text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
TFX là loại máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không tàng hình thế hệ tiếp theo đang được hãng Turkish Aerospace Industries (TAI) của Thổ Nhĩ Kỳ phát triển, với sự hỗ trợ công nghệ từ hãng Saab AB.
Chương trình thu mua.
Không quân Thổ Nhĩ Kỳ dự định sẽ đặt mua hơn 250 chiếc TFX vào năm 2020 và đưa chúng vào cấu trúc mạng trung tâm không quân gồm F-35, F16 Block 50+, Hệ thống gây nhiễu tầm xa trên máy bay và Boeing 737-AESA Peace Eagle AW&CS. | 1 | null |
Đế quốc Bulgaria thứ nhất (, Latin hoá: "blŭgarĭsko tsěsarǐstvije" ) () là một nhà nước Bulgaria thời trung cổ được thành lập ở phía đông bắc bán đảo Balkan năm 680 bởi người Bunga, đã chặn đứng và đánh đuổi Đế quốc Byzantine và liên minh với những người định cư Slavơ nam. Vào thời hoàng kim của mình, nó trải dài từ Budapest đến biển đen và từ sông Đa-Nuýp tại Ukraina hiện đại đến biển Adriatic. Khi nhà nước này đã củng cố vị trí của nó ở bán đảo Ban-Kăng, nó tham gia vào một mối liên hệ dài nhiều thế kỷ, khi thi thân thiện, khi thì thù địch với Đế quốc Byzantine. Bulgaria hiện diện như là địch thủ lớn nhất của Đế quốc Byzantine ở bán đảo Ban-Kăng, gây nên nhiều cuộc chiến tranh. Tuy nhiên hai thế lực cũng hưởng những thời kỳ hòa bình và liên minh, đặc biệt trong Cuộc vây hãm Constantinopolis của người Ả Rập lần hai, quân Bulgaria đóng vai trò quyết định trong cuộc giải vây. Thành phố Byzantium có một ảnh hưởng văn hóa mạnh mẽ lên Bulgaria, điều mà cũng dẫn đến sự chấp nhận Thiên Chúa giáo sau cùng của Bulgaria năm 864. Sau sự tan rã của Hãn quốc Avar, người Bulgaria bành trướng lãnh thổ đến bình nguyên Pannonian (ở Hungary ngày nay). Sau đấy, người Bulgaria đối diện với bước tiến công của người Pecheneg và Cuman, và giành được chiến thắng quyết định trước người Hungary, buộc họ chấp nhận dừng chân dài lâu ở Pannonia.
Vào cuối thế kỷ thứ 9 và đầu thế kỷ thứ 10, Sa hoàng Simeon I giành được một chuỗi thắng lợi trước Đế quốc Byzantine, và bành trướng Đế quốc Bulgaria đến tột đỉnh của nó. Sau sự hủy diệt của quân Byzantine trong trận Achelous năm 917, người Bulgaria vây hãm Constantinopolis năm 923 và 924. Các cuộc chiến tranh với người Croắc-ti-a, Hungary, Pecheneg và Séc-bi và sự lan rộng của dị giáo Bogomil đã làm suy yếu Bulgaria sau cái chết của Simeon. Một hòa bình lâu dài đã được ký kết với Đế quốc Byzantine và cuối cùng họ(Byzantine) đã phục hồi, chiến thắng cuộc phân tranh cuối cùng từ năm 968 đến 1018, sau đấy là việc Đế quốc Bulgaria thứ nhất chấm dứt tồn tại. Nó được tiếp nối bởi Đế quốc Bulgaria thứ hai năm 1185.
Sau sự chấp nhận Thiên Chúa giáo năm 864, Bulgaria trở thành trung tâm của slavơ châu Âu. Vị trí lãnh đạo văn hóa của nó được củng cố thêm bằng việc sáng tạo ra bảng chữ cái Cyrillic tại thủ đô Preslav, và văn học viết bằng tiếng Bulgaria cổ nhanh chóng bắt đầu lan rộng lên phương bắc. Tiếng Bulgaria cổ trở thành ngôn ngữ chung của Đông Âu, nơi nó được biết với tên gọi Tiếng Slavơ Giáo hội Cổ. Năm 927 nhà thờ Chính thống giáo Bulgaria hoàn toàn độc lập được chính thức thừa nhận.
Giữa thế kỷ thứ 7 và 10, cư dân địa phương, người Bunga và các bộ tộc khác trong Đế quốc, bị áp đảo bởi người Slavơ, dần dần bị họ (người Slavơ) hấp thụ, chấp nhận ngôn ngữ nam slavơ. Từ cuối thế ky thứ 10, những cái tên ""dân tộc Bulgaria" và "người Bulgaria"" trở nên phổ biến và trở thành những danh tính lâu dài cho cư dân địa phương, cả trong văn học và trong ngôn ngữ nói. Sự phát triển của việc biết đọc viết tiếng Slavơ Giáo hội Cổ có tác dụng ngăn ngừa sự đồng hóa của người Sla-vơ Nam vào các nền văn hóa lân cận, đồng thời kích thích sự hình thành của một bản sắc Bun-ga-ri riêng biệt.
Tên gọi.
Đế quốc Bulgaria thứ nhất được biết tới đơn giản là "Bulgaria" từ khi được thừa nhận bởi Đế quốc Byzantine Empire năm 681. Một số nhà sử học dùng các cụm từ "Bulgaria Đa-nuýp", "Nhà nước Bulgaria thứ nhất", hoặc "Tsardom (Đế quốc) Bulgaria thứ nhất". Từ năm 681 đến 864 đất nước này cũng được biết tới là "Hãn quốc Bulgaria", "Hãn quốc Bulgaria Đa-Nuýp", hoặc "Hãn quốc Bunga Đa-Nuýp" nhằm phân biết nó với Bulgaria Volga, nhà nước tồn tại từ nhóm người Bunga khác. Vào thời kỳ đầu, đất nước này còn được gọi là "nhà nước Bunga" hoặc "Qaghnate Bunga". Từ năm 864 đến 917/927, quốc gia này được biết đến là "Công quốc Bulgaria" hoặc "Knyazhestvo Bulgaria".
Được hình thành như một liên minh giữa người Bunga và Slavơ, cho việc bảo vệ lẫn nhau trước Đế quốc Byzantine ở phía nam và Hãn quốc Avar về phía tây-bắc, Đế quốc Bulgaria thứ nhất được điều hành theo truyền thống Bunga với người đứng đầu nhà nước là Khả Hãn. Người Slavơ giữ sự tự trị lớn và sau cùng ngôn ngữ và các truyền thống của họ định hình con người và văn hóa Bulgaria bằng việc Bulgaria trở thành một quốc gia slavơ.
Bối cảnh.
Vào cuối thời kỳ Đế quốc La Mã, các vùng đất Bulgaria ngày nay được tổ chức thành các tỉnh - Scythia Minor, Moesia (thượng và hạ), Thrace, Macedonia (thứ nhất và thứ hai), Dacia (Bắc Đa-Nuýp), Dardania, Rhodope và Hemimont, và có một dân số hỗn tạp gồm người Getae bị la mã hóa và người Thracia bị hi lạp hóa. Vài làn sóng di cư liên tục của người Slavơ suốt thế kỷ thứ 6 và thứ 7 dẫn đến sự slavơ hóa hầu như hoàn toàn của khu vực, ít nhất về mặt ngôn ngữ.
Người Bunga.
Người Bunga, bao gồm các nhóm người Thổ và chắc chắn cả các nhóm người Sarmatia-Scythia, hình thành nên một phần Hãn quốc của người Thổ ở phía tây. Giữa năm 630 và 635, Hãn Kubrat thống nhất các bộ lạc người Bunga chủ chốt, thành lập một liên minh hùng mạnh gọi là Đại Bulgaria Cổ, hay được biết tới là Onoguria. Dưới áp lực mạnh mẽ của hãn quốc Khazar Đại Bulgaria Cổ tan rã năm 668. Sau đó Hãn Asparuh tách ra để tìm một mảnh đất an toàn. 30.000 đến 50.000 người Bunga đi theo ông. Năm 680 Asparukh thành lập Đế quốc Bulgaria thứ nhất sau trận Ongal, phía nam sông Đa-Nuýp trên lãnh thổ Byzantine. Nó được công nhận chính thức là một nhà nước độc lập bởi Đế quốc Byzantine năm 681.
Sự thành lập dân tộc Bulgaria.
Thực sự chắc chắn rằng người Bunga gốc bị áp đảo rất nhiều bởi dân số Slavơ. Giữa thế kỷ thứ 7 và 10, những người còn sót lại của cư dân bản xứ và người Bunga từ từ bị đồng hóa bởi người Slavơ, chấp nhận ngôn ngữ nam Slavơ và cải đạo sang Thiên Chúa giáo (thuộc nghi lễ Byzantine) dưới thời Boris I của Bulgaria năm 864. Người Bulgaria hiện đại thường được xem là thuộc nguồn gốc nam Slavơ. Tuy nhiên, người Slavơ chỉ là một trong những cộng đồng hiện hữu trên lãnh thổ Bulgaria, chính họ là các di dân mới đến ở bán đảo Ban-Kăng. Vài dân tộc khác sau cùng bị đồng hóa vào trong dân tộc mới này. Vào lúc đó, quá trình hòa nhập các cư dân còn lại thuộc dân số người Hy Lạp-Byzantine và La Mã-Thrace đã đáng kể trong sự hình thành của nhóm dân tộc mới. "danh tính dân tộc duy nhất" mới tiếp tục được xác nhận là "Người Bulgaria" và bảo vệ nhà nước cùng tên. Người Bulgaria hiện đại tiếp tục ca tụng nhà nước Bunga phi-Slavơ thuở ban đầu với tổ tiên người Thrace, trong khi vẫn giữ danh tính Slavơ cùng một lúc.
Lịch sử.
Thiết lập bàn đạp vững chắc ở bán đảo Ban-Kăng.
Sau chiến thắng quyết định ở trận Ongal năm 680 quân của người Bunga và Slavơ tiến đến phía nam dãy núi Ban-Kăng, lại đánh bại người Byzantine, họ bị bắt ký một hiệp ước hòa bình ô nhục, thừa nhận sự thành lập một nhà nước mới trên đường biên giới của Đế quốc Byzantine. Họ còn phải cống nạp hàng năm cho Bulgaria. Cùng lúc, cuộc chiến với người Khazar ở phía đông tiếp diễn và năm 700 Hãn Asparough chết trong trận chiến với họ. Người Bunga mất các lãnh thổ phía đông sông Đa-Nuýp, nhưng thành công trong việc chiếm đất phía tây. Người Bunga và Slavơ ký một hiệp ước theo đó người đứng đầu nhà nước trở thành Hãn của người Bunga, và cũng có nghĩa vụ phòng vệ đất nước chống lại Đế quốc Byzantine, còn các thủ lĩnh Slavơ kiếm được quyền tự trị đáng kể và phải bảo vệ biên giới phía bắc dọc dãy Các-Pát khỏi Hãn Quốc Avar.
Người kế nhiệm của Hãn Asparuh, Khả Hãn Tervel giúp hoàng đế Byzantine bị phế truất lấy lại ngai vàng năm 705. Đổi lại ông ta được tặng vùng "Zagore" phía bắc Thrace, đó là cuộc bành trướng đầu tiên của đất nước xuống phía nam dãy Ban-Kăng. Tuy nhiên ba năm sau Justinian cố lấy lại nó bằng vũ lực, nhưng quân của ông ta bị đánh bại tại trận Anchialus. Năm 716 Hãn Tervel ký một giao kèo quan trọng với Byzantine. Trong cuộc vây hãm Constantinopolis năm 717-718 ông gửi 50.000 quân đến giúp thành phố bị bủa vây. Trong trận đánh quyết định quân Bulgaria đã tàn sát khoảng 30.000 người ả rập và Hãn Tervel được gọi là "Vị cứu tinh của châu âu" vào thời của ông.
Bất ổn nội bộ và tranh đấu tồn tại.
Hãn Sevar, công tử cuối cùng của bộ lạc Dulo, chết năm 753. Với cái chết của ông ta Hãn quốc rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị dài trong khi quốc gia trẻ đang trên bờ vực của sự diệt vong. Chỉ trong 15 năm, bảy Khả Hãn cầm quyền, tất cả trong số họ bị giết. Có hai phe cánh chính: một số quý tộc muốn chiến tranh không khoan nhượng chống lại Đế quốc Byzantine, trong khi những người khác lại tìm kiếm một thỏa hiệp hòa bình cho cuộc chiến. Tình trạng bất ổn đó được sử dụng bởi hoàng đế Byzantine Constantine V (745–775), người đã triển khai 9 chiến dịch lớn nhằm xóa sổ Bulgaria. Năm 763 ông đánh bại Hãn Bulgaria Telets ở trận Anchialus, nhưng quân Byzantine không thể tiến xa hơn về phía bắc. Năm 775 Hãn Telerig đánh lừa Constantine bằng việc tiết lộ những thành viên trung thành với ông tại cung điện Bulgaria, rồi xử tử tất cả mật thám Byzantine ở thủ đô Pliska. Dưới thời người kế vị ông Hãn Kardam, cuộc chiến giành được một sự xoay chiều thuận lợi sau đại thắng tại trận Marcelae năm 792. Đế quốc byzantine hoàn toàn bị đánh bại và bị buộc phải triều cống một lần nữa cho các Hãn. Là một kết quả của chiến thắng, khủng hoảng cuối cùng được giải quyết, và Bulgaria bước vào thế kỷ mới ổn định, mạnh hơn, và được củng cố.
Bành trướng lãnh thổ.
Dưới thời đại hãn Krum (803–814), còn được biết đến là Crummus và Keanus Magnus, Bulgaria bành trướng về phía nam và phía tây-bắc, chiếm đóng lãnh thổ giữa trung Đa-Nuýp và Moldova, toàn bộ lãnh thổ România ngày nay, Sofia năm 809 và Adrianople (Edirne hiện đại hoặc ở Odrin Bulgaria) năm 813, thực sự uy hiếp Constantinopolis. giữa năm 804 và 806 quân Bulgaria hoàn toàn xóa sổ Hãn quốc Avar và biên giới với Đế quốc Frank được thiết lập dọc trung Đa-Nuýp. Năm 811 một đạo quân Byzantine đông đảo bị đánh bại một cách quyết định tại trận Varbitsa Pass. Hoàng đế Byzantine Nicephorus I bị giết cùng tất cả binh lính của mình, và sọ của ông được sử dụng như một chiếc cốc ống rượi. Krum ngay lập tức nắm thế chủ động và chuyển cuộc chiến sang Thrace, đánh bại Đế quốc Byzantine thêm lần nữa ở trận Versinikia năm 813. Sau khi một người Byzantine nham hiểm cố giết vị Hãn trong các cuộc thương lượng, Krum cướp phá toàn bộ Thrace, đoạt chiếm Odrin, và cho định cư 10.000 cư dân trong "Bulgaria xuyên sông Đa-Nuýp". Ông chuẩn bị chu đáo để giành lấy Constantinopolis: 5,000 xe ngựa kéo bọc sắt được đóng để tải thiết bị vây hãm; Đế quốc Byzantine thậm chí cầu xin sự trợ giúp từ hoàng đế Frank Louis Mộ Đạo. Tuy nhiên do cái chết đột ngột của đại hãn, chiến dịch không bao giờ được tiến hành. Hãn Krum đã thi hành cải cách pháp lý, xây dựng các luật lệ công bằng và sự trừng trị cho tất cả các sắc tộc sống trong biên giới đất nước, nhằm giảm đói nghèo và làm mạnh các mối quan hệ xã hội bên trong nhà nước được mở rộng rất nhiều của mình.
Hãn Omurtag (814–831) ký một hiệp ước hòa bình 30 năm với Đế quốc Byzantine, do đó cho phép hai quốc gia khôi phục kinh tế và tài chính của mình sau những cuộc chiến đẫm máu trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ. vùng biên giới tây bắc với Đế quốc Frank được định cư mạnh mẽ dọc trung lưu sông Đa-Nuýp năm 827. Việc xây dựng quy mô được tiến hành ở thủ đô Pliska, bao gồm xây dựng một cung điện lộng lẫy, các nhà thờ đa thần, tư dinh cho các vua, thành trì, pháo đài, ống dẫn nước, và nhà tắm, chủ yếu từ đá và gạch.
Vào Triều đại ngắn của Hãn Malamir (831–836), thành phố Plovdiv quan trọng được sáp nhập vào đất nước. Dưới thời Hãn Presian (836–852), người Bulgaria chiếm toàn bộ Macedonia, và biên giới đất nước chạm đến biển Adriatic và Aegea. Các nhà sử học Byzantine không đề cập đến bất cứ sự phản kháng nào chống lại sự bành trướng của Bulgaria ở Macedonia, dẫn đến kết quả là cuộc bành trướng diễn ra hoàn toàn bình yên. Giữa năm 839 và 842 người Bulgaria tiến hành cuộc chiến với người Séc-Bi nhưng không tạo ra bước tiến nào.
Bulgaria dưới thời Boris I.
Triều đại Boris I (852–889) khởi đầu với nhiều đi xuống. Trong mười năm đất nước chống lại các Đế quốc Byzantine và Frank phía đông, Đại Moravia, người Croắc-ti-a và người Séc-bi lập một số liên minh thất bại và đổi phe. Tháng tám năm 863 có một giai đoạn động đất liên tiếp 40 ngày và có một năm đói kém, gây ra nạn đói khắp đất nước. Và sau cùng, là nạn châu chấu.
Thiên chúa giáo hóa.
Năm 864 Byzantine dưới thời Michael III xâm lược Bulgaria vì nghi ngờ rằng Hãn Boris I chuẩn bị chấp nhận Thiên chúa giáo theo các nghi lễ phương tây. Biết tin về cuộc xâm lược, Boris I triển khai các cuộc đàm phán hòa bình. Byzantine trao trảo một số lãnh thổ ở Macedonia và điều kiện duy nhất của họ là Boris chấp nhận thiên chúa giáo của Constantinopolis chứ không phải Rôm. Hãn Boris I đồng ý yêu cầu và được rửa tội tháng 9 năm 865 nhận tên của cha đỡ đầu là hoàng đế Byzantine Michael, và trở thành Boris-Mihail. Danh xưng đa thần giáo "Hãn" bị từ bỏ và danh xưng "Knyaz" được chấp nhận thay thế. Tuy nhiên, lý do cho sự cải đạo sang Thiên chúa giáo không phải là cuộc xâm lược của Byzantine. Vị vua Bulgaria thực sự là một người có tầm nhìn và ông thấy trước rằng việc đưa vào một tôn giáo độc nhất sẽ hoàn tất sự thống nhất của dân tộc Bulgaria non trẻ, mà vẫn bị chia rẽ vì lý do tôn giáo. Ông cũng biết rằng đất nước của mình không thực sự được tôn trọng bởi châu Âu Thiên chúa giáo và các hiệp ước của đất nước có thể bị lờ đi bởi các bên ký kết khác vì lý do tôn giáo.
Mục đích của Byzantine là đạt được hòa bình điều họ không thể sau hai thế kỷ chiến tranh: để dần dần thu phục Bulgaria qua thiên chúa giáo và biến nó thành một quốc gia vệ tinh, hiển nhiên, các vị trí cao nhất trong Giáo hội Bulgaria vừa được thành lập là phải được nắm giữ bởi Byzantine vì họ thuyết giảng bằng tiếng Hi Lạp. Knyaz Boris I hoàn toàn ý thức về việc đó và sau khi Constantinopolis từ chối chấp nhận quyền tự trị của Giáo hội Bulgaria năm 866, ông đã gửi một đoàn đại diện đến Rôm trình bày mong muốn chấp nhận Thiên chúa giáo theo các nghi thức phương tây cùng 115 câu hỏi cho Giáo hoàng Nicolas I. Vị vua Bulgaria muốn được lợi từ sự cạnh tranh giữa giáo hội ở Rôm và Constantinopolis vì mục đích chính của ông là thành lập một giáo hội Bulgaria độc lập nhằm ngăn cả giáo hội Byzantine lẫn La Mã khỏi gây ảnh hưởng lên đất đai của mình thông qua tôn giáo. Các câu trả lời chi tiết của Giáo hoàng cho những câu hỏi của Boris được gửi đến bởi hai tổng giám mục dẫn đầu một hội truyền giáo, mục đích của hội là thúc đẩy quá trình cải đạo của người Bulgaria. Tuy nhiên, Nicolas I và người kế vị ông Giáo hoàng Adrian II cũng từ chối một Giáo hội Bulgaria độc lập, điều đã làm lạnh nhạt quan hệ giữa hai bên, nhưng sự xích lại gần Rôm của Bulgaria khiến Giáo hội Byzanine hòa hoãn hơn. Năm 870, tại Lần Tụ Họp Thứ Tư (của Công giáo La Mã) ở Constantinople, Giáo hội Bulgaria được thừa nhận là một giáo hội chính thống phương đông độc lập dưới sự quản lý của Giáo chủ Constantinople. Đó là giáo hội đầu tiên chính thức được chấp nhận, ngoài Giáo hội ở Rôm và Constantinople. Sau cùng, năm 893, tiếng Bulgaria cổ trở thành ngôn ngữ chính thức thứ ba, được thừa nhận bởi các giáo hội và sử dụng trong các nghi lễ và tài liệu thiên chúa giáo.
Sự sáng tạo ra hệ thống chữ viết Slavơ.
Dù Knyaz Bulgaria thành công trong việc có được một giáo hội độc lập, nhưng giới tăng lữ cao cấp của giáo hội và các sách thần học vẫn là Hi Lạp, điều đó đã cản trở các nỗ lực cải đạo dân thường sang tôn giáo mới. Giữa năm 860 và 863 các tu sĩ Byzantine gốc Hi Lạp Thánh Cyril và Thánh Methodius sáng tạo ra Bảng chữ cái Glagolitic, bảng chữ cái slavơ đầu tiên theo yêu cầu của Hoàng Đế Byzantine, nhắm vào việc cải đạo Đại Moravia sang Thiên chúa giáo chính thống. Tuy nhiên, các nỗ lực này thất bại và năm 866 các môn đồ của họ Clement của Ohrid, Naum của Preslav và Angelarius, những người bị trục xuất khỏi Đại Moravia, đã đến Bulgaria và được chào đón nồng nhiệt bởi Boris I. Vị Knyaz Bulgaria ủy thác sự thành lập hai học viện thần học cho các môn đồ đứng đầu, nơi giới tu sĩ Bulgaria tương lai phải được dạy bằng biệt ngữ địa phương. Clement được gửi tới Ohrid ở tây nam Bulgaria, nơi ông dạy 3.500 đồ đệ giữa năm 886 và 893. Naum thành lập học viện văn chương ở thủ đô Pliska, sau chuyển đến thủ đô mới Preslav. trong Hội nghị ở Preslav năm 893, Bulgaria chấp nhận bảng chữ cái Glagolitic và ngôn ngữ Slavơ Giáo hội Cổ (Tiếng Bulgaria Cổ) là ngôn ngữ chính thức của giáo hội và quốc gia, và trục xuất giới tăng lữ Byzantine. Vào đầu thế kỷ 10 bảng chữ cái Cyrillic được sáng tạo ra ở Học viện văn chương Preslav.
Thời kì hoàng kim.
Vào cuối thế kỷ thứ 9 và đầu thế kỷ thứ 10, Bulgaria vươn ra đến Epirus và Thessaly ở phía nam, Bosnia ở phía tây và kiểm soát toàn bộ Rumani ngày nay và đông Hungary về phía bắc. Nhà nước Séc-Bi xuất hiện vào giữa thế kỷ thứ 9 là một kết quả của cuộc bành trướng của Bulgaria phía tây Morava. Thay đổi lòng chung thành giữa Bulgaria và Bizantine, các vua Séc-bi đã ngăn chặn thành công vài cuộc xâm lược của Bulgaria cho đến năm 924, khi nó hoàn toàn bị giảm xuống dưới thời tướng quân và là nhà quý tộc của Sofia Marmais. Dưới thời Sa Hoàng Simeon I (Simeon Đại Đế), người được giáo dục ở Constantinople, Bulgaria lại trở thành một mối đe dọa nghiêm trọng với Đế quốc Byzantine và vươn đến sự mở rộng lãnh thổ tột đỉnh của nó. Simeon I hi vọng chiếm được Constantinople và đánh hàng loạt trận chiến với Byzantine suốt Triều đại dài của mình (893–927). Biên giới gần cuối thời trị vị của ông vươn đến điểm xa nhất phía bắc của Attica tại phía nam. Simeon I tự phong mình "Hoàng đế (Sa Hoàng) của Người Bulgaria và Vua Độc Tôn của Người Hi Lạp", một danh xưng được thừa nhận bởi Giáo hoàng, nhưng dĩ nhiên không được công nhận bởi Hoàng đế Byzantine cũng không từ Giáo chủ của Giáo hội Chính Thống Phương Đông. Ông được công nhận "Hoàng Đế (Sa Hoàng) của người Bulgaria" bởi hoàng đế Byzantine và Giáo chủ chỉ vào cuối thời trị vì của mình.
Giữa năm 894 và 896 ông đánh bại Byzantine và đồng minh của họ người Hungary thường gọi là "Chiến tranh thương mại" vì lý do của cuộc chiến là sự chuyển dịch của thị trường Bulgaria từ Constantinople sang Solun. Trong trận Bulgarophygon quyết định, quân Byzantine bị đánh bại và chiến tranh kết thúc với thuận lợi cho hòa bình Bulgaria, tuy nhiên nền hòa bình thường bị phá vỡ bởi Simeon I. Năm 904 ông thâu tóm Solun, thành phố trước đó bị cướp bóc bởi người Ả-rập và trao trả nó cho Byzantine chỉ sau khi Bulgaria đã nhận được tất cả các lãnh thổ có người Slavơ sinh sống ở Macedonia và 20 pháo đài ở Albania, bao gồm thành phố quan trọng Drach.
Sau cuộc bạo loạn ở Đế quốc Byzantine mà theo sau là cái chết của Hoàng đế Alexander năm 913, Simeon I xâm lược Byzantine Thrace, nhưng bị thuyết phục ngừng để đổi lại sự công nhận chính thức danh xưng hoàng đế của mình và đám cưới của con gái ông với hoàng đế nhỏ tuổi Constantine VII. Simeon I được mong đợi trở thành nhiếp chính của vị hoàng đế và tạm thời cai trị Đế quốc Byzantine. Tuy nhiên, sau một âm mưu ở cung điện Byzantine, mẹ của Hoàng đế Constantine VII, là Empress Zoe, phủ nhận cuộc hôn nhân và danh hiệu của Simeon, và hai bên sẵn sàng cho một trận quyết chiến. Năm 917 Simeon I phá vỡ mọi nỗ lực của kẻ thù của mình nhằm lập một liên minh với người Hungary, người Pecheneg và người Séc-bi, và Byzantine bị buộc phải chiến đấu một mình. 20 tháng tám hai đội quân đụng độ ở trận Anchialus trong một trong những trận đánh lớn nhất Thời trung cổ. Byzantine chịu một thất bại chưa từng có, bỏ xác 70.000 quân bị giết trên chiến trường. Các lực lượng truy kích Bulgaria thắng trận đáng ghi nhớ trước các quân địch ở trận Katasyrtai. Tuy nhiên, Constantinople được cứu bằng một cuộc tấn công của Séc-bi từ phía tây; người Séc-bi hoàn toàn bị đánh bại, nhưng điều đó tặng khoảng thời gian ngàn vàng cho đô đốc Byzantine và sau đó Hoàng đế Romanos Lakepanos chuẩn bị phòng thủ thành phố. Trong thế kỷ tiếp theo người Bulgaria giành quyền kiểm soát toàn bộ Bán đảo Ban-Kăng trừ Constantinople và Pelopones.
Trong trận Croắc-ti-a-Bulgaria năm 927, (còn thường được gọi là "Trận cao nguyên Bosnia"), Công tước Alogobotur tấn công Croắc-ti-a. Lực lượng Croắc-ti-a dưới sự lãnh đạo của Vua Tomislav, hoàn toàn tiêu diệt quân Bulgaria, và chấm dứt sự mở rộng của Simeon về phía tây.
Suy Yếu.
Tuy nhiên, sau cái chết của Simeon, sức mạnh Bulgaria dần suy yếu. Trong một hiệp ước hòa bình năm 927 Byzantine chính thức công nhận danh xưng Hoàng Đế của con trai Simeon, Peter I, và Giáo chủ Bulgaria. Tuy nhiên, hòa bình với Byzantine không đem lại phồn thịnh cho Bulgaria. Trong thời kỳ đầu của Triều đại Hoàng Đế Mới có các vấn đề nội bộ và bạo loạn với các anh em, và trong những năm 930 bị buộc thừa nhận nền độc lập của Rascia. Thảm họa lớn nhất đến từ phía bắc: giữa năm 934 và 965 đất đước chịu năm cuộc xâm lược của người Hungary. năm 944 Bulgaria bị tấn công bởi người Pecheneg, họ cướp bóc các vùng Đông Bắc của Đế quốc. Dưới thời Peter I và Boris II đất nước bị chia rẽ bởi niềm tin tôn giáo công bình của giáo phái Bogomil.
Năm 968 đất nước bị tấn công bởi Rus Kiev, thủ lĩnh của họ, Svyatoslav I, đã chiếm Preslav và thành lập thủ đô của mình ở Preslavets. Ba năm sau, Hoàng Đế Byzantine John I Tzimiskes can thiệp vào cuộc chiến và chiến thắng Svyatoslav ở Dorostolon. Boris II bị bắt và chính thức bị tước bỏ danh xưng hoàng đế ở Constantinople, và đông Bulgaria bị tuyên bố nền bảo hộ của Byzantine.
Sụp đổ.
Sau sự phản bội của Byzantine, các vùng đất ở phía tây Sông Iskar vẫn nằm trong tay Bulgaria và chiến tranh chống lại Byzantine được lãnh đạo bởi các anh em Comitopuli. Năm 976, người anh em thứ tư, Samuil thâu tóm mọi quyền lực vào tay mình sau cái chết của anh cả. Khi người thừa kế hợp pháp ngai vàng, Roman, thoát khỏi sự giam cầm ở Constantinople, ông được Samuil thừa nhận là hoàng đế ở Vidin và sau đó Samuil vẫn giữ vị trí tổng tư lệnh quân Bulgaria. Một vị tướng tài và nhà chính trị giỏi, ông đã thành công thay đổi vận mệnh người Bulgaria. Hoàng đế Byzantine mới Basil II bị đánh bại một cách quyết định trong trận Cổng Trajan năm 986 và vừa kịp chạy trốn. 5 năm sau ông xóa sổ nhà nước Séc-Bi Rascia. Năm 997, sau cái chết của Roman, người thừa kế cuối cùng của Triều đại Krum, Samuil được tuyên bố là hoàng đế của Bulgaria. Tuy nhiên, sau năm 1001, cuộc chiến đổi hướng thuận lợi cho Byzantine, họ trong cùng năm đó đã chiếm các thủ đô cũ Pliska và Preslav, đầu năm 1004 triển khai các chiến dịch hàng năm xâm lược Bulgaria. Byzantine hưởng lợi thêm từ cuộc chiến giữa Bulgaria và vương quốc Hungary mới thành lập năm 1003.
Các thắng lợi của Byzantine ở Spercheios và Skopje chính thức làm suy yếu quân Bulgaria và, trong các chiến dịch hàng năm, Basil hạ bệ một cách chiến thuật các thành trì của Bulgaria. Sau cùng, ở trận Kleidion năm 1014, người Bulgaria hoàn toàn bị đánh bại Quân Bulgaria bị bắt; người ta nói rằng 99 trong số tất cả 100 người bị đâm mù, và người thứ 100 còn lại một mắt để đưa những đồng hương quay về (khiến Basil có biệt danh "Bulgaroktonos"-Kẻ Giết Người Bunga). Khi Sa Hoàng Samuil thấy phần còn lại của quân mình bị tan rã, ông đau tim và chết. Năm 1018, thành trì cuối cùng của Bulgaria đầu hàng và Đế quốc Bulgaria Thứ Nhất chấm dứt tồn tại.
Danh sách các Hãn của Đế quốc Bulgaria thứ nhất: | 1 | null |
Crotalus horridus, tên thông dụng thường gọi là rắn đuôi chuông gỗ, rắn đuôi chuông bãi lau sậy hoặc rắn đuôi chuông dải là một loài rắn đuôi chuông độc được tìm thấy ở miền đông Hoa Kỳ. Đây là loài rắn chuông duy nhất trong hầu hết các khu có đông dân sinh sống ở Đông Bắc Hoa Kỳ. Hiện không có phân loài hiện nào được công nhận.
Rắn trưởng thành có chiều dài trung bình 91–152 cm. Độ dài tối đa được ghi nhận là 189,2 cm (Klauber, 1956). Holt (1924) đề cập đến một mẫu vật lớn bị bắt ở quận Montgomery, Alabama, có tổng chiều dài 159 cm và nặng 2,5 kg. Các mẫu vật lớn được cho là có thể nặng đến 4,5 kg. Hầu hết các con rắn đuôi chuông này có kích thước ít hơn 100 cm và cân nặng 580-900 g.
Con mồi của chúng chủ yếu là động vật có vú nhỏ, nhưng có thể bao gồm chim nhỏ, ếch nhái, hoặc các loài rắn khác. Mặc dù có khả năng ăn rắn đuôi chuông, con mồi rắn phổ biến nhất của chúng là rắn sọc. | 1 | null |
Yếng: là âm trại của từ ánh, vì lý do Húy kỵ dưới triều đại phong kiến Việt Nam, đặc biệt Quốc húy dưới thời các vua Nguyễn, khá phức tạp. Húy kỵ đã được nâng lên thành Quốc luật, làm thay đổi một phần ngôn ngữ. Có nhiều chữ Nho do viết theo lối húy kỵ (thêm bộ chữ hoặc thêm bớt nét) mà biến thành dạng chữ khác ở cả cách đọc và cách viết. | 1 | null |
Niên trưởng Hồng y Đoàn (hoặc Hồng y Niên trưởng, tiếng Latinh: Decanus Sacri Collegii, tiếng Anh: Dean of the College of Cardinal) là vị đứng đầu Hồng y Đoàn trong Giáo hội Công giáo Rôma, luôn là Hồng y đẳng Giám mục và có tước hiệu Giáo phận Ostia dành cho Hồng y sau khi được bầu lên làm niên trưởng hồng y đoàn. Mặc dù tiếng Việt gọi là "niên trưởng" nhưng ông không nhất thiết phải hồng y thâm niên nhất trong Hồng y Đoàn, bởi vì các Hồng y đẳng linh mục luôn là các hồng y thâm niên hơn Hồng y đẳng Giám mục. Niên trưởng Hồng y Đoàn có nhiệm kỳ 5 năm và có thể tái đắc cử, theo quy định mới của Giáo hoàng Phanxicô vào năm 2019. Tước vị Niên trưởng Hồng y Đoàn được thiết lập từ đầu thế kỷ 12.
Hồng y Niên trưởng được trợ giúp bởi vị Hồng y Phó Niên trưởng với tư cách Phó Hồng y Đoàn.Tước vị Niên trưởng và Phó Niên trưởng Hồng y Đoàn là Hồng y đẳng Giám mục được bầu bởi các Hồng y đẳng Giám mục, ngoại trừ các Thượng phụ của các Giáo hội Đông phương, và phải được Giáo hoàng phê chuẩn.
Hồng y Niên trưởng có trách nhiệm triệu tập Mật nghị Hồng y để bầu chọn giáo hoàng mới khi Giáo hoàng đương nhiệm qua đời hoặc thoái vị, ông cũng chủ trì các cuộc họp trong mật nghị, trừ khi đã quá tuổi để bỏ phiếu. Ngoài ra, Hồng y Niên trưởng cũng có trách nhiệm phát ngôn "các tin tức về cái chết của giáo hoàng với các đoàn ngoại giao ở Tòa Thánh và các nguyên thủ quốc gia tương ứng", ông là đại diện cho hình ảnh Tòa Thánh trước công chúng trong thời gian trống tòa. Hồng y Niên trưởng cũng là người có đặc quyền hỏi Giáo hoàng đắc cử có chấp nhận chức vụ hay không, và tông hiệu mà Giáo hoàng đắc cử muốn sử dụng. Theo Giáo luật điều 355 (Giáo Luật 1983): Hồng y Niên trưởng có thẩm quyền truyền chức Giám mục cho người được bầu làm Giáo hoàng, nếu người đắc cử chưa lãnh chức Giám mục. Trong trường hợp vị niên trưởng bị ngăn trở, thì quyền ấy thuộc về Hồng y Phó niên trưởng, và nếu vị này cũng bị ngăn trở, thì thuộc về hồng y cao niên nhất thuộc đẳng Giám mục. Chẳng hạn, Hồng y Joseph Ratzinger vốn là Niên trưởng, và khi ông được bầu làm Giáo hoàng hồi năm 2005 (trở thành Giáo hoàng Biển Đức XVI) thì Hồng y Phó niên trưởng khi đó là Angelo Sodano thực hiện nhiệm vụ hỏi sự chấp nhận và tông hiệu. Hồng y Niên trưởng hoặc Hồng y Phó niên trưởng không có một quyền hành cai quản nào trên các hồng y khác, nhưng đều được coi là "Người đứng đầu trong số những người bình quyền".
Hồng y Niên trưởng hiện nay là Giovanni Battista Re, ông giữ tước hiệu Giáo phận Ostia, đồng thời vẫn giữ nguyên tước hiệu của một giáo phận khác mà ông đã có trước. | 1 | null |
Gỗ MFC (tên đầy đủ là Melamine Face Chipboard) là một loại gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều trong sản xuất nội thất hiện đại. Gỗ MFC thường còn gọi là gỗ ván ép hoặc gỗ ván dăm (OSB, PB, WB) phủ Melamine.
Cấu tạo.
Gỗ MFC bao gồm 2 phần, lõi ván dăm và bề mặt melamine.
Ván dăm (chipboard), thường được sản xuất từ gỗ rừng trồng từ các loại cây thu hoạch ngắn ngày như keo, cao su, bạch đàn... Thân gỗ sau khi được khai thác sẽ được băm nhỏ thành dăm gỗ, kết hợp với keo, ép lại thành tấm dưới cường độ áp suất nén cao.
Bề mặt được phủ lên một lớp Melamine, có tác dụng tạo thẩm mỹ, chống trầy xước, chống cháy và chống thấm bề mặt. Lớp bề mặt này thường có giả vân gỗ hoặc giả kim loại rất đẹp mắt.
Quy cách tấm.
Ván MFC được sản xuất chia thành ba loại kích thước cơ bản là size nhỏ - size trung bình và size lớn:
Size nhỏ: 1.220 x 2.440x (9 – 50)mm
Size trung bình: 1.530 x 2.440 x (18/25/30)mm
Size lớn: 1.830 x 2.440 x (12/18/25/30)mm
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà người ta phủ Melamine từ 1.5mm – 50mm một hoặc hai mặt khác nhau.
Giá thành.
Rẻ (khoảng 60% so với MDF, Veneer).
Ứng dụng.
Cho các dạng đồ nội thất theo khối phẳng, thẳng: tủ quần áo, kệ gỗ, kệ trang trí, bàn làm việc hiện đại, ốp trần, ốp tường... | 1 | null |
Thái thượng vương (chữ Hán:太上王), hay Thái thượng quốc vương (太上國王), gọi tắt là Thượng Vương (上王), là ngôi vị mang nghĩa là "vua bề trên" trong triều đình phong kiến ở khu vực Á Đông.
Thái thượng vương của Triều Tiên.
Đối với các Hoàng đế Trung Hoa, trên thực tế các vị quân chủ Triều Tiên đều nhận thụ phong nên chỉ xưng vương, do đó khi thoái vị đều gọi là Thái thượng vương hoặc Thượng vương điện hạ.
Thái thượng vương của Việt Nam.
Việt Nam thời phong kiến cũng chịu thụ phong của các Triều đại Trung Hoa trên danh nghĩa nhưng ở trong nước vẫn tự xưng Hoàng đế do đó Thái thượng hoàng Việt Nam đối với sử sách Trung Hoa cũng ghi là Thái thượng vương, còn thực tế ở Việt Nam chỉ có chúa Trịnh và chúa Nguyễn là Thái thượng vương.
Thái thượng vương của Cao Miên.
Trong lịch sử Campuchia, các quốc vương giữ ngôi vị vĩnh viễn trừ khi qua đời hoặc bị phế truất. Khi chế độ quân chủ lập hiến thành lập, Hiến pháp Campuchia không cho phép quốc vương tự thoái vị. Vì vậy khi quốc vương Norodom Sihanouk tuyên bố thoái vị vì lý do sức khỏe ngày 7 tháng 10 năm 2004, Chea Sim, Chủ tịch Thượng viện Campuchia, tạm nắm giữ chức Quyền nguyên thủ Nhà nước cho đến ngày 14 tháng 10 khi Hội đồng Tôn vương bầu Hoàng thân Norodom Sihamoni – một trong những người con trai của Sihanouk - lên làm tân vương. Norodom Sihanouk được tân vương tôn phong danh hiệu Vương phụ (phiên âm Khmer: "Preahmâhaviraksat"), được xem là tương đương ngôi vị Thái thượng vương. Ông giữ danh hiệu này cho đến khi qua đời năm 2012. | 1 | null |
Khước Khuyết hay Khích Khuyết (chữ Hán: 郤缺, bính âm: Xì Quē) hay Khước Thành tử (郤成子), là tướng nước Tấn thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc.
Sự nghiệp.
Tổ tiên của Khước Khuyết gốc họ Cơ, thuộc dòng công thất nước Tấn, đời Thúc Hổ được phong thực ấp ở đất Khước (Khích), nên lấy chữ Khước (Khích) làm họ. Đến đời cha Khước Khuyết là Khước Nhuế phò giúp Tấn Huệ công, được phong thêm ấp Ký. Sau khi Tấn Văn công đoạt ngôi, Khước Nhuế mưu giết Tấn Văn công không thành, bị lừa sang nước Tấn và bị xử tử, Khước Khuyết bị giáng làm thứ dân. Sau Tấn Văn công tuổi cao, đại phu Tư Thần thấy Khước Khuyết là người hiền đức, mới tiến cử ông vào Hạ quân, làm Hạ quân tá.
Đến đời Tấn Tương công, năm 627 TCN, nước Địch mang quân xâm lấn nước Tấn, tiến vào đất Cơ. Khước Khuyết cùng Tiên Chẩn lại mang quân ra cự địch, đánh tan quân Địch, Khước Khuyết bắt sống được vua nước Địch. Sau khi Tấn Tương công qua đời, Triệu Thuẫn nhiếp chính, các tướng Cơ Trịnh Phủ, Sĩ Cốc, Lương Ích Nhĩ, Khoái Khắc nổi loạn, bị Triệu Thuẫn giết chết. Triệu Thuẫn phong Khước Khuyết thay Cơ Trịnh Phủ làm Thượng quân tướng.
Năm 601 TCN, Triệu Thuẫn qua đời, Tấn Thành công phong Khước Khuyết lên thay làm Chính khanh Trung quân tướng.
Năm 597 TCN, Khước Khuyết qua đời, con ông là Khước Khắc lên thế tập, được phong Thượng quân tá. | 1 | null |
Tổ hợp thể thao Salalah () hay được biết đến là Tổ hợp Thanh niên (The Youth Complex) (), là một sân vận động đa năng thuộc chính phủ ở quận "Auwqad", Salalah, Oman. Tổ hợp này thường xuyên được sử dụng cho thi đấu bóng đá và điền kinh. Đây là sân nhà của đội bóng Dhofar, cũng như của Al-Nasr Salalah.
Tổ hợp thể thao Salalah và Sân vận động Saadah.
Sau khi Sân vận động Al-Saadah xây dựng và được hoàn thành gần đây tại quận Al-Saadah của Salalah, rất nhiều trận đấu của các câu lạc bộ như Al-Nasr và Dhofar đã diễn ra ở đó. | 1 | null |
Thamnophis elegans là một loài rắn Colubridae. Loài rắn này sinh sống ở tây nam Canada và tây Hoa Kỳ. Chúng sinh sản bằng noãn thai sinh, nghĩa là đẻ con sau khi trứng nở trong bụng mẹ, đặc trưng của rắn Natricinae. Mỗi lứa đẻ 8-12 con rắn con vào tháng 8 và tháng 9. Ít nhất năm phân loài được công nhận.
Phạm vi địa lý.
"Thamnophis elegans" tìm thấy ở miền tây nam Canada và miền tây Hoa Kỳ, xa về hướng đông đến tây Nebraska và Oahoma Panhandle. Một quần thể độc lập tại Baja California, Mexico.
Phân loài.
Nhiều phân loài và nòi được công bố, dù chỉ có số ít có thực, còn lại chứa chắc chắn.
Môi trường sống.
"Thamnophis elegans" xuất hiện tại nhiều môi trường sống, gồm thảo nguyên, rừng gỗ, và rừng lá kim, từ ngang mặt nước biển đến nơi cao . Chúng thường sống cạn, mặc dù quần thể ở Đại Bồn địa và Dãy Rocky sống bản thủy sinh. | 1 | null |
Tóm tắt.
Vấn đề nô lệ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc nội chiến Nam – Bắc Mỹ. Chính trong giai đoạn này Baby Suggs, một phụ nữ da đen, bị bán đến Kentucky làm nô lệ. Sau khoảng thời gian dài đau khổ làm lụng cực nhọc, ngược đãi bạo lực và lạm dụng tình dục như những người nô lệ khác, bà đã đến được Sweet Home. Người chủ mới đối xử tử tế, bà được sống chung với Halle- đứa con trai duy nhất còn sống và cuối cùng bà được tự do đổi bằng 5 năm làm việc không công vào ngày chủ nhật. Tung tích 7 đứa con còn khác của bà vẫn bặt vô âm tín.
Cùng với Sixo, Paul A, Paul D và Paul F, Halle trải qua những ngày làm việc quần quật ngoài đồng dưới thân phận nô lệ, không người thân thuộc, đời sống tinh thần thiếu thốn, không phụ nữ, không niềm vui. Vận may đã mỉm cười khi Halle, được sự đồng ý của bà chủ trang trại và mẹ mình, cưới được Sethe, một cô gái nô lệ da đen khác; và họ đã sống hạnh phúc bên nhau trong những ngày ở Sweet Home.
Sau khi ông chủ trang trại chết, hoàn cảnh sống và lao động của nô lệ ở nông trại ngày càng trở nên khắc nghiệt. Baby Suggs đã lãnh đạo họ thực hiện một cuộc đào tẩu để tìm tự do. Bà đưa ba đứa cháu đến Ohio, Halle và Sethe đi sau. Không chịu nổi cảnh Sethe bị mấy đứa cháu của ông giáo làng làm nhục nên Halle bỏ đi mất. Sethe với bào thai 6 tháng phải đơn độc lẩn trốn và hạ sinh trên trường trốn chạy nhờ sự giúp đỡ của cô gái da trắng tên Amy. Cuối cùng Sethe và con gái mình (Denver) cũng đến được Ohio, những người còn lại đã không thể trốn thoát.
Gia đình này định cư ở Blue Stone với những tháng ngày yên bình. Nơi ấy, những buổi chiều thứ bảy Baby Suggs tập trung những người trong làng để kể lại những tháng ngày vất vả, giảng Kinh Thánh và giúp mọi người có thêm niềm tin trong cuộc sống còn nhiều khó khăn.
Bất ngờ, vào một ngày nọ, tên thần giáo làng cùng cảnh sát và tên săn nô lệ tìm đến, ập vào nhà định bắt Sethe và những đứa con của chị trở lại kiếp nô lệ. Trong cơn hoảng loạn, không muốn con mình phải chịu khốn khổ, Sethe đã giết Beloved và làm ba đứa còn lại bị thương. Baby Suggs đã về kịp để để cứu chúng. Sethe bị bắt vào tù vì tội giết con, Denver còn nhỏ nên cũng theo mẹ vào tù.
Sau khi ra tù, Sethe trở về sống với Baby Suggs nhưng không còn được như xưa vì ngôi nhà số 124 nay chứa đầy nọc đọc long hận thù của đứa con bị giết- Beloved. Sethe bị mọi người xa lánh vì giết con, không chịu nổi sự dè bỉu này hai đứa con trai của chị là Howard và Buglar bỏ đi còn Denver thì mất đi thính giác trong một thời gian dài. Baby Suggs sau những tháng ngày mòn mỏi chờ đợi con, chau trở về đã qua đời.
Mười tám năm sau ngày bỏ trốn, Paul D đột ngột xuất hiện tại căn nhà 124 mang lại một bầu sinh khí mới. Sethe cảm thấy yêu đời hôn, Denver tuy ban đầu cảm thấy khó chịu và gã người lạ này nhưng dần cũng cảm thấy quen thuộc với ông. Duy chỉ có một người khó chịu, ấy là hồn ma Beloved. Hồn ma ngày càng quấy phá dữ dội đến mức Paul D phải trấn yểm và đánh đuổi nó đi. Paul D cố gắng hồi sinh gia đình này, giúp họ quên đi quá khứ và hòa nhập với đời sống hiện tại bằng cách làm cho họ ra khỏi nhà lần đầu tiên để đến lễ hội.
Trở về từ vũ hội hóa trang, Paul D, Sethe và Denver nhìn thấy một cô gái mệt mỏi ngồi bệt trước cửa nhà. Cô tự xưng là Beloved nay đã trở về và muốn được yêu thương trong gia đình này. Càng ngày Sethe và Denver càng yêu quý và không muốn xa rời cô bé, duy có Paul D cảm thấy sự việc này có điều gì rất kỳ lạ. Paul D luôn cảm thấy có một sức mạnh siêu nhiên đẩy anh ra khỏi gia đình này, sự việc càng rõ hơn trong một đêm ngủ trong nhà kho Pauld cảm nhận rõ Beloved đang gieo rắt những hoài niệm đau đớn và phù chú anh ngủ với cô. Thay vì nói với Sethe chuyện này, Paul D ngỏ ý muốn xây dựng gia đình với cô; những người bạn biết chuyện đã can ngăn anh bằng cách kể lại nguyên nhân cộng đồng xa lánh Sethe. Sau một trận tranh cãi về hành vi giết con của Sethe, Paul D bỏ đi.
Sethe ngày càng thương yêu và chăm sóc cho Beloved như một sự bù đắp, đến nỗi cô hy sinh cả công việc và sức khỏe của mình. Beloved ngày càng đòi hỏi và thường xuyên tự cho phép mình phẫn nộ khi không được đáp ứng dẫn đến tình trạng suy kiệt của Sethe. Denver lo lắng nhờ mọi người ở Blue Stone giúp đỡ. Những người phụ nữ đã hợp sức cầu kinh và đuổi hồn ma ra khỏi ngôi nhà, đứa bé gái cũng biến mất. Sau khi hiểu được Sethe, Paul D đã trở về và cùng cô xây dựng cuộc sống mới. | 1 | null |
Trận Als, còn gọi là Trận Alsen, là một hoạt động quân sự trong cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ hai (1864), đã diễn ra vào ngày 29 tháng 6 năm 1864, trên hòn đảo Als của Đan Mạch. Trong cuộc giao chiến quyết liệt này, một lực lượng của quân đội Phổ dưới quyền chỉ huy của viên tướng Herwarth von Bittenfeld, thực thi một kế hoạch táo bạo của Helmuth Von Moltke Lớn – viên tham mưu trưởng của Tổng tư lệnh quân đội liên minh Áo-Phổ là Hoàng thân Friedrich Karl, đã tiến hành một cuộc tấn công đổ bộ vào pháo đài của quân đội Đan Mạch ở Als, và giành được Als từ tay đội quân phòng thủ của Đan Mạch do tướng Steinmann chỉ huy. Trận đánh đã mang lại cho quân Đan Mạch những thiệt hại nặng nề (trong số đó có hàng nghìn binh lính bị bắt làm tù binh), trong khi phe tấn công là quân Phổ chỉ bị thiệt hại nhẹ. Với chiến thắng tại Als, người Phổ đã đưa giao tranh giữa quân đồng minh Áo - Phổ với Đan Mạch đến hồi kết, và chiến tranh cuối cùng đã dứt điểm vào tháng 10 năm 1864 với sự thất bại của Đan Mạch. Cuộc tiến chiếm Als của quân Phổ cũng được xem là một trong những chiến tích hiếm hoi trong lịch sử chiến tranh, đồng thời thể hiện tài thao lược của tướng Bittenfeld và mang lại danh tiếng cho ông.
Dưới quyền tổng chỉ huy của Hoàng thân Friedrich Karl, các lực lượng Phổ đã đập tan cuộc kháng cự dữ dội của quân Đan Mạch trong trận Dybbøl vào ngày 18 tháng 4 năm 1864, buộc đội quân trú phòng của Đan Mạch ở Dybbøl phải rút chạy về Als. Người Đan Mạch quyết định phải phòng ngự hòn đảo này. Vào ngày 9 tháng 5 – cũng là ngày hải quân Áo - Phổ thua trận Helgoland, các hoạt động quân sự bị tạm ngừng do các cường quốc khác ở châu Âu triệu tập hội nghị Luân Đôn để giải quyết tình hình Đức – Đan Mạch mà không phải đổ máu, nhưng thất bại. Ngay sau khi hội nghị chấm dứt, các khẩu đội pháo của Phổ đã đồng loạt oanh kích vào những vị trí đổ bộ được đề xuất để chuẩn bị cho trận tấn công Alsen ngày 29 tháng 6. Trong đêm ngày 29 tháng 6, binh lính của Phổ bắt đầu vượt qua eo biển Alsen trên những con thuyền nhỏ. Quân Đan Mạch hoàn toàn bị choáng ngợp, do không được tin về cuộc tấn công của Phổ và sự bất lực của lính gác của Đan Mạch. Các khẩu đội pháo của Đan Mạch lập tức khai hỏa nhưng bị đè bẹp. Lúc cuộc đổ bộ đang diễn tiến thuận lợi, Tàu bọc sắt "Rolf Krake" của Đan Mạch đã cố gắng chặn đứng cuộc vượt eo biển và gây cho quân Phổ khó khăn. Nhưng, các khẩu đội pháo của Phổ đã tập trung khai hỏa vô cùng ác liệt vào "Rolf Krake", buộc chiến hạm này phải rút lui về phía sau một doi đất. Quân đội Phổ tiếp tục vượt qua eo biển. Sau khi đặt chân lên bờ biển, quân Phổ dễ dàng đánh bại một số quân phòng thủ của Đan Mạch, làm chủ cả hai bờ biển của eo Alsen. Thừa thế thượng phong, quân Phổ tập hợp binh lực và tiến về phía Nam.
Các lực lượng mới mẻ của Phổ liên tiếp được đưa qua eo biển, khiến cho họ chiếm ưu thế vượt trội về quân số so với đối phương. Trong khi đó, các trung đoàn của Đan Mạch không thể chống nổi. Tình hình quân lực Đan Mạch trở nên hỗn loạn, và với việc cả hai bên sườn của Đan Mạch đều bị đe dọa và thiệt hại gia tăng, tướng Steinmann phải ban lệnh rút lui – điều này đồng nghĩa với việc quân Đan Mạch đã đánh mất Alsen. Quân Đan Mạch vừa chiến đấu, vừa rút lui trong trật tự, và bị lực lượng pháo binh của Phổ gây thiệt hại nặng nề. Đến bờ biển đông nam của Alsen, một số lượng quân Đan Mạch lên các phương tiện vận tải tại tại Hörup-Haff, trong khi số khác lên các phương tiện vận tải ở Kekenis. Họ được đưa đến Fuenen, và vài ngày sau trận giao chiến, người lính Đan Mạch cuối cùng đã rời khỏi Alsen. Người Phổ khi đó rất tự hào vì chiến thắng của họ, điều này được biểu hiện rõ rệt qua một huấn lệnh của Tổng tư lệnh quân đồng minh Áo - Phổ là Friedrich Karl vào ngày 30 tháng 6 năm 1864. Cuộc tấn công Alsen đã trở thành một trong những cuộc đổ bộ trong giai đoạn cuối thế kỷ 19. Trong khi đó, sự thất bại ở Alsen đã khiến cho tinh thần của quân Đan Mạch bị suy nhược, vì thấy rằng tình hình các đảo của họ không còn yên ổn nữa. Trận đánh cũng cho thấy rằng hạm đội mà người Đan Mạch trông cậy không thể cản được quân đội Phổ vượt qua một eo biển chật hẹp trước các khẩu pháo của Đan Mạch. Đan Mạch bị buộc phải ngồi vào vòng đàm phán, và theo Hòa ước Viên vào ngày 30 tháng 10 năm 1864, vua Đan Mạch nhượng Schleswig, Holstein cùng với Lauenburg cho Phổ và Áo. | 1 | null |
Yuri Lvovich Averbakh (Ю́рий Льво́вич Аверба́х; sinh 8 tháng 2 năm 1922 - 7 tháng 5 năm 2022) là một đại kiện tướng và tác giả viết về cờ vua người Liên Xô và nay là Nga. Tính đến nay, ông là đại kiện tướng cao tuổi nhất. Ông sinh tại Kaluga, Nga.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Cha ông là người Do Thái gốc Đức . Tổ tiên ông gốc Đức có họ là Auerbach, nghĩa là "suối cỏ". Mẹ ông là người Nga. Cả hai bên ông bà của ông đều không ủng hộ đám cưới của cha mẹ ông vì cha ông là một người gần như vô thần còn mẹ ông lại là một tín đồ Chính thống giáo Đông phương. Ngoài ra một lý do nữa là bà ngoại ông mất khi còn trẻ nên mẹ ông phải gánh vác việc gia đình. Yuri tự gọi mình là một người theo thuyết định mệnh.
Thành công ở các giải đấu.
Thành công đầu tiên của Averbakh là chức vô địch ở Moskva năm 1949, xếp trên các đối thủ như Andor Lilienthal, Yakov Estrin và Vladimir Simagin. Ông nhận danh hiệu đại kiện tướng năm 1952. Năm 1954 Averbakh vô địch Liên Xô, xếp trên các danh thủ như Mark Taimanov, Viktor Korchnoi, Tigran Petrosian, Efim Geller và Salo Flohr. Hai năm sau, cũng tại giải vô địch quốc gia ông đồng điểm hạng nhất với Taimanov và Boris Spassky, tuy nhiên chỉ giành ngôi á quân sau vòng đấu chọn ra nhà vô địch giữa ba kỳ thủ này. Nhà vô địch Taimanov sau này từng có thời gian là con rể của ông. Những thành công khác của Averbakh là giải Viên năm 1961 và Moskva năm 1962.
Ở các giải vô địch thế giới, Averbakh từng lọt vào vòng lựa chọn ứng cử viên năm 1953, xếp hạng 10 / 15 kỳ thủ tham dự. Ông cũng lọt vào vòng tuyển chọn liên khu vực năm 1958 tại Portorož nhờ vào việc xếp hạng tư tại Giải vô địch Liên Xô cùng năm. Tại Portorož, Averbakh xếp đồng hạng bảy và chỉ kém nửa điểm để có suất vào vòng lựa chọn ứng cử viên.
Phong cách thi đấu.
Phong cách thi đấu chắc chắn của ông đã gây khó cho những kỳ thủ có thiên hướng tấn công muốn vượt qua, như ông từng viết:"... Khi mà Nezhmetdinov đã tấn công thì có thể vượt qua được bất cứ đối thủ nào, kể cả Tal. Tuy nhiên tỉ số đối đầu của tôi với ông ấy hình như là 8½–½ vì tôi không cho ông ấy bất kì cơ hội chủ động nào. Trong những tình huống đó ông ấy sẽ làm hỏng thế trận của mình vì ông ấy muốn đưa về thế trận phức tạp."
Tác phẩm.
Bên cạnh việc là một kỳ thủ danh tiếng, Averbakh còn là một nhà nghiên cứu lý thuyết cờ vua, chủ yếu về tàn cuộc. Ông đã xuất bản trên 100 tác phẩm. Nhiều tác phẩm trong số đó đã có những đóng góp đáng kể tới lý thuyết tàn cuộc. Năm 1956 ông nhận được danh hiệu "Giám khảo quốc tế của các cuộc thi cờ thế" của FIDE và tới năm 1969 ông nhận danh hiệu "Trọng tài quốc tế".
Ngoài ra, Averbakh còn là một phóng viên và tác giả một số sách cờ. Ông từng là biên tập tạp chí định kỳ "Шахматы в СССР" ("Cờ vua ở Liên Xô") và "Шахматный бюллетень" ("Bản tin cờ vua"). Từ 1956 đến 1962 ông (cùng với Vitaly Chekhover và một số người khác) biên tập một tuyển tập 4 cuốn về tàn cuộc, "Шахматные окончания" ("Tàn cuộc cờ vua", được tái bản và bổ sung năm 1980-84 và dịch sang tiếng Anh với tựa đề "Comprehensive Chess Endings" ("Tàn cuộc cờ vua toàn diện") gồm 5 cuốn).
Đóng góp về khai cuộc.
Averbakh được đặt tên cho một vài biến thể khai cuộc.
Những hoạt động khác.
Trong thập niên 1960, Averbakh làm việc cho tạp chí Liên Xô "Знание - сила" ("Tri thức là sức mạnh") chuyên đăng tải các truyện khoa học và khoa học viễn tưởng.
Qua đời.
Ông mất ngày 7 tháng 5 năm 2022. Averbakh được sống sót bởi một cô con gái, người đã kết hôn với Mark Evgenievich Taimanov trong mười năm. chỉ sau 3 tháng mới khép lại sinh nhật và Lễ mừng thọ thứ 100 tuổi của ông. | 1 | null |
Léa Seydoux (sinh ngày 01 tháng 7 năm 1985) là một nữ diễn viên và người mẫu Pháp. Cô là cháu gái của Jérôme Seydoux, Chủ tịch Pathé, và cháu gái Nicolas Seydoux, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Gaumont. Cô được đề cử cho giải thưởng César cho nữ diễn viên triển vọng nhất cho vai diễn trong bộ phim La Belle personne (2009), Belle Épine (2011) và giải César cho nữ diễn viên xuất sắc nhất trong phim Les Adieux à la reine (2013).
Tiểu sử.
Sinh ngày 1 tháng 7 năm 1985, Léa Seydoux là con gái của doanh nhân Henri Jérôme Seydoux-Fornier de Clausonne và Valérie Schlumberger. Cô sinh ra ở Passy, quận 16 của Paris và lớn lên ở Saint-Germain-des-Prés trong quận 6. Cô được nuôi dạy theo đạo Tin lành nghiêm ngặt, nhưng cô không theo đạo. Cô có ba anh chị em cùng cha khác mẹ từ cuộc hôn nhân đầu tiên của mẹ cô, một chị gái, nhà tạo mẫu Camille Seydoux từ cuộc hôn nhân của cha mẹ cô, và hai anh em cùng cha khác mẹ từ cuộc hôn nhân của cha cô. Cha mẹ của Seydoux đều là người gốc Alsatian. Gia đình Seydoux được biết đến rộng rãi ở Pháp. Ông nội của cô, Jérôme Seydoux, là chủ tịch của Pathé và cha cô là người sáng lập và giám đốc điều hành của công ty không dây Pháp Parrot. Bất chấp mối quan hệ của Seydoux, gia đình cô ban đầu không quan tâm đến sự nghiệp điện ảnh của cô và không giúp đỡ cô; cô ấy đã nói rằng cô ấy và người ông có ảnh hưởng của cô ấy không thân thiết. Khi còn nhỏ, cô không có mong muốn diễn xuất. Thay vào đó, cô muốn trở thành một ca sĩ opera, theo học âm nhạc tại Conservatoire de Paris.
Seydoux mô tả thời trẻ của cô ấy là tóc ngắn, hơi rối bù và được nhiều người xem là hơi kỳ lạ: "Mọi người thích tôi, nhưng tôi luôn cảm thấy mình là một kẻ lạc lõng.". Vẫn lo lắng về sự nhút nhát của mình khi trưởng thành, Seydoux đã thừa nhận. đã trải qua một cuộc khủng hoảng lo lắng trong Liên hoan phim Cannes 2009. | 1 | null |
Báo "Nông nghiệp Việt Nam" là tờ báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Tờ báo phát hành chủ yếu tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hướng tới đối tượng độc giả là nông dân và người hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn.
- Tòa soạn: Số 14 phố Ngô Quyền, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
- Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Thạch.
- Phó Tổng biên tập: Lê Trọng Đảm, Vũ Minh Việt, Trần Văn Cao.
- Tôn chỉ mục đích: Diễn đàn vì sự Phát triển nông nghiệp và Nâng cao dân trí nông thôn.
- Hiện tờ báo phát hành từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Ngoài ra còn có ấn phẩm phụ Kiến thức Gia đình và Báo Điện tử nongnghiep.vn
----Lịch sử
- Hoàn cảnh ra đời: Báo "Nông nghiệp Việt Nam", tiền thân là Báo Tấc đất. Báo Tấc đất do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên và viết bài cho số ra đầu tiên vào ngày 7/12/1945. Đây cũng được xem là ngày thành lập Báo "Nông nghiệp Việt Nam".
Ngay sau khi Cách mạng Tháng tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, nhiệm vụ diệt "giặc đói" được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu. Trong hoàn cảnh đó, Báo Tấc đất được thành lập, do Bộ Canh nông bảo trợ và là cơ quan cổ động SX.
Báo “Tấc đất” là tờ tuần báo có 2 trang, khổ lớn 50 cm, ra ngày thứ Sáu hằng tuần, giá 7 hào. Chủ nhiệm kiêm Chủ bút đầu tiên là Kỹ sư Canh nông Hoàng Văn Đức (1918-1996), Giám đốc Nha Nông chính Việt Nam. Trụ sở tòa báo được đóng tại số nhà 20 phố Lý Thái Tổ, vốn trước đây mang tên Đô đốc Cuốc-bê. Tờ báo do Bộ Canh nông bảo trợ và là cơ quan cổ động sản xuất.
Trong thư "Gửi nông gia Việt Nam" đăng trên số báo đầu tiên của Báo Tấc đất, Hồ Chủ tịch đã viết: "Câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” ngày nay có hai ý nghĩa."
"1 - Báo" Tấc đất "sẽ chỉ bảo cho anh em chị em nhà nông làm thế nào cho nông nghiệp mau chóng tiến bộ. Sự chỉ bảo của Tấc đất cũng quý hóa như Tấc vàng."
"2 - Loài người ai cũng “dĩ thực vi tiên” (nghĩa là trước cần phải ăn), nước ta thì “dĩ nông vi bản” (nghĩa là nghề nông làm gốc). Dân muốn ăn no thì phải giồng giọt [trồng trọt - PV] cho nhiều. Nước muốn giàu mạnh thì phải phát triển nông nghiệp. Vậy chúng ta không nên bỏ hoang một tấc đất nào hết. Chúng ta phải quý mỗi tấc đất như một tấc vàng."
Cuối thư, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nông gia: "“Hiện nay chúng ta có hai việc quan trọng nhất: cứu đói ở Bắc và kháng chiến ở Nam”," và kêu gọi nông dân: "“Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa! Đó là khẩu hiệu của ta ngày nay. Đó là cách thiết thực của chúng ta để giữ vững quyền tự do, độc lập”."
- Các giai đoạn phát triển | 1 | null |
Trận đấu giữa hai đội bóng AS Adema và Stade Olympique de l'Emyrne (SOE) diễn ra vào ngày 31 tháng 10 năm 2002 trong khuôn khổ giải bóng đá vô địch quốc gia Madagascar đã kết thúc với tỷ số 149-0 nghiêng về Adema, được Sách Kỷ lục Guinness công nhận là trận đấu có số bàn thắng nhiều nhất và là trận thắng đậm nhất trong lịch sử bóng đá thế giới.
Trận đấu này là một phần của vòng loại gồm bốn đội có thứ hạng cao nhất trong mùa giải 2002 để chọn ra nhà vô địch. Trước đó, SOE, đương kim vô địch của giải, đã bị DSA Antananarivo cầm hòa 2-2 và sau khi bốc thăm đá loại, họ phải chạm trán với kình địch Adema. Biết rằng mình đã không còn cơ hội vô địch và nhận thấy các quyết định của trọng tài đang làm trầm trọng thêm vấn đề, các cầu thủ của SOE đã tự phản lưới nhà 149 lần.
Diễn biến.
Sau khi trận đấu bắt đầu được ít phút, Adema được hưởng quả phạt đền. Huấn luyện viên Ratsimandresy Ratsarazaka của SOE phản ứng lại quyết định trên rồi sau đó, ông chỉ đạo cho các học trò thay nhau phản lưới nhà tổng cộng 149 lần. Với tần suất như vậy, cứ trung bình khoảng 36 giây lại có một bàn thắng.
Liên đoàn bóng đá Madagascar (FMF) đã quyết định cấm ông Ratsarazaka hành nghề 3 năm, trong khi bốn cầu thủ của SOE trực tiếp tham gia vào 149 bàn phản lưới nhà bị treo giò tới hết mùa giải: thủ môn Razafindrakoto, đội trưởng đội tuyển quốc gia Madagascar cùng với đội trưởng SOE là Andrianiaina và hai cầu thủ khác là Rakotoarimanana và Rakotonandrasana. Tất cả đều bị cấm tham gia các hoạt động bóng đá trong khoảng thời gian thụ án kỷ luật. Mọi kết quả của SOE trong mùa giải 2002 cũng bị FMF hủy bỏ và đội bóng tuyên bố giải thể 4 năm sau. | 1 | null |
Mạc Hồng Quân (sinh ngày 1 tháng 1 năm 1992) là một cầu thủ bóng đá người Việt Nam hiện đang thi đấu ở vị trí tiền vệ tấn công cho câu lạc bộ Quy Nhơn Bình Định.
Mạc Hồng Quân trưởng thành từ lò đào tạo trẻ Sparta Praha nổi tiếng của Cộng hòa Séc. Ở cấp độ quốc tế, anh đang có 14 lần ra sân cho đội tuyển quốc gia Việt Nam và ghi được 3 bàn thắng.
Sự nghiệp cầu thủ.
Mạc Hồng Quân sinh năm 1992 tại Đồng Lạc, Chí Linh, Hải Dương nhưng đã cùng gia đình sang Cộng hòa Séc định cư từ năm 2000. Sau đó, anh tham gia tập luyện và chơi bóng tại câu lạc bộ địa phương Tachov. Đến năm 15 tuổi, anh được Sparta Prague phát hiện và ký hợp đồng chuyên nghiệp. Mùa giải 2011–12, anh được đôn lên đội hình B của Sparta Praha thi đấu tại giải hạng hai của Cộng hòa Séc.
Sau màn trình diễn trong màu áo U-22 Việt Nam, Hồng Quân về nước khoác áo Thanh Hóa theo hợp đồng cho mượn 3 tháng từ câu lạc bộ Sparta Praha. Anh bắt đầu thi đấu cho đội bóng xứ Thanh tại V.League từ giai đoạn 2 mùa giải 2013. Tuy vậy, trong một cuộc phỏng vấn, một thành viên ban huấn luyện câu lạc bộThanh Hóa tiết lộ, hợp đồng giữa tiền đạo Việt kiều và Sparta Praha đã kết thúc. Cũng có nghĩa, Mạc Hồng Quân đã chính thức trở thành cầu thủ tự do.
Ngày 16 tháng 6 năm 2013, Hồng Quân ra mắt V.League 1 trong trận gặp Đồng Nai, mặc dù có nhiều đường chuyền kiến tạo cho đồng đội, trong đó có một lần anh đưa bóng được vào lưới đối thủ nhưng không được trọng tài công nhận do lỗi việt vị, Thanh Hóa vẫn phải nhận thất bại 1–2 trên sân Đồng Nai. Ngày 7 tháng 7, sau 3 trận "tịt ngòi" kể từ khi đầu quân cho Thanh Hóa, Mạc Hồng Quân ghi bàn thắng đầu tiên cho câu lạc bộ trong trận thắng 4–2 trước Kiên Giang tại vòng 15. Kết thúc mùa giải 2013, với 5 bàn thắng ghi được, Hồng Quân được Thanh Hóa gia hạn hợp đồng đến mùa 2014. Tuy nhiên, sau khởi đầu không tốt ở mùa giải V-League 2014, Hồng Quân đã bị câu lạc bộ Thanh Hoá thanh lý hợp đồng.
Mùa giải 2019 là mùa giải bùng nổ nhất của Mạc Hồng Quân khi anh ghi tới 9 bàn thắng, thành tích không thua kém bất kỳ tiền đạo nào ở thời điểm đó và lọt vào Đội hình tiêu biểu của V.League 1.
Sự nghiệp quốc tế.
U-22 Việt Nam.
Tháng 6 năm 2012, Mạc Hồng Quân cùng với một cầu thủ Việt kiều khác là tiền vệ Nguyễn Thanh Giang được huấn luyện viên Mai Đức Chung phát hiện trong những ngày tập huấn tại châu Âu. Với tư cách một thành viên của Hội đồng huấn luyện viên quốc gia, ông đã giới thiệu 2 cầu thủ Việt kiều trẻ tuổi này với VFF và 2 người đã được gọi vào đội tuyển U-22 Việt Nam chuẩn bị cho vòng loại giải vô địch U-22 châu Á tại Myanmar. Trước thềm giải đấu, Hồng Quân đã có 2 trận đấu giao hữu tại Thái Lan và ghi được 1 bàn trong trận gặp U-22 Maldives. Tại vòng loại trên đất Myanmar, mặc dù U-22 Việt Nam thất bại nhưng Hồng Quân vẫn có 3 pha lập công và là cầu thủ ghi nhiều bàn nhất đội.
U-23 Việt Nam.
Ngày 6 tháng 6 năm 2013, anh có trận đấu đầu tiên cho đội tuyển U-23 Việt Nam gặp câu lạc bộ Kashima Antlers trên sân vận động Mỹ Đình. Tuy nhiên, trước hàng thủ đội bóng đến từ Nhật Bản, anh không thể hiện được nhiều và bị thay ra ở phút 66. Năm ngày sau, anh cùng các đồng đội có chiến thắng 2–0 trước U-23 Myanmar trên sân vận động Thống Nhất.
Ngày 15 tháng 9 năm 2014, Hồng Quân góp mặt trong đội hình xuất phát ở trận ra quân của Olympic Việt Nam tại vòng bảng ASIAD 17. Phút 24, anh chuyền bóng bên cánh phải tạo điều kiện để Võ Huy Toàn ghi bàn mở tỷ số bất ngờ cho Olympic Việt Nam. Chỉ 6 phút sau, đích thân Mạc Hồng Quân có pha xử lý solo kỹ thuật trước hàng thủ đội bạn và dứt điểm quyết đoán nâng tỷ số lên 2–0. Trận đấu kết thúc với thắng lợi bất ngờ 4–1 cho thầy trò HLV Miura trước đội tuyển Olympic Iran.
Việt Nam.
Ngày 16 tháng 1 năm 2013, Hồng Quân có tên trong danh sách tập trung của đội tuyển quốc gia chuẩn bị cho vòng loại Asian Cup 2015. Anh ra mắt đội tuyển quốc ra trong trận đấu với đội tuyển UAE tại vòng loại cúp bóng đá châu Á 2015. Anh có bàn thắng đầu tiên cho đội tuyển quốc gia khi gỡ hoà 1–1 trong trận thắng 3–1 trước Malaysia.
Dưới thời huấn luyện viên Park Hang-seo, Mạc Hồng Quân chỉ có một lần được triệu tập lên đội tuyển Việt Nam vào tháng 9 năm 2019 và bị loại trước khi ông thầy người Hàn Quốc chốt danh sách thi đấu trận gặp Malaysia tại vòng loại World Cup 2022.
Đời sống cá nhân.
Mạc Hồng Quân bắt đầu hẹn hò với người mẫu Kỳ Hân (tên thật là Nguyễn Thị Mộng Điệp, sinh năm 1995) vào đầu năm 2016. Cặp đôi này kết hôn vào ngày 26 tháng 6 năm 2016 và hiện đã có với nhau 2 cậu con trai. Ngoài ra, anh còn có một cậu con trai khác với bạn gái cũ Nguyễn Khánh Ly (Ly kute). | 1 | null |
Ngày 18 tháng 2 năm 2013, 8 tay súng đeo mặt nạ đi trong 2 xe ô tô giả dạng cảnh sát đã cướp số lượng kim cương trị giá khoảng USD 50 triệu từ một máy bay chuẩn bị bay đi Zurich, Thụy Sĩ của hãng hàng không Helvetic Airways khi máy bay này đang ở trên một đường băng tại sân bay Brussels, Bỉ ngay trước 8h tối. vụ cướp đã được mô tả là chuyên nghiệp, thực hiện bởi người trong cuộc, và đã được thực hiện mà không nổ phát súng nào. Băng cướp gồm tám tên trùm đầu đi trên hai chiếc xe với những đặc điểm nhận diện như xe cảnh sát và dừng lại trên sân đỗ của sân bay.
Băng cướp đã trốn trong một công trường xây dựng bên ngoài sân bay trước khi tiến hành vụ cướp. Băng cướp đã chui qua một lỗ ở hàng rào mà họ tạo ra vượt qua được rào chắn an ninh và lái hai chiếc xe gồm một chiếc xe tải Mercedez nhỏ và một chiếc xe con màu đen với đèn hiệu nhấp nháy của cảnh sát, tới gần một máy bay chở khách của Thụy Sĩ đang chuẩn bị cất cánh, mở khoang hành lý để lôi lô hàng có đá quý ra. Băng cướp đã cướp đi ít nhất 120 gói hàng, một phần của toàn bộ lô hàng được chuyển đi.
Vụ cướp diễn ra chớp nhoáng trong vài phút và không có nổ súng cũng như không có ai bị thương. Hành khách trên máy bay cũng không nhận ra điều gì. Một trong hai chiếc xe trong vụ cướp được phát hiện đã bị đốt cháy gần sân bay.
Lô kim cương này đã được chuyển tới sân bay từ Antwerp trên một chiếc xe tải bọc thép và đưa lên chiếc máy bay Fokker 100 hai động cơ phản lực chuẩn bị bay đi Zurich. | 1 | null |
Miên Thần () là tên một nhân vật sống vào thời nhà Hạ, ông là vị thủ lĩnh cuối cùng của quốc gia bộ lạc Hữu Dịch trong lịch sử Trung Quốc.
Theo ghi chép của Giáp cốt văn thì Miên Thần vừa là nhà lãnh đạo giỏi cũng vừa là một chiến binh quả cảm, dưới thời ông cai trị nước Hữu Dịch phát triển đến mức độ tối cường thịnh. Bấy giờ bên cạnh nước Hữu Dịch có nước Thương cũng đang trên đà thăng tiến, quân chủ nước ấy là Vương Hợi cũng rất chăm do cải cách kinh tế và rèn luyện quân đội khiến Miên Thần không thể không chú ý. Nếu cứ tiếp tục như vậy nước Thương lớn mạnh sẽ cạnh tranh trực tiếp đến địa vị của nước Hữu Dịch, Miên Thần bề ngoài vẫn tỏ vẻ giao hảo bình thường với nước Thương nhưng bên trong ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng để đánh úp. Cho đến một hôm Miên Thần bất ngờ đưa quân tập kích vào thành nước Thương, Vương Hợi do chủ quan không kịp trở tay thua to tháo chạy. Trên đường quân Thương rút lui Miên Thần đã bố trí sẵn phục kích nên giết chết được Vương Hợi, chỉ có em của Vương Hợi là Vương Hằng dẫn theo cháu nhỏ là Thượng Giáp Vi cùng một số tàn quân trốn thoát lui vào rừng sâu làm căn cứ địa tổ chức đánh tỉa lâu lâu dài mà thôi.
Sau khi đánh bại nước Thương thì Miên Thần sinh ra kiêu ngạo khinh địch, trong khi đó chú cháu Vương Hằng ở trong rừng vẫn chịu khó chiêu mộ nhân tài vật lực chờ thời cơ phục quốc. Sau nhiều năm chuẩn bị, khi cảm thấy thanh thế đã đủ mạnh có thể đánh địch Vương Hằng cùng cháu mở cuộc tổng tấn công tổng lực quyết định đánh mạnh vào thành đô nước Hữu Dịch. Lần này đến lượt Miên Thần bị động quân đội thua liểng xiểng bỏ chạy rồi bị giết chết trong đám loạn quân khiến cho nước Hữu Dịch cũng thôi tồn tại, Sử Ký Tư Mã Thiên không ghi chép rõ ràng về sự kiện này cho nên nó trở thành điều bí ẩn của lịch sử cho tới khi văn tự Giáp Cốt được khai quật thì người ta mới sáng tỏ và hiểu biết nhiều đến nhân vật Miên Thần này vậy. | 1 | null |
Hầu Mạc Trần Sùng (, 514 – 563), tự Thượng Nhạc, bộ tộc Hầu Mạc Trần, dân tộc Tiên Ti, người Vũ Xuyên, quận Đại , tướng lĩnh nhà Bắc Ngụy, nhà Tây Ngụy, nhà Bắc Chu, khai quốc công thần nhà Tây Ngụy, nhà Bắc Chu, một trong "Bát Trụ Quốc" nhà Tây Ngụy trong lịch sử Trung Quốc.
Đời Bắc Ngụy.
Tổ tiên của ông là một trong các bộ tộc thuộc Bắc Ngụy, cư trú ở sông Khố Hộc Chân . Tổ 5 đời gọi là Thái Cốt Đô hầu. Con cháu đời đời làm Cừ soái. Ông là Hầu Mạc Trần Doãn hưởng ứng việc dời con em quý tộc đến Lục trấn, đưa cả nhà đến trấn Vũ Xuyên. Cha là Hầu Mạc Trần Hưng, làm Điện trung tướng quân, Vũ Lâm giám.
Sùng từ nhỏ kiêu dũng, giỏi bắn cung, cẩn thận ít lời. Lên 15 tuổi, theo Hạ Bạt Nhạc cùng Nhĩ Chu Vinh đi đánh Cát Vinh. Lại theo Nguyên Thiên Mục dẹp Hình Cảo. Bình xong, nhờ công được làm Kiến uy tướng quân. Theo Nhạc phá Nguyên Hạo ở Lạc Dương. Được thăng làm Trực tẩm.
Sau đó Nhạc vào Quan, phá người Thục ở Xích Thủy. Khi ấy Mặc Kỳ Sửu Nô vây Kỳ Châu, sai bộ tướng Uất Trì Bồ Tát đem quân hướng đến Võ Công. Sùng theo Nhạc ra sức chiến đấu, phá được, thừa thắng đuổi lên phía bắc, giải vây Kỳ Châu. Lại đến sông Bách Lý Tế Xuyên , phá công sự của Hầu Phục Hầu Nguyên Tiến. Sửu Nô đưa tàn quân chạy đi Cao Bình, Sùng cùng khinh kị đuổi theo, đến Trường Khanh, Kính Châu thì kịp. Nghĩa quân chưa bày trận xong, ông một ngựa xông vào, bắt sống Sửu Nô trên lưng ngựa. Sùng hô lớn, nghĩa quân dạt tránh, không dám chống lại. Sau đó kỵ binh Bắc Ngụy đến đánh, nghĩa quân tan chạy bỏ trốn, nên đại bại. Nhạc lấy ngựa cùng bảo kiếm, đai vàng của Sửu Nô thưởng Sùng. Được làm An bắc tướng quân, Thái trung đại phu, đô đốc, phong Lâm Kính huyện hầu, thực ấp 800 hộ.
Khi Nhạc bị Hầu Mạc Trần Duyệt hại, Sùng cùng các tướng đón Vũ Văn Thái. Thái sai ông tập kích bộ hạ của Duyệt là Nguyên Châu thứ sử Sử Quy. Sùng trong đêm tiến quân, đưa 7 kỵ binh thẳng đến dưới thành, còn lại đều ở bên đường. Quy thấy ít quân, nên không đề phòng. Sùng lập tức vào chiếm cửa thành. Khi ấy anh em Lý Viễn ở trong thành khởi binh, trong ngoài nổi trống, bắt Quy, chém đầu. Thái lấy Sùng làm Hành Nguyên Châu sự. Tiếp tục theo quân bình Duyệt, được thăng làm Chinh tây tướng quân. Lại sai Sùng phủ dụ Tần Châu, riêng phong Quảng Vũ huyện bá, thực ấp 700 hộ.
Đời Tây Ngụy.
Năm Đại Thống đầu tiên (535), ông nhận chức Kính Châu thứ sử, gia Tán kỵ thường thị, Đại đô đốc, tiến tước làm công, ít lâu sau được thăng làm Xa kỵ đại tướng quân, Nghi đồng tam tư, Phiếu kỵ đại tướng quân, Khai phủ nghi đồng tam tư, đổi phong Bành Thành quận công, thực ấp 3000 hộ.
Năm thứ 3 (537), ông theo quân bắt Đậu Thái, giành lại Hoằng Nông, phá Sa Uyển, tăng ấp 2000 hộ.
Năm thứ 4 (538), ông tham gia trận Hà Kiều, lập nhiều chiến công. Năm thứ 7 (541), Sùng soái quân bình định dân tộc Kê Hồ. Được nhận chức Ung Châu thứ sử, kiêm Thái tử chiêm sự.
Năm thứ 15 (549), ông được lên chức Trụ quốc đại tướng quân, được thăng làm Thiếu phó.
Năm Tây Ngụy Cung đế đầu tiên (554), ra làm Ninh Châu thứ sử, được thăng làm Thượng thư lệnh. Triều đình đặt ra Lục quan, được phong làm Đại tư không.
Đời Bắc Chu.
Bắc Chu Hiếu Mẫn đế lên ngôi, tiến phong Lương quốc công, thực ấp vạn hộ, gia Thái bảo. Trải qua các chức vụ Đại tông bá, Đại tư đồ.
Năm Bảo Định thứ 3 (563), Sùng theo Vũ đế đến Nguyên Châu, trong đêm Vũ đế quay về kinh sư, mọi người lấy làm lạ. Ông nói với kẻ thân tín là Thường Thăng rằng: "Ta trước đây có nghe lời của thầy bói, Tấn công năm nay không may, xa giá bây giờ quay về giữa đêm, chẳng qua là Tấn công chết rồi." Việc này lan truyền ra ngoài, Vũ đế triệu các công khanh ở điện Đại Đức, trách Sùng, ông hoảng sợ tạ tội. Đêm ấy, Hộ sai binh tướng đến vây nhà ông, bức phải tự sát.
Tang lễ dùng nghi thức dân thường. Thụy là Táo. Sau khi Hộ bị giết, được đổi thụy là Trang Mẫn.
Con ông là Nhuế được kế tự. | 1 | null |
Tỉnh lộ 487 (Đường Đen) là trục đường tỉnh liên huyện nối Quốc lộ 21 với tỉnh lộ 490 (Đường 55 cũ) thuộc tỉnh Nam Định, Việt Nam.
Tỉnh lộ 487 có điểm đầu là xã Trực Chính, huyện Trực Ninh và điểm cuối giao tỉnh lộ 490 tại xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực. Tổng chiều dài tuyến đường khoảng 28,3 km, đi qua địa bàn 11 xã, thị trấn thuộc các huyện Trực Ninh, Nam Trực, Nghĩa Hưng, kết nối với Quốc lộ 21, Quốc lộ 37B và các tỉnh lộ 488, 490C. Tuyến chính dài 21,27km, có điểm đầu là Km00+00 giao với đê hữu sông Ninh Cơ; điểm cuối là Km22+306,61 giao với Quốc lộ 37B tại Km85+582,5. | 1 | null |
Hamilton (Kirikiriroa trong tiếng Māori) là trung tâm của khu vực đô thị lớn thứ tư của New Zealand, và Thành phố Hamilton đơn vị chính quyền lãnh thổ lớn thứ tư quốc gia này. Hamilton nằm ở khu vực Waikato của Đảo Bắc, khoảng 130 km (80 dặm) về phía nam Auckland. Thành phố tọa lạc tại một giao lộ các tuyến đường bộ chính và đường sắt ở trung tâm của lưu vực Waikato, trên cả hai bờ sông Waikato.
Ban đầu là một trung tâm dịch vụ nông nghiệp, có nền kinh tế đang phát triển và đa dạng, đây là khu vực đô thị phát triển nhanh thứ nhì ở New Zealand. Giáo dục và nghiên cứu phát triển đóng một phần quan trọng trong nền kinh tế của Hamilton, do thành phố là có khoảng 40.000 sinh viên đại học và 1.000 nhà khoa học tiến sĩ. | 1 | null |
Yatsenko I-28 là một loại máy bay tiêm kích của Liên Xô trong thập niên 1930. Do Vladmir Yatsenko thiết kế, bay lần đầu năm 1939.. Là một thiết kế có kiểu dáng khí động học tốt, nhưng thiết kế I-28 bị giới hạn về tốc độ do kiểu động cơ Tumansky M-87 khá yếu, do vậy I-28 mới chỉ được thử nghiệm và chưa bao giờ nằm trong biên chế không quân Liên Xô. | 1 | null |
Trường Đại học Cát Lâm (吉林大学; Jilin University) là trường đại học trọng điểm Quốc gia có quy mô lớn trực thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc. Tháng 6 năm 2000, theo quyết định của Bộ Giáo dục Trung Quốc, Trường Đại học Công nghệ Cát Lâm, Trường Đại học Y Norman Berthune, Trường Đại học Khoa học - Công nghệ Trường Xuân và Trường Đại học Bưu chính Viễn thông Trường Xuân hợp nhất thành Trường Đại học Cát Lâm. Trường có 9 khuôn viên với 43 học viện.
Hiện nay Trường đã thiết lập và có quan hệ trao đổi với hơn 130 trường đại học và viện nghiên cứu thuộc hơn 40 nước và khu vực trên thế giới.
Trường Đại học Cát Lâm có đầy đủ các ngành đào tạo với đầy đủ các bậc học: đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, các ngành chính như: Triết học, Kinh tế học, Luật, Văn học, Giáo dục học, Lịch sử, Vật lý, Thể dục thể thao, Xây dựng, Hóa học, Nông học, Y học, Quản lý...
Trường có ký túc xá dành cho lưu học sinh, trong các phòng đều được trang bị các trang thiết bị hiện đại phục vụ đầy đủ nhu cầu của lưu học sinh. | 1 | null |
Súng đỏ Ấn Độ (danh pháp khoa học: Nymphaea pubescens) là một loài thực vật thuộc chi Súng, họ Nymphaeaceae. Loài này được Carl Ludwig Willdenow miêu tả khoa học đầu tiên năm 1799. Chúng được tìm thấy ở Ấn Độ, Bangladesh, Campuchia, Đài Loan, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippin, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam, và Vân Nam (Trung Quốc). Thỉnh có thể tìm thấy được ở Úc và Papua New Guinea.
Mô tả.
Loài súng này khi nhỏ lá có hình mũi tên, màu đỏ. Khi lớn lá hình bầu dục, có răng cưa. Thuộc loại súng nở hoa vào ban đêm. Hoa màu hồng khoảng 15 cm, nở cách mặt nước khoảng 20 cm. Thường có nhiều thân con. | 1 | null |
Khước Nhuế (chữ Hán: 郤芮, bính âm: Xì Ruì), là đại phu nước Tấn thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc.
Giúp Tấn Huệ công.
Tổ tiên của Khước Nhuế gốc họ Cơ, thuộc dòng công thất nước Tấn, đời Thúc Hổ được phong thực ấp ở đất Khước (Khích), nên lấy chữ Khước (Khích) làm họ, truyền dần đến Khước Nhuế. Khước Nhuế theo phò công tử thứ hai của Tấn Hiến công là Di Ngô. Năm 655 TCN, Tấn Hiến công nghe lời gièm pha của Ly Cơ, ép chết thế tử Cơ Thân Sinh, lập con Ly Cơ là Hề Tề làm thế tử. Di Ngô cùng anh là Trùng Nhĩ đang đến Giáng đô, bị Ly Cơ gièm pha, sợ hãi vội bỏ chạy về đất trấn thủ là ấp Bồ và ấp Khuất lo cố thủ.
Tấn Hiến công tức giận, bèn điều quân đánh. Ban đầu Di Ngô cầm cự được. Nhưng sang năm 654 TCN, đại phu Giả Hoa cầm quân đánh đất Khuất, Di Ngô thua trận định chạy sang nước Địch. Khước Nhuế can ngăn không nên sang, vì Trùng Nhĩ đã chạy sang đó nên quân Tấn sẽ đến đánh lần nữa và khuyên Di Ngô chạy sang nước Lương ở gần nước Tần, để có thể nhờ cậy nước Tần về nước khi vua cha qua đời. Di Ngô nghe theo, bèn chạy sang nước Lương.
Năm 651 TCN, Tấn Hiến công mất, ủy thác Hề Tề cho Tuân Tức. Đại phu Lý Khắc chống lại, mang quân giết Hề Tề. Tuân Tức lập Trác Tử, Lý Khắc đánh giết cả Trác Tử và Tuân Tức. Lý Khắc và đại phu Bì Trịnh bàn nhau đi rước công tử Trùng Nhĩ về nối ngôi nhưng Trùng Nhĩ từ chối. Lý Khắc đành sai sứ sang nước Lương rước Di Ngô về làm vua.
Khước Nhuế cùng Lã Sảnh tỏ ra nghi ngờ, vì vẫn còn những người con khác của Hiến công nên kiến nghị Di Ngô nên mượn uy thế nước Tần mạnh đưa về nước khiến trong nước phải khuất phục. Di Ngô nghe theo. Khước Nhuế bèn mang của cải đi biếu Tần Mục công, nhờ vua Tần đưa Di Ngô về nước và giao hẹn sẽ cắt đất Hà Tây cho nước Tần. Tần Mục công nhận lời, rước Di Ngô từ nước Lương về nước Tấn, lên ngôi, tức là Tấn Huệ công. Huệ công phong thêm cho Khước Nhuế ở đất Ký.
Lên ngôi vua, Tấn Huệ công sai Bì Trịnh đi sứ nước Tần, nói thác cớ đất Hà Tây là do vua cha mở mang, không dám tự cắt, rồi
truất binh quyền của Lý Khắc, sau bức tử.
Bì Trịnh là người cùng cánh với Lý Khắc, nghe tin Lý Khắc bị giết, bèn quay lại nói với Tần Mục công cho mình về Tấn để chia rẽ Tấn Huệ công với Khước Nhuế, Lã Sảnh và Khước Xứng để lật đổ Huệ công. Tần Mục công đồng tình, sai người đi cùng Bì Trịnh về Tấn, dùng vàng bạc hối lộ ba người. Khước Nhuế thấy quà biếu quá hậu và lời lẽ quá khẩn thiết, biết ý định của Bì Trịnh muốn chia rẽ nhằm lật đổ Huệ công, bèn cùng nhau giết chết Bì Trịnh và 7 đại phu cùng cánh với Lý Khắc.
Mưu giết vua mới.
Năm 638 TCN, Tấn Huệ công mất, thế tử Ngữ đang ở nước Tần lo lắng, bỏ trốn về, rồi nối ngôi tức Tấn Hoài công. Tần Mục công rất tức giận, đúng lúc công tử Trùng Nhĩ đến Tần, ông bèn hứa giúp Trùng Nhĩ lên làm vua.
Tháng 3 năm 636 TCN, Tần Mục công sai quân đưa Trùng Nhĩ về nước, Tấn Hoài công điều quân ra chống, nhưng thất bại, bèn bỏ chạy sang đất Cao Lương. Trùng Nhĩ lên ngôi, tức Tấn Văn công.
Khước Nhuế và Lã Sảnh không phục vua mới, mưu đốt cung điện để ám sát Trùng Nhĩ và lập vua khác. Hoạn quan Bột Đề biết mưu được, bèn đi báo với Tấn Văn công. Văn công sợ vây cánh Khước Nhuế và Lã Sảnh chưa diệt hết, bèn vi hành bí mật sang nước Tần một lần nữa để tránh. Tần Mục công đón tiếp vua Tấn ở Vương Thành.
Lã Sảnh và Khước Nhuế đốt cung điện nhưng không bắt được Tấn Văn công. Quân họ Lã và họ Khước đụng độ với vệ binh của Tấn Văn công, bị đánh bại bỏ chạy.
Bị giết.
Tần Mục công sai sứ đến dụ Khước Nhuế và Lã Sảnh đến gặp để bàn lập người khác làm vua. Khước Nhuế đến liền bị vua Tần bắt giết trên sông Hoàng Hà. Sau đó Tần Mục công sai 3000 quân hộ vệ Tấn Văn công trở về nước Tấn. Con Khước Nhuế là Khước Khuyết bị giáng làm thứ dân.
Mười năm sau, Tấn Văn công tuổi cao, đại phu Tư Thần thấy Khước Khuyết là người hiền, bèn tiến cử lên Tấn Văn công, Văn công phong cho Khước Khuyết làm Đại phu, chức Hạ quân tá. | 1 | null |
Triệu Thắng (, ? – 1631), còn có tên là Triệu Tứ Nhi hay Mạnh Trường Canh , xước hiệu là Điểm đăng tử hay Nhị đội, người Thanh Giản, Thiểm Tây, thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân cuối đời Minh.
Quá trình hoạt động.
Khởi sự.
Ông vốn là thư sinh, ở nhờ chùa Thạch Du, ngày đêm đọc sách. Có người đồn bậy là Triệu Thắng ở chùa vắng đốt đèn trong đêm, chính là giống như Hoàng Sào làm binh thư mưu phản. Quan viên địa phương dựa vào lời đồn mà lùng bắt, ông chẳng có cách gì tự minh oan, cũng không cam tâm chịu vào ngục, bèn ở chùa Hoa Nha, ngòi Giải Gia tập hợp dân chúng khởi nghĩa, đó là năm Sùng Trinh đầu tiên (1628).
Nghĩa quân ít có 5 – 6000, nhiều đến vạn người, hoặc đông vào Sơn Tây, hoặc tây lại Thiểm Tây, hoạt động ở khu vực hai bên bờ Hoàng Hà thuộc hai tỉnh trên. Năm thứ 3 (1630), cùng bọn Lý Lão Sài chuyển sang chiến đấu ở Duyên An, Tây An cùng khoảng giữa Tần - Tấn. Tháng 5, cùng "Thượng thiên hầu" Lưu Cửu Tư đánh hạ Kim Tỏa quan , chém Đô tư Vương Liêm.
Kết cục.
Tháng 3 năm thứ 4 (1631), cùng nghĩa quân của bọn "Chỉnh tề vương" Trương Bàn Tử, "Bất triêm nê" Trương Tồn Mạnh khống chế các nơi Nghi Xuyên, Lạc Thủy, Nghi Quân và Trung Bộ.
Tháng 5, Triệu Thắng đưa hơn vạn người tiến đánh Hàn Thành, Hợp Dương, và Linh Châu . Cùng Tham tướng Trương Toàn Xương giao chiến 3 ngày, tổn thất 300 quân. Chuyến đến Phú Châu, bị quan quân giết mất 600 người, thua chạy về Thanh Giản, một dạo đầu hàng triều đình. Về sau chạy đi Nghi Xuyên, Lạc Châu, dựng lại cờ nghĩa.
Tháng 6, Vương Gia Dận bị hại, ông tham gia liên quân của minh chủ mới là "Tử kim lương" Vương Tự Dụng.
Tháng 7, nghĩa quân bị bức phải vượt Hoàng Hà chạy vào Sơn Tây. Hồng Thừa Trù soái Tào Văn Chiếu, Ngải Vạn Niên vượt sông đuổi theo, cùng nghĩa quân mấy lần giao chiến. Triệu Thắng cùng Lý Tự Thành liên kết phá Thấp Châu , huyện Bồ , hội quân ở Thấm Thủy. Sau đó vì ít không địch nổi nhiều, ông lui về đóng đồn ở Thạch Lâu. Tuy Đức tri châu Chu Sĩ Kỳ, binh bị Tôn Thủ Pháp phục binh Hà Tây, lấy tên nghĩa quân đầu hàng là Hạ Tư Hiền làm hướng đạo, vượt Hoàng Hà giáp công.
Đêm 18 tháng 9 (13 tháng 10 Dương lịch), nghĩa quân bất ngờ bị tập kích ở núi Khang Gia, Triệu Thắng cởi trần cầm đao, thảng thốt ra đánh, bị Hạ Tư Hiền giết hại. | 1 | null |
Vũ Quần Phương (sinh năm 1940) tên thật là Vũ Ngọc Chúc là nhà thơ, nhà báo và nhà phê bình văn học. Bút danh khác của ông: Ngọc Vũ, Phương Viết. Quê cha của ông tại Hải Hậu, Nam Định trong khi ông sinh ra ở quê mẹ Từ Liêm, Hà Nội (Quê gốc là ở Hải Hậu, Nam Định). Bố ông mất khi ông 6 tuổi, mẹ ông cũng mất sớm. Lớn lên khi 16 tuổi ông rời quê Hải Hậu đi trọ học ở trung tâm Hà Nội. Nhà toán học Vũ Hà Văn là con trai của ông.
Sự nghiệp.
Ông tốt nghiệp Đại học Y khoa rồi làm bác sĩ 2 năm trước khi chuyển sang làm thơ, nhà phê bình văn học.
Nguyên Trưởng ban biên tập văn học (Nhà xuất bản Văn học).
Nguyên Chủ tịch Hội văn nghệ Hà Nội, Tổng biên tập báo Người Hà Nội.
Nguyên Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà Văn Việt Nam, Phó Tổng biên tập tạp chí Văn chương Việt Nam bằng tiếng Pháp.
Đại biểu Quốc hội khóa IX
Ngoài làm thơ và viết phê bình văn học, ông còn dịch thơ đăng trên các sách, báo và tạp chí văn học.
Ông được nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.
Các tác phẩm:
- Cỏ mùa xuân (1966)
- Hoa trong cây (1977)
- Những điều cùng đến (tập thơ, 1983), 22 bài thơ
- Đợi (1988)
- Vầng trăng trong xe bò (tập thơ, 1988)
- Vết thời gian (tập thơ, 1996)
- Quên chữ... quên câu (tập thơ, 2000)
- Giấy mênh mông trắng (tập thơ, 2003), 56 bài thơ
- Chỗ ấy sóng... (tập thơ, 2008), 65 bài thơ | 1 | null |
Tuân Dần (chữ Hán: 荀寅), hay Trung Hàng Dần (中行寅), tức Trung Hàng Văn tử (中行文子), là vị tông chủ thứ 5 và cuối cùng của họ Trung Hàng, một trong lục khanh nước Tấn thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc.
Ông là con của Tuân Ngô, tông chủ thứ tư của họ Trung Hàng. Năm 519 TCN, Tuân Ngô qua đời, Tuân Dần lên thế tập.
Sự nghiệp.
năm 509 TCN, Sái Chiêu hầu bị đại phu Nang Ngõa nước Sở đòi hối lộ không được, bị giữ lại 3 năm không cho về. Người nước Sái biết Nang Ngõa tham lam, phải hối lộ để đón vua về. Sái Chiêu hầu tức giận, xin Tấn giúp đánh Sở.
Năm 506 TCN, Tấn Định công sai Sĩ Ưởng hội các chư hầu Tề, Lỗ, Tống, Vệ, Trịnh, Trần, Cử, Chu, Đằng, Đốn, Tiết, Hồ, Kỷ, Tiểu Châu để bàn đánh nước Sở giúp Sái. Song Tuân Dần lại đòi nước Sái hối lộ. Sái Chiêu công không chịu. Tuân Dần bèn khuyên Sĩ Ưởng không nên đánh Sở, Sĩ Ưởng rút quân về. Từ đó nước Tấn mất uy tín với chư hầu.
Năm 502 TCN, Tề và Lỗ có xung đột. Tấn Định công cử Tuân Dần cùng Triệu Ưởng, Phạm Ưởng đi cứu Lỗ. Tuy nhiên giao tranh qua năm sau thì hai nước bãi binh.
Năm 497 TCN, Triệu Ưởng gặp tướng trấn thủ là Triệu Ngọ vốn là người cùng họ xa, hỏi xin 500 hộ dân mà Vệ Linh công đã dâng nộp. Triệu Ngọ ban đầu bằng lòng, sau nghe thủ hạ can ngăn, bèn thác cớ không đáp ứng.
Triệu Ưởng giận Triệu Ngọ bèn mang quân tấn công Hàm Đan., giết Ngọ Triệu Ngọ là cháu gọi Tuân Dần bằng cậu; nhà Tuân Dần lại thông gia với Phạm (Sĩ) Cát Xạ. Vì vậy Tuân Dần và Sĩ Cát Xạ ủng hộ Triệu Ngọ, bèn cùng nhau đánh Triệu Ưởng. Triệu Ưởng chạy về cố thủ ở Tấn Dương.
Theo luật nước Tấn, người làm loạn đầu tiên phải bị tử hình, do đó Tấn Định công ủng hộ họ Phạm và họ Trung Hàng. Nhưng các đại phu Tuân Lịch, Hàn Bất Tín, Ngụy Mạn Đa lại có tư thù với họ Phạm và họ Trung Hàng, bèn mang quân giúp Triệu Ưởng.
Tấn Định công lại ngả theo phe bốn họ Hàn, Ngụy, Trí, Triệu. Tuân Dần và Sĩ Cát Xạ thua trận phải bỏ chạy về thành Triều Ca. Tề Cảnh công sai người chở thóc đến Triều Ca giúp Phạm Cát Xạ và Tuân Dần.
Năm 494 TCN, bốn họ Ngụy, Hàn, Trí, Triệu hạ được thành Triều Ca. Tuân Dần và Phạm Cát Xạ chạy trốn sang Hàm Đan. Năm 490 TCN, Triệu Ưởng lại hạ Hàm Đan, họ Phạm và Trung Hàng chạy sang Bách Nhân. Triệu Ưởng lại mang quân vây bức thành Bách Nhân, Tuân Dần và Phạm Cát Xạ chạy sang nước Tề, từ đó họ Phạm và họ Trung Hàng mất vị trí trên vũ đài chính trị nước Tấn, quyền hành nước Tấn trong tay 4 họ thượng khanh Trí, Hàn, Triệu, Ngụy, gọi là Tứ khanh.
Sau không rõ năm nào, Tuân Dần mất ở nước Tề. Ông được truy tôn là Trung Hàng Văn tử. | 1 | null |
Mã địa lý (tiếng Anh là Geographical code ) là loại mã để nhận diện tọa độ của một điểm hay khu vực trên bề mặt Trái Đất. Mã địa lý được phân chia thành nhiều dạng tùy theo cách tính của mỗi nước. Ở Hoa Kỳ, tiêu chuẩn mã địa lý AID (United States Agency for International Development) chia mã địa lý làm 2 phần: X và XX. Trong đó X là vùng địa lý vị trí của quốc gia ví dụ 01=châu Âu; XX là mã địa lý quốc gia, vùng lãnh thổ, phân vùng hay tổ chức... ví dụ 09=Liên bang Đức. Theo đó, mã địa lý của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là 440, trước giải phóng miền Bắc có mã là 431, miền Nam có mã là 730. | 1 | null |
Tướng Thổ (chữ Hán: 相土, 2350 TCN - ?) là tên vị thủ lĩnh thứ ba của bộ tộc Thương thời nhà Hạ, ông là con của Chiêu Minh và là cháu nội của Tiết, Tử Lý Thành Thang vua khai quốc của triều đại nhà Thương chính là hậu duệ đời thứ 12 của ông.
Truyền rằng khi Tướng Thổ lên ngôi ông không ngừng thực hiện chính sách di dân khai khẩn những vùng đất mới, vì vậy trong giai đoạn ông trị vì nước Thương thì thế lực của nước này thời kỳ biên cương rộng nhất đã vươn tới tận bờ Bột Hải. Từ trước Tướng Thổ đã rất trú trọng việc phát triển về nông nghiệp, nay lại có thêm bờ biển cho nên mở mang thêm đánh bắt hải sản khiến nước Thương làm ăn rất phát đạt. Nói chung ngành thương mại của Trung Quốc có khởi thủy từ việc trao đổi hàng hóa bắt đầu từ thời Tướng Thổ, nghề sản xuất muối cũng có gốc gác từ đây bởi người Trung Hoa lúc này mới khống chế được bờ biển.
Sau khi Tướng Thổ qua đời, con là Xương Nhược thay cha lãnh đạo nước Thương. | 1 | null |
Ngô Xuân Lộc (sinh năm 1940) là một chính khách Việt Nam. Ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI (dự khuyết), VII, VIII, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thân thế - Sự nghiệp.
Ông sinh ngày 10 tháng 6 năm 1940, quê quán tại xã Nam Hồng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định,Việt Nam.
Ông là đảng viên của đảng Lao Động Việt Nam từ tháng 7/1963, chính thức từ tháng 7/1964.
Sự nghiệp chính trị của ông bắt đầu đạt đỉnh cao từ năm 1986, khi ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VI, khi đang giữ chức vụ Tổng Giám đốc công trình xây dựng Thủy điện Hòa Bình. Ngày 18 tháng 10 năm 1989, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Xây dựng thay người tiền nhiệm Phan Ngọc Tường chuyển sang giữ chức Bộ trưởng chuyên trách công tác tổ chức và cán bộ của Hội đồng Bộ trưởng.
Ông đắc cử Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII, VIII, tiếp tục được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Xây dựng và Đô thị trong Chính phủ khóa IX. Ngày 29 tháng 9 năm 1997, ông được phê chuẩn bổ nhiệm làm Phó thủ tướng đặc trách Xây dựng.
Kỷ luật.
Ngày 11 tháng 12 năm 1999, ông bị Quốc hội phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm chức vụ Phó thủ tướng vì thiếu trách nhiệm về quản lý Nhà nước trong vụ "sốt giá xi măng năm 1995" và vụ "Thủy cung Thăng Long". Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII thi hành kỷ luật hình thức Cảnh cáo đối với ông do đã có những vi phạm khuyết điểm trách nhiệm quản lý "sử dụng tài sản của Nhà nước gây thất thoát lãng phí" và thôi chức Ủy viên Trung ương Đảng khóa VIII (1996-2001). | 1 | null |
Fotbalový klub Tachov, viết tắt là FK Tachov, là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp của Séc, nằm tại thị trấn Tachov trong vùng Plzeň. Câu lạc bộ này hiện đang chơi ở Bohemian Football League, là cấp độ thứ ba của cuộc thi bóng đá trong nước.
Năm 2009, Tachov đã đi đến vòng 2 2009–10 Czech Cup, tại đây họ để thua 1. FC Karlovy Vary, 16–15 trong loạt sút luân lưu. Câu lạc bộ đã lập kỷ lục số khán giả tham dự vào tháng 9 năm 2015, khi 2850 khán giả đã theo dõi trận đấu ở vòng ba Czech Cup với Viktoria Plzeň, trận đấu kết thúc với tỷ số 2–0 nghiêng về Viktoria Plzeň. | 1 | null |
Nguyễn Huy Hiệu (sinh năm 1947) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thượng tướng. Ông nguyên là Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam (1998-2011), nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng (1995-1998).
Tiểu sử.
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu sinh năm 1947 tại xã Hải Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Sự nghiệp.
Năm 1965, ông nhập ngũ vào miền Nam chiến đấu từ năm 1965-1975, lần lượt trải qua các chức vụ tiểu đội trưởng đến Trung đoàn phó, Trung đoàn trưởng thuộc các đơn vị trung đoàn 812 và trung đoàn 27 (trung đoàn Triệu Hải). Ông đã tham gia trận thành cổ Quảng Trị năm 1972 với vị trí tiểu đoàn trưởng, trung đoàn Triệu Hải. Năm 1973, khi đang là Thiếu tá, Trung đoàn phó, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Năm 1976, ông tiếp tục theo học hết hoàn thiện chương trình cấp ba ở Lạng Sơn, học tiếng Nga để chuẩn bị đi Liên Xô (cũ) nghiên cứu. Năm 1978, ông về Hà Nội học Học viện cao cấp khóa đầu tiên (nay gọi là Học viện Quốc phòng), khi tốt nghiệp được phong hàm Thượng tá
Năm 1980, bổ nhiệm giữ chức vụ Sư đoàn trưởng Sư đoàn 390 (nguyên là Sư đoàn 320B cũ)
Năm 1987, bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh thứ nhất Quân đoàn 1
Năm 1988, bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 1
Năm 1995, bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Tham mưu trưởng.
Tháng 11-1999, bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Năm 2011, ông nghỉ hưu
Năm 2015, ông có liên kết quảng bá và khai trương văn phòng công ty CP sản xuất thương mại Việt Nam ( Liên kết Việt) lừa đảo người tiêu dùng, hiện vụ việc đang được các cơ quan Tòa án xét xử
Khen thưởng.
Danh hiệu Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân (1973). | 1 | null |
là một cách thưởng hoa truyền thống của người Nhật, "hoa" ở đây có nghĩa là hoa anh đào ("sakura") hoặc ít phổ biến hơn là hoa mơ ("ume"). Từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 5, sakura nở trên khắp Nhật Bản, bắt đầu ở Okinawa vào khoảng đầu tháng 2, sau đó nở từ từ nam đến bắc. Ngày nay, "hanami" hầu hết bao gồm các buổi tiệc ngoài trời bên dưới những tán hoa anh đào diễn ra suốt ngày hoặc ban đêm. Trong một số ngữ cảnh, người ta còn gọi hanami là lễ hội hoa anh đào. "Hanami" ban đêm được gọi là .
Lịch sử.
Việc thực hành hanami nhiều thế kỷ.Nó được cho là đã bắt đầu trong giai đoạn Nara (710-784) khi nhà Đường (Trung Quốc) ảnh hưởng đến Nhật Bản theo nhiều cách; Một trong số đó là thói quen thưởng thức hoa.Mặc dù đó là những bông hoa ume mà mọi người ngưỡng mộ vào đầu, theo giai đoạn Heian (794-1185), hoa anh đào bắt đầu thu hút sự chú ý nhiều hơn.Hoa anh đào được người Nhật xem là thiêng liêng, và chúng rất quan trọng đến mức chúng vẫn là một biểu tượng văn hoá của Nhật Bản. Người ta tin vào sự tồn tại của các vị thần trong cây cối, và bữa tiệc hanami được sử dụng ban đầu để thần nông thu hoạch năm đó và thông báo mùa trồng lúa.Hoàng đế Saga của Thời kỳ Heian đã thông qua phong tục này,và tổ chức các bữa tiệc để ngắm những bông hoa này bằng các bữa tiệc và các bữa tiệc dưới những nhánh cây anh đào tại Triều đình Hoàng gia ở Kyoto. Điều này được cho là nguồn gốc của hanami ở Nhật Bản.Các bài thơ được viết lên ca ngợi những bông hoa tinh tế, được xem như một phép ẩn dụ cho cuộc sống; Đẹp, nhưng kéo dài trong một thời gian rất ngắn. Quan điểm "tạm thời" về cuộc sống này rất phổ biến trong văn hoá Nhật Bản và thường được coi là một hình thức đáng ngưỡng mộ của sự tồn tại; Ví dụ như trong nguyên tắc cuộc sống của samurai kết thúc khi nó vẫn đẹp và mạnh mẽ, thay vì già đi và yếu đuối. Các nhà thơ thời Heian thường viết thơ về những điều dễ dàng hơn trong mùa xuân mà không có hoa anh đào, bởi vì sự tồn tại của chúng nhắc nhở chúng ta rằng cuộc sống rất ngắn ngủi:
Hanami được sử dụng như một thuật ngữ có nghĩa là "xem hoa anh đào" lần đầu tiên trong tiểu thuyết thời kỳ Heian Tale của Genji (chương 8,tiếng Nhật: 花 宴 Hana no En, "Dưới hoa anh đào"). Từ đó, trong tanka và trong thơ haiku, "hoa" có nghĩa là "sakura", và thuật ngữ "hanami" và "bữa tiệc hoa" chỉ được sử dụng để ngụ ý cho hoa anh đào. Ban đầu, thói quen chỉ được thực hiện bởi Tòa án Hoàng gia, nhưng tầng lớp quý tộc samurai cũng bắt đầu cử hành nó trong giai đoạn Azuchi-Momoyama (1568-1600). Trong những năm đó, Toyotomi Hideyoshi đã tổ chức các bữa tiệc hanami lớn tại Yoshino và Daigo, và lễ hội đã trở nên rất phổ biến trong toàn xã hội Nhật Bản. Không lâu sau đó, nông dân bắt đầu thói quen leo núi gần đó vào mùa xuân và ăn trưa dưới những cây anh đào nở.Công việc này, được gọi là "chuyến đi núi mùa xuân", kết hợp với điều đó của các quý tộc để hình thành văn hoá đô thị hanami. Vào thời kỳ Edo (1600-1867), tất cả những người dân thường tham gia vào các buổi lễ, một phần bởi vì Tokugawa Yoshimune đã trồng những khu cây hoa anh đào để khuyến khích điều này. Dưới cây anh đào, mọi người ăn trưa và uống rượu trong những bữa tiệc vui vẻ. | 1 | null |
Jo In-seong (Hàn văn: 조인성, Hán-Việt: Triệu Dần Thành, hay còn được viết là Zo In-sung hay Cho In-song, sinh ngày 28/7/1981 tại Seoul, Hàn Quốc) là một người mẫu kiêm diễn viên điện ảnh nổi tiếng, được biết đến nhiều nhất qua các vai chính trong các bộ phim truyền hình "Something Happened in Bali" (2004), "That winter, the wind blows" (2013) , It's okay that's love (2014), phim điện ảnh "The Classic (2002), "A Dirty Carnival" (2006), "A Frozen Flower" (2008), "The King" (2017), "Ansi Fortress" (2018)
Tiểu sử.
Jo In-seong sinh ra và lớn lên tại Cheonho-dong, Gangdong-gu, Seoul, Hàn Quốc. Anh khởi nghiệp vào năm 1998 với tư cách người mẫu cho Ziozia, sau đó anh bước vào nghiệp diễn qua một vai trong bộ phim truyền hình tình huống Nonstop 2 của đài MBC. Anh tốt nghiệp trường Cao đẳng Cheon-nam, chuyên ngành Biểu diễn Nghệ thuật, sau đó anh tham gia một lớp học cùng chuyên ngành này tại trường Đại học Dong-gook nhưng phải bỏ dở giữa chừng vì lịch làm việc dày đặc.
Vai diễn chính trên phim truyền hình đầu tiên của anh là anh kế của Go Soo trong phim Piano của đài SBS năm 2002. Sau đó anh ngày càng được chú ý nhiều hơn qua các vai diễn trong phim truyền hình Shoot for the Stars của đài SBS năm 2002 và phim điện ảnh The Classic cùng với Son Ye-jin.
Năm 2004, anh tham gia Something Happened in Bali của đài SBS cùng Ha Ji-won và So Ji-sub. Vai diễn này mang lại cho anh giải Nam diễn viên xuất sắc nhất tại Baeksang Arts Awards, và nhiều giải khác nhau tại SBS Drama Awards. Năm 2005, anh cộng tác cùng Go Hyun-jung trong bộ phim Spring Days cũng của đài SBS.
Sau đó, anh vinh dự được cộng tác với đạo diễn thành công Yoo Ha trong hai bộ phim của ông: A Dirty Carnival năm 2006 và A Frozen Flower năm 2008.
Ngày 7/4/2009, Jo In-seong nhập ngũ. Anh có nguyện vọng gia nhập Không quân để được giống như cha của mình. Anh thực hiện nghĩa vụ quân sự 25 tháng ròng tại Trụ sở Không quân Osan, Pyeongtaek, Gyeonggi, sau đó giải ngũ vào 4/5/2011.
Tháng 2/2012, sau khi kết thúc hợp đồng với SidusHQ, anh gia nhập IOK Company vào tháng Ba, nơi có bạn diễn cũng là bạn thân của anh - Go Hyun-jung. Tháng 10/2012, anh cùng Song Hye-kyo bắt tay vào thực hiện dự án phim truyền hình mới đánh dấu sự trở lại mang tên That Winter, the Wind Blows.
Năm 2014, anh tiếp tục tham gia vai chính trong bộ phim "It's okay, that's love" - một tác phẩm của biên kịch Noh Hee Kyung - người đã viết kịch bản phim 'That winter, the wind blows'. Đến năm 2016, anh lại tiếp tục góp mặt trong vai trò khách mời đặc biệt trong tác phẩm 'Dear my friends' - của biên kịch Noh Hee Kyung. | 1 | null |
Vinh () là một nước chư hầu của nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Nước Vinh do Chu Vũ Vương phân phong cho người trong tôn thất họ Cơ. Địa phận của nước Vinh nay thuộc khu vực thành phố Củng Nghĩa của tỉnh Hà Nam.
Nguồn gốc.
Theo Quốc ngữ- Tấn ngữ, vào thời Chu Văn vương, Vinh bá đã nhậm chức trong triều đình. Đến thời Chu Thành vương, Sử ký- Chu bản kỉ, có viết rằng khi nhà Chu đem quân tiến đánh Đông Di, Tức Thận đem quân đến, Thành vương đã sai Vinh bá tiến hành "hối Tức Thận chi mệnh".
Thời Vinh Di Công.
Đến thời Chu Lệ vương, Vinh Di công là một đại thần thân cận rất được vua Chu tin dùng, ông xúi giục nhà vua làm một số việc đi ngược lại với lợi ích của người dân khiến trăm họ bất mãn. Khi các đại thần khác như Chu Định công hay Triệu Mục công can gián thì nhà vua lại không nghe mà lại nghe lời Vinh Di công, nhà vua hạ lệnh cho tay chân của ông trà trộn trong dân thường hễ thấy ai nói gì động chạm đến triều đình là lập tức bắt ngay, xử phạt liền. Quần chúng từ đó sợ hãi ra đường chỉ làm ám hiệu với nhau chứ không dám nói năng gì nữa. Tình trạng kéo dài được ba năm cho đến khi người dân không chịu nổi nữa họ tổ chức bạo động ồ ạt tràn vào thành vây hãm vương cung. Chu Lệ Vương sợ hãi cùng Vinh Di công vội vã vượt Hoàng Hà bỏ chạy ra đất Trệ, nhà vua mất sau 14 năm an trí ở đó và người trong nước lập thái tử Cơ Tĩnh nối ngôi đó là Chu Tuyên Vương.
Số phận của Vinh Di Công ra sao sử sách không hề nhắc đến, nước Vinh vẫn tiếp tục tồn tại sau thời kỳ Chu Triệu cộng hòa nhưng không rõ sau đó nước này suy vong vào thời điểm nào và bị nước nào tiêu diệt. | 1 | null |
Vinh Di công () là thụy hiệu của một vị quân chủ nước Vinh sống vào thời Chu Lệ Vương, ông là vị đại thần kề cận rất được thiên tử sủng ái.
Theo sử sách thì chế độ độc quyền thời đó chính là do Vinh Di công soạn thảo và được nhà vua phê duyệt, ông đưa ra chính sách không cho dân chúng kiếm nguồn lợi từ thiên nhiên mà tất cả những cái đó đều do quan lại hoặc tầng lớp quý tộc quản lý. Nhân dân đi làm bất cứ việc gì đều bị đánh thuế rất nặng nên ca thán đủ điều, các đại thần can gián Chu Lệ Vương nhưng nhà vua không nghe. Vinh Di công bèn phái thuộc hạ đi khắp kinh thành trà trộn trong nhân gian, hễ nghe ai phàn nàn gì lập tức bắt trói ngay, từ đó về sau thiên hạ không ai còn dám nói gì nữa mà ra đường chỉ lấy tay ra hiệu cho nhau mà thôi. Vinh Di công hí hửng khoe với thiên tử là đã trị được bọn dân đen rồi khiến nhà vua rất hài lòng, Chu Định công và Triệu công Hổ hết lời khuyên can nhưng nhà vua vẫn bỏ ngoài tai.
Không lâu sau, người dân không chịu nổi áp bức đã vùng lên cầm vũ khí xông thẳng vào kinh thành, sử gọi là Quốc nhân bạo động (國人暴動). Chu Lệ Vương hốt hoảng cùng Vinh Di công vượt Hoàng Hà bỏ chạy sang đất Trệ, nhà vua ở đó 14 năm thì chết còn Vinh Di công số phận thế nào thì không thấy thư tịch nào đề cập đến. | 1 | null |
Tuân Dao (chữ Hán: 荀瑶, bính âm: Xún Yáo,506 TCN-453 TCN), hay Trí Dao (知瑤), Trí bá Dao (知伯瑤), Trí Tương tử (知襄子), là vị tông chủ thứ sáu của họ Trí, một trong Lục khanh của nước Tấn dưới thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc.
Tuân Dao là con của Tuân Thân, tông chủ thứ năm của họ Trí.
Thế tập họ Trí.
Cha của Tuân Dao là Tuân Thân (Trí Tuyên tử) thấy Tuân Dao tài giỏi hơn cả, định lập làm thế tử, người trong họ là Trí Quả khuyên can, nói với Tuân Thân tuy Tuân Dao có phong thái bất phàm, giỏi tiễn thuật, kĩ nghệ xuất chúng, giỏi biện luận, kiên nghị quả quyết nhưng tính tình tàn bạo, cho rằng năm điều tốt không thể sánh với một điều xấu, khuyên Tuân Thân nên lập con trưởng là Trí Tiêu nhưng Tuân Thân không nghe, lập Tuân Dao làm thế tử.
Sau khi Tuân Thân qua đời, Tuân Dao lên thế tập.
Sau khi hai họ Phạm và Trung Hàng bị diệt, thực quyền nước Tấn nằm trong tay 4 họ đại phu Trí, Hàn, Triệu, Ngụy, vua Tấn bị bốn họ lấn át. Năm 475 TCN, Chính khanh Trung quân tướng Triệu Ưởng qua đời, Tuân Dao nối chức chính khanh, từ đó họ Trí nắm quyền lớn nhất ở nước Tấn.
Quan hệ với chư hầu.
Năm 472 TCN, Tuân Dao đem quân đánh nước Tề và nước Trịnh, giành chiến thắng. Năm 466 TCN, Tuân Dao cùng Triệu Vô Tuất hợp binh đánh nước Trịnh, Tuân Dao nhường cho Triệu Vô Tuất làm Tiên phong nhưng Vô Tuất từ chối, trả quyền Tiên phong cho Tuân Dao. Tuân Dao có ý khinh thường, chê trách Triệu Ưởng thiếu sáng suốt mới lập Vô Tuất làm đích tử.
Năm 464 TCN, Tuân Dao lại đem quân đánh Trịnh, Trịnh cầu cứu nước Tề, quân Tề bèn đem quân cứu Trịnh, buộc Tuân Dao lui quân.
Năm 462 TCN, Tuân Dao lại cùng họ Triệu một lần nữa đánh Trịnh. Trong lễ ra quân, ông mời Triệu Vô Tuất uống rượu nhưng Vô Tuất không đồng ý, Trí Bá lấy rượu đổ vào mặt Triệu Vô Tuất. Gia thần họ Triệu khuyên Triệu Vô Tuất giết Tuân Dao để rửa nhục nhưng Vô Tuất cố nhịn.
Năm 457 TCN, Tuân Dao đem quân đánh nước Vệ.
Lấn át vua Tấn.
Sau khi họ Phạm và họ Trung Hàng bị diệt, đất đai của hai họ thuộc về vua Tấn. Năm 458 TCN, Tuân Dao cùng 3 họ kia tự ý lấy đất cũ của họ Phạm và họ Trung Hàng chia nhau làm ấp phong, không cần lệnh của Tấn Xuất công. Tấn Xuất công bất bình, sai sứ đi liên lạc với các nước Tề và Lỗ cầu viện để tấn công 4 họ đại phu.
Tuy nhiên, tại các nước Tề và Lỗ lúc đó, quyền hành cũng nằm trong tay các quyền thần nên họ chỉ củng cố quyền lực mà không muốn giúp vua Tấn.
Năm 457 TCN (hay 452 TCN), Tuân Dao cùng ba họ còn lại khởi binh chống lại Tấn Xuất công. Tấn Xuất công không chống nổi, phải bỏ chạy sang nước Tề và mất giữa đường.
Tấn Chiêu công có người con út tên là Ung, được đặt thụy hiệu là Đái Tử. Đái Tử sinh ra Cơ Kỵ. Cơ Kỵ chơi thân với Trí Bá và mất sớm. Trí Bá muốn độc chiếm nước Tấn nhưng chưa dám, lập con Kỵ là Cơ Kiêu lên ngôi tức Tấn Ai công.
Sau khi phế Tấn Xuất công, Tuân Dao tự xưng tước bá, trong khi ba họ còn lại chỉ có tước tử.
Hợp binh đánh họ Triệu.
Năm 457 TCN, Tuân Dao cùng Ngụy Câu và Hàn Hổ dự yến, động chạm đến tên húy của Hàn Hổ, gia thần họ Hàn Đoạn Quy khuyên ngăn Tuân Dao nhưng ông không nghe, còn sỉ nhục Đoàn Quy.
Tuân Dao muốn lần lượt thôn tính 3 họ Hàn, Ngụy, Triệu để chiếm cả nước Tấn. Năm 455 TCN, Tuân Dao dùng kế "tằm ăn lá dâu", giả mệnh Tấn Ai công, lấy cớ đem quân tranh bá, ép ba nhà Hàn, Ngụy, Triệu cắt 100 dặm đất sung công. Ngụy Câu và Hàn Hổ sợ Trí Bá, vội đem sổ sách và bản đồ 100 dặm đất dâng nộp. Triệu Vô Tuất không chấp nhận yêu cầu của Tuân Dao, nói:"Đất đai là của tiền nhân để lại, sao có thể dễ dàng dâng cho người". Tuân Dao tức giận, ép Hàn và Ngụy hợp sức với mình để đánh Triệu Vô Tuất.
Năm 455 TCN, Tuân Dao dẫn trung quân, Hàn Hổ dẫn hữu quân, Ngụy Câu dẫn tả quân cùng tiến đánh họ Triệu. Triệu Vô Tuất rút về Tấn Dương cố thủ.
Thất bại và bị giết.
Triệu Vô Tuất phòng thủ chắc chắn, ba họ Trí, Hàn, Ngụy vây Tấn Dương hơn 1 năm chưa hạ được. Tuân Dao bèn dùng kế dẫn nước Tấn Thủy (sông Phần) rót vào thành. Nước ngập sắp tới mặt thành, dân chúng phải trèo lên mái nhà tránh lụt. Trong thành hết lương, rất nguy cấp, phải đổi con cho nhau ăn thịt. Tuân Dao thấy công trình dẫn nước tiến hành hoàn mĩ, tỏ ra đắc ý, Ngụy Câu và Hàn Hổ thấy thế là sợ ngày sau cũng sẽ bị Tuân Dao dẫn nước vào đánh mình, từ đó có ý phản họ Trí. Trong tình hình đó, thủ hạ của Vô Tuất là Trương Mạnh Đàm bàn kế ly gián 2 họ Hàn, Ngụy với họ Trí. Trương Mạnh Đàm nhân ban đêm bí mật trèo ra ngoài thành, đến trại Hàn Hổ và Ngụy Câu phân tích lợi hại, thuyết phục hai họ phản Trí Bá để tránh bị diệt trong tương lai. Hàn Hổ và Ngụy Câu vốn phải cắt đất cho Tuân Dao đã bất bình, lại vì đất phong của mình cũng có sông chảy qua nên sợ sau này sẽ chung cảnh ngộ như họ Triệu, nhân đó bèn đồng tình phản lại họ Trí.
Năm 453 TCN, ba họ Triệu, Hàn, Ngụy hợp binh đánh úp Tuân Dao, giết chết binh lính canh đê của họ Trí, tháo nước ngược vào chỗ Tuân Dao. Quân sĩ họ Trí hoảng hốt, cùng lúc Hàn, Ngụy hai nhà cùng tấn công Tuân Dao, họ Triệu từ trong thành cũng nhân đó phản công, Tuân Dao đại bại, bị Triệu Vô Tuất giết chết. Vô Tuất ra lệnh giết cả tộc họ Trí, rồi đem thủ cấp của ông ngâm rượu để làm nhục. Một số tộc nhân như Tuân Khai, Tuân Khoan trốn sang nước Tần, còn Trí Quả biết được họ Trí sẽ mất trong tay Trí Dao, đã đổi sang họ khác nên thoát chết.
Tuân Dao có một người gia thần là Dự Nhượng, sau khi họ Trí bị diệt, Dự Nhượng ba lần mưu sát Triệu Vô Tuất để báo thù cho ông nhưng đều thất bại, cuối cùng tự sát. | 1 | null |
Ôn () là một tiểu quốc chư hầu trong cương giới của nhà Chu. Thủy tổ của nước Ôn là tư khấu Tô Phẫn Sinh (蘇忿生) thời Chu Vũ vương. Đô ấp của nước Ôn là Ôn ấp, quốc quân nước Ôn xưng là Ôn tử, hoặc lấy họ Tô của quốc quân mà xưng là Tô tử.
Năm 720 TCN, quân đội nước Trịnh thu mạch trên đất Ôn và lúa ở Thành Chu, điều này đã khiến cho triều Chu và nước Trịnh trở thành kẻ thù của nhau. Năm 711 TCN, triều Chu và nước Trịnh hoán điền, điền địa của Ôn vốn thuộc Chu vương nên bị hoán cấp cho nước Trịnh, song quốc đô Ôn ấp vẫn nằm trong tay quân chủ họ Tô.
Quốc quân của nước Ôn là đại phu của triều Chu. Đến năm thứ hai đời Chu Huệ vương (675 TCN), triều Chu bùng phát loạn công tử Đồi, năm vị đại phu là: Vĩ Quốc, Diên Bá, Chiêm Phụ, Tử Cầm và Chúc Quỳ họp binh đánh vào kinh đô với mục đích lập Cơ Đồi lên làm thiên tử theo lời dặn dò của tiên vương, Tô tử ủng hộ cuộc phiến loạn này. Tuy nhiên năm vị đại phu thất bại phải dẫn Cơ Đồi chạy sang nước Ôn lánh nạn, vua nước Ôn là Kỷ Tô phò tá Cơ Đồi đến nước Vệ phối hợp với quân Nam Yên tiến đánh Chu Huệ Vương. Huệ Vương thua to phải chạy trốn sang nước Trịnh. Hai năm sau, tức 673 TCN, Trịnh Lệ công và vua nước Quắc đem quân thảo phạt vương tử Đồi, giết chết năm đại phu, Tô tử chết trong nạn này. Từ đó, quốc quân nước Ôn không còn lại được làm đại phu triều Chu nữa.
Vào năm thứ ba đời Chu Tương vương (650 TCN), người Địch xua quân tấn công nước Ôn, lúc ấy con của Chu Huệ Vương là Chu Tương Vương vừa lên ngôi được 2 năm tuy có nhận được lời cầu cứu của Kỷ Tô nhưng cứ mặc kệ không cho quân cứu viện. Bởi lẽ nhà vua lấy con gái của nước Địch là Quy thị vả lại vẫn hận Kỷ Tô vì trước đây từng vào hùa với 5 vị đại phu cùng Cơ Đồi đánh đuổi cha mình, nước Ôn vì thế mà không cản nổi sức tấn công của người Địch dẫn đến diệt vong. Ôn tử chạy sang nước Vệ, người Địch sau đó triệt thoát, đất Ôn từ đó thuộc quyền sở hữu của vương thất nhà Chu.
Năm thứ 18 đời Chu Tương vương (635 TCN), đất Ôn bị Chu Tương vương ban cho Tấn Văn công để tưởng thưởng cho công lao bình định loạn vương tử Đái của vua Tấn. Sau khi sáp nhập vào nước Tấn, đất Ôn trước sau trở thành phong ấp của đại phu Dương thị và Khích (Khước) thị của Tấn. | 1 | null |
Trần Minh Tiết (1918 - 1990), là một nhà sử học Việt Nam, và là nhà nghiên cứu chuyên viết về châu Á. Theo "Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam", thì chính nhờ các tác phẩm của ông mà các dân tộc trong cộng đồng Pháp ngữ có điều kiện hiểu thấu đáo về châu Á, nhất là Việt Nam .
Tiểu sử.
Trần Minh Tiết sinh ngày 19 tháng 12 năm 1918 tại thôn Cam Lộ, tổng Cam Vũ, huyện Cam Lộ; nay thuộc thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
Ông là con trai thứ của ông Trần Minh Cầu và bà Nguyễn Thị Trà. Đây là một gia đình nghèo, đông con (9 người).
Thuở nhỏ, ông học ở Quảng Trị. Sau vào Huế, học trường Pellerin . Ông thông minh, học giỏi.
Năm 1951, ông cho xuất bản cuốn "Lịch sử chiến tranh trận thế giới đại chiến lần thứ 2". Đây là tác phẩm dịch từ quyển "Histoire Militaire de la Seconde Guerre mondialei" của Trung tướng L. M. Chassin, khi ấy đang là Tổng tư lệnh không quân Pháp ở Viễn Đông.
Năm 1954, ông rời Huế sang định cư tại Paris (Pháp). Ở nơi ấy, ông viết văn và viết báo, rồi trở thành cây bút chính của tờ "Cahier de l’Asie Sud Est" do Bác sĩ Hoàng Văn Đức sáng lập ở Sài Gòn. Đây là tờ báo có uy tín lớn đối với các nhà trí thức Việt Nam và Pháp .
Sau đó, ông được các nhà văn Pháp tiến cử và trở thành Hội viên Viện Hàn lâm Khoa học Hải ngoại của Pháp từ những năm 60 của thế kỷ 20 .
Ngày 18 tháng 12 năm 1971, tại trụ sở của Viện Hàn lâm Pháp, ông được Haute Académie Internationale de Lutèce trao bằng tưởng lục với huy chương vàng . Ngoài ra, ông còn được Đông phương Bác học Viện Quốc gia Brasil trao bằng Tiến sĩ danh dự .
Nhà nghiên cứu Trần Minh Tiết mất ngày 27 tháng 2 năm 1990 tại Paris, hưởng thọ 72 tuổi.
Tác phẩm.
Tiến sĩ Trần Minh Tiết đã để lại hàng chục tác phẩm, đáng chú ý có:
Tiếng Pháp.
Và một số bài viết đăng trên các báo ở Sài Gòn và Paris. | 1 | null |
Huỳnh Uy Dũng (tên thật là Huỳnh Phi Dũng, sinh ngày 26 tháng 1 năm 1961), biệt danh Dũng "lò vôi", là một doanh nhân và chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đại Nam.
Tiểu sử.
Huỳnh Phi Dũng, nay là Huỳnh Uy Dũng, sinh ngày 26 tháng 1 năm 1961 tại xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Tuy chưa học hết lớp 12, ông đã nhập ngũ và tham gia Chiến tranh biên giới Tây Nam, phục vụ công tác hậu cần ở Quân khu 5, rồi Quân khu 7, làm nhiệm vụ tiếp tế cho bộ đội ngoài chiến trường.
Sau khi chiến tranh kết thúc, ông chuyển về công tác ở phòng hậu cần Công an Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Sông Bé. Thời điểm đó, do cuộc sống quá kham khổ, ông đã nghỉ việc và chuyển sang kinh doanh lò vôi, sản xuất các loại vôi quét tường, vôi bột công nghiệp. Sau đó ông được điều làm Giám đốc Công ty sơn mài Thành Lễ (sau này được đổi tên thành Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ).
Ông từng được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam Khóa II Nhiệm kỳ 1994 - 1996 nhưng cũng chỉ tham gia trong hai năm 1994 - 1995. Ngoài ra, Huỳnh Uy Dũng còn là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X thuộc đoàn đại biểu tỉnh Bình Dương.
Trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2005, ông Dũng đã xây dựng lần lượt ba khu công nghiệp Sóng Thần 1, 2 và 3. Đồng thời ông cũng là chủ sở hữu của Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến tại tỉnh Bình Dương.
Cuối năm 2018, Huỳnh Uy Dũng đã được Đại Học Apollos, một đại học giáo dục từ xa ở Mỹ, trao bằng tiến sĩ danh dự về quản trị kinh doanh.
Đời tư.
Ông lập gia đình với bà Trần Thị Tuyết, con gái ông Ba Thu, Giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh Sông Bé bấy giờ (sau là tỉnh Bình Dương). Hai người có với nhau ba người con, hai trai, một gái. Trong số ba người con, người con trai đầu Huỳnh Trần Phi Long đã từng được ông Dũng giao cho vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị dưới danh nghĩa tại Công ty cổ phần Đại Nam sau khi được đổi tên từ Công ty cổ phần Thanh Lễ.
Năm 2010, ông ly dị bà Trần Thị Tuyết và kết hôn với bà Nguyễn Phương Hằng. Đám cưới chính thức được diễn ra tại Thành Đại Nam vào ngày 8 tháng 6 năm 2010. Năm 2012, bà Hằng đã có cùng ông một con trai tên Huỳnh Hằng Hữu.
Tranh chấp.
Tranh chấp với Chủ tịch UBND Tỉnh Bình Dương.
Vào ngày 21 tháng 10 năm 2013, ông Dũng đã làm đơn tố cáo gửi Thủ tướng và tổng Thanh tra Chính phủ vì cho rằng Lê Thanh Cung - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã làm trái pháp luật khi không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu đất ở rộng khoảng 61,5 hecta tại khu công nghiệp Sóng Thần 3. Ông Cung đã ký văn bản không cho chủ đầu tư chuyển nhượng quyền sử dụng đất khu đất ở này, không phê duyệt và cũng không trả lời về việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Sóng Thần 3.
Đồng thời ông Cung cũng ký quyết định "không cho phép chuyển nhượng đất ở trong khu công nghiệp dưới bất kỳ hình thức nào". Thanh tra Chính phủ Việt Nam đã cho rằng ông Dũng kiện nhầm người. Cũng sau đó UBND Tình Bình Dương đã thu hồi quyết định về việc cho phép thay đổi thời hạn sử dụng đất "khu ở" trong khu công nghiệp Sóng Thần 3 từ "50 năm" sang "lâu dài".
Từ ngày 8 tháng 9 đến ngày 28 tháng 10 năm 2014, tỉnh Bình Dương đã ban hành tới 12 văn bản gửi tới Công ty cổ phần Đại Nam, liên quan tới việc thu hồi quyền sử dụng 61,5 hecta đất ở của công ty. UBND tỉnh Bình Dương khẳng định không hề thu hồi đất khu công nghiệp Sóng Thần 3 mà chỉ thu hồi sổ đỏ cấp sai; còn ông Dũng nói thực chất đó là quyết định thu hồi đất và yêu cầu Bình Dương đền 1.800 tỷ đồng.
Để đáp lại những hành động trên, ông Huỳnh Uy Dũng đã tuyên bố sẽ đóng cửa Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến từ ngày 20 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2014.
Tố cáo Võ Hoàng Yên lừa đảo.
Vào ngày 1 tháng 3 năm 2021, ông Dũng đã cùng với vợ mình là bà Nguyễn Phương Hằng lên tiếng cáo buộc ông Võ Hoàng Yên với hành vi chữa bệnh bằng cách bấm huyệt, lừa đảo chiếm đoạt tiền cứu trợ lũ lụt, xây chùa mà hai người quyên góp. Ông Yên sau đó cũng đã phủ nhận những cáo buộc trên, đồng thời viết thư đề nghị trả lại tiền cho vợ chồng ông. Dù vậy vợ chồng ông Dũng vẫn từ chối và nói rằng sẽ "tố cáo, vạch trần bộ mặt thật của ông ra cho tới cùng". Cũng trong ngày 31 tháng 3 cùng năm, ông Dũng đã tuyên bố rằng sẽ đòi lại 200 tỷ đồng từ ông Võ Hoàng Yên để đem đi làm từ thiện. Ngày 15 tháng 1 năm 2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh quyết định không khởi tố vụ án do không có dấu hiệu phạm tội.
Hoạt động khác.
Hoạt động từ thiện.
Kể từ năm 2015, ông Dũng đã cùng bà Nguyễn Phương Hằng đồng sáng lập Quỹ thiện nguyện Hằng Hữu và sử dụng 100% lợi nhuận của Công ty cổ phần Đại Nam trong khoảng thời gian từ 2014 đến 2030 để phục vụ cho công tác từ thiện xã hội. Quỹ đã liên kết với một số bệnh viện lớn như Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng thông qua chương trình "Trái tim Hằng Hữu" để tài trợ trang thiết bị và kinh phí mổ tim cho hơn 500 trẻ em nghèo mắc bệnh tim bẩm sinh và não úng thủy trên khắp cả nước mỗi năm. Tuy nhiên, vào ngày 23 tháng 6 năm 2021, quỹ đã đồng loạt gửi công văn đến ba bệnh viện trên về việc tạm ngừng tài trợ các chương trình thiện nguyện từ tháng 10 năm 2021 trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 khiến Công ty cổ phần Đại Nam phải tạm dừng tất cả các hoạt động kinh doanh dịch vụ của mình.
Năm 2017, hai người cũng đã tham gia đóng góp, ủng hộ hàng tỷ đồng cho "Quỹ doanh nhân với An ninh trật tự tỉnh Đồng Nai" nhằm giúp đỡ những người đã chấp hành xong án tù và những người đã được giáo dưỡng, trở lại hoà nhập với cộng đồng. Ngày 4 tháng 3 năm 2019, hai vợ chồng đã dành tặng 200 triệu đồng để ủng hộ cho người dân nghèo tại quê nhà Bình Định của ông.
Quyên góp đất đai.
Ngày 12 tháng 5 năm 2021, ông Huỳnh Uy Dũng đã có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Dương, bày tỏ nguyện vọng muốn được tặng khu đất có diện tích gần 20.000 mét vuông bao gồm toàn bộ hai khu A38 và A39 gồm 127 lô đất thuộc dự án khu nhà ở Đại Nam do công ty này làm chủ đầu tư tại phường Phú Tân, thành phố Thủ Dầu Một để địa phương tổ chức đấu giá, dự kiến thu về khoảng 500 tỷ đồng, đưa vào làm kinh phí phòng chống dịch COVID-19.
Theo đó, số tiền thu được sau khi đấu giá sẽ dành tặng 40% cho công tác phòng chống dịch tại Bình Dương, 60% gửi tặng tới Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19. Trong trường hợp tổng số tiền đấu giá 127 lô đất ít hơn 500 tỷ đồng, công ty sẽ bù thêm số tiền còn thiếu. | 1 | null |
Trương Tồn Mạnh (chữ Hán: 张存孟/張存孟, ? – 1632), xước hiệu là Bất triêm nê, thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân cuối đời Minh.
Quá trình hoạt động.
Mùa thu năm Sùng Trinh đầu tiên (1628), ông kêu gọi dân đói của các nơi Tuy Đức, Mễ Chi, Thanh Giản, ở Lạc Xuyên nổi dậy.
Tháng 6 năm thứ 4 (1631), Tồn Mạnh tham gia liên quân của Vương Tự Dụng. Ngày 7 tháng 9, ông rút quân từ Mễ Chi về Tây Xuyên, bị Hồng Thừa Trù cùng bọn Duyên Tuy tổng binh Trương Ứng Xương soái quan quân đánh bại, giết mất 300 người. Tồn Mạnh đưa hơn trăm kỵ binh chạy trốn, Hồng Thừa Trù đuổi nà không tha. Ông bèn giết bộ tướng "Song sí hổ", trói "Tử kim long" xin hàng. Hồng Thừa Trù xem thường hành vi của Tồn Mạnh, từ chối để ông gia nhập quan quân, cho về nguyên quán. Những nghĩa quân không chịu đầu hàng đều bỏ theo Lý Tự Thành.
Mấy tháng sau, Tồn Mạnh tái nổi dậy, ở nơi thâm sơn cùng cốc của Đại Sơn tổ chức 64 trại, muốn tính kế lâu dài. Tháng 3 năm thứ 5 (1632), bị quan quân bắt giết. | 1 | null |
Kepler-37b là một hành tinh ngoài hệ Mặt Trời quay quanh Kepler-37 trong Chòm sao Thiên Cầm. Cho đến nay (2/2013), nó là hành tinh ngoại nhỏ nhất từng được phát hiện, với khối lượng lớn hơn một chút so với của Mặt Trăng của Trái Đất..
Phát hiện.
Kepler-37B, cùng với hai hành tinh khác, Kepler-37c và Kepler-37d quay quanh một ngôi sao giống Mặt Trời, được phát hiện bởi kính thiên văn không gian Kepler. Để có được một kích thước chính xác của hành tinh., các nhà thiên văn học đã so sánh nó với kích thước của ngôi sao mẹ, mà họ đã sử dụng sóng âm thanh. Quá trình này được gọi là tinh chấn học thiên thể (astroseismology), và Kepler-37 là ngôi sao nhỏ nhất được nghiên cứu bằng công nghệ này. Những nghiên cứu này đã cho phép xác định được kích thước của hành tinh với "mức độ cực kì chính xác" cho đến nay. Với kích thước chỉ bằng 80% Sao Thủy, Kepler-37b là hành tinh đầu tiên trong vũ trụ được phát hiện nhỏ hơn bất cứ hành tinh nào trong Hệ mặt trời. Việc một hành tinh như Kepler-37B đã được phát hiện theo Jack Lissauer, một nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA, cho rằng "các hành tinh như vậy ít phổ biến".
Kepler-37b cùng với hai hành tinh khác quay quanh một ngôi sao giống Mặt Trời, dựa trên kích thước nhỏ bé và bề mặt quá nóng, các nhà thiên văn học nhận định hành tinh Kepler-37b dường như không có bầu khí quyển, tương tự như Sao Thủy trong Thái dương hệ. Nó mất 13 ngày để hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh ngôi sao mẹ. Nhiệt độ trên bề mặt của hành tinh tí hon này lên tới 400 độ C, khiến nước và sự sống không thể tồn tại.
Đặc điểm.
Hành tinh này cách Trái Đất khoảng 210 năm ánh sáng, lớn hơn một chút so với Mặt Trăng, có đường kính 2400 dặm Anh.. NASA cho rằng có khả năng rất lớn hành tinh này không có bầu khí quyển và không thể cho phép tồn tại sự sống. Ngoài ra có khả năng lớn hành tinh này gồm các vật liệu đá. Là hành tinh gần nhất ngôi sao mẹ, Kepler-37b mất 13 ngày quay quanh ngôi sao mẹ. Cũng do khoảng cách đối với ngôi sao mẹ, nhiệt độ trung bình của hành tinh này ước khoảng 800 độ Fahrenheit, hay khoảng 700 độ Kelvin. | 1 | null |
Serzh Sargsyan (tiếng Armenia: Սերժ Ազատի Սարգսյան, sinh ngày 30 tháng 6 năm 1954) là vị Tổng thống thứ ba của Armenia. Ông đã thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 2 năm 2008 với sự ủng hộ của đảng Cộng hòa bảo thủ Armenia, đảng do ông làm chủ tịch, và nhậm chức vào tháng 4 năm 2008. Vào ngày 18 tháng 2 năm 2013, ông tái đắc cử Tổng thống.
Ngay sau khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống vào ngày 9 tháng 4 năm 2018, Sargsyan được bầu làm Thủ tướng Armenia vào ngày 17 tháng 4. Các nhân vật phản đối mô tả điều này như là "chiếm lấy quyền lực" và có những cuộc biểu tình quy mô lớn chống lại ông. Những cuộc biểu tình cuối cùng đã thành công trong việc gây áp lực Sargsyan, ông đã từ chức vào ngày 23 tháng 4.
Tiểu sử.
Serzh Sargsyan sinh ngày 30 tháng 6 năm 1954 ở tỉnh tự trị Nagorno-Karabakh, Cộng hòa Xã hội Xô Viết Azerbaijan. Ông được nhập học Đại học tổng hợp Nhà nước Yerevan vào năm 1971, phục vụ trong các lực lượng vũ trang của Liên Xô trong thời gian 1971-72, và tốt nghiệp từ khoa Ngữ văn của Đại học tổng hợp Nhà nước Yerevan vào năm 1979. Năm 1983, ông kết hôn với Rita. Họ có hai con gái, Anush và Satenik, và cháu gái, Mariam. Ông là Chủ tịch Liên đoàn Cờ vua Armenia. Ngoài tiếng mẹ đẻ Armenia của mình, ông thông thạo tiếng Nga.
Sự nghiệp chính trị.
Đầu sự nghiệp.
Năm 1979 khi ông trở thành người đứng đầu Ủy ban Hiệp hội Thanh niên Đảng Cộng sản Stepanakert. Sau đó, ông là Bí thư thứ hai, Bí thư thứ nhất, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành phố Stepanakert, Ban Chỉ đạo Đơn vị Tổ chức Cộng đồng khu vực Nagorno-Karabakh, và cuối cùng là trợ lý cho Genrikh Poghosyan, Bí thư thứ nhất Ủy ban khu vực Nagorno-Karabakh.
Khi căng thẳng tăng lên ở Nagorno-Karabakh giữa Armenia và Azerbaijan, Sargsyan trở thành Chủ tịch của Ủy ban Lực lượng Tự vệ Cộng hòa Nagorno-Karabakh và sau đó được bầu vào Hội đồng Tối cao Armenia năm 1990.
Từ 1993 đến 1995, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; sau đó ông là Cục trưởng Cục An ninh Nhà nước và sau đó là Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia đến năm 1996. Từ năm 1999 đến năm 2000, ông phục vụ với tư cách là Tham mưu Trưởng cho Tổng thống Robert Kocharyan, và ông là Bộ trưởng Quốc phòng từ sau đó cho đến năm 2007. Ông là thư ký của Hội đồng An ninh Quốc gia do Tổng thống Kocharyan lãnh đạo từ năm 1999 đến năm 2007. Ngày 4 tháng 4 năm 2007 Sargsyan được bổ nhiệm làm Thủ tướng, sau cái chết đột ngột của Andranik Margaryan.
Bầu cử tổng thống.
Sargsyan, với sự ủng hộ của Tổng thống Kocharyan, được xem là ứng cử viên mạnh nhất cho chức vụ Tổng thống Armenia trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 2/2008. Kết quả tạm thời đầy đủ cho thấy anh ta giành được khoảng 53% số phiếu bầu, đa số vòng đầu tiên, trước ứng cử viên thứ hai Levon Ter-Petrossian.
Cuộc bầu cử tổng thống năm 2008 được OSCE, Liên minh châu Âu (EU) và các nước phương Tây giám sát.
Những người ủng hộ Ter-Petrossian, tranh chấp các kết quả chính thức, đã tổ chức các cuộc biểu tình lớn tại Yerevan trong hơn một tuần sau cuộc bầu cử, cho đến khi họ bị chia rẽ dữ dội vào ngày 1 tháng 3; 10 người (8 người biểu tình và 2 nhân viên cảnh sát) bị giết, và tình trạng khẩn cấp được áp dụng trong 20 ngày, kết thúc vào ngày 20 tháng 3 năm 2008.
Tổng thống.
Serzh Sargsyan đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống tại Nhà hát Opera Yerevan vào ngày 9 tháng 4. Đề cập đến "sự kiện đau đớn" sau cuộc bầu cử, ông "thúc giục tất cả mọi người cùng nhau tìm kiếm và tìm cách để hòa giải, phát triển và tương lai của Armenia". Ông bổ nhiệm Tigran Sargsyan, người đã từng là Chủ tịch Ngân hàng Trung ương và không phải là thành viên của một đảng chính trị, làm Thủ tướng. Theo báo cáo của Freedom House "Năm 2011, chính phủ đã thực hiện các bước cụ thể để thực hiện các lời hứa lâu dài và thường xuyên lặp lại để đối đầu với tham nhũng. Các dịch vụ chính phủ điện tử giảm nguy cơ hối lộ, trong khi các quy định mới và thực thi nghiêm ngặt hơn dẫn đến số vụ kiện và phạt tiền cao hơn chống lại các quan chức cấp cao và các công ty lớn. Do nỗ lực của chính phủ được củng cố hơn nhằm loại bỏ tham nhũng, xếp hạng tham nhũng của Armenia cải thiện từ 5,50 xuống 5,25."
Trong nhiệm kỳ tổng thống của Sargsyan, kỷ lục về tự do ngôn luận và tự do báo chí nói chung cũng được cải thiện ở Armenia. Thâm nhập Internet tăng mạnh - từ 6,2% năm 2008 lên 37% năm 2011, cung cấp khả năng truy cập nhiều hơn vào phương tiện truyền thông trực tuyến, tăng nhanh về số lượng, bao gồm cả blogosphere - với hơn 10.000 blogger vào năm 2011.
Sau cuộc bầu cử Sargsyan cũng cho phép các cuộc biểu tình đối lập diễn ra tại Yerevan và cam kết tuân thủ các yêu cầu của Hội đồng Châu Âu về việc chấm dứt sự đàn áp của chính phủ đối với phe đối lập.
Sự sôi động của xã hội dân sự đã tăng lên đáng kể trong những năm qua với số lượng các tổ chức phi chính phủ tăng trưởng cao hơn và các nhà hoạt động dân sự thành công trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng và tổ chức các chiến dịch quan trọng trong lĩnh vực nhân quyền, bảo vệ môi trường và sự công bằng xã hội. Tuy nhiên, vận động công chúng vẫn có tác động hạn chế đến chính sách công.
Cuộc biểu tình chống lại chức tổng thống của ông.
Các cuộc biểu tình lớn chống lại chế độ của Sargsyan bắt đầu vào năm 2011. Trong một nhượng bộ cho những người biểu tình, Sargsyan cho biết vào ngày 20 tháng 4 năm 2011 rằng chính phủ sẽ đề xuất điều tra kỹ lưỡng về bạo lực sau cuộc bầu cử ba năm trước đó.
Vào tháng 7 năm 2016, người dân Armenia đã phản đối tại thủ đô Yerevan để giải phóng tất cả các tù nhân chính trị và yêu cầu tổng thống Serzh Sargsyan từ chức và để chấm dứt sự đồi bại của ông theo những người biểu tình Armenia.
Thủ tướng (2018).
Ngay sau khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống vào ngày 9 tháng 4 năm 2018, Sargsyan được bầu làm Thủ tướng Armenia vào ngày 17 tháng 4. Các nhân vật phản đối mô tả điều này như là "chiếm lấy quyền lực" và có những cuộc biểu tình quy mô lớn chống lại ông. Những cuộc biểu tình cuối cùng đã thành công trong việc gây áp lực Sargsyan, ông đã từ chức vào ngày 23 tháng 4. Cựu thủ tướng Karen Karapetyan đã kế nhiệm Sargsyan trong vai trò thủ tướng. | 1 | null |
Người Chăm theo tôn giáo chính là Agama Cham (tức là Chăm giáo). Tôn giáo Agama Cham (Chăm giáo) có hai môn phái gồm "Môn phái tín ngưỡng tôn giáo" và "môn phái tín ngưỡng dân gian": "môn phái Rija" và "môn phái Kadhar". Trong môn phái tín ngưỡng tôn giáo có hai hệ phái là phái Bà Ni (đại diện chức sắc Po Acar) và phái Bà Chăm hay Bàlamôn (đại diện chức sắc Po Basaih). Cộng đồng người theo phái Bà Ni gọi là Awal (còn gọi Chăm Bàni) và theo phái Bà Chăm gọi là Aheir (còn gọi là Bà Chăm/Chăm Bàlamôn). Hai cộng đồng Chăm Bàni (Awal), Bà Chăm (Aheir) liên kết chặt chẽ với nhau và cùng thờ chung Thánh và Thần, hai cộng đồng có chung môn phái tín ngưỡng dân gian là "môn phái Rija" và "môn phái Kadhar". Ngoài ra, Người Chăm theo Islam (Hồi giáo) tập trung ở miền Nam Việt Nam. Islam là một tôn giáo có nguồn gốc từ Arập truyền đến Đông Nam Á nói chung và người Chăm riêng; còn một số ít người Chăm còn theo đạo Công giáo và Tin Lành. Trong quá khứ Phật giáo từng đóng một vị trí khá quan trọng trong đời sống tinh thần của người Chăm, tồn tại và phát triển song song với đạo Bà la môn, từ đầu thế kỷ trước công nguyên đến thế kỷ thứ IX
Tôn giáo nguyên thủy.
Tôn giáo nguyên thủy của người Chăm (Chăm giáo) hay Agama Cham (Tôn giáo Chăm hay Chăm giáo) gồm:
Cộng đồng Chăm Ahiêr/Chăm Bàlamôn (Chăm có ảnh hưởng Bà la môn), Chăm Awal/Chăm Bàni (Chăm có ảnh hưởng "Hồi giáo không chính thống của Champa xưa") thờ phụng Thánh và thần Yāng chung:
Nền tảng “triết học Chăm”: Tư duy nhị nguyên đối lập, Quy luật lưỡng hợp Chăm (Likei – Kumei (nam - nữ), Tanaow - Binai (đực - cái)).
Tổ chức Chăm giáo (Agama Cham): Chia hai tầng: Chức sắc và Quần chúng nhân dân hay tín đồ
- Tổ chức chức sắc (Halauw Janâng):
+ Môn phái tín ngưỡng mang tính chất tôn giáo:
+ Môn phái tín ngưỡng dân gian:
- Quần chúng nhân dân/Tín đồ: Chia thành hai nhóm:
+ Cộng đồng người theo Giới luật Aheir (Adat Aheir): Thờ bò - Chết Hỏa táng - theo dòng họ mẹ vào Kut (Nghĩa địa chăm) do Chức sắc Po Basaih làm nghi lễ: gọi là Chăm Aheir/Bà chăm/Chăm Bàlamôn.
+ Cộng đồng người theo Giới luật Awal (Adat Awal): Kiêng Heo - Chết Thổ táng - theo dòng họ mẹ vào Ghur (Nghĩa địa chăm) do Chức sắc Po Acar làm nghi lễ: gọi là Chăm Awal/Bà Ni.
Quan hệ giữa Awal (Chăm Bà Ni) và Aheir (chăm Bàlamôn):
Người Chăm có ảnh hưởng của tôn giáo Bà la môn được gọi là Ahier (Bà Chăm) thuộc dương/Nhóm đực, người Chăm có ảnh hưởng Hồi giáo không chính thống xưa được gọi là Awal (Bà ni) thuộc âm/nhóm Cái. Theo quan niệm này thì hai cộng đồng tôn giáo "tuy hai mà một", sống gắn bó và kết hợp với nhau như nam và nữ, chồng và vợ. Hình thành một tôn giáo mới đặc trưng riêng biệt cho Người Chăm đó là Tôn Giáo Cham (Tiếng Chăm là Agama Cham) và đại đa số Chăm Ninh Thuận - Bình Thuận theo tôn giáo này.
Cộng đồng Chăm Bà la môn và Chăm Bà Ni có chung một tôn giáo là Cham giáo (Agama Cham) nhưng khác giáo lí và thờ phụng Thánh và thần Yāng chung:
Nền tảng “triết học” hai cộng đồng là như nhau: Tư duy nhị nguyên đối lập, Quy luật lưỡng hợp Chăm (Likei – Kumei (nam - nữ), Tanaow - Binai (đực - cái)).
Cả hai cộng đồng Chăm Bà ni và Bà Chăm đều cầu nguyện ở Tháp và Chùa (thánh đường) do chức sắc Thầy tế (Po Basaih) và Thầy sư (po Acar) làm chủ trì nghi lễ.
Năm lễ lớn ("công lễ") là những lễ được tổ chức chung trong cộng đồng người Chăm không phân biệt Phái Aheir hay Awal gồm: "Palao Kasah, Yuer Yang, Katê, Cakap Halau Kraong và Cambur." Lễ Palao Kasah, Cakap Halau Kraong thầy sư po Acar làm chủ nghi lễ... còn lễ "Katê, Cambur..." do thầy tế/Tăng lữ po Basaih làm chủ nghi lễ. Lễ "Yuer Yang do Ong kadhar" làm chủ nghi lễ. Ngoài ra còn rất nhiều lễ riêng cho hai cộng đồng hoặc thầy sư po Acar hoặc thầy tế/Tăng lữ po Basaih làm chủ nghi lễ. Thầy sư po Acar làm chủ nghi lễ nhiều hơn cho hai cộng đồng Chăm Aheir và Chăm Awal.
Lưu ý: 1. Trong quản lý hành chính, Chứng minh nhân dân của người Chăm không ghi tôn giáo của họ là Chăm giáo mà ghi theo hệ phái Tín ngưỡng là Tôn giáo: Bà La Môn (dùng để cho biết cộng động Chăm Aheir (Chăm ảnh hưởng Bàlamôn) và Tôn giáo: Bà Ni (dùng để cho biết cộng động Chăm Awal (Chăm ảnh hưởng Hồi giáo không chính thống ngày xưa của Champa). Nếu ghi đúng là Tôn giáo: Chăm giáo.
2. Thời nhà Nguyễn, khi tiếp quản đồng bào Chăm; Nhà Nguyễn biết rõ họ có cùng một tôn giáo nhưng khác giới luật (Adat Awal và Adat Aheir) nên Nhóm Cái/Awal gọi là Ni Tục, nhóm Đực/Aheir gọi là Chăm Tục. Sang thời Pháp thuộc: sự sai lầm đáng tiếc của Người Pháp, Chăm có Ni Tục ghi thành Tôn giáo là Bà Ni, Chăm có Chăm Tục ghi thành Tôn giáo là Bàllamôn trở thành thói quen đến ngày nay.
Chăm Bà la môn.
Chăm Bà la môn (Bà chăm) là nhóm Chăm có ảnh hưởng tôn giáo Bàlamôn. Đạo Bà la môn du nhập vào Chăm Pa từ khoảng thế kỷ thứ II, III, tồn tại và biến đổi trong cộng đồng người Chăm cho đến ngày nay. Sử sách Trung Quốc cho biết, đạo Bà la môn du nhập vào Chăm Pa rất sớm. Ba trong bốn bia ký bằng chữ Phạn có niên đại thế kỷ VII được tìm thấy ở Quảng Nam và Phú Yên ở triều đại Bhadresvaravamin cũng ghi nhận điều này. Đạo Bà la môn được truyền bá đến Chăm pa nói riêng và Đông Nam Á nói chung bằng hai con đường: đường thủy và đường bộ. Đường thủy thì từ vịnh Bengal thông qua eo biển Malacca, và đường bộ thì từ Assam đi vào Myanmar rồi qua khu vực đồng bằng sông Mêkông. Người Chăm đã chọn lọc tinh túy của đạo Bà la môn (đã Chăm hóa) thành Bà chăm và Bà chăm là một hệ phái thứ 2 trong tôn giáo Agama Cham. Phái Bà chăm phổ biến ở Ninh Thuận và Bình Thuận
Hệ thống chức sắc phái Bà la môn (Bà chăm) có hai tầng lớp:
Tu sĩ Pà xế là những chức sắc phái tín ngưỡng tôn giáo Bà la môn (Bà Chăm), có địa vị cao nhất trong xã hội. Pà xế là những người trí thức, họ biết chữ Chăm, lưu giữ các sách cổ Chăm quy định về các nghi thức hành lễ, hiểu biết tập tục, truyền bá và thực hiện các nghi thức tôn giáo. Tu sĩ Pà xế được duy trì trong xã hội Chăm theo cha truyền con nối. Về hình thức bên ngoài tu sĩ Pà xế để tóc dài búi tó, để râu. Trên đầu các thầy Pà xế luôn đội khăn vải màu trắng, không bao giờ đi giày, chỉ đi dép nhựa hoặc đi chân đất. Tu sỹ Pà xế được quyền lấy vợ, sinh con.
Từ xa xưa, người Chăm Bà la môn (Bà chăm) không còn liên hệ với cộng đồng Ấn Độ giáo trên thế giới. Vì vậy, tôn giáo Bà la môn của người Chăm (hay phái Bà chăm) không có hệ thống giáo lý, giáo luật rõ ràng. Giáo lý, giáo luật của người Chăm Bà la môn (Bà chăm) là các kinh luật Bà la môn được các tăng lữ Pà xế phiên dịch ra tiếng Chăm, ghi lại bằng chữ Chăm trong các thư tịch cổ, truyền lại từ đời này qua đời khác và được thay đổi cho phù hợp với thực tiễn tín ngưỡng và đời sống xã hội Chăm như bộ kinh Upanishad (Áo nghĩa thư), Rigveda, Samavada (ca vịnh Vệ đà), Yajurvada (tế tự Vệ đà) và Athrvamda (gồm bùa chú và khấn trừ tà ma)...
Tôn giáo Bà la môn vốn là tín ngưỡng đa thần. Tuy nhiên, hệ thống thần linh của người Chăm Bà la môn (Bà chăm) không theo một hệ thống rạch ròi như Bà la môn nguyên thủy mà đã được bồi đắp nhiều lớp đời này qua đời khác thông qua sự cúng tế, cầu nguyện. Đền tháp theo tôn giáo Ấn Độ là để thờ các đấng thần linh của đạo Bà la môn, đền tháp người Chăm thì đã biến thể như tháp bà Po Inâ Nâgar (ở Nha trang) thờ Po Inâ Nâgar, Poklongarai thờ vua Poklongarai , tháp Pôrômê thờ vua Pôrômê...
Chăm Bàlamôn (Bà Chăm) thờ Thánh mới (Po Biraw): Po Kuk Ulahuk, Po Awluah (Allah), Mohamat, Ali, Fatimah, Ibrahim, Po Tang Ahaok, Po Itha,… và Po Acar làm chủ nghi lễ. Thánh và thần linh cũ (Po Yang Klak): "Po lingik"– "Po tanâh riya", thần Siva, Thần Núi (Po Yang Cek), Thần Biển (Po Yang Tathik), Thần Sóng (Po Riyak), Thần Ruộng (Po Bhum), Thần Lúa (Po Yang Sri)... và tục thờ tổ tiên ("Muk Kei")... thờ và phong thần cho người có công Po Inâ Nâgar, vua Poklongarai , vua Pôrômê...
Người Chăm Bà la môn(Bà Chăm) có hệ thống nghi lễ phong phú, đa dạng và diễn ra quanh năm. Có thể chia ra các nhóm hệ thống nghi lễ nông nghiệp, hệ thống nghi lễ vòng đời và hệ thống nghi lễ mang tính cộng đồng tôn giáo. Lễ Ka tê là lễ hội lớn nhất của người Chăm Bà la môn(Bà chăm) tổ chức vào ngày mùng 1 tháng 7 Chăm lịch hàng năm. Chăm Bà ni cũng phải tham gia lễ Ka tê.
Chăm Bà ni.
Chăm Bani là nhóm Chăm có ảnh hưởng Hồi giáo không chính thống. Trong các thế kỷ XII-XVI, hoạt động hàng hải của người Chăm phát triển mạnh họ tiếp xúc mua bán với các nước Indonesia, Malaysia, Malacca (là những nước theo Hồi giáo) Hồi giáo bắt đầu vào Chăm Pa theo con đường này. Trong giai đoạn đầu sự truyền đạo mới chỉ xảy ra ở cấp thượng lưu xã hội (triều đình và các người quyền quý), sau năm 1471 (năm thủ đô Vijaya thất thủ, quân Chiêm bị bắt sống hơn 3 vạn người, bị giết 4 vạn người, vua Chiêm là Trà Toàn bị bắt đem về Đại Việt, kinh đô bị phá hủy hoàn toàn), niềm tin vào Bà la môn của người Chăm Pa giảm sút, một bộ phận người Chăm Pa chuyển sang Hồi giáo. Từ năm 1471 đến giữa thế kỷ thứ XVII, mâu thuận dân tộc do tôn giáo diễn ra liên tục giữa người theo BàLamôn và người theo Hồi giáo không chính thống (Một số bộ phận ít người Chăm theo Hồi giáo chính thống và hầu hết họ đã di cư sang Malaysia 1471, sang Thái lan 1448 (Lấn 1) và Campuchia).
Đến vị Vua Chăm Po Rome trị vì (1627-1651) ông đã hóa giải xung đột này. Dùng quyền lực của mình đã sáng lập ra một tôn giáo mới là Cham giáo. Chăm giáo có hai phái hỗ trợ lẫn nhau là Bà Ni và Bà Chăm. Vua Po Rome đã phân cộng đồng Chăm thành hai nhóm (theo hệ Nhị Nguyên đối lập): Nhóm cộng đồng có ảnh Bàlamôn (đa thần) phải phụng thờ thêm Thánh mới (Po Birauw): Po Kuk Ulahuk, Po Awluah (Allah) và Thần linh mới: Mohamat, Ali, Fatimah, Ibrahim, Po Tang Ahaok, Po Itha,…và gọi tên là Aheir (Nhóm đực) còn gọi là Bà Chăm. Nhóm cộng đồng ảnh hưởng Hồi giáo không chính thống (Nhất thần) phải thờ phụng thêm tất cả những gì nhóm cộng đồng Aheir thờ, nghĩa là ngoài thờ nhất Thần Thánh Allah - họ phải thờ Thánh mới po Kuk Ulahuk do người Chăm khái quát hóa nên và các vị Thánh thần cũ (đa thần) và Các tín ngưỡng dân giang của người Chăm và Các tục lệ thờ cúng tổ tiên và gọi tên Awal (Nhóm cái) còn gọi là Bà ni. Vua Po Rome đã tạo ra hai cộng mới sống hòa thuận với nhau và xóa bỏ hoàn toàn Hồi giáo không chính thống thời ấy trong đất nước Champa. Một số bộ phận người Chăm nằm ngoài sự cai trị của Po Rome như ở Malaisia, Campuchia (sau này một số nhóm quay lại Sài gòn, Tây Ninh, An gian,) vẫn theo Hồi giáo chính thống của Ả rập, Malaisia.
Có một số cộng đồng Chăm ở Campuchia theo Hồi giáo không chính thống của Champa cũ. Họ được gọi tên là Chăm Tajuh, Họ giữ nguyên mô hình Hồi giáo không chính thống đó; họ chưa tách hẳn Hồi giáo để trở thành Bà Ni (Bà Ni là tôn giáo ĐA THẦN do người Chăm lập ra sau thế kỷ XVII). Chăm Tajuh năm giữa Chăm Bà Ni và Chăm Islam. Hai nhóm Bà Chăm và Bà Ni thực chất là một tôn giáo duy nhất có tên tiếng Chăm là Agama Cham (Cham giáo) vì hai bên thờ như nhau, tín ngưỡng, tập tục như nhau, hình thức tổ chức hai Chức sắc như nhau, khác nhau cơ bản là Giáo luật, Nhóm đực - Aheir: Hỏa táng (thuộc về Dương - "Po lingik"). Nhóm cái - Awal: Thổ táng (thuộc về Âm -"Po tanâh riya)" và phổ biến ở Ninh Thuận và Bình Thuận.
Ngày xưa, thánh đường làm bằng nhà tranh, sau này được xây cất bằng gạch ngói, hiện nay nhiều thánh đường từng bước được tu bổ khang trang, hiện đại theo phong cách thánh đường nhưng không hoàn toàn chịu ảnh hưởng của phong cách các thánh đường Hồi giáo quốc tế, Chùa Bà ni còn nơi hội họp của các chức sắc, các nhân sỹ trí thức để bàn bạc việc làng.
Mỗi Chùa Bà ni đều có đội ngũ chức sắc phụ trách các sự vụ tôn giáo. Tầng lớp tu sỹ Bà ni được gọi chung là "thầy Acar". Tu sỹ Bà ni có trang phục: áo quần màu trắng, áo dài, cạo tóc (ngược lại với các tu sĩ Bà la môn tóc búi tó), quấn khăn. Đối với tín đồ Bà ni và cả tín đồ Chăm Balamon, thầy ACar rất được nể trọng. Ông vừa là người thay mặt cho Thánh làm các nghi thức tôn giáo, vừa là người thay mặt cho người Chăm của cả hai phái tín ngưỡng tôn giáo Bà la môn (Bà chăm) và Bà ni làm chủ nhiều nghi lễ mang tính chất dân gian của người Chăm Bà la môn(Bà chăm) và Bà ni.
Từ khi thành lập Agama cham (Cham giáo), người Chăm Bà ni là cộng đồng mới và kế thừa và chọn lọc những cái tinh túy của Hồi giáo không chính thống của champa cũ và không liên hệ với cộng đồng Hồi giáo trên thế giới. Vì vậy, phái tín ngưỡng tôn giáo Bà ni của người Chăm không theo hệ thống giáo lý, giáo luật của Hồi giáo. Giáo lý, giáo luật của người Chăm Bà Ni được chọn lọc từ kinh Kor'ân của người Chăm theo Hồi giáo không chính thống của Champa cũ (chủ yếu là kinh Cửu ước của Người Do thái) theo từng bài và có hướng dẫn thực hiện bằng tiếng Chăm một cách rõ ràng và được thống nhất cả cộng đồng phái Bà ni truyền lại từ đời này qua đời khác và được thay đổi cho phù hợp với thực tiễn tín ngưỡng và đời sống xã hội Chăm. Kinh gốc có dấu đóng giáp lai của triều đình vẫn được lưu giữ ở Ninh Thuận.
Phái tín ngưỡng Tôn giáo Bà ni là tín ngưỡng đa thần: Thánh mới (Po Birauw): Po Kuk Ulahuk, Po Awluah (Allah) và Thần linh: Mohamat, Ali, Fatimah, Ibrahim, Po Tang Ahaok, Po Itha,…và Thần Thánh cũ (Po Yang Klak): "Po lingik"– "Po tanâh riya", thần Siva, Thần Núi (Po Yang Cek), Thần Biển (Po Yang Tathik), Thần Sóng (Po Riyak), Thần Ruộng (Po Bhum), Thần Lúa (Po Yang Sri)... và tục thờ tổ tiên (po "Muk Kei")... thờ và phong thần cho người có công Po Inâ Nâgar, vua Poklongarai , vua Pôrômê...Chăm Bà ni còn thờ thánh cũ (Po yang Klak) do Po Basaih làm chủ nghi lễ.
Hệ thống nghi lễ
Phái Bà ni thờ cúng khác hoàn toàn với Hồi giáo chính thống, tín đồ Bà ni không tuân theo luật Hồi giáo, không làm lễ năm lần mỗi ngày. Tín đồ Bà Ni chỉ tuân theo luật Awal (tức luật BàNi), tiếng Chăm Adat Awal. Mô hình tổ chức tương tự như Phật giáo.
Ba ngày "Rok haray Muk kei" nghĩa là " Đóng rước tổ tiên Ông Bà đến vui Tết, vui cùng tháng Lễ Ramưwan) và Tháng tịnh chay Ramưwan là thời gian quan trọng nhất của người chăm Bà ni. Người theo tôn giáo Bà ni đã tách bạch rõ hẳn thành một tôn giáo riêng biệt không còn liên hệ gì với Hồi giáo nên Họ không nhịn ăn vào ban ngày như luật Hồi giáo quy định, họ đi làm và ăn học tập như ngày thông thường. Chiều tối họ có thể vào Chùa cầu an, cầu phúc và thời gian khoảng 20 phút đến 30 phút vào lúc Các Thầy sư Acar làm lễ.
Chỉ có các thầy sư Acar phải nhịn ăn ba ngày đầu của tháng Ramưvan. Trong tháng Ramưvan, các thầy sư phải tu ở thánh đường, không được về nhà và chỉ được ăn những lễ vật dâng cúng, khi ăn cơm chỉ được dùng tay. Tháng Ramưwan chia 2 phần: 15 ngày đầu: tịnh chay âm tính: mọi người không ăn động vật trên cảng và chỉ ăn động vật dưới nước; 15 ngày cuối tháng tịnh chay dương tính: mới ăn được động vật trên cảng và Chăm Bà la môn (Bà chăm) cũng đến Chùa cầu nguyện trong tháng Ramưwan.
Chăm Islam.
Hồi giáo (Islam) du nhập vào đồng bào Chăm từ Trung Đông. Người Chăm theo Ixlam (Hồi giáo Chăm Islam) phổ biến ở An Giang (chủ yếu dòng Sunni). Những người theo Hồi giáo này có sự liên lạc với Hồi giáo quốc tế, hàng năm có người hành hương đến thánh địa Mecca. Tại mỗi thôn, người theo Ixlam đều có thánh đường riêng. Người Chăm gọi những người theo Ixlam này là Hồi giáo mới. Vì xưa kia đã có Hồi giáo ở Champa nhưng chủ yếu là dòng Shi'ai và phần đông đã di cư ra nước ngoài và phần còn lại đã kết hợp với một số người Chăm Balamon lập ra một tổ chức mới mang tên Bà Ni và nay đã phát triển thành Tôn giáo Bà Ni ở Việt Nam. Hoạt động của cộng đồng Chăm Islam theo Hồi giáo chính thống, chỉ tôn thờ thánh Ala, cầu nguyện mỗi tuần ít nhất 1 lần/Bình thường 5 lần trong 1 ngày. Tín đồ là nam đều tắm rửa sạch sẽ, y phục chỉnh tề đến thánh đường (hoặc cộng đồng sinh hoạt) làm lễ chiều thứ sáu hàng tuần. Tín đồ nữ được làm lễ tại nhà. Các tín đồ thực hiện nghiêm túc giáo lý giáo luật của Hồi giáo, thực hiện các bổn phận của tín đồ như nhịn ăn tháng Ramadan. Các tín đồ đã hành hương đến thánh địa Mecca được mang tước hiệu Hadji và được tín đồ khác kính trọng.
Phật giáo.
Phật giáo Đại thừa do những thương gia Ấn Độ du nhập vào Chăm pa từ những năm trước công nguyên, phát triển và hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ IX. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều tượng Phật trong các di chỉ vùng Indrapura (Đồng Dương, Thăng Bình, Quảng Nam ngày nay), Vijaya (Nhơn Hậu, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định ngày nay), Kauthara (khu vực đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp từ Phú Yên Cam Ranh ngày nay), và Panturanka (vùng Phan Rang, Phan Thiết ngày nay). Đặc biệt là các nữ thần phái Mật Tông mà phổ biến nhất là Bồ Tát Prana Paramita, Bồ Tát Avalokitesvara (Bồ Tát Quán Thế Âm) và Lokesvara (Nam Phật) những vị Bồ Tát này là Phật Amitahba hay A Di Đà hiện thân để cứu độ chúng sinh. Một số tượng Phật bằng đồng cũng được tìm thấy tại động Phong Nha. Vào năm 875 nhà vua Indravarman II cho xây dựng tại Indrapura (Quảng Nam) một tu viện Phật giáo lấy tên là Laskmida Lokeskvara. Đây chính là di tích Phật viện Đồng Dương ngày nay. | 1 | null |
là một loại mì của Nhật Bản. Đây là một loại mì có truyền thống lâu đời, và được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc, du nhập vào Nhật khoảng 1200 năm trước. Việc sản xuất loại mì này được xem là một nghệ thuật ở Nhật Bản. Thị trấn Sakurai của Nhật có một nhà máy sản xuất mì Somen trong suốt 290 năm qua. Sōmen dùng trong nước lèo nóng gọi là "nyumen" và thường ăn vào mùa đông như mỳ soba hay udon.
Đặc điểm.
Loại mì này nhỏ sợi rất mảnh (đường kính không quá 1.3 mm) làm bằng bột mì và nước muối. Loại mì này thường dùng ăn lạnh. Đường kính nhỏ chính là đặc điểm phân biệt các loại mì của Nhật Bản cho dù "hiyamugi" và "udon" cũng làm bằng bột mì nhưng sợi to hơn. Cách làm somen cũng như các loại mì khác là bằng cách kéo giãn bột. Mỗi lần kéo thì mì càng nhỏ sợi. Đối với somen cần phải hơn 30 đợt trong 36 giờ đồng hồ. Sau đó, mì còn phải giữ trong kho 1 đến 2 năm để chín và ngấu, sau đó mới được mang ra ăn.
Sōmen thường dùng lạnh vì được chan với nước đá kèm theo chút rau xanh, các loại củ quả hay các loại thịt khác nhau và chấm với một loại nước chấm nhạt gọi là "tsuyu". Tsuyu thường là một loại nước chấm làm từ katsuobushi (một loại cá ngừ khô) có thể được pha thêm hương vị hành ta, gừng hoặc myoga. Vào mùa hè, mỳ Somen ướp lạnh được xem là một món ăn giúp "giải nhiệt cuộc sống". Ngoài ra, món mỳ Somen còn được trình bày và thưởng thức một cách cầu kì với rất nhiều các hương vị khác nhau tuỳ thuộc vào khẩu vị thực khách.
Nagashi-sōmen.
Hẻm núi Tōsenkyō tại Nhật nổi tiếng nhờ món "nagashi-sōmen" hay "sōmen-nagashi" ("tạm dịch: Soumen nước chảy"), được coi là hoạt động hấp dẫn mùa hè về ẩm thực ngoài trời. Cách ăn Soumen nước chảy truyền thống là đặt một máng nước tre dài chạy khắp nhà hàng dẫn nước sạch và lạnh. Đầu bếp thả trôi mỳ Soumen theo dòng nước chảy.
Thực khách phải nhanh tay dùng đũa gắp mỳ ra nhúng vào "tsuyu" rồi ăn. việc này có thể khó và đòi sự nhanh tay và khéo léo của thực khách.). Mì chảy qua hết máng mà chưa bị gắp thì thường bỏ luôn nên thực khách thường phải ăn dưới áp lực, phải gắp nhanh ăn nhanh để không bỏ phí. Vài nhà hàng xa xỉ phục vụ soumen nước chảy với những dòng suối thật nằm trong các khu vườn đẹp. Mặt khác, các mô hình soumen nước chảy thu nhỏ được sản xuất để thưởng thức tại nhà.
Liên kết ngoài.
Video clip ăn mỳ Soumen nước chảy
cách nấu mì Soumen | 1 | null |
Đàm () là một tiểu quốc chư hầu của nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Thời Xuân Thu, quốc quân nước Đàm từng hai lần triều bái nước Lỗ. Đến thời Chiến Quốc, khoảng năm 414 TCN, nước Đàm bị nước Việt tiêu diệt. Đàm tử là một nhân vật trong tác phẩm Nhị thập tứ hiếu vào thời nhà Nguyên.
Tổ tiên của nước Đàm là Thiếu Hạo thị của tập đoàn Đông Di. Quốc quân nước Đàm có tước tử, và mang họ Kỷ (己). Thủ đô của nước Đàm là Đàm Thành, nay thuộc tỉnh Sơn Đông, cũng được gọi là Lục Độc Thành. Theo truyền thuyết, để chống ngoại xâm, Đàm tử đã cho xây tường thành, song vì tin vào yêu thuật, đã cho chôn hàng vạn cái lục độc (碌碡, một loại nông cụ hình trụ tròn làm bằng đá) dưới nền thành nhằm cầu mong cho thành được lâu bền, vì thế mới có tên là Lục Độc thành. Đàm là một nước nhỏ yếu, thiếu tư liệu lịch sử nên không thể khảo chứng tuyến biên giới. Tuy nhiên, có thuyết cho rằng Đàm đã từng là một quốc gia lớn mạnh, bắc đến Lang Da, nam đến Giang Biên, đông đến Hoàng Hải, tây liền Từ Châu, song sau này suy yếu.
Di chỉ cố thành Đàm Thành nằm ở phía bắc thủ phủ huyện Đàm Thành ngày nay, di chỉ tường đông và tường nam đã đổ nát hoàn toàn, di chỉ tường bắc và tường tây cục bộ vẫn bảo tồn được tới nay. Móng tường rộng 40 mét, phần đỉnh rộng 15 mét, phần thành còn lại cao 4 mét. Tường thành của cố thành Đàm Thành có chu vi dài 4.670 mét, tường tây và tường bắc dài 1260 mét, tường đông dài 1370 mét, tường nam dài 780 mét. Ở chỗ Đàm tử có một cây bạch quả cổ nay đã 3000 năm tuổi, cao 41,9 mét, vòng thân dài 8 mét, đường kính thân dài 2,6 mét, diện tích hệ rễ của cây là 56 mẫu.
Năm 584 TCN, nước Đàm bị nước Ngô tiến đánh. Khổng Tử đã từng cùng với các đệ tử đến nước Đàm, bái kiến Đàm tử, hư tâm cầu giáo, vì thế mà có câu nói "Khổng tử sư Đàm tử". | 1 | null |
Thác Dưỡng Khôn (chữ Hán: 拓养坤, ? – 1640), xước hiệu là Hạt tử khối hay Tứ đội, người Thanh Giản, Thiểm Tây, thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân cuối đời Minh.
Quá trình hoạt động.
Năm Sùng Trinh đầu tiên (1628), ông tham gia nghĩa quân của "Sấm vương" Cao Nghênh Tường.
Tháng 6 năm Sùng Trinh thứ 4 (tháng 7 năm 1631), Vương Gia Dận bị hại, Thác Dưỡng Khôn trở thành thủ lĩnh của một trong 36 doanh nghĩa quân dưới sự chỉ huy của minh chủ "Tử kim lương" Vương Tự Dụng. Tháng 8, cùng bọn "Quá thiên tinh" Huệ Đăng Tướng đánh Trung Bộ , vây thành 2 tháng không hạ được. Bọn Tào Văn Chiếu, Trương Phúc Trăn đưa quan quân đến cứu, nghĩa quân rút lui.Tháng 11, giao chiến với Ninh Vũ tổng binh Tôn Hiển Tổ ở Vạn Tuyền .
Tháng 9 năm thứ 5 (tháng 10 – 11 năm 1632), cùng bọn "Cách lý nhãn" Hạ Nhất Long vượt Ba Sơn, đánh Đông Hương, Thái Bình ; rồi trở vào Thiểm Tây, là một trong 24 cánh nghĩa quân ở đây. Tháng 11 (tháng 12 đến tháng 1 năm 1633), cùng bọn Lý Tự Thành, "Mãn thiên tinh" Chu Thanh, "Tam chích thủ" hoạt động ở một dải Vũ An.
Năm thứ 6 (1633), cùng bọn Trương Hiến Trung, "Sấm tháp thiên" Lưu Quốc Năng chuyển về Nguyên Thị đi Sơn Tây.
Tháng 5 năm thứ 8 (tháng 6 – 7 năm 1635), cùng bọn Huệ Đăng Tướng vây Bình Lương, giao chiến với Hồng Thừa Trù. Tháng 8, cùng bọn "Lão Hồi Hồi" Mã Thủ Ứng, "Tảo địa vương" Trương Nhất Xuyên, "Chỉnh tề vương" tiến ra Hà Nam, đột kích Chu Dương quan , diệt quan quân của thủ tướng Từ Lai Triều.
Tháng 6 năm thứ 9 (tháng 6 – 7 năm 1636) cùng Cao Nghênh Tường và Lưu Quốc Năng ra Vân Dương, Tương Dương. Chưa được lâu, từ Hưng An vào Hán Trung, đánh Thạch Tuyền, Hán Âm. Tháng 7, chạy đi Hà Tây . Tháng 9, vào Hà Nam, giao chiến với 5 tỉnh quân vụ tổng lý Lư Tượng Thăng, rồi quay về Thiểm Tây. Tháng 10, từ huyện Đường vào đánh Tương Dương. Từ năm thứ 9 trở về trước, nghĩa quân của Thác Dưỡng Khôn phát triển rất nhanh, có câu "Cao Nghênh Tường mạnh nhất, Thác Dưỡng Khôn nhiều nhất", gọi chung là "Sấm – Hạt".
Tháng giêng năm thứ 10 (1637), ông chuyển sang chiến đấu ở Hà Tây. Không lâu sau, cùng bọn Lý Tự Thành, Huệ Đăng Tướng hợp công Kính Dương, Tam Nguyên, giao chiến với quan quân của Tôn Truyện Đình 7 ngày, thất bại nên xin hàng. Tháng 10, theo bọn Lý Tự Thành, Huệ Đăng Tướng vào Thục. Giao chiến với quan quân ở Tứ Xuyên ở Quảng Nguyên, mất hơn ngàn người.
Tháng 9 năm thứ 13 (1640), tử trận ở Hàm Cốc quan . | 1 | null |
Trận Dịch Kinh (chữ Hán: 易京之戰 "Dịch Kinh chi chiến") là trận đánh trong chiến tranh quân phiệt thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc giữa Viên Thiệu và Công Tôn Toản năm 199, kết thúc bằng thất bại và cái chết của Công Tôn Toản.
Hoàn cảnh.
Cuộc đối đầu giữa Viên Thiệu và Công Tôn Toản ở Hà Bắc (tranh chấp Ký châu, U châu, Thanh châu) diễn ra từ sau khi liên minh chống Đổng Trác tan rã. Hai bên mâu thuẫn và giao tranh từ năm 192 sang năm 193 nhưng không phân thắng bại.
Tình hình thay đổi từ năm 195, Công Tôn Toản liên tiếp bại trận, khí thế giảm sút. Nghe có câu đồng dao, Công Tôn Toản suy đoán nên về giữ Dịch Kinh để được yên thân, bèn chuyển đến đóng trại ở đây. Để cố thủ lâu dài, ông cho quân làm nhiều chiến hào quanh thành, đằng sau chất đầy gò cao 5-6 trượng, trên gò xây nhiều lâu đài. Tại trung tâm lại xây một gò lớn cao hơn 10 trượng.
Vì sợ có sự cố bất ngờ, ông ở một mình trên gò đất đó, ngăn cách với các thủ hạ bên ngoài, chỉ sống cùng thê thiếp. Vì sự biệt lập của ông, các khách khứa và mưu sĩ đều lần lượt bỏ đi.
Sau khi vào Dịch Kinh, Công Tôn Toản rất ít khi đi chinh chiến vì thấy mình không đủ sức chinh phạt các chư hầu, chủ trương tích trữ thật nhiều lương thảo, ngồi yên đợi thiên hạ thay đổi. Viên Thiệu nhiều lần tấn công Công Tôn Toản không thắng được nên gửi thư tỏ ý muốn xóa bỏ thù oán. Nhưng Công Tôn Toản cậy có Dịch Kinh kiên cố hiểm trở nên không nghe.
Viên Thiệu tức giận bèn khởi đại binh đi đánh U châu.
Diễn biến.
Công Tôn Toản sai con là Công Tôn Tục sang Thường Sơn cầu cứu tướng Khăn Vàng là Trương Yên cứu viện, còn mình định dẫn kị binh tinh nhuệ xông ra ngoài thành, dựa vào Tây Sơn để đánh Ký châu, cắt đường về của Viên Thiệu. Nhưng thủ hạ là Quan Tịnh can ông không nên bỏ Dịch Kinh, ông bèn ở lại giữ thành.
Quân Viên Thiệu từng bước áp sát, vây chặt Dịch Kinh. Nhiều tướng sĩ dưới quyền Công Tôn Toản chán nản, lo không giữ nổi, bèn bỏ chạy trốn.
Trương Yên nhận lời Công Tôn Tục, dẫn 10 vạn quân chia làm 3 đường đi cứu Công Tôn Toản. Quân cứu viện sắp đến. Công Tôn Toản bèn viết thư ra cho Công Tôn Tục, hẹn Tục hãy dẫn 5000 quân đến chỗ trũng phía bắc thành, đến giờ đốt lửa làm hiệu sẽ cùng giáp công trong ngoài.
Nhưng thư của ông gửi ra bị Viên Thiệu bắt được. Viên Thiệu tương kế tựu kế, bèn đốt lửa lừa Công Tôn Toản. Ông tưởng cứu binh tới bèn mang quân ra đánh, không ngờ rơi vào mai phục. Công Tôn Toản bại trận phải chạy về thành đóng cửa cố thủ.
Viên Thiệu bèn sai quân đào đường ngầm, dùng gỗ chống lên, dần dần đào tới gò đất chỗ Công Tôn Toản ở. Khi dựng gỗ xong, quân Viên Thiệu châm lửa đốt, phá hoại lâu đài, khiến đất sụt xuống. Lầu đổ, Viên Thiệu thừa cơ thúc quân đánh vào.
Công Tôn Toản tự biết không thể chống cự được nữa bèn dùng dây thắt cổ giết chết vợ con, các chị em rồi đốt lửa tự thiêu mà chết.
Quan Tịnh ân hận vì khuyên ông ở lại Dịch Kinh đến nỗi thiệt mạng, bèn liều mình cưỡi ngựa xông vào quân Viên Thiệu, chiến đấu tới kiệt sức mà chết. Trương Yên lui binh, còn Công Tôn Tục bỏ trốn về phía bắc, bị tộc người Đồ Các giết chết.
Hậu quả.
Trận đánh kết thúc với cái chết của Công Tôn Toản, đồng nghĩa với việc diệt vong của thế lực quân phiệt này. Viên Thiệu làm chủ được U châu, mở rộng địa bàn Hà Bắc, trở thành thế lực quân phiệt lớn nhất miền bắc trung nguyên. Công Tôn Toản do sai lầm trong chiến thuật nên đã thất bại.
Trong Tam Quốc diễn nghĩa.
Trận Dịch Kinh không được mô tả trực tiếp mà chỉ được kể qua lời một thủ hạ đi lấy tin tức về báo cáo cho Tào Tháo biết diễn biến trận này với kết cục của Công Tôn Toản. | 1 | null |
Nhược Mộc (chữ Hán: 若木) là vị quân chủ đầu tiên của nước Từ, một quốc gia từng tồn tại hơn 1600 năm trong lịch sử Trung Quốc. Quốc gia này vào thời nhà Hạ ở vào địa phận vùng phụ cận của huyện Đàm Thành tỉnh Sơn Đông ngày nay, đến giữa thời nhà Thương thì di chuyển đến khu vực huyện Tứ tỉnh An Huy và tiếp nữa khoảng đầu thời nhà Chu lại dời đến huyện Tứ Hồng tỉnh Giang Tô ngày nay.
Thân thế.
Theo Sử Ký Tư Mã Thiên - Tần bản kỷ thì cha Nhược Mộc là Bá Ích từng làm quan nước Hữu Ngu thời vua Diêu Trọng Hoa, sau khi Diêu Trọng Hoa được đế Nghiêu thiện nhượng trở thành đế Thuấn thì ông được nhà vua ban thưởng Diêu Khương Nữ và cho ăn lộc ở ấp Doanh. Từ đó về sau hậu duệ Bá Ích đều lấy tên đất phong của ông làm họ, Diêu Khương Nữ lấy Bá Ích sinh ra Đại Liêm và Nhược Mộc, Đại Liêm chính là tổ tiên của nước Tần và nhà Tần, nước Lương thời Xuân Thu và nước Triệu thời Chiến Quốc cùng nước Nam Việt thời Tây Hán.
Sự nghiệp.
Nhược Mộc lớn lên trong lúc Hoàng Hà lũ lụt triền miên, cha ông được đế Thuấn cử đi hỗ trợ Hạ Vũ trị thủy. Ông tuy thiếu thốn tình cảm của cha nhưng lại được mẹ dạy dỗ chu đáo, bên cạnh nữa ông có tư chất thông minh nên rất được thiên hạ kính nể. Bấy giờ có bộ lạc Điểu Tục thị muốn tiếp thu nền văn hóa Trung Nguyên nên sai người đến cầu kiến đế Thuấn, đế Thuấn liền hạ lệnh cho Nhược Mộc đến nơi đó vừa giao lưu vừa khai hóa văn minh. Từ khi Nhược Mộc đến, bộ lạc này được sự chỉ dạy của ông phát triển rất mau lẹ, họ tôn xưng ông làm thủ lĩnh để lãnh đạo cải cách cho có phép tắc rõ ràng.
Khi còn tại vị vua Vũ có ý định nhường ngôi cho ông nội Nhược Mộc là Cao Dao song Cao Dao lại mất trước nhà vua, nhà vua mới đem ngôi báu truyền lại cho cha ông là Bá Ích. Tuy nhiên sau khi vua Vũ băng hà, Bá Ích đứng ra chấp chính chủ trì quốc tang đúng 3 năm rồi đem ngôi vị trao lại cho con trai vua Vũ là Hạ Khải, Hạ Khải vì nhớ ơn Bá Ích có công giúp cha mình trị thủy hơn nữa lại đem ngôi báu trả lại mình bèn phong Nhược Mộc làm vua nước Từ. | 1 | null |
Charidotella sexpunctata là một loài bọ rùa vàng có khả năng biến đổi hình dạng tùy vào môi trường bằng cách thay đổi hệ thống luân chuyển mạch trong cơ thể. Loài côn trùng này có kích cỡ vô cùng nhỏ bé, từ 5-7mm. Bọ rùa vàng còn có khả năng thay đổi màu sắc và hình dạng, từ vàng sang đỏ với các chấm đen. Đây là giống côn trùng phân bố rộng rãi ở Bắc Mỹ. | 1 | null |
"Yêu mình anh" là một bài hát của nữ ca sĩ Thu Minh, được thu âm để sử dụng làm nhạc trong bộ phim kinh dị của Việt Nam, "Mùa hè lạnh" (2012). Bài hát được sáng tác và sản xuất bởi nhà sản xuất DADA. "Yêu mình anh" đã đạt được vị trí quán quân trên bảng xếp hạng "Bài hát yêu thích".
Bối cảnh.
Ngày 12 tháng 11 năm 2012, Thu Minh công bố bài hát mới có tên "Yêu mình anh" trên trang web cá nhân. Đây là bài hát chủ đề trong bộ phim "Mùa Hè Lạnh" sắp được công chiếu của đạo diễn Ngô Quang Hải. Bài hát là sáng tác đầu tay của nhà sản xuất có nghệ danh DADA – người có bề dày kinh nghiệm sản xuất nhạc phim tại Singapore và Mỹ.
"Yêu mình anh" được thu âm vỏn vẹn trong hai tiếng. Thu Minh tâm sự: "Lúc vào phòng thu tôi cũng run và áp lực tâm lý lắm vì đây là một bài hát thực sự khó với những nốt cao treo liên tục và giai điệu cuồn cuộn, đòi hỏi không những phải có kỹ thuật mà còn phải thể hiện được mạch cảm xúc dạt dào của bài hát. Nhưng đến khi thu nháp một lần, tôi vỡ bài luôn và hát liền một mạch nhập tâm như lên đồng".
Nhà sản xuất DADA cũng chia sẻ: "Bài hát được viết trong vòng một, hai ngày khi đạo diễn Ngô Quang Hải nằm trên giường bệnh vì bị sốt xuất huyết trong quá trình quay phim. Ban đầu, Yêu mình anh có giai điệu và cấu trúc khác rất nhiều so với bản cuối cùng vì tôi muốn một dòng Chill-out len lỏi trong phim. Nhưng khi Thu Minh đến thu âm, tôi quyết định thay đổi toàn bộ tinh thần bài hát vì quá bất ngờ với những nốt cao, cách luyến láy đầy kỹ thuật của Thu Minh". DADA phát triển thêm giai điệu mới cho phù hợp với giọng của Thu Minh. Đặc biệt, anh không muốn sửa nhiều phần giọng hát, giữ nguyên giọng của cô như thu trực tiếp. DADA có quan điểm giọng hát của ca sĩ cũng như một nhạc cụ chính của bài hát. Cách phối bài cũng đơn giản mộc mạc hỗ trợ cho giọng hát - điều đã khiến anh tìm đến Thu Minh. | 1 | null |
Nhị Đảm () là một hòn đảo ở ven bờ biển tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc đại lục, song nằm dưới quyền kiểm soát của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Đảo Nhị Đảm nằm cách đảo Hạ Môn khoảng 7 hải lý. Đảo Nhị Đảm có diện tích 0,28 km², toàn đảo đều là vùng đất cao, núi trung tâm cao 58 mét. Toàn đảo bị ám tiêu bao quanh, không có bãi biển và bến cảng tốt.
Cùng với đảo Đại Đảm, đảo Nhị Đảm được gọi là "tiền tuyến của tiền tuyến" của Trung Hoa Dân Quốc. Về mặt hành chính, đảo Nhị Đảm thuộc hương Liệt Tự của huyện Kim Môn. Trên đảo Nhị Đảm không có cư dân, chỉ có quân đồn trú. Hiện nay, việc mở cửa lĩnh vực du lịch tại đảo, xây cáp treo giữa Đại Đảm và Nhị Đảm đang được xem xét. | 1 | null |
Formosa thuộc Tây Ban Nha là một thuộc địa tồn tại từ năm 1626 đến 1642 của đế quốc Tây Ban Nha ở phía bắc đảo Đài Loan. Mặc dù Đài Loan gần gũi về mặt địa lý với đảo Luzon của Tây Ban Nha, song Hà Lan mới là đế quốc đầu tiên thiết lập thuộc địa tại Đài Loan. Đến năm 1626, để phá vỡ phong tỏa mậu dịch của người Hà Lan đối với Manila, người Tây Ban Nha đã xuất binh tiến đến Kelung, dần dần chinh phục Bắc Đài Loan. Tuy nhiên, người Tây Ban Nha đã không thể trục xuất người Hà Lan ra khỏi đảo, không thể thu được đủ lợi nhuận để đáp ứng chi phí cho đội quân đồn trú, và phải dựa vào trợ giúp từ Manila. Tuy nhiên, sau khi kinh tế Manila suy thoái, người Tây Ban Nha đã buộc phải giảm số quân đồn trú, đem đến cho người Hà Lan một cơ hội. Cuối cùng, vào năm 1642, người Hà Lan đánh chiếm Kelung, kết thúc thời gian thống trị của Tây Ban Nha tại Đài Loan.
Lịch sử.
Chuẩn bị chinh phục.
Năm 1571, người Tây Ban Nha thành lập thuộc địa của mình tại Manila, sau đó dùng nơi này làm trung tâm mậu dịch Đông Á, dần dần chinh phục các đảo khác thuộc Philippines ngày nay. Mặc dù Đài Loan rất gần với Luzon, song người Tây Ban Nha đã chọn cách khuếch trương về các đảo Mindanao hay quần đảo Maluku ở phương Nam, và không có ý định chiếm lĩnh Đài Loan. Phải chờ đến khi Toyotomi Hideyoshi mưu tính lấy Đài Loan để làm bàn đạp để tiến công Luzon, người Tây Ban Nha mới nhận ra giá trị chiến lược của Đài Loan, nhiều quan viên kêu gọi nhà đương cục Manila chiếm lĩnh Đài Loan song do có người phản đối; cuối cùng người Tây Ban Nha chỉ phái hạm đội đi trinh sát song do gặp phải thời tiết xấu nên việc này không có thành quả. Sau khi Toyotomi Hideyoshi qua đời vào năm 1598, nhà đương cục Manila nhận thấy mối uy hiếp đã giảm bớt, không còn mưu tính chiếm lĩnh Đài Loan.
Đến đầu thế kỷ 17, sự uy hiếp đối với nhà đương cục Manila nhanh chóng chuyển từ người Nhật sang người Hà Lan. Do chiến tranh giành độc lập Hà Lan (1568–1648), người Hà Lan và người Tây Ban Nha trở nên đối địch, sau khi người Hà Lan khuếch trương đến Đông Á, thấy được sự phồn vinh của Manila trong việc mậu dịch lụa từ Trung Quốc và bạc từ châu Mỹ, ban đầu tiến hành tấn công tàu thuyền ra vào Manila. Tuy nhiên, thương nhân người Hoa vẫn sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm để đến Manila. Người Hà Lan thấy rằng chỉ tấn công quấy nhiễu là không đủ, chỉ có cách ngăn chặn hoàn toàn việc mậu dịch với Trung Quốc mới có thể loại trừ triệt để người Tây Ban Nha. Do đó, chiến lược của người Hà Lan đã thay đổi, họ mưu tính chiếm một địa phương gần Trung Quốc để lập cứ điểm. Sau nhiều lần gặp thất bại, cuối cùng họ đã lựa chọn được Teyowan ở Nam Đài Loan. Lúc này, nhà đương cục Manila mới nhận ra được mức nghiêm trọng của tình hình, họ đã quyết định phá vỡ sự phong tỏa của người Hà Lan bằng cách cũng lập cứ điểm tại Đài Loan.
Thời kỳ thống trị hưng thịnh.
Năm 1626, Antonio Carreño de Valdes suất lĩnh hạm đội xuất phát từ Manila đi men theo bờ biển Đông Đài Loan đến một đảo nhỏ trong vịnh Kelung (nay là đảo Hòa Bình), dựng thành San Salvador để làm trung tâm thống trị, đảo này cũng vì thế mà được mệnh danh là đảo San Salvador. Song sau khi lập cứ điểm không lâu, người Tây Ban Nha đã gặp phải cảnh khó khăn. Các thôn làng thổ dân ở Kippare (Taparri) và Kimaurri bị quân Tây Ban Nha chiếm giữ nên không chịu bán thực phẩm. Tàu cung ứng của Manila không thể đến kịp thời, vì thế có không ít người Tây Ban Nha đã sinh bệnh hoặc chết đói, những người may mắn sống sót phải ăn thịt chó và chuột để lót dạ. Cho đến khi có thương nhân người Hán đến Kelung bán lương thực, tình cảnh người Tây Ban Nha mới được cải thiện.
Người Tây Ban Nha phải phiền não để suy tính làm sao có đủ lương thực, đầu tiên họ đề nghị kết minh song phương với thôn Senar ở Tamsui (ở khu vực pháo đài Santo Domingo hiện nay), hợp lực đối kháng với các bộ lạc thù địch. Đương thời, Tamsui là vùng đất sản xuất nông sản chủ yếu ở Bắc Đài Loan, Antonio Carreño de Valdes muốn lợi dùng điều này để thu mua lương thực, liền phái 20 binh sĩ đến đó. Tuy nhiên, Senar đã hòa đàm với các bộ lạc đối địch, cự tuyệt bán lương thực và giết chết 8 lính Tây Ban Nha. Năm 1628, Antonio Carreño de Valdes phái 100 lính tấn công Senar. Thổ dân không địch nổi nên phải chạy trốn, để lại đất đai cho người Tây Ban Nha nhằm hòa đàm rồi chuyển đi nơi khác. Tiếp sau đó, người Tây Ban Nha tiến vào đất này và xây dựng thành Santo Domingo.
Sau khi người Tây Ban Nha có được Kelung và Tamsui, do vùng bờ biển qua lại giữa hai nơi quá gập ghềnh, ngoài ra tuyến đường biển này còn bị hạn chế do gió mùa và các dòng hải lưu, họ mong muốn tìm được một tuyến đường thuận lợi hơn. Năm 1632, trưởng quan Juan de Alcarazo đã quyết định phái 80 lính tiến vào bồn địa Đài Bắc để tìm tuyến đường bộ. Nhóm quân này men ngược dòng theo bờ sông Tamsui, lại tiến theo sông Kelung, cuối cùng tìm được một tuyến đường qua lại giữa hai điểm. Trong nhiều lần thăm dò, người Tây Ban Nha đã tiếp xúc với rất nhiều bộ lạc ở lưu vực sông Tamsui và sông Kelung, sau đó các bộ lạc này dần dần phục tùng người Tây Ban Nha.
Trong thời gian này, người Kavalan ở Nghi Lan là thế lực lớn mạnh nhất trong số các tộc người thổ dân ở Bắc Đài Loan, thuyền qua lại giữa Đài Loan và Philippines thường xuyên bị họ tấn công. Năm 1632, người Kavalan tập kích một chiếc thuyền của người Tây Ban Nha, sau đó quân Tây Ban Nha tiến hành trả đũa, phá hủy 7 thôn làng của người Kavalan, song không thể khuất phục tộc người này. Đến khi Alonso Garcia Romero nhậm chức trưởng quan, người Tây Ban Nha mới có thể đánh bại triệt để người Kavalan. Vị trưởng quan này cũng cho tấn công các bộ lạc khác không chịu phục tùng người Tây Ban Nha, sau một loạt hành động khuếch trương, thanh thế của người Tây Ban Nha tại Đài Loan lên đến đỉnh cao.
Thời kỳ thống trị suy vong.
Ban đầu, người Tây Ban Nha định liệu chiếm lĩnh Bắc Đài Loan để sau có thể loại bỏ mối uy hiếp từ người Hà Lan, song thế cục lại không như ý của họ. Dù rằng người Tây Ban Nha đã chiếm được Bắc Đài Loan, song người Hà Lan chỉ cần ngăn trở thương nhân ở vùng ven biển Trung Quốc thì vẫn có thể uy hiếp đến kinh tế của Manila. Và lại, hàng hóa vận chuyển từ Kelung có giá cả không cạnh tranh được với thương nhân người Hoa trực tiếp vận chuyển đến Manila. Ngược lại, việc duy trì đội quân đồn trú tiêu tốn một lượng kinh phí lớn, họ cũng không thể khai thông mậu dịch với Trung Quốc và Nhật Bản. Từ năm 1630 trở đi, sản lượng bạc ở châu Mỹ giảm dần theo năm, lượng bạc đến Manila cũng vì thế mà giảm thiểu, Manila rơi vào suy thoái kinh tế. Hoạt động của người Tây Ban Nha tại Bắc Đài Loan gần như đều phải dựa vào hỗ trợ của Philippines, song bản thân Philippines cũng cần kinh phí để đối ứng và tiến hành chiến tranh với người Hồi giáo, khiến người Tây Ban Nha ngày càng khó khăn.
Năm 1637, tổng đốc Philippines Sebastián Hurtado de Corcuera đã quyết định cắt giảm quân lực ở Bắc Đài Loan để giảm chi phí. Ông hạ lệnh phá bỏ thành Santo Domingo ở Tamsui, chỉ để lại quân đồn trú tại Kelung, các nhân lực vật tư khác đều đưa về Manila. Kelung phòng bị rỗng không, cuỗi cùng dẫn đến sự thèm muốn của người Hà Lan. Năm 1641, người Hà Lan đến Kelung thám thính tình hình và tìm cơ hội tấn công. Lúc này, uy thế của người Hà Lan không còn được như trước, nhiều bộ lạc thổ dân đã chuyển sang phục tùng người Hà Lan. Tuy nhiên, người Hà Lan nhận thấy số lượng hỏa pháo của mình không đủ công phá pháo đài, sau khi khuyên hàng quân Tây Ban Nha thất bại, lại quay về Teyowan. Vào tháng 8 năm 1642, người Hà Lan quay trở lại Kelung với bốn tàu lớn, vài tàu nhỏ, và khoảng 369 lính người Hà Lan. Một liên quân bao gồm người Tây Ban Nha, thổ dân và người Pampangos đến từ Philippines đã chiến đấu trong sáu ngày, song cuối cùng họ đã thất bại và phải trở về Manila, và bỏ hiệu kỳ cùng pháo của họ lại. Sebastián Hurtado de Corcuera, thống đốc Philippines, ban đầu bị đổ trách nhiệm về việc để mất Formosa và cuối cùng đã được xét xử tại một toàn án về các hành động của ông, và đã bị bỏ tù 5 năm tại Philippines. Các sử gia từ thời Corcuera đã đổ tội cho ông về việc để mất, song các nhân tố khác, như việc đế quốc Hà Lan nổi lên tại Đông Nam Á, và khó khăn tài chính bên trong đế quốc Tây Ban Nha, cũng là những nhân tố góp phần vào thất bại này.
Kinh tế.
Từ trước khi người Tây Ban Nha thống trị, thổ dân Bắc Đài Loan đã xuất bán vàng, lưu huỳnh, da hươu cho thương nhân Trung Hoa, Nhật Bản. Phương thức giao dịch chủ yếu là hàng đổi hàng, ngoài ra họ cũng dùng ngọc trai, bạc, vải làm phương tiện. Vàng vốn được khai thác từ dãy núi Hải Ngạn ở Đông Đài Loan, thổ dân cư trú ở nơi đó tiến hành đãi trên hạ du các sông suối để tìm vàng sa khoáng, qua nhiều lần giao dịch mà được đưa đến Bắc Đài Loan, song sản lượng không đủ để cung ứng với số lượng lớn. Lưu huỳnh là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất, nơi khai thác được nhiều là Ki-pataw, Ki-taparri, các thương nhân Trung Quốc chủ yếu vì thu mua lưu huỳnh mà đến. Thổ dân tiến hành khai thác khoáng sản từ tháng 9 đến tháng 12, do mức giá lưu huỳnh tại Trung Quốc thường biến động, thương nhân người Hán không định kỳ đến thu mua.
Sau khi người Tây Ban Nha áp đặt quyền thống trị, vật tư để đáp ứng nhu cầu cho quân đồn trú cũng như bạc để dùng trong mậu dịch đều phải vận chuyển từ Manila đến, cung cấp chế độ huyết mạch kinh tế cho Bắc Đài Loan. Hầu hết mỗi năm, Manila sẽ hai lần phái thuyền đến bổ cấp, một lần vào tháng 8, lần còn lại cách lần một khoảng 5 tháng, đem bạc từ châu Mỹ đến Kelung, mua tơ lụa, vải của thương nhân Hán, rồi lại đem thương phẩm đến Manila để bán. Mặc dù người Tây Ban Nha không được phép triển khai mậu dịch chính thức với Đại Minh, song họ đã chọn phương thức miễn thuế quan, miễn thuế hàng hóa, thậm chí miễn kiểm tra nhập quan để khuyến khích những người buôn lậu đến Kelung kinh doanh. Người Tây Ban Nha cũng cố gắng thu hút thương nhân Nhật Bản, mục đích là để phát triển Kelung thành cảng trung chuyển mậu dịch với Trung Quốc và Nhật Bản, song khi Mạc phủ Tokugawa ban hành lệnh tỏa quốc, kỳ vọng này của người Tây Ban Nha đã tiêu tan.
Tuy nhiên, mô thức phát triển kinh tế này quá phụ thuộc vào Manila, mậu dịch hưng suy dựa vào thuyền bổ cấp đem bạc đến. Nhận thấy được điều này, Jacinto Esquivel đã từng kiến nghị cho nông dân Trung Quốc, Nhật Bản đến khai khẩn đất đai, song rốt cuộc đã không được nhà đương cục đồng ý. Do đó, từ khi hoạt động mậu dịch bạc của đế quốc Tây Ban Nha suy thoái, kinh tế Bắc Đài Loan bắt đầu tiêu điều, khiến người Tây Ban Nha rời bỏ Đài Loan.
Truyền giáo.
Sở dĩ người Tây Ban Nha chiếm lĩnh Đài Loan, ngoài nhân tố kinh tế và chính trị, còn xem xét đến vị trí thuận tiện của hòn đảo vì từ đây họ có thể dễ dàng đến Trung Quốc và Nhật Bản truyền giáo, và ban đầu họ đã cử 5 linh mục theo quân xuất chinh. Các giáo sĩ truyền giáo đa số đến từ Dòng Đa Minh, song cũng có sự tham gia của các giáo hội khác.
Ban đầu, chỉ có quân nhân là có thể tiến vào thôn xóm của thổ dân, không có các chức sắc tôn giáo hoạt động trong các thôn xóm này, đến khi linh mục Jacinto Esquivel đến Đài Loan, họ mới được phép vào thôn xóm truyền giáo. Để tiện cho việc truyền giáo, Jacinto Esquivel đã biên tập ra "Từ vựng tiếng Tamsui" (Vocabularino de la lengua de los Indios Tanchui en la Isla Hermosa) cùng "sách giáo lý tiếng Tamsui" (Doctrina cristiana en la lengua de los Indios Tanchui en la Isla Hermosa), song hai cuốn sách đến nay vẫn thất lạc. Để bồi dưỡng và nuôi các giáo sĩ truyền giáo, với sự hỗ trợ của Juan de Alcarazo, Jacinto Esquivel đã thành lập Thánh Từ bi Huynh đệ hội (Hermandad de la Misericordia), chức hội trưởng đều do trưởng quan đảm nhiệm; Ông cũng dự tính thành lập chủng viện, song cuối cùng đã không thực hiện được.
Ban đầu, phạm vi truyền giáo của người Tây Ban Nha chỉ giới hạn ở các bộ lạc phụ cận các pháo đài Tamsui và Kelung, sau khi người Tây Ban Nha khuếch trương thế lực, các giáo sĩ truyền giáo bắt đầu di chuyển đến trung du và thượng du sông Tamsui và Nghi Lan ngày nay, thậm chí còn không dùng binh sĩ đi cùng, có thể an toàn làm lễ Thanh Tẩy ở vùng đất của các bộ lạc thổ dân. Song tình cảnh thuận lợi này đã không thể kéo dài, theo sau việc quân Tây Ban Nha triệt thoái đáng kể khỏi Bắc Đài Loan, các giáo sĩ truyền giáo không còn có khả năng đi xa khỏi pháo đài để phục vụ cho việc truyền giáo.
Về cơ bản, trên cơ sở cân nhắc an toàn của bộ lạc, thổ dân sẵn sàng tiếp nhận Công giáo. Nếu có giáo sĩ truyền giáo trong thôn xóm thì các binh sĩ Tây Ban Nha rõ ràng sẽ không đến quấy nhiễu họ, họ cũng có thể hợp lực với người Tây Ban Nha đối kháng với bộ lạc đối địch. Tuy nhiên, do tư tưởng thù nghịch giữa các bộ lạc có bất đồng, đã gây cản trở cho việc truyền giáo tiến triển. Chỉ cần giáo sĩ truyền giáo đến chỗ bộ lạc đối địch, họ sẽ tạo ra sự thù địch, thành quả lập tức biến mất, thậm chí có giáo sĩ truyền giáo còn bị sát hại. Mặc dù có không ít giáo sĩ truyền giáo đến Đài Loan, song họ nhận định rằng nhiệm vụ chính là đến Trung Quốc và Nhật Bản truyền giáo, còn Đài Loan chỉ như một bàn đạp để đi vào hai nơi này. Vì vậy, thời gian lưu lại trên đảo của các giáo sĩ không dài, khó mà đạt được thành quả đáng kể. | 1 | null |
Xác ướp trở lại (tựa gốc tiếng Anh: The Mummy Returns) là một bộ phim viễn tưởng - hành động - phiêu lưu - kinh dị năm 2001 của Mỹ do đạo diễn Stephen Sommers thực hiện, nó là phần tiếp theo của phim viễn tưởng "Xác ướp" (1999). "Xác ướp trở lại" có sự tham gia của dàn diễn viên Brendan Fraser, Rachel Weisz, John Hannah, Arnold Vosloo và Dwayne Johnson. Câu khẩu hiệu chính thức là "Adventure is reborn" (dịch sang tiếng Việt: "Cuộc phiêu lưu được tái sinh").
Phần phim thứ ba, "", khởi chiếu vào ngày 1 tháng 8 năm 2008.
Nội dung.
Năm 3067 trước Công Nguyên, ở Ai Cập cổ đại, một chiến binh mang tên Vua Bò Cạp đã dẫn đội quân của ông ta đi xâm chiếm kinh thành Thebes. Bảy năm sau, Vua Bò Cạp và đội quân của ông ta thua trận rồi rút lui vào sa mạc Ahm Shere, từng người lính ngã xuống cát và chết rục, chỉ có Vua Bò Cạp còn sống. Vua Bò Cạp cầu xin thần Anubis giúp đỡ, thần Anubis liền ban cho Vua Bò Cạp đội quân âm binh hùng mạnh để giúp ông ta chiếm kinh thành Thebes, sau đó thần Anubis bắt linh hồn Vua Bò Cạp đi.
Đến năm 1933, vợ chồng Rick và Evelyn O'Connell khám phá kinh thành Thebes cùng với đứa con trai của họ là Alex. Họ tìm thấy chiếc vòng tay của Vua Bò Cạp. Khi về Luân Đôn, Alex nghịch ngợm đã đeo chiếc vòng tay vào và nó cho cậu bé thấy cả ốc đảo Ahm Shere. Lúc đó đang có vài kẻ xấu muốn hồi sinh xác ướp Imhotep để hắn có thể đánh bại Vua Bò Cạp rồi cướp đội quân Anubis đi xâm chiếm thế giới. Những kẻ xấu đó là ông Baltus Hafez, Lock-Nah và Meela Nais, chúng xông vào nhà bắt Evelyn đi và định giết cô, tuy nhiên Rick đã giải cứu Evelyn. Sau khi hồi sinh Imhotep, bọn kẻ xấu kia lại bắt cóc Alex qua Ai Cập vì cậu bé đang đeo chiếc vòng tay Anubis. Vợ chồng Rick, anh bạn cũ Ardeth Bay và người anh trai Jonathan trở lại Ai Cập đuổi theo nhóm của Imhotep.
Vợ chồng Rick nhờ anh phi công Izzy Buttons chở họ đi bằng khinh khí cầu. Imhotep lấy quyển sách thần làm phép cho linh hồn Anck-Su-Namun nhập vào thân xác Meela Nais, chúng tiếp tục đi đến kim tự tháp của Vua Bò Cạp. Lúc dừng chân ở dòng sông, Imhotep nhìn thấy khinh khí cầu của vợ chồng Rick, hắn liền biến nước sông thành cơn đại hồng thủy tấn công khinh khí cầu. Chiếc khinh khí cầu bị hỏng nặng nên rơi xuống khu rừng Ahm Shere. Izzy ở lại sửa chữa khinh khí cầu trong khi Rick, Evelyn, Ardeth và Jonathan tiếp tục đi tìm nhóm Imhotep. Họ đấu súng với binh lính của nhóm Imhotep đúng lúc cả hai phe đều đang bị các xác ướp nhỏ tấn công. Rick cứu được Alex sau khi Ardeth giết chết Lock-Nah. Rick dẫn Alex chạy vào kim tự tháp, Alex tháo chiếc vòng Anubis ra khỏi tay. Sau đó Evelyn bị Anck-Su-Namun đâm chết, Rick liền đuổi theo Imhotep và Anck-Su-Namun vào sâu bên trong kim tự tháp.
Imhotep bị thần Anubis tước hết phép thuật, hắn phải đánh tay đôi với Rick. Alex và Jonathan cướp quyển sách thần từ tay Anck-Su-Namun rồi đọc thần chú giúp Evelyn sống lại thật sự. Ông Baltus lấy chiếc vòng tay Anubis đánh thức Vua Bò Cạp, hắn hiện nguyên hình con bò cạp khổng lồ và xé xác Baltus. Vua Bò Cạp, Rick và Imhotep lao vào đánh lẫn nhau. Ở ngoài sa mạc, Ardeth dẫn theo một quân đoàn kiếm sĩ chiến đấu ngăn chặn đội quân âm binh Anubis. Khi Rick lấy ngọn giáo đâm chết Vua Bò Cạp thì đội quân âm binh biến mất, Imhotep rơi xuống cõi âm ti, còn Anck-Su-Namun bị bầy bọ hung ăn thịt. Rick, Evelyn, Alex và Jonathan chạy lên đỉnh kim tự tháp, may mắn là Izzy lái khinh khí cầu đến đón họ đi trước khi cả kim tự tháp bị lốc xoáy cuốn đi. Ardeth cưỡi ngựa ra chào tạm biệt cả gia đình O'Connell trên khinh khí cầu. Bộ phim kết thúc. | 1 | null |
Cánh côn trùng là phần mọc ra từ bộ xương ngoài của côn trùng, giúp cho chúng có thể bay được, thường nằm ở đốt ngực giữa và sau, tương ứng với các cặp cánh trước và sau, mặc dù có một số loài côn trùng không có cánh sau hoặc cánh sau thô sơ. Các cánh được kiên cố bằng những gân cánh chạy theo chiều dọc, thường có những đường nối ngang tạo thành những "hình lưới" khép kín trong màng cánh (ví dụ điển hình là chuồn chuồn và bộ Cánh gân). Sự hợp nhất và nối ngang ở các gân cánh thường để nhận diện cho các giống tiến hóa khác nhau, các họ thậm chí các chi trong bộ côn trùng. | 1 | null |
Huỳnh Thị Bảo Hòa (1896 - 1982), tên thật là Huỳnh Thị Thái, bút danh là Huỳnh Bảo Hòa hay Huỳnh Thị Bảo Hòa; là một nữ sĩ Việt Nam thời hiện đại. Theo một số nhà nghiên cứu, thì bà "là một trong số ít tác giả nữ đầu tiên viết tiểu thuyết bằng chữ Quốc ngữ; và được xem là người phụ nữ thuộc hàng tiên phong trong phong trào Duy Tân ở Việt Nam".
Tiểu sử.
Nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hòa sinh trưởng ở làng Đa Phước, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam; nay là xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Cha là Huỳnh Thúc Lợi, nguyên là một võ quan triều Nguyễn, sau tham gia Hội Cần Vương Quảng Nam (tức Nghĩa hội Quảng Nam). Từ nhỏ, bà học chữ Hán do thân sinh dạy, sau đó học chữ Quốc ngữ và chữ Pháp.
Đến tuổi trưởng thành, bà kết duyên với ông Vương Khả Lãm, là một viên chức ngành Thương chánh ở Đà Nẵng .
Được học Tây học, lại có chồng là một viên chức cũng học Tây học; nên bà có điều kiện tiếp cận với những sinh hoạt văn minh hiện đại. Theo tài liệu, thì bà chính là người phụ nữ đầu tiên biết đi xe đạp trong thành phố, biết áp dụng khoa học thường thức vào việc chế mực viết cho học sinh, xà phòng cho công việc nội trợ. Đã vậy, bà thường hay đăng đàn diễn thuyết về những tiến bộ xã hội, nhất là đối với nữ giới hồi đó, và rất được tán thưởng .
Năm 1926, Phan Châu Trinh mất, bà cùng các trí thức ở Đà Nẵng như Phạm Doãn Điềm, Nguyễn Đình Thuần, Lê Đình Thám, Nguyễn Xương Thái... tổ chức lễ truy điệu và thọ tang nhà chí sĩ một cách trọng thể.
Năm 1927, hưởng ứng Nữ công học hiệu của nữ sĩ Đạm Phương ở Huế, bà đứng ra thành lập "Nữ công học hội Đà Nẵng" (chi nhánh của "Nữ công học hội Huế") và được bầu làm Hội trưởng. Cùng thời điểm này, bà làm thông tín viên cho "Thực nghiệp dân báo"; đồng thời cộng tác với các báo "Nam Phong tạp chí" (Hà Nội) "Tiếng Dân" (Huế), "Đông Pháp thời báo", "Phụ nữ tân văn" (Sài Gòn). Cũng trong năm này, bà cho xuất bản tác phẩm đầu tay "Tây phương mỹ nhơn" (gồm 2 tập).
Sau Cách mạng tháng Tám (1945), nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hòa tham gia hoạt động trong "Hội phụ nữ cứu quốc Đà Nẵng". Suốt thời gian chiến tranh (1946 - 1975) bà sống ở Đà Nẵng, và rồi mất tại đây vào ngày 8 tháng 5 năm 1982, thọ 86 tuổi.
Tác phẩm.
Và một số bài báo in trên các báo đã kể trên.
Năm 2003, tác giả và các tác phẩm: "Tây phương mỹ nhân", "Chiêm Thành lược khảo" và "Bà Nà du ký" đã được Trương Duy Hy giới thiệu đầy đủ trong cuốn Nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hòa, người phụ nữ viết tiểu thuyết đầu tiên (Nhà xuất bản. Văn học, Hà Nội, 2003, dày 288 trang).
Ghi nhận công lao.
Trong bài "Tựa" đề ở tiểu thuyết "Tây phương mỹ nhơn", nhà chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng đã có lời khen ngợi (trích):
Năm 2011, trong bài "Huỳnh Thị Bảo Hòa với Tây Phương mĩ nhơn", nhà nghiên cứu Nguyễn Q. Thắng cũng đã khen rằng (trích):
Cũng trong năm ấy, tại Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Đà Nẵng, Hội Nhà văn Việt Nam cùng với Thư viện này đã tổ chức chương trình giới thiệu tác phẩm văn học của nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hòa. Tại buổi giới thiệu, nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn đã phát biểu trao đổi về thân thế và sự nghiệp sáng tác của nữ sĩ. Theo đánh giá chung, thì "với bản tính thông minh, ham học hỏi, lại được giáo dục kỹ lưỡng từ nhỏ (bà đã học chữ Hán, chữ Quốc ngữ, chữ Pháp), bà được xem là người phụ nữ tiến bộ nhất địa phương lúc bấy giờ; và là một trong những phụ nữ Việt Nam đầu tiên viết tiểu thuyết bằng chữ Quốc ngữ...Ngoài việc sáng tác, bà còn làm báo và tham gia hoạt động xã hội rất tích cực trong những thập niên đầu thế kỷ 20. Với những hoạt động đó, Huỳnh Thị Bảo Hòa được xem là người phụ nữ tiên phong trong phong trào Duy Tân ở Việt Nam".
Tranh cãi.
Không chỉ Huỳnh Thúc Kháng, mà ngay cả Tản Đà trong "Mấy lời tặng" cũng đã cho rằng "Tây phương mỹ nhơn" chính "là vở tiểu thuyết thứ nhất của trong bạn quần thoa mới soạn ra". Tương tự, năm 2003, Trương Duy Hy cũng đã khẳng định rằng "nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hòa, chính là người phụ nữ viết tiểu thuyết Quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam" .
Đầu tháng 11 năm 2004, sách "Những kỷ lục Việt Nam" cũng đã chính thức ghi nhận điều này. Trích thông tin trên website "Tổ chức kỷ lục Việt Nam":
Tuy nhiên, theo tác giả Lê Thanh Hiền, thì cuốn "Kim Tú Cầu" (đăng "Trung Bắc tân văn", Hà Nội, từ 25 tháng 5 năm 1923 đến 21 tháng 7 năm 1923; in thành sách tại nhà in Bảo Tồn, Sài Gòn, 1928) của nữ sĩ Đạm Phương mới là "tiểu thuyết đầu tiên được viết bằng chữ Quốc ngữ của nữ tác giả Việt Nam" . | 1 | null |
Quách Kim Long (; sinh tháng 7 năm 1947) là chính khách nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Chỉ đạo Xây dựng Văn minh tinh thần Trung ương từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 10 năm 2017, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị. Ông là Thị trưởng Bắc Kinh từ năm 2008 đến năm 2012 và Bí thư Thành ủy Bắc Kinh từ năm 2012 đến năm 2017.
Trước khi công tác tại Bắc Kinh, Quách Kim Long là Bí thư Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng từ năm 2000 đến năm 2004 và Bí thư Tỉnh ủy An Huy từ năm 2004 đến năm 2007.
Tiểu sử.
Quách Kim Long sinh tại Nam Kinh. Ông tốt nghiệp khoa Vật lý Đại học Nam Kinh năm 1969 và gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1979 và được gửi đến làm việc ở huyện Trung, tỉnh Tứ Xuyên (sau này huyện Trung thành một phần của thành phố Trùng Khánh). Ông cũng làm việc với tư cách là huấn luyện viên thể thao, giáo viên lý luận Ban Tuyên truyền Huyện ủy huyện Trung, trước khi được thăng chức làm Huyện trưởng huyện Trung. Sau đó, ông làm việc tại phòng nghiên cứu chính sách nông thôn Tỉnh ủy Tứ Xuyên. Năm 1987, ông được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Thành ủy Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên; năm 1990, ông nhậm chức Bí thư Thành ủy Lạc Sơn.
Tháng 12 năm 1993, Quách Kim Long rời Tứ Xuyên, nơi ông đã làm việc trên hai mươi năm để đến Lhasa làm Phó Bí thư Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng; ông được thăng chức làm Bí thư Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng từ năm 2000 đến 2004. Với tư cách là viên chức quan trọng ở Tây Tạng vào thời điểm đó, Quách Kim Long đóng vai trò quan trọng trong dự án đường sắt Thanh Hải-Tây Tạng.
Ông rời Tây Tạng để nhậm chức Bí thư Tỉnh ủy tỉnh An Huy và Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh An Huy từ năm 2005. Trong năm đầu tiên tại An Huy, Quách Kim Long và gia đình ông tiến hành công việc từ một khách sạn. Sau khi Vương Kỳ Sơn rời vị trí Thị trưởng Bắc Kinh, Quách Kim Long di chuyển về hướng bắc từ An Huy để tiếp quản chức vụ quyền Thị trưởng Bắc Kinh vào ngày 30 tháng 11 năm 2007. Ngày 26 tháng 1 năm 2008, ông chính thức được bầu giữ chức vụ Thị trưởng Bắc Kinh. Ngày 3 tháng 7 năm 2012, một vài tháng trước Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, Quách Kim Long được bổ nhiệm làm Bí thư Thành ủy Bắc Kinh. Tại Đại hội Đảng được tổ chức vào tháng 11 năm 2012, Quách Kim Long được bầu vào Bộ Chính trị với 25 thành viên. Ngày 27 tháng 5 năm 2017, Quách Kim Long từ chức Bí thư Thành ủy Bắc Kinh, kế nhiệm ông là Thị trưởng Bắc Kinh Thái Kỳ. Sau đó, Quách Kim Long được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Chỉ đạo Xây dựng Văn minh tinh thần Trung ương.
Quách Kim Long là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương khóa XV và Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương các khóa XVI, XVII và khóa XVIII.
Do sự giới hạn tuổi, Quách Kim Long về hưu tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX năm 2017. | 1 | null |
"Người đưa thư Nga" (tiếng Nga: "Ру́сский ве́стник / Russkiy vestnik", tiếng Nga cũ: "Русскій Вѣстникъ Russkiy Vestnik") là tên của ba tạp chí nổi tiếng được xuất bản ở Nga vào thế kỷ 19.
"Người đưa thư Nga" của Sergey Glinka.
Tuần tạp chí theo xu hướng quân chủ chủ nghĩa Người đưa thư Nga được phát hành ở Moscow từ năm 1808 đến năm 1820; sau đó, được phát hành trở lại trong khoảng thời gian ngắn, năm 1924. Tuần tạp chí do Sergey Glinka sáng lập và được hậu thuẫn bởi chính khách Nga Fryodor Rostopchin.
"Người đưa thư Nga" của Gretch và Polevoy.
Tuần tạp chí này do Nicolay Gretch và Nicolai Polevov sáng lập ra tại Sankt-Peterburg, hoạt động trong khoảng thời gian 1841 - 1844. Tạp chí này còn có sự tham gia của nhà sử học, dân tộc học và khảo cổ học người Nga Ivan Sneginev.
"Người đưa thư Nga" của Mikhail Katkov.
Là một trong những tạp chí có sức ảnh hưởng văn chương nhất ở Nga trong giai đoạn cuối thế kỷ 19, Người đưa thư Nga được phát hành lần đầu ở Moskva (1856 - 1887) và sau đó là Sankt-Peterburg. Nó được lập ra bởi một nhóm các học giả, nhà văn có xu hướng tự do như Mikhail Katkov (tổng biên tập), Eugene Korsh, Peter Kudriavtsev, Leontiev… Năm 1887, Fedor Berg mua lại tạp chí và dời tòa soạn đến Sankt-Peterburg nhưng cuối cùng tạp chí này phải đóng cửa do thiếu kinh phí. | 1 | null |
Trần Đình Phong (chữ Hán: 陳廷楓;1843 - 1909), thuở nhỏ gọi là Nho Bằng là một danh sĩ dưới thời Nguyễn. Ông quê xóm Lũy, xã Thanh Khê nay là xã Mã Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.. tiến sĩ Trần Đình Phong, Tự Đức Kỷ Mão Ân Khoa, Đệ tam giáp đồng Tiến Sĩ, xuất thân lệnh Quốc Tử Giám, Tế Tửu truy thi, Lệnh bộ thị lang, Hiệu Mã Sơn. (33 tuổi đỗ Cử nhân, 36 tuổi đỗ Tiến sĩ).
Thân thế.
Lúc nhỏ, Nho Bằng học với thầy giáo Bùi Huy Trân (1819 - 1887) làng Yên Mã, xã Thanh Khê. Nhà giáo Bùi Huy Trân là người nổi tiếng hay chữ trong vùng.
Thi cử và Sự nghiệp.
Trong hai lần thi Hương, năm Mậu Thìn triều vua Tự Đức thứ 21 (1868) và năm Tự Đức thứ 23 (1870), nho Bằng Trần Đình Phong đều thi đỗ Tú tài. Sau đó ông tiếp tục tự học để chờ khoa thi sau.
Năm Bính Tý, triều vua Tự Đức thứ 29 (1876), ông đỗ Cử nhân.
Năm Tự Đức thứ 32 (1879) triều đình mở ân khoa, Trần Đình Phong đã thi đỗ đệ tam giáp tiến sĩ đồng xuất thân, gọi tắt là tiến sĩ.
Sau khi đỗ Tiến sĩ xuất thân, Trần Đình Phong được phong Tước: Hàn Lâm Sơ Phụ, phụ trách biên tu lịch lý và sau đó được bổ làm tri phủ Kiến An, kiêm Lý cả huyện Bình Giang (người đời lúc đó gọi ông là lưõng phủ tri phủ).
Năm 1885, mẹ mất, Trần Đình Phong xin về chịu tang cho mẹ và nghỉ lại quê, mở lớp dạy học, định thôi không làm quan nữa. Hưởng ứng phong trào Cần Vương, Trần Đình Phong đã động viên con cháu, trong họ trong vùng tham gia cuộc khởi nghĩa của cụ nghè Nguyễn Xuân Ôn.
Năm Mậu Tuất (1893) vua Thành Thái xuống chỉ thăng ông làm đốc học tỉnh Quảng Nam, điều đó đối với ông là điều ông tâm đắc nhất và cũng từ đó một thời kỳ đầy ý nghĩa trong cuộc đời của ông.
Năm Canh Tý (1900) Trần Đình phong được cử là phó chủ khảo kỳ thi hương tại Thanh Hoá, với cương vị đó Trần Đình Phong đã đề nghị triều đình cử cụ Nguyễn Sinh Sắc, cha của Nguyễn Sinh Cung (Sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) sung vào bộ phận sơ khảo, lúc này Nguyễn Sinh Sắc đang học Quốc Tử Giám.
Năm Tân Sửu (1901), Nguyễn sinh Sắc dự kì thi hội, kết quả không đạt để vào thi Đình nhưng Trần Đình Phong (lúc này giữ chức duyệt quyển kì thi) đã can thiệp và cho đặc cách vào thi Đình và đậu Phó bảng.
Năm Ất Tỵ (1905), Trần Đình Phong được thăng Tế tửu Quốc Tử Giám và được phong Quang lộc tự khanh và ông giữ chức vụ này cho đến năm Mậu Thân (1908).
Năm Mậu Thân triều Duy Tân (1908) ông được bổ làm Biên Tu Quốc sử. Tháng giêng năm Kỷ Dậu (1909) Trần Đình Phong lâm bệnh và mất tại Huế.
Cụ là thầy dạy của các danh sĩ sau này như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Phạm Liệu, Nguyễn Đình Hiến, Phan Quang, và nhiều nhân vật nổi tiếng khác. Dân gian vẫn gọi ông là "Cụ Nghè Yên Mã".
Tác phẩm.
Trong cuộc đời mình, cụ Nghè Yên mã chú tâm biên soạn những cuốn sách cần thiết để phát huy truyền thống văn hoá của địa phương góp phần vào việc nâng cao dân trí, mong để canh tân đất nước.
Ông đã để lại những cuốn sách có giá trị đó là: Trần tộc thế phả; Quỳ Trạch Đăng khoa lục. Cuốn sách đã ghi chép những người thi đỗ từ bậc hiếu sinh trở lên, phần viết kỹ nhất là những người đỗ thi hương, thi hội và thi đình (tức hương khoa và đại khoa). Đó là một công trình khảo cứu biên soạn công phu.
Cuốn "Thanh Khê xã chí" là cuốn sách viết về duyên cách địa lý, đặc điểm núi sông, đồng điền, con người, phong tục, tập quán dân cày cấy và cho kiểm tra thường xuyên việc thu các thứ thuế, đinh điền, không cho bọn chức trách làm loạn nên dân chúng nơi nơi đều biết tiếng tăm biết ơn ông phủ Trần.
Gia đình.
Cụ Nghè Yên Mã có mười bốn con (gồm chín trai, năm gái), đều là những người thông minh, được ăn học tử tế.
- Con đầu là Trần Đình Doãn (Trần Nguyên Đỉnh) đỗ cử nhân khoa Canh Tý (1900).
Thứ hai và thứ ba là hai tú tài Trần Đình Duyên và Trần Đình Quản.
Người con thứ tư là Trần Đình Diệm, từng được những người Duy Tân đề cử và đã trúng cử Đại biểu Trung Kỳ năm 1926.
Con thứ năm là Trần Đình Phiên, một trong những nhân vật tiêu biểu của phong trào Duy Tân, làm phụ tá cụ Huỳnh Thúc Kháng, quản lý báo Tiếng Dân trong suốt 16 năm. Trước đó, ông Phiên cũng là một trong hai giáo viên chính ở Trường Dục Thanh.
Thứ sáu là Trần Đình Quán, được xem như là nghệ sĩ nhiếp ảnh đầu tiên của tỉnh Nghệ An. Hiện còn nhiều bức ảnh do Trần Đình Quán chụp về thị xã Vinh (nay là thành phố Vinh), Cửa Lò từ đầu thế kỉ XX còn lưu lại như là những tư liệu quý báu. Trần Đình Quán mở hiệu ảnh ở Vinh cho đến khi thành phố tiêu thổ kháng chiến (khoảng 1947).
Người con thứ tám là bác sĩ Trần Đình Nam, là bạn của Nguyễn Tất Thành thời học trò ở Huế, sau này giữ chức Bộ trưởng Y tế trong Chính phủ Trần Trọng Kim.
Ngoài ra người con thứ chín là Trần Đình Chín là giáo sư. | 1 | null |
Ivan Mikhailovich Snegirev (Tiếng Nga: Иван Михайлович Снегирёв) (1793 - 1868) là một trong những nhà dân tộc học đầu tiên của nước Nga. Ông đã cho ra đời các công trình nghiên cứu chi tiết về hầu hết các nhà thờ, tu viện ở Moskva.
Là con trai của một giáo sư, Sergiryov tốt nghiệp Đại học Moskva năm 1914; từ năm 1918, ông tiếp tục ở lại trường để giảng dạy môn Latinh. Dưới thời Nicholas đệ nhất, ông đóng vai trò là một kiểm duyệt viên và đã từng kiểm duyệt các tác phẩm "Evgeny Onegin" và "Dead Souls".
Sergiryov theo chủ nghĩa dân tộc chính thống và chịu ảnh hưởng lớn từ Nicolai Rumyantsev. Ông là một trong những người đầu tiên bỏ công sưu tầm tục ngữ Nga và ghi chép mô tả các tập tục, lễ hội dân gian Nga. Công trình nghiên cứu mang tính đột phá của ông được xuất bản vào năm 1944.
Bản mô tả chi tiết về Moskva của Snegirev trong khoảng thời gian 1865 – 1873 được Fyodor Buslayev đánh giá là sách chỉ dẫn hay nhất về thành phố.
Ngoài ra, Sneginev còn tham gia giám sát việc xây dựng điện Kremli và Nhà Romanov Boyar. | 1 | null |
Đảo Hải Tiêu (), còn gọi là Đồng đảo () hay Thái Bạ tiêu (), là một nhóm các hòn đảo đá nằm ở đông bắc quần đảo Chu San, hiện nằm dưới sự quản lý của trấn Thặng Sơn, huyện Thặng Tứ, thành phố Chu San, tỉnh Chiết Giang, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Theo "Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về đường cơ sở lãnh hải, ngày 15 tháng 5 năm 1996" thì đảo Hải Tiêu () là một điểm nằm trên đường cơ sở của nước này.
Tên gọi "Hải Tiêu" có nghĩa đen là "rạn đá ngoài biển". Trên đảo đầy đá lởm chởm, thực vật thưa thớt và không có con người sinh sống. Đảo chính có tên là Hoa Tiêu (), cao khoảng 30 mét. Đảo không có nước ngọt mà chỉ toàn đá núi lửa có niên đại từ kỉ Jura và đá granit. Trên đảo có một bia đánh dấu điểm cơ sở lãnh hải ở góc đông bắc và một tháp thông tin di động cao 40 m so với mặt biển. Hải vực xung quanh Hải Tiêu đã trở thành vùng đánh cá truyền thống và quan trọng của ngư dân Trung Quốc từ giữa thập niên 1980. | 1 | null |
Hội chứng Asperger (tiếng Anh: Asperger syndrome, viết tắt là AS, hay Asperger's) là chứng rối loạn phát triển thần kinh đặc trưng bởi những khó khăn đáng kể trong tương tác xã hội và giao tiếp trong các tình huống khác nhau và các hành vi được lặp đi lặp lại. Hội chứng này được mô tả lần đầu bởi Hans Asperger vào năm 1944. Đây là một chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) nhưng khác với các chứng ASD khác bởi người mắc hội chứng Asperger có thể có trí thông minh và kỹ năng tốt hơn mức bình thường, do đó hội chứng này còn được gọi là rối loạn tự kỷ chức năng cao. Mặc dù không cần thiết để chẩn đoán, nhưng sự vụng về về thể chất và cách sử dụng ngôn ngữ bất thường là các đặc điểm phổ biến. Các dấu hiệu thường bắt đầu trước hai tuổi và thường kéo dài trong suốt cuộc đời của một người.
Nguyên nhân chính xác của Asperger vẫn chưa rõ. Mặc dù phần lớn là do di truyền, nhưng di truyền cơ bản vẫn chưa được xác định một cách chính xác. Các yếu tố môi trường cũng được cho là có tác động nhất định. Hình ảnh chụp não không thể xác định được tình trạng cơ bản phổ biến. Vào năm 2013, chẩn đoán Asperger đã bị xóa khỏi "Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê về Rối loạn Tâm thần" (DSM-5), với các triệu chứng trong rối loạn phổ tự kỷ cùng với chứng tự kỷ và rối loạn phát triển lan tỏa (PDD-NOS). , hội chứng này vẫn nằm trong Bảng phân loại bệnh quốc tế (ICD-11) như một dạng phụ của rối loạn phổ tự kỷ.
Không có phương pháp điều trị duy nhất và dữ liệu về tính hiệu quả của các biện pháp vẫn còn hạn chế. Điều trị nhằm mục đích giảm bớt các hành vi lặp đi lặp lại và cải thiện kỹ năng giao tiếp cũng như sự vụng về về thể chất. Các biện pháp can thiệp có thể bao gồm đào tạo kỹ năng xã hội, liệu pháp hành vi nhận thức, vật lý trị liệu, trị liệu ngôn ngữhoặc giáo dục cha mẹ và kê thuốc cho các vấn đề liên quan đến tâm lý. Hầu hết trẻ em đều tiến bộ khi lớn lên, nhưng những khó khăn về giao tiếp và xã hội thường vẫn tồn tại. Một số nhà nghiên cứu đã ủng hộ quan điểm rằng rối loạn phổ tự kỷ là một sự khác biệt chứ không phải là một căn bệnh cần phải được điều trị hoặc chữa khỏi.
Năm 2015, Asperger được ước tính ảnh hưởng đến 37,2 triệu người trên toàn cầu (khoảng 0,5% số người). Rối loạn phổ tự kỷ được chẩn đoán ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới và nữ giới thường được chẩn đoán ở độ tuổi muộn hơn. Quan niệm hiện đại về hội chứng Asperger ra đời vào năm 1981 và trải qua một thời kỳ phổ biến. Nó đã trở thành một chẩn đoán tiêu chuẩn vào đầu những năm 1990. Nhiều câu hỏi và tranh cãi về tình trạng vẫn còn. Có nghi ngờ về việc liệu nó có khác biệt với chứng tự kỷ chức năng cao (HFA) hay không. Một phần vì điều này, tỷ lệ người bị mắc hội chứng Asperger không được thống kê chính xác.
Phân loại.
Mức độ trùng lặp giữa AS và chứng tự kỷ chức năng cao HFA không rõ ràng. Phân loại ASD ở một mức độ nào đó là một cách thức nhằm phát hiện ra chứng tự kỷ, và có thể không phản ánh bản chất thực sự của phổ. Các vấn đề về phương pháp đã được coi như một chẩn đoán hợp lệ ngay từ đầu cho chứng Asperger. Trong ấn bản thứ năm của "Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê về Rối loạn Tâm thần" (DSM-5), được xuất bản vào tháng 5 năm 2013, AS, với tư cách là một chẩn đoán riêng biệt, đã bị loại bỏ và xếp thành rối loạn phổ tự kỷ. Giống như chẩn đoán hội chứng Asperger, sự thay đổi này còn gây tranh cãi và AS không được loại bỏ khỏi ICD-10 hoặc ICD-11 của WHO.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã định nghĩa hội chứng Asperger (AS) là một trong những dạng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) hoặc rối loạn phát triển lan tỏa (PDD), được đặc trưng bởi những bất thường về giao tiếp và tương tác xã hội, hoạt động của cá nhân cũng như sở thích và hành vi bị hạn chế có tính lặp đi lặp lại. Giống như các rối loạn phát triển tâm lý khác, ASD bắt đầu ở giai đoạn sơ sinh hoặc thời thơ ấu, có diễn biến ổn định mà không thuyên giảm hoặc tái phát, và có những suy giảm do các thay đổi liên quan đến quá trình trưởng thành trong các hệ thống khác nhau của não. Ngược lại, ASD là một tập hợp con của kiểu hình tự kỷ rộng hơn, mô tả những cá nhân có thể không mắc ASD nhưng có những đặc điểm giống tự kỷ, chẳng hạn như những khiếm khuyết trong vấn đề xã hội. Trong bốn dạng ASD khác, chứng tự kỷ giống AS nhất về các dấu hiệu và nguyên nhân có thể xảy ra, nhưng chẩn đoán của nó đòi hỏi khả năng giao tiếp bị suy giảm và chậm phát triển nhận thức. Hội chứng Rett và rối loạn phân ly thời thơ ấu có chung một số dấu hiệu với chứng tự kỷ nhưng có thể có những nguyên nhân không liên quan; và rối loạn phát triển lan tỏa (PDD-NOS) sẽ được chẩn đoán khi các tiêu chí cho một rối loạn cụ thể hơn không được đáp ứng.
Đặc điểm.
Là một dạng rối loạn phát triển lan tỏa, hội chứng Asperger được phân biệt bằng một kiểu triệu chứng chứ không phải một triệu chứng đơn lẻ. Nó được đặc trưng bởi sự suy giảm trong tương tác xã hội, bởi các khuôn mẫu hành vi, hoạt động, sở thích chuyên biệt và hạn chế nhưng không có sự chậm trễ đáng kể về mặt lâm sàng trong phát triển nhận thức hoặc chậm phát triển ngôn ngữ nói chung. Mối bận tâm mãnh liệt với một chủ đề cụ thể, một mặt tính cách rườm rà, hạn chế về mặt ngữ điệu nói và vụng về vật lý là điển hình của tình trạng này, nhưng không bắt buộc để chẩn đoán. Hành vi tự sát dường như xảy ra với tỷ lệ tương tự như những người không mắc ASD.
Tương tác xã hội.
Sự thiếu đồng cảm đã được chứng minh là có tác động đến các khía cạnh của cuộc sống đối với những người mắc hội chứng Asperger. Các cá nhân mắc chứng AS gặp khó khăn trong các tương tác xã hội cơ bản, có thể bao gồm việc không phát triển được tình bạn hoặc tìm kiếm những niềm vui hay chia sẻ thành tích với những người khác (ví dụ: cho người khác xem đối tượng quan tâm); thiếu sự tương hỗ về mặt xã hội hoặc tình cảm ("trò chơi" xã hội máy móc cho và nhận); và suy giảm các hành vi phi ngôn ngữ như giao tiếp bằng mắt, nét mặt, tư thế và cử chỉ.
Những người mắc chứng AS có thể không hòa đồng với những người khác so với những người mắc các dạng tự kỷ khác, họ suy nhược hơn; họ tiếp cận người khác ngay cả khi lúng túng. Ví dụ, một người mắc chứng AS có thể tham gia vào bài phát biểu dài dòng, phiến diện về một chủ đề yêu thích, trong khi hiểu nhầm hoặc không nhận ra cảm xúc hoặc phản ứng của người nghe, chẳng hạn như muốn thay đổi chủ đề nói chuyện hoặc kết thúc tương tác. Sự khó xử xã hội này đã được coi là năng động nhưng kỳ quặc. Những thất bại trong việc phản ứng một cách thích hợp trong các tình huống xã hội như vậy có thể được xem là coi thường cảm xúc của người khác và thiếu tế nhị. Tuy nhiên, không phải tất cả các cá nhân mắc AS sẽ tiếp cận người khác. Một số người trong số họ thậm chí có thể thể hiện sự đột biến có chọn lọc, không nói gì với hầu hết mọi người hay nói quá mức với những người khác cụ thể. Một số có thể chọn chỉ nói chuyện với những người họ thích.
Khả năng nhận thức của trẻ mắc chứng AS thường cho phép chúng nêu rõ các chuẩn mực xã hội trong phòng thí nghiệm, nơi chúng có thể thể hiện sự hiểu biết lý thuyết về cảm xúc của người khác; tuy nhiên, chúng thường gặp khó khăn khi sử dụng những lý thuyết này trong các tình huống thực tế và đòi hỏi sự linh hoạt. Những người mắc chứng AS có thể phân tích và chắt lọc những quan sát của họ về tương tác xã hội và tạo thành những hành vi cứng nhắc cũng như áp dụng những quy tắc này theo những cách khó xử, chẳng hạn như giao tiếp bằng mắt một cách gượng ép, dẫn đến phong thái có vẻ cứng nhắc hoặc ngây ngô về mặt xã hội. Mong muốn được đồng hành từ thời thơ ấu có thể trở nên tê liệt qua những sự thất bại trong quá trình giao tiếp xã hội.
Hành vi bạo lực hoặc tội phạm.
Giả thuyết rằng các cá nhân mắc AS có khuynh hướng bạo lực hoặc hành vi tội phạm đã được nghiên cứu, nhưng không có các dữ liệu nhằm ủng hộ cho quan điểm này. Nhiều bằng chứng cho thấy trẻ em mắc hội chứng Asperger là nạn nhân hơn là kẻ phạm tội. Một đánh giá năm 2008 cho thấy rằng một số lượng lớn các tội phạm bạo lực được báo cáo mắc hội chứng Asperger cũng đồng thời mắc các chứng rối loạn tâm thần khác như rối loạn tâm thần phân liệt.
Sở thích, hành vi bị hạn chế và lặp lại.
Những người mắc hội chứng Asperger có thể biểu hiện hành vi, sở thích, các hoạt động bị hạn chế và lặp đi lặp lại hay có tính cường độ cao hoặc tập trung bất thường. Họ có thể có những thói quen không linh hoạt, cử động theo những cách rập khuôn và lặp lại, bận tâm với các bộ phận nhất định của đồ vật hoặc có các hành vi cưỡng chế như xếp đồ vật thành hình mẫu.
Có các mối quan tâm hẹp và nhất định là một trong những dấu hiệu nổi bật nhất của chứng AS. Các cá nhân mắc chứng AS có thể thu thập khối lượng thông tin chi tiết về một chủ đề tương đối hẹp, chẳng hạn như dữ liệu thời tiết hoặc tên các ngôi sao mà không nhất thiết phải có hiểu biết thực sự về chủ đề rộng hơn. Ví dụ, một đứa trẻ có thể ghi nhớ số kiểu máy ảnh trong khi chỉ quan tâm đến nhiếp ảnh. Hành vi này thường rõ ràng ở độ tuổi 5 hoặc 6. Mặc dù những sở thích đặc biệt này có thể thay đổi theo thời gian, nhưng chúng thường trở nên khác thường hơn, tập trung hẹp hơn và thường chi phối các tương tác xã hội. Bởi vì các chủ đề hẹp thường thu hút sự quan tâm của trẻ em và triệu chứng này có thể không được nhận biết.
Các hành vi vận động rập khuôn và lặp đi lặp lại là một phần cốt lõi khi chẩn đoán AS và các dạng ASD khác. Chúng bao gồm các chuyển động tay như vỗ hoặc vặn người, và các chuyển động toàn thân phức tạp. Chúng thường được lặp lại theo từng đợt dài hơn và có vẻ tự nguyện hoặc nghi thức hơn Tics, thường nhanh hơn, ít nhịp nhàng hơn và ít đối xứng hơn. Tuy nhiên, thêm vào đó, các nghiên cứu khác nhau đã báo cáo một tỷ lệ mắc bệnh đi kèm nhất quán giữa AS và hội chứng Tourette trong khoảng 8–20%, với một con số cao tới 80% đối với Tics thuộc loại nào đó hay loại khác, mà một số giải thích đã được đưa ra, bao gồm các yếu tố di truyền thông thường và các bất thường liên qua đến các chất dẫn truyền như dopamine, glutamate hoặc serotonin.
Theo bài kiểm tra chẩn đoán Asperger Assessment dành cho người lớn (AAA), sự thiếu quan tâm đến tiểu tiết và sở thích tích cực đối với tiểu thuyết là phổ biến ở người lớn mắc AS.
Khả năng nói và ngôn ngữ.
Mặc dù những người mắc hội chứng Asperger có được các kỹ năng ngôn ngữ mà không bị chậm trễ đáng kể và giọng nói của họ thường không có những bất thường đáng kể, nhưng việc tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ thường không điển hình. Sự bất thường bao gồm độ dài; chuyển đổi đột ngột; diễn giải theo nghĩa đen và hiểu sai về sắc thái; sử dụng ẩn dụ chỉ có ý nghĩa đối với người nói; thâm hụt nhận thức thính giác; lời nói có ngữ điệu, trang trọng hoặc theo phong cách riêng bất thường; và kỳ dị trong cương độ âm thanh nói, thanh điệu, ngữ điệu, ngôn điệu và nhịp điệu. Echolalia cũng đã được quan sát thấy ở những người bị AS.
Ba khía cạnh của mô hình giao tiếp được quan tâm trên lâm sàng: ngữ điệu nghèo nàn, lời nói tiếp xúc và hoàn cảnh, và tính dài dòng rõ rệt. Mặc dù biến tố và ngữ điệu có thể ít cứng nhắc hoặc đơn điệu hơn so với tự kỷ cổ điển, những người có AS thường có một phạm vi giới hạn của ngữ điệu: bài phát biểu có thể được nhanh chóng một cách bất thường, giật, hoặc ồn ào. Lời nói có thể truyền đạt cảm giác không mạch lạc; phong cách trò chuyện thường bao gồm các cuộc độc thoại về các chủ đề gây khó chịu cho người nghe, không cung cấp ngữ cảnh cho nhận xét hoặc không kìm nén được suy nghĩ bên trong. Các cá nhân bị AS có thể không phát hiện được liệu người nghe có quan tâm hoặc tham gia vào cuộc trò chuyện hay không. Kết luận hoặc luận điểm của người nói có thể không bao giờ được đưa ra và người nghe cố gắng giải thích thêm về nội dung hoặc logic của bài phát biểu hoặc chuyển sang các chủ đề liên quan thường không thành công.
Trẻ mắc chứng AS có thể có vốn từ vựng phức tạp khi còn nhỏ và những trẻ như vậy thường được gọi thông tục là "giáo sư nhỏ" nhưng khó hiểu ngôn ngữ nghĩa bóng và có xu hướng sử dụng ngôn ngữ theo nghĩa đen. Trẻ em mắc chứng AS dường như có những điểm yếu đặc biệt trong các lĩnh vực ngôn ngữ phi truyền thống bao gồm hài hước, mỉa mai, trêu chọc và mỉa mai. Mặc dù những người mắc chứng AS thường hiểu cơ sở nhận thức của sự hài hước, họ dường như thiếu hiểu biết về mục đích của sự hài hước để chia sẻ niềm vui với người khác. Mặc dù có bằng chứng rõ ràng về khả năng hài hước bị suy giảm, các báo cáo giai thoại về tính hài hước ở những người mắc chứng AS dường như thách thức một số lý thuyết tâm lý về AS và chứng tự kỷ.
Nhận thức vận động và giác quan.
Những người mắc hội chứng Asperger có thể có các dấu hiệu hoặc triệu chứng độc lập với chẩn đoán, nhưng có thể ảnh hưởng đến cá nhân hoặc gia đình. Chúng bao gồm sự khác biệt trong nhận thức và các vấn đề về kỹ năng vận động, giấc ngủ và cảm xúc.
Những người mắc chứng AS thường có khả năng cảm nhận thính giác và thị giác tuyệt vời. Trẻ em mắc chứng ASD thường thể hiện nhận thức được nâng cao về những thay đổi nhỏ trong các mẫu như cách sắp xếp đồ vật hoặc hình ảnh nổi tiếng; thường đây là miền cụ thể và liên quan đến việc xử lý các tính năng chi tiết. Ngược lại, so với những người mắc chứng tự kỷ chức năng cao, những người mắc chứng AS có sự thiếu hụt trong một số nhiệm vụ liên quan đến nhận thức không gian-thị giác, nhận thức thính giác hoặc trí nhớ thị giác. Nhiều ghi chép của các cá nhân bị AS và ASD báo cáo các kỹ năng và trải nghiệm cảm giác và nhận thức bất thường khác. Họ có thể nhạy cảm bất thường hoặc không nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng và các kích thích khác; những phản ứng cảm giác này được tìm thấy trong các rối loạn phát triển khác và không đặc hiệu cho AS hoặc ASD. Có rất ít sự hỗ trợ cho tăng phản ứng chiến hoặc chạy hay thất bại của môi trường trong bệnh tự kỷ; Có nhiều bằng chứng về việc giảm phản ứng với các kích thích cảm giác, mặc dù một số nghiên cứu không cho thấy sự khác biệt.
Các ghi chép ban đầu của Hans Asperger và các sơ đồ chẩn đoán khác bao gồm các mô tả về sự vụng về về thể chất. Trẻ bị AS có thể chậm đạt được các kỹ năng đòi hỏi sự khéo léo, chẳng hạn như đi xe đạp hoặc mở lọ, và có thể di chuyển một cách vụng về hoặc cảm thấy "khó chịu trên da của chúng". Họ có thể phối hợp kém hoặc có dáng đi hoặc tư thế kỳ quặc, thô kệch, chữ viết tay kém hoặc có vấn đề về phối hợp vận động. Họ có thể cho thấy các vấn đề với khả năng nhận thức (cảm giác về vị trí cơ thể) trên các biện pháp về rối loạn phối hợp phát triển (rối loạn lập kế hoạch vận động), thăng bằng, dáng đi song song và cách đặt ngón tay cái. Không có bằng chứng cho thấy các vấn đề về kỹ năng vận động này phân biệt AS với các ASD hoạt động cao khác.
Trẻ em mắc chứng AS có nhiều khả năng gặp các vấn đề về giấc ngủ, bao gồm khó đi vào giấc ngủ, thường xuyên thức giấc về đêm và thức giấc vào buổi sáng sớm. AS cũng có liên quan đến mức độ alexithymia cao, gây khó khăn trong việc xác định và mô tả cảm xúc của một người. Mặc dù AS, chất lượng giấc ngủ thấp hơn và chứng rối loạn nhịp tim có liên quan với nhau, nhưng mối quan hệ nhân quả của chúng là không rõ ràng.
Nguyên nhân.
Hans Asperger đã mô tả những đặc điểm chung của các thành viên trong gia đình bệnh nhân của ông, đặc biệt là người cha, và nghiên cứu của ông đã cho thấy sự đóng góp di truyền vào hội chứng Asperger. Mặc dù không có yếu tố di truyền cụ thể nào được xác định nhưng nhiều yếu tố được cho là đóng một vai trò trong sự biểu hiện của chứng tự kỷ, dựa trên sự thay đổi của các triệu chứng ở trẻ em. Bằng chứng cho mối liên hệ di truyền là chứng Asperger có xu hướng xuất hiện trong những gia đình có nhiều thành viên có các hành vi hạn chế tương tự như AS (ví dụ, một số vấn đề liên quan tới tương tác xã hội hoặc với các kỹ năng ngôn ngữ và đọc). Hầu hết các nghiên cứu về di truyền hành vi cho thấy rằng tất cả các rối loạn phổ tự kỷ đều có chung cơ chế di truyền, nhưng AS có thể có thành phần di truyền mạnh hơn chứng tự kỷ. Có thể có các gen được chia sẻ trong đó các alen cụ thể làm cho một cá nhân dễ bị tổn thương và sự kết hợp khác nhau dẫn đến mức độ nghiêm trọng và các triệu chứng khác nhau ở mỗi người bị AS.
Một số trường hợp ASD có liên quan đến việc tiếp xúc với các tác nhân gây dị tật bẩm sinh trong tám tuần đầu tiên kể từ khi thụ thai. Mặc dù điều này không loại trừ khả năng ASD có thể được bắt đầu hoặc bị ảnh hưởng sau đó, nhưng đó là bằng chứng mạnh mẽ cho thấy ASD phát sinh rất sớm trong quá trình phát triển. Nhiều yếu tố môi trường đã được đặt ra để giải thích cho nguyên nhân gây ra Asperger, nhưng không có yếu tố nào được khoa học xác nhận.
Cơ chế.
Hội chứng Asperger dường như là kết quả của các yếu tố phát triển ảnh hưởng đến nhiều hoặc tất cả các hệ thống chức năng của não, trái ngược với các tác động cục bộ. Mặc dù cơ sở cụ thể của AS hoặc các yếu tố phân biệt nó với các ASD khác chưa được biết rõ và không có bệnh lý rõ ràng nào phổ biến đối với những người mắc AS đã xuất hiện, vẫn có thể là cơ chế của AS tách biệt với các ASD khác. Các nghiên cứu về tế bào thần kinh và mối liên hệ với các chất gây quái thai cho thấy cơ chế này bao gồm sự thay đổi sự phát triển của não ngay sau khi thụ thai. Sự phát triển bất thường của thai nhi có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và kết nối cuối cùng của não, dẫn đến các mạch thần kinh điều khiển suy nghĩ và hành vi bị thay đổi. Một số lý thuyết về cơ chế có sẵn; không có khả năng cung cấp một lời giải thích đầy đủ.
Lý thuyết thiếu kết nối đưa ra giả thuyết về sự đồng bộ và kết nối thần kinh cấp cao đang hoạt động kém hiệu quả, cùng với sự dư thừa của các quy trình cấp thấp. Nó ánh xạ tốt đến các lý thuyết xử lý chung, chẳng hạn như lý thuyết kết hợp trung tâm yếu, giả thuyết rằng khả năng hạn chế để nhìn thấy bức tranh lớn làm cơ sở cho nhiễu loạn trung tâm trong ASD. Một lý thuyết liên quan — chức năng tri giác nâng cao — tập trung nhiều hơn vào tính ưu việt của các hoạt động tri giác và định hướng cục bộ ở người tự kỷ.
Lý thuyết hệ thống nơ-ron phản chiếu (MNS) đưa ra giả thuyết rằng những thay đổi đối với sự phát triển của MNS cản trở việc bắt chước và dẫn đến đặc điểm cốt lõi của Asperger là suy giảm chức năng xã hội. Một nghiên cứu cho thấy rằng sự kích hoạt bị trì hoãn trong mạch lõi để bắt chước ở những người mắc AS. Lý thuyết này phù hợp với các lý thuyết nhận thức xã hội như lý thuyết về tâm trí, giả thuyết rằng hành vi tự kỷ phát sinh từ những khiếm khuyết trong việc mô tả trạng thái tinh thần cho bản thân và những người khác; hoặc siêu hệ thống hóa, giả thuyết rằng người tự kỷ có thể hệ thống hóa hoạt động bên trong để xử lý các sự kiện bên trong nhưng kém hiệu quả hơn trong việc đồng cảm khi xử lý các sự kiện do các tác nhân khác tạo ra.
Những thay đổi trong hoạt động dẫn truyền thần kinh của não đã được tìm thấy. Có tăng hoạt động dopamin, ngược lại có giảm serotonin do giảm tryptophan.
Chẩn đoán.
Tiêu chí chẩn đoán tiêu chuẩn yêu cầu sự suy giảm trong tương tác xã hội và các mẫu hành vi, hoạt động và sở thích lặp đi lặp lại và rập khuôn, không có sự chậm trễ đáng kể trong phát triển ngôn ngữ hoặc nhận thức. Không giống như tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chí DSM-IV-TR cũng yêu cầu sự suy giảm đáng kể trong hoạt động hàng ngày; DSM-5 đã loại bỏ AS như một chẩn đoán riêng biệt vào năm 2013, và xếp nó vào ô của các rối loạn phổ tự kỷ. Các bộ tiêu chuẩn chẩn đoán khác đã được đề xuất bởi Szatmari "et al." và của Gillberg và Gillberg.
Chẩn đoán thường được thực hiện nhất trong độ tuổi từ 4 đến 11. Đánh giá toàn diện bao gồm một nhóm đa ngành quan sát trên nhiều cơ sở, và bao gồm đánh giá thần kinh và di truyền cũng như các bài kiểm tra về nhận thức, chức năng vận động tâm lý, điểm mạnh và điểm yếu bằng lời nói và phi ngôn ngữ, phong cách của học tập và kỹ năng sống tự lập. "Tiêu chuẩn vàng" trong chẩn đoán ASD kết hợp đánh giá lâm sàng với Phỏng vấn chẩn đoán tự kỷ-Sửa đổi (ADI-R), một cuộc phỏng vấn phụ huynh được cấu trúc lại; và Lịch trình Quan sát Chẩn đoán Tự kỷ (ADOS), một cuộc trò chuyện và phỏng vấn dựa trên trò chơi với trẻ. Chẩn đoán chậm trễ hoặc nhầm lẫn có thể gây tổn thương cho cá nhân và gia đình; ví dụ, chẩn đoán sai có thể dẫn đến các loại thuốc làm trầm trọng thêm hành vi.
Chẩn đoán sai và chẩn đoán quá mức có thể là vấn đề. Chi phí và khó khăn trong việc sàng lọc và đánh giá có thể làm trì hoãn chẩn đoán. Ngược lại, sự phổ biến ngày càng tăng của các lựa chọn điều trị bằng thuốc và mở rộng lợi ích đã thúc đẩy các nhà cung cấp chẩn đoán quá mức ASD. Có những dấu hiệu AS đã được chẩn đoán thường xuyên hơn trong những năm gần đây, một phần là chẩn đoán còn lại cho trẻ em có trí thông minh bình thường không mắc chứng tự kỷ nhưng gặp khó khăn về xã hội.
Có những câu hỏi về mức độ hợp lý bên ngoài của chẩn đoán AS. Đó là, không rõ liệu có lợi ích thiết thực trong việc phân biệt AS với HFA và với PDD-NOS hay không; các công cụ sàng lọc khác nhau đưa ra các chẩn đoán khác nhau tùy thuộc vào cùng một đứa trẻ.
Chẩn đoán phân biệt.
Nhiều trẻ bị AS ban đầu bị chẩn đoán nhầm với chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Chẩn đoán người lớn khó khăn hơn, vì tiêu chuẩn chẩn đoán tiêu chuẩn được thiết kế cho trẻ em và biểu hiện của AS thay đổi theo tuổi. Chẩn đoán người lớn yêu cầu khám lâm sàng cẩn thận và tiền sử y tế kỹ lưỡng thu được từ cả cá nhân và những người khác biết người đó, tập trung vào hành vi thời thơ ấu.
Các tình trạng phải được xem xét trong chẩn đoán phân biệt cùng với ADHD bao gồm các ASD khác, bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn nhân cách, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn trầm cảm nặng, rối loạn thực dụng ngữ nghĩa, rối loạn học tập phi ngôn ngữ, rối loạn lo âu xã hội, Hội chứng Tourette, rối loạn vận động theo khuôn mẫu, rối loạn lưỡng cực, nhận thức xã hội do tổn thương não do lạm dụng rượu, và rối loạn nhân cách ám ảnh - cưỡng chế (OCPD).
Tầm soát.
Cha mẹ của những đứa trẻ mắc hội chứng Asperger thường có thể theo dõi sự khác biệt trong sự phát triển của con họ ngay từ khi trẻ được 30 tháng tuổi. Sàng lọc phát triển trong một thói quen kiểm tra sức khỏe bởi một bác sĩ đa khoa hoặc bác sĩ nhi khoa có thể xác định dấu hiệu cho thấy bảo đảm điều tra thêm. Lực lượng Đặc nhiệm về Dịch vụ Dự phòng của Hoa Kỳ vào năm 2016 nhận thấy không rõ liệu việc sàng lọc có lợi hay có hại ở những trẻ em không có mối lo ngại.
Các công cụ sàng lọc khác nhau được sử dụng để chẩn đoán AS, bao gồm Thang chẩn đoán Hội chứng Asperger (ASDS); Bảng câu hỏi sàng lọc phổ tự kỷ (ASSQ); Kiểm tra Phổ Tự kỷ Thời thơ ấu (CAST), trước đây được gọi là Kiểm tra Hội chứng Asperger Thời thơ ấu; Thang điểm rối loạn của Gilliam Asperger (GADS); Chỉ số Rối loạn Krug Asperger (KADI); và thương số phổ tự kỷ (AQ), với các phiên bản dành cho trẻ em, thanh thiếu niên, và người lớn. Không có gì được chứng minh là có thể phân biệt một cách đáng tin cậy giữa AS và các ASD khác.
Quản trị.
Điều trị hội chứng Asperger cố gắng quản lý các triệu chứng đau buồn và dạy các kỹ năng xã hội, giao tiếp và hướng nghiệp phù hợp với lứa tuổi không có được trong quá trình phát triển một cách tự nhiên, với sự can thiệp phù hợp với nhu cầu của cá nhân dựa trên đánh giá đa ngành. Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ, nhưng dữ liệu hỗ trợ hiệu quả của các biện pháp can thiệp cụ thể còn hạn chế.
Trị liệu.
Quản lý AS một cách lý tưởng bao gồm nhiều liệu pháp giải quyết các triệu chứng cốt lõi của rối loạn. Mặc dù hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng can thiệp càng sớm càng tốt, nhưng không có sự kết hợp điều trị nào được khuyến nghị hơn những phương pháp khác. Cách xử lý AS giống như cách đối xử với các ASD hoạt động cao khác, ngoại trừ việc nó tính đến khả năng ngôn ngữ, sức mạnh ngôn ngữ và tính dễ bị tổn thương phi ngôn ngữ của những người mắc AS. Một chương trình điển hình thường bao gồm:
Trong số nhiều nghiên cứu về các chương trình can thiệp sớm dựa trên hành vi, hầu hết là các báo cáo trường hợp của tối đa năm người tham gia và thường xem xét một vài hành vi có vấn đề như tự gây thương tích, hung hăng, không tuân thủ, khuôn mẫu hoặc ngôn ngữ tự phát; các tác dụng phụ ngoài ý muốn phần lớn bị bỏ qua. Mặc dù sự phổ biến của đào tạo kỹ năng xã hội, hiệu quả của nó vẫn chưa được thiết lập vững chắc. Một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng về mô hình huấn luyện cha mẹ về các hành vi có vấn đề ở con cái họ mắc AS cho thấy rằng các bậc cha mẹ tham dự hội thảo một ngày hoặc sáu bài học cá nhân báo cáo ít vấn đề về hành vi hơn, trong khi cha mẹ nhận các bài học cá nhân báo cáo các vấn đề hành vi ít nghiêm trọng hơn trong AS của họ bọn trẻ. Đào tạo nghề là quan trọng để dạy nghi thức phỏng vấn xin việc và hành vi tại nơi làm việc cho trẻ lớn hơn và người lớn với AS, đồng thời phần mềm tổ chức và trợ lý dữ liệu cá nhân có thể cải thiện công việc và quản lý cuộc sống của những người có AS.
Thuốc men.
Không có thuốc nào điều trị trực tiếp các triệu chứng cốt lõi của AS. Mặc dù nghiên cứu về hiệu quả của can thiệp dược phẩm đối với AS còn hạn chế, điều cần thiết là chẩn đoán và điều trị các bệnh kèm theo. Những khiếm khuyết trong việc tự xác định cảm xúc hoặc trong việc quan sát tác động của hành vi của một người lên người khác có thể khiến những người mắc AS gặp khó khăn trong việc hiểu lý do tại sao thuốc có thể phù hợp. Thuốc có thể có hiệu quả khi kết hợp với các biện pháp can thiệp hành vi và điều kiện môi trường để điều trị các triệu chứng bệnh kèm theo như rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm nặng, không chú ý và hung hăng. Các thuốc chống loạn thần không điển hình như risperidone, olanzapine và aripiprazole đã được chứng minh là làm giảm các triệu chứng liên quan của AS; risperidone có thể làm giảm các hành vi lặp đi lặp lại và tự gây thương tích, bộc phát hung hăng và bốc đồng, đồng thời cải thiện các khuôn mẫu về hành vi và mối quan hệ xã hội. Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) fluoxetine, fluvoxamine và sertraline có hiệu quả trong việc điều trị các sở thích và hành vi bị hạn chế và lặp đi lặp lại, trong khi thuốc kích thích, chẳng hạn như methylphenidate, có thể làm giảm sự chú ý.
Cần phải thận trọng khi dùng thuốc, vì các tác dụng phụ có thể phổ biến hơn và khó đánh giá hơn ở những người bị AS, và các xét nghiệm về hiệu quả của thuốc đối với các tình trạng bệnh đi kèm thường loại trừ các cá nhân khỏi phổ tự kỷ. Sự bất thường trong chuyển hóa, thời gian dẫn truyền của tim và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 đã được nêu ra do lo ngại về thuốc chống loạn thần, cùng với các tác dụng phụ nghiêm trọng về thần kinh lâu dài. SSRIs có thể dẫn đến các biểu hiện kích hoạt hành vi như tăng tính bốc đồng, hung hăng và rối loạn giấc ngủ. Tăng cân và mệt mỏi là tác dụng phụ thường được báo cáo của risperidone, cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ các triệu chứng ngoại tháp như bồn chồn và loạn trương lực và tăng nồng độ prolactin huyết thanh. Thuốc an thần và tăng cân phổ biến hơn với olanzapine, cũng có liên quan đến bệnh tiểu đường. Tác dụng phụ của thuốc an thần ở trẻ em trong độ tuổi đi học có ảnh hưởng đến việc học trên lớp. Những người bị AS có thể không thể xác định và giao tiếp tâm trạng và cảm xúc bên trong của họ hoặc chịu đựng các tác dụng phụ mà đối với hầu hết mọi người sẽ không có vấn đề.
Tiên lượng.
Có một số bằng chứng cho thấy trẻ em mắc chứng AS có thể giảm bớt các triệu chứng; lên đến 20% trẻ em có thể không còn đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán khi trưởng thành, mặc dù những khó khăn về giao tiếp và xã hội có thể vẫn tồn tại. , không có nghiên cứu nào đề cập đến kết quả lâu dài của những người mắc hội chứng Asperger và không có nghiên cứu theo dõi dài hạn có hệ thống về trẻ em mắc AS. Những người mắc AS dường như có tuổi thọ bình thường, nhưng tỷ lệ mắc các bệnh tâm thần đi kèm ngày càng tăng, chẳng hạn như rối loạn trầm cảm nặng và rối loạn lo âu có thể ảnh hưởng đáng kể đến tiên lượng. Mặc dù tình trạng suy giảm chức năng xã hội có thể kéo dài suốt đời, nhưng kết quả nói chung là tích cực hơn so với những người bị rối loạn phổ tự kỷ có chức năng thấp hơn; chẳng hạn, các triệu chứng ASD có nhiều khả năng giảm dần theo thời gian ở trẻ mắc AS hoặc HFA. Hầu hết học sinh có AS và HFA có khả năng toán học trung bình và kiểm tra toán học kém hơn một chút so với trí thông minh nói chung, nhưng một số có năng khiếu về toán học.
Mặc dù nhiều trẻ tham gia các lớp giáo dục thường xuyên, một số trẻ em mắc chứng AS có thể sử dụng các dịch vụ giáo dục đặc biệt vì những khó khăn về hành vi và xã hội của chúng. Thanh thiếu niên mắc chứng AS có thể biểu hiện khó khăn liên tục với việc tự chăm sóc bản thân hoặc tổ chức, và rối loạn trong các mối quan hệ xã hội và tình cảm. Mặc dù có tiềm năng nhận thức cao, hầu hết thanh niên mắc chứng AS vẫn ở nhà, nhưng một số lại kết hôn và làm việc độc lập. Trải nghiệm "khác biệt" của thanh thiếu niên có thể gây tổn thương. Lo lắng có thể xuất phát từ sự lo lắng về những vi phạm có thể xảy ra đối với các thói quen và lễ nghi, do bị đặt vào một tình huống không có lịch trình hoặc kỳ vọng rõ ràng, hoặc do lo lắng về việc thất bại trong các cuộc gặp gỡ xã hội; căng thẳng dẫn đến có thể biểu hiện như không chú ý, thu mình, phụ thuộc vào những ám ảnh, hiếu động thái quá, hoặc hành vi hung hăng hoặc chống đối. Trầm cảm thường là kết quả của sự thất vọng mãn tính do nhiều lần không thu hút được người khác về mặt xã hội và các rối loạn tâm trạng cần điều trị có thể phát triển. Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy tỷ lệ tự tử có thể cao hơn ở những người mắc AS, nhưng điều này chưa được xác nhận bởi các nghiên cứu thực nghiệm có hệ thống.
Giáo dục của gia đình là rất quan trọng trong việc phát triển các chiến lược để hiểu được điểm mạnh và điểm yếu; Giúp đỡ gia đình đối phó với cải thiện kết quả ở trẻ em. Tiên lượng có thể được cải thiện nhờ chẩn đoán ở tuổi trẻ hơn cho phép can thiệp sớm, trong khi các can thiệp ở tuổi trưởng thành có giá trị nhưng ít có lợi hơn. Có những tác động pháp lý đối với các cá nhân mắc chứng AS vì họ có nguy cơ bị người khác bóc lột và có thể không hiểu được tác động xã hội của hành động của họ.
Dịch tễ học.
Các ước tính tần suất rất khác nhau. Năm 2015, ước tính có 37,2 triệu người trên toàn cầu bị ảnh hưởng. Một đánh giá năm 2003 về các nghiên cứu dịch tễ học về trẻ em cho thấy tỷ lệ tự kỷ dao động từ 0,03 đến 4,84 trên 1.000, với tỷ lệ tự kỷ với hội chứng Asperger là từ 1,5: 1 đến 16: 1; kết hợp tỷ lệ trung bình hình học là 5: 1 với ước tính tỷ lệ phổ biến thận trọng cho chứng tự kỷ là 1,3 trên 1.000 cho thấy gián tiếp rằng tỷ lệ hiện mắc AS có thể vào khoảng 0,26 trên 1.000. Một phần của phương sai trong các ước tính phát sinh từ sự khác biệt về tiêu chí chẩn đoán. Ví dụ, một nghiên cứu tương đối nhỏ năm 2007 với 5.484 trẻ 8 tuổi ở Phần Lan cho thấy 2,9 trẻ trên 1.000 đáp ứng tiêu chí ICD-10 cho chẩn đoán AS, 2,7 trên 1.000 đối với tiêu chí Gillberg và Gillberg, 2,5 đối với DSM-IV, 1,6 cho Szatmari "và cộng sự.", và 4,3 trên 1.000 cho sự kết hợp của bốn tiêu chí. Con trai dường như có nhiều khả năng bị AS hơn con gái; ước tính tỷ số giới tính nằm trong khoảng từ 1,6: 1 đến 4: 1, sử dụng các tiêu chí Gillberg và Gillberg. Những phụ nữ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ có thể được chẩn đoán chưa đúng.
Rối loạn lo âu và rối loạn trầm cảm chính là những tình trạng phổ biến nhất được thấy cùng một lúc; tỷ lệ mắc những bệnh này ở những người mắc AS ước tính là 65%. Các báo cáo cho thấy AS liên quan đến các tình trạng y tế như aminoaciduria và lỏng dây chằng, nhưng đây chỉ là các báo cáo trường hợp hoặc các nghiên cứu nhỏ và không có yếu tố nào liên quan đến AS trong các nghiên cứu. Một nghiên cứu về nam giới mắc chứng AS cho thấy tỷ lệ động kinh gia tăng và tỷ lệ cao (51%) rối loạn học không lời. AS có liên quan đến tics, hội chứng Tourette và rối loạn lưỡng cực. Các hành vi lặp đi lặp lại của AS có nhiều điểm tương đồng với các triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế và rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế, và 26% mẫu thanh niên mắc AS được tìm thấy đáp ứng các tiêu chí của rối loạn nhân cách phân liệt (đó là đặc trưng bởi sự tách biệt xã hội nghiêm trọng và sự tách rời cảm xúc), nhiều hơn bất kỳ rối loạn nhân cách nào khác trong mẫu. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu dựa trên các mẫu lâm sàng hoặc thiếu các biện pháp tiêu chuẩn hóa; Tuy nhiên, các tình trạng bệnh đi kèm là tương đối phổ biến.
Lịch sử.
Được đặt theo tên bác sĩ nhi khoa người Áo Hans Asperger (1906–1980), hội chứng Asperger là một chẩn đoán tương đối mới trong lĩnh vực tự kỷ, mặc dù một hội chứng giống như nó đã được mô tả sớm nhất vào năm 1925 bởi Grunya Sukhareva (1891–1981). Khi còn là một đứa trẻ, Asperger dường như đã bộc lộ một số đặc điểm của tình trạng được đặt theo tên của mình, chẳng hạn như sự hẻo lánh và tài năng về ngôn ngữ. Vào năm 1944, Asperger đã mô tả bốn đứa trẻ trong quá trình thực hành của mình gặp khó khăn trong việc hòa nhập với xã hội và thể hiện sự đồng cảm với bạn bè đồng trang lứa. Họ cũng thiếu kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ và thể chất vụng về. Asperger mô tả "chứng thái nhân cách tự kỷ" này là sự cô lập xã hội. Năm mươi năm sau, một số tiêu chuẩn hóa AS như một chẩn đoán y tế được dự kiến đề xuất, nhiều tiêu chuẩn trong số đó khác biệt đáng kể so với công trình ban đầu của Asperger.
Không giống như AS ngày nay, chứng thái nhân cách tự kỷ có thể được tìm thấy ở những người thuộc mọi mức độ thông minh, bao gồm cả những người bị thiểu năng trí tuệ. Asperger bảo vệ giá trị của những cá nhân tự kỷ có chức năng cao, viết: "Do đó, chúng tôi tin rằng những người tự kỷ có vị trí của họ trong cơ thể của cộng đồng xã hội. Họ hoàn thành tốt vai trò của mình, có lẽ tốt hơn bất kỳ ai khác có thể, và chúng ta đang nói về những người khi còn nhỏ đã gặp khó khăn lớn nhất và gây ra những lo lắng không thể kể xiết cho những người chăm sóc họ. " Asperger cũng tin rằng một số người sẽ có khả năng đạt được thành tích đặc biệt và có tư tưởng ban đầu sau này khi lớn lên.
Bài báo của Asperger được xuất bản trong Thế chiến thứ hai và bằng tiếng Đức, vì vậy nó không được đọc rộng rãi ở những nơi khác. Lorna Wing đã sử dụng thuật ngữ "hội chứng Asperger" vào năm 1976, và phổ biến nó cho cộng đồng y tế nói tiếng Anh trong ấn phẩm tháng 2 năm 1981 của cô về các nghiên cứu trường hợp trẻ em có các triệu chứng được mô tả bởi Asperger, và Uta Frith đã dịch bài báo của mình sang tiếng Anh vào năm 1991. Bộ tiêu chuẩn chẩn đoán được đưa ra bởi Gillberg và Gillberg vào năm 1989 và bởi Szatmari "et al." cùng một năm. Năm 1992, AS trở thành một chẩn đoán tiêu chuẩn khi nó được đưa vào ấn bản thứ mười của sổ tay chẩn đoán của Tổ chức Y tế Thế giới, "Phân loại Bệnh tật Quốc tế" (ICD-10). Nó đã được thêm vào ấn bản thứ tư của tài liệu tham khảo chẩn đoán của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, "Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần" (DSM-IV), xuất bản năm 1994.
Hàng trăm cuốn sách, bài báo và trang web hiện mô tả AS và các ước tính về tỷ lệ hiện mắc đã tăng đáng kể đối với ASD, với AS được công nhận là một nhóm con quan trọng. Liệu nó có nên được xem là khác biệt với chứng tự kỷ hoạt động cao hay không là một vấn đề cơ bản cần được nghiên cứu thêm, và có những câu hỏi về việc xác nhận thực nghiệm các tiêu chí DSM-IV và ICD-10. Vào năm 2013, DSM-5 đã loại bỏ AS như một chẩn đoán riêng biệt, xếp nó vào phổ tự kỷ ở mức độ nghiêm trọng.
Xã hội và văn hoá.
Những người xác định mắc hội chứng Asperger có thể gọi mình trong cuộc trò chuyện thông thường là "khát vọng" (một thuật ngữ được sử dụng lần đầu tiên trên báo in bởi Liane Holliday Willey vào năm 1999). Một số người tự kỷ đã ủng hộ sự thay đổi trong nhận thức về các rối loạn phổ tự kỷ như một hội chứng phức tạp hơn là bệnh phải được chữa khỏi. Những người ủng hộ quan điểm này bác bỏ quan điểm cho rằng có một cấu hình não "lý tưởng" và bất kỳ sự sai lệch nào so với tiêu chuẩn đều là bệnh lý; họ thúc đẩy sự khoan dung đối với những gì họ gọi là đa dạng thần kinh. Những quan điểm này là cơ sở cho phong trào quyền tự kỷ và niềm tự hào của người tự kỷ. Có một sự tương phản giữa thái độ của những người lớn mắc chứng AS tự nhận mình là người thường không muốn được chữa khỏi và tự hào về danh tính của mình; và cha mẹ của trẻ em mắc AS, những người thường tìm kiếm sự trợ giúp và cách chữa trị cho con họ.
Một số nhà nghiên cứu đã lập luận rằng AS có thể được xem như một phong cách nhận thức khác, không phải là một rối loạn, và nó nên được loại bỏ khỏi "Sổ tay chẩn đoán và thống kê" tiêu chuẩn, giống như đồng tính đã bị loại bỏ. Trong một bài báo năm 2002, Simon Baron-Cohen đã viết về những người bị AS: "Trong thế giới xã hội, không có lợi ích lớn nào đối với con mắt chính xác đến từng chi tiết, nhưng trong thế giới toán học, máy tính, biên mục, âm nhạc, ngôn ngữ học, kỹ thuật, và khoa học, một con mắt biết chi tiết như vậy có thể dẫn đến thành công hơn là thất bại. " Baron-Cohen đã trích dẫn hai lý do tại sao vẫn có thể hữu ích khi coi AS là một khuyết tật: để đảm bảo cung cấp hỗ trợ đặc biệt theo yêu cầu của pháp luật và nhận ra những khó khăn về cảm xúc do giảm sự đồng cảm. Baron-Cohen lập luận rằng các gen cho sự kết hợp các khả năng của Asperger đã hoạt động trong suốt quá trình tiến hóa gần đây của loài người và đã có những đóng góp đáng kể cho lịch sử loài người.
Ngược lại, Pier Jaarsma và Welin đã viết vào năm 2011 rằng "phiên bản rộng của tuyên bố đa dạng thần kinh, bao gồm chứng tự kỷ chức năng thấp cũng như chức năng cao, là có vấn đề. Chỉ có một quan niệm hẹp về đa dạng thần kinh, chỉ đề cập đến những người tự kỷ có chức năng cao, là hợp lý. " Họ nói rằng những người mắc chứng tự kỷ "hoạt động cao hơn" có thể "không [được] hưởng lợi với chẩn đoán dựa trên khiếm khuyết tâm thần như vậy [...] một số người trong số họ đang bị tổn hại bởi nó, vì sự thiếu tôn trọng mà chẩn đoán hiển thị theo cách tự nhiên của họ. là ", nhưng" nghĩ rằng vẫn hợp lý khi đưa các loại tự kỷ khác vào chẩn đoán tâm thần. Quan niệm hẹp về yêu cầu đa dạng thần kinh nên được chấp nhận nhưng yêu cầu rộng hơn thì không. " Jonathan Mitchell, một tác giả tự kỷ và một blogger ủng hộ cách chữa bệnh tự kỷ, đã mô tả chứng tự kỷ đã "ngăn cản tôi kiếm sống hoặc không bao giờ có bạn gái. Nó mang đến cho tôi những vấn đề về phối hợp vận động tốt mà tôi khó có thể viết được. Tôi bị suy giảm khả năng liên hệ với mọi người. Tôi không thể tập trung hay hoàn thành công việc. " Ông mô tả chứng đa dạng thần kinh như một "van thoát hấp dẫn". | 1 | null |
Chúc Dung (, ), bản danh là Trọng Lê (chữ Hán: 重黎), là một nhân vật huyền sử sống vào thời đế Cốc Cao Tân thị, theo Sử Ký Tư Mã Thiên - Sở thế gia thì ông là chắt của đế Chuyên Húc và là con trai của Quyển Chương.
Công đức.
Xưa kia vua Toại Nhân là người dạy dân dùi cây lấy lửa đã mở màn cho nền văn minh Trung Quốc, nhưng suốt mấy ngàn năm sau đó dân gian chỉ dừng lại ở việc dùng lửa để nướng thịt động vật ăn chứ ngoài ra không còn tiết mục gì khác. Trọng Lê sáng tạo ra cách nấu qua vật cách nhiệt như: nồi đất, ấm đất, niêu đất; khiến món ăn có mùi vị và thơm ngon hơn, ông lại nghiên cứu ra các chất để khi cần có lửa ngay mà khỏi phải dùi cây hay mài đá nữa. Ví như ông ép dầu lạc tích trữ làm chất cháy, hoặc chế ra ngọn đuốc để có thể giữ lửa và di chuyển được cơ động trong bóng tối. Nhờ những phát minh trên mà Trọng Lê được đế Cốc biết đến mời vào trong triều đình phong làm quan to giữ chức Hỏa Chính cai quản về việc chế tạo và sản xuất lửa trong thiên hạ với danh hiệu là Chúc Dung (祝融), từ đây nền văn minh Trung Hoa bước sang một kỷ nguyên mới sắc nét hơn và tinh tế hơn.
Sau khi Trọng Lê chết em là Ngô Hồi thay anh tiếp tục giữ chức Hỏa Chính, theo Sơn Hải kinh thì Chúc Dung là một trong những hậu duệ của Thần Nông thị. | 1 | null |
Sự kiện Ý xâm chiếm Ai Cập là một chiến dịch tấn công của Ý nhằm vào các lực lượng Anh, Khối Thịnh vượng chung và Pháp Tự do trong khuôn khổ giai đoạn đầu của Chiến dịch Sa mạc Tây thuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Ban đầu, mục tiêu của chiến dịch này là chiếm giữ kênh đào Suez. Để làm được điều đó, các lực lượng Ý xuất phát từ Libya phải tiến quân qua miền bắc Ai Cập để tới kênh đào. Sau nhiều ngày trì hoãn, mục tiêu tiến công đã bị thu nhỏ lại đáng kể. Cuối cùng, nó chỉ còn là tiến vào Ai Cập cho đến Sidi Barrani và tấn công bất cứ lực lượng đối phương nào đụng độ trên đường đi.
Trong quá trình chiến dịch, Tập đoàn quân số 10 Ý tiến được khoảng 105 km vào sâu trong lãnh thổ Ai Cập, nhưng họ không giao chiến được với đội quân chủ lực nào của Anh mà chỉ chạm trán với các lực lượng bình phong là một lữ đoàn tăng cường thuộc Sư đoàn Thiết giáp số 7. Ngày 16 tháng 9, Tập đoàn quân số 10 Ý dừng lại và chiếm giữ các vị trí phòng thủ xung quanh cảng Sidi Barrani với dự định xây dựng các doanh trại kiên cố trong khi chờ đợi cho công binh mở rộng con đường Balbo đến Via della Vittoria, để tích lũy đồ tiếp tế phục vụ cho cuộc tiến quân vào Mersa Matruh cách đó khoảng 130 km về phía đông, nơi mà quân chủ lực Anh bao gồm phần còn lại của Sư đoàn Thiết giáp số 7 và Sư đoàn Bộ binh Ấn Độ số 4 đang đóng.
Kết quả cuối cùng, trong chiến dịch này không bên nào giành được thắng lợi toàn cục đáng kể.
Bối cảnh.
Libya.
Cyrenaica (Libya) đã trở thành thuộc địa của Ý từ sau Chiến tranh Ý-Thổ Nhĩ Kỳ (1911–1912). Vùng đất này tây giáp Tunisia thuộc Pháp, đông giáp Ai Cập, nên người Ý đã chuẩn bị phòng ngự cả hai mặt trận, thông qua Tổng hành dinh Tối cao Bắc Phi dưới quyền Toàn quyền Libya, Thống chế không quân Ý Italo Balbo. Tổng hành dinh Tối cao có trong tay Tập đoàn quân số 5 của tướng Italo Gariboldi đóng ở phía tây và Tập đoàn quân số 10 của tướng Mario Berti đóng ở phía đông. Đến giữa năm 1940, mỗi tập đoàn quân có 9 sư đoàn chính quốc với khoảng 13.000 người, 3 sư đoàn Dân quân Tự nguyện cho An ninh Quốc gia (Áo đen) và 2 Sư đoàn Thuộc địa Libya, mỗi sư đoàn có 8.000 quân. Vào cuối những năm 1930, các sư đoàn lục quân Ý đã được tái tổ chức từ 3 trung đoàn giảm xuống còn 2, và lính dự bị được gọi tái ngũ trong năm 1939 cùng với những đợt tuyển lính nghĩa vụ thường lệ.
Tinh thần chiến đấu của binh sĩ được coi là cao, và lục quân đã có nhiều kinh nghiệm hoạt động quân sự trong thời gian gần đó. Hải quân Ý phát triển mạnh dưới chế độ Phát xít, họ đã trả tiền mua những con tàu tốc độ nhanh, cấu trúc tốt và được trang bị mạnh, cùng với một hạm đội tàu ngầm lớn, nhưng hải quân lại thiếu kinh nghiệm và ít được huấn luyện. Không quân đã tiến hành chuẩn bị cho chiến tranh từ năm 1936 nhưng bị ngưng trệ và bị người Anh coi là không có khả năng duy trì tỷ lệ hoạt động cao. Tập đoàn quân số 5 có 8 sư đoàn đóng tại Tripolitania, nửa phía tây của Libya đối diện với Tunisia còn Tập đoàn quân số 10 với 6 sư đoàn bộ binh đóng giữ Cyrenaica ở phía đông. Khi chiến tranh bùng nổ, Tập đoàn quân số 10 triển khai Sư đoàn Libya số 1 "Sibelle" tại biên giới từ Giarabub đến Sidi Omar; Quân đoàn XXI từ Sidi Omar tới bờ biển, Bardia và Tobruk. Quân đoàn XXII di chuyển đến tây nam Tobruk để làm lực lượng phản công.
Balbo được xem là người đánh giá cao về tác động của công nghệ hiện đại đối với chiến tranh hơn các đồng sự của mình. Ông ta cũng thấy rằng nước Ý chỉ có thể thắng lợi ở Bắc Phi bằng một đòn tấn công chớp nhoáng dựa trên yếu tố bất ngờ. Thế nhưng ngay trước khi chiến tranh mở màn, Balbo đã bày tỏ nghi ngờ của mình với Mussolini,
Balbo yêu cầu tất cả các loại vật chất bao gồm 1.000 xe tải, 100 tàu chở nước, thêm nhiều xe tăng hạng trung và súng chống tăng. Đây là những vật chất cần thiết ở châu Phi nhưng Ý không thể sản xuất hay chuyển đến từ nơi khác. Tuy vậy Thống chế Pietro Badoglio, Tổng Tham mưu trưởng tại Rome vẫn cứ hứa. Theo Badoglio thì "khi có bảy mươi xe tăng hạng trung sẽ giúp giải quyết tình hình này", và Balbo liền chuẩn bị cho cuộc tấn công Ai Cập bắt đầu ngày 15 tháng 7. Thế nhưng ngày 28 tháng 6 năm 1940, Balbo bị chết trong một vụ tai nạn bắn nhầm ở Tobruk, và Benito Mussolini liền cử Thống chế Rodolfo Graziani lên thay chức vụ Tổng tư lệnh và Toàn quyền Libya, và ra lệnh cho ông ta tấn công Ai Cập trước ngày 8 tháng 8. Graziani trả lời rằng Tập đoàn quân số 10 vẫn chưa được trang bị hợp lý và một cuộc tấn công như vậy là không thể nào thành công; nhưng Mussolini vẫn cứ lệnh cho Graziani phải tiến công.
Ai Cập.
Người Anh bắt đầu đóng quân tại Ai Cập từ năm 1882 nhưng đã giảm đi rất nhiều theo điều khoản của Hiệp ước Anh-Ai Cập 1936. Lực lượng nhỏ của Anh và Khối Thịnh vượng chung đồn trú tại kênh đào Suez và ven Biển Đỏ. Con kênh này mang ý nghĩa trọng yếu đối với việc liên lạc giữa nước Anh với các thuộc địa của nó ở Viễn Đông và Ấn Độ Dương. Giữa năm 1939, Trung tướng Archibald Wavell được chỉ định làm Đại tướng Tổng tư lệnh (GOC-in-C) của Bộ tư lệnh Trung Đông mới thành lập, phụ trách khu vực chiến trường Địa Trung Hải và Trung Đông. Cho đến khi Hiệp định đình chiến ngày 22 tháng năm 1940 giữa Pháp và phe Trục được ký, các sư đoàn Pháp tại Tunisia vẫn đối diện với Tập đoàn quân số 5 Ý ở biên giới tây Libya.
Tại Libya, Lục quân Hoàng gia Ý có khoảng 215.000 quân còn ở Ai Cập người Anh có khoảng 36.000 quân, cùng với thêm 27.500 người đang huấn luyện tại Palestine. Các lực lượng Anh bao gồm Sư đoàn Lưu động (Ai Cập) (thiếu tướng Percy Hobart), một trong hai đội hình thiết giáp huấn luyện của Anh mà vào giữa năm 1939 được đặt tên lại là Sư đoàn Thiết giáp (Ai Cập) (ngày 16 tháng 2 năm 1940, nó trở thành Sư đoàn Thiết giáp số 7). Biên giới Ai Cập–Libya được phòng ngự bởi Lực lượng Tiên phong Ai Cập và đến tháng 6 năm 1940, tổng hành dinh của Sư đoàn Bộ binh số 6 (thiếu tướng Richard O'Connor) đã tiếp quyền chỉ huy tại Sa Mạc Tây, với chỉ thị là đẩy lui quân Ý ra khỏi các đồn bốt tại biên giới và chiếm lĩnh vùng nội địa khi cuộc chiến bắt đầu. Sư đoàn Thiết giáp số 7 (thiếu Lữ đoàn Thiết giáp số 7) tập trung tại Mersa Matruh và điều Cụm Yểm trợ số 7 tiến về phía biên giới để làm lực lượng đảm bảo.
Không quân Hoàng gia Anh cũng điều phần lớn máy bay ném bom đến gần biên giới hơn, và đảo Malta được tăng cường để uy hiếp con đường tiếp tế của Ý cho Libya. Tổng hành dinh Sư đoàn Bộ binh số 6, thiếu các đơn vị đầy đủ và được huấn luyện bài bản, đã được đổi tên thành Lực lượng Sa Mạc Tây ngày 17 tháng 6. Ở Tunisia, Pháp có 8 sư đoàn, chỉ có khả năng hoạt động hạn chế còn ở Syria có 3 sư đoàn được trang bị nghèo nàn và đào tạo kém, với khoảng 40.000 quân và lính biên phòng làm nhiệm vụ chiếm đóng đối phó thường dân. Các lực lượng Ý trên bộ và không quân tại Libya áp đảo mạnh quân Anh về số lượng tại Ai Cập nhưng tinh thần chiến đấu thấp và gặp bất lợi do trang bị kém hơn. Tại Đông Phi thuộc Ý, có thêm 130.000 lính Ý và lính châu Phi với 400 khẩu pháo, 200 xe tăng hạng nhẹ và 20.000 xe tải. Ý tuyên chiến với Đồng Minh vào ngày 11 tháng 6 năm 1940.
Địa hình.
Cuộc chiến diễn ra chủ yếu trên Sa mạc Tây, chiều rộng khoảng 390 km bờ biển từ Mersa Matruh (Ai Cập) đến Gazala (Libya), dọc theo Litoranea Balbo, con đường nhựa duy nhất. Địa mạo Biến Cát nằm sâu 240 km trong nội địa đánh dấu giới hạn phía nam của sa mạc tại nơi rộng nhất của nó là ở Giarabub và Siwa; theo cách nói của người Anh thì Sa mạc Tây trải rộng bao gồm cả miền đông Cyrenaica của Libya. Từ bờ biển mở rộng vào trong nội địa là một vùng đá sa mạc bằng phẳng cao khoảng 150 m trên mực nước biển, chạy sâu 200–300 km đến vùng Biển Cát. Khu vực này có bò cạp, rắn và ruồi, và là nơi sinh sống của một số nhỏ dân du mục Bedouin.
Người Bedouin đoàn kết tốt và có khả năng dễ dàng đi theo địa hình; chuyển hướng đi lại qua mặt trời, những ngôi sao, la bàn và "cảm giác sa mạc", họ nhận thức tốt về môi trường dựa vào kinh nghiệm. Khi quân Ý tiến vào Ai Cập trong tháng 9 năm 1940, Cụm Maletti đã bị lạc khi rời Sidi Omar, mất tích và phải dùng máy bay mới tìm ra được họ. Vào mùa xuân và mùa hè, ngày rất nóng còn đêm rất lạnh. Gió Sirocco ("Gibleh" hay "Ghibli") là một loại gió sa mạc nóng bỏng, thổi theo đám cát mịn làm giảm tầm nhìn đi còn vài dặm và phủ lên mắt, phổi, máy móc, thực phẩm và trang bị; những xe có động cơ và máy bay cần bộ lọc dầu đặc biệt mới chạy được, và đất đai khô cằn đồng nghĩa với việc đồ tiếp tế thức ăn phải được vận chuyển từ bên ngoài đến.
Mở màn.
Tập đoàn quân số 10 Ý.
Mười sư đoàn của Tập đoàn quân số 10 Ý dưới quyền tướng Berti thuộc các quân đoàn XX, XXI, XXII, XXIII và Quân đoàn Libya ("Gruppo Divisioni Libiche") mới. Các sư đoàn này, hoặc là sư đoàn bộ binh hai thành phần, hoặc là sư đoàn bộ binh Áo đen ("Camicie Nere" hay CCNN), hoặc là sư đoàn Thuộc địa Libya. Quân đoàn Libya, Quân đoàn XXIII và Quân đoàn XXI đã được sử dụng trong cuộc tiến công. Quân đoàn Libya có 2 sư đoàn bộ binh Libya và Cụm Maletti ("Raggruppamento Maletti"), và một đơn vị "đặc biệt" bao gồm 6 tiếu đoàn cơ giới Libya do tướng Pietro Maletti chỉ huy. Cụm Maletti có kết hợp nhiều lực lượng thiết giáp sẵn có của Ý và hầu hết các xe tăng hạng trung Fiat M11/39. Maletti tiến quân cùng với lục quân còn Graziani ở lại tổng hành dinh của ông ta tại Tobruk.
Berti muốn cuộc tiến quân dọc theo bờ biển được thực hiện bởi bộ binh của Quân đoàn XXI, vì các sư đoàn bộ binh chính quốc thuộc quân đoàn này có rất ít kinh nghiệm chiến đấu trên sa mạc. Họ sẽ được bảo vệ sướn phía nam bởi các sư đoàn Libya và Cụm Maletti cơ giới hóa nhiều kinh nghiệm hơn. Các lực lượng trên bộ được yểm trợ bởi Phi đội số 5 (5° "Squadra") thuộc "Không quân Hoàng gia Ý", với 300 máy bay thuộc nhiều chủng loại khác nhau. Bộ tư lệnh có 4 đội ném bom, 1 đội tiêm kích, 3 cụm tiêm kích, 2 cụm trinh sát và 2 phi đội máy bay trinh sát thuộc địa, với các máy bay ném bom Savoia-Marchetti SM.79, máy bay tấn công mặt đất Breda Ba.65, tiêm kích Fiat CR.42 và IMAM Ro.37, máy bay trinh sát Caproni Ca.309 và Caproni Ca.310bis. Phi đội số 5 được tổ chức nhằm theo sát và yểm trợ cho lục quân trên chiến trường như một đơn vị độc lập. Berti không mong đợi được nhiều yểm trợ từ Hải quân Hoàng gia Ý, họ đã bị mất 10 tàu ngầm kể từ khi Ý tuyên chiến, hạm đội này quá quan trọng để có thể mạo hiểm và lại đang thiếu nhiên liệu.
Kế hoạch của người Ý.
Ngày tháng cho cuộc tấn công của Ý đã ba lần được ấn định rồi bị hủy bỏ. Đầu tiên là kế hoạch trùng khớp với cuộc xâm chiếm nước Anh của Đức dự tính vào ngày 15 tháng 7 năm 1940. Theo kế hoạch này, Balbo đã yêu cầu tất cả các xe tải của Tập đoàn quân số 5 và các xe tăng hạng trung Fiat M11/39 vừa mới tới đi tăng cường cho Tập đoàn quân số 10 để vượt qua biên giới đánh chiếm Sollum ngay sau khi tuyên chiến. Khi người Anh phản kích và các tập đoàn quân Ý được bổ sung, cuộc tiến quân sẽ tiếp tục, thế nhưng kế hoạch này tan vỡ sau khi cuộc xâm chiếm Anh Quốc bị hủy bỏ, mặc dù trong điều kiện tháng 7 năm 1940 thì nó có tính hiện thực. Kế hoạch thứ hai vào ngày 22 tháng 8 là một cuộc tiến quân hạn chế tới Sollum và Shawni el Aujerin ở phía đông, với 3 đội hình quân di chuyển theo 3 tuyến. Một khi Sollum bị chiếm thì sẽ tính đến việc tiến tới Sidi Barrani, một ví dụ về kiểu tiến quân tập trung từng được sử dụng tại mặt trận phía bắc trong Chiến tranh Ethiopia. Các sư đoàn bộ binh phi cơ giới của Ý sẽ sử dụng hệ thống đường sá duy nhất, nhưng cái nóng của mùa hè tháng 8 có ảnh hưởng mạnh nhất đến họ đã dẫn tới sự trì hoãn một lần nữa.
Kế hoạch thứ ba là một cuộc xâm chiếm vào ngày 9 tháng 9, với Sidi Barrani là mục tiêu, theo như Graziani tiết lộ cho ban tham mưu của mình 6 ngày trước khi Mussolini ra lệnh tiến công. Các sư đoàn phi cơ giới chính quốc sẽ tiến dọc theo bờ biển và tấn công qua Đèo Halfaya để chiếm Sollum và tiếp tục tới Sidi Barrani. Một đội hình ở phía nam gồm các sư đoàn Libya và Cụm Maletti sẽ tiến dọc theo Dayr al Hamra đến Bir ar Rabiyah và đường xe lửa Bir Enba nhằm bọc đánh quân Anh trên các công sự dốc đứng. Cụm Maletti sẽ đánh xuống phía nam và phía đông qua sa mạc, nhưng do bộ tham mưu Ý không thể cung cấp bản đồ chính xác và thiết bị dẫn đường nên khi di chuyển đến các điểm chuyển tiếp và xuất phát, cụm quân này bị lạc đường và Tổng hành dinh Quân đoàn XXIII phải phái máy bay dẫn họ đến vị trí, và các sư đoàn Libya đã đến điểm hẹn ở gần Đồn Capuzzo muộn.
Thất bại trong việc triển khai cộng với những hồ nghi về về tình trạng thiếu thốn xe tải và máy bay vận chuyển, cũng như ưu thế của người Anh về địa hình đã dẫn tới những thay đổi khác trong kế hoạch. Bản kế hoạch thứ tư dự định tấn công vào ngày 13 tháng 9, lấy Sidi Barrani cùng với vùng phía nam là mục tiêu. Tập đoàn quân số 10 với 5 sư đoàn và xe tăng sẽ tiến quân tập trung xuống con đường ven bờ biển, chiếm Sollum và tới Sidi Barrani qua Buq Buq. Khi đến được Sidi Barrani, lục quân sẽ được củng cố và tiếp tế, đánh bại cuộc phản công của Anh rồi tiếp tục tiến đến Matruh. Các sư đoàn bộ binh phi cơ giới Ý sẽ sử dụng con đường ven biển vì họ không thể hoạt động hiệu quả ở nơi nào khác. Một chiến dịch tương tự đã từng được tiến hành tại mặt trận phía bắc Ethiopia, nó đi ngược lại học thuyết cơ giới hóa trong khi người Ý có trong tay các lực lượng dồi dào để thực hiện. Graziani đã đánh giá quá cao sức mạnh của người Anh và tin rằng cách duy nhất để đánh bại họ là dựa vào số lượng.
Lực lượng Sa mạc Tây.
Wavell có khoảng 36.000 quân ở Ai Cập, tính cả các đơn vị yểm trợ và quản lý. Tất cả đội hình đều không đầy đủ và thiếu trang bị cũng như pháo binh. Sư đoàn số 2 New Zealand của thiếu tướng Bernard Freyberg có 1 lữ đoàn bộ binh, 1 trung đoàn kỵ binh thiếu, một tiểu đoàn súng máy và một trung đoàn pháo pháo binh dã chiến. Sư đoàn Bộ binh số 4 Ấn Độ của thiếu tướng Noel Beresford-Peirse có 2 lữ đoàn bộ binh và bộ phận biên chế pháo binh của nó, Sư đoàn Thiết giáp số 7 (thiếu tướng Sir Michael O'Moore Creagh) có 2 lữ đoàn thiết giáp quy mộ 2 trung đoàn thay vì 3 như bình thường, và 14 tiểu đoàn bộ binh Anh không thuộc các lữ đoàn. Wavell phải bảo vệ Ai Cập và Kênh đào Suez trước lực lượng ước tính là 250.000 quân Ý đóng tại Libya và thêm khoảng 250.000 nữa ở Đông Phi thuộc Ý.
Cụm Yểm trợ với 3 tiểu đoàn bộ binh cơ giới, pháo binh, công binh và xạ thủ súng máy sẽ quấy rối quân Ý và tiến hành các hoạt động ngăn cản tại khu vực giữa biên giới với Matruh nếu bị tấn công, nhưng bảo tồn khả năng giao chiến với quân chủ lực Ý. Tại Matruh, một lực lượng bộ binh sẽ đón đợi đòn tấn công của Ý trong khi từ các công sự dốc đứng bên sườn sa mạc, phần lớn Sư đoàn Thiết giáp số 7 sẵn sàng phản kích. Lực lượng bảo đảm này được phóng đại về quy mô và Cụm Yểm trợ sẽ tận dụng tính cơ động của nó để che chở phía sườn bên sa mạc, trong khi ở con đường dọc bờ biển Trung đoàn Bảo vệ Coldstream số 3, 1 đại đội thuộc Tiểu đoàn số 1 Quân đoàn Súng trường Hoàng gia Quốc vương (KRRC) và 1 đại đội thuộc Thủy quân Lục chiến Mô tô Pháp quốc Tự do, cùng với pháo binh yên trợ và xạ thủ súng máy, sẽ rút lui theo giai đoạn và phá hủy đường sá khi triệt thoái. Đến cuối tháng 5 năm 1940, Không quân Hoàng gia Anh tại Trung Đông có 205 máy bay, bao gồm 96 chiếc máy bay ném bom hạng trung Bristol Bombay và Blenheim lỗi thời, 75 chiếc tiêm kích Gloster Gladiator lỗi thời và 34 chiếc thuộc loại khác. Trong tháng 7, 4 máy bay tiêm kích Hawker Hurricane đã tới nhưng chỉ 1 chiếc là có thể dành cho Lực lượng Sa mạc Tây. Đến cuối tháng 7, Hạm đội Địa Trung Hải đã giành được quyền kiểm soát phía đông Địa Trung Hải và có thể oanh tạc các vị trí ven biển cũng như các hàng tiếp tế vận chuyển dọc theo bờ biển của Ý đến Matruh và xa hơn nữa.
Đụng độ tại biên giới.
Ngày 17 tháng 6, tổng hành dinh của Lực lượng Sa mạc Tây được thiết lập từ tổng hành dinh của Sư đoàn Bộ binh số 6 Anh, đặt dưới quyền trung tướng O'Connor và phụ trách toàn bộ đội quân đang đối diện với người Ý tại Cyrenaica, với khoảng 10.000 người, có máy bay, xe tăng và pháo. O'Connor đã tổ chức các cuộc tuần tra tích cực dọc theo biên giới và kiểm soát các khu đất không người bằng cách lập ra các "Đội hình Jock", những đội hình cơ động dựa trên các đơn bị thuộc Sư đoàn Thiết giáp số 7, kết hợp giữa xe tăng, bộ binh và pháo binh. Các lực lượng chính quy được trang bị tốt này đã tiến hành những cuộc tấn công đầu tiên vào các đoàn xe vận chuyển và vị trí công sự dọc biên giới của Ý.
Những đội tuần tra anh tiến sát tuyến biên giới vào ngày 11 tháng 6 để kiểm soát khu vực, quấy phá lực lượng đồn trú trong các đồn biên giới và lập nhiều ổ phục kích dọc theo Via Balbia và tuyến đường xe lửa nội địa. Một số quân lính Ý không biết rằng chiến tranh đã bắt đầu và có 70 người đã bị bắt trên con đường đến Sidi Omar. Quân tuần tra Anh đi khắp lên phía bắc đến con đường ven biển nằm giữa Bardia và Tobruk, phía tây tới Bir el Gubi và phía nam đến Giarabub. Trong vòng một tuần, trung đoàn Hussar 11 đã chiếm Đồn Capuzzo và phục kích ở phía đông Bardia, bắt sống tổng công trình sư của Tập đoàn quân số 10 Ý là tướng Lastucci. Sau đó quân tiếp viện Ý đến biên giới, bắt đầu tiến hành các cuộc tuần tra trinh sát, tăng cường phòng ngự và chiếm lại Đồn Capuzzo. Ngày 13 tháng 8, người Anh chấm dứt các cuộc tập kích để bảo tồn khả năng hoạt động của các xe cộ và Cụm Yểm trợ thuộc Sư đoàn Thiết giáp số 7 tiếp quản để theo dõi tuyến đường dài 97 km từ Sollum đến Đồn Maddalena, sẵn sàng thực hiện kế hoạch đánh cầm chân nếu Ý xâm chiếm Ai Cập.
Cuộc tiến công.
Ngày 9–10 tháng 9.
Quân đoàn XXIII Ý do tướng Annibale Bergonzoli chỉ huy dẫn đầu Tập đoàn quân 10 tấn công vào Ai Cập cho tới Sidi Barrani dọc theo đường bờ biển với các đội hình cơ giới hóa lẫn chưa cơ giới hóa. Quân đoàn này được giao số xe cộ đủ để cơ giới hóa một phần cho 3 sư đoàn bộ binh nhưng lại chỉ có thể cơ giới hóa đầy đủ cho 1 sư đoàn. Bergonzoli muốn Cụm "Raggruppamento Carri" số 1 làm quân phòng tiền trạm, 2 sư đoàn bộ binh cơ giới tại trận tuyến và 1 sư đoàn cơ giới làm dự bị. 2 sư đoàn bộ binh phi cơ giới Libya phải đi bộ, cùng với Cụm Maletti bọc hậu. Cụm "Raggruppamento Carri" số 1 được giữ làm dự bị, ngoại trừ Tiểu đoàn Xe tăng Hạng nhẹ LXII được nhập vào Sư đoàn "Marmarica" 63 và Tiểu đoàn Xe tăng Hạng nhẹ LXIII được giao cho Sư đoàn "Cirene" 62. Cụm "Raggruppamento Carri" số 2 ở lại Bardia, trừ Tiểu đoàn Xe tăng Hạng nhẹ IX đi cùng Sư đoàn Libya "Pescatori" số 2. Tiểu đoàn Xe tăng Hạng trung II với 3 tiểu đoàn bộ binh Libya được cơ giới hóa đầy đủ đi cùng Cụm Maletti.
Ngày 9 tháng 9, Không quân Hoàng gia Ý tăng cường hoạt động và máy bay ném bom của Không quân Hoàng gia Anh thuộc các phi đội số 55, 113 và 211 liền trả đũa bằng cách tấn công các sân bay, tàu vận tải, kho tiếp tế, đồng thời đột kích Tobruk với 21 máy bay. Sau đó cùng ngày, 27 máy bay tiêm kích Ý tiến hành xuất kích tới Buq Buq và người Anh liền tung thêm nhiều phi vụ đánh vào các sân bay Ý. Máy bay trinh sát Anh phát hiện nhiều cuộc hành quân trên bộ của Ý tại Bardia, Sidi Azeiz, Gabr Saleh và tới Sidi Omar từ phía tây, và coi đó là mở màn cuộc tấn công của người Ý. Cuộc tiến quân của Tập đoàn quân số 10 cho thấy hạn chế của quân Ý trong lưu động và hành hải, khi mà Cụm Maletti bị lạc khi di chuyển đến Sidi Omar, tại khu dây thép gần biên giới. Ngày 10 tháng 9, xe thiết giáp của Trung đoàn Hussars 11 phát hiện Cụm Maletti và người Anh đã nhờ vào sương mù dày đặc che chở để theo dõi quân Ý đang chậm chạp tập hợp lại. Khi sương tan, lực lượng kỵ binh nhẹ này của Anh đã bị máy bay, xe tăng và pháo binh Ý tấn công.
Ngày 13–14 tháng 9.
Ngày 13 tháng 9, Sư đoàn Áo Đen số 1 "23 Marzo" Ý tái chiếm Đồn Capuzzo và Musaid ở ngay bên kia biên giới Ai Cập liền bị pháo kích rồi chiếm đóng. Hóa lực pháo binh và bom oanh tạc bắt đầu rót xuống Sollum và các trại lính (đã bị bỏ trống), làm dậy lên một đám mây bụi. Khi bụi tan cũng là lúc lục quân Ý tiến đến gần và sẵn sàng tiến đánh lực lượng phong thủ Anh bao gồm Trung đoàn Bảo vệ Coldstream số 3, vài khẩu pháo dã chiến, 1 tiểu đoàn bộ binh phụ và 1 đại đội súng máy. Quân Ý tiến dọc theo bờ biển với 2 sư đoàn dẫn đầu, phía sau là các lực lượng mô tô, xe tăng, bộ binh cơ giới và pháo binh. Đội hình quân Ý trở thành một mục tiêu lý tưởng cho pháo binh và máy bay nhưng Sư đoàn Libya "Sibelle"số 1 đã sớm chiếm các trại lính ở Sollum và bắt đầu tiến xuống con dốc đứng dẫn vào cảng. Tại vùng cao nguyên trong đất liền, một cuộc tiến quân của Ý về phía đèo Halfaya đã bị lực lượng vòng ngoài thuộc Đại đội Coldstream số 3, 1 trung đội súng hỏa mai Northumberland và một số pháo binh chặn đánh, họ bắt đầu rút lui vào buổi chiều khi có thêm bộ binh và xe tăng Ý tới nơi.
Trong buổi chiều hôm đó, 2 đội hình bao gồm: Sư đoàn Libya Pescatori số 2, Sư đoàn Bộ binh "Cirene" 63 và Cụm Maletti đên từ Musaid; Sư đoàn Bộ binh "Marmarica" 62 đến từ Sidi Omar, đã tập hợp lại ở con đèo. Ngày hôm sau, các đơn vị Ý tại con dốc bắt đầu tiến xuống để qua đèo, hướng đến chỗ lực lượng Ý đang tiến theo con đường từ Sollum. Một Kỵ đội Hussar số 11, cùng Lữ đoàn Súng trường số 2 và các xe tăng của Trung đoàn Xe tăng Hoàng gia số 1 (1st RTR) đã quấy nhiễu lực lượng Ý tại chỗ con dốc. Ngay sau giữa trưa, quân lính Anh ở bờ biển đã rút về Buq Buq và gặp quân tăng viện đến từ Trung đoàn Hussars 11 và 1 đại đội Thủy quân Lục chiến cơ giới Pháp, đủ để chống giữ với quân Ý. Người Anh rút về Alam Hamid ngày 15 tháng 9 và đến Alam el Dab ngày 16, cố gắng gây tổn thất tối đa cho đối phương mà không bị ghìm giữ, và họ phá hủy các con đường duyên hải mình đi qua, những hư hại này càng trở nên nghiêm trọng do lưu lượng giao thông lớn gây ra.
Ngày 16 tháng 9.
Bộ phận không liên kết là Cụm "Raggruppamento Carri" số 1, theo sau bởi Sư đoàn Libya "Sibelle" số 1 và Sư đoàn Libya "Pescatori" số 2 tiến về phía Bir Thidan el Khadim. Tại Alam el Dab gần Sidi Barrani, khoảng 50 xe tăng Ý, cùng bộ binh cơ giới và pháo binh đã cố gắng bọc đánh và buộc lực lượng Bảo vệ Coldstream phải rút lui. Cụm thiết giáp này đã bị pháo dã chiến Anh chặn đánh và không thể tiến xa thêm được, nhưng đến đêm thì Sư đoàn Áo đen "23 Marzo" số 1 đã chiếm Sidi Barrani. Trên con dốc, lực lượng vòng ngoài của Anh đã rút lui song song với bờ biển và mối đe doạn từ phía sườn sa mạc đã không còn hiện hữu. Máy bay Anh tiến hành nhiều phi vụ ném bom và trinh sát, đồng thời 100 máy bay tiêm kích thuộc Phi đội số 5 Ý đã càn quét cùng với các phi vụ ném bom tại các sân bay tiền phương của Anh cũng như các vị trí phòng thủ. Người Anh đoán trước rằng cuộc tiến quân của Ý sẽ dừng lại tại Sidi Barrani và Sofafi, nên đã dùng Trung đoàn Hussars 11 để bắt đầu theo dõi các vị trí, trong khi Cụm Yểm trợ rút về nghỉ ngơi còn Sư đoàn Thiết giáp số 7 chuẩn bị đối đầu với cuộc tiến công tại Matruh. Chương trình phát thanh Ý khi nói về cuộc tấn công đã cho rằng nó sẽ còn tiếp tục từ Sidi Barrani nhưng thực ra đã sớm xuất hiện các đội quân Ý đào hào lập trại thành một hình vòng cung cho tới phía nam và tây nam tại Maktila, Tummar (phía đông), Tummar (phía tây), Nibeiwa và phía trên con dốc tại Sofafi trong khi các sư đoàn ở xa hơn phía sau chiếm đóng Buq Buq, Sidi Omar và Đèo Halfaya.
Kết quả.
Phân tích.
Tập đoàn quân số 10 Ý đã tiến với tốc độ khoảng 19 km một ngày, đủ để cho các đơn vị phi cơ giới theo kịp và khi tới được Sidi Barrani, tập đoàn quân này bắt đầu xây dựng một chuỗi các doanh trại kiên cố. Các đơn vị thiết giáp (lực lượng tốt nhất trong tập đoàn quân thuộc Quân đoàn XXIII) không thực hiện những đòn đánh cơ giới táo bạo hay những cuộc hành quân bọc sườn, mà thay vào đó đóng vai trò bảo vệ cho bộ binh di chuyển trên con đường ven biển theo nhịp hành quân. Trong quá trình tiến lên, Tập đoàn quân số 10 chịu không đến 550 thương vong. 3 thành phần cơ động của tập đoàn quân này là Cụm "Raggruppamento Maletti", Cụm "Raggruppamento Carri" số 1 và Sư đoàn Áo đen số 1 "23 Marzo" đã thất bại trong việc hoạt động dựa theo lý thuyết chiến tranh thiết giáp của Ý. Điều này là do sự thiếu chuẩn bị, huấn luyện và tổ chức trong lục quân Ý, dẫn đến những sai lầm trong công tác tập hợp, chỉ đạo Cụm "Raggruppamento Maletti" và sự quá thận trọng với các tiểu đoàn tăng khác thuộc Cụm "Raggruppamento Carri" số 1.
Việc cơ giới hóa vội vã Sư đoàn Áo đen số 1 "23 Marzo" đã làm rối loạn mối quan hệ giữa các tài xế và bộ binh, do sư đoàn này không được đào tạo như một sư đoàn cơ giới. Quân Ý tiến đến Sidi Barrani với tổn thất khiêm tốn nhưng đã không gây được thiệt hại nhiều cho người Anh. Ngày 21 tháng 9, đã có 68 ×e tăng Fiat M.11/39 trong số 72 chiếc còn lại được điều đến Libya. Tiểu đoàn Xe tăng Hạng trung số 1 có 9 xe tăng sẵn sàng phục vụ và 23 chiếc khác chưa thể sử dụng, còn Tiểu đoàn Xe tăng Hạng trung số 2 có con số tương ứng là 28 và 8 chiếc. Sức mạnh xe tăng hạng trung Ý được dự kiến sẽ tăng khi bắt đầu được giao loại Fiat M13/40 đời mới. Xe tăng M13/40 có trang bị pháo Cannone da 47/32 M35 47 li. Tiểu đoàn Xe tăng Hạng trung số 2 với 37 ×e M13/40 đã đến Libya vào đầu tháng 10, sau đó là Tiểu đoàn Xe tăng Hạng trung số 5 với 46 ×e tăng M13/40 vào ngày 12 tháng 12. Tới giữa tháng 11 quân Ý đã có 417 xe tăng hạng trung và hạng nhẹ tại Libya và Ai Cập.
Wavell viết:
Công tác sửa chữa bảo trì bắt đầu trên tuyến đường ven biển đã được đổi tên thành Via della Vittoria từ Bardia và một đường ống dẫn nước, dự kiến sẽ không thể sẵn sàng trước khi giữa tháng 12, sau cuộc tiến quân được tiếp tục lại sẽ đi xa không quá Matruh.
Mussolini đã viết vào ngày 26 tháng 10:
Và 2 ngày sau, ngày 28 tháng 10, quân Ý đã tấn công Hy Lạp, mở màn cho cuộc Chiến tranh Hy Lạp-Ý. Graziani được phép tiếp tục lên kế hoạch cho một cuộc tiến quân chậm rãi về Matruh được dự kiến sẽ tiến hành vào giữa tháng 12.
Thương vong.
Từ ngày 9 đến 16 tháng 9, Tập đoàn quân số 10 Ý chịu thương vọng 120 người chết và 410 bị thương. Một số xe tằng và xe tải bị hỏng hóc, 6 máy bay bị mất, 2 chiếc bị tai nạn.
Các hoạt động sau chiến dịch.
Ngày 17 tháng 9, Hạm đội Địa Trung Hải bắt đầu quấy phá các tuyến liên lạc của Ý, cảng Benghazi bị rải mìn, 1 tàu khu trục và 2 tàu buôn bị thủy lôi đánh đắm, 1 tàu khu trục khác trúng mìn ở Benghazi và chìm. Máy bay Blenheim của Không quân Hoàng gia Anh phá hủy 3 máy bay Ý trên mặt đất tại Benina. Một pháo hạm oanh tạc tuyến đường dốc đứng gần Sollum còn 2 tàu khu trục bắn phá các mục tiêu gần Sidi Barrani, các vụ cháy nổ cả từ thành phố cũng nhìn thấy. Quân Ý bị bắt làm tù binh bàn tán về những thương vong, thiệt hại và bị mất tinh thần. Một nỗ lực ném bom Bardia do 1 tàu tuần dương cùng nhiều tàu khu trục thực hiện đã bị phá ngang do các máy bay phóng ngư lôi Ý tấn công đánh trúng đuôi tàu tuần dương và loại nó ra khỏi vòng chiến. Các cuộc bắn phá vẫn tiếp tục trong thời gian chiến dịch tạm lắng, dẫn đến việc các trại lính và kho hàng được chuyển vào trong nội địa và đất liền, các đội hình nhỏ của Anh được lập ra để hoạt động cùng các xe thiết giáp tuần tra, tiến sát trại Ý nhằm thu thập thông tin và chiếm lĩnh các khu lân cận.
Chiến dịch Compass.
Ngày 8 tháng 12, quân Anh mở Chiến dịch Compass, một cuộc đột kích dự tính kéo dài 5 ngày vào các trại công sự của Ý đặt tại tuyến phòng thủ ngoại vi Sidi Barrani. Tướng Berti nghỉ ốm và Gariboldi tạm thời lên thay. Cuộc đột kích thành công và một số đơn vị thuộc Tập đoàn quân số 10 Ý tại Ai Cập không bị tiêu diệt đã buộc phải rút lui. Đến ngày 11 tháng 12, quân Anh bắt đầu phản công. Tập đoàn quân số 10 nhanh chóng bị đánh bại và người Anh đã mở rộng chiến dịch, truy kích tàn quân Ý đến tận Beda Fomm và El Agheila trên Vịnh Sirte. Phía Anh mất 1.900 người chết và bị thương, chiếm 10% lực lượng bộ binh của họ, đổi lấy việc bắt được 133.298 tù binh Ý và Libya, 420 xe tăng cùng hơn 845 khẩu pháo và máy bay. Quân Anh đã không thể tiếp tục tiến qua El Agheila do tình trạng xe cộ hỏng hóc và hao mòn, cũng như việc điều các đơn vị được trang bị tốt nhất đi tham gia trận Hy Lạp. | 1 | null |
Richard St John Harris (1930 – 2002) là nam diễn viên, ca sĩ, nhà sản xuất, đạo diễn phim ảnh và nhà văn người Ireland. Harris là một cái tên quen thuộc trên sân khấu và màn ảnh. Một trong số các vai diễn đáng nhớ nhất là vai Vua Arthur trong phim Camelot (1967).
Ngoài ra, Harris rất nổi tiếng qua vai Albus Dumbledore trong hai phim đầu tiên của loạt phim Harry Potter. Trong lĩnh vực âm nhạc anh từng nằm trong Top ten hit trên thị trường Âu Mỹ với bản thu bài "MacArthur Park" "(1968)", một sáng tác của Jimmy Webb. Ở giai đoạn đỉnh cao của sự nghiệp vào những năm 60, 70 của thế kỷ 20, Harris còn được biết đến với lối sống phóng đãng và bị nghiện rượu nặng, thói quen vốn hình thành từ nghề diễn xuất.
Tiểu sử.
Harris là con thứ năm trong số chín người con của một gia đình trung lưu sùng đạo ở Limerick thuộc Nhà nước tự do Ireland (nay là Cộng hòa Ireland).
Anh sớm theo học tại Trường trung học Crescent. Tại đây, Harris đã nhiều lần tham gia đội rugby của trường từng thi đấu các giải Munster Junior, Senior Cup; sau đó, anh chuyển sang thi đấu cho Garryowen. Tuy nhiên, sự nghiệp thể thao của Harris nhanh chóng chấm dứt khi anh mắc phải bệnh lao. Không lâu sau đó, Harris đến Anh với mục tiêu trở thành đạo diễn nhưng do không tìm được một khóa học phù hợp nên anh quyết định học diễn xuất tại Học viện Âm nhạc và Kịch nói Luân Đôn. Gần 10 năm, Harris sống rất kín tiếng, chủ yếu dành thời gian để học hỏi, trau dồi chuyên môn sân khấu trên khắp nước Anh.
Vào vai Albus Dumbledore.
Vào năm 1999 công ty giải trí Warner Bros đã mua lại bản quyền cuốn sách Harry Potter cho phim. Năm 2000 đạo diễn Chris Columbus tìm diễn viên cho vai Giáo sư Albus Dumbledore và đã mời diễn viên Richard Harris vào vai. Nhưng vì lý do sức khỏe nên ông đã từ chối, lúc này cô cháu gái là 1 fan hâm mộ của cuốn tiểu thuyết Harry Potter nên cô đã nói với ông "nếu ông không nhận vai cháu sẽ không nói chuyện với ông". Vì thương cháu gái nên ông đã vào vai Albus Dumbledore và sau đó đã có 1 cụ Dumbledore bằng da bằng thịt cho chúng ta xem . Sau thành công của phần 1 đạo diễn lại mời ông vào phần 2 lúc này sức khỏe ông đã yếu nhưng vẫn hoàn thành xong Harry Potter và Phòng chứa Bí mật năm 2002, vì sức khỏe khá yếu nên ông phải nằm viện, đoàn làm phim vào thăm ông, ông bảo "vẫn đủ khả năng cho vai diễn Dumbledore, không cần cast lại diễn viên" nhưng không lâu sau đó ông đã qua đời vào đoàn làm phim phải cast lại vai diễn Dumbledore. | 1 | null |
Cuộc vây hãm Strasbourg là một hoạt động quân sự trong Chiến dịch tấn công Pháp của quân đội Phổ – Đức vào các năm 1870 – 1871 đã diễn ra từ ngày 13 tháng 8 cho đến ngày 28 tháng 9 năm 1870, tại Strasbourg (tiếng Đức: "Straßburg") – thủ phủ của vùng Grand Est (nước Pháp). Đây được xem là một trong những trận bao vây ác liệt và khủng khiếp nhất trong lịch sử cận đại. Sau khoảng 6 tuần chống cự quyết liệt trong vòng vây của người Đức, viên tướng chỉ huy quân đội Pháp trú phòng tại pháo đài Strasbourg là Jean Jacques Alexis Uhrich đã bị buộc phải đầu hàng đội quân vây hãm của Đức (với các lực lượng đến từ Phổ, Liên bang Bắc Đức, Baden cũng như các quốc gia ở miền Nam Đức) dưới quyền chỉ huy của "Thượng tướng Bộ binh" Phổ August von Werder vào cuối tháng 9 năm 1870. Về mặt chiến lược quân sự, đây không phải là một thắng lợi quan trọng do quân đội Đức vốn đã làm chủ miền Đông Pháp và trung tâm của chiến sự đang nằm ở Paris, chiến thắng Strasbourg có ý nghĩa biểu tượng rất lớn đối với phía Đức: sau khi Strasbourg rơi vào tay người Pháp trong khoảng gần 2 thế kỷ trước đó, lực lượng quân sự của Đức đã giành lại được thành phố này. Cuộc thất thủ của các pháo đài như Metz hay Strasbourg trong giai đoạn thứ hai của Chiến tranh Pháp - Đức đã góp phần cho thấy "Chính phủ Vệ quốc Pháp" cũng không thành công gì hơn nền Đế chế thứ hai của Napoléon III vốn đã sụp đổ vào đầu tháng 9.
Sau thắng lợi quyết định của quân đội Đức trong trận Wœrth vào ngày 6 tháng 8 năm 1870, pháo đài kiên cố Strasbourg nhanh chóng trở thành mục tiêu của quân Đức. Quân chính quy Pháp chỉ chiếm một phần nhỏ trong đội quân phòng ngự pháo đài này (vốn bao gồm các lực lượng như "Vệ binh quốc gia", "Garde Mobile", …), và vị tướng già Uhrich đã được bổ nhiệm làm người chỉ huy pháo đài khi chiến tranh bùng nổ năm 1870. Vào ngày 11 tháng 8, Sư đoàn Baden được giao nhiệm vụ quan sát Strasbourg, và họ thiết lập các vị trí của mình vào ngày 12 tháng 8. Sau đó, phía Đức bắt đầu dội một số quả đạn pháo vào các công sự và nã súng hỏa mai, nhưng bị quân trú phòng Pháp bắn trả. Hôm sau (13 tháng 8), quân Pháp mở một cuộc đột vây để trinh sát và thu được nhiều tiếp tế. Đầu ngày 14 tháng 8, một khẩu đội pháo và 3 khẩu đội bích kích pháo của Đức được khai triển và khả năng của lính pháo binh Đức cùng với sự chính xác của các khẩu pháo đã gây tổn hại đến các công sự. Đến ngày 15 tháng 8, đại bác của Phổ đã nhằm về khu vực phòng ngự thứ hai của Pháp, và quân Đức tiếp cận với thị trấn trong đêm. Trước sự công pháo vô cùng ác liệt của quân đội Đức, thành phố Strasbourg chịu rất nhiều thiệt hại. Một đám cháy lớn bốc lớn tại Strasbourg, và một số dân thường bị thiệt mạng. Nhưng ngày hôm sau, quân Pháp còn chịu thảm họa lớn hơn: để ngăn ngừa quân Đức thiết lập các khẩu đội pháo mới, tướng Uhrich đã phái một lực lượng bộ binh, kỵ binh và pháo binh tiến hành thám sát về hướng tây. Một cuộc giao tranh nổ ra, và quân Đức đánh bại được đội quân Pháp này, thu được một số khẩu pháo về tay mình. Một sĩ quan Pháp cũng bị trọng thương. Hôm sau (ngày 17 tháng 11), một cuộc đột vây khác của quân Pháp cũng bị quân Đức đập tan. Cho đến ngày 19 tháng 8, pháo binh của Baden tiếp tục đấu pháo với quân đồn trú, gây nhiều hư hại ở Strasbourg. Tại thành phố Kehl, nhà thờ đã bị chuyển thành nhà thương. Một cuộc đột vây của quân Pháp cũng diễn ra ở bên ngoài làng Schiltigheim kế bên Strasbourg, nhưng bị bẻ gãy. Vốn từ ngày 14 tháng 8, tướng Von Werder của Phổ được chỉ định làm tư lệnh của quân đoàn vây hãm của Đức (với vài sư đoàn Phổ - Đức, pháo binh và công binh), và từ sau ngày 18 tháng 8, các lực lượng trừ bị của Phổ đã tiếp cận với Strasbourg.
Vào ngày 21 tháng 8, các khẩu công thành pháo của Phổ – - Đức cũng được đưa đến. Quân đội Đức đã tăng cường vòng phong toả Strasbourg, vào ngày 23 tháng 8, tướng Werder xuống lệnh cho 40 khẩu công thành pháo Phổ cùng với pháo dã chiến Bayern oanh kích vào thị trấn, trong khi các khẩu đội pháo Baden ở Kehl oanh kích thành trì. Pháo binh Baden tại Kehl tở ra rất hiệu quả, gây cháy lớn ở thành trì Strasbourg. Pháo binh Pháp kháng cự quyết liệt, làm thị trấn Kehl bị cháy rụi. Trong khi thị trấn và pháo đài Strasbourg ở bờ trái sông Rhein bị pháo kích dữ dội, lực lượng bộ binh Đức tiến gần hơn đến Strasbourg. Đêm hôm đó, bộ binh Baden đã đến cách pháo đài chưa đầy 1.000 bước. Đêm hôm đó, công thành pháo của Phổ cũng khai hỏa và gây Strasbourg bị tàn phá nặng nề. Nhà thờ chính tòa của Strasbourg bị hư hại, thư viện đồ sộ của thành phố cũng bị phá hủy, nhiều dân thường thiệt mạng,… Trưa ngày 26 tháng 8, quân đội Đức tiếp tục pháo kích cho đến cả ngày 27 tháng 8, nhưng vẫn không thể buộc Uhrich đầu hàng. Tướng Werder quyết định tiến hành một cuộc vây hãm thông thường với đầy đủ vật liệu trong tay. Cho đến đêm ngày 29 tháng 8 năm 1870, đường hào ngang thứ nhất đã được thiết lập về phía tây nam, trong khi vào đêm ngày 31 tháng 8, quân Đức mở đường hào ngang thứ hai. Đầu ngày 2 tháng 9, họ đẩy bật một cuộc đột vây mạnh mẽ của quân Pháp. Đến ngày 9 tháng 9, pháo lực của Phổ đã ồ ạt nã đạn về Strasbourg, gần như làm câm tịt các hỏa điểm của quân Pháp. Ngoài ra, một chi đội pháo binh Baden cũng nã đạn từ Kehl về phía thành trì – được cho là nơi quân Pháp trú ẩn sau khi thị trấn bị phá hủy. Sau một thời gian ngắn, hệ thống phòng ngự của Pháp bị đổ nát. Ngày 27 tháng 8, tiếng súng của quân phòng ngự của Strasbourg đã im ắng. Trước sự hủy hoại nặng nề đối với thành phố Strasbourg, Uhrich cuối cùng đã đầu hàng vào ngày 28 tháng 9. Cuộc đầu hàng của Strasbourg đã mang lại cho người Đức một số lượng tù binh và chiến lợi phẩm rất lớn (tỷ như 12.000 khẩu súng trường "Chassepot").
Tướng August von Werder đã dẫn đầu đoàn quân vây hãm tiến vào Strasbourg trong ngày 30 tháng 9 năm 1870, nhân kỷ niệm 200 năm ngày quân đội Pháp chiếm đóng Strasbourg. | 1 | null |
Hoàn Sở (chữ Hán: 桓楚, ? - ?) là tướng lĩnh nhà Tây Sở trong lịch sử Trung Quốc.
Trong sử tịch.
Ghi chép về Hoàn Sở rất ít ỏi. Sử ký – Hạng Vũ bản kỷ nhắc đến ông 2 lần:
Không rõ xuất thân và kết cục của ông. Các tiểu thuyết thông tục viết về chiến tranh Hán Sở đều kể rằng Hoàn Sở tử trận bên bờ Ô Giang. | 1 | null |
Đình Lục Nà thuộc xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. Đây là ngôi đình duy nhất hiện nay ở huyện Bình Liêu.
Nguồn gốc lịch sử.
Đình Lục Nà đã được xây dựng từ cách đây rất lâu đó là vào thời kỳ Hậu Lê. Đình Lục Nà là nơi thờ thần hoàng làng là ông Hoàng Cần, đây là một vị tướng quân, một vị anh hùng dân tộc đã có công lao rất lớn trong cuộc chiến đấu đánh bại giặc phương Bắc đến xâm lăng đất nước ta, bảo vệ non sông bờ cõi và quê hương yêu dấu.
Hội Đình hàng năm.
Hằng năm Đình Lục Nà bắt đầu khai hội từ ngày 16 tháng Giêng âm lịch, đình đã thu hút được đông đảo nhân dân trong vùng về đây tham gia lễ hội. Năm 2005 Đình Lục Nà đã được UBND tỉnh Quảng Ninh công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. | 1 | null |
Arenzano là một đô thị ven biển thuộc tỉnh Genova, Liguria, Ý. Dân số vào khoảng 11,568 người (thống kê năm 2007). Con số này tăng lên rất nhiều vào kỳ lễ hội, đặc biệt là các ngày lễ mùa hè bởi nó là một nơi nghỉ dưỡng lý tưởng của người dân Ý trong những dịp như thế.
Nằm rất gần thủ phủ Genoa, đô thị này là nơi sinh sống của rất nhiều nhân công đang làm việc cho công ty kiến trúc Renzo Piano. | 1 | null |
Tây Chu Hoàn công (chữ Hán: 西周桓公, trị vì: 440 TCN - 415 TCN), hay Hà Nam Hoàn công, tên húy là Cơ Yết (姬揭), là vị quân chủ đầu tiên của nước Tây Chu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Thụ phong.
Theo Sử Ký Tư Mã Thiên, "Chu bản kỷ" và một số thư tịch cổ khác thì Cơ Yết là con út của Chu Trinh Định vương Cơ Giới. Sau khi vua cha băng hà, trong tông thất nhà Chu xảy ra cuộc nội loạn dòng tộc quyết liệt kéo dài suốt 7 tháng, khiến thời gian này triều đình đã phải thay đổi tới ba đời vua. Chu Trinh Định Vương sinh được cả thảy 4 người con trai thứ tự lần lượt là: Cơ Khứ Tật, Cơ Thúc Tập, Cơ Nguy và Cơ Yết:
Trong cuộc tranh đoạt vương quyền trên thì Cơ Yết tuy không tham gia nhưng đứng về phía Cơ Nguy, ông tích cực giúp đỡ và cố vấn cho vua anh nên cuối cùng Cơ Nguy sở dĩ thành công là bởi sự đóng góp không nhỏ của Cơ Yết. Đầu năm 440 TCN Chu Khảo Vương chính thức đăng cơ, theo cách làm của Chu Vũ vương, phong cho Cơ Yết chức Chu Công để phụ giúp triều đình như truyền thống nhiều đời trong tông thất nhà Chu vẫn dùng người thân thích làm phụ chính như Chu Công Đán ngày trước.
Vùng đất phong của Cơ Yết ở đất Vương Thành nằm ở phía Tây của kinh đô Lạc Dương nhà Chu. Thời kỳ Cơ Yết chấp chính tuy có thực hiện một số cải cách đáng kể, nhưng lúc ấy khí vận nhà Chu đã quá suy nhược nên thực lực cũng vẫn không tăng lên, nhà Chu cố gắng cải cách đến mấy cũng không thể nào ngăn nổi sự trỗi dậy của các nước chư hầu.
Hậu duệ phân liệt.
Cơ Yết tại vị được 26 năm thì qua đời, con là công tử Cơ Táo nối ngôi truy tôn là Tây Chu Hoàn công. Năm 367 TCN sau khi Cơ Táo chết thì thế tử Cơ Triêu và công tử Cơ Căn tranh giành ngôi vị. Cơ Căn được 2 nước chư hầu là Hàn và Triệu lập nên ở đất Củng - nay thuộc huyện Củng tỉnh Hà Nam - cũng xưng là Chu Công. Thế là nước Chu nhỏ bé bị chia cắt làm hai phần song song tồn tại, để không nhầm lẫn giữa 2 nước Chu này các sử gia hậu thế gọi nước Chu của con cháu trực hệ Cơ Yết là Tây Chu quân còn nước Chu của nhánh thứ Cơ Căn thì xưng là Đông Chu quân.
Chu thiên tử (dòng dõi của Chu Khảo vương Cơ Nguy) vẫn ở nhờ đất của Tây Chu công Cơ Triêu. | 1 | null |
Nghệ sĩ ưu tú Tạ Tấn sinh năm 1925, tên thật là Tạ Duy Thái, quê ở La Phù, Hoài Đức (Hà Tây cũ), nay là Hà Nội. Ông thuộc thế hệ những người đầu tiên góp phần thành lập Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) và là người có công mở lớp guitar chuyên nghiệp đầu tiên ở nước ta (1956-1965). Ông cũng sớm biên soạn sách tự học guitar và chuyển soạn thành công nhiều bản dân ca cho guitar.
Ngoài guitar, Tạ Tấn còn đam mê điêu khắc và hội họa, với tư cách là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Với đôi bàn tay tài hoa, Tạ Tấn đã biến những gốc sắn cong queo thành những bức tượng có đời sống riêng, sinh động, độc đáo. Khoảng 300 bức điêu khắc, tượng gốc sắn và nhiều tác phẩm hội họa của Tạ Tấn đã được bày tại các cuộc triển lãm trong nước.
Nhà giáo ưu tú, nghệ sĩ guitar, họa sĩ, nghệ sĩ điêu khắc Tạ Tấn lặng lẽ từ trần hôm 14/3/2012 sau một thời gian lâm bệnh, hưởng thọ 87 tuổi. | 1 | null |
Chiến tranh Tám mươi Năm hay còn được gọi là Chiến tranh giành Độc lập Hà Lan (1568–1648) là một cuộc nổi dậy của mười bảy tỉnh chống lại Felipe II của Tây Ban Nha, người cai trị Hà Lan thuộc Nhà Habsburg.
Trong giai đoạn đầu, Felipe II triển khai quân đội của mình và đập tan quân phiến loạn và giành lấy lại quyền kiểm soát tại hầu hết các tỉnh nổi dậy. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Willem xứ Orange, các tỉnh miền Bắc tiếp tục kháng cự và đánh bại quân đội của hoàng tộc Habsburg, và thành lập Cộng hòa của bảy tỉnh Hà Lan. Sau đó cuộc chiến tiếp tục diễn ra, mặc dù cương thổ của họ không còn bị đe dọa. Chiến tranh kết thúc năm 1648 với việc Hòa ước Münster được ký kết, và nước Cộng hòa Hà Lan được chính thức công nhận là quốc gia độc lập.
Nguyên nhân bùng nổ.
Thời trung đại, lãnh thổ Hà Lan bị chia thành một số lãnh địa phong kiến, một số thuộc Pháp, một số thuộc Đức. Cuối thế kỷ mười lăm, họ Habsburg đã giành quyền cai tri trên toàn vùng đất này. Lúc Carlos I của Tây Ban Nha còn sống, vùng đất Hà Lan vẫn còn nắm một vị trí nhất định, nhưng khi Felippe II lên ngôi, Hà Lan được xem như một lãnh địa phụ thuộc chặt chẽ vào Tây Ban Nha. Mọi quyền hành trong nước đều nằm trong tay toàn quyền Tây Ban Nha là Marguerite và viên phụ chính là Hồng y Granvella.
Trên lãnh vực tôn giáo, Tây Ban Nha đã thi hành một chính sách đàn áp tôn giáo khốc liệt, đặc biệt là Tân giáo. Các hệ phái Tin Lành phát sinh từ cuộc Cải cách đều bị cấm đoán, bao gồm phong trào Lutheran của Martin Luther, phong trào Anabaptist của Menno Simons và tư tưởng Cải cách của Jean Calvin. Chính quyền Tây Ban Nha đã lập ra tòa án tôn giáo ở Hà Lan để xét xử các tín đồ theo đạo Tin Lành. Tuy chính quyền ban hành các sắc lệnh cấm đạo và những cuộc hành hình ngày càng nhiều, nhưng số người theo Tin Lành ngày càng đông.
Cuộc chiến tranh giành độc lập của người Hà Lan.
Một vài thành viên trong Hội đồng Hà Lan dưới do dưới Willem Người im lặng và Bá tước xứ Egmond và Hoorn phản đối những thay đổi này một cách quyết liệt và đã tạo sức ép trước Granvelles khiến ông này phải từ chức năm 1564. Trong một bức thư kiến nghị, phe chống đối (tự gọi mình là "Geusen", dịch nghĩa là: "Ăn mày") yêu cầu Nữ Thống đốc Margherita của Parma chấm dứt triệt để các hoạt động đàn áp người Tin Lành và đóng cửa toà án dị giáo cũng như khôi phục lại sự tự do giai cấp.
Phong trào chống Tây Ban Nha đạt đến đỉnh điểm đầu tiên của nó trong cùng năm đó khi các tín hữu Calvin đập phá tượng thánh. Đối mặt với tình huống này, vua Felipe buộc phải dừng lại các hoạt động của Tòa thẩm tra tôn giáo, nhưng lại bổ nhiệm cho Bá tước xứ Alba, Fernando Álvarez de Toledo, là Tân thống đốc của Hà Lan, và hạ lệnh cho ông nay dẫn binh lính Tây Ban Nha sang đàn áp quân nổi dậy. Nhờ sự hỗ trợ của một Toà án đặc biệt, sử gọi là "Toà án máu Bruxelles", Alba đã có thể đàn áp phe nổi dậy. Hơn 6000 người chống đối đã bị hành hình, trong đó bao gồm cả Bá tước xứ Egmond và Hoorn. Cùng năm đó, Alba đã đánh bại quân đội Hà Lan của Willem I.
Tuy nhiên, bằng những hành động khinh suất, tự ý của mình, Alba đã kích động những cuộc nổi loạn mới của người Hà Lan. Trước đó, các cuộc nổi dậy thường chỉ nằm trong phạm vi địa phương và thường thiếu định hướng, nhưng nay đã lan rông ra quy mô toàn quốc.
Thánh Bộ Tòa án Dị giáo Tối cao của Rôma và Hoàn vũ dưới Giáo hoàng Piô V ra sắc lệnh vào 16 tháng 2 năm 1568, khép hơn 3 triệu người Hà Lan vì dị giáo vào tội chết và chỉ loại bỏ một số người đã nêu tên ra khỏi đó. 10 ngày sau, vua Tây Ban Nha Felipe II đã xác nhận lệnh này của Tòa án Dị giáo Rôma và ra lệnh cho việc thi hành án tử hình. | 1 | null |
Sebastián Gastón Merlo (sinh ngày 26 tháng 1 năm 1985), tên tiếng Việt là Đỗ Merlo, là một cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Việt Nam gốc Argentina. Anh là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử V.League với kỷ lục 4 lần đoạt danh hiệu vua phá lưới vào các năm 2009, 2010, 2011 và 2016.
Sự nghiệp thi đấu.
SHB Đà Nẵng.
2012.
Đầu mùa giải V-League 2012 Merlo chơi khá hay và liên tục dẫn dầu danh sách ghi bàn. Gần cuối mùa giải anh gặp phải chấn thương và phải nghỉ thi đấu hết mùa, để lỡ danh hiệu vua phá lưới vào tay của tiền đạo Timothy Anjembe.
2013.
Mùa giải 2013, tưởng rằng anh sẽ rời khỏi Việt Nam vì SHB Đà Nẵng là một trong những đội bóng đang bị khủng hoảng kinh tế. Thế nhưng SHB Đà Nẵng vẫn ký hợp đồng 1 năm với Merlo.
2016.
Từ năm 2016, Gastón Merlo quay trở lại SHB Đà Nẵng.
Tháng 6 năm 2017, Gastón Merlo đã được nhập quốc tịch Việt Nam, lấy tên Việt là Đỗ Merlo.
Ferro Carril Oeste.
Năm 2015, anh trở lại Argentina để thi đấu cho đội bóng cũ. Ở đây, anh ghi được 10 bàn sau 18 trận đấu.
Nam Định.
Kết thúc mùa giải 2019, Merlo chia tay câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng. Theo một số nguồn tin tức cho hay anh sẽ chuyển đến thi đấu cho câu lạc bộ mới lên hạng tại V.League 1 là Hồng Lĩnh Hà Tĩnh. Nhưng cuối cùng anh lại quyết định đầu quân thi đấu cho Dược Nam Hà Nam Định. Tuy tuổi tác đã cao và cũng không còn ở thời kỳ đỉnh cao phong độ nhưng anh vẫn tiếp tục chứng tỏ khả năng ghi bàn đẳng cấp của mình. Tại vòng 3 của giải vô địch quốc gia V.League 1, Merlo đã lập cho mình cú đúp (trong đó có 1 bàn thắng được ghi bằng cú đánh đầu) giúp cho Dược Nam Hà Nam Định giành thắng lợi 3-0 trước Sông Lam Nghệ An trên sân nhà Thiên Trường.
Hiện tại, Merlo vẫn đang tiếp tục đứng trong top những chân sút ngoại ghi được nhiều bàn thắng nhất tại V.League 1 2020 với 5 bàn ghi được trong 8 vòng đấu đã qua.
Sài Gòn.
Tháng 11 năm 2020, Đỗ Merlo đầu quân cho câu lạc bộ bóng đá Sài Gòn theo hợp đồng một năm. Ngày 17 tháng 1 năm 2021, anh ghi bàn thắng đầu tiên cho Sài Gòn trong trận thắng 1–0 trước Hoàng Anh Gia Lai ngay tại vòng đấu mở màn V.League 2021.
Ngày 3 tháng 9 năm 2022, anh ghi bàn thắng quan trọng ở phút bù giờ cuối cùng giúp cho Sài Gòn cầm hoà thành công Hoàng Anh Gia Lai để nuôi hy vọng trụ hạng.
Ngày 23 tháng 1 năm 2023, Đỗ Merlo đã nói lời chia tay bóng đá Việt Nam sau 13 năm cống hiến để trở về quê nhà Argentina. | 1 | null |
Vô Dư (), họ Tự - là tên vị quân chủ đầu tiên của nước Việt - một quốc gia từng tồn tại không dưới 1500 năm trong lịch sử Trung Quốc, theo Sử Ký Tư Mã Thiên - Việt vương Câu Tiễn thế gia - thì ông là con thứ của vua Thiếu Khang và là em khác mẹ của đế Trữ nhà Hạ.
Thân thế và cuộc sống lưu vong thuở thiếu thời.
Vô Dư sinh ra và lớn lên trong thời kỳ vô vương chi thế, trước đây cha và anh của ông từng ở quê ngoại là nước Hữu Nhưng để trốn tránh sự truy sát của Hậu Nghệ rồi Hàn Trác. Khi Hàn Trác phát hiện ra hai cha con Thiếu Khang lẩn trốn ở nước Hữu Nhưng đã lập tức hạ lệnh cho hai con là Hàn Kiêu và Hàn Ế đem binh tiến đánh nước này, Thiếu Khang cùng Trữ rút chạy sang nước Hữu Ngu và được vua nước ấy là Ngu Tư hết sức đùm bọc che chở. Ngu Tư cho Thiếu Khang làm chức bào chính quản lý lương thực, Ngu Tư cấp cho cha con Thiếu Khang 500 nô lệ và một vùng đất nhỏ làm căn cứ địa để chiêu mộ nhân tài vật lực lo toan chuyện phục quốc. Ngu Tư lại gả con gái cho Thiếu Khang làm thứ phi, chẳng bao lâu thứ phi ấy sinh được người con trai đặt tên là Vô Dư. Vô Dư từ nhỏ đã phải nếm trải mùi loạn lạc chiến tranh nên hiểu được nỗi thống khổ của dân chúng, ông lại được hưởng môi trường của bên ngoại là dòng dõi đế Thuấn dạy dỗ nên làm việc rất cẩn thận chu đáo và có trách nhiệm cao. Lớn lên Vô Dư được cha phái sang nước Hữu Cách giao hẹn với Thần Mi - một đại thần trung thành với nhà Hạ đang lưu vong ở nước ấy - để liên kết chờ thời cơ mở chiến dịch tổng lực toàn diện. Khi thấy thời cơ chín muồi Thiếu Khang phát binh đánh thẳng vào sào huyệt Hàn Trác, Vô Dư cầm đầu một cánh quân từ nước Hữu Cách đi thọc về phía sau vây gọn Hàn Trác từ 2 bên khiến y không kịp trở tay.
Làm vua nước Việt.
Sau khi diệt xong Hàn Trác chấm dứt 40 năm nhà Hạ mất ngôi và ngót 100 năm bị tước đoạt quyền hành kể từ thời vua Thái Khang, Thiếu Khang phục vị phong hầu cho Vô Dư ở đất Cối Kê đặt quốc hiệu là Việt. Nơi đây trước kia tổ tiên Thiếu Khang là Hạ Vũ đã hội 10.000 chư hầu để luận công phong thưởng, địa bàn nước Việt ngày nay thuộc vùng phía nam Trường Giang ở vào thành phố Thượng Hải và huyện Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang. Trách nhiệm của nước Việt thứ nhất là khai khẩn vùng đất phía nam của triều đình khi ấy còn hoang dã, tiếp đến là hàng năm tế bái thờ cúng tổ tiên họ Tự. Trước lúc Vô Dư đến đây dân chúng xứ này còn man rợ chưa có lễ giáo gì cả, tới khi ông làm quân chủ nước Việt mới đưa nền văn hóa Trung Nguyên du nhập khiến cho nước Việt phát triển cường thịnh một thời.
Sử sách không ghi lại được năm sinh năm mất và con cái Vô Dư có những ai, chỉ biết rằng các đời sau kế tục ông nước Việt chỉ là nước bình thường không có sự kiện gì lớn. Phải đến khi Câu Tiễn đánh bại nước Ngô thì nước Việt mới được nhà Chu chú ý đến, thiên tử sai sứ giả đến phong Câu Tiễn làm bá chủ chư hầu. | 1 | null |
Cầu Pá Uôn là một cây cầu bắc qua sông Đà tại xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, Việt Nam.
Cầu nằm trên Quốc lộ 279, cách bến phà Pá Uôn khoảng 1 km về phía thượng lưu và cách thành phố Sơn La khoảng 70 km về phía tây bắc.
Cầu Pá Uôn có thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, dài 918 m, rộng 9 m. Cầu gồm 2 mố và 11 trụ, trong đó trụ chính của cầu cao đến 98,6 m, là trụ cầu cao nhất Việt Nam.
Công trình được khởi công xây dựng vào ngày 28 tháng 5 năm 2007 và được thông xe kỹ thuật vào tháng 8 năm 2010. | 1 | null |
Lực lượng vũ trang Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết(tiếng Nga: "Вооружённые Силы Союза Советских Социалистических Республик") là lực lượng vũ trang của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga (1917—1922) và Liên bang Xô viết (1922—1991), khởi đầu từ Nội chiến Nga đến khi giải thể vào tháng 12 năm 1991.
Theo luật quân sự liên bang ra vào tháng 9 năm 1925 thì Lực lượng vũ trang Liên Xô gồm 5 bộ phận cấu thành: Lục quân, Không quân, Hải quân, Tổng cục Chính trị (OGPU) và Cận vệ. OGPU sau đó tách ra độc lập và hợp nhất với NKVD năm 1934. Sau cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Bộ đội Tên lửa Chiến lược (1960), Lực lượng Phòng không (1948) và các đơn vị thuộc Lực lượng Dân quân Quốc gia toàn Liên bang (1970) được sáp nhập vào Lực lượng vũ trang Liên Xô.
Lực lượng vũ trang Liên Xô cuối những năm 1989 được thiết lập gồm:
Vào giữa những năm 1980, Lực lượng Vũ trang Liên Xô là một trong những lực lượng lớn nhất thế giới về số lượng vào thời điểm đó và sở hữu lượng lớn vũ khí hạt nhân và hóa học.
Mặc dù sự sụp đổ của Liên Xô vào cuối năm 1991, lực lượng vũ trang Liên Xô de facto kéo dài đến cuối năm 1993 - theo hình thức Lực lượng vũ trang kết hợp Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (SNG), mặc dù de jure đã không còn tồn tại, ngày 14/2/1992, Lãnh đạo Hội đồng Nguyên thủ quốc gia Cộng đồng các Quốc gia Độc lập đã chính thức bổ nhiệm cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô Yevgeny Shaposhnikov làm Tổng tư lệnh các lực lượng quân sự chung của SNG.
Ngoài ra Lực lượng vũ trang Liên Xô cũng được hình thành các đơn vị đồn trú tại các nơi đóng quân ở Áo, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Đông Đức, Đức (WGF), Ba Lan (GBS), Tiệp Khắc (TSGV), Hungary (YUGV), Bulgaria, Rumani, Cuba, Việt Nam, Campuchia, Mông Cổ, Bắc Triều Tiên, Afghanistan và ở một số quốc gia châu Phi khác.
Lịch sử.
Tổ chức ban đầu.
Hội đồng Dân ủy nhân dân ra quyết định thành lập Hồng quân vào ngày 15 tháng 1 năm 1918 (lịch cũ là ngày 28 tháng 1 năm 1918), dựa trên lực lượng Cận vệ Đỏ sẵn có. Ngày truyền thống chính thức của Hồng Quân là ngày 23 tháng 2 năm 1918, đánh dấu ngày tòng quân lớn đầu tiên của Hồng quân ở Petrograd và Moskva, và trận chiến đầu tiên trước quân Đức chiếm đóng. Ngày 23 tháng 2 đã trở thành một ngày lễ quốc gia quan trọng ở Liên Xô, sau đó trở thành "Ngày quân đội Liên Xô", và nó tiếp tục là một ngày lễ lớn ở Nga hiện nay với tên gọi "Ngày những người con bảo vệ Đất Mẹ".
Lúc ban đầu, Hồng Quân có chức năng như một tổ chức tình nguyện, không có cấp bậc hay phù hiệu. Các cuộc bầu cử dân chủ được tiến hành để lựa chọn các sĩ quan. Tuy nhiên, Nghị định ra ngày 29 tháng 5 năm 1918 đã quy định chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với nam giới lứa tuổi từ 18 tới 40. Để phục vụ dự thảo khổng lồ, những người Bolshevik hình thành Ủy ban Quân sự tỉnh ("военный комиссариат", "военкомат" (voenkomat)), đến năm 2005, ở nước Nga vẫn tồn tại với chức năng tương tự. (Lưu ý: không nhầm lẫn Quân ủy với tổ chức của chính ủy quân đội). Bầu cử dân chủ các sĩ quan đã bị bãi bỏ bởi Nghị định, khu ăn riêng biệt của sĩ quan, hình thức xưng hô đặc biệt, chào hỏi, và lương cao hơn tất cả đều được phục hồi.
Vào năm 1920, tướng Muhamsei Brusilov đề nghị những người Bolshevik phục vụ chuyên nghiệp, sau đó quyết định việc cho phép sự tham gia của các cựu sĩ quan Quân đội Đế quốc Nga vào Hồng quân. Chính quyền Bolshevik đã thành lập một Ủy ban đặc biệt dưới sự chủ trì của Lev Glezarov (Лев Маркович Глезаров) và đến tháng 8 năm 1920 đã phác thảo khoảng 315,000 cựu sĩ quan. Thông thường họ giữ vị trí cố vấn quân sự. Một số chỉ huy nổi bật của Hồng quân trước đây từng là tướng lĩnh của Quân đội Đế quốc Nga, đáng chú ý là thành viên của Hội đồng Quân sự Tối cao, Mikhail Bonch-Bruevich, đã gia nhập vào Bolshevik trước đó.
Chính quyền Bolshevik giao cho mọi đơn vị của Hồng quân một "politruk", hay chính trị viên, người có thẩm quyền bác bỏ các quyết định của chỉ huy đơn vị nếu họ chống lại các nguyên tắc của Đảng Cộng sản. Mặc dù điều này đôi khi dẫn đến việc chỉ huy kém hiệu quả, lãnh đạo Đảng coi sự kiểm soát chính trị đối với quân đội là cần thiết, vì Quân đội ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các sĩ quan có kinh nghiệm từ thời Sa hoàng trước cách mạng.
Chiến tranh Xô Viết - Ba Lan.
Chiến tranh Ba Lan-Xô Viết là chiến dịch nước ngoài đầu tiên của Hồng quân Liên Xô. Cuộc phản công của Liên Xô chống lại lực lượng Ba Lan trong chiến dịch Kiev đã thành công, nhưng các lực lượng Ba Lan cũng đã ngăn chặn Hồng quân trong Trận chiến Warsaw (1920).
Thành lập.
Lực lượng vũ trang Liên Xô được thành lập vào ngày 30/12/1922, cùng với sự thành lập Liên Xô, bằng cách hợp nhất các lực lượng vũ trang của các nước cộng hòa bao gồm trong cấu trúc của nó: Nga Xô, Ucraina Xô, Belarus Xô và Ngoại Kavkaz Xô.
Lần đầu tiên, định nghĩa về "Lực lượng vũ trang Liên Xô" xuất hiện trong Hiến pháp Liên bang đầu tiên - luật chính của nhà nước, được Đại hội Xô viết toàn Liên bang khóa II thông qua vào ngày 31/1/1924:
Sau đó, định nghĩa này đã được ghi trong Hiến pháp tiếp theo của Liên Xô năm 1936.
Sau khi kết thúc Nội chiến, Hồng quân đã cho xuất ngũ và đến cuối năm 1923 chỉ còn khoảng nửa triệu người ở trong quân ngũ.
Vào cuối năm 1924, Hội đồng Quân sự Cách mạng đã thông qua kế hoạch 5 năm xây dựng quân đội, được Đại hội Xô viết toàn Liên bang lần thứ ba của Liên Xô phê duyệt sáu tháng sau đó. Nó đã được quyết định để duy trì sự cốt lõi nhân sự của quân đội và với chi phí thấp nhất để đào tạo càng nhiều người càng tốt trong các vấn đề quân sự. Kết quả là, trong mười năm, 3/4 của tất cả các sư đoàn đã trở thành quân địa phương - tân binh đã ở trong tại các trại huấn luyện 2-3 tháng 1 năm trong 5 năm.
Nhưng vào năm 1934-1935, chính sách quân sự đã thay đổi và 3/4 tất cả các sư đoàn trở thành quân chính quy. Trong Lục quân năm 1939 so với năm 1930, số lượng pháo tăng gấp 7 lần, bao gồm pháo chống tăng và pháo xe tăng, gấp 70 lần. Phát triển lực lượng xe tăng và không quân. Số lượng xe tăng từ 1934 đến 1939 tăng 2.5 lần, năm 1939 so với năm 1930, tổng số máy bay tăng 6.5 lần. Việc chế tạo tàu mặt nước thuộc nhiều lớp, tàu ngầm và máy bay hải quân đã được đưa ra. Năm 1931, lực lượng không vận xuất hiện, cho đến năm 1946 là một phần của Không quân.
Vào ngày 22 tháng 9 năm 1935, các cấp bậc quân sự đã được ban hành, và vào ngày 7/5/1940 - ban hành cấp bậc tướng và đô đốc. Các chỉ huy đã chịu tổn thất lớn trong năm 1937-1938 do hậu quả của vụ thanh trừng trong Hồng quân.
Vào ngày 1/9/1939, Luật Liên Xô về Nghĩa vụ quân sự phổ thông đã được thông qua, đưa ra định nghĩa cuối cùng cho Lực lượng Vũ trang Liên Xô là một tổ chức quân sự nhà nước cấu trúc bao gồm các loại và các loại lực lượng vũ trang của nhà nước Xô Viết thời kỳ đó:
Theo Luật này về nhiệm vụ quân sự phổ thông, tất cả những người đàn ông đủ điều kiện được yêu cầu phục vụ trong quân đội trong 3 năm, trong hải quân trong 5 năm (theo luật cũ năm 1925, không tham gia lực lượng quân đội chỉ được gia nhập vào lực lượng dân quân hậu phương). Đến thời điểm này, Lực lượng Vũ trang Liên Xô đã được biên chế đầy đủ, và số lượng của họ đã tăng lên 2 triệu người.
Thay vì các lữ đoàn xe tăng và bọc thép riêng biệt, từ năm 1939 là đơn vị chủ lực của lực lượng thiết giáp, sự hình thành của các sư đoàn xe tăng và cơ giới bắt đầu. Các lực lượng trên không bắt đầu thành lập quân đoàn trên không, và Không quân - để chuyển từ năm 1940 sang tổ chức sư đoàn.
Viễn Đông.
Năm 1934, Mông Cổ và Liên Xô, nhận ra mối đe dọa từ sự hiện diện của quân đội Nhật Bản ở Mãn Châu và Nội Mông, hai bên đã đồng ý hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng. Vào ngày 12 tháng 3 năm 1936, sự hợp tác đã tăng lên với Hiệp ước Hữu nghị Xô Viết - Mông Cổ mười năm, bao gồm một phương thức phòng thủ lẫn nhau.
Vào tháng 5 năm 1939, một đơn vị kỵ binh Mông Cổ đã đụng độ với kỵ binh Mãn Châu Quốc trong vùng lãnh thổ tranh chấp ở phía đông của sông Halha (Halhin Gol). Sau đó, một cuộc đụng độ với một biệt đội Nhật Bản, đã đẩy người Mông Cổ về phía bên kia sông. Quân đội Liên Xô đã tập trung tại khu vực xung đột theo các hiệp ước phòng thủ lẫn nhau để can thiệp và đã ngăn chăn sự xâm lấn của Nhật Bản. Tình trạng xung đột xuất hiện sắp diễn ra, và cả hai bên đã tập trung lực lượng tích lũy trong tháng sáu. Vào ngày 1 tháng 7, lực lượng Nhật Bản lên tới 38,000 quân. Lực lượng Liên Xô-Mông Cổ kết hợp có 12,500 quân. Người Nhật đã vượt qua sông, nhưng sau trận chiến kéo dài ba ngày, quân Nhật Bản đã bị đánh bật trở lại sông. Người Nhật tiếp tục thăm dò các tuyến phòng thủ của Liên Xô trong suốt tháng 7, nhưng không thành công.
Vào ngày 20 tháng 8, Georgy Zhukov đã mở một cuộc tấn công lớn bằng cuộc không kích dữ dội và ba giờ bắn phá của pháo binh, sau đó ba sư đoàn bộ binh và năm lữ đoàn bọc thép, được hỗ trợ bởi một trung đoàn chiến đấu và hàng loạt pháo binh (tổng cộng 57 nghìn quân), Lực lượng Nhật Bản cố thủ sâu trong khu vực. Vào ngày 23 tháng 8, toàn bộ lực lượng Nhật Bản bị bao vây, và vào ngày 31 tháng 8 đã bị phá hủy phần lớn. Pháo binh và không kích đã quét sạch những lính Nhật không chịu đầu hàng. Nhật Bản yêu cầu ngừng bắn và cuộc xung đột đã kết thúc với một thỏa thuận giữa Liên Xô, Mông Cổ và Nhật Bản đã ký ngày 15 tháng 9 tại Moscow. Trong cuộc xung đột, tổn thất của Hồng quân là 9,703 người thiệt mạng và mất tích, 15,952 người bị thương. Người Nhật mất 25,000; tổng cộng là 61,000 người chết, mất tích, bị thương và bị bắt làm tù binh.
Ngay sau khi ngừng bắn, người Nhật đã đàm phán tiếp cận chiến trường để thu gom người chết. Quy mô của thất bại có lẽ đã trở thành một yếu tố chính trong việc ngăn chặn một cuộc tấn công của Nhật Bản vào Liên Xô trong Thế chiến II, cho phép Hồng quân chuyển một số lượng lớn quân đội Viễn Đông của họ vào mặt trận châu Âu vào mùa thu năm 1941.
Thế chiến II.
Trong 9 ngày từ 22/6-1/7/1941, 5.3 triệu người đã gia nhập Lực lượng Vũ trang Liên Xô
Trong ba năm Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, tỷ lệ đảng viên trong Lực lượng Vũ trang đã tăng gấp đôi và đến cuối năm 1944 là 23% trong quân đội và 31.5% trong hải quân. Vào cuối năm 1944, có 3,030,758 đảng viên trong Lực lượng Vũ trang, chiếm 53.6% tổng số đảng viên. Trong năm, mạng lưới các tổ chức đảng bộ đã mở rộng đáng kể: trong khi vào ngày 1 tháng 1 năm 1944 có 67,089 trong quân đội và hải quân, sau đó là 78,640 vào ngày 1 tháng 1 năm 1945.
Đến cuối cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại năm 1945, Lực lượng Vũ trang Liên Xô đã có tổng cộng hơn 11 triệu người, sau khi xuất ngũ - khoảng ba triệu. Sau đó, số lượng đã tăng trở lại.
Chiến dịch Ba Lan.
Vào ngày 17/9/1939, Hồng quân Liên Xô hành quân vào các vùng lãnh thổ phía đông của Ba Lan (nay là một phần của Belarus và Ukraina), với mục đích bảo vệ Ukraine và Belarus khỏi mối đe dọa bởi Đức, trong đó cuộc tấn công của Đức vào Ba Lan ngày 1/9/1939. Cuộc xâm lược của Liên Xô đã mở ra một mặt trận thứ hai cho người Ba Lan và buộc họ phải từ bỏ kế hoạch phòng thủ ở khu vực đầu cầu Rumania, do đó đẩy nhanh thất bại của Ba Lan. Sự xâm chiếm của Liên Xô và Đức dừng lại tại Đường Curzon.
Các Hiệp ước Molotov-Ribbentrop, vốn đã bao gồm một giao thức bí mật phân chia ranh giới các "khu vực quyền lợi" của mỗi bên, thiết lập sự phân chia Ba Lan giữa Đức và Liên Xô. Phạm vi lợi ích được xác định của Liên Xô phù hợp với lãnh thổ sau đó chiếm được trong chiến dịch. Lãnh thổ này trở thành một phần của Ukraina Xô và Belarus Xô.
Mặc dù các rào cản hai nước ngăn chặn hầu hết các lĩnh vực liên quan, quân đội Liên Xô và Đức đã gặp nhau trong một số dịp. Sự kiện đáng chú ý nhất thuộc loại này xảy ra ở Brest-Litovsk vào ngày 22 tháng 9 năm 1939. Quân đoàn Panzer số 19 của Đức dưới sự chỉ huy của Heinz Guderian đã chiếm Brest-Litovsk, nằm trong phạm vi quyền lợi của Liên Xô. Khi Lữ đoàn xe tăng 29 của Liên Xô dưới sự chỉ huy của SM Krivoshein tiếp cận Brest-Litovsk, các chỉ huy đã thương lượng rằng quân Đức sẽ rút và quân đội Liên Xô tiến vào thành phố và chào nhau. Chỉ ba ngày trước đó, tuy nhiên, các bên đã có một cuộc chạm trán tai hại hơn gần Lviv, khi Gebirgiejägerregimenter (trung đoàn bộ binh trên núi) của Đức tấn công một toán trinh sát của Lữ đoàn xe tăng 24 Liên Xô; Sau một vài thương vong ở cả hai phía, các bên đã chuyển sang đàm phán, kết quả là quân đội Đức rời khỏi khu vực, và quân đội Hồng quân tiến vào Lviv vào ngày 22 tháng 9.
Theo "những tổn thất và thiệt mạng trong chiến đấu của Liên Xô trong Thế kỷ XX" do Đại tá Krivosheev biên soạn, lực lượng Hồng quân ở Ba Lan có số lượng là 466,516 lính. Các nguồn của Ba Lan cho số lượng hơn 800,000 lính. Quân đội Hồng quân gặp rất ít kháng cự, chủ yếu là do sự vướng mắc của phần lớn lực lượng Ba Lan trong việc chiến đấu với quân Đức dọc biên giới phương Tây, nhưng một phần là do lệnh chính thức của Bộ Tư lệnh tối cao Ba Lan không tham gia chiến đấu với quân đội Liên Xô, và một phần vì nhiều công dân Ba Lan ở vùng Kresy, người Ukraina và người Belarus đã xem quân đội tiến công như những người giải phóng. Tổ chức những người theo chủ nghĩa dân tộc Ucraina nổi dậy chống lại người Ba Lan, và đảng phái cộng sản đã tổ chức các cuộc nổi dậy ở địa phương, ví dụ như ở Skidel, cướp và giết người Ba Lan. Tuy nhiên, Hồng quân vẫn chịu tổn thất 1,485 người chết và mất tích, 2,383 người bị thương. Thiệt hại của quân đội Ba Lan đối lập được ước tính là 6,000-7,000; Hồng quân báo cáo rằng họ đã "giải giới" 45 536 người. Nhưng con số này có lẽ bao gồm một số lượng lớn không được ghi danh là quân nhân chính quy của quân đội Ba Lan. Số liệu Ba Lan đưa ra số lượng khoảng 240,000 tù nhân bị Hồng quân bắt giữ.
Chiến dịch Phần Lan.
Chiến tranh mùa đông (Phần Lan: talvisota, Nga: Зимняя война, Thụy Điểnển: vinterkriget) hoặc Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan (Nga: война Советско-финская) bắt đầu khi Liên Xô tấn công Phần Lan vào ngày 30 tháng 11 năm 1939, ba tháng sau khi cuộc xâm lược Ba Lan của Đức bắt đầu Thế chiến II. Vì cuộc tấn công được đánh giá là bất hợp pháp, Liên Xô đã bị trục xuất khỏi Hội Quốc Liên vào ngày 14 tháng 12.
Cuộc chiến tranh tiếp diễn (25 tháng 6 năm 1941 - 19 tháng 9 năm 1944) là lần thứ hai xảy ra cuộc chiến giữa Phần Lan và Liên Xô trong Thế chiến II. Vào thời điểm Finns sử dụng tên này để làm rõ mối quan hệ được nhận thức của nó đối với Chiến tranh Mùa đông trước đó vào ngày 30 tháng 11 năm 1939 đến ngày 13 tháng 3 năm 1940, cuộc chiến đầu tiên trong hai cuộc chiến giữa Phần Lan và Liên Xô trong Thế chiến II. Tuy nhiên, Liên Xô đã coi cuộc chiến chỉ là một trong những mặt trận của Chiến tranh Xô viết chống lại Đức Quốc xã và các đồng minh. Tương tự như vậy, Đức đã xem các hoạt động của chính mình trong khu vực là một phần trong các nỗ lực chiến tranh tổng thể của Thế chiến II. Phần Lan là một đồng minh với Đức chống lại Liên Xô chứ không phải là đồng minh trong suốt thời gian của Chiến tranh tiếp diễn.
Barbarossa, 1941–1945 (Chiến tranh vệ quốc).
Vào mùa thu năm 1940, một trật tự thế giới mới đã xuất hiện. Đức Quốc xã và các đồng minh thống trị hầu hết lục địa châu Âu. Chỉ có Liên Hiệp Anh (ở phương Tây) đang tích cực thách thức quyền bá chủ quốc xã và phát xít. Đức Quốc xã và Anh không có biên giới đất liền chung, nhưng tình trạng chiến tranh tồn tại giữa 2 bên; Đức có biên giới trên bộ rộng lớn với Liên Xô, nhưng vẫn trung lập, tuân thủ hiệp ước không xâm lược và bằng nhiều thỏa thuận thương mại.
Đối với Adolf Hitler, không có tình huống khó xử nào tồn tại trong tình huống này. Drang nach Osten (tiếng Đức có nghĩa là "Tiến về phía đông") vẫn là thứ tự ưu tiên. Điều này lên đến đỉnh điểm, vào ngày 18 tháng 12, trong việc ban hành "Chỉ thị số 21 - Tình huống Barbarossa", mở đầu bằng câu nói "Lực lượng vũ trang Đức phải chuẩn bị để đè bẹp Nga trong một chiến dịch nhanh chóng trước khi kết thúc chiến tranh chống lại Anh". Ngay cả trước khi ban hành chỉ thị, Bộ Tổng tham mưu Đức đã xây dựng kế hoạch chi tiết cho một chiến dịch tấn công vào Liên Xô. Vào ngày 3 tháng 2 năm 1941, kế hoạch cuối cùng của Chiến dịch Barbarossa đã được chấp thuận và cuộc tấn công đã được lên kế hoạch vào giữa tháng 5 năm 1941. Tuy nhiên, các sự kiện ở Hy Lạp và Nam Tư đã khiến kế hoạch bị trì hoãn - đến nửa cuối tháng Sáu.
Vào thời điểm Đức Quốc xã tấn công Liên Xô vào tháng 6 năm 1941, Hồng quân có 303 sư đoàn và 22 lữ đoàn (4.8 triệu quân), bao gồm 166 sư đoàn và 9 lữ đoàn (2.9 triệu quân) đóng tại các quân khu phía tây. Các đối thủ phe Trục của họ triển khai trên các sư đoàn Mặt trận phía đông 181 và 18 lữ đoàn (3.8 triệu quân). Những tuần đầu tiên của cuộc chiến đã chứng kiến sự hủy diệt của gần như toàn bộ Không quân Liên Xô trên mặt đất, mất các vũ khí chính, xe tăng, pháo binh và các thất bại lớn của Liên Xô khi các lực lượng Đức bao vây hàng trăm ngàn binh sĩ Hồng quân trong các ổ biệt lập.
Các lực lượng Liên Xô bị thiệt hại nặng nề trong trận chiến này do mức độ chuẩn bị kém, nguyên nhân chủ yếu là do một quyết định bất đắc dĩ, nửa vời và cuối cùng là muộn màng của Chính phủ Liên Xô và Bộ Tư lệnh tối cao để huy động quân đội. Điều quan trọng không kém là một ưu thế chiến thuật chung của quân đội Đức, nơi đã tiến hành loại chiến tranh mà nó đã được thử nghiệm chiến đấu và tinh chỉnh trong 2 năm. Sự tăng trưởng vội vàng trước chiến tranh và thăng tiến quá mức của các cán bộ Hồng quân cũng như loại bỏ các sĩ quan giàu kinh nghiệm do Đại thanh trừng gây ra đã bù đắp sự cân bằng thậm chí còn thuận lợi hơn cho quân Đức.
Một thế hệ các chỉ huy tài giỏi của Liên Xô (đáng chú ý nhất là Georgy Zhukov) đã học được từ những thất bại, và những chiến thắng của Liên Xô trong Trận chiến Moskva, tại Stalingrad, Kursk và sau đó trong Chiến dịch Bagration đã chứng minh quyết định của Liên Xô là Chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
Chính phủ Liên Xô đã áp dụng một số biện pháp để cải thiện tình trạng và tinh thần của Hồng quân rút lui vào năm 1941. Tuyên truyền của Liên Xô đã từ bỏ quan niệm chính trị về đấu tranh giai cấp, và thay vào đó, khơi dậy những cảm xúc yêu nước sâu xa của dân chúng, bao trùm lịch sử Nga. Những người tuyên truyền tuyên bố Chiến tranh chống lại những kẻ xâm lược Đức là "Chiến tranh yêu nước vĩ đại", để ám chỉ cuộc Chiến tranh Yêu nước năm 1812 chống lại Napoleon. Các tài liệu tham khảo về các anh hùng quân đội Nga cổ đại như Alexander Nevski và Mikhail Kutuzov đã xuất hiện. Những cuộc đàn áp chống lại Giáo hội Chính thống Nga dừng lại, và các linh mục làm sống lại truyền thống ban phước lành trước khi chiến đấu. Đảng Cộng sản đã bãi bỏ thể chế chính ủy, mặc dù sau đó sớm khôi phục lại. Hồng quân giới thiệu lại các cấp bậc quân sự và thông qua nhiều phân biệt cá nhân bổ sung như huân huy chương. Khái niệm về một người bảo vệ đất nước xuất hiện trở lại: các đơn vị thể hiện chủ nghĩa anh hùng đặc biệt trong chiến đấu đã đạt được các tên gọi "Trung đoàn cận vệ", "Quân đội vệ binh", v.v.
Trong Chiến tranh Xô Viết của Đức, Hồng quân đã phác thảo một con số đáng kinh ngạc 29,574,900 bên cạnh 4,826,907 quân phục vụ khi bắt đầu chiến tranh. Trong số này, họ đã mất 6,329,600 thiệt mạng và bị thương trong chiến đấu, 555,400 người chết vì bệnh và 4,559,000 bị bắt (bị bắt nhiều nhất). Tuy nhiên, trong số 11,444,100 này, 939,700 đã gia nhập lại hàng ngũ trong lãnh thổ Liên Xô sau đó, và thêm 1,836,000 người trở về sau khi bị giam cầm ở Đức. Do đó, tổng thiệt hại lên tới 8,668,400. Phần lớn các thiệt hại bao gồm người Nga (5,756,000), tiếp theo là người Ukraine (1,377,400).
Các thiệt hại của Đức ở Mặt trận phía Đông bao gồm ước tính 3,604,800 thương vong trong chiến đấu và 3,576,300 bị bắt (tổng số 7,181,100); tổn thất của các đồng minh Trục Đức ở Mặt trận phía Đông xấp xỉ 668,163 thương vong và 799,982 bị bắt (tổng cộng 1,468,145). Trong số 8,649,300 này, Liên Xô đã giải phóng 3.572.600 khỏi bị giam sau chiến tranh, do đó tổng số tổn thất của Trục đã lên tới ước tính 5,076,700.
Một so sánh về những mất mát cho thấy sự đối xử tàn nhẫn đối với tù binh Liên Xô của Đức quốc xã. Phần lớn các tù binh của tù nhân bị phe Trục bị bắt làm tù nhân đã chết trong tù. Trong số 5.7 triệu tù binh Liên Xô bị 2.1 triệu người Đức bắt giữ đã chết. Trong số 3.3 triệu tù binh Đức bị Liên Xô chiếm giữ, chỉ có 374,000 người đã chết.
Trong phần đầu của cuộc chiến, Hồng quân đã trang bị vũ khí có chất lượng hỗn hợp. Có số lượng pháo lớn, nhưng không có đủ xe tải để điều động và cung cấp cho số pháo này; kết quả là Wehrmacht đã chiếm được phần lớn số pháo của Hồng quân. Xe tăng T-34 của Hồng quân vượt xa bất kỳ xe tăng nào khác mà quân Đức có vào năm 1941, tuy nhiên hầu hết các đơn vị bọc thép của Liên Xô đều là những mẫu kém tiên tiến hơn; tương tự như vậy, cùng một vấn đề cung cấp đã gây bất lợi ngay cả các đội hình được trang bị các xe tăng hiện đại nhất. Không quân Liên Xô ban đầu hoạt động kém chống lại quân Đức. Sự tiến bộ nhanh chóng của người Đức vào lãnh thổ Liên Xô khiến cho việc củng cố trở nên khó khăn, nếu không nói là không thể, vì phần lớn ngành công nghiệp quân sự của Liên Xô nằm ở phía tây đất nước.
Chiến dịch Mãn Châu.
Sau khi kết thúc chiến tranh ở châu Âu, Hồng quân đã tấn công Nhật Bản và Mãn Châu Quốc (quốc gia bù nhìn của Nhật Bản ở Mãn Châu) vào ngày 9 tháng 8 năm 1945, và kết hợp với lực lượng Cộng sản Mông Cổ và Trung Quốc đã nhanh chóng áp đảo Đạo quân Quan Đông đông hơn. Các lực lượng Liên Xô cũng đã tấn công ở Sakhalin, thuộc quần đảo Kuril và phía bắc Triều Tiên. Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện vào ngày 2/9/1945.Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc với sự thắng lợi của phe đồng minh.
Chiến tranh Lạnh.
Liên Xô chỉ có Lục quân, Không quân và Hải quân vào năm 1945. Tháng 3/1946, Bộ Lực lượng vũ trang được thành lập để giám sát Lục quân, Không quân, Hải quân. Một nhánh thứ tư, Lực lượng Phòng không Quốc gia, được thành lập vào năm 1948. Bộ này được chia thành hai lần nữa từ năm 1950 đến 1953, nhưng sau đó được hợp nhất lại thành Bộ Quốc phòng. Năm 1959, Lực lượng Tên lửa Chiến lược được thành lập. Lực lượng Nhảy dù, được thành lập là một phần của Bộ Tư lệnh tối cao Dự bị, cũng nằm trong Lực lượng Vũ trang Liên Xô là Tyl, hay Lực lượng hậu cần, Lực lượng Dân phòng, Lực lượng Biên phòng, Lực lượng Nội vụ, không thuộc Bộ Quốc phòng.
Nam giới trong quân đội Liên Xô đã giảm từ khoảng 13 triệu đến xấp xỉ 2.8 triệu vào năm 1948. Để kiểm soát quá trình xuất ngũ này, số lượng các quân khu đã tạm thời tăng lên đến 33, giảm xuống còn 21 năm 1946. Theo ước tính của phương Tây, quy mô của Quân đội trong hầu hết thời gian của Chiến tranh Lạnh vẫn nằm trong khoảng từ 4 triệu đến 5 triệu người. Hiến pháp Liên Xô yêu cầu tất cả nam giới có khả năng phục vụ tối thiểu 2 năm. Do đó, Quân đội Liên Xô vẫn là đội quân hoạt động lớn nhất trên thế giới từ năm 1945 đến năm 1991. Các đơn vị Quân đội Liên Xô đã chiếm đóng các quốc gia Đông Âu từ thời Đức Quốc xã cai trị để bảo đảm thời kỳ chuyển tiếp các quốc gia vệ tinh của Liên Xô và để ngăn chặn, chống lại sự kháng cự độc lập và lực lượng NATO sau này. Sự hiện diện quân sự lớn nhất của Liên Xô là ở Đông Đức, trong Lực lượng Liên Xô ở Đức, nhưng cũng có các lực lượng nhỏ hơn ở nơi khác, bao gồm Lực lượng phía Bắc ở Ba Lan, Lực lượng Trung tâm ở Tiệp Khắc và Lực lượng phía Nam ở Hungary. Tại Liên Xô, năm 1950 các lực lượng đã bị chia thành 15 quân khu, bao gồm các quân khu Moscow, Leningrad và Baltic. Sau hậu quả của Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Bộ Quốc phòng Liên Xô đã được giao một cách có hệ thống nhiệm vụ cung cấp lao động cho các bộ dân sự bằng cách thành lập cho họ các đơn vị xây dựng quân sự có nhân viên được sử dụng làm công nhân xây dựng.
Vào tháng 9 năm 1954, tại khu vực Semipalatinsk, cuộc tập trận quân sự quy mô lớn đầu tiên được thực hiện với một vụ nổ bom nguyên tử thực sự.
Kể từ năm 1955, lãnh đạo Liên Xô đã kêu gọi chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang và triệu tập một hội nghị thế giới về vấn đề này. Để xác nhận chính sách đối ngoại mới, Liên Xô đã giảm số lượng Lực lượng Vũ trang từ 5.8 triệu người vào đầu năm 1955 xuống còn 3.6 triệu vào tháng 12 năm 1959.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh kể từ năm 1955, Lực lượng Vũ trang Liên Xô đã đóng một vai trò hàng đầu trong tổ chức quân sự Warsaw. Bắt đầu từ những năm 1950, vũ khí tên lửa được đưa vào với tốc độ nhanh chóng vào Lực lượng Vũ trang, và vào năm 1959, Lực lượng Tên lửa Chiến lược đã được tạo ra. Mỗi năm, 400-600 máy bay được đưa vào phục vụ trong Lực lượng Vũ trang Liên Xô. Mức độ tai nạn trong Không quân trong những năm 1960-1980 là ở mức 100-150 tai nạn và thảm họa hàng năm. Đồng thời tăng số lượng xe tăng. Năm 1957, cuộc tập trận chiến thuật đầu tiên được tiến hành với việc băng sông bằng xe tăng dọc theo bờ. Vào cuối những năm 1970, khoảng 68,000 xe tăng đã phục vụ cho Lực lượng Vũ trang Liên Xô, và Lực lượng Xe tăng Liên Xô bao gồm 8 đội quân xe tăng. Theo số lượng xe tăng, Liên Xô đã đứng đầu thế giới, đến thập niên 1980, có nhiều xe tăng trong Lực lượng Vũ trang Liên Xô hơn tất cả các quốc gia khác cộng lại. Lực lượng vũ trang Liên Xô là những quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng một loại xe bọc thép như một phương tiện chiến đấu bộ binh với số lượng lớn. BMP-1 xuất hiện trong quân đội vào năm 1966, trong khi ở các nước NATO tương tự gần đúng của nó «Marder» chỉ xuất hiện vào năm 1970. Số lượng nhân viên của Thủy quân lục chiến thuộc Hải quân Liên Xô nhỏ hơn 10 lần so với Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Định hướng quan trọng nhất trong sự phát triển của nền kinh tế của đất nước là sự tích tụ tiềm năng quân sự, chạy đua vũ trang. Điều này chiếm một phần đáng kể trong thu nhập quốc dân.
Để bảo đảm lợi ích của Liên Xô ở Đông Âu, Quân đội Liên Xô đã chuyển sang dập tắt các cuộc nổi dậy chống Liên Xô ở Cộng hòa Dân chủ Đức (1953), Hungary (1956) và Tiệp Khắc (1968). Do hậu quả của cuộc xung đột biên giới Trung-Xô, một quân khu thứ 16 đã được thành lập vào năm 1969, Quân khu Trung Á, có trụ sở tại Alma-Ata. Để cải thiện khả năng chiến tranh ở cấp độ mặt trận, vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, bốn bộ chỉ huy cấp cao đã được thành lập, tập hợp các quân khu, các nhóm lực lượng và hạm đội. Bộ Tư lệnh Viễn Đông được thành lập đầu tiên, tiếp theo là Bộ chỉ huy tối cao Tây Âu và Tây Nam Âu, và Bộ tư lệnh phương Nam tại Baku, hướng về Trung Đông.
Cuộc đối đầu với Mỹ và NATO trong Chiến tranh Lạnh chủ yếu diễn ra dưới hình thức đe dọa răn đe lẫn nhau bằng vũ khí hạt nhân. Liên Xô đã đầu tư rất nhiều vào năng lực hạt nhân của Quân đội, đặc biệt là sản xuất tên lửa đạn đạo và tàu ngầm hạt nhân. Sự thù địch công khai diễn ra dưới hình thức chiến tranh theo ủy nhiệm, với Liên Xô và Hoa Kỳ ủng hộ các quốc gia phụ thuộc hoặc các phong trào nổi dậy ở các nước thuộc Thế giới thứ ba.
Chiến tranh Afghanistan.
Năm 1979, Quân đội Liên Xô đã can thiệp vào một cuộc nội chiến ở Afghanistan. Quân đội Liên Xô đã tái lập lại một chính phủ cộng sản thân Liên Xô đang bị đe dọa bởi một nhóm đa sắc tộc, chủ yếu là afghan, được gọi là mujahideen. Những người nổi dậy đã được huấn luyện quân sự ở nước láng giềng Pakistan, được hỗ trợ bởi Trung Quốc và hàng tỷ đô la từ Hoa Kỳ, Ả Rập Saudi và các quốc gia khác. Về mặt kỹ thuật vượt trội, nhưng Liên Xô không có đủ quân đội để thiết lập quyền kiểm soát vùng nông thôn và khu vực tại biên giới. Điều này là kết quả của sự do dự trong Bộ Chính trị, chỉ cho phép một "đội ngũ hạn chế", trung bình từ 80,000 đến 100,000 quân. Do đó, quân nổi dậy địa phương có thể sử dụng hiệu quả các chiến thuật du kích. Điều này làm cho tình hình Liên Xô trở nên vô vọng từ chiến thuật quân sự. Với sự xuất hiện của glasnost, truyền thông Liên Xô bắt đầu đưa tin về những tổn thất nặng nề, khiến cuộc chiến rất phổ biến ở Liên Xô nói chung, mặc dù tổn thất thực tế vẫn còn khiêm tốn, trung bình 1,670 lính thương vong mỗi năm. Chiến tranh cũng trở thành một vấn đề nhạy cảm trên phạm vi quốc tế, cuối cùng đã dẫn đầu Tổng Bí thư Mikhail Gorbachev để rút lực lượng Liên Xô khỏi Afghanistan. "Hội chứng Afghanistan" do Quân đội gây ra tương tự như "Hội chứng Việt Nam" của Hoa Kỳ trong cuộc chiến không thành công của chính họ tại Việt Nam. Về mặt chiến thuật, cả hai bên đều tập trung vào các tuyến tiếp tế, nhưng người Hồi giáo Afghanistan đã đào sâu với các đường hầm và vị trí phòng thủ, chống lại các cuộc tấn công bằng pháo và không quân của Liên Xô. Cuộc chiến kéo dài một thập kỷ dẫn đến hàng triệu người Afghanistan chạy trốn khỏi đất nước họ, chủ yếu đến Pakistan và Iran. Ít nhất nửa triệu thường dân Afghanistan đã bị giết ngoài phiến quân trong cuộc chiến. Cuộc chiến kết thúc với sự sa lầy của Liên Xô và sau đó là sự sụp đổ chế độ cộng sản ở đây.
Liên Xô sụp đổ.
Vào năm 1987-1991, trong Perestroika, một chính sách bảo vệ quyền lực phòng thủ đã được công bố và vào tháng 12 năm 1988, các biện pháp đơn phương đã được công bố để giảm lực lượng vũ trang Liên Xô. Đến năm 1989, quân đội Liên Xô đã rút khỏi các nước láng giềng trong khối Hiệp ước Warsaw. Cùng năm đó, lực lượng Liên Xô rời Afghanistan. Tổng số của họ đã giảm 500 nghìn người (12%). Các đội quân của Liên Xô ở Trung Âu đã bị đơn phương giảm 50 nghìn người, sáu sư đoàn xe tăng (khoảng hai nghìn xe tăng) đã bị rút khỏi Đông Đức, Hungary, Tiệp Khắc và giải tán. Ở khu vực châu Âu của Liên Xô, số lượng xe tăng đã giảm 10 nghìn, hệ thống pháo binh - giảm 8.5 nghìn, máy bay chiến đấu - 820. 75% quân đội Liên Xô đã rút khỏi Mông Cổ và số lượng binh sĩ trên Viễn Đông đã giảm 120 nghìn người.
Đến cuối năm 1990, toàn bộ Khối Đông Âu đã sụp đổ sau các cuộc cách mạng dân chủ. Do đó, công dân Liên Xô cũng nhanh chóng bắt đầu chống lại chính quyền Cộng sản. Khi Liên Xô tiến tới sự tan rã, quân đội bị giảm đã trở nên yếu, kém hiệu quả và không còn có thể chống đỡ chính quyền Xô Viết đang trong giai đoạn sụp đổ. Quân đội đã tham gia vào việc cố gắng giải quyết các cuộc xung đột và tình trạng bất ổn ở vùng Kavkaz, Trung Á, nhưng nó thường không có khả năng khôi phục hòa bình và trật tự. Vào ngày 9 tháng 4 năm 1989, quân đội, cùng với các đơn vị Lực lượng nội vụ, bị cáo buộc đã tàn sát khoảng 190 người biểu tình ở Tbilisi, Gruzia. Cuộc khủng hoảng lớn tiếp theo xảy ra ở Azerbaijan, khi quân đội Liên Xô buộc phải vào thành phố Baku vào ngày 19 tháng 1 năm 1990, loại bỏ chính phủ cộng hòa nổi loạn và bị cáo buộc giết hàng trăm thường dân trong quá trình này. Vào ngày 13 tháng 1 năm 1991, các lực lượng Liên Xô đã chiếm Tòa nhà Đài Phát thanh và Truyền hình và tháp truyền hình truyền hình ở Vilnius, Litva, cả hai dưới sự kiểm soát của phe đối lập, bị cáo buộc giết chết 14 người và làm bị thương 700. Hành động này được nhiều người coi là cứng rắn và ít đạt được mục tiêu.
Đến giữa năm 1991, Liên Xô đã đạt vào tình trạng khẩn cấp. Ngay sau sự kiện tháng 8 năm 1991, Quân đội đã không đóng một vai trò quan trọng trong những gì mà một số người mô tả là đảo chính của những cựu đảng viên cộng sản bảo vệ chế độ. Các chỉ huy đã gửi xe tăng vào thành phố Moscow, nhưng với mệnh lệnh đảm bảo an toàn cho người dân. Mục tiêu lật đổ Gorbachev hoặc chính phủ. Cuộc đảo chính thất bại chủ yếu vì những người tham gia không có bất kỳ hành động quyết định nào, và sau vài ngày họ không hành động, cuộc đảo chính đã kết thúc. Chỉ có một cuộc đối đầu diễn ra giữa thường dân và các đội xe tăng trong cuộc đảo chính, dẫn đến cái chết của ba thường dân. Mặc dù các nạn nhân đã trở thành anh hùng được tuyên bố. Không ai ra lệnh bắn vào ai cả.
Sau nỗ lực đảo chính vào tháng 8 năm 1991, giới lãnh đạo Liên Xô thực tế vẫn không có thẩm quyền đối với các nước cộng hòa liên bang. Gần như mọi nước Cộng hòa Xô viết đều tuyên bố ý định ly khai và bắt đầu thông qua các đạo luật bất chấp Xô Viết Tối cao. Vào ngày 8 tháng 12 năm 1991, Tổng thống Nga, Bêlarut và Ukraine tuyên bố Liên Xô đã giải thể và ký văn bản thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Gorbachev cuối cùng đã từ chức vào ngày 25 tháng 12 năm 1991 và ngày hôm sau, Xô Viết tối cao, cơ quan chính phủ cao nhất, tự giải tán, chính thức chấm dứt sự tồn tại của Liên Xô.
Giai đoạn sau sụp đổ.
21 tháng 12 năm 1991, trong sự sụp đổ của Liên Xô, người đứng đầu 11 của nước cộng hòa thuộc Liên bang - những người sáng lập của SNG đã ký Nghị định thư về đặt tư lệnh của lực lượng vũ trang Liên Xô "cải cách" cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô Evgeny Shaposhnikov. Vào ngày 14 tháng 2 năm 1992, Hội đồng các nguyên thủ quốc gia của SNG đã bổ nhiệm Tổng tư lệnh Shaposhnikov Lực lượng vũ trang thống nhất (OVS) của SNG. Vào ngày 20 tháng 3 cùng năm, Bộ Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang chung của các quốc gia độc lập (OVS SNG) được thành lập trên cơ sở Bộ Quốc phòng Liên Xô, để đảm bảo an ninh cho các quốc gia thành viên Khối thịnh vượng chung, bảo vệ sự kiểm soát của quân đội và lực lượng, và sự giải tán phối hợp của Lực lượng Vũ trang Liên Xô.
Vào ngày 12 tháng 1 năm 1993, một sửa đổi Hiến pháp Liên bang Nga - Nga (Nga Xô) năm 1978 đã có hiệu lực, ngoại trừ việc đề cập đến Lực lượng Vũ trang của Liên Xô, nhưng cho đến khi chấm dứt vào ngày 25 tháng 12 năm đó, nó vẫn giữ nguyên tham chiếu đến Hiến pháp và luật pháp của Liên Xô.
Năm 1992, do thất bại trong việc thành lập Lực lượng Vũ trang Chung SNG, việc xây dựng lực lượng vũ trang quốc gia của riêng mình bắt đầu ở các nước SNG, được tạo ra do sự chia rẽ của Lực lượng Vũ trang SNG trước đây.
Tổ chức.
Lãnh đạo nhà nước có quyền lực tối cao trong lĩnh vực quốc phòng nhà nước trên cơ sở dựa theo Hiến pháp. Đồng thời Đảng Cộng sản Liên Xô cũng chỉ đạo công tác của toàn bộ bộ máy nhà nước, điều hành và đưa ra chính sách với quân đội xem xét lợi ích tăng cường khả năng quốc phòng. Các cơ quan Nhà nước được chỉ định gồm Hội đồng Quốc phòng Liên Xô (Hội đồng Quốc phòng Công Nông Nga Xô), Xô Viết Tối cao Liên Xô, Đoàn Chủ tịch Xô Viết Tối cao Liên Xô, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô.
Hội đồng Quốc phòng Liên Xô đã phối hợp hoạt động với các cơ quan nhà nước Liên Xô trong lĩnh vực tăng cường quốc phòng, phê chuẩn các hướng phát triển chính của Lực lượng Vũ trang Liên Xô. Hội đồng Quốc phòng Liên Xô được lãnh đạo bởi Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô Viết Tối cao Liên Xô.
Tổng Tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Liên Xô.
Tổng Tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Liên Xô là vị trí cao nhất trong Lực lượng vũ trang của Liên Xô. Chức vụ tồn tại trong giai đoạn cầm quyền của Stalin và Gorbachev.
Từ năm 1955, chức vụ được đổi tên thành Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng Liên Xô do nghị quyết chung giữa Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô dưới sự chấp thuận của Tổng Bí thư Trung ương Đảng.
Vào ngày 15/3/1990, khi Gorbachev được bầu làm Tổng thống Liên Xô, chức vụ này được khôi phục.
Bộ Tư lệnh Tối cao dự bị.
Bộ Tư lệnh Tối cao dự bị là đơn vị đóng vai trò chủ yếu dự bị quân sự Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới II và trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Bộ Tư lệnh được thành lập năm 1943, với các đội hình và đơn vị trong Bộ tư lệnh dao động từ các tiểu đoàn đến toàn quân (ví dụ: Quân đội Dự bị), tập trung vào pháo binh, cơ giới, sau phát triển thêm không quân, tên lửa... và có khả năng hoạt động độc lập quy mô lớn. Ví dụ, tính đến tháng 4 năm 1943, một quân đoàn pháo binh có chứa tới 1,500 khẩu pháo và bệ phóng tên lửa tương đương. Quân đoàn xe tăng, cũng xuất hiện vào năm 1943, bao gồm một hoặc hai quân đoàn xe tăng và một quân đoàn cơ giới, cộng với các đơn vị hỗ trợ. Những quân đoàn cơ giới này có khả năng tiến hành hoạt động lên tới 500 km.
Thực tế trước đó, năm 1929, Lực lượng Thiết giáp đã được thiết kế đưa vào trong quân dự bị. Trung đoàn đơn vị xe tăng, đóng quân tại Moscow, trực thuộc Chủ tịch Hội đồng Quân sự Cách mạng và Ủy viên Dân ủy các vấn đề quân sự và hải quân Liên Xô và là lực lượng dự bị hành quân và chiến thuật của bộ chỉ huy chính của Hồng quân Công nông.
Bộ máy quân sự.
Hệ thống các cơ quan kiểm soát quân sự của Lực lượng Vũ trang Liên Xô bao gồm:
Theo tính chất của các nhiệm vụ được thực hiện và khối lượng năng lực trong hệ thống chính quyền quân sự trung ương, các tổ chức khác gồm:
Các cơ quan khác.
Tổng cục tình báo chính.
Tổng cục tình báo chính Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô (GRU) thành lập từ 1918, là một cơ quan tình báo bên ngoài Bộ Quốc phòng Liên Xô và một cơ quan tình báo quân sự trung ương trong Lực lượng Vũ trang Liên Xô.
Người đứng đầu GRU là Tổng cục trưởng, người chịu trách nhiệm báo cáo với Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Liên Xô và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô. Chính quyền và các cấu trúc của nó đã tham gia trinh sát vì lợi ích của Lực lượng Vũ trang Liên Xô, bao gồm các loại bí mật, không gian, điện tử và các loại khác.
Tổng cục địa hình quân sự.
Tổng cục địa hình quân sự Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô (TSVS) là đơn vị đặc biệt được thiết kế để thực hiện công tác trắc địa, địa hình và bản đồ và cung cấp cho quân đội các bản đồ địa hình, dữ liệu trắc địa và các thông tin khác về khu vực trong các hoạt động quân sự.
Thành phần.
Hiến pháp Liên Xô và Luật nghĩa vụ quân sự quy định thành phần của Lực lượng vũ trang.
Tổ chức các lực lượng vũ trang nhân dân lao động là Hồng quân Công nhân và Nông dân Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết.
Hồng quân Công Nông (RKKA) được chia thành các lực lượng Lục Quân, Hải Quân, Không Quân.
Hồng quân còn có lực lượng đặc biệt là Tổng cục Bảo vệ Chính trị Nhà nước Dân ủy Nhân dân Liên Xô (OGPU)
Các lực lượng vũ trang Liên Xô bao gồm Hồng quân của Công Nông, Hải quân, Biên giới và Nội vụ Công Nông.
Các lực lượng vũ trang Liên Xô bao gồm Quân đội Liên Xô, Hải quân, Biên giới và quân đội nội vụ.
Các lực lượng vũ trang Liên Xô bao gồm Quân đội Liên Xô, Hải quân, loại bỏ Biên phòng và lực lượng nội vụ và đường sắt
Quân số.
Số quân của Lực lượng vũ trang Liên Xô:
Cấu trúc.
Vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, Lực lượng Vũ trang Liên Xô bao gồm Hồng quân Công Nông, Hải quân Công Nông, Biên phòng và Quân đội Nội vụ.
Lực lượng vũ trang Liên Xô cũng bao gồm lực lượng hậu phương Xô Viết, Lực lượng Dân phòng (GO), Lực lượng Nội vụ của Bộ Nội vụ (MVD) Liên Xô, Lực lượng Biên phòng Ủy ban An ninh Nhà nước (KGB) Liên Xô.
Quân chủng.
Lục quân.
Lục quân (1946) - một quân chủng Lực lượng Vũ trang Liên Xô, được thành lập để tiến hành chiến sự chủ yếu trên mặt đất, đa dạng nhất về vũ khí và phương thức tác chiến. Khả năng chiến đấu có thể độc lập hoặc kết hợp với các quân chủng khác để tiến hành một cuộc tấn công nhằm đánh bại thế lực thù địch và lãnh đạo các lực lượng trong lãnh thổ Liên Xô... Trong thành phần của nó, Lục quân có nhiều binh chủng, lực lượng đặc biệt và hành chính. Về mặt tổ chức, Lục quân bao gồm các tiểu đội, đơn vị quân đội, chiến đoàn và liên hợp.
Các đơn vị quân đội được chia thành các loại binh chủng:
Năm 1988, Tổng cục Xây dựng Đường bộ Trung ương của Bộ Quốc phòng Liên Xô được thành lập.
Các lực lượng vũ trang Liên Xô được chia theo nguyên tắc lãnh thổ thành các quân khu và các khối quân đội, đồn trú quân sự:
Tổng Tư lệnh Bộ Tổng Tư lệnh Lục quân:
Liên Xô
Không quân.
Không quân Liên Xô được tổ chức bao gồm các binh chủng hàng không: không quân ném bom, không quân ném bom tiêm kích, hàng không tiêm kích, hàng không trinh sát, hàng không vận tải, thông tin liên lạc và hàng không y tế. Đồng thời, Không quân được chia thành các loại hàng không: tiền tuyến, tầm xa, vận tải quân sự, phụ trợ. Bao gồm các lực lượng đặc biệt, các đơn vị và các tổ chức của hậu cần.
Năm 1947-1950, việc sản xuất hàng loạt và gia nhập hàng loạt vào Lực lượng vũ trang của máy bay phản lực bắt đầu.
Năm 1991, Không quân Liên Xô có tổng cộng 211 trung đoàn hàng không và hơn 14,000 máy bay, trong đó có 7,000 máy bay chiến đấu. Tổng số máy bay ném bom chiến lược là 157 máy bay.
Tổng Tư lệnh
Phòng không.
Cấu trúc của Quân chủng Phòng không (1948) bao gồm các binh chủng:
Ngoài ra, còn có các bộ phận và tổ chức của hậu cần trong Quân chủng phòng không.
Lực lượng phòng không được chia theo nguyên tắc lãnh thổ trong khu vực phòng không:
Tổng Tư lệnh
Lực lượng tên lửa chiến lược.
Lực lượng tấn công chính của Lực lượng Vũ trang Liên Xô, luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu liên tục.
Vào tháng 7 năm 1946, đơn vị tên lửa đầu tiên được thành lập trên cơ sở Trung đoàn pháo cối vệ binh. Năm 1947, các tên lửa R-1 đầu tiên bắt đầu đi vào kho vũ khí của quân đội Liên Xô.
Trụ sở chính ở thành phố Vlasikha. Lực lượng tên lửa chiến lược bao gồm:
Ngoài ra, còn có các đơn vị và tổ chức của các lực lượng đặc biệt và hậu cần trong Lực lượng Tên lửa Chiến lược.
Tổng tư lệnh:
Hải quân.
Hải quân bao gồm các binh chủng:
Ngoài ra cũng bao gồm tàu và tàu của hạm đội phụ trợ, tiểu hạm đội và các đơn vị có mục đích đặc biệt và các quân chủng khác nhau.
Các binh chủng chính của lực lượng là tàu ngầm và hàng không hải quân. Ngoài ra, Hải quân Liên Xô bao gồm các đơn vị và tổ chức của hậu cần.
Trụ sở trung tâm của Hải quân Liên Xô được đặt tại thành phố Moskva
Về mặt tổ chức, Hải quân bao gồm:
Tổng tư lệnh:
Binh chủng và lực lượng đặc biệt.
Lực lượng Dân phòng Liên Xô.
Năm 1971, việc quản lý trực tiếp Dân phòng được giao cho Bộ Quốc phòng Liên Xô, việc quản lý hàng ngày được giao cho Tư lệnh Lực lượng Dân phòng - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô.
Có các trung đoàn dân phòng (ở các thành phố lớn của Liên Xô), Trường Quân sự Dân phòng Moskva (MVUGO, thành phố Balashikha), được cải tổ vào năm 1974 thành Trường Chỉ huy Cấp cao về Đường bộ và Binh chủng Công binh Moskva (MVKUDIV), đào tạo các chuyên gia về quân sự đường bộ và lực lượng dân phòng.
Hoạt động quân sự.
Các hoạt động quân sự mà Lực lượng Vũ trang Liên Xô tham chiến hoặc tham gia với vai trò cố vấn quân sự, chuyên gia quân sự của Lực lượng Vũ trang Liên Xô đã tham gia chiến sự sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai: | 1 | null |
Cù lao Đất nằm giữa cửa sông Hàm Luông thuộc ấp An Bình, xã An Hiệp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Cù lao Đất có diện tích 2,20 km² với khoảng gồm 1.152 người. Người dân cù lao sống bằng nghề nông như trồng lúa, mía... và nuôi tôm, đánh bắt thủy sản trên sông Hàm Luông. Cù lao này được gọi là cù lao "4 không" gồm có không điện, không nước sạch, không trường học, không cơ sở y tế.
Cù lao Đất có diện tích tự nhiên 218 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 84 ha, 71,53 ha nuôi trồng thủy sản. Ấp An Bình có 242 hộ và 1.051 nhân khẩu. | 1 | null |
Sinh suất hay Tỷ suất sinh thô (ký hiệu CBR tức viết tắt tiếng Anh: "crude birth rate") là một trong những chỉ tiêu đo lường mức sinh của dân số, và là một trong hai thành phần của tăng tự nhiên dân số. Tỷ suất sinh thô lớn hay nhỏ có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và tốc độ gia tăng dân số. Tỷ suất sinh thô cho biết có 1.000 dân, thì có bao nhiêu trẻ em sinh ra sống trong năm. | 1 | null |
Triệu Thành hầu (Trung văn giản thể: 赵成侯, phồn thể: 趙成侯, bính âm: Zhào Chéng Hóu, trị vì 374 TCN - 350 TCN), tên thật là Triệu Chủng (趙種), là vị vua thứ tư của nước Triệu - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Ông là con của Triệu Kính hầu, vua thứ tư của nước Triệu.
Chiến tranh với các nước.
Năm 374 TCN, Triệu Kính hầu qua đời, Triệu Chủng lên nối ngôi, xưng là Triệu Thành hầu.
Cùng năm đó, em Triệu Thành hầu là công tử Thắng nổi loạn tranh giành ngôi vua, Triệu Thành hầu đánh bại quân của công tử Thắng.
Năm 371 TCN, Triệu Thành hầu đem quân đánh nước Tần, hai bên giao chiến ở đất Cao Yên, quân Triệu thất bại.
Năm 370 TCN, Ngụy Vũ hầu qua đời, các vị công tử tranh giành ngôi vua. Tháng 7 năm đó, trưởng tử của Ngụy Vũ hầu là Ngụy Oanh đem quân đánh công tử Hoãn (公子緩), Hoãn chạy sang nước Triệu. Triệu Thành hầu muốn đánh Ngụy, bèn liên minh với Hàn Ý hầu đem quân đưa Ngụy Hoãn về nước. Năm 369 TCN, liên quân Triệu, Hàn tiến vào nước Ngụy, vây khốn Ngụy Oanh ở Trạc Trạch. Tuy nhiên sau đó giữa Triệu và Hàn nảy sinh bất hoà. Triệu Thành hầu muốn sau khi đưa công tử Hoãn lên ngôi sẽ ép Ngụy cắt đất chia cho mình nhưng Hàn Ý hầu không đồng tình. Rốt cuộc cả Triệu và Hàn đều lui binh, để lại một mình công tử Hoãn. Ngụy Oanh chớp lấy thời cơ phản công, giết Ngụy Hoãn, rồi tự lập làm vua, tức Ngụy Huệ vương.
Năm 367 TCN, Tây Chu Uy công (phụ chính nhà Chu) mất, hai con là công tử Căn và công tử Triêu tranh ngôi. Năm 366 TCN, Triệu Thành hầu và Hàn Ý hầu lập công tử Căn ở đất Củng, tức là Đông Chu Huệ công hoặc Đông Chu quân, chia nước Chu ra làm hai.
Năm 360 TCN, Triệu Thành hầu và Hàn Chiêu hầu đem quân đánh nước Tần.
Năm 359 TCN, Triệu liên kết với Hàn, Ngụy đánh nước Tấn, đày Tấn Tĩnh công ra đất Loan Thị.
Năm 356 TCN, Triệu Thành hầu hội minh với các nước Tề, Tống ở Bình Lục.
Năm 354 TCN, Triệu đem quân tấn công nước Vệ, Ngụy Huệ vương sai quân cứu Vệ, đánh thắng quân Triệu, rồi kéo 10 vạn binh bao vây Hàm Đan, tháng 10 năm đó, Hàm Đan thất thủ, Triệu Thành hầu phải bỏ chạy. Tề Uy vương sai Điền Kỵ mang quân vây Ngụy cứu Triệu, vua Ngụy sai Bàng Quyên ra giao chiến. Điền Kỵ đánh Đại Lương, buộc Bàng Quyên phải bỏ việc tấn công Triệu để quay về cứu Đại Lương, nhưng thất bại ở Quế Lăng. Triệu Thành hầu trở về Hàm Đan.
Qua đời.
Năm 350 TCN, Triệu Thành hầu qua đời. Ông ở ngôi 24 năm. Sau khi Thành hầu mất, có con trai duy nhất là công tử Ngữ, Triệu Ngữ lên nối ngôi tức Triệu Túc hầu. | 1 | null |
Banksia là một chi thực vật có hoa gồm khoảng 170 loài trong họ Proteaceae. Các loài hoa dại và các loài được trồng trong các khu vườn ở Úc dễ dàng nhận ra do các đặc điểm đặc trưng ở hoa của chúng. Kích thước của chúng từ dạng cây bụi đến cây gỗ cao đến 30m. Chúng được phát hiện trong nhiều kiểu cảnh quan khác nhau như các khu rừng cây lá cứng (sclerophyll), đôi khi trong các khu rừng nhiệt đới, rừng cây bụi, và một số trong các môi trường khô hơn nhưng không có trong các sa mạc ở Úc. | 1 | null |
Triệu Kính hầu (chữ Hán: 趙敬侯, trị vì 386 TCN - 375 TCN), tên thật là Triệu Chương (趙章), là vị vua thứ ba của nước Triệu - chư hầu nhà Chu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Ông là con của Triệu Liệt hầu, vua đầu tiên của nước Triệu, cháu gọi Triệu Vũ công, vua thứ hai của nước Triệu là chú. Sau khi Triệu Vũ công qua đời, người nước Triệu lập Triệu Chương lên làm vua tức Triệu Kính hầu.
Năm 386 TCN, con Triệu Vũ công là Triệu Triều tức giận vì không được nối ngôi, nổi lên chống Triệu Kính hầu, Ngụy Vũ hầu đem quân giúp Triều nhưng thất bại, Triều phải trốn sang nước Ngụy. Cùng năm đó, Triệu Kính hầu thiên đô từ Trung Mưu đến Hàm Đan.
Năm 378 TCN, Triệu Kính hầu liên minh cùng nước Hàn và nước Ngụy tấn công nước Tề, chiếm được Linh Khâu.
Năm 376 TCN, Triệu Kính hầu cùng Hàn Ai hầu, Ngụy Vũ hầu đem quân diệt nước Tấn, chia đất Tấn ra làm ba.
Năm 375 TCN, Triệu Kính hầu qua đời. Con ông là Triệu Thành hầu lên nối ngôi. | 1 | null |
Đại học Máy tính Magway (, ), là một trường đại học tại Magway, Myanmar, trực thuộc Bộ Khoa học và Kỹ thuật Myanmar. Trường đào tạo bậc đại học về khoa học và công nghệ máy tính.
Các chương trình đào tạo.
Trường đào tạo hệ cử nhân 3 năm và 4 năm. Bắt đầu từ năm học 2012–2013, tất cả các hệ đào tạo sẽ là 4 năm, và trường cũng mở ngành học cử nhân 5 năm. | 1 | null |
Cuộc vây hãm Belfort là một hoạt động quân sự trong Chiến dịch tấn công Pháp của quân đội Phổ – Đức vào các năm 1870 – 1871, đã diễn ra từ ngày 3 tháng 11 năm 1870 cho đến ngày 16 tháng 2 năm 1871, tại pháo đài Belfort ở miền Đông nước Pháp. Sau suốt hơn 3 tháng ngăn chặn đường tiếp tế của quân đội Phổ vào nội địa của Pháp, quân đội Pháp trú phòng tại Belfort dưới quyền chỉ huy của viên đại tá Pierre Philippe Denfert-Rochereau cuối cùng đã đầu hàng đội quân vây hãm của Đức (với các lực lượng đến từ Phổ, Bayern, Baden và Württemberg) dưới quyền chỉ huy của Thiếu tướng Udo von Tresckow (thuộc Quân đoàn XIV của Đức dưới quyền "Thượng tướng Bộ binh" Karl August von Werder), theo một thỏa ước được ký kết giữa hai nước Đức và Pháp trong ngày 15 tháng 2. Trong hơn 100 ngày vây hãm Belfort, lực lượng pháo binh của Đức đã oanh kích vô cùng dữ dội vào thành phố - pháo đài trong vòng 73 ngày, và hàng trăm dân thường thiệt mạng. Cuộc kháng cự của đại tá Denfert-Rochereau ở thành phố - pháo đài Belfort đã khiến cho ông trở thành một trong những anh hùng dân tộc của Pháp trong cuộc chiến tranh. Sau khi Belfort đầu hàng các lực lượng Đức – Phổ, đội quân trú phòng Pháp ở đây đã được phép rút lui khỏi pháo đài này cùng với mọi khí giới, trang bị và cờ phướn của họ.
Vào cuối tháng 10 năm 1870, Sư đoàn Trừ bị số 1 của quân đội Phổ dưới quyền Thiếu tướng Udo von Tresckow đã được lệnh phong tỏa Belfort, trong khi các thành phần thuộc sư đoàn này đang rải rác khắp Alsace và vùng núi Vosges. Sau một số cuộc giao tranh ở Les Errues, Rougemoni và Petit- Magny, Tresckow và sư đoàn của ông đã đến gần Belfort vào ngày 3 tháng 11, và sẽ dần dần phong tỏa pháo đài này. Do địa hình thuận lợi đối với hệ thống phòng ngự của Belfort, và do thực lực của đội quân vây hãm không đủ mạnh, những bước đầu cho cuộc bao vây Belfort của người Đức cũng không ít khó khăn. Hôm đó, Tresckow thiết lập tổng hành dinh ở phía bắc thị trấn. Vào ngày 9 tháng 11, quân đội Đức đánh chiếm lâu đài Montbéliard, về hướng nam Belfort, nhờ đó các tiền đồn của Đức được mở rộng về hướng đông nam đến Bourogne trên con đường Delle. Cuộc phong tỏa Belfort thực sự đã hoàn thành, và quân Đức dần dần cũng chiếm giữ Sermamagny. Từ đây, họ lại chiếm nhiều vị trí khác. Quân Đức bố phòng vững chãi khu vực mà họ chiếm được vào ngày 23 tháng 11, và vòng vây của quân đội họ đã được thắt chặt. Cũng trong ngày hôm đó, tổng hành dinh của quân đội Đức được đưa đến Fontaine. Thời gian này cho thấy nhiều cuộc giao chiến và phá vây liên tục xảy ra, trong đó lợi thế thuộc về người Đức: một những sự kiện điển hình là vào ngày 15 tháng 11, quân Pháp mở một cuộc phá vây về phía Bessoncourt, nhưng bị một tiểu đoàn dân binh "Landwehr" đập tan. Quân Pháp cũng phát động một cuộc phá vây khác vào ngày 23 tháng 11 nhưng kết thúc với việc quân Đức đánh chiếm các vị trí quan trọng gần pháo đài. Đến ngày 24 tháng 11, các cuộc phá vây khác cũng được thực hiện, nhưng bị một trung đoàn dân binh "Landwehr" đánh bại. Sau một cuộc trinh sát ngày 16 tháng 11, người Đức quyết định phải dùng pháo binh oanh kích Belfort.
Các khẩu công thành pháo của pháo binh Phổ và Württemberg đã tiếp viện cho sư đoàn của Trecskow. Bất chấp hỏa lực của quân Pháp và đất đá, công binh Đức đã hoàn tất hàng loạt chiến hào và đường đắp cao vào đêm ngày 2 tháng 12, và đây có thể được xem là đường hào ngang thứ nhất. Sau khi việc lắp đặt các khẩu đội được hoàn thành, cuộc pháo kích khởi đầu vào sáng ngày 3 tháng 12, nhằm vào các pháo đài Barres và Bellevue cùng với thành trì. Quân phòng thủ kháng cự quyết liệt, gây khó khăn cho pháo binh Đức. Tuy nhiên, với ưu thế vượt trội của mình, phần lớn các khẩu đại bác của Phổ vẫn đứng vững. Đến ngày 9 tháng 12, hiệu quả của pháo rãnh xoắn Phổ, thị trấn đã bị cháy rụi và các pháo đài bị hư hại. Tuy nhiên, pháo binh Pháp cũng gây cháy ở các ngôi làng như Essert và Cravanche. Vào ngày 11 tháng 12, quân trú phòng của Pháp mở một cuộc phá vây nhằm vào các khẩu đội pháo của Phổ nhưng bị đánh bật. Sau đó, cuộc oanh kích được thực hiện từ phía đông nam, phía đông và phía nam. Ngày 25 tháng 12, người Đức nhận được tin về bước tiến của lực lượng giải vây của Pháp dưới quyền tướng Charles Denis Bourbaki. Tuy nhiên, trận bao vây vẫn tiếp diễn, và vào ngày 8 tháng 1, quân đội Đức giành được làng Danjustin từ tay quân Pháp, bắt được một số lượng lớn tù binh Pháp. Sau đó, quân Đức cũng chiếm được các vị trí phòng ngự cứng rắn, nhờ đó họ càng đến gần pháo đài hơn. Nhưng rồi, Bourbaki bị Werder đánh thảm bại trong trận sông Lisaine, và cuộc vây hãm Belfort tiếp tục diễn ra quyết liệt. Sự oanh kích của pháo binh Đức đã tàn phá Belfort rất nặng nề, và đội quân trú phòng của Pháp đã bị thiệt hại nặng. Belfort không còn khả năng chịu đựng nữa, nhưng phải đến khi một thỏa ước được ký kết ở cung điện Versailles vào ngày 15 tháng 2, quân trú phòng Pháp mới rút về khu vực có lực lượng Pháp án ngữ.
Cuối năm 1873, sau khi Pháp bồi thường đầy đủ chiến phí, quân đội Đức rút khỏi Belfort và các lãnh thổ bị tạm chiếm của Pháp. | 1 | null |
Đông Chu Huệ công (chữ Hán: 東周惠公) là vị quân chủ đầu tiên của nước Đông Chu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con thứ của Tây Chu Uy công Cơ Táo và là em của Tây Chu Huệ công Cơ Triêu.
Theo Sử Ký Tư Mã Thiên - Chu bản kỷ thì Đông Chu Huệ công tên thật là Cơ Căn, còn theo một số thư tịch khác thì tên ông là Cơ Ban. Năm 367 TCN Tây Chu Uy công qua đời, thế tử Cơ Triêu nối ngôi cha tức là Chu Huệ công. Cơ Căn không chịu, đã dấy binh tạo phản đánh vào cung vua nhưng lúc ấy người dân nước Chu đa phần theo Cơ Triêu nên không ủng hộ ông, Cơ Căn thua to dẫn tàn quân tháo chạy ra đất Củng - nay thuộc huyện Củng tỉnh Hà Nam. Tại đây ông được sự hậu thuẫn của hai nước chư hầu là Hàn và Triệu, cũng tự xưng là Chu Huệ công.
Chu Hiển Vương không biết cư xử thế nào với tình cảnh đó - bởi lúc đó quyền lực của thiên tử chỉ còn trên danh nghĩa - nên đành chấp nhận sắc phong cho Cơ Căn. Thế là nước Chu nhỏ bé bị phân làm 2 nửa, nửa của Cơ Triêu gọi là Tây Chu quân còn nửa của Cơ Căn gọi là Đông Chu quân.
Sau khi Đông Chu Huệ công qua đời, con là Đông Chu Chiêu Văn quân lên kế vị. | 1 | null |
Judea hoặc Judaea, Giu-đa, Giuđê (; from , "Yəhuda", "Yəhûḏāh", , ; ) là Hebrew cổ và Kinh thánh Do Thái, đồng thời La Mã/Anh và tên hiện đại ngày nay của vùng núi phía nam, một phần của vùng Palestine. Cái tên bắt nguồn từ tên Hebrew Yehudah, con trai của vị tổ phụ thứ ba Jacob của Israel, và tổ tiên của Yehudah đã thành lập bộ lạc Judah và sau đó là Vương quốc Judah mà theo từ điển bách khoa Do Thái 1906 là có từ năm 934 đến 586 TCN. Tên của khu vực tiếp tục được hợp nhất thông qua các cuộc chinh phạt của Babylon, Ba Tư, Hy Lạp, La Mã như là Yehud, Yehud Medinata, Hasmonean Judea và La Mã Judea tương ứng.
Do hậu quả của cuộc nổi dậy Bar Kokhba vào năm 135 TCN, khu vực này đã được đổi tên và sáp nhập với La Mã Syria để hình thành tỉnh Syria Palestine bởi Hoàng đế La Mã Hadrian. Một phần lớn của Judea đã được sáp nhập vào Bờ Tây Jordan giữa năm 1948 và 1967 (tức Bờ Tây của Vương quốc Jordan). Thuật ngữ Judea như một thuật ngữ địa lý đã được chính phủ Israel hồi sinh vào thế kỷ 20 như một phần của khu vực hành chính Israel tên là Judea và Samaria cho vùng lãnh thổ thường được gọi là Bờ Tây.
Tên.
Cái tên Judea là một bản chuyển thể của Hy Lạp và La Mã của tên "Judah", ban đầu bao gồm lãnh thổ của bộ lạc Israel của tên đó và sau đó là Vương quốc Judah cổ đại. Bảng khắc Nimrud K.3751 năm 733 TCN là bản ghi chép sớm nhất được biết đến của khu vực có cái tên Judah bằng chữ nêm Assyria là Yaudaya hoặc KUR.ia-ú-da-a-a.
Judea đôi khi được sử dụng làm tên cho toàn bộ khu vực, bao gồm cả những phần bên kia sông Jordan. | 1 | null |
Vườn quốc gia Thái Lỗ Các () là một trong chín vườn quốc gia ở Đài Loan. Tên của nó được đặt theo tên của hẻm núi Thái Lỗ Các điển hình tại vườn quốc gia. Nó trải rộng qua các thành phố Đài Trung, Nam Đầu, và Hoa Liên.
Lịch sử.
Ban đầu nó được thành lập như là vườn quốc gia Tuyết Sơn-Thái Lỗ Các bởi Tổng đốc Đài Loan vào ngày 12 tháng 12 năm 1937 khi Đài Loan con là một phần của Đế quốc Nhật Bản. Sau khi Nhật Bản thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Trung Hoa Dân Quốc kiểm soát Đài Loan. Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc sau đó xóa bỏ vườn quốc gia này vào ngày 15 tháng 8 năm 1945. Mãi cho đến ngày 28 tháng 11 năm 1986 thì nó mới được tái lập.
Nguồn gốc tên gọi.
Tên Taroko (chính thức là Truku), có nghĩa là "con người" trong ngôn ngữ Truku của người Truku bản địa.
Địa chất.
Hẻm núi Thái Lỗ Các và khu vực xung quanh của nó nổi tiếng khi là nguồn cung cấp dồi dào đá cẩm thạch, khiến nó được biết đến với biệt danh "The Gorge Marble" (có nghĩa là "hẻm núi đá cẩm thạch"). Địa chất ở Thái Lỗ Các bắt nguồn tư cách đây hơn 200 triệu năm trước đây từ lớp trầm tích dưới đáy đại dương. Khi các trầm tích tích tụ với số lượng ngày càng nhiều và cuối cùng cứng thành đá vôi. Trong 100 triệu năm qua, kiến tạo nén giữa các mảng địa chất ngầm Philippine và Á-Âu tăng thêm áp lực biến chất đá vôi thành đá cẩm thạch. Chúng va chạm và đẩy lớp đất đá này lên trên bề mặt đại dương mà chúng ta thấy ngày hôm nay. Trong thực tế, khu vực này vẫn còn đang được nâng lên khoảng 0,5 cm mỗi năm. Hẻm núi đá cẩm thạch được bào mòn và chạm khắc bởi sự ăn mòn của sông Lạch Vụ (立霧溪).
Ngoài ra, trong hẻm núi này còn có sự xuất hiện của ngọc bích. Loại ngọc bích này chỉ được tìm thấy ở Đài Loan và được khai thác và cung cấp cho thị trường ngọc bích tại Hoa Liên. Những ngọn núi có thể được nhìn thấy từ hoạt động đi bè trên sông trong vườn quốc gia (một hoạt động phổ biến trong những tháng hè ở Hẻm núi Thái Lỗ Các). | 1 | null |
Doãn Thường (chữ Hán: 允常; trị vì 538 TCN - 496 TCN), là tên của một vị vua nước Việt thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, theo Sử Ký Tư Mã Thiên - Việt vương Câu Tiễn thế gia - thì Doãn Thường là con trai của Phu Đàm và là cha của Câu Tiễn.
Sau khi Doãn Thường nối ngôi cha trị vì nước Việt thì giữa nước này với nước Ngô láng giềng thường xuyên xảy ra xung đột, nguyên nhân chủ yếu là do sự cạnh tranh đánh bắt thủy hải sản giữa các ngư dân của 2 nước. Ngoài ra còn có lý do khác là giành quyền kiểm soát bờ biển để làm nghề phơi muối, cứ dăm bữa nửa tháng là quân dân hai nước lại có va chạm và tình trạng mâu thuẫn đó như giống như một lò lửa đang cháy âm ỷ chờ ngày bùng phát.
Năm 505 TCN, Việt hầu Doãn Thường nhân cơ hội vua Ngô là Hạp Lư trực tiếp dẫn binh tiến đánh nước Sở, vẫn còn đang đóng quân ở Sính Đô bèn ồ ạt công kích tổng lực sang nước Ngô, Hạp Lư vội vã sai Tôn Vũ về cứu viện cấp tốc để giải nguy ở mặt trận này. Vì lực lượng bị chi phối nên khi Tần Ai Công phát binh cứu Sở, lực lượng quân Ngô đồn trú quá mỏng buộc phải rút lui khiến nước Sở được phục hưng, vì mối hận trên mà Hạp Lư quyết tâm phải diệt nước Việt để trả thù.
Năm 496 TCN, Doãn Thường ốm nặng, nằm trên giường bệnh đang hấp hối chờ ngày chết, Hạp Lư biết tin lợi dung nước Việt có việc bèn đưa quân tiến thẳng vào biên giới nước Việt. Tuy nhiên, con Doãn Thường là Câu Tiễn đã đề phòng việc này nên đã có sự trù bị sẵn, Hạp Lư mắc bẫy quân Việt bị trúng tên ngã nhào xuống ngựa, về đến nước thì chết. Trước khi chết, Hạp Lư dặn con là Phù Sai phải trả thù cho cha, còn về phần Việt hầu Doãn Thường thì cũng chỉ chết sau Hạp Lư một vài hôm. | 1 | null |
Trường trung cấp chuyên nghiệp là một cấp đào tạo trong hệ thống giáo dục Việt Nam cho đến những năm 2010. Các chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp kéo dài 4 năm đối với có học sinh có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, và từ 1 đến 2 năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Từ 2017 theo Quyết định 1982/QĐ-TTg tất cả các trường trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề được gộp chung lại và gọi là trường trung cấp. | 1 | null |
Tây Chu Huệ công (chữ Hán: 西周惠公), tên thật là Cơ Triều (姬朝), là vị quân chủ thứ ba của nước Tây Chu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Năm 367 TCN Tây Chu Uy công Cơ Táo qua đời, con trưởng là Cơ Triều kế nhiệm, hiệu là Chu Huệ công. Tuy nhiên, người em của ông là công tử Cơ Căn khởi binh chống lại ông, kéo quân vào cung điện định giết anh cướp ngôi. Cơ Triều đã có sẵn kinh nghiệm mấy đời trước ông nội mình là Tây Chu Hoàn công giúp ông bác Chu Khảo Vương đoạt vị thế nào nên đã có sự phòng bị kỹ càng, khi quân Cơ Căn đến nơi vừa vào trong thành thì quân bên ngoài lập tức ập vào vây hãm kết hợp với quân ở trong thành đánh ra. Cơ Căn thua to dẫn tàn quân tháo chạy, trên đường rút lui còn bị các nhóm dân quân vũ trang địa phương trung thành với Cơ Triều tập kích khiến cho thất bại thê thảm.
Cơ Căn chạy ra đất Củng - nay là huyện Củng tỉnh Hà Nam, được hai nước chư hầu là Hàn và Triệu ủng hộ, cũng tự lập làm Đông Chu Huệ công, từ đó nước Chu nhỏ bé bị phân liệt và Cơ Triều trở thành Tây Chu quân còn Cơ Căn chính là Đông Chu quân.
Sau khi Tây Chu Huệ công qua đời, thế tử Cơ Cộng Chi thế tập tức Tây Chu Vũ công. | 1 | null |
Cryptocat là ứng dụng web mã nguồn mở có mục đích để tạo ra một nền tảng chat bảo mật, mã hóa cho người dùng..Cryptocat thực hiện mã hóa các tin nhắn chat phía người dùng và gửi chúng tới những server được tin tưởng. Cryptocat được phát hành dưới dạng một plug-in trình duyệt, hỗ trợ Google Chrome, Mozilla Firefox và Apple Safari
Mục tiêu của Cryptocat là để cung cấp một dịch vụ liên lạc mã hóa có tính riêng tư hơn các dịch vụ khác như Google Talk hay Yahoo Messenger, trong khi giữ lại tính thân thiện với người dùng hơn các dịch vụ chat mã hóa khác và còn cho phép việc có nhiều người trong một phòng chat.
Cách thức làm việc.
Cryptocat sử dụng phương thức Off-the-Record Messaging (OTR) để mã hóa. Để tăng tính tính bảo mật Cryptocat tự động tạo ra cặp khóa mới cho mỗi đoạn chat. Cryptocat cũng có thể kết hợp với Tor để ẩn danh máy khách khi kết nối với máy chủ. Dự án cũng có kế hoạch để tạo ra một phiên bản máy chủ cho Raspberry Pi.
Các nghi ngờ về bảo mật.
Các phiên bản trước của Cryptocat bị nghi ngờ về mặt an toàn vì không sử dụng đúng nguồn entropy. Tuy nhiên, các phiên bản sau đã an toàn hơn khi sử dụng bộ tạo ngẫu nhiên trong trình duyệt.
Người phát minh ra Cryptocat Nadim Kobeissi đã bị Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ chặn lại và thẩm vấn vào tháng 6 năm 2012 tại biên giới Hoa Kỳ vì khả năng chống lại sự kiểm duyệt của Cryptocat. Anh tweet về vấn đề này sau đó, tạo ra sự gia tăng đột biến về só lượng người sử dụng Cryptocat.
Trong năm 2013, mạng Cryptocat đã được chuyến về Bahnhof, một công ty host được biết đến về việc hoạt động trong một hầm tránh bom nguyên tử được xây dựng trong thời kì Chiến tranh Lạnh.
Tháng 2 năm 2013, Cryptocat đã được Veracode kiếm tra và chứng nhận không có bất kì lỗ hổng nào với số điểm tuyệt đối | 1 | null |
Hành trình vào tâm Trái Đất hay Lạc vào tiền sử (tựa gốc tiếng Anh: Journey to the Center of the Earth) là bộ phim viễn tưởng và phiêu lưu năm 2008 của Mỹ, định dạng 3D, do Eric Brevig làm đạo diễn, chuyển thể từ một bộ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Jules Verne. Phim có sự tham gia của Brendan Fraser, Josh Hutcherson và Anita Briem. Câu tagline chính thức là Same Planet. Different World (dịch sang tiếng Việt: Cùng một hành tinh. Khác thế giới).
Nội dung.
Nhà thám hiểm Max Anderson đang đi tham quan tâm Trái Đất thì bị một con khủng long Giganotosaurus đuổi theo, Max chết vì bị rơi xuống hố nham thạch khi đang cố nhảy qua bờ bên kia. Mười năm sau, con trai của Max là Sean Anderson đến thăm nhà Trevor Anderson - em trai của Max đồng thời là chú của Sean. Trevor đang làm nhà khoa học, anh ta lục trong thùng đồ cũ của Max và phát hiện có cuốn sách "Hành trình vào tâm Trái Đất", trong cuốn sách đó cũng có vài ghi chú của Max.
Hai chú cháu Trevor và Sean liền đi đến phòng thí nghiệm của Trevor, họ biết được có một núi lửa không hoạt động ở Iceland. Trevor và Sean đi máy bay đến Iceland để xem thử ở đó có phải là tâm Trái Đất hay không, họ định nhờ nhà khoa học người Ireland là ông Ásgeirsson dẫn đường giúp, nhưng lại tình cờ gặp Hannah Ásgeirsson - con gái của ông Ásgeirsson. Hannah kể rằng bố cô ta đã chết mấy năm trước trong thời gian đi thám hiểm tâm Trái Đất, Hannah đồng ý dẫn đường cho Trevor và Sean lên núi lửa. Cả ba người phải chạy vào hang đá để tránh sấm sét, họ nhìn thấy một hầm mỏ bị bỏ hoang ở đây, sau đó họ bị rơi sâu xuống lòng đất.
Trevor, Sean và Hannah rơi xuống hồ nước, họ thấy được rừng rậm cũng như biển cả dưới này, vậy là họ đã đến tâm Trái Đất. Trevor tìm ra vài đồ vật của Max, có cả lá thư Max muốn gửi cho Sean, Trevor đọc lá thư đó cho Sean nghe. Trevor, Sean và Hannah lên kế hoạch trở về bề mặt Trái Đất trước khi nhiệt độ dưới lòng đất lên đến 200 °F (khoảng 93 °C). Họ đóng một cái bè rồi bắt đầu vượt đại dương, vừa ra ngoài khơi thì một bầy cá ăn thịt dữ tợn Xiphactinus tấn công họ, Trevor và Sean lấy khúc gỗ trên bè đập bọn cá, bỗng dưng một bầy khủng long Elasmosaurus trồi dưới biển lên rồi ăn thịt hết bọn cá Xiphactinus. Gió thổi mạnh khiến cánh buồm lung lay, Sean giữ cánh buồm lại nhưng gió cũng thổi cậu bé bay đi, Trevor và Hannah lạc mất Sean từ lúc đó.
Sean tỉnh dậy thì thấy mình đang nằm bất tỉnh trên bờ biển, cậu bé kết bạn với một chú chim và đi theo nó tìm nước uống, tình cờ con khủng long Giganotosaurus phát hiện ra Sean rồi tấn công Sean. Trevor đến nơi kịp lúc, cứu được Sean thoát khỏi con khủng long. Trevor dẫn Sean chạy xuống dòng sông bên dưới hang đá, Hannah đang chờ hai chú cháu dưới đó, Hannah lấy bộ xương hàm khủng long để làm xuồng đi trên sông. Một lúc sau, ba người rơi xuống hố nham thạch nhưng may là kẹt lại giữa chừng, Trevor lấy pháo sáng đốt vào thành hố khiến nó nứt ra, nước trong thành hố chảy xuống nham thạch.
Nham thạch bắn một phát thật mạnh đưa Trevor, Sean và Hannah ra khỏi núi lửa, họ trượt xuống sườn núi, vô tình phá nát vườn cây của một người nông dân. Thực ra trong lúc thám hiểm tâm Trái Đất, Sean có nhặt được mấy viên kim cương, Sean đưa một viên cho người nông dân, xem như là bồi thường cho vườn cây của ông ta. Sau ngày hôm đó, Trevor và Sean về Mỹ, Hannah cũng đến Mỹ sống chung với Trevor vì Trevor và Hannah đã yêu nhau. | 1 | null |
Trận Königinhof là một hoạt động quân sự trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần, đã diễn ra vào ngày 29 tháng 6 năm 1866, tại Königinhof (tiếng Séc: "Dvůr Králové nad Labem") ở xứ Böhmen thuộc Đế quốc Áo Habsburg. Trong trận giao chiến ngắn ngủi này, lực lượng tiền vệ thuộc Sư đoàn số 1 của Quân đoàn Vệ binh hùng mạnh của quân đội Phổ dưới quyền chỉ huy của Hoàng thân August xứ Württemberg đã tấn công và giành chiến thắng trước một lữ đoàn thuộc Quân đoàn IV của Đế quốc Áo dưới quyền chỉ huy của viên tướng Tassilo Festetics cùng với một số thành phần thuộc Quân đoàn X của quân đội Áo dưới quyền Nam tước Ludwig von Gablenz. Cuộc thất bại tại Königinhof, cùng với trận Schweinschädel cùng ngày hôm đó, đã mang lại hàng ngàn thiệt hại cho "Binh đoàn phía Bắc" của Áo dưới quyền tổng tư lệnh Ludwig von Benedeck, trong khi các lực lượng của Phổ chịu tổn thất nhỏ gấp 4 lần so với đối phương. Thắng lợi của quân đội Phổ đã tạo điều kiện cho "Binh đoàn thứ hai" của Phổ dưới quyền tổng chỉ huy của Thái tử Friedrich Wilhelm hợp nhất với "Binh đoàn thứ nhất" của Hoàng thân Friedrich Karl và "Binh đoàn Elbe" của viên tướng Herwarth von Bittenfeld vốn đã tiến đánh từ xứ Sachsen.
Sau khi Quân đoàn Vệ binh Phổ dưới quyền Hoàng thân August xứ Württemberg đánh cho Quân đoàn X của Áo do Gablenz chỉ huy đại bại trong trận Soor vào ngày 28 tháng 6 năm 1866, Gablenz bị buộc phải rút phần lớn quân đoàn của ông ta đến Königinhof. Lữ đoàn của Fleischhacker – một phần thuộc Quân đoàn IV của Áo dưới quyền Festetics cũng triệt thoái đến Königinhof vào buổi sáng hôm sau. Trong Quân đoàn X của Áo, sư đoàn Killer được lệnh án ngữ khu vực này, và sẽ được sư đoàn Plonski cùng với pháo binh trừ bị theo sau. Trong khi, vào ngày 29 tháng 6, Quân đoàn Vệ binh của Phổ tiến đánh từ Burgersdorf và Trautenau đến Königinhof. Lực lượng tiền binh của Quân đoàn Vệ binh đã được lệnh chiếm đóng thị trấn này, trong khi lữ đoàn Áo của Fleischhacker đã trở thành đội quân trú phòng của thị trấn. Quân Áo đã triển khai một số đội hình bộ binh, được kỳ binh yểm trợ, ở hướng bắc thành phố. Khi tiếp cận với Königinhof, đội tiền vệ của lực lượng tiền binh Phổ do Đại tá Alfred von Wadersee chỉ huy đã được "chào đón" bằng một hỏa lực của đội quân trú phòng Áo. Lính bắn súng trường của Phổ nhanh chóng giao chiến với đối phương. Các khẩu súng trường nạp tiền "Lorenz" của lính Áo đã tỏ ra thua xa súng trường nạp hậu "Dreyse" của phía Phổ, và các đội hình tiền tiêu của Áo nhanh chóng phải rút chạy vào thị trấn. Trung đoàn Coranini của Áo đã được lệnh trấn giữ các ngôi nhà, và quân đội Áo đã phòng ngự hết sức quyết liệt. Nhưng rồi, quân đội Phổ đã đập tan quân Áo trên đường phố, trong cuộc chiến một số khẩu đội pháo thuộc Quân đoàn X của Áo đã khai hỏa từ hướng nam thành phố, nhưng ở một khoảng cách quá lớn. Quân Phổ cũng đánh chiếm được ngọn cầu vượt sông Elbe sau khi đánh xuyên qua các ngôi nhà.
Phần lớn lực lượng phòng thủ của Áo bị kẹt lại trong thị trấn, và đều bị quân Phổ vây bắt. Một số tiểu đoàn Áo thuộc các lữ đoàn Grivicic và Mondel, được 10 đại đội của Corinini (thuộc lữ đoàn của Fleischhacker) yểm trợ, buộc phải rút chạy qua ngọn cầu phía nam sau những thiệt hại to lớn cho quân đội Áo. Các tiểu đoàn của Mondel và lữ đoàn của Fleischhacker vẫn còn ở phía sau, đã hành quân xiên qua chiến địa và đến trạm xe lửa, nên lực lượng pháo binh được đưa tới và cản trở mọi cuộc truy kích. Sau thắng lợi này, quân đội Phổ đã dựng trại ngoài trời ở bên trong và hướng bắc thị trấn, đặt các tiền đồn của mình dọc theo bờ sông. Theo các sĩ quan Áo bị bắt sống, tinh thần của quân Áo suy sụp không phải là vì tốc độ bắn của các súng trường Phổ, mà là do người Phổ luôn luôn sẵn sàng nhả đạn. Trong thời điểm này, Quân giới Benedeck cũng phái Quân đoàn II của Áo đến vùng ngoại ô Josephstadt, nhưng đã muộn để cứu vãn tuyến phòng thủ sông Elbe tại Königinhof. | 1 | null |
Chiến dịch Tây Carpath là một chiến dịch tấn công chiến lược do quân đội Liên Xô tiến hành nhằm tấn công vào tuyến phòng thủ của quân đội Đức Quốc xã tại miền Tây Slovakia, Nam Ba Lan trong Chiến tranh Xô-Đức thuộc Chiến tranh thế giới thứ hai từ ngày 12 tháng 1 đến ngày 18 tháng 2 năm 1945. Tham gia chiến dịch có các đơn vị của Phương diện quân Ukraina 4 và cánh phải của Phương diện quân Ukraina 2. Các lực lượng này phải đối đầu với các tập đoàn quân 8, 17, Tập đoàn quân xe tăng 1 (Đức) và Tập đoàn quân 1 (Hungary) đang phòng thủ khu vực Carpath Tây thuộc lãnh thổ Slovakia và Ba Lan từ Jasło (Ba Lan) đến Nemecká (Tiệp Khắc).
Chiến dịch được tiến hành theo hai giai đoạn:
Kết thúc chiến dịch, hai phương diện quân Liên Xô đã đột phá sâu từ 170 đến 230 km trên một chính diện mặt trận rộng 440 km, giải phóng một hầu hết lãnh thổ miền Tây Slovakia, đánh chiếm các bàn đạp làm tiền đề cho việc tiếp cận các tuyến sông Hron, Orava, thượng nguồn sông Wisla và mở chiến dịch giải phóng khu công nghiệp Moravská-Ostrava ngay sau đó.
Tình huống mặt trận.
Sau Chiến dịch Đông Carpath diễn ra tại khu vực Carpath-Dukla và Carpath-Uzhgorod, Phương diện quân Ukraina 4 đã tiến ra tuyến có thể chi viện trực tiếp cho du kích Slovakia. Tuy nhiên, Chiến dịch Đông Carpath cũng gây nhiều tổn thất đáng kể cho quân đội Liên Xô. Để tăng cường cho hướng tấn công vào Tiệp Khắc, ngày 27 tháng 10 năm 1944, Tập đoàn quân 38 được chuyển giao cho Phương diện quân Ukraina 4. Các quân đoàn xe tăng 31 và cận vệ 4 được trả lại cho Phương diện quân Ukraina 1. Phương diện quân Ukraina 4 còn lại 4 lữ đoàn và 2 trung đoàn xe tăng, 5 trung đoàn pháo tự hành và 4 tiểu đoàn xe bọc thép.
Ở bên sườn phải của Phương diện quân Ukraina 4, Phương diện quân Ukraina 1 đang phối hợp với Phương diện quân Byelorussia 1 mở Chiến dịch Wisla-Oder. Tại sườn trái của Phương diện quân Ukraina 4, Phương diện quân Ukraina 2 phối hợp với Phương diện quân Ukraina 3 đang sửa soạn cho những đòn đột kích cuối cùng nhằm tiêu diệt cánh quân Budapest của Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) đang bị giam hãm trong vòng vây. Mặc dù ở trên hướng thứ yếu nhưng chiến dịch của Phương diện quân Ukraina 4 vẫn đóng vai trò quan trọng. Nó có tác dụng giam chân 3 tập đoàn quân của quân đội Đức Quốc xã và 1 tập đoàn quân Hungary - trong đó có Tập đoàn quân xe tăng 1 (Đức) rất mạnh - tại mặt trận Tiệp Khắc, không cho Bộ Tổng Tư lệnh quân đội Đức Quốc xã điều các tập đoàn quân này ra hai hướng chiến lược đến Berlin và đến Viên. Nó cũng có tác dụng che chắn hai bên sườn cho Phương diện quân Ukraina 1 và Ukraina 2 trong các chiến dịch tấn công sang phía Tây. Bên cạnh đó, nhiệm vụ chủ yếu của Phương diện quân Ukraina 4 vẫn là giải phóng Slovakia và Séc.
Mặc dù cuộc khởi nghĩa Slovakia thất bại nhưng tại miền Tây Slovakia vẫn có hàng trăm đội du kích địa phương và cả du kích Liên Xô đang hoạt động. Trong khi các đội du kích địa phương tổ chức các trận tập kích nhỏ nhằm quấy rối hậu phương mặt trận của quân đội Đức Quốc xã thì các đội du kích Liên Xô ngoài nhiệm vụ chiến đấu còn có thêm nhiệm vụ trinh sát các tuyến phòng thủ của quân Đức, xác định các vị trí đóng quân và thăm dò các kế hoạch hành động của quân đội Đức Quốc xã để báo tin cho Bộ Tổng tham mưu Liên Xô cũng như Bộ tham mưu các phương diện quân. Đến đầu năm 1945, tại Tây Carpath vẫn tồn tại gần 20 lữ đoàn và hơn 10 đội du kích của Liên Xô và Tiệp Khắc hoạt động. Mục tiêu chính của họ là hai con đường sắt chạy dọc theo hai sườn Bắc và Nam dãy Tây Carpath, các trung tâm giao thông, nhà ga đầu mối, các kho tàng, các đoàn xe lửa, các đồn cảnh sát của chính quyền ngụy Slovakia và các sở chỉ huy của các đơn vị Đức Quốc xã.
Địa hình trên các hướng tấn công của các tập đoàn quân cận vệ 1, 18, 38 và Quân đoàn Tiệp Khắc 1 vẫn là các vùng núi non của miền Tây Carpath. Từ tuyến sông Ondava đến tuyến sông Olza, Váh và thượng nguồn sông Wisla có các dãy núi Slovenské Rudohorie, Fatra Lớn, Fatra Nhỏ, Carpath Lớn và Carpath Nhỏ chắn ngang. Ngoài ra, đầu nguồn các con sông chảy từ đường phân thủy Tây Carpath xuống đồng bằng Ba Lan ở phía Bắc và đồng bằng Hungary ở phía Nam đều tạo thành những khe sâu. Hướng tiến quân của Tập đoàn quân 38 có địa hình ít núi hơn nhưng lại có nhiều sông suối và khe hẻm cắt ngang các con đường giao thông. Tại các điểm giao nhau giữa các khe hẻm, các đỉnh núi với các con đường đều có thể trở thành các chốt chặn rất hiệu quả.
Đầu năm 1945, bố trí binh lực và chỉ huy trên hai mặt trận Đức và Liên Xô đều có những thay đổi. Từ ngày 17 tháng 1 năm 1945, Thống chế Ferdinand Schörner thay thượng tướng Josef Harpe chỉ huy Cụm tập đoàn quân "A" (Đức) và đến ngày 26 tháng 1 thì Cụm tập đoàn quân này được đổi thành Cụm tập đoàn quân "Trung tâm". Về phía quân đội Liên Xô và đồng minh, Quân đoàn Tiệp Khắc 1 vẫn chiến đấu trong đội hình của Phương diện quân Ukraina 4 nhưng được đặt dưới sự điều động của STAVKA. Muốn sử dụng quân đoàn này, Hội đồng quân sự Phương diện quân phải xin ý kiến của Tổng Tư lệnh tối cao.
Binh lực và kế hoạch.
Quân đội Liên Xô và các đồng minh.
Quân đội Liên Xô.
Phương diện quân Ukraina 4 (tư lệnh: đại tướng I. Ye. Petrov, tham mưu trưởng: trung tướng F. K. Korzhenyevich), với quân số tổng cộng 267.500 người, bao gồm:
Cánh phải của Phương diện quân Ukraina 2 (tư lệnh: Nguyên soái R. Ya. Malinovksy, tham mưu trưởng: thượng tướng M. V. Zakharov), quân số tổng cộng 214.700 người, bao gồm:
Quân đội Romania.
Thuộc quyền chỉ huy của Tư lệnh Phương diện quân Ukraina 2, tổng quân số 99.300 người, bao gồm:
Kế hoạch.
Chiến dịch Tây Carpath có sự tham gia của Phương diện quân Ukraina 4 và cánh phải của Phương diện quân Ukraina 2. Theo kế hoạch, Phương diện quân Ukraina 4 sẽ tiến công theo ba hướng. Hướng chính do Tập đoàn quân số 38 đảm trách, tấn công từ phía Bắc, vượt qua dãy Carpath theo hướng Bielsko-Biała; ngoài ra một phần của Tập đoàn quân sẽ tấn công theo hướng Kraków để hỗ trợ cho Phương diện quân Ukraina 1 lúc này đang tiến hành chiến dịch Sandomierz-Silesia (một chiến dịch bộ phận của chuỗi chiến dịch Wisla-Oder). Hai hướng thứ yếu sẽ do Tập đoàn quân cận vệ 1 và Quân đoàn Tiệp Khắc 1 tấn công theo hướng Ľubotín, Tập đoàn quân số 18 tấn công theo hướng Poprad. Trong khi đó, cánh phải của Phương diện quân Ukraina 2 đóng tại phía Nam ở khu vực biên giới Hungary-Tiệp Khắc phối hợp với các lực lượng du kích địa phương sẽ có nhiệm vụ tiếp cận tuyến sông Hron, Nitra và sau đó phát triển tiến công theo hướng Bratislava, Viên, Brno.
Trong giai đoạn 1, do phải đối phó với địa hình rừng núi phức tạp của miền Carpath, Tập đoàn quân 38, trong biên chế có các đơn vị chuyên tác chiến ở địa hình miền núi đã được điều chuyển từ Phương diện quân Ukraina 1 sang Phương diện quân Ukraina 4. Trong tổng số 215 xe tăng và pháo tự hành của Phương diện quân, 42 chiếc được phân phối cho Tập đoàn quân cận vệ 1 và được sử dụng để kèm với các đơn vị bộ binh nhằm hỗ trợ cho các mũi tiến công chính; còn 39 chiếc được tăng cường cho Tập đoàn quân 18 để tấn công dọc theo bờ Tây sông Hornád. Số còn lại bố trí cho Tập đoàn quân 38 và nằm trong lực lượng dự bị của phương diện quân. Nhìn chung quân đội Liên Xô chỉ đạt được ưu thế tương đối về binh lực với tỉ lệ 1,2:1 về người; 1,3:1 về xe tăng và pháo tự hành; 1,9:1 về đại bác và súng cối, 1,9:1 về máy bay.
Trong giai đoạn 2, khi Phương diện quân Ukraina 2 đã cơ bản hình thành tuyến bao vây cánh quân Budapest của Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) ở phía Tây Bắc thành phố này, các tập đoàn quân 40, 27 và 53 của Phương diện quân Ukraina 2 được giao nhiệm vụ khép chặt sườn phải với Phương diện quân Ukraina 4 đã tham gia chiến dịch và phát động các cuộc tấn công vào Tập đoàn quân 8 (Đức) đang đóng trên các sườn phía Nam của dãy núi Slovenské Rudohorie.
Quân đội Đức Quốc xã.
Binh lực.
Cánh Nam của Cụm Tập đoàn quân A, từ ngày 26 tháng 1 năm 1945 đổi tên thành Cụm Tập đoàn quân Trung tâm (tư lệnh: thượng tướng Josef Harpe, đến ngày 17 tháng 1 là thống chế Ferdinand Schörner). Thành phần tham gia chiến dịch gồm có:
Một phần của Cụm Tập đoàn quân Nam (tư lệnh: trung tướng bộ binh Otto Wöhler)
Kế hoạch.
Trên mặt trận phía Đông, tuyến Wisla-Oder của Đức có nguy cơ bị vỡ cùng với một cụm quân lớn đang bị bao vây tại Budapest. Tại mặt trận phía Tây, cuộc tấn công mùa đông của quân đội Đức Quốc xã tại Chiến dịch Ardennes đang diễn ra trong thế giằng co quyết liệt. Các sư đoàn xe tăng Đức đã bị chặn lại trên phòng tuyến sông Meuse của quân Đồng Minh. Tại Mặt trận Ý, 3 tập đoàn quân Đức (10, 14 và "Liguria") cùng Quân đoàn độc lập 75 đang phải chống chọi với Tập đoàn quân 15 (Hoa Kỳ) và Tập đoàn quân 8 (Anh) trên phòng tuyến Gothic và vùng biên giới Pháp-Ý. Lực lượng dự trữ của nước Đức Quốc xã ngày một mỏng dần. Bộ Tổng Tư lệnh tối cao lục quân Đức Quốc xã nhận thấy sự ổn định mặt trận tại khu vực Slovakia có thể giúp cho hai hướng chiến lược Berlin và Viên có thêm binh lực tăng cường.
Việc bảo vệ Tây Slovakia cũng như các vùng Bohemia và Morava còn có ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với nước Đức Quốc xã. Các trọng điểm kinh tế trong nội địa nước Đức đều nằm trong tầm oanh tạc của máy bay ném bom tầm xa Liên Xô và Mỹ, Anh. Duy chỉ còn lại các vùng công nghiệp xung quanh Viên, Praha và vùng Bohemia - Morava còn tương đối yên tĩnh. Vùng này cung cấp cho nước Đức Quốc xã nhiều sản phẩm công nghiệp nuôi dưỡng cho nền kinh tế chiến tranh của Đế chế thứ ba. Do đó, việc phòng thủ từ xa cho các khu công nghiệp Morava - Ostrava và Bratislava - Brno có nghĩa quan trọng trong việc kéo dài cuộc chiến của Hitler.
Không còn nhiều binh lực để phản công, quân Đức chọn phương án phòng thủ tại chỗ. Các tuyến sông Wisłoka, Ondava, Bila, Poprad, Orava, Hron, Nitra và Váh đều trở thành các chướng ngại tự nhiên để quân Đức dựng lên các tuyến phòng thủ. Trên các con đường núi chạy dọc theo hai sườn Bắc và Nam dãy Tây Carpath đều bố trí các chốt chặn. Hệ thống phòng ngự này sẽ buộc quân đội Liên Xô phải bóc gỡ từng cứ điểm, vượt qua từng tuyến, từng lớp để khi bị tấn công, quân đội Đức Quốc xã có thêm thời gian rút quân từ tuyến trước về để củng cố phòng ngự tuyến sau, kìm hãm tốc độ tấn công và làm tiêu hao các lực lượng đối phương. Chiến thuật này cũng được áp dụng trong các chiến dịch phòng ngự của quân đội Đức Quốc xã tại tuyến Ostrava - Morava và Bratislava - Brno sau đó.
Diễn biến.
Giai đoạn I.
Ngày 12 tháng 1 năm 1945, sau màn bắn pháo chuẩn bị kéo dài 65 phút với 200 khẩu/km chính diện vào phòng tuyến của quân Đức, Tập đoàn quân 18 (Liên Xô) bắt đầu tấn công vào chỗ tiếp giáp giữa Cụm tập đoàn quân A với Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) trên sườn phía Đông của dãy núi Slovenské Rudohorie. Các sư đoàn dẫn đầu của Tập đoàn quân 18 chìm ngập trong tuyết phải khắc phục từng hỏa điểm của quân Đức và Hungary bố trí tại khu vực xung quanh Košice. Tốc độ tấn công rất chậm chạp. Trong ba ngày đầu tiên, Quân đoàn bộ binh 17 chỉ tiến lên được vỏn vẹn 3 km. Ngày 15 tháng 1, Tập đoàn quân cận vệ 1 mới chuyển sang tấn công trên hướng Hánušovce - Prešov. Cuộc tấn công tại đây cũng phát triển chậm chạp vì phải vượt qua các khe sâu trên sông Ondava. Đến ngày 18 tháng 1, Quân đoàn bộ binh cận vệ 3 mới chiếm được thị trấn Hánušovce. Tại cánh trái, đến ngày 18 tháng 1, Tập đoàn quân 38 mới chuyển sang tấn công vào Jasło và đánh chiếm thành phố này vào 18 giờ chiều cùng ngày, phát triển cửa đột phá rộng đến 18 km và sâu 16 km. Ngày 19 tháng 1, Tập đoàn quân 38 tiếp tục chiếm được thị trấn Görlitz (???) và phát triển về phía Tây. Cùng ngày Tập đoàn quân 18 đánh chiếm thành phố Košice. Ngày 20 tháng 1, Tập đoàn quân cận vệ 1 chiếm Prešov. Cùng ngày, Tập đoàn quân 38 tiến công rất nhanh trên con đường sắt Bắc Carpath còn chưa bị phá hoại và vượt sông Biała, đánh chiếm thành phố Nowy Sącz, một ngã tư đường sắt quan trọng ở sườn phía Bắc dãy Carpath. Đến ngày 21 tháng 1, ba tập đoàn quân Liên Xô và Quân đoàn Tiệp khắc 1 đã lấn sâu thêm trung bình 25 km nữa vào tuyến phòng thủ thứ hai của quân Đức.
Từ ngày 22 tháng 1, cuộc chiến diễn ra đặc biệt phức tạp và đẫm máu tại thành phố Maków Podhalański trên đất Ba Lan. Quân đoàn 11 SS chiếm giữ các điểm cao có lợi tại Sucha (???) và các công trình kiên cố tại thị trấn Żywiec đã chống trả kịch liệt các mũi tấn công của Quân đoàn bộ binh 101 (Liên Xô) có các trung đoàn xe tăng 8 và 12 yểm hộ. Do phải tách Quân đoàn bộ binh 52 bẻ hướng tấn công lên phía Bắc để phối hợp với Phương diện quân Ukraina 1 đánh chiếm Kraków, tướng K. S. Moskalenko buộc phải điều Quân đoàn bộ binh 67 từ thê đội 2 lên phía trước và tăng cường cho nó Lữ đoàn xe tăng cận vệ 42 lấy từ đội dự bị của Phương diện quân Ukraina 4. Cuộc chiến tại Maków Podhalański kéo dài đến ngày 28 tháng 1 khi Lữ đoàn xe tăng 42 đánh bật Trung đoàn xe tăng 5 thuộc Sư đoàn xe tăng "Wiking" (Đức) ra khỏi thành phố. Vượt qua điểm nút ở Maków Podhalański, Quân đoàn 101 (Liên Xô) thừa thắng đánh chiếm thị trấn Czechowice (???) ngày 29 tháng 1. Các sư đoàn bộ binh 140 và 183 tổ chức vượt sông Wisla và chiếm được hai đầu cầu nhỏ nhưng không thể mở rộng được do các sư đoàn 544 và 545 (Đức) liên tục phản kích với sự yểm hộ của 15 xe tăng.
Ở giữa mặt trận, sau khi đánh chiếm Prešov, Quân đoàn Tiệp Khắc 1 tăng tốc độ tấn công và ngày 27 tháng 1 đã giải phóng thành phố cổ Levoča. Ngày 28 tháng 1, Quân đoàn Tiệp Khắc tiếp tục chiếm lại thị trấn Poprad trên bờ Đông con sông cùng tên. Tập đoàn quân cận vệ 1 (Liên Xô) đã dịch chuyển mũi tấn công lên phía Bắc, giải phóng các thị trấn Sabinov, Lipany và ngày 29 tháng 1 cũng tiến đến bờ sông Poprad tại Stará Ľubovňa. Ở cánh trái của Phương diện quân Ukraina 4, sau khi giải phóng Košice, Tập đoàn quân 18 (Liên Xô) đã nhanh chóng vượt qua sườn phía Đông dãy núi Slovenské Rudohorie, cắt đứt tuyến đường sắt đi Banská Bystrica ở phía Margecany và phát triển đến Spišská Nová Ves. Đến đây, cuộc tấn công của Phương diện quân Ukraina 1 phải tạm dừng. Ở vùng biên giới Ba Lan - Tiệp Khắc, từ ngày 26 tháng 1, thống chế Ferdinand Schörner, Tư lệnh mới của Cụm tập đoàn quân "Trung tâm" đã chuyển đến đây sư đoàn xe tăng 20 để tăng cường cho Tập đoàn quân 17 giữ vùng Thượng Silesia, che chở cho sườn phía Nam khu công nghiệp Silesia. Các sư đoàn bộ binh 8 và 16 cũng được điều động đến các tuyến sông Poprad và Szola, tăng cường cho Quân đoàn bộ binh 11 và Quân đoàn sơn chiến 49 hình thành các trận địa phòng thủ mới. Mọi cuộc đột kích ngắn của Tập đoàn quân cận vệ 1, Tập đoàn quân 18 và Quân đoàn Tiệp Khắc 1 đều bị đánh bật trở lại.
Tại cánh phải của Phương diện quân Ukraina 4, Tập đoàn quân 38 vẫn tiếp tục cuộc tấn công. Ngày 31 tháng 1, các sư đoàn bộ binh 121 và 140 (Liên Xô) đã tiếp cận thành phố Bielsko-Biała nằm trên con đường cao tốc từ Kraków đi Olomouc. Đây là một trong hai con đường rút lui chủ yếu của cụm quân Đức tại Kraków về phía Tây vì tuyến đường sắt Kraków đi Moravská-Ostrava đã bị không quân Liên Xô phá hủy nặng nề. Các nhà ga tại Dobczyce, Książnica, Droginia, Sułkowice, Jordanów và Chabówka đều bị oanh tạc. Nếu để mất Bielsko-Biała, quân Đức chỉ còn lại duy nhất con đường sắt hiểm trở qua Żywiec để rút quân về Žilina. Mặc dù bị thiệt hại nặng nhưng Quân đoàn xe tăng 11 SS vẫn cố chống giữ thành phố này. Trong hai ngày tấn công đầu tiên, các sư đoàn Liên Xô đều bị đánh bật trở lại. Để đánh chiếm thành phố này, tướng I. E. Petrov yêu cầu Tập đoàn quân cận vệ 1 điều các sư đoàn bộ binh 271 và 276 chi viện cho Tập đoàn quân 38. Đồng thời, tướng A. A. Grechko vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ phải đánh chiếm Żywiec trước ngày 3 tháng 2 để cắt đứt con đường rút quân cuối cùng của Quân đoàn xe tăng 11 SS sang phía Tây.
Giai đoạn II.
Để hoàn thành mục tiêu chiến dịch, Bộ Tổng tham mưu Liên Xô đã yêu cầu nguyên soái R. Ya. Malinovsky sớm mở chiến dịch Bratislava - Brno để hỗ trợ cho Phương diện quân Ukraina 4 vượt qua phòng tuyến Schwarzwasser của quân Đức. Tuy nhiên, R. Ya. Malinovsky cho rằng, nếu tấn công ngay vào Bratislava thì sườn phải của Phương diện quân Ukraina 2 sẽ bị kéo dài hơn, làm tăng thêm nguy cơ bị quân Đức đột kích vào hai bên sườn. Và điều đó đã xảy ra. Ngày 23 tháng 1, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 từ Esztergom thử đột kích theo hướng Bratislava đã bị Quân đoàn xe tăng 57 và Quân đoàn bộ binh 72 (Đức) đột kích vào hai bên sườn từ Nové Zámky xuống và từ Komárno lên. Ngày 25 tháng 1, Tập đoàn quân xe tăng 6 buộc phải rút về Esztergom. Bộ Tổng tham mưu Liên Xô đồng ý với ý kiến của R. Ya. Malinovsky và đề nghị Phương diện quân Ukraina 2 đưa cánh phải (gồm các tập đoàn quân 27, 53 và 40) trực tiếp tham gia chiến dịch Tây Carpath. Tuyến phân giới giữa hai phương diện quân Ukraina 2 và 4 sẽ dịch chuyển lên phía Bắc từ Polomka đến Kromejic (???). Quân đoàn Tiệp Khắc 1 cũng được điều từ Tập đoàn quân cận vệ 1 sang Tập đoàn quân 18 để tăng mật độ tấn công trên hướng Poprad - Liptovský Mikuláš.
Cuộc chiến tại Bielsko-Biała.
Ngày 1 tháng 2 năm 1945, Chiến dịch Tây Carpath được khởi động lại. Trên cánh Bắc, sau 45 phút pháo kích chuẩn bị, các Sư đoàn bộ binh 121 và 140 bắt đầu tấn công Bielsko-Biała từ phía Bắc. Các sư đoàn bộ binh 271 và 276 đột nhập vào Bielsko-Biała từ phía Đông Nam. Quân đoàn bộ binh cận vệ 3 tiến nhanh đến Żywiec và Cieszyna (???) để cắt đứt con đường rút lui cuối cùng của quân Đức xuống phía Nam. Ngày 3 tháng 2, tuyến phòng thủ tại điểm tiếp giáp giữa Sư đoàn xung kích 544 và Sư đoàn bộ binh 75 (Đức) bị Lữ đoàn xe tăng cận vệ 42 và Trung đoàn pháo tự hành 1511 (Liên Xô) chọc thủng. Các sư đoàn bộ binh 211 và 305 (Quân đoàn bộ binh 67) được đưa vào cửa đột phá và mở rộng bàn đạp sâu 8 km, rộng 20 km ở phía Tây Nam Czechowice (???), phối hợp với Sư đoàn sơn chiến 129 (Quân đoàn bộ binh 107) khép vòng vây ở phía Tây cụm quân Đức tại Bielsko-Biała. Ngày 4 tháng 2, Sư đoàn bộ binh sơn chiến 128 (Quân đoàn bộ binh cận vệ 3) đánh chiếm thành phố Żywiec cắt đứt con đường rút quân cuối cùng của chủ lực Quân đoàn 11 SS (Đức) đang đóng tại Bielsko-Biała xuống phía Nam.
Trong ba ngày sau đó, tướng Friedrich Schulz sử dụng các sư đoàn bộ binh 8 và 16 mới được tăng viện cố gắng nối liên lạc với cụm quân Đức tại Bielsko-Biała nhưng các cuộc đổ bộ của quân Đức sang bờ Đông của thượng nguồn sông Wisla đều thất bại. Không còn trong mong vào quân cứu viện, ngày 12 tháng 2 năm 1945, tướng Matthias Kleinheisterkamp hạ lệnh cho quân Đức tại Bielsko-Biała tùy nghi di tản. Chỉ một phần ít ỏi của Sư đoàn bộ binh 75 và Sư đoàn xung kích 544 (Đức) chạy thoát khỏi thành phố, khoảng 15.000 quân Đức tại Bielsko-Biała bị tiêu diệt hoặc bị bắt làm tù binh. Chiều 12 tháng 2, các sư đoàn bộ binh 211, 340 và Trung đoàn xe tăng cận vệ 1 tiến vào giải phóng Bielsko-Biała. Trong 6 ngày tiếp theo, các sư đoàn của Tập đoàn quân 38 (Liên Xô) cố gắng đột phá sang phía Tây nhưng vẫn phải dừng lại trước tuyến sông Olza do tướng Ferdinand Schörner đã điều đến đây Sư đoàn xe tăng 18 SS và một phần Sư đoàn xe tăng 20 để củng cố tuyến phòng thủ này.
Trên hướng Liptovský Mikuláš.
Tại tuyến sông Poprad, Tập đoàn quân 18 và Quân đoàn Tiệp Khắc 1 vấp phải một tuyến phòng ngự của quân Đức cứng rắn không kém tuyến phòng ngự trên sông Ondava trước đó. Ngoài tuyến phòng ngự chính sâu 7 km tại các tuyến sông Poprad và thượng nguồn sông Váh, các thành phố Liptovský Mikuláš, Liptovský Hrádok và Ružomberok đều được cấu trúc các boong ke, công sự. Các công trình xây dựng kiên cố đều bị biến thành các hỏa điểm. Trên con đường bộ từ Poprad đến Liptovský Mikuláš chỉ dài hơn 40 km nhưng đã có hơn 10 chốt chặn cấp đại đội, trong đó, ba chốt kiên cố được bố trí tại các hầm xuyên núi và chỗ giao nhau với con đường sắt Poprad - Liptovský Mikuláš. Quân Đức nhiều lần cử các toán công binh đến đánh sập cây cầu chung sắt - bộ ở Poprad nhưng đều bị các sư đoàn bộ binh 24 và 351 (Quân đoàn bộ binh 95) đang chiếm giữ đầu cầu bên bờ Tây sông Poprad đánh bật trở lại.
Ngày 1 tháng 2, trinh sát của Quân đoàn bộ binh 95 đã bắt liên lạc được với Lữ đoàn du kích quốc tế của trung tá Pyotr Alekseyevich Velichko. Lữ đoàn này vốn chỉ là một đội du kích nhỏ với quân số 11 người được thả dù xuống Slovakia từ mùa hè năm 1944 để thực hiện các vụ phá hoại ở hậu phương của quân Đức. Trong hơn nửa năm hoạt động, lữ đoàn này đã loại khỏi vòng chiến hơn 3.000 quân Đức, bắn rơi 9 máy bay, lật đổ hàng chục đoàn tàu bọc thép và tàu quân sự Đức. Quân số của lữ đoàn lên đến trên 2.000 người trong vòng vài tháng, bao gồm người Nga, người Tiệp, người Ba Lan, người Hungary và cả người Pháp. P. A. Velichko và các lữ đoàn phó T. M. Stadnik và A. S. Egorov đề nghị cho lữ đoàn dẫn Sư đoàn đổ bộ đường không 2 mang theo vũ khí, trang bị nhẹ và sơn pháo theo các con đường mòn băng qua núi, tránh các chốt chặn của quân Đức để đánh chiếm Liptovský Hrádok. Sau đó, thành phố này sẽ được dùng làm bàn đạp để đánh chiếm Liptovský Mikuláš và Ružomberok. Tướng A. I. Gastilovich đồng ý với kế hoạch này.
Ngày 3 tháng 2, Tập đoàn quân 18 và Quân đoàn bộ binh Tiệp Khắc 1 bắt đầu tấn công sau 30 phút bắn pháo chuẩn bị. Tuy nhiên, cuộc tấn công không thành công, các sư đoàn ở thê đội 1 đều bị đánh bật trở lại sau khi tiến lên chỉ vỏn vẹn mấy trăm mét. Ngày 5 tháng 2, cuộc tấn công được lặp lại và lần này, Quân đoàn Tiệp Khắc 1 đã chiếm được cụm phòng ngự mạnh của quân Đức tại Yalovets (???) trong ngày tấn công đầu tiên. Lữ đoàn xe tăng cận vệ 5, các trung đoàn pháo tự hành 108 và 875 được đưa vào cửa đột phá và phát triển tấn công theo quốc lộ Poprad - Liptovský Mikuláš. Ngày 11 tháng 2, Sư đoàn đổ bộ đường không 2 và Lữ đoàn du kích Velichko đánh chiếm thành phố Liptovský Hrádok. Tướng Karl von Le Suire tập trung quân về giữ Liptovský Mikuláš. Ngày 12 tháng 2, bốn sư đoàn của Tập đoàn quân 18 và Quân đoàn Tiệp Khắc 1 bắt đầu công kích thành phố. Sư đoàn bộ binh 138 (Quân đoàn bộ binh cận vệ 17) định đột kích qua làng Iľanovo vào Liptovský Mikuláš nhưng không thành công. Ngày hôm sau, tướng A. I. Gastilovich điều Sư đoàn bộ binh 8 đến tăng cường và tiếp tục cuộc tấn công sau khi pháo binh của Tập đoàn quân nã 11.333 quả đạn vào các vị trí phòng thủ của Sư đoàn bộ binh 320 (Đức) và Sư đoàn bộ binh 6 (Hungary). Buổi chiều cùng ngày, hai sư đoàn 8 và 138 chiếm được Iľanovo nhưng quân Đức đã điều thêm Sư đoàn sơn chiến 100 chốt chặt các cửa ngõ ra vào Liptovský Mikuláš.
Ngày 13 tháng 2, Quân đoàn bộ binh 95 và Sư đoàn đổ bộ đường không 2 chiếm được Ružomberok nhưng cuộc chiến tại Liptovský Mikuláš vẫn diễn ra giằng co ác liệt. Ngày 18 tháng 2, một trận bão tuyết đổ xuống dãy núi Fatra Lớn, cản trở sự di chuyển của xe cơ giới. Tầm nhìn giảm xuống chỉ còn từ 100 đến 200 mét khiến pháo binh và không quân không thể hoạt động được. Quân đoàn bộ binh cận vệ 17 cũng bị mắc kẹt trên các ngọn núi phía trước Liptovský Mikuláš. Tập đoàn quân 18 phải ngừng tấn công. Ngày 3 tháng 3, liên quân Liên Xô - Tiệp Khắc mở lại cuộc tấn công. Các sư đoàn bộ binh 24, 351 và Quân đoàn Tiệp Khắc 1 đã đột nhập vào thành phố và hất quân Đức về phía sau. Cuộc chiến diễn ra gay go, ác liệt xung quanh điểm cao 704, 748, 768, các làng Jiara (???) và Smerszan (???). Ngày 5 tháng 3, Quân đoàn bộ binh sơn chiến 49 (Đức) được tăng cường Trung đoàn xe tăng 5 thuộc Sư đoàn xe tăng "Wiking" lấy từ Quân đoàn bộ binh 11 sang tổ chức phản công, chiếm lại các điểm cao 704 và 768. Pháo binh Đức lập tức được điều đến hai điểm cao này và khống chế Liptovský Mikuláš. Ngày 8 tháng 3, tướng Karl von Le Suire tổ chức một cuộc phản công lớn đánh bật Sư đoàn bộ binh 24 (Liên Xô) khỏi Liptovský Mikuláš, đẩy Quân đoàn bộ binh cận vệ 17 và Quân đoàn Tiệp Khắc 1 lùi về sát phía Tây Ružomberok. Tướng I. E. Petrov buộc phải ra lệnh cho Tập đoàn quân 18 ngừng tấn công và tổ chức phòng thủ để giữ hai thành phố còn lại là Liptovský Hrádok và Ružomberok. Tuy nhiên, I. Ye. Petrov chỉ đạt được một nửa mục tiêu. Ngày 9 tháng 3, Quân đoàn sơn chiến 49 (Đức) chiếm lại Ružomberok.
Các cuộc tấn công của Phương diện quân Ukraina 2.
Cánh phải của Phương diện quân Ukraina 2 gồm các tập đoàn quân 27, 40, 53 và Cụm kỵ binh cơ giới 1 của tướng I. A. Pliyev bắt đầu tấn công từ ngày 20 tháng 1 năm 1945. Sau 5 ngày chiến đấu, Tập đoàn quân 40 và Tập đoàn quân Rumania 4 đã vượt sông Slaná ở Plešivec, đánh chiếm các đèo ngang trên các con đường mòn qua dãy núi Slovenské Rudohorie tại Rožňava, Revusza (???) và Tiszov (???), hất Quân đoàn bộ binh 17 (Đức) về thung lũng thượng nguồn sông Hron tại sườn phía Bắc dãy Slovenské Rudohorie. Tập đoàn quân 27 cũng tiến công thắng lợi trên hướng Zvolen. Sau ba ngày tấn công và giành giật từng đường phố, các quân đoàn bộ binh cận vệ 35 và 104 đã đánh chiếm cứ điểm Lučenec do các Sư đoàn bộ binh 15 và 76 của Quân đoàn bộ binh 29 (Đức) đóng giữ. Ngày 24 tháng 1, Quân đoàn bộ binh 33 men theo đường sắt Lučenec - Zvolen tấn công lên Kriváň. Ngày 25 tháng 1, Tập đoàn quân 27 giải phóng Kriváň và chiếm giữ đèo Málinec.
Cuộc tấn công của Tập đoàn quân 53 (Liên Xô) trên cánh trái diễn ra phức tạp hơn. Tại địa đoạn từ phía Tây Lučenec đến Nemce và Levice, Quân đoàn xe tăng 4 (Đức) đã chống trả kịch liệt. Qua ba ngày đầu, cả Tập đoàn quân 53 và Cụm kỵ binh cơ giới của tướng I. A. Pliyev chỉ tiến lên được không quá 10 km theo hướng Banská Štiavnica. Ngày 23 tháng 1, Cụm kỵ binh cơ giới Liên Xô đột kích sang phía Tây và đánh chiếm Levice. Tập đoàn quân 53 tập trung quân đoàn bộ binh 24 (cận vệ) và Quân đoàn bộ binh 57 giải phóng Banská Štiavnica. Ngày 25 tháng 1, tình hình sườn trái của Cụm kỵ binh cơ giới của I. A. Pliyev trở nên phức tạp. Tập đoàn quân 6 (Đức) sử dụng Quân đoàn xe tăng 57 và Quân đoàn bộ binh 72 công kích vào hai bên sườn mũi tấn công của Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 (Liên Xô) đang tấn công vào Komárno, buộc tập đoàn quân này phải rút về điểm xuất phát tại phía bắc Esztergom.
Trước nguy cơ bị vỡ mặt trận trên hướng Esztergom - Komárno, ngày 26 tháng 1, nguyên soái R. Ya. Malinovski buộc phải rút Cụm kỵ binh cơ giới của tướng I. A. Pliyev khỏi hướng Levice và điều nó đến tuyến sông Hron ở phía Tây Shagn nhằm yểm hộ sườn phải cho Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 vừa bị thiệt hại trong các trận phản kích của Quân đoàn xe tăng 57 (Đức) tại khu vực giữa Nové Zámky và Komárno. Tình hình trên hướng Nam Budapest cũng phức tạp tương tự, quân Đức tổ chức 7 sư đoàn xe tăng phản kích từ hồ Balaton lên phía Nam Budapest. Cũng trong ngày 26 tháng 1, nguyên soái R. Ya. Malinovski tiếp tục phải rút Tập đoàn quân 27 về hướng Nam Budapest để tổ chức phản đột kích vào Quân đoàn xe tăng 4 SS đang công kích ra tuyến sông Danube. Hướng tấn công vào Zvolen do cánh trái của Tập đoàn quân 40 đảm nhận.
Ngày 3 tháng 2 năm 1945, các tập đoàn quân 40, 53 (Liên Xô) và các tập đoàn quân Romania 1 và 4 tiếp tục tấn công. Ngày 13 tháng 2, Quân đoàn bộ binh 50 giải phóng Brezno. Ngày 15 tháng 2, các sư đoàn bộ binh 54, 159 (Liên Xô) và Tập đoàn quân Romania 4 tấn công Zvolen nhưng sau ba ngày vẫn không chiếm được thành phố. Trên hướng Tây, Tập đoàn quân 53 và Tập đoàn quân Romania 1 phải rất vất vả mới tiến được ra tuyến sông Hron và buộc phải dừng lại trước con sông này. Pháo binh Liên Xô bị mắc kẹt trên các con đường lầy lội đầy tuyết ở giữa hai con sông Ipeľ và Hron. Ngày 13 tháng 2, Phương diện quân Ukraina 3 và cánh trái của Phương diện quân Ukraina 2 giải phóng Budapest nhưng cuộc tấn công trên cánh Bắc Budapest của quân đội Liên Xô buộc phải tạm đình chỉ ngày 20 tháng 2 do thiếu hụt binh lực và bị dàn mỏng ra sau khi 9 sư đoàn (kể cả Sư đoàn pháo binh 11) của Tập đoàn quân 27 và 2 quân đoàn kỵ binh cơ giới của tướng I. A. Pliyev bị điều sang các hướng khác.
Kết quả và đánh giá.
Kết quả.
Sau chiến dịch Tây Carpath, Phương diện quân Ukraina 2 và 4 đã giải phóng phần lớn lãnh thổ Slovakia và miền Nam Ba Lan, tiếp cận vùng thượng lưu sông Wisla và góp phần giúp cho Phương diện quân Ukraina 1 đánh bại quân Đức tại khu vực Silesia. Những thành quả của chiến dịch Tây Carpath cũng giúp quân đội Liên Xô đánh chiếm được một bàn đạp quan trọng tạo điều kiện thuận lợi để sớm mở Chiến dịch tấn công Moravská-Ostrava sau đó. Trong đó phải kể đến đầu cầu Chergovice nằm ở bờ Tây thượng nguồn sông Wisla.
Trong chiến dịch này, quân đội Liên Xô đã tiến về phía Tây từ 170 km đến 230 km, giải phóng hơn 2.000 điểm dân cư, trong đó có 12 thành phố và thị trấn, đánh tan 17 sư đoàn và 1 lữ đoàn Đức, thu giữ và phá hủy 2.300 đại bác và súng cối, 320 xe tăng và pháo tự hành, 65 máy bay và nhiều phương tiện chiến tranh khác. Theo các báo cáo từ mặt trận về Bộ Tổng tham mưu Liên Xô, khoảng 20.000 quân Đức thiệt mạng, gần 80.000 người khác bị thương. Sau chiến dịch, có 149 đơn vị Liên Xô chiến đấu xuất sắc đã được tặng thưởng các huân, huy chương và 42 đơn vị được phong tặng các danh hiệu "Košice", "Prešov", "Horlitski", "Popradski", "Yaslovski".
Tổn thất về người của quân đội Liên Xô: Phương diện quân Ukraina 4 có 16.312 người chết, 58.152 người bị thương. Trên cánh phải của Phương diện quân Ukraina 2 có 4.021 người chết, 16.815 người chết và bị thương. Tổng cộng cả hai phương diện quân Ukraina 2 vá 4 có 16.337 người chết, chiếm 3,4% quân số tham gia ban đầu. Tổn thất của các tập đoàn quân Romania 1 và 4 gồm 2.486 người chết và 9.844 người bị thương. Quân đoàn Tiệp Khắc 1 có 257 người chết và 713 người bị thương.
Đánh giá.
Chiến dịch Tây Carpath không hoàn thành được toàn bộ các mục tiêu đề ra. Các thành phố quan trọng ở miền Tây Slovakia như Žilina, Zvolen, Banská Bystrica và Liptovský Mikuláš vẫn nằm trong tay quân Đức. Nguyên nhân chủ quan về phía Liên Xô do cơ cấu binh lực của Phương diện quân Ukraina 4 không đáp ứng được yêu cầu tác chiến ở địa hình rừng núi mặc dù đã được tăng cường Tập đoàn quân 38. Trong các cuộc tấn công, chỉ có Tập đoàn quân 38 đạt được chiều sâu nhiệm vụ được quy định trong kế hoạch, khép chặt sườn phải cho cánh trái của Phương diện quân Ukraina 1 tấn công trên hướng Kraków - Katowice. Các tập đoàn quân 18 và cận vệ 1 chỉ có 14 sư đoàn bộ binh và trong đó cũng chỉ có 2 sư đoàn bộ binh sơn chiến. Cả hai tập đoàn quân chỉ có một lữ đoàn xe tăng (Lữ đoàn xe tăng cận vệ 5 của Tập đoàn quân 18). Ngay cả khi được tăng cường thêm Lữ đoàn xe tăng cận vệ 42 và Trung đoàn xe tăng cận vệ 1 cùng 2 trung đoàn pháo tự hành thì tỷ lệ so sánh về xe tăng vẫn nghiêng về quân đội Đức Quốc xã. Nguyên nhân của tình trạng này là do các tập đoàn quân và các quân đoàn xe tăng mạnh của quân đội Liên Xô đều tập trung cho các hướng tấn công chính tại Đông Phổ, đồng bằng Ba Lan và đồng bằng Hungary. Do đó quân đội Liên Xô ở Carpath đã không khai thác được lợi thế của các con đường chạy theo hướng Đông - Tây dọc theo thung lũng các con sông Slaná, Hornád, Váh và Hron để mở các mũi đột kích sâu.
Trong phối hợp hiệp đồng tác chiến cũng có vấn đề. Các tập đoàn quân Liên Xô mở cuộc tấn công không cùng một thời điểm, thời gian chênh lệch từ 3 đến 7 ngày, do đó, tính bất ngờ không còn. Quân Đức có thời gian để điều các lực lượng mạnh cơ động theo các tuyến đường sắt rất phát triển ở vùng Tây Carpath để phối hợp với quân đồn trú chặn kích từng mũi tấn công, đồng thời, có thời gian để chuẩn bị các cứ điểm phòng thủ mạnh ở các thành phố nằm trên đường tấn công của quân đội Liên Xô. Quân Đức cũng có đủ thời gian để điều động 4 sư đoàn, trong đó có 1 sư đoàn xe tăng đến tăng cường cho mặt trận Tây Carpath. Vào giai đoạn sau của chiến dịch, việc rút Tập đoàn quân 27 sang hướng Nam Budapest và Cụm kỵ binh cơ giới của tướng I. A. Pliyev sang hướng Tây Bắc Budapest dù là do tình huống bắt buộc để tập trung quân giải phóng Budapest nhưng cũng có tác động tiêu cực đến tiến trình của chiến dịch Tây Carpath. Binh lực của 5 tập đoàn quân Liên Xô vốn đã không chiếm ưu thế áp đảo so với quân Đức lại bị dàn mỏng thêm nên khó có thể duy trì các trận tấn công liên tục quá một tuần.
Mặc dù quan hệ giữa Tư lệnh Phương diện quân Ukraina 4, đại tướng I. Ye. Petrov với ủy viên hội đồng quân sự phương diện quân, thượng tướng L. Z. Mekhlis được nguyên soái G. K. Zhukov đánh giá là không có vấn đề gì lớn: "I. Ye. Petrov làm việc ăn ý với Mekhlis và Petrov không có gì phàn nàn về Mekhlis" nhưng sau chiến dịch, I. V. Stalin vẫn quyết định thay I. Ye. Petrov. Ngày 25 tháng 3 năm 1945, đại tướng I. Ye. Petrov được điều đi làm tham mưu trưởng Phương diện quân Ukraina 1. Thay thế ông là đại tướng A. I. Yeryomenko, nguyên Tư lệnh Phương diện quân Pribaltic 2. Thượng tướng L. M. Saldalov, nguyên tham mưu trưởng Phương diện quân Pribaltic 2 cũng được cử đến làm tham mưu trưởng Phương diện quân Ukraina 4 thay trung tướng F. K. Korzhenyevich được điều đi làm tham mưu trưởng quân khu Zakavkaz. Phương diện quân Ukraina 4 được bổ sung quân số, vũ khí, phương tiện và tăng cường thêm Tập đoàn quân 60 của thượng tướng P. A. Kurochkin, Quân đoàn xe tăng 31 và tập trung chuẩn bị mọi mặt cho Chiến dịch tấn công Moravská-Ostrava. | 1 | null |
Bán kính Trái Đất (ký hiệu là "R"🜨 hoặc formula_1) là đơn vị đo chiều dài của Trái Đất. Do bề mặt Trái Đất có chỗ lồi lõm, cao thấp, hay nói cách khác Trái Đất không phải là hình cầu hoàn hảo, vì vậy bán kính Trái Đất không có giá trị chuẩn. Khoảng cách từ các điểm trên bề mặt Trái Đất đến điểm trung tâm lõi Trái Đất từ 6.353 km đến 6.384 km (≈3.947–3.968 mi). Có nhiều cách khác nhau để mô hình hóa Trái Đất như một hình cầu, khi đó bán kính trung bình của Trái Đất là 6.371 km (≈3.959 mi). Trong khi từ "bán kính" chỉ dùng để chỉ những vật thể cầu/tròn hoàn chỉnh. Theo NASA, bán kính ở xích đạo là 6.378 km. | 1 | null |
Dr. Michel Gustave Édouard Mayor (sinh ngày 12 tháng 1 năm 1942 tại Lausanne) là một nhà thiên văn vật lý học, giáo sư danh dự người Thụy Sĩ tại khoa Vũ Trụ học, Đại học Geneva. Ông đã về hưu năm 2007, nhưng vẫn còn làm việc với tư cách nhà nghiên cứu tại Đài Quan Sát Geneva. Ông nhận giải thưởng Viktor Ambartsumian năm 2010.
Ông cùng hai người khác Jim Peebles, và Didier Queloz nhận giải Nobel vật lý 2019,
Mayor có bằng Thạc sĩ Vật lý tại Đại học Lausanne (1966) và Tiến sĩ Thiên văn học từ Đài thiên văn Geneva (1971). Luận án của ông cũng có một bài báo gọi là "Tiểu luận về tính chất động học của các ngôi sao trong vùng lân cận mặt trời: mối quan hệ có thể với cấu trúc xoắn ốc thiên hà". Ông là nhà nghiên cứu tại Viện Thiên văn học tại Đại học Cambridge năm 1971. Sau đó, ông đã trải qua các học kỳ nghỉ phép tại Đài thiên văn Nam châu Âu (ESO) ở phía bắc Chile và tại Viện Thiên văn học của Đại học Hawaii. | 1 | null |
Lưu lượng nước là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang sông trong một đơn vị thời gian, Đơn vị tính lưu lượng nước thường là m3/s. Lưu lượng trung bình tháng là trị số bình quân của lưu lượng các ngày trong tháng. Dụng cụ đo lưu lượng nước là máy lưu tốc kế, phao trôi, hoặc máy chuyên dụng ADCP. | 1 | null |
Trong đại số sơ cấp, phần bù bình phương là phương thức chuyển đổi một đa thức bậc hai theo dạng
thành dạng
Theo nghĩa này, "hằng số" (constant) không phụ thuộc vào "x". Biểu thức bên trong dấu ngoặc đơn có dạng ("x" − hằng số). Do đó, ta có thể chuyển đổi "ax"2 + "bx" + "c" thành
và cần phải tìm "h" và "k".
Phần bù bình phương được sử dụng để:
Trong toán học, phần bù bình phương được coi là một phép toán đại số cơ bản, và thường được áp dụng mà không cần chú thích trong các phép tính có đa thức bậc hai.
Tổng quan.
Khái quát.
Công thức đơn giản để tính bình phương của một nhị thức trong toán học sơ cấp:
Ví dụ
Với chính phương, số "p" luôn bằng một nửa hệ số của "x", và hằng số thì bằng "p"2.
Ví dụ cơ bản.
Xem xét đa thức bậc hai dưới đây
Phương trình bậc hai này không phải là chính phương, do 28 không phải là bình phương của 5:
Tuy nhiên, vẫn có thể viết phương trình bậc hai gốc dưới dạng tổng của bình phương và một hằng số:
Đây được gọi là "phần bù bình phương".
Mô tả chung.
Với một đa thức lồi
Ta có thể tạo một bình phương với hai số hạng đầu tiên
Bình phương này chỉ khác với phương trình bậc hai gốc ở giá trị của hằng số. Do đó, ta có thể viết:
Trong đó k là một hằng số. Phép tính này được gọi là "phần bù bình phương".
Ví dụ:
Trường hợp không phải đa thức lồi.
Với đa thức bậc hai theo dạng
Có thể phân tích nhân tử hệ số "a", rồi thực hiện phần bù bình phương cho đa thức lồi
Ví dụ:
Điều này cho phép viết đa thức bậc hai theo dạng
Công thức.
Kết quả của phần bù bình phương có thể được viết dưới dạng một công thức. Với những trường hợp chung:
Cụ thể hơn, khi "a=1":
Trường hợp ma trận cũng tương tự: | 1 | null |
Triệu Liệt hầu (chữ Hán: 趙烈侯, trị vì: 408 TCN - 400 TCN), tên thật là Triệu Tịch (趙籍), là vị vua đầu tiên của nước Triệu - chư hầu nhà Chu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Triệu Tịch là con của Triệu Hiến tử - quan thượng khanh nước Tấn. Họ Triệu từ nhiều đời đã cùng họ Hàn và họ Ngụy khống chế chính trường nước Tấn, đất đai và thế lực mạnh hơn hẳn vua Tấn.
Năm 403 TCN, Triệu Tịch cùng 2 họ Hàn, Ngụy được thiên tử Chu Uy Liệt vương phong làm chư hầu. Trên lãnh thổ nước Tấn cũ có 4 nước cùng tồn tại là Tấn, Hàn, Triệu, Ngụy. Thực lực của Tấn Liệt công lúc đó đã rất suy yếu.
Triệu Tịch trở thành Triệu Liệt hầu. Ông truy tôn cha làm Triệu Hiến hầu.
Ông là người yêu thích âm nhạc. Trong thời gian cai trị, Triệu Liệt hầu dùng Công Trọng làm tướng quốc, Tuân Hân làm trung úy, Từ Việt làm nội sử.
Năm 400 TCN, Triệu Liệt hầu qua đời. Ông tại vị 9 năm. Em ông là Triệu Vũ hầu lên nối ngôi. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.