instruct
stringclasses
37 values
input
stringlengths
19
4.92k
output
stringlengths
1
7.76k
subject
stringclasses
8 values
answerKey
stringclasses
4 values
finalAns
stringlengths
2
1.46k
Xin chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây.
Trong thí nghiệm co nguyên sinh, sau khi nhỏ dung dịch NaCl 2% vào tiêu bản tế bào biểu bì củ hành tím, sẽ quan sát được hiện tượng nào sau đây? A. Phần chất nguyên sinh của tế bào co lại, màng sinh chất tách ra khỏi thành tế bào. B. Phần chất nguyên sinh của tế bào co lại, màng sinh chất bám chặt vào thành tế bào. C. Cả tế bào co lại khiến tế bào bị mất đi hình dạng ban đầu. D. Cả tế bào trương lên rồi vỡ ra khiến giảm số lượng tế bào.
Đáp án đúng là: A Môi trường NaCl 2% là môi trường ưu trương so với tế bào biểu bì củ hành tím → Khi nhỏ dung dịch NaCl 2% vào tế bào biểu bì củ hành tím, tế bào bị mất nước gây nên hiện tượng co nguyên sinh (phần chất nguyên sinh co lại, màng sinh chất tách khỏi thành tế bào).
biology
A
A. Phần chất nguyên sinh của tế bào co lại, màng sinh chất tách ra khỏi thành tế bào.
Vui lòng chọn câu trả lời chính xác cho câu hỏi sau.
Vận chuyển chủ động và vận chuyển xuất nhập bào giống nhau ở điểm A. đều có sự biến dạng của màng sinh chất. B. đều cần có sự tham gia của kênh protein. C. đều bị ảnh hưởng bởi điều kiện ánh sáng. D. đều cần được cung cấp năng lượng ATP.
Đáp án đúng là: D Vận chuyển chủ động và vận chuyển xuất nhập bào giống nhau ở điểm đều cần được cung cấp năng lượng ATP.
biology
D
D. đều cần được cung cấp năng lượng ATP
Hãy chọn đáp án đúng cho câu hỏi này.
Dựa vào nồng độ chất tan của môi trường so với nồng độ chất tan trong tế bào, môi trường được chia thành A. 2 loại. B. 3 loại. C. 4 loại. D. 5 loại.
Đáp án đúng là: B Dựa vào nồng độ chất tan của môi trường so với nồng độ chất tan trong tế bào, môi trường được chia thành 3 loại: môi trường ưu trương, môi trường nhược trương, môi trường đẳng trương.
biology
B
B. 3 loại.
Xin chọn đáp án chính xác cho câu hỏi dưới đây.
Trong thí nghiệm co nguyên sinh, biện pháp nào sau đây có thể làm giảm tốc độ co nguyên sinh của tế bào? A. Tăng nồng độ dung dịch NaCl. B. Giảm nồng độ dung dịch NaCl. C. Bổ sung thêm dung dịch HCl. D. Bổ sung thêm dung dịch NaOH.
Đáp án đúng là: B Nồng độ dung dịch NaCl càng lớn thì tốc độ di chuyển của nước càng lớn dẫn đến tốc độ co nguyên sinh càng tăng. Do đó, muốn làm giảm tốc độ co nguyên sinh của tế bào trong thí nghiệm thì nên giảm nồng độ dung dịch NaCl.
biology
B
B. Giảm nồng độ dung dịch NaCl.
Hãy chọn đáp án chính xác cho câu hỏi dưới đây.
Tính đặc hiệu của enzyme được quy định bởi A. sự phù hợp giữa cấu hình không gian của trung tâm hoạt động trên enzyme với cấu trúc của cơ chất. B. sự phù hợp giữa cấu hình không gian của chất kích thích trên enzyme với cấu trúc của cơ chất. C. sự phù hợp giữa cấu hình không gian của chất ức chế trên enzyme với cấu trúc của cơ chất. D. sự phù hợp giữa cấu hình không gian của cofactor trên enzyme với cấu trúc của cơ chất.
Đáp án đúng là: A Vùng trung tâm hoạt động của mỗi enzyme có cấu hình không gian phù hợp với cấu trúc của cơ chất mà nó xúc tác theo mô hình "khớp cảm ứng". Điều này tạo nên tính đặc hiệu của enzyme (mỗi enzyme chỉ xác tác cho một hoặc một vài cơ chất nhất định).
biology
A
A. sự phù hợp giữa cấu hình không gian của trung tâm hoạt động trên enzyme với cấu trúc của cơ chất.
Chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây.
Pha M gồm 2 quá trình là A. phân chia nhân và phân chia tế bào chất. B. nhân đôi DNA và nhân đôi nhiễm sắc thể. C. sinh trưởng tế bào và sinh sản tế bào. D. phân chia nhân và phân chia bào quan.
Đáp án đúng là: A Pha M gồm 2 quá trình là phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
biology
A
A. phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
Chọn đáp án chính xác cho câu hỏi dưới đây.
Trong thí nghiệm xác định tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất tế bào sống, sau khi cắt miếng khoai tây tại 2 ống nghiệm (ống nghiệm 1: không đun; ống nghiệm 2: đun sôi 2 phút) và quan sát, sẽ thu được kết quả nào sau đây? A. Miếng khoai trong ống nghiệm 1 không bắt màu xanh, miếng khoai trong ống nghiệm 2 thấm màu xanh. B. Miếng khoai trong ống nghiệm 1 thấm màu xanh, miếng khoai trong ống nghiệm 2 không thấm màu xanh. C. Miếng khoai trong cả 2 ống đều thấm màu xanh như nhau. D. Miếng khoai trong cả 2 ống đều không thấm màu xanh.
Đáp án đúng là: A Ở ống nghiệm 1, các tế bào còn sống nên có khả năng thấm chọn lọc dẫn tới xanh methylene không thấm được vào trong tế bào → Miếng khoai tây ở ống 1 không thấm màu xanh. Ở ống nghiệm 2, các tế bào chết (được đun nóng) nên mất tính thấm chọn lọc dẫn đến xanh methylene thâm nhập vào trong tế bào → Miếng khoai tây ở ống 2 bị thấm màu xanh.
biology
A
A. Miếng khoai trong ống nghiệm 1 không bắt màu xanh, miếng khoai trong ống nghiệm 2 thấm màu xanh.
Chọn đáp án chính xác cho câu hỏi này.
Đặc điểm nào dưới đây không phải của enzyme? A. Là hợp chất cao năng. B. Là chất xúc tác sinh học. C. Được tổng hợp trong các tế bào sống. D. Có khả năng làm tăng tốc độ phản ứng.
Đáp án đúng là: A Enzyme không phải là hợp chất cao năng.
biology
A
A. Là hợp chất cao năng.
Chọn đáp án chính xác cho câu hỏi này.
Sự nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể diễn ra ở A. pha G 2. B. pha S. C. pha G 2. D. pha M.
Đáp án đúng là: B Sự nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể diễn ra ở pha S của kì trung gian.
biology
B
B. pha S.
Xin hãy chọn đáp án chính xác cho câu hỏi dưới đây.
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về ATP? A. Khi bẻ gãy các liên kết cao năng trong ATP sẽ giải phóng một lượng lớn năng lượng. B. ATP có tính chất dễ biến đổi thuận nghịch để giải phóng hoặc tích lũy năng lượng. C. Mọi hoạt động trong tế bào đều cần năng lượng được giải phóng ra từ phân tử ATP. D. Sự tổng hợp và phân giải ATP gắn liền với sự tích lũy và giải phóng năng lượng.
Đáp án đúng là: C C. Sai. ATP chỉ được sử dụng cho các hoạt động sống cần năng lượng của tế bào mà không phải hoạt động sống nào của tế bào cũng cần sử dụng năng lượng ví dụ như sự vận chuyển thụ động các chất qua màng tế bào.
biology
C
C. Mọi hoạt động trong tế bào đều cần năng lượng được giải phóng ra từ phân tử ATP.
Chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi sau đây.
Giai đoạn đường phân diễn ra ở A. màng trong ti thể. B. chất nền của ti thể. C. chất nền của lục lạp. D. tế bào chất.
Đáp án đúng là: D. Giai đoạn đường phân xảy ra trong tế bào chất.
biology
D
D. tế bào chất
Vui lòng chọn đáp án chính xác cho câu hỏi dưới đây.
Năng lượng được tích lũy qua quá trình tổng hợp các chất trong tế bào tồn tại ở dạng A. hóa năng. B. điện năng. C. nhiệt năng. D. quang năng.
Đáp án đúng là: A Trong quá trình tổng hợp các chất, năng lượng được tích lũy dưới dạng hóa năng trong các liên kết hóa học của sản phẩm.
biology
A
A. hóa năng.
Hãy chọn đáp án đúng cho câu hỏi này.
Về mặt cấu trúc, ti thể khác lục lạp ở điểm là A. màng trong gấp nếp tạo thành các mào. B. có chứa các phân tử DNA nhỏ, dạng vòng. C. có chứa hệ enzyme tổng hợp ATP. D. được bao bọc bởi hai lớp màng.
Đáp án đúng là: D Ti thể và lục lạp đều có màng kép. Tuy nhiên, màng trong của ti thể gấp nếp và tạo thành các mào còn cả 2 lớp màng của lục lạp đều trơn nhẵn.
biology
D
D. được bao bọc bởi hai lớp màng
Hãy chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi dưới đây.
Quang tổng hợp ở vi khuẩn là A. quá trình sử dụng năng lượng từ các phản ứng hóa học để khử CO 2 thành chất hữu cơ. B. quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để khử CO 2 thành chất hữu cơ. C. quá trình sử dụng năng lượng từ các phản ứng hóa học để oxi hóa CO 2 thành chất hữu cơ. D. quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để oxi hóa CO 2 thành chất hữu cơ.
Đáp án đúng là: B Quang tổng hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để khử CO 2 thành chất hữu cơ.
biology
B
B. quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để khử CO 2 thành chất hữu cơ.
Hãy chọn đáp án đúng cho câu hỏi này.
Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình tổng hợp các chất trong tế bào? A. Quá trình tổng hợp là quá trình hình thành các chất phức tạp từ các chất đơn giản. B. Quá trình tổng hợp có vai trò cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể. C. Quá trình tổng hợp là quá trình giải phóng năng lượng trong các chất phản ứng. D. Quá trình tổng hợp có sự hình thành liên kết hóa học giữa các chất phản ứng.
Đáp án đúng là: C Quá trình tổng hợp các chất trong tế bào là quá trình tích lũy năng lượng trong các liên kết hóa học của sản phẩm.
biology
C
C. Quá trình tổng hợp là quá trình giải phóng năng lượng trong các chất phản ứng.
Hãy chọn đáp án chính xác cho câu hỏi dưới đây.
ATP được cấu tạo từ 3 thành phần gồm A. adenosine, đường ribose, 2 nhóm phosphate. B. adenosine, đường deoxyribose, 3 nhóm phosphate. C. adenine, đường ribose, 3 nhóm phosphate. D. adenine, đường deoxyribose, 1 nhóm phosphate.
Đáp án đúng là: C ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là: adenine, đường ribose, 3 nhóm phosphate.
biology
C
C. adenine, đường ribose, 3 nhóm phosphate.
Chọn đáp án đúng cho câu hỏi này.
Thông tin giữa các tế bào là A. sự truyền tín hiệu từ tế bào này sang tế bào khác thông qua phân tử tín hiệu để tạo ra các đáp ứng nhất định. B. sự truyền tín hiệu trong nội bộ tế bào thông qua các chuỗi phản ứng sinh hóa để tạo ra các đáp ứng nhất định. C. sự truyền tín hiệu từ não bộ đến các cơ quan trong cơ thể để đáp ứng các kích thích từ môi trường. D. Sự truyền tín hiệu từ các tuyến nội tiết đến các cơ quan trong cơ thể để đáp ứng các kích thích từ môi trường.
Đáp án đúng là: A Thông tin giữa các tế bào là sự truyền tín hiệu từ tế bào này sang tế bào khác thông qua các phân tử tín hiệu để tạo ra các đáp ứng nhất định.
biology
A
A. sự truyền tín hiệu từ tế bào này sang tế bào khác thông qua phân tử tín hiệu để tạo ra các đáp ứng nhất định.
Vui lòng chọn đáp án chính xác cho câu hỏi dưới đây.
Sự kiện nào không diễn ra trong chu trình Calvin? A. RuBP trong chất nền của lục lạp kết hợp với CO 2 tạo thành APG. B. APG bị khử thành AlPG nhờ năng lượng được lấy từ ATP và NADPH. C. Các photon ánh sáng làm phân li nước giải phóng electron, H + và O 2. D. Phần lớn AlPG được sử dụng để tái tạo RuBP nhờ năng lượng từ ATP.
Đáp án đúng là: C Quá trình quang phân li nước xảy ra ở pha sáng của quá trình quang hợp.
biology
C
C. Các photon ánh sáng làm phân li nước giải phóng electron, H + và O 2.
Chọn đáp án đúng cho câu hỏi này.
Sự kiện nào sau đây không xảy ra trong pha sáng? A. Diệp lục hấp thu năng lượng ánh sáng. B. Quang phân li nước tạo thành oxygen. C. Khử CO 2 để hình thành nên carbohydrate. D. Sử dụng năng lượng ánh sáng để tạo ATP.
Đáp án đúng là: C Khử CO 2 để hình thành nên carbohydrate là sự kiện xảy ra ở pha tối của quá trình quang hợp.
biology
C
C. Khử CO 2 để hình thành nên carbohydrate.
Chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi này.
Giai đoạn nào sau đây không thuộc quá trình hô hấp hiếu khí? A. Đường phân. B. Chu trình Krebs. C. Chu trình Calvin. D. Chuỗi truyền electron hô hấp.
Đáp án đúng là: C - Quá trình phân giải hiếu khí được chia thành 3 giai đoạn: đường phân, oxi hóa pyruvic acid và chu trình Krebs, chuỗi truyền electron hô hấp. - Chu trình Calvin thuộc pha tối của quá trình quang hợp.
biology
C
C. Chu trình Calvin.
Hãy chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây.
Mỗi tế bào chỉ đáp ứng với một hoặc một số tín hiệu nhất định vì A. thụ thể của tế bào chỉ có khả năng liên kết với một hoặc một số tín hiệu nhất định. B. thụ thể của tế bào chỉ có khả năng làm biến đổi một hoặc một số tín hiệu nhất định. C. thụ thể của tế bào chỉ có khả năng phân hủy một hoặc một số tín hiệu nhất định. D. thụ thể của tế bào chỉ có khả năng tổng hợp một hoặc một số tín hiệu nhất định.
Đáp án đúng là: A Mỗi tế bào chỉ đáp ứng với một hoặc một số tín hiệu nhất định vì thụ thể của tế bào chỉ có khả năng liên kết với một hoặc một số tín hiệu nhất định. Khi sự liên kết này được hình thành thì mới khởi động được quá trình truyền tin để gây đáp ứng tế bào tương ứng.
biology
A
A. thụ thể của tế bào chỉ có khả năng liên kết với một hoặc một số tín hiệu nhất định.
Xin chọn câu trả lời chính xác cho câu hỏi này.
Pha sáng của quá trình quang hợp được diễn ra ở A. màng ngoài của lục lạp. B. màng trong của lục lạp. C. màng thylakoid của lục lạp. D. chất nền của lục lạp.
Đáp án đúng là: C Pha sáng của quá trình quang hợp được diễn ra ở màng thylakoid của lục lạp.
biology
C
C. màng thylakoid của lục lạp.
Xin chọn đáp án đúng cho câu hỏi này.
Trong chu kì tế bào, pha nào sau đây không thuộc kì trung gian? A. Pha M. B. Pha G 1. C. Pha S. D. Pha G 2.
Đáp án đúng là: A Kì trung gian gồm 3 pha: G 1, S, G 2.
biology
A
A. Pha M.
Xin chọn đáp án chính xác cho câu hỏi này.
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình quang hợp? A. Quá trình quang hợp diễn ra theo hai pha là pha sáng và pha tối. B. Pha sáng thì cần sự tham gia trực tiếp của năng lượng ánh sáng. C. Không có ánh sáng kéo dài thì pha tối cũng không thể diễn ra. D. Quá trình quang hợp không diễn ra sự chuyển hóa vật chất.
Đáp án đúng là: D Quá trình quang hợp có diễn ra sự chuyển hóa vật chất cụ thể là các chất hữu cơ sẽ được tổng hợp từ các chất vô cơ (CO 2, H 2 O) với sự tham gia của năng lượng ánh sáng và diệp lục tố.
biology
D
D. Quá trình quang hợp không diễn ra sự chuyển hóa vật chất
Chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi sau đây.
Oxygen được giải phóng trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ A. carbon dioxide. B. glucose. C. ánh sáng. D. nước.
Đáp án đúng là: D Oxygen được giải phóng trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ nước.
biology
D
D. nước
Vui lòng chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi dưới đây.
Cho các phương thức truyền thông tin sau: (1) Truyền tin qua khoảng cách xa. (2) Truyền tin nhờ các mối nối giữa các tế bào. (3) Truyền tin cục bộ. (4) Truyền tin nhờ tiếp xúc trực tiếp. Các tế bào ở gần nhau có thể sử dụng các phương thức truyền thông tin là A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C. (2), (3), (4). D. (3), (4).
Hướng dẫn giải : Đáp án đúng là: C Các tế bào ở gần nhau có thể truyền thông tin nhờ các mối nối giữa các tế bào, theo kiểu tiếp xúc trực tiếp nhờ các phân tử bề mặt hoặc truyền tin cục bộ.
biology
C
C. (2), (3), (4).
Hãy chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi này.
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào? A. Tổng hợp và phân giải là hai quá trình đối lập nhưng có sự thống nhất với nhau. B. Tổng hợp và phân giải là hai quá trình độc lập, không có sự liên quan với nhau. C. Tổng hợp và phân giải là hai quá trình không bao giờ diễn ra đồng thời với nhau. D. Tổng hợp và phân giải là hai quá trình có sự cạnh tranh nguyên liệu với nhau.
Đáp án đúng là: A Tổng hợp và phân giải là hai quá trình đối lập nhưng có sự thống nhất với nhau để duy trì các hoạt động sống của tế bào.
biology
A
A. Tổng hợp và phân giải là hai quá trình đối lập nhưng có sự thống nhất với nhau.
Hãy chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi dưới đây.
Cho các phát biểu sau: (1) Khi dùng dung dịch AgNO 3 để nhận biết nguyên tố Cl trong tế bào sẽ quan sát thấy hiện tượng kết tủa trắng hoặc kết tủa trắng chuyển sang đen khi đưa ra ngoài ánh sáng. (2) Khi dùng dung dịch AgNO 3 để nhận biết nguyên tố P trong tế bào sẽ quan sát thấy hiện tượng kết tủa vàng. (3) Khi dùng dung dịch Na 2 CO 3 để nhận biết nguyên tố Ca trong tế bào sẽ quan sát thấy hiện tượng kết tủa đỏ gạch. (4) Khi dùng dung dịch BaCl 2 để nhận biết nguyên tố S trong tế bào sẽ quan sát thấy hiện tượng kết tủa đỏ gạch không tan trong dung dịch HCl. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án đúng là: B Các phát biểu đúng là: (1) và (2). (3) Sai. Khi dùng dung dịch Na 2 CO 3 để nhận biết nguyên tố Ca trong tế bào sẽ quan sát thấy hiện tượng kết tủa trắng. (4) Khi dùng dung dịch BaCl 2 để nhận biết nguyên tố S trong tế bào sẽ quan sát thấy hiện tượng kết tủa trắng không tan trong dung dịch HCl.
biology
B
B. 2.
Xin hãy chọn đáp án chính xác cho câu hỏi dưới đây.
Giai đoạn oxi hóa pyruvic acid và chu trình Krebs diễn ra ở A. tế bào chất. B. chất nền của lục lạp. C. chất nền của ti thể. D. màng trong của ti thể.
Đáp án đúng là: C Giai đoạn oxi hóa pyruvic acid và chu trình Krebs diễn ra ở chất nền của ti thể.
biology
C
C. chất nền của ti thể.
Xin chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây.
Chuỗi truyền electron hô hấp là A. giai đoạn oxi hóa pruvic acid diễn ra ở chất nền ti thể. B. giai đoạn oxi hóa pruvic acid diễn ra ở màng trong ti thể. C. giai đoạn oxi hóa NADH và FADH 2 diễn ra ở chất nền ti thể. D. giai đoạn oxi hóa NADH và FADH 2 diễn ra ở màng trong ti thể.
Đáp án đúng là: D Trong chuỗi truyền electron hô hấp, các phân tử NADH và FADH 2 sẽ bị oxi hóa thông qua một chuỗi các phản ứng oxi hóa khử diễn ra tại màng trong ti thể.
biology
D
D. giai đoạn oxi hóa NADH và FADH 2 diễn ra ở màng trong ti thể
Chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi này.
Phương thức truyền thông tin giữa các tế bào phụ thuộc vào A. kích thước của tế bào đích. B. khoảng cách giữa các tế bào. C. hình dạng của tế bào đích. D. kích thước của các phân tử tín hiệu.
Đáp án đúng là: B Phương thức truyền thông tin giữa các tế bào phụ thuộc vào khoảng cách giữa các tế bào.
biology
B
B. khoảng cách giữa các tế bào.
Xin vui lòng chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây.
Các tế bào toàn năng có khả năng nào sau đây? A. Biệt hóa và phản biệt hóa. B. Nguyên phân liên tục. C. Duy trì sự sống vĩnh viễn. D. Giảm phân liên tục.
Đáp án đúng là: A Các tế bào toàn năng có khả năng biệt hóa và phản biệt hóa thành những loại tế bào khác nhau trong cơ thể.
biology
A
A. Biệt hóa và phản biệt hóa.
Vui lòng chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây.
Ung thư là A. một nhóm bệnh liên quan đến sự giảm sinh sản bất thường của tế bào nhưng không có khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể. B. một nhóm bệnh liên quan đến sự tăng sinh bất thường của tế bào nhưng không có khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể. C. một nhóm bệnh liên quan đến sự giảm sinh sản bất thường của tế bào với khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể. D. một nhóm bệnh liên quan đến sự tăng sinh bất thường của tế bào với khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể.
Đáp án đúng là: D Ung thư là một nhóm bệnh liên quan đến sự tăng sinh bất thường của tế bào với khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể.
biology
D
D. một nhóm bệnh liên quan đến sự tăng sinh bất thường của tế bào với khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể
Chọn đáp án đúng cho câu hỏi này.
Sự kiện nào sau đây khởi đầu cho quá trình truyền tin giữa các tế bào? A. Thay đổi hình dạng của thụ thể. B. Hoạt hóa đáp ứng đặc hiệu ở tế bào đích. C. Tế bào đích phát hiện ra phân tử tín hiệu bên ngoài. D. Chuỗi phản ứng sinh hóa trong tế bào diễn ra.
Đáp án đúng là: A Sự thay đổi hình dạng của thụ thể là khởi đầu cho quá trình truyền tin giữa các tế bào.
biology
A
A. Thay đổi hình dạng của thụ thể.
Vui lòng chọn câu trả lời chính xác cho câu hỏi này.
Quá trình nguyên phân gồm A. 3 kì. B. 4 kì. C. 5 kì. D. 6 kì.
Đáp án đúng là: B Quá trình nguyên phân gồm 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
biology
B
B. 4 kì.
Hãy chọn đáp án chính xác cho câu hỏi dưới đây.
Nguyên phân không có ý nghĩa nào sau đây? A. Giúp cơ thể đa bào lớn lên. B. Giúp thay thế các tế bào già, bị tổn thương; tái sinh bộ phận. C. Giúp gia tăng số lượng cá thể của quần thể đơn bào. D. Giúp tạo ra sự đa dạng di truyền của các loài sinh sản hữu tính.
Đáp án đúng là: D Nguyên phân tạo ra các tế bào giống nhau về vật chất di truyền → Nguyên phân đảm bảo ổn định bộ nhiễm sắc thể của loài qua các thế hệ tế bào chứ không tạo ra sự đa dạng di truyền của các loài.
biology
D
D. Giúp tạo ra sự đa dạng di truyền của các loài sinh sản hữu tính
Hãy chọn đáp án đúng cho câu hỏi này.
Quá trình giảm phân xảy ra ở loại tế bào nào sau đây? A. Tế bào sinh dưỡng. B. Tế bào sinh dục sơ khai. C. Tế bào sinh dục chín. D. Tế bào giao tử.
Đáp án đúng là: C Quá trình giảm phân xảy ra ở tế bào sinh dục chín.
biology
C
C. Tế bào sinh dục chín.
Xin hãy chọn đáp án chính xác cho câu hỏi dưới đây.
Công nghệ tế bào là A. quy trình kĩ thuật ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc nuôi cấy mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. B. quy trình chuyển gen từ tế bào của loài này sang tế bào của loài khác nhằm tạo ra giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt. C. quy trình tạo ra giống mới đáp ứng yêu cầu của sản xuất bằng cách gây đột biến các giống sẵn có. D. quy trình tạo ra thế hệ con có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu vượt trội hơn hẳn thế hệ bố mẹ.
Đáp án đúng là: A Công nghệ tế bào là quy t rình kĩ thuật ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc nuôi cấy mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
biology
A
A. quy trình kĩ thuật ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc nuôi cấy mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
Chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi này.
Khối u lành tính khác với khối ác tính ở điểm là A. có khả năng tăng sinh không giới hạn. B. chỉ định vị ở một vị trí nhất định trong cơ thể. C. có khả năng tách khỏi vị trí ban đầu và di chuyển đến vị trí mới. D. có cơ chế kiểm soát chu kì tế bào không hoạt động hoặc hoạt động bất thường.
Đáp án đúng là: B Khối u lành tính chỉ định vị ở một vị trí nhất định mà các tế bào của nó không phát tán đến các bị trí khác trong cơ thể. Khối u ác tính có thêm đột biến khiến chúng có thể tách khỏi vị trí ban đầu, di chuyển đến vị trí mới tạo nên nhiều khối u.
biology
B
B. chỉ định vị ở một vị trí nhất định trong cơ thể.
Hãy chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây.
Công nghệ tế bào động vật gồm những kĩ thuật chính nào sau đây? A. Nuôi cấy mô và cấy truyền phôi. B. Nhân bản vô tính và cấy truyền phôi. C. Dung hợp tế bào trần và cấy truyền phôi. D. Nhân bản vô tính và dung hợp tế bào trần.
Đáp án đúng là: B Công nghệ tế bào động vật gồm 2 kĩ thuật chính là: nhân bản vô tính và cấy truyền phôi.
biology
B
B. Nhân bản vô tính và cấy truyền phôi.
Chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây.
Quá trình tổng hợp các chất trong tế bào là A. quá trình hình thành các chất đơn giản từ các chất hữu cơ phức tạp dưới sự xúc tác của enzyme. B. quá trình hình thành các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản dưới sự xúc tác của enzyme. C. quá trình hình thành các chất đơn giản từ các chất hữu cơ phức tạp dưới sự xúc tác của hormone. D. quá trình hình thành các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản dưới sự xúc tác của hormone.
Đáp án đúng là: B. Tổng hợp các chất trong tế bào là quá trình hình thành các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản dưới sự xúc tác của enzyme.
biology
B
B. quá trình hình thành các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản dưới sự xúc tác của enzyme.
Vui lòng chọn đáp án chính xác cho câu hỏi này.
Pha tối quang hợp diễn ra ở A. màng thylakoid của lục lạp. B. màng ngoài của lục lạp. C. màng trong của lục lạp. D. chất nền của lục lạp.
Đáp án đúng là: D Pha tối quang hợp diễn ra ở chất nền của lục lạp.
biology
D
D. chất nền của lục lạp
Xin hãy chọn đáp án đúng cho câu hỏi này.
Tế bào trong hình dưới đây đang ở kì nào của quá trình giảm phân? A. Kì đầu I. B. Kì giữa II. C. Kì sau I. D. Kì cuối II.
Đáp án đúng là: B Quan sát hình cho thấy các nhiễm sắc thể đang xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào → Tế bào này đang ở kì giữa II.
biology
B
B. Kì giữa II.
Chọn đáp án đúng cho câu hỏi này.
Tế bào trong hình dưới đây đang ở kì nào của quá trình nguyên phân? A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối.
Đáp án đúng là: C Quan sát hình trên thấy các nhiễm sắc thể đang phân li về hai cực của tế bào → Tế bào đang ở kì sau.
biology
C
C. Kì sau.
Hãy chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây.
Phương pháp nào sau đây không được sử dụng để chữa trị ung thư? A. Phẫu thuật cắt bỏ khối u. B. Chiếu xạ hoặc dùng hóa chất để tiêu diệt các tế bào khối u. C. Sử dụng liệu pháp miễn dịch tăng cường khả năng đề kháng. D. Sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt các tế bào khối u.
Đáp án đúng là: D Thuốc kháng sinh chỉ các tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh chứ không có tác dụng tiêu diệt các tế bào khối u.
biology
D
D. Sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt các tế bào khối u
Chọn đáp án chính xác cho câu hỏi này.
Đối với sinh vật đa bào sinh sản hữu tính, chu kì tế bào không vai trò nào sau đây? A. Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào. B. Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ cơ thể. C. Tạo ra các tế bào mới giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển. D. Tạo ra các tế bào mới thay thế cho các tế bào già hay bị tổn thương.
Hướng dẫn giải: Đáp án đúng là: B Đối với sinh vật đa bào sinh sản hữu tính, chu kì tế bào không có vai trò tạo ra các thế hệ cơ thể mới nên không có vai trò truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ cơ thể.
biology
B
B. Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ cơ thể.
Xin vui lòng chọn đáp án chính xác cho câu hỏi sau.
Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào dựa trên đặc tính nào sau đây? A. Tính đặc thù của các tế bào. B. Tính đa dạng của các tế bào giao tử. C. Tính ưu việt của các tế bào nhân thực. D. Tính toàn năng của các tế bào.
Đáp án đúng là: D Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào là tính toàn năng, nguyên lí phân chia và biệt hóa của tế bào.
biology
D
D. Tính toàn năng của các tế bào
Chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi sau đây.
Trong quá trình truyền tin, sự đáp ứng tế bào có thể diễn ra A. chỉ ở trong nhân. B. ở trong nhân hoặc trên màng tế bào. C. ở trong nhân hoặc trong tế bào chất. D. ở trong tế bào chất hoặc trên màng tế bào.
Đáp án đúng là: C Trong quá trình truyền tin, sự đáp ứng tế bào có thể diễn ra ở trong nhân hoặc trong tế bào chất.
biology
C
C. ở trong nhân hoặc trong tế bào chất.
Vui lòng chọn đáp án chính xác cho câu hỏi này.
Cho các biện pháp sau: (1) Không hút thuốc lá (2) Tập thể dục thường xuyên (3) Hạn chế ăn thức ăn nhanh (4) Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (5) Khám sàng lọc định kì Số biện pháp có tác dụng phòng tránh bệnh ung thư là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Đáp án đúng là: D Cả 5 biện pháp trên đều có tác dụng tích cực trong phòng tránh các bệnh ung thư.
biology
D
D. 5
Xin chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây.
Ở tế bào nhân thực, chu kì tế bào bao gồm 2 giai đoạn là A. nguyên phân và giảm phân. B. giảm phân và hình thành giao tử. C. phân chia nhân và phân chia tế bào chất. D. kì trung gian và phân chia tế bào (pha M).
Đáp án đúng là: C Ở tế bào nhân thực, chu kì tế bào bao gồm 2 giai đoạn là: (1) giai đoạn chuẩn bị (kì trung gian) và (2) giai đoạn phân chia tế bào (pha M).
biology
C
C. phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
Xin hãy chọn đáp án đúng cho câu hỏi này.
Vai trò của quá trình phân chia nhân trong pha M là A. phân chia nhiễm sắc thể của tế bào mẹ thành 2 phần giống nhau cho 2 tế bào con. B. phân chia nhiễm sắc thể của tế bào mẹ thành 2 phần khác nhau cho 2 tế bào con. C. phân chia tế bào chất của tế bào mẹ thành 2 phần giống nhau cho 2 tế bào con. D. phân chia tế bào chất của tế bào mẹ thành 2 phần khác nhau cho 2 tế bào con.
Đáp án đúng là: A Vai trò của quá trình phân chia nhân trong pha M là phân chia nhiễm sắc thể của tế bào mẹ thành 2 phần giống nhau cho 2 tế bào con.
biology
A
A. phân chia nhiễm sắc thể của tế bào mẹ thành 2 phần giống nhau cho 2 tế bào con.
Vui lòng chọn đáp án đúng cho câu hỏi này.
Số điểm kiểm soát chính trong chu kì tế bào của sinh vật nhân thực là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án đúng là: C Chu kì tế bào ở sinh vật nhân thực có 3 điểm kiểm soát chính gồm: điểm kiểm soát G 1, điểm kiểm soát G 2 /M, điểm kiểm soát chuyển tiếp kì giữa – kì sau.
biology
C
C. 3.
Vui lòng chọn đáp án chính xác cho câu hỏi dưới đây.
Hiện tượng các nhiễm sắc thể kép co xoắn trong nguyên phân có ý nghĩa nào sau đây? A. Tạo thuận lợi cho sự phân li của nhiễm sắc thể. B. Tạo thuận lợi cho sự nhân đôi của nhiễm sắc thể. C. Tạo thuận lợi cho sự tiếp hợp của nhiễm sắc thể. D. Tạo thuận lợi cho sự trao đổi chéo của nhiễm sắc thể.
Đáp án đúng là: A Trong nguyên phân, các nhiễm sắc thể kép co xoắn giúp các nhiễm sắc thể di chuyển dễ dàng để tạo thuận lợi cho sự phân li của nhiễm sắc thể.
biology
A
A. Tạo thuận lợi cho sự phân li của nhiễm sắc thể.
Vui lòng chọn đáp án chính xác cho câu hỏi dưới đây.
Tại sao có thể quan sát hình dạng đặc trưng của nhiễm sắc thể rõ nhất ở kì giữa của quá trình nguyên phân? A. Vì lúc này nhiễm sắc thể dãn xoắn tối đa. B. Vì lúc này nhiễm sắc thể đóng xoắn tối đa. C. Vì lúc này nhiễm sắc thể đã nhân đôi xong. D. Vì lúc này nhiễm sắc thể đã phân li xong.
Đáp án đúng là: B Ở kì giữa của quá trình nguyên phân, nhiễm sắc thể đóng xoắn tối đa và có hình dạng đặc trưng cho loài.
biology
B
B. Vì lúc này nhiễm sắc thể đóng xoắn tối đa.
Vui lòng chọn câu trả lời chính xác cho câu hỏi sau.
Năng lượng cung cấp cho các phản ứng của pha tối được lấy từ A. ánh sáng mặt trời. B. ATP do ti thể cung cấp. C. ATP và NADPH từ pha sáng. D. glucose được tích trữ trong tế bào.
Đáp án đúng là: C Năng lượng cung cấp cho các phản ứng của pha tối là từ ATP và NADPH của pha sáng.
biology
C
C. ATP và NADPH từ pha sáng.
Chọn đáp án đúng cho câu hỏi này.
Năm tế bào ruồi giấm (2n = 8) đang ở kì giữa giảm phân I. Số chromatid đếm được trong trường hợp này là A. 40. B. 80. C. 120. D. 160.
Đáp án đúng là: B Ở kì giữa giảm phân I, mỗi tế bào của ruồi giấm chứa 2n kép = 8 nhiễm sắc thể kép → Số chromatid đếm được trong 5 tế bào ruồi giấm ở kì giữa giảm phân I là: 5 × 8 × 2 = 80.
biology
B
B. 80.
Hãy chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi này.
Thành tế bào vi khuẩn không có chức năng nào sau đây? A. Bảo vệ tế bào. B. Quy định hình dạng của tế bào. C. Kiểm soát các chất đi bào tế bào. D. Chống lại áp lực của nước đi vào tế bào.
Đáp án đúng là: C Thành tế bào của vi khuẩn có chức năng quy định hình dạng và bảo vệ tế bào, chống lại áp lực của nước đi vào tế bào.
biology
C
C. Kiểm soát các chất đi bào tế bào.
Vui lòng chọn đáp án đúng cho câu hỏi này.
Đặc điểm nào sau đây có ở quá trình giảm phân mà không có ở quá trình nguyên phân? A. Có sự tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng. B. Có sự co xoắn và dãn xoắn của các nhiễm sắc thể. C. Có sự phân li của các nhiễm sắc thể về hai cực của tế bào. D. Có sự sắp xếp của các nhiễm sắc thể trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Đáp án đúng là: A Sự tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng chỉ xảy ra ở trong giảm phân mà không xảy ra ở nguyên phân.
biology
A
A. Có sự tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng.
Chọn đáp án chính xác cho câu hỏi dưới đây.
Cho các thành tựu sau đây: (1) Nhân nhanh nhiều giống cây trồng (2) Tạo ra nhiều giống cây trồng biến đổi gene (3) Tạo ra cây mang đặc điểm của cả 2 loài khác nhau khác nhau (4) Bảo tồn nhiều loài thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng Trong các thành tựu trên, số thành tựu của công nghệ tế bào là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Đáp án đúng là: C Có 3 thành tựu của công nghệ tế bào là: (1), (3), (4). (2) là thành tựu của công nghệ gene.
biology
C
C. 4.
Chọn đáp án đúng cho câu hỏi này.
Ở tế bào nhân sơ, lông (nhung mao) có chức năng A. giúp vi khuẩn bám trên bề mặt tế bào. B. giúp vi khuẩn di chuyển. C. giúp bảo vệ tế bào. D. giúp kiểm soát các chất ra vào tế bào.
Đáp án đúng là: A Lông (nhung mao) có chức năng giúp vi khuẩn bám trên bề mặt tế bào hoặc các bề mặt khác.
biology
A
A. giúp vi khuẩn bám trên bề mặt tế bào.
Chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi sau đây.
Sử dụng mẫu vật là các tế bào mô phân sinh ở đỉnh rễ hành có thể quan sát được quá trình nào sau đây? A. Giảm phân I. B. Giảm phân II. C. Nguyên phân. D. Thụ tinh.
Đáp án đúng là: C Tế bào mô phân sinh ở đỉnh rễ là tế bào sinh dưỡng → Sử dụng các tế bào mô phân sinh ở đỉnh rễ hành có thể quan sát được quan trình nguyên phân.
biology
C
C. Nguyên phân.
Chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi này.
Thành tế bào của vi khuẩn Gram dương khác thành tế bào của vi khuẩn Gram âm ở điểm là A. có lớp màng ngoài dày. B. có lớp peptidoglycan dày. C. nằm bên ngoài màng tế bào. D. có khả năng kiểm soát các chất đi vào tế bào.
Đáp án đúng là: B So với thành tế bào của vi khuẩn Gram âm, thành tế bào của vi khuẩn Gram dương có lớp peptidoglycan dày và không có lớp màng ngoài.
biology
B
B. có lớp peptidoglycan dày.
Xin vui lòng chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi sau đây.
Cho các đặc điểm sau đây: (1) Nằm ngay dưới thành tế bào. (2) Được cấu tạo từ lớp kép phospholipid và protein. (3) Có chức năng quy định hình dạng và bảo vệ tế bào. (4) Là nơi diễn ra một số quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của tế bào. Số đặc điểm đúng với đặc điểm của màng sinh chất ở vi khuẩn là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án đúng là: C Có 3 đặc điểm đúng với màng sinh chất ở vi khuẩn là: (1), (2), (4).
biology
C
C. 3.
Vui lòng chọn đáp án chính xác cho câu hỏi dưới đây.
Tế bào chất là nơi diễn ra quá trình tổng hợp nhiều loại protein của tế bào vì A. tế bào chất có chứa nhiều ribosome. B. tế bào chất có chứa nhiều chất vô cơ. C. tế bào chất có chứa nhiều chất hữu cơ. D. tế bào chất có chứa nhiều nước.
Đáp án đúng là: A Ribosome là nơi tổng hợp protein cho tế bào. Mà ribosome nằm trong tế bào chất. Do đó, tế bào chất là nơi diễn ra quá trình tổng hợp nhiều loại protein của tế bào.
biology
A
A. tế bào chất có chứa nhiều ribosome.
Hãy chọn câu trả lời chính xác cho câu hỏi này.
Dựa vào tính kháng nguyên ở bề mặt tế bào, bệnh do vi khuẩn Gram âm gây ra sẽ nguy hiểm hơn bệnh do vi khuẩn Gram dương gây ra vì A. vi khuẩn Gram âm có lớp màng ngoài chứa kháng nguyên gây độc. B. vi khuẩn Gram âm có thành tế bào chứa kháng nguyên gây độc. C. vi khuẩn Gram âm có tế bào chất chứa kháng nguyên gây độc. D. vi khuẩn Gram âm có màng sinh chất chứa kháng nguyên gây độc.
Đáp án đúng là: A Dựa vào tính kháng nguyên ở bề mặt tế bào, bệnh do vi khuẩn Gram âm gây ra sẽ nguy hiểm hơn bệnh do vi khuẩn Gram dương gây ra vì vi khuẩn Gram âm có lớp màng ngoài chứa kháng nguyên gây độc.
biology
A
A. vi khuẩn Gram âm có lớp màng ngoài chứa kháng nguyên gây độc.
Xin hãy chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây.
Đâu là cơ sở khoa học của việc sử dụng thuốc kháng sinh ức chế hoạt động của ribosome để tiêu diệt một số loài vi khuẩn có hại kí sinh trong cơ thể người? A. Khi ribosome bị ức chế, tế bào vi khuẩn thực hiện quá trình tổng hợp protein với tốc độ cao làm cho nhiều hoạt động sống của tế bào bị rối loạn dẫn đến tế bào vi khuẩn bị chết. B. Khi ribosome bị ức chế, tế bào vi khuẩn không thể thực hiện quá trình tổng hợp protein làm cho nhiều hoạt động sống của tế bào bị ngưng trệ dẫn đến tế bào vi khuẩn bị chết. C. Khi ribosome bị ức chế, tế bào vi khuẩn không thể thực hiện quá trình tổng hợp lipid làm cho nhiều hoạt động sống của tế bào bị ngưng trệ dẫn đến tế bào vi khuẩn bị chết. D. Khi ribosome bị ức chế, tế bào vi khuẩn thực hiện quá trình tổng hợp lipid với tốc độ cao làm cho nhiều hoạt động sống của tế bào bị rối loạn dẫn đến tế bào vi khuẩn bị chết.
Đáp án đúng là: B Ribosome là nơi diễn ra quá tình tổng hợp protein cho tế bào → Khi ribosome bị ức chế, tế bào vi khuẩn không thể thực hiện quá trình tổng hợp protein làm cho nhiều hoạt động sống của tế bào bị ngưng trệ dẫn đến tế bào vi khuẩn bị chết.
biology
B
B. Khi ribosome bị ức chế, tế bào vi khuẩn không thể thực hiện quá trình tổng hợp protein làm cho nhiều hoạt động sống của tế bào bị ngưng trệ dẫn đến tế bào vi khuẩn bị chết.
Chọn câu trả lời chính xác cho câu hỏi dưới đây.
Trường hợp nào sau đây có tốc độ phân giải hiếu khí mạnh nhất? A. Người đang ngủ. B. Người đang đi bộ. C. Người đang chạy. D. Người đang ngồi nghỉ ngơi.
Đáp án đúng là: C Cơ thể càng tiêu thụ nhiều năng lượng thì tốc độ phân giải hiếu khí càng mạnh → Trong các trường hợp trên, người đang chạy bộ có tốc độ phân giải hiếu khí mạnh nhất.
biology
C
C. Người đang chạy.
Hãy chọn đáp án chính xác cho câu hỏi dưới đây.
Ở tế bào nhân thực, chức năng chủ yếu của lưới nội chất hạt là A. bao gói và vận chuyển các sản phẩm được tổng hợp trong tế bào ra bên ngoài tế bào. B. tổng hợp protein tiết ra ngoài, protein cấu tạo màng sinh chất, protein trong lysosome. C. vận chuyển các sản phẩm được tổng hợp ở nhân đến các bào quan khác trong tế bào. D. tổng hợp lipid, chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối để bảo vệ tế bào.
Đáp án đúng là: B Ở tế bào nhân thực, chức năng chủ yếu của lưới nội chất hạt là tổng hợp protein tiết ra ngoài, protein cấu tạo màng sinh chất, protein trong lysosome.
biology
B
B. tổng hợp protein tiết ra ngoài, protein cấu tạo màng sinh chất, protein trong lysosome.
Xin chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây.
Một số vi khuẩn tránh được sự thực bào của bạch cầu nhờ cấu trúc nào sau đây? A. Màng tế bào. B. Thành tế bào. C. Vỏ nhầy. D. Vùng nhân.
Đáp án đúng là: C Một số vi khuẩn có lớp bao bên ngoài thành tế bào được gọi là vỏ nhầy, đây là lớp bảo vệ vi khuẩn tránh bị thực bào bởi bạch cầu, ngoài ra đây còn là nơi dự trữ chất dinh dưỡng.
biology
C
C. Vỏ nhầy.
Xin chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây.
Những bộ phận nào của tế bào tham gia trực tiếp vào việc tổng hợp và vận chuyển một protein ra khỏi tế bào? A. Lưới nội chất hạt, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào. B. Lưới nội chất trơn, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào. C. Bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào, nhân, lục lạp. D. Ribosome, bộ máy Golgi, ti thể, màng tế bào.
Đáp án đúng là: A Những bộ phận của tế bào tham gia trực tiếp vào việc tổng hợp và vận chuyển một protein ra khỏi tế bào: lưới nội chất hạt, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào.
biology
A
A. Lưới nội chất hạt, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào.
Xin chọn đáp án đúng cho câu hỏi sau đây.
Trong giảm phân, ở kì sau I và kì sau II có điểm giống nhau là A. các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái đơn. B. các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép. C. có sự dãn xoắn của các nhiễm sắc thể. D. có sự phân li các nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào.
Đáp án đúng là: A Trong giảm phân, ở kì sau I và kì sau II có điểm giống nhau là có sự phân li các nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào: Ở kì sau I, mỗi nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng được dây tơ phân bào kéo về mỗi cực của tế bào. Ở kì sau II, các chromatid tách nhau ở tâm động và được thoi phân bào kéo về hai cực của tế bào.
biology
A
A. các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái đơn.
Vui lòng chọn đáp án chính xác cho câu hỏi này.
Nói màng sinh chất có tính "động" vì A. các phân tử protein có thể nằm xuyên qua hoặc bám ở mặt trong hay mặt của lớp phospholipid kép. B. các phân tử phospholipid và protein trên màng không bị cố định mà có khả năng di chuyển trong màng. C. các phân tử phospholipid và protein trên màng luôn được đổi mới liên tục bằng những phân tử tương ứng. D. các phân tử phospholipid có thể nằm xuyên qua hoặc bám ở mặt trong hay mặt của lớp protein kép.
Hướng dẫn giải: Đáp án đúng là : B Tính "động" của màng do sự chuyển động của các phân tử phospholipid và protein trên màng.
biology
B
B. các phân tử phospholipid và protein trên màng không bị cố định mà có khả năng di chuyển trong màng.
Hãy chọn đáp án đúng cho câu hỏi này.
Cho S là diện tích bề mặt tế bào, V là thể tích tế bào. Vi khuẩn có kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V lớn. Điều này không đem lại cho tế bào vi khuẩn ưu thế nào sau đây? A. Trao đổi chất với môi trường nhanh chóng. B. Sinh trưởng nhanh chóng. C. Sinh sản nhanh chóng. D. Di chuyển nhanh chóng.
Đáp án đúng là: D Tỉ lệ S/V lớn giúp vi khuẩn trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng, nhờ đó, tế bào nhân sơ sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với các tế bào có kích thước lớn hơn.
biology
D
D. Di chuyển nhanh chóng
Chọn đáp án chính xác cho câu hỏi này.
Cho các phát biểu sau: (1) Có màng kép đều trơn nhẵn. (2) Chất nền có chứa DNA và ribosome. (3) Là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật. (4) Có chức năng tạo năng lượng ATP cho tế bào. Số phát biểu đúng khi nói về lục lạp là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Đáp án đúng là: C Các phát biểu đúng là: (1), (2). (3) Sai. Ngoài thực vật, lục lạp còn được tìm thấy ở trong tảo. (4) Sai. Lục lạp có chức năng quang hợp, tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào.
biology
C
C. 4.
Vui lòng chọn câu trả lời chính xác cho câu hỏi này.
Trong thí nghiệm quan sát tế bào thực vật, để bóc 1 lớp mỏng biểu bì mặt dưới của lá thài lài tía cần sử dụng dụng cụ nào sau đây? A. Kim mũi mác. B. Đũa thủy tinh. C. Ống nghiệm. D. Đèn cồn.
Đáp án đúng là: A Kim mũi mác có thể sử dụng để bóc 1 lớp mỏng biểu bì mặt dưới của lá thài lài tía.
biology
A
A. Kim mũi mác.
Chọn đáp án đúng cho câu hỏi sau đây.
Cho các trường hợp sau đây: (1) Một phân tử truyền tin bị sai hỏng. (2) Thụ thể không tiếp nhận phân tử tín hiệu. (3) Thụ thể tiếp nhận phân tử tín hiệu mạnh mẽ. Trong các trường hợp trên, số trường hợp chắc chắn không xảy ra sự đáp ứng tế bào là A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Đáp án đúng là: B Chỉ có trường hợp (2) khi thụ thể không tiếp nhận phân tử tín hiệu thì không thể xảy ra đáp ứng tế bào. Còn trường hợp bị sai hỏng một phân tử truyền tin thì tế bào có thể sử dụng các phân tử truyền tin khác.
biology
B
B. 1.
Chọn đáp án đúng cho câu hỏi này.
Để quan sát rõ tế bào thực vật, cần phải lưu ý điều gì khi tách lớp biểu bì? A. Cần phải tách lớp biểu bì thật mỏng. B. Cần phải tách lớp biểu bì thật dày. C. Cần phải tách lớp biểu bì thật dài. D. Cần phải tách lớp biểu bì thật ngắn.
Đáp án đúng là: A Đ ể quan sát rõ tế bào thực vật cần phải tách lớp biểu bì thật mỏng vì nếu tách lớp tế bào dày thì các tế bào bị chồng lên nhau sẽ khó quan sát được.
biology
A
A. Cần phải tách lớp biểu bì thật mỏng.
Xin vui lòng chọn đáp án chính xác cho câu hỏi này.
Cho các bước thực hiện thí nghiệm như sau: (1) Dùng kim mũi mác bóc một lớp mỏng biểu bì mặt dưới của lá thài lài tía và đặt lên lam kính đã có sẵn một giọt nước cất. (2) Đặt cố định tiêu bản trên bàn kính. (3) Cắt lá thài lài tía thành những miếng nhỏ có kích thước khoảng 1 cm × 1 cm. (4) Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi để nhận biết các tế bào ở vật kính 10× và 40×. (5) Đặt lamen lên lớp biểu bì, dùng giấy thấm nếu có nước tràn ra ngoài. Trình tự đúng để tiến hành quan sát tế bào lá thài lài tía là A. (1) → (2) → (4) → (3) → (5). B. (3) → (2) → (1) → (5) → (4). C. (3) → (1) → (5) → (2) → (4). D. (1) → (5) → (3) → (2) → (4).
Đáp án đúng là: C Trình tự đúng để tiến hành quan sát tế bào lá thài lài tía là: (3) → (1) → (5) → (2) → (4).
biology
C
C. (3) → (1) → (5) → (2) → (4).
Vui lòng chọn đáp án chính xác cho câu hỏi này.
Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào gồm hai mặt là A. đồng hóa và dị hóa. B. xuất bào và nhập bào. C. tích lũy và giải phóng. D. chủ động và thụ động.
Đáp án đúng là: A Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào gồm 2 mặt là đồng hóa và dị hóa.
biology
A
A. đồng hóa và dị hóa.
Hãy chọn câu trả lời chính xác cho câu hỏi này.
Khi quan sát tiêu bản tế bào biểu bì mặt dưới của lá thài lài tía, thấy xuất hiện các cấu trúc gồm hai tế bào hình hạt đậu úp vào nhau. Các cấu trúc này là loại tế bào nào của lá? A. Tế bào mô giậu. B. Tế bào biểu bì. C. Tế bào mạch gỗ. D. Khí khổng.
Đáp án đúng là: D Khí khổng được cấu tạo gồm hai tế bào hình hạt đậu úp vào nhau tạo thành khe khí khổng. Khí khổng thường phân bố nhiều ở biểu bì mặt dưới của lá.
biology
D
D. Khí khổng
Xin hãy chọn đáp án đúng cho câu hỏi này.
Trao đổi chất ở tế bào gồm A. chuyển hóa vật chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào. B. trao đổi chất qua màng sinh chất và chuyển hóa vật chất trong tế bào. C. chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào và trao đổi chất qua màng sinh chất. D. chuyển hóa năng lượng trong tế bào và trao đổi chất qua màng sinh chất.
Đáp án đúng là: C Trao đổi chất ở tế bào gồm chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào và trao đổi chất qua màng sinh chất.
biology
C
C. chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào và trao đổi chất qua màng sinh chất.
Vui lòng chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi này.
Sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất có thể diễn ra theo mấy hình thức trong số các hình thức vận chuyển dưới đây? (1) Vận chuyển chủ động. (2) Vận chuyển thụ động. (3) Xuất bào. (4) Nhập bào. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án đúng là: D Sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất có thể diễn ra theo cả 4 hình thức trên.
biology
D
D. 4
Xin chọn đáp án đúng cho câu hỏi này.
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về chu kì tế bào? A. Chu kì tế bào là hoạt động sống có tính chất chu kì. B. Chu kì tế bào là hoạt động sống chỉ diễn ra ở sinh vật đa bào. C. Thời gian của chu kì tế bào là thời gian của các giai đoạn trong chu kì tế bào. D. Kết quả của chu kì tế bào là từ một tế bào mẹ ban đầu hình thành 2 tế bào con.
Đáp án đúng là: B Chu kì tế bào diễn ra cả ở sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào.
biology
B
B. Chu kì tế bào là hoạt động sống chỉ diễn ra ở sinh vật đa bào.
Xin chọn câu trả lời chính xác cho câu hỏi này.
Trong thí nghiệm quan sát tế bào niêm mạc miệng, việc sử dụng dung dịch xanh methylene có tác dụng A. phá vỡ tế bào để quan sát được cấu trúc bên trong. B. loại bỏ tất cả các tế bào vi khuẩn có trong mẫu vật. C. nhuộm màu cho các tế bào niêm mạc miệng. D. tăng kích thước của tế bào để quan sát được rõ hơn.
Đáp án đúng là: C Xanh methylene có tác dụng nhuộm màu cho tế bào niêm mạc miệng, điều này giúp việc quan sát hình dạng tế bào được dễ dàng hơn.
biology
C
C. nhuộm màu cho các tế bào niêm mạc miệng.
Hãy chọn đáp án chính xác cho câu hỏi này.
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hình thức vận chuyển thụ động? A. Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao mà không cần tiêu tốn năng lượng. B. Các chất có kích thước lớn, phân cực, tan trong nước sẽ được vận chuyển thụ động nhờ các kênh protein xuyên màng. C. Vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất luôn cần có sự tham gia của các kênh protein xuyên màng. D. Các chất được vận chuyển thụ động nhờ các kênh protein xuyên màng sẽ sử dụng chung một kênh protein xuyên màng duy nhất gọi là kệnh aquaporin.
Đáp án đúng là: B A. Sai. Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp mà không cần tiêu tốn năng lượng. C. Sai. Vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất có thể cần hoặc không cần có sự tham gia của các kênh protein xuyên màng. D. Sai. Mỗi kênh protein chỉ vận chuyển các chất có cấu trúc phù hợp.
biology
B
B. Các chất có kích thước lớn, phân cực, tan trong nước sẽ được vận chuyển thụ động nhờ các kênh protein xuyên màng.
Chọn đáp án đúng cho câu hỏi này.
Cho các đặc điểm sau: (1) Kích thước nhỏ. (2) Tan trong nước. (3) Tan trong lipid. Đặc điểm của chất được khuếch tán trực tiếp qua lớp phospholipid kép của màng sinh chất là A. (1), (2), (3). B. (1), (2). C. (1), (3). D. (2), (3).
Đáp án đúng là: C Trong hình thức vận chuyển thụ động, các chất có kích thước nhỏ, không phân cực (không tan trong nước), tan trong lipid được khuếch tán trực tiếp qua lớp phospholipid kép.
biology
C
C. (1), (3).
Hãy chọn đáp án chính xác cho câu hỏi dưới đây.
Đặc điểm nào sau đây không đúng với hình thức vận chuyển chủ động? A. Tiêu tốn năng lượng ATP của tế bào. B. Cần sự tham gia của protein vận chuyển. C. Vận chuyển các chất ngược chiều gradient nồng độ. D. Phụ thuộc vào nồng độ chất tan bên ngoài và bên trong tế bào.
Đáp án đúng là: D Vận chuyển chủ động không phụ thuộc vào nồng độ chất tan bên ngoài và bên trong tế bào.
biology
D
D. Phụ thuộc vào nồng độ chất tan bên ngoài và bên trong tế bào
Xin chọn đáp án chính xác cho câu hỏi này.
Cho các hoạt động sau: (1) Hấp thụ nước ở rễ cây. (2) Vận chuyển các ion khoáng ở rễ cây. (3) Vận chuyển oxygen từ phế nang vào máu. (4) Tái hấp thu các chất trong ống thận. Trong các hoạt động trên, số hoạt động cần sự tham gia của vận chuyển chủ động là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án đúng là: B 2 hoạt động cần sự tham gia của vận chuyển chủ động là: (2), (4).
biology
B
B. 2.
Xin vui lòng chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi sau đây.
Môi trường có nồng độ chất tan cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào được gọi là A. môi trường ưu trương. B. môi trường đẳng trương. C. môi trường nhược trương. D. môi trường bão hòa.
Đáp án đúng là: A Môi trường ưu trương có nồng độ chất tan cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào.
biology
A
A. môi trường ưu trương.
Chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi sau đây.
Khi hầm canh khoai tây với củ dền đỏ, nếu để lâu khoai tây sẽ bị đổi màu do A. sắc tố từ khoai tây bị ngấm vào củ dền. B. sắc tố từ khoai tây bị phân giải dưới nhiệt độ cao. C. sắc tố từ củ dền ngấm vào khoai tây. D. sắc tố tử củ dền đã phân giải hết sắc tố từ củ khoai tây.
Đáp án đúng là: C Khi hầm canh khoai tây, nếu để lâu khoai tây sẽ bị đổi màu giống màu củ dền do sắc tố từ củ dền ngâm vào khoai tây.
biology
C
C. sắc tố từ củ dền ngấm vào khoai tây.
Vui lòng chọn đáp án chính xác cho câu hỏi này.
Trong thí nghiệm co nguyên sinh, dung dịch NaCl 2% được nhỏ vào tiêu bản tế bào biểu bì củ hành tím được xem là A. môi trường đẳng trương. B. môi trường ưu trương. C. môi trường nhược trương. D. môi trường bão hòa.
Đáp án đúng là: B Dung dịch NaCl 2% có nồng độ chất tan cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào biểu bì củ hành tím nên đây được coi là môi trường ưu trương.
biology
B
B. môi trường ưu trương.
Xin vui lòng chọn đáp án chính xác cho câu hỏi này.
Muốn gây hiện tượng phản co nguyên sinh cần đưa tế bào biểu bì củ hành tím vào A. môi trường đẳng trương. B. môi trường nhược trương. C. môi trường ưu trương. D. môi trường bão hòa.
Đáp án đúng là: B Muốn gây hiện tượng phản co nguyên sinh cần đưa tế bào biểu bì củ hành tím vào môi trường nhược trương. Vì trong môi trường nhược trương, nước sẽ từ môi trường đi vào trong tế bào giúp phục hồi trạng thái của chất nguyên sinh.
biology
B
B. môi trường nhược trương.
Hãy chọn câu trả lời chính xác cho câu hỏi này.
Cho các bước thí nghiệm sau: (1) Gọt vỏ củ khoai tây, cắt thành những miếng nhỏ dày 1 cm rồi cho vào 2 ống nghiệm được đánh số 1 và 2 đã có sẵn 10 mL nước cất. (2) Nhỏ 3 – 4 giọt dung dịch xanh methylene vào cả 2 ống nghiệm ngâm 20 phút. (3) Dùng kẹp gắp các miếng khoai tây ra, sau đó cắt đôi và quan sát tính thấm của xanh methylene vào các miếng khoai tây ở cả hai ống nghiệm. (4) Ống nghiệm 1 để nguyên làm ống đối chứng, ống nghiệm 2 đun trên ngọn lửa đèn cồn khoảng 2 phút. Trình tự thực hiện thí nghiệm để xác định tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất tế bào sống là: A. (1) → (2) → (3) → (4). B. (1) → (4) → (2) → (3). C. (1) → (4) → (3) → (2). D. (1) → (3) → (4) → (2).
Đáp án đúng là: B Các bước thực hiện thí nghiệm xác định tính thấm chọn lọc của màng sinh chất tế bào sống là: (1) → (4) → (2) → (3).
biology
B
B. (1) → (4) → (2) → (3).
Xin vui lòng chọn đáp án chính xác cho câu hỏi này.
Cho các phát biểu sau về quá trình giảm phân: (1) Ở kì giữa I và kì giữa II, NST đều xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. (2) Ở kì đầu II có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng. (3) Nhiễm sắc thể kép tách nhau ra ở tâm động và di chuyển về 2 cực của tế bào diễn ra ở kì sau I. (4) Sau khi kết thúc giảm phân I, nhiễm sắc thể nhân đôi trong kì trung gian trước khi bước vào giảm phân II. Số phát biểu đúng là A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Đáp án đúng là: A Cả 4 nhận định đều sai. (1) Sai. Tại kì giữa II, nhiễm sắc thể mới xếp thành 1 hàng. (2) Sai. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng xảy ra ở kì đầu I. (3) Sai. Tại kì sau I, nhiễm sắc thể kép không tách nhau ra ở tâm động. (4) Sai. Giảm phân chỉ có 1 lần nhân đôi nhiễm sắc thể tại kì trung gian trước giảm phân I.
biology
A
A. 0.
Xin chọn đáp án chính xác cho câu hỏi này.
Khi tế bào máu ếch vào dung dịch NaCl 0,65% thì sẽ quan sát được hiện tượng nào sau đây? A. Tế bào trương lên rồi vỡ. B. Tế bào trương lên nhưng không vỡ. C. Cả tế bào bị co lại. D. Tế bào không thay đổi hình dạng.
Đáp án đúng là: D Dung dịch NaCl 0,65% là môi trường đẳng trương với tế bào máu ếch → Khi cho tế bào máu ếch vào dung dịch NaCl 0,65%, tế bào sẽ không bị thay đổi hình dạng.
biology
D
D. Tế bào không thay đổi hình dạng
Xin vui lòng chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi sau đây.
Trong các dạng năng lượng sau đây, có bao nhiêu dạng năng lượng tồn tại trong tế bào? (1) Hóa năng (2) Nhiệt năng (3) Điện năng (4) Cơ năng A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án đúng là: D Trong tế bào, năng lượng tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như: hóa năng, nhiệt năng, điện năng, cơ năng.
biology
D
D. 4
Chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi này.
Trong tế bào, dạng năng lượng dự trữ trong các liên kết hóa học được gọi là A. hóa năng. B. cơ năng. C. điện năng. D. nhiệt năng.
Đáp án đúng là: A Hóa năng là năng lượng dữ trữ trong các liên kết hóa học.
biology
A
A. hóa năng.
Xin chọn đáp án chính xác cho câu hỏi sau đây.
Trong quá trình phát triển của nòng nọc có giai đoạn đứt đuôi để trở thành ếch. Bào quan tham gia vào quá trình này là A. lưới nội chất. B. bộ máy Golgi. C. lysosome. D. ribosome.
Đáp án đúng là: C Lysosome chứa nhiều enzyme thủy phân tham gia vào quá trình tiêu hóa nội bào.
biology
C
C. lysosome.
Xin hãy chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây.
Cho các hoạt động sau: (1) Phân hủy các chất dư thừa tích lũy trong tế bào. (2) Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào. (3) Vận chuyển các chất qua màng. (4) Sinh công cơ học. Trong tế bào, năng lượng ATP được sử dụng vào các hoạt động chủ yếu là A. (1), (2). B. (1), (3). C. (1), (2), (3). D. (2), (3), (4).
Đáp án đúng là: D Trong tế bào, năng lượng ATP được sử dụng vào các việc chính là: - Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào. - Vận chuyển các chất qua màng. - Sinh công cơ học.
biology
D
D. (2), (3), (4)
Xin vui lòng chọn đáp án chính xác cho câu hỏi này.
Dạng năng lượng được sử dụng chủ yếu cho các hoạt động sống của tế bào là A. hóa năng. B. nhiệt năng. C. điện năng. D. cơ năng.
Đáp án đúng là: A Hóa năng là dạng năng lượng chủ yếu được sử dụng cho các hoạt động sống của tế bào.
biology
A
A. hóa năng.