id
int64
26
645k
text
stringlengths
33
36k
252,547
Vị trí và chức năng Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch (sau đây gọi tắt là Trường) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành văn hóa, thể thao và du lịch; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế phục vụ đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân lực; cung cấp các dịch vụ về đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân lực theo quy định của pháp luật. Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; trụ sở tại thành phố Hà Nội.
116,538
Vị trí và chức năng 1. Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội (sau đây viết tắt là Trường) là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước, kiến thức pháp luật, kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật. 2. Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; có trụ sở chính đặt tại Thành phố Hà Nội. 3. Trường có tên giao dịch tiếng Anh là: Training School on Labour and Social Affairs; viết tắt là: SOLASA.
77,247
Nhiệm vụ, quyền hạn Trường có các nhiệm vụ, quyền hạn sau: 1. Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của Trường do Tổng Thanh tra Chính phủ giao; cấp chứng chỉ, chứng nhận theo chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Trường; chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng khác trong phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ; 2. Chủ trì phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ biên soạn và trình Tổng Thanh tra Chính phủ phê duyệt tài liệu, giáo trình thuộc các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quy định tại khoản 2 Điều 2 của Quy định này; chủ động biên soạn giáo trình, tài liệu thuộc các chương trình bồi dưỡng khác; 3. Tham gia xây dựng, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng và các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan; 4. Chuyển giao công nghệ, tư vấn, cung cấp các dịch vụ về đào tạo, bồi dưỡng theo chức năng, nhiệm vụ và theo quy định của pháp luật; 5. Chủ trì, phối hợp tổ chức hoặc tham gia các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học, áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào công tác đào tạo, bồi dưỡng; chủ trì hoặc tham gia xây dựng đề án, dự án trong nước và các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng; 6. Tổ chức cung cấp dịch vụ, nơi làm việc, trang thiết bị, phương tiện làm việc phục vụ các đoàn công tác của Thanh tra Chính phủ, các đoàn công tác của Thanh tra các bộ, ngành, địa phương lưu trú tại Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng Nha Trang; 7. Khai thác cơ sở vật chất được giao khi chưa sử dụng hết cho các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và các nhiệm vụ quy định tại khoản 6 Điều này để cung cấp các dịch vụ theo Đề án về quản lý sử dụng tài sản công được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định của pháp luật; 8. Quản lý tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tổng Thanh tra Chính phủ; 9. Tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật và ủy quyền của Tổng Thanh tra Chính phủ; 10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Thanh tra Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
68,960
Vị trí và chức năng ... 2. Trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, hợp tác quốc tế và truyền thông, tư vấn và dịch vụ về chính sách công và phát triển nông thôn phục vụ quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. ...
84,983
Nhiệm vụ, quyền hạn Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan; cụ thể như sau: 1. Trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan do Cục Hải quan quản lý, Đội kiểm soát phòng, chống ma túy tiến hành: a) Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cơ bản, tổ chức nắm tình hình, xây dựng trình Cục trưởng Cục Hải quan phương án, kế hoạch trọng tâm, trọng điểm để phòng ngừa và đấu tranh buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy và tiền chất qua biên giới và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; b) Thu thập thông tin về buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy và tiền chất qua biên giới để Cục trưởng Cục Hải quan chỉ đạo các Chi cục Hải quan thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan và kiểm soát phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cửa khẩu; c) Tiến hành các biện pháp tuần tra, điều tra hoặc biện pháp nghiệp vụ khác nhằm ngăn ngừa, phát hiện, bắt giữ các vụ buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy và tiền chất qua biên giới theo kế hoạch, phương án được Cục trưởng Cục Hải quan phê duyệt; d) Phối hợp với các lực lượng có liên quan trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát phòng, chống buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy và tiền chất qua biên giới theo chỉ đạo của Cục trưởng Cục Hải quan và yêu cầu của Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. 2. Ngoài địa bàn hoạt động hải quan, Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy phối hợp với các lực lượng chức năng khác trên địa bàn để ngăn ngừa, phát hiện, điều tra, bắt giữ các hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy và tiền chất qua biên giới. ...
220,358
Cơ cấu tổ chức ... Các Đội, Hải đội có con dấu riêng để thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các Phòng, Đội, Hải đội thuộc và trực thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu. Biên chế của Cục Điều tra chống buôn lậu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trong tổng số biên chế được giao.
85,862
Cơ cấu tổ chức 1. Căn cứ vào khối lượng, tính chất công việc và biên chế được giao, Đội Kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có thể được thành lập các Tổ công tác. Việc thành lập, sát nhập, giải thể các Tổ công tác thuộc Đội Kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định. 2. Biên chế của Đội Kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ do Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu quyết định trong tổng số biên chế được giao.
477,729
Khoản 5. Phân định thẩm quyền xử phạt của Hải quan: a) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 20; khoản 5 Điều 20 (trừ trường hợp đối tượng vi phạm thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 2, 3, 4 Điều 20); Điều 25; khoản 1 Điều 26; điểm a, b, c khoản 1 Điều 31 và khoản 1,2, 3,7 Điều 33 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 60 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; b) Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa quy định tại Điều 18; khoản 1, 2,3, 4 Điều 20; khoản 5 Điều 20 (trừ trường hợp đối tượng vi phạm thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 3, 4 Điều 20); Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1 Điều 27; Điều 31 và Điều 33 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 60 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; c) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2, khoản 3, 4, 5 Điều 20; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 31; Điều 33 và điểm a, b khoản 4 Điều 3 6 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 60 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
504,711
Khoản 3. Khi được phân công Điều tra vụ án hình sự, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Phó Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu có quyền áp dụng các biện pháp Điều tra quy định tại Khoản 1 Điều này.
79,074
Vị trí, chức năng 1. Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố (sau đây gọi tắt là Cục Hải quan) có chức năng trực tiếp tổ chức đấu tranh chống buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy và tiền chất qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan do Cục Hải quan quản lý. Đối với các Cục Hải quan chưa thành lập Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy thì Đội Kiểm soát Hải quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy tại quy định này. 2. Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy có con dấu riêng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
172,441
Nhiệm vụ và quyền hạn 1. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính: a) Văn bản quy phạm pháp luật về các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan; công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; phòng, chống ma túy; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả trong lĩnh vực hải quan; công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ kiểm soát hải quan và công tác điều tra theo trình tự tố tụng hình sự thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan; b) Đề án, chương trình, kế hoạch dài hạn về công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; phòng, chống ma túy; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả trong lĩnh vực hải quan; công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ kiểm soát hải quan; c) Đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét việc sửa đổi, bổ/sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực được phân công quản lý. 2. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành các quy trình, quy chế, kế hoạch về thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan; công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; phòng, chống ma túy; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả trong lĩnh vực hải quan và công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ kiểm soát hải quan; công tác điều tra theo trình tự tố tụng hình sự thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan. ...
477,711
Khoản 3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
61,158
Các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra 1. Các cơ quan của Bộ đội biên phòng được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Cục trinh sát biên phòng; Cục phòng, chống ma túy và tội phạm; Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm; Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng; Đồn biên phòng. 2. Các cơ quan của Hải quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Cục Điều tra chống buôn lậu; Cục Kiểm tra sau thông quan; Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục Hải quan cửa khẩu. 3. Các cơ quan của Kiểm lâm được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Cục Kiểm lâm; Chi cục Kiểm lâm vùng; Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh; Hạt Kiểm lâm. 4. Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển; Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển; Cục Nghiệp vụ và pháp luật; Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy; Hải đoàn; Hải đội; Đội nghiệp vụ. 5. Các cơ quan của Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm có Cục Kiểm ngư, Chi cục Kiểm ngư vùng. 6. Các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Cục Quản lý xuất nhập cảnh; các cục nghiệp vụ an ninh ở Bộ Công an; Phòng Quản lý xuất nhập cảnh; các phòng nghiệp vụ an ninh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp tỉnh) và Đội An ninh ở Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp huyện); Cục Cảnh sát giao thông; Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Phòng Cảnh sát giao thông; Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Trại giam. 7. Các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Trại giam, đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương.
481,827
Khoản 7. Trong trường hợp người có hành vi chế tạo, tàng trữ, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, với mục đích là chuẩn bị công cụ, phương tiện để thực hiện một tội phạm khác và tội phạm khác đã được thực hiện thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội "chế tạo, tàng trữ, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự" gây hậu quả nghiêm trọng theo điểm c, khoản 2 Điều 95 Bộ luật hình sự và tội phạm tương ứng dã được thực hiện. Trong trường hợp tội phạm khác chưa được thực hiện là một tội nghiêm trọng thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội.
481,822
Khoản 2. Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là cất giữ chúng mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nơi tàng trữ có thể là nơi ở, nơi làm việc, mang theo trong người, trong hành lý hoặc cất giấu bất kỳ ở một vị trí nào khác mà người phạm tội đã chọn. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không có ý nghĩa đối với việc định tội. Ngoài ra bất cứ ai có được vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự không kể do nguồn gốc nào mà có (như được tặng, cho, đào bới được, nhặt được...) mà không khai và nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì hành vi cất giữ các đối tượng đó của họ cũng được coi là tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng phương tiện kỹ thuật quân sự. Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng mà gây hậu quả làm chết người, gây tổn hại sức khoẻ cho người khác, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản (như cất giấu lựu đạn để người khác đào bới gây nổ chết người...); hoặc trường hợp đưa vũ khí tàng trữ trái phép ra lau chùi, tháo lắp gây chết người, gây tổn hại cho sức khoẻ người khác, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản thì chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm c khoản 2 Điều 95 (hoặc Điều 96) Bộ luật hình sự về tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng với tình tiết định khung tăng nặng là gây hậu quả nghiêm trọng mà không truy cứu trách nhiệm hình sự thêm về tội vô ý làm chết người, vô ý gây thương tích hoặc vô ý gây thiệt hại đến tài sản.
498,309
Khoản 6. Người nào đã tàng trữ, vận chuyển vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ một thời gian, sau đó giao nộp theo vận động của chính quyền địa phương thì tùy trường hợp cụ thể xử lý như sau: a) Trường hợp người đã tàng trữ, vận chuyển vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ theo quy định Điều 63 và Điều 67 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; b) Trường hợp chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật hình sự khác, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự tương ứng với hành vi phạm tội, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
498,286
Khoản 2. “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự” quy định tại khoản 1 Điều 304 của Bộ luật Hình sự là cất giữ vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nơi tàng trữ có thể là nơi ở, nơi làm việc, mang theo trong người, trong hành lý hoặc cất giấu bất kỳ ở một vị trí nào khác mà người phạm tội đã chọn. Cũng được coi là tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự đối với trường hợp vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự có từ bất kỳ nguồn nào (ví dụ: cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp, đào được, nhặt được) mà không khai báo, giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
202,464
Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự 1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm. ...
481,826
Khoản 6. Hành vi phá vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự để lấy một số bộ phận thì tuỳ từng đối tượng mà xử lý như sau: - Trong trường hợp đối tượng là những phương tiện quan trọng về an ninh quốc phòng như máy bay, tàu chiến, ra đa, xe tăng, xe bọc thép, tên lửa..., mà người có hành vi phạm tội có mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội" theo Điều 79 Bộ luật hình sự; nếu không có mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "phá huỷ phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia" theo Điều 94 Bộ luật hình sự. - Trong trường hợp đối tượng là vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác nếu chủ thể là những người được quy định tại Điều 249 Bộ luật hình sự, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự" (theo điều 269 Bộ luật hình sự); nếu chủ thể là những người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội huỷ hoại tài sản xã hội chủ nghĩa (theo Điều 138 Bộ luật hình sự).
481,831
Khoản 3. Người nào chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng với số lượng trên mức tối đa được hướng dẫn tại điểm 2 mục này là phạm tội thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng và phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 95 Bộ luật hình sự. 3. Người nào chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất nổ với số lượng trên mức tối đa được hướng dẫn tại điểm 2 mục này là phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng và phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 96 Bộ luật hình sự.
498,304
Khoản 1. Trường hợp người phạm tội có hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ gây hậu quả chết người, gây tổn hại sức khoẻ cho người khác, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản thì chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự theo các điều 304, 305, 306 của Bộ luật Hình sự với tình tiết định khung hình phạt tương ứng mà không truy cứu trách nhiệm hình sự thêm về các tội quy định tại các điều 128, 138, 180 của Bộ luật Hình sự.
498,310
Khoản 7. Thiệt hại do hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự quy định tại Điều 304 của Bộ luật Hình sự gây ra không bao gồm giá trị của vật phạm pháp. Trường hợp người phạm tội vừa chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự có giá trị vừa gây thiệt hại về tài sản mà giá trị của vật phạm pháp, thiệt hại về tài sản đều trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử lý như sau: a) Nếu giá trị của vật phạm pháp, thiệt hại về tài sản đều thuộc khung hình phạt cơ bản thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt cơ bản; b) Nếu giá trị của vật phạm pháp, thiệt hại về tài sản đều thuộc các khung hình phạt khác nhau thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt cao hơn; c) Nếu giá trị của vật phạm pháp, thiệt hại về tài sản cùng một khung hình phạt tăng nặng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo cả 02 tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự.
481,832
Khoản 4. Người nào chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng đối với nhiều loại vũ khí quân dụng khác nhau, mà số lượng đối với mỗi loại chưa đến mức được hướng dẫn tại điểm 1 mục này, thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 95 Bộ luật hình sự. Nếu số lượng đối với mỗi loại vũ khí đến mức được hướng dẫn tại điểm 1 mục này thì phải bi truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 95 Bộ luật hình sự. Nếu số lượng đối với mỗi loại vũ khí đến mức được hướng dẫn tại điểm 2 mục này thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 95 Bộ Luật hình sự. 4. Người nào chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất nổ đối với nhiều loại khác nhau mà số lượng đối với mỗi loại chưa đến mức được hướng dẫn tại điểm 1 mục này, thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 96 Bộ luật hình sự. Nếu số lượng đối với mỗi loại đến mức được hướng dẫn tại điểm 1 mục này thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 96 Bộ luật hình sự. Nếu số lượng đối với mỗi loại đến mức được hướng dẫn tại điểm 2 mục này thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 96 Bộ Luật hình sự.
243,675
Huấn luyện viên, vận động viên không hưởng lương từ ngân sách nhà nước 1. Huấn luyện viên trong thời gian tập trung tập luyện và thi đấu tại các đội tuyển Công an được trả tiền công theo ngày với các mức như sau: a) Đội tuyển của Bộ: 120.000 đồng/người/ngày; b) Đội tuyển trẻ; Đội tuyển năng khiếu của Bộ: 90.000 đồng/người/ngày. 2. Vận động viên trong thời gian tập trung tập luyện và thi đấu tại các đội tuyển Công an được trả tiền công theo ngày với các mức như sau: a) Đội tuyển của Bộ: 80.000 đồng/người/ngày; b) Đội tuyển trẻ của Bộ: 40.000 đồng/người/ngày; c) Đội tuyển năng khiếu của Bộ: 30.000 đồng/người/ngày.
37,587
1. Huấn luyện viên, vận động viên không hưởng lương từ ngân sách nhà nước: a) Huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia: 300.000 đồng/người/ngày; b) Huấn luyện viên đội tuyển quốc gia: 200.000 đồng/người/ngày; c) Huấn luyện viên trưởng đội tuyển trẻ quốc gia: 200.000 đồng/người/ngày; d) Huấn luyện viên đội tuyển trẻ quốc gia: 150.000 đồng/người/ngày; đ) Huấn luyện viên đội tuyển của ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: 120.000 đồng/người/ngày; e) Huấn luyện viên đội tuyển trẻ của ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: 90.000 đồng/người/ngày; g) Huấn luyện viên đội tuyển năng khiếu của ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: 90.000 đồng/người/ngày. h) Vận động viên đội tuyển quốc gia: 150.000 đồng/người/ngày; i) Vận động viên đội tuyển trẻ quốc gia: 120.000 đồng/người/ngày; k) Vận động viên đội tuyển của ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: 80.000 đồng/người/ngày; l) Vận động viên đội tuyển trẻ của ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: 40.000 đồng/người/ngày; m) Vận động viên đội tuyển năng khiếu của ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: 30.000 đồng/người/ngày. 2. Đối với huấn luyện viên, vận động viên hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian được tập trung tập huấn và thi đấu, nếu có mức lương thấp hơn mức tiền công quy định tại Khoản 1 Điều này thì cơ quan, đơn vị sử dụng huấn luyện viên, vận động viên chịu trách nhiệm chi trả phần chênh lệch để bảo đảm bằng các mức quy định tương ứng tại Khoản 1 Điều này.
587,003
Khoản 2. Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định này được hưởng tiền lương theo ngày thực tế tập huấn, thi đấu như sau: a) Huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia: 505.000 đồng/người/ngày; b) Huấn luyện viên đội tuyển quốc gia: 375.000 đồng/người/ngày; c) Huấn luyện viên trưởng đội tuyển trẻ quốc gia: 375.000 đồng/người/ngày; d) Huấn luyện viên đội tuyển trẻ quốc gia: 270.000 đồng/người/ngày; đ) Huấn luyện viên đội tuyển ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: 215.000 đồng/người/ngày; e) Huấn luyện viên đội tuyển trẻ ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: 180.000 đồng/người/ngày; g) Huấn luyện viên đội tuyển năng khiếu ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: 180.000 đồng/người/ngày.
20,397
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chi trả tiền công, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền khám, chữa bệnh, tai nạn, tiền trợ cấp và tiền bồi thường theo quy định cho huấn luyện viên, vận động viên thuộc các đội tuyển, đội tưởng trẻ quốc gia; chi tiền thưởng cho các huấn luyện viên, vận động viên đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia đạt thành tích thi đấu tại các giải thể thao quốc tế theo quy định tại Thông tư này từ nguồn ngân sách thể dục thể thao được giao hàng năm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
577,496
Khoản 1. Nội dung và mức chi thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với huấn luyện viên, vận động viên trong thời gian tập trung tập huấn: a) Tập huấn ở trong nước: Là số ngày huấn luyện viên, vận động viên có mặt thực tế tập trung tập huấn theo quyết định của cấp có thẩm quyền; mức chi cụ thể như sau: Đơn vị tính: Đồng/người/ngày. STT Đội tuyển Mức ăn hàng ngày 1 Đội tuyển quốc gia 320.000 2 Đội tuyển trẻ quốc gia 320.000 3 Đội tuyển cấp tỉnh, ngành 240.000 4 Đội tuyển trẻ cấp tỉnh, ngành 200.000 b) Tập huấn ở nước ngoài: Huấn luyện viên, vận động viên khi tập trung tập huấn ở nước ngoài được hưởng chế độ bữa ăn hàng ngày theo thư mời hoặc hợp đồng ký kết giữa cơ quan quản lý vận động viên ở trong nước với cơ sở đào tạo ở nước ngoài.
20,381
1. Chế độ tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp một lần và bồi thường tai nạn quy định tại Thông tư này áp dụng đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao là người Việt Nam thuộc đội tuyển quốc gia; đội tuyển trẻ quốc gia; đội tuyển, đội tuyển trẻ, đội tuyển năng khiếu của ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian tập trung tập huấn (tập luyện, huấn luyện) và thi đấu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. 2. Chế độ tiền thưởng quy định tại Thông tư này áp dụng đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao thuộc đội tuyển quốc gia; đội tuyển trẻ quốc gia; đội tuyển, đội tuyển trẻ, đội tuyển năng khiếu của ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập thành tích trong thi đấu tại các đại hội, giải thi đấu thể thao trong nước và quốc tế. 3. Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định triệu tập đội tuyển, gồm: a) Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao (đối với các huấn luyện viên, vận động viên thể thao thuộc đội tuyển quốc gia, đội tuyển trẻ quốc gia); b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao thuộc các đội tuyển, đội tuyển trẻ, đội tưởng năng khiếu của bộ, ngành); c) Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao thuộc các đội tuyển, đội tuyển trẻ, đội tuyển năng khiếu của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
547,920
Khoản 3. Chi tiền làm nhiệm vụ a) Đối tượng và mức chi tiền làm nhiệm vụ: Số TT Đối tượng Mức chi (đồng/người/ngày) I Làm nhiệm vụ môn bóng đá 1 Trưởng ban, Phó trưởng Ban Tổ chức môn bóng đá 700.000 2 Thành viên Ban Tổ chức môn bóng đá 500.000 3 Trọng tài quốc tế (tương đương 300 USD) 7.050.000 4 Quan chức kỹ thuật, ban kỷ luật, khiếu nại, giám sát, điều phối viên quốc tế (tương đương 200 USD) 4.700.000 II Làm nhiệm vụ các môn thể thao khác 1 Trưởng ban, Phó trưởng Ban Tổ chức môn thể thao 400.000 2 Thành viên Ban Tổ chức môn thể thao 300.000 3 Tổng trọng tài, Trưởng Ban giám sát 900.000 4 Trọng tài (bao gồm chuyên môn và điện tử ) 600.000 5 Quan chức kỹ thuật, giám sát, trọng tài quốc tế là người nước ngoài (tương đương 100 USD) 2.350.000 III Làm nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành, phục vụ 1 Thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia, Ban Tổ chức 500.000 2 Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm Điều hành; Trưởng Tiểu ban, Phó trưởng Tiểu ban; thành viên Trung tâm Điều hành, Tiểu ban 300.000 3 Nhân viên phục vụ; y tế; cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự 200.000 4 Tình nguyện viên 150.000 5 Đối tượng tham gia đồng diễn, diễu hành, xếp chữ: a) Người tập: - Tập luyện 55.000 - Tổng duyệt (tối đa 2 buổi) 75.000 - Chính thức 120.000 b) Giáo viên quản lý, hướng dẫn 110.000 b) Danh sách đối tượng được hưởng mức chi tiền làm nhiệm vụ quy định tại điểm a Khoản này theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
20,398
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chi tiền công, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền khám, chữa bệnh, tai nạn, tiền trợ cấp và tiền bồi thường theo quy định cho huấn luyện viên, vận động viên thuộc các đội tuyển, đội tuyển trẻ, đội tuyển năng khiếu do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý; tiền thưởng cho các huấn luyện viên và vận động viên đạt thành tích thi đấu tại các giải thi đấu quốc gia và các giải thi đấu cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Thông tư này từ nguồn ngân sách sự nghiệp thể dục thể thao hàng năm của địa phương.
20,387
Huấn luyện viên, vận động viên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội khi thôi làm huấn luyện viên, vận động viên (kết thúc sự nghiệp làm huấn luyện viên, vận động viên đỉnh cao) được trợ cấp một lần. Cứ mỗi năm (12 tháng) làm huấn luyện viên, vận động viên tập trung (nếu có thời gian ngắt quãng thì được tính cộng dồn) được hưởng 1,5 tháng (26 ngày/tháng) tiền công trước khi thôi làm huấn luyện viên, vận động viên, nhưng thấp nhất cũng bằng 2 tháng tiền công. Khi tính cộng dồn thời gian làm huấn luyện viên, vận động viên (kể cả thời gian làm huấn luyện viên, vận động viên cấp tỉnh, ngành và cấp quốc gia) để tính hưởng trợ cấp theo quy định tại Điều này, nếu có tháng lẻ dưới 03 tháng thì không tính, nếu đủ từ 3 tháng trở lên đến đủ 06 tháng được tính là 1/2 năm, từ trên 06 tháng đến 12 tháng được tính tròn 01 năm. Ví dụ 2: Vận động viên đội tuyển quốc gia Trần Văn E không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, có thời gian được cơ quan có thẩm quyền triệu tập tập trung tập huấn và thi đấu như sau: Ở đội tuyển cấp tỉnh 7 năm (mỗi năm được triệu tập 6 tháng); đội tuyển quốc gia 2 năm 3 tháng liên tục. Khi thôi làm vận động viên Trần Văn E được tính hưởng trợ cấp một lần như sau: - Thời gian được hưởng tính trợ cấp một lần: (7 năm x 6 tháng) + 27 tháng = 69 tháng Tương: ứng với 5 năm, 9 tháng. Tính tròn là 6 năm. - Mức tiền công tháng trước khi thôi làm vận động viên đội tuyển quốc gia là: 150.000 đồng/người/ngày x 26 ngày = 3.900.000 đồng - Tổng số tiền trợ cấp một lần là: 3.900.000 đồng x 9 tháng = 35.100.000 đồng
23,776
Nhiệm vụ thiết kế xây dựng 1. Chủ đầu tư lập hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng. 2. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng phải phù hợp với chủ trương đầu tư và là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng, lập thiết kế xây dựng. Chủ đầu tư có thể thuê tổ chức tư vấn, chuyên gia góp ý hoặc thẩm tra nhiệm vụ thiết kế khi cần thiết. 3. Nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng bao gồm: a) Các căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng; b) Mục tiêu xây dựng công trình; c) Địa điểm xây dựng công trình; d) Các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc của công trình; đ) Các yêu cầu về quy mô và thời hạn sử dụng công trình, công năng sử dụng và các yêu cầu kỹ thuật khác đối với công trình. 4. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế để đảm bảo hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình.
644,207
Khoản 1. Nhiệm vụ a) Tham gia thực hiện các định hướng, chiến lược, chương trình quốc gia thuộc lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng; b) Tham gia biên soạn, hệ thống hóa tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế, quản lý trong lĩnh vực kiến trúc và quy hoạch xây dựng; c) Tham gia thực hiện các đồ án quy hoạch hoặc thiết kế công trình, lập dự án do các kiến trúc sư hạng cao hơn chủ trì; chủ nhiệm đồ án hoặc chủ trì bộ môn chuyên ngành của các loại đồ án quy hoạch vùng huyện, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đặc thù, quy hoạch xây dựng nông thôn; chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế công trình cấp III, IV; chủ nhiệm lập dự án nhóm C; d) Tham gia nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phát triển, nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng; đ) Tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ; chủ trì hoặc tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng; e) Tham gia chuẩn bị nội dung cho các cuộc hội thảo chuyên môn, nghiệp vụ trong và ngoài nước; g) Tham gia biên soạn, biên tập các tài liệu, giáo trình hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng theo yêu cầu phát triển lực lượng cơ sở.
147,490
Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kiến trúc trên phạm vi cả nước. 2. Bộ Xây dựng là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kiến trúc trong phạm vi cả nước và có trách nhiệm sau đây: a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam; b) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về kiến trúc; c) Tổ chức, quản lý hoạt động kiến trúc trong quản lý dự án, thẩm định dự án, thiết kế xây dựng; d) Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về kiến trúc; đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động kiến trúc; e) Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ về kiến trúc; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kiến trúc; g) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động kiến trúc; h) Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, đánh giá chất lượng kiến trúc trong các dự án đầu tư xây dựng; i) Ban hành mẫu thiết kế kiến trúc cho các công trình công cộng và nhà ở nông thôn bảo đảm yêu cầu về thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai; k) Xây dựng cơ sở dữ liệu về kiến trúc và hành nghề kiến trúc trong cả nước; quản lý, cung cấp thông tin phục vụ hoạt động kiến trúc; l) Hợp tác quốc tế về kiến trúc. 3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động kiến trúc.
197,163
Trách nhiệm của đơn vị thẩm định 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định các nội dung sau đây: ... b) Phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định tại Điều 26 của Luật Đấu thầu và các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.
80,675
Hoạt động phục vụ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch, xây dựng 1. Viện Kiến trúc quốc gia có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ phục vụ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch, xây dựng theo quy định tại khoản 3, Điều 7 của Quy chế này. ...
610,004
Khoản 1. Cơ quan trình thẩm định và phê duyệt: a) Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình thẩm định, trình phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc trách nhiệm của mình tổ chức lập và thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. b) Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm trình thẩm định, trình phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân các cấp.
567,564
Khoản 2. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do nhà thầu thiết kế lập. Trường hợp chưa lựa chọn được nhà thầu thiết kế hoặc trong các trường hợp khảo sát khác, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền lập dự án PPP được thuê tổ chức, cá nhân hoặc giao tổ chức, cá nhân trực thuộc có đủ điều kiện năng lực lập, thẩm tra nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
644,203
Khoản 1. Nhiệm vụ a) Tham mưu giúp cơ quan quản lý nhà nước trong việc nghiên cứu, xây dựng và thực hiện định hướng, chiến lược, chương trình quốc gia thuộc lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng; b) Tổ chức biên soạn, hệ thống hóa tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế, quản lý trong lĩnh vực kiến trúc và quy hoạch xây dựng; c) Tham gia nghiên cứu đề xuất các phương án đầu tư khoa học công nghệ và chế độ quản lý kỹ thuật trong công tác thiết kế kiến trúc, quy hoạch xây dựng phù hợp với tình hình, đặc điểm và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước và từng địa phương; d) Chủ nhiệm đồ án hoặc chủ trì bộ môn chuyên ngành của các loại đồ án quy hoạch vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù có quy mô dân số tương đương với đô thị loại II trở xuống, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đặc thù, quy hoạch xây dựng nông thôn; chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế công trình cấp II trở xuống; chủ nhiệm lập dự án nhóm B, nhóm C; đ) Tham gia nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phát triển, nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng; e) Tham gia thực hiện các đề tài cấp nhà nước; chủ trì hoặc tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp cơ sở trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng; g) Tham gia chuẩn bị nội dung cho các cuộc hội thảo chuyên môn, nghiệp vụ trong và ngoài nước; h) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn, biên tập các tài liệu, giáo trình hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng cho các chức danh kiến trúc sư hạng thấp hơn theo yêu cầu phát triển lực lượng cơ sở; tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các chức danh kiến trúc sư hạng thấp hơn.
563,003
Điều 13. Quản lý kiến trúc và quy hoạch xây dựng. Uỷ ban nhân dân Thành phố có quyền hạn và trách nhiệm: 1. Căn cứ Quy hoạch chung thành phố Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng, tổ chức lập, xét duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết; cân đối, sử dụng hợp lý vốn ngân sách theo kế hoạch hàng năm; có chính sách tạo vốn lập các dự án điều tra, khảo sát và thiết kế quy hoạch xây dựng. 2. Ban hành Quy chế quản lý kiến trúc và quy hoạch xây dựng trên địa bàn Thành phố nhằm cụ thể hóa các quy chuẩn, tiêu chuẩn nhà nước về quy hoạch, kiến trúc và xây dựng phù hợp với điều kiện thực tế của Thành phố. 3. Xây dựng, ban hành các quy định về kiến trúc cảnh quan phù hợp với quy định hiện hành, bảo đảm giữ gìn các di sản văn hoá, kiến trúc truyền thống và phát triển kiến trúc mới của Thành phố hiện đại, giàu bản sắc dân tộc. 4. Tổ chức công bố công khai các dự án quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giới thiệu địa điểm và cấp chứng chỉ quy hoạch cho các tổ chức, cá nhân biết để thực hiện và kiểm tra việc xây dựng theo quy hoạch.
180,519
Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt 1. Điều kiện ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt a) Bên mua điện phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, có đề nghị mua điện và thông tin về cư trú của hộ gia đình tại địa điểm mua điện hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng địa điểm mua điện; b) Bên bán điện có lưới điện phân phối đủ khả năng cung cấp điện đáp ứng nhu cầu của bên mua điện. ...
67,570
Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt 1. Điều kiện ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt a) Bên mua điện phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, có đề nghị mua điện và thông tin về cư trú của hộ gia đình tại địa điểm mua điện hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng địa điểm mua điện; b) Bên bán điện có lưới điện phân phối đủ khả năng cung cấp điện đáp ứng nhu cầu của bên mua điện. 1a. Hồ sơ đề nghị đăng ký mua điện phục vụ mục đích sinh hoạt của bên mua điện dạng giấy hoặc dữ liệu điện tử bao gồm: Đề nghị mua điện và một trong các giấy tờ, tài liệu sau: a) Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của cá nhân đại diện bên mua điện. Tại một địa điểm đăng ký mua điện, bên mua điện là một hộ gia đình thì chỉ được ký 01 Hợp đồng. b) Trường hợp không sử dụng thông tin về cư trú của hộ gia đình tại địa điểm mua điện, bên mua điện cung cấp bản sao của một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà ở; giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở); quyết định phân nhà; hợp đồng mua bán nhà; hợp đồng thuê nhà có thời hạn từ 01 năm trở lên hoặc các giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng địa điểm mua điện có thời hạn từ 01 năm trở lên để đăng ký mua điện và chỉ được ký 01 Hợp đồng. 2. Bên bán điện phải ký hợp đồng và cấp điện cho bên mua điện trong thời hạn 07 ngày làm việc khi có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này. 3. Trường hợp chưa có lưới điện phân phối hoặc lưới điện phân phối bị quá tải có xác nhận của cơ quan Điều tiết điện lực hoặc cơ quan được ủy quyền, bên bán điện phải trả lời cho bên mua điện trong thời hạn 05 ngày làm việc trong đó nêu rõ thời hạn dự kiến cấp điện được. 4. Bộ Công Thương hướng dẫn về hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt.
518,190
Điều 6. Tổ chức thực hiện 1. Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt trong phạm vi cả nước. 2. Sở Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt trong phạm vi quản lý. 3. Bên bán điện có trách nhiệm: đăng ký, đăng ký lại hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; công bố công khai hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung và tuân thủ các quy định khác có liên quan tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
153,523
Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt 1. Điều kiện ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt a) Bên mua điện phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật và có giấy đề nghị mua điện kèm theo bản sao của một trong các giấy tờ sau: Hộ khẩu thường trú, hoặc sổ tạm trú; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyết định phân nhà; hợp đồng mua bán nhà hợp lệ; hợp đồng thuê nhà có thời hạn từ 01 năm trở lên; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở); Hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà được công chứng hoặc chứng thực; b) Bên bán điện có lưới điện phân phối đủ khả năng cung cấp điện đáp ứng nhu cầu của bên mua điện.
28,219
Ban hành kèm theo Thông tư này mẫu Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt (sau đây viết là Hợp đồng) để áp dụng đối với Hợp đồng mua bán điện giữa đơn vị bán lẻ điện (sau đây viết là Bên bán điện) và khách hàng sử dụng điện phục vụ mục đích sinh hoạt (sau đây viết là Bên mua điện).
196,223
Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt ... 2. Bên bán điện phải ký hợp đồng và cấp điện cho bên mua điện trong thời hạn 07 ngày làm việc khi có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
619,212
Điều 8. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực 1. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 11 như sau: “a) Bên mua điện phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, có đề nghị mua điện và thông tin về cư trú của hộ gia đình tại địa điểm mua điện hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng địa điểm mua điện;”. 2. Bổ sung khoản 1a sau khoản 1 Điều 11 như sau: “1a. Hồ sơ đề nghị đăng ký mua điện phục vụ mục đích sinh hoạt của bên mua điện dạng giấy hoặc dữ liệu điện tử bao gồm: Đề nghị mua điện và một trong các giấy tờ, tài liệu sau: a) Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của cá nhân đại diện bên mua điện. Tại một địa điểm đăng ký mua điện, bên mua điện là một hộ gia đình thì chỉ được ký 01 Hợp đồng. b) Trường hợp không sử dụng thông tin về cư trú của hộ gia đình tại địa điểm mua điện, bên mua điện cung cấp bản sao của một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà ở; giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở); quyết định phân nhà; hợp đồng mua bán nhà; hợp đồng thuê nhà có thời hạn từ 01 năm trở lên hoặc các giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng địa điểm mua điện có thời hạn từ 01 năm trở lên để đăng ký mua điện và chỉ được ký 01 Hợp đồng.”. 3. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 11 như sau: “4. Bộ Công Thương hướng dẫn về hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt.”.
149,216
Chủ thể ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt 1. Chủ thể ký hợp đồng của Bên mua điện là người đại diện của Bên mua điện đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công (sau đây viết tắt là Nghị định số 104/2022/NĐ-CP) và có hồ sơ đề nghị đăng ký mua điện phục vụ mục đích sinh hoạt quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP gửi Bên bán điện. 2. Trường hợp Bên mua điện gồm nhiều hộ sử dụng điện chung ký 01 hợp đồng thì chủ thể ký hợp đồng của Bên mua điện là đại diện số hộ dùng chung ký hợp đồng và có văn bản ủy quyền của các hộ dùng chung khác. Các hộ dùng chung phải đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP. Tại hợp đồng phải ghi rõ số hộ dùng chung (có danh sách kèm theo) và giá bán điện được áp dụng theo quy định về thực hiện giá bán điện do Bộ Công Thương ban hành. 3. Trường hợp Bên mua điện là người thuê nhà để ở thì chủ thể ký hợp đồng của Bên mua điện được xác định theo quy định về thực hiện giá bán điện do Bộ Công Thương ban hành. 4. Chủ thể ký hợp đồng của Bên bán điện là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của Đơn vị bán lẻ điện có lưới điện phân phối đủ khả năng cung cấp điện đáp ứng nhu cầu của Bên mua điện.
518,187
Điều 3. Hình thức hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt 1. Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt phải được thể hiện bằng văn bản dưới dạng giấy (hợp đồng này được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản) hoặc dữ liệu điện tử (đối với dữ liệu điện tử, Bên mua điện có thể tra cứu và tải về tại Cổng thông tin điện tử của Bên bán điện). Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng là tiếng Việt. Các bên có thể thỏa thuận sử dụng thêm tiếng dân tộc khác của Việt Nam hoặc tiếng nước ngoài. Trong trường hợp có sự khác biệt giữa bản tiếng Việt với bản tiếng dân tộc khác của Việt Nam hoặc bản tiếng nước ngoài, bản có lợi hơn cho người tiêu dùng được ưu tiên áp dụng. 2. Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt phải thực hiện theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
99,144
Chế độ thăm gặp thân nhân, liên lạc, nhận tiền, quà của trại viên 1. Chế độ thăm gặp thân nhân a) Trại viên được thăm gặp thân nhân mỗi tháng 02 lần, mỗi lần không quá 02 giờ tại nhà thăm gặp của cơ sở giáo dục bắt buộc và phải chấp hành đúng quy định về thăm gặp. Trường hợp thăm gặp thêm giờ thì phải được sự đồng ý của Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, nhưng không quá 04 giờ; b) Trại viên phải có 03 tháng liên tục xếp loại khá, tốt liền kề với thời điểm thăm gặp và có đơn đề nghị thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc có thể cho gặp vợ hoặc chồng đến 24 giờ và được ở lại qua đêm tại nhà thăm gặp của cơ sở giáo dục bắt buộc. Vợ hoặc chồng đến thăm và được nghỉ qua đêm thì phải có thêm Giấy chứng nhận hoặc trích lục kết hôn hoặc Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của Ủy ban nhân dân cấp xã thể hiện là vợ hoặc chồng; c) Thời gian thăm gặp được tổ chức tất cả các ngày trong tuần, ngày nghỉ, ngày lễ, Tết. Thời gian tổ chức cho trại viên thăm gặp thân nhân theo thời gian làm việc của cơ sở giáo dục bắt buộc, trường hợp ngoài giờ do Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc quyết định; d) Thân nhân đến thăm gặp phải là người có tên trong Sổ thăm gặp và xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu. Trường hợp thân nhân đến thăm gặp trại viên không có các giấy tờ nêu trên thì phải có đơn đề nghị có dán ảnh đóng dấu giáp lai được xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập. Cơ sở giáo dục bắt buộc cấp Sổ thăm gặp theo mẫu thống nhất có danh sách của thân nhân trại viên. Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ký tên, đóng dấu vào Sổ thăm gặp. Sổ thăm gặp phải được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú xác nhận. Thân nhân đến thăm gặp trại viên phải chấp hành đúng quy định của pháp luật, nội quy nhà thăm gặp và theo sự hướng dẫn của cán bộ cơ sở giáo dục bắt buộc; đ) Đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đến thăm gặp trại viên do Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc quyết định, phải có: Công văn đề nghị của cơ quan, tổ chức hoặc đơn đề nghị của cá nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc nêu rõ lý do; khi đến thăm gặp phải xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu; e) Khi thăm gặp phải sử dụng Tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc thiểu số phải có cán bộ biết tiếng dân tộc đó hoặc người không biết Tiếng Việt phải thông qua người phiên dịch để giám sát; g) Trại viên vi phạm Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc đang bị cách ly tại buồng kỷ luật hoặc trại viên đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử hoặc có liên quan đến vụ án hình sự khác đang được xem xét, xử lý thì không được thăm gặp thân nhân.
94,365
Tiêu chuẩn, điều kiện, thời gian, địa điểm thăm gặp học sinh, trại viên ... 2. Thăm gặp trại viên a) Trại viên được gặp người thân tại Nhà thăm gặp của cơ sở giáo dục bắt buộc mỗi tháng 02 lần (trừ trường hợp vi phạm Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc đang bị cách ly với trại viên khác), trại viên được khen thưởng thì được gặp thêm 01 lần; b) Trại viên được gặp người thân không quá 02 giờ/lần. Trại viên chấp hành tốt Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc, tích cực học tập, lao động hoặc để thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc quyết định cho kéo dài thời gian thăm gặp nhưng không quá 04 giờ/lần; c) Trại viên có nhiều cố gắng trong lao động, học tập, chấp hành nghiêm chỉnh Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc lập công thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc có thể cho gặp vợ hoặc chồng đến 48 giờ/lần và được ở lại qua đêm tại phòng riêng của Nhà thăm gặp. ...
112,308
Thủ tục thăm gặp học sinh, trại viên ... 3. Trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc cấp Sổ thăm gặp cho học sinh, trại viên hoặc người thân của học sinh, trại viên theo mẫu thống nhất của Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ký tên, đóng dấu vào Sổ thăm gặp để lập danh sách người thân của học sinh, trại viên. Danh sách người thân của học sinh, trại viên trong Sổ thăm gặp phải được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập xác nhận.
247,702
Chế độ thăm gặp thân nhân, liên lạc, nhận tiền, quà của trại viên ... 2. Chế độ liên lạc ... c) Trại viên vi phạm Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc đang bị cách ly tại buồng kỷ luật hoặc trại viên đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử hoặc có liên quan đến vụ án hình sự khác đang được xem xét, xử lý thì không được liên lạc điện thoại, gửi thư với thân nhân. ...
43,737
1. Người được thăm gặp học sinh, trại viên Tổ chức, cá nhân được thăm gặp học sinh, trại viên gồm: a) Ông, bà nội, ngoại; bố, mẹ đẻ; bố dượng, mẹ kế; bố, mẹ nuôi hợp pháp; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột; anh, chị em ruột của vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột; b) Đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đề nghị thăm gặp học sinh, trại viên thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với nhu cầu, lợi ích chính đáng của học sinh, trại viên và yêu cầu của công tác quản lý, giáo dục học sinh, trại viên. 2. Trách nhiệm của người đến thăm gặp học sinh, trại viên a) Người đến thăm gặp học sinh, trại viên phải chấp hành quy định của pháp luật, Nội quy trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, Nội quy Nhà thăm gặp; thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc; b) Người đến thăm gặp học sinh, trại viên không được mang vũ khí, chất độc, chất nổ, chất dễ cháy, chất phóng xạ, các loại máy móc, thiết bị thông tin, liên lạc, máy tính xách tay, máy ảnh, máy quay phim, máy ghi âm vào nơi thăm gặp học sinh, trại viên. Trường hợp người đến thăm gặp học sinh, trại viên có những đồ vật nêu trên thì phải làm thủ tục gửi cho cán bộ làm nhiệm vụ thăm gặp quản lý và nhận lại sau khi thăm gặp xong.
1,964
1. Trại viên được gặp người thân mỗi tháng 02 lần, mỗi lần không quá 02 giờ tại nhà thăm gặp của cơ sở giáo dục bắt buộc và phải chấp hành đúng quy định về thăm gặp. Trường hợp gặp lâu hơn thì phải được sự đồng ý của Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, nhưng không quá 04 giờ. Trại viên có nhiều cố gắng trong lao động, học tập, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc có thể cho gặp vợ hoặc chồng đến 48 giờ và được ở lại qua đêm tại nhà thăm gặp của cơ sở giáo dục bắt buộc. 2. Người đến thăm trại viên phải xuất trình Chứng minh nhân dân và đơn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc đơn vị mà mình công tác. Trường hợp ngủ lại qua đêm tại cơ sở giáo dục bắt buộc phải được sự đồng ý của Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc; nếu là vợ hoặc chồng đến thăm và được nghỉ qua đêm thì phải có thêm giấy đăng ký kết hôn. 3. Trại viên được nhận và gửi thư, nhận tiền, quà (trừ rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích, đồ vật và các loại văn hóa phẩm bị cấm); được liên lạc với thân nhân trong nước bằng điện thoại mỗi tháng từ 01 đến 02 lần, mỗi lần không quá 05 phút. Cơ sở giáo dục bắt buộc có trách nhiệm kiểm tra thư, giám sát nội dung các cuộc nói chuyện điện thoại và kiểm tra quà trước khi trao cho trại viên. Riêng tiền hoặc giấy tờ có giá, trại viên phải gửi vào bộ phận lưu ký của cơ sở giáo dục bắt buộc và được sử dụng theo quy định của Bộ Công an.
205,625
Chế độ thăm gặp của học sinh, trại viên .... c) Thân nhân đến thăm gặp học sinh, trại viên theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định số 140/NĐ-CP. ...
43,736
1. Thăm gặp học sinh a) Học sinh được gặp người thân tại Nhà thăm gặp của trường giáo dưỡng (trừ trường hợp vi phạm Nội quy trường giáo dưỡng đang bị cách ly với học sinh khác); b) Học sinh được gặp người thân không quá 3 giờ/lần. Trường hợp học sinh chấp hành tốt Nội quy trường giáo dưỡng, tích cực học tập, lao động, rèn luyện hoặc để thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định cho kéo dài thời gian thăm gặp nhưng không quá 48 giờ/lần. 2. Thăm gặp trại viên a) Trại viên được gặp người thân tại Nhà thăm gặp của cơ sở giáo dục bắt buộc mỗi tháng 02 lần (trừ trường hợp vi phạm Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc đang bị cách ly với trại viên khác), trại viên được khen thưởng thì được gặp thêm 01 lần; b) Trại viên được gặp người thân không quá 02 giờ/lần. Trại viên chấp hành tốt Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc, tích cực học tập, lao động hoặc để thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc quyết định cho kéo dài thời gian thăm gặp nhưng không quá 04 giờ/lần; c) Trại viên có nhiều cố gắng trong lao động, học tập, chấp hành nghiêm chỉnh Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc lập công thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc có thể cho gặp vợ hoặc chồng đến 48 giờ/lần và được ở lại qua đêm tại phòng riêng của Nhà thăm gặp. 3. Học sinh, trại viên được gặp người thân từ 7 giờ đến 11 giờ buổi sáng, từ 13 giờ đến 16 giờ 30 phút buổi chiều tất cả các ngày trong tuần, ngày nghỉ, ngày lễ, Tết. Trường hợp người thân của học sinh, trại viên chưa biết thời gian thăm gặp hoặc ở quá xa đến thăm gặp không đúng thời gian hoặc trường hợp đặc biệt khác thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định. 4. Khi thăm gặp phải sử dụng tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc ít người hoặc người nước ngoài không biết tiếng Việt, thì phải qua phiên dịch hoặc có cán bộ biết tiếng dân tộc hoặc tiếng nước đó giám sát. 5. Khi đi thăm gặp học sinh, trại viên phải vệ sinh sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, mặc quần áo dài và đi giày hoặc dép. Đối với trại viên phải mặc quần áo dài được cấp, nếu mới đến chấp hành quyết định, chưa được phát quần áo thì được mượn quần áo hoặc mặc quần áo dài thường (nếu có).
245,347
"Điều 25. Vi phạm quy định về hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp [...] 6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Cho người khác sử dụng hoặc sử dụng thẻ kiểm định viên của người khác; b) Cung cấp thông tin về kết quả kiểm định không đúng quy định; c) Làm sai lệch nội dung báo cáo tự kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; d) Làm sai lệch kết quả kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp của đoàn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp. [...] 8. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 Điều này. [...]"
574,589
Điều 35. Vi phạm quy định về hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp 1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm của kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo các mức phạt sau: a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không nộp lại thẻ kiểm định viên theo quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền; b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp sai thông tin cá nhân để được tham gia đoàn đánh giá ngoài; c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp sai thông tin về tiêu chuẩn, điều kiện để được cấp thẻ kiểm định viên; d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cho người khác sử dụng hoặc sử dụng thẻ kiểm định viên của người khác; đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin không đúng thực tế về kết quả kiểm định hoặc tự ý cung cấp các thông tin liên quan đến nội dung công việc và kết quả đánh giá của đoàn đánh giá ngoài khi chưa được phép của tổ chức kiểm định hoặc của cơ quan có thẩm quyền; e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch nội dung hồ sơ đánh giá ngoài nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự; g) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch kết quả đánh giá ngoài của đoàn đánh giá ngoài nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm của tổ chức hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo các mức phạt sau: a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo cơ quan có thẩm quyền khi làm mất giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp hoặc không nộp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền; b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trong giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự; c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gian lận hồ sơ để được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
574,591
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thành lập đoàn đánh giá ngoài không đúng quy định hoặc không cập nhật cơ sở dữ liệu về kết quả đánh giá ngoài vào dữ liệu quốc gia về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp hoặc không lưu trữ hồ sơ, tài liệu về kết quả đánh giá ngoài theo quy định; c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện đánh giá ngoài cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp không đúng trình tự, thủ tục; d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp không khách quan, không trung thực dẫn đến kết quả kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp sai so với thực tế. 8. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tước quyền sử dụng thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, đ, e và g khoản 1 Điều này; b) Tịch thu tang vật là thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều này. 9. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc nộp lại thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; b) Buộc cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về kết quả kiểm định, nội dung hồ sơ đánh giá ngoài, kết quả đánh giá ngoài đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ, e và g khoản 1 Điều này; c) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a (trừ trường hợp làm mất nhưng không báo cáo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền) và điểm b khoản 2 Điều này; d) Buộc nộp lại và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm a và b khoản 3 Điều này; đ) Buộc bảo đảm đủ các điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này; e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật về kết quả tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này; g) Buộc cải chính thông tin sai sự thật về điều kiện để được tiến hành kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này; h) Buộc công bố công khai giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình giáo dục nghề nghiệp hoặc kết quả đánh giá ngoài để được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;
187,239
"Điều 20. Thu hồi thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp 1. Thẻ kiểm định viên bị thu hồi trong những trường hợp sau đây: a) Cung cấp thông tin sai để được cấp thẻ kiểm định viên; b) 2 (hai) lần bị tước quyền sử dụng thẻ kiểm định viên trong thời hạn của thẻ kiểm định viên theo quy định tại Khoản 8 Điều 25 Nghị định số 79/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. 2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày xác định rõ một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ra quyết định thu hồi thẻ kiểm định viên, thông báo cho các tổ chức kiểm định và công bố trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. 3. Ngay sau khi có quyết định thu hồi thẻ kiểm định viên, người bị thu hồi thẻ kiểm định viên có trách nhiệm nộp lại thẻ kiểm định viên cho Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp."
165,605
"Điều 14. Nhiệm vụ của kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp 1. Bảo quản thẻ kiểm định viên; không cho người khác sử dụng hoặc sử dụng thẻ kiểm định viên của người khác; chỉ sử dụng thẻ kiểm định viên trong hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp. 2. Tuân thủ các quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với thành viên đoàn đánh giá ngoài. 3. Cung cấp thông tin cá nhân cho Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp khi được yêu cầu hoặc khi có sự thay đổi. 4. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Điều 15. Quyền hạn của kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp 1. Được ký hợp đồng với tổ chức kiểm định. 2. Trong thời gian tham gia đoàn đánh giá ngoài, kiểm định viên có các quyền sau đây: a) Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ; b) Yêu cầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được đánh giá ngoài cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu, thông tin liên quan; c) Bảo lưu ý kiến cá nhân; d) Nếu xét thấy cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Chương trình đào tạo không có đủ Điều kiện để thực hiện đánh giá ngoài theo quy định thì báo cáo, kiến nghị với tổ chức kiểm định và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để xử lý."
155,896
Vi phạm quy định về hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp 1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm của kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo các mức phạt sau: ... c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp sai thông tin về tiêu chuẩn, điều kiện để được cấp thẻ kiểm định viên; ... 8. Hình thức xử phạt bổ sung: ... b) Tịch thu tang vật là thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều này. ...
223,166
Vi phạm quy định về hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp 1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm của kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo các mức phạt sau: a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không nộp lại thẻ kiểm định viên theo quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền; ... 9. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc nộp lại thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; ...
467,453
Khoản 3. Người được cấp thẻ kiểm định viên kiểm định chất lượng đại học và trung cấp chuyên nghiệp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và thẻ còn thời hạn: a) Được tham gia các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp yêu cầu phải có thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến khi thẻ được cấp hết thời hạn; b) Được cấp thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp nếu hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp mà không phải tham gia đánh giá cấp thẻ kiểm định viên theo quy chế đánh giá cấp thẻ kiểm định viên của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
467,434
Điều 16. Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cấp, cấp lại và thu hồi thẻ kiểm định viên.
126,122
Thủ tục, hồ sơ đề nghị xét tặng Cờ thi đua của Thanh tra Chính phủ, Bằng khen của Tổng Thanh tra Chính phủ 1. Hồ sơ đề nghị xét tặng Cờ thi đua của Thanh tra Chính phủ, Bằng khen của Tổng Thanh tra Chính phủ (01 bộ ) gồm: a) Tờ trình đề nghị khen thưởng của Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra tỉnh; Thủ trưởng các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ; b) Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp; c) Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của cấp trình khen hoặc Biên bản bình xét thi đua, đề nghị khen thưởng của cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ; Biên bản họp bình xét thi đua, đề nghị khen thưởng của các cụm, khối thi đua (đối với các tập thể Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh, các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ); d) Ý kiến của Lãnh đạo Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với Thanh tra tỉnh, Thanh tra bộ được đề nghị xét tặng “Bằng khen của Tổng Thanh tra Chính phủ”; “Cờ Thi đua của Thanh tra Chính phủ” 2. Hồ sơ đề nghị khen thưởng đột xuất (01 bộ), gồm: a) Tờ trình đề nghị khen thưởng của Thủ trưởng cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ; Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra tỉnh có liên quan đến cá nhân, tập thể đề nghị khen thưởng. b) Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng. Riêng đối với các tập thể, cá nhân trong ngành Thanh tra báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng phải có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp.
58,944
1. “Cờ thi đua của Chính phủ” được xét tặng hàng năm. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thẩm định thủ tục, hồ sơ, thành tích trình Thủ tướng Chính phủ. 2. Chính phủ ủy quyền cho Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”. 3. Hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” có 02 bộ (bản chính), gồm: a) Tờ trình của bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương; b) Báo cáo thành tích của tập thể được đề nghị tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” có xác nhận của cấp trình Thủ tướng Chính phủ; c) Biên bản và kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng thi đua, khen thưởng bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương. 4. Hồ sơ Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ có 01 bộ (bản chính), gồm có: Tờ trình của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương (kèm theo danh sách) và hồ sơ có liên quan quy định tại khoản 3 Điều này.
579,950
Điều 35. Hồ sơ, thủ tục xét tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” 1. Chính phủ ủy quyền cho Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”. Bộ Nội vụ thẩm định hồ sơ, thủ tục, thành tích trình Thủ tướng Chính phủ. 2. Hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ xét tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” có 01 bộ (bản chính) gồm: a) Tờ trình của bộ, ban, ngành, tỉnh; b) Báo cáo thành tích của tập thể được đề nghị tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” có xác nhận của cấp trình Thủ tướng Chính phủ; c) Biên bản bình xét và kết quả bỏ phiếu của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng bộ, ban, ngành, tỉnh; d) Các văn bản liên quan theo quy định tại Điều 30 của Nghị định này (nếu có). 3. Việc đề nghị tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” cho tập thể dẫn đầu Cụm, Khối thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức được thực hiện theo hướng dẫn của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương. 4. Hồ sơ Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ gồm: Tờ trình của Bộ Nội vụ kèm theo danh sách đề nghị khen thưởng và các tệp tin điện tử của hồ sơ khen thưởng.
607,379
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh. Thông tư này quy định về đối tượng; trách nhiệm, quyền hạn; điều kiện, tiêu chuẩn; trình tự, thủ tục, hồ sơ; việc quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng; kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc tặng thưởng Cờ thi đua của Thanh tra Chính phủ, Bằng khen của Tổng Thanh tra Chính phủ.
607,383
Điều 9. Cờ thi đua của Thanh tra Chính phủ. Cờ thi đua của Thanh tra Chính phủ là danh hiệu thi đua được xét tặng cho các tập thể Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh; cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ đạt các điều kiện, tiêu chuẩn sau: 1. Tập thể được xét tặng Cờ Thi đua của Thanh tra Chính phủ phải là tập thể tiêu biểu, hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ công tác, các chỉ tiêu thi đua trong các phong trào thi đua do Thanh tra Chính phủ phát động, có nhân tố mới, mô hình mới để các tập thể khác trong ngành Thanh tra học tập; nội bộ đoàn kết, tích cực thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí. 2. Được các đơn vị trong cùng cụm, khối thi đua bình xét, suy tôn là đơn vị dẫn đầu cụm, khối thi đua.
2,102
1. Cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có trách nhiệm hướng dẫn, xét khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý. 2. Thủ tục và hồ sơ, tuyến trình đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước (Chiến sỹ thi đua toàn quốc, Cờ thi đua của Chính phủ, Huân chương các loại, Huy chương, các danh hiệu vinh dự Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ) thực hiện theo quy định từ Điều 53 đến Điều 65 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 39/2012/NĐ-CP và Điều 19 Thông tư số 07/2014/TT-BNV. Ngoài số lượng bộ hồ sơ (gồm các loại văn bản trong hồ sơ) gửi cấp có thẩm quyền theo quy định, cơ quan, đơn vị, cá nhân đề nghị khen thưởng phải gửi thêm 01 bộ hồ sơ để lưu tại Thường trực HĐTĐKT.
5,614
1. Vụ Thi đua - Khen thưởng có trách nhiệm quản lý, lưu giữ hồ sơ, ghi sổ, thống kê theo dõi các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng và các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước; thực hiện bàn giao hồ sơ khen thưởng cho Lưu trữ cơ quan theo quy định của pháp luật hiện hành về lưu trữ. 2. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ, ghi sổ, thống kê theo dõi các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của các cá nhân, tập thể thuộc cơ quan, đơn vị mình. Các quyết định về tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ phải gửi cho Vụ Thi đua - Khen thưởng chậm nhất sau 15 ngày, kể từ ngày ký ban hành quyết định. 3. Hồ sơ thi đua, khen thưởng được lưu trữ trên giấy và lưu trữ điện tử theo quy định của pháp luật.
984
1. Vụ Tổ chức Cán bộ, Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm tổng hợp hồ sơ đề nghị tặng Kỷ niệm chương, trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra trước ngày 01 tháng 10 hàng năm. 2. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra có trách nhiệm rà soát, thẩm định hồ sơ và đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra xem xét, trình Tổng Thanh tra Chính phủ xét, quyết định tặng Kỷ niệm chương cho cá nhân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 6 Thông tư này trước ngày 30 tháng 10 hàng năm. 3. Đối với các trường hợp khác, Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, trình Tổng Thanh tra quyết định và báo cáo với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra.
257,534
Hồ sơ, thủ tục đề nghị xét tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” Hồ sơ đề nghị xét tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” gồm: 1. Tờ trình đề nghị xét tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”. 2. Biên bản họp xét của Hội đồng Thi đua, khen thưởng đơn vị cấp Cục, Công an cấp tỉnh. 3. Báo cáo thành tích của tập thể được đề nghị tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” có xác nhận của thủ trưởng đơn vị cấp Cục, Công an cấp tỉnh. 4. Tóm tắt thành tích của tập thể được đề nghị tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”.
253,570
Giải thích từ ngữ Trong quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: - “Thỏa thuận quốc tế” là cam kết bằng văn bản về hợp tác quốc tế được ký kết nhân danh Kiểm toán nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với một hoặc nhiều bên ký kết nước ngoài. Thỏa thuận quốc tế được ký kết với tên gọi là Thỏa thuận, Biên bản ghi nhớ, Biên bản thỏa thuận, Biên bản trao đổi, Chương trình hợp tác, Kế hoạch hợp tác hoặc tên gọi khác. ...
140,034
Tên gọi của thỏa thuận quốc tế Thỏa thuận quốc tế được ký kết với tên gọi là thỏa thuận, thông cáo, tuyên bố, ý định thư, bản ghi nhớ, biên bản thỏa thuận, biên bản trao đổi, chương trình hợp tác, kế hoạch hợp tác hoặc tên gọi khác, trừ tên gọi đặc thù của điều ước quốc tế bao gồm công ước, hiệp ước, định ước, hiệp định.
86,071
Ký kết thỏa thuận quốc tế 1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định và tiến hành ký kết hoặc ủy quyền bằng văn bản cho Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng ký thỏa thuận quốc tế. 2. Trước khi tiến hành ký kết thỏa thuận quốc tế cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát, đối chiếu văn bản bằng tiếng Việt với văn bản bằng tiếng nước ngoài để bảo đảm chính xác về nội dung và thống nhất về hình thức. 3. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, Văn phòng Bộ Quốc phòng báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thời gian, địa điểm, thành phần, hình thức ký thỏa thuận quốc tế.
77,628
Ký kết thỏa thuận quốc tế 1. Sau khi được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đồng ý bằng văn bản việc ký kết thỏa thuận quốc tế, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng trực tiếp ký hoặc ủy quyền bằng văn bản đến cấp cục và tương đương thuộc quyền quản lý ký thỏa thuận quốc tế. 2. Trước khi tiến hành ký kết thỏa thuận quốc tế, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát, đối chiếu văn bản bằng tiếng Việt với văn bản bằng tiếng nước ngoài để bảo đảm chính xác về nội dung và thống nhất về thể thức. 3. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định thời gian, địa điểm, thành phần, hình thức ký thỏa thuận quốc tế.
253,348
Ký kết và thực hiện điều ước quốc tế Việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế có liên quan đến Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.
114,955
Nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế 1. Thỏa thuận quốc tế thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này là cam kết bằng văn bản về hợp tác quốc tế được ký kết nhân danh Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với một hoặc nhiều bên ký kết nước ngoài. Thỏa thuận quốc tế được ký kết với tên gọi là Thỏa thuận, Biên bản Ghi nhớ, Biên bản Thỏa thuận, Biên bản Trao đổi, Chương trình Hợp tác, Kế hoạch Hợp tác hoặc tên gọi khác. 2. Vụ HTQT chủ trì, các đơn vị liên quan phối hợp theo sự phân công của Lãnh đạo UBCKNN, xây dựng dự thảo thỏa thuận hợp tác quốc tế và tiến hành đàm phán với đối tác nước ngoài theo quy định pháp luật về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế. 3. Trong trường hợp dự thảo thỏa thuận quốc tế do phía đối tác nước ngoài soạn thảo, Vụ HTQT chủ trì, các đơn vị liên quan phối hợp tiến hành nhận xét, đánh giá dự thảo, đề xuất chấp nhận, sửa đổi hoặc từ chối dự thảo đó theo quy định pháp luật về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế; và báo cáo lãnh đạo UBCKNN phê duyệt. ...
204,624
Ký thỏa thuận quốc tế Sau khi Chỉ huy cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư này quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, Chỉ huy cơ quan, đơn vị ký hoặc ủy quyền ký thỏa thuận quốc tế bằng văn bản cho cấp phó thuộc quyền và quyết định thời gian, địa điểm, thành phần, hình thức ký.
52,299
Việc xây dựng điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về lĩnh vực bảo vệ an ninh, trật tự thực hiện theo quy định của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
124,226
Rút khỏi thỏa thuận quốc tế là hành vi do bên ký kết Việt Nam thực hiện để từ bỏ việc chấp nhận sự ràng buộc của thỏa thuận quốc tế.
131,906
Phát hành trái phiếu Chính phủ để đảm bảo thanh khoản của thị trường 1. Điều kiện phát hành a) Khi nhà tạo lập thị trường thực hiện nghĩa vụ chào giá với cam kết chắc chắn theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 27 Nghị định này nhưng không có đủ trái phiếu Chính phủ để giao dịch. b) Khối lượng trái phiếu Chính phủ phát hành để đảm bảo thanh khoản của thị trường tại mọi thời điểm phải thuộc hạn mức phát hành trái phiếu Chính phủ hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt. c) Nhà tạo lập thị trường phải ký quỹ bắt buộc tại Kho bạc Nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều này. […]
585,605
Khoản 1. Nhà tạo lập thị trường có các quyền lợi sau: a) Là đối tượng duy nhất được tham gia vào các phiên phát hành, mua lại hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ theo phương thức đấu thầu; b) Được ưu tiên lựa chọn làm tổ chức bảo lãnh chính đối với các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ và công trái xây dựng Tổ quốc theo phương thức bảo lãnh; c) Được tham gia trao đổi định kỳ về công tác phát hành và định hướng chính sách phát triển thị trường trái phiếu trong từng thời kỳ với Bộ Tài chính; d) Được Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu Chính phủ để đảm bảo thanh khoản theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này; đ) Được ưu tiên tham gia các phiên thỏa thuận mua lại hoặc thỏa thuận hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ theo thông báo của Bộ Tài chính.
60,437
1. Điều kiện phát hành a) Khi nhà tạo lập thị trường thực hiện nghĩa vụ chào giá với cam kết chắc chắn theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 27 Nghị định này nhưng không có đủ trái phiếu Chính phủ để giao dịch. b) Khối lượng trái phiếu Chính phủ phát hành để đảm bảo thanh khoản của thị trường tại mọi thời điểm phải thuộc hạn mức phát hành trái phiếu Chính phủ hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt. c) Nhà tạo lập thị trường phải ký quỹ bắt buộc tại Kho bạc Nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Quy trình thực hiện a) Khi có nhu cầu trái phiếu để thực hiện nghĩa vụ chào giá với cam kết chắc chắn, nhà tạo lập thị trường đề nghị Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu để đảm bảo thanh khoản trong đó nêu rõ mã trái phiếu Chính phủ và khối lượng đề nghị hỗ trợ thanh khoản, thời hạn hỗ trợ thanh khoản. b) Căn cứ đề nghị của nhà tạo lập thị trường, Kho bạc Nhà nước thông báo để nhà tạo lập thị trường ký hợp đồng hỗ trợ thanh khoản và thực hiện ký quỹ bằng tiền tại Kho bạc Nhà nước, số tiền ký quỹ tương ứng với khối lượng trái phiếu dự kiến phát hành tính theo giá thị trường cộng thêm tỷ lệ phòng ngừa rủi ro tính trên giá trị trái phiếu phát hành. c) Sau khi nhận đủ tiền ký quỹ, Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu Chính phủ cho nhà tạo lập thị trường. Thời hạn phát hành trái phiếu để đảm bảo thanh khoản không quá 28 ngày từ ngày phát hành, kể cả thời gian gia hạn (nếu có). d) Khi hợp đồng hỗ trợ thanh khoản đáo hạn, nhà tạo lập thị trường hoàn trả trái phiếu Chính phủ cho Kho bạc Nhà nước và Kho bạc Nhà nước hoàn trả khoản tiền ký quỹ cho nhà tạo lập thị trường sau khi trừ chi phí thực hiện hợp đồng. Chi phí thực hiện hợp đồng do nhà tạo lập thị trường trả cho Kho bạc Nhà nước được hạch toán vào thu của ngân sách nhà nước. đ) Trường hợp hết thời hạn hợp đồng (bao gồm cả thời gian gia hạn nếu có), nhà tạo lập thị trường không hoàn trả được trái phiếu, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục tất toán hợp đồng và chuyển toàn bộ tiền ký quỹ thành khoản phát hành trái phiếu Chính phủ cho ngân sách nhà nước. e) Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về giá trái phiếu phát hành, tỷ lệ phòng ngừa rủi ro, chi phí thực hiện hợp đồng, hạn mức Kho bạc Nhà nước phát hành để hỗ trợ thanh khoản cho các nhà tạo lập thị trường, các nội dung cơ bản của hợp đồng hỗ trợ thanh khoản và các bước phát hành trái phiếu Chính phủ để đảm bảo thanh khoản của thị trường theo quy định tại Nghị định này.
639,210
Khoản 4. Nhà tạo lập thị trường được quyền lựa chọn dừng chào giá cam kết chắc chắn trong các trường hợp sau: a) Ngoài phiên chào giá cam kết chắc chắn quy định tại Khoản 3 Điều này; b) Lệnh chào mua/chào bán cam kết chắc chắn của nhà tạo lập thị trường đã được thực hiện với tần suất và khối lượng theo thông báo của Bộ Tài chính tại Khoản 3 Điều này; c) Trong thời gian Kho bạc Nhà nước thông báo không phát hành trái phiếu Chính phủ để đảm bảo thanh khoản theo quy định tại Thông tư này.
639,214
5. Trường hợp nhà tạo lập thị trường không có đủ trái phiếu trong tài khoản tại ngày đáo hạn (bao gồm cả thời gian gia hạn hợp đồng) a) Chậm nhất vào 16 giờ của ngày liền kề trước ngày đáo hạn hợp đồng, nhà tạo lập thị trường phải thông báo cho Kho bạc Nhà nước; b) Chậm nhất vào 16 giờ ngày đáo hạn hợp đồng, Kho bạc Nhà nước tất toán hợp đồng, chuyển toàn bộ tiền ký quỹ thành khoản phát hành trái phiếu Chính phủ cho ngân sách nhà nước. 6. Ví dụ minh họa các bước phát hành trái phiếu để đảm bảo thanh khoản cho nhà tạo lập thị trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 Thông tư này.
13,677
1. Kho bạc Nhà nước ký hợp đồng nguyên tắc hỗ trợ thanh khoản với nhà tạo lập thị trường theo mẫu quy định tại Mục 1 Phụ lục 9 Thông tư này. 2. Phát hành trái phiếu để đảm bảo thanh khoản a) Khi có nhu cầu hỗ trợ thanh khoản, nhà tạo lập thị trường có công văn đề nghị Kho bạc Nhà nước theo mẫu quy định tại Mục 2 Phụ lục 9 Thông tư này; b) Kho bạc Nhà nước rà soát các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 95/2018/NĐ-CP để quyết định việc phát hành trái phiếu đảm bảo thanh khoản và thông báo cho nhà tạo lập thị trường ký hợp đồng chi tiết theo mẫu quy định tại Mục 3 Phụ lục 9 Thông tư này; c) Chậm nhất vào lúc 16 giờ của ngày chào giá cam kết chắc chắn, Kho bạc Nhà nước ký hợp đồng chi tiết với nhà tạo lập thị trường và thông báo cho Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch chứng khoán để đăng ký niêm yết bổ sung khối lượng trái phiếu phát hành đảm bảo thanh khoản. d) Chậm nhất vào lúc 09 giờ của ngày làm việc liền kề sau ngày ký hợp đồng chi tiết với Kho bạc Nhà nước, nhà tạo lập thị trường đảm bảo tiền ký quỹ được chuyển và ghi có vào tài khoản do Kho bạc Nhà nước chỉ định; đ) Sau khi nhận được tiền ký quỹ, Kho bạc Nhà nước thông báo cho Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam để lưu ký đối với khối lượng trái phiếu phát hành đảm bảo thanh khoản. 3. Trường hợp có nhu cầu gia hạn hợp đồng hỗ trợ thanh khoản, trước 11 giờ 30 phút ngày làm việc liền kề trước ngày đáo hạn hợp đồng, nhà tạo lập thị trường có công văn gửi Kho bạc Nhà nước theo mẫu quy định tại Mục 4 Phụ lục 9 Thông tư này. Kho bạc Nhà nước rà soát các điều kiện hỗ trợ thanh khoản, cụ thể như sau: a) Trường hợp nhà tạo lập thị trường đáp ứng đủ điều kiện để gia hạn, Kho bạc Nhà nước và nhà tạo lập thị trường ký hợp đồng gia hạn theo mẫu quy định tại Mục 5 Phụ lục 9 Thông tư này trước 14 giờ 30 phút cùng ngày; b) Trường hợp nhà tạo lập thị trường không đáp ứng đủ điều kiện để gia hạn, Kho bạc Nhà nước thông báo cho nhà tạo lập thị trường và thực hiện tất toán hợp đồng theo quy định tại Khoản 4 Điều này. 4. Khi hợp đồng hỗ trợ thanh khoản đáo hạn, việc tất toán hợp đồng được thực hiện như sau: a) Chậm nhất vào 16 giờ của ngày liền kề trước ngày đáo hạn hợp đồng, Kho bạc Nhà nước đề nghị Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam và Sở Giao dịch chứng khoán hủy đăng ký, rút lưu ký và hủy niêm yết đối với khối lượng trái phiếu đã phát hành cho nhà tạo lập thị trường; b) Chậm nhất vào 15 giờ ngày đáo hạn hợp đồng, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam và Sở Giao dịch chứng khoán thực hiện hủy đăng ký, rút lưu ký và hủy niêm yết trái phiếu của nhà tạo lập thị trường theo quy định tại Điểm a Khoản này và thông báo cho Kho bạc Nhà nước; c) Chậm nhất vào 16 giờ ngày đáo hạn hợp đồng, Kho bạc Nhà nước chuyển trả tiền ký quỹ cho nhà tạo lập thị trường sau khi trừ chi phí thực hiện hợp đồng và hạch toán vào thu ngân sách nhà nước chi phí thực hiện hợp đồng. 5. Trường hợp nhà tạo lập thị trường không có đủ trái phiếu trong tài khoản tại ngày đáo hạn (bao gồm cả thời gian gia hạn hợp đồng) a) Chậm nhất vào 16 giờ của ngày liền kề trước ngày đáo hạn hợp đồng, nhà tạo lập thị trường phải thông báo cho Kho bạc Nhà nước; b) Chậm nhất vào 16 giờ ngày đáo hạn hợp đồng, Kho bạc Nhà nước tất toán hợp đồng, chuyển toàn bộ tiền ký quỹ thành khoản phát hành trái phiếu Chính phủ cho ngân sách nhà nước. 6. Ví dụ minh họa các bước phát hành trái phiếu để đảm bảo thanh khoản cho nhà tạo lập thị trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 Thông tư này.
13,675
1. Căn cứ kế hoạch huy động vốn cho ngân sách nhà nước và tình hình phát triển của thị trường, Kho bạc Nhà nước công bố mã trái phiếu chuẩn để nhà tạo lập thị trường thực hiện nghĩa vụ chào giá cam kết chắc chắn trên trang điện tử của Kho bạc Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán. Nội dung thông báo bao gồm: mã trái phiếu chuẩn, kỳ hạn, quy mô của mã, ngày dự kiến tổ chức phát hành lần đầu hoặc ngày dự kiến mở lại mã trái phiếu đã phát hành, thời điểm dự kiến bắt đầu thực hiện nghĩa vụ chào giá cam kết chắc chắn. 2. Căn cứ kết quả phát hành trên thị trường sơ cấp của mã trái phiếu chuẩn, tối thiểu năm (05) ngày làm việc trước ngày bắt đầu thực hiện nghĩa vụ chào giá cam kết chắc chắn, Kho bạc Nhà nước công bố chính thức thời điểm nhà tạo lập thị trường bắt đầu thực hiện nghĩa vụ chào giá trên trang điện tử của Kho bạc Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán và thông báo đến từng nhà tạo lập thị trường. 3. Phiên chào giá cam kết chắc chắn đối với các mã trái phiếu chuẩn từ 09 giờ đến 10 giờ 30 phút trên hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán. Tần suất, khối lượng, biên độ giữa lãi suất tính giá chào mua và lãi suất tính giá chào bán cam kết chắc chắn thực hiện theo thông báo của Bộ Tài chính về nghĩa vụ tham gia giao dịch trên thị trường thứ cấp của nhà tạo lập thị trường. 4. Nhà tạo lập thị trường được quyền lựa chọn dừng chào giá cam kết chắc chắn trong các trường hợp sau: a) Ngoài phiên chào giá cam kết chắc chắn quy định tại Khoản 3 Điều này; b) Lệnh chào mua/chào bán cam kết chắc chắn của nhà tạo lập thị trường đã được thực hiện với tần suất và khối lượng theo thông báo của Bộ Tài chính tại Khoản 3 Điều này; c) Trong thời gian Kho bạc Nhà nước thông báo không phát hành trái phiếu Chính phủ để đảm bảo thanh khoản theo quy định tại Thông tư này. 5. Trường hợp nhà tạo lập thị trường đã hoàn thành nghĩa vụ chào giá cam kết chắc chắn theo quy định, nhà tạo lập thị trường được phép lựa chọn dừng hoặc tiếp tục chào giá cam kết chắc chắn. Khi tiếp tục chào giá cam kết chắc chắn, nhà tạo lập thị trường phải đảm bảo chênh lệch giữa lãi suất tính giá chào mua/lãi suất tính giá chào bán không được vượt quá biên độ theo thông báo của Bộ Tài chính.
639,207
Khoản 1. Căn cứ kế hoạch huy động vốn cho ngân sách nhà nước và tình hình phát triển của thị trường, Kho bạc Nhà nước công bố mã trái phiếu chuẩn để nhà tạo lập thị trường thực hiện nghĩa vụ chào giá cam kết chắc chắn trên trang điện tử của Kho bạc Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán. Nội dung thông báo bao gồm: mã trái phiếu chuẩn, kỳ hạn, quy mô của mã, ngày dự kiến tổ chức phát hành lần đầu hoặc ngày dự kiến mở lại mã trái phiếu đã phát hành, thời điểm dự kiến bắt đầu thực hiện nghĩa vụ chào giá cam kết chắc chắn.
13,548
1. Chủ thể phát hành trái phiếu là Bộ Tài chính. 2. Bộ Tài chính ủy quyền cho Kho bạc Nhà nước tổ chức phát hành trái phiếu theo quy định tại Thông tư này.
146,652
"Điều 34. Quyền lợi có thể được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe 1. Bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với những người sau đây: a) Bản thân bên mua bảo hiểm; b) Vợ, chồng, cha, mẹ, con của bên mua bảo hiểm; c) Anh ruột, chị ruột, em ruột hoặc người khác có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng với bên mua bảo hiểm; d) Người có quyền lợi về tài chính hoặc quan hệ lao động với bên mua bảo hiểm; đ) Người được bảo hiểm đồng ý bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm sức khỏe cho mình. 2. Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm."
604,584
Khoản 3. Đối với quyền lợi bảo hiểm rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo bên mua bảo hiểm được hưởng trong thời hạn đóng phí bảo hiểm và có thể tiếp tục cung cấp quyền lợi này trong thời gian nhận quyền lợi hưu trí, tùy theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm. Quyền lợi bảo hiểm rủi ro bao gồm tối thiểu các quyền lợi sau: a) Quyền lợi trợ cấp mai táng: Khi nhận được yêu cầu thanh toán quyền lợi bảo hiểm tử vong, bất kể thuộc phạm vi bảo hiểm hay không, doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả ngay khoản trợ cấp mai táng cho người thụ hưởng số tiền theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm. b) Quyền lợi bảo hiểm tử vong và quyền lợi thương tật toàn bộ vĩnh viễn: Khi người được bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn thuộc phạm vi bảo hiểm và trong thời hạn quy định, doanh nghiệp bảo hiểm chi trả cho người thụ hưởng số tiền bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm; Bên mua bảo hiểm được lựa chọn số tiền bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và được điều chỉnh số tiền bảo hiểm trong thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
75,968
Nguyên tắc trong khai thác bảo hiểm nhân thọ Ngoài các nguyên tắc chung quy định tại Điều 3 Thông tư này, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải đảm bảo các nguyên tắc sau: 1. Tài liệu minh họa bán hàng cung cấp cho bên mua bảo hiểm: a) Có sự chấp thuận của chuyên gia tính toán về các giả định dùng để tính toán trước khi sử dụng để cung cấp cho bên mua bảo hiểm; b) Đối với những sản phẩm có giá trị hoàn lại, tài liệu minh họa bán hàng trình bày những điều kiện để được nhận giá trị hoàn lại và những quyền lợi, kèm theo số tiền cụ thể mà bên mua bảo hiểm được hưởng khi nhận giá trị hoàn lại, nêu rõ những quyền lợi này là có đảm bảo hay không có đảm bảo. 2. Giải thích rõ và đưa ra các yêu cầu cung cấp thông tin cụ thể cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm; tiếp nhận và lưu giữ thông tin do bên mua bảo hiểm hoặc người được bên mua bảo hiểm ủy quyền kê khai trên hồ sơ yêu cầu bảo hiểm. 3. Phân tích nhu cầu và khả năng tài chính của bên mua bảo hiểm để tư vấn cho bên mua bảo hiểm những sản phẩm bảo hiểm phù hợp. 4. Khi cấp đơn bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải thông báo cho bên mua bảo hiểm bằng văn bản những thông tin sau: a) Thời hạn, kỳ đóng phí bảo hiểm, phương thức đóng phí (nếu có); b) Tên, địa chỉ liên hệ của cá nhân hoặc đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm việc giải quyết khiếu nại, thắc mắc, tranh chấp liên quan đến việc giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm của khách hàng; c) Trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực và chính xác; những thay đổi cần thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm; d) Quyền lợi bảo hiểm của sản phẩm; các điểm loại trừ trách nhiệm bảo hiểm và các trường hợp khác phải lưu ý; đ) Việc giao kết các hợp đồng bảo hiểm bổ trợ kèm theo các hợp đồng bảo hiểm chính không phải là điều kiện bắt buộc để duy trì hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm chính; e) Đối với các sản phẩm bảo hiểm có giá trị hoàn lại, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải nêu rõ thời điểm có giá trị hoàn lại; g) Doanh nghiệp bảo hiểm được quyền khấu trừ các khoản nợ chưa được hoàn trả trước khi thanh toán giá trị hoàn lại, trả quyền lợi bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.
250,108
Quyền lợi bảo hiểm liên kết chung 1. Quyền lợi bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm liên kết chung bao gồm quyền lợi bảo hiểm rủi ro và quyền lợi đầu tư. 2. Quyền lợi bảo hiểm rủi ro: a) Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận về quyền lợi bảo hiểm rủi ro nhưng phải bảo đảm số tiền bảo hiểm tối thiểu không thấp hơn 5 lần phí bảo hiểm định kỳ năm đầu đối với hợp đồng bảo hiểm đóng phí định kỳ hoặc không thấp hơn 125% số phí bảo hiểm đối với hợp đồng bảo hiểm đóng phí một lần. b) Quy định về quyền lợi tối thiểu trong trường hợp tử vong không áp dụng đối với các Khoản phí bảo hiểm đóng thêm quy định tại Điều 7 Thông tư này. c) Doanh nghiệp bảo hiểm có thể cung cấp sản phẩm bảo hiểm bổ trợ cho sản phẩm bảo hiểm liên kết chung. Phương thức đóng phí bảo hiểm cho các sản phẩm bảo hiểm bổ trợ sẽ do các bên thỏa thuận khi giao kết hợp đồng. 3. Quyền lợi đầu tư: Bên mua bảo hiểm được hưởng quyền lợi từ kết quả đầu tư của quỹ liên kết chung với tỷ suất đầu tư tối thiểu quy định tại hợp đồng bảo hiểm. 4. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận về nội dung và phương thức chi trả quyền lợi bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
14,037
Quyền lợi bảo hiểm cơ bản của hợp đồng bảo hiểm hưu trí 1. Doanh nghiệp bảo hiểm được chủ động thiết kế sản phẩm bảo hiểm hưu trí nhưng phải bao gồm quyền lợi hưu trí định kỳ theo quy định tại khoản 2 Điều này và quyền lợi bảo hiểm rủi ro theo quy định tại khoản 3 Điều này. 2. Đối với quyền lợi hưu trí định kỳ, doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm: a) Quyền lợi hưu trí được chi trả định kỳ đến khi người được bảo hiểm tử vong hoặc tối thiểu 10 năm, tùy theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm; b) Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thoả thuận về mức hưởng quyền lợi hưu trí mỗi kỳ, số ký nhận quyền lợi hưu trí; c) Tính lãi tích luỹ từ phần quyền lợi hưu trí chưa chi trả cho bên mua bảo hiểm, nhưng không thấp hơn lãi suất đầu tư cam kết tối thiểu thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm. 3. Đối với quyền lợi bảo hiểm rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo bên mua bảo hiểm được hưởng trong thời hạn đóng phí bảo hiểm và có thể tiếp tục cung cấp quyền lợi này trong thời gian nhận quyền lợi hưu trí, tùy theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm. Quyền lợi bảo hiểm rủi ro bao gồm tối thiểu các quyền lợi sau: a) Quyền lợi trợ cấp mai táng: Khi nhận được yêu cầu thanh toán quyền lợi bảo hiểm tử vong, bất kể thuộc phạm vi bảo hiểm hay không, doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả ngay khoản trợ cấp mai táng cho người thụ hưởng số tiền theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm. b) Quyền lợi bảo hiểm tử vong và quyền lợi thương tật toàn bộ vĩnh viễn: Khi người được bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn thuộc phạm vi bảo hiểm và trong thời hạn quy định, doanh nghiệp bảo hiểm chi trả cho người thụ hưởng số tiền bảo hiểm theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm; Bên mua bảo hiểm được lựa chọn số tiền bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và được điều chỉnh số tiền bảo hiểm trong thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
17,926
Quyền lợi bảo hiểm liên kết đơn vị 1. Quyền lợi bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị phải bao gồm quyền lợi bảo hiểm rủi ro và quyền lợi đầu tư. Tuỳ theo thoả thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có thể thiết kế thêm các quyền lợi bảo hiểm khác. Bên mua bảo hiểm không được lựa chọn chỉ tham gia quyền lợi đầu tư mà không tham gia quyền lợi bảo hiểm rủi ro. 2. Quyền lợi bảo hiểm rủi ro: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thoả thuận về quyền lợi bảo hiểm rủi ro nhưng phải đảm bảo quyền lợi tối thiểu trong trường hợp người được bảo hiểm tử vong theo quy định sau: a) Đối với các hợp đồng bảo hiểm đóng phí một lần: 50.000.000 đồng Việt Nam hoặc 125% của số phí bảo hiểm đóng một lần, tuỳ thuộc vào số nào lớn hơn; b) Đối với các hợp đồng bảo hiểm đóng phí định kỳ: 50.000.000 đồng Việt Nam hoặc năm (05) lần của số phí bảo hiểm đóng hàng năm, tuỳ thuộc vào số nào lớn hơn; c) Doanh nghiệp bảo hiểm có thể cung cấp quyền lợi tử vong với số tiền bảo hiểm thấp hơn mức tối thiểu quy định như trên đối với người được bảo hiểm từ 60 tuổi trở lên, nhưng không thấp hơn 50.000.000 đồng; d) Quy định về quyền lợi tối thiểu trong trường hợp tử vong không áp dụng đối với khoản phí bảo hiểm đóng thêm quy định tại Điều 8 Thông tư này; đ) Doanh nghiệp bảo hiểm có thể cung cấp sản phẩm bảo hiểm bổ trợ cho sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị. Phương thức đóng phí bảo hiểm cho các sản phẩm bảo hiểm bổ trợ sẽ do các bên thoả thuận khi giao kết hợp đồng. 3. Quyền lợi đầu tư: Bên mua bảo hiểm được quyền lựa chọn đầu tư phí bảo hiểm vào các quỹ liên kết đơn vị do doanh nghiệp bảo hiểm thành lập, được hưởng toàn bộ kết quả đầu tư và chịu mọi rủi ro đầu tư từ các quỹ liên kết đơn vị đã lựa chọn tương ứng với phần phí bảo hiểm đã đầu tư. 4. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thoả thuận về nội dung và phương thức chi trả quyền lợi bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.