text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Tuân Yển (chữ Hán: 荀偃, bính âm: Xún Yǎn), hay Trung Hàng Yển (中行偃), tên tự là Bá Du (伯游), tức Trung Hàng Hiến tử (中行献子) là vị tông chủ thứ ba của họ Trung Hàng, một trong lục khanh nước Tấn thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc.
Tuân Yển là con của Tuân Canh, vị tông chủ thứ hai của họ Trung Hàng. Năm 576 TCN, Tuân Canh mất, Tuân Yển lên kế tập, làm Đại phu nước Tấn, được phong làm Thượng quân tá.
Giết Tấn Lệ công.
Năm 575 TCN, Tấn giao chiến với Sở tại Yển Lăng, Tuân Yển lập được công lớn, giúp Tấn đánh bại Sở, cùng lúc Trung quân tá Sĩ Tiếp mất, Tấn Lệ công phong cho Tuân Yển lên thay làm Trung quân tá, tức Thứ khanh nước Tấn.
Tấn Lệ công muốn bỏ các đại phu mà cho các họ ngoại thích vào làm quan. Anh vợ của Lệ công là Tư Đồng có hiềm khích với Khước Chí (郤至); Loan Thư cũng giận Khước Chí không cùng ý kiến với mình khi giao tranh với quân Sở, nên xảy ra thù oán trong triều đình nên cùng nhau gièm pha Khước Chí với Tấn Lệ công.
Tháng 12 năm 574 TCN, Tấn Lệ công sai Tư Đồng mang 800 quân đánh úp ba nhà họ Khước, bắt giết hết cả họ. Nhân đó Tư Đồng muốn trừ khử cả Tuân Yển và Loan Thư, bèn bắt hai người đến triều đình, khuyên Tấn Lệ công giết luôn. Tấn Lệ công thấy giết người quá nhiều không nỡ ra tay., tạ lỗi với Loan Thư và Tuân Yển và thả hai người về.
Loan Thư và Tuân Yển sợ sẽ bị giết, bèn bàn nhau ra tay trước. Tháng chạp nhuận năm 573 TCN, Loan Thư và Tuân Yển nhân lúc Tấn Lệ công ra ngoài chơi bèn mang quân đánh úp, bắt sống Tấn Lệ công giam lại, sau 6 ngày thì giết chết và lập công tử Chu lên ngôi, tức Tấn Điệu công, Điệu công giáng Tuân Yển xuống làm Thượng quân tá.
Chính khanh nước Tấn.
Năm 560 TCN, chính khanh nước Tấn là Tuân Oanh qua đời, đáng lẽ thứ khanh là Sĩ Mang nối chức, nhưng Sĩ Mang nhường cho Tuân Yển làm Trung quân Nguyên soái.
Năm 559 TCN, Tấn Điệu công sai Tuân Yển dẫn quân đánh nước Tần, đến năm 557 TCN, Tuân Yển hội quân các chư hầu Tống, Lỗ, Vệ ở đất Trạm, cùng đem quân đánh nước Sở, đánh bại quân Sở.
Năm 556 TCN, Tề Linh công lấn chiếm biên giới phía bắc nước Lỗ. Tấn Bình công sai Tuân Yển tập hợp quân các nước Tống, Lỗ, Vệ, Cử, Chu, Trịnh, Đằng, Tiết, Hình, Kỷ, Tiểu Chu (小邾) cùng đánh Tề. Tuân Yển sai cắm nhiều cờ trong rừng làm nghi binh khiến quân Tề tưởng rằng quân các nước rất đông đảo.
Tề Linh công thấy thanh thế liên quân 12 nước rất lớn, bỏ chạy về cố thủ ở kinh thành Lâm Tri. Quân Tấn cùng các nước chư hầu đuổi theo vây thành Lâm Tri, đốt phá nhà cửa ở ngoại thành rồi rút đi.
Năm 554 TCN, Tuân Yển bị bệnh nặng. Biết không qua khỏi, ông cho con là Tuân Ngô lên thế tập. Ngày 20 tháng 2 năm đó, Tuân Yển qua đời. Do không rõ Tuân Yển sinh năm nào nên không biết lúc mất, ông được bao nhiêu tuổi. Sĩ Mang lên thay làm Trung quân Nguyên soái. | 1 | null |
Tinh Vệ () là tên một giống chim nhỏ mỏ trắng chân đỏ có hình dáng giống con quạ thường sinh sống ở các vùng duyên hải Viễn Đông, giống chim này chuyên đi gắp những hạt cát nhỏ rồi bay ra biển thả xuống.
Thần thoại Trung Hoa có nhắc đến Tinh Vệ là tên con gái của Viêm Đế, tên là Nữ Oa (女娃), một mỹ nữ tuyệt sắc, theo Sơn Hải kinh thì một lần Tinh Vệ ra Đông Hải chơi chẳng may thuyền bị sóng đánh đắm mà chết đuối. Linh hồn nàng oán hận biển cả nên hóa thành một con chim xinh đẹp, ngày ngày nàng bay đến núi Tây ngậm đá mang thả xuống hòng lấp biển để trả thù. Từ đấy nhân gian gọi luôn giống chim này là Tinh Vệ, nghĩa bóng người ta dùng điển tích chim Tinh Vệ ngậm đá để lấp biển (精衛填海; "Tinh Vệ điền hải"), chỉ việc oán thù sâu xa.
Trong văn học cổ điển ngày xưa của Việt Nam và Trung Quốc vẫn dùng tích "Vá trời lấp biển" (補天填海; "Bổ thiên điền hải") để ám chỉ những việc không thể làm được, vá trời là tích bà Nữ Oa còn lấp biển là chuyện chim Tinh Vệ này. | 1 | null |
Reply 1997 (응답 하라 1997) là một phim truyền hình Hàn Quốc. Bộ phim tập trung vào cuộc sống của sáu bạn bè ở Busan, di chuyển qua lại giữa quá khứ của họ là học sinh trung học 18 tuổi vào năm 1997 và hiện tại của họ là 33 tuổi tại buổi họp lớp vào năm 2012, nơi mà một cặp vợ chồng sẽ thông báo rằng họ sẽ làm đám cưới.
Bộ phim truyền hình cũng đề cập đến văn hóa fan hâm mộ cực đoan nổi lên trong những năm 1990 khi thế hệ đầu tiên của thần tượng nhóm nhạc như HOT và Sechs Kies ra mắt.
Bộ phim ban đầu được phát sóng trực tiếp trên kênh truyền hình cáp tvN dài 16 tập. Tuy nhiên, do được sự yêu mến của đông đảo khán giả, các tập phim 15 và 16 cũng đã được phát sóng đồng thời trên Mnet, OCN, O'live, Ongamenet và OnStyle. Tập cuối được đánh giá cao nhất cho một bộ phim truyền hình cáp Hàn Quốc, đạt rating kỉ lục trên sóng truyền hình cáp. Bộ phim đã thu hút được lời khen ngợi từ khán giả và các nhà phê bình.
Sản xuất.
Director: Shin Won Ho
Screenwriter: Lee Woo Jung, Lee Sun Hye, Kim Ran Joo | 1 | null |
Cục Không quân Hải quân Hoàng gia Anh (RNAS) thành lập Trạm sửa chữa máy bay hàng không Hải quân Hoàng gia tại đảo Grain trên sông Medway Estuary, Kent đầu năm 1915. Đây cũng là căn cứ thủy phi cơ của RNAS tại đảo Grain, Trạm được đặt tên là Cảng Victoria. Sau đó trở thành Trạm máy bay thử nghiệm hàng hải, gồm 3 bộ phận:
Nó được đổi tên thành "Viện khoa học thử nghiệm vũ khí và hàng hải" vào ngày 16 tháng 3 năm 1920. Nó đổi tên lần nữa vào ngày 1 tháng 3 năm 1924 thành Viện khoa học thử nghiệm máy bay hàng hải và chuyển tới Felixstowe. | 1 | null |
Mumford & Sons là một ban nhạc Anh theo thể loại rock dân gian (folk rock). Các thành viên trong ban nhạc gồm Marcus Mumford (hát chính, ghita, trống, mandolin), Ben Lovett (hát, nhạc cụ có phím, phong cầm, trống), Winston Marshall (hát, banjo, ghita, ghita resonator) và Ted Dwane (hát, bass có dây, trống, ghita).
Thành viên ban nhạc.
Recording musicians.
Wilder Mind
Cựu nhạc sĩ thu âm.
Sigh No More
Babel
Danh sách đề cử và giải thưởng.
Giải Grammy.
Mumford & Sons đã thắng 2 giải Grammy sau 14 lần đề cử. | 1 | null |
từng là một thị trấn nằm ở Quận Nishitonami, Toyama, Nhật Bản.
Ngày 1 Tháng 11, 2005, Fukuoka được sáp nhập vào thành phố Takaoka.
Năm 2003, thị trấn có dân số ước tính 13.623 và mật độ 231,84 người trên mỗi km². Tổng diện tích là 58,76 km².
Fukuoka, Toyama là quê hương của Tập đoàn Kameo, những người thiết kế nên "Gối Boyfriend's Arm". | 1 | null |
Utricularia recta là một loài thực vật ăn thịt thuộc chi "Utricularia". Nó có nguồn gốc từ Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, và Nepal. Một số tác giả - như The Plant List coi loài nà như là phân loài "U. scandens" subsp. "firmula".
"U. recta" phát triển như là thực vật trên cạn trong các đầm lầy và bãi lầy ở cao độ từ khoảng tới . Nó nguyên thủy được Daniel Oliver mô tả năm 1859 như là một thứ của "U. wallichiana" . Năm 1968 nó được Krishnaier Subramanyam và Banerjee chuyển thành một thứ của "U. scandens". Năm 1986 Peter Taylor nâng cấp nó thành loài độc lập. | 1 | null |
Hữu Sằn hoặc Hữu Sân (chữ Hán: 有莘) là tên một quốc gia bộ lạc tồn tại vào khoảng từ nhà Hạ và nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc.
Những dấu ấn trong lịch sử.
Theo Sử ký thì Y Doãn là tay đầu bếp giỏi chuyên nấu ăn trong cung vua nước Hữu Sằn, vua Thành Thang nước Thương nghe tiếng Y Doãn là người hiền đức lại có tư tài kinh bang tế thế nên rất muốn có được người này. Thang bèn nghĩ ra cách đích thân đem đồ sính lễ đến Hữu Sằn để dạm hỏi công chúa của nước này, vua Hữu Sằn rất mừng rỡ vì có được con rể là vua nước Thương hùng mạnh liền đồng ý ngay. Vua Thang bèn thỉnh cầu xin cho tay đầu bếp giỏi là Y Doãn đi theo, lúc bấy giờ con gái lấy chồng được phép mang theo một thứ gì đó có giá trị để làm của hồi môn.
Sau khi được Y Doãn vua Thang nghe theo chính sách của ông chỉnh đốn đội ngũ thu phục nhân tâm, chẳng bao lâu lôi kéo được hơn 40 nước tập trung tiến đánh đuổi vua Hạ Kiệt ra Nam Sào dựng nên Triều đại nhà Thương.
Đến cuối đời nhà Thương, Tây bá hầu Cơ Xương cũng từng lấy vợ người nước Hữu Sằn, chẳng rõ nước ấy sau thời nhà Thương thế nào thì sử sách không thấy nhắc đến nữa. | 1 | null |
Johann Reinhold Forster (22 tháng 11 năm 1729 – 9 tháng 12 năm 1798) là một mục sư người Đức và là nhà tự nhiên học gốc Scotland, ông đã có nhiều đóng góp cho ngành điểu học thời kỳ đầu của châu Âu và Bắc Mỹ. Ông nổi tiếng nhất với vai trò là nhà tự nhiên học trên chuyến hành trình Thái Bình Dương thứ hai của James Cook cùng với con trai ông Georg Forster. Những chuyến tham hiểm này giúp ông thăng tiến và những phát hiện của ông trở thành hòn đá tảng của chủ nghĩa chuyên nghiệp thực dân và giúp đặt nền móng cho sự phát triển tương lai của nhân chủng học và dân tộc học. Chúng cũng đầu thời tạo tiền đề cho những quan ngại chung về ảnh hưởng mà sự thay thế của môi trường vật lý cho sự mở rộng kinh tế của châu Âu sẽ tạo ra đối với xã hội ngoại lai.
Tên của ông được đặt cho tên khoáng vật Forsterit. | 1 | null |
Elliott Coues (9 tháng 9, 1842 – 25 tháng 12, 1899) là một bác sĩ quân y, nhà sử học, điểu học và tác gia.
Tiểu sử.
Coues sinh ở Portsmouth, New Hampshire. Ông tốt nghiệp Đại học Columbia, (nay là đại học George Washington) Washington, D.C., năm 1861, và tại khoa y của trường này năm 1863. Ông làm tập sự nghề y tại Washington năm 1862-1863, và năm 1864 được chỉ định làm trợ lý giải phẫu trong quân đội thường xuyên. Năm 1872, ông xuất bản quyển "Key to North American Birds", bản này được sửa và viết lại năm 1884 và 1901, đã thúc đẩy việc nghiên cứu điểu học một cách có hệ thống ở Hoa Kỳ. Ông là thành viên sáng lập Hội các nhà điểu học Mỹ năm 1883.
Ấn phẩm đã xuất bản.
Trong số những ấn phẩm quan trọng nhất của ông, trong đó có nhiều ấn phẩm đồng tác giả, gồm:
Ông cũng đóng góp nhiều bài viết về Century Dictionary, viết cho nhiều bách khoa toàn thư khác nhau, và biên tập "Journals of Lewis and Clark" (1893), "The Travels of Zebulon M. Pike" (1895), "New Light on the Early History of the Greater Northwest: The Manuscript Journals of Alexander Henry, Fur Trader of the Northwest Company and of David Thompson, Official Geographer and Explorer of the Same Company, 1799-1814" (1897) và "Forty Years A Fur Trader on the Upper Missouri: The Personal Narrative of Charles Larpenteur 1833-1872" (1898) | 1 | null |
Hoa hậu Hoàn vũ 2012 là cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ lần thứ 61 và được tổ chức vào ngày 19 tháng 12 năm 2012 tại Nhà hát AXIS, Planet Hollywood Resort & Casino, Las Vegas, Nevada, Hoa Kỳ. Đương kim Hoa hậu Hoàn vũ 2011 Leila Lopes đến từ Angola đã trao lại vương miện cho hoa hậu Olivia Culpo đến từ Hoa Kỳ tại cuộc thi năm nay. Cuộc thi có tất cả 89 thí sinh đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Thành phố đăng cai.
Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ năm nay đã rất khó khăn trong việc tìm được địa điểm tổ chức cuộc thi. Lần đầu tiên trong lịch sử, cuộc thi dời thời gian tổ chức vào tháng 12 vì lý do đơn vị phát sóng NBC không thể đồng thời việc truyền hình cùng thời điểm với Thế vận hội mùa hè Olympic 2012 và Cuộc tranh cử tổng thống Mỹ 2012. Đã có những tin đồn rằng Guadalajara, Mexico; Sun City, Nam Phi và Trung tâm Hội nghị Jakarta tại Jakarta, Indonesia là những địa điểm sẽ diễn ra cuộc thi. Đến tháng 8 năm 2012, chính phủ Cộng hòa Dominican mới lại là quốc gia tham gia ký kết hợp đồng tổ chức với tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ vào tháng 11 tại Hard Rock Resort & Casino. Cộng hòa Dominican từng một lần tổ chức cuộc thi vào năm 1977 tại thủ đô Santo Domingo. Tuy nhiên sau đó, Cộng hòa Dominican lại đột ngột từ chối đăng cai với lý do về vấn đề tài chính. Cuối cùng, vào tháng 9 năm 2012, tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ đã công bố Planet Hollywood Resort & Casino tại Las Vegas, Nevada, Hoa Kỳ sẽ là địa điểm diễn ra cuộc thi. Đây là lần thứ tư cuộc thi được tổ chức tại Las Vegas, ba lần trước là: 1991, 1996 và 2010.
Vòng sơ khảo.
Top 16 thí sinh đẹp nhất được chọn ra ở vòng sơ khảo diễn ra một tuần trước đó, trong đó 15 thí sinh do một ban giám khảo độc lập chấm, người còn lại sẽ được quyết định dựa vào số phiếu bình chọn của khán giả qua mạng Internet (tuy nhiên thí sinh đó không được công bố trong đêm chung kết mà gộp luôn vào Top 16). Người dẫn chương trình của đêm thi này là đạo diễn sân khấu Michael Schwandt, Chet Buchanan và Hoa hậu Hoàn vũ 2011 Leila Lopes. Đêm thi cũng được phát sóng trực tuyến thông qua trang web chính thức của cuộc thi. Đêm thi sơ khảo có 3 phần chính, bao gồm:
Thí sinh.
89 thí sinh từ các quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham gia vào cuộc thi năm này:
Tham gia nhiều cuộc thi.
Những thí sinh từng hoặc sẽ tham gia một cuộc thi sắc đẹp khác: | 1 | null |
Trong toán học, độ dốc, hệ số góc (tiếng Anh: "Slope") hay còn gọi là gradient là một đường thẳng biểu diễn độ dốc hay grat. Giá trị của độ dốc càng cao thì độ nghiêng của đường thẳng càng cao. Độ dốc thường được mô tả là tỉ lệ của sự gia tăng giữa hai điểm trên trục "y" của đường thẳng chia cho sự gia tăng giữa hai điểm trên trục "x" của đường thẳng đó. Trong toán học, độ dốc "m" (hoặc "i") của một đường thẳng chính là
Khái niệm độ dốc được áp dụng trực tiếp trong grat hay gradient trong hình học và kĩ thuật xây dựng dân dụng.
Khái niệm.
Độ dốc của một đường thẳng trên một mặt phẳng chứa hai trục "x" và "y" được biểu diễn bằng chữ cái "m", và được định nghĩa là sự thay đổi tọa độ y chia cho sự thay đổi tọa độ x, giữa hai điểm khác biệt trên đường thẳng. Độ dốc được biểu diễn bằng phương trình dưới đây:
Với hai điểm ("x"1,"y"1) và ("x"2,"y"2), sự thay đổi của "x" sẽ là , sự thay đổi của "y" sẽ là . Thay các giá trị trên vào phương trình trên ta sẽ được:
Công thức này không thể áp dụng được nếu đường thẳng đứng, song song với trục y, khi đó độ dốc có thể được coi là vô hạn, vì vậy độ dốc của một được thẳng đứng được xem là không thể xác định được. | 1 | null |
Hàn Khởi (, ?-514 TCN), tức Hàn Tuyên tử (韓宣子), là vị tông chủ thứ sáu của họ Hàn, một trong lục khanh nước Tấn thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, và là tổ tiên của các vị vua nước Hàn, một trong Thất hùng thời Chiến Quốc sau này.
Sự nghiệp.
Hàn Khởi là con thứ của Hàn Quyết, vị tông chủ thứ hai của họ Hàn. Sau khi cha mất, huynh trưởng của Hàn Khởi là Hàn Vô Kị có bệnh nên không thể kế tập, do đó Hàn Khởi được phong làm đại phu.
Năm 560 TCN, Tấn Điệu công phong cho Hàn Khởi làm thượng quân tá.
Năm 547 TCN, công tử nước Ngô là Ngô Quý Trát đến nước Tấn, giao du với Hàn Khởi cùng Triệu Vũ và Ngụy Thư. Quý Trát dự đoán chính sự nước Tấn sẽ về tay 3 họ này.
Năm 541 TCN, Trung quân Nguyên soái Triệu Vũ qua đời, Tấn Bình công phong cho Hàn Khởi lên thay làm Trung quân Nguyên soái, chính khanh nước Tấn.
Năm 514 TCN, Hàn Khởi qua đời, con ông là Hàn Tu lên kế tập, tức Hàn Trinh tử. | 1 | null |
Hàn Tu (), tức Hàn Trinh tử (韓貞子), Hàn Điệu tử (韓悼子) hay Hàn Bình tử (韓平子), là vị tông chủ thứ 7 của họ Hàn, một trong lục khanh nước Tấn thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, và là tổ tiên của các vị vua nước Hàn, một trong Thất hùng thời Chiến Quốc sau này.
Ông là con của Hàn Khởi, vị tông chủ thứ sáu của họ Hàn. Năm 514 TCN, Hàn Khởi qua đời, Hàn Tu lên kế tập.
Theo Sử ký, sau khi lên nắm quyền lãnh đạo họ Hàn, Hàn Tu cho dời tông ấp về Bình Dương.
Mùa hè năm 540 TCN, Tấn Bình công sai Hàn Tu sang Tề đón con gái nước Tề là Thiếu Khương về phong làm phu nhân.
Năm 514 TCN, Hàn Khởi qua đời, Hàn Tu lên kế tập. Cùng năm, lục khanh nhân cơ hội Tấn Khoảnh công không bằng lòng với mấy người cùng họ công thất là Kỳ Doanh và Dương Tự Ngã, bèn dùng pháp luật buộc tội và giết chết hai người, diệt hẳn hai họ công thất.
Hàn Tu và lục khanh chia đất của họ Kỳ làm 7 huyện, đất họ Dương thành 3 huyện, chia nhau và cho con cháu mình vào triều làm quan, từ đó các họ khanh tướng trở nên cường thịnh.
Sau không rõ Hàn Tu mất năm nào. Sau khi ông mất, con ông là Hàn Bất Tín lên kế tập. | 1 | null |
Tuân Lịch (chữ Hán: 荀跞, bính âm: Xún Lì), tức Trí Văn tử (智文子) là vị tông chủ thứ tư của họ Trí, một trong lục khanh nước Tấn thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Ông từng đảm nhận chức vị Chính khanh nước Tấn từ năm 501 TCN đến 493 TCN.
Tuân Lịch là con của Tuân Doanh, vị tông chủ thứ ba của họ Trí.
Sự nghiệp.
Năm 533 TCN, cha của Tuân Lịch là Tuân Doanh mất, do Tuân Lịch lúc đó còn nhỏ nên Tấn Bình công bãi bỏ chức khanh của họ Trí. Tuân Lịch được thúc phụ của ông là Tuân Ngô (Trung Hàng Ngô) dung dưỡng. Sau khi Tuân Lịch trưởng thành, Tuân Ngô tiến cử ông lên làm Hạ quân tá.
Năm 516 TCN, nhà Chu xảy ra loạn Tử Triều Tuân Lịch cùng Triệu Ưởng hội chư hầu đem quân cứu Chu Kính vương, đánh bại Tử Triều, Tử Triều chạy sang nước Sở.
Năm 501 TCN, Trung quân tướng nước Tấn là Sĩ Ưởng qua đời, Tuân Lịch được lên nối chức Trung quân tướng (tức Chính khanh nước Tấn]]).
Năm 497 TCN, Triệu Ưởng giết người em họ là Triệu Ngọ. Triệu Ngọ là cháu gọi Tuân Dần (Trung Hàng Dần) bằng cậu; nhà Tuân Dần lại thông gia với Phạm (Sĩ) Cát Xạ. Vì vậy Tuân Dần và Sĩ Cát Xạ ủng hộ Triệu Ngữ, bèn cùng nhau đánh Triệu Ưởng. Triệu Ưởng chạy về cố thủ ở đất Tấn Dương.
Theo luật nước Tấn, người làm loạn đầu tiên phải bị tử hình, do đó họ Phạm và họ Trung Hàng được Tấn Định công ủng hộ, mang quân vây Tấn Dương. Tuy nhiên Tuân Lịch cùng các đại phu là Ngụy Xỉ và Hàn Bất Tín đem quân giúp Triệu. Tấn Định công lại ngả theo phe bốn họ. Tuân Dần và Sĩ Cát Xạ thua trận phải bỏ chạy về thành Triều Ca. Nhờ Hàn Bất Tín và Ngụy Xỉ xin hộ, Định công bằng lòng tha tội Triệu Ưởng.
Năm 493 TCN, bốn họ Ngụy, Hàn, Trí, Triệu hạ được thành Triều Ca, tiêu diệt họ Phạm và Trung Hàng. Tuân Lịch tiến cử Sĩ Cao thay cho Phạm thị, sủng thần Lương Anh thay thế Trung Hàng thị, nhưng bị Triệu Ưởng cự tuyệt. Từ đó nước Tấn chỉ còn bốn họ đại phu, sử gọi là Tứ khanh.
Cùng năm đó, Tuân Lịch qua đời, con ông là Tuân Thân lên thế tập. | 1 | null |
Cuộc vây hãm Lille là một hoạt động quân sự trong Trận chiến nước Pháp – một phần của Mặt trận phía Tây thời Thế chiến thứ hai. Cuộc bao vây đã diễn ra từ ngày 28 cho đến ngày 31 tháng 5 năm 1940 tại các vùng phụ cận của thành phố Lille ở vùng Flanders thuộc Pháp trong Trận chiến nước Pháp. Đây là một hoạt động trì hoãn của 4 vạn binh lính còn lại của Tập đoàn quân số 1 một thời hùng mạnh của quân đội Pháp chống lại 7 sư đoàn của quân đội Đức Quốc xã, trong số đó có 3 sư đoàn thiết giáp, vốn đang cố gắng xé lẻ và tiêu diệt quân đội Đồng Minh tại Dunkerque.
Cuộc kháng cự dữ dội của quân Pháp dưới quyền chỉ huy của Thiếu tướng ("Général de division") Jean-Baptiste Molinié tại Lille đã tạo điều kiện cho một số đội hình của Đồng minh tháo chạy đến Dunkerque. Chí ít có 10 vạn quân Đồng Minh đã được cứu vãn, và Thủ tướng Anh Winston Churchill đã nhìn nhận cuộc phòng ngự của các lực lượng Pháp ở Lille như là một "đóng góp tuyệt vời". Trong trận chiến, quân Pháp đã phát động một số phản công và thậm chí bắt được cả Thiếu tướng ("Generalmajor") Fritz Kühne, người chỉ huy Sư đoàn Bộ binh số 253 ("253. Infanterie-Division") của Đức Quốc xã. Đến ngày 31 tháng 5 năm 1940, do không còn cách nào khác, đội quân Pháp của Molinié bị buộc phải đầu hàng quân đội Đức.
Sau khi Lille thất thủ làm theo truyền thống của một thời đại khác, người Đức đã cho phép đội quân phòng thủ của Pháp diễu binh trên đường phố và trao huy chương cho họ như một hình thức tôn vinh cuộckháng cự ác liệt của quân Pháp ở Lille. | 1 | null |
Anthology 1 là album tuyển tập của The Beatles, được phát hành bởi Apple Records vào tháng 11 năm 1995. Đây là album đầu tiên trong tuyển tập bộ 3 "Anthology", cùng với sau đó là "Anthology 2" và "Anthology 3", được gọi với tên chung là "The Beatles Anthology". Album cũng bao gồm cả ca khúc "Free as a Bird" – bản thu đầu tiên của The Beatles sau 25 năm kể từ tan rã. Album cũng đứng đầu tại "Billboard" 200, đạt chứng chỉ 8x Bạch kim theo RIAA. "Anthology 1" được tải theo định dạng kỹ thuật số từ iTunes Store kể từ ngày 14 tháng 6 năm 2011.
Danh sách ca khúc.
Tất cả các ca khúc đều được sáng tác bởi Lennon-McCartney, các sáng tác khác được chú thích bên. | 1 | null |
Sách Giáo lý Heidelberg là một tài liệu tuyên bố đức tin dưới hình thức một loạt các câu hỏi và câu trả lời, để sử dụng trong giảng dạy giáo lý Cơ Đốc giáo Cải cách. Nó đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ và được coi là một trong những ảnh hưởng nhất của các sách giáo lý vấn đáp của Giáo hội Cải cách.
Lịch sử.
Phong trào Cải cách Giáo hội không phải là một phong trào số ít. Chẳng bao lâu sau khi Martin Luther (1483-1546) đóng 95 tiểu luận đề, phong trào cải cách lan rộng khắp Âu-Châu. Khi tư tưởng của Luther di chuyển xuống hướng sông Neckar, thì tư tưởng của Cải cách từ Thụy Sĩ đi ngược lên hướng sông Rhine. Họ gặp nhau tại Heidelberg, chỗ ngồi của trường đại học lâu đời nhất của Đức và thủ đô của địa phận được biết đến là Palatinate. Sự căng thẳng giữa các Cơ Đốc nhân của hai phái Luther và Cải cách lên đến cực độ. Vì người Cải cách không tin vào sự hiện diện thật bằng thân xác của Đấng Cơ Đốc trong bánh và chén, trong khi đó người Luther tin rằng người Cải cách xúc phạm đến lễ Tiệc Thánh.
Đi đến kết cuộc của sự tranh luận, Frederick người cai trị vùng Palatinate, yêu cầu hai người trẻ tại Heidelberg là Zacharias Ursinus, giáo sư thần học, và Kaspar Olevianus, giảng sư của thành phố, chuẩn bị một bản phúc âm yếu chỉ mà chỉ có hai bên có thể chấp nhận được. Họ nhuận chính sách giáo lý vấn đáp trước kia do Ursinus soạn, sử dụng bố cục và khoảng 90 câu hỏi và câu trả lời của sách giáo lý vấn đáp cũ. Hoàn tất xong vào năm 1562, sách Giáo lý Vấn đáp Heidelberg được xuất bản vào tháng giêng sau năm đó.
Kết cấu.
Sách Giáo lý Vấn đáp Heidelberg mở đầu bằng hai câu hỏi liên quan đến nguồn an ủi của chúng ta về sự sống và sự chết. Sự hiểu biết rằng nguồn an ủi duy nhất của chúng ta là Đức Giê-xu Cơ Đốc đã tạo nên khuôn mẫu cho phần còn lại của bản phúc âm yếu chỉ. Mỗi một phần trong ba phần của sách giáo lý vấn đáp phù hợp với một phần của Rô-ma 7:24-25 mà Sứ đồ Phao-lô đã nói, "Khốn nạn cho tôi! Ai sẽ giải cứu tôi khỏi thân thể hay chết này? Cảm tạ Đức Chúa Trời, nhờ Đức Chúa Giê-xu Cơ Đốc, là Chúa chúng ta!" Như thế câu hỏi số 3-11 liên quan đến vấn đề tội lỗi và mắc tội của chúng ta, câu hỏi 12-85 liên quan đến phương cách Đức Chúa Trời ban sự tự do cho chúng ta trong Đức Giê-xu Cơ Đốc, và câu hỏi 86-129 liên quan đến cách thức chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Chúa Trời về sự cứu chuộc.
Phong cách.
Mỗi câu hỏi trong sách giáo lý vấn đáp yếu chỉ mang tính cách cá nhân, sử dụng đại danh từ ngôi thứ hai "bạn". Mỗi câu trả lời được rút ra từ ngôn ngữ Thánh Kinh càng nhiều càng tốt. Giọng điệu của sách giáo lý vấn đáp ôn hòa, không cho thấy bóng dáng gì của sự tranh luận. Thần học của nó mang sức hấp dẫn trong cả hai tính chất phổ thông, hoàn vũ, và tin lành, trình bày về phúc âm của Đức Giê-xu Cơ Đốc. Cung ứng căn bản cho sự cùng tồn tại hòa bình giữa các Cơ Đốc nhân thuộc nhánh Luther và Cải cách, sách giáo lý vấn đáp chối bỏ rằng bánh và chén trở thành thân và huyết thật của Đấng Cơ Đốc như xác định rõ ràng rằng "bởi dấu hiệu hiển nhiên và lời hứa nguyện chúng ta đến để chia sẻ thân thể và huyết thật của Ngài qua sự hành động của Chúa Thánh Linh" (hỏi đáp 79).
Tình trạng sử dụng.
Ảnh hưởng của sách Giáo lý Vấn đáp Heidelberg trong sự giảng dạy của hội thánh vẫn tiếp tục được cảm nhận tại Đức, Áo, Hà Lan, Hungary, các vùng của Đông Âu, Scotland, Canada, và Mỹ. Sách Giáo lý của Hội Thánh Tin Lành Trưởng Lão Việt Nam kể cả sách Giáo lý Vấn đáp Heidelberg. | 1 | null |
Phi Đồng (chữ Hán: 邳彤, ? – 30), tự Vĩ Quân, người Tín Đô , tướng lĩnh, khai quốc công thần nhà Đông Hán, một trong Vân Đài nhị thập bát tướng. Ông được dân gian thờ phụng làm Dược vương.
Cuộc đời.
Cha ông là Phi Cát (邳吉), làm Liêu Tây thái thú.
Thời nhà Tân, Đồng làm Hòa Thành tốt chính. Lưu Tú đi Hà Bắc, đến Hạ Khúc Dương , ông dâng thành xin hàng, được dùng lại làm Thái thú. Sau khi ở lại vài ngày, Lưu Tú tiếp tục bắc tiến đến Kế, gặp lúc Vương Lang nổi lên, khắp nơi hưởng ứng hắn ta, chỉ có Hòa Thành, Tín Đô là không theo. Đồng nghe tin Lưu Tú từ Kế trở về, mất quân đội, muốn đến Tín Đô, bèn trước tiên sai Ngũ quan duyện Trương Vạn, Đốc bưu Doãn Tuy tuyển 2000 thớt tinh kỵ, ven đường đón Lưu Tú. Sau đó ông cùng Lưu Tú hội họp ở Tín Đô.
Lưu Tú tuy được 2 quận giúp đỡ, nhưng lực lượng chưa mạnh, nhiều người bàn nên về Trường An. Đồng phản đối, Lưu Tú nghe theo, ngay hôm ấy bái ông làm Hậu đại tướng quân, Hòa Thành thái thú như cũ, sai đưa quân đi trước. Đồng tiến đến Đường Dương, sai Trương Vạn, Doãn Tuy khuyên bảo quan dân. Lưu Tú đến trong đêm, thành lập tức mở cửa ra đón. Ông phá nghĩa quân Bạch Xa (白奢) ở Trung Sơn. Từ đây thường theo quân, lập chiến công.
Tín Đô làm phản theo Vương Lang. Lang bắt được cả nhà Đồng, sai sứ đến khuyên hàng, ông rơi nước mắt từ chối. Về sau, Canh Thủy đế sai tướng đánh lấy Tín Đô, cả nhà Đồng thoát nạn.
Khi hạ Hàm Đan, được phong Vũ Nghĩa hầu. Năm 25, thăng phong Linh Thọ hầu, coi việc Đại tư không. Quang Vũ đế vào Lạc Dương, bái Đồng làm Thái thường, hơn tháng chuyển làm Thiếu phủ, trong năm ấy thì miễn chức. Lại được làm Tả tào thị trung, thường theo quân chinh phạt. Năm 30, mất, được chôn cất ở cửa nam Kỳ Châu .
Cố sự miếu Dược vương.
Phiên bản 1.
Phi Đồng khi còn sống tinh thông dược lý, đi khắp nơi để trị bệnh, được tôn xưng là "Dược vương".
Có một năm, Phi Đồng ghé qua kinh thành, gặp lúc công chúa bệnh nặng, ngự y bó tay hết cách. Hoàng đế cho người đi khắp hang cùng ngõ hẹp tìm danh y, hứa rằng "Ai chữ khỏi cho công chúa, muốn vàng bạc, ắt được trọng thưởng; muốn làm Phò mã, ắt được gả công chúa." Phi Đồng tự tay gỡ bảng vàng, trải qua một phen vọng, văn, vấn, thiết, biết được công chúa tiêu hóa không tốt, dẫn đến đường ruột bị ứ tắc. Sau khi trở về, ông lấy bùn đất trên người làm ra một hoàn thuốc, dâng lên công chúa. Sau khi dùng xong, công chúa đau bụng dữ dội, ói mửa ra hết những gì đã ăn vào, mấy ngày sau thì có thể sinh hoạt bình thường. Phi Đồng sợ bí mật về hoàn thuốc lộ ra, nên bỏ trốn về làng. Hoàng đế nhớ công, phong làm Dược vương, tại quê nhà Kỳ Châu của ông cho lập miếu kỷ niệm.
Miếu "Dược vương" trải qua các triều đại, luôn được trùng tu, đến nay hương hỏa không dứt. Ngày 28 tháng 4 và 15 tháng 10 Âm lịch hằng năm, huyện An Quốc đều tổ chức miếu hội, tương truyền là để kỷ niệm ngày sinh và ngày mất của "Dược vương" Phi Đồng.
Phiên bản 2.
Vào đời Tống, trước miếu thổ địa ở Kỳ Châu có hàng da. Một ngày nọ, trước miếu có dán bảng vàng, thì ra Hoàng đế muốn tìm danh y chữa bệnh cho công chúa. Người kéo đến xem bảng nườm nượp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc làm ăn của hàng da. Thợ da (Hán Việt: Bì tượng) trong lúc giận mất khôn, giật bảng vàng xuống. Đặc sứ lập tức đưa người giật bảng vàng về kinh, không màng đến lời van xin, giải thích của thợ da.
Trong lúc chờ vào thăm bệnh cho công chúa, thợ da toát mồ hôi như tắm, chợt nghĩ ra kế thoát thân. Ông lấy bùn đất trên người vo làm hoàn thuốc, giao cho Hoàng môn lang, nói đây là thuốc gia truyền trị bách bệnh, cứ dâng lên công chúa, còn mình chỉ là thợ da, nào biết thăm bệnh như thế nào!?
Phần sau của phiên bản này cũng tương tự như phiên bản trên. Miếu "Dược vương" do vậy còn được gọi là miếu "Bì vương".
Khảo chứng.
Trải qua khảo chứng, có thể thấy Tướng quân Phi Đồng và "Dược vương" Phi Đồng không phải là 1 người. Đến đời Tống, dân gian bắt đầu đồng hóa hai nhân vật này làm một.
Miếu "Dược vương" ước đoán được lập vào những năm Thái Bình Hưng Quốc (976 – 984) đời Tống. Năm Kiến Trung Tĩnh Quốc đầu tiên (1101), được Tống Huy Tông cáo phong. Vị thần được thờ ở miếu "Dược vương" khi ấy chắc chắn không phải là Phi Đồng. Kỳ Châu (An Quốc) là địa phương nổi tiếng với nghề làm thuốc ở Trung Quốc cho đến tận ngày nay, thần miếu ban đầu có thể là Thần Nông (?).
Có thuyết cho rằng tướng quân Phi Đồng được tôn là thần thổ địa của trấn Bì Trường, tức Bì Trường vương, gọi tắt là Bì vương. Có lẽ theo thời gian, Bì vương – thổ địa đã được đồng hóa với Bì vương – Dược vương. Đến đời Thanh, biển tên của miếu là thủ bút của Lưu Dung, cho thấy sự đồng hóa này đã hoàn tất. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng xác nhận Bì Trường vương chính là Phi Đồng. | 1 | null |
Trận Waren-Nossentin vào ngày 1 tháng 11 năm 1866 trong cuộc Chiến tranh Liên minh thứ tư, là một cuộc chặn hậu của những người lính của Vương quốc Phổ dưới quyền chỉ huy của các tướng August Wilhelm von Pletz và Ludwig Yorck von Wartenburg chống lại các lực lượng của Đệ nhất Đế chế Pháp dưới quyền chỉ huy của Thống chế Jean-Baptiste Bernadotte. Mặc dù phải rút khỏi vị trí của mình, quân đội Phổ đã thành công trong việc ngăn ngừa quân đội Pháp gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc tiêu diệt bất kỳ một đơn vị nào của Phổ trong trận chiến này. Waren nằm về cực bắc của hồ Müritz, cách Rostock khoảng về hướng đông nam. Nossentin là một ngôi làng nhỏ trên Fleesen See (Hồ Fleesen), cách Waren khoảng về hướng tây.
Sau đại thắng của người Pháp trong trận Jena-Auerstedt vào ngày 14 tháng 10 năm 1806, Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte đã phát động một cuộc tổng truy kích quân Phổ bại trận. Vào cuối tháng 10, quân Pháp đã cô lập và bắt sống một số lượng lớn binh lính Phổ gần Prenzlau về Stettin. Quân đoàn dưới quyền tướng Gebhard Leberecht von Blücher đã trốn thoát bằng việc quay lại phía tây. Gần Waren, Blücher liên kết với một quân đoàn khác của Phổ và lực lượng liên hợp này triệt thoái vè hướng tây.
Khi đội hậu binh của Phổ rút khỏi Waren, đội kỵ binh đầu tiên của Pháp đã tấn công đối phương. Hành động này khởi đầu một trận đánh cả ngày giữa các lực lượng dưới quyền Pletz và Yorck với quân đội Pháp. Mặc dù Bernadotte đã tấn công mãnh liệt, người Phổ rời khỏi trận địa an toàn sau một vài cuộc đụng độ. Trái ngược với sự yếu kém của họ trong thời gian này, quân đội Phổ đã thể hiện bản lĩnh của mình trong cuộc giao chiến. | 1 | null |
Chi Lăng là phường trung tâm hành chính của thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam.
Địa lý.
Phường Chi Lăng nằm ở trung tâm thành phố Lạng Sơn, có vị trí địa lý:
Diện tích, dân số.
Phường Chi Lăng có diện tích 4,12 km², dân số năm 1999 là 12.387 người, mật độ dân số đạt 3.007 người/km².
Theo thống kê năm 2019, phường Chi Lăng có diện tích 4,12 km², dân số là 15.269 người, mật độ dân số đạt 3.706 người/km². | 1 | null |
Bang giao Đại Việt thời Lý phản ánh các hoạt động ngoại giao của chính quyền nhà Lý từ năm 1009 đến năm 1225 trong lịch sử Việt Nam.
Hoàn cảnh.
Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, thay thế nhà Tiền Lê, lập ra nhà Lý. Ngay sau khi lên ngôi, Lý Thái Tổ đã chủ động thiết lập quan hệ ngoại giao với đối tác quan trọng nhất đương thời là triều đình nhà Tống ở phương Bắc. Việc ngoại giao thời Lý có tính kế tục các hoạt động ngoại giao đã thiết lập từ thời Đinh, thời Tiền Lê trước đó.
Với nhà Tống.
Thời Bắc Tống.
Ngay trong năm 1010 khi mới lên ngôi, Lý Thái Tổ đã bắt đầu sai sứ sang nhà Tống. Sự kiện này mở đầu cho mối quan hệ bang giao trong 2 thế kỷ giữa nhà Lý với nhà Tống của Trung Quốc. Theo đánh giá của các sử gia, việc tích cực và chủ động quan hệ với phương Bắc nhằm gián tiếp khẳng định chính thống của nhà Lý và sự tồn tại của nước Đại Cồ Việt.
Dưới thời Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông, việc triều cống nhà Tống diễn ra đều đặn. Khi Đại Cồ Việt có vua mới, nhà Tống đều sai sứ sang phong vương. Trong vòng 46 năm thời 3 vị vua đầu tiên của nhà Lý, sử sách chỉ ghi nhận 3 lần nhà Tống sai sứ sang phong vương cho nhà Lý khi các vua mới lên ngôi, không có những hoạt động ngoại giao trong thời các vua cai trị như thời Đinh và Tiền Lê.
Sang thời Lý Thánh Tông, năm 1057 nhà Lý sai sứ sang cống thú lạ cho nhà Tống, bảo là con lân. Vua Tống nghe lời Tư Mã Quang (sợ không chắc là con lân thì các nước khác chê cười), liền thưởng cho sứ Đại Việt rồi sai mang con thú về. Lý Thánh Tông giận nhà Tống, cho là phản phúc, năm 1059 bèn mang quân đánh vào Khâm châu để thị uy rồi rút về. Sau lần hòa đàm năm 1060, hoạt động ngoại giao được nối lại. Năm 1067, nhà Tống sai sứ sang gia phong Lý Thánh Tông làm Nam Bình vương và Khai phủ Nghi đồng tam ty. Đó là lần đầu tiên nhà Tống cử sứ sang Đại Việt không vì việc thay ngôi vua của nhà Lý.
Ngoài mục đích báo tang, mừng vua mới, kết hiếu, các vua Lý còn sai sứ sang nhà Tống khi đánh thắng Chiêm Thành, nhằm gián tiếp thể hiện cho nhà Tống biết Chiêm Thành là thuộc quốc của mình. Nhà Tống không thể hiện sự phản đối việc đó và giữ thái độ mềm mỏng. Năm 1078 khi sứ Đại Việt là Đào Tông Nguyên chạm trán sứ Chiêm Thành ở Biện Kinh, nhà Tống lo ngại, sai người bố trí thu xếp nơi ăn ở và thời gian và địa điểm vào chầu cố tỏ ra có sự phân biệt giữa hai nước nhằm xoa dịu phía Đại Việt.
Theo thống kê của Hoàng Xuân Hãn, trong 63 năm đầu thời Lý, nhà Lý đã cử 23 đoàn sứ bộ sang nhà Tống, trong đó 13 lần với mục đích kết hiếu và tạ ơn, 3 lần báo tin thắng trận khi vừa đánh Chiêm Thành, 7 lần là các mục đích khác (báo tang, mừng vua Tống lên ngôi, xin kinh Phật...).
Sang thời Lý Nhân Tông, chỉ vài năm sau khi nhà Lý tiếp nhận chức Giao Chỉ quận vương của vua Tống, chiến tranh Tống-Lý nổ ra. Sau khi chiến tranh chấm dứt, việc ngoại giao giữa 2 nước tập trung vào vấn đề đất đai biên giới Tống và Đại Việt. Lê Văn Thịnh – thủ khoa đầu tiên của Đại Việt năm 1075 – được giao đi đàm phán với nhà Tống, kết quả tới năm 1084, phần lớn đất đai bị Tống chiếm đóng trong chiến tranh được trả lại cho Đại Việt.
Cuối năm 1126, đoàn sứ bộ Đại Việt sang nhà Tống, nhưng chỉ đến Quế Châu (Quảng Tây) thì được quan chức tại đó đề nghị quay về, vì quân các trấn xung quanh đã được điều hết đi chống quân Kim đang đánh Biện Kinh, ngựa trạm và phu trạm không đủ phục vụ sứ đoàn Đại Việt. Kết quả sứ đoàn mang lễ vật trở về nước.
Thời Nam Tống.
Từ năm 1127, nhà Tống bị mất phương bắc về tay người Kim, phải chạy xuống Lâm An (Hàng Châu) đóng đô. Quan hệ ngoại giao giữa nhà Lý với Nam Tống vẫn được duy trì, thậm chí có lần năm 1156 thời Lý Anh Tông, cống phẩm cho nhà Tống có giá trị khá lớn. Lê Văn Siêu cho rằng đáng ra nhà Lý nên nhân thời cơ suy yếu của Nam Tống để thực hiện những cuộc bắc phạt như Lý Thường Kiệt từng làm thì có thể mở mang cương thổ phía bắc.
Đổi lại việc nhà Lý giữ quan hệ hữu hảo khi nhà Tống đã suy, năm 1164 khi sứ thần Doãn Tử Tư, Lý Bang Chính sang Lâm An, vua Tống Hiếu Tông tiếp đón và ban lệnh đổi tên"Giao Chỉ"thành"An Nam", phong Lý Anh Tông làm"An Nam quốc vương"; nghĩa là trong quan hệ ngoại giao giữa Tống và Việt từ đó, Đại Việt không còn là một quận mà chính thức được coi là một nước phiên thuộc, mang tên An Nam.
Từ năm 1206, do loạn lạc trong nước, việc sang sứ tiến cống nhà Tống không được thực hiện cho tới hết thời Lý (1225).
Các sử gia đã thống kê được trong thời gian tồn tại 216 năm, nhà Lý đã 57 lần sai sứ sang nhà Tống. Những lần cử sứ sang phương Bắc, nhà Lý đều chọn người có học thức, có tài ứng đối, biết làm thơ. Các sứ đoàn luôn thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, giữ thể diện quốc gia.
Việc triều cống nhà Tống chỉ nhằm đạt được sự công nhận bên ngoài của triều đình phương Bắc, giảm bớt xung đột biên giới, tạo ra môi trường ổn định để phát triển kinh tế - xã hội trong nước. Bên trong, các vua Lý vẫn thể hiện sự tự tôn, độc lập tự chủ. Các vua Lý tuy nhận tước phong của nhà Tống nhưng vẫn có niên hiệu riêng, ấn tín riêng trong quá trình cai trị đất nước, không bao giờ dùng các chức vụ do nhà Tống phong (Giao Chỉ quận vương, Tĩnh Hải tiết độ sứ, Nam Bình vương…).
Với nhà Kim.
Nước Kim (nhà Kim) khi đó đang rất hùng mạnh ở miền bắc Trung Hoa, uy hiếp nước Nam Tống thường xuyên nhưng cũng rất tôn trọng Đại Việt. Sau khi đã có hòa bình với Nam Tống, năm 1168, Kim Thế Tông sai sứ giả vượt qua lãnh thổ Nam Tống đến nước Đại Việt và đó cũng là lần duy nhất nhà Kim có quan hệ ngoại giao với Đại Việt.
Cùng với sứ nhà Kim, sứ Nam Tống cũng đến Đại Việt lúc đó. Vua Lý Anh Tông sai các quan đón tiếp sứ giả cả hai nước chu đáo nhưng không cho đoàn sứ giả hai nước gặp nhau.
Với Chiêm Thành.
Cùng việc củng cố quan hệ với phương Bắc, nhà Lý chú trọng tới biên giới phía nam. Sau khi bị Lê Đại Hành đánh bại năm 982, Chiêm Thành đã tỏ ra thần phục. Từ thập kỷ 90 của thế kỷ X, Chiêm Thành đã vài lần sai sứ sang Đại Cồ Việt, quan hệ hòa thuận của hai bên được giữ tới hết thời Tiền Lê. Sau khi Lý Thái Tổ lên ngôi, Chiêm Thành sai sứ sang dâng sư tử năm 1011.
Từ đó việc cống của Chiêm Thành sang Đại Việt khá đều đặn, vài năm 1 lần, thậm chí giai đoạn 1081-1088 là mỗi năm 1 lần. Các cống phẩm của Chiêm Thành gồm sư tử, voi trắng, cá sấu, tơ lụa, vàng bạc…
Trong giai đoạn quan hệ tốt đẹp, vua Chiêm là Jaya Harivarman đã cho con gái sang làm cung phi cho Lý Anh Tông. Sử sách cũng ghi lại lần duy nhất vua Chiêm Thành tới Đại Việt xin sắc phong là Suryavarman (1192-1203), do vị vua này đã cắt đứt quan hệ với Chân Lạp nên muốn dựa vào Đại Việt. Năm sau, Lý Cao Tông sai sứ sang phong vương cho Suryavarman.
Tuy triều cống khá đều đặn nhưng Chiêm Thành không hoàn toàn thần phục Đại Việt, mà vẫn thi thoảng mang quân cướp phá vùng biên giới khiến nhà Lý phải dùng tới biện pháp quân sự để ngăn chặn. Nhà Lý giữ quan hệ với Chiêm Thành bằng biện pháp vừa cương vừa nhu nhằm bảo vệ biên giới, gây thanh thế ở phía nam nhằm kiềm chế âm mưu xâm lược của nhà Tống ở phương Bắc.
Có một số thời gian gián đoạn trong quan hệ 2 bên, như khi Lý Thái Tông mới lên ngôi, Chiêm Thành suốt 16 năm không tiến cống, dẫn đến việc Thái Tông thân chinh đánh Chiêm hoặc giai đoạn chiến tranh giữa nhà Lý với nhà Tống.
Các sử gia thống kê được trong thời Lý, Chiêm Thành đã 43 lần sai sứ sang cống. Sang đầu thế kỷ XIII, trong nước Đại Việt xảy ra loạn lạc, nhà Lý ngày càng suy yếu, Chiêm Thành không thực hiện ngoại giao và tiến cống nữa.
Với Chân Lạp.
Khi nhà Lý thành lập và phát triển cũng là thời kỳ vương triều Angkor đang phồn thịnh, từ các vua Suryavarman (1002-1050), Hasharvarman (1066-1089), Suryavarman II (1113-1150) và Jayavarman VII (tới sau 1200). Từ khi nhà Lý mới thành lập, Chân Lạp đã cho sứ sang đặt quan hệ.
Các sử gia thống kê được trong 2 thế kỷ XI và XII, Chân Lạp có 13 lần cử sứ sang Đại Việt. Trong quan hệ ngoại giao giữa 2 nước còn có cả giao lưu về tôn giáo, trong nhiều lần sứ giả Chân Lạp sang Đại Việt có cả các nhà sư và đạo sĩ Bà La Môn. Họ được triều đình nhà Lý mời tham gia các nghi lễ đạo Phật tại kinh thành Thăng Long. Theo di tích bia Preah Khằn được dựng thời Jayavarman VII, các nhà nghiên cứu xác định được trong những dịp lễ lớn của Chân Lạp, Đại Việt đã cử sứ giả sang mừng và tặng lễ vật. Từ cuối thế kỷ XII sang đầu thế kỷ XIII, cả nhà Lý và Chân Lạp đều bước vào thời kỳ suy yếu, các hoạt động ngoại giao và giao lưu tôn giáo không còn được duy trì.
Với Ai Lao.
Thời kỳ nhà Lý mới thành lập, Lào còn ở trong giai đoạn các bộ tộc do các thủ lĩnh đứng đầu, một dạng nhà nước sơ khai. Quan hệ ngoại giao giữa Đại Việt và Lào được sử sách ghi nhận lầu đầu vào năm 1067, Ai Lao (tên gọi Lào khi đó) dâng vàng bạc, trầm hương, sừng tê, ngà voi và các thứ sản vật địa phương.
Việc ngoại giao hai bên không được duy trì thường xuyên, do sự thù địch giữa hai bên. Nhà Lý đã nhiều lần cử tướng đi đánh Ai Lao do những xung đột tại biên giới vào các năm 1048, 1159, 1183 và đều thắng lợi.
Với các nước khác.
Đương thời, Đại Việt có quan hệ thương mại với không chỉ quan hệ với các nước láng giềng, mà còn có quan hệ thương mại với các nước trong khu vực như Xiêm La, La Hộc, Lộ Lạc, Tam Phật Tề, Đề Hi, Tây Hạ, Liêu. Các quan hệ kinh tế đã thúc đẩy hoạt động ngoại giao chính thức.
Sử sách xác nhận vào năm 1182 thời Lý Cao Tông, vương quốc Xiêm La (Thái Lan) đã cử sứ sang tiến cống Đại Việt và các sử gia xác định đó là lần đầu tiên Đại Việt có quan hệ ngoại giao với nước này.
Với các nước khác tại Đông Nam Á, đương thời tính ổn định lãnh thổ của từng tiểu quốc và khả năng tổ chức lãnh thổ của các thủ lĩnh địa phương còn lỏng lẻo, có nhiều xáo trộn nên đã làm hạn chế khả năng giao thiệp giữa nhà Lý với các nước này.
Ý nghĩa.
Các sử gia cho rằng, ngoài việc thiết lập hòa bình với các nước xung quanh để tạo ra môi trường ổn định, phát triển kinh tế - xã hội trong nước, các quan hệ ngoại giao với mật độ lớn thời Lý khẳng định vị thế của nước Đại Việt với các quốc gia láng giềng mà còn tăng cường khả năng giao lưu văn hóa, hiểu biết lẫn nhau và sự gắn kết giữa dân tộc Việt và các dân tộc khác. | 1 | null |
"Goodbye My Lover" là một ca khúc do Shacha Skarbek viết cho album đầu tay "Back to Bedlam" của ca sĩ James Blunt. Ca khúc được phối âm bởi Tom Rothrock và Jimmy Hogarth và nhận được đánh giá tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc. Bài hát nằm trong đĩa đơn thứ tư phát hành vào tháng 11 năm 2005 và đạt đến top 10 ở Anh, nơi nó là đĩa đơn thứ hai của Blunt lọt vào top 10. Ngoài ra, ca khúc này còn vươn đến top 10 ở Thụy Điển, Úc và Pháp. Ở Hoa Kỳ, "Goodbye My Lover" đạt được thành công hạn chế ở bảng xếp hạng "Billboard" mặc dù chưa được phát hành chính thức ở nước này. Ca khúc về sau được chính thức phát hành ở Hoa Kỳ vào ngày 7 tháng 11 năm 2006.
Phát hành.
Đĩa đơn được phát hành qua 2 CD và 1 đĩa than. CD thứ 1 bao gồm một thu âm không nằm trong album là bài "Close Your Eyes", ca khúc viết trong những ngày Blunt còn trong quân đội. CD thứ 2 bao gồm một bản thu âm khác nữa là ca khúc "Where Is My Mind" được diễn trực tiếp tại Manchester, cộng thêm phim ca nhạc của bài "Goodbye My Lover" và đoạn phim ngắn "Making-Of" mô tả hậu trường. Dĩa than 7 inch bao gồm một bản thu âm trực tiếp của bài hát "Where Is My Mind".
MV.
Phim ca nhạc của "Goodbye My Lover" do đạo diễn Sam Brown thực hiện và được quay vào 28 tháng 10 năm 2005 ở Los Angeles. Trong phim này, James Blunt ngồi trong một căn phòng tối một mình, nhớ về một quan hệ xưa. Trong một phân cảnh khác có vẻ là ở cùng một căn phòng, nhưng trong ánh sáng ban ngày, một người phụ nữ trẻ (người yêu trước của Blunt) thể hiện một tiếp xúc thân mật với một người đàn ông khác. Đoạn phim này được quay tại nhà cũ của Randolph Scott. Người phụ nữ trẻ trong đoạn phim được đóng bởi diễn viên Mischa Barton và người đàn ông được đóng bởi Matt Dallas ("Kyle XY").
Vị trí tại các bảng xếp hạng.
Vào tháng 12 năm 2005, "Goodbye My Lover" được phát hành ở Anh. Ca khúc trở thành ca khúc thứ hai của Blunt lọt vào to 10 khi nó vươn lên vị trí thứ 9 ở UK Singles Chart rồi sau đó ở trong top 75 suốt 14 tuần. Ở cả nước khác, bài hát cũng là một thành công. Bài hát lọt vào hạng nhất ở Thụy Điển và trở thành bài hát thứ hai của James Blunt lọt vào vị trí thứ nhất của bản xết hạng âm nhạc nước này. "Goodbye My Lover" được phát hành ở Úc và tháng 12 năm 2005 và ngay lập tức lọt vào vị trí thứ 8 và sau đó leo lên vị trí thứ 3, và ca khúc này tiếp tục trụ ở top 10 liên tục 16 tuần sau đó, một thành tích hiếm hoi trong những năm gần đây. Vì những sự đón nhận tốt đẹp của thính giả đối với ca khúc "You're Beautiful" của James Blunt, "Goodbye My Love" lọt vào "Billboard" Hot 100 ở Hoa Kỳ ở vị trí thứ 100 mặc dù nó vẫn chưa được phát hành tại nước này. Sự xuất hiện của ca khúc hoàn toàn do việc bán trực tuyến sau khi một tập của "Saturday Night Live", bao gồm 1 cảnnh Blunt hát bài hát này, được tái phát sóng. Sau này ca khúc lại 1 lần nữa lọt vào Billboard Hot 100 cũng dựa vào việc tải trực tuyến sau một buổi trình diễn của Blunt tại show diễn "The Oprah Winfrey Show". | 1 | null |
Đảng 5 hào () là tên gọi của những dư luận viên mạng (网络评论员, wǎngluò pínglùn yuán) được chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thuê (ở trung ương và địa phương) hoặc Đảng Cộng sản thuê để thao túng quan điểm của công chúng và đưa ra phản thông tin ủng hộ Đảng Cộng sản. Các dư luận viên được trả 5 hào cho một bình luận mang tính hướng dư luận ra xa các phê phán đảng hoặc các nội dung nhạy cảm trên các website trong nước, hệ thống diễn đàn hoặc chat room, hoặc đưa các thông tin ủng hộ đảng Cộng sản.
Để gọi chung những người làm công việc đăng bình luận trên mạng, người Trung Quốc gọi là 網絡評論員 (Võng lạc bình luận viên), ngoài ra còn có những tên gọi khác không chính thức như 五毛党 (Ngũ mao đảng) hay "Redguard" (Hồng vệ quân).
Trong số các tên gọi là "Ngũ Mao Đảng" (Đảng 50 xu) là tên gọi không chính thức mang ý nghĩa miệt thị, rẻ tiền. Tên gọi này được cư dân mạng Trung Quốc sử dụng như một sự châm biếm, mỉa mai. Cũng có nguồn gốc cho rằng tên gọi đó là từ thông tin của Thời báo Hoàn cầu cho biết phụ cấp cho mỗi bài viết của bình luận viên trực tuyến tại Ban tuyên truyền thành phố Trường Sa là 50 xu tại thời điểm tháng 10/2004.
Lịch sử hình thành.
Vào tháng 10 năm 2004, Sở Công chính thành phố Trường Sa, Tỉnh Hồ Nam bắt đầu thuê các bình luận viên internet, được biết đến là một trong những nơi sớm nhất thuê bình luận viên internet chuyên nghiệp.
Từ năm 2005, Bộ Giáo dục Trung Quốc triển khai hệ thống kiểm duyệt thông tin các diễn đàn, xuất phát từ một sáng kiến của Chi bộ Đảng ở Đại học Nam Kinh về việc thuê một nhóm sinh viên làm việc bán thời gian để bình luận trên các diễn đàn với nội dung thân Đảng và phản bác lại những quan điểm không có lợi. Mô hình này sau đó được các cấp lãnh đạo cao nhất chấp thuận, đã nhanh chóng lan ra các trường đại học cũng như các tổ chức Đảng và trở nên phổ biến trong cả nước.
Ngày 23/7/2007, trong kỳ họp thứ 38 của Bộ Chính trị, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã yêu cầu "tăng cường củng cố tư tưởng và xây dựng hình ảnh tích cực trong dư luận". Sau đó, khi trên mạng liên tục xuất hiện các bài nói xấu chính quyền địa phương, điển hình là một vụ chỉ trích cách ứng xử của cảnh sát trong một vụ tai nạn giao thông. Bộ Công an thành phố Tiêu Tác (Hà Nam) đã huy động 120 bình luận viên trực tuyến vào cuộc trả lời các ý kiến sao cho phù hợp với dư luận, từ đó lèo lái dư luận sang hướng khác, thậm chí ủng hộ cảnh sát và quay ra tố cáo người đăng bài ban đầu.
Quy mô hoạt động.
Hiện nay, Bộ Văn hoá Trung Quốc thường xuyên tổ chức các buổi huấn luyện, những người tham gia buộc phải vượt qua một kỳ thi trước khi khi được cấp giấy chứng nhận hành nghề.
Malik Fareed, trong bài "China joins a turf war" đăng trên The Guardian số ra ngày 22 tháng 9 năm 2008, đoán con số đó có thể lên đến 300 ngàn người làm việc chính thức toàn thời gian hoặc bán thời gian được nhà nước trả tiền để vào các diễn đàn, blog chính trị, mạng xã hội nhằm đăng các ý kiến có lợi cho Đảng Cộng sản. Nói cách khác, nhiệm vụ của họ là hướng dẫn dư luận trực tuyến để loại bỏ các tác động tiêu cực lên hình ảnh của Chính phủ.
Ở tỉnh Sơn Tây (Shanxi), chiến dịch "Võng lạc hồng thiếu sinh" (Internet Red Scout) được triển khai với nội dung chính là khuyến khích các đoàn viên Đoàn Thanh niên thi đua viết ý kiến khen ngợi đảng để tung lên các blog. Chỉ tiêu là mỗi đoàn viên phải viết ít nhất 2 ý kiến một tuần, các ý kiến này được nộp lên tổ chức Đoàn.
Công việc của các "du luận viên" này lúc đầu, theo Renaud de Spens – một chuyên gia về internet, là cực kỳ đơn giản: cắt và dán. Họ cắt nơi này và dán vào nơi khác. Có điều hầu hết những thông tin được cắt dán chỉ là các khẩu hiệu tuyên truyền rẻ tiền của đảng và chính phủ. Đại khái, lúc nào cũng "Đảng vĩ đại", "lãnh tụ anh minh"… Sau đó, thấy lối tuyên truyền này không có tác dụng, họ phát triển một chiến lược khác, tinh tế hơn, hiểu biết hơn, có lý luận và tranh luận. Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là nhằm tuyên truyền cho chế độ.
Theo ý kiến chỉ đạo của Đảng Cộng sản cho Ủy ban tuyển dụng tại các trường đại học, các bình luận viên trực tuyến được lựa chọn chủ yếu từ các cán bộ đang công tác hoặc các đoàn viên, thanh niên làm việc tại Ban tuyên truyền của các trường đại học, Đoàn thành niên, Văn phòng giáo dục,…
Trong một văn bản chỉ thị được gửi tới các thành viên Đảng 50 xu có quy định những nội dung dư luận viên cần phải làm như sau:
Để hạn chế ảnh hưởng của nền dân chủ Đài Loan, và tiến bộ hơn nữa trong việc định hướng dư luận, đồng thời đáp ứng các yêu cầu của cấp trên về việc "hành động có chiến lược, thực hiện có kỹ năng", chúng tôi hy vọng rằng các bình luận viên trực tuyến tận tâm nghiên cứu tư duy của cư dân mạng, nắm bắt kịp với những phát triển quốc tế và thực hiện tốt hơn công việc của mình. Do vậy, cần thực hiện những việc sau:
Thu nhập.
Thời báo Hoàn cầu (bản tiếng Anh) tại Trung Quốc cho biết bình luận viên trực tuyến tại Ban tuyên truyền TP Trường Sa được trả công 0,5 NDT cho mỗi bài viết, thu nhập cơ bản của bình luận viên là 600 NDT/tháng vào thời điểm năm 2006.
Năm 2010, bình luận viên trực tuyến của Trường Đảng thành phố Hành Dương được trả phụ cấp 0,1 NDT cho mỗi bài viết và tiền thưởng mỗi tháng cũng không quá 100 NDT.
Một bình luận viên của hội đồng thanh tra kỷ luật tỉnh Hồ Nam tiết lộ với Thời báo Hoàn Cầu rằng một bài viết bình luận 500 chữ đáng giá 40 NDT nếu được đăng trên trang web địa phương và đáng giá 200 NDT nếu được đăng trên trang web của chính phủ.
Ảnh hưởng và dư luận.
Các hoạt động của Ngũ Mao Đảng được Tổng bí thư – Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao) như là "một bước tiến mới để dẫn dắt ý kiến dư luận", chuyển hoá từ việc xóa bỏ các ý kiến không tốt đến việc dẫn dắt các cuộc đối thoại sao cho phù hợp với phương châm "sự thật có thể ảnh hưởng đến tính ổn định xã hội". Năm 2010, một cộng tác viên của tờ Huffington (Mỹ) cho biết một số bình luận trên bài viết của mình là từ các thành viên Ngũ Mao Đảng; và cũng khẳng định Ngũ Mao Đảng giám sát nhiều trang web phổ biến của Mỹ, các trang tin tức, blogs và đăng các bài bình luận nhằm phục vụ lợi ích của chính phủ Trung Quốc. | 1 | null |
Phượng Vũ (sinh ngày 24 tháng 9 năm 1947 - mất ngày 16 tháng 4 năm 2021) là một ca sĩ, nhạc sĩ người Việt Nam. Ông là tác giả của một số ca khúc nhạc vàng được nhiều người biết đến trước năm 1975 như: "Cánh thư mùa hạ", "Rừng ái ân", "Áo nhà binh". Ngoài ra, ông còn là anh ruột của nữ nhạc sĩ Khúc Lan.
Thân thế cuộc đời.
Ông tên thật là Trần Gia Bửu, sinh ngày 24 tháng 9 năm 1947 tại làng Tân Lập Phú, Thủ Dầu Một, Bình Dương. Từ nhỏ ông đã được gia đình cho theo học hàm thụ âm nhạc tại trường École Universelle tại Pháp.
Năm 1965, ông theo học Kiểm sự Thủy Lâm chuyên Ngư nghiệp Lục địa tại trường Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ. Năm 1966, ông trúng tuyển ca sĩ do Đài Phát thanh Sài Gòn tổ chức tại Rạp Hưng Đạo. Hãng đĩa Dư Âm lập tức mời ông cộng tác với cả vai trò sáng tác và ca sĩ. Năm 1972, ông về mở lớp nhạc ở Cần Thơ.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 thì lớp nhạc bị rút giấy phép nên ông tham gia hát trong đoàn Tiếng Ca Sông Hậu, Nghệ thuật Hoàng Biếu, Trường Sơn, Ngọc Giao... Cuối năm 1988, ông cùng vợ và hai con nhỏ vượt biển tới trại tỵ nạn Pulau Bi Đông, sau đó được nhạc sĩ Nam Lộc bảo trợ về Little Saigon. Tại đây, Phượng Vũ vừa hát vừa sáng tác cho các trung tâm băng nhạc Phượng Hoàng, Giao Linh, Hải Lý, Mai Vy... Đầu thập niên 1990, Phượng Vũ mở một phòng thu và ban nhạc cùng tên.
Phượng Vũ qua đời ngày 16 tháng 4 năm 2021 tại bệnh viện Orange Coast, Quận Cam.
Cánh thư mùa hạ.
Một nữ sinh Nông Lâm Súc Cần Thơ tên THC là tác nhân chính trong bản nhạc "Cánh thư mùa hạ", thu thanh lần đầu năm 1972 bởi Duy Khánh trong băng nhạc Thương Ca. Phượng Vũ sáng tác bài này năm 1970 tại Gò Công để nhớ về trường Nông Lâm Súc Cần Thơ. Trong thời gian này, ông là giáo sinh trường Nông Lâm Súc Gò Công ở trường cộng đồng Vĩnh Thạnh, Gò Công. Ông tâm sự "hoa phượng" là hư cấu cho có vẻ học trò thơ mộng chứ trường Nông Lâm Súc Cần Thơ không có hoa phượng.
Tác phẩm.
Ca khúc.
Đến nay ông sáng tác được hơn 80 ca khúc, nhiều ca khúc đã nổi tiếng từ trước 1975. | 1 | null |
Bằng Giang (sinh 1939) là một nhạc sĩ nhạc vàng, tác giả của nhiều ca khúc được nhiều người biết đến trước năm 1975 như "Thành phố mưa bay", "Lính trận miền xa", "Người em xóm đạo"...
Cuộc đời.
Ông tên thật là Trần Văn Khôi, sinh năm 1939 tại Biên Hòa.
Lớn lên, ông tham gia văn nghệ cho các trại lính ở Biên Hòa. Năm 1962, ông được người bà con là chủ hầm đá ở Bửu Long giúp đỡ cho cùng với Chế Linh. Hai sáng tác đầu tiên của ông đồng tác giả với Chế Linh là "Đêm buồn tỉnh lẻ" và "Bài ca kỷ niệm". Ngoài ra, ông còn có một số sáng tác riêng cũng rất nổi tiếng là "Thành phố mưa bay", "Người em xóm đạo", "Người về đơn vị mới"...
Từ năm 1992, ông sang định cư tại tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ. Tại đây ông tiếp tục sáng tác, phổ thơ của các nhà thơ như Thy Lệ Trang, Hoàng Ánh Nguyệt. | 1 | null |
Phan Văn Trường là chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đàm phán quốc tế và là cố vấn của Chính phủ Pháp về thương mại Quốc tế. Ông được Tổng thống Pháp trao tặng Huy Chương Hiệp Sĩ Bắc Đẩu Bội Tinh (Chevalier de la Légion d’Honneur) năm 2007.
Thân thế.
Phan Văn Trường sinh ngày 27 tháng 07 năm 1946. Nguyên quán: Làng Tranh Xuyên, xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Cuộc đời.
Thời niên thiếu và thanh niên.
Lúc nhỏ ông Phan Văn Trường sống tại số 15 đường Tôn Đản (nay gọi là Tông Đản), Hà Nội đến năm 1954 thì vào Sài Gòn, ngụ tại 384/61 đường Công Lý (nay Nam Kỳ Khởi Nghĩa), học trung học tại Trường Jean Jacques Rousseau. Sang bên Pháp, năm 1963 ông đi học nội trú tại trường Francisque Sarcey- Dourdan (Essonne). Năm 1964, sau khi đậu tú tài. Và năm 1967, ông đậu trường Quốc gia Cầu Đường của Pháp (École nationale des ponts et chaussées). Năm 1970, ông tốt nghiệp Kỹ Sư. Năm 1973, Ông ghi danh làm luận án Tiến sĩ Kinh tế Đô thị và Quy Hoạch Vùng tại Paris Sorbonne 1 với GS Jacques R. Boudeville, sau khi được bổ nhiệm kỹ sư trưởng tại Sema Metra International. Sau khi GS Boudeville đột tử, ông bỏ dở công cuộc nghiên cứu tại trường Đại học Paris 1. Từ đó, ông theo đuổi nghề nghiệp kỹ sư và quản lý/quản trị công ty đến khi về hưu vào cuối năm 2004.
Sự nghiệp.
Ông là một trong số hiếm các công dân Pháp gốc Việt được phong tặng tước Chevalier de la Légion d'Honneur, một loại Bảo Quốc Huân Chương của Pháp, nhờ "công lao đóng góp vào việc phát triển nước Pháp". Sinh năm 1946, ông Trường theo học bậc trung học tại trường Jean Jacques Rousseau, tiền thân của trường Lê Quý Đôn, tại Sàigòn, trước khi vào Lycée Janson de Sailly tại Paris để chuẩn bị thi vào trường đại học công chánh danh tiếng thế giới École Nationale des Ponts et Chaussées vào năm 1970. Sự nghiệp quốc tế của ông thực sự bắt đầu năm 1977 khi ông gia nhập công ty SGTE (Société Générale de Techniques et d'Études) một chi nhánh của tổ hợp Spie Batignolles trong cương vị giám đốc đối ngoại. Trong cương vi này, ông đã có dịp nghiên cứu hệ thống giao thông đô thị cho Thủ đô Brasilia (Bra-Xin), hệ thống cảng biểu sâu tại quần đảo Fiji và một số dự án công nghiệp cho Indonesia. Năm 1986, ông chuyển sang làm cho tổ hợp Alsthom, trong thời gian mà tổ hợp này lớn mạnh cực độ. Ông đã ký rất nhiều dự án Nhà máy điện và hệ thống đường sắt cao tốc tại nhiều quốc gia (Tây Ban Nha, Hàn Quốc…) cũng như nhiều dự án métro điện tại nhiều đô thị trên thế giới (Cairo, Santiago, Hồng Kong,…), trong số này các hợp đồng cung cấp 300 đầu máy xe lửa và nhiều trung tâm năng lượng cho Trung quốc.
Chính trong giai đoạn này, Tổng thống Pháp vào lúc đó đã ký sắc luật tặng cho ông Trường huân chương Chevalier de l'Ordre National du Merite, một huân chương tạm dịch là Hiệp Sĩ Đài Ghi Công. Vào năm 1997, tổ hợp Suez-Lyonnaise des Eaux giao cho ông Phan Văn Trường trọng trách phát triển các hoạt động của tổ hợp tại Á châu.
Vào tháng 11 cùng năm, ông có tham dự Hội nghị Cấp Cao các nước có sử dụng tiếng Pháp (Sommet de la Francophonie) tại Hà Nội cùng với phái đoàn của Tổng thống Pháp Jacques Chirac, và đã ký một hợp đồng xây dựng và khai thác một nhà máy nước uống tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng trước đó, vào năm 1995, ông Phan Văn Trường đã được Chính phủ Pháp bổ nhiệm làm Cố vấn Ngoại Thương thường trực cho Chính phủ Pháp. Vào năm 2004, khi chọn định cư tại Kuala Lumpur, ông đã nhận giảng dạy tại trường Đại học Kiến Trúc Thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, ông đã đào tạo hơn 230 thạc sĩ Quy Hoạch Vùng và Kinh Tế Đô Thị trong 4 lớp Thành uỷ của Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương.
Thành tựu.
Trong những việc lớn nhất ông đã thực hiện được là giúp cho nền điện lực thế giới cấu trúc lại vào cuối những năm 1980, đó là lúc lĩnh vực (sector) điện lực thế giới đang gặp nhiều khó khăn về công suất, về giá biểu, về cả công nghệ. Chủ tịch Toshiba thời đó mời ông sang Nhật cộng tác. Chủ tịch Sumitomo sang Pháp có ý kiến muốn gặp mặt "người chuyên gia sắc bén đã làm cho công nghiệp điện Nhật Bản đảo điên".
Những đóng góp với Việt Nam.
Đến khi về hưu cuối năm 2004, ông quyết định về nước dạy học miễn phí tại Trường Đại Học Kiến Trúc, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông học lại Việt ngữ sau 41 năm xa quê hương. Ông dạy bộ môn Quy Hoạch Vùng và Kinh tế Đô thị bằng Việt ngữ từ 2005 đến năm 2011.
Song song, Ông cộng tác với sở Khoa Học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (hiện hữu, 2011/2012), ông cũng là Cố vấn Hội đồng Quản trị Công ty Hòa Bình đứng hàng đầu ngành xây dựng tại VN(từ năm 2007), ông cũng là thành viên của Hội từ thiện "Bạn Của Bé". Song song, Ông cũng đóng góp tài sản cá nhân vào các quỹ vi-tín dụng (Sóc Trăng tháng 1/2013).
Sau khi ông đã đóng góp vào việc đào tạo hơn 230 thạc sĩ Quy Hoạch, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân đã trao cho Ông vào đầu năm 2010 tại Hà Nội huân chương "Vì Sự nghiệp Giáo dục".
Trong nhiều năm, từ 2006 đến 2012, Ông đã cống hiến rất nhiều bài báo trên các diễn đàn quen thuộc trong nước như Saigon Times/Thời Báo Kinh tế, Saigon Giải Phóng, Doanh nhân, VietnamExpress, VietnamNet.com, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, các báo phụ nữ, đầu tư, tiếp thị.
Một số lớn bài của ông là những phân tích và tư vấn cho nhà nước trên những vấn đề kỹ thuật thuần túy, như đường sắt cao tốc, vịnh Vân Phong, quy hoạch lại Hà Nội, đô thị hóa và thành phần trung lưu, kinh tế vỉa hè, chính sách xây dựng hệ thống metro, phát triển hệ thống đô thị trung bình trong nước, xã hội đứt quãng. Bài "Tiền Đâu May Áo Mới" nói về quy hoạch các thủ đô, và Hà Nội, và bài “Quốc tế Hoá Doanh nghiệp “ đã được độc giả người Việt trên thế giới bầu là một trong những bài đặc sắc nhất.
Từ năm 2017, ông Phan Văn Trường đã thành lập 2 tập thể ấn tượng, vì chưa bao giờ mô hình tập thể này đã được thể hiện.
Đó là Câu Lạc Bộ Khởi Nghiệp Nông Nghiệp Việt Nam được thành lập vào ngày 7 tháng 3 năm 2017, với 22 thành viên lúc ban đầu. Rất nhanh chóng CLBKNNNVN phát triển và tạo rất nhiều giá trị cho các nông dân trẻ. Đến tháng 6 năm 2021, CLBKNNNVN đã thu hút được hơn 170 ngàn thành viên. Mỗi ngày CLB KNNNVN thu hút thêm từ 50 đến vài trăm thành viên mới.
Hình thức tổ chức của CLBKNNNVN là một hệ sinh thái, không có lãnh đạo, không có thủ quỹ, không có những vị trí như Giám đốc vv… Ông Phan Văn Trường trung thành với mô hình đã chỉ nhận làm Chủ tịch danh dự chứ không mang một chức vụ vận hành nào. Ông vẫn còn là Chủ tịch danh dự đến ngày đăng bài viết này.
Hệ sinh thái này phát triển trên mạng FaceBook, tuy không là một pháp nhân nhưng lại được theo dõi đông đảo. Đây là lần đầu tiên có đông nông dân toàn quốc tìm được một nơi đứng đắn để trao đổi thông tin, những trải nghiệm, những lời tư vấn miễn phí. Hơn 5000 giá trị đủ loại liên quan đến nghề nông, đến thị trường nông sản, được trao tay. CLB có một đội quản lý tự nguyện, những người này tự nguyện nhận trách nhiệm duyệt các bài và thông tin được gửi tới trong tinh thần nghiêm túc và xây dựng. Tất nhiên trên những cột thông tin của CLBKNNNVN không có quảng cáo mà chỉ có những đóng góp của các thành viên. Nay CLBKNNNVN đã lan toả trên mọi tỉnh thành của đất nước.
Song song, ông Phan Văn Trường đã thành lập Hệ Sinh Thái Cấy Nền vào ngày 10 tháng 5 năm 2019. Cấy Nền được manh nha từ một ý tưởng rất đơn giản là tạo một lớp học ngắn (2 ngày) chung quanh thầy Phan Văn Trường. Trong lớp học quy tắc được áp dụng triệt để là các học viên được đặt mọi câu hỏi trên mọi địa hạt ngoài chính trị, tôn giáo và chủng tộc. Tất cả nhóm đều có thể là thầy đều có thể là trò, và chỉ được phát biểu những bạn nào đã thực sự trải nghiệm cái gì mình kể. Thầy Phan Văn Trường đặt ra 4 yếu tố mà các học viên phải tuân thủ: đó là phải tuyệt đối Bình đẳng, Hồn nhiên, Thẳng thắn và Tích cực trong suốt học kỳ 48 tiếng.
Số người mỗi lớp được giới hạn lúc ban đầu nhưng rồi do tính thu hút rất cao nên số học viên không bị giới hạn nữa. Nguyên tắc tổ chức là không lấy phí, trừ phí ăn ở. Thầy Phan Văn Trường cũng tự thanh toán mọi chi phí cá nhân.
Sức lan toả của Cấy Nền đã vượt sức tưởng tượng, đến tháng 9 năm 2021 sau hai năm sinh hoạt hơn 100 khoá Cấy Nền đã được tổ chức trên khắp mọi miền đất nước. Tại mỗi nơi một Cộng đồng Cấy Nền được thành lập: Vũng Tàu là nơi khởi đầu, Hà Nội, TPHCM, Paris (Pháp Quốc), Lyon (Pháp Quốc), Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Lý Sơn, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Ban Mê Thuột, Đà Lạt, Bến Tre, Đồng Tháp, Phú Quốc, Phú Nhuận và trong những tháng tới sẽ được tổ chức An Giang, Trà Vinh, Cần Thơ, Grenoble (Pháp Quốc), Tokyo (Nhật Bản)…
Song song, một số Cấy Nền chuyên môn được thành lập như Cấy Nền Giao Thương, Cấy Nền Farmstay, Cấy Nền Pháp Lý, Cấy Nền Marketing, Cấy Nền Phụ Nữ, Cấy Nền Gia Đình, Cấy Nền Yêu Thương (từ thiện), Cấy Nền Giáo Dục, Cấy Nền Trung Thu, Cấy Nền Coaching, Cấy Nền Truyền Thông và Công nghệ Thông tin… và trong những tháng tới sẽ tổ chức Cấy Nền Quản Trị Kinh Doanh, Cấy Nền Tài Chính, Cấy Nền Kiến Trúc, Cấy Nền Công Dân Toàn Cầu…
Website Cấy Nền cũng như Fanpage Cấy Nền đã được Lương Tiến Hiệp thành lập, nay đã nhận được rất nhiều cuộc giao lưu.
Cấy Nền Radio đã ra đời với Đặng Thu Hằng thành lập vào ngày 16 tháng 3 năm 2020, ngày nay đã hoàn thành hơn 350 số với trên 1,6 Triệu thính giả. Bài ca Cấy Nền cũng được Nhạc sĩ Trần Quốc Điền sáng tác ngay từ tháng 9 năm 2019 và được phổ biến trên các kênh với giọng hát của Nhạc sĩ Trần Quốc Điền và Ca sĩ Hồ Ngọc Lan Anh.
Điều đáng chú ý là Cấy Nền là nơi không có “sếp”, đó là bản chất của một hệ sinh thái, cũng không có quỹ. Vòng tròn năng lượng và nuôi dưỡng thuở ban đầu đã tạo ra thêm nhiều vòng tròn khác như thương mại, pháp lý, marketing vv… Tất cả các thành viên tại tất cả các vùng miền và tỉnh thành liên kết với nhau rất chặt chẽ bằng tinh thần cho đi một cách hồn nhiên, tích cực và bình đẳng. Hệ thống Cấy Nền nay đã phủ mọi vùng miền của tổ quốc và đã tạo nên một hệ thống kết nối vô cùng sáng tạo và năng động.
Cấy Nền Yêu Thương đã tham gia tích cực vào việc Cứu Trợ miền Trung sau đợt bão vào năm 2020. Các đội của Cấy Nền Giao Thương đang tham gia vào việc hỗ trợ khoai lang Đồng Tháp (tháng 6, 2021).
Tất cả mọi công tác của các thành viên Cấy Nền đều tuyệt đối không lấy phí với tinh thần cho đi và tương trợ, ngược lại những giá trị tinh thần quay trở lại thật mênh mông.
Gia đình.
Ông Phan Văn Trường xuất thân trong một gia đình Nho giáo miền Bắc. Cha của ông Phan Văn Trường là nhà văn Phan Văn Tạo, nguyên Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao(1945-1946), Hiệu Trưởng Trường Nguyễn Văn Tố (1946-1950). Em ruột của ông Phan Văn Trường là Nhạc sĩ Phan Văn Hưng, là một nhạc sĩ nổi tiếng. Bà Vũ Thị Mộng Lan, vợ Ông Phan Văn Trường là Tiến sĩ Kinh tế Trường Đại Học Sorbonne-Paris tại Pháp.
Ông Bà Phan Văn Trường được hai người con gái.
Ngoài ra ông Phan Văn Trường còn có thêm một con nuôi, Cô Isaure Galley. Isaure Galley là cháu gái của Robert Galley, một vị Tổng Trưởng lão thành của Đệ Ngũ Cộng Hòa Pháp, và cũng là chắt ruột của Thống Chế Leclerc de Hauteclocque, người đã cùng tướng De Gaulle giải cứu nước Pháp trong Đại Thế Chiến II và được nước Pháp tôn thờ. Hầu hết tất cả các thành phố bên Pháp đều có tượng đài và đại lộ được đặt tên của Thống Chế Leclerc de Hauteclocque. Những mẫu xe thiết giáp và tàu chiến đều có mang tên Ông.
Sáng tác.
Ông Phan Văn Trường chưa bao giờ xem mình như một nhà văn hoặc nhà báo, mà là một kỹ sư, một nhà kinh tế và một lãnh đạo về quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên từ hơn 20 năm vừa qua, ông viết rất nhiều bài báo. Ông đã cộng tác với hầu hết các nhật báo, điện báo và tuần báo, chưa kể những số đặc san vào dịp Tết, hay những ngày lễ lớn. Những bài ông viết liên quan đến việc đánh giá các dự án hoặc các chiến lược phát triển.
Ông Phan Văn Trường cũng từng viết hàng trăm truyện ngắn bằng Pháp ngữ, với đề tài phần lớn liên quan đến đời sống xã hội Việt Nam. Ông viết cho các con cháu sinh tại nước ngoài, không nắm vững tiếng Việt nhưng cần hiểu đất nước tổ tiên của mình.
Bốn tác phẩm của ông viết bằng tiếng Việt và xuất bản tại Việt Nam (cho đến tháng 4 năm 2022), gồm “Một Đời Thương Thuyết”, “Một Đời Quản Trị” , “Một Đời Như Kẻ Tìm Đường” và "Công Dân Toàn Cầu-Công Dân Vũ Trụ" được độc giả khắp mọi miền đất nước hưởng ứng rộng rãi và tái bản nhiều lần. Tựu trung, cả ba cuốn sách đầu tiên kể lại cuộc đời nghề nghiệp của ông, cùng với lộ trình đi tìm hạnh phúc và thành công. Quyển sách thứ tư xuất bảng tháng 4 năm 2022 mang đến cho người đọc một cách mô tả hồn nhiên nhưng lại rất sâu sắc về một cộng đồng " Công Dân Toàn Cầu- Công Dân Vũ Trụ" hiện nay. Điều đặc biệt nhất trong các tác phẩm này chính là dù nhiều câu chuyện và trải nghiệm thật của ông diễn ra phần lớn nơi xa xứ, bản sắc Việt Nam vẫn được thể hiện một cách xuyên suốt và khéo léo.
Mỗi bước đi của ông trên con đường nghề nghiệp và cuộc sống đều thấm đượm, hòa quyện triết lý Âu-Á và mang nặng tính nhân ái, từ bi. Ngay những lúc gay go nhất trong nghề lãnh đạo và quản trị những tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới, ông không bao giờ để đạo đức sang một bên, mà chính đạo đức đã mang lại tính bền vững cho việc quản trị doanh nghiệp của ông. Ba tác phẩm kể trên đã được Nhà xuất bản Trẻ làm thành bộ sách mang tên “Kết Tinh Một Đời” một cách trang trọng, và được xem như một di sản của GS. Phan Văn Trường cho các thế hệ đi sau ông. Cả ba cuốn sách đã được trích chọn vào sách giáo khoa Đại học và Trung học Phổ thông.
Hồi ký tiếng Việt
1. "Một Đời Thương Thuyết" (Nhà xuất bản.Trẻ, 2014) Vào tháng 4 /2020 sách đã được tái bản 17 lần.
2. "Một Đời Quản trị" (Nhà xuất bản.Trẻ, 2017), Vào tháng 4 năm 2020, sách đã được tái bản 10 lần.
3. "Một Đời Như Kẻ Tìm Đường" (Nhà xuất bản. Trẻ, 2019), Vào tháng 4 năm 2020, sách đã được tái bản 4 lần.
4. "Công Dân Toàn Cầu-Công Dân Vũ Trụ" (Nhà xuất bản. Trẻ, 2022), Vào tháng 10 năm 2022, sách đã được tái bản 3 lần . | 1 | null |
Quốc kỳ Syria (; ) do ba hình chữ nhật nằm ngang song song màu đỏ, trắng và đen hợp thành, giữa dải màu trắng có hai ngôi sao năm cánh màu lục. Bốn màu đỏ, trắng, đen và lục là màu sắc của Pan-Arabia. Màu đỏ trên quốc kỳ tượng trưng cho lòng dũng cảm, màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết và khoan hồng, độ lượng, màu đen tượng trưng cho thắng lợi mà Mohammed đã giành được, màu lục là màu tốt lành mà con cháu của Mohammed yêu thích, sao năm cánh tượng trưng cho cách mạng Ả Rập tất thắng. Năm 1958, khi Syria và Ai Cập hợp lại thành lập "Cộng hòa Ả Rập Thống nhất", đã chế định lá cờ ba màu đỏ, trắng và đen; chính giữa nền cờ có 2 ngôi sao năm cánh màu lục. Sau đó, hình vẽ trên lá cờ ba màu nhiều lần thay đổi. Cho đến nay năm 1981, chính phủ Syria ra quyết định khôi phục lá cờ ba màu đỏ, trắng và đen, có hai ngôi sao năm cánh màu lục làm quốc kỳ.
Quốc kỳ Phe đối lập Syria.
Do hậu quả của cuộc nội chiến Syria đang diễn ra, hiện có hai chính phủ tự xưng là chính phủ de jure của Syria, sử dụng các lá cờ khác nhau để đại diện cho nhà nước. Chính phủ đương nhiệm, do Bashar al-Assad và Đảng Ba'ath lãnh đạo, đang sử dụng cờ Cộng hòa Ả Rập Thống nhất đỏ-trắng-đen được sử dụng từ năm 1980; trong khi Chính phủ lâm thời Syria, đứng đầu là Liên minh Quốc gia Syria - đang tìm cách lật đổ chính quyền Assad - đã đọc lại lá cờ Độc lập xanh trắng đen năm 2012.
Trong cuộc nội chiến đang diễn ra, phe đối lập Syria, được đại diện bởi Hội đồng Quốc gia Syria, sau đó là Liên minh Quốc gia cho Lực lượng Cách mạng và Đối lập Syria (thường được gọi là Liên minh Quốc gia Syria) đã sử dụng một phiên bản sửa đổi của cờ độc lập được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1932 với Tỷ lệ khung hình 2:3. Cờ độc lập sửa đổi bắt đầu được sử dụng như một màn hình phổ quát của phe đối lập biểu tình vào cuối năm 2011. Phe đối lập muốn phân biệt với chính phủ Syria hiện tại và ủng hộ việc sử dụng cờ được sử dụng khi Syria giành được độc lập từ Pháp. Khaled Kamal, một quan chức của Hội đồng Quốc gia Syria, hiện tin rằng lá cờ này cũng đại diện cho nền độc lập và sự kết thúc của chính phủ Bashar al-Assad. Ngày nay, cờ chủ yếu được sử dụng trong các khu vực do Liên minh Quốc gia Syria kiểm soát. Việc sử dụng cờ độc lập đã được sửa đổi tương tự như việc phiến quân Libya sử dụng cờ Libya trước Gaddafi từ thời Vương quốc Libya đối lập với cờ xanh của Muammar Gaddafi. Cờ tỷ lệ khung hình 1: 2 ban đầu đã được phe đối lập sử dụng không chính thức trong một số trường hợp. | 1 | null |
Quốc kỳ Bhutan (Dzongkha: ཧྥ་རན་ས་ཀྱི་དར་ཆ་; Wylie: "hpha-ran-sa-kyi dar-cho") dựa trên truyền thống dòng Drukpa của Phật giáo Tây Tạng và thể hiện rồng sấm Druk trong thần thoại Bhutan. Thiết kế cơ bản của quốc kỳ là của Mayum Choying Wangmo Dorji và có niên đại từ 1947. Một phiên bản được trưng bày tại lễ ký Hiệp định Ấn Độ-Bhutan năm 1949. Một phiên bản thứ nhì bắt đầu vào năm 1956 trong chuyến đi của Quốc vương Jigme Dorji Wangchuk đến miền đông Bhutan; nó dựa trên hình ảnh từ thiết kế năm 1949 và thể hiện một Druk màu trắng trên nền lục.
Bhutan sau đó tái thiết kế quốc kỳ nhằm tương đồng về kích thước với quốc kỳ Ấn Độ do họ cho rằng quốc kỳ Ấn Độ vẫy tốt hơn. Những cải biến khác được tiến hành sau đó, và quốc kỳ hiện nay được sử dụng từ 1969. Quốc hội Bhutan lập một luật vào năm 1972 nhằm chính thức hóa thiết kế của quốc kỳ và thiết lập lễ nghi liên quan đến kích thước phù hợp và điều kiện treo quốc kỳ.
Nguồn gốc.
Bhutan trong lịch sử được biết đến bằng nhiều tên gọi, song người Bhutan gọi quốc gia của họ là "Druk" theo tên của rồng sấm Bhutan. Truyền thống này bắt nguồn từ năm 1189, khi người sáng lập dòng Drukpa của Phật giáo Tạng là Tsangpa Gyare Yeshe Dorje theo tường thuật thì chứng kiến thung lũng Namgyiphu tại Phoankar, Tây Tạng rực sáng với cầu vồng và ánh sáng. Ông cho rằng đây là một điềm lành, do vậy tiến vào thung lũng để chọn một điểm để xây dựng một chùa, ngay lúc đó ông nghe được ba hồi sấm - một âm thanh do rồng "druk" tạo ra theo đức tin phổ biến của người Bhutan. Chùa được Tsangpa Gyare xây dựng năm đó được đặt tên là "Druk Sewa Jangchubling", và trường phái giảng đạo của ông được gọi là là Druk. Trường phái Druk sau đó phân thành ba dòng. Cháu trai và người thừa kế tinh thần của Tsangpa Gyare thành lập một trong ba dòng với tên gọi "Drukpa", dòng này sau đó được truyền bá khắp Bhutan. Bản thân quốc gia này sau đó cũng được gọi là "Druk." Truyền thuyết này cung cấp một giải thích về việc làm sao biểu tượng của rồng lại tạo thành cơ sở của quốc kỳ Bhutan. Một giả thuyết khác cho rằng quan điểm tượng trưng hóa chủ quyền và quốc gia bằng hình dạng một con rồng là điều xuất hiện tại Trung Quốc và những quân chủ Bhutan tiếp nhận nó làm một biểu tượng cho vương thất và đầu thế kỷ 20.
Quốc kỳ hiện tại.
Thiết kế.
Quốc kỳ hiện nay được phân chia theo đường chèo từ góc dưới phía kéo cờ, tam giác ở phía trên có màu vàng, còn tam giác phía dưới có màu cam. Tại trung tâm dọc theo đường phân chia là một rồng màu đen và trắng lớn quay lưng về phía kéo cờ. Rồng cầm một "norbu", hay ngọc quý, trong mỗi vuốt của nó. Những màu nền của quốc kỳ là vàng và cam lần lượt được xác định là Pantone 116 và 165. Sắc độ tương đương trong các hệ màu khác:
Kích thước quốc kỳ cần phải duy trì theo một tỷ lệ 3:2. Các kích thước sau được chính phủ Bhutan tuyên bố là chuẩn:
Tượng trưng.
Theo Các quy định pháp luật về quốc kỳ được Quốc hội Bhutan xác nhận trong kỳ họp thứ 36 vào ngày 8 tháng 6 năm 1972, và theo tuyên bố trong Hiến pháp năm 2008, màu vàng biểu thị truyền thống dân gian và quyền lực thế tục với vai trò là hiện thân của "Druk Gyalpo", long vương của Bhutan, là người có y phục vương thất truyền thống bao gồm một kabney (khăn choàng) màu vàng. Nửa cam biểu thị truyền thống tinh thần Phật giáo, đặc biệt là các phái Drukpa Kagyu và Nyingma. Rồng sấm Druk được đặt đều qua đường giữa hai màu. Việc đặt Druk tại trung tâm của quốc kỳ qua đường phân chia giữa hai màu nền biểu thị tầm quan trọng tương đương của các truyền thống dân gian và tăng lữ tại Vương quốc và gợi lên sức mạnh của liên kết thiêng liêng giữa chủ quyền và nhân dân. Màu trắng của Druk biểu thị cho sự thanh khiết của những tư tưởng nội tâm và hành động nhằm đoàn kết toàn bộ nhân dân Bhutan vốn đa dạng về dân tộc và ngôn ngữ. Những đá quý được giữ trong vuốt rồng tượng trưng cho sự thịnh vượng, an ninh và bảo hộ nhân dân tại Bhutan, trong khi mồm gầm gừ của rồng biểu thị cam kết của các thần linh Bhutan về việc bảo hộ Bhutan.
Lịch sử.
Trung tâm nghiên cứu Bhutan vào năm 2002 cho phát hành một bài thuyết trình (sau đây gọi là "văn kiện CBS") là tường thuật sẵn có duy nhất từ Bhutan về lịch sử phát triển của quốc kỳ. Văn kiện này chủ yếu dựa trên những giải thích thu được bằng cách phỏng vấn với những cá nhân trực tiếp tham gia sáng tạo và cải biến quốc kỳ tại Bhutan, từ cuối thập niên 1940 cho đến khi thông qua quốc kỳ hiện tại vào khoảng năm 1970.
Quốc kỳ đầu tiên (1949).
Văn kiện CBS ghi rằng quốc kỳ đầu tiên được thiết kế theo yêu cầu của Druk Gyalpo đệ nhị của Vương quốc Bhutan thế kỷ 20 là Jigme Wangchuk, và được xuất hiện trong lế ký Hiệp định Ấn Độ-Bhutan vào năm 1949. Mặc dù văn kiện không cung cấp một minh họa về thiết kế nguyên bản, song các ảnh đen-trắng từ sự kiện lịch sử này cung cấp hình dung về quốc kỳ đầu tiên của Bhutan.
Thiết kế quốc kỳ được công nhận là của Mayeum Choying Wongmo Dorji vào năm 1947. Lharip Taw Taw là một trong vài họa sĩ khả dụng trong triều đình đương thời, ông được cho là người thêu quốc kỳ. Druk có màu lục nhằm phù hợp với ám chỉ truyền thống và tôn giáo về "yu druk ngom" (). Ngày nay, một bản mô phỏng hiện đại về thiết kế gốc này (với một số cải biến đáng kế do chịu ảnh hưởng từ quốc kỳ hiện tại) được trưng phía sau vương vị tại Tòa nhà quốc hội tại Thimphu.
Theo văn kiện CBS, quốc kỳ nguyên bản của Bhutan có ba màu được phân chia theo đường chéo từ góc phía dưới của phía kéo cờ. Nền vàng trải ở tam giác phía trên, và nền đỏ ở tam giác phía dưới. Tại trung tâm của quốc kỳ, tại nơi giao giữa màu vàng và màu đỏ, là một Druk màu lục, nằm song song với cạnh dưới và đối diện với phía bay. Tuy nhiên, văn kiện CBS không minh họa những phiên bản đầu tiên của quốc kỳ và miêu tả trong đó về quốc kỳ năm 1949 không toàn toàn phù hợp với những bức hình còn lại từ năm 1949. Văn kiện mô tả quốc kỳ hình vuông, trong khi tỷ lệ theo những bức hình là khoảng 4:5. Văn kiện mô tả rồng đối diện với phía bay, song rồng trong những bức hình đối diện với phía kéo cờ. Rồng được mô tả là song song với cạnh dưới, song trong hình thì nó xiên hơi theo chiều thẳng đứng. Rồng được mô tả là màu lục, song nếu vậy trong bóng hình phải rất nhatj.
Những sách của phương Tây cho đến sau năm 1970 thường biểu thị quốc kỳ Bhutan gần giống với hình năm 1949.
Cải biến năm 1956.
Phiên bản thứ nhì của quốc kỳ được phát triển trong năm 1956 nhằm phục vụ chuyến công du của Druk Gyalpo đệ tam là Jigme Dorji Wangchuk đến miền đông Bhutan. Trong chuyến đi, ban thư ký của Druk Gyalpo bắt đầu sử dụng những lá quốc kỳ với thiết kế mới dựa trên một ảnh về quốc kỳ đầu tiên năm 1949, với màu của rồng chuyển từ lục sang trắng. Đoàn tùy tùng của Druk Gyalpo gồm một đội hậu vệ với hơn 100 con ngựa; một phiên bản nhỏ của quốc kỳ được đặt trên yên của mọi con thứ tròn chục, và một quốc kỳ lớn có kích thước khoảng được treo tại trại mỗi đêm, được kéo lên trong âm thanh của kèn.
Cải biến sau năm 1956.
Bắt đầu từ cuối thập niên 1950, cựu thư ký của Jigme Dorji Wangchuck và Chủ tịch Quốc hội (1971–74) là Dasho Shingkhar Lam thỉnh cầu Long vương tiến hành một số cải biến đối với quốc kỳ; ông chịu trách nhiệm về thiết kế hiện tại, từ năm 1969. Long vương được tường thuật là không thỏa mãn trước việc các quốc kỳ Bhutan hình vuông ban đầu không vẫy được giống như quốc kỳ Ấn Độ hình chữ nhật khi được trưng trong một chuyến công du của một quan chức Ấn Độ đến Bhutan. Kích thước chuẩn của quốc kỳ Bhutan do đó biến đổi cho giống với quốc kỳ Ấn Độ, tức 9 feet:6 feet.
Trong một cải biến khác, rồng vốn được đặt gần nằm ngang tại trung tâm của quốc kỳ nay được đặt lại để trải theo đường chéo phân chia giữa hai màu nền. Cải biến này nhằm tránh việc có rồng "đối diện với đất" khi quốc kỳ không tung bay khi treo. Họa sĩ người Bhutan Kilkhor Lopen Jada vẽ một thiết kế mới cho druk, theo đó những đường cong của thân rồng được nới lỏng nhằm tạo nên một hình hơi dài hơn và gợn sóng nhẹ hơn.
Văn kiện CBS ghi rằng Long vương ra lệnh màu của nửa phía dưới được chuyền từ đỏ sang cam trong năm 1968 hoặc 1969.
Quốc kỳ Bhutan được treo ở ngoại quốc lần đầu tiên vào năm 1961 trong chuyến công du cấp quốc gia đến Ấn Độ của Jigme Dorji Wangchuck. Chuyến công du này là nhằm khởi đầu một cấp mới trong quan hệ giữa hai quốc gia.
Quy định.
Ngày 8 tháng 6 năm 1972, Quốc hội Bhutan phê chuẩn Nghị quyết số 28, hiệu lực hóa điều lệ về quốc kỳ do Nội các phê chuẩn. Điều lệ gồm tám điều khoản, bao gồm những mô tả và tính tượng trưng của các màu, nền, và yếu tố thiết kế của quốc kỳ. Những điều khác liên quan đến kích thước của quốc kỳ cũng như lễ nghi quốc kỳ bao gồm việc những dịp thích hợp để treo quốc kỳ và cá nhân có thể trưng quốc kỳ trên xe. Về tổng thể, quốc kỳ được trao cho sự tôn trọng ngang với quốc gia và nguyên thủ quốc gia. Không hiệu kỳ nào được đặt cao hơn quốc kỳ Bhutan, quốc kỳ không được sử dụng để bọc ngoài hoặc làm rèm (với một số ngoại lệ) và không được để quốc kỳ chạm đất. Những điều khoản khác gồm có những cấm chỉ thể hiện thiết kế quốc kỳ trong những mục đích khác hoặc trong một biểu trưng. Đặc biệt, có thể sử dụng quốc kỳ để bọc quan tài, song chỉ áp dụng với những quan chức quốc gia cấp cao như bộ trưởng hoặc những nhân viên quân sự.
Điều lệ năm 1972 cũng quy định rằng "mỗi dzongkhag [trụ sở huyện] sẽ treo quốc kỳ. Tại nơi không có dzongkhag, quốc kỳ sẽ được treo tại phía trước của văn phòng của quan chức chính của chính quyền."
Những quan chức trên cấp bộ trưởng được phép treo quốc kỳ trong dinh thự của mình với điều kiện là họ không cư trú gần thủ đô. Truyền thống treo quốc kỳ trước văn phòng chính quyền không tồn tại ở Bhutan trước năm 1968, song Druk Gyalpo ra chiếu chỉ thực thi tiêu chuẩn sau khi Ban thư ký của ông chuyển từ Taba đến Tashichho Dzong vào năm này. Ngày quốc kỳ duy nhất được quy định theo điều lệ năm 1972, được tổ chức vào ngày 17 tháng 12 hàng năm., tức ngày quốc khánh. | 1 | null |
Quốc kỳ Brunei () có dạng hình chữ nhật với quốc huy Brunei màu đỏ ở giữa, trên nền màu vàng, bị cắt ngang bởi hai sọc màu đen, trắng. Năm 1906, khi còn là đất bảo hộ của nước Anh, Brunei đã chế định quốc kỳ Brunei đầu tiên, đó là lá cờ vàng hình chữ nhật. Màu vàng trên lá cờ biểu thị Hồi vương (Sultan - quốc vương Hồi giáo) là tối cao. Sau đó, để kỉ niệm hai vị thân vương có công, Hồi vương đã quyết định thêm hai dải sọc đen-trắng chéo trên quốc kỳ. Năm 1959, khi Brunei tự trị, đã chế định bản Hiến pháp đầu tiên, Hiến pháp quy định có hình quốc huy ở chính giữa quốc kỳ. Ngày 1 tháng 1 năm 1984, Brunei tuyên bố hoàn toàn độc lập, chính phủ quyết định tiếp tục sử dụng quốc kỳ này. | 1 | null |
Cát (chữ Hán: 葛) là một quốc gia bộ lạc - một nước chư hầu của nhà Hạ, nhà Thương và nhà Chu - từng tồn tại ở vùng đông bắc huyện Ninh Lăng tỉnh Hà Nam ngày nay.
Những ghi chép trong sử sách.
Theo nhiều thư tịch cổ ghi lại thì vua cuối cùng của nước này tên là Cát Bá, thời đó việc tế lễ trời đất tổ tiên rất quan trọng các nước chư hầu phải tuân theo phép tắc nghi tiết rất chặt chẽ. Do Cát Bá không tế tự đúng kỳ hạn nên vua Thang nước Thương phái sứ giả đến khiển trách, Cát Bá trả lời rằng không có thịt nên không tế được. Thang lập tức đưa ngay tới một số súc vật như: Trâu, Bò, Ngựa, Dê..v..v..Cát Bá bèn cho làm thịt ăn hết nhưng vẫn chẳng tế bái gì cả, Thang lại phái người đến trách thì Cát Bá nói không có lương thực nên chưa tế được. Thang liền phái người đến giúp Cát Bá cày ruộng và sai trẻ con mang cơm đến cho họ, giữa đường Cát Bá cho quân cướp sạch còn giết một em bé đưa cơm.
Thành Thang nắm lấy cơ hội phát động chiến tranh đem quân tấn công hỏi tội nước Cát, Hạ Kiệt tuy được nghe thông tin này nhưng không đưa quân cứu viện nước Cát vì xét về lý thì Thành Thang đúng. Nước Cát bị cô lập ngay đến thiên tử cũng làm ngơ mà lại chẳng có đồng minh nào giúp đỡ nên thất thế, quân đội nước này không kịp phản ứng trước thế mạnh như trẻ tre của Thành Thang mà bị nước Thương đánh bại nhanh chóng dẫn đến diệt vong.
Sau khi Thành Thang chinh phục nước Cát, chỉ giết chết Cát Bá rồi lại phân phong nước Cát. Đến thời Xuân Thu, nước Cát trở thành nước phụ dung của nước Lỗ, từng bị quân nước Tề tiến đánh thời Tề Tuyên công, về sau bị nước Tống tiêu diệt. | 1 | null |
Cinclosomatidae là một họ chim thuộc bộ Sẻ. Họ này theo định nghĩa gần đây nhất chứa khoảng 12 loài.
Cinclosomatidae là họ chim Australia-Papua. Việc đặt nó trong liên họ Cinclosomatoidea của chính nó là theo Moyle "et al." (2016), mặc dù cả Aggerback "et al." (2014) và Jønsson "et al." (2016) đều coi nó có quan hệ đồng minh với Falcunculidae (thuộc liên họ Orioloidea) với độ hỗ trợ mạnh. Moyle "et al." ước tính Cinclosomatoidea đã rẽ nhánh vào khoảng 22 triệu năm trước.
Phân loại quá khứ.
Họ Psophodidae trong quá khứ chứa 4 chi là "Cinclosoma", "Ptilorrhoa", "Androphobus" và "Psophodes".
Họ Eupetidae chứa 4 chi của họ Psophodidae cộng chi "Eupetes" và có thể chứa cả "Melampitta". | 1 | null |
Gravity Falls là một chương trình hoạt hình truyền hình dài tập của Mỹ được sáng lập bởi Alex Hirsch, cựu biên kịch cho "The Marvelous Misadventures of Flapjack" và "Fish Hooks". Tập đầu tiên được phát sóng thử nghiệm vào ngày 15 tháng 6 năm 2012 và sê-ri đã chính thức xuất hiện lần đầu vào 29 tháng 6 năm 2012. Bộ phim này được xếp loại TV-Y7.
Cốt truyện.
Bộ phim kể về những cuộc phiêu lưu của hai chị em sinh đôi Dipper và Mabel Pines (12 tuổi) đến từ Piedmont, bang California, khi bố mẹ cho họ đến chơi ở Lều Bí ẩn với ông bác Stanley Pines (trước đây là nhà của Stanford Pines, bác của Dipper và Mabel và là anh sinh đôi bị thất lạc của Stanley) ở thị trấn Gravity Falls, bang Oregon vào kỳ nghỉ hè năm 2012. Ông bác Stanley sống và làm việc tại Lều Bí Ẩn, một dinh thự biệt lập trong rừng được cải tạo như một viện bảo tàng trưng bày các hiện vật kỳ lạ nhất nhằm moi tiền khách tham quan. Dipper tình cờ tìm thấy quyển nhật ký số 3 (do Stanford viết) và sử dụng nó để khám phá thị trấn. Ở đây, Dipper và Mabel kết bạn với Wendy Corduroy - cô nhân viên thu ngân của cửa hàng, Soos Remirez - anh nhân viên làm không công và cũng là giúp việc của Stan, Candy Chiu và Grenda, những cô bạn Mabel làm quen trong bữa tiệc do Stan tổ chức. Dipper và Mabel nhận ra thật sự là có những điều kỳ lạ xảy ra trong thị trấn này và phải nương tựa vào nhau để cố tận hưởng từng tháng ngày hè trong thị trấn không quen thuộc ấy.
Diễn viên lồng tiếng và các nhân vật.
Nhân vật định kỳ.
" Triangulum, entangulum. Veneforis dominus ventium. Veneforis venetisarium."
Dịch từ tiếng Latin ra là: "Tam giác, ta gọi ngươi. Ta đã đến rào chắn bảo vệ của tâm trí. Ta sẽ thấy hàng rào đó bị phá hủy"
Mục tiêu của Bill thực sự được thể hiện ở các tập cuối mùa 2, khi Bill đã phá huỷ vết nứt đa chiều và kết nối thế giới của hắn với trái đất bằng cách lợi dụng Mabel, Ley và Blendin, gây ra hiện tượng Weirdmageddon (tận thế kì lạ) để thôn tính thế giới. Bill bị tiêu diệt ở tập cuối, cùng với ký ức của Stanford Pines. Khi mọi người đứng đầy đủ vào trong "Bánh xe của Bill" thì Bill sẽ bị tiêu diệt.
Mật mã.
Ở cuối mỗi tập phim có một văn bản mật mã trong một trong ba mật mã thay thế:
Sự tiếp nhận.
Xếp hạng.
Một bản thử nghiệm đặc biệt của bộ phim trong "Let It Shine" đã nhận được 3,4 triệu lượt xem.. Bộ phim đã giành được lượng người xem khá cao trong tập thứ 5, được phát sóng vào ngày 13 tháng 6 năm 2012, và thu hút 3,6 triệu người xem. Vào 15 tháng 3 năm 2013, tập phim "The Deep End"(Đáy hố sâu) đã được theo dõi bởi 4,5 triệu người xem sau khi ra mắt The Wizards Return: Alex vs Alex, trở thành tập phim đánh giá cao nhất cho bộ phim cho đến nay. Và tập phim 'Little Dipper' (Dipper bé nhỏ), là tập phim ít lượt xem nhất trong cả bộ, với chỉ 2,6 triệu người. Gravity Falls cũng trở thành chương trình được đánh giá cao nhất trong 'Night of Premieres' (Đêm ra mắt), với đánh giá cao hơn "Jessie", "A.N.T. Farm", "My Babysitter's a Vampire", và "".
Đón nhận.
Bộ phim nhận được khá nhiều sự ca ngợi. Nó đang hiện tại được 8.8 điểm trên TV.com, và 7.7 điểm từ hơn 1,500 người dùng ở IMDb.com. Từ các nhà phê bình, Gravity Falls nhận được nhiều phản hồi tích cực. Brian Lowry của Variety đã nói: "Bộ phim này là một luồng gió mới với trẻ em, và cù vào những nỗi niềm hoài cổ của các bậc cha mẹ". Trong khi (Los Angeles Times) Robert Lloyd gọi bộ phim là "...nhẹ nhàng xoay vòng, với những hành động đầy tính Disney và một trái tim ấm áp được đặt vào". Trong phản hồi khác của David Hinckley từ New York Daily News, ông gọi Gravity Falls là "kỳ quặc và đáng yêu", và ông đưa ra lời khen ngợi cho nhân vật Mabel Pines. Matt Blum, viết cho Wired, đã so sánh Gravity Falls tới bộ phim hoạt hình Regular Show của Cartoon Network và Phineas and Ferb (Disney Channel), ông cho rằng bộ phim là "khéo léo, kỳ lạ, và phần nào sâu sắc". | 1 | null |
Leucospermum là một chi thực vật có hoa thuộc họ Quắn hoa (Proteaceae). Chi này có khoảng 50 loài bản địa Zimbabwe và Nam Phi, nơi chúng chiếm lĩnh một loạt các môi trường sống, bao gồm các mảng cây bụi, rừng và sườn núi.
Chúng là những cây bụi thường xanh (hiếm khi là cây gỗ nhỏ) cao từ 0,5–5 m. Các lá đơn, từ thẳng tới hình mác, dài 2–12 cm, rộng 0,5–3 cm, có khía răng cưa hay chỉ có khía răng cưa ở đỉnh, được sắp xếp xoắn, dai và bóng như da. Các hoa mọc thành cụm với một lượng lớn vòi nhụy dễ thấy.
Chi này có quan hệ họ hàng gần về mặt tiến hóa và bề ngoài với chi "Banksia" ở Úc.
Các loài.
Chi này gồm có các loài sau: | 1 | null |
Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập ngày 8 tháng 3 năm 1961. Trong khoảng thời gian từ năm 1961 đến 1966, Hội đã phát động hơn 220.000 cuộc đấu tranh chính trị lớn nhỏ, huy động 25,8 triệu lượt phụ nữ tham gia mít tinh, biểu tình phản đối Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa rải chất độc hóa học, càn quét phá ruộng vườn.
Năm 1966, Nguyễn Thị Định là Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam. | 1 | null |
Chu vương Quý (chữ Hán: 周王季, trì vì : 1126 TCN-1101 TCN), tên thật là Cơ Lịch (姬歷), là con út nên còn gọi là Quý Lịch (季歷), là vị thủ lĩnh đời thứ 14 của nước Chu (tính từ thời nhà Hạ và nhà Thương) trong lịch sử Trung Quốc.
Gia thế.
Cơ Quý Lịch là con út của Chu Thái Vương Cổ Công Đản Phủ và là cha của Chu Văn Vương Cơ Xương. Theo chế độ thế tập lúc bấy giờ đáng ra ngôi vị quân chủ nước Chu cha ông phải truyền cho anh cả của ông là Thái Bá, nhưng Chu Thái Vương thấy con của Quý Lịch là Cơ Xương là đứa bé thông minh đoán chắc sau này sẽ làm nên nghiệp lớn nên mới truyền ngôi cho con út. Thái Bá và em thứ 2 là Trọng Ung bất mãn rủ nhau đến vùng Thái Hồ khai khẩn rồi dựng nên nước Ngô, sau này chắt của Trọng Ung là Cơ Chu Chương mới chính thức được Chu Vũ Vương phong hầu.
Trị vì.
Trong thời gian cầm quyền, ông thông gia với quý tộc nhà Thương hơn nữa còn đích thân đến tận kinh đô triều phục thiên tử nhà Thương. Vua Vũ Ất nhà Thương cảm động trước tấm nhiệt thành của ông cho nên đã trọng thưởng cho Quý Lịch 10 đỉnh ngọc, 1 xe tám con ngựa và 30 dặm đất. Tuy bên trong tỏ ra thuần phục nhà Thương nhưng bề ngoài Quý Lịch vẫn gấp rút mở rộng phạm vi thế lực: Năm thứ 2 Thái Đinh, Quý Lịch tấn công Yên Kinh Nhung (燕京戎) nhưng bị đánh bại. Năm thứ 4 Thái Đinh, Quý Lịch tấn công Dư Vô Nhung (余无戎) và giành chiến thắng. Năm thứ 7 Thái Đinh, Quý Lịch tấn công Hô Nhung (呼 戎) và một lần nữa chiến thắng. Vài năm sau đó, Quý Lịch đánh bại Ế Đồ Nhung (翳徒戎), bắt giữ được ba tướng, báo cáo chiến thắng cho vua Thái Đinh.
Vua Thái Đinh nhà Thương thấy thế lực nước Chu càng ngày càng cường thịnh, để kìm hãm bớt nhà vua đã triệu Quý Lịch vào chầu rồi tìm cớ giết chết.
Sau khi Quý Lịch bị giết con nhỏ là Cơ Xương nối ngôi, lúc đầu Cơ Xương truy tôn cha là công Quý nhưng sau khi xưng vương thì truy tôn lại là vương Quý. | 1 | null |
Vương Quý (; ?-1153), người huyện Thang Âm, Tương Châu (nay là huyện Thang Âm, thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam), là một tướng lĩnh Nam Tống, bộ tướng của Nhạc Phi, ban đầu từng đảm nhiệm Trung quân Thống chế của Nhạc Gia Quân, sau làm tới chức Thị Vệ Thân quân Bộ quân Phó Đô Chỉ huy sứ, Vũ An quân Thừa tuyên sứ, Phúc Kiến lộ Mã Bộ quân Phó Đô Tổng quản, sau khi chết truy tặng Ninh Quốc quân Tiết độ sứ.
Tiểu sử.
Tham gia kháng Kim.
Vương Quý cùng Từ Khánh là đồng hương của Nhạc Phi, ngay từ sớm đã đi theo Nhạc Phi tòng quân.
Tháng 7 năm 1130, Nhạc Phi thụ phong Thông Thái trấn phủ sứ, kiêm tri Thái châu. Vương Quý giữ chức Thông Thái trấn phủ ti thống chế, dưới trướng trấn phủ sứ Nhạc Phi. Tháng 8, Nguyên soái tả giám quân nước Kim là Hoàn Nhan Xương vây khốn Sở châu, buộc Nhạc Phi phải dẫn kỵ binh đi trước, để thống chế Vương Quý dẫn quân chủ lực từ Giang Âm qua sông. Không lâu sau, Sở châu thất thủ. Nhạc Phi rút về Thái châu. Tháng 11, Hoàn Nhan Xương đánh Thái châu, Nhạc Phi rút về bờ nam.
Năm 1132, Vinh châu đoàn luyện sứ, tri Dĩnh châu Tào Thành thu quân 10 vạn, ý đồ cướp phá vùng đông nam, thông đồng người Kim. Triều đình phái Nhạc Phi làm quyền tri Đàm châu, quyền Kinh Hồ đông lộ an phủ sử, Mã bộ quân đô tổng quản, xuất quân đánh dẹp Tào Thành. Tháng 4, Tào Thành thua trận, chạy sang Liên châu. Nhạc Phi phái thống chế Trương Hiến truy kích, đuổi Tào Thành đến Quảng Nam đông lộ, lại phái trung quân thống chế Vương Quý tiếp tục truy quét Tào Thành đến Kinh Hồ nam lộ.
Tháng 2 năm 1133, triều đình lại phái Nhạc Phi, khi đó giữ chức Trung Vệ đại phu, Vũ An quân thừa tuyên sứ, Thần Vũ phó quân đô thống chế dẫn quân đánh dẹp hai châu Cát, Kiền. Bấy giờ, thế lực sơn tặc Bành Hữu, Lý Mãn ở Cát châu, Trần Ngung, La Nhàn ở Kiền châu, tổng cộng hơn mười người cát cứ hai châu, đánh cướp các nơi, phản kháng triều đình. Nhạc Phi chia quân hai đường, lấy Vũ Hiển đại phu, Các môn Tuyên tán xá nhân, trung quân thống chế Vương Quý cùng tiền quân thống chế Trương Hiến cùng nhau tiến quân đánh Cát châu, bắt sống bọn Bành, Lý. Nhạc gia quân thừa thắng đánh Kiền châu, chia quân phá hơn trăm tòa sơn trại. Tháng 9, Nhạc Phi dâng biểu thỉnh công, mong triều đình thăng ba chức quan cho Vương Quý. Triều đình nhận thấy Vương Quý đã giữ chức Vũ Hiển đại phu, nên quan chức phải trao cho người thân.
Tháng 3 năm 1134, Nhạc Phi được giữ chức Trấn nam quân thừa tuyên sứ, Thần Vũ hậu quân thống chế, Giang Nam tây lộ Thư, Kỳ châu chế trí sứ kiêm Kinh Hồ nam lộ Ngạc, Nhạc châu chế trí sứ, xuất quân đánh Kim, mục tiêu là thu phục phủ Tương Dương, các châu Đường, Đặng, Tùy, Dĩnh cùng Tín Dương quân thuộc Kinh Tây lộ. Tháng 5, Nhạc Phi lại kiêm chế trí sứ hai châu Hoàng, Phục, Hán Dương quân, phủ Đức An. Trước khi xuất chinh, Tống Cao Tông ban riêng cho các tướng Vương Quý, Trương Hiến, Từ Khánh mỗi người một chiến bào thêu chỉ vàng, một chiếc đai lưng vàng. Tháng 7, Nhạc Phi phái Vương Quý, Trương Hiến đánh Đặng châu, đánh đuổi Lý Thành, phá tan liên quân Kim-Tề bày trận ở ngoài thành, thừa thắng thu phục Đặng châu.
Năm 1135, Nhạc Phi phụng chiếu đánh dẹp Dương Ma, lấy mấy vạn tráng đinh của Dương Ma thu vào Nhạc gia quân. Nhạc gia quân từ khoảng 3 vạn người phát triển tới khoảng 10 vạn người, lấy trung quân thống chế Vương Quý, tiền quân thống chế Trương Hiến, Từ Khánh, Ngưu Cao, Đổng Tiên làm trụ cột. Tháng 5, Vương Quý được thăng chức từ Củng Vệ đại phu, Hòa châu phòng ngự sứ, lên Đệ châu phòng ngự sứ, Long Thần vệ tứ sương đô chỉ huy sứ.
Phản bội Nhạc Phi.
Năm 1140, Nhạc Phi trên đường bắc phạt bị ép phải thu quân, sau khi trở về thì bị giam giữ. Năm 1141, triều đình bắt đầu giải trừ binh quyền của Nhạc Phi, phân tán Nhạc gia quân, đổi phiên hiệu thành Ngạc châu trú trát ngự tiền chư quân, tạm thời giao cho Vũ An quân thừa tuyên sứ, ngự tiền trung quân thống thế, quyền đô thống chế Vương Quý tiết chế. Nhạc gia quân quân kỷ nghiêm minh, Vương Quý từng vi phạm, mấy lần suýt bị Nhạc Phi xử tử. Tần Cối biết điều đó, sai Trương Tuấn bắt giữ Quý, dùng gậy đánh đập, ép Quý tố cáo Nhạc Phi mưu phản. Vương Quý không nghe theo: "Làm đại tướng không tránh khỏi thi hành thưởng phạt, nếu oán hận điều này, sao gánh vác được trách nhiệm làm tướng." Tuấn không cam lòng, bèn lấy việc nhà của Quý ra đe dọa, buộc Quý khuất phục. Mặt khác, thuộc cấp của Trương Hiến là Vương Tuấn do tham nhũng mà bị cách chức, cũng nghe theo lệnh Tấn Cối vu cáo Hiến mưu đồ nổi loạn ở Tương Dương để giành lại binh quyền cho Nhạc Phi. Trương Tuấn sau đó ép Vương Quý đi bắt giữ Trương Hiến.
Năm 1142, Nhạc Phi cùng Trương Hiến, Nhạc Vân bị triều đình sát hại. Vương Quý được thăng chức Thị vệ thân quân Bộ quân ti phó đô chỉ huy sử, Thiêm sai Phúc Kiến lộ mã bộ quân phó tổng quản, bị buộc phải rời khỏi quân đội. Vương Tuấn thăng chức quan sát sứ. Năm 1145, Vương Quý bị xóa hai chữ "Thiêm sai", vẫn giữ quan tước như cũ. Người đương thời thấy các tướng Nhạc gia quân đều bị giáng chức, chỉ có Quý, Tuấn thăng quan, đều đoán được rằng hai người đã phản bội, tham gia vu cáo, hãm hại Nhạc Phi.
Tháng 8 năm 1153, Vương Quý chết bệnh. Năm 1158, được triều đình truy tặng Ninh Quốc quân tiết độ sứ.
Trong văn hóa.
Trong tiểu thuyết "Thuyết Nhạc toàn truyện", Vương Quý là người thôn Kỳ Lân, huyện Nội Hoàng, phủ Đại Danh, là con trai của viên ngoại Vương Minh với một người thiếp do Nhạc An Nhân, cha của Nhạc Phi mai mối. Vương Quý nhỏ hơn Nhạc Phi một tuổi, cùng con của hai viên ngoại trong thôn là Thang Hoài, Trương Hiển theo Nhạc Phi học tập, quậy phá. | 1 | null |
"Suit & Tie" là một bài hát được thu âm bởi nam ca sĩ người Mỹ Justin Timberlake nằm trong album phòng thu thứ ba của anh, "The 20/20 Experience" (2013). Bài hát được sáng tác bởi Timberlake, Timothy "Timbaland" Mosley, Shawn "Jay Z" Carter, Jerome Harmon, James Fauntleroy, Terrence Stubbs, Johnny Wilson và Charles Still và được sản xuất bởi Timbaland, Timberlake và Harmon. Bài hát được coi là một sự trở lại đáng mong đợi của Timberlake trong lĩnh vực âm nhạc sau sáu năm vắng bóng, mà trong sáu năm đó anh theo đuổi sự nghiệp diễn xuất, đồng thời phát triển các kĩ năng của mình trong việc sản xuất và sáng tác bài hát cho các nghệ sĩ khác.
Bối cảnh.
Vào tháng 9 năm 2006, Timberlake phát hành album phòng thu thứ hai của anh, "FutureSex/LoveSounds". Với nhiều phản ứng tích cực từ các nhà phê bình cũng như thị trường thương mại, album đã ra đời tổng cộng sáu đĩa đơn, bao gồm cả các bài hát đã gây dược nhiều tiếng vang trên toàn thế giới "SexyBack", "My Love" và "What Goes Around... Comes Around". Sau khi kết thúc chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới để quảng bá cho album vào năm 2007, Timberlake đã tạm ngừng sự nghiệp âm nhạc của mình để tập trung vào công việc diễn xuất. Ngoài ra, Timberlake cũng làm việc với hãng thu âm của anh, Tennman Records (thành lập năm 2007) và đội sản xuất The Y's (thành lập năm 2008). Anh cũng tham gia góp giọng trong đĩa đơn của một số nghệ sĩ khác như "4 Minutes" của Madonna và "Carry Out" của Timbaland. Tháng 6, 2011, Timberlake và tập đoàn truyền thông Specific Media Group đã cũng nhau mua lại Myspace với giá khoảng 35 triệu đôla. Timberlake hứa sẽ làm cho Myspace, một mạng xã hội tiên phong đang "rơi vào thời kỳ khó khăn", trở nên thịnh hành một lần nữa.
Tháng 8, 2012, nhà sản xuất Jim Beanz đã thông báo rằng Timberlake đã bắt đầu làm việc với dự án âm nhạc mới. Tuy nhiên, ngay sau khi thông báo, nhà báo của Timberlake lại tiết lộ rằng hiện tại Timberlake không có kế hoạch nào cho một album mới, thay vào đó họ nói rằng Timberlake đang làm việc với Timbaland cho dự án sắp tới của Timbaland, "Shock Value III".
Phát hành.
Đầu tháng 1 năm 2013, qua tài khoản Twitter của mình, Timberlake đã đăng một dòng tweet, "Tôi nghĩ rằng TÔI ĐÃ SẴN SÀNG", sau đó đăng một liên kết đến một video trên YouTube mà trong video đó anh giải thích về việc tạm ngừng phát hành các bài hát mới. Trong video dài một phút ấy, máy quay theo chân Timberlake bước vào một phòng thu, khi đó anh giải thích rằng tại sao các album của anh lại có thời gian phát hành cách nhau lâu đến vậy. Cũng trong video, anh tiết lộ rằng anh thực sự không có hứng thú trong việc phát hành những thứ mà anh không thích. Video kết thúc với cảnh Timberlake bước vào một phòng thu, đeo tai nghe và nói, "Tôi đã sẵn sàng". Sau đó, trên trang web chính thức của anh, một bảng đếm ngược đến ngày thứ Hai ngày 14 tháng 1 vào lúc 12 giờ sáng theo giờ Bắc Mỹ xuất hiện, tạo nên một suy đoán về một đĩa đơn và album mới được phát hành, kết thúc khoảng thời gian Timberlake vắng bóng trong âm nhạc. Mốc thời gian này lại trùng mới một tweet của đài phát thanh Power 105.1 đăng, "Justin, Jay Z Timbaland. Thu âm mới vào thứ Hai".
Sau vài tháng chạy phiên bản thử nghiệm, Myspace đã được tái ra mắt vào ngày 15 tháng 1. Trang chủ của trang web này nổi bật với hình ảnh Timberlake trong bộ áo vest với cà vạt. Ngoài ra, một cơ hội để xem và tải "Suit & Tie" dành cho những ai tham gia hoặc đăng nhập vào Myspace đã được đưa ra. Tạp chí "Wired" đã viết rằng với cách làm này, trang web, được hoàn toàn tân trang để tập trung vào việc "hỗ trợ các nghệ sĩ trong việc chia sẻ âm nhạc của họ với những người hâm mộ", đã gửi một "thông điệp rõ ràng" về những gì có ích trên trang mạng xã hội này: "đăng nhạc miễn phí, và cố gắng để dụ khách hàng mua sản phẩm".
Cảm hứng sáng tác.
"Suit & Tie" được sáng tác bởi Timberlake, Timbaland, Shawn "Jay-Z" Carter, Jerome "J-Roc" Harmon và James Fauntleroy. Theo như Timberlake: "Cảm hứng cho việc này đến hoàn toàn bất ngờ, và nói thật là tôi không hề mong đợi gì cả. Tôi đến phòng thu và bắt đầu nghịch ngợm với những âm thanh và bài hát. Đây là thời điểm đẹp nhất trong sự nghiệp của tôi... Sáng tạo mà không cần quy tắc và không mục tiêu cuối cùng nào, cứ thế thoải mái tận hưởng quá trình sáng tạo". | 1 | null |
Victor Morven Fortune (sinh ngày 21 tháng 8 năm 1883 mất ngày 2 tháng 1 năm 1949), là một sĩ quan quân đội Anh. Ông tham gia cả hai cuộc chiến tranh thế giới. Ông chỉ huy sư đoàn Cao nguyên 51 trong trận chiến nước Pháp và sau đó bị mắc kẹt phải đầu hàng Đức Quốc xã vào ngày 12 tháng 6 năm 1940. | 1 | null |
Leucospermum glabrum là một loài thực vật thuộc họ Quắn hoa. Loài này có nguồn gốc Nam Phi.
Miêu tả.
Leucospermum glabrum là một cây bụi thân gỗ thường xanh hay mọc đứng, đạt chiều cao 1–2 m. Nó phát triển mạnh mẽ và được duy trì trong nhiều năm trong điều kiện tăng trưởng hợp lý. Nó có một gốc duy nhất với một thân cây dày, vỏ cây mịn, nhăn nheo khi tuổi tăng lên. Cụm hoa được hình thành bởi nhiều hoa có đường kính 70–90 mm. Những bông hoa màu cam sáng và xuất hiện từ tháng 8-tháng 10. Những hạt có hình trứng và được tạo ra 1-2 tháng sau khi hoa nở. | 1 | null |
Clive Selwyn Steele (sinh ngày 30 tháng 9 năm 1892 mất ngày 5 tháng 8 năm 1955) là một kỹ sư và là một sĩ quan cao cấp trong quân đội Úc, đã tham gia cả chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai. Ông có công trong việc phát triển lực lượng Công binh Hoàng gia Úc (RAE) để chuẩn bị cho cuộc chiến chống lại Đế quốc Nhật Bản. | 1 | null |
Music Canada (với tên cũ là Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Canada hay Canadian Recording Industry Association) là một tổ chức có trụ sở tại Toronto, Canada. Là một tổ chức phi lợi nhuận, Music Canada được thành lập vào ngày 9 tháng 4 năm 1963 với mục đích sản xuất, quảng bá và cấp chứng nhận doanh số đĩa thu âm cho các ấn hành nhạc tại Canada. | 1 | null |
Cecil Arthur Callaghan (sinh ngày 31 tháng 7 năm 1890 mất ngày 1 tháng 1 năm 1967) là một sĩ quan quân đội Úc và người đã tham gia thế chiến thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai. Ông là tư lệnh sư đoàn bộ binh 8 Úc khi đầu hàng Đế quốc Nhật Bản trong trận Singapore. | 1 | null |
Reginald Noble (sinh ngày 17 tháng 4 năm 1970), được biết đến nhiều hơn với nghệ danh Redman, là một rapper người Mỹ. Anh đã từng hợp tác với rất nhiều nghệ sĩ khác như Snoop Dogg hay Eminem. Anh đã phát hành 8 album phòng thu (bắt đầu sự nghiệp năm 1990). | 1 | null |
Leucospermum conocarpodendron là một loài thực vật trong họ Quắn hoa. Môi trường sống tự nhiên của chúng là các khu vực xung quanh Cape Town, Western Cape, Nam Phi.
Loài này có 2 phân loài chính, "viridum" và "conocarpodendron": Phân loài "conocarpodendron" bị đe dọa và chỉ giới hạn ở một vài điểm trên sườn đá granit núi Table. Loài này gần như tuyệt chủng khi sườn núi Table được người ta trồng thương mại các loài cây thông xâm lấn, tuy nhiên kể từ khi người ta loại bỏ một phần của các đồn điền, loài này đã mọc trở lại chậm rãi. Nó được phân biệt bằng lá màu xám (do chúng được bao phủ bởi lớp lông mượt)
Phân loài "viridum" được xếp vào loại "gần bị đe dọa" và có một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, mở rộng về phía đông dọc theo bờ biển Cape. Nó có màu xanh lá cây, lá không có lông. | 1 | null |
Cá bơn Châu Âu hay Cá lưỡi trâu Châu Âu, cá thờn bơn châu Âu(danh pháp hai phần: "Platichthys flesus") là một loài cá bẹt sinh sống ở vùng biển châu Âu ven biển từ Biển Trắng ở Bắc đến Địa Trung Hải và Biển Đen ở miền Nam. Loài cá này đã được nhập nội vào Hoa Kỳ và vào Canada vô tình thông qua vận chuyển trong nước dằn tàu. Đây là một loài cá thực phẩm nổi tiếng.
Cá bơn châu Âu cá bơn có hình bầu dục và thường là mắt phải. Nó thường phát triển chiều đến chiều dài 25–30 cm, mặc dù chiều dài lên đến 50 cm đã được ghi nhận.
Bề mặt phía trên thường có màu nâu tối với vệt màu nâu đỏ và dưới có màu trắng. Loại cá này có thể thay đổi màu sắc để phù hợp với phông nền quanh nó, cung cấp một cách ngụy trang hiệu quả.
Loài cá này thường được tìm thấy trên đáy biển bùn từ bờ thấp tới độ sâu vượt quá 50 m. Nó ăn động vật không xương sống, đặc biệt là động vật giáp xác, giun và các động vật thân mềm. Cá bơn châu Âu cũng có thể được tìm thấy ở các cửa sông. | 1 | null |
Hữu Thi (chữ Hán: 有施) là tên 1 quốc gia bộ lạc - một nước chư hầu của nhà Hạ - đã từng tồn tại trong lịch sử Trung Quốc ít nhất vào trước thời nhà Thương, theo ghi chép trong các thư tịch cổ thì nước này gắn liền với tên tuổi mĩ nhân Muội Hỷ. Tương truyền Hạ Kiệt là ông vua háo sắc nhưng cũng thích gây chiến với các nước khác, lần ấy nhà vua thân chinh dẫn đại quân tiến đánh nước Hữu Thi. Nước Hữu Thi không chống nổi sức tấn công như vũ bão của quân triều đình đã bị vây chặt trong thành, có người hiến kế cho vua Hữu Thi rằng Hạ Kiệt rất mê sắc đẹp vậy lên cứ tuyển chọn mĩ nữ dâng lên là sẽ yên chuyện. Vua Hữu Thi sai người đi tìm cuối cùng cũng chọn được một mĩ nữ tuyệt sắc giai nhân là nàng Muội Hỷ, lập tức nhà vua đem nàng dâng lên thiên tử rồi cúi đầu xưng thần.
Hạ Kiệt từ khi có được Muội Hỷ như nhặt được ngọc quý ngày đêm đắm chìm trong tửu sắc, bởi quá sủng ái nàng mà quên hết chính sự quốc gia. Muội Hỷ xúi giục nhà vua làm những điều tàn ác khiến cho lòng dân càng ngày càng oán thán, chẳng bao lâu vua Thành Thang nước Thương tập hợp hơn 3000 chư hầu đánh đuổi Hạ Kiệt ra Nam Sào rồi thay thế làm thiên tử. Chẳng rõ sau khi nhà Hạ diệt vong nước Hữu Thi còn tiếp tục duy trì được nền độc lập nữa hay không, nhưng ta có thể chủ quan khẳng định rằng việc Hạ Kiệt tiến đánh nước này là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến sự diệt vong của nhà Hạ. | 1 | null |
Crotalus basiliscus là một loài rắn độc được tìm thấy ở tây México. Danh pháp xuất phát từ tiếng Hy Lạp nghĩa là vua, "basiliskos", và là một ám chỉ đến kích thước lớn và tiết nọc độc mạnh của loài rắn này. Hiện không có phân loài được công nhận.
Đây là một trong những loài rắn chuông lớn nhất. Các mẫu vật vượt quá không phổ biến lắm, còn kích thước tối đa được ghi nhận là (Klauber, 1972). Loài này được liệt kê là loài ít quan tâm sách đỏ IUCN (v3.1, 2001).
Tên thông thường trong tiếng Anh.
Gồm: Mexican west coast rattlesnake, Mexican green rattler, Mexican west coast green rattlesnake.
Phân bố.
Loài này được tìmt thấy ở miền tây Mexico từ nam Sonora tới Michoacán, nơi nó bị giới bạn bởi đồng bằng ven biển. The Vùng điển hình được được chọn là "Gần Colima, Mexico". | 1 | null |
Hữu Mân () là tên 1 quốc gia bộ lạc - một nước chư hầu của nhà Hạ - từng tồn tại ở khu vực tỉnh Sơn Đông trước khi nhà Thương được thành lập, trong lịch sử nước này chỉ thấy nhắc đến trong thời kỳ Thương Thang cách mạng.
Những dấu ấn trong lịch sử.
Bấy giờ Hạ Kiệt quá bạo ngược khiến cho sinh linh đồ thán, vua Thành Thang nước Thương nghe theo lời khuyên của Y Doãn thử không triều cống nữa xem sao. Lập tức Hạ Kiệt ra lệnh cho các nước chư hầu tập trung trừng phạt Thang, Thang thấy vậy dâng biểu tạ tội và lại cống nộp như cũ nên Hạ Kiệt nghĩ là Thang đã sợ uy thiên tử cũng không chấp nhặt nữa. Nhưng trong những chư hầu kể trên thì có nước Hữu Mân không chịu nghe lệnh Hạ Kiệt mà công khai phản đối, Hạ Kiệt sau khi xuống chiếu tha tội cho Thang thì lập tức phát binh tấn công nước Hữu Mân. Người nước Hữu Mân chiến đấu ngoan cường suốt mấy năm trời làm cho quân đội thiên tử rất hao binh tổn tướng, tuy cuối cùng cũng đánh bại được nước Hữu Mân nhưng nguyên khí của nhà Hạ cũng bị suy giảm đáng kể. Cuộc chiến tranh sa lầy này làm cho lực lượng của nhà Hạ bị tổn thất nặng nề, ít lâu sau Thành Thang hội chư hầu ở Minh Điều đánh đuổi Hạ Kiệt ra Nam Sào rồi thay thế.
Không rõ sau khi nhà Thương thành lập thì nước Hữu Mân vẫn còn hay mất vì lịch sử không nói đến sự hình thành và diệt vong của nó, nhưng có thể nói việc chinh phạt nước Hữu Mân cũng là một trong những nguyên nhân làm nhà Hạ biến mất khỏi vũ đài lịch sử. | 1 | null |
Ngụy Mạn Đa (chữ Hán: 魏曼多, bính âm: Wèi Mànduō), hay Ngụy Xỉ (魏侈), tức Ngụy Tương tử (魏襄子), là vị tông chủ thứ 8 của họ Ngụy, một trong Lục khanh nước Tấn thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Đồng thời ông cũng là tổ tiên của quân chủ nước Ngụy thời Chiến Quốc sau này.
Theo Tả truyện, Ngụy Mạn Đa là con của Ngụy Thủ, vị tông chủ thứ năm của họ Ngụy, sau khi Ngụy Thủ qua đời, Ngụy Mạn Đa lên thế tập.
Sử ký ghi chép khác với Tả truyện, cho rằng ông là con của Ngụy Thư, vị tông chủ thứ tư của họ Ngụy.
Sự nghiệp.
Năm 497 TCN, Triệu Ưởng giết người em họ là Triệu Ngọ. Triệu Ngọ là cháu gọi Tuân Dần (Trung Hàng Dần) bằng cậu; nhà Tuân Dần lại thông gia với Phạm (Sĩ) Cát Xạ. Vì vậy Tuân Dần và Sĩ Cát Xạ ủng hộ Triệu Ngữ, bèn cùng nhau đánh Triệu Ưởng. Triệu Ưởng chạy về cố thủ ở đất Tấn Dương.
Theo luật nước Tấn, người làm loạn đầu tiên phải bị tử hình, do đó họ Phạm và họ Trung Hàng được Tấn Định công ủng hộ, mang quân vây Tấn Dương. Tuy nhiên Ngụy Mạn Đa cùng các đại phu là Tuân Lịch và Hàn Bất Tín đem quân giúp họ Triệu. Tấn Định công lại ngả theo phe bốn họ. Tuân Dần và Sĩ Cát Xạ thua trận phải bỏ chạy về thành Triều Ca. Ngụy Xỉ và Hàn Bất Tín xin Tấn Định công tha tội cho Triệu Ưởng, Tấn Định công nghe theo.
Năm 493 TCN, bốn họ Trí, Hàn, Ngụy, Triệu hạ được thành Triều Ca, tiêu diệt họ Phạm và Trung Hàng. Từ đó nước Tấn lục khanh nước Tấn chỉ còn bốn họ, sử gọi là Tứ khanh.
Sau không rõ Ngụy Mạn Đa mất năm nào. Sau khi ông mất, cháu là Ngụy Câu lên thế tập. | 1 | null |
Sân bay Istanbul () là sân bay quốc tế chính phục vụ Istanbul, nằm tại quận Arnavutköy ở phía châu Âu của Istanbul Thổ Nhĩ Kỳ.
Tất cả các chuyến bay hành khách thường lệ đã được chuyển từ sân bay Atatürk Istanbul sang khai thác tại sân bay Istanbul vào ngày 6 tháng 4 năm 2019, khi sân bay Atatürk Istanbul ngừng khai thác loại chuyến bay này. Mã sân bay IATA IST cũng chuyển từ sân bay Atatürk Istanbul sang sân bay mới. Khi tất cả các giai đoạn sân bay hoàn thành vào năm 2028, sân bay có thể đón 200 triệu hành khách mỗi năm.
Vị trí.
Sân bay mới sẽ được xây dựng khu vực giao nhau của các xa lộ giao nhau Arnavutköy, Göktürk và Çatalca, phía bắc phần châu Âu của Istanbul về bờ Biển Đen. Diện tích xây dựng khu vực rộng 3500 ha gần hồ Terkos. 80% diện tích thuộc sở hữu nhà nước. Khoảng cách bay giữa dự án sân bay này và sân bay Atatürk khoảng 35 km. Khu vực có mỏ than đá cũ, để được làm đầy bằng đất.
Dự án xây dựng sân bay nói trên có trị giá 10,5 tỷ € ( tỷ $) nhằm biến Istanbul trở thành một trung chuyển toàn cầu kết nối châu Á, châu Âu và châu Phi, cũng như đưa hãng hàng không quốc gia Turkish Airlines thành "ông lớn" về hàng không.
Nhà ga của sân bay trên có diện tích 1,4 triệu m². Khi được hoàn tất, sân bay Istanbul sẽ có 6 đường băng và 2 nhà ga với tổng diện tích 76 km², lớn gấp 3 lần sân bay lớn nhất hiện nay là Sân bay Atatürk Istanbul. Số lượng thép phục vụ công trình này là 640.000 tấn, tương đương với 80 tháp Eiffel.
Khánh thành.
Ngày 29 tháng 10 năm 2018, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ khai trương sân bay quốc tế mới tại thành phố Istanbul và được kỳ vọng sẽ là sân bay lớn nhất thế giới.
Phát biểu tại buổi lễ, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan cho biết sân bay mới được đặt tên là Istanbul – thành phố lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyến bay đầu tiên cất cánh từ sân bay mới đáp xuống sân bay ở thủ đô Ankara ngày 31 tháng 10.
Trước mắt, sân bay Istanbul sẽ chỉ phục vụ các chuyến bay đến và đi từ một số địa điểm. Khi tất cả các hạng mục của sân bay được hoàn thành vào năm 2028, số lượt khách dự kiến tăng lên tới 200 triệu lượt, gần gấp đôi so với con số 103,9 triệu lượt khách qua sân bay nhộn nhịp nhất thế giới tính theo lượng khách hiện nay là Sân bay quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta. | 1 | null |
Nhép môi (tiếng Anh: lip-sync, lip sync, lip-synchronization hay playback) hay còn gọi là nhép nhạc là một dạng giả vờ hát hoặc nói với phần đã thu âm trước (nhưng thật ra là không hề phát ra âm thanh). Nhép môi có thể được dùng trong các buổi họp báo, hòa nhạc, đóng phim hay thu âm. Trong các buổi hòa nhạc, có thể gọi là hát nhép. Đối với hát nhép trong các buổi hòa nhạc trực tiếp thì đây là một việc được nhiều khán giả xem là "không thể chấp nhận được". Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành lệnh cấm hát nhép.
Âm nhạc.
Britney Spears.
Có rất nhiều nguồn tin cho rằng Britney Spears hát nhép trong các buổi hòa nhạc. Gary Giddins đã viết trong cuốn sách "Natural selection: Gary Giddins on comedy, film, music and books" (2006), "Các ca sĩ hát nhép mà ta thường gặp là Britney Spears, Luciano Pavarotti, Shania Twain, Beyoncé và Madonna." Rashod D. Ollison của tờ báo "The Baltimore Sun" nhận xét: "[...] Các fan hâm mộ sẽ không trả tiền cho một chiếc vé 300 đô la nếu Britney Spears, Janet Jackson hay Madonna hát với giọng thật chát tai của mình mà không có bản thu sẵn để nhép." Giddins còn nói thêm, "Britney Spears bị tố cáo thường xuyên hát nhép, cũng đúng thôi bởi vì các fan của cô ấy muốn một show diễn hoàn hảo "không tì vết" chứ không phải là một show diễn "chối tai", bởi họ đã phải trả một số tiền lớn cho nó."
Năm 2007, Britney có màn trình diễn để đời tại MTV VMA khi cô hát nhép "Gimme More" cùng với vũ đạo tẻ nhạt. Năm 2009, các fan của Britney Spears tại Úc đã vô cùng thất vọng khi họ phát hiện thần tượng của họ hát nhép suốt buổi diễn. Đài ABC đã tả lại, "Các fan của cô ấy đã chạy ra khỏi show diễn khi Britney chỉ mới bắt đầu ba bài hát mà họ đã phải trả tới 200 đô tới 1.500 đô cho một chiếc vé." "Reuters" nói rằng "việc hát nhép của Britney Spears là không thể bào chữa." Mặc dù trong tour 2009 Britney đã hát thật (rất ít) nhưng vẫn bị phát hiện là dùng bản thu có trước. Mặc dù vậy khả năng nhảy của Britney vẫn "cứu vớt" cho cô phần nào. Song hiện tại thì Britney không có khả năng nhảy như trước nữa. Trên chương trình "Good Morning America" năm 2011, Britney Spears đã hát nhép "Till the World Ends". Điều này đã bị các nhà phê bình chỉ trích kịch liệt vì "bạn mong cô ấy nhảy tốt vì cô ấy hay hát nhép, nhưng không, cô ấy hát chẳng ra hồn mà nhảy cũng xấu tệ."
Ashlee Simpson.
Nữ ca sĩ Ashlee Simpson đã được mời với tư cách nghệ sĩ khách mời trên chương trình "Saturday Night Live" trong tập thứ 568 ngày 23 tháng 10 năm 2004. Để phù hợp với chương trình, Ashlee đã chuẩn bị lên kế hoạch biểu diễn hai bài hát. Ca khúc đầu tiên "Pieces of Me" đã được biểu diễn rất trơn tru. Tuy nhiên, đến phần trình diễn ca khúc thứ hai, "Autobiography", thì phần nhạc thu sẵn của "Pieces of Me" lại được phát lên trước khi Ashlee cầm micro hát. Ashlee bắt đầu nhảy để trấn tĩnh khán giả, song sau đó cô lại rời khỏi chương trình trong khi ban nhạc vẫn đang chơi (không phải bản thu sẵn).
Điện ảnh.
Trong các phim điện ảnh, nhép môi là một phần đoạn phổ biến trước khi sản xuất. Đa số các phim hiện đại được thu sẵn phần hội thoại trước và sau đó được nhép để tránh sơ suất kỹ thuật. Nhép môi cũng được thực hiện trong các phim ca nhạc và các phim hoạt hình. | 1 | null |
Tuấn Hải (tên khai sinh: Lê Xuân Nghị, 1 tháng 6 năm 1939 tại Hải Phòng) là một nhạc sĩ nhạc vàng người Việt Nam trước năm 1975. Ngoài ra, ông còn có những bút danh khác như Lê Kim Khánh (con trai ông), Song Kim và Phụng Anh (trong một số bài).
Tiểu sử & Sự nghiệp.
Tuấn Hải sinh ngày 1 tháng 6 năm 1939 tại Hải Phòng. Ông ham mê âm nhạc từ nhỏ. Vào Sài Gòn năm 1954, những năm sau đó ông có cơ hội trau dồi và học nhạc với hai nhạc sĩ Văn Phụng và Võ Đức Tuyết.
Tháng 6 năm 1961, ông được tuyển chọn vào làm việc ở đài phát thanh Sài Gòn. Ông đã tham gia sinh hoạt ca nhạc thường xuyên trong các ban nhạc Văn Phụng và Nhật Bằng. Ông cũng là chuyên viên âm thanh của đài tiếng nói Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trong thời gian ấy ông đã được nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông - giám đốc hãng nhạc, giao cho việc phụ trách kỹ thuật âm thanh của hãng dĩa Continental và hãng nhạc Ngày Xanh.
Nhạc sĩ Tuấn Hải đã nhận được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi sáng tác được tổ chức bởi các cơ quan như: Văn Hoá Vụ, Tuyên Úy Phật giáo, Thiếu Nhi, Phòng Vệ Dân Sự, Dân Vệ Đoàn, bộ Thông tin và bộ Tư lệnh Cảnh Sát Quốc gia. Đặc biệt là ông đạt được giải nhất với bài "Mừng Ngày Quân Lực", trong cuộc thi sáng tác toàn quốc năm 1965, do Tổng cục Chiến tranh Chính trị, Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa tổ chức. Ông đã được sự khen thưởng đặc biệt của Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng như Địa phương quân và nghĩa quân.
Ông định cư và làm việc ở Úc từ năm 1990. Hiện đang nghỉ hưu trí và sống với người phối ngẫu là bà Lâm Thị Kim Ngân tại thành phố Brisbane, tiểu bang Queensland. Ông rất được đồng hương quý mến do tính tình vui vẻ, ôn hòa và khiêm nhường. Hầu hết họ không biết ông là Tuấn Hải, vì ông không tự giới thiệu nhiều về mình.
Năm 2004, ông bị đột quỵ và phải ngồi xe lăn, tuy nhiên ông vẫn lạc quan, yêu đời và giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn tại quê nhà.
Nhầm lẫn.
Thông qua mạng xã hội, nhạc sĩ Tuấn Hải đã đính chính những nhầm lẫn do sự khó khăn về thông tin liên lạc giữa các nhà xuất bản, ca sĩ và tác giả.
Tác phẩm.
Những nhạc phẩm do nhạc sĩ Tuấn Hải sáng tác tính đến tháng 4 năm 1975 tổng cộng khoảng 100 bài. | 1 | null |
Hữu Hỗ (chữ Hán: 有扈) là tên 1 quốc gia bộ lạc đã từng tồn tại trong lịch sử Trung Quốc từ đầu thời nhà Hạ trở về trước, địa bàn Hữu Hỗ thị nay thuộc khu vực huyện huyện Hộ của tỉnh Thiểm Tây.
Những ghi chép trong lịch sử.
Bấy giờ đang là giai đoạn chuyển giao giữa thời đại thiện nhượng và chế độ thế tập, Hạ Vũ truyền ngôi cho một công thần là Bá Ích nhưng khi Vũ mất Ích lo quốc tang ba năm rồi trao lại cho con Vũ là Hạ Khải. Khải triệu tập chư hầu đến chứng kiến lễ đăng cơ của mình, một số nước tuy không phục nhưng vẫn đến nhưng riêng nước Hữu Hỗ thì chống đối ra mặt. Khải lập tức phát binh tiến đánh Hữu Hỗ và hai bên giao chiến nhiều trận kịch liệt, kết quả Khải đã đánh bại quân Hữu Hỗ ở đất Cam khiến nước này bị xóa tên trên bản đồ. Từ đó về sau các nước khác chư hầu đều sợ hãi và công nhận Khải, Khải chính thức là người bãi bỏ chế độ truyền ngôi cho người hiền được xác lập từ đời đế Nghiêu. | 1 | null |
Shenyang J-15 (), còn gọi là "Cá mập bay" (, Bính âm: "Fēishā;" NATO định danh Flanker-X2), là một loại máy bay tiêm kích đa năng thế hệ thứ tư hoạt động trên tàu sân bay được phát triển bởi Shenyang Aircraft Corporation (SAC) và Shenyang Aircraft Design Institute, trang bị dành riêng cho Không quân Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLANAF) để hoạt động trên các tàu sân bay của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN).
Nguyên mẫu Su-33 chưa hoàn thiện có tên là T-10K-3 được SAC mua lại từ Ukraina vào năm 2001, và họ được cho là đã nghiên cứu rộng rãi cùng kỹ nghệ đảo ngược, với sự phát triển bắt đầu bằng mẫu J-15 ngay sau đó. Mặc dù J-15 dường như có cấu trúc dựa trên nguyên mẫu của Su-33, nhưng máy bay chiến đấu này có các công nghệ nội địa của Trung Quốc cũng như hệ thống điện tử hàng không từ chương trình Shenyang J-11B. Tháng 2 năm 2018, các cuộc thảo luận về việc thay thế mẫu máy bay này đã xuất hiện trên một số phương tiện truyền thông Trung Quốc bao gồm Tân Hoa Xã và tờ báo quân sự chính của Trung Quốc, thảo luận rằng nó thuộc về máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 hoặc 4,5. Do đó, J-15 được coi là máy bay chiến đấu tạm thời hoạt động trên tàu sân bay cho đến khi thế hệ thứ năm kế nhiệm đi vào hoạt động - một mẫu có thể dựa trên Chengdu J-20 hoặc Shenyang FC-31.
Phát triển.
Trung Quốc đã nhiều lần tìm cách mua Su-33 từ Nga - một đề nghị không thành công đã được đưa ra cuối tháng 3 năm 2009 - nhưng trước đó các cuộc đàm phán đã sụp đổ vào năm 2006 sau khi Trung Quốc bị phát hiện đang phát triển một phiên bản sửa đổi của Sukhoi Su-27SK, được định danh là Shenyang J-11B, điều này đã vi phạm các thỏa thuận về sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, theo các nguồn tin Trung Quốc, lý do khiến họ rút khỏi các cuộc đàm phán là do Nga muốn các khoản thanh toán lớn để mở lại dây chuyền sản xuất Su-33 và nhất quyết yêu cầu Trung Quốc mua ít nhất 50 chiếc Su-33, điều mà Trung Quốc rất miễn cưỡng vì họ tin máy bay sẽ trở nên lỗi thời trong một vài năm. Do đó, Trung Quốc đã quyết định chọn một biến thể nội địa thay vì tiếp tục lắp ráp J-11 (phiên bản Su-27 được cấp phép sản xuất ở Trung Quốc).
Chương trình J-15 chính thức bắt đầu năm 2006 với mật danh là Cá mập bay. Mục tiêu của chương trình là phát triển một mẫu máy bay chiến đấu mới từ Shenyang J-11 nhưng mang tính năng của hải quân, với các công nghệ được thiết kế ngược từ T-10K-3, một nguyên mẫu Su-33 mua lại từ Ukraina. Nguyên mẫu J-15 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 31 tháng 8 năm 2009, được cho là trang bị động cơ phản lực Saturn AL-31 do Nga cung cấp. Video và hình ảnh tĩnh của chuyến bay được công bố vào tháng 7 năm 2010, cho thấy thiết kế khung máy bay cơ bản giống Su-33.
Ngày 6 tháng 5 năm 2010, J-15 thực hiện lần cất cánh đầu tiên theo kiểu nhảy cầu mô phỏng trên mặt đất. Đến ngày 25 tháng 11 năm 2012, máy bay lần đầu tiên thực hiện thành công cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Biến thể hai chỗ ngồi J-15S thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 4 tháng 11 năm 2012. Biến thể tác chiến điện tử hai chỗ ngồi, tương tự như EA-18G Growler của Hải quân Hoa Kỳ, được gọi là J-15D, đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2018.
Năm 2016, nguyên mẫu J-15T với khả năng CATOBAR bắt đầu chuyến bay thử nghiệm tại các cơ sở phóng trên bộ của Hải quân Trung Quốc. Tháng 11 năm 2020, báo cáo của "Jane's Defence Weekly" cho rằng SAC đã sản xuất nguyên mẫu thứ hai của máy bay chiến đấu J-15T.
Năm 2021, các nhà phân tích quân sự báo cáo rằng Trung Quốc đã nghiên cứu một biến thể nâng cấp có tên là J-15B, với hệ thống điện tử hàng không, động cơ và khả năng phóng CATOBAR mới. Biến thể nâng cấp này có thể phóng tên lửa PL-10 và PL-15.
Vào tháng 11 năm 2022, một chiếc J-15 được trang bị động cơ Shenyang WS-10, có thể là WS-10B, xuất hiện trên truyền thông Trung Quốc. Nó là máy bay chiến đấu nội địa cuối cùng của Trung Quốc thay thế động cơ AL-31; điều này có thể là do quá trình hải quân hóa. Theo các nhà quan sát Trung Quốc, so với AL-31, WS-10 có độ an toàn, độ tin cậy và tuổi thọ cao hơn, những khía cạnh được phóng đại bởi những hạn chế của tàu sân bay.
Thiết kế.
Khung thân của J-15 được gia cố về mặt cấu trúc để hạ cánh và phóng từ tàu sân bay, với việc bổ sung móc đuôi và bánh đáp được tăng cường. Chiếc máy bay này kết hợp một lượng vật liệu composite cao hơn so với Sukhoi Su-33 để giảm trọng lượng, cải thiện tính năng khí động lực học, cho phép tốc độ hạ cánh chậm hơn so với Su-33.
Một bài viết trên tờ "China SignPost" tin rằng J-15 "có khả năng vượt trội hoặc phù hợp với khả năng khí động lực học của hầu như bất kỳ máy bay chiến đấu nào hiện đang được các lực lượng quân đội trong khu vực vận hành, ngoại trừ F-22 Raptor của Mỹ", J-15 sở hữu tỷ lệ lực đẩy/trọng lượng lớn hơn 10% và tải trọng trên cánh thấp hơn 25% so với F/A-18E/F Super Hornet. Tuy nhiên, một trong những tác giả của cùng bài báo đó đã mô tả J-15 trong một bài báo khác là không có yếu tố thay đổi cuộc chơi; sự phụ thuộc vào các vụ phóng kiểu nhảy cầu trên sàn tàu sân bay và thiếu khả năng tiếp nhiên liệu trên không được cho là sẽ làm giảm đáng kể phạm vi chiến đấu hiệu quả của nó. Vào năm 2014, có thông tin tiết lộ J-15 có khả năng tiếp nhiên liệu trên không, sử dụng khoang tiếp nhiên liệu UPAZ-1, có thể được mang theo bởi một chiếc J-15 khác. Hu Siyuan đến từ Đại học Quốc phòng Trung Quốc cho biết "điểm yếu hiện tại của J-15 là động cơ AL-31 do Nga sản xuất, động cơ này yếu hơn so với máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ".
Nhà thiết kế chính của J-15 là Sun Cong thuộc Ủy ban Quốc gia Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc nói J-15 có thể sánh ngang với F/A-18 về tải trọng mang bom, bán kính chiến đấu và tính cơ động. Tuy nhiên, trong một tuyên bố tương tự, ông cho biết cần phải làm nhiều việc hơn trên hệ thống điện tử và hệ thống chiến đấu của nó. Chuẩn đô đốc Yin Zhuo tuyên bố khả năng không chiến của máy bay này tốt hơn so với F/A-18E/F Super Hornet. Nhưng ông cho rằng khả năng tấn công các mục tiêu trên bộ và trên biển của nó kém hơn một chút so với F/A-18E/F; họ cũng tuyên bố thiết bị điện tử của nó đáp ứng các tiêu chuẩn của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.
J-15 có khả năng hoạt động trên tàu sân bay Liêu Ninh và tàu sân bay Sơn Đông. Các tàu sân bay này có hai vị trí phóng. Vị trí bên hông có chiều dài đường băng là 195 m, hai vị trí phía trước có chiều dài đường băng là 105 m. Trọng lượng cất cánh của J-15 phụ thuộc vào vị trí phóng và tốc độ của tàu sân bay. Đối với tốc độ tàu 28 hải lý/giờ, trọng lượng cất cánh tối đa của J-15 là 33 tấn (với 9 tấn nhiên liệu bên trong và 6,5 tấn tải trọng bên ngoài) khi cất cánh ở vị trí bên hông. Khi cất cánh ở vị trí phía trước thì trọng lượng tối đa là 28 tấn (9 tấn nhiên liệu bên trong và 1,5 tấn tải trọng bên ngoài). Tuy nhiên, khi tàu sân bay di chuyển với tốc độ 20 hải lý/giờ, trọng lượng cất cánh tối đa ở vị trí bên hông giảm xuống còn 31 tấn. Với sự ra đời của tàu sân bay Phúc Kiến và biến thể J-15B, trọng lượng tối đa sẽ duy trì ở mức 33 tấn ở mọi vị trí cất cánh và tốc độ tàu.
Lịch sử hoạt động.
Ngày 25 tháng 11 năm 2012, truyền thông Trung Quốc thông báo hai chiếc J-15 hạ cánh thành công trên tàu sân bay Liêu Ninh. Phi công đầu tiên hạ cánh xuống Liêu Ninh tên là Dai Mingmeng (戴明盟). Luo Yang, trưởng bộ phận sản xuất và thiết kế máy bay, qua đời cùng ngày. Tờ "PLA Daily" chỉ ra rằng năm phi công hải quân đầu tiên (bao gồm cả Dai) đã tiến hành cất cánh và hạ cánh trên máy bay chiến đấu J-15. Các quan chức của chương trình thử nghiệm và huấn luyện xác nhận máy bay cùng với thiết bị đặc biệt cho chuyến bay đã trải qua các cuộc kiểm tra nghiêm ngặt và có thể triển khai tác chiến trên tàu sân bay.
Tháng 12 năm 2013, truyền thông Trung Quốc đưa tin bắt đầu sản xuất hàng loạt J-15 ở trạng thái sẵn sàng hoạt động chiến đấu.
Tháng 1 năm 2017, tàu sân bay Liêu Ninh sau lần triển khai đầu tiên ở Tây Thái Bình Dương, đã quay trở lại Biển Đông và tiến hành một loạt cuộc diễn tập cất/hạ cánh với phi đội J-15.
Tháng 7 năm 2018, Trung tướng Zhang Honghe của PLAAF tuyên bố Trung Quốc đang phát triển một loại máy bay mới hoạt động trên tàu sân bay để thay thế J-15, do hai lần nó gặp sự cố và một loạt "hỏng hóc cơ học không thể sửa chữa". Một vấn đề với dòng máy bay này đó là nó có khối lượng nặng nhất trong số các loại máy bay tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay hiện đang hoạt động ở bất cứ đâu, với trọng lượng không tải là 17.500 kg (38.600 lb) so với 14.600 kg của F/A-18E/F Super Hornet (mặc dù nó nhẹ hơn F-14 Tomcat với 19.800 kg). Các vấn đề về trọng lượng còn phức tạp hơn khi vận hành ngoài khơi trên tàu Liêu Ninh, vì phương pháp phóng và thu hồi STOBAR của nó càng hạn chế khả năng tải trọng.
Sự cố.
Tháng 4 năm 2016, một chiếc J-15 rơi xuống biển sau khi gặp sự cố hệ thống điều khiển chuyến bay. Phi công Cao Xianjian đã kích hoạt ghế phóng bay ra ngoài ngay trước khi va chạm, nhưng do nhảy dưới độ cao cần thiết để dù có thể hoạt động nên anh bị thương nặng.
Ngày 27 tháng 4 năm 2016, một chiếc J-15 bị rơi trong quá trình hạ cánh mô phỏng khi hệ thống điều khiển chuyến bay gặp trục trặc khiến máy bay nghiêng tới 80 độ. Phi công Zhang Chao kích hoạt ghế phóng bay ra ngoài nhưng dưới độ cao cần thiết để dù có thể hoạt động nên anh đã thiệt mạng vì thương tích nặng.
Tháng 7 năm 2017, một chiếc J-15 bị cháy động cơ bên trái vì nó nuốt một con chim ngay sau khi cất cánh. Phi công Yuan Wei với sự hỗ trợ hướng dẫn từ kiểm soát viên không lưu, đã thực hiện hạ cánh khẩn cấp và các nhân viên mặt đất dập tắt đám cháy. | 1 | null |
Shenyang J-31 (F60), biệt danh "Cốt ưng" (鹘鹰), là một loại máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ 5 hiện đang được Shenyang Aircraft Corporation phát triển. Giới truyền thông hay sử dụng các tên gọi F-60, J-31 và J-21 để chỉ loại máy bay này.
Dù J-31 ban đầu không được chế tạo để xuất khẩu, song nó không đủ tốt và J-31 có thể sẽ không bao giờ xuất hiện trong trang bị của Quân đội Trung Quốc bởi loại máy bay này hoàn toàn không phải chương trình quốc gia, vì thế nó được chuyển sang dùng cho việc xuất khẩu. Chuyên gia quân sự Trung Quốc từng tự tin khẳng định J-31 sẽ là đối thủ đầy thách thức của F-35 trên thị trường vũ khí thế giới. Tuy nhiên trong khi sao chép F-22 và F-35 về hình dáng thì Trung Quốc vẫn chưa thể sản xuất động cơ cho J-31 khi vẫn phải sử dụng động cơ RD-93 do Nga chế tạo, việc không thể có được loại động cơ véctơ trọng lực có điều khiển nên không có ưu thế về khả năng cơ động linh hoạt.. Hiện nay, Trung Quốc đang phát triển mẫu động cơ WS-13 với lực đẩy 100 kN (22,000 lbf), dự định sẽ được sử dụng cho chiếc J-31.
Hiện tại không rõ loại máy bay này dùng động cơ gì nhưng khi bay nó để lại một dải khói đen sau lưng điều không thể chấp nhận được cho một loại máy bay tàng hình vì dải khói này làm tăng tính bộc lộ ra đa của máy bay, chính vì đặc điểm này mà J-31 bị đánh giá thấp ngay trong nước còn triển vọng cho thị trường xuất khẩu cũng không được tích cực như nhiều người đã mô tả. Ngoài ra hiện tại loại máy bay này chưa có khả năng tàng hình như mong đợi vì chưa có khả năng chế tạo vật liệu hấp thụ sóng ra đa và các máy bay gần đó có thể dò ra nó kể cả máy bay chở hàng và hiện tại nó cũng chưa được phép bay ở tốc độ siêu âm. Hai điểm yếu động cơ và vật liệu làm cho loại máy bay này hiện không được tính là máy bay thế hệ thứ năm mà chỉ là có hình dáng bên ngoài giống như thế cho đến khi tìm được cách khắc phục.
Chuyến bay thử nghiệm.
Các mẫu thử nghiệm được tiến hành với tốc độ cao bay chờ thử nghiệm và một thời gian ngắn đã cất cánh. Ngày 31 tháng 10 năm 2012, nguyên mẫu số 31001 tiến hành chuyến bay đầu tiên. Nó được đi kèm bởi hai máy bay chiến đấu J-11. Sau mười phút chuyến bay thử nghiệm với các thiết bị hạ cánh của nó hạ cánh.
Với các chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mẫu No.31001 vào ngày 31 tháng 10 năm 2012, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ hai sau năm 1991 chế tạo máy bay chiến lược, có hai máy bay chiến đấu tàng hình trong lĩnh vực thử nghiệm cùng một lúc. Chiếc máy bay đã tiếp tục một chương trình thử nghiệm hạn chế, với cảnh quay mới nổi của các chuyến bay tiếp tục diễn ra trong tháng 2 năm 2013.
Vào đầu tháng 4 năm 2014, hình ảnh mới của J-31 bắt đầu xuất hiện trên internet, khi nó bay với một động cơ mới, trông rất giống với WS-13 hiện đang chế tạo cho JF-17 Thunder cho PAF. [ 40 ]
Đầu tháng 11 năm 2014, J-31 máy bay chiến đấu đến Chu Hải, Trung Quốc, và bắt đầu chuẩn bị cho màn bay. Nó được cho là được công bố tại triển lãm hàng không Chu Hải năm 2014, và để thực hiện chuyến bay trình diễn.
J-31 đã công khai công bố vào ngày 12 tháng 11 năm 2014. Trong thời gian triển lãm hàng không, các J-31 / FC-31 cho thấy sự thiếu hiệu quả khí động học trong quá trình diễn tập bay. Chiếc máy bay bị tốn rất nhiều năng lượng và các phi công đã có một thời gian khó giữ mũi lên trong phiên nhau diễn tập khác. Cách đốt sau này cũng phải được tham gia thường xuyên để duy trì một con đường sử dụng năng lượng thích hợp. Chuyến bay được thực hiện khi các máy bay phản lực là "sạch", vì vậy kết quả sẽ tồi tệ hơn khi được trang bị với một máy bay chiến đấu. Tuy nhiên, một mô hình quy mô lớn của FC-31 trên màn hình đã cho thấy một số thay đổi chi tiết về cấu hình so với các mẫu thử nghiệm bay.
Thiết kế.
J-31 là một giữa trọng lượng, bánh lái đôi và hai động cơ phản lực có cấu hình điển hình thường được chia sẻ bởi các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 khác như Sukhoi T-50. J-31 kết hợp các tính năng tàng hình nhất định như mong xuôi dốc lượng với diverterless cửa vào siêu âm (DSI) va chạm và tán cây hai mảnh.
J-31 dường như là một máy bay nhỏ hơn và nhanh nhẹn hơn Chengdu J-20 tương tự như một động cơ twin F-35C. dựa trên tàu sân Bill Sweetman
Vladimir Barkovsky của Nga tập đoàn MiG Corporation (trước đây gọi là Mikoyan-Gurevich Design Bureau) đã tuyên bố rằng, mặc dù một số lỗi trong thiết kế, các J-31 "trông giống như một máy tính tốt." Mặc dù nó có chứa các tính năng đã được sử dụng trên các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ, đó là "không phải là một bản sao, nhưng một thiết kế bản địa cũng được thực hiện."RD-93sQuý Châu WS-13JF-17Trung Quốc đang làm việc trên một phiên bản cải tiến có tên WS-13A với 100KN của lực đẩy để sử dụng trên J-31. Lin Zuoming, Chủ tịch Trung Quốc AVIC, đã nói rằng ông hy vọng sẽ đưa động cơ trong nước trên máy bay chiến đấu. [ 52 ]
Khi Trung Quốc xây dựng niềm tin trong phiên bản mới hơn, động cơ trong nước đáng tin cậy hơn và mạnh mẽ, họ có thể cấp năng lượng cho J-31 sớm hơn so với J-20 lớn hơn và với số lượng nhiều. [ 53 ]
Không quân Hoa Kỳ Trung tướng Charles Davis đã nói rằng trong khi các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Trung Quốc có thể đã sử dụng thông tin bị đánh cắp từ các chương trình F-35, dường như chẳng ảnh hưởng đến máy bay Mỹ.
Không giống như F-35, J-31 sử dụng lớp phủ tàng hình. [ 55 ]
J-31 có một thân máy bay bằng phẳng hơn so với F-35; điều này cho thấy một ưu thế trên không tập trung rõ rệt hơn cho J-31, kể từ khi một kết quả thân phẳng trong một khoang vũ khí nhỏ hơn nhưng cải thiện hiệu quả nhiên liệu và tốc độ bằng cách giảm lực cản khí động học.
Tính năng kỹ chiến thuật (ước lượng).
Do máy bay vẫn đang phát triển, nên các thông số kỹ thuật được nêu ra dựa trên các hình ảnh chụp mẫu thử. | 1 | null |
Pangu Seven-star (tiếng Trung Quốc: 盘古大观), còn có tên gọi trước đây là Morgan Plaza, là một khu phức hợp gồm năm tòa nhà được sử dụng bao gồm một tòa nhà văn phòng, ba tòa nhà chung cư, câu lạc bộ, khu bán lẻ và một khách sạn 7 sao nằm tại nằm ở số 27, đường vành đại 4 North Middle, quận Triều Dương thuộc thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Tòa nhà nằm gần nhiều địa điểm tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008 như sân vận động quốc gia Bắc Kinh (sân vận động Tổ Chim), trung tâm thể thao dưới nước quốc gia Bắc Kinh và thư viện Quốc gia Trung Quốc. Được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Chu Yuan Lee của C.Y.Lee & Partners - công ty kiến trúc có trụ sở tại Đài Loan từng xây tòa nhà Đài Bắc 101. Được hoàn thành vào năm 2008 , Pangu Seven-star bao gồm 234 phòng nghỉ, hai gian hàng, một ngôi chùa, một nhà hàng Nhật Bản và hành lang dài tới 600 mét. Kiến trúc bên ngoài của nó mô phỏng hình một con rồng, biểu tượng quyền lực của Trung Quốc và nội thất là sự kết hợp giữa truyền thống Trung Hoa và những yếu tố xa hoa của châu Âu như đá cẩm thạch, vải lụa đính đá dán tường. Pangu Plaza là một tòa nhà mang tính biểu tượng được đầu tư và xây dựng bởi ông Guo Wengui vào năm 2008.
Đánh giá và thông tin khác.
Khách sạn Pangu là một trong những khách sạn 7 sao trên thế giới. Khách sạn được đặt tên là "khách sạn 7 sao Pangu Bắc Kinh", mặc dù thực tế là không có tổ chức truyền thống hay cơ quan chính thức nào trao thưởng hay công nhận bất kỳ xếp hạng nào về "hạng sang năm sao", và thực tế là khách sạn không tự thưởng sao. Trong truyền thống xếp hạng khách sạn quốc tế được tôn vinh theo thời gian, 5 là số sao tối đa được trao, vì vậy, ví dụ, các khách sạn nổi tiếng thế giới như Claridges hoặc Waldorf Astoria không phản đối rằng họ đã được trao "chỉ" 5 sao, vì 5 sao thực sự là xếp hạng cao nhất của một khách sạn. Khách sạn 7 sao Pangu được coi là khách sạn sang trọng hàng đầu ở Bắc Kinh nói riêng và Trung Quốc nói chung. Bill Gates, người sáng lập Microsoft, đã ở tại khách sạn này trong Thế vận hội Bắc Kinh 2008. | 1 | null |
Quốc kỳ của các Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất có 4 màu:đỏ, xanh lá cây, trắng và đen; chiều rộng bằng 1/2 chiều dài.
Quốc kỳ các tiểu quốc.
Trước đây mỗi tiểu quốc trong 7 tiểu quốc UAE ban đầu sử dụng lá cờ màu đỏ thông thường có biểu ngữ của tiểu quốc, biểu ngữ màu đỏ tượng trưng cho sự tuyệt vọng và trung thành với nhà tiên tri Muhammad. Năm 1820, sáu trong số bảy tiểu vương quốc đã ký thỏa thuận hiệp ước chung với Đế quốc Anh buộc phải chịu sự bảo hộ trong khu vực. Một dải màu trắng được thêm vào lá cờ của mỗi tiểu quốc.
Fujairah là tiểu vương quốc duy nhất không ký hiệp ước chung vào năm 1820 với sự bảo hộ của Anh và do đó tiếp tục sử dụng cờ đỏ đơn giản.
Abu Dhabi.
Cờ Abu Dhabi là một lá cờ màu đỏ với một hình chữ nhật màu trắng ở góc trên cùng bên trái phía đỉnh cột cờ.
Ajman và Dubai.
Cờ Ajman và Dubai giống hệt nhau. Cả hai đều có màu đỏ với một dải màu trắng, tức là gần nhất với cột cờ.
Fujairah.
Trước 1952, cờ Fujairah có duy nhất màu đỏ. Năm 1952, tên quốc hiệu của tiểu quốc màu trắng được viết bằng tiếng Ả Rập được thêm vào giữa lá cờ để phân biệt với các tiểu quốc xung quanh.
Ras Al Khaimah và Sharjah.
Cờ Ras Al Khaimah và Sharjah giống hệt nhau vì cả hai đều được cai trị bởi hai nhánh của cùng một triều đại. Một hình chữ nhật lớn màu đỏ trong nền trắng.
Umm Al Quwain.
Cờ Umm Al Quwain bao gồm một nền đỏ, dải màu trắng tương tự cờ của Ajman và Dubai, và một màu trắng lớn sao và trăng lưỡi liềm ở trung tâm như một biểu tượng của Hồi giáo và đại diện cho lòng trung thành với thế giới Hồi giáo. | 1 | null |
Quốc kỳ Gruzia (tiếng Gruzia: საქართველოს სახელმწიფო დროშა, "sakartvelos sakhelmtsipo drosha") được gọi là "Cờ năm chữ thập". Lá cờ hình chữ nhật này được chọn năm 2004. Lá cờ này xuất phát từ lá cờ của Phong trào Dân tộc Thống nhất, và được sử dụng rộng rãi trong cuộc "Cách mạng Hoa Hồng" năm 2003. Cảm hứng lịch sử của lá cờ là chữ thập Jerusalem đỏ-trên-trắng được thể hiện ở cờ Tblisi trong bản đồ thế kỷ 14 bởi Domenico and Francesco Pizzigano. | 1 | null |
Quốc kỳ Iraq (tiếng Ả Rập: علم العراق) bao gồm ba sọc nằm ngang màu đỏ, trắng, đen của Cờ nổi dậy Ả Rập. Ba màu cơ bản này đã được sử dụng từ năm 1963, với một số thay đổi các biểu tượng màu xanh lá cây ở dải trắng trung tâm, phiên bản mới nhất mang "Takbir" màu xanh lá cây. Ba dải hình chữ nhật có kích cỡ bằng nhau.
Lịch sử.
1921–1959.
Lá cờ đầu tiên của Iraq hiện đại là của Vương quốc Iraq, và đã được chọn vào năm 1921. Đó là một lá cờ ba dải nằm ngang màu đen-trắng-xanh lá cây, với hình tam giác kéo dài từ phía cột, lấy cảm hứng từ Cờ cuộc nổi dậy Ả Rập. Hai ngôi sao bảy cánh màu trắng trên hình tam giác ký hiệu hai dân tộc chính của vương quốc là người Ả Rập, và người Kurd. Thiết kế lá cờ cũng đã phản ánh triều đại Hashemite mới lập lên ở Iraq (ban đầu từ Hejaz trong bán đảo Ả Rập), triều đại đã đóng vai trò hàng đầu trong cuộc nổi dậy Ả Rập. Như vậy, nó cũng tương tự như những lá cờ của Hashemite Jordan, và vương quốc tồn tại ngắn ngủi Hejaz. Trước Iraq độc lập vào năm 1932, lá cờ này cũng được sử dụng bởi các khu thống trị ủy nhiệm Lưỡng Hà thuộc Anh. Ngày nay, nó được sử dụng bởi những người bảo hoàng ủng hộ Hashemite ở Iraq.
1958.
Năm 1958, phản ứng trước sự hợp nhất của Ai Cập và Syria thành Cộng hòa Ả Rập Thống nhất, hai vương quốc nằm dưới sự trị vì của nhà Hashemite, Iraq và Jordan, đã thành lập nên Liên bang Ả Rập, một liên bang giữa hai nhà nước. Lá cờ của liên bang về cơ bản giống với cờ Jordan nhưng không có ngôi sao bảy cánh trong hình tam giác màu đỏ. Lá cờ này giống với Quốc kỳ Palestine được thông qua vào năm 1964 và gần như giống hoàn toàn lá cờ của đảng Ba'ath. Liên minh tồn tại trong chưa đầy sáu tháng, chấm dứt sau cuộc Cách mạng 14 tháng 7.
1959–1963.
Sau cuộc Cách mạng 14 tháng 7, do Abdul Karim Qassim lãnh đạo, xóa bỏ chế độ quân chủ Hashemite ở Iraq và biến đất nước thành một nước cộng hòa, Iraq thông qua một lá cờ mới (Luật 102 năm 1959) với ba dải dọc màu đen-trắng-xanh lá cây, cùng một ngôi sao tám cánh màu đỏ với một vòng tròn màu vàng ở trung tâm. Màu đen, trắng, xanh lá cây và đỏ là các màu của Ả Rập, đại diện cho chủ nghĩa Ả Rập, với mặt trời Hammurabi ở giữa đại diện cho di sản cổ đại của Iraq.
Phiên bản này của quốc kỳ Iraq hiện được phép sử dụng một cách hợp pháp tại khu tự trị Kurdistan, trong khi các phiên bản của khác từ năm 1963 đến 2008 thì không.
1963–2008.
Từ năm 1963 đến 1991, Iraq sử dụng lá cờ 3 màu đỏ, trắng, đen với 3 ngôi sao trên dải màu trắng (tương tự như cờ Syria giai đoạn 1963-1972 nhưng với tỉ lệ 2:3). Từ 1991 cho đến 2004, takbir được chèn vào giữa 3 ngôi sao, từ năm 2004 cho đến 2008 thay đổi hình dạng của takbir.
Từ năm 2008.
Từ năm 2008 trở đi, 3 ngôi sao trên quốc kỳ Iraq bị lược bỏ và takbir được thiết kế lớn hơn mẫu năm 2004. | 1 | null |
Quốc kỳ Israel (tiếng Do Thái: דגל ישראל Degel Yisrael, tiếng Ả Rập: علم إسرائيل 'Alam Isra'īl) được chọn vào ngày 28 tháng 10 năm 1948, năm tháng sau khi thành lập quốc gia này. Quốc kỳ mô tả một ngôi sao David màu xanh da trời trên một nền trắng, giữa hai đường sọc ngang màu xanh. Màu xanh da trời được uỷ nhiệm là "xanh da trời sẫm", và thay đổi khác nhau theo từng lá cờ, từ một màu xanh da trời tinh khiết, đôi khi chuyển sang màu gần như sẫm như màu xanh hải quân, đến màu sắc khoảng 75% theo hướng lục cam thuần khiết và chuyển sang màu xanh da trời rất nhẹ, lá cờ được thiết kế cho Chủ nghĩa phục quốc Do Thái vào năm 1891. Thiết kế cơ sở gợi nhớ lại Ashkenazi "Tallite", khăn choàng cầu nguyện của người Do Thái, có màu trắng với các sọc màu xanh. Quẻ ở trung tâm là David Magen ("hiệu khiên của David"). Nó đã trở thành một biểu tượng của người Do Thái bắt đầu ở Praha thời kỳ cuối Trung cổ, và đã được thông qua bởi Đại hội phục quốc Do Thái lần thứ nhất vào năm 1897.
Trong năm 2007, một lá cờ Israel có kích thước 660x100 mét và nặng 5,2 tấn được giương gần pháo đài của người Do Thái cổ xưa Masada, phá vỡ kỷ lục thế giới cho lá cờ lớn nhất. | 1 | null |
Quốc kỳ của Pakistan () có hình chữ nhật gồm có một ngôi sao trắng và một trăng lưỡi liềm trên nền xanh lá cây sẫm, với một dải trắng đứng tại rìa bên trái. Dải màu trắng chiếm 1/4 bề mặt lá cờ, màu xanh lá cây sẫm chiếm 3/4 lá cờ. Lá cờ với hình thức như hiện nay đã được chọn trong một cuộc họp của Quốc hội lập hiến Pakistan vào ngày 11 tháng 8 năm 1947, chỉ ba ngày trước quốc gia này độc lập, khi nó đã trở thành những lá cờ chính thức của Lãnh thổ tự trị Pakistan. Lá cờ này sau này đã được giữ lại bởi nước Cộng hòa Hồi giáo Pakistan hiện nay. | 1 | null |
Phòng Phong () là tên gọi 1 quốc gia bộ lạc từng tồn tại trong các thời kỳ lịch sử trước khi nhà Hạ thành lập ở Trung Quốc, vị trí của nước này thuộc địa phận huyện Đức Thanh tỉnh Chiết Giang ngày nay.
Hội nghị Miêu Sơn.
Bấy giờ vua Hạ Vũ trị thủy thành công vừa được đế Thuấn thiện nhượng ra lệnh triệu tập thủ lĩnh các bộ lạc đến Miêu Sơn họp đại hội các chư hầu để tính công phong tước, quân chủ các nước đều đến đúng hẹn kể có trên 10.000 nước - lịch sử gọi họ là "vạn bang chư quốc". Duy có thủ lĩnh bộ lạc Phòng Phong quá giờ rất lâu mà vẫn chưa thấy xuất hiện, đại hội vẫn được tiến hành theo đúng lịch trình đã định. Mãi đến khi hội nghị sắp bế mạc mới thấy thủ lĩnh bộ lạc Phòng Phong xuất hiện, người này có thân hình cao to vạm vỡ mặt mày hung dữ đã đến muộn lại còn huênh hoang quát nạt các thủ lĩnh chư hầu khác. Hạ Vũ thấy vậy lập tức sai lính quây lại bắt sống ngay tại chỗ rồi cho trảm lập quyết để giữ nghiêm quân lệnh, từ đó về sau Miêu Sơn được đổi thành Hội Kê hoặc Cối Kê sơn.
Di tích hóa thạch.
Nước Phòng Phong không biết đã hình thành trước đó bao lâu nhưng chỉ biết rằng đến đây đã bị diệt vong bởi vua Vũ nhà Hạ, thời Xuân Thu người ta khai quật được bộ xương người khổng lồ có hỏi đức Khổng Tử thì ngài bảo đó chính là bộ xương của người Phòng Phong hóa thạch cách giai đoạn đó trên 1500 năm. | 1 | null |
Cơ Công Lưu () (2140 TCN - 2000 TCN) tức Cơ Công Lưu là quân chủ đời thứ tư của nước Thai - ngày nay thuộc vùng phía Tây huyện Vũ Công tỉnh Thiểm Tây, thời gian ông tức vị cũng là vào lúc nhà Hạ đang trên đà suy thoái. Trước khi ông làm thủ lĩnh nước Thai thường xuyên bị các bộ lạc Tây Nhung quấy phá không mấy lúc được yên ổn, sau khi ông lên kế nhiệm cha là Cúc thì tình hình vẫn không khả quan hơn. Công Lưu dứt khoát quyết định dời đô đến đất Bân (hoặc Mân) - nay thuộc vùng Tây Nam huyện Tuần Ấp tỉnh Thiểm Tây, nước Thai được đổi gọi là nước Bân kể từ thời điểm này.
Sau ngày dời đến đất Bân thì Công Lưu rất tích cực chấn hưng cơ nghiệp tổ tiên khiến cho đất nước ngày càng cường thịnh, trăm họ nước Bân ca ngợi công đức của Công Lưu chỉ đứng sau tổ 4 đời của ông là Hậu Tắc mà thôi.
Sau khi Công Lưu mất con là Cơ Khánh Tiết nối ngôi. | 1 | null |
Vương Hợi (chữ Hán: 王亥) là thủ lĩnh đời thứ 7 của nước Thương thời nhà Hạ, ông là con của Minh và cũng là tổ 8 đời của vua Thành Thang.
Tộc Thương dưới thời Vương Hợi.
Tương truyền sau khi Vương Hợi lên ngôi thì nền nông nghiệp của nước Thương đã phát triển rất mạnh mẽ, việc trao đổi hàng hóa trong giai đoạn này cũng khá nhộn nhịp khiến quốc gia thịnh vượng phồn vinh. Vương Hợi bắt đầu chú ý đến việc chăn nuôi gia súc, gia cầm để giảm bớt thời gian đi vào rừng núi săn bắt, ông còn huấn luyện dân chúng cưỡi ngựa bắn cung nên quân đội tỏ ra dũng mãnh thiện chiến. Bấy giờ cạnh nước Thương có nước Hữu Dịch thế lực cũng lớn mạnh, thấy nước Thương đang nổi lên thủ lĩnh nước này là Miên Thần không thể ngồi yên bèn cất quân tập kích bất ngờ. Vương Hợi do bị động nên thua to phải rút lui khỏi đô thành, trên đường đi bị quân Hữu Dịch mai phục giết chết.
Vương Hằng và Thượng Giáp Vi phục quốc.
Em Vương Hợi là Vương Hằng tạm thời nên cầm quyền thay anh dẫn đứa con nhỏ của ông là Thượng Giáp Vi chạy vào rừng sâu tổ chức kháng chiến chống xâm lăng, sau này Thượng Giáp Vi lớn lên đã đánh bại và giết chết Miên Thần để trả thù cho cha và phục hưng cơ nghiệp tổ tiên. | 1 | null |
Rồng Trung Quốc (chữ Hán phồn thể: 龍 chữ Hán giản thể: 龙 âm Hán Việt: long) là một sinh vật huyền thoại trong thần thoại Trung Hoa, văn hóa dân gian Trung Quốc và văn hóa Trung Quốc nói chung. Rồng Trung Quốc có nhiều hình dạng giống động vật như rùa và cá, nhưng thường được miêu tả là giống loài rắn, thân có vảy như vảy cá, có đầu như đầu sư tử, bốn chân có móng vuốt. Các học giả đã xác định bốn giả thuyết đáng tin cậy về nguồn gốc của rồng Trung Quốc: rắn, cá sấu Dương Tử, sấm sét và sự tôn thờ thiên nhiên. Theo truyền thống, chúng tượng trưng cho sức mạnh mạnh mẽ, uy quyền và tốt lành, đặc biệt là kiểm soát nước, mưa, bão và lũ lụt. Rồng còn là biểu tượng của quyền lực, sức mạnh và sự may mắn cho người xứng đáng trong văn hóa Á Đông. Trong thuật ngữ âm dương thì rồng là dương còn phượng hoàng là âm. Đây là một trong 12 con giáp.
Rồng là biểu tượng của các hoàng đế Trung Hoa, với chữ long được ghép với các danh từ chỉ vua Trung Hoa (long thể, long bào, long sàn, long nhan). Trong tiếng Trung, rồng được dùng để chỉ những người tài hoa, kiệt xuất, ngược lại những người hèn kém được so với con giun. Ví dụ thành ngữ Vọng tử thành long (望子成龙) nghĩa là hy vọng con trai mình là người thành đạt.
Hình tượng rồng Trung Quốc đã ảnh hưởng tới một số lượng lớn các nước châu Á, chẳng hạn như ở Hàn Quốc, Việt Nam và Nhật Bản. Con rồng trắng trên quốc kỳ Bhutan hiện đại là một con rồng kiểu Trung Quốc cổ điển. | 1 | null |
Đỗ Vũ () hay Đỗ Quyên () là tên chữ Hán của loài chim Cuốc, ngoài ra nó còn có tên gọi khác là Tử Quy. Giống chim này đầu mỏ hơi cong, miệng to, đuôi dài, lông lưng màu tro, bụng trắng có 1 đường đen thẳng ngang. Nó thường sống chui lủi trong bụi rậm, hồ nước hoặc ao chuôm to. Đến thời điểm đầu mùa Hạ cuối mùa Xuân thì loài chim này bắt đầu kêu chủ yếu vào những đêm trăng mờ tĩnh mịch, giọng kêu nghe thảm thiết bi ai gợi cho lữ khách tha phương động lòng nhớ tới nơi "chôn nhau cắt rốn".
Điển tích.
Theo sách Sưu thần ký thì Đỗ Vũ là tên một vị vua nước Thục thời Xuân Thu Chiến Quốc, vị quân chủ cuối cùng của Bồ Ti thị, ông có tính hoang dâm vô độ nên dưới thời ông tại vị chính sự nước Thục không ổn định. Đỗ Vũ nhân nhà Chu suy yếu bèn tự xưng đế hiệu tức Thục Vọng Đế (蜀望帝), ông từng thông dâm với phu nhân của vị tướng quốc lúc ấy là Biết Linh (鱉靈) và bị lộ tẩy nên Đỗ Vũ thẹn quá bèn nhường ngôi cho vị tướng quốc này, Biết Linh lên ngôi chính là Khai Minh thị. Tuy nhiên sau khi nắm trong tay quyền lực thì Biết Linh ngược đãi Đỗ Vũ cấp lương thực không đầy đủ khiến ông phải hậm hực mà bỏ nước ra đi, sau khi ông chết linh hồn hóa thành một loài chim suốt ngày chỉ kêu "quốc, quốc". Người ta bảo đấy là Thục Đế nhớ nước nên mới kêu như vậy, và dân gian đặt tên cho giống chim đó là chim Cuốc.
Văn học.
Trong văn học cổ điển người ta thường dùng tích Đỗ Vũ (hoặc Đỗ Quyên) để nói nên việc nhớ nhung quê hương đất nước khi phải đi phiêu bạt nơi đất khách quê người, Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu: ""Khúc đâu êm ái xuân tình, ấy hồn Thục Đế hay mình Đỗ Quyên" là mượn từ câu thơ trong bài thơ Cẩm Sắt của Lý Thương Ẩn mà lấy điển tích từ vị vua nước Thục này. Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan bản dịch tiếng Việt có đề cập đến đôi câu thơ: "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc - Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"". Là để chỉ đến hai loài chim cuốc và chim đa đa (còn gọi là gà gô), ứng với sự tích của vua Đỗ Vũ và Bá Di - Thúc Tề | 1 | null |
Nieuport Nighthawk là một loại máy bay tiêm kích của Anh, do hãng Nieuport & General Aircraft thiết kế chế tạo cho Không quân Hoàng gia Anh cuối Chiến tranh thế giới I.
Liên kết ngoài.
[[Thể loại:Máy bay Nieuport & General|Nighthawk]]
[[Thể loại:Máy bay quân sự Anh thập niên 1910]]
[[Thể loại:Máy bay quân sự Anh thập niên 1920]]
[[Thể loại:Máy bay tiêm kích Anh]]
[[Thể loại:Máy bay hai tầng cánh]]
[[Thể loại:Máy bay một động cơ cánh quạt]] | 1 | null |
Văn Dương Thành là nữ họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam và Châu Á. Hiện cô đang sống và làm việc ở Stockholm, Thụy Điển và Việt Nam.
Tiểu sử.
Văn Dương Thành sinh tại xã Hòa Hiệp, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Cha là ông Văn Gói, (1920-1960) là nhà Trí thức và cách mạng yêu nước, hi sinh năm 1960. Mẹ là bà Nguyễn Thị Xích (1920- 1995), người đã qua đời tại Sài Gon). Cô lớn lên ở Hà Nội và học mỹ thuật 12 năm tại Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, sau đó Cô là cán bộ nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Văn Hoá từ năm 1982 đến năm 1987.
Sự nghiệp.
Được biết đến là một trong những họa sĩ nữ tài năng của Châu Á, Văn Dương Thành lớn lên ở Hà Nội và học 12 năm tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Từ 1980 - 1987, bà từng nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Văn hóa, Bộ Văn hóa. Từ đó đến nay, bà sáng tác và dạy hội họa tại Thụy Điển và Hà Nội.
Các tác phẩm của Thành đã được Bảo tàng Mỹ Thuật Quốc gia Việt Nam sưu tập lần đầu tiên khi mới 20 tuổi. Kể từ đó, nhiều tác phẩm của bà đã được 16 Viện Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia trên thế giới sưu tập như: Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Mông Cổ, Singapore, Ba Lan, Romania, Moldova, Tây Ban Nha và Thụy Điển. (Bảo tàng Nehru, Bảo tàng Dân Tộc Học Bắc Kinh, Bảo tàng Mỹ Thuật Singapore, Bảo tàng Dân Tộc Học Bucharest, Bảo tàng Mỹ Thuật Quốc Gia Cung Điện Iasi, Bảo tàng Friedrich Chopin, Staffanstorp Konsthall...)
Qua 1.800 bức tranh và 85 cuộc triển lãm cá nhân, họa sĩ Văn Dương Thành đã truyền cảm hứng cho công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước. Bà là người Việt đầu tiên được tuyển chọn vào chương trình Nghệ Thuật đặc sắc quốc tế của CFM - Snecma của Mỹ - Pháp 2 lần vào năm 1995 và năm 1997 (International Excellence of Arts) và "Vinh Danh Đất Việt" 2007 tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Hội họa của Văn Dương Thành đã được sưu tập bởi nhiêu nhà sưu tập tranh uy tín quốc tế.
Nhiều sáng tác của bà được Nhà nước tuyển chọn làm quà tặng quốc gia cho các vị nguyên thủ: như Tổng thống Barack Obama, Tổng Thống Jimmy Carter, Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ Ruth Bader Ginsburg và H.E. Phó Thủ Tướng Cộng Hòa Séc - Prince Karel Schwarzenberg, Chánh án tối cao Liên Bang Nga - Giáo sư,Tiến sĩ Vyacheslav M. Lebedev,…
Tháng 3/2018, bốn tác phẩm gốm của Thành đã được chọn làm tặng phẩm tới Ấn Độ và Bangladesh do Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao tặng cho Viện bảo tàng Nehru và bà Cựu Thủ Tướng Sonia Gandhi.
Văn Dương Thành đã cống hiến hơn 50 tác phẩm cho ngoại giao văn hóa. Bà đã đồng tổ chức nhiều triển lãm chào mừng Quốc Khánh Việt Nam tại các nước châu Âu và châu Á.
Tại Hà Nội, bà đã sáng tác ba tác phẩm trên lụa, được Chủ Tịch Việt Nam chọn làm quà tặng cho Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-Un trong Hội Nghị APEC 27/2/2019, cũng như Nhân dịp công chúa Thụy Điển Victoria Desiree sang thăm Việt Nam 05/2019.
Tháng 10/ 2019, kỷ niệm 150 năm ngày sinh của thánh Mahatma Gandhi do Đại sứ quán Ấn Độ tổ chức, bà đã được mời sáng tác 3 bức chân dung và được Đại sứ Ấn Độ vinh danh tại Hà Nội.
Bên cạnh những sáng tác nghệ thuật, đại sứ văn hóa, họa sĩ Văn dương Thành luôn tích cực đồng hành cùng các hoạt động từ thiện trong 6 năm qua. Bà đã tặng trên 30 bức tranh của mình để đấu giá gây quỹ Học bổng cho sinh viên nghèo, hỗ trợ các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi và khuyết tật, xây nhà tình nghĩa.
Đặc biệt trong chương trình hòa nhạc quốc tế "Ngắm nhìn Thế Giới" vào ngày 16/10/2019 tại Nhà Hát Lớn Hà Nội, Văn Dương Thành đã tặng toàn bộ số tiền bán đấu giá 3 tác phẩm mới để phẫu thuật cho các bệnh nhi Thiện Nhân và những người bạn để giúp các em tìm lại nụ cười và niềm tin cuộc sống.
Ngày 10/03/2020, Nhân dịp 70 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam-Rumani, họa sĩ Văn Dương Thành đã cùng Đại sứ Rumani khai mạc triển lãm tranh Các bậc thầy Rumani thế kỉ XIX và tranh Văn Dương Thành tại Trung tâm Triển lãm Viện Nghiên Cứu Văn Hóa Nghệ Thuật.
Ngày 15-16/05/2020, kỷ niệm 100 năm Bùi Xuân Phái và Văn Dương Thành đã cùng với gia đình con cháu thành lập quỹ Khuyến Học Văn Gói, trao tặng gần 100 học bổng và 500 quà tặng hiện vật cho các học sinh nghèo vượt khó ở Phú Yên.
Cuối năm 2020, bà được mời triển lãm tranh tại bảo tàng dân tộc học Bucharest và Bảo Tàng Quốc Gia Puskin ở Mát cơ va.
Cuối năm 2020, cùng với AmCham Gây quỹ học bổng cho sinh viên tài năng Việt Nam.
Tác phẩm.
Tác phẩm của cô còn được trưng bày thường xuyên tại toà nhà Chương trình Phát triển Quốc tế Thụy Điển, Bảo tàng Mỹ thuật Staffanstorps và tại tòa thị chính Kristianstad, Eslöv, Vimmerby, Västervik và Oskarshamn. Cô được xem là Đại sứ văn hóa của Việt Nam.
Các tác phẩm của Văn Dương Thành đã được triển lãm tại Viện Bảo Tàng Mỹ thuật Quốc gia lần đầu tiên khi cô mới 20 tuổi. Kể từ đó, cô đã được mời tham gia rất nhiều cuộc triển lãm quốc tế. Các tác phẩm của họa sĩ được sưu tập và trưng bày ở nhiều công trình lớn của các nước như: Viện Bảo Tàng Mỹ thuật Việt Nam, Viện Bảo Tàng Mỹ thuật Singapore, Bảo tàng Dân tộc học, Ủy ban nhân dân thủ đô Hà Nội, Sofitel Central Bangkok, Sofitel Metropole Hanoi, Trung tâm Văn hoá Tây Ban Nha, D.I.C Star Hotell,Việt Star Bank và Techcombank.
Giải thưởng.
Văn Dương Thành đã được tặng nhiều giải thưởng mỹ thuật trong đó có giải thưởng cao quý "Nghệ thuật kiệt xuất quốc tế" của CFMI, USA – France 1995 và 1997, "Vinh danh Đất Việt" năm 2007 tại Văn Miếu Quốc Tử Giám và "Top 50 Quyền năng Phái đẹp Việt 2011".
2023.
I. News from Korea
1.1 Maeil Business Newspaper (매일경제)
베트남 국민화가 ‘반두옹탄’ 대전서 만나다 - 매일경제 (mk.co.kr)
1.2 Daejonilbo Newspaper (대전일보)
베트남 국민화가 반두옹탄 "예술엔 국경 없고, 그림은 번역 불필요한 색과 선의 언어" < 전체 < 사람들 < 기사본문 - 대전일보 (daejonilbo.com)
1.3 Chungcheong Today Newspaper (충청투데이)
베트남 국민화가 반두옹탄 “작품서 느낄 수 있는 힘 전달하고파” < 공연/전시 < 문화 < 기사본문 - 충청투데이 (cctoday.co.kr)
II. TV from Korea
2.1 TJB NEWS
(776) '대전에서 만나는 베트남 국민화가'..제9회 대전국제아트쇼| TJB 대전·세종·충남뉴스 - YouTube
2.2 Daejeon MBC News (대전 MBC 뉴스)
(776) 대전국제아트쇼 개막..국내외 유명작가 작품 4천여 점 출품/대전MBC - YouTube
2.3 CAMTV
(776) 2023대전국제아트쇼 개막식 - YouTube
III. News from Vietnam
3.1 vietnamnet.vn
Hoạ sĩ Văn Dương Thành dự triển lãm nghệ thuật quốc tế tại Hàn Quốc (vietnamnet.vn)
3.2 vietnamplus.vn
Nữ họa sỹ Văn Dương Thành tham gia triển lãm nghệ thuật quốc tế tại Hàn Quốc | Vietnam+ (VietnamPlus)
3.3 baomoi.com
Truyền thông Hàn Quốc đưa tin về họa sĩ Văn Dương Thành - Tạp chí Trẻ em Việt Nam (baomoi.com)
3.4 baoquocte.vn
Tranh của họa sĩ Văn Dương Thành gây ấn tượng tại Triển lãm nghệ thuật quốc tế Daejeon 2023 (baoquocte.vn)
IV. TV from Vietnam
4.1 Quochoitv
Sắc màu Việt Nam thu hút công chúng Hàn Quốc (quochoitv.vn)
Melodies of the Golden Cranes (Van Duong Thanh Fine Art Museum).
Exhibition by Van Duong Thanh
Translated in 3 languages: Vietnamese, Korean, German
11/2023, Daejeon International Art Center
11/2024, Hakgojae Art Gallery, Seoul
2024, Kulterra Gallery Bucharest Romania
09/2024 Muzeul National AI Satului - Dimitrie Gusti
Contact: [email protected]
www.vanduongthanh.com
+84(0) 98 299 3790 | 1 | null |
Anthidium là một chi ong Megachilidae. Chúng dùng nhựa, lông thực vật, bùn hoặc trộn các vật liệu này lại để làm tổ. Các loài trong chi "Anthidium" ăn phấn hoa và mật của thực vật, mặc dù một số loài cướp thức tăn từ các con ong khác. "Anthidium florentinum" khác biệt rõ ràng với hầu hết các họ hàng của chúng với các dãi vàng hoặc đỏ gạch quanh ngực. Chúng bay vào hè và làm tổ trong các lỗ dưới đất, các bức tường hoặc cây, từ các vật liệu lấy từ thực vật.
Các loài.
Đây là danh sách các loài trong chi này chưa đầy đủ và 4 loài được miêu tả từ các tiêu bản hóa thạch. Loài cổ nhất được phát hiện trong các trầm tích Priabonian đến Rupelian thuộc Hệ tầng Florissant, Colorado. | 1 | null |
Trong sinh học, một đơn vị phân loại được gọi là có một phân bố toàn cầu nếu phạm vi phân bố của nó kéo dài qua tất cả hoặc hầu hết bề mặt Trái Đất trong các môi trường sống thích hợp. Ví dụ, cá voi sát thủ có phân bố toàn cầu, trên hầu hết các đại dương trên Trái Đất. Các ví dụ về phân bố toàn cầu bao gồm con người, chó, mèo, và chi động vật thân mềm "Mytilus". Khái niệm này cũng có thể dùng để chỉ một số dịch bệnh. Nó có thể là kết quả từ một phạm vi rộng của hiện tượng dung nạp môi trường hoặc từ sự phân tán sinh học nhanh chóng so với thời gian cần thiết để tiến hóa. Thái cực ngược lại của phân bố toàn cầu là đặc hữu. | 1 | null |
Vũ Quốc Hùng (sinh ngày 14 tháng 1 năm 1940 - mất ngày 2 tháng 10 năm 2022) là một chính khách Việt Nam. Ông giữ chức Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông là Trưởng Bộ phận thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương 6 (lần 2) với chức năng thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII tháng 2/1999 về chỉnh đốn Đảng và chống tham nhũng. Ông tham gia chỉ đạo xử lý các vụ án lớn liên quan tới nhiều cán bộ đảng viên cấp cao như: Thủy cung Thăng Long, Lã Thị Kim Oanh, PMU 18, vụ án Năm Cam và đồng phạm.
Thân thế sự nghiệp.
Ông sinh ngày 14 tháng 1 năm 1940. Quê ông ở thị xã Sơn Tây, tỉnh Sơn Tây (nay là Hà Nội), sau đó gia đình chuyển lên định cư tại xã Nông Tiến, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.1958 – 1961: Học sinh phổ thông tại Hà Nội.1962 – 1967: Sinh viên đại học Bách Khoa Leningrad, Liên Xô.1968 – 1975: Giảng viên Trường Đại học Kỹ thuật Quân sự (nay là Học viện Kỹ thuật quân sự), từng là Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Cơ khí (nay là Bộ môn Chế tạo máy, Khoa Cơ khí), Khoa Trang bị Cơ điện.1976 – 1979: Lấy bằng Phó Tiến sĩ chuyên ngành cơ khí – luyện kim tại trường Đại học Bách Khoa Leningrad, Liên Xô.01/1980 – 6/1980: Giáo viên, Phó Chủ nhiệm khoa, Quyền Bí thư đảng ủy Khoa Trang bị cơ điện, Trường Đại học Kỹ thuật Quân sự.7/1980 – 11/1987: Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam.12/1987 – 12/2006: Ủy viên Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng (Khóa VI, VII); Ủy viên Trung ương Đảng (Khóa VII, VIII, IX); Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng (Khóa VIII, IX).
Ông qua đời ngày 2 tháng 10 năm 2022, tại Hà Nội.
Câu nói.
Nói về những khó khăn của Ban Nội chính Trung ương, khi tái lập:"Tham nhũng đã thực sự là thứ giặc nội xâm khi hiện nay, tình trạng tham nhũng nghiêm trọng hơn trước đây cả về quy mô cũng như mức độ"Nói về Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, khóa XI: Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay:"Nói thẳng, nói hết, không có vùng cấm, vùng tránh"Nói về một số hiện tượng bất thường của cán bộ, đảng viên cao cấp:"Lãnh đạo mà gian dối là mầm mống nguy hại cho đất nước""Cần giáo dục liêm sỉ cho công chức"Khi trao đổi về những vấn đề liên quan đến tham nhũng, tiêu cực ở PMU18:"Cấp dưới hư hỏng, cấp trên nên từ chức!""Đảng ủy PMU 18 đã tê liệt" | 1 | null |
Sud Aviation (SNCASO) S.O. 4050 Vautour II là một mẫu máy bay tiêm kích đánh chặn, ném bom và cường kích của Pháp, phát triển bởi Sud Aviation và đựoc sử dụng bởi "Không quân Pháp (Armée de l'Air, AAE)".
Biến thể.
Sản xuất.
Tổng cộng có 149 chiếc được chế tạo gồm: | 1 | null |
Quốc huy Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay có dạng hình tròn, viền ngoài bởi hai bó lúa và dải đỏ quấn quanh quốc huy, tượng trưng nước Lào vẫn là một nước nông nghiệp. Phía bên trong là các biểu tượng của Lào như ngọn tháp Thạt Luổng, đập nước Nậm Ngừm. Ngoài ra, còn có hình ảnh của một kên thủy lợi, con đường trải nhựa, cánh đồng ruộng vuông vắn và biểu tượng rừng già, tượng trưng cho nguồn tài nguyên thiên nhiên, rừng và nước phong phú của đất nước Lào.
Phía dưới quốc huy có biểu tượng nửa bánh răng tượng trưng cho công nhân. Trên dải đỏ, có viết ສັນຕິພາບ ເອກະລາດ ປະຊາທິປະໄຕ ("Hòa bình, Độc lập, Dân chủ") ở phía bên trái và ເອກະພາບ ວັດຖະນາຖາວອນ ("Thống nhất, Thịnh vượng") ở phía bên phải. Phía dưới là dòng chữ ສາທາລະນະລັດ ປະຊາທິປະໄຕ ປະຊາຊົນລາວ ("Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào").
Quốc huy Lào 1975-1991.
Quốc huy ban đầu của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào có hình dạng gần tương tự như quốc huy Lào hiện nay. Tuy nhiên, với Hiến pháp năm 1991, quốc huy cũ được sửa đổi đôi chút, thay biểu tượng ngôi sao đỏ và biểu tượng búa liềm bằng biểu tượng tháp Thạt Luổng để có hình dạng như Hiến pháp Lào quy định: | 1 | null |
Đây là danh sách những tập phim của series phim chính thức của Disney, "Gravity Falls". Bộ phim kể về cặp sinh đôi 12 tuổi Dipper và Mabel Pines. Cả hai được đi nghỉ hè với ông bác "Grunkle" Stan. Ông sống trong một cái khu du lịch gọi là Lều Bí Ẩn ở thị trấn Gravity Falls, Oregon, nơi những hiện tượng huyền bí xảy ra. Ngày 12 tháng 3 năm 2013, Gravity Falls đã ra mắt mùa thứ hai.
Vào ngày 15 tháng 2 năm 2016, chương trình kết thúc bằng tập phim dài 1 tiếng gồm 2 phần: Weirdmageddon III: Take back the Falls và Weirdmageddon IV: Somewhere in the woods. | 1 | null |
Luis Antonio Tagle (sinh ngày 21 tháng 6 năm 1957) là một Hồng y người Philippines của Giáo hội Công giáo Rôma. Ông từng đảm nhận chức vị Tổng giám mục chính tòa Tổng giáo phận Manila từ năm 2011 đến năm 2019. Hiện nay, ông đảm trách vai trò Chủ tịch Caritas Quốc tế, Tổng trưởng Thánh bộ Loan báo Tin Mừng (Bộ Truyền giáo) Tòa Thánh Vatican. và hồng y đẳng Giám mục Nhà thờ San Felice da Cantalice a Centocelle.
Tiểu sử.
Hồng y Tagle sinh ngày 21 tháng 6 năm 1957 tại Manila, Philipines. Tagle đã theo học tại đại chủng viện ở Quezon và sau đó nghiên cứu luận án tiến sĩ tại Đại học Công giáo Mỹ (tiếng Anh: "The Catholic University of America") ở Washington. Ông cũng từng đi du học tại Roma. Sau quá trình tu học, ngày 27 tháng 2 năm 1982, ông được thụ phong chức vị linh mục bởi Giám mục chính tòa Giáo phận Imus Felix Paz Perez, trở thành thành viên của linh mục đoàn Giáo phận này. Linh mục trẻ tuổi Tagle là một nhân vật nổi bật của Châu Á, vì thế, ông được bổ nhiệm vào ủy ban tư vấn của Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican vào năm 1997.
Ngày 22 tháng 10 năm 2001, Tòa Thánh loan tin chọn linh mục Luis Antonio Tagle làm Giám mục chính tòa Giáo phận Imus. Lễ tấn phong cho vị tân chức diễn ra sau đó vào ngày 12 tháng 12 năm 2001. Chủ phong cho Giám mục Tagle là Hồng y Jaime Lachica Sin, Tổng giám mục Manila. Hai giám mục phụ phong là Manuel Cruz Sobreviñas, nguyên Giám mục chính tòa Giáo phận Imus và Pedro Dulay Arigo, Giám mục Đại diện Tông Tòa Hạt Đại diện Tông Tòa Puerto Princesa. Tân giám mục chọn khẩu hiệu: "Dominus est (Chúa đó)". Trong thời gian coi sóc giáo phận Imus, Giám mục Tagle không mua xe hơi, nhưng thay vào đó là dùng xe buýt để thực hiện công việc mục vụ mỗi ngày. Ông cho rằng việc này là để được gần gũi với dân chúng và đồng thời giúp giảm chi phí văn phòng. Ông thường mời những người hành khất cùng dùng bữa với mình.
Mười năm sau đó, ngày 13 tháng 10 năm 2011, Tòa Thánh loan tin chọn Giám mục Tagle làm Tổng giám mục Tổng giáo phận Manila. Ông chính thức nhận chức vị vào ngày 12 tháng 12 cùng năm. Trong công nghị Hồng y 2012 (cũng là công nghị cuối cùng của Giáo hoàng Biển Đức XVI), Giáo hoàng Biển Đức XVI vinh thăng vị Tổng giám mục Manila tước vị Hồng y đẳng Linh mục Nhà thờ San Felice da Cantalice a Centocelle. Lễ vinh thăng diễn ra vào ngày 24 tháng 11 năm 2012. Ông đến nhận ngai tòa Hồng y vào ngày 15 tháng 6 năm 2013. Ngày 15 tháng 5 năm 2015, ông được chọn làm Chủ tịch Caritas Quốc tế (Uỷ ban Bác Ái) trực thuộc Tòa Thánh.
Ngày 8 tháng 12 năm 2019, Tòa Thánh quyết định thuyên chuyển Hồng y Tagle làm Tổng trưởng Bộ Loan báo Tin mừng. Với việc bổ nhiệm này, ông chính thức kết thúc vai trò Tổng giám mục Manila.
Giáo hoàng Phanxicô đã quyết định thăng (tiếng Anh: "Co-opt") Hồng y Tagle lên đẳng giám mục, là đẳng cao nhất trong Hồng y đoàn, vào ngày 1 tháng 5 năm 2020; nhưng ông lại không được chỉ định đứng đầu một giáo phận nào trong bảy giáo phận hiệu tòa truyền thống ở Roma, tương tự như trường hợp của các hồng y Parolin, Sandri, Ouelet và Filoni
Tính cách.
Thần học và chính trị, Hồng y Tagle được xem là có sự cân bằng cho cả hai lãnh vực. Ông là một người có lập trường mạnh mẽ chống lại những dự luật thúc đẩy kiểm soát sinh sản và quan tâm đến việc bảo vệ người nghèo, môi trường sinh thái.
Ông là một người có năng khiếu giao tiếp, là một diễn giả và là một "nhân vật" nổi tiếng. Ông là một giáo sĩ thích nghi tốt với công nghệ, bằng chứng là việc sở hữu một chương trình trên YouTube và một trang Facebook cá nhân. | 1 | null |
Biết Linh hoặc Miết Linh () là tên một vị tướng quốc của nước Thục trong khoảng thời gian tương đương với thời Xuân Thu- Chiến Quốc ở Trung Nguyên, sau trở thành vua đầu tiên của triều đại Khai Minh ở nước này, trước đây ông là tông chủ của dòng họ Khai Minh - một danh gia vọng tộc có quyền thế lớn mạnh ở nước Thục thời kỳ đó.
Theo truyền thuyết, Biết Linh vốn là người đất Kinh (nay là Hồ Nam và Hồ Bắc), sau khi chết, thi thể trôi nổi ngược dòng đến Thành Đô thì sống lại và được Đỗ Vũ lập làm tướng. Biết Linh sinh trưởng ở vùng Kinh Sở có nhiều sông hồ, thông thạo sông nước, lại có kinh nghiệm trị thủy, vì thế khi nhậm chức làm tướng đã hoàn thành sự nghiệp trị thủy, bình ổn dòng nước của Dân Giang, dân Thục vì thế mà an cư, siêng năng cày cấy.
Bấy giờ quân chủ nước Thục là Vọng đế Đỗ Vũ hoang dâm vô độ, không biết chừng mực, ông ta chỉ mải mê hưởng lạc chẳng màng đến việc quốc gia đại sự gì. Quyền hành nước Thục lúc ấy đều do tướng quốc Biết Linh nắm giữ, Vọng đế nhiều lần lợi dụng Biết Linh xuất thành đi công cán ở nơi xa liền thông dâm với phu nhân của ông. Sự việc bàn tán trong triều đình đến tai tướng quốc Biết Linh, Vọng đế cả thẹn bèn chính thức xuống chiếu thiện nhượng đế vị cho Biết Linh còn mình lui về trong cung an dưỡng. Biết Linh lên ngôi, xưng Tùng Đế (叢帝), chính thức xác lập ra triều đại Khai Minh (開明) ở nước Thục, truyền được 12 đời thì bị nước Tần tiêu diệt vào năm 316 TCN.
Về phần Vọng đế sau khi thiện nhượng cho tướng quốc thì bị ngược đãi phải bỏ nước mà đi, sau này chết đói ở vùng rừng núi hóa thành con chim ngày đêm nhớ nước mà kêu "quốc, quốc". | 1 | null |
Nữ Hoa () là một nhân vật nữ trong thần thoại Trung Quốc, theo Sử Ký Tư Mã Thiên - Tần bản kỷ thì bà là con gái của Thiếu Điển.
Cũng theo Sử Ký thì Nữ Hoa lấy con trai của Nữ Tu là Cao Dao mà sinh ra Bá Ích, sau khi chồng chết mà con trai thì còn bận đi theo Hạ Vũ công tác trị thủy. Nữ Hoa ở nhà lo toan tiếp quản công việc pháp quan của chồng rất nghiêm minh khiến dân tình đều cảm phục, như vậy có thể suy luận Nữ Hoa sống vào khoảng thời đại thiện nhượng của nhà Đường nhà Ngu.
Trong các thư tịch cổ Trung Quốc có thấy ba lần nhắc đến câu "Thiếu Điển chi tử" đó là Viêm đế họ Thần Nông, Hiên Viên Hoàng Đế và Nữ Hoa. Từ đó ta khẳng định được rằng Thiếu Điển không phải là tên người mà là tên của quốc gia bộ lạc từng tồn tại trước khi thành lập nhà Hạ, ba nhân vật trên mỗi người cách nhau cả mấy trăm năm không thể là anh em ruột được. | 1 | null |
Tanna japonensis, còn gọi là Higurashi (蜩, 茅 蜩, ひぐらし), là một loài ve sầu thuộc chi Tanna. Loài này phân bố trên toàn khu vực Đông Á, và là phổ biến nhất ở Nhật Bản. Tiếng kêu của nó chói tai của nó có thể được nghe nhiều nhất vào buổi sáng và buổi tối.
Tên kanji của nó bắt nguồn từ chữ Miscanthus, một loại cây sậy mà nó sinh sống. Tại Nhật Bản, cũng được biết đến với tên kanakana (カナカナ?) Vì tiếng ồn mà nó gây ra.
Miêu tả.
Con đực trưởng thành có chiều dài cơ thể của 28–38 mm, con cái dài 21–25 mm. Bụng của con đực dài hơn và dày hơn so với bụng của con cái, nên dễ dàng để phân biệt con đực và con cái. Ngoài ra, khoang ổ bụng của con đực phát triển hơn, khiến cho nó tiếng kêu vọng.
Cơ thể chúng có màu đỏ nâu với màu xanh lá cây xung quanh mắt kép và ở trung tâm của ngực, mẫu vật ở núi có xu hướng tối hơn. | 1 | null |
Triệu Quý (, ? – 557), tự Phù Quý, người Nam An, Thiên Thủy , tướng lĩnh, khai quốc công thần nhà Tây Ngụy, nhà Bắc Chu, một trong "Bát Trụ Quốc" nhà Tây Ngụy, được ban họ Tiên Ti là Ất Phất.
Luân lạc trong thời loạn.
Ông cụ là Triệu Đạt, làm Khố bộ thượng thư nhà Bắc Ngụy, tước Lâm Tấn tử. Cha là Triệu Nhân, nằm trong số con em quý tộc dời nhà đến trấn Vũ Xuyên, tham gia bảo vệ Lục trấn.
Quý từ nhỏ thông minh, có tiết tháo. Trong những năm Hiếu Xương (525 – 527), Lục trấn khởi nghĩa, ông đưa người làng về nam tránh nạn. Liền sau đó Cát Vinh chiếm được Trung Sơn, Quý bị ép gia nhập nghĩa quân. Cát Vinh thất bại, Nhĩ Chu Vinh lấy ông làm biệt tướng. Theo đại quân dẹp Nguyên Hạo, có công, được ban tước Yến Nhạc huyện tử, thụ chức Phục Ba tướng quân, Vũ Bôn trung lang tướng.
Theo Hạ Bạt Nhạc bình Quan Trung, được ban tước Ngụy Bình huyện bá, thực ấp 500 hộ. Được thăng làm Trấn bắc tướng quân, Quang lộc đại phu, Đô đốc.
Đề cử Vũ Văn Thái.
Khi Nhạc bị Hầu Mạc Trần Duyệt giết hại, bộ hạ tan chạy. Quý nhập bọn 50 người đi trá hàng Duyệt, được Duyệt tin. Nhân đó xin thu thây Nhạc mà an táng, lời lẽ khẳng khái, Duyệt cảm phục nên đồng ý. Việc xong, Quý cùng bọn Khấu Lạc tập hợp quân đội, chạy đến Bình Lương. Ông cầm đầu mọi người đề nghị mời Vũ Văn Thái. Thái đến, lấy Quý làm Đại đô đốc, lãnh Phủ tư mã. Bình Duyệt xong, giữ chức nguyên hiệu Tướng quân, làm Trì tiết, Hành Tần Châu sự, Đương Châu đại đô. Ông trị chánh ôn hòa, được quan dân yêu mên.
Đông Ngụy quyền thần Cao Hoan cất quân hướng đến Lạc Dương, sai Đô đốc Hàn Quỹ tiến chiếm Bồ Phản. Vũ Văn Thái lấy Quý làm Hành đài, cũng bọn Lương Ngữ đi dẹp. Chưa vượt sông thì Bắc Ngụy Hiếu Vũ đế chạy vào Quan Trung, ông được bái làm Xa kỵ đại tướng quân, Nghi đồng tam tư, kiêm Hữu vệ tướng quân.
Vũ Văn Thái lấy Quý làm Đại đô đốc, cùng bọn Lý Bật đi dẹp Tào Nê ở Linh Châu. Được tiến tước làm hầu, tăng ấp 500 hộ. Lại có công lập Tây Ngụy Văn đế, được tiến tước làm công, tăng ấp kể cả trước đây là 1500 hộ. Được thụ chức Kỳ Châu thứ sử.
Khi ấy Tây Ngụy nhiều việc, Quý ra sức giúp rập, mới được yên ổn. Vẫn lãnh chức Đại thừa tướng phủ Tả trưởng sử, gia Tán kỵ thường thị. Lương Tiên Định nổi dậy ở Hà Hữu (phía tây Hoàng Hà), triều đình lấy ông làm Lũng Tây hành đài, đưa quân đi dẹp.
Chiến tranh Đông – Tây Ngụy.
Theo Vũ Văn Thái giành lại Hoằng Nông, tham chiến Sa Uyển, được bái làm Thị trung, Phiếu kỵ đại tướng quân, Khai phủ nghi đồng tam tư, tiến tước Trung Sơn quận công, nhận chức Ung Châu thứ sử.
Trong trận Hà Kiều, Quý cùng Di Phong nắm tả quân, kết quả bất lợi, bỏ chạy trước. Lại theo quân cứu viện Ngọc Bích, Cao Hoan lui chạy. Cao Thận dâng Bắc Dự Châu xin hàng, Vũ Văn Thái đưa quân đi đón, cùng quân Đông Ngụy giao chiến ở Mang Sơn. Quý nắm tả quân, thất bại, các cánh quân khác vì vậy đều tan chạy. Bị kết tội, miễn quan chức, làm Phiếu kỵ, Đại đô đốc, lãnh quân như trước.
Được khôi phục quan, tước, bái làm Ngự sử trung úy, gia Đại tướng quân. Tướng Đông Ngụy là bọn Cao Nhạc, Mộ Dung Thiệu Tông vây Vương Tư Chánh ở Toánh Xuyên, Quý soái quân đi cứu, các châu đông nam đều chịu sự chỉ huy của ông. Quân Đông Ngụy ngăn sông Vị rót nước vào thành, viện quân không đến được, Tư Chánh bị bắt. Quý bèn lui quân.
Mưu sát Vũ Văn Hộ.
Được bái làm Trụ quốc đại tướng quân, ban họ là Ất Phất. Người Như Như xâm phạm Quảng Vũ, ông phá được, chém mấy ngàn thủ cấp, thu lấy quân nhu của họ, chỉnh đốn quân đội rồi quay về.
Nhà Tây Ngụy đặt ra Lục quan, lấy Quý làm Thái bảo, Đại tông bá, đổi phong Nam Dương quận công. Bắc Chu Hiếu Mẫn đế thay ngôi nhà Tây Ngụy, được thăng làm Thái phó, Đại trủng tể, tiến phong Sở quốc công, thực ấp vạn hộ.
Ban đầu, Quý cùng bọn Độc Cô Tín ngang hàng với Vũ Văn Thái. Khi Hiếu Mẫn đế lên ngôi, Tấn công Vũ Văn Hộ nhiếp chánh, ông tự cho mình có công tá mệnh, thường tấm tức trong lòng, ra vẻ bất bình, bèn cùng Tín mưu giết Hộ. Đến kỳ hẹn, Quý muốn hành động, Tín lại thôi. Sau đó bị Khai phủ Vũ Văn Thịnh cáo giác, nên bị làm tội. | 1 | null |
Acanthosoma haemorrhoidale là một loài côn trùng. Thức ăn chính của nó là quả cây táo gai (Crataegus monogyna) nhưng con trưởng thành có thể trải qua mùa đông dựa trên một chế độ ăn lá cây, và các cá thể có thể được tìm thấy trên một số cây thực phẩm tiềm năng, bao gồm cả sồi Anh, sồi không cuống và "Sorbus". Chúng có thể dài đến 17 mm, và được ngụy trang trong bằng màu xanh của thân nó như màu lá cây. Chúng có thể phát tiết ra mùi khó chịu khi bị quấy rầy.
Loài bọ này được tìm thấy trên khắp châu Âu, từ Bồ Đào Nha đến Nga, và phổ biến ở phần phía nam của Vương quốc Anh. Phân bố của nó dường như lan rộng về phía bắc, chỉ được ghi nhận xa tận phía bắc đến Birmingham vào năm 1892, nhưng đã mở rộng phạm vi của nó đến miền Bắc nước Anh và thậm chí cả cao nguyên Scotland.
Ở Anh và Tây bắc châu Âu loài nói chung là hoạt động giữa các tháng trong tháng 4 và tháng 10, mặc dù một số cá thể có thể xuất hiện trở lại từ ngủ đông trong suốt thời gian của thời tiết ấm áp trái mùa trong mùa đông. | 1 | null |
Sĩ Ưởng (chữ Hán: 士鞅, bính âm: Shì Yǎng) hay Phạm Ưởng (范鞅), tức Phạm Hiến tử (范献子), là vị tông chủ thứ tư của họ Phạm, một trong lục khanh nước Tấn thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc.
Sĩ Ưởng là con của Sĩ Mang, tức Phạm Tuyên tử, vị tông chủ thứ ba của họ Phạm.
Xung đột với họ Loan.
Năm 559 TCN, Tấn Điệu công hội 13 nước chư hầu là Tề, Tống, Lỗ, Vệ, Trịnh, Tào, Cử, Chu, Đằng, Tiết (薛), Kỉ, Tiểu Chu (小邾) đánh nước Tần, Sĩ Ưởng cùng phụ thân là Sĩ Mang cũng tham gia vào trận chiến. Khi ra trận, Sĩ Ưởng cùng Loan Châm mang quân tấn công vào đại doanh của quân Tần, Loan Châm tử trận. Con của Loan Châm xúi Loan Yểm (tức Loan Hoàn tử, anh Loan Châm lúc đó làm Hạ quân tướng, đã lấy em gái Sĩ Ưởng là Phạm Kì) đổ tội cho Sĩ Ưởng, bắt Sĩ Mang giết Sĩ Ưởng, Sĩ Ưởng trốn ở nước Tần, từ đó cũng nảy sinh oán hận với họ Loan. Sau Sĩ Ưởng thuyết phục Tần Cảnh công cho mình về nước, Cảnh công nghe theo.
Năm 556 TCN, Tề Linh công lấn chiếm biên giới phía bắc nước Lỗ. Tấn Bình công sai cha con Sĩ Ưởng và Tuân Yển tập hợp quân các nước chư hầu đánh Tề, giành thắng lợi.
Năm 552 TCN, Loan Yểm chết, con của Loan Yểm với Phạm Kì (con Sĩ Mang, chị Sĩ Ưởng) là Loan Doanh lên thế tập.
Sĩ Ưởng vốn mang lòng thù oán họ Loan, bèn gièm pha với Tấn Bình công rằng Loan Doanh có ý làm phản, Loan Doanh sợ tội bèn chạy sang nước Tề, nương nhờ Tề Trang công.
Năm 550 TCN, Tề Trang công giúp quân cho Loan Doanh lẻn về thành Khúc Ốc; vua Tề mang quân theo sau, tiến tới núi Thái Hàng, vào Mãnh Môn.
Loan Doanh tập hợp lực lượng ở thành Khúc Ốc. Nhiều người trong thành Khúc Ốc ủng hộ Loan Doanh. Loan Doanh ngầm sai người về Giáng đô nhờ Ngụy Thư giúp làm nội ứng.
Tháng 4 năm 550 TCN, Loan Doanh mang quân đánh úp Giáng đô. Giáng đô không kịp phòng bị nên thất thủ. Sĩ Mang đưa Tấn Bình công chạy sang Cố cung. Sĩ Ưởng dò biết Ngụy Thư định giúp cho Loan Doanh, tìm cách ngăn trở khiến Ngụy Thư bị giữ chân trong triều, không thể ra mặt điều quân giúp họ Loan.
Dưới trướng Loan Doanh có vũ sĩ Đốc Nhung rất khỏe. Đầy tớ của Sĩ Mang là Phi Báo đang bị tù tội, xin được xóa án để ra đánh Đốc Nhung. Sĩ Mang nhận lời. Phi Báo ra đánh với Đốc Nhung một lúc rồi vờ thua chạy, nhằm bức tường nhảy qua núp chờ. Đốc Nhung hăng hái nhảy qua tường tìm Phi Báo, bị Phi Báo đâm từ phía sau chết tại trận.
Nhân lúc quân Loan Doanh nhụt chí, cha con Sĩ Mang điều quân ra đánh. Loan Doanh bại trận, bỏ chạy về Khúc Ốc cố thủ. Cha con Sĩ Mang và Ngụy Thư mang quân đánh Khúc Ốc.
Được hơn 1 tháng, quân Tấn hạ được thành Khúc Ốc, diệt tộc họ Loan.
Năm 548 TCN, Sĩ Mang qua đời, Sĩ Ưởng lên thế tập ngôi thủ lĩnh họ Loan, được phong Hạ quân tá.
Nhận của đút lót.
Năm 517 TCN, Lỗ Chiêu công mâu thuẫn với các họ quý tộc trong nước, bị Quý tôn Ý Như đuổi, phải bỏ chạy sang nước Tề. Năm 516 TCN, Vệ Linh công và Tống Cảnh công sai sứ sang Tấn, đề nghị vua Tấn giúp Lỗ Chiêu công trị tội họ Quý. Quý tôn Ý Như bèn sai sứ sang đút lót cho Sĩ Ưởng nhờ giúp. Sĩ Ưởng tâu với Tấn Khoảnh công rằng họ Quý không có lỗi. Vì vậy nước Tấn không giúp Lỗ Chiêu công.
Năm 511 TCN, thấy Tấn Định công lại muốn giúp Lỗ Chiêu công về nước, Quý tôn Ý Như tiếp tục đến đút lót cho Sĩ Ưởng và Tuân Lịch, các đại phu nước Tấn lại nói giúp họ Quý nên Tấn Định công cũng không giúp Lỗ Chiêu công, khiến vua Lỗ đến hết đời vẫn không được về nước.
Chính khanh nước Tấn.
Năm 509 TCN, Chính khanh Trung quân tướng nước Tấn là Ngụy Thư triệu tập các đại phu xây thành cho nhà Chu, trên đường về thì bệnh mất, Sĩ Ưởng lên kế tập làm Chính khanh Trung quân tướng.
Năm 506 TCN, Sái Chiêu công không chấp nhận hối lộ tướng quốc nước Sở là Nang Ngõa, bị bắt giữ 3 năm, nên oán Nang Ngõa, xin Tấn Định công đem quân giúp mình đánh Sở. Sĩ Ưởng hội chư hầu ở Chiêu Lăng định đánh Sở, tuy nhiên đại phu Tuân Dần (Trung Hàng Dần) lại đòi hối lộ Sái Chiêu công, vua Sái không chịu, Tuân Dân bèn khuyên Sĩ Ưởng không nên đánh Sở, Sĩ Ưởng từ tạ Sái Chiêu công rồi rút quân về.
Năm 502 TCN, Sĩ Ưởng đem quân đánh nước Trịnh và nước Vệ.
Năm 501 TCN, Sĩ Ưởng qua đời. Con ông là Sĩ Cát Xạ lên thế tập. | 1 | null |
Buồng trứng là một cơ quan sinh sản sinh ra tế bào trứng, thường có một cặp, là một phần thuộc hệ sinh dục ở con cái/mái của các động vật có xương sống. Buồng trứng ở các cá thể cái có vai trò tương tự như tinh hoàn ở cá thể đực/trống, chúng đều là các bộ phận sinh dục và tuyến nội tiết.
Giải phẫu học người.
Hoóc môn.
Buồng trứng tiết ra estrogen và progesterone. Estrogen có vai trò hình thành đặc điểm giới tính thứ cấp của nữ ở tuổi dậy thì và cho sự trưởng thành và duy trì các cơ quan sinh dục ở trạng thái chức năng trưởng thành của các cơ quan này. Progesterone tạo sự chuẩn bị cho tử cung mang thai, và tiết sữa ở tuyến vú. Các chức năng của progesterone cùng với estrogen làm thúc đẩy những thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt trong nội mạc tử cung.
Dây chằng.
Ở người, cặp buồng trứng nằm trong khoang chậu, về hai phía của tử cung, qua đó chúng được gắn với nhau bằng sợi dây gọi là dây chằng buồng trứng. Buồng trứng không bị che phủ trong khoang phúc mạc, nhưng được gắn vào thành cơ thể qua dây chằng treo buồng trứng. Một phần của các dây chằng tử cung che phủ buồng trứng được gọi là "mesovarium". Như vậy, buồng trứng là cơ quan duy nhất trong cơ thể người đó là hoàn toàn không có vỏ bọc nằm trong màng bụng.
Bệnh ở buồng trứng.
Bệnh buồng trứng có thể được phân loại như rối loạn nội tiết hoặc như là một rối loạn của hệ thống sinh sản.
Nếu trứng không được xuất ra từ các nang trong buồng trứng, một u nang buồng trứng có thể hình thành. U nang buồng trứng nhỏ rất phổ biến ở phụ nữ khỏe mạnh. Một số phụ nữ có nang nhiều hơn bình thường (hội chứng Đa nang buồng trứng), ức chế các nang phát triển bình thường và điều này sẽ gây ra chu kỳ kinh nguyệt bất thường.
Các điều kiện khác bao gồm: | 1 | null |
Vương Hằng ) là thành viên của gia tộc họ Tử, là vị thủ lĩnh đời thứ 8 của nước Thương thời nhà Hạ. Theo Giáp cốt văn thì ông là con thứ của Minh, là em của Vương Hợi và là chú của Thượng Giáp Vi.
Khiếm khuyết tư liệu trong sử sách.
Trong lịch sử thì vai trò của Vương Hằng không được đề cập tới nhiều bởi vì ông chỉ đảm nhiệm chức thủ lĩnh lâm thời trong giai đoạn kháng chiến chống quân Hữu Dịch xâm lăng của nước Thương. Sử Ký Tư Mã Thiên không nhắc đến nhân vật này, mãi đến khi người ta khai quật được văn tự Giáp Cốt thì mới biết đến vị trí của ông trên vũ đài chính trị. Thời điểm ấy vua nước Thương là Vương Hợi bị thủ lĩnh Miên Thần của nước Hữu Dịch lân bang giết chết, con Vương Hợi là Thượng Giáp Vi còn nhỏ được ông dẫn đi chạy trốn trong rừng sâu tổ chức chiến tranh du kích nhằm kháng cự lâu dài với kẻ thù. Chẳng rõ cuộc chiến tranh này kéo dài bao nhiêu năm không thấy thư tịch nào nói chi tiết, nhưng sau khi đánh bại được Miên Thần thì ông trao lại ngôi vị cho Thượng Giáp Vi rồi lui về an dưỡng.
Sử sách không thấy quyển nào ghi chép về năm sinh năm mất và gia đình cùng hậu duệ của Vương Hằng là những ai, cũng không có tài liệu nào nhắc đến hành trạng của ông trước và sau khi đảm nhiệm thủ lĩnh lâm thời tộc Thương. | 1 | null |
Trần Thọ (sinh ngày 2 tháng 8 năm 1956) là một chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Đà Nẵng, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII. Ngày 31 tháng 1 năm 2013 ông được phân công phụ trách Thành ủy Thành phố Đà Nẵng. Ngày 30 tháng 8 năm 2013 ông được bầu giữ chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, ông giữ chức vụ này cho đến ngày 16 tháng 10 năm 2015.
Ngày 1 tháng 4 năm 2013, Trần Thọ tiếp tục được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng nhân dân Tp Đà Nẵng. Ông giữ chức vụ này cho đến ngày 16 tháng 6 năm 2016.
Ông có trình độ học vấn Thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng. | 1 | null |
Sukhoi/HAL Fifth Generation Fighter Aircraft (FGFA – "Máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5") là một loại máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ 5, được Ấn Độ và Nga hợp tác phát triển. Đây là một đề án bắt nguồn từ PAK FA (T-50 là mẫu thử) đang được phát triển. Tuy nhiên đầu năm 2018 Ấn Độ đã quyết định hủy bỏ chương trình này.
Tính năng kỹ chiến thuật (PAK FA và FGFA – theo đề án).
Hầu hết các thống số là dựa trên mẫu thử Sukhoi T-50 và chưa phải của HAL FGFA. | 1 | null |
Tuân Ngô (), hay Trung Hàng Ngô (中行吴), tức Trung Hàng Mục tử (中行穆子), là vị tông chủ thứ tư của họ Trung Hàng, một trong lục khanh nước Tấn thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc.
Ông là con của Tuân Yển, vị tông chủ thứ ba của họ Trung Hàng, mẹ là Trịnh nữ.
Sự nghiệp.
Năm 554 TCN, cha Tuân Ngô là Tuân Yển (đang đảm nhận chức Trung quân tướng nước Tấn) sau khi đánh thắng quân nước Tề, trên đường về thì bị bệnh nặng qua đời, Tuân Ngô lên kế tập chức Thủ lĩnh họ Trung Hàng. Sĩ Mang (đang làm Trung quân tá) kế tập làm Trung quân Nguyên soái, chức Trung quân tá thuộc về Tuân Ngô.
Năm 547 TCN, Tấn Bình công sai Tuân Ngô đến nước Lỗ, yết kiến Lỗ Tương công, rồi cùng vua Lỗ và các đại phu nước Trịnh, Tống, Tào hội minh ở đất Thiện Uyên.
Năm 541 TCN, Tuân Ngô đem quân giao chiến với quân Vô Chung (Bắc Địch) ở Thái Nguyên, Ngụy Thư đang làm Thượng quân tướng, đem quân trợ giúp, Ngụy Thư khuyên Tuân Ngô nên dùng xa binh thay cho bộ binh nhưng ông không nghe, kết quả quân Tấn thảm bại.
Năm 533 TCN, em họ Tuân Ngô là Tuân Doanh (Trí Doanh) mất, con là Tuân Lịch còn nhỏ, nên vua Tấn bãi chức khanh của họ Trí, Tuân Ngô dung dưỡng Tuân Lịch, đến khi Lịch trưởng thành, Tuân Ngô tiến cử làm Hạ quân tá.
Năm 530 TCN, Tấn Chiêu công sai Tuân Ngô đem quân đánh Tiễn Ngu, nhân đó đánh diệt nước Điệu. Năm 528 TCN, Tuân Ngô đánh Tiển Ngu lần thứ hai. Nước Tiển Ngu xin hàng và nộp thành. Tấn diệt Tiển Ngu.
Mùa thu năm 527 TCN, Tuân Ngô đem quân đánh nước Cổ, bắt sống vua Cổ là Diên Đê. Năm 520 TCN, Tuân Ngô lại đánh sang phía Đông, ông cho quân giả làm người nước Địch, rồi bí mật tập kích, bắt con của Diên Đêm tiêu diệt hoàn toàn nước Cổ.
Năm 525 TCN, Tuân Ngô đem quân đánh Lục Hồn.
Năm 521 TCN, nước Tống có loạn họ Hoa, họ Hướng, Tống Nguyên công sai công tử Thành sang Tấn cầu viện, Tuân Ngô hội quân các chư hầu Tề, Vệ, Tào đánh họ Hoa, dẹp loạn cho nước Tống.
Năm 519 TCN, Tuân Ngô qua đời. Con ông là Tuân Dần lên thế tập. | 1 | null |
Phạm Hiến tử ("chữ Hán":范献子) có thể là:
Chú thích.
"Sĩ Phú và Sĩ Ưởng là người cùng nội tộc, Sĩ Phú với ông nội Sĩ Ưởng là Sĩ Tiếp quan hệ huyết thống hàng "cháu chú cháu bác", như vậy Sĩ Phú thuộc hàng "ông chú họ" của Sĩ Ưởng. Đa phần các thư tịch cổ đều ghi chép Sĩ Ưởng là Phạm Hiến Tử, riêng sách Quốc Ngữ mục Tấn ngữ thì ghi rõ Sĩ Phú cũng có thụy hiệu Phạm Hiến Tử". | 1 | null |
Gió đông năm ấy () là một bộ phim truyền hình lãng mạn Hàn Quốc với sự tham gia diễn xuất của Jo In-seong, Song Hye-gyo, Kim Beom và Jung Eun-ji. Jo và Song thể hiện hai nhân vật là những người bị tổn thương sâu sắc cố gắng đi tìm lại được ý nghĩa đích thực của tình yêu.
Bộ phim được phát sóng trên kênh SBS với 2 tập liên tiếp trong ngày 13/2/2013. Các tập còn lại được phát vào lúc 21:55 (GMT+9) thứ Tư và thứ Năm hàng tuần. Dung lượng bộ phim bao gồm 16 tập.
Tại Việt Nam, phim từng được TVM Corp. mua bản quyền và phát sóng trên kênh HTV3.
Khái lược.
Về bộ phim.
Bộ phim dựa trên một tác phẩm truyền hình của Nhật Bản: lên sóng kênh TBS tại Nhật vào năm 2002 và từng được tái sản xuất dưới định dạng phim điện ảnh với cái tên Love Me Not tại Hàn Quốc vào năm 2006.
Về dàn diễn viên chính.
Biên kịch Noh Hee-kyeong và đạo diễn Kim Kyoo-tae đã từng cộng tác với Song Hye-gyo trong bộ phim năm 2008 "Worlds Within". Kim Beom cũng từng cộng tác với Noh và Kim trong bộ phim "Padam Padam... The Sound of His and Her Heartbeats" năm 2011.
Bộ phim này đánh dấu sự trở lại của Jo In-seong trên màn ảnh nhỏ sau 8 năm vắng bóng. Đây là vai diễn trên phim truyền hình đầu tiên sau khi anh giải ngũ.
Cả bốn diễn viên này đều xuất hiện tại buổi lễ ra mắt giới thiệu của bộ phim vào ngày 31/1/2013 tại Seoul, Hàn Quốc.
Ngày 4/2/2013, Jo bị thương ở tay khi đang quay tại Icheon, Gyeonggi-do, Hàn Quốc. Anh phải khâu 13 mũi vì vết thương này tại một bệnh viện địa phương để có thể tiếp tục quay tiếp phân vai của mình tại đây.
Cốt truyện.
Câu chuyện kể về mối tình của hai con người đau khổ, phải chịu nhiều tổn thương, bất hạnh trong tình cảm.
Một là Oh Soo - một người đàn ông cô độc, mang tên "Soo" - Thụ do anh bị mẹ ruột của mình bỏ rơi dưới gốc cây trong mùa đông lạnh giá khi mới lọt lòng. Anh sống trong đau khổ, bất cần, không mục đích sau khi mối tình đầu của mình qua đời. Về sau, anh trở thành con bạc có tiếng bậc nhất ở khu Cheongdam-dong. Anh sống cùng với hai người bạn thân, trong đó có một người cùng họ, cùng tên với anh: Oh Soo - anh trai thất lạc đã lâu của Oh Young.
Và người còn lại chính là Oh Young. Cô là một cô gái mắc phải chứng suy giảm thị lực, mắt cô gần như không thể thấy gì. Và cô còn là người thừa kế của một tập đoàn lớn. Cha mẹ Oh Young li hôn từ khi cô còn nhỏ vì quan hệ của cha cô và người thư ký họ Wang. Cô và anh trai bị tách ra, sống biệt lập với nhau hai mấy năm trời. Vì thế, Oh Young rất cô độc. Khi cha của Oh Young sắp qua đời, cô quyết định đi tìm kiếm anh trai thất lạc theo địa chỉ thư.
Oh Soo vì bị bạn gái giăng bẫy phải vào tù chịu án một năm. Khi ra anh bị đám xã hội đen theo ép nợ 7,8 tỷ won. Không thể thoát được, nhân lúc luật sư Jang - người bạn, người giúp đỡ thực hiện di chúc của cha Oh Young trên đường đi tìm Oh Soo - anh trai của Young đã gặp Oh Soo, anh quyết định mượn danh người bạn đã khuất để tự cứu lấy cuộc đời mình...
Nhạc phim.
Nhạc phim của bộ phim được sản xuất bởi nam ca sĩ kỳ cựu Kangta. | 1 | null |
Giản Địch () là tên 1 nhân vật nữ trong huyền sử Trung Quốc, căn cứ theo nhiều tư liệu trong các thư tịch cổ thì bà là con gái của bộ lạc Hữu Nhưng.
Trong Kinh Thi có câu: "thiên mệnh huyền điểu, giáng sinh nhi Thương" nghĩa là trời sinh chim đen giáng hạ xuống sinh ra nhà Thương là bắt nguồn từ nhân vật này. Tương truyền Giản Địch là thứ phi của đế Cốc Cao Tân thị, một hôm bà ra bờ suối tắm thì thấy có một trứng chim ở bên bờ suối. Giản Địch bèn tiến lại gần nhặt lấy nó đập vỡ rồi nuốt sống cả lòng trắng lẫn lòng đỏ, chẳng bao lâu bà thụ thai rồi sinh ra người con trai đặt tên là Tiết (hay Khiết). Thời kỳ này thuộc giai đoạn cuối của xã hội thị tộc mẫu hệ, con người sống theo kiểu quần hôn nên phần lớn chẳng biết cha là ai mới có những điển tích thần thoại như thế để nêu bật nguồn gốc rằng đó là ý trời.
Sau này lớn lên, Tiết phò trợ cho đế Nghiêu rồi đế Thuấn đặc biệt nhất là giúp vua Hạ Vũ trong công tác trị thủy nên được ban họ Tử và thụ phong ở đất Thương, hậu duệ 14 đời là Tử Lý khởi binh lật đổ vua Hạ Kiệt và lập nên Nhà Thương triều đại thứ hai của người Trung Quốc. | 1 | null |
Trong chính trị Thái Lan, âm mưu Phần Lan, kế hoạch Phần Lan, chiến lược Phần Lan hay tuyên bố Phần Lan (, ) là các tên gọi của một thuyết gây tranh cãi, được Sondhi Limthongkul và những người ủng hộ có liên hệ với Liên minh Nhân dân vì Dân chủ (PAD) tán thành trong năm 2006 để mô tả một âm mưu mà họ cáo buộc là do Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra và các lãnh đạo sinh viên cánh tả trước đây phát triển nhằm lật đổ nền quân chủ Thái Lan, nắm quyền kiểm soát đất nước, và thành lập một nhà nước cộng sản. Âm mưu bị cáo buộc có nguồn gốc từ Phần Lan.
Những cáo buộc này đã có một tác động tiêu cực đến sự mến mộ của công chúng đối với Thaksin và chính phủ của ông, mặc dù trên thực tế đã không có bằng chứng nào được đưa ra để xác minh sự tồn tại của một âm mưu. Thaksin và Đảng Người Thái yêu người Thái của ông đã kịch liệt bác bỏ các cáo buộc và khởi kiện những người buộc tội. Các lãnh đạo của cuộc Đảo chính Thái Lan 2006 tuyên bố rằng những lời cáo buộc về sự không trung thành của Thaksin là một trong các lý do căn bản trong hành động tiếm quyền của họ.
Bối cảnh.
Các cuộc biểu tình chống lại Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra đã gia tăng trong suốt hai năm 2005 và 2006 do nhiều nhân tố, bao gồm cả việc ông xuất hiện trong một buổi lễ làm công đức tại Chùa Phật Ngọc vào tháng 4 năm 2005, việc xóa bỏ chương trình truyền hình Muangthai Raisabdah của Sondhi Limthongkul, kế hoạch của Thaksin nhằm trao quyền kiểm soát các trường công cho các cộng đồng địa phương vào tháng 11 năm 2005, việc Thaksin bán Shin Corporation vào tháng 1 năm 2006, và vai trò mà Thaksin bị cáo buộc trong vụ phá đền Phra Phrom Erawan vào tháng 3 năm 2006.
Tháng 5 năm 2006, trong thời gian trước lễ kỷ niệm 60 năm vua Bhumibol Adulyadej đăng cơ, tờ báo Manager Daily do Sondhi Limthongkul sở hữu đã công bố các chi tiết về điều được gọi là "kế hoạch Phần Lan", "tuyên bố Phần Lan" hay "chiến lược Phần Lan". Các bài viết tuyên bố rằng Thaksin và các lãnh đạo sinh viên cũ của phong trào dân chủ Thái Lan thập niên 1970 đã gặp gỡ tại Phần Lan vào năm 1999 để phát triển một kế hoạch nhằm xây dựng thể chế độc đảng, lật đổ quân chủ và thiết lập một cộng hòa, tổ chức các cuộc bầu cử để bầu các tỉnh trưởng. Bài viết 5 phần này có tựa đề là "Chiến lược Phần Lan: Kế hoạch Cách mạng Thái Lan", do Pramote Nakhonthap viết và xuất hiện vào các ngày 17, 19, 22, 23 và 24 tháng 5 năm 2006. Những người bị cáo buộc đồng mưu với Thaksin gồm có các thành viên của Đảng Người Thái yêu người Thái như Prommin Lertsuridej (Tổng thư ký của Thủ tướng), Chaturon Chaisaeng (phó thủ tướng), Surapong Suebwonglee (Bộ trưởng Công nghệ Thông tin và truyền thông), Adisorn Piangket (Cựu phó Bộ trưởng Khoa học), Sutham Saengprathum (phó Bộ trưởng Nội vụ), và Phumtham Wechayachai (phó Bộ trưởng Giao thông), tất cả họ đều có liên hệ với Đảng Cộng sản Thái Lan sau sự kiện thảm sát Đại học Thammasat vào ngày 6 tháng 10 năm 1976.
Những lời cáo buộc tiếp tục được một số nhà phê bình nổi tiếng đề cập đến, bao gồm các lãnh đạo của Liên minh Nhân dân vì Dân chủ, nhà soạn thảo hiến pháp Chai-anan Samudavanija, thượng nghị sĩ Sophon Supapong, nhà văn Pramote Nakornthab, và lãnh đạo Đảng Dân chủ Thaworn Senniam.
Những người buộc tội không cung cấp được bất kỳ bằng chứng nào ủng hộ cho các cáo buộc của họ. Sondhi lưu ý rằng nguuồn thông tin của ông đến từ một nhân viên của Đảng người Thái yêu người Thái đã "đào ngũ" gần đây.
Biến thể và phủ nhận.
Cũng đã xuất hiện các biến thể về thuyết ban đầu này, bao gồm tuyên bố rằng âm mưu có liên quan đến các nhóm hải ngoại có mục đích lật đổ vương triều Chakri, tuyên bố rằng hợp nhất truyền thông là một thành phần cốt lõi trong âm mưu này, tuyên bố rằng Kế hoạch này có mục đích vẫn duy trì một chế độ quân chủ lập hiến song giảm quyền lực của quân chủ thành chỉ giống như một bù nhìn, và tuyên bố rằng một đạo luật đã được phác thảo nhằm tiếp tục phân quyền từ chính phủ Trung ương xuống các tỉnh, và tuyên bố rằng Thaksin muốn thành lập một chính phủ dựa trên mô hình của các nền dân chủ phương Tây.
Biến thể khác thì tuyên bố rằng các đồng mưu của Thaksin là các thành viên trước đây của Đảng Cộng sản Thái Lan, trong đó có phó Bộ trưởng Giao thông Phumtham Wechayachai và họ áp dụng một học thuyết Marxism chính thống để vạch ra chiến lược cho Đảng Người Thái yêu người Thái nhằm thúc đẩy chủ nghĩa tư bản. Theo âm mưu trong cáo buộc này, Thaksin cùng đồng mưu cho rằng Thái Lan trong thập niên 1970 vẫn là một xã hội nửa phong kiến và cần phải trở thành một xã hội tư bản chủ nghĩa như là một phần của quá trình chuyển đổi đi lên xã hội chủ nghĩa. Những người cộng sản khi đó sẽ làm việc cùng với Thaksin để phát triển đầy đủ một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa của Thái Lan, phá hủy tất cả các tàn dư của chế độ phong kiến, và tư nhân hóa tài sản quốc gia, trong khi đó sẽ thành một chế độ độc tài độc đảng, tất cả để nhằm tạo ra một chế độ độc tài xã hội chủ nghĩa.
Thaksin Shinawatra và các lãnh đạo của Đảng Người Thái yêu người Thái, bao gồm Surapong Suebwonglee và Prommin Lertsuridej, phủ nhận hoàn toàn các cáo buộc.
Ngày 30 tháng 5, Thaksin Shinawatra và Thana Benjathikul, một luật sư từ Đảng Người Thái yêu người Thái, đã kiện Sondhi, biên tập viên Khunthong Lorserivanich, chuyên mục viên Pramote Nakhonthap, quản trị Saowalak Thiranujanyong, và webmaster Panjapat Angkhasuwan về tội phỉ báng. Đơn kiện cáo buộc rằng những bài báo có mục đích phá hoại Đảng Người Thái yêu người Thái và tương lai chính trị của Thaksin bằng cách làm cho công chúng tin rằng đảng này có kế hoạch lật độ chế độ quân chủ lập hiến. Đơn kiện của Thaksin gặp phải những lời chỉ trích và tuyên bố rằng ông đang cố gắng kiểm duyệt các phương tiện truyền thông.
Ảnh hưởng của những lời cáo buộc.
Những cáo buộc đã có một tác động tiêu cực đến sự mến mộ dành cho Thaksin và chính phủ của ông. Thaksin buộc phải tiêu tốn một lượng thời gian đáng kể và tình cảm chính trị của công chúng với ông bị tổn hại, ông phải giải thích lập trường và phải thề trung thành với quân chủ.
"The Nation" ghi rằng việc Âm mưu này có tồn tại trên thực tế hay không là điều không quan trọng- chỉ riêng việc có dính dáng đến vương tộc đã đủ để gây tổn hại cho đảng Người Thái yêu người Thái. Nhiều nhà bình luận lưu ý về sự tương đồng giữa Âm mưu Phần Lan và những lời cáo buộc được sử dụng để biện minh cho vụ thảm sát sinh viên vào ngày 6 tháng 10 năm 1976, trong bối cảnh khủng hoảng chính trị đang diễn ra tại Thái Lan, có thể biện minh cho một cuộc đảo chính quân sự. Quân đội Thái Lan cuối cùng đã thực hiện thành công một cuộc đảo chính chống chính phủ vào ngày 19 tháng 12 năm 2006. Một trong những lý do cơ bản mà chính quyền quân sự đưa ra để giải thích cho hành động đảo chính là Thaksin đã xúc phạm nhà vua. | 1 | null |
Phi Liêm (chữ Hán: 蜚廉), cũng viết là Phi Liêm (飛廉), là một nhân vật lịch sử họ Doanh sống vào thời Trụ Vương nhà Thương, ông chính là hậu duệ 5 đời của Trung Diễn (中衍) - một trọng thần đời vua Thái Mậu, cha Phi Liêm là Trung Quyết (中潏) là một vị quan thanh liêm có tiếng thời đế Ất.
Lịch sử.
Phi Liêm giữ chức quan trong triều đình nhưng lại xu nịnh chuyên môn xúi dục Trụ Vương làm những điều xằng bậy khiến dân tình ca thán, trăm họ lầm than, đến khi Chu Vũ Vương diệt được vua Trụ lập tức đem Phi Liêm cùng con trai trưởng là Ác Lai (惡來) ra trảm lập quyết để làm gương cho thiên hạ. Khi bị quân lính đem lên đài xử trảm, Phi Liêm vẫn một mực kêu oan, Khương Thái Công có hỏi tại sao lại kêu oan thì Phi Liêm cãi rằng nếu tôi có tội với dân chúng vì trung thành với nhà Thương thì đối với nhà Chu phải là người lập được công to mới đúng. Tuy nhiên, Chu Vũ Vương không thể chấp nhận lời biện luận đó nên vẫn ra lệnh hành quyết.
Hậu duệ.
Theo Sử Ký Tư Mã Thiên - Tần bản kỷ và Triệu thế gia thì Phi Liêm có hai người con trai: | 1 | null |
"In My Life" là ca khúc của ban nhạc The Beatles được viết bởi John Lennon và Paul McCartney. Ca khúc vốn được viết tương đối hoàn chỉnh bởi Lennon; McCartney chỉ bổ sung một chút vào đoạn cuối, điều này tạo nên tranh cãi về đóng góp của anh trong ca khúc này. George Martin đóng góp phần solo nhạc cụ ở đoạn chuyển. Được phát hành năm 1965 trong album "Rubber Soul", "In My Life" có được vị trí số 23 trong danh sách "500 bài hát vĩ đại nhất" của tạp chí "Rolling Stone", cùng với đó là vị trí số 5 trong danh sách "100 bài hát hay nhất của The Beatles" cùng của tạp chí trên. Đây cũng là ca khúc chiếm vị trí số 2 tại danh sách "50 bài hát" của đài CBC. Năm 2000, tạp chí "Mojo" xếp "In My Life" là ca khúc hay nhất mọi thời đại trong danh sách của họ.
Thành phần tham gia sản xuất.
Theo Ian MacDonald. | 1 | null |
Chủ đề Nghệ thuật kiến trúc đền chùa Thái Lan khái quát về những đặc trưng kiến trúc truyền thống của đền chùa ở Thái Lan.
Kiến trúc của Wat.
Wat (Vát) được dịch thoáng là một tu viện hoặc một ngôi đền (từ tiếng Pali "vāṭa", nghĩa là "bao quanh"), chúng thường có tường bao quanh ngăn cách nó với thế giới thế tục bên ngoài. Kiến trúc của một Wat đã thay đổi rất nhiều trong suốt chiều dài lịch sử. Mặc dù có nhiều khác biệt về quy hoạch và phong cách, chúng đều tuân theo những quy tắc giống nhau.
Một ngôi đền Thái thường có hai phần là "Phuttha-wat" và "'Sangha-wat", rất ít khi có ngoại lệ.
Phutthawat.
Phutthawat () là khu thờ Phật, thường bao gồm 7 khối kiến trúc:
Các tòa tháp cũng thường được trang hoàng bởi những thứ như chofahs.
Trong các đền chùa thời kỳ Rattanakosin, như Wat Pho và Wat Ratchabopit, ubosot có thể được xây một bức tường thấp nhỏ ở bên trong gọi là "Kamphaeng Kaew" (), nghĩa là "tường pha lê". | 1 | null |
Trưởng đẳng Linh mục (tiếng Ý: Protopresbitero, tiếng Anh: Protopriest) là hồng y đứng đầu trong nhóm các hồng y đẳng linh mục thuộc Hồng y Đoàn. Danh hiệu này dành cho hồng y đẳng linh mục được vinh thăng chức hồng y thâm niên nhất. Từ thế kỷ 17 đến khi hết thế kỷ 19, Hồng y Trưởng đẳng Linh mục thường được tuyển để giữ nhà thờ hiệu tòa San Lorenzo ở Lucina. Hiện nay, Trưởng đẳng Linh mục là hồng y Michael Michai Kitbunchu (người Thái Lan). | 1 | null |
Hồng y là thành viên cao cấp của hàng giáo phẩm của Giáo hội Công giáo. Họ hầu như luôn luôn là giám mục và thường giữ những vai trò quan trọng trong nhà thờ, chẳng hạn như lãnh đạo các tổng giáo phận nổi tiếng hoặc lãnh đạo các bộ trong Giáo triều. Các hồng y được giáo hoàng tạo ra trong các công nghị, và một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của họ là bầu chọn giáo hoàng mới - luôn luôn từ giữa các vị này, mặc dù không phải là một yêu cầu chính thức - khi Tòa thánh bị trống tòa ( "sede vacante" ), sau khi qua đời hoặc từ chức của đương kim giáo hoàng. Cơ quan của tất cả các hồng y được gọi chung là Hồng y Đoàn .
Theo luật giáo hội hiện hành, như được xác định bởi tông hiến "Universi Dominici gregis," chỉ những hồng y chưa qua sinh nhật thứ 80 vào ngày Tòa thánh bỏ trống mới đủ điều kiện tham gia mật nghị để bầu giáo hoàng mới. Tông hiến cũng quy định tối đa 120 hồng y đại cử tri có thể tham gia mật nghị, nhưng không đưa ra điều khoản nào trong trường hợp con số này bị vượt quá; điều này thường xảy ra, mặc dù không bao giờ xảy ra vào thời điểm của mật nghị. Các hồng y cũng có thể được tạo in "pectore", trong trường hợp danh tính của họ không được giáo hoàng tiết lộ công khai; họ không được hưởng các đặc quyền của một hồng y cho đến khi tên của họ được công bố. Những sự tấn phong của bất kỳ vị hồng y nào chưa được tiết lộ khi giáo hoàng qua đời hoặc từ chức sẽ tự động mất hiệu lực.
Tính đến ngày 14 tháng 1 năm 2023, có 223 hồng y, 124 trong số đó là hồng y cử tri. Cuộc bầu cử gần đây nhất về việc thành lập các hồng y được tổ chức vào ngày 27 tháng 8 năm 2022, khi Giáo hoàng Phanxicô tạo ra 20 hồng y, trong đó có 16 hồng y đại cử tri. Angelo Bagnasco là hồng y cử tri gần đây nhất bước sang tuổi 80, vào ngày 14 tháng 1 năm 2023; Domenico Calcagno sẽ là vị hồng y cử tri tiếp theo tròn 80 tuổi vào ngày 3 tháng 2 năm 2023. George Pell là vị hồng y gần đây nhất qua đời, vào ngày 10 tháng 1 năm 2023, ở tuổi 81.
Công nghị tháng 8 năm 2022.
Ngày 29 tháng 5 năm 2022, Giáo hoàng Phanxicô đã thông báo sẽ vinh thăng 21 Hồng y ở công nghị vào ngày 27 tháng 8 cùng năm. | 1 | null |
Chiến dịch Đông Carpath là hoạt động quân sự lớn trong Chiến tranh Xô-Đức thuộc Chiến tranh thế giới thứ hai do Hồng quân Liên Xô tổ chức nhằm tấn công vào các tuyến phòng thủ của Tập đoàn quân xe tăng 1, Quân đoàn bộ binh 11 (Đức Quốc xã) và Tập đoàn quân 1 (Hungary) tại khu vực phía Đông Slovakia. Tham gia chiến dịch này có Phương diện quân Ukraina 4 (tái lập) phối hợp với Tập đoán quân 38 trên cánh trái của Phương diện quân Ukraina 1 (Liên Xô).
Diễn ra từ ngày 8 tháng 9 đến ngày 30 tháng 11 năm 1944, chiến dịch này gồm hai hoạt động chính:
Trước chiến dịch, ngày 29 tháng 8 năm 1944, tại Slovakia với trung tâm là Banska-Bistritsa và các thành phố Zvolen, Banska-Shtyavnitsa, Turch Martin đã nổ ra cuộc khởi nghĩa của những người Slovakia yêu nước. Do đó, chiến dịch còn có thêm mục tiêu nhanh chóng tiến quân vào lãnh thổ Slovakia để giúp đỡ quân khởi nghĩa. Những người khởi nghĩa cố gắng chống chọi với quân Đức tấn công họ từ ba phía trong quân đội Liên Xô vẫn dang bị kẹt lại trên các con đèo ở sườn phía Bắc dãy Carpath. Quân đội Đức Quốc xã đã chống cự dữ dội và tổ chức phòng ngự cứng rắn trong khu vực, khiến cho các mũi tiến công của quân đội Liên Xô gặp rất nhiều khó khăn và thời gian chiến dịch bị kéo dài hơn dự tính rất nhiều. Kết quả, quân đội Liên Xô không thể giúp đỡ những người khởi nghĩa Slovakia và đành bó tay nhìn cuộc khởi nghĩa bị quân Đức dìm trong biển máu.
Chiến dịch Đông Carpath cũng đặt dấu ấn cho việc trở về đất nước của Quân đoàn Tiệp Khắc 1 (trưởng thành từ Tiểu đoàn tình nguyện Tiệp Khắc một trong trận Sokolovo). Bằng các trận đánh ác liệt trên khu vực đèo Dukla, những người lính Tiệp Khắc chống phát xít bắt đầu tác chiến trên lãnh thổ của mình trong sự phối hợp với quân đội Liên Xô.
Mặc dù không đạt được mục tiêu đánh chiếm toàn bộ lãnh thổ Slovakia như dự tính nhưng chiến dịch tấn công Đông Carpath đã giúp cho quân đội Liên Xô giải phóng phần lãnh thổ còn lại của Ukraina tại dãy Carpath, chiếm giữ đèo Dukla, một vị trí rất hiểm yếu trong khu vực và chọc thủng phòng tuyến Árpád, một tuyến phòng thủ rất mạnh của quân đội Đức Quốc xã tại Slovakia, mở đường tiến vào giải phóng toàn bộ Tiệp Khắc.
Bối cảnh.
Do kết quả của Chiến dịch Proskurov–Chernovtsy, Quân đội Liên Xô đã tiếp cận biên giới phía Đông Slovakia. Ngay sau đó, Phương diện quân Ukraina 1 tiếp tục mở Chiến dịch Lvov–Sandomierz, đánh bại Tập đoàn quân xe tăng 4 thuộc Cụm tập đoàn quân Bắc Ukraina (Đức) và đẩy Tập đoàn quân 1 (Hungary) lùi về sườn phía Đông Bắc của dãy núi Carpath. Ở hướng Balkan, Phương diện quân Ukraina 2 và Phương diện quân đang chuẩn bị cho Chiến dịch tấn công chiến lược Iaşi-Chişinău nhằm tiêu diệt chủ lực của Cụm tập đoàn quân Nam Ukraina (Đức).
Sau khi thất trận tại "cái ban công" Byelorussia, quân đội Đức Quốc xã phải lùi về vùng biên giới giữa Liên Xô với các nước Đông Âu. Binh lực của quân đội này tuy còn mạnh nhờ quân đội các nước chư hầu Romania, Hungary trực tiếp tham chiến nhưng không còn đủ để mở các trận tấn công lớn. Để phòng thủ từ xa cho biên giới của nước Đức Quốc xã, quân đội Đức tập trung xây dựng các tuyến phòng thủ mạnh nhằm làm chậm tốc độ tấn công của quân đội Liên Xô ở Mặt trận Xô-Đức. Trong khi đó, ở Mặt trận phía Tây, quân đội đồng minh Anh - Mỹ đã tiến những bước vững chắc trên lãnh thổ Pháp và chuẩn bị cho chiến dịch giải phóng Paris.
Địa bàn tác chiến tại Slovakia phần lớn là nhũng vùng núi hiểm trở trên sườn phía Đông Bắc của dãy Carpath. Trong đó phải kể đến các dãy "Núi Đen" "(Черговские горы)" và dãy "Đông Besky" "(Восточные бескиды)" nằm trên đường tấn công của quân đội Liên Xô. Xen giữa hai dãy núi này là các con sông Oslava, Yasenka, Ondava, Laborets, Toplya và thượng nguồn sông Wisla tuy không rộng nhưng chảy xiết, có nhiều khe sâu hiểm trở. Việc tấn công trên địa bàn này đòi hỏi quân đội phải được trang bị những phương tiện đặc biệt dành cho tác chiến ở vùng núi.
Trong giai đoạn suy tàn của Đế chế thứ ba, không chỉ ở Balkan, Ba Lan mà trên khắp các nước bị quân Đức chiếm đóng ở Đông Âu và Tây Âu đều nổi lên các tổ chức chống phát xít hoạt động bí mật và các đội du kích địa phương. Slovakia và miền Đông Carpath là nơi có phong trào du kích phát triển rất mạnh. Ngoài những đội quân du kích bản địa, tại đây còn có nhiều toán du kích được đưa từ Liên Xô sang bằng đường bộ hoặc đường không. Trong hàng ngũ quân du kích tham gia khởi nghĩa ở Slovakia có khoảng 3.000 chiến binh Liên Xô, 2.000 người Tiệp, 800 người Hungary, 400 người Pháp, 100 người Ba Lan, 50 người Anh, Mỹ và khoảng 80 người Đức chống phát xít. Chỉ riêng trong 6 tháng cuối năm 1944, Liên Xô đã tung 53 nhóm du kích gồm hơn 1.200 người vào hoạt động ở Slovakia. Các nhóm này do Bộ tham mưu du kích Ukraina của trung tướng biên phòng Timofey Amvrosievich Strocach huấn luyện và do thiếu tướng Vasily Andreyevich Andreyev chỉ đạo hoạt động. Họ có liên hệ trực tiếp với Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Slovakia do Gustav Husák, Karol Šmidke và Ladislav Novomeský lãnh đạo. Những người này đều là thành viên của Hội đồng dân tộc Slovakia. Vào giữa năm 1944, các nhóm du kích Slovakia và đã tập hợp lại thành Lữ đoàn du kích Tiệp Khắc 1 mang tên "Michalko Stepaních", Lữ đoàn du kích Tiệp Khắc 2 mang tên "Vì tự do cho người Slav" và Lữ đoàn du kích Slovakia mang tên "Jan Žižka". Phong trào du kích ở Slovakia đã làm cho "đất đai bùng cháy dưới chân quân Đức xâm lược" và tiến tới một cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn. Từ đầu tháng 8 năm 1944, một cuộc khởi nghĩa ở Slovakia đã được hoạch định với sự tham gia của một số thành viên của Ban lãnh đạo Hội đồng dân tộc Slovakia, Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Slovakia với sự tham gia của các lực lượng du kích trong nước và quốc tế tại Slovakia cùng 2 sư đoàn quân Slovakia sẵn sàng rời bỏ hàng ngũ quân đội Đức Quốc xã để chiến đấu dưới cờ của Hội đồng dân tộc Slovakia, một tổ chức chính trị tập hợp những người yêu nước Slovakia chống phát xít.
Binh lực và kế hoạch.
Quân đội Liên Xô.
Binh lực.
Phương diện quân Ukraina 1 do Nguyên soái I. S. Koniev làm tư lệnh và đại tướng V. D. Sokolovsky làm tham mưu trưởng, sử dụng các đơn vị cánh trái tham gia chiến dịch:
Phương diện quân Ukraina 4 (tái lập ngày 30 tháng 7 năm 1944) do đại tướng I. Ye. Petrov làm tư lệnh, trung tướng F. K. Korzhenyevich làm tham mưu trưởng. Trong biên chế có:
Kế hoạch.
Theo kế hoạch tấn công, mũi công kích quan trọng nhất theo hướng Krosno - Dukla - Prešov do Tập đoàn quân 38 đảm nhận. Mũi tấn công này được tăng cường Quân đoàn xe tăng 25, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 và Quân đoàn Tiệp Khắc 1 cùng các lữ đoàn tăng và lữ đoàn đổ bộ đường không Tiệp Khắc trong biên chế của Phương diện quân Ukraina 1. Mũi phụ công ở phía Nam do Tập đoàn quân cận vệ số 1 thuộc cánh phải của Phương diện quân Ukraina 4 đảm nhận, đánh theo hướng Sanok - Skolye - Uzhgorod. Nội dung kế hoạch tác chiến dự tính là khu vực phòng thủ thứ nhất tại vùng Đông Carpath sẽ do Tập đoàn quân 38 và Quân đoàn xe tăng 25 đánh chiếm, còn Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 và Quân đoàn Tiệp Khắc 1 sẽ đảm bảo tốc độ hành tiến nhanh để trong vòng 4 đến 5 ngày, quân đội Liên Xô sẽ tiếp cận tuyến Stará Ľubovňa - Prešov. Yểm hộ từ trên không cho Tập đoàn quân số 38 là các sư đoàn ném bom cận vệ 1, 8 và các sư đoàn cường kích 8 và 9 thuộc Tập đoàn quân không quân 2. Một trong những mục tiêu trọng tâm của mũi tấn công này là đánh chiếm khu đèo Dukla nhằm mở đường vào vùng trung tâm Slovakia và hỗ trợ cho cuộc khởi nghĩa của nhân dân Slovakia đang đến hồi gay cấn. Mũi tấn công thứ hai trên hướng Sanok - Skolye - Uzhgorod có nhiệm vụ đánh bại Tập đoàn quân 1 (Hungary) và Cụm tác chiến "Heinrici", làm phân tán lực lượng của Cụm tập đoàn quân "Bắc Ukraina" (Đức) và khép chặt sườn trái với Phương diện quân Ukraina 2.
Trong kế hoạch tổng thể bao gồm cả giả thiết về việc hai sư đoàn khởi nghĩa Slovakia tiến về hướng Đông Bắc vào sau lưng quân Đức, phối hợp với các đội du kích tập trung chiếm giữ các con đèo băng qua dãy Carpath và trụ lại chờ quân đội Liên Xô tiến công đến.
Đầu tháng 9 năm 1944, sau khi hoàn thành chiến dịch Lvov-Sandomierz, cánh trái của Phương diện quân Ukraina 1 (bao gồm Tập đoàn quân 38 của thượng tướng K. S. Moskalenko) và cánh phải của Phương diện quân Ukraina 4 (Tập đoàn quân cận vệ 1 của thượng tướng A. A. Grechko) bắt đầu tiếp cận vùng chân núi Carpath tai phía Tây Bắc của tuyến Krosno - Sanok. Do vừa mới hoàn thành một chiến dịch lớn cách đó không lâu, biên chế các đơn vị thuộc hai phương diện quân này đều đã hao hụt nặng nề, nhiều sư đoàn của Tập đoàn quân 38 chỉ còn 4.500 đến 5.000 người. Với việc cuộc khởi nghĩa tại Slovakia bất ngờ bùng nổ sớm hơn dự kiến, Phương diện quân Ukraina 1 và 4 chỉ có 4 ngày chuẩn bị cho chiến dịch. Mặc dù đã được tăng cường binh lực, quân đội Liên Xô trên hướng này vẫn không thể tập hợp được đầy đủ lực lượng như mong muốn.
Kế hoạch ban đầu được cả hai chính phủ lưu vong Tiệp Khắc tại London và Moskva cùng đồng ý và sau đó cùng thảo luận với các chỉ huy quân đội Liên Xô. Tuy nhiên, Chính phủ tại London của tổng thống Edvard Beneš lại dự tính lực lượng sẽ chủ yếu dựa vào các sư đoàn Slovakia phản chiến trong khi phía Liên Xô cho rằng chỉ với ba sư đoàn Slovakia thì không thể làm chủ tình hình, ngay cả một cuộc đảo chính quân sự cũng khó thành công trong khi quân Đức tập trung quân Slovakia từ hướng Ba Lan, Hungary và Morava vẫn còn nhiều binh lực dự trữ. Phía Liên Xô yêu cầu Chính phủ Beneš và Hội đồng dân tộc Slovakia phải có sự thống nhất giữa các đơn vị du kích với quân Slovakia phản chiến thì mới tập trung được sức mạnh cho cuộc khởi nghĩa. Trong khi mọi việc còn đang được lên kế hoạch thì đêm 29 rạng ngày 30 tháng 9, Chính phủ Tiệp Khắc lưu vong ở London đã đơn phương phát lệnh khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa ở Slovakia đã bùng nổ sớm hơn dự tính và chưa có sự chuẩn bị đầy đủ, trong đó có nguyên nhân do Hội đồng Dân tộc Slovakia không có được sự liên lạc và trao đổi thông tin chặt chẽ với phía Liên Xô. Đồng thời, những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa cũng không tính đến việc ngày 27 tháng 8, quân Đức bắt đầu tấn công Slovakia và tước vũ khí của lực lượng vũ trang nước này, làm suy giảm nghiêm trọng nguồn sức mạnh mà nghĩa quân lẽ ra có thể lấy được.
Đến đây thì phía Liên Xô đã hiểu rõ, họ không thể nào thực hiện việc phối hợp với quân kháng chiến Slovakia để bao vây quân Đức như mong muốn. Trái lại Hồng quân phải tấn công và tiêu diệt quân Đức để trợ giúp cho cuộc khởi nghĩa bùng nổ không đúng lúc và diễn ra cách mặt trận hàng trăm cây số. Quãng đường hàng trăm cây số này là một thử thách thật sự vì địa hình của khu vực rất hiểm trở, khó có thể triển khai xe tăng, thiết giáp và quân Đức đã bố trí một hàng phòng thủ cứng rắn tại đấy. Những sự kiện bất ngờ này khiến kế hoạch tấn công ban đầu bị hủy bỏ. Hai sư đoàn Phương Đông của quân đội Slovakia bị quân Đức giải giáp. Kế hoạch đổ bộ đường không đánh chiếm đèo Dukla cũng phải hủy bỏ do không có quân mặt đất tiếp ứng. Và đến thời điểm đó, quân đội Liên Xô phải bắt tay vào thực hiện một kế hoạch mới với mục tiêu chọc thủng phòng tuyến của quân Đức để tiếp cận với quân khởi nghĩa Slovakia đang khổ chiến trong vòng vây.
Quân đội Đức Quốc xã và Hungary.
Binh lực.
Cụm tác chiến Heinrici hoạt động trên cánh phải của Cụm tập đoàn quân "Bắc Ukraina", từ ngày 23 tháng 9 năm 1945 được Bộ Tổng tư lệnh lục quân Đức Quốc xã đổi thành "Cụm tập đoàn quân A". Binh lực gồm có:
Kế hoạch.
Khu vực dãy Carpath là một trong những vị trí cứng rắn nhất trong hàng phòng ngự Đức Quốc xã tại thời điểm đó. Phía Liên Xô cũng nhận thức được rằng, việc phá vỡ các trận địa phòng ngự của Đức Quốc xã tại vùng núi hiểm trở này đòi hỏi một nỗ lực không nhỏ. Phòng tuyến này được xây dựng để đề phòng quân đội Liên Xô từ hai hướng đồng bằng Ba Lan và đồng bằng Hungary xâm nhập sang phía Tây.
Trấn thủ tại khu vực Đông Bắc Slovakia là Cụm Tác chiến Đặc biệt Heinrici do viên tướng cùng tên chỉ huy, binh lực của Tập đoàn quân xe tăng 1, Tập đoàn quân 17 (Đức) và Tập đoàn quân 1 (Hungary). Tại khu vực này, quân Đức đã xây dựng một hệ thống phòng thủ được gọi là Phòng tuyến Árpád với nhiều tầng nhiều lớp có chiều sâu đến 50 cây số và được bố trí hết sức kỹ lưỡng. Các phòng tuyến Đức được xây dựng dựa trên các thung lũng sông nối liền nhau, các con suối nhỏ chằng chịt và đặc biệt bịt kín các đường đèo nằm vắt ngang qua các dãy núi - con đường duy nhất mà các xe tăng và vũ khí nặng của Liên Xô có thể dùng để băng qua vùng núi cao hiểm trở tại dãy Carpath. Thêm vào đó, các con đường giao thông nhỏ hẹp, các khe ngầm và các cầu chịu tải trọng quá nhỏ trong vùng sẽ cản trở sức cơ động của các phương tiện thiết giáp, cơ giới và pháo hạng nặng, kể cả bộ binh. Quân Đức đã sử dụng triệt để việc bố phòng trên các cao điểm để tận dụng tối đa lợi thế trong phòng ngự. Trên các vùng đất trống trải đều được bố trí các vật cản xe tăng bằng bê tông nặng vài tấn kết hợp với các bãi mìn ở các bãi đất trống và các hỏa điểm chống tăng được bố trí trong các lô cốt bê tông cốt thép được xây dựng trong các khe "hàm ếch" bên sườn các vách đá dựng đứng. Ngoài địa hình phức tạp, thời tiết xấu trong khu vực cũng mang lại một ưu thế khác cho quân Đức khi nó làm hạn chế khả năng yểm hộ bằng không quân, pháo binh cũng như việc tổ chức vận động bộ binh và các đơn vị mang vũ khí nặng.
Diễn biến.
Hướng Krosno - Dukla.
Ngày 1 tháng 9, STAVKA và Bộ chỉ huy Phương diện quân Ukraina 1 nhận được những tin tức đáng ngại về cuộc khởi nghĩa Slovakia do phái đoàn quân sự Tiệp Khắc ở Moskva cung cấp. Tướng Heliodor Píka, trưởng phái đoàn cho biết quân Đức đã chiếm được thành phố Prešov nơi đóng quân của Bộ tham mưu các lực lượng khởi nghĩa Slovakia. Sư đoàn Slovakia 2 bị đứt liên lạc. Sư đoàn Slovakia 1 được lệnh vượt núi Carpath để về miền Trung Slovakia hội quân với các lực lượng chính ở Banska Bystrica. Tuy nhiên, đến ngày 1 tháng 9, không ai biết được sư đoàn này đang ở đâu. Kế hoạch sử dụng quân khởi nghĩa phối hợp với quân đổ bộ đường không chiếm giữa các con đèo qua dãy Carpath bị đổ vỡ, Phương diện quân Ukraina 1 buộc phải điều chỉnh lại kế hoạch tấn công, trước mắt nhằm chiếm lấy các tuyến đường đi qua dãy Carpath. Nguyên soái I. S. Konev đề nghị cho ông bảy ngày để chuẩn bị. Nhưng lúc 18 giờ ngày 2 tháng 9 năm 1944, Bộ Tổng tham mưu truyền đạt mệnh lệnh của Tổng tư lệnh tối cao:
Nguyên soái I. S. Konev không phản đối mệnh lệnh tấn công nhưng ông lo ngại rằng sườn phía Nam của Phương diện quân Ukraina 1 sẽ bị hở. Còn nếu đưa thêm lực lượng đến đây, phương diện quân sẽ không đủ người và phương tiện để đột phá trên hướng Krosno - Dukla. Ông nói thẳng rằng Bộ Tổng tham mưu (Liên Xô) "không được thông minh cho lắm" khi tham mưu cho Tổng tư lệnh tối cao. Cuối cùng, chính I. S. Konev đã đưa ra được một đề nghị giúp tháo gỡ vướng mắc. 16 giờ 4 phút ngày 3 tháng 9 năm 1945, ông trả lời STAVKA:
Nói cách khác, việc bao vây và tấn công Cụm Tác chiến Heinrici sẽ do cả hai Phương diện quân Ukraina 1 và 4 thực hiện. Mũi phụ công của Phương diện quân Ukraina 4 sẽ có tác dụng găm giữ và thu hút một phần binh lực quân Đức Quốc xã, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tác chiến mũi chủ công của Phương diện quân Ukraina 1.
Lần này, STAVKA phê duyệt kế hoạch, kể cả kế hoạch phối hợp của Phương diện quân Ukraina 4. STAVKA không chỉ tăng cường cho Tập đoàn quân 38 hai lữ đoàn xe tăng mà còn cho phép điều toàn bộ Quân đoàn xe tăng 25, trong biên chế có 3 lữ đoàn xe tăng, 1 lữ đoàn cơ giới và 2 trung đoàn pháo tự hành tham chiến Chiều ngày 7 tháng 9, toàn bộ các đơn vị thuộc cánh quân xung kích tấn công đã tập kết xong ở các điểm xuất phát. Toàn bộ pháo binh đột phá, bao gồm cả các đơn vị Katyusha M-31 và M-13 đã vào vị trí.
8 giờ 45 phút sáng ngày 8 tháng 9, 6 sư đoàn của Tập đoàn quân 38 bắt đầu tấn công sau một trận pháo kích kéo dài đến 125 phút. Trong giờ đầu, bộ binh và xe tăng trong dải tấn công của Quân đoàn 101 đã tiến lên được từ 1 đến 1,5 km trên con đường lớn dẫn vào Krosno. Đến giữa trưa ngày 8 tháng 9, một số tiểu đoàn tiên phong đã thâm nhập vào lớp phòng thủ thứ hai của quân Đức sâu từ 6 đến 8 km. Tuy nhiên, đó là kết quả đạt được trên hướng tấn công chính, có địa hình tương đối trống trải. Còn tại hai bên sườn của Quân đoàn bộ binh 101, tình hình không được thuận lợi như vậy. Rừng rậm và địa hình đồi núi đã cản trở khá nhiều sức công phá của bom và đạn pháo. Xạ giới bị nhiều vật cản làm cho tầm nhìn giảm thiểu. Không ít khẩu đội pháo phải dùng cách "bắn mò", hiệu quả thấp. Cuộc chiến diễn ra phức tạp trong dải tấn công của Quân đoàn bộ binh 52. Sư đoàn bộ binh 304 dẫm chân tại chỗ, buộc Sư đoàn 305 phải triển khai sang hướng Tây. Vấp phải hỏa lực dày đặc của quân Đức từ các boong ke, sư đoàn này cũng không tiến lên được. Tại dải tấn công của Quân đoàn bộ binh 67, quân đội Liên Xô cũng không chiếm trọn thành phố Krosno. Các trận đánh kéo dài trên các đường phố đe dọa làm vỡ tiến độ tấn công và tạo ra nguy cơ tổn thất cao trong ngày hôm sau.
Đoán trước được cuộc tấn công của Quân đội Liên Xô khi cuộc khởi nghĩa Slovakia nổ ra trước thời điểm dự kiến. Trong 10 ngày từ 29 tháng 8 đến ngày 8 tháng 9 năm 1944, tướng Gotthard Heinrici đã điều động đến khu vực Dukla - Presov những lực lượng mạnh, chủ yếu là xe tăng. Trong đó, Tập đoàn quân xe tăng 1 (Đức) đã điều từ cánh trái sang cánh phải của nó Sư đoàn xe tăng 1 của trung tướng Eberhard Thunert, Sư đoàn xe tăng 8 của thiếu tướng Gottfried Frölich, Sư đoàn xe tăng 24 của thiếu tướng Gustav von Nostitz (lấy từ Tập đoàn quân 17) và Quân đoàn bộ binh 11 của thượng tướng Rudolf Bünau. Chỉ trong vòng 10 ngày, binh lực quân Đức tại khu vực Krosno - Dukla - Presov đã tăng lên gấp 3 lần, hình thành các cụm phòng thủ mạnh án ngữ các con đường qua núi Karpath.
Đêm 8 rạng ngày 9 tháng 9, Phương diện quân Ukraina 1 vẫn không nhận được bất kỳ một tín hiệu nào từ những người khởi nghĩa Slovakia. Bộ chỉ huy Tập đoàn quân 38 quyết định đưa Quân đoàn Tiệp Khắc 1 vào trận và tấn công ở giữa đội hình. Quân đoàn xe tăng 25 tấn công bên cánh phải Quân đoàn bộ binh 101. Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 nhận nhiệm vụ đột kích sâu đến Meystsye. Mặc dù tinh thần chiến đấu của các binh sĩ tình nguỵện Tiệp Khắc rất cao nhưng trong đội ngũ cán bộ chỉ huy cao cấp của Quân đoàn Tiệp Khắc 1 lại xuất hiện những trục trặc. Tướng Jan Kratochvíl, chỉ huy trưởng quân đoàn này đã không bám sát trận địa và giữ liên lạc thường xuyên với các sư đoàn. Ông ta đóng sở chỉ huy cách tiền duyên đến 25 km nên hầu như không nắm được tình hình chiến đấu của các sư đoàn, lữ đoàn của mình. Quân đoàn cũng không tiến hành trinh sát chiến đấu như quy định của điều lệnh tác chiến bộ binh nên không thể chế áp các hỏa điểm phòng thủ của quân Đức. Trong ngày chiến đấu đầu tiên, Quân đoàn Tiệp Khắc 1 đã chịu những thiệt hại đáng kể. Các tiểu đoàn của Lữ đoàn 3 đã bị mất một nửa quân số. Vị trí tiếp giáp giữa các lữ đoàn cũng lỏng lẻo, đội hình tấn công xộc xệch. Cuối ngày 9 tháng 9, lấy cớ sương mù che phủ địa hình, tướng Jan Kratochvíl tự ý thay đổi hướng tấn công, làm cho Lữ đoàn xe tăng 111 (Quân đoàn xe tăng 25 - Liên Xô) không có bộ binh yểm hộ và chịu một số thiệt hại đáng kể. 12 xe tăng T-34 bị bắn cháy trước phòng tuyến của quân Đức. Các tiểu đoàn 3 và 5 của Lữ đoàn 3 tiếp tục bị tiêu hao. Lúc 2 giờ 15 phút ngày 10 tháng 9, Nguyên soái I. S. Konev ra lệnh cách chức tướng Jan Kratochvíl và chỉ định tướng Ludvik Svoboda, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Tiệp Khắc 1 giữ chức vụ chỉ huy trưởng Quân đoàn Tiệp Khắc 1. Mệnh lệnh này đã được I. V. Stalin phê duyệt.
Ngày 10 tháng 9, tướng Gotthard Heinrici tăng viện cho cụm quân phòng thủ tại khu vực Novo Dukla Sư đoàn bộ binh xung kích 78, Sư đoàn bộ binh 544 và Trung đoàn pháo tự hành của Tập đoàn quân xe tăng 1 (Đức), củng cố tuyến phòng thủ trên con đường chính dẫn đến đèo Dukla. Trong các ngày 10 tháng 9 và sang đến ngày 11 tháng 9, các sư đoàn bộ binh 78 và 544 (Đức) tiến hành các cuộc phản kích vào bên sườn phải của Quân đoàn bộ binh 52 (Liên Xô). Tốc độ tấn công của quân đội Liên Xô tiếp tục giảm. Mỗi ngày, các sư đoàn phải chật vật lắm mới vượt qua được vài km trong điều kiện pháo binh không thể chế áp các hỏa điểm của quân Đức. Lợi dụng quân Đức tập trung chặn kích trên hướng Potok, ngày 12 tháng 9 năm 1944, nguyên soái I. S. Konev điều Quân đoàn cơ giới cận vệ 4 đến khu vực Krosno và đánh chiếm thành phố này hồi 2 giờ 40 phút cùng ngày. Trong cả ngày 12 tháng 9, Quân đoàn Tiệp Khắc 1 đã giành giật điểm cao 534 với quân Đức và kết quả bất phân thắng bại. Quân đoàn Tiệp Khắc 1 chỉ kiểm soát được nửa phía Bắc của quả núi này. Cũng trong ngày 12 tháng 9, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 được tung vào trận tại khu vực Gloystse (Glojsce), cách Dukla 6 đến 8 km về hướng Tây Bắc, nơi mà tuyến phòng thủ của quân Đức mỏng hơn các chỗ khác.
Ngày 13 tháng 9, với sự tăng cường của Sư đoàn bộ binh 183 (Liên Xô), Quân đoàn Tiệp Khắc 1 chiếm được điểm cao 534 và dùng nó làm bàn đạp để phát triển tấn công về phía Nam. Các khẩu đội hỏa tiễn BM-13 và pháo nòng dài được điều đến điểm cao này để tiếp tục yểm hộ cho các cuộc tấn công. Ngày 12 tháng 9, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 tấn công trên hướng Hạ Polyansky (Huta Polanska) đã vấp phải tuyến phòng thủ của Sư đoàn bộ binh 75 (Đức) có sự yểm hộ của Trung đoàn xe tăng 491 (Đức) gồm các xe tăng Tiger I, Panther và phải dừng lại trên biên giới Ba Lan - Tiệp Khắc ở Hạ Polyansky. Ở phía sau quân đoàn này, từ hướng Kramono (???) và Polyana (???), Sư đoàn xe tăng 8 (Đức) tổ chức đột kích từ hai hướng vào phía Bắc Kremono (???), cắt đứt Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 (Liên Xô) khỏi chủ lực Tập đoàn quân 38. Trong một tuần sau đó, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 (Liên Xô) phải chiến đấu trong vòng vây để tìm đường về với quân nhà. Ở một số nơi, đã diễn ra những trận đánh giáp là cà giữa kỵ binh Liên Xô và bộ binh Đức. Quân đội Liên Xô phải tiếp tế cho Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 bằng đường không.
Ngày 14 tháng 9, Quân đoàn bộ binh 67 vượt qua được các chốt phòng thủ của quân Đức trên đèo Tiểu Dukla, đánh chiếm thị trấn Duklya và bắt đầu tấn công đến thị trấn Tylyava (Tylawa). Trước tình thế thất lợi của Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1, ngày 16 tháng 9 năm 1944, Nguyên soái I. S. Konev tung Quân đoàn xe tăng cận vệ 4 của tướng P. P. Pluboyarov vào dải tấn công của Quân đoàn bộ binh 101. Mặc dù chỉ có trong tay 59 xe tăng và 9 pháo tự hành, ngày 18 tháng 9, Quân đoàn xe tăng cận vệ 4 (Liên Xô) đã đột nhập được vào thị trấn Dukla. Quân Đức tiếp tục dồn binh lực để giữ đèo Dukla chính. Ngày 17 tháng 9, Sư đoàn xe tăng 1 và Sư đoàn bộ binh 359 (Đức) được chuyển từ khu vực Radomyszl (???) (Ba Lan) đến khu vực đèo Dukla. Ngày 18 tháng 9, tướng Gotthard Heinrici đã tập hợp được tại khu vực xung quanh Dukla 5 trung đoàn xe tăng của các sư đoàn xe tăng 1, 8, 24 có 180 xe tăng và pháo tự hành cùng các sư đoàn bộ binh 78 và 208 (Đức). Cuộc chiến giành giật con đèo huyết mạnh băng qua núi Carpath chuyển sang giai đoạn ác liệt nhất trong toàn bộ chiến dịch. Ngày 20 tháng 9, sau khi chiến dịch Lvov-Sandomierz kết thúc thắng lợi, nguyên soái I. S. Konev tiếp tục tung Quân đoàn xe tăng 31 của tướng V. Ye. Grigoryev vào các trận đánh dưới chân đèo Đại Dukla.
Ngày 23 tháng 9, sau hơn một tuần chiến đấu trong vòng vây của quân Đức, chủ lực Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 (Liên Xô) đã tìm được con đường rút lui qua điểm cao 720 về Hạ Polyanska và gặp Quân đoàn bộ binh 101 (Liên Xô) tại điểm cao 728, phía đông Hạ Polyanska. Quân đoàn này bị thiệt hại khá nặng, chỉ có 37% số ngựa và hơn 30% số pháo được đưa ra khỏi vòng vây. Trong khi đó, các trận đánh trong khu vực đèo Dukla vẫn diễn ra phức tạp. Pháo binh Liên Xô luôn tụt lại sau do thiếu sức kéo vượt núi. Bộ binh sơn chiến Liên Xô phải giành giật từng điểm cao, từng sườn núi với bộ binh Đức. Ngày 24 tháng 9, Quân đoàn xe tăng cận vệ 4 (Liên Xô) với sự trợ giúp của công binh sơn chiến đã đột phá qua một dãy hỏa điểm trong các khe núi ở phía Tây Tylawa và đánh chiếm điểm cao 676 trên biên giới Ba Lan - Tiệp Khắc, hình thành mũi vu hồi phía tây vào cụm quân Đức tại đèo Dukla. Ngày 29 tháng 9, Quân đoàn xe tăng 31 phối hợp với Quân đoàn bộ binh 67 cũng đánh chiếm điểm cao 685 phía Tây đèo Dukla chính, hình thành mũi tấn công phía Đông. Ngày 1 tháng 10, Tập đoàn quân 38 (Liên Xô) mở cuộc tổng công kích vào cụm quân Đức đang phòng thủ xung quanh khu vực đèo Dukla chính. Ngày 4 tháng 10, Sư đoàn bộ binh 305 (Quân đoàn bộ binh 52), Lữ đoàn xe tăng cận vệ 12 và Lữ đoàn cơ giới cận vệ 3 (Quân đoàn xe tăng cận vệ 4) chọc thủng phòng tuyến của Sư đoàn bộ binh 357 (Đức) tại điểm giữa đèo Dukla chính và thị trấn Tsekhnaya (???) đánh chiếm làng Hạ Pisaka (???) và thị trấn Kapisov (???), cắt đứt con đường bộ từ đèo Dukla đi Presov, buộc cụm quân Đức tại đèo Dukla phải tháo lui. 6 giờ sáng ngày 6 tháng 10 năm 1944, Quân đoàn Tiệp Khắc 1 và Quân đoàn bộ binh 67 (Liên Xô) đã chiếm được đèo Dukla chính.
Hướng Sanok - Skolye - Uzhgorod.
Các mũi tấn công của Phương diện quân Ukraina 4 có nhiệm vụ phân tán lực lượng của Cụm tập đoàn quân "Bắc Ukraina" (Đức) sang phía Đông và khép chặt sườn trái của Phương diện quân Ukraina 1. Ngoài ra, nó còn có nhiệm vụ hỗ trợ cho Phương diện quân Ukraina 2 đang tiến công vào đồng bằng Hungary bằng cách kìm giữ Tập đoàn quân 1 (Hungary) tại khu vực Đông Carath, không cho Bộ chỉ huy Đức rút tập đoàn quân này về bảo vệ khu vực Budepest - Miskolc. Mục tiêu của chiến dịch khá rộng. Nó trải dài từ Komancha (Koromla) qua Uzhgorod, Chop, Mukachevo đến Khust và Siget, nghĩa là bao trùm toàn bộ vùng núi phía Đông Slovakia. Địa bàn tác chiến rộng phần lớn là địa hình rừng núi, trong đó có những con đường đèo dốc từ trên 20 độ đến 40 độ và nhiều vực sâu, khe hẻm. Điều đó buộc Bộ Tổng tham mưu Liên Xô phải tăng cường các đơn vị chuyên trách đã chiến đấu ở vùng rừng núi Kavkaz trong các năm 1942-1944. Đó cũng chính là thành phần chủ của yếu của Phương diện quân Ukraina 4 (tái lập).
Giống như tuyến phòng ngự tại khu vực đèo Dukla, phòng tuyến Árpád của quân Đức tại dải phòng ngự từ Sanok qua Skolye đến thượng nguồn sông Prut được xây dựng và bố trí công phu dựa trên tuyến phòng thủ cũ của quân đội Áo - Hung tại vùng Galicia trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Tuyến phòng thủ từ xa triển khai dưới chân dãy núi Đông Carpath gồm 3 lớp chiến hào với các trung tâm phòng ngự mạnh tại Lecko (Lesko), Losina (???), Turig (???), Korostov (???), Zaklja (???) và Jablonicksy (???) án ngữ các con đường dẫn đến dãy núi Đông Carpath. Tuyến phòng thủ thứ hai bố trí dọc theo đường phân thủy Đông Carpath trên biên giới Slovakia - Ba Lan và Slovakia - Ukraina cũng gồm ba tuyến chiến hào với các trung tâm phòng ngự nằm trên đỉnh các con đèo tại Dubensky (???), Lupkovsky (Lupkow), Ruskye Serdia (???), Uzhoksky (???), Veretsky (???), Jablonitsky (???) và Tatarsky (???). Quân đoàn sơn chiến 49 (Đức), một trong các đối thủ cũ của Tập đoàn quân 18 (Liên Xô) phòng ngự ở đoạn phía Tây của phòng tuyến. Tập đoàn quân 17 (Đức) phòng ngự đoạn giữa chiến tuyến. Ở phía Đông phòng tuyến là Tập đoàn quân 1 Hungary.
Ngày 9 tháng 9 năm 1944, Tập đoàn quân cận vệ 1 (Liên Xô) bắt đầu tấn công từ khu vực Sanok xuống phía Nam theo hướng Bukovsko (Bukowsko) - Comancha (Komancza) để phối hợp với cuộc tấn công của Tập đoàn quân 38 (Phương diện quân Ukraina 1) theo kế hoạch đã được STAVKA phê duyệt ngày 3 tháng 9. Tuyến phòng thủ thứ nhất của Quân đoàn bộ binh 59 (Đức) nhanh chóng bị bẻ gãy sau các trận công kích của Quân đoàn bộ binh 107. Các quân đoàn bộ binh 11 và 30 cũng tiến lên được từ 3 đến 5 km sau ngày tấn công đầu tiên. Đến ngày thứ ba của chiến dịch, chủ lực Tập đoàn quân cận vệ 1 (Liên Xô) đã tiến đến chân các con đèo Dubensky, Lupkovaky và Ruskye Serdia. Tướng Friedrich Schulz điều Quân đoàn bộ binh 2 SS của tướng Matthias Kleinheisterkamp tiến ra chặn kích, án ngữ các con đường qua đèo ở phía Bắc Bukovsko. Ngày 12 tháng 9, quân Đức chặn được cuộc tấn công của Tập đoàn quân cận vệ 1 (Liên Xô). Những trận đánh đẫm máu giành giật các con đèo qua núi Carpath diễn ra ác liệt suốt hơn 10 ngày sau đó.
Tập đoàn quân 18 (Liên Xô) cũng phát động cuộc tấn công từ Skolye để chiếm lấy con đèo Veretsky nằm án ngữ trên con đường tiếp cận thị trấn Uzhgorod nằm ở trung tâm miền Đông Slovakia. Cũng giống như cuộc tấn công của Tập đoàn quân cận vệ 1, các Quân đoàn bộ binh cận vệ 18 và 95 của Tập đoàn quân này chỉ vượt qua được lớp phòng thủ vòng ngoài do các sư đoàn bộ binh 6, 13 (Hungary) trấn giữ, phát triển sâu đến 12 km trên một chính diện rộng 30 km nhưng vẫn phải dừng lại trên sườn phía Bắc của dãy núi chính trước sức kháng cự ngày càng tăng lên của quân Đức. Quân đoàn sơn chiến 49 Đức dựa vào địa hình hiểm trở và các công sự vững chắc đã liên tục tập kích vào hai bên sườn các mũi tấn công kéo dài của quân đội Liên Xô, làm cho các cuộc tấn công của quân đội Liên Xô trở thành các trận tao ngộ chiến vỗ mặt và đem lại rất ít kết quả sau nửa tháng chiến đấu.
Nhằm đẩy nhanh tốc độ tấn công của các Phương diện quân Ukraina 1 và 4 tại khu vực Đông Carpath, ngày 19 tháng 9, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô cử nguyên soái G. K. Zhukov, Phó tổng tư lệnh tối cao đến mặt trận này để giúp các tư lệnh chiến trường tháo gỡ những khó khăn. Ngay sau khi đến mặt trận, G. K. Zhukov đã phát hiện những thiếu sót của tướng A. A. Grechko trong sử dụng binh lực và ông yêu cầu phải đưa ngay Quân đoàn bộ binh sơn chiến 3 (Liên Xô) cùng Quân đoàn bộ binh 11 lên tuyến đầu để đối phó với Quân đoàn sơn chiến 49 (Đức). Ông cũng yêu cầu tướng Ye. P. Zhuravlyov phải huy động cả bốn sư đoàn thuộc Quân đoàn bộ binh cận vệ 18 vào tuyến tấn công. Công binh sơn chiến cũng được huy động để mở thêm các con đường qua núi. Hệ thống cáp kéo được triển khai để đổ quân bất ngờ lên các điểm cao và tiếp tế cho bộ binh ở tuyến trước. Pháo binh cũng được lệnh tổ chức phối hợp trinh sát với bộ binh sơn chiến, sử dụng tối đa các khẩu đội súng phun lửa để vô hiệu hóa các hỏa điểm bê tông cốt thép của quân Đức.
Ngày 20 tháng 9, Phương diện quân Ukraina 4 tiếp tục tấn công. Tuy nhiên, phải đến ngày 7 tháng 10, sau khi Tập đoàn quân 38 (Phương diện quân Ukraina 1) chiếm được đèo Dukla, Quân đoàn bộ binh sơn chiến 3 (Liên Xô) mới tiến vào được Comancha. Lợi dụng sự yếu kém của Tập đoàn quân 1 Hungary, ngày 5 tháng 10, Quân đoàn bộ binh cận vệ 17 (Liên Xô) mở cuộc tập kích vào cụm phòng thủ của các sư đoàn bộ binh 10 và 16 (Hungary) trên đèo Yablonitsky và ngày hôm sau đã có mặt ở sườn phía Nam dãy núi Đông Carpath. Ngày 12 tháng 9, quân đoàn này đánh chiếm thị trấn Sigesz và nhanh chóng phát triển sang phía Tây. Ngày 15 tháng 9, Sư đoàn bộ binh 138 và Sư đoàn đổ bộ đường không 2 (Liên Xô) đánh chiếm Khust và thẳng tiến dọc bờ Bắc sông Tisza về Chop. Đòn tập kích từ sau lưng của Quân đoàn bộ binh cận vệ 17 (Liên Xô) đã loại bỏ tác dụng của toàn bộ hệ thống phòng ngự của quân Đức ở Đông Carpath. Ngày 26 tháng 10, Tập đoàn quân 18 (Liên Xô) đánh chiếm Mucachevo. Ngày 27 tháng 10, Uzhgorod được giải phóng.
Cuộc tấn công tập hậu của Quân đoàn bộ binh cận vệ 17 (Liên Xô) đã tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn quân cận vệ 1 vượt qua các cứ điểm phòng thủ dày đặc của quân Đúc tại tuyến Árpád. Ngày 30 tháng 9, tướng A. A. Grechko sử dụng Quân đoàn bộ binh 30 và Quân đoàn bộ binh 107 được tăng cường Lữ đoàn xe tăng cận vệ 5 và Trung đoàn pháo tự hành 875 ở cánh trái mở cuộc đột kích từ Solidka (Solinka) vào cụm cứ điểm Starina - Stakcin của quân Đức. Ngày 2 tháng 10, các xe tăng và pháo tự hành Liên Xô có bộ binh yểm hộ đã đánh tan hai cứ điểm phòng ngự tiền tiêu của quân Đức tại Zlava (???) và Ruskye (???). Ngày 5 tháng 10, các sư đoàn bộ binh 167 và 276 có xe tăng dẫn đầu đột nhập thị trấn Starina. Tướng Karl von Le Suire điều động các sư đoàn bộ binh sơn chiến 100 và 101 từ Stalcin kéo lên phản kích nhưng không chiếm lại được Starina. Ở giữa mặt trận, tướng Rudolf Bünau điều các sư đoàn bộ binh 168 và 254 tấn công vào Zlava với ý đồ kéo cụm quân xung kích trên cánh trái của Tập đoàn quân cận vệ 1 lùi về. Cuộc tấn công của quân Đức không đạt được ý đồ ban đầu. Quân đoàn bộ binh 11 (Liên Xô) có Trung đoàn pháo tự hành 1511 và 2 trung đoàn lựu pháo yểm hộ đã chặn đứng cuộc tấn công của quân Đức trên sườn núi phía Tây tại tuyến Palota - Lupkuw - Telepovitse (???).
Trên cánh trái phải của Tập đoàn quân cận vệ 1, ngày 10 tháng 10 năm 1944, Quân đoàn bộ binh sơn chiến 3 được tăng cường Lữ đoàn xe tăng cận vệ 31 và Trung đoàn xe tăng cận vệ đã đột kích từ tuyến Habura - Kalinow (Kalinov) vào Borov, Medzilaborce và đánh chiếm hai ngôi làng nằm bên sườn phía Nam dãy núi chính. Đòn tấn công thứ hai buộc tướng Rudolf Bünau, tư lệnh Quân đoàn bộ binh 11 (Đức) phải bỏ dở cuộc tập kích vào Zlava và điều Sư đoàn 96 cùng với Sư đoàn bộ binh 6 (Hungary) sang hướng Tây để chặn cánh quân xe tăng Liên Xô đang tiến đến Cabyni (Cabiny). Từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 10, Các quân đoàn bộ binh 11, 30, 107 và Quân đoàn bộ binh sơn chiến 3 (Liên Xô) đã đổ quân xuống sườn phía Nam dãy núi Carpath, uy hiếp toàn bộ hệ thống phòng thủ của quân Đức dọc theo sông Laborec đến Srina.
Để ngăn chặn sự sụp đổ của mặt trận quân Đức tại Slovakia, từ ngày 20 tháng 10, tướng Gotthard Heinrici nhanh chóng rút Tập đoàn quân xe tăng 1 và Tập đoàn quân 17 khỏi tuyến phòng thủ Árpád và thiết lập tuyến phòng thủ mới từ Jasło qua Svidnik, Snina đến Chop, tạm thời chặn được cuộc tấn công của quân đội Liên Xô trên tuyến này. Cũng từ ngày 20 tháng 10, Cụm tập đoàn quân "Bắc Ukraina" (Đức) đổi thành Cụm tập đoàn quân A.
Sau một tháng dừng lại để củng cố binh lực và điều chỉnh lại đội hình, ngày 23 tháng 11, cả bốn quân đoàn của Tập đoàn quân cận vệ 1 (Liên Xô) lại đồng loạt chuyển sang tấn công. Từ Medzilaborce và Vysna Jablonka, Quân đoàn bộ binh sơn chiến 3 (Liên Xô) mở cuộc tấn công về hướng Stropkow (Stropkov) và Kelca, đánh bật Sư đoàn bộ binh 168 (Đức) sang bờ Tây sông Ondava, đánh thiệt hại nặng Sư đoàn bộ binh 96 (Đức). Ở cánh trái, ngày 24 tháng 11, tướng A. A. Grechko tập trung các quân đoàn bộ binh 11 và 107 cùng toàn bộ xe tăng và 2/3 lực lượng pháo binh của Tập đoàn quân cận vệ 1 tấn công mãnh liệt vào thành phố Mikhailovce (Michalovce). Ngày 26 tháng 10, Quân đoàn bộ binh 11 chiếm Mikhailovce. Quân đoàn bộ binh sơn chiến 49 (Đức) của tướng Karl von Le Suire bị thiệt hại nặng. Lo sợ bị bao vây, tướng Rudolf Bünau phải cho rút Sư đoàn bộ binh 254 sang bờ Tây sông Ondava. Ngày 30 tháng 11, toàn bộ Tập đoàn quân cận vệ 1 đã tiến ra tuyến sông Ondava. Các sư đoàn bộ binh 167, 271 và 276 (Liên Xô) đã vượt sông Ondava tại Trhoviste và đánh chiếm một đầu cầu rộng 7 km, sâu 2 km tại khu vực Sekovce - Sekovka Polyanka (Secovska Polyana) - Sacurov, sau này trở thành bàn đạp chủ yếu của Tập đoàn quân cận vệ một trong chiến dịch Tây Carpath.
Sau chiến dịch, Quân đội Liên Xô cũng có sự điều chỉnh đội hình để các tư lệnh Phương diện quân Ukraina 1 và 4 có thể tập trung vào hai hướng chiến lược tương đối xa nhau là Berlin và Praha. Ngày 29 tháng 11, Bộ Tổng tham mưu Liên Xô đề nghị STAVKA ra mệnh lệnh điều chuyển Tập đoàn quân 38 từ Phương diện quân Ukraina 1 đến Phương diện quân Ukraina 4. Mặc dù I. S. Konev không đồng ý nhưng Tổng tư lệnh tối cao I. V. Stalin vẫn chuẩn y đề nghị của Bộ Tổng tham mưu.
Khởi nghĩa Slovakia.
Tình hình Slovakia từ 1939 đến 1944.
Sau khi Đức Quốc xã thôn tính phần Đông Tiệp Khắc (cũ), tại lãnh thổ này hình thành các thể chế chính trị khác nhau. Ngày 19 tháng 3 năm 1939, vùng Séc (gồm Bohemia và Morava) ở phía Tây bị nước Đức Quốc xã đặt dưới chế độ bảo hộ. Tháng 3 năm 1939, tại vùng Slovakia ở phía Đông hình thành chế độ Cộng hòa Slovakia (lần thứ nhất) thân Đức do Josef Tiso làm thủ tướng. Chính phủ Cộng hòa Tiệp Khắc lần thứ nhất do Edvard Beneš lãnh đạo bỏ chạy sang Anh và trở thành chính phủ Tiệp Khắc kháng chiến (thường được gọi là Chính phủ Tiệp Khắc lưu vong). Từ trước năm 1939, Chính phủ Liên Xô đã công nhận chính phủ của Edvard Beneš là chính phủ hợp pháp duy nhất của Tiệp Khắc. Hai bên đã có một hiệp định hợp tác quân sự. Năm 1943, Liên Xô chính thức công nhận Chính phủ Tiệp Khắc ở London là một thành viên trong khối đồng minh chống phát xít. Chính phủ của Edvard Beneš cũng đặt một phái đoàn quân sự tại Moskva bên cạnh cơ quan đại diện ngoại giao Tiệp Khắc do tướng Heliodor Píka đứng đầu. Đầu năm 1944, tướng Heliodor Píka cho biết Chính phủ của Edvard Beneš nhận định các lực lượng yêu nước Slovakia trong nước có thể tiến hành một cuộc khởi nghĩa vũ trang chống lại nước Đức Quốc xã. Họ đề nghị Chính phủ Liên Xô chi viện khi cuộc khởi nghĩa nổ ra. Tháng 6 năm 1944, Liên Xô và Tiệp Khắc ký kết một thỏa ước quân sự cho phép quân đội Liên Xô được tiến hành các hoạt động vũ trang trên lãnh thổ Tiệp Khắc, bao gồm cả Slovakia.
Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô được lệnh tìm hiểu rõ hơn những vấn đề về khả năng khởi nghĩa tại Slovakia. Và kết quả là có nhiều tin tức mâu thuẫn nhau được đưa đến từ nhiều nguồn. Nguồn tin từ chính phủ Edvard Beneš cho thấy chính phủ này dự định sử dụng lực lượng phản chiến trong quân đội ngụy Slovakia làm nòng cốt, với sự chi viện của hai lữ đoàn đổ bộ đường không Tiệp Khắc (đang được xây dựng tại Liên Xô) và ít nhất là hai sư đoàn bộ binh Liên Xô cùng 50.000 cơ số vũ khí bộ binh. Các chuyên gia quân sự của Edvard Beneš ở London trù tính rằng các sư đoàn Slovakia phản chiến sẽ dựa vào địa hình hiểm trở để trấn giữ dãy núi Tatra ở phía Bắc, dựa vào các con sông Váh, Hron và rừng núi để phòng thủ ở phía Tây. Trên hướng Nam tiếp giáp với Hungary là nơi đồng bằng trống trải, họ sẽ dựa vào không quân Anh - Mỹ oanh tạc để ngăn cản cuộc tấn công của quân Đức.
Nguồn tin từ Hội đồng dân tộc Slovakia (SNR) và Đảng Cộng sản Slovakia (hoạt động bí mật) cho thấy Hội đồng này dự định sử dụng lực lượng phối hợp giữa các sư đoàn quân đội Slovakia phản chiến với các lực lượng du kích đang hoạt động trên lãnh thổ Slovakia. Họ cho rằng quân đội Slovakia được trang bị và huấn luyện kém, không đủ sức chống lại hai tập đoàn quân Đức (Tập đoàn quân xe tăng 1 và Tập đoàn quân 17) đang có mặt tại Slovakia, chưa tính đến Tập đoàn quân Hungary 1. Những người yêu nước Tiệp Khắc cũng đề nghị Quân đoàn Tiệp Khắc 1 (được nâng cấp từ Lữ đoàn Tiệp Khắc 1 ngày 10 tháng 4 năm 1944) và quân đội Liên Xô chi viện cho cuộc khởi nghĩa.
Các tính toán của những chuyên gia quân sự thuộc Bộ Tổng tham mưu Liên Xô cho thấy kế hoạch của Chính phủ Edvard Beneš chỉ xuất phát từ nguyện vọng chứ không tính đến các điều kiện thực tế. Đối với phương án đổ bộ 2 sư đoàn Liên Xô bằng đường không xuống Slovakia, phía Liên Xô cần tới gần 1.000 chuyến bay của máy bay C-47, mỗi chiếc chỉ chở được không quá 28 người với trang bị, vũ khí hoặc 3 tấn hàng. Trong khi đó, toàn bộ số máy bay vận tải của các Phương diện quân Ukraina 1 và 4 hiện có không quá 170 chiếc. Ngay cả việc đổ 2 sư đoàn Liên Xô vào Slovakia, cộng với 2 sư đoàn Slovakia thì ưu thế áp đảo về binh lực tại miền Trung Slovakia vẫn thuộc về quân Đức. Phương án khả thi nhất là chi viện cho cuộc khởi nghĩa từ trên bộ. Tuy nhiên, đến tháng 8 năm 1944, trên hướng tấn công gần nhất của quân đội Liên Xô từ phía Ba Lan, các đơn vị tiền tiêu vẫn còn cách xa biên giới Slovakia hơn 100 km trong khi quân Đức đã bố trí tuyến phòng thủ rất mạnh ở khu vực dãy núi Đông Berkids trấn giữ các con đèo qua núi. Các tính toán cũng chỉ ra rằng dù quân đồng minh Anh-Mỹ có huy động hết số máy bay ném bom chiến lược có tại châu Âu cũng không thể ngăn cản được 3 sư đoàn Đức và 2 sư đoàn Hungary xâm nhập Slovakia từ đồng bằng Hungary.
Tình hình chính trị bên trong lãnh thổ Slovakia cũng khá phức tạp. Một số quan chức cao cấp trong chính quyền thân Đức của Josef Tiso như Ferdinand Čatloš, Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia đã dự định bắt tay với Liên Xô và bỏ rơi các chính khách ở London. Tướng Ján Golian, Tham mưu trưởng lục quân Slovakia thì hợp tác với các thành viên của Hội đồng dân tộc Slovakia. Còn tướng Augustín Malár, chỉ huy Quân đoàn Đông Slovakia lại là một nhân vật hai mang. Trong khi đó, phần lớn các đội du kích Slovakia hoạt động bất hợp pháp đều có liên hệ với Bộ chỉ huy du kích Liên Xô tại Tây Ukraina.
Cả cơ quan mật thám Gestapo, lực lượng an ninh Đức tại Slovakia, những người Cộng sản Slovakia và cả các tình báo viên của Chính phủ Edvard Beneš tại London đều nắm được ý định của Ferdinand Čatloš. Trong khi những người Cộng sản Slovakia lợi dụng chuyến bay sang Lvov của các đặc phái viên do Ferdinand Čatloš cử đi liên lạc với Liên Xô để cài vào đó Bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Slovakia, đồng chủ tịch Hội đồng dân tộc Slovakia (SNR) với Vavro Šrobár và trung tướng Mikuláš Ferjenčík đại diện cho Ủy ban quân sự thuộc SNR thì các mật báo viên của Gestapo và cơ quan tình báo quân sự Đức Abwehr cũng nắm được một số thông tin quan trọng về cuộc khởi nghĩa. Giống như ở Hungary tháng 10 năm 1944, Quân đội Đức Quốc xã quyết định ra tay trước.
Phát động khởi nghĩa.
Ngày 27 tháng 8, các sư đoàn bộ binh 357, 359 và 371 (Đức) và các sư đoàn bộ binh 6, 20 (Hungary) bắt đầu xâm nhập Slovakia. Bộ chỉ huy quân đội Slovakia bị đặt dưới quyền chỉ huy của Cụm tập đoàn quân "Bắc Ukraina". Ngày 28 tháng 8, tướng Augustín Malár, Chỉ huy Quân đoàn Đông Slovakia bị bắt và bị thẩm vấn. Qua ông này, Gestapo nằm được nhiều điều về kế hoạch khởi nghĩa. Dưới áp lực của các sư đoàn Đức, tướng Ferdinand Čatloš bị buộc phải tuyên bố giải giáp Quân đoàn Đông Slovakia. Các sư đoàn Slovakia bị cấm trại và bị tước vũ khí. Các tướng Ján Golian và Rudolf Viest nắm quyền lãnh dạo những người khởi nghĩa. Trước tình thế không thể lùi, đêm 29 rạng ngày 30 tháng 8, Chính phủ Edvard Beneš phát lời kêu gọi nhân dân Slovakia đứng lên khởi nghĩa vũ trang.
Ban đầu, quân khởi nghĩa chỉ có 18.000 người. Đến ngày 5 tháng 9, quân số tham gia khởi nghĩa đã lên đến trên 47.000 người, được biên chế thành 16 tiểu đoàn và 8 đại đội độc lập. Họ có trang bị khoảng 46.000 súng trường, 4.000 tiểu liên. 2.700 trung liên, 200 pháo và súng cối, 24 xe tăng (các loại Pz 35(t), Pz 38(t), Pz 40(t) và Pz III), 4 pháo tự hành Marder II, 3 đoàn tàu bọc thép và 34 máy bay; chủ yếu là các máy bay kiểu cũ như Avia B-534, Letov S-328; số máy bay hiện đại chỉ có 10 chiếc Ju-87 và 2 chiếc Messerschmitt Bf 109G-6.
Trong giai đoạn đầu tiên, quân khởi nghĩa đã làm chủ các thành phố như Ružomberok, Banska Bystrica, Zvolen (sân bay Tri Duba), Poprad, Spišskej Novej Vsi, Vajnoroch (???), Trenčín, Žilina và Martin. Ở hướng Tây Bắc Slovakia, tiểu đoàn du kích do Ján Dobrovodský chỉ huy được triển khai tại Hričov thuộc quận Zilin; tiểu đoàn thứ hai được triển khai tại thị trấn Brodno và thung lũng Čadco. Tiểu đoàn thứ ba tấn công và đánh chiếm doanh trại quân Đức tại Rajecká và Bystrica – Rajec. Quân Đức điều một trung đoàn xung kích đến giữ thành phố Strečno, buộc những người khởi nghĩa phải rút về căn cứ của đội du kích người Pháp tại hẻm núi Strečno. Từ ngày 31 tháng 8 đến ngày 5 tháng 9, những trận đánh ác liệt diễn ra tại khu vực hẻm núi Strečno, làng Stráňavy, lâu đài cổ Starý hrad và dọc sông Váh giữa ba tiểu đoàn quân khởi nghĩa và trung đoàn xe tăng hạng nặng thuộc Sư đoàn cơ giới 178 Tatra (Đức) do tướng Von Loeper chỉ huy. Ngày 5 tháng 9, quân khởi nghĩa chặn được quân Đức trước cửa ngõ vào thành phố Turčiansky Svätý Martin. Cả hai bên đều thiệt hại đáng kể.
Ở Bắc Slovakia, ngày 31 tháng 9, Sư đoàn bộ binh 357 (Đức) đột nhập thị trấn Kežmarok và tấn công các tiểu đoàn du kích đang đóng tại Poprad và Levoča. Quân du kích không đủ lực lượng để kháng cự. Ngày 1 tháng 9, quân Đức chiếm lại Poprad và Levoča. Cuộc chiến giành giật sân bay Poprad diễn ra trong hai ngày liền giữa đại đội du kích độc lập gồm 140 người với một tiểu đoàn chính quy Đức. Ngày 3 tháng 9, quân Đức điều đến đây một tiểu đoàn xe tăng Pz-III và buộc quân khởi nghĩa phải rút lui. Ngày 3 tháng 9, lực lượng khởi nghĩa do đại úy Ján Juraj Stanek chỉ huy tập trung tiểu đoàn đặc nhiệm số 2 đánh chiếm Pusté Pole và Telgárt và giữ được hai vị trí này đến thời gian cuối của cuộc khởi nghĩa. Trong trận Telgárt, ít nhất 100 quân Đức đã thiệt mạng. Quân du kích ổn định được tuyến phòng thủ từ Đường hầm Chamrošský (???) qua Čršaľa (???) đến Čuntavska (???). che chở mặt bắc cho căn cứ khởi nghĩa tại Ružomberok.
Tại vùng tiếp giáp giữa Slovakia và Bohemia-Moravia, ngày 31 tháng 9, Cụm tác chiến sư đoàn SS Schill do tướng Karl Friedrich von Pückler-Burghaus chỉ huy bắt đầu từ Nitra và Trnava tấn công quân khởi nghĩa tại phía Nam Turčiansky Svätý Martin. Ngày 1 tháng 9, quân Đức chiếm sân bay Trenčianske Biskupice. Ngày 2 tháng 9, quân Đức chiếm các thị trấn Piešťany, Trenčín và tấn công Baťovany (nay là Partizánske). Quân khởi nghĩa giữ được thị trấn này từ ngày 3 đến ngày 9 tháng 9 nhưng vẫn phải rút lui về Prievidza và núi Vtáčnik vì thiếu vũ khí chống tăng. Chỉ huy tiểu đoàn du kích, đại úy Adolf Weinhold bị quân Đức bắt được tại Malých Uherciach và bị sát hại. Ngày 13 tháng 9, quân Đức chiếm Nováky và một ngày sau đó, chiếm Prievidza. Ngày 8 và ngày 9 tháng 9 năm 1944, Tập đoàn quân 38 và Tập đoàn quân cận vệ 1 (Liên Xô) phát động chiến dịch Carpath - Dukla. Quân Đức buộc phải điều động một số sư đoàn đang đàn áp quân khởi nghĩa Slovakia lên hướng Dukla - Presov. Trận tuyến của quân khởi nghĩa tạm thời được ổn định. Riêng ở phía Tây Slovakia, Cụm tác chiến sư đoàn SS Schill (Đức) vẫn tiếp tục gây áp lực lên khu vực phía Nam Turčiansky Svätý Martin.
Giai đoạn ổn định.
Tận dụng thời gian quân Đức tạm giảm bớt các cuộc tấn công, trong giai đoạn 2, quân khởi nghĩa Slovakia tiến hành chỉnh đốn tổ chức. Tướng Ján Golian được SNR chỉ định làm tổng chỉ huy quân khởi nghĩa. Ông tổ chức 6 cụm tác chiến, mỗi cụm tương đương một sư đoàn, được biên chế lực lượng pháo binh, công binh và thông tin. Quân Đức cũng điều động thêm lực lượng đến Slovakia. Sư đoàn bộ binh 208 được điều đến Považie (???), Sư đoàn bộ binh 371 được điều đến Ponitrie. Ở phía Tây Slovakia, ngày 14 tháng 9, Cụm tác chiến sư đoàn SS Schill đánh chiếm Žarnovica và Prievidza. Ngày 15 tháng 9, tướng Ján Golian ra lệnh cho Lữ đoàn đặc nhiệm 4 và Lữ đoàn du kích của Ján Nálepka chiếm lại Prievidza. Cuộc tấn công thất bại. Ngày 19 tháng 9, Cụm tác chiến sư đoàn SS Schill tấn công Turca (???) và uy hiếp Pohronie (???). Cụm tác chiến số 5 của quân khởi nghĩa rơi vào nguy cơ bị bao vây bởi Sư đoàn cơ giới 178 Tatra (Đức). Ngày 21 tháng 9, tướng Ján Golian ra lệnh cho Cụm tác chiến 5 bỏ ngỏ Turca rút về Banska Bystrica. Cùng ngày, SNR ban bố mệnh lệnh quy định Banska Bystrica là thành phố mặt trận.
Để cứu nguy cho các căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa, từ ngày 15 đến ngày 21 tháng 9, các lữ đoàn đổ bộ đường không Tiệp Khắc 1 và 2 được máy bay Liên Xô đổ xuống Banska Bystrica. Trung đoàn không quân Tiệp Khắc 1 cất cánh từ Lvov cũng hạ cánh xuống các sân bay Banska Bystrica và Ružomberok. Một cầu hàng không được thiết lập nối Banska Bystrica, Tri Duba và Ružomberok với các căn cứ không quân Liên Xô. Hơn 10.000 súng bộ binh cá nhân, khoảng 1.000 trung liên, hàng trăm súng chống tăng và hơn 3 triệu viên đạn các loại đã được không quân Liên Xô chở đến các căn cứ của quân khởi nghĩa. Ngày 17 tháng 9, 4 máy bay B-17 của không quân Mỹ do đại úy James Holt Green chỉ huy cũng hạ cánh xuống sân bay Tri Duba, mang theo súng bộ binh, mìn chống tăng và một số súng chống tăng "Bazooka". Ngày 20 tháng 9, không quân đồng minh tập kích vào sân bay Nový Dvor gần Malacky, đánh hỏng đường băng, diệt 6 chiếc Ju-87, 2 chiếc He-111, 3 chiếc Ju-88, làm hư hỏng một số máy bay Ju-52, Bf-110 và Do-17. Quân Đức buộc phải tạm ngừng sử dụng sân bay Nový Dvor một thời gian và huy động các căn cứ không quân tại Hungary để thay thế. Ngày 26 tháng 9, một phái bộ quân sự Anh cũng nhảy dù xuống Slovakia để giúp đỡ lực lượng khởi nghĩa về tổ chức tác chiến. Với sự giúp đỡ của quân đồng minh, quân khởi nghĩa Slovakia đã ổn định chiến tuyến của mình đến đầu tháng 10 năm 1944, binh lực của họ tăng lên đến 60.000 người, được tổ chức thành 44 tiểu đoàn bộ binh, 6 tiểu đoàn pháo binh và 32 khẩu đội phòng không.
Sau khi chặn được cuộc tấn công của Quân đội Liên Xô trên tuyến sông Ondava, quân đội Đức Quốc xã tập trung trấn áp cuộc khởi nghĩa Slovakia. Ngày 8 tháng 10, tướng SS Hermann Höffle, chỉ huy các lực lượng Đức tại Slovakia điều động đến Slovakia Sư đoàn xe tăng xung kích 18 SS và Sư đoàn bộ binh xung kích 14 SS. Ngày 10 tháng 10, có thêm Lữ đoàn sơn chiến 2 SS được điều từ Ba Lan đến. Binh lực của quân đội Đức Quốc xã triển khai tại Slovakia để chống lại cuộc khởi nghĩa lên đến 4 sư đoàn, 1 cụm tác chiến sư đoàn và 1 lữ đoàn. Tuy binh lực tương đương nhau về quân số nhưng quân Đức vẫn chiếm ưu thế áp đảo về xe tăng, pháo binh và không quân. Ngày 3 tháng 10 năm 1944, Cụm tác chiến sư đoàn SS Schill chia làm hai cánh tiếp tục tấn công các Cụm tác chiến 3 và 4 của quân khởi nghĩa trên hướng tây Slovakia. Cánh quân thứ nhất vượt qua các cầu chưa bị phá hủy trên sông Hron và tiến về Zvolen. Cánh quân thứ hai tấn công Oslian (???), Žarnovica và uy hiếp Banská Štiavnica. Quân khởi nghĩa dựa vào các tòa nhà kiên cố để phòng ngự với sự yểm hộ của hai đoàn tàu hỏa bọc thép và chống giữ được mấy ngày. Ngày 9 tháng 10, Banská Štiavnica rơi vào tay quân Đức. Những lực lượng khởi nghĩa còn lại của quân khởi nghĩa thuộc các cụm tác chiến 3 và 4 tập trung giữ sân tay Tri Duba, sân bay lớn cuối cùng ở Trung Slovakia do quân khởi nghĩa kiểm soát. Lữ đoàn đổ bộ đường không Tiệp Khắc 2 được điều đến mặt trận Zvolen cùng với Đoàn tàu bọc thép số 3 đã giúp quân khởi nghĩa tiếp tục cầm chân quân Đức tại phía Nam sân bay Try Duba đến ngày 26 tháng 10.
Trong khi tình hình quân khởi nghĩa đang gặp khó khăn và quân đội Liên Xô vẫn đang chiến đấu để giành từng mét đất trên con đường tiến đến đèo Dukla thì nội bộ quân khởi nghĩa lại có những sự chia rẽ nghiêm trọng. Ngày 7 tháng 10 năm 1944, tướng Rudolf Viest được Chính phủ Edvard Beneš giao toàn quyền chỉ huy Quân đoàn Tiệp Khắc 1 của Slovakia (Chính phủ Tiệp Khắc ở London đặt tên cho quân khởi nghĩa Slovakia như vậy). Trong một động thái theo kiểu "chưa săn được gấu đã đòi chia da", ngày hôm sau, Bộ trưởng Frantisek Nemec trong chính phủ Beneš cũng bay tới vùng giải phóng ở Slovakia để tiếp nhận các quyền lực chính trị. SNR phản đối quyết định của London và họ quyết định cử một đoàn đại biểu đi London để nói chuyện với Edvard Beneš. Đoàn đại biểu này đi trên các máy bay B-17 của Mỹ đang vận chuyển vũ khí và thiết bị y tế đến Zvolen và đưa trở lại phía Tây 25 phi công Anh, Mỹ và 6 phi công Pháp bị không quân Đức bắn rơi trên không phận vùng giải phóng Slovakia.
Trước tình hình ngày một xấu đi, SNR và các tướng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa quyết định vận chuyển ra khỏi Slovakia ngân khố của quân khởi nghĩa trị giá khoảng 3 triệu kuron cùng 157 kg vàng, 569 kg bạc và 133 kg kim loại quý khác. Tất cả đều được bí mật chở đi bằng máy bay Liên Xô từ Banska Bystrica đến Moskva và giao cho phái bộ quân sự Tiệp Khắc của tướng Heliodor Píka. Từ hướng đèo Dukla, trong các ngày từ 14 đến 17 tháng 10 năm 1944, Quân đoàn Tiệp Khắc 1 liên tục tiến hành nhiều trận đột phá để kết nối liên lạc với quân khởi nghĩa nhưng các nỗ lực của họ để xâm nhập vào phía sau phòng tuyến của quân Đức đều không thành công. Phòng tuyến của quân Đức trên các dãy điểm cao 562, 576, 532, 541, 517, 433, 536, 481, 332, 471, 627, 518 gần đèo Dukla vẫn rất vững chắc
Quân đội Đức Quốc xã dập tắt cuộc khởi nghĩa.
Ngày 18 tháng 10, tướng Hermann Höffle phát động cuộc tổng tấn công vào tất cả các căn cứ lớn của quân khởi nghĩa Slovakia. Chiến dịch tảo thanh bắt đầu bằng cuộc không kích vào Banska Bystrica. Cùng ngày, Sư đoàn bộ binh xung kích 14 SS và Lữ đoàn sơn chiến 2 SS tấn công khu vực Ružomberok - Martin, Sư đoàn xe tăng 18 SS tấn công khu vực Jelšava – Rimavská Sobota – Lučenec, Cụm tác chiến Wittenmayer tấn công khu vực Kráľova Lehota – Liptovský Mikuláš. Từ phía Đông, các sư đoàn bộ binh 357, 359 và 371 (Đức) tấn công lên cao nguyên Rutnyi Slovakia. Ở hướng Tây Cụm tác chiến sư đoàn SS Schill tiếp tục công kích Zvolen và Banska Bystrica, trung tâm đầu não của cuộc khởi nghĩa và các thành phố Liptov Osady (???) và Breznas, gây nhiều thương vong cho thường dân. Ngày 19 tháng 10, Sư đoàn xe tăng 18 SS chiếm các thị trấn Revúca và Muráň và tiến về Červena Skala. Ngày 21 tháng 10, quân khởi nghĩa triển khai phòng thủ tại Tisovec và điều đoàn tàu bọc thép Masaryk về giữ Červena Skala. Các đơn vị du kích rút về Hạ Tatra qua Šumiac và Heľpa. Ngày 22 tháng 10, Sư đoàn xe tăng 18 SS (Đức) chiếm Rimavská Baňa. Cùng ngày, không quân Đức tấn công đoàn tàu bọc thép đang di chuyển từ Zvolen đi Lučenec.
Ngày 23 tháng 10, Sư đoàn dã chiến Hlinka thuộc quân đội Slovakia trung thành với Josef Tiso bất ngờ tấn công và đột nhập vào các khu phòng thủ Podkriváňa (???) và Detvy (???), đánh chiếm Brezno và Ostro (???)+. Ngày 25 tháng 10, tướng Rudolf Viest đạt được thỏa thuận với lữ đoàn du kích "Stalin" do Đảng Cộng sản Slovakia lãnh đạo về việc Bộ chỉ huy quân khởi nghĩa sẽ rút lui về các căn cứ của lữ đoàn này. SNR cũng chuyển trụ sở đến làng Donovaly, phía Bắc Banska Bystrica do quân Đức đã đẩy lùi Lữ đoàn đổ bộ đường không Tiệp Khắc 2 về sát ngoại ô thành phố. Sân bay Tri Duba bị đặt trong tầm pháo bắn thẳng của quân Đức. Tướng Rudolf Viest phải ra lệnh cho Trung đoàn không quân Tiệp Khắc 1 hạ cánh xuống các sân bay của Tập đoàn quân không quân 8 (Liên Xô). Ngày 27 tháng 10, Cụm tác chiến sư đoàn Schill (Đức) đánh chiếm Banska Bystrica. Các lực lượng khởi nghĩa còn lại tan rã. Một bộ phận rút vào vùng núi Tatra và sáp nhập với các đội du kích. Một bộ phận khác bỏ về quê nhà và phần lớn số này đã bị quân Đức và cảnh sát của chính quyền Tiso bắt giam.
Ngày 30 tháng 10 năm 1944, tướng SS Hermann Höffle tổ chức một cuộc duyệt binh lớn tại Banska Bystrica với sự tham gia của Josef Tiso, tổng thống chính quyền bù nhìn Slovakia. Ông này đã công khai cảm ơn Hitler và lực lượng SS. Ngày 3 tháng 11, các tướng Rudolf Viest, Ján Golian và một số sĩ quan tùy tùng bị quân SS bắt tại làng Pohronský Bukovec khi đang chuẩn bi vượt sông Hron. Cuộc khởi nghĩa Slovakia thất bại. Quân khởi nghĩa mất 10.000 đến 12.000 người chết, hơn 10.000 người khác bị bắt vào các trại tập trung của Đức, 3.600 người bị thương còn sống sót, trong đó có hơn 700 người được sơ tán sang Liên Xô. Nhiều người bị bắt, trong đó có các tướng Rudolf Viest và Ján Golian đã bị lực lượng SS giết chết trong trại tập trung. Quân khởi nghĩa mất tất cả các trang bị nặng của họ gồm xe tăng, máy bay, các đoàn tàu bọc thép, phần lớn pháo và súng cối. Quân đội Đức Quốc xã cũng mất 4.200 người chết, 5.000 người bị thương, 300 người bị bắt.
Những đơn vị khởi nghĩa còn sống sót vẫn tiếp tục hoạt động trong hàng ngũ các đội du kích ở Slovakia cho đến tháng 1 năm 1945, khi quân đội Liên Xô mở Chiến dịch Tây Carpath, giải phóng toàn bộ Slovakia.
Diễn biến chính trị có liên quan: Sự tồn tại của Quân đoàn Tiệp Khắc 1.
Sau chiến dịch, giữa Bộ Tổng tham mưu Liên Xô và Bộ Quốc phòng của Chính phủ lưu vong do Edvard Beneš lãnh đạo ở London đã có những mâu thuẫn về sự tồn tại của Quân đoàn Tiệp Khắc 1. Sau khi bị huyền chức, tướng Ján Kratochvíl, nguyên tư lệnh Quân đoàn Tiệp Khắc 1 đã viết một báo cáo cho Ingram Piqué, Bộ trưởng Quốc phòng của Chính phủ Edvard Beneš. Trong báo cáo, Ján Kratochvíl buộc tội Ludvik Svoboda chỉ huy kém, đã làm cho Quân đoàn Tiệp Khắc 1 bị thiệt hại nặng. Ông ta cho rằng trong Quân đoàn Tiệp Khắc 1 hiện thời có rất nhiều "tay sai" của Moskva. Tướng Ingram Piqué đem nguyên bản báo cáo của Ján Kratochvíl trình lên Tổng thống Edvard Beneš. Tại cuộc họp giữa Edvard Beneš với các chỉ huy chiến trường của Liên Xô và Tiệp Khắc tại Kosice, ông này đã trách mắng thậm tệ Ludvik Svoboda. Ludvik Svoboda cho rằng Edvard Beneš đã nghe những báo cáo sai lệch và mời tổng thống đi thăm chiến trường Dukla. Ngày hôm sau, Edvard Beneš nhận lời mời và được đưa đi thăm các khu phòng thủ kiên cố của quân Đức vừa bị quân đội Liên Xô và Tiệp Khắc đánh chiếm. Ludvik Svoboda còn mời Edvard Beneš đi thăm khu phòng thủ của quân Đức tại Hạ Komarnika và nói trước rằng những gì được trông thấy ở đó còn kinh khủng hơn cả ở Dukla. Lần này thì Edvard Beneš từ chối và thừa nhận:
Mặc dù Quân đoàn Tiệp Khắc 1 vẫn còn duy trì được 2/3 quân số nhưng nhận thấy bản báo cáo của Ján Kratochvíl hợp với ý tưởng của cá nhân mình, ngày 28 tháng 10 năm 1944, Ingram Piqué yêu cầu tướng Heliodor Píka, trưởng phái đoàn quân sự Tiệp Khắc ở Moskva đề nghị phía Liên Xô cho giải thể Quân đoàn Tiệp Khắc 1 vì Bộ Quốc phòng Tiệp Khắc nhận thấy nó không còn có khả năng bổ sung quân số. Chính phủ Tiệp Khắc lưu vong ở London còn đề nghị chỉ tổ chức 1 Lữ đoàn Tiệp Khắc với 3 đến 4 tiểu đoàn, giải tán các đơn vị pháo binh, xe tăng và máy bay để lấy quân bổ sung cho bộ binh. Không những thế, Ingram Piqué còn yêu cầu không được tuyên truyền chống Đức Quốc xã trong các đơn vị Tiệp Khắc.
Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô không thể đồng ý với những đề nghị đó. Phía Liên Xô cho rằng Chính phủ Edvard Beneš và cá nhân Ingram Piqué muốn thủ tiêu hạt nhân của binh đoàn này. Còn về yêu cầu không được tuyên truyền chống Đức Quốc xã thì phía Liên Xô đã đề nghị Edvard Beneš kiểm tra lại xem Ingram Piqué đứng về bên nào trong cuộc chiến này. Những ồn ào ở London đã được dẹp yên khi Hội đồng quân sự Phương diện quân Ukraina 1 phản kháng đề nghị giải thể Quân đoàn Tiệp Khắc 1. Trong báo cáo gửi về STAVKA ngày 30 tháng 10, I. S. Konev, K. V. Kraynyukov và V. D. Sokolovsky chứng minh rằng họ có thể phục hồi quân số của Quân đoàn Tiệp Khắc một trong thời gian không quá một tháng. Từ cuối tháng 10, cơ quan chính trị của Phương diện quân Ukraina 1 đã cho phép Ban tham mưu Quân đoàn Tiệp Khắc 1 tổ chức tuyển quân tình nguyện từ những cộng đồng dân cư Slovakia sinh sống tại lãnh thổ Tây Ukraina. Những chiến sĩ Tiệp Khắc đã có kinh nghiệm chiến đấu được đưa lên vị trí chỉ huy thay thế các cán bộ đã tử trận, trong đó có 600 hạ sĩ quan được thăng cấp bậc hàm lên sĩ quan. Phía Liên Xô cũng lấy từ nguồn dự trữ của mình cấp bổ sung đủ vũ khí, đạn dược, trang bị và 50.000 bộ trang phục được may theo mẫu của quân đội Tiệp Khắc cho các đơn vị của quân đoàn.
Tuy nhiên, Ingram Piqué và bộ tham mưu của ông này ở London vẫn chưa thừa nhận sai lầm của họ. Tướng Hasal cùng một số sĩ quan cánh hữu trong quân đội Tiệp Khắc đến từ London đã đi sang vùng Transcarpath thuộc Ukraina để vận động người dân chống lại cuộc tuyển quân này. Việc nhóm sĩ quan của Hasal tự tiện xâm nhập lãnh thổ Ukraian đã vi phạm thỏa thuận giữa Liên Xô và Tiệp Khắc về phạm vi hoạt động của các viên chức ngoại giao và sĩ quan Tiệp Khắc ở Liên Xô. Chính phủ Liên Xô gửi công hàm phản đối đến Edvard Beneš và kết quả là nhóm sĩ quan do Ingram Piqué cử đến buộc phải rời khỏi vùng sau mặt trận của Phương diện quân Ukraina 1. Trò "chọc gậy bánh xe" của Ingram Piqué và những người đồng mưu với ông ta thất bại. Quân đoàn Tiệp Khắc 1 đã phục hồi lại sức mạnh của mình và chuẩn bị tham gia Chiến dịch Tây Carpath.
Kết quả, đánh giá và ảnh hưởng.
Kết quả.
Mặc dù không thể giúp đỡ được quân khởi nghĩa Slovakia, nhưng quân đội Liên Xô đã đẩy quân Đức vào sâu trong dãy Carpath và gây ra những thiệt hại nặng nề cho quân đội Đức Quốc xã cả về người và phương tiện. Theo các tài liệu của Liên Xô và Tiệp Khắc thì quân Đức chịu thiệt hại nặng. Trên hướng Carpath - Dukla có 52.000 người chết và bị thương, 26.000 người khác bị bắt làm tù binh. Trên hướng Carpath - Uzhgorod có 60.000 người chết, bị thương và khoảng 28.000 tù binh (tính cả quân Hungary). Quân Đức cũng bị mất 800 pháo và súng cối cùng 185 xe tăng. Thiệt hại của quân đội Liên Xô cũng đáng kể. Tại Tập đoàn quân 38 có 13.264 người chết, 48.750 người bị thương. Tại Phương diện quân Ukraina 4 có 13.579 người chết, 50.618 người bị thương. Riêng Quân đoàn Tiệp Khắc 1 có đến 1.630 người chết, 4.069 người bị thương và 90% đội ngũ sĩ quan chỉ huy. Nhiều người trong số họ đã ngã xuống khi chỉ còn cách đường biên giới Ba Lan - Tiệp Khắc vài bước chân.
Cuộc khởi nghĩa Slovakia thất bại cũng gây nhiều tổn thất nặng nề cho quân khởi nghĩa và người dân Slovakia về nhân mạng. Theo các tài liệu của Tiệp Khắc, quân khởi nghĩa có 1.720 người chết, khoảng 3.600 người bị thương, khoảng 10.000 người bị bắt. Con số thường dân thiệt mạng lên đến 12.000 người. Quân đội Đức Quốc xã cũng chịu thương vong khá lớn với 9.200 người chết và bị thương, khoảng 300 sĩ quan và binh lính Đức bị bắt làm tù binh. Số tổn thất này không được tính trong thương vong của quân Đức tại Chiến dịch Đông Carpath.
Tổn thất vật chất trong cuộc khởi nghĩa Slovakia cũng rất lớn. Các thành phố lớn như Turčiansky Svätý Martin, Ružomberok, Banská Bystrica, Zvolen và Banská Štiavnica đều bị phá hủy nặng nề trong các trận ném bom và pháo kích của quân Đức. Nhiều thị trấn và ngôi làng trở thành những đống gạch vụn. Quân Đức thu được từ tay quân khởi nghĩa Slovakia 80 khẩu pháo, 600 xe tải, 1 đoàn xe lửa bọc thép, 1 đoàn tàu vận tải hàng hóa, 300 con ngựa và số tiền mặt khoảng 2,8 triệu korón.
Đánh giá.
Chiến dịch Đông Carpath kết thúc mà không đạt được các mục tiêu đã đề ra. Quân đội Liên Xô trước sức kháng cự dữ dội của quân Đức Quốc xã đã chịu thiệt hại nặng nề và không thể nào trợ giúp cho cuộc khởi nghĩa của các lực lượng yêu nước, chống phát xít đang diễn ra ở Slovakia. Một số ý kiến cáo buộc rằng I. V. Stalin đã cố tình để cho cuộc khởi nghĩa bị dập tắt giống như ở Khởi nghĩa Warszawa nhằm thủ tiêu các thế lực chống cộng, chống Liên Xô trong hàng ngũ quân khởi nghĩa. Tuy nhiên, cần phải chú ý rằng, để cầm chân quân đội Liên Xô tại khu vực này, quân đội Đức Quốc xã đã phải sử dụng đến 12 trong 20 sư đoàn, chiếm 60% binh lực của Cụm Tập đoàn quân Ukraina mà đáng lẽ ra chúng có thể được dùng để đàn áp cuộc khởi nghĩa của nhân dân Slovakia. Có thể nói, đây là sự trợ giúp lớn nhất và thiết thực nhất về mặt quân sự mà quân đội Liên Xô có thể làm được cho những người khởi nghĩa. Và việc "trói chân" một lượng lớn quân Đức tại đây khiến bộ chỉ huy Đức Quốc xã không có đủ lực lượng để tăng cường cho khu vực Hungary đang bị hai Phương diện quân Ukraina 2 và 3 tấn công dữ dội, điều mà họ dự tính thực hiện sau khi chiến sự ở khu vực Byelorussia - Ba Lan tạm thời lắng xuống. Ngoài ra, nếu căn cứ vào địa hình khó khăn của khu vực và một số yếu tố khác thì cũng có thể thấy quân đội Liên Xô đã có những nỗ lực rất lớn trong chiến dịch này.
Có một số tranh cãi xảy ra về thương vong cũng như về mục đích của chiến dịch Đông Carpath. Một số ý kiến cho rằng Hồng quân rõ ràng đã cố hết sức để làm suy yếu quân Đức đến mức có thể. Một số khác lại cáo buộc quân đội Liên Xô chỉ đang "lấy thịt đè người", bất chấp thương vong như mọi khi.
Chiến dịch Đông Carpath một lần nữa cho thấy rõ bản chất chính trị - quân sự phức tạp của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt là ở giai đoạn cuối của cuộc chiến. Trong đó, những quyền lợi về chính trị trong quan hệ quốc tế đã đan xen và can thiệp vào những vấn đề thuần túy quân sự. Mặc dù thất bại của cuộc khởi nghĩa Slovakia không để lại những hậu quả chính trị nặng nề như Khởi nghĩa Warszawa nhưng đều có nguyên nhân chung từ quan hệ quốc tế giữa các nước đồng minh chống phát xít cũng như quan hệ giữa nước sở tại với các nước đồng minh. Giống như cuộc Khởi nghĩa Warszawa, Khởi nghĩa Slovakia được tiến hành bởi những nhiều lực lượng với mối quan hệ khá phức tạp, bao gồm các lực lượng có xu hướng thân phương Tây, những lực lượng có xu hướng thân Liên Xô, những người lính Slovakia phản chiến và các đội du kích. Không giống như ở Nam Tư, Đảng Cộng sản Slovakia vẫn phải chia đôi quyền lãnh đạo SNR với các đảng khác và không đủ sức điều hành có hiệu quả các lực lượng vũ trang yêu nước. Cuộc khởi nghĩa nổ ra sớm hơn dự định còn có nguyên nhân do kế hoạch cơ bản bị tiết lộ cho quân đội Đức Quốc xã do sự phản bội của một số chỉ huy Quân đoàn Đông Slovakia. Ngay từ đầu, những người khởi nghĩa đã mất đi hai sư đoàn cốt cán do bị quân Đức giải giáp. Giống như ở Warszawa, sự bị động của nhưng người khởi nghĩa kéo theo sự bị động của quân đội Liên Xô. Vì những mục tiêu chính trị, STAVKA yêu cầu họ tấn công trong khi chưa có sự chuẩn bị đầy đủ để đột phá phòng tuyến của quân Đức một cách nhanh chóng. Và quân đội Liên Xô dù phải trả giá đắt cũng chỉ đủ sức tiến đến được sông Ondava trong khi những người khởi nghĩa Slovakia không thể trụ lại lâu hơn nữa.
Ảnh hưởng.
Chiến dịch Đông Carpath đã có ảnh hưởng tích cực đến các phương diện quân Ukraina 1 và Ukraina 2 đang tấn công bên sườn phải và sườn trái của Phương diện quân Ukraina 4. Mặc dù phải ném vào đây Tập đoàn quân 38 với binh lực tăng cường rất mạnh nhưng Phương diện quân Ukraina 1 đã loại bỏ được mối đe dọa bên sườn trái, che chắn cho cánh quân chủ lực của Phương diện quân đang mở rộng bàn đạp Sandomierz. Chiến dịch này cũng buộc quân đội Đức Quốc xã phải rút 3 sư đoàn xe tăng và 4 sư đoàn bộ binh đang tấn công bàn đạp Sandomierz. Nhờ đó, Phương diện quân Ukraina 1 có điều kiện thuận lợi hơn để chuẩn bị cho Chiến dịch Wisla-Oder vào đầu năm 1945, đẩy mặt trận tiến đến biên giới phía Đông nước Đức Quốc xã.
Cuộc tấn công của Phương diện quân Ukraina 4 đã tạo điều kiện cho Phương diện quân Ukraina 2 khép chặt được sườn phải, chia cắt Tập đoàn quân 1 Hungary với cụm quân Budapest, tạo ra một lỗ hổng giữa tuyến tiếp giáp giữa Cụm tập đoàn quân Bắc Ukraina (từ 20 tháng 10 năm 1944 là Cụm tập đoàn quân A) và Cụm tập đoàn quân Nam (Đức), tạo điều kiện cho Phương diện quân Ukraina 2 khoét sâu vào chỗ hiểm yếu để tiến lên phía Bắc Budapest trong Chiến dịch Budapest. Đáng tiếc là sự chậm trễ trong hành động của Bộ Tư lệnh Phương diện quân Ukraina 4 đã trở thành một trong những nguyên nhân khiến cho trong giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của Chiến dịch Budapest, Phương diện quân Ukraina 2 (Liên Xô) không thể phát triển tấn công trên hướng Đông Budapest.
Cuộc khởi nghĩa Slovakia thất bại đã làm tiêu tan những hy vọng cuối cùng của Chính phủ Edvard Beneš lưu vong tại London muốn giành lấy chính quyền ở Slovakia trước khi quân đội Liên Xô tiến đến đây. Những người khởi nghĩa Slovakia buộc phải rút lên núi đã quay sang hợp tác với các đội du kích do Đảng Cộng sản Slovakia lãnh đạo và du kích Liên Xô hoạt động trên lãnh thổ Slovakia. Một số đã gia nhập vào Quân đoàn Tiệp Khắc 1 và quân đoàn này trở thành hạt nhân để xây dựng Quân đội nhân dân Tiệp Khắc sau này. Việc Quân đoàn Tiệp Khắc 1 tiến đến biên giới Ba Lan - Tiệp Khắc đã trở thành một sự kiện có tiếng vang về sau này. Cũng như Tập đoàn quân Ba Lan 1, Quân đoàn Tiệp Khắc 1 tiếp tục chiến đấu để góp phần giải phóng toàn lãnh thổ Tiệp Khắc và thủ đô Praha của họ. Lịch sử Séc và Slovakia cho đến nay vẫn coi sự kiện Quân đoàn Tiệp Khắc 1 đặt chân lên đỉnh đèo Dukla và cuộc khởi nghĩa Slovakia là hai sự kiện đánh dấu những bước ngoặt lớn của Tiệp Khắc. Trong đó, cuộc khởi nghĩa Slovakia đã đặt những cơ sở cho cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Tiệp Khắc sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Tưởng niệm và ghi công.
Bảo tàng.
Ngày 8 tháng 5 năm 1955, CHXHCN Tiệp Khắc khánh thành bảo tàng khởi nghĩa Slovakia ở Banská Bystrica, vốn là thủ phủ của vùng giải phóng do quân khởi nghĩa kiểm soát. Ngày nay, bảo tàng Banská Bystrica là Bảo tàng quốc gia Slovakia. Nhiều kiện vật còn lưu giữ được của cuộc khởi nghĩa đã được trung bày tại đây gồm các xe tăng, pháo, súng cao xạ, xe bọc thép, máy bay, đoàn tàu bọc thép, các vật dụng, trang bị, đồ dùng cá nhân, trang phục... của quân khởi nghĩa Slovakia. 66.956 bộ sưu tập và hiện vật lẻ đã được trưng bày. Trong kho lưu trữ của bảo tàng vẫn còn 136.157 và hiện vật lẻ đang chờ được thẩm định và kết luận. Trong bảo tàng có một nhóm tượng đài có tính biểu tượng do Dušan Kuzma thiết kế và chỉ huy thi công. Bảo tàng này cũng có một thư viện khá lớn với 20.000 đầu sách.
Năm 1964, tại quận Svidník ở Đông Bắc Slovakia, một bảo tàng khác đã được nhà nước Tiệp Khắc khánh thành trong khu vực đèo Dukla để kỉ niệm sự kiện những người chiến sĩ của Quân đoàn Tiệp Khắc 1 từ Liên Xô trở về chiến đấu để giải phóng Tiệp Khắc. Đây là một bảo tàng ngoài trời với nhiều hiện vật còn lưu giữ được và phục chế có liên quân đến các trận đánh từ ngày 8 tháng 9 đến 28 tháng 10 năm 1944 xung quanh khu vực đèo Dukla giữa quân đội Liên Xô, Tiệp Khắc với quân đội Đức Quốc xã.
Kiến trúc và điêu khắc.
Năm 1961, tại đèo Dukla, nơi các chiến sĩ của Quân đoàn Tiệp Khắc 1 đặt những bước chân đầu tiên lên đất nước mình trên con đường giải phóng Tiệp Khắc khỏi ách phát xít, một tượng đài lớn bằng đá granit do kiến trúc sư Ján Kulich đã được dựng lên để kỷ niệm sự kiện trở về Tổ quốc của Quân đoàn Tiệp Khắc 1. Gần đó là một tượng đài tưởng niệm quân nhân Liên Xô ngã xuống trong các trận đánh ở khu vực đèo Dukla cũng được dựng lên, trở thành trung tâm của nghĩa trang dành cho quân nhân Liên Xô. Hai bên đài tưởng niệm trung tâm là hai cụm tượng đài nhỏ mô tả các chiến sĩ Liên Xô, Tiệp Khắc và quân du kích Slovakia. Xung quanh tượng đài trang trí các bức phù điêu mô tả cuộc chiến đấu của các lực lượng du kích Liên Xô và Tiệp Khắc tại Slovakia trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai. Hiện nay, hài cốt của những chiến binh Liên Xô đã được di dời về Nga và các nước SNG nhưng tượng đài vẫn được duy trì.
Tại làng Nemecká thuộc quận Brezno, một tượng đài đã được dựng lên để tưởng niệm hơn 400 nạn nhân bị các đơn vị xung kích SS (Đức) giết hại từ cuối năm 1944 đến đầu năm 1945.
Điện ảnh.
Tháng 8 năm 1944, các nhà điện ảnh Tiệp Khắc là Paľo Bielik, Karol Krška, J. Plavec, V. Richter và A. Sekula đang làm bộ phim "Hanka sa vydáva" với các cảnh quay ở hiện trường tại Brezno và Banská Bystrica thì cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Thay vì tháo chạy, họ quyết định ở lại. Đoàn làm phim này đã ghi lại được nhiều hình ảnh trực tiếp và quý giá về cuộc khởi nghĩa Slovakia. Sau chiến tranh, những hình ảnh này đã được Paľo Bielik tập hợp lại thành bộ phim tài liệu "Tiến tới tự do" (Za svoboda). Một số hình ảnh đắt giá do đoàn làm phim này ghi được về cuộc khởi nghĩa cũng được sử dụng trong bộ phim "Giải phóng Tiệp Khắc" (Oslobodené Československo) của đạo diễn V. Kopalino. Phóng viên điện ảnh chiến trường Xô Viết Mikhail Mojsejevič Glider cũng ghi được một số hình ảnh hoạt động của những người khởi nghĩa tại Banská Bystrica trong các chuyến công tác bằng máy bay. Trong thời gian tồn tại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc, có 7 bộ phim tài liệu về cuộc khởi nghĩa Slovakia đã được sản xuất. Bên cạnh đó, 20 bộ phim truyện về đề tài khởi nghĩa Slovakia đã được Tiệp Khắc (cũ) dàn dựng. Trong có một số bộ phim nổi tiếng như "Vlčie diery" (1948) giành được 8 giải thưởng quốc gia, "Polnočná omša" (1962), "Organ" (1964), Quảng trường Thánh Elizabeth (1965) dự theo tiểu thuyết cùng tên của Rudolf Jašík, "Zvony pre bosých" (1969), "Thời đại lớn" (1978) của Štefan Uher, "Tấn công kẻ thù" (2006)...
Sự kiện chiến dịch Đông Carpath và khởi nghĩa Slovakia đã được nhà điện ảnh Xô Viết Yury Ozerov tái hiện trong tập 3 của loạt phim "Những chiến sĩ của tự do", được coi là phần tiếp theo của loạt phim "Giải phóng" do chính ông là tác giả đã ra đời trước đó. Cả hai bộ phim đều dựa theo các sự kiện được ghi lại trong cuốn "Bộ Tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh" của đại tướng Sergei Matveyevich Shtemenko, nguyên Tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô, Cục trưởng cục tác chiến, Phó Tổng tham mưu trưởng Liên Xô trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
Văn học, khoa học và sinh hoạt văn hóa.
Hàng chục tác phẩm văn học đã đề cập đến dề tài cuộc khởi nghĩa Slovakia như "Cái chết trên núi" (1947) của Vladimír Mináč, "Cây thập tự" (1947) của Peter Jilemnický, "Giờ và phút" (1956) của Alfonz Bednár, tiểu thuyết bộ ba "Majstri" (1976), "Muškát" (1977) và "Vilma" (1979) của Vincent Šikula. Nhiều tướng lĩnh, sĩ quan và binh sĩ của cả Liên Xô và Tiệp Khắc đã viết nhũng cuốn hồi ký về đề tài chiến dịch Carpath-Dukla.
Trong các dịp kỷ niệm 30 năm (1974), 40 năm (1984), Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Tiệp Khắc và Viện Hàn lâm khoa học Praha tổ chức các cuộc hội thảo khoa học lịch sử về cuộc khởi nghĩa Slovakia. Chiều ngày 4 tháng 10 năm 2008, Chính phủ Slovakia đã tổ chức một buổi lễ trang trọng để tưởng niệm các liệt sĩ Hồng quân và quân đội Tiệp Khắc đã hi sinh trong các trận đánh tại khu vực Carpath - Dukla. Tổng thống Slovakia Ivan Gasparovic đã tham dự buổi lễ này. Ngày 4 tháng 10 năm 2011, tại Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga ở Praha, một buổi giao lưu do "Câu lạc bộ Nga" ở Tiệp Khắc được tổ chức để kỷ niệm 67 năm sự kiện quân sự tại Carpath - Dukla. | 1 | null |
Ngụy Câu (Trung văn giản thể: 魏驹, phồn thể: 魏駒, bính âm: Wèi Jū), tức Ngụy Hoàn tử (魏桓子), là vị tông chủ thứ 9 của họ Ngụy, một trong Lục khanh nước Tấn thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Đồng thời ông cũng là tổ tiên của quân chủ nước Ngụy thời Chiến Quốc sau này.
Ngụy Câu là cháu của Ngụy Mạn Đa, tông chủ thứ sáu của họ Ngụy. Sau khi Ngụy Mạn Đa qua đời, Ngụy Câu lên thế tập.
Sự nghiệp.
Năm 458 TCN, bốn họ Trí, Hàn, Ngụy, Triệu tự ý lấy đất cũ của họ Phạm và họ Trung Hàng chia nhau làm ấp phong, không cần lệnh của Tấn Xuất công. Đất đai thuộc quyền Tấn Xuất công không bằng bốn nhà, vì vậy vua Tấn bất bình, sai sứ đi liên lạc với các nước Tề và Lỗ cầu viện tấn công 4 họ đại phu lộng quyền.
Tuy nhiên, tại các nước Tề và Lỗ lúc đó, quyền hành cũng nằm trong tay các quyền thần nên họ chỉ củng cố quyền lực mà không muốn giúp vua Tấn. Năm 452 TCN, Ngụy Câu cùng ba nhà còn lại khởi binh chống lại vua Tấn. Tấn Xuất công không chống nổi, phải bỏ chạy sang nước Tề rồi chết giữa đường.
Trí bá Tuân Dao muốn thôn tính cả nước Tấn nhưng chưa dám, bèn lập chắt Tấn Chiêu công là Cơ Kiêu lên ngôi, tức là Tấn Ai công.
Trong 4 họ đại phu, Trí bá mạnh nhất, nắm chính sự nước Tấn, muốn thôn tính 3 họ kia để chiếm cả nước Tấn. Năm 455 TCN, Trí bá thực hiện kế "tằm ăn lá dâu", nhân danh vua Tấn ra lệnh trưng dụng đất đai và dân chúng mỗi nhà 100 dặm và số dân ở đó để chuẩn bị đánh nước Việt. Ngụy Câu cùng Hàn Hổbỏ ra 100 dặm đất và một vạn hộ khẩu cắt cho họ Trí, riêng Triệu Vô Tuất không chịu. Trí bá nổi giận, ép Hàn, Ngụy hợp quân với mình đánh Triệu. Ngụy Câu phải tuân theo. Năm 455 TCN, Tuân Dao dẫn trung quân, Hàn Hổ dẫn hữu quân, Ngụy Câu dẫn tả quân cùng tiến đánh Triệu. Triệu Vô Tuất phải rút về cố thủ ở Tấn Dương (nay là Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây).
Ba họ vây Tấn Dương hơn 1 năm chưa hạ được. Tuân Dao dẫn nước Tấn Thủy (sông Phần) rót vào thành, khiến tình hình ở Tấn Dương nguy khốn. Thủ hạ của Triệu Vô Tuất là Trương Mạnh Đàm bàn kế ly gián 2 họ Hàn, Ngụy với họ Trí, nhân ban đêm bí mật trèo ra ngoài thành, đến trại Hàn Hổ và Ngụy Câu phân tích lợi hại, thuyết phục hai họ phản Trí Bá để tránh bị diệt trong tương lai. Ngụy Câu và Hàn Hổ vốn phải cắt đất cho Tuân Dao đã bất bình, lại vì đất phong của mình cũng có sông chảy qua nên sợ sau này sẽ chung cảnh ngộ như họ Triệu, nhân đó bèn đồng tình phản lại họ Trí.
Năm 453 TCN, ba họ Triệu, Hàn, Ngụy hợp binh đánh úp Tuân Dao, đánh bại quân họ Trí, giết chết Tuân Dao. Ba họ cùng nhau chia đất của họ Trí và nắm quyền nước Tấn.
Năm 446 TCN, Ngụy Câu qua đời. Cháu ông là Ngụy Tư lên thế tập. | 1 | null |
Công binh - La longue nuit Indochinoise (tạm dịch "Công Binh,đêm đen dài của Đông Dương") phim điện ảnh Pháp, dựa trên cuốn sách của nhà báo Pháp Pierre Daum của đạo diễn gốc Việt Lâm Lê. Thời lượng: 116 phút, công chiếu tại Pháp 30/1/2013.
Nội dung.
Ngay trước khi Đại chiến Thế giới lần thứ II nổ ra (năm 1939), 20 000 người Việt Nam ở Đông Dương bị trưng tập để đưa sang Pháp làm việc trong các xưởng sản xuất vũ khí của Pháp. Bị nhầm với lính, bị kẹt lại sau khi Pháp thua trận trong Thế chiến II, những người thợ được gọi là Công binh này sống một cuộc sống cùng khổ suốt thời kỳ Pháp bị chiếm đóng. Dù ở Việt Nam họ bị coi là những kẻ phản bội, họ đã hết lòng ủng hộ Hồ Chí Minh trong công cuộc dành độc lập cho quê hương năm 1945. Vài người còn sống hôm nay kể lại câu chuyện đời mình. | 1 | null |
Tất () là một nước chư hầu từng tồn tại từ đầu thời Tây Chu đến đầu thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, nghĩa là thời gian hiện diện của quốc gia này trên bản đồ chính trị ít nhất cũng phải trên dưới 300 năm.
Hình thành và phát triển.
Theo ghi chép của các thư tịch cổ thì vua đầu tiên của nước này là Cơ Cao, ông là con thứ 15 của Chu Văn Vương Cơ Xương và là em khác mẹ với Chu Vũ Vương Cơ Phát. Cơ Cao theo cha và anh cầm binh đánh trận cũng lập được không ít công lao trong việc tiêu diệt nhà Ân, sau khi luận công ban thưởng ông được phân phong ở nước Tất - ngày nay thuộc thành phố Hàm Dương tỉnh Thiểm Tây. Con cháu đời sau của ông đều lấy tên đất phong làm họ, vì thế ông mới có tên gọi khác là Tất công Cao. Vùng đất này giáp với lãnh địa của các tộc Tây Nhung nên trách nhiệm của nước Tất là đảm bảo an ninh cho phên dậu phía Tây của nhà Chu. Thời thời kỳ Tất công Cao cai quản, nước Tất cường thịnh, đánh bật rất nhiều cuộc xâm lăng quấy nhiễu của Man tộc khiến cho Tây cương của nhà Chu một thời yên ổn.
Chu Vũ Vương làm vua được 4 năm thì qua đời, con là Chu Thành Vương Cơ Tụng thì còn quá nhỏ. Tất Công Cao đã phối hợp với Chu Công Đán và Triệu Công Thích giúp cháu bình trị thiên hạ, ngoài ra ông còn có công trong việc đánh dẹp "Tam Giám chi loạn" góp phần dứt hẳn nọc chuyện phục hưng nhà Ân của Vũ Canh.
Diệt vong.
Sau khi Tất công Cao chết, các thế hệ sau kế nhiệm nối đời truyền quốc vẫn duy trì được trách nhiệm mà thiên tử giao phó. Nhưng đến vị vua cuối cùng do nhu nhược bất tài mà nước Tất bị diệt vong bởi người Tây Nhung, tóm lại đến thời Xuân Thu thì hầu như nước Tất đã đánh mất sự độc lập. Các bộ lạc người Tây Nhung nhân cơ hội quân Khuyển Nhung làm loạn Kiểu kinh cũng đưa binh ồ ạt tràn vào cướp phá lấn chiếm, nhà Chu còn mải lo cho mình chưa xong không thể ứng cứu nổi nước Tất khiến chẳng bao lâu nước này đã bị quân Tây Nhung nuốt trọn.
Hậu duệ.
Hậu duệ Tất Công Cao mất nước lưu lạc sang nước Tấn làm thứ dân sinh sống như bao người khác, đến đời Tất Vạn lập được chiến công hiển hách được Tấn Hiến Công thưởng cho đất Ngụy từ đó lại đổi thành họ Ngụy. Cuối thời Xuân Thu họ Ngụy trở thành một trong lục khanh chi phối quyền lực nước Tấn, sang đầu thời Chiến Quốc thì Ngụy Văn Hầu mới chính thức được thụ phong của thiên tử nhà Chu. Nước Ngụy tồn tại gần 200 năm thì bị nước Tần thôn tính, sau thời Tần Thủy Hoàng nước Ngụy có tái lập nhưng chỉ ít lâu thì đã tiêu vong. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.