text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Vô Cương (, trị vì: 342 TCN - 306 TCN) là vị vua cuối cùng của nước Việt trong lịch sử Trung Quốc, ông là con trai của Việt vương Vô Chuyên. Bấy giờ, ngoài nước Thục xưng đế ở ngoài Trung Nguyên, chỉ có nước Sở và nước Việt xưng vương ngang hàng với thiên tử nhà Chu, Tề Uy Vương cho rằng nước Việt là nước nhỏ mà dám xưng vương, còn mình là nước lớn chả lẽ lại chịu lép vế nên cũng tự xưng vương. Việt vương Vô Cương thấy vậy định hưng binh hỏi tội Tề vì dám tiếm hiệu nhà Chu, Tề Uy Vương sai sứ sang thuyết phục vua Việt nên đánh Sở trước vì nước Sở còn xưng vương từ trước. Không rõ sứ giả nói gì mà Vô Cương lại nghe lời quyết định chuyển hướng tấn công Sở, không ngờ quân Sở chiến đấu cũng rất ngoan cường nên không dễ gì quân Việt đánh bại ngay được. Năm 334 TCN, nước Sở mở đợt phản công chớp nhoáng khiến quân Việt đại bại phải tháo chạy về nước, Vô Cương dẫn quân về kinh chấn chỉnh lực lượng chờ ngày tái chiến. Sở Uy Vương không cho Vô Cương có thời gian kịp phục hồi mà xua quân tiến sâu vào đất Việt, cuộc chiến lại tiếp tục giằng co dai dẳng mãi cho đến đời Sở Hoài Vương mới chính thức đánh bại được nước Việt. Kết quả đến năm 306 TCN, Việt vương Vô Cương thất trận bị giết chết, con trai thứ hai của ông là Minh Di đầu hàng được vua Sở cho cai quản vùng đất Ngô Thành nằm ở phía nam Âu Dương Đình hiệu là Âu Dương Đình Hầu, là thủy tổ của họ Âu Dương. Nước Việt chính thức chấm dứt trở thành vùng phụ thuộc của Sở sau hơn 1500 năm tồn tại, một số tôn thất khác chạy đi những nơi xa hơn lập nghiệp khai khẩn những vùng đất hoang vu mới ở phía nam sông Mân, đó là nước Mân Việt. Hậu duệ của họ về sau đầu hàng tướng Tần là Vương Tiễn, sau khi nhà Tần diệt vong, vì có công chống Tần nên được Hán Cao Tổ cho phép tái lập nước, đến đời Hán Vũ Đế mới bị tiêu diệt hoàn toàn.
1
null
Lea Michele Sarfati ( sinh ngày 29 tháng 8 năm 1986), được biết đến với nghệ danh Lea Michele, là một diễn viên và ca sĩ người Mỹ, nổi tiếng nhất với vai diễn Rachel Berry trong sê ri phim truyền hình "Glee" của FOX, với vai diễn này cô đã nhận được hai đề cử cho giải quả cầu vàng và một đề cử cho giải Emmy. Lea bắt đầu hoạt động chuyên nghiệp với tư cách là một diễn viên nhí ở Broadway trong các vở kịch như "Những người khốn khổ", "Ragtime" và "Fiddler on the Roof". Năm 2006, cô bắt đầu đảm nhận vai Wendla trong vở kịch Broadway "Spring Awakening". Tiểu sử. Lea được sinh ra ở Bronx, thành phố New York. Cô là con một của Edith, y tá, và Marc Sarfati, chủ nhà hàng. Mẹ cô là người Mỹ gốc Ý và theo công giáo La Mã, còn bố cô lại là dân Do Thái người Tây Ban Nha. Lea theo đạo Thiên chúa, cô đã từng nói rằng bố cô đi nhà thờ với hai mẹ con "một cách vui vẻ". Cô lớn lên ở Tenafly, New Jersey. Cô học cấp một tại Rockland Country Day School ở New York và trung học tại Tenafly High School. Lea học tại nhà một năm khi đang biểu diễn ở Toronto, Orianto cho vở "Ragtime". Cô theo học tại Stagedoor Manor ở Catskills, một trung tâm đào tạo biểu diễn nghệ thuật. Sau đó cô được nhận vào Tisch School of the Arts tại trường đại học New York, nhưng thay vào đó cô đã tiếp tục biểu diễn chuyên nghiệp trên sân khấu nhạc kịch. Lea lấy nghệ danh Lea Michele khi còn nhỏ tuổi trong buổi thử vai đầu tiên. Cô nói rằng sự thay đổi đó là vì cô từng bị trêu chọc do cách phát âm tên họ của mình. Sự nghiệp. Sân khấu nhạc kịch. Cô ra mắt trên sân khấu Broadway vào năm 1995 khi thay thế cho vai Cosette lúc nhỏ trong vở "Những người khốn khổ" và tiếp đó là vai con gái Tateh trong vở "Ragtime" năm 1998. Năm 2004 (năm cuối trung học), Lea đảm nhận vai Shprintze trong vở "Fiddler on the Roof". Cô thể hiện vai Wendla trong vở "Spring Awakening" phiên bản của Steven Sater và Duncan Sheik năm 2006 ở tuổi 20. Trong cùng khoảng thời gian đó cô được mời tham gia vào vở "Những người khốn khổ" với vai Eponine. Cô đã tiếp tục tham gia "Spring Awakening", vở kịch ra mắt trên sân khấu Broadway vào năm 2006. Cô nhận được một đề cử giải Drama Desk Award với vai diễn của mình trong "Spring Awakening" cho hạng mục nữ diễn viên nhạc kịch xuất sắc. Tháng 5 năm 2008, Lea ngừng tham gia "Spring Awakening" cùng với bạn diễn Jonathan Groff, họ được thay thế bởi Alexandra Socha và Kyle Riabko. Cô biểu diễn trong vở nhạc kịch mới của Sheik và Sater, "Nero" vào tháng 7 năm 2008 ở Vassar College. Cô cũng đảm nhận vai Eponine tại buổi biểu diễn ở Hollywood Bowl của vở "Những người khốn khổ" vào tháng 8 năm 2008. Điện ảnh, truyền hình, album đầu tay và các hoạt động khác. Lea thủ vai chính trong sê ri phim truyền hình "Glee" của FOX với vai Rachel Berry. Cô đã nhận được một giải Screen Actors Guild Award cho màn biểu diễn nhóm xuất sắc và giải nữ diễn viên xuất sắc nhất của Satellite Award năm 2009. Michele nhận được giải nữ diễn viên hài xuất sắc nhất của People's Choice Award cho cả hai năm 2012 và 2013. Cô cũng được đề cử cho một giải Emmy, hai giải quả cầu vàng và một giải Teen Choice Award với vai diễn này. Tháng 12 năm 2010, Lea Michele trở thành người đầu tiên nhận được giải Triple Threat Award của Billboard. Một vài bản cover solo của cô đã lọt vào top 40 trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 ở Mỹ, trong đó có Gives You Hell của The All-American Rejects, The Only Exception của Paramore, Firework của Katy Perry, Without You của David Guetta và Usher, cũng như ca khúc Get It Right. Lea đóng vai trò là giọng ca chính trong 14 trên 25 ca khúc thành công nhất của "Glee" cho đến tháng 2 năm 2012. Bên cạnh đó, hơn 70 ca khúc với sự góp mặt của Lea đã lọt vào các bảng xếp hạng Billboard, hơn bất kỳ một bạn diễn nào. Lea lọt vào danh sách 100 nhân vật có tầm ảnh hướng lớn nhất thế giới năm 2010 của tạp chí "TIME". FHM bình chọn cô vào vị trí thứ 7 trong danh sách những người phụ nữ gợi cảm nhất năm 2010. Lea trở thành "gương mặt mới" trong danh sách ăn mặc đẹp nhất năm 2010 của tạp chí People và được bầu chọn là "ngôi sao thời trang nhất năm 2010" bởi E! Online. Cô xếp thứ 28 trên bảng xếp hạng Hot 100 năm 2011 của Maxim. Cô xếp thứ 10 trong danh sách hot 100 năm 2011 của AfterEllen. Lea xếp thứ 14 trên bảng xếp hạng Hot 100 năm 2012 của Maxim. Tạp chí Women's Health xếp cô ở vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng những cơ thể đẹp nhất mùa hè năm 2012. Năm 2010, Lea tham gia vào bộ phim hoạt hình Dorothy of Oz, lồng tiếng cho nhân vật Dorothy Gale. Cô đảm nhận một vai diễn trong bộ phim hài lãng mạn New Year's Eve của Garry Marshall vào năm 2011. Trước khi Super Bowl XLV diễn ra, vào ngày 6 tháng 2 năm 2011, cô biểu diễn "America the Beautiful" cùng với Air Force Tops In Blue. Candie's thông báo vào năm 2012 rằng Lea sẽ trở thành gương mặt đại diện mới cho hãng quần áo/giày dép của họ. Ngày 18 tháng 9 năm 2012, Lea được cho biết là đang thực hiện album solo đầu tay của mình. Cô bắt đầu thu âm cho album này không lâu sau ngày 1 tháng 10 năm 2012. Cô nói rằng đây là một 'quá trình lâu dài' nhưng cô muốn album này 'thiên về pop/rock' thay vì chịu ảnh hưởng của Broadway. Tại giải quả cầu vàng năm 2013, Lea đã trao giải nữ diễn viên phim truyền hình xuất sắc nhất cho Nathan Fillion. Hoạt động từ thiện. Lea tham gia vào các hoạt động từ thiện cho quyền của người đồng tính và quyền động vật. Năm 2008, Lea góp mặt trong chiến dịch quảng cáo "Buck Cruelty! Say No to Horse-Drawn Carriage Rides" của PETA. Tháng 4 năm 2010, Lea xuất hiện trong thông báo của PETA để phản đối sử dụng lông thú trong quần áo. Tháng 9 năm 2010, Michele được tôn vinh bởi PETA vì những hoạt động vì động vật. Để ủng hộ quyền của người đồng tính, Lea biểu diễn ở bữa tiệc của chiến dịch quyền con người tháng 11 năm 2009. Trong cùng tháng, Lea và Jonathan Groff biểu diễn cho True Colors Cabaret, một buổi gây quỹ để ủng hộ sự bình đẳng đối với người đồng tính. Năm 2008, Lea biểu diễn tại buổi hòa nhạc từ thiện "Alive in the World", để hỗ trợ quỹ trẻ em Twin Tower. Michele cũng có những hoạt động với Broadway Cares/Equity Fights AIDS. Lea đã tham gia vào Broadway Barks, Broadway Bares, The Easter Bonnet Competition và The Flea Market and Grand Auction. Tháng 10 năm 2010, Lea biểu diễn tại buổi hòa nhạc từ thiện của The Painted Turtle. Buổi diễn chúc mừng sinh nhật thứ 35 của "The Rocky Horror Picture Show", trong đó Lea đảm nhận vai chính Janet Weiss. Tháng 2 năm 2011, cô biểu diễn tại "MusiCares Benefit" của giải Grammy ở Los Angeles CA. Tháng 4 năm 2012, Lea biểu diễn cho The Jonsson Cancer Center Foundation (JCCF) ở UCLA, buổi gây quỹ thường niên lần thứ 17, Taste for a Cure, cùng với bạn diễn "Glee" Darren Criss. Tháng 7 năm 2012, Lea đã quyên góp một dấu ấn tay với chữ ký cho Valspar Hands for Habitat để sau đó được bán đấu giá tại một buổi đấu giá từ thiện. Số tiền thu được phục vụ các chương trình khắc phục thiên tai của Habitat for Humanity để cung cấp những giải pháp trước mắt cũng như lâu dài cho thiên tai chẳng hạn như những cơn bão gần đây đã tàn phá hàng nghìn ngôi nhà. Cô nói: "Tôi rất vinh dự khi được đồng hành cùng Valspar Paint và Habitat for Humanity trong việc giúp đỡ những người cần sự hỗ trợ để phục hồi sau thiên tai," Lea chia sẻ. "Tất cả mọi người đều xứng đáng có một chỗ ở an toàn và tôi cảm thấy rất tuyệt vời khi biết rằng thông qua Valspar Hands for Habitat, chúng ta đang mang đến niềm hy vọng cho những gia đình cần sự giúp đỡ." Đời tư. Lea đã hẹn hò với bạn diễn "Glee" Cory Monteith trước khi anh qua đời vào ngày 13 tháng 7 năm 2013. Các màn biểu diễn và một số hoạt động khác. Broadway Đọc kịch bản và hội thảo Các buổi hòa nhạc và sự kiện Các dự án khác
1
null
Minh Lý Đạo hay Đạo Minh Lý, nói tắt là Minh Lý, là một Chi trong Ngũ chi Minh đạo, có liên quan tới cả Minh Sư Đạo và Đạo Cao Đài. Đạo ra đời lấy Tam giáo làm tôn chỉ, dung hòa các tín ngưỡng, thực hiện cơ tận độ trong buổi hạ nguơn, tiếp tục và hoàn thành sứ mạng cho Chánh pháp để hướng dẫn nhơn sanh tự tu, tự độ tránh khỏi sanh tử khổ đau, thực hiện lòng từ bi, bác ái, bình đẳng xây dựng xã hội hoà bình, an lạc. Tên gọi. Minh Lý Đạo, trong đó, Minh có nghĩa là thông hiểu nhận biết rõ ràng. Lý là lẽ phải tuyệt đối. Minh Lý là thông hiểu đến sự tuyệt đối đạt tới lẽ phải mà thành đạo. Quá trình phát triển. Đầu những năm 1920, một nhóm người ở Sài Gòn đã tập trung và cùng nghiên cứu, tìm hiểu về giáo lý của tam giáo: Thích – Lão – Nho. Trong đó, Âu Kiệt Lâm, pháp danh Minh Chánh cùng một số thân hữu mua sách từ Pháp nghiên cứu về nhân điện. Đến năm 1924, những người đó đã giác ngộ chơn lý của đạo và sáng lập tôn giáo lấy tên là Minh Lý đạo. Sáu vị chức sắc khai đạo Minh lý gồm có ông Âu Kiệt Lâm, pháp danh Minh Chánh; ông Nguyễn Văn Xưng, pháp danh Minh Giáo; ông Nguyễn Văn Đề, pháp danh Minh Đạo; ông Lê Văn Ngọc, pháp danh Minh Truyền; ông Nguyễn Văn Miết, pháp danh Minh Thiện; ông Võ Văn Thạnh, pháp danh Minh Trực… Quá trình khai đạo, Minh Lý đạo đã được các vị chức sắc xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức, có chức sắc, tín đồ, có giáo lý, giáo luật, kinh sách phục vụ cho tín đồ, môn sanh tu hành. Giai đoạn từ tháng 9 năm 1925 đến tháng 2 năm 1927, chùa Linh Sơn ở đường Cô Giang được Minh Lý đạo tạm mượn để làm nơi tụng kinh Sám hối vào các ngày 14 vào 30 âm lịch. Đồng thời, Để có nơi thờ các đấng thiêng liêng, các vị chức sắc Minh Lý đạo tiến hành xây dựng chùa. Ngày 3 tháng 1 năm 1926, Đức Diêu Trì Kim Mẫu ban cho chữ hiệu của chùa là "Tam Tông miếu". Chùa được xây dựng trên phần đất do Ông Trần Kim Ký đã hiến và được bà Ba Ngỡi, bà Huỳnh Thị Ngôn cùng một số vị khác ủng hộ về tài chính. Ngày 9 tháng 9 năm 1926, làm lễ khởi công chùa, đến ngày 2 tháng 2 năm 1927, Tam Tông miếu hoàn thành. Chùa đã qua hai đợt sửa chữa, trùng tu vào các năm 1941 và năm 1957. Giai đoạn năm 1941 đến năm 1965, Minh Lý đạo trong cơ khảo đạo. Chư môn sanh phải tự tu học, cơ đạo chinh nghiêng, một số đạo hữu nản lòng tu hành. Từ năm 1965 đến năm 1975, đây là thời kỳ khai cơ giáo pháp. Minh Lý đạo đã hoàn thiện về tổ chức, hình thành Hội thánh và hoàn chỉnh bộ kinh "Minh Lý chơn giải" để bổ túc cho cuốn "Minh Lý học thuyết". Từ sau hoà bình đến nay, Minh Lý đạo tiếp tục lập trường thuần tuý tu hành, đem đạo độ đời theo tôn chỉ dung hoà tín ngưỡng, mở rộng tình thương nhằm hoằng dương chánh pháp, phục vụ nhơn sanh đến giác ngộ, giải thoát. Hiện nay Tổng Lý Minh Lý Đạo là đạo trưởng Tường Định Lê Chơn Huệ. Trụ trì chùa Tam Tông Miếu là đạo trưởng Đại Bác.
1
null
Cory Allan Michael Monteith (11 tháng 5 năm 1982 – 13 tháng 7 năm 2013) là một diễn viên, nhạc sĩ người Canada, được biết đến nhiều nhất với vai diễn Finn Hudson trong sê ri phim truyền hình "Glee" của Fox. Ngày 13 tháng 7 năm 2013, anh được phát hiện đã chết trong một khách sạn ở Vancouver, British Columbia, Canada. Tiểu sử. Cory Monteith sinh ra ở Calgary, Alberta, là con trai út của Ann McGregor, nhà thiết kế nội thất, và Joe Monteith, quân nhân trong lực lượng Princess Patricia's Canada Light Infantry. Bố mẹ Cory ly hôn khi anh mới 7 tuổi, anh và anh trai lớn lên cùng mẹ ở Victoria, British Columbia. Trước sự vắng mặt của người cha, cũng như cảm giác mình là người ngoài cuộc đối với bạn bè, anh bắt đầu thể hiện những dấu hiệu bị rối loạn; Cory - từ một học sinh đầy triển vọng, biết đọc từ năm 5 tuổi - dần sa vào nghiện ngập, từ đó ảnh hưởng đến việc học. Sau khi đã theo học ở 12 ngôi trường khác nhau, anh bỏ học ở tuổi 16. Trong thời gian này, tình trạng nghiện ngập của anh đã tồi tệ đến mức anh bắt đầu phạm tội chẳng hạn như trộm cắp tiền của bạn bè và người thân để phục vụ cho việc nghiện ngập. Bước ngoặt trong cuộc đời Cory xảy ra khi mẹ anh và một nhóm bạn can thiệp và gửi anh đến một trại cai nghiện ở tuổi 19. Anh nhận bằng tốt nghiệp trung học vào năm 2011 từ một ngôi trường mà anh đã từng theo học ở Victoria, British Columbia. Trước khi bước vào ngành công nghiệp giải trí, Cory đã từng làm nhiều công việc khác nhau, trong đó có tài xế taxi, tài xế xe buýt trường học và thợ sửa mái nhà. Sự nghiệp. Cory bắt đầu sự nghiệp diễn xuất ở Vancouver, British Columbia. Anh đảm nhận vai phụ trong "Final Destinations 3", "Whisper", và "Deck the Halls" cũng như một vai trong "Kyle XY". Anh cũng góp mặt với tư cách khách mời trong một vài sê ri phim truyền hình Canada như "Smallville", "Supernatural", "Flash Gordon", "Stargate Atlantis" and Năm 2005 anh xuất hiện trong "Killer Bash". Năm tiếp theo anh xuất hiện trong "Urban Legend: a Bloody Mary". Năm 2007, anh thủ vai chính trong sê ri MTV "Kaya". Tháng 4 năm 2010 anh tham gia bộ phim hài lãng mạn "Monte Carlo". Ngày 8 tháng 8 năm 2010, anh trở thành người dẫn chương trình cho lễ trao giải Teen Choice Awards. Cory cũng là người dẫn chương trình cho lễ trao giải Gemini Awards tại Toronto vào ngày 13 tháng 11 năm 2010. Tháng 12 năm 2010, Cory được công bố là sẽ thủ vai chính và đồng sản xuất trong một bộ phim hài cho Fox 2000. Tháng 1 năm 2011, anh xuất hiện trong bộ phim "Sisters&Brothers" cùng với Dustin Milligan, công chiếu tại liên hoan phim quốc tế Toronto vào ngày 11 tháng 9 năm 2011. Năm 2012, anh là người dẫn chương trình cho lễ trao giải 23rd GLAAD Media Awards tại thành phố New York cùng bạn diễn Naya Rivera. "Glee". Năm 2009, Cory được trao vai Finn Hudson trong sê ri phim truyền hình "Glee" của Fox. Khi "Glee" đang tuyển diễn viên, người đại diện của anh ở Vancouver, Elena Kirschner, đã gửi đến một đoạn video anh đang chơi trống với hai chiếc bút chì và nhiều vật dụng của Tupperware. Tác giả của sê ri Ryan Murphy đã chú ý đến đoạn video này nhưng cũng chỉ ra rằng anh phải hát, bởi những diễn viên thử vai cho "Glee" mà không có kinh nghiệm về sân khấu được yêu cầu phải chứng tỏ họ có khả năng hát và nhảy cũng như diễn xuất. Cory gửi đến một đoạn băng thứ hai, trong đó anh hát một phiên bản khác của "Can't Fight This Feeling" bởi REO Speedwagon. Sau đó anh tham dự một buổi thử vai tại Los Angeles; kỹ năng thanh nhạc của anh bị đáng giá là kém, nhưng anh đã biểu diễn rất tốt trước một trong những đạo diễn tuyển vai của "Glee", người nói rằng anh đã thâu tóm được những phẩm chất khó nắm bắt nhất của nhân vật Finn, "sự ngọt ngào ngây thơ mà không ngu ngốc". Khi nói về quá trình thử vai của mình, Cory cho biết, "Tôi cũng giống như rất nhiều đứa trẻ khác, kiếm tìm điều gì đó để quan tâm thích thú. Điều gì đó để đam mê. Tất cả những gì bạn cần là sự cho phép. Không chỉ ở "Glee", mà còn ở bất kỳ điều gì trong cuộc sống." Finn là đội trưởng của đội bóng bầu dục ở trường trung học, và chấp nhận nguy cơ bị bạn bè xa lánh khi tham gia nhóm hát của trường. Cậu là một học sinh nổi tiếng, đứng đầu trong các cấp bậc ở trường, nhưng khi bị buộc phải tham gia nhóm hát, cậu nhận thấy mình rất thích nó. Cốt truyện của nhân vật này đã cho thấy những đấu tranh của cậu khi vừa phải ở lại trong nhóm, dưới đáy của xã hội, vừa phải giữ được danh tiếng của mình cũng như sự tôn trọng từ phía bạn bè. Nhân vật phải lựa chọn giữa sự thu hút của cả đội trưởng đội cổ vũ Quinn Fabray (Dianna Agron) lẫn ca sĩ ngôi sao của nhóm hát Rachel Berry (Lea Michele), và cốt truyệt của nhân vật ngày càng tập trung vào mội quan hệ giữa cậu với hai nhân vật này. Cory cảm thấy rằng Finn đã trưởng thành lên rất nhiều trong phim. Anh nói, "Ban đầu Finn là một tên đầu gầu ngớ ngẩn, nhưng theo diễn tiến của phim, Finn không còn ngớ ngẩn nữa, thật đấy, cậu ta chỉ hơi ngây thơ một chút." Ban đầu Finn nhận được những lời nhận xét trái chiều từ giới phê bình. Với vai diễn này Cory đã nhận được giải dành cho nam diễn viên hài của giải thưởng Teen Choice Award năm 2011. Mặc dù không phải là ca sĩ trước khi đảm nhận vai Finn, Cory đã hát chính trong rất nhiều ca khúc trên phim. Tháng 5 năm 2010, dàn diễn viên của "Glee" đã tham gia vào một tour diễn kéo dài 2 tuần ở Los Angeles, Phoenix, Chicago và thành phố New York. Họ biểu diễn những ca khúc hit của phim vài tiểu phẩm xen giữa. Tháng 5 năm 2011, họ tham gia vào tour diễn thứ hai dài hơn với hầu hết các ca khúc mới và các tiểu phẩm hoàn toàn mới, kéo dài 4 tuần ở Mỹ và Canada, và 11 ngày ở Anh và Ireland. Đời tư. Cho đến trước khi qua đời thì Cory đang có mối quan hệ tình cảm với bạn diễn phim "Glee" là nữ diễn viên người Mỹ Lea Michele. Ngày 31 tháng 3 năm 2013, truyền thông đưa tin Cory đã tham gia cai nghiện tại một cơ sở điều trị. Việc này kết thúc ngày 26 tháng 4 năm 2013. Qua đời. Theo Sở cảnh sát Vancouver thì vào giữa trưa ngày 13 tháng 7 năm 2013, nhân viên khách sạn Fairmont Pacific Rim ở trung tâm thành phố Vancouver, tỉnh bang British Columbia, Canada phát hiện Cory Monteith đã chết trong phòng khi không thấy anh trả phòng đúng giờ. Công tác khám nghiệm tử thi hoàn tất vào ngày 15 tháng 7 năm 2013. Phía Cơ quan Pháp y tỉnh bang British Columbia ("British Columbia Coroners Service") cho biết Cory tử vong do "độc tính hỗn hợp ma túy" gồm heroin kết hợp với chất cồn. Họ cũng cho biết cái chết của anh có thể là một tai nạn. Ngày 17 tháng 7 năm 2013, thi hài của anh được hỏa táng ở Vancouver.
1
null
Trận Gazala là một trận chiến quan trọng thuộc Chiến dịch Sa mạc Tây trên Mặt trận Bắc Phi trong Chiến tranh thế giới thứ hai, diễn ra xung quanh thành phố cảng Tobruk tại Libya từ ngày 26 tháng 5 đến 21 tháng 6 năm 1942. Lực lượng tham chiến bên phía phe Trục có "Tập đoàn Thiết giáp châu Phi", bao gồm các đơn vị Đức và Ý nằm dưới quyền chỉ huy của đại tướng Erwin Rommel; còn bên phe Đồng Minh là Tập đoàn quân số 8 Anh do trung tướng Neil Ritchie chỉ huy dưới sự giám sát chặt chẽ của đại tướng tổng tư lệnh Trung Đông Claude Auchinleck. Tập đoàn quân số 8 được hợp thành từ các đơn vị quân Anh, Nam Phi, Ấn Độ và Pháp Tự do. Chiều ngày 26 tháng 5 năm 1942, Tập đoàn Thiết giáp châu Phi mở một mũi nghi binh nhằm thu hút quân Anh về hướng bắc. Đêm hôm đó, Rommel đem đội hình thiết giáp chủ lực sang hướng đông, đi vòng qua sườn phía nam Gazala để tấn công quân thiết giáp Anh nằm phía sau hệ thống phòng thủ của Đồng Minh. Quân thiết giáp Trục liên tục đánh bại các đơn vị thiết giáp Anh, nhưng đến ngày 27 tháng 5 họ đã rơi vào tình trạng bấp bênh. Các sư đoàn thiết giáp Đức-Ý đã hao tổn 1/3 binh lực và bị trải mỏng trên một diện rất rộng, lại bị kẹt phải các bãi mìn của Anh ở sau lưng. Các đoàn tiếp vận của Đức-Ý không thể tới được. Không bỏ cuộc, Rommel chuyển sang phòng ngự, ông cho đóng quân trong một khu vực mà người ta gọi là "cái vạc", bị kìm kẹp bởi tuyến phòng ngự của Anh trên hướng bắc và đông và bãi mìn của Anh ở hướng nam. Quân Trục triển khai pháo chống tăng hạng nặng để ngăn quân thiết giáp Anh và đồng thời mở đường thông qua bãi mìn sang hướng đông để khai thông đường tiếp tế. Đến ngày 30 tháng 5, Rommel phát hiện đường đi về hướng tây của ông bị Lữ đoàn 150 Anh. Rommel dồn quân từ hướng tây và bắc liên tục đánh lữ đoàn này, đến chiều ngày 1 tháng 6 thì hạ được. Trong lúc đó các lữ đoàn thiết giáp Anh cũng nhiều lần xung phong nhưng bị pháo chống tăng Đức cản phá và không giải nguy được cho Lữ đoàn 150. Củng cố được đường tiếp tế, Rommel điều 2 sư đoàn đánh phòng tuyến quân Pháp ở Bir Hakeim, nhằm mở đường tiến ra Tobruk và hợp vây quân Anh. Quân Pháp chống trả rất anh dũng, nhưng tướng Anh Ritchie đánh giá tình hình rất chậm, không chớp thời cơ đem hết quân Anh tiêu diệt quân Trục trong "cái vạc". Phải đến ngày 5 tháng 6, Tập đoàn quân số 8 mới mở chiến dịch phản công, mật danh "Aberdeen". Chiến dịch bị đánh bại thê thảm. Ngày 10 tháng 6, quân Pháp rút khỏi Bir Hakeim. Rommel giữ được sườn phía nam rồi, mới tiếp tục khoét mũi dùi tấn công lên phía bắc. Trong các ngày 12 và 13 tháng 6, quân thiếp giáp Đức từ 3 hướng hợp vậy hộp phòng ngự "Knightsbridge" của Anh. Các lữ đoàn thiết giáp Anh thiệt hại hết sức nặng nề. Tập đoàn quân số 8 tháo chạy về biên giới Ai Cập, để lại Sư đoàn 2 Nam Phi giữ Tobruk. Ngày 20 tháng 6, quân Đức-Ý chia đường đánh Tobruk, chỉ sau 2 ngày Sư đoàn 2 Nam Phi đầu hàng. Trận đánh kết thúc với thắng lợi vang dội của phe Trục mặc dù cái giá số xe tăng phải trả là khá cao. Mất đi những lực lượng thiết giáp hiệu quả trong các trận đánh sau đó, Rommel đã không thể đánh bại triệt để Tập đoàn quân số 8 khi họ rút về Ai Cập và cuộc truy kích của ông đã bị chặn đứng lại trong Trận El Alamein lần thứ nhất. Bối cảnh. Rommel lại tiến quân từ El Agheila. Vào cuối năm 1941, Chiến dịch Crusader kết thúc với thắng lợi của quân Đồng Minh, phe Trục buộc phải lui quân trở lại điểm xuất phát ở El Agheila. Tuy nhiên, do cho rằng các lực lượng của Rommel đã kiệt sức, Auchinleck vội vàng ra lệnh tiến công thần tốc từ Cyrenaica đến El Agheila với ý định tiêu diệt các toán quân Đức và Ý đang phân tán trên nhiều tuyến phòng thủ dọc bờ biển Libya, việc ra lệnh tiến quân này làm cho tuyến tiếp tế của Tập đoàn quân số 8 (Anh) bị căng quá mức. Trong khi đó, giữa tháng 12 năm 1941, Thống chế Albert Kesselring - Tổng Tư lệnh Mặt trận phía Nam kiêm Tư lệnh Tập đoàn Không quân số 2 (Đức) - đem Quân đoàn Không quân II tới Sicilia đặng chế áp Malta, một bàn đạp quan trọng cho không quân và tàu ngầm Anh đánh phá các tàu tiếp vận Đức-Ý. Từ tháng 12 năm 1941 đến tháng 4 năm sau, Kesselring tổ chức hàng loạt cuộc không kích quy mô lớn vào Malta, giảm thiểu bất an cho những chuyến tàu vận tải tiếp vận từ châu Âu tới Bắc Phi. Nhờ đó đó mà sau 1-2 tháng trì hoãn, quân khối Trục ở Libya bắt đầu được tăng viện thêm binh lính, xe tăng, súng đạn, máy bay và lương thảo, và cứ tiếp tục đến cuối tháng 5 năm 1942, khi Quân đoàn Không quân II được rút về mặt trận Xô-Đức. Trong khi ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của việc tiếp tế cho Tập đoàn quân số 8 đang đóng tại El Agheila, Bộ chỉ huy Tối cao Anh ở Cairo đã đánh giá thấp sức chiến đấu của phe Trục, có rất nhiều phóng đại về thương vong của các bên trong chiến dịch Crusader, tướng Auchinleck cho rằng quân số Đức và Ý hiện tại chỉ có 35.000 người, tuy nhiên con số thực có thể lên 80.000, vượt xa ước tính ban đầu của Anh. Tập đoàn quân số 8 dự kiến sẽ sẵn sàng tấn công vào tháng 2 và Bộ Tư lệnh Anh tin rằng quân đội phe Trục quá yếu ớt và thiếu chuẩn bị cho một cuộc phản công. Ngày 21 tháng 1, Rommel sử dụng ba đơn vị cơ động mạnh từ hai Sư đoàn Thiết giáp số 15 và 21 làm nhiệm vụ trinh sát chiến thuật. Lực lượng này tìm ra được khu vực mỏng nhất của tuyến phòng ngự. Rommel lập tức ra lệnh tấn công, chiếm lại Benghazi vào ngày 28/1 và Timimi vào ngày 3/2. Đến ngày 6/2, quân Anh bị đánh bại và bị đẩy lùi về tuyến Gazala-Bir Hakeim, vài dặm về phía Tây Tobruk, cũng từ đó quân Đức và Ý bắt đầu kiệt sức, quân Anh có 1.309 thương vong từ ngày 21, 41 xe tăng bị phá hủy, 30 chiếc khác bị mất do tai nạn và hư hỏng cùng 40 khẩu pháo. Tập đoàn quân số 8 đóng trên tuyến Gazala. Ở giữa Gazala và Timimi, Tập đoàn quân số 8 có thể tập trung lực lượng để củng cố và chiến đấu. Đến ngày 4 tháng 2, tình hình trước mắt là phe Trục đã dừng bước và mặt trận đi vào ổn định, từ phòng tuyến Gazala trên 1 bãi biển rộng 30 dặm về phía Tây Tobruk đến 1 pháo đài cổ thời nhà Ottoman tại Bir Hakeim, 50 dặm về phía Nam. Tuyến Gazala được hình thành từ một loạt các ""hộp"" phòng ngự, bên trong mỗi hộp quân Anh bố trí 1 lữ đoàn bộ binh bao bọc dây kẽm gai và mìn xung quanh. Các lữ đoàn này được cung cấp lương thực, thực phẩm và đạn dược đủ để cầm cự trong 1 tuần lễ. Quân Pháp Tự do án ngữ trong "hộp" Bir Hakeim ở phía nam, lần lượt cách các "hộp" chứa Lữ đoàn Bộ binh 150 và 69 (Anh) 21 km và 30,7 km về hướng nam. Lực lượng phòng thủ tuyến Gazala được phân bố không đồng đều, dày đặc trên con đường ven biển nhưng khá thưa thớt ở phía nam. Cách bố trí này đã tạo thuận lợi cho phía Trục đập ngang hông quân Đồng Minh từ mạn nam. Đằng sau phòng tuyến Gazala, phía Đồng Minh xây các cụm chốt phòng thủ tại Commonwealth Keep, Acroma, Knightsbridge, El Adem, Retma, Cứ điểm 171 và Bir el Gubi đặng khống chế các tuyến đường và giao lộ quan trọng. Mặc dù quân Anh đã lập kịp cụm chốt Retma không lâu trước thời điểm quân Trục nổ súng tấn công, cụm chốt Bir el Gubi và Cao điểm 171 chỉ bắt đầu được thi công vào ngày 25 tháng 5. Chiến lược phòng thủ cứng nhắc của Tập đoàn quân số 8 đã trở nên tai hại do khoảng cách đáng kể giữa các "hộp" phòng ngự cản trở chúng tương hỗ lẫn nhau và tập trung tối đa hỏa lực của mình. Thêm vào đó, do không được trang bị đầy đủ phương tiện vận tải cần thiết, quân phòng thủ tuyến Gazala khó thể rút lui khi lâm vào những tình huống khốn cùng. Chuẩn bị của hai bên. Quân Đồng Minh. Ngày 8 tháng 5 năm 1942, Thủ tướng Winston Churchill gửi thư giục Auchinleck phản kích đánh bật quân Trục khỏi Cyrenaica và giải vây Malta, bởi "sự thất thủ của nó [Malta] sẽ là một một tai họa hết sức trầm trọng cho Đế quốc Anh, và có thể gây hậu họa lâu dài cho việc trấn giữ đồng bằng châu thổ sông Nile". Trong thời điểm này, các đơn vị Đồng Minh trấn thủ tuyến Gazala bao gồm Sư đoàn Nam Phi số 1 gần sát bờ biển, Sư đoàn Bộ binh số 50 (Northumbria) trên hướng nam và Lữ đoàn Pháp tự do số 1 ở Bir Hakeim trên hướng cực nam. các Sư đoàn Thiết giáp số 1 và 7 được bố trí đằng sau chiến tuyến, làm lực lượng phản công cơ động, trong khi Sư đoàn Nam Phi số 2 trấn đóng Tobruk còn Sư đoàn Bộ binh Ấn Độ số 5 (đến Bắc Phi vào tháng 4 để thế chỗ Sư đoàn Bộ binh Ấn Độ số 4) làm dự bị. Tổng cộng, quân Anh và đồng minh có 110.000 lính, 843 xe tăng (trong đó có 149 xe tăng hạng nhẹ M3 Stuart, 167 xe tăng hạng trung M3 Grant do Mỹ viện trợ, 270 xe tăng bộ binh, và 257 xe tăng hành trình Anh) cùng 604 phi cơ. Với sự xuất hiện của xe tăng hiện đại M3 Grant trong biên chế Tập đoàn quân số 8, quân Đồng Minh đã xác lập ưu thế rõ rệt về kỹ thuật trên chiến trường Bắc Phi. Loại xe tăng này nặng 30 tấn (hơn tất cả mọi mẫu xe tăng Đức), được trang bị 1 đại bác 75 ly ở ổ quay bên phải thân và 1 đại bác 37 ly trên tháp pháo. Pháo 50 ly là mẫu pháo tăng duy nhất của Đức có thể bì kịp khẩu 75 ly, song chỉ được lắp trên 19 xe tăng Panzer III (đặc biệt) của Tập đoàn Thiết giáp Phi châu. M3 Grant cũng vượt xa hầu hết các loại tăng-thiết giáp của Ý, vốn chỉ sánh được với xe tăng hạng nhẹ M3 Stuart của Mỹ và xe tăng Anh. Ngoài ra, quân Đồng Minh còn được chi viện một khối lượng lớn pháo chống tăng 6 pao mới sản xuất. Để nâng cao hiệu suất chiến đấu của Tập đoàn quân số 8, bộ tư lệnh Đồng Minh cũng tiến hành chỉnh đốn lực lượng và cải thiện sự hiệp động tác chiến giữa bộ binh với pháo binh. Đồng thời, Thiếu tướng Arthur Tedder - Tổng tư lệnh Bộ Tư lệnh Không quân Anh tại Trung Đông - đã tăng cường phát triển khả năng yểm trợ lực lượng mặt đất của Không lực Sa mạc, và yêu cầu tướng tá lục quân phải nhượng cho các đồng cấp không quân của mình quyền chỉ huy, chỉ đạo các hoạt động đường không. Không quân Anh cũng xây dựng một học thuyết mới về máy bay ném bom-chiến đấu và Thiếu tướng Tư lệnh Không lực Sa mạc Arthur Coningham dời sở chỉ huy tới Tổng hành dinh Tập đoàn quân số 8 để dễ dàng theo sát, phối hợp với lục quân. Bên cạnh đó, các khó khăn về tiếp vận đã thu hẹp triển vọng tấn công của quân Anh và đồng minh. Hồi tháng 5 năm 1941, Churchill cho Đoàn tàu vận tải Tiger mang khí giới, đạn dược từ Anh tới quân cảng trọng yếu Alexandria (Ai Cập) theo đường Địa Trung Hải (thay vì con đường vòng Mũi Hảo Vọng vốn an toàn hơn). Dù 1 chiếc tàu bị chìm do trúng mìn giữa Địa Trung Hải, quyết định của Churchill đã giúp Đoàn tàu Tiger tiết kiệm 40 ngày đường, và tiếp tế kịp thời cho Tập đoàn quân số 8 mở Chiến dịch Battleaxe theo kế hoạch định trước. Sau lần đó, do không quân và tàu ngầm Đức-Ý tăng cường khống chế Địa Trung Hải, các đoàn tàu tiếp vận kế tiếp của Anh phải đi vòng qua Mũi Hảo Vọng trên một lộ trình dài 23.000 km. Quân Trục. Như thường lệ, Rommel lên kế hoạch mở cuộc tấn công Gazala (mang mật danh là "Chiến dịch Venezia") trước khi đối phương sẵn sàng tác chiến. Lực lượng thực thi chiến dịch này bao gồm 90.000 lính, 560 xe tăng (gồm 50 Panzer II, 242 Panzer III, 40 Panzer IV và 228 xe tăng hạng trung Ý) cùng 542 phi cơ. "Cáo Sa mạc" chia quân làm 2 cánh: Nhận thấy sườn nam quân Đồng Minh được phân bố trên địa hình trống trải, Rommel dự định tung Đoàn Crüwell đánh nghi binh vào chính diện tuyến Gazala, tạo điều kiện cho cánh quân chủ công vòng qua sườn địch. Sau đó, bên phải lực lượng chủ công, Sư đoàn Thiết giáp số 132 "Ariete" (Ý) tấn công và đánh chiếm hộp Bir Hakeim. Ở bên trái, các Sư đoàn Thiết giáp số 15 và 21 (Đức) quay lên mạn bắc đặng bọc hậu phòng tuyến Gazala, xóa sổ lực lượng thiết giáp Anh và cô lập bộ binh địch. Bên cực phải mũi chủ công, Sư đoàn Khinh chiến số 90 (Đức) được lệnh hành quân đánh El Adem (phía nam Tobruk), chặt đứt đường tiếp vận từ hải cảng tới tuyến Gazala. Kế hoạch cũng yêu cầu Sư Khinh chiến số 90 triển khai một lực lượng thiết giáp giả (gồm hàng chục xe vận tải gắn động cơ phun khói và cánh quạt máy bay) đặng làm tinh thần địch hoang mang. Trong lúc đó, Sư đoàn Mô tô số 101 "Trieste" (Ý) được phân công mở hành lang tiếp tế qua bãi mìn phía bắc Bir Hakeim, gần hộp Sidi Muftah. Rommel tiên liệu rằng, sau khi đánh bại quân thiết giáp Anh, cánh quân của ông sẽ chiếm được El Adem, Ed Duda, Sidi Rezegh và hộp "Knightsbridge" (cách Bir Hakeim tầm 40 km theo hướng đông bắc) trong đêm đầu của chiến dịch. Từ các bàn đạp này, xe tăng Đức-Ý sẽ thọc sâu sang hướng tây, thanh toán các chốt phòng thủ của Đồng Minh giữa Gazala và Alem Hamza, và hội quân với Đoàn Cruwell vào hôm sau. Kế hoạch của Rommel ẩn chứa nhiều rủi ro do quân đội Đức-Ý bị áp đảo về hỏa lực và quân số; hơn thế nữa, "Cáo Sa mạc" tưởng trận địa mìn của địch chỉ kéo dài đến hướng bắc Bir Hakeim, và không hay biết về "đầm lầy mìn" bao quanh hộp Bir Hakeim. Trận chiến. Đòn bọc sườn của Rommel. Ngày 26 tháng 5, Chiến dịch Venezia mở màn khi pháo của Đoàn Crüwell đồng loạt trút đạn xuống các cứ điểm Đồng Minh. Đến 14h, bộ binh Ý thuộc các Quân đoàn X và XXI xông lên đánh trực diện vào trung tâm phòng tuyến Gazala. Một số đơn vị thuộc Quân đoàn Phi châu và Quân đoàn Cơ động XX đã được phối thuộc vào đội hình xung kích này, đặng làm cho quân Đồng Minh tưởng toàn bộ lực lượng khối Trục đang tấn công vỗ mặt họ. Không chỉ vậy, khi màn đêm xuống, chủ lực Quân đoàn Phi châu hành tiến về hướng tấn công của 2 quân đoàn Ý và trở lại điểm xuất phát sau khi thu hút được sự chú ý của không quân trinh sát Anh. Sau đó, lúc 22h30, Rommel kéo 2 sư đoàn thiết giáp của Quân đoàn Phi châu, Sư đoàn Khinh chiến Phi châu số 90 (Đức) cùng Quân đoàn Mô tô XX (Ý) tiến vòng qua sườn phía nam của phòng tuyến Gazala. Họ tận dụng các bãi mìn của quân Đồng Minh để bảo vệ mạn sườn và hậu quân của mình. Đến rạng sáng ngày 27 tháng 5, đại quân của Rommel đã hiện diện sau lưng tuyến Gazala. Khi đoàn quân Đức-Ý quành lên mạn bắc, Sư đoàn Ariete Quân đoàn Mô tô XX (Ý) bắt gặp Lữ đoàn Mô tô Ấn Độ số 3 Sư đoàn Thiết giáp số 7 (Anh) trên một địa bàn cách Bir Hakeim 6 km về hướng đông nam. Sau 1 tiếng đồng hồ chiến đấu, quân Ý nghiền nát các đơn vị Anh-Ấn và loại 1540 quân đối phương ra khỏi vòng chiến (gồm 440 bị sát thương, 1100 bị bắt sống - trong đó có Đô đốc Walter Cowan), đồng thời thu giữ và phá hủy hầu hết trang thiết bị của họ. Đổi lại, tổn thất của quân Ý chỉ lên đến 23 xe tăng (trong đó nhiều chiếc được sửa chữa lại ngay trên chiến địa), 30 lính tử trận cùng 50 bị thương. Báo cáo của Lữ trưởng Lữ Mô tô Ấn Độ số 3 đề cập đến "một sư đoàn thiết xa Đức vấy máu", nhưng trên thực tế, Sư đoàn Thiết giáp số 21 (Đức) khi đó đang hành tiến ở hướng nam chiến địa và không tham gia tiêu diệt Lữ Mô tô Ấn Độ số 3. Cùng lúc ấy, giao chiến cũng bùng phát ở phía đông mặt trận – nơi Sư đoàn Thiết giáp số 15 (Đức) bất ngờ tấn công Lữ đoàn Thiết giáp số 4 Sư đoàn Thiết giáp số 7 (Anh) sau khi lữ này được điều đến hỗ trợ các Lữ Mô tô Ấn Độ số 3 và 7. Trong một cuộc chiến đấu nảy lửa, tầm bắn và sức công phá của pháo 75 ly trên các xe tăng mới M3 (Grant) đã gây cho quân Đức choáng ngợp. Bất chấp khó khăn, Rommel cùng Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn Phi châu Walther Nehring và Thiếu tướng Sư đoàn trưởng Sư đoàn Thiết giáp số 21 Gustav von Vaerst xông vào những điểm nóng hổi trên trận tuyến đặng động viên tinh thần của cán-binh. Mặc dù lực lượng thiết giáp Đức chịu nhiều thương vong, họ gần như diệt gọn 2 trung đoàn và đánh thiệt nặng các đơn vị khác của Anh. Lữ đoàn Thiết giáp số 4 đành tháo chạy về El Adem và nghỉ đêm gần căn cứ tiếp tế Belhamed hướng đông El Adem. Đến cuối buổi sáng, các đơn vị thiết giáp khối Trục đã thọc được hơn 40 km lên mạn bắc, nhưng sau đó bị Sư đoàn Thiết giáp số 1 (Anh) buộc phải dừng bước trong những trận đụng độ khốc liệt vào giữa ngày. Bên cánh phải của quân đội Đức-Ý, Sư đoàn Khinh chiến "Phi châu" số 90 hành tiến về El Adem và buộc Lữ đoàn Mô tô số 7 hải rút sang Bir el Gubi sau một trận đọ sức ở Retma (phía tây Bir el Gubi). Tiếp theo đó, các thiết vận xa của Sư Khinh chiến số 90 đã đánh chiếm sở chỉ huy tiền phương của Sư đoàn Thiết giáp số 7 gần Bir Beuid và bắt sống một số sĩ quan Anh - trong đó có tư lệnh sư đoàn Frank Messervy, người đã giả vờ làm một "hạ sĩ quan phục dịch" và trốn thoát về Tổng hành dinh Sư đoàn. Dù vậy, sự thất thủ của cơ quan chỉ huy tiền phương đã khiến Sư Thiết giáp số 7 chìm vào hỗn loạn trong hai ngày tới. Vào giữa buổi trưa, Sư đoàn Khinh chiến số 90 đã đến khu vực El Adem theo kế hoạch và chiếm giữ nhiều căn cứ tiếp tế. Nhưng sang hôm sau, Lữ Thiết giáp số 4 (Anh) kéo về El Adem và đánh bật Sư đoàn Khinh chiến số 90 xuống mạn tây-nam. Cuộc chạm trán giữa xe tăng Đức-Ý với Liên hiệp Anh kéo dài suốt 3 ngày liến, làm quân Đức thiệt hại đến 1/3 lực lượng thiết giáp của mình. Lực lượng thiết giáp Đức bị phân tán trên một địa bàn lớn và bị kẹt phải các bãi mìn Anh ở sau lưng. Trong khi ấy, quân Pháp ở Bir Hacheim vẫn kháng cự bền bỉ. Các đoàn tiếp viện quân Trục từ hướng tây không thể sang đông giúp Rommel. Ông đành rút Quân đoàn Phi châu vào một hệ thống phòng thủ được gọi là "Chiếc vạc". Ông cho triển khai trận địa pháo chống tăng dày đặc và lợi dụng các vành đai mìn của Đồng Minh trên tiền tuyến ban đầu hòng ngăn chặn địch phản kích từ hướng tây. Quân thiết giáp Đồng Minh liên tục tấn công "Chiếc vạc" từ mạn bắc và đông, nhưng bị đẩy lùi trước hỏa lực mạnh mẽ và chính xác của địch. Sư đoàn Kỵ binh Thiết giáp Ariete (Ý), làm nhiệm vụ hậu vệ cho quân Đức, đã bẻ gãy hàng loạt đợt tấn kích của các lữ đoàn thiết giáp Anh trong ngày 29 tháng 5 và thượng tuần tháng 6. Bên cạnh đó, tình hình tiếp tế của Rommel càng lúc càng trở nên tồi tệ. Cuộc chiến đấu ở Bir Hakeim. "Hộp" Bir Hakeim được trấn giữ bởi 3.600 quân thuộc Lữ đoàn Pháp Tự do số 1 do tướng Marie-Pierre Koenig chỉ huy. Ngày 27 tháng 5, trận Bir Hakeim mở màn khi Sư đoàn "Ariete" tấn công "hộp" này nhưng bị đại bác 75 ly và mìn của Pháp đẩy lui với thương vong ghê gớm. Đêm ngày 1 - 2 tháng 5, các sư đoàn Khinh chiến số 90 và Trieste kéo xuống phía nam đặng tiếp tục đánh phá Bir Hakeim và trận chiến tiếp diễn trong 10 ngày tới. Được tăng viện thêm một chiến đoàn, quân Trục lại tấn kích Bir Hakeim ngày 9 tháng 9 và tràn ngập tuyến phòng thủ của Pháp trong ngày hôm sau. Ritchie hạ lệnh cho tàn binh Pháp tháo lui trong sự che chắn của màn đêm. Dưới hỏa lực dồn dập trong suốt đêm, nhiều lính Pháp đã mở được cửa thoát khỏi phòng tuyến rồi rút 8 km sang hướng tây và được các xe vận tải của Lữ đoàn Mô tô số 7 đưa đón. Mặc dù Sư đoàn Khinh chiến số 9 bắt được khoảng 500 quân Pháp – bao gồm cả nhiều thương binh – khi tiếp quản Bir Hakeim vào ngày 11 tháng 6, chừng 2.700 binh sĩ Pháp (trong đó có 200 thương binh) đã rút chạy an toàn khỏi đây. Cái "vạc" chứa Tập đoàn Thiết giáp Phi châu. Cuối tháng 5 năm 1942, Tập đoàn Thiết giáp Phi châu lâm vào nguy khốn do bị kẹt giữa các bãi mìn với quân Anh và bị cô lập về mặt tiếp tế. Đầu ngày 29 tháng 5, xe tiếp vận của hai sư đoàn "Trieste" và "Ariete" (Ý) luồn qua những cánh "rừng mìn" phía bắc Bir Hakeim và đem lương thực cùng quân nhu đến cho lực lượng tiền phương của Binh đoàn Phi châu. Cùng thời gian đó, binh đoàn bắt tay vào mở đường qua các bãi mìn ở hướng đông đặng nối lại liên lạc với các đơn vị bạn trong Tập đoàn Thiết giáp Phi châu. Bên ngoài "vạc", Binh đoàn X (Ý) cũng được lệnh mở hai con đường tiếp tế từ phía tây. Đến ngày 30 tháng 5, Rommel nhận ra rằng "hộp" Sidi Mufta của Lữ đoàn số 150 (Anh) - được yểm trợ bởi 30 xe tăng thuộc Lữ đoàn Tăng Lục quân số 1 - đang khóa chặt con đường tây tiến của ông. Ngay lập tức, "Cáo Sa mạc" dốc quân từ 2 hướng bắc, hướng đông sang quây đánh Lữ 150 và chiếm gọn hộp Sidi Mufta vào hôm sau. Cả tin theo các báo cáo phóng đại về tổn thất xe tăng của Đức, Auchinleck hối thúc Ritchie chớp lấy thời cơ, tổ chức phản kích dọc theo ven biển đặng mở đột phá khẩu vào Timimi và Mechili. Thay vì đó, do bận tâm hơn với sự an nguy của Tobruk, Ritchie tập trung tăng cường lực lượng phòng bị hộp El Adem và thiết lập các cụm chốt mới đối diện với các lỗ hổng trong hệ thống mìn bẫy. Phải đến tờ mờ sáng hôm 5 tháng 6, Ritchie mới mở Cuộc hành quân Aberdeen đánh vào Quân đoàn Phi châu, nhưng bị thảm bại trước hỏa lực chính xác từ xe tăng và pháo phòng tăng của Đức. Sau khi xuất hành lúc 2h50, các Sư đoàn Thiết giáp số 7 và Ấn Độ số 5 đã tiến sâu vào phía đông chiếc "vạc" mà không thấy một bóng dáng nào của địch. Trong lúc đó, các mũi tấn công của Quân đoàn XIII bị bẻ gãy hoàn toàn trên mạn bắc. Mặc dù kế hoạch của Ritchie đòi hỏi phải thủ tiêu trận địa pháo chống tăng Đức bằng một cuộc pháo kích lớn, phía Đồng Minh đã xác định sai vị trí trận địa này, và đại bác Đồng Minh bắn trúng một khu vực cách đó rất xa về hướng đông. Khi Lữ đoàn Thiết giáp số 22 xông lên xung trận, họ bị hỏa lực tập trung của pháo phòng không địch chặn đứng với thương vong lớn. Từ hướng bắc, Lữ đoàn Tăng Lục quân số 32 vào nhập trận lúc rạng sáng nhưng cũng chùn lại trước hỏa lực chống tăng dày đặng của Đức, và bị tổn hại mất 50 trong 70 xe tăng. Đầu giờ chiều ngày 5 tháng 6, Rommel quyết định chia quân làm 2 đạo, 1 đạo gồm các Sư đoàn Thiết giáp số 21 và "Ariete" đông tiến đánh Bir el Hatmat, đạo kia gồm một bộ phận của Sư Thiết giáp số 15 đánh lên mạn bắc đặng uy hiếp cụm cứ điểm Knightsbridge. Mũi tấn công của các Sư đoàn Thiết giáp số 21 và "Ariete" đã đánh chiếm sở chỉ huy tiền phương của 2 sư đoàn Anh, cũng như sở chỉ huy của các Lữ đoàn Bộ binh Ấn Độ số 9, 10 cùng nhiều đơn vị nhỏ hơn khác, làm gián đoạn hệ thống chỉ huy và kiểm soát của Anh. Đồng thời, Sư đoàn Thiết giáp số 15 tiêu diệt 60 trong tổng số 156 xe tăng của Lữ đoàn Thiết giáp số 22 và buộc lữ đoàn này phải lùi về hậu cứ. Không có sự yểm trợ của xe tăng, các đơn vị Đồng Minh lọt sâu vào chiếc vạc trong buổi sáng - gồm tiểu đoàn bộ binh Ấn Độ, 1 tiểu đoàn trinh sát và 3 tiểu đoàn pháo binh - đã bị đánh cho nhừ tử. Sau khi Chiến dịch Aberdeen bị phá sản, Rommel tiếp tục kết hợp tấn công với phòng ngự, vừa củng cố binh lực trong "vạc" mà vừa đánh tiêu hao quân thiết giáp Anh. Ông mở hàng loạt trận thăm dò và thử sức địch ở các chốt điểm đối diện với mình, đồng thời tổ chức nhiều đợt tấn công vào Bir Hakeim trong các ngày 6 – 8 tháng 9. Các cuộc công kích này đều bị quân trú phòng Pháp đẩy lui. Giữa lúc đó, Lữ đoàn Mô tô số 7 và Lữ đoàn Bộ binh Ấn Độ số 29 tiếp tục quấy phá đường tiếp vận của Đức-Ý. "Ngày thứ bảy đen tối" của quân thiết giáp Anh. Ngày 11 tháng 6, Rommel tung Sư đoàn Thiết giáp số 15 và Sư đoàn Khinh chiến số 90 mở cuộc hành quân về hướng El Adem. Mặc dù Lữ Bộ binh Ấn Độ số 29 bẻ gãy một cuộc tấn công vào El Adem trong ngày 12 tháng 6, các Lữ Thiết giáp số 2 và 4 bên trái họ đã bị Sư đoàn Thiết giáp số 15 đánh bật trên một diện rộng 5 km, và phải bỏ rơi các xe tăng bị hư của mình ngoài trận địa. Để hợp lực để cùng 2 sư đoàn bạn tiêu diệt xe tăng địch, Sư Thiết giáp số 21 (Đức) tiến sang hướng tây, đánh tạt hông Lữ Thiết giáp số 4 và nghênh chiến với Lữ Thiết giáp số 22 (Anh) gần "hộp" Knightsbridge (trấn thủ bởi Lữ đoàn Cận vệ số 201) vào hôm 13 tháng 6. Việc hợp đồng chặt chẽ giữa pháo tăng với pháo phòng không đã giúp cho Quân đoàn Phi châu giành được ưu thế chiến thuật lớn trong những trận đánh ngày 13. Không những vậy, trái với sự xử trí lúng túng của các chỉ huy Đồng Minh, Rommel luôn đưa ra quyết định nhanh chóng dựa trên thông tin tình báo thu được do đánh chặn radio địch. Lực lượng thiết giáp Anh thảm bại, bị mất 70 trong tổng số 300 xe tăng của mình, và Binh đoàn Phi châu đe doạ chia cắt các đơn vị thuộc Quân đoàn XIII (Anh) trên tuyến Gazala. Cuối ngày hôm ấy, quân khối Trục vây khốn "hộp" Knightsbridge, buộc Lữ Cận vệ số 201 phải trốn chạy về vòng ngoài Tobruck trong màn đêm. Những thất bại này là lý do khiến ngày 13 tháng 6 được coi là "Thứ bảy đen tối" của Tập đoàn quân số 8. Tập đoàn quân số 8 rút khỏi tuyến Gazala. Ngày 14 tháng 6, Auchinleck phát lệnh cho Ritchie triệt binh khỏi phòng tuyến Gazala. "Hộp" El Adem, cùng với hai hộp lân cận, đã đứng vững trước các đợt tấn công của địch và quân chủ lực Sư đoàn Nam Phi số 1 đã rút lui an toàn dọc theo con đường ven biển. Quy mô của tuyến đường này không cho phép nó chứa 2 sư đoàn, nhưng 2 lữ đoàn của Sư đoàn số 50 (Northumbria) lại không thể chạy về phía đông do hướng đó có xe tăng Đức-Ý. Bởi vậy, họ bèn tấn công theo hướng tây nam, chọc thủng chiến tuyến của các sư đoàn "Brescia" và "Pavia" thuộc Quân đoàn X (Ý) và chạy thẳng xuống sa mạc rồi quẹo sang hướng đông để rút lui. Trong khi đó, chính phủ Luân Đôn không cho Auchinleck thu quân về các vị trí dễ phòng thủ hơn quanh biên giới Ai Cập-Libya. Ngày 14 tháng 6, Auchinleck xuống lệnh cho Ritchie cầm cự trên một chiến tuyến trải dài theo hướng nam-đông từ Acroma (phía tây Tobruk) qua El Adem tới Bir El Gubi. Đến đêm ngày 15 tháng 6, quân khối Trục đã tràn ngập được Cứ điểm 650. Sang hôm sau, quân Anh phải rút khỏi Cứ điểm 187 do cạn kiệt lương thảo và đạn dược. Trong suốt cả ngày hôm ấy, Quân đoàn Phi châu cũng đánh mạnh vào các chốt phòng thủ của địch tại El Adem và Sidi Rezegh. Ngày 17 tháng 6, cả hai cứ điểm này đều thất thủ và quân Đồng Minh mất sạch cơ hội ngăn chặn địch hợp vây Tobruk. Ritchie lệnh cho Tập đoàn quân số 8 chạy vào tây bắc Ai Cập đến tận Mersa Matruh - cách biên cương 160 km về phía đông, để lại Tobruck tự lực cầm cự và uy hiếp đường tiếp tế của địch, gần giống như hồi năm 1941. Tobruk thất thủ. Thủ trưởng Quân đoàn XIII Gott bổ nhiệm Thiếu tướng Tư lệnh Sư đoàn Bắc Phi số 2 Klopper làm chỉ huy quân đồn trú Tobruk. Bên cạnh 2 lữ đoàn lính Nam Phi, trong tay Klopper nắm giữ Lữ đoàn Cận vệ (Mô tô) số 201, Lữ đoàn Bộ binh Ấn Độ số 1, Lữ đoàn Tăng Lục quân số 32 và Lữ đoàn Phòng không số 4. Từng bị quân Trục bao vây năm 1941, Tobruk đã trụ vững suốt 9 tháng và được giải vây trong Chiến dịch Crusader vào tháng 11 năm ấy. Giờ đây, khi thế trận đang nghiêng hẳn về binh đoàn của Rommel, các chỉ huy Đồng Minh tiên liệu rằng đồn binh Tobruck có thể cầm cự 2 tháng mà chỉ cần dựa vào tiếp tế trong pháo đài. Tuy nhiên, Auchinleck coi việc cố thủ Tobruk là không quá cần thiết và ông từng nói với Neil Ritchie rằng ông không có dự định giữ pháo đài bằng mọi giá. Lúc 5h20 ngày 20 tháng 6, trận Tobruk lần thứ hai mở màn bằng cuộc pháo kích cấp tập của Quân đoàn Phi châu vào đội hình quân Anh. Sau khi pháo dứt, không quân Đức-Ý ào ạt đánh phá trận địa, chặt nát các hàng dây kẽm ngai và tiêu hủy các bãi mìn của quân đội Đồng Minh. Đến 7h00, bộ binh phe Trục xông lên xung phong vào trận địa. Được sự trợ giúp của các đơn vị lính Ý, Rommel sử dụng 90 xe tăng thuộc 2 sư đoàn Thiết giáp số 15 và 21 khoét một lỗ thủng vào phòng tuyến đối phương. Trong khi Sư Thiết giáp số 15 tiến ra cảng biển Địa Trung Hải, Sư Thiết giáp số 21 tràn lên hướng tây bắc và tấn công Sở chỉ huy quân Đồng Minh, chẻ thành phố Tobruck ra làm đôi. Lực lượng khối Trục đã kiểm soát được 2/3 thành phố (trong đó có hải cảng) vào thời điểm kết thúc ngày đầu tiên của trận đánh. 9h40 sáng hôm sau, Klopper trình diện Rommel và giao nộp Tobruck cho ông. Với thắng lợi này, phía Trục đã thu gom được 33.000 tù binh cùng 30 xe tăng, 2000 xe quân sự, 5000 tấn lương thực và 2000 tấn lương thảo cần thiết. Hậu quả. Được xem là thắng lợi lớn nhất trong sự nghiệp cầm quân của Rommel, trận đánh cuối tháng 5 – cuối tháng 6 năm 1942 (mà đỉnh điểm là cuộc thất thủ của Tobruk) đã mang lại cho khối Trục một hải cảng gần con đường Aegean–Crete cùng một lượng lớn tiếp tế của quân Anh. Từ đây, cơ hội mở ra cho các binh đoàn Đức-Ý tràn vào Ai Cập, đánh chiếm kênh đào Suez (buộc Anh phải sử dụng những tuyến đường tiếp tế dài gấp đối và thường hay bị U-boat quấy rối) và thậm chí có thể làm chủ các mỏ dầu của Trung Đông. Ngày 22 tháng 6 năm 1942, Rommel được Hitler thăng cấp Thống chế và trở thành cán bộ trẻ nhất của Lục quân Đức được thụ phong quân hàm này. Trong một bức thư gửi cho vợ mình, Rommel bày tỏ rằng ông cần Hitler trao cho ông thêm một sư đoàn thiết giáp nữa hơn là danh hiệu Thống chế. Trong hồi ký của mình, Churchill hồi tưởng: Thương vong. Cuộc thất trận ở Gazala đã đem lại thiệt hại rất lớn cho Tập đoàn quân số 8, với 50.000 quân nhân tử trận, bị thương và bị bắt (tính cả 35.000 quân đầu hàng tại Tobruk) Không những vậy, khối Đồng Minh chịu tổn hao hàng nghìn tấn tiếp tế, gần 800.000 quả đạn pháo, gần 13 triệu viên đạn súng tay, 6.000 xe vận tải và hàng nghìn xe tăng. Theo sử gia Niel Barr, người ta ước tính có 1.188 xe tăng Anh bị loại khỏi vòng chiến trong 17 ngày thất bại liên tiếp của các lữ đoàn thiết giáp Anh. Ngoài ra, do Binh đoàn Quân khí Hoàng gia Anh đã dời 2 xưởng sửa chữa xe tăng vào Tobruk lúc Rommel đánh bọc hậu tuyến Gazala, quân Đức-Ý đã chiếm được 2 xưởng này và bắt gọn nhiều đơn vị Binh đoàn Quân khí khi Tobruk thất thủ. Bên kia chiến tuyến, thiệt hại về nhân lực của phe Trục bao gồm 3.360 quân Đức và dưới 3.360 quân Ý. Theo báo cáo của Binh đoàn Phi châu vào ngày 30 tháng 6, 400 xe tăng quân Trục đã bị hư hại hoặc phá hủy và các Sư đoàn Thiết giáp số 15, 21 (Đức) chỉ có chừng 44–55 chiếc hoạt động được. Trong khi đó, tổng số xe tăng của Quân đoàn XX (Ý) giảm xuống còn 15 chiếc và Sư đoàn Khinh chiến Phi châu số 90 chỉ còn 1.679 quân nhân. Tuy khối lượng lương thảo, khí tài và trang thiết bị khổng lồ mà Rommel thu được ở trận Gazala đã giúp ông duy trì thế chủ động sau khi chiếm Tobruk, tổn thất nặng nề về xe tăng tại Gazala đã tác động tiêu cực đến năng lực tác chiến của Tập đoàn Thiết giáp Phi châu trong giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến. Trái lại, 137 xe tăng Anh đã hiện diện trong đội hình Tập đoàn quân số 8 ở El Alamein vào ngày 1 tháng 7 (chưa kể 42 chiếc đang trên đường từ các xưởng sửa chữa ra tiền tuyến). Đây một phần là nhờ các phương pháp kỹ thuật hiệu quả của Binh đoàn Quân khí trong việc phục hồi xe tăng. Các diễn biến kế tiếp. Thấy Ritchie kém năng lực chỉ huy, Auchinleck huyền chức Ritchie và xuống kiêm nhiệm Tư lệnh Tập đoàn quân số 8 vào ngày 25 tháng 6. Auchinleck vạch kế hoạch rút quân thêm 160 km về gần El Alamein - cách Alexandria 100 km theo hướng tây. Đây được xem là "khu vực phòng thủ mạnh nhất trên sa mạc Tây", vì có những dốc đứng trong vùng Đất trũng Qattara chỉ cách El Alamein 64 km theo hướng nam, giúp ngăn ngừa nguy cơ xe tăng Đức-Ý tiến vòng qua sườn phía nam hệ thống phòng thủ và giới hạn chiều rộng trận tuyến phải bảo vệ. Song song với việc củng cố phòng tuyến Alamein, Auchinleck đã cho tiến hành chặn đánh, cầm chân địch tại Mersa Matruh. Rommel thần tốc tiến quân vào Ai Cập hòng chiếm nhanh El Alamein trước khi quân Đồng Minh hoàn chỉnh tuyến phòng ngự ở đó. Ngày 25 tháng 6, ông huy động Binh đoàn Phi châu tấn công Mersa Matruh. Trong khi Sư đoàn Khinh chiến số 90 đánh chiếm tuyến đường ven biển phía đông Matruh và chặt đứt đường rút của Quân đoàn X (gồm Sư đoàn Ấn Độ số 5 và Sư đoàn số 10) giữa đêm hôm 27 tháng 6, Sư đoàn Thiết giáp số 21 thực hiện hợp vây Sư đoàn New Zealand số 2 (Quân đoàn XIII) trên hướng nam. Đến hôm 29 tháng 6, các đơn vị Liên hiệp Anh đã chạy thoát khỏi vòng vây ở Mersa Matruh, nhưng bị thương vong khá nhiều và phải bỏ lại 6.000 tù binh trong tay quân Đức. Trên đà chiến thắng, quân Trục truy kích mạnh về hướng đông và áp sát El Alamein ngày 30 tháng 6. Mặc dù thiếu thông tin chính xác về trận hình quân Đồng Minh, Tập đoàn Thiết giáp Phi châu mở màn trận El Alamein lần thứ nhất vào hôm sau. Hai bên đánh nhau suốt một tháng trời và đều chịu thiệt hại nặng nề. Kết thúc trận chiến, quân Đồng Minh không trục được quân Đức-Ý khỏi khu vực El Alamein, nhưng đã cản được đà tiến quân của Rommel. Tranh thủ lúc Rommel đang chuẩn bị binh lực cho đợt đánh kế tiếp vào kênh Suez, Churchill thúc giục Auchinleck chuyển sang chủ động tiến công nhưng vị tướng vẫn duy trì thế phòng ngự bị động. Bất đồng này dẫn đến việc Churchill bãi chức Auchinleck rồi phân công Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn XIII William Gott làm Tư lệnh Tập đoàn quân số 8 và Đại tướng Sir Harold Alexander làm Tổng tư lệnh Bộ Tư lệnh Trung Đông vào tháng 8. Nhưng trên đường đi nhận nhiệm vụ, phi cơ chở Gott bị Không quân Đức bắn rơi và Gott trúng đạn xuyên tim chết. Trung tướng Bernard Montgomery được bổ nhiệm thay ông dẫn dắt Tập đoàn quân số 8. Dưới sự chỉ huy của Montgomery, quân Anh và Đồng minh đã đánh bại các cuộc tấn công kế tiếp của Rommel vào tháng 8-9 và quét sạch quân Trục khỏi Ai Cập, Lybia trong hai tháng cuối năm 1942.
1
null
Miễu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp tọa lạc tại phường Nhà Bàng, thuộc thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam. Giới thiệu. Ngôi miễu do Phật Thầy Tây An (Đoàn Minh Huyên, 1807 - 1856) và các tín đồ dựng lên giữa thế kỷ 19 , để cho người dân đi khai hoang có nơi thờ cúng, thỏa mãn nhu cầu tính ngưỡng tâm linh. Phía trước ngôi miễu có một bàu lớn. Đây là một loại đầm nhỏ (hay ao lớn) chứa nước ngọt thiên nhiên. Nhiều người cho rằng vì mặt bàu có nhiều dây mướp rừng chằng chịt, nên gọi là "bàu Mướp". Tuy nhiên, có một ý kiến khác cho rằng chữ "mướp" ở đây không phải là dây mướp mà là loại cây mốp, một loại cây có cộng rễ cứng, ruột mềm chứa nhiều nước, và có thể uống được . Ngôi chính điện thờ Thánh Mẫu Tiên Nương (tiền thân là ngôi miễu ngày xưa) hiện tọa lạc trong khuôn viên rộng nhiều m² (gồm nhiều hạng mục, trong đó quan trọng nhất là ngôi điện thờ vừa kể). Thánh Mẫu này (mà người dân quen gọi là Bà Chúa Xứ Bàu Mướp) là một nữ thần có quyền năng cai quản xứ sở, theo tục thờ cúng của người dân Nam Bộ . Ngày 16 tháng 10 năm 2012, UBND tỉnh An Giang đã ra Quyết định số 1814/QĐ-UBND công nhận Miễu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp là di tích "lịch sử và danh lam thắng cảnh" cấp tỉnh, và lễ đón nhận được tổ chức vào sáng ngày 28 tháng 11 năm 2012 .
1
null
Nguyễn Văn Hưởng (sinh năm 1946 ở phường Xuân Sơn, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) là Thượng tướng Công an nhân dân Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh trước khi chuyển sang làm Phái viên Tư vấn cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về an ninh và tôn giáo. Sự nghiệp. Ông Hưởng trước khi là Thứ trưởng từng là Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an. Ông Hưởng từng là thành viên Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin. Ông Hưởng từng là Ủy viên Trung ương Đảng khóa 9 (2001-2006) và khóa 10 (2006-2010), đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định xử một số nhân vật đấu tranh dân chủ hoặc vận động nhân quyền. Ông Hưởng đã bác bỏ những lo ngại của Hoa Kỳ về nhân quyền, ông Hưởng cũng đề nghị chính phủ Mỹ "có hành động đối với các nhóm "thù địch" ở Hoa Kỳ gồm có các ông Kok Ksor, Võ Văn Ái, Nguyễn Hữu Chánh và đảng Việt Tân. Ông Hưởng nhận Huân chương Quân công hạng nhất cho chuyên án C509 (Bộ Công an), chuyên án đấu tranh với tổ chức bị Chính phủ coi là phản động do Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long và Nguyễn Tiến Trung đứng đầu. Ông Hưởng trong một thời gian dài cũng đại diện ngành an ninh trong các tiếp xúc cấp cao với quan chức ngoại giao nước ngoài, nhất là Hoa Kỳ. Năm 2011, ông còn nhận lời làm cố vấn an ninh cho công ty tổ chức giải bóng đá Ngoại hạng ở Việt Nam. Tài liệu do Wikileaks công bố cho thấy ông Hưởng khi còn tại chức đã tỏ ý trách cứ Hoa Kỳ không đứng về phía Việt Nam ở Biển Đông. Điện tín rò rỉ từ Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội đánh giá thấp hiểu biết của Thượng tướng Công an Nguyễn Văn Hưởng về Hoa Kỳ khi còn tại chức: "Sự phân tích của ông Hưởng về các chính khách Hoa Kỳ và "các thế lực chống Việt Nam" cho thấy sự thiếu hiểu biết về hệ thống của Hoa Kỳ và phân tích rất kém cỏi". Ông Hưởng nghỉ hưu từ 1/3/2013 theo Quyết định số 360/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Quyết định này là tuân theo Quyết định số 690-QĐNS/TW của Bộ Chính trị đã ra ngày 31/1/2013 về việc ông Hưởng nghỉ hưu. Gia đình. Con trai ông Hưởng là đại tá Nguyễn Duy Linh, cựu phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, bị truy tố về tội nhận hối lộ từ Vũ nhôm.
1
null
Hải chiến là cuộc chiến diễn ra trên sông lớn, hồ, biển, đại dương và các hải đảo. Vũ khí chính tham gia là các loại tàu chiến, pháo hạm, súng trường, cung nỏ, lửa... cũng như sĩ quan chỉ huy, lính thủy... Ngoài ra còn có sự tham gia của các đơn vị như không quân, lính mặt đất...
1
null
Vườn quốc gia Ubajara () nằm trong tiểu bang Ceará, Brasil. Với diện tích 5,63 km ², đây là vườn quốc gia nhỏ thứ hai ở Brasil, và là nơi có hang động Ubajara bao gồm rất nhiều các thạch nhũ và măng đá ấn tượng, kết quả của việc tích tụ đá vôi hàng ngàn năm. Vườn quốc gia còn có rất nhiều các thác nước và những cánh rừng và những con đường xuyên rừng. Hiện nay, nó thuộc sự quản lý của IBAMA, cơ quan quốc gia về bảo vệ môi trường.
1
null
Trận La Habana là trận hải chiến duy nhất trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, đã diễn ra vào ngày 9 tháng 11 năm 1870, ở ngoài khơi La Habana, Cuba (khi ấy là thuộc địa của Tây Ban Nha). Đây là một cuộc giao chiến bất phân thắng bại giữa pháo hạm "Meteor" của Hải quân Liên bang Bắc Đức dưới quyền chỉ huy của thuyền trưởng Edouard von Knorr với thông báo hạm "Bouvet" của Hải quân Pháp, trong đó ưu thế vượt trội về pháo của tàu chiến Phổ đã buộc chiếc tàu chiến lớn hơn của Pháp phải triệt thoái. Vào lúc 8 giờ sáng vào ngày 7 tháng 11 năm 1870, tàu chiến "Meteor" đã cập bến tại La Habana, sau khi rời bỏ Nassau vài ngày trước đó. Một tiếng đồng hồ sau đó, thông báo hạm "Bouvet" của Pháp, từ Martinique, cũng chạy đến theo hướng đối diện với pháo hạm của Phổ. Ngày hôm sau, chiếc tàu thư "Nouveau Monde" của Pháp cũng rời hải cảng La Habana đến Veracruz, nhưng bị buộc phải trở về vài tiếng đồng hồ sau đó do lo sợ bị pháo hạm của Phổ. Sau đó, cũng trong ngày 8 tháng 11, thuyền trưởng của tàu "Meteor" đã chính thức khiêu chiến với thuyền trưởng của tàu "Bouvet", để đánh một trận vào ngày hôm sau. Thông báo hạm "Bouvet" đã chấp thuận và chạy khỏi hải cảng để chờ "Meteor". Trong khi đó, pháo hạm "Meteor" phải chờ đợi trong vòng 24 tiếng đồng hồ trước khi có thể đụng độ với thuyền chiến của Pháp dựa theo luật trung lập, bởi do Tây Ban Nha là một nước trung lập trong cuộc chiến tranh. Sau khi thời gian chờ đợi kết thúc, pháo hạm "Meteor" đã khởi hành để giao đấu với tàu "Bouvet" – vốn đang chờ đối phương ngoài ranh giới của hải phận Cuba 10 dặm Anh. Ngay sau khi tàu "Meteor" vượt qua ranh giới, "Bouvet" đã nhả đạn vào pháo hạm của Đức. Sau hai tiếng đồng hồ giao tranh quyết liệt, trận chiến cuối cùng đã chấm dứt khi tàu "Bouvet", vốn đã tiếp cận gần "Meteor" để tấn công tàu chiến này, chịu hư hại ở một ống dẫn nước làm cho động cơ đẩy của tàu bị hỏng và buộc người Pháp phải căng buồm rút vào vùng hải phận trung lập, nơi họ một lần nữa được phía Tây Ban Nha bảo vệ. Cả hai con tàu đều không bị phá hỏng hoàn toàn, chủ yếu bị thiệt hại ở các cột buồm và dây buộc (các nồi hơi và đầu máy của "Bouvet" vẫn còn nguyên và hoạt động), và rất ít người chết và bị thương ở cả hai bên. Các nhà bình luận đương thời không xem trận đánh là một sự kiện quan trọng.
1
null
Darren Everett Criss (sinh ngày 5 tháng 2 năm 1987) là một diễn viên, ca sĩ, nhạc sĩ người Mỹ. Anh còn là người sáng lập và đồng sở hữu StarKid Productions, một công ty nhạc kịch đặt trụ sở ở Chicago, Illinois. Anh được biết đến nhiều nhất với vai diễn Blaine Anderson trong sê ri phim truyền hình "Glee" của FOX. Ban đầu Darren được chú ý bởi vai chính Harry Potter trong vở nhạc kịch "A Very Potter Musical" do StarKid sản xuất. Album "Me and My Dick", bao gồm những ca khúc và bản nhạc được Darren đồng sáng tác, lọt vào vị trí thứ 11 trên bảng xếp hạng Top Cast Albums. Năm tiếp theo, album "Starship" do Darren tự mình sáng tác đạt vị trí thứ nhất cũng trên bảng xếp hạng đó. Với vai trò là ca sĩ chính của Dalton Academy Warblers, ca khúc đầu tiên của Darren trên "Glee", "Teenage Dream", đạt vị trí thứ nhất trên bảng xếp hạng "Billboard" Digital Songs; ca khúc này cũng được chứng nhận đĩa Vàng bởi RIAA sau khi bán được hơn 500,000 bản. Tháng 4 năm 2011, album "" với Darren là giọng hát chính đã đứng đầu bảng xếp hạng "Billboard" Top Soundtracks và xếp thứ 2 trên bảng xếp hạng "Billboard" 200 ở Mỹ. Tháng 1 năm 2012, Darren ra mắt trên sân khấu Broadway với vai chính J. Pierrepont Finch trong vở "How to Succeed in Business Without Really Trying". Tháng 9 năm 2012, anh xuất hiện lần đầu tiên trong bộ phim hài "Girl Most Likely" cùng với Kristen Wiig, Annette Bening, và Matt Dillon. Tiểu sử. Darren được sinh ra ở San Francisco, California và là con trai út của Cerina (nhũ danh Bru) và Charles William Criss, chủ ngân hàng đồng thời là cựu giám đốc của San Francisco Opera, Philharmonia Baroque Orchestra, Stern Grove Festival và San Francisco Performances. Darren là người lai Âu Á; mẹ anh, quê ở Cebu, Philippines, mang dòng máu Trung Quốc, Tây Ban Nha và Philippines, còn bố anh, quê ở Pittsburgh, Pennsylvania, mang dòng máu Ireland. Anh có một người anh trai tên là Charles "Chuck" Criss (sinh ngày 15 tháng 4 năm 1985), nhạc sĩ và là thành viên của ban nhạc rock indie Freelance Whales. Darren và anh trai lớn lên ở San Francisco, ngoại trừ giai đoạn từ năm 1988 đến năm 1992 khi gia đình anh sống ở Honolulu, Hawaii, nơi bố anh sáng lập EastWest Bank và trở thành chủ tịch hội đồng quản trị cũng như tổng giám đốc điều hành. Darren bắt đầu quan tâm đến âm nhạc và biểu diễn nghệ thuật từ khi còn rất nhỏ - năm 5 tuổi, anh bắt đầu học chơi vĩ cầm, năm 10 tuổi, anh được nhận vào chương trình Young Conservatory của American Conservatory Theater; đồng thời bắt đầu biểu diễn chuyên nghiệp trên sân khấu của công ty nhạc kịch 42nd Street Moon. Darren tiếp tục trau dồi kỹ năng âm nhạc và cuối cùng có thể chơi thành thạo vĩ cầm, ghi-ta, dương cầm, đàn mandolin, harmonica và trống. Ở tuổi 15, anh bắt đầu sáng tác nhạc. Darren học tiểu học tại Stuart Hall for Boys và tốt nghiệp trung học tại Saint Ignatius College Preparatory năm 2005. Ở Saint Ignatius anh là thành viên của chương trình biểu diễn nghệ thuật và đã tham gia vào nhiều vở kịch kinh điển như "The Music Man", "The Diary of Anne Frank" và "Fiddler on the Roof". Anh cũng đóng vai trò là người chỉ đạo trong dàn nhạc của trường, anh còn thành lập một nhóm nhạc riêng và được bạn bè bầu chọn là người có khả năng giành được giải Grammy nhất. Về học vấn, anh nhận được giải National Latin Exam trong cả hai năm 2002 (Maxima Cum Laude) và 2003 (Magna Cum Laude). Darren theo học đại học Michigan chuyên ngành sân khấu cũng như âm nhạc học và tiếng Ý. Anh đã biểu diễn trong những vở kịch như "Kiêu hãnh và định kiến", "A Few Good Men" và "The Cripple of Inishmaan", đồng thời dành một học kỳ để học ở nước ngoài tại Accademia dell'Arte , Arezzo, Ý. Tổ chức sân khấu do học sinh điều hành của trường, Basement Arts , nơi Darren đóng vai trò là diễn viên lẫn đạo diễn, đã đặt nền móng cho việc thành lập công ty StarKid Productions của anh. Năm 2009, Darren nhận bằng cử nhân mỹ thuật. Sự nghiệp diễn xuất. Sân khấu kịch. Darren bắt đầu diễn xuất chuyên nghiệp trên sân khấu kịch năm 10 tuổi với vai Cesario trong vở "Fanny" (1997) của 42nd Street Moon, sau đó là vai Mauro trong vở "Do I Hear a Waltz?" (1998) của Richard Rodgers và Stephen Sondheim và vai Beauregard Calhoun trong vở "Babes in Arms" (1999). Quyết định theo đuổi sự nghiệp diễn xuất từ rất sớm, Darren dành những năm đầu ở American Conservatory Theater để học biểu diễn sân khấu và tham gia vào một số vở kịch, đáng chú ý là "A Christmas Carol", "A Midsummer Night’s Dream" và "The Voysey Inheritance". Năm 2009, sau khi nhận được bằng cử nhân mỹ thuật, Darren, cùng với bạn bè ở đại học Michigan, sáng lập StarKid Productions, một công ty nhạc kịch. Vai diễn nổi tiếng nhất của anh ở StarKid là Harry Potter trong các vở nhạc kịch hài "A Very Potter Musical", "A Very Potter Sequel" và "A Very Potter Senior Year" (dựa trên bộ tiểu thuyết "Harry Potter" của J.K. Rowling). Các vở kịch của StarKid đã nhận được hơn 140 triệu lượt xem trên kênh YouTube của công ty kể từ ngày 19 tháng 6 năm 2009. Tháng 1 năm 2012, Darren xuất hiện lần đầu tiên trên sân khấu Broadway, thay thế Daniel Radcliffe với vai J. Pierrepont Finch trong vở "How to Succeed in Business Without Really Trying" trong vòng 3 tuần tại Al Hirschfeld Theatre. Ngoại trừ tuần cuối cùng do Daniel Radcliffe diễn, vở nhạc kịch đạt được thành công lớn nhất từ 3 tuần với Darren thủ vai chính trong khoảng thời gian 11 tháng, thu về hơn 4 triệu đô la. Truyền hình. Darren bắt đầu sự nghiệp trên truyền hình với vai phụ trong các sê ri "Eastwick" và "Cold Case". Hiện Darren đang đảm nhận vai Blaine Anderson trong sê ri phim truyền hình "Glee" của FOX. Anh xuất hiện lần đầu tiên ở mùa thứ hai trong tập "Never Been Kissed" phát sóng vào ngày 9 tháng 11 năm 2010. Blaine học tại học viện Dalton và là giọng ca chính trong nhóm hát của trường, The Dalton Academy Warblers. Ban đầu Blaine đóng vai trò là bạn và người hướng dẫn cho Kurt Hummel, thành viên đồng tính bị bắt nạt của nhóm hát đối địch với Warblers, New Directions. Sự ăn ý giữa hai nhân vật cũng như sự ủng hộ của người xem đối với cặp đôi này đã khiến Ryan Murphy, đồng tác giả của sê ri, ghép họ thành một đôi trong phim. Đầu mùa thứ ba, Blaine chuyển đến trường trung học McKinley và gia nhập New Directions; hiện Darren đã trở thành diễn viên chính. Nói về sự phản hồi của công chúng đối với vai diễn của mình, Darren đặc biệt thích thú trước những bình luận từ "những người ở nhiều nơi trên thế giới mà có thể không được tiếp xúc nhiều với những hệ tư tưởng nhất định", nhưng đã nhìn nhận lại lập trường của mình về các mối quan hệ cũng như quyền con người nhờ cốt truyện của Blaine và Kurt. Anh gọi phản ứng này là "một hiện tượng" và nói, "Tôi là một đứa trẻ dị tính lớn lên trong một cộng đồng với nhiều người đồng tính nên tôi đã từng chứng kiến những người bạn phải đấu tranh vật lộn và không tìm được chỗ cho mình. Được là một phần của cỗ máy đó là điều hết sức tuyệt vời." Điện ảnh. Tháng 8 năm 2011, Darren đảm nhận vai Blaine Anderson trong "". Ngày 7 tháng 11 năm 2012, Darren xuất hiện trong bộ phim hài "Girl Most Likely", công chiếu tại liên hoan phim quốc tế Toronto (TIFF) và sẽ được phát hành trên toàn thế giới vào ngày 19 tháng 7 năm 2013. Ban đầu có tên "Imogene", bộ phim còn có các diễn viên Kristen Wiig, Annette Bening và Matt Dillon. Sự nghiệp âm nhạc. Ca sĩ solo. Darren bắt đầu sự nghiệp âm nhạc với tư cách là ca sĩ solo khi đang học tại đại học Michigan. Anh chơi nhạc ở những địa điểm nhỏ với các ca khúc từ American Songbook, các ca khúc đương đại, các ca khúc Disney kinh điển và những sáng tác của chính mình. Đôi khi, anh cũng phối hợp biểu diễn với những nhạc sĩ khác, đặc biệt là các cựu sinh viên của đại học Michigan, ca sĩ-nhạc sĩ Charlene Kaye. Anh song ca với Kaye trong các ca khúc "Skin and Bones" và "Dress and Tie" cũng như góp mặt trong các video "Skin and Bones", "Magnolia Wine", và "Dress and Tie" của cô. Ngày 20 tháng 7 năm 2010, Darren cho ra mắt album tự sản xuất "Human" trên iTunes. Anh miêu tả album này là "nhạc soul-dân ca" với tạp chí "Entertainment Weekly". Album đạt thứ hạng cao nhất ở vị trí thứ 17 trên bảng xếp hạng "Billboard" Top Heatseekers Albums. Ngày 10 tháng 12 năm 2010, Darren trở thành thành viên thứ 400,000 của hiệp hội các nhạc sĩ, tác giả và nhà xuất bản Mỹ (ASCAP). Sau khi giành được thành công với StarKid Productions cũng như vai diễn đột phá trên "Glee", Darren bắt đầu biểu diễn ở những địa điểm lớn như The Roxy, The Troubadour và Lincoln Center. Darren đã biểu diễn trước nhiều nhân vật lớn như Barbra Streisand, Rod Stewart, Alan Menken, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, Đệ Nhất Phu nhân Michelle Obama và Tổng thống Mỹ Barack Obama. Tháng 4 năm 2011, Darren ký hợp đồng với Sony Music Entertainment. Anh sẽ thu âm một album nhưng ngày phát hành vẫn chưa được ấn định. StarKid Productions. Darren là một trong những nhạc sĩ chính của StarKid Productions. Anh đã đóng góp các ca khúc cho "A Very Potter Musical", "Me and My Dick", "Little White Lie" và "A Very Potter Senior Year". Sau đó, Darren tự mình sáng tác tất cả các ca khúc và bản nhạc cho "A Very Potter Sequel", "A Very StarKid Album" và "Starship". Tháng 11 năm 2011, Darren tham gia vào tour diễn toàn quốc đầu tiên của StarKid, The SPACE Tour, trong các buổi diễn ở New York và Boston. Mùa hè năm 2012, anh tiếp tục tham gia tour diễn toàn quốc thứ hai, Apocalyptour, tại các buổi diễn ở Los Angeles và New York. "Glee". Darren đã góp mặt trong nhạc phim của Glee với vai trò là giọng ca chính của The Dalton Academy Warblers cũng như thành viên của New Directions ở của trường trung học William McKinley. The Warblers là một nhóm hát a cappella nam với các ca khúc được biên soạn bởi Beelzebubs của đại học Tufts. Ca khúc đầu tiên của Darren trên "Glee", "Teenage Dream" đã đứng đầu bảng xếp hạng "Billboard" Digital Songs với 214,000 bản trong tuần đầu tiên, nhiều hơn cả bản gốc. Đây là lần đầu tiên một ca khúc của "Glee" đạt vị trí đầu bảng và là ca khúc bán nhanh nhất của phim. Ngày 13 tháng 7 năm 2011, ca khúc được chứng nhận đĩa Vàng sau khi bán được hơn 500,000 bản. Nhờ sự thành công trên bảng xếp hạng của các ca khúc do Darren và the Warblers trình bày trong mùa thứ hai, album "" đã được phát hành vào ngày 19 tháng 4 năm 2011. Album khởi đầu ở vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng "Billboard" 200 và vị trí thứ nhất trên bảng xếp hạng nhạc phim của tạp chí Billboard với 86,000 bản trong tuần đầu tiên. Từ ngày 21 tháng 5 đến ngày 3 tháng 7 năm 2011, Darren cùng các bạn diễn "Glee" đã biểu diễn tại Glee Live! In Concert! trong tour diễn ở Mỹ, Canada, Anh và Ireland. Theo tạp chí Billboard, tour diễn xếp thứ 16 trong các tour diễn thành công nhất năm 2011, thu về hơn 40 triệu đô la và thu hút 485,000 khán giả. Tất cả 40 buổi diễn đều bán sạch vé, bao gồm các buổi diễn tại Trung tâm Staples, Nassau Coliseum và The O2 Arenas ở London và Dublin. Hoạt động từ thiện. Darren ủng hộ quyền của người đồng tính và là một người hưởng ứng của The Trevor Project, tổ chức quốc gia hàng đầu về những nỗ lực ngăn chặn tình trạng tự tử ở người đồng tính. Darren nhận được giải thưởng Power of Youth Philanthropy của tạp chí Variety vì những đóng góp của anh cho The Trevor Project. Darren là một người phát ngôn cho tổ chức Rock the Vote và chiến dịch của họ. Ngày 23 tháng 3 năm 2011, anh góp phần khởi động , một "chương trình toàn quốc sử dụng văn hóa đại chúng, video, thảo luận trong lớp học và một cuộc bầu cử giả để giáo dục giới trẻ những kỹ năng khi tham gia bầu cử và trở thành những công dân tích cực". Darren thu âm ca khúc "New Morning" của Bob Dylan cùng với anh trai Chuck Criss của mình cho Amnesty International. Đây là một phần của album "", phát hành ngày 24 tháng 1 năm 2012. Ngày 8 tháng 3 năm 2012, Darren được UNICEF Philippines chọn làm đại diện và nhận 25,000 đô la tiền quyên góp từ Hollywood Foreign Press Association để khắc phục thảm họa bão nhiệt đới Washi. Năm 2012, Darren trở thành người phát ngôn của Festival of New American Musicals. Nhiệm vụ của tổ chức này là "thúc đẩy các tác giả, rèn luyện và giới thiệu các diễn viên, đồng thời cũng hỗ trợ gây dựng thế hệ tiếp theo những người xem và ủng hộ nhạc kịch." Đồng chủ tịch danh dự của tổ chức này bao gồm Stephen Sondheim, Stephen Schwartz, Jerry Herman, Angela Lansbury và Jason Alexander. Darren đã biểu diễn ở nhiều buổi gây quỹ từ thiện trong đó có American Conservatory Theater, AIDS Project Los Angeles, New Conservatory Theatre Center, Toys for Tots, City of Hope National Medical Center, Motion Picture & Television Fund, Public School Arts, MusiCares Foundation, The Old Vic, UCLA's Jonsson Comprehensive Cancer Center, Big Brothers Big Sisters of America, Young Storytellers Foundation và Elizabeth Glaser Pediatric AIDS Foundation.
1
null
Thương Quân (chữ Hán: 商均) là một nhân vật truyền thuyết sống vào thời đại thiện nhượng trong lịch sử Trung Quốc, theo nhiều tài liệu ghi chép thì ông là con trưởng của đế Thuấn Diêu Trọng Hoa. Sau khi đế Thuấn được đế Nghiêu nhường ngôi, quyền hành cai trị nước Hữu Ngu đều do Thương Quân tiếp quản, tuy nhiên Thương Quân chỉ là nhân vật bình thường nên thời gian ông làm vua ở Hữu Ngu cũng không có gì đáng nói. Cho đến khi vua Thuấn cảm thấy mình đã già yếu nên bắt chước vua Nghiêu truyền ngôi cho Hạ Vũ là người vừa có công trị thủy bình ổn cuộc sống nhân dân, Thương Quân hay tin quyết liệt phản đối bằng cách đem binh đánh sang nước Hạ (nay thuộc huyện Vũ tỉnh Hà Nam). Để tránh mâu thuẫn Hạ Vũ dời đô sang Dương Thành (nay thuộc huyện Đăng Phong tỉnh Hà Nam) để né tránh, nhưng đế Thuấn đâu có ngồi yên mà nhìn con làm loạn đã trực tiếp dẫn quân đến nước Hạ để trừng phạt Thương Quân. Thương Quân bị cha bắt lại giáo huấn và phân tích kỹ lưỡng tại sao mình phải làm như vậy, cũng như Đan Chu ngày trước Thương Quân nghe ra và từ đó bỏ ý định chống Hạ Vũ yên trí với địa vị quân chủ một nước chư hầu. Sau khi Thương Quân chết con cháu nối đời truyền quốc kể cũng hơn 1000 năm, đến đời Ngu Yên thì bị Trụ Vương nhà Ân diệt mất.
1
null
Violympic, hay ViOlympic, là cuộc thi giải toán, tiếng Việt, tiếng Anh và vật lý quốc gia trên Internet bằng tiếng Việt và tiếng Anh cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 trên toàn Việt Nam. Violympic được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và tập đoàn FPT phối hợp chỉ đạo tổ chức, công ty FPT Software là đơn vị thực hiện. Lịch sử. Ngày 27 tháng 7 năm 2008: tiến sĩ Lê Thống Nhất đề xuất ý tưởng tổ chức Violympic với Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển, cục trưởng cục Công nghệ Thông tin Quách Tuấn Ngọc, và Phó vụ Trưởng vụ Giáo dục Trung học cơ sở Nguyễn Hải Châu. Ngày 21 tháng 10 năm 2008: lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo và lãnh đạo FPT thảo luận về các nội dung hợp tác hai bên và thống nhất quan điểm sẽ tổ chức Violympic. Buổi chiều cùng ngày, hai bên Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cùng với Chủ tịch Hội đồng quản trị, tập đoàn FPT ký kết hợp tác tổ chức cuộc thi. Sáng ngày 26 tháng 12 năm 2008: lễ phát động cuộc thi được tổ chức tại trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội). Trong phiên bản thử nghiệm năm 2008, Violympic có tất cả 35 vòng thi, cấp trường thi vòng 20, cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh vòng 25, cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) thi vòng 30, cấp quốc gia thi vòng 35. Ngày 12 tháng 5 năm 2009: kỳ thi cấp quốc gia đầu tiên được tổ chức với 35 tỉnh, thành tham dự và đã cử đội tuyển. Tháng 4 năm 2009: Violympic nhận danh hiệu đầu tiên, giải thưởng Sao khuê của VINASA. Năm học 2010–2011: Violympic giảm tải còn 19 vòng thi. Từ vòng 10–14 là cấp trường, vòng 15, 16 thi cấp Quận Huyện, vòng 17, 18 thi cấp tỉnh (thành phố), vòng 19 thi cấp quốc gia. Cấp quốc gia chỉ có lớp 5, lớp 9 và lớp 11 thi. Ngày 15 tháng 6 năm 2015: ra mắt ứng dụng "Tự luyện Violympic” trên Google Play. Ngày 5 tháng 9 năm 2015: mở rộng quy mô cuộc thi Violympic tiếng Anh đối với học sinh từ khối lớp 1 đến lớp 9. Ngày 15 tháng 4 năm 2018: môn toán, tiếng Việt giảm tải còn 13 vòng. Áp dụng hình thức thi leo dốc với vòng thi cấp quốc gia. Ngày 18 tháng 9 năm 2018: Violympic giảm tải mỗi môn còn 10 vòng và áp dụng hình thức thi leo dốc đối với tất cả các vòng. Vòng 1–6 có thời gian làm bài là 30 phút. Vòng 7–10 có thời gian làm bài là 45 phút. Ngày 26 tháng 8 năm 2019, Violympic thông báo mở thêm chức năng "Lấy lại mật khẩu qua email" và tự động nâng khối lớp cho thí sinh. Ban tổ chức. Các tiểu ban. Tiểu ban công nghệ. Tiểu ban nội dung Trung học phổ thông
1
null
Eleuthera (pron: / i l u ː q ə r ə /), đôi khi đánh vần là Eleuthra, là một hòn đảo ở Bahamas, nằm cách 50 dặm (80 km) về phía đông của Nassau. Đây là hòn đảo mỏng có chiều dài 110 dặm (180 km) và nơi rộng nhất chỉ hơn 1 dặm (1.600 m). Theo điều tra dân số năm 2000, dân số trên đảo Eleuthera là khoảng 8.000 người. Cái tên "Eleuthera" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp trong từ ελεύθερος (eleutheros) có nghĩa là "miễn phí". Địa hình của hòn đảo đa dạng, từ những bãi biển cát rộng, màu hồng nổi trên mặt nước lớn của các rạn san hô cổ. Phía đông của hòn đảo là Đại Tây Dương trong khi phía tây là Bahama Bank, một trong hai khu vực nền tảng cacbonat của Bahama. Chính vì vậy, ở đây là nơi quy tụ hai màu nước biển xanh khác lạ, xanh lam nhạt trong veo của vùng biển Caribe và xanh sẫm, thăm thẳm của nước biển Đại Tây Dương. Glass Window Bridge (cầu Cửa sổ thủy tinh) ở Sound Exuma, nằm ở vị trí hẹp nhất trên đảo là nơi có thể quan sát được cảnh tượng trên và cũng là nơi thu hút rất nhiều du khách khi tới đảo. Lịch sử. Những người đầu tiên định cư trên đảo là Taino, hay là Arawaks, chủ yếu là nhóm người bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha để làm việc trong các mỏ tại Hispaniola, nơi họ chết vào những năm 1550. Hòn đảo này được cho là không có người sinh sống cho đến khi những người châu Âu đầu tiên định cư hành hương Thanh giáo đến đây vào năm 1648 từ Bermuda. Những người định cư, được biết đến như là "thám hiểm Eleutherian", đã đặt tên cho hòn đảo là Ἐλευθεριά, cái tên hiện tại của nó "eleutheria" có nghĩa là "tự do" trong tiếng Hy Lạp, trong khi Ἐλευθερά Eleuthera có nghĩa là "tự do". Một số người nghĩ rằng Christopher Columbus có thể đã đến Eleuthera trước khi những người châu Âu khác đến thăm hòn đảo ở Tây Ấn này. Các khu định cư bao gồm (Bắc vào Nam) The Bluff, Upper Bogue Lower, hiện nay gồm có Gregory Town, Alice Town, James Cistern, cảng Thống đốc, Bắc và Nam Palmetto Point, Savannah Sound, Winding Bay, Tarpum Bay, Rock Sound, Greencastle, Deep Creek, Delancy Town, Waterford, Wemyss Bight, John Millars, Millar của và Bannerman Town. Sân bay với các chuyến bay thường xuyên theo lịch trình tại Bắc Eleuthera, cảng Thống đốc và Rock Sound. Hòn đảo khá thịnh vượng và giàu có trong giai đoạn từ 1950 đến 1980, thu hút nhiều nhà công nghiệp Mỹ nổi tiếng như Arthur Vining Davis, Henry J. Kaiser, và Juan Trippe. Khách thường xuyên bao gồm các ngôi sao điện ảnh như Robert De Niro hay Hoàng tử và Công nương xứ Wales. Do thay đổi trong chính sách sở hữu nước ngoài, Bahamas trở thành quốc gia độc lập vào năm 1973, tất cả những khu nghỉ mát lớn và các doanh nghiệp nông nghiệp bị bỏ hoang, được bán cho chính phủ Bahamas. Bởi sự căng thẳng của một quốc gia mới được hình thành, và những thay đổi trong luật thuế của Hoa Kỳ, một số doanh nghiệp phá sản trong giai đoạn từ 1980 đến 1985. Trong khi ngoài khơi Harbour Island và Spanish Wells là một điểm đến cho những người quan tâm đến lịch sử và thiên nhiên của vùng. Các điểm hấp dẫn bao gồm Glass Window Bridge, hang động Bay Hatchet, bãi biển phía bắc Surfer, bãi biển Lighthouse ở phía nam. Hang động Preacher ở phía bắc của đảo được phát hiện vào giữa thế kỷ 17 và những cuộc khai quật gần đây tại hang đã phát hiện những di chỉ của về cuộc sống của người Arawak. Các khu định cư chính là cảng Thống đốc (thủ đô hành chính), Rock Sound, Tarpum Bay, Harbour Island với những bãi biển cát màu hồng kì lạ. Hòn đảo này được đặc biệt chú ý bởi những khu vực trồng dứa rộng lớn và lễ hội dứa hàng năm tại Gregory Town. Trong năm 2010, khu bảo tồn thực vật bản địa Leon Levy, được mở ra như vườn quốc gia đầu tiên của Eleuthera. Cùng sáng tạo ra bởi Levy Leon Foundation và chính phủ Bahamas, đây là nhà của hơn 171 loài thực vật bản địa và đã trở thành một điểm đến phổ biến cho giáo viên và học sinh địa phương, cũng như khách du lịch. Giao thông vận tải. Hòn đảo bao gồm 3 cảng hàng không chính và những con đường bê tông được chính phủ xây dựng nối phía Bắc với Nam của hòn đảo.
1
null
Hàn Ế (chữ Hán: 寒豷) là một nhân vật sống vào thời kỳ vô vương chi thế của nhà Hạ trong lịch sử Trung Quốc, ông là con của Hàn Trác và là em của Hàn Kiêu. Sau khi Hàn Trác được Hậu Nghệ tin dùng đã lần lượt đưa Hàn Kiêu và Hàn Ế vào trong cung giữ chức quan để tăng thêm vây cánh, Hàn Ế là người hung bạo chỉ thích dùng vũ lực chứ chẳng có mưu mẹo gì cả. Mấy lần Hậu Nghệ phái Hàn Trác đánh đuổi Hạ Tướng thì Ế cũng theo cha lập được vài thành tích nho nhỏ, đến lúc Hàn Trác giết được Hậu Nghệ thì phong cho Ế làm vua nước Qua (ngày nay thuộc tỉnh Hà Nam). Trách nhiệm của Ế cũng như của Kiêu là làm phên dậu để bảo vệ triều đình trung ương, ngoài ra còn ngăn ngừa khống chế sự trỗi dậy của tôn thất và bề tôi trung tín nhà Hạ. Tuy nhiên Ế cung như Kiêu cả hai anh em đều bị Thiếu Khang lừa đánh đến đâu họ lui quân đến đó thành ra cứ tưởng là quân mình giỏi dẫn đến chủ quan khinh địch, sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lực lượng thì Thiếu Khang ra lệnh tổng tấn công từ mọi phía. Hàn Kiêu chết về tay Việt hầu Vô Dư còn Ế bị Hạ Trữ sát hại, Ế làm vua nước Qua khoảng hơn 30 năm kể từ khi được Hàn Trác phân phong.
1
null
Abdelhamid Abou Zeid (1965 - 2013), tên thật là Mohamed Ghadir, là một công dân Algérie và là một trong ba chỉ huy cao cấp của al-Qaida tại Maghreb Hồi Giáo. Ông là đối thủ chính của Mokhtar Belmokhtar. Zeid là một lãnh tụ cực đoan đáng sợ của nhóm al-Qaeda trong vùng Maghreb theo Hồi Giáo và cũng là người đứng đằng sau những vụ bắt cóc nhiều người Tây Phương. Ngày 1 tháng 3 năm 2013, Tổng thống Tchad, Idriss Deby, loan tin, quân đội Chad, trong khi chiến đấu để tìm cách đẩy một hệ phái của al-Qaida ra khỏi vùng Bắc Mali, hạ sát được Abou Zeid.
1
null
Michel Lotito (15 tháng 6 năm 1950 - 25 tháng 6 năm 2007) sinh tại Grenoble, tỉnh lỵ của tỉnh Isère, thuộc vùng hành chính Rhône-Alpes của nước Pháp. Ông được biết đến với danh hiệu Monsieur Mangetout (Ngài ăn tuốt), chính vì khả năng ăn bất kỳ đồ vật gì từ năm 9 tuổi. Cuộc sống. Michel Lotito không phải là người ngoài hành tinh, ông cũng giống như bao người đàn ông khác, tuy nhiên chỉ trừ việc Ông có thể ăn các vật bằng kim loại, thủy tinh, nhựa, cao su, và các vật liệu khác có thể gây chết người, đặc biệt ông từng ăn một chiếc máy bay Cessna 150, cũng chính nhờ sự kiện này mà ông được ghi danh vào Sách Kỷ lục Guinness. Michel Lotito bắt đầu ăn những vật chất không bình thường khi còn là một thiếu niên khoảng 16 tuổi và thực hiện công khai từ năm 1966. Bữa ăn xa xỉ nhất của ngài ăn là chén hết một chiếc máy bay Cessna 150, với chiếc máy bay này khiến ông phải mất 2 năm để ăn hết, kéo dài từ năm 1978 đến năm 1980. Lotito tuyên bố ông không hề bị tác động xấu từ việc ăn các vật liệu, ngay cả khi ông ăn những vật liệu được xem là có chứa hóa chất độc hại. Hàng ngày ông tiêu thụ khoảng 1 kg các vật liệu gồm có các vật chủ yếu như xe đạp, tivi… Theo ước tính trong khoảng thời gian từ 1959 - 1997, Lotito ăn khoảng 9 tấn kim loại chỉ với một ít dầu, nước uống và tiêu hóa bình thường. Michel Lotito mất vào ngày 25 tháng 6 năm 2007, sau mười ngày kể từ khi sinh nhật lần thứ 57 của ông. Ông được chôn cất tại nghĩa trang Grenoble.
1
null
Prunus cerasoides, được gọi là Mai anh đào, tại vùng Tây Bắc còn gọi là hoa Tớ dày hoặc "Đào rừng”, là một loài thực vật thuộc chi Mận mơ phân chi anh đào. Loài này phân bố ở Đông Á và phía bắc Nam Á ở độ cao trên 1000 m. Thuộc cây ôn đới, loài này đã được mô tả khoa học lần đầu tiên bởi nhà thực vật học Scotland David Don. Phạm vi phân bố kéo dài trong dãy Himalaya từ Himachal Pradesh ở phía trung-bắc Ấn Độ, tới Tây Nam Trung Quốc, Miến Điện và Thái Lan,trung du miền núi phía bắc Việt Nam, Tây Nguyên... Nó phát triển ở các khu rừng ôn đới, cận nhiệt đới ở độ cao từ 1.200-2.400 mét (3.900-7.900 ft). Mô tả. "Prunus cerasoides" là một loại cây lớn lên tới 30 mét (98 ft) chiều cao. Thân cây có vỏ bóng. Khi cây không có hoa, nó được đặc trưng bởi vỏ cây bóng và lá kèm có răng dài,trên mặt lá có lớp lông mịn. Những bông hoa cây nở vào mùa cuối đông khoảng tháng 1 đến tháng 2 ở Việt Nam, Thái Lan, Đài Loan...và tháng 2 đến tháng 4 ở Nhật Bản, Hàn Quốc,Trung Quốc... rụng lá về thu đông. Bông hoa lưỡng tính và có màu trắng hồng nhạt màu. Nó có quả màu vàng hình trứng biến thành màu đỏ khi chín.
1
null
Amber Patrice Riley (sinh ngày 15 tháng 2 năm 1986) là một nữ diễn viên và ca sĩ người Mỹ, được biết đến nhiều nhất với vai diễn Mercedes Jones trong sê ri phim truyền hình "Glee". Tiểu sử. Amber được sinh ra ở Los Angeles, California, là con gái của Tiny (nhũ danh Hightower) và Elwin Riley. Amber tham gia thử giọng cho "American Idol" khi cô 17 tuổi, trong mùa thứ hai của chương trình nhưng bị loại. Amber tốt nghiệp trung học tại trường trung học La Mirada ở La Mirada, California năm 2004. Sự nghiệp. Amber đảm nhận vai Mercedes Jones trong sê ri phim truyền hình hài-tình cảm nổi tiếng "Glee". Cô đã xuất hiện ngay từ tập đầu tiên của phim, được ra mắt vào tháng 5 năm 2009. Cô đã hát solo trong nhiều ca khúc, trong số đó có "Respect", "Bust Your Windows", "", "And I Am Telling You I'm Not Going", "Beautiful", "Bridge over Troubled Water", "I Look to You", "Hell to the No", "Ain't No Way", "Try a Little Tenderness", "Spotlight", "All I Want for Christmas Is You" và, 3 ngày sau cái chết của Whitney Houston, một phiên bản của "I Will Always Love You". Nhân vật của cô mang một "phong cách diva" với những bộ quần áo hợp thời trang. Cô có một người bạn thân tên là Kurt Hummel (Chris Colfer), người đồng tính công khai đầu tiên ở trường. Năm 2011, Amber được đề cử giải NAACP Image Award cho vai diễn này; cô đã nhận được một giải Screen Actors Guild Award cùng với các bạn diễn trong phim cũng như được đề cử cho giải Teen Choice Award. Mẹ cô là thành viên của dàn đồng ca trong ca khúc "Like a Prayer" nằm trong tập "The Power of Madonna" ở mùa thứ nhất. Ngày 12 tháng 9 năm 2010, Amber xuất hiện ở lễ trao giải MTV VMAs 2010. Cô hát quốc ca vào ngày khai mạc của Democratic National Convention năm 2012. Amber cũng đang thực hiện một album solo. Hoạt động từ thiện. Năm 2011, Amber trở thành người phát ngôn cho chiến dịch thường niên "Battle for the Bands" lần thứ hai bởi tổ chức Save The Music của Do Something và VH1. Amber khởi động một chiến dịch thông qua các phương tiện truyền thông để vận động người hâm mộ tham gia đấu tranh gìn giữ việc giáo dục âm nhạc trong trường học. Amber cũng phối hợp với chiến dịch "Celebrate My Drive" của State Farm để nâng cao nhận thức cho người lái xe và cổ vũ giới trẻ.
1
null
là một tướng quân của Thái Bình Thiên Quốc. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo. Ông được biết đến với danh hiệu Trung Vương (忠王) lúc cuối đời. Danh hiệu này được phong bởi vì ông từ chối hối lộ của tướng lĩnh Nhà Thanh nhằm giết Hồng Tú Toàn, nhà sáng lập và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Là một vị tướng, ông dẫn dắt các lực lượng Thái Bình đạt được vô số chiến quả. Sau khi ông bị bắt và sự thất bại trong trận chiến cuối cùng, tức là Trận chiến Nam Kinh lần 3 (1864), ông bị Tăng Quốc Phiên xử tử. Lý Tú Thành là nhà lãnh đạo quân sự quan trọng nhất của Thái Bình Thiên Quốc vào giai đoạn cuối. Những chiến thắng vang dội chống lại quân đội Nhà Thanh. Đại phá Đại doanh Giang Nam lần 2. Đại doanh Giang Nam (江南大營) là một doanh trại quân quan trọng của Nhà Thanh ở Nam Kinh. Lý Tú Thành lãnh đạo các lực lượng công phá đại doanh trong một nỗ lực bao vây nhằm cắt viện, dứt đường vận lương để cô lập. Quân Thanh có 20 vạn quân (200,000) giao chiến với quân Thái Bình từ tháng 3 năm 1858, nhưng bị Lý Tú Thành đánh bại vào tháng 5 năm 1860. Sau cùng, Lý Tú Thành tiến hành chiếm đóng tất cả các quận huyện Giang Tô, ngoại trừ Thượng Hải chưa chiếm được. Rời khỏi Tô Châu: Đáng tiếc. Cung điện của Lý Tú Thành ở Tô Châu là một trong các di tích của phong trào Thái Bình Thiên Quốc còn tồn tại đến ngày nay. Tháng 7 năm 1863, Lý Tú Thành lệnh cho người con rể Đàm Thiệu Quang quản lý Tô Châu. Nhưng Lý Hồng Chương dẫn Hoài Quân kết hợp với Thường Thắng Quân, đạo quân được xây dựng bởi một sĩ quan Hoa Kỳ Frederick Townsend Ward, được chỉ huy bởi Charles George Gordon. Với sự trợ giúp này, Lý Hồng Chương giành được vô số thắng lợi dẫn đến sự thất thủ Tô Châu. Trận chiến quyết định: Lãnh đạo phòng thủ Nam Kinh. Tương Lừa. Tương Lư Tử (蔣驢子) là người trông ngựa của Lý Tú Thành. Ba tháng trước khi Nam Kinh thất thủ năm 1864, Lý Tú Thành đem gia sản và nhiều báu vật giao cho Tương Lư Tử và bảo Tương mang nhanh ra khỏi Nam Kinh, đợi Lý. Tương nhận lời và đem tài sản đi, được chở bởi 20 ngựa và xe kéo, nhưng sau đó Lý bị hành hình. Vì vậy, Tương Lừa trở nên giàu có ở Nam Kinh sau nội chiến. Văn tích. Trong Trung Vương Lý Tú Thành Tự thuật (《忠王李秀成自述》), tiểu sử tự thuật của một vị vương Thái Bình Thiên Quốc ngay trước khi bị hành quyết. Dã sử nói Lý Tú Thành được chấp thuận tự tử bằng một thanh gươm bởi Tăng Quốc Phiên vì Tăng tôn trọng Lý. Thậm chí Lý Hồng Chương trong một bức thư trả lời Tăng Quốc Phiên sau khi đọc những lời tự thuật đã ca ngợi Lý Tú Thành là một anh hùng. Thanh gươm của Lý Tú Thành. Khi Lý Tú Thành rút quân khỏi Tô Châu, thanh gươm của ông, biểu tượng của quyền lực được trao cho người em Lý Thế Hiền. Lý Thế Hiền giữ nó nhưng cuối cùng để mất và bị lọt vào tay Charles George Gordon ở Lật Dương. Khi Charles George Gordon trở về Anh quốc với thanh gươm này, ông ta trao nó cho người cháu trai của Victoria của Anh, chỉ huy quân đội Công tước Cambridge, (Duke of Cambridge). Người này sau đó trao lại thanh gươm cho một người cháu gái. Ngày 30 tháng 8 năm 1961, một giáo sư lịch sử tại trường đại học Luân Đôn phát hiện ra thanh gươm này. Ông ta rất xúc động và chắc chắn thanh gươm đã từng thuộc về nhà cách mạng vĩ đại Lý Tú Thành. Năm 1981, thanh gươm này được trao về Trung Quốc và bảo tồn tại Nhà Bảo tàng Quốc gia. Con cái. Lý Tú Thành có con trai, trong đó có con trai thứ hai Lý Dung Phát () cũng là một tướng lĩnh kiệt xuất của Thái Bình Thiên Quốc. Ngoài ra ông có ba con gái, hai người trong số đó lấy tướng lĩnh quân Thái Bình là Đàm Thiệu Quang và Trần Bỉnh Văn.
1
null
Đồ Sơn (chữ Hán: 塗山) là tên một quốc gia bộ lạc từng tồn tại trong lịch sử Trung Quốc vào thời viễn cổ, không thấy thư tịch nào ghi chép về sự hình thành và diệt vong của nước này. Bấy giờ nước lụt gây ra tai họa khiến nhân dân không có ăn ở yên ổn, Đế Thuấn lo âu cử Hạ Vũ thay cha là Cổn chịu trách nhiệm trị thủy. Trên đường đi Vũ có ngang qua địa phận nước Đồ Sơn, quân chủ nước Đồ Sơn dẫn dân chúng ra đón chào phái đoàn trị thủy. Thấy Vũ là người giỏi giang ăn nói khéo và tác phong lẫm liệt nhà vua bèn gả con gái cho, cưới xong đúng 3 hôm Vũ tiếp tục dẫn đoàn người đi về phía nam. Người con gái Đồ Sơn thị ở nhà sau 9 tháng 10 ngày sinh nở ra 1 bé trai kháu khỉnh đặt tên là Khải, trong thời gian trị thủy Vũ có đi qua cửa nhà tới 3 lần mà không có thì giờ rảnh rỗi để ghé vào thăm vợ con được. Vợ Vũ ngày nào cũng sai thị nữ đứng trên núi ngóng xem chồng mình có về không, nhưng chờ đợi mãi cũng vô vọng bà liền làm ra khúc hát "Hầu vọng nhân a" để tưởng nhớ chồng. Ngày nay bài ca đó còn chép ở trong Kinh Thi vẫn được người đời truyền tụng, còn về phần người con gái Đồ Sơn thị kia thì mang bệnh tương tư mà chết trước khi chồng hoàn thành nhiệm vụ. Đồ Sơn thị chỉ được nhắc tới đúng 1 lần trong chính sử, tuy nhiên giá trị ảnh hưởng của người con gái nước ấy thì vẫn còn đọng mãi trong ký ức của dân tộc Trung Hoa.
1
null
Xì Trum (tiếng Pháp là Les Schtroumpfs) loạt truyện tranh Pháp-Bỉ vốn được vẽ bởi họa sĩ Peyo (và sau này là Studio Peyo) bắt đầu phát hành từ năm 1959 đến nay. Cốt truyện chủ yếu xoay quanh cuộc sống hằng ngày của một chủng tộc tí hon được gọi là Xì Trum định cư ở một nơi biệt lập loài người. Quá trình hình thành. Năm 1952, Peyo đã vẽ một bộ truyện tranh đăng trên tạp chí "Le Journal de Spirou" mang tên Johan et Pirlouit (tạm dịch: "Johan và Pirlouit") với bối cảnh là Châu Âu thời Trung cổ. Johan là người hầu cho vua, và Pirlouit là người bạn nhỏ đồng hành trung thành, mặc dù hay khoác lác và gian xảo. Mỗi tập là một chuyến phiêu lưu của hai người bạn đến những vùng đất mới và gặp gỡ những con người mới. Ngày 23 tháng 10 năm 1958, trong truyện "La flûte à six trous" của bộ truyện nói trên, Peyo lần đầu đã cho nhóm người Xì Trum xuất hiện. Đó là khi bộ đôi Johan và Pirlouit có nhiệm vụ khôi phục lại cây sáo thần bằng phép thuật của phù thủy Homnibus. Trên đường đi, bộ đôi gặp những sinh vật nhỏ màu xanh giống người, đuôi thỏ, mặc đồ trắng mang tên "Xì Trum" (tên gốc. "Schtroumpf") với vị thủ lĩnh già nhất được gọi là "Tí Vua" (tên gốc "Grand Schtroumpf"). Tiếp nối sự thành công lớn của Xì Trum, bộ truyện Xì Trum độc lập đầu tiên xuất hiện trên "Spirou" năm 1959 cùng với những sản phẩm thương mại ăn theo. Đón nhận. Xì Trum được đông đảo độc giả đón nhận nồng nhiệt kể từ lúc còn là những nhân vật trong "Johan et Pirlouit" cho đến khi thành một bộ truyện độc lập. Phát hành. Trong bộ truyện Johan et Pirlouit. Bộ tộc Xì Trum xuất hiện trong cả thảy 6 tập của "Johan et Pirlouit": Bộ kinh điển. Bộ truyện bao gồm 37 tập tính đến năm 2019, bao gồm 16 tập xuất bản bởi họa sĩ Peyo lúc sinh thời và các tập tiếp theo bởi Studio Peyo sau khi Peyo qua đời. Bộ truyện lần đầu được dịch và xuất bản nửa chừng ở Việt Nam bởi Nhà xuất bản Thanh Niên không có bản quyền. Ngày 27 tháng 01 năm 2013, sau nhiều lần úp mở, TVM Comics chính thức thông báo việc mua bản quyền và phát hành Xì Trum trên trang facebook chính thức. Tập đầu tiên phát hành ngày 20 tháng 02. Truyện tranh nhỏ. Những năm 70 và 80, Look-In, một tạp chí dành cho trẻ em đăng định kì những mẩu truyện nhỏ mang tên 'Meet The Smurfs" (Gặp Xì Trum).
1
null
Trận Mysunde đã diễn ra vào ngày 2 tháng 2 năm 1864, là trận đánh đầu tiên giữa quân đội liên minh Phổ - Áo và quân đội Đan Mạch trong cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ hai. Lực lượng tiền vệ của Phổ gồm 1 vạn binh lính đã cố gắng đột phá và bọc sườn các lực lượng phòng ngự của Đan Mạch tại Danevirke, nhưng bị đội quân đồn trú trong công sự và hai tiểu đoàn của quân đội Đan Mạch đánh bật. Tình hình cho thấy rằng một cuộc tấn công trực diện vào Mysunde là cách duy nhất để quân đội Phổ chiếm được vị trí phòng ngự này, và trong khi người Phổ có thể có ưu thế về quân số để giành thắng lợi, con số thương vong sẽ rất cao – một điều không thể chấp nhận được đối với bộ chỉ huy tối cao của Phổ trong cuộc chiến tranh nhạy cảm về mặt chính trị này. Vào lúc 16:00, các lực lượng của Phổ bắt đầu rút lui. Tổng quan. Trong khi quân đội Đan Mạch chịu thiệt hại là 9 sĩ quan và 132 binh lính tử trận và bị thương trong trận đánh này, quân đội Phổ thiệt hại 12 sĩ quan và 187 binh lính. Phần lớn tổn thất của các lực lượng của Phổ thuộc về Tiểu đoàn bắn súng trường của Trung đoàn số 15 (60 binh sĩ) và Tiểu đoàn số 2 của Trung đoàn số 60 (40 binh sĩ). Một cuộc ngừng bắn đã được dàn xếp để chôn cất tử sĩ và cứu chữa cho thương binh. Nhờ có thỏa ước này, người Phổ giải thoát cho một đại đội gồm khoảng 100 binh lính vốn đã tiến quá xa và đang trong tình trạng bấp bênh ở gần sát các vị trí phòng ngự của Đan Mạch. Cuộc trốn chạy của họ nhờ vào thỏa ước đã khiến c ho các binh sĩ Đan Mạch giận dữ, mặc dù họ cũng vui lòng khi nhìn thấy quân lính Phổ "...bỏ chạy nhanh như họ có thể". Cuộc tấn công của quân đội Phổ đã bị bẻ gãy, nhưng Hoàng thân Carl Friedrich đã cố gắng xoa dịu thất bại của mình bằng việc nhấn mạnh sự bất lợi của địa hình và ca ngợi lòng can trường của những người lính dưới quyền ông. Trận đánh đóng một vai trò quan trọng vì nó là cuộc thử sức đầu tiên của lực lượng quân đội Phổ mới các cuộc cải cách của Albrecht Graf von Roon, Edwin von Manteuffel va Helmuth von Moltke. Mặc dù thua trận, lực lượng bộ binh và pháo binh của Phổ được nhìn nhận là đã chiến đấu tốt trong cuộc giao tranh tại Mysunde. Đối với người Đan Mạch, cuộc phòng ngự thành công vị trí của họ đã ngăn ngừa đối phương bao vây và tiêu diệt quân đội Đan Mạch tại Danevirke. Chiến thắng này đã lên dây cót cho tinh thần của cả quân đội lẫn công chúng, nhưng không may, nó cũng củng cố niềm tin của Đan Mạch vào Danevirke như một tuyến phòng ngự bất khả xâm phạm. Do đó, chỉ 4 ngày sau đó, thắng lợi tại Mysunde đã "đổ dầu vào lửa" cho sự tổn thương mà công chúng cảm nhận khi Tướng de Meza xuống lệnh cho quân đội Đan Mạch triệt thoái khỏi Danevirke. Tướng Gerlach – người chỉ huy Sư đoàn số 1 của Đan Mạch phòng vệ Mysunde – đã nhậm chức tổng chỉ quân đội Đan Mạch một cách bất đắc dĩ sau khi De Meza bị sa thải.
1
null
Khương Nguyên (chữ Hán: 姜原) là một nhân vật nữ trong truyền thuyết Trung Quốc. Tương truyền bà là con gái Hữu Thai thị và là chính phi của đế Cốc Cao Tân Thị. Thần thoại. Hầu hết tư liệu thần thoại đều không ghi xuất thân của bà, Liệt nữ truyện chép rằng bà là con gái Thai hầu (邰侯). Tương truyền một hôm nọ, bà Khương Nguyên đi vào rừng hái củi chợt nhìn thấy một vết chân người khổng lồ, bà cho là điềm lạ liền ướm chân vào xem sự thể thế nào. Thế rồi bà thụ thai và hết 9 tháng 10 ngày thì sinh được người con trai. Vì bà nghĩ rằng đứa con này sau lớn lên sẽ gây vạ bởi lai lịch bất minh liền mang nó đi bỏ. Thế nhưng bà vứt nó ở đâu nó cũng không việc gì, thả vào rừng thì các loài thú đều vây quanh nó, thả vào khe suối thì các loại cá lại bao bọc nó, treo nó vào lồng đưa lên cây thì các loại chim muông che chở làm tổ cho nó ở. Bà thấy thế biết rằng đứa bé này là người không tầm thường mới quyết định đem về nuôi, bà đặt tên nó là Khí (棄; có nghĩa là bỏ đi) và mang họ Cơ của cha là Đế Cốc. Sau này, Cơ Khí lớn nên làm nông sư thời Đế Nghiêu và Đế Thuấn, nên được gọi là Hậu Tắc. Hậu duệ 16 đời của Hậu Tắc là Cơ Phát đã dấy binh đánh đổ nhà Thương mà lập ra nhà Chu.
1
null
Đam (chữ Hán: 聃, bính âm: Dān) là một nước chư hầu từng tồn tại vào thời Tây Chu và Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, nước này được Chu Thành Vương Cơ Tụng phong cho chú ruột mình là Cơ Nhiễm Quý Tái ở khu vực thành phố Khai Phong tỉnh Hà Nam ngày nay. Hình thành. Theo Sử Ký Tư Mã Thiên - Chu bản kỷ thì sau khi Chu Vũ Vương Cơ Phát đánh bại Trụ Vương nhà Ân lên ngôi thiên tử có luận công phong hầu, nhưng lúc đó người em thứ 10 cùng mẹ là Nhiễm Quý Tái còn nhỏ chưa có thành tích gì nên không được phân phong. Sau này Nhiễm Quý Tái lớn lên đúng vào giai đoạn "tam giám chi loạn", ông có tham gia cùng Chu Công Đán và một số đại thần khác bình định cuộc chính biến này nên được Chu Thành Vương phong làm vua nước Đam. Diệt vong. Trong suốt thời kỳ Tây Chu nước Đam không có sự kiện đặc biệt gì lớn nên không có thư tịch nào ghi chép nhiều về quốc gia này, đến lúc Chu U Vương bị quân Khuyển Nhung giết chết và Chu Bình Vương phải thiên đô Lạc Ấp thì nước Đam cũng bị ảnh hưởng bởi sự quấy rối của man tộc mà buộc phải chuyển dời đến địa phận thành phố Kinh Môn tỉnh Hồ Bắc ngày nay. Khi chư hầu nổi dậy xưng hùng xưng bá thì các quân chủ nước Đam hễ thấy phe nào mạnh thì theo còn yếu thì bỏ, tóm lại tầm ảnh hưởng của nước Đam đối với cuộc tranh giành địa vị ở Trung Nguyên là quá nhỏ. Đến giữa thời Xuân Thu nước Đam không chống nổi sức mạnh quân sự của nước Sở mà phải chịu diệt vong, không rõ sau khi Nhiễm Quý Tái mất thì nước Đam truyền nối được thêm bao nhiêu thế hệ.
1
null
Bạch hoa xà hay còn gọi bạch tuyết hoa, đuôi công hoa trắng (danh pháp khoa học: Plumbago zeylanica) là một loài thực vật thuộc họ Plumbaginaceae phân bổ khắp vùng nhiệt đới. Mô tả. Bạch hoa xà là một loài cây thân thảo sống dai, cao 0,3–0,7 m. Thân hóa gỗ, nhẵn, có đốt và có khía dọc. Lá cây mọc so le, dài 5–9 cm, rộng 2.5–4 cm, hình trứng, nhọn đầu; lá không có lông. Các lá đài hình trụ có cạnh, nhiều lông tuyến dính, có kích thước 3–7 × 1–2 mm. Cụm hoa gồm nhiều hoa màu trắng, có đường kính 17–33 mm và có ống trụ dài 12.5–28 mm. Bao hạt dài 7.5–8 mm và chứa các hạt màu nâu đen. Tinh chất cây cho thấy khả năng tiêu diệt ấu trùng loài muỗi vằn "Aedes aegypti" trong khi không gây hại cho các loài cá. Carl von Linné đã mô tả hai loài "P. zeylanica" và "P. scandens" riêng biệt, nhưng hiện tại chúng được coi là đồng nghĩa.
1
null
Naya Marie Rivera (sinh ngày 12 tháng 1 năm 1987 - 8 tháng 7 năm 2020) đã từng là một diễn viên và ca sĩ người Mỹ. Cô được biết đến nhiều nhất với vai Santana Lopez trong sê ri phim truyền hình hài-tình cảm "Glee". Tiểu sử. Naya lớn lên ở Valencia, Santa Clarita, California và đã sống ở Los Angeles suốt phần lớn thời gian từ khi sinh ra. Naya mang một nửa dòng máu Puerto Rico, một phần tư dòng máu Mỹ gốc Phi và một phần tư dòng máu Đức. Bố mẹ cô là George và Yolanda Rivera. Khi mới 8 hay 9 tháng tuổi, Naya bắt đầu được đại diện bởi cùng một công ty với mẹ cô, người đã chuyển tới Los Angeles để theo đuổi sự nghiệp người mẫu. Sự nghiệp. Khi còn rất nhỏ, Naya đã xuất hiện trong nhiều phim quảng cáo của Kmart, nhưng vai diễn quan trọng đầu tiên của cô là Hillary Winston trong sê ri phim sitcom "The Royal Family" năm 1991. Ban đầu phim nhận được phản hồi tích cực và lượng người xem cao, nhưng khi Redd Foxx bị trụy tim khi đang ghi hình thì phim không thể phục hồi và sớm bị hủy bỏ. Dù vậy, Naya nhận được một đề cử giải Young Artist Award cho vai diễn của mình. Từ năm 1992 đến năm 2002, cô có một vài vai nhỏ trong "The Fresh Prince of Bel-Air", "Family Matters", "Live Shot", "Baywatch", "Smart Guy", "The Jersey", "House Blend", "Even Stevens" và "The Master of Disguise". Năm 2002 cô cũng xuất hiện trong video âm nhạc "Why I Love You" của B2K. Cô được thuê làm khách mời trong một tập của chương trình "The Bernie Mac Show" vào năm 2002, nhưng sau đó quay trở lại thực hiện thêm 10 tập nữa trong suốt 5 mùa của chương trình. Sau đó cô xuất hiện trong "8 Simple Rules" và '. Giữa các vai diễn và buổi thử vai, Naya làm nhiều công việc như điện thoại viên, bảo mẫu và nhân viên tiếp khách tại một cửa hàng của Abercrombie & Fitch. Năm 2006 và 2007, Naya tham gia vào vở kịch ' do Mark E. Swinton sản xuất ở cả Los Angeles và tour diễn toàn quốc. "Glee". Năm 2009, Naya được trao vai diễn Santana Lopez, thành viên đội cổ vũ và nhóm hát trường trung học, trong sê ri phim truyền hình hài-tình cảm "Glee" của Fox. Ban đầu nhân vật của Naya là một thành viên đội cổ vũ lạnh lùng, đanh đá, nhưng thường thể hiện mặt ôn hòa đối với Brittany (Heather Morris). Naya thử vai để có cơ hội "được hát, nhảy và diễn xuất trong cùng một bộ phim," và vì cô là người hâm mộ của "Nip/Tuck" bởi đồng tác giả Ryan Murphy. Để chuẩn bị cho vai diễn, Naya khai thác những trải nghiệm ở trường trung học của chính mình, cũng như xem nhiều bộ phim như "Mean Girls" để có thể "thật sự nhập tâm vào vai một học sinh năm hai xấu tính". Cô nhận xét Santana là "một thành viên đội cổ vũ trường trung học điển hình, trên hầu hết các mặt," bởi vì: "Cô rất xấu tính và thích các chàng trai. Cô hết sức dí dỏm nên tôi rất thích vai diễn này." Cô đã mô tả Santana "hơi ngổ ngáo một chút", người "rất đanh đá và luôn có những câu nói hài hước." Naya rất thích tính đua tranh và ngang bướng của Santana bởi chính cô cũng có những đặc điểm như vậy, nhưng lại không thích sự xấu tính của Santana. Cô coi nhịp độ của phim là một thách thức, đặc biệt là màn các vũ đạo, và bình luận vào tháng 6 năm 2009 rằng kỉ niệm đáng nhớ nhất của cô ở "Glee" là màn biểu diễn thử giọng cho nhóm hát của các thành viên đội cổ vũ, "I Say a Little Prayer." Santana đóng vai trò quan trọng hơn trong 9 tập cuối của mùa thứ nhất. Naya nhận xét: "Santana đã gây ra rất nhiều tai họa cho bạn trai của người khác, con của họ và cả các giáo viên-cô là nỗi kinh hoàng của trường trung học, và sẽ tiếp tục là một nhân vật phản diện." Sau khi thời lượng lên hình cũng như các ca khúc mà cô tham gia tăng lên trong nửa sau của mùa thứ nhất, Naya chính thức trở thành diễn viên chính kể từ mùa thứ hai. Cô có một ca khúc solo trong tập 5 của mùa 2 "The Rocky Horror Glee Show" và một vài bài khác trong suốt mùa 2. Vai trò của Naya trong phim thay đổi rất nhiều khi nhân vật của cô được tiết lộ là người đồng tính nữ. Naya thể hiện những đấu tranh của Santana để chấp nhận xu hướng tính dục của mình, với tình cảm mà cô dành cho người bạn thân nhất, cũng như việc không thể công khai về xu hướng tính dục. Cô nhận được phản hồi tích cực cho diễn xuất của mình. Tháng 1 năm 2011 Naya xuất hiện trong một phiên bản nhái của "Nuthin' but a 'G' Thang" gọi là "Nuthin' But a Glee Thang", đồng sáng tác bởi bạn diễn Heather Morris. Trong Glee Tour năm 2011, Naya kết hợp với Amber Riley trong bản song ca "River Deep, Mountain High" và biểu diễn solo ca khúc "Valerie" cũng như hát đệm cho một vài ca khúc khác. Tháng 7 năm 2011, Naya nhận được hai đề cử ALMA cho hạng mục "Nữ ca sĩ được yêu thích" và "Nữ diễn viên truyền hình được yêu thích-Vai chính trong một phim hài". BuddyTV xếp cô vào vị trí thứ 3 trong danh sách "100 người phụ nữ trên truyền hình gợi cảm nhất năm 2011". Naya nhận được rất nhiều khen ngợi dành cho cả diễn xuất lẫn giọng hát của mình ở cuối mùa thứ hai và đầu mùa thứ ba. Cuối năm 2011, cô và nhân vật của mình lọt vào nhiều danh sách "Nhất", trong đó có 25 ngôi sao đột phá năm 2011 của HitFlix.com, những màn biểu diễn xuất sắc nhất năm 2011 của TV Guide, những nhân vật phim truyền hình xuất sắc nhất năm 2011 của MTV, cũng như nhiều danh sách khác. Trong nửa sau của mùa thứ ba, Naya tiếp tục nhận được sự khen ngợi. Cô được song ca cùng Ricky Martin, và hợp tác với Gloria Estefan, người đóng vai mẹ của Santana. Cuối mùa thứ ba, có nhiều sự không chắc chắn về những nhân vật và diễn viên nào sẽ quay trở lại trong mua thứ tư, sau khi nhiều nhân vật sẽ tốt nghiệp trung học. Ở Fox Upfronts tháng 5 năm 2012, Naya xác nhận rằng cô sẽ trở lại. Sau khi nổi tiếng nhờ "Glee". Năm 2010, Naya lọt vào danh sách Hot 100 của tạp chí Maxim ở vị trí thứ 61. Năm 2011 cô xếp ở vị trí thứ 43. Trong danh sách Hot 100 năm 2011 của AfterEllen cô giành được vị trí thứ nhất. Tháng 5 năm 2011, Naya được thông báo là đã ký hợp đồng với Columbia Records để thực hiện một album solo. Trong cùng tháng, Naya trở thành người dẫn chương trình cho lễ trao giải GLAAD Media Awards tại San Francisco. Tháng 11 năm 2011, Naya và Amber Riley biểu diễn tại sự kiện thường niên Celebration of Dreams lần thứ 10 của Dream Foundation. Tháng 12 năm 2011 Naya trở thành người phát ngôn mới nhất cho ProActiv. Tháng 12 năm 2012, Naya nhận được một đề cử giải NewNowNext Award. Ngày 24 tháng 3 năm 2012, cô là người dẫn chương trình cho lễ trao giải GLAAD Media Awards lần thứ 23 tại New York cùng với bạn diễn Cory Monteith. Họ và John Stamos, để tiếp nối một truyền thống mà Naya khởi đầu từ khi cô là người dẫn chương trình cho lễ trao giải GLAAD Media Awards tại San Francisco, đã bán đấu giá những nụ hôn của mình cho đám đông và thu về 15,000 đô la. Tháng 4 năm 2012, Naya xuất hiện trên trang bìa tạp chí Latina. Trong tháng 5 cô cũng góp mặt trong số đầu tiên của tạp chí Cosmo for Latinas, và được People en Español bình chọn vào danh sách 50 người phụ nữ đẹp nhất. Cũng trong tháng 5, Naya lọt vào danh sách 100 người phụ nữ gợi cảm nhất của FHM ở vị trí thứ 39 cũng như danh sách Hot 100 của Maxim năm thứ ba liên tiếp, tăng 16 bậc lên vị trí thứ 27. Trên danh sách Hot 100 của AfterEllen cô một lần nữa đứng đầu bảng. Khi giải Emmy 2012 sắp diễn ra, Naya được nhiều nhà phê bình và phương tiện truyền thông đánh giá là xứng đáng được đề cử. "The Hollywood Reporter" bao gồm cô trong bộ ảnh "Emmy 2012: Supporting Players". Naya cũng được tôn vinh bởi E!, Hitfix, TV Guide, vân vân. Cô cũng được TV Academy lựa chọn để tham gia vào một video quảng bá cho lễ trao giải sắp tới. Về vấn đề này, Naya bình luận với "The Hollywood Reporter", "Được mọi người nghĩ rằng mình sẽ trở thành một ứng cử viên sáng giá cho đề cử nữ diễn viên phụ là một điều đáng kinh ngạc với tôi." Tháng 10 năm 2012 Naya xuất hiện trong tập 3 của chương trình mới trên MTV "This Is How I Made It". Naya đã hồi tưởng lại sự nghiệp diễn xuất và người mẫu lúc nhỏ của mình, cũng như giai đoạn khó khăn từ năm 16 đến năm 21 tuổi, và rồi đến bước đột phá của cô khi được tham gia "Glee". Tháng 12 năm 2012 Naya tham dự sự kiện thường niên Trevor Live và biểu diễn ca khúc "Silent Night." Cũng trong tháng 12 năm 2012, bộ đôi 2Cellos cho ra mắt đĩa đơn thứ hai nằm trong album thứ hai của họ, một bản cover ca khúc "Supermassive Black Hole" của Muse với sự góp mặt của Naya. Cô cũng xuất hiện trong video âm nhạc của ca khúc. Cô cũng đóng vai chính trong một đoạn phim quảng cáo gần đây của M&M's, được lên sóng tại Super Bowl XLVII vào ngày 3 tháng 2 năm 2013 với một bản cover ca khúc "I'd Do Anything For Love (But I Won't Do That)" của Meat Loaf. Hình ảnh trước công chúng. Trong sự nghiệp của mình, Rivera đã xuất hiện trên trang bìa của một số tạp chí, bao gồm "Cosmopolitan", "Maxim", "Rolling Stone", "FHM", "Complex", "Glow", "Prestige", "The Hollywood Reporter", "Cosmo for Latinas," "Latina, Fit Pregnancy and Baby" và "Galore". Cô được xếp hạng cao trong danh sách hấp dẫn nhất của nhiều tạp chí. Cô lọt vào danh sách Maxim Hot 100 năm 2010, 2011 và 2012, được xếp hạng 27 vào năm 2012. Trong hai năm 2011 và 2012, cô được xếp ở vị trí số một trong danh sách "Hot 100" của AfterEllen.com, xếp ở vị trí thứ ba vào năm 2013. Năm 2012, cô được People en Español chọn vào danh sách 50 Người đẹp nhất, và được liệt kê trong danh sách 100 Người phụ nữ gợi cảm nhất của FHM, đứng ở vị trí thứ 39. Tháng 5 năm 2013, cô chụp ảnh khỏa thân trên ấn phẩm của tạp chí Allure - cùng với Jennifer Morrison, Clare Bowen và Christa Miller. Đời tư. Naya rất thích đọc sách và dành nhiều thời gian cho các tổ chức từ thiện, trong đó có GLAAD, The Trevor Project, Stand Up to Cancer, The Elephant Project, and The Sunshine Foundation. Cô bắt đầu sáng tác nhạc từ năm 15 tuổi. Naya cho biết, "Niềm đam mê âm nhạc là một trong những tình yêu lớn nhất của tôi." Naya đã nói rằng nếu không thể diễn xuất hay ca hát cô sẽ trở thành một nhà văn. Cô đã hoàn thành nhiều kịch bản kịch và phim truyền hình. Em trai của Naya, Mychal, là thành viên đội bóng bầu dục của trường đại học Tennessee. Em gái của họ, Nickayla, là một người mẫu. Naya nhắc đến trong một bài phỏng vấn với tạp chí Latina rằng cô theo đạo Cơ đốc nhưng một cách rất kín đáo bởi những xung đột có thể xảy ra khi chuyện này được tiết lộ. "Thật khó khăn và hơi buồn khi bạn cảm thấy cần thiết phải tỏ ra cẩn trọng khi nói, 'Vâng tôi đi nhà thờ, và đúng tôi đọc Kinh thánh' vì khi bạn làm như vậy, mọi người sẽ nói, 'Sao cô ta lại khoe ngực? Sao cô ta lại mặc áo hở bụng? Sao cô ta lại đóng một nhân vật đồng tính nữ?' Tôi không muốn phải giải quyết những thứ như vậy, nên tôi chưa từng thực sự bàn về chuyện này, nó rất riêng tư." 19 tháng 7 năm 2014 cô kết hôn với  Ryan Dorsey ở Cabo San Lucas, Mexico Mất tích và qua đời. Vào ngày 8 tháng 7 năm 2020, Rivera đã được tuyên bố mất tích sau khi con trai Josey bốn tuổi của cô, được tìm thấy ở một mình trên chiếc thuyền mà Rivera đã thuê tại hồ Piru. Việc tìm kiếm cả Rivera và Josey đã bắt đầu lúc 16h00 (giờ Mỹ, múi giờ Thái Bình Dương) đến ba giờ sau đó. Một người chèo thuyền khác phát hiện ra Josey một mình, ngủ trên thuyền với chiếc áo phao vào khoảng 17h. Chiếc thuyền ở một khu vực ở phía bắc của hồ Piru được gọi là Narrow, có thể đã khá sâu và có gió lớn.. Một chiếc áo phao dành cho người lớn đã được tìm thấy trên tàu, cùng với giấy tờ tùy thân của Rivera. Josey nói với các nhà điều tra rằng mẹ con đang bơi và mẹ của cậu ấy đã giúp leo lên thuyền nhưng không thể tự cứu mình vì không leo lên thuyền được, và cô đã biến mất dưới nước. Cậu ấy cũng nói rằng mẹ cậu không mặc áo phao. Hồ Piru được biết đến tại địa phương rằng dòng chảy mạnh và không thể đoán trước và xoáy nước đã gây ra cái chết của những người bơi lội trong quá khứ. Xe của Rivera, một chiếc xe ô tô Mercedes màu đen, đã được tìm thấy trong bãi đậu xe. Văn phòng cảnh sát trưởng quận Ventura tạm dừng cuộc tìm kiếm vào tối hôm đó và bắt đầu tìm kiếm trở lại vào sáng hôm sau. Hồ được đóng cửa và các đội thợ lặn trong vùng đã tham gia vào cuộc tìm kiếm. Trong ngày đầu tiên, cuộc tìm kiếm cũng diễn ra cả trên cạn để xác định xem Rivera có bơi ra được đến bờ hồ không, nhưng sau khi không tìm thấy bằng chứng nào là cô đã lên bờ và Josey nói rằng đã nhìn thấy mẹ mình biến mất xuống nước, văn phòng cảnh sát trưởng xác nhận với NBC vào ngày 9 tháng 7 rằng Rivera được cho là đã tử vong và nỗ lực giải cứu sẽ chuyển sang tìm kiếm thi thể. Ngày 10 tháng 7, văn phòng cảnh sát trưởng công bố đoạn video CCTV ghi lại lúc Rivera và con trai cô đến bãi đỗ xe và lái thuyền rời khỏi bến tàu, và số lượng thợ lặn tham gia tìm kiếm được giảm từ 100 xuống 40. Văn phòng cảnh sát trưởng giải thích rằng tầm nhìn dưới nước kém đến nỗi nhiều khả năng Rivera sẽ được tìm thấy bằng thiết bị sonar. Ngày 11 và 12 tháng 7, bố mẹ, em trai, chồng cũ của Rivera và bạn diễn "Glee" của cô Heather Morris tham gia vào cuộc tìm kiếm tại hiện trường. Văn phòng cảnh sát trưởng khuyến cáo người dân không nên tham gia tìm kiếm vì địa hình nguy hiểm, và nhắc lại rằng họ đang tìm kiểm ở cả trên bờ lẫn dưới nước. Ngày 11, văn phòng cảnh sát trưởng cho biết các quận khác và một công ty tư nhân đang hỗ trợ cuộc tìm kiếm. Lea Michele, một diễn viên khác cùng đóng trong "Glee" với Rivera, đã xóa tài khoản Twitter của mình sau khi nhận được những tin nhắn quấy rối về sự việc này; các diễn viên khác trong phim đã chỉ trích những tin nhắn này và nói rằng mọi người nên tập trung vào tìm kiếm Rivera chứ không phải vào phản ứng của người khác với việc này. Ngày 13 tháng 7, sau khi cuộc tìm kiếm bắt đầu trở lại vào buổi sáng, văn phòng cảnh sát trưởng thông báo là một thi thể đã được tìm thấy đang nổi trên mặt hồ Piru; thi thể này được xác nhận là của Rivera trong một cuộc họp báo diễn ra ngay sau đó. Cô chính thức được tuyên bố là đã qua đời vào ngày 13 tháng 7. Cảnh sát trưởng quận Ventura cho biết có thể Rivera và Josey đã gặp phải xoáy nước, một hiện tượng thường gặp trong khu vực này, đặc biệt là vào buổi chiều, và cô đã "cố hết sức để cứu con trai, nhưng không đủ để tự cứu mình". Giới truyền thông đã chỉ ra rằng thi thể của Rivera được tìm thấy vào cùng ngày tháng với cái chết của bạn diễn "Glee" của cô Cory Monteith 7 năm trước đó; video bài hát "If I Die Young" mà cô biểu diễn dành tặng anh nhận được số lượt xem đột biến. Michele đăng một bức ảnh đen trắng của Monteith và Rivera trên Instagram để tưởng nhớ hai người; còn Max Adler, một diễn viên khác trong "Glee" thì đăng "Này ngày 13 tháng 7" cùng với biểu tượng ngón giữa trên Twitter.
1
null
Ngô Hồi () là tên một nhân vật huyền sử sống vào thời đế Cốc Cao Tân thị trong lịch sử Trung Quốc, theo Sử Ký Tư Mã Thiên - Sở thế gia thì ông là con thứ của Quyển Chương, là em của Trọng Lê và là cha của Lục Chung. Nhưng một số thư tịch khác lại nói rằng Ngô Hồi là con của Trọng Lê, tuy nhiên dù là cha hay con thì ông vẫn là người kế nhiệm Trọng Lê giữ chức hỏa chính thời bấy giờ. Truyền rằng sau khi Trọng Lê qua đời thì Ngô Hồi được đế Cốc tin tưởng tiếp tục cho làm hỏa chính, vì rằng khi Trọng Lê còn đương chức thì Ngô Hồi đã từng hỗ trợ cho ông này phát minh ra nhiều sáng kiến giữ nguồn lửa rất có giá trị. Thời kỳ Ngô Hồi quản lý việc sử dụng lửa trong thiên hạ có xảy ra cuộc biến loạn của Cung Công, Cung Công tương truyền là hậu duệ của Viêm Đế Thần Nông thị. Mục đích khởi binh của ông ta là giành lại đế vị của tổ tiên đã bị tước đoạt bởi Hiên Viên Hoàng Đế, Ngô Hồi được đế Cốc phái đi cầm quân dẹp loạn. Cung Công giỏi về thủy lợi nên sai lính phá đê làm nước lụt lan tràn khắp nơi khiến dân tình cực khổ, Ngô Hồi một mặt di dân đến những vùng núi cao một mặt nghiên cứu ra loại tên mũi tẩm dầu châm lửa từ xa nhắm bắn vào doanh trại địch. Quân đội của Cung Công bị tên bắn ở trên núi xuống chết cháy như rạ tháo chạy tán loạn, Ngô Hồi bấy giờ mới huy động tổng lực quân lính tràn xuống chém giết tơi bời. Cung Công thua to uất quá đâm đầu vào núi Bất Chu mà tự tử, Ngô Hồi chiến thắng ca khúc khải hoàn sai lính sửa sang lại đê điều ổn định dân tình rồi kéo quân về triều phục mệnh. Về kết cục của Cung Công trong thần thoại có ghi rằng ông ta tự tử nhưng không chết đã thế còn làm gãy cột chống trời, trời bị vỡ một mảng lớn làm ngập nước xuống nhân gian và điển tích bà Nữ Oa đội đá vá trời xuất xứ từ cuộc chiến này vậy.
1
null
Tướng Idriss Déby (18 tháng 6 năm 1952 - tháng 4 năm 2021) là một chính khách Cộng hòa Tchad. Ông là Tổng thống Cộng hòa Tchad từ năm 1990 sau khi đứng đầu phe nổi dậy lật đổ vị tổng thống lúc đó Hissène Habré tháng 12/1990 và đã tại vị qua nhiều cuộc nổi loạn chống ông. Ông đã tái đắc cử chức vụ này trong cuộc bầu cử năm 1996 và 2001 và sau khi giới hạn nhiệm kỳ bị bãi bỏ ông lại giành chiến thắng vào năm 2006, 2011 và 2016. Ông đã thêm Itno vào tên đệm tháng 1 năm 2006. Ông cũng là lãnh đạo Phong trào Cứu tế Ái quốc. Một số nguồn truyền thông quốc tế đã mô tả quy tắc nhiều thập kỷ của Déby là độc tài. Ông bị giết chết vào tháng 4 năm 2021 trong khi chỉ huy các lực lượng chiến đấu trên mặt trận chống lại phiến quân từ Mặt trận vì sự thay đổi và hiệp đồng ở Chad. Tiểu sử. Déby sinh ngày 18 tháng 6 năm 1952, ở làng Berdoba, khoảng 190 km từ Fada ở phía bắc Chad, là con trai của một người chăn nuôi giao súc Zaghawa. Sau khi học xong, ông vào Trường Sĩ quan ở N'Djamena. Sau khi theo học Trường Qur'anic ở Tiné, Déby học tại École Française ở Fada và tại trường Pháp-Ả Rập ("Lycée Franco-Arabe") ở Abéché.. Ông vẫn trung thành với quân đội và Tổng thống Félix Malloum cho đến khi chính quyền trung ương sụp đổ vào năm 1979. Dęby gắn vận may của với Hissène Habré, một trong các lãnh chúa trưởng Chad. Một năm sau khi Habré trở thành Tổng thống vào năm 1982, để thưởng cho lòng thành của Déby đối với Hissène Habré, Déby đã được bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh quân đội. Ông đã thể hiện xuất sắc vào năm 1984 bằng cách tiêu diệt các lực lượng ủng hộ Libya ở Đông Chad. Năm 1985 Habré cách chức ông và phái ông đến Paris để theo một khóa học tại École de Guerre, khi ông trở về, ông đã được bổ nhiệm trưởng cố vấn quân sự của Phủ Tổng thống. Năm 1987, ông phải đối mặt với lực lượng Libya về lĩnh vực này, việc áp dụng chiến thuật gây thiệt hại nặng nề cho lực lượng của đối phương. Một rạn nứt xuất hiện vào năm 1989 giữa Habré và Dęby so với sức mạnh ngày càng tăng của lực lượng Cảnh sát Tổng thống. Habré cáo buộc Dęby chuẩn bị một cuộc đảo chính, thúc đẩy Dęby chạy trốn khỏi Libya. Theo bài báo của Douglas Farah "Harvard cho bạo chúa", Dęby là một thành viên cựu sinh viên của trung tâm đào tạo của Muammar al-Gaddafi. Ông chuyển tới Sudan và thành lập Phong trào Cứu tế Yêu nước, một nhóm nổi dậy, được hỗ trợ bởi Libya và Sudan, bắt đầu hoạt động chống lại Habré trong tháng 10 năm 1989. Ông đã tung ra một cuộc tấn công quyết định vào ngày 10 tháng 11 năm 1990, và vào ngày 2 tháng 12, quân đội của Deby tiến vào thủ đô Tchad mà không có sự kháng cự nào.
1
null
Chord Paul Overstreet (sinh ngày 17 tháng 2 năm 1989) là một diễn viên, ca sĩ, nhạc sĩ người Mỹ, được biết đến nhiều nhất với vai Sam Evans trong sê ri phim truyền hình "Glee". Tiểu sử. Chord được sinh ra ở Nashville, Tennessee, là con của nghệ sĩ trang điểm Julie Miller và ca sĩ nhạc sĩ nhạc đồng quê Paul Overstreet. Anh có một người anh trai, Nash, tay ghi-ta của ban nhạc Hot Chelle Rae, một người chị gái, Summer, và ba người em gái, Harmony, Skye and Charity. Anh mang dòng máu Đức, Ireland, Anh và "một chút Mỹ". Tên của anh được đặt theo thuật ngữ âm nhạc cùng tên. Anh lớn lên ở một trang trại ngoại ô Nashville. Được bố mẹ ủng hộ theo đuổi sự nghiệp âm nhạc, anh bắt đầu chơi đàn mandolin từ khi rất nhỏ, và tiếp tục với trống, sáo, dương cầm và ghi-ta. Anh còn là một nhạc sĩ. Trong những năm thiếu niên, anh làm người mẫu cho Famous Footwear và Gap. Sự nghiệp diễn xuất. Chord bắt đầu theo đuổi niềm đam mê biểu diễn sau khi tốt nghiệp trung học vào năm 2007. Sau 2 năm không mấy thành công, Chord bắt đầu sự nghiệp diễn xuất với vai Josh Hollis trong sê ri "Private". Anh cũng góp mặt trong tập "iSpeed Date" của "iCarly" và một tập phim không được lên sóng của "No Ordinary Family". Vai diễn điện ảnh đầu tiên của anh nằm trong bộ phim kinh dị "The Hole", anh cũng thủ vai chính Dupree trong bộ phim "A Warrior's Heart" năm 2011 cùng với Ashley Greene và Kellan Lutz. Chord đảm nhận vai Sam Evans, một học sinh và vận động viên, trong sê ri phim truyền hình "Glee". Anh nhận được vai diễn sau khi thử vai với ca khúc "Easy" của Commodores và "I Don't Want to Be" của Gavin DeGraw. Sau đó anh thể hiện ca khúc "Billionaire" của Travie McCoy và Bruno Mars để thử phòng thu, và cuối cùng biểu diễn ca khúc này trong tập đầu tiên của mùa thứ hai "Audition", cũng như "Every Rose Has Its Thorn" của Poison. Anh thủ vai Rocky trong tập phim lấy chủ đề "The Rocky Horror Picture Show" "The Rocky Horror Glee Show". Ngày 21 tháng 4 năm 2011, video của ca khúc "Tonight Tonight‬" bởi Hot Chelle Rae được đăng tải lên YouTube, bao gồm những cảnh quay Chord hôn nhau với một cô gái mà anh chiếm được từ ca sĩ chính trên một chiếc máy photocopy, làm DJ ở một bữa tiệc và chơi ghi-ta cùng anh trai, thành viên nhóm Nash. Ngày 1 tháng 7 năm 2011, Michael Ausiello của TVLine thông báo rằng Chord sẽ không trở thành một diễn viên chính trong mùa thứ ba của "Glee", nhưng có thể anh sẽ quay trở lại với tư cách khách mời. Phản ứng trước điều này, người hâm mộ đã phát động một chiến dịch để quảng bá bản cover "Billionaire" của Overstreet và nhiều tag liên quan đến anh, đáng chú ý nhất là "#dontcutthechord", trở thành trend trên Twitter. Ca khúc lọt vào bảng xếp hạng Top 5 "Glee" của iTunes. Tại sự kiện Comic-Con năm 2011, đồng tác giả của "Glee" Brad Falchuk thông báo rằng họ đã mời Chord tham gia vào 10 tập phim với khả năng trở thành diễn viên chính, nhưng Chord đã từ chối lời đề nghị. Sau đó Overstreet nói với Ausiello trong một bài phỏng vấn rằng anh quyết định rời khỏi phim để tập trung cho sự nghiệp ca hát, "Họ cho tôi cơ hội quay trở lại trong vài tập phim, nhưng chẳng có gì đảm bảo nên tôi quyết định đi sâu vào âm nhạc." Ngày 18 tháng 10 năm 2011, đồng tác giả Ryan Murphy thông báo và xác nhận 6 ngày sau rằng Chord sẽ quay trở lại "Glee" bắt đầu từ tập 8. Tập này, "Hold On to Sixteen", với sự xuất hiện của nhân vật Sam, lên sóng vào ngày 6 tháng 12 năm 2011. Ngày 23 tháng 7 năm 2012, Chord được xác nhận là sẽ trở thành diễn viên chính cho mùa thứ tư của "Glee". Danh sách đĩa nhạc. Bản cover "Billionaire" của Chord được phát hành thành đĩa đơn và xếp ở các vị trí thứ 15 tại Ireland, thứ 24 tại Canada, thứ 28 tại Mỹ và thứ 34 tại Australia. Bản cover "Lucky" của anh cũng được phát hành thành đĩa đơn. Chord cũng xuất hiện trong video âm nhạc "Tonight Tonight" của Hot Chelle Rae, cùng với anh trai, thành viên của nhóm Nash Overstreet. Ngày 13 tháng 10 năm 2011, một trong những ca khúc solo của Chord, "Beautiful Girl", bị rò rỉ lên mạng.
1
null
Hội Thánh Cao Đài Chơn Lý là một trong những tổ chức Hội Thánh (giáo hội) Cao Đài. Đây là Hội Thánh Cao Đài có số lượng tín đồ đứng thứ 6 tại Việt Nam, gồm khoảng 1 vạn tín đồ trên khắp 32 tỉnh, thành phố trực thuộc hệ thống 38 tỉnh, thành có cơ sở thờ tự Cao Đài, với 30 thánh thất và các trường quy. Địa bàn có đông tín đồ nhất là tỉnh Tiền Giang, địa phương có nhiều thánh thất nhất là tỉnh Long An. Hội Thánh Cao Đài Chơn Lý được Nhà nước Việt Nam công nhận chính thức tư cách pháp nhân vào ngày 14 tháng 3 năm 2000. Trung ương Hội Thánh đặt tại Tòa Thánh Chơn Lý, thuộc ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Lịch sử. Theo tài liệu của Hội Thánh Cao Đài Chơn Lý, đạo Cao Đài chính là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đã trải qua đến 2 thời kỳ phổ độ là Nhứt Kỳ Phổ Độ và Nhị Kỳ Phổ Độ. Điều này giống như tất cả các Hội Thánh Cao Đài khác. Nhưng Cao Đài Chơn Lý tin rằng trong Tam Kỳ Phổ Độ có 3 thời kỳ nhỏ nữa gọi là Tam Tiểu Thời Kỳ. Nhứt Tiểu Thời Kỳ (1926 - 1930). Là thời kỳ hành Đạo tại Tòa Thánh Tây Ninh, được chính phủ Nam Kỳ lúc bấy giờ công nhận vào năm 1926, có Tổ Đình đầu tiên ngày nay là Tòa Thánh Tây Ninh. Ngày 21 tháng 08 năm 1926 âm lịch, ông Nguyễn Văn Ca hầu đàn cơ do ông Cao Quỳnh Cư và ông Phạm Công Tắc phò cơ. Sau khi nhập Đạo, ông Ca được tuyên bố là Chơn Thánh, được thăng dần lên chức Thái Phối Sư, về Tòa Thánh Tây Ninh và được giao chức "Khâm Sai Tài chính". Nhị Tiểu Thời Kỳ (1930 - 1937). Là thời kỳ cơ bút của đàn cơ Cao Thiên Đàn Kiên Giang hợp cùng đàn cơ Định Tường, thời kỳ này đã độc lập với Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh, gọi là Hội Thánh Cao Đài Minh Chơn Lý. Thánh thất Định Tường trở thành Tòa Thánh Trung ương. Ông Nguyễn Văn Ca và ông Nguyễn Hữu Phùng là nhị vị Chưởng Quản Lưỡng Đài. Hành đạo tại Tây Ninh một thời gian thì xảy ra việc các chức sắc Tòa Thánh chia rẽ. Ông Ca về Mỹ Tho phổ độ và hợp tác cùng các ông Trần Đạo Quang, Nguyễn Hữu Phùng lập Minh Chơn Lý. Từ đó, Thánh thất Định Tường trở nên độc lập, thành lập Hội Thánh Minh Chơn Lý. Tam Tiểu Thời Kỳ (1938 - 1947). Là thời kỳ chuyển từ Hội Thánh Cao Đài Minh Chơn Lý thành Hội Thánh Cao Đài Chơn Lý. Cuối năm 1937, ông Nguyễn Hữu Phùng lúc bây giờ là Thiên Sư, Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài già yếu và cũng nản chí tu hành nên bỏ về Tân An, chưởng quản Hiệp Thiên Đài bỏ trống. Giáo sư Ngọc Được Thanh thế danh Lê Văn Được về Tòa Thánh Trung ương, được mọi người đồng thuận là Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài mới thay cho ông Phùng và gọi ông với nhiều tên khác nhau như: Ngọc Chơn Long, Đại đức Tam Tôn, Hàng Long La Hán. Hội Thánh Minh Chơn Lý trở thành Hội Thánh Chơn Lý từ năm 1938. Ông Nguyễn Văn Ca và ông Lê Văn Được là nhị vị Chưởng Quản Lưỡng Đài, cùng Hội đồng Thập Ngũ Linh Đăng mà hai ông đứng đầu, lãnh đạo Hội Thánh. Sau năm 1948. Cao Đài Chơn Lý là một trong những Hội Thánh Cao Đài ủng hộ kháng chiến chống Pháp của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông Được quy vị năm 1948. Từ đó Cao Đài Chơn Lý không còn chấp bút nữa. Đến năm 1956, ông Nguyễn Văn Ca cũng quy vị, từ đó trở về sau, Cao Đài Chơn Lý không còn chức Chưởng Quản Cửu Trùng Đài và Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài nữa mà chỉ còn chức Quyền Chưởng Quản cho những người nối hậu hai vị Ca và Được. Năm 1956, Ông Năm là quyền Chưởng Quản Cửu Trùng Đài tách khỏi Tòa Thánh Định Tường về xã Lương Hòa Lạc lập Giáo hội Cao Đài Việt Nam. Hội Thánh Cao Đài Chơn Lý từ đó về sau hoạt động ổn định cho đến khi nhà nước Việt Nam công nhận tư cách pháp nhân và được truyền đạo trên toàn quốc. Đặc điểm. Tam Tiểu Thời Kỳ. Theo quan điểm của các tín đồ Cao Đài Chơn Lý, đạo Cao Đài chính là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đã trải qua đến 2 thời kỳ phổ độ là Nhứt Kỳ Phổ Độ và Nhị Kỳ Phổ Độ. Điều này giống như tất cả các Hội Thánh Cao Đài khác. Nhưng Cao Đài Chơn Lý tin rằng trong Tam Kỳ Phổ Độ có 3 thời kỳ nhỏ nữa gọi là Tam Tiểu Thời Kỳ, với những dẫn luận sau đây: Khi Đức Cao Đài giao cho ông Thái Bính Thanh là việc làm quả càn khôn có đường kính 3,3 m, ông Bính có hỏi Đức Cao Đài, Đức Cao Đài có nói ngày sau sẽ rõ. Cao Đài Chơn Lý nói 3 trước dấu phẩy là Tam Kỳ Phổ Độ, trong Tam Kỳ Độ có Tam Tiểu Thời Kỳ tức là số 3 nằm sau dấu phẩy. Ngày lập Đạo, Đức Cao Đài Tiên Ông đã xưng A Ă Â, Cao Đài Chơn Lý lấy dẫn luận bài kinh sau đây để chứng minh tiên tri cho sự chuyển đạo 2 lần từ Nhứt Tiểu Thời sang Nhị Tiểu Thời và từ Nhị Tiểu Thời sang Tam Tiểu Thời: "Trước Thầy chỉ chữ A là một Chữ Ă này Thầy cột Nhị Kỳ Â là Tam Tiểu Đạo Quy Ba về Một mối dây Đạo Trời" Không theo Tân Luật và Pháp Chánh Truyền. Cao Đài Chơn Lý là một trong những Hội Thánh không theo Tân Luật và Pháp Chánh Truyền. Thay vào đó, Hội Thánh có Luật Bình Quân và Thập Ngũ Qui Điều. Biểu tượng Thiên Nhãn. Năm 1930, Hội Thánh chuyển Thánh Tượng Thiên Nhãn sang thành Thánh Tượng con mắt nằm giữa trái tim. Đến năm 1938 đến nay, Hội Thánh thờ Thánh Tượng Tâm Hòa Nhãn, nghĩa là trái tim bên ngoài và Thần Nhãn nằm giữa. Thánh tượng có tất cả 72 tia hào quang. Chỉ có Cao Đài Chơn Lý mới thờ Thánh Tượng đó. Giáo hội Cao Đài Việt Nam cũng thờ dạng Thánh Tượng này nhưng cái khác là hào quang 108 tia. Biểu tượng Thái Cực Đăng. Hội Thánh Cao Đài Chơn Lý thờ Thái Cực Đăng nằm trên 14 ngọn đèn còn lại, nghĩa là số đèn lên đến 15 ngọn chứ không phải một ngọn như các Hội Thánh Cao Đài thờ Thiên Nhãn hình con mắt trái. 15 ngọn đèn đó gọi là Thập Ngũ Linh Đăng. Hình Thể Tòa Thánh. Tòa Thánh Định Tường, còn gọi là Tòa Thánh Cao Đài Chơn Lý, có đến 4 hình thể gồm Bát Quái Đài, Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài và Châu Thiên Đài. Các Hội Thánh Cao Đài khác không lập Châu Thiên Đài. Hình thể Tòa Thánh Cao Đài Chơn Lý mang hình nhân đang nằm quay về hướng nam, ứng hóa với câu "Thánh nhân nam diện, nhi thính thiên hạ". Hình nhân nằm đó là hình thể Đức Cao Đài tại thế. Tòa Thánh là Bạch Ngọc Kinh tại thế của Đức Cao Đài. Bát quái của Cao Đài Chơn Lý là Bát Quái Hậu Thiên nằm trước Hiệp Thiên Đài. Ngoài ra, Thánh sở của Cao Đài Chơn Lý đều có cửa giữa và lối đi chính giữa gọi là đường Huỳnh Đạo, cho nên không có chữ Khí và bàn thờ Hộ pháp như các Hội Thánh khác. Thánh danh. Ở nhiều Hội Thánh Cao Đài, danh tự Hương gắn trước tên các vị chức sắc nữ phái, riêng Hội Thánh Cao Đài Minh Chơn Đạo thêm danh tự Ngọc; Hội Thánh Cao Đài Chơn Lý chia nữ phái thành năm nhóm, gọi là năm cung, theo đó 5 danh tự tương ứng gồm Quế, Diêu, Quỳnh, Liên, Bích ứng với năm màu sắc khác nhau, được thêm vào trước tên các vị chức sắc nữ phái. Ở Nam phái, cũng chia làm 3 phái nhỏ là Thái, Thượng, Ngọc ứng với đại diện cho Thích Giáo, Tiên Giáo và Nho Giáo. Tuy nhiên, khi tu lên đến phẩm Đầu Sư Chính Vị thì tên không lấy theo tịch đạo là Thanh nữa mà lấy Phái + Tên + Nhựt/Nguyệt/Tinh, nếu phái Thái Đầu Sư thì lấy chữ Nhựt gắng sau tên, Thượng đi với Nguyệt và Ngọc đi với Tinh. Hiện nay Tam Thanh Đầu sư của Cao Đài Chơn Lý là Thái Long Nhựt, Thượng Chình Nguyệt và Ngọc Trực Tinh. Chức sắc. Theo quan điểm của các tín đồ Cao Đài Chơn Lý, Thời Quân là người canh giữ và nghiên cứu tiết khí của Bát Quái Hậu Thiên để do theo cơ Đạo và Tọa Hóa. Cao Đài Chơn Lý có Thập Bát La Hán, La Hán này là những vị trên Thượng Giới giáng hạ để phụ giúp Đức Cao Đài giáo hóa nhân sanh. Biểu hiện của La Hán là các thẻ La Hán. Có tất cả 18 vị La Hán nhưng chỉ có 17 thẻ. Thẻ Lan Hán của La Hán dược sư không có tức là thẻ vô vi. La Hán là chức sắc Hiệp Thiên Đài. Trong số 17 thẻ La Hán ấy, hiện nay Cao Đài Chơn Lý chỉ sử dụng 15 thẻ, trừ hai thẻ Hàng Long và An Thiên của ông Lê Văn Được và ông Nguyễn Văn Ca để làm sử liệu chứ không ai dám bái mạng thẻ này. Do đó, hệ thông La Hán của Cao Đài Chơn Lý ngày nay chỉ còn 15 thẻ. Tất cả đầu sư đều là La Hán, do vậy, họ vừa mang chức sắc Châu Thiên Đài (Chức sắc trong hàng Thập Ngũ Linh Đăng) nhưng vừa là chức sắc Hiệp Thiên Đài. Trong số Tam Thanh Đầu Sư, có 2 vị bái mạng Quyền Chưởng Quản thì thánh danh của họ cũng thay đổi. Khi đó thánh danh được gọi theo tên La Hán cộng với phái mà họ mang. Ví dụ: Ông Quyền Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài hiện nay của Cao Đài Chơn Lý là ông Lý Văn Tiên. Khi làm đầu sư, ông là Ngọc Tiên Tinh, mang phẩm La Hán Hỗn Ngươn, sau khi bái mạng Quyền Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài, ông không còn tên Ngọc Tiên Tinh nữa mà gọi thánh danh của ông là Ngọc Hỗn Ngươn. Chức sắc Cửu Trùng Đài cũng giống như các Hội Thánh khác, đi từ Lễ Sanh lên Chánh Phối Sư. Chức Sắc Châu Thiên Đài gọi là chức sắc Thập Ngũ Linh Đăng gồm có: 5 vị Thiên Sư gọi là Ngũ Hành Thiên Sư gồm Đông Tây Nam Bắc và Trung Thiên sư, Đạo Phục của Thiên sư hoàn toàn khác của chức sắc còn lại. 4 vị Tứ Bửu 3 vị Tam Thanh Đầu Sư 2 vị Chưởng Quản, ngày nay chỉ có Quyền Chưởng Quản 1 vị Giáo chủ là Đức Cao Đài, không ai dám gọi là Ngội Độc Nhất mà chỉ có Đức Cao Đài mới dám xưng. Cao Đài Chơn Lý không có các chức Truyền Trạng, Hiền Tài, Thừa Sử hoặc Giáo Tông, Hộ pháp như các Hội Thánh khác, tuy nhiên tên gọi thì khác nhưng vẫn có chức đối phẩm như trên và thi hành nhiệm vụ giống như trên. Chẳng hạn: Chưởng Quản Cửu Trùng Đài đối phẩm với Giáo Tông Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài đối phẩm Hộ pháp. Tu tập. Hội Thánh Cao Đài Chơn Lý cấm việc ngồi tịnh luyện mà thay vào đó tín đồ phải ngồi u minh để độ người đã chết và phổ độ người còn sống. Hội Thánh có 2 cấp là Trung ương Hội Thánh và Họ Đạo, riêng Tiểu Tòa Thánh An Thái là trường hợp đặc biệt đại diện cho Tòa Thánh tại miền Trung Việt Nam. Hoạt động của Cao Đài Chơn Lý hiện nay. Hiện nay, số lượng tín đồ của Cao Đài Chơn lý vào khoảng 1 vạn tín đồ, gồm 30 thánh thất, 1 Hồi Quán Vô Vi Cảnh, 2 Phổ Đà Cảnh, 1 Vạn Linh Đài, 1 Tiên Linh Đài, 1 Tiểu Tòa Thánh nằm ở Bình Định và 1 Tòa Thánh. Nhầm lẫn về danh xưng. Hiện nay, vì một số các Hội Thánh Cao Đài có tổ chức liên giao vẫn chưa hiểu được sử quan của Cao Đài Chơn Lý, nên vẫn thường gọi là Cao Đài Minh Chơn Lý. Tuy nhiên Hội Thánh Cao Đài Minh Chơn Lý hiện không còn nữa và Hội Thánh Cao Đài Chơn Lý là người tiếp nối truyền thống Minh Chơn Lý. Do đó, hiện nay Hội Thánh Cao Đài Chơn Lý đang cố gắng thông tri toàn Đạo về vấn đề Minh Chơn Lý và Chơn Lý này.
1
null
Trong toán học, hệ số là một nhân tử (số nhân) trong một vài số hạng của một biểu thức. Nó thường là một số, nhưng không phải là biến số. Ví dụ, trong biểu thức hai số hạng đầu tiên có hệ số là 7 và -3. Số hạng thứ ba 1.5 là một hằng số. Số hạng cuối cùng không có một hệ số được liệt kê rõ ràng, nhưng hệ số của số hạng này được coi là 1, vì số hạng cũng không thay đổi khi nhân với thừa số đó. Hệ số thường là các số, mặc dù chúng cũng có thể là các tham số a, b và c như trong ví dụ này khi ta hiểu rằng a, b và c không phải là các biến số. Đại số tuyến tính. Trong đại số tuyến tính, một hệ phương trình tuyến tính được liên hệ với một ma trận hệ số, được sử dụng trong quy tắc Cramer để tìm nghiệm của hệ phương trình. Phần tử chính (đôi khi gọi là "hệ số chính") của một hàng trong một ma trận là phần tử khác 0 đầu tiên trong hàng đó. Lấy ví dụ ma trận được mô tả sau đây: phần tử chính của cột đầu tiên là 1; của cột thứ hai là 2; của cột thứ ba là 4; và cột cuối cùng (toàn là 0) không có phần tử chính. Mặc dù các hệ số thường được coi là hằng số trong đại số sơ cấp, chúng cũng có thể được coi là các biến nếu xét trong ngữ cảnh rộng hơn. Ví dụ, các tọa độformula_4 của một vectơ formula_5 trong một không gian vectơ với cơ sở hữu hạn formula_6, là các hệ số của các vectơ cơ sở trong biểu thức sau:
1
null
Đình Định Yên tọa lạc ở ấp An Lợi A, xã Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam. Năm 2012, ngôi đình được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là di tích "lịch sử văn hóa cấp quốc gia". Lịch sử, kiến trúc. Ngôi đình được xây dựng vào năm Canh Tuất (1910), để thờ thần Thành hoàng Bổn cảnh và ông Phạm Văn An, là người đầu tiên khai hoang lập ấp nơi đây. Ban đầu, đình được cất rất đơn sơ, bằng tre lá trên nền đất cao. Điểm đầu tiên ở rạch Bàu Bùng, kế đến dời về rạch bà Chơn, sau dời về địa điểm hiện nay ở đầu vàm Ngã Cái, Ngã Bát. Đình xây trên một khuôn viên rộng, theo kiểu kiến trúc "nội công, ngoại quốc". Mái đình lợp ngói đại ống; các kỳ, kèo, cột được chạm trổ hoa văn đầu rồng, lân, cá hóa long...tinh xảo. Các câu đối, liễn, bao lam đều sơn son thếp vàng, cẩn ốc xà cừ, chạm các hình: cá hóa long, hoa sen, mẫu đơn và các bức tranh sơn thủy ca ngợi đất nước và con người. Ngoài chính điện, đình còn có các hạng mục khác như: cổng đình, bái đình, nhà khách, v.v... Nhìn chung, đình Định Yên có kiến trúc quy mô, đặc sắc, còn giữ được khá nguyên trạng. Thờ phụng, lễ hội. Trong chính điện thờ thần Thành hoàng Bổn cảnh (được vua Tự Đức phong sắc vào ngày 21 tháng 11 âm lịch năm Nhâm Tý, 1852), hai bên tả hữu ban thờ các vị tiền hiền của làng. Hằng năm, đình mở hội vào các ngày 16, 17 tháng 4 và 15, 16 tháng 11 âm lịch. Lễ hội bao gồm những nghi thức truyền thống như: đội kỵ mã, đội lân, đội lính hầu, đội nhạc lễ, học trò lễ, v.v...Hội đình Định Yên được xem là một trong những lễ hội truyền thống hằng năm của tỉnh Đồng Tháp.
1
null
Súng phóng lựu chống tăng Type 69 (RPG) hay còn gọi là Súng phóng lựu B69 là một loại súng phóng lựu chống tăng (RPG) do hãng Norinco của Trung Quốc sản xuất từ năm 1969 dựa trên cơ sở chính là súng phóng lựu chống tăng RPG-7 của Liên Xô (ở Việt Nam gọi là B41) và là phiên bản sao chép RPG-7 nhiều nhất và phổ biến nhất trên thế giới . Đến thập niên 1980/1990 thì Trung Quốc phát triển một số loại đạn mới trang bị cho loại súng này. Xuất xứ. Tổng quan. B69 là một loại súng chống tăng sao chép đến 95% súng RPG-7 và là một trong những loại vũ khí chống tăng và hỗ trợ hỏa lực phổ biến nhất trên thế giới. Nó đơn giản, dễ chế tạo và sử dụng, rẻ tiền và đặc biệt là rất hiệu quả. Nó đã được sử dụng ở Angola tới Somali, từ Chechnya cho tới Albani, được trang bị cho các tay súng, chiến sĩ bộ binh và các du kích, phiến quân. RPG dòng súng phóng lựu chống tăng dựa trên mẫu súng chống tăng dùng 1 lần Panzerfaust của Phát xít Đức trong Thế chiến thứ hai do Liên Xô phát triển và nay tiếp tục phát triển bởi Nga. Phiên bản đầu tiên là RPG-1, tồn tại trong thời gian rất ngắn,là loại súng dùng 1 lần hệt như Panzerfaust. Phiên bản RPG-2 tiếp tục ra đời vào đầu thập niên 1950 và đã được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam với cái tên là B40. Trung Quốc cũng sản xuất phiên bản RPG-2/B40 với cái tên là Type 56 (Súng phóng lựu kiểu 56)). Đến năm 1961 thì phiên bản đạn PG-7V của RPG-7 được ra đời và sử dụng rộng rãi nhằm thay thế cho RPG-2 và năm 1969 Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất nó với cái tên Type 69 RPG. Nó đã được trang bị cho hơn 40 lực lượng quân đội chính quy trên thế giới gồm Albania, Algeria, Bangladesh, Bulgaria, Campuchia, Trung Quốc, Estonia, Latvia, Litva, Malta, Iran, Iraq, Myanmar, Bắc Triều Tiên, Pakistan, România, Sri Lanka, và Việt Nam. Phục vụ tại Trung Quốc. Khi RPG-2 ra đời thì Trung Quốc đã nhận được giấy phép để sản xuất với tên Type 56 (Kiểu 56,ở Việt Nam gọi là B56) vào năm 1957. Tuy nhiên,với việc phát triển quá nhanh của các loại xe tăng chiến đấu chủ lực trên thế giới (MBT) đã buộc Trung Quốc phải cho ra đời một loại vũ khí chống tăng mới. Cuộc Xung đột biên giới Trung-Xô đã cho thấy rõ điều đó,RPG-2/B56 không đủ khả năng chọc thủng giáp của các loại xe tăng mới của Liên Xô như T-62 thậm chí là phần thân và tháp pháo trước của T-54B cũng không chọc nổi. Cuối cùng, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã quyết định chọn RPG-7 làm mẫu sản xuất mới của mình. Năm 1969,Trung Quốc bắt đầu khởi động dây chuyền sản xuất hàng loạt loại vũ khí này với tên Type 69-I (đây chính là phiên bản sản xuất hàng loạt của nó). Nhìn bề ngoài thì B69 có nhiều điểm khác biệt với RPG-7 đặc biệt là nó có 1 tay cầm thay vì 2 tay như RPG-7. Điều đó làm nhiều người lầm với súng RPG-2/B40 nhưng thật ra Type 69 là phiên bản sao chép RPG-7 có dựa trên Type 56/RPG-2. Sau Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 thì B69 được nâng cấp và phát triển thêm một số loại đạn dùng cho nhiệm vụ tiêu diệt bộ binh đối phương và tấn công công sự. Tình trạng hoạt động. Việc sản xuất B69 dừng vào giữa thập nhiên 1980. Nhưng B69 đã tham gia hàng chục cuộc chiến và trở thành một trong những vũ khí tốt nhất chiến trường, nổi tiếng không kém gì người anh RPG-7 của nó. Ở Trung Quốc hiện nay, PLA (Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc) đã thay thế chúng bằng Súng phóng lựu PF-89 80mm hay FHJ-84 kép 64mm, ngoài ra còn có loại Type 91 35mm đang phát triển. Cho đến nay,B69 vẫn được nhiều quân đội sử dụng và là vũ khí ưa chuộng của các tổ chức khủng bố, Hồi giáo cực đoan và phong trào li khai trên thế giới như Taliban, Al-Qaeda, Cướp biển Somali v. v... Các loại đạn trang bị cho Type 69. Mặc dù mẫu súng chống tăng này vẫn giữ nguyên hình dáng của nó từ khi thiết kế các đây hơn 30 năm nhưng các mẫu đạn của nó lại rất phát triển nhằm phục vụ tấn công các mục tiêu khác nhau bao gồm: Những loại đạn trang bị cho Type 69 đều do Trung Quốc sản xuất và không giống với dòng đạn PG-7 của Liên Xô. Chiến thuật. Chiến thuật sử dụng RPG-2/B40, RPG-7/B41 và B69 trong Chiến tranh Việt Nam là chia ra làm nhiều tổ chống tăng, mỗi tổ 3 người mang theo 1 súng phóng lựu, AK cùng 7 đạn chống tăng. Với chiến thuật này, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã tiêu diệt được rất nhiều xe tăng đối phương. Một số nhầm lẫn. Trên Internet có hiện tượng các trang các trang wiki và các trang web khác dịch, copy lẫn của nhau dẫn đến lan truyền sai lầm như là bệnh dịch. Một trong những sai lầm là B41 có giá hai chân, chỉ B41 Trung Quốc. Thực chất, đây là một nhóm súng do Trung Quốc sản xuất, không phải là B41, trong khi bản thân B41 không phải Trung Quốc đều có giá hai chân nhưng người ta không lắp. Trên các bức ảnh, người ta thường chú ý đến bộ phận sau đuôi súng nên nhầm, nhưng nhìn rõ thấy chúng hơi khác cả súng và đạn. Type 69 có tuổi thọ rất ngắn, nó gần giống như B41, có tên Type 69-I năm 1970, được đưa vào trang bị giữa những năm 1970, đến những năm 1980 thì dừng sản xuất, khi tỏ ra yếu kém trước B41 trong thực tế. Saghegh của Iran có cỡ nòng hơi nhỏ hơn. Súng giống B41 Pakistan thật ra là phiên bản Type 69-I. Type 69-I đầu thế kỷ 21 rất ít dùng, công ty Norinco dang có ý định cải tiến lại một lần nữa, lai thuật phóng Bazooka, gọi là Type 69-2004. Ở chiến trường, vẫn có những phiên bản hay được internet gọi là B41 nhưng thực ra là các phiên bản RPG của Trung Quốc, cấu tạo hơi khác. Ví dụ như Type 56 cải tiến (Type 56 là B40, nhưng về sau cải tiến tăng tầm bắn, cũng sử dụng đuôi sau và buồng đốt phình ra như B41, vẫn dùng phần đầu đạn B40, Type 56 cải tiến này về sau trở thành Type 69-1 (cả hai đều có một tay cầm, đạn Kiểu 69 bé hơn B41). Như vậy, tồn tại 3 ROG Trung Quốc kiểu Nga ở Việt Nam: Type 56 là súng B40, B56 cải tiến là súng có thân giống B41 đạn giống B40 (thân súng này ngắn hơn chút, chỉ có 1 tay cầm), B69 đạn chẳng giống B40 cũng chẳng giống B41, súng trông giống B41 có 1 tay cầm. Trung quốc không sản xuất súng và đạn B41. Phiên bản Type 69 có các biến thể Type 69-1, Type 69-2, Type 69-3. Phiên bản này về súng giống như RPG-7 và RPG-7G, nhưng đạn rất khác. Type 69-I sau được cải tiến dùng cho Chiến tranh biên giới Việt Nam (bao gồm hai cuộc chiến tranh do Trung Quốc phát động, Chiến tranh biên giới Tây Nam và Chiến tranh biên giới phía Bắc), kính ngắm Trung Quốc có thêm vạch đo xa bên trái, sử dụng đo xe Nga (thấp hơn). Pakistan sau này nhập khẩu của Trung Quốc súng này. CIA, Trung Quốc trong liên minh làm suy yếu Liên Xô đã đưa súng đến Afghanistan, Type 69 sau bắt được ở đây. Mujahideen nhận ngay nhược điểm của Type 69, nó nhẹ hơn, nhưng cơ chế điểm hỏa không hoàn thiện như B41, dùng bắn xuyên tường thì tốt nhưng chống thiết giáp yếu, dồng thời độ chính xác thấp. Người Việt Nam còn gọi những súng Trung Quốc này như B63, B69, chỉ một số người nhầm gọi là B41. Đạn kiểu 69 là đạn lai, vừa xuyên vừa sát thương, ngắn hơn đạn B41 (không có khoảng cách từ máy sinh điện về điểm hội tụ của loa lõm, khoảng cách này ở B41 làm máy sinh điện hoạt động đúng khoảng cách, khi điểm hội tụ đến giáp thì vừa nổ). Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng cả RPG-2, RPG-7,B56 và B69 trong Chiến tranh Việt Nam nhưng đặc biệt là sau Chiến tranh biên giới phía Bắc,sự căng thẳng trong quan hệ Việt-Trung thì Quân đội Nhân dân đã dần dần loại bỏ B56 và B69 chỉ sử dụng RPG-2 và RPG-7. Hiện nay chỉ còn RPG-7 trong biên chế,ngoài ra còn có loại súng chống tăng đời mới RPG-29 của Nga.
1
null
Phước Hưng Tự (còn gọi là chùa Hương) là một cổ tự, hiện tọa lạc tại số 461 đường Hùng Vương, phường 1, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam. Nguồn gốc. Chùa do Hòa thượng Thích Minh Phước xây dựng năm Minh Mạng thứ 19 (Mậu Tuất, 1838). Đến năm Thiệu Trị thứ 6 (Bính Ngọ, 1846), vì một biến cố nào đó khiến chùa Minh Hương của người Hoa ở Sa Đéc sáp nhập vào chùa Phước Hưng, nên được gọi tắt là chùa Hương. Kiến trúc, thờ phụng. Chùa Phước Hưng có lối kiến trúc khá đặc biệt hơn các cổ tự ở miền Nam Việt Nam, đó là kiểu giống ngôi đình làng hơn là ngôi chùa (ảnh bên). Chùa có 8 mái và 2 cấp, được lợp ngói âm dương, gồm: Trong chánh điện thờ các tượng: Từ khi xây dựng cho đến nay, chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu, đáng kể là năm Giáp Dần (1854), Hòa thượng Thích Minh Phước (trụ trì đời thứ nhất) đã cho tái tạo Tổ điện, Đông lang và Tây lang; năm Nhâm Ngọ (1882), Hòa thượng Thích Quảng Đức (trụ trì đời thứ hai) cho đại trùng tu Chánh điện, và tồn tại cho đến nay. Dù đã phục chế lại các phần hư hao xuống cấp nhiều lần, nhưng chùa vẫn bảo tồn được nét cổ . Hiện chùa là nơi đặt trường cơ bản Phật học của tỉnh. Hiện vật quý. Trong chùa có một số hiện vật có giá trị như: Các đời Trụ trì. Tính đến nay, chùa Phước Hưng đã trải qua 6 đời Trụ trì:
1
null
Trận Schweinschädel là một hoạt động quân sự trong "chiến dịch Böhmen" của cuộc Chiến tranh Bảy tuần năm 1866, đã diễn ra vào ngày 29 tháng 6 năm 1866, tại ngôi làng Schweinschädel, nằm dọc theo các đoạn đường cắt ngang Trebisov, tại xứ Böhmen thuộc Đế quốc Áo. Sau 3 tiếng đồng hồ đấu pháo, Quân đoàn V của quân đội Phổ dưới quyền điều khiển của "Thượng tướng Bộ binh" Karl Friedrich von Steinmetz đã đánh thắng được 3 lữ đoàn thuộc Quân đoàn IV của quân đội Đế quốc Áo dưới quyền chỉ huy của Thiếu tướng Tassilo Festetics, buộc các lực lượng của Áo phải tiến hành triệt thoái về phía pháo đài Josephstadt sau khi đã hứng chịu những thiệt hại không nhỏ. Trong số các binh sĩ Áo bị các lực lượng của Phổ bắt làm tù binh, có 120 người không bị thương. Ba chiến thắng liên tiếp của viên tướng Steinmetz tại Nachod (27 tháng 6), Skalitz (28 tháng 6) và Schweinschädel (29 tháng 6) đã thể hiện khả năng và sự quyết đoán của ông ta trong chỉ huy, mở đường các lực lượng của Phổ tiến vào vùng núi của xứ Böhmen. Ngoài ra, trận Schweinschädel cùng với những thất bại liên tiếp khác của người Áo trong cuộc chiến tranh đã chứng tỏ ưu thế của súng trường nạp hậu "Dreyse" của lục quân Phổ. Đối mặt với trận tuyến của Quân đoàn V của Vương quốc Phổ dưới quyền Steinmetz là Quân đoàn IV của Áo án ngữ trên chiến tuyến Langwasser-Trebesow. Quân đoàn IV nằm dưới sự điều khiển của Festetics – người đã được Quân giới ("Feldzeugmeister") Ludwig von Benedek cử đến từ Jaromirz sau khi Benedeck rút các quân đoàn VI và VIII. Đêm ngày 28 tháng 6, quân lính của Steinmetz được lệnh nghỉ ngơi, do đã mệt mỏi sau hai ngày chiến đấu mệt mỏi. Phải đến sáng hôm sau, tướng Steinmetz mới tiến quân từ Skalitz tới hướng tây, về phía Königinhof, đến tận Gradlitz, để tiếp cận đến các quân đoàn khác của Thái tử Friedrich Wilhelm, theo đó "Binh đoàn Schlesien" của vị Thái tử có thể sẽ hội đủ trên sông Elbe trước khi phối hợp với "Binh đoàn thứ nhất". Steinmetz đã khởi đầu cuộc hành binh với Quân đoàn V và lữ đoàn Hoffmann của Quân đoàn VI cùng với Lữ đoàn Kỵ binh Cận vệ, khi mà 3 lữ đoàn khác của Quân đoàn VI đã kéo đến Skalitz từ Nachod. Mặc dù việc tiêu diệt sinh lực của đối phương luôn luôn là trọng tâm của cuộc chiến tranh, Steinmetz đã dự kiến sẽ tránh giao tranh đến mức có thể. Trong các đơn vị thuộc Quân đoàn V và VI dưới quyền ông, chỉ có lữ đoàn của tướng Wittich, được theo sau bởi một lữ đoàn kỵ binh, đóng vai trò là lực lượng bảo vệ sườn của đoàn quân ở hữu ngạn sông Aupa để yểm trợ cho cuộc hành binh bên sườn của Wittich và tập kết lại với quân chủ lực của Steinmetz tại Miskoles. Song, tình hình không dễ dàng để Steinmetz có thể thực hiện cuộc hành quân bên sườn mà không giao tranh. Vào lúc 3:30, lữ đoàn Wittich, với 3 khẩu đội pháo và 1 trung đoàn kỵ binh – đội hình hàng dọc bên sườn trái của Steinmetz – đã đụng phải quân Áo tại Klein-Trzebesow vào lúc 3:30, trong khi lực lượng tiền vệ của Quân đoàn V của Phổ đang vượt qua khe núi tại Wetrnik. Hỏa lực của pháo binh Áo đã buộc đội tiền vệ này phải thiết lập trận tuyến ở gần Miskoles, và một phần của đội tiền vệ tiến đánh Schweinschädel. Trước cuộc công pháo của 44 khẩu đại bác của các khẩu đội pháo Áo, viên tư lệnh của Sư đoàn số 1 (Phổ) cuối cùng đã buộc phải ban lệnh cho Lữ đoàn số 19, vốn đã tiến qua Wetrnik, phải quay về thành lập chiến tuyến gần Miskoles, đồng thời phát lệnh tấn công Schweinschädel. Vốn đang tiến sâu về Dolan, Lữ đoàn số 19 của Phổ phải quay lại để lập chiến tuyến theo lệnh của viên tư lệnh cứng đầu của Sư đoàn số 1. Cuối cùng, quân Áo đã bị đẩy lùi, và Festetics đã triệt binh đúng lúc để tránh phải chung số phận với các quân đoàn Áo bị thiệt hại nghiêm trọng Trautenau và Skalitz. Nhưng, đây cũng là một trận thảm bại đối với người Áo và trước khi cuộc rút lui này được thực hiện thì một số lượng lớn quân lính Áo đã bị đối phương bắt giữ. Quân Áo đã rút về phía sau sông Elbe, và cũng trong đêm hôm đó Steinmetz tiếp tục cuộc hành binh của mình đến làng Gradlitz trên sông Elbe, chỉ để lại một lữ đoàn quan sát pháo đài Josephstadt của Áo. Cùng ngày với trận đánh Schweinschädel, một quân đoàn khác của Áo do tướng Gablenz chỉ huy đã bị đập tan trong trận Königinhof.
1
null
Rồng rắn quyết tử hay Rồng Komodo đại chiến rắn hổ chúa (tựa gốc tiếng Anh: Komodo vs. Cobra, gọi tắt là KVC) là bộ phim kinh dị, viễn tưởng và phiêu lưu năm 2005 của Mỹ được Jim Wynorski làm đạo diễn kiêm biên kịch. "Komodo vs. Cobra" chính là phần tiếp theo của phim kinh dị năm 2004 của đạo diễn Jim Wynorski là Curse of the Komodo. Nội dung. Trên một hòn đảo nhỏ gần Hawaii, có một nhóm tiến sĩ sinh vật học bào chế ra loại thuốc tăng trưởng, thứ thuốc có khả năng làm cơ thể con người to cao hơn, họ đã tìm động vật để thử nghiệm và họ vô cùng sai lầm khi bắt rồng Komodo và rắn hổ chúa đưa vào thử nghiệm. Sau khi được tiêm thuốc, hai con vật này to lớn lên như cái nhà rồi giết chết gần hết nhóm tiến sĩ cùng cư dân trên đảo. Hôm nọ, có vài người từ nước Mỹ đến hòn đảo này để du lịch, sau khi nghe một ông giáo sư còn sống sót kể lại mọi chuyện kinh hoàng về hai con ác thú thì họ liền nghĩ cách tiêu diệt hai ác thú nhanh chóng hoặc là rời khỏi hòn đảo này ngay lập tức trước khi bị chúng giết.
1
null
Đại học Zürich (UZH, tiếng Đức:Universität Zürich) nằm ở thành phố Zurich, là đại học lớn nhất ở Thụy Sĩ, với trên 25 nghìn sinh viên. Nó được thành lập năm 1833 từ những trường thần học (thành lập năm 1525 bởi Huldrych Zwingli), luật, y có từ trước và thêm một khoa triết học. Hiện nay, trường có 7 khoa, bao gồm Khoa học xã hội, Luật, Kinh tế và Khoa học thông tin, Y, Khoa học tự nhiên, Thần học, Thú y. Là trường đại học danh giá nhất Thụy Sĩ, Đại học Zurich xếp hạng 53 thế giới theo bảng xếp hạng của Đại học Giao thông Thượng Hải và thứ 61 thế giới theo tổ chức Times Higher Education. Đây là nơi tu nghiệp, giảng dạy của 23 nhà khoa học được giải Nobel trong đó có Albert Einstein, Erwin Schrödinger, 1 nhà khoa học đoạt giải Turing, trên hai mươi Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ, và nhiều người nổi tiếng khác như Rosa Luxembourg.
1
null
Lee Yu-ri (sinh ngày 28 tháng 1 năm 1981) là một nữ ca sĩ, diễn viên và người mẫu Hàn Quốc. Năm 2012, cô ký hợp đồng với hãng phim truyền hình TVN Drama và hãng điện thoại CJ Hello (Hello Mobile) đóng phim "Lửa hận tình thù". Đây chính là bộ phim ăn khách nhất trong năm đó của cô. Năm 2014, cô tham gia phim Jang Bo-ri is Here! của đài MBC và giành được giải thưởng lớn "DaeSang" MBC, phải nói rằng vai diễn phản diện 'Cô con dâu xấu xa'_Yeon Min-jung trong "Jang Bo-ri is Here" là vai diễn để đời trong sự nghiệp của Lee Yu-ri.
1
null
Thu Hồ (14 tháng 10 năm 1919 – 19 tháng 5 năm 2000) là một nhạc sĩ, ca sĩ, nhà viết kịch người Việt Nam. Ông là thân phụ của nữ ca sĩ Mỹ Huyền. Cuộc đời. Ông tên thật là Hồ Thu, sinh ngày 14 tháng 10 năm 1919 tại làng Tân Mỹ, tỉnh Thừa Thiên. Năm 1936, khi còn học trung học Pellerin, lần đầu tiên ông đi hát tại hội chợ Huế với bài "La chanson du gondolier" với nghệ danh Thu Hồ. Ông từng học nhạc lý với trưởng ban nhạc hoàng gia Huế Trần Văn Lý. Năm 1938, làm trưởng ga xe lửa luân phiên rồi làm thư ký bút toán Ngân hàng Đông Dương. Năm 1943, trong khi làm trưởng ga xe lửa Dầu Giây, ông viết nhạc phẩm đầu tay "Quê mẹ". Năm 1947, ông gia nhập ban Thần Kinh Nhạc đoàn khi ban này vừa mới ra đời với sự cộng tác của ban nhạc Trần văn Lý và các ca sĩ như Minh Diệu, Mạnh Phát, Châu Kỳ, Tôn Thất Sở... Khi Đài phát thanh Pháp Á mở thêm mục Tân nhạc Việt Nam, Thu Hồ được đài mời cộng tác. Sau khi Đài phát thanh Pháp Á được chuyển giao lại cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa để trở thành Đài phát thanh Sài Gòn, ông vẫn tiếp tục công việc của mình rồi sau đó cộng tác thêm với Đài Quân đội. Ông gia nhập Quân đội năm 1954 và được trao giữ chức vụ Trưởng ban Tuyên truyền lưu động Đệ I Quân khu, đi khắp đó đây để ủy lạo binh sĩ. Trong dịp này, ông viết bài "Khúc ca Đồng Tháp" với phần lời ca của Trọng Danh. Năm 1957, ông gia nhập ban văn nghệ Vì Dân của Tổng Nha Cảnh Sát Quốc gia. Từ năm 1959 đến 1970, ông là giáo sư âm nhạc các trường Trung học tư thục nổi tiếng ở Sài Gòn như Nguyễn Bá Tòng, Thánh Thomas, Thiên Phước, Nguyễn Trường Tộ... Nhạc sĩ Thu Hồ là một trong những nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên được kết nạp thành viên của Hội nhạc sĩ quốc tế S.A.C.E.M (trụ sở tại Pháp). Ông cũng là một nhà viết kịch kiêm diễn viên kịch có hạng. Ông là diễn viên chính trong nhiều vở kịch do chính ông soạn như "Hai chàng một áo" và "Thầy lang bất đắc dĩ". Về kịch ngắn và kịch dài, ông đã soạn hơn 100 vở mà một số lớn đã được ban Thẩm Thúy Hằng mua bản quyền để trình diễn trên Đài Truyền hình Việt Nam. Về tôn giáo, ông là một con chiên ngoan đạo, từng là thành viên trong ủy ban sáng lập Nhà thờ Fatima Bình Triệu nơi ông cư ngụ. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông bị kẹt lại ở Việt Nam cho đến năm 1991 mới được bảo lãnh sang Hoa Kỳ. Ban đầu, ông cư ngụ tại San Diego, 2 năm sau ông dời về Santa Ana, California sống với cô con gái út là ca sĩ Mỹ Huyền. Năm 1993, ông cùng với Đỗ Đức Hậu được Hội Thi sĩ Quốc tế bầu là Đại sứ thi ca hòa bình trong Hội nghị Thơ Quốc tế họp tại thủ đô Washington. Đây là chức vụ cao quý nhất của Hội dành cho các thi sĩ ngoại quốc về tham dự Hội nghị. Hội này có hơn 100 ngàn nhà thơ đại diện cho Hoa Kỳ và 41 quốc gia trên toàn thế giới. Ông mất ngày 19 tháng 5 năm 2000 tại thành phố Westminster, California. Trước khi ông qua đời cách đây vài năm, ông còn cho xuất bản tập nhạc "Hoa đầu mùa", bao gồm các ca khúc của ông trước năm 1975. Gia đình. Thu Hồ lập gia đình năm 25 tuổi và có chín người con mà người con út là ca sĩ Mỹ Huyền. Vợ ông mất năm 1975.
1
null
MAG-7 là loại súng shotgun do hãng Techno Arms PTY tại Nam Phi phát triển. Nó được thiết kế với mục đích chiến đấu tầm gần trong môi trường chật hẹp nơi yêu cầu vũ khí có độ cơ động tốt và hỏa lực mạnh. Để có được hỏa lực cao súng sử dụng đạn shotgun. Vì shotgun thường quá dài và lượng đạn trong súng khá giới hạn nên Techno Arms đã quyết định kết hợp thiết kế của súng tiểu liên và shotgun nạp đạn kiểu bơm. Thiết kế. MAG-7 có hình dáng bên ngoài khá giống một khẩu Uzi phóng đại nhưng sử dụng cơ chế nạp đạn kiểu bơm cũng như cấu tạo hoàn toàn khác. Thân súng được làm bằng thép ép, tay cầm cò súng được làm bằng nhựa. Súng sử dụng đạn dài 60 vì nếu dài hơn thì tay cầm cò súng, nơi sẽ nạp hộp đạn sẽ trở nên quá lớn để có thể cầm, việc này cùng với nòng ngắn của súng khiến cho tầm bắn hiệu quả trở nên rất ngắn nhưng vẫn thích hợp với cận chiến. Ốp lót tay phía trước của súng chính là cần lên đạn khi nạp viên đạn mới xạ thủ chỉ cần kéo ốp lót này hệ thống nạp đạn hoạt động. Nút khóa an toàn nằm ở phía trái súng phía trên tay cầm, nếu muốn bắn hay nạp đạn thì nút này phải được ấn vào. Nó giúp cho việc mang súng bằng cả hai tay một cách an toàn để đạm bảo cho việc súng không khai hỏa một cách bất cẩn. Súng dùng để cận chiến tầm gần ngay khi nhìn thấy mục tiêu nên không cần ngắm vì thế MAG-7 không có báng súng, nhưng muốn vẫn có thể gắn thêm báng súng dạng khung có thể gấp lên trên. Vì mẫu chính là loại ngắn cơ động nên nó không thích hợp với quy định về vũ khí dân sự ở hầu hết các nước. Mẫu dân sự của súng có nòng dài hơn và báng súng gỗ cố định nên làm mất đi tính cơ động đặc trưng của loại súng này nhưng thích hợp với các quy định.
1
null
Xương Ý (chữ Hán: 昌意) là vị quân chủ đầu tiên của nước Cao Dương trong lịch sử Trung Quốc, theo Sử Ký Tư Mã Thiên - Sở thế gia thì ông là con trai thứ của Hiên Viên Hoàng Đế và bà chính phi Luy Tổ. Bấy giờ ở vào giai đoạn cuối của triều đại Thần Nông, có thủ lĩnh Xi Vưu nước Cửu Lê làm loạn gây chiến tranh tang tóc khắp nơi. Xương Ý theo cha tập hợp chư hầu giương cao ngọn cờ cần vương đánh giặc, nơi chiến trường ông đã đánh thắng nhiều trận, lập nhiều kỳ tích lớn. Sau khi dẹp loạn thành công, được đế Du thiện nhượng ngôi thiên tử, Hoàng Đế phân phong cho Xương Ý làm vua nước Cao Dương (nay thuộc huyện Kỷ tỉnh Hà Nam). Lúc ấy Hoàng Đế thực hiện chính sách "nội thiện" nghĩa là truyền ngôi cho con cháu nhưng xét thấy ai có đủ năng lực mới truyền chớ không nhất thiết phải con trưởng hay cháu trưởng, vì vậy sau khi Hoàng Đế băng hà ngài không giao lại quyền hành cho con trưởng Huyền Hiêu hay con thứ Xương Ý mà lại chọn Thiếu Hạo là con bà thứ phi Nữ Tiết làm người kế nhiệm. Xương Ý lấy vợ là con gái Thục Sơn thị tên Cảnh Bộc sinh ra Chuyên Húc, sau khi ông qua đời Chuyên Húc thừa kế ngôi vị của cha.
1
null
Cá sấu ăn thịt người (tên gốc tiếng Anh: Rogue) là một bộ phim điện ảnh kinh dị độc lập của Úc năm 2007 do Greg McLean đạo diễn, biên kịch kiêm sản xuất. David Lightfoot và Matt Hearn cũng tham gia vào quá trình sản xuất bộ phim cùng với McLean. "Cá sấu ăn thịt người" có sự tham gia diễn xuất của Michael Vartan, Radha Mitchell, Sam Worthington, John Jarratt và Mia Wasikowska, với nội dung xoay quanh một nhóm hành khách du lịch Úc bị sa vào chiếc bẫy của một con cá sấu khổng lồ ăn thịt người. Phim được lấy cảm hứng từ một câu chuyện có thật về Sweetheart, một con cá sấu nước mặn khổng lồ thường hay tấn công các tàu bè vào cuối những năm 1970. Bộ phim nhận được khá nhiều lời khen từ giới phê bình, tuy vậy lại không đạt nhiều thành công về mặt thương mại. "Cá sấu ăn thịt người" được khởi chiếu tại Úc vào ngày 8 tháng 11 năm 2007, và tại Việt Nam vào ngày 18 tháng 7 năm 2008. Nội dung. Ở nước Úc, anh chàng người Mỹ Pete McKell cùng với một nhóm du khách đi tham quan dòng sông cá sấu ở Vườn quốc gia Kakadu. Người lái tàu là cô gái tên Kate Ryan. Trong lúc tham quan, họ bị hai anh chàng địa phương là Neil và Collin chọc ghẹo. Everett thấy một tia pháo sáng ở khoảng cách rất xa, và Kate nói với mọi người rằng họ phải kiểm tra xem có ai đó cần cứu hộ. Họ đến khúc sông đó, nhưng một thứ gì đó đâm mạnh vào chiếc tàu, nước bắt đầu tràn vào trong. Kate đành phải lái nhanh về phía hòn đảo nhỏ ở giữa sông. Mọi người hoang mang không biết nên làm gì thì Everett bị một con quái vật bí ẩn kéo xuống nước. Kate phát hiện ra họ đang ở trong lãnh thổ của một con cá sấu to lớn và nó sẽ thường xuyên tấn công họ. Nhóm du khách nhận ra rằng khi đêm xuống, thủy triều sẽ dâng lên và hòn đảo sẽ bị nhấn chìm. Neil và Collin cũng lái tàu đến gần hòn đảo, rồi bị con cá sấu tấn công. Neil bơi vào đảo an toàn, còn Collin biến mất. Đêm đó, Neil bơi qua bờ bên kia để giăng cọng dây lên hai gốc cây, giúp cho mọi người vượt sông. Mary Ellen là người leo qua đầu tiên, nhưng cô sợ hãi dừng lại nửa chừng. Allen mất kiên nhẫn và nổi giận, ông cùng đứa con gái Sherry đều leo lên dây, thúc giục Mary leo tiếp. Neil đang giữ cọng dây thì bị con cá sấu giết chết. Gốc cây bị ngã làm cả ba người trên dây rơi xuống nước. Cả ba bơi vào bờ, nhưng Allen bị con cá sấu giết chết. Pete có kế hoạch dùng mồi nhử để đánh lạc hướng con cá sấu ở một bên bờ, trong khi mọi người sẽ bơi qua sông từ bên bờ khác. Simon hoài nghi về kế hoạch, nhưng Russell đồng ý làm thử. Mọi người đề nghị dùng chú chó Kevin của Kate làm mồi, nhưng sau đó họ quyết định dùng hai con chim chết của Neil và Collin. Trong lúc con cá sấu giật mạnh cái mỏ neo, mọi người nhanh chóng bơi qua sông. Con quái vật bất ngờ bỏ cái mỏ neo ra, nó bắt được Kate và kéo cô xuống nước. Pete và chú chó Kevin bơi qua sông và gặp lại những người khác. Lúc trời sáng, chú chó Kevin bỏ chạy làm Pete phải đuổi theo. Pete chạy theo chú chó vào trong một cái hang, rồi vào một cái hang khác lớn hơn, nhìn thấy xác chết của Neil. Pete nhận ra cái hang này là nơi ở của con cá sấu, anh tìm thấy Kate còn sống nhưng bị thương nặng và bị hôn mê. Pete tính mang Kate ra khỏi hang, ngờ đâu con cá sấu quay về, ăn thịt Kevin rồi nằm ngủ. Pete vô tình đánh thức con cá sấu, nó nhiều lần muốn giết Pete và Kate nhưng không thành công. Sau một hồi vật lộn, Pete chĩa khúc cây nhọn về hướng con quái vật. Con cá sấu lao vào Pete và bị khúc cây đâm xuyên qua đầu, nó chết ngay tại chỗ. Pete và Kate thoát ra khỏi hang, hai người cùng với các du khách khác chờ đội cứu hộ đến. Sau này Pete được báo chí khen ngợi là "Du khách đánh bại cá sấu ăn thịt người". Sản xuất. Bộ phim "Cá sấu ăn thịt người" được quay chủ yếu ở vườn quốc gia Kakadu, công viên quốc gia Nitmiluk và Gilderoy ở nước Úc. Tiếp nhận. Doanh thu phòng vé. "Cá sấu ăn thịt người" ra mắt phòng vé Úc vào ngày 11 tháng 11 năm 2007. Phim được công chiếu tại Mỹ vào ngày 25 tháng 4 năm 2008 và thu về 7.711 USD trong dịp cuối tuần ra mắt. Phim tiếp tục trụ lại rạp trong ba ngày nữa trước khi bị hủy toàn bộ suất chiếu và thu về tổng cộng 10.452 USD. Tại Việt Nam, phim được công chiếu vào ngày 18 tháng 7 năm 2008. Phim đạt tổng doanh thu toàn cầu là 4,6 triệu USD.
1
null
Trong hoạt động tính toán máy tính, dữ liệu liên kết mô tả một phương thức tạo ra dữ liệu có cấu trúc để có thể liên kết được với nhau và trở nên có ích. Dữ liệu liên kết được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn công nghệ Web như HTTP và URI để mở rộng khả năng chia sẻ thông tin theo cách có thể được đọc tự động từ các máy tính hơn là việc chia sẻ nội dung trên các trang web để phục vụ cho người dùng. Điều này cho phép các nguồn tài nguyên khác nhau được kết nối và truy vấn. Ông Tim Berners-Lee, cha đẻ của W3C, đặt ra thuật ngữ trong thảo luận lưu ý thiết kế xoay quanh dự án Semantic Web. Các nguyên lý. Tim Berners-Lee liệt kê bốn nguyên lý dữ liệu liên kết trong các thảo luận của mình: ghi chú dữ liệu liên kết, được tóm gọn trong các dòng sau: Tim Berners-Lee đã có báo cáo về dữ liệu liên kết tại hội nghị TED năm 2009. Trong hội nghị, ông xác nhận các nguyên lý dữ liệu liên kết bao gồm ba điều đơn giản như sau: Lưu ý rằng mặc dù luật thứ hai đề cập đến "các định dạng tiêu chuẩn", nó không cần bất cứ tiêu chuẩn đặc tả nào cả, chẳng hạn như RDF/XML. Dự án liên kết dữ liệu mở cộng đồng. Mục tiêu của dự án liên kết dữ liệu mở cộng đồng của nhóm W3C Semantic Web Education and Outreach là mở rộng Web với dữ liệu chung bằng cách xuất bản các tập dữ liệu mở khác nhau như RDF trên Web và thiết lập các liên kết RDF giữa các mục dữ liệu từ các nguồn tài nguyên khác nhau. Vào tháng 10 năm 2007, tập dữ liệu đã chứa hơn 2 tỷ RDF triple, được liên kết với hơn 2 triệu liên kết RDF. Vào tháng 9 năm 2011, tập dữ liệu đã phát triển lên đến 31 triệu triple, liên kết khoảng 504 triệu liên kết RDF. Ngoài ra, còn có một tương tác trực quan của các tập dữ liệu được liên kết để duyệt thông qua các đám mây. Các dự án châu Âu. Có nhiều dự án châu Âu về liên kết dữ liệu. Những dự án này bao gồm dữ liệu liên kết mở xoay quanh dự án đồng hồ (LAC), dự án PlanetData, và dự án Linked Open Data 2 (LOD2). Tập dữ liệu. Mối quan hệ lớp và tập thể hiện dữ liệu. Sơ đồ click chuột cho thấy các tập dữ liệu cá nhân và các mối quan hệ của chúng trong vòng điện toán đám mây DBpedia-sinh ra LOD, như thể hiện bởi hình phía trên:
1
null
Velvet Assassin là tựa game thuộc thể loại lén lút lấy bối cảnh Thế chiến thứ hai do hãng Replay Studios và ML Enterprises phát triển, game được phát hành bởi hãng SouthPeak Games ở châu Âu ngày 30 tháng 4 và Bắc Mỹ ngày 8 tháng 5 năm 2009. Riêng thị trường Úc và Nhật Bản do Gamecock Media Group và Ubisoft phát hành. "Velvet Assassin" được phát triển với tựa đề "Sabotage". Game còn được phát hành trên Mac App Store vào năm 2013. "Velvet Assassin" chủ yếu mô tả những hoạt động tình báo của Violette Summer, một nữ điệp viên người Anh của quân Đồng Minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai hoạt động sâu trong lòng địch, cố gắng ngăn chặn các nỗ lực chiến tranh của Đức Quốc xã. Cô đã hoàn thành rất tốt các nhiệm vụ tình báo ở hậu tuyến quân địch cho đến khi bị bắt giữ trong một điệp vụ thất bại rồi bị đưa vào trại tập trung tử hình chỉ vài tháng trước khiChiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Cốt truyện của game lấy cảm hứng từ cuộc đời có thực của nữ điệp viên nổi tiếng Violette Szabo. Tuy nhiên, "Velvet Assassin" lại có một cách tiếp cận khác bằng cách làm cho Violette chìm đắm vào một cơn hôn mê sâu trên giường bệnh. Trong những giấc mơ vô thức của Violette, người chơi sẽ lần lượt tham gia vào 12 nhiệm vụ của game. Cốt truyện. Sinh ra ở Dorset, Violette Summer (Melinda Y. Cohen lồng tiếng) lớn lên trong một gia đình hạnh phúc và có một tuổi thơ thực sự tuyệt vời. Vào lúc ban đầu, cô làm việc tại một thẩm mỹ viện trước khi chiến tranh bùng nổ đã khiến cô di chuyển tới Luân Đôn và tham gia vào ngành công nghiệp vũ khí. Ít lâu sau cô được Cục Tình báo Anh quốc chú ý đến nhờ vẻ ngoài xinh đẹp, giỏi thể thao và khá tỉ mỉ trong công việc, nhờ vậy mà cô sớm được tuyển dụng vào Cục Tình báo mật (Secret Intelligence Service hay còn gọi là MI6) trong những giờ khắc đen tối nhất của nước Anh. Violette đã mất đi một người dì trong các trận không kích đầu tiên của Không quân Đức càng làm tăng thêm nỗi đau khổ của cô, rồi sau đó cô lại mất thêm người chồng là phi công Không quân Hoàng gia Anh trong trận chiến. Tuy nhiên, Summer có ý chí mạnh mẽ và sử dụng những kinh nghiệm đau đớn ấy dẫn đến thành công khi làm điệp viên cho SIS. Summer từng thực hiện thành công rất nhiều nhiệm vụ nhưng một lần bất cẩn đã khiến cô bị thương nặng do một tên lính bắn tỉa gây trong vụ ám sát Kamm, một sĩ quan tình báo quân sự của Đức Quốc xã. Nằm hôn mê tại một bệnh viện ở Pháp, việc sử dụng morphine đã khiến Violette nhớ lại những thời khắc quan trọng trong một loạt giấc mơ kể rõ các điệp vụ mà cô từng làm. Do đó, phần lớn các màn chơi sẽ diễn ra trong những hồi ức của cô. Các nhiệm vụ quan trọng bao gồm phá hủy một kho xăng trên phòng tuyến Maginot, ám sát viên đại tá địch trong một nhà thờ ở Paris, ăn cắp tài liệu và chỉ điểm cho máy bay ném bom ở Hamburg trong chiến dịch Gomorrah, đến vụ tìm kiếm ba nhân viên mật vụ ở Warsaw, Ba Lan. Đi xuyên qua hệ thống cống thoát nước của thành phố, cô tìm thấy một nhân viên bị thương trầm trọng (để rồi buộc phải thủ tiêu anh ta nhằm giữ kín bí mật tổ chức) và phát hiện một nhân viên khác đã chết vì ngộ độc khí cyanide, sau đó cô tiếp tục lần theo một nhiệm vụ có liên quan đến việc băng qua các khu Ghetto ở Warsaw (khu định cư của người Do Thái), nơi các cư dân bị vây bắt hoặc bị xử tử, Violette tự mình lẻn vào nhà tù Pawiak của Gestapo để giao chất độc cyanide cho tay mật vụ thứ ba. Thông qua ký ức của cô, những khung cảnh hiện ra từ bệnh viện với hai người đàn ông đang tranh cãi có nên để cho Violette sống hay là giao nộp cô ta cho Schutzstaffel, hoặc giết cô ấy để tránh khỏi những đòn tra tấn tàn bạo của bọn Đức Quốc xã nếu bị bắt được. Hàng tung của cô đã bị lộ, Violette tỉnh dậy từ cơn hôn mê bất chợt phát hiện quân địch đã tràn vào bệnh viện. Sau khi chạy thoát khỏi chúng, Violette tận mắt chứng kiến cảnh dân làng bị vây bắt và thảm sát bởi một nhóm lính thuộc Lữ đoàn đặc nhiệm SS Dirlewanger khi chúng ra lệnh dẫn họ đến nhà thờ, nhốt lại và phóng hỏa toàn bộ. Violette đã thất bại khi cố gắng giải cứu dân làng dẫn đến cơ thể kiệt sức và cảm xúc trào dâng khiến cô ngất xỉu. Hình ảnh viên chỉ huy của đối phương hiện lên rõ nét tên trùm mật vụ Kamm, với khuôn mặt bị phỏng nặng bởi vụ ám sát của Violette. Trong đoạn phim kết thúc có chiếu cảnh Violette với bộ đồ bệnh nhân đang đứng trên một vách đá nhìn thẳng vào một chiếc máy bay của quân Đức nhào tới như định ăn tươi nuốt sống lấy cô. Cách chơi. "Velvet Assassin" qua chính lời kể của Violette sẽ đưa người chơi đi vào những hồi tưởng trong quá khứ khi cô được cử thâm nhập vào sâu chiến tuyến địch với nhiệm vụ ẩn nấp trong bóng tối, hạ gục kẻ thù trong im lặng và hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách gọn gàng, gây ra sự hoang mang trong hàng ngũ quân địch. Lối chơi của game buộc người chơi phải ẩn mình, hoạt động lén lút, ám sát kẻ thù một cách xuyên suốt. Trên đường đi người chơi cũng tiếp cận một vài thứ vũ khí khác như súng lục hãm thanh, shotgun hay tiểu liên… Đôi khi trong một vài tình huống giết lén đòi hỏi khá nhiều kỹ năng của người chơi chẳng hạn như gạt cầu dao làm những tên lính đứng trên các vũng nước bị điện giật hay lén tháo chốt lựu đạn trên người chúng rồi rút lui một cách nhanh chóng, kèm theo huýt sáo để thu hút sự chú ý của quân địch gần đó. Nếu chọn đúng thời điểm có thể giúp người chơi tiêu diệt được một toán lính nhỏ với chính lựu đạn của kẻ thù. Ánh sáng và bóng tối đóng vai trò rất quan trọng trong game. Trong những màn chơi về sau, người chơi phải ấn nấp trong những hành lang dài với những ánh đèn pha quét trên mặt đất. Sự tương phản giữa bóng tối và ánh sáng mờ ảo tạo ra vô số hiệu ứng bóng và đôi lúc vô tình tố cáo vị trí của người chơi. Những tình huống này đòi hỏi người chơi sự kiên nhẫn cùng khả năng dự đoán quỹ đạo di chuyển của lính gác để biết lúc nào nên ẩn nấp, lúc nào nên chạy nhanh. Vũ khí và đạn dược trong "Velvet Assassin" khá hiếm hoi mà không thể lấy từ xác địch, do đó người chơi phải chủ động sử dụng kỹ năng ẩn nấp và các ống tiêm mocphin. Chất morphin giúp kích hoạt tính năng làm chậm thời gian có tác dụng giúp Violette giành được ưu thế trong các pha hành động dứt điểm hay đấu súng và chuyển động nhanh nhẹn hơn trong một thời gian ngắn. Nhờ sự kết hợp tính nhập vai vào game thông qua việc thu thập những đồ vật rải rác khắp nơi qua mỗi màn chơi, giúp người chơi nhận được nhiều điểm kinh nghiệm để nâng cấp các chỉ số cho Violette. Một khi người chơi đạt đến 1.000 điểm kinh nghiệm thì kỹ năng của nhân vật chính có thể được dùng để nâng cấp máu, khả năng làm chậm thời gian của morphin cũng như tốc độ di chuyển khi đang ẩn mình. Tiếp thị. SouthPeak Games đã cùng hợp tác với Peter Chung để sản xuất một phiên bản giới hạn của cuốn tiểu thuyết đồ họa kỹ thuật số dựa theo game. Chung được biết đến khả năng sáng tạo ra nhân vật trong "Aeon Flux", cũng như thành quả của ông trong "The Animatrix". Cuốn tiểu thuyết được phân phối độc quyền cho những game thủ đã đặt trước trò chơi từ GameStop. Giấc mơ của Violette là một kinh nghiệm tương tác sản xuất nhằm quảng bá cho "Velvet Assassin". Chương trình do Yomi Ayeni tạo ra và sản xuất bởi Expanding Universe, một công ty sản xuất có trụ sở tại Anh, ARG đã huy động hàng ngàn người tham gia vào một cuộc phiêu lưu thực tế nhằm tìm kiếm kho báu ẩn và những thỏi vàng. Sử dụng các trang web, diễn đàn, blog, video, âm thanh, điện thoại di động và điện thoại nhắn tin, cũng như thành tích và các sự kiện trong đời thực, cốt truyện cuốn hút và tương tác đã lôi kéo những người chơi khi họ tương tác với một loạt các nhân vật và tổ chức. Một thỏi vàng đã được tìm thấy trong một nhà giam ở Fredericksburg, Texas, tại nhà ga London Victoria. Đón nhận. "Velvet Assassin" đã nhận được những đánh giá hỗn hợp từ trang web tập hợp các đánh giá Metacritic. IGN chấm "Velvet Assassin" ở mức 5/10, chỉ trích cơ chế hành động bí mật không phù hợp và cốt truyện yếu kém. GameSpot nhận xét tuy không đồng ý (chỉ trích vì AI khờ khạo của game và "khả năng bắn súng tệ hại") và gọi nó là "một sự tác động, cái nhìn đáng sợ ngay tại thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử nhân loại", thưởng cho nó số điểm 7.5/10. GameZone ca ngợi phong cách và cốt truyện của trò chơi nhưng không thích tính có thể đoán trước của kẻ địch, đã chấm cho game với số điểm 7.7/10. Tại Nhật Bản, nơi phiên bản Xbox 360 được Ubisoft chuyển thể và xuất bản vào ngày 17 tháng 9 năm 2009, "Famitsu" đã đánh gia với 2 điểm 7, một 8 và một 6 với tổng số 28 trên 40.
1
null
Dianna Elise Agron ( sinh ngày 30 tháng 4 năm 1986) là một diễn viên, ca sĩ và vũ công người Mỹ, được biết đến nhiều nhất với vai Quinn Fabray trong sê ri phim truyền hình "Glee". Tiểu sử. Dianna Agron được sinh ra ở Savannah, Georgia nhưng lớn lên ở San Antonio, Texas và San Francisco, California. Cô là con gái của Mary và Ronald S. Agron, quản lý của chuỗi khách sạn Hyatt. Gia đình của bố Agron xuất phát từ Nga và tên họ gốc của họ, Agronsky, được chính quyền Đảo Ellis thay đổi. Bố cô sinh ra trong một gia đình Do Thái, còn mẹ cô được cải đạo thành Do Thái giáo; Agron theo học ở một trường dạy tiếng Hebrew và đã trải qua lễ trưởng thành bat mitzvah. Agron học tiểu học tại Burlingame Intermediate School và trung học tại Burlingame High School ở Burlingame, California. Cô bắt đầu nhảy từ năm 3 tuổi, và bắt đầu dạy nhảy khi ở độ tuổi thiếu niên. Cô nói mình không "nổi tiếng" theo nghĩa thường thấy ở trường, nhưng cô vẫn có nhiều bạn bè từ những thành phần khác nhau. Khi 15 tuổi, cô biết được rằng bố cô bị đa xơ cứng. Trong một bài phỏng vấn với tạp chí Cosmopolitan, cô tiết lộ: "Đã có một chút thay đổi từ khi chuyện này xảy ra," cô nói. "Ở độ tuổi đó, bạn không thể tin được rằng bố mẹ mình rồi sẽ chết." Căn bệnh đó khiến mối quan hệ giữa bố mẹ cô tan vỡ và họ quyết định ly thân, một điều rất khủng khiếp đối với cô và em trai. "Tôi phải đóng vai trò là nhà trị liệu cho gia đình mình... trở thành chất keo hàn gắn." Cô tạm ngừng rồi nói, "Tôi vẫn chưa sẵn sàng để nói về những chuyện như thế." Cô cũng tỏ ra rất kín đáo về đời tư của mình.. Sự nghiệp. Những hoạt động đầu tiên. Agron đã xuất hiện trong những chương trình truyền hình như "Shark", "Close to Home", "", "Numb3rs", và một vai phụ trong "Veronica Mars". Sau đó cô thủ vai Harper trong sê ri 13 tập phim ngắn "It's a Mall World" do Milo Ventimiglia đạo diễn và được phát sóng trên MTV, cũng như trong mùa thứ hai của "Heroes" trong vai Debbie Marshall, đội trưởng đội cổ vũ ở trường trung học Costa Verde. Dianna cũng đã trở thành người dẫn chương trình cho lễ hội âm nhạc nhỏ Chickens in Love của 826LA ở Los Angeles. Cô là một trong số những ngôi sao trẻ ở Hollywood được lựa chọn tham gia vào chiến dịch quảng bá mùa xuân năm 2010 Ocean Pacific của Wal-Mart. Chiến dịch toàn quốc này được ra mắt trên nhiều tạp chí thời trang, phong cách sống và giải trí như " Elle", "Teen Vogue", "Seventeen" và "Cosmopolitan" cũng như trên trang web chính thức của Ocean Pacific. Thêm vào đó, những người nổi tiếng này cũng đã tổ chức một bữa tiệc Ocean Pacific ở Los Angeles vào cuối tháng 4 và xuất hiện nhiều lần với tư cách đại diện cho hãng. "Glee". Vai diễn đáng chú ý nhất của Agron là Quinn Fabray, một thành viên đội cổ vũ trường trung học, trong sê ri phim truyền hình "Glee" của Fox. Cô cùng các bạn diễn đã nhận được giải thưởng Screen Actors Guild Award dành cho Màn biểu diễn nhóm xuất sắc trong một sê ri phim hài vào năm 2010 và được đề cử trong cùng hạng mục năm 2011, cũng như hai giải quả cầu vàng dành cho sê ri phim truyền hình nhạc kịch/hài xuất sắc nhất. Cốt truyện về cái thai tình cờ của nhân vật nhận được những ý kiến trái chiều từ các nhà phê bình. Tim Stack của "Entertainment Weekly" cho rằng đó là "một, nhưng không mong muốn nó trở thành một cốt truyện lâu dài. Phản hồi đối với cốt truyện của cô ngày càng trở nên tiêu cực, tuy nhiên Agron nhận được nhiều khen ngợi dành cho diễn xuất của mình trong cảnh phim cùng bố mẹ của Quinn ở tập "Ballad". Gerrick D. Kennedy của "Los Angeles Times" chỉ trích diễn biến của cốt truyện này trong tập "Hairography", và nói rằng mình cảm thấy khó chịu mỗi lần Quinn xuất hiện. Trái lại, Bobby Hankinson của "Houston Chronicle" tỏ ra thích thú với nhân vật trong tập này, "Tôi rất thích việc cô ấy vừa có thể giữ được sự ngổ ngáo vừa thể hiện được nỗi buồn và cả niềm vui khi biểu diễn "Papa Don't Preach"." Phê bình tập "Journey to Regionals", Darren Franich của "Entertainment Weekly" cho rằng cảnh lâm bồn của Quinn—xen kẽ với màn biểu diễn "Bohemian Rhapsody" (Queen) của Vocal Adrenaline—vừa "tuyệt vời" vừa "tồi tệ", "Đó thực sự là cảnh lâm bồn lôi cuốn về mặt hình ảnh nhất mà tôi từng thấy ngoài "The Miracle of Life". Nhưng tôi khá là thích nó. Ở đâu đó, Freddie Mercury đang gật gù đầy tự hào." Brett Berk, viết cho "tạp chí Vanity Fair", có những nhận xét tích cực về kịch bản dành cho nhân vật Quinn trong mùa thứ hai, khi cốt truyện về cái thai đã kết thúc, và tỏ ra vui mừng khi "Quinn xấu xa" đã trở lại. Joel Kelly của "TV Squad" chỉ trích quyết định ghép Quinn và Finn thành một cặp trong tập phim với chủ đề Valentine, cho rằng đó là một bước thụt lùi, "Đúng, có cảm giác như đây là "Glee" kinh điển, bởi phim bắt đầu khi họ đang ở bên nhau. Nhưng cả hai đều đã thay đổi—Quinn thay đổi nhiều hơn Finn—và việc hẹn hò trở lại khiến họ như quay về lúc Quinn vẫn đang là một thành viên đội cổ vũ lạnh lùng còn Finn thì là đội trưởng đội bóng bầu dục tốt tính nhưng ngớ ngẩn." Sự lột xác của Quinn trong mùa thứ ba nhận được những ý kiến trái chiều. Lesley Goldberg của "The Hollywood Reporter" coi sự thay đổi này là điểm nhấn của tập phim, và hy vọng tiếp tục được theo dõi thái độ mới của nhân vật. Kevin Fallon của "The Atlantic" coi điều này là "việc thú vị nhất Quinn từng làm từ khi sinh một đứa bé trên nền nhạc 'Bohemian Rhapsody'", nhưng VanDerWerff cảm thấy rằng diễn biến này là kết quả của việc các nhà sát xuất không còn khả năng khai thác Agron. Agron cũng xuất hiện trong bộ phim "" của tour diễn Glee Live! In Concert!. Cô được thông báo là đã trở thành một diễn viên phụ/khách mời trong mùa thứ tư. Cô đã xuất hiện trong các tập Thanksgiving, Naked và I Do.. Các ca khúc cô dã trình bày. Một số ca khúc do Agron trong vai Quinn thể hiện đã được phát hành thành đĩa đơn và có thể được tải xuống, cũng như xuất hiện trong các album nhạc phim của "Glee". Agron biểu diễn lần đầu tiên ở cuối tập "Showmance" với ca khúc "I Say a Little Prayer" của Dionne Warwick. Ca khúc solo tiếp đó của Quinn nằm trong tập "Throwdown", cô biểu diễn "You Keep Me Hangin' On" của The Supremes. Ca khúc này được phát hành cùng với album "". Sau đó, trong tập "Hairography", Agron biểu diễn solo ca khúc "Papa Don't Preach" của Madonna sau khi bố cô biết được rằng cô đang có thai. Ca khúc này được phát hành thành đĩa đơn. Cô trình bày ca khúc "It's a Man's Man's Man's World" của James Brown trong tập "Funk". Trong mùa thứ ba, Quinn biểu diễn ca khúc solo đầu tiên kể từ mùa thứ nhất, "Never Can Say Goodbye" của The Jackson 5 và nhận được những phản hồi tích cực. Các hoạt động khác. Năm 2007, Agron xuất hiện trong vai Dyanna trong bộ phim hành động tình cảm kinh dị "T.K.O." do Declan Mulvey đạo diễn cùng với Samantha Alarcon, Daz Crawford và Christian Boeving. Cô cũng thủ vai Megan trong bộ phim hài "Skid Marks" do Karl Kozak dạo diễn cùng với Tyler Poelle, Mikey Post và Kathy Uyen. Năm 2009, Agron viết kịch bản, thủ vai chính, đạo diễn và sản xuất phim hài ngắn "A Fuchsia Elephant". Cốt truyện xoay quanh nhân vật của Agron. Ngày cuối cùng trước sinh nhật thứ 18, Charlotte Hill quyết định thay đổi bản thân. Không muốn đi theo vết xe đổ của người mẹ nghiện ngập, cô nhờ một người đồng hành tên là Michael (Dave Franco) giúp đỡ và chỉ dẫn. Phim được quay trong khoảng thời gian "Glee" tạm dừng lên sóng mùa hè năm 2009. Cô cũng xuất hiện trong phim hài ngắn "Dinner with Raphael" cùng với Paul Boukadakis và Michael Bower, do Joey Boukadakis viết kịch bản và đạo diễn. Cô còn đóng một vai nhỏ là Sadie trong bộ phim hài "Celebrities Anonymous" do Dennis Hemphill Jr. đạo diễn cùng với Lindsay Zir và Joey Kern. Năm 2010, Agron đạo diễn video âm nhạc cho ca khúc "Body" của Thao with the Get Down Stay Down. Cũng trong năm 2010, Agron đảm nhận vai Minnow, em gái Lila Hayes trong bộ phim hài lãng mạn "The Romantics" cùng với Anna Paquin, Katie Holmes và Josh Duhamel. Cô còn đóng vai Natalie, hôn thê của nhân vật Jack trong bộ phim "Burlesque" cùng với Christina Aguilera, Cher và Stanley Tucci. Agron được tạp chí People chọn vào danh sách những người đẹp nhất năm 2010. Cô cũng xếp ở vị trí thứ 8 trong danh sách Hot 100 của AfterEllen. Thêm vào đó, cô chiếm vị trí thứ 13 trong danh sách 50 nhân vật nữ trên phim truyền hình được yêu thích nhất của AfterEllen với vai Quinn Fabray trong "Glee". Sau đó, cô cùng các bạn diễn Naya Rivera và Heather Morris lọt vào ba vị trí đầu bảng trong danh sách Hot 100 năm 2012 của AfterEllen, Agron ở vị trí thứ hai. Năm 2011, Agron thủ vai Alice cùng với Steven Waddington và Tony Becker trong bộ phim kinh dị "The Hunters" do Chris Briant đạo diễn. Cô còn xuất hiện trong bộ phim khoa học viễn tưởng hành động kinh dị "I Am Number Four" do D. J. Caruso đạo diễn cùng với Alex Pettyfer và Timothy Olyphant. Agron dẫn chương trình cho lễ trao giải GLAAD Media Award vào ngày 2 tháng 6 năm 2012 tại San Francisco. Bạn diễn "Glee" của cô, Naya Rivera và Cory Monteith, cũng dã từng dẫn chương trình cho lễ trao giải này vào ngày 24 tháng 3 năm 2012 tại thành phố New York. Làm theo truyền thống bán đấu giá những nụ hôn của mình cho khán giả của Rivera, cô thu được 5,500 đô la. Tháng 3 năm 2012, Agron được thông báo là sẽ đóng vai Sophia cùng với Famke Janssen, Rosario Dawson và Sebastian Stan trong bộ phim Famous do David Foote đạo diễn. Ngày 13 tháng 7 năm 2012, Agron xác nhận rằng cô sẽ đảm nhận vai Belle Blake trong bộ phim "Malavita" cùng Robert De Niro và Michelle Pfeiffer. Tháng 9 năm 2012, Dianna Agron được thông báo là sẽ tham gia vào chiến dịch quảng bá "Play As You Are" cho Nintendo. Cô sẽ xuất hiện trong các đoạn phim quảng cáo của Art Academy: Lessons for Everyone! Trò chơi cho phép người chơi ở mọi trình độ kỹ năng nghệ thuật học hỏi nhiều kỹ thuật vẽ có thể được ứng dụng trong đời thực, từ bút chì, sơn vẽ tranh đến phấn màu. Cô cũng sẽ xuất hiện trong trò chơi phiêu lưu giải đố Professor Layton and the Miracle Mask. Ngày 25 tháng 2 năm 2013, Dianna trở thành người dẫn chương trình đồng thời biểu diễn ""Dreams" và "What's Love Got to Do with It" " cùng với A House For Lions tại buổi hòa nhạc "You, Me and Charlie" ở Los Angeles. Đời tư. Dianna Agron hẹn hò với bạn diễn I Am Number Four Alex Pettyfer trong vòng một năm. Agron ăn chay và là một người ủng hộ cho PETA. Cô cũng đấu tranh cho quyền của người đồng tính. Năm 2011, cô trải qua một cuộc phẫu thuật mũi để điều trị lệch vách ngăn, hậu quả của một cú va đập vào mũi ở tuổi 14. Sử dụng tài khoản Tumblr của mình, Agron cho ra mắt trang web "You Me & Charlie" vào ngày 12 tháng 12 năm 2011. Cùng với sự hỗ trợ của một vài cộng sự, cô viết và thu thập các bài viết về âm nhạc, nghệ thuật, thời trang và những nguồn cảm hứng trong cuộc sống. Vanity Fair đã khen ngợi trang web, nhận xét rằng nó "tràn ngập ánh nắng, niềm lạc quan và những người đẹp." Tài khoản Twitter của cô bị phá hoại vào ngày 18 tháng 12 năm 2012. Kẻ phá hoại cũng đã đột nhập vào hộp thư điện tử cá nhân của cô và bắt đầu làm rò rỉ nhiều bài hát, kịch bản và tập phim. Năm 2012, Agron hợp tác với The Trevor Project để quyên góp tiền cho ngày sinh nhật của mình. Cô và người hâm mộ đã quyên góp được hơn 26,000 đô la. Cô cũng thông qua tài khoản Tumblr của mình để cổ vũ người hâm mộ quyên góp cho một số tổ chức như 826LA and và Wildlife Waystation.
1
null
Trận Orléans lần thứ hai là một hoạt động quân sự trong Chiến dịch tấn công Pháp của quân đội Phổ – Đức vào các năm 1870 – 1871, đã diễn ra từ ngày 3 cho đến ngày 4 tháng 12 năm 1870, tại thành phố Orléans của nước Pháp. Trong trận giao chiến quyết liệt này, toàn bộ binh lực của "Binh đoàn thứ hai" của Phổ – Bắc Đức – Bayern dưới sự điều khiển của Hoàng thân Friedrich Karl, phối hợp với "Phân bộ quân" dưới quyền chỉ huy của Đại Công tước Friedrich Franz II xứ Mecklenburg-Schwerin, đã giáng cho "Binh đoàn Loire" của lực lượng quân đội Cộng hòa Pháp non trẻ dưới quyền chỉ huy của viên tướng Louis d'Aurelle de Paladines một thất bại thảm hại, khiến cho người Pháp phải thực hiện cuộc triệt binh sau gần hai ngày cầm cự dữ dội, để lại Orléans cho các lực lượng Phổ. Chiến thắng của các lực lượng Đức trong trận chiến Orléans, cùng với sự thất bại của cuộc đại phá vây của quân đội Pháp từ Paris đang bị vây hãm, đã ngăn ngừa sự suy giảm nhiệt huyết đối với cuộc chiến tranh tại Đức. Trong khi đó, đối với người Pháp, cuộc bại trận tại Orléans đã khiến cho tinh thần của binh lính bị suy nhược nghiêm trọng, đến mức nhiều binh sĩ tự nguyện làm tù binh cho người Đức. Trong nhà thờ chính tòa của Orléans, người ta đã thấy được sự phấn khởi của một số lượng lớn tù binh Pháp không bị thương (trong số đó có lính "Zouaves" và "Turcos" đến từ Bắc Phi). Thất bại thê lương của "Binh đoàn Loire" của Paladines có lẽ đã làm tiêu tan mọi hy vọng giải vây thủ đô Paris của phía Pháp, đồng thời cũng cắt binh đoàn này ra làm đôi. Bối cảnh lịch sử. Vào cuối năm 1870, "Binh đoàn Loire" của Pháp được thành lập và bắt đầu giải vây Paris, nhưng bị Quân đoàn Bayern I đánh bại. Quân Bayern đánh chiếm Orléans, nhưng Binh đoàn Loire đã giành lại được thành phố này sau trận Coulmiers. Vào ngày 2 tháng 12 năm 1870, trong một nỗ lực nhằm giải vây Paris, Quân đoàn XVI thuộc "Binh đoàn Loire" đã tấn công "Phân bộ quân" Đức của Mecklenburg ở Loigny-Poupry, nhưng đại bại. Aurelle bị buộc phải ra lệnh triệt binh về Orléans, nhưng thật ra điều này đã quá muộn. Ngay từ ngày 2 tháng 12, Hoàng thân Friedrich Karl của Phổ đã cử Sư đoàn Kỵ binh số 6 và Quân đoàn số 9 đến hỗ trợ cho phân bộ quân của Mecklenburg. Tổng tham mưu trưởng quân đội Phổ Helmuth Von Moltke Lớn đã ra chỉ thị trực tiếp cho Friedrich Karl phát động một cuộc tấn công vào Orléans, và mặc dù vị hoàng tử ban đầu đắn đo, sự cứng rắn của Moltke đã buộc ông phải hạ lệnh tiến công Orléans vào ngày 3 tháng 12 năm 1870. Để thực hiện kế hoạch này, Mecklenburg phải tiến đánh từ mặt trận Terminiers - Poupry tới Chevilly, và về hướng tây bắc Orléans. Trước đó, các quân đoàn IX, III và X (theo thứ tự từ phải sang trái) thuộc "Binh đoàn thứ hai" cũng xuất quân. Và, trong ngày 3 tháng 12, Quân đoàn IX của Liên bang Bắc Đức – dưới sự chỉ huy trực tiếp của Hoàng thân Friedrich Karl – đã tiến về hướng tây đường sắt theo Artenay, Quân đoàn III tiến theo con đường Fontainebleau, trong khi Quân đoàn X tiến theo đường Nibelle về phía con kênh Orléans. Việc thực thi nhanh chóng các vận động tinh xảo của Friedrich Karl và Mecklenburg đã đẩy vị trí phòng ngự của Paladines vào tình hình bất ổn. Diễn biến của trận chiến. Trong cuộc tiến quân của mình, pháo binh của Quân đoàn IX của Friedrich Karl đã đánh bật quân Pháp ra khỏi làng Assas, và sau đó quân của Friedrich Karl cũng đánh bại cuộc kháng cự của quân Pháp tại Artenay và chiếm đóng ngôi làng này. Khi đánh tràn qua Artenay, họ vấp phải sự kháng cự quyết liệt của Quân đoàn XV của Pháp. Trong khi Sư đoàn số 22 của Đức đánh thọc vào sườn trái của quân Pháp, quân đội Đức cũng áp dụng các chiến thuật mà họ đã sử dụng thành công trong cuộc đại thắng ở Sedan hồi tháng 9: trước hết, họ cho lực lượng pháo binh tập trung hỏa lực bắn vào các công sự dày đặc của quân đội Pháp dọc theo lề rừng, và chỉ tấn công bằng bộ binh khi pháo lực của quân phòng ngự đã bị dập tắt. Cơn mưa đạn pháo của quân Đức đã làm cho quân Pháp choáng ngợp và hoảng loạn. Hàng ngũ quân Pháp bắt đầu tan rã, và cuộc phòng ngự của Quân đoàn XV – đội hình được huấn luyện và trang bị tốt nhất của d'Aurelle – đã bị đánh tan tành. Sau khi đánh bại Quân đoàn XV của Pháp, lực lượng tiền vệ của Quân đoàn IX của Đức đã hối hả kéo tới Chevilly, chỉ để phát hiện ra rằng nơi đây đã bị các lực lượng của Đại Công tước xứ Mecklenburg chiếm giữ. Tướng Ludwig von Wittich – tư lệnh Sư đoàn số 22 của Đức thuộc Phân bộ quân Mecklenburg – vốn đã ra lệnh chiếm đóng Chevilly. Trong thời gian này, Quân đoàn III của Liên bang Bắc Đức, hành binh qua Chilleurs aux Bois, đến được Loury, và Quân đoàn X cũng kéo tới tận Nibelle. Trước tình hình Quân đoàn XV phải chống chọi với sự công kích của 3 quân đoàn Phổ, các đội quân được tuyển mộ của Pháp đã không có động thái gì để cứu viện cho Quân đoàn XV trong suốt bước tiến của quân Phổ. Chỉ có mỗi tướng Antoine Chanzy, khi nghe tiếng súng từ Artenay vào lúc 2 giờ chiều, đã hạ lệnh cho Sư đoàn số 2 của Quân đoàn XVI tiến bước. Tuy nhiên, Sư đoàn số 17 của Phổ phối hợp với Quân đoàn Bayern bằng hỏa lực pháo binh mạnh mẽ đã bẻ gãy cuộc tiến công của Sư đoàn số 2 của Pháp, và đánh chiếm được một số vị trí. Như đã nêu, phân bộ quân của Mecklenburg cũng đã tới Chevilly, vì thế cho đến đêm ngày 3 tháng 12, quân chủ lực của Hoàng thân Friedrich Karl – với 10.000 binh lính – đã được tập trung trên một mặt trận chỉ kéo dài từ Chevilly đến Loury. Trước sự bại trận của các lực lượng Pháp tại Orléans, tướng D'Aurelle des Paladines nhận thấy rằng một cuộc tiến công quy mô lớn vào Paris cần phải bị loại bỏ. Mặc dù những người lính trẻ tuổi dưới quyền ông ta đã chiến đấu dũng cảm trong những ngày gần đây, binh đoàn của ông ta được tổ chức một cách tệ hại (thực ra đây là lực lượng mạnh nhất mà nền Cộng hòa Pháp đã tuyển mộ). D'Aurelle cho rằng nên triệt binh về Sologne – một vùng rừng ở phía nam sông Loire, và ý định của ông đã gây chp Chính phủ Pháp tại Tours nổi giận. Mặt khác, ông quyết định trụ lại ở gần Orléans, và ngoài Quân đoàn XV, ông cũng triển khai các Quân đoàn XX và XVIII từ cánh phải, cùng với các Quân đoàn XVI và XVII. Trong khi đó, Friedrich Karl tiếp tục chiến dịch của mình vào đầu ngày 4 tháng 12. Ở cánh cực tả, phân bộ quân của Mecklenburg tiến đánh Orléans qua giữa các con đường từ Châteaudun và Chartres. Trong khi đó, ở cánh trái của ông, Quân đoàn IX của Bắc Đức hành quân qua Chevilly, với một chi đội bảo vệ sườn ở bên trái tiến qua St. Lyé. Quân đoàn III của Bắc Đức cũng xuất quân từ Loury xuống St. Loup, bao vây Orléans từ phía đông, trong khi Quân đoàn X của Đức hành binh dọc theo con kênh Orléans xuống Vitry aux Loges. Sư đoàn kỵ binh của tướng Hartmann cũng tiến quân giữa Quân đoàn III và Quân đoàn X. Cho tới lúc chạng vạng, quân chủ lực của Đức đã hội tụ xung quanh Orléans. Sau khi bị hỏa lực của pháo binh Đức đánh bật, Quân đoàn XV của Pháp đã chống cự ác liệt trên đoạn đường sắt từ Paris đến Orléans. Nhưng, đây chỉ là một ngoại lệ: cả bốn quân đoàn khác của Pháp ở bên phải và trái đều đang triệt thoái về phía sau theo lệnh d'Aurelle. Trong khi các Quân đoàn XX và XVIII đều rút lui theo đường Jargeau và Sully, các Quân đoàn XVI và XVII của Pháp đều rút lui theo đường Meung và Beaugency. Họ chỉ đối chọi với người Đức bằng các đội hậu quân đủ mạnh để yểm trợ cuộc triệt binh. Trong suốt cuộc hành quân xuống Orléans vào ngày hôm ấy, quân lực của Đại Công tước xứ Mecklenburg hầu như chưa hề giao chiến, do đường rút lui của quân cánh trái của Pháp thực sự đã rút quân của Mecklenburg ra khỏi tuyến hành quân của Đức. Các Quân đoàn III và X của Đức, cùng với Sư đoàn kỵ binh Hartmann, chỉ đụng độ với các chi đội yếu ớt của Pháp, nhưng, cuộc hành binh của họ khó khăn ở chỗ là họ phải tiến qua khu rừng Orléans, và khi ấy họ không thể nào nắm bắt được thực lực của đối phương. Trận chiến tại Orléans cũng làm tiêu tan hy vọng của người Pháp về kỵ binh thuộc địa Pháp đến từ châu Phi như là một đối thủ của lực lượng kỵ binh Phổ. Ngoài Orléans, đội kỵ binh Phổ dưới quyền chỉ huy của Hoàng thân Albrecht đã đánh bật và hầu như là tiêu diệt hoàn toàn một toán kỵ binh người gốc Bắc Phi ("Spahis") của Pháp. Vào buổi tối ngày 4 tháng 12, Hoàng thân Friedrich Karl của Phổ đã thiết lập tổng hành dinh tại Cercottes. Quân Pháp rút chạy khỏi Orléans. Sau khi tiến sát đến Orléans, quân đội Phổ đã dựng nên các khẩu đội pháo nhằm vào thành phố. Hoàng thân Friedrich Karl đã yêu cầu tướng Martin de Pallières – người chỉ huy quân đội Pháp bên trong Orléans – phải đầu hàng, nếu không thì lực lượng pháo binh Phổ sẽ oanh tạc thành phố. Trước sự hợp vây của quân đội Đức, sự chống cự của quân Pháp là vô vọng. Pallières biết rằng cả cánh trái và cánh phải của quân Pháp đều không thể kết hợp với tàn binh của Quân đoàn XV để phòng ngự kịp thời trước một cuộc tổng tấn công của người Đức, do đó, viên tướng này đã triệt thoái ra khỏi Orléans trong đêm ngày 4 – 5 tháng 12 năm 1870, sau khi đã bịt miệng các khẩu pháo hạng nặng của hải quân ở các công sự phía trước thành phố. Pallières đã rút quân về hữu ngạn sông Loire, như vậy Orléans một lần nữa rơi vào tay quân Đức. Vào đầu ngày 5 tháng 12, các chi đội thuộc phân bộ quân của Đại Công tước xứ Mecklenburg, sau đó là Quân đoàn IX, và cuối cùng là Quân đoàn III, đã tiến vào Orléans. Về phần mình, Hoàng thân Friedrich Karl cũng dời tổng hành dinh vào lúc trưa. Nhưng trước đó, sau khi hay tin quân Pháp sẽ rút chạy khỏi Orléans, vị hoàng thân của Phổ đã xuống lệnh cho các chi đội truy đuổi đối phương theo mọi hướng quan trọng: tiến theo con sông về phía Gien, tiến theo con suối về phía Blois và Tours, hoặc là theo một con đường ở giữa hai đường này, qua Sologne xuống Vierzon và Bourges. Sự bố trí của đội hình này đã chia rẽ Binh đoàn Loire của Pháp ra làm hai cánh – một cánh trên sông Loire ngược lên trên Orléans, bao gồm không chỉ Quân đoàn XVIII và XX, mà cả Quân đoàn XX vốn không còn có khả năng rút chạy về hướng tây, còn một cánh ở phía dưới Orléans, bao gồm các Quân đoàn XVI và XVII, vốn đang đối diện với Đại Công tước xứ Mecklenburg, và cả Quân đoàn XXI – một quân đoàn được đưa đến để tăng viện cho các quân đoàn nêu trên nhưng chưa hề tham gia trận chiến. Đêm hôm đó, Léon Gambetta – Bộ trưởng Nội vụ Pháp – đã nhận được thông điệp của Pallières về việc quân đội Pháp từ bỏ Orléans. Như vậy, Binh đoàn Loire của Pháp, vốn mang trọng trách giải vây cho Paris, không những bị đẩy bật về phía sau sông Loire mà còn bị cắt đôi. Sự hội tụ của hai đạo quân của Binh đoàn Loire chỉ có thể được thực hiện thông qua việc hành binh gấp rút về một địa điểm nào đó ở phía sau. Trong khi chiến thắng Orléans đã mang lại hy vọng cho người Đức về tương lai của cuộc chiến, d'Aurelle đã trở nên mất lòng người sau khi Orléans thất thủ, nhất là đối với giới tăng lữ.
1
null
Đông Môn Tương Trọng (chữ Hán: 東門襄仲), còn gọi là Trọng Toại (仲遂), Công tử Toại (公子遂) hay Đông Môn Toại (東門遂), tên thật là Cơ Toại (姬遂) là đại phu nước Lỗ thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Tương Trọng là con trai nhỏ của Lỗ Trang công, vua thứ 16 của nước Lỗ và em Lỗ Hi công, vua thứ 19 của nước Lỗ. Sau khi Lỗ Hi công lên ngôi, cùng với việc sách phong Tam Hoàn, cũng cho ông làm đại phu ăn lộc ở đất Đông Môn và được hưởng thế tập. Đi sứ các nước. Năm 634 TCN, Lỗ và Tề phát sinh chiến tranh. Tề Hiếu công mang quân đi đánh biên giới phía bắc nước Lỗ, vua anh Lỗ Hi công sai Tương Trọng cùng Tang Văn Trọng đi sứ nước Sở cầu viện. Sở Thành vương điều quân cứu Lỗ, buộc vua Tề phải rút quân về. Năm 632 TCN, sau khi Tấn Văn công đánh bại quân Sở nắm quyền bá chủ, nước Lỗ lại ngả theo nước Tấn. Lỗ Hi công nhiều lần sai Tương Trọng đi sứ, kết giao với nước Tấn và nước Tề. Mâu thuẫn với Trọng tôn Ngao. Bấy giờ thủ lĩnh họ Mạnh là Trọng tôn Ngao (con công tử Cơ Khánh Phủ). Trọng tôn Ngao lấy hai người con gái nước Cử là Đái Kỉ sinh Trọng tôn Cốc, và em gái của Đái Kỉ là Thanh Kỉ sinh Trọng tôn Nạn. Nhưng Đái Kỉ chết trước, nên Trọng tôn Ngao lại đến nước Cử dâng sính lễ hỏi cưới. Người nước Cử khuyên Trọng tôn Ngao lập Thanh Kỉ làm kế thất. Trọng tôn Ngao tuy nghe theo nhưng vẫn xin cưới một người con gái nước Cử cho Tương Trọng. Năm 620 TCN, nước Từ đem quân đánh nước Cử, Trọng tôn Ngao nhân đem quân cứu Cử cũng cùng lúc thay Tương Trọng đón Cử nữ sang. Tuy nhiên Trọng tôn Ngao lại say mê sắc đẹp của Cử nữ, lén thông dâm với Cử nữ. Tương Trọng tức giận, xin Lỗ Văn công giúp binh đánh Trọng tôn Ngao, Lỗ Văn công ban đầu đồng ý nhưng sau đó Thúc Trọng Huệ bá can ngăn, nên thôi, bắt Trọng tôn Ngao trả Cử nữ về nước. Năm 619 TCN, Chu Tương vương qua đời, Trọng tôn Ngao đi sứ nhà Chu để điếu tang, sau phải trốn sang nước Cử để gặp Cử nữ. Người nước Lỗ lập con là Trọng tôn Cốc thế tập. Trọng tôn Ngao sau nhớ cố quốc, nhờ Trọng tôn Cốc giúp mình về nước. Tương Trọng nghe tin, bắt Trọng tôn Ngao không được tham gia chính sự nữa mới cho về. Trọng tôn Ngao đành phải chấp nhận. Tuy nhiên chỉ hai năm sau lại trốn sang nước Cử, cuối cùng chết ở nước Tề. Tôn lập Lỗ Tuyên công. Năm 609 TCN, Lỗ Văn công qua đời. Lúc sinh thời Lỗ Văn công có hai người vợ là Ai Khương sinh ra công tử Ác và công tử Thị cùng Kính Doanh, sinh ra công tử Nỗi. Lỗ Văn công lập Ai Khương làm phu nhân và công tử Ác làm thế tử. Tương Trọng muốn phế công tử Ác lập Cơ Nỗi lên ngôi nhưng Thúc Trọng Huệ bá không đồng ý. Tương Trọng bèn nhân đi sứ nước Tề, nhờ Tề Huệ công giúp mình. Tề Huệ công vừa lên ngôi muốn kết thân với nước Lỗ nên đồng ý. Tháng 10 năm đó, Tương Trọng lừa giết công tử Ác, công tử Thị lập Cơ Nỗi lên làm vua, tức Lỗ Tuyên công, rồi giết Thúc Trọng Huệ bá. Ai Khương bỏ về nước Tề. Năm 601 TCN, Tương Trọng qua đời. Ông làm đại phu trong 3 đời vua Lỗ. Sau khi Tương Trọng mất, Lỗ Tuyên công phong cho hai con của ông là công tôn Quy Phụ và công tôn Anh Tề làm đại phu, hình thành hai họ đại phu là Tử Gia và Trọng.
1
null
Jenna Noelle Ushkowitz (sinh ngày 28 tháng 4 năm 1986) là một diễn viên và ca sĩ người Mỹ sinh tại Hàn Quốc, được biết đến nhiều nhất với các vai diễn trong một số vở kịch Broadway cũng như vai Tina Cohen-Chang trong "Glee". Tiểu sử. Ushkowitz sinh ra ở Hàn Quốc; cô được nhận làm con nuôi và lớn lên ở East Meadow, New York. Ushkowitz theo Công giáo, cô đi học tại Parkway Elementary School và Holy Trinity Diocesan High School, một trường công giáo ở Hicksville, Long Island nổi tiếng với khoa sân khấu. Khi còn học trung học, Ushkowitz tham gia một số vở nhạc kịch, trong số đó có "Những người khốn khổ". Các vai diễn khác của cô bao gồm Penny trong "Honk!", Inez trong "The Baker's Wife", Cô bé quàng khăn đỏ trong "Into the Woods" và Romaine Patterson trong "The Laramie Project". Cô tốt nghiệp trung học vào năm 2004 và theo học trường đại học Marymount Manhattan, nơi cô một lần nữa đóng vai Cô bé quàng khăn đỏ trong "Into the Woods". Cô tốt nghiệp đại học vào năm 2007 với bằng cử nhân nghệ thuật sân khấu chuyên ngành biểu diễn và nhạc kịch. Sự nghiệp. Ushkowitz bước vào ngành công nghiệp giải trí từ năm 3 tuổi. Khi còn là một đứa trẻ, cô xuất hiện trong "Sesame Street" cũng như các chương trình dành cho thiếu nhi khác. Vai diễn đầu tiên của cô trên sân khấu Broadway nằm trong vở "The King and I". Ushkowitz đã thể hiện quốc ca Hoa Kỳ trong một trận bóng rổ của Knicks tại Madison Square Garden khi cô mới 13 tuổi. Cô là người đóng thế cho các vai Anna, Martha, Thea và Ilse trong vở nhạc kịch "Spring Awakening" bắt đầu từ năm 2008. Năm 2009, cô nhận được vai Tina Cohen-Chang trong sê ri phim nhạc kịch trường trung học "Glee" của Fox. Nhân vật của cô bị nói lắp trong 9 tập đầu cho đến khi cô tiết lộ rằng mình giả vờ như vậy vì sự nhút nhát. Cốt truyện của cô bao gồm việc hẹn hò với các thành viên khác trong nhóm, Artie Abrams và Mike Chang. Các ca khúc solo của cô bao gồm "True Colors" của Cyndi Lauper, "ABC" của The Jackson 5, "Because You Loved Me" của Celine Dion, "Gangnam Style" của PSY và "Hung Up" của Madonna. Ushkowitz đã tham gia nhiều buổi diễn ở Mỹ, Canada, Anh và Ireland cùng với các diễn viên khác của "Glee". Cô là bạn với bạn diễn Lea Michele từ khi họ mới 8 tuổi; họ cũng đã cùng nhau tham gia vào vở nhạc kịnh Broadway "Spring Awakening". Ban đầu Ushkowitz không được biết nhiều thông tin về Tina và tin rằng tật nói lắp của nhân vật là thật. Tuy nhiên, cô tỏ ra hài lòng khi sự thật được tiết lộ, "Có lẽ sẽ rất thú vị nếu giữ lại điều đó bởi nó cho cô ấy một nét độc đáo riêng, nhưng chuyện này đã mở ra nhiều hướng đi hơn cho Tina." Trong mùa thứ nhất của phim, Ushkowitz tự mình xây dựng một câu chuyện đằng sau nhân vật Tina, và tin rằng cô đang chống đối lại mẹ mình thay vì chỉ đơn giản là thích phong cách thời tranh Gothic. Cô giải thích vào cuối năm 2009 rằng, "Tôi không nghĩ là phòng ngủ của cô ấy treo đầy những poster đen tối hay những thứ liên quan đến heavy metal—tôi chỉ nghĩ đây là một giai đoạn mà cô ấy đang trải qua. Có rất nhiều sự lựa chọn về hướng phát triển của các nhân vật trong năm tới. Tôi hoàn toàn ủng hộ việc Tina gia nhập đội cổ vũ hay điều gì đó đại loại thế." Năm 2011, Ushkowitz xuất hiện một chút trong video âm nhạc "Marry the Night" của Lady Gaga trong vai bạn Gaga, Bo.
1
null
Hàn Khải Chương (chữ Hán: 韓啟章,?-409 TCN), tức Hàn Vũ tử (韩武子), là vị tông chủ thứ 11 của họ Hàn, một trong lục khanh nước Tấn thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, và là tổ tiên của các vị vua nước Hàn, một trong Thất hùng thời Chiến Quốc sau này. Hàn Khải Chương là con của Hàn Hổ, tức Hàn Khang tử, tông chủ thứ 10 của họ Hàn. Năm 424 TCN, Hàn Hổ qua đời, Hàn Khải Chương lên thế tập. Năm 423 TCN, Hàn Khải Chương đem quân đánh nước Trịnh, giết chết Trịnh U công. Năm 409 TCN, Hàn Khải Chương qua đời. Con ông là Hàn Kiền lên thế tập, tức Hàn Cảnh hầu. Năm 403 TCN, Chu Uy Liệt vương chính thức phong cho Hàn Kiền cùng Triệu Tịch, Ngụy Tư làm chư hầu.
1
null
Lịch sử tư tưởng kinh tế là lịch sử của các nhà tư tưởng và học thuyết kinh tế chính trị và kinh tế học từ thời cổ đại đến ngày nay. Lịch sử tư tưởng kinh tế gồm nhiều trường phái tư tưởng kinh tế khác nhau. Các tác gia Hy Lạp cổ đại như triết gia Aristotle xem xét những ý tưởng về nghệ thuật đạt được sự giàu có và nêu ra câu hỏi liệu tài sản tốt nhất là nên nằm trong tay cá nhân hay công cộng. Vào thời Trung cổ, các học giả như Thomas Aquinas tranh luận rằng các doanh nghiệp có nghĩa vụ về mặt đạo đức phải bán hàng hóa ở mức giá công bằng. Triết gia người Scotland Adam Smith thường được trích dẫn là cha đẻ của kinh tế học hiện đại bởi tác phẩm kinh điển của ông Sự giàu có của các quốc gia. Những ý tưởng của ông được xây dựng dựa trên công trình của những người đi trước trong thế kỷ 18. Cuốn sách của ông xuất hiện vào thời kỳ ngay trước cuộc cách mạng công nghiệp Anh và gắn với nhiều thay đổi lớn trong nền kinh tế. Những người tiếp nối của Smith bao gồm các kinh tế gia kinh điển như linh mục Thomas Malthus, Jean-Baptiste Say, David Ricardo và John Stuart Mill. Họ tìm hiểu cách mà các giai cấp địa chủ, tư bản và người lao động sản xuất và đóng góp vào sản lượng quốc gia và mô hình hóa các ảnh hưởng của dân số và thương mại quốc tế. Tại London, Karl Marx đã nghiên cứu hệ thống tư bản chủ nghĩa mà ông cho rằng có bản chất là sự bóc lột giá trị thặng dư. Từ khoảng năm 1870, các kinh tế gia tân cổ điển tìm cách xây dựng kinh tế học dựa trên toán học và khoa học thống kê tách biệt ra khỏi chính trị. Sau những cuộc chiến vào đầu thế kỷ 20, John Maynard Keynes dẫn đầu một học thuyết cổ súy cho sự can thiệp của chính quyền vào các vấn đề kinh tế bằng chính sách tài khóa để kích thích nhu cầu và tăng trưởng. Khi thế giới chia rẽ giữa những nước tư bản chủ nghĩa (thế giới thứ nhất), cộng sản chủ nghĩa (thế giới thứ hai) và các nước nghèo (thế giới thứ ba), sự thống nhất thời hậu chiến cũng đổ vỡ. Những kinh tế gia như Milton Friedman và Friedrich von Hayek cảnh báo về việc chính phủ can thiệp quá nhiều và tập trung vào những học thuyết về sự thịnh vượng có thể đạt được thông qua chính sách tiền tệ và giảm bớt luật lệ cũng như can thiệp. Những chính sách Keynes bắt đầu thất thế từ những năm 1970 với sự xuất hiện của cái gọi là trường phái tân cổ điển, với những nhà lý luận chủ đạo như Robert Lucas và Edward Prescott. Những nhà kinh tế học Keynes mới phản bác lại và gây ra một cuộc tranh luận kéo dài trong kinh tế học vĩ mô. Những nhà kinh tế học phát triển như Amartya Sen và kinh tế học thông tin như Joseph Stiglitz cũng giới thiệu các ý tưởng mới đối với tư tưởng kinh tế. Tư tưởng kinh tế sơ khai. Những cuộc trao đổi sớm nhất về kinh tế học có từ thời cổ đại. Khi đó, và cho tới cuộc cách mạng công nghiệp, kinh tế học không phải là một ngành khoa học riêng rẽ mà là một bộ phận của triết học. Ở Athens cổ đại, một xã hội dựa trên chế độ sở hữu nô lệ đồng thời với nền dân chủ thị dân, cuốn sách "Nền cộng hòa" của Plato đã có đề cập tới lao động và sản xuất. Nhưng học trò của ông Aristotle mới bắt đầu đưa ra những lập luận rõ ràng và quen thuộc, hiện vẫn còn được dẫn lại trong kinh tế học. Aristotle. Tác phẩm "Chính trị học" (khoảng 350 trước công nguyên) của Aristotle chủ yếu phân tích những hình thức khác nhau của nhà nước (quân chủ, quý tộc, lập hiến, độc tài, tập đoàn trị, dân chủ) như một phê bình với những ủng hộ của Plato dành cho một giai cấp thống trị bao gồm "các vị vua về triết học". Riêng với các kinh tế gia, Plato vẽ ra một xã hội dựa trên cơ sở sở hữu chung về các nguồn lực. Aristotle coi mô hình này thực chất là kiểu chính quyền tập đoàn trị đáng lên án. Trong "Chính trị học", quyển hai, phần năm, ông lập luận rằng, Dù Aristotle chắc chắn cũng ủng hộ nhiều thứ phải được sở hữu chung, ông lập luận rằng mọi thứ không thể là sở hữu chung, đơn giản vì "bản chất độc ác của con người". "Rõ ràng tốt hơn là tài sản phải thuộc sở hữu tư nhân", Aristotle viết, "nhưng việc sử dụng cho mục đích chung, và một số ngành nghề đặc biệt cũng cần sự sở hữu tài sản chung mà các nhà lập pháp phải ấn định". Trong "Chính trị học", quyển 1, Aristotle thảo luận về bản chất chung của hộ gia đình và trao đổi trên thị trường. Với ông, có những hoạt động nhất định thuộc về một kiểu "nghệ thuật làm giàu". Tiền bạc chỉ có mục đích duy nhất là trung gian cho sự trao đổi, nghĩa là bản chất tiền bạc "vô giá trị... không hữu ích theo nghĩa là một phương tiện cho các nhu cầu cần thiết của đời sống". Tuy nhiên, vì tính phương tiện của tiền, nhiều người bị ám ảnh bởi việc tích tụ tiền bạc. "Làm giàu" cho một hộ gia đình là việc "cần thiết và đáng vinh danh", trong khi chỉ đơn giản tích tụ tiền bạc vì sự ảm ảnh là "thiếu danh dự". Aristotle cũng là một người phản đối việc làm giàu bằng các phương tiện độc quyền. Thời Trung cổ. Thomas Aquinas (1225-1274) là một nhà thần học người Ý và là một tác giả về các vấn đề kinh tế. Ông giảng dạy ở cả đại học Cologne và đại học Paris, và là một thành viên trong nhóm các học giả Công giáo La Mã trường phái Triết học kinh viện, những người không chỉ tranh luận về thần học, mà đưa các vấn đề sang cả địa hạt triết học và khoa học. Trong tác phẩm của ông, "Summa Theologica", Aquinas nêu ra ý tưởng về giá cả công bằng, mà ông cho rằng cần thiết để tạo ra một xã hội trật tự. Có nhiều điểm rất giống với khái niệm hiện đại về sự cân bằng trong dài hạn, giá công bằng được coi là giá vừa đủ để bù đắp cho các chi phí sản xuất, bao gồm việc trả lương cho người lao động đủ nuôi sống bản thân và gia đình. Ông lập luận sẽ là vô đạo đức nếu người bán nâng giá đơn giản vì người mua có nhu cầu bức thiết cho một sản phẩm. Aquinas trao đổi về nhiều đề tài thông qua hình thức hỏi-đáp, trong đó có một phần đáng kể bàn luận về học thuyết của Aristotle. Những câu hỏi 77 và 78 trong "Summa Theologica" liên quan tới các vấn đề kinh tế, chủ yếu là giá công bằng, và sự trung thực của người bán trong việc phân phát các hàng hóa bị lỗi. Aquinas lập luận chống lại bất cứ hình thức lừa gạt nào về đề xuất phải trả đền bù đi kèm với hàng hóa bị lỗi. Trong khi luật của con người có thể không xử lý được những giao dịch bất công, những kẻ lừa gạt vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm trước Chúa, theo quan điểm của Aquinas. Một trong những nhà phê bình chính của Aquinas là Duns Scotus (1265-1308) với tác phẩm "Sententiae" (1295). Gốc gác ở Duns, Scotland, ông dạy ở các đại học Oxford, Cologne và Paris. Scotus cho rằng có thể tính được giá công bằng chính xác hơn so với đề xuất chỉ về mặt ý tưởng của Aquinas, dựa trên chi phí lao động và các chi phí khác, dù ông thừa nhận chi phí khác là khó định lượng vì người mua và người bán thường có suy nghĩ khác nhau về việc thế nào là giá công bằng. Nếu các bên tham gia không được hưởng lợi từ giao dịch, theo quan điểm của Scotus, họ sẽ không tiến hành trao đổi. Scotus cũng bênh vực các thương buôn vì họ có vai trò hữu ích và cần thiết cho xã hội, vận chuyển hàng hóa và đưa chúng đến cộng đồng. Chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa dân tộc. Bắt đầu từ thời kỳ suy thoái của các lãnh chúa phong kiến thời Trung cổ, những khuôn khổ mới cho kinh tế ở tầm mức quốc gia bắt đầu được củng cố. Từ năm 1492 với những cuộc thám hiểm như của Christopher Columbus, những cơ hội thương mại mới mở ra với Tân thế giới và châu Á. Những nhà quân chủ hùng mạnh muốn tập trung quyền lực và củng cố sự thống nhất nhà nước để tăng cường quyền lãnh đạo của họ. Chủ nghĩa trọng thương trở thành một phong trào chính trị và một học thuyết kinh tế ủng hộ việc sử dụng sức mạnh quân sự của nhà nước để giành giật các thị trường và bảo vệ những nguồn tài nguyên cướp bóc được. Những người trọng thương tin rằng thương mại quốc tế là những giao dịch có tổng bằng không. Vì tiền bạc và vàng là những nguồn duy nhất cho sự giàu có và số lượng tài nguyên có thể chia sẻ giữa các quốc gia là giới hạn. Cho nên, các loại thuế được sử dụng để khuyến khích xuất khẩu (có nghĩa là mang về nhiều tiền bạc hơn cho đất nước) và hạn chế nhập khẩu (tức là chi tiêu ra nước ngoài). Nói cách khác, phải luôn duy trì thặng dư trong cán cân thương mại. Thực ra, khái niệm chủ nghĩa trọng thương chỉ bắt đầu được sử dụng với các nghĩa đầy đủ nói trên từ cuối năm 1763 bởi Victor de Riqueti, marquis de Mirabeau, và trở nên phổ biến nhờ Adam Smith, người quyết liệt chống lại những ý tưởng của chủ nghĩa trọng thương. Thomas Mun. Doanh nhân người Anh Thomas Mun (1571-1641) đại diện cho chính sách trọng thương thời kỳ đầu qua cuốn sách của ông, "England's Treasure by Foraign Trade" (Ngân khố của nước Anh qua thương mại với nước ngoài). Dù tới năm 1664 nó mới được xuất bản, cuốn sách đã được phổ biến rộng dưới dạng bản thảo trước đó. Mun là một thành viên của Công ty Đông Ấn Anh và đã trình bày về những trải nghiệm của ông trong cuốn "A Discourse of Trade from England unto the East Indies" (1621, Ghi chép về thương mại từ Anh tới Đông Ấn). Theo Mun, thương mại là cách duy nhất để tăng ngân khố cho nước Anh (tức là sự giàu có của quốc gia) và để theo đuổi điều đó, ông đề xuất một số phương án hành động. Nhập khẩu cần phải tính toán kỹ để tăng lượng hàng hóa có thể xuất khẩu, tăng việc sử dụng đất đai và các tài nguyên thiên nhiên khác để giảm bớt nhu cầu nhập khẩu, giảm thuế xuất khẩu đánh vào các hàng hóa sản xuất nội địa từ nguyên vật liệu nước ngoài, và xuất khẩu những hàng hóa có cầu không co giãn vì có thể thu được nhiều tiền hơn với mức giá cao hơn. Philipp von Hörnigk. Philipp von Hörnigk (1640-1712, đôi khi có họ là Hornick hoặc Horneck) sinh ở Frankfurt am Main và trở thành nhân viên nhà nước ở Áo vào giai đoạn đất nước ông bị đe dọa liên tục bởi những cuộc xâm lăng của Đế chế Ottoman. Trong tác phẩm "Österreich Über Alles, Wann es Nur Will" (1684, Nước Áo trên tất cả, nếu muốn) ông đã nêu ra những tuyên bố rõ ràng về chính sách trọng thương. Ông liệt kê chín nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế quốc gia. Một, xử lý vấn đề đất đai canh tác của quốc gia với sự thận trọng tối đa, không để trống bất cứ khoảnh đất nào có thể canh tác. Hai, tất cả hàng hóa trong một quốc gia không thể sử dụng ở dạng thô cần phải được sản xuất bên trong quốc gia. Ba, cần chú ý tới vấn đề dân số, để dân không tăng quá mức mà đất nước có thể đáp ứng. Bốn, vàng và bạc không bao giờ được rời quốc gia trong bất cứ tình huống nào. Năm, người dân bản địa phải luôn sử dụng hàng hóa quốc nội. Sáu, hàng hóa nước ngoài phải được mua không phải bằng vàng hay bạc, mà bằng đổi hàng lấy hàng. Bảy, hàng hóa nhập khẩu phải được nhập ở dạng nguyên liệu thô, và chế tạo trong nước. Tám, phải ngày đêm tận dụng các cơ hội bán những hàng hóa dư thừa trong nước sản xuất được ra nước ngoài, dưới dạng hàng hóa chế tạo. Và chín, không cho phép nhập khẩu trong bất cứ tình huống nào mà nguồn cung trong nước có thể đáp ứng. Chủ nghĩa dân tộc, tinh thần tự cung tự cấp và quyền lực nhà nước là những nguyên tắc cơ bản được đề xuất từ những người theo chủ nghĩa trọng thương. Jean-Baptiste Colbert. Jean-Baptiste Colbert (1619-1683) là Bộ trưởng tài chính dưới thời vua Louis XIV của Pháp. Ông đã lập nên phường hội cho các ngành công nghiệp lớn. Lụa, vải sợi, thảm, đồ nội thất và rượu là những mặt hàng mà nước Pháp chuyên sản xuất, tất cả những nhà sản xuất các mặt hàng này phải gia nhập phường hội để thúc đẩy xuất khẩu. Điều này tồn tại cho tới cuộc Cách mạng Pháp. Theo Colbert "đơn giản, và chỉ có, tiền bạc dồi dào tạo ra sự khác biệt trong sức mạnh giữa các nhà nước". Thời kỳ khai sáng ở Anh. Nước Anh đã trải qua thời kỳ bất ổn nhất vào thế kỷ 17 với những chia rẽ về chính trị và tôn giáo như cuộc nội chiến Anh, việc xử tử vua Charles I và nền độc tài của Cromwell, chưa kể dịch hạch và những trận hỏa hoạn. Nền quân chủ được khôi phục dưới thời Charles II, người có cảm tình với Công giáo La Mã, nhưng người kế vị của ông James II lại nhanh chóng bị lật đổ. Được mời vào thay thế là William của Orange theo Tin lành và nữ hoàng Mary II, người đã phê chuẩn Đạo luật về các quyền 1689 đảm bảo quốc hội chiếm ưu thế trên chính trường trong cuộc Cách mạng Vinh Quang. Chính sách mới đã chứng kiến những tiến bộ khoa học lớn, bao gồm việc Robert Boyle phát minh ra định luật Boyle-Mariotte (1660) và Sir Isaac Newton xuất bản tác phẩm Các nguyên lý toán học của triết học tự nhiên (1687) mô tả ba định luật cơ bản về chuyển động và định luật vạn vật hấp dẫn. Tất cả những nhân tố này góp phần vào thúc đẩy tư tưởng kinh tế. Chẳng hạn, Richard Cantillon (1689-1734) đã sao chép những ý tưởng của Newton về các lực và trọng lực trong tự nhiên sang cho con người và cạnh tranh thị trường trong kinh tế. Trong tác phẩm "Essay on the Nature of Commerce in General" (Tiểu luận về bản chất của thương mại tổng quát), ông lập luận rằng tư lợi duy lý trong một hệ thống thị trường tự do sẽ dẫn tới giá cả phù hợp và có trật tự. Không như những người theo chủ nghĩa trọng thương, ông lập luận rằng sự giàu có không phải có nguồn gốc từ thương mại, mà từ lao động. Người đầu tiên đưa những ý tưởng này vào một khung phân tích chính trị là John Locke. John Locke. John Locke (1632–1704) sinh gần Bristol và theo học ở London và Oxford. Ông được coi là một trong những nhà triết học quan trọng nhất của thời kỳ này vì việc phát triển học thuyết về khế ước xã hội và những phê bình của ông với Thomas Hobbes, người bảo vệ sự chuyên quyền của nhà nước trong tác phẩm "Leviathan". Locke tin rằng người dân có hợp đồng với nhà nước trong một xã hội về việc bảo vệ các quyền tài sản của họ. Ông xác định tài sản với khái niệm rộng, bao gồm cả sinh mạng và các quyền tự do của con người, cũng như của cải của họ. Khi con người kết hợp lao động với tài sản, thì quyền tài sản hình thành. Trong tác phẩm "Second Treatise on Civil Government" (1689, Tiểu luận thứ hai về chính quyền dân sự), ông viết Locke lập luận rằng chính quyền không chỉ không được phép can thiệp vào tài sản của người dân (tức sinh mạng, quyền tự do và của cải của họ) mà còn phải tích cực bảo vệ cho người dân. Quan điểm về giá và tiền tệ của ông được trình bày trong bức thư gửi cho một thành viên nghị viện năm 1691 với tựa đề "Some Considerations on the Consequences of the Lowering of Interest and the Raising of the Value of Money" (1691, Một số đánh giá về hậu quả của việc giảm lãi suất và tăng giá trị đồng tiền). Locke lập luận rằng "giá của một hàng hóa tăng hay giảm, phụ thuộc vào tỉ lệ số người mua và số người bán". Dudley North. Dudley North (1641–1691) là một thương nhân và chủ đất giàu có. Ông làm quan chức trong Bộ tài chính Anh và phản đối lại hầu hết các chính sách của trường phái trọng thương. Trong "Discourses upon trade" (1691, Tiểu luận về thương mại), được ông xuất bản nặc danh, North lập luận rằng đòi hỏi có cán cân thương mại có lợi là sai. Thương mại, theo lập luận của ông, có lợi cho cả hai bên, tăng cường chuyên biệt hóa, phân công lao động trong sản xuất và làm tăng sự giàu có cho tất cả mọi người. Quy định về thương mại can thiệp vào thương mại tự do do đó sẽ làm giảm sự giàu có chung. David Hume. David Hume (1711–1776) đồng ý với lý thuyết của North và bác bỏ những giả thuyết của chủ nghĩa trọng thương. Những đóng góp của ông được nêu lên trong "Political Discourses" (1752, Tiểu luận chính trị học), sau đó được củng cố thêm trong "Essays, Moral, Political, Literary" (1777, Những bài luận, đạo đức, chính trị, văn học). Hume cho rằng đòi hỏi về cán cân thương mại không chỉ là sai, mà còn là không thể trong bất cứ trường hợp nào. Hume cho rằng bất cứ thặng dư từ xuất khẩu nào cũng sẽ phải đổi lại bằng việc nhập khẩu vàng và bạc. Điều này chỉ làm tăng cung tiền và khiến giá cả trong nền kinh tế tăng lên. Khi giá cả trong nền kinh tế tăng lên, đến lượt nó làm giảm xuất khẩu cho tới khi tình trạng cân bằng với nhập khẩu được tái lập. Trường phái trọng nông. Cũng bất đồng với quan điểm của chủ nghĩa trọng thương, một người Pháp tên là Vincent de Gournay (1712–1759) đã trở nên nổi tiếng khi đặt câu hỏi tại sao lại khó đạt được thương mại tự do như thế. Ông là một trong những người đầu tiên của chủ nghĩa trọng nông trong kinh tế. Trường phái này coi nông nghiệp là nguồn gốc của sự giàu có. Sử gia David B. Danbom viết rằng những người trọng nông "thù ghét các thành pố vì sự nhân tạo của chúng và ca ngợi đời sống tự nhiên. Họ ngưỡng mộ những nông dân." Vào cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18, những tiến bộ lớn diễn ra trong khoa học tự nhiên và giải phẫu học, bao gồm việc phát hiện ra vòng tuần hoàn máu trong cơ thể người. Khái niệm này được những người theo chủ nghĩa trọng thương áp dụng, với đề xuất của họ về "dòng tuần hoàn thu nhập" chảy qua nền kinh tế. François Quesnay (1694–1774) là ngự y của vua Louis XV của Pháp. Ông tin rằng thương mại và công nghiệp không phải là nguồn gốc cho sự giàu có, và trong cuốn sách của ông, "Tableau économique" (1758, Cái bàn kinh tế), Quesnay lập luận rằng thặng dư trong nông nghiệp, chảy vào nền kinh tế dưới hình thức tiền thuê, tiền lương và thương mại nông nghiệp, là động lực đích thực của nền kinh tế. Vì vậy, Quesnay lập luận, trước hết luật lệ làm cản trở dòng chảy thu nhập qua tất cả các giai cấp trong xã hội, do đó làm cản trở phát triển kinh tế. Thứ hai, thuế đánh vào các giai cấp sản xuất, như nông dân, phải giảm xuống, mà phải tăng thuế vào những tầng lớp không sản xuất, như chủ đất, vì cuộc sống xa hoa của họ bóp méo dòng chảy thu nhập. David Ricardo sau này chứng minh rằng thuế đánh vào đất thực chất là đánh vào chính những người tá điền, trong tác phẩm của ông "Law of Rent" (1809). Jacques Turgot (1727–1781) sinh ở Paris trong một gia đình Norman. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, "Réflexions sur la formation et la distribution des richesses" (1766, Những suy nghĩ về sự hình thành và phân bố của cải) phát triển học thuyết của Quesnay cho rằng đất đai là nguồn gốc của sự giàu có. Turgot chia xã hội thành ba giai cấp: giai cấp sản xuất nông nghiệp, giai cấp ăn lương và giai cấp sở hữu đất. Ông lập luận rằng chỉ nên đánh thuế dựa trên sản phẩm làm từ đất đai và ủng hộ tự do hoàn toàn cho thương mại cũng như công nghiệp. Tháng 8 năm 1774, Turgot được bổ nhiệm làm bộ trưởng tài chính và trong hai năm ông đã tiến hành nhiều biện pháp chống lại các quan điểm trọng thương và quan điểm phong kiến được nhà vua ủng hộ. Trong một tuyên bố về những nguyên tắc làm việc của ông, được gửi cho nhà vua, Turgot nêu luận điểm ba không: "không để nhà nước phá sản, không tăng thuế, không vay mượn." Ước muốn cuối cùng của Turgot là chỉ đánh duy nhất một loại thuế lên đất và bỏ các loại thuế gián thu khác, nhưng các biện pháp của ông gặp phải sự chống đối quyết liệt từ những người sở hữu đất. Hai sắc lệnh, một yêu cầu giảm số tiền tô tá điền phải nộp cho chủ đất (thường là quý tộc) và một loại bỏ các đặc quyền của những phường hội, đặc biệt gặp phải sự chống đối mạnh mẽ. Ông buộc phải từ chức năm 1776. Adam Smith và "Sự giàu có của các quốc gia". Adam Smith (1723–1790) được thừa nhận rộng rãi là cha đẻ của kinh tế chính trị học hiện đại. Việc xuất bản tác phẩm "Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia" (hay "Sự giàu có của các quốc gia") năm 1776 trùng hợp không chỉ với cuộc Cách mạng Mỹ, không lâu trước những biến động rộng khắp ở châu Âu do cuộc Cách mạng Pháp, mà còn vào bình minh của cuộc Cách mạng công nghiệp giúp tạo ra của cải ở quy mô lớn hơn bất cứ khi nào trước đó. Smith vốn là một nhà triết học luân lý người Scotland. Cuốn sách đầu tiên xuất bản của ông là "The Theory of Moral Sentiments" (1759, Học thuyết về những cảm xúc luân lý). Ông lập luận rằng những hệ thống đạo đức do con người phát triển nên thông qua các mối quan hệ cá nhân với những cá nhân khác, và chuyện đúng sai được phân biệt thông qua phản ứng của những người khác với hành vi của một cá nhân. Ban đầu, cuốn sách này giúp Smith nhận được nhiều sự chú ý hơn hẳn tác phẩm thứ hai của ông, "Sự giàu có của các quốc gia", vốn bị dư luận hoàn toàn phớt lờ. Nhưng kiệt tác của Smith vẫn rất thành công với những người quan tâm đến nó. Bối cảnh. William Pitt, Thủ tướng Anh của Đảng Bảo thủ vào cuối những năm 1870 ban hành các đề xuất thuế dựa trên những ý tưởng của Smith và ủng hộ thương mại tự do như một môn đồ nhiệt thành của tác phẩm "Sự giàu có của các quốc gia". Smith được bổ nhiệm làm cao ủy về hải quan của Anh quốc và trong 20 năm, ông đã có cả một thế hệ mới những tác giả đi sau với ý định xây dựng một ngành khoa học riêng cho kinh tế chính trị. Smith bày tỏ những suy nghĩ giống nhau của ông với Edmund Burke, một nghị sĩ được biết đến rộng rãi là một nhà triết học chính trị thời bấy giờ. Burke cũng là một nhà kinh tế chính trị có tên tuổi, với cuốn sách "Thoughts and Details on Scarcity" (Những suy nghĩ và chi tiết về sự khan hiếm). Ông chỉ trích chính trị học tự do, và lên án cuộc Cách mạng Pháp, nổ ra năm 1789. Trong tác phẩm "Reflections on the Revolution in France" (1790, Những suy nghĩ về cuộc Cách mạng Pháp), ông viết rằng "thời đại của các hiệp sĩ kỵ mã đã chết, thời đại của những cậu học trò, những nhà kinh tế và những người làm tính đã thay thế, và vinh quang ở châu Âu sẽ tàn lụi vĩnh viễn." Những người cùng thời chịu ảnh hưởng của Smith bao gồm François Quesnay và Jacques Turgot, người mà ông gặp trong một chuyến đi Paris, và David Hume, đồng hương Scotland của ông. Thời đại này cũng là giai đoạn mà các học giả đứng trước một yêu cầu chung giải thích những biến động xã hội do cuộc Cách mạng công nghiệp và sự hỗn loạn khi những cấu trúc phong kiến và quân chủ ở châu Âu bị thách thức nghiêm trọng. Bàn tay vô hình. Smith bảo vệ một "hệ thống tự do tự nhiên" trong đó nỗ lực cá nhân giúp tạo ra hàng hóa cho xã hội. Smith tin rằng những người ích kỷ trong xã hội cũng sẽ bị kềm chế và làm việc vì điều tốt trong một thị trường cạnh tranh. Giá cả thường không đại diện cho giá trị của hàng hóa hay dịch vụ. Theo bước John Locke, Smith cho rằng giá trị thật của mọi thứ nằm trong hàm lượng lao động được đầu tư vào đó. Khi người hàng thịt, người nấu bia và người thợ làm bánh hành động dưới sự khống chế của một nền kinh tế thị trường tự do, họ sẽ theo đuổi tư lợi, Smith lập luận, nhưng đồng thời một cách nghịch lý, điều đó giúp cho việc định giá đúng giá trị những hàng hóa của họ. Lập luận của ông về cạnh tranh như sau. Smith tin rằng một thị trường sẽ sinh ra điều mà ông gọi là "sự giàu có gia tăng". Điều này bao gồm hàng loạt khái niệm, như sự phân công lao động là động lực cho hiệu quả kinh tế, nhưng nó bị giới hạn bởi quy mô của các thị trường. Cả phân công lao động và mở rộng thị trường đòi hỏi sự tích tụ tư bản lớn bởi những doanh nhân và những nhà lãnh đạo kinh doanh và công nghiệp. Toàn bộ hệ thống dựa trên nền tảng duy trì sự đảm bảo với quyền tư hữu về tài sản. Những hạn chế. Tầm nhìn của Smith về nền kinh tế thị trường tự do, dựa trên quyền tư hữu tài sản được bảo đảm, tích tụ tư bản, mở rộng các thị trường và phân công lao động đối lập với xu hướng của những người trọng thương tìm cách "quản lý tất cả những hành động xấu xa của con người." Thứ nhất, Smith tin rằng chính xác thì chính quyền có ba chức năng hợp pháp. Chức năng thứ ba là… Thứ hai, ngoài sự cần thiết có dẫn đạo của nhà nước trong một số lĩnh vực nhất định, Smith lập luận rằng các tập đoàn lũng đoạn theo kiểu cartel là điều xấu vì chúng có nguy cơ giới hạn việc sản xuất cũng như chất lượng của hàng hóa và dịch vụ. Thứ ba, Smith chỉ trích nhà nước ủng hộ bất cứ hình thức độc quyền nào, vì độc quyền luôn dẫn tới việc "bòn rút của người mua" với mức giá cao nhất. Sự tồn tại của độc quyền và nguy cơ xuất hiện các cartel, sau này sẽ là trọng tâm của chính sách về luật cạnh tranh, có thể phá hoại những lợi ích của thị trường tự do vì lợi ích của các doanh nghiệp với cái giá phải trả thuộc về người tiêu dùng. Kinh tế chính trị cổ điển. Những nhà kinh tế cổ điển được nhắc tới như một tập hợp lần đầu tiên bởi Karl Marx. Điểm chung trong các học thuyết của họ là học thuyết giá trị lao động, đối lập với giá trị xuất phát từ một sự cân bằng giữa cung và cầu. Những nhà kinh tế này trước hết đã chứng kiến sự chuyển đổi kinh tế xã hội do cuộc Cách mạng công nghiệp: sự giảm dân số ở nông thôn, bất ổn, nghèo đói, sự xuất hiện của giai cấp công nhân. Họ đặt câu hỏi về gia tăng dân số, vì những chuyển dịch nhân khẩu đã bắt đầu ở Anh vào thời đó. Họ cũng nêu ra những câu hỏi mang tính nền tảng, về nguồn gốc của giá trị hàng hóa, những nguyên nhân dẫn tới tăng trưởng kinh tế và vai trò của tiền trong nền kinh tế. Họ ủng hộ nền kinh tế thị trường tự do, lập luận rằng đó là một hệ thống tự nhiên dựa trên sự tự do và quyền sở hữu tài sản. Tuy nhiên, những nhà kinh tế học cổ điển chia rẽ và không tạo thành một dòng tư tưởng thống nhất. Một học thuyết đáng chú ý trong kinh tế học cổ điển là học thuyết về tiêu dùng dưới mức, được trường phái Birmingham và Thomas Malthus phát triển vào đầu thế kỷ 19. Những người thuộc trường phái này lập luận rằng chính quyền phải hành động để giảm bớt tình trạng thất nghiệp và suy thoái kinh tế, họ là những người tiền bối về học thuật của kinh tế học Keynes sau này vào những năm 1930. Một trường phái đáng chú ý khác là chủ nghĩa tư bản Manchester, trường phái muốn thúc đẩy thương mại tự do, chống lại học thuyết của chủ nghĩa trọng thương trước đó. Jeremy Bentham. Jeremy Bentham (1748–1832) có lẽ là nhà tư tưởng cấp tiến nhất ở thời đại của ông và là người phát triển khái niệm về chủ nghĩa công lợi. Bentham là một người vô thần, một nhà cải cách với các trại giam, người hoạt động vì quyền động vật, tin tưởng ở bầu cử phổ thông, tự do ngôn luận, thương mại tự do và bảo hiểm y tế ở một thời đại mà rất ít người dám bảo vệ những giá trị đó. Ông đi học từ rất sớm, hoàn tất đại học và bắt đầu hành nghề luật sư từ năm 18 tuổi. Cuốn sách đầu tiên của ông, "A Fragment on Government" (1776, Một mảnh về chính quyền) được xuất bản nặc danh là một sự phê bình đanh thép với tác phẩm "Commentaries of the laws of England" (Những bình luận về luật pháp nước Anh) của William Blackstone trước đó. Cuốn sách thành công lớn cho tới khi bị phát hiện là của Bentham trẻ tuổi, chứ không phải của một giáo sư tiếng tăm như lời đồn. Trong tác phẩm "The Principles of Morals and Legislation" (1791, Những nguyên lý của đạo đức và pháp lý), Bentham đã vạch ra học thuyết của ông về chủ nghĩa công lợi. Mục tiêu của pháp luật phải là làm giảm sự khổ đau và chịu đựng trong khi tạo ra hạnh phúc lớn nhất cho đa số lớn nhất. Bentham thậm chí thiết kế một phương pháp luận toàn diện cho việc tính toán tổng hạnh phúc xã hội mà một đạo luật có thể tạo ra, một "felicific calculus", hay phép tính hạnh phúc. Xã hội, theo Bentham, không gì khác hơn là tổng cộng của các cá nhân, nên nếu nhắm vào việc tạo ra sự tốt đẹp cho xã hội, thì phải đảm bảo tạo ra nhiều sự hài lòng hơn là nỗi đau, dù cho số lượng cá nhân là bao nhiêu. Chẳng hạn, một đạo luật đề xuất mọi xe buýt trong thành phố có lối lên xuống cho xe lăn, nhưng sẽ làm chậm tốc độ di chuyển của xe buýt. Hàng triệu người đi xe buýt do đó sẽ phải chịu sự phiền toái nhỏ (hay nỗi đau) vì mất thêm thời gian cho giao thông và đi lại, nhưng một số nhỏ những người sử dụng xe lăn sẽ nhận được sự hài lòng lớn vì có thể sử dụng phương tiện công cộng, sự hài lòng lớn này giá trị hơn tổng cộng sự phiền toái của những người dùng khác. So sánh về mức độ hạnh phúc của các cá nhân là điều Bentham tin có thể làm được, ý tưởng là sự hài lòng lớn cho một người có thể ý nghĩa hơn phiền toái nhỏ cho nhiều người. Nhưng học thuyết của ông sau này bị chỉ trích vì liệu sự tính toán hạnh phúc có cho phép một nhà độc tài hạnh phúc lớn dựa trên sự đau khổ của số đông? Ngoài ra, bất chấp phương pháp luận của Bentham, hạnh phúc vẫn là điều rất khó cân đong đo đếm. Jean-Baptiste Say. Jean-Baptiste Say (1767–1832) là một người Pháp sinh ở Lyon. Ông đã giúp phổ biến tác phẩm của Adam Smith ở Pháp. Cuốn sách của ông "A Treatise on Political Economy" (1803, Một chuyên luận về kinh tế chính trị) bao gồm một đoạn văn ngắn sau này trở thành giáo lý cho kinh tế chính trị học tới tận cuộc Đại khủng hoảng và được biết đến là Nguyên lý Say về các thị trường. Say cho rằng không bao giờ có sự thiếu hụt lượng cầu hay tình trạng dư thừa hàng hóa trong nền kinh tế. Theo Say, mọi người sản xuất ra hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu của chính họ, chứ không phải của người khác. Sản xuất vì vậy không phải là vấn đề về phía cung, mà là chỉ dấu của những người sản xuất muốn có hàng hóa. Say đồng ý rằng một phần thu nhập được các hộ gia đình tiết kiệm, nhưng trong dài hạn, tiết kiệm được đầu tư. Đầu tư và tiêu dùng do đó là hai nhân tố của cầu, nên sản xuất tức là cầu, nên không thể có chuyện sản xuất vượt qua mức cầu, hay nhìn chung là sẽ không có chuyện dư cung. Say lập luận tiền bạc là trung tính, vì vai trò duy nhất của nó là làm công cụ cho trao đổi, vì vậy, mọi người muốn tiền chỉ để mua hàng hóa. Say cho rằng "tiền là một thứ che đậy bên ngoài". Tổng kết hai ý tưởng đó, Say cho rằng "hàng hóa được dùng để đổi hàng hóa". Cùng lắm thì sẽ có những lĩnh vực kinh tế khác nhau trong đó cầu không được đáp ứng. Nhưng qua thời gian cung sẽ chuyển dịch, các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh sản xuất và thị trường sẽ tự điều chỉnh. Một ví dụ của tình trạng thừa cung là thất nghiệp, nói cách khác, có quá nhiều cung người lao động, và quá ít việc làm. Nguyên lý Say nói điều đó đồng nghĩa với việc có tình trạng mức cầu cho các sản phẩm khác vượt quá mức cân bằng và thị trường sẽ tự điều chỉnh. Như vậy, tiền đề của nguyên lý này là giá cả hàng hóa sẽ được điều chỉnh nếu lượng cung và lượng cầu hàng hóa không cân bằng. Nếu lượng cung vượt quá lượng cầu (dư cung), thì nhất định giá cả hàng hóa sẽ giảm. Lượng cầu hàng hóa nhờ thế sẽ tăng lên, khiến cho lượng cung và lượng cầu trở nên cân bằng. Từ đó suy ra, để nền kinh tế quốc gia có thể trở nên giàu có hơn, thì chỉ cần đẩy mạnh sản xuất (tăng tổng cung). Nguyên lý Say trở thành nền tảng cho lý thuyết kinh tế tới tận những năm 1930 và được dịch sang tiếng Anh lần đầu bởi James Mill. Sau đó nó nhận được sự ủng hộ từ David Ricardo, Henry Thornton và John Stuart Mill. Tuy nhiên, hai nhà kinh tế chính trị khác, Thomas Malthus và Sismondi tỏ ra không thật sự tin ở nguyên lý này. Thomas Malthus. Thomas Malthus (1766–1834) là một bộ trưởng của Đảng bảo thủ trong Quốc hội Anh. Trái ngược với Jeremy Bentham, ông tin rằng chính quyền phải tránh xa các vấn đề của xã hội. Malthus dành chương cuối cuốn sách của ông "Principles of Political Economy" (1820, Các nguyên lý kinh tế chính trị) để phán bác Nguyên lý Say và tranh luận rằng nền kinh tế có thể trì trệ nếu không có được "mức cầu hiệu quả". Nói cách khác, nếu tiền lương thấp hơn tổng chi phí sản xuất, thì tiền lương đó không thể mua hết các sản phẩm đầu ra của các ngành sản xuất, khiến giá cả giảm xuống. Giá giảm làm xói mòn động cơ đầu tư và vòng xoáy đó có thể cứ tiếp diễn không ngừng. Tuy nhiên, Malthus nổi tiếng hơn với tác phẩm trước đó của ông, "An Essay on the Principle of Population" (Tiểu luận về nguyên tắc của dân số). Tác phẩm này tranh luận sự can thiệp của nhà nước là không thể vì hai nguyên nhân. "Thực phẩm là cần thiết cho sự tồn tại của con người ", Malthus viết. "Cảm xúc và mong muốn truyền lại nòi giống giữa hai giới tính là cần thiết và sẽ được duy trì gần như ở tình trạng hiện tại", có nghĩa là "sức gia tăng dân số chắc chắn lớn hơn khả năng mà Trái Đất có thể cung cấp cho sự tồn tại của loài người." Tuy nhiên, tình trạng gia tăng dân số được kiểm soát bởi các thiên họa và nhân họa. Tăng lương cho số đông có thể gây ra vấn đề tăng dân số, gây căng thẳng cho nguồn cung của Trái Đất và dẫn tới những thiên tai và nhân họa để điều chỉnh lại dân số như ban đầu. David Ricardo. David Ricardo (1772–1823) sinh ở London. Năm 26 tuổi, ông đã là một nhà buôn chứng khoán giàu có và mua cho mình một ghế nghị sĩ ở Ireland để làm bước đệm bước vào Hạ viện Anh. Tác phẩm nổi tiếng nhất của Ricardo là "Principles of Political Economy and Taxation" (Những nguyên lý về kinh tế chính trị và thuế khóa). Tác phẩm bao gồm những chỉ trích của ông với các rào cản thương mại quốc tế và sự mô tả về cách thức phân phối thu nhập trong dân số. Ricardo phân biệt giữa người làm công ăn lương, những người nhận một mức lương cố định ở mức đủ để họ sống sót; với chủ đất, tức những người thu tô; và những nhà tư bản, những người nắm giữ vốn tư bản và tạo ra lợi nhuận, tức là phần thu nhập dôi dư ra của một xã hội. Nếu dân số tăng, sẽ phải có thêm đất canh tác, những phần đất sẽ có độ màu mỡ kém hơn những vùng đất đã được canh tác rồi, vì quy luật sản lượng giảm dần. Do đó, chí phí sản xuất lúa mì sẽ tăng, và giá lúa mì sẽ tăng: Phần địa tô sẽ tăng, lương cũng sẽ phải điều chỉnh theo các mức tăng giá đó để cho phép người làm công sống sót được. Lợi nhuận vì thế giảm xuống, cho tới khi các nhà tư bản không thể đầu tư nữa. Vì vậy, Ricardo kết luận nền kinh tế sẽ hướng tới một tình trạng trì trệ. Để can thiệp vào tình trạng trì trệ này, Ricardo ủng hộ thúc đẩy thương mại quốc tế để nhập khẩu lúa mì ở giá thấp để đối phó với các chủ đất muốn tăng địa tô. Các đạo luật về ngũ cốc ở Anh được thông qua năm 1815 thiết lập nên hệ thống thế khóa hết sức phiền phức nhằm ổn định giá lúa mì ở thị trường trong nước. Ricardo tranh luận rằng tăng thuế nhập khẩu, dù với mục tiêu tưởng chừng là vì lợi ích của người nông dân trong nước, chỉ khiến giá cả tăng lên, và phần đó sẽ trở thành địa tô rơi vào túi các chủ đất, chứ người nông dân thực chất không được hưởng gì. Hơn nữa, thêm lao động được tuyển dụng trong ngành sản xuất lúa mì đồng nghĩa với việc làm tăng chi phí lương ở các ngành khác và do đó làm giảm xuất khẩu và lợi nhuận từ các ngành xuất khẩu. Kinh tế học với Ricardo là mối quan hệ giữa "ba nhân tố sản xuất": đất đai, lao động và vốn. Ricardo sử dụng toán học để thuyết minh rằng lợi ích từ thương mại có thể lớn hơn những lợi ích của chính sách bảo hộ. Ý tưởng về lợi thế so sánh cho rằng ngay cả nếu một nước bị bất lợi trong việc sản xuất ra các hàng hóa so với một nước khác, nước đó vẫn có thể hưởng lợi từ việc mở cửa biên giới vì dòng hàng hóa vào được sản xuất rẻ hơn so với sản xuất ở trong nước, tạo ra lợi ích cho người tiêu dùng trong nước. Theo Ricardo, khái niệm này sẽ dẫn tới chuyển dịch về giá cả, dần dần cho phép nước Anh sản xuất những hàng hóa mà nước này có lợi thể so sánh cao nhất. John Stuart Mill. John Stuart Mill (1806–1873) là một nhân vật hàng đầu trong dòng tư duy kinh tế chính trị ở thời của ông. Ông là nghị sĩ Anh đại diện khu vực Westminster và còn là một triết gia chính trị hàng đầu. Từ nhỏ Mill đã có tố chất thiên tài. Ông đọc triết học Hy Lạp cổ đại lúc ba tuổi và theo đuổi sự nghiệp học hành rất tích cực nhờ người cha James Mill. Jeremy Bentham là thầy dạy của ông và là một người bạn của gia đình. Mill còn chịu ảnh hưởng lớn từ David Ricardo. Cuốn đầu tiên trong bộ sách giáo khoa của Mill, in năm 1848 với tựa đề "Principles of Political Economy" (Những nguyên lý kinh tế chính trị) là một tác phẩm tổng kết các tri thức về kinh tế của giai đoạn giữa thế kỷ 19. "Principles of Political Economy" được sử dụng làm sách giáo khoa cơ bản trong hầu hết các trường đại học cho tới đầu thế kỷ 20. Về vấn đề tăng trưởng kinh tế, Mill tìm kiếm một lập trường trung lập giữa quan điểm của Adam Smith về việc mở rộng các cơ hội cho thương mại và sáng tạo công nghệ với quan điểm của Thomas Malthus về những giới hạn của gia tăng dân số. Trong cuốn sách thứ tư, Mill vạch ra một số viễn cảnh tương lai, thay vì dự đoán riêng một kết cục nào đó. Kịch bản thứ nhất theo thuyết Malthus cho rằng dân số tăng nhanh hơn khả năng cung cấp của Trái Đất, dẫn tới lương giảm và lợi nhuận tăng. Kịch bản thứ hai, theo Smith, vốn tư bản được tích tụ nhanh hơn mức tăng danh số nên tiền lương thực tế sẽ tăng. Kịch bản thứ ba phản ánh quan điểm của Ricardo, rằng nếu tích tụ tư bản và dân số tăng cùng mức, công nghệ ổn định, sẽ không có thay đổi nào trong tiền lương thực tế vì cung và cầu cho lao động sẽ vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên, dân số gia tăng sẽ cần sử dụng đất nhiều hơn, tăng chi phí sản xuất lương thực và do đó làm giảm lợi nhuận. Kịch bản thứ tư là công nghệ tiến bộ nhanh hơn so với tích tụ tư bản và mức tăng dân số. Kết quả sẽ là một nền kinh tế thịnh vượng. Mill cho rằng kịch bản thứ ba là dễ xảy ra nhất, và ông giả định tiến bộ công nghệ đến mức nào đó sẽ phải kết thúc. Nhưng về triển vọng tăng trưởng kinh tế, Mill ít đề cập rõ ràng hơn. Mill cũng được ghi nhận là người đầu tiên nói về cung và cầu như một mối quan hệ chứ không chỉ là số lượng hàng hóa trên thị trường, khái niệm về chi phí cơ hội và phản bác lại học thuyết về quan hệ giữa tiền lương và tư bản trong tương quan với dân số. Chủ nghĩa tư bản và Marx. Giống như cụm từ "chủ nghĩa trọng thương" chỉ trở nên nổi tiếng bởi những người chỉ trích nó, như Adam Smith, cụm từ "chủ nghĩa tư bản" được sử dụng bởi những người chỉ trích, đáng kể nhất là Karl Marx. Karl Marx (1818–1883) đã là, và trên nhiều phương diện vẫn đang là nhà kinh tế học trụ cột của kinh tế học xã hội chủ nghĩa. Sự kết hợp học thuyết chính trị của ông, được trình bày trong "Tuyên ngôn Cộng sản" và chủ nghĩa duy vật biện chứng được tạo cảm hứng từ Friedrich Hegel mang tới những phê bình mang tính cách mạng với chủ nghĩa tư bản theo đánh giá của Marx trong thế kỷ 19. Phong trào xã hội chủ nghĩa mà ông tham gia xuất hiện như lời đáp lại tình trạng cùng khổ của người công nhân trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa và kinh tế học cổ điển đi kèm với cuộc cách mạng công nghiệp đó. Marx viết kiệt tác "Tư bản luận" tại thư viện của Bảo tàng quốc gia Anh. Bối cảnh. Robert Owen (1771–1858) là nhà công nghiệp đầu tiên quyết tâm cải thiện điều kiện sống của người công nhân. Ông mua các nhà máy dệt ở New Lanark, Scotland, nơi ông cấm trẻ em dưới 10 tuổi làm việc, ấn định thời gian làm việc từ 6 giờ sáng tới 7 giờ tối và cung cấp các lớp học ban đêm cho trẻ em khi các em làm xong việc. Những biện pháp nhỏ giọt đó vẫn giúp cải thiện đáng kể đời sống người lao động và việc kinh doanh của ông phát đạt nhờ năng suất cao hơn, dù tiền lương ông trả thấp hơn mức trung bình trên cả nước lúc đó. Ông trình bày nhãn quan của mình trong tác phẩm "The New View of Society" (1816, Quan điểm mới về xã hội) trong giai đoạn thông qua đạo luật về nhà máy ở đảo Anh, nhưng rốt cuộc nỗ lực xây dựng một cộng đồng utopia (xã hội tốt đẹp không tưởng) mới của ông ở New Harmony, Indiana kết thúc trong thất bại. Một trong những người khác có ảnh hưởng lớn tới Marx là nhà xã hội chủ nghĩa/vô chính phủ người Pháp Pierre-Joseph Proudhon. Phê phán gay gắt chủ nghĩa tư bản và muốn thay thế bằng liên đoàn các công nhân lao động, nhưng Proudhon cũng phản đối những nhà xã hội chủ nghĩa đương thời muốn tập trung hóa các hiệp hội do nhà nước điều hành. Trong tác phẩm "Hệ thống của những mâu thuẫn kinh tế" (1846), Proudhon chỉ trích nhiều mặt của chủ nghĩa tư bản, phân tích các tác động trái ngược của việc cơ giới hóa, cạnh tranh, quyền tư hữu tài sản, độc quyền và các khía cạnh khác của nền kinh tế. Thay vì chủ nghĩa tư bản, ông muốn một hệ thống cùng có lợi "dựa trên sự bình đẳng, nói cách khác, sự tổ chức của lao động trong đó vô hiệu hóa kinh tế chính trị và chấm dứt quyền tư hữu." Trong cuốn sách "Quyền tư hữu là gì?" (1840), ông lập luận rằng quyền tư hữu chẳng khác gì hành vi ăn cắp, một quan điểm khác với kinh tế gia cổ điển John Stuart Mill, người cho rằng "đánh thuế mới là ăn cáp ". Tuy nhiên, vào cuối đời, Proudhon thay đổi một số quan điểm trước kia của ông. Trong tác phẩm được xuất bản sau khi đã qua đời "Học thuyết về quyền tư hữu", ông lập luận rằng "quyền tư hữu là quyền lực duy nhất có thể trở thành đối trọng với quyền lực nhà nước." Friedrich Engels, một tác giả có tư duy cấp tiến, đã xuất bản cuốn sách với nhan đề "Tình cảnh giai cấp công nhân Anh năm 1844" mô tả địa vị của người lao động làm công ăn lương "là số phận bi đát nhất không thể che giấu trong những đau khổ của đời sống xã hội thời đại chúng ta." Sau khi Marx qua đời, Engels là người hoàn tất tập hai cuốn "Tư bản luận" từ những ghi chú của Marx. "Tư bản luận". Karl Marx bắt đầu cuốn "Tư bản luận" với khái niệm về hàng hóa.Trước các xã hội tư bản chủ nghĩa, theo Marx, là hình thái sản xuất dựa trên lao động nô lệ (chẳng hạn như ở xã hội La Mã cổ đại) trước khi chuyển sang chế độ nông nô phong kiến (chẳng hạn như châu Âu Trung cổ). Khi xã hội tiến bộ hơn, các mối quan hệ kinh tế lỏng lẻo hơn, nhưng dòng chảy lao động dễ dàng hơn cũng dẫn tới tình trạng bất ổn và đời sống khó khăn cho người lao động, tạo những điều kiện cho cách mạng. Mọi người mua và bán sức lao động giống như cách họ mua hàng hóa và dịch vụ. Con người do đó cũng là một thứ hàng hóa thông qua sức lao động, như ông viết trong "Tuyên ngôn Cộng sản", Cũng từ trang đầu của cuốn "Tư bản luận", Cách sử dụng từ "hàng hóa" của Marx gắn với cuộc tranh luận siêu hình học về bản chất của cải vật chất, làm sao để đạt được của cải và nên sử dụng của cải như thế nào. Khái niệm một hàng hóa đối lập với khái niệm về sự vật trong thế giới tự nhiên. Khi một người sử dụng lao động đối với một sự vật, nó trở thành "hàng hóa". Trong thế giới tự nhiên có cây cối, kim cương, quặng sắt và con người. Trong thế giới kinh tế học chúng trở thành bàn ghế, nhẫn, các nhà máy và người lao động. Tuy nhiên, theo Marx, hàng hóa có hai bản chất, hai giá trị. Ông phân biệt giá trị sử dụng với giá trị trao đổi của hàng hóa. Giá trị sử dụng của hàng hóa có nguồn gốc từ hàm lượng lao động sản xuất ra nó, theo Marx, theo như các nhà kinh tế học cổ điển trong học thuyết giá trị lao động. Tuy nhiên, Marx không tin rằng lao động là nguồn gốc duy nhất của giá trị sử dụng của hàng hóa. Ông tin rằng giá trị có thể xuất phát từ các hàng hóa tự nhiên và định nghĩa lại giá trị sử dụng của hàng hóa là "thời gian lao động xã hội cần thiết" (thời gian mà người lao động cần để sản xuất ra hàng hóa). Hơn nữa, con người thường có khuynh hướng đánh giá cao giá trị của một số thứ, chẳng hạn vì sự sùng bái hàng hóa đối với kim cương, một mối quan hệ có tính áp bức đối với việc sản xuất hàng hóa này xuất hiện. Hai nhân tố này khiến cho giá trị sử dụng và giá trị trao đổi của hàng hóa là rất khác nhau. Một mối quan hệ áp bức, theo Marx, xuất hiện trong cả việc sử dụng và trao đổi lao động, trong những mặc cả về lượng lao động-tiền lương xuất phát từ thực tế là người chủ lao động trả cho người làm công của họ số tiền tương ứng với "giá trị trao đổi" thấp hơn nhiều so với "giá trị sử dụng" thực sự của sức lao động. Sự khác biệt này tạo ra lợi nhuận cho các nhà tư bản, hay theo thuật ngữ của Marx, giá trị thặng dư. Vì vậy, Marx tuyên bố, chủ nghĩa tư bản là một hệ thống bóc lộc. Công trình của Marx làm thay đổi hoàn toàn học thuyết giá trị lao động mà các kinh tế gia cổ điển từng sử dụng. Sự châm biếm cay đắng của ông đi xa tới mức đặt câu hỏi về thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra chính lao động (tức là người lao động). Marx trả lời rằng giá trị này chỉ ở mức tối thiểu đủ để người lao động sống sót để tái tạo các kỹ năng cần thiết cho nền kinh tế. Người lao động do đó bị tách rời khỏi thành quả của sản xuất và các phương tiện để họ nhận ra tiềm năng thực sự của mình, vì họ ở vào vị thế bị áp bức trên thị trường lao động. Nhưng cùng lúc với tình trạng bóc lột và tách người lao động khỏi thành quả lao động của họ, mới có thể diễn ra sự tích lũy tư bản và tăng trưởng kinh tế. Người chủ lao động chịu sức ép cạnh tranh liên tục từ thị trường yêu cầu họ phải bóc lột lao động nhiều hơn, và những giới hạn trong việc đầu tư vào các công nghệ thay thế lao động giản đơn (như các dây chuyền robot). Điều này làm tăng lợi nhuận và thúc đẩy tăng trưởng, nhưng lợi nhuận rơi vào những người có quyền tư hữu về tư liệu sản xuất. Giai cấp lao động trong khi đó đối mặt với tình trạng bị bần cùng hóa liên tục vì bị tước đoạt các sản phẩm do lao động của họ làm ra, do bị tách rời với tư liệu sản xuất. Thêm vào đó là việc thất nghiệp vì sự xuất hiện của máy móc, họ trở thành đội quân thất nghiệp dự bị ngày càng tăng lên, gây ra áp lực giảm tiền lương và ngày càng nhiều người lao động tuyệt vọng sẽ nhận việc làm với mức lương thấp hơn. Nhưng điều này cũng làm giảm mức cầu vì sức mua sẽ giảm do tiền lương giảm, gây ra tình trạng khủng hoảng thừa, sản xuất sẽ bị cắt giảm, lợi nhuận giảm xuống cho tới khi tích lũy tư bản dừng lại vì một cuộc suy thoái kinh tế. Khi cuộc khủng hoảng thừa kết thúc, nền kinh tế lại bắt đầu tăng trưởng và bắt đầu chu kỳ bùng nổ tiếp theo. Với mỗi chu kỳ kinh tế như thế, đi kèm các cuộc khủng hoảng của kinh tế tư bản chủ nghĩa, theo Marx, xung đột về mặt giai cấp giữa các tầng lớp tư bản ngày càng giàu và người lao động ngày càng nghèo sẽ tăng lên. Hơn nữa, các công ty nhỏ bị các công ty lớn thôn tín trong các chu kỳ kinh doanh, và quyền lực kinh tế ngày càng tập trung vào một số ít người. Rốt cuộc, điều này sẽ dẫn tới một cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo để hình thành nên một xã hội không giai cấp. Marx không bao giờ đề cập đến việc quá trình này diễn ra ra sao. Đóng góp chính của ông không phải là việc một xã hội mới sẽ như thế nào, mà là sự phê bình với xã hội đương thời mà ông chứng kiến. Sau Marx. Tập một cuốn "Tư bản luận" là phần duy nhất mà Marx tự ông xuất bản. Tập hai và ba được hoàn thành với sự giúp đỡ của Friedrich Engels và Karl Kautsky, một người bạn của Engels và cũng là người đóng góp chính cho việc xuất bản tập bốn. Marx bắt đầu cho một truyền thống các nhà kinh tế học tập trung một cách tương xứng vào những vấn đề chính trị, ngoài vấn đề kinh tế. Cũng ở Đức, Rosa Luxemburg là một thành viên của Đảng Dân chủ Xã hội Đức, sau này trở thành thành viên Đảng Cộng sản Đức vì lập trường của đảng này trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Beatrice Webb ở Anh cũng là một nhà xã hội chủ nghĩa đã góp phần xây dựng cả Trường Kinh tế London lẫn Hội Fabian. Trào lưu tân cổ điển. Những năm 1860 xảy ra một cuộc cách mạng với kinh tế học. Các ý tưởng mới thuộc về trường phái học thuyết về cận biên. Cùng thời và viết độc lập với nhau, một người Pháp (Léon Walras), một người Áo (Carl Menger) và một người Anh (William Stanley Jevons) cùng phát triển học thuyết này, với một số dị bản. Thay vì giá cả hàng hóa và dịch vụ phản ánh lao động làm ra nó, giá cả phản ánh lợi ích cận biên của lần mua cuối cùng. Điều này có nghĩa là ở trạng thái cân bằng, sự ưa thích của người tiêu dùng với hàng hóa quyết định giá cả của nó, bao gồm một cách gián tiếp, giá của lao động. Dòng tư duy này không thống nhất, và có ba trường phái chính độc lập với nhau. Trường phái Lausanne với hai đại diện chính là Walras và Vilfredo Pareto, phát triển các học thuyết về cân bằng tổng quát và hiệu quả Pareto. Tác phẩm chính của trường phái này là của Walras: "Elements of Pure Economics" (Những yếu tố của kinh tế học thuần túy). Trường phái Cambridge xuất hiện với tác phẩm cả Jevons: "Theory of Political Economy" (1871, Học thuyết kinh tế chính trị). Trường phái Anh này phát triển học thuyết về cân bằng từng phần và nhấn mạnh thị trường tự do có thể thất bại. Những đại diện chính là Alfred Marshall, Stanley Jevons và Arthur Cecil Pigou. Trường phái Áo do Menger, kinh tế gia người Áo, Eugen von Böhm-Bawerk và Friedrich von Wieser đại diện. Họ phát triển học thuyết về tư bản và tìm cách giải thích các cuộc khủng hoảng kinh tế. Trường phái này nổi lên với tác phẩm của Menger: "Principles of Economics" (1871, Những nguyên lý của kinh tế học). Độ thỏa dụng biên. Carl Menger (1840–1921), một kinh tế gia trường phái Áo, tuyên bố nguyên tắc cơ bản của thỏa dụng biên trong tác phẩm "Grundsätze der Volkswirtschaftslehre" (1871, Những nguyên lý của kinh tế học). Người tiêu dùng hành động duy lý bằng cách tối đa hóa độ thỏa mãn tất cả các sở thích của họ. Họ phân phối chi tiêu theo cách đơn vị cuối cùng của một hàng hóa mà họ mua tạo ra sự hài lòng lớn nhất còn có thể. Stanley Jevons (1835–1882) là cộng sự người Anh của Menger, sau này sẽ trở thành trợ giảng rồi giáo sư tại Đại học Owens, Manchester và Đại học Tổng hợp London. Ông nhấn mạnh trong "Theory of Political Economy" (1871, Học thuyết về kinh tế chính trị) rằng ở mức biên, sự hài lòng với một hàng hóa và dịch vụ sẽ giảm xuống. Một ví dụ của quy luật độ thỏa dụng giảm dần là với mỗi quả cam mà một người ăn, họ sẽ ít thấy nó mang lại sự hài lòng hơn so với quả cam trước đó (cho tới khi người đó không thể ăn cam nữa). Rồi Léon Walras (1834–1910), một lần nữa cũng làm việc độc lập, tổng quát hóa học thuyết này đối với nền kinh tế trong "Elements of Pure Economics" (1874, Những nhân tố của kinh tế thuần túy). Những thay đổi nhỏ trong sở thích của mọi người, chẳng hạn việc chuyển từ thịt bò sang nấm, sẽ dẫn tới giá nấm tăng và giá thịt bò giảm. Điều này khiến người sản xuất dịch chuyển sản xuất, tăng đầu tư vào nấm, tăng cung trên thị trường và đạt tới một mức cân bằng mới giữa các sản phẩm, chẳng hạn như giảm giá nấm xuống mức đâu đó giữa hai mức ban đầu. Với nhiều sản phẩm khác trong nền kinh tế, mọi việc cũng sẽ xảy ra như thế, nếu giả định rằng thị trường là cạnh tranh, mọi người lựa chọn duy lý và không có chi phí trong việc chuyển đổi sở thích và sản xuất. Những cố gắng ban đầu để giải thích các cuộc khủng hoảng theo chu kỳ, mà Karl Marx đã nói đến trước đó, không thành công. Sau khi tìm ra một tương quan về mặt thống kê giữa những vết đen Mặt Trời và các chu kỳ kinh doanh vào thời điểm nhiều người tin rằng các vết đen Mặt trời ảnh hưởng tới thời tiết do đó làm ảnh hưởng tới sản lượng nộng nghiệp, Stanley Jevons viết, Phân tích toán học. Vilfredo Pareto (1848–1923) là một nhà kinh tế người Ý nổi tiếng với việc phát triển khái niệm về nền kinh tế cho phép tối đa hóa độ thỏa dụng của mỗi cá nhân, nhờ vào độ co giãn về độ thỏa dụng của những người khác thông qua sản xuất và trao đổi. Kết quả là hiệu quả Pareto. Pareto phân tích về mặt toán học đối với sự phân bổ nguồn lực như thế, đáng chú ý là thông qua việc phân bổ thu nhập trong nền kinh tế. Alfred Marshall cũng được ghi nhận đặt kinh tế học trên một cơ sở toán học vững chắc hơn. Ông là giáo sư đầu tiên về kinh tế học ở Đại học Cambridge và tác phẩm của ông, "Những nguyên lý kinh tế học" trùng hợp với việc chuyển tên gọi của ngành nghiên cứu này từ kinh tế chính trị sang cách gọi được ông ưa thích hơn, kinh tế học. Ông coi toán học là cách đơn giản để giải thích kinh tế học, dù có quan điểm thận trọng, thông qua một lá thư ông gửi cho học trò của mình, Arthur Cecil Pigou. Nổi lên sau cuộc cách mạng về cận biên, Marshall tập trung vào việc phê phán học thuyết giá trị lao động cổ điển, vốn tập trung vào phía cung của thị trường, trong khi các học thuyết về cận biên tập trung vào người tiêu dùng, tức phía cầu. Những trình bày bằng đồ thị của Marshall chính là những đồ thị cung-cầu sau này trở nên hết sức phổ biến trong kinh tế học. Ông nhấn mạnh rằng giao của cả cung và cầu là mức giá cân bằng trong một thị trường cạnh tranh. Về dài hạn, theo Marshall, chi phí sản xuất và giá cả hàng hóa và dịch vụ có khuynh hướng giảm về điểm thấp nhất nếu như sản xuất cứ được tiếp tục. Arthur Cecil Pigou trong tác phẩm "Wealth and Welfare" (1920, Sự giàu có và phúc lợi), thì khẳng định có tồn tại thất bại thị trường. Các thị trường không hiệu quả vì các ngoại tác kinh tế và nhà nước phải can thiệp. Tuy nhiên, Pigou vẫn duy trì sự tin tưởng ở thị trường tự do, và năm 1933, giữa cuộc khủng hoảng kinh tế, ông giải thích trong "The Theory of Unemployment" (Nguyên lý về thất nghiệp) rằng sự can thiệp thái quá từ nhà nước và thị trường lao động là lý do thực sự dẫn tới tình trạng thất nghiệp hàng loạt, vì chính quyền thiết lập mức lương tối thiểu, khiến cho lương không thể tự điều chỉnh. Đây sẽ là điểm tập trung bị tấn công từ John Maynard Keynes sau này. Trường phái Áo. Thời kỳ đầu. Trong khi giai đoạn cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 là thời kỳ các kinh tế gia sử dụng toán học chiếm ưu thế, những người thừa kế tư tưởng của Carl Menger, với truyền thống từ Eugen von Böhm-Bawerk, đi theo con đường khác, cổ súy việc sử dụng suy diễn logic. Nhóm này chính là trường phái Áo, phản ánh việc nhiều người sáng lập là các nhà kinh tế người Áo. Thorstein Veblen vào năm 1900, trong tác phẩm "Những khái niệm cơ bản của khoa học kinh tế", đối lập những người theo chủ nghĩa cận biên tân cổ điển, tức theo bước Alfred Marshall, với những triết thuyết của trường phái Áo. Joseph Alois Schumpeter (1883–1950) là một kinh tế gia và khoa học gia người Áo nổi tiếng bởi các tác phẩm của ông về chu kỳ kinh doanh và sáng tạo công nghệ. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của các doanh nhân trong một nền kinh tế. Trong tác phẩm "Các chu kỳ kinh doanh: Một phân tích lý thuyết, lịch sử và thống kê về tiến trình của chủ nghĩa tư bản" (1939), Schumpeter đưa ra một tổng hợp các lý thuyết về các chu kỳ kinh doanh. Ông cho rằng những chu kỳ này có thể giải thích tình trạng của nền kinh tế. Theo Schumpeter, chủ nghĩa tư bản nhất thiết trải qua các chu kỳ dài hạn, vì nó phụ thuộc hoàn toàn vào các phát minh và sáng tạo khoa học. Kinh tế có thể tăng trưởng là nhờ vào các phát minh và sáng tạo cộng nghệ, bởi các phát minh làm tăng sản lượng và khuyến khích các doanh nhân đầu tư. Tuy nhiên, khi các nhà đầu tư không còn có hội đầu tư nữa, nền kinh tế lâm vào suy thoái, một số công ty đổ vỡ, đóng cửa và phá sản. Giai đoạn này kéo dài cho tới khi những sáng tạo công nghệ mới tạo ra quá trình phá hủy sáng tạo, phá hủy những sản phẩm cũ, giảm việc làm, nhưng cho phép nền kinh tế bắt đầu một giai đoạn tăng trưởng mới, dựa trên các sản phẩm mới và những yếu tố sản xuất mới. Ludwig von Mises. Ludwig von Mises (1881–1973) là nhân vật trung tâm của trường phái Áo. Trong tiểu luận của ông về kinh tế học, "Hành vi con người", Mises giới thiệu môn hành vi học, "khoa học về hành vi con người", như một nền tảng mang tính khái niệm chung với các khoa học xã hội. Hành vi học coi kinh tế học là hàng loạt các trao đổi tự nguyện làm tăng sự hài lòng của các bên liên quan. Mises cũng tranh luận rằng chủ nghĩa xã hội gặp phải vấn đề không thể giải quyết được về tính toán kinh tế, mà theo ông, chỉ có thể giải quyết thông qua các cơ chế giá cả của thị trường tự do. Friedrich von Hayek. Những chỉ trích lớn tiếng của Mises với chủ nghĩa xã hội có ảnh hưởng lớn tới tư duy kinh tế học của Friedrich von Hayek (1899–1992), người ban đầu cũng có cảm tình với chủ nghĩa xã hội, nhưng sau đó trở thành một trong những nhà phê bình gay gắt nhất với chủ nghĩa tập thể trong thế kỷ 20. Phản ánh lại quan điểm của Adam Smith về "hệ thống tự do tự nhiên", Hayek lập luận rằng thị trường là một "trật tự ngẫu nhiên" và tích cực phản đối quan điểm về "công bằng xã hội". Hayek tin rằng mọi hình thức của chủ nghĩa tập thể (thậm chí cả những hình thức trên lý thuyết là dựa vào sự hợp tác tự nguyện) chỉ có thể duy trì bằng tình trạng tập quyền cao độ. Trong cuốn sách của ông, "Đường tới nô dịch" (1944) và các tác phẩm sau đó, Hayek tuyên bố chủ nghĩa xã hội đòi hỏi một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và sự kế hoạch hóa đó có thể trở thành chủ nghĩa toàn trị. Hayek tin rằng nền văn minh ra đời chính là nhờ tư hữu về tài sản. Ông trình bày điều này trong cuốn sách của ông "Thói tự phụ chết người" (1988). Theo ông, các tín hiệu giá cả là phương tiện duy nhất cho phép mỗi bên ra quyết định trong nền kinh tế trao đổi với nhau các thông tin hiểu ngầm và thông tin phân tán, để giải quyết vấn đề về tính toán kinh tế. Cùng với người đồng thời Gunnar Myrdal, Hayek được trao giải Nobel năm 1974. Murray Rothbard. Xây dựng khái niệm trật tự ngẫu nhiên cho trường phái Áo, ủng hộ thị trường tự do trên cơ sở số nhân tiền tệ và lên án kế hoạch hóa tập trung, Murray Rothbard (1926–1995) thúc đẩy việc hủy bỏ kiểm soát cưỡng ép của chính quyền với xã hội và nền kinh tế. Ông coi quyền lực độc quyền của nhà nước là đe dọa lớn nhất với tự do và sự thịnh vượng trong dài hạn của xã hội loài người, ông gọi nhà nước là "tổ chức của những kẻ ăn cướp trắng trợn có hệ thống" và là nơi hội tụ của những cá nhân vô đạo đức nhất, tham lam nhất và vô liêm sỉ nhất trong bất cứ xã hội nào. Suy thoái và tái thiết. Alfred Marshall vẫn đang hoàn tất những xem xét cuối cùng với tác phẩm "Những nguyên lý kinh tế học" của ông thì Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914–1918) bùng nổ. Bối cảnh đầy tự tin khi bước vào thế kỷ 20 nhanh chóng tan vỡ trên những chiến hào khi thế giới văn minh tự cắn xé nhau. Trong bốn năm, sản xuất ở Anh, Đức và Pháp được chuyển hướng hoàn toàn sang kiểu kinh tế thời chiến. Năm 1917, ở nước Nga nổ ra cuộc cách mạng của những người Bolshevik do Vladimir Lenin lãnh đạo. Họ coi học thuyết Marx là cứu tinh và cam kết với một đất nước đang tan vỡ "hòa bình, bánh mì và đất đai" thông qua các phương tiện sản xuất tập thể. Cũng năm 1917, Mỹ tham chiến bên phía Anh và Đức. Tổng thống Woodrow Wilson rao giảng khẩu hiệu "đảm bảo một thế giới an toàn cho chế độ dân chủ". Ông vạch ra một kế hoạch hòa bình mười bốn điểm. Năm 1918, Đức mở cuộc tấn công mùa xuân, nhưng thất bại, các nước đồng minh phản công dẫn tới việc hàng triệu người thiệt mạng vì chiến tranh. Trong nội bộ nước Đức diễn ra cuộc Cách mạng Đức, chính quyền lâm thời theo đuổi hòa bình trên cơ sở mười bốn điểm của Wilson. Châu Âu là một đống điêu tàn, về tài chính, vật chất và tâm lý, với một tương lai được sắp xếp ở Hội nghị hòa bình Paris, 1919. John Maynard Keynes là đại diện của Bộ Tài chính Anh ở hội nghị và là người chỉ trích gay gắt nhất những kết quả của hội nghị. John Maynard Keynes. John Maynard Keynes (1883–1946) sinh ở Cambridge, học Đại học Eton và là cấp dưới của cả Arthur Cecil Pigou và Alfred Marshall ở Đại học Cambridge. Ông khởi nghiệp là giảng viên, trước khi chuyển sang làm việc cho chính phủ Anh, rồi leo lên chức đại diện về tài chính của chính phủ Anh ở Hội nghị hòa bình Paris, 1919. Những nhận xét của ông được nêu trong cuốn "Những hậu quả kinh tế của hòa bình", (1919) nơi ông ghi lại sự giận dữ của mình vì nước Mỹ đã không thể đảm bảo những điều đã nêu ra trong Mười bốn Điểm của Woodrow Wilson và tâm lý buộc tội không khoan dung với những nước thắng trận với Đức. Keynes rời hội nghị và sử dụng những thông tin kinh tế thu thập được từ hồ sơ hội nghị, ông lập luận rằng nếu những nước chiến thắng buộc phe trục phải trả các khoản bồi thường chiến phí thì chắc chắn sẽ xảy ra khủng hoảng tài chính thế giới, dẫn tới một cuộc thế chiến thứ hai. Keynes hoàn tất tiểu luận của ông bằng cách kêu gọi, trước hết, giảm gánh nặng trả chiến phí cho Đức xuống còn mức có thể thực hiện trong thực tế, tăng quản trị liên chính phủ với sản xuất than và một liên minh tự do thương mại thông qua Hội Quốc Liên; thứ hai, một thỏa thuận bù trừ các khoản nợ giữa các nước đồng minh; thứ ba, cải tổ toàn diện hệ thống hối đoái quốc tế và thành lập một quỹ cho vay quốc tế; và thứ tư, nối lại quan hệ thương mại với Nga và Đông Âu. Cuốn sách là một thành công lớn, và dù nó bị một số người chỉ trích vì những tiên đoán thiếu chính xác, không có những thay đổi mà ông kêu gọi, các dự báo đen tối của Keynes đã đúng với những gì thế giới trải qua trong cuộc Đại khủng hoảng bùng nổ vào năm 1929 và dần kéo theo cuộc chiến tranh thế giới thứ hai năm 1939. Chiến tranh thế giới thứ nhất từng được chờ đợi là "cuộc chiến kết thúc mọi cuộc chiến", nhưng việc các thỏa thuận hòa bình thất bại hoàn toàn trong việc ngăn chặn một cuộc chiến lớn nữa khiến lần này quyết tâm của các cường quốc không để lặp lại sai lầm tương tự càng mạnh mẽ. Sau thất bại của chủ nghĩa phát xít, hội nghị Bretton Woods được tổ chức để thiết lập trật tự kinh tế mới. Keynes một lần nữa lại đóng vai trò trung tâm. "Lý thuyết tổng quát". Trong thời kỳ Đại khủng hoảng, Keynes đã xuất bản tác phẩm quan trọng nhất của ông, "Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ" (1936). Cuộc Đại suy thoái bắt đầu bởi cuộc đổ vỡ ở thị trường chứng khoán Phố Wall năm 1929, dẫn tới tỉ lệ thất nghiệp tăng cao ở Mỹ, kéo theo việc nước này phải thu hồi những khoản nợ từ các con nợ ở châu Âu, và hiệu ứng domino về kinh tế lan nhanh ra toàn cầu. Kinh tế học chính thống thời bấy giờ kêu gọi siết chặt chi tiêu, cho tới khi lòng tin trong kinh doanh và lợi nhuận được phục hồi. Keynes ngược lại, lập luận trong "A Tract on Monetary Reform" (1923, Một tiểu luận về cải cách tiền tệ) rằng có nhiều yếu tố quyết định các hoạt động kinh tế, và chờ đợi cân bằng thị trường tự tái lập trong dài hạn là không đủ. Như Keynes viết trong nhận xét nổi tiếng của ông, Ngoài vấn đề chủ đạo về cung tiền, Keynes xác định xu hướng cận biên của tiêu dùng, nguồn gốc của đầu tư, hiệu quả biên của vốn, sự ưa thích thanh khoản và hiệu ứng số nhân là các biến quyết định mức độ sản lượng của nền kinh tế, việc làm và giá cả. Hầu hết các thuật ngữ của Keynes là do chính ông sáng tạo ra riêng cho tác phẩm "Lý thuyết tổng quát", dù các ý tưởng cơ bản là khá đơn giản. Keynes lập luận rằng nếu tiết kiệm không chuyển hóa thành đầu tư thông qua các thị trường tài chính, tổng chi tiêu sẽ giảm xuống. Chi tiêu giảm dẫn tới giảm thu nhập và tăng thất nghiệp, điều này lại làm giảm tiết kiệm. Tiết kiệm giảm tiếp tục cản trở mong muốn đầu tư, dẫn tới một mức cân bằng mới sẽ được thiết lập cho tới khi việc giảm chi tiêu dừng lại. Mức cân bằng mới này chính là suy thoái, khi mọi người đầu tư ít hơn, tiết kiệm ít hơn và chi tiêu ít hơn. Kenyes lập luận rằng việc làm phụ thuộc vào tổng chi tiêu, bao gồm chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư kinh doanh ở lĩnh vực tư nhân. Người tiêu dùng chỉ chi tiêu một cách thụ động, hay dựa trên những tính toán với thu nhập của họ. Mặt khác, việc các doanh nghiệp có muốn bỏ vốn đầu tư hay không phụ thuộc vào kỳ vọng về những đầu tư mới (lợi nhuận) và tỉ lệ lãi suất phải trả (chi phí). Vì thế, theo Keynes, nếu kỳ vọng kinh doanh không đổi, việc chính phủ giảm lãi suất (chi phí vay), đầu tư sẽ tăng và sẽ có ảnh hưởng cấp số nhân với tổng chi tiêu. Đến lượt nó, tỉ lệ lãi suất phụ thuộc vào số lượng tiền và mong muốn giữ tiền trong tài khoản ngân hàng (tức là tiết kiệm, trái ngược với đầu tư). Nếu không có đủ tiền trong nền kinh tế để cung ứng cho số người muốn giữ tiền, lãi suất sẽ tăng cho tới khi có đủ những người muốn giữ tiền bị loại ra vì không đủ cung tiền. Nên nếu lượng tiền tăng, trong khi mong muốn giữ tiền không đổi, tỉ lệ lãi suất sẽ giảm, dẫn tới tăng đầu tư, sản lượng và việc làm. Vì cả hai lý do này, Keynes do đó kêu gọi lãi suất thấp và tín dụng dễ dàng, để đối phó với thất nghiệp. Nhưng Keynes tin rằng trong những năm 1930, các điều kiện đòi hỏi lĩnh vực công phải hành động. Chi tiêu thâm hụt ngân sách, theo Keynes, sẽ giúp kích hoạt các hoạt động kinh tế. Điều này được ông ủng hộ trong lá thư công khai gửi cho Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đăng trên báo "The New York Times" (1933). Chính sách kinh tế mới ở Mỹ đang tiến hành nửa chừng thì "Lý thuyết tổng quát" được xuất bản. Nó cung cấp những nền tảng lý luận cho các chính sách đã được thực thi trên thực tế. Keynes cũng tin tưởng vào việc phân phối thu nhập công bằng hơn, cũng như đánh thuế đối với thu nhập không từ các hoạt động kinh doanh hay lao động nòng cốt với lập luận tỉ lệ tiết kiệm cao (thường là của những người giàu) không tốt cho một nền kinh tế phát triển. Keynes do đó khuyến khích cả quản lý tiền tệ và một chính sách tài khóa tích cực. Kinh tế học Keynes. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Keynes lại làm trợ lý cho Bộ Tài chính Anh, thương lượng các khoản vay lớn từ Mỹ. Ông hỗ trợ lập các kế hoạch hình thành nên Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức thương mại quốc tế tại Hội nghị Bretton Woods, một gói giải pháp được thiết kế để ổn định nền kinh tế thế giới vốn gặp rất nhiều trục trặc trong những năm 1920 và tạo ra một sân chơi thương mại bình đẳng trên toàn cầu. Keynes qua đời hơn một năm sau đó, nhưng những ý tưởng của ông đã giúp hình thành nên trật tự kinh tế toàn cầu mới, và tất cả các chính phủ phương tây đều áp dụng đơn thuốc về chi tiêu thậm hụt để vượt qua khủng hoảng và duy trì việc làm đầy đủ cho nền kinh tế. Một trong những học trò của Keynes ở Cambridge là Joan Robinson, người đã đóng góp ý tưởng rằng cạnh tranh hiếm khi nào hoàn hảo trong thị trường, một sự hoài nghi với lý thuyết cho rằng các thị trường sẽ giúp thiết lập giá cả. Trong tác phẩm "The Production Function and the Theory of Capital" (1953, Chức năng sản xuất và học thuyết về tư bản), Robinson nêu ra vấn đề mà bà cho là đã bị hiểu sai trong kinh tế học chính thống. Những nhà kinh tế học tân cổ điển cho rằng một thị trường cạnh tranh buộc các nhà sản xuất phải tối thiểu hóa chi phí sản xuất. Robinson thì cho rằng chi phí sản xuất đơn giản là giá của các đầu vào, như vốn tư bản. Và nếu giá của các sản phẩm cuối cùng quyết định giá của vốn, khi đó, theo Robinson, sẽ là nghịc lý nếu cho rằng giá của vốn quyết định giá của sản phẩm cuối cùng. Không thể định giá hàng hóa chừng nào chưa thể định giá các yếu tố đầu vào. Đây không phải là vấn đề trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo khi tất cả có thể diễn ra đồng thời, nhưng trong thế giới thật, quá trình xác định giá mất thời gian, hàng hóa được định giá trước khi được bán. Do giá của vốn không thể được định bằng những đơn vị đo lường độc lập, làm cách nào có thể chứng minh rằng vốn vốn bỏ ra giúp thu về một khoản bằng với giá các đầu vào cho sản xuất? Piero Sraffa trở lại Anh từ nước Ý phát-xít vào những năm 1920 và làm việc với Keynes ở Cambridge. Năm 1960, ông xuất bản một cuốn sách nhỏ nhan đề "Production of Commodities by Means of Commodities" (Sản xuất hàng hóa bằng các phương tiện hàng hóa), trong đó giải thích các mối quan hệ về công nghệ là nền tảng cho việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ ra sao. Giá cả có nguồn gốc từ trao đổi lương-lợi nhuận, thương lượng tập thể, xung đột giữa quản trị và lao động và sự can thiệp của kế hoạch của chính phủ. Giống như Robinson, Sraffa trình bày về việc các lực lớn có thể tác động lên quá trình định giá trong nền kinh tế ra sao, và những lực đó không nhất thiết phải là việc điều chỉnh của thị trường. "Lối sống Mỹ". Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nhà kinh tế Mỹ đóng vai trò không đáng kể. Trong thời gian này, các nhà kinh tế học định chế chủ yếu tập trung sự chỉ trích vào "lối sống Mỹ", một thứ chủ nghĩa tiêu dùng phô trương trong những năm hai mươi xa hoa ngay trước vụ đổ vỡ trên thị trường chứng khoán Phố Wall năm 1929. Tuy nhiên sau chiến tranh, Liên Xô và châu Âu là đống điêu tàn, đế quốc Anh sắp đi đến hồi kết và nước Mỹ đang trở thành một siêu cường không thể tranh cãi, nhất là về kinh tế. Một trường phái thiếu chính thống hơn bắt đầu bén rễ, chống lại phong cách tranh luận trong sáng dễ hiểu của Keynes và toán học hóa một cách phức tạp kinh tế học. Quan điểm kinh tế học truyền thống cũng bị thách thức bởi một nhóm các học giả có quan điểm cấp tiến ở Đại học Chicago. Họ thúc đẩy "giải phóng" và "tự do", muốn làm hồi sinh những chính phủ không can thiệp vào nền kinh tế như hồi thế kỷ 19. Kinh tế học định chế. Thorstein Veblen (1857–1929), xuất thân từ vùng nông thôn miền trung tây nước Mỹ và làm việc ở Đại học Chicago, là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất sớm chỉ trích "lối sống Mỹ". Trong tác phẩm "The Theory of the Leisure Class" (1899, Học thuyết về giai cấp hưởng thụ), ông phê phán nền văn hóa chủ nghĩa vật chất và những người giàu có tiêu dùng phô trương sự giàu có của họ để khoe khoang thành công và trong tác phẩm "The Theory of Business Enterprise" (1904, Học thuyết về đế chế kinh doanh), Veblen phân biệt sản xuất những hàng hóa hữu dụng cho con người và sản xuất thuần túy vì mục tiêu lợi nhuận. Ông tranh luận rằng các doanh nghiệp luôn theo đuổi điều sau khiến điều trước bị cản trở. Sản lượng và tiến bộ công nghệ bị hạn chế bởi các thói quen kinh doanh và việc tạo ra những độc quyền. Các doanh nghiệp bảo vệ đầu tư tư bản hiện hữu của họ và vay mượn quá trớn, dẫn tới suy thoái và gia tăng chi tiêu quân sự và chiến tranh vì các doanh nghiệp kiểm soát quyền lực chính trị. Hai cuốn sách này, tập trung sự chỉ trích trước hết vào chủ nghĩa tiêu dùng và sau đó là vào việc tìm kiếm lợi nhuận, không nói gì về những thay đổi. Tuy nhiên, năm 1911, Veblen gia nhập Đại học Missouri, nơi ông ủng hộ Herbert Davenport, trưởng khoa kinh tế của trường. Veblen ở lại Columbia, Missouri tới năm 1918. Năm đó, ông chuyển sang New York và bắt đầu làm biên tập viên cho tạp chí "The Dial", rồi năm 1919, cùng với Charles A. Beard, James Harvey Robinson và John Dewey, ông chung tay thành lập trường đại học nay là The New School ở New York. Ông cũng là thành viên Liên minh kỹ thuật, do Howard Scott sáng lập năm 1999. Từ 1919 tới 1926, Veblen tiếp tục viết và tham gia hàng loạt hoạt động ở The New School. Trong thời kỳ này ông viết tác phẩm "The Engineers and the Price System" (1921, Các kỹ sư và hệ thống giá cả). John R. Commons (1862–1945) cũng đến từ vùng trung tây nước Mỹ. Nhấn mạnh những ý tưởng của ông trong tác phẩm "Institutional Economics" (1934, Kinh tế học định chế), Commons cho rằng nền kinh tế là một mạng lưới các mối quan hệ giữa nhiều người với các quan tâm khác nhau. Có những doanh nghiệp độc quyền, các tập đoàn lớn, tranh chấp lao động và chu kỳ kinh doanh. Tuy nhiên, họ có lợi ích trong việc giải quyết những tranh chấp này. Commons cho rằng các chính phủ phải đóng vai trò người trung gian giữa các nhóm xung đột. Bản thân Commons dành nhiều thời gian làm việc trung gian và tư vấn trong các ủy ban công nghiệp của chính phủ. Cuộc Đại khủng hoảng là thời gian có những thay đổi mang tính đảo lộn ở Mỹ. Một trong những đóng góp đầu tiên tìm hiểu tại sao mọi việc lại trở nên tồi tệ như vậy xuất phát từ một luật sư ở Đại học Harvard tên là Adolf Berle (1895–1971), người giống như John Maynard Keynes, đã từ nhiệm cương vị ngoại giao của mình ở Hội nghị hòa bình Paris năm 1919 và hết sức thất vọng vì Hòa ước Versailles. Trong cuốn sách của ông với Gardiner C. Means, "The Modern Corporation and Private Property" (1932, Công ty hiện đại và tài sản tư nhân), ông đã vạch ra chi tiết về quá trình tiến hóa của nền kinh tế hiện đại thông qua các doanh nghiệp lớn, và tranh luận rằng những ai quản lý các công ty lớn phải có trách nhiệm lớn hơn với xã hội. Hội đồng quản trị của các công ty này phải chịu trách nhiệm với các cổ đông của công ty theo các quy định trong luật doanh nghiệp. Điều này bao gồm quyền bầu và sa thải các thành viên ban giám đốc, yêu cầu triệu tập những cuộc gặp mặt chung thường kỳ, các tiêu chuẩn kiểm toán... Ở nước Mỹ những năm 1930, luật doanh nghiệp điển hình (chẳng hạn như ở bang Delaware) không hề đề cập những quyền đó. Berle lập luận rằng những giám đốc các công ty không phải chịu trách nhiệm, do đó họ có thể tuồn thành quả lợi nhuận kinh doanh vào túi riêng, quản trị vì lợi ích cá nhân của họ. Điều này càng dễ thực hiện khi phần lớn các cổ đông ở những công ty đại chúng chỉ là các cá nhân đơn lẻ, với ít phương tiện liên lạc với nhau, một cách ngắn gọn, bị chia rẽ và dễ bị khuất phục. Berle làm trong chính phủ của Tổng thống Franklin Delano Roosevelt trong suốt cuộc khủng hoảng và là thành viên chủ chốt của nhóm "Brain trust" đã phát triển rất nhiều chính sách cụ thể trong Chính sách kinh tế mới. Năm 1967, Berle và Means ấn hành một phiên bản đã sửa chữa của tác phẩm trước kia, với lời giới thiệu gồm những ý tưởng mới. Họ muốn không chỉ tách biệt những người điều hành công ty và chủ của công ty. Họ đặt câu hỏi về việc mục đích thực sự của cấu trúc doanh nghiệp là gì. John Kenneth Galbraith. Sau chiến tranh, John Kenneth Galbraith (1908–2006) trở thành một kinh tế gia điển hình ủng hộ vai trò can thiệp tích cực của chính phủ và nền chính trị tự do-dân chủ. Trong tác phẩm "Affluent Society" (1958, Tầng lớp giàu có), Galbraith tranh luận các cử tri đạt tới sự giàu có nhất định về vật chất sẽ bỏ phiếu chống lại hàng hóa công. Ông cho rằng "trí tuệ thông thường" của những người bảo thủ không đủ để giải quyết vấn đề bất công xã hội. Trong thời đại của các doanh nghiệp lớn, ông cho rằng sẽ là không thực tế khi nghĩ về các thị trường theo đẳng cấp. Các doanh nghiệp lớn định giá và sử dụng quảng cáo để tạo ra cầu nhân tạo cho các sản phẩm của họ, bóp méo sự ưa thích thực sự của người tiêu dùng. Sự ưa thích tiêu dùng thực ra là phản ánh mong muốn của các tập đoàn lớn, một "hiệu ứng phụ thuộc", và nền kinh tế như một tổng thể sẽ lao vào những mục tiêu sai lầm. Trong tác phẩm "The New Industrial State" (Nhà nước công nghiệp mới), Galbraith tranh luận rằng các quyết định kinh tế được lên kế hoạch bởi một cấu trúc tư nhân-quan liêu, một cấu trúc kỹ trị của các chuyên gia lũng đoạn thị trường và các kênh truyền thông. Hệ thống này phục vụ lợi ích bản thân của cấu trúc đó, lợi nhuận đơn lẻ không còn là động cơ chính và ngay cả các giám đốc công ty cũng không còn nắm quyền kiểm soát. Vì họ là những người lên kế hoạch mới, các tập đoàn căm ghét rủi ro và đòi hỏi nền kinh tế cũng như thị trường ổn định. Họ mua đứt các chính phủ để phục vụ mục đích của mình thông qua chính sách tài khóa và tiền tệ, chẳng hạn như dính chặt lấy các chính sách của những người trọng tiền giúp làm giàu cho những người cho vay ở đô thị thông qua tăng lãi suất. Trong khi các mục tiêu của một tầng lớp giàu có và chính quyền đồng lõa với tầng lớp đó phục vụ cho cấu trúc kỹ trị phi lý, số đông dân chúng sẽ dần trở nên nghèo đi. Galbraith mô tả bức tranh giống như bước từ những căn biệt thự áp mái giàu có xuống các đường phố không được lát vỉa hè, từ những khu vườn cảnh quan lộng lẫy tới những công viên công cộng nhếch nhác. Trong tác phẩm "Economics and the Public Purpose" (1973, Kinh tế học và mục đích công cộng), Galbraith bảo vệ "chủ nghĩa xã hội mới" như giải pháp cho những bất công đó, quốc hữu hóa sản xuất của quân đội và các dịch vụ công như phúc lợi y tế, áp đặt mức lương tối thiểu và kiểm soát giá cả là các biện pháp để giảm bất bình đẳng. Paul Samuelson. Trái với phong cách hùng hồn của Galbraith, kinh tế học sau chiến tranh bắt đầu tổng hợp phần lớn tác phẩm của John Maynard Keynes bằng diễn giải toán học. Các khóa học kinh tế học nhập môn ở đại học bắt đầu bằng cách giới thiệu kinh tế học như một khoa học thống nhất được diễn giải dưới hình thức tổng quát hóa các quan điểm tân cổ điển. "Kinh tế học thực chứng" là cụm từ được tạo ra để mô tả những khuynh hướng nhất định trong các quy luật kinh tế học có thể được quan sát một cách khách quan và được mô tả thông qua các giá trị thực tế, tách biệt với "kinh tế học chuẩn tắc" thông qua suy luận và đánh giá. Người viết sách giáo khoa bán chạy nhất ở thế hệ này chính là Paul Samuelson (1915–2009). Luận văn tiến sĩ của ông là một nỗ lực chứng tỏ rằng các phương pháp toán học có thể trở thành cốt lõi cho việc diễn giải các học thuyết kinh tế. Luận văn được xuất bản thành sách, "Foundations of Economic Analysis" (Những nền tảng của phân tích kinh tế học) vào năm 1947. Samuelson bắt đầu với hai giả định mang tính tiên đề. Thứ nhất, các cá nhân và công ty hành động để tối đa hóa lợi ích của họ. Thứ hai, các thị trường có khuynh hướng hướng tới điểm cân bằng thị trường về giá cả, khi cầu bằng với cung. Ông mở rộng các phương pháp toán học để mô tả hành vi cân bằng của các hệ thống kinh tế, bao gồm cả học thuyết mới về kinh tế vĩ mô của John Maynard Keynes. Trong khi Richard Cantillon áp dụng các nguyên lý về trọng lực và các định luật cơ học của Isaac Newton vào thị trường cạnh tranh, những người trọng nông sao chép hệ tuần hoàn máu để áp dụng vào mô hình thu nhập của họ, William Jevons phát hiện các chu kỳ tăng trưởng trùng với các chu kỳ của các vết đen Mặt Trời, Samuelson áp dụng lý thuyết nhiệt động lực học vào lý thuyết kinh tế. Đánh giá lại kinh tế học như một khoa học cứng cũng được thực hiện ở Anh và một trong những "phát hiện" được biết đến nhiều nhất là của A. W. Phillips về sự tương quan giữa lạm phát và thất nghiệp. Kết luận chính sách của phát hiện này là để bảo đảm toàn dụng việc làm, thì phải đánh đổi bằng lạm phát cao. Samuelson đã kết hợp ý tưởng của đường cong Phillips vào tác phẩm của ông. Paul Samuelson được trao giải Nobel kinh tế học vào năm 1970 vì sự kết hợp toán học với kinh tế chính trị học của ông. Kenneth Arrow. Kenneth Arrow (s. năm 1921) là em rể của Paul Samuelson. Tác phẩm lớn đầu tiên của ông, luận văn tiến sĩ tại Đại học Columbia là "Social Choice and Individual Values" (1951, Lựa chọn xã hội và các giá trị cá nhân), đưa kinh tế học tương tác với lý thuyết chính trị. Tác phẩm này mở đường cho học thuyết về lựa chọn xã hội và định lý về sự bất khả của Arrow. Theo lời ông, Lập luận này gây ra tranh luận lớn trong cách diễn giải những điều kiện khác nhau của định lý và ý nghĩa của nó với nền dân chủ và phổ thông đầu phiếu. Gây tranh cãi nhiều nhất trong bốn (1963) hoặc năm (1950-1951) điều kiện của ông là sự độc lập của các nhân tố thay thế không tương quan. Trong những năm 1950, Arrow và Gérard Debreu phát triển mô hình Arrow–Debreu về cân bằng tổng quát. Năm 1971, Arrow cùng Frank Hahn đồng tác giả cuốn "General Competitive Analysis" (1971, Phân tích so sánh tổng quát), trong đó đánh giá lại học thuyết về cân bằng tổng quát của giá cả thông qua nền kinh tế. Năm 1969, Ngân hàng Trung ương Thụy Điển bắt đầu trao một giải thưởng cho kinh tế học, tương đương với các giải Nobel trong những lĩnh vực hóa học, y học, vật lý, văn học và hòa bình (dù Alfred Nobel không hề đề cập điều đó trong di chúc của ông). Cùng John Hicks, Arrow giành giải thưởng của Ngân hàng Trung ương Thụy Điển năm 1972, người nhận giải trẻ nhất từ trước tới đó. Năm trước đó, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã tuyên bố "Giờ thì tất cả chúng ta đều là những người Keynes". Điều mỉa mai nằm ở chỗ tuyên bố đó khởi đầu cho một cuộc cách mạng mới trong tư duy kinh tế học. Chủ nghĩa trọng tiền và trường phái Chicago. Những chính sách can thiệp tài khóa và tiền tệ mà kinh tế học chính thống hậu chiến khuyến khích bắt đầu bị chỉ trích đặc biệt bởi một nhóm các lý thuyết gia ở Đại học Chicago, sau này sẽ trở thành trường phái Chicago. Khuynh hướng tư duy bảo thủ hơn này nhắc lại quan điểm tự do trước đó về hoạt động thị trường, rằng tốt nhất là để tất có mọi người tự do hành động trong nền kinh tế. Ronald Coase. Ronald Coase (s. năm 1910) là nhà phân tích kinh tế luật hàng đầu và là người đoạt giải Nobel Kinh tế học năm 1991. Bài báo lớn đầu tiên của ông, "The Nature of the Firm" (1937, Bản chất của doanh nghiệp), tranh luận rằng lý do cho sự tồn tại của các doanh nghiệp chính là bởi vẫn còn chi phí giao dịch. Các cá nhân duy lý trao đổi với nhau thông qua các giao dịch hợp đồng song phương trên các thị trường mở cho tới khi chi phí giao dịch khiến sử dụng các công ty để sản xuất ra hàng hóa tiết kiệm chi phí hơn. Bài báo lớn thứ hai của ông, "The Problem of Social Cost" (1960, Vấn đề chi phí xã hội), lập luận rằng nếu chúng ta sống trong một thế giới không có chi phí giao dịch, mọi người sẽ thương lượng với nhau để tạo ra sự tập hợp nguồn lực giống nhau, dù cho một tòa án có phán quyết thế nào về những tranh cãi tài sản. Coase sử dụng một ví dụ pháp lý cũ về vụ án "Sturges kiện Bridgman", khi một người làm bánh ồn ào và một bác sĩ yên tĩnh là hàng xóm lôi nhau ra tòa để xem ai phải chuyển nhà đi. Coase nói dù quan tòa có phán quyết người thợ làm bánh phải ngưng máy móc của ông ta, hay bác sĩ phải chấp nhận, họ có thể cùng nhau có một thỏa thuận cùng có lợi xem ai sẽ chuyển đi với kết quả phân bổ nguồn lực cuối cùng là như nhau. Chỉ vì sự tồn tại của chi phí giao dịch nên điều này không thể diễn ra. Vì vậy luật pháp phải tiên liệu trước điều gì sẽ xảy ra và được hướng dẫn bởi những giải pháp hiệu quả nhất về mặt kinh tế. Ý tưởng là luật pháp và quy định không quan trọng bằng hoặc không hiệu quả trong việc hỗ trợ cho mọi người như các luật sư và những nhà hoạch định kế hoạch của chính quyền vẫn tin tưởng. Coase và những người giống ông muốn một sự thay đổi trong cách tiếp cận, trong đó xem xét việc can thiệp của chính phủ vào thị trường dựa trên phân tích chi phí của hành động can thiệp. Milton Friedman. Milton Friedman (1912–2006) là một trong những kinh tế gia có ảnh hưởng lớn nhất vào cuối thế kỷ 20. Ông giành giải Nobel kinh tế học năm 1976 vì nhiều đóng góp, trong đó có tác phẩm "A Monetary History of the United States" (1963, Một lịch sử tiền tệ của nước Mỹ). Friedman cho rằng cuộc đại khủng hoảng là do những chính sách của Cục dự trữ liên bang Mỹ vào những năm 1920, và trở nên tồi tệ hơn vào những năm 1930. Friedman tranh luận rằng chính sách tự do của chính phủ là có ích hơn việc can thiệp vào nền kinh tế. Chính phủ nên nhắm tới một chính sách tiền tệ trung lập hướng đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, bằng cách mở rộng dần cung tiền. Ông ủng hộ thuyết số lượng tiền tệ, theo đó giá cả chung được quyết định qua lượng cung tiền. Do đó chính sách tiền tệ (chẳng hạn như tín dụng dễ dãi) hay tài khóa (thuế và chi tiêu) tích cực có thể có những hệ quả tiêu cực không mong muốn. Trong tác phẩm "Capitalism and Freedom" (1967, Chủ nghĩa tự bản và tự do), Friedman viết: Friedman cũng nổi tiếng với tác phẩm của ông về chức năng của tiêu dùng, học thuyết thu nhập ổn định (1957) là điều mà chính Friedman coi là công trình khoa học xuất sắc nhất của ông. Học thuyết này cho rằng những người tiêu dùng duy lý sẽ chi tiêu một phần những gì họ chờ đợi sẽ nhận được trong thu nhập ổn định của họ. Trong khi những khoản thu bất ngờ sẽ được tiết kiệm. Các khoản giảm thuế là như thế, do những người tiêu dùng duy lý sẽ tiên đoán rằng thuế sẽ tăng sau đó để cân bằng chi tiêu công. Những đóng góp quan trọng khác của ông bao gồm việc phê bình đường cong Phillips và khái niệm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (1968). Sự phê bình này gắn tên tuổi ông với quan điểm rằng một chính quyền tạo ra lạm phát cao hơn không chắc đã có thể giảm được thất nghiệp một cách ổn định. Thất nghiệp tạm thời có thể giảm xuống, nếu lạm phát là một bất ngờ, nhưng trong dài hạn, thất nghiệp sẽ được xác định bởi những yếu tố khác trên thị trường lao động. Thời đại toàn cầu hóa. Amartya Sen. Amartya Sen (s. năm 1933) là một nhà kinh tế học phát triển và phúc lợi hàng đầu, đã bày tỏ sự hoài nghi nghiêm trọng với sự đúng đắn của các giả định tân cổ điển. Ông đặc biệt chỉ trích lý thuyết về kỳ vọng hợp lý và dành các tác phẩm của mình nghiên cứu về phát triển và nhân quyền. Ông giành giải Nobel kinh tế học năm 1998. Joseph E. Stiglitz. Joseph Stiglitz (s. năm 1943) được trao giải Nobel năm 2001 vì công trình của ông trong lĩnh vực kinh tế học thông tin. Ông từng làm chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế dưới thời Tổng thống Mỹ Bill Clinton và là kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Thế giới. Stiglitz đã dạy ở rất nhiều trước đại học danh tiếng, bao gồm Columbia, Stanford, Oxford, Manchester, Yale và MIT. Trong những năm gần đây, ông trở thành một người chỉ trích mạnh mẽ các định chế kinh tế toàn cầu. Ông là một học giả nổi tiếng cả trong giới học thuật lẫn phổ thống. Trong tác phẩm "Making Globalization Work" (2007, Khiến toàn cầu hóa hiệu quả), ông trình bày quan điểm về những vấn đề kinh tế học quốc tế. Paul Krugman. Paul Krugman (s. năm 1953) là một kinh tế gia đương đại. Cuốn sách giáo khoa do ông viết, "International Economics" (2007, Kinh tế học quốc tế) nằm trong danh sách cần đọc ở rất nhiều trường đại học. Nổi tiếng là một đại diện của chủ nghĩa cấp tiến, ông giữ mục xã luận về kinh tế mỗi hai tuần bàn thảo về chính sách kinh tế của Mỹ và chính trị Mỹ trên tờ báo "New York Times". Ông được trao giải Nobel kinh tế năm 2008 cho công trình của ông về lý thuyết thương mại mới và địa lý kinh tế. Kinh tế vĩ mô kể từ hệ thống Bretton Woods. Từ những năm 1970 trở đi, chỉ trích của những người trọng tiền theo kiểu Friedman với kinh tế vĩ mô Keynes là điểm xuất phát hình thành nên nhiều khuynh hướng trong kinh tế học vĩ mô chống lại ý tưởng cho rằng sự can thiệp của chính phủ có thể giúp ổn định nền kinh tế. Robert Lucas chỉ trích quan điểm Keynes vì sự thiếu nhất quán với kinh tế học vi mô. Chỉ trích của Lucas đặt nền tảng cho trường phái kinh tế học vĩ mô tân cổ điển, kinh tế học vĩ mô cổ điển mới dựa trên nền tảng là kinh tế học cổ điển. Lucas cũng phổ quát hóa ý tưởng về kỳ vọng hợp lý, vốn được sử dụng làm nền tảng cho một số học thuyết cổ điển mới như đề xuất chính sách không hiệu quả. Mô hình tiêu chuẩn cho kinh tế học cổ điển là học thuyết chu kỳ kinh doanh thật, vốn tìm cách giải thích những thăng trầm trong sản lượng và việc làm liên hệ với các biến số thực tế như những thay đổi trong công nghệ và sở thích. Giả định các thị trường là cạnh tranh, học thuyết chu kỳ kinh doanh thật ngụ ý rằng những thăng giáng theo chu kỳ là sự phản ứng tối ưu với sự thay đổi của công nghệ và sở thích, và rằng các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô phải làm giảm phúc lợi. Kinh tế học Keynes có sự trở lại với những nhà kinh tế học chính thống với sự cổ súy cho kinh tế học vĩ mô Keynes mới. Ý tưởng trung tâm của chủ nghĩa Keynes mới dựa trên nền tảng kinh tế học vi mô, xác định sự chênh lệch tối thiểu với các giả định kinh tế học vi mô tiêu chuẩn đã đưa tới các kết luận trong kinh tế học vĩ mô của Kenyes, chẳng hạn như sự ổn định kinh tế vĩ mô sẽ làm lợi đáng kể cho phúc lợi xã hội. Những lập luận về chi phí thực đơn của George Akerlof cho thấy, trong điều kiện cạnh tranh không hoàn hảo, những sai lệch nhỏ trong tính duy lý có thể gây ra sức ì lớn về giá cả. Các nhà kinh tế học đã kết hợp phương pháp luận của lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực tế với những nhân tố thuần túy lý thuyết khác, như sức ì giá cả, với chủ nghĩa Keynes mới và tạo ra học thuyết tân cổ điển mới. Những mô hình cân bằng tổng quát linh động ngẫu nhiên, các hệ thống lớn những phương trình kinh tế vi mô được kết hợp vào những mô hình kinh tế tổng quát, là trung tâm cho hệ thống mới này và hệ thống này chiếm ưu thế trong kinh tế học hiện giờ.
1
null
Codex Gigas (tiếng Anh: "Giant Book") là một codex hay bản thảo chép tay thời Trung cổ lớn nhất còn tồn tại trên thế giới. Nó còn được gọi là Kinh của quỷ vì chứa một lượng lớn tranh minh họa của ma quỷ bên trong và truyền thuyết xung quanh sự sáng tạo của nó. Nó được cho là đã viết vào đầu thế kỷ 13 trong các tu viện Benedictine của Podlažice tại Bohemia (nay là Cộng hòa Séc). Nó chứa Kinh Thánh Vulgate cũng như nhiều tài liệu lịch sử và tất cả đều được viết bằng tiếng Latin. Trong Chiến tranh Ba mươi năm năm 1648, toàn bộ việc sưu tập đã được thực hiện bởi quân đội Thụy Điển, và bây giờ nó được bảo quản tại Thư viện Quốc gia Thụy Điển ở Stockholm. Cuốn sách có 320 trang. Nhưng theo dấu tích cho thấy đã bị xé mất 8 trang. Nên hiện nay chỉ còn 312 trang. 8 trang bị xé có nội dung gì Đến nay vẫn còn là điều bí ẩn.
1
null
Bài này liệt kê danh sách sách đơn và sách nhiều tập bán chạy nhất từ xưa tới nay. Bán chạy nhất (best-selling) chỉ số lượng đầu sách được bán chứ không phải số lượng in hoặc đang sở hữu. Truyện tranh và sách giáo khoa không được tính vào danh sách. Sách được liệt kê theo số liệu kinh doanh dựa trên những nguồn tin cậy và độc lập. Danh sách này là không hoàn toàn đầy đủ vì nhiều sách khác từng được nhắc tới là những quyển bán chạy nhất nhưng chưa có số liệu kinh doanh đáng tin cậy. Bài này có một phần riêng dành cho sách được biết là từng bán trên 10 triệu bản nhưng chưa có số liệu kinh doanh chính xác. Có một số sách đã trải qua hơn cả thế kỷ, thậm chí cả thiên niên kỷ nếu có thống kê số bản được bán ra đều được cho vào danh sách này như Kinh Thánh hay Kinh Koran. Mao chủ tịch ngữ lục, một cuốn sách có số lượng bán có thể lên đến 6.5 tỷ bản nhưng vẫn đứng sau Kinh Thánh do tính chất ép buộc không chính thức rằng mọi người dân Trung Quốc từ giữa thế kỷ 20 trở đi đều phải mua sách. Còn những sách được thông báo là bán chạy nhất tại một thời điểm nào đó trong quá khứ nhưng không có con số thông kê cụ thể sẽ không được liệt vào danh sách chính thức mà sẽ có một phần riêng ước tính về số bản bán ra như The Pilgrim's Progress, Robinson Crusoe, Gulliver du ký, Bá tước Monte Cristo, Ba người lính ngự lâm... Danh sách sách đơn bán chạy nhất. Không có số liệu kinh doanh tin cậy. Những quyển này không có số liệu kinh doanh tin cậy, một vài đầu sách được bán rộng rãi đến nỗi sau lần xuất bản ai cũng có một cuốn trong nhà hoặc từng ở vị trí bán chạy nhất trong một thời điểm hoặc xác định tổng hợp tất cả đầu sách của tác giả đó nên không rõ mỗi cuốn bán được bao nhiêu bản, nhưng mỗi cuốn có thể bán được trên 10 triệu bản vì lượng tổng hợp bán ra vô cùng lớn. Danh sách sách nhiều tập bán chạy nhất. Ghi chú. Loạt "Perry Rhodan" được bản hơn 1 tỉ bản, nhưng không được đưa vào danh sách bởi vì số liệu bao gồm cả tạp chí. Tương tự loạt "Jerry Cotton" được bán ra 300 triệu bản những hầu hết ở dạng tạp chí. Chúa tể những chiếc nhẫn ("The Lord of the Rings") của J.R.R. Tolkien có trong danh sách này dưới dạng một sách đơn bởi vì nó được Tolkien viết dưới dạng một sách đơn.
1
null
DBpedia là một dự án nhắm đến việc trích xuất dữ liệu cấu trúc từ các thông tin được tạo nên từ một phần của dự án Wikipedia. Cấu trúc thông tin này được xây dựng sẵn có trên World Wide Web. DBpedia cho phép người dùng truy vấn các quan hệ và thuộc tính liên quan đến tài nguyên Wikipedia, bao gồm các liên kết tới dữ liệu liên kết. DBpedia được mô tả bởi Tim Berners-Lee là một phần nổi tiếng của dự án dữ liệu liên kết.
1
null
Matthew James "Matt" Morrison (sinh ngày 30 tháng 10 năm 1978) là một diễn viên, vũ công, nhạc sĩ và ca sĩ người Mỹ. Anh được biết đến nhiều nhất với các vai diễn trong nhiều vở kịch trong và ngoài Broadway, trong đó có vai Link Larkin trong "Hairspray", cũng như vai Will Schuester trong sê ri phim truyền hình "Glee" của Fox với một đề cử Quả cầu vàng. Anh cũng đã nhận được một giải Satellite Award với vai diễn này. Anh đã ký hợp đồng với công ty 222 Records của Adam Levine (nhóm Maroon 5). Tiểu sử. Matthew được sinh ra ở Fort Ord, California và lớn lên ở Quận Cam. Anh mang dòng máu Scotland. Anh tham gia vào Collaborative Arts Project 21 (CAP21) và học tại Orange County High School of the Arts khi đang sống ở ký túc xá của Los Alamitos High School. Khi còn học trung học, anh biểu diễn trong một vở nhạc kịch cùng với nữ diễn viên Jodie Sweetin. Anh học đại học tại Tisch School of the Arts của trường đại học New York nhưng thôi học sau 2 năm để tham gia vào vở nhạc kịch "Footloose" do Broadway sản xuất. Khi mởi chỉ học năm nhất đại học, anh đã trở thành một diễn viên thường xuyên xuất hiện trên sân khấu Broadway. Sự nghiệp. Sự nghiệp của Matthew bắt đầu khi anh ra mắt lần đầu tiên trên sân khấu Broadway trong vở nhạc kịch "Footloose", sau đó là vở "The Rocky Horror Show" vào năm 2002. Tuy nhiên, bước đột phá của anh xảy ra khi anh nhận được vai Link Larkin trong vở "Hairspray" của John Waters do Broadway sản xuất. Sau khi đảm nhận vai diễn một thời gian, anh bắt đầu tham gia lĩnh vực truyền hình, xuất hiện với tư cách khách mời trong các chương trình như "Ghost Whisperer", "Numb3rs", "" và "Hack". Anh cũng có một số vai nhỏ trong các bộ phim điện ảnh như "Marci X", "Primary Colors", "Music and Lyrics" và "Simply Funk". Sau đó anh thủ vai Sir Harry trong bộ phim nhạc kịch hài "Once Upon a Mattress" do ABC-TV sản xuất cùng với Tracey Ullman, Zooey Deschanel và Carol Burnett. Năm 2001, Matthew được tuyển chọn làm thành viên của bộ tứ trong ban nhạc LMNT. Nhưng anh bị thay thế bởi Jonas Persch khi album đầu tay của họ ra mắt. Matthew thủ vai chính Link Larkin trong vở nhạc kịch "Hairspray" từ khi vở kịch bắt đầu năm 2002 cho đến tháng 1 năm 2004. Năm 2005 Matthew chuyển sang thể hiện vai Fabrizio Nacarelli trong vở "The Light in the Piazza" của Adam Guettel. Anh nhận được một đề cử giải Tony cho vai diễn này. Anh ngừng tham gia vở kịch vào ngày 28 tháng 8 năm 2005. Matthew tham gia bộ phim truyền hình tâm lý/tình cảm dài tập "As the World Turns" của CBS trong vai Adam Munson vào ngày 24 tháng 10 năm 2006, nhưng đột ngột dừng lại do "lịch làm việc chồng chéo", lên sóng lần cuối cùng trong phim vào ngày 27 tháng 11. Matthew xuất hiện trong buổi biểu diễn từ thiện tôn vinh Andrew Lippa, cũng như tại lễ kỷ niệm 25 năm thành lập 'The Kids in the Hall' tại Trung tâm biểu diễn nghệ thuật Quận Cam tháng 12 năm 2006. Màn biểu diễn đã hỗ trợ The California Conservatory of the Arts, một tổ chức giáo dục nghệ thuật phi lợi nhuận tập trung vào việc đào tạo những học sinh trẻ từ lớp 6 đến 12 ở Quận Cam, California. Anh nhận được một đề cử giải Drama Desk cho vai diễn của mình trong vở kịch "10 Million Miles" tại Atlantic Theater Company năm 2007. Anh cũng xuất hiện trong hai bộ phim "Dan in Real Life" và sau đó là "Music and Lyrics" trong vai người quản lý của Cora Corman. Năm 2008 anh thủ vai Trung úy Cable trong vở nhạc kịch "South Pacific" do Lincoln Center sản xuất. Anh ngừng tham gia vở kịch cuối năm 2008 và đầu năm 2009, anh trở lại California để ghi hình cho mùa thứ nhất của "Glee". Matthew thể hiện vai Will Schuester trong sê ri phim truyền hình "Glee" của Fox. Vai diễn của anh là một giáo viên tiếng Tây Ban Nha ở trường trung học, người nhận trách nhiệm phục hồi nhóm hát của trường. Matthew cũng xuất hiện trong mùa thứ hai của phim. Anh quay trở lại trong mùa thứ ba, bắt đầu lên sóng ngày 20 tháng 9 năm 2011. Thêm vào đó, vào ngày 14 tháng 1 năm 2010, Matthew được thông báo là đã ký hợp đồng với Mercury Records. Album đầu tay của anh được phát hành vào ngày 10 tháng 5 năm 2011. Matthew song ca cùng Elton John trong một liên khúc từ 'Mona Lisas and Madhatters' đến 'Rocket Man'". Đĩa đơn đầu tiên, "Summer Rain", được ra mắt trên trang web của Ryan Seacrest vào ngày 28 tháng 2 năm 2011. Ngoài ra, ca khúc "Over the Rainbow" mà anh song ca cùng Gwyneth Paltrow cũng xuất hiện trong album cùng tên. Ngày 16 tháng 6 năm 2010, Matthew biểu diễn "Over the Rainbow" cùng Leona Lewis ở Luân Đôn tại O2 Arena trong tour diễn toàn thế giới của cô. Matthew xuất hiện trên trang bìa của tập chí "MetroSource" số tháng 6 năm 2011. Tháng 3 năm 2012, Matthew tham gia vào một màn biểu diễn trong vở kịch 8 của Dustin Lance Black trong vai as Paul Katami. Vở kịch diễn ra ở Nhà hát Wilshire Ebell và được đăng tải lên YouTube để gây quỹ cho Hiệp hội Quyền bình đẳng Hoa Kỳ. Matthew sẽ biểu diễn tại Trung tâm Bushnell ở Connecticut, buổi diễn sẽ được PBS ghi hình để lên sóng vào mùa xuân năm 2013. Đời tư. Matthew đính hôn với nữ diẽn viên Chrishell Stause vào ngày 9 tháng 12 năm 2006. Mối quan hệ của họ kết thúc năm 2007, chưa đầy một năm sau khi đính hôn.
1
null
Ninh Văn Phan (1908-1980) là một nhà cách mạng và chính khách Việt Nam. Ông là Đại biểu Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, từng giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban cách mạng lâm thời tỉnh Bắc Giang. Thân thế. Ông sinh ngày 10 tháng 3 năm 1908 tại thôn Song Khê, xã Chí Minh, huyện Yên Dũng, phủ Lạng Giang (nay là xã Song Khê, thành phố Bắc Giang), tỉnh Bắc Giang). Thân phụ ông là cụ đồ Ninh Văn Khanh, anh ruột ông là Ninh Văn Lượng, đều là những thành viên đầu tiên của Việt Nam Quốc dân Đảng. Cuộc đời và sự nghiệp. Sau khi học hết bậc sơ học tại tỉnh lỵ Phủ Lạng Thương, ông học tiếp trung học tại Hà Nội. Năm 1925 ông tham gia phong trào đấu tranh đòi thả nhà chí sỹ cách mạng yêu nước Phan Bội Châu và để tang cụ Phan Chu Trinh. Sau khi bị đuổi học, ông theo nhà cách mạng Hoàng Đình Rong hoạt động ở Nước Hai, (Cao Bằng). Từ đó, ông đi theo con đường nhà cách mạng chuyên nghiệp theo chủ nghĩa vô sản khác với cha và anh mình. Sau một thời gian hoạt động ở Cao Bằng, ông được cử sang Trung Quốc học tập và hoạt động, đến tháng 6 năm 1928 ông gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Về nước hoạt động đến tháng 10 năm 1929 ông bị Pháp bắt đày đi Côn Đảo. Tháng 11 năm 1930, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương tại nhà tù Côn Đảo. Tháng 9 năm 1939, ông được trả tự do. Ra tù, ông về quê nhà bí mật liên lạc với tổ chức tiếp tục hoạt động cách mạng. Tháng 11 năm 1940, ông lại bị chính quyền thực dân Pháp bắt và giam giữ tại nhà tù Bắc Giang cho tới tháng 4 năm 1942. Cuối năm 1943, ông tiếp tục hoạt động bí mật tại các huyện Yên Dũng, Việt Yên, Lạng Giang, âm thầm xây dựng lực lượng vũ trang chờ thời cơ. Tháng 7 năm 1945, ông chỉ huy tự vệ xã Song Khê (có 10 người và với 01 khẩu súng lục) đã đột nhập đồn Đức La và kho thóc của đồn điền ĐrôMonpera cướp được 7 khẩu súng trường. Sau đó, đội vũ trang của ông phối hợp với cảnh vệ Cảnh Thụy chiếm quyền kiểm soát huyện Yên Dũng, tước 23 khẩu súng trường. Đoạn lấy đồn Đức La: sau khi nhận chỉ đạo từ ông Hồ Công Dự, ông Trần Văn Biều dẫn thêm 2 người dùng mưu lừa bắt 1 lính gác cổng, 1 tên chạy vào bên trong sau đã ra hàng. có thể ông Ninh Văn Phan đến tiếp viện và lực lượng 10 người chỉ lấy 7 khẩu súng trường. Số súng ở huyện Yên Dùng sau còn cho vào quang ghánh mang về Hùng Lãm. Ngày 17 tháng 8 năm 1945, ông lãnh đạo phong trào Việt Minh giành chính quyền ở Bắc Giang. Ngày 22 tháng 8 năm 1945, ông được cử làm Phó Chủ tịch ủy ban cách mạng lâm thời tỉnh Bắc Giang. Ở cương vị này ông đã giữ vững được chủ trương hòa hoãn với đội quân của Tưởng Giới Thạch vào giải giáp quân Nhật tại Bắc Giang. Trong Kháng chiến chống Pháp và sau 1954, ông đảm trách nhiều chức vụ khác nhau như: Ông mất ngày 9 tháng 8 năm 1980 tại Hà Nội.
1
null
Nguyễn Thức Tự (1841-1923), biệt hiệu Đông Khê; được gọi là : Cụ Sơn là quan nhà Nguyễn, là Tán tương quân vụ trong Khởi nghĩa Hương Khê, và là nhà giáo Việt Nam. Tiểu sử. Nguyễn Thức Tự là người làng Đông Chữ; nay thuộc xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Tổ tiên dòng họ ông có nguồn gốc từ Thanh Hóa đến lập nghiệp tại Nghệ An vào thế kỷ 17. Đây là dòng họ có nhiều vị khoa bảng và nhân đức. Ông Tự sinh ra trong một gia đình gia giáo. Cha của ông là Nguyễn Huy Phước, một thầy thuốc giỏi, nhưng mất sớm (khi ông Tự mới 2 tuổi). Mẹ của ông là bà Hồ Thị Duyệt, là cháu gái Hoàng giáp Quận công Hồ Phi Tích, Hồ Phi Tích là cháu của Hồ Hưng Dật Thái Thú Diễn Châu. Ngay từ thuở nhỏ, ông Tự đã nổi tiếng là người học giỏi, biết trọng đạo lý, có lòng yêu nước và thương người . Năm Mậu Thìn (1868), ông đỗ Cử nhân, được bổ làm quan dưới triều Tự Đức, và lần lượt trải các chức vụ: Hậu bổ ở Hà Tĩnh, Tri huyện Thạch Hà, Tri huyện Hương Khê, Tri phủ Đức Thọ. Năm 1880, ông được cử làm Sơn phòng Chánh sứ Hà Tĩnh (nên người ta thường ông là cụ Sơn). Năm 1884, mẹ mất, ông xin về chịu tang rồi ở luôn tại nhà, không đi làm quan nữa. Triều đình cho mời nhiều lần, nhưng ông luôn từ chối, xin được ở nhà dạy học . Hưởng ứng dụ Cần Vương của vua Hàm Nghi, khoảng năm 1886, ông tham gia Khởi nghĩa Hương Khê, được cử giữ chức Tán tương quân vụ ở chiến khu Vụ Quang. Ở nơi ấy, ông cùng Cao Thắng, Ngô Quảng, Phan Đình Nghinh...lập được nhiều chiến công khiến quân Pháp phải vất vả lắm, và mất một khoảng thời gian dài mới bình định được đất Hà Tĩnh, Nghệ An. Năm 1895, thủ lĩnh Phan Đình Phùng bị thương nặng rồi mất trong chiến khu , ông cùng một số chiến hữu rút vào rừng sâu. Bị quân Pháp khủng bố quá, lực lượng dần tan rã, nên một thời gian sau, ông lui về quê mở trường dạy học (trường Đông Khê) Vào những ngày tháng cuối đời, thầy Nguyễn Thức Tự vẫn luôn dõi theo tin tức của những người học trò, những người con đang làm nhiệm vụ cứu nước; đồng thời vẫn tiếp tục giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân. Thầy thường tổ chức các buổi bình văn thơ tại nhà thờ với chuyên đề "xả thân thủ nghĩa"...thu hút đông đảo người nghe . Ngày 25 tháng 4 năm Quý Hợi (10 tháng 6 năm 1923), thầy Nguyễn Thức Tự mất tại quê nhà, để lại niềm tiếc thương trong lòng của nhiều người. Tác phẩm. Tác phẩm của ông có: Ghi nhận công lao. Nằm trong bộ tham mưu của Khởi nghĩa Hương Khê, tuy không trực tiếp cầm gươm giết quân xâm lược, nhưng Tán tương quân vụ Nguyễn Thức Tự đã bày mưu, tính kế giúp chủ tướng Phan Đình Phùng xây dựng đồn lũy ở vùng rừng núi, dựa vào dân địa phương để tập hợp lực lượng, tổ chức kháng chiến lâu dài . Bên cạnh công lao ấy, ông còn là nhà giáo đạo cao đức trọng, có nhiều đóng góp trong lĩnh vực giáo dục. Theo tài liệu, thì trong suốt quá trình dạy học, thầy Nguyễn Thức Tự đã đào tạo được trên 400 học trò thành đạt, nhiều vị khoa bảng có tài năng và nhân cách, như: Đinh Văn Chấp (đỗ Hoàng giáp), Nguyễn Đức Lý (đỗ Hoàng giáp), Hoàng Kiêm (đỗ Tiến sĩ), Nguyễn Mai, Lê Bá Hoan, Vương Đình Trân (đỗ Phó bảng), Nguyễn Thúc Đình, Nguyễn Thúc Hiên, Nguyễn Viết Tuyên, Nguyễn Sinh Sắc (đỗ Phó bảng), Đặng Nguyên Cẩn (đỗ Phó bảng), Phan Bội Châu (Giải nguyên thi Hương), Đặng Thái Thân (đỗ đầu xứ), Hoàng Trọng Mậu, Phan Văn Ngôn, Vương Thúc Quý (đỗ Cử nhân), Đặng Thúc Hứa, Đặng Tử Kính, Trần Đông Phong, Đặng Văn Bá, Lê Văn Huân (đỗ Cử nhân), Ngô Đức Kế (đỗ Tiến sĩ), v.v... Ngoài ra, nhờ sự dạy dỗ của ông, mà các con của ông là Nguyễn Thức Canh, Nguyễn Thức Đường, Nguyễn Thức Bao, về sau đều trở thành những chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Thầy Nguyễn Thức Tự quả là một "người thầy giáo khó tìm trong đời" . Ghi nhận những công lao ấy, hiện ở xã Nghi Trường có nhà thờ Nguyễn Thức Tự , và ở thị trấn Quán Hành (Nghi Lộc, Nghệ An) có trường THPT Nguyễn Thức Tự.
1
null
Chiến tranh thế giới hay thế chiến (Tiếng Anh: "world war") là cuộc chiến có quy mô rộng lớn với nhiều quốc gia tham gia và phần nhiều ảnh hưởng lớn tới hầu như toàn bộ thế giới. Đây là kiểu chiến tranh tốn kém nhất và thiệt hại nhiều nhất về người. Thế giới đã trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới là Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên, Chiến tranh Bảy Năm và chiến tranh giả thiết trong tương lai (Chiến tranh thế giới thứ ba) cũng được gọi là chiến tranh thế giới. Chiến tranh thế giới trong lịch sử thế giới. Đã có nhiều cuộc chiến kéo dài từ 2 lục địa trở lên trong suốt lịch sử, bao gồm:
1
null
Quần đảo Tây Bắc Hawaii (tiếng Anh: "Northwestern Hawaiian Islands") hay quần đảo Dưới Gió (tiếng Anh: "Leeward Islands") là một nhóm các đảo và rạn san hô vòng thuộc khu vực phía tây bắc của quần đảo Hawaii. Quần đảo này (trừ rạn san hô vòng Midway) nằm dưới sự quản lý của quận Honolulu, tiểu bang Hawaii, Hoa Kỳ. Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ định nghĩa khu vực này là Dãy điều tra 114.98 thuộc quận Honolulu. Tổng diện tích đất của quần đảo là . Địa lý. Địa chất. Quần đảo Tây Bắc Hawaii được hình thành từ 7 đến 30 triệu năm về trước, khởi thủy là các núi lửa hình khiên nằm trên điểm nóng địa chất vốn còn hình thành nên chuỗi núi ngầm Hawaii-Emperor ở phía bắc và nhóm đảo chính Hawaii ở phía nam. Sự dịch chuyển của mảng Thái Bình Dương về phương nam và sau đó về hướng tây bắc trên điểm nóng địa chất vừa nêu đã gây ra các vụ phun trào núi lửa mà từ đó hình thành nên chuỗi đảo nằm theo phương tuyến tính. Theo thời gian, các địa khối biệt lập dần bị xói mòn và sụt lún khiến địa hình phân hoá từ các đảo cao ở phía đông nam quần đảo (tương tự các đảo chính Hawaii) thành các rạn san hô vòng (hay núi ngầm) ở phía tây bắc quần đảo. Mỗi đảo trong quần đảo Tây Bắc Hawaii đều đang trong các giai đoạn xói mòn khác nhau. Các đảo Nihoa, Necker và các đỉnh nhọn Pinnacles là những đảo đá bazan vẫn chưa trở thành các rạn san hô vòng do mức độ xói mòn chưa đạt đến độ cần thiết hoặc do rạn san hô phát triển không đáng kể. Các đảo Laysan và Lisianski là những đảo cát thấp còn Frigate Pháp, Pearl và Hermes, Midway và Kure là các rạn san hô vòng. Ở phía bắc điểm Darwin, tốc độ phát triển của rạn san hô phát triển thấp hơn tốc độ sụt lún của đảo núi lửa nên khi mảng Thái Bình Dương dịch chuyển về tây bắc thì các đảo núi lửa này sụt thành các núi ngầm. Rạn san hô vòng Kure nằm ngay trên điểm Darwin và tương lai sẽ chìm hoàn toàn xuống đại dương nếu như san hô tạo rạn phát triển không kịp với tốc độ sụt lún. Đây cũng chính là định mệnh được báo trước của tất cả các đảo Hawaii. Đa dạng sinh học và sinh vật đặc hữu. Quần đảo Hawaii nằm cách Bắc Mỹ và cách châu Á . Sự cách biệt về mặt địa lý này tạo nên số loài sinh vật đặc hữu nhiều khác thường cho hệ sinh thái nơi đây. Chỉ loài nào có khả năng bay hoặc bơi với cự li cực lớn mới có thể đến được quần đảo này. Mặc dầu người bản địa Polynesia và sau này là người châu Âu đã đưa đến đây các sinh vật ngoại lai nhưng hệ sinh thái quần đảo Tây Bắc Hawaii vẫn hầu như nguyên vẹn. Được ví như những cánh rừng nhiệt đới của biển cả, các rạn san hô rộng lớn ở Papahānaumokuākea là ngôi nhà của hơn 7.000 loài sinh vật biển. Trong số các loài sinh vật sinh sống tại đây, có hơn 1.700 loài là đặc hữu của quần đảo Hawaii. Vì nguyên do này mà nơi đây còn được phong là "Galápagos của Mỹ". Mặc dù không lâm vào tình trạng tồi tệ như các đảo chính Hawaii nhưng hệ sinh thái quần đảo Tây Bắc Hawaii cũng phải gánh chịu sự tàn phá từ phía con người. Cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20, ngư dân, thợ mỏ phân chim và thợ săn chim lấy lông vũ đã giết hại phần lớn chim chóc và sinh vật biển của quần đảo này. Thỏ được đưa đến đảo Laysan và Lisianksi, nơi chúng gia tăng số lượng và ăn mất hầu hết thảm thực vật nơi đây, tuyệt diệt hoàn toàn một số loài thực vật. Điều may mắn là đa phần các mất mát trên đã được khôi phục và quần đảo gần như trở lại trạng thái ban đầu khi chưa bị con người khai phá. Một số loài sinh vật đặc hữu của quần đảo Tây Bắc Hawaii là "Telespiza ultima", "Telespiza cantans", "Anas laysanensis" (tức vịt Laysan - "loài chim nước quý hiếm nhất của Hoa Kỳ") và "Pritchardia remota". Một số loài nổi bật khác là "Phoebastria immutabilis" (hải âu Laysan), "Monachus schauinslandi" (hải cẩu thầy tu Hawaii) và "Chelonia mydas" (đồi mồi dứa). Hầu hết các loài đặc hữu của quần đảo có nguy cơ tuyệt chủng rất cao trong trường hợp xảy ra thảm hoạ nào đó quét sạch thảm sinh vật trên mỗi đảo. Quần đảo này cũng là nơi sở hữu đến 70% số rạn san hô của Hoa Kỳ. Khám phá. Người ta biết rằng người Hawaii cổ đã thám hiểm tận đến đảo Necker nhưng có thể họ còn đi xa hơn nữa đến các bãi cạn Frigate Pháp. Tuy vậy, chắc chắn họ đã rời nơi này trước thời điểm cuối thế kỉ 18 do các hòn đảo hoàn toàn hoang vắng khi người châu Âu đặt chân đến. Việc nhiều thềm đất nông nghiệp được tìm thấy ở đảo Nihoa đã chứng tỏ rằng người bản địa Hawaii từng sống trên đảo trong thời gian dài; tuy nhiên, thảm thực vật nghèo nàn trên đảo Necker hầu như chắc chắn không thể duy trì cuộc sống cho nhiều người trong lâu dài được. Về vấn đề này, người ta cho rằng mục đích dân Hawaii đến đảo Necker là vì tôn giáo. Hòn đảo đầu tiên trong quần đảo Tây Bắc Hawii được khám phá bởi người châu Âu là Nihoa. James Colnett khám phá ra đảo này năm 1786 mặc dù tài liệu lịch sử ghi nhận công lao này cho William Douglas. Cũng trong năm này, Jean-François de La Pérouse tìm ra đảo Necker và đặt tên đảo này theo tên của Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp là Jacques Necker. Sau đó, La Pérouse còn khám phá ra thêm các bãi cạn Frigate Pháp. Năm 1859, N.C. Middlebrooks khám phá nốt địa điểm cuối cùng trong quần đảo là rạn san hô vòng Midway. Năm 1925, thông qua chuyến thám hiểm Tanager, Hoa Kỳ đã vẽ bản đồ các đảo, khám phá và mô tả nhiều loài sinh vật mới đồng thời tìm ra các địa điểm khảo cổ trên đảo Nihoa và Necker. Đặt tên. Đa số các đảo nơi đây có hai tên gọi gồm tên tiếng Anh và tên tiếng Hawaii. Phần lớn các tên tiếng Hawaii đều mới được đặt trong thời hiện đại còn các tên gốc mà cư dân Hawaii dành cho đảo có thể được tìm thấy trong các "oli" (bài cầu nguyện) và "moolelo" (truyện kể) của họ. Tên tiếng Hawaii "Mokupāpapa" của các bãi cạn Frigate Pháp quả thực là một câu đố. "Mokupāpapa" đúng thực là tên gọi do người Hawaii đặt nhưng có thể là dành cho rạn san hô vòng Johnston. Tuy nhiên, điều này khó có khả năng xảy ra bởi lẽ rạn san hô vòng Johnston nằm cách xa các đảo chính Hawaii hơn nhiều so với các bãi cạn Frigate Pháp. Vì lẽ này mà các nhà nhân loại học quyết định rằng "Mokupāpapa" hầu như chắc chắn là tên gọi dành cho các bãi cạn Frigate Pháp. Năm 2003, một bảo tàng nhỏ mang tên Trung tâm Khám phá Mokupāpapa ("Mokupāpapa Discovery Center") đã khai trương trong Tòa nhà S. Hata ở Hilo, Hawaii. Tượng đài Quốc gia. Ngày 15 tháng 6 năm 2006, tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush công bố thành lập Khu bảo vệ hải dương quốc gia Papahānaumokuākea ("Papahānaumokuākea Marine National Monument") căn cứ theo Đạo luật Các di tích cổ ("Antiquities Act") năm 1906. Tượng đài Quốc gia này bao gồm các đảo cũng như vùng biển xung quanh thuộc quần đảo Tây Bắc Hawaii và là khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã biển lớn nhất thế giới. Mặc dù tổng thống Theodore Roosevelt đã tuyên bố chuỗi đảo Tây Bắc Hawaii là khu bảo tồn chim từ năm 1909, và từ năm 2000 nơi này được tổng thống Bill Clinton lựa chọn làm "khu bảo tồn hệ sinh thái", nhưng việc nâng cấp khu vực này lên làm "tượng đài quốc gia" là việc chưa từng có tiền lệ. đại dương được đặt trong trạng thái bảo vệ, và phần diện tích này tương đương với diện tích tiểu bang California của Mỹ. Một hệ thống cấp phép nằm dưới sự quản lý hỗn hợp giữa tiểu bang Hawaii, NOAA và Cục Hoang dã và Cá Hoa Kỳ đảm nhiệm việc cấp phép cho những ai muốn vào trong khu bảo tồn này. Bất kì người nào muốn đến các đảo nơi đây đều phải tuân thủ các quy trình nghiêm ngặt được thiết kế nhằm ngăn ngừa các loài ngoại lai xâm nhập và phá vỡ hệ sinh thái trong khu bảo tồn. Tất cả áo quần phải mua mới và bọc lại trước khi đến nơi. Thực tế thì mọi vật dụng "mềm" (dây đeo máy ảnh, chăn mền) cũng phải mua mới, và tất cả các vật dụng "cứng" (máy ảnh, ốm nhòm) phải được làm sạch hoàn toàn. Sau đó, các đồ vật này sẽ được làm lạnh trong 48 giờ đồng hồ. Ứng với từng đảo muốn đến, người ta đều phải chuẩn bị một bộ thiết bị mới để đề phòng các sinh vật từ đảo này bám vào đó rồi di chuyển đến đảo khác. Tuy nhiên, các bãi cạn Frigate Pháp và rạn san hô vòng Midway là ngoại lệ bởi từ lâu chúng đã bị xáo trộn quá nhiều bởi con người.
1
null
Tiêu Diện Đại Sĩ (còn được gọi là Ông Tiêu) thường được thờ trong nhiều ngôi chùa theo trường phái Bắc Tông ở Trung Quốc, Việt Nam. Tương truyền, Tiêu Diện Đại Sĩ là hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm, để chuyên hàng phục quỷ yêu và cứu độ chúng sinh. Trong một số ngôi chùa Việt Nam, tượng Tiêu Diện Đại Sĩ thường được thờ bên trái chính điện, còn tượng Vi Đà hộ pháp (còn được gọi là Vi Đà Tôn Thiên) thường được thờ bên phải chính điện. Hình tượng. Hình tượng Tiêu Diện Đại Sĩ được thể hiện là một hình tướng nam, dáng điệu oai nghiêm, mặc trang phục võ tướng, tay phải cầm lá cờ, tay trái chống nạnh, gương mặt quái dị với ba cái sừng nhọn trên đầu và trán, hai mắt lồi to trợn ngược, cái miệng rộng nhe răng lởm chởm, đặc biệt nhất là chiếc lưỡi thè cong dài thượt. Mặt sau của hóa thân là hình tướng nam, là một vị thần dáng điệu oai nghiêm, trang phục võ tướng nhiều màu sắc sặc sỡ, tay phải cầm lá cờ, tay trái chống nạnh, gương mặt quái dị hung dữ với 3 cái sừng nhọn trên đầu và trán, hai mắt lồi to trợn ngược dữ tợn, sáng hoắc, cái miệng rộng nhe răng lởm chởm, khạc ra lửa khói, đặc biệt nhất là chiếc lưỡi thè cong dài xuống tới ngực. Chiếc lưỡi là biểu tượng uy quyền, đặc trưng nhất của ông Tiêu. Trong cái thế giới bóng tối dày đặc của ma quỷ, ông Tiêu xuất hiện với gương mặt hung dữ, dễ sợ để xua đuổi ma quỷ, ma quỷ tránh né ông bằng cách chạy về phía có ánh sáng, nơi đó ma quỷ sẽ được cứu vớt ra khỏi ác đạo. Ảnh. Tượng Tiêu Diện Đại Sĩ (trái) và Vi Đà Hộ pháp (phải) trong một ngôi chùa ở chân Núi Cấm (An Giang)
1
null
Quản lý nội dung (tiếng Anh: content management, viết tắt CM) là tập các quy trình và kỹ thuật hỗ trợ việc thu thập, quản lý và xuất bản thông tin dưới bất kỳ dạng nào. Trong thời gian gần đây, thông tin đặc trưng cho nội dung kỹ thuật số. Thông tin kỹ thuật số có thể chứa các dạng văn bản như văn bản điện tử, tập tin đa phương tiện như audio và video hay bất cứ dạng tập tin nào theo sau vòng đời nội dung cần việc quản lý vòng đời.
1
null
Zvezdnye Volki (Звездные волки) là trò chơi điện tử thể loại chiến lược thời gian thực kết hợp với nhập vai lấy bối cảnh viễn tưởng tương lai trong vũ trụ do hãng X-bow Software của Nga phát triển và 1C Company phát hành. Trò chơi được phát hành đầu tiên năm 2004 tại Nga sau đó là năm 2005 và 2006 cho thị trường châu Âu và Bắc Mỹ. Trò chơi lấy bối cảnh tương lai khi mà con người đã bắt đầu đi thám hiểm để chinh phục vũ trụ bao la và hình thành nên một đế chế lớn mới. Nhưng con người không đơn độc ngoài vũ trụ ngoài việc cố gắng chống lại các tên cướp vũ trụ, các trí thông minh nhân tạo do con người tạo ra trước đó để phục vụ các mục đích riêng bắt đầu điều khiển các phi thuyền chống lại họ thì còn các chủng tộc người ngoài hành tinh khác vốn có mặt trong vũ trụ trước bắt đầu tấn công đế chế của con người... Người chơi sẽ vào vai lính đánh thuê vũ trụ lái một tàu không gian mẹ mang nhiều phi thuyền con tìm kiếm các hợp đồng từ vận chuyển đến chiến đấu để kiếm tiền mua các phi thuyền, trang bị và vũ khí tốt hơn cho công việc của mình. Khi chiến đấu ngoài việc phi thuyền mẹ có thể tự bảo vệ mình thì người chơi cũng có các nhân vật điều khiển các phi thuyền con tham gia trận chiến, sẽ có tối đa 6 nhân vật. Và qua quá trình chiến đấu thì các nhân vật này sẽ tích lũy kinh nghiệm để lên cấp giúp cho việc điều khiển phi thuyền và chiến đấu hiệu quả hơn. Các trận chiến được mô tả giống như chiến lược thời gian thực qua đó người chơi sẽ lựa chọn các tàu không gian và mục tiêu của chúng sau đó các tàu sẽ lao vào nhau để chiến đấu. Bản mở rộng của trò chơi đã phát hành năm 2006 và phiên bản tiếp theo có tên là bản mới nhất của dòng này phát hành năm 2009.
1
null
là V-Cinema của loạt phim Tokumei Sentai Go-Busters, dự kiến được phát hành vào ngày 21 tháng 6 năm 2013. V-Cinema này bao gồm một tập đặc biệt, hậu trường, lời bạt, hình ảnh và video với người hâm mộ. Cốt truyện. Vào ngày 31 tháng 12 năm 2012, khi các Go-busters đang chuẩn bị đón năm mới tại trụ sở EMC thì một tên quái vật hùng mạnh tự xưng là tuyên bố sẽ tiêu diệt thế giới. Azazel lần lượt phá huỷ các Buster Machine, và cuối cùng là tiêu diệt các Go-busters, cũng như các Buddyroid. Cheeda Nick tỉnh dậy ở thế giới bên kia, gặp Thượng đế và được ban cho một điều ước. Cậu ta ước mình và J. được đến một thế giới nơi không có thảm hoạ 13 năm về trước. Trong thế giới đó, các nhân vật chính sống trong cuộc sống yên bình cho đến khi Vương quốc Máy móc Mechalius, do cầm đầu, tấn công Trái Đất. Một nhóm hoàn toàn mới, với sức mạnh của động vật, mang tên Dōbutsu Sentai Go-Busters được thành lập trường kỳ chiến đấu với Mechalius và cuối cùng cũng giành được thắng lợi. Khi Dōbutsu Sentai Go-Busters chuẩn bị đón mừng năm mới thì Azazel của thế giới này cũng xuất hiện, và giết chết Go-busters, bao gồm Nick. Khi Nick trở lại thế giới bên kia, cậu lại gặp lại Thượng đế, và lần này, cậu xin Thượng đế đem Dōbutsu Sentai Go-Busters đến thế giới cũ để họ hợp tác với Tokumei Sentai Go-Busters. Sự hợp tác của hai nhóm Go-busters đã thành công đánh bại Đại Ma Vương Azazel. Khi chia tay, nhóm Dōbutsu Sentai Go-Busters vui mừng vì đã bảo vệ được thế giới, dù bản thân họ và thế giới của họ sẽ biến mất.
1
null
Sái Trọng (chữ Hán: 祭仲, ?-682 TCN), thường dịch là Tế Trọng, tự Trọng Túc (仲足), tên thật Sái Túc (祭足), tự là Trọng, là đại phu nước Trịnh thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Phò giúp Trịnh Trang công. Tế Trọng bắt đầu xuất hiện trong sử sách từ thời Trịnh Trang công (743 TCN-701 TCN). Sau khi Trịnh Trang công lên ngôi theo lời của mẹ là Vũ Khương, phong cho em là Thúc Đoạn ở đất Kinh, gọi là Kinh Thái thúc. Đất Kinh vốn là đất lớn, nên Tế Trọng khuyên Trịnh Trang công không nên phong cho Đoạn vì nếu Đoạn ở đất Kinh nuôi dưỡng quân, tích trữ binh khí sẽ mau chóng lớn mạnh, ngày sau sẽ sinh loạn nhưng Trịnh Trang công nể lời mẹ, cho rằng nên để tới khi Thúc Đoạn làm loạn rồi mới đánh dẹp. Sau đến 722 TCN, Thúc Đoạn nổi loạn, bị Trịnh Trang công đánh bại. Năm 720 TCN, Chu Bình vương qua đời, cháu là Cơ Lâm lên ngôi tức Chu Hoàn vương. Chu Hoàn vương trọng dụng Quắc công, muốn bãi chức khanh sĩ của Trịnh Trang công. Trịnh Trang công tức giận, sai Sái Trọng đánh nhà Chu, cắt lúa đất Ôn và đất Thành đem về. Từ đó Chu và Trịnh bất hòa. Năm 718 TCN, nước Vệ và nước Yên hợp quân đánh Trịnh, Trịnh Trang công sai Tế Trọng và Nguyên Phồn, Tiết Giả đem quân ra chống, đánh bại liên quân Vệ-Yên. Năm 707 TCN, Chu Hoàn vương hội chư hầu đánh Trịnh để báo thù. Tế Trọng theo Trịnh Trang công đem quân giao chiến với vua Chu ở Nhu Cát. Tướng Trịnh là Chúc Đam bắn trúng vua Chu. Chu Hoàn vương phải lui quân. Trịnh Trang công thấy quân mình bắn trúng vua Chu, sợ mang tiếng vô lễ, sai Tế Trọng đến tạ lỗi. Năm 706 TCN, Tề Hi công cảm phục thế tử Hốt giúp mình đánh quân Nhung, muốn gả con gái là Văn Khương cho nhưng thế tử Hốt không chịu. Tế Trọng khuyên thế tử Hốt, cho rằng Trịnh Trang công có nhiều con được sủng ái, nếu như thế tử Hốt lấy con gái vua Tề, nhận được sự hậu thuẫn của Tề Hi công thì sẽ dễ dàng nối ngôi, nhưng Cơ Hốt vẫn không chấp nhận. Bị uy hiếp ở nước Tống. Năm 701 TCN, Trịnh Trang công qua đời. Thế tử Cơ Hốt lên làm vua, tức Trịnh Chiêu công. Em Cơ Đột là công tử Đột sang làm con tin ở nước Tống. Họ ngoại của Đột là họ Ung có thế lực ở nước Tống nên Tống Trang công ủng hộ Cơ Đột, muốn lập lên ngôi vua. Năm 700 TCN, Trịnh Chiêu công sai Tế Trọng đi sứ nước Tống. Tống Trang công bèn uy hiếp Tế Trọng lập Cơ Đột đoạt ngôi, nếu không sẽ giết chết. Tế Trọng nghe theo, mật ước với nước Tống, rồi trở về nước ép Trịnh Chiêu công nhường ngôi. Trịnh Chiêu công không làm gì được phải chạy trốn sang nước Vệ. Tháng 6 năm đó, Tế Trọng đón Cơ Đột về nước lập làm vua, tức Trịnh Lệ công. Quyền thần nước Trịnh. Sau khi tôn lập Trịnh Lệ công, Tế Trọng nắm hết quyền hành, lấn át vua Trịnh. Năm 697 TCN, Trịnh Lệ công giận Tế Trọng, bàn với con rể của Tế Trọng là Ung Củ định ám sát ông, vợ Ung Củ là con gái Tế Trọng dò biết được, về nhà hỏi mẹ giữa cha và chồng nên chọn ai thì bà mẹ bảo nên cứu cha, Ung thị bèn báo cho Tế Trọng biết mưu của Trịnh Lệ công. Tế Trọng bèn giết chết Ung Củ. Trịnh Lệ công nghe tin, bỏ trốn sang đất Lịch, giết đại phu Đan Bá trấn giữ ở đó rồi chiếm đất Lịch. Tống Trang công nghe tin cũng đem quân giúp Trịnh Lệ công. Quân Trịnh không sao đánh được. Tế Trọng sang nước Vệ đón Trịnh Chiêu công về phục ngôi. Đại phu nước Trịnh là Cao Cừ Di bất hòa với Trịnh Chiêu công. Tháng 10 năm 695 TCN, nhân Trịnh Chiêu công đi tế lễ, Cừ Di bí mất sai người bắn chết Trịnh Chiêu công. Sau khi Chiêu công bị giết, người nước Trịnh muốn đón Trịnh Lệ công về phục ngôi nhưng Tế Trọng và Cao Cừ Di không chịu, lập con thứ ba của Trịnh Trang công là Trịnh Tử Vỉ lên ngôi. Tề Tương công nghe tin Cừ Di giết vua, bèn triệu Trịnh Tử Vỉ đến hội. Tử Anh và Cao Cừ Di chuẩn bị đi sứ. Tế Trọng kiến nghị không nên đi nhưng Tử Vỉ không nghe. Sau Tử Vỉ và Cừ Di bị Tề Tương công giết chết. Tế Trọng lập Trịnh Tử Anh lên ngôi. Năm 682 TCN, Tế Trọng qua đời. Ông làm đại phu qua 5 đời vua Trịnh. Hai năm sau, Trịnh Lệ công từ đất Lịch đem quân về kinh, giết Tử Anh phục ngôi. Nhận định. Việc Tế Trọng không theo Tử Vỉ sang hội với nước Tề, nên không bị giết cho thấy ông là người thông minh, tiên liệu được nguy hiểm sắp xảy ra. Trong khi đó việc Tế Trọng phế Trịnh Chiêu công để lập Trịnh Lệ công, theo như đánh giá trong Công Dương truyện (một trong những tác phẩm bình luận về kinh Xuân Thu) khen việc làm của Tế Trọng là vì quyền lợi quốc gia, vừa có thể tránh cho nước Trịnh một cuộc chiến tranh với nước Tống, vừa bảo toàn tính mạng cho Trịnh Chiêu công để sau này trở về phục vị. Tuy nhiên một tác phẩm bình luận về kinh Xuân Thu khác là Cốc Lương truyện cho rằng việc làm của Tế Trọng thực chất là tham sống sợ chết. Còn theo Sử ký, việc Tế Trọng phế trưởng lập thứ đã dẫn đến nội loạn trong nước Trịnh, làm nước Trịnh suy yếu.
1
null
Thế kỷ 19 đã bắt đầu xuất hiện những manh nha của Kinh tế học vĩ mô (KTHVM). Sự phát triển, thăng trầm của đời sống thương mại đã được một số tác giả ghi lại, trong đó có cả Karl Marx. Tuy nhiên những ghi chép đúc rút này khó có thể coi là đã đạt đến một mức độ cao của một lý thuyết cũng như chưa có vai trò cơ sở cho lý thuyết kinh tế sau này. Kinh tế học tiền tệ (Monetory Economics) là một trong những phân nhánh phát triển sớm nhất của KTHVM. Một số ý tưởng mang tính lý thuyết được hình thành, bao gồm lý thuyết số lượng tiền tệ (cung tiền tăng sẽ làm tăng tỷ lệ tương ứng giá hàng hóa). Ứng dụng thực tiễn của kinh tế học tiền tệ là lựa chọn giữa chế độ bản vị vàng, bạc hay song hành. Ba thập kỷ đầu của thế kỷ 20 chứng kiến sự phát triển quan trọng của nghiên cứu về biến động kinh tế, giải thích về "chu kỳ kinh tế" (business cycle)). Có nhiều trường phái hình thành trong thời kỳ này. Trường phái Kinh tế Áo cho rằng chu kỳ kinh tế là không tránh khỏi, và tốt nhất là nhà nước không nên can thiệp. Trong khi đó một số học giả khác cho rằng chính sách ổn định là cần thiết, nhưng không thống nhất về biện pháp. Một số cái tên đáng chú ý như Arthur Pigou, Dennis Robertson, Ralph Hawtrey. Kinh tế học Keynes. Cuộc Đại khủng hoảng (Great Depression) làm thay đổi hẳn cục diện kinh tế học, chuyển hướng kinh tế học sang nghiên cứu làm thế nào để kinh tế thoát khỏi khủng hoảng và vai trò của chính phủ. Cuốn sách Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ của John Maynard Keynes có ảnh hưởng thực sự tới KTHVM. Keynes đưa ra Lý thuyết kinh tế học suy thoái, khẳng định rằng kinh tế thị trường không thể tự phục hồi từ suy thoái và cần thiết phải có chi tiêu công để kích thích nhu cầu. Nhiều chủ đề quan trọng của cuốn sách thực ra đã có từ trước, nhưng Keynes là người tổng hợp xuyên suốt các chủ đề này. Keynes cũng là người đưa ra hướng nghiên cứu kinh tế mới:(simultaneous determination) xác định đồng thời các biến số (lao động, thu nhập, lãi suất, và giá) cùng một lúc theo thời gian, thay vì tách rời như trước. Từ đây các nhà kinh tế học bắt đầu sử dụng các mô hình động tổng quan. Keynes cũng nhấn mạnh tới tính ỳ của lương và giá cả (thay vì biến động tức thời như lý thuyết cổ điển). Keynes nhấn mạnh vai trò của Nhà nước trong quản lý kinh tế. Cuối cùng, Kinh tế học Keynes đã tạo cơ sở cho các mô hình kinh tế lượng đẳng thức đồng thời (simultaneous-equation econometric models)sau này phát triển sâu rộng. Sự phát triển Kinh tế học Keynes chính là trung tâm của sự phát triển của Kinh tế học Vĩ mô trong giai đoạn giữa thế kỷ. Nó cũng là thủy tổ của Lý thuyết Cân bằng tổng quan (general-equilibrium) sau này (mà xuất phát từ hai cuốn: Value and Capital của John R. Hicks và Foundations of EconomicAnalysis của Paul A. Samuelson). Tổng hợp Tân cổ điển. Sự ra đời của Lý thuyết Keynes đã tạo ra sự bùng nổ của KTHVM sau Đại chiến thế giới II, đưa KTHVM trở thành một trong hai nhánh quan trọng của kinh tế học, bên cạnh Kinh tế Vi mô (vốn phát triển trước đó từ thếkỷ 19). Tuy nhiên, nó đã tạo ra một ranh giới và khoảng cách ngày càng rộng giữa KTHVM và Kinh tế học Vi mô. Đến những thập niên 1960, khi Kinh tế học Keynes đạt độ chín nhất của mình, thì sự cần thiết phải có cầu nối giữa KTHVM và các nhánh còn lại của kinh tế càng trở nên cấp thiết, từ đó hình thành các cơ sở vi mô (microfoundations) cho KTHVM (macroeconomics). Nói nôm na là thị trường không thể tự vỗ bằng một bàn tay hữu hình lẫn vô hình. Chúng ta không thể chối bỏ cơ chế tự điều chỉnh của thị trường. Cả hai lý thuyết Keynes và Cân bằng cạnh tranh tổng quát đều đúng. Lý thuyết Keynes có thể giải thích các hiện tượng kinh tế trong ngắn hạn, trong khi lý thuyết cân bằng tổng quan giải thích trong dài hạn, khi giá và các yếu tố khác có thể thay đổi tự điều chỉnh đến cân bằng mới. Sự can thiệp của nhà nước có thể làm tăng tốc quá trình điều chỉnh này mà thôi. Sự kết hợp giữa phân tích ngắn hạn của Keynes và mô hình cân bằng dài hạn Walrasian đã bắt đầu được giải quyết có hệ thống từ những nghiên cứu của Don Patinkin trong những năm 1950. Đó chính là sự ra đời và phát triển của Kinh tế học Tân cổ điển. Cốt lõi trong Tân cổ điển bao gồm sự ra đời và phát triển của Ứng xử tối đa hóa lợi ích của cá nhân được áp dụng trong các mô hình của trường phái Keynes. Ví dụ như trong các nghiên cứu của Franco Modigliani và Milton Friedman. Họ đưa ra nền móng vi mô vào mô hình vĩ mô của Keynes. Hay lý thuyết của James Tobin về nhu cầu tài sản lưu động (liquid assets). Có thể nói việc vi mô hóa các mô hình vĩ mô của trường phái Keynes đã bổ sung vào lý thuyết Keynes, thay vì chống lại. Cuộc khủng hoảng 1970s và sự khủng hoảng của Kinh tế học Keynes. Lý thuyết Keynes được áp dụng rộng rãi, trở thành chân lý trong những thập kỷ sau Thế chiến, càng được khẳng định qua sự tăng trưởng thần kỳ của kinh tế trong những năm 1950 và 1960. Tất nhiên vẫn có những ý kiến phêphán (như trên phân tích) nhưng phải chờ đến những năm 1970, sự phản bác lại lý thuyết Keynes mới trở nên mạnh mẽ. Thời kỳ này lạm phát tăng cao trong khi kinh tế tăng trưởng chậm lại, trái với những gì lý thuyết Keynes khẳng định, rằng lạm phát đánh đổi cho tăng trưởng. Lý giải cho sự thất bại trọng giải thích hiện tượng kinh tếnày là: sự đơn giản hóa quá mức các mô hình Kyenes. Keynes đã không biết được rằng lạm phát là do kích cầu quá mức. Những người ra chính sách theo chủ nghĩa Keynes lập luận rằng kích cầu không thể làm tăng lạm phát khi sản lượng vẫndưới mức tiềm năng. Trường phái Tiền tệ chủ nghĩa (Monetarism). Milton Friedman, Karl Brunner, Allan Meltzer Lý thuyết chu kỳ kinh tế thực. Finn Kydland, Edward Prescott, Charles Plosser Trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp. Thập kỷ 1990s trở lại đây với sự xuất hiện của Phân tích cân bằng tổng qua theo thời gian intertemporal general equilibrium analysis thay vì tĩnh (static) như trước. Đó là sự kết hợp phân tích theo dài hạn và ngắn hạn.
1
null
Chu Quý, tên hiệu Hạn Địa Hốt Luật (tiếng Trung: 旱地忽律), là một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc Thủy hử. Ông là một trong 72 Địa Sát Tinh của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc. Xuất thân. Trong tác phẩm Chu Quý được mô tả là một người cao lớn, gò má cao và râu vàng. Ban đầu ông là một thương nhân. Sau một vụ thua lỗ lớn ông gia nhập Lương Sơn Bạc làm nghề cướp của kiếm sống. Chu Quý là một trong những đầu lĩnh sáng lập trên Lương Sơn, cùng với Vương Luân, Đỗ Thiên và Tống Vạn. Ông rất nhanh nhẹn và có khả năng trà trộn tốt nên có tài do thám và làm gián điệp. Ngoại hiệu của ông có nghĩa là "Cá sấu trên cạn". Tại Lương Sơn. Khi cùng đường, Lâm Xung phải trốn lên Lương Sơn Bạc theo lời giới thiệu của Sài Tiến. Ông dừng chân ở một tửu điếm gần Lương Sơn và bị Chu Quý phát hiện ra. Chu Quý được Vương Luân, chủ sơn trại lúc đó, phái xuống mở tửu điếm để do thám và đánh thuốc mê, cướp tài sản nếu có cơ hội. Khi Tiều Cái và sáu người bạn đào tẩu lên Lương Sơn sau vụ cướp kim ngân làm quà sinh nhật của Lương Trung Thư bị bại lộ, Vương Luân không muốn dung họ nên từ chối. Lâm Xung ghét tính cách hẹp hòi của Vương Luân và được Ngô Dụng khích nên đã giết chết Vương Luân. Tiều Cái trở thành chủ sơn trại. Ông tiếp nhận những đầu lĩnh cũ của Vương Luân; trong đó có Chu Quý. Chu Quý tiếp tục trông coi tửu quán ở Lương Sơn. Sau khi chiêu an và qua đời. Khi phân định ngôi thứ, Chu Quý là đầu lĩnh chuyên việc do thám và quản lý tửu điếm phía nam của Lương Sơn. Sau khi nhận chiêu an, ông cùng Tống Công Minh và các đầu lĩnh khác tham gia nhiều chiến dịch đánh dẹp quân Liêu và các lực lượng khác chống đối triều đình nhà Tống. Trong chiến dịch đánh Phương Lạp, ông ngã bệnh tại thành Hàng Châu và qua đời trước khi đánh bại Phương Lạp. Ông được hoàng đế truy tặng danh hiệu "Tiết nghĩa lang".
1
null
Đỗ Huy Kỳ (chữ Hán: 杜輝琪; 1695-1748) là một quan viên là nhà Lê trung hưng. Ông đỗ Đình nguyên Thám hoa khoa Tân Hợi (1731) đời vua Lê Duy Phường, từng làm đến chức Thừa chính sứ Hải Dương, tước Hoa Nhạc bá, sau khi mất được truy tặng chức Lễ bộ Hữu thị lang. Hành trạng. Đỗ Huy Kỳ sinh năm 1695, người tổng Thử Cốc, huyện Thụy Nguyên, phủ Thiệu Thiên, thừa tuyên Thanh Hóa (nay thuộc làng Phong Cốc, xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Tương truyền, thời niên thiếu, ông từng thụ giáo thầy Trần Ân Chiêm, tục gọi quan Nghè Bón (vì ở làng Châu Bội hay làng Bón), sống tại xã Vĩnh Tường xin thụ giáo. Đồng môn với ông có Hà Tông Huân và Trịnh Đồng Giai, về sau đều là những nhà khoa bảng danh tiếng. Sự nghiệp khoa cử của ông, trước đỗ khoa Sĩ Vọng, đến năm 37 tuổi đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ tam danh (Thám hoa) khoa Tân Hợi niên hiệu Vĩnh khánh 3 (1731) đời vua Lê Duy Phường.. Khoa thi này, trong Tam khôi không có Trạng nguyên, Bảng nhãn. Vì vậy, khoa này ông đứng Thủ khoa Đình nguyên. Sự nghiệp quan trường của ông không được rõ. Chỉ biết ông từng làm đến chức Tham nghị, rồi Thừa chính sứ Hải Dương, tước Hoa Nhạc bá. Ông từng được triều đình cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh. Năm Cảnh Hưng Mậu Thìn (1748), sứ bộ của ông lên đường. Tuy nhiên, khi mới đi đến trạm Lã Côi (nay thuộc xã Yên Thường, huyện Gia Lâm) thì lâm bệnh mất. Ông được triều đình thương tiếc, truy tặng chức Lễ bộ Hữu thị lang. Đỗ Huy Kỳ có tiếng hay chữ, có nhiều học trò đỗ đạt như Phan Huy Cẩn, đỗ Hội nguyên Đồng tiến sĩ xuất thân năm 1754. Thờ tự. Hiện nay ông được thờ tại Đình làng Phong Cốc, Xuân Minh, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Đây là ngôi đình cổ, được dân làng Phong Cốc lập cách đây gần 200 năm. Hiện tại đình Phong Cốc được xem là một trong những ngôi đình cổ hoàn toàn bằng gổ lim, to lớn đẹp nhất ở Thọ Xuân, Thanh Hóa.
1
null
Đám tang, đám ma, đám hiếu hay tang lễ là một nghi lễ kết nối với công đoạn xử lý cuối cùng của một xác chết, chẳng hạn như chôn cất hoặc hỏa táng, có những người thân hữu đến tham dự và đưa tiễn. Phong tục tang lễ bao gồm sự phức tạp của tín ngưỡng và tập quán được sử dụng bởi một nền văn hóa để tưởng nhớ và tôn trọng người chết, từ sự can thiệp, đến các di tích, lời cầu nguyện và nghi lễ khác nhau được thực hiện để vinh danh họ. Phong tục khác nhau giữa các nền văn hóa và các nhóm tôn giáo. Động lực thế tục phổ biến cho tang lễ bao gồm để tang người quá cố, kỷ niệm cuộc sống của họ, và cung cấp hỗ trợ và cảm thông cho người mất; Ngoài ra, đám tang có thể có các khía cạnh tôn giáo nhằm giúp linh hồn của người quá cố đến thế giới bên kia, phục sinh hoặc tái sinh. Tang lễ thường bao gồm một nghi thức mà qua đó xác chết nhận được một sự sắp xếp cuối cùng. Tùy thuộc vào văn hóa và tôn giáo, những điều này có thể liên quan đến việc tiêu huỷ thân thể (ví dụ, bằng cách hỏa táng hoặc thiên táng) hoặc bảo quản (ví dụ, bằng cách ướp xác hoặc chôn cất). Niềm tin khác nhau về sự sạch sẽ và mối quan hệ giữa cơ thể và tâm hồn được phản ánh trong các thực hành tang lễ. Một dịch vụ tưởng niệm hoặc lễ kỷ niệm của cuộc sống là một nghi lễ tang lễ được thực hiện mà không có hài cốt của người quá cố. Tổng quan. Các nghi thức tang lễ cũng lâu đời như chính văn hóa loài người, có từ trước thời "người Tinh Khôn" hiện đại và có niên đại ít nhất 300.000 năm trước. Ví dụ, trong Hang Shanidar ở Iraq, trong Hang Pontnewydd ở Wales và tại các địa điểm khác trên khắp Châu Âu và Cận Đông, Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra bộ xương người Neanderthal với một lớp phấn hoa đặc trưng. Sự chôn cất có chủ ý và sự tôn kính dành cho người chết này đã được giải thích là cho thấy người Neanderthal có niềm tin tôn giáo, mặc dù bằng chứng không phải là không rõ ràng - trong khi người chết rõ ràng được chôn cất có chủ ý, loài gặm nhấm đào hang có thể đã kéo theo những bông hoa này. Tài liệu nghiên cứu đa văn hóa và lịch sử đáng tin cậy là một nguồn lực ổn định, độ tin cậy cao trong các cộng đồng văn hoá. Phong tục tang lễ có xu hướng được đặc trưng bởi năm "mũi nhọn chính": biểu tượng quan trọng, cộng đồng tập hợp, hành động nghi lễ, di sản văn hóa và sự chuyển tiếp của tử thi. Tang lễ theo tôn giáo. Bahá'í giáo. Tang lễ trong Tín ngưỡng Bahá'í được đặc trưng bởi không ướp xác, cấm hỏa táng, sử dụng một quan tài bằng gỗ hoặc gỗ cứng, bọc cơ thể bằng lụa hoặc bông, chôn cất không xa hơn một giờ (bao gồm cả các chuyến bay) từ nơi chết và đặt một chiếc nhẫn trên ngón tay của người quá cố nói rằng: "Tôi đến từ Thiên Chúa và trở về với Ngài, tách ra khỏi tất cả để cứu Ngài, giữ vững Danh Ngài, Người Thương xót, Từ bi." Dịch vụ tang lễ Bahá'í cũng chứa lời cầu nguyện duy nhất được phép đọc thành một nhóm - lời cầu nguyện tập thể, mặc dù hầu hết lời cầu nguyện được đọc bởi một người trong đám đông. Người quá cố Bahá'í thường kiểm soát một số khía cạnh của dịch vụ tang lễ Bahá'í, kể từ khi để lại di nguyện và Thánh kinh là một yêu cầu đối với Bahá'ís. Khi không có giáo sĩ Bahá'í, việc phục vụ lễ tang thường được tiến hành dưới vỏ bọc, hoặc với sự hỗ trợ của, một Hội đồng Tâm linh Địa phương. Phật giáo. Một đám tang Phật giáo đánh dấu bước chuyển từ kiếp này sang kiếp khác cho người quá cố. Đồng thời cũng gợi nhắc lại cuộc sống của chính người mất. Công giáo. Các đông đồ có nhiều giáo phái khác nhau thực hiện các nghi thức tang lễ khác nhau, nhưng hầu hết liên quan đến việc cầu nguyện, đọc thánh thư từ Kinh Thánh, một bài giảng, bài giảng, hoặc bài điếu văn, và âm nhạc. Một vấn đề đáng quan tâm khi thế kỷ 21 bắt đầu là việc sử dụng âm nhạc thế tục trong các đám tang Kitô giáo, một phong tục thường bị Giáo hội Công giáo La Mã cấm. Theo truyền thống, quá trình chôn cất trong Kitô giáo diễn ra trên phần đất đã được tận hiến như các vùng đất Thánh. Phương thức chôn cất thay vì một quá trình tiêu huỷ như hỏa táng, là tập tục truyền thống giữa các Kitô hữu, vì niềm tin vào sự phục sinh của cơ thể. Hỏa táng sau đó được sử dụng rộng rãi, mặc dù một số giáo phái cấm điều này. Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ cho biết "Giáo hội nghiêm túc khuyến nghị rằng nên tuân thủ phong tục ngoan đạo chôn cất thi thể của người quá cố; tuy nhiên, Giáo hội không cấm hỏa táng trừ khi được chỉ định vì lý do trái với giáo lý Kitô giáo" (luật lệ 1176.3). Khăn trong đám tang. Văn hóa chứt và quấn khăn trong đám tang thể hiện sự tiếc thương của các thành viên có liên quan đến người đã mất là con, cháu, chắt ruột hoặc cháu, chắt họ. Nghĩa là người có khăn tang trong đám tang ma đều là người có quan hệ họ hàng với người mất. Người là hàng (bề) trên của người mất nghĩa là cô, dì, chú, bác, ông, bà người mất thì không phải chịu khăn tang. Bạn bè, thân quen, hàng xóm, láng giềng khi viếng không chứt hoặc quấn khăn. Văn hóa khăn, áo tang: Lăng mộ lịch sử. Trung Quốc. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Vị hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Tần, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng nằm ở huyện Lintong của Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng là một trong những di sản thế giới ở Trung Quốc. Tính năng và kích thước đáng chú ý của nó đã được biết đến như một trong những di tích lịch sử quan trọng nhất ở Trung Quốc. Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Quốc. Lăng được xây dựng vào năm 247 TCN sau khi ông trở thành hoàng đế của Triều đại nhà Tần. Lăng của Trung Quốc cổ đại có những đặc điểm độc đáo so với các nền văn hóa khác. Người Trung Quốc cổ đại cho rằng linh hồn vẫn tồn tại ngay cả sau khi chết, (linh hồn bất tử) coi các tập tục tang lễ là một truyền thống quan trọng. Từ lịch sử lâu đời của họ, việc xây dựng các lăng mộ đã phát triển theo thời gian, tạo ra [[lăng] hoàng đế cổ đại hoành tráng và đồ sộ. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy hơn 8.000 bức tượng có kích thước thật giống như một đội quân xung quanh lăng mộ của hoàng đế. Mục đích chính của việc bố trí [[Đội quân đất nung]] là để bảo vệ lăng mộ của hoàng đế. Các tượng được làm bằng đất sét và các mảnh gốm. Đội quân đất nung mô tả lại binh lính, ngựa, quan chức chính phủ và thậm chí cả nhạc công. Tất cả các số liệu đã được thực hiện rất nhạy bén và tinh tế. Cách sắp xếp và vũ khí họ mang theo hoàn toàn giống với vũ khí thật vào thời điểm đó. Hơn nữa, các đặc điểm trên khuôn mặt của họ không giống nhau mà có các đặc điểm và chi tiết độc đáo. Lăng mộ hoàng gia của triều đại nhà Minh và nhà Thanh. [[Tập tin:Ming Dynasty Tomb.jpg|thumb|Lăng mộ nhà Minh ở Bắc Kinh, Trung Quốc.]] Lăng mộ Hoàng gia của các triều đại nhà Minh và nhà Thanh được đưa vào [[Di sản Thế giới]]. Ba lăng mộ hoàng gia của nhà Tần được khắc thêm vào năm 2000 và 2003. Ba ngôi mộ đều được xây dựng vào thế kỷ 17. Các ngôi mộ được xây dựng để ca ngợi các hoàng đế của [[Nhà Thanh|Triều đại nhà Thanh]] và tổ tiên của họ. Theo truyền thống, người Trung Quốc tuân theo [[Phong thủy]] để xây dựng và trang trí nội thất. Tất cả các ngôi mộ đều được thực hiện nghiêm ngặt theo thuyết Phong Thủy. Sự hài hòa giữa kiến trúc và cấu trúc địa hình xung quanh được coi là một phần không thể thiếu của tự nhiên. Theo thuyết Phong Thạch, muốn xây mộ thì phải có núi ở phía bắc và vùng đất thấp ở phía nam. Phía tây và phía đông đều phải cách sông. Lăng mộ Hoàng gia của các triều đại nhà Minh và nhà Thanh thể hiện rõ truyền thống văn hóa và kiến trúc đã ảnh hưởng đến khu vực này trong hơn 500 năm. Có một sự hài hòa tuyệt vời giữa thiên nhiên xung quanh và kiến trúc. Trong văn hóa Trung Quốc, những ngôi mộ được coi là một cổng thông tin giữa thế giới của người sống và người chết. Người Trung Quốc tin rằng cánh cổng sẽ chia linh hồn thành hai phần. Một nửa linh hồn sẽ lên thiên đàng, và nửa còn lại sẽ ở trong cơ thể vật chất. Quốc tang. Các nhân vật cấp cao của quốc gia như nguyên thủ quốc gia, chính trị gia lỗi lạc, nhân vật quân sự, anh hùng dân tộc và nhân vật văn hóa lỗi lạc có thể được tổ chức [[quốc tang]]. Thu xếp cuối cùng. Các phương pháp xử lý phổ biến là: Hiến tạng, hiến xác. Một số người [[Hiến xác|hiến tặng cơ thể của họ]] cho [[trường y khoa]] để sử dụng trong nghiên cứu hoặc giáo dục. Sinh viên y khoa thường xuyên nghiên cứu giải phẫu từ xác chết được hiến tặng; xác chết cũng hữu ích trong nghiên cứu pháp y. Trong một số điều kiện y tế, chẳng hạn như cắt cụt chi hoặc các cuộc phẫu thuật khác nhau có thể khiến tử thi không phù hợp cho những mục đích này; trong các trường hợp khác, cơ thể của những người mắc một số bệnh lý nhất định rất hữu ích cho việc nghiên cứu các bệnh lý đó. Nhiều trường y dựa vào việc hiến xác để giảng dạy giải phẫu học. Cũng có thể sắp xếp để [[Hiến tạng|hiến tạng]] và [[Hiến tạng#Hiến mô|mô]] sau khi chết để điều trị cho người bệnh, hoặc thậm chí toàn bộ tử thi để nghiên cứu pháp y tại [[trại thi thể]]. Liên kết ngoài. Funeral Program Templates [[Thể loại:Tập tục chôn cất]] [[Thể loại:Nghi lễ]] [[Thể loại:Đám tang| ]]
1
null
Luy Tổ (), còn gọi Tây Lăng Thị (西陵氏), là một nhân vật nữ trong truyền thuyết Trung Quốc. Theo đó, bà là vợ cả của Hoàng Đế Công Tôn Hiên Viên và là người đầu tiên chế ra việc nuôi tằm với điển tích Luy Tổ thủy tằm (嫘祖始蚕). Huyền tích. Theo Sử Ký Tư Mã Thiên, phần "Ngũ Đế bản kỷ" thì Luy Tổ xuất thân từ Tây Lăng Thị, được Hoàng Đế cưới làm vợ chính thất và sinh ra ba con trai: Thanh Dương, Vân Trạch và Xương Ý, người sinh ra Chuyên Húc Cao Dương Thị. Theo các truyền thuyết về sau thêm vào, sau khi Hoàng Đế chính thức đăng cơ thì Luy Tổ được phong làm Vương phi. Bà đặt ra tam cung lục viện và quy định các phép tắc nghi lễ của hậu cung rất chi tiết và chặt chẽ. Một lần, Luy Tổ cùng các thứ phi khác và cung nữ đang ngồi chơi ở vườn thượng thì bất chợt bà để ý thấy trên cây dâu có con tằm nhả tơ óng ánh, bà liên tưởng đến các sợi tơ kia liên kết với nhau để tạo ra chất liệu vải lụa nên sai cung nữ thực hành ngay. Thời bấy giờ, con người chưa có quần áo mặc mà chỉ quấn lá cây để che thân mà thôi, bà chế ra chiếc thoi dệt dùng để quay tơ lấy kén từ nhộng tằm. Lúc đầu dệt thành tấm to để quấn xung quanh người cho thật kín, rồi bà lại nghiên cứu ra cách cắt theo cơ thể người xỏ qua ống chân ống tay rất công phu kỹ lưỡng. Sách Tùy thư - "Lễ nghi chí" cũng gọi bà là Tiên Tằm (先蚕), tức vị của thủy tầm. Sách "Thông giám ngoại kỷ" (通鉴外纪) cũng ghi chép tương tự.
1
null
Sa nhân, sa nhân đỏ, sa nhân thầu dầu, dương xuân sa hay mè tré bà (danh pháp hai phần: Wurfbainia villosa) là loài thực vật thuộc họ Gừng. Nó được João de Loureiro mô tả lần đầu tiên theo mẫu thu thập tại Quy Nhơn và Phú Yên dưới danh pháp "Amomum villosum". Năm 2018 Jana Leong-Škorničková và Axel Dalberg Poulsen chuyển nó sang chi "Wurfbainia". Phân bố. Bangladesh, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc (trung nam và đông nam, bao gồm Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), Việt Nam. Môi trường sống là rừng, được gieo trồng ở nơi ẩm ướt và có bóng râm trong rừng thưa; ở cao độ 100–800 m. Loài này được trồng ở khắp vùng Đông Nam Á và Hoa Nam. Mô tả. Cây cao (1-)1,5–3 m. Thân rễ mọc nhô cao trên mặt đất, được bọc trong các bẹ màu nâu, giống như vảy. Lá không cuống hoặc gần như không cuống; bẹ lá có các mảng hình vuông như lưới, lõm xuống; lưỡi bẹ hình bán nguyệt, 3–5 mm; phiến lá hình mũi mác đến thẳng, 25-35 × 3–7 cm, nhẵn nhụi, đáy thuôn tròn, đỉnh hình đuôi. Cụm hoa dạng bông, hình elipxoit; cuống 4–8 cm, các bẹ giống như vảy màu nâu hoặc xanh lục, hình elip; lá bắc hình mũi mác, khoảng 1,8 cm × 5 mm; lá bắc con hình ống, khoảng 1 cm. Đài hoa màu trắng, khoảng 1,7 cm, hơi có lông tơ, đỉnh 3 răng. Ống tràng hoa khoảng 1,8 cm; các thùy màu trắng, hình trứng ngược thuôn dài, 1,6–2 cm × 5–7 mm. Cánh giữa môi dưới màu trắng với gân giữa màu vàng nhuốm màu tía, 2 đốm màu tía ở đáy và đỉnh màu vàng, hình tròn-hình thìa, rộng 1,6–2 cm, gân giữa lồi, đáy co hep lại thành vuốt, đỉnh uốn ngược, 2 khe. Chỉ nhị 5–6 mm; bao phấn khoảng 6 mm; phần phụ liên kết 3 thùy, thùy trung tâm hình bán nguyệt, khoảng 3 × 4 mm, các thùy bên có tai. Bầu nhụy có lông tơ màu trắng. Quả nang màu tía, xanh lục hoặc ánh nâu khi thuần thục và còn tươi, màu nâu khi khô, hình elipxoit, 1,5-2 × 1,2–2 cm, với các gai phân nhánh hoặc đơn giản, mềm. Hạt nhiều góc cạnh, mùi thơm nồng. Ra hoa tháng 5-6, tạo quả tháng 8-9. Sử dụng. Hạt sa nhân đỏ sau khi chín sẽ khô và có mùi thơm nồng, được dùng làm gia vị và làm thuốc trong đông y. Tên gọi khác. Tại Trung Quốc người ta gọi nó là 春砂仁 (xuân sa nhân).
1
null
Mark Wayne Salling (sinh ngày 17 tháng 8 năm 1982 – ngày 30 tháng 1 năm 2018) là một diễn viên, ca sĩ-nhạc sĩ người Mỹ. Anh được biết đến với vai Noah "Puck" Puckerman trong sê ri phim truyền hình "Glee". Tiểu sử. Mark được sinh ra ở Dallas, Texas, là con út của Condy Sue (nhũ danh Wherry), thư ký, và John Robert Salling, Jr., kế toán. Anh học tại nhà từ khi còn nhỏ và theo đạo Cơ đốc. Anh học tiểu học tại Providence Christian School và Our Redeemer Lutheran. Sau đó anh theo học tại Culver Military Academy nhưng không tốt nghiệp mà tốt nghiệp ở Lake Highlands High School vào năm 2001. Khi đang học trung học, anh là thành viên trong đội vật của trường. Sau khi tốt nghiệp trung học, anh học đại học tại Los Angeles Music Academy College of Music ở Pasadena, California và bắt đầu học chơi ghi-ta cũng như dạy ghi-ta để kiếm sống. Sự nghiệp. Sự nghiệp âm nhạc. Mark hát, sáng tác và sản xuất nhạc cho chính mình, cũng như chơi dương cầm, ghi-ta, bass và trống. Album đầu tay của anh "Smoke Signals" (dưới nghệ danh "Jericho") được phát hành ngày 8 tháng 2 năm 2008, bởi hãng đĩa Jericho Records. Ngày 25 tháng 10 năm 2010, Mark cho ra mắt một album rock/jazz tên "Pipe Dreams", lấy cảm hứng từ Alice in Chains, Nine Inch Nails Miles Davis và Herbie Hancock. Album được phát hành bởi Pipe Dreams Records, hãng đĩa riêng của Mark (hợp tác với Fontana Distribution). Anh đóng vai trò là người sáng tác, biểu diễn và sản xuất của tất cả các ca khúc trong album. Đĩa đơn đầu tiên, "Higher Power", được phát hành vào ngày 1 tháng 8 năm 2010. Trong sê ri phim truyền hình "Glee" anh đã trình bày nhiều ca khúc solo và song ca, trong đó có "Sweet Caroline", "Only the Good Die Young", "The Lady Is a Tramp", "Run Joey Run", "Beth" và "Good Vibrations." Trong khi đang ghi hình, Mark sáng tác một ca khúc và quay một video tên là "Chillin' on Glee'" với sự góp mặt của nhiều bạn diễn và thành viên đoàn làm phim. Sự nghiệp diễn xuất. Mark tham gia các bộ phim "" năm 1996 cùng với Naomi Watts và "The Graveyard" năm 2006. Kiện cáo. Tháng 1 năm 2013 Mark bị một người phụ nữ cáo buộc rằng anh ép cô ta quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su. Anh phủ nhận lời buộc tội và đã khởi kiện cô ta tội xúc phạm nhân phẩm. Qua đời. Ngày 30 tháng 1 năm 2018 (theo giờ Los Angeles, Hoa Kỳ), Mark được phát hiện đã treo cổ tự tử.
1
null
Từ Câu vương () là tên 1 vị quân chủ của nước nước Từ, căn cứ theo nhiều sử liệu thì ông cai trị quốc gia này vào khoảng đầu thời Tây Chu trong lịch sử Trung Quốc. Trong suốt quá trình trên 1500 năm tồn tại, nước Từ luôn là quốc gia lớn mạnh khiến nhiều nước khác phải dè chừng, tuy danh nghĩa vẫn là một nước chư hầu nhưng nước này quan hệ với nhà Hạ và nhà Thương cũng tương đối độc lập. Sử sách không chép hết được đầy đủ danh sách của các đời vua nước Từ, một nước lớn có lẽ có nhiều ghi chép nhưng các sách đó khả năng bị thiêu hủy vào đời Tần Thủy Hoàng thì đúng hơn. Trước đây nước Từ được thụ phong ở khu vực huyện Đàm Thành thuộc tỉnh Sơn Đông ngày nay. Đến khi Từ Câu vương lên ngôi đã dời đô sang huyện Tứ thuộc tỉnh An Huy ngày nay. Ở địa bàn mới nước Từ chinh phục được nhiều dân tộc du mục láng giềng mở mang lãnh thổ chăm lo phát triển kinh tế khiến quốc gia thịnh vượng. Từ thời Chu công Đán đến thời Chu Thành vương, Chu Khang vương, chiến tranh giữa triều đình Tây Chu và nước Từ diễn ra hết sức thường xuyên. Năm thứ nhất đời Chu Thành vương, tức 1042 TCN, nước Từ từng tham gia vào cuộc phản loạn chống lại triều đình Chu do các tàn dư quý tộc triều Thương đứng đầu là Vũ Canh tiến hành- lịch sử gọi là loạn Tam giám (三監之亂). Từ tử tự xưng là Từ Câu vương, chống lại chiến dịch đông chinh của Chu công Đán. Từ Câu vương từng khởi binh trực tiếp tiến đánh triều Chu, tiến đánh thẳng vào vùng ven bờ Hoàng Hà, người nước Từ tự hào rằng "tiên quân Câu Vương tây thảo vu Hà".
1
null
Trận Saumur, còn gọi là Cuộc phòng ngự sông Loire, là một trận đánh trong Trận chiến nước Pháp trên Mặt trận phía Tây của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, khi các thiếu sinh quân sĩ quan của Trường kỵ binh Saumur (tiếng Pháp: "École de cavalerie"), cùng với lính bắn súng trường của Pháp đến từ Algérie và những binh sĩ đã trở lại Pháp sau cuộc rút chạy Dunkerque, kháng cự quân đội Đức Quốc xã trên sông Loire. Giao chiến chủ yếu diễn ra ở Saumur và Gennes. Trong suốt hai ngày, 2.500 binh lính của Pháp, được trang bị yếu kém và thiếu kinh nghiệm chiến trường, đã chống cự quyết liệt trước Sư đoàn Kỵ binh số 1 của Đức, mặc dù Thống chế Philippe Pétain đã ký kết hiệp định đầu hàng và ra lời kêu gọi ngừng bắn. Vì thế, các thiếu sinh quân Saumur đôi khi được coi là lực lượng đầu tiên của Kháng chiến quân Pháp, cũng như là đội quân cuối cùng bảo vệ tuyến phòng thủ Maginot của quân đội Pháp. Trong cuộc giao chiến, thị trưởng thành phố Saumur, vốn đã không thể thuyết phục Michon chiến đấu, giúp thị dân đến trú ẩn ở các hầm và hang động. Cuộc chống cự của các thiếu sinh quân Pháp bị buộc phải chấm dứt khi họ không còn đạn dược. Khi được thuyết phục rằng sự hy sinh thêm tính mạng của các binh lính trẻ chỉ còn là vô ích và Michon theo phải tuân thủ hiệp đình đầu hàng của Pháp, viên đại tá đã dẫn một nhóm quân tới Fontevraud và về phía bên kia của ranh giới của khu vực vừa mới nằm dưới quyền kiểm soát của Chính phủ Vichy. Phần còn lại của quân phòng thủ bị bắt làm tù binh nhưng được đối xử tốt, mà một phần là do những binh sĩ đã chiến đấu với họ thuộc về Sư đoàn Kỵ binh số 1 của Đức, vốn cũng xuất thân từ tầng lớp thượng lưu và có truyền thống quân sự. Nhiều binh lính của Sư đoàn này đã học Trường Kỵ binh Hanover nổi danh. Không lâu sau đó, các tù binh Pháp đã được thả ra thay vì bị giam cầm như phần lớn lính Pháp trong chiến dịch năm 1940. Sự pháo kích của quân đội Đức trong trận Saumur đã phá hủy các nhà thờ St. Pierrev và St. Nicolas. Vào buổi sáng ngày 21 tháng 6 năm 1940, quân đội Đức tiến vào Saumur. Trước khi quân Đức bị đánh đuổi khỏi Saumur vào ngày 30 tháng 8 năm 1944, thành phố đã hứng chịu một trận công pháo khốc liệt khác – lần này là của quân Đồng Minh.
1
null
John Shelby "Jack" Spong (sinh ngày 16 tháng 6 năm 1931 - 2021) là một Giám mục đã về hưu của Giáo hội Giám nhiệm Hoa Kỳ. Từ năm 1979 đến năm 2000 ông là Giám mục của Giáo phận Newark (nằm tại Newark thuộc New Jersey). Ông là một nhà thần học theo chủ nghĩa tự do và là người kêu gọi một sự tái xem xét triệt để niềm tin Kitô giáo khỏi thuyết hữu thần và các giáo thuyết bảo thủ. Tiểu sử. John Shelby Spong sinh ngày 16 tháng 6 năm 1931 tại Charlotte, North Carolina, lớn lên ông theo học tại các trường cộng đồng ở địa phương. Ông tốt nghiệp cấp bậc danh dự Phi Beta Kapp tại UNC vào năm 1952, và nhận bằng Thạc sĩ Thần học tại Chủng viện Thần học Giám nhiệm ở Alexandria, Virginia. Hiện nay, chủng viện này và Đại học Saint Paul, Virginia đều cấp bằng Tiến sĩ Thần học danh dự cho Spong. John Shelby Spong viết: "[I have] immerse[d] myself in contemporary Biblical scholarship at such places as Union Theological Seminary in New York City, Yale Divinity School, Harvard Divinity School and the storied universities in Edinburgh, Oxford and Cambridge." Spong làm mục sư ở Nhà thờ Giám nhiệm Thánh Giuse ở Durham, North Carolina từ năm 1955 đến 1957; ông là mục sư đầu tiên công tác tại nơi này. Từ năm 1957 đến 1965 ông làm mục sư tại giáo phận Calvary tại Tarboro, North Carolina; năm 1965-69 là mục sư tại Nhà thờ Giám nhiệm Thánh Gioan ở Lynchburg, Virginia; và trong khoảng 1969-76 là mục sư tại Nhà thờ Giám nhiệm Thánh Phaolô ở Richmond, Virginia. Ông từng giảng dạy tại nhiều chủng viện thần học lớn trên Hoa Kỳ, chủ yếu là Trường Thần học Harvard. John Shelby Spong về hưu vào năm 2000. Spong mô tả cuộc đời mình giống như một sự thay đổi từ tư tưởng bảo thủ và lối hiểu cứng nhắc, giáo điều về Thánh kinh chuyển sang một quan niệm rộng rãi và dung hòa hơn đối với Kitô giáo. Trong một buổi phỏng vấn năm 2013, Spong đã ghi ơn một giám mục Anh giáo quá cố, ông John Robinson, xem ông này như là người hướng dẫn Spong trong cuộc đời. Spong nói rằng sau khi đọc những bài viết của Robinson trong thập niên 1960, ông và Robinson đã nảy sinh tình bạn và mối quan hệ thầy-trò trong suốt thời gian dài. Spong cũng vinh danh thầy Robinson trong trang mở đầu của tác phẩm "A New Christianity for a New World" (2002). John Shelby Spong cũng nhận nhiều giải thưởng, trong đó có giải "Nhà Nhân bản của năm" ("Humanist of the Year") vào năm 1999, Spong là một trong những người tham gia vào chương trình DVD "Living the Questions" và là khách mời của nhiều chương trình truyền hình quốc gia, tỉ như "The Today Show", "Politically Incorrect" với Bill Maher, "Dateline NBC", "60 Minutes", và "Larry King Live"). Lịch làm việc của Spong cho thấy ông thường xuyên đi diễn thuyết và giảng dạy tại nhiều nước trên thế giới. John Shelby Spong là anh em họ của cựu Thượng nghị sĩ bang Virginia, đảng viên Đảng Dân chủ Hoa Kỳ, là ông William B. Spong, Jr.. Trong cuộc bầu cử lúc đó, William Spong là người đã đánh bại Thượng nghị sĩ hiện tại Absalom Willis Robertson, cha của nhà truyền giáo Pat Robertson. Colin Cox đã dàn dựng một vở kịch mang tên "A Pebble In My Shoe" nói về cuộc đời của John Shelby Spong, và vở này được sản xuất bởi công ty Will & Company. Spong từng xem vở kịch này ít nhất mười hai lần tại nhiều nơi ở Hoa Kỳ. Các tác phẩm. Những tác phẩm của Spong viết dựa theo các nguồn dẫn trong Kinh thánh hoặc ngoài Kinh thánh, và chúng ảnh hưởng bởi lối phân tích mang tính phê phán của thời hiện đại (Spong, 1991). Spong đại diện cho một trường phái phân tích Thánh kinh ảnh hưởng bởi thuyết phổ biến của Peter Abelard và chủ nghĩa hiện sinh của Paul Tillich, nhà thần học mà Spong yêu thích. Mô típ chủ đạo trong các trước tác của Spong đó là: cách hiểu và diễn giải truyền thống, theo nghĩa đen từng câu từng chữ trong Kinh thánh không phải là cách hiểu đúng, và kiểu diễn giải đó không thể hiện chân thật tình trạng của cộng đồng Kitô hiện đại. Ông cho rằng người ta cần phải có một cách diễn giải khác về Kinh thánh, dựa trên nền tảng của tri thức và tình thương, và phải tương thích với kiến thức hiện đại về vũ trụ và thế giới. Theo Spong, thuyết hữu thần không còn là phương tiện đáng tin để giải thích về bản chất của Thiên Chúa. Ông bộc bạch rằng, lý do mình theo đạo Kitô vì ông tin rằng Chúa Giêsu là người thể hiện hình ảnh một vị Chúa đầy tình thương và giàu đức hy sinh, và đó mới là ý nghĩa đích thực của câu nói "Giêsu là Thiên Chúa" (Spong, 1994 và Spong, 1991). Spong khẳng định rằng, Giêsu là người phàm được Thiên Chúa nhận làm con (Born of a Woman 1992) và đó là cách để Giêsu có thể trở thành hiện thân của Thiên Chúa. John Shelby Spong là người đã lên tiếng bác bỏ những học thuyết như Maria Đồng trinh (Spong, 1992) hay người chết sống lại (Spong, 1994). Ông cũng phê phán văn kiện "Dominus Iesus" ban hành bởi Bộ Giáo lý Đức tin của Giáo hội Công giáo, vì văn kiện đó tuyên bố chỉ có Giáo hội Công giáo là giáo hội chân thật duy nhất và Giêsu là Đấng Cứu thế duy nhất của nhân loại. Spong cũng tích cực ủng hộ việc nhà thờ phải theo kịp những thay đổi diễn ra trong xã hội. Ông kêu gọi cho một cuộc Cải Cách mới, yêu cầu phải thay đổi nhiều tín điều cơ bản trong Kitô giáo trước đây. Ý kiến của Spong bị một số nhà thần học chỉ trích, đặc biệt là cựu Tổng giám mục Canterbury Rowan Williams. Nhưng Spong đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của một số người khác, ví dụ như Michael Miller của Chủng viện Thần học Báptít Phương Nam (SBTS).
1
null
John Clayton Mayer (sinh ngày 16 tháng 10 năm 1977) là một ca sĩ, nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc thể loại pop rock/pop/blues rock người Mỹ. Sinh ra tại Bridgeport, Connecticut và lớn lên tại Fairfield, Connecticut, anh đã theo học tại trường Cao đẳng âm nhạc Berklee (Berklee College of Music) ở Boston. Anh đã chuyển tới Atlanta vào năm 1997 - nơi anh định hình phong cách của mình và hiện tại anh đang sống ở Montana. Hai album phòng thu đầu tiên của anh, "Room for Squares" và "Heavier Things" rất thành công về mặt thương mại, đạt được chứng nhận bạch kim nhiều lần. Vào năm 2003, Mayer giành được giải thưởng Grammy đầu tiên của mình ở hạng mục Nam nghệ sĩ có màn trình diễn Pop xuất sắc nhất với ca khúc "Your Body Is a Wonderland". Mayer bắt đầu sự nghiệp với chủ yếu là thể loại acoustic rock, nhưng dần chuyển sang thể loại blues vào năm 2005 bằng việc hợp tác với những nghệ sĩ blues huyền thoại như B.B.King, Buddy Guy và Eric Clapton và lập nên nhóm nhạc John Mayer Trio. Sự ảnh hưởng của blues có thể được nhận ra rõ nét qua album live năm 2005 "Try!" của anh cùng nhóm John Mayer Trio và album phòng thu thứ ba "Continuum"- được ra mắt vào tháng 9 năm 2006. Tại Lễ trao giải Grammy lần thứ 49 vào năm 2007, Mayer giành được giải Album nhạc Pop xuất sắc nhất cho "Continuum" và Nam nghệ sĩ có màn trình diễn nhạc Pop xuất sắc nhất cho "Waiting on the World to Change". Anh đã cho ra mắt album phòng thu thứ tư, "Battle Studies" vào tháng 11 năm 2009. Album thứ năm của anh, "Born and Raised"- album mà chứng kiến một phong cách âm nhạc hoàn toàn khác, đã được tung ra vào tháng 5 năm 2012. Anh đã bán được hơn 10 triệu album ở Mỹ và hơn 20 triệu bản trên toàn thế giới. Thời thơ ấu. John Clayton Mayer sinh ngày 16 tháng 10 năm 1977 tại Bridgeport, Connecticut. Anh là con thứ hai trong một gia đình trung lưu có ba người con, mẹ là Margaret -một giáo viên tiếng Anh và bố là Richard - một hiệu trưởng trường cấp 3. Anh lớn lên tại Fairfield, Connecticut. Cha anh là người Do Thái, và Mayer đã từng nói anh ấy "có liên hệ đến đạo Do Thái". Anh theo học tại trường Trung học Fairfield Warde ở Farfield. Sau khi xem màn trình diễn guitar của Michael J. Fox trong vai Marty McFly trong bộ phim Back to the Future, Mayer trở nên đam mê nhạc cụ, và khi bước sang tuổi 13, anh được bố thuê cho một chiếc guitar. Một người hàng xóm tặng Mayer một chiếc cát-xét của Stevie Ray Vaughan - người mà đã truyền cho Mayer niềm yêu thích nhạc blues. Mayer bắt đầu theo học lớp guitar từ một người chủ cửa hiệu guitar ở khu vực, Al Ferrante. Mayer tập trung vào việc chơi guitar đến nỗi bố mẹ anh đã đưa anh đi khám tâm lý hai lần, nhưng Mayer được chẩn đoán là không có bệnh. Mayer nói rằng những trận cãi vã của bố mẹ đã khiến anh "biến mất và tạo nên thế giới của riêng mình mà tôi có thể tin vào". Sau hai năm tập luyện, anh bắt đầu chơi tại những quán bar phong cách blues trong khu vực khi anh vẫn còn học trung học. Ngoài việc biểu diễn solo, anh còn là thành viên của một nhóm nhạc tên là Villanova Junction (đặt theo tên một bài hát của Jimi Hendrix) cùng với Tim Procaccini, Joe Beleznay và Rich Wolf. Mayer từng cân nhắc việc không học đại học để theo đuổi sự nghiệp âm nhạc, nhưng sự phản đối của bố mẹ khiến anh không thể làm vậy. Khi Mayer 17 tuổi, anh bị chứng rối loạn nhịp tim và phải nhập viện một tuần. Nhớ lại lần bị bệnh, Mayer đã nói: "Đó là thời điểm mà con người nhạc sĩ trong tôi được sinh ra." và anh đã đặt bút viết những lời bài hát đầu tiên vào đêm trở về nhà từ bệnh viện. Không lâu sau đó, anh lại bắt đầu bị hoảng loạn, và sống với nỗi sợ phải vào bệnh viện tâm thần. Anh tiếp tục kiểm soát những thời kỳ như vậy với thuốc Xanax, một loại thuốc chống lo lắng. Sau khi tốt nghiệp, anh đã làm việc trong 15 tháng tại một trạm gas đến khi tiết kiệm được đủ tiền để mua một chiếc guitar năm 1996 của Stevie Ray Vaughan hiệu Strartocaster. Sự nghiệp. Khởi nghiệp. John Mayer từng theo học trường Cao đẳng Âm nhạc Berklee (Berklee College of Music) ở Boston, Massachusetts vào năm 19 tuổi. Tuy nhiên chỉ sau hai học kì, anh đã chuyển đến Atlanta cùng với Clay Cook, một người bạn học cùng trường. Tại Atlanta họ thành lập một nhóm nhạc hai người có tên là LoFi Masters và bắt đầu biểu diễn tại các quán cafe địa phương và các tụ điểm âm nhạc như Eddie's Attic. Theo lời Cook, họ bắt đầu có sự khác biệt về phong cách vì Mayer muốn nhiều chất Pop hơn trong âm nhạc của mình. Vì lý do đó nên ban nhạc tan rã và đây chính là điểm khởi đầu cho sự nghiệp solo của Mayer. Với sự giúp đỡ của nhà sản xuất âm nhạc và kỹ sư trong vùng - Glenn Matullo, Mayer ghi âm album ngắn (EP) độc lập "Inside Wants Out". Cook đồng sáng tác nhiều ca khúc trong album, trong đó có ca khúc thương mại đầu tiên được ra mắt của Mayer - "No Such Thing". Album ngắn chứa 8 bài hát, trong đó Mayer là giọng ca và tay chơi guitar chính. Dù vậy đóng góp duy nhất của Oook là giọng ca hỗ trợ trong bài hát "Comfortable". Trong bài hát mở đầu, "Back To You", một nhóm nhạc đầy đủ được thành lập, bao gồm nhà đồng sản xuất album David "DeLa" LaBruyere với vai trò guitar bass. Mayer và LaBruyere sau đó bắt đầu biểu diễn suốt Georgie và các bang lân cận. Thành công ban đầu. Danh tiếng của John Mayer bắt đầu lan rộng và Aware Records đã chú ý đến anh qua một buổi biểu diễn vào tháng 3 năm 2000. Sau khi đưa anh vào trình diễn tại Aware Festival, vào đầu năm 2001, Aware phát hành album chủ đề chỉ thông qua internet, "Room For Squares". Vào tháng 12 năm 2001, hãng đĩa Columbia đã remix và phát hành lại album này. Bìa của album được cập nhật và bài hát "3x5" được thêm vào. Đây là một phần của màn ra mắt dưới hãng đĩa chính. Album phát hành lại còn bao gồm các bản phòng thu của 4 bài hát đầu tiên từ album độc lập của anh, "Inside Wants Out". Đến cuối năm 2002, "Room For Squares" đã tạo nên một vài bản hit trên sóng radio, trong đó có "No Such Thing," "Your Body Is a Wonderland", và cuối cùng là "Why Georgia". Vào năm 2003, Mayer giành được giải Grammy cho hạng mục Trình diễn nam xuất sắc nhất thể loại nhạc Pop cho bài hát "Your Body Is a Wonderland". Khi nhận giải, anh phát biểu: "This is very, very fast, and I promise to catch up" đồng thời ví bản thân mình như ở tuổi 16 một cách ẩn dụ, khiến nhiều người hiểu nhầm rằng anh mới chỉ 16 tuổi ở thời điểm đó. Năm 2003 John Mayer phát hàng một đĩa CD và DVD live của một concert tại Birmingham, Alabama có tên gọi "Any Given Thursday". Điểm nổi bật của buổi concert là những bài hát chưa được thu âm trước đó như "Man on the Side" (đồng sáng tác với Cook) và "Something's Missing" - bài hát mà sau này xuất hiện trong album "Heavier Things". Buổi concert còn bao gồm "Covered In Rain". Theo như bộ phim tài liệu kèm theo, bài hát này là "phần hai" của ca khúc "City Love". Album nhanh chóng leo lên vị trí thứ 17 trên Billboard 200. Đĩa CD/DVD nhận được những lời khen ngợi nhất quán với những lời nhận xét đi theo hai ngả giữa hình ảnh thần tượng nhạc pop của Mayer và kỹ năng guitar bắt đầu được bộc lộ (vào thời điểm đó). Erik Crawford của Allmusic đặt câu hỏi: "Anh ấy là anh hùng guitar xuất chúng - được minh chứng khi chơi bản cover ca khúc Lenny của Stevie Ray Vaughan, hay là một thần tượng tuổi teen làm các cô gái dậy thì la hét ầm ĩ sau khi nghe "Your Body Is a Wonderland"?" Album thứ hai của John Mayer, Heavier Things, phát hành năm 2003 đã nhận được những nhận xét rất ưu ái. Rolling Stone, Allmusic và Blender đều dành những lời khen ngợi tích cực mặc dù có phần dè dặt cho album này. PopMatters nói rằng album "không có nhiều điểm yếu như mọi người có thể nghĩ ra". Album rất thành công về mặt thương mại và mặc dù không tiêu thụ được nhiều bằng Room for Squares, nó vẫn đạt vị trí đầu tiên trên bảng xếp hạng Billboard 200. "Daughters" là ca khúc xếp vị trí quán quân đầu tiên của Mayer, đồng thời mang về cho anh giải Grammy năm 2005 hạng mục Bài hát của năm, đánh bại các đối thủ cùng được đề cử là Alicia Keys và Kanye West. Anh dành giải thưởng để tưởng nhớ người bà đã mất vào tháng 4/2004, Annie Hoffman. John Mayer cũng đồng thời thắng hạng mục Trình diễn nam thể loại Pop xuất sắc nhất, đánh bại Elvis Costello, Prince và Seal. Vào một buổi phỏng vấn ngày 9/2/2009 trên Ellen DeGeneres Show, Mayer bày tỏ rằng anh nghĩ đáng lẽ anh không nên thắng hạng mục Bài hát của năm bởi vì anh cho rằng bài hát "If I Ain't Got You" của Alicia Keys xứng đáng hơn. Vì thế John Mayer đã đưa nửa trên của giải Grammy cho Keys còn anh thì giữ nửa dưới. Vào lễ bổ nhiệm nhạc sĩ vào đại lộ danh vọng thường niên lần thứ 37, John Mayer được trao tặng giải thưởng Hal David Starlight.
1
null
Kevin Michael McHale (sinh ngày 14 tháng 6 năm 1988) là một diễn viên, vũ công và ca sĩ người Mỹ. Là cựu thành viên ban nhạc NLT, anh được biết đến với vai Artie Abrams trong sê ri phim truyền hình "Glee". Cuộc đời và sự nghiệp. Kevin được sinh ra ở Plano, Texas, là con út trong một gia đình có bốn người con. Kevin có nguồn gốc từ những người di cư từ County Mayo, Ireland. Anh thú nhận với Ryan Seacrest rằng mình lớn lên cùng nữ diễn viên và ca sĩ của Disney Channel Demi Lovato. Trước khi trở thành diễn viên, Kevin gia nhập nhóm nhạc R&B nam NLT (viết tắt của "Not Like Them"), được thành lập bởi Chris Stokes. Ngày 13 tháng 3 năm 2007, họ cho ra mắt đĩa đơn đầu tay, "That Girl". Tháng tiếp theo họ cùng Chantelle Paige biểu diễn mở màn cho The Pussycat Dolls. Ban nhạc cũng xuất hiện với tư cách khách mời trong bộ phim "". Ngày 30 tháng 4 năm 2009, thành viên Travis Michael Garland thông báo là nhóm đã tan rã. Kevin hiện thủ vai chính trong "Glee" với vai Artie Abrams, thành viên bị khuyết tật trong nhóm hát của trường trung học McKinley. Mặc dù nhân vật của mình phải ngồi xe lăn, Kevin là một vũ công điêu luyện và đa từng nói rằng rất khó để giữ chân mình không nhún nhảy theo âm nhạc khi ghi hình. Ca khúc solo đầu tiên của anh trong "Glee" là "Dancing with Myself" trong tập "Wheels". Trong tập "Dream On", anh nhảy bài "The Safety Dance" trong trí tưởng tượng của mình và sau đó thể hiện ca khúc "Dream a Little Dream of Me". Trong tập "Britney/Brittany" anh biểu diễn solo ca khúc "Stronger" trong một giấc mơ sau khi được nha sỹ tiêm thuốc tê để thực hiện một cuộc phẫu thuật. Anh cũng tưởng tượng ra cảnh mình nhảy bài "Scream" cùng Harry Shum, Jr. trong tập "Michael". Sự nghiệp diễn xuất của Kevin bao gồm một vai diễn trong "The Office" của NBC trong tập "Launch Party" ở mùa thứ tư trong vai một người giao hàng pizza bị nhân vật Michael Scott của Steve Carell bắt cóc làm con tin. Năm 2008, Kevin xuất hiện trong hai tập phim "True Blood" của HBO trong vai Neil Jones, phụ tá của một bác sĩ pháp y. Kevin cũng góp mặt trong 3 tập phim "Zoey 101" của Nickelodeon trong vai Dooley. Năm 2010, Kevin xuất hiện một chút trong video âm nhạc "Blacklight" của One Call cùng với cựu thành viên nhóm NLT Justin Thorne, giờ đây là thành viên One Call. Tháng 6 năm 2011, Kevin xuất hiện trong video âm nhạc "Last Friday Night (T.G.I.F.)" của Katy Perry cùng với bạn diễn "Glee" Darren Criss. Ngày 22 tháng 7 năm 2012, Kevin cùng Demi Lovato dẫn chương trình cho lễ trao giải 2012 Teen Choice Awards. Tháng 9 năm 2012, anh cùng chú chó Sophie của mình xuất hiện trong chiến dịch quảng của PETA để cổ động việc nhận nuôi thú hoang.
1
null
Yên bạch lá gai hay hoa nốt, trạch lan lá gai mèo, thạch lam, bạch sơn (danh pháp hai phần: Eupatorium cannabinum) là loài thực vật thuộc họ Cúc, bản địa từ châu Âu. Đây là loài duy nhất trong số khoảng 42 loài của chi "Eupatorium" bản địa châu Âu, các loài khác bản địa châu Mỹ và châu Á. Miêu tả. Cây cao đến 1,5 m, tán lá rộng khoảng 1,2 m. Độc tính. Loài cây này chứa tumorigenic pyrrolizidine alkaloids.
1
null
Căn phòng bí ẩn hay The Lost Room là một bộ phim khoa học giả tưởng với định dạng mini series của truyền hình Hoa Kỳ lên sóng trên kênh Sci Fi Channel. Bộ phim xoay quanh một căn phòng lạ thường và những vật dụng hàng ngày nhưng có khả năng kỳ lạ trong căn phòng đó. Tâm điểm của bộ phim là Joe Miller, do trong một đuổi bắt tội phạm, con gái của anh là Anna đã đi vào căn phòng mà không mang chìa khoá, cửa phòng đóng lại và cô bé biến mất. Anh phải đi tìm tất cả các món đò trong căn phòng để cứu con gái mình. Đây là một căn phòng của một nhà nghỉ điển hình của thập niên 60s ở U.S. Route 66, Căn phòng bí ẩn tồn tại ngoài thời gian và không gian kể từ năm 1961, nó trở nên như vậy kể từ sau "Sự kiện" diễn ra.
1
null
Các hệ thống thuế khác nhau cấp miễn thuế cho các tổ chức, người, thu nhập, thuộc tính hay các mục thuế nhất định theo hệ thống. Miễn thuế có thể xem là trợ cấp cá nhân hay một sự miễn thuế tiền tệ được tuyên bố bởi một cá nhân để giảm thuế thu nhập theo các hệ thống.
1
null
Nguyễn Thức Đường (1886 – 1916), còn có tên là Trần Hữu Lực, tên thường gọi là Nho Năm; là học sinh trong phong trào Đông Du, và là chiến sĩ trong Việt Nam Quang phục Hội của Việt Nam. Tiểu sử. Nguyễn Thức Đường sinh năm Bính Tuất (1886) tại làng Đông Chữ, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông là con trai thứ hai của nhà giáo Nguyễn Thức Tự (1841 – 1923, tục gọi cụ Sơn), là em ruột bác sĩ Nguyễn Thức Canh (còn gọi là Trần Trọng Khắc, 1884 – 1965), và là anh ruột của chiến sĩ cách mạng Nguyễn Thức Bao (? – ?). Sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, năm 1908, hưởng ứng phong trào Đông Du, ông Đường xuất dương sang Nhật Bản lấy tên là Trần Hữu Lực (hiệu Càn Kiện), học tại trường Đông Á đồng Văn thư viện . Khoảng đầu năm 1909, tổ chức Đông Du ở Nhật bị giải tán, ông sang Trung Quốc học trường Lục quân. Ra trường, ông phục vụ trong quân đội cách mạng của Tôn Văn ở Quảng Đông (Trung Quốc) . Năm 1912, ông tham gia Việt Nam Quang phục Hội. Năm 1915, ông cùng Trần Trung Lập và Võ Đình Mẫn, từ biên giới Trung Quốc đột nhập về tấn công đồn Tà Lùng của quân Pháp tại Lạng Sơn. Cuộc đột kích thất bại, ông trốn sang Thái Lan . Đến ngày 26 tháng 6 năm 1915, ông bị Pháp bắt được. Sau đó, họ đem ông về Việt Nam và xử chém tại Bạch Mai (Hà Nội) cùng với Nguyễn Đức Công vào ngày 24 tháng 1 năm 1916 (Bính Thìn) . Khi ấy, Nguyễn Thức Đường mới 30 tuổi. Nói về gia đình ông, đương thời nhân dân ở Nghi Lộc (Nghệ An) có bài ca: Tại quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, hiện có con đường mang tên Nguyễn Thức Đường. Thông tin thêm. Nguyễn Thức Bao (? - ?), là con trai út của Nguyễn Thức Tự, và là em ruột của Nguyễn Thức Canh và Nguyễn Thức Đường. Noi theo cha anh, ông cũng sớm tham gia chống Pháp. Năm 1913, ông Bao sang Nhật Bản, rồi về hoạt động ở Trung Quốc và Thái Lan. Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, ông bị bắt cùng với một số nhà yêu nước Việt Nam. Bị xử đày ra Côn Đảo, ông Bao đã tổ chức vượt ngục. Hai lần đầu bị quân Pháp bắt lại, đến lần thứ 3 thì bị mất tích .
1
null
Nguyễn Thức Canh (1884 – 1965), còn có tên là Trần Hữu Công (khi ở Nhật) và Trần Trọng Khắc (khi ở Đức), tục gọi là Cả Kiêng; là một chiến sĩ cách mạng Việt Nam, và là một bác sĩ đã từng làm việc ở Trung Quốc. Tiểu sử. Nguyễn Thức Canh sinh năm Giáp Thân (1884) tại làng Đông Chữ, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông là con trai đầu của nhà giáo Nguyễn Thức Tự (1841 – 1923, tục gọi cụ Sơn), là anh ruột của hai chiến sĩ cách mạng là Nguyễn Thức Đường (1886 – 1916, còn có tên là Trần Hữu Lực) và Nguyễn Thức Bao (1896 – 1930). Lúc nhỏ, Nguyễn Thức Canh theo học chữ Hán. Đến năm 1900, ông thi Hương đỗ Tam trường, nhưng vì ngoại hàm (nộp bài trễ) nên phải hỏng. Từ đó ông bỏ luôn cái học cử nghiệp . Vốn xuất thân trong một gia đình có truyền thống yêu nước, ghét ách đô hộ của thực dân Pháp, nên năm 1905, ông cùng em là Nguyễn Thức Đường sang Bangkok (Thái Lan), rồi theo Phan Bội Châu thẳng đường sang Nhật Bản vào tháng 10 năm ấy. Cùng đi với ông Canh có Nguyễn Điển và Lê Khiết. Đây là ba du học sinh tiên phong của phong trào Đông Du. Ở nơi ấy, ông gặp các nhà cách mạng Trung Quốc và các nhà yêu nước Việt Nam như Tăng Bạt Hổ, Lương Ngọc Quyến, Nguyễn Thượng Hiền, Phan Châu Trinh, v.v... Năm 1907, ông vào học trường lục quân Chấn Võ ở Tokyo (Nhật Bản). Đến khoảng cuối năm 1908, thực dân Pháp cấu kết với chính phủ Nhật trục xuất du học sinh và các nhà yêu nước Việt Nam ra khỏi đất Nhật. Trước tình thế ấy, ông được Phan Bội Châu cho cải tên họ thành Trần Hữu Công, giả làm người Trung Quốc, để thi vào học trường Cao đẳng Sư phạm ở Tokyo. Tốt nghiệp, ông sang Trung Quốc ngụ tại Côn Minh, Hàng Châu, cộng tác với tờ "tạp chí Quân sự" của Lục quân Trung Quốc . Năm 1909, ông cùng Đặng Thúc Hứa, Đặng Tử Mẫn tham gia vụ mua súng để chuyển về nước, nhưng việc không thành . Năm 1912, ông tham gia Việt Nam Quang phục Hội được thành lập ở Quảng Châu (Trung Quốc). Năm 1923, ông qua Đức, lấy tên là Trần Trọng Khắc để vào học trường Y khoa Berlin. Năm 1930, ông tốt nghiệp Y khoa Bác sĩ. Luận án "Bệnh tạng khí chung của nhân loại hiện thời" của ông được Hội đồng Giám khảo khen tặng. Trong thời gian lưu học tại Đức, ông vẫn liên lạc mật thiết với các nhà yêu nước khác tại nước ngoài, nhất là Phan Bội Châu . Năm 1931, ông trở lại Trung Quốc hành nghề tại các bệnh viện lớn ở Quảng Châu, phục vụ khoa học và tham gia vào cuộc kháng chiến chống Nhật ở đất nước ấy. Khoảng 1941, ông đến sống ở Hồng Kông một thời gian. Khi tuổi đã khá cao, năm 1958, Nguyễn Thức Canh trở về nước sống với con trai là Nguyễn Thức Mẫn. Ông mất tại Nha Trang ngày 11 tháng 8 năm 1965 (Ất Tỵ), thọ 81 tuổi. Tác phẩm. Ngoài ra, ông có nhiều bài báo viết bằng tiếng Hoa đăng trên "tạp chí Quân sự" của lục quân Trung Quốc. Xem thêm. Nguyễn Thức Bao Nguyễn Thức Bao bí danh Trần Hữu Giục là con trai thứ chín của Sơn phòng Chánh sứ Nguyễn Thức Tự..
1
null
Hissène Habré (tiếng Ả Rập Chadia:  ; sinh ngày 13 tháng 8 năm 1942 - mất ngày 24 tháng 8 năm 2021), cũng ghi là Hissen Habré, là lãnh đạo của Chad từ năm 1982 cho đến khi ông bị lật đổ vào năm 1990. Ông đã được đưa đến nắm quyền lực với sự hỗ trợ của Pháp và Hoa Kỳ, những nước cung cấp đào tạo, vũ khí và tài chính. Trong tháng 5 năm 2016, ông bị kết tội vi phạm nhân quyền, trong đó có hiếp dâm, nô lệ tình dục, và ra lệnh giết 40.000 người, và bị kết án tù chung thân. Tiểu sử. Habré sinh năm 1942 Faya-Largeau, miền bắc Tchad, lúc đó còn là thuộc địa của Pháp. Ông được sinh ra trong một gia đình làm nghề chăn nuôi gia súc. Ông là thành viên nhánh Anakaza của bộ tộc Daza, nhánh này là một nhánh của người Toubou. Sau khi học tiểu học, ông đã làm việc cho chính quyền thực dân Pháp, nơi ông đã gây ấn tượng với cấp trên của mình và đã được cấp học bổng du học tại Pháp, tại Viện Nghiên cứu Đại học ở Paris. Ông đã tốt nghiệp bằng đại học về khoa học chính trị ở Paris, và trở lại Chad vào năm 1971. Ông có nhiều bằng cấp khác nữa và cũng có học vị tiến sĩ từ viện này. Sau một khoảng thời gian ngắn làm cho chính phủ với chức phó quận trưởng, ông tới Tripoli và gia nhập Mặt trận Giải phóng Quốc gia Chad (FROLINAT) nơi ông trở thành chỉ huy trong Quân giải phóng Thứ nhì của FROLINAT cùng với Goukouni Oueddei. Sau khi Abba Siddick nắm giữ chức lãnh đạo của FROLINAT, Quân đội Giải phóng Đệ nhị, lần đầu tiên dưới sự chỉ huy của Oueddei của và sau đó theo của Habré, tách ra từ FROLINAT và trở thành Hội đồng Tư lệnh các lực lượng vũ trang của miền Bắc (CCFAN). Năm 1976 Oueddei và Habré tranh cãi nhau và Habré chia Các lực lượng vũ trang của miền Bắc ("Forces Armées du Nord" hay FAN) mới được tách ra từ những người theo Goukouni và chọn tên gọi Các lực lượng vũ trang nhân dân ("Force Armées Populaires" hay FAP). Cả FAP và FAN hoạt động ở cực bắc của Chad, thu nhận các chiến binh của họ từ những người du mục Toubou. Forces Armées Populaires or FAP Habré đầu tiên thu hút sự chú ý của quốc tế khi một nhóm dưới sự chỉ huy của ông đã tấn công thị trấn Bardaï trong Tibesti, vào ngày 21 tháng 4 năm 1974, và đã bắt ba người châu Âu làm con tin, với ý định đòi tiền chuộc những con tin này lấy tiền và vũ khí. Những người bị bắt là một bác sĩ người Đức, bác sĩ Christoph Staewen (có vợ là Elfriede đã bị giết chết trong cuộc tấn công), và hai công dân Pháp, Françoise Claustre, một nhà khảo cổ, và Marc Combe, một nhân viên phát triển. Staewen được thả vào ngày 11 tháng 6 năm 1974 sau khi đã nhận khoản tiền khá lớn của các quan chức Tây Đức. Combe trốn thoát vào năm 1975, nhưng bất chấp sự can thiệp của Chính phủ Pháp, Claustre (có chồng là một quan chức cấp cao của chính phủ Pháp) là không được thả cho đến ngày 01 tháng 2 năm 1977. Habré chia tay với Oueddei, một phần trong vụ bắt con tin này (sau được gọi là "vụ Claustre" ở Pháp). Ông qua đời vào ngày 24 tháng 8, 2021 hưởng thọ 79 tuổi, sau một trận chiến với COVID-19 Vươn lên quyền lực. Trong tháng 8 năm 1978 Habré đã được bổ nhiệm chức Thủ tướng Chad như là một phần của một liên minh với Tướng Félix Malloum. Tuy nhiên, liên minh chia sẻ quyền lực không kéo dài được lâu. Trong tháng 2 năm 1979, lực lượng Habré và quân đội quốc gia theo Malloum giao chiến ở N'Djamena. Cuộc chiến này trên thực tế đã đưa nước Chad vào tình trạng không có một chính phủ quốc gia. Nhiều quốc gia khác đã có nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng, dẫn đến một chính phủ quốc gia mới trong tháng 11 năm 1979, trong đó Habré được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, giao tranh đã trở lại trong vòng một vài tuần. Trong tháng 12 năm 1980 Habré bị đẩy vào tình trạng lưu vong ở Sudan. Năm 1982 ông đã tiếp tục chiến đấu chống chính phủ Chad. FAN đã giành được quyền kiểm soát N'Djamena ngày 7 tháng 6 và bổ nhiệm Habré làm nguyên thủ quốc gia.
1
null
Đế Du Võng (chữ Hán: 帝榆罔) là tên vị vua cuối cùng của Thần Nông thị trong lịch sử Trung Quốc, theo Sử Ký Tư Mã Thiên - phần bổ Tam Hoàng bản kỷ của Trung Quốc thì ông là con trai của Đế Khắc. Tương truyền thời kỳ đế Du Võng cai trị thiên hạ lúc ấy đang là giai đoạn cuối của xã hội công xã nguyên thủy, của cải tích lũy được của dân chúng giao cho tù trưởng hay thủ lĩnh của bộ lạc cai quản. Dần dần những tài sản thặng dư đó để lâu thành của riêng gia đình thủ lĩnh đó, dân chúng nhiều người bất bình đòi hỏi trả lại hoặc chia đều cho mọi người thì họ không được đáp ứng. Chính vì thế lâu ngày sinh biến và "con giun xéo lắm cũng quằn" người ta nổi dậy đấu tranh bằng vũ lực, đế Du Võng không thể cản nổi những cuộc biểu tình của dân thường khiến triều đình bạc nhược đang trên đà xuống dốc. Lợi dụng tình hình rối ren đó quân chủ tộc Cửu Lê là Xi Vưu khởi binh làm phản, ông ta yêu cầu đế Du Võng phải thoái vị nhường ngôi thiên tử cho mình. Nhưng Xi Vưu là kẻ thô tục hơn nữa lại thích sử dụng vũ lực tàn sát dã man những ai chống đối, đế Du Võng ra lời kêu gọi các nước chư hầu nếu ai có thể dẹp được Xi Vưu thì lập tức thiện nhượng cho người đó. Lúc ấy chỉ có thủ lĩnh nước Hữu Hùng là Công Tôn Hiên Viên dám đứng đầu liên minh bộ lạc, sau nhiều năm chiến đấu kịch liệt hao binh tổn tướng kết luận Hiên Viên đánh bại được Xi Vưu diệt tộc Cửu Lê ổn định thời cuộc. Lúc Hiên Viên ca khúc khải hoàn kéo quân về triều cũng là lúc đế Du Võng xuống chiếu thoái vị, Hiên Viên đăng cơ chấm dứt triều đại Thần Nông sau 520 năm dòng họ này thống trị.
1
null
Phúc Âm Kells, hay Sách Kells (tiếng Ireland: "Leabhar Cheanannais"), là một thủ bản minh họa Phúc Âm viết bằng tiếng Latinh, bao gồm bốn Phúc Âm quy điển thuộc Tân Ước cùng với những chú dẫn, bảng biểu. Cuốn sách được chế tác bởi các tu sĩ Celt theo truyền thống thánh Côlumba, có thể là tại nhiều nơi ở Đại Anh và Ireland. Với những hình minh họa đầy màu sắc và bí ẩn, cuốn sách là kiệt tác của thư pháp phương Tây và một trong những bảo vật quan trọng nhất của Ireland, đồng thời khiến cho nhiều thế hệ học giả dành thời gian nghiên cứu những chi tiết trên sách. Sau nhiều lần thất lạc, cuốn sách vẫn được bảo quản gần như nguyên vẹn, trừ trang bìa khảm vàng và đá quý bị mất, hiện lưu trữ tại thư viện của Trinity College tại Dublin.
1
null
Núi Cao Ba Lanh là ngọn núi thuộc địa phận xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, Tỉnh Quảng Ninh. Núi Cao Ba Lanh có độ cao 2.820 ft / 860 mét, được xem là ngọn núi cao thứ tư của tỉnh Quảng Ninh, đồng thời là ngọn núi cao thứ 786 tại Việt Nam. Núi là một địa danh lịch sử của tỉnh Quảng Ninh.
1
null
Nyan Koi! (にゃんこい!) là loạt manga do Fujiwara Sato thực hiện, bắt đầu đăng trên trang mạng tạp chí truyện "FlexComix Blood" của Flex Comix từ ngày 10 tháng 8 năm 2007. Cốt truyện xoay quanh Kosaka Junpei một nam sinh trung học bị dị ứng với mèo nhưng sau khi vô tình làm gãy cổ bức tượng thần mèo thì anh bị một lời nguyền là sẽ bị biến thành mèo. Cách duy nhất để giải lời nguyền đó là anh phải giúp đỡ một số lượng mèo nhất định đang gặp rắc rối và để tiện cho việc đó Kosaka được trao cho khả năng nghe và hiểu các chú mèo, ngoài ra không ai được biết anh bị nguyền vì nếu ai biết họ cũng bị nguyền lây. AIC đã thực hiện chuyển thể anime của loạt manga này và phát sóng tại Nhật Bản từ ngày 01 tháng 10 đến ngày 17 tháng 12 năm 2009 với 12 tập. Truyền thông. Manga. Loạt manga được Fujiwara Sato thực hiện, bắt đầu đăng trên trang mạng tạp chí truyện FlexComix Blood của Flex Comix từ ngày 10 tháng 8 năm 2007. Các chương sau đó được tập hợp lại và phát hành thành các tankōbon. Tính đến tháng 3 năm 2010 thì đã có 5 tập được phát hành, và cả năm tập này đều được tái bản vào tháng 2 năm 2012. CMX Manga đã đăng ký bản quyền phiên bản tiếng Anh của loạt manga để phát hành tại Hoa Kỳ còn Tong Li Publishing thì đăng ký phát hành tại Đài Loan. Internet Radio. HiBiKi Radio Station đã phát sóng một chương trình drama phát thanh trên mạng có tựa "Nyan Koi! Radio ~Tsune kō Rikujō-bu~" (にゃんこい!ラジオ〜常高陸上部〜) từ ngày 04 tháng 9 năm 2009 đến ngày 22 tháng 1 năm 2010. Hai người dẫn chương trình chính là hai nhân vật Mizuno Kaede và Ichinose Nagi. Anime. AIC đã thực hiện chuyển thể anime của loạt manga này và phát sóng tại Nhật Bản từ ngày 01 tháng 10 đến ngày 17 tháng 12 năm 2009 với 12 tập trên kênh TBS sau đó là các kênh MBS, CBC và BS-TBS. Sentai Filmworks đã đăng ký bản quyền phiên bản tiếng Anh của bộ anime để phát hành tại thị trường Bắc Mỹ. Âm nhạc. Bộ anime có hai bài hát chủ đề chính, một mở đầu và một kết thúc cùng 3 bài hát phụ xuất hiện trong các tập. Bài hát mở đầu có tựa "Nyandaful!" (にゃんだふる!) do Sakakibara Yui trình bày, bài hát kết thúc có tựa "Strawberry ~Amaku Setsunai Namida~" (Strawberry~甘く切ない涙~) do Imai Asami trình bày, hai đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 21 tháng 10 năm 2009 và cả hai đều có phiên bản giới hạn đính kèm đĩa chứa đoạn phim trình bày nhạc phẩm. Album chứa các bài hát phụ đã phát hành vào ngày 18 tháng 11 năm 2009. Album chứa các bản nhạc dùng trong bộ anime đã phát hành vào ngày 21 tháng 4 năm 2010 dưới dạng đĩa đính kèm phiên bản giới hạn của hộp BD/DVD thứ tư của bộ anime. Năm đĩa chứa các bài hát do các nhân vật nữ chính trình bày cũng như một đoạn drama đã phát hành dưới dạng các đĩa đính kèm các hộp BD/DVD phiên bản giới hạn của bộ anime vào ngày 20 tháng 1 năm 17 tháng 2 năm 17 tháng 3, 26 tháng 5 và 16 tháng 6 năm 2010.
1
null
Bubblegum pop (hay còn được biết đến với tên bubblegum rock hay đơn giản bubblegum) là một thể loại con của thể loại pop với giai điệu sôi động thường được thanh thiếu niên ưa thích. Thời kỳ cổ điển của bubblegum pop kéo dài từ năm 1967 tới năm 1972. Làn sóng thứ hai bắt đầu năm 1997 khi phong trào nhạc disco trở nên thất thế trước punk rock. Thể loại này thường dùng cho một vài đĩa đơn nhất định chứ không dành cho toàn bộ một album nhạc. Hơn nữa, hầu hết các đĩa đơn mang thể loại này đều chỉ là hiện tượng "One-Hit Wonder".
1
null
Ilya Muromets () là một dòng máy bay chở khách thương mại trước Chiến tranh thế giới I và máy bay ném bom hạng nặng trong Chiến tranh thế giới I 4 động cơ cỡ lớn của Đế quốc Nga. Loại máy bay này được đặt tên theo anh hùng Ilya Muromets trong truyện dân gian Slav. Thiết kế của loại máy bay này được coi như là một thiết kế tiên phong vào năm 1913. Vào Thế chiến thứ Nhất, những chiếc Ilya Muromets là máy bay ném bom tiên phong dùng 4 động cơ, và khoảng 60 chiếc đã được xây dựng. Việc Nga dùng máy bay này đã khiến cho Đức, Áo-Hung lúng túng vì họ không có máy bay đánh chặn lại 60 chiếc Ilya Muromets này, cho đến mãi về sau cuộc chiến
1
null
Sopwith 2B2 Rhino là một loại máy bay ném bom ba tầng cánh của Anh, do Sopwith Aviation Company tự thiết kế chế tạo. Tham khảo. Ghi chú. Mason considers these dimensions suspect and suggests a length of 30 ft 3 in (9.22 m) and span of 41 ft (12.5 m), although it states that these numbers are also suspect.
1
null
Neuron là tế bào thần kinh có khả năng cảm ứng, phát sinh xung thần kinh và dẫn truyền xung điện này. Neuron là đơn vị cơ bản cấu tạo hệ thần kinh của hầu hết các loài động vật và là thành phần quan trọng bậc nhất của não. Thân và sợi nhánh của các neuron tạo thành chất xám. Sợi trục (nếu đi chung với nhau thành bó gọi là dây thần kinh) cấu tạo chất trắng trong não. Ước tính có khoảng 100 tỷ (1011) neuron và 100 nghìn tỷ (1014) synapse trong não người. Các tế bào thần kinh được hỗ trợ bởi microglia và tế bào hình sao (các tế bào thần kinh đệm). Neuron là những tế bào dài nhất trong cơ thể, biệt hóa cao độ nên mất trung thể và khả năng phân chia, nhưng có khả năng tái sinh phần cuối sợi trục nếu bị tổn thương. Cấu tạo. Mỗi neuron gồm một thân chứa nhân, hình sao nhiều cạnh hoặc bầu dục và các sợi. Từ thân phát đi nhiều tua (sợi) ngắn phân nhánh như cành cây gọi là sợi nhánh và một tua dài, mảnh gọi là sợi trục. Dọc sợi trục có thể có những tế bào Schwann bao bọc tạo nên bao myelin. Sợi trục nối giữa trung ương thần kinh với các cơ quan, chúng đi chung với nhau thành từng bó gọi là dây thần kinh. Khoảng cách giữa các bao này có những đoạn ngắn gọi là eo Ranvier, còn diện tích tiếp xúc giữa những nhánh nhỏ phân từ tận cùng sợi trục của neuron này với sợi nhánh của neuron khác hoặc cơ quan thụ cảm gọi là synapse. Neuron có nhiều hình dạng: neuron đa cực có thân nhiều sợi nhánh, neuron lưỡng cực với một sợi nhánh và một sợi trục đối diện nhau; và neuron đơn cực chỉ có một tua do sợi nhánh và sợi trục hợp lại mà thành. Chức năng. Chức năng cơ bản của neuron là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh dưới dạng các tín hiệu hóa học trong các hoạt động điều khiển, điều hoà và phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể nhằm tạo sự thích nghi với các thay đổi từ môi trường bên trong và bên ngoài. Phân loại. Theo hướng dẫn truyền xung thần kinh. Có ba loại neuron là Theo chức năng. Các neuron cảm giác mang tín hiệu từ các giác quan đến tủy sống và não. Neuron chuyển tiếp mang thông điệp từ một phần của hệ thần kinh trung ương. Neuron vận động được kết nối với các neuron chuyển tiếp. Các neuron vận động nhận và mang tín hiệu từ hệ thần kinh trung ương đến các cơ bắp. Tín hiệu đi giữa các tế bào thần kinh thông qua các cúc synapse và khe synapse nằm ở tận cùng của tế bào thần kinh. Khe synapse là khoảng trống rất nhỏ giữa các tế bào mà hóa chất được phát tán từ các thiết bị đầu cuối sợi trục (như các túi chứa chất trung gian hóa học trong thùy synapse đối với synapse hóa học hay các kênh hút nước trong synapse điện) của một tế bào neuron nhằm kích thích các thụ thể hóa học chuyên biệt có chức năng tiếp nhận chất trung gian hóa học ở các sợi nhánh của các tế bào tiếp nhận.
1
null
Chó cắn hay bị chó cắn là thuật ngữ chỉ về những cuộc tấn công của loài chó gây ra cho con người. Những con chó này bao gồm chó nhà hay chó hoang, chó thả rông không ai quản lý. Chó cắn là hiện tượng khá phổ biến trong xã hội do mức độ gắn bó chặt chẽ giữa chó và người trong đời sống hàng ngày và hiện tượng này trở nên phổ biến, tâm điểm trong truyền thông thế kỷ XX và XXI nó còn được coi là một loại tai nạn thường hay gặp tại cộng đồng. Ở Việt Nam có nhiều trường hợp trẻ bị chó cắn nát mặt hoặc đứt hẳn bộ phận sinh dục. Tình hình chung. Thống kê. Thông thường, ở thành phố, những con chó bị nhốt lâu trong chuồng thường cuồng chân, nên khi bị sổng ra dễ chạy nhảy khắp nơi và cắn lung tung, nguy hiểm nhất là những con đã quen được cho ăn thịt sống. Tại Hoa Kỳ nơi được ghi nhận là có khoảng hai phần trăm dân số Hoa Kỳ tương đương với 4,7 triệu người bị chó cắn mỗi năm, Trong những năm 1980 và 1990 ở Mỹ trung bình 17 trường hợp tử vong mỗi năm, trong khi ở những năm 2000 này đã tăng lên đến 26%, trong đó 77% chó cắn là từ những con vật cưng của gia đình hoặc bạn bè và 50% các cuộc tấn công xảy ra trên tài sản của chủ sở hữu chó. Một thống kê khác cho thấy mỗi năm có 30 - 35 người chết ở Mỹ vì bị chó cắn. Tại Anh, mỗi năm có hơn 200.000 người bị chó cắn làm tiêu tốn chi phí y tế tới 3 triệu bảng. Cụ thể là mỗi năm có chừng 28.000 người bị chó cắn vào mặt, 19.000 trong số đó phải phẫu thuật thẩm mỹ để khôi phục dung nhan, nạn nhân phần nhiều là trẻ em và nhân viên đưa thư. Năm 2004 nước Anh có 2.652 người phải nhập viện vì bị chó cắn thì năm 2008 con số này tăng gấp đôi (5.221 người). Tại Luân Đôn, nếu năm 2003 chỉ có 58 trẻ em vào viện vì bị chó cắn thì năm 2008 con số này lên tới 496 trẻ. Từ năm 2005, ở Anh đã có 16 người bị chó cắn chết (trẻ em chiếm phần lớn). Hiện trung bình mỗi tuần có hơn 100 nạn nhân bị chó cắn nhập viện, tăng 66% so với 10 năm trước. Chưa kể hàng trăm con chó lành, chó hỗ trợ người tàn tật và các loại thú nuôi khác bị cắn chết mỗi năm. Một thống kê ở Việt Nam cho thấy, trong 110 trường hợp tử vong do chó dại cắn trên cả nước Việt Nam trong năm 2011 thì có đến hơn 40 nạn nhân dưới 14 tuổi. Vị trí mà trẻ thường bị chó tấn công là đầu, cổ và mặt. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng là do trẻ 5-14 tuổi thường đùa nghịch với vật nuôi và chiều cao của cơ thể của nhiều trẻ chưa phát triển nên khi chó cắn thường bị thương ở các vị trí đầu cổ và mặt, khi trẻ em, kể cả người lớn bị chó cắn thì hậu quả về sức khỏe, tinh thần và thẩm mỹ do vết cắn của chó để lại là vô cùng nặng nề, bởi vết thương do chó cắn thường làm da bị xé rách nên dễ nhiễm các loại tạp khuẩn, đặc biệt là virus bệnh dại từ nước bọt và virus uốn ván từ móng của con chó. Những trường hợp bị chó cắn thường là trẻ em, vị trí bị tổn thương thường là vùng mặt nên rất nguy hiểm cho trẻ. Ngoài sự nguy hại về vị trí tổn thương, một điều đáng lo ngại nữa là bệnh dại. Tính chất. Chó cắn người ở nhiều mức độ khác nhau từ vết trầy xước nhẹ cho đến những vết cắn nặng hơn và có thể gây chết người, có trường hợp nạn nhân bị tử vong do chó dại cắn xảy ra ở nhiều địa phương do sự tấn công dữ dội, nhất là đối tượng trẻ em bị chó cắn thì có nguy cơ tổn thương càng lớn nhất là những con chó thuộc giống chó tây to lớn cắn đến mức toác đầu, đứt cánh tay, nguy hiểm đến tính mạng trẻ em. Ngoài ra chó cắn cũng có thể dẫn đến nguy cơ con người bị bệnh dại do bị chó dại cắn. Chó cắn gây ra nhiều hậu quả về sức khỏe, quan hệ cộng đồng, tình làng nghĩa xóm, và đặc biệt là về mặt pháp lý. Theo quy định của Bộ Luật dân sự Việt Nam thì chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác, nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường. Một số người cho rằng giống chó chăn cừu Đức có tiếng hay cắn và vì lý do đó bị cấm ở một số nơi. Tuy nhiên, chó chăn cừu Đức là một trong năm giống chó được ưa chuộng nhất tại Mỹ, và các chú chó được huấn luyện chu đáo cũng như được làm quen với người có tiếng là an toàn. Tại Mỹ, có nguồn cho rằng chó chăn cừu Đức hay cắn hơn các giống chó khác, và có lẽ hay tấn công các giống chó nhỏ hơn. Một báo cáo tại Úc năm 1999 đưa ra thống kê cho thấy chó chăn cừu Đức là giống chó hay cắn người vào hàng thứ ba tại một số địa phương tại Úc. Tuy nhiên một nghiên cứu kéo dài 24 năm tại Mỹ cho thấy chó chăn cừu Đức không chiếm đa số trong các vụ tấn công người tại Mỹ Theo Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, "không có cách nào xác định chính xác số lượng chó của mỗi giống, và do đó không thể nào kiểm định chính xác giống chó nào dễ cắn và giết người hơn." Tương tự vậy, theo Hiệp hội bác sĩ thú y Hoa Kỳ, "có vài lý do vì sao khó xác định tỷ lệ cắn người của một giống hay so sánh tỷ lệ giữa các giống. Thứ nhất, giống chó có thể được báo cáo sai, và chó lai thường được báo là chó thuần chủng. Thứ hai, số vụ cắn người diễn ra tại một địa phương thường không được biết đến, nếu như không phải là vụ gây thương tích nghiêm trọng. Thứ ba, số lượng chó của một giống tại một địa phương không được biết rõ, vì ít khi tất cả các chú chó đều được đăng ký, và số liệu đăng ký hiện tại không hoàn tất." Thêm vào đó, các nghiên cứu dựa trên số vụ cắn người của chó được "báo cáo", khiến cho chương trình tivi National Geographic Channel, The Dog Whisperer, kết luận rằng các giống chó nhỏ thường hay cắn người hơn các giống chó lớn, nhưng thường không được báo cáo. Thêm vào đó, theo chương trình ti-vi Geographic Channel, Dangerous Encounters, lực cắn của chó chăn cừu Đức là 108 kg (so với chó Rottweiler, 136 kg, chó Pit bull, 106.5 kg, chó Labrador Retriever, khoảng 56.6 kg, hoặc con người khoảng 77 kg), nghĩa là cần ghi nhận tác động của vết cắn và thương tích gây ra, và ghi nhận sự khác biệt giữa một vụ chó tấn công người với đặc tính "hung dữ" của chó. Phòng tránh. Phòng vệ. Những giống chó nuôi giữ nhà như chó chăn cừu Đức, Rottweiler, Doberman, Ngao Tạng thường có đặc tính hung dữ và khôn lanh. Nó không thích và thường tấn công người ăn mặc luộm thuộm, tóc nhuộm, đi dép lẹp xẹp, giọng nói âm lượng lớn. Khi sắp xông vào ai, chó thường nhìn thẳng vào mắt người đó, thân chồm về trước, nhe răng, gầm gừ… Chúng biết con người hay dùng tay, chân để chống trả nên trước tiên chó thường cắn tay, chân của nạn nhân, kế đến là cổ. Khi sắp bị chó tấn công thì nên đứng im, đừng bỏ chạy, còn bị tấn công thì không nên chống trả, bởi bản tính hung dữ, nếu bị đối phương kháng cự thì chó càng dữ tợn, cắn mạnh. Hãy nhanh chóng nằm úp mặt xuống đất, hai bàn tay đan xen để sau cổ, khuỷu tay che kín tai để không bị ảnh hưởng nhiều đến các bộ phận quan trọng của cơ thể. Không được động đậy, đồng thời hãy la to kêu cứu. Hoặc nếu có bức tường thì đứng im, mặt úp và dựa người vào tường. Nếu gần đó có cây cối thì nhanh chóng trèo lên. Trường hợp biết bơi, nếu có hồ nước thì nhảy xuống. Những cách trên chỉ hạn chế thương tật do bị chó tấn công. Ngoài ra có thể kêu đại tên của chúng chẳng hạn như ky, lu, nich, giôn..., nếu kêu đúng tên, nó sẽ tạm thời khựng lại. Muốn cứu một người đang bị chó tấn công thì phải thật bình tĩnh. Tìm một đoạn cây cứng, vừa giả vờ tấn công chó, vừa lùi chậm về sau. Cách này nhằm mục đích thu hút chó về phía mình để người bị chó cắn có thời gian thoát thân. Phòng ngừa. Những con chó ngoại nhập thường rất dễ phản chủ, tức là cắn luôn cả chủ và những người trong nhà hay hàng xóm nếu không tìm hiểu và nuôi dạy đúng cách, do đó khi nuôi cần tìm hiểu về giống chó đó từ tính tình cha mẹ, ông bà nó và cuối cùng, phải hiểu tính tình con chó mình đang nuôi. Tuy rằng những giống chó dữ đã được nhân giống sàng lọc để tính tình hiền hơn, thích hợp với cuộc sống con người hiện nay. Một số giống chó đã hiền hơn rất nhiều so với tổ tiên của nó, nhưng bản năng vẫn còn tiềm ẩn, bản năng hung dữ của chúng có thể trỗi dậy bất ngờ nếu bị đánh thức hay bị kích thích. Biện pháp quan trọng là các gia đình có vật nuôi trong nhà cần hết sức cẩn trọng, súc vật phải được tiêm chủng đầy đủ, có rọ mõm an toàn và luôn trong tầm kiểm soát của chủ. Đối tượng trẻ nhỏ cần luôn được người lớn trông nom, chăm sóc cẩn thận, không được để các bé ở một mình, dù bất cứ khi nào, ở đâu, kể cả trong thời gian ngắn. Cần có những quy định của pháp luật để điều chỉnh hoạt động nuôi chó, mèo và các vật nuôi khác, đặc biệt là các loại thú vật hung dữ. Chủ nuôi chó phải thường xuyên xích chó, nuôi chó trong nhà, không được thả rông để chó cắn người. Ở các thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư, khi dắt chó ra nơi công cộng phải có dây xích, phải đeo rọ mõm… Sơ cứu. Nếu có con bị chó cắn, việc đầu tiên cần làm là đưa ngay bé tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất. Vết chó cắn cực kỳ nguy hiểm, nhất là chó đi lạc. Cũng không được xem thường nếu con chó đó là vật nuôi trong nhà vì chúng vẫn mang một lượng bệnh và mầm bệnh trong miệng. Điều quan trọng trước tiên là làm sạch vết thương do chó cắn. Đầu tiên là đưa nạn nhân rời xa ra khỏi con chó và theo dõi con chó đó trong thời gian từ 7 đến 15 ngày, nên giữ, nhốt con chó lại để theo dõi, không nên giết ngay con chó vì sẽ làm mất khả năng theo dõi. Sơ cứu vết thương bằng cách rửa vết cắn với nước xà phòng, người sơ cứu phải chú ý đeo găng tay và dùng bàn chải cọ khi rửa. Có thể sát khuẩn tại chỗ bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn để rửa vết thương, dùng băng bó lại vết thương và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế. Các trường hợp phải tiêm vaccine phòng bệnh dại cho nạn nhân khi con chó cắn bị nghi ngờ mắc bệnh dại hoặc biết chắc chắn con chó cắn là chó dại. Các trường hợp bị chó cắn vào vùng đầu, mặt, cổ, bàn tay hoặc bị nhiều vết cắn cũng được khuyến cáo tiêm vaccine phòng bệnh dại. Tuy nhiên không nhất thiết khi bị chó cắn là phải tiêm phòng mà cần theo dõi con chó đó. Pháp lý. Theo quy định ở một số nước thì trong thực tiễn, người nuôi chó sẽ phải bồi thường nếu để chó cắn người khác. Nuôi chó nhưng thả rông sẽ bị phạt tiền, để cắn người sẽ phải bồi thường chi phí. Ngoài việc tiêm phòng ngừa dại bắt buộc, chó dữ phải được rọ mõm khi dắt nơi công cộng. Cá nhân nuôi chó phải thường xuyên xích chó, nuôi chó trong nhà, không được thả rông, để chó cắn người. Ở các thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư, khi dắt chó ra nơi công cộng phải có dây xích, phải rọ mõm (đối với loài chó dữ) và có người dắt. Không để chó đi lang thang ngoài đường phố làm mất vệ sinh nơi công cộng. Ở Việt Nam, pháp luật có quy định việc nuôi chó phải đăng ký với [[trưởng làng|trưởng thôn]] hoặc [[tổ trưởng tổ dân phố]] để lập danh sách trình Ủy ban nhân dânn phường, xã cấp sổ quản lý chó đồng thời phải chấp hành quy định tiêm phòng bệnh dại định kỳ và bổ sung của cơ quan thú y. Thường xuyên [[xích]] chó, nuôi chó trong nhà, không được thả rông, để chó cắn người và tại các thị [[xã]], [[thị trấn]], [[khu dân cư]] khi dắt chó ra nơi công cộng phải có dây xích, phải rọ mõm và có người dắt, không để chó đi lang thang ngoài [[đường phố]] làm mất [[vệ sinh]] nơi công cộng và chịu mọi trách nhiệm khi để chó chạy rông cắn người hoặc cản trở [[phương tiện giao thông]] gây tai nạn. Trong văn hóa. Trong tiếng Việt có một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến việc chó cắn như: Chú thích. [[Thể loại:Chó]]
1
null
Lộc Dĩnh (chữ Hán: 鹿郢, trị vì: 463 TCN - 458 TCN) còn gọi là Dữ Di hoặc Ư Tứ là tên một vị vua nước Việt thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc, ông là con của Việt vương Câu Tiễn và là cha của Việt vương Bất Thọ. Lộc Dĩnh là nhân vật chứng kiến cảnh nước nhà bị quân Ngô dày xéo, ông từng nếm mùi gông xiềng nô lệ và thấu hiểu nỗi nhục của người mất nước nên rất thông cảm sự thống khổ của dân chúng. Lớn lên gặp ngay lúc nước Việt bị nước Ngô đánh bại phải cúi đầu xưng thần chịu cảnh lầm than, khi cha ông bị bắt sang làm đầy tớ cho Phù Sai thì giao lại quyền điều hành đất nước cho ông. Lộc Dĩnh học tập gương của Vô Dư ngày trước nhẫn nhịn chờ thời, ông tích cực rèn luyện quân đội và chăm lo phát triển kinh tế xây dựng nền tảng để trung hưng quốc gia. Bề ngoài gặp những quan lại do người Ngô đưa sang cai trị ông rất luồn cúi lễ phép khiến cho họ nảy sinh tư tưởng chủ quan coi thường, bề trong ông gấp rút mua chuộc những tên lính chiếm đóng để lấy thông tin tình hình cha mình và chính sự bên nước Ngô. Ông nghe lời chỉ đạo của cha trước khi sang Ngô nên rất trọng dụng và chịu khó nghe lời các vị đại thần như Văn Chủng hay Phạm Lãi, ông thực hiện nhiều cải cách đáng kể khiến cho một nước nô lệ phụ thuộc vẫn đứng vững trong mẫu quốc. Sau khi Câu Tiễn được Phù Sai thả về ông vẫn tiếp tục phối hợp cùng cha thực hiện những kế sách nhất quán để làm người Ngô mất cảnh giác, đến lúc thấy thời cơ chín muồi lập tức ông cùng cha đem binh thảo phạt và đánh bại nước Ngô vào năm 473 tr.CN. Thiên tử nhà Chu và các nước chư hầu đều công nhận Việt làm bá chủ Trung Nguyên, năm 463 tr.CN Lộc Dĩnh kế nhiệm cha trị vì đất Việt và vẫn duy trì được địa vị bá chủ. Tuy nhiên Lộc Dĩnh đăng cơ lúc ấy đã ngoài 50 tuổi cho nên ông ở ngôi chỉ vẻn vẹn 5 năm thì lâm bệnh qua đời, con trai trưởng ông là Bất Thọ thế tập nhưng không giữ nổi ngôi bá chủ trước sự trỗi dậy của thất hùng.
1
null
"I Got a Boy" là một bài hát của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Girls' Generation nằm trong album cùng tên, được phát hành vào ngày 1 tháng 1 năm 2013. Bài hát được đồng sản xuất bởi Yoo Young-jin và Will Simms, chịu ảnh hưởng của nhạc điện tử đồng thời mang những yếu tố của hip-hop và rap. Video âm nhạc của "I Got a Boy" được ghi hình vào tháng 10 năm 2012 với phần vũ đạo do Nappytabs biên đạo. Video này ngay lập tức trở nên nổi tiếng với hơn 10 triệu lượt xem trên YouTube trong 55 giờ. Nhìn chung, bài hát nhận được đánh giá tích cực từ phía các nhà phê bình. "Billboard" gọi bài hát là "một trong những đĩa đơn nhạc pop tiên phong". Thực hiện và phát hành. "I Got a Boy" do các nhạc sĩ châu Âu Will Simms, Sarah Lundbäck Bell và Anne Judith Wik và nhạc sĩ Hàn Quốc Yoo Young-jin sáng tác, đồng thời Simms và Yoo tham gia sản xuất ca khúc. SM Entertainment cho biết bài hát "mạng một phong cách khác so với những gì Girls' Generation từng thể hiện" và "bao gồm nhiều phong cách âm nhạc cũng như có nhiều thay đổi về nhịp độ". Ngày 20 tháng 12 năm 2012, SM Entertainment đăng lên Twitter một bức ảnh với dòng chữ "2012. 12. 21 10 A.M." bên dưới một biểu trưng chứa tên của nhóm được bao quanh bởi quốc hoa của Hàn Quốc. Ngày tiếp theo, đĩa đơn "Dancing Queen" cùng video âm nhạc của bài hát này được phát hành. Video này kết thúc bằng một đoạn phim giới thiệu cho "I Got a Boy" cho biết rằng bài hát này sẽ được phát hành vào ngày 1 tháng 1 năm 2013. Một đoạn nhạc 22 giây trích từ bài hát được ra mắt vào ngày 1 tháng 1 năm 2013. Ngày 11 tháng 1 năm 2013, tạp chí TIME cho biết Interscope sẽ phát hành phiên bản tiếng Anh của "I Got a Boy" cho album tiếng Anh đầu tay của Girls' Generation, mặc dù ngày phát hành vẫn chưa được công bố. Sự đón nhận. Doanh số. Sau khi được phát hành, "I Got a Boy" nhanh chóng đứng đầu tất cả các bảng xếp hạng âm nhạc trực tuyến tại Hàn Quốc chỉ trong vòng 2 giờ, và sau đó là bảng xếp hạng "Billboard" K-Pop Hot 100 và bảng xếp hạng đĩa đơn của Gaon. Quảng bá. Girls' Generation biểu diễn "I Got a Boy" lần đầu tiên trên chương trình đặc biệt "Girls’ Generation’s Romantic Fantasy" của đài MBC vào ngày 1 tháng 1 năm 2013. Sau đó, nhóm quay trở lại trên các chương trình âm nhạc hàng tuần bao gồm M! Countdown của Mnet, "Music Bank" của KBS, "Music Core" của MBC và "Inkigayo" của SBS lần lượt vào các ngày 3, 4, 5 và 6 tháng 1 năm 2013. "I Got a Boy" được biểu diễn lần đầu tiên ở nước ngoài tại "Dream K-pop Fantasy Concert" vào ngày 19 tháng 1 năm 2013 ở Manila, Philippines. Video âm nhạc. Nội dung. Trang phục mà Girls' Generation mặc trong video âm nhạc của "I Got a Boy" mang phong cách đường phố, bao gồm Kenzo x Opening Ceremony, bộ sưu tập Adidas của Jeremy Scott, quần bó sát in họa tiết, áo 'Good Vibe' của Stussy, áo 'OG Basic' của Obey và áo khoác của Joyrich. Trong cảnh tiệc ngủ các thành viên mặc trang phục của Lazy Oaf, chẳng hạn như áo người dơi và áo in họa tiết hoa quả. Liza Darwin của MTV đã gọi phong cách này là "một sự bùng nổ như kính vạn hoa của thời trang đường phố". Tranh cãi. Sau khi video âm nhạc của "I Got a Boy" được phát hành, một bức hình chụp đoạn phim giới thiệu ở cuối video "Dancing Queen" bắt đầu gây tranh cãi. Trong đó, chiếc mũ mà Sunny đang đội có dòng chữ "Welcome Motherfuckers," với chữ 'U' được thay thế bởi ký hiệu ngôi sao. Việc sử dụng dòng chữ thô tục này đã gặp nhiều chỉ trích. SM Entertainment sau đó đã sửa lại video này.
1
null
Maximianus hay Maximian (tiếng Latin: ; sinh 250 - mất tháng 7 năm 310) là Hoàng đế La Mã từ năm 286 đến năm 305. Ông mang tước hiệu Caesar từ năm 285 tới 286, rồi sau đó trở thành Augustus từ 286 đến 305. Ông đã cùng chia sẻ tước hiệu Augustus với vị đồng hoàng đế và cũng là thượng cấp của ông, Diocletianus, người vốn có đầu óc chính trị bổ khuyết cho người hữu dũng như Maximianus. Maximianus đã thiết lập triều đình của mình tại Trier nhưng lại dành phần lớn thời gian cai trị của ông cho những chiến dịch quân sự. Vào cuối mùa hè năm 285, ông đã đàn áp phong trào khởi nghĩa có tên là Bagaudae ở Gallia. Từ năm 285 đến năm 288, ông cầm quân chống lại các bộ tộc người German dọc theo biên giới sông Rhine. Cùng với Diocletianus, ông đã tiến hành một chiến dịch tiêu thổ tiến sâu vào lãnh thổ của người Alamanni vào năm 288, qua đó tạm thời làm giảm bớt mối đe dọa từ người German trên lưu vực sông Rhine. Ông còn giao cho Carausius trọng trách bảo vệ eo biển Manche nhưng ông ta lại nổi loạn rồi tiếm vị xưng đế vào năm 286 gây ra cuộc ly khai ở Anh và tây bắc xứ Gallia. Maximianus đã thất bại trong cuộc viễn chinh bình định Carausius, và hạm đội xâm lược của ông đã bị một cơn bão phá hủy trong năm 289 hoặc năm 290. Sau đó, một cận thần của Maximianus là Constantius đã tiến hành chiến dịch chống lại người nối nghiệp Carausius là Allectus, trong khi Maximianus đang nắm giữ khu vực biên giới sông Rhine. Sau khi Allectus cùng đám phiến quân bị tiêu diệt năm 296, Maximianus đưa quân về phía nam để đối phó với hải tặc ở gần Hispania (Tây Ban Nha ngày nay) và những cuộc tấn công của người Berber ở Mauretania (Maroc ngày nay). Khi những chiến dịch này kết thúc năm 298, ông đã quay về Ý, tại đây ông sống trong xa hoa cho đến năm 305. Theo mệnh lệnh của Diocletianus, Maximianus thoái vị vào ngày 1 tháng 5 năm 305, giao lại tước hiệu Augustus cho Constantius và thoái ẩn tới miền nam Ý. Cuối năm 306, Maximianus một lần nữa tự xưng là Augustus và hỗ trợ cho người con trai của ông là Maxentius nổi loạn ở Ý. Tháng 4 năm 307, sau khi thất bại trong việc lật đổ người con trai của mình, ông đã buộc phải chạy đến nương nhờ tại triều đình của người kế vị Constantius là Constantinus I (người vừa là cháu dượng và cũng là con rể của ông) ở Trier. Tại Hội đồng Carnuntum diễn ra vào tháng 11 năm 308, Diocletianus và người kế vị ông ta, Galerius, đã ép Maximianus phải từ bỏ tham vọng nắm giữ ngai vàng của mình một lần nữa. Đầu năm 310, Maximianus đã cố gắng để chiếm đoạt ngôi vương của Constantinus khi vị hoàng đế này đang tham gia chiến dịch trên sông Rhine. Do chỉ được một vài người ủng hộ, Maximianus nhanh chóng bị Constantinus bắt được ở Marseille. Sau đó, Maximianus bị buộc phải tự tử vào mùa hè năm 310 theo mệnh lệnh của Constantinus. Dù trong cuộc chiến tranh diễn ra giữa Constantinus với Maxentius, hình tượng của Maximianus đã bị thanh trừ khỏi tất cả các địa điểm công cộng, nhưng sau khi Maxentius bị Constantinus lật đổ và sát hại, hình tượng của Maximianus lại được khôi phục và ông đã được phong thần. Đầu đời. Maximianus được sinh ra vào khoảng năm 250 ở gần Sirmium, tỉnh Pannonia (hiện nay là Sremska Mitrovica, Serbia) trong một gia đình chủ hiệu. Bên cạnh đó, trong nhiều tài liệu cổ còn có chứa những ám chỉ mơ hồ về Illyricum như là quê hương của ông. Những tài liệu này còn mô tả những đặc trưng con người xứ Pannonia của ông. Sinh ra tại khu vực biên giới sông Danube vốn bị chiến tranh tàn phá, ông nhận được sự giáo dục hà khắc từ cha mẹ. Maximianus gia nhập quân ngũ và phục vụ cùng Diocletianus dưới triều hoàng đế Aurelianus (cai trị 270-275) và Probus (cai trị 276 -282). Ông có thể đã tham gia chiến dịch Lưỡng Hà của hoàng đế Carus năm 283 và tham dự cuộc bầu chọn Diocletianus lên làm hoàng đế vào ngày 20 tháng 11 năm 284 tại Nicomedia. Việc Maximianus nhanh chóng được Diocletianus phong làm "Ceasar" được nhà văn Stephen Williams và nhà sử học Timothy Barnes nhìn nhận rằng hai con người này vốn là đồng minh lâu năm, địa vị của từng người đã được bàn bạc và thống nhất từ trước, và rằng Maximianus đã có thể đã ủng hộ Diocletianus trong chiến dịch chống lại Carinus (cai trị 283-285) của ông ta. Tuy nhiên, không có bằng chứng trực tiếp cho điều này. Là một con người đầy nhiệt huyết, bản tính trung thành tháo vát và không ưa nổi loạn, Maximianus là một ứng viên lôi cuốn cho ngôi vị hoàng đế. Nhà sử học thế kỉ thứ 4 Aurelius Victor đã mô tả Maximianus là: "một thiên tài quân sự, là một đồng sự, người bạn đáng tin cậy, dù có hơi quê mùa". Bất chấp những phẩm chất này của mình, Maximianus vốn lại là người vô học, thích hành động hơn là suy nghĩ. Bài văn tán tụng năm 289, sau khi so sánh những hành động của ông với chiến thắng của Scipio Africanus trước Hannibal trong cuộc chiến tranh Punic lần thứ hai, đã cho thấy rằng Maximianus chưa bao giờ nghe nói về hai danh tướng lừng lẫy này. Tham vọng của ông vốn thuần túy về mặt quân sự, còn về mặt chính trị ông đế mặc cho Diocletianus xử lý. Biện thuật gia Lactantius theo đạo Ki-tô cho rằng, tuy Maximianus sở hữu những lập trường cơ bản của Diocletianus nhưng ông lại là người vô đạo đức - điều có thể thấy được qua những sở thích của ông. Maximianus tận dụng mọi cơ hội thuận lợi để thoả mãn nhục dục, điều mà có thể khiến ông phải đánh đổi bằng ngôi vị hoàng đế của mình. Lactantius buộc tội Maximianus làm ô uế con gái của nguyên lão và đi đêm với các trinh nữ trẻ để thỏa mãn dục vọng bất tận của mình. Tuy nhiên, độ tin cậy của những lời nói này đang được đặt dấu hỏi vì tầm nhìn thù địch của Lactantius đối với những người ngoại đạo (Maximianus theo đa thần giáo La Mã và bài xích Ki-tô hữu). Với vợ của mình, Eutropia người Syria, Maximianus có hai người con: Maxentius và Fausta. Không có bằng chứng trực tiếp nào trong các tài liệu cổ ghi lại ngày sinh của họ. Theo các ước tính hiện nay thì năm sinh của Maxentius nằm trong khoảng từ năm 277 tới năm 287, trong khi năm sinh Fausta vào khoảng năm 298. Ngoài ra, ông còn có một người con gái nữa tên là Theodora, bà là vợ của Constantius Chlorus. Theo các tài liệu cổ, Theodora là con riêng của Eutropia. Dựa vào dẫn chứng này, hai sử gia Otto Seeck và Ernest Stein cho rằng bà là con của Eutropia và người chồng cũ Afranius Hannibalianus. Tuy nhiên, sử gia Barnes lại không thừa nhận quan điểm này và cho rằng tất cả các nguồn ghi "con riêng" vốn lấy thông tin từ một phần trong tác phẩm lịch sử không đáng tin cậy tên là "Kaisergeschichte", trong khi những nguồn đáng tin cậy hơn đều ghi rằng bà là con gái ruột của Maximianus. Do đó, Barnes kết luận rằng Theodora đã được sinh ra không muộn hơn năm 275 bởi một người vợ khuyết danh của Maximianus và người vợ khuyết danh này có lẽ là con gái của Hannibalianus. Được tấn phong là Ceasar. Tại thành phố Mediolanum (Milan, Ý) vào tháng 7 năm 285 Diocletianus tuyên bố Maximianus là người đồng trị vì với ông ta, tức là Ceasar. Những lý do cho quyết định này rất phức tạp. Chiến sự bùng nổ ở tất cả các tỉnh trong toàn đế quốc, từ xứ Gallia cho tới Syria, từ Ai Cập cho đến hạ lưu sông Danube, Diocletianus cần một người thay mặt ông để quản lý khối lượng công việc nặng nề của mình. Sử gia Stephen Williams cho rằng Diocletianus tự coi mình là một vị tướng lãnh tầm thường và cần một người như Maximianus để gánh hầu hết các cuộc chiến cho ông ta. Thứ đến, Diocletianus lại có một yếu điểm đó là ông ta không có bất cứ người con trai nào, mà chỉ có một người con gái tên là Valeria và bà không bao giờ có thể kế vị ông ta. Do vậy, ông ta buộc phải tìm kiếm một người nào đó không thuộc gia đình của mình để cùng cai trị và người này phải là một người mà ông ta cảm thấy đáng tin cậy. (Sử gia William Seston đã lập luận rằng Diocletianus, cũng giống như những vị hoàng đế không có hoàng tử thừa kế trước đó (như Nerva, Trajan hay Hadrian...), đã chọn Maximianus làm "filius Augusti" ("con trai Augustus") của mình sau khi tấn phong cho ông ta. Một số người đồng ý với ý kiến này, nhưng sử gia Frank Kolb lại cho rằng việc nhận con nuôi chẳng qua là do hiểu sai các tài liệu cổ. Tuy nhiên, điều này không phải là không có khả năng vì Maximianus đã lấy họ Valerius của Diocletianus. Và cuối cùng, Diocletianus biết rằng việc cai trị đơn độc là một mối nguy hiểm và rằng trước đó đã từng tồn tại tiền lệ cùng chia sẻ quyền lực hoàng đế. Cho dù uy danh đến đâu, ngai vị của một vị hoàng đế đơn độc vẫn có thể dễ dàng bị lung lay, điển hình là hai vị tiên đế Aurelianus và Probus của ông. Aurelianus bị một tên thủ hạ hành thích khi ông đang đứng trên đỉnh vinh quang, sau khi đưa Đế quốc La Mã ra khỏi thời kỳ khủng hoảng. Còn Probus thì bị binh lính ám sát sau khi họ tôn Carus lên ngôi. Trong khi đó, Carus đã chia sẻ quyền lực cùng hai người con trai của ông ta. Dù chỉ cầm quyền trong một thời gian ngắn ngủi hơn một năm, nhưng triều đại Carus khá suôn sẻ, khác với Aurelianus và Probus. Ngay cả vị hoàng đế đầu tiên, Augustus, (cai trị: 27 TCN-19 CN), thay vì tự mình chấp chính, ông ta đã chia sẻ quyền lực với các đồng sự. Kể từ thời Marcus Aurelius (cai trị: 161-180), đã có nhiều hình thức đồng hoàng đế tồn tại một cách chính thức, ví dụ như Marcus Aurelius và Lucius Verus hay Geta và Caracalla. Đó là những lý do tại sao Diocletianus muốn chọn một người mà ông ta tin tưởng làm đồng hoàng đế. Hệ thống cai trị kép này rõ ràng là có hiệu quả, phản ánh qua một sự kiện có tính chất tôn giáo: vào khoảng năm 287, Diocletianus lấy tên hiệu "Iovius" trong khi Maximianus lấy tên hiệu "Herculius". Iovius và Herculius mang ý nghĩa biểu tượng: Tên hiệu Jove (tức thần Jupiter) mà Diocletianus chọn có vai trò chi phối lập kế hoạch và chỉ huy; trong khi Hercules (tiếng Việt còn gọi là Héc-quyn), với vai trò anh hùng sẽ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, dù với hai biểu tượng này, hai vị hoàng đế không phải là các "vị thần" trong tôn giáo thờ cúng hoàng đế (mặc dù họ có thể đã được ca ngợi như vậy trong những bài tán tụng hoàng đế). Thay vào đó, họ đã được coi công cụ của các vị thần, là những người đại diện các vị thần trên Trái Đất. Một khi các nghi lễ đã kết thúc, Maximianus sẽ nắm lấy quyền kiểm soát triều đình phía Tây và đã được cử đến Gallia để chống lại quân khởi nghĩa Bagaudae trong khi Diocletianus quay về miền Đông. Những chiến dịch đầu tiên ở Gallia và Germania. Phong trào Bagaudae ở Gallia thường xuất hiện một cách thoáng qua trong các tài liệu cổ, bắt đầu bằng cuộc nổi dậy đầu tiên vào năm 285 của họ. Nhà sử học thế kỷ thứ tư Eutropius mô tả họ là những người nông dân được dẫn dắt bởi hai người tên là Amandus và Aelianus, trong khi Aurelius Victor gọi họ là những tên cướp. Nhà sử học David S. Potter lại cho rằng, nhóm người này không đơn thuần chỉ là một toán nông dân, có thể họ theo đuổi ý tưởng về một xứ Gallia tự trị hoặc cũng có thế họ có ý định phục vị cho cựu hoàng Carus vừa bị lật đổ (ông này là một người gốc Gallia Narbonensis, thuộc miền Nam nước Pháp ngày nay): trong trường hợp này, họ là những binh sĩ đào ngũ chứ không phải một toán thổ phỉ. Mặc dù nếu xét về nhiều khía cạnh, ví dụ như trang bị vũ khí nghèo nàn, binh lính không được huấn luyện tử tế cộng với tướng tá yếu kém, lực lượng này rõ ràng là đối thủ dưới cơ của các quân đoàn La Mã. Tuy vậy, Diocletianus vẫn xem phong trào Bagaudae là một mối đe dọa đáng để một vị hoàng đế như ông phải bận tâm đối phó. Trong thời gian chuẩn bị cho chiến dịch chống lại người Bagaudae, Maximianus có liên quan đến một vụ thảm sát những binh sĩ theo Chính thống giáo Copt tại tổng hành dinh của một quân đoàn đóng ở Thebes (tại Aucanus thuộc Thụy Sĩ ngày nay) vào mùa xuân năm 285. Cuối mùa hè năm 285, Maximianus đã tiến quân vào Gallia và giao chiến với lực lượng Bagaudae. Những thông tin chi tiết của chiến dịch này không nhiều: Các nguồn sử liệu chỉ chăm chú vào việc ca ngợi Maximianus cùng những chiến thắng của ông thay vì tường thuật về diễn biến chi tiết cũng như về chiến thuật. Bài tán tụng Maximianus vào năm 289 ghi lại rằng quân khởi nghĩa đã bị đánh bại bởi "sự kết hợp giữa tính tàn nhẫn và lòng khoan dung". Vì đây là một chiến dịch chống lại các công dân của đế quốc, tức là người La Mã đánh người La Mã - một điều được coi là đáng ghê tởm - nên nó không được nhắc đến trong các tước hiệu và các cuộc diễu binh khải hoàn chính thức. Quả đúng như vậy, bài tán tụng Maximianus tuyên bố rằng: "Tôi nói qua tình tiết này một cách nhanh chóng thôi, bởi vì tôi cảm nhận được lòng hào hiệp trong con người của ngài khi ngài thà quên chiến thắng này đi hơn là ăn mừng nó." Đến cuối năm đó, lực lượng khởi nghĩa đã suy yếu một cách đáng kể. Maximianus chuyển phần lớn quân đội của ông tới biên giới sông Rhine, qua đó báo hiệu một thời kỳ ổn định. Vào mùa thu năm 285, hai đạo quân của người rợ - đạo quân thứ nhất của người Burgundi và người Alamanni, đạo quân thứ hai là của người Chaibones và người Heruli - lội qua sông Rhine và tiến vào xứ Gallia. Đạo quân đầu tiên đã bị để mặc cho chết bệnh và chết đói, trong khi đạo thứ hai bị Maximianus ngăn chặn và đánh bại. Sau đó, ông thiết lập một tổng hành dinh bên sông Rhine hoặc tại Moguntiacum (Mainz, Đức), Augusta Treverorum (Trier, Đức), hoặc tại Colonia Agrippina (Cologne, Đức) để chuẩn bị cho các chiến dịch đến xứ Germania trong tương lai. Carausius. Mặc dù phần lớn xứ Gallia đã được bình định, khu vực biên giới với eo biển Manche vẫn còn bị hải tặc Frank và Saxon cướp bóc. Các hoàng đế trước đó như Probus và Carinus đã bắt đầu cho gia cố bờ biển Saxon nhưng vẫn còn dang dở, thể hiện qua việc các nhà khảo cổ không thể tìm thấy căn cứ hải quân nào tại Dover và Boulogne trong giai đoạn từ năm 270 đến 285. Để đối phó với vấn đề hải tặc, Maximianus đã bổ nhiệm Mausaeus Carausius, một người Menapii tới từ Hạ Germania (phía nam và phía tây Hà Lan) vào chức vụ chỉ huy khu vực eo biển và để dọn dẹp hết đám hải tặc. Carausius đã làm công việc này rất tốt, vào cuối năm 285 ông ta đã chiếm được một lượng lớn các con tàu hải tặc. Tuy nhiên, Maximianus sớm nghe được tin rằng Carausius đã chờ đợi cho đến khi đám hải tặc hoàn thành việc cướp bóc rồi mới tấn công và chiếm giữ chiến lợi phẩm cho riêng mình thay vì trả lại cho người dân hoặc nộp vào kho bạc hoàng gia. Maximianus nổi giận, liền lệnh bắt và hành quyết Carausius. Điều này khiến cho ông ta phải chạy trốn đến Britannia. Carausius nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ dân chúng Britannia. Ít nhất hai quân đoàn đóng ở Britannia (II Augusta và XX Valeria Victrix) và có thể một số hoặc tất cả quân đoàn đóng gần Boulogne bên kia eo biển Manche (có thể là XXX Ulpia Victrix) đã đứng về phía ông ta. Sau đó, Carausius nhanh chóng loại bỏ số ít những người vẫn còn trung thành với Maximianus trong quân đội của mình và tự xưng là Augustus. Maximianus có lẽ đã bất lực trước cuộc nổi dậy. Ông thiếu một hạm đội vì ông đã giao nó cho Carausius và ông cũng đang phải bận rộn đem quân đi đánh người Heruli và người Frank. Trong khi đó, Carausius tăng cường thêm tàu cho hạm đội của ông ta. Ngoài việc trả lương cao cho quân lính của mình, Carausius còn tuyển mộ thêm lính đánh thuê người Frank. Đến mùa thu năm 286, Britannia cùng phần lớn phía tây bắc Gallia và toàn bộ khu vực bờ biển eo biển Manche đã nằm dưới sự kiểm soát của Carausius. Carausius tuyên bố bản thân ông ta đứng đầu một nhà nước Britannia độc lập, một "Britanniarum Imperium" (Đế quốc Anh) và cho phát hành tiền xu với độ tinh khiết cao hơn rõ rệt so với những đồng tiền của Maximianus và Diocletianus nhằm lôi kéo tầng lớp thương gia từ Britannia và Gallia. Ngay cả quân đội của Maximianus cũng bị ảnh hưởng bởi thanh thế và sự giàu có của Carausius. Trở thành Augustus. Thấy Carausius tự xưng là Augustus, Maximianus cũng tự xưng làm Augustus vào ngày 1 tháng 4 năm 286. Điều này giúp ông có được địa vị tương tự và đứng ngang hàng với Carausius. - để cho các cuộc chiến giữa hai người là giữa hai Augusti (số nhiều của Augustus), chứ không phải là giữa một Augustus và một Caesar - và Maximianus được tuyên truyền là người anh em của Diocletianus, bình đẳng với ông ta về cả quyền lực và uy tín. Diocletianus đã không thể có mặt khi Maximianus xưng đế, đây là lý do khiến Seeck đưa ra giả thuyết là Maximianus tiếm ngôi nhưng vì Diocletianus sợ sẽ xảy ra nội chiến nên ông mới công nhận điều này sau đó. Tuy nhiên, giả thuyết này không đạt được nhiều sự đồng thuận và nhà sử học William Leadbetter mới đây đã bác bỏ nó. Bất chấp khoảng cách vật lý giữa hai vị hoàng đế, sự tin cậy của Diocletianus dành cho Maximianus là đủ để khiến ông trao đại quyền cho cho Maximianus và Maximianus cũng đủ kính trọng Diocletianus để vẫn làm theo ý ông ta. Về mặt lý thuyết, đế quốc La Mã không phải là một đế quốc kép. Mặc dù cũng có sự phân chia là mỗi vị hoàng đế có triều đình, quân đội, dinh thự riêng, nhưng đây là những vấn đề của thực tiễn, chứ không phải về bản chất. Những tuyên truyền của đế chế từ năm 287 nhấn mạnh về một La Mã duy nhất và không thể chia rẽ, một "patrimonium indivisum". Như lời của một kẻ ca ngợi đã từng bày tỏ với Maximianus: "Vậy là đế quốc vĩ đại này là một vật sở hữu chung của cả hai bệ hạ, mà không có bất kỳ bất hoà nào xảy ra, chúng thần cũng không phải hứng chịu những cuộc tranh chấp nào giữa hai bệ hạ, nhưng rõ ràng bệ hạ đã giữ đế quốc này ở thế cân bằng như những gì hai vị Heracleidae, những vị vua của Sparta, đã từng làm được." Những điều luật được ban hành cùng với các lễ hội hoàng gia được tổ chức dưới danh nghĩa của cả hai vị hoàng đế, ngoài ra còn có một đồng tiền chung được lưu hành ở cả hai phần của đế quốc. Diocletianus đã có lắm lúc ban hành mệnh lệnh cho tỉnh Africa của Maximianus và Maximianus có lẽ cũng đã có thể làm những điều tương tự với những vùng đất của Diocletianus. Chiến dịch chống lại các bộ lạc sông Rhine. Các chiến dịch vào năm 267 và 268. Nhận ra không thể dập tắt cuộc nổi loạn của Carausius ngay lập tức, Maximianus đã khởi binh đánh các bộ lạc dọc sông Rhine trước. Dù cho họ thường tranh chấp với nhau thay vì tấn công La Mã, những bộ lạc này vẫn là một mối đe doạ đáng lo ngại đối với nền hoà bình xứ của Gallia, vì nhiều người trong số họ đứng về phía Carausius. Chỉ còn vài thông tin còn sót lại về thời điểm diễn ra chính xác của chiến dịch sông Rhine của Maximianus trong phạm vi từ năm 285 đến 288. Ngày 1 tháng 1 năm 287, trong khi đang tiến hành nghi lễ đón nhận các Fasces của chấp chính quan, Maximianus nhận được tin về một cuộc đột kích của người rợ. Ông lập tức cởi bỏ toga (loại áo dài La Mã), vận giáp phục rồi khởi binh đi đánh người rợ. Mặc dù không hoàn toàn đánh tan tác hết toàn bộ quân thù, Maximianus vẫn tiến hành kỷ niệm một chiến thắng ở Gallia trong cùng năm đó. Maximianus tin rằng các bộ tộc Burgundi và Alemanni sống trong vùng Moselle-Vosges là mối đe doạ lớn nhất, do đó ông nhắm mục tiêu vào họ đầu tiên. Ông tiến hành chiến thuật tiêu thổ, tàn phá vùng đất của họ để khiến cho họ chết dần vì đói khát và bệnh tật. Sau khi đối phó xong với người Burgundi và Alemanni, Maximianus đổi mục tiêu sang bộ tộc Heruli và Chaibones yếu hơn. Hai bộ lạc này đã bị dồn ép và đánh bại chỉ trong một trận. Maximianus đích thân đốc chiến, phi chiến mã dọc theo thế trận cho đến khi người German rơi vào hoảng loạn và tan vỡ. Quân đội La Mã đã truy đuổi các đạo quân người rợ đang tháo chạy và đánh cho họ tan tác. Sau đó, khi mà kẻ thù đang suy yếu vì đói khát, Maximianus đã phát động một cuộc xâm lược toàn diện dọc theo sông Rhine. Ông tiến sâu vào lãnh thổ của người German, mang sự huỷ diệt đến với xứ sở của kẻ thù và thị uy quân lực La Mã. Và đến cuối năm 287, ông đã đạt được thành công như mong đợi và khiến cho các vùng đất dọc theo sông Rhine hoàn toàn sạch bóng người German. Một người ca tụng Maximianus đã phải thốt lên: "Tất cả những gì tôi thấy ở bên kia sông Rhine là đất La Mã". Chiến dịch chung chống lại người Alamanni. Mùa xuân tiếp đó, khi Maximianus chuẩn bị để đối phó Carausius thì Diocletianus quay trở lại từ miền đông. Hai vị hoàng đế hội ngộ trong năm đó, nhưng không ai biết rõ về địa điểm lẫn thời gian chính xác của cuộc hội ngộ. Họ có lẽ đã thống nhất về một chiến dịch chung chống lại người Alamanni và một cuộc chinh phạt bằng hải quân nhằm đối phó với Carausius. Cuối năm đó, Maximianus đích thân dẫn quân tập kích bất ngờ Agri Decumates - một vùng đất nằm giữa vùng thượng lưu sông Rhine và thượng lưu sông Danube, nằm sâu trong lãnh địa của người Alamanni. Trong khi đó, Diocletianus xâm lược xứ Germania thông qua vùng đất Raetia. Cả hai cùng tiến hành chiến thuật tiêu thổ, cho đốt phá cây trồng cũng như các nguồn cung cấp lương thảo và phá hủy phương tiện sinh sống của người German tại bất kỳ nơi nào họ đi qua. Kết quả là lãnh thổ đế quốc được mở rộng, Maximianus có thể an tâm tăng cường quân lực mà không vướng phải lo lắng gì khác. Sau cuộc chiến, một loạt đô thị nằm bên bờ sông Rhine đã được tái thiết và ở phía đông sông, tại các địa điểm như Mainz hay Koeln, các đồn quân trên đất địch được xây dựng. Một biên giới quân sự (bao gồm nhiều pháo đài, đường sá và các thị trấn được gia cố) đã được thiết lập và để kết nối các địa điểm dọc theo sông với Tornacum (Tournai, Bỉ), Bavacum (Bavay, Pháp), Atuatuca Tungrorum (Tongeren, Bỉ), Mosae Trajectum (Maastricht, Hà Lan) và Köln, một tuyến đường quân sự đã được xây. Constantius, Gennobaudes và tái định cư. Đầu năm 288, Maximianus hạ lệnh cho pháp quan thái thú Constantius Chlorus, chồng của con gái ông là Theodora, dẫn quân thảo phạt người Frank - đồng minh của Carausius. Những người Frank này kiểm soát cửa sông Rhine, ngăn cản kế hoạch giương buồm vượt biển đánh Carausius. Constantius nhận lệnh liền dẫn quân bắc tiến. Ông tiến sâu vào đất địch, gây cảnh tang tóc, rồi cuối cùng cũng lên đến bờ biển Bắc. Người Frank vội vã cầu hòa. Maximianus cho vị vua Gennobaudes bị phế truất trước đó được phục hồi ngai vị. Gennobaudes trở thành chư hầu của Maximianus cùng với một vài tù trưởng người Frank lần lượt tuyên thệ trung thành với Gennobaudes. Qua đó, sự thống trị của La Mã trong khu vực đã được đảm bảo. Maximianus cho phép các bộ lạc như người Frisii, người Frank sông Sal, Chamavi và các bộ tộc khác định cư dọc theo một dải lãnh thổ La Mã, nằm giữa các con sông Rhine và Waal từ Noviomagus (Nijmegen, Hà Lan) đến Traiectum, (Utrecht, Hà Lan) hoặc gần Trier. Những bộ tộc này được phép định cư với điều kiện là họ phải phục tùng người La Mã. Sự hiện diện của họ tạo nên một nguồn nhân lực dồi dào, ngăn cản sự định cư của các bộ lạc người Frank, tạo cho Maximianus một vùng đệm dọc theo bờ phía bắc sông Rhine và giảm nhu cầu hiện diện của quân đội La Mã trong khu vực này. Các chiến dịch sau này ở Gallia và Anh. Viễn chinh Carausius thất bại. Năm 289, Maximianus đã chuẩn bị xâm lược đảo Anh (đang nằm dưới quyền kiểm soát của Carausius). Tuy vậy, kế hoạch này đã thất bại vì một vài lý do nào đó. Bài văn ca ngợi Maximianus năm 289 có những lời lẽ rất lạc quan về viễn cảnh của chiến dịch. Tuy nhiên, bài tán tụng năm 291 lại không hề có một từ nào đề cập đến nó. Trong khi đó, bài văn ca ngợi Constantius có đề cập đến chuyện hạm đội của ông ta đã bị một cơn bão đánh đắm. Tuy nhiên, rất có thể điều này đã được bịa ra để che nỗi nhục cho chiến dịch không thành công. Diocletianus đã kết thúc sớm chuyến vi hành đến các tỉnh miền Đông ngay sau đó, có lẽ vì biết Maximianus đã thất bại, và vội vàng quay trở về phía tây. Ông ta đến Emesa vào ngày 10 tháng 5 năm 290 và đến Sirmium (nằm bên sông Danube) vào ngày 01 tháng 7 cùng năm. Diocletianus hội kiến cùng Maximianus tại Milano vào cuối tháng 12 năm 290 (cũng có thể là vào tháng 1 năm 291). Dân chúng tụ tập đông đảo để chứng kiến sự kiện này. Hai vị hoàng đế cũng đã dành nhiều thời gian để phô trương thanh thế trước dân chúng. Sử gia Potter cùng nhiều người khác đã phỏng đoán rằng nghi thức này đã được Diocletianus chuẩn bị để chứng minh rằng ông ta sẽ tiếp tục hỗ trợ cho người đồng sự đang gặp khó khăn của mình. Hai người đã bí mật thảo luận về các vấn đề chính trị và chiến tranh, và có lẽ đã bàn về ý tưởng tăng số lượng hoàng đế từ hai lên bốn (tức chế độ Tứ đầu chế). Cũng trong cuộc hội ngộ này, hai người đã tiếp một phái đoàn đến từ Viện nguyên lão La Mã và qua đó khôi phục lại những cuộc gặp mặt vốn hiếm khi diễn ra giữa hoàng đế với các vị quan trong triều. Sau sự kiện này, hai vị hoàng đế sẽ không gặp lại nhau cho đến năm 303. Sau cuộc xâm lược bất thành năm 289, Maximianus buộc phải miễn cưỡng ký hiệp định ngừng chiến với Carausius. Điều này có nghĩa rằng ông phải chấp nhận sự cai trị của Carausius ở phía hai bờ eo biển Manche nhưng ông từ chối công nhận tính hợp pháp một cách chính thức cho nhà nước ly khai này. Về phần mình, Carausius đã thoả mãn với những lãnh thổ chiếm được ở Gallia. Tuy nhiên, Diocletianus tất nhiên sẽ không thể bỏ qua dễ dàng cho sự sỉ nhục này. Phải đối mặt với sự ly khai của Carausius cũng như những bất ổn tại vùng biên ải ở Ai Cập, Syria và sông Danube, ông ta nhận ra rằng chỉ có hai vị hoàng đế là vẫn chưa đủ để có thể quản lý toàn bộ đế quốc La Mã rộng lớn. Ngày 01 tháng 3 năm 293 tại Milano, Maximianus đã tấn phong danh hiệu Caesar cho Constantius. Trong cùng một ngày hoặc cũng có lẽ khoảng một tháng sau đó, Diocletianus cũng làm điều tương tự với việc tấn phong Galerius làm Caesar, qua đó chế độ "Tứ đầu chế" nghĩa là "bốn người cai trị" được thiết lập. Sau khi trở thành Caesar, Constantius nhận thức được rằng ông ta phải thành công tại những nơi Maximianus đã thất bại: ông ta phải đánh bại được Carausius và tái chiếm lại đảo Anh. Thảo phạt Allectus. Constantius nhanh chóng đáp ứng kỳ vọng. Ông đuổi Carausius khỏi bắc Gallia vào năm 293. Cùng năm đó, Carausius bị ám sát và được thay thế bởi viên trưởng quan tài chính tên là Allectus. Constantius hành quân dọc bờ biển đến vùng hạ lưu sông Rhine và sông Scheldt, tại đây ông ta đã đánh bại người Frank - đồng minh của Carausius và nhận được danh hiệu "Germanicus maximus" (Người chiến thắng ở Germania). Sau thắng lợi này, ông ta hướng mục tiêu của mình sang đảo Anh. Những năm sau đó, Constantius xây dựng một hạm đội phục vụ cho cuộc xâm lược. Trong khi đó, Maximianus vẫn còn ở Ý sau khi phong cho Constantius làm Caesar. Ông quay trở lại Gallia vào mùa hè năm 296 sau khi nhận được thông báo về kế hoạch xâm lược. Tại đây, ông đã giữ vững biên giới sông Rhine chống lại đồng minh người Frank của Carausius trong lúc Constantius phát động cuộc xâm lược đảo Anh. Hoàng đế tiếm hiệu Allectus bị pháp quan thái thú Asclepiodotus của Constantius giết chết ở North Downs. Sau đó, Constantius đã đổ bộ ở gần Dubris (Dover) rồi tiến đến Londinium (London), ở đây ông ta được nhân dân trong thành chào đón như là một người giải phóng. Chiến dịch ở Bắc Phi. Sau khi Constantius ca khúc khải hoàn trở về, Maximianus có thể tập trung vào cuộc chiến ở Mauretania (tây bắc châu Phi). Trong thế kỷ thứ ba, khi chính quyền La Mã suy yếu, các bộ lạc du mục người Berber đã quấy rối các khu dân cư trong vùng cùng những hậu quả mà ngày càng nghiêm trọng. Năm 289, viên thống đốc tỉnh Mauretania Caesariensis (ở vào khoảng Algérie ngày nay) đã tạm thời có được một thời gian hòa hoãn sau khi ông ta tập hợp được một đội quân nhỏ để chống lại người Bavares và Quinquegentiani, nhưng những đám cướp này đã sớm quay trở lại. Năm 296, Maximianus tập hợp một đội quân bao gồm các thành viên đội cấm vệ quân La Mã, các quân đoàn lê dương ở Aquileia, Ai Cập và Danube, quân trợ chiến người Gallia và người German cùng những tân binh từ Thracia. Họ tiến sang Tây Ban Nha mùa thu năm đó. Có lẽ ông đã phải bảo vệ khu vực này trước những cuộc tập kích của người Moor trước khi vượt eo biển Gibraltar và tiến vào Mauretania Tingitana (ngày nay là Maroc) để bảo vệ khu vực này khỏi đám cướp biển người Frank. Tháng 3 năm 297, Maximianus bắt đầu tiến hành một cuộc tấn công đẫm máu chống lại người Berber. Chiến dịch này đã kéo dài và Maximianus đã buộc phải trải qua mùa đông 297-298 ở Carthage trước khi trở lại chiến trường. Không hài lòng khi chỉ đuổi họ quay về quê ở dãy Atlas - tại nơi mà họ có thể tiếp tục tiến hành chiến tranh - nên Maximianus quyết định tiến sâu vào đất của người Berber. Dù gặp phải địa hình không thuận lợi cộng với lối đánh du kích sở trường của người Berber nhưng Maximianus vẫn dồn ép được họ. Rõ ràng ông muốn trừng phạt các các bộ lạc này bằng mọi cách có thể, ông xua quân tàn phá vùng đất vừa mới giành được, tàn sát vô số cư dân và xua đuổi những kẻ còn sống phải chạy vào sa mạc Sahara. Chiến dịch bình định Bắc Phi kết thúc vào mùa xuân năm 298. Vào ngày 10 tháng 3, ông ca khúc khải hoàn tiến vào thành Carthage. Bia ký ở đó ghi lại lòng biết ơn của nhân dân với Maximianus, họ tung hô ông là "redditor lucis aeternae" ("người khôi phục lại ánh sáng vĩnh cửu"), giống như những gì Constantius đã nhận được khi ông ta tiến vào London không lâu trước đó. Maximianus quay trở lại Ý năm 299 để tổ chức một buổi lễ mừng chiến thắng ở Roma vào mùa xuân. Tiêu khiển và thoái ẩn. Sau thành công ở Bắc Phi, Maximianus quay về miền bắc nước Ý, sống tiêu khiển trong các cung điện tại Milano và Aquilea và để mặc chuyện binh đao cho người hạ cấp Constantius xử lý. Khác với Constantius, ông không có mối quan hệ tốt với Viện nguyên lão. Sử gia Lactantius cho rằng ông đã cho người khủng bố các vị nguyên lão, bằng những lời cáo buộc giả mạo và thường xuyên hành quyết một vài người bao gồm cả vị thái thú Roma trong những năm 301/2. Ngược lại, Constantius lại có mối quan hệ tốt với tầng lớp quý tộc nguyên lão và ông ta dành phần lớn thời gian của mình vào các hoạt động bảo vệ đế quốc. Ông ta đích thân cầm quân đốc chiến với người Frank trong năm 300 hoặc 301, thảo phạt người German ở thượng lưu sông Rhine năm 302 trong khi Maximianus vẫn ở lại Ý mà hưởng lạc. Maximianus chỉ bị xáo trộn bởi lễ kỷ niệm 20 năm tại vị "vicennalia" của Diocletianus tại Roma vào năm 303. Một số bằng chứng cho thấy rằng Diocletianus đã từng hứa với Maximianus là hai người sẽ thoái ẩn cùng nhau và nay đã là lúc mà ông phải thực hiện lời hứa đó. Hai người sẽ truyền danh hiệu Augusti của họ lại cho hai Caesar là Constantius và Galerius. Có lẽ Maxentius, con trai của Maximianus và Constantinus, con trai của Constantius, những đứa trẻ đã từng lớn lên ở Nicomedia sẽ cùng nhau trở thành hai vị Caesar mới sau đó. Chừng nào Maximianus còn chưa mong muốn thoái vị, Diocletianus vẫn còn nắm quyền, thì mâu thuẫn giữa họ vẫn chưa bùng phát. Trước khi thoái vị, Maximianus đã nhận được một khoảnh khắc vinh quang cuối cùng khi ông là người cử hành tại hội thi đấu trăm năm một lần vào năm 304. Vào ngày 1 tháng 5 năm 305, tại các nghi lễ riêng diễn ra ở Milano và Nicomedia, cả Diocletianus và Maximianus đều tuyên bố thoái vị cùng một lúc. Sự nối ngôi có lẽ đã không hoàn toàn theo như ý muốn của Maximianus. Điều này có lẽ do ảnh hưởng từ Galerius khi Severus và Maximinus được tấn phong làm Caesar thay vì con trai ông là Maxentius. Cả hai vị tân Caesar đều có đời binh nghiệp lâu dài và đều là thân tín của Galerius: Maximinus là cháu trai, còn Severus một cựu đồng chí trong quân ngũ của ông ta. Maximianus nhanh chóng tỏ ra không hài lòng với chế độ "tứ đầu chế" mới sau khi nhìn thấy Galerius nắm giữ địa vị thống lĩnh trước đó thuộc về Diocletianus. Mặc dù chính miệng Maximianus tuyên bố Severus làm Caesar trong đại lễ tấn phong, nhưng chỉ hai năm sau, ông đã ủng hộ con trai mình nổi loạn chống lại chế độ mới. Sau khi thoái vị, Diocletianus lui về một cung điện rộng lớn mà ông ta đã cho xây dựng tại quê hương Dalmatia gần Salona bên bờ biền Adriatic của mình. Còn bản thân Maximianus thì lại lui về biệt thự tại Campania hay Lucania, tại đây ông đã sống một cuộc sống an nhàn và xa hoa. Mặc dù ở cách xa các trung tâm chính trị của Đế quốc, Diocletianus và Maximianus vẫn ở đủ gần để giữ liên lạc thường xuyên. Cuộc nổi loạn của Maxentius. Sau cái chết của Constantius Chlorus vào ngày 25 tháng 7 năm 306, con trai của ông ta, Constantinus, đã tự xưng là "Augustus". Điều này đã khiến Galerius cảm thấy khó chịu và ông ta đã đưa ra lời đề nghị là sẽ phong tước hiệu "Caesar" cho Constantinus, điều mà Constantinus đã chấp nhận. Sau đó, Galerius đã tấn phong cho Severus trở thành "Augustus" của phía Tây. Maxentius vì ghen tị với vị trí của Constantinus nên đã thuyết phục một toán cấm vệ quân tôn ông ta lên làm "Augustus" vào ngày 28 tháng 10 năm 306. Lo lắng vì phải một mình đốc chính, Maxentius đã gửi hoàng bào cho Maximianus và tôn xưng ông làm "Augustus lần thứ hai". Mặc dù trên lý thuyết, Maxentius đã ban cho phụ hoàng quyền lực ngang ngửa với mình, nhưng thực tế thì Maximianus chỉ nắm giữ được một ít quyền lực và có địa vị thấp hơn. Galerius từ chối công nhận Maxentius và lệnh cho Severus đem quân tới Roma để hạ bệ ông ta. Dưới trướng Severus có nhiều binh sĩ đã từng phục vụ Maximianus nên khi Maxentius mua chuộc họ, hầu hết binh sĩ đã đào ngũ sang phe Maxentius. Rơi vào hoàn cảnh này, Severus buộc phải chạy trốn tới Ravenna, tại đây ông ta bị Maximianus đem quân tới bao vây. Ravenna là một toà thành kiên cố, dễ thủ khó công nên Maximianus đã đưa ra một lời đề nghị mà khiến cho Severus phải chấp thuận. Sau đó, Maximianus đã bắt giữ Severus rồi đem giảm lỏng ông ta như là một con tin trong một biệt thự công nằm ở phía nam thành Roma. Mùa thu năm 307, Galerius khởi binh đi đánh Maxentius nhưng lại thất bại trong việc chiếm đóng thành Roma. Ông ta buộc phải rút lui về phía bắc với một đội quân còn nguyên vẹn, chưa gặp phải tổn thất gì to tát. Trong khi Maxentius xây dựng hệ thống phòng thủ cho thành Roma, Maximianus đi đến Gallia để đàm phán với Constantinus. Maximianus đã đưa ra đề nghị rằng Constantinus sẽ kết hôn với người con gái út của ông tên là Fausta và được nâng lên một bậc từ "Caesar" thành "Augustus" trong chế độ ly khai của Maxentius. Đổi lại, Constantinus sẽ tái khẳng định liên minh gia đình cũ giữa Maximianus và Constantius và ủng hộ đại nghiệp của Maxentius ở Ý nhưng vẫn sẽ giữ trung lập trong cuộc chiến tranh với Galerius. Thỏa thuận này đã được đóng dấu tại một buổi đại lễ kép tại Trier vào cuối mùa hè năm 307 khi Constantinus kết hôn với Fausta và được tấn phong làm "Augustus" bởi Maximianus. Maximianus quay về Roma vào mùa đông năm 307–8 nhưng sớm xảy ra bất đồng với con trai. Mùa xuân năm 308, vị hoàng đế danh nghĩa yêu cầu quyền binh cho mình trước hội đồng binh sĩ La Mã. Ông nói về một chính phủ La Mã yếu kém, chê bai Maxentius vì đã làm suy yếu nó sau đó tiến tới và giật tía bào ra khỏi vai Maxentius. Ông đã chờ đợi những binh sĩ sẽ công nhận ông nhưng thay vào đó, họ lại đứng về phía Maxentius. Vị cựu hoàng bị buộc phải rời nước Ý trong sự ô nhục. Để giải quyết những bất ổn chính trị, Galerius cho mời Diocletianus (đã thoái vị) và Maximianus đến một cuộc họp hội đồng chung tại Carnuntum, một thành phố quân sự nằm bên bờ sông Danube vào ngày 11 tháng 11 năm 308. Tại đây, Maximianus tiếp tục bị buộc phải thoái vị còn Constantinus một lần nữa bị giáng xuống làm "Caesar" cùng với Maximinus Daia là "Caesar" ở phía đông. Licinius, một đồng đội trung thành của Galerius đã được bổ nhiệm làm "Augustus" ở phía Tây. Đầu năm 309, Maximianus quay trở lại triều đình của Constantinus ở Gallia — triều đình duy nhất vẫn còn chấp nhận vị cựu hoàng. Sau khi Constantinus và Maximinus từ chối danh hiệu "Con trai của Augusti" vì không hài lòng với nó. Cả hai đều được tôn lên làm "Augustus" năm 310. Kết quả là nay đã có bốn "Augusti" cai trị đế quốc La Mã cùng lúc. Nổi dậy chống lại Constantinus. Năm 310, Maximianus nổi dậy chống lại Constantinus khi hoàng đế dẫn quân đi chinh phạt người Frank. Trước đó, Maximianus đã được lệnh đem một số binh sĩ của Constantinus về phía nam tới Arles để chống cự các cuộc tấn công từ Maxentius ở miền nam Gallia. Tại Arles, Maximianus tuyên bố rằng Constantinus đã qua đời và tự mình mặc tía bào. Mặc dù Maximianus tỏ ý sẽ ban thưởng hậu hĩnh cho những người nào theo ông nhưng phần đông binh sĩ của Constantinus vẫn giữ lòng trung thành và Maximianus bị ép phải rời khỏi thành phố. Constantinus sớm nhận được tin báo về cuộc nổi loạn này. Ông ta lập tức huỷ bỏ chiến dịch bình định người Frank và nhanh chóng hành quân về miền nam Gallia, tại đây ông ta đối mặt với một Maximianus đang bỏ trốn ở Massilia (Marseille). Thành phố này phù hợp cho một cuộc phòng thủ trường kỳ hơn là Arles, nhưng những công dân trung thành đã mở cổng phía sau để Constantinus tiến quân vào. Maximianus bị bắt, bị quở trách vì những gì ông gây ra và bị tước đế hiệu thêm lần nữa - lần thứ ba và lần cuối cùng. Constantinus đã ban cho Maximianus một số sự khoan hồng nhưng lại khuyến khích vị cựu hoàng tự sát. Tháng 7 năm 310, Maximianus đã treo cổ tự vẫn. Mặc dù quan hệ cha con trước đó đã vỡ lở nhưng sau khi Maximianus tự tử, Maxentius lại ra vẻ như là một người con tận tụy của phụ hoàng. Maxentius đã cho đúc những đồng tiền mang hình ảnh phong thần của phụ hoàng và tuyên bố mong muốn rằng sẽ trả thù cho cái chết của ông. Ban đầu Constantinus nói rằng việc Maximianus tự tử là một bi kịch không may của gia đình. Tuy nhiên, năm 311, ông ta đã cho truyền bá một phiên bản khác của câu chuyện. Theo phiên bản này, sau khi đã được Constantinus tha thứ, Maximianus lên kế hoạch giết Constantinus khi hoàng đế đang ngủ. Hoàng hậu Fausta đã biết về ý đồ này và đã cảnh báo Constantinus. Ông ta cho một viên thái giám nằm trên giường thế mạng mình. Maximianus bị bắt sau khi ông hạ sát viên thái giám và bị buộc phải tự tử, điều mà chính vị cựu hoàng đã chấp thuận. Ngoài những công tác tuyên truyền, Constantinus còn thực hiện việc xóa bỏ khỏi lịch sử -"damnatio memoriae"- đối với Maximianus, ông ta đã ra lệnh phá hủy tất cả những gì liên quan đến vị cựu hoàng và cho người phá huỷ bất kỳ công trình công cộng nào mang hình ảnh của Maximianus. Constantinus đánh bại Maxentius tại trận Cầu Milvian vào ngày 28 tháng 10 năm 312. Sau khi Maxentius chết, Ý rơi vào tay Constantinus. Thái hậu Eutropia (vợ của Maximianus) đã phải thề rằng Maxentius không phải con trai Maximianus. Sau đó, những hình ảnh của Maximianus đã được phục hồi. Những sự sùng bái Maximianus dưới triều Maxentius được tuyên bố là vô hiệu. Ông đã được tái phong thần thêm một lần nữa, có lẽ là vào năm 317. Năm 318, hình ảnh của ông bắt đầu xuất hiện trên tiền đúc của Constantinus cùng với Constantius và Claudius II với tên "divus", tiếng Latin có nghĩa là thần thánh. Cả ba đã được ca tụng là những bậc tiền bối của Constantinus. Họ được gọi là "những vị hoàng đế hiền minh nhất trong số các hoàng đế [La Mã]". Thông qua hai người con gái là Fausta (vợ của Constantinus) và Flavia (vợ của Constantius và là mẹ của Constantinus), Maximianus là ông nội hoặc ông cố của tất cả các vị hoàng đế trị vì từ năm 337 đến 363.
1
null
Luleå là một thành phố ở bờ biển phía bắc Thụy Điển. Thành phố ngày là thủ phủ Khu tự quản Luleå và hạt Norrbotten. dân số năm 2010 là 46.000 người. Khu vực này đã là một bến cảng quan trọng từ thế kỷ 13-15. Thị xã đã được cấp hiến chương hoàng gia bởi Gustavus Adolphus của Thụy Điển năm 1621.
1
null
Tây Chu Vũ công (chữ Hán: 西周武公), tên thật là Cơ Cung Chi (chữ Hán:姬共之), là vị quân chủ đời thứ tư của nước Tây Chu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Nỗ lực thống nhất vương thất. Cơ Cộng Chi là con của Tây Chu Huệ công. Ngay từ thời Tây Chu Huệ Công thì đất đai nhà Chu đã bị phân liệt chia làm 2 tiểu quốc, chú ruột ông là Cơ Căn được 2 nước chư hầu là Hàn và Triệu ủng hộ cũng tự xưng là Đông Chu Huệ công. Cơ Cộng Chi không muốn nhìn vương thất nhà Chu xâu xé lẫn nhau nên nuôi tham vọng thống nhất đất nước, ông nhiều lần sai sứ sang thuyết phục nước Đông Chu nên hợp nhất với Tây Chu để thu giang sơn về một mối nhưng đều thất bại. Thấy dùng ngoại giao không xong ông bèn hạ lệnh dùng vũ lực để áp đảo, tuy nhiên quân Tây Chu chỉ mới ngấp nghé ngoài biên ải thì lập tức đã thấy quân của 2 nước Hàn và Triệu kéo đến bảo hộ. Nhận thấy binh lực nước mình không bằng 2 nước kia nên Cơ Cộng Chi đành "ngậm bồ hòn làm ngọt" mà triệt thoái quân đội, ông từng có ý định mời các nước chư hầu lớn như Điền Tề hay Sở nhưng nghĩ đến việc "cõng rắn cắn gà nhà" dẫn đến cảnh huynh đệ tương tàn nồi da nấu thịt cũng chẳng hay ho gì nên ông lại từ bỏ cách nghĩ đó ngay. Sau cùng Cơ Cộng Chi nghĩ ra cách phá hoại nước Đông Chu bằng đánh vào nền kinh tế, ông nghĩ kinh tế kiệt quệ tất nhiên phải nhờ vả viện trợ lúc ấy mình đưa ra ý kiến sáp nhập chắc chắn là được. Bấy giờ ở biên giới 2 nước Chu có hệ thống tưới tiêu đồng ruộng ngay cạnh nhau, hễ bên Đông Chu tháo đập cho nước tràn vào thì Cơ Cộng Chi sai người ra ngăn đập lại. Bên Đông Chu cho người ra định khơi thông dòng nước nhưng nguồn chính lại chảy từ Tây Chu sang nên không sao được, Đông Chu quân sai sứ sang thương thuyết thì Cơ Cộng Chi yêu cầu phải sáp nhập lại nên họ lại thôi và dùng biện pháp khác để làm thủy lợi. Mâu thuẫn giữa 2 nước anh em Đông Chu và Tây Chu thành ra càng lúc càng căng thẳng, tuy rằng không xảy ra chiến tranh to nhưng từ đó làm cho nội bộ nhà Chu vốn đã suy nhược nay lại còn yếu thêm. Không rõ Tây Chu Vũ công mất năm nào và thọ bao nhiêu tuổi, chỉ biết rằng ông có hai người con trai là Cơ Cộng và Cơ Cữu. Nhưng Cơ Cộng chẳng may vắn số mà chết trước ông, lúc đó Cơ Cữu đang được ông cho sang nước Sở làm con tin. Ông phái người sang nước Sở để xin cho Cơ Cữu về làm thái tử, sau khi ông mất thì Cơ Cữu lên nối ngôi hiệu là Tây Chu Văn công.
1
null
Vĩ () là tên 1 quốc gia bộ lạc từng tồn tại ở khu vực miền đông nam huyện Hoạt tỉnh Hà Nam vào thời nhà Hạ trong lịch sử Trung Quốc, đây là một trong những nước chư hầu trung thành nhất với Hạ Kiệt. Những dấu ấn trong lịch sử. Bấy giờ vua Kiệt hạ lệnh tiến đánh nước Hữu Thi thì nước Vĩ cũng gửi quân tham gia liên minh này, sau khi Hữu Thi đầu hàng dâng nàng Muội Hỷ thì liên minh giải tán nước nào đem quân về nước ấy. Đến lúc vua Kiệt say mê nữ sắc của Muội Hỷ tàn ác làm mất lòng dân chúng thì nhiều nước chư hầu đều quy thuận nước Thương của vua Thành Thang, quân chủ nước Vĩ vẫn giữ một mực trung thành với thiên tử nhà Hạ. Vua Thang nghe lời hữu tướng Y Doãn thử không triều cống vua Kiệt xem sao, lập tức Hạ Kiệt hiệu lệnh chư hầu hỏi tội nước Thương thì nước Vĩ vẫn tham gia liên quân này. Thành Thang nghe theo kế của Y Doãn tìm cớ diệt dần vây cánh của nhà Hạ, nước Cát bị diệt đầu tiên bởi tội không chịu tế tự tổ tiên. Lần lượt đến các nước Cổ và Vĩ mỗi nước đều có 1 lý do riêng rất hợp lý khiến cho Hạ Kiệt biết thế mà không thể động binh, nước Vĩ năm ấy có hạn hán khiến dân chúng đói khổ trong khi đó vua nước này còn chần chừ chưa chịu mở kho lương thực dự trữ cứu trợ. Thế là Thang đem quân sang đi đến đâu phát chẩn cho nạn dân đến đó, Thang còn tự mình phủ phục trước miếu thay vật tế lễ để cầu mưa khiến người nước Vĩ cảm động mà theo hết về nước Thương. Quân Thương vào đến thành nước Vĩ thì lính gác đã mở cổng thành đầu hàng, vua nước Vĩ hoảng hốt bỏ chạy nhưng không kịp bị quân Thương bắn chết khi chưa ra khỏi cung điện. Không rõ nước Vĩ được hình thành từ giai đoạn nào nhưng đến thời điểm này thì chính thức tiêu vong, nước này quản lý vấn đề quân lương trong hệ thống chư hầu nhà Hạ nên khi bị diệt cũng ảnh hưởng cơ bản đến sự sụp đổ của nhà Hạ.
1
null
Các đỉnh nhọn Gardner (, tiếng Hawaii: "Pūhāhonu") là tập hợp gồm hai hòn đá núi lửa thuộc quần đảo Tây Bắc Hawaii. Trong tiếng Hawaii, "Pūhāhonu" nghĩa là "rùa ngoi lên mặt nước lấy không khí", do nhìn khi nhìn từ xa thì hai hòn đá tựa như phần đầu và lưng của một con rùa ngoi lên mặt biển. Địa lý. Nằm cách đảo Laysan về phía đông đông nam và cách các bãi cạn Frigate Pháp về phía tây bắc, các đỉnh nhọn Gardner là hai hòn đá núi lửa có diện tích đạt 24.035 m² và nằm ở phần đông bắc của một bãi ngầm sâu từ 18 đến 80 m. Hòn lớn có chiều dài , chiều rộng và chiều cao ; hòn nhỏ nằm cách hòn lớn khoảng về phía tây bắc, có chiều dài , chiều rộng và chiều cao . Nhìn từ xa, đỉnh nhọn trông như có tuyết trắng bao phủ trên đỉnh nhưng sự thật là một lớp phân chim. Các đỉnh nhọn được cấu tạo từ đá bazan hạt mịn cùng với các tinh thể canxit, olivin và hạt nhỏ augit và manhếtít. Sự kiện lịch sử. Ngày 2 tháng 6 năm 1820, thuyền trưởng Joseph Allen của tàu săn cá voi "Maro" ghi nhận lần đầu về các đỉnh nhọn này, đồng thời ông đặt tên là "đảo Gardner" ("Gardner's Island"). Tháng 3 năm 1961, quân đội Hoa Kỳ đổ bộ lên các hòn đá này mà không được sự cho phép từ trước và còn cho nổ một phần đỉnh của hòn lớn để tạo địa hình bằng phẳng cho máy bay trực thăng đáp xuống. Sinh thái. Trong chuyến thám hiểm Tanager vào tháng 5 năm 1923, các nhà khoa học Hoa Kỳ đã lần đầu khảo sát sinh vật trên các hòn đá này và ghi nhận sự tồn tại của nhện, bướm, rết, động vật chân đều, sâu tai... Tại đây có rất đông loài "Cellana talcosa" - một loài động vật thân mềm chân bụng đặc hữu của Hawaii - sinh sống. Xung quanh các đỉnh nhọn có tổng cộng hai mươi bảy loài san hô cứng phân bố, và số lượng loài san hô ở Gardner lớn gần gấp đôi so với số loài ở các đảo cũng cấu tạo từ đá bazan như Nihoa và Necker. Cho đến nay các nhà khoa học cũng đã xác định được mười chín loài chim tại đây. Tuy vậy, chỉ một loài cây duy nhất là "Portulaca lutea" từng được ghi nhận theo kết quả khảo sát của R. Geesink vào tháng 8 năm 1969.
1
null
Citigroup Inc. hay Citi là một công ty đa quốc gia dịch vụ tài chính có trụ sở tại Manhattan, thành phố New York, tiểu bang New York, Hoa Kỳ. Citigroup được thành lập từ một trong sự sáp nhật lớn nhất trong lịch sử năm 1998 (theo thông báo là ngày 7 tháng 4 năm 1998). Năm 2012, Citi đánh dấu kỷ niệm 200 năm thành lập. Hiện tại, Citigroup là ngân hàng lớn thứ ba ở Mỹ theo trị giá tài sản.
1
null
Rafael Antonio Caldera Rodríguez (tiếng Tây Ban Nha phát âm: [rafael antonjo kaldeɾa roðɾiɣes]; ngày 24 tháng 1 năm 1916 – 24 tháng 12 năm 2009) là Tổng thống Venezuela giai đoạn 1969–1974 và một lần nữa giai đoạn 1994–1999. Caldera dạy xã hội học và pháp luật tại nhiều trường đại học khác nhau trước khi bước vào lĩnh vực chính trị. Ông là thành viên sáng lập của COPEI, Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo của Venezuela. Ông lần đầu tiên tranh cử tổng thống nhưng không thành công vào năm 1947 và đã cố gắng mỗi lần có thể cho đến khi thành công trong năm 1968, chiến thắng với cách biệt tương đối ít ỏi 33.000 phiếu so trước một đảng ngay trước đó bị chia rẽ, Đảng Democrática Accion. Khi ông tuyên thệ nhậm chức vào năm 1969, nó đánh dấu sự chuyển giao quyền lực hòa bình đầu tiên từ một đảng này sang một đảng khác trong lịch sử của Venezuela. Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của mình, Caldera đã có thể bình định đất nước bằng cách cấp một lệnh ân xá cho phép các chiến binh du kích, người đã hoạt động bí mật gần một thập niên, tái hòa nhập vào xã hội và tham gia vào chính trị. Năm 1993, Caldera tách khỏi COPEI, đảng mà ông đã thành lập, để tạo thành một đảng chính trị mới, Đảng Hội tụ, được hỗ trợ bởi một liên minh của nhiều đảng cánh tả nhỏ: (MAS, MEP, PCV) cũng như một số đảng trung hũu (URD, MIN), đưa Caldera lên làm tổng thống vào tháng 12 năm 1993. Đây là một đòn chí tử cho các đảng truyền thống, không có thủ lĩnh và đánh mất tinh thần, thu hút được ít phiếu bầu trong cuộc bầu cử. Ông đã giành một chiến thắng rất hẹp trong cuộc bầu cử tổng thống năm đó. Trong suốt thời kỳ tổng thống thứ hai, ông ra lệnh tha Hugo Chávez, người cuối cùng đã kế vị ông vào năm 1999.
1
null