text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Đây là danh sách các quốc gia có chủ quyền và các vùng lãnh thổ thuộc châu Phi gồm các thông tin về thủ đô, ngôn ngữ, tiền tệ, dân số, diện tích và GDP đầu người (PPP).
Malta và những phần thuộc Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp nằm trên mảng lục địa châu Phi, tuy nhiên chúng được xem là thuộc châu Âu theo hiệp ước. Đảo Socotra cũng nằm trên mảng châu Phi, nhưng là một phần của quốc gia châu Á là Yemen. Ai Cập, mặc dù kéo dài qua châu Á ở bán đảo Sinai được xem là quốc gia châu Phi.
Các quốc gia có chủ quyền.
Quốc gia được công nhận.
54 quốc gia sau được công nhận đều là thành viên của Liên Hợp Quốc, và tất cả các quốc gia trên đều thuộc Liên minh châu Phi.
Các quốc gia được công nhận một phần hoặc không được công nhận.
Các quốc gia sau đây được chính họ tuyên bố thành lập ở Nam Phi như một quốc gia có chủ quyền nhưng vẫn chưa được công nhận chính thức hoặc hạn chế. Cộng hòa Sahrawi là một thành viên của Liên minh châu Phi.
Lãnh thổ không có chủ quyền.
Có 9 vùng lãnh thổ không có chủ quyền.
Các lãnh thổ phụ thuộc.
Đây là danh sách các lãnh thổ là được điều hành như những vùng phụ thuộc hải ngoại.
Các khu vực khác.
Danh sách này chứa các lãnh thổ được quản lý như 1 phần kết hợp của 1 quốc gia chủ yếu là phi-châu Phi. | 1 | null |
Đại học Đông Nam (viết tắt tên tiếng Anh SEU, ) là một trường đại học tổng hợp quốc gia tọa lạc ở thành phố Nam Kinh, cố đô Trung Quốc. Trường này có lịch sử từ năm 258 CE, là một trong các trường học lâu đời nhất thế giới. Trường này trở thành một trường đại học hiện đại vào đầu thập niên 1920 và là trường đại học hiện đại đầu tiên của Trung Quốc kết hợp giáo dục và nghiên cứu. | 1 | null |
Trận Ladon và Mézières là một hoạt động quân sự là một hoạt động quân sự trong chiến dịch tấn công Pháp của quân đội Phổ – Đức trong các năm 1870 – 1871, đã diễn ra vào ngày 24 tháng 11 năm 1870, giữa "Binh đoàn Loire" của quân đội Cộng hòa Pháp non trẻ do tướng Louis d'Aurelle de Paladines chỉ huy và "Binh đoàn thứ hai" của quân đội Đức do Hoàng thân Friedrich Karl của Phổ chỉ huy, tại Ladon và Mézières (nước Pháp). Trong trận chiến quyết liệt này, Lữ đoàn số 37 của Vương quốc Phổ – đội hình bên sườn phải của binh đoàn của Hoàng thân-Thống chế – dưới quyền viên tướng Lehmann cùng với Lữ đoàn số 39 dưới quyền của tướng Valentini đã đánh bại được một cuộc tiến công của Quân đoàn XX – lực lượng cánh phải của Pháp – dưới quyền tướng Crouzat, buộc lực lượng của Pháp phải tiến hành triệt thoái vào rừng Bellegarde. Mặc dù quân đội Pháp nhanh chóng bị đánh bật trong trận chiến này, cuộc giao chiến đã cho quân đội Đức thấy rằng các lực lượng đáng kể của Quân đoàn XX của Pháp đang hiện diện trên chiến trường. Cuộc thua trận tại Ladon và Mézières đã mang lại thiệt hại không nhỏ cho người Pháp. Đến ngày 28 tháng 11, d'Aurelle một lần nữa tấn công Friedrich Karl trong trận Beaune-la-Rolande, nhưng bị đánh đại bại.
Vào ngày 9 tháng 11 năm 1870, "Binh đoàn Loire" của Pháp do d'Aurelle de Paladines chỉ huy đã đánh bại quân đội xứ Bayern dưới quyền chỉ huy của "Thượng tướng Bộ binh" Von der Tann trong trận Coulmiers, buộc quân Bayern phải triệt thoái khỏi Orléans. Người Pháp không thể truy kích, nhưng Aurelle đã thực sự trở thành một mối đe dọa đối với đội quân vây hãm Paris của người Đức. Trước tình hình đó, Bộ Chỉ huy quân Đức đã xuống lệnh cho Hoàng tử Friedrich Karl phải cấp tốc hành binh từ Metz đến Loire. Sau nhiều vận động, ông đã kéo quân qua Sens, Bambouillet, Nemours, và Pithiviers. Giờ đây, mục tiêu của vị Hoàng tử – Thống chế Phổ là phải hội quân với quân đoàn của Friedrich Franz II, Đại Công tước xứ Mecklenburg-Schwerin, giữa Toury và Prithiviers. Khi đó, đoàn quân của ông sẽ được triển khai về hướng bắc quân Pháp, để đánh bật d'Aurelle về tả ngạn sông Loire. Đồng thời, để làm được điều này, Mecklenburg cũng nhận lệnh chuyển các vị trí của mình theo hướng tây, theo đó quân ông sẽ nhìn về phía nam khi quân của Friedrich Karl đến. Trong khi đó, d'Aurelle có vẻ né tránh một trận đánh quyết định với Hoàng thân Phổ, và vào ngày 23 tháng 11, vị tướng Pháp ra lệnh cho binh đoàn của mình tiến về thủ đô Paris. Một số sư đoàn đã được ông giao cho nhiệm vụ mở đường. Trong cùng ngày hôm đó, Quân đoàn X của Đức dưới quyền viên tướng Von Voigts-Rhetz – một phần của "Binh đoàn thứ hai" dưới quyền Friedrich Karl – đã đóng quân tại Beaune-la-Rolande, với lữ đoàn bộ binh số 38 của tướng Wedell và lữ đoàn kỵ binh Hesse của tướng Rautzau. Phần còn lại của Quân đoàn X án ngữ ở gần Montargis. Từ các vị trí này, họ cử quân tuần tiễu theo mọi phía và phát hiện ra các chi đội của Pháp ở tất cả các khu vực lân cận.
Những sự kiện xảy ra sau đó đã một lần nữa đẩy d'Aurelle trở lại thế trận phòng ngự. Để thực thi nhiệm vụ hợp nhất tại Beaune trong ngày 24 tháng 11, các lữ đoàn của Lehmann và Valentini trong ngày hôm đó đã hành quân theo hai con đường từ Montargis tới Ladon và Corbeilles. Kèm theo lữ đoàn của Valentini có một quân đoàn pháo binh, và đúng lúc đó, phía Pháp tiến quân từ các khu rừng ở phía đông Orléans theo ba đội hình hàng dọc hùng mạnh, để đánh bọc sườn trái của người Đức. Trong khi quân Pháp có đến 30.500 binh lính, phía Đức chỉ có 12.000 binh lính. Hai lữ đoàn Đức đã được triển khai về bên trái, và quân đoàn pháo binh được đưa về Beaune. Một chiến dịch tấn công mạnh mẽ đã được người Đức phát động nhằm vào cuộc tấn công của đối phương. Vào lúc 11 giờ sáng, lực lượng của Lehmann chạm trán với đội tiền vệ của Quân đoàn XII của Pháp, và đánh bại địch thủ bằng một trận chiến ngắn nhưng nảy lửa. Khi quân Pháp rút chạy, chỉ có một số đại đội của Phổ truy kích đối phương. Tuyệt đại bộ phận lữ đoàn của Lehmann tiếp tục tiến đến Beaune. Trong khoảng thời gian sau thắng lợi của Lehmann tại Ladon, Valentini cũng đánh bật quân Pháp. Sau thắng lợi của Valentini tại Maizières, hai lữ đoàn đã hợp nhất với nhau và đẩy bật quân Pháp về rừng Bellegarde. Sau trận chiến, quân đội Đức tiếp tục hành binh tới Beaune, và vào ngày 25 tháng 11 năm 1870, phần lớn Quân đoàn X đã tập kết tại Beaune-la-Rolande. Trong khi người Đức chịu thiệt hại là 13 sĩ quan và 220 binh lính, số quân Pháp tử trận và bị thương còn đáng kể hơn. Chưa kể, 1 sĩ quan và 170 binh lính Pháp bị bắt làm tù binh. | 1 | null |
Chiến dịch tấn công Viên là một trong các chiến dịch quân sự lớn cuối cùng ở châu Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Chiến dịch do Phương diện quân Ukraina 3 và cánh trái Phương diện quân Ukraina 2 của Hồng quân Liên Xô tổ chức nhằm tấn công vào Tập đoàn quân xe tăng 6 SS, Tập đoàn quân xe tăng 2 và Tập đoàn quân 6 của quân đội Đức Quốc xã phòng thủ ở miền Tây Hungary và miền Đông nước Áo. Trong một tháng, từ 16 tháng 3 đến 15 tháng 4 năm 1945, các phương diện quân Ukraina 2 và 3 cùng với sự tham gia tập đoàn quân Bulgaria 1 đã đánh bại quân đội Đức Quốc xã và giải phóng phần lãnh thổ phía Tây Hungary và Đông Áo, trong đó có thành phố Viên, thủ đô của Áo.
Theo kế hoạch, chiến dịch Viên sẽ mở màn sau khi mũi tấn công của quân Đức tại hồ Balaton bị chặn đứng, vì vậy một phần giai đoạn đầu của chiến dịch Viên cũng chính là giai đoạn phản công của Phương diện quân Ukraina 3 tại hồ Balaton.
Chiến dịch Viên đã dẫn đến sự tan rã của Tập đoàn quân 6 (Đức) lần thứ ba và cũng là lần cuối cùng tuy tập đoàn quân này không đầu hàng Hồng quân mà đầu hàng quân đội đồng minh Anh - Hoa Kỳ. Theo chân Tập đoàn quân 6 (Đức), Tập đoàn quân xe tăng 2 (Đức) bị đánh bật khỏi lãnh thổ Hungary sang lãnh thổ Nam Tư và bị Quân giải phóng nhân dân Nam Tư đánh tan tại khu vực Bắc Croatia - Đông Slovenia. Chỉ có những lực lượng còn lại của Tập đoàn quân xe tăng 6 SS rút về vùng núi miền Tây Tiệp Khắc tiếp tục chống cự lại cho đến khi bị Hồng quân Liên Xô đánh tan trong Chiến dịch Praha và trên các trận tuyến cuối cùng ở Trung Âu năm 1945. Tướng Kurt Tippelskirch nhận xét: "Ba tập đoàn quân của Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) bị tổn thất nặng nề sau các cuộc phản công hồi đầu tháng 3 đã không thể chịu đựng được sức tấn công của quân Nga".
Kết quả thất bại của quân đội Đức Quốc xã trong Chiến dịch Viên đã làm tiêu tan hy vọng của Hitler về việc chuyển trọng tâm kháng chiến của nước Đức Quốc xã về miền núi Alpes, nước Áo và miền Tây Tiệp Khắc. Chiến dịch này đã đẩy nhanh quá trình diệt vong của phát xít Đức, kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai tại châu Âu.
Bối cảnh.
Chiến dịch Viên cũng như các hoạt động quân sự tại Hungary có tác dụng đáng kể trong việc phối hợp với các hoạt động quân sự của quân đội Liên Xô tại vùng Ba Lan và cho cuộc tấn công sau cùng vào Berlin. Cụ thể hơn, tại thời điểm giữa tháng 2 năm 1945, sau khi quyết định dừng chiến dịch Wisla-Oder, quân đội Liên Xô chuyển trọng tâm sang việc quét sạch quân Đức đang đóng ở hai cánh sườn họ. Mục tiêu thứ nhất đó chính là các cụm lớn quân Đức đóng ngay sát sườn của các Phương diện quân Byelorussia 1, 2, 3 ở miền Đông Pomerania và Phương diện quân Ukraina 1 tại Thượng Silesia. Các cụm quân Đức này đe dọa trực tiếp đến mũi tấn công vào khu vực Berlin. Việc tiêu diệt các khối quân này diễn ra trong các chiến dịch Đông Pomerania, chiến dịch Thượng và Hạ Silesiya. Sau khi thủ tiêu các mối đe dọa trực tiếp này, quân đội Liên Xô chuyển sang tiêu diệt các đội quân Đức tại các khu vực sâu hơn ở hai bên sườn ("deep flank") cánh quân Berlin nhằm không cho Bộ chỉ huy Đức Quốc xã điều chúng về tăng cường cho hàng phòng thủ ở Berlin. Các cánh quân này gồm cụm quân bị vây ở Đông Phổ, Cụm tập đoàn quân Wisla ở Đông Pomerania và Cụm Tập đoàn quân Nam đang đóng ở Hungary. Chiến dịch Viên cùng với các chiến dịch tấn công Bratislava-Brno và Chiến dịch tấn công Moravská-Ostrava là ba hoạt động quân sự lớn do các Phương diện quân Ukraina 2, 3, 4 tổ chức vào tháng 3 năm 1945 tại khu vực Tiệp Khắc và Hungary.
Các sự biến chính trị giữa Liên Xô và các nước Đồng Minh phương Tây trước tháng 4 năm 1945 cũng có những liên hệ nhất định đến vai trò của chiến dịch Viên trong các quan hệ giữa các nước đồng minh chủ chốt chống phát xít cũng như giữa họ với nước Đức Quốc xã. Trong các vòng đàm phán về việc phân chia ảnh hưởng chính trị giữa các nước Đồng Minh cũng như số phận các quốc gia phe Trục, vấn đề Áo được nhắc đến hết sức mơ hồ. Khu vực này chỉ được nhắc với cái tên "vùng Áo ("Ostmark") của nước Đại Đức sau "sự kiện thống nhất" năm 1938". Sự mơ hồ này đã củng cố quyết tâm của I. V. Stalin về việc tổ chức chiến dịch tấn công vào Áo, vì việc giải phóng một vùng lãnh thổ đáng kể của Áo sẽ củng cố sức mạnh và trọng lượng của Liên Xô trong các cuộc đàm phán sau này.
Xét về mặt kinh tế, cũng như Hungary, nước Áo có một khu công nghiệp dầu mỏ tại Sisterdorf (Zistersdorf), phía Đông Bắc Viên. Tuy trữ lượng còn lại đã gần cạn và sản lượng cũng không thể sánh bằng khu công nghiệp dầu mỏ Nagykanizsa ở Tây Nam hồ Balaton của Hungary, nhưng đây lại là nguồn dầu mỏ cuối cùng mà quân đội Đức Quốc xã còn nắm giữ. Vì vậy, nhiệm vụ bảo vệ các giếng dầu ở khu vực này cũng có ý nghĩa kinh tế đối với người dân Áo sau khi chiến tranh kết thúc. Bên cạnh đó, Viên còn là khu công nghiệp cuối cùng ở miền Nam nước Đức còn đang hoạt động binh thường trong khi các khu công nghiệp trọng yếu hơn tại các vùng Bremen, Hamburg, Hannover, Kiel, Erfurt và cả thành phố Berlin đều đã bị không quân đồng minh đánh tan hoang hoặc bị đánh chiếm như vùng Ruhr và các thành phố Frankfurt am Main, Dortmund, Köln, Düsseldorf... Viên là một trong số ít các thành phố ở Trung Âu thoát khỏi thảm cảnh bị tàn phá bằng không quân trong Chiến tranh thế giới thứ hai do tại Hội nghị Yalta, các nước đồng minh đã nhất trí loại thành phố này khỏi danh sách các mục tiêu ném bom do giá trị lịch sử về kiến trúc và nghệ thuật của nó. Tuy nhiên, các chuyên viên quân sự của tam cường đồng minh tại Hội nghị Yalta cũng thỏa thuận về việc các nước đồng minh sẽ chia vùng chiếm đóng nước Áo sau khi đánh bại chế độ phát xít.
Về phía nước Đức Quốc xã, nền sản xuất và kinh tế của họ càng lúc càng lún sâu vào khủng hoảng do các hoạt động quân sự của các nước quân Đồng Minh diễn ra trong cùng thời gian đó. Trong giai đoạn nửa sau của tháng 3 năm 1945, không quân Anh-Mỹ đã liên tiếp tổ chức nhiều trận không kích lớn tại khu vực miền Nam Áo, Hungary và Tây Nam Slovakia. Nhiều sân bay, nhà ga xe lửa, tuyến đường sắt, cầu cống và các cơ sở công nghiệp đã trở thành đống gạch vụn. Năng suất của các cơ sở công nghiệp đến năm 1945 đã sụt thê thảm, chỉ còn bằng 20 phần trăm so với đầu chiến tranh. Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh tối cao Đức, sản lượng nhiên liệu và xăng dầu đã giảm mạnh một phần do các cuộc không kích này:
Binh lực và kế hoạch.
Quân đội Liên Xô.
Binh lực.
Binh lực tổng cộng: 644.700 quân nhân Liên Xô, 100.900 quân nhân Bulgaria, 1.318 xe tăng và pháo tự hành, 12.190 đại bác và súng cối, 984 máy bay.
Kế hoạch.
Yêu cầu về tổ chức một chiến dịch tấn công theo hướng Viên được Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh Tối cao Liên Xô (STAVKA) nêu ra trong chỉ thị số 11027 ngày 17 tháng 2 năm 1945 gửi cho các Phương diện quân Ukriana 2 và 3. Việc chuẩn bị cho chiến dịch được dự trù là một tháng, và ngày 15 tháng 3 được dự tính là thời điểm mở màn cuộc tấn công. Tuy nhiên, không lâu sau đó, quân đội Liên Xô nhận được các thông tin về một cuộc tấn công lớn của quân đội Đức Quốc xã rất có thể sẽ xảy ra tại khu vực hồ Balaton và hồ Velence trong một tương lai gần. Trước diễn biến mới này, Đại bản doanh yêu cầu Phương diện quân Ukraina 3 - đơn vị hứng chịu cuộc tấn công của quân Đức - tổ chức một trận địa phòng ngự vững chắc nhằm làm hao mòn và chặn đứng mũi tấn công của quân địch. Việc chuẩn bị chiến dịch Viên vẫn tiếp tục và không bỏ, và việc tấn công Viên sẽ diễn ra ngay sau khi mũi công kích của quân Đức bị chặn đứng. Các sự kiện sau đó chứng minh rằng đây là một quyết định đúng: mũi tấn công của quân Đức vào khu vực hồ Balaton mặc dù đã đột phá được 30 cây số vào phòng tuyến quân đội Liên Xô nhưng về chung cuộc, quân Đức đã thất bại. Hình thái chiến tuyến khiến quân Đức đứng trước nguy cơ bị bao vây, và những tổn thất nặng nề trong cuộc tấn công càng đào sâu sự yếu thế về binh lực của họ so với quân đội Liên Xô.
Theo kế hoạch, mũi tấn công chính của quân đội Liên Xô trong chiến dịch Viên sẽ bao gồm hai gọng kìm nhằm bao vây tiêu diệt Tập đoàn quân xe tăng 6 SS tại khu vực giữa hồ Balaton và hồ Velence. Gọng kìm thứ nhất do Tập đoàn quân cận vệ 4 ở phía Bắc Szekesfehervar đảm nhận và gọng kìm thứ hai do Tập đoàn quân cận vệ 9 ở phía Tây Nam Budapest tổ chức. Sau đó, chủ lực của hai phương diện quân Liên Xô sẽ phát triển tấn công lên Pápa, Sopron và xa hơn nữa, lên khu vực biên giới Áo-Hung. Trong hành tiến tấn công, các tập đoàn quân 26 và 27 (Liên Xô) sẽ tiến về Szombathely và Zalaegerszeg hình thành cụm quân phía Bắc đánh vu hồi vào Nagykanizsa. Các tập đoàn quân số 26 và 27 sẽ tấn công vào giai đoạn sau và góp phần vào việc thanh toán quân địch bị bao vây, chia cắt. Tập đoàn quân 57 (Liên Xô) và Tập đoàn quân Bulgaria 1 ở cánh trái của Phương diện quân Ukraina 3 tấn công ở phía Nam hồ Balaton nhằm đánh chiếm vựa dầu ở trung tâm Nagykanizsa.
Tập đoàn quân số 46 (lúc này đang thuộc quyền chỉ huy của Phương diện quân Ukraina 2), được sự hỗ trợ của Tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 6 và hai sư đoàn pháo công kích, sẽ tấn công vào phía Nam của sông Danube vào ngày 17-18 tháng 3, phối hợp với Phương diện quân Ukraina 3 bẻ gãy sức kháng cự của quân Đức và phối hợp tấn công về hướng Gyor. Chiến dịch ban đầu dự kiến không có sự tham gia của Phương diện quân Ukraina 2. Tuy nhiên, Bộ Tổng tham mưu Liên Xô thấy cần phải huy động cánh trái của phương diện quân này vào chiến dịch với hai mục tiêu: thứ nhất là tạo một mũi tấn công vu hồi từ phía Bắc vào Viên, thứ hai là đánh chiếm nguồn dầu mỏ cuối cùng của quân Đức tại Zistersdorf, đẩy chế độ Quốc xã Đức vào tình trạng khủng hoảng nhiên liệu hoàn toàn. Để hoàn thành nhiệm vụ tấn công vào Viên, Giang đoàn Danub cũng được huy động làm nhiệm vụ phối hợp với công binh chuyên chở các đơn vị vượt sông. Ngày 16 tháng 3 năm 1945, STAVKA đồng ý với đề nghị của Bộ Tổng tham mưu Liên Xô và lệnh cho Nguyên soái R. Ya. Malinovsky phải sử dụng Tập đoàn quân 46 (được tăng cường) Quân đoàn cơ giới cận vệ 2 và Quân đoàn xe tăng 23 tấn công vào hướng Đông Bắc Viên.
Quân đội Đức Quốc xã.
Binh lực tổng cộng 410.000 người, 700 xe tăng và pháo tự hành, 5.900 đại bác và súng cối, 700 máy bay.
Sau thảm họa của cuộc tấn công bất thành vào hồ Balaton, Tập đoàn quân thiết giáp SS số 6 buộc phải từng bước rút lui về Viên trước sức tấn công dữ dội của 4 Tập đoàn quân Liên Xô. Quân Đức vội vã tổ chức các phòng tuyến tạm thời dọc suốt từ con đường đi từ vùng Tây Hungary đến Đông Áo hy vọng kìm chân hai Phương diện quân Ukraina lúc này đang tiến nhanh về hướng Viên.
Diễn biến.
Ngày 13 tháng 4, trinh sát quân Đức phát hiện ra một hoạt động chuyển quân cực lớn diễn ra ở hậu phương của Phương diện quân Ukraina 3. Ban đầu, phía Đức phỏng đoán đó chỉ là một hoạt động chuyển quân bình thường nhằm trám viện binh vào những lỗ hổng. Tuy nhiên, các tin tức thu thập được sau đó khiến người Đức nhận ra rằng một điều tồi tệ sắp xảy ra đối với các mũi tấn công của Cụm Tập đoàn quân Nam.
Quả thật, từ ngày 14 đến ngày 16, trong khi chiến cục vẫn còn giằng co ở ngoài trận địa, 4 tập đoàn quân Liên Xô đã lặng lẽ tập hợp tại các vị trí xuất phát nằm ngay tại cạnh sườn và sau lưng của quân Đức. Ngày 16 tháng 3, đúng theo kế hoạch, quân đội Liên Xô tổng phản công, bắt đầu bởi các Tập đoàn quân số 46, cận vệ số 4 và số 9, và đến ngày 19 tháng 3 thì Tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 6 cũng nối gót tham gia vào cuộc tấn công. Chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ, quân Đức đã bị đánh lui về điểm xuất phát. Tất cả những gì mà quân Đức giành được trong 10 ngày chiến đấu kịch liệt đã mất sạch.
Mũi tấn công của Phương diện quân Ukraina 3.
Tình hình khởi động chiến dịch Viên có một số điểm gần giống với sự khởi động Chiến dịch Budapest diễn ra ngay sau Chiến dịch Debrecen, Phương diện quân Ukraina 3 phải bắt đầu tấn công ngay sau khi cuộc phản công của Tập đoàn quân xe tăng 6 SS (Đức) bị chặn đứng. Tuy nhiên, quân đội Đức Quốc xã vẫn còn những lực lượng dự trữ và các tuyến phòng thủ trên hướng đến Viên. Tuyến thứ nhất từ Veszprém đến Tatabanija (Tatabanya) chạy dọc theo các dãy đồi thấp phía tây hồ Balaton và hồ Velence. Tại tuyến này, Tập đoàn quân xe tăng 6 SS và Quân đoàn xe tăng 3 (Đức) đã tạo ra một tấm "lá chắn thép" gồm các xe tăng hạng nặng được chôn âm dưới đất. Tuyến thứ hai dọc theo sông Rába từ Dier (Gyor) đến Maribor. Tuyến thứ ba dọc theo biên giới Áo - Hung.
Lúc 15 giờ 35 phút ngày 16 tháng 3, sau 35 phút bắn pháo chuẩn bị, hai tập đoàn quân cận vệ 4 và 9 tại cánh phải của Phương diện quân Ukraina 3 đồng loạt triển khai tấn công. Tuy nhiên, với mật độ pháo binh còn thấp (chưa đủ 180 khẩu/km) và xe tăng thưa thớt (cả hai tập đoàn quân cận vệ 4 và 9 chỉ có 197 xe tăng và pháo tự hành), quân đội Liên Xô gặp nhiều khó khăn trước các lá chắn thép của xe tăng Đức. Đến trước khi trời sẩm tối, Phương diện quân Ukraina 3 chỉ đột phá được từ 3 đến 7 km vào trong phòng tuyến của quân Đức và đã để mất thế bất ngờ khi định đột phá nhanh vào khu vực Szekesfehervar để bao vây Tập đoàn quân xe tăng 6 SS (Đức).
Sau một ngày chần chừ vì lo rằng quân Đức còn có khả năng phản công, cuối ngày 16 tháng 3 năm 1945, STAVKA mới ra Chỉ thị số 11040 yêu cầu nguyên soái R. Ya. Malinovsky chuyển thuộc Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 cho Nguyên soái F. I. Tolbukhin để tăng tốc độ tấn công. Stavka cũng yêu cầu phải bàn giao đủ hơn 400 xe tăng cùng toàn bộ cơ số đạn dược, nhiên liệu dự trữ của tập đoàn quân này và ngay trong đêm 16 tháng 3, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 phải di chuyển từ Budapest đến khu vực Patka - Koher (???) để tấn công từ phía Bắc hồ Velence. Ban đầu, nguyên soái R. Ya. Malinovsky muốn giữ lại một phần xe tăng cho mình nhưng STAVKA không chấp nhận. Sáng 17 tháng 3, Quân đoàn xe tăng cận vệ 5 bắt đầu xuất phát. Dù đã có gắng hết sức nhưng phải mất hai ngày sau, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 mới tập kết xong cũng như hoàn thành việc trinh sát địa hình. Vì các trận đánh còn kéo dài nên Nguyên soái F. I. Tolbukhin không thể sử dụng các xe tăng một cách mạo hiểm.
Trong khi đó thì mỗi phút chậm trễ của Phương diện quân Ukraina 3, dù là do tình thế bắt buộc, đều được quân đội Đức Quốc xã lợi dụng để đưa viện binh tới gia tăng phòng ngự đồng thời với việc chuẩn bị rút quân. Từ ngày 17 đến ngày 22 tháng 3, sức kháng cự của Tập đoàn quân xe tăng 6 SS (Đức) không giảm đi mà còn dữ dội hơn. Chiến sự bùng nổ ác liệt nhất ở Szekesfehervar, một cứ điểm phòng thủ cực mạnh án ngữ con đường thọc sâu vào hậu cứ của quân Đức ở phía Bắc hồ Balaton. Đến cuối ngày 18 tháng 3, Tập đoàn quân cận vệ 4 (Liên Xô) cũng chỉ tiến thêm được 18 km trên một chính diện rộng 36 km. Sáng 19 tháng 3, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 bắt đầu được tung vào cửa đột phá cùng với Tập đoàn quân cận vệ 9. Tuy nhiên, Tập đoàn quân xe tăng 6 SS (Đức) đã kịp thời tập trung tại khu vực này các sư đoàn xe tăng SS 1, 3, 12 và Sư đoàn bộ binh 256 để ngăn cản các xe tăng Liên Xô. Chiến sự lại tiếp tục bùng nổ với cường độ khốc liệt hơn ở khu vực phía Bắc hồ Velence. Bất chấp hỏa lực của hàng rào xe tăng Đức đặt âm trong các chiến hào, trong ngày 19 tháng 3, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 và Tập đoàn quân cận vệ 9 đã tiến thêm được từ 6 đến 8 km. Ngày 20 tháng 3, các tập đoàn quân 26 và 27 cũng tổ chức tấn công lên hướng Veszprém.
Đứng trước nguy cơ bị bao vây, Bộ chỉ huy tối cao Đức Quốc xã buộc phải cho rút các lực lượng xe tăng chủ lực khỏi khu vực hồ Balaton. Cuối ngày 22 tháng 3, Tập đoàn quân xe tăng 6 SS (Đức) bị Phương diện quân Ukraina 3 dồn vào bờ Bắc hồ Balaton và chỉ còn có thể thoát ra bằng một hành lang hẹp rộng 2,5 cây số nằm trong làn lửa đạn của pháo binh Liên Xô. Tuy nhiên sự chống cự dữ dội và có tổ chức cùng việc rút quân kịp thời đã cứu Tập đoàn quân này khỏi thảm họa bị bao vây tiêu diệt. Phương diện quân Ukraina 3 đã không thực hiện được ý định vây hãm các sư đoàn xe tăng Đức vào lòng chảo và tiêu diệt cụm quân này ở giữa hồ Balaton và hồ Velence.
Trong những ngày sau đó, Phương diện quân Ukraina 3 tiếp tục tấn công tại vùng núi Bakony của Hungary. Trước sức ép lớn của quân đội Liên Xô, quân Đức vội vã rút lui về sông Rába. Tại đây, quân Đức đã chuẩn bị sẵn một phòng tuyến mạnh ở bờ Tây con sông với hy vọng có thể cầm chân quân đội Liên Xô trong một thời gian. Tuy nhiên, đà tiến quân quá nhanh của cánh phải Phương diện quân Ukraina đã khiến kế hoạch của phía Đức Quốc xã không thực hiện được. Hồng quân nhanh chóng tràn qua sông Rába và dồn quân Đức về vùng biên giới Hungary-Áo.
Ngày 23 tháng 3, Đại bản doanh Liên Xô phê chuẩn một kế hoạch tấn công tiếp theo của Phương diện quân Ukraina 3. Theo đó, chủ lực của Phương diện quân (tập đoàn quân cận vệ số 4, 9 và xe tăng cận vệ số 6) tiếp tục phát triển tấn công theo hướng Pápa, Sopron, còn Tập đoàn quân số 26 tấn công vào Szombathely và Tập đoàn quân số 17 tấn công theo hướng Zalaegerszeg. Trong khi đó tập đoàn quân số 57 và tập đoàn quân Bulgaria số 1 dự kiến trong các ngày 5 đến 7 tháng 4 sẽ đoạt lấy khu công nghiệp dầu mỏ Nagykanizsa.
Ngày 25 tháng 3, Phương diện quân Ukraina 2 bắt đầu chiến dịch tấn công Bratislava-Brno, găm giữ một lượng lớn binh lực của Cụm Tập đoàn quân Nam (Đức), không cho chúng được điều đến tăng cường cho khu vực Viên.
Trong một nỗ lực cố chống giữ mặt trận tại khu vực Hungary và Áo, Bộ Tư lệnh Đức Quốc xã quyết định rút bớt một phần binh lực của Cụm Tập đoàn quân E chuyển sang cho Cụm Tập đoàn quân Nam. Đồng thời, một Bộ chỉ huy thống nhất và tập trung cho các đơn vị Đức đóng tại khu vực này cũng được thiết lập: từ ngày 25 tháng 3, quyền chỉ huy Cụm Tập đoàn quân F được giao hẳn cho tư lệnh Cụm Tập đoàn quân E là thượng tướng Alexander Löhr.
Ngày 29 tháng 3, cánh trái của Phương diện quân Ukraina 3 - bao gồm Tập đoàn quân số 7 và Tập đoàn quân Bulgaria số 1 - mở một đợt tấn công theo hướng Nam. Tập đoàn quân số 27 được sự hỗ trợ của Quân đoàn xe tăng số 18 và quân đoàn kỵ binh cận vệ số 5 cũng tấn công vào khu vực cánh sườn và sau lưng của Tập đoàn quân thiết giáp số 2 (Đức). Nhằm mục tiêu bảo vệ khu công nghiệp dầu mỏ Nagykanizsa không bị phá hủy, tư lệnh Phương diện quân Ukraina 3 - Nguyên soái F. I. Tolbukhin - đã tung Quân đoàn kỵ binh cận vệ 5 vào khu vực và yêu cầu đơn vị nhanh chóng tiến vòng ra sau lưng của quân Đức, buộc chúng phải tự động tháo lui. Đây là một hành động mạo hiểm vì Quân đoàn kỵ binh cận vệ 5 phải đối mặt với nhiều thách thức khi băng qua một quãng đường dài đến 70 cây số với địa hình hiểm trở. Tuy nhiên nước cờ táo bạo của F. I. Tolbukhin đã thành công và ngày 2 tháng 4, quân đội Liên Xô-Bulgaria đã hoàn toàn làm chủ vựa dầu Nagykanizsa gần như còn nguyên vẹn.
Ngày 1 tháng 4, Đại bản doanh ban hành chỉ thị cho Phương diện quân Ukraina 3 về những mục tiêu cụ thể cho hành động tấn công sắp tới. Chủ lực của Phương diện quân phải đánh chiếm được thủ đô Áo là Viên, và phải tiếp cận tuyến Tulln, Sankt Pölten, NeuLengbach không muộn hơn ngày 12 đến 15 tháng 4, còn các Tập đoàn quân số 26, 27, 57 và Tập đoàn quân Bulgaria số 1 phải giải phóng các điểm dân cư Gloggnitz, Bruk (Bruck), Graz, Maribor và tiếp cận các sông Mürz, sông Mur và sông Drava không muộn hơn ngày 10 đến 12 tháng 4.
Trong thời gian từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 năm 1945, các mũi tấn công của Phương diện quân Ukraina 3 phát triển rất nhanh. Từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 3, các thành phố Pápa (26-3), Dier (28-3), Kapuvar, Sombathely, Zalaegeszeg (29-3) và Szentgotthard (30-3) lần lượt được giải phóng. Ngày 31 tháng 3, quân đội Liên Xô dồn quân Đức về tuyến biên giới Áo-Hung và Hung-Slovakia và bắt đầu tác chiến trên lãnh thổ Áo. Ngày 1 tháng 4, Sopron, Wiener Neustadt, Eisenstadt, Neunkirchen và Gloggnitz cũng được giải phóng. Các tuyến phòng ngự quân Đức tại khu vực biên giới Áo-Hung đã bị chọc thủng. Ngày 4 tháng 4 Phương diện quân Ukraina 3 đã tiếp cận thành phố Viên - thủ đô nước Áo. Diễn biến chiến trường càng ngày càng xấu cho quân đội Đức Quốc xã đã khiến tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Nam là Otto Wöhler mất chức. Thay thế ông ta là thượng tướng Lothar Rendulic, một viên tướng gốc Áo được cho là có năng lực trong việc phòng thủ.
Mũi tấn công của Tập đoàn quân số 46 (Phương diện quân Ukraina 2).
Cuộc tấn công của Tập đoàn quân số 46 bắt đầu vào ngày 17 tháng 3. Trong ngày hôm đó, Tập đoàn quân đã đột phá được 10 cây số và tiếp cận phòng tuyến thứ hai của quân Đức. Ngày hôm sau, Tập đoàn quân vượt sông Altalena, đánh quỵ các cuộc chống trả dữ dội của quân Đức và hành tiến về phía Tây. Sáng ngày 19, quân đoàn cơ giới cận vệ số 2 được tung vào trận địa để phát huy chiến quả và đến ngày 10 họ đã tiến đến tuyến sông Danube phía Tây Tovaros và bao vây 17.000 binh sĩ Đức tại khu vực này, bao gồm binh lực của các sư đoàn bộ binh số 96, 711 (Đức), sư đoàn bộ binh số 23 (Hungary), sư đoàn kỵ binh "Fegelein" và lữ đoàn cơ giới hóa số 92. Trong các ngày từ 21 đến 25 tháng 3, số quân này đã nhiều lần tổ chức các đợt tấn công nhằm mở đường máu thoát ra ngoài, trong đó đợt phá vây mạnh mẽ nhất xảy ra vào chiều tối ngày 21 tháng 3 khi một nhóm lớn quân Đức được sự yểm hộ của 130 xe tăng và pháo tự hành đã tấn công dữ dội vào khu vực Tarkany. Trước sức ép của quân Đức, Quân đoàn bộ binh cận vệ 18 thuộc Tập đoàn quân 46 đang phòng thủ tại đây buộc phải dần dần rút lui và vòng vây của quân đội Liên Xô đứng trước nguy cơ bị phá vỡ. Ngay lập tức, các sư đoàn bộ binh 53 và 99 thuộc Quân đoàn bộ binh 68 từ lực lượng dự bị của Tập đoàn quân 46 được điều lên phía trước và bịt lại lỗ hổng. Ngày 23 tháng 3 quân đội Liên Xô đã khôi phục lại được tình hình. Các đợt phá vây sau đó đều bị Tập đoàn quân 46 phối hợp với hải quân đánh bộ và các hạm tàu của Giang đoàn Danub đánh bại. Vào cuối ngày 25 tháng 3, sau 5 ngày chống cự, số quân Đức bị vây tại đây đã hoàn toàn bị tiêu diệt và tan rã.
Tập đoàn quân 46 (Liên Xô) tiếp tục cuộc tấn công theo hướng Györ. Từ ngày 26 tháng 3, quân đội Liên Xô tiếp tục quá trình tảo thanh quân Đức trên đường hành tiến và ngày 28 tháng 3 đã giải phóng Györ và tiếp cận Komárno, quét sạch quân Đức khỏi hữu ngạn sông Danube từ Budapest đến tận nơi hợp lưu với sông Rába. Ngày 30 tháng 3, Tập đoàn quân số 46 giải phóng Komárno. Trong các ngày sau đó, Tập đoàn quân số 46 tiếp cận biên giới Áo-Hung và chọc thủng phòng tuyến của quân Đức tại khu vực biên giới nằm giữa sông Danube và hồ Neusiedler. Ngày 6 tháng 4, Đại bản doanh gửi chỉ thị số 11063 yêu cầu Tập đoàn quân 46 vượt bờ Bắc sông Danube tại Viên để vòng qua phía Bắc thành phố, chia cắt cụm quân Đức đóng tại Viên với khu công nghiệp dầu mỏ Sisterdorff và đánh chiếm cụm công nghiệp này. Quân đoàn cơ giới cận vệ 2 và Quân đoàn xe tăng 23 được giao nhiệm vụ tăng cường sức mạnh đột phá cho mũi tấn công này. Trong cuộc hành quân này, Giang đoàn Danub đã có nhiều đóng góp rất tích cực khi chỉ trong vòng 3 ngày, các tàu bè của giang đoàn đã chuyên chở 46.000 binh sĩ, 138 xe tăng và pháo tự hành. 743 đại bác và súng cối, 542 ôtô, 2.230 ngựa, 1.032 tấn đạn dược. Trong khi đó, trên con đường đến Viên, quân đội Đức Quốc xã vẫn tổ chức chống cự dữ dội. Bộ chỉ huy tối cao Đức Quốc xã trước nguy cơ để mất con đường liên lạc cuối cùng dẫn đến Viên đã đem hết mọi nguồn lực ra để bảo vệ khu vực này. Rất nhiều lực lượng dự bị của Đức đã được điều đến tăng cường cho khu vực xung quanh Viên.
Giải phóng Viên.
Kế hoạch ban đầu của Phương diện quân Ukraina 3 là tấn công Viên bằng nhiều mũi công kích diễn ra vào cùng thời điểm theo ba hướng: hướng Đông Nam do Tập đoàn quân cận vệ 4 và Quân đoàn cơ giới cận vệ 1 đảm nhiệm; hướng Tây và Tây Nam do Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6, Quân đoàn xe tăng 18 và một phần Tập đoàn quân cận vệ 9 đảm nhiệm. Phần còn lại của Tập đoàn quân cận vệ số 9 sẽ vòng ra sau lưng thành phố từ phía Tây và cắt đường lui của quân Đức.
Quân đội Đức Quốc xã cũng biến thủ đô Áo thành một pháo đài khổng lồ với nhiều công sự kiên cố được bố trí trong thành phố cũng như án ngữ các con đường dẫn đến nó. Nhiều hào chống tăng, hỏa điểm chống tăng và vật cản chống bộ binh được bố trí tại các khu vực trọng yếu và dễ bị tấn công. Trên đường phố bố trí dày dặc các vật cản, hàng rào, tất cả các công trình bằng đá đều được tận dụng làm nơi đồn trú với các hỏa điểm được bố trí khắp các cửa sổ, tầng hầm và gác mái nhà. Tất cả các cây cầu đều được gài mìn. Quân đồn trú trong thành phố bao gồm tàn binh của 8 sư đoàn thiết giáp và 1 sư đoàn bộ binh thuộc Tập đoàn quân thiết giáp SS số 6, ngoài ra còn có các nhân viên quân sự thuộc Trường Thiếu sinh quân Viên và 15 tiểu đoàn độc lập khác. Để tổ chức phòng thủ nội đô, Bộ tư lệnh Cảnh sát dã chiến Đức tại Viên cũng nhận được mệnh lệnh phải thành lập 4 trung đoàn để tổ chức các chốt phòng thủ tại Viên, mỗi trung đoàn có quân số không dưới 1.500 người. Phần lớn các lực lượng đồn trú đều thuộc những đơn vị của Tập đoàn quân xe tăng 6 SS và Tập đoàn quân 6 (Đức) còn sống sót sau Chiến dịch hồ Balaton. Trong đó, Sư đoàn xe tăng 6 trấn thủ tại công viên Prater gần trung tâm thành Viên, các sư đoàn xe tăng 2 SS và 3 SS lập tuyến phòng thủ ở phía Nam thành phố và Sư đoàn bộ binh xung kích "Führer" phòng thủ phía Bắc thành phố. Tổng chỉ huy quân đồn trú là trung tướng bộ binh Rudolf von Bünau, riêng lực lượng thiết giáp do trung tướng SS Wilhelm Bittrich, tư lệnh Quân đoàn xe tăng 2 SS chỉ huy..
Trong khi các trận đánh trinh sát của quân đội Liên Xô đang được thực hiện trên tuyến phòng thủ vòng ngoài của quân Đức ở Viên, ngày 1 tháng 4, Chính phủ Liên Xô ra tuyên bố về vấn đề nước Áo. Bản tuyên bố có đoạn viết:
Ngay ngày hôm sau, ngày 2 tháng 4, Đài Tiếng nói Viên phát thông báo có nội dung bác bỏ tin đồn rằng Viên sẽ là thành phố bỏ ngỏ. Điều này có nghĩa là quân Đức đồn trú trong Viên đã quyết tâm chiến đấu đến cùng.
Một ngày trước cuộc tấn công, ngày 6 tháng 4, Nguyên soái F. I. Tolbukhin ra tuyên bố trên Đài phát thanh Budapest và được ịn ra hàng vạn tờ truyền đơn rải trên khắp thủ đô Viên và lãnh thổ nước Áo. Tuyên bố nêu rõ:
17 giờ chiều ngày 6 tháng 4 năm 1945, Quân đoàn xe tăng 23 (Tập đoàn quân 46) và Quân đoàn xe tăng cận vệ 5 (Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6) của Quân đội Liên Xô gặp nhau tại Korneuburg trên sông Danube phía thượng lưu thành Viên, hình thành vòng vây quanh thành phố. Quân đoàn bộ binh cận vệ 38 và ba trung đoàn pháo tự hành thuộc Tập đoàn quân cận vệ 9 cũng tiến đến Tuln. Chủ lực Tập đoàn quân xe tăng 6 SS (Đức) bị đánh bật về tuyến Sisterdorff - Stokerau. Ở phía Nam, Tập đoàn quân cận vệ 4 (Liên Xô đã tiếp cận ngoại ô phía Nam Viên tại phía Bắc Baden và bắt đầu vượt sông Lizingbach. Thủ đô Áo đã bị vây chặt trong hai vành đai bộ binh, pháo binh và xe tăng Liên Xô.
Ngày 7 tháng 4, chủ lực của Tập đoàn quân cận vệ 9 cùng với Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 (Liên Xô) vượt qua vùng cao nguyên rừng núi của khu vực Rừng Viên ("Wienerwald") và tiếp cận sông Danube. Từ hướng Tây Bắc, mũi đội kích của Tập đoàn quân 46 (Phương diện quân Ukraina 2) đã vượt đến Heinsbureg (Gaiselburg). Tướng Lothar Rendulic điều động Sư đoàn xe tăng 3 SS "Totenkof" ra hướng Bắc thành Viên chặn kích. Ngày 8 tháng 4, Sư đoàn bộ binh cận vệ 34 thuộc Tập đoàn quân cận vệ 4 (Liên Xô) bắt đầu tiến vào nội đô Viên. Cuộc chiến giằng co trong nội đô Viên bắt đầu với các trận công phá bằng pháo binh hạng nặng. Quân đội hai bên đã chiến đấu kịch liệt giành đi giật lại nhiều lần từng ngôi nhà, từng con phố. Đến cuối ngày, các tập đoàn quân cận vệ 4 và 9 (Liên Xô) đã dập tắt từng ổ kháng cự của quân Đức và tiến dần đến trung tâm thủ đô Áo.
Sau ba ngày bị cầm chân ở vùng ngoại vi phía Tây Nam thành Viên, ngày 9 tháng 4, Tập đoàn quân cận vệ 9 và Tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 6 (Liên Xô) đã đánh chiếm được một số bàn đạp quan trọng để tiến ra các khu vực phía Tây thủ đô Áo - một vị trí chiến lược cực kì quan trọng bao gồm nhà ga xe lửa chính của Viên nằm tại đó. Cùng ngày, Quân đoàn cơ giới cận vệ 2 đã đánh chiếm thị trấn Shveyner Garten (???) ở phía Nam thành Viên. Ở phía Đông, ngày 8 tháng 4, Tập đoàn quân cận vệ 4 (Liên Xô) chỉ còn cách trung tâm Viên không quá 15 km. Ở hướng Bắc, Tập đoàn quân 46 bắt đầu lấn sâu vào vùng ngoại ô phía Bắc và dồn Sư đoàn bộ binh xung kích "Führer" về phía Tây. Đến ngày 10 tháng 4, vùng trung tâm Viên đã hoàn toàn bị cô lập khỏi các khu vực xung quanh và quân đồn trú Đức chỉ còn có thể tổ chức kháng cự tại khu vực trung tâm thủ đô Áo.
Các trận đánh vẫn tiếp tục giằng co và căng thẳng, kéo dài cả ngày lẫn đêm. Trong tình thế tuyệt vọng, quân Đức đã cho nổ tung tất cả các cây cầu bắc ngang qua sông Danube. Trong mệnh lệnh được Bộ tổng tư lệnh lục quân Đức Quốc xã ban hành bao gồm cả việc đánh sập cây cầu "Đế chế" ("Reichsbrücke"), một trong các cây cầu cổ kính nổi tiếng và là cây cầu duy nhất còn lại tại Viên nhằm cắt đứt mọi con đường để quân đội Liên Xô có thể tấn công lên phía Bắc. Để đối phó lại, quân đội Liên Xô quyết định tổ chức một đợt tấn công đổ bộ nhằm chiếm giữ cây cầu "Đế chế" trước khi quân Đức kịp ra tay phá hủy. Đợt tấn công diễn ra vào tối 11 tháng 4 do một tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn hải quân đánh bộ cận vệ 217 thực hiện dưới sự yểm hộ của các pháo hạm thuộc Giang đoàn Danub. Khi triển khai đội hình mật tập, tiểu đoàn này đã vấp phải hỏa lực rất mạnh của quân Đức trấn thủ cây cầu và phải dừng lại khi cách mục tiêu 400 mét. Trước diễn biến này, sau khi phân tích tình hình mặt trận, Hội đồng quân sự Phương diện quân Ukraina 3 đã quyết định tập trung tất cả các lực lượng hiện có và mở một cuộc tấn công đồng loạt bằng nhiều mũi công kích vào nội đô Viên. Việc chế áp và vô hiệu hóa pháo binh Đức được đặc biệt chú ý trong hành động tổng công kích này. Nhiệm vụ chế áp đó đã được giao cho Thượng tướng M. I. Nedelin - chỉ huy pháo binh của Phương diện quân Ukraina 3 - và thượng tướng không quân A. V. Sudets - tư lệnh Tập đoàn quân không quân số 17.
Cuối cùng, sau một đợt công kích dữ dội bằng nhiều mũi tấn công cùng phối hợp với nhau, vào giữa ngày 13 tháng 4 quân đội Liên Xô đã hoàn toàn thanh toán số quân đồn trú Đức còn sót lại ở trung tâm thủ đô Áo. Cùng ngày hôm đó, một tiểu đoàn của Sư đoàn bộ binh cận vệ 21 có Lữ đoàn xe tăng cận vệ 9 (Quân đoàn cơ giới cận vệ 1) mở đường phối hợp với Sư đoàn đổ bộ đường không 7 và hải quân đánh bộ của Giang đoàn Danub đã đánh chiếm cả hai đầu của cây cầu "Đế chế". Hai xe tăng T-34 của trung úy A. S. Kudryavtsev (trưởng xe), các trung sĩ A. M. Kulnev (pháo thủ), M. O. Lastovsky (lái xe); trung úy A. M. Zolkin (trưởng xe), hạ sĩ N. D. Borisov (pháo thủ) và chiến sĩ G. M. Moskalchuk (lái xe) đã xông lên cầu. Mặc dù chiếc xe của trung úy A. S. Kudryavtsev bị bắn cháy nhưng nó vẫn tiếp tục nhả đạn tiêu diệt toán công binh Đức đang chuẩn bị điểm hỏa. Trung úy A. S. Kudryavtsev hy sinh nhưng cây cầu đã được chiếm giữ nguyên vẹn. Trong ngày 13 tháng 4, Tập đoàn quân 46 cũng đánh chiếm Essling. Việc giải phóng Viên kết thúc mỹ mãn vào buổi tối cùng ngày khi toàn bộ lực lượng Đức bị vây ở Viên ra đầu hàng, đúng 2 ngày trước khi 3 Phương diện quân Liên Xô đồng loạt nổ súng trên bờ sông Oder. Thấy trước được sự thất thủ khó tránh khỏi, tướng Josef Dietrich đã lệnh cho toàn bộ cơ quan chỉ huy của Quân đoàn xe tăng 2 SS kịp thời chạy thoát khỏi Viên vào chiều ngày 13 tháng 4.
Trong thời gian cuộc chiến ở Viên còn đang tiếp diễn ác liệt, ngày 8 tháng 4, một mũi tiến công của Quân đoàn bộ binh 37 thuộc Tập đoàn quân cận vệ 9 đã vòng qua thủ đô nước Áo và tiếp cận khu vực Linz và Graz. Hải quân đánh bộ của Giang đoàn Danub cũng đổ bộ thành công lên thành phố Klosterneuburg vào ngày 13 tháng 4 và chiếm giữ một đầu cầu tại bờ Bắc sông Danube. Cuối tháng 4, quân đội Liên Xô gặp quân đội Hoa Kỳ tại tuyến Linz, Graz, Gifle (Griffen) và Klagenfurt
Diễn biến chính trị - quân sự có liên quan.
Cuộc khởi nghĩa bất thành ở Viên.
Quân đội Liên Xô không đơn độc khi tấn công vào thành phố Viên. Phía trong lòng Viên vẫn tồn tại những nhóm kháng chiến của các lực lượng yêu nước, chống phát xít của Áo. Trong đó nổi bật nhất có Nhóm kháng chiến O-5 (một thành viên của tổ chức "Nước Áo, hãy thức tỉnh") do thiếu tá Carl Szokoll, Trưởng phòng quân lực thuộc Bộ Tham mưu Quân đoàn dự bị động viên 17 (Áo) lãnh đạo. Các tổ chức kháng chiến này đã tích cực thực hiện các hoạt động phá hoại sau lưng quân đội Đức và đã đặt kế hoạch phối hợp chiến đấu cùng với quân đội Liên Xô.
Ngày 2 tháng 4, hai lính Áo là thượng sĩ Ferdinand Käs, phụ trách văn thư và binh nhất lái xe Johann Reif đã lái xe sang phòng tuyến của Tập đoàn quân cận vệ 9 tại khu vực Hochwolkersdorf. Hai người này tự nhận là đại diện cho các sĩ quan phản chiến trong Bộ tham mưu Quân đoàn động viên 17 (Áo), xin gặp cấp chỉ huy Liên Xô đề nghị hỗ trợ cho cuộc khởi nghĩa sắp nổ ra tại Viên. Ferdinand Käs cho biết, những người yêu nước Áo chống phát xít đã có trong tay 2 tiểu đoàn quân dự bị động viên và 1 đại đội pháo binh. Ngoài ra, còn có khoảng 1.200 người Áo trong các đơn vị khác cũng hứa tham gia cùng khoảng 20.000 người dân thành Viên. Vốn biết đến kinh nghiệm về các cuộc khởi nghĩa ở Warszawa và Slovakia cũng như cuộc khởi nghĩa bất thành ở Budapest, Nguyên soái F. I. Tolbukhin chỉ thị cho tướng I. S. Anoshin, chủ nhiệm chính trị Phương diện quân yêu cầu cấp chỉ huy của họ sang tiếp xúc với quân đội Liên Xô.
Ngày 5 tháng 4, đích thân thiếu tá Carl Szokoll, trưởng phòng quân lực của Quân đoàn dự bị động viên 17 (Áo) vượt sang trận tuyến của quân đội Liên Xô. Ông cho biết chính ông là người đứng đầu của tổ chức yêu nước bí mật có tên "Nước Áo, hãy thức tỉnh". Ông cũng cho biết cuộc khởi nghĩa đã được chuẩn bị xong xuôi về mọi mặt. Tướng A. S. Zheltov, Ủy viên hội đồng quân sự Phương diện quân Ukraina 3 hoan nghênh những người yêu nước Áo đã đặt vấn đề phối hợp tác chiến và ra ngay những chỉ thị cần thiết cho phía quân đội Liên Xô. Liên lạc bằng điện đài vô tuyến giữa Ban chỉ huy cuộc khởi nghĩa với Bộ tham mưu Phương diện quân Ukraina 3 được thiết lập, các tín hiệu, ám hiệu khởi sự và sơ đồ bố trí quân khởi nghĩa phối hợp với quân đội Liên Xô cũng được thỏa thuận. Tín hiệu đó chính là lời kêu gọi của tư lệnh Phương diện quân được phát qua vô tuyến điện và Đài phát thanh Budapest. Chiến dịch được đặt tên mã là "Radetzky" theo tên một tướng chỉ huy quân đội Áo thời trung đại, công tước Josef Wenzel Radetzky von Radetz. Theo đánh giá của các chỉ huy Liên Xô, cuộc khởi nghĩa này nổ ra rất đúng thời cơ, sẽ phá hoại cuộc phòng thủ của quân Đức từ bên trong và giảm bớt thiệt hại cho thành phố Viên.
12 giờ 30 phút ngày 6 tháng 4, tín hiệu khởi nghĩa được phát đi qua vô tuyến điện và Đài phát thanh Budapest khi quân đội Liên Xô bắt đầu công phá các tuyến phòng thủ vòng ngoài của quân Đức ở Viên. Tuy nhiên, từ đó đến ngày hôm sau, Bộ Tham mưu Phương diện quân Ukraina 3 không thể nào bắt được tín hiệu từ phía những người khởi nghĩa. Sau giải phóng thành Viên, cơ quan SMERSH của quân đội Liên Xô tiến hành điều tra và được biết về tấn bi kịch của những người yêu nước Áo chống phát xít. Cơ quan mật thám SS Gestapo trong điều kiện rối loạn xã hội trước thất bại của quân đội Đức Quốc xã vẫn hoạt động một cách rất chuyên nghiệp và đều đặn. Các mật báo viên của Sở Gestapo ở Viên đã mua chuộc được một số người của tổ chức "Nước Áo, hãy thức dậy". Các cuộc bắt bớ lập tức được Gestapo tiến hành. Thiếu tá Karl Biedermann, đại úy Alfred Huth, trung úy Rudolf Raschke và nhiều người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã bị bắt và bị quân SS treo cổ lên cột đèn tại quận Floridsdorf, phía Bắc Viên. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt từ trong trứng. Không những thế, cơ quan SMERSH còn phát hiện ra một số nhân vật chóp bu của tổ chức "Nước Áo, hãy thức tỉnh" đã phản bội lại thiếu tá Carl Szokoll và các đồng chí của ông. Còn "Nước Áo, hãy thức tỉnh" chỉ là một tổ chức hai mang, vừa có liên hệ với cơ quan OSS (Hoa Kỳ) vừa có liên lạc với Gestapo để lung lạc những người kháng chiến Áo chân chính. Tổ chức này đã in hàng loạt tờ rơi để kêu gọi người Áo hãy chống lại cái mà họ gọi là "nền quân phiệt đỏ".
Mặc dù cuộc khởi nghĩa ở nội đô Viên không nổ ra nhưng các tổ chức kháng chiến người Áo vẫn tiếp tục hoạt động vũ trang chống lại quân Đức và phối hợp với Hồng quân bảo vệ các nhà máy, các mỏ dầu, các cây cầu chiến lược và các công trình giao thông quan trọng khác.
Karl Renner và việc thành lập Chính phủ Lâm thời Áo.
Chính trị gia Karl Renner sinh năm 1870, là một nhà nghiên cứu chủ nghĩa Mác, thành viên của Đảng Xã hội Dân chủ Áo (SDPÖ) từ năm 1894. Nghị sĩ quốc hội Áo-Hung từ năm 1907. Năm 1918, ông tham gia cuộc cách mạng hiến pháp ở Áo, là thành viên Hội đồng lập pháp Áo. Từ năm 1930 đến năm 1933, ông là Chủ tịch Hội đồng quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Áo. Năm 1933, Engelbert Dollfuß lên cầm quyền đã cấm các đảng theo chủ nghĩa xã hội. Các nhà tù được lập ra để giam giữ những thành viên đối lập với Đảng phát xít Áo, trong đó có các thành viên chủ chốt của Đảng Xã hội Dân chủ Áo (SDPÖ), Đảng Xã hội Áo (SÖP), Đảng Cộng sản Áo (KPÖ) và các thành phần vô chính phủ. Sau khi Engelbert Dollfuß bị ám sát, Kurt von Schuschnigg tiếp tục chính sách này cho đến khi nước Áo bị Hitler cưỡng chiếm năm 1938. Karl Renner lui về sống ẩn dật ở miền Nam nước Áo và không tham gia các hoạt động chính trị.
Ngày 3 tháng 4 năm 1945, Karl Renner đã tìm đến cơ quan tham mưu của Sư đoàn bộ binh 103, Quân đoàn bộ binh cận vệ 37 thuộc Tập đoàn quân cận vệ 9 (Liên Xô). Ông tỏ lòng hợp tác với quân đội Liên Xô để giải phóng nước Áo khỏi chủ nghĩa phát xít. Ông nói:
Ngày 4 tháng 4, STAVKA nhận được báo cáo của Hội đồng quân sự Phương diện quân Ukraina 3 về cuộc gặp gỡ với Karl Renner và lập tức có điện chỉ đạo cho tư lệnh phương diện quân, nguyên soái F. I. Tolbukhin:
Sau khi thủ đô Viên của Áo được giải phóng, Kerl Renner đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp thiết thực để mau chóng lập ra một chính phủ lâm thời cho nước Áo. Sử dụng các mối quan hệ của mình và sự khéo léo về chính trị, ông đã triệu tập được một nội các đa thành phần bao gồm Đảng Xã hội Dân chủ Áo (SDPÖ), Đảng Xã hội Áo (SÖP), Đảng Nhân dân Áo (ÖVP), Đảng Cộng sản Áo (KPÖ) và một số nhân sĩ, trí thức không đảng phái. Thành phần chính phủ gồm có:
Ngày 27 tháng 4 năm 1945, Chính phủ lâm thời Áo ra bản Tuyên ngôn độc lập của nước Áo, khôi phục lại nước Cộng hòa Áo. Ngày 11 tháng 9 năm 1945, Hội đồng kiểm soát của đồng minh ở Áo mời Karl Renner triệu tập một hội nghị liên bang ở Viên. Sau Hội nghị Liên bang họp từ ngày 24 đến ngày 26 tháng 9 có giá trị như một Quốc hội lâm thời, các tiểu bang của Áo thừa nhận chính phủ của Karl Renner tại Viên. Hội nghị Liên bang lần thứ hai họp từ ngày 9 đến ngày 10 tháng 10 năm 1945 đã quyết định phục hồi hiệu lực của Hiến pháp Liên bang Áo năm 1929.
Ngày 25 tháng 11 năm 1945, tại Áo đã diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội dân chủ đầu tiên kể từ năm 1933. Có 93,23 % trong số 3,5 triệu cử tri Áo trong danh sách đăng ký đã đi bầu cử 165 ghế của Quốc hội Liên bang Áo. Kết quả: Đảng Xã hội Áo (ÖVP) giành 49,80% số phiếu bầu, đạt 85 ghế tại quốc hội; Đảng Xã hội dân chủ Áo (SPÖ) giành 44,60% số phiếu bầu, được 76 ghế; Đảng Cộng sản Áo (KPÖ) giành 5,42% số phiếu bầu, được 4 ghế. Đảng Dân chủ Áo (DPÖ) chỉ giành được 0,19% số phiếu bàu, không đủ điều kiện để có một ghế tại Quốc hội Áo. Trong số 165 nghị sĩ đầu tiên của nền Cộng hòa Áo thứ hai, có 118 người là cựu tù chính trị và chiến binh kháng chiến Áo trong thời kỳ quân đội Đức Quốc xã chiếm đóng nước này.
Ngày 20 tháng 12 năm 1945, căn cứ kết quả cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội Áo ngày 25 tháng 11 năm 1945, Chính phủ lâm thời Áo chấm dứt hoạt động, nhường chỗ cho một chính phủ chính thức. Karl Renner được Quốc hội Áo bầu làm tổng thống đầu tiên của nền Cộng hóa Áo thứ hai. Leopold Figl, người của Đảng Dân chủ Áo (DPÖ) được bầu làm thủ tướng.
Kết quả, đánh giá và ảnh hưởng.
Kết quả.
Chiến dịch Viên tiến hành thắng lợi đã giúp quân đội Liên Xô đánh tan một lượng rất lớn binh lực của Đức Quốc xã, giải phóng toàn bộ lãnh thổ Hungary cùng với một phần lớn lãnh thổ Áo và thủ đô của nó, thành phố Viên. Điều này đồng nghĩa với việc quân Đức đã để mất khu vựa dầu quan trọng chiến lược tại Nagykanizsa cùng khu trung tâm công nghiệp Viên và miền Đông Áo.
Chiến thắng tại Viên cũng đã góp phần nên sự hồi sinh của một đất nước Áo dân chủ và độc lập sau thế chiến thứ hai. Ngay sau chiến thắng Viên, dưới sự đồng thuận của phía Liên Xô, chính trị gia Áo Karl Renner đứng ra thành lập chính phủ lâm thời tại thành phố này và tuyên bố Áo ly khai khỏi nước Đức Quốc xã.
Rất nhiều thành phố và điểm dân cư của Áo và Hungary đã được quân đội Liên Xô giải phóng trong chiến dịch Viên, chủ yếu nằm tại miền Đông nước Áo gồm: Bruk, Wiener-Neustadt, Gloggnitz, Korneuburg, Neunkirhen, Floridsdorf, Eisenstadt, Viên (tại Áo), Beguin, Vashvar, Veszprem, Devecher, Esztergom, Zalaegerszeg, Zirts, Kapuvar, Kermend, Koszeg, Kestel, Komárom, Madyarovar, More, Marzano, Nadbayom, Nagykanizsa, Nadyatad, Nesmith, Dad, Szekesfehervar, Szentgotthard, Szombathely, Felshegalla (nay là Tatabánya), Tata, Csorna, Churgo, Sarvar, Sopron, Ening (tại Hungary).
Con số thương vong của quân đội Đức Quốc xã và tàn quân ngụy Hungary trong chiến dịch Viên chưa được thống kê chính xác. Tuy nhiên, trong thời gian 30 ngày quân đội Liên Xô tổ chức tấn công giải phóng Hungary, Áo và Tiệp Khắc (xảy ra trog khung thời gian diễn ra chiến dịch Viên), Hồng quân đã bắt sống được 130.000 tù binh, thu giữ và phá hủy hơn 1.300 xe tăng và pháo tự hành cùng 1.300 pháo cối. Trong giai đoạn bao vây và công kích thành phố Viên, có 19.000 quân Đức bỏ mạng và 47.000 bị bắt làm tù binh. Thương vong của Phương diện quân Ukraina 2 và 3 trong cùng thời điểm khoảng 30 ngày xảy ra chiến dịch Viên là 41.359 người chết và 136.386 người bị thương, trong đó trong giai đoạn bao vây Viên có 18.000 binh sĩ Liên Xô tử trận. Thương vong của Tập đoàn quân Bulgaria số 1 là 2.698 người chết và 7.107 người bị thương.
Thương vong của thường dân trong thành phố cũng không nhỏ. Một phần các công trình kiến trúc trong Viên đã trở thành đống gạch vụn sau trận chiến. Trong thời điểm đó, thành phố không có điện, không có nước máy, không có khí đốt và cũng không có cảnh sát để kiềm chế các hành động hôi của và cướp bóc của một bộ phận dân cư trong thành. Về phía quân đội Liên Xô, các cấp chỉ huy đã ra sức giữ kỷ luật nghiêm ngặt và các lực lượng Liên Xô tấn công vào thủ đô Áo nhìn chung có thái độ hành xử đúng mực và nghiêm túc đối với thường dân; tuy nhiên cũng không tránh khỏi một bộ phận binh sĩ Liên Xô thực hiện các hành động tiêu cực như hôi của và cưỡng hiếp. Một số ý kiến như của Peter Gosztony cáo buộc rằng tình trạng hỗn loạn trong thành phố kéo dài đến vài tuần và có thể so sánh với những thời khắc tồi tệ nhất trong cuộc Chiến tranh Ba mươi năm.
Đẻ giải quyết hậu quả chiến tranh, Chính phủ Liên Xô đã viện trợ cho Chính phủ Lâm thời ở Áo một khối lượng đáng kể các mặt hàng thiết yếu để người dân thành Viên sớm ổn định đời sống gồm có: 45 000 tấn ngũ cốc, 4.000 tấn thịt, 1.000 tấn mỡ, 2.700 tấn đường, 1.800 tấn muối, 225 tấn cà phê. Công binh Liên Xô đã tháo gỡ bom mìn tại 3.500 tòa nhà, sửa chữa 17.000 căn hộ, khôi phục mạng lưới dẫn nước tại 1.447 địa điểm, khôi phục hệ thống dẫn khí đốt tại 1.407 địa điểm, khôi phục hoạt động của 2 hồ chức nước và 21 bể chứa nước sạch; khôi phục cấp điện cho 15.000 địa điểm, san lấp 4.457 hố bom, khôi phục 1.239 km đường sắt, 10 cầu đường sắt và 86 cầu đường bộ. Nhằm giúp người dân Áo khôi phục sản xuất nông nghiệp, từ tháng 4 năm 1945 đến tháng 4 năm 1946, Chính phủ Liên Xô đã viện trợ không hoàn lại cho Chính phủ Áo 70.000 tấn hạt giống lúa mỳ và ngũ cốc, 17.000 tấn hạt giống kiều mạch, 60.000 tấn giống củ cải đường. Phương diện quân Ukraina 3 (Liên Xô) cũng chuyển giao hơn cho Tòa thị chính thành phố Viên hơn 100 ô tô để khôi phục mạng lưới giao thông công cộng của thành phố và các đội cứu hỏa, cứu thương. Hơn 1.300.000 dân thành Viên đã được ổn định đời sống chỉ sau nửa năm.
Đánh giá.
Chiến dịch Viên là một trong các chiến dịch bao vây cuối cùng của quân đội Liên Xô tại Trung Âu. Không như chiến dịch Budapest, quân đội Đức Quốc xã rơi vào một vòng vây lỏng hơn và một phần lớn cụm quân Đức tại Viên đã thoát khỏi những đòn tấn công của quân đội Liên Xô. Sở dĩ Tập đoàn quân xe tăng 6 SS (Đức) một lần nữa trốn thoát được là do Phương diện quân Ukraina 2 sau khi đánh chiếm Bratislava đã bị hút theo hướng Brno. Các tập đoàn quân 40 và 53 (Liên Xô) cũng như các tập đoàn quân 1 và 4 (Ronmania) do không trang bị đủ các phương tiện kỹ thuật để tác chiến ở địa hình rừng núi đã tấn công rất chậm. Đến ngày 12 tháng 4, họ mới vượt qua được dãy núi "Tiểu Carpath" và ngày 15 tháng 4 thì bị chặn lại trên sườn phía Nam của dãi "Đại Carpath". Đội hình tấn công xòe rộng trên cánh phải của Phương diện quân Ukraina 2 đã buộc Tập đoàn quân cận vệ 7 và Cụm kỵ binh cơ giới 1 Liên Xô) phải mở rộng chính diện lên hướng Brno để giữ được sự liên tục của chính diện tấn công và không bị hở sườn. Do đội hình bị phân tán mỏng ra, Tập đoàn quân cận vệ 7 và Cụm kỵ binh có giới 1 (Liên Xô) đã bị Tập đoàn quân 8 (Đức) chặn lại trên sông Morava trong ba ngày. Thời gian đó đủ để Tập đoàn quân xe tăng 6 SS (Đức) lách qua vòng vây chưa khép chặt của Tập đoàn quân 46 (Liên Xô) trên hướng bắc Viên và chạy thoát về biên giới Tiệp Khắc - Áo.
Ảnh hưởng.
Về chiến tranh và chính trị, Chiến dịch Viên đặt dấu chấm hết cho các nỗ lực của Bộ chỉ huy tối cao của nước Đức Quốc xã muốn biến cả vùng Alpes thành một pháo đài để tiếp tục chống lại quân đội các nước đồng minh. Không lâu sau khi Viên bị chiếm, các thành phố lớn khác của nước Áo như Salzburg, St. Pölten, Wolfsberg, Klagenfurt, Linz, Innsbruck đều bị quân đội đồng minh chiếm đóng. Quân đội Đức Quốc xã không còn đủ lực lượng để phòng thủ tại miền Nam nước Đức và Tiệp Khắc khi phạm vi chiếm đóng của họ ngày một thu hẹp.
Về kinh tế, vùng công nghiệp Viên và khu công nghiệp dầu mỏ Zistersdorf bị đánh chiếm đã tước nốt nguồn cung cấp dầu mỏ cuối cùng của Đế chế thứ ba, đẩy nước này vào cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng trong tháng cuối cùng của Chiến tranh thế giới thứ hai tại châu Âu và sớm đưa nước Đức Quốc xã đến thất bại hoàn toàn.
Chiến dịch Viên cũng tạo cho quân đội Liên Xô một vùng chiếm đóng ở phía Đông nước Áo bao gồm các bang Burgenland, Hạ Áo, Thượng Áo ở phía bắc sông Danube và phía đông của sông Enns. Mặc dù quân đội Liên Xô chiếm trọn thành phố Viên nhưng theo thỏa thuận giữa các nước đồng minh chống phát xít, Viên cũng có số phận như Berlin, nó bị chia làm 4 khu vực chiếm đóng do chính quyền quân sự Đồng minh quản lý bằng cách thay nhau ủy trị, mỗi nước một tháng. Khu vực chiếm đóng của quân đội Liên Xô bao gồm các quận 2, 4, 10, 20, 21 và 22. Quận 1, quận trung tâm nội đô Viên là vùng quản lý chung, mỗi nước đồng minh quản lý quận này trong một tháng. Ngày 15 tháng 5 năm 1955, tại Cung điện Belvedere (Viên), các nước đồng minh Anh, Mỹ, Pháp, Liên Xô và Chính phủ Áo ký kết Tuyên bố chung công nhận nền độc lập và trung lập của Áo. Ngày 19 Tháng 10 năm 1955, quân đội Liên Xô rút khỏi Áo. Ngày 25 tháng 10 năm đó, những đơn vị quân Anh cuối cùng cũng rút khỏi Áo.
Tưởng niệm và ghi công.
50 đơn vị có thành tích chiến đấu xuất sắc trong chiến dịch Viên đã được phong tặng tên hiệu danh dự "Viên" trong tên gọi của mình. Đồng thời, để tưởng thưởng cho chiến công trong trận đánh này, Ngày 9 tháng 6 năm 1945, Chủ tịch đoàn Xô Viết Tối cao Liên Xô đã ban hành huy chương "Vì sự nghiệp giải phóng Viên". Theo thống kê của Ủy ban nhà nước về giải thưởng quốc gia Liên bang Nga, đến ngày 1 tháng 1 năm 1995, đã có 277.380 người được trao tặng huy chương này.
Vào tháng 8 năm 1945, tại quảng trường Schwarzenbergplatz ở Viên người ta đã xây dựng một đài tưởng niệm các chiến sĩ Hồng quân đã hy sinh trong cuộc chiến giải phóng Áo khỏi ách phát xít. Trên tượng đài có bản khắc chìm toàn văn bản nhật lệnh của Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô I. V. Stalin chúc mừng Hồng quân giải phóng thủ đô Viên của Áo. Trong chuyến thăm hữu nghị Cộng hòa Áo, ngày 9 tháng 2 năm 2001, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm này. | 1 | null |
Hệ thống đăng ký quốc tế (tiếng Anh: "Madrid system") là hệ thống quốc tế để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá nhiều tại các nước trên thế giới. Cơ sở pháp lý của nó là điều ước quốc tế đa phương Hiệp định Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu năm 1891, cũng như Nghị định thư liên quan đến Thoả ước Madrid (1989).
Hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu hiện nay đang vận hành gồm có Thoả ước Madrid (MA) và Nghị định thư (Protocol) (MP). MA ra đời từ năm 1891 có 56 quốc gia là thành viên của MA tính đến ngày 15/7/2009. Vì nhiều nước lớn như Mỹ, Nhật, Anh, Hàn Quốc, Singapore, Australia đều không tham gia MA nên MP đã ra đời năm 1989 bắt đầu có hiệu lực từ 1/12/1995. Việt Nam tham gia cả MA và MP, cụ thể MA: 8/3/1949 và MP: 11/7/2006.
Thành viên.
Với số lượng lớn các nước tham gia như vậy nên người ta còn gọi đây là phương thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu toàn cầu. Dưới đây là tổng hợp các nước thành viên của MA và MP được chia theo khu vực địa lý:
Khu vực châu Âu: Armenia, Albania, Áo, Belarus, Bỉ, Bosnia và Herzegovina, Bulgaria, Croatia, Đảo Síp, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Gruzia, Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Italy, Ireland, Latvia, Liechtenstein, Lithuania, Luxembourg, Monaco, Monternegro, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Moldova, Romania, Nga, Serbia, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Ma-xê-đô-ni-a, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraina, Vương quốc Anh, San Marino.
Khu vực châu Á: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Việt Nam, Uzbekistan, Turkmenistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Tajikistan, Cộng hòa Syria Arap, Oman, Mông Cổ, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Iran, Bắc Triều Tiên, Bahrain, Bhutan, Azerbaijan.
Khu vực châu Phi: Algeria, Ai Cập, Kenya, Liberia, Lesotho, Morocco, Mozambique, Namibia, Sudan, Sierra Leone, Zambia, Swaziland, Sao Tome & Principe, Madagascar, Botswana, Ghana.
Khu vực châu Mỹ: Mỹ, Cuba, Antigua & Barbuda.
Khu vực Châu Đại dương: Australia. | 1 | null |
Văn học Đàng Ngoài thời Lê trung hưng là một bộ phận của văn học Việt Nam, phản ánh các thành tựu về văn, thơ của nước Đại Việt dưới thời nhà Lê trung hưng từ năm 1593 đến năm 1789 trong vùng lãnh thổ từ sông Gianh trở ra dưới quyền cai quản của vua Lê chúa Trịnh.
Đặc điểm.
Thế kỷ 17 chứng kiến 2 cuộc nội chiến: giữa họ Trịnh và tàn dư họ Mạc, đồng thời giữa họ Trịnh và họ Nguyễn. Văn học chữ Hán vẫn mang dư âm của văn học thế kỷ 16: sự trăn trở của các sĩ phu giữa con đường theo phe nào trong cuộc nội chiến, hoặc ẩn dật an nhàn. Tác gia điển hình nhất trong thời kỳ đầu là Phùng Khắc Khoan với "Mai lĩnh sứ hoa thi tập" và "Phùng công thi tập".
Từ cuối thế kỷ 17 sang thế kỷ 18, hòa bình lập lại đánh dấu sự phát triển thịnh vượng nhất của nền văn học cổ điển Việt Nam. Nhiều tác phẩm ra đời thời kỳ này đến nay vẫn còn là tác phẩm có giá trị. Văn học không hàm chứa ý thức hệ phong kiến mạnh như trước mà hàm chứa nhiều nội dung các giai đoạn lịch sử khác không có.
Nội dung chính của văn học thời kỳ này là những đề tài sau:
Về hình thức, văn học chữ Nôm chiếm ưu thế hơn và ngày càng có vai trò quan trọng trong nền văn học. Thể thơ lục bát và song thất lục bát đã hoàn chỉnh; ngôn ngữ phong phú trong sáng, tế nhị. Văn học chữ Nôm thời kỳ này đạt tới đỉnh cao. Từ các truyện Nôm khuyết danh, ngôn ngữ tiếng Việt được kết tinh và đạt tới tầm cao chưa từng có.
Văn học phi chính thống.
Văn học dân gian.
Cùng với văn học viết, văn học dân gian thời kỳ này cũng có những bước phát triển mạnh mẽ. Phong trào đấu tranh của quần chúng đối với nền thống trị ngày càng tăng, ít nhiều đã dội vào văn học dân gian những nội dung sáng tạo đặc biệt. Những câu ca dao phản ánh sự phân biệt giai cấp và sự phản kháng của quần chúng bị áp bức:
Hoặc những câu phản ánh đời sống trong phủ chúa cùng sự tranh chấp quyền lực trong bộ máy chính quyền:
Ngoài ca dao, dân gian còn có những bài vè, điển hình nhất là truyện Quận He để tưởng nhớ thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân Nguyễn Hữu Cầu.
Về văn xuôi, Trạng Quỳnh là truyện chống đối chế độ phong kiến một cách có hệ thống, có ý thức và triệt để nhất. Trạng Quỳnh chống cả vua Lê, chúa Trịnh và các quan lại hống hách, giễu cợt các nho sĩ bất tài,… Cùng với Trạng Quỳnh, Trạng Lợn cũng là tác phẩm có tính phê phán sâu sắc; nói về sự may mắn ngẫu nhiên của một chàng con nhà buôn thịt lợn, học dốt nhưng đã lần lượt được thăng quan tiến chức. Điều đó phản ánh đúng thực trạng của xã hội mua quan bán tước thời đó.
Truyện thơ Nôm.
Đây là một hiện tượng nổi bật trong văn học thời kỳ này, với rất nhiều truyện Nôm khuyết danh - những tiểu thuyết kể bằng văn vần. Từ thế kỷ 17 đã ra đời những tác phẩm thể loại này như "Trinh thử, Trê cóc, Vương Tường, Bạch viên Tôn các"; sang thế kỷ 18 có thêm "Thạch Sanh, Phạm Tải - Ngọc Hoa, Tống Trân – Cúc Hoa, Phạm Công – Cúc Hoa, Hoàng Trừu, Phương Hoa, Nhị độ mai, Lý Công, Phan Trần, Quan Âm Thị Kính..." với quy mô dài hơn.
Sự phát triển nối tiếp của truyện thơ Nôm phản ánh sự đòi hỏi cấp thiết của xã hội về nội dung và hình thức văn học để diễn tả tâm tư, tình cảm con người. Xã hội miêu tả trong các truyện thơ Nôm là xã hội ngột ngạt, nhiều bất công. Ngôn ngữ thể hiện trong các tác phẩm khá mộc mạc và còn thiếu chọn lọc nhưng xét về giá trị nghệ thuật thì nhiều chất trữ tình, hiện thực và phản phong khá rõ nét. Trong nền văn học Việt Nam, truyện thơ Nôm có vị trí khá quan trọng, thể hiện quá trình trưởng thành của ý thức dân tộc và của nền văn học quốc âm Việt Nam.
Văn học chính thống.
Các tác gia của mảng văn học này là những nhà Nho thuộc tầng lớp cai trị. Do hoàn cảnh lịch sử, dòng văn học này phát triển theo những hướng khác nhau, biểu hiện trên 2 mặt: tiêu cực và tích cực.
Văn học chữ Nôm.
Văn học chữ Nôm thuộc phần văn học phát triển phồn thịnh nhất của dòng văn học chính thống, đánh dấu sự phát triển đỉnh cao của nội dung tư tưởng và trình độ nghệ thuật.
Tác phẩm nổi tiếng nhất đầu tiên là Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn vốn viết theo thể chữ Hán và được nữ sĩ Đoàn Thị Điểm chuyển sang thơ Nôm song thất lục bát. Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh giữa thế kỷ 18 khi chiến tranh ở Đàng Ngoài diễn ra liên miên, lên án chiến tranh chia cắt hạnh phúc, phù hợp với tâm tư của nhiều người dân, được hoan nghênh ngay khi mới ra đời. Sau Chinh phụ ngâm, "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều phản ánh nỗi cô đơn, phẫn uất của những người cung nữ, cũng được người đời truyền tụng.
Trong thời kỳ những cuộc nổi dậy chống triều đình giữa thế kỷ 18, có nhiều thủ lĩnh là các sĩ phu. Tác phẩm điển hình của thể loại này là "Hịch Lê Duy Mật" nhằm tập hợp nhân dân chống lại họ Trịnh, tạo dựng lại cơ nghiệp nhà Lê; bài thơ "Chim trong lồng" của Nguyễn Hữu Cầu chỉ có 13 câu nhưng rất hàm súc, nêu ý chí hiên ngang và lòng tin vào tự do.
Văn học chữ Hán.
Thể loại văn học chữ Hán gồm có: tiểu thuyết, ký sự, tùy bút; thơ phú và tạp văn.
Tiểu thuyết, ký sự, tùy bút.
Trong những thời kỳ trước, văn học đã có những tác phẩm văn mới, nhưng chưa có những truyện dài. Tiểu thuyết dài theo bố cục chương hồi kiểu Trung Quốc bắt đầu phát triển thời kỳ này, điển hình là Hoàng Lê nhất thống chí. Những tác phẩm như vậy chưa nhiều.
Trong thể loại ký sự bằng thơ, tác phẩm tiêu biểu là "Chúc ông phụng sứ" của Đặng Đình Tướng, "Nguyễn Trạng nguyên phụng sứ tập" của Nguyễn Đăng Đạo, "Tinh sà thi tập" của Nguyễn Công Hãng, "Kính trai sứ tập" của Phạm Khiêm Ích, "Sứ hoa trùng vịnh" của Nguyễn Tông Quai, "Tập tuần ký trình" của Trịnh Sâm...
Thể loại ký sự bằng văn xuôi bắt đầu xuất hiện như "Thượng kinh ký sự" của Lê Hữu Trác và "Tang thương ngẫu lục" của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Áng.
Tùy bút gần giống như thể ký sự và khác với thể loại tùy bút hiện nay. Tùy bút thời kỳ này có nghị luận nhưng trên cơ sở những sự kiện xảy ra như Vũ trung tùy bút ghi chép lại thực tế tập quán phong tục, thi cử và kinh tế của xã hội đương thời.
Văn học chữ Hán tuy có xuất hiện thể loại và đánh dấu bước tiến mới nhưng vẫn nặng về biên soạn, không có những khám phá và chưa mạnh dạn diễn tả hiện thực bằng văn nghệ.
Thơ phú và tạp văn.
Thơ Đường luật vẫn là thể thơ chiếm đa số, rải rác có một số tác phẩm viết theo thể trường đoản cú hay cổ phong.
Về phú không có những bước phát triển mới; tản văn chỉ có văn bia và một số tác phẩm mang tính ngụ ngôn.
Thơ phú mang tính trữ tình thời kỳ này có cá-c tác gia lớn như: | 1 | null |
Phùng Xuân Nhạ (sinh ngày 3 tháng 6 năm 1963) là một giáo sư, tiến sĩ ngành Kinh tế, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước, và là một chính khách Việt Nam. Ông từng là Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 thuộc đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định. Ông từng là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII.
Ông cũng từng là Giảng viên, Phó Trưởng phòng Hành chính – Tuyên huấn – Đối ngoại, Phó Giám đốc Trung tâm Châu Á Thái Bình Dương, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông cũng bị một số cáo buộc liên quan đến việc lũng đoạn Hội đồng Giáo sư Nhà nước, gian lận vì các hành vi đạo văn và đăng bài ở các tạp chí giả khoa học. Ông là một trong hai Uỷ viên Trung ương khóa XII và là người duy nhất trong Chính phủ Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021 được giới thiệu tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII nhưng không trúng cử.
Ngày 24/10 Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ 2016-2021 và nguyên Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bị Ban Bí thư Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo.
Sự nghiệp giáo dục.
Công tác tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
Năm 1989, ông công tác tại Đại học Quốc gia Hà Nội với tư cách là Giảng viên ở Khoa Kinh tế. Năm 1995 và 1996, ông là Phó phòng Hành chính – Đối ngoại, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 1997 đến 2000, ông giữ chức Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á–Thái Bình Dương, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Năm 2003 đến 2007, ông là Giám đốc, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế phát triển, Khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Cũng trong giai đoạn này năm 2005 ông trở thành Phó Chủ nhiệm Khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Từ 5/2007 đến 9/2010, ông giữ chức Bí thư Đảng uỷ kiêm Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đến tháng 1/2011 và kiêm luôn Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế phát triển, Trường ĐH Kinh tế cho đến tháng 12/2007.
Dấn thân vào chính trị.
Từ 9/2010 đến 7/2011 ông làm Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đến tháng 10/2010 ông trở thành Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội. Tháng 1/2011 ông trở thành Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Từ 8/2011 đến 2/2013, ông làm Phó Bí thư thường trực, Phó Giám đốc thường trực Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngày 5 tháng 2 năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm ông giữ chức Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. Đến ngày 9 tháng 9 năm 2014 tiếp tục được Thủ tướng bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngày 26/1/2016 tại Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.
Cáo buộc lũng đoạn Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước.
Theo luật sư Trần Vũ Hải, tháng 4/2016, ông Phùng Xuân Nhạ, lúc đó là Phó giáo sư, Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng Đại học Quốc gia Hà nội được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo, thay ông Phạm Vũ Luận. Tuy nhiên, đây là văn bản đóng dấu "mật" nên không thể công bố được. Theo điều 7 khoản b Quyết định 174/2008 QĐ-TTg trên của Thủ tướng Chính phủ, thành viên HĐCDGSNN phải là giáo sư. Tháng 7/2016, tại kỳ họp thứ ba của HĐCDGSNN khoá 2014-2019, ông Nhạ nhậm chức chủ tịch Hội đồng này chủ trì lễ chia tay ông Luận, trong khi chưa thấy quyết định nào của Thủ tướng phê chuẩn việc ông Nhạ thay ông Luận làm chủ tịch HĐCDGSNN. Tháng 10/2016, với tư cách Chủ tịch HĐCDGSNN, ông Nhạ ký công nhận mình đạt chuẩn giáo sư chuyên ngành kinh tế. Cũng trong thời kỳ ông Phùng Xuân Nhạ là chủ tịch HĐCDGSNN, số lượng phó giáo sư, và giáo sư tăng vọt: năm 2017, số người đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư là 1.226, gấp 1,7 lần so với năm 2016, 2,3 lần năm 2015 . Trước phản ứng và dư luận xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu rà soát việc bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư.
Sự nghiệp chính trị.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngày 9 tháng 4 năm 2016, Chủ tịch nước Trần Đại Quang bổ nhiệm ông làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thay cho Phạm Vũ Luận.
Lúc mới nhậm chức Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo ông phát biểu: "Tôi không quan niệm giáo dục là trận đánh, giáo dục là con người, đó là công trình lớn, xây dựng nhiều năm."
Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong các trường học Việt Nam.
Trước khi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhậm chức, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 được triển khai gần 10 năm song kết quả chưa rõ ràng đồng thời dự án này tiến tốn không biết bao nhiêu tiền gây lãng phí rất nhiều nhưng chưa thấy ai chịu trách nhiệm khi ngày một đi vào quên lãng. Bộ trưởng Nhạ đã cùng các cộng sự nghiên cứu và đưa ra các giải pháp khả thi để tiếng Anh có thể trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong các trường phổ thông ở Việt Nam. Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2016 - 2017, Bộ GD-ĐT đã đưa ra ý tưởng "xây dựng lộ trình đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 . Giải thích về việc phổ cập tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai chưa thể lập tức thành công, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng: ""Nếu bây giờ không đặt ra và bắt đầu làm thì chẳng bao giờ đạt được. Ở Singapore, từ khi Lý Quang Diệu có ý tưởng đưa tiếng Anh thành "ngôn ngữ thứ 2", phải mất gần 40 năm sau đất nước này mới đạt được mức độ trung bình trong việc sử dụng tiếng Anh"." Ông cũng nói thêm, mục tiêu này không thể đạt được trong vòng 10 năm, 20 năm - nhưng khoảng thời gian này sẽ là sự chuẩn bị dần để đạt mục tiêu trên.
Cải cách bậc học phổ thông.
Vấn đề cải cách toàn diện ngành giáo dục và đổi mới các bậc học phổ thông được đề cập đến khoảng 1 năm trước nhiệm kỳ của Bộ trưởng Nhạ và ông đã cùng các cộng sự đưa ra kế hoạch từng bước hiện thực hóa các cải cách mới của ngành giáo dục này. Trong một trả lời phỏng vấn đầu nhiệm kỳ, ông Bộ trưởng đã đề cập đến việc triển khai 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 giải pháp cơ bản được đặt ra cho năm học 2016 - 2017 và những năm tiếp theo. Theo đó, từ năm 2017, ngành giáo dục sẽ tăng cường kỷ cương và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các cơ sở giáo dục, đào tạo. Đối với bậc học mầm non, tiếp tục chú trọng đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Ở bậc học phổ thông, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng... Riêng với giáo dục đại học sẽ đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Cải cách sách giáo khoa theo hướng một chương trình song có nhiều bộ sách giáo khoa.
Vấn đề này đã được đề cập đến trong một thời gian trước đó và như nhận định ban đầu cần có lộ trình nhiều năm để thành hiện thực, song Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra chương trình hành động với quyết tâm nhanh hơn tiến độ ít nhất 1 năm để ngay trong năm học 2019-2020, học sinh lớp 1 có sách giáo khoa mới . Cũng theo chương trình hành động này, sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa cho mỗi chương trình học và các trường được chủ động lựa chọn nhằm phá thế độc quyền về sách giáo khoa, đưa ra nhiều lựa chọn tốt hơn và cải tiến mạnh chất lượng sách cho học sinh, sinh viên.
Vấn đề Đại học.
Đẩy mạnh đổi mới giáo dục đại học.
Vấn đề này được khởi động mạnh từ 2016 và hiện thực hóa bằng các bước đi từ 2017. Ngày 11/8/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2016-2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2017-2018 các cơ sở giáo dục đại học, các trường sư phạm với sự tham gia của hơn 1200 đại biểu ở ba đầu cầu Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Tại đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã nêu ra các bước đi với 2 mục tiêu quan trọng (a) Tạo cơ sở pháp lý hỗ trợ đổi mới giáo dục đại học, và (b) Đổi mới mạnh mẽ quản trị đại học.
Tự chủ đại học.
Bắt đầu nhiệm kỳ từ tháng 6/2016, tại cuộc làm việc với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, các Giám đốc, Hiệu trưởng các Đại học, Học viện, Trường Đại học, Cao đẳng trực thuộc Bộ đã tập trung thảo luận một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học, trong đó thống nhất cao tự chủ đại học chính là chìa khóa để nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Trao đổi tại hội nghị nâng cao chất lượng đào tạo ĐH tại Trường ĐH Lâm nghiệp 22/2/2017, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã tuyên bố "Đại học phải tự sống với thị trường". Ông Nhạ khẳng định, trong bối cảnh phát triển hiện nay, các trường ĐH phải tách ra khỏi cơ quan chủ quản, thực hiện tự chủ và tham gia cạnh tranh bằng chất lượng để tồn tại.
Giảm tải học kiến thức, định hướng đẩy mạnh đào tạo kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên.
Theo nhận định của Bộ trưởng Nhạ, vẫn còn "trống" trong đào tạo kỹ năng sống cho sinh viên trong các trường sư phạm nói riêng và các trường nói chung. Ông đã nhấn mạnh nhiều lần về việc cần giảm tải học chữ, học kiến thức cho học sinh và tăng cường kỹ năng sống, kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên nhằm nâng cao năng lực cuộc sống, năng lực làm việc .
Đại dịch Covid-19.
Năm 2020, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ sẽ làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm phối hợp hỗ trợ miễn phí nền tảng công nghệ cho các địa phương, trường học thực hiện dạy học online, dạy học qua truyền hình, đồng thời tiến hành giảm tải chương trình môn học. Năm 2021, sau khi hầu hết học sinh quay trở lại trường học ông yêu cầu các đơn vị theo chức năng nhiệm vụ chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản năm học để không lúng túng trước bất cứ tình huống nào có thể xảy ra.
Bê bối ngành Giáo dục dưới thời Phùng Xuân Nhạ.
Năm 2018, trong kỳ thi THPT Quốc gia đã xảy ra vụ nâng điểm nghiêm trọng xảy ra ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn và nghi vấn ở một số tỉnh, thành khác đã khiến xã hội mất niềm tin vào một kỳ thi trung thực, khách quan..
Cũng trong năm 2018, Bộ GD&ĐT ra văn bản Dự thảo Quy chế công tác học sinh sinh viên, trong đó có quy định rất phản cảm "sinh viên bán dâm 4 lần bị đuổi học". Tại phiên chất vấn Quốc hội ngày 30/10/2018, ông nói: ""Khi rà soát lại các quy định hiện hành, tôi đã đề nghị tất cả nội dung không còn không phù hợp thì phải bỏ hoặc sửa, trong đó có nội dung này. Tuy vậy, khi sửa đổi, Ban soạn thảo Thông tư này do năng lực hạn chế, ý thức trách nhiệm kém đã vội vàng đưa lên mạng khiến dư luận xã hội bức xúc. Ngay sau khi nhận được thông tin, tôi đã yêu cầu báo cáo và xử lý ngay. Với tư cách là Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, quan điểm của tôi là không cần đưa nội dung này vào Quy chế học sinh, sinh viên"."
Không đồng tình với phần trả lời của Bộ trưởng Nhạ, Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền giơ biển tranh luận, đặt câu hỏi về vai trò của người đứng đầu trong việc nhận trách nhiệm, nhưng trong sự việc vừa qua, không thấy Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhận trách nhiệm mà lại chuyển trách nhiệm đó cho một cá nhân khác: "Chỉ khi nào Bộ trưởng nhận thấy trách nhiệm của người đứng đầu, nhận ra năng lực quản trị của bộ máy giúp việc, bộ máy quản lý Nhà nước có vấn đề, hạn chế thì mới có những giải pháp để lấy lại sự tôn nghiêm của quản lý giáo dục. Tôi mong Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhìn thẳng vào sự thật, không tránh né, không tác động để có những giải pháp tích cực hơn cho nền giáo dục sắp tới"
Năm 2019, trường Đại học Đông Đô đã tuyển sinh văn bằng 2, thu lời bất chính hàng tỷ đồng khi chưa có sự cho phép của Bộ Giáo dục .
Kêu gọi từ chức.
Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng cho rằng rõ ràng Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ là người chưa đủ điều kiện để được phong giáo sư và ông Nhạ còn tự phong cho mình chức Chủ tịch Hội đồng chức danh thì hai chuyện đó là điều không thể chấp nhận được của một người đứng đầu ngành giáo dục Việt Nam và yêu cầu ông Nhạ bãi chức giáo sư và từ chức Bộ trưởng.
Qua mạng xã hội Facebook, nhà báo Huy Đức chia sẻ: "Ông Phùng Xuân Nhạ từ chức Bộ trưởng Giáo dục là cách duy nhất cứu vãn uy tín, vốn đã rách tả tơi, của ngành Giáo dục."
Giáo sư Hoàng Tụy cũng đã lên tiếng: "Thật nhục cho nền giáo dục và khoa học Việt Nam. Một bộ trưởng mà như thế, biết tự trọng thì nên từ chức."
Ngày 25/10/2018, theo kết quả được công bố, ông là người đạt số phiếu tín nhiệm thấp nhất trong số 48 chức danh do Quốc hội bầu với chỉ 28,87% phiếu tín nhiệm cao.
Miễn nhiệm.
Ngày 30 tháng 1 năm 2021, theo kết quả được công bố, ông không được bầu lại vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII. Ngày 7 tháng 4 năm 2021, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, được Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc miễn nhiệm ông thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo, kế nhiệm ông là Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Kim Sơn.
Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.
Ngày 24 tháng 7 năm 2021, ông Phùng Xuân Nhạ được Bộ Chính trị phân công làm Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Sau khi bị kỷ luật vào cuối năm 2022, Phùng Xuân Nhạ đã bị thay thế bởi ông Vũ Thanh Mai vào ngày 29 tháng 3 năm 2023, tuy nhiên vào thời điểm ông Vũ Thanh Mai nhậm chức thì Phùng Xuân Nhạ đã thôi chức và nghỉ hưu trước đó.
Cáo buộc và chỉ trích.
Cáo buộc tự đạo văn.
Ông Nhạ giữ chức chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước từ năm 2016 và trong thời gian này ông bị cáo buộc gian lận vì các hành vi đạo văn và đăng bài ở các tạp chí giả khoa học.
Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng tại Đại học Toulouse, Pháp, vào ngày 18 tháng 2 năm 2018 đã gửi một báo cáo 10 trang đến Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước của Việt Nam, cho là ông Nhạ "giả khoa học" cũng như "thiếu cả về đạo đức và trình độ". Bản báo cáo đưa ra bằng chứng là bộ trưởng giáo dục và đào tạo đương nhiệm "tự đạo văn" và "trích dẫn khống" trong hai bài báo "Deficiency in Investment in Early Education: The Second-Best Optimal Levels of Investment in Later Education and Human Capital" và "Response of Vietnamese Private Enterprises’ Leader under Global Financial Crisis: From Theorical to Empirical Approach". Cáo buộc của giáo sư Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng trên Facebook được hơn 5 ngàn lượt thích và chia sẻ hơn 3 ngàn lần, được cả RFA và VOA đăng tải. Sáng ngày 26/2/2018, báo Người Lao Động đưa tin, nhưng trong vòng khoảng 8 tiếng kể từ khi được đăng, bài báo đã bị gỡ xuống. Dù báo Người Lao Động không công bố lý do gỡ bài, nhưng nội dung của bài báo trên trang Người Lao Động đã được đăng tải lại trên một trang web khác.
Cáo buộc đạo văn của tác giả khác.
Ông Phùng Xuân Nhạ cũng bị Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng cáo buộc là đạo văn của người khác. Cụ thể, trong bài báo:Phung Xuan Nha", Foreign direct investment in Vietnam: the case of American firms," VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 22, No. 2, 2004, pp 16–26"."trang 18-19 sao chép y nguyên nhiều đoạn văn mà không hề được trích dẫn từ bản báo cáo sau (đối chiếu các trang 348-349) Nguyen Quang Thai, Shigeru Ishikawa. "Study on the economic development policy in the transition toward a market-oriented economy in the Socialist Republic of Viet Nam (Phase 3): final report;" Vol. 3. Fiscal and monetary policy, Japan International Cooperation Agency, 2001.Trong một bài báo khác của ông và cộng sự, nội dung ở trang 29Phung Xuan Nha; Le Quan. "", Asian Social Science; Vol. 10, No. 9, 2014, pp 26–39.được coi là sao chép y hệt và cắt ghép nhiều đoạn văn từ trang 21-22 của bài báo sau Egan, V. and Tosanguan, P. "Coping strategies of entrepreneurs in economic recession: a comparative analysis of Thais and European expatriates in Pattaya, Thailand". Journal of Asia Entrepreneurship and Sustainability. Vol 5, No. 3, 2009, pp. 17-36.
Vi phạm và kỷ luật.
Tại kỳ họp thứ 21, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ 2016 - 2021 và ông Phùng Xuân Nhạ, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngày 24/10, Ban Bí thư đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ 2016-2021 và ông Phùng Xuân Nhạ, Phó ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo. Vì Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ 2016-2021 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; Đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo để Bộ Giáo dục và Đào tạo, một số tập thể, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác tổ chức cán bộ; xây dựng, ban hành thể chế, chính sách; thực hiện một số dự án đầu tư công; xây dựng chương trình, biên soạn, thẩm định, xuất bản, phát hành sách giáo khoa. Tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 và kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 xảy ra nhiều vi phạm, một số cán bộ ngành giáo dục bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự... cũng có trách nhiệm của Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ 2016-2021. ông Phùng Xuân Nhạ trong thời gian giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu đối với những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ 2016-2021; chịu trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Ban Bí thư cũng đề nghị các cơ quan chức năng kỷ luật về hành chính đối với cá nhân đồng bộ, kịp thời với kỷ luật đảng.
Các phát biểu đáng chú ý.
Trước đó ông Lê Bá Thiềm, Trưởng phòng GDĐT thị xã Hồng Lĩnh xác nhận: Có sự điều động này, có việc giáo viên nữ tham gia phục vụ tại các buổi lễ. "Chuyện đi tiếp khách là hoàn toàn trong sáng. Tuy nhiên, trong các bữa tiệc, rượu vô thì lời ra; ai đó có một hành động không đẹp thì cũng là chuyện bình thường trong cuộc sống". | 1 | null |
Sonny John Moore (sinh ngày 15 tháng 1 năm 1988), được biết đến với nghệ danh Skrillex, là một nhà sản xuất nhạc điện tử, DJ, ca sĩ và nhạc sĩ người Mỹ. Lớn lên ở Đông Bắc Los Angeles và Bắc California, anh tham gia ban nhạc post-hardcore From First to Last với tư cách là ca sĩ hát chính vào năm 2004, sau đó đã thu âm hai album phòng thu với ban nhạc ("Dear Diary, My Teen Angst Has a Body Count", 2004, và "Heroine", 2006) trước khi rời đi để theo đuổi sự nghiệp solo vào năm 2007. Anh bắt đầu chuyến lưu diễn đầu tiên của mình với tư cách là nghệ sĩ solo vào cuối năm 2007. Sau khi tuyển chọn một đội hình ban nhạc mới, Moore tham gia Alternative Press Tour để hỗ trợ các ban nhạc như All Time Low và The Rocket Summer, kể từ đó anh thường xuyên xuất hiện trên trang bìa chuyên mục "100 ban nhạc bạn cần biết" của tạp chí "Alternative Press"'.
Sau khi phát hành EP "Gypsyhook" năm 2009, Moore đã lên kế hoạch ghi âm album phòng thu đầu tay của mình là "Bells" với nhà sản xuất Noah Shain. Tuy nhiên anh đã ngừng sản xuất album này và bắt đầu biểu diễn dưới cái tên Skrillex, cho phép EP "My Name Is Skrillex" được tải về miễn phí trên trang MySpace chính thức của anh. Sau đó anh đã phát hành EP "Scary Monsters and Nice Sprites" vào cuối năm 2010 và EP "More Monsters and Sprites" vào giữa năm 2011, cả hai đều đã trở thành những thành công thương mại vừa tầm. Vào ngày 30 tháng 11 năm 2011, anh được đề cử tổng cộng 5 giải Grammy tại Lễ trao giải Grammy lần thứ 54, bao gồm Giải Grammy cho Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất, tiếp đó anh giành được ba giải "Best Dance/Electronica Album", "Best Dance Recording" và "Best Remixed Recording, Non-Classical". Vào ngày 5 tháng 12 năm 2011, BBC đã thông báo rằng anh đã được đề cử cho cuộc bình chọn Bài hát của năm 2012. Vào ngày 12 tháng 12 năm 2011, anh cũng được vinh danh là nghệ sĩ nhạc khiêu vũ điện tử của năm (giải thưởng của MTV).
Skrillex đã giành được tổng cộng 8 giải Grammy và giữ kỷ lục thế giới cho hầu hết các giải Grammy mà một nghệ sĩ nhạc Dance điện tử giành được. Skrillex đã hợp tác với Diplo và Boys Noize để thành lập các nhóm Jack Ü và Dog Blood. Việc này đã được thông báot tại ngày sinh nhật lần thứ 29 của Moore, anh đã đoàn tụ với "From First To Last và phát hành single "Make War". Năm 2017, Skrillex sản xuất và phối 8, là album phòng thu thứ tám của ban nhạc rock Incubus. Vào tháng 7 năm 2017, Skrillex phát hành một đĩa đơn khác có sự tham gia của một nghệ sĩ solo debut Poo Bear.
Tuổi thơ.
Moore sống ở khu Highland Park, Đông Bắc Los Angeles, vào năm 2 tuổi, anh được đưa vào học tiểu học tại khu Forest Hill ở San Francisco. Ở tuổi 9 và 10, Moore theo học tại một trường nội trú tại ở Mojave Desert LV, nhưng cuối cùng, anh lại chuyển về Bắc California. Cha mẹ của anh đều là thành viên khoa luận giáo., Anh được bạn bè của cha mẹ ruột nhận nuôi khi mới sinh và không biết điều này cho đến năm 15 tuổi. Vào năm 12 tuổi, gia đình anh chuyển về nơi sinh ra anh ở Đông Bắc Los Angeles. Tại đây anh đăng ký vào một trường học viện tư nhân chuyên về nghệ thuật ngôi trường áp dụng một số phương pháp giáo dục của L. Ron Hubbard. Nhưng sau đó anh đã phải tự học ở nhà vào năm 14 tuổi do bị bắt nạt. Năm 2004, anh được biết mình là con nuôi và bỏ học khi mới chỉ 16 tuổi.. Trong thời gian đó, Moore đã tham gia các buổi biểu diễn nhạc punk ở các khu dân cư người Mỹ gốc México ở Đông và Nam Los Angeles, sau đó anh còn tham gia các câu lạc bộ quẩy nhạc điện tử ở khu vực lân cận Silver Lake và Echo Park của trung tâm thành phố.
Sự nghiệp.
From First to Last.
From First to Last là một ban nhạc post-hardcore của Mỹ có trụ sở tại Khu vực Los Angeles và Tampa, Florida. Ban nhạc bao gồm giọng ca chính Moore, tay guitar chính Matt Good, guitar nhịp điệu: Travis Richter, bass Matt Manning và chơi trống là Derek Bloom.
Dog Blood.
Dog Blood là một dự án phụ của Boys Noize được thành lập vào năm 2012. Đĩa đơn đầu tay của họ bao gồm 2 bài hát "Next Order" và "Middle Finger""" được phát hành vào ngày 12 tháng 8 năm 2012 trên Beatport và iTunes. Bài hát "Next Order" đã đứng đầu bảng xếp hạng Techno của Beatport.
Jack Ü.
Jack Ü là tên nhóm nhạc gồm cặp nghệ sĩ là Skrillex và Diplo. Buổi trình diễn đầu tiên trong chuyến lưu diễn của Jack Ü đã diễn ra tại Mad Decent Block Party ở San Diego vào ngày 15 tháng 9 năm 2013, đây là một chuyến lưu diễn trên toàn quốc được hãng thu âm Mad Decent tổ chức để giới thiệu các nghệ sĩ khác nhau đã ký hợp động với hãng. Diplo đã công bố dự án bằng cách phát hành các dòng sản phẩm Decent Block Party Mad với Jack Ü chơi ở nhiều điểm dừng trong chuyến lưu diễn. Sau một số phỏng đoán về danh tính của Jack Ü, Diplo cuối cùng đã tiết lộ rằng rằng "Jack Ü... có nghĩa là Skrillex và Diplo cùng nhau".
2004-07: From First to Last.
Năm 2004, Moore liên lạc với Matt Good của From First to Last về việc chơi guitar cho ban nhạc trong album đầu tay của họ. Sau khi bay đến Georgia, 3 nhà sản xuất studio là Derrick Thomas, Eric Dale, McHale Butler đã nghe Moore hát và sau đó anh đã được chọn làm ca sĩ chính có kỹ năng chơi guitar giỏi. Vào tháng 6 năm 2004, Epitaph Records đã phát hành bản thu âm dài đầu tiên của ban nhạc với các thành viên mới của họ là "Dear Diary, My Teen Angst Has a Body Count". Sau khi tổ chức một số chuyến lưu diễn thành công, hai là Vans Warped Tour và Dead by Dawn tour, họ đã bắt đầu thu âm album thứ hai, "Heroine" với sự hợp tác của nhà sản xuất Ross Robinson. Album được phát hành vào tháng 3 năm 2006 trên Epitaph với doanh thu cao kỷ lục, sau đó, ban nhạc đã trở thành một phần thành công trong nhiều chuyến lưu diễn, cho đến khi Moore bắt đầu gặp vấn đề về thanh nhạc dẫn đến việc ban nhạc phải hủy bỏ một số chuyến lưu diễn. Sau một cuộc phẫu thuật liên quan đến vấn đề thanh nhạc của anh, Moore nói với các thành viên ban nhạc rằng anh sẽ rời khỏi ban nhạc vĩnh viễn để chuyển sang hoạt động solo. Chương trình cuối cùng của FFTL có sự tham gia của Moore là ở thành phố quê hương Orlando của họ tại The House of Blues trong khi lưu diễn với Atreyu.
Moore thông báo anh đã rời khỏi ban nhạc From First to Last để theo đuổi sự nghiệp solo. Sau đó anh mở một trang Myspace có ba bản demo ("Signal", "Equinox" và "Glow Worm"). Đó cũng là động cơ thúc đẩy việc tổ chức buổi biểu diễn đầu tiên của Moore kể từ khi rời khỏi From First to Last. Vào ngày 7 tháng 4 năm 2007, cùng với nghệ sĩ đàn hạc Carol Robbins, Moore đã chơi một số bản nhạc gốc tại một tòa nhà nghệ thuật của địa phương. Sau nhiều tháng phát hành các bản demo qua Myspace, Moore đã tham gia chuyến lưu diễn Team Sleep cùng một ban nhạc đầy đủ. Chuyến lưu diễn cũng có các hành động hỗ trợ Monster in the Machine và Strata. Moore đã gửi đi một số CD demo trong chuyến lưu diễn này, giới hạn khoảng 30 đĩa cho mỗi buổi diễn. Những đĩa CD này độc quyền trong chuyến lưu diễn và được đóng gói trong một "phong bì màu xanh nhạt", mỗi đĩa có một hình vẽ độc đáo của Moore hoặc bạn cùng nhóm.
2008-13: Sự nghiệp solo và các bản đĩa mở rộng.
Vào tháng 2 năm 2008, "Tạp chí Alternative Press" đã công bố kế hoạch tổ chức chuyến lưu diễn AP Tour hàng năm lần thứ hai với sự góp mặt của All Time Low, The Rocket Summer, The Matches và Forever the Sickest Kids cũng như Sonny Moore. Chuyến lưu diễn bắt đầu ở Houston, Texas vào ngày 14 tháng 3 và đi qua Bắc Mỹ, kết thúc ở Cleveland, Ohio vào ngày 2 tháng 5, với phần lớn các buổi diễn đã được bán hết vé. Tất cả các ban nhạc biểu diễn trong chuyến lưu diễn sẽ được giới thiệu trên bìa tạp chí đặc biệt 100 ban nhạc bạn cần biết hàng năm của "Tạp chí Alternative Press" và sẽ được phỏng vấn trên "Alternative Press Podcast". Trong chuyến lưu diễn này, đội hình ban nhạc của Moore bao gồm Sean Friday chơi trống, Christopher Null chơi guitar và Aaron Rothe chơi keyboard. Vào ngày 7 tháng 4 năm 2009, anh phát hành "Gypsyhook" là một EP kỹ thuật số, bao gồm 3 bài hát và 4 bản phối lại. Ngoài ra còn có "海水" ("Kaisui"), một phiên bản tiếng Nhật của "Mora". Các bản sao gốc của EP đã có tại các buổi trình diễn của anh ấy. Sau khi đi lưu diễn với Innerpartysystem và Paper Route và mở màn cho Chiodos trong chuyến lưu diễn châu Âu của họ, Moore biểu diễn tại Bamboozle vào ngày 2 tháng 5. Anh ấy biểu diễn trên sân khấu Bamboozle Left's Saints and Sinners vào ngày 4 tháng 4. Anh ấy đã lưu diễn với Hollywood Undead vào tháng 4 năm 2009 biểu diễn với tên ban nhạc là Sonny and the Blood Monkeys với Chris Null (guitar điện), Sean Friday (trống, bộ gõ và nhịp) và Aaron Rothe (keyboard, đàn synthesizer, lập trình và nhạc xoay bàn đĩa). Moore đã tuyên bố rằng album "Bells" sẽ không được phát hành.
Năm 2008, Moore bắt đầu sản xuất và biểu diễn dưới bí danh Skrillex tại các câu lạc bộ ở khu vực Los Angeles. Bí danh này theo Moore không có ý nghĩa gì cả và là "một tên màn hình AOL trực tuyến cũ ngu ngốc". Trước đây anh ấy đã được biết trên Internet với cái tên Twipz. Vào ngày 7 tháng 6 năm 2010, Moore phát hành EP đầu tay Skrillex chính thức của mình là "My Name Is Skrillex" dưới dạng tải xuống miễn phí. Moore đã cung cấp chương trình và giọng hát cho ban nhạc metalcore của Vương quốc Anh Bring Me the Horizon trong album phòng thu thứ ba của họ là "There Is a Hell Believe Me I've Seen It. There Is a Heaven Let's Keep It a Secret". Cuối năm đó, Sonny bắt đầu chuyến lưu diễn toàn quốc với deadmau5 sau khi ký hợp đồng thu âm mau5trap và phát hành EP thứ hai là "Scary Monsters and Nice Sprites".
Moore bắt đầu "Project Blue Book Tour" vào năm 2011 với sự hỗ trợ từ Porter Robinson, Tommy Lee và DJ Aero cũng như sự xuất hiện của Sofia Toufa cho bài hát mới "Bring Out the Devil". Skrillex đã tiết lộ một số bản nhạc mới trong chuyến lưu diễn này bao gồm "First of the Year" (trước đây gọi là "Equinox"), "Reptile" và "Cinema" (bản phối lại bản nhạc của Benny Benassi). "Reptile" đã được giới thiệu trong quảng cáo truyền hình cho Mortal Kombat 9 và "First of the Year (Equinox)" được giới thiệu trên "More Monsters and Sprites", EP tiếp theo của anh ấy và là người bạn đồng hành với "Scary Monsters and Nice Sprites". Vào tháng 4 năm 2011, "Spin" ra mắt "Get Up" là một ca khúc mới độc quyền của Korn do Skrillex sản xuất. Korn đã cung cấp bản nhạc để tải xuống miễn phí qua trang Facebook của họ. Vào ngày 15 tháng 4 năm 2011, KoRn tham gia cùng Skrillex trên sân khấu cho bối cảnh của anh ấy tại Coachella 2011. Vào ngày 18 tháng 4 năm 2011, studio phát triển Sony Computer Entertainment (SCEA) đã phát hành một đoạn giới thiệu bài hát Naughty Dog cho thành phần nhiều người chơi của trò chơi PlayStation 3 "" có "Kill EVERYBODY" từ "Scary Monsters and Nice Sprites".
Vào tháng 6 năm 2011 "More Monsters and Sprites" được phát hành trên Beatport một EP bao gồm 3 ca khúc gốc, bao gồm "First of the Year (Equinox)" và hai phiên bản của ca khúc gốc "Ruffneck". Bản nhạc "Ruffneck Bass" đã bị rò rỉ trên internet nhiều tháng trước đó, sử dụng mẫu tương tự như trong bản nhạc "Ruffneck" mới trong EP. Skrillex đã phát hành video âm nhạc cho "Rock n' Roll (Will Take You to the Mountain)" trên trang YouTube chính thức của mình vào ngày 20 tháng 6 năm 2011. Vào ngày 17 tháng 8 năm 2011 Skrillex đã công bố hãng của mình OWSLA.
"Các bản phát hành đầu tiên của hãng sẽ đến từ các nhà sản xuất dubstep có trụ sở tại Bristol, KOAN Sound, nghệ sĩ điện tử mới Porter Robinson đến từ Bắc Carolina, ca sĩ kiêm nhạc sĩ Alvin Risk và M Machine có trụ sở tại San Francisco (chính thức là Metropolis)." Skrillex phát hành một video âm nhạc cho "First of the Year (Equinox)" trên Spin.com vào ngày 19 tháng 8 năm 2011. Vào cuối tháng 8 năm 2011, thông tin được công bố rằng anh ấy sẽ xuất hiện trong bản phát hành đầu tiên của Knife Party hợp tác trong "Zoology", một ca khúc theo phong cách Moombahton. Bản nghe thử đã được phát hành trên YouTube. Vào cuối tháng 9 năm 2011, anh đã tạo ra ca khúc "Syndicate" để quảng cáo cho trò chơi điện tử cùng tên. Album "Fire & Ice" năm 2011 của Kaskade giới thiệu "Lick It" là sự hợp tác giữa Kaskade và Skrillex. Video cho bản nhạc "First of the Year (Equinox)" của Skrillex xuất hiện trong tập đầu tiên của quá trình sự hồi sinh "Beavis and Butt-head".
Vào ngày 8 tháng 11, Skrillex nói rằng anh ấy dự định phát hành album "Voltage". Skrillex đã tiết lộ cho người hâm mộ thêm thông tin về "Voltage" trên Tạp chí RockSound sau buổi chụp hình cho trang bìa và thực hiện một cuộc phỏng vấn sâu rộng về chuyến lưu diễn của anh ấy. Tuy nhiên, vì những lý do không xác định thì album đã không bao giờ được phát hành, thay vào đó ngày 21 tháng 12 năm 2011 Skrillex đã công bố EP "Bangarang" cho bản phát hành Beatport vào ngày 23 tháng 12, sau đó vào ngày 12 tháng 8 năm 2012, một dự án phụ mới của anh ấy được thành lập với Boys Noize mang tên Dog Blood đã phát hành một EP có tên "Next Order/Middle Finger". Vào ngày 6 tháng 11 năm 2012, Skrillex phát hành bộ 3 hộp nhựa vinyl phiên bản giới hạn. Skrillex đã sáng tác bản nhạc "Bug Hunt" cho bộ phim hoạt hình "Wreck-It Ralph" cũng như đóng vai khách mời ngắn gọn với tư cách là DJ trong màn đầu tiên của bộ phim và vào tháng 12 năm 2012, "Make It Bun Dem" được sử dụng như một biến thể lặp lại trong nhiệm vụ chơi đơn 'Kick the Hornets Nest' trong trò chơi "Far Cry 3". Anh ấy cùng Cliff Martinez đã tạo thêm điểm nhấn cho "Spring Breakers".
2014: "Recess".
Skrillex đã xác nhận tại một buổi biểu diễn vào tháng 1 năm 2013 rằng anh ấy sẽ phát hành một đĩa LP mới vào mùa hè. Vào ngày 2 tháng 1 năm 2013, Skrillex phát hành EP thứ 7 của mình,là "Leaving" trên gói đăng ký của OWSLA, Nest IV. Sau đó anh đã phát hành đĩa đơn "Try It Out" cùng với Alvin Risk.
Vào ngày 7 tháng 3 năm 2014, một ứng dụng có tên "Alien Ride" đã được đưa lên App Store của Apple trong đó chứa một thư mục bí mật với 11 đối tượng ẩn và đồng hồ đếm ngược kết thúc vào ngày 10 tháng 3 lúc 6:30 EST. Trang web của Moore đã được cập nhật với hình ảnh của ứng dụng trên trang nhất và sau đó có thêm tiết lộ là thư mục chứa url của Google Play và iTunes, bí mật được giải mã ra là 11 bài hát mới có sẵn để nghe trực tuyến bao gồm LP đầu tay của anh ấy có tên là "Recess". Album đã có sẵn để đặt hàng trước lúc nửa đêm và được phát hành chính thức vào ngày 18 tháng 3 năm 2014.
2016–nay: Hợp tác và quay về From First to Last.
Skrillex đã tham gia vào ngành công nghiệp K-pop bằng cách hợp tác với nhóm nhạc nữ 4Minute. Vào ngày 25 tháng 1 năm 2016, Cube Entertainment đã phát hành tracklist và hình ảnh teaser cá nhân cho các thành viên. Ca khúc đầu tiên là "Hate", được sáng tác và dàn dựng bởi Skrillex.
Vào ngày 15 tháng 1 năm 2017, Moore đã tweet "Happy Birthday" với một liên kết dẫn đến một bài hát mới của From First to Last có sự góp giọng của Moore. Sau đó, anh trở lại tham gia ban nhạc tại Emo Nite LA lần đầu tiên sau gần một thập kỷ. Năm 2017, anh phát hành các bài hát "Chicken Soup" với Habstrakt, "Would You Ever" với Poo Bear, "Saint Laurent" với DJ Sliink và Wale và "Favor" với Vindata và NSTASIA.
Vào tháng 7 năm 2018, Skrillex đã trêu chọc người hâm mộ bằng cách hợp tác với Missy Elliott trong một đoạn trích có tên gọi là "ID", ngày phát hành cho đĩa đơn vẫn chưa được công bố.
Vào ngày 8 tháng 10 năm 2018, Skrillex đã đăng tải một bức ảnh lên Twitter giới thiệu sự hợp tác giữa anh với DJ và nhà sản xuất người Anh Joyryde, sau đó đăng một đoạn video giới thiệu bản nhạc lên Instagram. Sự hợp tác "Agen Wida" được chính thức phát hành vào ngày 19 tháng 10 năm 2018. Vào ngày 24 tháng 10 năm 2018 trên Instagram, anh ấy đã nêu cảm nhận về bài hát "Arms Around You", một sản phẩm đến từ sự hợp tác của XXXTentacion, Lil Pump, Maluma và Swae Lee. Đĩa đơn đầy đủ được phát hành vào ngày 25 tháng 10 năm 2018.
Skrillex, Poo Bear và ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Mỹ gốc Nhật Hikaru Utada đã hợp tác trong "Face My Fears", một bài hát mở đầu cho trò chơi điện tử "Kingdom Hearts III". Đĩa đơn được phát hành vào ngày 18 tháng 1 năm 2019.
Vào ngày 18 tháng 7 năm 2019, Skrillex đã phát hành một EP gồm hai ca khúc "Show Tracks" gồm có "Fuji Opener" với sự góp mặt của Alvin Risk và "Mumbai Power" với sự góp mặt của rapper Beam.
Vào ngày 27 tháng 10 năm 2021, Skrillex biểu diễn buổi solo đầu tiên của mình tại Hoa Kỳ kể từ khi bắt đầu đại dịch tại Avant Gardner ở Brooklyn, New York.
Ảnh hưởng.
Moore đã trích dẫn Marilyn Manson, Nine Inch Nails và the Doors là những người ảnh hưởng lên anh thuở ban đầu. Moore nói trong một cuộc phỏng vấn trực tuyến rằng anh ấy là một người hâm mộ lâu năm của Warp, một hãng có danh sách bao gồm các nghệ sĩ điện tử nổi tiếng như Aphex Twin và Squarepusher. Trong một cuộc phỏng vấn cho "Daft Punk Unchained", một bộ phim tài liệu năm 2015 về bộ đôi nhạc điện tử người Pháp Daft Punk, Moore cho biết anh lần đầu tiên được tiếp xúc với nhạc khiêu vũ điện tử sau khi tham dự buổi biểu diễn Coachella tổ chức vào năm 2006 được đánh giá cao của bộ đôi này.
Đời tư.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2015, Moore nói rằng mặc dù cha mẹ anh thực hành khoa luận giáo nhưng anh thì không. Anh giải thích rằng âm nhạc tiêu tốn phần lớn thời gian mà anh có thể dành cho tôn giáo về mặt lý thuyết. Mẹ anh mất vào tháng 6/2015.
Phim ảnh.
Moore hợp tác với Red Bull để sản xuất một bộ phim tài liệu. Bộ phim được công chiếu vào ngày 11 tháng 10 năm 2014, lúc 10 giờ tối theo giờ CT tại Liên hoan ACL sau màn trình diễn tóm tắt của anh ấy. Buổi biểu diễn, những thước phim tài liệu và những màn trình diễn của anh ấy và của những người khác vẫn được lưu lại để phát trực tuyến trên trang web của Red Bull TV. | 1 | null |
Othon I của Hy Lạp , "Óthon, Vasiléfs tis Elládos hay Otto" (1 tháng 6 năm 1815 – 26 tháng 7 năm 1867) là một vị hoàng tử xứ Bavaria trở thành vua hiện đại đầu tiên của Hy Lạp vào năm 1832 theo Công ước của Luân Đôn. Ông trị vì cho đến khi bị phế ngôi vào năm 1862. Là con trai thứ hai của vị vua yêu Hy Lạp Ludwig I của Bayern, Othon lên ngôi mới được tạo ra của Hy Lạp trong khi vẫn còn là một trẻ vị thành niên. Chính phủ của ông ban đầu được điều hành bởi Hội đồng nhiếp chính gồm ba thành viên là các quan chức triều đình Bavaria. Khi Othon trưởng thành, Othon loại bỏ các nhiếp chính khi họ tỏ ra không được dân chúng ưa yêu mến và ông đã trở thành một vị vua chuyên chế. Cuối cùng yêu cầu bản hiến pháp của thần dân của ông tỏ ra áp đảo và khi đối mặt với một cuộc nổi dậy vũ trang nhưng ôn hòa, Othon cho phép ban hành một bản hiến pháp năm 1843.
Trong suốt triều đại của ông, Othon phải đối mặt với các thách thức chính trị liên quan đến sự yếu kém tài chính của Hy Lạp và vai trò của chính phủ trong các vấn đề của Giáo hội. Nền chính trị của Hy Lạp của thời kỳ này được dựa trên các đảng phái với ba cường quốc, và khả năng của Othon duy trì sự hỗ trợ của các cường quốc là chìa khóa cho ông duy duy trì quyền lực của mình.
Khi Hy Lạp bị phong tỏa bởi Hải quân Hoàng gia Anh vào năm 1850 và một lần nữa vào năm 1853, để ngăn chặn Hy Lạp tấn công Đế quốc Ottoman trong chiến tranh Crimea, vị trí của Othon giữa dân Hy Lạp Othon bị tổn hại. Kết quả là, đã có một nỗ lực ám sát hoàng hậu và cuối cùng, vào năm 1862, Othon đã bị lật đổ trong khi đang ở nông thôn. Ông qua đời năm sống lưu vong ở Bavaria vào năm 1867.
Tham khảo.
Leonard, and Gordon Bolitho. Otho I, King of Greece: A Biography. London: Selwyn & Blount, 1939 | 1 | null |
Mai Trọng Nhuận (sinh 1952 tại Hà Tĩnh) là Giáo sư, nhà quản lý sư phạm và là nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội nhiệm kỳ 2007–2012. Ông là nhà nghiên cứu địa chất và tài nguyên môi trường, từng bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1984 tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và được phong giáo sư năm 1996. | 1 | null |
Lưu Khải Uy (tiếng Trung: 劉愷威, bính âm: "Liú Kǎiwēi", sinh ngày 13 tháng 10 năm 1974) còn có nghệ danh là Hawick Lau là một diễn viên và ca sĩ nổi tiếng người Hồng Kông. Anh từng là diễn viên độc quyền của hãng TVB. Khải Uy được khán giả biết đến nhiều nhất qua các vai diễn trong các bộ phim truyền hình dài tập của TVB như: "Nghĩa nặng tình thâm", "Gia đình vui vẻ," "Gia đình tôi..."
Tiểu sử.
Khải Uy là con trai của nam diễn viên gạo cội Lưu Đan. Anh lớn lên tại Hồng Kông và từ nhỏ đã theo cha đi khắp châu Á tham gia các hoạt động, sự kiện quảng bá các tác phẩm của ông.
Uy theo học ngành Kiến trúc của Đại học Ryerson, Toronto, Canada. Được biết đến với vai trò diễn viên nhiều hơn nhưng những năm cuối thập niên 90, anh hoạt động chủ yếu với vai trò ca sĩ. Các album của anh được phát hành rộng rãi và được yêu thích. Tuy nhiên, nhìn chung, sự nghiệp ca hát của anh lại không mấy thành công so với sự nghiệp diễn xuất.
Năm 2000, đài truyền hình TVB đã chọn Uy là một trong năm gương mặt diễn viên sáng giá nhất trong năm.
Sau khi đã đạt được nhiều thành công với TVB, năm 2003, Uy thử sức mình ở Trung Quốc đại lục. Sau đó 2 năm, anh tham gia một bộ phim của Singapore mang tên Destiny với vai chính.
Tháng 4 năm 2006, anh ký hợp đồng với đài truyền hình ATV. Khi được phỏng vấn về vấn đề ký hợp đồng với một đài truyền hình đối địch với đài truyền hình của cha mình Lưu Đan, anh trả lời: "Mẹ tôi cứ luôn phàn nàn bà không được gặp tôi thường xuyên nên tôi đã trở về Hồng Kông. Làm việc tại đây cũng khiến tôi cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều. TVB chính là nơi tôi khởi nghiệp diễn xuất. Tôi rất biết ơn vì họ đã dành cho tôi nhiều cơ hội tốt đẹp trong quá khứ. Trong tương lai, chúng tôi có thể sẽ còn cộng tác với nhau. Bên cạnh đó, tôi nghĩ rằng TVB là một đài truyền hình lớn, họ sẽ chẳng hề tức giận hay bất mãn nếu tôi ký hợp đồng với đài truyền hình khác."
Đời tư.
Anh và nữ diễn viên Dương Mịch công khai hẹn hò từ tháng 1 năm 2012. Ngày 13 tháng 11 năm 2013, cả hai tuyên bố với người hâm mộ thông qua trang cá nhân Sina Weibo rằng họ đã đăng ký kết hôn. Đám cưới được tổ chức vào ngày 8 tháng 1 năm 2014 tại đảo Bali, Indonesia.
Ngày 1 tháng 6 năm 2014 trùng với ngày Quốc tế Thiếu nhi, Mịch đã sinh con gái nặng 2,7kg tại bệnh viện Matilda, Hồng Kông và đặt biệt danh là Tiểu Nhu Mễ.
Ngày 22 tháng 12 năm 2018, sau 5 năm hôn nhân, Mịch và Uy xác nhận đã ly hôn thông qua công ty truyền thông Gia Hành (嘉行传媒). | 1 | null |
Xe tăng hành trình Mk VI, hoặc A15 Crusader, là một trong loại xe tăng hành trình của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland trong giai đoạn đầu Thế chiến thứ hai và có lẽ là quan trọng nhất của Anh trong Chiến dịch Bắc Phi. Sự cơ động của Crusader đã làm cho nó được yêu thích trong lực lượng tăng thiết giáp Anh và pháo chính 57 mm đã làm cho nó có nhiều ưu thế hơn Panzer III và xe tăng Panzer IV mà nó phải đối mặt trong chiến đấu. Cuối năm 1942, do thiếu nâng cấp, trang bị vũ khí nên việc chiến đấu đã được thay thế bằng xe tăng Cromwell.
Thiết kế và phát triển.
Năm 1938, Nuffield Mechanization & Aero Limited thiết kế A16, một chiếc xe tăng hành trình dựa trên hệ thống treo Christie. Nhằm tạo một chiếc xe tăng nhẹ hơn và rẻ hơn, Bộ Tổng tham mưu yêu cầu lựa chọn thay thế. A13 Mk III được thiết kế. Vào năm 1939, Nuffield có cơ hội để tham gia vào việc sản xuất. Tuy nhiên các phiên bản A13 Mk không thành công.
Cả A13 Mk III và A15 thiết kế sử dụng cùng một tháp pháo chính. Tháp pháo là đa giác với các bên dốc để cung cấp tối đa không gian cho tháp pháo. Mùa hè năm 1939, hãng "Naffild" giới thiệu mẫu xe tăng hạng trung A15 với động cơ Nuffield Liberty. Xe tăng này là sự phát triển tiếp sau của A13 Mk III. A 15 có thân dài và thêm một bánh đỡ thứ 5 và được gọi là Crusader Mk I.
Thân "Crusader" có khung với các miếng thép liên kết với nhau bằng bu long. Tháp pháo dạng thấu kính nhiều góc và cạnh. Vũ khí chính gồm pháo 40mm, kíp xe 3 người. Vũ khí phụ là súng máy Besa 7,92mm.
Phiên bản Crusader Mk II không có tháp súng máy, còn giáp đầu xe được gia cố. Crusader Mk III pháo chính được nâng cấp lên pháo 57mm (Ordnance QF 6 pounder)pháo này có hệ thống nạp đạn tự động 2 viên. Tháp pháo hai chỗ ngồi nên trưởng xe phải làm thêm nhiệm vụ nạp đạn. Độ dày giáp Crusader Mk III tăng lên 51mm.
Lịch Sử Tham Chiến.
Tại mặt trận Bắc Phi, Mk VI Crusader được sử dụng chiến đấu vào tháng 6 năm 1941. Sau khi Erwin Rommel bao vây Tobruk, quân Anh đã đưa Mk VI Crusader vào giải cứu. Nhưng trong các trận chiến, nhiều Mk VI Crusader đã bị bắn hạ bởi các pháo chống tăng 8.8 cm Flak 18/36/37/41 của Đức, nhưng Mk VI Crusader vược trội hơn Panzer III. Sau một thời gian tác chiến nhiều điểm yếu đã xuất hiện làm cho loại xe tăng này sớm ngưng hoạt động.
Vì thế vào năm 1942, dây chuyền sản xuất loại xe này được dừng hoạt động. Còn các xe đang hoạt động thì được chuyển về và chuyển đổi thành các vũ khí phòng không tự hành, với việc được gắn pháo phòng không Bofors 40 mm. Ngoài ra còn nhiều phiên bản các phương tiện khác như xe kéo pháo vv... sử dụng thân Crusader cũng đã được sản xuất. | 1 | null |
Ngô Thị Liễu (1905 - 1984) là một nghệ sĩ tuồng Việt Nam. Bà là Giám đốc đầu tiên của Nhà hát Tuồng Việt Nam, một trong những nghệ sĩ tuồng tiêu biểu của Đoàn Tuồng Liên khu V, và đã được nhận danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (đợt I).
Tiểu sử.
Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, Ngô Thị Liễu sinh năm 1905 tại thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị nên được đặt tên là Ngô Thị Trị. Theo trang của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, bà sinh năm 1908 tại huyện Thiệu Phong, tình Quảng Trị. Khi đi học bà được thầy đặt tên là Ngô Thị Liễu. Bà mê hát bội từ nhỏ, năm 13 tuổi đã diễn vai Bạch Xà trong vở tuồng "Thanh Xà Bạch Xà".
Năm bà 16 tuổi, có người đòi mua bà với giá 300 đồng tiền Đông Dương. Bà bỏ trốn vào Huế, lấy chồng là diễn viên, con trai một bầu của gánh hát bội. Bà bắt đầu theo nghiệp xướng ca từ lúc đấy. Tuy nhiên, do bị nghi ngờ và bị nhà chồng đánh đập, bà tức mình bỏ chồng đem con về sống ở Quảng Nam.
Kể từ năm 25 tuổi, bà trở thành một đào chính có tiếng, đã giúp sức vực dậy những gánh hát trong thời kì sa sút. Những năm 1930-1940, bà và người chồng mới là nghệ sĩ tuồng Nguyễn Lai, cùng soạn giả Tống Phước Phổ, đã lập ra gánh hát Tân Thành ban, chủ trương cách tân nghệ thuật hát bội. Sau Cách mạng tháng 8, bà tham gia các hoạt động văn nghệ của Việt Minh tại tỉnh Quảng Nam.
Năm 1952, Đoàn tuồng Liên khu V được thành lập. Bà cùng các nghệ sĩ nổi tiếng khác như Nguyễn Nho Túy, Nguyễn Lai, Phạm Chương, Nguyễn Phẩm, Võ Sĩ Thừa... là những nghệ sĩ đầu tiên của Đoàn. Ngô Thị Liễu tham gia diễn các vở như "Trưng Trắc", "Tam nữ Đồ vương" (Tống Phước Phổ), "Đường về Vụ Quang" (Hoàng Châu Ký), "Chị Ngộ" (Nguyễn Lai)...
Năm 1954, bà tập kết ra Bắc cùng gia đình. Từ đây, bên cạnh biểu diễn, bà còn tập trung vào công tác giảng dạy, đào tạo nhiều thế hệ nghệ sĩ tuồng kế cận. Bà được cử làm Giám đốc đầu tiên của Nhà hát Tuồng Việt Nam, thành viên Ủy ban Bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam và giảng viên tại Trường Nghệ thuật Sân khấu.
Sau năm 1975, bà quay trở về Đà Nẵng, tiếp tục tham gia giảng dạy và biểu diễn. Năm 1984, bà được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (đợt I). Bà mất tại thành phố Đà Nẵng trong năm đó.
Vai diễn.
Trong 60 năm theo đuổi nghiệp diễn tuồng, bà đã đóng tới 18 vai kép và 73 vai đào, với đủ các thể loại: đào cảnh, đào bi, đào chiến, đào giả trai, các vai mụ..., các vai kép con, hoàng tử. Các vai diễn tiêu biểu là: đào như Liễu Nguyệt Tiêm (trong "Đào Phi Phụng"), Đào Tam Xuân, Bà huyện (trong "Nghêu, Sò, Ốc, Hến"), Tuyết Nương (trong "Trương Đồ Nhục"), kép như Triệu Hùng Nhi ("Dương Châu Tư"), Na Tra ("Phong thần"), Thiên Tường, Thiên Lộc ("Hoàng Phi Hổ"). Ngoài 60 tuổi bà vẫn thành công trong vai kép con Quách Hải Thọ ("Bao Công tra án Quách Hoè"), đặc biệt là ở những vở tuồng hiện đại như: Chị Lan ("Cờ giải phóng"), và chị Ngộ trong vở tuồng cùng tên. | 1 | null |
Chúng ta đã kết hôn (hangul: "우리 결혼했어요") là một chương trình truyền hình thực tế giải trí của Hàn Quốc, do đài MBC thực hiện. Nội dung chương trình nói về cuộc sống hôn nhân giả do những nghệ sĩ Hàn Quốc đóng. Những tình huống thú vị mang lại cho khán giả những nụ cười thoải mái. Tuy nhiên, chương trình này đã không ít lần vướng vào scandal kịch bản. | 1 | null |
Dream pop là một thể loại âm nhạc phụ của pop rock và alternative rock. Mặc dù những ảnh hưởng lên thể loại nhạc này có thể được truy ngược lên đến những năm 1940, thì dream pop hiện đại mới bắt nguồn từ Vương quốc Anh vào giữa thập niên 1980 - tuy nhiên, thuật ngữ này phần lớn chỉ được sử dụng tại Hoa Kỳ. Những ban nhạc như The Passions, Dif Juz, Lowlife, và A.R. Kane (những nhóm mà được gán với thể loại này) đã bắt đầu pha trộn các yếu tố post-punk và ethereal wave với những giai điệu pop buồn vui lẫn lộn vào trong một không gian âm thanh mơ màng, mộng ảo ("dreamy").
Dream pop có xu hướng chú trọng đến kết cấu và tâm trạng hơn là những đoạn riff gây kích động đặc trưng của rock. Giọng hát thường nhẹ như thở hoặc gần như thì thầm, và ca từ thường có đặc trưng là về sự suy xét nội tâm hay sự tồn tại hiện sinh. Bìa album thường chứa những hình ảnh phấn màu mờ ảo hoặc những thiết kế tối giản, hoặc sự kết hơp của cả hai phong cách trên. Hãng đĩa 4AD là hãng đĩa gắn kết với thể loại này nhiều nhất, mặc dù những hãng đĩa khác như Creation, Projekt, Fontana, Bedazzled, Vernon Yard và Slumberland cũng đã phát hành những đĩa nhạc quan trọng trong thể loại này. | 1 | null |
Đây là danh sách những nghệ sĩ dream pop. Danh sách này bao gồm những nghệ sĩ có vị trí quan trọng đối với thể loại nhạc này, hoặc có sự tiếp xúc đáng kể với nó. Danh sách này không bao gồm những ban nhạc địa phương ít tên tuổi. Các ban nhạc được liệt kê theo chữ cái đầu trong tên của nhóm (không bao gồm các chữ "a", "an", "the"), và các cá nhân được liệt kê theo họ. | 1 | null |
Cổ Tẩu () là hậu duệ đế Chuyên Húc sống vào đời Đường Nghiêu, không rõ tên thật ông là gì - chỉ biết rằng ông là người đàn ông nhu nhược chỉ biết nghe lời phỉnh nịnh của vợ lẽ và con thứ để hại con trưởng của mình là Diêu Trọng Hoa nên dân gian gọi ông cái tên nghĩa là lão già mù.
Thân thế.
Theo Sử ký, Cổ Tẩu là cháu đời thứ tám của Hoàng Đế, cháu đời thứ bảy của Xương Ý (昌意), cháu đời thứ sáu của Chuyên Húc, chút của Cùng Thiền (窮蟬), chắt của Kính Khang (敬康), cháu gọi bằng ông nội của Cú Vọng (句望), con trai của Kiều Ngưu (橋牛).
Truyền thuyết dân gian.
Vợ cả Cổ Tẩu là Ốc Đăng mất sớm chỉ sinh hạ được mỗi người con trai là Diêu Trọng Hoa, Cổ Tẩu lấy vợ lẽ mà sinh được người con trai nữa tên là Tượng và 1 gái là Hệ. Tượng có tính kiêu ngạo song được Cổ Tẩu rất cưng, tuy Diêu Trọng Hoa đối xử với cha và mẹ kế cùng em cùng cha khác mẹ rất có hiếu nhưng vẫn bị họ tìm cách hãm hại. Hồi còn niên thiếu mẹ kế đã xúi chồng bắt con riêng đi cày ở Lịch Sơn và đánh cá ở đầm Lôi Trạch là những nơi có nhiều thú dữ và thủy quái để hòng giết chết Trọng Hoa, nhưng không ngờ lòng hiếu thuận của Trọng Hoa đã cảm động đến trời nên chính các loài ác thú đó lại ra giúp Trọng Hoa cày cấy và đánh cá.
Cổ Tẩu thấy vậy đã thôi không dám làm hại Trọng Hoa nữa, nhưng khi Đế Nghiêu gả con gái Nga Hoàng và Nữ Anh và cấp kho lương thực cho Trọng Hoa thì mẹ kế lại nổi lòng thèm muốn và ghen tị nên đã kích động Cổ Tẩu hại con để chiếm tài sản vua ban. Cổ Tẩu và Tượng nghĩ ra nhiều mưu kế như: bắt Trọng Hoa trèo lên nóc sửa nhà kho rồi rút thang phóng hỏa, hay bắt Trọng Hoa đào giếng rồi Cổ Tẩu và Tượng đứng trên lấp đất đá xuống, nhưng tất cả đều bị Trọng Hoa mưu lược tránh được. Tuy nhiên sau những sự việc đó Trọng Hoa vẫn đối xử với mọi người khoan hòa như không có gì xảy ra, từ đó Cổ Tẩu và Tượng không còn dám làm hại Trọng Hoa nữa.
Vua Nghiêu nghe được chuyện này, thấy Trọng Hoa là người có đức hạnh lại giỏi giang bèn thiện nhượng cho Trọng Hoa, tức Đế Thuấn. | 1 | null |
Magdalene asylum là các cơ quan được tổ chức từ 18 đến cuối thế kỷ 20 bề ngoài là để dành cho những người "phụ nữ sa ngã", một thuật ngữ được sử dụng để bao hàm hành vi tình dục bừa bãi của phụ nữ. Asylum cho các cô gái và phụ nữ và những người khác được cho là có đạo đức kém, chẳng hạn như gái mại dâm, hoạt động trên khắp châu Âu, Anh, Ireland, Canada và Hoa Kỳ suốt thế kỷ 19 và cũng vào thế kỷ 20. Asylum đầu tiên như thế ở Ireland mở ở phố Leeson ở Dublin năm 1765, được thành lập bởi Lady Arabella Denny.
Ở Belfast, Giáo hội Ireland quản lý Asylum Ulster Magdalene được thành lập vào năm 1839 ở đèo Donegall, trong khi các tổ chức song song được điều hành bởi người Công giáo tọa lạc trên đường Ormeau Road và bởi các tín đồ Giáo hội Trưởng lão trên phố Whitehall.
Ban đầu, nhiệm vụ của các asylum này là để phục hồi phụ nữ trở lại vào xã hội, nhưng đầu thế kỷ 20, các viện này trở thành nơi trừng phạt và giống như nhà tù. Trong hầu hết các asylum, các tù nhân bị bắt lao động nặng, bao gồm cả giặt là và làm thêu thùa. Họ phải chịu đựng một chế độ hàng ngày bao gồm thời gian dài của lời cầu nguyện và sự im lặng bắt buộc.
Tại Ireland, asylum được biết đến với tên gọi tiệm giặt là Magdalene. Ước tính có đến 30.000 phụ nữ trải qua các tổ chức như vậy ở Ireland. Magdalene asylum cuối cùng, ở Waterford tại Cộng hòa Ireland, đóng cửa vào ngày 25 tháng 9 năm 1996.
Công bố kết quả điều tra, 2013.
Ngày 5 tháng 2 năm 2013, kết quả một cuộc điều tra được công bố cho thấy, chính quyền Ireland có thời đã từng giám sát các xưởng lao động này và hằng ngàn phụ nữ và thiếu nữ nơi đây bị cưỡng bách làm việc nhưng không được trả lương.
Một hội đồng gồm nhiều chuyên gia, khi điều tra về xưởng giặt ủi Sisters of Our Lady of Charity Magdalene, ở Dublin, vốn hoạt động từ năm 1922 đến 1996 thì đóng cửa, nhận thấy khoảng một phần tư của hơn 10.000 nữ nhân công ở đây do chính phủ gửi đến. Họ bị ép đến làm việc tại đây để phạt tội trốn học hoặc có cuộc sống vô gia cư. Ireland đánh giá các phụ nữ này như "những người đàn bà sa ngã," ám chỉ phụ nữ làm gái mại dâm nhưng thật ra họ chỉ là những người mẹ không có hôn thú hoặc có khi là con gái của họ.
Báo cáo còn khám phá thấy rằng 15% sống tại đây trên năm năm, ai trốn đi thường bị cảnh sát bắt và đem trả về. Họ phải nai lưng làm việc giặt ủi 12 giờ mỗi ngày.
Kết quả khám phá công bố mở đường cho việc chính phủ phải lên tiếng xin lỗi, đồng thời bồi thường thiệt hại cho những người còn sống sót. Tuy nhiên Thủ tướng Enda Kenny không tỏ lời xin lỗi chính thức nào, không những thế còn bác bỏ lời cáo buộc, rằng tình trạng làm việc tại xưởng giặt như ở nhà tù hoặc chế độ nô lệ. | 1 | null |
Chùa Non Nước ở Ninh Bình là một ngôi chùa cổ tọa lạc dưới chân núi Non Nước, bên bờ sông Đáy và cửa sông Vân. Chùa nằm trên địa phận phường Thanh Bình, thành phố Ninh Bình. Núi chùa Non Nước là một di tích lịch sử văn hóa quốc gia đồng thời cũng là một điểm du lịch quan trọng của thành phố Ninh Bình.
Kiến trúc.
Từ thời nhà Lý, dưới đời vua Lý Nhân Tông, quốc sư Nguyễn Minh Không xây dựng một ngôi chùa thờ Phật dưới chân núi Dục Thúy Sơn về phía Đông. Chùa được xây bằng đá, mái cong rồng lượn và đã xuất hiện tháp là nơi thờ Phật. Trong tháp đặt một tượng Phật chính và một số tượng phụ.
Sang thế kỷ XIII, tháp được tách ra, thành hai kiến trúc riêng: chùa và tháp. Tháp không còn là chùa mà trở thành mộ sư. Chính vì vậy, đến đời Trần, tháp Linh Tế đổ vỡ. Đến năm 1337 thời vua Trần Hiến Tông, tháp Linh Tế được khởi công xây dựng lại. Người đứng lên chủ trì việc xây dựng tháp là nhà sư Trí Nhu (người phủ Tràng An, châu Đại Hoàng - tức là người Ninh Bình). Khi đang giữ chức Tả ty Lang trung, Tả giám Nghị đại phu, Trương Hán Siêu đã viết bài "Dục Thúy sơn Linh Tế tháp ký" (Bài ký tháp Linh Tế ở núi Dục Thúy), nhân việc tháp Linh Tế xây dựng lại xong. Trong bài ký đó, Trương Hán Siêu đã cho biết tháp Linh Tế xây dựng lại cao 4 tầng: "Tháp xây 4 tầng, đêm tỏa hào quang, kẻ xa người gần đều trông thấy rõ".
Cuối thời Hậu Lê tháp Linh Tế bị đổ vỡ. Điều này đã được Phạm Đình Hồ viết trong sách "Tam thương ngẫu lục": "Sau khi vạc đổi, Cung bỏ làm trường lương Tràng An, tháp Linh Tế cũng đổ nát".
Chùa có hai cổng, một cổng ra vào ở phía bắc, một cổng ở phía đông nam nhìn ra sông Đáy và đây cũng là cổng để nhiều người ra thả cá chép vào ngày ông táo chầu trời.
Từ sân chùa Non Nước bên sông Đáy, có thể hướng ra cầu Ninh Bình, cầu Non Nước và cuộc sống của cư dân trên sông Đáy.
Năm 2006, chùa đã được trùng tu lại và khánh thành mới nhung vẫn giữ được vẻ thiêng liêng, trầm mặc.
Mỗi năm chùa Non Nước đón hàng nghìn lượt khách du lịch trong nước và quốc tế về tham quan, chiêm bái. Từ chùa phóng tầm mắt ra xa, sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thanh bình, yên ả của làng quê Việt Nam.
Thơ văn.
Từ khi xây dựng lại tháp Linh Tế trên núi Dục Thúy, nhiều tao nhân mặc khách đã làm thơ vịnh núi đều nói đến tháp Linh Tế:
Đây là một bài thơ đặc sắc về "mới" không kém các bài thơ thế kỉ XX cả về nội dung, ngôn ngữ và thể thơ (6 chữ). | 1 | null |
Đồng Minh chiếm đóng Đức là thời kỳ nước Đức bị lực lượng quân Đồng Minh chiếm đóng trong Chiến tranh thế giới thứ hai chia phía tây đất nước của giới tuyến Oder-Neisse thành bốn khu vực chiếm đóng cho các mục đích hành chính trong thời gian 1945-1949. Trong những tuần cuối của cuộc chiến ở châu Âu, Quân đội Hoa Kỳ đã đẩy vượt ra ngoài ranh giới đã thoả thuận trước cho các vùng chiếm đóng về sau, ở một số nơi bằng như 200 dặm. Các dòng tiếp xúc giữa Liên Xô và các lực lượng Mỹ vào cuối chiến sự là tạm thời. Sau hai tháng trong đó họ đã tổ chức các khu vực đã được phân công vào các khu Liên Xô, lực lượng Mỹ rút trong những ngày đầu tiên của tháng 7 năm 1945. Một số đã kết luận rằng đây là một động thái quan trọng là thuyết phục Liên Xô cho Mỹ, Anh, Pháp và lực lượng vào khu quân sự ở Berlin, xảy ra gần như cùng thời điểm (tháng 7 năm 1945), mặc dù được sự cần thiết là phải hợp ngành tình báo.
Những vùng bị chiếm đóng.
Các vùng không còn thuộc Đức.
Các quốc gia hoặc các vùng bị Đức Quốc xã chiếm đóng đều được giải phóng hoặc trả lại như cũ. Ngoài ra, các vùng phía đông theo đường sông Oder-Neisse được trao trả cho Ba Lan nhằm bồi thường lại các vùng bị mất sau sự chiếm đóng của Liên Xô (Liên Xô được giữ lại các vùng chiếm được Ba Lan sau thế chiến). Phần Bắc Đông Phổ gia nhập Liên Xô và trở thành tỉnh Kaliningrad. Một phần lãnh thổ phía tây được đưa cho Hà Lan.
Sự chiếm đóng.
Sự chiếm đóng này nhằm mục đích giải giới nước Đức. Đồng Minh đều đồng ý là nước Đức sẽ không bị chia cắt và sẽ trả lại sau vài năm. Để thực hiện việc này, nước Phổ bị giải thể và các bang được tổ chức lại một cách hợp lý hơn.
Vùng của Mỹ.
Vùng của Mỹ bao gồm các bang Bayern, Hessen, Württemberg-Baden (sau là một phần tạo nên bang Baden-Württemberg). Mỹ cũng muốn nắm giữ phần Tây Bắc Đức do đó họ được thêm thành bang Bremen (bao gồm cả Bremerhaven). Ngoài ra họ còn có một phần của thành phố Berlin mặc dù thường không được tính vào vùng này. Thủ phủ vùng chiếm đóng là Frankfurt am Main. Trưởng vùng là tướng Eisenhower.
Vùng của Anh.
Vùng của Anh có bang Hamburg, vốn được hồi phục sau khi Đức Quốc xã giải thể. Họ cũng taọ mới bang Schleswig-Holstein từ tỉnh thuộc Phổ cùng tên; Niedersachsen – sáp nhập bởi các tỉnh Brunswick, Oldenburg và Schaumburg-Lippe cùng bang Hannover năm 1946; và Nordrhein-Westfalen – sáp nhập bang Lippe, tỉnh Rheinland (phần Bắc) và tỉnh Westfalen. Năm 1947, thành bang Bremen chuyển sang phần của Mỹ. Họ cũng có vùng chiếm đóng ở Berlin. Thủ phủ là thành phố Bad Oeynhausen.
Vùng của Pháp.
Ban đầu Pháp không tham gia chiếm đóng do họ không đóng góp nhiều trong cuộc chiến. Nhưng sau khi Anh can thiệp, Pháp cũng tham gia. Vùng của Pháp bao gồm bang Rhineland-Palatinate và bang Baden-Württemberg. Chính phủ Thụy Sĩ cũng cho phép Pháp chiếm đóng vùng thuộc Đức nhưng trong lãnh thổ Thụy Sĩ. Vùng này còn có một phần nhỏ ở Berlin. Thủ phủ là ở Baden-Baden. Ngoài ra họ còn lãnh thổ Saar vốn gia nhập Tây Đức năm 1957
Vùng của Liên Xô.
Liên Xô có vùng chiếm đóng rộng nhất do có nhiều binh sĩ Nga hi sinh trong thế chiến. Vùng của họ có bang Brandenburg (từ tỉnh cùng tên thuộc Phổ), Mecklenburg-Vorpommern, Sachsen, Sachsen-Anhalt và Thüringen. Thủ phủ là ở Đông Berlin dù theo quy định Berlin không thuộc vùng chiếm đóng. Khác với các vùng chiếm đóng khác, vùng của Liên Xô sau này tạo thành nước Đông Đức còn các vùng khác tạo thành Tây Đức.
Các vùng nhỏ hơn.
Bao gồm các vùng thuộc Bỉ, Luxembourg, Na Uy, Canada... hầu hết là cùng với Pháp và được tính là thuộc Pháp. | 1 | null |
Đặc điểm.
Trên thực vật.
Mối đe dọa cho nền nông nghiệp toàn cầu
Đứng ở vị trí thứ ba là những loài bao gồm chi Puccinia, chủ yếu ảnh hưởng đến cây lúa mỳ, trong khi vị trí thứ tư và thứ năm là hai loài từ chi Fusarium ("Fusarium graminearum" và "Fusarium oxysporum"). Chi Puccinia chủ yếu gây hại cho các nông trại ngũ cốc trong khi chi Fusarium ảnh hưởng đến các loại cây trồng rất khác nhau như bông vải, cà chua hoặc chuối.
Các tác nhân gây bệnh ngũ cốc khác, cụ thể là "Blumeria graminis" và "Mycosphaerella graminicola" nằm ở vị trí thứ sáu và thứ bảy trong danh sách.
Vị trí thứ tám là loài từ chi "Colletotrichum" đặc biệt ảnh hưởng đến các cây trồng có tầm quan trọng kinh tế như hoa quả và cây cảnh.
Nấm khoang ngô ("Ustilago maydis") là một loại nấm ăn được có nguồn gốc từ Mexico. Nó đứng ở vị trí thứ chín do được các nhà khoa học quan tâm, chứ không phải do tác động kinh tế vì nó không có ảnh hưởng phá hoại đặc biệt. Loài này và loài nằm ở vị trí thứ mười, "Melampsora Lini", có ứng dụng quan trọng trong việc nghiên cứu cơ sở phân tử của sự miễn dịch thực vật và các quá trình nhiễm bệnh.
Di Pietro nhấn mạnh rằng với danh sách này các tác giả đang cố gắng thông báo cho công chúng về tầm quan trọng của các loại nấm gây bệnh trên thực vật vì chúng là một mối đe dọa ngày càng lớn đối với nền nông nghiệp toàn cầu".
Nhiều nấm gây bệnh cho các cây trồng như nấm von, nấm than ngô, nấm thông, mốc khoai tây... Nấm von có thể bám trên thân cây lúa làm cây bị nhạt màu, cao lên và cho bông nhỏ, hạt lép. Nấm than ngô ký sinh trên cây ngô làm hỏng bắp. Nấm thông có thể chạm vào nón thông làm hạt phấn không thể chuyển từ nón đực sang nón cái được.
Trên người.
Nấm ký sinh trên người có thể là nấm độc. Ví dụ: nấm lim, nấm tengu,nấm da, nấm hắc lào...
Cách đề phòng.
Không nên ăn nấm hình dạng lạ, màu sắc sặc sỡ chỉ nên ăn nấm có ích. | 1 | null |
4K51 Rubezh là 1 tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển di động do Liên Xô nghiên cứu, chế tạo và đưa vào sử dụng vào cuối thập niên 1980. Tên định danh của NATO cho nó là SSC-3. Là phương án bổ sung hỏa lực bảo vệ bờ biển ở tầm gần. 4K51 gồm xe mang bệ giá phóng từ khung gầm xe tải hạng nặng MAZ-543 sử dụng radar và 2 ống phóng hạng nặng. Ngoài ra, tổ hợp 4K51 còn kết hợp chiến đấu với pháo tự hành bờ biển A-222 Bereg nhằm đối phó với trường hợp mục tiêu vào quá sâu tầm bắn của tên lửa.
Tổ hợp 4K51.
Tổ hợp 4K51 gồm một xe mang bệ giá phóng 3P51 (cải tiến dựa trên xe vận tải hạng nặng MAZ-543), sử dụng để đặt radar điều khiển hỏa lực cùng cụm ống phóng KT-161. KT-161 có 2 ống phóng chứa hai tên lửa hành trình đối hạm P21 hoặc P22. P21 là tên lửa với đầu tự dẫn chủ động, P22 là tên lửa với đầu tự dẫn hồng ngoại Tên lửa có chiều dài 6,5m, đường kính thân 0,76m, trọng lượng phóng 2,5 tấn. Nó lắp một động cơ phản lực nhiên liệu lỏng, tốc độ hành trình cận âm 0,9 Mach, tầm bắn là 80 km lắp đầu đạn thuốc nổ nặng 513 kg.
Hoạt động.
Khi phóng, động cơ tên lửa sẽ đưa P-15M rời bệ, đạt độ cao ổn định động cơ chính sẽ kích hoạt đưa tên lửa tới mục tiêu. Trong hành trình bay, tên lửa bay cách mặt nước 25-50m. Ở pha giữa, tên lửa được điều khiển bằng hệ dẫn đường quán tính và ở pha cuối dùng radar chủ động.
Ngày nay, P-15M có kiểu dáng khá lớn, tốc độ chậm nên dễ bị đánh chặn khó có khả năng xuyên phá được chiến hạm hiện đại có hệ thống phòng thủ tiên tiến. Ngoài ra nó còn dễ bị gây nhiễu trong môi trường tác chiến điện tử cao. Nhưng nó vẫn rất hữu hiệu với tàu vận tải, tàu đổ bộ vốn không có khả năng tự bảo vệ không cao.
Tên lửa còn được trang bị trên một số tàu tên lửa cao tốc của Liên Xô cũ và Liên bang Nga hiện nay như:Tàu tên lửa lớp Korma,Tàu tên lửa lớp Osa,Molniya Project 1241.1 (Tarantul I).
Hiện nay,Nga đang cố thay thế các tổ hợp tên lửa bờ biển cũ như 4K51 Rubezh và 4K44 Redut bắng các tổ hợp hiện đại hơn như K-300P Bastion-P.
Hoạt động trong Hải quân Nhân dân Việt Nam.
4K51 được nhiều lực lượng hải quân trên thế giới sử dụng trong đó có Hải quân Nhân dân Việt Nam.Được viện trợ từ những năm 1980 cùng tổ hợp 4K44 từ phía Liên Xô nhằm trang bị cho Binh chủng Tên lửa-Pháo bờ biển, Quân đội Nhân dân Việt Nam mới thành lập sau Chiến tranh Việt Nam,tổ hợp 4K51 đã phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam gần 40 năm nay và đã trở thành một trong những lá chắn tên lửa của Đoàn tên lửa 679 bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Việt Nam hướng ra Biển Đông.
Tổ hợp 4K51 Rubezh, tổ hợp 4K44 Redut và tổ hợp K-300P Bastion-P là 3 lá chắn phòng thủ bờ biển hiện đại nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam. | 1 | null |
Lee Ji-hyun (; ; ; sinh ngày 12 tháng 12 năm 1986), thường được biết đến với nghệ danh Qri (; ; ), là một nữ doanh nhân kiêm ca sĩ, diễn viên, người mẫu và nhạc công Bass guitar người Hàn Quốc. Cô là trưởng nhóm của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc T-ara.
Tiểu sử.
Qri sinh ra tại thành phố Goyang, Hàn Quốc. Cô theo học Trung học Juyeob, Đại học Myungji, ngành Nghiên cứu Nghệ thuật và là bạn cùng lớp với thành viên Boram. Qri từng là người mẫu và là một nhạc công Bass guitar chuyên nghiệp của ban nhạc rock Six Color trước khi ra mắt chính thức với nhóm nhạc nữ T-ara.
Sự nghiệp.
2009ㅡnay: T-ara.
Qri là thành viên thứ 3 được thêm vào sau khi hai cựu thành viên T-ara Jiae và Jiwon rời nhóm vào giữa năm 2009. T-ara là nhóm nhạc có nhiều vũ đạo sáng tạo, độc đáo và được biết đến qua các hit như "Bo Peep Bo Peep", "Roly Poly", "Cry Cry", "Lovey Dovey", "Day By Day", "Sexy Love", "Number 9", "Sugar Free", "Little Apple". T-ara được xem là nhóm nhạc nữ K-pop nổi tiếng nhất tại Trung Quốc. Qri được giới thiệu cho Giám đốc điều hành Core Contents Media, là công ty ban đầu của cô khi tham gia chương trình Taxi Show của kênh TvN's. Cô hiện đang đảm nhận vai trò trưởng nhóm và hình ảnh trong nhóm.
Ngày 24 tháng 11, T-ara ra mắt đội hình gồm bốn thành viên là Qri, Eunjung, Hyomin và Jiyeon để quảng bá ca khúc Hoa ngữ "Little Apple", một bản hit tiếng Trung của nhóm nhạc Chopstick Brothers. Bài hát mang lại cho khán giả những giây phút hấp dẫn, vui nhộn, khi các cô gái vui chơi ở câu lạc bộ đêm hay nhảy ở công viên nước và xuất hiện trong bộ quần áo màu vàng lấy cảm hứng từ diễn viên nổi tiếng Lý Tiểu Long. Video âm nhạc đánh dấu con đường Trung tiến đầy tiềm năng của nhóm, MV mới ra mắt được hai ngày đã thu hút được 8 triệu lượt xem trên trang Tudou của Trung Quốc. "Little Apple" đứng đầu 16 tuần trên các bảng xếp hạng và được chọn là bài hát nổi tiếng nhất Trung Quốc. Đây cũng là ca khúc đầu tiên Qri đảm nhận vai trò hát chính.
Tháng 6 năm 2016, Qri cùng Hyojung (Oh My Girl), Narae (Spica), Sohyun (4Minute), Han Hyeri (Produce 101) và Hur Youngji (Pre Kara) tham gia Idol Intern King.
2013ㅡnay: QBS.
Tháng 3 năm 2013, Qri thể hiện ca khúc solo tiếng Nhật "Do We Do We " và "Soap Bubbles" (song ca cùng Boram) - hai phiên bản của "Bunny Style!". Tháng 6 năm 2013, Qri cùng Boram và So-yeon cho ra mắt nhóm nhỏ QBS với đĩa đơn đầu tay "Like The Wind". Tháng 7 năm 2013 tại Budokan Concert, T-ara thông báo rằng Qri là trưởng nhóm mới của nhóm.
2009ㅡnay: Diễn xuất.
Tháng 9 năm 2009, Qri xuất hiện lần đầu diễn xuất của trên bộ phim truyền hình Thiện Đức nữ vương vai vợ của Kim Yoo-shin.
Sau đó, cô xuất hiện với vai trò khách mời cùng với các thành viên khác của T-ara trên bộ phim truyền hình Cao thủ học đường năm 2010 do Jiyeon thủ vai chính. và được đưa ra một vai trò dẫn đầu trên KBS's cập nhật Southern Trader Kim Chul Soo cho bộ phim truyền hình. Qri cũng đã xuất hiện với vai trò khách mời cùng thành viên Soyeon trên SBS của bộ phim truyền hình Giants khổng lồ.
Qri cùng với thành viên Eunjung tham gia đóng vai trong phim truyền hình King Geunchogo của KBS năm 2011, bắt đầu ở tập 47.
Năm 2015, Qri trở lại màn ảnh diễn xuất qua Sweet Temptation Episode 2: Black Holiday.
2018ㅡnay: Thiết kế thời trang.
Năm 2018, Qri ra mắt bộ sưu tập tự thiết kế đầu tiên của mình là "Thương hiệu mũ dành cho người nổi tiếng" mang tên "Seb.Q". Bộ sưu tập gồm có mũ và áo hoodie màu. Qri cũng tham gia vào giai đoạn thiết kế và sản xuất sản phẩm. Dự án thành công với lượng sản phẩm được bán hết và liên tục được bổ sung kể từ năm 2018.
Màu tóc và kiểu tóc.
Ở nhóm T-ara, Qri nổi tiếng là thành viên luôn thay đổi màu tóc nhiều nhất; ở mỗi sản phẩm âm nhạc của T-ara, Qri luôn làm mới mình bằng những màu tóc và kiểu tóc. Trong lần quảng bá đĩa đơn "Day by Day" năm 2012, Qri quảng bá với màu tóc xanh rêu. Năm 2013, cô cùng Boram và Soyeon ra mắt nhóm nhỏ QBS, khi đó Qri nhuộm tóc màu bạc. Đến lần ra mắt MV "No.9" năm 2013, thì Qri đổi mái tóc của mình thành kiểu ngôi giữa xoăn màu đỏ, sau đó lại nhuộm sang màu hồng đến khoảng giữa 2014. Hè năm 2015, cô làm mới với mái tóc xoăn sóng màu vàng. Đầu năm 2016, Qri và các thành viên T-ara sang Việt Nam với màu tóc bạch kim. Đến thời điểm hiện tại, Qri đã thay đổi kiểu tóc khoảng 50 lần và nhuộm hơn 20 màu tóc. | 1 | null |
Hiệp ước về ngư nghiệp, ranh giới và sự phục hồi chế độ nô lệ giữa Hoa Kỳ và Liên hiệp Vương quốc Anh và Ireland, còn được gọi là Hiệp ước London, Hiệp ước Anh-Mỹ năm 1818, Hiệp ước 1818, hoặc chỉ đơn giản là Điều ước 1818 được ký ngày 20 tháng 10 năm 1818 giữa Hoa Kỳ và Anh Quốc, mà, cùng với những điều khác, quy định biên giới Canada – Hoa Kỳ theo hầu hết chiều dài vĩ tuyến 49.
Thỏa ước này giải quyết các vấn đề biên giới tồn đọng giữa hai quốc gia, và cho phép chiếm đóng và định cư chung chung ở xứ Oregon, được biết trong lịch sử Anh và trong lịch sử Canada là Khu vực Columbia của Công ty Bay Hudson, và bao gồm cả các phần phía nam kết nghĩa của nó là Khu vực New Caledonia.
Hiệp ước đánh dấu việc Vương quốc Anh đánh mất vĩnh viễn sau cùng đối với lãnh thổ nay là Hoa Kỳ Lục địa, trong khi đạt được nó ở mũi cực bắc của lãnh thổ Louisiana ở trên phía vĩ tuyến 49 vĩ bắc, được gọi là sông Milk ngày nay là miền nam Alberta. Anh nhượng lại tất cả của nam đất Rupert, từ vĩ tuyến 49 và phía tây dãy núi Rocky, bao gồm tất cả các phía nam sông Red Colony của vĩ độ đó. | 1 | null |
Samsung Galaxy (viết tắt: SSG) là một tổ chức thể thao điện tử thuộc sở hữu của Tập đoàn Samsung Electronics. Trong suốt khoảng thời gian tồn tại, Samsung Galaxy đã có đội thi đấu tại các tựa game Liên Minh Huyền Thoại, StarCraft và .
Vào ngày 30 tháng 11 năm 2017, KSV đã mua lại đội tuyển Liên Minh Huyền Thoại SSG. Sau đó tổ chức Samsung Galaxy cũng giải tán và không còn đầu tư vào trò chơi nào nữa.
Lịch sử.
Liên Minh Huyền Thoại.
Vào ngày 7 tháng 9 năm 2013, Samsung mua lại hai đội Liên Minh Huyền Thoại của tổ chức MVP, và toàn bộ đổi tên thành Samsung Galaxy (Blue và Ozone). Đến ngày 11 tháng 6 năm 2014, Samsung Ozone đổi tên thành Samsung White.
Năm 2014, tại Chung kết thế giới, Samsung White giành chức vô địch và Samsung Blue giành hạng 3. Sau giải đấu, Riot Games thay đổi luật yêu cầu các tổ chức esports chỉ được có một đội Liên Minh Huyền Thoại trong tất cả các giải quốc nội cao nhất. Samsung chia tay toàn bộ các tuyển thủ của 2 đội White và Blue, tạo ra đội mới với tên Samsung Galaxy.
Năm 2015, Samsung Galaxy không thành công khi không giành được danh hiệu LCK nào và không đoạt được vé tham dự Chung kết thế giới.
Năm 2016, Samsung Galaxy vẫn không giành được danh hiệu LCK nào, nhưng đội đã đánh bại KT Rolster trong trận tranh vé tham dự Chung kết thế giới. Đội thi đấu tới trận chung kết và chỉ chịu thua đồng hương SK Telecom T1 với tỉ số 2-3 sau 5 ván căng thẳng, dù bị dẫn trước 2-0.
Năm 2017 như một sự lặp lại của 2016: không danh hiệu LCK, lại đánh bại KT Rolster trong trận tranh vé và đến Chung kết thế giới. Ở vòng bảng, Samsung Galaxy đứng thứ hai sau Royal Never Give Up của chủ nhà Trung Quốc và lá thăm tứ kết đưa họ gặp đồng hương Longzhu Gaming được đánh giá rất mạnh, ứng cử viên cho chức vô địch. Bất ngờ xảy ra khi Samsung Galaxy đánh bại Longzhu Gaming 3-0, khi mà Longzhu Gaming đang là nhà vô địch LCK. Tại bán kết, họ chiến thắng Team WE của chủ nhà Trung Quốc 3-1 và tái ngộ SK Telecom T1 trong trận chung kết thứ hai liên tiếp. Khác hẳn với năm ngoái, trận chung kết là sự áp đảo của Samsung Galaxy khi họ đè bẹp SK Telecom T1 với tỉ số 3-0 và giành chức vô địch.
Tháng 11 năm 2017, đội được nhượng lại cho KSV eSports sau khi Samsung ngừng đầu tư cho thể thao điện tử. KSV sau đó đổi tên thành Gen.G Esports. | 1 | null |
Ngải Năng Kỳ (chữ Hán: 艾能奇, ? – 1647), có chỗ chép là Ngải Vân Chi (艾云枝), Ngải Kỳ Năng (艾奇能), người Mễ Chi, Thiểm Tây, tướng lãnh khởi nghĩa nông dân Đại Tây, con nuôi của thủ lĩnh Trương Hiến Trung.
Sự nghiệp.
Năng Kỳ từ sớm đã tham gia nghĩa quân của Trương Hiến Trung. Năm 1644, sau khi Trương Hiến Trung kiến lập chính quyền Đại Tây, Năng Kỳ được thụ phong Định Bắc Tướng quân. Năm 1646, Trương Hiến Trung tử trận, ông cùng bọn Tôn Khả Vọng soái mấy vạn tàn quân, chạy vào Vân Nam - Quý Châu .
Năm 1647, Ngải Năng Kỳ tiến đánh Đông Xuyên (nay là Hội Trạch, Vân Nam). Nghĩa quân tiến đến vị trí cách phủ Đông Xuyên 30 dặm, rơi vào mai phục của thổ ti địa phương là Lộc Vạn Chung, trúng tên độc, máu chảy không ngừng; trở về Côn Minh, không khỏi mà chết . | 1 | null |
Trọng tôn Nạn (chữ Hán: 仲孙难; 613 TCN-?), tức Mạnh Huệ thúc (孟惠叔) là vị tông chủ thứ ba của Mạnh tôn thị, một trong Tam Hoàn của nước Lỗ thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc.
Trọng tôn Nạn là con thứ của Trọng tôn Ngao, vị tông chủ đầu tiên của Mạnh tôn thị với bà Thanh Kỉ, em Trọng tôn Cốc, tôn chủ thứ hai của họ Mạnh. Cụ tổ 3 đời của ông là Lỗ Hoàn công, vị vua thứ 12 của nước Lỗ.
Sự nghiệp.
Năm 614 TCN, Trọng tôn Cốc lâm bệnh nặng, con là Trọng tôn Miệt còn nhỏ tuổi nên giao phó họ Mạnh cho Trọng tôn Nạn. Sau khi Trọng tôn Cốc mất, Trọng tôn Nạn lên thế tập.
Năm 613 TCN, cha Trọng tôn Nạn là Trọng tôn Ngao đang ở nước Cử nhờ ông xin cho mình về nước, tuy nhiên tới tháng 9 năm đó đi tới nước Tề thì bị bệnh mất ở Tề.
Năm 612 TCN, Trọng tôn Nạn xin đưa thi hài của cha về nước an táng. Lỗ Văn công chấp thuận.
Sau không rõ Trọng tôn Nạn mất năm nào. Sau khi ông mất, con của Trọng tôn Cốc là Trọng tôn Miệt lên thế tập. | 1 | null |
Đế quốc Nikaia là đế quốc lớn nhất trong số ba nhà nước kế thừa của đế quốc Đông La Mã, do các quý tộc Đông La Mã bỏ chạy khỏi Constantinopolis bị chiếm đóng bởi quân Thập tự Tây Âu và lực lượng Venetian trong cuộc Thập tự chinh thứ tư. Đế quốc này do các thành viên trong gia tộc Laskaris thành lập, kéo dài từ năm 1204 đến 1261, khi quân đội Nicaea quay về khôi phục Constantinopolis, trung hưng Đế quốc Đông La Mã.
Lịch sử.
Thành lập.
Năm 1204, Hoàng đế Đông La Mã Alexius V Ducas Murtzouphlos bỏ chạy khỏi Constantinopolis sau khi Quân Thập Tự xâm chiếm thành phố. Theodore I Lascaris, con trai chính thống của Hoàng đế Alexius III Angelus, đã ngồi lên ngai vàng hoàng đế Đông La Mã, nhưng sau đó chính ông cũng đã bỏ chạy tới thành phố Nicaea (ngày nay là Iznik) ở Bithynia, khi nhận ra tình hình ở Constantinopolis là hoàn toàn vô vọng.
Đế chế Latin, được thành lập bởi quân Thập Tự ở Constantinopolis, chỉ kiểm soát một phần nhỏ bé lãnh thổ cũ của Đông La Mã. Theo gương Nicaea, các hoàng thân Đông La Mã đã giương cờ nổi lên ở Epirus và Trebizond, mặc dù Trebizond đã tách ra như là một nhà nước độc lập chỉ một vài tuần trước khi Constantinopolis thất thủ. Song chính Nicaea lại là lãnh thổ gần nhất với Đế chế La Tinh và nằm ở vị trí tốt nhất để cố gắng khôi phục lại đế chế Đông La Mã.
Các chiến dịch của Theodore Lascaris không phải là ngay lập tức thành công, chẳng hạn như ông đã bị đánh bại tại Poemanenum và Prusa (Bursa) vào năm 1204, nhưng ông cũng giành lại nhiều vùng đất phía tây bắc Anatolia sau khi Hoàng đế Latinh Baldwin I phải đưa quân lên phía bắc để đối phó với các cuộc xâm lược từ Sa hoàng Kaloyan của Bulgaria. Theodore cũng đánh bại một quân đội từ Trebizond, cũng như từ các đối thủ khác nhỏ hơn, khẳng định quyền lực của mình với các nhà nước kế thừa. Năm 1208, Theodore lên ngôi hoàng đế tại thành Nicaea.
Các liên minh đã liên tục được hình thành và bị phá vỡ trong vài năm tiếp theo, khi các nhà nước kế thừa của Đông La Mã, đế chế Latinh, Bulgaria, và quân Seljuks của Iconium (có lãnh thổ giáp với Nicaea) hỗn chiến với nhau. Năm 1211, tại Antioch trên sông Meander, Theodore đã đánh bại một cuộc xâm lược lớn của quân Seljuks, những người ủng hộ giúp Alexios III khôi phục lại quyền lực. Tuy nhiên, tổn thất tại Antioch dẫn đến thất bại trước đế chế LaTinh tại sông Rhyndacus và sự mất mát hầu hết vùng Mysia và dải bờ biển của biển Marmara theo Hiệp ước Nymphaeum. Người Nicaea gỡ gạc lại phần nào mất mát về mặt lãnh thổ vào năm 1212, khi cái chết của David Komnenos đã cho phép họ sáp nhập vùng Paphlagonia vào đế quốc của mình.
Theodore đã cố gắng để củng cố ngôi hoàng đế và đế quốc của mình bằng cách bổ nhiệm mới một Thượng Phụ của Constantinople ở Nicaea. Năm 1219, ông kết hôn với con gái của Nữ hoàng Latinh Yolanda của Flanders, nhưng ông qua đời vào năm 1222 và được kế tục bởi con trai chính thống của mình, John III Ducas Vatatzes.
Mở rộng.
Vatatzes ngay khi nối nghiệp cha đã phải đối phó với những thử thách từ chính các thành viên nhà Laskarids, hoàng thân Isaac và Alexios, anh em của Theodore I, tìm kiếm sự trợ giúp của Đế quốc Latinh. Tuy nhiên, Vatatzes đã chiếm ưu thế sau khi đè bẹp các lực lượng kết hợp của họ trong Trận Poimanenon, bảo vệ được ngai vàng của mình và đánh chiếm gần như tất cả các vùng lãnh thổ ở châu Á của Đế quốc Latinh trong thời gian này.
Năm 1224, Vương quốc Thessalonica đã bị Bá vương của Epirus chiếm đóng, nhưng rồi cũng chính Epirus phải nằm dưới sự kiểm soát của Đế chế Bulgaria vào năm 1230. Với một Trebizond thiếu mất một quyền lực thực sự, Nicaea là nhà nước kế thừa thực sự của Đế quốc Đông La Mã còn đứng vững trước các kẻ thù, và Hoàng đế John III đã mở rộng lãnh thổ của mình trên biển Aegean. Năm 1235, ông liên minh với Sa hoàng Ivan Asen II của Bulgaria, cho phép ông ta có thể mở rộng ảnh hưởng của mình ở Thessalonica và Epirus.
Năm 1242, kị binh du mục Mông Cổ xâm chiếm các vùng đất của người Seljuk ở phía đông lãnh thổ của Nicaea, và mặc dù John III đã lo lắng rằng họ có thể sẽ tấn công đế chế của mình, nhưng chính họ đã kết thúc các mối đe dọa của người Seljuk với Nicaea. Năm 1245, John liên minh với Thánh chế La Mã bằng cách kết hôn với Constance II của Hohenstaufen, con gái của Frederick II. Đến năm 1248, John đã đánh bại quân Bulgaria và bao vây đế quốc Latinh. Ông tiếp tục lấn dần đất đai của người Latinh cho đến khi ông qua đời năm 1254.
Theodore II Lascaris, con trai của John III, đã phải đối mặt với cuộc xâm lược từ Bulgaria ở Thrace, nhưng cuối cùng đã bảo vệ thành công lãnh thổ. Xứ Epirus cũng nổi dậy và liên minh với Manfred của Sicilia khi Theodore II qua đời vào năm 1258. John IV Lascaris kế nhiệm ông, nhưng anh vẫn còn là một đứa trẻ, nên triều chính nằm trong tay quan nhiếp chính Michael Palaeologus. Michael tuyên bố mình là đồng hoàng đế (như Michael VIII) vào năm 1259, và nhanh chóng đánh bại một cuộc xâm lược được phát động bởi liên minh Manfred, Bá vương của Epirus, và Hoàng tử Achaea tại Trận Pelagonia.
Khôi phục Constantinopolis.
Năm 1260, Michael đã bắt đầu cuộc tấn công vào Constantinopolis, mà những người tiền nhiệm của ông đã không thể làm được. Ông liên minh với Genoa, và cử tướng quân Alexios Strategopoulos quan sát mọi động thái của Constantinopolis trong nhiều tháng ròng để lên kế hoạch tấn công của mình. Tháng 7 năm 1261, nhân cơ hội hầu hết quân đội Latinh đang chiến đấu ở nơi khác, Alexius đã có thể thuyết phục những người lính gác mở cửa thành. Vào được bên trong, ông ra lệnh đốt cháy các tàu Venetian đang neo đậu trong thành phố (bởi Venice là một kẻ thù của Genoa, và chịu phần lớn trách nhiệm trong việc cướp bóc thành phố năm 1204).
Michael được công nhận là hoàng đế một vài tuần sau đó, trung hưng lại đế chế Đông La Mã. Achaea đã sớm được chiếm lại, nhưng Trebizond và Epirus vẫn giữ được độc lập. Đế chế mới phục hồi cũng phải đối mặt với một mối đe dọa mới từ Đế quốc Ottoman, thay thế những người Seljuks bị đánh bại.
Quân sự.
Đế quốc Nicaea bao gồm khu vực Hy Lạp có mật độ dân cư cao nhất, với ngoại lệ tỉnh Thrace là nằm dưới sự kểm soát của Latin / Bulgar. Nhờ vậy, Đế quốc đã có thể huy động một lực lượng quân sự hợp lý vào khoảng 20.000 binh lính vào thời kì đỉnh cao - con số được ghi nhận là tham gia rất nhiều trong các cuộc chiến tranh của đế quốc chống lại các quốc gia Thập Tự quân.
Quân đội Nicaea tiếp tục được tổ chức dưới một số khía cạnh của quân đội Komnenian, nhưng không có các nguồn lực sẵn như các hoàng đế Komnenian. Quân Nicaea yếu kém về mặt số lượng cũng như về mặt chất lượng so với của quân đội của hoàng đế Manuel và cả những người tiền nhiệm của ông trước đó. Những người dân phía tây Tiểu Á được cấp quyền buôn bán đường biển, làm cho đế quốc trở nên giàu có hơn so với hầu hết các nhà nước nhỏ hơn xung quanh và trở thành quốc gia mạnh nhất trong khu vực, mặc dù chỉ trong một thời gian ngắn ngủi. | 1 | null |
Duy Trường là một ca sĩ người Mỹ gốc Việt hoạt động từ năm 2000 đến nay.
Tiểu sử.
Duy Trường tên thật là Trần Quốc Dũng, sinh ngày 9/6/1978 tại Hồng Ngự, Đồng Tháp.
Năm 1993, Duy Trường cùng gia đình sang định cư tại Oklahoma. Sau đó, anh sang Quận Cam, California để học nhạc với cố ca nhạc sĩ Duy Khánh tại Little Saigon. Được vài tháng thì thầy Duy Khánh mất.
Năm 2000, Duy Trường lấy nghệ danh Quốc Dũng cộng tác với Trung tâm Vân Sơn. Sau 3 cuốn video (18, 19, 20) anh chuyển sang cộng tác với Trung tâm Tình 2 cuốn video (10, 11), trước khi tạm ngưng sự nghiệp âm nhạc để đi học kiến trúc. Năm 2007, qua lời mời của Tường Nguyên và Tường Khuê, Duy Trường hát tam ca bài "Ly Cafe Cuối Cùng" cho Trung tâm Asia và Trung tâm Rainbow bài "Cánh Hoa Yêu" (dạng MV).
Năm 2006, Duy Trường được Trung tâm Thúy Nga mời hát với Quỳnh Dung bài "Ai khổ Vì Ai" trong chương trình "Paris By Night 86: Talent Show - Semi Finals". Tuy nhiên, cho đến khi anh hát bài "Người Lính Già Xa Quê Hương" với Khánh Hoàng trong "Paris By Night 96: Nhạc yêu cầu 2" thì tên tuổi anh mới bắt đầu được khán giả chú ý. Từ đó đến hết năm 2013, anh chính thức là ca sĩ độc quyền cho Trung tâm Thúy Nga và xuất hiện đều đặn trong các chương trình Paris By Night của hãng này. Anh cũng từng tham gia một tiết mục kịch..
Nguồn gốc nghệ danh Duy Trường sau này chính là tên của người thầy là Duy Phúc.
Năm 2015, Duy Trường trở về Việt Nam phát hành album Thất Tình đánh dấu sự hoạt động nghệ thuật của mình tại Việt Nam. | 1 | null |
Trận Châteauneuf là một hoạt động quân sự trong chiến dịch tấn công của quân đội Đức vào Pháp trong các năm 1870 – 1871, đã diễn ra vào ngày 3 tháng 12 năm 1870, tại Châteauneuf trên lãnh thổ Pháp. Trong cuộc giao chiến này, Lữ đoàn Bộ binh số 3 trong quân đội Phổ dưới quyền chỉ huy của viên tướng Keller (một phần của Sư đoàn Baden) đã đánh lùi một đợt tập kích của quân đội Pháp dưới quyền chỉ huy của tướng Camille Crémer, tạo điều kiện cho đoàn quân Phổ tiếp tục tiến hành cuộc triệt thoái của mình khỏi Autun. Trận chiến kéo dài trong vòng 7 tiếng đồng hồ, và mang lại cho quân lực của Phổ thiệt hại không đáng kể, với 153 quân thương vong. Song, người Đức đã nhìn nhận về trong cuộc giao tranh này như là một trong những chiến công hiển hách nhất của họ trong chiến dịch.
Trong các ngày 26 – 27 tháng 11 năm 1870, nhà giải phóng Ý Giuseppe Garibaldi đã chỉ huy "Binh đoàn Vosges" – một lực lượng du kích-tình nguyện trong quân đội Pháp – tiến công quân đội Đức tại Dijon. Mặc dù ban đầu thắng lợi, cuộc tấn công của Garibaldi cuối cùng đã bị quân đoàn dưới quyền "Thượng tướng Bộ binh" August von Werder của Đức đập tan, và truy kích về Autun. Sau chiến thắng của quân đội Đức tại Dijon, nhằm thăm dò căn cứ hoạt động của "Binh đoàn Vosges", nguồn lực của họ cũng như là mối liên hệ của họ với lực lượng chính quy Pháp, lữ đoàn của tướng Keller – gồm thâu binh lính đến từ Baden – đã được lệnh mở một cuộc tấn công vào Autun. Vào ngày 1 tháng 12 năm 1870, đoàn quân của Keller đã kéo đến Autun và đánh bại các chi đội của đối phương ở phía trước ông. 23 binh lính của Pháp bị quân Đức bắt làm tù binh. Sang ngày hôm sau (2 tháng 12), trong khi người Đức đang chuẩn bị mở một đợt tấn công, Garibaldi chuẩn bị tổ chức một cuộc triệt binh ra khỏi căn cứ của mình. Nhưng đúng lúc đó, Werder khẩn cấp ban lệnh triệt thoái về Dijon. Các lực lượng mới của Pháp đã xuất hiện tại thung lũng Saône, trong khi một chi đội của Đức đã bị "xử lý" tại Nuits St. Georges. Với cuộc rút lui của quân Đức về Dijon, Garibaldi đã có thể thở phào nhẹ nhõm.
Tướng Cremer, vốn đã được tin từ Garibaldi và vội vã kéo sư đoàn của mình đến Bligny sur Ouche, đã bất ngờ chiếm giữ dốc Chateauneuf, dàn quân đến les Bordes. Lực lượng của ông bao gồm 7 tiểu đoàn, một số chi đội thuộc Quân đoàn Tự do, một khẩu đội pháo Armstrong và một số pháo sơn chiến. Tổng cộng, ông có 8.000 binh lính và từ 8 đến 10 khẩu đại bác. Với thế trận mai phục, ông đã bắt đầu tiến công vào lúc 9 giờ sáng ngày 3 tháng 12: từ lâu đài Châteauneuf, quân Pháp khai hỏa ác liệt vào lữ đoàn của Keller. Cả lữ đoàn có nguy cơ bị tiêu diệt. Tuy nhiện, lữ đoàn của tướng Keller nhanh chóng được triển khai. Sau một cuộc pháo kích thành công, các tiểu đoàn của Đức đã tấn công mãnh liệt lên các sườn dốc, trong đó nhiều binh sĩ đã bò lên dốc bằng tay và đầu gối. Tiểu đoàn đầu tiên của Trung đoàn Bộ binh số 5 của Đức được ghi nhận về lòng dũng cảm trong cuộc giao chiến này. Bất chấp vị trí thuận lợi của họ, quân Pháp đã bị đẩy lùi. Nhờ đó, cho đến ngày 4 tháng 12, quân Đức của Keller đã trở lại Dijon an toàn. | 1 | null |
Echinus tylodes là một loài cầu gai trong họ Echinidae. Nó có màu trắng với các gai màu hồng khá thưa thớt và là loài đặc hữu của bờ biển phía đông của Bắc Mỹ, bao gồm vịnh Mexico. Nhìn chung nó có màu trắng và các gai màu hồng.
Phân bố.
Echinus tylodes được tìm thấy trên bờ biển phía đông của Hoa Kỳ từ mũi Cod theo phía nam đến eo biển Florida và ở vịnh Mexico. Nó là một loài sinh sống ở vùng nước sâu, được tìm thấy ở độ sâu giữa 270 và 810 mét. Nó thường được tìm thấy xung quanh các san hô nước sâu, nằm trên cành san hô hoặc xung quanh gò san hô giữa các phần còn lại của san hô chết. | 1 | null |
Đảo Malta là đảo lớn nhất trong số ba hòn đảo lớn tạo nên quần đảo Malta. Nó có thể được gọi là Valletta để phân biệt với toàn Malta. Malta nằm ở giữa Địa Trung Hải, ngay phía nam của Italia và phía bắc của Libya. Đảo dài và rộng , với tổng diện tích . Thủ phủ là Valletta, và thành phố lớn nhất là Birkirkara. Hòn đảo được tạo nên từ nhiều thị trấn nhỏ, mà cùng nhau tạo nên "khu đại đô thị" với dân số là 409.259. Cảnh quan đảo này có điểm đặc trưng là những ngọn đồi thấp với ruộng bậc thang.
Lịch sử.
Con người đã cư ngụ trên đảo từ năm 5200 TCN, họ là những thợ săn hoặc nông dân thời đồ đá, đến từ Sicilia. Những điểm dân cư thời đại đồ đá mới đã được phát hiện tại cả những vùng trống trãi và hang động, như Għar Dalam. Khoảng 3500 TCN, một nền vắn hóa với những thợ xây đền cự thạch xuất hiện. Họ đã xây dựng những ngôi đền cự thạch vào loại cổ nhất thế giới, nằm ở Ħaġar Qim và Mnajdra. Sau năm 2500 TCN, Malta ít dân đi dần, nhưng rồi lại trở thành nơi cư ngụ của các cư dân thời đại đồ đồng, cư ngụ tại nơi như Borġ in-Nadur. Họ đã xây những pháo đài đầu tiên của Malta.
Malta từng được cai trị bởi người Phoenicia, người Carthaginia, người La Mã, người Byzantine và người Ả Rập trước khi nó bị đánh chiếm bởi Bá quốc Sicilia năm 1091. Hòn đảo từ đó trở thành một phần của Vương quốc Sicilia trước khi được trao cho Dòng Toàn quyền Thánh Gioan cùng với Gozo và Tripoli năm 1530. Năm 1565, Dòng Toàn quyền và người Malta chống lại cuộc xâm lược lớn của đế quốc Ottoman, mà sau đó được gọi là cuộc Đại Vây hãm Malta. Dòng Toàn quyền cai trị Malta trong hơn 250 năm và xây nên nhiều công trình kiến trúc, gồm cả thủ đô Valletta. Năm 1798, Pháp, dưới sự chỉ huy của Napoléon chiếm Malta và cai trị trong khoảng thời gian 1798-1800. Pháp bị đánh bật khỏi đây sau khi người Malta nổi dậy chống lại họ. Năm 1800, người Anh quản lý toàn Malta và nơi này trở thành một xứ bảo hộ thuộc Anh, và rồi thành một thuộc địa vài năm sau đó. Người Anh thống trị trong khoảng 150 năm, và Malta chính thức độc lập năm 1964. Mười năm sau, Nhà nước Malta trở thành Cộng hòa Malta. Malta tham gia Liên minh châu Âu năm 2004 và tiếp nhận đồng Euro bốn năm sau đó. | 1 | null |
Do Ji-han (Ngạn văn: 도지한, Hán-Việt: Đô Chi Hàn) tên thật là Do Geum-mo (Ngạn văn: 도금모, Hán-Việt: Đô Kim Mô), sinh ngày 24 tháng 9 năm 1991 tại Hàn Quốc; là nam diễn viên trực thuộc quản lý của công ty Yuleum Entertainment.
Do Ji-han nhận được sự chú ý nghiêm túc đầu tiên từ công chúng khi tham gia bộ phim truyền hình tình huống Real School! của đài MBC Every 1. | 1 | null |
Nhà có 5 nàng tiên (tựa tiếng Anh: Five Fairies in the House) là một bộ phim điện ảnh Việt Nam thuộc thể loại hài chính kịch công chiếu vào năm 2013, do Trần Ngọc Giàu làm đạo diễn với phần kịch bản của Thạch Tuyền. Với sự tham gia của hai ngôi sao chính Hoài Linh và Việt Hương, cùng các diễn viên gồm Yaya Trương Nhi, Ngân Khánh, Minh Thảo, Bảo Anh, Miu Lê, Tấn Beo, Minh Luân, Trương Thế Vinh, Hà Trí Quang, Quốc Trường, Phương Thanh và Chí Tài, phim theo chân hai vợ chồng nghèo nhận nuôi năm đứa con gái và từ đó họ bắt đầu có mối quan hệ thân thiết với nhau trước những khó khăn của cuộc đời.
"Nhà có 5 nàng tiên" vừa là một bộ phim điện ảnh chiếu rạp vừa là phim truyền hình dài 5 tập. Ngày 8 tháng 12 năm 2013, "Nhà có 5 nàng tiên" chính thức lọt vào vòng bầu chọn tranh Giải Mai Vàng 2013 - hạng mục Phim điện ảnh, truyền hình xuất sắc do báo Người Lao động tổ chức. Phiên bản điện ảnh của phim giành được giải của Ban giám khảo tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18.
Nội dung.
Ông Tiên Cảnh và bà Mai nhỏ nhẹ là hai vợ chồng nghèo sống bằng nghề lượm ve chai, họ luôn mơ ước có một đứa con. Một hôm nọ, hai vợ chồng nhặt được năm bé gái mồ côi, họ thương yêu năm bé gái ấy như con ruột và nuôi đến khôn lớn, cho chúng ăn học đàng hoàng.
Khi lớn lên, năm cô con gái trở thành năm thiếu nữ xinh đẹp, có tên là: Tiên Dung, Tiên Nữ, Tiên Sa, Tiên Hương và Tiên Vân. Mỗi người con gái đều có tài năng và ngành nghề riêng. Tiên Dung làm nghề tiếp thị dầu ăn, có người yêu là Khanh; Tiên Nữ giỏi vẽ tranh nhưng làm nghề bán bảo hiểm, có người yêu là Bình; Tiên Sa làm nghề võ sĩ, có người yêu là Hùng; Tiên Hương làm nghề ca sĩ, có người yêu là Khải Phong; còn Tiên Vân chỉ muốn lượm ve chai để nối nghiệp ông Cảnh và bà Nhẹ, cô có người yêu là Thắng. Cả gia đình lúc nào cũng sống vui vẻ hòa thuận với nhau. Năm cô con gái còn mở một vựa ve chai cho ông Cảnh và bà Nhẹ làm chủ.
Mọi chuyện đang diễn ra tốt đẹp thì từ đâu xuất hiện một người đàn bà tên Thu tìm đến gia đình ông Cảnh, bà ta tự xưng là mẹ ruột của Tiên Vân rồi có ý xin lại Tiên Vân. Sau một hồi khóc lóc xót xa, gia đình ông Cảnh chấp nhận cho Tiên Vân trở về với bà Thu. Song bà Thu ham mê giàu sang nên có ý định gả Tiên Vân cho ông trùm xã hội đen tên So. Mặc dù Tiên Vân phản đối quyết liệt, bà Thu liền bắt cô ra ngoài thị trấn Long Hải để gặp ông So. Tiên Vân bị nhốt trong dinh thự của ông So, cô lén lấy điện thoại của bà Thu gọi cho gia đình ông Cảnh. Gia đình ông Cảnh cùng với năm chàng rể tương lai liền chạy ra Long Hải tìm Tiên Vân sau khi nghe cô tiết lộ một số thông tin. Họ tìm được dinh thự của ông So, sau đó họ hạ gục hết bọn thuộc hạ của ông So, giải cứu Tiên Vân thành công. Ông Cảnh đe dọa sẽ trừng trị ông So và bà Thu nếu họ dám đụng đến Tiên Vân lần nữa.
Ông Cảnh và bà Mai đồng ý cho năm cô con gái cưới năm anh chàng người yêu kia, cả gia đình lại sống hạnh phúc như xưa. Trớ trêu thay, ông Cảnh thức dậy trong đêm, nhận ra những sự kiện hạnh phúc vừa rồi chỉ là giấc mơ. Vợ chồng ông hiện tại chỉ có bốn đứa con gái bé bỏng, nhưng trong mơ ông lại thấy đến năm đứa. Bất ngờ có tiếng khóc của trẻ con ngoài cửa, hai vợ chồng phát hiện có đứa bé bị bỏ rơi và nhận nuôi luôn đứa bé ấy. Bây giờ vợ chồng ông Cảnh đã có năm đứa con gái đúng như những gì ông Cảnh thấy trong mơ.
Sản xuất.
Từ tháng 8 năm 2012, nhà sản xuất phim đã ký hợp đồng độc quyền với Hoài Linh và Việt Hương. Cả hai sẽ không tham gia bất kỳ dự án phim Tết nào khác trong năm 2013. Các động thái như: ra mắt dự án sớm, độc quyền diễn viên chính, đăng ký rạp trước nửa năm được thực hiện nhằm tăng sức hút cho bộ phim. Bộ phim bấm máy khởi quay từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2012.
Đạo diễn Trần Ngọc Giàu cũng được đánh giá cao vì đã "quyết liệt" cắt bỏ những phân cảnh không cần thiết giúp mạch truyện đi theo một trật tự trơn tru, vừa phải. Nhờ đó mà phim sạch sẽ, gọn gàng, tình tiết vui nhộn nhẹ nhàng, đơn giản, không có câu thoại thừa, bậy bạ nhảm nhí. Đây là nỗ lực khá phi thường của một đạo diễn làm phim hài.
Công chiếu.
Phim được hầu hết các hệ thống rạp lớn nhận chiếu. Sau ba ngày ra mắt, "Nhà có 5 nàng tiên" đã đạt 45.000 lượt khán giả đến xem phim. Doanh thu trong ba ngày đầu công chiếu được hơn 4 tỷ VND, vượt hơn nhiều lần phim "Cô dâu đại chiến" vốn là bộ phim thành công nhất trong các mùa phim Tết trước đó với 1,4 tỷ VND. Kết thúc mùa phim Tết, phim đạt doanh thu trên 60 tỷ VND.
Nhận xét.
Bộ phim được giới phê bình khen ngợi vì thoát được mác thảm họa "hài nhảm", biên kịch tốt, nội dung sạch sẽ, ý nghĩa và cũng là "đối thủ nặng ký" duy nhất của phim "Mỹ nhân kế". Doanh thu bước đầu của phim cũng được đánh giá là ấn tượng dù thấp hơn con số 12 tỷ của "Mỹ nhân kế" tại thời điểm đó do phim "Mỹ nhân kế" có lợi thế 3D.
"Nhà có 5 nàng tiên" lại dần chiếm được nhiều tình cảm từ phía khán giả và được đánh giá là phim có "nội dung và tính nhân văn cao, chuyển tải nhẹ nhàng khiến tất cả mọi người từ trẻ em đến người lớn tuổi đều cảm động, thấm thía" với cốt truyện hài nhưng không nhảm, "xạo" nhưng không phô, khó tin nhưng không gây khó chịu. Đạo diễn Trần Ngọc Giàu thành công trong việc xử lý tình huống hài hước sáng tạo, đầy bất ngờ mang tiếng cười thoải mái cho người xem. Tác giả kịch bản Thạch Tuyền thì "khôn khéo" lựa chọn phần mở đầu và cho một kết thúc không dễ bị bắt bẻ. Phim tuy hội đủ "nguyên liệu" "hài + sao + hot boy, hot girl" vốn thường gặp trong các "phim nhảm" trong nhiều năm qua nhưng lại hoàn toàn khác hài nhảm, giúp khán giả cười thỏa thuê và không phàn nàn. Dù vậy, phim vẫn bị phê bình vì để nhà tài trợ can thiệp một cách thô bạo khiến việc quảng cáo trong phim quá lộ liễu.
Theo đại diện đoàn phim: | 1 | null |
Xe tăng M60 Patton là loại xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) được giới thiệu vào tháng 12 năm 1960. Loại xe này đã trở thành phương tiện chủ lực của quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh lạnh, sau khi tiểu đoàn xe tăng hạng nặng cuối cùng (sử dụng xe M103) bị giải thể vào 1963. Vào tháng 3 năm 1959, mẫu xe này được chuẩn hóa dưới tên 105 mm Gun Full Tracked Combat Tank M60.
Phát triển.
Mặc dù phát triển từ M48 Patton, series M60 không bao giờ được chính thức phân loại như một chiếc xe tăng Patton, nhưng được biết đến là một "hậu duệ của các sản phẩm cải tiến" thuộc dòng xe tăng Patton. Ngày 16 tháng 3 năm 1959, OTCM (Ordnance Technical Committee Minutes) tiêu chuẩn hóa các phương tiện với khẩu pháo 105 mm như là M60. Với tiểu đoàn xe tăng hạng nặng (M103) chấm dứt hoạt động, M60 trở thành dòng tăng chiến đấu chủ lực của Hoa Kỳ trong suốt chiến tranh lạnh.
M60 có nguồn gốc từ cuối thế chiến thứ hai khi mà T26 Super Pershing còn là một xe tăng hạng nặng, và từ đó M48 ra đời. Năm 1957, quân đội Hoa Kỳ lên kế hoạch cho một chiếc xe tăng với một pháo chính 105 mm và thân xe được thiết kế lại với giáp bảo vệ tốt hơn.
Tương tự như M48, M60 là kết quả của một loạt cải tiến, nhưng có sự khác biệt đáng kể. Các M60 gắn một pháo 105 mm, so với pháo 90 mm của M48, có một thân với một độ dốc phía trước thẳng trong khi thân xe của M48 được làm tròn, có ba con lăn hỗ trợ cho mỗi bên và năm con lăn của M48, và có bánh xe làm từ nhôm thay vì thép.
Thiết kế cải tiến kết hợp một động cơ Continental V-12 750 mã lực (560 kW) làm mát bằng không khí, động cơ diesel twin-turbo tăng áp, mở rộng phạm vi hoạt động đến hơn 300 dặm (480 km) trong khi giảm việc tiếp nhiên liệu và phục vụ.
Thân của M60 là một mảnh thép đúc, được chia làm ba ngăn, với phần điều khiển ở phía trước, phần chiến đấu ở ngăn giữa và động cơ ở phía sau. Người lái xe nhìn qua ba kính viễn vọng M27, một trong số đó có thể là thay thế bằng một kính tiềm vọng nhìn đêm bằng hồng ngoại. Ban đầu, tháp pháo M60 cơ bản có hình dạng vỏ sò cùng tháp pháo như M48, nhưng sau đó đã được thay đổi bằng một thiết kế đặc biệt "needlenose".
Hơn 15.000 M60(mọi phiên bản) đã được xây dựng. Năm 1963, M60 đã được nâng cấp thành M60A1. M60A1 cũng được trang bị với một hệ thống ổn định cho pháo chính. Tuy nhiên, M60A1 vẫn không thể bắn chính xác khi đang di chuyển.
M60A2 được dự định như là một giải pháp tạm thời cho đến khi dự án MBT-70 thay thế. M60A2, biệt danh là "Starship". Nó được tang bị khẩu pháo 152 mm như M551 Sheridan. Tuy nhiên M60A2 đã mang đến một sự thất vọng, nhưng nhiều tiến bộ kỹ thuật đã mở đường cho các xe tăng tương lai. Hầu hết xe tăng M60A2 đã được thiết kế lại thành M60A3, hoặc chuyển đổi sang bọc thép xe phóng cầu (AVLB) xe.
Năm 1978, công việc bắt đầu với biến thể M60A3. Nó nổi bật với một số cải tiến công nghệ. Súng máy M85 điều khiển từ xa là tương đối hiệu quả trong vai trò phòng không. Chiều cao của xe được hạ thấp. M60A3 được ngưng phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ vào năm 1997, nhưng vẫn được Đài Loan sử dụng. Các động cơ diesel có hiệu suất thấp hơn, nhưng cũng có chi phí thấp hơn, bảo dưỡng và hiệu quả nhiên liệu tốt hơn. Nhiệt độ khí thải của tua bin M1 là rất cao, làm cho nó nguy hiểm với bộ binh di chuyển đằng sau nó. Đây không phải là trường hợp với động cơ diesel của M60A3.
Phục vụ.
M60 và M60A1 điều được thấy trong chiến tranh Yom Kippur năm 1973 ở Sinai và Cao nguyên Golan. Hoa Kỳ đã gửi bổ sung M60 cho Israel ngay trước và trong thời gian chiến tranh. Sau chiến tranh, Lực lượng Quốc phòng Israel (IDF) đã nhận được M48, M60 và M60A1 nhiều hơn nữa từ Mỹ và tiếp tục nâng cấp M60 tồn kho của họ trước khi sử dụng chúng trong cuộc xâm lược của Liban trong năm 1982.
M60A1 của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã nhìn thấy trong chiến dịch Bão Sa mạc trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, đối lập áo giáp Iraq bao gồm T-54, T-55, T-62, Type 69, và T-72. Các M60A1 đã được trang bị thêm giáp phản ứng nổ (ERA) gói và hỗ trợ các thành phố Kuwait, nơi họ đã tham gia vào một cuộc chiến đấu xe tăng hai ngày tại sân bay Kuwait chỉ với xe hư hỏng không thể sửa chữa và không có thương vong.
Vào năm 2005, các biến thể M60 phục vụ Bahrain, Bosnia, Brazil, Ai Cập, Hy Lạp, Israel, Jordan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Đài Loan, Iran, và một số quốc gia khác. | 1 | null |
Gia sư nữ quái là một bộ phim điện ảnh Việt Nam thuộc thể loại hàilãng mạnnhạc kịchchính kịch công chiếu năm 2012 do Lê Bảo Trung làm đạo diễn, đồng sản xuất và viết kịch bản, với sự tham gia diễn xuất của các diễn viên gồm Isaac, Bảo Thy, Trấn Thành, Dương Cẩm Lynh, Chí Tài, Hoài Linh và Hoàng Sơn.
Đây là bộ phim thứ hai mà Bảo Thy tham gia, sau phim "Công chúa teen và ngũ hổ tướng" công chiếu Tết 2010. Bộ phim chính thức khởi chiếu tại các cụm rạp từ ngày 1 tháng 6 năm 2012.
Nội dung.
Lưu Hùng Minh và Lê Thắng Trí là hai sinh viên nghèo đều từ quê lên thành phố đi học, họ thuê một căn nhà ở chung và quyết định tham gia cuộc thi mang tên "Sinh viên sáng tạo" do nhà trường tổ chức. Minh và Trí thiết kế một mô hình nhà cao tầng rồi đem nó nộp cho ban tổ chức với hi vọng sẽ trúng giải và được trao tặng 100 triệu đồng. Trong thời gian chờ kết quả, Minh và Trí liền nghĩ cách đi làm việc gì đó kiếm tiền đóng tiền nhà. Trong lúc Trí thì chỉ biết tán tỉnh cô con gái Thanh Thủy của bà chủ nhà vì anh tin rằng cô nàng này sẽ đưa cho mình tiền, thì Minh thì không thích lừa đảo như Trí, nên anh quyết định làm gia sư dạy kèm với hi vọng nghề này sẽ giúp anh kiếm nhiều tiền.
Một ngày kia, Minh được mời đến làm gia sư cho một cô nàng tiểu thư xinh đẹp tên Huỳnh Mai – con gái của ông trùm giang hồ Huỳnh Tài khét tiếng. Cô nàng này là một người cực kì hung dữ, du côn và ương bướng, điều tồi tệ nhất là trước đây cô đã từng hành hạ rất nhiều gia sư đến dạy học cho mình khiến họ phải ra đi chỉ chưa đầy hai ngày. Ông Tài bảo Minh rằng nếu dạy kèm được cho con gái ông thì ông sẽ trả lương cho Minh rất cao. Ngoài ra, ông Tài thường cho hai vệ sĩ của mình là Tàu Hũ và Bánh Lọt đến nhà đón Minh mỗi khi đến giờ dạy. Vì đang rất cần tiền nên Minh đành chịu những lời mắng nhiếc cũng như những chiêu trò tinh quái của Mai. Bỗng một hôm, do bị Mai sỉ nhục quá nặng nên Minh tức giận từ bỏ dạy học, sau vụ đó ông Tài bắt Mai phải đấu kiếm với mình, nếu như Mai thắng thì cô được ra giang hồ, còn nếu thua thì phải học. Chỉ trong phút chốc, ông Tài đã thắng Mai, ông cho Tàu Hũ và Bánh Lọt đi đón Minh về tiếp tục dạy cho Mai.
Trong khi Minh đang dạy cho Mai trong phòng học thì có một bọn giang hồ đến nhà và đòi thanh toán ông Tài. Ông Tài, Tàu Hũ và Bánh Lọt lao vào chiến đấu quyết liệt với chúng, nhưng ba người không thể đánh lại bọn giang hồ càng lúc càng đông, và ông Tài bị bọn chúng đâm trọng thương. May thay, Trí xuất hiện kịp thời, trên tay anh cầm nhiều thuốc nổ khiến bọn giang hồ hoảng sợ bỏ chạy. Mai vô cùng đau khổ khi chứng kiến cha mình bị thương nặng như vậy, từ đó cô đã bắt đầu chịu học hành đàng hoàng, dần dần cô và Minh nảy sinh tình cảm với nhau. Trí và Thủy cũng yêu nhau sau thời gian dài tìm hiểu.
Do bị đuổi học, Minh và Trí buộc phải lên xe trở về quê trong sự thất vọng cùng cực. Khi Minh và Trí đang chuẩn bị lên xe, thì Thủy và Mai đến tiễn, nhưng sau cùng họ muốn thuyết phục Minh và Trí ở lại. Minh và Trí nhận được thông báo rằng mô hình nhà cao tầng của cả hai đã đoạt giải nhất chung cuộc, và cả hai mừng rỡ khi nhận được 100 triệu đồng. Cả bốn người đều lấy xe hơi mui trần vui vẻ chạy khắp trường trong những tiếng reo hò của các sinh viên trong trường, và đồng thời còn có cả sự chung vui của Huỳnh Tài, bà chủ nhà và hai vệ sĩ.
Diễn viên.
Nhận vật phụ và quần chúng.
Cascadeur: Huỳnh Thiên Thọ, Đỗ Hoàng Chiến, Trúc Như, Huyền Trang, Viết Thắng, Võ Hoàng Quân, Trung Kiên, Nguyễn Nhật Trường, Lê Đình Tiến
Bài hát.
Tất cả đều là những sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận:
Đón nhận.
VnExpress: "Nội dung của bộ phim vẫn chạy theo những mô-típ quen thuộc, nhưng gây cười bởi các tình tiết nhỏ được lồng ghép trong phim. Phong cách hài hước ảnh hưởng nhiều từ những phim hài hành động của diễn viên nổi tiếng Hồng Kông Châu Tinh Trì. Đặc biệt, hình tượng bà chủ nhà với tuyệt chiêu "sư tử hống" trong phim Tuyệt đỉnh công phu có lẽ rất được Lê Bảo Trung ưa chuộng và sử dụng trong cả hai phim Nhật ký Bạch Tuyết và Gia sư nữ quái. Trong Nhật ký Bạch Tuyết, khi nàng Bạch Tuyết cất tiếng ca thì mấy chú lùn bị thổi tung lên bầu trời. Còn ở Gia sư nữ quái, bà chủ nhà trọ Má Mập mỗi lần đòi nợ là la hét như bão tố trên sân thượng cùng với sự hỗ trợ của chiếc quạt máy công suất cao. Tuy chỉ là một nhân vật phụ trong phim, nhưng sự xuất hiện của nhân vật Má Mập đã để lại nhiều tràng cười." | 1 | null |
Xe tăng hạng nhẹ T-18, còn gọi là MS-1, là loại xe tăng được thiết kế đầu tiên của Liên Xô. Được sản xuất từ 1928-1931, nó được dựa trên xe tăng Renault FT của Pháp, với việc bổ sung của một hệ thống treo theo chiều dọc. Mặc dù là thiết kế không thành công nhưng nó đã mang lại kinh nghiệm thiết kế tăng thiết giáp cho Liên Xô.
Phát triển.
Cục Xe tăng Hồng quân được thành lập tháng 5 năm 1924 với mục đích phát triển xe tăng của Liên Xô. Một xe tăng hạng nhẹ ba tấn, hai người với tốc độ 7,5 mph (12,1 km/h). Được bọc giáp 16 mm và được trang bị với một pháo mm 37. Đến năm 1925, trọng lượng đã tăng lên đến 5 tấn. T-18 được thiết kế bởi Giáo sư V. Zaslavsky tại một Văn phòng mới thành lập thuộc Tổng cục Công nghiệp quân sự Trung ương. Động cơ 35-mã lực là động cơ xe tải (một bản sao của Ý FIAT 15 ter) được cung cấp bởi Nhà máy Moscow AMO, và pháo là một bản sao sửa đổi của pháo Pháp 37 mm Puteaux 18 SA. Chiếc xe tăng đi nhanh hơn trên mặt đất thô là cải tiến lớn nhất so với Renault. Một nguyên mẫu được gọi là T-16 đã được thử nghiệm trong tháng 6 năm 1927. T-16 được coi là một thất bại, vì nó có vấn đề với việc truyền dẫn và không có khả năng vượt qua chiến hào hơn 1,5 m. Khả năng cơ động của T-16 hơn Renault. Trong khi đó, КБ ОАТ đã vẽ kế hoạch cho một phiên bản cải tiến của T-16 và được chấp nhận cho sản xuất trong tháng Bảy là T-18, với các xe tăng bổ sung ghi nhận như là một MS-1.
Khung gầm của T-18 và hệ thống treo được cải tiến từ T-16 bằng cách cho thêm một con lăn hỗ trợ thêm và một hệ thống treo độc lập. Alexander Mikulin đã thiết kế và cải thiện động cơ, có khả năng tối đa là 35 mã lực. Thiết bị điện bao gồm một pin 6-volt, ma nhê tô, máy phát điện đèn, còi, đèn sau, bảng điều khiển phân phối ánh sáng và hai đèn xách tay.
Bọc giáp cho T-18 bao gồm sáu tấm cong 8 mm cho tháp pháo, 16 tấm mm cho thân xe, và các tấm đáy dày 3 mm. Một lối ra khẩn cấp đã được cài đặt ở dưới. Một vòng tròn nhỏ hoặc hình chữ nhật được đặt trên tháp pháo để thông gió.
Vũ khí.
T-18 trang bị vẫn giống như FR-17 và T-16. Pháo Pháp 37 mm Model 28 là gần như lỗi thời trong thời đó. Điều đó, cùng với sự thiếu các kính quang học, đã cho T-17 cơ hội ít đối thủ lớn hơn, tốt hơn bọc thép. Tuy nhiên, với tỷ lệ 10-12 phát và với việc sử dụng các mảnh bom đạn, nó đã chứng minh khả năng chống bộ binh và phương tiện khác. Vũ khí phụ là súng máy 6,5 mm Fyodorov. Tổng số đạn dược là 104 viên 37 mm và 2016 viên 6,5 mm. Trong các mô hình sau Fydorov được thay thế bằng DT súng máy 7,62 mm.
Trình diễn của T-18 đã diễn ra vào giữa tháng 5 năm 1927, nhưng trong chiến đấu thử nghiệm khả năng di chuyển trên địa hình gồ ghề và tác chiến có hiệu quả không rõ ràng ngay lập tức. Một ủy ban đặc biệt bao gồm đại diện của Hội đồng Kinh tế Tối cao Mobupravleniya, nhà máy OAT "Bolshevik", Artupravleniya, và trụ sở chính của Hồng quân đã có mặt cho các bài kiểm tra. Trong các thử nghiệm để vượt qua những trở ngại, T-18 tỏ ra không tốt hơn so với FT-17, vấn đề lớn nhất của nó là chiến hào, mương rộng hơn 2 m và sâu hơn so với khoảng 1,2 m. Các xe này thường mắc kẹt khi cố gắng để vượt qua những trở ngại và cần được kéo bởi một máy kéo hay xe khác. Tuy nhiên, T-18 đã chứng tỏ được nhiều sự "nhanh nhẹn" hơn so với FT-17 hoặc T-26 và có một tốc độ đường tối đa 18 km/h. Ngoài ra, so với loại tương tự nước ngoài, T-18 có áo giáp tốt hơn và nhiều hơn một chút cho dự trữ đạn dược.
108 xe tăng được lệnh vào bắt đầu sản xuất trong tháng 2 năm 1928. Sản xuất đã diễn ra tại Nhà máy Obukhov Leningrad (sau đổi tên thành Nhà máy Bolshevik. Một vòng thử nghiệm được hoàn thành để giải quyết các T-18 không có khả năng để vượt qua mương rộng 2m. Để giải quyết vấn đề này, một "đuôi" được thêm vào phía trước. Các xe tăng có thể vượt qua độ rộng là 1,8 m, nhưng nó cản trở tầm nhìn của người lái xe và vì thế đã bị bỏ ra. Một T-18 cải tiến với động cơ 40-mã lực tốt hơn, hệ thống treo cải tiến và tháp pháo tốt hơn được tiến hành từ 1929 đến 1931, tổng số 960 xe tăng, đã được xuất xưởng. Kế hoạch mới là thay thế pháo chính B-3 37 mm mới, nhưng chưa bao giờ được thực hiện.
Lịch sử hoạt động.
Một đơn vị thử nghiệm được trang bị T-18 tham gia trong việc bảo vệ đường sắt Viễn Đông chống lại lực lượng Mãn Châu vào năm 1929. Họ đã được ngưng hoạt động vào năm 1932 và được chuyển thành huấn luyện. Sau khi Đức xâm lược Liên Xô, một số MS-1 được nâng lên pháo 45 mm và đưa vào phục vụ với tên gọi T-18M.
Biến thể.
Trong tháng 11 năm 1929 ANII KM Ivanov, ủy quyền bởi RKKA UMM sản xuất một khẩu pháo tự hành dựa trên T-18, cũng như vận chuyển đạn dược cho nó. Nguyên mẫu là một xe của Pháp Renault FT-17BS bị bắt. SU-18 giữ thiết kế giống như chiếc xe Pháp, nhưng thay thế tháp pháo. SU-18 sử dụng pháo 76.2 mm. Nó có một khả năng đạn dược từ 4-6 viên đạn và không có súng máy. Nguyên mẫu khác đã được tạo ra bằng cách sử dụng một pháo hỏa lực mạnh PC-2 37mm và một pháo 45-mm trên các dòng tăng 1930, đã được lên kế hoạch để được cài đặt trên xe tăng T-24. Giáp bao gồm tấm dày 5–7 mm, với 50 viên đạn pháo 76,2 mm hoặc 169 viên cho mỗi pháo 37mm hoặc 45mm. Kíp chiến đấu gồm lái xe và pháo thủ. Tuy nhiên do nhiều vấn đề, SU-18 được dừng sản xuất. | 1 | null |
Nữ Tu (chữ Hán: 女修) là nhân vật huyền thoại sống vào thời kỳ Ngũ Đế trong lịch sử Trung Quốc.
Theo Sử Ký Tư Mã Thiên - "Sở thế gia" thì Nữ Tu là hậu duệ của đế Chuyên Húc nhưng không nói rõ là con ai và đời thứ mấy. Chỉ biết rằng Nữ Tu là đàn bà làm nghề dệt vải, một hôm bà đang làm việc ở ngoài sân thì trên trời xuất hiện con chim én đẻ trứng. Đúng lúc Nữ Tu ngửa mặt lên trời ngáp ngủ thì quả trứng đó rơi tọt vào miệng, sau đó ít lâu Nữ Tu thụ thai rồi sinh ra 1 người con trai đặt tên là Đại Nghiệp tức Cao Dao. Có lẽ do thời đó xã hội loài người đang ở trong chế độ quần hôn giai đoạn quá độ chuyển tiếp cuối cùng của thị tộc mẫu hệ nên chẳng biết cha là ai nên mới có những truyền thuyết như vậy để tạo nên nguồn gốc thần bí, cũng giống như bà Khương Nguyên dẫm vào vết chân người khổng lồ mà đẻ ra ông Cơ Khí tức Hậu Tắc là tổ nhà Chu và bà Giản Địch nuốt trứng huyền điểu mà đẻ ra ông Tử Tiết là tổ nhà Thương vậy.
Theo gia phả họ Hoàng của người Trung Quốc, thì Nữ Tu là con của Cùng Thiền, cũng theo đó Nữ Tu lại là nam giới chứ không phải nữ giới nên vấn đề này còn nhiều nan giải cho đến tận ngày nay các nhà khảo cổ học và sử học còn chưa kết luận chính xác được. | 1 | null |
Nưa chuông hay khoai nưa hoa chuông (danh pháp hai phần: Amorphophallus paeoniifolius) là loài thực vật nhiệt đới thuộc họ Ráy.
Nưa chuông có nguồn gốc Đông Nam Á, hiện có mọc dại ở Sri Lanka, Philippines, Malaysia, Indonesia và các nước Đông Nam Á khác. Tại Ấn Độ, cây chủ yếu trồng ở các bang West Bengal, Kerala, Andhra Pradesh, Maharashtra và Orissa. | 1 | null |
Dẻ tùng sọc trắng rộng, dẻ tùng Vân Nam hay sam bông Vân Nam (danh pháp hai phần: Amentotaxus yunnanensis) là loài cây lá kim thuộc họ Thanh tùng. Đây là loài cây gỗ trung bình, cao đến . Loài dẻ tùng này sống trên các núi đá vôi Hoa Nam (Quý Châu, Vân Nam) và miền Bắc Việt Nam. Hiện nay, chỉ còn lại một số quần thể nhỏ và bị đe dọa bởi nạn phá rừng. | 1 | null |
còn được biết đến dưới nghệ danh là Acky (あっきー) (sinh ngày 3 tháng 3 năm 1984), là nữ diễn viên phim người lớn Nhật Bản (AV) và thể loại pink film (một thể loại phim khiêu dâm nhẹ nhàng).
Cuộc đời và sự nghiệp.
Xuất hiện lần đầu - Alice Japan & Max-A.
Yoshizawa sinh ra tại Tokyo, Nhật Bản vào ngày 3 tháng 3 năm 1984, sau khi làm một "gravure idol" (người mẫu ảnh bikini, đôi khi có bán nude - khỏa thân), Yoshizawa lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2003 với danh nghĩa diễn viên AV khi ký hợp đồng với 2 studio là Alice Japan và Max-A. Bộ phim người lớn đầu tiền của cô có tựa đề là "Angel (Thiên thần)" được phát hành bởi Alice Japan vào tháng 3 năm 2003. Bộ phim thứ hai của cô có tựa đề là "18-Teens", được sản xuất bởi Max-A Samansa và cô tiếp tục tham gia đóng phim cho cả hai hãng phim vào giữa năm 2006, với mỗi tháng một bộ phim. Năm 2005, Yoshizawa đã bắt đầu đóng vai chính trong những thể loại điển hình của phim khiêu dâm Nhật Bản. Trong năm 2006, Yoshizawa đã bắt đầu tham gia đóng vai chính của series phim khiêu dâm có tựa là Maison Akiho. Cô cũng đã xuất hiện trong bộ phim lịch sử dưới trang phục thời Edo, bộ phim đó là của Max-A dưới thương hiệu DoraMax vào tháng 7-2006 có tựa là "The Inner Palace: Indecent War". Bộ phim không chỉ phát hành dưới thể loại hardcore (nhãn hiệu DMX-001), mà nó còn được phát hành dưới thể loại softcore R-15 và được đánh giá cao với phiên bản (Pure Max PMX-005). Phần tiếp theo "The Inner Palace: Flower Of War" cũng được phát hành cùng với phiên bản Hardcore (DoraMax DMX-002) và phiên bản softcore (Pure Max PMX-006).
Maxing & S1.
Đến cuối năm 2006 thì Yoshizawa đã hết hợp đồng với hai hãng phim Alice Japan và Max-A, hai hãng này cô đã tham gia từ năm 2003 và giờ đây cô bắt đầu làm cho hai công ty mới, S1 No.1 Style và Maxing. Bộ phim đầu tiên của cô tại Maxing có tên là "Sell Debut Love Acky", được phát hành vào ngày 16 tháng 10 năm 2006. Cô ra mắt cho hãng S1 vào tháng 1 -2007 với bộ phim "Hyper-Risky Mosaic Akiho Yoshizawa" của đạo diễn Hideto Aki. Cô hoạt động cho cả hai hãng phim từ đó.
Yoshizawa đã giành được nhiều giải thưởng lớn vào năm 2007. Tháng 5 năm 2007, một trong những video của cô do S1 phát hành tựa đề là "Hyper Risky Mosaic - Special Bath House Tsubaki" với sự góp mặt của các diễn viên AV hàng đầu của S1 là Sora Aoi, Honoka, Yuma Asami và 8 diễn viên khác đã đem lại cho cô giải thưởng 1st Place Award trong cuộc thi AV Open.
Vào cuối năm 2010, Yoshizawa đóng vai chính trong video 3D đầu tiên của cô tựa là "Maxing 3D" thuộc hãng Maxing Studio. Bộ phim người lớn ở thể loại này dành cho các tivi 3D được Sony và Panasonic (các sản phẩm được sản xuất vào tháng 6-2010). Một tháng sau vào tháng 1-2011, cô cũng đã xuất hiện với video 3D có tựa là "3D Evolution - New Dimesion" của hãng S1. Đây là video đầu tiên đi tiên phong cho thể loại này của hãng S1.
Các hoạt động khác.
Ngoài thể loại hardcore AV videos, Yoshizawa cũng đã tham gia những bộ phim đáng chú ý trong sự nghiệp của cô như là các phim chính thống hoặc thể loại softcore của V-Cinema và pink films gồm cả thể loại kinh dị công chiếu vào tháng 8 năm 2004 và cũng vào tháng 5-2008 cô tham gia phim khoa học viễn tưởng - hài tựa đề là Shin supai gâru daisakusen có tên tiếng Anh là "Spy Girl's Mission Cord #005", trong phim cô đóng vai kẻ ác - một người phụ nữ ngoài hành tinh quyến rũ người khác. Tháng 6 năm 2005, cô cũng tham gia bộ phim "Koibone" phát hành dưới dạng DVD của Taki [THD-14161]. Trong một thể loại khác, Yoshizawa đóng một vai ninja nữ (kuinochi) Kasumi trong thể loại phim hành động, khiêu dâm của V-Cinema được phát hành vào tháng 9 -2007 dưới tựa là "Lady Ninja Kasumi Vol.4 (Kasumi: Tanjou! Sarutobi Sasuke)" dựa theo bộ truyện manga của tác giả Youji Kanbayashi và Jin Hirano.
Cô cũng đóng vai chính cho một bộ phim thể loại pink film có tựa là "Fascinating Young Hostess: Sexy Thighs (悩殺若女将 色っぽい腰つき Nōsatsu waka-okami: iroppoi koshitsuki?)" được bình chọn là phim xuất sắc nhất của năm tại Pink Grand Prix 2006. Yoshizawa đã giành được giải thưởng thứ ba về "nữ diễn viên xuất sắc nhất" cho vai diễn bộ phim này. Trong một cuộc phỏng vấn, Yoshizawa cho biết lần đầu tiên cô gặp đạo diễn của bộ phim này là Tetsuya Takehora khi ông cũng đang là đạo diễn cho cô khi cũng đang tham gia bộ phim "Erotic Fountain (エロビアの泉)" của hãng V-cinema cho TMC studio vào năm 2006. Cô cũng đã được giải "nữ diễn viên xuất sắc nhất" trong thể loại pink film tại lễ trao giải Pinky Ribbon Awards 2006.
Vào tháng 9 năm 2008, cô đã có một vai quan trọng trong một bộ phim truyền hình có tựa đề "Madobe no honkîtonku (窓辺のほんきーとんく)" cũng được phát hành dưới dạng đĩa DVD trong tháng 11 năm 2008. Trong một bộ phim dựa trên manga người lớn, vào tháng 11-2008 do TMC phát hành có tựa là "Irokoishi: Horo-hen kabuki-cho zecchotaiketsu!! (艶恋師 放浪編 歌舞伎町 絶頂対決!!)", cô vào vai nhân vật nữ chính tên là Rie. Trong bộ phim thứ ba trong loạt phim với tên tiếng Anh là "Irokoishi3: Wandering – Kabukicho Ecstasy Battle!!" Rie là nạn nhân của thuật thôi miên làm cho người khác dâm loạn do kẻ tà ác tên là Ishida gây nên và Rie được giải cứu bởi anh hùng Kikunosuke bằng cách dùng quan hệ tình dục để chữa cho cô.
Yoshizawa còn xuất hiện trên TV trong một chương trình có tựa là "Jōō (嬢王?)" do TV Tokyo sản xuất gồm 12 tập phim từ tháng 10 dến tháng 12 năm 2005. Bộ phim cũng được sự góp mặt của AV Idol nổi tiếng là Sora Aoi. Yoshizawa trở lại chương trình với vai trò là khách mời đặc biệt của phần tiếp theo "Jōō Virgin (嬢王 Virgin?)". Từ tháng 4 -2008 cô cũng xuất hiện thường xuyên vào chương trình đêm khuya của Osaka có tên là "Please Muscat (おねがい マスカット Onegai Muscat?)". Bao gồm các diễn viên của S1 như Sora Aoi, Yuma Asami, Rio (Tina Yuzuki) và Mihiro hát và biểu diễn tiểu phẩm hài.
Cùng với hai thần tượng khác là Mihiro và Kaho Kasumi, Yoshizawa cũng đã mạo hiểm tham gia vào lĩnh vực khác vào năm 2005 với bộ phim "English Cram School" theo định dạng đĩa UMD, 3 nữ diễn viên tham gia các bài học tiếng Anh. Cô còn tham gia softcore video công bố với tựa là GBTU-002 bởi Success, của Sony PlayStation Portable (PSP). Vào tháng 12 -2006 cô tham gia một video game của PSP có tựa là All Star Yakyuken Battle, game là phiên bản thoát y gọi là "yakyuken" hoặc "rock-paper-scissors" (game búa-bao-kéo lột đồ), ở đây Yoshizawa cũng tham gia cùng với các diễn viên AV là An Nanba, Kaho Kasumi, Kaede Matsushima, Mihiro, Ran Asakawa, Rei Amami, Sora Aoi and Yua Aida. Video game được phát hành cho PSP và Blu-ray của PS3. Yoshizawa còn tham gia nhóm nhạc Ebisu Muscats cùng với Yuma Asami và Sora Aoi.
Vào ngày 6 tháng 10 năm 2011, cô cũng đã tham gia một vai trong một bộ phim của Hồng Kông có tựa là "The 33D Invade".
Vào ngày 26 tháng 2 năm 2013, cô đã đoạt giải thưởng Best Picture award của Adult Boardcasting Award 2013.
Nhân kỷ niệm 30 năm ngành phim người lớn tại Nhật Bản, trang web DMM nổi tiếng về phát hành phim người lớn đã có mở một cuộc bình chọn 100 JAV Idol có ảnh hưởng lớn trong suốt 30 năm qua vào năm 2012 thì Akiho Yoshizawa đứng hạng 3.
Ngoài đời, cô ấy cũng nuôi một chú chó tên là Chaco.
Các hoạt động sau giải nghệ.
Vào ngày 1 tháng 10 năm 2019, trên trang blog cá nhân, cô đã thông báo giải nghệ không tiếp tục đóng phóng người lớn nữa . Tác phẩm phim cuối cùng của cô cho Maxing ra mắt vào ngày 16 tháng 3 năm 2019 có tên là "AV Complete Withdrawal ~ FINAL SEX ~ Yoshizawa Akiho (AV完全引退 ~FINAL SEX~ 吉沢明歩)". Cô cũng có 1 tác phẩm chia tay khác cho S1 tên là "THE FINAL, Akiho Yoshizawa AV Retirement (THE FINAL 吉沢明歩AV引退"), và được phát hành vào tháng 3 cùng năm, dài 4 tiếng trong 2 phần riêng biệt.
Tháng 6 năm 2019, cô phát hành kênh podcast cá nhân "Akiho Yoshizawa's Akki~the Radio (吉沢明歩のあっき~the Radio)" trên nền tảng Apple. Cô cũng bắt đầu kênh Youtube của mình vào thàng 7, năm 2020.
Vào tháng 3 năm 2020, Akiho đã cho ra mắt tự truyện "16 Years as an AV Actress (16 năm như là diễn viên AV)" | 1 | null |
Trong độc chất học, liều gây chết trung bình (được viết tắt là LD50, LC50 hay LCt50) của một chất độc, chất phóng xạ, hoặc tác nhân gây bệnh là một liều cần thiết để giết chết phân nửa số cá thể được dùng làm thí nghiệm trong một thời gian thí nghiệm cho trước. Chữ số LD50 thường được dùng như một tiêu chí tổng quát cho các chất độc cấp tính. Thí nghiệm này được J.W. Trevan đưa ra năm 1927. Thuật ngữ semilethal dose (liều bán chết) thỉnh thoảng cũng được sử dụng với cùng một ý nghĩa, đặc biệt trong việc phiên dịch từ các văn bản không phải tiếng Anh, nhưng cũng có thể đề cập đến một liều gây chết "phụ"; do sự mơ hồ này, nó thường không được sử dụng. LD50 thường được tiến hành thử nghiệm trên các động vật như chuột thí nghiệm. Năm 2011, cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã chấp thuận các phương pháp thay thế cho LD50 để tiến hành thử nghiệm các mỹ phẩm BOTOX.
Ví dụ.
Chú ý: việc so sánh các chất (đặc biệt là thuốc) với mỗi chất khác theo LD50 có thể gây nhầm lẫn trong một số trường hợp (một phần) có sự khác biệt với liều có tác dụng (ED50). Do vậy, sẽ có hiệu quả hơn khi so sánh các chất như thế bởi chỉ số điều trị, là tỉ số LD50 t/ED50.
Các ví dụ sau được liệt kê sao với các giá trị LD50, xếp giảm dần, và cùng với các giá trị LC50, trong dấu {xx}.
Độ chất độc.
Thang đo logarit có thể giúp so sánh các LD50 khác nhau dễ dàng hơn. | 1 | null |
Độc chất học là một nhánh của sinh học, hóa học, và y học nghiên cứu về những chất độc và những tác dụng của các chất độc này đối với các sinh vật sống. Nó nghiên cứu về các triệu chứng, cơ chế, điều trị và phát hiện sự ngộ độc, đặc biệt là ngộ độc cho người. | 1 | null |
Cổn () là một nhân vật trong huyền sử Trung Quốc.
Thân thế.
Theo Sử Ký Tư Mã Thiên - Hạ bản kỷ thì ông là con của đế Chuyên Húc (có thuyết khác nói rằng Cổn là hậu duệ 4 đời đế Chuyên Húc) nhưng chắc là con của thứ phi hiếm muộn hoặc con rơi vãi của nhà vua ngoài nhân gian nên ông chỉ là dân thường sống vào thời Đường Nghiêu. Vì so sánh tuổi tác giữa các hậu duệ của Chuyên Húc thì đế Thuấn là cháu 6 đời Cùng Thiền mà Cổn lại là em của Cùng Thiền, nghĩa là đế Thuấn phải gọi Cổn bằng Tiên Tổ Thúc nghĩa là Ông Chú Tổ trong tiếng Việt.
Trị thủy thất bại.
Bấy giờ ở lưu vực Hoàng Hà lũ lụt mênh mông, nhân dân chỉ biết chạy trốn mỗi khi nước dâng cao nên mức sản xuất thấp đời sống khó khăn nay đây mai đó không ổn định. Đế Nghiêu rất lo buồn về việc này nên không thể ăn ngon ngủ yên được, có người giới thiệu Cổn với nhà vua. Vua lập tức hạ lệnh cho Cổn lãnh đạo việc trị thủy, Cổn cùng với một số trợ thủ nghiên cứu ra cách "nút chai" tức là dùng các tảng đất đá lớn để vây nước lại. Ròng rã suốt 9 năm tổn hao nhiều sức người và của cải nhưng cũng không chặn nổi dòng nước, đã vậy khi nước vỡ bờ lại tràn ra ngày một to hơn lúc ban đầu. Vua Nghiêu thấy Cổn làm việc bất lực liền hạch tội Cổn xử tử trên núi Vũ để làm gương cho thiên hạ.
Sau khi Ngu Thuấn lên ngôi liền cử Đại Vũ là con trai Cổn tiếp tục công việc của cha. Lần này Vũ rút kinh nghiệm người đi trước nên thay cách "nút chai" của cha bằng cách "dẫn chảy chỗ trũng" nên đã thành công, sau này Vũ được đế Thuấn thiện nhượng mà lập ra nhà Hạ. | 1 | null |
Cuộc tái chiếm Constantinopolis năm 1261 được quân lính của Đế quốc Nicaea, nhà nước kế thừa mạnh mẽ nhất của Đông La Mã thực hiện. Qua đó, Đế quốc Đông La Mã đã được trung hưng trong khi Đế chế Latinh cùng các chư hầu của mình ở Hy Lạp lần lượt sụp đổ.
Bối cảnh.
Năm 1204, như một trong những hậu quả của cuộc Thập Tự Chinh thứ Tư, Constantinopolis bị cướp bóc và chiếm đóng, kéo theo đó là sự sụp đổ của Đế quốc Đông La Mã. Thập Tự Quân chia cắt lãnh thổ của Đế quốc Đông La Mã thành nhiều quốc gia Latinh nhỏ hơn, lớn nhất là Đế chế Latinh. Tuy nhiên, phần lớn lãnh thổ Đông La Mã vẫn còn được các hoàng thân Đông La Mã kiểm soát và họ lần lượt giương cờ đứng lên chống lại kẻ thù, đồng thời xây dựng các vương quốc của riêng mình họ: Lãnh địa Bá vương Epirus, Đế quốc Trebizond và Đế quốc Nicaea. Đặc biệt là Đế quốc Nicaea, đế quốc đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình ở Anatolia và tiến tới gần sát kinh thành Constantinopolis.
Mùa hè năm 1261, nhiếp chính và hoàng đế của Nicaea, Mikhael VIII Palaiologos bắt đầu chuẩn bị cho cuộc chiến giành lại Constantinopolis. Bước đầu tiên, ông thực hiện một liên minh với Cộng hòa Genoa, cam kết sẽ cùng Genoa chống lại thành Venice trong chiến tranh Saint Sabas, nhằm cân bằng sức mạnh hải quân trên biển với hải quân Venice đang bảo vệ vùng biển của Constantinopolis. Tháng 7 năm ấy, ông thực hiện bước thứ hai bằng việc cử tướng quân Alexios Strategopoulos đem 800 quân lính, chủ yếu là lính đánh thuê Cuman và bộ binh tiến vào Tharce nhằm gây rối loạn hậu phương của người Latinh và kiểm tra các hàng phòng thủ của thành phố Constantinopolis. Sau khi vượt qua biển Marmara, Alexios ra lệnh hạ trại ở Silivri. Tại đây, một số người Hy Lạp trung thành với Đông La Mã đã báo cho ông biết rằng đa số quân đội Latinh và hạm đội Venice đã được điều tới tấn công pháo đài của đảo Dafnusiya ở Bosporus, và Constantinopolis chỉ có khoảng 1000 quân bảo vệ. Đồng thời, họ cũng chỉ cho Alexios một lối vào bí mật giữa các bức tường thành của thành phố, cho phép một só ít binh lính của ông có thể lẻn vào trong thành phố dễ dàng. Với Alexios, đây là cơ hội vàng không thể bỏ qua vì thế ông ra lệnh cho đội quân của mình thẳng hướng Constantinopolis.
Trận chiến.
Cuộc tấn công vào thành phố hoàn toàn không được định sẵn, tuy nhiên Alexios vẫn gửi phó tướng của ông đến Nicaea báo cáo tình hình. Đêm ngày 25 tháng 7 năm 1261, quân trinh sát của Alexios tiến vào thành phố thông qua một lối vào bí mật và mở Cổng Silivriyskie ra cho số quân còn lại vào thành. Rạng sáng ngày 26 tháng 6, quân Nicaea tràn vào thành phố và áp đảo các binh lính Latinh vừa mới tỉnh giấc. Để tăng thêm nỗi sợ hãi cho kẻ thù, Alexios ra lệnh cho bính sĩ leo lên các mái nhà của Constantniopolis rồi bắn tên tẩm lửa thiêu cháy các tàu thuyền Venice đang neo đậu trong Golden Horn. Những người dân Hy Lạp nhanh chóng xuống đường hân hoan, hô to: "Hoàng đế Mikhael Vạn Tuế", "Đế quốc La Mã Vạn Tuế"... Khi hoàng đế Latinh Baldwin II bị đánh thức và nhận tin rằng thành phố bị tấn công, ông vội cố gắng tập hợp nhũng binh lính người Pháp đang rất uể oải lại song vô hiệu. Không ai biết được gì về các lực lượng Nicaea đang tấn công Constantinopolis, do đó, hoàng đế cho rằng người Hy Lạp đang tấn công thành phố bằng một đội quân lớn. Cuối cùng, Baldwin đã chạy trốn đến đảo Euboea bằng tàu của một thương nhân Venice. Những người dân Latinh và Venice nhốn nháo chạy dến cảng biển Golden Horn, hy vọng có thể chạy trốn lên các tàu thuyền.
Khoảng 1000 người Pháp đã cố gắng kháng cự giữ các vị trí của họ, rồi cuối cùng tháo chạy vào ẩn náu trong các tu viện và cống nước. Người Hy Lạp nhân từ đã tha mạng cho họ rồi áp tải họ xuống các tàu sắp rời đi. Cùng ngày, tàn quân Pháp bị đánh bại và mất tinh thần bỏ chạy được đến đảo Euboea nhưng không phải ai cũng may mắn như họ, trong 30 tàu Venice rời đi có rất nhiều người chết vì đói trước khi xuống được đất liền. Quân Latinh lúc này ngay lập tức đã lên tàu đi tới thành phố, hy vọng có thể giành lại được Constantinopolis. Tuy nhiên, không ai biết bất cứ thông tin gì lực lượng Đông La Mã đã chiếm thành phố, vì thế tướng Alexios đã cố gắng tạo ra sự xuất hiện của một quân đội rất lớn. Những người dân địa phương vui mừng chào đón sự thất bại của người Latinh, đã cải trang thành binh sĩ và cầm vũ khí đứng lên trên các bức tường. Và khi các tàu Latinh tiến gần đến tường thành, họ thấy rất nhiều binh lính đứng trên tháp canh và các bức tường, cùng tên và đạn lửa bắn ra như mưa. Sợ phải chịu một thất bại nặng nề, tàn quân Pháp đi thuyền tới Italia để báo cáo những tin tức khủng khiếp cho phương Tây về sự sụp đổ của Đế chế Latinh..
Hệ quả.
Sau khi giành lại Constantinopolis, Alexios Strategopoulos gửi sứ thần tới Michael báo tin đã chiếm được thành phố. Ngày 15 tháng 8 năm 1261, Michael cùng đoàn quân chiến thắng của mình tiến vào Constantinopolis qua cổng Golden Gate. Sau đó, ông đi tới tu viện Studion trong nhà thờ Hagia Sophia, nơi ông gặp Stratigopul và Thượng Phụ Arsenius.. | 1 | null |
Trần Văn Phúc (sinh ngày 19 tháng 3 năm 1946 - mất ngày 5 tháng 1 năm 2022) là một cựu huấn luyện viên bóng đá của Việt Nam.
Tiểu sử và sự nghiệp.
Ông sinh ngày 19 tháng 3 năm 1946 tại Hải Phòng.Trong sự nghiệp làm cầu thủ, ông từng chơi cho Hải Phòng .
Sau khi giải nghệ, ông từng làm huấn luyện viên bóng đá của câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa.
Đầu năm 2010, ông chia tay câu lạc bộ Thanh Hóa. Khi trả lời phỏng vấn của các báo chí, ông bảo:"Tôi gác kiếm rồi". Khi hỏi tại sao ông lại quyết định "nghỉ hưu" bởi ai cũng bảo ông còn có thể gắn bó với bóng đá thêm ít nhất 5 năm nữa? Ông Phúc trả lời: "Tính đến lúc này tôi đã có 50 năm lăn lộn với bóng đá rồi. 50 năm hệt như một kẻ lãng du, suốt ngày lang thang nay đây mai đó. Giờ thấy là cần thiết phải ở nhà với vợ….".
Trong suốt những năm làm bóng đá cho đến tận bây giờ, ông luôn luôn chỉ có một thần tượng, đó là Hoàng đế bóng đá Franz Beckenbauer. Ông từng bảo: "Ở ông ấy có một trí tuệ, một tầm vóc bóng đá mà tôi luôn khao khát nhưng không bao giờ vươn tới được. Song điều mà tôi phục nhất ở thần tượng của mình là cái cách ông ấy rút ra khỏi bóng đá để sống một cuộc sống đời thường. Vẫn đang ở đỉnh cao danh vọng, và vẫn đang được người ta tung hô, nhưng Beckenbauer dám từ bỏ tất cả một cách nhẹ nhõm - đấy là điều mà không phải ai cũng đủ dũng cảm để thực hiện.
Ông qua đời sau một trận chiến với đột quỵ vào sáng ngày 5 tháng 1 năm 2022 Hưởng thọ 75 tuổi, 2 tháng trước sinh nhật thứ 76 tuổi của mình.
Liên kết ngoài.
Cựu huấn luyện viên Trần Văn Phúc: Quy luật thời gian khắc nghiệt lắm | 1 | null |
Trọng tôn Miệt (chữ Hán: 仲孙蔑, ?-554 TCN) tức Mạnh Hiến tử (孟獻子), là vị tông chủ thứ năm của Quý tôn thị, một trong Tam Hoàn của nước Lỗ dưới thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc.
Ông là con của Trọng tôn Cốc, vị tông chủ thứ ba của Mạnh tôn thị, cháu gọi Trọng tôn Nạn, vị tông chủ thứ tư của họ Mạnh, là chú. Năm 614 TCN, cha ông là Trọng tôn Cốc mất, Trọng tôn Miệt còn nhỏ nên Trọng tôn Nạn tạm thời lên nắm quyền. Sau khi Trọng tôn Nạn mất, Trọng tôn Miệt mới được kế tập họ Mạnh.
Sự nghiệp.
Năm 575 TCN, Lỗ Tuyên công phu nhân là Mục Khương, mẹ của Lỗ Thành công cùng Thúc tôn Tuyên bá thông dâm, Quý tôn Hàng Phủ cùng Trọng tôn Miệt bèn tịch thu gia sản của họ Thúc tôn. Mục Khương bảo Lỗ Thành công trị tội hai nhà Quý Trọng, nhưng Thành công giảng hòa với hai nhà, còn Thúc Tôn Tuyên bá bị đuổi khỏi nước Lỗ. Em Tuyên bá là Thúc tôn Báo được đón về thế tập họ Thúc tôn.
Tháng 7 năm 573 TCN, nước Tấn hội minh tại đất Thích của nước Vệ bàn kế đánh Trịnh. Trọng Tôn Miệt đến dự hội, đề xuất đắp thành Hổ Lao để khống chế nước Trịnh. Mùa đông năm ấy, các nước tiến hành việc đắp thành. Nước Trịnh phải xin hòa.
Năm 572 TCN, Trọng tôn Miệt đem quân giúp nước Tống đánh bại quân Ngư Thạch, chiếm đất Bành Thành.
Tháng 4 năm 570 TCN, Trọng tôn Miệt phò Lỗ Tương công khi ấy mới 4 tuổi hội minh với Tấn ở Trường Xư. Trọng Tôn Miệt để Lỗ Tương công làm lễ bầy tôi với Tấn Điệu công, tướng Tấn là Tuân Oanh ngăn lại.
Tháng 8 năm 554 TCN, Trọng tôn Miệt mất. Con ông là Trọng tôn Tốc lên kế tập, tức Mạnh Trang tử. | 1 | null |
Chú Báo Hồng (tiếng Anh: Pink Panther), là một nhân vật hoạt hình và cũng là tựa đề một series phim hoạt hình, truyền hình nổi tiếng của Mỹ. Sự nổi tiếng của Chú Báo Hồng kéo theo một loạt hàng hoá, truyện tranh, và phim hoạt hình truyền hình ăn theo. Chú là nhân vật chính trong 124 phim hoạt hình ngắn, 10 chương trình truyền hình và 3 hậu bản đặc biệt. Chú được biết đến như là Nathu hoặc Pangu ở Đông Nam Á, Báo nhỏ Paul ở Đức, và Chú Báo Hồng ở Việt Nam.
Nguồn gốc ra đời.
Nhân vật hoạt hình Chú Báo Hồng xuất hiện ban đầu rất thành công với khán giả trong chuỗi các bộ phim thử nghiệm của đạo diễn Friz Freleng. Đoạn mở đầu của phim The Pink Panther năm 1963 với nhân vật hoạt hình Báo Hồng đã dẫn đến hàng loạt phim hoạt hình nổi tiếng về Pink Panther sau đó. United Artists đã ký kết với Freleng và công ty DePatie-Freleng Enterprises của Freleng một thỏa thuận hợp tác sản xuất sêri phim hoạt hình ngắn chiếu rạp "Chú Báo Hồng". Tập đầu tiên ra đời năm 1964: "The Pink Phink" đánh dấu sự xuất hiện của Chú Báo Hồng, nhân vật một người đàn ông nhỏ màu trắng trong phim cũng là hình ảnh biếm họa do Friz Freleng sáng tạo. (Nhân vật này được chính thức gọi là "Ông Lùn Trắng"). Trong tập này, Chú Báo Hồng cố gắng sơn căn nhà màu hồng trong khi người đàn ông này lại muốn sơn màu xanh. "The Pink Phink" đoạt giải Oscar năm 1964 cho phim hoạt hình ngắn hay nhất, và loạt phim tiếp theo kể về sự đối đầu của Báo Hồng với người đàn ông này được phát hành, tiếp tục gây được tiếng vang lớn.
Trong loạt đầu của phim hoạt hình Chú Báo Hồng, Báo Hồng thường bị câm, chỉ nói chuyện trong 2 tập, "Sink Pink" và "Pink Ice". Người lồng tiếng cho Báo Hồng là Rich Little, dựa trên giọng gốc của David Niven trong bản thử nghiệm. Tất cả phim hoạt hình Chú Báo Hồng ngắn đều sử dụng nhạc jazz nền "The Pink Panther Theme Song" sáng tác bởi Henry Mancini cho phim thử nghiệm năm 1963, với chỉnh sửa hoàn thiện bởi Walter Greene.
Sau khi mua lại United Artists vào đầu những năm 1980, hãng MGM hiển nhiên sở hữu quyền thương mại và thương hiệu Chú Báo Hồng (Pink Panther).
Báo Hồng và bạn hữu.
Sau khi trình chiếu trên TV vào mùa thu 1969, một số bạn hữu của Báo Hồng xuất hiện và được giới thiệu thêm như: Điệp viên vụng về (The Inspector), Kiến và Thú ăn kiến (The Ant and the Aardvark), Cóc Tijuana (Tijuana Toads), Cảnh Sát Trưởng (Hoot Kloot), và Ngài Cá Mập (Misterjaw). Trong đó nổi tiếng nhất là "The Inspector" kể về điệp viên vụng về Clouseau. Một số nhân vật/sêri phim khác có liên quan là "Roland and Rattfink", "The Dogfather", "The Blue Racer" và "Crazylegs Crane". Ngoài ra trong phim còn có một số nhân vật phụ vui nhộn đáng kể như Con Ngựa, Chàng Trai Cơ Bắp.
Truyện tranh.
Năm 1971, Gold Key Comics bắt đầu phát hành truyện tranh Chú Báo Hồng, vẽ bởi Warren Tufts. Tập truyện mang tên "Báo Hồng và Điệp Vụ" này kéo dài 87 tập cho đến khi Gold Key Comics ngừng hoạt động năm 1984.
Sự nổi tiếng.
Ngoài xuất hiện trong phim, truyện tranh, Báo Hồng còn có mặt trong:
Từ thiện.
Báo Hồng cũng là một hình ảnh liên kết với một số tổ chức ủng hộ quỹ phòng chống ung thư. Điển hình là linh vật của Quỹ ung thư trẻ em New Zealand và in trên áo của quỹ này để thúc đẩy nhận thức về ung thư. | 1 | null |
Trận Varize là một hoạt động quân sự trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) , đã diễn ra vào ngày 29 tháng 11 năm 1870, tại Varize, trên sông Conie (nước Pháp). Trong cuộc giao chiến này, Quân đoàn Bayern I trong quân đội Phổ dưới quyền chỉ huy của "Thượng tướng Bộ binh" Ludwig von der Tann đã tiến công một quân đoàn du kích "franc-tireur" của quân đội Cộng hòa Pháp dưới quyền chỉ huy của Đại tá Joseph Lipowski, và đánh cho họ tan tác. Mặc dù vậy, cuộc phòng ngự của du kích quân "franc-tireur" tại Varize đã tạo điều kiện cho tướng Antoine Chanzy chỉ huy "Binh đoàn Loire" của Pháp thiết lập đội hình phòng thủ chống lại quân đội Phổ dưới sự chỉ đạo của Friedrich Franz II, Đại Công tước xứ Mecklenburg-Schwerin. Với thắng lợi của mình trong trận chiến Varize, các lực lượng Bayern đã bắt được một số lượng du kích Pháp được trang bị đầy đủ.
Quân đoàn Bayern I dưới quyền tướng Von der Tann, trên đường tiến của mình từ Châteaudun tới Orgires, khi tiến sát đến Civry, đã tiến công một số chi đội du kích quân "franc-tireur" của Pháp do Đại tá Lipowski chỉ huy án ngữ tại Varize. Sau khi khẩu đội pháo của đội tiền vệ quân Đức nã một số phát đạn, quân Pháp đã bị đánh bật ra khỏi các vị trí phòng thủ của mình. Tiếp theo đó, hai tiểu đoàn của Đức cũng đánh chiếm Varize và bắt đội hậu binh của Pháp bị bỏ lại tại đây làm tù binh. Cuộc kháng cự mạnh mẽ của người Pháp tại Varize đã thất bại, mặc dù quân đội Đức chịu thương vong 450 người. Khi các đội kỵ binh thám sát ở cánh phải nhận thấy khu vực lân cận đã không còn một mống quân Pháp, Quân đoàn Bayern I đã tiếp tục cuộc hành binh của mình đến tận Orgferes vào lúc 11 giờ. Trận đánh đã mang lại cho phía Pháp thiệt hại là 147 người, trong số đó 10 quân tử trận, 37 quân bị thương và 100 quân bị đối phương bắt sống.
Vào ngày 1 tháng 12 năm 1870, tướng Chanzy chỉ huy "Binh đoàn Loire" của Pháp đã tiến công người Bayern trong trận Villepion để loại trừ mối họa ở phía bắc. Đây là chiến thắng thứ hai và cũng là chiến thắng cuối cùng của "Binh đoàn Loire" trước quân đội Đức. Nhưng vào ngày hôm sau (2 tháng 12), các lực lượng Phổ-Đức do Mecklenburg chỉ huy đã đánh cho Chanzy đại bại trong trận Loigny-Poupry. | 1 | null |
Thiếu Điển (chữ Hán: 少典) theo truyền thuyết là phụ thân của Hoàng Đế, Viêm Đế
Thiếu Điển cũng là tên một quốc gia bộ lạc tồn tại trong thời kỳ Tam Hoàng Ngũ Đế trong lịch sử Trung Quốc, không rõ khởi nguồn xuất xứ của bộ lạc này từ giai đoạn nào. Chỉ biết rằng theo huyền sử Trung Hoa ghi chép Viêm Đế họ Thần Nông là người của bộ lạc này, theo sách "Việt Nam sử lược" thì Viêm Đế truyền được 8 đời kéo dài 520 năm. Sách "Tư trị thông giám phần ngoại kỷ cũng ghi rõ từng đời hậu duệ của Viêm Đế, nếu tính cả Viêm Đế thì họ Thần Nông truyền được cả thảy 9 đời. Sau họ Thần Nông thì Hiên Viên Hoàng Đế cũng có gốc gác từ bộ lạc này, Sử Ký Tư Mã Thiên có đề cập đến vấn đề này trong mục Ngũ Đế bản kỷ. Cũng theo Sử Ký mục Tần bản kỷ thì Đại Nghiệp tức Cao Dao lấy con gái của bộ lạc Thiếu Điển là Nữ Hoa mà sinh ra Đại Phí tức Bá Ích, từ đó về sau không thấy thư tịch nào nhắc đến cái tên Thiếu Điển nữa.
Không rõ quốc gia bộ lạc này tồn tại bao nhiêu lâu và bị diệt vong trong thời điểm nào. Chỉ biết rằng Cao Dao sống vào thời đại thiện nhượng còn Thần Nông sống vào cuối đời Phục Hy, vậy ước đoán bộ lạc Thiếu Điển tồn tại ít nhất không dưới 1000 năm. | 1 | null |
Giữa hai thế giới là một bộ phim kinh dị - tâm lý của Việt Nam do Vũ Thái Hòa làm đạo diễn và Đỗ Minh Viên viết kịch bản, trình chiếu vào ngày 22 tháng 7 năm 2011. Phim có sự tham gia của Dustin Nguyễn, Ngọc Diệp và Tâm Tít.
Nội dung.
Phim kể về một cô gái sinh viên nhạc viện trẻ trung, xinh đẹp đã từng tự tử vì mang trong người căn bệnh trầm uất nhưng may mắn thay cô bị Thần Chết từ chối. Khi không bị chết, cô đồng ý kết hôn với anh chủ thầu xây dựng giàu có, cô luôn hi vọng cuộc sống của mình sẽ vui vẻ và hạnh phúc từ đây, sau này cô phát hiện ra rằng có cái gì đó rất kinh dị đang ám ảnh theo mình trong chính căn biệt thự của chồng mình và cô quyết tâm tìm hiểu nó. | 1 | null |
Cột mốc 23 là phim điện ảnh kinh dị, tâm lý của Việt Nam do đạo diễn Nguyễn Quốc Duy thực hiện. Phim được công chiếu vào năm 2011. "Cột mốc 23" có sự tham gia của nhiều diễn viên tên tuổi như Huy Khánh, Quốc Cường, Võ Thành Tâm, Phi Thanh Vân, Thân Thúy Hà... phim cũng có sự góp mặt của người mẫu Bảo Trúc với hai diễn viên hài Tiết Cương và Trung Dân.
Nội dung.
Phim xoay quanh cô gái trẻ tên Nhã Trang vừa xinh đẹp vừa thành đạt. Sau một sai sót của bác sĩ, cô hiểu nhầm là bản thân bị bệnh nan y và sắp chết. Cô về sống tại một vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh với hi vọng tìm được bình yên trước khi lìa đời. Không lâu sau đó, nhiều chuyện kinh dị lạ lùng trong vùng bỗng xảy đến với cô, Nhã Trang rất sợ nhưng cô vẫn cố gắng tìm hiểu và đối phó với nó.
Sản xuất.
Đạo diễn Nguyễn Quốc Duy cho biết, bộ phim "Cột mốc 23" được anh chỉnh sửa và triển khai từ một truyện ngắn anh viết từ trước, mang tên "Ớt đỏ". Đạo diễn nói: "Phim không tập trung vào yếu tố kinh dị, dù vậy sẽ mang hơi hướm của dòng phim liêu trai. Ngoài ra, yếu tố hài và lãng mạn không thể thiếu".
Nhạc phim.
Sáng tác: Nguyễn Hải Phong<br>Trình bày: Linh Phi | 1 | null |
"Chiếc áo bà ba" là một ca khúc do nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sáng tác vào năm 1984, theo điệu Beguine. Đây là một trong số ít tác phẩm của Trần Thiện Thanh được cấp phép phổ biến tại Việt Nam hiện nay.
Xuất xứ.
Sau năm 1975, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh bị cấm hoạt động một thời gian dài. Tuy nhiên ông vẫn đi lưu diễn nhiều nơi ở miền Tây với một số nghệ sĩ khác. Năm 1984, ông được phép hoạt động trở lại và bài hát ra đời trong thời gian này. Bài hát sau này được nhiều ca sĩ thể hiện.
Lời bài hát.
Bài hát Chiếc áo bà ba được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sáng tác năm 1984. Sau đây là một trích đoạn.
Liên kết ngoài.
Nghe bài hát Chiếc áo bà ba do Cẩm Ly trình bày | 1 | null |
Hà Bá (chữ Hán: "河伯") là một vị thần cai quản sông trong tín ngưỡng dân gian và Đạo giáo giống như Thổ Địa là một vị thần cai quản đất đai. Vì vậy người Việt mới có câu: "Đất có Thổ Công (Thổ Địa), sông có Hà Bá." là vậy.
Thờ cúng.
Hà Bá không được thờ rộng rãi mà chỉ được người thờ ở những ven sông để cầu cho mọi người không gặp nạn trên sông và cầu cho mọi người bắt được nhiều cá trong mùa mưa.
Miêu tả.
Hà Bá thường được miêu tả là một ông lão râu tóc bạc trắng tay cầm một cây gậy phất trần với một bầu nước uống, ngồi trên lưng một con rùa và cười vui vẻ. | 1 | null |
Vương cung thánh đường Đức Mẹ Candelaria (Tiếng Tây Ban Nha: "Basílica y Real Santuario Mariano de Nuestra Señora de la Candelaria" hoặc chỉ đơn giản là: "Basílica de la Candelaria") là một tiểu vương cung thánh đường của Giáo hội Công giáo Rôma và là một trong những đền thờ tôn kính Đức Maria đầu tiên trên Quần đảo Canaria (Tây Ban Nha). Nó nằm cách ở Candelaria, khoảng 20 km (12 dặm) về phía Nam Santa Cruz de Tenerife, vốn của hòn đảo.
Vương cung thánh đường này được dành riêng cho việc tôn kính Đức Mẹ Candelaria (Người bảo trợ của quần đảo Canary). Công trình này được chính quyền quần đảo Canary tuyên bố là một trung tâm văn hóa quan trọng. Nó được thiết kế bởi kiến trúc sư José Enrique Marrero Regalado.
Lịch sử.
Vào năm 1390, Candelaria vẫn còn là một nơi đơn độc với những sa mạc khô cằn nơi các thổ dân địa phương của xứ Menceyato de Güímar (thuộc vương quốc Tây Ban Nha) dùng làm nơi chăn thả gia súc. Vào một buổi tối, hai người dân địa phương ("Guanches") trong khi dẫn đàn gia súc của mình phát hiện thấy một số con dê tách khỏi đàn và đến miệng của khe núi. Họ nghĩ rằng có ai đó định lấy cắp chúng nhưng khi đi về trước trên một tảng đá, họ đã thấy hình ảnh Linh thiêng của Đức Trinh Nữ Candelaria (người sau này được tuyên bố là đấng bảo trợ của quần đảo Canary).
Các mục đồng tin rằng ông là một malefico và đã cố gắng để làm tổn thương cô, nhưng cuối cùng lại tổn thương chính mình. Sau đó cúi đầu trước cô ấy và được chữa lành và nhận ra rằng nó là một phép lạ. Cô được đưa vào các hang động phục vụ các cung điện vua Thổ dân. Sau sự xuất hiện của phe thắng trận Tây Ban Nha đã được công nhận là Maria, và đã được chuyển đến một hang động nằm phía sau nhà thờ hiện tại và bắt đầu tôn kính công khai của ông.
Năm 1672, một đền thờ lớn được xây dựng để tôn vinh Đức Trinh Nữ, nhưng đã bị phá hủy bởi hỏa hoạn vào năm 1789. Nhà thờ hiện nay được xây dựng giữa năm 1949 và 1959, là một nhà thờ với ba gian dọc và nhà nguyện phụ. Nhấn mạnh gác chuông 45 mét. Ngôi đền có một năng lực cho 5.000 tín đồ, làm cho nó là một trong những lớn nhất ở Tây Ban Nha. Vào ngày 24 tháng 1 năm 2011 đã được công bố là một Vương cung thánh đường Đức Giáo hoàng Benedict XVI.
Mỗi ngày 02 tháng 2 và 15 tháng 8, hàng ngàn khách hành hương từ khắp nơi trên quần đảo và từ các bộ phận khác của Tây Ban Nha đến đền thờ để kỷ niệm Đức Mẹ Candelaria. | 1 | null |
Cao Lạng là một tỉnh cũ thuộc vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam.
Địa lý.
Tỉnh Cao Lạng có vị trí địa lý:
Lịch sử.
Tỉnh Cao Lạng được hình thành theo nghị quyết của Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 27 tháng 12 năm 1975 trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.
Tỉnh Cao Lạng chính thức được hợp nhất từ tháng 12 năm 1976, với dân số 871.000 người và diện tích là 13.781 km².
Tỉnh Cao Lạng bao gồm 2 thị xã Cao Bằng và Lạng Sơn, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Cao Bằng, không bao gồm huyện Đình Lập khi ấy thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Cuối năm 1978, GDP của tỉnh Cao Lạng đạt 383 triệu đồng, trong đó giá trị sản lượng nông-lâm nghiệp đạt 120 triệu đồng, sản lượng lương thực đạt 114 nghìn tấn.
Tháng 5 năm 1977, Đài Phát thanh Cao Lạng đã được khởi công xây dựng tại thị xã Cao Bằng. Ngày 2 tháng 9 năm 1977, Đài Phát thanh Cao Lạng chính thức phát sóng chương trình đầu tiên, trên 2 làn sóng điện 48m và 312m, gồm 4 thứ tiếng: Việt, Tày – Nùng, Mông, Dao.
Tỉnh Cao Lạng có 20 đơn vị hành chính gồm: thị xã Cao Bằng (tỉnh lỵ), thị xã Lạng Sơn, thị trấn Tĩnh Túc và 18 huyện: Bắc Sơn, Bảo Lạc, Bình Gia, Cao Lộc, Chi Lăng, Hà Quảng, Hòa An, Hữu Lũng, Lộc Bình, Nguyên Bình, Quảng Hòa, Thạch An, Thông Nông, Trà Lĩnh, Tràng Định, Trùng Khánh, Văn Lãng, Văn Quan.
Ngày 29 tháng 12 năm 1978, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa VI ra nghị quyết chia tỉnh Cao Lạng để tái lập tỉnh Cao Bằng và tỉnh Lạng Sơn. Cùng năm này, chuyển 2 huyện Ngân Sơn, Chợ Rã (nay là hai huyện Ba Bể và Pác Nặm) của tỉnh Bắc Thái về tỉnh Cao Bằng quản lý (từ năm 1996, hai huyện này trở về với tỉnh Bắc Kạn) và chuyển huyện Đình Lập của tỉnh Quảng Ninh về tỉnh Lạng Sơn quản lý: | 1 | null |
Imad ad-Din Zengi ((có thuyết cho rằng) 1085 – 14 tháng 9 năm 1146) (có khi viết là Zangi, Zengui, Zenki, hoặc Zanki / / / ) là "Thái trụ" của các xứ Mosul, Aleppo, Hama và Edessa, là người sáng lập Triều Zengi, một triều đại lớn của người Hồi giáo mang tên ông. Ông là minh chủ đầu tiên của lực lượng Hồi giáo chống lại Đế quốc Đông La Mã và các thế lực Thập tự chinh. | 1 | null |
Ân Dương () là một khu (quận) của thành phố Ba Trung, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Khu được hình thành từ tháng 1 năm 2013 trên cơ sở 12 trấn và 12 hương tách ra từ khu Ba Châu. Diện tích thẩm quyền của khu Ân Dương là khoảng 1.000 km², nhân khẩu khoảng 620.000 người. Chính quyền Nhân dân khu Ân Dương đặt tại đất của Ân Dương cổ trấn, cách khu đô thị chính của Ba Trung gần 10 km, Ân Dương cổ trấn cũng là một trong thập đại cổ trấn của Tứ Xuyên. Khu Ân Dương có đường cao tốc Ba Nam và tỉnh lộ 101 chạy qua. | 1 | null |
Nhà kính là công trình thường có tường và mái làm bằng kính (hoặc vật liệu tương tự) dùng để trồng rau quả để tránh tác động nhất thời của thời tiết như mưa to gió mạnh. Vì nhà kính có mái và tường bằng kính hoặc nhựa nên chúng có khả năng tự nóng lên do bức xạ nhìn thấy được của mặt trời khi đi qua lớp kính trong suốt bị hấp thụ bởi thực vật, đất đai và những thứ khác bên trong nhà kính.
Không khí được làm ấm bởi nhiệt từ những bề mặt nóng bên trong được giữ lại bởi mái nhà và những bức tường. Thêm vào đó, những cây cối và cấu trúc bên trong nhà kính sau khi được làm ấm lại bức xạ lần nữa nhiệt năng của chúng trong dải quang phổ hồng ngoại. Do có thể điều chỉnh được nhiệt độ, cũng như việc tưới nước duy trì độ ẩm nhất định nên có thể quy định được khí hậu trong nhà kính. Khu vườn ngoài trời và trong nhà kính có lợi thế và bất lợi khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và yêu cầu cụ thể của người làm vườn. Cũng có những lợi thế và bất lợi cho các loại nhà kính được sử dụng.
Đặc điểm.
Mùa vụ.
Sử dụng nhà kính để mở rộng mùa trồng trọt. Điều này giúp trồng sớm và thu hoạch trễ. Sử dụng nhà kính để trồng nhiều loại thực vật vì khả năng điều khiển chính xác khí hậu và đất. Quản lý là cần thiết cho nhà kính trong những tháng nghỉ ngơi để đảm bảo điều kiện thích hợp được duy trì.
Điều kiện.
Sử dụng nhà kính là một lợi thế cho việc kiểm soát sâu bệnh. Kiểm soát nấm hoặc vi khuẩn trong không khí từ các nguồn bên ngoài, chúng vẫn có thể nhập vào nhà kính nếu gió được phép vào nhà kính. Kiểm soát chính xác nhiệt độ và điều kiện phát triển là cần thiết cho phát triển thảm thực vật chung cho các vùng đang phát triển. Giống cây trồng trong nhà kính khi bạn muốn tránh hạt bị thổi bay đi hoặc bị chim và động vật ăn.
Cấu trúc.
Sử dụng kính thủy tinh cho một cấu trúc lâu dài là cần thiết. Sử dụng polyhouses (màng nhà kính PE) khi cần di chuyển thuận lợi, bởi vì trọng lượng nhẹ và dễ dàng hơn để di chuyển đến một vị trí mới. Nhà kính có thể được xây dựng như một phần của nơi cư trú, vì vậy bạn không bao giờ rời khỏi nhà để làm việc trong vườn. Trong lòng đất vườn tốt nhất cho việc tích hợp vào cảnh quan hiện tại.
Vị trí.
Khu vườn ngoài trời có thể được điều chỉnh, thích nghi và thay đổi theo nhu cầu cụ thể trong khi nhà kính thì xây dựng cố định. Sử dụng một nhà kính đối với nơi làm vườn là hạn chế về đất đai hoặc không gian. Thiết lập nhà kính ở các khu vực mở nơi ánh sáng mặt trời đầy đủ có thể được sử dụng; nhà kính phải có ánh sáng mặt trời trực tiếp là phương tiện phát triển hiệu quả. Yêu cầu quy hoạch có thể được hạn chế hơn.
Bảo trì.
Nhà kính có thể yêu cầu bảo dưỡng lớn hơn so với đất vườn như cách chống lại nhiệt độ lạnh và gió mạnh. Trong khi đất vườn bị nhiều cỏ dại và kiểm soát dịch hại nhưng có thể được duy trì bằng cách sử dụng phương pháp cơ học trong khi nhà kính cần làm cỏ tay và phòng ngừa. Nhà kính có nhiều chịu khô hạn hơn đất vườn nhưng có thể xây dựng nhiệt độ một cách nhanh chóng vì không gian hạn chế.
Chi phí.
Xây dựng một nhà kính sẽ đắt hơn trong các thiết lập ban đầu so với bắt đầu một khu vườn trên mặt đất. Chi phí phát triển có thể được mở rộng thông qua một khung thời gian lớn hơn bằng cách sử dụng hiệu ứng nhà kính. Chi phí của thất bại có thể cao hơn với trên đất vườn do điều kiện môi trường không kiểm soát được. Chi phí cây trồng có thể được giảm bằng cách sử dụng hiệu ứng nhà kính vì vấn đề môi trường có thể được kiểm soát.
Chi phí xây dựng nhà kính có thể thay đổi rất nhiều vì các vật liệu có sẵn. Sử dụng màng nhà kính PE polyethylene (polyhouse) nhà kính cho chi phí thấp hơn trong việc xây dựng và sưởi ấm. Cho điều kiện ánh sáng giảm và tăng độ ẩm khi sử dụng loại nhà kính so với một nhà kính thủy tinh. Kính nhà kính đóng khung làm tăng chi phí phát triển. Ưu điểm của kính so với polyethylene là lượng ánh sáng truyền qua với cây trồng và bảo vệ từ thời tiết.
Phân loại.
Nhà kính thường được phân chia thành hai loại, nhà bằng kính và nhựa. Nhựa được sử dụng chủ yếu là polyetylen, polycacbonat hoặc PMMA poly(methyl methacrylate). | 1 | null |
Nguyễn Văn Do (1855 – 1926), tên tục là Bảy Do, đạo hiệu Ngọc Thanh, là một nhân vật lịch sử, hoạt động trong Phong trào hội kín Nam Kỳ chống lại chính quyền thực dân Pháp tại Việt Nam đầu thế kỷ 20. Ông cũng là người đầu tiên xây dựng Chùa Phật Lớn trên núi Cấm, nay thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam.
Thân thế.
Ông tên thật là Nguyễn Văn Do, một số tài liệu khác chép ông tên là Cao Văn Long, quê ở làng An Hội, tổng Bảo Hựu, phủ Hoằng Trị, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre). Ông là cháu họ của Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa. Cha mẹ ông từng tham gia các phong trào khởi nghĩa chống Pháp và tử trận.
Hoạt động hội kín.
Sau khi các phong trào chống Pháp cuối thế kỷ 19 đều bị tan rã, ông bỏ đi tu Minh Sư đạo, tự xưng là Chưởng giáo Nam Cực Đường, tới lui hầu hết các tỉnh Nam Kỳ để chiêu tập tín đồ. Năm 1902, ông đến núi Cấm, dựng nên một ngôi chùa ở gần đỉnh núi (ở độ cao 526 m so với mặt nước biển). Chùa có danh xưng chính thức là Nam Các Tự, tuy nhiên do trong chùa có thờ một tượng Phật cao 1,8 m, cao lớn hơn các tượng thờ khác ở trong vùng, vì vậy được người dân vùng này quen gọi là Chùa Phật Lớn để phân biệt với "chùa Phật Nhỏ" ở hướng đông, cũng trên núi này.
Bấy giờ nơi này hãy còn hoang vắng lắm, khá xa tầm kiểm soát của chính quyền thực dân. Ông Bảy Do "khoác áo tràng đen, đi chân đất, đầu búi tóc, ngày hai buổi ngồi thiền, đến đêm lại luyện võ dưới bóng trăng, thu nhận môn đồ, gặp gỡ những người chung chí hướng và lấy đó làm trụ sở cho Hội kín (Thiên Địa hội) do Phan Xích Long lãnh đạo..."
Theo G.Coulet, ông bị bắt ngày 17 tháng 3 năm 1917, sau khi quân Pháp ruồng bố núi Cấm và chùa Phật Lớn. Dù chẳng tìm được tang chứng gì, ngoài một số lượng lớn chén bát, nhưng quân Pháp dựa vào mớ chén bát đó để qui tội ông làm "quốc sự"...
Theo bài viết "Đức Trung Tôn trên núi Cấm... thì: "Nguyên thuở trước, ước chừng ba bốn chục năm nay, có một ông thầy tu theo đạo trên, tên là Bảy Do, lên choán chỗ đó mà cất một cảnh chùa bằng ngói rất nguy nga. Trong chùa ấy, ông lại mướn thợ lên cốt một vị Phật bằng ciment (xi măng) rất to, tục kêu "Đức Trung Tôn", bề cao được một thước tám tây, ngồi kiết già trên cái bàn cũng bằng xi măng và cao trên hai thước. Chùa vừa cất xong thì ông Bảy Do lại bị ở tù, kế từ trần trong ngục thất...".
Nhà văn Sơn Nam cho biết thêm: " Thực dân bắt ông Bảy Do nhưng chúng đành chịu thua, chẳng tìm ra được hệ thống tổ chức. Năm 1917, trước tòa án quân sự, khi Pháp hăm dọa, lên án 5 năm cấm cố, ông vẫn bình thản với câu trả lời khiến dư luận bấy giờ thán phục: "Tôi là kẻ tu hành, ở đâu cũng tu được vậy thôi"".
Sau khi ông bị bắt, chùa Phật Lớn trở nên hoang vắng. Mãi đến năm 1914, ông cựu hương quản làng An Khánh đến núi Cấm thấy cảnh chùa hoang phế quá, bèn đến chùa Linh Sơn (Sài Gòn) nhờ Cò mi Chấn (Phó Hội trưởng "Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học") đứng ra xin phép để được tái thiết chùa. Về sau, chùa vài lần được trùng tu và có diện mạo như ngày nay. | 1 | null |
Trận Châteauneuf-en-Thimerais là một hoạt động quân sự trong Chiến dịch tấn công Pháp của quân đội Phổ – Đức vào các năm 1870 – 1871, đã diễn ra vào ngày 18 tháng 11 năm 1870, tại xã "Châteauneuf-en-Thimerais" của nước Pháp (cũng được viết là Châteauneuf-en-Thymerais). Đây là một trong hàng loạt chiến thắng của một "phân bộ quân" của quân đội Phổ hoạt động ven sông Loire dưới quyền chỉ huy của Friedrich Franz II, Đại Công tước xứ Mecklenburg-Schwerin trước các lực lượng "Garde-Mobile" của quân đội Cộng hòa Pháp non trẻ do tướng Fiereck chỉ huy, trong vòng một tuần sau khi quân đội Đức bị đánh bại trong trận Coulmiers. Trong trận chiến tại Châteauneuf-en-Thimerais, Sư đoàn số 22 của Vương quốc Phổ – được ghi nhận là một sư đoàn dũng cảm – dưới quyền chỉ huy của tướng Friedrich Wilhelm Ludwig von Wittich đã chiếm được xã này, thu được về tay mình hàng trăm tù binh Pháp. Thất bại tại trận đánh này đã buộc các lực lượng của Pháp phải rút chạy về hướng tây.
Vào ngày 17 tháng 11 năm 1870, Đại Công tước xứ Mecklenburg-Schwerin đã tấn công một đạo quân Pháp do tướng Kératry chỉ huy (một phần của "Binh đoàn phía Tây" của Pháp do tướng Yves-Louis Fiereck chỉ huy) trong trận Dreux, và giành được Dreux từ tay đối phương. Trong khi quân Đức bắt được 200 tù binh Pháp, quân Pháp bị buộc phải triệt thoái về Châteauneuf-en-Thimerais. Sau chiến thắng này, Mecklenburg đã truy kích đối phương và vào ngày 18 tháng 11, quân đội ông đã tiến qua Châteauneuf, nằm về hướng nam Dreux. Tại đây, quân ông đụng phải một đạo quân Pháp đến từ Senonches (với 8 tiểu đoàn), vốn đang hành binh tới Dreux. Quân Phổ dưới quyền Mecklenburg đã thành công trong việc đánh đuổi quân Pháp ra khỏi các khu rừng và đồi núi, và quân Pháp không tổ chức một cuộc cầm cự. Trong khi cuộc giao chiến tại Châteauneuf-en-Thymerais đã mang lại thiệt hại cho quân đội Phổ là 110 người, quân đội Pháp chịu tổn thất 500 người. Trong số đó, 300 người tử trận và bị thương, 200 người bị bắt làm tù binh. Theo tài liệu của nhà lý luận cộng sản Friedrich Engels về cuộc chiến tranh năm 1870 – 1871, đạo quân Pháp thua trận tại Châteauneuf có thể là một bộ phận của "Binh đoàn Loire" dưới quyền tướng Louis d'Aurelle de Paladines, nhưng chắc hẳn không phải là binh đoàn này. Nhưng thực ra, đây là một lực lượng thuộc quyền Fiereck. Phía Đức đã có khi nghi ngờ rằng "Binh đoàn Loire" đang thực hiện một vận động từ Dreux đến Paris, song thật ra binh đoàn này của Pháp vẫn còn đang hoạt động ở phía trước Orléans. Với thắng lợi ở Châteauneuf, lực lượng của người Đức đã đẩy lùi nguy cơ đến từ người Pháp đối với cuộc vây hãm Paris.
Sau thắng lợi của tướng Von Wittich tại Châteauneuf-en-Thimerais, các lực lượng Phổ dưới quyền ông đã tiếp tục bước tiến của mình. Vào ngày 19 tháng 1 năm 1870, họ tiến đánh từ Châteauneuf tới Digny, bắt được một số lính "Garde Mobile" của Pháp. Trong khi toàn bộ "Binh đoàn phía Tây" phải tiến hành triệt thoái qua Chartres tới Châteaudun, Hoàng thân Friedrich Karl của Phổ đã kéo binh đoàn của ông tới Beaune-la-Rolande và Montargis để thực hiện vận động bọc sườn "Binh đoàn Loire" của Pháp. Tình hình quân ngũ của "Binh đoàn phía Tây" trở nên hỗn loạn trong suốt cuộc triệt binh đến Châteaudun. Phân bộ quân của Đại Công tước xứ Mecklenburg đã hợp nhất với binh đoàn của vị Hoàng thân, và vào ngày 28 tháng 11, tướng Paladines của Pháp đã bị đánh đại bại trong trận Beaune-la-Rolande. | 1 | null |
M3 Stuart, tên chính thức là Xe tăng hạng nhẹ, M3 (Light Tank, M3), là một loại xe tăng hạng nhẹ được sử dụng rộng rãi bởi quân Đồng Minh phuơng Tây trong Thế chiến thứ hai. Trước khi tham chiến, Hoa Kỳ đã cung cấp khá nhiều xe tăng này cho Khối thịnh vượng chung theo chương trình lend-lease. Sau đó, lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh tiếp tục sử dụng nó cho đến khi chiến tranh kết thúc.
Đây là xe tăng Hoa Kỳ đầu tiên tham gia thế chiến. Sau này, Hoa Kỳ tiếp tục cải tiến chúng thành xe tăng M5. Người Anh đặt tên những xe tăng này theo tên vị tướng J. E. B. Stuart thời Nội chiến Hoa Kỳ.
Lịch sử phát triển.
Xe tăng M2A4 là xe tăng chủ lực của Hoa Kỳ từ cuối nhũng năm 1930. Thế nhưng khi chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu, người Mỹ nhận ra rằng M2A4 tỏ ra quá lỗi thời. Điều này buộc họ phải tạo ra một xe tăng mới thay thế. Loại xe tăng mới này giữ lại pháo chính 37mm M5 và súng máy của M2A4 nhưng có giáp dày hơn và có hệ thống treo được chỉnh sửa lại. Quân đội Hoa Kỳ đã chấp nhận mẫu xe này và nhanh chóng được đưa vào sản xuất từ tháng 3 năm 1941 với định danh chính thức là Xe tăng hạng nhẹ M3 ("Light tank, M3"). Qua thực chiến, người Mỹ liên tục cải tiến nó thành M3A1 rồi thành M3A3.
M5 Stuart.
Tuy đã cải tiến thành M3A3, nhưng chúng vẫn bị chỉ trích do hỏa lực quá kém. Điều này tạo ra mẫu xe tăng cải tiến M4 (sau đổi tên thành M5 để tránh nhầm lẫn với chiếc Sherman) có thân xe được thiết kế lại, động cơ sử dụng hai động cơ mạnh hơn của Cadillac. M5 dần dần thay thế M3 sản xuất từ năm 1942 và là tiền thân của xe tăng hạng nhẹ M24 Chaffee sau này.
Lịch sử hoạt động.
Mặt trận Bắc Phi và Ý.
Stuart lần đầu tiên được quân đội Khối thịnh vượng chung sử dụng trong chiến dịch Crusader cuối năm 1941. Kết quả lần ra quân này không mấy khả quan: khoảng 170 trong tổng số 700 chiếc Stuart đã bị phá hủy. Đối đầu với xe M13/40 của quân Ý thì Stuart áp đảo hoàn toàn về tốc độ và hỏa lực. Tuy nhiên, Stuart lại tỏ ra khá cân bằng khi so với Panzer III G của Afrika Korps. Hai xe tăng này đều có giáp và tốc độ gần tuơng tự nhau và đều có thể bắn xuyên giáp trước của nhau ở khoảng cách trên 1.000m. Tuy vậy, quân Đức ở mặt trận Bắc Phi được huấn luyện tốt hơn và dùng kết hợp Panzer III và Panzer IV nên thuơng vong của quân Anh thường cao hơn hẳn. Đồng thời, các điểm yếu của Stuart cũng được người Anh chỉ ra: pháo M5 quá yếu và tháp pháo bố trí quá bất ổn. Thêm nữa là tầm hoạt động của Stuart rất hạn chế (chỉ khoảng 160 km so với tầm hoạt đông của Crusader là khoảng 227 km), đây là điểm yếu chí mạng trong tác chiến vùng sa mạc vốn có tính cơ động rất cao. Tuy nhiên, M3 vẫn được ưa chuộng vì tốc độ cao hơn, nhẹ hơn và động cơ đáng tin cậy hơn Crusader. Đặc biệt, Stuart hơn hẳn Crusader ở việc nó có thể bắn được đạn nổ mạnh (HE) để chống pháo chống tăng và bộ binh. Đến mùa hè năm 1942, khi đã có đủ xe tăng hạng trung thì người Anh chủ yếu sử dụng Stuart để trinh sát, sửa chữa và cải tạo thành xe bọc thép chở quân (APC). Tháp pháo của nhưng phiên bản này bị gỡ bỏ hoàn toàn giúp tăng tốc độ và phạm vi hoạt động.
M5 Stuart tiếp tục được sử dụng hiệu quả trong chiến dịch Shingle đổ bộ lên Anzio Trong trận này M5 cùng với bộ binh đã quét sạch quân Đức khổi các lô cốt và hầm trú ẩn tại Anzio.
Mặt trận phía Đông.
Trong thỏa thuận Lend-Lease, một số xe tăng M3 được chuyển giao cho Liên Xô. Tuy nhiên, Hồng quân cho rằng M3 là một thiết kế rất nhiều lỗi, dễ bắt lửa và quá khó để tác chiến trong mùa đông ở Liên Xô. Hơn nữa, xe tăng Hồng quân dùng dầu diesel chứ không dùng xăng nên chúng cũng gây ra khó khăn về hậu cần. Năm 1943, Hồng quân đánh giá M5 không tốt hơn nhiều so với M3 nên Liên Xô đã từ chối nhận M5. M3 tiếp tục phục vụ Hồng quân ít nhất là tới năm 1944.
Mặt trận Châu Á - Thái Bình Dương.
108 chiếc Stuart được quân Mỹ triển khai đến Philippines vào tháng 9 năm 1941. Số xe này được biên chế vào 2 tiểu đoàn tăng: số 192 và số 194 đồn trú tại đây. Trận đấu tăng đầu tiên của chúng diễn ra vào ngày 22 tháng 12 cùng năm: một trung đội 5 chiếc M3 đã tấn công các xe Ha-Go thuộc trung đoàn tăng số 4 của Nhật ở phía bắc Damaris. Kết quả là chiếc Stuart chỉ huy bị bắn cháy, kíp xe bị bắt, những chiếc còn lại rút lui được về căn cứ. Các trận đấu tăng lẻ tẻ tiếp tục nổ ra khi quân Mỹ rút dần về Bataan. Trận đấu tăng cuối cùng diễn ra vào ngày 7 tháng 4 năm 1942.
Tại Miến Điện, Lữ đoàn thiết giáp số 7 là đơn vị Anh trang bị Stuart đầu tiên tham chiến ở châu Á. 114 xe Stuart thuộc lữ đoàn này đã giúp các đơn vị Anh ở Miến Điện rút lui về Ấn Độ vào tháng 4 năm 1942. Sau đó, người Anh rút trung đoàn xe tăng Hoàng gia số 2 và trung đoàn Hussar số 7 từ Bắc Phi đến để tăng viện nhằm chống lại Trung đoàn xe tăng 14 của quân Nhật. Do thời gian này, người Nhật đã tiến đến Imphal và chỉ còn 1 đơn vị được biên chế Stuart của Anh vẫn còn hoạt động. Đến thời điểm quân Nhật bị chặn đứng ở Imphal (tháng 4 năm 1944), Stuart chỉ còn hoạt động trong 1 đơn vị của Anh.
Quân đội Trung Hoa Dân Quốc đã được viện trợ Stuart, và sau đó là Sherman và pháo chống tăng Hellcat để chống Nhật sau khi Mỹ tham chiến.
Do mặt trận Thái Bình Dương thiên về hải chiến, kết hợp với địa hình rừng rậm nhiệt đới của khu vực, xe tăng hạng nhẹ là những đơn vị có độ tin cậy rất cao. Và chúng cũng chứng tỏ được hiệu quả trong các trận đánh trong rừng với cả quân Đòng Minh và quân Nhật. Tuy vậy, các tiểu đoàn tăng của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ dần thay thế Stuart bằng Sherman do Sherman mang pháo 75mm mạnh hơn.
Lỗi thời và thay thế.
Cuối năm 1942, Stuart vẫn chiếm phần lớn sức mạnh thiết giáp của quân Mỹ khi họ tham chiến tại Bắc Phi. Sau trận đèo Kasserine, người Mỹ nhanh chóng tổ chức lại lực lượng thiết giáp theo người Anh: Các tiểu đoàn tăng hạng nhẹ bị giải tán và thay thế bởi các tiểu đoàn tăng hạng trung cộng với một đại đội tăng hạng nhẹ thực hiện nhiệm vụ các nhiệm vụ trinh sát. Các tiểu đoàn tăng của Mỹ trong phần còn lại của cuộc chiến thường gồm 3 đại đội Sherman và 1 đại đội Stuart.
Tại châu Á - Thái Bình Duơng, Stuart lại vô cùng hiệu quả do xe tăng Nhật tuơng đối ít và nếu đấu tăng thì pháo 37mm thừa sức để xuyên giáp trước của xe tăng Nhật như Ha-Go và Chi-Ha. Thêm nữa là lính Nhật rất ít vũ khí chống tăng tốt. Cho nên, khu vực này Stuart chỉ kém hơn Sherman một chút. Tuy nhiên ở châu Âu, Stuart lại tỏ ra lép vế hoàn toàn khi đấu tăng với Panzer IV, Panther hay Tiger do pháo chính của chúng quá yếu và giáp quá mỏng. Như trong trường hợp của tiểu đoàn tăng 759 phòng thủ tại một ngọn đồi gần Bogheim ngày 9 tháng 12 năm 1944: Quân Đức được hỗ trợ bởi một pháo tự hành chống tăng tiến hành phản công, pháo 37mm của xe đã bắn hơn 100 quả đạn ở cự ly từ 75 đến 500 yards (69 - 457m) mà không thể gây thiệt hại đáng kể lên khẩu pháo tự hành kia.
Một báo cáo gửi cho tướng Eisenhower vào tháng 1 năm 1945 kết luận rằng: Stuart đã quá lỗi thời về mọi mặt và nó sẽ không thể gây ra bất kì thiệt hại đáng kể nào lên xe tăng Đức.
Từ những lí do trên, các đại đội Stuart ở Tây Âu thường được dùng để trinh sát, bảo vệ bộ binh, tiếp tế hoặc liên lạc với các đơn vị xe tăng hạng trung.
Stuart bắt đầu được thay thế bằng xe tăng Chaffee từ tháng 11 năm 1944. Nhưng do số lượng M3/M5 được sản xuất quá lớn (hơn 25.000 chiếc bao gồm cả loại M8 Scott) nên xe tăng này vẫn được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới thời hậu chiến. Ngoài Hoa Kỳ, khối Thịnh vượng Chung và Liên Xô, những quốc gia sử dụng Stuart trong thế chiến là Pháp, Trung Quốc (M3A3 và M5A1) và Quân giải phóng Nam Tư của Josip Tito.
Hậu Thế chiến.
Stuart tiếp tục được sử dụng sau thế chiến do giá thành rẻ. Quân đội Quốc dân Đảng sau khi rút ra Đài Loan đã xây dựng lại lực lượng thiết giáp của họ bằng cách mua lại 21 xe Stuart bị loại biên của Mỹ ở Philippines.
Trong chiến tranh Ấn Độ-Pakistan (1947-1948), M5 đóng một vai trò quan trọng ở vùng Kashmir do địa hình núi cao phức tạp nơi đây.
Quân Anh tại Indonesia cũng sử dụng Stuart trong Cách mạng Dân tộc Indonesia. Khi người Anh rút đi vào năm 1946, số xe này được bàn giao cho lục lượng Hà Lan tại đây, rồi tiếp tục được Indonesia sử dụng sau khi giành đọc lập. Stuart được sử dụng tong việc trấn áp các cuộc nổi dậy của phiến quân Hồi giáo Darul ở Aceh và Java, lực lượng cộng hòa Nam Maluku ở nam Maluku, lực lượng PRRI ở Sumatra, nổi dậy Permesta ở Bắc Sulawesi và cuộc đảo chính ngày 30 tháng 9.
Quân đội Bồ Đào Nha cũng đánh giá cao Stuar trong cuộc chiến ở Angola do khả năng vượt địa hình của nó tốt hơn nhiều so với xe bánh lốp. Ba xe M5A1 - được đặt tên là "Milocas", "Licas" và "Gina" được đưa vào biên chế tiểu đoàn kỵ binh 1927 đóng tại Nambuangongo, phía bắc Angola. Số xe này này chủ yếu được dùng trong các nhiệm vụ hộ tống, chuyên chở thuơng binh, và tham chiến hạn chế chống lại lực lượng du kích của Mặt trận Giải phóng dân tộc Angola (FNLA) cho đến năm 1972. Sau đó chúng được đưa về và sửa chữa để bảo vệ sân bay Zala ở Luanda.Trong Chiến tranh bóng đá năm 1969, quân El Salvador dùng Stuart làm lực lượng xung kích. Điều này giúp họ chiếm được tám thành phố lớn của Honduras trước bị buộc ngừng bắn.
Nam Phi giữ Stuart làm lực lượng dự bị cho đến cuối năm 1964. Sau đó tất cả bị loại biên vào năm 1968 do thiếu phụ tùng.
M3 Stuart vẫn hoạt động với vai trò huấn luyện trong Lực lượng Vũ trang Paraguay, số này được tu sửa vào năm 2014.
Quốc gia sử dụng.
Hiện tại
Từng sử dụng | 1 | null |
Quái vật miền Nam hoang dã (tên gốc tiếng Anh: Beasts of the Southern Wild) là một bộ phim được công chiếu năm 2012 của Mỹ, do Benh Zeitlin đạo diễn, Zeitlin và Lucy Alibar viết kịch bản, chuyển thể từ vở kịch "Juicy and Delicious". Sau khi ra mắt tại các Liên hoan phim, nó đã được công chiếu ở New York và Los Angeles từ ngày 27 tháng 6 năm 2012 và sau đó được phát hành rộng rãi. Bộ phim đã chính thức được đề cử bốn Giải Oscar tại giải Oscar lần thứ 85 cho các thể loại Phim xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất (Benh Zeitlin), Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất (Lucy Alibar, Benh Zeitlin) và Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (Quvenzhané Wallis). Ở tuổi lên 9, Wallis là người trẻ nhất được đề cử giải Oscar cho nữ diễn viên xuất sắc nhất. | 1 | null |
Tiếu ngạo giang hồ (tiếng Trung: 笑傲江湖) là bộ phim truyền hình Trung Quốc do Vu Chính sản xuất vào năm 2012, được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Kim Dung. Phim do ba diễn viên Hoắc Kiến Hoa, Trần Kiều Ân và Viên San San thủ vai chính, được phát sóng lần đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 2013.
Nội dung.
Phim mở đầu với cảnh Ngũ nhạc kiếm phái cùng đi đến Hắc Mộc Nhai để tiêu diệt Ma giáo.
Chưởng môn phái Tung Sơn đồng thời là lãnh đạo Ngũ Nhạc kiếm phái Tả Lãnh Thiền muốn hợp nhất Ngũ Nhạc Kiếm, hại chết cao thủ Hành Sơn Lưu Chính Phong và Khúc Dương trưởng lão Nhật Nguyệt thần giáo. Trước khi chết, Lưu Chính Phong và Khúc Dương đã trao lại bản nhạc Tiếu ngạo giang hồ cho đệ tử phái Hoa Sơn là Lệnh Hồ Xung
Đánh giá.
Nội dung kịch bản “Tân Tiếu ngạo giang hồ” với quá nhiều cải biên, tình tiết mới bị cho là đã làm hủy hoại nguyên tác truyện của nhà văn võ hiệp Kim Dung như: Lệnh Hồ Xung và tiểu sư muội Nhạc Linh San là một cặp tình nhân thanh mai trúc mã; Lệnh Hồ Xung với Nhậm Doanh Doanh cũng là một đôi tình nhân; quan hệ giữa Lệnh Hồ Xung và Đông Phương Bất Bại (phiên bản này là nữ) là chứa đựng tình cảm vừa lãng mạn vừa thù hận. Cái kết của phim Đông Phương Bất Bại chấp nhận hi sinh (cô gái mặc áo đỏ trầm mình xuống đáy hồ) và hiến tim của mình cho Nhậm Doanh Doanh để có thể cùng Lệnh Hồ Xung tấu lên bản nhạc Tiếu ngạo giang hồ. | 1 | null |
Lee Chong Wei (), sinh ngày 15 tháng 8 năm 1982 tại Bagan Serai, Perak) là một cựu vận động viên cầu lông chuyên nghiệp người Malaysia. Với tư cách tay vợt đánh đơn, anh đã xếp hạng nhất 199 tuần liên tiếp từ 21 tháng 8 năm 2008 tới 14 tháng 6 năm 2012 trên bảng xếp hạng của Liên đoàn Cầu lông Thế giới. Anh là tay vợt người Malaysia gốc Hoa thứ ba đạt được thứ hạng như vậy sau Rashid Sidek và Roslin Hashim (từ khi có xếp hạng chính thức từ những năm 1980), và là tay vợt Malaysia duy nhất xếp hạng 1 trong hơn một năm.
Lee Chong Wei giành huy chương bạc tại 3 kỳ Thế vận hội Mùa hè 2008, 2012 và 2016, trở thành người Malaysia thứ 6 giành được huy chương tại Thế vận hội. Anh cũng trở thành người Malaysia đầu tiên vào tới chung kết một trận cầu lông đơn nam và chấm dứt cơn khát huy chương của Malaysia tại Thế vận hội kể từ 1996. Thành tích này cũng giúp anh được phong tước vị Datuk. Anh lặp lại thành tích đó vào năm 2012 tại London, và năm 2016 tại Rio de Janeiro.
Tháng 6 năm 2019, ảnh hưởng của căn bệnh ung thư mũi khiến Lee Chong Wei không thể tiếp tục thi đấu chuyên nghiệp được nữa, anh quyết định giải nghệ.
Cuộc sống cá nhân.
Lee Chong Wei sinh ra trong một gia đình người Malaysia gốc Hoa. Lúc còn nhỏ, anh yêu thích bóng rổ, tuy nhiên mẹ anh sớm cấm anh chơi do sức nóng tại sân bóng rổ ngoài trời. Anh bắt đầu học chơi cầu lông năm 11 tuổi, khi người bố yêu thích cầu lông của anh đưa anh tới nhà thi đấu cầu lông. Một huấn luyện viên để ý đến anh, và đề nghị với bố anh về việc nhận anh làm học trò. Sau khi được bố anh đồng ý, huấn luyện viên bắt đầu dạy cầu lông cho anh sau giờ học. Được Misbun Sidek phát hiện, anh được vào tuyển quốc gia khi 17 tuổi.
Ngày 3 tháng 11 năm 2006, Lee Chong Wei gặp một tai nạn xe hơi. Trên đường tới Bukit Jalil sau bữa tối, anh bị một chiếc xe đâm phải do chiếc xe bị mất lái do thủng lốp. Anh được đưa tới Trung tâm Y tế Sunway và phải khâu chấn thương 6 mũi.
Lee Chong Wei được nhận 300.000 RM vào ngày 21 tháng 8 năm 2008, một phần thưởng cho chiếc huy chương bạc tại Thế vận hội 2008. Anh cũng được nhận 3.000 RM trợ cấp trọn đời mỗi tháng từ tháng 8 năm 2008. Cũng nhờ thành tích đó, anh được Thống đốc Penang Tun Abdul Rahman Abbas trao một huy chương Darjah Setia Pangkuan Negeri (DSPN), và kèm với huy chương là danh hiệu Datuk vào ngày 30 tháng 8 năm 2008.
Anh được bổ nhiệm làm Đại sứ quốc gia của UNICEF Malaysia vào tháng 2 năm 2009.
Ngày 6 tháng 6 năm 2009,Lee Chong Wei được nhận huy chương Darjah Bakti (DB), từ Tuanku Mizan Zainal Abidin, trùng với sinh nhật của Seri Paduka Baginda Yang di-Pertuan Agong, cho thành tích của anh tại Thế vận hội 2008. Anh từng hẹn hò với Wong Mew Choo, đồng đội của anh. Năm 2009, Lee Chong Wei và Wong Mew Choo công bố chia tay khi Giải vô địch cầu lông thế giới đang diễn ra ở Hyderabad, Ấn Độ. Tuy nhiên, anh tuyên bố hòa giải với Wong Mew Choo sau khi giành huy chương bạc tại Thế vận hội mùa hè 2012. Họ kết hôn vào ngày 9 tháng 11 năm 2012, sinh con đầu lòng là Kingston Lee vào tháng 4 năm 2013., và con thứ hai là Terrance Lee vào tháng 7 năm 2015
Ngày 16 tháng 3 năm 2011, Lee Chong Wei được nhận cổ phần của Permodalan Nasional Berhad trị giá 100,000 MYR từ Najib Tun razak ngay sau chiến thắng của anh tại giải Toàn Anh Mở rộng. Anh được bổ nhiệm làm đại sứ của Đại học KDU ngày 31 tháng 7 năm 2011.
Cuốn tự truyện của Lee Chong Wei "Dare to be a Champion" (tạm dịch nghĩa: Dám ước mơ thành nhà vô địch) đã được phát hành chính thức ngày 18 tháng 1 năm 2012.
Sự nghiệp.
2002–2007.
Lee Chong Wei chỉ giành danh hiệu duy nhất vào năm 2002 và 2003, tiến tới trận chung kết Malaysia Mở rộng 2003 (trận chung kết đầu tiên tại một giải đấu lớn của anh) và bị Trần Hoành của Trung Quốc đánh bại.
Lee Chong Wei giành hai danh hiệu trong năm 2004, Malaysia Mở rộng và Trung Hoa Đài Bắc Mở rộng. Sau đó, anh giành được suất tham sự Thế vận hội 2004 ở Athens. Trong lần đầu tiên tham dự Thế vận hội, Lee Chong Wei đã đánh bại Ngô Úy của Hồng Kông ở vòng đầu tiên. Anh dừng bước ở vòng hai khi thất bại trước Trần Hoành. Lee Chong Wei giành hai danh hiệu khác trong năm 2005, danh hiệu Malaysia Mở rộng thứ hai và Đan Mạch Mở rộng 2005. Anh giành huy chương đồng trong lần đầu tham dự giải Cầu lông vô địch Thế giới, vào năm 2005, sau khi để thua nhà vô địch của giải đấu đó Taufik Hidayat trong trận bán kết.
Lee Chong Wei giành ba danh hiệu trong sáu trận chung kết anh tham dự năm 2006. Anh vô địch giải Thụy Sĩ Mở rộng, giải Vô địch cầu lông châu Á và giành danh hiệu Malaysia Mở rộng thứ ba của mình. Anh cũng vào tới chung kết Trung Hoa Đài Bắc Mở rộng, Ma Cao Mở rộng và Hồng Kông Mở rộng. Tại giải Malaysia Mở rộng, Lee Chong Wei vượt lên khi bị Lâm Đan dẫn 13-20 khi ghi 8 điểm quyết định trận đấu (match point), và cuối cùng thắng trận thi đấu đó với tỉ số 23-21 và giành danh hiệu. Lee Chong Wei giành hai huy chương vàng cầu lông tại Đại hội thể thao Thịnh vượng chung 2006, cả ở hạng mục đơn nam và đồng đội. Lee Chong Wei hai lần đạt tới thứ hạng cao nhất trên bảng xếp hạng của Liên đoàn Cầu lông Thế giới trong năm 2006, và anh tham dự Giải vô địch thế giới 2006 với tư cách tay vợt hạt giống. Tuy nhiên, anh đã thất bại trước Bào Xuân Lai của Trung Quốc ở vòng tứ kết mặc dù Lee Chong Wei từng thắng trong lần đối đầu trước đó. Trong trận đấu này, có hai pha xử lý gây tranh cãi của trọng tài trong hai pha cầu gần đường biên gây bất lợi cho Lee.
Mùa giải 2007 chứng kiến việc Lee Chong Wei không vào được chung kết Malaysia Mở rộng lần đầu tiên trong 5 năm. Anh cũng bị loại sớm tại năm giải đấu sau đó. Cuối mùa giải đó anh giành danh hiệu tại Indonesia Mở rộng, danh hiệu đầu tiên của anh kể từ Malaysia Mở rộng 2006 sau khi tái hợp với huấn luyện viên cũ Misbun Sidek, trước đó là Li Mao (Lý Mâu). Màn trình diễn của anh nửa cuối năm đó rất mạnh mẽ, anh giành ba danh hiệu tại các giải Philippines Mở rộng, Nhật Bản Mở rộng, và Pháp Mở rộng. Anh cũng vào tới chung kết Trung Quốc Mở rộng và Hồng Kông Mở rộng, bất chấp chấn thương đầu gối ảnh hưởng đến anh trong cả hai giải đấu. Lee Chong Wei chiến thắng tất cả những trận đấu mà anh tham dự tại Cúp Sudirman vào tháng 6, mặc dù đội Malaysia chỉ xếp thứ 5 tại giải đấu này. Anh thi đấu mờ nhạt tại giải Vô địch Thế giới, mặc dù giải đấu được tổ chức ngay tại quê nhà anh và màn trình diễn ở nửa cuối năm 2007 là rất tốt, anh đã bị tay vợt người Indonesia Sony Dwi Kuncoro đánh bại tại vòng ba. Lee Chong Wei đã chỉ trích huấn luyện viên trưởng Diệp Cẩm Phúc sau thất bại đó khi nói rằng Diệp Cẩm Phúc đã đối xử lạnh nhạt với anh và gây áp lực với anh trước giải đấu.
2008.
Lee Chong Wei khởi đầu năm 2008 bằng những thành công, giành danh hiệu Malaysia Mở rộng thứ tư trong vòng 5 năm. Dù tham dự nhiều giải đấu khác nhưng anh chỉ giành thêm được một danh hiệu khác là Singapore Mở rộng, giải đấu cuối cùng của anh trước Thế vận hội. Anh tham dự những giải đấu khác như Hàn Quốc Mở rộng; Toàn Anh Mở rộng; Thụy Sĩ Mở rộng; giải Vô địch Cầu lông châu Á; và Cúp Thomas tại Jakarta, Indonesia- giải đấu mà Lee Chong Wei giúp Malaysia giành lợi thế trong trận bán kết khi anh đánh bại Lâm Đan giúp Malaysia dẫn 1–0 trong cuộc đối đầu với đương kim vô địch Trung Quốc. Tuy nhiên, cuối cùng Malaysia đã thua 2–3 do cặp đôi của họ thua trong trận đấu quyết định.
Tại Thế vận hội 2008, đối thủ tại vòng đầu của Lee Chong Wei đã bỏ cuộc. Anh chiến thắng nhẹ nhàng trước Ronald Susilo tại vòng hai, Kęstutis Navickas tại vòng ba, và Sony Dwi Kuncoro ở tứ kết. Tại vòng bán kết Lee Hyun-il khiến anh gặp khó khăn, nhưng cuối cùng Lee Chong Wei đã đánh bại tay vợt Hàn Quốc và tiến vào chung kết. Tuy nhiên, đó là một trận chung kết một chiều, khi Lee Chong Wei hoàn toàn bị Lâm Đan áp đảo, anh chỉ ghi được tổng cộng 20 điểm, và thất bại 12–21, 8–21. Anh xếp thứ hai chung cuộc.
Lee Chong Wei tham dự hàng loạt giải đấu sau Thế vận hội nhưng không giành được danh hiệu nào. Anh từng vào tới chung kết Nhật Bản Mở rộng, Ma Cao Mở rộng và Trung Quốc Mở rộng, nhưng thất bại lần lượt trước Sony Dwi Kuncoro, Taufik Hidayat, và Lâm Đan. Tại giải Pháp Mở rộng, Lee Chong Wei bị loại ở bán kết. Huấn luyện viên của anh, Misbun Sidek, viện dẫn áp lực từ vị trí số một trên bảng xếp hạng thế giới để giải thích cho thành thích kém trong thời gian đó của Lee Chong Wei. Lee Chong Wei kết thúc giải đấu Super Series cuối cùng trong năm của anh, Hồng Kông Mở rộng, với việc bất ngờ bỏ cuộc do chấn thương đầu gối, nhường chiến thắng dễ dàng cho tay vợt người Đức Marc Zwiebler. Việc bỏ cuộc ở phút chót dẫn đến việc truyền thông Trung Quốc gọi anh là "số một thế giới yếu đuối nhất" ("thủy hóa nhất ca"). Truyền thông Trung Quốc cũng suy đoán rằng có ba yếu tố cản trở khả năng của Lee Chong Wei kể từ Thế vận hội. Họ liệt kê những yếu tố bao gồm áp lực từ trận chung kết tại Thế vận hội, sự ám ảnh từ Lâm Đan do thất bại của anh tại Thế vận hội dưới tay của Lâm Đan, và (lặp lại phỏng đoán của Misbun Sidek) sức ép từ vị trí số một thế giới.
Bất chấp sự khó khăn của Lee Chong Wei khi thi đấu quốc tế trong thời gian đó, anh giành danh hiệu Grand Prix Final thứ bảy liên tiếp ở Kedah vào ngày 12 tháng 12 năm 2008, nhờ đó phá kỉ lục sáu lần vô địch liên tiếp của Misbun Sidek. Lee Chong Wei kết thúc năm đó với một danh hiệu Super Series Masters Finals. Tuy nhiên, Lâm Đan và các tay vợt hàng đầu Trung Quốc không thi đấu, do chấn thương và mệt mỏi.
2009.
Lee Chong Wei khởi đầu mùa giải 2009 với danh hiệu Malaysia Mở rộng thứ năm. Anh thất bại trong việc giành danh hiệu Hàn Quốc Mở rộng và Toàn Anh Mở rộng đầu tiên bất chấp việc tiến tới trận chung kết. Tuy nhiên, anh giành được danh hiệu thứ hai trong năm, Thụy Sĩ Mở rộng được tổ chức ở Basel, đánh bại Lâm Đan hai game trắng và đánh dấu chiến thắng đầu tiên trước đối thủ người Trung Quốc trong một trận chung kết không phải trên sân nhà. Sau đó, anh bất ngờ thất bại trước Thầm Long của Trung Quốc tại giải Ấn Độ Mở rộng. Anh viện cớ thất bại là do ngộ độc thực phẩm và kêu gọi các nhà chức trách cải thiện các điều kiện thi đấu trước Giải vô địch Thế giới 2009. Vào tháng 5, Lee Chong Wei giúp Malaysia vào tới bán kết Cúp Sudirman, lần đầu tiên trong lịch sử quốc gia, mặc dù Lâm Đan chấm dứt chuỗi thành tích bất bại trong giải đấu của anh. Anh giành thêm hai danh hiệu trong tháng 6, Indonesia Mở rộng và Grand Prix Gold Malaysia Mở rộng, song thất bại trong việc bảo vệ danh hiệu Singapore Mở rộng khi anh bị Nguyễn Tiến Minh đánh bại ở vòng hai.
Lee Chong Wei khởi đầu nửa sau của mùa giải với việc thất bại trước Sony Dwi Kuncoro tại Giải vô địch Thế giới, nhưng chiến thắng ở giải Ma Cao Mở rộng vào tháng 8. Anh vào tới bán kết Masters Trung Quốc, nhưng một lần nữa không thể đánh bại địch thủ truyền kiếp Lâm Đan. Sau đó anh tham dự giải Nhật Bản Mở rộng. Anh chỉ vào đến vòng hai của giải này, trước khi thắng giải Hồng Kông Mở rộng vào tháng 11. Anh thể hiện sự mâu thuẫn khi bị loại bất ngờ ở vòng một Trung Quốc Mở rộng. Tháng 12, Lee Chong Wei bảo vệ thành công danh hiệu Super Series Masters Finals, tuy nhiên giải đấu không có sự góp mặt của các tay vợt hàng đầu thế giới.
2010.
Lee Chong Wei bắt đầu với việc giành mọi danh hiệu ở các giải anh tham dự, cú ăn ba danh hiệu Super Series đầu tiên. Anh giành chức vô địch Hàn Quốc Mở rộng đầu tiên, danh hiệu Malaysia Mở rộng lần thứ sáu, và đánh bại Kenichi Tago để vô địch giải đấu lâu đời nhất và danh giá bậc nhất trên thế giới, giải Toàn Anh Mở rộng, danh hiệu Toàn Anh đầu tiên kể từ khi anh tham dự vào năm 2004.
Lee Chong Wei tham dự Cúp Thomas trên sân nhà. Anh đánh bại Kenichi Tago và giành điểm đầu tiên, mặc dù cuối cùng đội Malaysia đã thua (2–3) trước đội Nhật Bản. Ở vòng tứ kết, anh đánh bại Peter Gade, nhờ đó giúp Malaysia vào bán kết. Ở vòng bán kết đối đầu với Trung Quốc, Lee Chong Wei đã thất bại trước Lâm Đan, chấm dứt kỉ lục 18 trận bất bại của anh từ đầu năm.
Vào tháng 6, Lee Chong Wei thất bại tại vòng tứ kết Singapore Mở rộng. Tuy nhiên, Lee Chong Wei tỏa sáng trở lại khi vô địch Indonesia Mở rộng, Grand Prix Gold Malaysia Mở rộng vào tháng 7, và Ma Cao Mở rộng vào tháng 8. Cuối tháng 8, Lee Chong Wei bất ngờ bị loại khi đang nỗ lực tại giải Vô địch Thế giới, bị Taufik Hidayat đánh bại ở trận tứ kết. Misbun cho rằng trận thua đó là do chấn thương lưng Lee Chong Wei gặp phải sau trận đấu với Rajiv Ouseph ở vòng ba. Ngày 26 tháng 9, Lee Chong Wei đánh bại địch thủ lớn nhất Lâm Đan tại giải Nhật Bản Mở rộng, danh hiệu duy nhất trong giải này không thuộc về các vận động viên Trung Quốc.
Vào tháng 10, anh giúp Malaysia đánh bại Ấn Độ để bảo vệ thành công huy chương vàng đồng đội tại Đại hội thể thao Thịnh vượng chung 2010, sau đó vài ngày anh tiếp tục bảo vệ thành công huy chương vàng đơn nam. Tháng 11 anh giành huy chương bạc tại Đại hội Thể thao châu Á 2010. Mặc dù đánh bại đương kim vô địch thế giới Trần Kim ở bán kết, Lee Chong Wei một lần nữa nếm mùi thất bại trước địch thủ lớn nhất là Lâm Đan trong trận chung kết. Vào cuối mùa giải, anh giành danh hiệu Hồng Kông Mở rộng thứ hai liên tiếp, và danh hiệu Super Series Master Finals thứ ba liên tiếp.
2011.
Vào tháng 1, Lee Chong Wei giành danh hiệu Malaysia Mở rộng thứ bảy khi đánh bại Taufik Hidayat của Indonesia trong trận chung kết. Tuy nhiên, anh không bảo vệ được danh hiệu Hàn Quốc Mở rộng, giải đấu có trị giá 1 triệu đô-la đầu tiên trên thế giới, sau khi bị Lâm Đan đánh bại sau ba ván đấu. Tháng 3, Lee Chong Wei vào chung kết Toàn Anh Mở rộng lần thứ ba liên tiếp và bảo vệ thành công danh hiệu một cách thuyết phục trước Lâm Đan, và được Thủ tướng Najib Tun Razak tán dương.
Trong Ngày Quốc tế Lao động, anh lần đầu tiên giành danh hiệu Ấn Độ Mở rộng, và cũng giành giải Grand Prix Gold Malaysia Mở rộng một tuần sau đó. Bất chấp việc Lee Chong Wei đã thắng tất cả những trận đấu anh tham dự tại Cúp Sudirman, Malaysia phải dừng bước ở tứ kết, sau khi thất bại trước Hàn Quốc 2–3. Cuối tháng 6, anh giành danh hiệu Indonesia Mở rộng, trở thành người đầu tiên ba lần vô địch giải đấu mà không phải người Indonesia.
Hi vọng trở thành người Malaysia đầu tiên giành huy chương vàng ở giải Vô địch Thế giới của Lee Chong Wei đã không thành khi anh thất bại trước Lâm Đan trong trận chung kết. Lee Chong Wei dẫn trước trong hầu hết thời gian nhưng lại để mất hai điểm quan trọng trong ván quyết định. Vào tháng 9, Lee Chong Wei cũng thất bại trong việc bảo vệ chức vô địch Nhật Bản Mở rộng sau khi thất bại trước ngôi sao đang lên của Trung Quốc Kham Long. Vào tháng 10, một lần nữa Lee Chong Wei thất bại trước Kham Long trong nỗ lực giành danh hiệu Đan Mạch Mở rộng lần thứ hai. Một tuần sau anh vô địch giải Pháp Mở rộng. Sau đó anh thất bại trong 3 trận bán kết tại Hồng Kông Mở rộng, Trung Quốc Mở rộng, và Super Series Master Finals.
2012.
Lee Chong Wei khởi đầu năm Olympic với danh hiệu Super Series đầu tiên của mùa giải, Hàn Quốc Mở rộng. Anh gặp lại Lâm Đan giống như trận chung kết trước đó, nhưng lần này anh đã phục thù thành công sau 3 ván. Một tuần sau, anh giành danh hiệu Malaysia thứ tám (và thứ năm liên tiếp), nhờ đó ngang bằng với số lần vô địch của Wong Peng Soon (Hoàng Bỉnh Tuyền) giành được giữa các năm 1940 và 1953.
Vào tháng 3, Lee Chong Wei thất bại tại Toàn Anh Mở rộng khi anh phải bỏ cuộc tại ván thứ hai để nhận trợ giúp y tế vì ba nguyên nhân. Điều này đập tan hi vọng trở thành người đầu tiên vô địch 3 giải Toàn Anh Mở rộng liên tiếp của Lee Chong Wei. Tháng 4, anh bị Shon Wan-ho của Hàn Quốc đánh bại trong trận chung kết Ấn Độ Mở rộng, nhưng đã bảo vệ thành công danh hiệu Grand Prix Gold Malaysia Mở rộng lần thứ 4 vào tháng 5. Lee Chong Wei phải nghỉ thi đấu 3 tới 4 tuần do chấn thương mắt cá chân gặp phải khi thi đấu tại bảng C Cúp Thomas với Đan Mạch.
Lee Chong Wei quay lại thi đấu lần đầu tiên kể từ sau khi hồi phục chấn thương để tham gia Thế vận hội London. Anh thắng sát nút Ville Lång của Phần Lan ở vòng đầu tiên, và chịu áp lực vì trận thắng khó khăn. Ở vòng hai, anh thắng nhẹ nhàng tay vợt của Indonesia Simon Santoso, trước khi hạ Kashyap Parupalli của Ấn Độ ở tứ kết. Trong vòng bán kết, anh đánh bại Kham Long của Trung Quốc trong 2 game trắng bất chấp dự đoán rằng Kham Long rất khó bị hạ, và gặp lại Lâm Đan trong trận chung kết giống như năm 2008. Đây là lần chạm trán thứ hai tại Wembley Arena đối với cả hai tay vợt kể từ Giải vô địch Thế giới 2011. Lee Chong Wei dẫn trước khi thắng ván thứ nhất nhưng Lâm Đan đưa trận đấu về thế cân bằng. Mặc dù Lee Chong Wei dẫn trước trong hầu hết thời gian của ván thứ ba, Lâm Đan lại san bằng điểm số và hạ anh trong gang tấc 21–19, khiến Lee Chong Wei một lần nữa nhận huy chương bạc. Nhà phân tích thể thao của BBC Gail Emms nói, "Các bạn không thể đòi hỏi nhiều hơn từ Lee Chong Wei."
Anh thắng giải Nhật Bản Mở rộng và Đan Mạch Mở rộng khi trở lại thi đấu từ sau Thế vận hội London, nhưng đã thất bại trong trận chung kết giải Hồng Kông Mở rộng, chỉ vài ngày sau khi anh kết hôn. Lee Chong Wei kết thúc năm 2012 với việc thất bại tại trận mở màn của Super Series Master Finals và sau đó rút khỏi giải đấu do chấn thương đùi.
2013.
Lee Chong Wei giành danh hiệu Hàn Quốc Mở rộng lần thứ ba. Một tuần sau, anh giành danh hiệu Malaysia Mở rộng lần thứ chín, phá vỡ kỉ lục tám lần vô địch trước đó của Hoàng Bỉnh Tuyền. Sau đó anh thất bại trong trận chung kết Toàn Anh Mở rộng dưới tay Thầm Long. Lee Chong Wei cho biết anh thất vọng về màn trình diễn của mình trong giải đấu, bất chấp việc đã lọt vào trận chung kết.
Trong tháng 4, anh thất bại trong trận bán kết giải Úc Mở rộng, trước tay vợt trẻ người Trung Quốc . Sau đó anh giành danh hiệu Ấn Độ Mở rộng lần thứ hai và Indonesia Mở rộng lần thứ năm. Vào tháng 8, Lee Chong Wei vào tới trận chung kết Giải vô địch Thế giới, nhưng hi vọng của anh một lần nữa bị dập tắt giống như trận chung kết năm 2011 và chung kết Á vận hội 2010 khi thất bại trước Lâm Đan. Anh bị chuột rút chân ở gần cuối ván thứ ba. Sau khi cố gắng tiếp tục thi đấu, anh đã phải bỏ cuộc và sau đó được đưa tới bệnh viện.
Sau giải Vô địch Thế giới, Lee Chong Wei tham gia bốn giải đấu Super Series. Đầu tiên, anh giành được danh hiệu Nhật Bản mở rộng lần thứ tư. Sau đó, anh thua trong trận chung kết Đan Mạch Mở rộng và vòng bán kết Pháp Mở rộng, và lại chiến thắng tại Hồng Kông Mở rộng.
Lee Chong Wei giành kỷ lục với danh hiệu Chung kết Masters lần thứ tư, giải đấu kết thúc Super Series.
2014.
Trong tháng 1, Lee Chong Wei thất bại trung trận chung kết Hàn Quốc Mở rộng trước Thầm Long, đây là thất bại thứ tư liên tiếp của anh trước Thầm Long. Một tuần sau đó, Lee Chong Wei lần thứ 10 giành danh hiệu vô địch Malaysia Mở rộng. Ngay sau chiến thắng, anh tuyên bố đây là lần thi đấu cuối cùng của anh tại Malaysia Mở rộng, do anh sẽ đáng giá tình trạng của mình sau Á vận hội và có thể giải nghệ nếu kết quả không tốt.
Anh cũng lần thứ ba giành danh hiệu vô địch tại giải Toàn Anh Mở rộng và Ấn Độ Mở rộng. Tuy nhiên, anh thất bại trước Simon Santoso trong trận chung kết Singapore Mở rộng. Lee Chong Wei giành chiến thắng trong mọi trận thi đấu mà anh tham dự tại |Thomas Cup, Malaysia tiến vào chung kết và bại trước Nhật Bản với tỷ số 3-2.
Trong tháng 6, anh giành thắng lợi tại giải Nhật Bản Mở rộng năm thứ ba liên tiếp và là lần thứ 5. Anh thất bại trong trận bát kết của Indonesia Mở rộng, chấm dứt hy vọng của anh về việc chín lần liên tiếp vào chung kết Super Series.
Trong tháng 8, Lee Chong Wei lần thứ ba xếp thứ nhì tại giải vô địch thế giới, thất bại trước Kham Long trong trận chung kết. Anh lại thất bại trước Thầm Long trong bán kết đội tuyển Á vận hội Incheon, và thất bại trước Lâm Đan trong bán kết đơn vài ngày sau đó.
Doping.
Tháng 10 năm 2014, truyền thông địa phương tường thuật rằng Liên đoàn Cầu lông Malaysia xác nhận rằng một trong những tay vợt hàng đầu quốc gia có kết quả xét nghiệm dương tính với dexamethasone sau khi mẫu nước tiểu được lấy trong Giải vô địch Thế giới từ cuối tháng 8. Danh tính của tay vợt không được tiết lộ song dư luận phổ biến cho rằng đó là Lee Chong Wei. Dexamathasone không phải là loại thuốc nâng cao thành tích mà là một loại corticosteroid kháng viêm thường dùng và sẽ không phạm luật nếu được sử dụng trong thời gian nghỉ thi đấu nhằm hồi phục sau chấn thương, song được cho là bất hợp pháp nếu bị phát hiện trong cơ thể của vận động viên trong khi thi đấu.
Ngày 5 tháng 11, Lee Chong Wei đi máy bay sang Na Uy nhằm chứng kiếm việc thử nghiệm mẫu "B" của anh tại Bệnh viện Đại hội Oslo, sau khi mẫu "A" đã được kiểm tra với kết quả dương tính trong tháng 10. Kết quả được một quan chức thể thao Malaysia công bố vào ngày 8 tháng 11, người này xác nhận mẫu "B" của anh cũng có kết quả dương tính. Người này từ chối nhận diện vận động viên song một quan chức thể thao khác xác nhận với AP rằng người này mang họ Lee.
Ngày 11 tháng 11 năm 2014, Liên đoàn Cầu lông thế giới xác nhận rằng Lee Chong Wei bị tạm thời đình chỉ thi đấu do vi phạm hiển nhiên quy định chống doping. Phiên điều trần được tổ chức vào ngày 11 tháng 4 năm 2015 tại Amsterdam.
Ngày 27 tháng 4 năm 2015, Lee Chong Wei nhận án phạt tám tháng tính từ khi bị đình chỉ vì vi phạm quy định chống doping. Ban hội thẩm bị thuyết phục rằng Lee Chong Wei không có mục đích gian lận và cho phép anh tiếp tục sự nghiệp vào ngày 1 tháng 5 năm 2015. Lee Chong Wei bị tước huy chương bạc tại Giải vô địch Thế giới 2014 song được phép giữ hai huy chương đồng tại Á vận hội 2014.
2015.
Sudirman Cup là giải đấu đầu tiên mà Lee Chong Wei tham dự sau khi bị đình chỉ, anh thắng toàn bộ ba trận mình thi đấu trong giải này. Sau đó anh lần lượt chiến thắng tại Giải Mỹ mở rộng và Canada Mở rộng. Lee Chong Wei đứng vị trí thứ nhì tại Giải vô địch Thế giới sau khi thất bại trước Thầm Long trong trận chung kết.
Sau Giải vô địch Thế giới, Lee Chong Wei bị loại tại các vòng đầu của ba giải. Đầu tiên, anh bị loại tại vòng hai của Giải Nhật Bản mở rộng, tiếp đến là vòng loại của Giải Hàn Quốc mở rộng, và sau đó là vòng hai của Giải Đan Mạch mở rộng.
Sau các thất bại này, Lee Chong Wei bật lên để giành chiến thắng tại Giải Pháp mở rộng, tiếp đến là chiến thắng đầu tiên tại Giải Trung Quốc mở rộng, trở thành tay vợt nam đầu tiên giành toàn bộ các danh hiệu Super Series. Tuần sau, Lee Chong Wei giành thắng lợi tại Giải Hồng Kông mở rộng. Tuy nhiên, anh không đủ điều kiện tham dự Super Series Finals.
2016.
Tháng 1, Lee Chong Wei lần thứ năm giành danh hiệu tại Malaysia Masters. Đến tháng 3, anh thất bại tại vòng đầu của giải Toàn Anh mở rộng, và cũng dừng chân tại vòng hai của Giải Ấn Độ mở rộng. Trong tháng 4, anh lần thứ 11 giành danh hiệu Malaysia mở rộng, tiếp đến anh lần thứ hai giành chức vô địch tại Giải vô địch Cầu lông châu Á. Tại Thomas Cup trong tháng 5, Malaysia thất bại trước Đan Mạch trong bán kết mặc dù Lee Chong Wei chiến thắng tất cả các trận đấu mà anh tham dự. Trong tháng 6, Lee Chong Wei lần thứ 6 giành chức vô địch tại Giải Indonesia mở rộng, là tay vợt thứ ba và đầu tiên không phải là người Indonesia giành danh hiệu này sáu lần. Anh dự định thi đấu tại Giải Úc mở rộng, song rút lui do chấn thương bắp.
Ngày 5 tháng 8 năm 2016, Lee Chong Wei được cầm quốc kỳ Malaysia trong lễ khai mạc Thế vận hội Mùa hè tại Rio de Janeiro. Trong nội dung đơn nam, anh đánh bại tay vợt Lâm Đan trong trận bán kết. Tuy nhiên, anh thất bại trước Thầm Long trong trận chung kết, đây là thất bại thứ ba liên tiếp của anh tại một trận chung kết Thế vận hội.
Giải thưởng.
Dưới đây là danh sách giải thưởng của Lee Chong Wei. | 1 | null |
là một từ thông thường trong tiếng Nhật hiện đại để chỉ các giống như dã nhân, thú nhân thường là những loài "yêu quái" có vẻ ngoài hung hãn, dữ tợn. Quỷ là một đề tài thường thấy trong mỹ thuật, văn học Nhật Bản.
Hình tượng loài "quỷ" của Nhật Bản thường lấy hình tượng từ loài quỷ của Trung Quốc (Tây Du Ký) như Kim Giác, Ngân Giác, hoặc Ngưu Ma Vương.
Miêu tả về quỷ thường khác nhau nhưng thường thì chúng có vẻ ngoài hung tợn, gớm ghiếc, có trảo (móng vuốt), và cặp sừng nhọn trên đầu. Chúng thường khoác trên mình tấm da hổ, mang khố cầm một món vũ khí được gọi là "kim bổng" (金棒kanabou). | 1 | null |
Chùa Lộc Sơn tọa lạc tại Thôn Đắc Lộc, Xã Vĩnh Phương, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa. Chùa cách Thành phố Nha Trang khoảng 6 km về hướng Tây Bắc, gần Quốc lộ 1 và gần Nhà máy Dệt Nha Trang.
Xây Dựng.
Chùa được kiến tạo năm 1898, cách đây hơn 100 năm. Đến năm 2008, tức đúng 110 năm sau, Thầy trụ trì Thích Giác Trí đã làm lễ đặt đá: Đại trùng tu. Trước kia Chùa bằng tre tranh nứa lá và sau đó cũng tạm bợ bằng tôle, cây, ngói gạch đơn sơ..
Năm 2010, Thầy trụ trì Thích Giác Trí thỉnh Đức Phật A Di Đà bằng đá Non nước từ Đà Nẵng về (do nhóm Phật tử mà đại diện là Bà Tuyết Hồng phát tâm, hiến cúng). Khi cung thỉnh Ngài lên nền Chùa (lúc bấy giờ Chùa mới chỉ có bê tông trụ chứ chưa xây tường vách) thì bỗng nhiên Đức Quán Thế Âm Bồ Tát thị hiện trước cổng Chùa. Khi ấy, khoảng hơn 400 người hiện diện đã thấy tận mắt và đồng quỳ xuống đảnh lễ Ngài.
Đến gần cuối năm 2012, Chùa cơ bản hoàn thành. Hiện nay, tại Chùa có 7 tượng Phật đá, tượng nhỏ nhất khoảng 1,2 mét, đến tượng lớn trên 2,5 mét. Thầy trụ trì đã xây phần móng để tôn tượng Địa Tạng Bồ Tát cũng bằng đá Non nước cao 3,6 mét trên phần xi măng cốt thép cao 2,6 mét, như vậy Đức Địa Tạng sẽ cao trên 6 mét (được thỉnh về Chùa ngày Rằm tháng Chạp Nhâm Thìn). Ngoài ra, Thầy đã tôn tượng Phật Niết Bàn hơn 7 mét nằm trên bục đá cao 0,8 mét, dài 8 mét. Tượng được nhủ kim và đồng thời, các tượng Phật và Bồ Tát khác ở bên ngoài cũng đều được nhủ kim, tức là, nếu nhìn từ cổng Chùa vào sẽ đồng một màu vàng ánh.
Vị trí.
Chùa Lộc Sơn được kiến tạo ở đầu làng vùng ven thành phố, giữa cánh đồng rộng do vậy sau khi hoàn thành đại trùng tu Chùa rất khang trang và thoáng mát. Bên trong Chùa, giữa Chánh điện thờ độc tôn, cặp đục bình và cặp đèn đá duy nhất hiện nay ở Tỉnh Khánh Hòa.
Hoạt động.
Hàng năm Thầy Trụ trì và Phật tử tổ chức từ thiện 2 lần, giá trị hơn 10 triệu đồng/lần, cụ thể vào Lễ Vu Lan và Tết Nguyên Đán | 1 | null |
trong thần đạo tín ngưỡng là những đối tượng linh thiêng, kính úy theo quan điểm của người Nhật. Theo thần đạo thì có đến "bát bách vạn thần" (八百萬神), thật ra đây chỉ là một cách nói ước lệ ý nói số thần rất nhiều, không đếm xuể. Thần đạo lấy sự sùng bái tự nhiên làm chủ, là một tín ngưỡng đa thần giáo. Đa phần các thần liên quan đến thiên nhiên như linh hồn của đất, trời, mặt trăng, thực vật, động vật.
Ở Nhật, Thời kỳ Edo, một tư tưởng gia tên Motoori Norinaga trong cuốn "cổ sự ký truyện" của ông có định nghĩ về như sau về "thần": | 1 | null |
Trương Sĩ Thành (, 1321 – 1367), tự Xác Khanh, tên lúc nhỏ là Cửu Tứ, người Bạch Câu Trường, Hưng Hóa, thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân cuối đời Nguyên. Bấy giờ có thuyết rằng: ""Trần Hữu Lượng ác nhất, Trương Sĩ Thành giàu nhất" .
Buổi đầu khởi nghĩa.
Ông sinh ra một gia đình cùng đinh làm nghề muối. Từ xưa, Thái Châu là đất làm muối chủ yếu của duyên hải đông nam Trung Quốc, cũng là nguồn cung cấp muối lớn nhất cả nước. Bạch Câu Trường là một trong 36 diêm trường ở Thái Châu, trực thuộc Lưỡng Hoài diêm sứ tư. Cuối đời nhà Nguyên, khắp nơi loạn lạc, muối trở thành nguồn thu nhập chính của vương triều. Trong khi lượng muối làm ra ngày càng nhiều, giá muối không từng tăng cao, theo Nguyên sử, từ năm Chí Nguyên thứ 13 (1276) đến năm Duyên Hữu thứ 2 (1315), diện tích đất làm muối tăng lên gấp 16 lần, mà đời sống của diêm dân chỉ thêm vất vả, cùng khốn. Sĩ Thành từ nhỏ đã có sức mạnh, lớn lên tham gia đội ngũ vận chuyển muối. Ông tính hào hiệp thích giúp người, xem nhẹ tài vật, trở nên rất có uy tín ở địa phương.
Do vận chuyển muối công thì thu nhập ít ỏi, Sĩ Thành cùng vài người đồng hương kèm thêm muối tư để bán cho các nhà giàu. Muối ăn từ thời nhà Chu đã bị chính quyền phong kiến lũng đoạn, đến đời Nguyên, pháp luật đã tương đối hoàn thiện. Nguyên sử - Hình pháp chí 3, Thực hóa chép nhà Nguyên trừng phạt những kẻ buôn bán muối tư như sau: "70 hèo, đồ 2 năm, tài sản một nửa sung công, một nửa thưởng cho người cáo giác"". Những kẻ mua muối dựa vào đây mà bắt chẹt, bọn Sĩ Thành đành nuốt giận bỏ qua.
Sau khi những cuộc khởi nghĩa của Phương Quốc Trân, Lưu Phúc Thông, Quách Tử Hưng nổ ra, tháng 1 năm Chí Chính thứ 13 (1353), Sĩ Thành cùng các em trai Sĩ Nghĩa, Sĩ Đức, Sĩ Tín và bọn Lý Bá Thăng, Phan Nguyên Minh, Lữ Trân,… (đều làm việc vận chuyển muối) cả thảy 18 người bí mật uống máu ăn thề ở Thảo Yển Trường, phụ cận Bạch Câu Trường, trong đêm xông vào nhà của Diêm Trường lệnh Khâu Nghĩa, đánh người này đến chết. Tiếp đó, bọn họ lấy hết tài sản, lương thực của các nhà giàu trong vùng, chia cho trăm họ, hiệu triệu mọi người cùng nổi dậy. Chưa đến 1 tháng, nghĩa quân đã phát triển lên đến vạn người. Sử Trung Quốc gọi là Khởi nghĩa 18 đòn gánh (十八条扁担起义, Thập bát điều biển đam khởi nghĩa).
Chiến thắng Cao Bưu.
Tháng 3, Sĩ Thành chiếm được thành Thái Châu, trọng trấn của Hoài Đông, thu hút sự chú ý của triều đình. Cao Bưu tri phủ Lý Tề đến Thái Châu chiêu hàng, bị Sĩ Thành bắt giữ. Tháng 5, nghĩa quân chiếm được 2 thành Hưng Hóa, Cao Bưu, triều đình lại phái Hoài Nam hành tỉnh chiếu ma Thịnh Chiêu đến chiêu hàng. Sĩ Thành bắt giữ rồi giết chết ông ta.
Tháng giêng năm 1354, Sĩ Thành ở Cao Bưu kiến lập chính quyền, đặt quốc hiệu là "Đại Chu", đổi niên hiệu là "Thiên Hữu", tự xưng "Thành vương". Tháng 2, triều đình phái Hồ Quảng hành tỉnh Bình chương chính sự Cẩu Nhi làm hoài nam hành tỉnh Bình chương chính sự, soái quân đánh Cao Bưu; tháng 6, phái Đạt Thức Thiếp Mục Nhĩ tiến đánh, sau đó lại mệnh cho Giang Chiết hành tỉnh Tham tri chính sự Phật Gia Lư hiệp đồng với Đạt Thức Thiếp Mục Nhĩ tấn công Sĩ Thành. Ông chỉ huy nghĩa quân đánh bại tất cả, thừa thắng truy kích, mở rộng phạm vi hoạt động, khống chế được Vận Hà, cắt đứt con đương vận chuyển lương, tiền đến Đại Đô. Trong lúc này, nghĩa quân gặp nhiều thất bại, rơi vào giai đoạn suy thoái, khiến cho lực lượng của Sĩ Thành, đang nắm giữ vùng đất giàu tài nguyên nhất cả nước, trở thành mục tiêu chính của triều đình.
Tháng 9, triều đình phái Hữu thừa tướng Thoát Thoát tiến đánh, nghĩa quân mấy lần giao chiến đều thất bại, lui về Cao Bưu cố thủ. Thoát Thoát chỉ huy quan quân vây đánh, Sĩ Thành đốc thúc nghĩa quân liều chết chống lại. Trải qua hơn ngàn ngày, trong thành chỉ còn vài ngàn nghĩa quân, lương thực thiếu thốn. Đúng vào lúc này, triều đình tước binh quyền của Thoát Thoát, lấy Hà Nam hành tỉnh Tả thừa tướng Thái Bất Hoa, Trung thư bình chương chính sự Nguyệt Khoát Sát Nhi và Tri xu mật viện sự Tuyết Tuyết thay thế. Nhân lúc tình hình quan quân rối bời, Sĩ Thành đưa quân ra thành tấn công, đánh cho họ đại bại. Sau trận Cao Bưu, toàn bộ cuộc khởi nghĩa nông dân cuối đời Nguyên trỗi dậy, còn nông dân vũ trang một dải Giang Chiết nối nhau đến đầu quân cho ông.
Mùa đông năm 1355, Sĩ Thành phái người em thứ 3 là Trương Sĩ Đức đưa quân vượt Trường Giang nam hạ, đến tháng 3 năm sau mới thôi, trước sau chiếm được các nơi Phúc Sơn Cảng, Thường Thục, Gia Định.
Xây dựng chính quyền.
Tháng 3 năm 1356, Sĩ Thành đến đóng quân ở Bình Giang, đổi làm phủ Long Bình. Tiếp đó, ông định đô ở Long Bình, đem chùa Thừa Thiên sửa làm Vương cung, thiết lập cơ cấu hành chính tỉnh, viện, 6 bộ, nhiệm mệnh Lý Hành Tố làm Thừa tướng, Trương Sĩ Đức làm Bình chương, Tưởng Huy làm Hữu thừa, Phan Nguyên Minh làm Tả thừa, Sử Văn Bỉnh làm Xu mật viện đồng tri, Chu Nhân làm Long Bình thái thú.
Từ buổi đầu của chính quyền Đại Chu, Sĩ Thành hạ lệnh phế bỏ những thứ thuế hà khắc đối với nông dân và diêm dân. Tháng 3 năm thứ 14 (1354), ông ban bố "Châu huyện vụ nông tang lệnh", khuyến khích nông nghiệp. Tháng 4 cùng năm lại ban bố "Châu huyện hưng học hiệu lệnh", phát triển giáo dục, chấn chỉnh phong hóa. Sau khi định đô, ông tiếp tục thực hiện cải cách kinh tế, văn hóa, giáo dục.
Về mặt kinh tế, Sĩ Thành phái quân đội cùng nông dân khai khẩn hai nơi đất hoang Nam Viên và Bắc Viên ở ngoài thành Long Bình, rồi miễn giảm 1 năm thuế ruộng cho nông dân; bỏ hết số thuế mà nông dân còn nợ, còn đem số thuế chính quyền nhà Nguyên đã thu được mà trả lại; đem lương thực và vải vóc của các nhà giàu chia cho dân nghèo và người già. Tại 2 cấp quận, huyện đặt các chức Khuyên nông sứ và Khuyên nông úy, dẫn dắt trăm họ sửa sang thủy lợi, phát triển trồng trọt; nấu chảy tượng Phật của chùa Thừa Thiên để đúc tiền "Thiên Hữu thông bảo", lưu thông ở khu vực Giang Chiết, giúp ổn định giá cả của khu vực này. Một loạt những biện pháp mà Sĩ Thành thực thi đã giúp kinh tế của khu vực Giang Chiết khôi phục và phát triển, lưu dân các nơi nối nhau quay về quê hương, xây dựng nhà cửa, cầy cấy vườn tược .
Về mặt văn hóa, Sĩ Thành ở Long Bình thiết lập viện Học Sĩ, mở cửa quán Hoằng Văn, chiêu nạp con em gia đình quan lại, những người thông minh trong dân gian, lương thực và tiền bạc của người nhập học đều do chính quyền Đại Chu cung cấp. Năm thứ 22, thứ 25, ông trước sau ở khu vực Giang Chiết 2 lần tiến hành Hương thí, lựa chọn một lượng lớn người đọc sách được nhập học; thiết lập quán Lễ Hiền, phần tử tri thức một dải Giang Chiết đến gia nhập, các danh sĩ cuối đời Nguyên là Thi Nại Am, La Quán Trung, Trần Cơ, Trần Duy Tiên,… nhận quan chức của Đại Chu.
Về mặt quân sự, Sĩ Thành sửa sang các thành Vô Tích, Thường Thục, Hồ Châu nhằm đề phòng thế lực của Chu Nguyên Chương; xây thêm thành ngoài cho Long Bình, đương thời gọi Long Bình là "thiên hạ đệ nhất kiên thành".
Đầu hàng triều đình.
Tháng 6 năm 1356, Chu Nguyên Chương phái sứ giả thông hảo với Sĩ Thành. Ông chẳng những cự tuyệt, bắt giữ sứ giả, mà còn phái binh tấn công Trấn Giang của Nguyên Chương. Ông ta phản ứng mạnh mẽ, không chỉ đánh lui quân địch ở Trấn Giang, mà còn đánh chiếm các nơi Thường Châu, Trường Hưng, Giang Âm, Thường Thục của Sĩ Thành, bắt sống em ba Sĩ Đức của ông. Lúc này, Phương Quốc Trân (đã đầu hàng nhà Nguyên) đánh chiếm Côn Sơn và Thái Thương, khiến Sĩ Thành 2 mặt thụ địch. Chính quyền Đại Chu rơi vào cảnh nguy khốn, lòng người dao động.
Tháng 7 năm 1357, Sĩ Đức gởi thư cho Sĩ Thành khuyên anh trai hàng Nguyên, để tìm sự giúp đỡ. Thêm vào những ý kiến tương tự trước đó của bọn thủ hạ, ông quyết định xin hàng triều đình, đổi tên Long Bình trở lại là Bình Giang. Được phong Thái úy, trên dưới nghĩa quân đều được phong thưởng. Từ năm thứ 18 (1358) đến mùa thu năm thứ 20 (1360), ông liên kết với quan quân giao tranh với nghĩa quân của Chu Nguyên Chương ở khu vực Giang Chiết mấy chục trận lớn nhỏ, không phân thắng bại. Đồng thời, nhân lúc quân Tống của Hàn Lâm Nhi và Lưu Phúc Thông chia 3 lộ tiến hành bắc phạt, Sĩ Thành đánh chiếm nhiều nơi ở Tô Bắc và Lỗ Nam, mở rộng thế lực đến Tế Ninh.
Sĩ Thành trở thành công cụ trấn áp quân đội nông dân của nhà Nguyên. Năm thứ 23 (1363), ông phái Lữ Trân đánh hạ An Phong, giết chết thủ lĩnh quân Khăn đỏ Lưu Phúc Thông. Đến lúc này, Sĩ Thành khống chế một khu vực rộng lớn: nam đến Thiệu Hưng, bắc vượt Từ Châu đến Kim Câu thuộc Tế Ninh, tây giáp Nhữ - Dĩnh, Hào - Tứ, đông gặp biển, dài hơn 2000 dặm, có mấy chục vạn giáp binh.
Tháng 9, sau nhiều lần thỉnh cầu nhà Nguyên phong vương đều bị cự tuyệt, ông rời bỏ triều đình, tự lập làm Ngô vương.
Đắm chìm tửu sắc.
Từ khi tự lập làm vương cho đến lúc diệt vong, Sĩ Thành đắm chìm trong tửu sắc, giao hết mọi việc cho Thừa tướng là người em thứ tư Trương Sĩ Tín. Sĩ Tín có vài trăm danh kỹ, lại phó mặc cho Hoàng Kính Phu, Thái Ngạn Văn và Diệp Đức Tân, nhưng cả ba đều là văn nhân, chỉ quen với chữ nghĩa, chẳng biết gì về chính sự. Trong dân gian có bài ca dao: ""Thừa tướng làm công việc, chuyên dùng Hoàng Thái Diệp, một sớm gió tây nổi, gốc héo".
Từ năm thứ 20 (1360), 2 tập đoàn Chu Nguyên Chương – Trần Hữu Lượng triển khai quyết chiến, nhưng Sĩ Thành vẫn cho rằng có thể giữ được cục diện chia ba chân vạc, không đưa ra hành động nào.
Thất bại nhanh chóng.
Tháng 2 năm thứ 25 (1365), Chu Nguyên Chương trừ xong chính quyền Trần Hán của Trần Hữu Lượng, nhắm đến khu vực Giang Nam của Sĩ Thành. Tháng 10, Nguyên Chương phái Từ Đạt lãnh binh chinh thảo, tiến hành sách lược "trước lấy các quận, huyện Thông, Thái, cắt vây cánh Sĩ Thành, sau đó đánh lấy Chiết Tây"". Chưa đến nửa năm, toàn bộ vùng đất phía bắc Trường Giang của ông đã thuộc về Nguyên Chương.
Tháng 5 năm thứ 26 (1366), Chu Nguyên Chương ban bố "Bình Chu hịch", liệt kê 8 tội trạng của Sĩ Thành. Tháng 8, Từ Đạt, Thường Ngộ Xuân tiến quân, không đầy 3 tháng đánh chiếm Hồ Châu, Hàng Châu, Thiệu Hưng. Quân đội của Nguyên Chương kéo đến dưới thành Bình Giang, tiến hành thế trận bao vây.
Chu Nguyên Chương nghe theo ý kiến của Diệp Đoái, đắp lũy dài để vây khốn, dựng tháp quan sát động tĩnh trong thành, trên tháp lại có hảo pháo, đêm ngày bắn phá. Sĩ Thành liều chết chống lại, nhiều lần đột vây thất bại, đến khi lương – đạn đều hết, cả yên ngựa cũng đem ra nấu, phải dỡ chùa miếu lấy gạch đá thay tên đạn, nhưng trăm họ đồng lòng cố thủ với ông.
Trải qua 10 tháng, trong thì kiệt quệ, ngoài thì không có viện quân, ngày Tân Tị (8) tháng 9 năm Chí Chính thứ 27 (1 tháng 10 năm 1367) thành vỡ, Sĩ Thành tự sát không chết, bị bắt sống. Vợ là Lưu thị ôm hai con trai, chất củi dưới lầu mà tự thiêu. Chu Nguyên Chương khuyên hàng không được, giải ông về phủ Ứng Thiên, lại sai Lý Thiện Trường đến khuyên hàng. Sĩ Thành tiếp tục cự tuyệt, trong đêm treo cổ tự sát.
Trương Sĩ Thành tự khi khởi sự đến khi tự sát, cả thảy được 14 năm.
Đánh giá.
Trương Sĩ Thành cai trị Giang Chiết, chú trọng nhân hòa, trăm họ được tìm lại cuộc sống, an cư lạc nghiệp. Vì cảm kích "đức chánh" của ông, trăm họ Tô Châu mỗi năm vào ngày 13 tháng 7 đều lên núi đốt nhang khấn vái, chính là tập tục đốt "nhang phân chó" vẫn còn giữ được cho đến ngày nay. Vào ngày sinh của Trương, người địa phương có tục đốt 94 cọng rơm, tượng trưng cho tên thuở chỏ của Trương là Cửu Tứ, và trong tiếng Trung cũng đồng âm với từ "cửu tư" (久思), tức là nhớ mong. Tục lệ thờ Địa tạng vương (地藏王) cũng thực chất là "trá hình" để thờ cúng Trương Sĩ Thành, vì Địa Tạng vương đồng âm với Điạ Trương vương (地张王), tức là "vua Trương tại nơi này". Mộ của Trương vẫn còn ở Tây Đường thuộc Chiết Giang ngày nay.
Sĩ Thành lãnh đạo nghĩa quân tung hoành một dải Giang Chiết, cắt đứt đường vận lương và nguồn thu nhập tài chính chủ yếu triều đình nhà Nguyên. Ông chủ trương phát triển kinh tế - giáo dục, là trường hợp hiếm có trong lịch sử khởi nghĩa nông dân Trung Quốc. Nhưng Sĩ Thành đắm chìm trong tửu sắc, đánh mất chí tiến thủ. Sau đó lại đầu hàng triều đình, trở thành công cụ đàn áp khởi nghĩa nông dân. | 1 | null |
Tsagaan Sar (; hoặc theo nghĩa đen Trăng Trắng) là ngày tết tại Mông Cổ, ngày đầu tiên trong năm theo âm lịch Mông Cổ. Người Mông Cổ khi đó sẽ tổ chức lễ hội đánh dấu tết Âm lịch. Lễ hội Trăng trắng được tổ chức một tháng sau ngày trăng mới đầu tiên sau Đông chí (vào khoảng tháng Một hay tháng Hai dương lịch). Tsagaan Sar là một trong các ngày nghỉ quan trọng nhất đối với người Mông Cổ. Người Duy Ngô Nhĩ tiếp thu lịch Trung Hoa, người Mông Cổ và Tạng lại tiếp thu lịch Duy Ngô Nhĩ.. Tsagaan Sar trùng thời điểm với Tết Nguyên đán ở Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên. Tsagaan Sar được tổ chức trong ba ngày đầu tiên của tháng âm lịch đầu tiên.
Tổng quan.
Ngày trước Tsagaan Sar được gọi là "Bituun", tức là hối (晦). Các pha trăng âm lịch gồm sóc (朔, 1), huyền (8 & 23), vọng (望, 15) và hối (晦, 30). Vào ngày hối, người dân dọn dẹp kỹ lưỡng quanh nhà, những người chăn gia súc cũng dọn dẹp chuồng và hầm, để đón năm mới một cách sạch sẽ. Lễ tất niên cũng có hoạt động thắp nến để tượng trưng giác ngộ về luân hồi và tất cả chúng sinh, họ cũng đặt ba mảnh băng ở ô cửa để con ngựa của vị thần Cát Tường Thiên Mẫu (Palden Lhamo) có thể uống vì họ tin vị thần này sẽ viếng thăm mỗi gia đình trong ngày này. Trong buổi tối, các gia đình quây quần bên nhau, thường là với gia đình láng giềng, họ sẽ tiễn đưa năm cũ, ăn các sản phẩm bơ sữa và bánh buuz. Theo truyền thống, người Mông Cổ sẽ giải quyết tất cả các vấn đề và trả tất cả các khoản nợ từ năm cũ vào ngày này.
Khoảng thời gian Tết, các gia đình sẽ thắp nến ở bàn thờ để tượng trưng cho giác ngộ. Ngoài ra, mọi người chào hỏi nhau bằng những câu nói đặc trưng, họ cũng viếng thăm bạn bè và gia đình trong ngày này và trao nhận các món quà. Một gia đình Mông Cổ điển hình sẽ quây quần tại nơi ở của người nhiều tuổi nhất trong gia đình. Trong thời gian Tết, trang phục của nhiều người Mông Cổ sẽ hoàn toàn là trang phục dân tộc Mông Cổ. Khi chào hỏi những người lớn tuổi trong lễ Trăng trắng, người Mông Cổ sẽ thực hiện lời chúc zolgokh, dùng khuỷu tay của mình để ôm chặt lấy những người cao tuổi nhằm thể hiện sự ủng hộ. Người lớn tuổi nhận được những lời chúc từ mỗi thành viên trong gia đình ngoại trừ người phối ngẫu của họ. Trong nghi lễ chúc mừng, các thành viên trong gia đình giữ các mảnh vải lụa, dài, thường có màu lam, gọi là "khadag". Sau nghi lễ, đại gia đình ăn các món đuôi cừu, thịt cừu, cơm với sữa đông, các sản phẩm bơ sữa, và một loại bánh hấp gọi là buuz, uống món sữa airag.
Món ăn truyền thống của ngày tết bao gồm các sản phẩm bơ sữa, cơm với sữa đông (tsagaa-цагаа) hay cơm với nho khô (berees-бэрээс), một kim tự tháp gồm các bánh buuz được dựng thẳng trong một đĩa lớn theo một kiểu dáng đặc biệt nhằm tượng trưng cho Tu Di Sơn (núi Sumeru) hay vương quốc Shambhala, thịt ngựa và các loại bánh truyền thống. Tsagaan Sar là một bữa tiệc hào phóng, cần đến vài ngày chuẩn bị trước, người phụ nữ trong gia đình sẽ làm một lượng lớn và làm lạnh chúng để dùng trong kỳ nghỉ. Trong thời kỳ Mông Cổ cộng sản, chính phủ đã ngăn cấm Tsagaan Sar và cố gắng thay thế lễ này bằng một ngày nghỉ lễ được gọi là "Ngày Mục dân Tập thể", song người ta đã lại tổ chức lễ Tsagaan Sar sau Cách mạng Dân chủ Mông Cổ 1990. | 1 | null |
Đức Mẹ Laus (Tiếng Việt (tạm dịch): Đức Mẹ Hồ Lụa) là một trong số nhiều tước hiệu mà người Công giáo dành cho Maria. Tước hiệu này xuất phát từ việc Đức Mẹ được cho là đã hiện ra từ năm 1664 đến 1718 ở Saint-Étienne-le-Laus, Pháp với sự chứng kiến của Benoite Rencurel - một mục đồng nhỏ tuổi. Cuộc hiện ra đã được công nhận ở cấp giáo phận vào ngày 18 tháng 9 năm 1665 và được Tòa Thánh chính thức công nhận vào ngày 5 tháng 5 năm 2008.
Đây là sự kiện Đức Mẹ hiện ra đầu tiên được Tòa Thánh công nhận trong thế kỷ 21. Hiện nay, khu vực xảy ra hiện tượng đã đón nhận hơn 120.000 khách hành hương mỗi năm.
Lịch sử.
Năm 1664, lúc đang cầu nguyện trong khi đi chăn gia súc, Benoite nhìn thấy một người đàn ông, người sau này được biết đến là Thánh Maurice, một vị tử vì đạo ở thế kỷ thứ 3 và được sùng kính tại Laus. Thánh Maurice nói với Benoite rằng, hãy đi đến thung lũng trên đồi Saint Étienne. Nơi đó, cô sẽ gặp Maria.
Sáng sớm ngày hôm sau, Benoite dẫn đàn gia súc tới nơi đã được chỉ định là Vallon des Fours, một ngọn đồi có nhiều thạch cao.Khi Benoite đến trước một cái hang nhỏ, cô thấy một người phụ nữ đẹp đang ẵm một trẻ nhỏ trong vòng tay. Người phụ nữ đã nhắn nhủ Benoite hoái cải những người tội lỗi qua việc cầu nguyện, hy sinh; yêu cầu xây dựng một nhà nguyện chầu Thánh Thể tôn thờ Đức Giêsu để ngài hoán cải các tội nhân và một nhà dành riêng cho các linh mục thực hiện bí tích hòa giải.
Tin tức về cuộc hiện ra được loan truyền rộng rãi. Quan tòa Francois Grimaud của vùng thung lũng Avancon đã quyết định mở cuộc điều tra. Sau cuộc điều tra kỹ lưỡng, ông kết luận rằng Benoite chưa hề hỏi người phụ nữ xem bà là ai và bà cũng chưa tiết lộ danh tính của mình. Theo yêu cầu của quan tòa, Benoite bị ép buộc để hỏi xem người phụ nữ đó là ai?.
Ngày 5 tháng 5 năm 2008, Giám mục Jean-Michel de Falco của Gap (Tổng Giám mục Laus) công bố việc Tòa Thánh chính thức công nhận các cuộc hiện ra của Đức Mẹ Laus.
Cầu nguyện.
Kinh cầu Đức Mẹ Laus: | 1 | null |
4K44 Redut là 1 tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển di động do Liên Xô phát triển từ những năm 1950-1960 và đưa vào sử dụng trong thập niên 60,tổ hợp được dùng cho nhiệm vụ tấn công tiêu diệt các mục tiêu trên biển tầm xa.Tên định danh của NATO là SSC-1.Tổ hợp chiến đấu tiêu chuẩn gồm có:1 xe radar chỉ huy và 3 xe mang bệ giá phóng tên lửa P-35 Pyatyorka.
Tổ hợp 4K44.
Thành phần của 4K44 gồm: Xe radar 4R45 Skala điều khiển và xe mang bệ giá phóng (mỗi xe mang 1 quả tên lửa) ZIL-135K triển khai trên xe phóng SPU-35B hoặc SPU-35V. Thông thường, một tổ hợp bố trí một xe radar Skala và 3 xe mang tên lửa. Tên lửa được đặt trong ống phóng ZIL-135K và được đặt trên xe tải BAZ-135MB 8x8 bánh. Mỗi xe phóng được vận hành bởi 5 người, thời gian triển khai sẵn sàng chiến đấu khoảng 30 phút.
4K44 sử dụng tên lửa hành trình đối hạm tầm xa P-35 (1 biến thể chống hạm tầm xa của tên lửa đạn đạo hạt nhân chiến thuật P-5 Pyatyorka),ký hiệu của NATO là SS-N-3 Shaddock. Đây là loại tên lửa cỡ lớn, dài gần 10m, đường kính thân 1,5m, sải cánh 5 m, trọng lượng phóng 5 tấn. P-35 lắp đầu đạn thuốc nổ nặng 800 – 1.000 kg TNT đem lại sức công phá khủng khiếp, thừa sức đánh chìm chiến hạm cỡ lớn trên 7000 tấn và có thể đánh chìm cả tàu sân bay.Tên lửa sử dụng 2 động cơ là động cơ khởi tốc (nhằm đẩy tên lửa xuất phát) và động cơ hành trình dùng nhiên liệu rắn KRD-26 (động cơ đưa tên lửa tới mục tiêu). P-35 dùng nhiên liệu rắn 4L44, tốc độ hành trình của phiên bản tên lửa hạt nhân chiến thuật P-5 là cận âm. Phiên bản tên lửa bờ chống hạm P-35 cũng có tốc độ hành trình cận âm. Tuy nhiên, khi tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách từ 1,5 đến 2 km, tên lửa có thể hạ thấp độ cao xuống còn vài chục mét và tăng tốc độ siêu âm 1,4 Mach để tấn công mục tiêu.
Tên lửa P-5 là loại tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân được Liên Xô phát triển trang bị cho các lớp tàu ngầm Tàu ngầm lớp Whiskey,Tàu ngầm lớp Juliett,Tàu ngầm lớp Echo nhằm tấn công các mục tiêu hiểm yếu trên đất liền. Sau này P-5 được phát triển thành các phiên bản P-6,P-7 trang bị cho tàu tuần dương Tàu tuần dương lớp Kynda,Tàu tuần dương lớp Kresta I và P-35 trang bị cho hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển di động.
Hoạt động.
Tên lửa dùng hệ dẫn đường quán tính kết hợp radar chủ động dẫn pha cuối. Đặc biệt, ở pha giữa nó có thể tiếp nhận thông tin mục tiêu từ trực thăng trinh sát săn ngầm Kamov Ka-25/Kamov Ka-27, máy bay tuần thám biển Tu-95RT hay máy bay trinh sát Tu-16D. Cự li của tổ hợp 4K44-A là 450 km, 4K44-B là 500 km, có thể đạt tới 550–750 km ở các phiên bản hiện đại hóa như REDUT-M..Tên lửa có độ cao hành trình từ 100-400m, hoặc có thể bay cao từ 4.000-7.000m trong trường hợp dùng radar của tên lửa để dẫn đường cho các tên lửa khác. Ở pha cuối tên lửa hạ thấp độ cao xuống dưới 100 mét trước khi lao đến mục tiêu.
Trong trường hợp không có sự hỗ trợ dẫn hướng từ các máy bay trinh sát, sĩ quan điều khiển tên lửa sẽ phóng 3-4 tên lửa cùng lúc. Một trong số các tên lửa này sẽ được điều khiển bay lên cao hơn so với các tên lửa khác. Tên lửa này sẽ dùng radar của mình để dẫn đường cho các tên lửa còn lại tấn công một tàu hoặc nhóm tàu được phát hiện bởi các radar cảnh giới.
Hoạt động trong Hải quân Nhân dân Việt Nam.
4K44 được nhiều lực lượng hải quân trên thế giới sử dụng trong đó có Hải quân Nhân dân Việt Nam.Được viện trợ từ những năm 1980 cùng tổ hợp 4K51 Rubezh từ phía Liên Xô nhằm trang bị cho Binh chủng Tên lửa-Pháo bờ biển, Quân đội Nhân dân Việt Nam mới thành lập sau Chiến tranh Việt Nam,tổ hợp 4K44 Redut-B cùng tổ hợp 4K51 Rubezh đã phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam hàng chục năm nay và đã trở thành một trong những lá chắn tên lửa của Đoàn tên lửa 679 bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Việt Nam hướng ra Biển Đông. Hiện nay, phiên bản tên lửa P-35 Pyatyorka trang bị cho tổ hợp 4K44 đã được Việt Nam nghiên cứu chế tạo thành công nhằm trang bị cho tổ hợp này với tầm bắn 550 km. Loại tên lửa P-15M Termit cũng đã được Viện tên lửa thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự,Bộ Quốc phòng chế tạo nhằm trang bị cho tổ hợp 4K51 Rubezh,Tàu tên lửa lớp Osa,Molniya Project 1241.1 (Tarantul I) của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Tổ hợp 4K51 Rubezh,tổ hợp 4K44 Redut và tổ hợp K-300P Bastion-P là 3 lá chắn phòng thủ bờ biển hiện đại nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam. | 1 | null |
"A Thousand Year"là một bài hát của ca sĩ - người viết bài hát người Mỹ Christina Perri và David Hodges. Bài hát được phát hành dưới dạng đĩa đơn trích từ album nhạc phim '. Bài hát còn có một phiên bản khác mang tên A Thousand Years Pt. 2.
Diễn biến xếp hạng.
Vào ngày 23 tháng 10 năm 2011, bài hát đặt chân tại No. 63 trên "Billboard" Hot 100, và No. 70 tại Canadian Hot 100. Bài hát đã đạt đến vị trí số 31 tại "Billboard" Hot 100, giúp cô ấy có"top 40 hit"thứ hai trong sự nghiệp.
Đến tháng 7 năm 2013, bài hát đã nhận được 3 triệu lượt tải về tại Hoa Kỳ. Tính đến tháng 6 năm 2014, bài hát đã bán được 3,657,000 bản tại Hoa Kỳ.
Tại Anh, bài hát đã đạt đến vị trí thứ 32 vào năm 2011. Năm sau, khi "" được phát hành, nó đạt đến vị trí 13. Vào 2013, và sau khi Perri biểu diễn bài hát tại "The X Factor" (Anh), bài hát còn lên tới vị trí 11. | 1 | null |
F1 hay Ф1 là một loại lựu đạn của Liên Xô cũ (nay là Liên bang Nga) sản xuất, biệt danh là "Лимонка"/"limonka" (quả chanh). Đây là một loại vũ khí phân mảnh cá nhân. Lựu đạn F1 của Nga được sản xuất dựa trên Lựu đạn F-1 (Pháp). Nó có tổng khối lượng 600 g, lượng chất nổ TNT chứa bên trong là 60 g. Ngòi nổ UZRGM được sử dụng trên F-1 cũng được lắp đặt phổ biến trên các loại lựu đạn khác của Liên Xô như RG-41, RG-42, RGO-78, RGN-86 và RGD-5. Thời gian nổ tiêu chuẩn của ngòi UZRGM là khoảng 3,5 đến 4 giây từ khi giật kíp. Tuy nhiên, các biến thể của ngòi nổ UZRGM có sẵn khả năng nổ chậm (tức không nổ tức thì), giúp dễ dàng lắp đặt các bẫy lựu đạn.
Lựu đạn F1 được giới thiệu trong Chiến tranh thế giới thứ hai và được thiết kế lại sau chiến tranh. F1 có vỏ thép khía cắt ô ở bên ngoài tạo điều kiện thuận lợi để phân mảnh khi phát nổ và để chống trơn trượt khỏi tay. Khoảng cách có thể ném lựu đạn được ước tính khoảng 30-45 mét. Bán kính phân mảnh lên đến 200 mét nhưng chỉ có hiệu quả sát thương trong tâm 30 mét. Do đó, lựu đạn được ném khi xạ thủ đã nấp sau một vật cản để tránh thiệt hại.
Lựu đạn F1 đã được Liên Xô cung cấp cho nhiều quốc gia khác nhau thuộc khối xã hội chủ nghĩa bao gồm cả Iraq và một số quốc gia Ả Rập. Có những biến thể khác nhau được sản xuất tại nhiều nước trên thế giới. Mặc dù đã lỗi thời và không còn trong sản xuất, nó vẫn có thể được bắt gặp ở một số vùng chiến sự vì F1 rất dễ chế tạo, gia công, được nhiều tổ chức li khai, khủng bố, du kích sử dụng.
Lựu đạn F1 được sử dụng rất phổ biến trong Chiến tranh Việt Nam. Nó đã được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Trung Quốc, Liên Xô sản xuất hàng loạt nhằm trang bị cho du kích, Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam. Thường thì phần lõi lựu đạn không chỉ chứa thuốc nổ mà ngoài ra còn có mảnh vỡ của kim loại, thủy tinh, sành, sứ được nhét vào nhằm tăng khả năng sát thương khi phát nổ. Nay, Quân đội Nhân dân Việt Nam ngừng sản xuất lựu đạn F1 và thay bằng các loại lựu đạn khác có độ sát thương cao hơn và an toàn hơn như RGO, RGD-5 và RGN của Liên Xô-Nga hay Q-1, KC97 của Việt Nam, vẫn còn một số lượng nhỏ lựu đạn F1 còn được sử dụng tại Việt Nam. | 1 | null |
Trận Dybbøl, còn được gọi là Trận Düppel, là một trận đánh quyết định trong cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ hai (1864), đã diễn ra vào ngày 18 tháng 4 năm 1864, tại Dybbøl (Schleswig, Đan Mạch). Dưới quyền chỉ huy của Hoàng thân Friedrich Karl, quân đội Phổ vốn đã tiến hành phong tỏa Dybbøl vào ngày 30 tháng 3, họ thiết lập đường hào ngang thứ nhất. Đến ngày 18 tháng 4, các lực lượng của Phổ đã đánh chiếm tuyến phòng ngự cứng rắn của quân đội Đan Mạch (dưới quyền tổng chỉ huy của viên tướng George Daniel Gerlach) tại Dybbøl và đè bẹp hệ thống phòng ngự chính ở vùng Schleswig trong vòng 6 tiếng đồng hồ. Thắng lợi quyết định của người Phổ trong trận chiến ở Dybbøl đã gây ra cho phía Đan Mạch những thiệt hại nặng nề, trong số đó có một tướng lĩnh cùng với nhiều tư lệnh lữ đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn và đại đội tử trận, bị thương hay bị bắt làm tù binh. Song, mặc dù lính bắn súng trường của Đan Mạch được trang bị yếu hơn so với quân đội của đối phương, quân Phổ cũng chịu thiệt hại không nhỏ trong những đợt tấn công trực diện của mình. Với sự thất thủ của Dybbøl, quân đội đồng minh Áo - Phổ coi như là đã làm chủ được xứ Schleswig từ tay Đan Mạch. Trận Dybbøl cũng khơi dậy chủ nghĩa yêu nước tại Phổ và các bang Đức khác, góp phần tạo điều kiện cho Phổ tiến hành công cuộc thống nhất nước Đức.
Sau khi rút khỏi các vị trí phòng ngự ở Dannervike về Dybbøl, quân đội Đan Mạch đã tiến hành phòng ngự các đồn lẻ, đồng thời thiết lập vị trí ở khu vực phía trước. Vào ngày 17 tháng 2 năm 1864, quân đội Phổ bắt đầu tiến công Dybbøl và trong vòng mấy tuần sau, quân Đan Mạch với bất lợi về mặt quân số đã bị đánh bật. Sau khi một cuộc phản công của quân Đan Mạch vào ngày 17 tháng 3 bị bẻ gãy, quân Phổ đã bắt đầu cuộc vây hãm Dybbøl. Mặc dù quân Đan Mạch không ngừng pháo kích để cho quân Phổ không thể xây dựng các khẩu đội pháo, điều này tỏ ra vô tác dụng. Hàng tuần, pháo binh Phổ với hỏa lực khủng khiếp đã dã nát hệ thống phòng ngự của Đan Mạch, trong khi lực lượng bộ binh Phổ đến gần các vị trí của quân Đan Mạch. Quân Đan Mạch không thể chống nổi, dù một cuộc công kích của quân Phổ bị đẩy lùi. Đến ngày 18 tháng 4, với quân số áp đảo, Phổ đã khỏi đầu một đợt tấn công đại quy mô nhằm vào phòng tuyến của Đan Mạch: trong khi các lực lượng Phổ tấn công như vũ bão vào Dybbøl, toàn bộ các khẩu pháo của họ khai hỏa ác liệt, trong khi Đan Mạch chỉ còn có vài khẩu pháo. Để hỗ trợ cho quân Đan Mạch, chiến hạm bọc sắt "Rolf-Krake" đã chạy vào vịnh Vemmingbund, nhưng khi chiến hạm đi qua các khẩu đội pháo của Phổ, 2 quả đạn pháo từ phía Phổ đã gây cho chiến hạm hư hại kèm theo thương vong lớn. Chiến hạm bị buộc phải rút lui. Quân Đan Mạch đã tổ chức kháng cự bằng mọi giá, nhưng không thể giành thắng lợi. Từ pháo đài này đến pháo đài kia, ưu thế vượt trội về quân số của Phổ đã hạ đo ván quân Đan Mạch. Tiếp theo đó, quân đội Phổ từng bước đẩy bật quân đội Đan Mạch ra ngoài các tuyến phòng ngự của mình, buộc quân Đan Mạch phải triệt binh đến Alsen với trật tự tốt. Tại Alsen, quân Đan Mạch không thể xả hơi được bao lâu vì phải phá hủy các ngọn cầu mà họ đã vượt qua. Rất nhiều quân Đan Mạch bị giết và bị thương trong trận Dybbøl, gồm cả tướng du Platt, người bị bắn chết khi đang hô hào quân sĩ của đội hậu quân vốn đang rút lui.
Về phía mình, quân đội Phổ chịu thiệt hại tương đối nhẹ. Trong khi trận chiến cho thấy các lực lượng của Phổ đã đáp ứng được kỳ vọng của nhà vua Wilhelm I dành cho họ, trận đánh cũng thể hiện tinh thần chiến đấu của quân Đan Mạch vốn chịu thiệt thòi về quân số. Mặc dù vậy, đây được xem là ngày bi thảm nhất trong lịch sử Đan Mạch. Đến thời điểm này, các hoạt động quân sự bị tạm ngừng do các cường quốc khác ở châu Âu đã triệu tập Hội nghị Luân Đôn để tìm cách giải quyết tình hình Đan Mạch mà không đổ máu, nhưng thất bại. Người Phổ liền tiếp tục các chiến dịch của mình, với Friedrich Karl là người tổng chỉ huy mới. Họ lại giành thắng lợi, buộc Đan Mạch phải yêu cầu một thỏa ước ngừng bắn và khởi đầu các cuộc đàm phán hòa bình. Trận chiến Dybbøl được xem là bước đầu trong tiến trình phát triển của Phổ trong giai đoạn này, trước trận Königgrätz (1866) và trận Sedan (1870). | 1 | null |
là từ chỉ cõi trời trong thần thoại Nhật Bản. Theo thần đạo thì Takama-ga-hara là nơi ở của các thần. Nơi này nối với trần gian qua một cây cầu có tên là "thiên phù kiều" (天浮橋).
Giả thuyết khởi nguyên của dân tộc Nhật Bản.
Sử học gia Giang Thượng Ba Phu(Egami Namio) đã đề ra một thuyết gọi là "kỵ mã dân tộc chinh phục vương triều thuyết(Kibaminzoku seifuku ocho setsu)" và nói rằng Cao Thiên Nguyên chính là chỉ Á Châu. | 1 | null |
Thánh Điđacô (Latinh: "Sanctus Didacus", tiếng Tây Ban Nha: "San Diego") là một tu sĩ Công giáo Rôma thuộc Dòng Anh Em Hèn Mọn. Ông sinh khoảng năm 1400 và mất ngày 12 tháng 11 năm 1463 tại Alcalá de Henares, Tây Ban Nha.
Tiểu sử.
Điđacô xuất thân từ một gia đình nghèo khổ, cha mẹ ông trao ông cho một thầy ẩn tu nuôi dưỡng. Khi lớn lên, Điđacô cảm thấy được mời gọi vào đời sống tu trì nên ông đã nộp đơn gia nhập Dòng Anh Em Hèn Mọn tại tu viện Arizafa và được thu nhận là một tu sĩ dòng ba. Năm 1445, ông được chọn cho vị trí giám hộ cộng đoàn tu sĩ Phan Sinh trên đảo Canary, Fuerteventura. Đến năm 1446, tại đây, các tu sĩ Phan Sinh bắt đầu thành lập một tu viện mang tên San Buenaventura. Mặc dù theo nguyên tắc thông thường thì một tu sĩ giáo dân (dòng ba) sẽ khó có thể được giữ chức giám tỉnh của dòng nhưng bằng sự nhiệt tình, cẩn trọng và sự thánh thiện của mình, Điđacô đã được chọn cho chức vụ đó.
Năm 1449, ông được gọi về Tây Ban Nha. Trước tiên, ông đến Roma dự lễ phong thánh cho Bernardino thành Siena vào năm 1450. Tại Alatraz, ông thực thi chức vụ một cách khiêm tốn tại tu viện Ara Coeli và viết hồi ký ghi lại những điều kỳ diệu mà ông đã từng chứng kiến.
Sau đó, ông về Tây Ban Nha và sống hoàn toàn thinh lặng, chiêm niệm. Ông qua đời vào ngày 12 tháng 11 năm 1463 tại tu viện Convento de Santa María de Jesús ở Alcalá do bị áp xe. Người ta kể rằng: mặc dù bị áp xe, nhiễm trùng nhưng thi hài của Điđacô vẫn toát ra mùi thơm thay vì mùi hôi thối.
Ông được Giáo hoàng Xíttô V phong thánh vào năm 1588. Tên của ông hiện được đặt cho một số thành phố, thực thể mang truyền thống Tây Ban Nha như San Diego ở California (Hoa Kỳ). | 1 | null |
Trận Hühnerwasser là một hoạt động quân sự nhỏ trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần năm 1866, đã diễn ra vào ngày 26 tháng 6 năm 1866, tại Hühnerwasser (trên lãnh thổ xứ Böhmen thuộc Vương triều Áo). Trong trận giao chiến quyết liệt này, 4 đại đội thuộc lực lượng tiên phong trong "Binh đoàn Elbe" của quân đội Phổ (dưới quyền chỉ huy của viên tướng Eberhard Herwarth von Bittenfeld) vốn được che khuất trong các khu rừng đã đập tan một cuộc tấn công bằng lưỡi lê của một lữ đoàn trong quân đội Đế quốc Áo dưới quyền chỉ huy của Thiếu tướng Bá tước Leopold Gondrecourt, mặc dù phía Áo chiếm ưu thế về mặt quân số. Trong khi quân đội Phổ chỉ chịu thiệt hại là 50 người (với 4 sĩ quan và 46 binh lính), tổn thất của quân đội Áo lên đến 277 người (với 13 sĩ quan và 264 binh lính). Đây là điềm báo đầu tiên về một đặc trưng của cuộc chiến tranh này – hiệu quả cao của súng trường nạp hậu "Dreyse" của lực lượng bộ binh Phổ. Chiến thắng vang dội của quân đội Phổ trong trận Hühnerwasser đã buộc Gondrecourt phải tiến hành triệt binh về Münchengrätz, trong khi người Phổ chiếm giữ thị trấn Hühnerwasser.
Theo thượng lệnh của Tổng tham mưu trưởng Helmuth Von Moltke, "Binh đoàn Elbe" cùng với "Binh đoàn thứ nhất" của Phổ đã xâm lược xứ Böhmen từ phía Tây trong ngày 23 tháng 6 năm 1866. Vào ngày 26 tháng 6, Quân đoàn VIII của Phổ thuộc "Binh đoàn Elbe" dưới quyền tướng Bittenfeld đã hành binh từ Gabiel qua Niemes, ở hướng giáp với Münchengrätz của Bohmisch-Leipa, và từ đó tiến thẳng vào Huhnerwasser. Nhận được lệnh của Tổng tư lệnh quân đội Anh Ludwig von Benedeck "trấn giữ chiến tuyến sông Iser bằng mọi giá", Phó chỉ huy của tướng Áo Eduard Clam-Gallas là Leopold Gondrecourt vào lúc 18 giờ ngày 26 tháng 6 đã quyết định vượt qua sông Iser cùng với 2 tiểu đoàn để đánh bật các tiền đồn của "Binh đoàn Elbe" khỏi vị trí vượt sông tại Münchengrätz. Ông quyết định kéo quân đến Huhnerwasser để đánh bật "Binh đoàn Elbe" – đạo quân này khi ấy đã hoàn tất cuộc hành binh 10 ngày của họ từ Sachsen và sắp sửa vượt sông Iser. Vị tướng Áo dẫn 1.500 binh sĩ của mình qua các khu rừng rậm rạp để tới Huhnerwasser – nơi chỉ có 2 tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn số 31 của Bittenfeld trấn giữ. Phần lớn binh lính thuộc các đơn vị này đã rệu rã sau chuyến hành quân từ Dresden.
Lực lượng của Gondrecourt – bao gồm lính bộ binh Jäger người Slovakia và một tiểu đoàn hỗn hợp người România và Hungary – đã đụng phải một đại đội Phổ đang án ngữ giữa hàng cây ở bìa làng Huhnerwasser. Hai bên nhả đạn vào nhau, gây kinh động phần còn lại của đội quân tiên phong trong "Binh đoàn Elbe". Quân tiên phong của Phổ đã thiết lập các tuyến kỳ binh và kéo sâu vào rừng để đánh bật cuộc tiến công của quân Áo. Trên đoạn đường Münchengrätz, Gondrecourt đã triển khai trận tuyến của mình, "đón chào" cuộc phản công của quân Phổ bằng ba loạt đạn, sau đó dùng lưỡi lê tiến công đối phương. Lúc này, người Phổ đã hội được 4 đại đội và tất cả họ đều ngắm bắn với cự ly là 300 mét. Khi khói súng tan, lính bộ binh Phổ nhìn thấy các sĩ quan dưới quyền Gondrecourt đang động viên các trung đội đã bị đánh tan của họ trong vô ích. Hỏa lực chính xác của Phổ đã hạ gục hàng tá quân Áo, và các đội hình xung kích được tổ chức vội vã của Gondrecourt từ chối tiếp tục tiến công. Một loạt đạn thứ hai của quân Phổ xuyên qua các hàng cây, và buộc đối phương phải bỏ chạy. Gondrecourt triệu tập các đại đội trừ bị của ông, nhưng trước tình cảnh các trung đội mạnh mẽ của Phổ đang tràn đến từ Huhnerwasser và thiệt hại rất lớn của quân đội mình, vị tướng Áo phải chấm dứt cuộc tấn công và rút lui. 1/4 con số thương vong của Áo là những tù binh không bị thương, bị kinh hãi trước hỏa lực khủng khiếp của súng trường nạp hậu "Dreyse". Mặc dù Hoàng thân Friedrich Karl chỉ huy "Binh đoàn thứ nhất" không được tin này trong vòng 24 tiếng đồng hồ sau, hiệu quả của súng trường nạp hậu "Dreyse" sẽ được thể hiện cùng ngày trong trận Podol ở quy mô lớn hơn. Đây là một chiến thắng của binh đoàn dưới quyền Friedrich Karl trước Clam-Gallas. | 1 | null |
Sư đoàn Bộ binh 6 Úc là một đơn vị thuộc quân đội Úc. Năm 1917, sư đoàn được thành lập trong một thời gian ngắn trong Thế chiến thứ nhất, nhưng bị giải tán trước khi tham chiến. Khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, sư đoàn được tái thành lập từ một đơn vị của lực lượng Hoàng gia Úc 2. Từ năm 1940 đến năm 1941, sư đoàn tham gia Chiến dịch Bắc Phi, Chiến dịch Hy Lạp, trên đảo Crete và Syria. Năm 1942, sư đoàn đồn trú ở Trung Đông và trở về Úc, ứng phó trước sự đe dọa của Đế quốc Nhật Bản. Một phần của sư đoàn đóng quân ở Sri Lanka trong thời gian ngắn, trước khi toàn bộ sư đoàn tham gia Chiến dịch New Guinea. | 1 | null |
Vườn quốc gia Aparados da Serra () là một công viên quốc gia nằm trong dãy Serra Geral của tiểu bang Rio Grande do Sul và Santa Catarina ở miền nam Brasil, giữa 29º07’—29º15’ N và 50º01’—50º10’ T. Vườn quốc gia được thành lập vào năm 1959 và là một trong những vườn quốc gia đầu tiên của Brasil, để bảo vệ thiên nhiên hẻm núi Itaimbezinho. Nó trải dài trên một diện tích 10.250 ha.
Mặc dù có diện tích không phải là lớn nhưng khu vực có một đa dạng sinh học, bao gồm rừng ven biển, đồng cỏ và rừng ẩm Araucaria. Vườn quốc gia có ít nhất 143 loài chim, 48 loài động vật có vú, 39 loài động vật lưỡng cư và rất nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng trên các cao nguyên như bao gồm vẹt mặt đỏ Amazon, sói bờm, và báo sư tử. Trên sườn núi, nhiều loài như rái cá, mèo rừng và khỉ hú nâu cũng có thể được tìm thấy.<
Khi mới được thành lập vào năm 1959, vườn quốc gia có diện tích 13.000 ha nay đã được giảm xuống còn 10.250 ha vào năm 1972 thông qua một sắc lệnh của tổng thống. Năm 1992, vườn quốc gia Serra Geral mới đã được tạo ra nằm gần đó bao gồm thêm 17.300 ha. Tuy nhiên, theo Trung tâm Bảo tồn nhiệt đới thuộc Đại học Duke, khu vực bảo vệ hiện tại và ngay cả sau khi mở rộng với vườn quốc gia Serra Geral kế bên, thì vẫn còn quá nhỏ để có thể bảo vệ môi trường thiên nhiên có hiệu quả.
Một trong những trở ngại chính cho các nỗ lực bảo tồn là nhà nước chỉ quản lý 67,5% diện tích đất, và thậm chí một phần còn bị nông dân chiếm dụng để sản xuất như chăn nuôi gia súc, xây dựng các đồn điền chuối, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật... tất cả đã làm suy thoái môi trường. Mối đe dọa khác cũng làm ảnh hưởng như tình trạng thực vật xâm lấn từ các khu vực xung quanh và nạn săn trộm động vật hoang dã.
Hiện nay một ngày có tối đa 1.500 khách du lịch được vào trong vườn quốc gia để tham quan. | 1 | null |
Đức Mẹ La Salette (tiếng Pháp: "Notre-Dame de La Salette") là một trong những tước hiệu mà người Công giáo dùng để gọi Đức Mẹ Maria. Tước hiệu này bắt nguồn từ các cuộc hiện ra của Đức Mẹ được cho là đã xảy ra tại La Salette, Pháp với hai trẻ em là Maximin Giraud và Melanie Calvat.
Lịch sử.
Ngày 19 tháng 9 năm 1846, hai trẻ nhỏ là Maximin Guiraud (11 tuổi) và Melanie Calvat (14 tuổi) đang chăn cừu cho người chủ ở gần La Salette trên rặng núi Anpơ. Cả hai đều xuất thân trong những gia đình nghèo và không hiểu biết nhiều về giáo lý. Trong khi chăn cừu, các em nhìn thấy một luồng sáng sáng hơn cả mặt trời. Khi tiến tới gần, các em thấy một bà tuyệt đẹp ngồi trên một tảng đá và đang khóc, với mặt úp vào đôi bàn tay. Lúc đầu bà nói bằng tiếng Pháp nhưng sau đó nói bằng thổ ngữ địa phương.
Cuộc hiện ra đã được giữ kín mãi tới năm 1853-1854 mới được Melanine kể lại. Theo mô tả thì người phụ nữ đội một chiếc khăn trùm đầu kèm một vương miện chói sáng với một vòng hoa hồng chung quanh; áo bà tỏa ra một luồng sáng và đôi hài chân có hai bông hồng. Chung quanh cổ, bà đeo một tượng Đức Giêsu đóng đinh. Thánh giá này dường như bằng vàng: một bên ngang thánh giá treo một chiếc búa và những cây đinh, và phía bên kia, treo một cái kẹp. Trên vai bà là một sợi xích nặng.
Sau khi gặp linh mục chánh xứ La Salette, người này đã thuật lại câu chuyện của các em trong thánh lễ. Các nhân viên chính quyền bắt đầu cuộc điều tra và hai em nhỏ vẫn giữ nguyên câu chuyện của mình bất chấp việc bị đe dọa bỏ tù. Giám mục Bruillard của giáo phận Grenoble bắt đầu một cuộc điều tra toàn diện về cuộc hiện ra.
Ngày 16 tháng 9 năm 1851, giám mục Bruillard xác định rõ ràng rằng cuộc hiện ra "mang trong chính nó tất cả những dấu chứng sự thật và những tín hữu được bầu chữa trong sự tin tưởng vào nó là điều chắc chắn và không thể nghi ngờ được." Năm sau, dòng truyền giáo La Salette được thành lập và một thánh đường mới được xây dựng ở nơi Đức Mẹ hiện ra.
Thông điệp.
Đức Trinh Nữ kêu gọi sự sám hối, cầu nguyện và ăn năn thống hối. Mỗi em nhỏ đã nhận được một bí mật. Melanie cho hay cả hai bí mật được viết thành văn bản và được trao tới tay Giáo hoàng Piô IX vào năm 1851 bao gồm cả bí mật liên quan đến chính ông. Maximin chưa bao giờ tiết lộ bí mật đã trao cho cậu. Hồng y Antonelli đã trao một bản sao của bí mật này tới Nữ bá tước thành Clermont-Tonnerre. (Tác giả Adrien Péladan đã tiết lộ bí mật này trong cuốn "Annales du Surnaturel" xuất bản năm 1888.).
Melanie bị cáo buộc đã tiết lộ bí mật trong một cuốn sách nhỏ được xuất bản dưới sự cho phép của giám mục địa phương. Tài liệu này ở ấn bản tiếng Anh được gọi là "Apparition of the Blessed Virgin on the Mountain of La Salette the 19th of September, 1846", một ấn bản được chuyển ngữ hoàn toàn theo nguyên bản gốc tiếng Pháp (bản Pháp ngữ đầu tiên do Lecce xuất bản ngày 15 tháng 11 năm 1879) với sự cho phép in của giám mục Zola. Sau đó, nó lại được tái bản ở Lyon năm 1904, trước khi Melanie chết mấy tháng. Giáo hội đã lên án việc tiết lộ bí mật và cho đến nay giáo hội vẫn chưa chính thức công bố những bí mật này. Khác với những lần khác Đức Mẹ hiện ra, các thị nhân của La Salette là Melanie và Maximin chưa được phong thánh.
Lá thư của Giáo hoàng Gioan Phaolô II viết nhân dịp kỷ niệm 150 năm sự lạ La Salette nhấn mạnh: La Salette là một thông điệp của hy vọng, niềm hy vọng của chúng ta đã được nuôi dưỡng bởi sự can thiệp của Mẹ nhân loại.
Lá thư có đoạn viết:
"Đức Maria, người Mẹ đầy tình yêu đã tỏ ra ở La Salette nỗi đau buồn của Người trước sự ác luân lý của nhân loại. Qua những nước mắt của Mẹ, Mẹ giúp chúng ta hiểu hơn sự nghiêm trọng đau đớn của tội lỗi, của sự từ bỏ Thiên Chúa. Đồng thời cũng qua những nước mắt ấy, Mẹ nói lên sự trung thành say mê của Con Thiên Chúa đối với những anh em mình. Chúa Giêsu, là Đấng Cứu chuộc, nhưng tình yêu của Người bị thương tích bởi sự quên lãng và chối từ của nhân loại... Mẹ thương xót cho những khó khăn của các con cái Mẹ. Mẹ đau đớn thấy nhiều con cái Mẹ xa lìa Hội Thánh Đức Kitô, đến nỗi quên hẳn hoặc từ chối sự hiện diện của Chúa trong đời sống mình".
Thông điệp mà các thị nhân nhận tại La Salette hướng vào việc biến đổi nhân loại với Chúa Kitô. Mặc dù thông điệp La Salette ra đời trong bối cảnh của thế kỷ XIX lại ở miền nông thôn nước Pháp nhưng nó đã có những ảnh hưởng to lớn đến thế giới hiện đại. Các vị thánh (ví dụ như John Vianney), mục sư (như Don Bosco) và nhà văn tôn giáo (như J.K. Huysmans) đều bị ảnh hưởng bởi La Salette.
Cầu nguyện.
Kinh Đức Mẹ La Salette : | 1 | null |
Súng trường M14 có tên chính thức là United States Rifle, 7.62 mm, M14, là một khẩu súng trường bán tự động sử dụng loại đạn 7,62×51mm NATO (.308 Winchester) của Mỹ. Nó từng là súng trường tiêu chuẩn của Mỹ từ năm 1959 đến 1970. M14 được sử dụng cho Lục quân Hoa Kỳ và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và cho huấn luyện và là súng trường bộ binh tiêu chuẩn cho các nhân viên quân sự của Mỹ trong lãnh thổ Hoa Kỳ, Châu Âu và Nam Triều Tiên, cho đến khi nó được thay thế bằng súng trường M16 vào năm 1970. Nó vẫn còn trong phục vụ hạn chế trong tất cả các nhánh của quân đội Mỹ. Nó cũng được sử dụng như một vũ khí trong các nghi lễ, các đội danh dự, diễn tập quân sự...
Súng trường M14 là loại súng trường chiến đấu cuối cùng được sử dụng trong Quân đội Mỹ. M14 cũng là tiền đề cho 2 mẫu súng bắn tỉa là M21 và M25 sau này.
Lịch sử.
Những bản phát triển đầu tiên.
M14 được phát triển dựa trên súng trường M1 Garand. Mặc dù M1 là một trong số súng bộ binh tiên tiến nhất của cuối những năm 1930, nhưng nó không phải là một vũ khí hoàn hảo. Nhiều sửa đổi thiết kế cơ bản súng trường M1 đã được thực hiện kể từ cuối Chiến tranh thế giới thứ II. Thay đổi bao gồm thêm khả năng bắn hoàn toàn tự động và thay thế băng đạn 8 viên bằng một hộp đạn 20 viên có thể tháo rời (không như M1 phải bắn hết đạn mới thay được). Winchester, Remington, và Springfield Armory của John Garand cung cấp nhiều phiên bản chuyển đổi khác nhau. Thiết kế của Garand là T20, phổ biến nhất, và T20 nguyên mẫu phục vụ như là cơ sở cho một số súng thử nghiệm của Springfield từ năm 1945 thông qua đầu những năm 1950.
Trong năm 1945, Earle Harvey của Springfield Armory thiết kế một khẩu súng trường hạng nhẹ sử dụng đạn T65 cỡ 0.30 là T25 dưới sự chỉ đạo của Đại tá Rene Studler. Vào cuối năm 1945, hai người này đã được chuyển đến Springfield Armory, nơi tiếp tục thiết kế T25. T-25 được thiết kế để sử dụng đạn T65, được Frankford Arsenal thiết kế dựa trên đạn 0,30-06 Springfield đựợc sử dụng trong súng trường M1, nhưng rút ngắn chiều dài như 0,300 Savage. Mặc dù ngắn hơn 0,30-06 Springfield, thuốc súng ít hơn, đạn T65 có uy lực như 0,30-06 Springfield do việc sử dụng một loại thuốc súng mới được phát triển bởi Olin Industries. Sau khi thiết kế đạn được thử nghiệm, T65 đã được thông qua với tên là 7,62×51mm NATO. Olin Industries sau đó tung ra thị trường loại đạn gần giống là Winchester 0,308. Sau một loạt các phiên bản của Earle Harvey và các thành viên khác của nhóm thiết kế, sau khi qua bài kiểm tra ở Fort Benning, T25 được đổi tên thành T47.
Ngược lại, T44 nguyên mẫu súng trường đã không được thiết kế chủ yếu bởi kỹ sư tại Springfield Armory, nhưng đúng hơn là một thiết kế thông thường phát triển trên một ngân sách eo hẹp như là một sự thay thế cho T47. Lloyd Corbett, một kỹ sư trong nhóm thiết kế súng trường Earle Harvey, đã sàng lọc các bộ phận khác nhau để thiết kế T44, trong đó có kim hỏa có con lăn để giảm ma sát..
Các cuộc thử nghiệm để đưa vào phục vụ trong bộ binh.
T44 tham gia một cuộc thử nghiệm súng trường tại Ft. Benning, Georgia chống lại T47 Springfield (sửa đổi của T25) và súng trường tự động hạng nhẹ T48. T47 đã trình diễn khá tồi tệ trong bụi và thời tiết lạnh so với T44 hoặc T48 nên đã được xem xét hủy bỏ vào năm 1953. Trong thời gian 1952-53, thử nghiệm so sánh T48 và T44 về hiệu suất, T48 có khả năng triển khai nhanh và khả năng chống bụi tốt hơn, cũng như có thời gian phát triển khá dài. Một bài báo của Newsweek vào tháng 7 năm 1953 cho rằng T48 có thể được lựa chọn hơn là T44. Trong mùa đông năm 1953-54, cả hai khẩu súng trường cạnh tranh với nhau trong các thử nghiệm tại căn cứ quân đội Mỹ ở Bắc Cực. Kỹ sư Springfield Armory để đảm bảo T44 được lực chọn, đã được đặc biệt chuẩn bị và sửa đổi các khẩu T44 trong nhiều tuần trong các phòng lạnh, bao gồm thiết kế lại các điều chỉnh khí T44 và sửa đổi băng đạn và các bộ phận khác để giảm ma sát và sử dụng tốt trong thời tiết cực kì lạnh. T48 không có sự chuẩn bị đặc biệt như vậy, và trong cuộc thử nghiệm thời tiết tiếp tục lạnh bắt đầu hệ thống trích khí hoạt động chậm chạp, trầm trọng hơn do các chốt thường xuyên bị kẹt. Các kỹ sư mở rộng các cổng khí trong một nỗ lực để cải thiện hoạt động, nhưng điều này gây ra các bộ phận bị hỏng như là một kết quả của những áp lực gia tăng. Kết quả là, T44 chiến thắng T48 về hoạt động trong thời tiết lạnh. Báo cáo của Ban Kiểm tra đã làm cho nó rõ ràng rằng T48 cần cải thiện và rằng Mỹ sẽ không sử dụng T48 cho đến khi nó vượt qua kiểm tra ở Bắc Cực vào mùa đông năm sau.
Trong tháng 6 năm 1954, họ quyết định sản xuất mới T44 cho các loại đạn T65. Sự thay đổi này làm cho T44 nhẹ hơn 1 pound trọng lượng so với M1 Garand.. Các thử nghiệm tại Ft. Benning với T44 và T48 tiếp tục thực hiện trong mùa hè và mùa thu năm 1956. Bởi thời gian này, T48 đã được cải thiện khả năng như T44.
Cuối cùng, T44 đã vượt qua T48 và được lựa chọn, do trọng lượng (T44 là nhẹ hơn so với T48 một cân), đơn giản (T44 có ít bộ phận hơn), và cho rằng T44 có thể được sản xuất với máy móc dùng để sản xuất M1 Garand. Năm 1957, Mỹ chính thức thông qua cho phép T44 được phục vụ trong Quân đội Mỹ, với tên gọi là M14.
Hợp đồng sản xuất.
Hợp đồng sản xuất ban đầu cho M14 đã được trao cho Armory Springfield, Winchester, và Harrington & Richardson. một hợp đồng khác cũng được trao cho TRW Inc. 1,376,031 khẩu M-14 được đưa vào phục vụ từ năm 1959 tới 1964.
National Match M14.
Springfield Armory sản xuất 6,641 khẩu M14 NM vào năm 1962 và 1963, trong khi TRW sản xuất 4,874 khẩu M14 NM vào năm 1964. Springfield Armory nâng cấp 2,094 khẩu M14 vào năm 1965 và 2,395 khẩu M14 vào năm 1966 cho phù hợp với thông số kĩ thuật của National Match, trong khi 2,462 khẩu M14 được sản xuất lại để phù hợp với tiêu chuẩn National Match vào năm 1967 tại Rock Island Arsenal. Tất cả tổng cộng 11,130 khẩu phù hợp tiêu chuẩn National Match được chuyển giao bởi Springfield Armory, Rock Island Arsenal, và TRW trong suốt những năm 1962-1967.
Súng trường M14 được sản xuất bởi Springfield Armory và Winchester làm từ thép AINSI 8620, một lượng thấp carbon-molybdenum-crom. Harrington & Richardson M-14 sản xuất được sử dụng AINSI 8620 thép tốt, ngoại trừ mười khẩu làm từ thép các-bon thấp AINSI 1330 và 1 khẩu duy nhất được làm từ thép hợp kim - niken.
Triển khai.
Sau khi chấp nhận sử dụng M14 trong quân đội, Springfield Armory bắt đầu chế tạo một dây chuyền sản xuất mới vào năm 1958, cung cấp những khẩu súng đầu tiên đi vào phục vụ trong quân đội Mỹ vào tháng 7 năm 1959. Tuy nhiên, sự chậm trễ trong sản xuất khiến cho chỉ có Sư đoàn Không vận 101 là đơn vị duy nhất trong quân đội được trang bị đầy đủ M14 vào cuối năm 1961. Hạm đội hải quân đã hoàn thành sự thay đổi từ M1 thành M14 vào cuối năm 1962. Springfield Armory báo cáo rằng việc M14 sản xuất kết thúc với việc TRW hoàn thành hợp đồng thứ hai của mình. Springfield cho thấy có 1,38 triệu khẩu súng trường đã được sản xuất với giá 143 triệu $, cho mỗi khẩu khoảng 104 $.
M14 và các biến thể của nó phục vụ cho tới hết Chiến tranh Việt Nam. Mặc dù nó khó sử dụng do chiều dài và trọng lượng của nó, nhưng sức mạnh của đạn 7,62 × 51 mm NATO cho phép nó có độ xuyên phá tốt và tầm bắn xa, năng lượng đầu nòng lên tới 3350 J. Tuy nhiên, có một số nhược điểm M14. Các báng súng gỗ truyền thống có xu hướng phồng to lên do độ ẩm lớn của rừng nhiệt đới ẩm, ảnh hưởng xấu đến độ chính xác. Báng súng bằng sợi thủy tinh đã được sản xuất để giải quyết vấn đề này, nhưng M14 đã được ngưng sử dụng trước khi được khắc phục hoàn toàn. Ngoài ra, độ giật mạnh của M14 do đạn 7,62 × 51 mm, nên xạ thủ hầu như không thể ghìm được súng trong chế độ bắn hoàn toàn tự động, và khẩu súng sẽ giật lên khá cao chỉ sau một phát bắn. Do đó, hầu hết các khẩu M14 đã thiết lập duy nhất chế độ bắn bán tự động để tránh lãng phí đạn dược trong chiến đấu.
M14 được phát triển như là một khẩu súng thay thế cho M1 Garand, M1 Carbine, M3 Grease Gun và M1918 Browning Automatic Rifle (BAR). Người ta nghĩ rằng theo cách này M14 có thể đơn giản hóa các yêu cầu hậu cần của quân đội bằng cách hạn chế các loại đạn dược và các bộ phận cần thiết. Nhưng cuối cùng thì người ta nhận ra nó không thể thay thế cho tất cả, và thậm chí còn được coi là "hoàn toàn thua kém" M1 trong một báo cáo tháng 9 năm 1962 của kiểm soát viên Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Loại đạn của M14 có lực giật quá mạnh cho vai trò súng tiểu liên cá nhân, nhưng nó cũng không thể đóng vai trò súng máy hạng nhẹ như BAR. Kết quả là tiểu đội bộ binh Mỹ thời đó phải dành ra 2 người để dùng súng máy hạng trung M60, thay vì có loại súng máy hạng nhẹ dành riêng cho 1 người (giống như khẩu RPD hoặc RPK của Liên Xô)
Sự thay thế.
M14 vẫn là vũ khí chính của bộ binh tại Việt Nam cho đến khi nó được thay thế bởi M16 vào những năm 1965-1966, mặc dù các đơn vị công binh chiến đấu vẫn tiếp tục sử dụng. Việc mua thêm M14 đã bất ngờ bị dừng lại vào cuối năm 1963 do Bộ Quốc phòng đánh giá rằng AR-15 (phiên bản quân sự là M16) tốt hơn M14 (Bộ Quốc phòng không hủy bỏ đơn hàng 1963). Sau khi báo cáo, một loạt các kiểm tra và báo cáo của Bộ Lục quân Hoa Kỳ sau đó dẫn đến quyết định hủy bỏ M14. Sau đó, M16 đã được đưa ra sản xuất thay thế cho M14 dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara năm 1964, bỏ qua sự phản đối của những sĩ quan quân đội đã ủng hộ M14.Mặc dù sản xuất M14 đã chính thức ngưng, một số binh sĩ vẫn thích tiếp tục sử dụng chúng và cho rằng M16 mẫu đầu tiên là quá yếu và gọi nó là "Mattel toy . Vào cuối năm 1967, quân đội Mỹ chỉ định M16 như một mẫu súng trường tiêu chuẩn, và M14 đã trở thành một vũ khí tiêu chuẩn giới hạn. Các súng trường M14 vẫn là súng trường tiêu chuẩn cho Đào tạo căn bản của quân đội Mỹ và quân đội ở nhiều nước châu Âu cho đến năm 1970.
Quân đội Mỹ cũng được chuyển đổi M14 thành súng bắn tỉa M21, mà vẫn còn là tiêu chuẩn cho M24 SWS vào năm 1988.
Phục vụ sau năm 1970 trong Quân đội Mỹ.
Trong giữa những năm 1990, quân đội Mỹ đã chọn một khẩu súng trường mới để sử dụng làm súng trường bắn tỉa là M14 được sửa đổi bởi các cửa hàng vũ khí chính xác ở căn cứ Thủy quân Lục chiến Quantico. Nó được thiết kế để sử dụng bởi các đội an ninh, và lính bắn tỉa trinh sát của Hải quân nơi mà một khẩu súng trường bán tự động sẽ là thích hợp hơn so với súng trường tiêu chuẩn M40A1/A3 lên đạn bằng tay. Các đội súng trường của Thủy quân lục chiến sử dụng M14 trong các cuộc thi bắn súng. Mặc dù M14 đã được loại bỏ ra khỏi danh sách các loại súng trường tiêu chuẩn năm 1970, nhưng các biến thể M14 được vẫn còn được sử dụng bởi các đơn vị khác nhau của quân đội Mỹ cũng như các lực lượng vũ trang khác, đặc biệt là một khẩu súng trường bắn tỉa và một khẩu súng trường thiện xạ, do tính chính xác cao của nó và tầm bắn xa. Đặc biệt đơn vị OPFOR sử dụng M14 trong huấn luyện đào tạo. M14 không được sử dụng nhiều trong quân đội cho đến cuộc Chiến tranh Afghanistan và Chiến tranh Iraq. Kể từ khi bắt đầu những cuộc xung đột, M14 được sử dụng như súng trường bắn tỉa và súng bắn tỉa. Đây không phải là súng bắn tỉa M21, mà là M14 sản xuất ban đầu. Sửa đổi thường gặp bao gồm ống ngắm, báng súng, và các phụ kiện khác. Một nghiên cứu năm 2009 được thực hiện bởi quân đội Mỹ tuyên bố rằng một nửa các cuộc đụng độ ở Afghanistan xảy ra vượt quá khoảng cách 300 m (330 yd). Loại đạn 5.56x45 mm NATO không hiệu quả ở ngoài phạm vi này, điều này đã thúc đẩy việc cấp phát lại hàng ngàn khẩu M14
Tiểu đoàn 1 và Trung đoàn 3 ("The Old Guard") trong quân khu Ứahington là đơn vị còn lại duy nhất trong quân đội Hoa Kỳ vẫn dùng M14 như súng trường tiêu chuẩn, cùng với một lưỡi lê mạ crôm và báng gỗ với sling trắng để dự tang lễ quân sự, diễu hành, và các nghi lễ khác. Đội danh dự Không quân Hoa Kỳ cũng sử dụng một phiên bản khác của M14. Đội danh dự Hải quân Hoa Kỳ và các đội danh dự khác cũng sử dụng M14 trong các đám tang quân sự. Nó cũng là súng trường trong các cuộc diễu hành của Học viện Quân sự West Point Hoa Kỳ, Học viện Hải quân Hoa Kỳ, Học viện Không quân Hoa Kỳ, trường Cao đẳng quân sự Nam Carolina, Đại học Norwich, Học viện Quân sự Virginia, và trường Cao đẳng và Đại học Bắc Georgia. Tàu hải quân Mỹ mang M14 trong kho vũ khí. Họ được cấp cho các thủy thủ tuần tra trên boong tàu tại cảng và cho Đội An ninh Báo động. M14 cũng được sử dụng để bắn đạn cao su lớn sang tàu khác khi tiến hành để bắt đầu tiếp nhiên liệu.
M14 có nhiều biến thể bắn tỉa khác nhau đã được sử dụng bởi Hải quân Hoa Kỳ SEAL, thường bị nhầm lẫn với M21 trong các sổ sách tài liệu công khai, chỉ có một trong số đó đã được đặt tên trong hệ thống định danh quân sự của Hoa Kỳ là M25, được phát triển bởi các lực lượng đặc biệt. Những biến thể bắn tỉa có thể được thay thế bởi Mk 11 Mod 0, được lựa chọn trong năm 2000. SEAL cũng sử dụng Mk 14 Mod 0 EBR (Súng trường chiến đấu nâng cao) cho gần phần tư trận chiến và trong vai trò súng trường bắn tỉa. "Lực lượng Delta" cũng là đơn vị được biết sử dụng các biến thể bắn tỉa M14.
Các lực lượng đặc biệt của quân đội Mỹ ("Mũ nồi Xanh") cũng sử dụng M25. M25 được phát triển vào cuối những năm 1980 trong Nhóm đoàn 10 Lực lượng đặc biệt, chịu trách nhiệm hỗ trợ các lực lượng bắn tỉa đặc biệt cũng như trong các khóa học đặc biệt. M25 lần đầu tiên được lên kế hoạch như là một thay thế cho M21 cũ, nhưng sau khi quân đội thông qua M24 SWS là súng bắn tỉa tiêu chuẩn, M25 được dự định sẽ được sử dụng trong các đội bắn tỉa, bắn yểm trợ trong khi các tay súng bắn tỉa lên đạn M24. Các thử nghiệm đã chỉ ra rằng M24 và M25 có cùng một độ chính xác khi cùng sử dụng đạn M118.
Mặc dù M14 vẫn phục vụ trong Quân đội Hoa Kỳ lâu hơn bất kỳ loại súng nào khác ngoại trừ súng trường Springfield M1903, nó cũng được chọn làm súng trường tiêu chuẩn của quân đội Mỹ cho một khoảng thời gian ngắn nhất trong các loại súng từng được chọn làm súng trường tiêu chuẩn, nhưng vẫn hơn hai năm so với mẫu Springfield 1892-99.
Phục vụ ở nước khác.
Chính phủ Philippine sử dụng M14, cũng như M1 carbine, M1 Garand và M16 trong lực lượng phòng vệ dân sự của họ và thiếu sinh quân khác nhau trong học viện quân sự của họ. Hải quân Hy Lạp cũng sử dụng M14.
Năm 1967,dây chuyền sản xuất M14 được bán cho Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), vào năm 1968 họ đã bắt đầu sản xuất súng trường kiểu 57 của họ. Đài Loan sản xuất hơn 1 triệu các súng trường từ năm 1969 đến nay theo model M305 và M14.
Ở Trung Quốc, Norinco và Poly Technologies đã sản xuất phiên bản M14 để xuất khẩu tại Hoa Kỳ trước khi Luật kiểm soát tội phạm bạo lực và Đạo luật thực thi pháp luật ban hành năm 1994. Nó chỉ còn được bán cho Canada và New Zealand. nó được bán dưới tên M14S và M305.
Thiết kế của súng.
Đánh dấu cho bên nhận.
Đóng dấu vào bên dưới súng:
Báng súng.
Các súng trường M14 lần đầu tiên được trang bị với một báng súng gỗ óc chó, sau đó với bạch dương và cuối cùng với một báng súng hỗn hợp. Gỗ óc chó nguyên bản và báng súng bạch dương được Bộ Quốc phòng in con dấu (ba ngôi sao trên với đại bàng xòe cánh). Những báng súng này dán tem chứng nhận, P trong một vòng tròn, áp dụng sau khi thử nghiệm thành công.
M14 sản xuất thông qua cuối những năm 1960 với gỗ óc chó. Sau đó là gỗ hỗn hợp, rãnh (thông gió) được trang bị nhưng đã chứng minh là quá mong manh trong chiến sự. Chúng được thay thế bằng phần tổng hợp chắc hơn.
Rãnh.
M14 tiêu chuẩn có rãnh xoắn bên phải xoắn với 4 rãnh.
Phụ kiện.
Mặc dù sản xuất M14 đã kết thúc vào năm 1964, nhưng sản xuất các phụ kiện và phụ tùng thay thế vào cuối những năm 1960 vẫn tiếp tục và xa hơn nữa.
Biến thể.
Quân sự.
M15.
M15 là phiên bản chỉnh sửa của M14 được phát triển nhằm thay thế súng máy hạng nhẹ M1918 Browning Automatic Rifle được sử dụng như 1 súng tự động tiểu đội. Nó được thêm nòng súng nặng hơn và báng súng mới, chốt bản lề buttplate, có thể thay đổi chế độ bắn sang tự động, và thanh chống. Sử dụng dây đeo của BAR và vẫn dùng đạn 7.62×51mm NATO.
Kiểm tra bắn cho thấy M14, khi được trang bị thêm nhiều thiết bị như bản lề buttplate và có chân đế, độ hiệu quả lại ngang bằng M15. Kết quả là M15 bị loại bỏ và M14 được trang bị thêm trở thành súng tự động tiểu đội. Các vấn đề về độ chính xác và độ kiểm soát của biến thể này dẫn tới việc bổ sung thêm một tay cầm lục, một tay cầm phía trước bằng sắt bọc cao su gấp được và một thiết bị ổn định đầu súng. Mặc dù vậy, nó là một khẩu súng tệ trong việc bắn áp chế với việc chỉ có một băng đạn 20 viên và dễ bị quá nhiệt.
M14E1
M14E1 đã được thử nghiệm với một loạt các cải tiến khác nhằm tăng khả năng cơ động tốt hơn và để trang bị cho bộ binh bọc thép, lính nhảy dù và các lực lượng khác. Biến thể này không được sử dụng.
M14E2/M14A1.
Dựa trên phiên bản súng máy tự động M15.Sau một thời gian,nó tiếp tục được phát triển thành M14E2. Ban đầu phiên bản này được gọi là M14E2 vào năm 1963 và đặt lại tên là M14A1 vào năm 1966.
M14M (Modified)/M14NM (National Match).
M14M là phiên bản súng trường bán tự động tiêu chuẩn của M14 và được phát triển thành súng dân dụng như chương trình Civilian Marksmanship Program. M14M chuyển đổi từ súng trường M14 có cách hàn nhằm loại bỏ cơ chế lựa bắn tự động. M14NM (National Match) là súng M14M được phát triển thành súng trường tiêu chuẩn của Vệ binh Quốc gia.
M14 SMUD.
"Stand-off Munition Disruption", sử dụng bởi các công ty an ninh tư nhân.Về cơ bản nó là súng trường M14 National Match với ống ngắm quang học.
Mk 14 EBR.
Phiên bản thu nhỏ (hộp đạn 18 inch), phiên bản chiến thuật hơn M14, với báng súng có thể thu vào và có thể lắp đặt thêm nhiều phụ kiện nhiều hơn nữa.
M14 Tactical (chiến thuật).
Thay đổi M14 bằng cách sử dụng báng súng giống như Mk 14 nhưng với một hộp đạn 22 inch, sử dụng bởi Tuần duyên Hoa Kỳ.
M14 Marksman Rifle.
Phiên bản trang bị cho các xạ thủ bắn tỉa M14, sử dụng bởi Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ. Thay thế bởi Súng bắn tỉa M39.
Súng bắn tỉa M39.
Còn gọi là M14 DMR,lắp đặt báng súng giống của Mk 14, sử dụng bởi Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ. Bắt đầu thay thế bởi Súng bắn tỉa bán tự động M110.
M89SR Model 89 Sniper Rifle.
Phiên bản M14 khóa nòng sau tương tự như AWC G2,được giới thiệu lần đầu tiên bởi Sardius vào thập niên 1980.Sau này được sản xuất bởi Technical Equipment International (tạm dịch là Công ty Thiết bị Kỹ thuật Quốc tế - TEI) cho IDF
Súng trường bắn tỉa AWC G2A.
Phiên bản M14 khóa nòng sau,hộp đạn nằm phía sau cò,thiết kế bởi Lynn McWilliams và Gale McMillian vào cuối thập niên 1990.Sản xuất và cung cấp để kiểm tra tại Trường huấn luyện xạ thủ bắn tỉa Fort Bragg.
Súng bắn tỉa M21, M25.
M21 và M25 là các phiên bản trang bị cho xạ thủ bắn tỉa, sản xuất dựa trên súng trường tiêu chuẩn M14. Đây là 2 biến thể bắn tỉa được sử dụng phổ biến nhất của M14.
Phiên bản thương mại.
Armscorp M14.
Từ 1987 tới 1994, Armscorp of America hoặc Armscorp USA sản xuất thân súng M14 bán tự động bằng cách đúc kết. Trong năm đầu tiên sản xuất, thân súng của Armscorp được cung cấp bởi Smith Manufacturing của Holland, Ohio, chúng được làm nóng và hoàn thiện máy móc bởi Armscorp. Từ 1988 tới 1994, một vài thân súng với mã serial "S" đánh dấu trước được làm bằng sắt không gỉ. Từ khoảng 1994 tới 2008, thân súng của Armscorp được làm bằng cách đúc kết được cung cấp bởi tập đoàn Lamothermic của Brewster, New York.
CAR 14.
Một sản phẩm của Troy Industries, CAR 14 (Carbine Assault Rifle 14) là một phiên bản chiến thuật nhỏ hơn và nhẹ hơn của M14. | 1 | null |
Hiệu ứng Root là một hiện tượng sinh lý xuất hiện trong hồng cầu của cá cũng như trong các sắc tố hô hấp của một số loài thân mềm và giáp xác. Hiệu ứng này được đặt tên theo người phát hiện ra nó, R. W. Root. Nội dung của hiệu ứng Root là: khi nồng độ proton H+ hoặc CO2 trong máu tăng lên (làm nồng độ pH giảm đi), ái lực của hemoglobin đối với ôxi và sức chứa ôxi trong máu bị giảm đi.
Hiệu ứng Root có thể được phân biệt với hiệu ứng Bohr ở chỗ là: trong khi đối với hiệu ứng Bohr chỉ có ái lực đối với ôxi của máu bị giảm đi thì trong hiệu ứng Root, hàm lượng ôxi tối đa mà máu có thể chứa cũng giảm theo, dẫn đến đường phân ly Hb-O2 không những bị lệch sang phải mà còn bị lệch xuống dưới. Tại điều kiện pH thấp trong máu, hiệu ứng Root khiến cho các tế bào hồng cầu không thể nào hấp thu một lượng ôxi bằng với lượng ôxi tối đa máu có thể có trong điều kiện bình thường, ngay cả khi ứng suất ôxi lên tới mức cực cao (20kPa). Hiệu ứng này khiến cá có thể bơm ôxi vào trong bong bóng cá ngay cả khi chênh lệch thế ôxi trở nên rất lớn. Hiệu ứng Root cũng xảy ra tại màng mạch của lưới mạch kỳ diệu ("rete mirabile") nơi dẫn máu tới võng mạc. Sự thiếu vắng của hiệu ứng Root tại đây sẽ khiến một phần ôxi bị khuếch tán trực tiếp từ máu ở động mạch sang máu ở tĩnh mạch, gây ra thất thoát ôxi một cách không cần thiết. | 1 | null |
RG-42 là một loại lựu đạn cầm tay do Liên Xô sản xuất từ năm 1942.Đây là một loại vũ khí trang bị cho cá nhân, nổ phân mảnh và được Hồng quân Liên Xô sử dụng phổ biến trong Chiến tranh thế giới thứ hai.Nó tiếp tục được Liên Xô và đồng minh sử dụng sau chiến tranh.RG-42 có tổng khối lượng 420 g trong đó có 120 g thuốc nổ TNT ở lõi,có dạng hình trụ,sử dụng ngòi nổ UZRGM tiêu chuẩn và nó cũng được lắp đặt trên các loại lựu đạn khác của Liên Xô như F1, RG-41, RGO-78, RGN-86 và RGD-5.Lựu đạn có thể được ném ở khoảng cách 35-40 mét và có bán kính sát thương hiệu quả là khoảng 10 mét. Thời gian phát nổ sau khi giật kíp là 3,2 đến 4,2 giây.RG-42 sau này trở thành nguyên mẫu để chế tạo ra lựu đạn RGD-5 có hình dáng nhỏ gọn hơn.
Lựu đạn RG-42 thường được trang bị cho các lực lượng vũ trang,bán vũ trang cộng sản trên toàn thê giới và được phổ biến trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Đông Dương, Sự kiện Vịnh Con Lợn, Xung đột biên giới Trung-Xô, Chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh biên giới Việt-Trung, Chiến tranh biên giới Tây nam Việt Nam v.v...Ngày nay,nhiều tổ chức khủng bố,li khai và các tổ chức hồi giáo cực đoan vẫn sử dụng lựu đạn RG-42 do đặc điểm dễ sản xuất và sử dụng. | 1 | null |
Losar () là một từ tiếng Tạng có nghĩa là "năm mới". "lo" về mặt ngữ nghĩa là "năm, tuổi"; "sar" về mặt ngữ nghĩa là "mới", còn gọi là Tết Tây Tạng. Losar là ngày lễ quan trọng nhất tại Tây Tạng và Bhutan, được tổ chức tương ứng với khoảng tháng Hai dương lịch.
Losar được tổ chức trong 15 ngày, các hoạt động chính diễn ra trong ba ngày đầu tiên. Vào ngày đầu tiên của Losar, một loại thức uống gọi là "changkol" được làm từ "chhaang" (tương đối giống bia). Ngày thứ hai của Losar có tên Losar của Vua "(gyalpo losar)". Theo truyền thống, người ta sẽ tổ chức năm ngày lễ Vajrakilaya trước Losar. Do người Duy Ngô Nhĩ tiếp thu lịch Trung Hoa, và người Mông Cổ cùng Tạng tiếp thu lịch Duy Ngô Nhĩ, Losar diễn ra gần hoặc trùng ngày với tết Trung Quốc và tết Mông Cổ, song các truyền thống trong Losar chỉ có độc nhất ở Tây Tạng, và có từ trước khi tiếp nhận ảnh hưởng từ Ấn Độ và Trung Hoa. Ban đầu, các lễ kỷ niệm thời cổ của Losar chỉ diễn ra trong Đông chí, và đã chỉ dời thời điểm sang trùng với tết Trung Hoa và Mông Cổ sau quyết định của một lãnh đạo Cách-lỗ phái của Phật giáo.
Các dân tộc Yolmo, Sherpa, Tamang, Gurung, và Bhutia tại Nepal cũng tổ chức lễ kỉ niệm Losar. Losar cũng được Phật tử Phật giáo Tây Tạng trên toàn cầu tổ chức.
Lịch sử.
Lễ Losar có từ trước khi Phật giáo xuất hiện tại Tây Tạng và có thể truy nguyên từ thời kỳ Bön tiền Phật giáo. Theo truyền thống Bön ban đầu này, một nghi lễ thần thánh được tổ chức vào mỗi mùa đông, trong đó mọi người dâng một lượng lớn hương nhằm an ủi các linh hồn, vị thần và 'Hộ pháp' bản địa. Lễ hội tôn giáo này sau đó đã tiến triển thành một lễ hội Phật giáo thường niên, được cho là khởi đầu trong giai đoạn trị vì của Bố Đức Cộng Kiệt (布德共傑, Pude Gungyal), tán phổ thứ 9 của triều đại Thổ Phồn. Lễ Losar được cho là bắt đầu khi một cụ bà tên là Belma đã giới thiệu cách tính thời gian dựa trên pha của Mặt Trăng. Lễ này diễn ra khi các cây mơ ở vùng Lhokha Yarla Shampo ra hoa trong mùa thu, và nó có thể là hoạt động đầu tiên của thứ mà sau này trở thành lễ hội nông dân truyền thống. Trong giai đoạn này, các kỹ năng trồng trọt, thủy lợi, tinh chế sắt từ quặng và xây dựng cầu đã lần đầu tiên được đưa tới Tây Tạng. Các nghi lễ được đưa vào nhằm đánh dấu các khả năng mới này có thể được công nhận là tiền thân của lễ Losar. Sau đó, khi các nguyên lý cơ bản của chiêm tinh học, dựa trên Ngũ hành, được đưa đến Tây Tạng, lễ hội nông dân trở thành điều mà ngày nay chúng ta gọi là Losar hay Tết Tạng.
Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1998: p. 233) đã trình bày tầm quan trọng của việc hỏi ý Hộ pháp Nechung đối với Losar: | 1 | null |
Walk off the Earth là một ban nhạc indie đến từ Canada được thành lập vào năm 2006 tại Burlington, Ontario, họ đã gặt hái được nhiều thành công khắp thế giới nhờ những video ca nhạc được thu âm lại hay hơn cả bản gốc. Ban nhạc đã tạo được một lực lượng người hâm mộ mà không cần bất kì hãng thu âm, người quản lý nào. Vào tháng 2, năm 2012, nhà phát hành âm nhạc Crazed Hits đưa tin rằng ban nhạc đã ký hợp đồng với hãng Columbia Records. Ban nhạc được biết đến nhiều nhờ những bản cover các bài hát đang phổ biến trên Youtube, và sử dụng những nhạc cụ lạ như đàn Ukelele hay Theremin cũng như looping samples. Việc thu âm và sản xuất video của nhóm đều được làm bởi chính thành viên, người chơi đa nhạc cụ Gianni Luminati Nicassio.
Sự nghiệp.
Thành công đầu tiên của nhóm đến từ việc thu lại bài hát của ban nhạc The Gregory Brothers. Video cover lại bài hát của ca sĩ Gotye "Somebody That I Used to Know" đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng trên Youtube vào năm khoảng đầu năm 2012, đem lại hơn 127 triệu lượt xem trong bốn tháng và nhận được những phản hồi tích cực từ chính Gotye và cả ca sĩ hợp tác với anh trong bài hát, Kimbra. Ban nhạc cũng cover lại một số bài hát như "Someone Like You" của Adele, "Party Rock Anthem" của LMFAO, "Payphone" của Maroon 5, "Roll Up" của Wiz Khalifa, và hàng tá những bài hát khác. Vào tháng 12 năm 2012, ban nhạc cho phát hành đĩa đơn mang tên "Gang of Rhythm".
Album.
Các Album phòng thu của nhóm "My Rock" và "Smooth Like Stone on a Beach" đều được thu âm và sản xuất bởi thành viên của nhóm Gianni Luminati Nicassio tại phòng thu cá nhân ở Burlington, Ontario.
Trong một chương trình phỏng vấn với Brenna Ehrlich từ MTV, Sarah Blackwood nói rằng Album phòng thu tiếp theo của nhóm đang được sản xuất bởi Gianni Luminati và Tawgs Salter. Trong video cover "Can't Take My Eyes Off You" của nhóm nói rằng Album tiếp theo sẽ phát hành vào 19 tháng 3 năm 2013. | 1 | null |
Hiệu ứng Haldane là một đặc tính của hemoglobin được đặt theo tên của nhà sinh lý học John Scott Haldane, người lần đầu tiên miêu tả nó vào năm 1905 sau một thời gian nghiên cứu trên những con dê, đã tìm ra cách khắc phục tình trạng này. Tổng cộng có khoảng 150 con dê chết hoặc liệt toàn thân trong quá trình thử nghiệm để cứu sống hàng trăm nghìn thợ lặn trên toàn thế giới.
Theo hiệu ứng này, oxy hóa khử trong máu và trong hemoglobin sẽ làm tăng khả năng chứa đựng cacbonic của nó; ngược lại máu chứa nhiều ôxi thì khả năng chứa đựng cacbonic sẽ giảm đi.
Giai đoạn ban đầu.
Rất nhiều thợ lặn hoặc tử vong, hoặc liệt toàn thân, liệt nửa người nhưng các bác sĩ Hải quân Hoàng gia Anh không sao lý giải được hiện tượng này. Họ chỉ tạm thời kết luận rằng dưới áp lực cao của nước biển, các thợ lặn bị đột quỵ nhưng tại sao lại đột quỵ hàng loạt thì câu trả lời vẫn là ẩn số.
Mãi đến năm 1900, khi ngành pháp y đã có những bước tiến đáng kể, việc mổ tử thi những thợ lặn tử vong cho thấy trong não, phổi và các khớp xương của họ có những bong bóng khí nitơ.
Năm 1905, trước việc mỗi năm có hàng trăm thợ lặn tử vong hoặc liệt vì bệnh giảm áp, Hải quân Hoàng gia Anh giao cho nhà sinh lý học người Scotland là John Scott Haldane nghiên cứu tìm cách chống lại căn bệnh này.
Quá trình nghiên cứu.
Bằng cách xem xét tất cả những trường hợp tử vong hoặc bại liệt, John Scott Haldane nhận ra rằng tất cả những thợ lặn làm việc ở độ sâu không quá thì không ai mắc phải bệnh giảm áp.
Trong buổi thuyết trình trước Hội đồng Y học Hoàng gia Anh, Haldane nói: "Nếu một thợ lặn xuống sâu thì khi ngoi lên, anh ta chỉ lên đến và dừng lại trong một khoảng thời gian rồi tiếp tục lên . Tại độ sâu đó, anh ta dừng lại thêm một lần nữa để cơ thể điều chỉnh khí nitơ rồi mới ngoi lên mặt nước thì các tai biến sẽ không bao giờ xảy ra. Đây chính là lý thuyết giải nén".
Theo đề nghị của Haldane, Hải quân Hoàng gia Anh cho ông toàn quyền sử dụng phòng thí nghiệm của Viện Y học dự phòng Lister ở London với sự cộng tác của trung uý Guybon Damant, một chuyên gia lặn biển thuộc Hải quân Hoàng gia Anh và nhà sinh lý học Edwin Arthur Boycott.
Thoạt đầu, Haldane cùng cộng sự tiến hành thực nghiệm giảm áp trên chuột lang và gà bằng cách đặt chúng vào một bình kín với áp suất tương đương dưới biển. Thế nhưng kết quả thu được lại không thể giúp Haldane đưa ra kết luận vì hệ hô hấp của chuột lang và gà trao đổi khí nhanh hơn rất nhiều so với cơ thể con người. Vì vậy, Haldane thay thế chuột lang, gà bằng khỉ, chó và lợn nhưng tần số hô hấp của 3 loài vật này cũng khác xa con người. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu chọn loài dê vì sự hít thở của nó bằng 1,7 lần so với một thanh niên trưởng thành.
Trong lần thí nghiệm đầu tiên, 85 con dê được chuyển đến Viện Y học dự phòng Lister. Bằng cách đặt từng 8 con một vào trong buồng kín, Haldane cho áp suất không khí tăng lên bằng với độ sâu dưới nước. Tiếp theo, ông tăng độ sâu lên , và . Qua quan sát, Haldane cùng hai cộng sự nhận thấy cũng như con người, loài dê có các triệu chứng khác nhau của bệnh giảm áp. Một số con khi đưa trở lại môi trường không khí bình thường thì nó không ăn uống, không đi đứng được, một số con chết trong đau đớn còn nhiều con khác bị liệt tạm thời hoặc liệt vĩnh viễn. Kết quả mổ xác cho thấy hầu hết những con dê thí nghiệm đều bị tổn thương ở các khớp, phổi và não bị phù do các bóng khí nitơ.
Cuối cùng, trong số 150 con dê thí nghiệm, chỉ có 1 con duy nhất sống sót nhưng nó đã giúp Haldane, Guybon Damant và Edwin Arthur Boycott xác định được khoảng thời gian "nghỉ" giữa các độ sâu là bao nhiêu. Bước tiếp theo là thí nghiệm trực tiếp trên con người, và người tình nguyện là trung úy Andrew Catto, một thợ lặn dày dạn kinh nghiệm của Hải quân Hoàng gia Anh.
Thực nghiệm trên người.
Giống như những con dê, Andrew Catto bước vào một buồng kín với bộ quần áo lặn và chiếc mũ hình cầu bằng thép với ống dẫn oxy. Giây lát, áp suất trong buồng được điều chỉnh cho tăng lên, tương đương với áp suất ở độ sâu dưới nước. Sau 1 tiếng, áp suất giảm xuống tương đương độ sâu . Catto ngồi im chịu trận 1 tiếng 30 phút trước khi áp suất không khí chỉ còn bằng với độ sâu .
Ngồi thêm một tiếng nữa, áp suất trong buồng được trả lại như áp suất bình thường trên mặt đất thì Haldane mở cửa cho Andrew Catto bước ra. Kết quả, thợ lặn Andrew Catto vẫn tỉnh táo, cả về tri giác lẫn chức năng vận động. Mọi hiện tượng của bệnh giảm áp không thấy xuất hiện ngoại trừ Andrew Catto chỉ có cảm giác hơi mỏi ở các khớp xương.
Cuối tháng 8 năm 1906, Haldane quyết định thử nghiệm thực tế dưới nước. Trên chiếc tàu phóng ngư lôi HMS Spanker, nhóm nghiên cứu đến vùng biển nước sâu ở Loch Striven. Trung úy Andrew Catto và trung úy Guybon Damant trong bộ quần áo lặn cồng kềnh và cái mũ lặn nặng tổng cộng 50 kg, có ống dẫn khí oxy nối với máy nén khi đặt trên tàu cùng sợi dây điện thoại để liên lạc, cả hai thả người rơi xuống nước, 6 phút sau đó, họ xuống đến độ sâu rồi tiến hành một số hoạt động, mô phỏng cách làm việc của các thợ lặn. Sau hơn một tiếng, Damant và Catto ngoi lên. Cũng như trong thí nghiệm buồng kín, cả hai dừng lại 3 lần, mỗi lần từ 1 tiếng 30 phút đến 2 tiếng, ở các độ sâu lần lượt là , và . Cả Damant và Cotto đều không có dấu hiệu gì của bệnh giảm áp, kết quả thực nghiệm được đánh giá là thành công hoàn toàn. Dù vậy, Haldane cùng Damant và Boycott vẫn tiếp tục thực nghiệm thêm hàng chục lần nữa, ở các vùng biển mà độ mặn khác nhau, dòng chảy, nhiệt độ khác nhau để hoàn chỉnh bảng tính toán áp suất.
Bảng Haldane.
Đầu năm 1907, Hải quân Hoàng gia Anh ban hành một quy chế, gọi là "Bảng Haldane", ấn định các nguyên tắc bắt buộc cho tất cả mọi thợ lặn nếu họ lặn ở độ sâu quá . Quy chế này sau đó nhanh chóng phổ biến trên toàn thế giới và vẫn được áp dụng cho đến ngày nay, cứu sống hàng trăm nghìn thợ lặn mặc dù các thiết bị lặn ngày nay đã hiện đại hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, rất nhiều những quốc gia khác có nghề đánh cá, lặn bắt hải sản cũng tổ chức những buổi tuyên truyền cho ngư dân biết về nguyên tắc giảm áp khi lặn sâu dựa theo Bảng Haldane nhằm tránh những tai nạn đáng tiếc. | 1 | null |
Trang Tắc Đống (25 tháng 8 năm 1940 - 10 tháng 2 năm 2013), người Dương Châu, từng là một vận động viên bóng bàn Trung Quốc. Ông đã ba lần vô địch giải bóng bàn thế giới và vô địch tại một số sự kiện bóng bàn khác, cũng là một nhân vật nổi tiếng về mặt chính trị trong Cách mạng Văn hóa. Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông và cầu thủ bóng bàn Hoa Kỳ Glenn Cowan trong Giải vô địch bóng bàn thế giới lần thứ 31, sau này được gọi là ngoại giao bóng bàn, được nhìn nhận tại Trung Quốc là đã phá tan băng trong quan hệ Trung-Mỹ từ năm 1949. Trang Tắc Đống từng kết hôn với nghệ sĩ dương cầm Bào Huệ Kiều (鮑蕙蕎), người vợ thứ hai của ông là một người Nhật sinh tại Trung Quốc tên là Sasaki Atsuko (佐々木敦子). | 1 | null |
Phùng Tích Phạm (), hiệu Hi Phạm (希範), là một quan viên và đại tướng trụ cột của chính quyền Minh Trịnh tại Đài Loan trong thế kỷ 17. Phùng Tích Phạm là người huyện Long Khê (nay là khu Long Văn), Chương Châu, Phúc Kiến. Về sau, Phùng Tích Phạm đầu hàng triều Thanh.
Tiểu sử.
Phùng Tích Phạm là con của Phùng Trừng Thế (馮澄世), là công quan của Diên Bình vương Trịnh Thành Công. Sau khi quân Thanh liên tiếp công phá Bắc Kinh và Nam Kinh, cha con họ Phùng tham gia vào đội quân phản Thanh phục Minh của Trịnh Thành Công, theo quân Trịnh chiến đấu hơn 10 năm ở Mân Nam. Trịnh Thành Công sau đó đưa quân ra Đài Loan, đánh bại người Hà Lan trên đảo, lập ra vương triều Minh Trịnh.
Năm 1662, Trịnh Thành Công qua đời, vương triều Minh Trịnh nổ ra việc tranh giành ngôi vị giữa con trưởng của Trịnh Thành Công là Trịnh Kinh với em trai thứ năm của Trịnh Thành Công là Trịnh Tập (鄭襲). Các đại thần của vương triều Minh Trịnh như Hoàng Chiêu (黃昭) và Tiêu Củng Thần (蕭拱辰) lấy cớ Trịnh Kinh đắc tội với cha nên không thể kế vị, lập Trịnh Tập làm Diên Bình giám quốc, Đại Lý Chiêu Thảo đại tướng quân.
Lúc bấy giờ, Trịnh Kinh đang trú ở Hạ Môn, được tướng lĩnh họ Trịnh ở duyên hải Phúc Kiến phổ biến thừa nhận, đem quân tiến thẳng đến Đài Loan. Phùng Tích Phạm khi ấy được Trịnh Kinh cho làm thị vệ bên mình, tương đương với việc nhận được sự tín nhiệm của Trịnh Kinh. Sau khi quân của Trịnh Kinh tiến đến Đài Loan, đã khai chiến với Hoàng Chiêu tại Xích Khảm (赤崁, nay là Đài Nam), Hoàng Chiêu chết trận. Sau trận đánh, các tướng lĩnh vốn ủng hộ Trịnh Tập đều đầu hàng Trịnh Kinh. Sau khi đánh bại quân của Trịnh Tập, Trịnh Kinh tiến hành vỗ về quân dân Đài Loan, nhanh chóng ổn định tình hình. Để thể hiện lòng khoan dung, Trịnh Kinh không hành quyết Trịnh Tập, song đưa đến Hạ Môn quản thúc.
Năm 1679, Trịnh Kinh lập con trai Trịnh Khắc Tang làm giám quốc, xử lý chính sự. Trịnh Khắc Tang là người cương nghị, quả quyết, rất giống với phong thái của Trịnh Thành Công. Trịnh Khắc Tang là người nghiêm khắc và các thành viên trong tông thất cũng không được ngoại lệ, vì thế nhiều thành viên tông thất và Phùng Tích Phạm căm ghét Trịnh Khắc Tang.
Năm 1680, Trịnh Kinh qua đời, các em của Trịnh Kinh và Phùng Tích Phạm đều không muốn Trịnh Khắc Tang kế thừa, dự định ủng hộ lập Trịnh Khắc Sảng, bèn thuyết phục người vợ họ Đổng của Trịnh Thành Công ở Bắc Viên Biệt quán bãi bỏ chức vị Giám quốc của Trịnh Khắc Tang, nhưng Trịnh Khắc Tang từ chối giao lại ấn tín. Nhóm Phùng Tích Phạm liền vu cáo Trịnh Khắc Tang phản lại di nguyện của phụ thân, phái người tới treo cổ cho đến chết (có thuyết nói là tự sát)
Trịnh Khắc Sảng lúc bấy giờ mới gần 12 tuổi lên làm Diên Bình quận vương. Năm 1683, thủy sư đề đốc triều Thanh là Thi Lang đã đại phá hạm đội họ Trịnh trong hải chiến Bành Hồ, đánh chiếm quần đảo này, tướng họ Trịnh là Lưu Quốc Hiên phải rút chạy về đảo chính Đài Loan. Phùng Tích Phạm bèn khuyên Trịnh Khắc Sảng đầu hàng, Khắc Sảng nghe theo. Sau khi được Thi Lang chấp thuận, Trịnh Khắc Sảng, Lưu Quốc Hiên và Phùng Tích Phạm dẫn các tướng lĩnh và quan lại ra hàng. Sau đó, khi được đưa đến Bắc Kinh, Phùng Tích Phạm và Lưu Quốc Hiên đều thụ tước bá.
Trịnh Khắc Sảng lấy con gái Phùng Tích Phạm, có con là Trịnh An Phúc (鄭安福).
Trong văn chương.
Phùng Tích Phạm là một nhân vật địch thủ phụ xuất hiện trong tiểu thuyết Lộc đỉnh ký của Kim Dung. Trong truyện, ông là một kiếm sĩ dũng mãnh thuộc Côn Lôn phái và có biệt danh là "nhất kiếm vô huyết" (一劍無血), là sư phụ của Trịnh Khắc Sảng. Sau khi đầu hàng triều Thanh, ông bị Vi Tiểu Bảo lừa đem ra pháp trường chém đầu thay cho tử tù Mao Thập Bát. | 1 | null |
Động vật trên mặt đất là các loài động vật sống chủ yếu hoặc hoàn toàn trong lòng đất như chó, mèo, kiến để phân biệt với các loài động vật sống trên trời (động vật trên không), chủ yếu sống ở dưới nước như tôm, cua hay cá; hoặc dạng hỗn hợp như các loài động vật lưỡng cư như cóc. Thuật ngữ trên cạn (mặt đất) cũng thường được phân biệt rõ với các loài sống chủ yếu trên mặt đất chứ không phải trên cây. | 1 | null |
Động vật thủy sinh "("tiếng Anh":" aquatic hay marine animals; *"trong sinh học nước ngoài, "aquatic" được dùng cho các loài sống trong nước ngọt như ao, hồ, suối; còn "marine" thì cho các loài sống trong nước mặn như biển và đại dương)" hay còn gọi là các loài thủy tộc là các động vật bao gồm cả các loài có xương sống và không xương sống chủ yếu dành hầu hết quãng đời của chúng sống dưới nước. Cá là các loài có xương sống cư ngụ dưới nước điển hình nhất, nhưng cũng có thể bao gồm vài loài bò sát, lưỡng cư và thú có vú. Một số ví dụ của các loài không xương sống dưới nước là động vật Chân khớp (ấu trùng, nhện biển, giáp xác); Thân mềm (sên biển, mực ống, bạch tuộc, v.v); Giun đốt (giun Bobbit); Thích ty bào (sứa, san hô, hải quỳ, v.v) và Da gai (sao biển, cầu gai, hải sâm, v.v).
Trong nuôi trồng thủy sản, động vật thủy sinh bao gồm: cá, động vật thân mềm, động vật giáp xác bao gồm cả sản phẩm sinh sản của chúng như trứng thụ tinh, phôi và các giai đoạn con non ở trong các hệ thống nuôi hoặc ở ngoài tự nhiên. | 1 | null |
Thực vật thủy sinh (hay còn gọi là thực vật sống dưới nước) là thực vật thích ứng với việc sống trong môi trường nước (nước mặn và nước ngọt). Chúng có thể sống hoàn toàn trong nước (các loài tảo biển), một phần trong nước hoặc trong môi trường ẩm ướt như bùn. Các loài sen, hoa súng thích ứng với môi trường ngập nước với phần lá nổi trên mặt nước. Một số loài thực vật thủy sinh có hai hình thái lá đó chính là "lá cạn" hay lá mọc bên trên mặt nước và hình thức "lá nước" là dạng lá mọc hoàn toàn ở dưới nước.
Các nhân tố chính kiểm soát sự phân tán của thực vật thủy sinh là độ sâu và chu kỳ lũ. Tuy nhiên, các nhân tố khác cũng có thể được xem là kiểm soát sự phân tán và phát triển của chúng như chất dinh dưỡng, độ mặn và dao động sóng nước.
Đặc điểm.
Các nhà khoa học Đức đã sưu tầm được hơn 300 loại thực vật thủy sinh, các nhà thiết kế Hà Lan đã hình thành một trường phái mỹ thuật về cách sắp xếp, tạo hình phong cảnh bằng các loại thực vật thủy sinh rất độc đáo, đặc sắc.Nên hạn chế ánh sáng, chỉ sử dụng vừa đủ để tránh lãng phí điện. Nhiều ánh sáng, dư sáng sẽ tạo ra môi trường cho rêu phát triển nhanh, làm mờ và xấu hồ thủy sinh.
Những cây thủy sinh không có lông hút và nó hút nước bằng tế bào biểu bì bao quanh toàn bộ cơ thể, lông hút ở thực vật trên cạn thực ra được tạo thành từ tế bào biểu bì của cây. Những thực vật sống trên cạn cần phải hình thành lông hút để tăng diện tích tiếp xúc với đất để hấp thụ được nhiều nước, còn những cây ở dưới nước do lượng nước ngoài môi trường nhiều nên tế bào biểu bì của cây không cần phải hình thành lông hút. | 1 | null |
Đinh Bá Châu (sinh năm 1942 tại Thái Bình) là một chuyên gia, đầu bếp nổi tiếng hoạt động trong lĩnh vực ẩm thực tại Việt Nam. Nghệ nhân Đinh Bá Châu thường được báo giới gọi là "Vua bếp tại Việt Nam".
Sự nghiệp.
Nghệ nhân Đinh Bá Châu sinh tại làng Đún Ngoại (nay là xã Chi Lăng), huyện Hưng Hà (Thái Bình), cha ông mất khi ông vừa chào đời. Bốn năm sau ông cũng mồ côi mẹ, sống lang thang không họ hàng thân thích .
Ông đi khắp nơi bán lạc rang, bánh mì, đánh giày kiếm sống, tối về được những người hàng xóm tốt bụng cho ngủ nhờ.
Năm 1955, khi Hà Nội vừa giải phóng, ông ra đó lập nghiệp, làm thuê cho tiệm cao lâu của ông Phúc ở số 2A Tạ Hiện, vừa phụ bếp, học nghề tráng bánh phở, vừa chăm con cho ông chủ. Ông Phúc nhận thấy ông khéo léo đặc biệt và một đầu óc mẫn cảm với hương vị, với các món ăn. Ông cũng hết sức biết chiều lòng thực khách nên khách tới tiệm cao lâu ngày một đông. Tuy nhiên vào thời đó, nghề nấu ăn không được xã hội coi trong nên ông quyết định đi học nhạc để mọi người phải nể trọng .
Ông học ghita của Tạ Tấn, nhưng không thấy phát triển ngón đàn nên chuyển qua học qua học violon suốt 7 năm sau đó nhưng cũng không thành công.
Năm 1959, ông Châu học nấu ăn và làm bếp trong nhà hàng Phú Gia. Với năng khiếu vốn có và lòng say mê học hỏi, ông nhanh chóng trở thành một đầu bếp có uy tín, được cử đi học những lớp nấu ăn cao cấp rồi được giữ lại làm thầy và cuối cùng về làm Phó giám đốc Công ty ăn uống Phú Gia.
Năm 1980, ông đi đến Cộng hòa dân chủ Đức học và làm việc tại khách sạn Metropole ở Berlin. Trong 5 năm ông vừa học hỏi cách thức nấu ăn của các nước phương Tây, vừa giới thiệu với mọi người về ẩm thực Việt Nam và ẩm thực phương Đông nói chung.
Năm 1990, tại cuộc thi nấu ăn quốc tế Gastropa tổ chức tại Praha Tiệp Khắc, ông đã tranh tài cùng 54 đoàn của 34 quốc gia trên thế giới. Tại đây, ông đã đạt được huy chương vàng khiến cả thế giới phải sửng sốt trước sự sáng tạo và khéo léo đến tuyệt vời của người đầu bếp đất Việt.
Tại SEA Games 22 tổ chức tại Việt Nam, nghệ nhân Đinh Bá Châu được mời làm "tổng chỉ huy" cho hệ thống nhà hàng khách sạn Việt Nam trong việc nấu nướng, tổ chức các món ăn, phục vụ các đoàn vận động viên, quan khách đến từ các nước.
Gia đình.
Ông có ba con trai đều theo nghề của ông, hai người hiện đang kinh doanh nhà hàng khá thành công ở Nga và Ba Lan.
Ở Việt Nam, gia đình ông có hai nhà hàng, một ở Hà Nội, một ở Quảng Ngãi. | 1 | null |
RGD-33 là một loại lựu đạn cầm tay chống bộ binh dạng chày do Liên Xô sản xuất từ năm 1933. Nó được thiết kế để thay thế loại lựu đạn Model 1914 và được sử dụng suốt Chiến tranh thế giới thứ hai.
RGD-33 có đặc điểm gồm 2 phần: phần tay cầm của nó và phần đầu nhồi thuốc nổ. Bên ngoài phần đặt thuốc nổ là lớp bọc phân mảnh làm bằng kim loại có nhiều mảnh hình thoi dính liền nhau. Trước khi sử dụng phải khóa chốt cắm của ngòi nổ ở đầu quả lựu đạn khoảng 4 giây sau đó mới ném được. Khoảng cách thích hợp để ném lựu đạn là từ 30-40 mét. Khi phát nổ, các mảnh hình thoi ở đầu của quả lựu đạn sẽ bắn ra, đạt tốc độ cao trong không khí nhằm gây sát thương biến RGD-33 trở thành một loại lựu đạn "công kích". Nó có bán kính sát thương nhỏ, từ 10–15 m nhưng đây là khoảng cách sát thương vừa đủ để tiêu diệt đối phương và vừa an toàn cho xạ thủ. Với hầu hết các lựu đạn thời này thì RGD-33 có khả năng và lợi thế lớn.
Lựu đạn RGD-33 có hình dạng không bình thường, rất độc đáo. Điểm độc đáo nhất của nó chính là lớp vỏ bọc phân mảnh được lắp bên trên của lựu đạn,đây chính là đặc điểm gây sát thương hiệu quả đối với bộ binh vì khi phát nổ sẽ có 1 rất nhiều các mảnh vỡ hình thoi nhọn bắn ra xung quanh vị trí phát nổ. Tổng khối lượng của RGD-33 là 750 g trong đó có 250 g là khối lượng của lớp vỏ bọc phân mảnh, 85 g là khối lượng thuốc nổ TNT ở bên trong.
RGD-33 hơi phức tạp khi sử dụng và sản xuất. Sau khi Đức tấn công Liên Xô thì lựu đạn RG-42 bắt đầu được sản xuất đại trà và dần thay thế RGD-33.
Sau thế chiến thứ hai, RGD-33 vẫn được sử dụng trong Nội chiến Trung Quốc,Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt Nam và được trang bị cho phe Xã hội chủ nghĩa. Ở Việt Nam, RGD-33 được gọi là "lựu đạn chày" và được trang bị nhiều cho du kích cộng sản ở miền Nam Việt Nam. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam lại sử dụng lựu đạn F1 và RG-42 là chủ yếu. | 1 | null |
KF-21 Boramae / Diều hâu non là một chương trình quân sự - hàng không của Hàn Quốc nhằm phát triển một mẫu máy bay tiêm kích đa năng tiên tiến dành cho Không quân Hàn Quốc cùng với Không quân Indonesia.
Tổng quan.
Đây là dự án phát triển máy bay tiêm kích nội địa thứ hai của Hàn Quốc sau T-50 / FA-50. Chương trình dự kiến tiêu tốn khoảng 8 tỷ đô la Mỹ và có sự tham gia đóng góp của Indonesia (20%). | 1 | null |
Xe tăng Mk III, còn gọi là Valentine, là một loại xe tăng bộ binh được sản xuất tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland trong Thế chiến thứ hai. Hơn 8.000 chiếc với nhiều biến thể đã được sản xuất, chiếm khoảng 1/4 xe tăng Anh được sản xuất thời chiến.
Nhiều phiên bản bao gồm tán đinh và hàn đã được sản xuất, sử dụng động cơ xăng và diesel, tiến bộ trong vũ khí. Nó được cung cấp với số lượng lớn sang Liên Xô và được chế tạo theo giấy phép tại Canada. Phát triển bởi Vickers, nó đã chứng minh được cả hai yếu tố: mạnh mẽ và đáng tin cậy.
Tên gọi.
Có một số đề xuất giải thích cho tên Valentine. Theo một thông tin bản thiết kế đã được trao cho Văn phòng chiến tranh vào ngày lễ Thánh Valentine 14 tháng 2 năm 1940. Một số nguồn khác cho biết rằng thiết kế đã được gửi về ngày Valentine 1938 hoặc 10 tháng 2 năm 193. Tình cờ Valentine là tên giữa của Sir John V. Carden, người chịu trách nhiệm về các thiết kế xe tăng bao gồm cả những người tiền nhiệm của Valentine, A10 và A11. Một phiên bản khác nói rằng Valentine là một từ viết tắt cho Vickers-Armstrong Ltd Elswick (Newcastle-upon) Tyne. Những lời giải thích "tầm thường nhất" theo David Fletcher rằng đó chỉ là một từ mã trong Vickers-Armstrong Ltd Elswick không có ý nghĩa khác.
Biến thể.
Tiếp tục các thí nghiệm về Đèn pha phòng thủ Kênh đào; thay thế tháp pháo thông thường bằng một tháp pháo có đèn rọi.
Nguồn tham khảo.
Chú thích
Trích dẫn
Tài liệu tham khảo | 1 | null |
Cù lao An Bình là cù lao nằm giữa sông Tiền và sông Cổ Chiên thuộc huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam.
Địa lý.
Cù lao An Bình có vị trí địa lý:
Cù lao An Bình có diện tích hơn 60 km².
Cù lao An Bình gồm 4 xã là An Bình, Bình Hòa Phước, Hòa Ninh và Đồng Phú của huyện Long Hồ.
Lịch sử.
Vào khoảng đầu thế kỷ 20, Cù lao An Bình còn có tên là cù lao Bích Trân hay bãi Tiên Châu. Cách thị xã Vĩnh Long bởi dòng sông nhỏ Cổ Chiên. Theo thời gian, do quy luật dòng chảy, con sông Cổ Chiên rộng ra hàng trăm mét. Từ đó, An Bình tách dần ra khỏi thành phố Vĩnh Long như ngày nay. Cù lao được bao bọc bởi con sông Tiền và sông Cổ Chiên. Nằm đối diện trung tâm thành phố Vĩnh Long, là khu du lịch sinh thái hấp dẫn của tỉnh Vĩnh Long.
Du lịch.
Cù lao An Bình là một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn bậc nhất của tỉnh Vĩnh Long. | 1 | null |
Frank Vincent Zappa (21 tháng 12 năm 1940 - 4 tháng 12 năm 1993) là một nhạc công, nhạc sĩ, ca sĩ, nhà sản xuất âm nhạc, kỹ thuật viên thu âm và đạo diễn phim người Mỹ. Sự nghiệp âm nhạc kéo dài tới hơn 30 năm của Zappa bao gồm nhiều sáng tác cho rock, jazz, giao hưởng cũng như musique concrète. Ông cũng đạo diễn vài bộ phim và các video ca nhạc, tự tay thiết kế phần bìa cho album của mình. Tính cả thời kỳ solo và thời gian cùng với ban nhạc của mình, The Mothers of Invention, Zappa có trong sự nghiệp lẫy lừng của mình gần 60 album các loại. Khi còn thiếu niên, Zappa đã sớm được tiếp xúc với những nhạc sĩ kiệt xuất đương thời như Edgard Varèse, Igor Stravinsky, hay Anton Webern, cùng với đó là làn sóng R&B của những năm 50. Sau đó, Zappa bắt đầu viết nhạc ngay khi còn ở trung học, cùng lúc chơi trống trong một ban nhạc R&B, rồi nhanh chóng sau đó chuyển sang chơi guitar.
Zappa là một tài năng kiệt xuất với cây đàn guitar và nghệ thuật trình diễn, song chính những sáng tác đa dạng của mình khiến cho việc xác định phong cách âm nhạc của ông đôi lúc lại là một điều rất khó khăn. Album đầu tay của ông với The Mother of Invention, "Freak Out!", là một biểu tượng của rock 'n' roll với nhiều kỹ thuật và ảnh hưởng phòng thu. Các album sau đó của ông lại mang nhiều ảnh hưởng của phong cách đa chiều và experimental, lẫn lộn giữa jazz, rock và cả nhạc cổ điển. Phần ca từ ông viết – hầu hết đều mang tính châm biếm – đề cập nhiều về tính biểu tượng trong việc thiết lập xã hội và chuyển biến chính trị, cấu trúc xã hội và cả biểu tình. Ông đặc biệt chỉ trích việc giáo dục đại trà và cấu trúc hóa tôn giáo, cùng với đó ủng hộ mạnh mẽ việc tự do ngôn luận, tự học, tự do tham gia chính trị và cả việc bãi bỏ công tác kiểm duyệt.
Zappa cũng là một nhà sản xuất tài năng và một nghệ sĩ xuất chúng với nhiều sự tôn vinh từ người hâm mộ. Ông cũng có vài thành công thương mại, đặc biệt ở châu Âu nơi coi ông là một nghệ sĩ hàng đầu trong vai trò nhạc sĩ độc lập. Ảnh hưởng của ông tới các nhạc sĩ và nhạc công khác là vô cùng lớn. Ông có tên trong Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll vào năm 1995, được trao giải Grammy Thành tựu trọn đời vào năm 1997. Zappa từng lập gia đình với Kathryn J. "Kay" Sherman từ năm 1960 tới 1964, sau đó ông cưới Adelaide Gail Sloatman năm 1967 – người ở bên ông cho tới khi ông qua đời vì ung thư tuyến tiền liệt vào năm 1993. Họ có bốn người con: Moon, Dweezil, Ahmet và Diva. | 1 | null |
Katharine, Công tước phu nhân xứ Kent (Katharine Lucy Mary, nhũ danh Worsley, sinh ngày 22 tháng 2 năm 1933), là vợ của Vương tôn Edward, Công tước xứ Kent, cháu trai của vua George V của Vương quốc Anh và Mary xứ Teck, và em họ đầu tiên của Nữ vương Elizabeth II.
Công tước phu nhân xứ Kent thu hút được sự chú ý cho việc cải đạo sang Công giáo trong năm 1994, đây là thành viên cao cấp đầu tiên của Vương thất để cải đạo công khai kể từ khi thông qua Đạo luật Giải quyết 1701. Công tước phu nhân rất thích âm nhạc, và đã tham gia như là một thành viên của nhiều dàn hợp xướng. Là người được biết đến như một fan hâm mộ bóng đá, bà cũng đã tham dự các trận đấu vô địch ở trận chung kết Cúp FA hơn bất kỳ thành viên nào khác của gia đình Vương thất.
Sự thân thiện của Công tước phu nhân đã giúp bà giành được nhiều sự ủng hộ từ công chúng. Bà thích được biết đến trong cuộc sống riêng tư với cái tên Katharine Kent, và cũng thích được gọi là Katharine, Công tước phu nhân xứ Kent. Tuy nhiên, danh hiệu chính thức của bà vẫn "Her Royal Highness The Duchess of Kent".
Kết hôn.
Ngày 08 tháng sáu 1961, bà kết hôn với Vương tôn Edward, Công tước xứ Kent, con trai cả của Vương tử George, Công tước xứ Kent, và Marina của Hy Lạp và Đan Mạch, tại York Minster.
Du khách bao gồm các diễn viên Noël Coward và Douglas Fairbanks, Jr cũng như các thành viên của gia đình Vương thất Anh và Tây Ban Nha. Áo choàng của cô dâu được thiết kế bởi John Cavanagh, và bà đeo một vương miện băng tóc có đính kim cương được mẹ bà cho mượn.
Một số sự kiện khác.
Báo cáo của BBC nói rằng Công tước phu nhân bị hội chứng mệt mỏi mãn tính, trong khi tờ Mail on Sunday cho biết bà bị trầm cảm. Đến năm 1999, bà dường như đã khỏi bệnh, và khi được phỏng vấn bởi tờ Daily Mail về những thay đổi đột ngột, bà trả lời mà không cần suy nghĩ, rằng bà đã đau khổ vô cùng vì bệnh celiac. Bà bước xuống từ vai trò là người đứng đầu của Hội ME ở Anh sau khi có chẩn đoán mới này, và kể từ khi bà hăng hái làm việc với các tổ chức từ thiện và các trường học khác nhau. Khi được hỏi bởi tờ Daily Mail vào năm 1999 về lịch sử căn bệnh lâu dài của mình, câu trả lời của bà chỉ đơn giản là: "Không ai trong chúng ta đi qua cuộc sống mà không bị tổn thương".
Năm 2002, Công tước phu nhân xứ Kent đã quyết định không sử dụng kính xưng cá nhân "Her Royal Highness" để giảm bớt nhiệm vụ vương gia của mình. Kể từ đó, bà đã chính thức được gọi là Katharine Kent, mặc dù phong cách chính thức (ví dụ như tại Thông tư Tòa án) vẫn là HRH Công tước phu nhân xứ Kent. Cho một ví dụ, khi bà xuất hiện trong buổi trao giải thưởng Nhạc sĩ trẻ của BBC vào năm 2002, bà đã yêu cầu các nhà tổ chức giới thiệu bà là "Katharine, Công tước phu nhân xứ Kent." | 1 | null |
Cầu vượt Lăng Cha Cả là cầu vượt bằng thép thuộc địa phận Quận Tân Bình, đây cũng là cầu vượt thép thứ ba tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cầu được hơn 40 kỹ sư và công nhân của Công ty Cổ phần Thành Long thi công, đồng thời do Khu Quản lý giao thông đô thị số 1- Thành phố Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư. Sáng ngày 5 tháng 2 năm 2013, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Văn Đua đã phát lệnh khởi công xây dựng Cầu với chiều dài 244,2 mét, rộng 6,5 mét dành cho một làn xe ô tô và 1 làn hỗn hợp lưu thông theo hướng từ đường Cộng Hòa về đường Hoàng Văn Thụ. Tổng vốn đầu tư 121,9 tỷ đồng và dự kiến công trình cầu này sẽ hoàn thành trước ngày 15 tháng 6 năm 2013. Tuy nhiên, do thi công vượt tiến độ trên 1 tháng nên cầu được khánh thành sớm hơn vào ngày 27 tháng 4 năm 2013.
Bài liên quan.
Danh sách cầu vượt ở Thành Phố Hồ Chí Minh | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.