;;;;Viêm gan là tình trạng gan bị tổn thương dẫn đến suy giảm chức năng gan. Viêm gan nếu không được điều trị có thể chuyển thành viêm gan mạn, suy gan, xơ gan, ung thư gan. Ở Hà Nội nên chữa bệnh viêm gan ở đâu là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Việc có trong tay một địa chỉ khám gan uy tín là mong muốn cả rất nhiều người. Viêm gan là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng gan bị viêm, tổn thương do sự tấn công của virus dẫn đến việc suy giảm chức năng gan. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà người ta chia viêm gan ra thành các thể lần lượt là viêm gan A, B, C, D và E. Ở Hà Nội nên chữa bệnh viêm gan ở đâu luôn là quan tâm hàng đầu của nhiều người bệnh. Nguyên nhân gây viêm gan Nguyên nhân viêm gan phổ biến nhất là do nhiễm virus. Có 5 loại viêm gan trong đó thường gặp nhất là viêm gan A, B và C. Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân ít gặp hơn là vius viêm gan delta, virus Epstein-Barr, rubella, sốt vàng da, nhiễm khuẩn hoặc viêm gan do chất độc hoặc thuốc. Bệnh viêm gan cũng có thể do tự miễn hoặc các bệnh về chuyển hóa. Các bệnh về gan nếu không được chữa trị có thể dẫn đến những biến chứng xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe và đe dọa tính mạng của người bệnh. Chẩn đoán viêm gan Việc chẩn đoán việc viêm gan được thực hiện bằng các xét nghiệm sinh hóa chức năng gan, bao gồm nồng độ bilirubin huyết thanh và nước tiểu, protein toàn phần, albumin huyết thanh, cùng với hoạt tính của alanin aminotransfera (ALT), aspartat aminotransfera (AST) và các enzyme phosphatase kiềm. Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng, người bệnh không phải chen lấn hay mệt mỏi chờ đợi. Không gian bệnh viện thoáng đãng, tiện nghi tạo cảm giác thoải mái nhất cho mọi bệnh nhân trong quá trình thăm khám và điều trị bệnh.;;;;;Thấy mệt mỏi, khó chịu, bệnh nhân N.H.T. Bệnh nhân được chuyển tiếp lên tuyến trên để theo dõi và điều trị. PGS. Vì vậy, việc tiên lượng và phát hiện sớm ung thư gan giúp giảm chi phí điều trị, tăng cơ hội sống sót cho bệnh nhân”. PGS. TS Trịnh Thị Ngọc khám, tư vấn khách hàng các bệnh lý gan mật. Với đề án này, khách hàng được hỗ trợ các xét nghiệm chẩn đoán, theo dõi bệnh viêm gan. PGS. TS Trịnh Thị Ngọc dẫn ra trường hợp bệnh nhân N. H. T. H. T. Bác sĩ khám, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, bụng mềm và gan lách không to. Tuy nhiên, để chẩn đoán xác định, bệnh nhân được chỉ định chuyên sâu gồm xét nghiệm các chỉ số: AFP, chức năng gan; Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng: siêu âm gan, đo Fibroscan. Kết quả cận lâm sàng: Siêu âm tổng quát có hình ảnh theo dõi u gan; Fibroscan: độ xơ hóa gan F4; kết quả xét nghiệm AST: 114, 70; ALT: 180.20, AFP: 31.69, HCV Ab: dương tính. Vì vậy, bệnh nhân được chẩn đoán theo dõi u gan/xơ gan/ viêm gan C và được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai điều trị tiếp”. Bởi Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng dịch tễ có tỷ lệ viêm gan cao nên có tỷ lệ ung thư gan cao. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, có khoảng 20 triệu người nhiễm virus viêm gan. Trong đó, 8 triệu người bị xơ gan và ung thư gan; 22.000 người tử vong do xơ gan và ung thư gan mỗi năm. Tuy nhiên, có đến hơn 70% người bệnh ung thư đi khám thì bệnh đã sang qua giai đoạn 3, khả năng điều trị khỏi rất hiếm, thường chỉ kéo dài sự sống. Trong khi đó, phát hiện sớm giai đoạn 1, 2 người bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi, kéo dài thời gian sống từ 5 - 10 năm. Việc theo dõi điều trị bệnh mạn tính viêm gan B, C giúp cho khách hàng dùng thuốc điều trị tại nhà, hạn chế hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng gây ra. Khách hàng được nằm viện và điều trị kịp thời khi cần thiết, rút ngắn thời gian cũng như giảm chi phí nằm viện. Đề án này sẽ tạo cơ hội cho mọi người dân tiếp cận các danh mục dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm được bảo hiểm chi trả để nâng cao hiệu quả tầm soát bệnh. “Gan là cơ quan nội tạng đơn lớn nhất trong cơ thể, thực hiện hơn 500 vai trò khác nhau. Gan được ví như nhà máy lọc máu đầu tiên tiếp nhận chất dinh dưỡng cũng như các độc tố từ hệ thống tiêu hóa, trước khi chuyển hóa thành dinh dưỡng và năng lượng đi nuôi cơ thể. Tuy nhiên, gan cũng là cơ quan rất dễ bị tổn thương trước các yếu tố độc hại, như việc dung nạp hàng ngày vào cơ thể những thực phẩm “bẩn” qua ăn uống, sử dụng bia rượu, thuốc lá, thuốc chữa bệnh, virus viêm gan,… là những nguyên nhân khiến tế bào gan bị hủy hoại hàng ngày. Vì vậy, người dân ngày cần thiết nâng cao tinh thần phòng bệnh qua tiêm chủng, cũng như tầm soát và kiểm tra để được phát hiện sớm bệnh gan”, PGS Ngọc cho biết thêm. - Thủ tục nhanh gọn, tiện lợi thông qua ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại; Được nhắc nhớ lịch khám - kiểm tra tình trạng bệnh; - Được khám, chữa bệnh BHYT tất cả các ngày trong tuần, cả ngày nghỉ và lễ tết. Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ: - Địa chỉ: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội;;;;;1. Nên điều trị viêm gan B ở đâu Viêm gan B là bệnh lý nguy hiểm gây nên bởi virus HBV, nó lây truyền qua ba đường, đó là: từ mẹ sang con, quan hệ tình dục, đường truyền máu. Chắc hẳn chúng ta đã biết, gan là cơ quan chiếm trọng lượng lớn nhất trong cơ thể, thực hiện hơn 500 chức năng khác nhau, nếu lá gan không khỏe mạnh sẽ dẫn tới sức khỏe của bạn đi xuống. Chính bởi tầm quan trọng của lá gan nên bạn cần tìm kiếm được địa chỉ điều trị viêm gan B ở đâu tốt, điều trị Viêm gan B cấp tính, điều trị viêm gan b khi mang thai, điều trị viêm gan b mạn, điều trị viêm gan b trẻ em,... hay bất kỳ các vấn đề liên quan tới gan mật cũng đặc biệt quan trọng. Thông qua thăm khám, tư vấn và dựa vào kết quả xét nghiệm, siêu âm bác sĩ sẽ có kết luận chính xác nhất về tình trạng bệnh của bạn và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời cùng với tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý, thực hiện tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn. Đặc biệt, viêm gan B ở giai đoạn mạn tính có thể điều trị tốt, người bệnh cần được bác sĩ theo dõi sát sao về tình trạng hoạt động của virus trong cơ thể, do đó việc tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ là việc làm cần thiết.
question_475
Thực phẩm cần tránh đối với người ung thư vú
doc_475
Đối với người mắc bệnh ung thư vú, chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu ăn uống không đúng cách có thể khiến bệnh trầm trọng hơn. Dưới đây là những thực phẩm cần tránh khi bị ung thư vú mà người bệnh và người nhà cần hết sức lưu ý. 1. Đồ uống có cồn Các loại đồ uống có cồn như rượu, bia hoàn toàn không tốt cho sức khỏe người bệnh ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng bởi nó là một trong yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. 2. Thực phẩm chế biến sẵn Những thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, mỳ tôm, đồ hộp… chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia, phẩm màu, nhiều muối mặn. Chính vì thế nó có khả năng khiến bệnh tiến triển trầm trọng hơn nên người bệnh cần tuyệt đối tránh. 3. Thực phẩm giàu đường Thực phẩm nhiều đường như bánh ngọt, kẹo không có lợi cho sức khỏe người bệnh ung thư vú. Đường có khả năng kích thích sự phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể. Vì thế người bệnh cần hạn chế đường. 4. Thực phẩm giàu chất béo Chất béo bão hòa có nhiều trong các thực phẩm như thịt mỡ, đồ đóng hộp, pizza, khoai tây chiên… Loại chất béo này không những làm tăng khả năng mắc các bệnh tim mạch, huyết áp. Chúng còn khiến bệnh ung thư vú tiến triển nặng hơn. Ngoài việc tránh những thực phẩm không tốt cho tình trạng bệnh thì gia đình cần bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe người bệnh ung thư vú như: 5. Rau xanh đậm Bông cải xanh, cải xoăn, rau diếp… giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất rất có lợi cho sức khỏe người bệnh ung thư vú. Chúng còn cung cấp canxi, folate, sắt giúp tăng cường sản xuất tế bào máu, hồi phục sớm tình trạng bệnh. 6. Các loại hạt Trong các loại như hạt lanh, hạt bí, hạt hướng dương chứa lignans giúp cản trở sản xuất estrogen nên có khả năng ngừa sự hình thành và lây lan của bệnh ung thư vú. 7. Quả lựu Lựu chứa các chất chống oxy hóa, acid ellagic giúp ngăn chặn tế bào ung thư vú phát triển. Vì thế mà người bệnh ung thư vú nên thường xuyên ăn lựu. 8. Uống trà xanh Trà xanh giàu chất chống oxy hóa, rất có lợi cho sức khỏe người bệnh ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng. Nếu có chế độ ăn uống đúng cách sẽ góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe và đẩy lùi mầm bệnh ung thư trong cơ thể.
doc_55057;;;;;doc_37756;;;;;doc_33810;;;;;doc_22197;;;;;doc_12853
Trong quá trình điều trị ung thư vú, người bệnh nên tìm hiểu rõ để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp nhất. Nhờ đó, sức khỏe vừa được đảm bảo lại vừa bổ trợ cho việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một vài gợi ý về chế độ ăn cho người điều trị ung thư vú, hãy cùng theo dõi nhé! 1. Thực phẩm nên có trong chế độ ăn cho người điều trị ung thư 1.1. Rau củ và trái cây Bệnh nhân khi điều trị ung thư vú cần bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và chống estrogen. Điển hình là các loại rau họ cải như súp lơ xanh, cải xoăn, bắp cải, các loại rau có màu xanh đậm,… Người bệnh cũng nên ăn nhiều các loại củ quả có vỏ dày như dừa, bưởi, su hào, khoai sọ, khoai lang, củ đậu,… 1.2. Ngũ cốc nguyên hạt Ngũ cốc nguyên hạt là loại thực phẩm chưa qua chế biến có hàm lượng rất dồi dào carbohydrate, chất xơ, phytochemical cũng như vitamin và khoáng chất. Chất xơ được chứng minh là có khả năng hỗ trợ cơ thể chống lại ung thư bởi hàm lượng chất xơ càng cao thì có thể tác động tích cực để thay đổi các hoạt động nội tiết tố gây nên ung thư vú. Ngũ cốc nguyên hạt – Thực phẩm vàng cho người bệnh ung thư vú và cho tất cả mọi người 1.3. Protein và đậu nành Người bệnh ung thư vú cũng cần bổ sung đủ đạm (protein tốt) cho cơ thể bằng cách ăn cá và các loại đậu. Trong đó, đậu nành là một nguồn thực phẩm lành mạnh rất tốt cho người bị ung thư vú và góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Thành phần của đậu nành rất giàu protein, chất béo lành mạnh, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. 2. Thực phẩm người điều trị ung thư vú nên kiêng Người bệnh ung thư vú nên chú ý hạn chế hoặc kiêng hoàn toàn các loại thực phẩm sau: 2.1. Thịt đỏ Kết quả từ một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong thành phần các loại thịt đỏ như thịt bò, lợn, trâu, ngựa, cừu,… có thể ẩn chứa nguy cơ làm ung thư vú phát triển. Đặc biệt, khi chúng ta nấu thịt đỏ ở nhiệt độ cao thì chúng có thể giải phóng ra các loại độc tố khiến bệnh ung thư vú ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, nếu người bệnh ăn các loại thịt được chế biến sẵn chứa hàm lượng cao các chất béo, chất bảo quản, muối,… cũng sẽ ảnh hưởng xấu tới kết quả điều trị. 2.2. Thực phẩm chứa nhiều chất béo Chất béo bão hòa có thể làm thúc đẩy sự tăng trưởng và di căn của tế bào ung thư vú. Chính vì vậy, người bệnh nên kiêng các loại thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều chất béo bão hòa như khoai tây chiên, bánh quy, bánh rán, bánh ngọt,… đã đóng gói. Bên cạnh đó, sữa nguyên chất và các chế phẩm từ sữa như bơ và kem cũng chứa nhiều chất béo không lành mạnh nên người bị ung thư vú cũng cần tránh xa. Đồ ăn nhanh vô cùng bắt mắt nhưng không có lợi cho người đang điều trị ung thư vú 2.3. Thực phẩm chứa nhiều đường Bánh kẹo, nước ngọt có gas hoặc các món ăn chứa nhiều đường tinh chế khi được người bệnh hấp thụ sẽ làm tăng hàm lượng glucose trong máu lên cao. Lúc này cơ thể sẽ giải phóng ra nhiều insulin, đồng thời làm tăng sản sinh estrogen và gây ra nguy cơ ung thư vú trong tương lai. Để tránh được điều này, người bị ung thư vú nên hạn chế đường trong thực đơn hàng ngày. Lượng đường hợp lý nên hấp thụ mỗi ngày ở nam là khoảng 37,5 gam và ở nữ là 25 gam. Một số loại thực phẩm và món ăn chứa nhiều đường mà người bệnh cần hạn chế sử dụng có thể kể đến như: dưa hấu, sữa và các chế phẩm từ sữa, sô cô la, bánh kẹo, nho khô,… 2.4. Đồ uống có chứa cồn, chất kích thích Với người bị ung thư vú, việc sử dụng đồ uống có cồn và các chất kích thích sẽ gây nguy hại cho sức khỏe, thậm chí có thể tăng nguy cơ dẫn đến tử vong. Đặc biệt, đồ uống có cồn có thể làm tăng hàm lượng estrogen trong cơ thể, gây tổn hại các tế bào bình thường và khiến tình trạng ung thư vú thêm trầm trọng. Rượu bia cũng có thể thúc đẩy quá trình thoái hóa tiểu cầu não, phá hủy các noron thần kinh, làm xuất hiện nhiều triệu chứng nguy hiểm như run tay chân, rung giật nhãn cầu,… Không chỉ vậy, các chất kích thích còn khiến cho tinh thần người bệnh trở nên sa sút, mất tỉnh táo, dẫn tới nhiều hậu quả khôn lường khác. Bia, rượu là những cái tên người bệnh ung thư vú cần tuyệt đối tránh xa 2.5. Thực phẩm chưa nấu chín Một số phương pháp điều trị ung thư vú có thể làm giảm số lượng bạch cầu trong cơ thể người bệnh. Lúc này, cơ thể sẽ không có đủ bạch cầu để có thể chống lại các loại vi khuẩn đang tấn công hệ miễn dịch nên cũng dễ bị nhiễm trùng hơn. Vì vậy, trong quá trình điều trị người bệnh nên tránh các loại thực phẩm tươi sống như sushi và hàu. Các loại thịt, cá cũng cần phải được nấu chín trước khi ăn.;;;;;Chế độ ăn góp phần tích cực trong điều trị ung thư. Việc lựa chọn thực phẩm cho người bệnh ung thư khá phức tạp và cần phải chú ý kỹ. Một số loại thực phẩm sau rất có ích trong việc ngăn ngừa sự bùng phát của ung thư. Chất chống oxy hóa. Thông thường, các tế bào bị hư tổn thường phát triển ngoài tầm kiểm soát nên rất dễ dẫn đến ung thư. Vì vậy, tiêu thụ chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa được ung thư. Nguồn cung cấp dồi dào chất chống oxy hóa bao gồm: quả (việt quất), trái cây (táo), rau quả (bina), đậu, quả hạch và các loại thảo mộc. Đậu nành. Các nghiên cứu gần đây cho biết estrogen thực vật (phytoestrogen) trong đậu nành có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng chống ung thư vú, đặc biệt ở phụ nữ có nồng độ estrogen tự nhiên cao. Đậu phụ, đậu nành, sữa đậu nành được khuyến cáo nên sử dụng thường xuyên cho những người bị ung thư. Phytochemical. Là hóa chất tự nhiên tìm thấy trong rau và được cho là giữ vai trò tích cực trong việc phòng chống ung thư vú. Phytochemical ngăn chặn sự hình thành của chất gây ung thư; giữ chất gây ung thư không tấn công các tế bào khác cũng như giúp các tế bào tránh khỏi những biển đổi. Thực phẩm chứa nhiều phytochemical gồm: bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn. Chất béo lành mạnh. Theo , cơ thể con người cần một số chất béo trong chế độ ăn uống để duy trì sự khỏe khoắn. Và những chất béo được xem là tốt cho cơ thể là bơ thực vật, dầu ô liu. Cắt giảm mỡ “xấu”. Mỡ “xấu” gồm chất béo bão hòa và trans. Tránh các loại chất chất bèo này càng xa càng tốt nếu không muốn sức khỏe gặp nguy hiểm. Một cuộc khảo sát được thực hiện trong 7 năm liên quan đến 2.500 người sống sót bởi căn bệnh ung thư vú cho thấy, phụ nữ ăn chế độ ít chất béo (33 g chất béo mỗi ngày) có khả năng giảm nguy cơ tái phát ung thư đến 24%. Rượu. Tránh xa rượu bia, hoặc tiêu thụ trong giới hạn cho phép cũng là cách hạn chế ung thư vú. Nhiều bằng chứng cho thấy tiêu thụ nhiều bia rượu làm tăng nguy cơ ung thư vú. Cụ thể, một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ tiêu thụ 2-5 ly rượu mỗi ngày có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn 41% so với những phụ nữ không uống. Nấm. Một nghiên cứu được công bố gần đây đã chỉ ra rằng các axit linoleic có trong nấm có thể ức chế aromatase, một loại enzyme giúp cơ thể tạo ra estrogen, dẫn đến tăng nguy cơ ung thư vú. Chất xơ. Chất xơ có tác dụng ngăn chặn các tế bào khối u và phát huy vai trò tích cực trong việc ngăn ngừa ung thư. Nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ dồi dào là: lúa mì, bột yến mạch, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc sợi. Không ăn quá nhiều. Lượng calo đến từ việc ăn uống và lượng calo hao hụt ra ngoài thông qua các hoạt động thể chất phải luôn được cân bằng. Chất béo giúp sản xuất estrogen và ung thư vú có liên quan đến nồng độ estrogen cao trong cơ thể. Nếu bạn dung nạp quá nhiều calo và chất béo có cơ hội tích tụ sẽ dẫn đến nguy cơ ung thư vú. Luôn giữ trọng lượng ổn định và áp dụng chế độ ăn uống cân bằng kèm theo việc tích cực vận động góp phần giúp cơ thể chống chọi lại căn bệnh đáng sợ này.;;;;;Có nhiều loại thực phẩm kích thích sự tăng trưởng của khối u, chúng ta nên tránh. Ngược lại, có những loại thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư vú, chị em nên bổ sung hàng ngày. Cà chua và các loại rau quả có màu cam, đỏ có tác dụng phòng ngừa ung thư vú rất tốt. Chế độ ăn uống của bạn có thể làm giảm hoặc tăng nguy cơ mắc ung thư nói chung, ung thư vú nói riêng. Chẳng hạn như, một số dưỡng chật trong thực vật và động vật có thể giúp cân bằng kích thích tố, kiểm soát tình trạng viêm, thúc đẩy tín hiệu của tế bào – những yếu tố hạn chế tăng trưởng của tế bào ung thư. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, một số thực phẩm còn giúp ngăn tạp mạch, trong khi đó khối u phát triển bằng cách tạo các mạch máu mới để hút nhiều dinh dưỡng hơn. William Li, MD tư vấn chế độ ăn uống để phòng ngừa ung thư vú: Thực phẩm nên ăn: Những loại quả có màu cam, đỏ: bao gồm cà rốt, dưa hấu đỏ, cà chua. Lý do là bởi vì, những thực phẩm này giàu carotenoids, chất chống oxy hóa giúp cắt đứt sự hình thành mạch máu. Trong một nghiên cứu, những phụ nữ ăn nhiều carotenoids ít có nguy cơ bị ung thư vú hơn 20% so với những phụ nữ khác. Bông cải xanh, cải bruxen và súp lơ: Các loại rau họ cải có chứa các hợp chất làm giảm viêm, ngăn chặn và làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư, ngoài ra có thể giúp cân bằng estrogen một cách thuận lợi (quá nhiều estrogen được chứng minh là làm tăng nguy cơ ung thư vú). Các loại đậu và đậu lăng: Thực phẩm giàu chất xơ giúp loại bỏ lượng estrogen dư thừa ra khỏi cơ thể trong quá trình tiêu hóa. Hãy bổ sung cá trong chế độ ăn uống mỗi ngày nếu bạn muốn ngừa ung thư vú. Các loại cá, bao gồm cá thu, cá ngừ, cá hồi và cá trích: Nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ tiêu thụ nhiều axit béo omega-3 từ cá giúp chống viêm nhiễm và giảm nguy cơ ung thư vú thấp hơn 14% so với những người ăn ít. Đậu phụ và sữa đậu nành: Những thực phẩm từ đậu nành đều an toàn, giúp hạn chế sự hình thành mạch và giúp cân bằng estrogen trong cơ thể của bạn. Những thực phẩm cần tránh hoặc hạn chế Sữa giàu chất béo: Không nên sử dụng quá 1 lần/ ngày. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Viện Ung thư Quốc gia cho thấy những phụ nữ thường xuyên ăn các sản phẩm sữa có hàm lượng chất béo cao, bao gồm kem, bơ, sữa chua và pho mát, tăng nguy cơ tử vong do bệnh 20%. Lý do được đưa ra là mức estrogen rất cao trong các sản phẩm sữa béo này. Đường: Nên hạn chế đường trong chế độ ăn mỗi ngày bởi nó có thể làm nồng độ insulin tăng vọt, hơn nữa các nghiên cứu gần đây cho thấy có thể khuyến khích tăng trưởng khối u. Tham khảo thêm: tầm soát ung thư vú Hạn chế đường và thực phẩm ngọt, bởi chúng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Rượu: Nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng việc uống rượu làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Uống càng nhiều, rủi ro mắc bệnh càng cao. Thịt đỏ: Một nghiên cứu từ Viện Ung thư New Jersey phát hiện ra rằng những phụ nữ ăn nhiều thịt đỏ tăng nguy cơ phát triển ung thư vú. Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, chị em cần đặc biệt chú ý tới việc sàng lọc ung thư vú định kỳ để phát hiện sớm ung thư vú, từ đó có thể chữa khỏi bệnh.;;;;;Ung thư vú là bệnh lý ung thư thường gặp đối với nữ giới lẫn nam giới. Ngoài những phương pháp chính chữa trị bệnh thì chế độ ăn kiêng khi bị ung thư vú cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị. Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến cân nặng của người bệnh, nếu không hợp lý có thể gây nên béo phì, từ đó làm tăng khả năng ung thư vú. Đối với những bệnh nhân đã mắc bệnh thì chế độ ăn trong ung thư vú lại cực kỳ cần thiết hơn vì góp phần vào việc hạn chế khả năng ung thư vú tái phát. Một chế độ ăn uống phù hợp nhất đối với người bị ung thư vú đó là ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe, tập trung ăn nhiều rau, ngũ cốc nguyên hạt, những loại đạm đến từ thịt gà, cá... Với chế độ dinh dưỡng khoa học, thời gian sống của bệnh nhân sau khi phát hiện ung thư vú cũng có thể kéo dài hơn. 2. Chế độ ăn ung thư vú Đậu nành và thực phẩm từ đậu nành: Một số thực phẩm làm từ đậu nành như đậu hũ, sữa đậu nành, đậu nành Nhật Edamame chứa những chất hóa học được gọi là phytoestrogens tương tự như hormone estrogen trong cơ thể người. Điều này đã dấy lên những lo ngại rằng các chất hóa học này sẽ gây ra những vấn đề cho phụ nữ bị ung thư vú. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây nhất đã cho thấy đậu nành không gây ra nguy cơ ung thư, thậm chí còn làm giảm khả năng tái phát căn bệnh này.Ăn ít đường: Quan niệm đường sẽ nuôi dưỡng tế bào ung thư đã tồn tại trong một thời gian dài. Vấn đề này trên thực tế phức tạp hơn. Một thìa đường thêm vào tách cà phê để giảm mức độ đắng sẽ không trực tiếp khiến tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên theo dõi lượng đường được thêm vào trong khẩu phần ăn của mình hàng ngày. Ăn quá nhiều đường thường xuyên có thể dẫn đến béo phì và một số vấn đề sức khỏe khác, điều này sẽ tăng nguy cơ tái phát ung thư.Sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật: Nếu ăn nhiều những thực phẩm có nguồn gốc thực vật thì người bệnh có thể làm giảm nguy cơ mắc phải ung thư vú. Các nhà nghiên cứu cho biết chiến lược dinh dưỡng này sẽ đặc biệt có lợi, giúp chống lại những loại khối u phức tạp nhất. Trái cây, rau xanh cũng là một phần rất quan trọng của chế độ dinh dưỡng để kiểm soát cân nặng - chìa khóa ngăn chặn ung thư vú quay trở lại.Ngũ cốc: Khi thêm lúa mì, lúa mạch đen, yến mạch, ngô, lúa mì bulgur, gạo, lúa mạch vào chế độ dinh dưỡng thì người bệnh có thể ít mắc phải ung thư vú hơn. Những loại thực phẩm này chứa các chất dinh dưỡng Phytochemicals có thể giảm nguy cơ tái phát bệnh. Ngoài ra, ngũ cốc còn giúp ngăn ngừa bệnh lý liên quan đến tim mạch. Nên bổ sung ngũ cốc vào chế độ ăn của người bệnh ung thư vú Rượu: Bia, rượu làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể, vì vậy lạm dụng rượu bia có thể tăng độ nhạy cảm các khối u với loại hormone này . Có những nghiên cứu đã chỉ ra những bệnh nhân bị ung thư vú đã điều trị nếu uống rượu nhiều hơn 2 ly/tuần thì có nhiều khả năng bị ung thư trở lại.Thực phẩm hữu cơ: Những loại thực phẩm hữu cơ thực sự được trồng trong môi trường không có thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Một nghiên cứu ở Pháp công bố rộng rãi nói rằng có mối liên hệ giữa những thực phẩm hữu cơ và bệnh ung thư, trong đó nổi bật là tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư. Lời khuyên của các nhà khoa học người bệnh ung thư vú nên ăn phong phú các loại hoa quả và rau xanh, chú ý rửa cẩn thận để loại bỏ những chất hóa học tồn dư.Chất béo: Một vài nghiên cứu đã cho thấy chất béo đóng một vai trò trong việc tăng trưởng của khối u vú, tuy nhiên điều này vẫn chưa rõ ràng. Cách tốt nhất đó là hạn chế sử dụng những chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có trong những loại thực phẩm như thịt bò, bơ, phô – mai, kem, đồ chiên. Đối với chất đạm thì nên lựa chọn những loại có nhiều nạc như thịt gà và cá.Chất xơ: Người bệnh sẽ được cung cấp chất xơ một cách tự nhiên nhất khi ăn những loại thực phẩm như ngũ cốc, trái cây, rau xanh và các loại đậu. Những thực phẩm này tốt cho sức khỏe, nhất là đối với hàm lượng đường trong máu, tim và hệ tiêu hóa. Phương pháp ăn tập trung vào chất xơ này sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú và chống lại một số loại khối u phức tạp khác.Vitamin D: Những nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa việc thiếu vitamin D và nguy cơ cao mắc ung thư vú. Điều này cũng liên quan đến việc tăng trưởng của khối u trong cơ thể. Vì vậy, nên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày những loại thực phẩm chứa vitamin D như cá hồi, hàu, cá trích, cá thu, cá mòi, sữa, sữa chua, nước cam...Flavonoid: Những chất hóa học này có thể được tìm thấy trong thực vật, có liên quan đến việc làm giảm nguy cơ tái phát ung thư vú. Flavonols có trong hành tây, bông cải xanh, trà... còn Flavones có trong cần tây, mùi tây, những đồ uống từ hoa cúc.Carotenoid: Đây là một loại phytochemical khác trong thực phẩm từ thực vật, có liên quan đến giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Chất này tìm thấy trong rau và trái cây có màu cam, vàng và xanh đậm như cà rốt, bí ngô, rau bina, cải xoăn kale, khoai lang, các loại dưa đỏ... Tất cả những carotenoid được đưa vào cơ thể nên ở dưới dạng là thức ăn vì Carotenoids dạng tổng hợp bổ sung có thể không có lợi cho sức khỏe.Hợp chất Phenolic: Chất này có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú và chậm lại sự phát triển của các khối u. Nên bổ sung những chất này từ các thực phẩm như tỏi, trà xanh, đậu nành, hạt lanh, bông cải xanh, cà chua, cà tím...Một số chất bổ sung cần tránh: Cần tránh một số chất như cỏ ba lá đỏ, thảo mộc Cohosh đen, trinh nữ châu âu Chasteberry, đương quy, hoa anh thảo và cam thảo... khi đang mắc phải ung thư vú. Chế độ ăn ung thư vú cần tránh sử dụng thảo mộc Cohosh đen Những loại thực phẩm nên ăn, không nên ăn cũng như những lưu ý về vấn đề ăn kiêng đối với bệnh nhân ung thư vú cần được chính bệnh nhân và gia đình tìm hiểu thật kỹ. Từ đó, thực đơn mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như tái phát bệnh ung thư sau này.;;;;;Những vấn đề cần lưu ý để phòng ngừa ung thư U nang vú là một dạng u lành tính (rất hiếm liên quan đến ung thư). Chính vì vậy, việc hiểu về dạng u này kết hợp chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa được các nguy cơ liên quan. 1. Tổng quan về u nang vú U nang vú là tình trạng trong vú có sự xuất hiện một hoặc nhiều túi dạng nang, bên trong có chứa dịch. Đây là bệnh lý khá lành tính và không có nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. U nang vú được chia thành một số loại như:Nang đơn độc (1 nang)Chùm nang Nang mỡ Nang không điển hình Nang chứa mô sợi xơ. 2. Những triệu chứng điển hình Đa số các trường hợp u nang vú đơn giản đều không nguy hiểm đối với người bệnh và hiếm khi phát triển thành ung thư vú. U nang tuyến vú không làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Nhưng nếu nữ giới bị u nang vú trong giai đoạn đang cho con bú, u nang có kích thước lớn thì tuyến sữa có thể bị ảnh hưởng, gây nên tình trạng thiếu sữa, tắc tia sữa,... Bên cạnh việc theo dõi điều trị theo khuyến cáo của bác sĩ, người bệnh cần xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh để cải thiện tình trạng và giúp phục hồi sức khỏe. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bệnh nhân u nang vú cần tránh để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của u nang tuyến vú theo chiều hướng xấu hơn:5.1. Các loại đồ ăn nhanh được ướp mặn Một số đồ ăn nhanh, nhiều muối như sandwich, pizza hay hamburger đều có có chứa lượng nitrat và nitrit khá lớn. Khi các chất này đi vào bên trong cơ thể, chúng sẽ nhanh chóng chuyển hóa sang thành dạng nitrosamin. Đây là một hoạt chất có khả năng gây bệnh ung thư. Chính vì vậy, khi bị u nang tuyến vú, bạn nên hạn chế nhóm thực phẩm này để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị. 5.2. Đồ xông khói, đồ nướngĐây là những món ăn rất dễ hình thành nên các phân tử hydrocarbure thơm đa vòng. Khi hoạt chất này đi vào trong cơ thể, chúng sẽ chuyển thành các chất độc ở trong gan và càng làm tăng nguy cơ phát triển thành ung thư. Bên cạnh đó, các loại thịt xông khói còn có chứa rất nhiều chất bảo quản có hại đối với sức khỏe, làm tình hình bệnh xấu đi. Chính vì vậy, bệnh nhân u nang vú cũng cần hạn chế nhóm thực phẩm này. 5.3. Thực phẩm nhiều đường Khi cơ thể nạp quá nhiều đường sẽ tạo điều kiện để carbohydrate giải phóng các insulin, làm cho việc điều trị các u nang vú thêm phần khó khăn hơn. Vậy nên, bệnh nhân u bị u nang ở vú nên hạn chế nạp đường từ các loại thực phẩm hàng ngày. 5.4. Các loại đồ uống có gas hoặc cồnĐể phòng ngừa ung thư vú và bảo vệ sức khỏe của mình, bạn nên cân nhắc hạn chế các loại đồ uống có gas và đồ uống chứa cồn. 5.5. Một số loại thực phẩm khác và những lưu ý trong sinh hoạt Ngoài những loại thực phẩm trên, người bệnh cần lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:Không ăn nhiều nội tạng động vật hoặc những loại thực phẩm có hàm lượng protein lớn. Tránh dùng những thực phẩm biến đổi gen vì đây là những loại có nhiều hormone tăng trưởng, có thể kích thích u nang phát triển. Không sử dụng nhiều các loại thực phẩm giàu caffeine như chocolate, cà phê,... Nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế thức khuya, căng thẳng. Xây dựng thời gian tập luyện thể dục mỗi ngày.
question_476
Thói quen không ngờ dễ gây bệnh tim
doc_476
Vệ sinh răng miệng không tốt, hay nổi nóng, thường xuyên tiếp xúc với không khí ô nhiễm, thiếu ngủ... đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim của bạn. Trái tim là một trong những bộ phận cơ thể phải làm việc vất vả nhất. Nó bơm máu chứa oxy cho tất cả các cơ quan của cơ thể của chúng ta. Sức khỏe tim mạch rất quan trọng để duy trì sức khỏe tổng thể. Có rất nhiều thói quen gây ra bệnh tim, trong đó bao gồm hút thuốc, uống rượu, lười vận động, ăn thực phẩm chứa cholesterol xấu, không ăn rau xanh giàu chất xơ hoặc trái cây, thường xuyên ăn thực phẩm chế biến sẵn... Ngoài những điều này, một số thói quen bạn không ngờ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch của mình. Mời bạn tham khảo những yếu tố này và cách để giữ cho trái tim khỏe mạnh tự nhiên: Không chăm sóc sức khỏe răng miệng Điều này có thể làm bạn ngạc nhiên nhưng sức khỏe tim mạch có liên quan đến sức khỏe răng miệng của bạn. Răng của bạn đóng một vai trò quan trọng với sức khỏe tổng thể hơn là bạn nghĩ. Việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên giúp làm sạch khoang miệng và răng của bạn. Chăm sóc răng miệng bảo vệ bạn khỏi vi khuẩn gây nhiễm trùng trong miệng có thể xâm nhập vào trái tim. Vì vậy, hãy duy trì vệ sinh răng miệng thích hợp cho một trái tim khỏe mạnh. Thiếu ngủ Thiếu ngủ là một trong những thói quen gây ra bệnh tim. Ngủ quá nhiều hay quá ít có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngủ không đủ hoặc ngủ quá nhiều có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hoóc môn trong cơ thể bạn. Sự mất cân bằng hoóc môn trong cơ thể có thể trở thành một mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn, chẳng hạn như bệnh tim, béo phì và đột quỵ. Bạn cần ngủ 8 tiếng mỗi đêm. Ngại đi khám bác sĩ Đây là một trong những thói quen nguy hiểm nhất gây ra bệnh tim. Một số người thường không bao giờ đến gặp bác sĩ khi họ gặp một số triệu chứng khó chịu. Họ tìm kiếm những lời khuyên từ bạn bè hoặc gia đình khi gặp các vấn đề sức khỏe. Họ tự đi mua thuốc về uống. Đây không phải là một thói quen tốt cho sức khỏe của bạn. Nhiều bệnh tim có những triệu chứng rất nhẹ và có thể không được chú ý. Vì vậy, hãy quan tâm đến những gì cơ thể bạn đang nói và đến gặp bác sĩ để được kiểm tra kỹ lưỡng. Hay nổi nóng Căng thẳng và giận dữ cũng gây hại cho trái tim bạn. Một nghiên cứu cho thấy những người hay nổi nóng và giận dữ dễ mắc bệnh tim. Hãy thử thư giãn và làm dịu cảm xúc của bạn thường xuyên để bảo vệ trái tim. Nổi nóng và giận dữ là một trong những nguyên nhân gây ra cơn đau tim và đột quỵ. Ô nhiễm không khí hằng ngày Đôi khi bạn không ngờ những hóa chất và các loại khí độc hại, đặc biệt là ở các thành phố đông đúc có thể gây hại cho tim. Ô nhiễm từ ôtô, khu công nghiệp và đun củi trong nhà có thể là mối nguy hại cho tim bạn. Những bệnh viêm nhiễm gây ra do hít phải các chất này có thể gây nên các vấn đề về tim mạch nghiêm trọng. Ô nhiễm là một trong những điều cần tránh cho trái tim khỏe mạnh. Bi quan Bi quan là một trong những yếu tố có thể gây ra bệnh tim. Sức mạnh của những suy nghĩ tích cực có nhiều lợi ích với cơ thể bạn. Các nghiên cứu gần đây đã khẳng định mối liên hệ giữa lối suy nghĩ tích cực với một trái tim khỏe mạnh và việc giảm nguy cơ mắc bệnh. Cố gắng giữ thái độ lạc quan, nhất là về sức khỏe. Điều này sẽ khiến bạn có cuộc sống hạnh phúc và khỏe mạnh hơn. Lạm dụng steroid Lạm dụng steroid gây nhiều tác dụng phụ. Steroid có hại cho tim, xương, thận và cho bệnh nhân tiểu đường. Bạn cần phải ngừng ngay việc lạm dụng steroid. Chúng làm thay đổi nội tiết tố và các quá trình tự nhiên của cơ thể bạn. Steroid có thể làm tăng sức mạnh cơ bắp nhưng đồng thời chúng cũng làm suy yếu trái tim của bạn. Ngửi khói thuốc lá Ngửi khói thuốc lá có thể gây ra nhiều mối nguy cho sức khỏe hơn là hút thuốc chủ động. Bạn nên tránh xa những người đang hút thuốc. Trong khói thuốc lá, có hơn 7000 hóa chất, hàng trăm trong số đó có tính chất độc hại có thể gây tổn thất cho sức khỏe của bạn. Biến chứng khi mang thai Bản thân việc mang thai đã có thể gây căng thẳng và nguy hiểm cho nhiều phụ nữ. Một số chị em từng bị hôn mê hoặc co giật trong thời gian mang thai còn có nguy cơ mắc một số bệnh tim cao gấp đôi. Hãy chú ý đến những vấn đề bạn gặp trong quá trình mang thai và đến gặp bác sĩ để được chăm sóc phù hợp cho dù bạn có nguy cơ gặp các vấn đề về tim trong tương lai hay không. Một số bệnh miễn dịch tự miễn Bệnh tự miễn nghĩa là khi hệ thống miễn dịch bắt đầu tấn công lại chính cơ thể bạn. Bình thường, hệ thống miễn dịch làm việc chống lại các vật lạ xâm nhập vào cơ thể. Nó sẽ chống lại những vật lạ này và bảo vệ sức khỏe của bạn. Có một số bệnh tự miễn có khả năng góp phần gây bệnh tim, mặc dù bản thân chúng có thể không liên quan đến tim. Mối liên quan giữa các vấn đề về tự miễn và sức khỏe tim hiện chưa được các nghiên cứu y khoa xác định rõ ràng nhưng các chuyên gia cho rằng nó có thể cách đáp lại với phản ứng viêm của cơ thể.
doc_24913;;;;;doc_36225;;;;;doc_8399;;;;;doc_40392;;;;;doc_1345
Có những thói quen tưởng chừng rất bình thường nhưng lại có thể gây ảnh hưởng không tốt cho hệ tim mạch. Cùng xem các thói quen gây hại cho tim mạch là gì qua bài biết sau đây. 1. Xem tivi nhiều – Thói quen gây hại cho tim ít ai để ý Việc ngồi quá lâu trước màn hình tivi hay internet là “thủ phạm” làm gia tăng các bệnh lý tim mạch như đau tim, đột quỵ. Các nghiên cứu cho thấy những người xem tivi hơn 4 giờ mỗi ngày sẽ tăng 50% nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong sớm so với những người xem ít. Xem ti vi nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 2. Ngồi nhiều, ít vận động Theo các chuyên gia ở Đại học New York, ngồi nhiều làm tăng các loại mỡ máu và đường huyết, những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh tim mạch. Ngồi một chỗ trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên 14%, tăng nguy cơ tử vong sớm lên 40%. Để hạn chế căn bệnh này, bạn nên thường xuyên đứng dậy đi lại, vận động thường xuyên thay vì ngồi nhiều, nằm nhiều, kể cả xem tivi, phim ảnh hay vào mạng internet. Nên tập thể dục mức độ từ vừa các bộ môn như đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội… ít nhất 5 ngày một tuần, mỗi ngày ít nhất 30 phút. Với những người đặc thù công việc phải ngồi nhiều, nên đứng dậy vận động nhẹ nhàng sau mỗi 1-2 giờ. 3. Vệ sinh răng miệng kém Các loại bệnh răng miệng có liên quan mật thiết đến bệnh tim mạch. Thực tế thăm khám cho thấy những người bị bệnh nướu răng có nguy cơ cao bị đau tim, đột quỵ và các bệnh lý tim mạch khác. Việc vệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và ngấm vào máu, làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh tim mà ít ai để ý tới. Những người có bệnh xơ cứng động mạch nếu không quan tâm chăm sóc răng miệng thì rất dễ bị đau tim. Ví lý do này, mọi người nên đánh răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa sau khi ăn và đến gặp nha sĩ ngay khi thấy có các vấn đề về răng miệng. 4. Ngủ ngáy Nhiều người cho rằng ngủ ngáy là tình trạng bình thường và không nguy hại cho sức khỏe. Thế nhưng, các nhà nghiên cứu cho biết, chứng ngáy khi ngủ có thể là dấu hiệu của tình trạng dày lên hoặc bất thường ở các động mạch cảnh, có nguy cơ gây hại cho tim. Bên cạnh đó, hiện tượng này còn có thể liên quan đến các vấn đề hô hấp, nhiều người có thể xuất hiện cả tình trạng ngưng thở. Hơi thở bị gián đoạn và là thủ phạm làm cho huyết áp tăng cao, bệnh tim mạch gia tăng. Nếu thường xuyên bị ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ, kèm theo tăng huyết áp hoặc các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim mạch thì bạn nên đi khám sớm. Nếu thường xuyên ngủ ngáy, bạn nên cảnh giác với các vấn đề về hô hấp, tim mạch. 5. Chủ quan trước bệnh trầm cảm Nếu biết bản thân đang bị trầm cảm hoặc thường xuyên cảm thấy căng thẳng, stress nhưng không đi gặp bác sĩ tâm lý thì bạn đang gián tiếp làm tổn thương trái tim của mình. Các chuyên gia cho biết những người bị trầm cảm hoặc xuất hiện các triệu chứng trầm cảm có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Trầm cảm được điều trị đúng cách sẽ giúp giảm nguy cơ liên quan đến tim mạch xuống một nửa. 6. Hoạt động nhiều vào cuối tuần Một số người bận rộn làm việc cả tuần đến cuối tuần mới có thời gian tập luyện hay chơi thể thao với cường độ mạnh. Điều này khiến cơ thể không kịp thích ứng và dẫn đến những tổn thương, trong đó có tổn thương tim mạch. Hiện tượng này được gọi là hội chứng chiến binh cuối tuần (Weekend Warrior Syndrome-WWS). Các chuyên gia khuyên bạn nên luyện tập đều đặn, tăng dần tần suất, duy trì trong cả tuần để giảm căng thẳng đột ngột cho hệ tim mạch. 7. Ăn quá nhiều, đặc biệt là thịt đỏ Ăn nhiều có thể khiến bạn dễ tăng cân, béo phì, ảnh hưởng xấu đến tim mạch. Đặc biệt, các loại thịt đỏ giàu mỡ bão hòa là “thủ phạm” làm gia tăng bệnh tim và ung thư ruột kết. Ngoài ra đồ uống có gas, nhiều đường, nhiều phụ gia, thức ăn giàu calo, nhiều tinh bột có thể gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tim mạch. Để bảo vệ sức khỏe tim mạch, cần tránh các loại thực phẩm này. Ngoài ra, ăn quá no cũng gây áp lực cho hệ tiêu hóa, tim mạch, khiến tim đập nhanh hơn và trở nên suy yếu. 8. Ngại ăn rau xanh, trái cây Rau xanh, trái cây là những thực phẩm tốt cho tim. Theo nghiên cứu thì những người ăn 5 suất trái cây, rau xanh/ngày sẽ giảm được 20% rủi ro mắc bệnh tim mạch và đột quỵ so với nhóm người ăn 2 suất/ngày. 1 suất tương ứng với 75g. Tuy nhiên nhiều người không thích hoặc ngại ăn rau xanh, trái cây. Đây là thói quen gây hại cho tim và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Vì vậy, bạn nên dùng thực phẩm giàu dưỡng chất tốt như rau xanh, trái cây, hạt ngũ cốc, đậu, hải sản, trứng, thịt nạc và sữa ít béo,… để đảm bảo sức khỏe tim mạch. 9. Không chịu thăm khám khi có triệu chứng bất thường Nhiều người, đặc biệt là những người trẻ thường hay chủ quan cho rằng bản thân khỏe mạnh, vì vậy không chú ý phòng tránh, khám và điều trị bệnh. Trong khi đó các bệnh lý tim mạch thường ít biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu, nếu không chủ động thăm khám sẽ rất khó phát hiện. Có tới 90% số ca mắc bệnh cao huyết áp không hề có dấu hiệu nhận biết bên ngoài. Nếu phát hiện quá muộn, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, người bệnh nên đi khám định kỳ, làm các xét nghiệm để có giải pháp can thiệp hữu hiệu nhất. Không phát hiện kịp thời và thăm khám thường xuyên có thể khiến các bệnh lý tim mạch trở nên nghiêm trọng. 10. Sống thu mình Nhiều người muốn sống âm thầm, xa lánh cộng đồng, ngại giao tiếp. Đây không chỉ là tật xấu gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. 11. Coi việc sống chung thuốc lá là điều bình thường Thành phần khói thuốc lá có hàng trăm hóa chất độc hại khác nhau. Nó làm cho máu đậm đặc, khó lưu thông, tăng hình thành cục máu đông, tăng các mảng bám trong trong thành động mạch, là nguyên nhân của rất nhiều bệnh lý tim mạch. Không chỉ những người hút thuốc lá mà cả những người ở trong cùng không gian, thường hít phải khói thuốc đều có nguy cơ cao mắc các vấn đề tim mạch. Đây là một thói quen xấu gây hại cho hệ tim mạch cần được loại bỏ. Trên đây là những thói quen gây hại cho tim mạch mà bạn nên tránh. Bạn nên thực hiện lối sống lành mạnh mỗi ngày để được có một trái tim khỏe mạnh và phòng tránh các bệnh tật. Đừng quên luôn duy trì việc thăm khám định kỳ để phát hiện sớm và kiểm soát các vấn đề tim mạch.;;;;;Có những thói quen đơn giản hàng ngày tưởng chừng như vô hại nhưng ảnh hưởng xấu tới trái tim mà chúng ta không hề hay biết. Một trái tim khỏe mạnh sẽ góp phần mang tới một cuộc sống hạnh phúc, để bảo vệ sức khỏe bản thân, cần tránh xa những thói quen xấu sau đây. 1. Ngồi một chỗ quá lâu Những người ngồi một chỗ quá lâu, ít vận động có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn gấp 2 lần so với người hay vận động, theo một số nghiên cứu. Những người ngồi một chỗ quá lâu, ít vận động có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn gấp 2 lần so với người hay vận động, theo một số nghiên cứu. Cụ thể khi ngồi lâu, các cơ ít đốt cháy mỡ và tốc độ lưu thông máu chậm hơn khiến các axit béo dễ làm tắc nghẽn tim. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới cao huyết áp, tăng nồng độ cholesterol trong máu, làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh về tim. 2. Luôn cho rằng mình còn trẻ và chưa cần phải quan tâm nhiều tới sức khỏe Không cần phải chờ tới khi có tuổi mới bắt đầu chăm lo cho sức khỏe trái tim. Nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và biết rõ chỉ số huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu của bản thân. Thời gian lý tưởng để bắt đầu chăm sóc và bảo vệ trái tim là ngay bây giờ. 3. Uống nhiều rượu, bia Uống quá nhiều rượu bia sẽ làm tăng huyết áp và nồng độ cholesterol trong máu. Đối với hầu hết mọi người, uống rượu, bia ở mức vừa phải (không quá 1 ly/ngày với phụ nữ và 2 ly/ngày với nam giới) là bình thường. Thậm chí một số loại đồ uống có cồn như rượu vang đỏ còn có lợi cho tim. Tuy nhiên không vì thế mà lạm dụng, uống quá nhiều rượu bia sẽ làm tăng huyết áp và nồng độ cholesterol trong máu. Điều này đặc biệt đúng với những người uống quá nhiều trong cùng một thời điểm. 4. Không hề biết các chỉ số sức khỏe cá nhân Không biết về chỉ số huyết áp, nồng độ cholesterol trong máu là điều rất nguy hiểm. Những chỉ số này có thể ở mức rất cao mà chúng ta không hề hay biết. Cho tới khi bệnh bắt đầu tiến triển nặng, các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện, lúc này việc điều trị sẽ găp nhiều khó khăn. Vì vậy để bảo vệ mình, nên bắt đầu kiểm tra nồng độ cholesterol và đo huyết áp từ 4 – 6 năm/lần từ năm 20 tuổi. 5. Không quan tâm tới tình trạng mỡ bụng Mỡ bụng đặc biệt nguy hiểm cho sức khỏe trái tim. Mỡ bụng đặc biệt nguy hiểm cho sức khỏe trái tim. Vì vậy nên thường xuyên đo kiểm tra kích thước vòng eo. Nếu kích thước vòng eo vượt quá 89 cm đối với nữ và 102 cm đối với nam, cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngay. Chỉ cần giảm một ít cân nặng cũng đã mang lại hiệu quả tốt cho tim mạch. 6. Bỏ qua sự chán nản, trầm cảm Tình trạng căng thẳng, chán nản ảnh hưởng tới sức khỏe trái tim tương tự như các thói quen xấu khác. Vì thế khi cảm thấy đang mắc kẹt trong áp lực, chán nản, nên tìm kiếm sự trợ giúp từ bạn bè, người thân, chuyên gia tâm lý. Nói chuyện, tập thể dục và thuốc men sẽ giúp cải thiện tâm trạng, giúp người bệnh có nhiều năng lượng để chăm sóc bản thân tốt hơn. 7. Sống trong môi trường khói thuốc lá Khói thuốc lá trong môi trường sống có thể ảnh hưởng tới tim và mạch máu. Khói thuốc lá trong môi trường sống có thể ảnh hưởng tới tim và mạch máu. Vì thế tốt nhất nên hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá. Nếu trong gia đình có người hút thuốc, nên cố gắng động viên từ bỏ vì sức khỏe của chính họ và những người thân yêu.;;;;;Trái tim là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Để có một trái tim khỏe mạnh bạn cần xây dựng một lối sống lành mạnh vì thế nếu bạn duy trì những thói quen không tốt dưới đây sẽ làm ảnh hưởng xấu đến cơ quan quan trọng này đấy: 1. Ngồi hàng giờ trước tivi Ngay cả khi bạn tập thể dục đều đặn, nhưng nếu ngồi hàng giờ trước màn hình tivi vẫn có thể dẫn đến nguy cơ bị đau tim và đột quỵ. Nguyên nhân là do sự thiếu vận động trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ mỡ và đường trong máu. Vì vậy hãy đứng dậy và di chuyển ít nhất 15 phút một lần. 2. Ngủ ngáy Thói quen ngủ đêm gây phiền nhiễu này có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ, có liên quan đến huyết áp cao, loạn nhịp tim, đột quỵ hay suy tim. Khi thường xuyên gặp trường hợp này bạn nên đi khám tại chuyên khoa tai mũi họng hoặc tim mạch để hỏi ý kiến bác sĩ và kiểm tra chứng ngưng thở khi ngủ để có biện pháp xử trí giúp bạn nghỉ ngơi tốt hơn. 3. Không dùng chỉ nha khoa Khoa học đã chỉ ra rằng bệnh nướu răng và bệnh tim có liên quan chặt chẽ với nhau, đặc biệt các trường hợp bệnh nướu răng gây mất răng. Nguyên nhân là do vi khuẩn gây nướu răng có thể xâm nhập vào máu, gây cục máu đông ở động mạch chủ dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim ở những người mắc bệnh nướu gây mất răng cao hơn so với những người không mắc bệnh răng. Bạn nên vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng chỉ nha khoa và kiểm tra với nha sĩ định kỳ. 4. Không ăn trái cây và rau Trái cây và rau là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ăn hơn 5 bữa trái cây và rau mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ thấp hơn khoảng 20% so với những người ăn chúng ít hơn 3 bữa mỗi ngày. Vì vậy hãy thêm rau và trái cây vào tất cả các bữa ăn chính và ăn vặt của bạn. Ngoài ra, cách chế biến thành các món salad yêu thích cũng giúp bạn ăn được nhiều rau hơn. 5. Uống nhiều rượu Bạn đã từng nghe uống rượu vừa phải có thể tốt cho sức khỏe tim mạch tuy nhiên khi uống quá nhiều có thể dẫn đến nguy cơ cao huyết áp, mỡ máu cao và suy tim. Phụ nữ không uống nhiều hơn một ly mỗi ngày, và nam giới không quá hai ly một ngày. Cụ thể, đối với bia, một cốc tương đương 355 ml, một ly rượu thường là 148 ml, rượu mạnh là 45 ml.;;;;;Không ai muốn làm tổn thương trái tim, tuy nhiên qua thời gian một số thói quen xấu trong đời sống hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh về tim mạch. Sau đây là những “kẻ thù”của trái tim mà chúng ta cần nhận biết để có các biện pháp phòng tránh và kiểm soát. 1. Thiếu vận động Những người thiếu vận động có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp đôi so với những người tích cực tham gia các hoạt động thể chất hàng ngày. Theo một số nghiên cứu, những người thiếu vận động có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp đôi so với những người tích cực tham gia các hoạt động thể chất hàng ngày. Thiếu vận động có thể gây hại cho trái tim theo nhiều cách. Chẳng hạn, nó có thể dẫn tới tình trạng tăng huyết áp và nồng độ cholesterol trong máu. Vì thế để tốt cho sức khỏe trái tim, hãy thường xuyên vận động cơ thể. Trong quá trình làm việc, không nên ngồi lâu một chỗ, dành thời gian nghỉ ngơi và đứng dậy khỏi ghế, vươn vai hoặc đi lại xung quanh phòng làm việc. Cố gắng dành ít nhất 30 phút/ngày để tập thể dục với cường độ vừa phải trong hầu hết các ngày của tuần. 2. Bỏ qua các dấu hiệu bất thường của trái tim Đừng cố gắng tự huyễn hoặc bản thân rằng sự khó chịu ở ngực chỉ là biểu hiện của chứng ợ nóng do ăn quá no. Bởi vì khó chịu ở ngực cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo có vấn đề ở tim mạch hoặc một cơn nhồi máu cơ tim sắp xảy ra. Nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy nhanh chóng gọi cấp cứu: 3. Không kiểm tra tim mạch định kỳ Ngay cả khi cảm thấy hoàn toàn bình thường, việc kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ vẫn rất cần thiết. Ngay cả khi cảm thấy hoàn toàn bình thường, việc kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ vẫn rất cần thiết. Bởi vì chúng ta không thể biết trái tim có khỏe mạnh hay không qua khả năng cảm nhận của bản thân mà đòi hỏi phải có những xét nghiệm chuyên biệt. Nếu e ngại phải chờ đợi, có thể đặt lịch hẹn khám tim mạch. Hiện nay nhiều bệnh viện tại Việt Nam có áp dụng dịch vụ này. Bác sĩ có thể yêu cầu đo huyết áp, đánh giá nồng độ cholesterol và đường trong máu. 4. Béo phì, thừa cân Những người bị béo phì, thừa cân có nguy cơ cao phát triển các bệnh tim mạch. Hãy bảo vệ trái tim ngay từ bây giờ bằng cách giảm cân, duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý. Có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng một chế độ ăn uống tốt cho trái tim. Ngay cả một sự thay đổi nhỏ về cân nặng cũng có thể gây ra những thay đổi lớn. Cụ thể việc giảm 5 – 10% cân nặng có thể hạn chế rủi ro mắc bệnh tim mạch. 5. Hút thuốc lá Người thường xuyên hút thuốc lá có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao gấp đôi so với người chưa bao giờ hút thuốc Người thường xuyên hút thuốc lá có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao gấp đôi so với người chưa bao giờ hút thuốc. Bởi vì những hóa chất độc hại trong khói thuốc lá có thể thâm nhập vào máu và gây hại cho niêm mạc bên trong của động mạch. Do đó nên cố gắng bỏ hút thuốc lá. Không quan trọng là hút trong bao lâu, bỏ hút thuốc lá sẽ có thể giúp trái tim và mạch máu hồi phục đồng thời làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và các cơn nhồi máu cơ tim.;;;;;Thay đổi thói quen sống hàng ngày của bạn kết hợp với ăn uống, vận động lành mạnh để bảo vệ trái tim của bạn khỏe hơn, tránh gây hại cho tim. Tim đập nhanh, thở khò khè, đau ngực... hoàn toàn có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang không ổn, mạch máu cung cấp máu trong cơ thể đang gặp vấn đề. Trong khi tất cả chúng ta đều biết những ảnh hưởng của việc hút thuốc, ăn thịt đỏ, uống rượu quá mức... có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch thì rất ít người biết rằng một số thói quen trong cuộc sống cũng có ảnh hưởng không tốt đến tim. Theo Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh của Mỹ thì mặc dù hầu hết người Mỹ có kiến ​​thức chung về các yếu tố nguy cơ bệnh tim, trong 80 triệu dân số Mỹ, cứ 3 người lớn thì có một người gặp nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Để nỗ lực giảm tỷ lệ mắc bệnh tim lên 20% vào năm 2020, Hội Tim Mạch Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến cáo loại bỏ 5 thói quen sau để tránh, làm suy nhược, gây hại cho tim của bạn. 1. Cáu giận Cáu giận từ một tranh luận có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, đặc biệt là sức khỏe của tim. Những cơn giận dữ mãn tính hay giận dữ mãnh liệt thực sự có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, ảnh hưởng đến huyết áp của bạn và thậm chí làm ảnh hưởng đến các xung điện của tim. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Circulation vào năm 2000 tìm thấy trong số 13.000 người trung niên tham gia có huyết áp bình thường, những người thường hay cáu giận có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành gấp 2 lần và nguy cơ đau tim gấp 3 lần so với những người ít nhất tức giận. Các nhà nghiên cứu ghi nhận sự tức giận, cùng với sự lo lắng, và cảm xúc tiêu cực khác có thể gây tổn hại cho sức khỏe tim mạch do nó làm tăng huyết áp và can thiệp vào các xung điện của tim, có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, chất béo tích tụ trong động mạch. 2. Ít ăn trái cây, rau quả Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ năm 2004 đã phát hiện ra rằng những người tiêu thụ nhiều các loại trái cây và rau quả hàng ngày sẽ có nguy cơ phát triển bệnh tim mạch thấp hơn so với những người ít ăn rau quả, trái cây tới 30%. Các loại rau lá như rau diếp, rau bina, củ cải Thụy Sĩ, và mù tạc; loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ, cải bắp, cải bruxen, cải xoăn; và các loại trái cây họ cam quýt như cam, chanh, và bưởi (và nước ép của họ)... có tác dụng hiệu quả nhất trong việc hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim. 3. Không dùng chỉ nha khoa Không dùng chỉ nha khoa dẫn đến sự tích tụ của vi khuẩn trong nướu răng và sự tích tụ này có thể gây ra bệnh nướu răng và viêm trong suốt toàn bộ cơ thể của bạn, bao gồm cả tim. Matthew Nejad và Kyle Stanley, nha sĩ tại Beverly Hills, California, đã nói: "Bạn sẽ đặt mình vào nguy cơ cao của bệnh nha chu nếu không dùng chỉ nha khoa bởi vì bạn vi khuẩn sẽ bám lại giữa hai hàm răng của bạn và bạn không thể loại bỏ chúng bằng cách đánh răng... Cuối cùng, các vi khuẩn trên có thể dẫn đến các biến chứng như hẹp động mạch, góp phần cho cơn đau tim". Bệnh nhân có tiền sử tim đập không đều, âm thổi ở tim nên tham khảo ý kiến bác sĩ tim mạch trước khi tiến hành các thủ thuật nha khoa thậm chí cả những thủ thuật đơn giản như làm sạch răng. 4. Ngáy khi ngủ Ngáy vào ban đêm không chỉ là một ít phiền toái mà còn là một dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như ngưng thở khi ngủ, có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim. Ngáy ngủ thường xuyên sẽ làm so lần ngưng thở tăng lên, nó có thể dẫn đến các vấn đề tim mạch. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, khi một người bị tạm ngưng thở từ 5-30 lần mỗi giờ, hoặc nhiều hơn trong khi ngủ, tim sẽ đập thất thường, không cho không khí vào đều trong cơ thể và có thể dẫn đến cao huyết áp, loạn nhịp tim, và suy tim. Những người dễ bị thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ cao hơn cho ngưng thở khi ngủ. 5. Xem tivi Những người có thói quen xem tivi trong nhiều giờ có thể sẽ rơi vào tình trạng ngồi lâu một chỗ. Ngồi một chỗ trong một thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ, thậm chí nếu bạn tập thể dục thường xuyên do thiếu vận động ảnh hưởng đến nồng độ trong máu của chất béo và đường. Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí lâm sàng bệnh tiểu đường 2011 tìm thấy rằng ngồi một vài giờ xem truyền hình xem hàng ngày có thể tăng nguy cơ gây bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và tử vong. Cứ ngồi 2 giờ trước tivi mỗi ngày, làm tăng 20% nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2, 15% bệnh tim mạch, và 13% nguy cơ tử vong.
question_477
Dấu hiệu nhận biết u xơ tử cung sớm cho chị em phụ nữ
doc_477
1. Tổng quan về bệnh u xơ tử cung 1.1. u xơ tử cung - căn bệnh thường gặp ở nữ giới U xơ tử cung là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản hoặc trong giai đoạn mãn kinh. Tuy nhiên có nhiều bệnh nhân mắc bệnh khi tuổi đời con trẻ và chưa trải qua sinh nở. Theo số liệu thống kê cho thấy, nữ giới trên 30 tuổi có tỷ lệ mắc u xơ tử cung là 50% và phụ nữ từ 50 tuổi trở lên có tỷ lệ mắc bệnh là 70%. Như vậy, đây là căn bệnh có mối liên hệ mật thiết đối với tuổi tác ở nữ. Đặc trưng của bệnh này là các u thịt lành tính bắt nguồn từ các cơ của tử cung. Các khối u thịt lành tính này có thể xuất hiện ở nhiều nơi trên tử cung. Đây là căn bệnh lành tính, ở một giới hạn nhất định thì chúng không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh. Thế nhưng khi khối u phát triển vượt tầm kiểm soát và không được chữa trị kịp thời có thể đem lại nhiều hậu quả khó lường. Biến chứng điển hình của căn bệnh này là ảnh hưởng chức năng sinh sản và phát sinh ung thư xuất phát từ khối u xơ tuy nhiên đây là trường hợp rất hiếm. 1.2. Các vị trí phát triển của khối u xơ tại tử cung U xơ nằm dưới niêm mạc tử cung: dạng này thường gây rong kinh cho phụ nữ. U xơ tử cung kẽ: cục u xơ diễn tiến ngay tại lớp cơ của thành tử cung, đè ép những vùng tiểu khung gây ra cảm giác đau đớn cho bệnh nhân. U xơ bên trong lòng tử cung: khối u xơ xuất hiện trong lòng tử cung và phát triển dần về phía âm đạo. U xơ tại vị trí liên kết giữa tử cung và cổ tử cung: khối u xơ tiến triển tại đây gây chèn ép tiểu khung và làm đau. Dạng này cực kỳ nguy hiểm nếu xuất hiện ở phụ nữ có thai bởi chúng có thể làm gián đoạn quá trình sinh nở của thai phụ. U xơ nằm dưới thanh mạc: dạng u này thường có cuống và hay nhầm với u buồng trứng. 2. Dấu hiệu của u xơ tử cung 2.1. Ra máu âm đạo Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh u xơ ngoài ra còn có đa kinh, rong kinh và rong huyết. Do khối u nằm gần với niêm mạc tử cung nên có xu hướng làm dày lớp nội mạc. Hậu quả lớp nội mạc càng dày thì khi bắt đầu chu kỳ chúng sẽ bong tróc ra và tạo nên lượng máu kinh nguyệt rất lớn. Thậm chí, có một số bệnh nhân còn rơi vào tình trạng ra máu âm đạo kéo dài xuất hiện sau chu kỳ kinh hoặc ngoài chu kỳ. Việc mất máu nhiều khiến người bệnh thiếu máu, xanh xao, giảm thể lực,… 2.2. Thống kinh dữ dội Khác với xuất huyết tử cung, nếu như khối u xơ lớn xuất hiện sâu bên trong thành cơ tử cung sẽ khiến bệnh nhân đau đớn dữ dội khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân là do tử cung phải co bóp để đẩy máu kinh ra ngoài, các mạch máu đến với khối u co thắt làm dẫn đến tình trạng thiếu máu nuôi và hoại tử làm bệnh nhân đau đớn. Trong đó, khối u xơ có kích cỡ quá lớn nếu bị hoại tử vì thiểu dưỡng, cơn đau bụng nơi hạ vị cần được tiếp cận như một bệnh lý ngoại khoa và thậm chí cần được phẫu thuật cấp cứu. 2.3. Thay đổi thói quen đi vệ sinh Đây là dấu hiệu của các cơ quan xung quanh khi bị khối u chèn ép. Nếu như khối u nằm gần vị trí bàng quang sẽ có phản xạ kích thích làm bệnh nhân đi tiểu nhiều hơn bình thường. Đôi khi kích thước của khối u lớn thì thể tích bàng quang sẽ giảm do bản chất bị u xơ chèn ép. Ở một vài người, nếu lớp cơ ở đáy chậu suy giảm chức năng điều khiển sẽ dễ bị rò rỉ nước tiểu thường xuyên. Bên cạnh việc chèn ép lên bàng quang mà khối u có thể tạo áp lực cho trực tràng. Điều này làm cho bệnh nhân bị táo bón do chất thải bên trong lòng ruột không có khả năng di chuyển bình thường ra bên ngoài. Ngoài ra sự kích thích của khối u xơ sẽ khiến bạn cảm thấy mót rặn dù cho không đi ngoài được gì. 2.4. Đau khi sinh hoạt tình dục U xơ nằm phía trên cổ tử cung hoặc nằm gần đó có thể gây ra đau đớn khi quan hệ tình dục và gây ra chảy máu âm đạo với lượng máu từ ít cho đến vừa. Khi xơ nằm bên trong tử cung thì khi tạo áp lực cho lòng âm đạo trong lúc quan hệ cũng sẽ tác động trực tiếp đến khối u khiến chị em bị đau, khó chịu. Vì thế khi bạn thấy có biểu hiện chảy máu trong hoặc sau khi quan hệ hoặc quan hệ đau cũng cần phải đi kiểm tra ngay. 2.5. Đau bụng hoặc đau vùng lưng dưới Cảm giác đau tại khu vực này phụ thuộc vào vị trí và kích cỡ của khối u xơ tử cung. Nếu khối u lớn sẽ tạo áp lực cho vùng lưng dưới, xương chậu hay thành bụng và gây ra khó khăn, cản trở trong sinh hoạt thường ngày khi thay đổi tư thế hoặc tập thể dục. 3. Biện pháp giúp chẩn đoán u xơ tử cung 3.1. Chẩn đoán dựa trên dấu hiệu lâm sàng Bác sĩ sẽ hỏi chi tiết bệnh nhân về các triệu chứng gặp phải. Thăm khám lâm sàng: sắc mặt nhợt nhạt, bụng dưới có biểu hiện to bất thường khi sờ vào cảm nhận được khối u bên trong. 3.2. Chẩn đoán cận lâm sàng Siêu âm: bằng cách siêu âm đầu dò qua đường âm đạo các bác sĩ có thể phát hiện được khối u nằm trong tử cung và biết được vị trí cũng như kích cỡ khối u. Cần phân biệt rõ với u nang buồng trứng dựa trên hình dáng và vị trí của khối u. Chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp MRI: sử dụng khi khối u quá to hoặc cần để chẩn đoán phân biệt. 3.3. Chẩn đoán phân biệt Có khối u ở hạ vị tử cung: không thể loại bỏ trường hợp người bệnh mang thai hay lạc nội mạc tử cung. Nếu như bệnh nhân mang thai thì dùng que thử để xác định. Đau vùng chậu: có thể do mang thai ngoài tử cung hay lạc nội mạc tử cung hay viêm tử cung. Xuất huyết tử cung: nguyên nhân do bệnh tăng sinh nội mạc ở tử cung. Tuy u xơ tử cung là một bệnh lành tính nhưng vẫn có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe giúp bạn kịp thời phát hiện những bất thường trong cơ thể và việc điều trị cũng trở nên dễ dàng hơn.
doc_18112;;;;;doc_58797;;;;;doc_57413;;;;;doc_23542;;;;;doc_38787
Các số liệu thống kê cho thấy, khoảng 70% – 80% phụ nữ có nguy cơ bị u xơ tử cung trước 50 tuổi. Tuy nhiên thực tế cho biết nhiều chị em không biết mình mắc bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về biểu hiện u xơ tử cung, giúp chị em nhận biết sớm bệnh. U xơ tử cung là u cơ trơn, một loại u lành tính thường thấy nhất ở tử cung, chiếm tỉ lệ khoảng 20% phụ nữ trên 35 tuổi. Sau mãn kinh rất hiếm gặp u xơ tử cung, những u xơ tử cung có từ trước có thể teo đi. Nếu sau mãn kinh mà khối u to lên thì phải nghĩ đến khả năng khối u bị ung thư hóa. U xơ là loại u nhạy cảm với nồng độ estrogen. Khi nồng độ estrogen tăng cao thì u xơ tử cung thường to ra. Có khoảng 70% – 80% phụ nữ có nguy cơ bị u xơ tử cung trước 50 tuổi U xơ tử cung có thể tiến triển theo nhiều dạng khác nhau: kích thước của u xơ tử cung có thể thay đổi, thoái hóa kính, thoái hóa nang, hóa vôi, nhiễm khuẩn nung mủ, hoại sinh vô khuẩn, thoái hóa mỡ, ung thư hóa… Thông thường khi mắc bệnh, chị em sẽ thấy những biểu hiện của u xơ tử cung như: 1. Rong kinh Rong kinh là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy có khối u xơ tử cung phát triển trong cơ thể, đặc biệt là khối u dưới niêm mạc tử cung. Rong kinh kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu, vì vậy nếu cảm thấy yếu sức, chóng mặt và khó thở sau kỳ kinh, bạn hãy đi khám sản phụ khoa kịp thời. 2. Bụng to bất thường Khi bị u xơ tử cung, người bệnh thường có biểu hiện rong kinh, bụng to bất thường, đau khi quan hệ tình dục… Một số u xơ tử cung có kích thước khá lớn và phát triển ở bụng dưới nên nhiều phụ nữ mắc bệnh có thể lầm tưởng là mình đang mang thai. 3. Đau khi quan hệ tình dục Tùy thuộc vào vị trí cũng như kích thước của u xơ tử cung mà chị em có thể cảm thấy khó chịu, thậm chí đau đớn vùng bụng dưới và hai bên hông chậu, nhất là khi quan hệ tình dục. Cơn đau có thể rõ hơn ở một vị trí hoặc tại thời điểm nhất định trong tháng. Đây cũng là biểu hiện u xơ tử cung mà chị em không nên bỏ qua. 4. Bàng quang có vấn đề Những u xơ nằm ở mặt ngoài tử cung có thể chèn ép gây ảnh hưởng đến bàng quang và khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn. Ở một số phụ nữ, u xơ tử cung có thể khiến họ bí tiểu hoặc khó tiểu. 5. Áp lực trực tràng Khi u xơ tử cung đè lên bàng quang sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe khác nhau. U xơ ở phía sau tử cung có thể bám vào trực tràng, làm cho người bệnh cảm thấy chướng bụng, gây khó khăn lúc đi đại tiện và đôi khi có thể gây bệnh trĩ. 6. Vùng xương chậu đau hoặc khó chịu U xơ tử cung lớn có thể gây khó chịu ở vùng xương chậu. Nhiều phụ nữ cảm thấy đau khi cúi hoặc nằm xuống. 7. Đau lưng Trong một vài trường hợp, khối u xơ nằm ở mặt ngoài tử cung sẽ chèn vào dây thần kinh cột sống và các cơ, từ đó gây đau ngang thắt lưng. Thông qua những dấu hiệu u xơ tử cung vừa nêu trên, chị em sẽ phát hiện sớm bệnh của bản thân. Đồng thời việc phát hiện sớm sẽ giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh hơn ở giai đoạn muộn.;;;;;Nữ giới trong độ tuổi từ 30-35 có nguy cơ cao với bệnh u xơ tử cung. Nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh u xơ tử cung giúp chị em chủ động khám và xử trí căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có kiến thức hữu ích về dấu hiệu nhận biết bệnh u xơ tử cung và cách điều trị. 1. U xơ tử cung và dấu hiệu nhận biết u xơ tử cung U xơ tử cung là một bệnh lý thường gặp ở phụ nữ, u xơ tử cung có thể là u ác tính hoặc u lành tính. U xơ tử cung là kết quả của sự phát triển bất thường của các tế bào cơ tử cung. U xơ có thể có kích thước từ nhỏ như hạt gạo cho đến lớn như quả táo và có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên thành tử cung hoặc trong các lớp cơ tử cung. U xơ tử cung là kết quả của sự phát triển bất thường của các tế bào cơ tử cung 1.2. Dấu hiệu nhận biết u xơ tử cung U xơ tử cung thường khó nhận biết bởi các triệu chứng bệnh không rõ ràng, đa phần người bệnh phát hiện ra mình có u xơ tử cung khi đi khám phụ khoa định kỳ hoặc khi u đã phát triển lớn và gây ra những triệu chứng điển hình Khi khối u xơ tử cung phát triển lớn hơn, người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng để có thể dễ dàng nhận ra và nghĩ ngay đến u xơ tử cung đó là: – Tăng áp lực lên bàng quang hoặc trực tràng – Đi tiểu thường xuyên do khối u gây áp lực lên bàng quang và đường tiết niệu. – Táo bón hoặc đau bụng (đau trực tràng), nguyên nhân là do u xơ tử cung phát triển lớn gây áp lực lên trực tràng. – Đau lưng hoặc đau bụng. – Rối loạn kinh nguyệt: Những người mắc bệnh u xơ tử cung thường có biểu hiện chảy máu trong thời gian dài trong thời kỳ đèn đỏ, thời gian chảy máu có thể kéo dài trên 2 tuần liền. Rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu nhận biết bệnh u xơ tử cung điển hình – Đau khi quan hệ tình dục. – Khí hư lẫn nhiều dịch nhầy do niêm mạc tử cung bị kích thích. Bên cạnh đó bệnh u xơ tử cung thường có những biểu hiện gần giống với biểu hiện viêm màng dạ con. Phụ nữ cần có sự phân biệt rõ ràng giữa hai biểu hiện bệnh lý. U xơ tử cung và viêm màng dạ con đều gặp phải tình trạng đau bụng kinh nghiêm trọng. Tuy nhiên, u xơ tử cung thường bị xuất huyết nặng trong thời gian dài. Do vậy, người bệnh thường xanh xao vì bị thiếu máu nghiêm trọng. 2. Nguyên nhân dẫn đến u xơ tử cung Cho đến nay nguyên nhân chính dẫn đến u xơ tử cung vẫn chưa được tìm hiểu rõ hoàn toàn, nhưng có một số yếu tố có thể đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của u xơ tử cung. – Di truyền: Yếu tố di truyền có thể đóng vai trò trong một số trường hợp có u xơ tử cung. Nếu gia đình bạn có thành viên trong gia đình (mẹ, chị em, bà mẹ) mắc u xơ tử cung, nguy cơ bạn mắc u xơ tử cung sẽ tăng lên. – Tuổi tác: U xơ tử cung thường phát triển trong giai đoạn sinh sản của phụ nữ, đặc biệt là ở độ tuổi từ 30 đến 40. Sau khi phụ nữ tiến vào giai đoạn tiền mãn kinh, u xơ tử cung thường thu nhỏ và không gây ra triệu chứng. – Mất cân bằng hormone: Sự mất cân bằng giữa hai hormone estrogen và progesterone có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của u xơ tử cung. – Tác động môi trường: Một số yếu tố môi trường có thể dẫn đến u xơ tử cung như tiếp xúc với chất gây ô nhiễm, ảnh hưởng hormone, thói quen ăn uống,… Ngoài ra, có một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc u xơ tử cung ở phụ nữ bao gồm: không có con, thừa cân hoặc béo phì, chưa từng mang thai, tuổi tiền mãn kinh muộn, sử dụng thuốc chống thai có hormone dài hạn,…. 3. Cách điều trị u xơ tử cung Có nhiều phương pháp điều trị u xơ tử cung tùy thuộc vào kích thước, vị trí, triệu chứng và mong muốn sinh sản của bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến: – Theo dõi thường xuyên: Đối với những u xơ tử cung nhỏ và không gây triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định theo dõi thường xuyên để theo dõi sự phát triển của u. – Sử dụng thuốc kháng hormone: Các loại thuốc kháng hormone như thuốc chống progesterone hoặc thuốc làm giảm sản xuất estrogen có thể được sử dụng để kiểm soát triệu chứng u xơ và làm giảm kích thước của chúng. – Thuốc làm giảm kích thước u: Một số loại thuốc có thể được sử dụng để làm giảm kích thước của u xơ tử cung, chẳng hạn như agonist hormone giải phóng gonadotropin (GnRH) hoặc mifepristone. Các loại thuốc này thường được sử dụng trước phẫu thuật để làm thu nhỏ u và làm giảm triệu chứng. – Phẫu thuật: Đối với những trường hợp u nhỏ phẫu thuật lấy u (bóc tách u xơ tử cung) có thể được thực hiện để loại bỏ u xơ từ tử cung.Trong những trường hợp u xơ tử cung lớn gây ra triệu chứng nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, phẫu thuật có thể được thực hiện là là phẫu thuật cắt tử cung hoặc phẫu thuật cắt hoàn toàn tử cung và phần phụ. Phẫu thuật điều trị u xơ tử áp dụng khi khối u gây ra các triệu chứng – Các phương pháp khác: Ngoài các phương pháp trên, còn có các phương pháp điều trị khác như điều trị bằng laser, siêu âm tác động tập trung, nút động mạch tử cung,…. Quan trọng nhất, việc điều trị u xơ tử cung cần được thực hiện dưới sự giám sát và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ đưa ra lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất dựa trên các yếu tố như kích thước u, triệu chứng, tuổi, mong muốn sinh sản và tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc u xơ tử cung, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp;;;;;Bụng to bất thường, rong kinh, đi tiểu nhiều lần trong ngày, đau khi giao hợp, đau lưng… là những dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung. Tổ chức U xơ tử cung Mỹ (Nuff) cho biết: U xơ tử cung là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ. Theo thống kê, có đến 80% phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ u xơ tử cung nhưng phần lớn không triệu chứng, 37% phụ nữ trải qua phẫu thuật u xơ trước tuổi 60 sau khi có các triệu chứng nghiêm trọng. U xơ tử cung là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ. U xơ tử cung thường không có dấu hiệu rõ ràng ở giai đoạn đầu. Do đó, chị em thường phát hiện bệnh muộn. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung là cách tốt nhất giúp chị em phụ nữ chủ động hơn trong việc thăm khám phát hiện bệnh và hỗ trợ điều trị bệnh (nếu có). Dưới đây là những cách phát hiện u xơ tử cung ở nữ giới. Bụng to lên bất thường Nhiều phụ nữ khi bụng to lên thường lầm tưởng là mang thai hoặc béo bụng mà không nghĩ đến bệnh tật gì khác. Đây là một sai lầm bởi một số u xơ tử cung có kích thước khá lớn và phát triển ở bụng dưới sẽ khiến bụng của chị em to lên bất thường. Khi thấy bụng to lên bất thường, chị em cần nghĩ ngay đến u xơ tử cung và đi khám chuyên khoa càng sớm càng tốt. Khi thấy có những dấu hiệu bất thường, chị em nên đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán tìm nguyên nhân. Rong kinh Rong kinh là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy có khối u xơ tử cung phát triển trong cơ thể, đặc biệt là khối u dưới niêm mạc tử cung. Rong kinh kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu. Vì vậy, nếu có hiện tượng rong kinh, cảm thấy yếu sức, chóng mặt và khó thở sau kỳ kinh, chị em nên đi khám để được chẩn đoán tìm nguyên nhân. Đau trong khi giao hợp Tùy vào vị trí và kích thước của u xơ tử cung mà chị em có thể thấy khó chịu, thậm chí đau đớn vùng bụng dưới và hai bên hông chậu và đau trong khi giao hợp. Cơn đau có thể rõ hơn ở một vị trí hoặc tại thời điểm nhất định trong tháng. Bí tiểu, tiểu khó, đi tiểu nhiều lần trong ngày Các u xơ nằm ở mặt ngoài tử cung có thể gây chèn ép bàng quang, khiến người bệnh đi tiểu thường xuyên hơn. Ở một số phụ nữ, u xơ tử cung có thể gây bí tiểu hoặc khó tiểu. Khi có triệu chứng này, chị em cần đi khám để tìm nguyên nhân. Táo bón, đầy hơi, chướng bụng U xơ tử cung kích thước lớn có thể gây áp lực lên trực tràng khiến chị em hay bị táo bón. U xơ ở phía sau tử cung bám vào trực tràng, làm cho người bệnh cảm thấy chướng bụng, đại tiện khó khăn và đôi khi bị trĩ. Đau vùng xương chậu U xơ tử cung lớn cũng có thể gây khó chịu vùng xương chậu. Nhiều phụ nữ cảm thấy đau khi cúi hoặc nằm xuống. U xơ tử cung càng được phát hiện sớm càng tốt. Đau lưng Khối u xơ nằm ở mặt ngoài tử cung sẽ chèn vào dây thần kinh cột sống và các cơ, gây đau ngang thắt lưng. Những dấu hiệu nêu trên cảnh báo nguy cơ u xơ tử cung nhưng cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó, khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, chị em cần đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và kịp thời. Nhận biết các triệu chứng cảnh báo khi mắc u xơ tử là phương pháp đơn giản để chủ động phát hiện và xử trí sớm bệnh này.;;;;;U xơ tử cung là một bệnh phụ khoa thường gặp ở các chị em. Rong kinh, tiểu tiện thường xuyên, bụng to bất thường, quan hệ bị đau rát… có thể là những dấu hiệu u xơ tử cung mà chị em nên quan tâm đến sức khỏe của mình. 1.U xơ tử cung cần phát hiện sớm Thống kê của Tổ chức U xơ tử cung Mỹ năm 2010 chỉ ra, có đến 80% phụ nữ đối mặt với nguy cơ u xơ tử cung, nhưng phần lớn lại không có biểu hiện rõ rệt. 37% chị em trải qua phẫu thuật trước tuổi 60 sau khi có được những triệu chứng nghiêm trọng. U xơ tử cung là hiện tượng khối u nhỏ hình thành ở bề mặt cổ tử cung, hoặc các tuyến của cổ tử cung hướng vào lòng tử cung, nguyên nhân là do sự tăng đột biến hàm lượng oestrogen gây nên. U xơ tử cung có thể dao động về số lượng và kích thước, một hoặc nhiều khối u, kích thước từ nhỏ đến lớn. Khối u xơ thường là lành tính nhưng nếu để lâu, kích thước khối u phát triển, chèn ép những bộ phận xung quanh thì sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt mang thai khi bị u xơ tử cung thì mức độ nguy hiểm ngày càng tăng lên. Phát hiện u xơ tử cung sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng đối với mọi trường hợp, trong đó có u xơ tử cung khi mang thai. Những dấu hiệu u xơ tử cung, chị em cần biết 2.Những dấu hiệu của u xơ tử cung Rong kinh Rong kinh là một hiện tượng của bệnh u xơ tử cung cho thấy có thể có khối u xơ tử cung phát triển trong cơ thể, đặc biệt là u xơ ở dưới niêm mạc tử cung. Rong kinh kéo dài dễ dẫn đến thiếu máu, vì vậy nếu thấy chóng mặt, khó thở sau kỳ kinh, nên sớm đi thăm khám. Bụng to lên bất thường Đây là một dấu hiệu nhận biết bệnh u xơ tử cung. Một số u xơ tử cung kích thước lớn, phát triển ở bụng dưới, khiến bụng to bất thường. Nhiều phụ nữ còn lầm tưởng rằng mình đang mang thai. Đau vùng xương chậu khi cúi hoặc nằm xuống U xơ tử cung kích thước lớn có thể gây đau khó chịu vùng xương chậu, đặc biệt là khi cúi hoặc nằm xuống. Có những dấu hiệu u xơ tử cung mà chị em cần nhận biết để kịp xử trí Đau khi quan hệ Có một số vị trí cũng như kích thước u xơ tử cung khiến chị em cảm thấy khó chịu, đau vùng bụng dưới, đau hai bên hông chậu, đau khi quan hệ… Đây là dấu hiệu có thể cho thấy bệnh u xơ tử cung không nên chủ quan bỏ qua. Gặp các vấn đề về tiểu tiện Tiểu rắt, tiểu thường xuyên, bí tiểu… các vấn đề về tiểu tiện này là do nhiều nguyên nhân. 1 trong số đó xuất phát từ u xơ tử cung, khi các u xơ nằm ở mặt ngoài tử cung gây chèn ép bàng quang, khiến người bệnh tiểu thường xuyên hơn. Ở một số phụ nữ, u xơ tử cung có thể gây bí tiểu hoặc khó tiểu. Chướng bụng U xơ tử cung nếu có kích thước lớn, bám vào trực tràng có thể gây áp lực lên trực tràng gây táo bón, chướng bụng, đại tiện khó khăn, và dễ bị trĩ. Tốt nhất, hãy đi khám sớm nếu có dấu hiệu sức khỏe bất thường. Đau lưng Nếu như khối u xơ nằm ở mặt ngoài tử cung sẽ chèn vào dây thần kinh cột sống và các cơ, vì thế mà có thể có những cơn đau ngang thắt lưng. Nắm được các dấu hiệu nhận biết u xơ tử cung là phương pháp đơn giản để chủ động phát hiện, điều trị sớm bệnh. Tuy nhiên, những dấu hiệu bệnh u xơ tử cung này cũng có thể là triệu chứng của các bệnh khác. Vì thế nên thăm khám khi có những dấu hiệu sức khỏe bất thường để được bác sĩ chất đoán chính xác và kịp thời điều trị.;;;;;U xơ tử cung (còn gọi là nhân xơ tử cung) là tăng trưởng bất thường phát triển trong hoặc trên tử cung của người phụ nữ. U xơ tử cung thường xuất hiện ở phụ nữ trên 50 tuổi, bệnh cần phát hiện sớm và có phương pháp xử trí kịp thời. U xơ tử cung là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ ngoài 50 tuổi Nguyên nhân gây u xơ tử cung Chưa rõ nguyên nhân tại sao nhân xơ tử cung phát triển nhưng một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới sự hình thành của chúng, bao gồm: Dấu hiệu nhận biết u xơ tử cung Triệu chứng của u xơ tử cung tùy thuộc vào vị trí, kích thước khối u cũng như số lượng u xơ. Những trường hợp có khối u rất nhỏ và đang trải qua thời kỳ mãn kinh có thể không gặp phải bất cứ triệu chứng nào. U xơ tử cung cũng có thể thu nhỏ trong và sau thời kỳ mãn kinh. Các triệu chứng thường gặp của u xơ tử cung là: CHẨN ĐOÁN Siêu âm là một trong những biện pháp giúp phát hiện bệnh (ảnh minh họa) Để chẩn đoán u xơ tử cung, cần tiến hành kiểm tra vùng chậu. Người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để đánh giá tình trạng, kích thước và hình dạng của tử cung. Ngoài ra còn có những xét nghiệm bổ sung khác, chẳng hạn như: Hỗ trợ điều trị u xơ tử cung Nếu khối u xơ không có triệu chứng gì, người bệnh chỉ cần thường xuyên thăm khám và siêu âm theo dõi kích thước của nó. Nếu khối u gây ra những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống, bác sĩ có thể đề xuất một số phương pháp hỗ trợ điều trị như sau: Dùng thuốc Nếu u xơ tử cung phát triển hoặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe cần thiết phải phẫu thuật Phẫu thuật u xơ tử cung Với những trường hợp có khối u xơ rất lớn hoặc có nhiều u xơ có thể được chỉ định phẫu thuật. Căn cứ vào tình trạng sức khỏe tổng thể và nhu cầu của người bệnh, có thể lựa chọn một trong các phương pháp phẫu thuật sau:
question_478
Biến chứng tăng huyết áp - Những hiểm họa cần cảnh giác
doc_478
1. Tổng quan chung về tình trạng Tăng huyết áp là một trong những bệnh lý mạn tính thường gặp nhất hiện nay. Bệnh có thể gây ra các biến chứng lên nhiều cơ quan, đặc biệt là hệ tim mạch, với các biến chứng nguy hiểm và có thể gây tử vong. Huyết áp bao gồm 2 giá trị: Huyết áp tâm thu: Áp lực máu trong lòng mạch lúc tim co bóp. Huyết áp tâm trương: Áp lực máu trong lòng mạch lúc tim thư giãn. Đối với người bình thường, giá trị huyết áp ở mức 120/80 mm Hg. Những trường hợp huyết áp tâm thu >140 mm Hg hoặc tâm trương > 90 mm Hg thì người bệnh gặp tăng hoặc cao huyết áp. Theo đó, tăng huyết áp là tình trạng áp lực của máu lên thành mạch có xu hướng cao và liên tục. Các cấp độ tăng huyết áp Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, tăng huyết áp được chia thành các cấp độ sau: Cấp độ I: Huyết áp tâm thu ở mức từ 140 - 159 mm Hg, huyết áp tâm trương 90 - 99 mm Hg. Cấp độ II: Huyết áp tâm thu ở mức từ 160 - 179 mm Hg, huyết áp tâm trương 100 - 109 mm Hg. Cấp độ III: Huyết áp tâm thu ở mức từ ≥180 mm Hg, huyết áp tâm trương ≥110 mm Hg. Ngoài ra còn có trường hợp tăng huyết áp tâm thu đơn độc, mức tối thiểu là < 90 mm Hg, tối đa ≥ 140 mm Hg. 2. Biến chứng tăng huyết áp thường gặp Biểu hiện của bệnh ở từng trường hợp sẽ khác nhau tùy vào mỗi cấp độ. Ở giai đoạn đầu, các biểu hiện thường rất mơ hồ, không rõ ràng gây khó khăn trong việc nhận biết chính xác và phát hiện sớm bệnh lý. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, các biến chứng tăng huyết áp nguy hiểm có thể xảy ra bao gồm: Thiếu máu cơ tim Tăng huyết áp có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn động mạch vành khiến cho quá trình lưu thông máu đến tim bị cản trở. Lúc này người bệnh sẽ có biểu hiện đau tức ngực, khó thở kéo dài trong khoảng từ 15 - 20 phút. Tình trạng kéo dài còn gây ra biểu hiện tê cứng, đau nhức cánh tay. Đột quỵ Nhắc đến những biến chứng tăng huyết áp nguy hiểm thì không thể nào bỏ qua đột quỵ. Cao huyết áp ở người bị béo phì hay cao tuổi thường khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng phì đại thất trái. Đây là một trong những lý do phổ biến dẫn đến đột quỵ bất ngờ, tăng nguy cơ tử vong. Đặc biệt, tình trạng này cũng dễ xảy ra với những người làm việc nặng nhọc liên tục trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, sốc tâm lý, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài,... Suy tim Không chỉ có đột quỵ thì suy tim cũng là một biến chứng tăng huyết áp mà bất kỳ bệnh nhân nào cũng cần phải có sự cảnh giác. Khi huyết áp tăng cao, tim sẽ hoạt động co bóp liên tục với tần suất cao để bơm máu tới các mạch máu ngoại biên. Tình trạng này nếu không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến phì đại cơ tim, giảm khả năng đàn hồi dẫn tới suy giảm chức năng. Mắt Tăng huyết áp có thể khiến các mạch máu tại võng mạc mắt co thắt, phù nề hoặc biến dạng. Mức độ biến chứng nặng nhất là xuất huyết võng mạc khiến mắt mờ hoặc người bệnh không thể nhìn thấy. Tác động đến động mạch ngoại biên Tình trạng cứng, xơ vữa, vôi hóa hoặc tắc nghẽn động mạch có thể xảy ra với các động mạch ngoại biên bao gồm: động mạch chi trên và dưới, động mạch cảnh, động mạch thận nếu tăng huyết áp tác động thường xuyên trong thời gian dài. Tình trạng này có thể khiến người bệnh đau nhức, tê cứng chân tay, khó khăn trong việc di chuyển, vận động, thậm chí là không thể di chuyển được. Suy giảm trí nhớ Biến chứng tăng huyết áp lên não có thể dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ, thường gặp phổ biến ở người cao tuổi. Bên cạnh đó, một số bệnh lý về não cũng có thể xảy ra nếu tăng huyết áp không được kiểm soát kịp thời. Một số biến chứng khác Ngoài những biến chứng nguy hiểm và phổ biến nói trên thì tăng huyết áp còn có thể gây ra những ảnh hưởng sau: Rối loạn cương dương ở nam giới. Tiểu đường. Một số vấn đề về thận 3. Biện pháp kiểm soát, phòng ngừa tăng huyết áp Có thể nói tăng huyết áp là “kẻ giết người thầm lặng” nguy hiểm mà bất kể ai cũng cần phải tự tìm cách bảo vệ mình. Để kiểm soát tình trạng bệnh và hạn chế tối đa những biến chứng tăng huyết áp, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau: Sử dụng thuốc ổn định huyết áp hoặc các loại thuốc kiểm soát bệnh theo sự chỉ định, hướng dẫn và theo dõi từ bác sĩ chuyên khoa. Điều trị triệt để những căn nguyên dẫn đến tăng huyết áp. Theo dõi huyết áp thường xuyên, có thể tự đo huyết áp hàng ngày tại nhà hoặc nhập viện theo dõi nếu cần thiết để kịp thời xử lý khi xảy ra bất thường. Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ chiên nóng, nhiều dầu mỡ, giảm lượng muối, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và vitamin. Tập thể dục đều đặn, vận động cơ thể bằng các bài tập vừa sức, tốt cho tim mạch. Duy trì cân nặng ở mức ổn định, giảm cân nếu cần thiết, uống nhiều nước mỗi ngày. Không sử dụng các chất kích thích, thức uống có cồn, nước ngọt,... Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử liên tục và kéo dài trong nhiều giờ. Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, giảm căng thẳng, lo âu, mệt mỏi, không thức quá khuya, tránh tắm đêm,... Theo dõi sức khỏe định kỳ hoặc tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ điều trị.
doc_49809;;;;;doc_45137;;;;;doc_29052;;;;;doc_9794;;;;;doc_59689
1. Thông tin về tăng huyết áp Tăng huyết áp hay cao huyết áp là tình trạng xảy ra khi áp lực các dòng chảy của máu lên thành động mạch có xu hướng cao và liên tục. Theo WHO, độ tăng huyết áp được phân loại như sau: Tăng huyết áp độ I: có mức huyết áp tâm trương là 90 - 99 mm Hg hoặc huyết áp tâm thu trong khoảng 140 - 159 mm Hg. Tăng huyết áp độ II: với mức huyết áp tâm trương trong khoảng 100 - 109 mm Hg hoặc 160 - 179 mm Hg với huyết áp tâm thu. Tăng huyết áp độ 3: xảy ra khi huyết áp tâm trương đạt mức ≥ 110 mm Hg và huyết áp tâm thu đạt khoảng ≥ 180 mm Hg. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: xảy ra khi huyết áp đạt mức tối đa ≥ 140 mm Hg và huyết áp tối thiểu ở mức < 90 mm Hg. 2. Các biến chứng tăng huyết áp xảy ra với người bệnh Cao huyết áp được ví như “kẻ giết người thầm lặng” bởi các triệu chứng bệnh lý là không rõ ràng, do đó người bệnh thường chủ quan và không phát hiện kịp thời. Đặc biệt là dễ gây ra các biến chứng tăng huyết áp nguy hiểm như: Suy tim Khi tình trạng cao huyết áp xảy ra, suy tim là một trong những biến chứng nguy hiểm hàng đầu mà người bệnh có thể gặp phải. Nguyên nhân là do tim cần co bóp liên tục với công suất cao hơn để có thể bơm máu ra tới mạch ngoại biên. Khi tình trạng này kéo dài, cơ tim có xu hướng phì đại, khả năng đàn hồi kém hơn so với bình thường, các chức năng bơm hút máu về tim giảm mạnh. Bên cạnh nguy cơ bị suy tim, người bệnh cũng có thể gặp phải các bệnh lý hay vấn đề về tim mạch khác như nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành,... Các vấn đề liên quan tới động mạch ngoại biên Huyết áp tăng thường xuyên khiến các động mạch ngoại biên như động mạch chi trên - dưới, động mạch cảnh, động mạch thận bị ảnh hưởng. Theo thời gian trở nên cứng, xơ vừa và vôi hóa, thậm chí là tắc nghẽn. Biến chứng tăng huyết áp này khiến người bệnh thường xuyên gặp phải tình trạng đau nhức, tê bì chân tay, di chuyển mất nhiều sức, hoặc không thể di chuyển trong thời gian dài được. Biến chứng tăng huyết áp tại mắt Người bị cao huyết áp có nguy cơ gặp các biến chứng tăng huyết áp tại mắt với bệnh lý võng mạc. Nguyên nhân là do các mạch máu tại võng mạc bị tổn thương. Các mạch máu này thường có xu hướng bị co thắt hoặc phù nề, hình dạng bất thường. Nặng nhất có thể xảy ra tình trạng xuất huyết võng mạc khiến người bệnh nhìn mờ hoặc không thể nhìn thấy nữa. Chính vì vậy, theo khuyến cáo của các chuyên gia, người bị cao huyết áp cần đi kiểm tra mắt định kỳ để nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu bất thường và kịp thời phát hiện. Bóc tách và phình động mạch chủ Bóc tách hoặc phình động mạch chủ có thể xảy ra với người bị cao huyết áp dưới ảnh hưởng của áp lực lên thành động mạch. Phình động mạch xảy ra khi kích thước động mạch chủ là >45mm. Trong trường hợp kích thước tăng lên > 55mm, người bệnh cần được can thiệp phẫu thuật kịp thời hoặc tiến hành đặt stent động mạch. Để theo dõi thường xuyên nguy cơ gặp phải biến chứng tăng huyết áp này, người bệnh cần chủ động kiểm tra, tiến hành siêu âm tim hoặc chụp CT cho động mạch chủ. Suy giảm trí nhớ Suy giảm trí nhớ có thể xảy ra khi cao huyết áp không được phát hiện và điều trị kịp thời. Biến chứng tăng huyết áp này thường gặp phổ biến ở người già, người cao tuổi. Tình trạng này cũng có nguy cơ gây ra các bệnh lý về về não bộ khác như Alzheimer. Các biến chứng khác Huyết áp cao cũng gây ra các vấn đề khác như: Rối loạn cương dương ở nam giới. Bệnh lý tiểu đường. Các bệnh lý liên quan đến thận. 3. Cách phòng ngừa tăng huyết áp cho người bệnh Với những biến chứng nguy hiểm với sức khỏe mà tăng huyết áp gây ra, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa như sau: Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với các yếu tố như giảm ăn mặn, ưu tiên sử dụng hoa quả và rau củ xanh, hạn chế sử dụng các thực phẩm với hàm lượng cao chất béo bão hòa,. . Tăng cường các vận động thể dục, thể chất. Với người cao tuổi có thể duy trì thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như tập thiền, yoga, dưỡng sinh, đi bộ,... Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia, đồ ngọt hoặc sử dụng các chất kích thích. Có thể độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đúng giờ và đủ giấc. Giảm các căng thẳng, stress kéo dài. Duy trì và kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, giảm cân nếu bạn đang gặp phải tình trạng béo phì, thừa cân. Thường xuyên thực hiện các kiểm tra sức khỏe định kỳ. Biến chứng tăng huyết áp có thể xảy ra với người bệnh khi bệnh lý không được phát hiện và can thiệp kịp thời. Do đó, để tránh các rủi ro có thể xảy ra, người bị cao huyết áp cần chủ động kiểm tra và nắm bắt tình trạng sức khỏe một cách định kỳ. Đồng thời thực hiện các điều trị theo chỉ định của bác sĩ.;;;;;Tăng huyết áp là bệnh lý khá phổ biến có thể gặp ở mọi đối tượng, nếu không được kiểm soát tốt bệnh có thể tiến triển gây biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh cần áp dụng giải pháp giúp kiểm soát tốt bệnh tăng huyết áp dưới đây để ngăn chặn những nguy cơ biến chứng nguy hiểm. 1. Huyết áp tăng cao có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng – Tăng huyết áp sẽ dẫn tới các biến chứng tim mạch: suy tim, nhồi máu cơ tim, và bệnh động mạch vành.. – Các biến chứng về não như: tai biến mạch não, xuất huyết não, nhũn não, và bệnh não do tăng huyết áp. – Các biến chứng về thận: đái ra protein, suy thận… – Các biến chứng về mắt, và tiến triển theo các giai đoạn, hay thậm chí có thể dẫn đến mù lòa. Bệnh huyết áp cao nếu không được kiểm soát tốt có thể gây biến chứng nguy hiểm – Các biến chứng về mạch ngoại vi, đặc biệt nguy hiểm là các biến chứng về tách thành động mạch chủ, có thể dẫn đến chết người. 2. Giải pháp giúp kiểm soát tốt bệnh tăng huyết áp 2.1. Chế độ dinh dưỡng để phòng tránh cao huyết áp – Ăn nhiều trái cây và rau củ. Hạn chế muối và chất béo. – Kiểm tra nhãn thực phẩm khi đi mua sắm, hạn chế thức ăn nhanh và các món chiên xào. – Lượng muối ăn hàng ngày nên hạn chế dưới 2,4 g (khoảng 1/2 muỗng cà phê). Thực hiện bằng cách không nêm mặn khi nấu, hạn chế chấm thêm nước mắm, muối, nước tương khi ăn… – Nên ăn các chất béo chưa bão hòa có nhiều trong cá, các loại hạt, dầu ô liu, dầu hạt vải và quả bơ. Hạn chế ăn các chất béo đã bão hòa như thịt, sữa, lòng đỏ trứng, sữa nguyên kem, da động vật, phủ tạng động vật. – Tránh ăn bánh ngọt có nhiều chất béo, bánh nướng và các sản phẩm đóng hộp khác. Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý lành mạnh ngừa nguy cơ tăng huyết áp 2.2. Điều chỉnh lối sống lành mạnh – Hạn chế uống rượu, bia và các thức uống có cồn khác. – Bỏ hút thuốc. – Thường xuyên tập thể dục, ít nhất 30 phút mỗi ngày. – Tập thư giãn và giảm tối đa stress. – Ngủ đủ giấc, ngủ trưa khi cần thiết. – Cố gắng duy trì cân nặng ở mức lý tưởng. 2.3. Tuân thủ dùng thuốc khi điều trị tăng huyết áp – Tăng huyết áp không thể khỏi hoàn toàn, cần điều trị lâu dài và có thể kéo dài đến suốt đời. Nên bạn cần phải tuân thủ dùng thuốc mỗi ngày theo sự hướng dẫn của bác sĩ, ngay cả khi cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh. – Không được tự ý đổi liều hay ngưng dùng thuốc, bởi việc ngưng đột ngột có thể gây tăng huyết áp đến mức nguy hiểm. – Tập thói quen dùng thuốc vào thời gian cố định. – Khi lỡ quên dùng một liều thuốc, bạn không được dùng liều gấp đôi ở lần tiếp theo. Thăm khám sức khỏe định kỳ kiểm soát tốt bệnh tăng huyết áp 2.4. Theo dõi sức khỏe định kỳ Huyết áp tăng cao có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể, ngoài ra những vấn đề sức khỏe thường tiến triển âm thầm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe vì vậy người bệnh cần chủ động theo dõi sức khỏe định kỳ thường xuyên bằng cách thăm khám 3-6 tháng 1 lần hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra huyết áp và theo dõi tình hình sức khỏe.;;;;; Bệnh huyết áp không phải lúc nào cũng có dấu hiệu cảnh báo Mặc dù thực tế khi huyết áp tăng sẽ kèm theo một số triệu chứng – nhức đầu, mất ý thức, khó thở, chóng mặt, tức ngực, mạch nhanh, chảy máu từ mũi. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy. Đối với nhiều người, hoàn toàn không có những dấu hiệu đã nêu – đó chính là một kẻ giết người thầm lặng. Bệnh huyết áp nếu không được phát hiện sớm có thể gây nên biến chứng nguy hiểm Bệnh lý huyết áp dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm Thường xuyên theo dõi huyết áp có thể bảo vệ bạn khỏi nhiều nguy hiểm, bởi huyết áp cao làm tăng nguy cơ các bệnh nghiêm trọng cụ thể như: Xơ vữa động mạch: Huyết áp cao khi không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch. Khi động mạch bị cứng lại dễ gây ra những cơn đau tim. Suy yếu mạch máu: Huyết áp cao có thể làm suy yếu các mạch máu dễ khiến chúng lồi ra gây ra chứng phình mạch máu. Người bệnh huyết áp cần được kiểm tra thường xuyên Suy tim: Khi huyết áp tăng cao khiến lượng máu cung cấp cho cơ thể bị cản trở dễ dẫn đến suy tim. Ảnh hưởng đến thận: Huyết áp tăng cao dẫn đến mạch máu ở thận suy yếu ảnh hưởng đến chức năng của nó. Đây là một trong những hậu quả nghiêm trọng của huyết áp khi không được điều trị. Trì trệ hoạt động não: Các chuyên gia chỉ ra rằng không điều trị huyết áp có thể ảnh hưởng đến não bộ khiến năng lực học tập cũng như khả năng suy nghĩ giảm rõ rệt. Giảm thị lực: Khi các mạch máu hiện diện trong mắt sẽ ngăn chặn tầm nhìn của bạn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Thăm khám để được điều trị hiệu quả Với những lý do trên đây, bạn nên thường xuyên theo dõi huyết áp có thể bảo vệ bạn khỏi nhiều nguy hiểm, bởi huyết áp cao làm tăng nguy cơ các bệnh nặng. Thường xuyên hơn cả là ảnh hưởng tới tim và mạch máu não, mắt và thận, gây ra các cơn đau tim, đột quỵ, suy tim và thận, các vấn đề về thị giác dẫn đến mù lòa. Vì thế trong nhà bạn nên có một máy đo huyết áp. Huyết áp có thể tăng cao hơn do tác động của hút thuốc, muối dư thừa và chất béo trong chế độ ăn uống, stress, ít vận động. Một số bệnh khác như tiểu đường, béo phì cũng có thể tăng nguy cơ này. Chính vì thế, cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho phù hợp, chữa trị các bệnh lý làm tăng nguy cơ, kiểm soát cân nặng và tăng cường tập luyện thể thao thường xuyên để duy trì mức huyết áp lý tưởng an toàn.;;;;;Tăng huyết áp là một bệnh lý rất thường thấy, trở thành nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hại cho sức khỏe và tính mạng như: suy thận, tim mạch, tai biến mạch máu não, mù lòa,... Ghi nhớ ngay dấu hiệu tăng huyết áp sau đây là cách giúp bạn chủ động và kịp thời có phương án bảo vệ cho chính mình trước các biến chứng không đáng có. 1. Nguyên nhân nào làm tăng huyết áp Tăng huyết áp (huyết áp cao) là trình trạng máu phải lưu thông với áp lực tăng một cách liên tục. Ở những người bình thường huyết áp trong khoảng 120/80 mm Hg. Người có nguy cơ với huyết áp cao thì chỉ số này trong khoảng 120 - 139/80 - 89 mm Hg và có nguy cơ cao với huyết áp cao khi trong khoảng 140/90 mm Hg. Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp ở người trưởng thành không xác định được nguyên nhân, có khoảng 10% bệnh nhân mắc bệnh là do: - Sự tăng lên của tuổi tác. - Yếu tố cân nặng tăng bất thường. - Ăn mặn trong thời gian dài làm tăng hấp thu nước vào trong máu. - Ăn quá nhiều chất béo, nhất là chất béo bão hòa. - Tiền sử gia đình có người mắc bệnh cao huyết áp. - Ít luyện tập thể thao. - Mắc các bệnh lý mãn tính. - Thường xuyên uống rượu bia. - Căng thẳng tâm lý trong thời gian dài. - Tác dụng phụ do một số loại thuốc gây ra. - Nhiễm độc thai kỳ. 2. Thận trọng với những biến chứng do tăng huyết áp 2.1. Vì sao tăng huyết áp là bệnh nguy hiểm Sở dĩ nói tăng huyết áp là bệnh lý nguy hiểm là bởi: - Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp cao và có xu hướng ngày càng tăng nhanh không chỉ ở nước ta mà còn cả trên toàn thế giới. - Bệnh lý này gây nên nhiều biến chứng với những hậu quả rất nặng nề cho người bệnh nói riêng và toàn xã hội nói chung như: suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tắc mạch máu não, mù lòa, suy thận,... - Các dấu hiệu tăng huyết áp thường rất nghèo nàn khi nó chưa vào giai đoạn biến chứng nên bệnh nhân thường chủ quan, ít tuân thủ nghiêm túc chỉ định điều trị dẫn đến tỷ lệ biến chứng rất cao. 2.2. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp Sở dĩ ghi nhớ dấu hiệu tăng huyết áp để xử lý kịp thời được xem là việc làm cần thiết vì bệnh lý này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: - Suy tim: một thời gian dài tim phải làm việc quá sức để bơm máu nuôi cơ thể nên bị to và yếu đi. - Nhồi máu cơ tim và đột quỵ: người bị tăng huyết áp có nguy cơ xơ vữa động mạch cao, thành mạch bị xơ cứng nên dễ bị cơn đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim. - Suy thận: do tăng huyết áp thường xuyên và kéo dài làm hẹp các mạch máu trong thận nên dễ bị suy thận. - Phình động mạch: người bị cao huyết áp có thể bị phình động mạch từ đó gây chảy máu nội bộ nguy hiểm đến tính mạng. - Hội chứng chuyển hóa: tăng huyết áp dễ mắc các rối loạn chuyển hóa như tăng nồng độ insulin, giảm HDL-C, tăng vòng eo,… - Biến chứng não: động mạch bị thu hẹp do tăng huyết áp dễ dẫn đến mất trí nhớ, nhồi máu não và xuất huyết não. - Xuất huyết võng mạc: các vấn đề về thị lực do mạch máu trong mắt bị vỡ ra, nặng nhất có thể bị mù hoàn toàn. 3. Những dấu hiệu tăng huyết áp cần chú ý 3.1. Các dấu hiệu tăng huyết áp Như đã nói ở trên, dấu hiệu tăng huyết áp khi chưa xảy ra biến chứng là tương đối nghèo nàn nên người bệnh thường phát hiện bị bệnh một cách tình cờ. Có một số dấu hiệu có thể gặp ở một số người như: - Chảy máu mũi: do huyết áp tăng cao một cách đột ngột nên người bệnh bị chảy máu mũi nhiều và khó ngưng. Thường thì dấu hiệu này xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh. - Xuất huyết: có vệt máu ở trong mắt hoặc xuất huyết kết mạc. - Tê hoặc ngứa râm ran chân tay: thường thì đây là dấu hiệu tăng huyết áp gây đột quỵ. Những trường hợp tăng huyết áp thường xuyên và không được kiểm soát có thể gây tê liệt dây thần kinh trong cơ thể và sinh ra hiện tượng chân tay có cảm giác tê hoặc ngứa râm ran. - Buồn nôn và nôn: dấu hiệu này dễ nhầm lẫn với rất nhiều bệnh lý khác nên khó nhận diện và dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, khi nó xuất hiện kèm theo hiện tượng khó thở, nhìn mờ thì có thể là đang bị tăng huyết áp. - Choáng váng, chóng mặt: khi triệu chứng này xuất hiện đột ngột thì nó cũng có thể cảnh báo bệnh tăng huyết áp. 3.2. Cách thức xác định chính xác có bị tăng huyết áp hay không Khi nghi ngờ có dấu hiệu tăng huyết áp, để nhận biết chính xác, tốt nhất nên đo huyết áp. Huyết áp tối thiểu được xác định là >90 mm Hg và huyết áp tối đa được xác định là >140mm Hg. Để đo huyết áp đúng cần: - Người bệnh ở trong trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn (ít nhất 5 phút trước khi đo) đồng thời không dùng các chất kích thích dễ ảnh hưởng đến huyết áp như: cà phê, trà, thuốc lá, thuốc lào,... - Các lần đo huyết áp phải cách nhau 10 - 15 phút, trung bình cộng của 2 lần đo được tính là giá trị huyết áp. - Giữ tư thế ngồi thẳng lưng, tay ngang tim, chân không bắt chéo. - Không làm việc riêng khi đang đo huyết áp. Xin nhắc lại một lần nữa rằng không phải với ai các dấu hiệu tăng huyết áp cũng rõ ràng vì thế cần hết sức cảnh giác với bệnh lý này. Nếu bạn là người có nguy cơ hoặc đang mắc bệnh, hãy tìm đến bác sĩ để có biện pháp kiểm soát chỉ số huyết áp của mình. Việc dùng thuốc khi điều trị bệnh cần phải kiên trì mới thấy được hiệu quả nên chớ nôn nóng. Nếu đã được bác sĩ kê thuốc và sử dụng đúng chỉ định mà chỉ số huyết áp không trở về như bình thường, hãy đến gặp bác sĩ trao đổi để có được một hướng điều trị hiệu quả hơn.;;;;;Tình trạng tăng huyết áp có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị và kiểm soát bệnh kịp thời. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là nhiều dấu hiệu tăng huyết áp lại chỉ thoáng qua khiến người bệnh dễ dàng bỏ qua và chủ quan với bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của căn bệnh này đồng thời là cách nhận biết những triệu chứng bệnh để điều trị và phòng tránh biến chứng hiệu quả. 1. Một số dấu hiệu tăng huyết áp bạn không nên bỏ qua Tình trạng tăng huyết áp là tăng áp lực lên mạch máu và từ đó tạo áp lực rất lớn cho hoạt động của tim mạch, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Tuy nhiên, phần lớn người dân đều chưa có những hiểu biết đầy đủ về sự nguy hiểm của căn bệnh này. Các chuyên gia cảnh báo rằng, bệnh tăng huyết áp không gây ra triệu chứng rõ ràng nên bệnh nhân thường khó phát hiện bệnh sớm để được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, khi huyết áp tăng cao, một số trường hợp có thể gặp phải những dấu hiệu tăng huyết áp như sau: Người bệnh nhức đầu, choáng và chóng mặt, buồn nôn, nôn, chảy máu mũi, xuất huyết kết mạc, có cảm giác tê hoặc ngứa ran các chi,… Rất nhiều trường hợp, không có biểu hiện đặc biệt và được chẩn đoán bệnh khi thăm khám sức khỏe định kỳ. Trên thực tế, một số bệnh nhân bị tăng huyết áp nhưng chủ quan và không điều trị dứt điểm có thể gặp phải những hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng. Đặc biệt, hiện nay, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa, nghĩa là ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh. Bị huyết áp từ khi còn trẻ có thể kết hợp với một số tình trạng như rối loạn mỡ máu, bệnh tiểu đường khiến cho những biến chứng về bệnh tim mạch càng trở nên rõ ràng và nặng nề hơn. Tình trạng tăng huyết áp có thể dẫn đến những biến chứng cụ thể như sau: - Tăng huyết áp khiến cho thành mạch bị xơ cứng và có thể gây ra những cơn đau tim, đột quỵ. - Bên cạnh đó, tình trạng tăng huyết áp sẽ khiến cho thành mạch càng ngày càng yếu đi, phình ra. Để càng lâu thì tình trạng này sẽ càng gây nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn tới vỡ mạch máu. - Đối với những trường hợp bị tăng huyết áp, tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu chống lại áp lực cao ở thành mạch, lâu ngày có thể dẫn đến phì đại thất trái. Khi cơ tim dày lên, việc bơm đủ máu sẽ trở nên khó khăn hơn và có thể gây suy tim. - Tăng huyết áp gây hẹp động mạch thận và dẫn đến suy thận. - Xuất huyết võng mạc - Tăng nguy cơ mắc phải một số hội chứng chuyển hóa như bệnh tiểu đường, tim mạch,… - Tăng huyết áp khiến cho các động mạch bị thu hẹp, do đó khả năng lưu thông máu sẽ kém hơn và tăng nguy cơ biến chứng não chẳng hạn như đột quỵ, nhồi máu não, xuất huyết não, mất trí nhớ,… Có thể nói rằng, tăng huyết áp là bệnh nguy hiểm. Vì thế, chúng ta không nên chủ quan, hãy đi khám sức khỏe định kỳ hoặc thăm khám ngay khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu tăng huyết áp để được kiểm soát và điều trị bệnh hiệu quả. Bệnh tăng huyết áp có thể xảy ra ở mọi đối tượng, tuy nhiên những trường hợp dưới đây nên cẩn thận hơn với căn bệnh này: - Độ tuổi: Càng cao tuổi thì nguy cơ tăng huyết áp sẽ càng tăng cao. Những người ở độ tuổi từ 45 trở lên thì nguy cơ gặp phải những vấn đề về huyết áp sẽ cao hơn bình thường. - Tiền sử bệnh gia đình: Nếu trong gia đình có người thân bị cao huyết áp thì nguy cơ bị bệnh của bạn cũng sẽ cao hơn những trường hợp khác. - Mắc một số bệnh mạn tính như bệnh tiểu đường, bệnh thận, chứng ngưng thở khi ngủ,… cũng là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp. - Béo phì: Tình trạng thừa cân, béo phì có thể gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Ở những trường hợp bị thừa cân béo phì, cơ thể cần nhiều máu hơn để cung cấp oxy và các dưỡng chất cho các mô, cơ quan, đồng thời áp lực máu lên các thành động mạch cũng sẽ lớn hơn. Đây chính là nguyên nhân vì sao người bị béo phì lại có nguy cơ cao phải đối mặt với bệnh cao huyết áp. - Những người không vận động thường xuyên: Những người ít vận động, lười vận động thì nhịp tim có thể cao hơn bình thường. Khi tim hoạt động mạnh, các cơn co thắt sẽ tác động lên thành động mạch nhiều hơn và làm tăng huyết áp. - Những người thường xuyên hút thuốc lá: Thói quen hút thuốc lá gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm và cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn gây phá hủy thành mạch và khiến cho lòng động mạch bị thu hẹp, tăng nguy cơ bị cao huyết áp. - Bên cạnh đó, thói quen ăn quá mặn, không bổ sung kali đầy đủ, uống quá nhiều bia rượu, thường xuyên gặp căng thẳng,… cũng là những nguyên nhân gây tăng huyết áp. Bệnh tăng huyết áp cần được điều trị đúng cách và lâu dài. Bệnh nhân nên tuân thủ theo đúng những hướng dẫn của bác sĩ, nhất là việc uống thuốc đúng thời gian và liều lượng. Lưu ý điều trị dứt điểm những bệnh có nguy cơ làm tăng huyết áp. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần thực hiện thay đổi lối sống để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Cụ thể là: - Nên áp dụng một chế độ ăn khoa học và hợp lý: Không nên ăn quá mặn, đảm bảo bổ sung đầy đủ kali, ăn nhiều rau xanh và trái cây, uống nhiều nước. Hạn chế uống bia rượu, hút thuốc lá và không nên ăn đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhiều cholesterol. - Nên kiểm soát cân nặng tốt, duy trì mức cân nặng vừa phải. - Thường xuyên vận động, lựa chọn những bài tập thể dục phù hợp với mình, có thể đi bộ khoảng 30 đến 60 phút mỗi ngày. - Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan.
question_479
Cách cắt Amidan tân tiến hiện nay
doc_479
1. Thông tin chung về viêm Amidan Khi các tác nhân gây hại xâm nhập ồ ạt vào nhưng tổ chức Amidan không phản ứng kịp thì hiện tượng viêm Amidan sẽ xảy ra. Viêm Amidan được chia làm 2 cấp độ: Viêm Amidan cấp tính và viêm Amidan mạn tính. Trong khi viêm Amidan cấp tính không quá khó khăn để điều trị thì khi bệnh diễn tiến nặng sang giai đoạn mạn tính thì việc điều trị sẽ mất thời gian hơn và thậm chí phải thực hiện phẫu thuật để loại bỏ ổ viêm. Khi các tác nhân gây hại xâm nhập ồ ạt vào nhưng tổ chức Amidan không phản ứng kịp thì hiện tượng viêm Amidan sẽ xảy ra 2. Triệu chứng viêm Amidan 2.1 Viêm Amidan cấp tính Một số dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đang bị viêm Amidan cấp tính: – Cơ thể sốt cao khoảng 38 – 39 độ, rét run và ớn lạnh. – Cổ họng cảm thấy bất thường: Nóng, khô, khó chịu, đau và vướng khi ăn uống. – Khi quan sát sẽ thấy amidan bị sưng, phù nề và có thể có bựa trắng. – Mệt mỏi, ngủ kém và chán ăn. – Khoang miệng bị nhiễm trùng và sẽ có mùi hôi khó chịu. – Nôn ói. – Nhiều trường hợp bệnh nhân bị táo bón, tiểu tiện và nước tiểu đậm màu. – Có phần hạch ở cổ sưng lên và mềm. 2.2 Viêm Amidan mạn tính Ngoài những triệu chứng giống như viêm Amidan cấp tính, giai đoạn mạn tính còn có thêm một số dấu hiệu đặc trưng như: – Cơ thể mệt mỏi, gầy yếu và về chiều sẽ bị ngây ngấy sốt. – Ho khan từng cơn kéo dài khi ngủ dậy vào buổi sáng. – Giọng nói thay đổi. – Thỉnh thoảng bị ho và tiếng bị khàn, nếu ở trẻ em thì bị thở khò khè và ngáy to khi ngủ. Viêm Amidan sẽ khiến cơ thể mệt mỏi vì kém ăn, khó ngủ và sức khoẻ giảm sút nghiêm trọng 3. Các phương pháp điều trị viêm Amidan 3.1 Viêm Amidan cấp tính Đây là giai đoạn đầu của bệnh lý viêm Amidan. Ở cấp độ bệnh này, bệnh nhân sẽ được bác sĩ khuyến cáo điều trị nội khoa bằng các loại thuốc để giảm được triệu chứng bệnh và dần khỏi hẳn. Nếu phát hiện bệnh sớm thì giai đoạn này thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn nhiều. Chính vì vậy, việc khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần và đi khám ngay khi có những triệu chứng của bệnh là vô cùng cần thiết. 3.2 Viêm Amidan mạn tính Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn này, việc điều trị nội khoa thường không mang lại hiệu quả. Chính vì vậy, bệnh nhân thường được khuyến cáo thực hiện phẫu thuật để loại bỏ ổ viêm ở Amidan. Các trường hợp được chỉ định cắt Amidan phải kể đến như: – Amidan viêm tái phát 5 – 6 lần/năm và thực hiện điều trị nội khoa nhưng vẫn không thuyên giảm. – Viêm Amidan gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến vùng tai mũi họng cũng như sức khoẻ tổng thể. – Kích thước Amidan, gây bít tắc đường thở và nguy hiểm hơn là bệnh nhân có thể bị hội chứng ngưng thở khi ngủ. – Amidan có nhiều ngóc ngách chứa các hốc mủ bã đậu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. 4. Cách cắt Amidan tân tiến hiện nay Hiện nay, có rất nhiều cách cắt Amidan khác nhau, tuy nhiên cách cắt Amidan được áp dụng tại các bệnh viện lớn và được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn chính là Plasma Plus với đặc điểm không gây đau, không chảy máu và không biến chứng. Quá trình cắt Amidan bằng phương pháp Plasma Plus được diễn ra như sau: Người bệnh được gây mê bằng phương pháp gây mê nội khí quản tân tiến, giúp duy trì sự thông thoáng của đường hô hấp và kiểm soát đường thở trong suốt ca phẫu thuật – Bước 1: Bác sĩ thăm khám, kiểm tra xem mức độ viêm Amidan để có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu người bệnh thuộc đối tượng cần cắt Amidan, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật. – Bước 2: Bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm, chụp X-quang để kiểm tra xem cơ thể có đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật hay không. – Bước 3: Bệnh nhân đủ điều kiện được đưa vào phòng mổ vô khuẩn 1 chiều để thực hiện cắt Amidan. Ở bước đầu tiên, bác sĩ sẽ thực hiện gây mê nội khí quản để bệnh nhân không cảm thấy khó chịu và bác sĩ có thể dễ dàng thực hiện phẫu thuật. – Bước 4: Thực hiện cách cắt Amidan Plasma Plus. Cuộc phẫu thuật chỉ diễn ra trong vòng 30 – 45 phút và không gây đau, chảy máu hay biến chứng cho bệnh nhân. – Bước 5: Bệnh nhân sau phẫu thuật được đưa vào phòng hậu phẫu để theo dõi trong 24h. Nếu không có bất thường gì, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và dặn dò bệnh nhân kỹ lưỡng về chế độ ăn uống, chăm sóc và vận động để quá trình liền thương diễn ra nhanh chóng.
doc_27352;;;;;doc_11012;;;;;doc_21499;;;;;doc_26270;;;;;doc_51865
Cắt Amidan là một phẫu thuật phổ biến được thực hiện với nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, “cắt amidan bằng phương pháp nào tốt nhất” lại là thắc mắc của rất nhiều người khi y tế ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành tựu lớn trong nghiên cứu và ứng dụng. Amidan được coi là một hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây hại. Tuy nhiên, khi các loại vi khuẩn, virus ồ ạt tấn công thì hiện tượng viêm Amidan sẽ xảy ra. Viêm Amidan được chia thành 2 loại: Viêm Amidan cấp tính và viêm Amidan mạn tính. Với từng cấp độ bệnh, bác sĩ sẽ thăm khám và có phương pháp điều trị riêng. 1.1 Viêm Amidan cấp tính Với các trường hợp Amidan cấp tính, bệnh vẫn đang ở giai đoạn nhẹ và chưa gây nên ảnh hưởng quá nhiều đến sức khoẻ cũng như xuất hiện biến chứng. Chính vì vậy, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị nội khoa (dùng thuốc) để giúp giảm triệu chứng bệnh. 1.2 Viêm Amidan mạn tính Nếu như sau khi thăm khám, bác sĩ xác định tình trạng Amidan của bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn mạn tính hoặc đã từng điều trị nội khoa nhưng không hiệu quả, người bệnh sẽ được chỉ định cắt Amidan để chấm dứt tình trạng bệnh và tránh ảnh hưởng đến những bộ phận xung quanh Amidan. Có thể thấy, tuỳ vào từng trạng bệnh thì bác sĩ mới đưa ra được phương pháp điều trị chứ không phải lúc nào người bị viêm Amidan cũng cần cắt. Chỉ định cắt Amidan được đưa ra trong các trường hợp sau: – Đã bị viêm tái phát 5 – 6 lần/năm nhưng điều trị nội khoa không khỏi – Gặp một số biến chứng vùng tai mũi họng (viêm tai giữa, viêm xoang,…) và thậm chí biến chứng toàn thân (viêm khớp, viêm cầu thận, thấp tim…) – Kích thước của Amidan quá to, điều này khiến cho việc ăn uống gặp cản trở và bệnh nhân bị ngủ ngáy hay ngưng thở khi ngủ. – Cấu trúc của Amidan có nhiều ngóc ngách chính vì vậy vi khuẩn sẽ thuận lợi xâm nhập và trú ngụ ở đó để gây bệnh. Nếu Amidan có mủ trắng, chứa chất tiết gây hôi miệng, khi nuốt bị vướng hay nghi ngờ ác tính thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ. Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại, có rất nhiều phương pháp cắt Amidan khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp được đánh giá tốt nhất hiện nay chính là Plasma Plus có xuất xứ từ Mỹ. Những điểm nổi bật của phương pháp này có thể kể đến như: – Giúp bệnh nhân hạn chế được tối đa khả năng chảy máu với công nghệ hàn gắn mạch máu siêu nhỏ. – Hạn chế tổn thương đến những mô lân cận với lưỡi dao Plasma linh hoạt, dễ dàng uốn cong khi bác sĩ thực hiện các thao tác cắt đốt. – Cuộc phẫu thuật thực hiện nhanh chóng, chỉ khoảng 30 – 45 phút. – Người bệnh chỉ cần lưu viện 24h và xuất viện sau khi thấy thể trạng không có vấn đề bất thường gì sau phẫu thuật. – Vết thương lành nhanh chóng và bệnh nhân sớm trả lại với công việc mà không gặp biến chứng gì. Phương pháp cắt Amidan Plasma Plus được đánh giá là phương pháp hiện đại nhất hiện nay 4. Yếu tố ảnh hưởng đến phẫu thuật cắt Amidan Ngoài yếu tố phương pháp phẫu thuật, một ca cắt Amidan thành công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: – Chuyên môn bác sĩ: Chuyên môn của bác sĩ là một yếu tố cũng không kém phần quan trọng trong các yếu tố cần xem xét. Mặc dù cắt Amidan không phải là một phẫu thuật phức tạp, tuy nhiên để không ảnh hưởng đến những bộ phận lân cận xung quanh Amidan cũng như không gây ra biến chứng thì cần một bác sĩ có tay nghề chuyên môn tốt, có kinh nghiệm phẫu thuật cắt Amidan.;;;;; 1. Thông tin về phẫu thuật cắt Amidan Viêm Amidan là hiện tượng xảy ra khi một lượng lớn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể nhưng Amidan không phản ứng kịp. Chính vì vậy, nó dần suy yếu và biến thành ổ viêm, gây bệnh cho vùng họng cũng như sức khoẻ tổng thể. Viêm Amidan gồm 2 loại: Amidan cấp tính và Amidan mạn tính. Với Amidan cấp tính, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm triệu chứng. Còn khi bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính thì thường sẽ phải thực hiện cắt Amidan để loại bỏ triệt để ổ viêm và điều trị hiệu quả bệnh lý. Phẫu thuật cắt Amidan được chỉ định với trường hợp viêm Amidan mạn tính Tuy Amidan được coi là bộ phận miễn dịch bảo vệ cơ thể tuy nhiên nó không phải là bộ phận duy nhất có khả năng miễn dịch. Chính vì vậy, bệnh nhân không cần quá lo lắng khi thực hiện cắt Amidan. Ngược lại việc cắt Amidan theo chỉ định còn giúp loại bỏ những hậu quả do bệnh lý này gây ra như: 2.1 Về hô hấp – Trường hợp Amidan quá phát sẽ ảnh hưởng lớn đến đường thở. Chính vì vậy, việc cắt Amidan sẽ giúp lưu thông đường thở, không ảnh hưởng đến vùng mũi mặt, không ảnh hưởng đến việc lệch khớp cắn….hay đảm bảo sự thông khí cho phổi và phế quản. – Đồng thời, cắt Amidan còn giúp tránh được tình trạng thiếu oxy lên não, tránh được việc gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, khiến con bị rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, bấn loạn tinh thần, rối loạn tâm lý…. 2.2 Về tiêu hoá Amidan gây ra tình trạng nuốt vướng, chán ăn vì sợ đau khi nuốt của trẻ. Khi cắt Amidan sẽ giúp trẻ lấy lại cảm giác thèm ăn và ăn uống ngon miệng, việc đưa thức ăn vào trong cơ thể qua đường tiêu hoá sẽ không gặp trở ngại. Viêm Amidan khiến cho cổ họng bị đau và ảnh hưởng lớn đến hệ thống tiêu hoá 2.3 Về tai mũi họng Khi bị viêm Amidan, Amidan vô hình trung trở thành nơi trú ngụ cho vi khuẩn, từ đó vi khuẩn sẽ sinh sôi và gây bệnh cho cơ thể. Loại bỏ ổ viêm hoàn toàn sẽ giúp cho người bệnh loại bỏ được virus, vi khuẩn gây bệnh ra khỏi cơ thể và dần phục hồi lại sức khoẻ. 3. Phương pháp cắt Amidan hiện nay – Được nghiên cứu và sản xuất tại Hoa Kỳ, một trong những đất nước có nền y học tân tiến nhất hiện nay. – Chức năng hàn mạch ấn tượng, hàn được những mạch máu siêu nhỏ chỉ dưới 1mm. – Lưỡi dao Plasma chỉ được dùng 1 lần và không tái sử dụng, giúp đảm bảo tiệt trùng tuyệt đối. – Những khu vực lân cận không bị ảnh hưởng hay tổn thương khi thực hiện phẫu thuật. – Ca phẫu thuật chỉ diễn ra trong khoảng 30 – 34 phút và người bệnh có thể xuất viện trong vòng 24h. – Nổi bật với 3 ưu điểm: Không gây chảy máu, không gây đau và không gây biến chứng. – Có hiệu quả kinh tế cao vì người bệnh sớm lành thương và nhanh chóng trở lại với công việc, tạo ra giá trị kinh tế. – Người bệnh có thể tiết kiệm được thời gian cũng như công sức. Phương pháp Plasma Plus với những ưu điểm như không chảy máu, đau đớn hay biến chứng – Đội ngũ y bác sĩ: Đội ngũ y bác sĩ thực hiện cũng cần phải là những người có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm chuyên ngành tai mũi họng và được nhiều bệnh nhân lựa chọn. – Phương pháp sử dụng: Để cắt Amidan được triệt để và tránh để lại biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ thì việc lựa chọn phương pháp là vô cùng quan trọng. Công nghệ Plasma Plus được coi là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay.;;;;;Cắt amidan bằng dao plasma hay coblator là những phương pháp mới, được áp dụng trong những năm gần đây đã cho thấy hiệu quả và tính an toàn cao. 1. Cắt amidan bằng phương pháp coblator Kỹ thuật cắt amidan bằng dao plasma hay coblator là phương pháp sử dụng năng lượng từ sóng điện từ có tần số cao (còn gọi là sóng radio) để tạo ra một đám mây dẫn điện bao quanh thiết bị cắt, cho phép cắt và phá hủy mô tế bào amidan ở nhiệt độ khá thấp chỉ từ 60 đến 70 độ C. Toàn bộ quy trình cắt được diễn ra dưới sự hỗ trợ của đầu dò đa chức năng. Điều này giúp cho thủ thuật được tiến hành một cách nhanh chóng mà hạn chế được tối đa những tổn thương và nguy cơ biến chứng cho bệnh nhân.Ưu điểm vượt trội của kỹ thuật cắt amidan bằng phương pháp Coblator:Thiết bị cắt Coblator có chế độ đồng thời vừa cắt vừa hút và vừa vảy nước, dùng sóng cao tần để bóc tách amidan bằng đốt điện ở nhiệt độ 60-70 độ C nên không gây bỏng, ít đau và rất ít chảy máu.Thủ thuật đơn giản, thời gian thực hiện một ca tiểu phẫu cắt amidan bằng dao plasma chỉ diễn ra trong vòng 10-15 phút (Đã bao gồm cả thời gian gây tê). Điều này có thể giúp giảm căng thẳng áp lực, hạn chế được yếu tố tâm lý và sợ hãi của bệnh nhân trước khi cắt amidan.Ngay sau làm tiểu phẫu, bệnh nhân hoàn toàn có thể về nhà, sinh hoạt và ăn uống như bình thường, không bị ảnh hưởng đến vấn đề giao tiếp. Đối với những bệnh nhân nặng, thời gian nằm viện theo dõi không quá một ngày.Là phương pháp ít xâm lấn, tổn thương vùng cắt nhỏ và có thể thông qua quá trình cắt để tiếp cận trực tiếp với các vùng viêm khác.Ít xảy ra biến chứng sau phẫu thuật. Có nhiều phương pháp cắt amidan 2. Các phương pháp cắt amidan khác 2.1.Cắt amidan bằng dao điện đơn cực hay lưỡng cực. Phương pháp sử dụng dao cắt được nối liền với nguồn điện có điện năng vừa phải để cắt bỏ khối amidan. Cắt Amidan bằng phương pháp này có thể hạn chế được nguy cơ chảy máu sau và trong cắt amidan nhưng tổn thương sâu và dễ để lại sẹo. Kỹ thuật cắt đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm cũng như phải có sự khéo léo trong thao tác để cắt đúng vị trí mà không gây tổn thương các vùng khác.2.2.Cắt amidan bằng laser. Cắt amidan bằng laser là phương pháp sử dụng năng lượng từ các bước sóng ánh sáng laser để cắt bỏ khối amidan một cách nhanh chóng.Ưu điểm của phương pháp này là không đau, thời gian thực hiện nhanh, ít gây chảy máu cả trong và sau phẫu thuật. Đồng thời ánh sáng laser cũng có tính diệt khuẩn tốt.Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là dễ gây nhiễm trùng vết mổ, dễ gây tổn thương lớn có thể để lại sẹo, đôi khi có thể ảnh hưởng đến dây thanh quản gây khàn giọng.2.3.Cắt amidan bằng phương pháp Sluder. Cắt amidan nạo VA bằng phương pháp Sluder là phương pháp được sáng chế ra bởi một thầy thuốc tai mũi họng ở Anh quốc. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc là dưới gây mê, sẽ cho toàn bộ khối amidan chui qua một lỗ cửa sổ của dụng cụ, sau đó sử dụng một lưỡi dao đè chặt cuống amidan, đồng thời phối hợp một ngón tay với dụng cụ để tách đứt khối amidan và đưa ra ngoài một cách nhanh chóng.Phương pháp này được thực hiện khi khối amidan có kích thước tương đối to và có chân cuống amidan, khối amidan di động dễ dàng và không bị dính vào hố amidan.Do vậy nên chỉ định của phương pháp này là có giới hạn, đa số áp dụng cho các trường hợp trẻ nhỏ và thiếu niên. Mặt khác, phương pháp này yêu cầu đòi hỏi kỹ thuật cao, phải phối hợp cả 2 bàn tay mới có thể thực hiện thành công được. Vậy nên chỉ những bác sĩ có tay nghề cao và nhiều năm kinh nghiệm mới có thể tiến hành được thủ thuật này.So với các phương pháp cắt amidan khác, phương pháp Sluder có khả năng gây biến chứng hậu phẫu cao hơn, thường gặp là ngất do gây mê, nhiễm khuẩn và chảy máu.Ngoài những phương pháp trên còn có phương pháp cắt amidan bằng phương pháp bóc tách sử dụng dao, kéo hoặc thòng lọng. Đây là phương pháp truyền thống có nhiều nguy cơ biến chứng nên hiện nay ít sử dụng hơn các phương pháp khác. 3. Chế độ chăm sóc sau khi cắt amidan Ngày đầu sau cắt: nên cho trẻ uống sữa lạnh là tốt Lưu ý về chế độ chăm sóc trẻ sau cắt amidan:Ngày đầu sau cắt: nên cho trẻ uống sữa lạnh là tốt. Sữa lạnh vừa có dinh dưỡng và có thể giúp giảm triệu chứng đau tạm thời cho trẻ, giảm tình trạng sưng nề và viêm.Ngày thứ 2 đến ngày thứ 7: Cho trẻ ăn thức ăn loãng, nguội và mềm nhưng vẫn phải đảm bảo đủ dinh dưỡng. Nên tránh ăn đồ nếp và những thức ăn có thể gây đau nhức vùng cắt như thịt bò, thịt gà...Ngày thứ 7 đến ngày thứ 14: Cho trẻ ăn thức ăn loãng, nguội và mềm, có thể bắt đầu ăn cơm nấu hơi nhão một chút.Ngày thứ 14: cho trẻ ăn uống bình thường. Không cho trẻ ăn uống đồ chua cay như nước cam, chanh và quá cứng vì có thể dẫn đến tình trạng viêm họng ở trẻ sau mổ và tổn thương lại vết cắt.Sau cắt amidan có thể cho trẻ nói chuyện bình thường nhưng nên nhắc trẻ hạn chế la hét, gào khóc hay nói to.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành. Hướng dẫn theo dõi trẻ sau khi cắt amidan;;;;; 1. Thông tin chung về Amidan 1.1 Thông tin về bệnh lý viêm Amidan Amidan được coi như một hàng rào bảo vệ, giúp cơ thể chống lại những tác nhân có hại xâm nhập vào qua đường vòm họng. Tuy nhiên, khi một lượng lớn tác nhân tiến vào nhưng Amidan không sản xuất ra kháng thể phản ứng kịp thì hiện tượng viêm Amidan sẽ diễn ra. 1.2 Phân loại các mức độ viêm Amidan Viêm Amidan gồm 2 cấp độ: Viêm Amidan cấp tính và viêm Amidan mạn tính. Khi bệnh đang ở giai đoạn cấp tính, bệnh nhân có thể điều trị nội khoa bằng cách sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để giảm triệu chứng. Tuy nhiên, khi viêm Amidan đã diễn tiến nặng sang giai đoạn mạn tính thì người bệnh thường phải thực hiện phẫu thuật để có thể loại bỏ hoàn toàn được ổ viêm nhiễm. Hình ảnh vùng họng bình thường (bên trái) và hình ảnh khi bị viêm Amidan (bên phải) – Hiện tượng viêm nhiễm đã tái phát khoảng 5 – 6 lần/năm và không có dấu hiệu thuyên giảm khi điều trị bằng thuốc. – Khi bị viêm Amidan, người bệnh gặp một số biến chứng ảnh hưởng đến vùng tai mũi họng cũng như cả cơ thể. – Amidan có kích thước lớn, gây cản trở quá trình hô hấp. Đặc biệt, người bệnh có thể gặp phải hiện tượng ngưng thở khi ngủ. – Cấu trúc Amidan của người bệnh có nhiều ngóc ngách, chứa nhiều hốc mủ bã đậu. – Cần lưu ý ở trẻ nhỏ, độ tuổi thích hợp để cắt Amidan là từ 4 tuổi trở lên. Vì nếu cắt Amidan khi còn quá nhỏ sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ. Tuy nhiên, trường hợp ngoại lệ nếu trẻ có biểu hiện ngưng thở khi ngủ thì phải tiến hành cắt bỏ dù ở bất cứ độ tuổi nào. 3. Phương pháp cắt Amidan được ưa chuộng hiện nay Hiện nay có rất nhiều phương pháp cắt Amidan khác nhau tuy nhiên phương pháp tân tiến được áp dụng ở các bệnh viện lớn cũng như được bệnh nhân đánh giá tốt sau phẫu thuật đó chính là Plasma Plus. Những ưu điểm của phương pháp này phải kể đến như: Phương pháp Plasma Plus có nhiều điểm nổi bật nên được nhiều bệnh viện lớn uy tín lựa chọn áp dụng trong điều trị viêm Amidan – Được sản xuất ở Hoa Kỳ. – Có chức năng hàn mạch nổi bật, hàn gắn được mạch máu dưới 1mm. Điều này giúp hạn chế tối đa khả năng chảy máu khi thực hiện phẫu thuật. – Dao Plasma có thiết diện mỏng, đặc biệt có thể uốn lên xuống linh hoạt. Chính vì vậy, bác sĩ có thể dễ dàng thực hiện thao tác cắt đốt và không gây tổn thương cho những mô lân cận. – Lượng nhiệt của phương pháp Plasma Plus sử dụng chỉ bằng ⅓ so với lượng nhiệt của những phương pháp cũ. – Người bệnh chỉ cần lưu viện khoảng 24h và có thể xuất viện sau khi bác sĩ kiểm tra không có bất thường tại vùng phẫu thuật cũng như sức khoẻ tổng thể. – Lành thương nhanh chóng và người bệnh sớm quay trở lại với công việc. 4. Những lưu ý trước khi cắt Amidan – Trước khi cắt Amidan, người bệnh sẽ được bác sĩ điều tra một số thông tin về sức khoẻ tổng thể cũng như lịch sử điều trị viêm Amidan trước đó. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ thực hiện thêm việc thăm khám với thiết bị nội soi ống mềm để có kết quả chính xác hơn. Trước khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được thực hiện đủ các loại xét nghiệm để đảm bảo đủ điều kiện phẫu thuật. – Tạm ngưng sử dụng aspirin hay thuốc chứa thành phần aspirin ít nhất trước 2 tuần phẫu thuật. – Không ăn bất cứ đồ gì sau nửa đêm trước hôm phẫu thuật. Sau khi thăm khám xong và được chỉ định mổ, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên chi tiết cho bệnh nhân về chế độ ăn uống hợp lý để đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật. – Nếu đối tượng cắt Amidan là trẻ nhỏ, bố mẹ nên trao đổi thẳng thắn và khuyến khích trẻ suy nghĩ tích cực rằng cuộc phẫu thuật sẽ diễn ra ngắn, không đau và có thể cải thiện nhờ thuốc giảm đau. Cha mẹ nên khuyến khích con suy nghĩ tích cực bằng cách động viên con trước khi phẫu thuật;;;;; 1. Thông tin về viêm Amidan Amidan được xem như một hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại xâm nhập vào qua đường vòm họng. Tuy nhiên, một lượng lớn vi khuẩn xâm nhập sẽ khiến cho kháng thể Amidan sản xuất ra không đủ số lượng và không đủ sức chống lại khiến cho hiện tượng viêm nhiễm xảy ra. Viêm Amidan có 2 cấp độ: Viêm Amidan cấp tính và viêm Amidan mạn tính. Amidan được coi như một hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của những tác nhân gây hại Theo bác sĩ, không phải lúc nào Amidan cũng cần cắt. Chỉ khi bệnh nhận thuộc những trường hợp sau thì mới phải cắt Amidan: – Bị tái phát viêm Amidan khoảng 5 – 6 lần, đã điều trị nội khoa nhưng không hiệu quả. – Amidan gây ra biến chứng ảnh hưởng đến vùng tai mũi họng cũng như sức khoẻ tổng thể của người bệnh. – Amidan có kích thước to (quá phát) gây cản trở đường thở. Đặc biệt, có thể xảy ra hiện tượng ngưng thở khi ngủ do đường hô hấp bị bít tắc bởi Amidan. – Amidan có cấu trúc nhiều ngóc ngách, chứa những hốc mủ bã đậu gây hôi miệng. 3.1 Biến chứng tại chỗ Những biến chứng tại chỗ của bệnh lý viêm Amidan thường gặp là: viêm tấy hoặc áp xe Amidan (đây là hiện tượng xảy ra khi viêm Amidan cấp tính không được điều trị sớm khiến cho viêm Amidan tái phát nhiều lần). Người bệnh sẽ có những triệu chứng nổi bật như khó nuốt, đau tai, họng sưng to, hơi thở có mùi hôi, đau đầu, sốt cao… 3.2 Biến chứng kế cận Một số biến chứng kế cận bệnh nhân có thể gặp phải có thể kể đến như viêm cầu thận, viêm màng ngoài tim, viêm khớp cấp, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn cấp…Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như nôn, sốt cao, nổi hạch…Đặc biệt, trẻ có thể gặp phải hiện tượng ngưng thở khi ngủ. Ngưng thở là một hiện tượng nguy hiểm xảy ra khi ngủ ở trẻ 4. Quy trình chuẩn cắt Amidan 4.1 Thăm khám lâm sàng vùng họng Đầu tiên, để xác định mức độ bệnh cũng như đưa ra được nhận định sơ bộ về bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát Amidan của bệnh nhân. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được khám nội soi để đánh giá chính xác tình trạng bệnh. Người bệnh có thể lựa chọn một trong hai phương pháp là nội soi ống cứng hoặc nội soi ống mềm. 4.2 Thăm khám cận lâm sàng Sau khi đã có kết luận về tình trạng bệnh cũng như chỉ định phẫu thuật cắt bỏ Amidan, bệnh nhân sẽ được thực hiện xét nghiệm máu, nước tiểu, điện tim và chụp X-quang để xác định xem có đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật hay không. Bộ xét nghiệm này sẽ được thực hiện trước phẫu thuật tối đa 1 tuần để bệnh nhân có thể sắp xếp ngày phẫu thuật phù hợp. Tuy nhiên, người bệnh nên sắp xếp phẫu thuật càng sớm càng tốt (có thể phẫu thuật ngay sau khi xét nghiệm) để các chỉ số không bị thay đổi nhiều hay tránh xuất hiện bệnh lý khác cần xét nghiệm lại. 4.3 Gây mê nội khí quản 4.4 Tiến hành cắt Amidan Có nhiều phương pháp cắt Amidan được sử dụng, tuy nhiên phương pháp được đội ngũ bác sĩ áp dụng cũng như đội ngũ bệnh nhân hài lòng khi trải nghiệm là Plasma Plus. Phương pháp này được đánh giá có nhiều ưu điểm nổi bật như: – Được nghiên cứu và sản xuất tại Mỹ, một trong những quốc gia đứng đầu trên thế giới về y tế. – Dao plasma có thiết diện mỏng, giúp hàn gắn được những mạch máu chỉ dưới 1mm. – Lưỡi dao plasma có thể uốn lên xuống linh hoạt. Nhờ đó, bác sĩ có thể dễ dàng thực hiện những thao tác cắt đốt mà không làm tổn thương những mô lân cận. – Lượng nhiệt sử dụng tương đối thấp (chỉ khoảng 65 – 70 độ C). – Bệnh nhân sẽ được xuất viện sau khi 24h, nếu như bác sĩ đã kiểm tra và không có bất thường gì về sức khỏe. – Người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khoẻ, trở lại với công việc mà không bị đau hay gặp biến chứng gì. Phương pháp cắt Amidan Plasma Plus được đánh giá không gây chảy máu, không biến chứng và không gây đau
question_480
Chữa trĩ ngoại như thế nào để mau khỏi?
doc_480
Đánh giá thời gian điều trị trong một số trường hợp bệnh cụ thể: – Với người bệnh lần đầu bị trĩ, phát hiện sớm bệnh khi búi trĩ mới hình thành và kịp thời lên phương án điều trị đúng cách thì có thể được chữa khỏi nhanh chóng, thường chỉ khoảng 1-2 tuần. – Đối với trĩ ngoại nhẹ ở giai đoạn 1 hoặc 2: Có thể được hết trĩ trong khoảng 1 tháng hoặc 1 vài tuần nếu người bệnh đảm bảo tuân thủ đúng các chỉ định điều trị từ bác sĩ. Trường hợp búi trĩ có kèm theo các khối huyết thì sẽ mất nhiều thời gian hơn, có thể là vài tháng để cải thiện. – Đối với trĩ ngoại nặng ở giai đoạn 3 hoặc 4: Người bệnh cần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Thời gian khỏi bệnh sẽ cần phụ thuộc vào phương pháp phẫu thuật áp dụng và chế độ chăm sóc hậu phẫu. – Trường hợp trĩ tái phát nhiều lần thì thời gian điều trị sẽ kéo dài và lâu hơn. – Trường hợp đặc biệt, bệnh trĩ do thai kỳ: Trường hợp này có thể khó chữa dứt điểm và thường được điều trị bảo tồn chờ đến khi sinh xong mới có thể tiến hành chữa bệnh. Thời gian điều trị trĩ ngoại ngắn hay dài sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp bệnh cụ thể. 2. Những lưu ý trong chữa trĩ ngoại Đầu tiên, bệnh trĩ không thể tự khỏi, búi trĩ ngoại không tự triệt tiêu dưới mọi hình thức. Chỉ có điều trị đúng cách mới có thể loại bỏ búi trĩ và dứt điểm bệnh. Không chỉ vậy, việc điều trị sai cách còn làm tăng nguy cơ biến chứng, trĩ tái đi tái lại, bệnh tình ngày một trở nên nghiêm trọng. Vậy nên người bệnh cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau đây để chữa trĩ đúng cách và hiệu quả. – Chữa trĩ nên được tiến hành càng sớm càng tốt. Việc điều trị sớm sẽ đơn giản hơn, mang đến hiệu quả cao, giảm thiểu đau đớn và ngăn ngừa bệnh tái phát. – Chữa trĩ cần phải chữa đúng cách, trúng đích ngay từ đầu để bệnh không trở nặng thêm. – Không tự ý chữa trĩ tại nhà. Trong trường hợp nghi ngờ dấu hiệu bệnh trĩ ngoại cần tiến hành thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, tìm ra căn nguyên của bệnh và hướng dẫn điều trị đúng cách. – Mổ trĩ, cắt bỏ búi trĩ xong vẫn chưa phải thoát trĩ hoàn toàn vì còn phụ thuộc nhiều vào quá trình chăm sóc hậu phẫu. Chăm sóc đúng cách sẽ quyết định khả năng hồi phục và giảm thiểu nguy cơ tái trĩ. – Chữa trĩ đòi hỏi tính kiên nhẫn, người bệnh cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Bệnh trĩ ngoại chỉ được chữa khỏi khi điều trị đúng cách và tuân thủ nghiêm các chỉ định từ bác sĩ. Chữa bệnh trĩ ngoại muốn mau khỏi cần được tiến hành dựa theo 4 giai đoạn diễn biến của búi trĩ: – Giai đoạn 1: Búi trĩ mới được hình thành bên ngoài hậu môn – Giai đoạn 2: Búi trĩ to dần và lòi ra ngoài – Giai đoạn 3: Trĩ trở nặng, búi trĩ bị tắc gây đau đớn và xuất huyết nhiều hơn – Giai đoạn 4: Búi trĩ bị viêm sưng đau ngày một nghiêm trọng, nguy cơ biến chứng cao thường là nhiễm trùng hoặc thậm chí là hoại tử búi trĩ. Khi đó, phương án điều trị tương ứng như sau: – Giai đoạn đầu (Giai đoạn 1 và 2): Ưu tiên việc điều trị nội khoa kết hợp cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt. – Giai đoạn cuối (Giai đoạn 3 và 4): Thường được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Dựa theo giai đoạn tiến triển của búi trĩ sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. 3.1. Chữa trĩ ngoại giai đoạn đầu (1 và 2) Ở giai đoạn này, búi trĩ mới hình thành nên hầu như không gây ra các triệu chứng hay khó khăn gì cho người bệnh. Việc điều trị bằng thuốc sẽ cho kết quả tốt trong việc giải quyết các triệu chứng và kiểm soát khả năng trở nặng của bệnh. Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc uống giúp giảm đau, chống viêm, tăng cường thành mạch,.. kết hợp với các loại thuốc bôi ngoài da cho hiệu quả tại chỗ như giảm ngứa, giảm sưng. Lưu ý rằng, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc mà thực hiện theo chỉ định của bác sĩ sau khi đã thăm khám bệnh. Bên cạnh việc uống thuốc, người bệnh cũng cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, vận động điều độ và hình thành những thói quen sinh hoạt đúng cách như: – Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất giúp ích cho tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. – Tránh đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ và thức uống có chứa chất kích thích. – Uống đủ nước mỗi ngày (từ 2 lít nước), với bà bầu cần uống nhiều hơn. Nước giúp tiêu hóa tốt, mềm phân, nhờ đó việc đi ngoài cũng dễ dàng hơn. – Các thói quen tốt cho người bệnh trĩ ngoại như: Ngồi xổm khi đi đại tiện, không ngồi cầu tiêu quá lâu, không cố rặn mạnh liên tục, vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn nhất là sau mỗi lần đại tiện,… – Vận động điều độ, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu nguyên một chỗ. Gợi ý tốt nhất là nên đi bộ. – Chủ động tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. 3.2. Chữa trĩ ngoại giai đoạn cuối (3 và 4) Lúc này, búi trĩ đã sưng to và các triệu chứng ngày một nghiêm trọng nên phương án điều trị tối ưu nhất được chỉ định là cắt bỏ búi trĩ. Hiện nay, nhiều phương pháp phẫu thuật với ưu thế xâm lấn tối thiểu, giảm đau đớn đã và đang được áp dụng rộng rãi và được nhiều người bệnh đón nhận, tiêu biểu có thể kể đến là phương pháp cắt trĩ Longo. Cắt trĩ Longo được thực hiện trên đường lược – nơi có rất ít cơ quan thụ cảm để giảm thiểu đau đớn cho người bệnh. Không chỉ vậy, phương pháp này sử dụng súng khâu cắt tự động hiện đại bậc nhất mang lại độ chính xác cao giúp kéo búi trĩ trở lại đúng vị trí, tiến hành cắt và khâu phần mạch máu tới búi trĩ làm búi trĩ mất máu và dần bị hoại từ. Thời gian thực hiện nhanh chỉ khoảng 30 phút, tỷ lệ thành công cao, hạn chế các biến chứng và ngăn ngừa nguy cơ tái trĩ. Sau khi cắt trĩ thành công bằng phương pháp Longo, người bệnh sẽ được tiếp tục chăm sóc giai đoạn hậu phẫu để đảm bảo mục tiêu thoát trĩ toàn diện, bệnh không tái phát. Thông thường, người bệnh có thể xuất viện sau 48 giờ và hồi phục hoàn toàn sau 7-10 ngày nếu tuân thủ đúng các hướng dẫn từ bác sĩ. 4. Kết luận
doc_25664;;;;;doc_42998;;;;;doc_3136;;;;;doc_2780;;;;;doc_56447
Bệnh trĩ ngoại là dạng trĩ phổ biến hiện nay. Trĩ ngoại thường tự động thụt ra ngoài và phát triển rất nhanh khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Tìm hiểu về cách điều trị trĩ ngoại sẽ giúp người bệnh chủ động và chữa bệnh hiệu quả hơn. 1. Khái niệm trĩ ngoại Bệnh trĩ là căn bệnh thường gặp, đặc biệt ở người trưởng thành, không phân biệt giới tính. Trĩ được phân loại thành trĩ nội, trĩ ngoại và hỗn hợp 2 loại trĩ. Trong đó, trĩ ngoại là bệnh khá phổ biến với các búi trĩ thường sa ra ngoài gây nhiều phiền toái. Trĩ ngoại là tên gọi chỉ các búi trĩ được hình thành dưới đường lược. Các búi trĩ chính là các đám rối tĩnh mạch bị giãn ra, gấp khúc, sưng và được bao bọc bởi lớp da mỏng. Các búi trĩ ngày 1 phát triển khiến người bệnh đau đớn, ngứa rát khó chịu. Đến lúc búi trĩ quá lớn, sa hẳn và không thể thụt lên thì thường gây biến chứng tắc nghẽn, sa nghẹt búi trĩ. Khi đó, bệnh nhân cần cắt bỏ búi trĩ ngay. Trĩ ngoại là những búi trĩ nằm ở phía dưới đường lược, xuất hiện ở vùng mép hậu môn 2. Cách điều trị trĩ ngoại hiệu quả nhất 2.1. Cách điều trị trĩ ngoại giai đoạn nhẹ Trĩ giai đoạn nhẹ thường không cần can thiệp dao kéo mà cần sự phối hợp giữa chế độ chăm sóc, dinh dưỡng và dùng thuốc. Các loại thuốc được kê có 2 loại cơ bản là thuốc uống và thuốc bôi tại chỗ. – Các loại thuốc uống: Những loại thuốc uống được kê có tác dụng làm tăng tính thẩm thấu và làm bền các tĩnh mạch vùng hậu môn. Từ đó giúp hạn chế tình trạng sưng phù, tạo huyết khối tại các tĩnh mạch. – Thuốc đặt tại chỗ: Bác sĩ có thể kê các loại thuốc mỡ, thuốc viên đặt ở vùng hậu môn. Những loại thuốc này thường giúp kháng viêm, chống nhiễm trùng, giảm đau rát… Việc dùng thuốc cần tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa. Mọi thông tin về loại thuốc trong bài viết mang tính chất tham khảo. Về dinh dưỡng, bệnh nhân cần chú ý uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và chất xơ. Kiêng đồ cay nóng và các chất kích thích. Ngoài ra, cần chú ý rèn luyện và vận động hằng ngày để tăng cường sự trao đổi chất. Về chế độ chăm sóc, người bệnh trĩ cần lưu ý các biện pháp giảm đau và ngứa như sau: – Ngâm nước ấm: Ngâm hậu môn trong chậu nước ấm tầm 10 phút/ 1 lần là phương pháp làm dịu khá dễ chịu. Nhất là sau khi đi vệ sinh xong. Bệnh nhân có thể ngâm nước ấm kèm thêm ít muối. Sau khi ngâm thì kết hợp lau chùi bằng khăn mềm, không chà xát quá mạnh ở vùng hậu môn. – Chườm đá: Bệnh nhân có thể dùng khăn bọc đá để chườm lên vùng bị trĩ, giảm cảm giác sưng đau – Tư thế ngồi hợp lý khi đi vệ sinh: Người bệnh có thể dùng thêm ghế kê chân khi đi vệ sinh. Tư thế này giúp người bệnh tiện hơn trong quá trình rặn. – Sử dụng đệm êm: Nếu trĩ ngoại khá nặng, mỗi lần đi vệ sinh người bệnh có thể ngồi lên bề mặt mềm thay vì mặt cứng bồn cầu. Việc này giúp tránh ảnh hưởng đến các búi trĩ, đồng thời hạn chế sự hình thành các búi trĩ mới. – Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ: Lau chùi vùng hậu môn thật cẩn thận bằng khăn giấy êm dịu, không kích ứng. Có thể dùng nước ấm là hiệu quả và sạch nhất. Trĩ ngoại giai đoạn nhẹ có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ 2.2. Điều trị trĩ ngoại cấp độ nặng Phẫu thuật cắt trĩ sẽ áp dụng cho bệnh nhân trong các trường hợp: – Mắc trĩ ngoại giai đoạn nặng, có nguy cơ biến chứng hoặc đã xảy ra biến chứng như chảy máu, viêm loét – Búi trĩ ngoại bị lòi ra ngoài không thể tự co hoặc đẩy lên, búi trĩ sưng to đau đớn cần được điều trị dứt điểm bằng phẫu thuật. Cần lưu ý rằng tại mép hậu môn là cơ quan nhạy cảm, người bệnh sẽ gặp đau đớn nếu áp dụng các phương pháp ngoại khoa trực tiếp. Hiện nay, giải pháp ngoại khoa hiệu quả nhất là phương pháp cắt trĩ Longo. Phương pháp này sử dụng súng tự động để cắt đi nguồn cung cấp máu cho búi trĩ, đồng thời khâu nối các mạc treo để khiến búi trĩ co lên và teo nhỏ. Nhờ vậy, người bệnh có thể giảm bớt đau đớn trong và sau quá trình điều trị. Nguyên tắc phẫu thuật cần tuân thủ đó là: – Bảo tồn lớp cơ thắt trong của vùng hậu môn – Khâu nối cẩn thận tránh các biến chứng sau mổ Cách điều trị trĩ ngoại bằng giải pháp Longo hiện đang được ứng dụng phổ biến hiện nay 3. Phòng ngừa bệnh trĩ ngoại Phòng ngừa bệnh trĩ ngoại cần ngăn ngừa hiện tượng táo bón, giảm áp lực cho vùng hậu môn – trực tràng. Muốn vậy, người bệnh cần có chế độ ăn phù hợp để tránh làm cho phân cứng khó đi ra ngoài. Từ đó, chế độ ăn phù hợp là: – Ăn nhiều chất xơ, uống nước ép rau củ quả. Ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là rau lang, khoai lang, ngũ cốc nguyên hạt… – Bổ sung ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày. Lượng nước cung cấp đủ cho cơ thể, có thể kiểm tra thông qua lượng nước tiểu thải ra ngoài có màu vàng trong. Ngoài việc ăn uống, vận động cũng là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa bệnh trĩ. Hãy tham gia các hoạt động thể chất hằng ngày như đi bộ, chạy bộ… Chú ý đi lại nhẹ nhàng chứ không ngồi 1 chỗ. Điều quan trọng là người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị, không ngần ngại và tự ti. Khi có dấu hiệu bất thường vùng hậu môn cần đi khám ngay để được tư vấn phác đồ hiệu quả nhất.;;;;;Trĩ ngoại là một trong những loại bệnh trĩ phổ biến. Với biểu hiện là các búi trĩ thường dễ sa ra ngoài. Trĩ ngoại chữa như thế nào là điều mà bệnh nhân mắc trĩ nào cũng quan tâm. Biết được những cách điều trị hiệu quả, bệnh nhân sẽ chủ động và sớm thoát khỏi nỗi ám ảnh mang tên trĩ. Trĩ là căn bệnh không còn xa lạ gì đối với tất cả chúng ta. Trĩ không phân biệt giới tính, già trẻ, hầu như người trưởng thành ai cũng từng mắc trĩ. Người ta gọi tên trĩ dựa theo vị trí nằm của các búi trĩ, bao gồm trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trong đó, trĩ ngoại khá phổ biến và có thể quan sát được qua mắt thường. Cụ thể, trĩ ngoại chỉ các búi trĩ nằm ở phía dưới đường lược. Búi trĩ được hình thành do đám rối tĩnh mạch bị giãn, sưng lên và bao bọc bởi một lớp da bên ngoài. Vì nằm ở phía dưới đường lược nên trĩ ngoại với búi trĩ lớn thường bị sa ra ngoài khi đi vệ sinh, sau đó tự co lên. Trĩ ngoại ở giai đoạn đầu có thể chỉ cần thay đổi ăn uống, sinh hoạt và các hoạt động thường ngày để hạn chế triệu chứng xấu. Tuy nhiên, búi trĩ thường phát triển rất nhanh và dễ khiến người bệnh khó chịu. Đầu tiên là cảm giác ngứa ngáy, đau rát…, sau đó càng ngày càng đau hơn và có thể xuất hiện biến chứng. Lúc búi trĩ quá lớn, sa hẳn và không tự co được thì thường gây tắc nghẽn, sa nghẹt. Khi đó, những búi trĩ cần xử lý ngay lập tức. Như vậy, trĩ nếu phát hiện ở giai đoạn đầu cũng cần điều trị ngay để tránh chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Trĩ ngoại xuất hiện dưới đường lược, có thể quan sát bằng mắt thường 2. Giải đáp trĩ ngoại chữa như thế nào Trĩ ngoại giai đoạn nhẹ là trĩ chưa có biến chứng. Búi trĩ có thể tự cho lên được. Người bệnh ngứa ngáy, khó chịu nhưng chưa đến mức quá đau đớn. Giai đoạn này, cần dùng thuốc cải thiện các tình trạng bệnh, ngăn búi trĩ phát triển bằng cách kết hợp dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ. Đơn thuốc có 2 loại cơ bản là thuốc uống dạng viên và thuốc bôi tại vùng hậu môn. – Thuốc đặt tại chỗ: Thường giúp giảm tình trạng viêm nhiễm và ngứa ngáy, được thiết kế theo dạng bôi hoặc mỡ. – Các loại thuốc uống: Những loại thuốc uống thường chống viêm, làm bền lớp tĩnh mạch ở vùng hậu môn. Từ đó, các búi trĩ sẽ hạn chế sự tăng lên về kích thước. Đồng thời, ngăn chặn các búi trĩ mới được hình thành. Không tự ý dùng thuốc nếu không có đơn từ bác sĩ chủ trị. Mọi hướng dẫn dùng thuốc trong bài viết là thông tin tham khảo. Dinh dưỡng cần chú ý bớt thịt, nhiều rau. Ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, nhiều chất xơ. Kiêng các loại đồ nóng, đồ ăn nhanh, đồ cay. Cần rèn luyện thể chất bằng các bài tập lành mạnh hằng ngày. Về chế độ chăm sóc, cần lưu ý vệ sinh vùng hậu môn nhẹ nhàng sạch sẽ hằng ngày bằng nước sạch. Tránh các tác động nặng nề lên vùng hậu môn – trực tràng. Trĩ ngoại nhẹ cần chú ý dùng thuốc và dinh dưỡng, chăm sóc hợp lý Trĩ ngoại ở giai đoạn nặng tức là búi trĩ đã sa hoàn toàn ra ngoài. Búi trĩ ngoại không thể tự co lên được khiến bệnh nhân đau đớn. Nếu tình trạng này để lâu sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như sa nghẹt búi trĩ, trĩ hoại tử, chức năng vùng hậu môn bị ảnh hưởng… Do đó, khi gặp tình trạng này thì cần cắt bỏ ngay. Hiện nay, phẫu thuật cắt bỏ thường áp dụng 2 phương pháp phổ biến là cắt trĩ Milimorn Morgan và cắt trĩ Longo. Đây là phương pháp truyền thống tác động trực tiếp lên búi trĩ. Bệnh nhân được cắt riêng rẽ từng búi trĩ, khâu lại các mảnh da còn lại. Phương pháp này được thực hiện nhanh chóng và đơn giản. Tuy nhiên, việc cắt trực tiếp sẽ khiến người bệnh bị đau đớn sau mổ. Quá trình hồi phục cũng lâu hơn so với các phương pháp hiện đại khác. Trĩ ngoại thường được cắt bỏ bằng phương pháp Longo nếu ở giai đoạn nặng Cắt trĩ Longo được áp dụng rộng rãi gần đây và mang lại khá nhiều lợi ích cho người bệnh. Phương pháp này không tác động trực tiếp vào búi trĩ mà sử dụng súng tự động để cắt 1 khoanh dài trên đường lược. Mục đích là để cắt đi nguồn cung cấp máu cho các búi trĩ, từ đó búi trĩ không thể phát triển và dần co lại. Lớp niêm mạc cũng được khâu treo để ổn định lại vùng hậu môn. Vì tác động tại vùng vô cảm, bệnh nhân sẽ ít đau hơn so với khi cắt trực tiếp. Sau cắt bệnh nhân cũng sớm xuất viện và nhanh chóng hồi phục trong thời gian ngắn. Trĩ ngoại chữa như thế nào còn phụ thuộc vào cấp độ bệnh. Việc điều trị sẽ đơn giản và nhẹ nhàng nếu người bệnh kiên nhẫn và tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ chủ trị. Đặc biệt, không nên vì e ngại bệnh ở vùng nhạy cảm mà chần chừ không đi điều trị. Trĩ giai đoạn nặng việc điều trị sẽ vô cùng tốn kém và vất vả. Hãy đi khám ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu khó chịu ở vùng hậu môn – trực tràng.;;;;;Bệnh trĩ ngoại là loại bệnh lý phổ biến với các dấu hiệu như gây chảy máu, nứt và ngứa hậu môn. Bệnh ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và gây suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó việc tìm ra phương pháp chữa trĩ ngoại hiệu quả là vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu. 1. Sơ lược về bệnh trĩ ngoại Bệnh trĩ ngoại là tình trạng xuất hiện búi trĩ ở dưới lớp da xung quanh vùng hậu môn. Bệnh thường gây đau đớn, khó chịu rất nhiều. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn tới trĩ ngoại gồm: Chế độ ăn ít chất xơ, người béo phì, phụ nữ mang thai, đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu trong thời gian dài, nâng vác vật nặng quá sức, đi đại tiện không đúng cách, cổ trướng (là tình trạng tích tụ chất lỏng gây ra áp lực lên dạ dày và ruột),… Bệnh trĩ ngoại phân biệt với bệnh trĩ nội dựa theo vị trí của búi trĩ. Cụ thể, trĩ nội hình thành búi trĩ ở bên trong thành trực tràng. Trong khi đó, với bệnh trĩ ngoại thì búi trĩ nằm ở ngoài hậu môn và có xu hướng gây đau nhiều hơn bệnh trĩ nội. Trường hợp mắc cả trĩ nội và trĩ ngoại gọi là trĩ hỗn hợp. Trĩ ngoại là một dạng của trĩ, thường dễ nhận biết và phát hiện hơn so với trĩ nội. 1.2. Nhận biết bệnh trĩ ngoại Bệnh trĩ ngoại được chia theo từng thời kỳ từ nhẹ tới nặng. Mỗi thời kỳ sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau giúp người bệnh kịp thời phát hiện sớm và chính xác tình trạng bệnh. – Đi ngoài ra máu đỏ tươi. – Hay có cảm giác mót rặn và tức ở hậu môn. – Thường xuyên đau rát ở hậu môn trong và sau khi đi tiêu hoặc có thể đau rát hậu môn âm ỉ cả ngày, nhất là khi ngồi. – Mỗi khi đi tiêu sẽ thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn. – Thấy ngứa xung quanh hậu môn hoặc quanh khu vực trực tràng. – Hậu môn xuất hiện các mô nhìn giống như thịt thừa. – Búi trĩ có màu đỏ, bên trong là các mạch máu. – Hậu môn hay nóng rát. – Búi trĩ phình to hơn và thường có màu xanh tím. – Búi trĩ huyết khối gây nhiều đau đớn và rất dễ bị vỡ khi gặp cọ xát 2. Cách chữa trĩ ngoại toàn diện, hiệu quả Có nhiều phương pháp chữa trĩ ngoại khác nhau. Tuy nhiên cần tuân thủ việc thăm khám với bác sĩ trước, thay vì tự ý mua thuốc hay áp dụng các bài thuốc dân gian chưa được kiểm chứng. Đặc biệt, trĩ càng được phát hiện sớm thì việc điều trị càng dễ dàng, tỷ lệ thoát trĩ cao hơn và giảm thiểu nguy cơ tái trĩ. Tham khảo ngay các phương pháp điều trị trĩ ngoại thường được vận dụng sau đây: 2.1. Một số cách chữa trĩ ngoại giúp giảm bớt triệu chứng – Ngâm hậu môn với nước ấm: Ngâm hậu môn bằng nước ấm trong khoảng 20 phút/lần, thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày, nhất là sau khi đi đại tiện. Sau đó, lau khô nhẹ nhàng quanh vùng hậu môn bằng vải hoặc khăn mềm, không nên chà xát mạnh vùng hậu môn. – Chườm đá: Đặt một túi nước đá vào khăn sạch chườm lên vùng hậu môn, chườm nhiều lần mỗi ngày để giảm đau, giảm sưng trong quá trình điều trị bệnh trĩ ngoại. – Ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh: Tư thế đi vệ sinh tốt nhất mà người bệnh trĩ nên áp dụng là ngồi xổm (có thể đặt thêm 1 chiếc ghế để kê chân). Tư thế này sẽ giúp trực tràng tống phân ra ngoài dễ dàng hơn, giảm áp lực từ trọng lượng cơ thể lên hậu môn. – Sử dụng đệm để ngồi: Ngồi lên đệm thay vì ngồi trên bề mặt cứng sẽ giảm sưng cho người bị bệnh trĩ và hạn chế hình thành thêm các búi trĩ mới. – Giữ hậu môn luôn sạch sẽ: Người bệnh trĩ ngoại cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ mỗi ngày bằng nước ấm, sau đó lau khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm. Điều trị để giảm thiểu các triệu chứng đau rát, khó chịu ở vùng hậu môn đối với người bệnh trĩ ngoại. 2.2. Dùng thuốc Các loại thuốc người bệnh trĩ ngoại có thể sử dụng: – Sử dụng thuốc giảm đau – Thuốc uống – Thuốc bôi trĩ – Thuốc giảm ngứa tại chỗ – Thuốc khác: Thuốc chống táo bón, thuốc đặt hậu môn, thuốc làm mềm phân,… 2.3. Chữa trĩ ngoại bằng các phương pháp can thiệp ngoại khoa Các phương pháp ngoại khoa bao gồm một số thủ thuật như chích xơ, đốt, thắt dây thun,… và phẫu thuật cắt trĩ. Đối với các trường hợp trĩ nặng thì can thiệp ngoại khoa mới có thể giúp người bệnh thoát trĩ. Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của y học, có nhiều phương pháp phẫu thuật cắt trĩ ít xâm lấn ra đời mà điển hình có thể kể tới là phẫu thuật cắt trĩ Longo. Phương pháp này xử lý búi trĩ nhanh gọn, các thao tác thực hiện ở vùng không có cảm giác đau nên rất nhẹ nhàng. Bệnh nhân sau mổ ít đau, có thể xuất viện sau 48h. Phẫu thuật là cách chữa trĩ ngoại được chỉ định cho các trường hợp trĩ ở mức độ nặng. 3. Các biện pháp giúp phòng ngừa trĩ ngoại Để phòng bệnh trĩ ngoại, người bệnh cần hạn chế tình trạng táo bón, tránh các nguyên nhân gây khó khăn khi đại tiện. Một số lời khuyên hữu ích như sau: – Ăn đủ chất xơ: Chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả, tốt cho tiêu hóa. Chất xơ có nhiều trong rau, củ, quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu,… – Uống nhiều nước: Đảm bảo lượng nước bổ sung cho cơ thể mỗi ngày đạt từ 2-3 lít nước đối với người bệnh trưởng thành. Nước giúp làm mềm phân, có lợi cho tiêu hóa nên giúp việc đi đại tiện được dễ dàng hơn. – Tăng cường vận động điều độ: Tập luyện sẽ giúp ích chó quá trình trao đổi chất trong cơ thể, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc trĩ. – Đi đại tiện đều đặn và đúng cách: Người bị táo bón hoặc người có nguy cơ mắc trĩ nên duy trì việc đi vệ sinh vào một thời điểm nhất định trong ngày. Không ngồi quá lâu hoặc cố sức rặn, đi tiêu xong cần về sinh sạch sẽ sau đó; – Thăm khám ngay khi nghi ngờ dấu hiệu của trĩ: Nếu thường xuyên bị táo bón hoặc nhận thấy dấu hiệu của trĩ cần chủ động thăm khám ngay để có biện pháp xử lý đúng cách, điều trị hiệu quả. Chữa trĩ ngoại không khó nếu như bệnh được phát hiện sớm và điều trị ngay. Người bệnh trĩ nói chung nên chủ động thăm khám khi nhận thấy nguy cơ của trĩ. Trĩ ở giai đoạn đầu càng dễ chữa và tỷ lệ thành công cao, thoát trĩ toàn diện, nhanh chóng và giảm nguy cơ tái trĩ.;;;;;Nhắc đến điều trị trĩ ngoại chắc hẳn không ít người mặc định phải phẫu thuật cắt trĩ thì bệnh mới khỏi. Trên thực tế, trĩ vẫn có thể được điều trị thành công mà không nhất thiết phải phẫu thuật khi bệnh được phát hiện sớm và tiến hành điều trị đúng cách kịp thời. 1. Điều trị trĩ ngoại càng sớm thì càng đơn giản Trĩ ngoại hình thành và phát triển theo 4 giai đoạn diễn biến của bệnh với mức độ trở nặng tăng dần. – Giai đoạn 1: Búi trĩ mới hình thành, chưa có triệu chứng – Giai đoạn 2: Búi to dần và lòi ra ngoài hậu môn gây vướng víu, khó chịu – Giai đoạn 3: Búi trĩ to dần, bị tắc mạch, gây nhiều đau đớn và xuất huyết – Giai đoạn 4: Búi trĩ bị viêm sưng đau nghiêm trọng, nguy cơ biến chứng cao, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như mọi hoạt động của người bệnh. Đối với bệnh trĩ ngoại nhẹ (giai đoạn 1 và 2), khi búi trĩ mới hình thành, triệu chứng chưa rõ ràng và hầu như không gây ra bất kỳ khó chịu nào cho người bệnh thì thường được ưu tiên điều trị nội khoa bằng thuốc kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt đúng cách. Bệnh trĩ ngoại có thể được chữa khỏi bằng cách này và thời gian điều trị trong khoảng 1 tháng. Đối với bệnh trĩ ngoại khi đã trở nặng (giai đoạn 3 và 4), búi trĩ đã sưng to và các triệu chứng ngày một nghiêm trọng cùng nguy cơ biến chứng như nhiễm trùng, trĩ ngoại tắc mạch, hoại tử búi trĩ,.. thì cần phải can thiệp thủ thuật hoặc phẫu thuật để cắt bỏ búi trĩ. Như vậy có thể thấy, phát hiện và điều trị bệnh sớm thì phương pháp sẽ càng đơn giản, hạn chế các đau đớn, hiệu quả thoát trĩ cao và ngăn ngừa bệnh tái phát. Bệnh trĩ ngoại nên được phát hiện và tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. 2. Điều trị nội khoa – dùng thuốc Điều trị nội khoa hay dễ hiểu hơn là điều trị bằng thuốc. Đây là một dạng điều trị được áp dụng phổ biến với ưu điểm đơn giản, dễ dàng thực hiện, tiện lợi và chi phí điều trị thấp. 2.1. Đối tượng có thể điều trị trĩ ngoại bằng thuốc Thông thường, điều trị nội khoa sẽ được chỉ định với trĩ ngoại nhẹ ở giai đoạn đầu (giai đoạn 1 và 2). Khi búi trĩ mới hình thành, sử dụng thuốc sẽ có tác dụng trong việc giải quyết các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh trở nặng. Tuy nhiên, quyết định phương pháp điều trị cuối cùng vẫn phải do bác sĩ chỉ định sau khi tiến hành thăm khám trực tiếp, xem xét tình trạng bệnh cũng như đánh giá mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng. Điều trị nội khoa bằng thuốc thường được chỉ định với bệnh trĩ ngoại nhẹ ở những giai đoạn đầu hình thành búi trĩ. 2.2. Cách điều trị Người bệnh sẽ sử dụng các loại thuốc uống kết hợp thuốc bôi ngoài da hằng ngày để cho tác dụng toàn diện. Một số loại thuốc tốt cho người bệnh trĩ ngoại thường được chỉ định như: – Thuốc giúp giảm đau, giảm triệu chứng – Thuốc chống viêm, chống sưng – Thuốc nhuận tràng – Thuốc làm mềm phân – Thuốc tăng cường sức bền cho thành tĩnh mạch Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt đúng cách nhất là cần trú trọng việc vệ sinh sạch sẽ khu vực có búi trĩ mỗi ngày. Chỉ có đảm bảo đủ các yếu tố này mới mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. 2.3. Những lưu ý khi tiến hành điều trị trĩ ngoại bằng thuốc – Người bệnh cần nghiêm túc thực hiện đúng các yêu cầu trong điều trị của bác sĩ để mang đến hiệu quả tốt nhất. Không tự ý thay đổi liều lượng hay tự ngừng thuốc khi không được cho phép. – Trong trường hợp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả như mong muốn, các triệu chứng vẫn ngày một nặng cần thông báo ngay với bác sĩ, thực hiện tái khám để đánh giá hiệu quả điều trị và có thể thay đổi phương pháp khi cần. – Những trường hợp bệnh trở nặng hoặc không thể đáp ứng được yêu cầu của điều trị nội khoa thì phẫu thuật là yêu cầu bắt buộc để dứt điểm trĩ ngoại. Việc điều trị bằng thuốc lúc này hầu như đã không còn tác dụng. – Người bệnh trĩ ngoại cấp độ nặng khi có chỉ định phẫu thuật không nên quá lo lắng. Hiện đã có các phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, tiêu biểu như mổ trĩ Longo. Búi trĩ sẽ được loại bỏ nhanh chóng, êm ái, ít đau, phục hồi sức khỏe nhanh. Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng thuốc cần tuân thủ đúng chỉ định từ bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất. 3. Cách phòng tránh trĩ ngoại hiệu quả Cách tốt nhất để phòng tránh trĩ ngoại là ngăn ngừa táo bón, làm mềm phân để việc đi ngoài được dễ dàng hơn, không tạo áp lực lên hậu môn. Gợi ý các phương pháp phòng trĩ hiệu quả: – Chế độ ăn uống: Bổ sung nhiều chất xơ, hạn chế đồ ăn cay nóng sẽ có lợi cho tiêu hóa giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả. – Uống đủ nước mỗi ngày, tránh đồ uống có cồn và có chất kích thích. Nước sẽ giúp mềm phần nên rất quan trọng trong việc phòng trĩ. – Hình thành thói quen đi cầu đều đặn mỗi ngày và tốt nhất nên đi vào một khung giờ cố định để kích thích cơ chế đào thải của cơ thể. – Không rặn mạnh khi đi cầu vì sẽ tạo ra áp lực lớn hơn lên các tĩnh mạch. Đồng thời, không ngồi cầu quá lâu và tư thế tốt nhất khi ngồi cầu là ngồi xổm. – Vận động điều độ, thường xuyên đi bộ thay vì ngồi hoặc nằm 1 chỗ quá lâu, nhất là ở bà bầu.;;;;; 1. Điều trị trĩ ngoại bằng thuốc Điều trị bằng thuốc là lựa chọn tối ưu dành cho những người bệnh trĩ bận rộn vì có thể thực hiện đơn giản ngay tại nhà, không tốn nhiều công sức. Tuy nhiên, việc dùng thuốc không phải được áp dụng với mọi trường hợp trĩ và cần quan tâm đến những lưu ý như sau: Điều trị bằng thuốc thường được chỉ định với bệnh trĩ ngoại ở những giai đoạn đầu khi mới phát hiện. Lúc này, búi trĩ còn nhỏ, triệu chứng nhẹ nên dùng thuốc sẽ phát huy tác dụng tốt trong việc thuyên giảm các triệu chứng, kiểm soát quá trình phình to của búi trĩ và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra. Các loại thuốc chữa trĩ thường được chỉ định: – Thuốc có tác dụng giúp điều hòa lưu thông ruột (thuốc chống táo bón, thuốc nhuận tràng, thuốc chống tiêu chảy,..) – Thuốc uống giúp tăng cường thành mạch – Thuốc bôi ngoài da, thuốc đặt hậu môn – Thuốc chống viêm, chống sưng Chỉ định điều trị bằng thuốc thường được áp dụng trong các trường hợp trĩ được phát hiện ở giai đoạn đầu của bệnh. 1.2. Những lưu ý trong điều trị trĩ ngoại bằng thuốc – Những loại thuốc nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, với từng trường hợp cụ thể sẽ được chỉ định loại thuốc cụ thể. Người bệnh cần thăm khám trực tiếp cùng bác sĩ chuyên khoa khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc trĩ để được tư vấn cách chữa. – Không tự ý mua thuốc, hay dùng các loại thuốc không theo chỉ định từ bác sĩ. Không thay đổi liều lượng hay tự dừng thuốc vì điều trị nội khoa có thể sẽ cần nhiều thời gian nên người bệnh hãy kiên nhẫn và duy trì chế độ điều trị chuẩn mực. – Chủ động tái khám đúng hẹn để bác sĩ có thể theo dõi sát sao tiến trình phát triển của búi trĩ, đánh giá hiệu quả điều trị và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh. – Trong trường hợp sử dụng thuốc đều đặn mà không nhận thấy hiệu quả, các triệu chứng vẫn không thuyên giảm thì cần tái khám ngay để có phương án điều chỉnh hợp lý, kịp thời tránh bệnh trở nặng hơn. Việc điều trị bằng thuốc cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Trên thực tế, bệnh trĩ hoàn toàn có thể được chữa trị hiệu quả bằng thuốc nếu được phát hiện sớm kết hợp điều chỉnh lối sống lành mạnh, tuân thủ các hướng dẫn từ bác sĩ. Lúc này hiệu quả điều trị sẽ cao hơn và giảm thiểu nguy cơ tái trĩ. Lưu ý điều trị bằng thuốc là một trong những mắt xích quan trọng trong phác đồ điều trị trĩ ở giai đoạn đầu của bệnh. Chính vì vậy, việc dùng thuốc có mang lại hiệu quả không còn cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác mà quan trọng nhất là chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Tuy nhiên, nhiều người bệnh vẫn còn tâm lý chủ quan hoặc e ngại mà giấu bệnh, chỉ khi bệnh đã trở nặng không thể chịu thêm thì mới bắt đầu đi khám. Khi đó, người bệnh không chỉ phải chịu nhiều đau đớn do trĩ gây ra mà còn gây khó khăn trong việc điều trị và phương pháp được chỉ định lúc này thường là phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Vì trĩ khi đã ở mức độ nặng, gây chảy máu và búi trĩ sa ra ngoài nghiêm trọng thì thuốc hầu như không có tác dụng. Bệnh trĩ ngoại ở những giai đoạn đầu có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc kết hợp chế độ chăm sóc đúng cách. 3. Biện pháp phòng ngừa trĩ ngoại Để phòng bệnh trĩ ngoại, điều quan trọng nhất là cần hạn chế tình trạng táo bón, tránh các nguyên nhân khiến phân khô, cứng gây khó khăn mỗi lần đi đại tiện. Một số lời khuyên hữu ích giúp phòng bệnh trĩ như sau: – Thực hiện chế độ ăn uống điều độ: Khẩu phần ăn mỗi ngày cần được bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm nhuận tràng như rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc,… Tránh đồ ăn cay nóng, thức ăn nhanh và đồ uống chứa cồn để ngăn ngừa táo bón. – Uống đủ nước mỗi ngày: Nên uống từ 2-3l nước mỗi ngày, với bà bầu có nguy cơ bị trĩ cao thì cần uống lượng nước nhiều hơn. Nước giúp làm mềm phân, thúc đẩy quá trình tiêu hóa nhờ đó việc bài tiết phân cũng trở nên dễ dàng hơn. – Điều chỉnh các thói quen trong sinh hoạt: Tư thế ngồi cầu tốt nhất là ngồi xổm, không ngồi cầu quá lâu, tránh việc phải rặn phân liên tục và lưu ý vệ sinh sạch sẽ hậu môn mỗi ngày nhất là sau mỗi lần đi đại tiện. – Tăng cường vận động: Không đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Cách vận động được khuyến khích là đi bộ, nên vận động mỗi ngày đều đặn từ 20-30 phút. Điều trị trĩ ngoại bằng thuốc sẽ mang lại hiệu quả trong các trường hợp bệnh được phát hiện sớm, trĩ mức độ nhẹ và kết hợp chế độ chăm sóc đúng cách. Mỗi chúng ta đều có nguy cơ mắc trĩ nên việc phòng tránh cũng cần hết sức quan tâm để trĩ không làm ảnh hưởng tới công việc, sinh hoạt cũng như cuộc sống hằng ngày.
question_481
Nhìn đôi là gì?
doc_481
Nhìn đôi hay còn gọi là song thị thuộc một dạng bệnh về tật khúc xạ - nhìn một thành hai. Cụ thể là khi người bệnh nhìn vào một sự vật nào đó thì sẽ mắt sẽ khúc xạ thành 2 hình ảnh của vật đó (một là ảnh thực và ảnh còn lại là ảo). Hai hình ảnh này có thể nằm cạnh nhau hoặc chèn lên nhau. Nhìn đôi ảnh hưởng rất lớn đến chức năng thị lực và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó khi có các dấu hiệu của nhìn đôi thì bệnh nhân nên đi khám và điều trị ngay. Thông thường khi chúng ta nhìn vào một vật nào đó thì trục nhìn của hai mắt sẽ đều hướng về vật này. Hình ảnh do mắt ghi lại sẽ cùng hội tụ trên hoàng điểm của võng mạc. Các dây thần kinh sẽ truyền tải dữ liệu thông tin thị giác lên não để phản chiếu vào ý thức hình ảnh của đồ vật mà chúng ta đang quan sát. Nhìn đôi (song thị) xảy ra khi cả hai mắt đều đang quan sát và hướng về một vật nhưng ảnh của vật lại không rơi vào hoàng điểm. Hệ quả là điều này làm xuất hiện thêm một hình ảnh mờ nằm bên cạnh hoặc chồng lên ảnh thực. Song thị được phân ra thành 2 loại đó là: Song thị một mắt: là khi người bệnh che đi một bên mắt sẽ nhìn một vật thành 2; Song thị 2 mắt: là khi người bệnh nhìn bằng 2 mắt là sẽ xảy ra tình trạng song thị. Nhìn đôi cũng có thể được chia theo đặc điểm của bệnh, ví dụ như song thị đứng (là nhìn 1 thành 2 hình chồng lên nhau), hoặc song thị ngang (nhìn 1 thành 2 hình nằm kế bên nhau).2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhìn đôi Nguyên nhân gây nhìn đôi khá đa dạng, theo các chuyên gia y tế thì tình trạng này có thể là hệ quả của những yếu tố như do bẩm sinh, do các bệnh về thần kinh, chấn thương hoặc bệnh về mắt. Cụ thể: Tổn thương cơ vận nhãn trực tiếp và tổn thương gián tiếp các dây thần kinh: bệnh nhược cơ, tiểu đường, nhiễm siêu vi, viêm do tự miễn, chèn ép do u bướu, tổn thương ở hệ thần kinh trung ương, chấn thương đầu, liệt dây thần kinh,... ; Bệnh về mạch máu: tắc nghẽn động mạch, phình mạch máu, huyết áp cao, thiếu máu cục bộ thoáng qua, đột quỵ; Các bệnh về mắt: viêm giác mạc, loạn thị, tổn thương hoàng điểm, đục hoặc lệch thủy tinh thể, mắt lác,... ; Cấu tạo giác mạc bất thường: giác mạc có bề mặt không đều cũng khiến cho các tia sáng thay vì tập trung đúng cách sẽ bị phân tán dẫn đến hiện tượng nhìn đôi; Do nhiễm độc khi sử dụng Opioid, Benzodiazepin, nhiễm độc rượu, thuốc trị động kinh hay co giật; Nhìn đôi cũng có thể là do mắt phải hoạt động, điều tiết quá nhiều khi mệt mỏi.3. Các phương pháp điều trị nhìn đôi Việc điều trị tình trạng nhìn đôi sẽ dựa trên nguyên nhân gây bệnh vì đối với mỗi nguyên nhân sẽ có những phương án khắc phục khác nhau. 3.1. Loạn thị Loạn thị sẽ làm biến dạng giác mạc thành hình cong bất thường gây nhìn đôi. Để điều trị loạn thị người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp như: Đeo kính thuốc hiệu chỉnh; Dùng kính áp tròng; Phẫu thuật mắt bằng tia laser.3.2. Đục thủy tinh thểĐối với đục thủy tinh thể thì phương pháp điều trị tốt nhất đó chính là phẫu thuật để loại bỏ phần thủy tinh thể bị đục, khắc phục nguyên nhân gây nhìn đôi. Tuy nhiên phẫu thuật cũng có thể gây ra các biến chứng như đau, nhiễm trùng, bệnh nhân vẫn có nguy cơ bị nhìn đôi hoặc nhìn mờ nhưng nếu can thiệp kịp thời thì vẫn có thể giải quyết được những hiện tượng này.3.3. Khô mắt Tình trạng khô mắt cũng có thể khiến mắt bị đau và viêm, nhìn mờ, nhìn đôi. Vì vậy những người hay bị khô mắt thì nên chuẩn bị bên mình loại thuốc dưỡng ẩm cho mắt hay nước mắt nhân tạo để tránh để mắt bị khô.3.4. Các biện pháp điều trị khác Phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân áp dụng các biện pháp khác nhau như: đeo kính, luyện các bài tập mắt, tiêm Botulinum Toxin vào cơ mắt, phẫu thuật cơ vận nhãn, đeo miếng che mắt,... Phương pháp phẫu thuật thường sẽ được chỉ định khi tình trạng nhìn đôi không được cải thiện sau khi đã áp dụng các biện pháp nội khoa và thị lực của bệnh nhân ngày càng giảm. Lúc này phương án phẫu thuật để điều chỉnh cấu tạo và chức năng của cơ vận nhãn sẽ được cân nhắc chỉ định. Đối với những bệnh nhân cần phẫu thuật để điều trị chứng song thị thì thời gian phục hồi hậu phẫu tương đối ngắn. Ngay sau tuần đầu tiên phẫu thuật bệnh nhân đã có thể quay trở lại công việc và sinh hoạt như bình thường. Tuy nhiên vẫn có thể sẽ có những cảm giác khó chịu xảy ra ở mắt và triệu chứng này sẽ giảm dần vài tuần sau đó. Mặc dù đã có thể sinh hoạt như bình thường nhưng sau phẫu thuật mắt tốt nhất người bệnh nên tránh đi tắm ở nơi công cộng như biển hoặc hồ bơi, trong vòng 10 - 20 ngày đầu hậu phẫu cũng cần tránh chơi thể thao và vận động mạnh. Ngoài ra trong tháng đầu tiên sau phẫu thuật, người bệnh cũng cần tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ, đồng thời tái khám theo lịch hẹn để kiểm tra tình trạng của mắt, kịp thời phát hiện ra những bất thường hay biến chứng.4. Cách bảo vệ đôi mắt luôn khỏe đẹpĐể hạn chế tối đa nguy cơ bị nhìn đôi hay mắc phải các bệnh lý về mắt, mỗi người cũng cần xây dựng một thực đơn ăn uống lành mạnh đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Trong đó nên tăng cường những loại thực phẩm giàu vitamin A, B12, C, E, kẽm, rau lá xanh đậm, các nhóm chất chống lại quá trình oxy hóa và làm chậm lão hóa ở mắt như Alpha Lipoic Acid, Zeaxanthin và Lutein,... Bên cạnh đó khi đi ra ngoài trời bạn cũng nên tránh để mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì tia UV sẽ gây tổn thương cho giác mạc. Hãy đeo kính râm hoặc kính màu để tránh nắng cho mắt, đồng thời điều này cũng có tác dụng tránh khói bụi, hóa chất ảnh hưởng tới mắt. Mong rằng thông qua bài viết trên đây quý bạn đọc đã hiểu tình trạng nhìn đôi là gì và có những phương pháp nào để điều trị tật nhìn đôi ở mắt. Nếu bạn đang có những triệu chứng báo hiệu nhìn đôi gây ảnh hưởng tới thị lực và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thì hãy đi khám ngay để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn.
doc_56406;;;;;doc_30819;;;;;doc_7639;;;;;doc_21302;;;;;doc_57588
Nhìn đôi hay song thị là tình trạng mắt nhìn thấy một vật thành hai. Đây có thể là triệu chứng của một căn bệnh nghiêm trọng nào đó, chẳng hạn như khối u, cục máu đông hoặc chấn thương hay đơn giản chỉ là dấu hiệu của mỏi mắt hay đeo kính sai số. Trẻ em khuyết tật như hội chứng Down hoặc bại não có thể bị nhìn đôi do rối loạn chức năng hoặc sai lệch chi tiết ở cơ mắt. Các nguyên nhân khác bao gồm các bệnh về thần kinh và viêm. Song thị có thể xảy ra khi một mắt đã nhắm lại (song thị một bên) hay chỉ khi hai mắt đều mở ra (song thị hai bên). Nhìn đôi hay song thị là tình trạng mắt nhìn thấy một vật thành hai. Các bệnh lý có thể gây song thị bao gồm bệnh về tuyến giáp, bệnh đa xơ cứng, viêm màng não, đột quỵ và các bệnh thần kinh cơ nhược cơ. Theo Bressler, hai nguyên nhân phổ biến nhất của song thị ở người lớn trên 50 tuổi là bệnh về tuyến giáp và tổn thương thần kinh sọ não. Giảm lưu lượng máu do các bệnh như cao huyết áp hoặc tiểu đường không kiểm soát được có thể gây tổn hại các dây thần kinh sọ não. Ngoài ra các bệnh lý về thần kinh như hội chứng Guillain-Barre đôi khi ảnh hưởng đến mắt gây mờ hoặc nhìn đôi. Hội chứng Guillain-Barre thường xảy ra sau nhiễm khuẩn nhẹ gây viêm và thiệt hại các bộ phận của dây thần kinh, nhược cơ là một bệnh tự miễn dịch khiến cơ mắt trở nên quá yếu để kiểm soát chuyển động của mắt. Bệnh nhân bị nhược cơ đồng thời cũng phát triển chứng rủ mí mắt. Nhìn đôi có thể là triệu chứng của một căn bệnh nghiêm trọng nào đó, chẳng hạn như khối u, cục máu đông hoặc chấn thương hay đơn giản chỉ là dấu hiệu của mỏi mắt hay đeo kính sai số. Đột nhiên nhìn đôi cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng. Theo AllAboutVision.com, nhìn đôi có thể được gây ra bởi đột quỵ, chấn thương đầu, u não hoặc chứng phình mạch. Chứng đau nửa đầu không chỉ gây ra những cơn đau nhức đầu mà còn kéo theo những rối loạn về thị giác như nhìn đôi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do sự thay đổi trong dòng chảy của máu trong não. Chẩn đoán chính xác là rất quan trọng bởi vì các triệu chứng của chứng đau nửa đầu ở mắt có thể bị nhầm lẫn với bong võng mạc – một bệnh lý cần điều trị ngay lập tức để tránh biến chứng mù lòa.;;;;;1. Tìm hiểu về xét nghiệm Double Test là gì Double Test là xét nghiệm sàng lọc trước sinh cho phép phát hiện các hội chứng rối loạn nhiễm sắc thể và dị tật thường gặp như: Hội chứng Patau, Hội chứng Edward, Hội chứng Down, dị tật tim mạch,… Kết quả xét nghiệm Double Test dương tính chỉ cho thấy thai nhi có nguy cơ cao, không chính xác 100% thai bị dị tật bẩm sinh. Cần thực hiện xét nghiệm chính xác hơn để chẩn đoán trẻ có thực sự mắc các rối loạn này không, phương pháp thường áp dụng là chọc dò dịch ối và sinh thiết gai nhau. Xét nghiệm Double Test sàng lọc trước sinh được khuyến cáo nên thực hiện ở tuần thai thứ 11 - 13, trong đó thời điểm tốt nhất là 12 tuần. Đặc biệt là những phụ nữ và thai nhi nguy cơ cao như: Mẹ mang thai khi lớn tuổi (trên 35 tuổi). Gia đình có tiền sử bị dị tật bẩm sinh. Thai phụ sống trong môi trường độc hại. 2. Cách đọc kết quả xét nghiệm Double Test Double Test kết hợp với siêu âm độ mờ da gáy sẽ cho kết quả chẩn đoán chính xác lên tới 85 - 90% với phát hiện các dị tật bẩm sinh ở thai nhi đối với hội chứng Down, 95% với hội chứng Patau và Edward. Cụ thể, ý nghĩa và cách đọc kết quả xét nghiệm như sau: 2.1. Kết quả nguy cơ thấp 1:250 là ngưỡng an toàn của thai nhi đối với nguy cơ mắc các hội chứng Patau, Down, Edward. Nếu kết quả xét nghiệm đưa ra mẫu số > 250 thì thai có nguy cơ thấp và < 250 thì thai có nguy cơ cao. 2.2. Kết quả nguy cơ cao Trong phiếu xét nghiệm nếu thông báo nguy cơ với hội chứng Down là 1:850 thì có nghĩa: Trong 850 phụ nữ mang thai có một phụ nữ có thai nhi bị Down. 846 phụ nữ khác sinh con bình thường. 2.3. Ý nghĩa chỉ số Mo M Mo M là viết tắt của Multiple of Median, thể hiện giá trị của các thông số β-h CG tự do và PAPP-A máu thai phụ. Giá trị để đánh giá nguy cơ dị tật bẩm sinh với thai phụ như sau: b-h CG tự do < 0,4 hoặc > 2,5 Mo M. Định lượng PAPP-A < 0,4 Mo M. Double Test thực hiện đơn giản dựa trên phân tích sinh hóa máu của thai phụ nên an toàn, nhanh chóng, kết quả có vai trò định hướng thực hiện kĩ thuật xâm lấn để chẩn đoán chính xác. Từ đó làm giảm nguy cơ chọc ối oan cho các trường hợp nguy cơ cao và kết quả đo độ mờ da gáy bất thường. Kết hợp xét nghiệm này cùng với siêu âm đo độ mờ da gáy sẽ có tỷ lệ chính xác trong phát hiện dị tật thai nhi là 95 - 95%, tùy dị tật. Khi kết quả xét nghiệm Double Test bất thường thì bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm các xét nghiệm khác như: 3.1. Sàng lọc trước sinh NIPT Phương pháp sàng lọc trước sinh tiên tiến nhất NIPT đã được nhiều mẹ bầu ở các nước phát triển như Mỹ và Châu Âu lựa chọn. Phương pháp sàng lọc này lọc ADN tự do của thai nhi tồn tại trong máu mẹ nên không xâm lấn, không gây hại cho thai. Đặc biệt, độ nhạy và độ chính xác của NIPT đạt tới 99,9%, giúp sàng lọc hiệu quả các hội chứng dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Xét nghiệm NIPT được đánh giá là phương pháp sàng lọc thay thế cho xét nghiệm sinh hóa (Double Test và Triple Test), có thể thực hiện sớm từ tuần thai thứ 10 đến hết thai kỳ. Đây là xét nghiệm 1 lần không cần khẳng định lại mà có thể định hướng can thiệp chọc ối với thai nhi bất thường. 3.2. Chọc ối và sinh thiết gai nhau Chọc ối cho phép lấy được mẫu nước ối và phân tích ADN của thai nhi, cho phép biết chính xác những bất thường nhiễm sắc thể nếu có. Sinh thiết gai nhau cũng là kĩ thuật xâm lấn để lấy mẫu mô thai nhi phân tích ADN. Cả hai phương pháp này có độ chính xác cao (99.9%) nên kết quả có thể kết luận chính xác tình trạng bệnh. Những dị tật bẩm sinh liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể đều ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống, sự phát triển của trẻ, gia đình và xã hội. Hội chứng Down do rối loạn NST số 21 gây chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí thông minh. Hội chứng Edwards do bất thường NST số 18 gây rối loạn phát triển nghiêm trọng. Xét nghiệm Double Test nói riêng và xét nghiệm sàng lọc trước sinh nói chung là những kĩ thuật tiên tiến để phát hiện sớm thai nhi mắc dị tật này. Từ đó cho phép can thiệp xử lý, bỏ thai nếu cần thiết. Hiểu được xét nghiệm Double Test là gì và mục đích, đặc biệt khi không may có kết quả xét nghiệm bất thường sẽ giúp cha mẹ chủ động và bình tĩnh hơn.;;;;;Bạn phải làm việc thường xuyên với màn hình máy tính, mắt không được nghỉ ngơi và bắt đầu có dấu hiệu mắt mờ, nhìn một vật thành hai. Vậy thì đừng vội nghĩ rằng mình đã mắc các bệnh nghiêm trọng về mắt như: đục thủy tinh thể, viêm giác mạc,… Có thể bạn chỉ đang mắc chứng rối loạn thị giác thông thường. Tuy nhiên bạn cũng đừng chủ quan vì nó có thể chuyển hướng từ bệnh tạm thời thành bệnh vĩnh viễn gây giảm thị giác. 1. Hiểu rõ về chứng rối loạn thị giác Đây là chứng bệnh thường gặp ở nhiều đối tượng, nhiều độ tuổi, đặc biệt là nhân viên văn phòng, học sinh sinh viên có thời gian học tập căng thẳng,… Ngoài ra, nếu bạn làm việc thời gian dài không cho mắt nghỉ ngơi cũng có thể mắc chứng bệnh này. Người mắc bệnh gặp nhiều khó khăn, cản trở trong cuộc sống. Khi thị giác của bạn gặp vấn đề tức là não và hệ thần kinh của bạn đang có các dấu hiệu bất thường. Vì vậy đừng chủ quan dù chỉ là 1 dấu hiệu nhỏ như nhìn mờ dần. Đó có thể là dấu hiệu của 1 chứng bệnh đơn giản nhưng cũng có thể cảnh báo cho các căn bệnh nghiêm trọng có thể cướp đi ánh sáng đôi mắt của bạn. Nhìn mờ dần cũng có thể là dấu hiệu nhắc nhở bạn rằng giác mạc đang cong bất thường khiến cho hình ảnh bạn nhìn thấy không được rõ nét. Về lâu dài, sẽ ảnh hưởng tới thị lực thậm chí gây mất thị lực tạm thời. 2.1. Nhìn đôi Nhìn đôi là dấu hiệu thường gặp nhất, nó khiến bạn nhìn mờ nhòe dẫn đến hiện tượng nhìn đôi, nhìn một vật thành nhiều vật. Bạn khó phân biệt được đâu là vật chính xác và đâu là ảo ảnh của nó. Nếu gặp phải triệu chứng này nhiều sẽ gây cho bạn cảm giác buồn nôn, chóng mặt. Với học sinh sinh viên, nhân viên văn phòng giảm năng suất làm việc và khả năng học tập. 2.2. Mù màu Rối loạn sắc giác hay còn gọi là mù màu là hiện tượng khó nhận biết màu sắc kể cả các màu đơn giản nhất. Nhiều trường hợp chỉ nhận biết được các màu đơn giản: đen, trắng, xám,… Mù màu là dấu hiệu hiếm gặp nhất nhưng hoàn toàn có thể xảy ra. 2.3. Nhìn mờ dần Dấu hiệu này dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về mắt khác. Đây là dấu hiệu dễ thấy nhưng cũng dễ bị bỏ qua, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn. Do đó, khi thấy không thể nhìn được sắc nét sự vật, bạn nên tiến hành kiểm tra mắt để có chẩn đoán chính xác về bệnh. Nhìn mờ dần là dấu hiệu phổ biến thường gặp ở các bệnh nhân. 2.4. Mất thị lực tạm thời Ở một số trường hợp đặc biệt khi tình trạng nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị mất thị giác tạm thời, có thể mắc ở 1 hoặc 2 mắt. Bạn hãy chú ý hơn khi đột nhiên mắt bạn không thể nhìn thấy gì trong thời gian ngắn. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên thì đó không hẳn do thiếu máu hay thiếu chất. Đó có thể là dấu hiệu mắt bạn đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng. Ngoài ra, với những người thường xuyên nhìn vào màn hình máy tính trong thời gian dài có thể chú ý tới các dấu hiệu: mắt mờ, hoa mắt, mỏi mắt, đau đầu,… 3. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh Nguyên nhân chủ yếu gây ra các vấn đề về mắt ở thời đại này chính là làm việc và tiếp xúc quá nhiều với màn hình máy tính. Khi các dấu hiệu xuất hiện, họ thường không chú ý và chỉ làm các biện pháp tạm thời giảm áp lực cho mắt như: tra thuốc mắt, dụi mắt, chườm mắt… Khi các dấu hiệu tiến triển nặng hơn mới tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc rối loạn thị giác như: – Người có u não – Người mắc đục thủy tinh thể – Mắc tăng nhãn áp 4. Phòng tránh và điều trị chứng rối loạn thị giác 4.1. Phòng bệnh rối loạn thị giác Phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh có thể giảm nguy cơ mắc bệnh: – Bổ sung thực phẩm có các chất dinh dưỡng tốt cho mắt. Cung cấp các chất dinh dưỡng giúp thủy tinh thể, giác mạc của bạn luôn khỏe mạnh. Các thực phẩm giàu Omega 3 được chứng minh tốt cho thị giác con người. Bên cạnh đó, bạn nên uống nhiều nước, ăn rau xanh, cung cấp thêm chất béo tốt từ ngũ cốc,… – Để cho mắt được nghỉ ngơi sau thời gian làm việc căng thẳng. Với nhân viên văn phòng, ngoài giờ làm việc bạn nên dành cho mắt khoảng thời gian nghỉ ngơi, cách ly với các thiết bị điện tử – Massage cho mắt. Các bài tập massage nhẹ nhàng giúp mắt được thư giãn hơn, không phải điều tiết quá mức – Chườm ấm cho mắt. Chườm ấm còn làm giảm bít tắc chân lông giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác – Luôn chú ý tới đôi mắt, chú ý tới các dấu hiệu bất thường và đi khám kịp thời – Sử dụng kính bảo hộ bảo vệ mắt khỏi các ánh sáng mạnh gây hại cho mắt – Nghỉ ngơi ngắt quãng trong khi học tập, làm việc. Cứ khoảng 20 – 25p bạn nên cho mắt nghỉ ngơi 5 – 10p để giảm áp lực cho mắt – Điều quan trọng nhất mà bạn cần làm đó là khám định kỳ mắt sớm phát hiện các chứng bệnh, bệnh lý Thăm khám mắt định kỳ sớm phát hiện các bệnh về mắt. 4.2. Điều trị dứt điểm Nếu để lâu dài không chú ý có thể gây nên những biến chứng khôn lường. Khi có các dấu hiệu bất thường thì nên sớm gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị. Hiện nay, trên thị trường quảng cáo tràn lan các loại thực phẩm chức năng, viên uống có tác dụng thần kỳ cho mắt. Bạn nên tỉnh táo và chỉ sử dụng các loại thuốc, thực phẩm bổ sung khi được bác sĩ chỉ định. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp khi có dấu hiệu tiến triển thành các bệnh lý nguy hiểm.;;;;;Trong những tật về mắt gặp ở nhiều lứa tuổi, mắt lác là hiện tượng không hiếm. Hiện nay, lác xuất hiện ngày càng nhiều với đối tượng trẻ em, nhiều bé ngay khi sinh ra đã mắc phải tình trạng trên. Bệnh không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Là dạng bệnh lý biểu hiện ở việc hai mắt nhìn về hai hướng khác nhau, không nhìn thẳng được. Cụ thể là có một mắt sẽ nhìn thẳng phía trước, mắt còn lại có thể nhìn vào trong (lác trong), ra ngoài (lác ngoài), nhìn lên (lác trên) hoặc nhìn xuống (lác dưới). Sở dĩ có hiện tượng này là do trong mỗi mắt vốn dĩ có 6 cơ vận nhãn ngoại lai chia thành 4 cơ thẳng và hai cơ chéo với nhiệm vụ điều chỉnh hoạt động của nhãn cầu. Chính 6 cơ vận nhãn này giúp cho mắt có thể di chuyển về các hướng khác nhau như trái, phải, lên, xuống. Khi các cơ của mỗi mắt hoạt động bình thường thì hai mắt có thể nhìn tập trung chỉ vào một điểm. Bởi hai mắt cùng nhìn một điểm nên sẽ thu về được một hình ảnh và qua dây thần kinh thị giác, nó sẽ truyền về trung khu thần kinh thị giác, giúp chúng ta có những hình dung về sự vật. Khi các cơ của hai mắt hoạt động không bình thường, hai mắt nhìn hai điểm khác nhau thì hình ảnh thu về cũng khác nhau. Đối với trẻ em, não bộ có khả năng loại bỏ hình ảnh mờ hoặc của mắt nhìn lệch còn người lớn không có khả năng này nên sẽ xuất hiện hiện tượng nhìn đôi. Bệnh có thể xuất hiện ở một mắt hoặc cả hai mắt. Nếu là hai bên thì mắt nhìn lệch và nhìn thẳng có thể hoán đổi luân phiên. Các chuyên gia chia bệnh thành hai loại cơ bản: Lác đồng hành (cơ năng): khi mắt lác và mắt lành di chuyển cùng hướng, thường gặp với đối tượng trẻ em. Lác bất đồng hành (liệt): liệt cơ vận nhãn dẫn tới sự vận động của nhãn cầu bị hạn chế. Một số nguyên nhân sau được xem là dẫn tới hiện tượng này ở mắt, gồm: Tổn thương một số bộ phận như: cơ vận nhãn hay dây thần kinh thị giác, hoặc trung khu thần kinh thị giác. Các bệnh về mắt như: cận, viễn nặng, đục thủy tinh thể, liệt cơ vận nhãn. Bất thường có tính bẩm sinh như: dị dạng hốc mắt hoặc cơ yếu. Não hoặc các dây thần kinh vận nhãn bị tổn thương do khối u, tiểu đường cũng có thể là nguyên nhân. Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ cao có thể kể đến bao gồm: Yếu tố di truyền: tức là trong gia đình có người bị bệnh. Người bị down, bại não, chấn thương sọ não hoặc từng đột quỵ,... 3. Triệu chứng của bệnh Thông thường, trong nhiều trường hợp, bệnh có thể được nhận biết thông qua việc quan sát qua gương hoặc người khác có thể nhìn mà biết bạn bị lác. Một số trường hợp lác ẩn, cần phải khám chuyên khoa để phát hiện. Khi gặp phải trường hợp này, thường sẽ có thể xuất hiện các triệu chứng như: Mắt thường xuyên bị mỏi, khó tập trung. Hoạt động thiếu chính xác, hay vấp ngã, bước hụt. Mắt bị lác có thể mờ hơn mắt còn lại và khi nghiêng đầu, việc nhìn sẽ dễ dàng hơn. Một số người sẽ gặp hiện tượng nhìn đôi (hai hình). Về mặt thẩm mỹ, bệnh có thể khiến cho người mắc trở nên thiếu tự tin, gặp các vấn đề về tâm lý. Về sức khỏe nếu không được khắc phục, bệnh sẽ gây ảnh hưởng lâu dài cho thị lực và chất lượng cuộc sống. Khi bị lác sẽ kéo theo nguy cơ nhược thị, không thể xác định rõ hình thù, khoảng cách của các vật xung quanh. Đồng thời, không thể thực hiện các công việc đòi hỏi sự quan sát. Đối với trẻ em, lác có thể khiến cho thị lực phát triển không đồng đều, có thể kéo theo nhiều bệnh khác về mắt. Bởi ảnh hưởng lớn tới đời sống cũng như sức khỏe của người bệnh nên việc điều trị mắt lác cần được thực hiện sớm. Tùy mức độ, trường hợp khác nhau mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên, đề xuất phương pháp cụ thể. Trong đó, có thể kể đến như: Sử dụng loại kính có tác dụng điều chỉnh cho mắt nhìn thẳng. Phương pháp này được thực hiện trong trường hợp nguyên nhân là do quy tụ điều tiết hoặc trường hợp lác có đi kèm tật về khúc xạ. Luyện tập cách nhìn thẳng: với các trường hợp lác nhẹ, có thể tập liếc mắt sang hướng ngược với chiều của mắt lác hoặc dùng tay che đi mắt lành và tập dùng mắt lác để nhìn. Thuốc Botulinum toxin có thể được dùng với đối tượng người lớn bị liệt cơ vận nhãn. Phẫu thuật: được xem là phương pháp tối ưu cho trường hợp cơ vận nhãn mất cân bằng. Để phòng ngừa bệnh, bạn có thể lưu ý một số điều sau: Đối với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, nên được khám thị lực định kỳ để bác sĩ có thể kiểm tra nhằm phát hiện bất thường. Những người bị chấn thương có liên quan tới vùng đầu, mắt cũng cần được kiểm tra. Với những gia đình có người từng bị lác hoặc thị lực suy giảm, cần đưa trẻ em đi khám thị lực sớm và thường xuyên theo dõi những biểu hiện bất thường của mắt. Những người có tật khúc xạ hoặc tổn thương não, đái tháo đường, từng đột quỵ có thể theo dõi, thăm khám thường xuyên hơn. Tăng cường thức ăn có thể cung cấp nhiều vitamin A, B, C, omega 3 như: cá hồi, ớt chuông, khoai lang, cà rốt, thịt gia cầm,... để đôi mắt luôn khỏe mạnh và tinh anh. Với những người đã mắc bệnh, đang trong thời gian điều trị, cần tuân thủ nghiêm sự chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt là nên chú trọng: Thường xuyên luyện tập để tăng thị lực cho mắt. Thăm khám đúng lịch. Bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng song cũng không nên chủ quan bởi phát hiện sớm đồng nghĩa với khả năng chữa khỏi cao hơn.;;;;;Do ít gặp nên rất nhiều người không biết cụ thể song thị là gì. Song thị là một trong những vấn đề thị lực gây khó chịu ở mắt, khi người bệnh thay vì nhìn đúng là 1 hình ảnh thì thấy hai hình ảnh cạnh hoặc chồng lên nhau. Chứng song thị ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh, khiến họ khó xác định đâu là ảnh thật và khó đi lại, sinh hoạt hay làm việc. 1. Song thị là gì và nguyên nhân Bình thường, khi mắt nhìn vào 1 vật thì chúng ta sẽ nhìn thấy hình ảnh rõ nét của vật đó do ảnh của vật phản chiếu và hội tụ trên hoàng điểm của võng mạc. Tuy nhiên ở bệnh nhân song thị, do bị lệch trục ở một hoặc cả hai bên mắt nên ảnh vật không hội tụ chính xác ở hoàng điểm. Kết quả là người bệnh không nhìn rõ ảnh vật thực tế mà nhìn thấy 2 hình ảnh cạnh nhau hoặc xếp chồng lên nhau. Song thị có thể là bẩm sinh song khá ít gặp, chủ yếu xuất hiện ở trẻ nhỏ và người trưởng thành do ảnh hưởng của bệnh lý thần kinh, bệnh về mắt hoặc chấn thương. Cụ thể một số nguyên nhân thường gặp bao gồm: Song thị hai mắt Hiện tượng này xảy ra khi hai mắt cùng nhìn 1 vật và thấy 2 hình ảnh, tuy nhiên tình trạng này sẽ biến mất nếu che 1 bên mắt lại. Nguyên nhân chủ yếu gây ra là do bệnh lác hoặc lé mắt khiến hình ảnh mà hai mắt thu được không cùng vị trí và não bộ nhận tín hiệu với 2 hình ảnh khác nhau. Lác mắt thực tế không hiếm gặp, tuy nhiên không phải tất cả những người bị lác mắt đều mắc tật song thị. Một số nguyên nhân gây lác mắt gồm:cử động quá mạnh và nhanh khiến hai mắt không cùng theo kịp, cơ mắt bị yếu hoặc tê liệt, bất thường ở dây thần kinh kiểm soát,... Ngoài hai nguyên nhân chính trên, song thị ở 2 mắt còn do 1 số nguyên nhân khác như: bệnh tiểu đường, tổn thương dây thần kinh, bệnh nhược cơ, rối loạn chức năng tuyến giáp,... Song thị 1 mắt Song thị 1 mắt nhận biết bằng cách khi che một bên mắt lại, chỉ thấy bên mắt bị tật nhìn thấy 2 hình ảnh của cùng 1 vật. Nguyên nhân gây ra tình trạng này rất đa dạng như: Hội chứng thị giác màn hình: do ánh sáng xanh từ màn hình điện tử có năng lượng lớn tiếp xúc với mắt trong thời gian quá dài, gây tổn thương tế bào võng mạc, dẫn đến rối loạn điều tiết mắt. Kết quả là người bệnh bị song thị, suy giảm thị lực hoặc mờ mắt,... Loạn thị: Loạn thị cũng có thể gây ra song thị 1 bên mắt, khiến người bệnh nhìn đôi hoặc nhìn mờ. Đục thủy tinh thể: thủy tinh thể cần trong suốt để truyền trọn vẹn tia sáng, tuy nhiên khi thủy tinh thủ bị đục mờ, kéo màng mây thì thị lực cũng bị ảnh hưởng. Song thị là một trong những triệu chứng có thể gặp khi đó. Bất thường ở võng mạc: Võng mạc là nơi tiếp nhận ánh sáng hội tụ để phản ánh hình ảnh mắt thu được, do vậy bệnh lý ở võng mạc ảnh hưởng lớn đến thị lực. Người bệnh có thể bị song thị do ảnh hưởng của võng mạc cần điều trị tránh gây mù lòa vĩnh viễn. Hình dạng giác mạc thay đổi: Khi lớp niêm mạc phía trước của mắt phát triển phình lớn, hình ảnh mắt thu được cũng bị thay đổi. Triệu chứng người bệnh xuất hiện là hiện tượng song thị, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng,... Song thị tạm thời Song thị có thể chỉ xảy ra trong thời gian ngắn trong các trường hợp nguyên nhân do opioid, nhiễm độc rượu hoặc ảnh hưởng của 1 số loại thuốc điều trị. Ngoài ra, chấn thương ở vùng đầu có thể gây ra song thị tạm thời và triệu chứng biến mất khi vùng não điều khiển mắt được hồi phục. Nếu bị song thị, bạn nên nghỉ ngơi, ngừng làm việc, nhắm mắt để giảm căng thẳng, mệt mỏi và bảo vệ sức khỏe. Các bước chẩn đoán song thị bao gồm: 2.1. Kiểm tra tình trạng sức khỏe của người bệnh Người bệnh cần cung cấp đầy đủ thông tin triệu chứng song thị cùng các triệu chứng đi kèm. Ngoài ra, bác sĩ cũng kiểm tra các yếu tố bệnh lý có thể gây song thị cùng với tiền sử gia đình. Nếu có bất thường, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nếu cần thiết. 2.2. Xét nghiệm chẩn đoán Dựa trên kiểm tra sức khỏe và thị lực của người bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành 1 số xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân chính xác như: xét nghiệm máu kiểm tra nhiễm trùng, đường huyết, kiểm tra thị lực và phản xạ mắt, chuyển động của mắt, chụp CT hoặc MRI mắt để tìm kiếm tổn thương. 3. Phương pháp điều trị chứng song thị Dựa trên nguyên nhân được chẩn đoán, phương pháp điều trị cũng sẽ khác nhau song đều có mục tiêu loại bỏ nguyên nhân và từ đó giảm chứng song thị. Khi bệnh được kiểm soát, người bệnh sẽ có lại thị lực bình thường và không còn tình trạng nhìn đôi. Tuy nhiên sau đó, người bệnh không nên chủ quan mà vẫn cần thăm khám mắt định kỳ, loại bỏ hoàn toàn nguy cơ tái phát hoặc bệnh nặng có thể có. Bên cạnh đó, bệnh viện còn áp dụng bảo lãnh viện phí của đa dạng các thẻ bảo hiểm như Bảo Việt, Manulife,... , giúp bệnh nhân tiết kiệm tối đa chi phí điều trị.
question_482
Vì sao trẻ 4 tuổi khó ngủ?
doc_482
Trẻ 4 tuổi khó ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như do thay đổi về giấc ngủ, không quen ngủ xa mẹ hoặc do thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết. Tình trạng khó ngủ do thiếu vi chất sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, do đó cha mẹ cần tìm cách khắc phục nhanh chóng và hiệu quả. 1. Nguyên nhân trẻ 4 tuổi khó ngủ Nguyên nhân trẻ em 4 tuổi khó ngủ do thiếu chất là bởi vì:Khi trẻ không được cung cấp đầy đủ hàm lượng canxi theo nhu cầu khuyến nghị, trẻ có thể gặp phải các vấn đề liên quan đến hệ cơ xương khớp, từ đó khiến cho trẻ dễ bị nhức mỏi cơ, xương khớp, hay trằn trọc khó đi vào giấc ngủ và thậm chí khi ngủ thì không sâu giấc và rất hay bị giật mình. Trẻ 4 tuổi khó ngủ do thiếu vi chất canxi thường có dấu hiệu như rụng tóc hình vành khăn, còi xương, chuột rút, khó đi vào giấc ngủ và ngủ không sâu giấc. Để cải thiện nhu cầu canxi của trẻ thì cha mẹ có thể bổ sung một số loại thực phẩm giàu canxi vào trong khẩu phần ăn của trẻ như sữa chua, đậu nành, phô mai hoặc sữa giàu canxi, tôm, cua, ghẹ...Trẻ thiếu Magie: Yếu tố vi lượng này sẽ giúp cho trẻ duy trì các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Hơn nữa, chất này còn đóng vai trò quan trọng trong hoàn thiện chức năng não, đảm bảo hệ tim mạch luôn được khỏe mạnh. Giúp cho cơ thể thư giãn tình thần và dễ đi vào giấc ngủ cũng như có giấc ngủ sâu hơn. Không những thế, magie còn tham gia vào quá trình tăng nồng độ GABA - chất dẫn truyền thần kinh hoá học trong não. Cho nên khi trẻ 4 tuổi ngủ ít cũng có thể nghĩ ngay tới sự thiếu hụt magie cung cấp cho trẻ. Những dấu hiệu có thể nhận biết được sự thiếu hụt này bao gồm trẻ hay buồn chán, lười chơi, thể trạng uể oải, có hiện tượng co giật mí mắt hoặc bị chuột rút, đôi khi còn xuất hiện nhịp tim bất thường hoặc mắc các bệnh về da... Để giúp trẻ được cung cấp đủ hàm lượng magie theo nhu cầu khuyến nghị, cha mẹ có thể lựa chọn một số loại thực phẩm giàu dưỡng chất này như rau bina, quả hạch, ngũ cốc, thịt, cá, sữa và các sản phẩm thực phẩm được chế biến từ sữa.Protein được cấu tạo từ các acid amin và cũng là thành phần cơ bản tạo nên các tế bào trong cơ thể. Hai nguồn thực phẩm cung cấp protein khá phong phú đó là động vật và thực vật. Trong đó, protein có nguồn gốc từ động vật thường chứa đầy đủ các acid amin cần thiết cho cơ thể và dễ hấp thu hơn. Các acid amin này có vai trò chính trong hình thành các chất dẫn truyền thần kinh hoá học trong não bộ như GABA, endorphin, serotonin... tạo cho tinh thần được sảng khoái, thoải mái và giúp trẻ có giấc ngủ sâu hơn. Khi trẻ thiếu protein có thể thấy trẻ thường xuyên khó ngủ, hay giật mình thức giấc, kém tập trung, phản ứng chậm, liên tục thèm ăn, người hay nhức mỏi cơ... Cha mẹ có thể lựa chọn những loại thực phẩm giàu protein để cung cấp vào bữa ăn của trẻ như yến mạch, bông cải xanh, hạnh nhân, trứng gà, thịt bò, thịt gà, sữa...Chất béo: Nhiều cha mẹ thường bỏ qua nhóm chất dinh dưỡng này mà không biết rằng nó giúp cho các noron thần kinh của trẻ được hình thành và phát triển tối ưu. Hơn nữa, chất béo còn có vai trò chính để hấp thu các loại vitamin tan trong dầu như vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K.... Trong chất béo còn chứa nhiều dưỡng chất quý như DHA, EPA, ARA,... rất cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ. Khi trẻ thiếu chất béo có thể sẽ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, khó đi vào giấc ngủ. Cha mẹ có thể bổ sung chất béo vào bữa ăn của trẻ thông qua các loại thực phẩm như thịt mỡ, cá hồi, dầu cá, mỡ các động vật biển, hoặc chất béo chưa bão hoà từ sữa, phô mai, dầu thực vật, bơ, sữa, trứng gà, các loại hạt...Vitamin D: Khi trẻ thiếu vitamin D thường sẽ không ngủ sâu giấc hoặc hay giật mình, mọc răng chậm và có thể rụng tóc... Vitamin D cũng có chức năng khá quan trọng trong quá trình hấp thu canxi. Để cải thiện tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ có thể bổ sung bằng cách tắm nắng sớm hoặc bổ sung lượng vitamin D vào khẩu phần từ thực phẩm, bao gồm cá, sữa, lòng đỏ trứng....Sắt: Thiếu hụt sắt sẽ gây ra các vấn đề não bộ cho trẻ 4 tuổi như xuất hiện các dấu hiệu lo lắng sợ hãi, suy giảm nhận thức, mệt mỏi và mất ngủ. Ngoài ra, còn biểu hiện da làn da xanh xao nhợt nhạt, kém tập trung, sút cân, rối loạn tiêu hoá...Kẽm: Vi chất này có khá nhiều tác dụng trong việc đảm bảo quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp tăng trưởng và phục hồi tế bào tốt, nâng cao hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, nếu trẻ thiếu kẽm có thể khiến cho giấc ngủ của trẻ kém chất lượng, hay khóc vào ban đêm. Trẻ 4 tuổi khó ngủ cũng có thể do sự thiếu hụt magie 2. Thời gian ngủ của trẻ 4 tuổi Ở mỗi lứa tuổi khác nhau thời gian ngủ của trẻ sẽ khác nhau. Đối với trẻ 4 tuổi thì trẻ cần ngủ khoảng từ 10 đến 12 tiếng một ngày. Ngoài việc đảm bảo đủ số lượng thời gian ngủ cho trẻ, cha mẹ cần chú ý đến việc trẻ cần đi ngủ đúng giờ, đặc biệt giấc ngủ buổi tối. Cha mẹ không nên cho trẻ thức quá muộn, vì sẽ khiến hormone tăng trưởng không thể tiết ra được, gây nên tình trạng chậm lớn ở trẻ. Hormone này thường tiết ra nhiều nhất vào khoảng thời gian từ 11 đến 12 giờ đêm khi trẻ đang ngủ say.Bên cạnh đó, thời gian dậy của trẻ vào ngày hôm sau muộn quá cũng ảnh hưởng đến bữa ăn sáng, thời gian tắm nắng hoặc muộn các hoạt động thường ngày như đi học. Khi trẻ 4 tuổi khó ngủ, cha mẹ nên xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý 3. Biện pháp giúp trẻ 4 tuổi ngủ ngon hơn Theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ ở độ tuổi này rất hay biếng ăn và chỉ thích uống sữa thay cơm. Điều này sẽ khiến trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ 4 tuổi.Để giúp trẻ có một giấc ngủ đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, cha mẹ nên xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý. Sữa có thể cung cấp cho trẻ chất dinh dưỡng, nhưng sẽ không thể đủ dưỡng chất cần thiết ở lứa tuổi này. Do đó, cha mẹ nên cung cấp thêm các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng ngoài sữa bao gồm: Canxi, magie, chất béo, kẽm, vitamin, protein... Trong trường hợp trẻ lười ăn, cha mẹ hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày của trẻ nhằm cung cấp đủ lượng thực phẩm cũng như nhu cầu dinh dưỡng theo khuyến nghị.Cha mẹ nên tạo cho trẻ một thời gian biểu ngủ hợp lý, tập thói quen cho trẻ thực hiện giờ giấc đi ngủ cố định và đến giờ đó trẻ sẽ tự buồn ngủ. Hơn nữa, cha mẹ cũng nên điều chỉnh và tránh tình trạng trẻ ngủ nhiều vào ban ngày thì sẽ ảnh hưởng giấc ngủ ban đêm.Xây dựng cho trẻ một không gian ngủ thoáng mát, yên tĩnh sẽ giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ.
doc_62406;;;;;doc_53109;;;;;doc_17996;;;;;doc_23293;;;;;doc_58416
Để trẻ phát triển toàn diện, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng, nhất là với các trẻ từ 0-3 tuổi, giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ, ít ngủ, ngủ trằn trọc. Cần tìm chính xác nguyên nhân mới có thể cải thiện giấc ngủ cho trẻ hiệu quả. 1. Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ Có 4 yếu tố giúp đánh giá giấc ngủ lành mạnh là: Ngủ đầy đủ. Giấc ngủ liên tục, không bị gián đoạn. Thời gian ngủ. Lịch trình ngủ đồng bộ với lịch sinh học tự nhiên. Trẻ ngủ đủ giấc, ngủ ngon khi thức dậy sẽ tỉnh táo, không quấy khóc. Khi trẻ trằn trọc, quấy khóc, vào giấc khó khăn, ngủ ít,... thì rất có thể trẻ đã bị rối loạn giấc ngủ. Cha mẹ tìm ra nguyên nhân, từ đó khắc phục để cải thiện giấc ngủ cho trẻ. 1.1. Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ sinh lý Có 2 loại giấc ngủ là REM (chiếm 25% tổng thời gian ngủ) và NREM (chiếm 75% tổng lượng giấc ngủ). Đặc điểm của giấc ngủ REM là trẻ ngủ nhưng các cơ quan khác lại tăng hoạt động như thở nhanh hơn, não phát triển,... và trẻ rất dễ thức giấc. Ngoài ra, có một số nguyên nhân cũng có thể khiến trẻ bị rối loạn giấc ngủ như trẻ vận động quá nhiều vào ban ngày, trẻ ăn quá no, trẻ bị đói, trẻ mọc răng dẫn tới đau miệng, ốm sốt,... 1.2. Nguyên nhân bệnh lý Ngoài nguyên nhân sinh lý, trẻ có thể bị khó ngủ do một số nguyên nhân bệnh lý như: Trẻ bị còi xương Còi xương là nguyên nhân dẫn đến trằn trọc, khó ngủ hàng đầu ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh và các trẻ còn bú mẹ. Khi trẻ bị rối loạn giấc ngủ, mẹ nên đi thăm khám xem trẻ có bị thiếu canxi hay không để điều trị kịp thời, tránh gây các di chứng về sau như chân vòng kiềng, chiều cao không phát triển tối ưu, đầu bẹp, lồng ngực lõm hoặc nhô,... Trẻ thiếu vi chất Giấc ngủ của trẻ bị ảnh hưởng khi trẻ thiếu một số vi chất thiết yếu như kẽm, magie, canxi,... Lúc này, chỉ cần bổ sung các vi chất này giấc ngủ của trẻ sẽ được cải thiện. Trẻ mắc các bệnh lý về đường hô hấp, tiêu hóa,... Các bệnh lý như viêm họng, viêm phổi, tiêu chảy,... cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn giấc ngủ. Nhất là các bệnh lý đường hô hấp khiến trẻ bị tịt mũi khó thở, ho sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của trẻ. 1.3. Nguyên nhân khác Ngoài ra, có một số yếu tố từ môi trường bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ như: Phòng quá lạnh hoặc quá nóng. Không gian quá ồn ào. Phòng quá sáng. Tã, lót, quần áo của trẻ bị ướt. Giường chiếu không sạch làm trẻ ngứa ngáy. Cha mẹ cần kiểm tra thật kỹ để tìm ra nguyên nhân, từ đó khắc phục để trẻ có giấc ngủ chất lượng hơn. 2. Cách cải thiện giấc ngủ cho trẻ hiệu quả cha mẹ nào cũng cần biết Khi trẻ bị rối loạn giấc ngủ, cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân và khắc phục, giấc ngủ của trẻ sẽ ổn trở lại. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau để giấc ngủ của trẻ chất lượng hơn. 2.1. Cho trẻ đi ngủ/thức dậy đúng giờ Việc đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày sẽ giúp đồng hồ sinh học của trẻ theo một lập trình nhất quán, trẻ sẽ dễ đi vào giấc cũng như ngủ ngon hơn. 2.2. Tạo các thói quen khi đi ngủ Cha mẹ có thể giúp trẻ ngủ ngon hơn bằng một số thói quen sau: Tắm nước ấm để cơ thể con được thư giãn. Đèn phòng ngủ nên để đèn mờ. Có thể cho trẻ nghe nhạc hoặc kể chuyện cho trẻ trước giờ ngủ. Trò chuyện về các việc trong ngày. Việc thực hiện cùng 1 việc vào cùng 1 thời điểm mỗi tối sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn. 2.3. Tránh cho trẻ ngủ ngày quá nhiều Bạn cần nắm được tổng lượng thời gian ngủ với từng trẻ và cố gắng tránh cho trẻ ngủ ngày quá nhiều. Thường với trẻ 3 - 5 tuổi sẽ ngừng ngủ sắp vào ban ngày. Nếu con bạn buồn ngủ, cố gắng không để trẻ ngủ quá 20 phút để tránh gây ảnh hưởng giấc ngủ ban đêm. 2.4. Đảm bảo phòng yên tĩnh và ánh sáng vừa phải Trẻ chỉ có thể ngủ ngon trong một môi trường yên tĩnh, thông thoáng và gọn gàng. Do đó, hãy đảm bảo phòng ngủ của trẻ đáp ứng được các tiêu chí này. 2.5... có thể làm giảm tiết hormone melatonin, khiến trẻ không buồn ngủ. Tốt nhất, hãy tắt các thiết bị này trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng để trẻ dễ ngủ hơn. 2.6. Vận động hợp lý vào ban ngày ngoài trời Khi trẻ vận động ngoài trời, tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, nhất là buổi sáng sẽ rất tốt cho giấc ngủ của trẻ vào ban đêm. Nguyên nhân là do ánh sáng mặt trời sẽ giúp cơ thể ngăn tiết hormone melatonin, làm trẻ tỉnh táo. Do đó, vào ban đêm trẻ sẽ ngủ ngon hơn. 2.7. Tránh các thực phẩm có chứa chất kích thích Chất kích thích khiến trẻ tỉnh táo, không buồn ngủ. Do đó, hãy hạn chế việc cho trẻ sử dụng cà phê, trà, socola,... vào buổi chiều và tối để đảm bảo trẻ có giấc ngủ chất lượng. Như vậy, nếu trẻ bị khó ngủ do nguyên nhân bệnh lý, cha mẹ cần khắc phục triệt để tình trạng bệnh thì giấc ngủ của trẻ sẽ ổn định trở lại. Một giấc ngủ ngon, sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất cũng như trí tuệ, đảm bảo một nền tảng tốt nhất cho tương lai.;;;;;Trẻ khó ngủ nên làm gì là thắc mắc của rất nhiều bố mẹ có con em trằn trọc, thiếu ngủ, mất ngủ. 1. Các nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ Trước khi giải đáp thắc mắc trẻ khó ngủ nên làm gì, hãy cùng điểm qua những nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ. Phòng ngủ không thoải máiĐây chính là nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Phòng ngủ ồn, nóng, đèn điện quá sáng, chăn màn ẩm ướt,… sẽ khiến trẻ khó chịu, khó đi vào giấc ngủ. Ngay cả khi ngủ rồi thì cũng dễ bị thức giấc nửa đêm và quấy khóc. Bé đùa giỡn quá nhiều Nếu bé vận động, đùa giỡn, cười nói quá nhiều vào ban ngày thì ban đêm sẽ khó đi vào giấc ngủ. Nguyên nhân bởi hệ thần kinh của bé bị kích thích, bé luôn trong tình trạng hưng phấn, phấn khích. Và “dư âm” này kéo dài đến khi lên giường ngủ, thậm chí là cả trong giấc ngủ. Trẻ bị ảnh hưởng tâm lý Hiện tượng này thường xảy ra với các bé vừa mới đi học. Bé căng thẳng, sợ hãi và bất an khi phải xa bố mẹ và làm quen với môi trường mới. Vì thế, ban đêm khi ngủ, bé sẽ thao thức, trằn trọc và rất dễ bị giật mình. Khi giật mình, bé sẽ khóc lớn vì những “tổn thương” mà ban ngày bé gặp phải. Khó ngủ do bệnh lý Hệ miễn dịch kém, tăng động giảm chú ý, rối loạn lo âu, trào ngược dạ dày, các vấn đề về hô hấp,… cũng là nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ. Không chỉ khó ngủ mà trẻ còn có nhiều triệu chứng khác, tùy vào từng bệnh lý. Lúc này, bạn cần đưa bé đi khám để biết chính xác nguyên nhân. Khó ngủ do thiếu chất Có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ. Vì vậy, trẻ khó ngủ nên làm gì còn tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Dưới đây là những việc bạn cần làm khi bé yêu nhà mình bị khó ngủ. Nắm bắt nhu cầu của trẻ Nhu cầu ngủ cũng như tốc độ tăng trưởng, phát triển của mỗi trẻ là khác nhau, và ở mỗi giai đoạn, giấc ngủ của trẻ cũng không giống nhau. Càng lớn, trẻ sẽ ngủ ít hơn, thậm chí, có trẻ bỏ luôn giấc ngủ ngắn ban ngày. Do đó, bạn cần nắm bắt được nhu cầu của con trong từng giai đoạn để có sự điều chỉnh phù hợp. Tạo thói quen ngủ đúng giờ Nếu không biết trẻ khó ngủ nên làm gì để cải thiện thì hãy xây dựng cho con thói quen đi ngủ đúng giờ. Bằng cách này, “đồng hồ sinh học” trong cơ thể bé sẽ quen dần và cứ đến giờ đi ngủ là bé sẽ cảm thấy buồn ngủ. Đến giờ thức dậy là bé sẽ tỉnh giấc nhanh chóng, tỉnh táo. Tạo cảm giác an toàn cho trẻ Như đã nói, trẻ khó ngủ có thể do cảm giác bất an, lo lắng và sợ hãi. Vì thế, khi cho trẻ đi ngủ, bạn cần tạo cảm giác an toàn và thoải mái. Có thể đọc sách, kể chuyện, hát ru cho bé nghe. Sau đó ôm ấp, vỗ về để bé cảm thấy dễ chịu, từ từ chìm vào giấc ngủ và có giấc ngủ ngon. Đảm bảo phòng ngủ chất lượng Chất lượng ở đây có nghĩa là phòng ngủ phải sạch sẽ, yên tĩnh, mát mẻ, không quá sáng, đặc biệt là ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử. Trước khi cho trẻ đi ngủ, bạn cần vệ sinh phòng ngủ và giường ngủ cẩn thận, đảm bảo nhiệt độ phòng từ 26 - 28 độ C. Tắt hoàn toàn các thiết bị điện tử trong phòng ngủ của bé. Ăn vừa đủ và đúng giờ Việc cho bé ăn quá sát giờ đi ngủ sẽ khiến bé bị nặng bụng, đầy hơi và trào ngược dạ dày. Tất cả điều này đều ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Do đó, cha mẹ nên cho bé ăn cách giờ đi ngủ ít nhất 1 tiếng. Đồng thời, chỉ ăn với lượng vừa đủ, không nên ăn quá no, quá nhiều. Dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý Hãy đảm bảo một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng dinh dưỡng cho trẻ. Khi cơ thể được cung cấp đủ dưỡng chất thì hệ miễn dịch sẽ được tăng cường, bé luôn cảm thấy khỏe mạnh, nhờ đó, dễ đi vào giấc ngủ và sẽ ngủ ngon hơn. Chủ động phòng bệnh cho trẻ Để phòng bệnh cho trẻ, bạn cần dạy bé cách rửa tay hàng ngày, không đưa tay lên mắt mũi miệng, đồng thời, chăm sóc bé kỹ hơn vào thời điểm giao mùa. Đặc biệt, chủ động tiêm phòng các mũi vắc xin quan trọng để phòng tránh dịch bệnh. Khi cơ thể khỏe khoắn thì bé cũng sẽ ngủ ngon hơn. Nói chung, trẻ khó ngủ nên làm gì để khắc phục thì có rất nhiều cách. Quan trọng là bạn nắm bắt được nhu cầu ngủ và tình trạng của con để có cách can thiệp phù hợp và hiệu quả. Tuyệt đối không sử dụng thuốc ngủ hay các loại thực phẩm chức năng khi không có chỉ định của bác sĩ.;;;;;Ngủ là bản năng của trẻ, tuy nhiên nếu trẻ quấy khóc khó ngủ, có thể con đang gặp một vấn đề nào đó về sức khỏe hoặc bị ảnh hưởng bởi những tác động đến từ môi trường bên ngoài. Lúc này cha mẹ cần tìm cách khắc phục để trẻ có được giấc ngủ ngon hơn. Khi ngủ là lúc não bộ được phát triển, thông qua hormon tăng trưởng. Ước tính trong 3 năm đầu đời của trẻ, có đến 80% tế bào não được tạo ra. Vì thế giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí tuệ của trẻ. Một nghiên cứu khác về giấc ngủ ở trẻ cũng chỉ ra và cho thấy, ngủ đủ giấc là cách tăng chiều cao cực kỳ hiệu quả ở trẻ em. Điều này chi phối khoảng 25% sự tăng trưởng chiều cao tự nhiên. Bởi khi cơ thể bắt đầu chìm vào giấc ngủ, quá trình trao đổi chất, tổng hợp dinh dưỡng bắt đầu diễn ra để phát triển chiều cao, cân nặng hiệu quả. Giấc ngủ quan trọng là thế nhưng không phải đứa trẻ nào cũng có những giấc ngủ tốt. Rất nhiều trẻ gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ, xuất phát với những dấu hiệu như: khó ngủ, ngủ không sâu giấc hay quấy khóc,… Tình trạng này lâu dần sẽ làm giảm khả năng học tập, giảm trí nhớ, thậm chí là dẫn đến rối loạn cảm xúc khi trẻ lớn lên. Vì thế khi nhận thấy con có tình trạng ngủ không ngon giấc, trẻ quấy khóc nhiều khi ngủ thì lúc này cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục sớm để trẻ có được giấc ngủ tốt nhất. Trẻ khó ngủ không chỉ khiến con khó chịu mà còn gây ra sự căng thẳng cho cả bố mẹ 2. Những nguyên nhân chính khiến trẻ quấy khóc, khó ngủ Hiện nay một vài nguyên nhân được đánh giá là yếu tố chính khiến trẻ dễ rơi vào tình trạng quấy khóc, khó ngủ như: 2.1 Nguyên nhân do sinh lý Theo phân tích thì giấc ngủ của trẻ được chia thành hai hình thức đó là: giấc ngủ REM và giấc ngủ Non – REM. Trong đó, thời gian giấc ngủ REM chiếm đến 50% và ở trong giấc ngủ này mặc dù là ngủ, nhưng não bộ và các cơ quan hô hấp của trẻ lại tăng hoạt động, trẻ thở nhanh và nhịp tim cũng nhanh hơn. Vì vậy, trẻ ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh giấc khi có các tác động từ bên ngoài như tiếng ồn, ánh sáng. Bên cạnh đó những trường hợp như: bé đói hoặc bú quá no cũng là nguyên nhân khiến trẻ ngủ không sâu giấc và quấy khóc. Bởi lúc này cơ thể con không thực sự thoải mái nên giấc ngủ vì thế cũng bị ảnh hưởng theo. 2.2 Nguyên nhân do bệnh lý Nếu con mẹ thường xuyên quấy khóc, ngủ không sâu giấc và tình trạng này đã diễn ra trong một thời gian dài thì rất có thể bé đang gặp một vấn đề nào đó về sức khỏe. Chẳng hạn như: – Trẻ bị còi xương: Còi xương, thiếu canxi là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ em. Trẻ bị thiếu một số vi chất dinh dưỡng như Magie, kẽm cũng gây khó ngủ. Đặc biệt, trẻ thiếu sắt còn có thể gây hội chứng chân không yên. Khi trẻ mắc vấn đề trên, con trằn trọc khi ngủ, giấc ngủ của con không được sâu cũng như con dễ tỉnh. – Trẻ mắc vấn đề về đường mũi họng: Một tình trạng bệnh lý về đường hô hấp như: viêm họng, viêm amidan, viêm mũi xoang, viêm phế quản, viêm phổi… làm trẻ bị nghẹt mũi, khó thở, khi ngủ con thường phải mở miệng để thở. Vì thế con cũng có tình trạng ngủ không sâu giấc. – Trẻ mắc các bệnh lý nội khoa: Một vài bệnh lý nội khoa như: trào ngược dạ dày thực quản, viêm tai giữa, các bệnh tâm thần,… cũng là nguyên nhân khiến con khó chịu, không thoải mái ngay cả trong khi ngủ. Nếu trẻ quấy khóc khó vào giấc ngủ do bệnh lý cha mẹ nên đưa con tới bệnh viện để kiểm tra 2.3 Các nguyên nhân đến từ vấn đề sinh hoạt Những nguyên nhân đến từ vấn đề sinh hoạt thường không quá nghiêm trọng và dễ khắc phục. Chỉ cần cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ thay đổi thói quen sinh hoạt cho trẻ, đảm bảo con sẽ có được giấc ngủ ngon hơn. Một số trẻ có thói quen được bế bồng, đưa võng nôi trước khi ngủ, lâu dần trẻ sẽ phụ thuộc vào điều này. Trong trường hợp con không được bế ẵm hoặc nằm trong nôi đung đưa con sẽ rất khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ dễ bị tỉnh giấc. Trẻ ngủ nhiều vào ban ngày cũng là một lý do khiến giấc ngủ ban đêm của con bị ít hơn. Hoặc phòng ngủ của con quá ồn, nhiều ánh sáng, giường đệm ngủ không thoải mái sẽ khiến trẻ cáu gắt và khó đi vào giấc ngủ. Kể cả khi con đã ngủ thì giấc ngủ của trẻ dễ bị giãn đoạn bởi những yếu tố trên. Nếu tã của trẻ bị ướt, quần áo, giường chiếu không sạch khiến con bị ngứa ngáy, khó ngủ thì trẻ cũng khó có được giấc ngủ chất lượng. Các yếu tố về ánh sáng, tiếng ồn cũng là nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ sâu giấc Để hạn chế tối đa tình trạng trẻ quấy khóc khó ngủ cũng như giúp con có được giấc ngủ ngon, đảm bảo tốt cho sự phát triển của thể chất và não bộ. Cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng một số cách sau: Nếu nghi ngờ trẻ khó ngủ đến từ các yếu tố bệnh lý, lúc này cha mẹ nên đưa con tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời theo tư vấn của bác sĩ. Tránh để lâu không chỉ giấc ngủ mà sức khỏe của con cũng bị ảnh hưởng khá nhiều. Ngay từ khi còn bé hãy tạo cho con một thói quen ngủ tốt, có thể phân biệt được ngày và đêm. Khi con ngủ nên để con có được một không gian yên tĩnh, hạn chế tối đa mọi tiếng ồn đến từ: tiếng tivi, máy giặt… Còn vào ban đêm nên giữ phòng ngủ tối hoặc ánh sáng ở mức nhẹ, giữ không gian yên tĩnh điều này sẽ giúp chất lượng giấc ngủ ở trẻ được nâng cao hơn. Ngoài ra, hãy dạy cho bé cách tự ngủ, không nên để con nên võng đung đưa, hay bế ẵm. Cha mẹ cũng nên chủ động sắp xếp lịch bú hoặc ăn của trẻ vào giờ thích hợp để trẻ không bị đói hoặc quá no khi ngủ. Có thể thấy trẻ quấy khóc khó ngủ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của con. Điều quan trọng là cha mẹ nên chủ động tìm hiểu nguyên nhân đến từ đâu để từ đó khắc phục giúp con có được giấc ngủ trọn vẹn hơn.;;;;;2 tuổi thường là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Trong thời gian này, nhiều bậc cha mẹ phải đối mặt với vấn đề phổ biến là trẻ khó ngủ vào ban đêm. Sự kết hợp của sự tò mò, phát triển tâm lý và nhu cầu của trẻ làm cho việc đảm bảo giấc ngủ trở thành thách thức đối với cha mẹ. Bài viết này sẽ giúp cha mẹ biết được nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ 2 tuổi khó ngủ về đêm. 1. Nguyên nhân khiến cho trẻ 2 tuổi khó ngủ về đêm Khó ngủ về đêm là một vấn đề phổ biến mà nhiều phụ huynh đối mặt khi con vào mốc 2 tuổi, nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu do:1.1. Phát triển tâm lý và xã hội Trẻ 2 tuổi đang trải qua giai đoạn phát triển tâm lý quan trọng. Sự tò mò, sự phát triển ngôn ngữ và khả năng diễn đạt bản thân đều đang phát triển nhanh chóng. Điều này có thể làm cho trẻ muốn khám phá thêm và chơi thêm dù đã đến giờ đi ngủ. Trẻ có thể muốn biết nhiều thông tin mới nên có sự kích thích tâm lý và dẫn đến việc trẻ 2 tuổi khó ngủ về đêm.1.2. Rối loạn giấc ngủ Một số trẻ 2 tuổi có thể trải qua rối loạn giấc ngủ như ác mộng, kích động trong giấc ngủ hoặc thậm chí mất giấc ngủ hoàn toàn. Những rối loạn này có thể gây ra việc thức dậy vào ban đêm, làm cho trẻ hoang mang và khó ngủ hơn. Các dạng rối loạn giấc ngủ mà trẻ 2 tuổi có thể trải qua gồm:- Ác mộng: trẻ có thể trải qua ác mộng trong giấc ngủ và những kí ức này có thể làm cho trẻ hoảng sợ nên thức dậy vào ban đêm sau đó khó lấy lại giấc ngủ. - Kích động trong giấc ngủ: một số trẻ có thể kích động trong giấc ngủ bao gồm cựa mình, lăn lộn hoặc nói chuyện trong giấc ngủ. Điều này có thể khiến trẻ tự nhiên tỉnh dậy và khó ngủ lại. - Mất giấc ngủ hoàn toàn: có trường hợp trẻ hoàn toàn mất giấc ngủ, không thể ngủ lại khi bị tỉnh giấc. Một giấc ngủ không đủ ban đêm không đủ hoặc không ổn định có thể khiến trẻ dễ cáu gắt vào buổi ngày và cứ vậy lặp đi lặp lại vòng tròn luẩn quẩn của tình trạng mất ngủ.1.3. Nhu cầu dinh dưỡng Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong giấc ngủ của trẻ. Nếu trẻ không ăn đủ hoặc không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, trẻ có thể cảm thấy đói vào ban đêm và thức giấc. Ngoài ra, đối với một số trẻ, đường huyết không ổn định cũng có thể là nguyên nhân trẻ 2 tuổi khó ngủ về đêm.1.4. Môi trường ngủ Môi trường ngủ có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng ngủ của trẻ. Ánh sáng mạnh, tiếng ồn hoặc nhiệt độ không phù hợp có thể làm cho việc ngủ của trẻ trở nên khó khăn. Vì thế, nếu muốn trẻ 2 tuổi không bị khó ngủ về đêm thì nên đảm bảo cho trẻ ngủ trong phòng tối, yên tĩnh và đem lại cho trẻ cảm giác thoải mái.1.5. Sự thay đổi trong cuộc sống Một sự thay đổi trong cuộc sống của trẻ như việc chuyển nhà, thay đổi trường học hoặc mất một người thân có thể gây ra tình trạng lo âu hoặc bất an cho trẻ. Điều này có thể làm cho việc thức giấc về đêm diễn ra thường xuyên và trẻ khó ngủ buổi đêm hơn.2. Cách giải quyết vấn đề trẻ 2 tuổi khó ngủ về đêm Hiểu rõ những nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi khó ngủ về đêm là điều cần thiết để giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng khó ngủ của trẻ và thực hiện các biện pháp phù hợp giúp trẻ ngủ ngon hơn vào ban đêm. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ cho trẻ, cha mẹ có thể:- Lập kế hoạch cố định cho giờ ngủ Việc tạo ra một lịch trình giấc ngủ cố định cho trẻ sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn và dự đoán được thời gian đi ngủ. Điều quan trọng là cha mẹ cần duy trì lịch trình ngủ này vào cả ngày cuối tuần cho đến khi trẻ quen với lịch ngủ. Nếu làm được như vậy thì trẻ sẽ dễ dàng thích nghi và có giấc ngủ chất lượng hơn. - Thiết lập môi trường ngủ tốt Môi trường ngủ quan trọng đối với việc trẻ ngủ ngon giấc. Đảm bảo rằng phòng ngủ của trẻ thoáng đãng và thoải mái, được giảm thiểu tiếng ồn và ánh sáng mạnh,... là những yếu tố giúp trẻ có được môi trường ngủ để dễ đi vào giấc ngủ sâu và an toàn. Một chiếc giường thoải mái với chăn ga mềm mại cũng sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn trong khi ngủ. - Thời gian ngủ trưa vừa đủ Trẻ 2 tuổi thường cần một giấc ngủ trưa, nhưng việc ngủ quá nhiều vào ban ngày có thể làm cho việc ngủ vào buổi tối trở nên khó khăn. Hãy giới hạn thời gian ngủ trưa để đảm bảo rằng trẻ cảm thấy buồn ngủ đủ để đi ngủ vào buổi tối. - Tạo lập một số thói quen trước giờ ngủ Tạo ra một loạt các hoạt động giúp trẻ thư giãn và chuẩn bị tâm lý cho giấc ngủ là điều cha mẹ nên làm để trẻ ngủ đêm ngon giấc. Tắm trước giờ ngủ là cách giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn và khi lặp đi lặp lại việc này hàng ngày thì trẻ sẽ quen, có tâm lý sẵn sàng cho giờ ngủ sắp đến. Sau hoạt động này, hãy dành thời gian đọc truyện trước giờ đi ngủ để trẻ có thói quen thư giãn và cảm thấy an tâm trong giấc ngủ. Khi trẻ gặp khó khăn trong việc ngủ đêm, điều quan trọng là hãy lắng nghe cơ thể và nhu cầu của trẻ để đáp ứng những nhu cầu cơ bản đó. Nếu trẻ cảm thấy buồn ngủ, hãy tạo điều kiện để trẻ được đi ngủ ngay và tập cho trẻ quen đi ngủ vào giờ đi ngủ đã định. Trẻ 2 tuổi khó ngủ về đêm có thể gây áp lực cho cha mẹ, nhưng thông qua việc hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp giải quyết một cách khoa học, cha mẹ có thể giúp trẻ có giấc ngủ tốt hơn. Làm theo lịch trình, tạo môi trường ngủ tốt và kiên nhẫn trong việc thực hiện giấc ngủ là các cách giúp đảm bảo trẻ có được giấc ngủ đêm dễ dàng và chất lượng.;;;;;Trong những năm tháng đầu đời, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Trẻ khó đi vào giấc ngủ, thường xuyên quấy khóc sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và nhịp sống của cả gia đình. 1. Tổng quan về giấc ngủ của trẻ Mỗi ngày trung bình trẻ sơ sinh ngủ khoảng 18-20 giờ, gần như ngủ suốt cả ngày lẫn đêm và thường chỉ thức dậy khi đói. Tuy vậy không phải trẻ sơ sinh nào cũng ngủ một giấc thẳng đến sáng, rất nhiều trẻ gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ như: Trẻ khó vào giấc ngủ đêm, ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc, dễ giật mình... có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ sau này. Nếu tình trạng này kéo dài có thể làm giảm trí nhớ, giảm khả năng học tập, thậm chí dẫn đến rối loạn hành vi và cảm xúc khi trẻ lớn lên.Chu kỳ tự nhiên của cơ thể khi thức và ngủ được gọi là nhịp sinh học (đồng hồ sinh học). Những đợt ngủ được phân định bởi ánh sáng ban ngày và bóng tối ban đêm. Trẻ em bắt đầu có nhịp sinh học vào khoảng 6 tuần tuổi, cha mẹ nên chú ý theo dõi nhịp này và trao đổi với bác sĩ nếu thấy con xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào dưới đây:Trẻ thức giấc bất thường (giật mình, quấy khóc, la hét...);Trẻ gặp vấn đề về hô hấp;Trẻ ngủ ngáy, đặc biệt là ngáy to;Trẻ khó vào giấc ngủ và không duy trì được giấc ngủ;Trẻ thường xuyên thấy buồn ngủ vào ban ngày. Trẻ khó vào giấc ngủ đêm là tình trạng khá phổ biến 2. Nguyên nhân trẻ khó vào giấc ngủ đêm Trẻ khó vào giấc ngủ đêm có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề giấc ngủ ở trẻ sơ sinh:2.1. Nguyên nhân sinh lý giấc ngủ. Theo các nghiên cứu, giấc ngủ được chia thành 2 giai đoạn:Giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (Rapid Eye Movement - REM): Giai đoạn này hơi thở và nhịp tim của trẻ nhanh hơn vì não bộ và các cơ quan hô hấp tăng cường hoạt động dù trẻ đang ngủ.Giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh (Non Rapid Eye Movement - NREM).Đối với người trưởng thành thì giai đoạn NREM chiếm đến 75% tổng thời gian ngủ, 25% còn lại là giai đoạn REM. Trong khi đó với trẻ sơ sinh thì hai giai đoạn này gần như tương đương nhau. Do vậy, giai đoạn REM trẻ thường khó ngủ và dễ giật mình tỉnh giấc khi có tác động từ bên ngoài.Bên cạnh đó, trẻ khó vào giấc ngủ đêm cũng có thể do được cho bú quá no hoặc chưa đủ no. Khi trẻ lớn hơn, biết bò, biết đi thì có xu hướng hoạt động nhiều hơn vào ban ngày, điều này cũng có thể khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ hơn.2.2. Nguyên nhân bệnh lý. Trong nhiều trường hợp, trẻ khó ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý dưới đây:Thiếu vi chất: Thiếu các chất dinh dưỡng như magie, kẽm, sắt... có thể dẫn đến tình trạng còi xương, hội chứng chân không yên thường xuyên mệt mỏi ở trẻ. Hệ quả là trẻ khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu, thường xuyên ngủ gà vào ban ngày và khó ngủ vào ban đêm. Đặc biệt, thiếu vitamin D, canxi còn được xem là một trong những nguyên nhân khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ;Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Do khả năng đề kháng của trẻ còn yếu, khó chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn nên trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý như viêm mũi, viêm phế quản, viêm amidan, viêm phổi... Khi mắc một trong những bệnh lý trên, trẻ sơ sinh thường có biểu hiện khó thở, thở khò khè hay thở bằng miệng, ngủ ngáy... và nếu kéo dài sẽ khiến trẻ khó ngủ, hay quấy khóc;Béo phì: Tình trạng thừa cân, béo phì có thể khiến đường thở của trẻ bị phì đại gây khó khăn khi thở. Trẻ đa phần phải thở bằng miệng nên rất khó đi vào giấc ngủ, dễ tỉnh giấc và hay quấy khóc vào ban đêm;Mộng du: Đặc trưng của tình trạng này là trẻ hay gặp ác mộng, dễ dàng bật dậy nói chuyện, khua tay chân trong khi vẫn đang ngủ. Rối loạn giấc ngủ dạng này khiến trẻ hay vặn mình, ngủ không sâu giấc và dễ sợ hãi;Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác khách quan hơn khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ mà cha mẹ có thể tham khảo:Do tã, bỉm bị ướt; giường chiếu và quần áo không sạch khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu;Môi trường xung quanh ồn ào, nhạc to... dễ làm cho trẻ giật mình tỉnh giấc;Ánh sáng trong phòng ngủ quá sáng hoặc không thích hợp với trẻ;Nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh cũng có thể khiến trẻ khó ngủ;Trẻ đã ngủ nhiều vào ban ngày dễ bị khó ngủ khi về đêm;Trẻ bú ít, không đủ no dễ bị nhanh đói. Do đó trẻ thường ngủ không sâu giấc và hay tỉnh dậy để đòi bú mẹ;Trẻ đã được quen bế ẵm hoặc đưa võng khi ngủ. Do vậy nếu không được bế hoặc không được nằm nôi thì sẽ khó đi vào giấc ngủ và quấy khóc. Thiếu vitamin D, canxi còn được xem là một trong những nguyên nhân khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ Sau khi đã tìm hiểu vì sao trẻ khó vào giấc ngủ đêm dưới góc nhìn khoa học, cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp để giúp trẻ dễ đi vào giấc hơn:3.1. Quan sát dấu hiệu muốn ngủ của trẻ. Nếu trẻ thức quá lâu sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và khó đi vào giấc hơn. Do vậy cha mẹ nên nhận biết các dấu hiệu buồn ngủ của trẻ như: Kéo tai, ngáp, mắt lim dim, chớp liên tục, cong người... và nhanh chóng đặt bé vào giường, nôi và ru ngủ nhẹ nhàng;3.2. Luyện cho trẻ cách phân biệt ngày đêm. Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, nhiều trẻ đã có thói quen thức đêm và khi sinh ra thói quen này vẫn không thay đổi. Mặc dù đã khuya nhưng nhiều trẻ vẫn quấy khóc, không muốn ngủ khiến mẹ rất mệt mỏi.Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ tránh để trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày. Nếu trẻ còn thức nên dành thời gian chơi với trẻ càng nhiều càng tốt. Lúc cho trẻ bú cữ mẹ cũng nên nói chuyện và hát cho trẻ nghe. Trước giờ ngủ vệ sinh cho bé sạch sẽ, cho bé mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát, bú đủ trước khi ngủ để trẻ không thức giấc vì đói. Đồng thời giữ không gian yên tĩnh và điều chỉnh ánh sáng thích hợp để trẻ dễ ngủ hơn.3.3. Tập cho trẻ cách tự ngủ. Cha mẹ có thể tham khảo phương pháp giúp bé tự ngủ ngoan như: “Bế lên đặt xuống” (PUPD). Để thực hiện, khi bé buồn ngủ mẹ có thể bế bé và thì thầm những lời nhẹ nhàng, đến lúc bé thiu thiu ngủ thì đặt bé xuống giường. Tránh không tạo thói quen xấu để bé ngủ hẳn trên tay rồi mới đặt xuống hoặc đưa võng, lắc nôi khi bé ngủ.Trẻ khó ngủ, thường xuyên quấy khóc giữa đêm sẽ khiến nhịp sống gia đình đảo lộn. Nhưng nếu biết cách rèn cho trẻ nếp ngủ ngoan và đúng giờ thì trẻ sẽ không còn quấy khóc hay thức giấc giữa đêm nữa. Bên cạnh đó cha mẹ cũng cần lưu ý các nguyên nhân bệnh lý để can thiệp và xử trí kịp thời. Nếu trẻ vẫn bị rối loạn giấc ngủ hoặc xuất hiện dấu hiệu bất thường, nên đưa bé đến bệnh viện có chuyên khoa Nhi để được thăm khám và điều trị kịp thời.
question_483
Công dụng của thuốc Opetacid
doc_483
Thuốc Opetacid là một thuốc kháng acid có thành phần phối hợp giữa nhôm hydroxyd và magnesi hydroxyd, thuốc có tác dụng trung hòa acid dịch vị và chống loét đường tiêu hoá. 2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Opetacid Chỉ định:Thuốc Opetacid công dụng trung hòa acid dịch vị và được chỉ định dùng trong những trường hợp sau:Ðiều trị ngắn hạn để điều trị các triệu chứng loét đường tiêu hoá;Triệu chứng gây ra do tăng tiết acid, tăng vận động dạ dày;Giảm tình trạng đầy hơi khó tiêu, ợ chua, ợ hơi do viêm dạ dày, viêm tá tràng, viêm thực quản, chế độ ăn không thích hợp gây ra.Chống chỉ định:Không dùng thuốc Opetacid cho những trường hợp sau đây:Người có tiền sử mẫn cảm với nhôm hydroxyd hay magnesi hydroxid hoặc bất kỳ tá dược nào của thuốc;Glaucoma góc đóng;Tắc liệt ruột, hẹp môn vị.Liên quan magnesi không dùng khi suy thận nặng.Nồng độ phosphat thấp.Cơ thể quá suy nhược.Không dùng thuốc cho trẻ em. 3. Liều lượng và cách dùng thuốc Opetacid Cách dùng: Dùng thuốc Opetacid bằng đường uống, bạn nên nhai kỹ viên thuốc càng lâu càng tốt trước khi nuốt. Nên uống vào khoảng từ 20 đến 60 phút sau khi ăn và trước khi đi ngủ.Liều dùng:Đối với người lớn:Loét đường tiêu hoá và viêm dạ dày: Nhai 1-2 viên sau mỗi 4 giờ.Tăng tiết acid dạ dày gây ra ợ nóng hay trào ngược acid: Nhai từ 1-2 viên sau khi ăn hay ngay khi có triệu chứng.Cần lưu ý: Tối đa 6 lần/ngày; Không được dùng quá 12 viên/ngày và không dùng với liều tối đa liên tục trong vòng 10 ngày mà không được chỉ định của bác sĩ. 4. Tác dụng phụ của thuốc Opetacid Những tác dụng không mong muốn của thuốc Opetacid mà bạn gặp phải bao gồm:Rối loạn nhu động ruột gây ra tiêu chảy hoặc táo bón.Giảm phospho trong máu sau khi dùng thuốc dài ngày hoặc dùng liều cao, vì thuốc có chứa nhôm. Nhưng đôi khi cũng gặp ngay cả khi dùng ở liều được khuyến cáo nhưng hiếm gặp.Tăng magnesi hoặc tăng nhôm trong máu - đây là tình trạng rối loạn điện giải hiếm khi xảy ra ở liều thông thường.Phản ứng dị ứng: Phát ban, nổi mẩn, sưng mí mắt, khó thở hay khó nuốt.Thông thường các tác dụng phụ hiếm khi xảy ra, tuy nhiên nếu xảy ra dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc bạn nên báo với bác sĩ hay dược sĩ để được tư vấn. 5. Điều cần chú ý khi dùng Opetacid Trong quá trình sử dụng dùng Opetacid, người bệnh cần lưu ý đến một số điều sau đây:Những bệnh nhân mắc bệnh suy mạch vành, suy tim hoặc phì đại tuyến tiền liệt cần hết sức thận trọng khi dùng.Vì trong thuốc này có chứa sorbitol và sucrose nên thuốc này bị chống chỉ định trong trường hợp không dung nạp fructose, hội chứng kém hấp thu glucose hoặc galactose, hoặc trong mọi trường hợp suy giảm sucrase-isomaltase.Nếu như bạn có chế độ ăn cung cấp lượng phospho thấp, nhôm hydroxyd có thể gây thiếu hụt phospho. Chú ý chế độ ăn phù hợp để tránh tác dụng phụ và tăng hiệu quả của thuốc.Ở những bệnh nhân suy thận, nồng độ huyết thanh của cả nhôm và magnesi thường tăng. Theo đó, ở những bệnh nhân này nếu dùng lâu dài với nồng độ cao của muối nhôm và magnesi có thể dẫn đến bệnh não, gây ra sa sút trí tuệ, thiếu máu hồng cầu nhỏ hay có khi làm xấu hơn tình trạng loãng xương do lọc máu.Nhôm hydroxyd có thể không an toàn khi dùng trên những bệnh nhân tiểu porphyrin đang lọc máu.Bởi vì lượng đường có trong viên thuốc nên cần chú ý khi dùng ở người tiểu đường.Nếu triệu chứng của bệnh kéo dài dai dẳng nhiều hơn 10 ngày, hoặc diễn biến xấu hơn thì cần phải tiến hành tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá lại việc điều trị.Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: Trước khi dùng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ. 6. Tương tác thuốc Các thuốc kháng acid tương tác với một số loại thuốc khác được hấp thu bằng đường uống cho nên thận trọng khi phối hợp với thuốc sau: Thuốc chống lao (ethambutol, isoniazid); cycline; fluoroquinolone; lincosamide; thuốc kháng histamin H2; thuốc tim mạch (atenolol, metoprolol, propranolol, digoxine); chloroquine, diflunisal, diphosphonate, fluoride sodium, glucocorticoid (cụ thể là prednisolon và dexamethasone), indomethacin, ketoconazole, lansoprazole, thuốc an thần kinh nhóm phenothiazine, penicillamine, phosphore, muối sắt, sparfloxacine. Nên sử dụng các thuốc kháng acid cách xa các thuốc kể trên.Kayexalate: Khi phối hợp giảm khả năng gắn kết của nhựa vào kali, tăng nguy cơ nhiễm kiềm chuyển hóa ở người suy thận.Dẫn xuất salicylate: Giảm tác dụng của thuốc do tăng bài tiết các salicylate ở thận do kiềm hóa nước tiểu.Một số thuốc khác cũng có thể gây tương tác thuốc, cho nên bạn cần đọc thật kỹ hướng dẫn dùng thuốc hoặc báo với bác sĩ bất kỹ loại thuốc nào mà bạn dùng.Bảo quản: Bạn nên để thuốc ở trong bao bì kín, ở nơi khô ráo, tránh ẩm ướt và để xa tầm với của trẻ em. Chú ý hạn sử dụng trước khi dùng để đảm bảo dùng thuốc an toàn, không dùng khi quá hạn.Tóm lại, thuốc Opetacid là một thuốc kháng acid dịch vị, hỗ trợ trong điều trị chứng tăng acid, viêm loét dạ dày- tá tràng. Người bệnh nên dùng thuốc đúng theo hướng dẫn để đảm bảo an toàn và nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hay dược sĩ tư vấn.
doc_61576;;;;;doc_63493;;;;;doc_46769;;;;;doc_31324;;;;;doc_18316
Opetacid là thuốc thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa có thành phần Aluminum hydroxide, magnesium hydroxide. Thuốc được sử dụng trong điều trị ngắn hạn và dài hạn các chứng loét đường tiêu hoá, giảm do tăng tiết acid. Cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về thuốc Opetacid và công dụng thuốc Opetacid. Opetacid là thuốc thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa. Thuốc Opetacid được bào chế dưới dạng viên nén nhai. Đóng gói 1 hộp 6 vỉ, mỗi vỉ 4 viên.Thành phần thuốc:Nhôm hydroxyd (dưới dạng Nhôm hydroxyd gel khô): 400mg. Magnesi hydroxyd 400mg: Là thuốc kháng acid, có tác dụng nhuận tràng. Magnesi hydroxyd tan trong acid dịch vị, giải phóng ra các anion có tác dụng trung hòa acid dạ dày, hoặc làm chất đệm cho dịch dạ dày, nhưng không tác động đến sự sản sinh ra dịch dạ dày. Kết quả là p. H dạ dày tăng lên, làm giảm triệu chứng tăng acid. Thuốc cũng làm giảm độ acid trong thực quản và làm giảm tác dụng của men pepsin. Thuốc có tác dụng nhuận tràng, nên thường được phối hợp với các nhóm antacid để giảm tác dụng gây táo bón của nhôm antacid. 2. Công dụng thuốc Opetacid Một trong những công dụng phổ biến của thuốc Opetacid gồm:Ðiều trị ngắn hạn và dài hạn các chứng loét đường tiêu hoá và giảm do tăng tiết acid, tăng vận động dạ dày, ruột bị kích ứng và co thắt, đầy hơi khó tiêu. Viêm dạ dày, ợ chua, viêm tá tràng, viêm thực quản, thoát vị khe. Chế độ ăn không thích hợp, nhiễm độc alcool. Giảm đau sau phẫu thuật.Thuốc cũng có tác dụng giảm đau bụng ở trẻ em. 3. Cách dùng, liều lượng thuốc Opetacid Cách dùng: Uống thuốc với nước.Liều dùng: Người lớn: trên 16 tuổi trở lên.Loét đường tiêu hoá và viêm dạ dày: 1-2 viên mỗi 4 giờ.Tăng tiết acid dạ dày: 1-2 viên sau khi ăn hay khi cần.Tối đa 6 lần/ngày;Không dùng quá 12 viên/ngày.Nhai kỹ viên thuốc càng lâu càng tốt. 4. Chống chỉ định sử dụng thuốc Opetacid Chống chỉ định thuốc Opetacid trong các trường hợp:Glaucoma góc đóng.Tắc liệt ruột, hẹp môn vị.Liên quan magnesi: suy thận nặng Cần thận trọng chỉ định thuốc Opetacid với các trường hợp:Bệnh nhân đái tháo đường bởi vì lượng đường có trong viên thuốc.Bệnh nhân suy mạch vành, suy tim hoặc phì đại tuyến tiền liệt.Bệnh nhân suy thận. Do khi nồng độ huyết thanh của cả nhôm và magnesi tăng, ở những bệnh nhân này, dùng lâu dài với nồng độ cao của muối nhôm và magnesi có thể dẫn đến bệnh não, sa sút trí tuệ, thiếu máu hồng cầu nhỏ hay làm xấu hơn tình trạng loãng xương do lọc máu. 6. Tương tác thuốc Opetacid với thuốc khác Các thuốc kháng acide tương tác với một số thuốc khác được hấp thu bằng đường uống: Thận trọng khi phối hợp :Thuốc chống lao (ethambutol, isoniazide), cycline, fluoroquinolone, lincosanide, kháng histamine H2, aténolol, métoprolol, propranolol, chloroquine, diflunisal, digoxine, diphosphonate, fluorure sodium, glucocorticoide (cụ thể là prednisolone và dexamethasone), indométacine, kétoconazole, lanzoprazole, thuốc an thần kinh nhóm phénothiazine, pénicillamine, phosphore, muối sắt, sparfloxacine : giảm sự hấp thu qua đường tiêu hóa của các thuốc trên.Kayexalate: giảm khả năng gắn kết của nhựa vào kali, với nguy cơ nhiễm kiềm chuyển hóa ở người suy thận.Nên sử dụng các thuốc kháng acide cách xa các thuốc trên (trên 2 giờ và, trên 4 giờ đối với fluoroquinolone).Dẫn xuất salicylate: tăng bài tiết các salicylate ở thận do kiềm hóa nước tiểu. 7. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Opetacid Trong quá trình sử dụng thuốc Opetacid có thể gây ra một số các phản ứng sau:Mệt mỏi, buồn nôn, nhức đầu.Có thể làm khởi phát: Rối loạn nhu động ruột (tiêu chảy hoặc táo bón). Mất phosphor sau khi dùng thuốc dài ngày hoặc dùng liều cao, vì thuốc có chứa nhôm. 8. Xử trí khi quên liều hoặc uống quá liều thuốc Opetacid Quên liều: Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.Quá liều: Nếu xuất hiện những biểu hiện bất thường khi quá liều, cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người phụ trách y tế để được xử lý kịp thời. 9. Lưu ý khác khi dùng thuốc Opetacid Thận trọng khi dùng thuốc Opetacid cho bệnh nhân suy mạch vành, suy tim hoặc phì đại tuyến tiền liệt.Với phụ nữ đang mang thai, thuốc được sử dụng trong thời kỳ thai nghén có thể gây tác dụng xấu(sảy thai, quái thai, dị tật thai nhi...) đến bất cứ giai đoạn phát triển nào của thai kỳ, đặc biệt là ba tháng đầu. Chính vì vậy tốt nhất là không nên dùng thuốc đối với phụ nữ có thai. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng, cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi quyết định.Với phụ nữ đang trong thời gian cho con bú: Lưu ý chung trong thời kỳ cho con bú: Thuốc có thể truyền qua trẻ thông qua việc bú sữa mẹ. Tốt nhất là không nên hoặc hạn chế dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú. Rất nhiều loại thuốc chưa xác định hết các tác động của thuốc trong thời kỳ này bà mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.Tương tác thuốc Opetacid với thực phẩm, đồ uống, khi sử dụng thuốc Opetacid không dùng chung với các loại thực phẩm hoặc rượu, bia, thuốc lá... do trong các loại thực phẩm, đồ uống đó có chứa các hoạt chất khác nên có thể ảnh hưởng gây hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng với thuốc. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ về việc dùng thuốc Opetacid cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.Trên đây là những công dụng chính của thuốc Opetacid nếu có bất cứ vấn đề gì trong quá trình sử dụng thuốc người bệnh có thể liên hệ bác sĩ để được tư vấn và có những chỉ định phù hợp.;;;;;Thuốc Ocepado có thành phần chính paracetamol là chất chuyển hoá có hoạt tính của phenacetin, thuốc giảm đau hạ sốt không steroid có thể thay thế aspirin. Tuy nhiên khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm nhưng với liều ngang nhau thì paracetamol có tác dụng tương đương với aspirin về hiệu quả giảm đau, hạ sốt. Thuốc tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tăng tỏa nhiệt do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên làm giảm thân nhiệt ở người bị sốt. Thuốc còn giảm đau bằng cách nâng ngưỡng chịu đau lên.Thuốc Ocepado thường được chỉ định trong các trường hợp sau:Đau mức độ nhẹ đến trung bình: đau đầu, đau nửa đầu, đau dây thần kinh, đau răng, đau họng, đau bụng kinh, đau do chấn thương. Hạ sốt, giảm đau cho trẻ: cảm cúm, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, mọc răng, sau khi tiêm chủng, sau phẫu thuật,...Hỗ trợ điều trị giảm các triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm. Các chống chỉ định của thuốc Ocepado gồm có:Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Ocepado. Bệnh nhân suy tế bào gan. Người thiếu máu nhiều lần, có bệnh tim, phổi, thận hoặc gan. Người thiếu hụt gen G6PD 2. Liều sử dụng của thuốc Ocepado Tuỳ thuộc vào đối tượng và mục tiêu điều trị mà liều dùng của Ocepado sẽ có sự khác biệt, cụ thể như sau:Sử dụng thuốc mỗi 4-6 giờ uống một lần, không quá 5 lần/ngày. Liều uống trung bình từ 10-15 mg/kg thể trọng/lần. Tổng liều tối đa không quá 60 mg/kg thể trọng/ 24 giờ. Trẻ em 1-3 tuổi: uống 5 ml (1 gói/lần)Trẻ em 4-5 tuổi: uống 10 ml (2 gói/lần)Không tự ý kéo dài thời gian sử dụng Ocepado cho trẻ khi có triệu chứng mới xuất hiện, sốt cao và kéo dài hơn 3 ngày hay tái phát, đau nhiều và kéo dài hơn 5 ngày. Khi sử dụng quá liều paracetamol có thể gây ra hoại tử gan là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất của thuốc và có thể gây tử vong. Trẻ bị ngộ độc paracetamol khi uống một liều độc trên 150 mg/kg cân nặng cơ thể hoặc uống liều cao liên tiếp kéo dài. Biểu hiện quá liều paracetamol có thể là buồn nôn, nôn, đau bụng, da xanh tím. Lúc này cần điều trị hỗ trợ tích cực, rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong 4 giờ sau khi uống. Liệu pháp giải độc chính là dùng Sulfhydryl N-acetylcystein ngay lập tức nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi quá liều. 3. Tác dụng phụ của thuốc Ocepado: Ở một số bệnh nhân khi sử dụng thuốc Ocepado có thể gặp các tác dụng phụ như:Phản ứng quá mẫn: Ban da, dị ứng. Buồn nôn, nôn. Giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, giảm toàn thể huyết cầuĐộc tính thận nếu lạm dụng dài ngày 4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Ocepado Một số lưu ý chung khi sử dụng thuốc Ocepado:Nếu triệu chứng đau dai dẳng quá 5 ngày hoặc sốt quá 3 ngày hoặc thuốc chưa đủ hiệu quả hay có các triệu chứng khác thì không nên tiếp tục điều trị mà phải hỏi ý kiến của bác sĩ .Thận trọng khi sử dụng Ocepado trên bệnh nhân bệnh thận nặng hoặc bệnh gan nặng .Các trường hợp bệnh nhân cần kiêng muối hay ăn nhạt cần nhớ trong mỗi gói có chứa 60 mg Natri để tính vào khẩu phần ăn hàng ngày. Thận trọng với bệnh nhân bị phenylceton- niệu, người bệnh có thiếu máu từ trước .Cần cảnh báo bệnh nhân về dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Johnson, hội chứng hoại tử da nhiễm độc hoặc hội chứng Lyell.Không dùng phối hợp Ocepado với các thuốc chứa paracetamol khác để tránh vượt quá liều dùng hàng ngày được chỉ định .Không dùng Paracetamol đồng thời với phenothiazin và các thuốc chống co giật .Trên đây là những thông tin về công dụng và liều dùng thuốc Ocepado, bệnh nhân có thể tham khảo để có được cách sử dụng thuốc sao cho an toàn và hiệu quả nhất.;;;;;Thuốc Opeatrop là thuốc kháng sinh giúp điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra. Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết đến bạn công dụng thuốc cũng như cách dùng thuốc Opeatrop đúng cách. 1. Thành phần, dạng bào chế Thuốc Opeatrop có thành phần chính là:Azithromycin: Hàm lượng 250mg.Tá dược vừa đủ khác.Thuốc Opeatrop có dạng bào chế là viên nén dài bao phim. 2. Chỉ định dùng thuốc Opeatrop Opeatrop được chỉ định dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với azithromycin như:Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: Viêm phế quản, viêm phổi.Nhiễm khuẩn da và mô mềm.Viêm tai giữa.Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: Viêm xoang, viêm họng và viêm amidan.Thuốc Opeatrop chỉ nên dùng cho những người bệnh có dị ứng với penicilin.Trường hợp bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như: Nhiễm khuẩn đường sinh dục không biến chứng do Chlamydia trachomatis, nhiễm khuẩn đường sinh dục không biến chứng do Neisseria gonorrhoeae không đa kháng, dự phòng nhiễm Mycobacterium avium - intracellulare (MAC) ở bệnh nhân nhiễm HIV.Viêm kết mạc do Chlamydia trachomatis.Công dụng:Thuốc opeatrop có tác dụng diệt khuẩn mạnh bằng cách gắn với ribosom của vi khuẩn gây bệnh, ngăn cản quá trình tổng hợp protein của chúng. Hiện nay, cũng đã có tình trạng kháng chéo với erythromycin, vì vậy khi dùng thuốc Opeatrop cần cân nhắc cẩn thận. Hãy tuân thủ chỉ định của bác sĩ.Thuốc Opeatrop không nên dùng cùng bữa ăn do thức ăn ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. 3. Liều lượng - Cách dùng thuốc Opeatrop Liều dùng chỉ mang tính chất tham khảo, liều dùng cụ thể của thuốc phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng bệnh của bệnh nhân. Liều dùng cho người lớn:Viêm họng và viêm amidan: Liều dùng cho ngày đầu tiên là: Uống 02 viên/ lần. Liều dùng tiếp theo cho đến ngày thứ năm là: Uống 01 viên/ lần/ ngày. Viêm xoang cấp: Liều dùng đường uống 500mg/ lần/ ngày, uống trong thời gian 3 ngày.Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có bội nhiễm: Liều dùng đơn liều: Uống 500mg/ lần/ ngày cho ngày đầu tiên, sau đó dùng liều 250mg/ lần/ ngày từ ngày thứ hai đến ngày thứ 5.Viêm phổi mắc phải cộng đồng mức độ từ nhẹ đến vừa: Dùng đơn liều cho ngày đầu tiên: uống 500mg/ lần/ ngày, sau đó dùng liều 250mg/ lần/ ngày từ ngày thứ hai đến ngày thứ 5.Viêm loét đường sinh dục gây ra bởi Haemophilus ducreyi, Viêm đường tiểu, viêm cổ tử cung: Uống liều duy nhất 01 gam/ lần.Liều dùng cho trẻ em: Thuốc Opeatrop cho trẻ em: Dùng ngày đầu tiên: 10mg/ kg cân nặng. Từ ngày thứ hai đến thứ năm tiếp theo: Uống liều 5mg/ kg cân nặng x 01 lần/ ngày.Cách dùng: Cách dùng thuốc tốt nhất nên tuân theo chỉ định của bác sĩ. Bạn nên uống thuốc trước ăn ít nhất 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ. 4. Chống chỉ định dùng thuốc Opeatrop Trường hợp bệnh nhân có phản ứng dị ứng hay quá mẫn với Opeatrop hay azithromycin, erythromycin hay bất kì kháng sinh thuộc nhóm macrolid, hoặc với bất cứ thành phần tá dược nào của thuốc. 5. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Opeatrop Trong quá trình dùng thuốc Opeatrop bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn: Rối loạn tiêu hoá: Nôn, ợ hơi, tiêu chảy, đau bụng,....Phát ban, dị ứng.Đau đầu, chóng mặt.Giảm khả năng nghe.Phản vệ, phù mạch.Suy giảm chức năng gan.Người bệnh gãy báo ngay cho bác sĩ nếu trong quá trình dùng thuốc Opeatrop gặp bất cứ triệu chứng khó chịu nào. 6. Tương tác khi dùng thuốc Opeatrop Trong quá trình sử dụng thuốc Opeatrop, có thể xảy ra hiện tượng tương tác giữa thuốc này với thuốc kia hoặc giữa thuốc opeatrop với thức ăn hay thực phẩm chức năng khác. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tác dụng và hiệu quả điều trị của thuốc, vì thế để tránh những tương tác bất lợi, bệnh nhân cần cung cấp cho bác sĩ tất cả các loại thuốc kê đơn và không kê đơn trước khi dùng Opeatrop.Opeatrop là loại thuốc kháng sinh điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra: Nhiễm khuẩn hô hấp, tiết niệu, sinh dục,... Đây là thuốc kê đơn dùng theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc để tránh những tương tác xấu hay tai biến có thể xảy ra. Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi thắc mắc nào liên quan đến thuốc Opeatrop thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được giải đáp.;;;;;Lopetab 2mg nằm trong danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, được sử dụng để giảm triệu chứng tiêu chảy nguyên nhân gây ra bởi bệnh viêm ruột và hội chứng ruột ngắn. 1. Tác dụng của thuốc Lopetab Lopetab 2mg chứa thành phần chính là Loperamide, thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, được chỉ định trong điều trị các bệnh sau đây:Thuốc làm giảm triệu chứng tiêu chảy cấp không đặc hiệu, tiêu chảy mạn tính nguyên nhân do viêm đường ruột.Được sử dụng để làm giảm khối lượng phân ở các bệnh nhân có thủ thuật mở thông hồi tràng.Được sử dụng trong điều trị triệu chứng của tiêu chảy cấp ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.Dùng trong điều trị triệu chứng của các đợt tiêu chảy cấp nguyên nhân do hội chứng ruột kích thích (sử dụng cho người trưởng thành trên 18 tuổi).Lưu ý: Loperamide không nên được sử dụng làm thuốc điều trị chính trong các trường hợp tiêu chảy ra máu, đợt cấp của viêm loét đại tràng hoặc viêm ruột do vi khuẩn.Cơ chế hoạt động của thuốc:Thành phần Loperamide hoạt động bằng cách tác động lên các thụ thể mu-opioid để làm chậm chuyển động của ruột. Do đó, làm chậm các cơn co thắt trong ruột, phân ít nước hơn và giảm số lần đi đại tiện, cải thiện chứng tiêu chảy. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Lopetab Cách dùng thuốc lopetab: Lopetab 2mg được bào chế dưới dạng viên nén và sử dụng theo đường uống. Tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước. Do vậy người bệnh nên uống nhiều nước và khoáng chất để cung cấp chất điện giải cho cơ thể.Liều lượng:Liều lượng trong điều trị tiêu chảy cấp:Dành cho người lớn sử dụng liều lượng thuốc khởi đầu là 4mg, giảm liều lượng xuống 2mg sau mỗi lần đi tiêu phân lỏng, liều dùng tối đa là 16mg/ ngày.Dành cho trẻ em từ 8 - 12 tuổi sử dụng 2mg ngày 3 lần; với trẻ em từ 6 - 8 tuổi sử dụng liều 2mg ngày 2 lần; thời gian sau dùng liều 1mg/ 10kg sau mỗi lần đi tiêu phân lỏng, liều tối đa của một ngày không được vượt quá liều của ngày đầu tiên.Liều lượng trong điều trị tiêu chảy mãn tính: Đối với người lớn: 4 - 8mg/ngày 1 lần hoặc chia làm nhiều lần. Đối với trẻ em: Cần hỏi ý kiến bác sĩ.Quá liều và xử lý:Các triệu chứng thường gặp nhất khi sử dụng quá liều thuốc Loperamide bao gồm buồn ngủ, nôn và đau bụng hoặc nóng rát. Nếu dùng liều cao quá mức có thể gây ra các vấn đề trầm trọng hơn về tim như nhịp tim bất thường.Xử lý: Điều trị theo triệu chứng.Chống chỉ định:Không được dùng Lopetab cho trẻ em dưới 12 tuổi và người già.Không được dùng ở bệnh nhân mắc bệnh viêm đại tràng giả mạc hoặc viêm loét đại tràng cấp nguyên nhân do kháng sinh phổ rộng.Không được dùng cho bệnh nhân lỵ cấp với triệu chứng như xuất hiện máu trong phân và sốt cao.Không dùng thuốc cho trường hợp người bệnh bị viêm loét đại tràng cấp.Không được dùng cho bệnh nhân bị viêm ruột do vi trùng xâm lấn.Phải ngưng sử dụng thuốc khi xuất hiện các triệu chứng như tắc ruột, táo bón, căng chướng bụng.Chống chỉ định cho người bệnh bị dị ứng với thành phần của thuốc hoặc bị tiêu chảy cấp nhiễm trùng nguyên nhân do các vi khuẩn có khả năng tấn công sâu vào niêm mạc ruột như Salmonella, E.coli, Shigella.Không dùng thuốc cho bệnh nhân bị suy gan nặng. 3. Tác dụng phụ thuốc Lopetab Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc bao gồm: Chóng mặt, mệt mỏi, đau vùng thượng vị, táo bón, khô miệng, buồn ngủ, nổi mẩn da.Tác dụng phụ hiếm gặp khác như: Gây megacolon độc, liệt ruột, phù mạch, phản vệ hoặc phản ứng dị ứng, hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Stevens – Johnson, ban đỏ đa dạng, bí tiểu và đột quỵ do nhiệt. 4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Lopetab Người bệnh không nên sử dụng Loperamide nếu bị dị ứng với thuốc hoặc đang gặp các vấn đề như: Tiêu chảy với sốt cao, đau bụng mà không tiêu chảy, viêm loét đại tràng, tiêu chảy do nhiễm trùng do vi khuẩn, phân có máu.Nếu sau một thời gian sử dụng thuốc mà tình trạng tiêu chảy của người bệnh không cải thiện hoặc bệnh xuất hiện các triệu chứng khác như trong phân có máu, sốt hoặc bụng khó chịu thì nên báo với bác sĩ về tình trạng của mình để có hướng điều trị khác phù hợp hơn.Loperamide nên được dùng thận trọng cho những người bị suy gan.Ngoài ra, nên thận trọng khi sử dụng thuốc Lopetab điều trị cho những người bị nhiễm HIV/ AIDS giai đoạn nặng, vì các trường hợp nhiễm megacolon độc hại do vi rút và vi khuẩn đã được ghi nhận. Nếu trong quá trình dùng thuốc, người bệnh thấy bụng căng tức thì nên ngừng điều trị bằng Loperamide.Với phụ nữ mang thai: Loperamide không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Thành phần Loperamide có trong thuốc được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp vào nhóm thai kỳ C (nhóm thuốc có thể có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi).Với phụ nữ đang cho con bú: Thuốc có thể tồn tại trong sữa mẹ và không được khuyến cáo cho các bà mẹ đang cho con bú. 5. Tương tác thuốc Loperamide là một hoạt chất chống tiêu chảy, làm giảm chuyển động của ruột. Do đó, khi kết hợp với các loại thuốc chống co thắt khác, nguy cơ táo bón sẽ tăng lên, bao gồm các thuốc thuộc nhóm Opioid khác, thuốc kháng cholinergic, thuốc kháng histamine, thuốc chống loạn thần.Nồng độ của Loperamide tăng lên khi dùng chung với chất ức chế P-glycoprotei, bao gồm Quinidine, Ritonavir và Ketoconazole.Abametapir: Nồng độ trong huyết thanh của Loperamide có thể được tăng lên khi nó được kết hợp với Abametapir.Abatacept, Abemaciclib: Sự chuyển hóa của Loperamide có thể được tăng lên khi kết hợp với Abatacept.Acarbose: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của hạ đường huyết có thể tăng lên khi Loperamide được kết hợp với Acarbose.Acebutolol: Loperamide có thể làm tăng hoạt động loạn nhịp tim của Acebutolol.Acetyldigitoxin: Acetyldigitoxin có thể làm tăng hoạt động loạn nhịp tim của Loperamide.Alloin: Hiệu quả điều trị của Alloin có thể giảm khi sử dụng kết hợp với Loperamide.Trên đây là những thông tin về thuốc Lopetab, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng theo liều lượng đã được bác sĩ chỉ định để đạt hiệu quả tốt nhất.;;;;;Optafein là thuốc thuộc nhóm giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid NSAID. Để biết thêm thông tin chi tiết về công dụng và chỉ định dùng thuốc Optafein, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây. 1. Thành phần và dạng bào chế thuốc Optafein Thành phần trong thuốc bao gồm:Acetaminophen;Caffeine;Tá dược vừa đủ khác.Dạng bào chế: Thuốc Optafein được bào chế dưới dạng viên bao phim. 2. Chỉ định dùng thuốc Optafein Thuốc Optafein được dùng để điều trị làm giảm các cơn đau từ nhẹ cho đến đau trung bình như:Đau đầu;Đau nhức răng;Viêm xoang;Đau nhức các khớp;Đau bụng kinh;Cảm lạnh. 3. Cơ chế tác dụng thuốc Optafein Optafein được hình thành bởi 2 thành phần chính là Acetaminophen và caffeine. Do đó, cơ chế tác dụng của optafein là cơ chế của 2 thành phần này:Acetaminophen hay N - acetyl - p - aminophenol:Là chất chuyển hoá có hoạt tính của Phenacetin, thuốc giảm đau, hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế Aspirin. Tuy vậy, khác với Aspirin, Acetaminophen không có hiệu quả điều trị viêm. Với liều ngang nhau tính theo gam, Acetaminophen có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương tự như Aspirin. Acetaminophen với liều điều trị ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid - base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng Salicylat, vì thuốc không tác dụng trên cyclooxygenase toàn thân, chỉ tác động đến cyclooxygenase/prostaglandin của hệ thần kinh trung ương.Caffeine. Là hoạt chất thuộc dẫn xuất xanthin được chiết từ cà phê, ca cao hoặc tổng hợp từ acid uric. Caffeine có tác dụng rõ trên thần kinh trung ương. Hoạt chất caffeine hấp nhanh qua đường uống và đường tiêm, sinh khả dụng qua đường uống đạt trên 90%. Thuốc đạt nồng độ tối đa trong huyết tương sau khi uống khoảng 1 giờ. Thuốc có thời gian bán thải từ 3 - 7 giờ và được thải trừ qua nước tiểu. Caffeine kích thích ưu tiên trên vỏ não làm giảm các cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ, tăng hưng phấn vỏ não, tăng cảm nhận các giác quan nên khả năng làm việc minh mẫn hơn. Tuy nhiên, nếu lạm dụng caffein liên tục và kéo dài thì sau giai đoạn hưng phấn là ức chế, nặng hơn là gây cơn giật rung.Dược chất caffeine giúp kích thích tim đập nhanh, tăng lưu lượng tim và mạch vành nhưng tác dụng kém hơn Theophylin.Ngoài ra, caffeine còn kích thích trung tâm hô hấp, làm giãn phế quản và mạch phổi. Tác dụng này càng rõ khi trung tâm hô hấp bị ức chế. Đồng thời cũng làm giảm nhu động ruột, gây táo bón; tăng tiết dịch vị; giãn cơ trơn mạch máu, mạch vành, cơ trơn phế quản và cơ trơn tiêu hoá; giãn mạch thận, tăng sức lọc cầu thận; giảm tái hấp thu Na+ nên có tác dụng lợi tiểu; tăng hoạt động của cơ vân, tăng chuyển hoá. 4. Liều lượng - Cách dùng thuốc Optafein Liều dùng Optafein:Liều dùng cho người lớn: Uống từ 1 - 2 viên/ lần, mỗi 6 giờ khi còn triệu chứng đau. Bệnh nhân tuyệt đối không dùng quá 8 viên/ ngày.Liều dùng cho trẻ dưới 12 tuổi: Thuốc dùng theo chỉ định của bác sĩ và nên dùng các dược phẩm chứa hàm lượng Acetaminophen nhỏ hơn, dạng bột pha hoặc hỗn dịch uống,...Cách dùng Optafein:Uống thuốc Optafein với một cốc nước đầy. Vì thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn nên có thể dùng cùng bữa ăn hoặc trước hay sau bữa ăn.Lưu ý:Không được dùng thuốc Optafein quá 10 ngày ở người lớn và quá 5 ngày ở trẻ em. Trong trường hợp dùng thuốc Optafein mà bệnh không thuyên giảm thì cần khám với bác sĩ để được điều chỉnh thuốc phù hợp. Bệnh nhân cần được nhanh chóng kiểm tra nồng độ Acetaminophen trong huyết tương. Nếu nồng độ cao quá mức thì tiêm tĩnh mạch hoặc uống N-acetylcystein trong vòng 36 giờ kể từ khi uống Paracetamol. Trong trường hợp không có thuốc N-acetylcystein có thể dùng Methionin. Trường hợp nặng hơn bệnh nhân cần được lọc máu, đồng thời điều trị triệu chứng, biến chứng nếu có. 5. Chống chỉ định dùng thuốc Optafein Thuốc Optafein không dùng cho các trường hợp sau:Với đối tượng là phụ nữ có thai hay đang cho con bú, tuyệt đối không dùng thuốc quá 10 ngày để giảm đau hoặc nhiều hơn 3 ngày để hạ sốt trừ khi có chỉ định của bác sĩ.Bệnh nhân có dị ứng hay mẫn cảm với Acetaminophen hoặc bất cứ thành phần tá dược nào của thuốc.Người bệnh bị thiếu hụt men glucose-6-phosphate dehydrogenase.Thuốc ảnh hưởng đến chuyển hóa của gan nên không dùng với đối tượng có suy gan nặng. 6. Tương tác Optafein với thuốc khác Thuốc chống đông của Coumarin và dẫn chất Indandion khi dùng cùng Optafein sẽ làm tăng tác dụng của thuốc chống đông.Chất kích thích, cồn, rượu khi dùng đồng thời với Optafein làm tăng nguy cơ gây độc cho gan.Thuốc chống co giật Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin có thể làm tăng tác hại của Acetaminophen đối với gan.Thuốc Phenothiazine hoặc liệu pháp hạ nhiệt khác khi dùng kết hợp với Optafein làm tăng tác dụng hạ sốt quá mức. 7. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Optafein Khi dùng thuốc Optafein kéo dài, liều cao có thể làm suy tế bào gan, nổi mẩn da và các phản ứng dị ứng khác.Các triệu chứng phụ hay gặp khác có thể kể đến như:Mất ngủ;Mệt mỏi;Bồn chồn;Nôn;Kích ứng dạ dày.Optafein là thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid để điều trị các chứng đau từ nhẹ đến trung bình. Vì Optafein là thuốc kê đơn nên người bệnh không tự ý sử dụng, mà cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để có đơn kê phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
question_484
Công dụng thuốc Davinfort 800
doc_484
Thuốc Davinfort 800mg được chỉ định trong điều trị các triệu chứng chóng mặt, suy giảm trí nhớ, thiếu tỉnh táo,... Davinfort 800mg là loại thuốc cần được kê đơn và bán theo đơn. Do đó, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc này khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Thuốc Davinfort 800 thuộc nhóm thuốc hướng thần kinh & thuốc bổ thần kinh. Thành phần chính Piracetam của thuốc có tác dụng trực tiếp lên não bộ thông qua các chất dẫn truyền thần kinh. Do vậy, Piracetam kích thích cải thiện hoạt động vùng não đảm nhiệm vai trò nhận thức, trí nhớ, sự tỉnh táo và ý thức. Đồng thời Piracetam giúp bảo vệ não bộ, ngăn cản các rối loạn chuyển hóa nguyên nhân do tình trạng thiếu oxy gây thiếu máu cục bộ. Trong nhiều trường hợp, Piracetam cũng được dùng phối hợp với một số thuốc để điều trị giật rung cơ.Nhờ những tác dụng trên, Davinfort 800mg được chỉ định kê đơn trong các trường hợp sau:Bệnh nhân gặp triệu chứng chóng mặt.Suy giảm trí nhớ, kém tập trung, không tỉnh táo, sa sút trí tuệ hoặc có thể bị rối loạn hành vi ( đặc biệt ở người cao tuổi).Bệnh nhân bị đột quỵ hoặc thiếu máu cục bộ cấp.Người bệnh bị giật rung cơ nguyên nhân do vỏ não được sử dụng thuốc Davinfort để bổ trợ.Bệnh nhân nghiện rượu.Mặt khác, Davinfort 800mg không được phép kê đơn cho bệnh nhân bị suy thận nặng với hệ số thanh thải creatinin không cao hơn 20ml/phút. Thuốc cũng chống chỉ định với bệnh nhân suy gan hoặc mắc bệnh Huntington. 2. Cách dùng và liều dùng của thuốc Davinfort 800 Davinfort 800mg được bào chế ở dạng dung dịch nên dùng đường uống. Người bệnh cần tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ về liều dùng, cách uống khi sử dụng loại thuốc này.Liều dùng thông thường của thuốc Davinfort 800mg là uống mỗi lần 1 ống (10ml) x 2 - 3 lần/ngày, tùy theo tuổi và triệu chứng bệnh. Đợt dùng 3 - 4 tuần. Ngoài ra với mỗi mục đích điều trị bệnh lý khác nhau, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều dùng cho phù hợp. Cụ thể:Điều trị dài ngày các hội chứng tâm thần thực thể ở người cao tuổi: 1,2 - 2,4 g/ngày. Liều có thể cao tới 4,8 g/ngày/những tuần đầu.Điều trị nghiện rượu: 12 g/ngày/thời gian cai rượu đầu tiên. Điều trị duy trì: Uống 2,4 g/ngày.Suy giảm nhận thức sau chấn thương não: Liều ban đầu: 9 - 12 g/ngày, liều duy trì: 2,4 g/ngày, uống ít nhất trong 3 tuần.Thiếu máu hồng cầu liềm: 160 mg/kg/ngày, chia đều làm 4 lần.Điều trị giật rung cơ: 7,2 g/ngày, chia làm 2 - 3 lần. Tuỳ theo đáp ứng cứ 3 - 4 ngày/lần, tăng thêm 4,8 g/ngày cho tới liều tối đa là 20 g/ngày.Khi hệ số thanh thải của creatinin dưới 60ml/phút hay khi creatinin huyết thanh trên 1,25mg/100ml thì cần phải điều chỉnh liều:Hệ số thanh thải creatinin là 60 - 40ml/phút, creatinin huyết thanh là 1,25 - 1,7mg/100 ml (nửa đời của piracetam dài hơn gấp đôi): Chỉ nên dùng 1/2 liều bình thường.Hệ số thanh thải creatinin là 40 - 20ml/phút, creatinin huyết thanh là 1,7 - 3,0mg/100 ml (nửa đời của piracetam là 25 - 42 giờ): Dùng 1/4 liều bình thường.Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.Davinfort 800mg không độc ngay cả khi dùng liều rất cao. Không cần thiết phải có biện pháp đặc biệt khi nhỡ dùng quá liều. Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định. 3. Tác dụng phụ của thuốc Davinfort 800 Trước khi kê đơn thuốc, bác sĩ luôn cân nhắc lợi ích và hiệu quả mà Davinfort 800 đem lại nhiều hơn nguy cơ mắc tác dụng phụ. Tuy nhiên, một số trường hợp khi dùng Davinfort 800 vẫn có thể xảy ra tác dụng không mong muốn.Mệt mỏi, bồn chồn, dễ bị kích động.Mất ngủ, ngủ gà, đau đầu.Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng, chướng bụng.Do vậy, khi có biểu hiện những triệu chứng bất thường đặc biệt là khi xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng như run, chóng mặt, kích thích tình dục...người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ, điều dưỡng 4. Tương tác thuốc Davinfort 800 Đã ghi nhận trường hợp có tương tác giữa piracetam và tinh chất tuyến giáp khi dùng đồng thời: Lú lẫn, bị kích thích và rối loạn giấc ngủ. Hoặc trường hợp khác, người bệnh thời gian prothrombin đã được ổn định bằng warfarin lại tăng lên khi dùng piracetam.Hãy thông báo cho bác sĩ về tất cả những loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng bao gồm thuốc không kê đơn, vitamin, thuốc được kê theo đơn và các sản phẩm thảo dược. Khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ không nên tự ý bắt đầu, dừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào. 5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Davinfort 800 Thuốc Davinfort 800mg không an toàn cho trẻ em, do đó không nên sử dụng cho đối tượng này.Đối với phụ nữ dự định mang thai hoặc đang có thai, cần chú ý thông báo cho bác sĩ để được tư vấn giữa lợi ích và nguy cơ khi dùng thuốc.
doc_48449;;;;;doc_12465;;;;;doc_26990;;;;;doc_21387;;;;;doc_33995
Thuốc Dacolfort 500mg chứa hoạt chất chính là Diosmin - Hesperidin. Thuốc có tác dụng điều trị suy giãn tĩnh mạch, mạch bạch huyết. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn. Thuốc Dacolfort 500mg chứa hoạt chất chính là Diosmin - Hesperidin và các tá dược vừa đủ một viên. Thuốc do Công ty Cổ phần Dược Danapha sản xuất dưới dạng viên nén bao phím với quy cách đóng gói 3 vỉ x 10 viên.Nhờ đó, thuốc Dacolfort 500mg được chỉ định trong các trường hợp sau đây:Điều trị triệu chứng suy tĩnh mạch, mạch bạch huyết (đau chân, bị nặng chân, chân khó chịu vào mỗi buổi sáng)Hỗ trợ điều trị những triệu chứng liên quan đến cơn trĩ cấp.Theo đó, thuốc Dacolfort 500mg cũng chống chỉ định với những trường hợp sau đây:Người bệnh quá mẫn với các thành phần của thuốc hoặc các sulfamid.Người bệnh có tiền sử phù Quincke.Trẻ em.Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú.Suy tim mất bù chưa điều trị, giảm kali huyết.Người bệnh suy gan, suy thận nặng. 2. Cách dùng và liều dùng thuốc Dacolfort 500mg Người bệnh cần trực tiếp uống viên thuốc và dùng ngay sau bữa ăn. Bên cạnh đó, cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo liều khuyến cáo của nhà sản xuất dưới đây:Người mắc bệnh suy tĩnh mạch: 1 viên/lần x 2 lần/ngày.Người bị cơn trĩ cấp: 4 ngày đầu mỗi ngày 6 viên. 3 ngày tiếp theo mỗi ngày 4 viên.Cần lưu ý: Liều lượng thuốc Dacolfort 500mg kể trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được thay đổi liều lượng, cách dùng để tránh gây ra tác dụng phụ và tương tác thuốc nguy hiểm. 3. Cách xử trí khi quên liều, quá liều thuốc Dacolfort 500mg Nếu người bệnh bị quên liều thì cần uống bù ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần đến liều tiếp theo thì cần bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo của thuốc thuốc Dacolfort 500mg như bình thường, không được dùng liều gấp đôi để bù liều đã quên.Thuốc Dacolfort 500mg ít độc ngay cả khi dùng liều rất cao. Theo đó, cũng có trường hợp quá liều có thể làm trầm trọng hơn triệu chứng của tác dụng phụ.Hiện nay, chưa có báo cáo về trường hợp quá liều thuốc Dacolfort 500mg và biện pháp xử trí cụ thể. Vì vậy cần theo dõi và thông báo ngay cho bác sĩ để được theo dõi và hỗ trợ kịp thời. 4. Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Dacolfort 500mg Trong quá trình dùng thuốc Dacolfort 500mg, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau đây:Rối loạn hệ thần kinh: Hiếm khi gặp các tác dụng phụ như chóng mặt, khó chịu, đau đầu.Rối loạn hệ tiêu hóa: Tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn, nôn. Viêm đại tràng.Da và mô dưới da: Phát ban, ngứa, nổi mề đay.Vì những tác dụng phụ trên đây chưa liệt kê hết được những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc thuốc Dacolfort 500mg. Vì vậy, hãy thông báo ngay cho bác sĩ các biểu hiện lạ, tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Dacolfort 500mg 5. Tương tác thuốc Dacolfort 500mg Để đảm bảo an toàn, cần chú ý đến một số tương tác thuốc Dacolfort 500mg sau đây:Không nên dùng thuốc Dacolfort 500mg phối hợp với lithium.Thận trọng khi dùng đồng thời thuốc Dacolfort 500mg với muối kali, thuốc lợi tiểu giữ kali, thuốc gây mê, thuốc gây loạn nhịp, thuốc điều trị tăng huyết ápĐể đảm bảo an toàn, người bệnh hãy thông báo với bác sĩ bất cứ loại thuốc nào đang dùng trước khi uống thuốc Dacolfort 500mg. 6. Lưu ý khi sử dụng và cách bảo quản Trong quá trình sử dụng thuốc Dacolfort, Người bệnh cần chú ý đến một số điều sau đây:Sử dụng thuốc Dacolfort trên phụ nữ mang thai và cho con bú: Không sử dụng thuốc cho đối tượng này vì chưa có những nghiên cứu ảnh hưởng thuốc đến người mẹ và thai nhi.Người lái xe và vận hành máy móc: Do thuốc Dacolfort có thể gây ra những tác dụng phụ liên quan đến hệ thần kinh thực vật nên người sử dụng cần thận trọng khi sử dụng thuốc Dacolfort cho người thường xuyên lái xe, vận hành máy móc và làm việc trên cao.Bảo quản thuốc Dacolfort ở điều kiện khô ráo tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ dưới 30 độ C.Đẩ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.Không sử dụng thuốc Dacolfort đã hết hạn in trên bao bì. Trong trường hợp điều trị cơn trĩ cấp bằng thuốc Dacolfort cần đặc biệt lưu ý:Không điều trị bằng thuốc Dacolfort trong thời gian dài hay dùng thay thế cho việc điều trị đặc hiệu các triệu chứng bệnh khác của hậu môn. Nếu các triệu chứng của bệnh không mất đi nhanh chóng sau khi dùng thuốc Dacolfort (trong vòng 15 ngày) thì người bệnh cần tiến hành khám hậu môn và xem lại phương pháp điều trị.Trong trường hợp điều trị rối loạn tuần hoàn tĩnh mạch: Người bệnh cần kết hợp lối sống lành mạnh. Tránh phơi nắng, nhiệt độ cao hay đứng quá lâu hoặc cân nặng quá lớn.Tóm lại, thuốc Dacolfort 500mg chứa hoạt chất chính là Diosmin - Hesperidin. Thuốc có tác dụng điều trị suy giãn tĩnh mạch, mạch bạch huyết. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.;;;;;Thuốc Lifecita 800 là thuốc hướng thần được chỉ định điều trị một số bệnh lý thần kinh. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn. 1. Công dụng của thuốc Lifecita 800 Thuốc Lifecita 800 có thành phần chính là Piracetam 800 mg, đây là thuốc được chỉ định điều trị một số bệnh lý thần kinh.1.1. Chỉ định thuốc Lifecita 800Thuốc Lifecita 800 được chỉ định điều trị một số bệnh lý sau đây:Điều trị chứng rung giật cơ có nguồn gốc vỏ não. Thiếu máu não. Sa sút trí tuệ ở người già. Chứng khó đọc thẻ nhớ. Chóng mặt.Nghiện rượu mãn tính. Ngoài ra, thuốc có thể được bác sĩ chỉ định điều trị một số bệnh lý khác, người bệnh cần tuân theo đúng hướng dẫn để đạt được kết quả cao nhất.1.2. Chống chỉ định. Thuốc Lifecita 800 chống chỉ định điều trị với một số đối tượng sau:Quá mẫn với thành phần thuốc. Suy thận nặng. Phụ nữ có thai, cho con bú. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Lifecita 800 Thuốc Lifecita 800 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim nên được sử dụng bằng đường uống.Liều dùng của thuốc Lifecita 800 tùy thuộc vào thể trạng và tình trạng sức khỏe của người bệnh.Người bệnh trong độ tuổi trưởng thành thuộc nhóm bệnh thông thường liều đầu tiên sẽ dùng 800mg. Mỗi ngày người bệnh dùng thuốc 3 lần. Khi cần duy trì điều trị thuốc Lifecita 800, điều chỉnh liều 400 mg.Đối với trẻ nhỏ cân nặng là yếu tố quyết định liều sử dụng của Lifecita 800. Hãy tính toán liều theo hạn mức 30 - 160 mg/kg trong cả ngày. Liều dùng tính toán thường sẽ được chia nhỏ ra tùy con số cụ thể trẻ có thể sử dụng từ 2 đến 4 lần trong ngày.Bệnh nhân là người lớn tuổi cần điều trị kéo dài kết hợp yếu tố hội chứng ảnh hưởng tâm thần thực thể cần liều dùng khoảng 1200 - 2400 mg mỗi ngày. Trong trường hợp cần dùng liều cao tuần đầu điều trị có thể nâng liều dùng đó lên tới 4800 mg mỗi ngày.Bệnh nhân đang điều trị cai nghiện rượu đã chuyển qua giai đoạn mãn tính có thể sử dụng liều 12000mg trong thời điểm mới cai rượu. Sau khi điều trị được chuyển thành liều duy trì sẽ hạ liều xuống còn 2400 mg. Thời gian thường được bác sĩ kê đơn chỉ định ở đối tượng này cần đảm bảo tối thiểu là 3 tuần.Trường hợp bệnh nhân thiếu máu cục bộ kèm theo phát hiện hồng cầu lưỡi liềm sẽ dùng liều dựa vào cân nặng thực tế. Mỗi ngày liều tổng được tính theo cân nặng chia thành 4 liều và định lượng cụ thể là 160 mg/ kg cho cả ngày.Điều trị bệnh nhân có biểu hiện động kinh thường dùng 7200 mg chia thành 2 - 3 lần dùng trong ngày. Nếu liều dùng không đạt hiệu quả có thể nâng lên 4800mg. Đôi khi bác sĩ sẽ yêu cầu dùng 3 - 4 ngày / lần nếu tình trạng thay đổi hoặc sẽ nâng liêu lên tối đa 20g cho mỗi ngày điều trị. 3. Những chú ý trước khi dùng thuốc Lifecita 800 Trước khi sử dụng thuốc Lifecita 800 bạn cần đọc kỹ hướng dẫn và những trường hợp chống chỉ định. Tốt nhất là người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có phát hiện nguy cơ hay tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc Lifecita 800 cần báo bác sĩ để cân nhắc điều chỉnh liều lượng và loại thuốc phù hợp.Ngoài những đối tượng chống chỉ định thuốc, nếu bạn có tiền sử mắc bệnh động kinh thì cũng cần chú ý trước khi sử dụng thuốc. 4. Phản ứng phụ của thuốc Lifecita 800 Phản ứng phụ của mỗi loại thuốc hướng thần thường không giống nhau. Với thuốc Lifecita 800 thường có những phản ứng kích thích nhẹ. Tuy nhiên theo phân tích hiện tại thì những phản ứng phụ của thuốc Lifecita 800 chưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Bệnh nhân sau khi gặp kích ứng nhẹ hãy báo cho bác sĩ để điều chỉnh liều dùng. Hầu hết bệnh nhân có thể giảm thiểu những ảnh hưởng bằng cách hạ liều đang sử dụng xuống.Hiện nay, chưa phát hiện bất kỳ nguy hiểm nào sau khi sử dụng thuốc Lifecita 800 nhưng người bệnh không nên chủ quan. Bạn hãy thường xuyên tái khám theo chỉ định bác sĩ, nếu có bất thường nào cần báo ngay với bác sĩ phụ trách để được thăm khám kịp thời. 5. Tương tác với thuốc Lifecita 800 Một số tương tác thuốc Lifecita 800 có thể xảy ra là:Thuốc hướng thần kinh. Thuốc gây kích thích cho hệ thần kinh trung ương. Thuốc hormone giáp trạng. Hãy báo bác sĩ về các loại thuốc, thảo dược, thực phẩm chức năng mà bạn đang sử dụng để được bác sĩ tư vấn đánh giá cụ thể khả năng ảnh hưởng sau khi sử dụng. Mọi loại thuốc đều cần kiểm tra kỹ lưỡng tránh tự ý dùng chung gây ra tương tác làm ảnh hưởng đến sức khỏe.Thuốc Lifecita 800 là thuốc hướng thần được chỉ định điều trị một số bệnh lý thần kinh. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.;;;;;Thuốc Dorocetam 800 là sản phẩm thuốc của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco - VIỆT NAM. Dorocetam 800 là thuốc bán theo đơn, đồng nghĩa với việc bệnh nhân chỉ được sử dụng Dorocetam 800 theo chỉ định của bác sĩ. Thành phần dược chất chính của thuốc Dorocetam 800 là Piracetam hàm lượng 800mg và hệ thống các tá dược bao gồm: Microcrystalline cellulose PH 101, Povidone K30, Natri croscarmellose, Magnesium stearat, Colloidal silicon dioxide A200, Hydroxypropyl methylcellulose 15c. P, Hydroxypropyl methylcellulose 6c. P, Polyethylene glycol 6000, Talc, Titanium dioxide.Thuốc Dorocetam 800 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim màu trắng, hình bầu dục, mặt mo, một mặt viên có khắc vạch, cạnh và thành viên thuốc Dorocetam 800 lành lặn, nhân thuốc bên trong màu trắng. 2. Chỉ định của thuốc Dorocetam 800 Thuốc Dorocetam 800 được chỉ định ở những bệnh nhân trưởng thành mắc chứng rung giật cơ có nguồn gốc vỏ não, không phân biệt nguyên nhân, nên được sử dụng kết hợp Dorocetam 800 với các liệu pháp chống co giật cơ khác:Tổn thương não, triệu chứng hậu phẫu não và chấn thương não: loạn tâm thần, đột quỵ, liệt nửa người, thiếu máu cục bộ;Rối loạn ngoại biên và trung khu não bộ: chóng mặt, đau đầu, mê sảng nặng;Các rối loạn não: hôn mê, triệu chứng của tình trạng lão suy, rối loạn ý thức;Tai biến mạch não, nhiễm độc CO và di chứng;Suy giảm chức năng nhận thức và giảm thần kinh cảm giác mãn tính ở người già;Khó học ở trẻ, nghiện rượu mãn, rung giật cơ. 3. Chống chỉ định của thuốc Dorocetam 800 Mẫn cảm với Piracetam hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc Dorocetam 800 hoặc các dẫn xuất khác của pyrrolidon;Bệnh nhân suy thận nặng - thanh thải creatinin < 20 ml/phút);Bệnh nhân xuất huyết não;Bệnh nhân mắc chứng múa giật Huntington. 4. Liều dùng của thuốc Dorocetam 800 Luôn dùng thuốc Dorocetam 800 đúng liều lượng trong đơn của bác sĩ, liều tham khảo như sau:Liều thuốc Dorocetam 800 hàng ngày khởi đầu là 7,2 g, sau đó tăng thêm 4,8 g mỗi 3 - 4 ngày đến liều tối đa là 24g, chia làm 2 - 3 lần. Điều trị kết hợp thuốc Dorocetam 800 với các thuốc chống co giật cơ khác nên được duy trì ở cùng liều lượng, tùy vào lợi ích lâm sàng nên giảm liều lượng của các thuốc phối hợp.Người cao tuổi: Điều chỉnh liều dùng thuốc Dorocetam 800 được khuyến cáo ở những bệnh nhân cao tuổi có tổn thương chức năng thận. Khi điều trị thuốc Dorocetam 800 lâu dài ở người cao tuổi, cần đánh giá thường xuyên hệ số thanh thải creatinin để điều chỉnh liều phù hợp.Bệnh nhân suy gan: Không cần điều chỉnh liều thuốc Dorocetam 800 ở bệnh nhân chỉ có suy gan.Cách dùng: thuốc Dorocetam 800 dùng đường uống, có thể uống cùng hoặc không cùng với thức ăn, nên chia liều hàng ngày từ 2 - 4 liều nhỏ.Trường hợp quên uống một liều thuốc Dorocetam 800: Hãy uống ngay khi nhớ ra, nếu thời gian gần với lần dùng thuốc Dorocetam 800 tiếp theo, bỏ qua liều đã quên và hãy dùng liều tiếp theo vào thời gian thường lệ, không dùng liều gấp đôi để bù vào liều đã quên.Không có ảnh hưởng bất lợi nào liên quan đến quá liều thuốc Dorocetam 800 được báo cáo với piracetam. Liều dùng thuốc Dorocetam 800 quá liều cao nhất với piracetam là 75g. Một trường hợp tiêu chảy có kèm đau bụng khi uống liều 75g Piracetam hàng ngày có thể liên quan đến liều sorbitol cao trong thành phần của thuốc khác đã sử dụng. 5. Tác dụng phụ của thuốc Dorocetam 800 Rối loạn xuất huyết;Phản ứng phản vệ, quá mẫn;Căng thẳng;Trầm cảm;Kích động, lo âu, ảo giác;Tăng động;Buồn ngủ;Mất thăng bằng, động kinh nặng hơn, nhức đầu, mất ngủ;Chóng mặt;Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn;Phù nề loạn thần kinh mạch, viêm da, ngứa, mày đay;Suy nhược;Tăng cân. 6. Tương tác thuốc của thuốc Dorocetam 800 Piracetam không ức chế enzym là cytochrome P450 ở gan người. Hormon tuyến giáp: tình trạng lẫn lộn, khó chịu và rối loạn giấc ngủ đã được báo cáo khi điều trị đồng thời Piracetam với tinh chất tuyến giáp (T3 + T4).Acenocoumarol: Trong nghiên cứu mù đơn được công bố trên bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch tái phát nghiêm trọng, liều Piracetam 9,6g/ngày không làm thay đổi liều Acenocoumarol cần thiết để đạt INR từ 2,5 - 3,5, nhưng so với ảnh hưởng của Acenocoumarol khi dùng riêng lẻ, việc bổ sung liều Piracetam 9,6g/ngày làm giảm đáng kể sự kết tập tiểu cầu, giải phóng beta - thromboglobulin, nồng độ fibrinogen, các yếu tố Von Willebrand, toàn bộ máu và độ nhớt huyết tương.Thuốc chống động kinh: Một liều hàng ngày 20 g piracetam trong 4 tuần không làm thay đổi nồng độ đỉnh và đáy của thuốc chống động kinh (Carbamazepin, phenytoin, phenobarbital, valproat) ở những bệnh nhân động kinh đang dùng liều ổn định.Rượu: Khi dùng piracetam đồng thời với rượu không làm ảnh hưởng đến nồng độ piracetam trong huyết thanh và nồng độ rượu không bị biến đổi khi dùng liều uống 1,6 g piracetam. 7. Thận trọng khi sử dụng thuốc Dorocetam 800 Thuốc Dorocetam 800 ảnh hưởng đến kết tập tiểu cầu: Do tác động của piracetam trên kết tập tiểu cầu, nên thận trọng khi dùng thuốc Dorocetam 800 cho những bệnh nhân bị xuất huyết nặng, bệnh nhân có nguy cơ chảy máu như loét đường tiêu hóa, rối loạn cầm máu tiềm ẩn, có tiền sử tai biến mạch máu não do xuất huyết, bệnh nhân cần tiến hành đại phẫu kể cả phẫu thuật nha khoa và người đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc thuốc chống kết tập tiểu cầu;Suy thận: thuốc Dorocetam 800 được đào thải qua thận và do đó cần dùng liều như trong trường hợp suy thận;Người cao tuổi: Khi điều trị thuốc Dorocetam 800 lâu dài ở người cao tuổi, cần đánh giá thường xuyên hệ số thanh thải creatinin để điều chỉnh liều phù hợp nếu cần thiết;Ngưng thuốc: Nên tránh ngừng thuốc Dorocetam 800 đột ngột vì điều này có thể gây rung giật cơ hoặc co giật toàn thân trên bệnh nhân động kinh.Cảnh báo liên quan đến tá dược: thuốc Dorocetam 800 có chứa khoảng 98,89mg natri cho mỗi 24g piracetam, do đó cần xem xét khi sử dụng thuốc Dorocetam 800 ở bệnh nhân đang áp dụng chế độ ăn kiêng natri.Sử dụng thuốc Dorocetam 800 cho phụ nữ có thai và cho con bú:Không nên sử dụng piracetam trong khi mang thai trừ khi cần thiết, khi lợi ích nhiều hơn rủi ro.Piracetam bài tiết qua sữa mẹ vì vậy không nên sử dụng Dorocetam 800 khi cho con bú hoặc nên ngưng cho con bú trong khi đang điều trị Dorocetam 800.Khả năng lái xe, vận hành máy móc: với liều lượng Dorocetam 800 từ 1,6 - 15g mỗi ngày làm tăng động, buồn ngủ, căng thẳng và trầm cảm. Không có báo cáo về khả năng lái xe khi dùng liều Dorocetam 800 từ 15 đến 20 g mỗi ngày tuy nhiên vẫn nên thận trọng khi dùng piracetam ở các bệnh nhân có ý định lái xe hoặc sử dụng máy móc.;;;;;Pyramet 800 là thuốc kê đơn có tác dụng tăng cường tuần hoàn não, được dùng trong các trường hợp giảm tuần hoàn não và suy giảm trí nhớ. Để hiểu rõ hơn về công dùng của thuốc Pyramet 800, mời bạn đọc tham khảo qua bài viết dưới đây. Thuốc Pyramet 800 có thành phần chính là Piracetam 800mg với dạng bào chế viên nén bao phim.Thuốc Piracetam là một dẫn chất vòng GABA có tác dụng hưng phấn, tuy nhiên vẫn chưa rõ cơ chế tác dụng. Một số tác dụng của thuốc Piracetam bao gồm:Thuốc này tác dụng lên Acetylcholin, Noradrenalin, Dopamin,... giúp các tế bào thần kinh hoạt động hiệu quả hơn. Từ đó, cải thiện trí nhớ và tăng khả năng học tập.Tăng tính đề kháng của não bộ với tình trạng thiếu oxy trong máu, giúp ngăn ngừa rối loạn chuyển hóa của tế bào não khi bị thiếu máu cục bộ.Làm tăng sử dụng năng lượng từ Glucose mà không phụ thuộc nguồn oxy, giúp thúc đẩy con đường Pentose và có thể sản sinh năng lượng ở não.Tăng khả năng phục hồi sau tổn thương do thiếu oxy.Tăng chuyển ADP thành ATP.Kích thích tăng sự giải phóng Dopamin, giúp tăng hình thành trí nhớ.Thuốc còn có tác dụng chống ngưng kết tiểu cầu. Thuốc Pyramet 800 được chỉ định dùng trong các trường hợp:Người bệnh bị chóng mặt, mất khả năng giữ thăng bằng.Người già bị suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung, không tỉnh táo, rối loạn hành vi, không chú ý đến bản thân, trí tuệ suy giảm,...Đột quỵ do nguyên nhân thiếu máu cục bộ cấp.Dùng cho người bệnh bị nghiện rượu.Thiếu máu hồng cầu hình liềm.Hỗ trợ trong việc điều trị rung giật cơ do vỏ não. 3. Cách sử dụng và liều dùng thuốc Pyramet 800mg Cách dùng: Thuốc này được dùng đường uống.Liều dùng:Liều thông thường: Mỗi ngày uống với liều từ 30 đến 60mg/kg cân nặng, chia thành 2 đến 4 lần.Các chứng bệnh ở người cao tuổi: Mỗi ngày uống 1,5-3 viên Pyramet 800mg. Có thể dùng liều cao tới 6 viên/ngày trong thời gian đầu.Bệnh nhân nghiện rượu: Khởi đầu nên uống với liều cao 15 viên/ngày. Duy trì uống với liều 3 viên/ngày.Giảm nhận thức sau khi bị tổn thương ở não: Khởi đầu nên uống 11-15 viên/ngày hoặc có thể sử dụng bằng đường tiêm. Duy trì dùng thuốc này uống 3 viên/ngày. Dùng liên tục trong vòng ít nhất 21 ngày.Thiếu máu hồng cầu hình liềm: Mỗi ngày uống với liều 160mg/kg cân nặng, nên chia thành 4 lần.Hỗ trợ trị tình trạng giật rung cơ: Mỗi ngày uống với liều 9 viên, chia thành 2-3 lần. Tùy tình trạng bệnh của người bệnh mà có thể tăng dần mỗi lần 6 viên sau mỗi 3-4 ngày đến mức liều 25 viên/ngày. Khi đạt đến mức liều này, giảm dần liều của các thuốc dùng kèm.Suy thận: Cần phải hiệu chỉnh liều sùng như sau:Creatinin huyết thanh từ 1,25 - 1,7mg/100ml: Uống 50% liều thông thường.Creatinin huyết thanh 1,7 - 3mg/100ml: Uống 25% liều thông thường. 4. Chống chỉ định của thuốc Pyramet 800 Thuốc Pyramet 800 không nên dùng cho các đối tượng sau:Người bệnh có tiền sử bị dị ứng với Piracetam hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.Suy thận nặng: Khi người bệnh có hệ số thanh thải Creatinin < 20ml/phút.Suy gan.Bệnh Huntington.Xuất huyết não. 5. Tác dụng không mong muốn của thuốc Pyramet 800mg Thuốc Pyramet 800mg khi sử dụng cũng có thể gây ra những tác dụng phụ bao gồm:Thường gặp: Bồn chồn, bị đau đầu, dễ kích động, ngủ gà, mất ngủ, buồn nôn, táo bón hay tiêu chảy, mệt mỏi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa.Tác dụng phụ ít gặp: Chóng mặt, run rẩy;, tăng ham muốn tình dục. 6. Điều cần lưu ý khi dùng thuốc Pyramet 800 Pyramet được sử dụng dưới chỉ định của bác sĩ, bạn không tự ý uống thuốc này khi chưa được thăm khám và có chỉ định của bác sĩ.Cần thận trọng khi dùng thuốc Pyramet 800 cho người cao tuổi và suy thận. Do thuốc được thải trừ hoàn toàn qua đường thận.Không được tự ý ngưng dùng thuốc đột ngột, nhất là khi điều trị rung giật cơ vì có thể gây ra cơn động kinh.Đối với phụ nữ mang thai: Thuốc Piracetam có thể qua được hàng rào nhau thai. Không nên dùng thuốc này cho đối tượng này trừ khi thật sự cần thiết.Đối với bà mẹ cho con bú: Bạn không nên dùng thuốc này khi đang cho con bú, nên nói với bác sĩ trước khi sử dụng.Những người lái xe và vận hành máy móc: Thuốc Pyramet 800mg thường không gây ra các tác động đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Cho nên, có thể sử dụng được cho đối tượng này.Tương tác thuốc: Các tương tác thuốc với Pyramet 800 đã được tìm thấy gồm Hormon tuyến giáp gây ra lú lẫn, kích thích, rối loạn giấc ngủ; Warfarin có thể làm tăng thời gian Prothrombin.Điều kiện bảo quản: Nên bảo quản thuốc Pyramet 800 ở nhiệt độ phòng, dưới 30 độ C. Để thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào. Giữ thuốc ở xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi trong nhà.Hy vọng với những thông tin trên bạn đã biết thuốc Pyramet 800 có tác dụng gì và cần phải lưu ý như thế nào khi sử dụng thuốc. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ hay dược sĩ để được tư vấn.;;;;;Dorabep 800 là thuốc thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần, có tác dụng trong điều trị các bệnh lý như liệt nửa người, rối loạn trí nhớ, hoa mắt chóng mặt,... Bài viết dưới đây cung cấp thông tin chi tiết về thuốc Dorabep 800, mời bạn đọc cùng tham khảo. Piracetam là dẫn xuất vòng của acid gamma aminobutyric (GABA), nó cải thiện các chuyển hóa của tế bào thần kinh từ đó có tác dụng hưng phấn. Qua các nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng cho thấy Piracetam có tác dụng trong việc nâng cao năng lực chịu đựng của não trong môi trường thiếu oxy, tăng khả năng huy động và sử dụng tối đa lượng glucose mà không cần phụ thuộc vào oxy, cải thiện trí nhớ rất hiệu quả.Thuốc Dorabep 800 được hấp thu rất nhanh và gần như hoàn toàn qua đường tiêu hóa, nồng độ tối đa đạt được sau khoảng 1,5 giờ uống thuốc. Thuốc có thể tới tất cả các mô, cơ quan trong cơ thể bao gồm cả hàng rào máu não, nhau thai và các màng được sử dụng trong lọc máu thận.Thải trừ: Thuốc Dorabep 800 có thời gian bán thải khoảng 5 giờ. Trong máu, Dorabep không gắn với protein huyết tương và được thải trừ qua thận ở dạng không chuyển hóa. Sau 30 giờ uống thuốc, có tới 95% lượng thuốc được đào thải qua nước tiểu, ở những bệnh nhân suy thận nặng con số này có thể lên đến 48 đến 50 giờ. Thuốc Dorabep 800 thường được dùng trong các trường hợp bệnh lý dưới đây:Đột quỵ, liệt 1⁄2 người.Bệnh lý thiếu máu não cục bộ.Các trường hợp rối loạn tâm thần hoặc rối loạn ý thức.Hôn mê.Các triệu chứng của tình trạng suy giảm chức năng ở người lớn tuổi như: suy giảm trí nhớ, khả năng tập trung kém, sa sút trí tuệ, suy giảm thần kinh cảm giác,...Chóng mặt, nhức đầu, mê sảng nặng.Các tai biến về mạch máu não.Trường hợp bị nhiễm độc carbon monoxide và di chứng của nó.Trường hợp nghiện rượu mãn tính.Rung giật cơ do nguyên nhân ở vỏ não.Chứng trẻ em học khó vào.Bệnh lý thiếu máu hồng cầu hình liềm.Thuốc Dorabep 800 chống chỉ định trong các trường hợp sau:Người có tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Dorabep 800.Người suy thận nặng ( mức lọc cầu thận nhỏ hơn 20ml/ phút), phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không được dùng thuốc này vì thuốc có khả năng qua được nhau thai, sữa mẹ và tới cả các màng dùng trong lọc máu thận.Chống chỉ định với trường hợp bị xuất huyết não.Chống chỉ định với người bị bệnh Huntington. 3. Liều dùng - cách dùng dorabep 800 3.1. Cách dùng. Thuốc Dorabep 800 được dùng đường uống, bạn có thể uống trước hoặc sau ăn vì thức ăn không ảnh hưởng đến khả năng hấp thu cũng như tác dụng của thuốc.3.2. Liều dùng. Thuốc Dorabep 800 được dùng theo chỉ định của bác sĩ, liều dùng thuốc thay đổi phụ thuộc vào từng bệnh lý khác nhau, nếu muốn biết chi tiết hơn bạn có thể tham khảo theo liều khuyến cáo dưới đây:Liều khuyến cáo: từ 30 đến 60mg/ kg cân nặng/ ngày, mỗi ngày dùng từ 2 đến 4 lần. Thông thường ở người lớn có thể dùng liều khởi đầu 800mg/ lần, ngày dùng 3 lần, nếu các triệu chứng có cải thiện thì dùng liều 400mg/ lần, ngày dùng 3 lần.Đối với các hội chứng tâm thần thực thể ở những người lớn tuổi: có thể dùng từ 1,2 đến 2,4g/ ngày, liều cao có thể lên đến 4,8g/ ngày trong những tuần đầu sử dụng. Bệnh lý này phải điều trị dài ngày.Đối với trường hợp nghiện rượu mãn tính: Trong thời gian đầu cai rượu dùng liều 12g/ ngày, sau đó điều trị duy trì ở liều 2,4g/ ngày.Đối với các trường hợp bị suy giảm nhận thức do chấn thương não: điều trị ít nhất trong 3 tuần, liều khởi đầu từ 9 đến 12g/ ngày, sau đó dùng duy trì với liều 2,4g/ ngày.Trong điều trị bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm: Dùng liều 160mg/ kg cân nặng/ lần, mỗi ngày dùng 4 lần.Đối với bệnh lý rung giật cơ: Khởi đầu dùng liều 7,2g/ ngày, chia đều 2-3 lần/ ngày. Sau đó tăng liều tùy theo khả năng dung nạp của bệnh nhân, trung bình sau 3 - 4 ngày tăng liều một lần, mỗi lần tăng thêm 4,8g/ ngày. Tăng liều cho tới khi đạt liều tối đa là 20g/ ngày thì ngừng tăng. 4. Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Dorabep 800 Các triệu chứng không mong muốn khi sử dụng thuốc Dorabep 800 thường ít gặp, tuy nhiên không nên chủ quan, bạn nên lưu ý để phát hiện sớm các triệu chứng này:Trên thần kinh: thường gặp nhất là bồn chồn, dễ bị kích động, ít gặp hơn là mất ngủ, hiếm gặp nữa có thể thấy động kinh, đau đầu. Các triệu chứng kích thích nhẹ thường gặp có thể kiểm soát được nếu giảm liều, tuy vậy bạn không nên tự ý giảm liều, nếu thấy bất thường khi sử dụng thuốc bạn hãy báo cho bác sĩ để được kiểm soát các triệu chứng bạn đang gặp phải.Trên tâm thần: thường gặp nhất là lo lắng, ít gặp hơn có thể gặp trầm cảm, trường hợp hiếm gặp hơn nữa có thể có cả ảo giác, lú lẫn. Hãy báo với bác sĩ các triệu chứng bất ổn này, để sớm có giải pháp phù hợp dành cho bạn.Ngoài ra có thể gặp các triệu chứng khác như: tăng cân, chóng mặt, suy nhược cơ thể, rối loạn tiêu hóa, ngứa, mề đay, phản vệ,... hầu hết các triệu chứng đều hiếm gặp, bạn không nên quá lo lắng khi sử dụng thuốc, hãy lưu ý và báo với bác sĩ nếu bạn gặp các triệu chứng ngoài ý muốn để được đảm bảo an toàn tối đa khi dùng thuốc.Nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất lợi nào khi dùng thuốc Dorabep 800, bạn hãy báo ngay cho dược sĩ hoặc bác sĩ của bạn, không nên tự ý tăng giảm liều lượng của thuốc, bác sĩ sẽ luôn đồng hành cùng bạn để giải quyết các triệu chứng không đáng có khi bạn gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc Dorabep 800. 5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Dorabep 800 Khi sử dụng thuốc Dorabep 800, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:Bạn cần báo với bác sĩ các loại thuốc mà bạn đang sử dụng, vì thuốc có thể tương tác không tốt khi sử dụng phối hợp với một số loại thuốc như thuốc kích thích thần kinh trung ương, thuốc điều trị tuyến giáp, thuốc hướng thần kinh.Bạn cần báo với bác sĩ tiền sử bệnh lý của bạn vì thuốc có khả năng gây ảnh hưởng không tốt tới các bệnh lý đó, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến xuất huyết như rối loạn đông máu, bệnh mạch máu,... do thuốc có tác dụng trên sự kết tập tiểu cầu nên có nguy cơ gây xuất huyết.Đối với bệnh nhân suy thận hoặc người cao tuổi bạn cần theo dõi chỉ số mức lọc cầu thận thường xuyên vì thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu do đó chức năng thận liên quan mật thiết đến việc sử dụng thuốc.Không nên ngừng sử dụng thuốc đột ngột vì thuốc có khả năng gây co giật ở những bệnh nhân có tiền sử bệnh lý nhồi máu cơ tim.Đối với những người có da nhạy cảm nên lưu ý khi sử dụng vì thuốc có thể gây cảm giác châm chích hoặc như bị đốt.Thuốc Dorabep 800 có khả năng gây buồn ngủ, nên nếu bạn làm công việc lái xe hoặc vận hành máy móc, hãy báo với bác sĩ để được cân nhắc trước khi sử dụng thuốc.Trên đây là thông tin chi tiết về thuốc Dorabep 800, nếu có bất kỳ vấn đề nào chưa rõ, bạn có thể liên hệ với dược sĩ hoặc bác sĩ của bạn để được cung cấp thêm thông tin về Dorabep 800 cho bạn.
question_485
6 lưu ý khi sử dụng Ortho K lenses dành cho bạn
doc_485
Ortho K lenses được biết đến là sản phẩm giúp cải thiện tật khúc xạ trong thời gian nhất định. Sản phẩm này đã được FDA cấp phép để sử dụng phổ biến kể từ năm 2002. Dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn khi sử dụng loại kính này để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Ortho K lenses (kính áp tròng Ortho K) được ra đời bởi 2 vị bác sĩ Newton Wesley và George Jessen. Dưới sự phát triển của y học, kính Ortho K cũng dần được nghiên cứu và cải tiến bởi bác sĩ May và Grand (năm 1970), sau đó là bác sĩ Coon (năm 1982). Đến nay, kính áp tròng Ortho K đã được biết đến là một trong các biện pháp giúp khắc phục tật khúc xạ và sử dụng khá phổ biến. 1.1. Công dụng Sản phẩm này có công dụng kiểm soát cận thị tiến triển, mang tới hiệu quả cao và làm chậm quá trình tăng độ cận từ 40%. Tuy nhiên, nếu ngừng sử dụng thì tật khúc xạ vẫn trở lại trạng thái như cũ. 1.2. Cơ chế hoạt động Người mắc tật khúc xạ chỉ cần đeo kính Ortho K đi ngủ tối thiểu khoảng 7 – 8 tiếng. Khi thức dậy, giác mạc sẽ bị chỉnh dạng và ép xuống thành 0 độ. Lúc này, mắt được tạo nên thị lực giống như người bình thường mà không cần đeo kính gọng hoặc kính áp tròng. Khác với các loại kính áp tròng thông thường, kính Ortho K được sử dụng vào ban đêm (trong lúc ngủ). Do đó, phương pháp này phù hợp với các bạn trẻ ở trong độ tuổi dậy thì hoặc người có nguy cơ bị độ cận tăng nhanh. 1.3. Vật liệu sản xuất Kính áp tròng Ortho K làm từ Hydrogel, có khả năng thấm khí cao nhằm đảm bảo cung cấp đủ oxy cho giác mạc trong lúc ngủ. Đây là phương pháp hỗ trợ điều trị được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ) và CE (Ủy ban Châu Âu) phê duyệt để sử dụng với mọi lứa tuổi. Kính áp tròng Ortho K làm từ Hydrogel và có khả năng thấm khí cao 2. Chỉ định sử dụng kính Ortho K Kính áp tròng Ortho K được sử dụng để hỗ trợ điều chỉnh thị lực của các tật khúc xạ như: cận thị, viễn thị hoặc loạn thị. Phương pháp chữa cận thị bằng kính áp tròng ban đêm Ortho K phù hợp cho người chưa từng phẫu thuật tật khúc xạ. Cụ thể: – Người bị tật khúc xạ từ 7 tuổi trở lên (trẻ em đủ lớn để phối hợp tốt với bố mẹ và bác sĩ khi thăm khám). – Người trẻ, cận thị dưới – 6.00 diop, loạn thị đến – 2.50 diop (độ loạn không quá 1/2 độ cận). – Người mắc bệnh loạn thị không quá 1/2 độ cận thị. – Sử dụng ở trẻ em có độ cận cao nhằm ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do cận thị. – Người bị mắc tật khúc xạ nhưng có thị lực chỉnh kính thấp. – Người bị cận thị lệch dùng kính nhằm ngăn ngừa chênh lệch độ cận giữa 2 mắt. – Người bị tật khúc xạ không muốn hoặc không đủ điều kiện để tiến hành phẫu thuật. Cho đến thời điểm hiện tại, phương pháp Ortho K được FDA chấp thuận cho điều trị cận thị đến – 6.00 diop, nhưng thông thường hiệu quả nhất cho độ cận ở mức dưới – 4,50 diop. Nó cũng có thể điều trị loạn thị lên đến – 2.50 Diop, nhưng độ loạn lý tưởng cho hiệu quả tốt nhất là dưới – 1.50 diop. Phương pháp Ortho K lenses chống chỉ định với các trường hợp sau: – Kính áp tròng Ortho K không thích hợp để sử dụng cho người bị chứng khô mắt và có cơ địa dị ứng. – Người đã từng thực hiện phẫu thuật tật khúc xạ. – Mắt gặp tình trạng viêm nhiễm bán phần trước nhãn cầu. – Người mắc các bệnh lý bán phần trước, hệ thống ảnh hưởng tới kết giác mạc. Phương pháp chữa cận thị bằng Ortho K phù hợp cho người chưa từng phẫu thuật tật khúc xạ 3. Một số lưu ý cần nắm rõ khi sử dụng kính Ortho K 3.1. Chỉ dùng Ortho K lenses trong lúc ngủ Ortho K là kính áp tròng cứng được thiết kế để dùng vào ban đêm trong lúc ngủ nhằm giúp điều chỉnh lại giác mạc. Kính không được dùng vào ban ngày giống như những loại kính áp tròng mềm khác. 3.2. Cần thay Ortho K lenses mới sau 1 – 2 năm Thời gian thay một cặp kính Ortho K mới sẽ tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên thay mới sau khi dùng 1 – 2 năm hoặc bất cứ khi nào kính bị rơi rớt, nứt, vỡ. 3.3. Có thể gặp một số triệu chứng khi dùng kính Ortho K Bạn có thể gặp phải những triệu chứng có thể gặp phải khi sử dụng kính Ortho K như khô mắt, chảy nước mắt, mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng, nhìn mờ, mắt có ghèn, mắt đỏ, cộm xốn,… Đây đều là những triệu chứng tạm thời, có thể tự giảm hoặc hết sau một thời gian điều trị bằng thuốc. Nếu các triệu chứng này kéo dài, người bệnh cần ngưng sử dụng kính và tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. 3.4. Đeo kính Ortho K không giúp bạn hết độ cận vĩnh viễn Khi ngưng đeo kính Ortho K mỗi ngày thì độ cận của bạn sẽ trở lại như bình thường. Do đó, nó không phải là phương pháp giúp điều trị hết cận vĩnh viễn. Tuy nhiên, Ortho K vẫn có thể làm hạn chế tăng độ cận thị ở trẻ em. 3.5. Có thể phẫu thuật chữa cận sau khi sử dụng kính Ortho K Sau khi điều trị bằng phương pháp Ortho K, bạn vẫn có thể thực hiện phẫu thuật để điều chỉnh thị lực. Tuy nhiên, để thực hiện các phương pháp mổ cận thì trước đó bạn cần dừng việc áp dụng phương pháp Ortho K trong một khoảng thời gian (có thể mất nhiều tháng) theo chỉ định của bác sĩ để giác mạc được trở lại hình dáng ban đầu như trước khi điều trị. 3.6. Khám mắt định kỳ với bác sĩ Khám mắt định kỳ với bác sĩ là việc làm hết sức quan trọng
doc_38870;;;;;doc_34375;;;;;doc_32030;;;;;doc_16958;;;;;doc_40324
Những người mắc các tật khúc xạ như cận thị có nhiều cách để khắc phục như: đeo kính gọng, kính áp tròng, phẫu thuật. Nhưng không có nhiều người hiểu cũng như sử dụng phương pháp Ortho K. Thực tế phương pháp này đã có mặt từ những năm 1960 và đem lại nhiều hiệu quả bất ngờ. Ortho K là phương pháp sử dụng kính áp tròng dạng cứng thiết kế đặc biệt vào ban đêm. Ortho K định hình tạm thời giác mạc, giúp cải thiện thị lực và giảm sự phụ thuộc vào kính gọng và kính áp tròng dạng mềm vào ban ngày. Trải qua nhiều năm phát triển, Ortho K được ghi nhận có tác dụng kiểm soát vấn đề cận thị hiệu quả nhất, có nhiều ưu điểm ưu việt hơn so với các phương pháp cũ. Tuy nhiên nó lại chưa thực sự phổ biến với những người mắc cận thị. Bởi vì bản chất đây là phương pháp tạm thời định hình giác mạc, bạn cần kiên trì sử dụng nếu muốn đạt hiệu quả duy trì hoặc giảm độ cận. Nếu ngưng sử dụng, độ cận thị sẽ quay lại như trước khi đeo. Đây là phương pháp an toàn, không phẫu thuật nhưng cần kiên trì sử dụng đúng cách mới đạt hiệu quả tốt. Để sử dụng Ortho K bạn cần được chẩn đoán, thăm khám và lên kế hoạch điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa. Trẻ em có thể sử dụng phươn pháp Ortho K để giảm độ cận 2. Đối tượng có thể dùng phương pháp Ortho K – Có thể được sử dụng cho cả người lớn và trẻ em nhưng tốt nhất nên sử dụng cho trẻ em. – Phương pháp này chủ yếu sử dụng để điều chỉnh cận thị nhưng vẫn có thể dùng để điều chỉnh viễn thị và loạn thị nếu phù hợp. Ortho K được khuyến nghị sử dụng với những bệnh nhân có độ cận dưới 5 độ. Với những người cận trên 5 độ được xem là độ cận cao và có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm khi dùng Ortho K. Những đối tượng chống chỉ định dùng Ortho K có thể tiến hành phẫu thuật Lasik thông thường. Lasik là phương pháp phẫu thuật đang dần trở nên phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng đủ điều kiện để thực hiện. 3. Sự khác nhau giữa Ortho K và Lasik Bạn có thể theo dõi bảng dưới đây để dễ hình dung hơn về sự khác nhau giữa phương pháp Ortho K và phương pháp phẫu thuật Lasik. Nhiều bệnh nhân đã đủ tuổi phẫu thuật Lasik nhưng không muốn làm phẫu thuật thì nên chọn Ortho K. Ngoài ra, tùy thuộc vào nhu cầu mà người mắc các tật khúc xạ có thể lựa chọn giữa 2 phương pháp trên. 4.1. Ưu điểm – Thị lực cải thiện, tầm nhìn tốt hơn vào ban ngày kể cả khi không đeo kính gọng, kính áp tròng – Hiệu quả nhanh trong từ 1 – 4 tuần sử dụng (trường hợp thị lực kém hơn thì cần nhiều hơn 4 tuần để đạt hiệu quả) – Trong quá trình sử dụng kính có thể đảo ngược quá trình định hình giác mạc – Kiểm soát cận thị cho trẻ em sớm giúp bảo vệ thị lực của bé tốt hơn – Ít xảy ra biến chứng. Người dùng phương pháp Ortho K cần tuyệt đối đảm bảo vệ sinh và cách sử dụng – Ortho K sử dụng kính áp tròng dạng cứng nhưng không hề gây cảm giác đau đớn hay tạo áp lực lên mắt – Không phẫu thuật can thiệp 4.2. Nhược điểm Ortho K cũng có những nhược điểm mà người mắc cận thị có thể cân nhắc trước khi sử dụng như: – Cần kiên trì sử dụng phương pháp này, nếu bạn không kiên trì đeo kính, giác mạc sẽ trở lại trạng thái ban đầu và độ cận sẽ không được cải thiện – Không phải ai dùng Ortho K cũng đem đến hiệu quả như nhau. Mỗi người cần thời gian sử dụng khác nhau, vì thế có những người cần sử dụng kính trong thời gian rất dài – Có thể vẫn phải đeo kính gọng để điều chỉnh kết hợp Ngoài ra, Ortho K có thể đem lại những triệu chứng không mong muốn như: – Mắt khô – Chảy nhiều nước mắt, có ghèn – Nhạy cảm với ánh sáng hơn Để tránh những triệu chứng, biến chứng không mong muốn xảy đến, bạn cần chú ý cách sử dụng kính Ortho K hơn các loại kính thông thường. 5. Hướng dẫn sử dụng kính Ortho K Ortho K sử dụng dạng kính áp tròng nên cách sử dụng cũng như lưu có phần tương đồng với kính áp tròng dạng mềm thông thường: – Đảm bảo bàn tay luôn được vệ sinh sạch sẽ mỗi khi đeo và tháo kính – Nhỏ nước mắt nhân tạo vào cả 2 mắt – Trước khi đeo cần rửa lại kính với nước muối sinh lý – Mắt nhìn thẳng gương, thực hiện động tác dứt khoát, nhanh gọn – Khi đeo xong chớp mắt và giây kiểm tra xem kính đã vào đúng vị trí hay chưa – Lưu ý để kính đúng khay mỗi bên mắt và đeo đúng bên mắt Luôn đảm bảo vệ sinh tay sạch sẽ. Các bác sĩ sẽ có hướng dẫn và chú ý sử dụng cho bệnh nhân dùng kính Ortho K phù hợp với từng tình trạng mắt. Bạn cần chú ý và tuân thủ tuyệt đối, khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào cần tái khám, chia sẻ với bác sĩ. 6. Lời khuyên dành cho phụ huynh Các bậc phụ huynh khi quyết định cho trẻ sử dụng kính Ortho K điều chỉnh thị lực đều có các băn khoăn như: Vốn dĩ đây không phải phương pháp phẫu thuật nên không thể có hiệu quả nhanh bằng phẫu thuật. Nhưng Ortho K rất an toàn với trẻ nhỏ, chỉ cần đảm bảo vệ sinh cũng như đeo kính đúng cách. Bé cần đeo kính kiên trì mới đạt được hiệu quả tốt nhất. Mong muốn đeo ít nhưng hiệu quả tốt của phụ huynh cũng là mong muốn của các bác sĩ và nhà khoa học. Vì vậy, phụ huynh cần lựa chọn đơn vị uy tín, kiên trì và đồng hành cùng con.;;;;;Hướng dẫn sử dụng chi tiết 1.1 Khái niệm Ortho K (hay Orthokeratology) là một loại kính áp tròng có khả năng định hình lại tạm thời giác mạc. Với thiết kế đặc biệt, nó có thể áp dụng trong hầu hết các trường hợp tật khúc xạ. VD: Cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị,… Tuy nhiên, ứng dụng Ortho K trong điều trị cận thị là phổ biến hơn cả. Giống như việc niềng răng, Ortho K đóng vai trò như chiếc niềng giúp điều chỉnh hình dạng giác mạc. Từ đó điều chỉnh điểm ảnh của ánh sáng khi đi vào mắt và giúp mắt nhìn rõ hơn. Giống như việc niềng răng, Ortho K đóng vai trò như chiếc niềng giúp điều chỉnh hình dạng giác mạc Hầu hết kính được dùng và phát huy tác dụng vào ban đêm (trong lúc ngủ). Giúp mắt bạn sáng rõ mà không cần phải đeo kính suốt cả ngày hôm sau. Bên cạnh đó, Ortho K cũng được khuyến nghị để kiểm soát độ cận thị ở trẻ. Nhằm hạn chế sự gia tăng độ cận đồng thời giảm tỷ lệ xảy ra biến chứng do mắt cận. 1.2 Cơ chế hoạt động Hãy tưởng tượng giác mạc là một cấu trúc hình vòm trong suốt nằm ở phía trước của mắt. Nó có chức năng hội tụ ánh sáng vào võng mạc, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giúp mắt nhìn rõ mọi vật. Tuy nhiên, khi mắt bị tật khúc xạ, giác mạc đã biến dạng so với cấu trúc vốn có của nó. Ánh sáng lúc này chiếu vào mắt sẽ hội tụ ở sai điểm nên mắt không thể nhìn rõ. Với thiết kế đặc biệt, Ortho K có khả năng định hình lại giác mạc trong quá trình sử dụng. Giúp giác mạc tạm thời trở lại với hình dạng vốn có trong một khoảng thời gian nhất định. Kính thường được sử dụng vào buổi tối khi ngủ và tháo ra vào buổi sáng. Khi tháo kính, giác mạc vẫn sẽ tiếp tục bị định hình tạm thời. Do đó, tật khúc xạ được cải thiện và bạn không cần phải đeo kính suốt cả ngày hôm sau. Dù vậy, Ortho K không có tác dụng điều trị dứt điểm tật khúc xạ. Nếu bạn ngừng sử dụng vào ban đêm, giác mạc sẽ trở lại hình dạng cũ. Kéo theo đó là tật khúc xạ quay trở lại. Vì vậy, việc sử dụng kính cần được duy trì hàng ngày để đạt hiệu quả tốt. Với thiết kế đặc biệt, Ortho K có khả năng điều chỉnh tạm thời hình dạng giác mạc Thông thường bác sĩ sẽ chụp hình và đo các thông số giác mạc cho bạn trước khi lắp kính. Quá trình này được thực hiện thông qua một dụng cụ có tên gọi là giác mạc kế. Sau đó bác sĩ mới tiến hành thiết kế một kính riêng cho bạn dựa trên thông số thu được. 1.3 Ưu điểm vượt trội – Có thể áp dụng được với đa dạng các đối tượng khác nhau. Trong khi đó, phương pháp phẫu thuật thường chỉ thực hiện được với người trên 18 tuổi. – An toàn, tiện lợi và rất dễ để sử dụng – Không gây ra biến chứng – Có thể thực hiện được đồng thời trên cả hai mắt – Chỉ cần sử dụng buổi tối (trong lúc ngủ) và không cần đeo kính suốt cả ngày hôm sau – Rẻ hơn đáng kể so với phương pháp phẫu thuật và không ảnh hưởng đến các phẫu thuật mắt khác trong tương lai. – Đảm bảo thấm khí trong quá trình sử dụng. Cho phép oxy đi qua để mắt luôn được khỏe mạnh. – Có thể đồng thời kiểm soát độ cận thị ở trẻ em 2. Hướng dẫn sử dụng Thời gian khuyến nghị nên sử dụng kính áp tròng Ortho K mỗi ngày là từ 6 – 8 tiếng. Thông thường là vào buổi tối (khi đi ngủ). Trong vòng 1 tuần đầu sử dụng kính, bạn tốt nhất nên đi ngủ luôn sau khi đeo kính. Đồng thời hạn chế để nước vào mắt sẽ dễ gây kích ứng. Thời gian khuyến nghị nên sử dụng kính áp tròng Ortho K mỗi ngày là từ 6 – 8 tiếng CÁCH ĐEO KÍNH – Bước 1: Rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh rồi lau khô. – Bước 2: Nhỏ nước mắt chuyên dụng vào mắt – Bước 3: Thực hiện vệ sinh kính bằng nước muối sinh lý – Bước 4: Kiểm tra để đảm bảo trên kính và tròng đen không có bụi – Bước 5: Đặt kính tiếp xúc trên đầu ngón trỏ tay phải. Sau đó nhỏ 1 giọt nước mắt nhân tạo vào giữa lòng kính tiếp xúc. – Bước 6: Mắt nhìn thẳng rồi dùng ngón giữa của tay phải để kéo mi dưới xuống. Đồng thời dùng 3 ngón giữa của tay trái để giữ mi trên. Từ từ đặt nhẹ kính tiếp xúc vào vị trí giữa tròng đen của mắt. – Bước 7: Thả nhẹ hai mi mắt và khẽ chớp mắt. Sau đó nhìn vào gương kiểm tra và chắc chắn rằng kính đã ở giữa tròng đen. – Bước 8: Đổ bỏ nước ngâm kính và để khay ngâm kính tự khô. CÁCH THÁO KÍNH – Bước 1: Nhỏ nước mắt nhân tạo vào mắt – Bước 2: Rửa thật sạch tay bằng xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh rồi lau khô – Bước 3: Mắt nhìn thẳng, đồng thời dùng ngón giữa tay trái giữ mi trên. Dùng ngón giữa của tay phải để kéo mi dưới. Áp đầu que lấy kính vào giữa tròng đen sau đó nhẹ nhàng lấy kính ra. – Bước 4: Vuốt nhẹ lấy kính khỏi que rồi đặt kính vào khay ngâm kính. Cho nước ngâm ngập kính rồi đậy nắp lại, sau đó làm tương tự với mắt còn lại. CÁCH BẢO QUẢN KÍNH Khi bảo quản kính áp tròng Ortho K, bạn cần lưu ý: – Để kính trong đúng hộp để tránh nhầm lẫn (hộp màu Blue cho mắt trái, màu Green cho mắt phải). – Ngâm kính với dung dịch AOSEP tối thiểu 6h trong hộp đựng chuyên dụng. Sau đó súc lại với dung dịch Salein Solution hai lần trước khi đặt vào mắt. – Nếu kính không được ngâm đủ 6h với AOSEP thì cần rửa lại với dung dịch Opti Clean. Nên rửa kính với Opti Clean 1 lần mỗi tuần để làm sạch lipid, protein bám vào mặt kính. CÁCH VỆ SINH KÍNH – Đặt kính áp tròng vào giữa lòng bàn tay – Nhỏ dung dịch sát khuẩn và để dung dịch bao phủ lên toàn bộ kính – Lấy ngón trỏ của tay kia chà xát nhẹ nhàng mặt kính trong vòng 30 giây theo hình xoắn ốc – Tráng sạch lại kính bằng nước muối sinh lý – Đặt kính vào hộp rồi đổ ngập dung dịch ngâm mới vào, sau đó đậy kín nắp. Lưu ý bỏ dung dịch cũ, rửa sạch hộp và để khô trước khi cho dung dịch mới vào. Thời gian thay kính tốt nhất là từ 1 đến 2 năm. Thời hạn này sẽ được chỉ định tùy thuộc vào bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên nên thay kính 1 năm/lần để đảm bảo độ chính xác nhất cho kính. Ngoài ra, nếu mắt sử dụng kính có dấu hiệu bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn. VD: Cộm, ngứa, đỏ, đau nhức mắt, mắt nhiều ghèn, dử,… Nếu mắt sử dụng kính có dấu hiệu bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn;;;;;Hiện nay, cận thị là tình trạng về mắt khá phổ biến, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh, sinh viên. Bệnh không chỉ gây cản trở tầm nhìn mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Sử dụng kính áp tròng Ortho K chính là phương pháp hàng đầu để khắc phục tình trạng này. Ortho K (hay Orthokeratology) là một loại kính áp tròng được thiết kế khá đặc biệt. Nó có khả năng định hình lại tạm thời giác mạc, từ đó cải thiện thị lực cho người dùng. Hầu hết kính loại này được sử dụng vào ban đêm (trong khi bạn ngủ). Kính có khả năng định hình lại tạm thời giác mạc Ortho K có khả năng điều chỉnh các loại tật khúc xạ. Trong đó có loạn thị, viễn thị,… nhưng chủ yếu là cận thị. Bên cạnh đó, kính cũng được khuyến nghị sử dụng để kiểm soát độ cận thị ở trẻ em. Từ đó hạn chế tỷ lệ xảy ra các biến chứng nguy hiểm: Bong võng mạc, thoái hóa hoàng điểm,… 2. Ortho K trong điều trị cận thị 2.1 Cơ chế hoạt động của Ortho K Bình thường, giác mạc là một cấu trúc hình vòm trong suốt nằm ở phía trước của mắt. Nó có chức năng hội tụ ánh sáng vào võng mạc, giúp mắt nhìn thấy các hình ảnh bên ngoài. Khi bị cận, giác mạc lúc này thay đổi cấu trúc và không thể thực hiện tốt nhiệm vụ đó. Điều này khiến mắt không thể nhìn rõ các vật ở cự ly xa. Việc sử dụng kính áp tròng Ortho K sẽ có tác dụng định hình lại giác mạc. Từ đó thay đổi cách ánh sáng hội tụ khi đi vào mắt và giúp mắt nhìn rõ hơn. Phần lớn kính được chỉ định dùng vào ban đêm (khi ngủ) và tháo ra vào ban ngày. Trong khoảng thời gian này, kính vẫn cho phép không khí đi qua. Đảm bảo thấm khí cho đôi mắt của bạn luôn khỏe mạnh. Khi tháo kính vào buổi sáng, giác mạc vẫn sẽ bị định hình trong một khoảng thời gian. Vậy nên tật khúc xạ của bạn lúc này được điều chỉnh mà không cần phải đeo kính. Tuy nhiên, nếu bạn ngừng sử dụng vào ban đêm, giác mạc sẽ dần trở lại hình dạng ban đầu. Theo đó kéo theo tật khúc xạ quay trở lại. Vì vậy, để đạt hiệu quả tốt, bạn cần duy trì đeo kính liên tục vào mỗi buổi tối. Trước khi lắp kính, bác sĩ sẽ chụp hình bản đồ và đo các thông số bề mặt giác mạc. Quá trình này thường không tiếp xúc và không gây đau. 2.2 Đối tượng sử dụng phù hợp Trước khi lắp kính, bác sĩ sẽ chụp hình bản đồ và đo các thông số bề mặt giác mạc Những đối tượng phù hợp để sử dụng kính áp tròng loại này là: – Người cận thị dưới 10 độ và không kèm theo loạn thị từ 3 độ trở xuống – Trẻ em dưới 18 tuổi (thường chưa đủ tuổi để phẫu thuật) – Người chưa từng phẫu thuật ở mắt hoặc không muốn phẫu thuật – Người không có đồng thời các bệnh lý về bề mặt nhãn cầu 2.3 Ưu điểm của Ortho K so với phẫu thuật – Thứ nhất: Loại kính này phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Trong khi đó, phẫu thuật thường chỉ được áp dụng với các bệnh nhân trên 18 tuổi. – Thứ hai: Người sử dụng không phải mổ và không lo bị biến chứng sau phẫu thuật. – Thứ ba: Thực hiện được cùng lúc trên cả hai mắt (thay vì cách nhau vài tuần hoặc vài tháng) – Thứ tư: Phương pháp này rẻ hơn đáng kể so với việc thực hiện phẫu thuật. Ngoài ra, kính Ortho K còn có các ưu điểm khác như: – Giúp thị lực tốt trong suốt cả ngày mà không cần đeo kính gọng hay kính áp tròng khác – Cách sử dụng dễ dàng, an toàn và nhanh chóng – Có thể đảo ngược được quá trình định hình giác mạc – Kính được thiết kế phù hợp với từng giác mạc khác nhau – Quá trình sử dụng không gây ra cảm giác đau hay khó chịu – Có khả năng kiểm soát độ cận thị ở trẻ em – ….. Ortho K là phương pháp điều trị cận thị rất an toàn mà không cần phải mổ. Tuy nhiên, mắt thường nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương. Vì vậy, trong quá trình sử dụng, người bệnh cần hết sức cẩn thận để tránh xảy ra nhiễm trùng. Tốt hơn là nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trực tiếp điều trị. Đây là phương pháp điều trị cận thị rất an toàn mà không cần phải mổ Đặc biệt, nếu người sử dụng kính là trẻ em thì cần có sự giám sát kỹ của người lớn. Bởi trẻ nhỏ thường ít có ý thức giữ gìn vệ sinh tay và kính. Nếu không cẩn thận sẽ rất dễ dẫn đến nhiễm trùng mắt. Từ đó ảnh hưởng xấu đến thị lực, thậm chí gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. 2.5 Hướng dẫn sử dụng BUỔI TỐI: LẮP KÍNH Thông thường, bước này sẽ được thực hiện trước khi đi ngủ khoảng 15 phút. – Bước 1: Rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh và lau khô. – Bước 2: Nhỏ nước mắt chuyên dụng vào hai mắt – Bước 3: Vệ sinh kính bằng nước muối sinh lý – Bước 4: Kiểm tra kính và tròng đen có bụi hay không – Bước 5: Để kính tiếp xúc trên đầu ngón trỏ tay phải. Sau đó nhỏ 1 giọt nước mắt nhân tạo vào lòng kính tiếp xúc. – Bước 6: Mắt nhìn thẳng gương. Dùng ngón giữa của tay phải để kéo mi dưới xuống. Đồng thời dùng 3 ngón giữa tay trái giữ mi trên. Từ từ đặt nhẹ kính tiếp xúc vào giữa tròng đen của mắt. – Bước 7: Thả nhẹ hai mi mắt và chớp mắt. Sau đó nhìn vào gương để kiểm tra và chắc chắn rằng kính đã ở giữa tròng đen. – Bước 8: Sau khi lắp kính xong thì đổ bỏ nước ngâm kính và để khay ngâm kính tự khô. BUỔI SÁNG: THÁO KÍNH – Bước 1: Nhỏ nước mắt nhân tạo vào hai mắt – Bước 2: Rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh và lau khô – Bước 3: Mắt nhìn thẳng vào gương. Sau đó dùng ngón giữa tay trái giữ mi trên. Dùng ngón giữa tay phải để kéo mi dưới. Áp đầu que lấy kính vào giữa tròng đen rồi nhẹ nhàng lấy kính ra. – Bước 4: Vuốt nhẹ để lấy kính khỏi que và đặt kính vào khay ngâm kính. Cho nước ngâm vào ngập kính rồi đậy nắp lại. Sau đó làm tương tự đối với mắt còn lại.;;;;;Điều chỉnh tật khúc xạ (cận – viễn – loạn) bằng kính thuốc là những biện pháp quá quen thuộc. Tuy nhiên phương pháp này còn một số hạn chế, bất tiện nhất định. Và kính Ortho K sẽ giúp khắc phục những hạn chế đó. 1. Giới thiệu phương pháp điều chỉnh tật khúc xạ bằng kính Ortho K Ortho K hay Orthokeratology là kính áp tròng cứng được dùng để định hình lại bề mặt trước của mắt (giác mạc) trong khi ngủ. Đeo kính Ortho K vào ban đêm khi ngủ khoảng 6 – 8 tiếng, kính sẽ đè nhẹ lên trung tâm giác giúp điều chỉnh lại “tạm thời” hình dạng bất thường của giác mạc về hình dạng bình thường, giúp thị lực được cải thiện. Vì vậy ngay sau khi thức dậy và tháo kính ra vào sáng ngày hôm sau, người bệnh sẽ nhìn được rõ thế giới xung quanh mà không cần phải đeo bất kỳ loại kính nào trong ngày. Bên cạnh đó, Ortho K còn được thiết kế với khả năng thấm khí giúp cung cấp đầy đủ oxy để nuôi dưỡng mắt. Đây là phương pháp điều chỉnh tật khúc xạ không cần phẫu thuật hiện đại nhất hiện nay. Kính Ottho K được đeo vào mắt giúp định hình lại hình dạng của giác mạc và cải thiện thị lực. Ortho K là được thiết kế với công thức đặc biệt và hoàn toàn an toàn cho mắt. Đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng từ năm 2002 ở mọi lứa tuổi, tại mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, chất liệu của Ortho K là fluorosilicone acrylate polymer, có tính thấm khí tốt giúp cung cấp đủ oxy giúp nuôi dưỡng giác mạc khỏe mạnh. Đặc biệt, so với các phương pháp phẫu thuật khúc xạ thì Ortho K là một giải pháp an toàn hơn hẳn bởi không xâm lấn hay can thiệp tới cấu trúc của mắt, mà chỉ tác động trên bề mặt của mắt. Giúp mắt được an toàn bởi tránh được các rủi ro sau phẫu thuật như điều chỉnh độ khúc xạ quá mức, sẹo giác mạc,… thậm chí có thể mù lòa (ít gặp). Hơn thế, Ortho K còn cả khả năng kiểm soát tăng độ cận thị hiệu quả. Vì vậy, Ortho K được các chuyên gia Nhãn khoa khuyến nghị sử dụng trong điều chỉnh cận thị để làm dừng hoặc chậm lại sự tăng độ cận thị ở trẻ đến một mức nhất định. Tuy nhiên, để điều chỉnh tật khúc xạ hiệu quả nhất người bệnh cần lựa chọn địa chỉ uy tín, cung cấp kính Ortho K chuẩn, được thăm khám và đo mắt kỹ càng trước khi thực hiện. 3. Những ai thích hợp để sử dụng kính Ortho K – Những người bị cận thị, viễn thị, loạn thị với độ cận dưới 10 Diop và loạn thị dưới 3 Diop đều có thể sử dụng kính Ortho K, đối với trường hợp loạn thị cao hơn sẽ được chỉ định sử dụng kính Ortho K có thiết kế đặt biệt. – Trẻ em chưa đủ 18 tuổi để thực hiện biện pháp phẫu thuật khúc xạ. – Trẻ em được khuyến nghị sử dụng kính Ortho K để kiểm soát độ cận dưới 5 Diop. – Những người bị chênh lệch độ khúc xạ hai bên mắt quá lớn, khó đeo kính gọng đúng độ. – Những người không muốn thực hiện biện pháp phẫu thuật khúc xạ – Người hay chơi thể thao hoặc làm việc trong môi trường nhiều khói bụi. – Những người làm các công việc yêu cầu không đeo kính gọng như tiếp viên hàng không, phi công, vận động viên. 4. Ưu điểm của kính Ortho K trong điều chỉnh tật khúc xạ – Có thể nhìn rõ vào ban ngày mà không cần đeo bất kỳ loại kính nào khác. – Quá trình đeo kính dễ dàng và an toàn – Kiểm soát tốt tiến triển cận thị ở trẻ. – Thoải mái trong công việc và các hoạt động vui chơi, giải trí mà không lo quên hoặc rơi vỡ kính. – Tránh được các rủi ro bởi phương pháp phẫu thuật khúc xạ. – Chi phí tiết kiệm hơn so với phương pháp phẫu thuật khúc xạ. Sử dụng kính Ortho K giúp người bị tật khúc xạ nhìn rõ mà không cần đeo kính cả ngày hoặc phẫu thuật. 5. Một số lưu ý khi sử dụng kính Ortho K – Để thị lực cải thiện tốt nhất, người bệnh cần chú ý đeo kính trong thời gian trung bình 6 – 8 tiếng/ mỗi đêm. – Nên thực hiện vệ sinh kính sạch sẽ sau mỗi khi tháo kính ra, không để kính rơi gây vỡ kính. – Nếu khó tháo kính hãy nhỏ một giọt nước mắt nhân tạo vào mắt sẽ giúp kính được tháo ra dễ dàng hơn. – Trong quá trình sử dụng nếu gặp các bất thường ở mắt thì cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa Mắt ngay để kiểm tra như: cộm mắt, đau nhức mắt, đỏ nước mắt, đổ ghèn mắt, chảy nước mắt nhiều,… – Cần theo dõi và khám mắt định kỳ trong suốt quá trình sử dụng kính.;;;;;Ortho K là phương pháp giúp điều chỉnh tật khúc xạ bằng kính áp tròng cứng hiện đại và được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn không biết Ortho K bao nhiêu tiền và cách sử dụng như thế nào để mang lại hiệu quả tối đa. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc đó! 1. Khái quát về phương pháp Ortho K Ortho K (kính cứng thấm khí chỉnh hình giác mạc) là một thấu kính cứng được đeo vào mắt giúp điều chỉnh tật khúc xạ trong khi bạn đang ngủ từ 6 – 8h mỗi ngày. Trong thời gian đeo, kính sẽ định hình lại giác mạc (phần trước nhất của mắt) để làm cho vùng trung tâm dẹt xuống và vùng chu vi vồng lên. Từ đó giúp làm chậm hoặc ngừng sự tiến triển cận thị, đem tới thị lực tốt trong suốt ngày hôm sau mà không cần đeo kính gọng hay kính tiếp xúc. 1.2. Một số ưu điểm vượt trội của Ortho K – Ortho K giúp làm chậm hoặc dừng sự tiến triển của cận thị. Theo đó, khi người bệnh sử dụng kính Ortho K thì độ cận sẽ không bị gia tăng hoặc có xu hướng giảm độ. Nhờ đó, loại kính này giúp hạn chế các biến chứng của cận thị cao (như đục thể thủy tinh, bong võng mạc…). – Khi tháo kính, thị lực của người bệnh sẽ duy trì tốt trong suốt cả ngày hôm sau (khoảng 8 – 10 giờ) mà người bệnh không cần sử dụng tới bất kỳ loại kính nào khác. Từ đó mang lại tính thẩm mỹ cao, giúp người bệnh tự tin, năng động hơn khi tham gia các hoạt động thể thao ở ngoài trời (như bóng đá, bóng rổ, bơi lội…). – Phương pháp Ortho K phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau như: Người đang trong quá trình cận thị tiến triển với hơn 0.75Diop/năm (đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 18 tuổi) và người muốn bỏ kính gọng vì tính thẩm mĩ/nhu cầu/sở thích. Ortho K phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau 2. Cách sử dụng kính Ortho K giúp phát huy hiệu quả 2.1. Hướng dẫn cách lắp kính Ortho K vào buổi tối – Bạn nên tiến hành lắp kính trước khi đi ngủ khoảng 15 phút. – Rửa tay sạch và lau khô. – Luôn để một khay sạch ở trước mặt trong khi lắp hoặc tháo kính tiếp xúc. – Tiến hành nhỏ nước mắt nhân tạo vào cả hai mắt. – Thực hiện rửa kính bằng loại thuốc chuyên biệt, sau đó dùng nước muối sinh lý tráng lại. – Mắt nhìn thẳng vào gương. – Để tròng kính ở trên đầu ngón tay trỏ của tay phải (hoặc tay thuận), nhỏ 1 giọt nước bôi trơn vào tròng kính. – Dùng ngón giữa tay phải để kéo mi dưới xuống, đồng thời dùng 3 ngón tay giữa của tay trái để giữ mi trên. – Nhẹ nhàng đặt kính ở giữa tròng đen. – Thả nhẹ 2 mi, chớp mắt và nhắm mắt khoảng vài giây (sau đó nhìn vào gương để chắc chắn rằng kính đã nằm ở giữa mắt). – Đổ bỏ phần nước đã ngâm kính và để hộp ngâm kính được tự khô. 2.2. Cách tháo kính Ortho K vào buổi sáng – Bạn hãy nhỏ nước mắt nhân tạo vào cả 2 mắt, sau đó vệ sinh cá nhân như bình thường. – Đừng quên rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn. – Nhìn thẳng vào gương. Dùng ngón giữa tay trái để giữ mi trên (hoặc dùng ngón giữa tay phải kéo mi dưới xuống và 3 ngón tay giữa của tay trái giữ phần mi trên). – Áp đầu mút của que gỡ kính vào phần dưới tròng đen (khoảng 2/3) để giữ kính. – Tiếp đó, bạn cần nhẹ nhàng rút dụng cụ có dính kính ra khỏi tròng đen. – Xoay và trượt que gỡ kính theo chiều cong của kính để tháo kính ra khỏi que. Hãy sử dụng kính Ortho K theo hướng dẫn để đảm bảo hiệu quả 3. Cách bảo quản kính Ortho K 3.1. Hướng dẫn làm sạch và bảo quản cho kính – Bạn hãy đặt kính vào giữa lòng bàn tay trái. – Nhỏ vài giọt dung dịch sát khuẩn vào lòng bàn tay, bao phủ lên kính tiếp xúc. – Sử dụng ngón trỏ của tay phải chà xát kính tiếp xúc trong 30 giây với lực vừa phải theo vòng tròn xoắn ốc. – Dùng nước muối sinh lý để tráng kính. – Đặt kính vào hộp, đổ ngập dung dịch ngâm mới vào và đậy kín nắp để tránh vi khuẩn xâm nhập. 3.2. Cách làm sạch hộp đựng kính – Sau khi đã lấy kính tiếp xúc ra khỏi hộp, bạn cần đổ bỏ dung dịch cũ. – Tiếp đó, hãy làm sạch và tráng rửa hộp kính bằng nước muối sinh lý. – Mở nắp để cho hộp kính được tự khô. – Thay dung dịch khử khuẩn mỗi ngày vào hộp kính khi bạn sử dụng lại. – Hãy thay hộp kính theo đúng thời hạn. 4. Một số lưu ý dành cho bạn khi sử dụng kính Ortho K – Thời gian mang kính tiếp xúc trung bình là khoảng 6 – 8h/đêm. – Bạn không nên tháo lắp kính tiếp xúc trước bồn rửa tay để tránh việc kính bị rơi và trôi vào lỗ thoát nước. – Nếu thấy khó tháo kính, bạn nên nhỏ một giọt nước mắt nhân tạo vào mắt. – Nếu thấy mắt có dấu hiệu sau, bạn cần tới gặp bác sĩ để kiểm tra: Mắt đỏ, cộm, đau nhức; Chảy nhiều nước mắt; Có chất tiết bất thường như ghèn, dử ở mắt,… 5. Giúp bạn tìm hiểu phương pháp Ortho K bao nhiêu tiền Các sản phẩm kính Ortho K hiện được phân phối rộng rãi tại nhiều bệnh viện lớn trên toàn quốc, mỗi bệnh viện sẽ có mức giá chi tiết khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố (đội ngũ bác sĩ, trang thiết bị, dịch vụ y tế, chất lượng kính,…) Đồng thời, việc lắp kính áp tròng Ortho K sẽ cần nhiều thời gian và trình độ chuyên môn cao hơn so với việc lắp kính áp tròng thông thường. Quá trình này cũng đòi hỏi bạn cần thường xuyên đi khám và thử kính cho đến khi đạt được thị lực lý tưởng. Vì vậy, chi phí để thực hiện Ortho K thường dao động từ 10.000.000đ đến 31.000.000 đ. Nếu bạn gặp phải tình trạng cận kèm loạn, chi phí sẽ có thể tăng cao hơn do cần chỉnh kính nhiều lần. Lưu ý, mức phí này không bao gồm các phụ kiện như hộp đựng kính, dung dịch ngâm rửa, nước mắt nhân tạo,… Bên cạnh đó, mức giá Ortho K còn phụ thuộc rất nhiều vào thương hiệu, bệnh viện và mức độ tình trạng khúc xạ mắt của bệnh nhân. Chi phí Ortho K phụ thuộc vào nhiều yếu tố
question_486
Thực hư chuyện thủ dâm gây ra rối loạn cương dương ở nam giới
doc_486
Rối loạn cương dương là tình trạng dương vật khó cương cứng khiến người đàn ông gặp nhiều rắc rối trong chuyện chăn gối và luôn bị mặc cảm, tự ti. Nhiều người cho rằng thủ dâm là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Ở thể chất bình thường, khi có sự kích thích tình dục từ bạn tình, cơ thể người đàn ông sẽ tiết ra hormone Testosterone kích thích dẫn truyền xung thần kinh đến dương vật. Các dây thần kinh đảm nhận chức năng thúc đẩy lưu lượng máu gia tăng tuần hoàn khắp cơ thể, đặc biệt là bộ phận sinh dục giúp cho dương vật nhanh chóng ở trong trạng thái cương cứng sẵn sàng giao hợp. Rối loạn cương dương xảy ra khi dương vật của nam giới khó cương cứng hoặc khó duy trì được tình trạng cương cứng trong quá trình quan hệ tình dục. Tình trạng này tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến hoạt động sinh lý, tâm lý và sức khỏe sinh sản của người bệnh. Thủ dâm là một phương pháp giúp bản thân tự thỏa mãn nhu cầu sinh lý. Người thủ dâm có thể thực hiện bằng tay hoặc đồ chơi tình dục mà không cần đối tác. Cả nam giới và nữ giới đều có thể thủ dâm và điều này diễn ra ngày càng phổ biến. Ở nam giới, rất nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân khiến họ bị rối loạn cương dương là có liên quan đến hoạt động thủ dâm. Thực tế, thủ dâm cũng đem lại một số lợi ích nhất định về mặt sinh lý, giúp cơ thể giải tỏa stress và đem lại cho chúng ta một giấc ngủ ngon. Tuy nhiên tình trạng xuất tinh sớm và rối loạn cương dương có thể gặp phải ở những người đàn ông thủ dâm quá độ. Lúc này đầu dương vật sẽ dần mất đi tính mẫn cảm và phái mạnh sẽ bị giảm hưng phấn, khó đạt cực khoái khi giao hợp với bạn tình. Khi bị nghiện thủ dâm, nam giới sẽ làm điều này với tần suất dày đặc khiến cơ thể dễ bị kiệt sức. Vì thế “cậu nhỏ” cũng phải lao lực để thỏa mãn nhu cầu sinh lý quá cao dễ dẫn đến rối loạn cương dương. Nếu rối loạn cương dương xuất phát từ thói quen thủ dâm không lành mạnh thì hoàn toàn có thể cải thiện được nếu phát hiện ra từ sớm. Trong trường hợp bệnh nhân đã bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề do rối loạn cương dương gây ra thì chức năng tình dục sẽ bị suy giảm nghiêm trọng và việc điều trị khi đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn. 2. Những nguyên nhân khác dẫn đến rối loạn cương dương ở phái mạnh Ngoài thủ dâm quá độ, rối loạn cương dương cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác sau đây: Do thói quen và do bệnh lý: Lạm dụng quá nhiều thuốc lá, chất kích thích và đồ uống có cồn; Thiếu ngủ hoặc mất ngủ triền miên; Huyết áp thấp hoặc huyết áp cao; Thừa cân, béo phì, nồng độ cholesterol trong máu cao; Mặc bệnh lý tim mạch; Đái tháo đường; Bị bệnh Parkinson hoặc đa xơ cứng; Bị nứt đốt sống hoặc chấn thương tủy sống; Bệnh lý đường tiết niệu (niệu đạo, tuyến tiền liệt hoặc bàng quang có vấn đề). Nguyên nhân tâm lý: Công việc, cuộc sống nhiều lo âu, căng thẳng, trục trặc trong các mối quan hệ tình cảm; Gặp phải bệnh lý tâm thần hoặc bị trầm cảm. Nếu thủ dâm quá thường xuyên sẽ khiến nam giới dần mất đi ham muốn và chức năng cương dương bị rối loạn, chất lượng cuộc yêu vì thế mà bị ảnh hưởng rất nhiều. Chính vì vậy để cải thiện hiện tượng này, bạn cần hạn chế thói quen thủ dâm, hướng đến những hoạt động thể chất khác lành mạnh hơn. Cụ thể như sau: Thay đổi lịch sinh hoạt: hãy chủ động cất đi những thước phim khiêu dâm kích thích nhu cầu sinh lý của bạn. Đồng thời cần giảm tần suất thủ dâm xuống (chỉ thủ dâm từ 1 - 2 lần/tuần, có thể ít hơn), khoảng cách giữa các lần cần đủ lâu để “cậu nhỏ” được nghỉ ngơi và phục hồi; Hạn chế ở một mình và giữ cho bản thân luôn bận rộn: khi ở một mình mà không làm gì, nhiều người có nhu cầu sinh lý cao có thể sẽ tìm đến những thước phim khiêu dâm để thỏa mãn. Do đó nếu có thời gian rảnh, bạn hãy làm những việc lành mạnh hơn như nấu ăn, đọc sách, thiền định, tập thể dục, chơi thể thao hoặc hẹn hò cùng bạn bè, tham gia vào các hoạt động ngoài trời có ý nghĩa,... ; Hạn chế stress: những lo âu, muộn phiền trong cuộc sống kết hợp với tình trạng nghiện thủ dâm sẽ khiến cơ thể của cánh mày râu luôn trong trạng thái uể oải, mệt mỏi và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý. Vì vậy hãy giữ cho mình một tinh thần lạc quan, giảm bớt khối lượng công việc, nghỉ ngơi điều độ để khắc phục chứng rối loạn cương dương và thăng hoa hơn trong đời sống tình dục với bạn tình; Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao: tập thể dục là giải pháp hoàn hảo để thay thế cho việc thủ dâm quá độ. Hoạt động này không những giúp bạn quên đi thói quen thủ dâm mà còn có tác dụng rèn luyện thể lực, nhờ đó máu được lưu thông tốt hơn giúp cải thiện rối loạn cương dương; Không làm bạn với rượu bia và chất kích thích: đây là một trong số các nguyên nhân gây ra rối loạn cương dương, vì thế để khắc phục hiệu quả bệnh lý này bạn nên tránh xa đồ uống có cồn và chất kích thích; Quản lý tốt những bệnh lý nền - yếu tố góp phần làm ảnh hưởng tới chức năng cương dương ở nam giới. 4. Tác động của y khoa đối với chứng rối loạn cương dương Không chỉ thay đổi thói quen sống theo hướng tích cực và lành mạnh hơn, để điều trị rối loạn cương dương, bác sĩ có thể tư vấn nam giới thực hiện những biện pháp dưới đây: Dùng máy hút chân không dương vật: đây là một loại thiết bị dùng để cải thiện chức năng cương dương nếu nguyên nhân gây rối loạn cương dương là do máu lưu thông kém. Dụng cụ này có cấu tạo gồm một ống rỗng giúp tạo lực hút chân không quanh dương vật, qua đó giúp động mạch dương vật được cung cấp đủ máu; Dùng thuốc: một số loại thuốc điều trị rối loạn cương dương khá phổ biến hiện nay bao gồm Levitra, Viagra, Cialis,... Tuy rằng được ứng dụng để khắc phục tình trạng rối loạn cương dương nhưng chúng lại tồn tại khá nhiều tác dụng phụ như đỏ bừng mặt, đau đầu, đau dạ dày,... Bên cạnh đó khả năng tương tác với những loại thuốc khác cũng khá cao, nhất là các thuốc điều trị bệnh gan, thận hoặc thuốc cao huyết áp. Vì vậy nếu đang phải chữa trị bệnh lý nào đó, bạn cần thông báo với bác sĩ trước khi dùng thuốc. Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể được đặt thuốc hoặc tiêm thuốc để làm thư giãn mạch máu và tăng cường lượng máu đi đến dương vật. Tuy nhiên cách này cũng có các tác dụng không mong muốn như chảy máu, sưng đỏ gây đau hoặc tăng sản mô niệu đạo hoặc dương vật. Phẫu thuật: Phẫu thuật mạch máu: bác sĩ sẽ can thiệp vào mạch máu bị tắc nghẽn để giải quyết tình trạng máu kém lưu thông tới dương vật; Phẫu thuật cấy ghép thể hang nhân tạo: một số thể hang nhân tạo sẽ được cấy ghép vào cơ thể nam giới để kiểm soát khả năng cương cứng dương vật. Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời cho thắc mắc liệu rằng thủ dâm gây ra rối loạn cương dương hay không. Mặc dù thủ dâm là hoạt động đem lại một số lợi ích tích cực cho sức khỏe nhưng không vì thế mà nam giới lạm dụng nó.
doc_37222;;;;;doc_33066;;;;;doc_32689;;;;;doc_47639;;;;;doc_1392
Thủ dâm là hành động nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục của bản thân 2.1 Gây ra các bệnh ở tuyến tiền liệt và tiết niệu. Việc thủ dâm nhiều lần trong ngày dễ khiến cho các vi khuẩn có cơ hội lây truyền từ tay vào cơ quan sinh dục, sau đó sinh sôi dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt mãn tính với các triệu chứng như: đi tiểu nhiều lần trong ngày, nước tiểu có màu đục, vùng sinh dục hay ngứa, khó chịu,... Thủ dâm nhiều đi tiểu ra máu là một trường hợp hiếm gặp, nhưng có thể xảy ra nếu thủ dâm quá nhiều. Nguyên nhân chính cũng là là do cơ quan sinh dục bị viêm nhiễm. Ngoài ra, “tự sướng” với tần suất dày đặc dẫn đến xuất tinh nhiều lần sẽ làm thận tinh bị hao tổn, làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh về thận.2.2 Giảm chất lượng “cuộc yêu” và khả năng sinh sản. Việc thủ dâm trong thời gian dài khiến cơ quan sinh dục nam khó xuất tinh hơn khi giao hợp thực sự, đòi hỏi phải có những kích thích thật mạnh từ tay mới có thể xuất tinh được. Từ đó, cơ quan sinh dục xuất hiện nhiều triệu chứng nguy hiểm như rối loạn cương dương, nặng hơn là liệt dương.Ngược lại, có trường hợp lạm dụng thủ dâm lâu dài khiến tâm lý luôn ở trạng thái hưng phấn và trung khu cảm giác tình dục bị ức chế, chỉ cần kích thích nhẹ bên ngoài cũng có thể xuất tinh. Đây là tình trạng xuất tinh sớm mà nam giới hay gặp, nếu xảy ra thường xuyên dễ khiến người bạn đời không cảm thấy thỏa mãn, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.Bên cạnh đó, “tự sướng” quá mức sẽ khiến số lượng tinh trùng sụt giảm một nửa so với bình thường, mức độ di động và tỷ lệ sống của tinh trùng cũng giảm mạnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của nam giới.2.3 Ảnh hưởng đến tâm lý. Lạm dụng thủ dâm quá mức dễ dẫn đến nghiện thủ dâm, trong suy nghĩ lúc nào cũng nghĩ đến vấn đề tình dục và “tự sướng”. Thủ dâm với tần suất cao dễ gây ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương và nhiều triệu chứng khác như: đau tinh hoàn, suy giảm trí nhớ, suy nhược cơ thể,... Đặc biệt, kết quả từ nhiều nghiên cứu về thủ dâm chỉ ra rằng người nghiện thủ dâm có chỉ số tập trung thấp hơn so với người ít thủ dâm.Hơn nữa, sau mỗi lần thủ dâm nam giới có xu hướng cảm thấy tội lỗi vì họ biết hành động này là không tốt. Mặc dù xã hội hiện nay đã nghĩ thoáng hơn về “tự sướng” nhưng nhiều người vẫn cho rằng hành động này là tội lỗi và tự ái náy với bản thân mình.2.4 Giảm hứng thú quan hệ tình dục thực sự“Tự sướng” thường xuyên sẽ khiến nam giới giảm sự hứng thú và tò mò để “lên giường” với nửa kia của mình. Nguyên nhân chủ yếu là do việc tự kích thích để tạo khoái cảm cho bản thân đã trở thành một thói quen và khó để thay đổi. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hạnh phúc lứa đôi, đặc biệt là các cặp vợ chồng. Thủ dâm quá nhiều có thể ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày Nhìn chung, thủ dâm ở nam giới không phải là một hành vi xấu như mọi người hay lầm tưởng, quan trọng là biết tự điều chỉnh thói quen thủ dâm sao cho thật sự điều độ. Tránh lạm dụng thủ dâm ở tần suất quá cao sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bản thân và khả năng tình dục.;;;;;“Tự sướng” hay thủ dâm là thói quen thường gặp cánh mày râu, đặc biệt là những anh chàng còn độc thân. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, đàn ông thủ dâm cảm thấy tự tin, vui vẻ hơn và giảm stress. Tất cả những yếu tố này đều ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân của vợ chồng bạn. Tuy nhiên, đàn ông thủ dâm nhiều có thể có một số những ảnh hưởng đến cuộc sống. Thủ dâm được hiểu là hành động tự kích thích tình dục cho chính bản thân bằng tay hoặc bằng các dụng cụ khác để tạo ra ra cảm giác cực khoái và thỏa mãn tình dục. Thủ dâm thường gặp ở hầu hết nam giới từ 15 tuổi trở lên do lượng hormone testosterone tiết ra mạnh mẽ. Đây chính là nguyên nhân khiến nam giới muốn tìm kiếm cảm giác thỏa mãn.Tuy nhiên, hành vi "tự sướng" không chỉ diễn ra ở thanh niên trẻ mà còn xảy ra ở những nam giới trưởng thành, thậm chí là người đã có gia đình.Đàn ông thủ dâm không phải là hành vi xấu mà là một quá trình hoàn toàn bình thường đối với con người và là một hành vi tình dục hoàn toàn lành mạnh. Khi ở lứa tuổi dậy thì, nam giới có nhu cầu về tình dục rất cao. Chính vì vậy, thủ dâm chính là cách thức có thể làm giảm nhiệt bớt các cơn cao trào. Nếu biết cách "tự sướng" chừng mực, đó là cách để tập xuất tinh và tập cảm giác tình dục để chuẩn bị cho đời sống tình dục khi đã ở tuổi trưởng thành.Với nam giới trưởng thành và độc thân, thủ dâm cách để giải tỏa nhu cầu tình dục. Thủ dâm cũng như quan hệ tình dục, giúp làm giảm cảm giác lo âu, mệt mỏi, stress, căng thẳng; đồng thời, nó cũng kích thích hoạt động của hệ tim mạch, làm nhịp thở tăng lên và làm tăng quá trình chuyển hóa. Thủ dâm cũng là một cách để kìm hãm ham muốn tình dục ở nam giới. Thủ dâm là một hành động giúp nam giới tự thỏa mãn tình dục 2. Tác hại của việc đàn ông thủ dâm nhiều 2.1. Thủ dâm gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý. Việc đàn ông thủ dâm nhiều quá mức sẽ khiến nhiều nam giới nghiện thủ dâm, trong đầu luôn suy nghĩ về chuyện tình dục và “tự sướng”. Nếu quá chừng mực thì việc thủ dâm nhiều cũng có thể là nguyên nhân cũng dễ dẫn đến lệch lạc tính dục, chỉ thích bản thân và người cùng giới khác mà không quan tâm tới người khác giới.Không chỉ có vậy, thủ dâm nhiều với tần suất lớn còn tác động trực tiếp đến hệ thống thần kinh trung ương của con người. Đây là nguyên nhân gây nên các dấu hiệu tiềm tàng của bệnh tâm thần như như: suy nhược cơ thể, suy giảm trí nhớ.Ngoài ra, hành động thủ dâm nhiều còn khiến nhiều nam giới có cảm giác thấy tội lỗi khi đang thực hiện hành vi trái với chuẩn mực của xã hội. Mặc dù hiện nay, suy nghĩ về vấn đề này đã thoáng hơn nhiều, nhưng không có nghĩa bản thân người tự sướng không có suy nghĩ tội lỗi với hành vi của mình.2.2. Thủ dâm làm giảm hứng thú trong quan hệ tình dục. Việc thường xuyên “tự sướng” sẽ khiến nam giới giảm hoặc mất hứng thú với chuyện “chăn gối” với bạn tình. Nguyên nhân là do họ đã quen tự mình kích thích để đem lại khoái cảm cho bản thân. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống vợ chồng và đến hôn nhân gia đình.2.3. Thủ dâm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc yêu. Thủ dâm nhiều hay “nghiện” thủ dâm không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, làm suy giảm hứng thú quan hệ tình dục mà còn là nguyên nhân gây ra tình trạng xuất tinh sớm hoặc rối loạn cương dương – những bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của việc quan hệ tình dục.Khi đàn ông thủ dâm nhiều sẽ khiến cho tâm lý luôn trong trạng thái hưng phấn, gây ức chế trung khu cảm giác tình dục. Lúc này, bộ phận sinh dục chỉ cần một tác động nhẹ cũng có thể xuất tinh, gây ra tình trạng xuất tinh sớm. Người thủ dâm nhiều sẽ đạt cực khoái quá sớm, khiến bạn đời của mình không cảm thấy thỏa mãn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc yêu và về lâu dài làm cho đời sống hôn nhân trở nên không hạnh phúc.Ngoài ra, hành động dùng tay để thủ dâm nhiều có thể gây tổn thương đến cơ quan sinh dục. Thủ dâm được đánh giá là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý nam khoa. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, chất lượng cuộc sống và đến sức khỏe của nam giới.2.4. Thủ dâm có thể làm giảm khả năng tình dục và sinh sản. Thủ dâm nhiều trong thời gian dài khiến cánh mày râu phải kích thích thật mạnh mới có khả năng xuất tinh, nên rất khó xuất tinh, dẫn đến bệnh lý nam khoa là rối loạn cương dương, thậm chí là liệt dương.Đồng thời, trường hợp thủ dâm quá nhiều, số lượng tinh trùng thường giảm còn gần một nửa so với người bình thường, tỷ lệ sống và mức độ di động của tinh trùng cũng giảm sút nghiêm trọng nên chất lượng của tinh trùng kém hoặc không được tốt, ảnh hưởng khả năng sinh sản và chất lượng giống nòi của nam giới. Đàn ông thủ dâm nhiều có thể ảnh hưởng tới khả năng tình dục 2.5. Thủ dâm có thể gây ra các bệnh lý về hệ tiết niệu, tuyến tiền liệt. Việc thủ dâm nhiều khiến các vi khuẩn gây bệnh có thể lây truyền từ bàn tay vào cơ quan sinh dục dẫn đến các bệnh lý về hệ tiết niệu như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt mãn tính với các dấu hiệu đặc trưng như đi tiểu nhiều, nước tiểu đục, đau tức vùng bụng dưới và bộ phận sinh dục...Thủ dâm nhiều quá mức dẫn đến xuất tinh nhiều làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận tinh, vì thận tàng tinh có vai trò quan trọng cho sự phát dục cơ thể và hoạt động sinh dục nam... Vì vậy tác hại nguy hiểm của thủ dâm là nguy cơ gây ra các bệnh lý nghiêm trọng về thận. 3. Lời khuyên cho đàn ông khi thủ dâm Theo những chuyên gia về Nam học, hướng dẫn đàn ông trong quá trình thủ dâm cần lưu ý một số vấn đề sau để việc “tự sướng” được an toàn:Thủ dâm với tần suất ở trong ngưỡng cho phép khoảng 2 – 3 lần/ tuần.Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và bàn tay của mình.Thực hiện thao tác nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh gây ra những tổn thương cho cơ quan sinh dục.Tự sướng khi tâm lý thoải mái và thư giãn nhất, tránh thủ dâm khi đang lo lắng hay sợ bị phát hiện.Lựa chọn tư thế và những hình thức “tự sướng” mà bản thân cảm thấy thoải mái và phù hợp nhất.Lựa chọn những địa điểm kín đáo để thủ dâm.Không hoặc hạn chế xem phim nóng khi thủ dâm.Kết hợp việc thủ dâm với chế độ sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi khoa học, hợp lý.;;;;;” Đàn ông ham thích khoái cảm khi thủ dâm hơn phụ nữ. Tuy nhiên, cánh mày râu vẫn thường lo ngại về những ảnh hưởng của nó đến đời sống chăn gối vợ chồng và sức khỏe sinh sản. ”, câu trả lời là Không. Đây được xem là hành động phổ biến, tự nhiên và thường xuyên. Thủ dâm là một hoạt động bình thường, tần suất thay đổi, khác nhau tùy người, tùy vào giai đoạn của cuộc sống, cũng như ham muốn tình dục của mọi người. Một số đàn ông và phụ nữ thực hiện hành vi này hàng ngày, một số thỉnh thoảng hơn, và số khác lại không bao giờ. Do đó, không thể có được số liệu liên quan đến tần suất hàng tuần của hành vi tình dục này. Tuy nhiên, lưu ý rằng thanh thiếu niên có thể thủ dâm nhiều lần trong ngày, điều này không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Rất đơn giản vì chính trong giai đoạn này, các cơ quan có sự thay đổi. Thế nhưng, ngay cả khi nó không dẫn đến vô sinh, thủ dâm của nam giới có thể làm giảm chất lượng của tinh trùng xuất ra nếu lạm dụng hoạt động này quá nhiều. Xuất tinh quá thường xuyên khiến cơ thể kiệt sức và không cho phép cơ thể tái tạo đủ nhanh tinh trùng. Điều này có thể gây ra những hậu quả về sức khỏe như mệt mỏi hoặc chóng mặt. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng, mà chỉ cần chú ý chăm sóc cơ thể một cách đầy đủ để tìm lại sự cân bằng. 2. Câu trả lời cho những thắc mắc liên quan đến thủ dâm Dưới đây là những câu hỏi phổ biến về hoạt động thủ dâm. Đối với nam giới, thủ dâm giúp cải thiện chất lượng của tinh trùng. Các nhà khoa học đã nhận thấy thông qua một nghiên cứu rằng việc thủ dâm với bản thân trước khi quan hệ tình dục dẫn đến giảm số lượng tinh trùng được tạo ra, loại bỏ những tinh trùng kém và giữ lại những tinh trùng hoạt động mạnh nhất. Điều này dẫn đến tinh trùng có cơ hội thụ tinh với trứng tốt hơn. Tuy nhiên, nếu các đợt thủ dâm rất gần nhau thì quá trình này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Sau một thời gian, người đàn ông có thể bắt đầu thủ dâm trở lại, nhưng phải mất 3 ngày để tiết dịch hoàn toàn. Nếu hành vi được thực hiện mỗi ngày một lần thì có thể chất lượng tinh trùng không hoàn toàn tốt. Trong trường hợp này, tinh trùng trong hơn, lỏng hơn và chứa ít tinh trùng hơn. Trên thực tế, người đàn ông có thói quen thủ dâm nhanh chóng, do đó xuất tinh cũng nhanh chóng, vì vậy một thông điệp gửi đến trí nhớ để ghi lại các hành vi về tốc độ, lâu dần hình thành thói quen. Vì vậy, dù khi thực hiện một mình hay với bạn tình, xuất tinh có thể được xuất ra sớm hơn nhiều. 3. Những lợi ích của thủ dâm Thủ dâm là hành vi chịu nhiều định kiến. Tuy nhiên, việc này cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Giải pháp đấu tranh với căng thẳng Cũng như quan hệ tình dục, thủ dâm khiến cơ thể sản xuất endorphin - là một loại “hormone hạnh phúc” do não tiết ra, giúp thúc đẩy quá trình thư giãn cơ, mang lại trạng thái bình tĩnh, thoải mái và dễ chịu. Thúc đẩy giấc ngủ Thủ dâm thúc đẩy giấc ngủ, nhờ vào endorphin được sản xuất và làm dịu trạng thái căng thẳng, thường là nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ. Vì vậy, thực hiện hành vi này trước khi ngủ có thể là một biện pháp hỗ trợ giấc ngủ tuyệt vời. Cho phép bạn hiểu rõ hơn về cơ thể của mình Thủ dâm giúp bạn khám phá cơ thể của mình, chính những trải nghiệm đó, bạn hiểu rõ hơn về cơ thể của mình và hiểu rõ hơn về cơ chế kích thích. Tốt cho tim mạch Thủ dâm là một hoạt động thúc đẩy hệ thống tim. Bằng cách làm cho cơ tim hoạt động, tăng cường sức mạnh. Đối với những người bị bệnh tim, nó thể hiện một nguy cơ tối thiểu, đau tim khi hoạt động tình dục là 0,19% đối với nam giới và 0,016% đối với phụ nữ. Ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt Một nhóm các nhà nghiên cứu khác đã tìm ra mối liên hệ giữa thủ dâm và ung thư tuyến tiền liệt. Theo đó, một người đàn ông có tần suất thủ dâm cao sẽ có nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn, bởi vì xuất tinh sẽ cho phép các thành phần gây ung thư được loại bỏ. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 29, có tần suất xuất tinh hàng tháng bằng hoặc lớn hơn 21 lần, nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt giảm 19% so với những người xuất tinh từ 4 đến 7 lần một tháng. Hoạt động như một loại thuốc giảm đau Nhờ chất endorphin tiết ra trong quá trình thủ dâm, cơn đau được giảm bớt, đặc biệt là chứng đau nửa đầu và đau bụng kinh. Tuy nhiên, tác dụng này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, cơn đau quay trở lại nhanh chóng. "Chữa trị" xuất tinh sớm Nam giới bị xuất tinh sớm được khuyên dùng thủ dâm để học cách tự chủ. Không có bạn tình, họ sẽ dễ dàng quản lý sự phấn khích của mình hơn nhờ những sự vuốt ve mà họ dành cho bản thân. Do đó, cơ thể và não bộ học cách trì hoãn việc xuất tinh bất kể bối cảnh nào sau đó. Đấu tranh với chứng bất lực Ở nam giới, thủ dâm cũng có thể cải thiện hoạt động tình dục bằng cách huấn luyện họ kiểm soát sự kích thích của mình. Hành vi này cũng giúp giải quyết vấn đề bất lực bằng cách giải phóng cơ thể và tâm trí. Thủ dâm được sử dụng trong trường hợp này như một công cụ trị liệu thực sự. ”. Qua đó cho thấy, hành vi tình dục này là lành mạnh. Tuy nhiên, cần lưu ý về tần suất cũng như cách thực thực hiện để không ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần hay việc công việc, học tập hàng ngày.;;;;;Thủ dâm không phải là một thói quen xấu. Nhưng lạm dụng thủ dâm lại là vấn đề rất đáng lo ngại vì nó có thể gây ảnh hưởng đến đời sống tình dục và một số vấn đề sức khỏe của nam giới. Dưới đây là một số thông tin quan trọng về thủ dâm nam mà bạn đừng nên bỏ qua. Sử dụng tay hoặc dụng cụ để kích thích ham muốn và đạt cực khoái được gọi là thủ dâm nam. Từ sau tuổi 15, lượng testosterone của nam giới tiết ra nhiều hơn khiến nam giới có nhu cầu về cảm giác thỏa mãn. Nhưng trên thực thế, những đối tượng có hành vi thủ dâm không chỉ là thanh thiếu niên mà còn là người trưởng thành, kể cả những nam giới đã có gia đình. Thực chất, thủ dâm là một hành vi tình dục rất bình thường và không xấu như quan niệm của nhiều người. Như đã nói, ở tuổi dậy thì, lượng testosterone hoạt động mạnh vì thế nhu cầu tình dục của đối tượng này cũng rất cao. Lúc này, “tự sướng” chính là một phương pháp để giúp họ giải quyết được nhu cầu tình dục của mình. Thậm chí, nếu biết tự sướng đúng cách còn có thể mang đến một số lợi ích, đặc biệt thủ dâm còn là sự chuẩn bị cho đời sống tình dục của nam giới khi đã ở độ tuổi trưởng thành. Dưới đây là một số lợi ích có được nếu thủ dâm nam đúng cách: - Tăng cường sức khỏe và phòng tránh bệnh tật: Nếu thủ dâm đúng cách, một số cơ quan quan trọng của nam giới như tinh hoàn, tuyến tiền liệt,… sẽ hoạt động ổn định. - Đảm bảo về số lượng và chất lượng tinh trùng: Nếu nam giới không xuất tinh trong vòng từ 5 đến 18 ngày thì chất lượng và số lượng của sẽ bị suy giảm. Tuy nhiên, nếu thủ dâm một cách điều độ thì có thể giúp cho ống dẫn tinh hoạt động hiệu quả và số lượng cũng như chất lượng tinh trùng sẽ được cải thiện. - Tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần của nam giới: Khi thủ dâm với một tần suất hợp lý, cơ thể sẽ tiết ra hormone tình yêu giúp nam giới loại bỏ căng thẳng, tinh thần thoải mái và phấn chấn hơn. Chính vì thế, các anh sẽ cảm thấy vui vẻ và khỏe khoắn hơn. - Đáp ứng nhu cầu sinh lý: Với những trường hợp nam giới đã đến tuổi trưởng thành, đã có ham muốn nhưng chưa sẵn sàng “yêu” thì thủ dâm được xem là giải pháp hiệu quả. - Nâng cao chất lượng đời sống tình dục: Thủ dâm nam một cách điều độ cũng giúp kiểm soát xuất tinh, ngăn ngừa tình trạng xuất tinh sớm. Với một số trường hợp xuất tinh sớm, nam giới có thể thủ dâm khoảng 2 tiếng trước khi quan hệ thật. Mục đích của thủ dâm chính là để cho “cậu nhỏ” quen dần với sự kích thích. - Thay vì quan hệ với một người xa lạ, việc thủ dâm đúng cách sẽ ngăn ngừa được nguy cơ mắc những bệnh lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như HIV/AIDS, bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục,… 2. Những tác hại thủ dâm nam có thể gây ra Bên cạnh những lợi ích có thể mang lại, thủ dâm cũng có thể gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe và đời sống tình dục của nam giới nếu lạm dụng hoặc thực hiện không đúng cách. Cụ thể như sau: Ảnh hưởng đến tâm lý nam giới Những người lạm dụng thủ dâm, nghiện thủ dâm sẽ có thể dẫn đến tình trạng lệch lạc tính dục; thay vì có cảm xúc với người khác giới, họ lại quan tâm nhiều hơn đến những người cùng giới. Hơn nữa, với những người thủ dâm quá nhiều, dây thần kinh trung ương sẽ bị tác động nghiêm trọng, có thể gây ra tình trạng suy nhược cơ thể, suy giảm trí nhớ, đau tinh hoàn,… Tâm lý của người bệnh cũng sẽ thay đổi tiêu cực. Việc thủ dâm nhiều còn khiến nam giới có cảm giác tội lỗi, tự ti về bản thân khi đang thực hiện những hành vi mà cả xã hội lên án và không cho phép. Ảnh hưởng đến chất lượng tình dục Nếu thường xuyên thủ dâm, các anh sẽ không còn nhiều hứng thú với bạn tình. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đời sống tình dục, hạnh phúc và cuộc sống hôn nhân. Gây ảnh hưởng đến các cơ quan sinh sản Bên cạnh đó, khi thủ dâm, nếu tay của nam giới có chứa vi khuẩn sẽ vô tình tạo cơ hội cho khuẩn bệnh tấn công và gây viêm nhiễm các cơ quan vùng kín, chẳng hạn như viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt,… Thủ dâm quá mức còn có thể gây ra một số bệnh nam khoa như xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, tổn thương cơ quan sinh dục,… Lúc này, chất lượng và số lượng của tinh trùng sẽ bị suy giảm và sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. 3. Hướng dẫn cách thủ dâm nam an toàn Bạn cần thực hiện những lưu ý sau để đảm bảo thủ dâm nam an toàn: - Thực hiện ở mức độ vừa phải chỉ 2 đến 3 lần/tuần. - Trước khi thủ dâm, nam giới cần đảm bảo vệ sinh tay cũng như bộ phận sinh dục một cách sạch sẽ. - Nên thực hiện một cách nhẹ nhàng để hạn chế gây ra những tổn thương cho “cậu bé”. - Nên thủ dâm khi đang trong tâm lý thoải mái nhất với hình thức phù hợp nhất. Lựa chọn nơi kín đáo để tránh cảm thấy bất an, lo lắng vì sợ bị người khác phát hiện. - Không được xem phim nóng hay những hình ảnh khiêu gợi khi thủ dâm. - Bên cạnh đó, nam giới cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi cũng như tập luyện khoa học để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.;;;;;Cách khắc phục hiệu quả 1. Lạm dụng thủ dâm gây ra xuất tinh sớm (thủ dâm xuất tinh sớm)Thủ dâm không phải là hành động xấu và không có gì phải chê trách nếu như các anh biết thực hiện đúng cách và trong mức cho phép. Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai cũng hiểu rõ điều này. Rất nhiều nam giới thường xuyên thủ dâm hoặc thủ dâm không đúng cách hoặc thực hiện hành vi này khi còn quá ít tuổi sẽ dẫn đến nhiều nguy hại đối với sức khỏe. Trong đó, lạm dụng thủ dâm có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng xuất tinh sớm ở nam giới mà nhiều người vẫn quen gọi là “thủ dâm xuất tinh sớm”. Chính vì thế, nếu đã và đang có ý định thủ dâm để giải quyết nhu cầu sinh lý thì bạn nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ lưỡng. Vấn đề lạm dụng thủ dâm gây xuất tinh sớm có thể được lý giải như sau: - Nhiều người thường cho rằng, thủ dâm là một hành vi xấu và rất e ngại nếu bị người khác phát hiện. Nam giới thủ dâm cũng thường có tâm lý như vậy. Do đó, quá trình thủ dâm của họ thường diễn ra nhanh chóng, vội vàng để tránh bị người khác phát hiện và đó cũng chính là lý do gây ra xuất tinh sớm. - Khi quan hệ tình dục thực sự với đối tác, nam giới sẽ ở trong hoàn cảnh rất khác biệt với thủ dâm và dẫn đến rối loạn tình dục thực sự. Hơn nữa, khi gần gũi, thân mật với đối tác, nam giới thường có cảm giác hưng phấn hơn và đây chính là yếu tố gây ra xuất tinh sớm. 2. Lạm dụng thủ dâm còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác Không chỉ gây xuất tinh sớm, lạm dụng thủ dâm còn gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại khác, chẳng hạn như: - Nếu thủ dâm không điều độ, tần suất thủ dâm quá cao có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đối với hệ thần kinh trung ương, gây suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý nam. - Nam giới thường xuyên thủ dâm có tâm lý bất ổn, thường mặc cảm về hành động của mình, luôn cảm thấy tội lỗi. - Nếu thực hiện thủ dâm không đúng cách, đặc biệt là những trường hợp thủ dâm quá mạnh bạo, không vệ sinh tay và dụng cụ hỗ trợ khi thủ dâm sẽ là yếu tố làm tăng nguy cơ gây tổn thương dương vật, tình trạng viêm nhiễm (chẳng hạn như viêm bao quy đầu, viêm tuyến tiền liệt) và rối loạn xuất tinh. - Nghiện thủ dâm khiến nam giới không phát sinh nhu cầu tình dục với đối phương vì chính họ có thể tự thỏa mãn mà không cần có sự phối hợp với người bạn tình. Tình trạng này diễn ra lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng lãnh cảm ở nam giới và ảnh hưởng đến hạnh phúc hôn nhân. - Làm giảm khả năng sinh sản: Khi thủ dâm quá nhiều, cơ thể của nam giới sẽ không kịp để sản xuất tinh trùng. Do đó, nam giới có nguy cơ phải đối mặt với hàng loạt vấn đề sức khỏe như tinh trùng loãng, tinh trùng yếu,... Do đó, nam giới có nguy cơ cao bị vô sinh, hiếm muộn. - Gây suy kiệt thể chất: Lạm dụng thủ dâm cũng có thể khiến cơ thể của bạn bị suy nhược, ăn không ngon và rối loạn giấc ngủ. Như vậy, nếu không muốn mình bị xuất tinh sớm và gặp phải những vấn đề sức khỏe khác thì không nên lạm dụng thủ dâm. Bạn cần nhớ rằng, thủ dâm không phải là hành động tội lỗi, điều quan trọng là hãy mạnh dạn đến khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn thủ dâm đúng liều và đúng cách. 3. Giải pháp điều trị xuất tinh sớm do thủ dâmĐể khắc phục tình trạng xuất tinh sớm do thủ dâm, nam giới có thể áp dụng một số giải pháp sau:- Hạn chế thủ dâm quá nhiều, nên thủ dâm điều độ. Tuyệt đối không nên thủ dâm khi cảm thấy quá mệt mỏi, suy nhược cơ thể. - Điều trị tâm lý: Nam giới nên chuẩn bị tinh thần vui vẻ, thoải mái trước khi bước vào “cuộc yêu”. Hãy loại bỏ những áp lực về “chuyện ấy” do chính mình tạo ra. Thay vì liên tục nghĩ đến “chuyện chăn gối” hãy khiến cho mình bận rộn hơn và thực hiện những thói quen sống lành mạnh. Để hạn chế thói quen xem phim “người lớn”, bạn nên tránh ở nhà một mình để tránh tạo điều kiện thực hiện hành vi thủ dâm. - Điều trị bằng thuốc: Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc từ các bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Nếu tự ý mua và dùng thuốc có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh lý. - Mang bao cao su dày hơn cũng là cách làm giảm độ nhạy cảm của dương vật. Bên cạnh đó, trên thị trường cũng đang xuất hiện một số loại thuốc gây tê tại chỗ để hạn chế phản ứng của “cậu nhỏ”. - Thường xuyên luyện tập thể thao: Phương pháp này vừa giúp nâng cao sức khỏe, lại vừa có thể kích thích cơ thể sản xuất hormone testosterone. Hơn nữa, tập thể dục cũng là cách giảm căng thẳng, giúp bạn tránh suy nghĩ quá nhiều đến vấn đề thủ dâm. Một số bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe của nam giới như tập chống đẩy, tập tạ, tập aerobic, tập Kegel, bóng chuyền, bơi lội, bóng đá,... Điều quan trọng là hãy lựa chọn bài tập phù hợp với mình với cường độ tập vừa phải. Không nên tập quá sức để tránh gây ra tác dụng phụ. Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn vì sao lạm dụng thủ dâm lại có thể gây ra tình trạng xuất tinh sớm. Bên cạnh đó là những giải pháp giúp cải thiện và chống xuất tinh sớm.
question_487
Cách trị viêm Amidan theo đúng cấp độ bệnh
doc_487
Một trong những bệnh tai mũi họng thường gặp nhất hiện nay chính là viêm Amidan. Bệnh không chỉ khiến sức khỏe suy giảm mà còn khiến chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng. Tại bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách trị viêm Amidan để có thêm kiến thức chăm sóc sức khoẻ nhé. 1. Thông tin chung về viêm Amidan Viêm Amidan là một tổ chức nằm trong vùng hầu họng, có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của những vi khuẩn, virus vào cơ thể. Tuy nhiên, khi những tác nhân có hại này xâm nhập vào vòm họng với số lượng lớn, amidan không sản xuất kịp kháng thể để chống lại thì hiện tượng viêm Amidan sẽ xảy ra. Viêm amidan xảy ra khi Amidan không sản xuất kịp kháng thể để bảo vệ cơ thể 1.2 Phân loại viêm Amidan – Viêm Amidan cấp tính: Đây là tình trạng nhiễm trùng tự giới hạn, xảy ra ở 1 hoặc cả 2 bên Amidan. – Viêm Amidan mạn tính: Tình trạng này sẽ xuất hiện khi Amidan bị viêm nhiễm thường xuyên nhưng không được điều trị triệt để. Người bệnh ở giai đoạn này sẽ gặp những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến vùng tai mũi họng cũng như toàn thân. 2. Triệu chứng của viêm Amidan 2.1 Viêm Amidan cấp tính – Những cơn sốt 38 – 39 độ xuất hiện đột ngột và cơ thể bị rét run – Cơ thể mệt mỏi – Không muốn ăn và ăn uống kém – Tiểu tiện ít và nước tiểu sẫm màu, có thể bị táo bón khi đại tiện – Họng có cảm giác khô rát, nhất là ở vùng viêm Amidan – Họng bị đau, đặc biệt khi nuốt và ho thì sẽ có thể đau nhói lên tai Viêm Amidan gây ra cảm giác chán ăn vì cổ họng bị khô và đau rát 2.2 Viêm Amidan mạn tính Ngoài gặp những triệu chứng như Amidan cấp tính kể trên, người bệnh bị viêm Amidan mạn tính sẽ gặp thêm những triệu chứng như: – Cơ thể bị mệt mỏi, gầy gò và ngây ngấy sốt khi về chiều – Giọng nói có thể thay đổi do Amidan cản trở – Cổ họng có cảm giác nuốt vướng – Hơi thở có mùi hôi khó chịu, khiến người bệnh tự tin khi giao tiếp – Thỉnh thoảng bị ho và tiếng khàn (ở trẻ em sẽ có dấu hiệu thở khò khè và ngáy to khi ngủ) 3. Cách trị viêm Amidan 3.1 Viêm Amidan cấp tính Nếu người bệnh thăm khám sức khoẻ định kỳ và đi khám ngay khi bệnh đang ở giai đoạn cấp tính tại các bệnh viện lớn uy tín thì bệnh sẽ được phát hiện sớm và chỉ cần điều trị với những loại thuốc đặc trị được bác sĩ kê (tuỳ theo tình trạng viêm Amidan) để giảm những triệu chứng và loại bỏ ổ viêm nhiễm Amidan, giúp Amidan phục hồi lại chức năng như ban đầu. 3.2 Viêm Amidan mạn tính Trong trường hợp bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn (viêm tái nhiễm 5 – 6 lần/năm, gây biến chứng, Amidan quá phát khiến cho việc hô hấp gặp nhiều khó khăn) thì bác sĩ sẽ chỉ định cắt Amidan để loại bỏ hoàn toàn ổ bệnh và giảm sự ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể do Amidan gây ra. Plasma Plus là một cách trị viêm Amidan hiệu quả và tận gốc, giúp loại bỏ hoàn toàn ổ viêm nhiễm Hiện nay, với sự phát triển của y khoa hiện đại, có nhiều phương pháp cắt Amidan khác nhau. Tuy nhiên, Plasma Plus là phương pháp được nhiều bệnh viện uy tín và khách hàng tin tưởng lựa chọn bởi sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như: – Được ra đời tại Mỹ – một trong những quốc gia đứng đầu trong sản xuất các thiết bị y tế tân tiến nhất trên thế giới. – Có khả năng hàn gắn mạch máu siêu nhỏ, chỉ dưới 1mm. Điều này giúp ngăn chặn tối đa khả năng chảy máu ngay trong khi phẫu thuật. – Thiết diện của dao Plasma siêu mỏng và có thể bẻ cong linh hoạt. Đây là điểm nổi bật giúp bác sĩ dễ dàng thực hiện thao tác cắt đốt cũng như bệnh nhân không bị đau hay bị tổn thương các mô lân cận. – Lưỡi dao Plasma chỉ được dùng 1 lần duy nhất và sẽ được huỷ ngay khi ca mổ kết thúc, hạn chế được khả năng nhiễm trùng khi dùng lại mũi dao cho nhiều ca phẫu thuật khác nhau. – Phẫu thuật diễn ra trong thời gian ngắn, chỉ khoảng từ 30 – 45 phút. – Người bệnh chỉ cần lưu viện 24h và có thể tự chăm sóc tại nhà sau đó vì sau phẫu thuật sẽ không để lại biến chứng hay ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể. – Người bệnh lành thương nhanh chóng và sớm trở lại với công việc sau khi cắt Amidan.
doc_46385;;;;;doc_1838;;;;;doc_10143;;;;;doc_479;;;;;doc_40749
1. Tìm hiểu về viêm Amidan Amidan là một cơ quan lympho lớn với vai trò miễn dịch có lợi cho cơ thể. Khi cơ thể bị xâm nhập bởi những tác nhân gây hại, Amidan sẽ sản xuất ra những kháng thể và các lympho bào để chống lại những tác nhân này. Tuy nhiên, khi một loạt vi khuẩn, virus xâm nhập ồ ạt vào nhưng Amidan không kịp sản xuất kháng thể thì hiện tượng viêm Amidan sẽ xảy ra. Viêm Amidan được chia thành 2 cấp độ: Cấp tính và mạn tính. Ở giai đoạn cấp tính, bệnh sẽ điều trị dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu sang cấp độ mạn tính thì việc điều trị sẽ khó khăn và thậm chí cần phải phẫu thuật để loại bỏ ổ viêm. Ở giai đoạn cấp tính, bệnh không quá khó khăn để điều trị. Nhưng khi diễn tiến sang mạn tính, bệnh nhân sẽ phải thực hiên phẫu thuật để loại bỏ ổ viêm 2. Cách chữa viêm amidan hiệu quả 2.1 Viêm Amidan cấp tính Nguyên tắc điều trị của viêm Amidan cấp tính là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng của người bệnh và dùng kháng sinh nếu nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm khuẩn hoặc có nguy cơ biến chứng. Một số phương pháp điều trị bác sĩ chỉ định thực hiện bao gồm: – Nghỉ ngơi đủ, ăn đồ lỏng dễ tiêu và uống nhiều nước. – Giảm đau, dùng thuốc hạ sốt nếu như sốt trên 38.5 độ C. – Dùng thuốc kháng sinh trong trường hợp có nhiễm khuẩn, nếu dị ứng thì sẽ được khuyến cáo dùng nhóm thuốc macrolid. – Làm sạch, giúp mũi thông thoáng bằng thuốc sát trùng. – Sử dụng dung dịch kiềm ẩm để súc miệng. – Nâng cao thể trạng của cơ thể bằng các biện pháp như: yếu tố vi lượng, uống sinh tố, bổ sung calci… 2.2 Viêm Amidan mạn tính Khi bệnh đã diễn tiến sang giai đoạn mạn tính, thường điều trị nội khoa không hiệu quả, bác sĩ sẽ khuyến cáo bệnh nhân thực hiện phẫu thuật để loại bỏ ổ viêm. Những điểm nổi bật của Plasma Plus phải kể đến như: – Được ra đời ở Mỹ, một trong những quốc gia đứng đầu về y tế trên thế giới. – Hàn gắn được những mạch máu siêu nhỏ chỉ dưới 1mm, giúp ngăn chặn hoàn toàn khả năng chảy máu. – Dao Plasma được sử dụng có thiết diện mỏng, khả năng uốn lên xuống linh hoạt giúp bác sĩ có thể dễ dàng thực hiện các thao tác khi phẫu thuật. Bên cạnh đó, lưỡi dao chỉ được dùng 1 lần và tự huỷ ngay sau khi ca mổ kết thúc. – Lượng nhiệt được sử dụng trong ca phẫu thuật cực thấp, chỉ bằng ⅓ so với những ca phẫu thuật cắt Amidan bằng phương pháp khác được sử dụng trước đây. Vì vậy có thể hạn chế tổn thương tối đa cho người bệnh. – Thời gian thực hiện phẫu thuật nhanh chóng, chỉ khoảng 30 – 45 phút. – Người bệnh có thể xuất viện sau 24h nếu không có bất thường gì sau phẫu thuật, rất ít đau sau khi mổ và vết thương sẽ lành chóng. – Plasma Plus được đánh giá là phương pháp có hiệu quả kinh tế vì tiết kiệm được thời gian và công sức của người bệnh. Plasma Plus là cách chữa viêm Amidan tân tiến nhất hiện nay được sử dụng 3. Chăm sóc hậu phẫu sau khi cắt Amidan 3.1 Chế độ nghỉ ngơi 3.2 Chế độ dinh dưỡng Bệnh nhân cần ăn những đồ mềm, xay nhuyễn, uống sữa và chia thành nhiều bữa trong ngày. Không uống nước cam, bưởi hay những nước ép trái cây khác vì chất acid có thể làm tổn thương cổ họng của bạn. Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 có thể ăn mềm nguội, ngày thứ 8 có thể ăn cơm mềm. Cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng và nước uống để giúp cho vết thương mau lành. 3.3 Chế độ chăm sóc Sau phẫu thuật, bệnh nhân cũng có thể sốt nhẹ dưới 38 độ C. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khi xuất viện phòng trường hợp tình trạng này xảy ra. Tuy nhiên, nếu sốt hơn 2 ngày hoặc sốt cao hơn, sốt mãi không hạ thì có thể bệnh nhân đã bị nhiễm trùng và cần tái khám sớm. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể đau dai dẳng lên đến 10 ngày. Tình trạng này có thể được thuyên giảm nhờ paracetamol được kê đơn. Nếu bệnh nhân thường đau khi ăn hoặc ngủ thì nên dùng thuốc giảm đau trước để thuốc nhanh chóng phát tác dụng và giúp bạn dễ chịu hơn. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể chườm túi đá lạnh ở cổ, đây là một cách giảm đau đáng kể được sử dụng. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần có chế độ chăm sóc đúng cách để vết thương nhanh lành;;;;;Amidan là một bệnh lý phổ biến, thường gặp nhiều nhất ở đối tượng trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Có nhiều phương pháp điều trị bệnh lý này, cả phương pháp nội khoa cũng như ngoại khoa. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp thông tin về những cách điều trị viêm Amidan để bạn có thêm kiến thức chăm sóc sức khoẻ nhé. Amidan giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và sản xuất kháng thể cần thiết trong miễn dịch. Tuy nhiên, khi vi khuẩn xâm nhập ồ ạt thì hiện tượng viêm Amidan xảy ra. Viêm Amidan được chia thành 2 loại: Viêm Amidan cấp tính và Amidan mạn tính. – Viêm Amidan cấp tính là tình trạng sung huyết của Amidan khẩu cái và thường xuất hiện ở lứa tuổi học đường (5 – 15 tuổi). – Viêm Amidan mạn tính (amidan quá phát) là tình trạng amidan khẩu cái bị viêm thường xuyên, tái phát nhiều lần trong năm. Trẻ nhỏ và thanh thiếu niên là nhóm đối tượng bị viêm Amidan có tỷ lệ cao nhất 2. Nguyên nhân gây nên viêm Amidan Một số nguyên nhân dẫn đến viêm Amidan phải kể đến như: – Do virus xâm nhập vào trong đường hô hấp. – Sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, từ đó dẫn đến vi sinh vật có sẵn ở trong mũi họng có thể phát triển và gây bệnh. – Người bệnh đã hoặc đang có bệnh lý nhiễm khuẩn hô hấp như ho gà, sởi, cúm… – Bị nhiễm lạnh do nhiều nguyên nhân như uống nước lạnh, ăn kem,… – Vệ sinh họng, răng miệng không tốt. – Thời tiết thay đổi (cơ thể lạnh đột ngột khi mưa, độ ẩm cao…) 3. Cách cách điều trị viêm Amidan 3.1 Đối với Amidan cấp tính Để điều trị Amidan cấp tính, bác sĩ sẽ chủ yếu điều trị triệu chứng, bệnh nhân rèn luyện sức khoẻ để nâng cao thể trạng và có thể dùng kháng sinh nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc đe dọa biến chứng. Một số cách điều trị có thể kể đến như: – Nghỉ ngơi hợp lý, ăn những đồ ăn lỏng dễ tiêu và uống nhiều nước. – Điều trị để giảm đau, hạ sốt (nếu sốt trên 38.5 độ) bằng cách dùng Paracetamol. – Điều trị bằng thuốc kháng sinh (cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và loại thuốc). – Nhỏ mũi bằng thuốc sát trùng nhẹ. – Súc miệng bằng dung dịch có tính chất kiềm ẩm. – Nâng cao thể trạng bằng việc ăn uống đa dạng và đủ các loại vitamin, tập trung vào các nhóm chứa yếu tố vi lượng, calci,… Để ổ viêm không bị tổn thương, bệnh nhân cần ăn những đồ ăn mềm và lỏng 3.2 Đối với Amidan mạn tính Đối với Amidan mạn tính, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng phương pháp phẫu thuật để điều trị hiệu quả và loại bỏ triệt để ổ viêm. Những trường hợp cần phải cắt Amidan có thể kể đến như: – Viêm Amidan bị tái lại nhiều lần trong năm (khoảng 5 – 6 lần). – Amidan gây ra nhiều biến chứng khác nhau như viêm tai giữa, viêm cầu thận, viêm khớp… – Amidan có kích thước to, cản trở việc ăn uống. – Bệnh nhân bị ngủ ngáy, ngưng thở trong lúc ngủ. – Amidan chứa nhiều hốc mủ, tiết ra gây hôi miệng, nuốt vướng hoặc nghi ngờ là ác tính. 4. Phương pháp cắt Amidan phổ biến hiện nay – Có chức năng hàn mạch siêu nhỏ, giúp ngăn chặn được khả năng chảy máu. – Không giống như phương pháp truyền thống, lưỡi dao Plasma được cải tiến vượt trội với thiết diện nhỏ và có thể bẻ cong, Điều này giúp các thao tác cắt đốt được thực hiện nhanh gọn và dễ dàng. – Sử dụng một lượng nhiệt tương đối thấp, do đó không gây nên những tổn thương cho khu vực mô lân cận. – Cuộc phẫu thuật diễn ra trong vòng 30 phút, bệnh nhân chỉ cần lưu viện trong vòng 24h để bác sĩ theo dõi xem có bất thường gì không. Sau đó, bệnh nhân có thể ra về và nhanh chóng trở lại với công việc. Lưỡi dao Plasma được cải tiến vượt trội với thiết diện nhỏ và có thể bẻ cong, giúp cho bác sĩ dễ dàng thao tác – Được thực hiện trong phòng mổ vô khuẩn một chiều với hai yếu tố được đảm bảo: + Mọi thiết bị được sử dụng dù trực tiếp hay gián tiếp đều được tiệt trùng hoàn toàn. + Hệ thống oxy tươi được liên tục bơm vào. – Đội ngũ y bác sĩ với tay nghề chuyên môn cao trực tiếp thực hiện, đảm bảo chất lượng và hạn chế tối đa việc gây ra biến chứng. – Bệnh nhân được chăm sóc kỹ lưỡng sau hậu phẫu và được theo dõi liên tục để đảm bảo có thể xử lý kịp thời khi có bất thường xảy ra.;;;;;Viêm Amidan được chia làm 2 loại: Viêm Amidan cấp tính và viêm Amidan mạn tính. Ở giai đoạn cấp tính, nếu không điều trị sớm sẽ biến chứng sang giai đoạn mạn tính và ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của người bệnh. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về Amidan cấp tính để có thể phát hiện và điều trị sớm bệnh lý này nhé. 1. Tổng quan về viêm Amidan 1.1 Thông tin về Amidan Amidan là một tổ chức lympo có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể và chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Amidan hoạt động mạnh nhất vào khoảng 4 – 10 tuổi và đến giai đoạn dậy thì sẽ giảm dần chức năng và không hoạt động mạnh nữa. Viêm Amidan là tình trạng vi khuẩn ồ ạt xâm nhập vào khoang miệng khiến Amidan không sản xuất kịp kháng thể, bị vi khuẩn bao vây và biến thành ổ viêm nhiễm. Amidan hoạt động mạnh nhất vào khoảng 4 – 10 tuổi và đến giai đoạn dậy thì sẽ giảm dần chức năng và không hoạt động mạnh nữa 1.2 Các loại viêm Amidan – Viêm Amidan thể cấp tính: Là tình trạng Amidan bị xuất tiết và sung huyết trong một thời gian ngắn, có thể xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 bên Amidan. – Viêm Amidan thể mạn tính: Người bệnh bị Amidan cấp tính và tái phát nhiều lần trong năm và biến chứng thành tình trạng mạn tính. 2. Nguyên nhân viêm Amidan cấp tính Amidan cấp tính xảy ra thường do 2 nguyên nhân là vi khuẩn và virus. – Về vi khuẩn: Có nhiều loại vi khuẩn khác nhau gây nên viêm Amidan trong đó đặc biệt phải kể đến liên cầu nhóm A tan huyết beta. Các nhóm vi khuẩn khác ít gặp hơn và tỷ lệ gây bệnh thấp hơn. – Về virus: Có nhiều loại virus được xác định là nguyên nhân gây viêm Amidan như Herpes simplex, Influenzae, RSV, Rhinovirus, Parainfluenzae,…. Ngoài ra, có một số yếu tố có thể tăng nguy cơ gặp tình trạng viêm Amidan như: – Trẻ đang trong giai đoạn 4 – 10 tuổi. – Những người có thói quen vệ sinh răng miệng kém hoặc không đúng cách. – Khi ngủ há miệng để thở. – Có thói quen hút thuốc lá. – Môi trường sống quá ô nhiễm và nhiều khói bụi ảnh hưởng đến hô hấp. – Không dọn dẹp nhà cửa nhà cửa thường xuyên, sạch sẽ. – Hệ miễn dịch hoạt động kém, không đủ bảo vệ cơ thể. – Tiếp xúc gần với những người bị viêm đường hô hấp. Sống ở những môi trường khói bụi khiến người bệnh tăng nguy cơ bị viêm Amidan 3. Triệu chứng viêm Amidan cấp tính Amidan cấp tính sẽ đặc trưng bởi một số dấu hiệu như: – Sốt cao từ 38 – 39 độ, cơ thể có dấu hiệu rét run và ớn lạnh. – Vùng cổ họng có dấu hiệu nóng, khô và bị khó chịu, vướng khi ăn uống. – Cổ họng bị đau, cơn đau sẽ tăng dần khi nuốt, ho hay đau nhói ở tai. – Khi quan sát vòm họng thấy có dấu hiệu Amidan bị sưng lên, phù nề và nhiều trường hợp có bựa trắng. – Toàn thân mệt mỏi, đau khớp và đau đầu. – Phần hạch trước ở vùng cổ sưng và mềm. – Nôn ói, chán ăn và ngủ kém. – Khoang miệng bị nhiễm trùng, có mùi hôi khó chịu. – Nhiều trường hợp bị táo bón, tiểu tiện ít và đậm màu nước tiểu. 4. Điều trị viêm Amidan cấp tính Để chẩn đoán tình trạng viêm Amidan, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, thực hiện xét nghiệm máu và lấy mẫu bệnh phẩm. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện thêm xét nghiệm nước tiểu để phân biệt với một số bệnh lý khác. Sau khi đã xác định bệnh nhân bị viêm Amidan thể cấp tính, bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ bệnh mà đưa ra một số phương pháp điều trị sau: 4.1 Điều trị bằng thuốc Bệnh nhân cần uống thuốc theo đúng đơn thuốc bác sĩ đã kê để đạt được hiệu quả và điều trị triệt để ổ viêm Thuốc điều trị chính là kháng sinh vì nguyên nhân gây nên viêm Amidan chính là liên cầu khuẩn nhóm A tan huyết beta. Bác sĩ sẽ kê đơn để bệnh nhân dùng liên tục trong vòng 7 – 10 ngày kết hợp với một số loại thuốc điều trị triệu chứng (tuỳ thuộc vào triệu chứng bệnh nhân có). 4.2 Chế độ chăm sóc khoa học Ngoài việc điều trị theo đơn thuốc bác sĩ đã kê, bệnh nhân cần có một chế độ chăm sóc sức khoẻ hợp lý với một số lưu ý như: – Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không làm những việc nặng nhọc. – Ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu và uống nhiều nước. – Nhỏ mũi bằng thuốc sát trùng nhẹ theo chỉ định của bác sĩ. – Dùng dung dịch kiềm ấm để súc miệng như bicarbonat natri, borat natri…. – Nâng cao thể trạng bằng cách ăn uống đầy đủ, đa dạng vitamin, sữa chua để tăng sức đề kháng.;;;;; 1. Thông tin chung về viêm Amidan Khi các tác nhân gây hại xâm nhập ồ ạt vào nhưng tổ chức Amidan không phản ứng kịp thì hiện tượng viêm Amidan sẽ xảy ra. Viêm Amidan được chia làm 2 cấp độ: Viêm Amidan cấp tính và viêm Amidan mạn tính. Trong khi viêm Amidan cấp tính không quá khó khăn để điều trị thì khi bệnh diễn tiến nặng sang giai đoạn mạn tính thì việc điều trị sẽ mất thời gian hơn và thậm chí phải thực hiện phẫu thuật để loại bỏ ổ viêm. Khi các tác nhân gây hại xâm nhập ồ ạt vào nhưng tổ chức Amidan không phản ứng kịp thì hiện tượng viêm Amidan sẽ xảy ra 2. Triệu chứng viêm Amidan 2.1 Viêm Amidan cấp tính Một số dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đang bị viêm Amidan cấp tính: – Cơ thể sốt cao khoảng 38 – 39 độ, rét run và ớn lạnh. – Cổ họng cảm thấy bất thường: Nóng, khô, khó chịu, đau và vướng khi ăn uống. – Khi quan sát sẽ thấy amidan bị sưng, phù nề và có thể có bựa trắng. – Mệt mỏi, ngủ kém và chán ăn. – Khoang miệng bị nhiễm trùng và sẽ có mùi hôi khó chịu. – Nôn ói. – Nhiều trường hợp bệnh nhân bị táo bón, tiểu tiện và nước tiểu đậm màu. – Có phần hạch ở cổ sưng lên và mềm. 2.2 Viêm Amidan mạn tính Ngoài những triệu chứng giống như viêm Amidan cấp tính, giai đoạn mạn tính còn có thêm một số dấu hiệu đặc trưng như: – Cơ thể mệt mỏi, gầy yếu và về chiều sẽ bị ngây ngấy sốt. – Ho khan từng cơn kéo dài khi ngủ dậy vào buổi sáng. – Giọng nói thay đổi. – Thỉnh thoảng bị ho và tiếng bị khàn, nếu ở trẻ em thì bị thở khò khè và ngáy to khi ngủ. Viêm Amidan sẽ khiến cơ thể mệt mỏi vì kém ăn, khó ngủ và sức khoẻ giảm sút nghiêm trọng 3. Các phương pháp điều trị viêm Amidan 3.1 Viêm Amidan cấp tính Đây là giai đoạn đầu của bệnh lý viêm Amidan. Ở cấp độ bệnh này, bệnh nhân sẽ được bác sĩ khuyến cáo điều trị nội khoa bằng các loại thuốc để giảm được triệu chứng bệnh và dần khỏi hẳn. Nếu phát hiện bệnh sớm thì giai đoạn này thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn nhiều. Chính vì vậy, việc khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần và đi khám ngay khi có những triệu chứng của bệnh là vô cùng cần thiết. 3.2 Viêm Amidan mạn tính Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn này, việc điều trị nội khoa thường không mang lại hiệu quả. Chính vì vậy, bệnh nhân thường được khuyến cáo thực hiện phẫu thuật để loại bỏ ổ viêm ở Amidan. Các trường hợp được chỉ định cắt Amidan phải kể đến như: – Amidan viêm tái phát 5 – 6 lần/năm và thực hiện điều trị nội khoa nhưng vẫn không thuyên giảm. – Viêm Amidan gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến vùng tai mũi họng cũng như sức khoẻ tổng thể. – Kích thước Amidan, gây bít tắc đường thở và nguy hiểm hơn là bệnh nhân có thể bị hội chứng ngưng thở khi ngủ. – Amidan có nhiều ngóc ngách chứa các hốc mủ bã đậu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. 4. Cách cắt Amidan tân tiến hiện nay Hiện nay, có rất nhiều cách cắt Amidan khác nhau, tuy nhiên cách cắt Amidan được áp dụng tại các bệnh viện lớn và được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn chính là Plasma Plus với đặc điểm không gây đau, không chảy máu và không biến chứng. Quá trình cắt Amidan bằng phương pháp Plasma Plus được diễn ra như sau: Người bệnh được gây mê bằng phương pháp gây mê nội khí quản tân tiến, giúp duy trì sự thông thoáng của đường hô hấp và kiểm soát đường thở trong suốt ca phẫu thuật – Bước 1: Bác sĩ thăm khám, kiểm tra xem mức độ viêm Amidan để có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu người bệnh thuộc đối tượng cần cắt Amidan, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật. – Bước 2: Bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm, chụp X-quang để kiểm tra xem cơ thể có đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật hay không. – Bước 3: Bệnh nhân đủ điều kiện được đưa vào phòng mổ vô khuẩn 1 chiều để thực hiện cắt Amidan. Ở bước đầu tiên, bác sĩ sẽ thực hiện gây mê nội khí quản để bệnh nhân không cảm thấy khó chịu và bác sĩ có thể dễ dàng thực hiện phẫu thuật. – Bước 4: Thực hiện cách cắt Amidan Plasma Plus. Cuộc phẫu thuật chỉ diễn ra trong vòng 30 – 45 phút và không gây đau, chảy máu hay biến chứng cho bệnh nhân. – Bước 5: Bệnh nhân sau phẫu thuật được đưa vào phòng hậu phẫu để theo dõi trong 24h. Nếu không có bất thường gì, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và dặn dò bệnh nhân kỹ lưỡng về chế độ ăn uống, chăm sóc và vận động để quá trình liền thương diễn ra nhanh chóng.;;;;; 1. Thông tin về bệnh viêm Amidan 1.1 Thông tin chung Amidan là một trong những “chiến binh” giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của những vi khuẩn có hại qua đường hô hấp. Tuy nhiên, đôi khi do số lượng vi khuẩn, virus quá nhiều nên kháng thể do Amidan tạo ra bị lấn át. Lúc này, tình trạng sưng và viêm sẽ xảy ra. 1.2 Phân loại viêm Amidan – Viêm Amidan cấp tính: Đây là giai đoạn đầu của bệnh viêm Amidan. Tình trạng viêm lúc này đang ở mức nhẹ, thường kéo dài 3 – 4 ngày nhưng cũng có thể kéo dài đến 2 tuần. – Viêm Amidan mạn tính: Khi Amidan kéo dài lâu ngày, tái phát nhiều lần trong năm và gây nên những biến chứng cho vùng hô hấp cũng như cho toàn cơ thể. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn này, người bệnh sẽ thường phải điều trị bằng cách phẫu thuật loại bỏ Amidan. Không phải tất cả các trường hợp bị viêm Amidan đều phải cắt. Nếu như bệnh ở giai đoạn cấp tính, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân điều trị nội khoa (dùng thuốc). Tuy nhiên, khi tình trạng bệnh thuộc một trong số những trường hợp sau thì cần phải phẫu thuật để có thể được chữa dứt điểm: – Viêm nhiễm tái phát 5 – 6 lần/năm, đã được điều trị nội khoa nhưng không hiệu quả. – Bệnh gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gây nên những biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm cầu thận, thấp tim, viêm khớp… – Kích thước của Amidan quá to, gây bít tắc đường thở hoặc tình trạng bệnh nhân ngưng thở khi ngủ. – Amidan của bệnh nhân có quá nhiều ngóc ngách chứa chất gây hôi miệng, bệnh nhân bị vướng khi nuốt hoặc bác sĩ có nghi ngờ ác tính. 3. Phương pháp cắt Amidan tốt hiện nay Phẫu thuật cắt Amidan bằng phương pháp Plasma Plus được nhiều bệnh viện lớn uy tín áp dụng Có không ít trường hợp bệnh nhân bị viêm Amidan không tìm hiểu kỹ về phương pháp cắt Amidan, chọn những nơi mà bác sĩ không đủ trình độ chuyên môn và phương pháp thực hiện không được đảm bảo dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khi phẫu thuật. Chính vì vậy trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về phương pháp cắt Amidan hiện đại – Plasma Plus. Sở dĩ phương pháp này được nhiều bệnh viện lớn uy tín cũng như bệnh nhân tin tưởng lựa chọn vì có nhiều ưu điểm, đáp ứng tiêu chuẩn khi phẫu thuật cắt Amidan cũng như an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân như: – Có xuất xứ từ Mỹ, một trong những quốc gia có hệ thống trang thiết bị y tế tân tiến. – Hạn chế được khả năng chảy máu với khả năng hàn mạch với mạch máu dưới 1mm. – Lưỡi dao uốn lên xuống linh hoạt, việc này giúp cho bác sĩ có thể dễ dàng thực hiện các thao tác can thiệp và cắt đốt Amidan mà không gây nên tổn thương cho những vùng mô lân cận. – Lượng nhiệt sử dụng tương đối thấp, chỉ bằng khoảng ⅓ lượng nhiệt được sử dụng trong các phương pháp truyền thống trước đây, giúp bệnh nhân hạn chế bị tổn thương. – Ca phẫu thuật chỉ diễn ra nhanh chóng, chỉ trong vòng 30 – 45 phút. – Lưu viện tối đa 24h để bác sĩ có thể theo dõi xem có bất thường nào xảy ra với sức khoẻ bệnh nhân không. Sau đó có thể nhanh chóng xuất viện và trở lại với công việc. – Khả năng biến chứng rất thấp, người bệnh sau khi phẫu thuật hoàn toàn hài lòng với phương pháp này. 4. Chăm sóc sau phẫu thuật Amidan đúng cách Bệnh nhân cần lưu ý ăn, uống những đồ mềm, dễ nuốt để vết thương không bị tác động Chăm sóc sau phẫu thuật cắt Amidan là một trong những điều quan trọng mà bác sĩ luôn căn dặn kỹ lưỡng bệnh nhân để vết thương được lành nhanh chóng và không gặp phải những biến chứng không đáng có. Một số lưu ý cần thực hiện có thể kể đến như: – Ăn những đồ ăn lỏng, mềm như cháo, súp, canh, đồ ăn xay…và tránh ăn những đồ ăn cứng, giòn hay nóng để tránh tổn thương đến khu vực mổ Amidan. – Hạn chế vận động trong 2 ngày đầu, thực hiện những bài thể dục nhẹ nhàng vào những ngày sau đó đến khi cơ thể hoàn toàn bình phục. – Sau khi phẫu thuật, có trường hợp bệnh nhân sẽ bị đau dai dẳng ở cổ họng hoặc sốt. Để giảm bớt tình trạng này, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn. Vì vậy, hãy uống đúng liều lượng bác sĩ đã kê và tránh tự ý mua thuốc ngoài. Ngoài ra, chườm túi đá lạnh ở vùng cổ cũng là một biện pháp hiệu quả. – Trường hợp chảy máu cũng xảy ra ở một số bệnh nhân. Tuy nhiên, lượng máu sẽ chỉ ra một ít không đáng kể. Nếu thấy máu chảy không ngừng hay khạc nhổ, ho hoặc nôn ra máu thì cần phải gọi cấp cứu ngay lập tức.
question_488
Đối tượng nguy cơ mắc virus viêm gan D
doc_488
Viêm gan D là bệnh gan do siêu vi viêm gan D (HDV) gây ra. HDV là một trong nhiều dạng viêm gan. Đây là một bệnh nhiễm trùng khiến gan bị viêm. Sưng viêm này có thể làm suy giảm chức năng gan và gây ra các vấn đề về gan lâu dài như sẹo gan và ung thư. HDV được biết đến như một loại virus vệ tinh, vì nó chỉ có thể lây nhiễm cho những người cũng bị nhiễm virus viêm gan B (HBV).Viêm gan D có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Viêm gan D cấp tính xảy ra đột ngột và thường gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Nếu nhiễm trùng kéo dài sáu tháng hoặc lâu hơn sẽ trở thành viêm gan D mạn tính. Virus có thể có trong cơ thể người bệnh từ vài tháng trước khi các triệu chứng xảy ra. Khi viêm gan D mạn tính tiến triển, sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như sẹo gan, xơ gan.Hiện tại, không có thuốc đặc trị bệnh viêm gan D, nhưng có thể phòng ngừa được ở những người bị nhiễm viêm gan B. Điều trị sớm cũng có thể giúp ngăn ngừa suy gan.Viêm gan D có thể mắc phải đồng thời với viêm gan B dưới dạng đồng nhiễm hoặc là bội nhiễm ở những người đã bị nhiễm viêm gan B mạn tính.Bệnh viêm gan D xuất hiện phổ biến ở Đông Âu, Nam Âu, khu vực Địa Trung Hải, Trung Đông, Tây và Trung Phi, Đông Á và lưu vực sông Amazon ở Nam Mỹ.Có 8 kiểu gan HDV khác nhau có thể được tìm thấy trên toàn cầu. Tất cả chúng đều có chung đường truyền và nhóm rủi ro. Kiểu gen HDV 1 lưu hành chủ yếu ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi. Kiểu gen HDV 2 và 4 có thể được tìm thấy ở Đông Á; kiểu gen 3 chỉ được tìm thấy trong lưu vực sông Amazon ở Nam Mỹ và kiểu gen 5, 6, 7 và 8 được tìm thấy ở Tây và Trung Phi.Virus viêm gan D chủ yếu lây truyền qua các hoạt động liên quan đến da và ở mức độ thấp hơn thông qua tiếp xúc với niêm mạc với máu hoặc dịch cơ thể (tinh dịch và nước bọt) như: quan hệ tình dục không lành mạnh, sử dụng chung dụng cụ kim tiêm, bàn chải đánh răng, tiếp xúc với máu hoặc vết thương mở của người bị nhiễm bệnh. Viêm gan D có thể gây xơ gan Các đối tượng dễ mắc viêm gan D bao gồm:Người nhiễm viêm gan B mạn tính. Trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm HDVQuan hệ tình dục không lành mạnh với bạn tình bị nhiễm viêm gan D.Quan hệ đồng tính. Người tiêm chích ma túy. Tiếp xúc trong gia đình của những người bị nhiễm HDVNhân viên y tế có nguy cơ bị phơi nhiễm khi tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể bị nhiễm bệnh.Bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Quan hệ đồng tính tăng nguy cơ nhiễm viêm gan D 3. Dấu hiệu và triệu chứng của virus viêm gan D Các triệu chứng của viêm gan B và viêm gan D là tương tự nhau, vì vậy có thể rất khó xác định bệnh nào gây ra các triệu chứng. Trong một số trường hợp, viêm gan D có thể làm cho các triệu chứng viêm gan B trở nên tồi tệ hơn. Nó cũng có thể gây ra các triệu chứng ở những người bị viêm gan B. Một số triệu chứng phổ biến thường gặp ở người bệnh viêm gan D như:Sốt. Mệt mỏiĂn không ngon. Buồn nôn và nônĐau bụng. Nước tiểu đậm. Nhu động ruột màuĐau khớp. Vàng da. Những dấu hiệu và triệu chứng này thường xuất hiện từ 3 tuần đến 7 tuầm sau khi bị nhiễm trùng ban đầu. Những người bị đồng nhiễm với HBV / HDV có các triệu chứng khác với những người bị bội nhiễm HDV. Viêm gan cấp tính xảy ra ở những người bị nhiễm trùng HBV / HDV. Do vậy, các triệu chứng của họ có thể theo một liệu trình hai pha. Các triệu chứng đồng nhiễm HBV / HDV có thể từ nhẹ đến nặng (viêm gan tối cấp), nhưng đối với hầu hết mọi người, đồng nhiễm là tự giới hạn: dưới 5% số người bị nhiễm trùng tiếp tục bị nhiễm trùng mãn mạn tính. Đau bụng là triệu chứng phổ biến của viêm gan D 4. Chẩn đoán và điều trị virus viêm gan D Chẩn đoánĐể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu để phát hiện kháng thể chống viêm gan D trong máu. Nếu tìm thấy kháng thể tức là người bệnh đã bị phơi nhiễm với virus.Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra chức năng gan nếu họ nghi ngờ người bệnh bị tổn thương gan.Điều trị Thuốc Interferon được sử dụng trong điều trị viêm gan D Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào đối với viêm gan D cấp tính hoặc mãn tính. Không giống như các dạng viêm gan khác, các loại thuốc chống virus hiện tại dường như rất hiệu quả trong điều trị HDV.Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc interferon trong tối đa 12 tháng. Interferon là một loại protein có thể ngăn chặn virus lây lan và giúp điều trị bệnh. Tuy nhiên, ngay cả sau khi điều trị, những người bị viêm gan D vẫn có thể xét nghiệm dương tính với virus. Do vậy, người bệnh cần áp dụng cả những biện pháp phòng ngừa ngay cả khi đã hoàn thành đợt điều trị và chủ động theo dõi các triệu chứng tái phát.Ngoài ra, ghép gan cũng có hiệu quả trong việc điều trị xơ gan. Ghép gan là một phẫu thuật lớn nhằm loại bỏ gan bị tổn thương và thay thế bằng gan khỏe mạnh từ người hiến. Ghép gan giúp tăng tuổi thọ cho người bệnh từ 5 năm trở lên. Viêm gan D có thể chữa được nhưng cần được chẩn đoán sớm để ngăn ngừa tổn thương gan.Cách duy nhất để phòng ngừa viêm gan D là tránh nhiễm trùng viêm gan B. Bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm gan B:Tiêm phòng vắc xin viêm gan BQuan hệ tình dục an toàn như sử dụng bao cao su. Tránh hoặc ngừng sử dụng các loại thuốc gây nghiện như: ma túy,..Không dùng chung kim tiêm với người khác. Nguồn: healthline.com & cdc.gov
doc_7066;;;;;doc_4606;;;;;doc_17678;;;;;doc_13140;;;;;doc_25723
Virus viêm gan D là một bệnh đồng đồng nhiễm. Virus này thường lây truyền từ mẹ sang con trong khi sinh, cũng như lây qua đường máu. 1. Viêm gan D Viêm gan D là bệnh gan ở cả hai dạng cấp tính và mãn tính do virus HDV gây ra. HDV thường xảy ra theo kiểu đồng nhiễm, có nghĩa là bạn thường sẽ nhiễm viêm gan siêu vi B cùng lúc với viêm gan siêu vi D. Virus này thường lây truyền từ mẹ sang con trong khi sinh, cũng như lây qua đường máu hoặc các chất dịch cơ thể khác. Trường hợp truyền dọc từ mẹ sang con là hiếm.Nhiễm viêm gan D có thể xảy ra trong trường hợp không có virus viêm gan B. Ít nhất 5% số người nhiễm viêm gan B mạn tính bị đồng nhiễm viêm gan D, dẫn đến tổng số 15 - 20 triệu người bị nhiễm viêm gan D trên toàn thế giới. Tuy nhiên, đây là một ước tính toàn cầu rộng rãi vì nhiều quốc gia không báo cáo mức độ phổ biến của viêm gan D.Viêm gan D phổ biến nhất ở Đông Âu, Nam Âu, khu vực Địa Trung Hải, Trung Đông, Tây và Trung Phi, Đông Á và lưu vực sông Amazon ở Nam Mỹ. Trên toàn thế giới, tổng số người nhiễm bệnh này đã giảm kể từ những năm 1980. Xu hướng này chủ yếu là do chương trình tiêm chủng viêm gan B toàn cầu thành công.Đồng nhiễm viêm gan B và viêm gan D được coi là dạng viêm gan siêu vi mãn tính nghiêm trọng nhất do tiến triển nhanh hơn đối với tử vong liên quan đến gan và ung thư gan.Viêm gan D có thể được ngăn ngừa bằng cách tiêm chủng viêm gan B. Có thể sử dụng vắc-xin viêm gan B để phòng ngừa viêm gan D 2. Quá trình lây truyền HDV là một trong nhiều dạng viêm gan. Các loại khác bao gồm:Viêm gan A lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp với phân hoặc ô nhiễm phân thực phẩm.Viêm gan B lây lan qua tiếp xúc với chất dịch cơ thể: máu, nước tiểu và tinh dịch. Viêm gan C lây lan do tiếp xúc với máu hoặc kim tiêm bị ô nhiễm. Viêm gan E lây truyền qua ô nhiễm phân thực phẩm hoặc nước gián tiếp. Không giống như các hình thức khác, viêm gan D chỉ có thể lây nhiễm cho những người đã bị nhiễm viêm gan B. Do vậy, các đường lây truyền của viêm gan D giống như viêm gan B, tức là lây truyền qua đường da, đường tình dục và thông qua tiếp xúc với máu hoặc các sản phẩm máu bị nhiễm bệnh. Truyền dọc có thể xảy ra nhưng hiếm. Tiêm vắc-xin chống lại viêm gan B ngăn ngừa nhiễm trùng viêm gan D.Viêm gan D chủ yếu lây truyền qua các hoạt động liên quan đến qua da và ở mức độ thấp hơn thông qua tiếp xúc với niêm mạc với máu hoặc dịch cơ thể (tinh dịch và nước bọt) như:Quan hệ tình dục với bạn tình bị nhiễm bệnh;Sử dụng chung kim tiêm, ống tiêm hoặc dụng cụ pha chế thuốc với người bị bệnh.Tiếp xúc với máu từ hoặc vết thương mở của người bị nhiễm bệnh. Dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng với người bệnh. Dùng chung bàn chải đánh răng với người bệnh có thể bị lây nhiễm viêm gan D Bệnh viêm gan D không lây lan qua thực phẩm hay dùng chung dụng cụ ăn uống, cho con bú, ôm, hôn, cầm tay, ho hoặc hắt hơi.Những người có nguy cơ mắc bệnh viêm gan D cao hơn như:Người bệnh viêm gan B mạn tính. Trẻ sơ sinh có mẹ bị viêm gan DBạn tình nhiễm viêm gan DQuan hệ đồng giới. Người tiêm chích ma túy. Tiếp xúc trong gia đình của những người bị nhiễm viêm gan DNhân viên y tế có nguy cơ bị phơi nhiễm do tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể bị nhiễm bệnh. Bệnh nhân chạy thận nhân tạo. 3. Dấu hiệu và Triệu chứng của bệnh viêm gan D 3.1 Dấu hiệu. Virus viêm gan D gây nhiễm trùng và bệnh lâm sàng chỉ ở những người nhiễm viêm gan B. Các dấu hiệu của bệnh viêm gan D cấp tính không thể phân biệt với các loại nhiễm trùng viêm gan siêu vi cấp tính khác.Sốt. Mệt mỏiĂn không ngon. Buồn nôn và nôn Buồn nôn có thể là triệu chứng của bệnh viêm gan D Đau bụng. Nước tiểu đậm. Nhu động ruột màu đất sétĐau khớp. Vàng da. Những dấu hiệu và triệu chứng này thường xuất hiện 3 tuần đến 7 tuần sau khi bị nhiễm trùng ban đầu.3.2 Triệu chứng. Viêm gan cấp tính: là tình trạng nhiễm đồng thời viêm gan B và viêm gan D, có thể dẫn đến viêm gan từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên, sự phát triển của viêm gan D mãn tính là rất hiếm (dưới 5% viêm gan cấp tính).Siêu nhiễm trùng: Viêm gan D có thể lây nhiễm cho người đã nhiễm viêm gan B mạn tính. Sự bội nhiễm của viêm gan B đối với bệnh viêm gan B mạn tính làm tăng tiến triển thành một bệnh nặng hơn ở mọi lứa tuổi và ở 70‒90% người. Siêu nhiễm viêm gan D đẩy nhanh quá trình tiến triển thành xơ gan.Ghép gan có thể được xem là phương pháp điều trị cho trường hợp bệnh nhân viêm gan tối cấp và bệnh gan giai đoạn cuối. Các loại thuốc mới như thuốc ức chế prenylation hoặc thuốc ức chế xâm nhập HBV cũng có hiệu quả.Để phòng ngừa bệnh viêm gan D trước hết cần ngăn ngừa bệnh viêm gan B thông qua việc tiêm chủng viêm gan B, an toàn máu, an toàn tiêm và các dịch vụ giảm tác hại. Bài viết tham khảo nguồn: who.int, cdc.gov;;;;;Viêm gan D là bệnh một bệnh nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể diễn biến nặng và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu về nguồn lây nhiễm cũng như cách điều trị căn bệnh này trong bài viết dưới đây. Được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1977, căn bệnh này do virus viêm gan D (Hepatitis D Virus) gây nên. HDV có bộ gen là một RNA vòng sợi đơn tạo bởi 1679 nucleotide. Loại virus này tồn tại dựa vào phần vỏ của virus viêm gan B (HBV). Loại virus này không có đầy đủ các thành phần của bộ máy di truyền. Nên để sinh sôi được, nó thường kết hợp với HBV theo kiểu đồng nhiễm hoặc bội nhiễm. Vì vậy, những bệnh nhân đã hoặc đang mắc viêm gan B mới có thể bị nhiếm HDV. Virus viêm gan D tồn tại dựa vào phần vỏ của virus viêm gan B 2. Mối quan hệ giữa căn bệnh viêm gan D và viêm gan B Hai loại virus này kết hợp với nhau theo kiểu bội nhiễm hoặc đồng nhiễm 2.1. Đồng nhiễm viêm gan D và viêm gan B Tình trạng đồng nhiễm là khi nhiễm đồng thời cả hai loại viêm gan. Sự đồng nhiễm có khả năng dẫn đến suy gan tối cấp ở 1% số bệnh nhân. Nhiễm HBV và HDV mạn xảy ra ở gần 5% số bệnh nhân. 2.2. Bội nhiễm viêm gan D và viêm gan B Tình trạng bội nhiệm là khi bệnh nhân đã nhiễm HBV, sau đó dương tính với HEV. Sự lây nhiễm này có thể dẫn tới suy gan tối cấp với tỷ lệ 5%. Khoảng 80-90% số ca bệnh bội nhiễm sẽ bị trở thành viêm gan mạn tính. Bệnh nhân sẽ gặp phải nhiều biến chứng hơn khi dương tính với cả hai loại virus, kể cả đồng nhiễm và bội nhiễm, so với chỉ nhiễm HBV. Bệnh có thể tiến triển nhanh dẫn đến xơ gan, nhất là ở những ca mắc viêm gan cấp tính, làm tăng nguy cơ phát triển ung thư biểu mô tế bào.Trong tất cả các virus kết hợp với virus viêm gan B, tỷ lệ bệnh nhân tử vong bởi HDV là cao nhất, lên đến 20% Do người bệnh khi nhiễm HDV cũng đang hoặc đã nhiễm HBV trước đó nên khả năng bị suy gan, xơ gan và ung thư gan sẽ cao hơn. Sự tấn công cùng lúc của cả 2 loại virus sẽ khiến tế bào Kupffer hoạt động quá mức. Trong đó tế bào Kupffer là một loại đại thực bào chuyên tạo phản ứng miễn dịch nhằm xử lý các loại virus, vi khuẩn, hồng cầu giả chết …. Việc hoạt động quá mức của loại tế bào này làm phóng thích các chất gây viêm như TNF – α, TGF – β, Interleukin … làm hoại tử các tế bào gan, làm gan dễ bị xơ và nhanh mắc phải ung thư gan. Ngoài ra, ở những người lành mang virus HBV trạng thái không hoạt động, nhiễm HDV nó sẽ làm kích hoạt virus viêm gan B bùng phát trở lại. Hai loại virus cùng kết hợp hủy hoại tế bào gan một cách nghiêm trọng hơn. Một số biến chứng thường gặp do viêm gan D gây nên 4. Dấu hiệu nhận biết người mắc bệnh viêm gan D Ở giai đoạn mắc viêm gan cấp, bệnh nhân có thể có những triệu chứng như: – Mệt mỏi – Chán ăn – Đau bụng trên, phía bên phải – Đau cơ và đau khớp Khi bệnh trở nặng, HDV kết hợp với virus viêm gan B phá hoại các tế bào gan, sẽ khiến gan bị tổn thương. Các triệu chứng xuất hiện do gan bị tổn thương là: – Giảm cân không kiểm soát – Ngứa da dữ dội – Bụng sưng – Mắt cá chân sưng – Vàng da và vàng mắt Ngứa da là một triệu chứng của viêm gan D Chỉ có những người đã có kháng thể chống lại HBV mới không bị mắc viêm gan D. Do vậy, những người chưa tiêm phòng vắc xin viêm gan B hay nói cách khác là những người chưa có khả năng miễn nhiễm với virus viêm gan B là đối tượng thuận lợi để HDV xâm nhập và tấn công. Do có liên quan mật thiết với nhau nên HDV cũng xâm nhập theo những con đường giống với HBV: – Đường máu: truyền máu, sử dụng chung bơm kim tiêm, những dụng cụ dính máu hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân dễ dính máu như bàn chải đánh răng hay dao cạo dâu với người bị bệnh sẽ làm lây nhiễm virus sang người khỏe mạnh. – Đường tình dục: Virus HDV có trong dịch âm đạo, tinh dịch nên có thể lây lan khi quan hệ tình dục. Sinh hoạt tình dục không an toàn, không dùng các biện pháp bảo vệ như bao cao su sẽ là nguồn lây nhiễm virus cho cộng đồng. – Từ mẹ sang con: Những bà mẹ trong thời gian mang thai bị nhiễm virus viêm gan B hoặc cả 2 loại virus viêm gan B và D sẽ rất dễ lây truyền bệnh sang cho thai nhi. 6. Cách phòng ngừa nhiễm virus Hiện nay, chưa có vắc xin phòng viêm gan D. Vì vậy, biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa căn bệnh này là tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Vắc xin viêm gan B có thể được tiêm cả ở trẻ em và người trưởng thành. Bên cạnh đó, chúng ta có thể biết được các cách ngăn chặn con đường lây lan của virus như: – Sử dụng biện pháp bảo vệ như dùng bao cao su khi quan hệ tình dục. – Không sử dụng bơm kim tiêm đã qua sử dụng, dụng cụ y tế và các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày với người khác. – Khi có vết thương hở cần băng lại cẩn thận. Nếu cần thiết phải chạm vào vết thương hở của người khác cần đeo găng tay y tế để bảo vệ. 7. Các phương pháp điều trị Thuốc Pegylated interferon alpha có hiệu quả trong việc làm giảm lượng virus. Tác dụng này không còn khi ngừng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị của thuốc thường ở dưới mức 20%. Một số thuốc khác cũng có tác dụng ức chế sự xâm nhập virus vào tế bào gan như Myrcludex B… nhưng hiện đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng. Lưu ý: Thuốc điều trị viêm gan D kể trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng khi chưa có hướng dẫn trực tiếp của bác sĩ, tránh hậu quả đáng tiếc.;;;;;Viêm gan D là một bệnh nhiễm trùng gan do virus viêm gan D (HDV) gây ra. Viêm gan D chỉ xảy ra ở những người bị nhiễm vi rút viêm gan B vì HDV là một loại vi rút không hoàn chỉnh, đòi hỏi phải có chức năng trợ giúp của vi rút viêm gan B (HBV) để sao chép. Chẩn đoán virus viêm gan D có thể sử dụng xét nghiệm HDV Ab là xét nghiệm tổng kháng thể đặc hiệu HDV (kết hợp Ig. M và Ig. G) trong huyết thanh bệnh nhân. 1. Đặc điểm của virus viêm gan D Viêm gan D, còn được gọi là virus viêm gan delta, có thể làm suy giảm chức năng gan và gây ra các vấn đề về gan lâu dài, bao gồm tổn thương gan và ung thư. Không giống như các hình thức khác, viêm gan D không thể tự mình mắc phải mà chỉ có thể lây nhiễm cho những người đã bị nhiễm viêm gan B. Viêm gan D có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Viêm gan D cấp tính xảy ra đột ngột và thường gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Nó có thể tự biến mất. Nếu nhiễm trùng kéo dài sáu tháng hoặc lâu hơn, tình trạng này được gọi là viêm gan D mạn tính. Virus có thể có trong cơ thể trong vài tháng trước khi các triệu chứng xảy ra. Khi viêm gan D mạn tính tiến triển, cơ hội biến chứng tăng lên. Nhiều người với tình trạng cuối cùng bị xơ gan, hoặc tổn thương gan nghiêm trọng. Hiện tại không có thuốc chữa bệnh viêm gan D, nhưng có thể phòng ngừa ở những người chưa bị nhiễm viêm gan B. Điều trị cũng có thể giúp ngăn ngừa suy gan khi phát hiện sớm bệnh. 2. Triệu chứng và cách lây nhiễm HDV Viêm gan D không phải lúc nào cũng có triệu chứng, khi các triệu chứng xảy ra, chúng bao gồm: + Vàng da và mắt, được gọi là vàng da. + Đau khớp. + Đau bụng. + Nôn. + Ăn mất ngon. + Nước tiểu đậm. + Mệt mỏi. Các triệu chứng của viêm gan B và viêm gan D là tương tự nhau, vì vậy có thể khó xác định bệnh nào gây ra các triệu chứng. Trong một số trường hợp, viêm gan D có thể làm cho các triệu chứng viêm gan B trở nên tồi tệ hơn. HDV cũng có thể gây ra các triệu chứng ở những người bị viêm gan B không có triệu chứng. Vì vậy kiểm tra HDV Ab là việc là hết sức cần thiết với bệnh nhân nhiễm HBV. Viêm gan D bị lây nhiễm qua: + Nước tiểu. + Dịch âm đạo. + Tinh dịch. + Máu. + Sinh sản (từ mẹ đến sơ sinh). Khi bạn bị viêm gan D, bạn có thể lây nhiễm cho người khác ngay cả trước khi các triệu chứng của bạn xuất hiện. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể mắc bệnh viêm gan D nếu bạn đã bị viêm gan B. 3. Ý nghĩa xét nghiệm HDV Ab - HDV Ab phát hiện sự hiện diện của kháng thể tổng số virus viêm gan D (HDV) (kết hợp Ig G và Ig M) trong huyết thanh. - HDV Ab âm tính cho thấy sự vắng mặt của nhiễm HDV và không có phơi nhiễm với HDV trong quá khứ. - Thử nghiệm lặp lại sau 1 đến 2 tuần được khuyến nghị để xác định tình trạng nhiễm HDV dứt khoát. - HDV Ab dương tính thường chỉ ra 1 trong các điều kiện sau: + Đồng thời nhiễm trùng cấp tính hoặc mãn tính với virus viêm gan B (HBV) và HDV. + Nhiễm HDV cấp tính ở bệnh nhân nhiễm HBV mạn tính đã biết (nghĩa là bội nhiễm HDV). + Nhiễm HDV. - Xét nghiệm HDV Ab trong chẩn đoán viêm gan D Chỉ kiểm tra HDV Ab ở những bệnh nhân có HBV dương tính. + Nhiễm trùng HDV cấp tính: Để ghi nhận tình trạng đồng nhiễm, bệnh nhân phải có HBc Ig M dương tính, HDV Ab Ig M dương tính. + Siêu nhiễm HDV mạn tính: HBV Ab sẽ dương tính. Do HDV ức chế sao chép HBV, HBs Ag có thể âm tính, mặc dù bệnh nhân thường có tiền sử dương tính với kháng nguyên bề mặt. HDV Ab Ig M dương tính. + HDV mạn tính: HBV Ab dương tính. Do HDV ức chế sao chép HBV, HBs Ag có thể âm tính, và HDV Ab Ig M sẽ âm tính, trong khi HDV Ag và RNA sẽ dương tính. 4. Cách phòng và điều trị viêm gan D Cách duy nhất được biết để phòng ngừa viêm gan D là tránh nhiễm trùng viêm gan B. Bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm gan B: + Tiêm phòng cho trẻ em, người lớn có nguy cơ nhiễm trùng cao, chẳng hạn như những người sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch. Việc tiêm chủng thường được thực hiện bằng ba mũi tiêm trong khoảng thời gian sáu tháng. + Tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su với tất cả các đối tác tình dục của bạn. + Không bao giờ dùng chung kim tiêm với người khác. + Hạn chế hoặc không nên xăm hình. Nếu xăm hãy đến một cửa hàng đáng tin cậy và đảm bảo nhân viên sử dụng kim vô trùng. Không có phương pháp điều trị viêm gan cấp tính hoặc mãn tính D. Không giống như các dạng viêm gan khác, thuốc kháng virus dường như không hiệu quả trong điều trị HDV. Bạn có thể được cung cấp liều lượng lớn của một loại thuốc gọi là interferon trong tối đa 12 tháng. Interferon là một loại protein có thể ngăn chặn virus lây lan và dẫn đến sự thuyên giảm khỏi bệnh. Tuy nhiên, ngay cả sau khi điều trị, những người bị viêm gan D vẫn có thể xét nghiệm HDV Ab dương tính với virus. Điều này có nghĩa là việc sử dụng các biện pháp phòng ngừa để ngăn ngừa lây truyền vẫn rất quan trọng. Bạn cũng nên chủ động bằng cách theo dõi các triệu chứng tái phát. Nếu bạn bị xơ gan hoặc một loại tổn thương gan khác, bạn có thể cần ghép gan. Viêm gan D không chữa được. Chẩn đoán sớm là điều cần thiết trong việc ngăn ngừa tổn thương gan. Bạn nên gọi bác sĩ ngay nếu bạn nghi ngờ mình bị viêm gan;;;;;Bệnh viêm gan D do virus viêm gan D gây nên, căn bệnh viêm gan D thường có xu hướng phát triển theo kiểu đồng nhiễm, tức là người bệnh sẽ nhiễm viêm gan siêu vi D cùng lúc với viêm gan siêu vi B. Virus viêm gan D là một trong số nhiều loại virus khác nhau gây ra viêm gan và tác động lớn đến các chức năng hoạt động của gan. Bệnh nhân mắc phải viêm gan D do nhiễm virus viêm gan D (Hepatitis D virus: HDV). Theo nghiên cứu, HDV sở hữu bộ gen là ARN, cấu trúc này vốn không hề liên quan đến virus viêm gan B (HBV), virus viêm gan A (HAV) hay virus viêm gan C (HCV).HDV được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1977, HDV tạo nên một sự nhiễm virus kết hợp trong cơ thể người bệnh, cần có sự hỗ trợ của những kháng thể nguyên bề mặt là Hbs. Ag của những hạt virus HBV nhằm tiến hành nhân bản và nhanh chóng lấy nhiễm sang những tế bào gan khác. Diễn biến lâm sàng của người bệnh bị nhiễm HDV tương đối đa dạng và có thể thay đổi nhanh từ nhiễm HDV cấp, đến tự giới hạn cấp và cấp, hay cuối cùng là suy gan tối cấp. Bệnh nhân nếu được chẩn đoán nhiễm HDV mạn có thể nhanh chóng dẫn đến bệnh lý gan giai đoạn cuối và gặp phải những biến chứng liên quan. Dưới đây là các nguyên nhân chính dẫn đến mắc phải bệnh viêm gan D:HDV có thể lây nhiễm từ người qua người bằng đường máu, hoặc do tiếp xúc trực tiếp với những chất dịch từ cơ thể đang bị nhiễm bệnh như nước tiểu, máu, tinh dịch, dịch âm đạo.Do bệnh nhân được truyền máu từ người mắc bệnh viêm gan D.Tiến hành tiêm chích ma túy và có sử dụng chung các bơm kim tiêm.Quan hệ tình dục là đồng giới nam.Người bệnh sẽ chỉ bị nhiễm viêm gan D khi đã bị nhiễm sẵn viêm gan B. Điều này cho thấy, bạn hoàn toàn có thể bị nhiễm viêm gan siêu vi B và D cùng một lúc. Theo thống kê, có khoảng 5% người bệnh mắc phải viêm gan B sau đó sẽ bị nhiễm viêm gan D. Mắc viêm gan B làm gia tăng nguy cơ mắc thêm viêm gan D 3.1 Các triệu chứng điển hình. Nhìn chung, bệnh nhân mắc phải viêm gan D thường không xuất hiện triệu chứng cụ thể, và không thể phân biệt được các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm gan D với những bệnh viêm gan do virus khác gân nên.Thời kỳ diễn ra ủ bệnh của bệnh HDV được xác định từ 21 - 45 ngày, tuy nhiên thời gian có thể được rút ngắn lại nếu xảy ra bội nhiễm từ HBV.Dưới đây là những dấu hiệu, triệu chứng cơ bản có thể xảy ra trong thời gian ủ bệnh của viêm gan D:Nước tiểu sẫm màuĐau bụng thường xuyên. Vàng da. Cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Cơ thể bầm tím hoặc bị chảy máu (nhưng rất hiếm gặp)Có cảm giác ngứa ngáy. Nếu bệnh nhân bắt đầu bị bùng phát bệnh viêm gan D thường sẽ gặp phải những dấu hiệu và triệu chứng nổi bật như:Cơ thể sốt cao. Vàng da. Bị đau bụng, thường đau tại vị trí góc phải của thượng vị. Nước tiểu có màu sẫm. Gặp phải bệnh lý về não (rất hiếm gặp)Ngoài ra, cần chẩn đoán phân biệt giữa bệnh viêm gan D và một số tình trạng như:Viêm gan do thuốc gây ra. Ngộ độc Acetaminophen. Bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ trong thời gian mang thai. Tổn thương gan vì bị thiếu máu cục bộ. Chít hẹp quá mức ống mật. Hội chứng HELLP (gồm có tăng men gan, tan huyết, tiểu cấp thấp) xảy ra do ngộ độc thai nghén. Tắc nghẽn đường mật. Nhiễm độc gan do Isoniazid. Cần phân biệt giữa viêm gan D và các bệnh lý về gan khác 3.2 Những xét nghiệm cần thiết. Một số xét nghiệm huyết thanh sau đây thường được sử dụng để chẩn đoán chính xác đồng nhiễm HBV và HDV:Kết quả xét nghiệm xác nhận dương tính với các kháng nguyên HDVAg khoảng 20%.Các kết quả cho thấy bệnh nhân dương tính với HDV- RNA sẽ cho thấy đa số trường hợp đã bị nhiễm HDV: trong đó phản ứng chuỗi polymerase cho phép sao chép ngược RT-PCR hiện nay là một loại xét nghiệm được đánh giá nhạy nhất giúp phát hiện ra HDV trong máu.Kháng thể Anti- HDV immunoglobulin M (Ig. M) thường sẽ cho kết quả dương tính trong giai đoạn cấp và sau đó bệnh nhân cho kết quả dương tính với chỉ số anti-HDV immunoglobulin G (Ig. G) trong giai đoạn đang nhiễm HDV mạn, sự phát hiện của những kháng thể chống lại kháng nguyên A của HDV gần như chỉ liên quan đến các trường hợp nhiễm HDV mạn.Kháng nguyên bề mặt thuộc virus viêm gan B (HBs. Ag) thật sự cần thiết để kiểm tra sự nhân lên của HDV trong cơ thể người bệnh. Nhưng trong nhiều trường hợp chúng cũng có thể bị kìm hãm tới mức độ chúng ta không thể phát hiện sự nhân bản của HDV hoạt động. 4. Phương pháp điều trị HDV Bệnh nhân bị nhiễm HDV có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc. Trong đó, Pegylated interferon alpha mang đến hiệu quả để giảm tải số lượng virus và những tác động của bệnh lý này đến chức năng của gan trong khoảng thời gian thuốc đang được sử dụng, tuy nhiên tác dụng này sẽ dừng lại nếu thuốc không được sử dụng. Thống kê cho thấy, hiệu quả của điều trị bằng pegylated interferon thường không thể vượt quá 20%.Myrcludex B, một loại thuốc cho thấy tác dụng ức chế được sự xâm nhập của virus vào các tế bào gan, nhưng hiện nay vẫn đang trong quá trình được thử nghiệm lâm sàng. Bệnh nhân mắc viêm gan D có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc 5. Phòng ngừa nhiễm virus HDV Hiện nay cách duy nhất để phòng ngừa viêm gan D do virus HDV gây ra chính là tiêm vắc xin để phòng bệnh viêm gan do virus HBV.Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số biện pháp để giảm thiểu nguy cơ bị lây nhiễm HDV:Tiêm chủng cho trẻ nhỏ hoặc nhóm người lớn đang có nguy cơ cao bị lây nhiễm HDV (người sử dụng ma túy và có dùng chung bơm kim tiêm).Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su trong tất cả những lần quan hệ với bạn tình.Nên cẩn thận với xăm hình và xỏ khuyên, chỉ nên lựa chọn những cửa hàng đáng tin cậy, yêu cầu nhân viên phải làm sạch và vô trùng dụng cụ trước khi sử dụng.Viêm gan D là một bệnh nhiễm trùng do virus gây ra, dẫn đến tình trạng viêm gan. Hiện nay, hầu hết những trường hợp bị nhiễm viêm gan D là người lớn sẽ có thể hồi phục hoàn toàn bằng cách sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, ngay cả khi triệu chứng hoặc dấu hiệu của họ nặng.;;;;;Nhiễm trùng mạn tính với virus viêm gan delta (HDV) là yếu tố nguy cơ của bệnh xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan. Giống như trường hợp nhiễm virus mạn tính khác, định lượng thành phần HDV RNA trong huyết thanh sẽ hữu ích cho việc chẩn đoán và theo dõi điều trị. 1. Tổng quan về viêm gan D Virus viêm gan D là một loại virus RNA nhỏ chỉ có thể sao chép trong các tế bào cũng bị nhiễm virus viêm gan B (HBV), cung cấp cấu trúc bao cho HDV. Sự nhân lên của viêm gan B thường bị ức chế trong nhiễm trùng HDV đang hoạt động. Viêm gan D cấp tính, mắc phải tại hoặc gần thời điểm nhiễm HBV (đồng nhiễm), làm tăng khả năng nhiễm HBV, nhưng không phải là HBV mạn tính. HDV mắc phải trong giai đoạn mạn tính của viêm gan B (bội nhiễm) có thể xuất hiện dưới dạng viêm gan cấp tính nặng hoặc là đợt trầm trọng của viêm gan B mạn tính, thường tiến triển nhanh; 60 - 70% bệnh nhân bị viêm gan D mạn tính tiến triển thành xơ gan. Bệnh nhân viêm gan HDV mạn tính thường biểu hiện tiến triển nhanh hơn với xơ gan (4% mỗi năm), mất bù gan, khởi phát ung thư tế bào gan và tỷ lệ tử vong cao hơn so với các đối tượng nhiễm trùng đơn độc HBV. 2. Biểu hiện khi nhiễm HDV Virus viêm gan delta thường liên quan đến một dạng viêm gan nặng, nhưng phạm vi biểu hiện bỏ rất rộng từ các trường hợp không có triệu chứng đến viêm gan tối cấp. Liên quan đến việc truyền HDV, giống như virus HBV của người trợ giúp, nó lây truyền qua đường tĩnh mạch thông qua tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể bị nhiễm bệnh. HDV có hai mô hình nhiễm trùng lâm sàng: đồng nhiễm, trong đó phơi nhiễm với HDV và HBV xảy ra đồng thời và bội nhiễm, trong đó nhiễm HDV cấp tính xảy ra ở một người bị nhiễm HBV mạn tính. Nhiễm trùng HDV thường không thể phân biệt các triệu chứng với nhiễm viêm gan B cấp tính. Nhu cầu điều trị trong số các bệnh viêm gan siêu vi mạn tính là cao nhất đối với HDV mạn tính do quá trình bệnh tiến triển nhanh nhất trong số các bệnh nhiễm virus gan. Tuy nhiên, điều trị nhiễm HDV mạn tính là khó khăn vì nó không có chức năng enzyme là mục tiêu, chẳng hạn như polymerase và protease của HBV và virus viêm gan C. 3. Ý nghĩa xét nghiệm HDV RNA Do nguy cơ phát triển các biến chứng liên quan đến gan cao hơn do bội nhiễm HDV, xét nghiệm chẩn đoán HDV RNA được khuyến nghị cho tất cả các bệnh nhân nhiễm HBV mạn tính. Ý nghĩa xét nghiệm HDV RNA: + Định lượng nồng độ HDV RNA trong huyết thanh bệnh nhân. + Theo dõi hiệu quả điều trị. + Có giá trị chẩn đoán với độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao. Diễn giải kết quả xét nghiệm HDV RNA: + HDV RNA dương tính: kết hợp với tiền sử bệnh lý tương ứng (mang HBs Ag) cũng như bất kỳ triệu chứng điển hình nào có nghĩa bệnh nhân đang nhiễm HDV cấp tính. + HDV RNA: dưới ngưỡng phát hiện: không có nghĩa bệnh nhân không nhiễm HDV. Vì HDV là virus vệ tinh của HBV, nên mọi bệnh nhân dương tính với HBs Ag nên được kiểm tra đồng nhiễm với HDV; nghĩa là, bệnh nhân nên được xét nghiệm, ít nhất một lần, để tìm kháng thể chống HDV. Kháng thể chống HDV âm tính không chứng minh được việc xét nghiệm HDV RNA âm hay dương. Ngược lại, kết quả dương tính với kháng thể kháng HDV đòi hỏi phải xác nhận nhiễm HDV liên tục, thông qua phát hiện HDV RNA trong huyết thanh. Kháng thể chống HDV có thể xuất hiện ngay cả sau khi HDV RNA biến mất trong quá trình phục hồi sau khi bị nhiễm trùng. Phát hiện / định lượng RNA HDV hiện là công cụ chẩn đoán chính xác duy nhất để xác nhận tình trạng sao chép HDV và cho phép quản lý tối ưu các bệnh nhân bị nhiễm bệnh 4. Điều trị viêm gan D Lý tưởng nhất là điều trị thành công nhiễm trùng HDV tiêu diệt HDV và virus HBV của người trợ giúp. Độ thanh thải của HDV thu được khi cả HDV RNA và HDAg trong gan trở nên không thể phát hiện được và độ phân giải hoàn toàn đạt được khi đạt được độ thanh thải HBs Ag. Mục tiêu chính của điều trị viêm gan Delta là ngăn chặn sự sao chép HDV RNA. HDV không mã hóa cho bất kỳ enzyme virus nào mà sử dụng polymerase chủ để sao chép. Các chất tương tự nucleoside và nucleotide được sử dụng để điều trị viêm gan B và C không hiệu quả để giảm sự sao chép HDV. Điều này thể hiện một thách thức nghiêm trọng trong việc tìm kiếm mục tiêu trị liệu dành riêng cho HDV. Hiện nay, thường được khuyến cáo điều trị viêm gan D mạn tính bằng PEG-IFN- trong một năm hoặc lâu hơn, nếu bệnh nhân có thể chịu đựng được các tác dụng phụ của liệu pháp này. Đối với bệnh nhân mắc bệnh gan tiến triển, ghép gan là liệu pháp duy nhất có sẵn. Hầu hết các bác sĩ có thể chẩn đoán vấn đề của bệnh nhân thông qua kiểm tra thể chất và tiền sử bệnh. Đây là khuôn khổ để đánh giá một tình trạng hoặc bệnh tật. Tuy nhiên, có những lúc bác sĩ không thể luôn nói chính xác những gì đang diễn ra và cần kết quả xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị. Sử dụng xét nghiệm trong phòng thí nghiệm phù hợp sẽ giúp bác sĩ của bạn chẩn đoán hoặc loại trừ khả năng mắc bệnh hoặc bệnh. Kết quả của (các) xét nghiệm trong phòng thí nghiệm trở thành một phần quan trọng trong thông tin cần thiết của bác sĩ khi kê đơn điều trị. minh của bạn.
question_489
Người bị ung thư kiêng ăn gì?
doc_489
Người bị ung thư nên ăn kiêng gì Dinh dưỡng rất quan trọng cho bệnh nhân ung thư bởi lúc này cơ thể người bệnh vốn rất yếu, hấp thu dinh dưỡng kém. Biết được người bị ung thư kiêng ăn gì sẽ giúp mỗi người bệnh chủ động hơn trong ăn uống, tránh ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Mỗi bệnh nhân ung thư khác nhau thường sẽ có chế độ ăn uống cũng như loại thực phẩm cần tránh khác nhau. Dưới đây là một số loại thực phẩm không tốt cho người bệnh. Thịt đỏ Thịt đỏ là những loại thực phẩm có cấu trúc phức tạp, khó hấp thụ và tiêu hóa mà bệnh nhân ung thư cần hạn chế ăn Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa, thịt lợn… là những loại thực phẩm có cấu trúc phức tạp, khó hấp thụ và tiêu hóa do cần nhiều enzyme để thủy phân. Bên cạnh đó, việc ăn quá nhiều thịt đỏ cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư, chưa kể đến những chất kháng sinh, hoóc môn tăng trọng còn tồn dư trong thực phẩm… Chính vì vậy, bệnh nhân ung thư cần hạn chế ăn loại thực phẩm này. Rượu bia, cà phê Đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, cà phê bệnh nhân ung thư cần tuyệt đối tránh Đây là những loại thực phẩm có chứa nhiều chất kích thích, không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thần kinh mà còn làm giảm tác dụng của quá trình điều trị ung thư. Với một số bệnh như ung thư vòm họng, ung thư đường tiêu hóa (ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư gan…) rượu có tác động xấu hơn rất nhiều, có thể kích thích các tổn thương như vết loét, khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Tránh ăn một số loại rau trồng trong môi trường nước Những loại rau trồng môi trường nước như rau muống nước rất dễ bị nhiễm độc Rau củ quả tươi là những thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của mỗi người, đặc biệt với bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh nhân ung thư cần chú ý tránh một số loại rau như rau má vì có thể gây chảy máu. Ngoài ra, vì rau má có tính hàn nên những bệnh nhân ung thư đang gặp phải các triệu chứng như tiêu chảy, đầy bụng cần hết sức lưu ý. Một số loại rau trồng trong môi trường nước như ở ao, ruộng như rau muống nước, rau cần… bệnh nhân ung thư cũng cần tránh do môi trường sông ngòi thường bị nhiễm bẩn, kim loại nặng. Thay vì lựa chọn loại rau muống nước, người bệnh có thể thay thế bằng rau cạn, vẫn có dinh dưỡng và an toàn hơn rất nhiều. Đồ ăn có gia vị chua, cay nóng Đồ ăn cay nóng dễ làm kích ứng các vết loét, làm trầm trọng tình trạng bệnh hơn Bệnh nhân ung thư cần hạn chế ăn những thực phẩm có gia vị mạnh như chua, cay nóng, đặc biệt là ở những người bị ung thư miệng, ung thư dạ dày do chúng có thể kích thích các tổn thương nặng hơn. Thực tế, mỗi bệnh nhân ung thư sẽ có những chế độ ăn uống riêng biệt khác nhau, phù hợp với thể trạng bệnh của mỗi người. Để tìm cho mình chế độ ăn hợp lý nhất và biết được chính ác những loại thực phẩm cần tránh, bạn nên tham khỏa ý kiến tư vấn trực tiếp của bác sĩ điều trị.
doc_56167;;;;;doc_44211;;;;;doc_2396;;;;;doc_54404;;;;;doc_20033
Trong quá trình điều trị bệnh ung thư rất nhiều người mắc bệnh không được chăm sóc dinh dưỡng đúng cách gây ra các ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như sụt cân, suy dinh dưỡng, và thể lực bị suy kiệt trầm trọng. Đối với bệnh nhân ung thư, việc cân nhắc, lựa chọn các thực phẩm trong thực đơn dinh dưỡng là một điều rất cần thiết. Những người không may mắn mắc bệnh ung thư nên tuân thủ theo quy tắc trong ăn uống là: “kiêng tùy người, kiêng tùy bệnh, kiêng tùy món và kiêng tùy lúc”. Tốt nhất cần áp dụng quy tắc này trong thời gian dài để giúp quá trình điều trị được thuận lợi, sức khỏe dần hồi phục và kéo dài thời gian sống.1.1 Kiêng tuỳ ngườiĐể quyết định lựa chọn chế độ ăn phù hợp, chúng ta cần căn cứ vào tình trạng thể chất của người bệnh. Trong ăn uống, thức ăn được phân thành các dạng hàn, nhiệt, ôn và lương. Đối với người cũng vậy, có người thuộc dạng thể hư, hàn, thực, hoặc nhiệt khác nhau. Tùy vào loại thể của từng người bệnh mà đưa ra chế độ ăn kiêng phù hợp:Người thể hàn: là những người dương khí không đủ, nên kiêng các thực phẩm sống và lạnh như các loại dưa và trái cây sống lạnh; các loại rau mát và đồ hải sản mang tính lạnh; hoặc đồ uống lạnh. Những thực phẩm này rất có hại cho tỳ dương, khiến dương khí ngày một suy kiệt và bệnh tình nặng hơn. Bạn nên chọn các thực phẩm bình bổ, giữ ấm cho cơ thể.Người thể nhiệt: tránh các loại thức ăn cay nóng, nhiều chất béo như gừng, hành, ớt, tỏi, rượu, đồ nướng, thịt chó, thịt dê, thịt gà,...Nếu tiêu thụ quá nhiều những loại thức ăn này sẽ sinh đờm động hỏa, làm hao tán khí huyết, khiến bệnh trầm trọng hơn. Người bệnh nên bổ sung những thực phẩm tươi mát.Người thể hư: là những người thể chất hư nhược, nên chọn những thực phẩm dễ tiêu, chứa các chất thanh đạm có nguồn dinh dưỡng cao. Người bệnh nên kiêng các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ và hàm lượng chất béo cao như thịt mỡ, các sản phẩm chiên, rán để tránh bị ứ trệ, lưu trữ và khiến bệnh tình thay đổi sang hướng tiêu cực.Người thể thực: là những người có sức khỏe tốt nhưng mới bị ung thư. Bệnh nhân nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm như gà, vịt, cá. Nên kiêng thuốc lá, rượu bia, các thực phẩm có hàm lượng mỡ cao, tránh thói quen ăn uống bừa bãi. Bạn nên bổ sung protein vào chế độ ăn một cách hợp lý. Chế độ ăn phù hợp phải căn cứ vào thể trạng của người bệnh 1.2 Kiêng tuỳ bệnh. Những người bị ung thư có mắc thêm một bệnh lý khác cũng cần phải ăn kiêng:Ung thư kèm viêm loét dạ dày hành tá tràng: kiêng ăn chua, cay, nóng; không ăn quá no hoặc quá đói; không ăn đồ cứng, khó tiêu.Ung thư kèm cao huyết áp: kiêng ăn mặn.Ung thư kèm bệnh tiểu đường: kiêng đường, hạn chế glucid.Ung thư kèm bệnh suy thận: kiêng mỡ động vật, kiêng muối, hoa quả nhiều kali như chuối, nho.Ung thư kèm suy gan: kiêng đạm động vật, đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ. 1.3 Kiêng tùy món. Người mắc bệnh ung thư nên kiêng một số loại thực phẩm dưới đây:Các loại đồ uống có ga và cồn: không dùng rượu, bia, nước ngọt đóng chai.Thủy hải sản: tránh các loại hải sản được nuôi gần nơi có chất thải công nghiệp. Hạn chế ăn ốc, trai, hến vì chúng sống dưới bùn có nồng độ chì cao.Thực phẩm chế biến sẵn: kiêng ăn thịt đóng hộp, xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội.Thức ăn lên men: các chất lên men gây nguy cơ cao mắc bệnh ung thư, như dưa muối, giăm-bông, thịt ngâm.Cà phê: những người bị ung thư bàng quang, tuyến tụy không nên uống cà phê.Đồ nướng: không nên ăn đồ nướng, vì trong quá trình nướng sản sinh ra chất formol- một chất gây nên bệnh ung thư.1.4 Kiêng tùy lúc. Căn cứ vào tình trạng và giai đoạn bệnh để lựa chọn những thực phẩm phù hợp và biết nên tránh ăn những loại thức ăn nào:Khi điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị: có thể gây ra phản ứng giảm bạch cầu. Bạn nên ăn nấm, lươn, baba. Hoặc trong trường hợp đường tiêu hóa bị ảnh hưởng thì nên kiêng rượu, bia, các thức ăn cay nóng.Sau khi điều trị bằng phóng xạ: kiêng ăn các thực phẩm có tính nhiệt như thịt chó, thịt dê,...Sau khi mổ: bồi bổ bằng các thực phẩm thanh bổ và bình hòa, kiêng cay nóng, dầu mỡ và hải sản tanh. Trong thời gian xạ trị bệnh nhân có thể lựa chọn ăn nấm, lươn, ba ba,... rất tốt cho sức khỏe 2. Thực đơn cho bệnh nhân ung thư Dưới đây là một số loại thực phẩm hỗ trợ bạn trong cuộc chiến chống lại ung thư:3.1 Các loại rau họ cải. Các loại rau họ cải bao gồm cải bắp, mầm cải Brussel, cải củ,.. đều giàu các loại vitamin C, E, B9 và K, carotenoid và khoáng chất rất có lợi cho sức khỏe của người bệnh. Đồng thời, chúng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Đặc biệt, trong súp lơ xanh có chứa hợp chất sulforaphane, giúp giảm kích thước của các tế bào ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.3.2 Cà rốt. Cà rốt rất giàu chất chống oxy hóa, chống lại các gốc tự do. Cà rốt giúp giảm nguy cơ mắc, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày ,ung thư phổi và bệnh bạch cầu.3.3 Đậu đỗ. Trong đậu đỗ chứa nhiều chất xơ, giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.3.4 Cà chua. Trong cà chua giàu lycopene, giúp giảm ung thư tuyến tiền liệt, tuyến tụy, miệng, cổ và phổi. Chất này giúp hạn chế các tế bào ung thư di căn và ngăn chặn các tổn thương tế bào.3.5 Các loại gia vị. Bao gồm tỏi, quế, nghệ. Đây là những chiến binh chống ung thư, giúp giảm các loại ung thư như ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư đầu cổ, ung thư phổi, ung thư vú.3.6 Axit béo Omega-3Axit béo Omega-3 có đặc tính chống ung thư, giúp giảm ung thư đại trực tràng, ung thư đường tiêu hóa, tuyến tiền liệt, ung thư vú. Axit béo Omega-3 thường có trong các thực phẩm như cá hồi, dầu ô liu, trứng.Hiện nay, ung thư được coi là một căn bệnh quái ác, mỗi năm có thể cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên thế giới. Để nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như giúp người bệnh có một sức khỏe bền bỉ chiến đấu với bệnh tật thì chế độ dinh dưỡng hàng ngày chiếm một phần vô cùng quan trọng. Bài viết tham khảo nguồn: cancer.net;;;;;Với người bệnh ung thư dạ dày ngoài việc điều trị tích cực bằng các phương pháp như phẫu thuật, thuốc, xạ trị… thì chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tình trạng bệnh. Vậy ung thư dạ dày kiêng ăn gì, chế độ dinh dưỡng cho người ung thư dạ dày như thế nào là hợp lý, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Ung thư dạ dày là bênh lý ác tính của dạ dày, đây là bệnh lý gây tử vong thứ 2 trong các bệnh ung thư trên toàn thế giới. Tại các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam tỉ lệ người mắc ung thư dạ dày đặc biệt cao, nguyên nhân xuất phát chủ yếu từ thói quen ăn uống. – Đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán: Những món ăn hấp dẫn cánh gà rán, đùi gà rán, xúc xích, nem chua… đều ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày vì vậy người bệnh ung thư dạ dày cần tránh. Với người khỏe mạnh, các thực phẩm này rất dễ gây ra ung thư dạ dày, vì vậy bạn cần hạn chế hoặc kiêng hẳn để dạ dày khỏe mạnh hơn. Đồ chiên rán sẽ làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng – Những món ăn quá chua, cay: ớt, tiêu, cóc, xoài, mơ… và đặc biệt là ăn nhiều dưa muối, cà muối sẽ làm ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh ung thư dạ dày. – Thực phẩm đóng hộp, đồ ăn sẵn, đồ ăn nhiều chất bảo quản, nhiều hương liệu gia vị (đồ nướng). – Rượu bia, cà phê…: Đây là những thực phẩm mà ngay cả người khỏe mạnh cũng cần hạn chế để tránh nguy cơ ung thư. Vì vậy bạn cần từ bỏ thói quen rượu, bia, cafe, những loại đồ uống có cồn gây hại đến niêm mạc dạ dày. Người bị ung thư dạ dày nên tránh sử dụng rượu bia – Không ăn quá mặn:Theo nghiên cứu đã đưa ra khuyến cáo, muối là tác nhân thúc đẩy, kích hoạt các tác nhân gây ung thư. Vì vậy bạn không nên ăn quá nhiều muối để tránh làm bệnh trầm trọng thêm. – Ngoài ra, người bị ung thư dạ dày cũng không nên ăn đồ ăn cứng, quá nóng hoặc quá nhiều lượng cùng lúc. Hãy chia thành nhiều bữa với số lượng ít, giờ ăn cố định với số lượng cố định. Chế độ ăn cho người ung thư dạ dày Với người ung thư dạ dày chế độ ăn rất quan trọng, bạn nên chia thành nhiều bữa nhỏ và ăn các thức ăn dễ tiêu hóa. Ngoài ra bạn cũng cần chú trọng cung cấp đủ dinh dưỡng, protein, vitamin và khoáng chất. Dưới đây là 1 số thực phẩm tốt cho người ung thư dạ dày: – Thực phẩm giàu protein: Người bị ung thư dạ dày cần được cung cấp thêm nhiều protein từ sữa, trứng và phomai. Các loại ngũ cốc: Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch hoặc các loại củ như khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn… rất tốt cho bệnh nhân ung thư dạ dày. Hãy tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn có nhiều đường, gây hại cho cơ thể. – Rau củ quả tươi: Rau củ quả tươi dồi dào hàm lượng vitamin, chất khoáng, chất xơ giúp tăng cường chất đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa, phòng chống và hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân ung thư dạ dày. Rau củ quả tươi vừa giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể lại đẩy lùi được bệnh tật. Người bị ung thư dạ dày nên bổ sung nhiều rau xanh hoa quả tươi để tăng cường sức đề kháng – Đậu phụ: Các nhà khoa học đã tìm ra isoflavone – chất có nhiều trong đậu nành có tác dụng kiềm chế vi khuẩn HP và có khả năng ngăn chặn các tế bào ác tính phát triển thành ung thư. Tốt bạn nên dùng đậu phụ tươi, làm các món hấp, luộc, hầm… để đảm bảo cho sức khỏe. – Các loại nấm: Nấm rất giàu protein tốt cho sức khỏe và người bị ung thư dạ dày nói riêng. Có rất nhiều loại nấm như nấm kim châm, nấm hương, nấm rơm, nấm mèo… mà bạn có thể lựa chọn. Trong nấm có nhiều chất polysaccharide có tác Ngoài ra selen và vitamin D tăng cao sức đề kháng cho cơ thể.;;;;;Tại Việt Nam, ung thư phổi là bệnh lý ác tính có tỷ lệ người mắc cao và gặp nhiều trở ngại trong công tác điều trị. Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đã đặt ra, người bệnh cũng cần quan tâm đến chế độ ăn uống sao cho khoa học, hợp lý. Bài viết hôm nay sẽ đưa ra một số lời khuyên cho những bệnh nhân bị ung thư phổi nên ăn uống gì và cần kiêng những món ăn nào để góp phần cải thiện triệu chứng bệnh. 1.1. Bổ sung đủ hàm lượng protein trong khẩu phần ăn Protein là một chất không thể thiếu giúp sửa chữa và bảo tồn một số loại mô, tế bào trong cơ thể. Không chỉ có vậy, protein còn giúp củng cố hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Bệnh nhân ung thư phổi có thể tìm thấy nguồn protein dồi dào trong các thực phẩm như trứng, cá, gà, các loại đậu,... Rau củ và trái cây chính là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa dồi dào, có tác dụng vá lành tổn thương của các tổ chức mô trong cơ thể. Một số loại rau củ quả rất tốt cho bệnh nhân ung thư phổi cần phải kể đến đó là: Táo và lê: chất Phytochemical chứa trong lê vào táo có khả năng chống lại các tế bào ung thư và hạn chế quá trình xơ hóa phổi; Cà rốt: đây là một loại củ cung cấp nhiều phytochemical (hay axit chlorogenic) với công năng đẩy lùi sự phát triển, di căn của khối u ác tính ở phổi; Gừng: gừng rất giàu 6-shogaol - một hợp chất có tác dụng ngăn ngừa ung thư phổi phát triển, giảm khả năng di căn của khối u và giúp bệnh nhân đỡ buồn nôn khi thực hiện hóa trị; Trà xanh: Epigallocatechin-3-gallate (EGCG) và Theaflavin có trong trà xanh có thể thúc đẩy công dụng của các loại thuốc dùng để điều trị ung thư phổi; Cải xoong: loại rau này là một lựa chọn tuyệt vời dành cho những ai bị chẩn đoán mắc ung thư phổi bởi nó chứa nhiều Isothiocyanates. Đây là một hợp chất giúp ức chế sự phân chia của các tế bào ung thư, đồng thời tăng cường tác dụng của phương pháp xạ trị; Cà chua: hợp chất Lycopene được tìm thấy trong quả cà chua có thể hạn chế khả năng phân chia tế bào ung thư, ngăn chặn sự lây lan và nhân rộng của chúng. Ngoài ra hợp chất này còn giúp kháng viêm, có giá trị trong việc đẩy lùi sự tiến triển của căn bệnh ung thư. 1.3. Ngũ cốc nguyên hạt Dành cho những ai còn đang băn khoăn bị ung thư phổi nên ăn uống gì thì các loại ngũ cốc nguyên hạt là một lựa chọn lý tưởng. Chúng chứa rất nhiều chất xơ, khoáng chất và vitamin cần thiết có tác dụng kích thích não bộ tiết ra Serotonin kích hoạt cảm giác thèm ăn của cơ thể và làm giảm cảm giác lo âu. Người bệnh nên ăn những loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, ngô, lúa mạch. 2. Những món ăn bệnh nhân ung thư phổi nên tránh Quá trình điều trị ung thư hẳn là sẽ rất gian nan và mệt mỏi khi người bệnh không chỉ phải trải qua các triệu chứng của bệnh mà còn phải chịu đựng những tác dụng phụ của các biện pháp điều trị như chán ăn, buồn nôn, mất nước, sút cân,... Do vậy, bên cạnh việc tẩm bổ bằng những món ăn được khuyến cáo nên dùng thì người bệnh cũng cần tránh một số thực phẩm để có thể dễ dàng vượt qua những triệu chứng phụ: Tránh ăn đồ nguội: xúc xích khô, thịt nguội chế biến sẵn là những nhà kho di động của vi khuẩn Listeria sẽ khiến bệnh nhân dễ gặp phải tình trạng ngộ độc thực phẩm; Nói không với thực phẩm nhiều dầu mỡ: chúng làm tăng cảm giác chán ăn, khó tiêu, đầy bụng không hề tốt cho người bệnh; Không nên ăn những món chưa được nấu chín: ví dụ như Sashimi, Sushi có thể mang mầm bệnh như virus viêm gan A, thủy ngân không hề có lợi đối với bệnh nhân ung thư; Tránh các loại rau mầm sống: chúng là môi trường thuận lợi của các loại vi khuẩn phát triển. Người bệnh nên ghi nhớ các mẹo sau trong quá trình điều trị ung thư phổi: Khi buồn nôn: nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Đặc biệt nên tránh cho bệnh nhân ăn những món có hương vị nồng dễ buồn nôn mà nên chọn thức ăn ít chất béo, vị nhạt; Bị sụt cân: bên cạnh việc chia nhỏ bữa ăn, người bệnh nên tăng cường ăn các món nhiều protein như thịt, cá, trứng để bổ sung năng lượng cho cơ thể; Khi chán ăn: người bệnh có thể ăn nhẹ, ăn vặt từ 4 - 6 lần/ngày, ngoài ra nên thêm các món chứa nhiều calo như pho mát, dầu ô liu, bơ đậu phộng,... ; Khi bị mất nước: bệnh nhân bị ung thư phổi nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Đó có thể bao gồm nước lọc, sữa, nước trái cây, canh và nước bù điện giải. Khi mệt mỏi: cho các phần thức ăn đã được chuẩn bị sẵn để vào tủ lạnh. Khi đến bữa người bệnh chỉ việc bỏ ra đun nóng và thưởng thức, tránh việc phải chế biến nhiều lần gây mệt mỏi và tâm lý ngại nấu ăn. Trên đây là các món ăn dành cho những ai còn đang băn khoăn bị ung thư phổi nên ăn uống gì. Trên thực tế không có một chế độ dinh dưỡng nào có thể giúp điều trị khỏi bệnh ung thư phổi. Nhưng nếu biết cách áp dụng một thực đơn ăn uống khoa học, hợp lý thì sẽ hỗ trợ người bệnh giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do ung thư đem lại rất nhiều. Mong rằng qua những chia sẻ trên đây, bạn đã trang bị được cho mình một kế hoạch ăn uống phù hợp giúp cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh mà mình đang gặp phải.;;;;;Trên thế giới hiện nay, bệnh ung thư phổi đang là bệnh lý ác tính và có tỷ lệ tỷ vong rất cao. Người bệnh ngoài việc chấp hành đúng phác đồ điều trị của bác sĩ cũng cần quan tâm nhiều đến chế độ ăn uống dinh dưỡng khoa học để nâng cao sức đề kháng và nâng cao thể trạng ngăn cản các khối u ác tính. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số lời khuyên cho người bệnh ung thư phổi cần ăn gì để cải thiện triệu chứng của bệnh. Ngoài những lời khuyên cho người bệnh mắc bệnh ung thư phổi nên ăn gì thì việc kiêng ăn gì khi mắc bệnh cũng là việc rất cần thiết. Những thực phẩm nên tránh dùng sẽ phụ thuộc vào triệu chứng của người bệnh.Người bệnh bị đờm trắng có bọt nên tránh các loại thực phẩm cứng như đậu phộng, hải sản.Hạn chế hoặc tránh các thực phẩm cay nóng, nướng, hun khói, thực phẩm chứa nhiều chất béo vì dễ làm chán ăn, đầy bụng khó tiêu,...Hạn chế ăn thịt, cá với 1 làm lượng vừa phải.Tuyệt đối không dùng bia rượu và thuốc lá khi mắc bệnh ung thư phổi.Tránh ăn đồ nguội và đồ ăn sẵn như xúc xích, thịt nguội, đồ ăn được chế biến sẵn vì dễ gặp phải tình trạng ngộ độc thực phẩm.Không nên ăn những thực phẩm sống như: sashimi, sushi,.. do trong các thực phẩm này có thể mang thủy ngân, mầm bệnh như virus viêm gan A không hề có lợi đối với bệnh nhân ung thư.Không ăn các loại rau mầm sống.Tóm lại, việc mắc ung thư phổi ăn gì tốt còn phụ thuộc từng giai đoạn bệnh cũng như các phương pháp đang điều trị. Để biết chính xác người bệnh ung thư phổi nên ăn gì và không nên ăn gì cần tham khảo ý kiến tư vấn trực tiếp của bác sĩ điều trị.;;;;;Một chế độ ăn uống đảm bảo sẽ giúp bệnh nhân ung thư tăng cường sức khỏe, hạn chế suy nhược, mệt mỏi. Vì thế, việc biết được rằng bản thân nên ăn gì có thể hỗ trợ người bị ung thư trong quá trình chống chọi bệnh. Dưới đây là những thực phẩm sẽ giúp giải đáp cho thắc mắc người bị ung thư nên ăn gì. 1.1. Thực phẩm giàu protein Trứng, các loại cá, phô mai tươi, các loại đậu, thịt trắng,... là những thực phẩm giàu protein mà người bệnh nên bổ sung vào các bữa ăn hàng ngày. Thông qua đó, sẽ cung cấp thêm các loại acid amin thiết yếu, cải thiện sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, protein cũng có thể giúp sửa chữa tổn thương trong tế bào, phục hồi sức khỏe, tăng cường năng lượng cho bệnh nhân sau khi điều trị hóa chất. 1.2. Ngũ cốc nguyên hạt Người mắc ung thư có thể sử dụng ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, lúa mạch,... trong các bữa ăn của mình để giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Từ đó, góp phần vào việc cải thiện được sức khỏe, giúp hoạt động của hệ tiêu hóa diễn ra hiệu quả hơn. 1.3. Các loại rau củ Đây chính là loại thực phẩm có lợi khác mà người mắc bệnh ung thư nên ăn. Cụ thể, các loại rau củ có chứa nhiều chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa,... Việc có sự hiện diện của chúng trong thực đơn sẽ giúp cho bệnh nhân ung thư tăng cường sức đề kháng, nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau khi thực hiện hóa trị, xạ trị. Do đó, người bệnh đừng quên tiêu thụ loại thực phẩm này, nhất là cà chua, súp lơ, sú cà rốt, bông cải xanh, cải thìa,... Và cần phải lựa chọn các loại rau tươi, sạch, đảm bảo về chất lượng. 1.4. Thực phẩm giàu vitamin C Đối với việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cho cơ thể, người bệnh không nên bỏ qua những thực phẩm có nhiều vitamin C như cam, đu đủ, ớt đỏ, ớt xanh,... Khi sử dụng chúng sẽ giúp cơ thể được tăng cường vitamin C - loại vitamin có khả năng giúp tăng sức đề kháng tự nhiên. Từ đó, có ý nghĩa trong việc đối phó với tình trạng suy giảm sức đề kháng. 1.5. Các loại quả mọng Các loại quả mọng sở hữu đặc tính chống oxy hóa, có thể góp phần trong việc kiểm soát những triệu chứng do bệnh ung thư gây ra. Một số loại quả mọng gợi ý cho người bệnh là việt quất xanh, mâm xôi đen, nam việt quất,... 1.6. Thực phẩm giàu axit béo omega-3 Axit béo omega-3 có thể giúp làm chậm sự phát triển của một số bệnh ung thư như ung thư đại trực tràng, tuyến tiền liệt, ung thư vú. Người bệnh có thể bổ sung axit béo omega-3 với những loại thực phẩm như các loại cá (cá hồi, cá trích, cá thu,... ), quả óc chó, hạt chia,... 2. Một số lưu ý trong chế độ ăn uống cho người bị ung thư Ngoài thông tin về các loại thực phẩm người bị ung thư nên ăn đã được nêu ra, bạn có thể tham khảo một số lưu ý trong chế độ ăn uống cho các trường hợp bệnh nhân mắc phải căn bệnh này như sau: 2.1. Chế độ ăn uống đa dạng và cân đối Chế độ ăn uống của người bị ung thư cần đảm bảo đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết; tránh việc quá ưu tiên cho nhóm thực phẩm này mà bỏ quên nhóm thực phẩm khác dẫn đến sự thiếu cân bằng dinh dưỡng. Đồng thời, nên đa dạng các loại thực phẩm trong thực đơn, thay đổi món ăn thường xuyên để tạo giảm cảm giác nhàm chán khi ăn. Ngoài ra, lưu ý tránh bồi bổ quá mức và các món ăn không nên chế biến quá mặn. Cùng với đó, hạn chế tiêu thụ những thực phẩm được chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng hoặc được chiên, nướng, nhiều dầu mỡ, hay thực phẩm lên men. 2.2. Ăn các món ăn mềm, dễ tiêu hóa Tiêu thụ những món ăn khó tiêu có thể khiến người bệnh bị đầy hơi; từ đó, tác động đến sức khỏe cũng như hiệu quả của quá trình điều trị. Do vậy, người bệnh nên ăn những món ăn mềm, dễ nhai, nuốt và dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, nên ăn nhiều hơn vào bữa sáng và bữa trưa, vì lúc đó cơ thể có thể hấp thụ nhiều dinh dưỡng hơn những thời điểm còn lại trong ngày. 2.3. Ăn thêm bữa phụ Bệnh nhân ung thư thường gặp phải tình trạng chán ăn, ăn kém, lười ăn, không có cảm giác ngon miệng khi ăn. Điều này dẫn đến tình trạng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể không được cung cấp đủ, gây mệt mỏi, suy nhược và cả việc khiến người bệnh không có đủ sức khỏe để tiếp tục quá trình điều trị. Vì thế, để có thể giúp tăng cường thêm dinh dưỡng, người bị ung thư nên chia nhỏ các bữa ăn, ăn thêm bữa phụ bên cạnh ba bữa chính. 2.4. Uống nhiều nước mỗi ngày Một lời khuyên khác cho người bệnh mắc ung thư trong chế độ ăn uống là không nên quên việc uống nhiều nước mỗi ngày và uống ngay cả khi không khát. Ngoài nước lọc, bệnh nhân cũng có thể sử dụng nước ép trái cây, rau củ, sữa,… Tuy nhiên, cần tránh uống các loại đồ uống có chứa caffein hay nước ngọt đóng chai, bia, rượu. Trên đây là thông
question_490
Căn bệnh viêm gan B nguy hiểm như thế nào?
doc_490
Một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất tấn công lá gan là viêm gan B. Bệnh lý này do virus HBV gây ra, có tốc độ lây truyền nhanh chóng, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Vậy cụ thể viêm gan B nguy hiểm như thế nào, cần làm gì để phòng tránh, bài viết sẽ cùng bạn tìm ra lời giải. Viêm gan B là căn bệnh truyền nhiễm do virus HBV gây ra, ảnh hưởng xấu đến gan. Đây là một vấn đề lớn của sức khỏe toàn cầu bởi số lượng người nhiễm căn bệnh này khá lớn. Khi bệnh kéo dài hơn 6 tháng sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời khả năng cao biến chứng thành xơ gan, ung thư gan rất nguy hiểm. Virus HBV có tốc độ lây truyền nhanh chóng và bằng nhiều con đường. Chúng có thể lây qua đường máu, đường tình dục hoặc từ mẹ sang trẻ sơ sinh. Vì thế cần có biện pháp phòng tránh virus hợp lý. Bất kỳ ai cũng có thể bị lây nhiễm viêm gan B nếu không biết cách phòng tránh. Đôi khi viêm gan B tàn phá cơ thể một cách âm thầm khiến khó phát hiện ra bệnh hoặc khi phát hiện thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Hiện nay đã có một loại vắc xin an toàn để phòng chống viêm gan B, kết hợp với những phương pháp điều trị bằng thuốc hiệu quả có thể kiểm soát virus ở thể mãn tính. Viêm gan B ít có những triệu chứng rõ ràng, đôi khi bị nhầm lẫn sang các bệnh khác hoặc không phát hiện ra bệnh. Sốt, người mệt mỏi, chán ăn. Có hiện tượng buồn nôn, ói mửa. Nước tiểu vàng, sẫm. Phân màu xanh xám hoặc sẫm. Vàng mắt, vàng da. Đau hạ sườn phải. Bụng chướng. 3.1 Viêm gan B lây qua nhiều con đường Viêm gan B là căn bệnh truyền nhiễm và có tốc độ lây lan nhanh nếu bạn không biết cách phòng tránh. Một trong những câu trả lời cho câu hỏi viêm gan B nguy hiểm như thế nào đó chính là nguy hiểm bởi con đường lây truyền của nó. Lây qua đường từ mẹ sang con: Lây truyền từ mẹ sang con là một trong những cách thức khá phổ biến. Người mẹ bị viêm gan B, sinh con ra khả năng lớn con cũng sẽ nhiễm virus nếu không được phòng tránh. Tiêm phòng viêm gan B là cách hữu hiệu nhất để trẻ tránh bị nhiễm bệnh. Nên tiêm cho bé trong 24 giờ đầu sau sinh. Lây qua đường máu: Những trường hợp như truyền máu, hiến máu, tiêm hay xăm hình, nếu dụng cụ không được khử trùng sạch sẽ mà dùng chung với người khác thì khả năng lây bệnh cũng rất cao. Bạn cũng không nên dùng chung bàn chải đánh răng, bấm móng với người bị bệnh. Lây qua đường tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn, không có biện pháp bảo vệ với người nhiễm virus thì khả năng bạn cũng có thể nhiễm bệnh. Trong gia đình nếu có vợ/ chồng bị viêm gan B, bạn cần đến bệnh viện để khám và được bác sĩ đưa ra lời khuyên phòng tránh hợp lí. 3.2. Viêm gan B mãn tính có khả năng biến chứng thành xơ gan, ung thư gan Viêm gan B khi kéo dài hơn 6 tháng sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ đe dọa tính mạng con người. Xơ gan và ung thư gan có khả năng lớn xảy ra ở giai đoạn này. Đây chính là câu trả lời thứ hai cho câu hỏi: viêm gan B nguy hiểm như thế nào. Xơ gan: Bệnh viêm gan mãn tính có thể diễn biến thành xơ gan. Khi bị xơ gan, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, người yếu, dễ bị nhiễm khuẩn, biểu hiện rõ nhất là phù nề. Nguy hiểm hơn, nhiều trường hợp không có biểu hiện rõ ràng, người bệnh không phát hiện ra những bất thường của cơ thể, đến khi phát hiện ra thì bệnh đã quá nặng và khó điều trị. Ung thư gan: Khi viêm gan B chuyển sang giai đoạn mãn tính, khả năng ung thư gan tương đối cao. Virus làm gan suy yếu, xơ hóa và dẫn đến hình thành các tế bào ác tính. Biểu hiện thường gặp nhất của ung thư gan là đau bụng, phù, sốt và sụt cân nhanh. Ung thư gan là căn bệnh nghiêm trọng, nguy hiểm và diễn biến nhanh, điều trị khó khăn. Tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa virus viêm gan B chính và hiệu quả nhất. Đặc biệt với trẻ sơ sinh, khuyến cáo cần tiêm vắcxin càng sớm càng tốt, trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, các mũi tiêm tiếp vào thời điểm 2-4 tháng. Đối tượng cần tiêm chủng: Virus viêm gan B không loại trừ một ai, bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm virus nếu không được phòng tránh đúng cách. Vì vậy, bất kỳ ai chưa có kháng thể đối với virus HBV đều cần tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe.
doc_18152;;;;;doc_41888;;;;;doc_7322;;;;;doc_9300;;;;;doc_19263
Trước tiên để trả lời được câu hỏi Viêm gan B có nguy hiểm không, bạn cần trang bị những kiến thức chung nhất về bệnh. Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do thủ phạm virus HBV gây nên. Tại Việt Nam, ước tính có đến 20% dân số mắc bệnh viêm gan B. Bệnh tồn tại ở thể cấp tính và thể mãn tính (mắc bệnh trên 6 tháng). Bệnh gây suy giảm chức năng gan nghiêm trọng và xáo trộn cuộc sống người bệnh. Viêm gan B là bệnh lý nguy hiểm do virus HBV gây ra. 2. Viêm gan B có nguy hiểm không Viêm gan B được đánh giá là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm bởi 3 lý do dưới đây: – Viêm gan B là bệnh lý phổ biến với triệu chứng bệnh không rõ rệt, dễ bị bỏ qua: Có đến trên 12 triệu dân số nước ta mang mầm bệnh viêm gan siêu vi B. Nhưng đến 1/4 số ca bệnh không có biểu hiện lâm sàng rõ nét. Số khác có xuất hiện triệu chứng nhưng mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý thông thường như: đau bụng, chán ăn, mệt mỏi, vàng da,…Điều này rất nguy hiểm vì bệnh có thể tiến triển âm thầm đến giai đoạn nặng. Lúc phát hiện muộn, việc điều trị rất phức tạp và thường đi vào ngõ cụt. – Nguy cơ lây nhiễm viêm gan B rất cao: Đây là 1 yếu tố chứng minh rõ mức độ nguy hiểm khi chỉ cần sơ sẩy là bạn có thể bị truyền nhiễm mầm bệnh. Viêm gan B lây theo 3 con đường: đường máu (dùng chung dao cạo, ống tiêm, truyền máu,..), sinh hoạt tình dục không an toàn và truyền từ mẹ sang con trong khi mang bầu, sinh nở. – Bệnh biến chứng rất nguy hiểm: Viêm gan B có thể chuyển biến thành xơ gan ung thư gan đe dọa trực tiếp tính mạng bệnh nhân. Tùy theo thể cấp tính hay mạn tính mà mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ khác nhau. 2.1 Thể cấp tính viêm gan B có nguy hiểm không Nghiên cứu chỉ ra có đến 90% ca bệnh viêm gan B cấp tính có thể tự hồi phục. Rõ ràng so với thể mạn tính thì viêm gan B cấp tính ít nghiêm trọng. Nhưng bệnh vẫn rất nguy hiểm nên bạn không thể xem nhẹ. 10% trường hợp bệnh có thể chuyển sang viêm gan B mạn tính. Lúc này việc điều trị sẽ rất khó khăn và bệnh có thể biến chứng xơ gan ung thư gan nguy cơ gây tử vong. Viêm gan B cấp tính có thể chuyển sang mạn tính rồi biến chứng xơ gan, ung thư gan rất nguy hiểm. Ngoài ra viêm gan B cấp tính cũng gây rất nhiều phiền toái cho cuộc sống người bệnh. Bạn có thể mất hứng thú với ăn uống, thường xuyên gặp phải các cơn đau hạ sườn phải. Bạn có thể bị rối loạn đại tiện, sút cân không kiểm soát và mất năng lượng làm việc học tập. Do đó bạn cần thăm khám thường xuyên để sớm phát hiện mầm mống gây bệnh, ngăn chặn những hệ lụy kể trên. 2.2 Thể mạn tính viêm gan B có nguy hiểm không Bệnh viêm gan B kéo dài hơn 6 tháng sẽ chuyển sang thể mãn tính. Triệu chứng bệnh cũng dồn dập và gây ảnh hưởng trầm trọng hơn đến cuộc sống. 1 số người bệnh gặp tình trạng phù nề, vàng da, vàng mắt. Người bệnh cũng có thể bị mỏi cơ, suy nhược cơ thể, ngứa nổi mề đay khắp người. Đồng thời, người bệnh ở trong tình thế rất nguy hiểm khi bệnh có thể tiến triển thành những tổn thương gan nghiêm trọng, khó cứu vãn như xơ gan và ung thư gan: – Với xơ gan: người bệnh sẽ cần thực hiện ghép gan để kéo dài sự sống. Chi phí cho 1 ca ghép gan rất tốn kém và rủi ro khi ghép gan rất cao. – Với viêm gan B mạn biến chứng ung thư: Khối u ở gan có thể phóng thích các chất làm tăng hồng cầu, giảm đường máu, tăng đột biến canxi máu. Từ đó kéo theo nhiều bệnh lý ở đa cơ quan trên cơ thể. Người bệnh thường phát hiện ung thư gan ở giai đoạn đã muộn, tiên lượng sống thấp. Viêm gan B mãn tính điều trị bằng phác đồ thuốc kết hợp chế độ ăn, sinh hoạt lành mạnh. Ngay khi xác định phơi nhiễm virus viêm gan B, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tiêm huyết thanh miễn dịch. Nếu huyết thanh được tiêm trong vòng 12 tiếng sau khi phơi nhiễm sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của virus HBV. Với trường hợp viêm gan B cấp tính, người bệnh sẽ được chăm sóc tại nhà. Bạn nên có chế độ ăn đa dạng chất dinh dưỡng, cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Tăng cường ăn các thực phẩm giúp thanh lọc giải độc gan và kết hợp với thể dục nhẹ nhàng. Đối với viêm gan B mạn tính, bạn cần tuân thủ phác đồ thuốc của bác sĩ. Bác sĩ sẽ kê cho bạn các loại thuốc kháng sinh, thuốc ức chế virus viêm gan B. Người bệnh được xem là khỏi bệnh khi tạo thành công kháng thể và có kết quả xét nghiệm âm tính với virus HBV. Nếu gan của bạn bị tổn thương quá nhiều, bác sĩ có thể đề nghị làm phẫu thuật ghép gan.;;;;; Viêm gan B là một trong các bệnh về gan nguy hiểm nhất, bệnh tấn công lá gan. Căn bệnh này do siêu vi viêm gan B (HBV) gây ra. Ước tính hiện có khoảng 8,6 triệu người Việt Nam nhiễm virus viêm gan B. Bệnh viêm gan siêu vi B thường phát triển theo các giai đoạn: viêm gan siêu vi B cấp, viêm gan siêu vi B mạn và những người lành nhưng mang mầm bệnh trong cơ thể. Viêm gan B là một trong các bệnh về gan nguy hiểm nhất, bệnh tấn công lá gan Viêm gan siêu vi B cấp thường có biểu hiện giống như cảm cúm, thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mửa, sụt cân, ăn kém ngon, ngứa khắp người. Người bị bệnh nặng hơn có thể gặp các triệu chứng sốt, vàng da, vàng mắt, đau bụng, đau khớp, đau cơ, nước tiểu có màu vàng sậm. Khi chuyển sang giai đoạn viêm gan siêu vi B mạn tính thì người bệnh hầu như không có triệu chứng và luôn cảm thấy sức khỏe bình thường hoặc đôi khi có mệt mỏi, chán ăn. Hậu quả nghiêm trọng nhất của người bị viêm gan siêu vi B mạn tính là xơ gan với các biến chứng như có dịch trong ổ bụng, chảy máu đường tiêu hóa, ung thư. Hậu quả nghiêm trọng nhất của người bị viêm gan siêu vi B mạn tính là xơ gan với các biến chứng như có dịch trong ổ bụng, ung thư Người nhiễm viêm gan B nên đi khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa – gan mật để được làm một số xét nghiệm chuyên sâu nhằm xác định bệnh thể ngủ yên, thể người lành mang mầm hay thể hoạt động: Nếu ở thể ngủ yên hay thể người lành mang mầm, cần theo dõi định kỳ mỗi 6-12 tháng Người nhiễm viêm gan B cần tránh xa rượu bia. Hạn chế thức ăn chứa nhiều chất sắt như thịt bò, lòng đỏ trứng, rau có màu xanh đậm như cải xoong vì dễ gây ứ đọng chất sắt trong cơ thể và trong gan. Nên uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây như cà chua, bưởi, cam, cá biển do có nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E, selenium. Người nhiễm vi rút viêm gan B, C cũng cần tầm soát ung thư gan định kỳ nhằm phát hiện sớm những bất thường tại gan và điều trị kịp thời. C;;;;;Virus viêm gan B (HBV) xâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công tế bào gan, gây bệnh viêm gan B. Nếu không được điều trị sớm và tích cực, bệnh sẽ chuyển thành mạn tính. Hãy cùng tìm hiểu xem viêm gan siêu vi B mạn là gì và mức độ nguy hiểm của bệnh như thế nào. 1. Sơ lược về viêm gan siêu vi B Viêm gan siêu vi B được đánh giá là một bệnh lý truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm cho gan. Virus viêm gan B có tốc độ lây lan nhanh chóng qua 3 con đường chính: – Lây truyền từ mẹ sang con: Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị lây nhiễm HBV từ người mẹ mắc viêm gan B. Tùy thuộc vào tình trạng và thời gian nhiễm virus của mẹ, khả năng lây truyền cho trẻ sẽ khác nhau. Để dự phòng lây nhiễm, trẻ cần được tiêm phòng vaccine trong vòng 24 giờ sau sinh. – Lây truyền qua đường tình dục khi quan hệ tình dục không an toàn với người mắc viêm gan B. – Lây truyền qua đường máu: HBV có thể lây nhiễm trong trường hợp truyền máu, hiến máu, xăm hình,… với dụng cụ không đảm bảo khử trùng. Dùng chung đồ sinh hoạt cá nhân với người bệnh cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Sở dĩ viêm B nguy hiểm là bởi bệnh có ít triệu chứng, các dấu hiệu không rõ ràng hoặc hoàn toàn không có triệu chứng gì. Bệnh được chưa thành 2 giai đoạn là cấp tính và mạn tính, thường chỉ được phát hiện khi ở mức độ nặng. Viêm gan siêu vi B có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính nếu bệnh kéo dài hơn 6 tháng 2. Viêm gan siêu vi B mạn tính Viêm gan siêu vi B mạn tính là giai đoạn nghiêm trọng của bệnh. Viêm gan B kéo dài trên 6 tháng sẽ chuyển sang mạn tính. Ở giai đoạn này của bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nguy cơ xơ gan và ung thư gan là rất cao. 2.2. Triệu chứng viêm gan siêu vi B mạn Viêm gan B mạn khiến gan tổn thương âm thầm. Bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dễ khiến người bệnh chủ quan hoặc nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Một số triệu chứng cảnh báo mà người bệnh cần cảnh giác gồm: mệt mỏi, chán ăn, đau tức vùng gan, ngừa da, vàng da, vàng mắt,… Bên cạnh đó, HBV tấn công gan còn làm tăng men gan, gan to, xơ gan,… Xét nghiệm máu là cách duy nhất để phát hiện viêm gan B mạn. Tại Việt Nam, phần lớn trường hợp được phát hiện trong quá trình kiểm tra sức khỏe tổng quát, khám thai kỳ hoặc đi hiến máu. Việc thăm khám gan mật và thực hiện các xét nghiệm định kỳ có vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm viêm gan B mạn và các bệnh lý khác về gan. Viêm gan siêu vi B mạn diễn tiến âm thầm, có nguy cơ cao gây xơ gan, suy gan, ung thư gan Viêm gan B mạn là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến chức năng gan. Bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh gây ra các biến chứng trầm trọng sau đây. 3.1. Biến chứng xơ gan Virus viêm gan B tấn công trực tiếp vào các tế bào gan trong thời gian dài khiến mô gan bị tổn thương. Các mô này sẽ dần bị thay thế bởi mô xơ và sẹo. Theo thời gian, mô xơ sẹo lan rộng dẫn đến xơ gan, suy giảm chức năng gan nghiêm trọng. Người bệnh xơ gan thường có triệu chứng mệt mỏi, người yếu, dễ bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên nhiều trường hợp không có dấu hiệu rõ ràng, khiến bệnh tiến triển nặng và khó điều trị. Xơ gan khiến người bệnh vị phù nề các chi và toàn thân, cổ trướng do tăng áp lực tĩnh mạch cửa, bụng trương phình. Đây là những dấu hiệu xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn muộn. Lúc này gan không còn khả năng phục hồi như ban đầu. Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra là nhiễm khuẩn, não gan (hôn mê gan), đe dọa tính mạng người bệnh. Một biến chứng nghiêm trọng khác của viêm gan B mạn tính là suy gan. Gan bị tổn thương nghiêm trọng, không đảm bảo được các hoạt động chức năng. Gan không còn khả năng phục hồi sẽ dẫn đến các hệ lụy như suy hô hấp, suy thận, suy tuần hoàn,… Viêm gan siêu vi B mạn là bệnh lý nguy hiểm và hiện nay chưa có biện pháp điều trị dứt điểm 3.3. Biến chứng ung thư gan Đây là biến chứng nặng nề nhất của viêm gan siêu vi B mạn tính. Nguy cơ ung thư gan của người bệnh viêm gan B mạn cao hơn người lành ít nhất 20 lần. Tế bào gan bị tiêu diệt với số lượng lớn sẽ kích thích tăng sinh tế bào. Nguy cơ đột biến tăng cao, hình thành các tổ chức ác tính và dẫn đến ung thư. Người bệnh thường có biểu hiện đau bụng, sốt, phù và sụt cân nhanh. Ung thư gan được biến đến là bệnh lý rất khó điều trị và tỷ lệ tử vong rất cao. Bài viết đã giải đáp câu hỏi viêm gan siêu vi B mạn là gì và các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Xơ gan, suy gan, ung thư gan là các biến chứng nguy hiểm của viêm gan B mạn. Người bệnh cần được điều trị kịp thời theo một phác đồ khoa học để chặn đứng các biến chứng, bảo vệ lá gan và sức khỏe của người bệnh.;;;;;Sức khỏe thể chất và tinh thần sẽ bị ảnh hưởng đáng kể nếu mắc phải bệnh viêm gan B. Có những trường hợp không có biểu hiện nào, nhưng cũng có những người xuất hiện triệu chứng rõ rệt nhưng thường vào giai đoạn muộn. Nên việc điều trị và phục hồi sẽ khó khăn, tốn kém thời gian, tiền bạc hơn. Mọi người cần biết rõ bệnh viêm gan B có nguy hiểm không và những thông tin khác để phòng tránh hiệu quả. 1. Thực trạng bệnh viêm gan B ở Việt Nam Theo nghiên cứu của các chuyên gia, Việt Nam nằm trong top những nước có tỷ lệ dân số bị mắc phải bệnh viêm gan B cao. Những người mang bệnh thường nằm trong khoảng 18 - 60 tuổi. Tùy từng địa phương và vùng miền thì tỷ lệ này có thể thay đổi. Những phụ nữ mang thai hay trẻ sơ sinh có đến 10 - 20% trường hợp mắc phải. Đây là đối tượng cần quan tâm đặc biệt vì hệ miễn dịch kém, dễ bị lây nhiễm virus viêm gan B gây nên bệnh lý và biến chứng nguy hiểm. 2. Triệu chứng của bệnh viêm gan B Viêm gan B là bệnh lý phát triển âm thầm, không có biểu hiện ở giai đoạn đầu hoặc chỉ xuất hiện những triệu chứng mơ hồ, dễ nhầm lẫn với các loại bệnh lý khác. Nếu không thực hiện khám sức khỏe định kỳ thì bệnh nhân khó phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Khi gặp phải những dấu hiệu lâm sàng bất thường như: vàng da, vàng mắt, chán ăn, sợ mùi thức ăn, mệt mỏi. tức nặng vùng gan, đau mỏi toàn thân, nước tiểu sẫm màu,... thì có thể cảnh báo bệnh viêm gan B. Nên cần đến gặp bác sĩ ngay để được khám và xét nghiệm, đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Nhiều người luôn lo lắng bệnh viêm gan B có nguy hiểm không vì thực tế ở Việt Nam rất nhiều trường hợp mắc phải. Bệnh thường diễn tiến âm thầm, ít có biểu hiện lâm sàng nên dễ dẫn đến giai đoạn cấp tính, mạn tính. Ngoài ra, biến chứng xơ gan, ung thư gan cũng có thể xảy ra nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời: + Xơ gan Xơ gan là hiện tượng xuất hiện những nốt sần trong gan gây ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của cơ quan này. Với những biểu hiện rõ rệt như: chán ăn, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, sút cân nhanh,... và tăng áp lực tĩnh mạch cửa gây cổ trướng, phình bụng. Đây là giai đoạn nguy hiểm, bệnh nhân có thể tử vong vì dễ nhiễm khuẩn, hôn mê gan, chảy máu tiêu hóa,... + Ung thư gan Những bệnh nhân bị viêm gan B mạn tính thì nguy cơ dẫn đến ung thư rất cao. Thường biểu hiện như: sốt cao, cường lách, sút cân, phù, đau bụng, tăng hồng cầu, giảm đường máu, tăng canxi máu. Có thể nói đây là giai đoạn nặng nên việc điều trị và phục hồi rất khó khăn. Đặc biệt, bệnh viêm gan B rất nguy hiểm vì dễ lây nhiễm từ người này qua người khác qua nhiều con đường khác nhau. Cụ thể là trong các trường hợp sau: + Quan hệ không an toàn với nhiều bạn tình; + Không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hay sử dụng chung đồ dùng hỗ trợ tình dục; + Tiếp xúc với gái mại dâm; + Tiếp xúc với máu của người mang mầm bệnh trong khi bản thân đang có vết thương hở mà không được rửa sạch, băng bó cẩn thận; + Tính chất của nghề nghiệp phải thường xuyên tiếp xúc với máu phơi nhiễm; + Người mẹ trong quá trình mang thai có thể lây nhiễm bệnh cho thai nhi. Tỷ lệ này tăng cao trong 3 tháng cuối thai kỳ. Vì vậy phụ nữ được khuyến cáo tiêm vắc xin phòng bệnh trước khi có thai 3 tháng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé; + Sử dụng chung những đồ dùng cá nhân dễ dính máu nhiễm bệnh như: bàn chải đánh răng, dao cạo, kim và ống tiêm, dụng cụ làm móng,... Đặc biệt việc lây truyền viêm gan B dễ xảy ra ở những tụ điểm của đối tượng tiêm chích ma túy; + Xăm môi, xăm mày, xỏ lỗ tai thẩm mỹ hay xăm hình nghệ thuật ở những địa chỉ không tin cậy cũng có nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh; + Các trường hợp sử dụng dịch vụ nha khoa, phẫu thuật,... mà không được vô trùng cẩn thận sẽ dễ dàng khiến bệnh nhân bị nhiễm khuẩn và virus gây bệnh. Hiện nay, viêm gan B chưa có thuốc đặc hiệu mà chỉ có phương pháp để hạn chế diễn tiến nhanh chóng của bệnh, tránh trường hợp xảy ra những biến chứng xấu.;;;;;Nhắc đến viêm gan B là nhắc đến căn bệnh nguy hiểm về gan do virus HBV gây ra. Bệnh lý này có xu hướng ngày càng tăng và nhiều trường hợp ở giai đoạn mãn tính, rất nguy hiểm cho sức khỏe khi biến chứng thành xơ gan, ung thư gan. Viêm gan B mãn tính có nguy hiểm không, có trị dứt điểm được không. Viêm gan B là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm cho gan do virus mang tên HBV gây ra. Bệnh này có tốc độ lây lan nhanh chóng, thường lây qua ba con đường cơ bản. Lây từ mẹ sang con: Trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm virus HBV nếu như mẹ bị viêm gan B. Chính vì thế cần tiêm phòng viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh. Lây qua quan hệ tình dục: Nếu quan hệ tình dục không an toàn với người bị viêm gan B thì cũng rất dễ lây bệnh. Lây qua đường máu: Các trường hợp truyền máu, hiến máu, tiêm hoặc xăm hình nếu dụng cụ y tế không được khử trùng sạch sẽ, việc lây nhiễm vẫn có khả năng cao diễn ra. Căn bệnh này nguy hiểm hơn khi nó ít biểu hiện ra ngoài những dấu hiệu rõ ràng, khiến chúng ta khó phát hiện ra bệnh. Đến khi biết mình bị viêm gan B, nhiều trường hợp đã ở mức độ nặng. Viêm gan B thường chia thành 2 loại: cấp tính và mãn tính. Viêm gan B mãn tính là giai đoạn nghiêm trọng. Khi bệnh kéo dài hơn 6 tháng sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Đây là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến xơ gan, thậm chí ung thư gan. Viêm gan B mãn tính diễn biến âm thầm, lặng lẽ, ít biểu hiện những triệu chứng cụ thể, dễ gây nhầm lẫn đối với các bệnh khác. Cách duy nhất phát hiện viêm gan B mãn tính là xét nghiệm máu. Hầu hết các trường hợp bị mãn tính ở nước ta đều được phát hiện khi đi kiểm tra sức khỏe tổng quát hoặc đi hiến máu, khám thai kỳ. Người bệnh không có dấu hiệu gì đặc biệt nên việc phát hiện khó khăn. Tuy nhiên, với những người mắc chứng viêm gan B mãn tính siêu vi, người bệnh sẽ có vài triệu chứng như mệt mỏi, kém ăn, đau tức vùng gan, vàng da, vàng mắt hoặc ngứa. Virus tấn công vào gan sẽ khiến gan to, xơ gan, men gan tăng cao. Mãn tính chính là giai đoạn viêm gan nặng, cần có biện pháp điều trị kịp thời. ở giai đoạn này, gan dễ gặp các biến chứng như xơ gan, suy gan, nặng hơn có thể là ung thư gan. Xơ gan Bệnh viêm gan mãn tính có thể diễn biến thành xơ gan. Khi bị xơ gan, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, người yếu, dễ bị nhiễm khuẩn. Nguy hiểm hơn, nhiều trường hợp không có biểu hiện rõ ràng, người bệnh không phát hiện ra những bất thường của cơ thể, đến khi phát hiện ra thì bệnh đã quá nặng và khó điều trị. Một trong những biểu hiện rõ ràng nhất cảnh báo bạn bị xơ gan đó là phù nề. Lúc đầu sẽ bị phù hai chi dưới, về sau gan suy nhiều có thể bị phù toàn thân. Bởi vì áp lực tĩnh mạch cửa tăng làm cho bệnh nhân bị cổ trướng, bụng trương phình. Khi đã phát hiện những dấu hiệu giai đoạn muộn này, gan không còn cơ hội phục hồi nữa. Bệnh nhân có thể tử vong vì những biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn, hôn mê gan. Ung thư gan Khi viêm gan B chuyển sang giai đoạn mãn tính, khả năng ung thư gan tương đối cao. Virus làm gan suy yếu, xơ hóa và dẫn đến hình thành các tế bào ác tính. Biểu hiện thường gặp nhất của ung thư gan là đau bụng, phù, sốt và sụt cân nhanh. Ung thư gan là căn bệnh nghiêm trọng, nguy hiểm và diễn biến nhanh, điều trị khó khăn. Phần lớn bệnh nhân ung thư gan được phát hiện thường ở giai đoạn muộn do căn bệnh tàn phá âm thầm, con người khó nhận ra triệu chứng bất thường. Đối với viêm gan B mãn tính, vẫn chưa có phương pháp chữa dứt điểm hoàn toàn, nhưng có nhiều phương pháp khống chế virus, người bệnh sống hòa bình với virus viêm gan B. Việc điều trị viêm gan B cũng không hề đơn giản mà phức tạp. Nó còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh hiện tại ở mức độ nào, tiền sử bệnh, chức năng gan, các kết quả xét nghiệm cũng như con đường lây nhiễm là gì.
question_491
Lịch tiêm viêm gan B cho người lớn
doc_491
1. Bệnh viêm gan B và lợi ích tiêm chủng viêm gan B cho người lớn Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm cấp tính hoặc mạn tính do virus viêm gan B (HBV) gây ra, có thể gây tổn thương gan, xơ gan, suy gan và ung thư gan. Ở Việt Nam, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 20% người trưởng thành mắc viêm gan B. Đây là một tỷ lệ cao, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao như: – Người có nhiều bạn tình dục, quan hệ không sử dụng biện pháp an toàn. – Kim tiêm được dùng chung cho nhiều người, những người này có nguy cơ bị lây nhiễm viêm gan B cho nhau. – Người tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể của người nhiễm viêm gan B qua vết thương hở. – Người nhận máu hoặc sản phẩm máu từ người nhiễm viêm gan B. – Người mang thai từ mẹ bị nhiễm viêm gan B lây truyền sang con. Viêm gan B là bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng gan, để lâu có thể thành bệnh mãn tính Tiêm chủng viêm gan B là biện pháp phòng ngừa hiệu quả tối ưu. Vắc xin viêm gan B có hiệu quả lên đến 95% trong việc ngăn ngừa nhiễm virus viêm gan B. Lợi ích của việc tiêm chủng viêm gan B cho người lớn không thể không kể đến: – Ngăn ngừa nhiễm virus viêm gan B, từ đó phòng ngừa các biến chứng như xơ gan, suy gan và ung thư gan. – Bảo vệ sức khỏe cá nhân và gia đình tránh nguy cơ lây nhiễm viêm gan B. – Giảm gánh nặng tài chính cho ngành y tế. Hãy bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân bằng cách tiêm chủng viêm gan B. Đây là một biện pháp an toàn, hiệu quả và đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan của bệnh và bảo vệ cộng đồng. Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nhưng may mắn là chúng ta có một biện pháp phòng ngừa hiệu quả – tiêm chủng viêm gan B. Vắc xin viêm gan B đã được chứng minh có hiệu quả lên đến 95% trong việc ngăn ngừa nhiễm virus viêm gan B. Người lớn cần tiêm 3 mũi phòng viêm gan B cơ bản Lịch tiêm vắc xin viêm gan B cho người lớn bao gồm 3 mũi, cách nhau 1 tháng: – Liều 1: Đây là liều đầu tiên, bạn sẽ tiêm vào ngày đầu tiên của lịch tiêm chủng. – Liều 2: Sau khoảng 1 tháng từ liều 1, bạn sẽ tiếp tục tiêm liều thứ hai. Đây là bước quan trọng để tăng cường sự miễn dịch của cơ thể. – Liều 3: Đến 6 tháng sau liều 1, bạn sẽ nhận được liều thứ ba để hoàn thiện quá trình tiêm chủng. Liều này giúp đảm bảo sự bảo vệ kéo dài và hiệu quả. Quá trình tiêm chủng viêm gan B không chỉ giúp bạn bảo vệ bản thân mình, mà còn bảo vệ cả gia đình và cộng đồng. Nó là một cách an toàn, dễ dàng và quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Hãy đảm bảo tuân thủ lịch tiêm viêm gan B cho người lớn và đưa người thân trong gia đình đi tiêm phòng đầy đủ để nâng cao miễn dịch cộng đồng. Tiêm phòng là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm, nhưng không phải ai cũng nên tiêm. Hãy cùng tìm hiểu về việc chỉ định và chống chỉ định tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe của bạn. 3.1. Chỉ định tiêm phòng Tiêm phòng được đề xuất cho mọi người, đặc biệt là cho những người có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm. Đây là một số những đối tượng nên xem xét tiêm phòng: – Trẻ em dưới 1 tuổi. – Người lớn trên 65 tuổi. – Người có bệnh nền. – Người có nguy cơ tiếp xúc. 3.2. Chống chỉ định tiêm phòng Tuy nhiên, cũng có những trường hợp khi tiêm phòng không phù hợp. – Người đang bị hoặc điều trị các bệnh cấp tính. – Người mang thai. 4. Lưu ý khi tiêm phòng viêm gan B cho người lớn Viêm gan B là một căn bệnh nghiêm trọng và nguy hiểm, nhưng may mắn thay, tiêm phòng viêm gan B đã được chứng minh là biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả tối đa, hãy lưu ý những điều sau đây: Trước khi tiêm phòng: – Người lớn có nguy cơ cao mắc viêm gan B nên tiêm phòng ngay từ sớm. – Trước khi tiêm vắc xin viêm gan B, hãy chia sẻ với bác sĩ về bất kỳ vấn đề sức khỏe nào bạn đang gặp phải, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến gan. Điều này giúp bác sĩ có thông tin cần thiết để đưa ra quyết định phù hợp cho bạn. – Luôn tuân thủ lịch tiêm phòng theo chỉ định của bác sĩ. Đừng bỏ qua bất kỳ liều tiêm nào, vì điều này có thể làm giảm hiệu quả của quá trình tiêm phòng. Sau khi tiêm phòng: – Sau khi tiêm phòng, hãy theo dõi sức khỏe của bạn trong vòng 30 phút đầu để phát hiện và giải quyết kịp thời bất kỳ phản ứng bất thường nào. Điều này giúp đảm bảo rằng bạn sẽ nhận được sự chăm sóc và xử lý một cách nhanh chóng nếu cần thiết. Vắc xin viêm gan B thường gây ra những tác dụng phụ nhẹ và tự giảm trong vài ngày. Một số tác dụng phụ bạn có thể thấy như: – Đau vùng tiêm. – Cảm thấy mệt mỏi. – Buồn nôn. – Sốt. Tiêm phòng viêm gan B là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ bạn khỏi bệnh viêm gan B. Dưới đây là một số tiêu chí để bạn lựa chọn một địa chỉ tiêm chủng viêm gan B đáng tin cậy: – Đội ngũ y tế chuyên môn và kinh nghiệm: Địa chỉ tiêm chủng uy tín nên có đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế có chuyên môn cao và kinh nghiệm trong lĩnh vực tiêm phòng. Họ sẽ đảm bảo rằng quá trình tiêm phòng được thực hiện một cách chính xác và an toàn. – Sử dụng vắc xin viêm gan B chính hãng, chất lượng: Đảm bảo địa chỉ tiêm chủng sử dụng vắc xin viêm gan B chính hãng và đạt chất lượng. Điều này đảm bảo rằng bạn nhận được vắc xin hiệu quả và an toàn. – Quy trình tiêm chủng an toàn, khoa học: Địa chỉ tiêm chủng đáng tin cậy sẽ tuân thủ quy trình tiêm chủng an toàn và khoa học. Họ sẽ thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân, vệ sinh và tiêm chủng theo các quy định và hướng dẫn y tế.
doc_47459;;;;;doc_36507;;;;;doc_2157;;;;;doc_41424;;;;;doc_58182
Vắc xin viêm gan B được bào chế và sử dụng phổ biến trên toàn cầu được xem như giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn loại virus nguy hiểm có thể tấn công con người và là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư gan. Hãy cùng tìm hiểu lịch tiêm phòng viêm gan B cho người lớn để tự bạn nắm rõ phác đồ tiêm chủng, chủ động đi tiêm đúng, đủ liều. 1. Phân loại bệnh viêm gan B 1.1. Viêm gan B cấp tính Viêm gan B cấp tính là một trạng thái nhiễm trùng ngắn hạn, kéo dài trong khoảng 6 tháng kể từ khi người bệnh tiếp xúc với virus viêm gan B (HBV). Thông thường, đa số người bị viêm gan B cấp tính không có triệu chứng hoặc chỉ gặp phải các triệu chứng nhẹ nên có thể khó phát hiện trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên cũng có những trường hợp nghiêm trọng đến mức cần nhập viện để điều trị. Nhiều người mắc viêm gan B cấp, đặc biệt là người trưởng thành, có khả năng tự loại bỏ virus khỏi cơ thể thông qua hoạt động miễn dịch và hồi phục hoàn toàn sau vài tháng mà không để lại hậu quả. Thực tế cho thấy, khoảng 90% người trưởng thành nhiễm HBV tự phục hồi. Tuy nhiên, trong trường hợp miễn dịch không thể loại trừ virus, viêm gan B cấp sẽ tiến triển thành viêm gan B mãn tính. 1.2. Viêm gan B mãn tính Viêm gan B mãn tính là một trạng thái nhiễm trùng gan kéo dài từ 6 tháng trở lên. Trong trường hợp này, virus HBV không bị loại bỏ mà tiếp tục tồn tại âm thầm trong máu và gan của người bệnh. Theo thời gian, viêm gan mãn tính có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm viêm gan, suy gan, xơ gan, ung thư gan và nguy cơ tử vong. Viêm gan B mãn tính có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan Theo các bác sĩ, khả năng viêm gan B tiến triển thành mãn tính phụ thuộc vào độ tuổi của người nhiễm bệnh. Người nhiễm bệnh ở độ tuổi trẻ có khả năng cao hơn để viêm gan phát triển thành mãn tính. Theo thống kê của WHO, có đến khoảng 80-90% trẻ sơ sinh và 30-50% trẻ em nhiễm virus viêm gan B từ những năm đầu đời cho đến trước 6 tuổi sẽ phát triển thành bệnh viêm gan B mãn tính. Trong khi đó, tỷ lệ này ở người trưởng thành bị nhiễm bệnh thấp hơn rất nhiều, chỉ dưới 5%. Có thể thấy, virus viêm gan B xâm nhập và âm thầm hủy hoại sức khỏe lá gan của con người. Đối tượng dễ bị tổn thương nhất chính là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Với các trẻ nhỏ, nếu bệnh bị tiến triển thành viêm gan B sẽ dẫn đến những hệ lụy sức khỏe khó lường, ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe trong tương lai, là 1 gánh nặng cho gia đình và xã hội. Viêm gan B là một trong những loại viêm gan siêu vi phổ biến trên toàn cầu. Theo thống kê của WHO tính đến năm 2021, số người nhiễm virut viêm gan B mạn tính là 296 triệu người. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia có số lượng người nhiễm virus viêm gan B ở mức cao. Theo thống kê từ WHO tháng 10/2023 trên báo vietnamnet.vn, nước ta có khoảng 8,1% dân số nhiễm virus viêm gan B, con số này tương đương 8 triệu người. Điều nguy hiểm là rất nhiều người bị viêm gan không nhận biết được tình trạng bệnh của mình, chỉ có khoảng 10% số người mắc viêm gan B được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Vắc xin phòng viêm gan B là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa bệnh viêm gan B và các biến chứng nghiêm trọng như xơ gan và ung thư gan. Vắc xin được khuyến nghị cho mọi người có nguy cơ tiếp xúc với virus viêm gan B. Việc tiêm chủng vắc xin này rộng rãi sẽ giúp kiểm soát dịch bệnh trong cộng đồng. Vắc xin viêm gan B giúp bảo vệ con người khỏi sự tấn công của virus nguy hiểm này Hơn nữa, việc tiêm vắc xin cũng giảm nguy cơ mắc viêm gan D, vì bệnh này chỉ xảy ra khi cơ thể đã nhiễm virus viêm gan B trước đó. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng vắc xin viêm gan B chỉ phòng ngừa được loại virus viêm gan B cụ thể, không có tác dụng phòng ngừa các nguyên nhân gây viêm gan khác như virus viêm gan A, C. 4. Thông tin lịch tiêm phòng viêm gan B cho người lớn Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại vắc xin tiêm phòng viêm gan B. Trong đó, vắc xin viêm gan B cho người lớn phổ biến có Heberbiovac HB 1ml xuất xứ Cu Ba và vắc xin Twinrix phòng ngừa cùng lúc 2 căn bệnh là viêm gan A và viêm gan B. – Lịch tiêm viêm gan B cho người lớn bằng vắc xin Heberbiovac HB 1ml: Lịch tiêm chủng thông thường với người có đủ điều kiện sức khỏe là 3 mũi với thời gian: 0 – 1 – 6 tháng. Với những người có yếu tố lây nhiễm cao, bạn có thể được tư vấn phác đồ tiêm nhanh bao gồm 4 liều với thời gian 0 – 1- 2 – 12 tháng. Ngoài ra còn có lịch tiêm nhanh hơn, tổng cộng 4 liều vào các ngày: 0 – 7 – 21, liều số 4 tiêm sau mũi đầu tiên 12 tháng. Tiêm phòng vắc xin viêm gan B cần được bác sĩ chỉ định lịch tiêm cụ thể phù hợp với tình trạng, sức khỏe của mỗi người – Lịch tiêm viêm gan B cho người lớn bằng vắc xin Twinrix: Vắc xin Twinrix bạn có thể tiêm 2 – 3 mũi tùy từng trường hợp, cụ thể như sau: Nếu bạn đã tiêm đủ tổng cộng 3 mũi phòng viêm gan B, bạn sẽ được chỉ định tiêm tiếp 2 mũi vắc xin Twinrix cách nhau từ 6 – 12 tháng. Nếu trường hợp bạn chưa tiêm vắc xin viêm gan B thì bạn cần hoàn thành đủ 3 liều vắc xin Twinrix theo lịch: 0 – 1- 6 tháng. Có thể thấy lịch tiêm viêm gan B cho người lớn khá dễ nhớ, thời gian không kéo dài quá 1 năm để hoàn thành đủ số mũi theo tiêu chuẩn mà Bộ Y tế đưa ra. Ngoài ra, những người đã nhiễm viêm gan B rồi thì việc tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B là không có giá trị. Tuy nhiên, bạn vẫn cần tiêm các vắc xin dự phòng viêm gan A để tránh virus này làm ảnh hưởng đến lá gan của bạn. Người bị viêm gan B nếu mắc cả viêm gan A, bệnh sẽ tiến triển nhanh, dẫn đến những tổn thương gan nghiêm trọng.;;;;;Để đảm bảo sự bền vững của hệ thống miễn dịch và bảo vệ sức khỏe trước virus viêm gan B, việc chủ động tiêm mũi viêm gan B nhắc lại sau thời gian khuyến nghị là cần thiết. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về lịch tiêm phòng viêm gan B ở người lớn cũng như lịch tiêm mũi nhắc lại để bạn có cái nhìn tổng quan và có quyết định tiêm phòng đúng đắn bảo vệ sức khỏe toàn diện. Viêm gan B là bệnh có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho gan, và vắc xin ngừa viêm gan B chính là chìa khóa để kích thích hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể phát triển khả năng chống lại virus và ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Một người tiêm vắc xin ngừa viêm gan B với đầy đủ các mũi cơ bản sẽ cho hiệu quả bảo vệ trong thời gian dài. Tuy nhiên, hiệu suất của vắc xin này có thể giảm đi theo thời gian. Bên cạnh đó, trước thực trạng trên thế giới ngày càng có nhiều người nhiễm tiêm gan B, việc tiêm nhắc lại vắc xin ngừa viêm gan B là vô cùng cần thiết. Tim mũi viêm gan B nhắc lại là vô cùng quan trọng Tiêm nhắc lại vắc xin giúp cơ thể cập nhật đầy đủ kháng thể để ngăn chặn sự phát triển của bệnh, giảm nguy cơ xơ gan, ung thư gan. Đồng thời còn giúp giảm nguy cơ lây nhiễm từ người này sang người khác, mang lại tác động tích cực đối với toàn xã hội. Đặc biệt, nó giúp bảo vệ những người yếu đuối không thể tiêm vắc xin. Nếu bạn thuộc một trong những nhóm người sau, hãy tiêm phòng virus viêm gan B mũi nhắc lại theo thời gian khuyến nghị càng sớm càng tốt. – Người mắc bệnh viêm gan C. – Người nhiễm HIV. – Người có các bệnh về gan. – Người có bệnh thận mãn tính. – Quen thuộc với những khu vực có tỷ lệ người nhiễm viêm gan B cao. – Thường xuyên quan hệ tình dục không chung thủy 1 vợ 1 chồng. – Người từng nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục. 2.1. Lịch tiêm viêm gan B cơ bản Lịch tiêm vắc xin ngừa viêm gan B cơ bản cho người lớn thông thường gồm 3 liều theo lịch 0-1-6 tháng. Cụ thể – Mũi 1 là lần đầu tiên tiêm. – Mũi 2 tiêm sau mũi thứ nhất là 1 tháng. – Mũi 3 tiêm sau mũi thứ nhất là 6 tháng. Hoặc người lớn cũng có thể tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan B theo lịch tiêm nhanh, khi mà bản thân có nguy cơ cao mắc bệnh. Lịch tiêm nhanh gồm 4 liều theo lịch 0-1-2-12 tháng. Cụ thể: – Mũi 1 là lần đầu tiên tiêm. – Mũi 2 tiêm sau mũi thứ nhất là 1 tháng. – Mũi 3 tiêm sau mũi 1 là 2 tháng. – Mũi 4 tiêm sau mũi 1 là 12 tháng. 2.2. Lịch tiêm mũi nhắc lại Mặc dù đã tiêm 3 hoặc 4 mũi vắc xin cơ bản, nhưng không có nghĩa là tất cả mọi người đều có đủ kháng thể để bảo vệ sức khỏe khỏi viêm gan B suốt đời. Thực tế, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, lượng kháng thể từ vắc xin viêm gan B có thể giảm đi theo thời gian. Vì thế để đảm bảo sự bảo vệ hiệu quả, người lớn nên đi kiểm tra lại lượng kháng thể HBsAb sau khoảng 5-10 năm. Trong trường hợp kháng thể HBsAb dưới mức an toàn (<10 IU/ml), việc tiêm lại vắc xin là cần thiết để tăng cường khả năng kháng bệnh. Đặc biệt, đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh (như gia đình có người mắc bệnh hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh), việc theo dõi và tiêm phòng ngay khi cần thiết là quan trọng. Lịch tiêm mũi nhắc lại là sau lịch tiêm cơ bản khoảng 5-10 năm Lưu ý rằng việc tiêm phòng viêm gan B mũi nhắc lại nên được thực hiện cách mũi đầu tiên khoảng 6 tháng, để giúp đảm bảo thời gian sản sinh kháng thể cũng như thời gian để vắc xin phát huy tác dụng. Điều này là quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn của quá trình tiêm phòng. 3. Lưu ý khi tiêm mũi viêm gan B nhắc lại Tiêm mũi nhắc lại viêm gan B có đôi chút khác so với iệc tiêm các mũi viêm gan B cơ bản. Dưới đây là một số lưu ý khi đi tiêm phòng viêm gan B nhắc lại giúp bạn đảm bảo an toàn và hiệu quả tiêm phòng. – Cần xác định rõ lịch trình tiêm phòng, bao gồm số lượng mũi cần tiêm và khoảng thời gian tiêm nhắc lại (sau 5-10 năm). – Trước khi tiêm cần làm xét nghiệm kháng thể, nếu kháng thể HBsAb dưới 10 IU/ml thì có nghĩa là kháng thể không đủ để bảo vệ cơ thể, cần tiêm nhắc lại. Ngược lại, kháng thể HBsAb trên 10 IU/ml thì việc tiêm phòng vào thời điểm này là chưa cần thiết. Trước khi tiêm cần làm xét nghiệm kháng thể – Trước khi tiêm, đảm bảo bạn hoặc người tiêm đang ở trong tình trạng sức khỏe tốt và không có triệu chứng của bệnh nào. – Nếu bạn đang sử dụng thuốc, dù bất cứ loại nào, hãy thông báo cho bác sĩ để đảm bảo rằng không có tương tác thuốc gây ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin. – Lưu ý và theo dõi các phản ứng sau tiêm như sốt, đau, đỏ, hoặc sưng tại nơi tiêm. Nếu có bất kỳ biểu hiện nào bất thường, cần thảo luận ngay lập tức với nhân viên y tế. – Sau một khoảng thời gian từ 5-10 năm, hãy thực hiện kiểm tra lượng kháng thể để đảm bảo cơ thể vẫn đủ khả năng chống lại virus viêm gan B.;;;;;Viêm gan B là bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của cả người lớn và trẻ nhỏ. Dù có cùng cách thức truyền bệnh với HIV nhưng khả năng lây nhiễm của viêm gan B cao gấp 100 lần. Vì vậy việc tiêm phòng viêm gan B từ sớm là cách thức phòng bệnh tốt nhất đối với căn bệnh này. Tuy nhiên, với mỗi một đối tượng thì cách thức tiêm lại có đôi chút khác biệt. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng tìm hiểu về vị trí tiêm vắc xin viêm gan B ở người lớn và trẻ nhỏ trong bài viết dưới đây nhé! 1. Thông tin về vắc xin phòng viêm gan B ở người lớn và trẻ nhỏ 1.1. Công dụng mà vắc xin phòng viêm gan B mang lại Vắc xin phòng viêm gan B giúp ngăn ngừa bệnh viêm gan B và các hậu quả do viêm gan B gây ra như xơ gan, ung thư gan. Vắc xin được khuyến cáo sử dụng cho tất cả người lớn và trẻ em có nguy cơ tiếp xúc với virus viêm gan B. Các chuyên gia y tế khuyên tất cả mọi người nên tiêm phòng viêm gan B đầy đủ, đúng lịch để bảo vệ bản thân và người thân chống lại căn bệnh viêm gan B suốt đời. Tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho người lớn và trẻ nhỏ là biện pháp hiệu quả nhất giúp phòng tránh căn bệnh viêm gan B 1.2. Các loại vắc xin phòng vắc xin viêm gan B phổ biến hiện nay Để tiêm phòng cho trẻ em, các bác sĩ sẽ sử dụng vắc xin phòng viêm gan B là vắc xin đơn giá hoặc vắc xin kết hợp. Cụ thể như sau: Các loại vắc xin đơn giá: – Vắc xin Engerix B của công ty GSK sản xuất tại Bỉ. – Vắc xin Euvax của công ty Sanofi Pasteur – Pháp nhưng được sản xuất tại Hàn Quốc. – Vắc xin Immunohbs của công ty Kedrion, sản xuất tại Ý. Các loại vắc xin kết hợp: – Vắc xin Twinrix được sản xuất bởi công ty GSK tại Bỉ, giúp phòng ngừa viêm gan A và viêm gan B. – Vắc xin ComBE Five (Ấn Độ) giúp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm phổ biến gồm: bạch hầu, ho gà, uốn ván, các bệnh viêm màng não mủ, viêm phổi do vi khuẩn HiB và viêm gan B. – Vắc xin Infanrix Hexa được sản xuất bởi công ty GSK tại Bỉ, giúp phòng ngừa 6 bệnh lý truyền nhiễm ở trẻ bao gồm: bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, các bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib và viêm gan B. – Vắc xin Hexaxim sản xuất bởi công ty Sanofi tại Pháp, giúp phòng ngừa 6 bệnh lý truyền nhiễm ở trẻ bao gồm: bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, các bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib và viêm gan B. Hiện nay, có 2 loại vắc xin là Twinrix và Heplisav – B được sử dụng cho người lớn từ 18 tuổi trở lên. Ngoài ra, Engerix B và Recombivax HB được chỉ định cho người lớn từ 20 tuổi trở lên. 2. Tìm hiểu về lịch tiêm và vị trí tiêm vắc xin viêm gan B ở người lớn và trẻ nhỏ 2.1. Chỉ định về vị trí tiêm vắc xin viêm gan B – Với trẻ nhỏ: Thường được chỉ định tiêm vào vùng trước bên đùi. – Với trẻ lớn hoặc người lớn: Thường được chỉ định tiêm bắp vào vùng cơ delta. Ngoại lệ với những người bệnh bị rối loạn chảy máu hay giảm tiểu cầu có thể tiêm vắc xin viêm gan B dưới da. Các bác sĩ chỉ định tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho trẻ nhỏ vào vùng trước bên đùi. 2.2. Lịch tiêm vắc xin viêm gan B dành cho trẻ nhỏ Theo thông tư 38/2017/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về lịch tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ cơ bản như sau: – Mũi sơ sinh được tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh hoặc sớm nhất có thể nếu trẻ bị trì hoãn tiêm. – Các mũi thứ 2, 3, 4 có thể tiêm với vắc xin phối hợp chứa thành phần viêm gan B khi trẻ đủ 2 tháng tuổi và khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi tiêm là 28 ngày. – Mũi tiêm nhắc lại sẽ được thực hiện khi trẻ đủ 18 tháng tuổi đối với vắc xin 6 trong 1 (nên hoàn thành trước 24 tháng tuổi). Trong trường hợp mẹ bị nhiễm virus viêm gan B, cần tiêm cùng lúc vắc xin và huyết thanh kháng virus viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh, tốt nhất là 12 giờ để đảm bảo trẻ không bị lây bệnh từ mẹ. Trình tự tiêm cho trẻ khi người mẹ mang virus viêm gan B có thể theo phác đồ như sau: – Mũi sơ sinh tiêm trong vòng 24 giờ, tốt nhất là 12 giờ sau sinh, phối hợp tiêm cùng huyết thanh kháng viêm gan B. – Mũi thứ 2 được tiêm khi trẻ 1 tháng tuổi. – Mũi thứ 3 tiêm khi trẻ tròn 2 tháng tuổi. – Mũi thứ 4 tiêm khi trẻ được 12 tháng. Cha mẹ nên cho tiêm tiêm đúng và đủ các mũi theo lịch tiêm để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tốt nhất 2.4. Lịch tiêm vắc xin viêm gan B dành cho người lớn Với người lớn muốn tiêm vắc xin viêm gan B, cần thực hiện thêm xét nghiệm trước khi tiêm. Hai xét nghiệm cần làm là xét nghiệm HBsAg và anti – HBs (HBsAb) để biết cơ thể người tiêm đã bị nhiễm bệnh hay đã có kháng thể kháng virus viêm gan B hay chưa. Nếu kết quả xét nghiệm HBsAg dương tính, nghĩa là người tiêm đã nhiễm virus viêm gan B và việc tiêm ngừa sẽ không còn hiệu quả. Còn nếu kết quả HBsAb dương tính tức là đã có kháng thể kháng virus viêm gan B, khi đó không cần thiết phải tiêm vắc xin nữa. Nếu cả hai xét nghiệm trên đều cho kết quả âm tính, tức là chưa mắc bệnh và cần tiêm vắc xin để phòng bệnh. Phác đồ tiêm viêm gan B dành cho người lớn có thể chọn 1 trong 2 phác đồ sau. – Mũi tiêm 1: Mũi bắt đầu. – Mũi tiêm 2: Tiêm cách mũi đầu tiên 1 tháng. – Mũi tiêm 3: Tiêm cách liều thứ 2 là 5 tháng (cách liều đầu 6 tháng nếu tiêm đúng lịch). – Mũi tiêm 1: Mũi bắt đầu. – 2 mũi tiêm tiếp theo sẽ thực hiện tiêm liên tiếp cách nhau 1 tháng – Mũi tiêm 4: Tiêm cách liều thứ 3 là 1 năm. Nên xét nghiệm HbsAb sau mỗi 5 đến 10 năm và tiêm nhắc lại nếu kết quả xét nghiệm HBsAb dưới 10 mUI/ml.;;;;;Theo CDC Hoa Kì, tiêm ngừa viêm gan B cho người lớn là việc làm cần thiết, cần được khuyến cáo thực hiện rộng rãi. Khi tiêm vắc xin nghĩa là bạn đã bảo vệ bản thân và người thân khỏi nguy cơ lây nhiễm vi rút viêm gan B nguy hiểm. 1. Mức độ quan trọng của vắc xin viêm gan B Viêm gan B là một căn bệnh nguy hiểm, do đó tất cả mọi người đều nên nghiêm túc xem xét việc tiêm vắc xin viêm gan B để bảo vệ trọn đời chống lại căn bệnh gan. Chuyên gia khuyên tất cả mọi người nên tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin viêm gan B để bảo vệ bản thân và người thân khỏi bệnh suốt đời. Bất kì ai cũng có nguy cơ mắc viêm gan B, kể cả người lớn Vắc xin viêm gan B an toàn và hiệu quả, được khuyên dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ em đến 18 tuổi. Ngoài ra, người lớn mắc bệnh tiểu đường và những người có nguy cơ cao nhiễm trùng viêm gan B do công việc, lối sống hoặc quốc gia cũng nên tiêm vắc xin viêm gan B. Viêm gan B có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như xơ gan, suy gan và ung thư gan. Việc phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B là một biện pháp phòng ngừa các bệnh gan nghiêm trọng. Đặc biệt, vắc xin viêm gan B còn có khả năng bảo vệ bạn khỏi căn bệnh ung thư gan. 2. Đối tượng cần tiêm phòng viêm gan B Tất cả mọi người có thể gặp nguy cơ nhiễm viêm gan B trong suốt cuộc đời, vì vậy việc tiêm vắc xin viêm gan B là cần thiết cho tất cả mọi người. Dưới đây là những nhóm mà CDC khuyến nghị tiêm vắc xin viêm gan B: – Người đã quan hệ tình dục với người bị nhiễm vi rút viêm gan B. – Người đang điều trị các bệnh lý lây nhiễm qua quan hệ tình dục không an toàn. – Người tiếp xúc gần với người bệnh viêm gan B. – Các nhân viên y tế hoạt động trong môi trường có bệnh truyền nhiễm. – Người mắc bệnh gan mãn tính. Tiêm ngừa viêm gan B cho người lớn sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi căn bệnh nguy hiểm này và giảm nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh. 3. Lịch tiêm phòng viêm gan B cho người lớn Để đảm bảo hiệu quả của việc tiêm vắc xin viêm gan B cho người lớn, trước tiên cần thực hiện hai xét nghiệm là HBsAg và anti-HBs (HBsAb). Xét nghiệm HBsAg đóng vai trò xác định xem bạn đã nhiễm virus viêm gan B hay chưa, trong khi xét nghiệm anti-HBs sẽ xác định có kháng thể chống lại virus viêm gan B trong cơ thể hay không. Người lớn cần thực hiện tiêm 3 mũi vắc xin viêm gan B trong thời gian nhất định để thuốc phát huy hết dược lực Nếu kết quả xét nghiệm HBsAg là dương tính, tức là bạn đã nhiễm virus viêm gan B, việc tiêm vắc xin sẽ không còn hiệu quả. Nếu kết quả xét nghiệm HBsAb là dương tính, tức là bạn đã có kháng thể chống lại virus viêm gan B, cần xem nồng độ HBsAb để quyết định liệu có cần tiêm vắc xin tiếp hay không. Nếu cả hai xét nghiệm đều cho kết quả âm tính, tức là bạn chưa mắc bệnh và cần tiêm vắc xin để phòng ngừa. Có hai phác đồ tiêm vắc xin viêm gan B được áp dụng. Phác đồ đầu tiên là 0-1-6, nghĩa là tiêm liều thứ hai sau một tháng từ liều đầu tiên, và tiêm liều thứ ba sau sáu tháng từ liều thứ hai. Phác đồ thứ hai là 0-1-2-12, tức là tiêm ba liều liên tiếp cách nhau một tháng, và tiêm liều thứ tư sau một năm từ liều thứ nhất. Ngoài ra còn có 1 lịch tiêm nhanh hơn áp dụng cho người đến từ vùng bị dịch hoặc tiêm viêm gan B trước 1 tháng khởi hành. Lịch tiêm này lần lượt 0-7-21 ngày, mũi thứ 4 nhắc lại sau 1 năm kể từ ngày tiêm xong mũi đầu tiên. 4. Những câu hỏi thường gặp Việc tiêm phòng vắc xin viêm gan B là một biện pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh, tuy nhiên không thể đảm bảo 100% ngăn chặn bệnh tuyệt đối. Có khoảng 2,5 – 5% người sau khi tiêm vắc xin vẫn có thể mắc bệnh. Có một số nguyên nhân phổ biến làm giảm hiệu quả của vắc xin, bao gồm: không tuân thủ phác đồ tiêm vắc xin đúng số lượng và thời gian, hệ miễn dịch yếu, sự giảm kháng thể sau nhiều năm do không tiêm nhắc, quy trình tiêm chủng không đảm bảo, thậm chí có thể vắc xin bị suy giảm chất lượng do hết hạn sử dụng hoặc không được bảo quản đúng cách. Vì vậy, ngoài việc tuân thủ việc tiêm đủ số mũi và đúng thời gian, mỗi người cần chọn một địa điểm tiêm chủng uy tín, đảm bảo quy trình tiêm chủng an toàn và vắc xin được lưu trữ đúng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Điều này sẽ giúp đảm bảo vắc xin có hiệu quả phòng ngừa tốt nhất. Vắc xin viêm gan B là một trong những vắc xin an toàn và hiệu quả trên thế giới, với hơn 1 tỷ liều đã được cung cấp. Các nghiên cứu về an toàn của vắc xin này đã được tổ chức Y tế Thế giới, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ và nhiều tổ chức y tế khác thực hiện. Tất cả đều không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy vắc xin viêm gan B gây ra các vấn đề nghiêm trọng như cái chết đột ngột ở trẻ sơ sinh (SIDs), tự kỷ, đa xơ cứng hoặc các rối loạn thần kinh khác. Các tác dụng phụ thường gặp từ việc tiêm vắc xin viêm gan B cho người lớn có thể bao gồm đau nhức, sưng và đỏ tại nơi tiêm. Tuy nhiên, vắc xin có thể không được khuyến nghị cho những người có dị ứng với nấm men hoặc có tiền sử phản ứng bất lợi với vắc xin. Tại đây, bác sĩ và nhân viên y tế luôn tuân thủ quy trình tiêm chủng an toàn, bao gồm: – Thực hiện kiểm tra tình trạng sức khỏe trước khi tiêm chủng – Cung cấp thông tin về vắc xin và hạn sử dụng. – Tiêm chủng và theo dõi sau tiêm trong 30 phút.;;;;; 1. Tìm hiểu về vắc xin viêm gan B dành cho người lớn Bệnh viêm gan B (hay viêm gan siêu vi B) là bệnh lý do virus viêm gan B gây ra. Loại virus này có khả năng lây lan nhanh, thông qua 3 con đường chính, bao gồm: – Qua đường máu: lây lan khi tiếp xúc với máu người nhiễm virus viêm gan B thông qua vết xước da, dùng chung kim tiêm, dụng cụ y tế, dao cạo râu, cắt móng tay,… – Qua dịch cơ thể như dịch tiết vết thương, tinh dịch, dịch âm đạo,… – Đặc biệt, virus có thể lây truyền từ mẹ sang con thông qua các vết thương hở (nếu có) hoặc dịch âm đạo của mẹ trong quá trình sinh đẻ. Nguy hiểm hơn, virus viêm gan B có khả năng tồn tại trong cơ thể suốt đời mà không có triệu chứng. Khi bệnh viêm gan B có thể tiến triển nặng có thể dẫn đến các bệnh về gan mãn tính như xơ gan, suy gan và ung thư gan. Tiêm phòng viêm gan B là cách tốt nhất giúp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm virus và các biến chứng do bệnh gây ra 1.2. Lịch tiêm đầy đủ vắc xin viêm gan B dành cho người lớn Trước khi thực hiện tiêm vắc xin viêm gan B dành cho người lớn, cần thực hiện xét nghiệm tìm kháng nguyên (HBsAg) và kháng thể (HBsAb) virus viêm gan B. Khi xét nghiệm máu chưa nhiễm virus (nghĩa là kết quả xét nghiệm HBsAg âm tính) và cơ thể vẫn chưa có kháng thể viêm gan B (kết quả xét nghiệm AntiHBs âm tính), người tiêm sẽ được khuyến cáo tiêm phòng 3 mũi, cụ thể: – Mũi tiêm 1: mũi tiêm đầu sau khi xét nghiệm. – Mũi tiêm 2: thực hiện một tháng sau khi tiêm mũi 1 – Mũi tiêm 3: thực hiện 6 tháng sau khi tiêm mũi 1 Khi tiêm đúng lịch và đủ liều thì vắc xin viêm gan B sẽ có khả năng duy trì miễn dịch từ 10 đến 20 năm. Tuy nhiên, nên tiêm một liều vắc xin nhắc lại sau mỗi 5 đến 10 năm so với đợt tiêm trước đó. Mục đích của việc tiêm nhắc lại là đảm bảo lượng kháng thể trong cơ thể luôn đủ cao để chống lại virus xâm nhập cơ thể. 2. Cụ thể chi phí tiêm vắc xin viêm gan B dành cho người lớn 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí tiêm vắc xin viêm gan B dành cho người lớn – Với mỗi loại vắc xin phòng viêm gan B sẽ có mức giá khác nhau tùy vào nhà sản xuất, thành phần của vắc xin và công nghệ sản xuất nên vắc xin. Trước khi tiêm phòng vắc xin viêm gan B, người tiêm sẽ phải thực hiện xét nghiệm tìm kháng nguyên (HBsAg) và kháng thể (HBsAb) virus viêm gan B – Vắc xin Gene – HBvax 1ml (Việt Nam) với mức giá 230,000 VNĐ. – Vắc xin Heberbiovac HB 1ml (Cuba) với mức giá 220,000 VNĐ. Ngoài ra còn một số loại vắc xin phối hợp khác có chứa thành phần kháng nguyên viêm gan B như: – Vắc xin Twinrix 1ml (Bỉ) giúp phòng hai bệnh viêm gan A và B, có mức giá 650,000 VNĐ. 3. Lưu ý quan trọng trước và sau khi tiêm phòng viêm gan B cho người lớn 3.1. Những điều cần đánh giá trước khi tiêm vắc xin viêm gan B Trước khi tiêm vắc xin phòng viêm gan B người tiêm cần làm xét nghiệm máu để biết cơ thể đã nhiễm virus chưa và có kháng thể hay chưa để có các quyết định tiêm phòng phù hợp. Cụ thể: – HBsAg dương tính và HBsAb âm tính chứng tỏ người bệnh đang mang virus viêm gan B nên việc tiêm vắc xin không còn tác dụng. Thay vào đó, những biện pháp điều trị giúp kiểm soát virus trong cơ thể sẽ được áp dụng. – HBsAb dương tính và HBsAg âm tính nghĩa là người tiêm đã có kháng thể từ lần tiêm vacxin viêm gan B trước. Nếu lượng kháng thể còn đủ (> 10 mUI/ml máu) thì chưa cần tiêm, nếu anti-HBs dưới 10UI/l sẽ được chỉ định tiêm nhắc lại. – HBsAg và HBsAb đều âm tính chứng tỏ người tiêm không có kháng thể bảo vệ và cũng chưa từng nhiễm virus viêm gan B, do đó cần được tiêm ngừa. Ngoài ra, người tiêm cũng nên thông báo trước cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân, các bệnh lý đang mắc, tiền sử dị ứng vắc xin của bản thân,… để bác sĩ có thể tư vấn và đưa ra những lời khuyên tiêm phòng phù hợp. Nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân để có hướng tiêm phòng an toàn và hiệu quả nhất 3.2. Lưu ý theo dõi sức khỏe sau khi tiêm vắc xin viêm gan B Sau khi tiêm vắc xin viêm gan B, người tiêm có thể xuất hiện các phản ứng phụ sau: – Thông thường người tiêm sẽ có cảm giác sưng đỏ tại chỗ tiêm, mệt mỏi, cáu gắt khó chịu, chai cứng hay sốt nhẹ. Tuy nhiên, đây là những phản ứng bình thường có thể gặp sau khi tiêm vắc xin và sẽ biến mất sau vài ngày. – Tuy nhiên, có một số phản ứng nghiêm trọng người tiêm cần phát hiện sớm như chóng mặt, buồn nôn và nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn cảm giác, liệt, tình trạng co giật hay xuất hiện phát ban, ngứa, nổi mày đay,…
question_492
Xơ gan lách to kiểu Banti là gì?
doc_492
Nguyên nhân và cách điều trị bệnh Xơ gan lách to kiểu Banti là một trong những bệnh về gan thường gặp. Cũng giống như các bệnh lý về gan khác, xơ gan ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Xơ gan là một căn bệnh mãn tính, xuất hiện khi có sự tổn thương các tế bào gan, dần các tế bào này trở nên dư thừa tạo thành các mô xơ, sẹo và nhanh chóng lan sang các vùng khác của gan, đồng thời làm đảo lộn cấu trúc mạch máu của gan và các tiểu thùy và không thể khôi phục lại được. Xơ gan có 2 loại: Xơ gan lá lách kiểu Banti Bệnh lý này được Banti phát hiện và mô tả vào năm 1894. Cụ thể: xơ gan bắt nguồn từ lá lách to nhưng không rõ nguyên nhân, chỉ biết rằng, nếu cắt lá lách to vào thời điểm gan chưa xơ, hoặc chỉ mới ở mức độ thương tổn nhẹ thì có thể cắt đứt sự tiến triển của bệnh. Xơ gan do rối loạn chuyển hóa di truyền Xơ gan này có nguyên nhân từ một số bệnh lý rối loạn chuyển hóa có tính chất di truyền như bệnh Willson , bệnh nhiễm sắc tố sắt, bệnh galactoza huyết bẩm sinh nguyên nhân là do không chuyển hóa được galactoza thành glucoza trong sữa, bệnh tính glycogen, chứng thiếu hụt a -1-antitrypsin, bệnh đặc ứng di truyền với fructoza , bệnh rối loạn chuyển hoá pocphyrin, bệnh nhầy nhớt. 2. Nguyên nhân gây xơ gan lách to kiểu Banti - Nguyên nhân do tình trạng tăng áp tĩnh mạch cửa. - Nguyên nhân do những tổn thương bên trong gan. - Do tổn thương ngoài gan như: có khối u tụy chèn ép vào tĩnh mạch lách, huyết khối tĩnh mạch cửa. . ) - Mô lá lách bị xơ quanh các động mạch. - Xoang tĩnh mạch giãn rộng, mô lưới tăng sản. 3. Biểu hiện của bệnh xơ gan lá lách kiểu Banti Ngoài một số biểu hiện điển hình của xơ gan, xơ gan lá lách kiểu Banti còn có những triệu chứng đặc trưng như: thiếu máu tiến triển, nôn ra máu, lách to,một số trường hợp xuất hiện biến chứng xơ gan cổ trướng, phân có màu đen. 4. Phương pháp điều trị bệnh xơ gan lách to kiểu Banti Có nhiều phương pháp điều trị xơ gan lách to kiểu Banti đã được áp dụng. Tuy nhiên dù là phương pháp gì thì trước tiên hết, người bệnh phải được thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng. Đối với những người mắc xơ gan lách to kiểu Banti, kết quả xét nghiệm cho thấy: thiếu máu hồng cầu, giảm tiểu cầu và giảm bạch cầu. Sau khi xuất huyết sẽ dẫn đến thiếu sắt, thiếu máu. Tủy xương ban đầu còn bình thường nhưng dần về sau sẽ tăng sản. Các phương pháp điều trị đa phần sẽ dựa theo nguyên nhân gây ra bệnh. Kỹ thuật đồng vị phóng xạ sẽ được thực hiện nhằm xác định có sự đình lưu hồng cầu ở trong lách. Sau khi xác định tình trạng này, với đa số trường hợp bệnh nhân, bác sĩ thường chỉ định và tiến hành phẫu thuật cắt lách. Cũng có trường hợp cần phải làm phẫu thuật nối thông tĩnh mạch cửa, nhằm làm giảm mức tăng áp tĩnh mạch cửa. 5. Chế độ ăn cho người điều trị bệnh xơ gan lá lách to Những người bị xơ gan rất dễ bị suy dinh dưỡng, nguyên nhân là do chức năng gan suy giảm đặc biệt là chức năng chuyển hóa thức ăn, chất dinh dưỡng thành năng lượng dự trữ , dinh dưỡng nuôi cơ thể và chức năng lọc, thải độc tố ra khỏi cơ thể giảm. Vì vậy những người mắc xơ gan lách to kiểu Banti cần có chế độ ăn lành mạnh, an toàn nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và hạn chế tối đã độc tố đi vào cơ thể. Những người mắc xơ gan nên ăn nhiều rau, củ quả, trái cây, ngũ cốc... . Hạn chế Hạn chế ăn thịt, trứng, cá, những thực phẩm giàu đạm, vì ăn nhiều protein sẽ dẫn đến tăng nồng độ amoni trong máu là nguyên nhân dẫn đến hôn mê gan. Vì vậy, bạn nên ăn hàm lượng protein vừa phải hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Ngoài ra thay vị ăn protein từ động vật bạn nên ăn nhiều protein có ở thực vật và các loại đậu. Nên ăn nhạt, hạn chế lượng natri hấp thụ vào cơ thể. Tránh ăn những loại thực phẩm đóng hộp có chứa nhiều muối và bột ngọt. Tránh ăn các loại hải sản tươi sống, hoặc là ốc, sò... vì chúng chứa nhiều vi khuẩn có thể gây nguy hiểm cho những người mắc các bệnh về xơ gan. Không uống bia, rượu, các chất kích thích có hại cho gan. Những bệnh nhân mắc xơ gan lá lách to Banti cần có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp với việc tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, phải thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh. 6. Cách phòng tránh bệnh xơ gan Xơ gan là một bệnh mãn tính ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh . Vì vậy, nếu có thể phòng bệnh từ sớm là tốt nhất, dưới đây là một vài lời khuyên về phòng bệnh xơ gan từ các chuyên gia: - Tiêm phòng viêm gan B cho cả trẻ nhỏ và người lớn, những người chưa mắc bệnh. - Ăn uống lành mạnh, ăn chín uống sôi để không bị nhiễm ký sinh trùng. - Chọn những loại thực phẩm sạch để đảm bảo không bị nhiễm hóa chất độc hại làm tổn thương gan. - Không lạm dụng và sử dụng thuốc bừa bãi khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt là các loại thuốc có hại cho gan. - Những người đang mắc viêm gan B, C cần tiền hành khám định kỳ 3 hoặc 6 tháng 1 lần để theo dõi tiến triển của bệnh, nhằm phát hiện kịp thời những trường hợp viêm gan có dấu hiệu tiến triển, hạn chế bệnh chuyển sang xơ gan và các biến chứng nguy hiểm của xơ gan. - Tất cả mọi người, cả những người chưa bị bệnh cũng nên khám sức khỏe định kì để có những phát hiện kịp thời.
doc_5041;;;;;doc_38701;;;;;doc_54822;;;;;doc_8714;;;;;doc_18829
Xơ gan là một căn bệnh có tiến triển một cách âm thầm nhưng gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Cường lách do xơ gan chính là một trong những biến chứng nguy hiểm do xơ gan gây ra. Bệnh có thể gây ảnh hưởng về máu đối với người bệnh, thậm chí đe dọa tính mạng. Cường lách do xơ gan hay còn gọi là lách to trong xơ gan (xơ gan lách to), đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm do xơ gan gây ra. Các tĩnh mạch từ hệ tiêu hóa: tĩnh mạch mạc treo tràng trên, tĩnh mạch mạc treo tràng dưới, tĩnh mạch thực quản dạ dày và tĩnh mạch lách đều đổ về tĩnh mạch cửa ở gan. Khi gan bị xơ hóa, tuần hoàn qua gan bị cản trở, máu sẽ bị ứ lại ở tĩnh mạch cửa từ đó gây ứ máu ngược trở lại các tĩnh mạch đi đến tĩnh cửa của gan, trong đó có tĩnh mạch lách. Sự ứ máu ở tĩnh mạch lách tăng dần gây tăng áp lực trong lách, làm cho lách to dần. Cường lách do xơ gan thường có đặc điểm là lách to và xung huyết nhiều, do đó người bệnh dễ mắc nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa do tĩnh mạch thực quản bị vỡ.Thường tình trạng lách to xơ hóa hậu phát sinh sau khi ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch cửa có tăng áp lực. Lách thường bé lại sau khi chảy máu. Lách to trong xơ gan gây ảnh hưởng đến chức năng của gan chẳng hạn như suy giảm chức năng gan gây hình thành lách to.Đối với những bệnh nhân bị xơ gan lách to bất thường, có thể điều trị bằng cách cắt lách khi chưa xuất hiện xơ gan hoặc bị xơ gan ở giai đoạn nhẹ nhằm giảm sự phát triển của xơ gan.Ban đầu chi có lách to, nhưng về sau khi quá trình xơ gan phát triển, một số các biểu hiện khác sẽ xuất hiện, chẳng hạn như: tuần hoàn bàng hệ, cổ chướng, xuất huyết tiêu hóa do tĩnh mạch thực quản giãn vỡ, nội soi tiêu hóa sẽ giúp phát hiện và can thiệp. Nếu người bệnh không được xử lý kịp thời, tính mạng sẽ bị đe dọa do tình trạng chảy máu tiêu hóa một cách ồ ạt. Tĩnh mạch thực quản bị vỡ gây chảy máu đường tiêu hóa 2. Đặc điểm của cường lách do xơ gan Nơi sản xuất tế bào máu trong thời kỳ bào thai chính là lách. Các tế bào máu già cỗi sẽ được lách tiêu hủy, đặc biệt là hồng cầu. Sản xuất miễn dịch và thực bào, chống đỡ nhiễm khuẩn bằng cách tạo ra kháng thể.Cường lách do xơ gan có những đặc điểm cơ bản sau:Tế bào máu có một dòng hoặc cả 3 dòng đều giảm. Tăng hoạt động của tủy xương hoặc bình thường. Lách to. Bệnh khỏi nhanh chóng khi cắt lách hoặc tạo shunt cửa chủ của gan. Lách giữ vai trò là thành viên của hệ huyết học, đồng thời còn là bộ phận của hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng bằng cách tạo ra kháng thể. Sau khi cơ thể bị vi khuẩn xâm nhập lách thường to. Lách to là đặc điểm của cường lách do xơ gan 3. Hậu quả của cường lách do xơ gan Do sự cô lập, bắt giữ và lưu trữ các tế bào máu tại lách trong cường lách do xơ gan gây giảm 3 dòng tế bào máu do hiện tượng tăng áp lực tĩnh mạch cửa (biến chứng thường gặp trong xơ gan) gây ảnh hưởng tới lách.Hồ chứa và lưu giữ tiểu cầu trong lách được tạo ra khi lách lớn dần khiến tiểu cầu bị giảm trong máu ngoại biên.Không những chức năng gan bị suy giảm dần mà cường lách do xơ gan còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến vai trò của lách. Lách to gây tác động tới hoạt động của cơ thể, chẳng hạn như gây lưu trữ tiểu cầu, tiểu cầu trong máu giảm, có khoảng gần 90% tiểu cầu dồn vào lách. do sự lớn lên và phát triển của hệ võng nội mô trong lách gây tăng phá hủy tiểu cầu và hồng cầu tại lách, lúc này cường lách tăng lưu giữ mới chuyển qua cường lách tăng phá hủy sau một quá trình lâu dài. Cuối cùng mới đến bạch cầu giảm số lượng, số lượng bạch cầu ít bị ảnh hưởng do bạch cầu có khả năng di chuyển bằng chân giả, len lách qua các kẽ hở của hệ võng nội mô trong lách trong giai đoạn chưa tăng phá hủy tế bào máu tại lách. Khi hệ võng nội lách phát triển, số lượng bạch cầu bắt đầu giảm. Đây chính là trình tự giảm 3 dòng do cường lách thường thấy ở bệnh nhân xơ gan. Khám sức khỏe định kỳ giúp người phát hiện sớm bệnh lý gan mật 4. Điều trị cường lách do xơ gan Xơ gan là quá trình tạo xơ thay thế dần trong gan, các tế bào gan đã bị tổn thương và phá hủy. Vì thế điều trị xơ gan là chủ yếu nhằm làm bệnh ngưng hoặc chậm tiến triển, đồng thời phòng ngừa và điều trị các biến chứng do bệnh gây ra trong đó có cường lách.Tùy thuộc vào mức độ giãn của tĩnh mạch này là độ I, II, III hay IV, có kèm giãn tĩnh mạch ở dạ dày hay không sẽ quyết định tới phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thực quản do xơ gan. Qua thủ thuật nội soi thực quản - dạ dày, điều trị bằng chích xơ búi tĩnh mạch hoặc thắt vòng cao su búi tĩnh mạch giãn để phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa trên do vỡ tĩnh mạch thực quản.Đối với những bệnh nhân bị xơ gan lách to bất thường, có thể điều trị bằng cách cắt lách khi chưa xuất hiện xơ gan hoặc bị xơ gan ở giai đoạn nhẹ nhằm giảm sự phát triển của xơ gan. Một số trường hợp nối thông cửa chủ (bằng TIPS hoặc shunt tĩnh mạch nối trực tiếp từ tĩnh mạch cửa của gan đến tĩnh mạch chủ dưới, hoặc shunt tĩnh mạch cầu nối lách thận) để giảm áp cho tĩnh mạch cửa, từ đó giảm kích thước của lách giảm cường lách và cũng làm giảm nguy cơ xuất huyết tiêu hóa trên do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản.Điều trị nội khoa bằng thuốc chẹn beta (propranolol, nadolol..), nitrate (imdur) cũng có thể có lợi để giảm áp lực tĩnh mạch cửa khi chưa thể phẫu thuật hoặc thực hiện các biện pháp can thiệp khác.Bên cạnh đó, bệnh nhân bị cường lách do xơ gan cần chú ý đến chế độ ăn uống. Ăn uống lành mạnh góp phần quan trọng trong điều trị xơ gan. Do đó, người bệnh cần ăn nhiều rau quả tươi, hạn chế ăn muối. Thay thế protein từ động vật bằng thực vật để hạn chế việc sản sinh NH3 gây hôn mê gan.;;;;;Xơ gan là bệnh mạn tính, tổn thương nặng lan tỏa ở các thùy gan tạo ra mô xơ, cấu trúc các tiểu thùy và mạch máu của gan bị hủy hoại không hồi phục. Gan bị xơ chai bởi 3 quá trình xảy ra đồng thời hay nối tiếp nhau: hoại tử nhu mô gan; tăng sinh mô xơ; tạo thành những hòn, cục và tiểu thùy giả. Bệnh xơ gan thường do nhiều yếu tố gây ra như viêm gan virut B, virut B bội nhiễm virut D, virut C; người nghiện rượu: uống nhiều rượu hàng ngày và kéo dài nhiều năm; xơ gan thứ phát do tắc mật không hoàn toàn kéo dài, do sỏi mật, dính hẹp ở ống gan, ống mật chủ, viêm đường mật tái phát; do dùng một số loại thuốc gây tổn thương gan như: oxyphenisatin, clopromazin, INH, rifampycin... ; do nhiễm các hóa chất độc hại gan: aflatoxin, dioxin, chất độc thảo mộc hại gan như cây có hạt thuộc họ Senecio và các alcaloit của nó... ; do thiếu dinh dưỡng: quá thiếu chất đạm, thiếu vitamin, thiếu các chất hướng mỡ như cholin, lexithin... ; do ký sinh trùng như sán máng, sán lá nhỏ... ; do bệnh tắc tĩnh mạch gan và xơ gan không rõ nguyên nhân. Ba thể bệnh khi bị xơ gan Trên thực tế, bệnh xơ gan có biểu hiện ra 3 thể bệnh là: xơ gan tiềm tàng; xơ gan còn bù tốt và xơ gan tiến triển, mất bù. Ở thể xơ gan tiềm tàng, mặc dù bệnh nhân có xơ gan nhưng không có triệu chứng gì, việc phát hiện bệnh chỉ là sự tình cờ như phẫu thuật bụng vì một bệnh khác thấy xơ gan; chẩn đoán hình ảnh một bệnh khác nhưng lại phát hiện được hình ảnh xơ gan... Thể xơ gan còn bù tốt, bệnh nhân thường có các dấu hiệu sau: rối loạn tiêu hóa như ăn không tiêu, đầy bụng, trướng hơi; đau tức nhẹ vùng hạ sườn phải; chảy máu cam không rõ nguyên nhân; nước tiểu thường có màu vàng sẫm; suy giảm tình dục: nam thì liệt dương, nữ thì vô kinh và vô sinh; gan hơi to và chắc, lách to quá bờ sườn; có mao mạch ở lưng và ngực, hay nổi mẩn đỏ ở lòng bàn tay; lông ở nách, ở bộ phận sinh dục thưa thớt; móng tay khô trắng; nam giới: tinh hoàn teo nhẽo, vú to. Xét nghiệm thấy: albumin giảm, gama globulin tăng; men maclagan tăng trên 10 đơn vị; siêu âm thấy gan to, vang âm của nhu mô gan thô, không thuần nhất; soi ổ bụng và sinh thiết thấy tổn thương xơ gan. Thể bệnh này có thời gian ổn định trong nhiều năm, nhưng thường tiến triển nặng dần từng đợt, nhất là khi bị viêm nhiễm làm cho bệnh xơ gan trở thành mất bù hoặc biến chứng nặng. Thể xơ gan mất bù, bệnh nhân có các triệu chứng: gầy sút nhiều, chân tay khẳng khiu, huyết áp thấp; bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên, chán ăn, ăn không tiêu, đại tiện phân lỏng, phân sống; mệt mỏi thường xuyên, ít ngủ, giảm trí nhớ; chảy máu cam, chảy máu chân răng; da mặt xạm; có nhiều đám xuất huyết ở da bàn chân, bàn tay, vai, ngực; phù hai chân; có cổ trướng, tuần hoàn bàng hệ; lách to hơn bình thường, chắc. Xét nghiệm: albumin giảm, gamma globulin tăng cao; bilirubin máu, men transaminaza tăng trong các đợt tiến triển; hồng cầu, bạch cầu. tiểu cầu thường giảm; chụp và soi thấy giãn tĩnh mạch thực quản; siêu âm thấy trên mặt gan có nhiều nốt đậm âm, có hình ảnh giãn tĩnh mạch cửa, giãn tĩnh mạch lách... ; nội soi ổ bụng thấy gan to, hoặc teo nhỏ, nhạt màu; trên mặt gan có những u nhỏ đều, hay to nhỏ không đều; lách to, có dịch ổ bụng. Cần một chế độ chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý Bệnh nhân xơ gan cần chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thích hợp: khi bệnh tiến triển có cổ trướng, cần được nghỉ ngơi tuyệt đối. Ăn uống đủ chất, hợp khẩu vị của bệnh nhân, phải đảm bảo đủ calo (2.500 - 3.000 calo/ngày); ăn nhiều đạm (100g/ngày); nhiều vitamin C, vitamin nhóm B; hạn chế ăn mỡ; bệnh nhân chỉ ăn nhạt khi có phù nề. Nếu có dấu hiệu hôn mê gan phải hạn chế lượng đạm trong khẩu phần ăn. Dùng thuốc cải thiện chuyển hóa tế bào gan và các nội tiết tố glucocorticoit; thuốc hỗ trợ chuyển hóa tế bào gan như vitamin C, B12, cyanidanol... Dùng phối hợp thuốc Nam như: nhân trần, actiso, tam thất... Điều trị cổ trướng: dùng thuốc lợi tiểu chống thải kali. Lời khuyên của bác sĩ Bệnh xơ gan nếu để tiến triển đến giai đoạn cuối, gan bị thoái hóa, tổn thương không hồi phục được, vì vậy việc phòng tránh bệnh xơ gan là vấn đề rất quan trọng. Mọi người có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn, loại trừ các nguyên nhân xơ gan như phòng viêm gan virut B và C bằng các biện pháp vệ sinh cá nhân thật tốt; tiêm phòng bệnh viêm gan virut B cho trẻ em và những người lớn chưa bị bệnh; phải làm tốt công tác vô khuẩn và khử khuẩn mỗi khi tiêm truyền, châm cứu; an toàn truyền máu. Sinh hoạt lành mạnh: hạn chế hoặc bỏ hẳn rượu, bia, bỏ hút thuốc lá. Hàng ngày ăn uống đủ chất: đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Phòng nhiễm các bệnh giun sán bằng cách thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn cá hay hải sản tái, sống hoặc chưa nấu chín kỹ, không ăn rau sống, không uống nước lã. Khi có bệnh gan mật cần điều trị tích cực.;;;;;Ở Việt Nam, xơ gan không phải là một căn bệnh hiếm gặp, đặc biệt ở nhóm người mắc viêm gan B, C hay những người uống nhiều rượu bia. Nắm được các thông tin về xơ gan bệnh học sẽ giúp mỗi người chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe lá gan của mình và gia đình. 1. Định nghĩa về xơ gan Trước đây, từ năm 1819 đến năm 1919, xơ gan được lấy tên Cirrhosis, nghĩa là gan có màu nâu. Dần dần, y học phát triển, người ta thấy xơ gan không chỉ đặc trưng bởi gan màu nâu mà quan trọng hơn các tổ chức xơ xâm nhập làm cho gan chắc lên. Năm 1919, Fiesinger và Albot đã định nghĩa lại xơ gan như sau: Xơ gan là tình trạng xơ hoá lan toả trong khắp nhu mô gan, làm đảo lộn cấu trúc gan. Quá trình xơ hoá tạo nên các dải xơ, chia cắt các tiểu thuỳ thành các tiểu thuỳ gan giả khiến quá trình tuần hoàn tại đây bị rối loạn. Do đó, các tế bào gan không thể phục hồi mà tiếp tục bị tổn thương, khiến xơ hoá lan toả trong nhu mô gan. Như vậy, có thể nói xơ gan là một hội chứng bệnh lý, là hậu quả cuối cùng của quá trình tế bào gan bị tổn thương. Người ta thấy trong xơ gan có 3 quá trình tổn thương gồm: - Tăng sinh tổ chức liên kết - Tổn thương tế bào gan - Tái tạo tế bào gan Ba quá trình này kết hợp khiến cho xơ gan ngày một nặng thêm. 2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của xơ gan 2.1. Nguyên nhân xơ gan Có rất nhiều nguyên nhân gây ra xơ gan, nhưng điểm chung là chúng đều khiến các tế bào gan bị tổn thương lâu dài, dẫn tới xơ hóa và không thể phục hồi. Các nguyên nhân gây xơ gan sau là phổ biến hơn cả: - Biến chứng của viêm gan: nhất là viêm gan B, viêm gan C. - Do lạm dụng, uống nhiều rượu bia. - Biến chứng của tắc mật, xơ gan mật,… - Lạm dụng thuốc và hoá chất gây tổn thương gan: + Thuốc chữa táo bón (oxyphenisatin), chữa bệnh tâm thần (clopromazin), chữa bệnh lao (INH, Rifampycin). + Hoá chất: aflatoxin, dioxin... , cây thuộc họ Senecio và các ancaloit, một số thuốc thảo dược dùng ở Nam Phi, Ai Cập gây tắc tĩnh mạch gan. - Thiếu dinh dưỡng quá mức: đạm, Vitamin hoặc thừa chất hướng mỡ gây gan nhiễm mỡ. - Ký sinh trùng: sán lá nhỏ (clonorchis sinensis), sán máng. - Xơ gan do bệnh mạch máu hoặc xung huyết: xơ gan tim (rất hiếm gặp), bệnh tắc tĩnh mạch gan, hội chứng viêm tắc tĩnh mạch trên gan và tĩnh mạch chủ dưới (hội chứng Budd Chiari). - Xơ gan mật nguyên phát: là bệnh hiếm gặp, thường xảy ra ở phụ nữ từ 35 - 55 tuổi. - Xơ gan lách to kiểu Banti: bệnh được Banti mô tả năm 1894, bắt nguồn từ lách to, xơ gan không rõ nguyên căn. - Xơ gan do rối loạn chuyển hoá di truyền: bệnh nhiễm sắc tố sắt, chứng thiếu hụt an pha-1-antitrypsin, bệnh Willson, bệnh tính glycogen, bệnh galactoza huyết bẩm sinh, bệnh đặc ứng di truyền với fructoza, bệnh nhầy nhớt hay bệnh rối loạn chuyển hoá pocphyrin. - Xơ gan sacoit: thường gặp trong bệnh sarcoidosis. Có tỉ lệ khá lớn các trường hợp xơ gan với căn nguyên ẩn, nghĩa là không biết nguyên nhân. 2.2. Cơ chế bệnh sinh của xơ gan Cơ chế bệnh sinh dẫn đến xơ gan như sau: Các yếu tố có hại tác động lâu dài đến gan khiến cho nhu mô gan bị hoại tử, gan tự phản ứng lại hiện tượng này bằng cách tăng cường tái sinh tế bào và đồng thời tăng sinh các sợi xơ. Khi tổ chức xơ hình thành, tạo những vách xơ nối khoảng cửa với các vùng trung tâm tiểu thuỳ gan và chia cắt các tiểu thuỳ. Các cục, hòn tạo ra từ các tế bào gan tái sinh sẽ chèn ép, ngăn cản, gây rối loạn lưu thông tĩnh mạch cửa và gan, cũng làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Các xoang ở chu vi các cục tái tạo trở thành mao quản, dẫn tắt tĩnh mạch vào thẳng đến tĩnh mạch gan, tạo những đường rò bên trong, làm cho tế bào gan có thể hoạt động khi thiếu máu tĩnh mạch cửa. Khi cấu trúc hệ thống mạch máu của gan bị đảo lộn như vậy thì khả năng nuôi dưỡng tế bào gan ngày càng giảm, tình trạng hoại tử và xơ hoá cũng ngày một tăng. Quá trình này tiếp diễn cho đến khi các biến chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa và suy gan khiến bệnh nhân tử vong. 3. Điều trị với xơ gan 3.1. Ba nguyên tắc trong điều trị xơ gan Điều trị xơ gan tuân theo 3 nguyên tắc sau: - Hồi phục chức năng gan. - Phòng ngừa biến chứng: nhiễm trùng dịch cổ trướng, Xuất huyết tiêu hóa, tiền hôn mê gan. - Dự phòng ung thư hóa, tăng độ xơ gan. 3.2. Các thuốc trong điều trị xơ gan Tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bác sỹ sẽ đưa ra phác đồ điều trị với thuốc sử dụng phù hợp. Dưới đây là các nhóm thuốc thường dùng: - Thuốc chống rối loạn đông máu: vitamin K, truyền huyết tương tươi nếu vitamin K không hiệu quả, có nguy cơ chảy máu. - Thuốc tăng đào thải mật: ursolvan, Cholestyramin (Questran) - Truyền acid amin phân nhánh: morihepamin, aminosteril N-hepa 500 ml/ ngày - Truyền albumin nếu albumin giảm, có phù có thể kèm tràn dịch các màng. - Vitamin nhóm B: uống hoặc tiêm - Thuốc lợi tiểu: (có phù hay cổ trướng), spironolacton 100mg/ngày, sau có thể phối hợp với furosemide. - Điều trị cổ trướng: + Theo dõi cân nặng và nước tiểu mỗi ngày, điện giải đồ mỗi 3-7 ngày. + Hạn chế muối, nước trong khẩu phần dinh dưỡng. Cổ trướng ít có thể dùng lợi tiểu đơn thuần, cổ trướng nhiều cần kết hợp dùng thuốc và chọc tháo dịch 2-3 ngày một lần cùng truyền albumine 8-10g/l dịch cổ trướng tháo đi. Với trường hợp cổ trướng nhiều, khó điều trị phải: Tiến hành chọc dịch cổ trướng nhiều lần trong tuần và truyền albumine 8g với mỗi lít dịch cổ trướng tháo đi. - Dùng thuốc dự phòng xuất huyết tiêu hóa: Với trường hợp chưa có xuất huyết tiêu hóa nhưng xuất hiện giãn tĩnh mạch thực quản độ II hoặc III: dùng chẹn b giao cảm không chọn lọc như propranolol để giảm 25% nhịp tim cơ bản của người bệnh (có thể cân nhắc thắt giãn tĩnh mạch thực quản dự phòng). Nếu có hoại tử tế bào gan, cần dùng các thuốc làm giảm transaminase, tăng khả năng chuyển hoá tế bào, phục hồi chức năng gan cho tế bào gan lành như: legalon, fortec, nissel, hepamarin... Xơ gan bệnh học nếu điều trị đúng cách, người bệnh có ý thức tuân thủ điều trị và lạc quan, tin tưởng thì hoàn toàn có thể khống chế tình trạng xơ hóa. Trên đây là các thông tin cần thiết về xơ gan bệnh học.;;;;;Tắc tĩnh mạch gan với biểu hiện lâm sàng là hội chứng Budd - Chiari gồm ba triệu chứng điển hình: đau bụng, báng bụng và gan to. Hội chứng này liên quan đến sự đông máu trong các tĩnh mạch lớn mang máu từ gan vào tĩnh mạch chủ dưới. Hậu quả là máu bị ngăn cản không thể ra khỏi gan và cũng không thể quay về tim làm cho gan to ra. Nhiều bệnh gây tắc tĩnh mạch gan Tắc nghẽn tĩnh mạch gan làm cho máu không thể chảy ra khỏi gan và quay về tim, từ đó gây tổn thương gan. Tắc nghẽn tĩnh mạch gan do một khối u hoặc do một cục máu đông trong mạch máu. Nguyên nhân gây ra cục máu đông làm tắc nghẽn tĩnh mạch gan gồm: sự phát triển bất thường của các tế bào trong tủy xương (rối loạn myeloproliferative); bị ung thư gan; bệnh tự miễn mạn tính; di truyền; rối loạn quá trình đông máu; tác dụng phụ của thuốc tránh thai; phụ nữ mang thai; nhiễm khuẩn mủ gan, nang nước gan, chấn thương gan, di căn ung thư nơi khác đến, bệnh máu ác tính, nhiễm khuẩn huyết, phẫu thuật; có thể do dị tật bẩm sinh của tĩnh mạch trên gan hay tĩnh mạch chủ dưới. Tắc nghẽn tĩnh mạch gan là nguyên nhân hay gặp nhất gây ra hội chứng Budd - Chiari. Rối loạn máu chủ yếu là các rối loạn đa hồng cầu và bệnh hồng cầu hình liềm, một rối loạn máu di truyền. Biểu hiện các thể bệnh của hội chứng Budd - Chiari Hội chứng Budd - Chiari được phân loại theo mức độ nặng nhẹ của tắc tĩnh mạch gan là: kịch phát, cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính. Bệnh kịch phát: xảy ra bệnh não gan trong vòng 8 tuần sau khi xuất hiện vàng da. Thể cấp tính: các triệu chứng xuất hiện trong thời gian ngắn, bụng báng khó chữa, hoại tử gan, nhưng không có sự hình thành tuần hoàn bàng hệ. Ở thể cấp tính, thường có các huyết khối xuất hiện trong tất cả các tĩnh mạch gan lớn. Thể này bệnh nhân thường có đau ở vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải có kèm theo sốt, nôn, ỉa lỏng (gặp 50%). Các triệu chứng khác là: cổ trướng xuất hiện nhanh, tuần hoàn bàng hệ rõ. Bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 1 - 6 tháng. Thể bán cấp là loại phổ biến nhất, diễn biến âm thầm, bụng báng và hoại tử gan ở mức nhẹ, có sự hình thành kịp thời tuần hoàn bàng hệ. Thể bán cấp, bệnh nhân thường có phù hai chân, vàng da. Bệnh tiến triển chậm. Trong hội chứng Budd - Chiari, tuần hoàn bàng hệ dày đặc vùng mũi ức. Thể này, các huyết khối xuất hiện trong tất cả các tĩnh mạch gan lớn chỉ thấy ở 1/3 bệnh nhân. Ở thể mạn tính, bệnh có biểu hiện như các biến chứng của xơ gan, gan to. Xét nghiệm: đo áp lực lách thấy tăng cao; chụp tĩnh mạch lách - cửa thấy tĩnh mạch lách - cửa bị cong đi, tuần hoàn trong lách phát triển nhiều nhánh phụ, không thấy xuất hiện hình gan, không thấy xuất hiện tĩnh mạch trên gan. Chụp tĩnh mạch trên gan ngược dòng cũng không thấy tĩnh mạch trên gan xuất hiện. Soi ổ bụng thấy gan có hình xơ sáng, có vùng xung huyết đỏ sẫm. Siêu âm Doppler, chụp cộng hưởng từ mạch máu, chụp cắt lớp; sinh thiết gan có thể thấy các hình ảnh tổn thương, giúp chẩn đoán và xác định xơ gan phát triển. Các triệu chứng: đau bụng, gan to, báng bụng thường có trong hầu hết các trường hợp bệnh nhân bị hội chứng Budd - Chiari. Còn các triệu chứng: buồn nôn, nôn, vàng da nhẹ thấy trong các thể bệnh kịch phát và cấp tính. Dấu hiệu giãn tĩnh mạch lách và tĩnh mạch thực quản hay gặp trong thể bệnh mạn tính, nếu tĩnh mạch chủ dưới bị nghẽn, tĩnh mạch phụ ở hai bên sườn và mặt lưng giãn ra. Phương pháp điều trị và phòng bệnh Điều trị nội khoa: làm giảm áp lực hệ thống tĩnh mạch cửa; ăn nhạt, nhiều đạm, dùng thuốc lợi tiểu, cocticoid. Chống suy tế bào gan bằng glucoza, tinh chất gan, vitamin các loại. Chống thiếu máu và các rối loạn về máu. Làm xơ hóa tĩnh mạch: tiêm thuốc polydocanol 1% hoặc ethanol. Tuy phương pháp này đơn giản, nhanh, ít tai biến nhưng kết quả cũng chỉ tạm thời, có thể tái phát. Điều trị bảo tồn khi có vỡ tĩnh mạch thực quản chảy máu bằng việc truyền máu tươi. Dùng hemocaprol uống có tác dụng tốt. Hút dịch dạ dày liên tục và tăng kháng sinh đường ruột, thụt tháo phân và dùng lactuloza để đề phòng hôn mê do bệnh não gan. Đặt sonde với mục đích chèn ép thực quản cầm máu tại chỗ tĩnh mạch gan vỡ. Phẫu thuật khâu tĩnh mạch thực quản; thắt động mạch lách - gan (Reinhoff); cắt lách nếu lách to, xơ và có cường lách. Nối tĩnh mạch cửa chủ trong trường hợp tăng áp lực tĩnh mạch cửa do xơ gan, biến chứng vỡ tĩnh mạch thực quản gây chảy máu nặng. Các bác sĩ phẫu thuật thường dùng một ống thông khí cầu để mở ra các tĩnh mạch gan bị nghẽn. Đối với nhiều bệnh nhân phải phẫu thuật để chèn một shunt nhằm điều trị. Những trường hợp bệnh nhân bị đông máu đột ngột và các cục máu đông đã tồn tại trong thời gian dài cũng phải dùng thuốc chống đông để điều trị. Phẫu thuật ghép gan đối với những người có suy giảm chức năng gan và các biến chứng xơ gan. Phòng bệnh: Nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị tích cực các bệnh là nguyên nhân gây ra hội chứng Budd - Chiari. Ở phụ nữ, cần thận trọng trong việc sử dụng thuốc tránh thai.;;;;;Xơ gan bệnh học có khuynh hướng tăng lên trên thế giới và ở Việt Nam. Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan và tình trạng sử dụng bia rượu ngày càng nhiều khiến mỗi năm (thế giới) có khoảng 800.000 người chết vì xơ gan. Con số này thật đáng báo động và chúng ta cần hiểu rõ hơn về căn bệnh này. 1. Vị trí của gan trong ổ bụng Ổ bụng được phân chia thành 9 phần. Trong đó, gan nằm ở bên phải của ổ bụng, chiếm hầu hết vùng hạ sườn phải và vùng thượng vị, lấn sang một ít vùng hạ sườn trái. Gan được cấu tạo bởi hai thùy: thùy gan trái và thùy gan phải, ngăn cách với nhau bởi dây chằng liềm. Mỗi thùy được chia thành rất nhiều tiểu thùy. Hầu hết các bộ phận cấu thành nên gan là các tế bào gan (chiếm 60%). Các phân khu của ổ bụng 2. Chức năng của gan Là tạng lớn nhất của cơ thể, gan giữ nhiều vai trò quan trọng và có chức năng phức tạp. Sau đây là một số chức năng chính của gan: – Cơ quan dự trữ: Gan dự trữ glycogen, lipid, protein, vitamin A, vitamin B12, máu và các chất tham gia vào quá trình tạo máu. – Chức năng tổng hợp: Gan tổng hợp các protein huyết tương, các chất tham gia vào quá trình đông máu (như fibrinogen, prothrombin..) hoặc chống đông máu (heparin). – Chức năng chuyển hóa: Gan là trung tâm của các quá trình chuyển hóa glucid, lipid và protein. – Bài tiết mật trong quá trình tiêu hóa thức ăn. – Tham gia vào một số quá trình bảo vệ cơ thể. Xơ gan có nghĩa là gan bị xơ, là bệnh mạn tính gây tổn thương lan tỏa ở nhu mô gan. Đặc điểm thương tổn là mô xơ phát triển mạnh phối hợp với sự hình thành các khối, cục tân tạo (còn gọi là nodules). Tình trạng này khiến các cấu trúc nhu mô và mạch máu của gan bị đảo lộn một cách không hồi phục được. 4. Cơ chế gây bệnh xơ gan Khi bị các yếu tố có hại tấn công lâu dài các tế bào gan sẽ bị thoái hóa, hoại tử. Gan sẽ tự phản ứng lại bằng cách tăng sinh các sợi xơ và tăng sinh tế bào, thay thế các mô gan tổn thương bằng các mô sẹo. Khi các tổ chức xơ hình thành sẽ chèn ép, gây rối loạn lưu thông máu qua gan. Xơ gan tiến triển qua ba giai đoạn: – Tổn thương tế bào gan: Các tế bào thoái hóa, hoại tử. – Tăng sinh xơ lan tỏa: Các tế bào hoại tử hình thành xơ, sẹo, tăng sinh. – Tái tạo tế bào gan từng ổ. Ba giai đoạn kết hợp với nhau khiến cho bệnh xơ gan ngày càng nặng lên. Hậu quả của bệnh: Đảo lộn cấu trúc của gan, giảm hoặc mất chức năng gan. Xơ gan bệnh học có thể tiến triển thành ung thư gan 5. Nguyên nhân dẫn đến bệnh xơ gan Có nhiều tác nhân dẫn đến bệnh xơ gan và đây cũng là hậu quả của rất nhiều bệnh toàn thân khác. Theo thống kê, rượu và các loại virus viêm gan là những nguyên nhân chính chiếm trên 90% các trường hợp xơ gan. 5.1. Xơ gan do rượu Có đến 20-30% các bệnh nhân nghiện rượu bị xơ gan. Đây là giai đoạn cuối cùng của tổn thương gan do sử dụng các loại đồ uống có cồn. Khởi đầu là gan nhiễm mỡ, sau đó là viêm gan do rượu và cuối cùng là xơ gan. Bệnh hay gặp ở đối tượng 30-50 tuổi. 5.2. Xơ gan cho nhiễm virus Đây là tình trạng nhu mô gan bị tổn thương trong thời gian dài do virus tấn công, điển hình là virus viêm gan B, C. Những virus gây hậu quả viêm gan mạn tính có nguy cơ cao tiến triển thành xơ gan. 5.3. Các nguyên nhân khác – Nhiễm khuẩn: Giang mai, sán máng, HIV gây viêm đường mật xơ hóa,… – Các bệnh liên quan đến chuyển hóa, di truyền. – Bệnh tự miễn: Xơ gan mật, viêm gan tự miễn… – Bệnh mạch máu: Hội chứng Budd – Chiari, suy tim,… – Một số các loại thuốc và nhiễm độc. – Suy dinh dưỡng, thiếu máu. – Do bệnh đường mật: Tắc mật ngoài và trong gan,… 6. Phân loại xơ gan bệnh học như thế nào 6.1 Xơ gan bệnh học theo hình thái của các nodules Căn cứ về mặt hình thái của các khối tân tạo, người ta chia xơ gan làm ba loại: – Gan xơ với các khối tân tạo nhỏ: Các nodules thường có kích thước < 3mm với các vách ngăn mỏng và đều. Điển hình của loại này là xơ gan ở những người nghiện rượu. – Gan xơ với các khối tăng sinh to: Các nodules có kích thước từ 3mm – 2cm. Những khối lớn có thể bao gồm cả một phần của hệ thống mạch cửa. – Gan xơ thể hỗn hợp: Có cả các nodules tăng sinh nhỏ và các nodules tăng sinh to. Theo thời gian, các nodules phát triển lớn dần, trở lên đa hình thái, khiến gan mất đi hình dáng ban đầu. Xơ gan bệnh học theo từng hình thái 6.2. Xơ gan bệnh học theo triệu chứng lâm sàng Xơ gan được chia làm hai loại: Xơ gan còn bù: Triệu chứng thường mờ nhạt do người bệnh vẫn có khả năng làm việc. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, giảm cân, chán ăn, đau hạ sườn phải, có thể có các đợt chảy máu mũi, bầm tím dưới da. Khả năng làm việc cũng như hoạt động tình dục kém, giảm ham muốn ở nam giới, tăng biến chứng trong thai kỳ ở nữ giới. Xơ gan mất bù: Sức khỏe người bệnh sa sút, ăn kém, vàng da. Có thể run tay, chậm chạp, mất ngủ, có các đám, mảng xuất huyết dưới da, thường xuyên chảy máu mũi, chảy máu chân răng. Khả năng quan hệ tình dục suy giảm rõ rệt. Người bệnh có thể có sốt, phù 2 chi dưới, trướng bụng. 7. Tiến triển của bệnh và các biến chứng nguy hiểm Bệnh có thể diễn biến âm ỉ, kéo dài trong nhiều năm. Giai đoạn còn bù với ít triệu chứng nên người bệnh dễ bỏ qua. Giai đoạn mất bù với các triệu chứng rõ rệt, gây nhiều biến chứng. Các biến chứng của bệnh xơ gan: – Vỡ tĩnh mạch thực quản, dạ dày: Biểu hiện của bệnh là nôn ra máu và đi ngoài phân đen. Bệnh nhân thường bị chảy máu nặng, dễ tái phát, tỷ lệ tử vong cao. – Nhiễm trùng: Gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình khử độc, chuyển hóa các chất độc trong cơ thể. Khi gan bị xơ, chức năng gan suy giảm khiến cho hàng rào bảo vệ cơ thể suy yếu. Người bệnh dễ mắc các bệnh như nhiễm khuẩn dịch cổ trướng, lao phổi, lao màng bụng. Đây là vòng xoắn bệnh lý, khi bệnh nhân mắc các bệnh này càng làm cho xơ gan nặng lên. – Suy gan: Khi xơ gan mất bù hoàn toàn, gan không còn đảm nhận các chức năng chuyển hóa bình thường. Đây là tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. – Bệnh não gan hay hôn mê gan: là tình trạng rối loạn ý thức, hành vi và hôn mê do suy gan gây ra. – Ung thư gan: Tỷ lệ mắc ung thư gan trên nền bệnh xơ gan là khá cao. Gan là tạng lớn nhất cơ thể, là cơ quan thiết yếu cho đời sống con người vì gan thực hiện rất nhiều hoạt động chuyển hóa cần thiết cho cơ thể. Khi mắc bệnh xơ gan nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả khó lường.
question_493
Công dụng của thuốc Esha
doc_493
Thuốc Esha thuộc nhóm thuốc chống sung huyết mũi có tác động đến mũi, thành phần chính gồm có bạch chỉ, thương nhĩ tử, hoàng kỳ, phòng phong, tân di hoa, bạc hà, bạch truật, kim ngân hoa,... Esha là thuốc dùng để điều trị các chứng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính. 2. Hướng dẫn cách dùng thuốc Esha Cách dùng: Thuốc dùng bằng đường uống. Uống cả viên nang cứng thuốc Esha với một lượng nước vừa đủ nuốt viên thuốc.Liều dùng tham khảo. Người lớn: Dùng liều 2 viên/lần, uống 2-3 lần mỗi ngày.Trẻ em > 5 tuổi: Dùng liều 1 viên/lần, uống 2-3 lần mỗi ngày.Lưu ý: Liều dùng thuốc Esha trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng thuốc Esha cụ thể tùy thuộc vào thể trạng người bệnh và mức độ diễn biến của bệnh. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để có liều dùng cụ thể. 3. Tác dụng không mong muốn của thuốc Esha Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ báo cáo nào về các tác dụng phụ mà bệnh nhân có thể gặp trong quá trình dùng thuốc Esha. Thông báo cho bác sĩ nếu gặp phải triệu chứng mà nghi ngờ là do sử dụng thuốc Esha. 4. Lưu ý khi dùng thuốc Esha Các lưu ý khi cho các đối tượng sau sử dụng thuốc Esha:Có thể điều khiển xe cộ hoặc vận hành máy móc trong thời gian uống thuốc Esha.Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú. Tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh nguy cơ gây hại cho mẹ và bé. 5. Tương tác của thuốc Esha Chưa có thông tin nào về tương tác của thuốc Esha được thông báo. Tuy nhiên để tránh tương tác giữa các thuốc, người bệnh hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ về thuốc đang sử dụng.Tóm lại, thuốc Esha thuộc nhóm thuốc chống sung huyết mũi, đây là thuốc dùng để điều trị các chứng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.
doc_25202;;;;;doc_1882;;;;;doc_61997;;;;;doc_5233;;;;;doc_4759
Trường hợp bị viêm mũi dị ứng, tái đi tái lại nhiều lần có thể điều trị bằng cách sử dụng các vị thuốc thảo dược như thương nhĩ tử, kim ngân hoa, phong phong, bạc hà... để làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng và phòng bệnh. Vào thu, thời tiết thay đổi, ngày nắng, chiều mưa, tối hôm trước trời còn nóng nực nhưng đến sáng hôm sau đã có thể trở lạnh. Sự thay đổi thời tiết thất thường là điều kiện làm gia tăng các bệnh về tai mũi họng, trong đó phải kể đến bệnh viêm mũi, viêm xoang. Sự thay đổi thời tiết thất thường là điều kiện làm gia tăng các bệnh về tai mũi họng, đặc biệt là bệnh viêm mũi, viêm xoang. Sản phẩm thuốc trị viêm xoang Esha giúp phát tán phong hàn, tuyên thông phế khí, tiêu viêm, thông mũi, thanh trừ nhiệt độc, làm giảm tình trạng viêm nhiễm tại mũi, viêm xoang cấp và mãn tĩnh, tăng cường khả năng thích nghi với sự thay đổi thời tiết. . Thuốc trị viêm xoang Esha được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược TW Mediplantex. Mũi là cửa ngõ đầu tiên của cơ thể tiếp xúc với dòng không khí mang hơi lạnh và hanh khô đó. Với chức năng riêng, mũi giúp điều tiết, làm ấm, tăng độ ẩm cho không khí hít vào. Trời lạnh, mũi phải làm việc nhiều hơn giúp làm ấm, làm ẩm dòng khí lạnh đó để đưa vào phổi. Ở một số người, niêm mạc mũi sẽ có những phản xạ quá mẫn như viêm mũi xúc tiết, viêm mũi dị ứng... phản ứng này rất dễ xảy ra ở những người đã có tiền sử bị các bệnh về mũi, xoang. Bệnh viêm mũi, viêm xoang có thể gặp ở tất cả các mùa nhưng với mùa lạnh sẽ gây ra khó chịu nhiều hơn bởi các triệu chứng trở nên kéo dài và tái phát cũng diễn ra nhanh hơn. Những biểu hiện của viêm mũi, viêm xoang thường gặp như hắt hơi, chảy nước mũi trong hoặc nước mũi đục, vàng khi đang ở tình trạng viêm cấp, ngứa mũi, đau nhức vùng mũi, vùng xoang, nghẹt mũi một bên hoặc cả hai bên, người mệt mỏi, có khi nhức đầu, ngứa mắt, chảy nước mắt... Khi mắc bệnh sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, công việc, học tập cũng như giao tiếp. Phòng bệnh viêm mũi, viêm xoang lúc giao mùa Bệnh đường hô hấp diễn biến thường khó lường nên cần phải có sự phòng ngừa, và điều trị đúng để không gặp phải những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh viêm xoang, viêm mũi lúc giao mùa: - Luôn luôn giữ ấm là điều rất quan trọng trong mùa lạnh, đặc biệt là vùng cổ, ngực và mũi khi trời lạnh. - Dùng khẩu trang hoạt tính khi đi ra ngoài đường không những giữ ấm được mũi mà còn hạn chế sự xâm nhập của bụi, vi khuẩn. - Làm ấm vùng mũi mỗi khi tỉnh dậy vào buổi sáng bằng cách dùng hai bàn tay chụp lại hai bên vùng cánh mũi và miệng, tay xoa xoa tập thở ra hít vào, thực hiện như vậy chừng vài phút. - Không tắm nước lạnh mà cần tắm nước nóng, tắm nhanh trong buồng kín gió, lau thân mình và đầu, mặt, cổ thật khô và mặc quần áo ngay. - Vệ sinh họng, miệng hàng ngày như đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn và súc họng nước muối sinh lý. Giữ họng và miệng không bị viêm sẽ hạn chế việc bị viêm xoang cũng như bệnh viêm xoang tái phát, bởi hệ thống xoang và các bộ phận đường hô hấp trên liên thông với nhau. - Những người đã bị viêm xoang mạn tính và cả người bình thường thì hàng ngày nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý và nên đi khám khi có những nghi ngờ bị, biểu hiện của viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp. Người bị viêm xoang và viêm xoang tái phát cần thiết điều trị theo đơn của bác sĩ, không nên tự mua thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Vì nếu làm như vậy sẽ lợi bất cập hại, nghĩa là bệnh không khỏi mà có khi còn tăng lên hoặc gây tai biến rất nguy hiểm. - Trường hợp bị viêm mũi dị ứng, tái đi tái lại nhiều lần, có các biểu hiện như chảy nước mũi, ngạt mũi, điếc mũi do thay đổi thời tiết có thể điều trị và dự phòng bằng cách sử dụng các vị thuốc thảo dược có tính ấm, tính kháng sinh tự nhiên như thương nhĩ tử, kim ngân hoa, phong phong, bạc hà... để làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng, phòng bệnh viêm mũi viêm xoang khi mùa đông tới.;;;;;Thuốc Eska folvit là một trong các loại vitamin tổng hợp cung cấp cho phụ nữ những chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể cần khi cố gắng thụ thai, trong khi mang thai và khi cho con bú sau khi sinh. Mặc dù một chế độ ăn uống lành mạnh là cách tốt nhất để có được các vitamin và khoáng chất cần thiết, việc nhận biết thuốc Eska folvit là thuốc gì và cách sử dụng sẽ giúp hỗ trợ lấp đầy bất kỳ khoảng trống sinh tố vi lượng nào để đem đến sự khởi đầu cho con tốt nhất từ giai đoạn bào thai. Thuốc Eska folvit là một viên đa dạng các loại vitamin với các thành phần phù hợp cho cơ thể phụ nữ trong các giai đoạn sinh sản như sau:Sắt Sulfate: 150 mg. Acid Folic: 0,5 mg. Ascorbic acid (vitamin C): 50 mg. Thiamin mononitrate: 2mg. Riboflavin: 2mg. Pyridoxine: 1mg. Nicotinamide: 10mg. Theo đó, vai trò của việc sử dụng thuốc Eska folvit cho cơ thể phụ nữ, đặc biệt là cần nhiều axit folic và sắt hơn bình thường, là vì:Sắt là thành phần quan trọng trong sự phát triển của nhau thai và thai nhi. Sắt giúp cơ thể nhanh chóng tạo máu để cung cấp oxy cho thai nhi. Sắt cũng giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt, một tình trạng trong đó máu có số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh giảm thấp.Axit folic sẽ phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh. Những dị tật này là những bất thường nghiêm trọng của não và tủy sống của thai nhi. Tốt nhất, phụ nữ nên bắt đầu bổ sung thêm axit folic ít nhất 3 tháng trước khi mang thai.Ngoài việc bổ sung axit folic và sắt, thuốc Eska folvit hay các loại vitamin trước khi sinh còn chứa các thành phần khác như vitamin C, vitamin A, vitamin E, vitamin B, kẽm và i-ốt, để thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho thai nhi. 2. Cách sử dụng thuốc Eska folvit Tốt nhất, người phụ nữ nên bắt đầu bổ sung vitamin với thuốc Eska folvit trước khi thụ thai. Trên thực tế, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên thường xuyên bổ sung vitamin trước khi sinh là một điều kiện lý tưởng trong ba tháng trước mang thai. Điều này là do ống thần kinh của em bé, trở thành não và tủy sống, phát triển trong tháng đầu tiên của thai kỳ - có thể trước khi người phụ nữ biết rằng mình đang mang thai.Thuốc Eska folvit được dùng một lần một viên trong ngày và được dùng bằng đường uống qua miệng. Thời điểm uống thuốc thuốc được khuyến nghị là vào buổi sáng, sau bữa ăn sáng đầy đủ trong ngày để đảm bảo hấp thu các loại sinh tố và khoáng chất một cách triệt để nhất.Trong trường hợp quên uống thuốc trong bữa ăn sáng, người phụ nữ có thể dùng sau bữa ăn tiếp theo trong ngày, như sau ăn trưa hay ăn tối. Tuy nhiên, nếu quên uống thuốc trong cả ngày, không dùng thêm một viên để bù đắp cho liều đã quên vào ngày hôm sau để tránh bổ sung các chất quá mức.Bên cạnh đó, không quá lệ thuộc vào việc dùng thuốc Eska folvit mà bỏ qua những chú ý đến chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này là do sự phát triển của thai nhi đòi hỏi cần nhiều dưỡng chất hơn các chất trong thành phần của một viên thuốc Eska folvit. Ví dụ như, thai nhi còn cần axit béo omega-3, một loại chất béo được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại cá, giúp thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ. Vì thuốc Eska folvit không chứa thành phần này, đồng thời nếu người phụ nữ không ăn cá hoặc các loại thực phẩm khác có nhiều axit béo omega-3, việc bổ sung axit béo omega-3 bằng một loại thuốc tổng hợp khác có thể cần được xem xét. 3. Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc Eska folvit Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc Eska folvit chủ yếu là do thành phần sắt trong thuốc gây ra. Thường gặp nhất là chất sắt sẽ góp phần gây táo bón và rối loạn tiêu hóa. Để ngăn ngừa hiện tượng này, người dùng nên:Uống thuốc sau bữa ăn, để tránh tác dụng kích thích đường tiêu hóa, dễ gây đau quặn bụng, buồn nôn hay nôn ói. Uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ hơn trong chế độ ăn uống hằng ngày, tập luyện thể dục nhẹ nhàng để tránh táo bón. Tóm lại, mặc dù việc bổ sung vitamin trước khi sinh không thể thay thế lợi ích của một chế độ ăn uống đầy đủ, việc sử dụng thuốc Eska folvit có thể giúp đảm bảo cơ thể người phụ nữ sẽ nhận được cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết trước, trong và sau khi mang thai. Bên cạnh đó, người phụ nữ cũng cần biết các thành phần trong thuốc Eska folvit là thuốc gì để chủ động sử dụng từ khi lên kế hoạch có thai cũng như chú ý bổ sung thêm các thành phần dinh dưỡng từ các nguồn khác mà thuốc Eska folvit không có.org; verywellfamily.com; plannedparenthood.org; mayoclinic.org.;;;;;Thuốc nhỏ mắt Eskar là loại thuốc giúp làm dịu mắt, rửa mắt và giảm thiểu các triệu chứng như nhức mỏi và đau mắt. Để dùng thuốc an toàn, hiệu quả thì người bệnh cần tìm hiểu kỹ lưỡng về các thành phần cũng như công dụng của loại thuốc này. 1. Những tác dụng do thuốc nhỏ mắt Eskar mang lại Thành phần chính của thuốc nhỏ mắt Eskar đó là Natri Clorid 0,042g. Đây là chất được tìm thấy trong rất nhiều loại thuốc nhỏ mắt giúp giảm sưng giác mạc nhờ cơ chế hút bớt nước dư thừa. Bên cạnh đó thuốc còn được chỉ định cho những trường hợp sau: Người bị khô rát mắt, ngứa mắt, mỏi mắt, đỏ mắt hay mắt bị khó chịu do thường xuyên làm việc với sách vở, máy tính, tiếp xúc nhiều với nắng gió, khói bụi, nước trong hồ bơi hoặc ánh nắng mặt trời,... ; Mắt ra nhiều ghèn và bị dị vật xâm nhập; Thuốc dùng để phòng tránh nguy cơ mắc phải các bệnh về mắt khác. Ngoài thành phần chính là Natri Clorid 0,042g thì thuốc nhỏ mắt Eskar còn chứa các tá dược khác như Natri borate, Natri edetat, Acid boric, Benzalkonium chloride, Camphor, Bomeol tự nhiên, Menthol, nước cất. Cụ thể: Natri clorid (Na Cl): thường được dùng để rửa vết thương, vệ sinh mắt mũi, dung dịch Na Cl 3,5 - 10% còn phát huy hiệu quả sát trùng vết thương có mủ; Axit Boric: dạng chất có trong thuốc rửa mắt giúp xoa dịu cảm giác kích ứng, loại bỏ các chất ô nhiễm như clo, khói, dị vật; Menthol, Bornel tự nhiên, camphor có nguồn gốc từ tự nhiên nên khá thân thiện và an toàn, dễ bay hơi, có mùi thơm và giúp người bệnh cảm thấy sảng khoái, dễ chịu hơn. 2. Liều dùng và hướng dẫn sử dụng thuốc nhỏ mắt Eskar 2.1. Liều dùng Bạn nên nhỏ thuốc từ 2 - 3 giọt mỗi bên mắt, mỗi ngày dùng từ 2 - 4 lần. Phụ thuộc vào tình trạng của mắt sẽ điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp nhất. Nếu nhỡ quên liều thuốc thì bạn có thể dùng ngay khi vừa nhớ ra. Tuy nhiên không được dùng gấp đôi để bù cho liều đã quên. 2.2. Cách dùng Hãy sử dụng thuốc nhỏ mắt Eskar theo các bước như sau: Trước khi dùng thuốc hãy rửa tay sạch sẽ với xà phòng; Kéo nhẹ mi mắt xuống và ngửa đầu về phía sau; Cầm thuốc nhỏ vào mắt, ống thuốc cách mắt một khoảng nhỏ và tránh không để bộ phận này chạm vào mắt; Sau khi nhỏ thuốc xong, bạn hãy nhắm mắt lại và giữa trong khoảng 1 - 2 phút để thuốc lan đều ra khắp giác mạc; Đóng nắp lọ thuốc và rửa lại tay sau khi dùng thuốc. 3. Lưu ý về tác dụng phụ của thuốc nhỏ mắt Eskar 3.1. Những tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Hiện vẫn chưa có báo cáo cụ thể về các phản ứng phụ trong quá trình sử dụng thuốc nhỏ mắt Eskar. Tuy nhiên nếu sau khi nhỏ thuốc mắt bạn có dấu hiệu đỏ, thị lực thay đổi, kích ứng mắt hoặc các triệu chứng của mắt trở nên nghiêm trọng hơn không thuyên giảm thì hãy đi khám để được bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị. 3.2. Những lưu ý trong quá trình dùng thuốc Sau đây là một số lưu ý bạn cần ghi nhớ nếu cần sử dụng thuốc nhỏ mắt Eskar: Thuốc Eskar khá an toàn nên có thể sử dụng cho đối tượng phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Ngoài ra thuốc còn dùng được cho những người đang phải lái xe hoặc vận hành máy móc; Chỉ dùng thuốc cho trẻ nhỏ trên 2 tuổi và người lớn; Thuốc không phù hợp đối với bệnh nhân bị mẫn cảm với các thành phần chứa trong thuốc; Không nên dùng lọ thuốc đã mở và sử dụng được 15 ngày. Tương tự như cách sử dụng những loại thuốc nhỏ mắt khác, để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn bạn không nên để đầu lọ thuốc chạm vào mắt hay bất kỳ bề mặt nào khác; nhiều người không nên dùng chung một lọ thuốc và nếu dung dịch trong lọ có hiện tượng đổi màu, vẩn đục, biến chất thì hãy bỏ đi và sử dụng lọ mới; Trong trường hợp bạn có đang sử dụng kính áp tròng thì trước khi nhỏ thuốc bạn nên bỏ kính ra, 15 phút sau khi dùng thuốc mới đeo kính lại; Tương tác thuốc: hiện chưa ghi nhận trường hợp tương tác thuốc nào, tuy nhiên để đảm bảo việc dùng thuốc được an toàn thì bạn nên liệt kê danh sách các loại thuốc mà bạn đang sử dụng, gồm các thuốc kê đơn và không kê đơn, thực phẩm chức năng và thảo dược để bác sĩ xem và cân nhắc về nguy cơ tương tác nếu có; Tuân thủ hướng dẫn sử dụng, liều dùng và chỉ định dùng thuốc của dược sĩ hoặc bác sĩ. Bạn không nên tự ý ngừng thuốc, thay đổi loại thuốc, liều dùng mà chưa tham vấn ý kiến của những người có chuyên môn; Thuốc nhỏ mắt Eskar nên được lưu trữ và bảo quản ở những nơi khô ráo, nhiệt độ phòng dưới 30 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Để xa thuốc ngoài tầm với của trẻ nhỏ và vật nuôi. Trên thị trường hiện nay giá bán của thuốc nhỏ mắt Eskar dung tích lọ 15ml là khoảng 20.000 đồng/lọ. Giá bán thay đổi tùy thuộc vào thời điểm và địa chỉ cung cấp. Thuốc có thể dễ được tìm mua tại các hiệu thuốc, bệnh viện hay đơn vị bán dược phẩm uy tín trên các sàn thương mại điện tử. Trước khi mua bạn cần kiểm tra kỹ hạn sử dụng.;;;;;Thuốc Ezerra được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da. Thuốc có các thành phần lành tính, có thể sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi. Thuốc được sử dụng trong điều trị các triệu chứng mẩn ngứa, mẫn cảm, kích ứng và dị ứng da. 1 tuýp thuốc Ezerra 25g có chứa:Saccharide Isomerate: Có tác dụng dưỡng ẩm, làm mịn da, làm giảm cảm giác ngứa ngáy, châm chích trên da. Đồng thời, thành phần này còn hạn chế tình trạng da bị khô hoặc nứt nẻ;Spent Grain Wax: Có tác dụng cung cấp độ ẩm, ngăn ngừa tình trạng mất nước qua da. Từ đó, sản phẩm giúp da trở nên mềm mại, mịn màng hơn;Butyrospermum Parkii Extract: Có công dụng ngăn ngừa tình trạng mất nước qua biểu bì và làm giảm triệu chứng viêm da dị ứng;Argania Spinosa Kernel Oil: Có tác dụng dưỡng ẩm cho da, làm dịu những vùng da bị tổn thương.Đặc biệt, kem bôi ngoài da Ezerra không chứa hương liệu tạo mùi, có thành phần dịu nhẹ và không gây kích ứng da. Vì vậy, sản phẩm thích hợp dùng lâu dài cho trẻ dưới 2 tuổi.Công dụng của thuốc Ezerra:Làm dịu nhẹ triệu chứng da khô, ngứa, kích ứng da, mẩn đỏ đi kèm dị ứng ngoài da. Từ đó, thuốc Ezerra giúp làm giảm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu cho trẻ, hạn chế tái phát bệnh;Điều tiết hơi ẩm cho da, khôi phục hoạt động bảo vệ của da. Từ đó, kem bôi da Ezerra mang lại hiệu quả dưỡng ẩm sâu, làm mịn da, hạn chế tình trạng da bị khô hoặc nứt nẻ. 2. Cách dùng và liều dùng thuốc Ezerra Cách dùng:Trước khi thoa kem, cần vệ sinh da sạch sẽ cho bé bằng nước ấm và những sản phẩm dịu nhẹ. Sau đó lau khô da bằng khăn bông mềm, mịn. Người thoa thuốc cho trẻ cũng phải rửa tay thật sạch.Khi thoa thuốc, lấy 1 lượng kem bôi da Ezerra vừa đủ ra tay, nhẹ nhàng thoa đều lên vùng da bị mẩn đỏ hoặc khô ráp của trẻ. Sau khi thoa thuốc xong, nên để cho lớp kem từ từ thấm vào da, sau đó mặc quần áo cho bé.Liều dùng:Mỗi ngày sử dụng thuốc Ezerra 3 - 4 lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ. 3. Thận trọng khi sử dụng thuốc Ezerra Một số lưu ý người dùng cần nhớ trước và trong khi sử dụng thuốc Ezerra:Không sử dụng thuốc Ezerra cho bất kỳ người nào có tiền sử dị ứng với thành phần của sản phẩm;Khi đã mở nắp tuýp thuốc, nên sử dụng liên tục cho nhanh hết, không nên để quá lâu. Nên đóng nắp tuýp thuốc sau khi dùng, bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo, dưới 30°C, tránh ánh sáng;Chỉ sử dụng kem bôi Ezerra ngoài da, không bôi lên mắt, không dùng đường uống,...;Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc Ezerra ở bà bầu và người đang cho con bú;Thận trọng khi sử dụng thuốc Ezerra và xuất hiện các triệu chứng như dị ứng, nổi ban đỏ,...Thuốc Ezerra có tác dụng tăng cường độ ẩm cho da, làm dịu những triệu chứng kích ứng ngoài da. Sản phẩm được các bác sĩ chỉ định trong hỗ trợ điều trị các vấn đề về da liễu ở trẻ nhỏ. Khi dùng thuốc cho trẻ, cha mẹ nên tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả trị liệu cao nhất và hạn chế nguy cơ xảy ra sự cố.;;;;;Elbas là thuốc thuộc nhóm khoáng chất và vitamin. Thuốc Elbas là thuốc phối hợp gồm các thành phần: L-Cystein, Acid Orotic, Nicotinamide, Acid Ascorbic, Pyridoxin, Calci pantothenat, Biotin, Riboflavin, vitamin PP, ... nên thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý của da và tóc. Elbas là thuốc thuộc nhóm khoáng chất và vitamin. Thuốc Elbas là thuốc phối hợp gồm các thành phần như: L-Cystein, Acid Orotic, Nicotinamide, Acid Ascorbic, Pyridoxin, Calci pantothenat, Biotin, Riboflavin, vitamin PP, ...Thuốc Elbas được bào chế ở dạng viên nang mềm, do công ty TNHH Phil Inter Pharma - Việt Nam sản xuất, quy cách đóng gói hộp 12 vỉ x 5 viên nang mềm. Thuốc Elbas thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý của da và tóc như: viêm da, tàn nhang, .... 2. Công dụng thuốc Elbas Thuốc Elbas thường được chỉ định trong các trường hợp cụ thể như sau:Điều trị hỗ trợ tình trạng tăng sắc tố trên da như nốt ruồi đen, nốt ruồi son, tàn nhang, cháy nắng, nám da, ...Điều trị hỗ trợ tình trạng viêm da do dùng các thuốc khác.Điều trị hỗ trợ nổi ban trên da, mụn trứng cá, mày đay, mụn nhọt, eczema.Điều trị hỗ trợ các triệu chứng trên da như gãy móng, gãy tóc, móng dễ gãy chẻ, rụng tóc, ....Ngoài những chỉ định cụ thể trên, thuốc Elbas còn được chỉ định trong một số trường hợp khác khi có chỉ định của bác sĩ. 3. Chống chỉ định sử dụng thuốc Elbas Thuốc Elbas không được sử dụng cho những trường hợp sau:Bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc Elbas. Bệnh nhân hôn mê gan, có rối loạn chức năng thận, cystin niệu.Bệnh nhân đang sử dụng thuốc levodopa 4. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Elbas 5. Tác dụng phụ của thuốc Elbas Thuốc Elbas có thể gây ra các tác dụng không mong muốn bao gồm: ngứa, phát ban, nổi mề đay, buồn nôn, nôn mửa, táo bón, tiêu chảy, viêm dạ dày, ... 6. Thận trọng khi sử dụng thuốc Elbas Hiện nay chưa có nghiên cứu về tác hại của thuốc Elbas đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú, vì vậy chỉ nên sử dụng thuốc Elbas cho phụ nữ có thai và đang cho con bú khi thật sự cần thiết, cân nhắc lợi ích nhiều hơn nguy cơ, chỉ dùng thuốc khi có sự cho phép của bác sĩ.Sử dụng thuốc Elbas thận trọng cho những bệnh nhân bị cystin niệu. 7. Tương tác thuốc Thuốc Elbas có thể tương tác với thuốc sau: Khi sử dụng thuốc Elbas kết hợp với thuốc levodopa sẽ giảm hiệu quả điều trị của thuốc do tác động của levodopa bị pyridoxin ức chế. Nếu dùng levodopa không có sự hiện diện của chất ức chế men dopadecarboxylase ngoại biên. 8. Bảo quản thuốc Bảo quản thuốc Elbas ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng và tầm tay trẻ em.Elbas là thuốc thuộc nhóm khoáng chất và vitamin. Thuốc Elbas là thuốc phối hợp gồm các thành phần: L-Cystein, Acid Orotic, Nicotinamide, Acid Ascorbic, Pyridoxin, Calci pantothenat, Biotin, Riboflavin, vitamin PP, ... nên thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý của da và tóc. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.
question_494
Bị đau lưng dưới ngày rụng trứng
doc_494
1. Tổng quan tình trạng đau lưng dưới ngày rụng trứng Vào những ngày rụng trứng, cơ thể phụ nữ sẽ diễn ra hàng loạt các thay đổi như sau:Các nang chứa trứng bám trong buồng trứng vỡ ra để phóng thích trứng. Quá trình nang trứng vỡ có thể gây cảm giác đau kèm theo chảy máu và tiết dịch nhầy.Vòi trứng thực hiện động tác co thắt để đẩy trứng xuống làm xuất hiện cơn đau cục bộ tại thắt lưng, xương hông, xương chậu.Các cơn đau mỏi lưng có thể tương tự như hội chứng tiền kinh nguyệt, kéo dài từ 1-2 giờ, một hoặc vài ngày hoặc có khi chỉ đau nhói lên trong vài phút.Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, cứ 5 phụ nữ thì có khoảng 2 người trong thời gian rụng trứng bị đau lưng dưới. Phương pháp để giảm bớt cơn đau thắt lưng dưới là chườm nóng tại vị trí đau, nghỉ ngơi và thư giãn cơ thể, tránh đấm lưng hoặc tác động mạnh vào vùng lưng, không bưng bê đồ nặng, tránh làm việc quá sức... Trong đa số trường hợp, đau lưng dưới ngày rụng trứng là một hiện tượng sinh lý bình thường và không gây nguy hiểm.Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp khác gây đau lưng, đau xương chậu mà chị em cần đặc biệt lưu ý và đi thăm khám kiểm tra khi cần. 2. Các bệnh lý tiềm ẩn khi đau thắt lưng dưới Ở một số phụ nữ, đau lưng dưới ngày rụng trứng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề tiềm ẩn khác như sau:Căng cơ: Hoạt động quá sức, ngồi sai tư thế trong thời gian dài gây co thắt cơ ở dưới lưng.Bệnh lý phụ khoa như: Viêm nhiễm vùng chậu, viêm phần phụ, u xơ tử cung, u nang buồng trứng...Bệnh ở cột sống: Đau thắt lưng dưới âm ỉ có thể là do kết hợp một số bệnh như: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, trượt cột sống, gù vẹo, co rút cơ lưng...Bệnh lý đường ruột: Viêm ruột thừa, viêm đại tràng, viêm túi mật, viêm đại tràng sigma...Bệnh lý đường tiết niệu: Viêm thận-bể thận, viêm bàng quang... Đau lưng dưới ngày rụng trứng có thể là dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung Nếu thường xuyên đau thắt lưng dưới với cơn đau kéo dài, âm ỉ gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, các chị em nên:Chú ý theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để phân biệt đau lưng dưới ngày rụng trứng và đau do nguyên nhân khác.Tắm nước ấm và mát-xa vùng lưng nhẹ nhàng để thư giãn các cơ lưng bị cứng.Thực hiện thăm khám, kiểm tra xem có viêm nhiễm phần phụ không. Đồng thời kiểm tra các cơ quan liên quan để tìm ra nguyên nhân chính xác.Rèn luyện tư thế ngồi, đứng sao cho ngay ngắn nhằm giảm bớt áp lực vào vùng cột sống, thắt lưng.Tránh đứng hay ngồi quá lâu ở cùng một tư thế.Hạn chế bưng bê, mang vác vật quá nặng ảnh hưởng đến vùng thắt lưng.Phía trên là một số thông 10 dấu hiệu rụng trứng bạn có thể tự nhận biết
doc_32896;;;;;doc_35275;;;;;doc_39161;;;;;doc_34281;;;;;doc_47282
Ngày rụng trứng là hiện tượng sinh lý bình thường không nguy hiểm Đau lưng trong ngày là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, gây đau cục bộ vùng bụng dưới, lưng Tin vui cho chị em phụ nữ khi gặp triệu chứng này, thực chất đây là một hiện tượng sinh lý bình thường và hoàn toàn không gây nguy hiểm. Nguyên nhân của tình trạng này là do vào ngày rụng trứng, nang chứa trứng bám trong buồng trứng sẽ vỡ ra để phóng thích trứng. Khi nang trứng vỡ có thể kèm theo chảy máu hoặc tiết dịch gây đau. Bên cạnh đó, vòi trứng cũng co thắt để đẩy trứng xuống cũng làm xuất hiện cơn đau cục bộ ở vùng bục, lưng và bên trong xương hông. Có những chị em đau âm ỉ ở bụng dưới hoặc khung xương chậu, đau mỏi lưng tương tự như triệu chứng tiền kinh nguyệt.Những cơn đau có thể kéo dài từ một đến hai giờ, một hoặc vài ngày, hoặc có khi chỉ là con đau nhói lên trong vài phút. Tập thể dục, nghỉ ngơi thư giãn thoải mái giúp giảm triệu chứng đau lưng khó chịu Nhiều nghiên cứu chỉ ra, cứ 5 phụ nữ thì có khoảng 2 người bị triệu chứng đau lưng trong ngày rụng trứng, phương pháp giảm triệu chứng này là chườm nóng tại vị trí đau và thư giãn, nghỉ ngơi thoải mái, tránh đấm lưng hoặc làm việc quá sức.;;;;;Trả lời: Đau thắt lưng khi rụng trứng là hiện tượng thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Thực chất, đau thắt lưng khi rụng trứng không phải là bệnh. Vào ngày rụng trứng, nang chứa trứng bám trong buồng trứng sẽ vỡ ra để phóng thích trứng. Khi nang trứng vỡ có thể kèm theo chảy máu hoặc tiết dịch gây đau. Vòi trứng co thắt để đẩy trứng xuống làm xuất hiện cơn đau cục bộ ở vùng bụng, lưng và bên trong xương hông. Tùy thuộc cơ địa từng người, cơn đau lưng sẽ biểu hiện ở những mức độ khác nhau. Có người chỉ bị đau mỏi âm ỉ nhưng có người lại bị đau thắt lưng; có người bị đau trong vài giờ, 1-2 ngày đầu trước kỳ “đèn đỏ” nhưng lại có người bị đau trong suốt thời gian hành kinh. Thông thường, đau lưng, đau bụng, đau xương hông do nguyên nhân rụng trứng sẽ hết sau khi hiện tượng “đèn đỏ” biến mất và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em. hông thường, đau lưng, đau bụng, đau xương hông do nguyên nhân rụng trứng sẽ hết sau khi hiện tượng “đèn đỏ” biến mất và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em. Nếu hiện tượng đau thắt lưng không làm ảnh hưởng nhiều đến vận động, cuộc sống sinh hoạt thì không cần phải lo lắng và không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu đau mạnh, đau kéo dài làm giảm chất lượng cuộc sống, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tư vấn điều trị hiệu quả. Bạn có thể giảm đau bằng cách nằm nghỉ ngơi, tránh lao động nặng nhọc, làm việc, học tập căng thẳng; ăn uống đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể; mát xa lăng, chườm ấm để giảm đau…;;;;;Đau lưng ngày rụng trứng liệu có nguy hiểm hay không là vấn đề nhiều chị em băn khoăn lo lắng vì đây là một trong những vấn đề khiến chị em cảm thấy bứt rứt khó chịu trong những ngày đèn đỏ hỏi thăm. Đau lưng ngày rụng trứng là triệu chứng thường gặp Đau lưng ngày rụng trứng có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường. Đau lưng ngày rụng trứng là triệu chứng nhiều chị em hay gặp trong những ngày đèn đỏ “hỏi thăm”. Đau lưng ngày rụng trứng liệu có nguy hiểm cần còn tùy thuộc vào mức độ đau và thời gian đau kéo dài hay không. Nguyên nhân của tình trạng này là do vào ngày rụng trứng, nang chứa trứng bám trong buồng trứng sẽ vỡ ra để phóng thích trứng. Khi nang trứng vỡ có thể kèm theo chảy máu hoặc tiết dịch gây đau. Bên cạnh đó, vòi trứng cũng co thắt để đẩy trứng xuống cũng làm xuất hiện cơn đau cục bộ ở vùng bục, lưng và bên trong xương hông. Có những chị em đau âm ỉ ở bụng dưới hoặc khung xương chậu, đau mỏi lưng tương tự như triệu chứng tiền kinh nguyệt. Những cơn đau có thể kéo dài từ một đến hai giờ, một hoặc vài ngày, hoặc có khi chỉ là con đau nhói lên trong vài phút. Khi có bất thường về cơn đau lưng kỳ kinh nguyệt người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn điều trị. Đau lưng ngày rụng trứng là hiện tượng sinh lý bình thường không hề nguy hiểm đến sức khỏe của chị em vì vậy chị em không cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu trường hợp đau lưng thời kỳ kinh nguyệt kéo dài, đau dữ dội, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn điều trị hiệu quả.;;;;; Nguyên nhân đau lưng sau rụng trứng Trong ngày rụng trứng, nang trứng bám phía trong của buồng trứng sẽ vỡ ra, điều này giúp trứng được phóng thích. Hiện tượng này cũng có thể gây ra tình trạng chảy máu hoặc tiết dịch. Quá trình này có thể gây ra những cơn đau lưng sau rụng trứng. Đau lưng sau rụng trứng là hiện tượng khá nhiều chị em gặp phải Ngoài ra, Trong quá trình này, vòi trứng cũng sẽ co thắt để đẩy trứng xuống, vì vậy cũng sẽ gây ra những cơn đau cục bộ, chủ yếu ở vùng bụng, lưng, vùng xương hông. Thông thường, cơn đau lưng sau rụng trứng và những vùng liên quan chỉ kéo dài từ 1 – 2 giờ trong vài ngày, nhưng cũng có những chị em có cơn đau kéo dài cho đến hết ngày bị hành kinh. Như đã nói ở trên, đau lưng sau ngày rụng trứng hay những cơn đau vùng bụng dưới, vùng hông trọng những ngày này là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường. Vì vậy, chị em không cần quá lo lắng. Đau lưng sau rụng trứng là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài và trở nên trầm trọng thì chị em cần nhanh chóng tiến hành thăm khám để loại trừ những nguyên nhân bệnh lý khác, từ đó có hướng xử trí nếu cần thiết. Cách xử trí khi bị đau lưng sau rụng trứng – Ăn uống dinh dưỡng, đủ chất. Bổ sung nhiều loại trái cây, nhất là những loại giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. – Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, nằm nghỉ nhiều hơn. Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu ở 1 tư thế. – Tránh đấm lưng, bê vác nặng hoặc làm việc quá sức. Nếu hiện tượng đau lưng sau rụng trứng kéo dài và trở nên trầm trọng, chị em cần nhanh chóng tới bệnh viện để tiến hành thăm khám – Chườm nóng và massage tại vị trí đau. – Tập thể dục nhẹ nhàng. Trên đây là một số thông;;;;;Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em hiểu rõ về hiện tượng này Đau bụng ngày rụng trứng khiến nhiều chị em băn khoăn lo lắng Nguyên nhân gây đau bụng ngày rụng trứng Đau bụng ngày rụng trứng là hiện tượng sinh lý bình thường. Nguyên nhân của tình tình trạng này là do trong chu kỳ kinh nguyệt, hormon nữ estrogen khiến nội mạc tử cung dày lên tạo ra môi trường dinh dưỡng cho trứng đã thụ tinh. Sau đó, một nang trứng vỡ và rụng trứng. Nếu trứng được thụ tinh trực tiếp với tinh trùng trên đường tới tử cung, trứng sẽ làm tổ trong nội mạc tử cung. Nếu trứng không được thụ tinh thường qua tử cung và ra khỏi cơ thể, tử cung của bong lớp niêm mạc này, và chu kỳ kinh bắt đầu. Chị em có thể chườm nóng giúp giảm nhẹ cơn đau Triệu chứng đau bụng giữa chu kỳ kinh nguyệt xảy ra trong thời gian trứng rụng. Phần lớn phụ nữ đều cảm thấy đau ngay trước khi trứng rụng, do hormon LH đạt tới đỉnh cao làm tăng prostaglandine thúc đẩy các cơn co ở vòi trứng, tử cung và đường ruột. Nang trứng phình to trước khi phóng noãn. Vỏ buồng trứng phải rách ra để noãn thoát , vì thế, chính sự phóng noãn đã gây đau ở một số phụ nữ. Bên cạnh đó, máu hoặc dịch thoát ra từ nang vỡ kích thích nội mạc tử cung gây đau. Nhận biết cơn đau bụng do rụng trứng Vào lúc rụng trứng, chị em thường cảm thấy đau bụng dưới chứa buồng trứng. Nang noãn lớn lên ở cả 2 buồng trứng cho nên cơn đau có thể xảy ra đồng thời 1 bên hoặc cả 2 bên. Đau bụng rụng trứng thường kéo dài vài phút tới vài giờ, có thể kéo dài sang ngày thứ 2. Cơn đau có tính chất lan tỏa xuống âm hộ, âm đạo đôi khi đau lan ra vùng thắt lưng hay khắp vùng bụng. Trong những ngày rụng trứng chị em cần nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội 0936 388 288
question_495
Nỗi ám ảnh khi bị bệnh rối loạn tiền đình
doc_495
Tiền đình là một bộ phận nằm sau hai bên ốc tai, có nhiệm vụ điều chỉnh tư thế duy trì trạng thái thăng bằng và các phối hợp cử động mắt, đầu, tay, tay chân, thân mình. Dây thần kinh số 8 thực hiện hoạt động dẫn truyền thông tin, điều khiển hệ thống tiền đình. Khi chúng ta di chuyển hoặc xoay người thì bộ phận này sẽ nghiêng theo các động tác đó giúp cơ thể giữ được thăng bằng. Bệnh Rối loạn tiền đình là tình trạng dây thần kinh số 8 bị tổn thương, khiến thông tin dẫn truyền bị sai lệch, làm cho cơ thể mất khả năng duy trì sự cân bằng khi thay đổi tư thế. Lúc này, người bệnh luôn cảm thấy chóng mặt, đau đầu, đi đứng không vững và dễ bị ngã. 2. Nguyên nhân và phân loại bệnh Nguyên nhân gây bệnh Nguyên nhân gây bệnh thường do virus gây viêm dây thần kinh số 8, các tổ chức tiền đình bị thoái hóa. Ngoài ra, bệnh còn chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố sau: Thiếu máu, bị các bệnh tim mạch khiến lượng máu lên não kém hoặc do mạch máu não bị tắc nghẽn, khiến cho hệ thống tiền đình nhận sai thông tin từ não bộ truyền đến. Viêm tai giữa do vi khuẩn hoặc virus, hoặc các hệ lụy như: viêm dây thần kinh, u não,… Chấn thương vùng đầu. Ngồi nhiều, ít vận động làm co thắt động mạch cột sống gây thiếu máu nuôi vùng não và dẫn đến bệnh. Uống nhiều rượu bia, ăn thức ăn nhiễm độc, căng thẳng, mệt mỏi do áp lực công việc lớn. Bệnh có thể do các yếu tố di truyền hoặc môi trường sống quá nhiều tiếng ồn, thời tiết thay đổi đột ngột. Phân loại bệnh Bệnh chủ yếu gồm hai dạng bệnh chính: - Rối loạn tiền đình ngoại biên: Bệnh do sự tổn thương tai trong hoặc dây thần kinh tiền đình hoặc mạch máu ở vùng sau cổ bị tắc gây ra. Dạng bệnh này khá nhẹ, chỉ làm cho người bệnh khó chịu, thường bị chóng mặt khi thay đổi tư thế nhưng vẫn còn tỉnh táo để di chuyển. - Rối loạn tiền đình trung ương: Bệnh do sự tổn thương nhân tiền đình hoặc dây liên hệ các nhân dây tiền đình ở thân não và tiểu não. Dạng này có mức độ nặng hơn dạng kia, khiến người bệnh xây xẩm mặt mày, choáng váng khi thay đổi tư thế, đi lại khó khăn. 3. Đối tượng thường mắc bệnh Theo một nghiên cứu cho thấy, có khoảng 35% người lớn trên 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh này. Trong đó, bệnh phổ biến ở nữ giới hơn so với nam giới và có thể bị nhầm lẫn với bệnh thiểu năng tuần hoàn não. Dưới đây là những đối tượng có nguy cơ bị rối loạn tiền đình: Người càng lớn tuổi thì càng có nguy cơ bị bệnh, đặc biệt ở đối tượng bị tăng huyết áp hoặc xơ vữa động mạch. Người có tiền sử bị chóng mặt, trong tương lai sẽ có khả năng bị tái đi tái lại nhiều lần. Những người có môi trường làm việc ít vận động như dân công sở, học sinh, sinh viên,… Những người thường xuyên bị căng thẳng và chịu áp lực. 4. Triệu chứng và ảnh hưởng do bệnh gây ra Triệu chứng thường gặp Tùy theo tình trạng bệnh mà mỗi người sẽ có các biểu hiện khác nhau. Thông thường, những người bị bệnh thường có các triệu chứng điển hình như: Chóng mặt: đây chính là triệu chứng đầu tiên khi bạn bị rối loạn tiền đình. Do dây thần kinh ngoại biên bị chèn ép hoặc bị tổn thương. Bạn sẽ cảm thấy chao đảo, quay cuồng khiến việc đứng lên ngồi xuống gặp khó khăn. Không chỉ vậy, bạn còn có thể bị buồn nôn, mắt mờ đi. Tình trạng này sẽ hết ngay sau khi bạn nghỉ ngơi. Mất thăng bằng: Do dây thần kinh dẫn truyền thông tin từ não bộ bị tổn thương. Bộ phận tiền đình tiếp nhận thông tin sai lệch khiến người bệnh mất cân bằng khi di chuyển. Khó khăn trong việc đi lại nên người bệnh lúc nào cũng có cảm giác lâng lâng, phải bám vào người khác nếu không sẽ dễ bị ngã. Mất ngủ do lo lắng quá mức cũng là biểu hiện của bệnh. Ngất xỉu do lượng máu lưu thông lên não bị giảm, tụt huyết áp, rối loạn chức năng tim. Nếu không điều trị bệnh kịp thời, người bệnh sẽ bị mất ý thức. Ảnh hưởng của bệnh Cuộc sống sinh hoạt cũng như công việc của người bị rối loạn tiền đình có thể chịu nhiều ảnh hưởng. Một số ảnh hưởng mà người bệnh phải chịu đó là: Cơ thể mệt mỏi, đi lại khó khăn làm ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sinh hoạt và lao động hàng ngày. Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt khiến bạn không thể tập trung làm việc, dẫn đến hiệu quả công việc giảm sút. Ngất xỉu có thể gây nguy hiểm khi tham gia giao thông. Ù tai, rối loạn thính giác, thậm chí có thể bị điếc. Nếu có những dấu hiệu bất thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, bạn nên tìm gặp bác sĩ để có các biện pháp xử lý kịp thời. 5. Cách điều trị bệnh Rối loạn tiền đình có chữa khỏi không chính là câu hỏi mà bác sĩ thường gặp nhất khi bệnh nhân đến thăm khám. Nếu phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, bạn có thể hoàn toàn chữa khỏi bệnh rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý điều trị tại nhà, trước khi sử dụng thuốc bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bạn có thể lựa chọn các cách chữa trị dưới đây sao cho phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Cách điều trị theo phương pháp dân gian Một số cách chữa trị dân gian phía dưới chỉ áp dụng đối với những trường hợp bệnh nhẹ: Ấn huyệt là phương pháp dùng tay ấn vào các huyệt thái dương, huyệt hợp cốc, tam âm giao,… Mỗi lần thực hiện từ 5 - 10 phút sẽ giúp giảm ngay triệu chứng chóng mặt. Massage nhẹ nhàng vùng trán, hai bên ổ mắt, đỉnh đầu, sau gáy mỗi ngày 10 - 20 phút là cách giúp cơ thể thư giãn. Ngâm chân bằng nước nóng là cách làm giúp thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết, giảm căng thẳng. Cách điều trị theo y học hiện đại Bác sĩ có thể lựa chọn các phương pháp điều trị dưới đây sao cho phù hợp với tình trạng bệnh của bạn: Liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình: Bạn sẽ được các bác sĩ hướng dẫn các bài tập phối hợp đầu, cơ thể và mắt để rèn luyện bộ não giúp nhận biết, xử lý các tín hiệu từ hệ tiền đình. Phẫu thuật: Sau khi thực hiện các cách chữa trị trên nhưng không đem lại hiệu quả thì bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp này. Rối loạn tiền đình ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt cũng như hiệu quả công việc của người bệnh. Do đó, khi phát hiện mình có dấu hiệu mắc bệnh, bạn nên tìm gặp bác sĩ để có cách điều trị phù hợp. Đồng thời, tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống cũng có vai trò quan trọng trong việc phục hồi chức năng tiền đình. Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin D và axit folic như: cam, trứng, sữa, đậu tương,… để làm giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt.
doc_23026;;;;;doc_46458;;;;;doc_4365;;;;;doc_29449;;;;;doc_45792
Ở nước ta, bệnh rối loạn tiền đình đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điều đáng nói là bệnh lý này lại dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác nên nhiều người không nhận diện đúng. Dưới đây chúng tôi xin điểm danh những triệu chứng rối loạn tiền đình để bạn đọc cảnh giác. 1. Thế nào là rối loạn tiền đình Tiền đình nằm phía sau ốc tai; là một bộ phận thuộc hệ thần kinh; có nhiệm vụ duy trì tư thế, giữ thăng bằng và phối hợp các bộ phận cử động. Rối loạn tiền đình xảy ra nếu có sự rối loạn hoặc tắc nghẽn quá trình tiếp nhận, truyền dẫn thông tin của tiền đình khi có sự tổn thương của động mạch nuôi não, tai trong, não hoặc dây thần kinh số 8. Rối loạn tiền đình được xem là có nguy cơ cao ở những người lớn tuổi và người có tiền sử chóng mặt. Bệnh có thể là nguyên nhân gây ra mệt mỏi tinh thần và thể xác, trầm cảm, tâm lý tiêu cực, tập trung kém, mất thính lực. Nguy hiểm nhất, rối loạn tiền đình còn có nguy cơ biến chứng đột quỵ đe dọa tính mạng. 2. Những triệu chứng rối loạn tiền đình đặc trưng 2.1. Chóng mặt Chóng mặt không rõ nguyên nhân là một trong những triệu chứng rối loạn tiền đình điển hình. Lúc này người bệnh sẽ bỗng nhiên cảm thấy choáng váng, chóng mặt, đi không vững, khả năng giữ thăng bằng rất kém. Chính những biểu hiện ấy khiến họ nhìn thấy mọi vật xung quanh như bị đảo lộn còn họ bị kéo về một phía; đầu họ. nặng như có vật đè lên. Ngoài ra người bệnh còn bị run rẩy và tê chân tay một cách đột ngột. 2.2. Định hướng và thăng bằng kém Người bị rối loạn tiền đình thường kém trong khả năng thăng bằng và định hướng nên họ thường xuyên có cảm giác: người chao đảo khi bước đi, khó đi thẳng, dễ bị vấp ngã và mất thăng bằng. Bên cạnh đó, khi thay đổi tư thế đột ngột họ còn thấy mặt mày xây xẩm và choáng váng, đầu dễ nghiêng sang một bên. Những người này cũng có xu hướng nhìn xuống dưới, khó đi lại trong bóng tối, khớp và cơ bị đau, người mệt như muốn lả đi, huyết áp thấp, khi ngồi thường phải giữ đầu, khi đứng thường phải chạm hoặc giữ vào vật kiên cố. 2.3. Khả năng thính giác bị rối loạn Triệu chứng rối loạn tiền đình không thể bỏ qua nữa đó là người bệnh thường nghe kém hoặc mất khả năng nghe. Đa số người bệnh luôn cảm thấy có tiếng ồn trong tai hoặc bị ù tai, đau tai. Họ thường rất nhạy cảm với những âm thanh lớn và loại âm thanh này nếu xuất hiện đột ngột dễ khiến cho họ gia tăng cảm giác mất cân bằng và chóng mặt. 2.4. Thị giác bị rối loạn Rối loạn tiền đình cũng ảnh hưởng đến thị giác và gây ra các triệu chứng như: nhìn không rõ, mỏi hoặc hoa mắt, khả năng tập trung vào một điểm của mắt kém,... Khi ở trong môi trường đông đúc mắt họ thường rất khó chịu. Mặt khác, khi bước vào môi trường có ánh sáng nhấp nháy hoặc di chuyển hoặc chói họ rất nhạy cảm với ánh sáng. Do khó chịu khi phải để mắt tập trung ở khoảng cách xa nên người bệnh thường tập trung chú ý vào các đối tượng gần để mắt bớt căng thẳng. Họ cũng gặp nhiều khó khăn khi phải đi lại trong bóng tối và rất nhạy cảm với các loại màn hình tivi, máy tính. 2.5. Khả năng tập trung kém Một triệu chứng rối loạn tiền đình thường thấy nữa là người bệnh rất dễ bị phân tâm, khó tập trung hay chú ý vào bất kỳ việc gì. Điều này khiến họ hay quên và không nhớ việc mình đã làm từ trước. Ngoài ra họ còn khó nắm bắt thông tin trong các cuộc hội thoại, dễ mất phương hướng, tinh thần và thể chất đều mệt mỏi. 2.6. Thiếu tự tin, trầm cảm Người bị rối loạn tiền đình thường có xu hướng kém hoặc mất tự tin và tự chủ. Hệ lụy sinh ra từ đó là họ cô lập mình với xã hội, dễ rơi vào trạng thái hoảng loạn và lo âu. 3. Những điều cần lưu ý Hậu quả của bệnh rối loạn tiền đình tuy không quá nguy hiểm nhưng các triệu chứng do nó gây ra lại ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh nên khiến họ vô cùng chán nản và mệt mỏi. Không những thế, bệnh còn khiến cho máu ít được lưu thông lên não nên dễ gây biến chứng đột quỵ. Để phòng ngừa biến chứng do bệnh gây ra, bệnh nhân cần lưu ý: - Xây dựng cho mình lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt cần có giấc ngủ đảm bảo và đúng giờ để duy trì sức khỏe. - Thường xuyên tập luyện thể dục nhưng không quá sức. - Không ngồi quá lâu ở một chỗ, càng không nên ngồi nhìn máy tính quá lâu. - Tránh xa cafein, chất kích thích. - Tránh tiếp xúc thực phẩm hoặc chất có mùi vị kích thích. - Không ngồi xuống/đứng lên hoặc quay cổ đột ngột. - Khi bị choáng váng thường xuyên tốt nhất không nên điều khiển máy móc hoặc lái xe. - Không leo trèo lên trên cao. - Không đọc sách báo hay nhìn màn hình khi đi oto. - Nếu cảm thấy chóng mặt hãy từ từ ngồi hoặc nằm xuống. - Cố gắng tránh bị stress, lo âu. - Kiên trì điều trị theo phác đồ do bác sĩ chỉ định. Các triệu chứng rối loạn tiền đình trên đây cũng có nét tương đồng với một số bệnh lý khác như: thiếu máu não, huyết áp thấp, huyết áp cao, tai biến mạch máu não,... Vì thế khi nghi ngờ mình bị rối loạn tiền đình mà không thể xác định bệnh một cách chính xác thì người bệnh nên đến ngay bệnh viện. Những thông tin về triệu chứng rối loạn tiền đình được chia sẻ trên đây chỉ có tính chất tham khảo, không được xem là căn cứ chẩn đoán bệnh. Chỉ khi được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết thì mới có thể chẩn đoán đúng bệnh, đưa ra được phác đồ điều trị đúng hướng.;;;;;Rối loạn tiền đình là một bệnh lý xảy ra khi hệ thống tiền đình – bộ phận giúp kiểm soát sự cân bằng của cơ thể – có sự xáo trộn. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và có biểu hiện rất đa dạng nhưng thường có một số triệu chứng nhất định. Hãy cùng tìm hiểu các triệu chứng rối loạn tiền đình thường gặp nhất trong bài viết dưới đây. 1. Chóng mặt – Triệu chứng rối loạn tiền đình điển hình Chóng mặt là biểu hiện rõ nét nhất của chứng rối loạn tiền đình. Trạng thái của người bệnh chính là rơi vào “ảo giác” về cơ thể và không gian xung quanh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do hệ thần kinh não bộ bị chèn ép hoặc dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Biểu hiện chóng mặt cụ thể như sau: – Đột ngột choáng váng, loạng choạng, đi không vững, không giữ được thăng bằng – Cảm thấy mọi vật xung quanh đều đảo lộn như bị kéo về một hướng – Cảm giác các vật thể xoay tròn, bập bềnh – Đầu nặng trĩu như bị đè nén lại – Tê tay chân và run rẩy Hiện tượng này thường xảy ra khi người bệnh thay đổi tư thế, đang ngồi đột nhiên đứng dậy. Chóng mặt là một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh rối loạn tiền đình 2. Mất thăng bằng và định hướng Rối loạn tiền đình gây ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng và định hướng trong không gian. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự mất đồng bộ giữa các thông tin từ tiền đình, tiểu não, mắt, ngoại tháp…Bệnh nhân sẽ có cảm giác như sau: – Khó di chuyển, đi chao đảo, dễ vấp ngã – Xây xẩm, choáng váng, đặc biệt khi đột ngột thay đổi tư thế – Khó đi thẳng, đầu có thể nghiêng sang một bên – Người bệnh phải nhìn xuống đất để xác nhận vị trí – Thường phải giữ hoặc tựa vào đồ vật kiên cố khi đứng – Đi lại khó khăn trong bóng tối – Nhạy cảm với những thay đổi xung quanh – Đau cơ và khớp – Mạch nhanh, người mệt lả 3. Rối loạn thính giác Rối loạn thính giác là một trong những triệu chứng của chứng rối loạn tiền đình. Do bộ phận tiền đình nằm bên trong tai nên khi gặp những rối loạn ở bộ phận này, thính giác của người bệnh có thể bị ảnh hưởng. Biểu hiện rối loạn thính giác ở những người mắc bệnh tiền đình thường là: – Mất hoặc giảm thính lực, khó nghe, nghe không rõ – Ù tai, cảm thấy có tiếng ồn trong tai – Nhạy cảm với âm thanh lớn – Âm thanh lớn đột ngột có thể làm các triệu chứng chóng mặt, mất cân bằng tăng nặng – Đau tai – Nhức đầu – Nói lắp Ngoài ra, người bệnh có khả năng gặp tình trạng rối loạn tuần hoàn tai. Tuy nhiên trường hợp này thường không có những triệu chứng rõ ràng. Rối loạn thính giác có thể là triệu chứng rối loạn tiền đình mà bạn cần cảnh giác. 4. Rối loạn thị giác có thể là triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình Bên cạnh rối loạn thính giác, người mắc bệnh tiền đình còn có thể gặp phải những rối loạn thị giác. Bởi hệ thống tiền đình cũng có chức năng điều khiển sự chuyển động của mắt. Biểu hiện rối loạn thị giác của các bệnh nhân tiền đình: – Mỏi mắt, hoa mắt, không nhìn rõ mọi vật – Mắt khó chịu khi nhìn cảnh tượng kẹt xe, đứng trước đám đông, khi chờ thanh toán ở siêu thị, cửa hàng – Nhạy cảm với ánh sáng chói, ánh sáng di chuyển, nhấp nháy – Khó chịu khi nhìn một số loại màn hình máy tính và tivi kỹ thuật số – Giảm khả năng nhìn xa, có xu hướng tập trung vào các đối tượng ở gần – Khởi phát hoặc tăng nặng bệnh quáng gà – Khó di chuyển trong bóng tối – Nhận thức và tiếp thu kém 5. Giảm khả năng chú ý Bệnh rối loạn tiền đình có thể gây giảm khả năng chú ý của người bệnh. Biểu hiện cụ thể như sau: – Khó tập trung, dễ bị phân tâm bởi những yếu tố bên ngoài – Hay quên, không nhớ những việc mình đã làm gì trước đó – Nhầm lẫn, mất phương hướng, khó hiểu khi xem hoặc đọc những hướng dẫn, chỉ dẫn – Khó hiểu tiếp nhận thông tin trong các cuộc hội thoại, đặc biệt là khi có tiếng ồn hoặc đang chuyển động – Luôn cảm thấy mệt mỏi 6. Lo lắng, thiếu tự tin và trầm cảm Rối loạn tiền đình không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn gây ra nhiều vấn đề tâm lý cho người bệnh. Nguy hiểm nhất là chứng trầm cảm và lo âu. Những người bệnh trầm cảm do rối loạn tiền đình thường có khuynh hướng: – Mất tự chủ, không tự tin về bản thân – Thường xuyên cảm thấy lo âu, hoảng loạn, tự cô lập với xã hội – Hay chán nản, phiền muộn – Thay đổi bất thường nhận thức và tâm lý Trầm cảm là một triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình mà ít ai để ý 7. Buồn nôn Bên cạnh chóng mặt, đi lại không vững, người bệnh rối loạn tiền đình còn thường cảm thấy nôn nao khó chịu. Những biểu hiện cụ thể: – Buồn nôn và nôn gây mất nước – Đột nhiên bị say tàu xe dù trước đây chưa từng say xe – Đau nhức đầu – Nói lắp – Hạ huyết áp, mệt mỏi 8. Ngất Trong một số trường hợp, người bệnh có thể mất ý thức hoặc ngất đi. Kèm theo đó là hiện tượng đổ mồ hôi, buồn nôn, thị lực giảm. Điều này xảy ra do giảm lượng máu đến não, tụt huyết áp, loạn nhịp hay phản xạ thực vật. Trên đây là những hiện tượng mà những người bị rối loạn tiền đình thường xuyên gặp phải. Hi vọng những triệu chứng rối loạn tiền đình mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể giúp bạn nhận biết sớm căn bệnh này. Tuy nhiên những triệu chứng này không chỉ là dấu hiệu của bệnh tiền đình mà còn có thể cảnh báo nhiều vấn đề khác về sức khỏe. Vì thế khi gặp các biểu hiện trên, bạn nên chủ động đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời tránh những phiền toái và nguy hiểm do bệnh ra.;;;;;Rối loạn tiền đình là bệnh lý gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là ở người trưởng thành, người lớn tuổi. Rối loạn tiền đình biểu hiện với các triệu chứng choáng váng, chóng mặt, quay cuồng,... có thể gây ra các hậu quả nguy hiểm nếu không được kiểm soát. Tiền đình là hệ thống thuộc cấu trúc của tai trong, giúp cơ thể xử lý tác động của trọng lực hay chuyển động. Tiền đình có vai trò duy trì tư thế thăng bằng, phối hợp cử động mắt,... Hệ thống tiền đình bị tổn thương sẽ dẫn đến chứng rối loạn tiền đình.Các triệu chứng thường gặp khi bị rối loạn tiền đình là:Chóng mặt, hoa mắt. Mất ngủ. Ngất xỉu, mất ý thức. Rối loạn chức năng tim, tụt huyết áp. Mất thăng bằng Về cơ bản, các triệu chứng rối loạn tiền đình không đe dọa tính mạng tức thời, tuy nhiên chúng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm cần được chữa trị sớm. Về lâu dài, nếu bệnh rối loạn tiền đình không được điều trị cũng có thể để lại các hậu quả, biến chứng nguy hiểm.2.1. Các triệu chứng rối loạn tiền đình là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm. Có hai nhóm nguyên nhân gây chứng rối loạn tiền đình với mức độ nguy hiểm khác nhau:Rối loạn tiền đình ngoại biên: Rối loạn tiền đình ngoại biên xảy ra do tổn thương hệ thống tiền đình của tai trong. Rối loạn tiền đình ngoại biên thường biểu hiện các triệu chứng xây xẩm mặt mày, chóng mặt, khó giữ thăng bằng,... Người bị chóng mặt do rối loạn tiền đình ngoại biên sẽ cảm thấy như đang di chuyển, xoay tròn, hay cảm thấy căn phòng như đang quay quanh mình. Bệnh nhân cũng có thể gặp các vấn đề liên quan thính giác hay thị lực.Rối loạn tiền đình trung ương: Rối loạn tiền đình trung ương hiếm gặp và triệu chứng cũng không rõ ràng, điển hình như rối loạn tiền đình ngoại vi. Tuy nhiên đây là bệnh lý nguy hiểm và khó chữa do tổn thương tại trung ương như: thiếu máu tiền đình trung ương ở tiểu não, thân não, hoặc nhân tiền đình, đặc biệt nguy hiểm ở người lớn tuổi có yếu tố nguy cơ tim mạch. Rối loạn tiền đình trung ương ở người trẻ cũng có thể là biểu hiện của đa xơ cứng hay do sử dụng các loại thuốc như thuốc chống co giật,...2.2. Các hậu quả và biến chứng nguy hiểm của rối loạn tiền đình. Rối loạn tiền đình gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân. Các cơn đau đầu, chóng mặt xuất hiện thường xuyên làm giảm khả năng tập trung chú ý và cản trở các hoạt động hàng ngày của người bệnh như: đi lại, ăn uống, lái xe, học tập, làm việc cũng như các hoạt động vui chơi giải trí, đặc biệt trong môi trường kích thích thị giác (như trung tâm mua sắm, cửa hàng tạp hóa, giao thông). Rối loạn tiền đình khiến người bệnh dễ nảy sinh tâm lý nóng giận, bực tức, lâu dần có thể dẫn đến các triệu chứng của trầm cảm, thất vọng.Về lâu dài, nếu không tìm hiểu và điều trị nguyên nhân của rối loạn tiền đình có thể diễn tiến đến các biến chứng hay hậu quả nghiêm trọng như:Suy giảm trí nhớ: Rối loạn tiền đình dẫn đến kém tập trung, mệt mỏi, lâu dần có thể gây suy giảm trí nhớ. Ở bệnh nhân rối loạn tiền đình, não cần làm việc nhiều hơn để giữ cơ thể thăng bằng, từ đó ảnh hưởng các chức năng của não.Ảnh hưởng thị giác: Bên cạnh cảm giác chóng mặt, mất cân bằng, bệnh nhân rối loạn tiền đình ngoại vi có thể gặp tình trạng rung giật nhãn cầu, nhìn đôi,...Ảnh hưởng thính giác: Các vấn đề thính lực thường gặp ở bệnh nhân rối loạn tiền đình bao gồm nghe kém, ù tai, nặng tai (xảy ra cùng bên với tiền đình ngoại vi bị tổn thương).Triệu chứng tim mạch: Rối loạn tiền đình cũng có thể làm xuất hiện các triệu chứng tim mạch như tức ngực, hồi hộp, đổ mồ hôi,...Tai nạn, chấn thương: Các triệu chứng rối loạn tiền đình như hoa mắt, chóng mặt khiến bệnh nhân có nguy cơ té ngã, chấn thương. Điều này cực kỳ nguy hiểm khi bệnh nhân đang tham gia giao thông, leo cầu thang,... Rối loạn tiền đình có thể được chữa khỏi và hạn chế khả năng tái phát bằng cách tuân thủ chế độ điều trị và chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, việc điều trị không đúng sẽ gây lãng phí tiền bạc, thời gian, công sức, trong khi tình trạng bệnh không được cải thiện, thậm chí trở nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.Dưới đây là một số phương pháp điều trị rối loạn tiền đình:Phục hồi chức năng: Các bài tập kích thích sự vận động, nhạy bén của tiền đình, rèn luyện não bộ có hiệu quả trong việc phục hồi chức năng cho bệnh nhân rối loạn tiền đình.Tập luyện: Tập luyện thể dục thể thao với mức độ phù hợp với thể trạng, sức khỏe của người bệnh sẽ giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ phục hồi tiền đình.Chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống lành mạnh cần được duy trì để cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân và hạn chế các triệu chứng rối loạn tiền đình.Thay đổi lối sống: Thực hiện lối sống lành mạnh, tránh xa khói thuốc lá, hạn chế sử dụng bia, rượu,... có ý nghĩa trong việc hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình. Hạn chế stress, căng thẳng trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày.Sử dụng thuốc: Thuốc điều trị rối loạn tiền đình có thể được bác sĩ chỉ định tùy vào tình trạng bệnh lý của mỗi bệnh nhân.;;;;; Tiền đình là một bộ phận khá phức tạp, nằm ở sau hai bên ốc tai, đóng vai trò điều chỉnh thăng bằng tư thế và những phối hợp cử động mắt, đầu,thân mình. Tiền đình là một bộ phận khá phức tạp, nằm ở sau hai bên ốc tai, đóng vai trò điều chỉnh thăng bằng tư thế và những phối hợp cử động mắt, đầu,thân mình. Bệnh gây nên trạng thái mất thăng bằng khi thay đổi tư thế khiến cho người bị bệnh chóng mặt, đầu óc quay cuồng, mắt hoa, ù tai, buồn nôn, đi đứng không vững, dễ ngã. Ngày nay, hội chứng rối loạn tiền đình đang khá phổ biến nguyên nhân là do: môi trường sống ngày càng ô nhiễm, thời tiết khắc nghiệt, thức ăn nhiễm độc, áp lực công việc… Hay do những độ tuổi như: Độ tuổi trung niên, lão niên, phụ nữ tiền mãn kinh thường dễ mắc các bệnh lý rối loạn tiền đình. Mặc dù vậy ngày nay bệnh đang có chiều hướng mở rộng đến độ tuổi lao động. Bệnh rối loạn tiền đình là bệnh rất phổ biến gặp phải ở nữ nhiều hơn nam. Bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác do có các biểu hiện tượng tự với bệnh thiểu năng tuần hoàn não, vì thế ít được chữa trị kịp thời. Thông thường có rất nhiều người không biết rõ về bệnh rối loạn tiền đình vì thế khi nhân thấy các triệu chứng như chóng mặt, choáng váng, đau đầu, hoa mắt, buồn nôn thì lại đi khám tại chuyên khoa tim mạch, máu mà không đến nội khoa thần kinh. Rối loạn tiền đình là một bệnh lý có liên quan đến thần kinh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh gây ảnh hưởng. Bệnh rối loạn tiền đình là bệnh rất phổ biến gặp phải ở nữ nhiều hơn nam. Bệnh rối loạn tiền đình không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Bệnh có thể xuất hiện trong vài ngày, sau đó hồi phục dần tuy nhiên cũng có thể kéo dài và để lại những di chứng như: mất thăng bằng, lao đao, mắt mờ nhòe, chân tay tê bì, run rẩy, suy yếu mệt mỏi một thời gian, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Nếu để lâu ngày có thể gây ra các biến chứng khác như: thần kinh, bệnh nhồi máu cơ tim hoặc huyết áp thấp… Các triệu chứng người bị rối loạn tiền đình thường gặp phải như: + Chóng mặt, buồn nôn, ù tai, mất thăng bằng,… gây khó chịu đến sinh hoạt, ảnh hưởng tới công việc. + Bệnh có thể diễn tiến trong vài ngày rồi phục hồi nhưng cũng có thể kéo dài hơn. Tình trạng này thường lặp đi lặp lại khiến người bệnh khó chịu, để lâu ngày dễ tiến triển thành mạn tính, khiến bệnh nhân trầm cảm, suy yếu mệt mỏi. + Quay cuồng, lảo đảo. + Buồn nôn hoặc nôn. + Cơ thể bị mất cân bằng và mất phương hướng, đứng không vững và đi lại loạng choạng + Tầm nhìn xáo trộn, nhạy cảm với ánh sáng , khó nhìn tập trung vào một điểm, có ảo giác. + Thính lực suy giảm, có cảm giác ù tai. + Khó tập trung, suy giảm trí nhớ, mệt mỏi về thể chất lẫn tinh thần. + Thay đổi tâm lý: mất tự chủ, tự ti, lo âu, hoảng loạn, trầm cảm. + Triệu chứng chóng mặt làm tăng nguy cơ té ngã khi đang di chuyển trên đường hoặc gây tai nạn khi lái xe. + Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các bệnh lý khác như thần kinh, tim mạch, huyết áp thấp. Nguy hiểm hơn rối loạn tiền đình nặng có thể khiến người bệnh bị đột quỵ. Rối loạn tiền đình không gây ra hậu quả quá nguy hiểm nhưng lại khiến cho cuộc sống của người bệnh trở nên mệt mỏi và chán nản. Hơn nữa, bệnh không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, công việc làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do bệnh rối loạn tiền đình tới sức khỏe là có thể gây đột quỵ do máu ít được lưu thông lên não. Vì vậy khi gặp phải các triệu chứng của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán cụ thể và có biện pháp chữa trị kịp thời.;;;;;Nếu như trước đây, rối loạn tiền đình thường gặp ở những người lớn tuổi thì hiện nay, giới trẻ nhất là những người làm việc văn phòng là đối tượng dễ mắc. Chính thói quen ngồi lâu bên máy tính, ít vận động, đi lại, làm máu lên não giảm, tình trạng hoa mắt, đau đầu… – những biểu hiện của rối loạn tiền đình xảy ra. Rối loạn tiền đình là hiện tượng thường gặp ở giới văn phòng. Tiền đình là bộ phận nằm ở phía sau ốc tai 2 bên, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong điều chỉnh thăng bằng tư thế, dáng đi và các hoạt động khác của cơ thể như cử động mắt, đầu và thân. Khi rối loạn tiền đình diễn ra, sẽ làm cho trạng thái của con người bị mất cân bằng về tư thế vì vậy mà sẽ gây ra sự chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo… 2. Rối loạn tiền đình ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống Gặp chị Bảo Minh (29 tuổi) tại bệnh viện, chị cho biết mấy ngày gần đây chị mệt mỏi, buồn ngủ, ngủ dậy rồi lại muốn ngủ tiếp, mỗi khi thay đổi tư thế lại thấy đau đầu, choáng, hoa mắt… Việc này rất ảnh hưởng đến công việc. “Tôi cũng nghĩ chỉ vài hôm uống thuốc là khỏi nhưng tình trạng chẳng khá khẩm hơn, đứng bên này ngả bên kia, nên đi khám xem bị gì. Tôi đến khoa nội thần kinh thăm khám, chụp chiếu thì bác sĩ bảo tôi bị rối loạn tiền đình. Không hiểu sao còn trẻ mà cũng bị bệnh này nhỉ” – Chị Minh tâm sự. Đâu phải riêng chị Bảo Minh có thắc mắc đó, Quỳnh Thư 22 tuổi cũng đi khám khi có dấu hiệu đau đầu, chóng mặt, ù tai và buồn nôn, nhất là mỗi khi làm việc căng thẳng. Thư kể, khi thấy hiện tượng này, cô đã ra hiệu thuốc mua một hộp hoạt huyết dưỡng não về uống mỗi ngày, nhưng tình trạng càng lúc càng khó chịu. Sáng sớm lúc tỉnh giấc, cô rất khó ngồi dậy, mở mắt ra lại thấy mọi thứ đều quay cuồng, đảo lộn, đầu thì lúc nào cũng nặng trĩu, ghê tiếng động và ánh sáng. Rõ ràng, công việc thì nhiều mà mở máy ra, Quỳnh Thư còn không thể chịu đựng được ánh sáng từ máy tính. Sáng sớm, mở mắt ra chị thấy mọi thứ đều quay cuồng, đảo lộn. Rối loạn tiền đình rất dễ xảy ra ở những người làm việc văn phòng. Đây là những người ít vận động, ngồi nhiều và tiếp xúc nhiều với máy tính. Và cũng do ngồi trong phòng điều hòa, cột sống cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày làm co thắt động mạch cột sống, tình trạng thiếu máu nuôi vùng não bộ diễn ra làm rối loạn tiền đình thường gặp ở dân văn phòng là điều dễ nhận thấy. Khi mắc phải hội chứng này, người bệnh có cảm giác mệt mỏi, choáng váng, công việc cũng không năng suất, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống. 3. Một số cách để đẩy lùi rối loạn tiền đình Những người làm việc văn phòng, cần tạo một không gian tại bàn làm việc của mình thoáng đãng, uống nhiều nước, thường xuyên vận động sau mỗi giờ làm việc ở máy vi tính để đẩy lùi rối loạn tiền đình. Nên có những biện pháp thư giãn, thoải mái, tham gia các hoạt động yêu thích, tránh việc lo âu, suy nghĩ quá nhiều. Người bệnh cần đi khám ngay khi tình trạng này liên tục xảy ra. Khi có những cơn đau đầu hoa mắt chóng mặt, nên ngồi xuống, để tình trạng đỡ hơn rồi mới vận động. Và đi khám ngay khi tình trạng này liên tục xảy ra.
question_496
Vai trò tiền liệt tuyến trong hệ sinh dục nam và 1 số bệnh thường gặp
doc_496
Tiền liệt tuyến là một bộ phận quan trọng đối với cơ quan sinh dục ở nam với nhiệm vụ sản sinh hormon quyết định đặc tính giống loài và sản sinh tinh trùng giúp duy trì chức năng sinh sản. Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bạn đọc hiểu biết thêm cơ quan này để có thể chăm sóc sức khỏe cá nhân thật tốt. Tiền liệt tuyến là 1 phần trong hệ sinh dục ở nam giới với nhiệm vụ sản xuất tinh dịch và hormon nam. Tuyến tiền liệt bắt đầu hình thành trong thời gian 7 tuần đầu của thai kỳ và ở nam và nữ đều giống nhau. Sau đó mới bắt đầu phát triển với hình thái đặc trưng cho giới nam cả bên trong lẫn bên ngoài. Ở trẻ sơ sinh nam tuyến này chỉ nhỏ bằng hạt đầu và chưa thực hiện chức năng của mình. Chỉ đến độ tuổi thiếu niên, nhờ sự tác động của hormon kích thích chúng mới gia tăng kích cỡ. Đối với người trưởng thành, Tiền liệt tuyến có kích cỡ bằng hạt óc chó và cân nặng khoảng 20 gram với khả năng tiết khoảng 20 - 30% tinh dịch. Kích thước chiều ngang khoảng 4cm, chiều dài khoảng 3cm, độ dày khoảng 2.5 cm. Đến giai đoạn trung niên, tuyến tiền liệt sẽ lão hóa dần, chất kích thích suy giảm khiến cho kích thước của tuyến thu nhỏ lại. Bên cạnh đó, các tế bào nhàn rỗi của chúng sẽ sinh trưởng một cách bất thường và có khả năng dẫn đến phì đại tuyến tiền liệt. Phì đại tuyến tiền liệt sẽ tạo ra áp lực lên niệu đạo, làm cản trở hoạt động bài tiết nước tiểu và dẫn đến tình trạng tiểu khó, tiểu rắt,… gây ảnh hưởng đến chức năng thận và đe dọa đến tính mạng. Đặc biệt, tuyến tiền liệt có khả năng mắc biến chứng và chuyển sang ung thư. Nói chung, nam giới cần chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe thì tuyến tiền liệt mới có thể khỏe mạnh và giữ mãi nét trẻ trung cho bạn. Ngược lại, nếu sức khỏe không đảm bảo thì tuyến tiền liệt có khả năng mắc nhiều bệnh và gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. 2. Cấu tạo Tuyến tiền liệt bao gồm mô tuyến (chiếm 7/10) cùng với lớp đệm mô sợi cơ (chiếm 3/10). Bao quanh tuyến này là lớp vỏ gồm có: elastin, collagen cùng các sợi cơ trơn khác. Phía trên bề mặt tuyến tiền liệt là các cơ vòng vân, không quan sát được mô đệm hay lớp vỏ, phía dưới đáy là những sợi dọc detrusor bệnh cùng mô sợi. Tuyến tiền liệt chia thành ba thùy: phải, trái và giữa. 3. Vai trò tuyến tiền liệt Tiền liệt tuyến có 2 nhiệm vụ chính: Tiết dịch trong tinh dịch: tuyến tiền liệt giữ vai trò phối hợp cùng các tuyến phụ khác sản sinh ra dịch trong tinh dịch. Các chất dịch này sẽ hòa lẫn vào tinh trùng hỗ trợ tinh trùng di chuyển dễ dàng trong hệ thống sinh dục nam và có khả năng làm nhờn niệu đạo lúc xuất tinh. Kiểm soát nước tiểu: tiền liệt tuyến giúp giữ và ngăn nước tiểu chảy qua niệu đạo khi phóng tinh. 4. Một số bệnh liên quan đến tiền liệt tuyến Khi tuyến tiền liệt mắc bệnh sẽ làm suy giảm chức năng của nó cũng như làm giảm chức năng sinh sản và sinh lý. Thêm vào đó, do vị trí đặc thù của tuyến nên khi mắc bệnh dễ gây ảnh hưởng đến hoạt động tiểu tiện và xuất tinh, cản trở sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. 4.1. Viêm tuyến tiền liệt Là tình trạng tiền liệt tuyến bị nhiễm khuẩn bởi các tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn,... Bệnh chia thành 2 dạng: Cấp tính: với các dấu hiệu như đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu đau, sốt, cơ thể uể oải, mệt mỏi, ngán ăn,… Mạn tính: người bệnh cảm giác đau và khó chịu ở bụng dưới hay đau thắt lưng, đau ở tinh hoàn, khó tiểu,... Bệnh viêm tuyến tiền liệt khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu và dễ gây biến chứng nếu như điều trị không đúng cách. Lưu ý: bệnh có thể tái phát, thời gian phát bệnh dài. 4.2. U xơ tuyến tiền liệt Đây là hiện tượng tuyến có sự tăng lên về kích cỡ, xuất hiện ở độ tuổi trung niên trở lên. Khi tuyến tiền liệt phát triển mạnh mẽ sẽ tạo ra chèn ép lên những cơ quan lân cận như bàng quang, niệu đạo làm ảnh hưởng đến hoạt động tiểu tiện như tiểu rắt, khó tiểu, đi tiểu nhiều lần, cảm giác đi tiểu chưa hết. Do tiểu không hết thế, vi khuẩn còn bên trong bàng quang gây tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, bàng quang tăng phồng và ứ nước khiến cho thận ứ nước và bị suy. 4.3. Ung thư tiền liệt tuyến Ung thư tuyến tiền liệt là một căn bệnh nguy hiểm xảy ra ở nam giới, đe dọa mạng sống bệnh nhân. Khả năng mắc bệnh ung thư sẽ tăng dần theo độ tuổi với các dấu hiệu đặc trưng như tiểu khó, đau khi quan hệ tình dục, rối loạn cương dương,… Bệnh ung thư có diễn biến khá nhanh, có thể di căn sang nhiều cơ quan khác, thậm chí lan tận xương và hạch bạch huyết. Tuyến tiền liệt giữ vai trò quan trọng đối với nam giới và một khi đã mắc bệnh sẽ ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống bệnh nhân. Chính vì thế hãy chủ động phòng bệnh với những gợi ý dưới đây: Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, bổ sung nhiều rau củ quả, hạn chế thịt đỏ và tránh dùng thức ăn nhanh, món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Duy trì cân nặng ổn định, thích hợp với tuổi tác và chiều cao, không tăng cũng như giảm cân quá nhanh. Uống nhiều nước mỗi ngày, đi tiểu đều đặn giúp làm sạch đường tiết niệu để tránh tình trạng nước tiểu lắng đọng ở bàng quang làm ảnh hưởng đến đường tiết niệu. Tập luyện thể chất thường xuyên giúp bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. Quan hệ tình dục an toàn với bao cao su và hạn chế tối đa bạn tình, quan hệ tần suất đều đặn để không làm ứ dịch trong tuyến tiền liệt. Tiền liệt tuyến là cơ quan giữ vai trò trọng với cơ thể, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Nếu nhận thấy những triệu chứng bất thường, bạn cần được thăm khám và chữa trị sớm.
doc_60676;;;;;doc_3786;;;;;doc_864;;;;;doc_36293;;;;;doc_7506
Tuyến tiền liệt là cơ quan quan trọng của hệ sinh dục nam, góp phần tạo tinh dịch và cung cấp năng lượng cho tinh trùng hoạt động. Ngoài ra, tuyến này cũng ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát tiểu tiện ở nam giới. 1. Đặc điểm tuyến tiền liệt tuyến tiền liệt chỉ có ở nam giới, thực hiện các chức năng sinh dục giới tính riêng biệt. 1.1. Vị trí Tuyến tiền liệt nằm ở phía dưới bàng quang và trên hoành chậu hông. Kích thước tuyến tiền liệt cũng tăng dần theo sự phát triển của cơ thể, ban đầu nhỏ khoảng bằng hạt đỗ khi bé trai mới sinh ra và kích thước ổn định như sau: - Chiều dày: 2,5 cm. - Chiều rộng: 4cm. - Chiều cao: 3 cm. - Khối lượng khi phát triển hoàn thiện: 20 gram. 1.2. Cấu tạo Tuyến tiền liệt gồm khoảng 70% mô tuyến vào 30% là các lớp đệm mô sợi cơ, bao bọc là lớp vỏ collagen, elastin và nhiều sợi cơ trơn khác. Tuyến tiền liệt gồm 3 thùy: thủy phải, trái và thùy giữa. Thùy giữa có hình ngón tay, nằm ngay sau niệu đạo. 1.3. Chức năng Tuyến tiền liệt có chức năng quan trọng với hệ sinh dục nam giới: Tiết dịch cho tinh dịch Tuyến tiền liệt cùng các tuyến phụ có chức năng khác kết hợp sản xuất ra dịch cho tinh dịch. Chất dịch này là môi trường sống hoàn hảo cho tinh dịch, vừa trộn đều vừa giúp tinh trùng di chuyển trong hệ thống sinh dục. Ngoài ra, tuyến tiền liệt cũng tạo dịch tiết làm nhờn niệu đạo giúp xuất tinh dễ dàng hơn. Kiểm soát nước tiểu Tuyến tiền liệt có chức năng ngăn dòng nước tiểu chảy ngược về bàng quang khi phóng tinh. Khi đạt đỉnh khoái cảm, cơ thắt ở đáy bàng quang đóng lại, ngăn nước tiểu đi cùng lúc với tinh dịch ra ngoài, cũng ngăn tinh dịch trào ngược vào bàng quang. 2. Dấu hiệu cho thấy tuyến tiền liệt bất thường Bệnh ở giai đoạn khởi phát thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng, do đó người bệnh rất khó phát hiện. Biểu hiện bệnh rõ ràng khi kích thước tuyến tiền liệt tăng, làm ảnh hưởng đến cơ quan bên cạnh, đặc trưng là triệu chứng liên quan đến đường tiểu: 2.1. Tiểu gấp Khi buồn tiểu, người bệnh rất khó nhịn được, thường đi tiểu trong quần mà chưa kịp vào nhà vệ sinh. Triệu chứng này nặng hơn khi dùng nhiều rượu bia hoặc café. Tiểu gấp thường đi kèm với tiểu lắt nhắt, tiểu nhiều lần. 2.2. Tiểu đêm Khi ngủ đêm, nếu bạn phải dậy đi tiểu từ 2 lên trở lên thường xuyên (không do yếu tố như uống nhiều nước trước khi ngủ, yếu tố thần kinh) thì đây là triệu chứng bệnh lý. Tiểu đêm thường xuyên khiến bệnh nhân khó ngủ, mất ngủ. 2.3. Tiểu khó Tiểu khó xảy ra khi tuyến tiền liệt tăng kích thước gây chèn ép lên niệu đạo. Người bệnh thường phải rặn mới đi tiểu được, cảm giác bàng quang căng tức khó chịu. Nhiều người phải mất nhiều thời gian trong nhà vệ sinh mới đi tiểu được. Tiểu khó kéo dài dễ dẫn tới bí tiểu đột ngột hoặc sau một thời gian tiềm ẩn. 2.4. Tiểu ít, dòng tiểu yếu Tiểu không theo dòng liên tục là chia nhỏ nhiều giai đoạn, tia nước yếu, không tiểu xa được. Triệu chứng này thường đi kèm với tình trạng tiểu lắt nhắt, tiểu nhiều, đi tiểu không hết. 3. Các bệnh tuyến tiền liệt thường gặp Có thể thấy, tuyến tiền liệt rất quan trọng với hoạt động và chức năng tình dục của nam giới. Hoạt động của tuyến tiền liệt được điều khiển bởi hormone sinh dục. Do đó, cơ quan này phát triển và hoàn thiện mạnh mẽ ở tuổi dậy thì cho đến khi trưởng thành. Tuy nhiên do yếu tố tuổi tác hoặc tác động nào đó, tuyến tiền liệt có thể bị ảnh hưởng, thoái hóa, dẫn tới bệnh lý. Các bệnh tuyến tiền liệt thường không có triệu chứng rõ ràng, âm thầm gây ảnh hưởng lớn đến chức năng tình dục và chất lượng cuộc sống. Bệnh tuyến tiền liệt khá phổ biến, nguy cơ mắc bệnh tăng theo độ tuổi. Theo thống kê, khoảng 25% nam giới từ 55 tuổi gặp vấn đề về tuyến tiền liệt. Khi đến tuổi 70, tỉ lệ mắc bệnh về tuyến tiền liệt tăng tới 50%. Ba bệnh lý thường gặp nhất ở cơ quan này đó là: Viêm tiền liệt tuyến, phì đại tuyến tiền liệt và ung thư tiền liệt tuyến. 3.1. Viêm tiền liệt tuyến Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi, song phổ biến nhất ở đàn ông độ tuổi từ 30 - 50. Có nhiều nguyên nhân gây viêm tiền liệt tuyến, thường gặp như: Do nhiễm khuẩn: Vi khuẩn xâm nhập gây viêm tiền liệt tuyến cấp tính, có thể tiến triển sang viêm mạn tính. Có thể điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh thông thường. Không do nhiễm khuẩn: Chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng gây viêm tiền liệt tuyến này, các chuyên gia đã xác định được một số yếu tố nguy cơ như: Lạm dụng tình dục, kích ứng với hóa chất, gặp vấn đề về thần kinh chi phối đường tiết niệu dưới, bất thường cơ sàn chậu,... Điều trị viêm tiền liệt tuyến nhóm này khá khó khăn, thường chỉ điều trị triệu chứng và phòng ngừa biến chứng. 3.2. Phì đại tuyến tiền liệt Bệnh thường gặp ở nam giới lớn tuổi, nguyên nhân do tăng sản tuyến tiền liệt lành tính không dẫn tới ung thư. Đây là bệnh lành tính, không nguy hiểm tới tính mạng song ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tuyến tiền liệt càng tăng kích thước bất thường càng có nguy cơ chèn ép, làm hẹp niệu đạo và tăng áp lực nên bàng quang. Hậu quả là gây tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu, người bệnh khó đi tiểu, phải rặn tiểu, bí tiểu. Nếu bệnh nặng khiến người bệnh không đi tiểu được, bàng quang tích nước tiểu căng to, gây đau đớn. Lúc này bác sĩ cần can thiệp cấp cứu để mở bàng quang, đặt ống thông tạm thời để giải phóng nước tiểu. Điều trị phì đại tuyến tiền liệt hiện nay cũng còn gặp nhiều khó khăn. 3.3. Ung thư tiền liệt tuyến Hiện nay y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ung thư tiền liệt tuyến, song nguy cơ gây bệnh tăng dần theo độ tuổi và có liên quan đến tiền sử bệnh lý gia đình. Nam giới trên 50 tuổi là nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh. Ung thư tiền liệt tuyến khởi phát nếu phát hiện và điều trị tích cực khi khối u vẫn bị giới hạn khu trú thì tỉ lệ chữa khỏi rất cao. Tuy nhiên hiện nay rất ít trường hợp phát hiện sớm ung thư tiền liệt tuyến, khiến bệnh tiến triển, di căn tế bào ung thư ra các bộ phận khác của cơ thể. Tế bào ung thư tiền liệt tuyến bắt đầu di căn bằng việc xâm nhập vào mạch máu, hệ bạch huyết gây ung thư thứ phát. Một trong những cơ quan đầu tiên bị ung thư tuyến tiền liệt di căn là xương.;;;;;Bệnh lý tuyến tiền liệt, rối loạn chức năng sinh dục nam, bệnh về đường tiết niệu, bệnh về tinh hoàn, bệnh về bao quy đầu… là những bệnh nam khoa thường gặp. 1. Bệnh lý tuyến tiền liệt Bệnh lý tuyền tiền liệt là một trong những bệnh nam khoa thường gặp. Nhóm bệnh lý này bao gồm các bệnh: U xơ tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt, vôi hóa tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt. Bệnh lý tuyền tiền liệt là một trong những bệnh nam khoa thường gặp. U xơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên trở lên. Các biểu hiện của bệnh là tiểu khó, tiểu ngập ngừng, tiểu không hết, đi tiểu nhiều lần… U xơ tuyến tiền liệt không phải nguyên nhân gây ung thư tuyến tiền liệt nhưng 2 bệnh này có thể cùng tồn tại gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Viêm tuyến tiền liệt có các biểu hiện như tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu ra máu hoặc mủ; xuất tinh ra máu; đau vùng trên xương mu, bìu bẹn; rối loạn chức năng sinh dục… Nếu là viêm cấp tính thì có thể bị sốt, ớn lạnh. Nếu viêm mạn tính thì có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có các biểu hiện như mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ và trầm cảm… Vôi hóa tuyến tiền liệt: Đây là sự lắng đọng canxi tại tuyến tiền liệt tạo nên các viên sỏi vôi hóa. Trong một số trường hợp, vôi hóa tuyến tiền liệt có thể gây viêm tuyến tiền liệt. Ung thư tuyến tiền liệt là khối u ác tính phát triển từ các tế bào tuyến, thường phát triện chậm và kéo dài trong nhiều năm. Những năm đầu, ung thư tuyến tiền liệt hầu như không có bất cứ triệu chứng gì. Ở giai đoạn muộn hơn có thể xuất hiện các triệu chứng như rối loạn tiểu tiện, tiểu ra máu, xuất tinh ra máu. 2. Rối loạn chức năng sinh dục nam Rối loạn chức năng sinh dục nam bao gồm các bệnh: Liệt dương, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, xuất tinh chậm, không xuất tinh, xuất tinh ngược, suy giảm ham muốn tình dục… Nhóm bệnh lý tuyến tiền liệt bao gồm các bệnh: U xơ tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt, vôi hóa tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt. 3. Bệnh về đường tiết niệu Các bệnh liên quan đến đường tiết liệu bao gồm: Viêm bàng quang, sỏi hay dị vật ở bàng quang hoặc ở niệu đạo. Bệnh này thường gây rối loạn tiểu tiện như tiểu dắt, tiểu nhiều lần, tiểu ra máu hoặc mủ… 4. Bệnh về tinh hoàn Các bệnh ly liên quan đến tinh hoàn gồm: Viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, giãn tĩnh mạch, xoắn tinh hoàn, ung thư tinh hoàn… Bệnh về tinh hoàn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nam giới vì tinh hoàn có nhiệm vụ sinh tinh. 5. Bệnh về bao quy đầu Đây cũng là một bệnh lý nam khoa thường gặp. Các bệnh lý liên quan đến bao quy đầu của nam giới gồm: Hẹp bao quy đầu, dài bao quy đầu, viêm bao quy đầu. Bệnh này sẽ gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tình dục của nam giới và có thể gây biến chứng nguy hiểm. Bệnh bao quy đầu là một trong những bệnh lý nam khoa thường gặp.;;;;;nhiều người chưa biết đến Các bệnh lý tuyến tiền liệt là một bệnh nam khoa vô cùng nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của nam giới, tuy nhiên rất nhiều người chưa biết đến tuyến tiền liệt là gì và vì thế mà không chủ động chăm sóc bảo vệ sức khỏe tuyến tiền liệt đúng cách. Tuyến tiền liệt hay còn gọi là tiền liệt tuyến là một trong những cơ quan sinh dục của nam giới, có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với sinh lý và sức khỏe phái mạnh. Biết rõ về tuyến tiền liệt sẽ giúp nam giới hiểu và chủ động hơn trong việc phòng ngừa các bệnh lý có liên quan, giúp bảo vệ sức khỏe và tăng chất lượng cuộc sống. Tuyến tiền liệt là cơ quan sinh dục của nam giới Tuyến tiền liệt là một cơ quan quan trọng của hệ sinh dục của nam giới. Tuyến tiền liệt có kích thước như hạt dẻ, to, dẹt, nằm trước trực tràng, ngay dưới bàng quang và bao quanh ống niệu đạo, phía trước vùng xương mu. Lúc mới sinh, kích thước tuyến tiền liệt chỉ bằng hạt đậu. Ở thời niên thiếu nó lớn dần lên và mềm, nhưng sau đó tuyến tiền liệt bắt đầu lớn lên nhanh chóng. Tuyến tiền liệt sẽ ổn định kích cỡ và hình dạng thông thường sau tuổi 20. Ở tuổi trưởng thành tuyến tiền liệt thường rộng 4cm, cao 3 cm và dầy khoảng 2,5 cm, có khối lượng khoảng 15- 20g tương đương quả óc chó. Tuyến tiền liệt thường giữ nguyên kích thước cho đến tuổi ngủ tuần và bắt đầu to lên ở những năm sau đó. Sự gia tăng kích cỡ của tuyến tiền liệt khi nam giới bước sang tuổi trung niên rất có thể là triệu chứng của một trong các bệnh về tuyến tiền liệt. Chức năng chính của tuyến tiền liệt là sản xuất tinh dịch, giúp cho việc nuôi dưỡng, vận chuyển tinh trùng, giúp kiểm soát nước tiểu và sản xuất một số chất có trong tinh dịch: – Tuyến tiền liệt sản xuất một số chất có trong tinh dịch như muối khoáng và đường. – Tuyến tiền liệt giúp kiểm soát nước tiểu bằng cách tạo áp lực trực tiếp đối với phần niệu đạo mà tuyến tiền liệt bao quanh. Bệnh lý tuyến tiền liệt có thể gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nam giới Ngoài ra, đối với nam giới, tuyến tiền liệt là một bộ phận nhạy cảm, có tác dụng rất lớn trong việc kích thích giúp nam giới đạt được khoái cảm trong quan hệ tình dục. Vì dọc theo thân của tuyến tiền liệt có các chuỗi mạch – thần kinh (vasculo – nerveux) kích thích sự cương dương của dương vật. Do đó tuyến tiền liệt được ví như người giám hộ của niệu đạo, do đó khi tuyến tiền liệt bị bệnh, niệu đạo sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. 3. Phương pháp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tuyến tiền liệt Bệnh lý tuyến tiền liệt khá phổ biến nhưng có thể phòng ngừa bằng cách sau:;;;;;1. Chức năng của tuyến tiền liệt đối với hoạt động tình dục Tuyến tiền liệt là 1 tuyến sinh dục ở nam giới, nằm dưới đáy bàng quang, trên hoành chậu hông, bọc quanh niệu đạo sau. Kích thước tuyến tiền liệt của 1 bé trai mới sinh chỉ bằng hạt đậu. Sau đó, nó phát triển suốt cuộc đời của nam giới. Tuyến tiền liệt có kích cỡ ổn định: Dày khoảng 2.5cm, rộng 4cm, cao 3cm và có khối lượng khoảng 20g.Tuyến tiền liệt kết hợp với các tuyến khác trong hệ sinh sản của nam giới có nhiệm vụ sản xuất các chất có trong tinh dịch như muối khoáng, đường. Dịch này đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển tinh trùng, giúp tinh trùng di chuyển linh hoạt hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phóng tinh.Tuyến tiền liệt cũng có vai trò dự trữ dịch (chất nhờn) trong tinh trùng. Nó đảm bảo xây dựng điều kiện thuận lợi cho quá trình quan hệ tình dục và xuất tinh.Như vậy, về cơ bản, chức năng quan trọng nhất của tuyến tiền liệt là giúp bài tiết nước tiểu, cung cấp chất nhờn, hỗ trợ quá trình xuất tinh và quan hệ tình dục của nam giới. Tuyến tiền liệt phì đại là tình trạng xảy ra khi kích thước tuyến tiền liệt của nam giới trở nên quá lớn so với bình thường. Phì đại tuyến tiền liệt làm chèn ép lên niệu đạo, khiến các cơ xung quanh bị co lại, gây khó khăn khi bài tiết nước tiểu và dẫn tới nhiều vấn đề khác liên quan đến bàng quang và thận.Bệnh phì đại tuyến tiền liệt thường gặp ở nam giới từ 50 tuổi trở lên. Bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt thường gặp các triệu chứng gồm: Thường xuyên cảm thấy buồn tiểu, khó khăn khi kiểm soát dòng nước tiểu, tiểu yếu, tiểu dắt, tiểu đêm nhiều lần gây mất ngủ,... Nếu nặng, phì đại tuyến tiền liệt có thể gây bí tiểu mạn tính, dẫn đến viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu hoặc suy thận.Bên cạnh đó, bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt cũng có thể gặp các vấn đề liên quan tới khả năng quan hệ tình dục. Có nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa phì đại tuyến tiền liệt lành tính và tình trạng rối loạn chức năng cương dương. Cụ thể, nhiều nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt thường gặp khó khăn trong việc duy trì sự cương cứng. Ngược lại, những bệnh nhân bị rối loạn cương dương thường có nguy cơ bị phì đại tuyến tiền liệt cao hơn so với nam giới khỏe mạnh.Nếu dấu hiệu bệnh phì đại tuyến tiền liệt càng tồi tệ, người bệnh càng có nguy cơ gặp các vấn đề về quan hệ tình dục như: Giảm ham muốn, khó duy trì sự cương cứng của dương vật, giảm cảm giác thỏa mãn khi sinh hoạt tình dục,... Nếu bị phì đại tuyến tiền liệt ở giai đoạn đầu, kích thước khối u xơ còn nhỏ, khi các triệu chứng đau chưa ảnh hưởng nhiều tới chất lượng mỗi lần chung chăn gối thì bệnh nhân vẫn có thể quan hệ được. Tuy nhiên, nếu khi quan hệ người bệnh có cảm giác đau khi giao hợp, đau dương vật, đặc biệt là đau khi xuất tinh thì bạn nên kiêng chuyện sinh hoạt tình dục để tránh tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.Nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường như chảy máu, tổn thương ở cơ quan sinh dục hoặc quá trình xuất tinh không bình thường,... thì bệnh nhân không nên chủ quan mà cần đi thăm khám để xác định nguyên nhân, mức độ bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ có phương án hỗ trợ điều trị phù hợp. Tốt nhất người bệnh nên tập trung vào việc điều trị bệnh tới khi khỏi hẳn thì mới sinh hoạt tình dục như bình thường. 4. Lưu ý cải thiện đời sống tình dục ở người bị phì đại tuyến tiền liệt Một số yếu tố nguy cơ gây phì đại tuyến tiền liệt và rối loạn cương dương giống với các yếu tố gây bệnh tim mạch và tiểu đường, đặc biệt là lối sống không lành mạnh. Do đó, bằng cách xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên, người bệnh có thể ngăn ngừa các bệnh lý trên và các vấn đề tình dục. Lưu ý cần nhớ cho bệnh nhân là:Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tránh xa các loại thức ăn nhanh, tăng cường ăn rau xanh và trái cây;Ưu tiên ăn các loại cá béo như cá hồi và cá thu. Đây là nguồn acid béo chống viêm và giàu Omega-3 rất tốt cho người mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt;Để khắc phục những khó khăn trong đời sống tình dục, nam giới cần có sự trao đổi cởi mở với bạn đời về tình trạng của mình.Như vậy, với câu hỏi nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt có nên quan hệ hay không thì đáp án là tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng người. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, đã được điều trị thì người bệnh vẫn nên duy trì hoạt động tình dục. Nếu bệnh tiến triển nặng, nam giới không nên gắng sức quan hệ mà hãy tập trung cho việc điều trị bệnh.;;;;;Tuyến tiền liệt là cơ quan ngoại tiết ở nam giới, thực hiện nhiều vai trò như kiểm soát đường tiểu và sản xuất một số chất có trong tinh dịch. Biết được các bệnh tuyến tiền liệt hay gặp là gì sẽ giúp nam giới chủ động hơn trong thăm khám và điều trị bệnh sớm. Phì đại tuyến tiền liệt Phì đại tuyến tiền liệt phổ biến nhất trong các bệnh lý liên quan đến tuyến tiền liệt Phì đại tuyến tiền liệt hay còn được gọi là tăng sản lành tính là tổn thương thường gặp ở nam giới độ tuổi trên 50 tuổi. Biểu hiện của phì đại tuyến tiền liệt là tình trạng phát phì không bình thường ở tuyến tiền liệt, chèn ép vào niệu đạo và bàng quang gây khó chịu cho người bệnh. Phì đại tuyến tiền liệt có nhiều biểu hiện khác nhau, điển hình là cảm giác khó tiểu, đau khi tiểu do niệu đạo bị chèn ép, tiểu ngắt quãng, tiểu không tự chủ, viêm nhiễm bàng quang tái phát nhiều lần do lượng nước tiểu bị ứng đọng lâu ở trong bàng quang. Nguyên nhân dẫn đến phì đại tuyến tiền liệt chưa được giải thích rõ nhưng các bác sĩ cho biết các nội tiết tố nam và estrogen có liên quan đến bệnh lý này. Bên cạnh đó những vấn đề nội tiết như tiểu đường, từng bị viêm bàng quang, viêm niệu đạo, áp lực công việc, môi trường làm việc độc hại… cũng làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh. 1.2. Viêm tuyến tiền liệt Viêm tuyến tiền liệt rất thường gặp tuy không gây nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái và biến chứng nếu không được điều trị đúng. Viêm tuyến tiền liệt được chia thành 3 dạng là viêm cấp tính do vi khuẩn, viêm mãn tính do vi khuẩn và viêm không do vi khuẩn. Đối với viêm tuyến tiền liệt cấp tính, nguyên nhân chủ yếu do nhiễm trùng từ niệu đạo, đường tiểu, qua quan hệ tình dục. Điều trị không đúng cách có thể dẫn đến áp xe tuyến tiền liệt. Tiểu nhiều lần, tiểu bí là những triệu chứng bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt thường gặp Bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt có các triệu chứng kích thích là tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu bí, đi tiểu nhưng không tiểu được ngay… Viêm tuyến tiền liệt điều trị không khó khăn và chi phí điều trị cũng không tốn kém. Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, các bác sĩ khuyên bệnh nhân cần tuyệt đối tránh xa rượu bia, đồ ăn cay nóng, uống nhiều nước và quan hệ tình dục lành mạnh. 1.3. Ung thư tuyến tiền liệt Ung thư tuyến tiền liệt có tiên lượng sống tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực Ung thư tuyến tiền liệt xảy ra khi có sự phát triển không kiểm soát của các tế bào tại tuyến tiền liệt. Bệnh được xếp vào nhóm có tiên lượng sống tốt ngay cả ở giai đoạn ung thư tiến triển. Theo đó, cơ hội sống cao nhất của người bệnh gần như tuyệt đối ở giai đoạn ung thư vẫn giới hạn ở tuyến tiền liệt. Một số triệu chứng bệnh thường gặp ở bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt khá tương đồng với một số bệnh lý trên như đau lưng, đau hông, tiểu khó, có máu trong nước tiểu, táo bón, đau xương… Ung thư tuyến tiền liệt có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng phổ biến nhất ở những người trên 65 tuổi, chiếm khoảng trên 60% ca mắc. Dù chưa rõ nguyên nhân gây bệnh nhưng có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như thùa cân/ béo phì, hút thuốc lá, làm việc trong môi trường độc hại… Điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn sớm đôi khi chưa cần thiết. Phẫu thuật, xạ trị liệu, điều trị bằng liệu pháp hoóc môn… là những phương pháp có thể được chỉ định cho bệnh nhân ung thư tùy từng giai đoạn.
question_497
Hội chứng lối thoát ngực là gì?
doc_497
Và phương pháp điều trị hiệu quả Hội chứng lối thoát ngực có thể do chấn thương hoặc do những thói quen lao động không khoa học,… Bệnh gây tác động xấu đến chất lượng sống của người bệnh và cần được điều trị càng sớm càng tốt. Lối thoát lồng ngực hay hội chứng lối thoát ngực có tên tiếng Anh là Thoracic Outlet Syndrome và còn được gọi tắt là TOS. Phần không gian từ hố thượng đòn đến hố nách chính là đường ra của lồng ngực. Tình trạng các dây thần kinh hoặc mạch máu bị nén bởi xương sườn hay xương đòn và cơ cổ được gọi là hội chứng lối thoát lồng ngực. Hội chứng này được chia làm 3 loại đó là: - TOS do thần kinh (n TOS): Là tình trạng chèn ép của đám rối thần kinh cánh tay và chính là loại phổ biến nhất. Triệu chứng của dạng bệnh này như sau: Người bệnh bị đau và yếu ở phần cánh tay và vai, đôi khi cảm thấy ngứa ran ở ngón tay, thậm chí trong một số trường hợp hiếm gặp còn có thể xuất hiện tình trạng teo hay co rút và yếu đệm ở ngón tay cái,… Những triệu chứng này sẽ càng rõ ràng khi người bệnh giơ tay. Khi người bệnh giơ tay càng lâu thì những triệu chứng bệnh càng nghiêm trọng hơn. - TOS do tĩnh mạch (v TOS): Là tình trạng một hoặc nhiều tĩnh mạch hay động mạch) dưới xương đòn bị chèn ép. Khi gặp phải dạng bệnh này, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng bệnh như: + Cánh tay, bàn tay hay các ngón tay bị sưng phù. + Da vùng cánh tay và bàn tay xanh xao. + Vùng cánh tay và bàn tay bị đau nhói. + Các tĩnh mạch ở bàn tay, vai và cổ của người bệnh nổi lên rất rõ. - TOS do động mạch (a TOS) hay còn gọi là hội chứng lối thoát lồng ngực tranh chấp. Hiện tại, một số chuyên gia vẫn chưa khẳng định về sự tồn tại của dạng bệnh này nhưng một số khác lại cho rằng chứng rối loạn này rất phổ biến. Bệnh có thể gây ra một số triệu chứng như sau: + Da bàn tay của người bệnh nhợt nhạt và thường bị lạnh. + Đau nhức ở vùng bàn tay và cánh tay. Đặc biệt, khi chuyển động trên cao, những cơn đau sẽ càng dữ dội hơn. + Động mạch ở bàn tay hoặc cánh tay bị tắc nghẽn. + Xảy ra tình trạng phình động mạch dưới đòn. 2. Nguyên nhân dẫn tới hội chứng lối thoát ngực Hội chứng lối thoát lồng ngực có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất: - Chấn thương: Thường gặp nhất là các loại chấn thương do tai nạn giao thông dẫn tới những thay đổi bên trong cơ thể và bao gồm tình trạng chèn ép các dây thần kinh ở đường ra lồng ngực. - Do một số khuyết tật di truyền bẩm sinh. - Thường xuyên phải duy trì một tư thế quá lâu. - Các vận động lặp đi lặp lại gây bào mòn mô cơ thể và dẫn đến hội chứng lối thoát ngực. - Áp lực lên các khớp có thể do tình trạng béo phì, thường xuyên mang vác vật nặng,… Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ ai nhưng những đối tượng sau sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn: + Vận động viên thể thao, chẳng hạn như vận động viên bơi lội, ném bóng,… + Nghệ sĩ thổi sáo hay người chơi đàn vĩ cầm,… + Người làm những công việc cần vận động cánh tay nhiều như thợ làm tóc, giáo viên, thợ máy, công nhân lắp ráp theo dây chuyền, người làm nghề thường xuyên phải mang vác nặng,… + Người tập tạ sai cách. 3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị hội chứng lối thoát ngực 3.1. Phương pháp chẩn đoán bệnh Trước hết, bệnh nhân sẽ được thăm khám lâm sàng. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh như sau: + Siêu âm Doppler mạch máu và phần mềm: Có độ nhạy và độ đặc hiệu cao và ít tốn kém. + Chụp X-quang cổ và lồng ngực. + Chụp CT có tiêm thuốc cản quang: Có thể phát hiện những bất thường ở động mạch và tĩnh mạch. + Chụp cộng hưởng từ MRI: Có thể giúp phát hiện những bất thường về xương và mô mềm hay tình trạng bất thường ở đám rối thần kinh cánh tay,… 3.2. Phương pháp điều trị TOS Một số phương pháp điều trị hội chứng lối thoát ngực được áp dụng phổ biến hiện nay là: - Phương pháp vật lý trị liệu: Đây là phương pháp phổ biến nhất và có thể mang lại hiệu quả điều trị rất tích cực. Một số bài tập được áp dụng nhiều nhất là bài tập tăng cường và kéo căng cơ vai. Tác dụng của động tác này là mở đường thoát khí ở ngực, giảm áp lực lên các mạch máu và dây thần kinh tại đường ra của lồng ngực. - Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc bác sĩ có thể kê cho người bệnh là thuốc chống viêm, giảm đau hay các loại thuốc giãn cơ,… Trong trường hợp bệnh nhân có cục máu đông, rơi vào hội chứng tĩnh mạch, động mạch ngực, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc làm tan cục máu đông, thuốc chống đông máu. 3.3. Một số phương pháp giúp phòng bệnh sau khi điều trị Người bệnh sẽ được các bác sĩ hướng dẫn thực hiện một số bài tập vật lý trị liệu để tăng cường các cơ ở lối thoát ngực. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thực hiện một số lưu ý sau để hạn chế tình trạng căng thẳng lên vai cũng như các cơ xung quanh lông ngực: - Điều chỉnh tư thế chuẩn, hạn chế tối đa tình trạng ngồi làm việc và học tập không đúng tư thế. - Không giữ quá lâu một tư thế mà hãy thường xuyên nghỉ ngơi và giải lao bằng cách di chuyển, đi lại. Nếu bạn là nhân viên văn phòng, hãy cố gắng đừng lên và di chuyển sau mỗi giờ làm việc. - Duy trì cân nặng vừa phải, tránh tình trạng thừa cân, béo phì. - Không nên mang vác đồ vật quá nặng trên vai. - Thường xuyên mát xa nhẹ nhàng vai và đầu ra lồng ngực. - Khi bị đau, bạn có thể đắp một miếng khăn nóng để được giảm đau nhanh chóng. - Người bệnh cũng có thể luyện tập một số bài tập thư giãn, hít thở sâu để cải thiện triệu chứng bệnh.
doc_10966;;;;;doc_47181;;;;;doc_9976;;;;;doc_34279;;;;;doc_52828
2. Nguyên nhân gây lối thoát ngực Lối thoát ngực là một bệnh lý không hiếm gặp. Nguyên nhân gây hội chứng lối thoát ngực cho đến nay chưa được xác định một cách chính xác. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ gây lối thoát ngực cũng được báo cáo.Trường hợp mạch máu, thần kinh trong khe nhỏ hẹp của lối thoát ngực bị chèn ép. Từ đó gây ra các áp lực và hội chứng lối thoát ngực. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc xương đòn bị gãy, bất thường ở xương, mô mềm làm cho lối thoát ngực hẹp.Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác cũng được chỉ ra gồm:Rối loạn giấc ngủ;Khối u/ hạch bạch huyết ở ngực, nách;Stress;Trầm cảm;Tập môn thể thao như bóng chày, bóng chuyền, cử tạ...;Mang vác nặng;Chấn thương ở vùng cổ/ vai;...Những yếu tố trên được cho là có nguy cơ gây ra hội chứng lối thoát ngực. 3. Triệu chứng hội chứng lối thoát ngực Hội chứng lối thoát ngực thường thấy các biểu hiện gồm:Tự nhiên bị đau cổ/vai/gáy/ cánh tay;Tê liệt/ suy giảm lưu lượng máu đến các vị trí bị ảnh hưởng;Vì cơ đau trong hội chứng lối thoát ngực gần giống với cơn đau co thắt ngực nên người bệnh có thể phân biệt trong 2 trường hợp gồm:Đau trong lối thoát ngực không xảy ra hay tăng lên khi bạn di chuyển. Trong khi cơn đau co thắt ngực sẽ gia tăng cường độ khi bạn di chuyển;Đau trong lối thoát ngực tăng cao khi nâng cánh tay, còn đau của co thắt ngực thì không;Tổn thương trong lối thoát ngực thường gây ra các ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh, động tĩnh mạch với 3 nhóm triệu chứng gồm:3.1. Ảnh hưởng thần kinh. Nhóm triệu chứng hội chứng lối thoát ngực này chiếm 95% số người mắc bệnh, đặc biệt là phụ nữ trung niên. Hội chứng lối thoát ngực có liên quan đến:Sự không bình thường ở vùng xương, mô mềm vùng cổ dưới;Sự phối hợp của các dây thần kinh tạo chức năng vận động/ cảm giác của cánh tay – bàn tay;Điều này gây ra các triệu chứng gồm:Yếu cơ bàn tay;Tê bàn tay;Giảm kích thước cơ bàn tay;Đau;Ngứa;Dị cảm;Tê và yếu cổ;Cử động bàn tay không linh hoạt, khéo léo;...Những triệu chứng ảnh hưởng thần kinh do hội chứng ống cổ tay gây ra khá điển hình.3.2. Ảnh hưởng tĩnh mạch. Những triệu chứng hội chứng lối thoát ngực tác động đến tĩnh mạch xảy ra bởi các tổn thương ở tĩnh mạch lớn, vùng cổ với các biểu hiện điển hình gồm:Phù bàn tay;Phù ngón tay/ cánh tay;Nặng và yếu ở cánh tay;Tĩnh mạch ở thành ngực giãn;Các triệu chứng lối thoát ngực ảnh hưởng đến tĩnh mạch này bạn có thể cảm nhận được.3.3. Ảnh hưởng động mạch. Triệu chứng ảnh hưởng động mạch khi bị hội chứng lối thoát ngực tuy ít gặp nhưng lại nặng hơn tất cả các triệu chứng còn lại. Bởi nó có thể gây ra sự bất thường bẩm sinh ở vùng cổ của người bệnh.Triệu chứng lối thoát ngực ở động mạch này bao gồm:Lạnh bàn tay, ngón tay;Tê tay;Vết loét ở các ngón tay;Lưu thông máu ở cánh tay, ngón tay, bàn tay kém; 4. Chẩn đoán hội chứng lối thoát ngực Có nhiều cách khác nhau để chẩn đoán hội chứng lối thoát ngực bao gồm việc thăm khám lâm sàng, đánh giá các triệu chứng cận lâm sàng. Ngoài ra, bạn còn được làm các xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh gồm:Xét nghiệm dẫn truyền thần kinh;Xét nghiệm mạch máu;Chụp X – quang;Chụp cắt lớp vi tính/ cộng hưởng từ MRI;Trường hợp không được chẩn đoán, điều trị kịp thời hội chứng lối thoát ngực có thể gây ra các biến chứng như:Đau và phù cánh tay thường xuyên;Hoại tử;Huyết khối;Nghẽn mạch phổi;Tổn thương thần kinh vĩnh viễn.Chính vì thế, khi nghi ngờ hoặc có các dấu hiệu bất thường, bạn cần chủ động đi khám để phát hiện hội chứng lối thoát ngực, kịp thời điều trị. 5. Điều trị hội chứng lối thoát ngực Lối thoát ngực là hội chứng đặc trưng bởi các rối loạn không rõ ràng ở tay, ngón tay. Điều trị hội chứng lối thoát ngực chủ yếu là điều trị bảo tồn bằng các phương pháp như luyện tập, vật lý trị liệu. Để giảm các triệu chứng đau do lối thoát ngực gây ra, bác sĩ có thể kê thuốc kháng viêm, giảm đau, giảm chèn ép.Trường hợp, hội chứng lối thoát ngực không hiệu quả khi điều trị bảo tồn thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Mục tiêu trong việc sử dụng phẫu thuật can thiệp lối thoát ngực là loại bỏ các nguồn gây ra sự chèn ép dây thần kinh ở cánh tay, cẳng tay, bàn tay. Phẫu thuật bỏ các xương sườn, cơ bất thường, dải cơ.Thông thường, phẫu thuật chỉ được đưa ra cho các trường hợp bị lối thoát ngực ảnh hưởng đến mạch máu, hệ thần kinh khi các liệu pháp bảo tồn không đạt kết quả. Đa số các trường hợp bị hội chứng lối thoát ngực ảnh hưởng đến động mạch, tĩnh mạch đều cần phẫu thuật để có được hiệu quả điều trị cao nhất. 6. Phòng tránh hội chứng lối thoát ngực;;;;;Cơ hoành là một lớp cơ mỏng giúp ngăn cách hai phần ngực và bụng. Khi các tạng trong ổ bụng xuất hiện trong lồng ngực thì được gọi là thoát vị hoành. Thoát vị hoành xảy ra khi phần trên của dạ dày phình ra thông qua cơ lớn ngăn cách giữa bụng và ngực (cơ hoành). Cơ hoành của bạn có một lỗ nhỏ để ống thức ăn (thực quản) đi qua trước khi kết nối với dạ dày. Trong thoát vị hoành, dạ dày đẩy lên qua lỗ đó và vào ngực của bạn.Các kiểu thoát vị hoành:Loại A: Thoát vị trượt, đây là loại phổ biến nhất gặp ở cả bệnh nhân lớn tuổi và trẻ tuổi. Trong thoát vị trượt, phần khuyết tâm vị được đẩy lên trên cơ hoành, gây ra tình trạng thoát vị đối xứng một phần trên của dạ dày.Loại B: Thoát vị cuốn, thường là biến chứng của phẫu thuật củng cố cơ vòng thực quản dưới trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản.Loại C: Hỗn hợp: kết hợp giữa thoát vị trượt và thoát vị cuốn. Cả khuyết tâm vị và phần đáy vị đều được đẩy lên trên cơ hoành, với phần đáy vị di chuyển cao hơn so với khuyết tâm vị.Loại D: Thoát vị phức tạp, thường hiếm gặp. Đây là tình trạng thoát vị trong lồng ngực của các cơ quan khác như đại tràng, ruột non, và mạc nối,...và túi thoát vị bên trên cơ hoành. 2. Nguyên nhân gây thoát vị hoành Thoát vị cơ hoành có thể gây ra bởi các nguyên nhân:Tổn thương cơ hoành do chấn thương. Thoát vị hoành bẩm sinh. Tăng áp lực ổ bụng đột ngột do ho, hắt hơi, nôn mửa, rặn khi táo bón, trong khi nâng vật nặng... 3. Triệu chứng của thoát vị hoành Mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc thoát vị hoành. Tuy nhiên những người ở độ tuổi trên 50 và phụ nữ thừa cân có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.Bệnh nhân thoát vị hoành thường không có triệu chứng hoặc có các triệu chứng khác nhau như ợ nóng, ợ hơi, bị khó nuốt, có những cơn đau ngực, đau bụng dữ dội, buồn nôn, ói mửa, không thể đại tiện, khó thở... bệnh thường bị chẩn đoán nhầm với một số bệnh như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa hoặc đau thắt ngực... Bệnh thoát vị hoành ở người lớn tuổi có thể gây đau ngực 4. Chẩn đoán thoát vị hoành Thoát vị hoành thường được phát hiện trong quá trình kiểm tra hoặc thủ thuật để xác định nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng hoặc đau tức ngực hoặc bụng trên. Các xét nghiệm này bao gồm:Chụp X-quang hệ tiêu hóa trên. Nội soi đại tràng. Bác sĩ đưa một ống mỏng, linh hoạt được trang bị đèn và camera (ống nội soi) xuống cổ họng của bạn, để kiểm tra bên trong thực quản và dạ dày của bạnÁp kế thực quản 5. Điều trị thoát vị hoành Hầu hết những người bị thoát vị hoành không gặp bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào và sẽ không cần điều trị. Nếu có các triệu chứng, chẳng hạn như chứng ợ nóng tái phát và trào ngược axit, bạn có thể cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật.Nếu bạn bị ợ chua và trào ngược axit, bác sĩ có thể kê đơn:Thuốc kháng acid để trung hòa acid dạ dày. Thuốc để giảm sản xuất axit. Những loại thuốc này được gọi là thuốc chẹn thụ thể H2Thuốc ức chế bơm protonĐôi khi thoát vị hoành cần phải phẫu thuật. Phẫu thuật thường được sử dụng cho những người dùng thuốc nhưng vẫn không giảm chứng ợ nóng và trào ngược axit, hoặc có các biến chứng như viêm nghiêm trọng hoặc thu hẹp thực quản.;;;;;Co thắt thực quản lan tỏa thường khiến cho người bệnh cảm thấy đau tức ngực mỗi khi nuốt thức ăn, làm việc quá sức,... Loại bệnh này hiện chưa rõ nguyên nhân và vẫn gặp khó khăn trong việc chẩn đoán cũng như đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Co thắt thực quản lan tỏa được hiểu là tình trạng rối loạn vận động cơ thực quản, các cơ trơn thực quản co thắt không đều. Đây là loại bệnh lý hiếm gặp với nhiều cơn co tự phát và co cơ do hành động nuốt thức ăn gây ra, thời gian có thể dài ngắn khác nhau, biên độ lớn và lặp đi lặp lại nhiều lần.Người mắc bệnh co thắt thực quản lan tỏa thường gặp khó khăn khi nuốt, bệnh thường không tiến triển. Tình trạng bệnh được xem ở mức độ nhẹ khi các kỳ khó nuốt xen kẽ với các kỳ nuốt bình thường.Các yếu tố gây ra hiện tượng khó nuốt có thể kể đến như: Stress, khối lượng thức ăn quá lớn, tính chất của chất lỏng nóng hoặc lạnh,... Bệnh nhân thường cảm thấy đau phía trước ngực, cảm giác như có vật nặng đè lên vùng sau xương ức, đôi khi có thể xen lẫn với các cơn đau thắt ngực mặc dù người bệnh không làm việc quá sức.Bệnh co thắt thực quản lan tỏa được xem là bệnh nhẹ và không ảnh hưởng đến tính mạng. Xu hướng điều trị thường là làm giảm các triệu chứng, đồng thời động viên giúp tinh thần của bệnh nhân ổn định hơn. 2. Biểu hiện lâm sàng của bệnh co thắt thực quản lan tỏa Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được biết rõ, các triệu chứng cũng không rõ ràng, vì vậy gây ra khó khăn trong việc chẩn đoán. Hậu quả là người bệnh không được chữa trị kịp thời và làm cho tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Bệnh này thường xảy ra với những người có tiền sử bị hội chứng ruột kích thích, co thắt tâm vị hoặc rối loạn một số chức năng dạ dày-ruột khác.Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường có những cơn đau ngực mà không rõ nguyên nhân. Tiếp đó, các cơn đau xuất hiện nhiều hơn sau mỗi lần nuốt thức ăn, làm việc quá sức, đột ngột thay đổi tư thế,... khiến cho người bệnh lo lắng và hay phàn nàn. Co thắt thực quản lan tỏa có thể khiến người bệnh đau ngực không rõ nguyên nhân Các cơn đau có thể lan tỏa từ cùng dưới hàm đến cánh tay, có nhiều trường hợp đau lan sang vùng sau xương bả vai. Mức độ nặng nhẹ của mỗi cơn đau có thể thay đổi không cố định. Khi tinh thần của người bệnh quá căng thẳng, các triệu chứng có thể xuất hiện nhiều hơn và cường độ cũng tăng lên, tuy nhiên chúng có thể giảm sau khi tập thể dục.Các triệu chứng điển hình của co thắt thực quản lan tỏa bao gồm:Nuốt nghẹnỢ nóngĐau ngực không liên quan đến tim mạch. Không có dấu hiệu tắc thực quản. Một số trường hợp hiếm gặp, bệnh nhân có thể bị trào ngược nước bọt trong các cơn co thắt. 3. Các phương pháp chẩn đoán bệnh co thắt thực quản lan tỏa 3.1 Phương pháp chụp thực quản có Barit. Với phương pháp này, rất khó để thu được hình ảnh điển hình với những bệnh nhân co thắt thực quản lan tỏa. Đa phần ta có thể thấy thực quản lượn xoắn hình chuỗi hạt hoặc giống với đại tràng, nguyên nhân do lớp cơ vòng thực quản co thắt từng đoạn. Trong trường hợp quan sát thấy có nhiều túi thừa thực quản cùng với triệu chứng đau phía trước ngực, người bác sĩ có thể nghĩ ngay đến bệnh lý co thắt thực quản lan tỏa.3.2 Tiến hành đo áp lực thực quảnÁp lực thực quản của người bình thường khi nuốt là 15-25 mm. Hg, đối với những vùng co thắt áp lực có thể lên đến 225-430 mm. Hg. Thực quản co thắt với biên độ cao, kéo dài nhiều lần là những đặc điểm giúp chẩn đoán bệnh.3.3 Nội soi bằng ống mềm. Sử dụng phương pháp này có thể giúp loại bỏ các trường hợp bệnh nhân có u thực quản, thực quản xơ hóa hay viêm thực quản.3.4 Phương pháp kết hợpĐối với những bệnh nhân không có triệu chứng, có thể dùng kỹ thuật chụp thực quản có cản quang kết hợp với đo áp lực thực quản. Chụp thực quản có Barit giúp chẩn đoán bệnh co thắt thực quản lan tỏa 4. Những điều cần chú ý đối với bệnh nhân co thắt thực quản lan tỏa Giữ tinh thần thỏa mái, tránh căng thẳng trong bữa ăn. Nên sử dụng thức ăn mềm, dễ nuốt và chia thành các miếng nhỏ. Có thể dùng một số loại thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng khó nuốt và đau: Thuốc giãn cơ, thuốc kháng tiết chế Choline,...Ngoài ra, với một số trường hợp có thể tiến hành phẫu thuật mở thực quản ngựcĐối với những bệnh nhân có dấu hiệu trào ngược dạ dày - thực quản cần phải được kết hợp điều trị co thắt thực quản lan tỏa với trào ngược dạ dày-thực quản.Hiện nay, các y bác sĩ trên thế giới vẫn đang cố gắng tìm ra phương pháp điều điều trị bệnh co thắt thực quản lan tỏa tối ưu nhất. Một trong những cách giúp mọi người phòng ngừa bệnh này là đi khám sức khỏe định kỳ đều đặn. Việc làm này giúp cho người bệnh được điều trị sớm và hạn chế các biến chứng của bệnh.;;;;;Hội chứng tràn khí màng phổi không phải là bệnh hô hấp xa lạ song không nhiều người có kiến thức cơ bản. Điều này dẫn đến nhiều trường hợp bệnh khởi phát song không được cấp cứu, xử lý đúng cách dẫn đến biến chứng đáng tiếc cho sức khỏe, thậm chí cướp đi sinh mạng của người mắc. Khi không khí bị rò rỉ vào không gian của khoang màng phổi thì gọi là bệnh tràn khí màng phổi. Lượng khí này làm tăng áp lực lên phổi, có thể khiến phổi bị xẹp một phần hoặc hoàn toàn. Biến chứng tràn khí này có thể tự phát không rõ nguyên do hoặc trên nền các bệnh lý, chấn thương phổi trước đó. Nếu tràn khí màng phổi nhỏ, lượng khí này sẽ dần được tái hấp thu vào cơ thể người bệnh và vết rách cũng tự phục hồi. Tuy nhiên nếu tràn khí màng phổi lớn, cần đến sự hỗ trợ của y tế để thoát khí trong vài ngày và làm lành tổn thương. 2. Nguyên nhân tràn khí màng phổi Màng phổi gồm 2 lớp với dịch ở giữa, đàn hồi theo nhịp thở của phổi khi hít vào và thở ra. Vì thế, cần duy trì áp xuất âm trong khoang màng phổi này để đảm bảo hoạt động của phổi. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là xác định hoặc không xác định, dựa trên đó người ta phân loại tràn khí màng phổi bao gồm: 2.1. Tràn khí màng phổi tự phát Đây là tình trạng bệnh không xác định được nguyên nhân, thường xảy ra ở những người trẻ tuổi, không bị chấn thương ngực hay bệnh lý phổi trước đó. Tình trạng này xảy ra khi bóng khí xuất hiện bất thường ở màng phổi, vì tác động nào đó mà vỡ ra, làm thay đổi áp lực màng phổi. Yếu tố tác động có thể là thay đổi áp suất không khí khi lặn biển, trên máy bay, leo núi hoặc âm thanh lớn,… Một số nghiên cứu chỉ ra, tràn khí màng phổi tự phát có thể xảy ra khi sử dụng chất kích thích như cần sa. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là tình trạng vỡ khí màng phổi không rõ nguyên do. 2.2. Tràn khí màng phổi thứ phát Đây là tình trạng bệnh xảy ra ở người từng bị rối loạn phổi, bệnh lý về phổi gây suy giảm chức năng, làm mỏng màng phổi dần dần. Kết hợp với điều kiện khác, màng phổi dễ bị rách, tụ khí và cuối cùng dẫn đến tràn khí màng phổi. Các bệnh lý dễ gây ra tràn khí màng phổi thứ phát bao gồm: Viêm phổi, bệnh lao, ung thư phổi, xơ hóa nang,… Nhìn chung, tràn khí màng phổi thứ phát thường tiến triển nặng hơn, tiên lượng nguy hiểm hơn, thậm chí đe dọa đến tính mạng bệnh nhân do tổn thương nặng nề ở phổi. Vì thế những bệnh nhân điều trị bệnh phổi luôn cần theo dõi thường xuyên và kịp thời can thiệp nếu bóng khí xuất hiện bất thường ở màng phổi. 2.3. Tràn khí màng phổi do chấn thương Chấn thương ở ngực hay vết thương do bệnh lý, vi trùng gây ra đều có thể dẫn đến tràn khí màng phổi là xẹp phổi. Chấn thương thường gặp là vết thương dao, vết thương do đạn bắn hoặc đòn đánh lực mạnh vào ngực. Đôi khi, tổn thương gây tràn khí màng phổi do thủ thuật y tế liên quan như: sinh thiết phổi, sinh thiết gan, hồi sức tim phổi, đặt ống lồng ngực,… Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ được xác định khiến bạn có thể mắc chứng tràn khí màng phổi bao gồm: Tuổi tác: Tràn khí màng phổi tự phát dễ xảy ra ở người trẻ từ 20 - 40 tuổi, cao gầy và nhẹ cân. Hút thuốc: Khói thuốc lá gây hại đến phổi và làm tăng nguy cơ tràn khí màng phổi. Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị bệnh cao hơn so với phụ nữ. Bệnh lý: Người có bệnh lý về phổi như khí phế thũng thường dễ bị tràn khí màng phổi và biến chứng xẹp phổi hơn. Tiền sử: Người từng bị tràn khí màng phổi có nguy cơ tái phát cao trong vòng 1 - 2 năm đầu tiên. 3. Triệu chứng tràn khí màng phổi Triệu chứng cơ năng của tràn khí màng phổi thường rõ ràng bao gồm: Đau ngực đột ngột, bắt đầu từ bên phổi bị tràn khí và có thể lan ra các cơ quan xung quanh. Cần phân biệt với các bệnh lý gây đau ngực khác bởi đau do tràn khí màng phổi không xảy ra ở trung tâm ngực. Cảm giác tức ngực, đè nặng do bóng khí chèn ép lên phổi. Khó thở có thể ở mức độ nhẹ hoặc nghiêm trọng tùy vào mức độ phổi bị xẹp. Tim đập nhanh, có thể choáng, sốc. Triệu chứng bệnh có thể nhiều hoặc ít, kéo dài hoặc âm thầm trong thời gian ngắn phụ thuộc vào lượng không khí tồn tại ở khoang màng phổi nhiều hay ít. Tuy nhiên, một số ít bệnh nhân dù bệnh tiến triển nặng, màng khí khiến phổi bị xẹp lại nhưng triệu chứng chỉ là cơn đau ngực và khó thở nhẹ. Người bệnh nên đi khám bác sĩ ngay khi xuất hiện triệu chứng đau ngực, khó thở đột ngột. Đôi khi nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể không phải là tràn khí màng phổi song chẩn đoán xác định nguyên nhân và điều trị sớm vẫn là cần thiết. Nếu cơn đau ngực trở nên nặng hơn, khiến bạn không thể thở nổi hoặc thở khó khăn thì cần cấp cứu y tế ngay lập tức. Hội chứng tràn khí màng phổi cần được cấp cứu y tế và dẫn lưu khí, nhất là các trường hợp khí tích tụ lớn hơn 20% thể tích phổi. Biến chứng nguy hiểm nhất là xẹp phổi dẫn đến suy hô hấp, suy tuần hoàn và khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng. Ngoài ra, bệnh nhân có thể phải đối mặt với các biến chứng tràn khí màng phổi như: Rò rỉ không khí: khiến tràn khí màng phổi tái phát liên tục, cần phẫu thuật đóng lỗ rò rỉ. Nồng độ oxy thấp: ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Chèn ép tim: Khí tích tụ có thể làm tăng áp lực đẩy tim và mạch máu, cản trở lưu thông máu. Biến chứng chèn ép tim có thể gây tử vong nhanh chóng. Suy hô hấp: Khi oxy trong máu quá thấp, suy hô hấp có thể khiến bệnh nhân hôn mê, mất ý thức, rối loạn nhịp tim dẫn đến tử vong. Shock: Shock là tình trạng nguy kịch khi tràn dịch màng phổi xảy ra làm thiếu hụt oxy trầm trọng, huyết áp giảm thấp. Hội chứng tràn khí màng phổi là biến chứng hô hấp nghiêm trọng, cần sớm điều trị và cấp cứu để phòng ngừa bệnh tiến triển nặng và nguy hiểm.;;;;;Thoát vị hoành là sự di chuyển phần trên dạ dày lên trên cơ hoành – cơ dạng hình vòm phân chia hai khoang ngực và bụng. Điều này có nghĩa là một phần của dạ dày bất thường nhô lên và vào trong khoang lồng ngực. Hầu hết các trường hợp thoát vị hoành đều nhẹ và không có triệu chứng, trong trường hợp nghiêm trọng thoát vị hoành có thể gây khó chịu, đau đớn và có thể dẫn đến trào ngược. Thoát vị hoành có thể là bệnh lý bẩm sinh hoặc mắc phải. Thoát vị hoành bẩm sinh thường được phát hiện trong thời kỳ bào thai hoặc lúc trẻ nhỏ. Thoát vị mắc phải thường được phát hiện ở lứa tuổi lớn hơn.Thoát vị hoành bẩm sinh có tỷ lệ 1/2500 trẻ sinh sống, thường là thoát vị qua khe Bochdalek, bên trái (85%) và bên phải (10%). Một hoặc nhiều cơ quan trong ổ bụng như ruột, dạ dày, lách, gan chui lên lồng ngực chèn ép phổi, có thể kèm phổi giảm sản, tăng áp động mạch phổi gây suy hô hấp.Có một vài yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thoát vị cơ hoành do áp lực ở bụng tăng như: béo phì, mang thai, ho, táo bón lâu dài, thắt bụng khi đại tiện hay bị thương ở bụng. Ngoài ra độ tuổi trên 50 tuổi cũng có nguy cơ mắc thoát vị hoành cao hơn bình thường. Thoát vị hoành thường không xác định được nguyên nhân. Thông thường, thực quản đi vào dạ dày thông qua một khe hở trong cơ hoành và thoát vị hoành thường xảy ra khi các mô cơ bắp xung quanh khe hở này trở nên yếu đi do các nguyên nhân:Tổn thương khu vực cơ hoành. Bẩm sinh có một khe hở lớn bất thường ở dạ dàyÁp lực liên tục và dữ dội vào các cơ bắp xung quanh như: khi ho, nôn mửa hoặc căng thẳng trong thời gian đi cầu hoặc trong khi nâng vật nặng Ợ nóng, ợ hơi, khó nuốt có thể triệu chứng của thoát vị hoành Thường thì người bệnh không có triệu chứng, nhưng nếu có thì các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 1 giờ đồng hồ sau bữa ăn. Các triệu chứng bao gồm:Ợ nóng, ợ hơi hoặc có thể bị khó nuốt. Việc nằm xuống hoặc co người càng làm cho tình trạng ợ nóng tệ hơn.Kích ứng ở thực quản gây biến chứng xuất huyết.Đôi khi, bệnh nhân có những cơn đau ngực, đau bụng dữ dội, buồn nôn, ói mửa, không thể đại tiện, khó thở, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người, luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt. 4. Các phương pháp chẩn đoán thoát vị hoành Siêu âm thường được áp dụng hiệu quả ở giai đoạn bào thai và trẻ nhỏ để đánh giá thoát vị hoành bẩm sinh. Đây là phương pháp đơn giản và hữu ích trong thực hành lâm sàng. Siêu âm ngực bụng thấy hình ảnh của các tạng ổ bụng nằm trong lồng ngực.X-quang chụp bụng không chuẩn bị, chụp có uống thuốc cản quang và chụp tư thế đầu thấp cũng cho đánh giá khá tốt thoát vị hoành. Chụp X – quang dạ dày cản quang: nên dùng dung dịch cản quang có thể hấp thu vào máu (Telebrix) để hạn chế nguy cơ viêm phổi hít. Thuốc cản quang trong dạ dày ruột nằm trong lồng ngực. Hoặc X-quang phổi có bóng hơi dạ dày hay ruột trong lồng ngực, trung thất bị đẩy về bên đối diện.Siêu âm tim: tim lệch phải, đánh giá áp lực động mạch phổi, tìm dị tật tim bẩm sinh phối hợp.Chụp cắt lớp vi tính và chụp cắt lớp có tiêm kết hợp uống thuốc cản quang hiện nay được áp dụng khá phổ biến trong chẩn đoán thoát vị hoành. Đặc biệt thoát vị hoành ở người lớn. Qua hình ảnh thu được từ các lát cắt sẽ cho đánh giá chi tiết về thoát vị như vị trí thoát vị, tạng thoát vị, loại thoát vị... góp phần tích cực trong định hướng phương pháp xử trí sau này cho bệnh nhân.Cộng hưởng từ ít sử dụng trong bệnh lý thoát vị hoành.Cách hạn chế diễn tiến của thoát vị hoành. Giảm cân nếu thừa cânĂn chậm: ăn 4 - 5 bữa nhỏ thay vì ăn 1 - 2 bữa lớn. Tránh những thức ăn làm ợ chua như: socola, thực phẩm cay, thức ăn làm từ khoai tây, hành, trái cây họ cam, quýt... Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thắng có kinh nghiệm 17 năm trong lĩnh vực phẫu thuật tiêu hóa gan mật, đồng thời có trên 09 năm kinh nghiệm nội soi can thiệp, đặc biệt là kỹ thuật lấy sỏi đường mật qua nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) với số lượng trên 800 ca.
question_498
Những nguyên nhân gây đau mỏi lưng có thể bạn chưa biết
doc_498
Nhiều người vẫn nghĩ, đau lưng là do tổn thương các đốt sống, cúi gập nhiều… Tuy nhiên có nhiều nguyên nhân gây đau mỏi lưng mà nhiều người không biết đến như loét dạ dày, bệnh vảy nến, loãng xương,.. 1. Vảy nến Vảy nến là nguyên nhân gây đau mỏi lưng, người bệnh có cảm giácđau ở phần lưng dưới, ngủ không ngon. Các cơn đau thường xuất hiện lúc nửa đêm, sáng sớm thì biến mất. Các khớp trở nên đau, cứng nhắc, không linh hoạt và yếu dần đi. Vảy nến có triệu chứng đau lưng ít người biết – Nguyên nhân: Có thể bạn đang mắc phải căn bệnh da liễu rất phổ biến là bệnh vẩy nến (đặc trưng bởi các nốt đỏ dày đặc có vảy trên khuỷu tay, đầu gối, da đầu…). Hơn 10% các trường hợp, triệu chứng viêm khớp xuất hiện trước khi bị bệnh vẩy nến. Bạn có thể bị đau gót chân, một mắt đỏ, đau nhức, viêm gân hoặc viêm khớp ở các ngón chân, ngón tay. – Điều trị: Chụp X-quang, MRI hoặc xạ hình có thể phát hiện tình trạng viêm khớp, bệnh vẩy nến. Việc điều trị bao gồm thuốc kháng viêm không steroid (không cortisone), thuốc bảo vệ dạ dày. 2. Loét dạ dày Viêm loét dạ dày là một trong những nguyên nhân gây đau mỏi lưng ít người nghĩ tới, người bệnh có cảm giác đau nhiều ở giữa lưng. – Nguyên nhân: Loét dạ dày hoặc tá tràng có thể khiến cơn đau lan ra phía sau. – Điều trị: Nội soi là phương pháp khẩn cấp để xem mức độ loét dạ dày đến đâu. Sau khi chẩn đoán, cần phải dừng ngay thuốc kháng viêm hoặc aspirin giảm đau, vì chúng có thể làm trầm trọng thêm vết loét và làm chảy máu dạ dày. Nếu nội soi không cho thấy dấu hiệu của loét dạ dày, bạn có thể gặp vấn đề ở đại tràng, tuyến tụy hoặc sỏi thận. Các bác sĩ sẽ siêu âm cho bạn để tìm ra nguyên do chính xác. 3. Căng thẳng Căng thẳng stress cũng gây triệu chứng đau mỏi lưng- Nguyên nhân: Những biến đổi mạnh về tâm lý như lo lắng, căng thẳng, hồi hộp dễ dẫn đến những cơn đau kiểu này. Sự căng thẳng dễ gây nên đau thắt các cơ, làm bạn khó chịu. – Điều trị: Bình tĩnh xử lý mọi chuyện, không vội vàng, hấp tấp. Bạn có thể thư giãn bằng cách tập thể thao, yoga, thái cực quyền, aerobic. 4. Loãng xương Loãng xương cũng là một trong những nguyên nhân gây đau mỏi lưng, đặc biệt ở những người ở độ tuổi trung niên, cảm thấy đau cột sống, co thắt các cơ cạnh sống, dễ bị gãy xương khi có chấn thương nhẹ hoặc bị té ngã. – Nguyên nhân: Loãng xương do sự lão hoá cơ thể, ít hoạt động ngoài trời, thiếu vitamin D, chức năng dạ dày, ruột, gan, thận và tạo xương suy yếu, xương bị thoái hóa. Ở phụ nữ thời kỳ trước và sau khi mãn kinh thì hormon sinh dục nữ giảm, dẫn đến tăng nhanh quá trình chuyển canxi từ xương vào máu, gây loãng xương. Bệnh này cũng có thể do bạn ăn uống thiếu chất, thiếu canxi, phospho, magne, axit amin và các nguyên tố vi lượng hoặc bị suy giảm miễn dịch. Loãng xương là nguyên nhân gây đức mỏi lưng, và các khớp chân, gối – Điều trị: Chụp X-quang để biết được trọng lượng xương của bạn. Hãy thực hiện một số bài tập giúp giảm đau nhức xương, bổ sung vitamin D kết hợp với một chế độ ăn uống giàu canxi. 5. Đau xơ cơ – Cảm giác: Đau lan toả toàn bộ cơ thể, dưới phần thắt lưng, không có giới hạn rõ ràng của vùng đau, có cảm giác đau sâu trong cơ, đau co thắt, đau như cắt hoặc đau rát bỏng ở một vùng gân, cơ hoặc tổ chức mềm quanh khớp. – Nguyên nhân: Bệnh đau xơ cơ là hiện tượng do rối loạn hệ thống chống đau của cơ thể, cụ thể là do thiếu hụt serotonin làm giảm ngưỡng đau dẫn đến tăng cảm giác đau và rối loạn giấc ngủ. – Điều trị: Ngoài dùng thuốc, bệnh nhân cần kết hợp với vật lý trị liệu như massage, nhiệt trị liệu, xoa bóp, châm cứu kết hợp điều trị tâm lý Béo phì là một trong những nguyên nhân gây đau mỏi lưng nhiều người không biết 6. Thừa cân Thừa cân, béo phì là nguyên nhân gây đau mỏi lưng, bởi sức nặng cơ thể đè nặng lên cùng cột sống gây đau lưng, chân, gối. – Nguyên nhân: Cân nặng quá mức làm giãn cơ bắp, gây đau lưng và các bệnh viêm xương khớp cột sống. Cần chú ý đến sự xấu đi của bệnh viêm xương khớp ở xương hông và phía trên đầu gối. Cứ khi trọng lượng cơ thể tăng 1kg, phần cơ ở đầu gối sẽ phải gánh thêm 4kg quá tải. – Điều trị: Cố gắng giảm cân, tập thể thao, chú ý vào các bài tập chống đau lưng kết hợp với một chế độ ăn uống phù hợp.
doc_6491;;;;;doc_24495;;;;;doc_27481;;;;;doc_32196;;;;;doc_59983
Nhiều người vẫn luôn cho rằng đau lưng là do tổn thương ở xương sống, do cúi khom, gập người nhiều,.. Tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân gây đau mỏi lưng khác thường bị bỏ qua như loét dạ dày, vẩy nến hay thiếu vitamin D. Loét dạ dày- nguyên nhân gây đau mỏi lưng ít người biết Cảm giác đau mỏi vùng giữa lưng, kèm theo triệu chứng như bụng ì ạch, ợ hơi khó chịu. Đây là triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày Đau mỏi lưng không chỉ liên quan đến các bệnh về cột sống mà còn nhiều bệnh lý khác như viêm loét dạ dày Vảy nến: Khi bị vảy nến, người bệnh thường có cảm giác đau ở phần lưng dưới, mất ngủ, .cơn đau thường xuất hiện lúc nửa đêm, và kết thúc vào sáng sớm. Các khớp vùng lưng trở nên đau, cứng, không linh hoạt và yếu dần đi. Thiếu vitamin D: Khi cơ thể thiếu vitamin D thường xuất hiện triệu chứng đau mỏi lưng kéo dài,gây trầm cảm, mệt mỏi. Nguyên nhân gây đau mỏi lưng có liên quan tới việc thiếu vitamin D tổng hợp. Làm việc quá căng thẳng cũng có thể là nguyên nhân gây đau mỏi lưng Nguyên nhân gây đau mỏi lưng từ bệnh loãng xương Nguyên nhân này phổ biến gặp ở phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh, kể cản đàn ông. Cảm giác đau cột sốt, cơn dau co thắt ngay cạnh sốt lương, người bệnh rất dễ bị gãy xương khi có chấn thương nhẹ hoặc bị té ngã. Loãng xương là do sự lão hoá cơ thể, hoặc do ít hoạt động ngoài trời, thiếu vitamin D, …Đối với phụ nữ thời kỳ trước và sau khi mãn kinh thì những thay đổi nội tiết tố,sự suy giảm các hormon sinh dục dẫn đến tăng nhanh quá trình chuyển canxi từ xương vào máu gây nên tình trạng loãng xương. Cân nặng quá cỡ gây áp lực lên cột sống cũng là nguyên nhân gây đau mỏi lưng Bệnh này cũng có nguyên nhân từ chế độ ăn uống thiếu chất, thiếu canxi, phospho, magne, axit amin và các nguyên tố vi lượng hoặc bị suy giảm miễn dịch. Đau xơ cơ cũng là một trong những nguyên nhân gây đau mỏi lưng thường gặp, bệnh gây đau lan tỏa toàn bộ cơ thể, đặc biệt là phần dưới thắt lưng, không giới hạn vị trí đau, người bệnh cảm giác cơn đau tận sâu bên trong cơ thể, đau như có vật nhọn đạm vào thịt hoặc đau rát bỏng ở một vùng gân, cơ hoặc tổ chức mềm quanh khớp. Lý do gây tình trạng sơ cơ là do rối loạn hệ thống chống đau của cơ thể, sự thiếu hụt serotonin làm giảm ngưỡng đau dẫn đến tăng cảm giác đau và rối loạn giấc ngủ. Căng thẳng: yếu tố tâm lý cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh, khi làm việc với cường độ cao, áp lực công việc, quá căng thẳng gây cảm giác đau lưng kèm theo chứng đau đầu, đau bụng,… Thừa cân: Thừa cân béo phì cũng là nguyên nhân gây đau mỏi lưng, việc cân nặng quá cỡ làm giã cơ bắp, gây sức ép lên cột sông và dẫn tới đau lưng.;;;;;Nguyên nhân gây đau mỏi lưng có thể là do bệnh lý, hoặc do chính thói quen sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đau mỏi lưng là tình trạng phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi Bạn Trần Nam 24 tuổi chia sẻ: “tôi thường chơi cầu lông vào buổi sáng, hoạt động hoạt động liên tục trong vòng 1h, sau đó đi làm, chủ yếu là ngồi văn phòng. Gần đây tôi bị đau mỏi lưng, tôi đã đi chụp film cột sống, kiểm tra nước tiểu nhưng không bị gì cả, khi ngồi thẳng thì không mỏi, nhưng nếu ngồi hơi cong thì vùng lưng lại càng mỏi hơn, các bác sĩ nói nguyên nhân gây đau mỏi lưng của tôi xuất phát từ thói quen làm việc lâu với một tư thế, ngồi nhiều và gù lưng”. Cũng vẫn là triệu chứng đau lưng, cô Vân Anh (42 tuổi) chia sẻ: “tôi bị chứng gai đôi cột sống, do đó lưng thường bị đau và mỏi dù tôi vẫn chăn chỉ luyện tập thể thao mỗi chiều”. Nguyên nhân gây đau mỏi lưng còn tùy thuộc tính chất công việc, lứa tuổi, hoạt động thường ngày hoặc triệu chứng bệnh mà định hướng tìm các nguyên nhân khác nhau. Có thể chia nguyên nhân đau mỏi lưng thành 2 nhóm cơ bản: 1. Đau mỏi lưng do bệnh lý Mắc các bệnh lý về thận, cột sống như gai đôi cột sống, thoái hóa đốt sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng,…gây triệu chứng đau mỏi lưng. Nhóm nguyên nhân này còn phụ thuộc vào yếu tố lứa tuổi, tuổi càng cao càng tăng nguy cơ mắc bệnh. 2. Đau mỏi lưng do thói quen sinh hoạt Làm việc sai tư thế, ngồi làm việc lâu trong một tư thế mà không thay đổi, ít vận động, bê vác vật nặng,…. Những người thường xuyên phải ngồi lâu như lái xe, người làm việc văn phòng,…rất dễ mắc chứng đau mỏi lưng do ít vận động, ngồi khom lưng gây áp lực lên cột sống. Ngoài ra, việc ngồi lâu ở cùng 1 tư thế hơi cúi kéo dài nhiều giờ sẽ khiến cho khối cơ, dây chằng cột sống cũng như các vùng khác luôn chịu, căng thẳng và trở nên mệt mỏi. Hơn nữa, tính chất công việc quá đơn điệu kết hợp tâm lý căng thẳng dễ làm các triệu chứng đau tăng. Ngồi làm việc lâu trong một tư thế gây áp lực lên cột sống gây đau lưng 3. Phòng ngừa chứng đau mỏi lưng Đau mỏi lưng gây khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày, để tránh tình trạng này cần giữ cho cột sống luôn thẳng, đối với những công việc thường xuyên phải ngồi nhiều cần thường xuyên thay đổi tư thế, tập thể dục giữa giờ hoặc để cột sống cũng như toàn bộ cơ thể thư giãn bằng cách ngồi ngả lưng ra phía sau, hoặc có thể xen kẽ làm những công việc khác cho bớt đơn điệu. Tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao, bơi lội… Mát xa và các biện pháp vật lý trị liệu khác cũng rất tốt. Khám chuyên khoa cơ xương khớp là cách tốt nhất giúp bạn xác định nguyên nhân gây đau mỏi lưng Đau mỏi lưng do nhiều nguyên nhân, do đó để biết chính xác nguyên nhân gây đau mỏi lưng, người bệnh nên đến Khoa cơ xương khớp để các bác sĩ khám cũng như tư vấn về tình trạng bệnh, nhằm đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.;;;;;Đau mỏi lưng ở nam giới là triệu chứng phổ biến gặp, có nhiều nguyên nhân gây đau lưng ở nam giới như do quá trình lão hóa, do thói quen sinh hoạt hay do một số bệnh tật gây nên. Một số nguyên nhân gây đau mỏi lưng ở nam giới thường gặp là: 1. Hút thuốc lá Đau mỏi lưng là triệu chứng phổ biến gặp ở nam giới Nhiều nghiên cứu chỉ ra, những người hút thuốc lá có tỉ lệ đau mỏi lưng cao hơn 2-3 lần so với người không hút thuốc, bởi chất nicotin trong thuốc lá làm cho huyết quản thu co, từ đó làm cho thành phần dưỡng chất của dinh dưỡng trong xương sống giảm, chức năng sụn đệm cột sống của xương cột sống dần dần bị thoái hoá… 2. Đau mỏi lưng ở nam giới do ngồi lâu Ngồi làm việc lâu với một tư thế là nguyên nhân gây đau mỏi lưng ở nam giới Bệnh đau lưng có thể có nguyên nhân từ cột sống. Đặc biệt, những người thường xuyên phải ngồi làm việc lâu như công việc văn phòng, thợ may, lái xe và những người phải đứng bất động lâu.. và ít hoạt động thể chất thường bị đau lưng. 3. Đau lưng do mắc bệnh lý của cột sống Tư thế lao động không đúng, chấn thương cột sống do va đập cũng có thể là nguyên nhân gây đau mỏi lưng ở nam giới. Ngoài ra, yếu tố tuổi tác, tuổi cao và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gù vẹo, gai đôi cột sống, thoái hóa cột sống là những yếu tố nguy cơ gây bệnh. 4. Đau lưng do di truyền Trong gia đinh nếu bố mẹ có cấu trúc xương cột sống vùng lưng yếu thì con cái cũng rất dễ bị mắc bệnh 5. Đau lưng do chấn thương Những chấn thương vùng cột sống như bong gân, gãy xương có thể gây cảm giác đau lưng tức thời hoặc gây chứng đau lưng mạn tính 6. Đau mỏi lưng do chế độ ăn uống Chế độ ăn uống thiếu khoa học cũng có thể là nguyên nhân gây đau mỏi lưng. Người bệnh có thể bị chứng loãng xương, xương cột sống dễ gãy và xốp do chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân thiếu chất khoáng như canxi, phốt pho, kali và magiê. 7. Đau mỏi lưng do một số bệnh lý Mắc một số bệnh lý về sỏi thận, ung thư tiền liệt tuyến, phình động mạch chủ vùng bụng… cũng gây đau mỏi lưng ở nam giới. Khám chuyên khoa giúp xác định chính xác nguyên nhân gây đau mỏi lưng và có phương pháp điều trị phù hợp 8. Đau lưng do béo bụng Thường nam giới hay bị bụng phệ và điều này càng làm tăng áp lực lên cột sống. Trong khi cấu trúc cơ thể người bệnh giống như cái bập bênh mà điểm tựa là cột sống, phía bụng nặng níu xuống, còn các cơ lưng gần cột sống phải gân lên để giữ thăng bằng. Do cơ lưng phải làm việc quá sức cũng gây hiện tượng đau. 9. Đau lưng sau khi “yêu” Một nguyên nhân phổ biến gây đau mỏi lưng ở nam giới đó là tư thế giai hợp không hợp lý, cường độ và thời gian sinh hoạt quá mức khiến cho các gân cơ vùng lưng bị co cứng bất thường, thậm chí các dây chằng cột sống có thể bị căng giãn đột ngột từ đó phát sinh đau lưng.;;;;;Mỏi lưng là vấn đề phổ biến hiện nay, thường gặp ở những người làm việc trong môi trường văn phòng hoặc phải đứng, ngồi lâu trong một khoảng thời gian đáng kể. Vậy những thói quen xấu nào sẽ dẫn tới chứng mỏi lưng và làm thế nào để khắc phục, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có cho mình những thông tin hữu ích nhé. 1. Những thói quen xấu thường ngày dẫn tới mỏi lưng Những thói quen sinh hoạt hàng ngày tưởng chừng vô hại nhưng lâu dài lại là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mỏi lưng như: Đi giày cao gót Giày cao gót là một trong những thủ phạm dễ thấy nhất gây ra chứng mỏi lưng ở chị em phụ nữ. Bởi khi đi giày cao gót, trọng lượng cơ thể bị dồn về phía trước. Do đó, phần lưng phải hoạt động tối đa để cố gắng duy trì thăng bằng cho cả cơ thể. Chính điều này đã tạo ra áp lực, căng thẳng lên cơ và dây chằng trên lưng, gây ra chứng mỏi lưng. Hạn chế vận động Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế chứng mỏi lưng. Vì khi vận động, cơ bắp ở lưng được tăng cường hoạt động, giảm căng thẳng và tăng độ linh hoạt. Tuy nhiên, những người hoạt động trong môi trường công việc đòi hỏi phải đứng lâu, hoặc ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, ít có điều kiện hoạt động vật lý thường phải hứng chịu cơn mỏi lưng do các cơ và dây chằng trên lưng không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và lượng oxy cần thiết, dẫn đến các dấu hiệu mỏi lưng. Căng thẳng Dưới áp lực của cuộc sống hiện đại, những cảm xúc lo âu, stress, căng thẳng từ công việc hoặc gia đình là điều không thể tránh khỏi. Khi trải qua những cảm xúc này, không chỉ tâm trạng con người phải hứng chịu mà còn cả cơ thể vật lý cũng phải trải qua một số hậu quả nhất định, và một trong số đó là chứng mỏi lưng. Đặc biệt xác suất xảy ra chứng mỏi lưng sẽ cao hơn khi trải qua giai đoạn dài căng thẳng. Bởi vì khi con người căng thẳng, cơ bắp có thể bị co lại, dẫn tới cảm giác mỏi lưng. Thời tiết thay đổi Cảm giác mỏi lưng xuất hiện khi thời tiết thay đổi là điều không thể tránh khỏi ở nhiều người, đặc biệt là đối với những người lớn tuổi. Thời tiết chuyển lạnh làm cho mạch máu hoặc dây chằng ở vùng lưng hoạt động co giãn trở nên bất thường. Từ đó, gây ra triệu chứng khó chịu, đau đớn và mỏi lưng. Khi thời tiết thay đổi, để giảm thiểu chứng mỏi lưng, có thể phòng chống chứng mỏi lưng bằng cách chủ động giữ ấm cho cơ thể và lưng bằng cách mặc thêm quần áo ấm. Sinh hoạt không đúng tư thế Trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, ngồi và đứng không đúng tư thế ảnh hưởng đáng kể đến cột sống. Khi cơ thể không giữ được trạng thái căng bằng, cột sống bị uốn cong, áp lực lúc này tập trung ở một vài điểm trụ nhất định trên cột sống, từ đó gây ra chứng mỏi lưng. Ngoài ra, tư thế ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mỏi lưng, nếu sử dụng đệm quá cứng hoặc quá mềm. Bởi điều này gây ra chứng võng cột sống. 2. Những nguyên nhân bệnh lý dẫn tới mỏi lưng Các bệnh lý dưới đây cũng có thể dẫn đến tình trạng mỏi lưng: Người mắc cách bệnh về xương khớp Người có các bệnh như: Bệnh viêm khớp, bệnh gút, loãng xương, thoái hóa đốt sống, đau dây thần kinh tọa, đau xơ cơ... có thể bị mỏi lưng do các bệnh này ảnh hưởng. Thiếu Vitamin D Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ và sử dụng canxi. Khi thiếu vitamin D, cơ thể không thể hấp thụ canxi đủ để duy trì sức khỏe của xương, dẫn đến loãng xương và các vấn đề liên quan đến xương như mỏi lưng. Ngoài ra, vitamin D cũng có tác dụng giảm đau và làm giảm việc viêm trong các bệnh lý xương khớp, giúp giảm mỏi lưng và các triệu chứng khác. Bệnh sỏi thận Bệnh sỏi thận có thể gây ra chứng mỏi lưng. Điều này càng rõ hơn khi sỏi di chuyển trong ống thận, gây tắc nghẽn. Cơn đau có thể lan từ vùng thắt lưng lên vùng lưng dưới gây ra cảm giác đau đớn khó chịu. 3. Khắc phục mỏi lưng ngay tại nhà Bằng các thao tác đơn giản dễ thực hiện, người bị mỏi lưng có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà để khắc phục và làm giảm bớt mức độ của cơn mỏi lưng. Tập thể dục Những bài tập thể dục nhẹ nhàng là trong những biện pháp hiệu quả để xua đuổi cơn mỏi lưng. Các bài tập có thể tham khảo như: Đi bộ, chạy bộ hoặc đi xe đạp,... vừa giúp tăng cường cơ bắp vừa giúp giảm mỏi lưng. Khi cơ bắp được tăng, nó sẽ đóng góp một phần đáng kể vào việc giảm áp lực lên khớp và mô mềm. Không những thế, vận động giúp cho cơ thể nói chung và cột sống nói riêng tăng được độ linh hoạt. Từ đó hạn chế được mỏi lưng. Ngoài ra, vận động còn là một trong những cách hiệu quả giúp giảm đáng kể tình trạng căng thẳng, lo âu, cải thiện tâm trạng. Bởi khi vận động thường xuyên, cơ thể sẽ sản sinh ra hormone endorphin và giảm đáng kể cortisol. Từ đó, hạn chế được nguyên nhân mỏi lưng gây ra từ vấn đề căng thẳng. Chú ý đến chế độ ăn Một chế độ ăn uống lành mạnh là vô cùng cần thiết trong việc duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý, tránh tình trạng thừa cân và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Người bị mỏi lưng cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, vitamin C,... vào trong khẩu phần ăn để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho xương khớp. Nếu tình trạng mỏi lưng kéo dài dai dẳng dù đã thử qua các phương pháp, những triệu chứng vẫn không hề thuyên giảm, người bệnh cần đến ngay phòng khám để được các bác sĩ thăm khám để có chuẩn đoán chính xác, kịp thời.;;;;;1.1. Thoát vị đĩa đệm Đây là một trong những nguyên nhân gây đau lưng nhiều nhất ở phụ nữ nói riêng và những người trẻ nói chung. Bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ gây ra các cơn đau nhức vùng lưng, sau đó các cơn đau lan xuống dọc phần mông, đùi, chân gây ra cảm giác đau nhức, mệt mỏi và khó chịu cho người bệnh. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm có thể do bị thoái hóa, rách bao xơ bên ngoài khiến chất nhầy của đĩa đệm bị thoát ra ngoài, chèn vào các dây thần kinh cột sống, gây cảm giác đau nhức, khó chịu. Bệnh thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như bại liệt vĩnh viễn. 1.2. Bệnh phụ khoa Hiện tượng đau mỏi thắt lưng ở phụ nữ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm như: viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung, sa tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng,… Các bệnh lý phụ khoa nếu được phát hiện sớm, khả năng điều trị khỏi hoàn toàn là rất cao. Do đó khi thấy đau vùng thắt lưng và bụng dưới thường xuyên, các chị em không nên chủ quan mà cần đi thăm khám sớm để có biện pháp chẩn đoán và điều trị hiệu quả giúp bệnh mau khỏi. 1.3. Bệnh suy thận Các cơn đau ở thắt lưng của phụ nữ đừng chủ quan vì chúng có thể là biểu hiện của bệnh lý về thận như suy thận, soi thận,… Cơn đau có thể nhẹ hoặc quặn thắt, các cơn đau có thể di chuyển ra sau lưng, lan xuống hố chậu và kèm theo các cơn đau ở vùng hông, mông, nàn chân. Các cơn đau thường xuất hiện theo chu kỳ, có thể đau ở bên trái hoặc phải tùy thuộc vào vị trí của vùng tổn thương. 1.4. Đau mỏi thắt lưng ở phụ nữ mang thai Phụ nữ mang thai có sự thay đổi hoocmon trong cơ thể khiến cho dây chằng tại xương chậu mềm hơn, các khớp xương lỏng lẻo hơn để chuẩn bị cho sự ra đời của em bé. Không những thế, sức nặng của thai nhi ngày càng lớn sẽ chèn ép lên hệ xương khớp tại vùng thắt lưng, vùng xương chậu. Vì vậy nhiều phụ nữ mang thai sẽ có cảm giác đau vùng thắt lưng, khi thai càng lớn thì mức độ đau càng tăng lên. Để làm giảm cảm giác đau này, phụ nữ mang thai nên nghỉ ngơi, thường xuyên massage cơ thể hoặc tập các bài tập yoga nhẹ nhàng. Phụ nữ mang thai có thể đau ở vùng thắt lưng do thai nhi lớn và chèn ép hệ xương khớp vùng thắt lưng của mẹ 1.5. Đau lưng do sai tư thế Một trong các nguyên nhân gây đau mỏi thắt lưng ở phụ nữ là ngồi, đứng, làm việc sai tư thế. Đặc biệt những người thường xuyên phải đi giày cao gót, làm việc nặng, người áp dụng chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, thiếu canxi và các dưỡng chất thiết yếu… có nguy cơ bị đau lưng cao hơn. 1.6. Đau lưng khi bị kinh nguyệt Nhiều phụ nữ khi bị kinh nguyệt thường than thở phải chịu đựng các cơn đau lưng, đau bụng âm ỉ, khó chịu khi đến ngày. Điều này là do khi đến chu kỳ kinh nguyệt, sự thay đổi hormone trong cơ thể cùng sự co thắt của tử cung góp phần khiến cho các cơn đau trơ nên dữ dội. Tình trạng đau này thường xuất hiện ở phụ nữ trẻ tuổi nhiều hơn. 1.7. Đau do mãn kinh Bước vào thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, nhiều phụ nữ sẽ thấy xuất hiện các cơn đau lưng, điều này chủ yếu do 3 nguyên nhân chính sau đây gây ra: – Loãng xương sinh lý – Hệ thống dây chằng gân cơ quanh cột sống bị chai cứng. – Thoái hóa của khối đĩa đệm giữa hai đốt sống. Như vậy, đau lưng ở phụ nữ do bất kỳ nguyên nhân nào cũng đều ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Chúng sẽ gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm nếu như để tình trạng bệnh kéo dài. Vì vậy các chị em nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ với bác sĩ, hoặc khi có các dấu hiệu đau lưng nghi ngờ do các bệnh lý nêu trên, bạn nên đi thăm khám sớm tại các địa chỉ y tế uy tín để có phương pháp điều trị kịp thời, ngăn ngừa hiệu quả các biến chứng có thể xảy ra. Khi thấy dấu hiệu bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ, chị em nên đến bệnh viện để thăm khám
question_499
Xơ gan cổ trướng là gì và nguyên nhân do đâu
doc_499
Xơ gan cổ trướng là một biến chứng nghiêm trọng của xơ gan gây đau đớn, mệt mỏi cho người bệnh, thậm chí có thể dẫn đến ung thư gan, có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Xơ gan cổ trướng là một trong những biến chứng nghiêm trọng của xơ gan nằm ở giai đoạn cuối của xơ gan. Ở giai đoạn này, các tế bào, mô gan hầu như đã bị tổn thương hết và không còn khả năng phục hồi, dẫn đến chức năng gan cũng bị suy giảm kiệt quệ. Cổ trướng là hiện tượng bụng của người bệnh phình to ra. Nguyên nhân là do dịch bị ứ đọng lại ở giữa lá thành và tạng hay còn được gọi là hiện tượng tràn dịch màng bụng, một trong những triệu chứng thường gặp ở những bệnh nhân mắc xơ gan giai đoạn cuối. Hiện tượng bụng phình to có thể được giải thích như sau: đối với những người bình thường, trong khoang bụng chỉ không chưa hoặc chỉ chứa một lượng nhỏ dịch với tác dụng bôi trơn. Tuy nhiên, ở những người mắc xơ gan giai đoạn cuối xuất hiện tình trạng dịch bị ứ đọng trong khoang bụng, khi lượng dịch này vượt quá mức độ trung bình làm cho bụng phình to ra và sệ xuống, nổi nhiều mạch máu dưới da bụng. Tình trạng này khiến cho bệnh nhân cảm thấy nặng nề, đau đớn và vô cùng mệt mỏi. Xơ gan cổ trướng ở giai đoạn sớm rất khó phát hiện, chỉ có khi có dấu hiệu bụng phình to bất thường mới đi khám bác sĩ và phát hiện. Vì vậy, nếu thấy cơ thể có bất kỳ tình trạng nào bất thường nên được đến thăm khám bác sĩ sớm để được phát hiện và điều trị kịp thời. 2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh xơ gan cổ trướng Xơ gan cổ trướng có thể do một số nguyên nhân: Do virus gây viêm gan mãn tính Những người mắc viêm gan B, viêm gan C nếu không được phát hiện sớm và có những phương pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến xơ gan, khi bệnh kéo dài dẫn đến xơ gan giai đoạn cuối, trong nhiều trường hợp bệnh nhân ở giai đoạn cuối có biến trứng cổ trướng. Đây cũng là một trong những biến chứng nghiêm trọng cũng một số biến chứng khác nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Nhiễm trùng huyết Nhiễm trùng huyết làm suy giảm hệ miễn dịch, suy giảm chức năng là một trong những nguyên nhân về lâu dài sẽ dẫn đến xơ gan cổ trướng. Nghiện rượu Những người nghiện rượu chức năng gan bị suy giảm. Tuy nhiên, những người nghiện rượu hầu hết thường không chú trọng việc theo dõi bệnh và điều trị. Đặc biệt là không hạn chế uống rượu dẫn đến gan càng ngày càng bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Nhiễm những hóa chất độc hại Cơ thể bị nhiễm các hóa chất độc hại như: Asen, thạch tím... hoặc là bị tắc mật cũng là nguyên nhân gây ra xơ gan, tuy nhiên nguyên nhân này thường ít gặp ở những người mắc xơ gan. Những người mắc xơ gan do nhiễm hóa chất độc hại, nếu để chuyển sang xơ gan cổ trướng thì bệnh sẽ có những tiến triển rất nhanh, đặc biệt là nguy cơ tử vong cao. Các bệnh lý về gan cũng như các nguyên nhân dẫn đến xơ gan thực chất là có thể tránh được và có thể chữa trị nếu được phát hiện sớm. Vì vậy, đối với những người chưa hoặc đã mắc các bệnh lý về gan nên tìm hiểu kỹ các thông tin về bệnh xơ gan cổ trướng để có thể kịp thời phát hiện và điều trị, tránh để bệnh chuyển sang giai đoạn cuối với nhiều những biến chứng nguy hiểm. 3. Các giai đoạn của bệnh xơ gan Xơ gan cổ trướng có những diễn biến âm thầm và rất khó phát hiện bệnh ở những giai đoạn đầu nên khi phát hiện bệnh thường đã ở giai đoạn muộn. Xơ gan cổ trướng thường phải trải qua 3 giai đoạn chính: Giai đoạn đầu Giai đoạn này còn được gọi với một cái tên khác là giai đoạn còn bù, tức là chức năng gan vẫn có khả năng được phục hồi. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh lại không phát hiện ra bệnh ở giai đoạn này. Ở giai đoạn này, bệnh không có những biểu hiện, triệu chứng rõ rệt, hoặc là có những biểu hiện giống như những bệnh lý thông thường như: rối loạn tiêu hóa, sốt, tiêu chảy, mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, buồn nôn, đau hạ sườn... Người bệnh thường chủ quan và không đi thăm khám. Giai đoạn toàn phát Ở giai đoạn này chức năng gan bắt đầu suy giảm một cách rõ rệt. Các dấu hiệu, triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể dễ nhận ra ngay, điển hình là các dấu hiệu như: chán ăn, sụt cân nhanh, vàng da, mắt, sa mạch ở mặt, vai, tay, cổ hoặc có hiện tượng phù nề ở tay, chân. Một số bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng hoa mắt, tim đập nhanh, đi ngoài ra máu, tiểu ít bí tiểu, bụng bắt đầu có dấu hiệu sưng nhẹ. Giai đoạn cuối Đây là giai đoạn mà bệnh xuất hiện nhiều biến chứng nghiêm trọng, sức khỏe sa sút, người bệnh có thể có các triệu chứng như: cổ trướng,thiểu niệu hoặc vô niệu, da bụng bóng. Bệnh nhân luôn trong tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ, lờ đờ, có thể xuất hiện tình trạng hôn mê. Đây là giai đoạn có thể chuyển sang ung thư gan, đe dọa đến tính mạng của người bệnh. 4. Chẩn đoán và điều trị xơ gan cổ trướng Chẩn đoán bệnh xơ gan cổ trướng Bệnh nhân được các bác sĩ chẩn đoán xơ gan thông qua tiền sử bệnh lý, các xét nghiệm khám lâm sàng bao gồm: - Xét nghiệm máu. - Chụp cắt lớp ( chụp CT) - Sinh thiết gan Những xét nghiệm này nhằm chuẩn đoán và loại trừ các các nguyên nhân khác dẫn đến bệnh xơ gan. Điều trị xơ gan cổ trướng Các phương pháp điều trị trong giai đoạn này chỉ nhằm hạn chế các tổn thương gan và hạn chế quá trình xơ hóa gan. Phương pháp tốt nhất để phòng và loại bỏ các nguyên nhân gây ra bệnh là hạn chế uống nhiều bia, rượu, thuốc lá, những thực phẩm và hóa chất độc hại cho gan. Ngoài ra cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để hỗ trợ quá trình điều trị bao gồm: - Hạn chế tới mức thấp nhất hoặc không uống rượu bia, các chất cồn, chất kích thích gây hại cho gan. - Hạn chế ăn những đồ cay, nóng, thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ. - Ăn nhạt, hạn chế hấp thụ nhiều natri. - Dùng thuốc lợi tiểu đối với những người phù nề, bị tích tụ nước ở trong cơ thể.
doc_50660;;;;;doc_24985;;;;;doc_58058;;;;;doc_26147;;;;;doc_31805
Cổ trướng là tình trạng phình to ở ổ bụng do sự tích lũy dịch. Vậy nguyên nhân gây xơ gan cổ trướng là gì và có cách nào phòng ngừa được không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. 1.Nguyên nhân gây xơ gan cổ trướng Ở người bình thường, khoang màng bụng giữa lá thành và lá tạng là một khoang ảo không có nước. Khi giữa lá thành lá tạng của màng bụng xuất hiện một lượng dịch có thể nhiều hoặc ít gọi là tràn dịch màng bụng hay cổ trướng. Dịch cổ trướng thường gồm một lượng lớn protein dạng albumin và có màu vàng nhạt. Cổ trướng là tình trạng phình to ở ổ bụng do sự tích lũy dịch. Nguyên nhân gây xơ gan cổ trướng là do các chất gây viêm TGF-β – yếu tố kích hoạt tế bào hình sao sản sinh mô sợi được tế bào Kupffer tạo ra ngày càng nhiều khiến gan dần suy yếu và không còn đảm bảo được vai trò của mình. Từ đó không còn giữ được lượng nước và các chất ở trong lòng mao mạch, gây nên hiện tượng cổ trướng. Khi bị bệnh xơ gan cổ trướng, bụng của người bệnh sẽ phình to ra kèm theo da vùng bụng căng bóng. Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, đau nhức và nặng nề trong di chuyển. Ngoài ra, người bệnh còn bị táo bón, có cảm giác buồn nôn, phù nề ở tay và bàn chân do dịch tích tụ lại, khó thở, nhịp thở của bệnh nhân nhanh và ngắn. Xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối cùng của bệnh xơ gan, đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Vì thế khi có bất cứ dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác bệnh. Qua các nguyên nhân gây xơ gan cổ trướng nêu trên, chúng ta sẽ biết cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. 2. Cách phòng ngừa xơ gan cổ trướng Để phòng ngừa nguy cơ mắc xơ gan cổ trướng, chúng ta cần áp dụng theo các phương pháp sau: Tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan là biện pháp hiệu quả nhằm ngăn ngừa ung cơ mắc bệnh 2.1. Đối với người chưa mắc bệnh gan 2.2. Đối với người đã mắc bệnh gan Ngoài ra, bạn cần chú ý vận động, thể dục thể thao hợp lý nhằm tăng cường sức khỏe Bệnh xơ gan cổ trướng là căn bệnh nguy hiểm, khó chữa nhưng nếu phát hiện để điều trị sớm, đồng thời tuân theo chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp bệnh nhân cải thiện các triệu chứng và kéo dài thời gian sống.;;;;;1. Xơ gan là một bệnh lý nguy hiểm Xơ gan là tình trạng các tế bào gan bị tổn thương kéo dài, mô xơ đã thay thế dần dần nhu mô gan khiến chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng. Xơ gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.Xơ gan tiến triển nặng có thể khiến người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê do gan không lọc được amoniac khiến não bị nhiễm độc. Khi xơ gan mất bù có thể chuyển sang ung thư gan, gây tử vong chỉ trong thời gian rất ngắn. Xơ gan gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm Xơ gan được chia làm 4 mức độ, trong đó xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan.Độ 1: gan bắt đầu viêm và hình thành mô xơ sẹo, tổn thương chưa đáng kể và có thể phục hồi.Độ 2: mô xơ sẹo xuất hiện nhiều hơn, tăng áp tĩnh mạch cửa, gan bắt đầu bị tổn thương nhiều hơn..Độ 3: mô xơ xuất hiện nhiều trong gan, bệnh nhân mệt mỏi, xanh xao, thiếu máu, đau gan, chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng...Độ 4: nghiêm trọng nhất do mô xơ đã thay thế hoàn toàn tế bào gan dẫn đến suy gan nặng, biểu hiện là xơ gan cổ trướng, sụt cân, thiếu máu, vàng da nặng...Xơ gan cổ trướng sẽ khiến bụng của bệnh nhân phình to ra do quá trình tích lũy tụ dịch ở ổ bụng, đại tiện phân đen, da đổi màu vàng, đau dữ dội ở vùng gan hoặc có thể rơi vào trạng thái hôn mê. Ở giai đoạn này, bệnh nhân xơ gan cổ trướng thường chịu tổn thương nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong. Xơ gan cổ trướng sẽ khiến bụng của bệnh nhân phình to ra Bệnh xơ gan cổ trướng có lây không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu xơ gan cổ trướng có nguyên nhân là do lạm dụng rượu, bia, thuốc lá, tích tụ các chất độc, do bệnh lý tim mạch, viêm ruột, xơ gan bẩm sinh... thì cho dù đã tiến triển đến giai đoạn xơ gan cổ trướng thì vẫn không có khả năng lây cho người khác.Tuy nhiên khi nguyên nhân gây xơ gan là do các sinh vật như virus (viêm gan B...), ký sinh trùng thì đây lại là tác nhân lây nhiễm bệnh cho những người khác. Các con đường lây nhiễm tác nhân gây xơ gan cổ trướng như sau:Lây từ mẹ sang con: phụ nữ mang thai có tiền sử viêm gan B thì khi sinh con sẽ có nguy cơ khiến thai nhi bị mắc bệnh.Lây qua đường tình dục: virus viêm gan B có thể lây qua con đường tình dục không an toàn, đặc biệt giữa vợ và chồng sẽ có khả năng lây nhiễm cao.Lây qua đường máu: tiêm hoặc sử dụng chung xilanh không an toàn sạch sẽ có thể làm lây lan bệnh xơ gan cổ trướng cho người khác.Lây truyền qua các vết thương: khi bị xây xước hoặc tổn thương ngoài da có tiếp xúc trực tiếp với virus viêm gan B thì nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao. Xơ gan cổ trướng có thể lây từ mẹ sang con Khi bệnh nhân đã bước vào xơ gan giai đoạn 4 hay xơ gan cổ trướng thì lúc này bệnh sẽ không còn khả năng hồi phục hoàn toàn, tế bào gan đã bị xơ hóa gần hết, không còn chức năng giải độc. Các phương pháp điều trị xơ gan cổ trướng chỉ nhằm mục đích giảm thiểu đau đớn, hạn chế và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra:Chọc dò dịch cổ trướng được thực hiện ở giai đoạn sớm tuy nhiên phương pháp này có thể gây ra các biến chứng như vỡ ổ dịch, nhiễm trùng... đe dọa tính mạng.Ghép gan: phương pháp cuối cùng để điều trị bệnh nhưng chi phí tương đối cao.Điều trị hấp thu dịch bằng cách sử dụng thuốc kết hợp với chế độ dinh dưỡng nhằm hạn chế hấp thụ nước và nước báng trong bụng, giảm bớt áp lực cho gan, thận, ổ bụng.;;;;;Cổ trướng là hiện tượng phình to ở phần bụng do sự tích tụ dịch. Theo đó, 80% những người bị cổ trướng là do xơ gan, số ít còn lại là do có vấn đề về thận và tim mạch. Không khó khăn để nhận biết bệnh xơ gan cổ trướng bởi đây là căn bệnh có những triệu chứng lâm sàng rất rõ rệt. Biểu hiện đầu tiên dễ nhận thấy nhất của xơ gan cổ trướng là vòng bụng to ra một cách bất thường. Da bụng căng ra và hơi có màu vàng. Khi dùng tay gõ hoặc ấn vào bụng có cảm giác tạo ra một cử động “sóng nước” trên da. Trường hợp bệnh nặng, dùng kim y khoa để chọc vào vùng bụng sẽ phát hiện dịch vàng chảy ra. Các chuyên gia gan mật cũng chỉ ra răng, xơ gan cổ trướng là gian đoạn cuối của các quá trình bệnh lý mạn tính ở gan. Bệnh kèm nhiều nhiều biến chứng trầm trọng, có thể đe dọa mạng sống của người bệnh. Tuy khó chữa khỏi hẳn nhưng việc phát hiện để điều trị sớm, tránh những lao động nặng nhọc và tuân theo một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp bệnh nhân cải thiện các triệu chứng và phòng ngừa biến chứng. Chế độ ăn uống giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chức năng gan và giúp điều trị bệnh xơ gan cổ trướng hiệu quả. Chế độ ăn uống giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chức năng gan và giúp điều trị bệnh xơ gan cổ trướng hiệu quả. Theo đó, người bị xơ gan cổ trướng cần cân đối chất đường, chất béo, chất đạm, rau và trái cây trong khẩu phần ăn của mình. Bệnh nhân bị xơ gan cổ trướng phải hạn chế ăn muối, nước tương, nước mắm và tất cả những thức ăn có vị mặn. Hạn chế ăn những thức ăn đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn và những thức ăn bán ngoài hàng ăn vì chúng chứa nhiều muối và nhiều bột ngọt… Uống đủ nước. Người bị bệnh gan nên uống khoảng 1-1,5 lít nước mỗi ngày, tránh ăn mỡ động vật, bơ, thay bằng dầu hoặc bơ thực vật. Hạn chế uống rượu và tiêm phòng viêm gan B là cách giúp phòng chống bệnh xơ gan. Đối với những người đã bị viêm gan B hoặc C mạn tính, cần theo dõi định kỳ 3 hoặc 6 tháng một lần. Theo dõi sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý gây viêm gan do các nguyên nhân khác như suy tim, tắc mật gây ra. Những biến chứng của bệnh xơ gan cổ trướng thường là xuất huyết tiêu hoá, nôn, bụng to, mắt vàng, suy gan… và ung thư gan. Theo thống kê của ngành y tế, 90% những người bị xơ gan do virus B và C sẽ bị ung thư gan.;;;;;Xơ gan cổ chướng là tình trạng suy giảm chức năng gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, gây tụ dịch ổ bụng, giãn tĩnh mạch thực quản… nguy hiểm đến tính mạng. Xơ gan cổ trướng chèn ép các cơ quan nội tạng, làm người bệnh đau đớn 1. Xơ gan cổ trướng Xơ gan cổ trướng là tình trạng dịch tràn ra ngoài màng tế bào, tích tụ dịch trong ổ bụng. Các tế bào gan bị xơ hóa không thể tổng hợp được protein, kết hợp tăng áp lực tĩnh mạch cửa, giảm tính thẩm thấu của mao mạch, albumin trong máu giảm dần, khiến nước và các thành phần khác tràn vào khoang bụng, gây phù nề. Dịch tích tụ ngày càng nhiều, khiến bụng phình to, mạch máu nổi rõ trên da bụng. Dịch này chứa một lượng lớn là protein dạng albumin, màu vàng nhạt thoát ra ngoài. Tụ dịch ổ bụng, chèn ép vào các hệ cơ quan, gây tăng áp lực ổ bụng, người bệnh khó thở, đi lại khó khăn. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng xơ gan cổ trướng thường gặp như: 2.1 Virus viêm gan Virus viêm gan A, B, C tấn công tế bào gan, gây xơ hóa, suy giảm chức năng gan, phá hủy tế bào gan, đặc biệt là trong giai đoạn virus hoạt động. 2.2 Nhiễm trùng Nhiễm trùng huyết gây suy giảm miễn dịch cơ thể. Đồng thời, vi khuẩn virus tấn công cũng khiến người bệnh suy giảm chức năng gan, nguy cơ gây xơ gan cổ trướng. 2.3 Rượu bia Rượu bia, đồ uống có cồn khiến tình trạng xơ gan cổ trướng tăng cao. Theo thống kê, có tới 72% nam giới bị xơ gan cổ trướng liên quan đến rượu bia. Chất độc sau khi đào thải rượu bia ra khỏi cơ thể tích tụ, lắng đọng ở gan, lâu dần gây xơ gan, suy giảm chức năng gan. 2.4 Lạm dụng thuốc Sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ, gây tăng men gan, xơ hóa gan. Một số người có thói quen tự ý mua thuốc về dùng như: kháng sinh, kháng viêm, ức chế thần kinh, an thần… 2.5 Gan nhiễm mỡ Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong gan vượt quá ngưỡng bình thường, trên 5% so với trọng lượng gan. Lâu dần, hình thành các điểm xơ hóa. 2.6 Nhiễm độc Một số hóa chất gây độc cho gan như chì, đồng, thạch tím, asen, CO… những hóa chất này gây độc cho gan, gây tắc mật, xơ gan. Người bệnh xơ gan do nhiễm độc, tỷ lệ diễn biến chuyển sang cổ trướng khá nhanh, nguy cơ tử vong cao. Nói chuyện với người xơ gan cổ trướng không lây nhiễm bệnh Xơ gan cổ trướng lây nhiễm hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, chia làm 2 nhóm chính: 3.1 Nhóm không lây nhiễm – Rượu bia – Nhiễm độc CO, thạch tím, than, chì, đồng… – Bệnh lý chuyển hóa: ứ đồng, ứ sắt, viêm gan tự miễn, lupus… – Lạm dụng thuốc: kháng sinh, kháng viêm, corticoid, an thần, ức chế thần kinh… không theo chỉ định bác sĩ. 3.2 Nhóm lây nhiễm – Nhiễm virus viêm gan A, B, C – Nhiễm ký sinh trùng sán lá gan Tùy theo nguyên nhân là gì, xơ gan cũng có thể lây theo các con đường dưới đây: 4.1 Mẹ lây sang con Mẹ bị viêm gan B, C truyền sang cho con trong quá trình sinh nở. Khi chuyển dạ, cơ thắt tử cung co làm mạch máu nơi bám nhau thai cũng co thắt theo, khiến máu người mẹ tiếp xúc với máu người con. Hoặc trong quá trình cho con bú, ti mẹ bị nứt cổ gà, chảy máu, thì đây cũng là nguyên nhân lây nhiễm sang con. 4.2 Tình dục không an toàn với người bệnh xơ gan cổ trướng có lây không Trong quá trình giao hợp, cọ xát có thể gây chảy máu niêm mạc, gây lây nhiễm virus từ người này sang người khác nếu không sử dụng bao cao su. 4.3 Phơi nhiễm máu với người bệnh xơ gan cổ trướng có lây không Một số người có thói quen sử dụng chung đồ cá nhân như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu, bấm móng tay… có thể lây nhiễm virus từ người bệnh sang người lành mà không hề hay biết. Trường hợp nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với máu dịch, nhân viên dọn vệ sinh… cũng là đối tượng nguy cơ cao có thể nhiễm virus do tiếp xúc trực tiếp với máu dịch người bệnh. Xơ gan lây từ người này qua người khác qua đường máu, dịch tiết chứa virus. Dịch này có thể là dịch ổ bụng vỡ ra, tiếp xúc trực tiếp với da người lành đang bị tổn thương hoặc niêm mạc. Những hành động ôm ấp, chăm sóc, ăn uống cùng, ngủ cùng nhưng không quan hệ, chạm vào nhau, nói chuyện… không có nguy cơ lây nhiễm. Hãy hiểu đúng đường lây nhiễm để có thái độ đúng đắn khi tiếp xúc với người bệnh. Tránh hắt hủi, xua đuổi làm tổn thương tâm lý người bệnh, dễ khiến người bệnh rơi vào trầm cảm, u uất, bệnh tình sẽ càng nặng thêm. 5. Xơ gan cổ trướng liệu có nguy hiểm Tỉ lệ tử vong ở xơ gan cổ trướng khá cao, chiếm đến 90% nếu phát hiện ở giai đoạn muộn. Giai đoạn xơ gan cổ trướng, tế bào gan đã bị tổn thương rất nhiều, suy giảm chức năng gan trầm trọng, diễn biến hình thành tế bào ung thư khá cao, tiên lượng nặng. Dịch tích tụ trong ổ bụng, gây chèn ép vào các cơ quan nội tạng bên cạnh, tăng áp lực ổ bụng. Lúc này, cơ hoành bị đẩy lên cao, bệnh nhân khó khăn trong hô hấp, đặc biệt là khi nằm đầu thấp. Dịch tích tụ trong ổ bụng lâu ngày gây nên tình trạng: – Nhiễm trùng – Giãn tĩnh mạch thực quản, dạ dày, lách – Gây chảy máu ồ ạt khó cầm, sốc mất máu – Hôn mê gan – Hội chứng gan thận, hội chứng não – gan, ung thư gan… – Người bệnh mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, suy dinh dưỡng – Suy thận – Viêm phúc mạc do nhiễm trùng – Xuất huyết dưới da, hiện tượng sao mạch – Tiêu chảy Siêu âm kiểm tra định kỳ giúp phát hiện phòng tránh xơ gan cổ trướng Để chẩn đoán phân biệt xơ gan cổ trướng, bác sĩ sẽ kết hợp khám thực thể lâm sàng, tìm điểm đau khu trú, tổn thương thực thể. Đồng thời, cho làm cận lâm sàng để phục vụ chẩn đoán xác định được chính xác hơn. 6.1 Xét nghiệm máu Một số chỉ số xét nghiệm sẽ biến đổi bất thường, cảnh báo tình trạng xơ gan cổ trướng: protid trong máu giảm, albumin giảm, đông máu kém, prothrombin giảm, Cholesterol máu giảm… 6.2 Siêu âm Dưới hình ảnh siêu âm thấy gan nhỏ, bờ không đều, tổn thương nhiều, có hình răng cưa, dạng nốt. Biểu hiện rõ thấy giãn tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch lách, rốn giãn, thuyên tắc tĩnh mạch cửa. 6.3 CT, MRI Bệnh nhân được chỉ định chụp MRI có thuốc cản quang để nhìn rõ tình trạng 6.4 Sinh thiết Một số trường hợp bệnh nhân phải được thực hiện sinh thiết, để chẩn đoán xác định và phân loại nguyên nhân, thể bệnh. Khi bệnh nhân diễn biến sang giai đoạn xơ gan cổ trướng, thường tiên lượng nặng. Bệnh nhân cần được quan tâm chăm sóc nhiều hơn. Bệnh không lây qua hô hấp, ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Bệnh chỉ lây qua máu dịch, chất tiết, dịch của bệnh nhân có chứa virus gây bệnh truyền trực tiếp sang người lành. Hãy có thái độ đúng khi chăm sóc người bệnh, để giúp người bệnh hòa đồng và không bị tủi thân, tự trách, trầm cảm khi ở cùng người xung quanh.;;;;;Bệnh xơ gan cổ trướng là tổn thương nghiêm trọng ở gan, khiến chức năng gan bị phá hủy và không thể phục hồi. Xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan, rất khó điều trị và dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy cần hiểu về nguyên nhân, triệu chứng của căn bệnh này để phòng ngừa hiệu quả, cũng như phát hiện sớm. 1. Biểu hiện của bệnh xơ gan cổ trướng qua các giai đoạn 1.1 Triệu chứng của bệnh xơ gan cổ trướng ở giai đoạn sớm Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng lâm sàng thường không biểu hiện, biểu hiện không rõ hoặc rất nhẹ nhàng. Triệu chứng chủ yếu nếu có ở giai đoạn này là rối loạn tiêu hóa. Điển hình nhất như chán ăn, giảm cảm giác ngon miệng, tiêu chảy, mệt mỏi, đau và hơi tức vùng hạ sườn phải, đầy bụng, buồn nôn và nôn… Ở giai đoạn đầu, bệnh xơ gan ít biểu hiện triệu chứng, nếu có thì chủ yếu là các vấn đề tiêu hóa như chán ăn, tiêu chảy,… 1.2 Triệu chứng bệnh xơ gan cổ trướng ở giai đoạn toàn phát Bước vào giai đoạn này, các biểu hiện rối loạn tiêu hóa gia tăng. Người bệnh có thể cảm thấy đau vùng gan rõ rệt hơn, sụt cân. Bên cạnh đó là những thay đổi bất thường trên da: da xạm màu hoặc vàng da, vàng mắt, xuất hiện các điểm ứ huyết ở mặt, ngực, tay, vai, cổ, giãn mao mạch, bàn tay, đầu ngón tay đỏ và sưng lên. Một số người cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, mất ngủ, chân tay tê và ngứa, tiểu ít hoặc khó đi tiểu và bụng có nước nhẹ. Lúc này gan đã bị tổn thương nặng, các chức năng gan suy giảm nghiêm trọng. Bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu cổ trướng rõ ràng: bụng trướng to, da bụng bóng và có thể xuất hiện các mao mạch trên da. Bên cạnh đó, người bệnh có các triệu chứng khó thở, toàn thân gầy yếu, sụt cân nghiêm trọng, da sạm tối hoặc vàng đậm, đau dữ dội ở vùng gan, tiểu ít… 2. Nguyên nhân gây xơ gan cổ trướng Uống nhiều rượu bia hay quá lạm dụng thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan cổ trướng. Rượu, bia vốn là thức uống lên men từ lúa mạch, gạo, các loại hoa quả, men,… cùng nhiều nguyên liệu khác. Việc lạm dụng rượu bia có thể khiến khiến chất độc tích tụ trong gan, gây viêm và tiêu tế bào. Cuối cùng là làm chức năng gan của người sử dụng dần suy yếu. Với việc lọt top các quốc gia sử dụng rượu bia cao nhất thế giới, Việt Nam cũng có tỉ lệ xơ gan do rượu cao so với các nước khác. Ngoài ra những nguyên nhân gây gây bệnh như: – Gan nhiễm mỡ – Viêm gan B, C và các loại viêm gan virus khác – Xơ gan mật nguyên phát hoặc thứ phát Dựa theo loại cổ trướng, người ta chia nguyên nhân gây cổ trướng thành 2 nhóm lớn: – Nguyên nhân gây cổ trướng dịch tiết: Do lao màng bụng, ung thư, viêm nhiễm … – Nguyên nhân gây cổ trướng dịch thấm: Gồm xơ gan, suy thận, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng Rượu bia, thuốc, virus viêm gan,… là những nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan trướng bụng Theo các chuyên gia Gan mật, bệnh xơ gan trướng bụng là bệnh khó chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, điều trị tích cực, tránh lao động nặng nhọc và thực hiện chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý có thể giúp bệnh nhân cải thiện các triệu chứng và phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra. Quá trình điều trị bệnh xơ gan trướng bụng có thể là sự kết hợp các phương pháp như: 3.1 Điều trị bằng thuốc Mục đích của việc điều trị bằng thuốc là tránh các biến chứng, giữ ổn định các tế bào gan và ngăn chặn sự phát triển của tổ chức xơ. Thuốc điều trị căn bệnh này thường là các loại thuốc có tác dụng nuôi dưỡng, bảo vệ tế bào gan. Bên cạnh đó, còn có thể điều trị bằng đông y… 3.2 Chế độ ăn uống – nghỉ ngơi hợp lí Chế độ ăn uống giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chức năng gan và giúp điều trị xơ gan cổ trướng một cách hiệu quả. Khẩu phần ăn của người bệnh cần cân đối hàm lượng chất đường, chất béo, chất đạm, tăng cường rau và trái cây trong khẩu phần ăn, hạn chế ăn muối… Bệnh nhân xơ gan cổ trướng cần uống đủ nước, khoảng 1-1,5 lít nước mỗi ngày; tránh ăn mỡ động vật và các loại bơ. Đặc biệt, phải hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá và các chất kích thích khác. 3.3 Tập luyện thường xuyên Việc tập luyện đều đặn có ý nghĩa lớn đối với sức khỏe nói chung và sức khỏe lá gan. Khi xơ gan đã đến giai đoạn cổ trướng, người bệnh cần được điều trị tích cực với bác sĩ chuyên khoa Gan mật để kiểm soát bệnh. Hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về bệnh xơ gan cổ trướng, từ đó có biện pháp chăm sóc lá gan phù hợp. Nếu đang mắc một trong các bệnh lý gan mật, hãy điều trị sớm và đúng hướng để ngăn bệnh tiến triển nặng hơn và biến chứng xơ gan. Nếu thấy các dấu hiệu bệnh xơ gan tăng nặng, hãy khám chuyên khoa Gan mật để được chẩn đoán và có phương pháp kiểm soát sớm.