query
stringlengths 12
273
| context
stringlengths 4
253k
| label
int64 0
1
|
---|---|---|
Quy định về kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống bơm nước chữa cháy được thực hiện kiểm tra hằng ngày hay định kỳ hằng tuần? | Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh. Thông tư này quy định về trang phục của cán bộ, công chức và người lao động Cục Hàng không Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng. Thông tư này áp dụng đối với cán bộ, công chức và người lao động Cục Hàng không Việt Nam, bao gồm:
1. Cục trưởng, Phó Cục trưởng.
2. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Phó Chánh Văn phòng, Phó Chánh Thanh tra và các chức danh tương đương.
3. Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
4. Lao động hợp đồng (sau đây gọi là người lao động).
Điều 3. Nguyên tắc chung
1. Cán bộ, công chức và người lao động Cục Hàng không Việt Nam được cấp trang phục theo chế độ, niên hạn cấp phát quy định tại Thông tư này.
2. Cán bộ, công chức và người lao động Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản trang phục được cấp phát. Trường hợp trang phục được cấp bị mất, hư hỏng phải báo cáo ngay với Thủ trưởng cơ quan bằng văn bản để được xem xét, cấp bổ sung.
3. Cán bộ, công chức và người lao động Cục Hàng không Việt Nam khi thôi việc, chuyển công tác khác hoặc bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc phải nộp lại toàn bộ trang phục đã được cấp.
4. Cán bộ, công chức và người lao động Cục Hàng không Việt Nam sử dụng trang phục trong khi thi hành công vụ; không sử dụng trang phục đã được cấp sai quy định. | 0 |
Quy định về kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống bơm nước chữa cháy được thực hiện kiểm tra hằng ngày hay định kỳ hằng tuần? | Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
2. Hợp đồng hợp tác do các thành viên tổ hợp tác tự thỏa thuận, được lập thành văn bản, có chữ ký của một trăm phần trăm (100%) thành viên tổ hợp tác. Nội dung hợp đồng hợp tác không được trái với quy định của luật có liên quan, bao gồm các nội dung: Mục đích, thời hạn hợp tác; họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân; tài sản đóng góp (nếu có); đóng góp bằng sức lao động (nếu có); phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức; quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp đồng hợp tác; quyền, nghĩa vụ của người đại diện (nếu có); điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên (nếu có); điều kiện chấm dứt hợp đồng.
3. Phần đóng góp của một thành viên tổ hợp tác là giá trị vốn góp bằng tài sản, công sức (hoạt động hay công việc cụ thể) của thành viên đó đã đóng góp hoặc cam kết đóng góp vào tổ hợp tác. Việc xác định giá trị phần đóng góp của thành viên tổ hợp tác được thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.
4. Thời hạn hợp tác là thời gian các thành viên tổ hợp tác thỏa thuận hợp tác với nhau và ghi trong hợp đồng hợp tác. Thời hạn hợp tác được xác định theo quy định từ Điều 144 đến Điều 148 của Bộ luật dân sự. Trường hợp các bên không thỏa thuận thời hạn hợp tác thì thời hạn hợp tác kết thúc khi chấm dứt hợp đồng hợp tác theo quy định tại Điều 512 của Bộ luật dân sự. | 0 |
Quy định về kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống bơm nước chữa cháy được thực hiện kiểm tra hằng ngày hay định kỳ hằng tuần? | 4. Trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số thu bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh nhỏ hơn số chi khám bệnh, chữa bệnh trong năm, sau khi thẩm định quyết toán, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm bổ sung toàn bộ phần kinh phí chênh lệch này từ nguồn quỹ dự phòng.
5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.”
24. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 36 như sau: “2. Được đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình tại đại lý bảo hiểm y tế trong phạm vi cả nước; được lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật này.”
25. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 10 Điều 41 như sau: “2. Tổ chức để đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật này đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thuận lợi tại đại lý bảo hiểm y tế. Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục, nơi đăng ký tham gia bảo hiểm y tế và tổ chức thực hiện chế độ bảo hiểm y tế, bảo đảm nhanh chóng, đơn giản và thuận tiện cho người tham gia bảo hiểm y tế. Rà soát, tổng hợp, xác nhận danh sách tham gia bảo hiểm y tế để tránh cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này, trừ các đối tượng do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quản lý.” | 0 |
Quy định về kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống bơm nước chữa cháy được thực hiện kiểm tra hằng ngày hay định kỳ hằng tuần? | "Điều 3. Tiêu chí xác định huyện nghèo
1. Tiêu chí xác định huyện nghèo gồm 04 tiêu chí, cụ thể như sau:
a) Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 -2025.
b) Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện.
c) Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện.
d) Huyện thuộc khu vực miền núi, vùng cao, biên giới hoặc huyện thuộc các khu vực còn lại."
2. Hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu xác định huyện nghèo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này." | 0 |
Quy định về kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống bơm nước chữa cháy được thực hiện kiểm tra hằng ngày hay định kỳ hằng tuần? | PHỤ LỤC I
BẢO QUẢN, BẢO DƯỠNG PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ CƠ GIỚI
...
I. Bảo quản phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ giới hằng ngày
...
3. Máy bơm chữa cháy
a) Kiểm tra trực quan:
- Toàn bộ các mũ ốc, vít;
- Mức nhiên liệu, dầu bôi trơn bảo đảm đủ, sạch, không bị rò rỉ;
- Hệ thống dây dẫn điện, bình ắc quy;
- Tình trạng bộ phận dẫn động bơm gây chân không mồi nước;
- Ống hút nước không bị cong gập, thủng, có đủ gioăng, đệm, các đầu nối khi lắp vào nhẹ nhàng, kín;
b) Kiểm tra hoạt động:
- Tình trạng hoạt động của động cơ máy bơm (Khởi động động cơ bơm, cho khởi động động cơ ở tốc độ không tải tối đa từ 02 phút đến 03 phút);
- Tình trạng hoạt động của máy bơm chữa cháy tại nơi có nguồn nước, triển khai ống hút. Đóng kín van họng phun. Khởi động động cơ (sử dụng hệ thống khởi động bằng điện hoặc dây giật tự cuốn), khi máy nổ thì tăng dần ga, đồng thời thực hiện thao tác hút nước. Quan sát đồng hồ chân không và đồng hồ áp lực nước (nếu trong vòng 30 giây mà hút nước không lên thì phải tắt máy và kiểm tra, sửa chữa khôi phục độ kín của bơm mới được tiếp tục thao tác hút nước). Khi thấy nước chảy qua bơm gây chân không thành dòng liên tục đồng thời kim đồng hồ áp lực nước tăng lên từ 02 bar đến 03 bar thì ngắt bơm chân không, từ từ tăng ga và mở van họng phun nước. Trong quá trình vận hành bơm, luôn duy trì áp suất nước không thấp hơn 4 bar để bảo đảm làm mát cho bơm (đối với máy bơm làm mát bằng nước);
- Thời gian khởi động động cơ hàng ngày tối đa một lần trong 03 phút (nếu không phun, hút nước) hoặc 15 phút (nếu có hút, phun nước). Khi nhiệt độ môi trường trong ngày thấp hơn 10°C, việc khởi động động cơ được thực hiện 02 lần/ngày, kiểm tra tình trạng kỹ thuật và bảo dưỡng theo quy định của nhà sản xuất. Trong quá trình sử dụng không điều chỉnh cần điều khiển bộ điều tốc vì sẽ làm hư hỏng động cơ máy bơm. Đối với các máy bơm chữa cháy có lắp công tắc cảnh báo quá nhiệt động cơ, phải luôn để công tắc ở vị trí mở “ON”. | 1 |
Quy định về kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống bơm nước chữa cháy được thực hiện kiểm tra hằng ngày hay định kỳ hằng tuần? | Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy cơ giới
...
9.2 Kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy cơ giới
9.2.1 Xe chữa cháy, tàu chữa cháy, máy bơm chữa cháy di động được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên và đảm bảo luôn hoạt động tốt theo tính năng kỹ thuật của nhà sản xuất.
9.2.2 Xe chữa cháy, tàu chữa cháy, máy bơm chữa cháy di động luôn được nạp đủ nhiên liệu, chất chữa cháy và dụng cụ trang bị kèm theo đầy đủ.
9.2.3 Xe chữa cháy, tàu chữa cháy, máy bơm chữa cháy di động được tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng theo chế độ thường xuyên, định kỳ và đột xuất. Nội dung các chế độ kiểm tra, bảo dưỡng theo quy định của nhà sản xuất. | 0 |
Quy định về kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống bơm nước chữa cháy được thực hiện kiểm tra hằng ngày hay định kỳ hằng tuần? | "4.1. Kiểm tra, bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy hàng tuần
4.1.1. Tiến hành công tác kiểm tra trực quan như sau:
4.1.1.1. Tình trạng nhà bơm
- Nhiệt độ không thấp hơn 4,4°C với phòng có bơm diesel không có bộ làm nóng động cơ.
- Ống thông gió tự do, không bị cản trở.
4.1.1.2. Tình trạng hệ thống bơm
- Van dự phòng, đầu ra và đầu hút bơm được mở hoàn toàn.
- Đường ống không bị rò rỉ.
- Thông số đo áp lực đường hút bình thường.
- Thông số đo áp lực đường hệ thống bình thường.
- Nguồn dự trữ đầy bể.
- Màn lọc đầu hút nước không bị che và được đặt đúng chỗ.
4.1.1.3. Tình trạng hệ thống điện
- Đèn báo bộ điều khiển (báo có nguồn) đang sáng.
- Đèn báo công tắc chuyển giao bình thường đang sáng.
- Công tắc cô lập đang đóng nguồn dự phòng (khẩn cấp).
- Đèn báo đảo pha đang tắt hoặc đèn báo đổi pha bình thường đang bật.
- Mức dầu trong cửa quan sát dầu của động cơ trục đứng đang bình thường.
4.1.1.4. Tình trạng hệ thống động cơ diesel
- Bình nhiên liệu đầy hai phần ba.
- Công tắc chọn bộ điều khiển đang ở trạng thái tự động.
- Thông số điện áp trên ắc quy bình thường.
- Thông số dòng nạp ắc quy bình thường.
- Đèn báo ắc quy đang bật hoặc đèn báo sự cố ắc quy đang tắt.
- Tất cả các đèn báo động đều tắt.
- Bộ đo thời gian chạy động cơ đang đọc.
- Mức dầu trên bộ truyền động bánh răng vuông góc đang bình thường.
- Mức dầu trên vỏ động cơ bình thường.
- Mức nước làm mát bình thường.
- Mức điện giải trong ắc quy bình thường.
- Vỏ ắc quy không bị ăn mòn.
4.1.2. Tiến hành công tác kiểm nghiệm như sau
4.1.2.1. Kiểm nghiệm hoạt động không tải của máy bơm nước chữa cháy bằng cách khởi động bơm theo dạng tự động hoặc bằng tay
- Bơm điện tối thiểu 10 phút/lần/tuần.
- Bơm diesel tối thiểu 30 phút/lần/tuần.
4.1.2.2. Tiến hành giám sát trực quan hoặc điều chỉnh như nêu trong danh sách dưới đây khi bơm đang chạy cho phù hợp
- Quy trình với hệ thống bơm:
Ghi nhận thông số áp lực đầu ra và đầu hút của hệ thống
Kiểm tra độ kín các vị trí khớp nối
Điều chỉnh chốt đệm nếu cẩn
Kiểm tra độ rung hay tiếng ồn bất thường
Kiểm tra nhiệt độ làm việc của hộp bao, ổ trục hoặc vỏ bơm
Ghi nhận áp lực khởi động bơm
- Quy trình với hệ thống điện:
Giám sát thời gian động cơ cần để gia tốc đến hết tốc lực
Ghi nhận thời gian bộ điều khiển dừng ở bước đầu (với trường hợp khởi động khi giảm áp hoặc giảm dòng)
Ghi nhận thời gian bơm chạy sau khởi động (với bộ điều khiển ngừng tự động)
- Quy trình với hệ thống động cơ diesel:
Giám sát thời gian động cơ khởi động
Giám sát thời gian động cơ đạt tốc độ vận hành
Định kỳ giám sát số đo áp lực dầu của động cơ, chỉ số tốc độ, nước, và các thông số về nhiệt độ dầu khi động cơ đang vận hành
Ghi nhận các điểm bất thường
Kiểm tra lưu lượng nước lạnh trong bộ trao đổi nhiệt." | 0 |
Quy định về kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống bơm nước chữa cháy được thực hiện kiểm tra hằng ngày hay định kỳ hằng tuần? | "4.3. Kết quả kiểm tra bảo dưỡng
4.3.1. Kết quả kiểm nghiệm và đánh giá phần bơm
Cụm bơm vẫn hoạt động tốt nếu thỏa mãn một trong các điều kiện sau đây trong khi kiểm nghiệm:
- Kết quả khớp với đường đặc tuyến kiểm thử nghiệm thu thực tế ban đầu chưa điều chỉnh.
- Bơm nước chữa cháy có kết quả về đặc tính hiệu suất khớp với thông số ghi trên nhãn tên của bơm.
Nếu bơm bị giảm hơn 5% áp lực so với đường đặc tuyến kiểm thử nghiệm thu ban đầu chưa điều chỉnh hoặc so với nhãn tên thì phải điều tra để tìm ra nguyên nhân giảm hiệu suất.
4.3.2. Kết quả kiểm nghiệm và đánh giá phần động cơ
Thông số cường độ dòng điện và điện áp, nếu có tích không vượt quá tích của điện áp định mức và cường độ dòng toàn tải định mức nhân với hệ số dịch vụ động cơ cho phép, thì sẽ được xem là có thể chấp nhận. Thông số điện áp của động cơ trong vòng 5% dưới hoặc 10% trên điện áp định mức (ghi trên nhãn tên) sẽ được xem là có thể chấp nhận.
4.3.3. Bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy
Phải xây dựng một kế hoạch bảo dưỡng định kỳ tất cả các thiết bị, thành phần của trạm bơm nước chữa cháy theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu nhà sản xuất không đưa ra bất kỳ hướng dẫn nào về công tác bảo dưỡng định kỳ, thì thực hiện theo Phụ lục B ban hành kèm theo Quy chuẩn này.
Đơn vị quản lý vận hành công trình phải lập hồ sơ, phiếu theo dõi công tác kiểm tra bảo dưỡng, vận hành định kỳ trạm bơm nước chữa cháy theo quy định." | 0 |
Quy định về kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống bơm nước chữa cháy được thực hiện kiểm tra hằng ngày hay định kỳ hằng tuần? | Vị trí và chức năng
1. Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục Khí tượng Thủy văn thực hiện chức năng Điều tra khảo sát khí tượng bề mặt, khí tượng nông nghiệp, khí tượng thủy văn biển, thủy văn lục địa và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm (sau đây gọi chung là khí tượng thủy văn); thực hiện các hoạt động dịch vụ về khí tượng thủy văn theo quy định của pháp luật.
2. Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn là đơn vị dự toán cấp III, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài Khoản riêng, được mở tài Khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật; trụ sở tại thành phố Hà Nội. | 0 |
Quy định về kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống bơm nước chữa cháy được thực hiện kiểm tra hằng ngày hay định kỳ hằng tuần? | Văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Thông tư này bao gồm:
a) Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), pháp lệnh, nghị quyết do Bộ Giao thông vận tải chủ trì soạn thảo trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
b) Nghị định, quyết định, nghị quyết liên tịch do Bộ Giao thông vận tải chủ trì soạn thảo để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành được quy định tại Điều 18, Điều 19 và Điều 20 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi chung là Luật Ban hành văn bản);
c) Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
d) Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
2. Thông tư của Bộ trưởng được ban hành để quy định:
a) Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành Giao thông vận tải;
c) Biện pháp để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông vận tải.
3. Việc xây dựng và ban hành Thông tư về quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và quy định tại Thông tư này. | 0 |
Quy định về kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống bơm nước chữa cháy được thực hiện kiểm tra hằng ngày hay định kỳ hằng tuần? | Tiếp nhận và thực hiện quyết định về việc giải quyết trường hợp người chấp hành án xin thay đổi nơi cư trú
1. Trường hợp người chấp hành án được thay đổi nơi cư trú:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định về việc giải quyết người chấp hành án xin thay đổi nơi cư trú, Công an cấp xã nơi đi tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện:
a) Nhận xét, đánh giá quá trình chấp hành pháp luật, chấp hành nghĩa vụ của người chấp hành án trong thời gian chấp hành án ở địa phương.
b) Bàn giao hồ sơ quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, hồ sơ quản lý người được hoãn chấp hành án phạt tù, hồ sơ giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, hồ sơ giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ (sau đây gọi chung là hồ sơ quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án) cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện. Việc bàn giao hồ sơ phải lập biên bản, lưu hồ sơ quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án.
c) Thông báo cho người chấp hành án biết để tiến hành các công việc chuyển nơi cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
... | 0 |
Quy định về kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống bơm nước chữa cháy được thực hiện kiểm tra hằng ngày hay định kỳ hằng tuần? | Khoản 7. Thời hạn nộp thuế đối với trường hợp chưa có giá chính thức tại thời điểm thông quan hoặc giải phóng hàng hóa, người nộp thuế phải tạm nộp thuế theo giá khai báo. Thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp số tiền thuế tạm nộp hoặc số tiền thuế được bảo lãnh trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp khi có giá chính thức thì người nộp thuế phải nộp số tiền thuế chênh lệch giữa tiền thuế phải nộp khi có giá chính thức với giá tạm tính (nếu có) tại thời điểm chốt giá chính thức, không phải nộp tiền chậm nộp trên số tiền thuế chênh lệch phải nộp. Thời điểm chốt giá chính thức thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp số tiền thuế tạm nộp hoặc số tiền thuế được bảo lãnh trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng lớn hơn số tiền thuế phải nộp khi có giá chính thức thì việc xử lý tiền thuế nộp thừa thực hiện theo quy định tại Điều 49 và Điều 132 Thông tư này. | 0 |
Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực, Chống độc của Bệnh viện đa khoa hạng III có người bệnh nặng vượt quá khả năng chuyên môn thì xử lý như thế nào? | Chức năng, nhiệm vụ khoa Cấp cứu- Hồi sức tích cực- Chống độc
1. Là khoa lâm sàng có nhiệm vụ tiếp tục điều trị và chăm sóc tích cực những người bệnh của các khoa lâm sàng trong bệnh viện chuyển đến.
2. Tham gia cấp cứu ngoài bệnh viện và tại bệnh viện trong tình huống xảy ra cấp cứu hàng loạt, cấp cứu thảm hoạ.
3. Phối hợp và hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cấp cứu tại các khoa khác trong bệnh viện.
4. Trường hợp người bệnh nặng vượt quá khả năng chuyên môn thì hội chẩn, mời tuyến trên hỗ trợ hoặc chuyển người bệnh. | 1 |
Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực, Chống độc của Bệnh viện đa khoa hạng III có người bệnh nặng vượt quá khả năng chuyên môn thì xử lý như thế nào? | Cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực khoa Cấp cứu- Hồi sức tích cực- Chống độc
...
2. Nhân lực
a) Đội ngũ cán bộ bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý được đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn cấp cứu, hồi sức tích cực, chống độc;
b) Cán bộ làm công tác cấp cứu, hồi sức tích cực, chống độc thường xuyên được đào tạo bổ sung và cập nhật kiến thức mới. | 0 |
Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực, Chống độc của Bệnh viện đa khoa hạng III có người bệnh nặng vượt quá khả năng chuyên môn thì xử lý như thế nào? | Hệ thống cấp cứu trong bệnh viện
1. Đối với bệnh viện đa khoa
a) Bệnh viện hạng đặc biệt thành lập: khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực, Trung tâm Chống độc;
b) Bệnh viện vùng hạng I thành lập khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực, khoa Chống độc;
c) Bệnh viện hạng I, II phải thành lập khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực - chống độc. Ngoài ra, tại một số khoa có buồng cấp cứu theo nhu cầu cụ thể của bệnh viện;
d) Bệnh viện hạng III, IV và chưa xếp hạng phải thành lập khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc.
... | 0 |
Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực, Chống độc của Bệnh viện đa khoa hạng III có người bệnh nặng vượt quá khả năng chuyên môn thì xử lý như thế nào? | Chức năng, nhiệm vụ của khoa Hồi sức tích cực
1. Khoa Hồi sức tích cực là khoa lâm sàng có nhiệm vụ tiếp tục điều trị và chăm sóc tích cực những người bệnh của khoa Cấp cứu và của các khoa lâm sàng trong bệnh viện chuyển đến.
2. Phối hợp với khoa Cấp cứu tham gia cấp cứu ngoài bệnh viện và tại bệnh viện trong tình huống xảy ra cấp cứu hàng loạt, cấp cứu thảm hoạ.
3. Phối hợp cùng với khoa Cấp cứu hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cấp cứu tại các khoa khác trong bệnh viện.
4. Trường hợp người bệnh nặng vượt quá khả năng chuyên môn thì hội chẩn, mời tuyến trên hỗ trợ hoặc chuyển người bệnh.
5. Khoa hồi sức tích cực của bệnh viện đa khoa hạng I, hạng đặc biệt
- Là tuyến cuối cùng tiếp nhận và xử trí các bệnh nhân vượt quá khả năng điều trị từ tuyến dưới chuyển đến;
- Phối hợp với các bệnh viện tuyến cuối khác trong việc hội chẩn và điều trị người bệnh;
- Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung học y đào tạo bác sĩ, điều dưỡng chuyên ngành hồi sức tích cực.
- Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo chuyên khoa cho tuyến dưới. | 0 |
Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực, Chống độc của Bệnh viện đa khoa hạng III có người bệnh nặng vượt quá khả năng chuyên môn thì xử lý như thế nào? | Xử lý thông tin công khai không chính xác
1. Trường hợp thông tin do cơ quan khác tạo ra nhưng do Văn phòng Bộ công khai không chính xác thì Văn phòng Bộ có trách nhiệm kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.
2. Trường hợp phát hiện thông tin do Bộ Tài chính tạo ra nhưng được cơ quan khác công khai không chính xác thì Văn phòng Bộ có trách nhiệm báo cáo Bộ yêu cầu cơ quan đã công khai thông tin kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.
3. Trường hợp tiếp nhận phản ánh, kiến nghị từ cơ quan, tổ chức, công dân về thông tin công khai không chính xác, chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị, đơn vị làm đầu mối cung cấp thông tin phối hợp với đơn vị tạo ra thông tin kiểm tra tính chính xác của thông tin và trả lời cho công dân; trường hợp xác định thông tin công khai không chính xác thì phải đính chính và công khai thông tin đã được đính chính chậm nhất 03 ngày kể từ ngày xác định được tính chính xác của thông tin. | 0 |
Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực, Chống độc của Bệnh viện đa khoa hạng III có người bệnh nặng vượt quá khả năng chuyên môn thì xử lý như thế nào? | Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về việc quản lý, sử dụng, khai thác Phần mềm Quản lý tài sản công (sau đây gọi là Phần mềm).
Tài sản công cập nhật thông tin vào Phần mềm gồm:
a) Tài sản công tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức, đơn vị).
b) Tài sản phục vụ hoạt động của các dự án sử dụng vốn nhà nước.
c) Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
2. Việc quản lý, sử dụng, khai thác Phần mềm theo quy định tại Thông tư này không áp dụng đối với tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; tài sản công tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân. | 0 |
Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực, Chống độc của Bệnh viện đa khoa hạng III có người bệnh nặng vượt quá khả năng chuyên môn thì xử lý như thế nào? | 1. Gây phương hại hoặc đe dọa gây phương hại đến chủ quyền và an ninh của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Vận chuyển người, hàng hoá, hành lý, vũ khí, chất phóng xạ, chất phế thải độc hại, chất ma tuý trái với quy định của pháp luật.
3. Cố ý tạo chướng ngại vật gây nguy hiểm hoặc làm cản trở giao thông hàng hải.
4. Sử dụng, khai thác tàu biển không đăng ký, đăng kiểm hoặc quá hạn đăng ký, đăng kiểm; giả mạo đăng ký, đăng kiểm.
5. Từ chối tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên biển trong trường hợp điều kiện thực tế cho phép.
6. Gây ô nhiễm môi trường.
7. Xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm người trên tàu biển; chiếm đoạt, cố ý làm hư hỏng hoặc huỷ hoại tài sản trên tàu biển; bỏ trốn sau khi gây tai nạn hàng hải.
8. Gây mất trật tự công cộng, cản trở hoặc chống lại việc thực hiện nhiệm vụ của người thi hành công vụ trên tàu biển và tại cảng biển.
9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý hàng hải; dung túng, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật về hàng hải.
10. Các hành vi bị nghiêm cấm khác trong hoạt động hàng hải theo quy định của pháp luật. | 0 |
Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực, Chống độc của Bệnh viện đa khoa hạng III có người bệnh nặng vượt quá khả năng chuyên môn thì xử lý như thế nào? | c) Phương pháp chỉnh biên: - Cách tính mực nước bình quân tháng, năm; - Cách cắt triều; - Bổ sung và hiệu chỉnh tài liệu mực nước. c) Thời gian nhận tài liệu: Ngày ……. tháng ……. năm……………,
d) Chế độ quan trắc: - Tần xuất quan trắc; - Chế độ quan trắc kiểm tra máy tự ghi mực. d) Tính toán, xác định trị số đặc trưng và độ chính xác: - Số liệu mực nước giờ; - Tính mực nước bình quân (ngày, tháng, năm); - Xác định các trị số đặc trưng và thời gian xuất hiện; - Trị số chênh lệch mực nước, d) Người bàn giao tài liệu ………………………………………………………………………………
đ) Tính toán, xác định trị số đặc trưng và độ chính xác của tài liệu: - Tính mực nước giờ; - Tính mực nước bình quân (ngày, tháng, năm); - Các đặc trưng mực nước và thời gian xuất hiện; - Khai toán giản đồ tự ghi mực nước. đ) Tính hợp lý của tài liệu - Tính hợp lý của giá trị mực nước theo thời gian; - Tính hợp lý của giá trị mực nước theo không gian.
2. Cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này. 2. Tài liệu quan trắc lưu lượng nước 2. Tài liệu chỉnh biên lưu lượng nước 2. Kết quả đánh giá tài liệu:
a) Thể thức của tài liệu: Thực hiện như Điểm a Khoản 1 Phần I của Phụ lục này. a) Thể thức của tài liệu: - Tính chất vật lý của tài liệu; - Các thông tin về vị trí đo (tên sông, tên trạm hoặc vị trí đo, địa chỉ, thời gian đo, người chỉnh biên,...); - Quy cách chữ, số của tài liệu, bản vẽ, các đường quá trình, các đường quan hệ; - Thứ tự sắp xếp các biểu mẫu, bản vẽ. a) Xếp loại tài liệu: ………………………………………………………………………………………
b) Tình trạng công trình và trang thiết bị: - Hành lang an toàn kỹ thuật công trình; - Tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đo lưu lượng nước; - Tiêu chuẩn kỹ thuật của máy và thiết bị đo. b) Số lượng tài liệu: - Số lượng các biểu, bảng, bản vẽ, đường quá trình; - Dữ liệu trong mỗi biểu, bảng, bản vẽ, đường quá trình. b) Nhận xét tài liệu: …………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………. Đại diện đơn vị đánh giá chất lượng tài liệu (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
c) Phương pháp quan trắc: - Bố trí thủy trực đo tốc độ trên mặt cắt ngang; - Bố trí điểm đo tốc độ trên thủy trực; - Bố trí thủy trực đo sâu; - Bố trí lần đo lưu lượng theo cấp mực nước và theo thời gian; - Sử dụng mặt cắt ngang tính toán lưu lượng nước. c) Phương pháp chỉnh biên: - Cách xác định tương quan; - Kiểm tra phương pháp xây dựng các đường tương quan: + Cách chọn dữ liệu xây dựng tương quan; + Yếu tố tương quan và thời gian tương quan; + Dạng tương quan. | 0 |
Người không thực hiện đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển sau khi đã được chuyển quyền sở hữu thì bị xử phạt thế nào? | Vi phạm quy định về đăng ký, xóa đăng ký; sử dụng các giấy chứng nhận của tàu biển, tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn khoan di động
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện đăng ký thay đổi theo quy định;
b) Không thực hiện đăng ký thay đổi chủ sở hữu sau khi đã được mua, bán, chuyển quyền sở hữu;
c) Không thực hiện thay đổi Giấy chứng nhận định biên an toàn tối thiểu khi thay đổi doanh nghiệp quản lý, khai thác;
d) Khai báo sai lệch thông tin; sử dụng giấy tờ tẩy xóa, sửa chữa hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận;
đ) Chủ tàu biển Việt Nam không gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký về Cơ quan đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam để quản lý khi tàu biển đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài;
e) Không đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam theo quy định đối với tàu biển được mua, đóng mới của doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước;
g) Không thực hiện xóa đăng ký theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Khai thác tàu biển, tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn khoan di động khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký;
b) Sử dụng một trong các giấy chứng nhận của tàu biển, tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn khoan di động khác hoặc giấy chứng nhận bị tẩy xóa, sửa chữa sai lệch nội dung hoặc giấy chứng nhận không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc làm thủ tục đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam theo quy định đối với hành vi vi phạm tại điểm e khoản 1 Điều này;
b) Buộc làm thủ tục xóa đăng ký tàu theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 1 Điều này. | 1 |
Người không thực hiện đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển sau khi đã được chuyển quyền sở hữu thì bị xử phạt thế nào? | Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền
....
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Pháp lệnh này là mức phạt áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. | 0 |
Người không thực hiện đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển sau khi đã được chuyển quyền sở hữu thì bị xử phạt thế nào? | 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Đăng ký tàu thuyền không đúng thời hạn theo quy định;
b) Thiếu một trong các loại giấy chứng nhận, tài liệu của tàu thuyền hoặc một trong các loại giấy chứng nhận, tài liệu đó hết giá trị sử dụng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Khai thác tàu thuyền khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền;
b) Không thực hiện đăng ký thay đổi chủ tàu thuyền theo quy định khi tàu thuyền đã được mua, bán, chuyển quyền sở hữu;
c) Không thực hiện đăng ký thay đổi theo quy định khi tàu thuyền có sự thay đổi tên tàu, địa chỉ chủ tàu, thông số kỹ thuật, công dụng của tàu thuyền, tổ chức đăng kiểm tàu biển;
d) Không thực hiện xóa đăng ký tàu theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn một trong các giấy chứng nhận của tàu thuyền;
b) Sử dụng một trong các giấy chứng nhận của tàu thuyền khác, giấy chứng nhận bị tẩy xóa, sửa chữa sai lệch nội dung hoặc giấy chứng nhận giả;
c) Cố tình khai báo sai lệnh thông tin; sử dụng giấy tờ tẩy xóa, sửa chữa, giả mạo trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận của tàu thuyền.
4. Đối với hành vi không có hoặc có giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính đối với tàu thuyền chở khách, chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác nhưng đã hết hạn sử dụng theo quy định sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu thuyền chở khách dưới 50 người; tàu thuyền chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác có tổng dung tích dưới 200 GT;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tàu thuyền chở khách từ 50 người đến dưới 100 người; tàu thuyền chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác có tổng dung tích từ 200 GT đến dưới 500 GT;
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tàu thuyền chở khách từ 100 người đến dưới 300 người; tàu thuyền chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT;
d) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tàu thuyền chở khách từ 300 người trở lên; tàu thuyền chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc làm thủ tục xóa đăng ký tàu theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này. | 0 |
Người không thực hiện đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển sau khi đã được chuyển quyền sở hữu thì bị xử phạt thế nào? | Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm. | 0 |
Người không thực hiện đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển sau khi đã được chuyển quyền sở hữu thì bị xử phạt thế nào? | Vận động quyên góp, tiếp nhận tài trợ
1. Quỹ được vận động quyên góp, vận động tài trợ trong nước và ở nước ngoài nhằm thực hiện tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Điều lệ Quỹ và theo quy định của pháp luật.
2. Các khoản vận động quyên góp, tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước cho Quỹ phải được nộp ngay vào Quỹ theo quy định pháp luật, Điều lệ Quỹ về thu, chi tài chính, đồng thời cập nhật trên mạng để công chúng và các nhà tài trợ có điều kiện kiểm tra, giám sát.
3. Việc vận động quyên góp, tài trợ ở nước ngoài, trong phạm vi cả nước hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có đề án và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.
4. Đối với những khoản tài trợ có mục đích, mục tiêu phải thực hiện đúng theo yêu cầu của nhà tài trợ. | 0 |
Người không thực hiện đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển sau khi đã được chuyển quyền sở hữu thì bị xử phạt thế nào? | Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất đối với bên chuyển nhượng dự án và quyết định giao đất, cho thuê đất cho bên nhận chuyển nhượng dự án; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên nhận chuyển nhượng dự án theo quy định của pháp luật đất đai.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về việc đăng ký biến động đất đai đối với trường hợp chuyển đổi công ty; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp. | 0 |
Người không thực hiện đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển sau khi đã được chuyển quyền sở hữu thì bị xử phạt thế nào? | Điều 6. Thanh tra chuyên ngành đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên
1. Tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên bao gồm: ban hành văn bản quản lý nội bộ và phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng bộ máy tổ chức; thực hiện các quy định về công khai trong lĩnh vực giáo dục; công tác kiểm tra nội bộ và việc thực hiện các quy định về tổ chức và hoạt động theo Điều lệ, Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
2. Thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện nội dung, phương pháp giáo dục; việc quản lý, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục, thiết bị dạy học và đồ chơi trẻ em.
3. Thực hiện quy chế tuyển sinh, quản lý, giáo dục người học và các chế độ, chính sách đối với người học.
4. Công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và thực hiện chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người lao động khác.
5. Công tác xã hội hóa giáo dục, quản lý dạy thêm, học thêm.
6. Các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; chấp hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục.
7. Thực hiện quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí, các nguồn lực tài chính khác.
8. Thực hiện các quy định khác của pháp luật về giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên. | 0 |
Người không thực hiện đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển sau khi đã được chuyển quyền sở hữu thì bị xử phạt thế nào? | Khoản 2. Đối với khí thiên nhiên: Xác định số thuế xuất khẩu tạm tính phải nộp: Số thuế xuất khẩu tạm tính phải nộp = Sản lượng khí thiên nhiên xuất khẩu x Giá tính thuế xuất khẩu x Tỷ lệ thuế xuất khẩu tạm tính Trong đó: - Sản lượng khí thiên nhiên xuất khẩu là sản lượng khí thiên nhiên thực tế xuất khẩu. - Giá tính thuế xuất khẩu là giá bán khí thiên nhiên được xác định theo Hợp đồng mua bán khí lô 09-1 được các phía tham gia Liên doanh phê duyệt. - Tỷ lệ thuế xuất khẩu tạm tính được xác định như sau: Tỷ lệ thuế xuất khẩu tạm tính = 100% - Tỷ lệ thuế tài nguyên tạm tính trong kỳ tính thuế x Thuế suất thuế xuất khẩu đối với khí thiên nhiên Trong đó: + Tỷ lệ thuế tài nguyên tạm tính trong kỳ tính thuế xác định như hướng dẫn tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này. + Thuế suất thuế xuất khẩu khí thiên nhiên theo quy định tại Nghị định thư 2013 là 10%. Ví dụ 5: Xác định tỷ lệ thuế xuất khẩu khí thiên nhiên tạm tính: Giả sử: Tỷ lệ thuế tài nguyên tạm tính theo Ví dụ 2 tại Điều 8 là 4,09%, thuế suất thuế xuất khẩu khí thiên nhiên tạm tính là 10%. Tỷ lệ thuế xuất khẩu khí thiên nhiên tạm tính = (100% - 4,09%) x 10% = 9,59%. | 0 |
Người không thực hiện đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển sau khi đã được chuyển quyền sở hữu thì bị xử phạt thế nào? | Nguyên tắc xác định mức phạt tiền
Mức phạt tiền của mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. | 1 |
Người không thực hiện đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển sau khi đã được chuyển quyền sở hữu thì bị xử phạt thế nào? | Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền
....
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Pháp lệnh này là mức phạt áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. | 0 |
Người không thực hiện đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển sau khi đã được chuyển quyền sở hữu thì bị xử phạt thế nào? | 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Đăng ký tàu thuyền không đúng thời hạn theo quy định;
b) Thiếu một trong các loại giấy chứng nhận, tài liệu của tàu thuyền hoặc một trong các loại giấy chứng nhận, tài liệu đó hết giá trị sử dụng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Khai thác tàu thuyền khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền;
b) Không thực hiện đăng ký thay đổi chủ tàu thuyền theo quy định khi tàu thuyền đã được mua, bán, chuyển quyền sở hữu;
c) Không thực hiện đăng ký thay đổi theo quy định khi tàu thuyền có sự thay đổi tên tàu, địa chỉ chủ tàu, thông số kỹ thuật, công dụng của tàu thuyền, tổ chức đăng kiểm tàu biển;
d) Không thực hiện xóa đăng ký tàu theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn một trong các giấy chứng nhận của tàu thuyền;
b) Sử dụng một trong các giấy chứng nhận của tàu thuyền khác, giấy chứng nhận bị tẩy xóa, sửa chữa sai lệch nội dung hoặc giấy chứng nhận giả;
c) Cố tình khai báo sai lệnh thông tin; sử dụng giấy tờ tẩy xóa, sửa chữa, giả mạo trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận của tàu thuyền.
4. Đối với hành vi không có hoặc có giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính đối với tàu thuyền chở khách, chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác nhưng đã hết hạn sử dụng theo quy định sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu thuyền chở khách dưới 50 người; tàu thuyền chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác có tổng dung tích dưới 200 GT;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tàu thuyền chở khách từ 50 người đến dưới 100 người; tàu thuyền chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác có tổng dung tích từ 200 GT đến dưới 500 GT;
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tàu thuyền chở khách từ 100 người đến dưới 300 người; tàu thuyền chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT;
d) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tàu thuyền chở khách từ 300 người trở lên; tàu thuyền chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc làm thủ tục xóa đăng ký tàu theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này. | 0 |
Người không thực hiện đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển sau khi đã được chuyển quyền sở hữu thì bị xử phạt thế nào? | Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm. | 0 |
Người không thực hiện đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển sau khi đã được chuyển quyền sở hữu thì bị xử phạt thế nào? | Kinh phí hoạt động
1. Kinh phí hoạt động của Hội đồng từ nguồn kinh phí đóng góp của các thành viên Chuỗi; kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương, các địa phương có thành viên tham gia Chuỗi, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và các nguồn tài trợ hợp pháp khác.
2. Hội đồng có quy chế tài chính để phục vụ cho hoạt động của Chuỗi. Quy chế tài chính phải được trên 50% thành viên thông qua và Chủ tịch Hội đồng thay mặt phê duyệt. | 0 |
Người không thực hiện đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển sau khi đã được chuyển quyền sở hữu thì bị xử phạt thế nào? | Điều 19. Nguyên tắc khen thưởng
1. Khen thưởng phải phù hợp với tính chất từng loại thành tích, tương xứng với kết quả đạt được hoặc mức độ công lao, đóng góp, cống hiến của từng tập thể, cá nhân.
2. Thành tích đạt được nhiều, công lao đóng góp lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng hoặc lập được thành tích trong điều kiện khó khăn, phức tạp thì được khen thưởng ở mức hạng cao hơn.
3. Đối với khen thưởng chuyên đề hoặc theo đợt thi đua
a) Cấp nào phát động thi đua hoặc chủ trì thực hiện chuyên đề thì cấp đó khen thưởng bằng hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của cấp mình;
b) Trường hợp thành tích xuất sắc, tiêu biểu có ảnh hưởng đối với toàn lực lượng và có chủ trương khen thưởng của lãnh đạo Bộ Công an mới đề nghị tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an;
c) Chỉ đề nghị “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng ba hoặc “Huân chương Lao động” hạng ba khi tổng kết các chuyên đề công tác lớn, có thời gian thực hiện từ 03 đến 05 năm và phải có chủ trương, hướng dẫn của Ban Thi đua, khen thưởng Trung ương;
d) Ưu tiên khen thưởng cho tập thể nhỏ (cấp phòng, cấp đội) và cán bộ, chiến sĩ không giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, trực tiếp chiến đấu, lao động, học tập. Không đề nghị tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an cho đơn vị cấp Cục, Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Đối với khen thưởng đột xuất
a) Tập thể, cá nhân đạt thành tích ở mức nào thì đề nghị khen thưởng ở mức đó; khi đề nghị cùng một mức khen thưởng, thành tích của lãnh đạo, chỉ huy phải cao hơn thành tích của cán bộ, chiến sĩ; không nhất thiết phải có hình thức khen thưởng thấp mới được khen thưởng hình thức cao;
b) Trong một vụ, việc, khen thưởng cho lãnh đạo, chỉ huy phải ít hơn khen thưởng cho cán bộ, chiến sĩ. Chỉ khen thưởng cấp Nhà nước cho lãnh đạo, chỉ huy khi đơn vị do đồng chí đó trực tiếp phụ trách nội bộ đoàn kết, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (đạt từ danh hiệu “Đơn vị quyết thắng” trở lên) trước và trong thời điểm đề nghị khen thưởng.
c) Không cộng dồn các vụ việc, chuyên án để tính thành tích đề nghị khen thưởng đột xuất;
d) Chỉ đề nghị khen thưởng cho tập thể nếu có trên 50% đơn vị trực thuộc hoặc có trên 50% quân số của tập thể tham gia lập thành tích.
5. Đối với khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được
a) Chỉ sử dụng hình thức khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được ở mức thấp làm căn cứ đề nghị khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được ở mức cao;
b) Thời gian trình khen thưởng lần tiếp theo được tính theo thời gian lập được thành tích ghi trong quyết định khen thưởng lần trước. Đối với quyết định khen thưởng không ghi thời gian lập được thành tích thì thời gian trình khen thưởng lần sau được tính theo thời gian ban hành quyết định khen thưởng lần trước.
6. Đối với khen thưởng quá trình cống hiến
a) Mỗi cán bộ lãnh đạo, chỉ huy được xét khen thưởng thành tích quá trình cống hiến một lần vào thời điểm trước khi nghỉ chờ chế độ hưu trí 06 tháng. Nếu tại thời điểm trước 06 tháng nghỉ công tác chưa đủ số năm theo quy định thì phải chờ đến thời điểm nghỉ chế độ hưu trí, nếu đủ tiêu chuẩn mới đề nghị; | 0 |
Người không thực hiện đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển sau khi đã được chuyển quyền sở hữu thì bị xử phạt thế nào? | Giấy phép thành lập và hoạt động của ..............(*) số ............/GP-NHNN ngày tháng năm do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp cho .............. (*) hết hiệu lực thi hành khi ............... (**) đăng ký doanh nghiệp. | 0 |
Người không thực hiện đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển sau khi đã được chuyển quyền sở hữu thì bị xử phạt thế nào? | 1. Có số câu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng môn thi quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 39 Nghị định này, trừ trường hợp miễn thi.
2. Có tổng kết quả điểm bài thi môn nghiệp vụ chuyên ngành quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này đạt từ 50 điểm trở lên, trường hợp thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I thì phải đạt từ 100 điểm trở lên (trong đó điểm bài thi viết đề án và bài thi bảo vệ đề án phải đạt từ 50 điểm trở lên) và lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp được giao.
3. Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng kết quả điểm bài thi môn nghiệp vụ chuyên ngành bằng nhau ở chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp cuối cùng thì việc xác định người trúng tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau: Viên chức là nữ; viên chức là người dân tộc thiểu số; viên chức nhiều tuổi hơn (tính theo ngày, tháng, năm sinh); viên chức có thời gian công tác nhiều hơn.
Nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp có văn bản trao đổi với người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức và quyết định người trúng tuyển theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức.
4. Không bảo lưu kết quả cho các kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp lần sau.
5. Thông báo kết quả thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chấm thi, Hội đồng thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức về kết quả chấm thi; đồng thời công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và gửi thông báo bằng văn bản tới cơ quan, đơn vị cử viên chức dự thi về điểm thi thăng hạng để thông báo cho viên chức được biết.
b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo kết quả điểm thi thăng hạng, viên chức dự thi có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả điểm bài thi môn kiến thức chung, môn ngoại ngữ, môn tin học (trong trường hợp thi trắc nghiệm trên giấy) và bài thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành. Hội đồng thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức có trách nhiệm thành lập Ban chấm phúc khảo và tổ chức chấm phúc khảo, công bố kết quả chấm phúc khảo chậm nhất 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo theo quy định tại khoản này.
c) Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày công bố kết quả chấm phúc khảo, Hội đồng thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức phê duyệt kết quả kỳ thi thăng hạng và danh sách viên chức trúng tuyển.
d) Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, Hội đồng thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức có trách nhiệm thông báo kết quả thi và danh sách viên chức trúng tuyển bằng văn bản tới cơ quan, đơn vị cử viên chức tham dự kỳ thi. | 0 |
Hành vi nào được xem là hành vi bạo lực gia đình? | Hành vi bạo lực gia đình
1. Hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
b) Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
d) Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;
đ) Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;
e) Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
g) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
h) Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
i) Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;
k) Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;
l) Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;
m) Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;
n) Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;
o) Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;
p) Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;
q) Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.
2. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện giữa người đã ly hôn; người chung sống như vợ chồng; người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau cũng được xác định là hành vi bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ. | 1 |
Hành vi nào được xem là hành vi bạo lực gia đình? | "Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình
1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng." | 0 |
Hành vi nào được xem là hành vi bạo lực gia đình? | Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình
1. Hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 3 của Luật này.
2. Kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
3. Sử dụng, truyền bá thông tin, tài liệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.
4. Trả thù, đe dọa trả thù người giúp đỡ người bị bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
5. Cản trở việc phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình.
6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật.
7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình. | 0 |
Hành vi nào được xem là hành vi bạo lực gia đình? | Hành vi bạo lực gia đình
...
Hành vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện giữa người đã ly hôn; người chung sống với nhau như vợ chồng; người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau cũng được xác định là hành vi bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.
Áp dụng tương tự với trường hợp người đã ly hôn, người chung sống với nhau như vợ chồng, người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi trong phòng, chống bạo lực gia đình
....
2. Người sống chung với nhau như vợ chồng
a) Người chung sống với nhau như vợ chồng được hai bên gia đình tổ chức cưới theo nghi lễ truyền thống hoặc tôn giáo nhưng chưa đăng ký kết hôn có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đối với người được coi là vợ hoặc chồng của mình, người là con riêng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, anh chị em ruột của người được coi là vợ hoặc chồng của mình thuộc thì áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
b) Người chung sống với nhau như vợ chồng chưa được hai bên gia đình tổ chức cưới theo nghi lễ truyền thống hoặc tôn giáo và chưa đăng ký kết hôn trừ trường hợp có hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình mà có hành vi bạo lực đối với người được coi là vợ hoặc chồng của mình, người là con riêng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, anh chị em ruột của người được coi là vợ hoặc chồng của mình thì áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. | 0 |
Hành vi nào được xem là hành vi bạo lực gia đình? | Điều 18. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp
1. Nếu có phát sinh tranh chấp về nội dung hợp đồng này thì các bên phải tiến hành thương lượng để giải quyết.
2. Trường hợp có tranh chấp về kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư mà thương lượng không có kết quả thì trong thời hạn ... ngày, kể từ ngày phát sinh tranh chấp, các bên có quyền gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư để xem xét, giải quyết; trường hợp không đồng ý với quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Quyết định của Tòa án nhân dân là quyết định cuối cùng và có tính chất bắt buộc với các bên. | 0 |
Hành vi nào được xem là hành vi bạo lực gia đình? | 1. Đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm công tác cơ yếu bị thương
a) Đối tượng làm đơn đề nghị (Mẫu TB5) kèm theo một trong các giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng nhận bị thương quy định tại Điều 12 Thông tư này, gửi cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý xác nhận, lập hồ sơ và đề nghị;
b) Cấp trung đoàn và tương đương trở lên, mỗi cấp trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, xem xét, hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền, báo cáo lên cấp trên trực tiếp, gửi Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị;
c) Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và chuyển trả Cục Chính trị quân khu (đối tượng thuộc thẩm quyền giám định của quân khu) hoặc giới thiệu đến Hội đồng Giám định y khoa (đối tượng cấp tá và công nhân viên chức quốc phòng có mức lương tương đương; đối tượng của các đơn vị thuộc thẩm quyền) để giám định, xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật;
d) Hội đồng Giám định y khoa trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày giám định xong, phải hoàn chỉnh biên bản giám định thương tật và chuyển trả cơ quan giới thiệu đến giám định;
đ) Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối tượng thuộc quân khu quản lý); Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị (đối tượng của các đơn vị thuộc thẩm quyền), trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định thương tật, có trách nhiệm ra quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng (Mẫu TB3) hoặc quyết định trợ cấp thương tật một lần (Mẫu TB4); cấp giấy chứng nhận thương binh; chỉ đạo cơ quan, đơn vị quản lý và thực hiện chế độ.
2. Đối với thương binh đang công tác đề nghị giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát
a) Đối tượng làm đơn đề nghị (Mẫu TB5) kèm theo giấy tờ chứng minh đã điều trị vết thương tái phát quy định tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định số 31/2013/ NĐ-CP, gửi cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý xác nhận, lập hồ sơ và đề nghị;
b) Cấp trung đoàn và tương đương trở lên, mỗi cấp trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, xem xét, hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền, báo cáo lên cấp trên trực tiếp, gửi Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị;
c) Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra và đề nghị Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị có công văn kèm theo hồ sơ gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định;
Sau khi nhận được văn bản thẩm định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị giới thiệu đến Hội đồng Giám định y khoa có thẩm quyền để giám định, xác định lại tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật;
d) Hội đồng Giám định y khoa trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày giám định xong, phải hoàn chỉnh biên bản giám định thương tật và chuyển trả cơ quan giới thiệu đến giám định;
đ) Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối tượng thuộc quân khu quản lý); Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị (đối tượng của các đơn vị thuộc thẩm quyền), trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định thương tật, có trách nhiệm ra quyết định điều chỉnh chế độ trợ cấp (Mẫu TB3).
3. Đối với thương binh đang công tác đề nghị giám định bổ sung vết thương còn sót
a) Đối tượng làm đơn đề nghị giám định bổ sung vết thương còn sót kèm theo giấy tờ quy định tại Khoản 4 Điều 11 Thông tư này, gửi cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý xác nhận, lập hồ sơ và đề nghị;
b) Cấp trung đoàn và tương đương trở lên, mỗi cấp trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, xem xét, hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền, báo cáo lên cấp trên trực tiếp, gửi Cục Chính sách/ Tổng cục Chính trị;
c) Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, giới thiệu đến Hội đồng Giám định y khoa cấp có thẩm quyền để giám định, xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật;
d) Hội đồng Giám định y khoa trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày giám định xong, phải hoàn chỉnh biên bản giám định thương tật và chuyển trả cơ quan giới thiệu đến giám định;
đ) Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối tượng thuộc quân khu quản lý); Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị (đối tượng của các đơn vị thuộc thẩm quyền), trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định lại thương tật, có trách nhiệm ra quyết định điều chỉnh chế độ trợ cấp (Mẫu TB3).
4. Trường hợp người bị thương đã chuyển ra ngoài quân đội chưa được giám định thương tật
a) Đối tượng làm đơn đề nghị (Mẫu TB6) kèm theo một trong các giấy tờ làm căn cứ để cấp giấy chứng nhận bị thương quy định tại Khoản 2, 3 Điều 12 Thông tư này, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận, lập hồ sơ và đề nghị Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện;
b) Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Cục Chính trị quân khu, mỗi cấp trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, xem xét, hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền, gửi Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị;
c) Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm thẩm định và chuyển trả hồ sơ cho Cục Chính trị quân khu (đối tượng thuộc thẩm quyền giám định của quân khu) hoặc giới thiệu đến Hội đồng Giám định y khoa có thẩm quyền (đối tượng cấp tá và công nhân viên chức quốc phòng có mức lương tương đương; đối tượng của các đơn vị thuộc thẩm quyền) để giám định, xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật;
d) Hội đồng Giám định y khoa trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày giám định xong phải hoàn chỉnh biên bản giám định thương tật và chuyển trả cơ quan giới thiệu đến giám định;
đ) Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối tượng thuộc quyền quản lý của quân khu); Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị (đối tượng của các đơn vị thuộc quyền), trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định thương tật, có trách nhiệm ra quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng hoặc quyết định trợ cấp thương tật một lần; cấp giấy chứng nhận thương binh, chuyển Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh;
e) Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng; giấy chứng nhận thương binh hoặc quyết định trợ cấp một lần, có trách nhiệm tổ chức cấp giấy chứng nhận thương binh cho đối tượng; bàn giao hồ sơ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để quản lý và thực hiện chế độ; cấp tiền trợ cấp thương tật một lần (nếu có). | 0 |
Hành vi nào được xem là hành vi bạo lực gia đình? | Tổ chức trường phổ thông năng khiếu thể dục thể thao
1. Tổ chức trường phổ thông năng khiếu thể dục thể thao thực hiện theo quy định của Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, ngoài ra còn đảm bảo các điều kiện sau:
...
b) Tổ chức lớp học.
Lớp học kiến thức văn hóa theo chương trình giáo dục phổ thông gồm những học sinh có cùng trình độ văn hóa, có thể không cùng độ tuổi;
Lớp học năng khiếu thể dục thể thao gồm những học sinh có cùng trình độ chuyên môn về môn thể thao, có thể không cùng trình độ kiến thức văn hóa và độ tuổi. Mỗi lớp năng khiếu thể thao không quá 25 học sinh và mỗi học sinh chỉ được học ở 01 lớp năng khiếu thể dục thể thao.
Mỗi học sinh đều được biên chế ở 2 loại lớp.
c) Có tổ chuyên môn các môn năng khiếu thể dục thể thao trong nhà trường.
d) Có bộ phận y tế với đội ngũ y bác sỹ đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, có trang thiết bị y tế đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và sơ cứu chấn thương ban đầu trong quá trình luyện tập theo quy định.
e) Có bộ phận chuyên trách quản lý khu nhà ở nội trú của học sinh.
2. Đảm bảo đủ đội ngũ giáo viên dạy môn năng khiếu thể dục thể thao đạt chuẩn về trình độ chuyên môn huấn luyện các môn thể thao theo quy định của ngành thể dục thể thao, có trình độ từ đại học thể dục thể thao trở lên và có chứng chỉ huấn luyện viên thể dục thể thao được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.
3. Trường phổ thông năng khiếu thể dục thể thao thành lập các lớp chuyên sâu năng khiếu theo từng môn thể dục thể thao khi đảm bảo đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện và đội ngũ giáo viên dạy môn năng khiếu theo quy định. | 0 |
Hành vi nào được xem là hành vi bạo lực gia đình? | 1. Chức năng của sàn giao dịch công nghệ:
a) Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ các bên tiến hành giao dịch công nghệ, tài sản trí tuệ bảo đảm tính hợp pháp, an toàn và hiệu quả;
b) Điều hành, giám sát hoạt động giao dịch công nghệ, tài sản trí tuệ; niêm yết giá chào mua, giá chào bán công nghệ, tài sản trí tuệ theo từng thời điểm;
c) Các hoạt động quy định tại Điểm a và Điểm b của các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này.
2. Chức năng của trung tâm giao dịch công nghệ:
a) Trưng bày, giới thiệu, quảng cáo, cung cấp công nghệ, thiết bị theo nhu cầu của tổ chức, cá nhân;
b) Tư vấn, môi giới giao dịch công nghệ, tài sản trí tuệ; thực hiện giao dịch công nghệ theo hợp đồng đại diện, ủy thác, ủy quyền, đại lý, ký gửi theo nhu cầu của tổ chức, cá nhân;
c) Các hoạt động quy định tại Điểm a và Điểm b của các khoản 1, 4, 5 Điều này.
3. Chức năng của trung tâm xúc tiến và hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ:
a) Hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ của tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, các tổ chức khác có hoạt động tạo ra kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ;
b) Cung cấp dịch vụ đặt hàng nghiên cứu, hoàn thiện, chuyển giao công nghệ và hợp tác đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
c) Các hoạt động quy định tại Điểm a và Điểm b của Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.
4. Chức năng của tổ chức hỗ trợ định giá tài sản trí tuệ:
a) Cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu, người có quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ và các bên liên quan trong việc xác định giá trị của kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ;
b) Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước trong việc xác định giá trị kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ.
5. Chức năng của trung tâm hỗ trợ đổi mới sáng tạo:
a) Tư vấn cho tổ chức, cá nhân về cách thức đổi mới sản phẩm, dịch vụ; đổi mới quy trình quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh; quản trị hoạt động đổi mới sáng tạo; quản trị, khai thác và thương mại hóa tài sản trí tuệ;
b) Cung cấp dịch vụ hỗ trợ tổ chức, cá nhân trong lựa chọn, tiếp thu, giải mã, làm chủ, cải tiến công nghệ;
c) Các hoạt động quy định tại Điểm a và Điểm b của Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
6. Chức năng của cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ:
a) Cung cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật và dịch vụ thiết yếu phục vụ hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
b) Tư vấn, đào tạo về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoàn thiện, ứng dụng, thương mại hóa công nghệ; khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu, quản trị tài sản trí tuệ;
c) Quảng bá công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
d) Đầu tư, huy động vốn đầu tư, hỗ trợ hoạt động tài chính, tín dụng cho ươm tạo và thương mại hóa công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
đ) Các hoạt động quy định tại Điểm a Khoản 3 và Điểm b Khoản 5 Điều này. | 0 |
Hành vi nào được xem là hành vi bạo lực gia đình? | “Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
16.Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.” | 1 |
Hành vi nào được xem là hành vi bạo lực gia đình? | "Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình
1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng." | 0 |
Hành vi nào được xem là hành vi bạo lực gia đình? | Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình
1. Hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 3 của Luật này.
2. Kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
3. Sử dụng, truyền bá thông tin, tài liệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.
4. Trả thù, đe dọa trả thù người giúp đỡ người bị bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
5. Cản trở việc phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình.
6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật.
7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình. | 0 |
Hành vi nào được xem là hành vi bạo lực gia đình? | Hành vi bạo lực gia đình
...
Hành vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện giữa người đã ly hôn; người chung sống với nhau như vợ chồng; người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau cũng được xác định là hành vi bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.
Áp dụng tương tự với trường hợp người đã ly hôn, người chung sống với nhau như vợ chồng, người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi trong phòng, chống bạo lực gia đình
....
2. Người sống chung với nhau như vợ chồng
a) Người chung sống với nhau như vợ chồng được hai bên gia đình tổ chức cưới theo nghi lễ truyền thống hoặc tôn giáo nhưng chưa đăng ký kết hôn có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đối với người được coi là vợ hoặc chồng của mình, người là con riêng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, anh chị em ruột của người được coi là vợ hoặc chồng của mình thuộc thì áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
b) Người chung sống với nhau như vợ chồng chưa được hai bên gia đình tổ chức cưới theo nghi lễ truyền thống hoặc tôn giáo và chưa đăng ký kết hôn trừ trường hợp có hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình mà có hành vi bạo lực đối với người được coi là vợ hoặc chồng của mình, người là con riêng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, anh chị em ruột của người được coi là vợ hoặc chồng của mình thì áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. | 0 |
Hành vi nào được xem là hành vi bạo lực gia đình? | a) Văn bản đề nghị kết nối, chia sẻ thông tin không xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc khai thác, sử dụng thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu;
b) Văn bản đề nghị kết nối, chia sẻ thông tin không xác định rõ phạm vi, mục đích khai thác, sử dụng thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu;
c) Làm lộ bí mật thông tin thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
d) Truy nhập trái phép, làm thay đổi, xóa, hủy, phát tán thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư”.
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 6 như sau: “3. Thủ trưởng cơ quan quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 5 Nghị định này có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, tính chính xác của các thông tin trước khi chỉnh sửa thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, quyết định việc chỉnh sửa thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu và chịu trách nhiệm về việc chỉnh sửa đó”. 4. Các tổ chức, cá nhân không thuộc quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin”. 4. Trưởng Công an cấp xã có thẩm quyền cho phép cá nhân đăng ký thường trú hoặc tạm trú trên địa bàn quản lý quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 8 Nghị định này khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư”. 4. Cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân sử dụng số định danh cá nhân đã được cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập cho công dân để cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định tại Điều 18 Nghị định này”.
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau: “Điều 8. Hình thức khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau: “Điều 9. Thẩm quyền cho phép khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau: “Điều 10. Thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau: “Điều 15. Trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đã đăng ký khai sinh | 0 |
Hành vi nào được xem là hành vi bạo lực gia đình? | Khoản 3.2. Tham gia với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, chủ doanh nghiệp các biện pháp tổ chức mở các lớp học văn hoá, nghiệp vụ, học nghề cho người lao động, có chính sách khuyến khích người dạy và người học, người đạt danh hiệu thợ giỏi như khen thưởng, tăng lương sớm, đào tạo cao hơn, đề bạt ... để công nhân phấn khởi thi đua học tập, rèn luyện. | 0 |
Hành vi nào được xem là hành vi bạo lực gia đình? | [3] IEC 60489-3 Appendix J Second edition (1988): "Methods of measurement for radio equipment used in the mobile services. Part 3: Receivers for A3E or F3E emissions" (pages 156 to 164). [4] Directive 98/34/EC of the European Parliament and of the Council of 22 June 1998 laying down a procedure for the provision of information in the field of technical standards and regulations. [5] ETSI EG 201 399 (V2.1.1): "Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); A guide to the production of candidate Harmonized Standards for application under the R&TTE Directive". [6] ANSI C63.5-2006, American National Standard Electromagnetic Compatibility-Radiated Emission Measurements in Electromagnetic Interference (EMI) Control-Calibration of Antennas (9 kHz to 40 GHz). b) Đối với thiết bị có ăng ten rời cố định, ăng ten sẽ đặt theo phương thẳng đứng; b) Trong trường hợp thẩm định (đánh giá) thiết bị thoại, một giao diện âm thanh hoặc bằng kết nối trực tiếp hoặc bằng một bộ ghép âm. Trong trường hợp thiết bị phi thoại, hộp ghép đo cũng có thể cung cấp bộ ghép phù hợp cho đầu ra dữ liệu Hộp ghép đo thường được cung cấp từ nhà sản xuất. Các đặc tính hoạt động của hộp ghép đo phải được phòng đo kiểm thông qua và phải tuân theo các tham số cơ bản sau: b) Sự biến đổi suy hao ghép nối trong Băng tần sử dụng để đo không được vượt quá 2 dB; b) Đặt máy thu vào hộp ghép đo đã được kết nối với bộ tạo tín hiệu. Ghi lại mức do bộ tạo tín hiệu tạo ra: SINAD là 20 dB; tỉ số lỗi bit là 0,01 hoặc tỷ lệ nhận tin báo là 80% Việc hiệu chuẩn hộp ghép đo là quan hệ giữa cường độ trường tính bằng dBμV/m và mức của bộ tạo tín hiệu tính theo dBμV emf. Mối quan hệ này được coi là tuyến tính A.5.3. Phương thức thực hiện Hộp ghép đo có thể được sử dụng cho các phép đo trong trường hợp thiết bị có ăng ten tích hợp. Hộp ghép đo đặc biệt được sử dụng trong các phép đo công suất sóng mang bức xạ và độ nhạy khả dụng được biểu diễn dưới dạng cường độ trường trong những điều kiện đo tới hạn. Đối với các phép đo máy phát, không cần thiết phải hiệu chỉnh như các phương pháp đo tương đối được sử dụng Đối với các phép đo máy thu, hiệu chỉnh là cần thiết như các phép đo tuyệt đối được sử dụng Để áp dụng mức tín hiệu mong muốn qui định biểu diễn dưới dạng cường độ trường thì phải đổi mức tín hiệu thành mức bộ tạo tín hiệu (emf) sử dụng đường cong hiệu chỉnh của hộp ghép đo. Áp dụng giá trị này đối với bộ tạo tín hiệu. THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] TCAM (21)36: "Passive RFID tags at the stage of placing on the market and the R&TTE Directive". [2] Directive 1999/5/EC of the European Parliament and of the Council of 9 March 1999 on radio equipment and telecommunications terminal equipment and the mutual recognition of their conformity (R&TTE Directive). | 0 |
Hành vi nào được xem là hành vi bạo lực gia đình? | Nguyên tắc cho vay tiêu dùng, vay tiêu dùng
1. Hoạt động cho vay tiêu dùng được thực hiện theo thỏa thuận giữa công ty tài chính và khách hàng, phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Công ty tài chính phải thực hiện quản lý, giám sát, thống kê hoạt động cho vay tiêu dùng tách bạch với các hoạt động cho vay khác của công ty tài chính, tách bạch cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng với phương thức giải ngân cho vay tiêu dùng khác.
3. Khách hàng vay vốn công ty tài chính phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với công ty tài chính. | 0 |
Những người nào phải thực hiện việc tống đạt văn bản, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án trong tố tụng dân sự? | Người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng do những người sau đây thực hiện:
Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng do những người sau đây thực hiện:
1. Người tiến hành tố tụng, người của cơ quan ban hành văn bản tố tụng được giao nhiệm vụ thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng dân sự làm việc khi Tòa án có yêu cầu.
3. Đương sự, người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.
4. Nhân viên tổ chức dịch vụ bưu chính.
5. Người có chức năng tống đạt.
6. Những người khác mà pháp luật có quy định. | 1 |
Những người nào phải thực hiện việc tống đạt văn bản, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án trong tố tụng dân sự? | 1. Việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng được thực hiện theo quy định của Luật này thì được coi là hợp lệ.
2. Người có nghĩa vụ thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng phải thực hiện theo quy định của Luật này. | 0 |
Những người nào phải thực hiện việc tống đạt văn bản, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án trong tố tụng dân sự? | 1. Người tiến hành tố tụng, người của cơ quan ban hành văn bản tố tụng được giao nhiệm vụ thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng.
2. Người có chức năng tống đạt.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng làm việc khi Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cơ quan thi hành án dân sự có yêu cầu.
4. Đương sự, người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong những trường hợp do Luật này quy định.
5. Nhân viên của tổ chức dịch vụ bưu chính.
6. Những người khác theo quy định của pháp luật. | 0 |
Những người nào phải thực hiện việc tống đạt văn bản, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án trong tố tụng dân sự? | Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự có nghĩa vụ cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. | 0 |
Những người nào phải thực hiện việc tống đạt văn bản, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án trong tố tụng dân sự? | Điều 79. Thẩm quyền thực hiện điều tiết thị trường bất động sản
1. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nghiên cứu, đề xuất các biện pháp điều tiết thị trường bất động sản quy định tại Điều 78 của Luật này theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Trong thẩm quyền được giao, Chính phủ quyết định biện pháp điều tiết thị trường bất động sản thông qua điều hành thực hiện các chính sách đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản, thuế, tín dụng, đất đai, tài chính quy định tại Điều 78 của Luật này.
3. Trường hợp vượt thẩm quyền, Chính phủ báo cáo, trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định các chính sách, giải pháp điều tiết thị trường bất động sản.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này. | 0 |
Những người nào phải thực hiện việc tống đạt văn bản, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án trong tố tụng dân sự? | III. TIÊU CHUẨN DANH HIỆU ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN
...
2. Tiêu chuẩn đối với tập thể:
a) Dũng cảm, mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu và huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, là ngọn cờ tiêu biểu trong phong trào thi đua quyết thắng (đối với quân đội) hoặc phong trào thi đua thực hiện 6 Điều Bác Hồ dạy, phong trào vì an ninh Tổ quốc (đối với Công an nhân dân), có nhiều đóng góp vào sự phát triển của ngành.
b) Đi đầu trong việc đổi mới kỹ thuật, có nhiều thành tích trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong chiến đấu, huấn luyện và công tác.
Đi đầu trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ huy và lề lối làm việc.
c) Đi đầu trong việc bồi dưỡng, đào tạo về kỹ thuật, chiến thuật, về chuyên môn nghiệp vụ và chính trị cho cán bộ, chiến sĩ.
d) Đi đầu trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước. Gương mẫu chấp hành kỷ luật, điều lệnh, điều lệ của quân đội và công an.
Nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ, hợp tác giúp đỡ và đoàn kết quân dân.
Quản lý tốt vũ khí và cơ sở vật chất kỹ thuật, an toàn tuyệt đối về người và tài sản.
Chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ.
Tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, tổ chức chính quyền đoàn thể vững mạnh toàn diện.
Tham gia tích cực các phong trào ở địa phương nơi đóng quân, được chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương tin yêu. | 0 |
Những người nào phải thực hiện việc tống đạt văn bản, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án trong tố tụng dân sự? | Điều 7. Trách nhiệm phòng, chống khủng bố
1. Phòng, chống khủng bố là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và công dân.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống khủng bố trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình.
3. Tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài, người nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm tham gia phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. | 0 |
Những người nào phải thực hiện việc tống đạt văn bản, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án trong tố tụng dân sự? | Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với phụ gia thực phẩm
Cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm sau đây:
1. Đáp ứng các quy định chung về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 19, khoản 1 Điều 20, khoản 1 Điều 21 Luật an toàn thực phẩm.
2. Chỉ được phối trộn các phụ gia thực phẩm khi các phụ gia thực phẩm đó thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định và sản phẩm cuối cùng của sự phối trộn không gây ra bất cứ tác hại nào với sức khỏe con người; trường hợp tạo ra một sản phẩm mới, có công dụng mới phải chứng minh công dụng, đối tượng sử dụng và mức sử dụng tối đa.
3. Việc sang chia, san, chiết phụ gia thực phẩm phải được thực hiện tại cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và ghi nhãn theo quy định hiện hành. | 0 |
Kiểm tra viên chính có hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý như thế nào? | Kiểm tra viên
1. Kiểm tra viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
2. Kiểm tra viên có các ngạch sau đây:
a) Kiểm tra viên;
b) Kiểm tra viên chính;
c) Kiểm tra viên cao cấp.
3. Tiêu chuẩn bổ nhiệm, điều kiện nâng ngạch Kiểm tra viên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
4. Kiểm tra viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Nghiên cứu hồ sơ vụ, việc và báo cáo kết quả với Kiểm sát viên;
b) Lập hồ sơ kiểm sát vụ, việc;
c) Giúp Kiểm sát viên thực hiện hoạt động khác khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
d) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng.
5. Kiểm tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Kiểm sát viên và trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. | 1 |
Kiểm tra viên chính có hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý như thế nào? | “2. Kiểm tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên về hành vi của mình.” | 0 |
Kiểm tra viên chính có hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý như thế nào? | Điều 11. Xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại cho Nhà nước thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giải trình và phải chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm nếu để xảy ra vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. | 0 |
Kiểm tra viên chính có hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý như thế nào? | Miễn nhiệm, cách chức Kiểm tra viên
1. Việc miễn nhiệm chức danh Kiểm tra viên được tiến hành trong các trường hợp sau đây:
a) Kiểm tra viên đương nhiên được miễn nhiệm khi nghỉ hưu, thôi việc, chuyển ngành;
b) Kiểm tra viên có thể được miễn nhiệm vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. Kiểm tra viên đương nhiên bị cách chức khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
3. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Kiểm tra viên có thể bị cách chức chức danh Kiểm tra viên khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm pháp luật trong khi thực hiện nhiệm vụ;
b) Vi phạm những việc công chức không được làm;
c) Vi phạm về phẩm chất đạo đức;
d) Có hành vi vi phạm pháp luật khác.
4. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm, cách chức chức danh Kiểm tra viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định. | 0 |
Kiểm tra viên chính có hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý như thế nào? | Chế độ làm việc của Hội đồng
1. Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể; định kỳ sáu tháng họp một lần để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Hội đồng.
Khi cần thiết, Hội đồng có thể họp bất thường theo đề nghị của thành viên Hội đồng hoặc Giám đốc Quỹ.
2. Chủ tịch Hội đồng triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng. Trường hợp vắng mặt, Chủ tịch Hội đồng ủy quyền cho Phó chủ tịch Hội đồng triệu tập và chủ trì cuộc họp.
Văn bản thông báo mời họp phải gửi đến các thành viên Hội đồng và các thành phần có liên quan chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc trước ngày họp Hội đồng và phải xác định cụ thể thời gian, địa điểm họp, chương trình họp, các vấn đề cần thảo luận kèm theo tài liệu có liên quan.
... | 0 |
Kiểm tra viên chính có hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý như thế nào? | Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 57. Hiệu lực thi hành. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 31 tháng 12 năm 2019 và thay thế Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Điều 58. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với hành vi vi phạm hành chính về tiền tệ và ngân hàng xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện nhưng còn thời hiệu xử phạt hoặc đang trong quá trình xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng để giải quyết.
Điều 59. Trách nhiệm thi hành. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. | 0 |
Kiểm tra viên chính có hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý như thế nào? | Tân Phú 11° 30’ 33” 107° 21’ 13” C-48-11-D-c khu du lịch Vườn Quốc gia Cát Tiên KX xã Đắk Lua H. Tân Phú 11° 25’ 20” 107° 25’ 06” C-48-23-B-b Ấp 1 DC xã Nam Cát Tiên H. Tân Phú 11° 25’ 30” 107° 26’ 15” C-48-23-B-b Ấp 2 DC xã Nam Cát Tiên H. Tân Phú 11° 25’ 13” 107° 27’ 01” C-48-23-B-b Ấp 3 DC xã Nam Cát Tiên H. Tân Phú 11° 25’ 20” 107° 27’ 24” C-48-23-B-b Ấp 4 DC xã Nam Cát Tiên H. Tân Phú 11° 25’ 35” 107° 26’ 03” C-48-23-B-b Ấp 5 DC xã Nam Cát Tiên H. Tân Phú 11° 25’ 23” 107° 26’ 04” C-48-23-B-b Ấp 6 DC xã Nam Cát Tiên H. Tân Phú 11° 25’ 24” 107° 26’ 20” C-48-23-B-b Ấp 7 DC xã Nam Cát Tiên H. Tân Phú 11° 24’ 32” 107° 25’ 59” C-48-23-B-b Ấp 8 DC xã Nam Cát Tiên H. Tân Phú 11° 24’ 24” 107° 25’ 02” C-48-23-B-b Ấp 9 DC xã Nam Cát Tiên H. Tân Phú 11° 25’ 22” 107° 28’ 08” C-48-23-B-b Ấp 10 DC xã Nam Cát Tiên H. Tân Phú 11° 25’ 50” 107° 28’ 14” C-48-23-B-b sông Đa Guy TV xã Nam Cát Tiên H. Tân Phú 11° 23’ 47” 107° 29’ 47” 11° 26’ 13” 107° 28’ 23” C-48-23-B-b Suối Đá TV xã Nam Cát Tiên H. Tân Phú 11° 22’ 08” 107° 26’ 03” 11° 24’ 22” 107° 24’ 48” C-48-23-B-b, C-48-23-B-d sông Đạ Quay TV xã Nam Cát Tiên H. | 0 |
Kiểm tra viên chính có hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý như thế nào? | Điều 27. : Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội có quyền yêu cầu thành viên Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan khác hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu hoặc đến trình bày những vấn đề mà Hội đồng, Uỷ ban đang xem xét, thẩm tra. Người nhận được yêu cầu có trách nhiệm thực hiện. | 0 |
Người học ngành quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành bao nhiêu tín chỉ? | Giới thiệu chung về ngành, nghề
Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc lắp đặt, quản lý, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lưới điện từ hạ áp đến 110 kV đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống có thể làm việc tại các công ty điện lực, công ty truyền tải điện, nhà máy điện, các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, quản lý vận hành trạm biến áp và hệ thống cung cấp điện tại các khu công nghiệp với các nhiệm vụ như: Lắp đặt hệ thống lưới điện và trạm biến áp phân phối có điện áp đến 110kV; lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa khí cụ điện, tủ phân phối điện, hệ thống thanh góp, tụ điện cao áp, hệ thống chống sét và lưới điện phân phối; xử lý chất thải trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị vận hành trên lưới điện; quản lý vận hành lưới điện phân phối đến 110 kV; kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đo lường, điều khiển tín hiệu, bảo vệ rơ le và tự động hóa, máy phát điện, máy biến áp có điện áp đến 110 kV; bảo dưỡng, sửa chữa đường dây tải điện; vận hành được máy biến áp, máy cắt điện, dao cách ly, dao cắt phụ tải.
Người hành nghề Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV phải có đủ sức khỏe để làm việc trong môi trường có điện, làm việc trong nhà, ngoài trời, trên cao.
Các thiết bị, sử dụng của ngành, nghề gồm các dụng cụ cầm tay, dụng cụ đo kiểm các đại lượng điện và không điện, các thiết bị, phương tiện xây lắp đường dây như: Tời, tó, palăng, typho, máy trắc địa, máy hàn điện, máy lấy độ võng, dụng cụ ép đầu cốt... máy vi tính, các trang bị bảo hộ lao động và phòng cháy chữa cháy...
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.485 giờ (tương đương 53 tín chỉ). | 1 |
Người học ngành quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành bao nhiêu tín chỉ? | Giới thiệu chung về ngành, nghề
Vận hành và sửa chữa trạm bơm điện trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện việc vận hành, lắp đặt, sửa chữa máy bơm, hệ thống điện trong trạm bơm và các công trình có liên quan đến trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Vận hành và sửa chữa trạm bơm điện bao gồm các nhiệm vụ, công việc như: Lắp đặt, vận hành các loại máy bơm ly tâm, máy bơm hướng trục, máy bơm chìm; bảo dưỡng, sửa chữa máy bơm ly tâm, máy bơm mồi chân không, máy bơm hướng trục; lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị và hệ thống điện trạm bơm, quản lý và điều hành trạm bơm.
Khi thực hiện các công việc vận hành và sửa chữa trạm bơm điện, người hành nghề thường làm việc trong môi trường có độ ẩm cao, tiếng ồn lớn, có nguy cơ bị mất an toàn về điện,…, do vậy cần tuân thủ nghiêm túc và đầy đủ chế độ bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp và thực hiện thật tốt các nguyên tắc kỹ thuật an toàn điện, an toàn khi làm việc dưới nước,...
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ). | 0 |
Người học ngành quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành bao nhiêu tín chỉ? | Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lắp đặt đường cáp vặn xoắn 0,4 kV;
- Lắp đặt đường dây tải điện trên không có điện áp đến 110 kV;
- Lắp đặt đường cáp ngầm có điện áp đến 110 kV;
- Lắp đặt trạm biến áp phân phối có điện áp đến 35 kV;
- Lắp đặt trạm biến áp trung gian có điện áp đến 110 kV;
- Lắp đặt tủ, bảng của các công trình điện có điện áp đến 110 kV;
- Giám sát thi công, lắp đặt các công trình điện có điện áp đến 110 kV;
- Bảo dưỡng, sửa chữa các công trình điện có điện áp đến 110 kV. | 0 |
Người học ngành quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành bao nhiêu tín chỉ? | Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Quản lý vận hành lưới điện trung hạ thế;
- Bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện trung hạ thế;
- Vận hành trạm biến áp 110 kV;
- Bảo dưỡng, sửa chữa trạm biến áp 110 kV;
- Lắp đặt đường dây tải điện có điện áp đến 110 kV;
- Quản lý sửa chữa đường dây 110 kV;
- Quản lý kỹ thuật lưới điện phân phối;
- Điều độ lưới điện phân phối. | 0 |
Người học ngành quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành bao nhiêu tín chỉ? | Khoản 2. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án, Viện kiểm sát phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đã kết thúc điều tra vụ án, bị can hoặc người đại diện của bị can, người bào chữa, bị hại, người tham gia tố tụng khác. Việc giao, gửi hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 240 của Bộ luật này. Trong trường hợp này, thời hạn truy tố được tính từ ngày Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố nhận được hồ sơ vụ án. | 0 |
Người học ngành quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành bao nhiêu tín chỉ? | Tiêu chí lựa chọn
...
2. Tiêu chuẩn:
...
2.2. Chuyên gia về Phân loại hàng hóa:
a. Năng lực cụ thể:
- Có kiến thức về các Điều ước quốc tế, các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và các văn bản hướng dẫn về phân loại hàng hóa XNK.
- Có khả năng tham gia đàm phán, tham gia xây dựng và đề xuất triển khai Danh Mục AHTN, HS, các hiệp định thương mại song phương, đa phương.
- Có kiến thức về các lĩnh vực nghiệp vụ khác: xuất xứ, thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa XNK; chính sách quản lý hàng hóa XNK (Danh Mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu; Danh Mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; Danh Mục hàng hóa XNK theo giấy phép; Danh Mục hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành; phân tích hàng hóa; quy trình kiểm tra sau thông quan; nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành Hải quan...).
- Có kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu về bản chất hàng hóa, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc tế.
- Có khả năng chủ trì, tổ chức xây dựng và triển khai công tác nghiệp vụ Hải quan trong lĩnh vực phân loại hàng hóa XNK.
... | 0 |
Người học ngành quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành bao nhiêu tín chỉ? | Điều 45. Việc công nhận mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, tập thể
1. Việc công nhận mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với cá nhân thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các quy định có liên quan.
2. Việc công nhận mức độ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đối với tập thể được thực hiện theo quy định của Đảng về kiểm điểm và đánh giá xếp loại chất lượng hàng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị và quy định của bộ, ban, ngành, tỉnh. | 0 |
Người học ngành quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành bao nhiêu tín chỉ? | Điều 90. Khoản thanh toán sai khác trong hợp đồng mua bán điện. Căn cứ giá điện năng thị trường và giá công suất thị trường do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố, đơn vị phát điện có trách nhiệm tính toán khoản thanh toán theo hợp đồng mua bán điện và gửi cho đơn vị mua điện theo quy định tại Điều 104 Thông tư này trong chu kỳ thanh toán theo trình tự sau:
1. Tính toán cho từng chu kỳ giao dịch theo công thức sau: Rc (i) = [Pc - FMP(i)] xQc(i) Trong đó: Rc(i): Khoản thanh toán sai khác trong chu kỳ giao dịch i (đồng); Qc(i): Sản lượng hợp đồng trong chu kỳ giao dịch i (kWh); Pc: Giá hợp đồng mua bán điện (đồng/kWh); FMP(i): Giá thị trường toàn phần áp dụng cho đơn vị phát điện trong chu kỳ giao dịch i (đồng/kWh).
2. Tính toán cho chu kỳ thanh toán theo công thức sau: Trong đó: Rc: Khoản thanh toán sai khác trong chu kỳ thanh toán (đồng); i: Chu kỳ giao dịch thứ i của chu kỳ thanh toán; I: Tổng số chu kỳ giao dịch của chu kỳ thanh toán; Rc(i): Khoản thanh toán sai khác trong chu kỳ giao dịch i (đồng). | 0 |
Thời hạn cấp Thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình là bao nhiêu ngày? | Thủ tục cấp Thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình
...
* Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
* Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao/Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch.
... | 1 |
Thời hạn cấp Thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình là bao nhiêu ngày? | Thủ tục cấp Thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình
...
* Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC:
Cá nhân có đủ các tiêu chuẩn sau:
1. Tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức: có phẩm chất đạo đức tốt, không vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nhưng đã được xóa án tích; trong quá trình hành nghề phải tuân thủ quy chế hoạt động của cơ sở và các quy định khác của pháp luật;
2. Tiêu chuẩn về kiến thức:
- Có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên. Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng đối với những nhân viên chăm sóc tại các cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 17 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
- Có chứng chỉ nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình do Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch/ Sở Văn hóa và Thể thao/ Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch cấp.
3. Tiêu chuẩn về kinh nghiệm: có ít nhất 01 năm hoạt động trong một hoặc các lĩnh vực tư vấn về pháp luật, tâm lý, chăm sóc y tế, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
... | 0 |
Thời hạn cấp Thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình là bao nhiêu ngày? | Thủ tục cấp lại Thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình
...
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a. Thành phần hồ sơ:
1. Đơn đề nghị cấp lại thẻ nhân viên chăm sóc;
2. Thẻ cũ (trong trường hợp thẻ bị rách hoặc hư hỏng);
3. Bản sao Chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc.
4. 02 ảnh cỡ 3 x 4cm.
b. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
* Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao/Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch.
* Kết quả thực hiện TTHC:
Thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình (cấp lại).
* Lệ phí: Không quy định lệ phí trong các văn bản.
* Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp lại thẻ nhân viên chăm sóc theo mẫu số M9a1 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL).
* Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC: Không.
... | 0 |
Thời hạn cấp Thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình là bao nhiêu ngày? | Thẩm quyền và thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Thẻ nhân viên chăm sóc và Thẻ nhân viên tư vấn
1. Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền cấp Thẻ nhân viên chăm sóc và Thẻ nhân viên tư vấn.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Thẻ nhân viên chăm sóc; Thẻ nhân viên tư vấn bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Thẻ nhân viên chăm sóc; Thẻ nhân viên tư vấn;
b) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
c) Giấy xác nhận quá trình công tác hoặc hoạt động trong lĩnh vực tư vấn của cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú;
d) Bản sao có chứng thực Chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc hoặc tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
đ) 03 ảnh cỡ 3 x 4 cm.
3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm cấp thẻ cho nhân viên tư vấn theo mẫu số M1a1, thẻ nhân viên chăm sóc theo mẫu số M1b1 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Trường hợp thẻ bị mất, bị rách hoặc hư hỏng, thì nhân viên chăm sóc, tư vấn được cấp lại thẻ nhân viên tư vấn theo mẫu số M1a2; nhân viên chăm sóc theo mẫu số M1b2 ban hành kèm theo của Thông tư này. Thời hạn cấp lại thẻ là 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Hồ sơ cấp lại thẻ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại thẻ;
b) Thẻ cũ (trong trường hợp bị rách hoặc hư hỏng);
c) Bản sao có chứng thực Chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc hoặc tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có thẩm quyền thu hồi Thẻ nhân viên chăm sóc và Thẻ nhân viên tư vấn trong các trường hợp sau đây:
a) Thẻ nhân viên chăm sóc; thẻ nhân viên tư vấn được cấp trái với quy định của pháp luật;
b) Người được cấp thẻ có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình hoặc vi phạm đạo đức nghề nghiệp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, danh dự, tinh thần của người được tư vấn.
6. Việc thu hồi thẻ phải có Quyết định bằng văn bản thông báo cho cá nhân bị thu hồi và cơ sở quản lý cá nhân hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú.
7. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi có Quyết định thu hồi thẻ theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 6 Điều này, người bị thu hồi thẻ phải nộp lại thẻ tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền. | 0 |
Thời hạn cấp Thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình là bao nhiêu ngày? | Điều 13. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 12 năm 2020.
2. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản mới đó.
4. Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập và Thông tư liên lịch số 28/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 06 tháng 11 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
5. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp và chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ xem xét, giải quyết. | 0 |
Thời hạn cấp Thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình là bao nhiêu ngày? | Luật này áp dụng đối với tổ chức cơ yếu, người làm việc trong tổ chức cơ yếu và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động cơ yếu. | 0 |
Thời hạn cấp Thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình là bao nhiêu ngày? | Nhiệm vụ và quyền hạn
…
7. Về quản lý sử dụng đất nông nghiệp:
a) Trình Bộ kế hoạch sử dụng, bảo vệ và cải tạo nâng cao độ phì đất nông nghiệp, chống xói mòn, sa mạc hóa và sạt lở đất;
b) Thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp và chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp theo quy định;
c) Ban hành, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện các giải pháp, tiến bộ kỹ thuật về sử dụng, bảo vệ và nâng cao độ phì đất nông nghiệp; chống xói mòn, sa mạc hóa, sạt lở đất;
d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, đất sản xuất nông nghiệp khác;
8. Quản lý chất lượng và sản xuất nông sản an toàn:
a) Trình Bộ cơ chế, chính sách, đề án, dự án về sản xuất trồng trọt bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm; các quy định, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện đảm bảo, an toàn thực phẩm trong sản xuất trồng trọt thuộc phạm vi quản lý của Cục theo phân công của Bộ trưởng;
b) Tổ chức đào tạo và cấp mã số người lấy mẫu đất, nước, sản phẩm cây trồng theo quy định;
c) Tham gia tuyên truyền, phổ biến giáo dục chính sách pháp luật về chất lượng sản xuất nông sản an toàn;
đ) Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách quản lý chất lượng và sản xuất nông sản an toàn thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định;
… | 0 |
Thời hạn cấp Thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình là bao nhiêu ngày? | Khoản 5. Vốn của Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác là vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do cơ quan đại diện chủ sở hữu làm chủ sở hữu phần vốn góp. | 0 |
Khi báo cáo giám sát định kỳ đối với dữ liệu giao dịch chứng khoán thì có cần phải lập báo cáo dưới dạng văn bản không? | Báo cáo giám sát giao dịch định kỳ
...
4. Các báo cáo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này được lập dưới hình thức văn bản và tệp dữ liệu điện tử. Riêng báo cáo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này chỉ cần gửi dưới dạng tệp dữ liệu điện tử. Các báo cáo trên được gửi dưới dạng tệp dữ liệu điện tử trong trường hợp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con đều áp dụng chương trình chữ ký điện tử. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con có trách nhiệm lưu giữ thông tin đã báo cáo theo quy định của pháp luật. | 1 |
Khi báo cáo giám sát định kỳ đối với dữ liệu giao dịch chứng khoán thì có cần phải lập báo cáo dưới dạng văn bản không? | Điều 15. Báo cáo giám sát giao dịch theo yêu cầu
1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con có trách nhiệm gửi báo cáo giám sát giao dịch khi nhận được yêu cầu bằng văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
2. Báo cáo gửi cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nêu tại khoản 1 Điều này phải được thể hiện dưới hình thức văn bản và tệp dữ liệu điện tử theo nội dung và thời hạn Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu. | 0 |
Khi báo cáo giám sát định kỳ đối với dữ liệu giao dịch chứng khoán thì có cần phải lập báo cáo dưới dạng văn bản không? | Chương IV. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Điều 12. Báo cáo của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
1. Báo cáo định kỳ
a) Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo định kỳ hằng tháng và năm theo mẫu quy định tại Phụ lục I và Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo định kỳ hằng tháng và năm theo mẫu quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thời hạn nộp các báo cáo định kỳ quy định tại Khoản 1 Điều này như sau:
a) Đối với báo cáo tháng: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tháng;
b) Đối với báo cáo năm: Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc năm.
3. Thời gian chốt số liệu đối với báo cáo định kỳ quy định tại Khoản 1 Điều này như sau:
a) Đối với báo cáo tháng: Tính từ ngày đầu tiên của tháng báo cáo đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo;
b) Đối với báo cáo năm: Tính từ ngày 01 tháng 01 năm báo cáo đến ngày 31 tháng 12 năm báo cáo.
4. Báo cáo theo yêu cầu Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước liên quan đến công tác giám sát tuân thủ.
5. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các báo cáo dưới hình thức văn bản điện tử và văn bản giấy.
Điều 13. Báo cáo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện báo cáo Bộ Tài chính kết quả thực hiện công tác giám sát tuân thủ theo yêu cầu của Bộ Tài chính. | 0 |
Khi báo cáo giám sát định kỳ đối với dữ liệu giao dịch chứng khoán thì có cần phải lập báo cáo dưới dạng văn bản không? | TTLKCK có nghĩa vụ lưu trữ đầy đủ các thông tin liên quan đến các hoạt động nghiệp vụ và thực hiện chế độ báo cáo UBCKNN định kỳ, bất thường và theo yêu cầu để phục vụ công tác giám sát TTCK.
1. Trong vòng 10 ngày làm việc đầu tiên của tháng TTLKCK có trách nhiệm gửi UBCKNN báo cáo định kỳ tháng gồm:
a) Báo cáo tình hình cấp mã chứng khoán (Mẫu số 01 Phụ lục II);
b) Báo cáo tình hình sửa lỗi, xử lý lỗi, lùi thời hạn thanh toán, loại bỏ thanh toán (Mẫu số 02 Phụ lục II);
c) Thống kê giao dịch chứng khoán chuyển quyền sở hữu không qua hệ thống giao dịch của SGDCK (cho, tặng, biếu, thừa kế....) (Mẫu số 03 Phụ lục II);
d) Báo cáo về thông tin và danh tính tài khoản giao dịch chứng khoán của NĐT mở tại các công ty chứng khoán (Mẫu số 04 Phụ lục II);
đ) Danh sách cổ đông lớn của các công ty đăng ký chứng khoán tại TTLKCK (Mẫu số 05 Phụ lục II).
Báo cáo định kỳ tháng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này được lập dưới hình thức văn bản và tệp dữ liệu điện tử (có áp dụng chương trình chữ ký điện tử). Riêng đối với báo cáo quy định tại điểm c, d và đ khoản 1 Điều này áp dụng phương thức gửi dữ liệu điện tử. TTLKCK có trách nhiệm lưu giữ thông tin đã báo cáo theo quy định của pháp luật.
2. Báo cáo bất thường: TTLKCK có trách nhiệm gửi UBCKNN các báo cáo bất thường khi phát hiện dấu hiệu vi phạm các quy định liên quan đến hoạt động sửa lỗi, lùi thời hạn thanh toán, loại bỏ không thanh toán giao dịch, chuyển quyền sở hữu không qua hệ thống giao dịch, tỷ lệ sở hữu chứng khoán đối với nhà đầu tư, cầm cố, thay đổi sở hữu chứng khoán, thực hiện quyền; vi phạm của các thành viên lưu ký chứng khoán, thành viên bù trừ, các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ do TTLKCK cung cấp theo quy định của pháp luật.
Báo cáo bất thường gửi UBCKNN dưới hình thức văn bản và tệp dữ liệu điện tử trong vòng hai mươi bốn (24) giờ kể từ khi TTLKCK phát hiện sự việc hoặc nhận được các báo cáo đề nghị công bố thông tin bất thường liên quan đến chứng khoán có dấu hiệu bất thường.
3. Báo cáo theo yêu cầu: TTLKCK có trách nhiệm gửi báo cáo khi nhận được yêu cầu bằng văn bản của UBCKNN để phục vụ công tác giám sát. Báo cáo theo yêu cầu gửi UBCKNN phải được thể hiện dưới hình thức văn bản và tệp dữ liệu điện tử theo nội dung và thời hạn UBCKNN yêu cầu.
4. TTLKCK có trách nhiệm lưu giữ thông tin đã báo cáo theo quy định của pháp luật.
5. Trường hợp cần thiết, TTLKCK thực hiện báo cáo định kỳ hoặc bất thường theo yêu cầu của Bộ Tài chính. | 0 |
Khi báo cáo giám sát định kỳ đối với dữ liệu giao dịch chứng khoán thì có cần phải lập báo cáo dưới dạng văn bản không? | Khoản 3. Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng: Đơn vị tính: ha STT Mục đích sử dụng đất Diện tích đưa vào sử dụng trong kỳ Chia ra các năm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Đất nông nghiệp 7.551 759 1.243 1.410 1.919 2.220 Trong đó: 1.1 Đất trồng cây lâu năm 530 72 110 105 120 123 1.2 Đất rừng phòng hộ 1.118 162 235 235 250 236 1.3 Đất rừng sản xuất 4.539 373 667 798 1.240 1.461 2 Đất phi nông nghiệp 957 370 168 210 56 153 Trong đó: 2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 1 1 2.2 Đất cho hoạt động khoáng sản 90 4 30 56 2.3 Đất bãi thải, xử lý chất thải 26 4 4 3 11 4 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 14 3 3 3 2 3 2.5 Đất phát triển hạ tầng 328 155 43 47 24 59 | 0 |
Khi báo cáo giám sát định kỳ đối với dữ liệu giao dịch chứng khoán thì có cần phải lập báo cáo dưới dạng văn bản không? | Nguyên tắc khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo quy định của pháp luật; bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ và kịp thời. | 0 |
Khi báo cáo giám sát định kỳ đối với dữ liệu giao dịch chứng khoán thì có cần phải lập báo cáo dưới dạng văn bản không? | Cấp tài khoản truy cập Cổng thông tin; tạm dừng hoạt động, hủy tài khoản truy cập Cổng thông tin đối với người làm thủ tục
...
2. Thủ tục cấp tài khoản truy cập Cổng thông tin đối với người làm thủ tục
a) Người làm thủ tục làm đơn đề nghị cấp tài khoản truy cập Cổng thông tin theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này gửi Biên phòng cửa khẩu cảng qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại trụ sở Biên phòng cửa khẩu cảng;
b) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của người làm thủ tục, Biên phòng cửa khẩu cảng phải có văn bản trả lời, thực hiện theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Trường hợp không đồng ý cấp tài khoản, Biên phòng cửa khẩu cảng phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, thực hiện theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Một người làm thủ tục làm việc cho nhiều cơ quan, doanh nghiệp có thể được cấp từ 02 (hai) tài khoản trở lên. Căn cứ văn bản đề nghị của các cơ quan, doanh nghiệp chủ quản, Biên phòng cửa khẩu cảng cấp, quản lý tài khoản.
... | 0 |
Khi báo cáo giám sát định kỳ đối với dữ liệu giao dịch chứng khoán thì có cần phải lập báo cáo dưới dạng văn bản không? | Hồ sơ phát hành cổ phiếu mới làm cơ sở cho chào bán chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài bao gồm:
1. Các tài liệu theo quy định tại khoản 3, 6, 7, 8, 10, 11, 12, 13 Điều 5 Thông tư này;
2. Giấy đăng ký phát hành cổ phiếu theo mẫu tại Phụ lục số 31 ban hành kèm theo Thông tư này;
3. Bản công bố thông tin theo mẫu tại Phụ lục số 32 ban hành kèm theo Thông tư này;
4. Báo cáo tài chính theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này;
5. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án huy động vốn dưới hình thức phát hành cổ phiếu mới làm cơ sở cho chào bán chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài;
6. Đề án phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài trên cơ sở cổ phiếu mới phát hành. Đề án này phải đáp ứng các điều kiện chào bán theo quy định của nước sở tại. | 0 |
Việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước phải đảm bảo những nguyên tắc gì? | Nguyên tắc soạn thảo, ban hành văn bản
1. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của văn bản; bảo đảm tính khả thi và hợp lý của các quy định trong văn bản.
2. Tuân thủ về thể thức, thẩm quyền ban hành văn bản; tuân thủ đầy đủ về trình tự, thủ tục soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản được quy định tại Quy chế này và các quy định của pháp luật có liên quan; quán triệt mục tiêu cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản.
3. Bảo đảm công khai, minh bạch trong quá trình soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản và minh bạch trong quy định của văn bản.
4. Bảo đảm tính tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản.
5. Việc xây dựng văn bản phải căn cứ theo yêu cầu của công tác quản lý, kết quả công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản và kết quả tổng kết, đánh giá việc thực hiện pháp luật.
6. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị chủ trì soạn thảo, Tổ soạn thảo và phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức có liên quan trong quá trình soạn thảo văn bản.
7. Ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin trong xây dựng, ban hành văn bản. | 1 |
Việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước phải đảm bảo những nguyên tắc gì? | Thành lập và hoạt động của Tổ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật
1. Vụ Pháp chế phối hợp với đơn vị chủ trì trình Tổng Kiểm toán nhà nước thành lập Tổ soạn thảo văn bản. Thành phần Tổ soạn thảo gồm: 01 lãnh đạo đơn vị chủ trì làm Tổ trưởng và các thành viên là công chức, viên chức của đơn vị chủ trì soạn thảo; công chức của Vụ Pháp chế và công chức, viên chức của đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước có liên quan theo đề xuất của đơn vị chủ trì.
Trong trường hợp cần thiết, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định mời đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan; các chuyên gia trong và ngoài Kiểm toán nhà nước tham gia Tổ soạn thảo.
2. Tổ soạn thảo có trách nhiệm tổ chức soạn thảo và chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ soạn thảo dự thảo văn bản trước Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo.
... | 0 |
Việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước phải đảm bảo những nguyên tắc gì? | "Điều 5. Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
1. Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
2. Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
3. Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
4. Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
5. Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
6. Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.' | 0 |
Việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước phải đảm bảo những nguyên tắc gì? | Trình tự soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
1. Xây dựng dự thảo văn bản;
2. Tổ chức lấy ý kiến các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước và đối tượng chịu tác động trực tiếp của văn bản, các cơ quan, tổ chức liên quan; tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến và chỉnh lý dự thảo văn bản;
3. Thẩm định dự thảo văn bản;
4. Nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo văn bản, trình Tổng Kiểm toán nhà nước ký ban hành;
5. Ký, phát hành văn bản; gửi văn bản đăng Công báo, đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và Cổng thông tin điện tử của Kiểm toán nhà nước. | 0 |
Việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước phải đảm bảo những nguyên tắc gì? | Phiên họp toàn thể của Quốc hội
1. Quốc hội nghe thuyết trình về dự án, đề án, trình bày báo cáo; thảo luận và quyết định các vấn đề trong chương trình kỳ họp tại phiên họp toàn thể.
2. Chủ tịch Quốc hội chủ tọa các phiên họp toàn thể của Quốc hội. Các Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch Quốc hội chủ tọa phiên họp theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội.
Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội khóa trước chủ tọa các phiên họp toàn thể của Quốc hội cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội khóa mới.
3. Thời gian thuyết trình về dự án, đề án, trình bày báo cáo không quá 15 phút, trừ trường hợp theo quyết định của Quốc hội được ghi trong chương trình kỳ họp Quốc hội.
4. Tổng thư ký Quốc hội bố trí vị trí ngồi của đại biểu Quốc hội, phân công thư ký tại phiên họp toàn thể. | 0 |
Việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước phải đảm bảo những nguyên tắc gì? | Điều 36. Cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện quản lý vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thông qua người đại diện phần vốn nhà nước.
2. Quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện theo quy định tại Điều 43 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. | 0 |
Việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước phải đảm bảo những nguyên tắc gì? | Điều 4. Chính phủ thảo luận và cho ý kiến về dự án Luật Hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình. Luật Hộ tịch được xây dựng nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thống nhất, có hiệu lực cao cho công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, công khai, minh bạch, tạo thuận tiện cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu đăng ký hộ tịch; chuyên nghiệp hóa và chuẩn hóa công chức thực hiện công tác đăng ký hộ tịch thông qua việc xây dựng chức danh Hộ tịch viên để phù hợp với mô hình đăng ký hộ tịch một cấp.. Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh dự án Luật Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ, ký Tờ trình Quốc hội dự án Luật này. | 0 |
Việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước phải đảm bảo những nguyên tắc gì? | "Điều 6. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc
1. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng
a) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ, trừ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng quy định tại điểm b Khoản này;
b) Đối với tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn được hỗ trợ qua công cụ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam áp dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ các tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn.
2. Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ." | 0 |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.