instruct
stringclasses 37
values | input
stringlengths 19
4.92k
| output
stringlengths 1
7.76k
| subject
stringclasses 8
values | answerKey
stringclasses 4
values | finalAns
stringlengths 2
1.46k
|
---|---|---|---|---|---|
Hãy chọn đáp án chính xác cho câu hỏi này. | Dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia carbohydrate thành 3 nhóm: đường đơn, đường đôi và đường đa?
A. Khối lượng phân tử.
B. Độ tan trong nước.
C. Số loại đơn phân có trong phân tử.
D. Số lượng đơn phân có trong phân tử. | Đáp án đúng là: D Dựa vào số lượng đơn phân có trong phân tử mà carbohydrate được chia thành 3 loại: đường đơn, đường đôi, đường đa. | biology | D | D. Số lượng đơn phân có trong phân tử |
Vui lòng chọn câu trả lời chính xác cho câu hỏi sau. | Nguyên tố nào sau đây có vai trò quan trọng tạo nên sự đa dạng của các hợp chất hữu cơ trong tế bào?
A. Carbon.
B. Nitrogen.
C. Calcium.
D. Phosphorus. | Đáp án đúng là: A Nguyên tố carbon có thể hình thành các mạch carbon với cấu trúc khác nhau, là cơ sở hình thành vô số hợp chất hữu cơ. | biology | A | A. Carbon. |
Xin vui lòng chọn đáp án chính xác cho câu hỏi này. | Tại sao nên ăn nhiều loại rau xanh khác nhau trong khi thành phần chính của các loại rau là cellulose – chất mà con người không thể tiêu hóa được?
A. Vì cellulose giúp thức ăn di chuyển trơn tru trong đường ruột đồng thời cũng giúp cuốn trôi những chất cặn bã bám vào thành ruột ra ngoài.
B. Vì cellulose đóng vai trò như chất cảm ứng kích thích các enzyme tiêu hóa hoạt động nhờ đó thức ăn được tiêu hóa nhanh và triệt để hơn.
C. Vì cơ thể người có thể hấp thu và sử dụng trực tiếp cellulose để làm nguồn dự trữ năng lượng mà không cần thông qua sự tiêu hóa.
D. Vì cơ thể người có thể hấp thu và sử dụng trực tiếp cellulose để làm nguồn nguyên liệu cấu trúc tế bào mà không cần thông qua sự tiêu hóa. | Đáp án đúng là: A Cellulose kích thích các tế bào niêm mạc ruột tiết ra dịch nhầy giúp thức ăn di chuyển trơn tru trong đường ruột đồng thời cũng giúp cuốn trôi những chất cặn bã bám vào thành ruột ra ngoài. | biology | A | A. Vì cellulose giúp thức ăn di chuyển trơn tru trong đường ruột đồng thời cũng giúp cuốn trôi những chất cặn bã bám vào thành ruột ra ngoài. |
Hãy chọn đáp án đúng cho câu hỏi này. | Cho các phân tử sau đây: (1) Carbohydrate. (2) Lipid. (3) Protein. (4) Nucleic acid. Trong các phân tử trên, số phân tử là phân tử sinh học có vai trò quan trọng trong tế bào là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4. | Hướng dẫn giải: Đáp án đúng là: D Các phân tử sinh học có vai trò quan trọng trong tế bào là: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid. | biology | D | D. 4 |
Vui lòng chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi này. | Cho các loại carbohydrate sau: (1) Ribose. (2) Glucose. (3) Fructose. (4) Saccharose. (5) Maltose. (6) Galactose. Trong số các carbohydrate trên, số carbohydrate thuộc nhóm đường đôi là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5. | Đáp án đúng là: A Có 2 carbohydrate thuộc nhóm đường đôi là: (4) Saccharose, (5) Maltose. | biology | A | A. 2. |
Chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi sau đây. | Ngành khoa học nào sau đây được ứng dụng trong xây dựng ngân hàng gene giúp lưu trữ cơ sở dữ liệu trình tự gene để tìm kiếm những gene quy định các tính trạng mong muốn?
A. Khoa học Trái Đất.
B. Công nghệ Sinh học.
C. Tin sinh học.
D. Vi sinh vật học. | Đáp án đúng là: C Một trong những ứng dụng của tin sinh học là xây dựng ngân hàng gene giúp lưu trữ cơ sở dữ liệu trình tự gene để tìm kiếm những gene quy định các tính trạng mong muốn. | biology | C | C. Tin sinh học. |
Hãy chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây. | Nhiều tế bào có cùng chức năng tập hợp thành cấp độ tổ chức nào sau đây?
A. Cơ quan.
B. Hệ cơ quan.
C. Mô.
D. Cơ thể. | Đáp án đúng là: C Mô là tập hợp các tế bào có cùng chức năng. | biology | C | C. Mô. |
Chọn đáp án chính xác cho câu hỏi này. | Carbohydrate không có chức năng nào sau đây?
A. Là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
B. Là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể.
C. Là vật liệu cấu trúc xây dựng tế bào và cơ thể.
D. Thực hiện lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền. | Đáp án đúng là: D Carbohydrate là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào cũng như tham gia cấu tạo nên nhiều thành phần của tế bào và cơ thể. | biology | D | D. Thực hiện lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền |
Chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi này. | Cho các phát biểu sau: (1) Cấu trúc bậc 1 của phân tử protein là các amino acid liên kết với nhau bằng liên kết peptide tạo thành chuỗi polypeptide dạng mạch thẳng. (2) Cấu trúc bậc 2 của phân tử protein là chuỗi polypeptide ở dạng co xoắn hoặc gấp nếp. (3) Cấu trúc không gian bậc 3 của phân tử protein là chuỗi polypeptide ở dạng xoắn hoặc gấp nếp tiếp tục co xoắn. (4) Cấu trúc không gian bậc 4 của phân tử protein là hai hay nhiều chuỗi polypeptide bậc 3 kết hợp với nhau. Số phát biểu đúng với các bậc cấu trúc của phân tử protein là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1. | Đáp án đúng là: C Cả 4 phát biểu đều đúng với các bậc cấu trúc của phân tử protein. | biology | C | C. 4. |
Chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây. | Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các loại carbohydrate?
A. Trong tế bào, loại đường đơn phổ biến chỉ có đường 6 carbon.
B. Saccharose là loại đường đa có nhiều trong thực vật như mía và củ cải đường.
C. Lactose là loại đường đôi có nhiều trong mầm lúa mạch, kẹo mạch nha.
D. Các loại đường đa phổ biến ở sinh vật gồm tinh bột, cellulose, glycogen, chitin. | Đáp án đúng là: D A. Sai. Trong tế bào, loại đường đơn phổ biến gồm đường 5 carbon và đường 6 carbon. B. Sai. Saccharose là loại đường đôi. C. Sai. Lactose là loại đường đôi có nhiều trong sữa người người và động vật. | biology | D | D. Các loại đường đa phổ biến ở sinh vật gồm tinh bột, cellulose, glycogen, chitin |
Xin vui lòng chọn đáp án chính xác cho câu hỏi sau. | Phương pháp nào sau đây sử dụng các dụng cụ, hóa chất, quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm để thực hiện các thí nghiệm khoa học?
A. Phương pháp quan sát.
B. Phương pháp tạo dòng thuần chủng.
C. Phương pháp thực nghiệm khoa học.
D. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm. | Đáp án đúng là: D Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm là phương pháp sử dụng các dụng cụ, hóa chất, quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm để thực hiện các thí nghiệm khoa học. | biology | D | D. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm |
Hãy chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi này. | Khi nhỏ thuốc thử Lugol vào dịch lọc củ khoai tây, sẽ quan sát được hiện tượng nào sau đây?
A. Dung dịch chuyển sang màu đỏ gạch.
B. Dung dịch chuyển sang màu vàng.
C. Dung dịch chuyển sang màu xanh đen.
D. Dung dịch không đổi màu. | Đáp án đúng là: C Dịch lọc của củ khoai tây có chứa tinh bột. Tinh bột có phản ứng màu đặc trưng với thuốc thử iodine. Khi dùng thuốc thử Lugol, trong thuốc thử này có thành phần là iodine và potassium iodine (KI) nên sẽ phản ứng với tinh bột làm xuất hiện màu xanh đen hoặc xanh tím. | biology | C | C. Dung dịch chuyển sang màu xanh đen. |
Hãy chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây. | Dung dịch nào sau đây được sử dụng để xác định sự có mặt của protein trong tế bào?
A. Benedict.
B. Lugol.
C. BaCl 2.
D. CuSO 4. | Đáp án đúng là: D Để xác định sự có mặt của của protein trong tế bào, có thể sử dụng dung dịch CuSO 4. | biology | D | D. CuSO 4 |
Xin chọn đáp án đúng cho câu hỏi sau đây. | Đối với sự tiến hóa của thế giới sống, chọn lọc tự nhiên có vai trò
A. cung cấp các biến dị mới, tạo ra nguồn nguyên liệu cho sự tiến hóa.
B. giúp phát tán và trung hòa tính có hại của các biến dị di truyền trong quần thể.
C. loại bỏ những dạng sống kém thích nghi và giữ lại các dạng sống thích nghi.
D. đảm bảo duy trì và điều hòa các hoạt động sống trong cơ thể của sinh vật. | Đáp án đúng là: C Môi trường sống luôn có những biến đổi buộc sinh vật phải có sự thích nghi để tồn tại → Chọn lọc tự nhiên có vai trò loại bỏ những dạng sống kém thích nghi, giữ lại các dạng sống thích nghi với những môi trường khác nhau. | biology | C | C. loại bỏ những dạng sống kém thích nghi và giữ lại các dạng sống thích nghi. |
Chọn đáp án đúng cho câu hỏi này. | Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về các nguyên tố hóa học có trong tế bào?
A. Có khoảng 25 nguyên tố có vai trò quan trọng đối với sự sống.
B. C, H, O, N là những nguyên tố hóa học chính trong tế bào.
C. Các nguyên tố khác nhau chiếm tỉ lệ như nhau trong một cơ thể sống.
D. Tỉ lệ của một nguyên tố có thể khác nhau tùy thuộc vào từng cơ thể. | Đáp án đúng là: C. C. Sai. Mỗi nguyên tố chiếm tỉ lệ khác nhau trong một cơ thể sống. | biology | C | C. Các nguyên tố khác nhau chiếm tỉ lệ như nhau trong một cơ thể sống. |
Chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây. | Để nhận biết sự có mặt của glucose, ta có thể sử dụng dung dịch hóa chất nào sau đây?
A. Benedict.
B. Iodine.
C. AgCl.
D. AgNO 3. | Đáp án đúng là: A Khi sử dụng dung dịch benedict, glucose sẽ khử Cu 2+ thành Cu + tạo kết tủa Cu 2 O màu đỏ gạch. | biology | A | A. Benedict. |
Xin chọn đáp án chính xác cho câu hỏi sau đây. | Khi cho thuốc thử benedict vào dịch lọc từ quả nho và đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn, sẽ quan sát được hiện tượng nào sau đây?
A. Xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch.
B. Xuất hiện kết tủa màu trắng sữa.
C. Dung dịch chuyển sang màu xanh đen.
D. Dung dịch chuyển sang màu trắng sữa. | Đáp án đúng là: A Dịch lọc từ quả nho có chứa glucose. Khi sử dụng dung dịch benedict, glucose sẽ khử Cu 2+ thành Cu + tạo kết tủa Cu 2 O màu đỏ gạch. | biology | A | A. Xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch. |
Xin chọn câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. | Cho các biện pháp sau: (1) Không tiêm chích ma túy (2) Thực hiện các biện pháp vệ sinh y tế (3) Không giao tiếp với người bị HIV (4) Sống lành mạnh, chung thủy 1 vợ 1 chồng Số biện pháp đúng trong phòng tránh lây nhiễm HIV là
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2. | Đáp án đúng là: B Trong các biện pháp trên, có 3 biện pháp đúng trong phòng tránh lây nhiễm HIV là: (1), (2), (4). | biology | B | B. 3. |
Vui lòng chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi dưới đây. | Đặc điểm nào sau đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ về cấu trúc của các cấp độ tổ chức sống?
A. Mọi cấp độ tổ chức sống đều được cấu tạo từ tế bào.
B. Mọi hoạt động sống đều được thực hiện trong tế bào.
C. Cấp độ tổ chức nhỏ hơn sẽ làm nền tảng để hình thành cấp độ tổ chức cao hơn.
D. Các cấp độ tổ chức luôn hoạt động thống nhất để duy trì các hoạt động sống. | Đáp án đúng là: C Các cấp độ tổ chức sống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về cấu trúc thể hiện thông qua cấp độ tổ chức nhỏ hơn sẽ làm nền tảng để hình thành cấp độ tổ chức cao hơn. | biology | C | C. Cấp độ tổ chức nhỏ hơn sẽ làm nền tảng để hình thành cấp độ tổ chức cao hơn. |
Vui lòng chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi này. | Schleiden và Schwann có thể đưa ra kết luận “Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào” dựa trên cơ sở nào sau đây?
A. Dựa trên kết quả nghiên cứu của bản thân và các nhà khoa học trước đó.
B. Dựa trên những phân tích về vật chất di truyền ở cấp độ phân tử của các tế bào.
C. Dựa trên những sự quan sát các sinh vật đơn bào và đa bào bằng mắt thường.
D. Dựa trên những phân tích về thành phần hóa học và hoạt động của tế bào. | Đáp án đúng là: A Dựa trên kết quả nghiên cứu của bản thân về sự tương đồng về cấu tạo của tế bào thực vật và tế bào động vật cùng với kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trước đó, Schleiden và Schwann đã đưa ra kết luận “Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào”. | biology | A | A. Dựa trên kết quả nghiên cứu của bản thân và các nhà khoa học trước đó. |
Vui lòng chọn đáp án đúng cho câu hỏi này. | Có bao nhiêu bệnh sau đây có hình thức lây truyền qua đường hô hấp? (1) SARS – CoV – 2 (2) Cúm (3) Sởi (4) Viêm gan B
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4. | Đáp án đúng là: C Có 3 bệnh trong các bệnh trên lây qua đường hô hấp là: (1), (2), (3). | biology | C | C. 3. |
Chọn đáp án chính xác cho câu hỏi này. | Khi nhỏ dung dịch CuSO 4 1 % vào dung dịch lòng trắng trứng gà, sẽ quan sát thấy hiện tượng chuyển từ màu xanh sang màu xanh tím hoặc tím đỏ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do
A. các liên kết peptide của protein trong lòng trắng trứng gà tạo phức chất với Cu 2+ trong dung dịch CuSO 4.
B. các amino acid của protein trong lòng trắng trứng gà tạo phức chất với Cu 2+ trong dung dịch CuSO 4.
C. các liên kết peptide của protein trong lòng trắng trứng gà tạo phức chất với SO 4 2- trong dung dịch CuSO 4.
D. các amino acid của protein trong lòng trắng trứng gà tạo phức chất với SO 4 2- trong dung dịch CuSO 4. | Đáp án đúng là: A Các liên kết peptide được hình thành giữa các amino acid của protein có phản ứng màu Biuret đặc trưng với Cu 2+ trong dung dịch CuSO 4 tạo thành phức chất có màu xanh tím hoặc tím đỏ. | biology | A | A. các liên kết peptide của protein trong lòng trắng trứng gà tạo phức chất với Cu 2+ trong dung dịch CuSO 4. |
Xin chọn đáp án chính xác cho câu hỏi này. | Virus thực vật không thể sử dụng các phương thức truyền ngang như virus động vật vì
A. tế bào thực vật có thành cellulose.
B. tế bào thực vật có không bào trung tâm.
C. tế bào thực vật có lục lạp.
D. tế bào thực vật có kích thước lớn. | Đáp án đúng là: A Tế bào thực vật có thành cellulose cứng chắc nên virus không thể lây nhiễm như động vật mà chỉ có thể lây nhiễm qua vết thương (do côn trùng cắn, do dụng cụ lao động). | biology | A | A. tế bào thực vật có thành cellulose. |
Vui lòng chọn đáp án chính xác cho câu hỏi dưới đây. | Nguyên tố vi lượng không có đặc điểm nào sau đây?
A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01 % khối lượng chất sống của cơ thể.
B. Chỉ cần cho động vật và thực vật ở giai đoạn sinh trưởng.
C. Là thành phần cấu tạo của hầu hết các enzyme và nhiều chất hữu cơ.
D. Là nguyên tố không thể thiếu đối với tế bào và cơ thể sinh vật. | Đáp án đúng là: B B. Sai. Động vật và thực vật cần các nguyên tố vi lượng trong suốt quá trình sống chứ không chỉ riêng ở giai đoạn sinh trưởng. | biology | B | B. Chỉ cần cho động vật và thực vật ở giai đoạn sinh trưởng. |
Hãy chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi dưới đây. | Cây xanh có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ CO 2 và H 2 O nhờ năng lượng ánh sáng. Quá trình chuyển hóa năng lượng kèm theo quá trình này là
A. chuyển hóa từ hóa năng sang quang năng.
B. chuyển hóa từ quang năng sang hóa năng.
C. chuyển hóa từ nhiệt năng sang quang năng.
D. chuyển hóa từ hóa năng sang nhiệt năng. | Đáp án đúng là: B Trong quá trình quang hợp, quang năng (năng lượng ánh sáng) được chuyển hóa thành hóa năng tích lũy trong các hợp chất hữu cơ. | biology | B | B. chuyển hóa từ quang năng sang hóa năng. |
Hãy chọn đáp án chính xác cho câu hỏi dưới đây. | Để kiểm chứng vai trò của nhân tế bào, có thể sử dụng phương pháp
A. quan sát.
B. làm việc trong phòng thí nghiệm.
C. thực nghiệm khoa học.
D. nuôi cấy tế bào. | Đáp án đúng là: B Để kiểm chứng vai trò của nhân tế bào, có thể tiến hành thí nghiệm loại bỏ nhân để kiểm chứng → sử dụng phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm. | biology | B | B. làm việc trong phòng thí nghiệm. |
Hãy chọn đáp án chính xác cho câu hỏi này. | Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt tính của enzyme?
A. Nhiệt độ càng cao thì hoạt tính của enzyme càng tăng.
B. Độ pH càng thấp thì hoạt tính của enzyme càng tăng.
C. Với một lượng cơ chất không đổi, nồng độ enzyme càng cao thì hoạt tính của enzyme càng tăng.
D. Với một lượng enzyme không đổi, nồng độ cơ chất tăng thì hoạt tính của enzyme cũng tăng cho tới khi đạt ngưỡng. | Đáp án đúng là: D A. Sai. Nhiệt độ càng cao thì hoạt tính của enzyme càng tăng chỉ xảy ra khi nhiệt độ trong ngưỡng cho phép. B. Sai. Mỗi loại enzyme thường có khoảng pH phù hợp nhất để hoạt động hiệu quả. C. Sai. Với một lượng cơ chất không đổi, nồng độ enzyme tăng lên thì hoạt tính của enzyme cũng tăng nhưng chỉ đạt ngưỡng nhất định rồi dừng lại do đã sử dụng tối đa lượng cơ chất. D. Đúng. Với một lượng enzyme không đổi, nồng độ cơ chất tăng thì hoạt tính của enzyme cũng tăng cho tới khi đạt ngưỡng do lượng enzyme có trong môi trường đã hoạt động tối đa. | biology | D | D. Với một lượng enzyme không đổi, nồng độ cơ chất tăng thì hoạt tính của enzyme cũng tăng cho tới khi đạt ngưỡng |
Hãy chọn đáp án chính xác cho câu hỏi dưới đây. | Cho S là cơ chất, E là enzyme, P là sản phẩm. Sơ đồ nào sau đây là đúng với cơ chế xúc tác của enzyme?
A. S + E → ES → EP → E + P.
B. P + E → PE → ES → E + S.
C. S + E → EP → E + P.
D. P + E → ES → E + S. | Đáp án đúng là: A Sơ đồ cơ chế xúc tác của enzyme: S + E → ES → EP → E + P. Enzyme (E) kết hợp với cơ chất (S) tại trung tâm hoạt động tạo thành phức hợp enzyme – cơ chất (ES). Sau đó, enzyme xúc tác cho phản ứng biến đổi cơ chất thành sản phẩm (P). Cuối cùng, sản phẩm (P) được giải phóng khỏi enzyme (E). | biology | A | A. S + E → ES → EP → E + P. |
Hãy chọn đáp án chính xác cho câu hỏi này. | Sản phẩm của quá trình đường phân và chu trình Krebs được chuyển cho chuỗi truyền electron hô hấp để phân giải tiếp là
A. acetyl CoA và NADH.
B. NADH và FADH 2.
C. acetyl CoA và FADH 2.
D. citric acid và acetyl CoA. | Đáp án đúng là: B Sản phẩm của quá trình đường phân và chu trình Krebs được chuyển cho chuỗi truyền electron hô hấp để phân giải tiếp là NADH và FADH 2. | biology | B | B. NADH và FADH 2. |
Xin chọn đáp án chính xác cho câu hỏi dưới đây. | Dựa vào tỉ lệ có trong cơ thể, các nguyên tố hóa học được chia thành hai nhóm là
A. nguyên tố vô cơ và nguyên tố hữu cơ.
B. nguyên tố cần thiết và nguyên tố không cần thiết.
C. nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.
D. nguyên tố đơn giản và nguyên tố phức tạp. | Đáp án đúng là: C Dựa vào tỉ lệ có trong cơ thể, các nguyên tố hóa học được chia thành 2 nhóm: nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng. | biology | C | C. nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng. |
Hãy chọn đáp án chính xác cho câu hỏi dưới đây. | Trong tế bào, quá trình phân giải đường diễn ra theo những con đường nào?
A. Hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí.
B. Hô hấp hiếu khí và lên men.
C. Hô hấp kị khí và lên men.
D. Hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men. | Đáp án đúng là: D Trong tế bào, quá trình phân giải đường diễn ra theo 3 con đường gồm hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men. | biology | D | D. Hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men |
Xin hãy chọn đáp án chính xác cho câu hỏi dưới đây. | Cho các vai trò sau: (1) Là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể. (2) Tham gia cấu trúc màng sinh chất. (3) Tham gia điều hòa sinh sản ở động vật. (4) Xúc tác cho các phản ứng sinh học. Số vai trò đúng với vai trò của lipid trong tế bào và cơ thể là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1. | Đáp án đúng là: B Các vai trò đúng là: (1), (2), (3). | biology | B | B. 3. |
Vui lòng chọn câu trả lời chính xác cho câu hỏi sau. | Dung dịch protein albumin từ đục chuyển sang trong sau khi thêm nước ép lõi dứa vì
A. enzyme phân giải protein có trong nước ép dứa phân giải albumin thành các chất tan trong nước.
B. enzyme phân giải protein có trong nước ép dứa phân giải albumin thành các chất có màu trong suốt như nước.
C. enzyme phân giải protein có trong nước ép dứa phân giải albumin thành các chất có kích thước vô cùng nhỏ.
D. enzyme phân giải protein có trong nước ép dứa phân giải albumin thành các chất khí bay hơi vào không khí. | Đáp án đúng là: A Khi cho nước ép dứa, enzyme phân giải protein có trong nước ép dứa phân giải protein albumin thành amino acid hoặc oligo peptide tan trong nước làm nước trong trở lại. | biology | A | A. enzyme phân giải protein có trong nước ép dứa phân giải albumin thành các chất tan trong nước. |
Vui lòng chọn đáp án chính xác cho câu hỏi này. | Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình tổng hợp các chất trong tế bào?
A. Quá trình tổng hợp là sự hình thành hợp chất phức tạp từ các chất đơn giản và tiêu tốn năng lượng.
B. Các đại phân tử sinh học đều được tổng hợp từ các đơn phân nhờ enzyme xúc tác chuyên biệt và năng lượng ATP.
C. Nguồn năng lượng và nguyên liệu cho các quá trình tổng hợp đều được bắt nguồn từ các sinh vật tự dưỡng.
D. Các phân tử nucleic acid được hình thành từ phản ứng sinh tổng hợp tạo liên kết phosphodiester giữa các đơn phân nucleotide. | Đáp án đúng là: B B. Sai. Chỉ các đại phân tử sinh học là các polymer thì mới được tổng hợp từ các đơn phân nhờ enzyme xúc tác chuyên biệt và năng lượng ATP. | biology | B | B. Các đại phân tử sinh học đều được tổng hợp từ các đơn phân nhờ enzyme xúc tác chuyên biệt và năng lượng ATP. |
Hãy chọn câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. | Nguyên tố vi lượng là nguyên tố chiếm tỉ lệ
A. lớn hơn 0,01 % khối lượng chất khô của tế bào.
B. lớn hơn 1 % khối lượng chất khô của tế bào.
C. nhỏ hơn 0,01 % khối lượng chất khô của tế bào.
D. nhỏ hơn 1 % khối lượng chất khô của tế bào. | Đáp án đúng là: C Mỗi nguyên tố vi lượng chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01 % khối lượng chất khô của tế bào. | biology | C | C. nhỏ hơn 0,01 % khối lượng chất khô của tế bào. |
Vui lòng chọn đáp án chính xác cho câu hỏi này. | Trong thí nghiệm kiểm tra hoạt tính thủy phân tinh bột của enzyme amylase (SGK trang 95), việc tách lấy dịch mầm lúa nhằm
A. thu tinh bột.
B. thu protein.
C. thu enzyme phân giải protein.
D. thu enzyme phân giải tinh bột. | Đáp án đúng là: D Tro ng lúa đang nảy mầm có hàm lượng enzyme amylase có tác dụng phân giải tinh bột cao → Trong thí nghiệm kiểm tra hoạt tính thủy phân tinh bột của enzyme amylase, việc tách lấy dịch mầm lúa nhằm thu enzyme phân giải tinh bột. | biology | D | D. thu enzyme phân giải tinh bột |
Vui lòng chọn đáp án chính xác cho câu hỏi này. | Có thể sử dụng mẫu vật nào sau đây để tiến hành thí nghiệm xác định sự có mặt của lipid trong tế bào?
A. Lá rau muống.
B. Quả chuối.
C. Lòng trắng trứng.
D. Hạt lạc. | Đáp án đúng là: D Hạt lạc chứa nhiều lipid nên có thể sử dụng làm mẫu vật để thí nghiệm xác định sự có mặt của lipid. | biology | D | D. Hạt lạc |
Vui lòng chọn câu trả lời chính xác cho câu hỏi sau. | Một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n = 46 tiến hành nguyên phân. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình nguyên phân của tế bào này?
A. Tại kì đầu, tế bào chứa 46 nhiễm sắc thể kép.
B. Tại kì giữa, tế bào chứa 46 nhiễm sắc thể kép.
C. Tại kì sau, tế bào chứa 92 nhiễm sắc thể kép.
D. Tại kì cuối, mỗi tế bào con chứa 46 nhiễm sắc thể đơn. | Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: C C. Sai. Tại kì sau, mỗi nhiễm sắc thể kép tách thành 2 nhiễm sắc thể đơn → tế bào chứa 92 nhiễm sắc thể đơn. | biology | C | C. Tại kì sau, tế bào chứa 92 nhiễm sắc thể kép. |
Vui lòng chọn đáp án chính xác cho câu hỏi dưới đây. | Tại sao pha G 1 được vừa được coi là pha sinh trưởng vừa được coi là pha kiểm soát của chu kì tế bào?
A. Pha G 1 vừa diễn ra sự phân giải các chất trong tế bào vừa có điểm kiểm soát G 1 /S.
B. Pha G 1 vừa diễn ra sự phân giải các chất trong tế bào vừa có điểm kiểm soát G 1 /M.
C. Pha G 1 vừa diễn ra sự tổng hợp các chất trong tế bào vừa có điểm kiểm soát G 1 /S.
D. Pha G 1 vừa diễn ra sự tổng hợp các chất trong tế bào vừa có điểm kiểm soát G 1 /M. | Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: D - Pha G 1 được coi là pha sinh trưởng vì tại pha G 1 diễn ra sự tổng hợp các chất trong tế bào giúp tế bào tăng trưởng kích thước. - Pha G 1 được coi là pha kiểm soát vì cuối pha G 1 có điểm kiểm soát G 1 /M, nếu không vượt qua được điểm kiểm soát này thì chu kì tế bào sẽ bị dừng lại. | biology | D | D. Pha G 1 vừa diễn ra sự tổng hợp các chất trong tế bào vừa có điểm kiểm soát G 1 /M |
Vui lòng chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi dưới đây. | Các phương thức lây truyền bệnh do virus gồm
A. truyền ngang và truyền dọc.
B. truyền trực tiếp và truyền gián tiếp.
C. truyền qua đường hô hấp và truyền qua tiếp xúc trực tiếp.
D. truyền qua đường hô hấp và truyền qua đường tiêu hóa. | Đáp án đúng là: A Các phương thức lây truyền bệnh do virus gồm truyền ngang và truyền dọc. | biology | A | A. truyền ngang và truyền dọc. |
Chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi này. | Cây hoa giấy trồng trong điều kiện khô cằn ra hoa nhiều hơn cây cùng loại được tưới đủ nước. Trong ví dụ này, yếu tố ảnh hưởng đến giảm phân là
A. độ ẩm.
B. nhiệt độ.
C. ánh sáng.
D. tuổi cây. | Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: A Yếu tố dẫn đến sự khác nhau về tỉ lệ ra hoa của hai cây hoa giấy được đề cập đến trong ví dụ trên là nước (độ ẩm). | biology | A | A. độ ẩm. |
Vui lòng chọn đáp án chính xác cho câu hỏi dưới đây. | Giảm phân có thể tạo ra nhiều loại giao tử có kiểu gene khác nhau là do
A. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu I kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau II.
B. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu II kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau I.
C. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu I kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau I.
D. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu II kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau II. | Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: C Giảm phân có thể tạo ra nhiều loại giao tử có kiểu gene khác nhau là do sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu I kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau I. | biology | C | C. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu I kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau I. |
Xin chọn đáp án chính xác cho câu hỏi sau đây. | Thịt bò, thịt lợn, thịt gà đều được cấu tạo từ protein nhưng chúng lại khác nhau về nhiều đặc tính là do
A. có sự khác nhau về số lượng, thành phần và trật tự các amino acid.
B. có sự khác nhau về số lượng, thành phần và trật tự các nucleotide.
C. có sự khác nhau về số lượng, thành phần và trật tự các đường đơn.
D. có sự khác nhau về số lượng, thành phần và trật tự các đường đôi. | Đáp án đúng là: A Do protein cấu tạo nên thịt bò, thịt lợn và thịt gà có sự khác nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các amino acid nên chúng có cấu trúc khác nhau. | biology | A | A. có sự khác nhau về số lượng, thành phần và trật tự các amino acid. |
Hãy chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi này. | Khi làm tiêu bản quan sát tế bào nguyên phân, người ta thường lấy mẫu ở đầu chóp rễ hành chủ yếu vì
A. đầu chóp rễ hành chứa mô phân sinh ngọn.
B. đầu chóp rễ hành chứa nhiều tế bào hơn.
C. đầu chóp rễ hành mềm dễ ép tạo tiêu bản.
D. đầu chóp rễ hành dễ bắt màu với thuốc nhuộm. | Đáp án đúng là: A Khi làm tiêu bản quan sát tế bào nguyên phân, người ta thường lấy mẫu ở đầu chóp rễ hành chủ yếu vì đầu chóp rễ hành chứa mô phân sinh ngọn – đây là những tế bào còn non, chưa phân hóa, có khả năng phân chia liên tục nên có nhiều tế bào đang ở các kì phân bào khác nhau. | biology | A | A. đầu chóp rễ hành chứa mô phân sinh ngọn. |
Hãy chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi này. | Hình thức lây truyền nào sau đây không thuộc phương thức lây truyền ngang?
A. Lây lan qua đường hô hấp.
B. Lây lan qua đường tiêu hóa.
C. Lây truyền từ mẹ sang con.
D. Lay lan qua đường tình dục. | Đáp án đúng là: C Lây truyền từ mẹ sang con là hình thức lây truyền dọc. | biology | C | C. Lây truyền từ mẹ sang con. |
Xin vui lòng chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi sau đây. | Nguyên phân tạo ra các tế bào con có vật chất di truyền giống hệt nhau chủ yếu là nhờ
A. sự co xoắn cực đại của NST và sự biến mất của nhân con.
B. sự dãn xoắn cực đại của NST và sự biến mất của màng nhân.
C. sự nhân đôi chính xác DNA và sự phân li đồng đều của các NST.
D. sự nhân đôi chính xác DNA và sự biến mất của màng nhân. | Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: C Nguyên phân tạo ra các tế bào con có vật chất di truyền giống hệt nhau chủ yếu là nhờ sự nhân đôi chính xác DNA và sự phân li đồng đều của các NST: Sự nhân đôi chính xác DNA ở pha S của kì trung gian giúp tăng gấp đôi lượng vật chất di truyền trong nhân. Sau đó, nhờ sự phân li đồng đều của các NST ở kì sau của nguyên phân giúp chia đều vật chất di truyền cho các tế bào. | biology | C | C. sự nhân đôi chính xác DNA và sự phân li đồng đều của các NST. |
Chọn đáp án đúng cho câu hỏi này. | Chọn giống cây trồng sạch bệnh, vệ sinh đồng ruộng và tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh là những biện pháp tốt nhất để có các sản phẩm trồng trọt không nhiễm virus. Lí do cốt lõi là vì
A. các biện pháp này đều dễ làm, không tốn nhiều công sức.
B. chưa có thuốc chống virus kí sinh ở thực vật.
C. thuốc chống virus kí sinh ở thực vật có giá rất đắt.
D. các biện pháp này đều an toàn cho con người và môi trường. | Đáp án đúng là: B Chưa có thuốc chống virus kí sinh ở thực vật nên để phòng chống bệnh do virus ở thực vật cần tiến hành các biện pháp như: chọn giống cây trồng sạch bệnh, vệ sinh đồng ruộng và tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh. | biology | B | B. chưa có thuốc chống virus kí sinh ở thực vật. |
Vui lòng chọn đáp án chính xác cho câu hỏi này. | Một loài (2n) giảm phân không có trao đổi chéo tối đa sẽ cho bao nhiêu loại giao tử?
A. 2 2n.
B. 2 n.
C. 3 n.
D. 2 × n. | Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: B Trong trường hợp không có trao đổi chéo, mỗi cặp NST giảm phân cho 2 loại giao tử → Một loài (2n) giảm phân không có trao đổi chéo tối đa sẽ cho 2 n loại giao tử. | biology | B | B. 2 n. |
Chọn đáp án chính xác cho câu hỏi này. | Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cừu Dolly được tạo ra bằng phương pháp nhân bản vô tính?
A. Quá trình tạo ra cừu Dolly không thông qua sự giảm phân và thụ tinh.
B. Cừu Dolly chỉ mang vật chất di truyền của cừu cho nhân.
C. Cừu Dolly có tuổi thọ dài hơn những con cừu bình thường khác.
D. Cừu Dolly không trải qua giai đoạn phát triển trong tử cung của cừu cái. | Đáp án đúng là: A Cừu Dolly được tạo ra bằng cách chuyển nhân tế bào tuyến vú của cừu A vào tế bào trứng đã mất nhân của cừu B rồi cho phát triển thành phôi và cấy vào tử cung của cừu cái C → Quá trình tạo ra cừu Dolly không thông qua sự giảm phân và thụ tinh. | biology | A | A. Quá trình tạo ra cừu Dolly không thông qua sự giảm phân và thụ tinh. |
Xin vui lòng chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi sau đây. | Tế bào trong hình dưới đây đang ở kì nào của quá trình giảm phân?
A. Kì giữa II.
B. Kì đầu I.
C. Kì sau II.
D. Kì cuối I. | Đáp án đúng là: A Quan sát hình cho thấy, các nhiễm sắc thể đang xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào → Tế bào đang ở kì giữa II. | biology | A | A. Kì giữa II. |
Chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây. | Ưu điểm của nuôi cấy mô tế bào thực vật so với các phương pháp nhân giống sinh dưỡng (giâm, chiết) là
A. giữ nguyên được phẩm chất của cây mẹ.
B. tạo được số lượng lớn cây giống từ một cây mẹ.
C. tạo được cây trồng kháng tất cả các loại bệnh.
D. rút ngắn được thời gian cho ra sản phẩm của cây. | Đáp án đúng là: C Phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật và các phương pháp nhân giống sinh dưỡng (giâm, chiết) đều tạo ra được cây trồng giữ được phẩm chất của cây mẹ. Tuy nhiên, phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật có thể cho ra hàng ngàn cây con từ một cây mẹ ban đầu trong khi các phương pháp nhân giống sinh dưỡng (giâm, chiết) chỉ cho ra được một số lượng cây con hạn định. | biology | C | C. tạo được cây trồng kháng tất cả các loại bệnh. |
Xin hãy chọn đáp án đúng cho câu hỏi này. | Khi nói về các kiểu dinh dưỡng của các vi sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Vi khuẩn lam dinh dưỡng theo kiểu quang tự dưỡng.
B. Vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục và màu tía dinh dưỡng theo kiểu quang dị dưỡng.
C. Vi nấm dinh dưỡng theo kiểu hóa dị dưỡng.
D. Vi khuẩn nitrate hóa dinh dưỡng theo kiểu hóa dị dưỡng. | Đáp án đúng là: D D. Sai. Vi khuẩn nitrate hóa dinh dưỡng theo kiểu hóa tự dưỡng. | biology | D | D. Vi khuẩn nitrate hóa dinh dưỡng theo kiểu hóa dị dưỡng |
Chọn đáp án chính xác cho câu hỏi dưới đây. | Khi quan sát vi sinh vật thường phải làm tiêu bản rồi đem soi dưới kính hiển vi vì
A. vi sinh vật có kích thước nhỏ bé.
B. vi sinh vật có cấu tạo đơn giản.
C. vi sinh vật có khả năng sinh sản nhanh.
D. vi sinh vật có khả năng di chuyển nhanh. | Đáp án đúng là: A Vi sinh vật có kích thước nhỏ nên để quan sát được chúng người ta cần phải làm tiêu bản rồi quan sát chúng dưới kính hiển vi. | biology | A | A. vi sinh vật có kích thước nhỏ bé. |
Xin chọn đáp án đúng cho câu hỏi sau đây. | Cho một số hoạt động sau: (1) Tế bào thận vận chuyển chủ động glucose qua màng. (2) Tim co bóp đẩy máu chảy vào động mạch. (3) Vận động viên đang nâng quả tạ. (4) Vận chuyển nước qua màng sinh chất. Trong các hoạt động trên, số hoạt động cần tiêu tốn năng lượng ATP là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1. | Đáp án đúng là: B - Các hoạt động cần tiêu tốn năng lượng ATP là: (1), (2), (3). - Vận chuyển nước qua màng sinh chất được thực hiện theo cơ chế vận chuyển thụ động, không tiêu tốn năng lượng ATP. | biology | B | B. 3. |
Chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi này. | Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự khác nhau giữa quang tự dưỡng và hóa tự dưỡng?
A. Quang tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng còn hóa tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là các chất hữu cơ.
B. Quang tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng còn hóa tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là các chất vô cơ.
C. Quang tự dưỡng sử dụng nguồn carbon là CO 2 còn hóa tự dưỡng sử dụng nguồn carbon là các chất hữu cơ.
D. Quang tự dưỡng sử dụng nguồn carbon là chất hữu cơ còn hóa tự dưỡng sử dụng nguồn carbon là CO 2. | Đáp án đúng là: B - Quang tự dưỡng và hóa tự dưỡng khác nhau về nguồn năng lượng: Quang tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng còn hóa tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng từ các chất vô cơ. - Quang tự dưỡng và hóa tự dưỡng đều sử dụng nguồn carbon từ CO 2, HCO 3 - hoặc các chất vô cơ tương tự. | biology | B | B. Quang tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng còn hóa tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là các chất vô cơ. |
Xin chọn đáp án chính xác cho câu hỏi dưới đây. | Khi tiến hành thí nghiệm kiểm tra hoạt tính của enzyme phân hủy protein, nếu không sử dụng mẫu vật là dứa, ta có thể thay thế bằng
A. đu đủ.
B. táo.
C. lê.
D. dưa hấu. | Đáp án đúng là: A Khi tiến hành thí nghiệm kiểm tra hoạt tính của enzyme phân hủy protein, nếu không sử dụng mẫu vật là dứa, ta có thể thay thế bằng đu đủ vì trong đủ đủ cũng có enzyme phân hủy protein là papain. | biology | A | A. đu đủ. |
Chọn đáp án đúng cho câu hỏi này. | Những vi sinh vật dị dưỡng hoại sinh thường tiến hành phân giải chất hữu cơ có kích thước lớn bằng phương thức nào sau đây?
A. Phân giải ngoại bào.
B. Phân giải nội bào.
C. Phân giải ngoại bào và phân giải nội bào.
D. Không có phương thức phân giải. | Đáp án đúng là: C Những vi sinh vật dị dưỡng hoại sinh thường tiến hành phân giải chất hữu cơ có kích thước lớn bằng phương thức tiết các enzyme ra bên ngoài tế bào để phân giải chất hữu cơ phức tạp thành các chất hữu cơ đơn giản (phân giải ngoại bào) rồi mới hấp thụ chúng vào trong tế bào để phân giải tiếp theo nhiều con đường khác nhau (phân giải nội bào). | biology | C | C. Phân giải ngoại bào và phân giải nội bào. |
Chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây. | Một loại vi khuẩn chỉ cần amino acid loại methionine làm chất dinh dưỡng hữu cơ và sống trong hang động không có ánh sáng. Kiểu dinh dưỡng của loại vi khuẩn này là
A. quang tự dưỡng.
B. quang dị dưỡng.
C. hóa dị dưỡng.
D. hóa tự dưỡng. | Đáp án đúng là: C Vi khuẩn này sống trong hang động không có ánh sáng → hình thức dinh dưỡng là hóa dưỡng (loại A và B). Mặt khác, vi khuẩn này cần sử dụng chất hữu cơ → hình thức dinh dưỡng là hóa dị dưỡng (loại D). | biology | C | C. hóa dị dưỡng. |
Chọn câu trả lời chính xác cho câu hỏi dưới đây. | Để phòng tránh lây nhiễm bệnh viêm gan B, cần thực hiện biện pháp nào sau đây?
A. Đeo khẩu trang thường xuyên nơi công cộng, nơi tập trung đông người.
B. Ăn uống hợp vệ sinh, không dùng chung bát, đũa, li uống nước với người khác.
C. Tránh tiếp xúc với động vật, không để động vật cắn.
D. Giữ khoảng cách với người khác. | Đáp án đúng là: B Virus viêm gan B là virus lây qua đường tiêu hóa. Bởi vậy, để phòng tránh lây nhiễm bệnh do virus viêm gan B, cần thực hiện biện pháp như ăn uống hợp vệ sinh, không dùng chung bát, đũa, li uống nước với người khác. | biology | B | B. Ăn uống hợp vệ sinh, không dùng chung bát, đũa, li uống nước với người khác. |
Hãy chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi dưới đây. | Vi khuẩn E. coli trong điều kiện nuôi cấy thích hợp cứ 20 phút lại phân đôi một lần. Số tế bào của quần thể vi khuẩn E.coli có được sau 3 giờ 20 phút từ một tế bào vi khuẩn ban đầu là
A. 1024.
B. 1240.
C. 1420.
D. 200. | Đáp án đúng là: A 3 giờ 20 phút = 200 phút. Cứ 20 phút vi khuẩn E. coli lại phân đôi một lần → Số lần phân chia của tế bào vi khuẩn E. coli trong 3 giờ 20 phút là: 200 : 20 = 10 → Số tế bào của quần thể vi khuẩn E.coli có được sau 3 giờ 20 phút từ một tế bào vi khuẩn ban đầu là 2 10 = 1024. | biology | A | A. 1024. |
Xin vui lòng chọn đáp án chính xác cho câu hỏi sau. | Sản xuất thuốc kháng sinh là một ứng dụng của công nghệ vi sinh vật trong lĩnh vực
A. nông nghiệp.
B. thực phẩm.
C. y dược.
D. xử lí chất thải. | Đáp án đúng là: C Sản xuất thuốc kháng sinh là một ứng dụng của công nghệ vi sinh vật trong lĩnh vực y dược. | biology | C | C. y dược. |
Vui lòng chọn đáp án chính xác cho câu hỏi này. | Sự tăng cường phân chia mất kiểm soát của một nhóm tế bào trong cơ thể dẫn tới
A. bệnh đãng trí.
B. bệnh béo phì.
C. bệnh ung thư.
D. bệnh bạch tạng. | Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: C Bệnh ung thư là ví dụ về hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể dẫn đến sự phân chia tế bào mất kiểm soát. | biology | C | C. bệnh ung thư. |
Chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi này. | Trong thí nghiệm kiểm tra hoạt tính của enzyme phân hủy protein (SGK trang 94), yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme là
A. ánh sáng và độ ẩm.
B. độ ẩm và nhiệt độ.
C. nhiệt độ và ánh sáng.
D. độ pH và nhiệt độ. | Đáp án đúng là: D Các ống 1 và 2 có độ pH khác nhau (ống 1 được cho thêm nước cất – độ pH trung tính, ống 2 được cho thêm nước vôi trong – pH kiềm); các ống 1, 2, 3, 4 khác nhau về nhiệt độ (ống 1, 2 ở nhiệt độ phòng, ống 3 ở nhiệt độ cao, ống 4 ở nhiệt độ thấp) → Trong thí nghiệm kiểm tra hoạt tính của enzyme phân hủy protein (SGK trang 94), yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme là nhiệt độ và độ pH. | biology | D | D. độ pH và nhiệt độ |
Vui lòng chọn câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. | Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, chất dinh dưỡng cạn dần, sản phẩm chuyển hóa tăng lên sẽ dẫn đến hiện tượng
A. tăng tốc độ sinh trưởng của vi sinh vât.
B. số vi sinh vật sinh ra bằng số sinh vật chết đi.
C. quần thể vi sinh vật bị suy vong.
D. số vi sinh vật tăng lên theo cấp số nhân. | Đáp án đúng là: C Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, chất dinh dưỡng cạn dần, sản phẩm chuyên hóa tăng lên đã dẫn đến hiện tượng số lượng tế bào trong quần thể ngày càng giảm (quần thể vi sinh vật bị suy vong). | biology | C | C. quần thể vi sinh vật bị suy vong. |
Xin chọn câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. | Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điểm khác nhau giữa chu trình sinh tan và chu trình tiềm tan?
A. Trong chu trình tiềm tan, vật chất di truyền của virus tồn tại và nhân lên độc lập với vật chất di truyền của tế bào chủ. Trong chu trình sinh tan, vật chất di truyền của virus tích hợp và cùng nhân lên với vật chất di truyền của tế bào chủ.
B. Trong chu trình tiềm tan, có sự nhân lên tạo nhiều thế hệ virus mới trong tế bào chủ. Trong chu trình sinh tan, không có sự nhân lên thế hệ virus trong tế bào chủ.
C. Trong chu trình tiềm tan, virus giải phóng sẽ không làm tan tế bào chủ. Trong chu trình sinh tan, virus giải phóng sẽ làm tan tế bào chủ.
D. Virus ở chu trình sinh tan có thể chuyển thành chu trình tiềm tan. Virus ở chu trình tiềm tan không thể chuyển thành chu trình sinh tan. | Đáp án đúng là: C Trong chu trình tiềm tan, virus giải phóng sẽ không làm tan tế bào chủ. Trong chu trình sinh tan, virus giải phóng sẽ làm tan tế bào chủ. | biology | C | C. Trong chu trình tiềm tan, virus giải phóng sẽ không làm tan tế bào chủ. Trong chu trình sinh tan, virus giải phóng sẽ làm tan tế bào chủ. |
Chọn câu trả lời chính xác cho câu hỏi dưới đây. | Một tế bào của lợn có 2n = 38 trải qua quá trình giảm phân hình thành giao tử. Số nhiễm sắc thể và số chromatid ở kì sau I lần lượt là
A. 38 và 76.
B. 38 và 0.
C. 38 và 38.
D. 76 và 76. | Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: A Ở kì sau I, NST tồn tại ở trạng thái kép phân li về hai cực của tế bào. Do đó: - Số NST ở kì sau giảm phân I là 38 NST kép. - Số chromatid ở kì sau giảm phân I là 38 × 2 = 76. | biology | A | A. 38 và 76. |
Hãy chọn đáp án chính xác cho câu hỏi dưới đây. | Khi muối dưa chua, người ta thường cho thêm một ít nước dưa của lần muối trước vào cùng. Việc làm này có mục đích gì?
A. Để dưa nhanh chua hơn.
B. Để dưa không bị mùi hôi, thối.
C. Để dưa giòn hơn.
D. Để dưa chậm chua hơn. | Đáp án đúng là: A Khi muối dưa chua, người ta thường cho thêm một ít nước dưa của lần muối trước vào cùng. Việc làm này giúp cung cấp một số lượng nhất định vi khuẩn lactic, giúp thúc đẩy quá trình lên men diễn ra nhanh chóng hơn. Kết quả dẫn đến dưa nhanh chua hơn. | biology | A | A. Để dưa nhanh chua hơn. |
Hãy chọn đáp án chính xác cho câu hỏi dưới đây. | Sự trao đổi chéo của các chromatid của các NST tương đồng xảy ra vào kì nào trong giảm phân?
A. Kì đầu II.
B. Kì giữa I.
C. Kì sau I.
D. Kì đầu I. | Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: D Sự trao đổi chéo của các chromatid của các NST tương đồng xảy ra vào kì đầu I trong giảm phân. | biology | D | D. Kì đầu I |
Chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây. | Cho một số sản phẩm sau: (1) Rượu, bia. (2) Thuốc kháng sinh. (3) Sữa chua. (4) Dầu ăn. Số sản phẩm là ứng dụng của của vi sinh vật là
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3. | Đáp án đúng là: D Sản phẩm là ứng dụng của của vi sinh vật là: (1) Rượu, bia; (2) Thuốc kháng sinh; (3) Sữa chua. | biology | D | D. 3 |
Hãy chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây. | Trong quá trình nhân lên của virus, giai đoạn có sự nhân lên của nucleic acid trong tế bào chủ là
A. hấp thụ.
B. xâm nhập.
C. tổng hợp.
D. lắp ráp. | Đáp án đúng là: C Trong quá trình nhân lên của virus, giai đoạn có sự nhân lên của nucleic acid trong tế bào chủ là tổng hợp: Vật chất di truyền của virus đi vào trong tế bào, thu hút các enzyme của tế bào đến phiên mã, dịch mã tạo ra các protein của virus cũng như nhân bản vật chất di truyền của chúng. | biology | C | C. tổng hợp. |
Chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi này. | Để phòng tránh lây nhiễm bệnh do virus Rota và virus viêm gan B, cần thực hiện biện pháp nào sau đây?
A. Đeo khẩu trang thường xuyên nơi công cộng, nơi tập trung đông người.
B. Ăn uống hợp vệ sinh, không dùng chung bát, đũa, li uống nước với người khác.
C. Tránh tiếp xúc với động vật, không để động vật cắn.
D. Giữ khoảng cách với người khác. | Đáp án đúng là: B Virus Rota và virus viêm gan B là virus lây qua đường tiêu hóa. Bởi vậy, để phòng tránh lây nhiễm bệnh do virus Rota và virus viêm gan B, cần thực hiện biện pháp như ăn uống hợp vệ sinh, không dùng chung bát, đũa, li uống nước với người khác. | biology | B | B. Ăn uống hợp vệ sinh, không dùng chung bát, đũa, li uống nước với người khác. |
Hãy chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi này. | Biết tế bào đang trong quá trình nguyên phân. Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của tế bào trong hình dưới đây?
A. 2n = 4.
B. 2n = 2.
C. 2n = 6.
D. 2n = 8. | Đáp án đúng là: A Tế bào trong hình trên đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân → Tế bào chứa 2n nhiễm sắc thể kép. Mà đếm trên hình thấy tế bào có 4 nhiễm sắc thể kép. Do đó, 2n của tế bào trên bằng 4. | biology | A | A. 2n = 4. |
Hãy chọn đáp án đúng cho câu hỏi này. | Dưới góc độ phòng bệnh, tại sao nên tránh tiếp xúc với các động vật hoang dã?
A. Vì động vật hoang dã có thể là ổ chứa mầm bệnh truyền nhiễm.
B. Vì động vật hoang dã có thể tấn công gây nguy hiểm cho con người.
C. Vì động vật hoang dã có thể làm biến đổi gene của con người.
D. Vì động vật hoang dã có thể làm suy giảm hệ miễn dịch của con người. | Đáp án đúng là: A Động vật hoang dã có thể là ổ chứa mầm bệnh truyền nhiễm, do đó, không nên tiếp xúc trực tiếp cũng như mua bán, săn bắt động vật hoang dã. | biology | A | A. Vì động vật hoang dã có thể là ổ chứa mầm bệnh truyền nhiễm. |
Xin chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây. | Cho các mục tiêu sau: (1) Góp phần hình thành thế giới quan khoa học (2) Góp phần hình thành yêu thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên (3) Góp phần hình thành khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn một cách sáng tạo (4) Hình thành, phát triển năng lực sinh học như năng lực nhận thức sinh học,... Số mục tiêu của môn Sinh học là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4. | Đáp án đúng là: D Mục tiêu của môn Sinh học là góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học; phẩm chất yêu lao động, yêu thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên; có khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn một cách sáng tạo đồng thời giúp hình thành, phát triển ở học sinh năng lực sinh học: nhận thức sinh học, tìm hiểu thế giới sống và vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn. | biology | D | D. 4 |
Vui lòng chọn đáp án chính xác cho câu hỏi dưới đây. | Trong cuộc sống, sinh học không có vai trò nổi bật trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh.
B. Cung cấp lương thực, thực phẩm.
C. Tạo không gian sống và bảo vệ môi trường.
D. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp điện tử. | Đáp án đúng là: D Sinh học có nhiều ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh; cung cấp lương thực, thực phẩm; tạo không gian sống và bảo vệ môi trường;... | biology | D | D. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp điện tử |
Vui lòng chọn đáp án đúng cho câu hỏi này. | Sinh học góp phần đưa ra các biện pháp bảo tồn, phục hồi và sử dụng các hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học nhằm bảo vệ môi trường sống, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây chính là vai trò của sinh học trong
A. giải quyết các vấn đề xã hội.
B. bảo vệ môi trường.
C. phát triển kinh tế.
D. đảm bảo an ninh lương thực. | Đáp án đúng là: B Trong bảo vệ môi trường, sinh học góp phần đưa ra các biện pháp bảo tồn, phục hồi và sử dụng các hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học nhằm bảo vệ môi trường sống, thích ứng với biến đổi khí hậu. | biology | B | B. bảo vệ môi trường. |
Hãy chọn đáp án đúng cho câu hỏi này. | Nhóm lĩnh vực khoa học nào sau đây được hình thành nhờ sự tích hợp giữa sinh học và các lĩnh vực khoa học khắc?
A. Tin sinh học, sinh học vũ trụ, phỏng sinh học.
B. Tin sinh học, sinh học tiến hóa, sinh học vũ trụ.
C. Tin sinh học, phỏng sinh học, sinh học tiến hóa.
D. Sinh học vũ trụ, phỏng sinh học, sinh học tiến hóa. | Đáp án đúng là: A Sinh học ngày càng phát triển nhờ sự tích hợp các lĩnh vực khoa học khác nhau hình thành nên những lĩnh vực khoa học mới: tin sinh học, sinh học vũ trụ, phỏng sinh học,... | biology | A | A. Tin sinh học, sinh học vũ trụ, phỏng sinh học. |
Xin chọn câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. | Cho các hướng nghiên cứu sau: (1) Tạo ra các loại thuốc mới trong điều trị bệnh (2) Tìm ra các biện pháp mới trong xử lí ô nhiễm môi trường (3) Tìm ra các biện pháp mới trong tạo dựng trải nghiệm thực tế ảo (4) Tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng mới thích ứng với biến đổi khí hậu Số hướng nghiên cứu sinh học trong tương lai là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4. | Đáp án đúng là: C Các hướng nghiên cứu sinh học trong tương lai là: (1), (2), (4). | biology | C | C. 3. |
Xin vui lòng chọn đáp án chính xác cho câu hỏi sau. | Trong quy trình làm và quan sát tiêu bản quá trình giảm phân của tế bào, phải ngấm ống sinh tinh trong dung dịch nhược trương KCl nhằm
A. làm cho NST dừng di chuyển.
B. làm cho NST tăng kích thước.
C. làm cho NST tách rời nhau ra.
D. làm cho NST được bắt màu tốt hơn. | Đáp án đúng là: C Khi làm tiêu bản giảm phân ở châu chấu, việc dùng dung dịch nhược trương để phá vỡ các tế bào là cần thiết, giúp các NST tách rời nhau ra thì chúng ta mới dễ quan sát được các kì của giảm phân. | biology | C | C. làm cho NST tách rời nhau ra. |
Xin chọn đáp án chính xác cho câu hỏi sau đây. | Phương pháp quan sát trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học là
A. phương pháp sử dụng các giác quan và phương tiện hỗ trợ để thu thập thông tin về một hay nhiều đối tượng hoặc hiện tượng.
B. phương pháp sử dụng mắt để thu thập thông tin về một hay nhiều đối tượng hoặc hiện tượng.
C. phương pháp sử dụng kính hiển vi để thu thập thông tin về một hay nhiều đối tượng hoặc hiện tượng.
D. phương pháp sử dụng kính lúp để thu thập thông tin về một hay nhiều đối tượng hoặc hiện tượng. | Đáp án đúng là: A Phương pháp quan sát trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học là phương pháp sử dụng các giác quan và phương tiện hỗ trợ để thu thập thông tin về một hay nhiều đối tượng hoặc hiện tượng. | biology | A | A. phương pháp sử dụng các giác quan và phương tiện hỗ trợ để thu thập thông tin về một hay nhiều đối tượng hoặc hiện tượng. |
Chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây. | Nối các thành tựu của sinh học (cột A) với ngành nghề tương ứng (cột B) để được nội dung đúng. Cột A Cột B (1) Tạo ra giống vật nuôi, cây trồng mới có năng suất cao, kháng được nhiều bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu (2) Tạo ra các loại vaccine, tìm ra được nhiều loại thuốc mới, công nghệ ghép tạng, liệu pháp gene, kĩ thuật tế bào gốc,... (3) Tạo ra các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng góp phần nâng cao sức khoẻ và có giá trị kinh tế cao (4) Tìm ra các chế phẩm sinh học, các quy trình công nghệ tiên tiến góp phần xử lí nước thải sinh hoạt và công nghiệp, xử lí sự cố tràn dầu,... (a) Y học và dược học (b) Bảo vệ môi trường (c) Công nghệ chế biến và bảo quản thực phẩm (d) Nông nghiệp
A. 1-d, 2-a, 3-c, 4-b.
B. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d.
C. 1-b, 2-a, 3-c, 4-d.
D. 1-c, 2-b, 3-a, 4-d. | Đáp án đúng là: A Trong nông nghiệp: tạo ra giống vật nuôi, cây trồng mới có năng suất cao, kháng được nhiều bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu Trong y học và dược học: tạo ra các loại vaccine, tìm ra được nhiều loại thuốc mới, công nghệ ghép tạng, liệu pháp gene, kĩ thuật tế bào gốc,... Trong công nghệ chế biến và bảo quản thực phẩm: tạo ra các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng góp phần nâng cao sức khoẻ và có giá trị kinh tế cao. Trong bảo vệ môi trường: tìm ra các chế phẩm sinh học, các quy trình công nghệ tiên tiến góp phần xử lí nước thải sinh hoạt và công nghiệp, xử lí sự cố tràn dầu,... | biology | A | A. 1-d, 2-a, 3-c, 4-b. |
Vui lòng chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi này. | Cho các bước thực hiện sau: (1) Lựa chọn phương tiện quan sát và thu nhận thông tin (2) Xử lí thông tin và báo cáo kết quả (3) Xác định mục tiêu, đối tượng và đặc điểm cần quan sát Trình tự đúng thể hiện các bước trong quy trình của phương pháp quan sát là
A. 1 → 2 → 3.
B. 3 → 1 → 2
C. 2 → 1 → 3
D. 1 → 3 → 2. | Đáp án đúng là: B Trình tự đúng thể hiện các bước trong quy trình của phương pháp quan sát là: Xác định mục tiêu, đối tượng và đặc điểm cần quan sát → Lựa chọn phương tiện quan sát và thu nhận thông tin → Xử lí thông tin và báo cáo kết quả. | biology | B | B. 3 → 1 → 2 |
Vui lòng chọn câu trả lời chính xác cho câu hỏi sau. | Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình tổng hợp ở vi sinh vật?
A. Vi sinh vật có khả năng tổng hợp tất cả các chất thiết yếu cho tế bào như carbohydrate, protein, nucleic acid và lipid.
B. Con đường hóa tổng hợp là con đường phổ biến và quan trọng nhất để tổng hợp glucose ở vi sinh vật.
C. Tất cả các amino acid đều được vi sinh vật tổng hợp từ những sản phẩm của quá trình phân giải đường và nguồn nitrogen lấy từ môi trường.
D. Ở vi sinh vật, lipid được tổng hợp từ các acid béo và glycerol còn nucleic acid được tổng hợp từ đơn phần là nucleotide. | Đáp án đúng là: B B. Sai. Con đường phổ biến và quan trọng nhất để tổng hợp glucose ở vi sinh vật là con đường quang hợp. | biology | B | B. Con đường hóa tổng hợp là con đường phổ biến và quan trọng nhất để tổng hợp glucose ở vi sinh vật. |
Xin vui lòng chọn đáp án chính xác cho câu hỏi sau. | Để quan sát hình thái của tế bào thực vật, phương tiện quan sát phù hợp là
A. kính hiển vi.
B. kính lúp.
C. kính hội tụ.
D. kính phân kì. | Đáp án đúng là: A Tế bào thực vật có kích thước nhỏ, thường không quan sát được bằng mắt thường nên để quan sát hình thái của tế bào thực vật, phương tiện quan sát phù hợp là kính hiển vi. | biology | A | A. kính hiển vi. |
Hãy chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi này. | Ở bước nhuộm mẫu trong quy trình làm tiêu bản quá trình nguyên phân của tế bào, việc đun nóng nhẹ ống nghiệm chứa rễ hành cùng thuốc nhuộm nhằm
A. giúp ngăn chặn nước đi vào trong tế bào.
B. giúp ngăn chặn thuốc nhuộm đi vào trong tế bào.
C. giúp nước đi vào tế bào dễ dàng hơn.
D. giúp thuốc nhuộm đi vào tế bào dễ dàng hơn. | Đáp án đúng là: D Khi đun nóng nhẹ ống nghiệm chứa tế bào rễ hành sẽ giúp cấu trúc thành và màng tế bào trở nên linh động hơn, giúp thuốc nhuộm dễ dàng đi qua 2 cấu trúc này để vào trong tế bào và nhuộm màu cho nhiễm sắc thể. | biology | D | D. giúp thuốc nhuộm đi vào tế bào dễ dàng hơn |
Hãy chọn câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. | Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của vi sinh vật đối với con người?
A. Một số vi sinh vật có khả năng cộng sinh với cơ thể người giúp tăng cường miễn dịch tiêu hóa.
B. Tất cả các vi sinh vật đều có khả năng phân giải chất thải, chất độc hại giúp làm giảm ô nhiễm môi trường.
C. Vi sinh vật tự dưỡng thường được sử dụng trong chế biến thực phẩm trên quy mô công nghiệp.
D. Các loại vi sinh vật tập hợp lại với nhau thành màng sinh học giúp bảo vệ các đường ống, các thiết bị công nghiệp. | Đáp án đúng là: A B. Sai. Không phải tất cả các vi sinh vật đều có khả năng phân giải chất thải, chất độc hại giúp làm giảm ô nhiễm môi trường. C. Sai. Vi sinh vật dị dưỡng thường được sử dụng trong chế biến thực phẩm trên quy mô công nghiệp. D. Sai. Các loại vi sinh vật tập hợp lại với nhau thành màng sinh học sẽ gây tắc nghẽn đường ống, cản trở hoạt động sản xuất. | biology | A | A. Một số vi sinh vật có khả năng cộng sinh với cơ thể người giúp tăng cường miễn dịch tiêu hóa. |
Chọn đáp án đúng cho câu hỏi này. | Một số phương pháp chủ yếu trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học gồm
A. phương pháp nghiên cứu lí thuyết, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, phương pháp nghiên cứu ứng dụng.
B. phương pháp mô hình vật chất, phương pháp mô hình lí thuyết, phương pháp mô hình toán học.
C. phương pháp quan sát, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, phương pháp mô hình vật chất.
D. phương pháp quan sát, phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm, phương pháp thực nghiệm khoa học. | Đáp án đúng là: D Một số phương pháp chủ yếu trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học gồm: phương pháp quan sát, phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm, phương pháp thực nghiệm khoa học | biology | D | D. phương pháp quan sát, phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm, phương pháp thực nghiệm khoa học |
Chọn đáp án chính xác cho câu hỏi dưới đây. | Phương pháp nhuộm Gram được sử dụng để phân biệt 2 loại vi sinh vật nào sau đây?
A. Vi sinh vật tự dưỡng và vi sinh vật dị dưỡng.
B. Vi khuẩn Gr - và vi khuẩn G +.
C. Vi khuẩn hóa dưỡng và vi khuẩn quang dưỡng.
D. Vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực. | Đáp án đúng là: B Phương pháp nhuộm Gram được sử dụng để phân biệt 2 loại vi khuẩn là G r- và Gr +. Dựa trên kết quả nhuộm Gram, các bác sĩ có thể lựa chọn được loại thuốc hiệu quả để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. | biology | B | B. Vi khuẩn Gr - và vi khuẩn G +. |
Hãy chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi này. | Cơ sở khoa học của việc sử dụng vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường là
A. vi sinh vật có khả năng vận chuyển chất thải, chất độc hại và kim loại nặng xuống tầng sâu của địa chất.
B. vi sinh vật có khả năng sinh nhiệt để đốt cháy tất cả các chất thải, chất độc hại và kim loại nặng.
C. vi sinh vật có khả năng tạo ra màng sinh học ngăn chặn chất thải, chất độc hại và kim loại nặng gây hại cho môi trường.
D. vi sinh vật có khả năng hấp thụ và phân giải chất thải, chất độc hại và kim loại nặng. | Đáp án đúng là: D Dựa vào khả năng hấp thụ và phân giải chất thải, chất độc hại và kim loại nặng, con người đã sử dụng vi sinh vật để xử lí ô nhiễm môi trường. | biology | D | D. vi sinh vật có khả năng hấp thụ và phân giải chất thải, chất độc hại và kim loại nặng |
Chọn đáp án đúng cho câu hỏi này. | Thiết bị nào sau đây không phải là thiết bị an toàn được sử dụng thường xuyên trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học?
A. Áo bảo hộ.
B. Găng tay.
C. Kính bảo vệ mắt.
D. Búa thoát hiểm. | Đáp án đúng là: D Một số thiết bị an toàn được sử dụng thường xuyên trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học là: áo bảo hộ, găng tay, kính bảo vệ mắt,... | biology | D | D. Búa thoát hiểm |
Vui lòng chọn đáp án chính xác cho câu hỏi này. | Trong quy trình làm sữa chua, việc bổ sung một hộp sữa chua vào hỗn hợp nước và sữa có tác dụng
A. giảm nhiệt độ của môi trường dinh dưỡng.
B. cung cấp giống vi khuẩn lactic ban đầu.
C. tạo độ đặc sánh cho môi trường dinh dưỡng.
D. cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho môi trường dinh dưỡng. | Đáp án đúng là: B Trong quy trình làm sữa chua, việc bổ sung một hộp sữa chua vào hỗn hợp nước và sữa có tác dụng cung cấp giống vi khuẩn lactic ban đầu. | biology | B | B. cung cấp giống vi khuẩn lactic ban đầu. |
Chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây. | Cấp độ tổ chức sống lớn nhất của hệ thống sống là
A. quần xã.
B. sinh quyển.
C. hệ sinh thái.
D. quần thể. | Đáp án đúng là: B Cấp độ tổ chức sống lớn nhất của hệ thống sống là sinh quyển. | biology | B | B. sinh quyển. |
Xin chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây. | Từ việc quan sát hình thái của hạt đậu xanh, bạn An đưa ra thắc mắc "Hình thái của hạt đậu xanh có liên quan đến khả năng nảy mầm của hạt đậu xanh không?". Hoạt động này của bạn An thuộc bước nào trong tiến trình nghiên cứu khoa học?
A. Bước 1 - Quan sát và đặt câu hỏi.
B. Bước 2 - Hình thành giả thuyết khoa học.
C. Bước 3 - Kiểm tra giả thuyết khoa học.
D. Bước 4 - Làm báo cáo kết quả nghiên cứu. | Đáp án đúng là: A Bạn An đã thực hiện quan sát và đặt ra câu hỏi. Đây chính là bước đầu tiên trong tiến trình nghiên cứu khoa học. | biology | A | A. Bước 1 - Quan sát và đặt câu hỏi. |
Vui lòng chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây. | Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của cấp độ tổ chức sống?
A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
B. Là hệ thống mở và tự điều chỉnh.
C. Là hệ thống kín và tự điều chỉnh.
D. Liên tục tiến hoá. | Đáp án đúng là: C Các đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống là: tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, hệ thống mở và tự điều chỉnh, thế giới sống liên tục tiến hoá. | biology | C | C. Là hệ thống kín và tự điều chỉnh. |
Vui lòng chọn đáp án đúng cho câu hỏi này. | Cho các nội dung sau: (1) Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào. (2) Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống. (3) Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước. (4) Tế bào động vật và tế bào thực vật phức tạp hơn tế bào vi khuẩn. Số nội dung được đề cập đến trong học thuyết tế bào do 3 nhà khoa học là Matthias Schleiden, Theodor Schwann và Rudolf Virchow đề xuất vào khoảng giữa thế kỉ XIX là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4. | Đáp án đúng là:: C Học thuyết tế bào do 3 nhà khoa học là Matthias Schleiden, Theodor Schwann và Rudolf Virchow đề xuất vào khoảng giữa thế kỉ XIX gồm 3 nội dung là: (1) Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào. (2) Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống. (3) Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước. | biology | C | C. 3. |
Hãy chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây. | Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống?
A. Các cấp độ tổ chức sống chỉ có mối quan hệ thứ bậc về cấu trúc.
B. Các cấp độ tổ chức sống chỉ có mối quan hệ thứ bậc về chức năng.
C. Các cấp độ tổ chức sống thể hiện mối liên quan bộ phận và tổng thể.
D. Các cấp độ tổ chức sống hoạt động độc lập, riêng rẽ với nhau. | Đáp án đúng là: C Quan hệ giữa các cấp tổ chức sống được thể hiện trong quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng. Các cấp độ tổ chức sống thể hiện mối liên quan bộ phận và tổng thể, trong đó, cấp độ tổ chức lớn hơn được hình thành từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề. | biology | C | C. Các cấp độ tổ chức sống thể hiện mối liên quan bộ phận và tổng thể. |
Xin vui lòng chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây. | Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điểm khác nhau cơ bản giữa một sinh vật đơn bào và một sinh vật đa bào?
A. Sinh vật đơn bào được cấu tạo từ một tế bào, sinh vật đa bào được cấu tạo từ nhiều tế bào.
B. Sinh vật đơn bào được cấu tạo từ nhiều tế bào, sinh vật đa bào được cấu tạo từ một tế bào.
C. Sinh vật đơn bào được cấu tạo từ một tế bào chuyên hóa, sinh vật đa bào được cấu tạo từ nhiều tế bào không chuyên hóa.
D. Sinh vật đơn bào được cấu tạo từ nhiều tế bào chuyên hóa, sinh vật đa bào được cấu tạo từ một tế bào không chuyên hóa. | Đáp án đúng là: A Sinh vật đơn bào được cấu tạo từ một tế bào, sinh vật đa bào được cấu tạo từ nhiều tế bào. | biology | A | A. Sinh vật đơn bào được cấu tạo từ một tế bào, sinh vật đa bào được cấu tạo từ nhiều tế bào. |
Chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây. | Tại sao nguyên tử carbon có thể tạo nên mạch "xương sống" của các hợp chất hữu cơ chính có trong tế bào như protein, nucleic acid, carbohydrate, lipid?
A. Vì nguyên tử carbon có 3 electron tự do tham gia liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử carbon khác và các nguyên tử khác nhau như O, N, P,...
B. Vì nguyên tử carbon có 4 electron tự do tham gia liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử carbon khác và các nguyên tử khác nhau như O, N, P,...
C. Vì nguyên tử carbon có 5 electron tự do tham gia liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử carbon khác và các nguyên tử khác nhau như O, N, P,...
D. Vì nguyên tử carbon có 6 electron tự do tham gia liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử carbon khác và các nguyên tử khác nhau như O, N, P,... | Đáp án đúng là: B Carbon có 4 electron tự do tham gia liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử carbon khác và các nguyên tử khác → Nguyên tử carbon có thể tạo nên mạch "xương sống" của các hợp chất hữu cơ chính có trong tế bào như protein, nucleic acid, carbohydrate, lipid. | biology | B | B. Vì nguyên tử carbon có 4 electron tự do tham gia liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử carbon khác và các nguyên tử khác nhau như O, N, P,... |
Vui lòng chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi này. | Cho các hoạt động sống sau: (1) Trao đổi vật chất và chuyển hóa năng lượng (2) Sinh trưởng và phát triển (3) Sinh sản (4) Cảm ứng (5) Vận động (6) Tự điều chỉnh và thích nghi Số hoạt động sống mà tế bào có thể thực hiện được là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6. | Đáp án đúng là: D Tế bào thực hiện những hoạt động sống cơ bản: trao đổi vật chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, vận động, tự điều chỉnh và thích nghi. | biology | D | D. 6 |
Vui lòng chọn đáp án chính xác cho câu hỏi này. | Virus có vật chất di truyền là RNA dễ phát sinh các chủng đột biến hơn virus có vật chất di truyền là DNA vì
A. các virus RNA có khả năng tái tổ hợp với các virus RNA khác tạo ra loại virus mới.
B. các enzyme nhân bản RNA thường sao chép không chính xác và ít hoặc không có khả năng sửa chữa các sai sót.
C. các virus RNA có vỏ protein linh hoạt, dễ bị biến tính trong môi trường nội bào của tế bào chủ.
D. các lõi nucleic acid của virus RNA thường có khả năng chủ động tạo ra những đột biến theo hướng tăng cường khả năng xâm nhập của virus. | Đáp án đúng là: B Các enzyme nhân bản RNA thường sao chép không chính xác và ít hoặc không có khả năng sửa chữa các sai sót nên để lại nhiều đột biến, làm phát sinh các chủng virus mới. | biology | B | B. các enzyme nhân bản RNA thường sao chép không chính xác và ít hoặc không có khả năng sửa chữa các sai sót. |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.