text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Sách Ngạch Đồ (; ; 1636 - 1703), hiệu Ngu Am (愚庵), là Đại học sĩ thời Khang Hi Đế triều Thanh, xuất thân từ bộ tộc Hešeri (Hách Xá Lý thị), thuộc Mãn Châu Chính Hoàng kỳ. Gia Thế. Sách Ngạch Đồ là con trai thứ ba của Sách Ni - một khai quốc công thần của triều Thanh, được thế tập tước "Nhất đẳng Công". Năm sinh của Sách Ngạch Đồ được suy tính là vào trước sau năm Sùng Đức thứ nhất (1636), nơi sinh là Thịnh Kinh (nay là Thẩm Dương). Quan Lộ. Năm Khang Hi thứ 7 (1668), Sách Ngạch Đồ nhậm chức Lại bộ Thị lang. Sách Ngạch Đồ đã lập công trong việc bắt giữ Ngao Bái, thụ chức "Quốc sử viện Đại học sĩ", còn tích cực hoạch mưu bình định loạn Tam phiên. Năm thứ 9 (1670) thì nhậm chức "Bảo Hòa điện Đại học sĩ". Con gái của Cát Bố Lạt - anh trai Sách Ngạch Đồ, là Hoàng hậu của Khang Hi Đế. Sử sách viết: "Sách Ngạch Đồ sinh ra trong quý thịnh, tính ngạo mạn tùy tiện"; "là thúc của Hoàng hậu, làm việc chuyên quyền, hành công hối lộ, có nhiều người oán". Năm thứ 18 (1679), tháng 7, Tả đô Ngự sử Ngụy Tượng Xu (魏象樞) thượng tấu Sách Ngạch Đồ tội cậy quyền tham lam, Khang Hi Đế nghiêm trọng cảnh cáo Sách Ngạch Đồ, bắt ông phải sửa chữa sai lầm lúc trước. Năm thứ 19 (1680), ông được phong làm Lĩnh thị vệ Nội đại thần. Năm thứ 23 (1684), tháng 3, do các em trai Tâm Dụ (心裕), Pháp Quả (法保) lười biếng cao ngạo, bị tước chức Nội Đại thần, Nghị chính Đại thần, Thái tử Thái phó, chỉ được giữ chức Tá lĩnh. Năm thứ 25 (1686), Sách Ngạch Đồ lại được nhậm Lĩnh thị vệ Nội đại thần. Năm thứ 27 (1688), Sách Ngạch Đồ phụng mệnh đảm nhận nhiệm vụ đại diện cho nhà Thanh trong đàm phán biên giới Đông Bắc với nước Nga Sa hoàng, thay mặt cho Hoàng đế Đại Thanh ký kết hiệp ước Trung - Nga đầu tiên là điều ước Ni Bố Sở. Do Sách Ngạch Đồ trợ giúp Thái tử tranh vị, cho nên Khang Hi Đế đối với những việc mà Sách Ngạch Đồ tham dự vào các đại sự quân - chính trọng yếu, ngoài cuộc đàm phán với Nga ở Ni Bố Sở ra, toàn bộ đều không tán thành. và nói: "Sách Ngạch Đồ quả thật là đệ nhất tội nhân của bản triều". Sách Ngạch Đồ và Nạp Lan Minh Châu có vị thế ngang bằng nhau, chèn ép lẫn nhau, bách tính Bắc Kinh vì thế chế ra ca dao: "trời muốn bình, giết Lão Minh; trời muốn an, giết Sách Tam" (天要平,殺老明;天要安,殺索三). Khang Hi Đế từng nhiều lần trách phạt Sách Ngạch Đồ song sau lại trọng dụng, rõ ràng có ý dùng ông để chế ngự Minh Châu, cũng như có suy xét đến vấn đề phế lập Thái tử. Sách Ngạch Đồ bị Hán hóa rất sâu, đồ cổ tốt, phàm là từ thời Hán Đường đến thời sau, dù là đỉnh, hoạch (chảo), bàn (khay, mâm) hay vu (lọ), Sách Ngạch Đồ chỉ cần xem là biết thật giả, không ai dám lừa dối. Năm thứ 42 (1703), ngày 19 tháng 5, Khang Hi Đế hạ lệnh bắt giam Sách Ngạch Đồ, cuối cùng do Thái tử tranh vị mà bị xử tử. Đồng đảng của Sách Ngạch Đồ có nhiều người bị giết, bị giam, bị lưu đày.
1
null
Neil Stanley Aspinall (13 tháng 10 năm 1941 – 24 tháng 3 năm 2008) là một nhà quản lý âm nhạc người Anh. Từng là bạn học cùng trường với Paul McCartney và George Harrison, ông sau này đứng đầu công ty Apple Corps của The Beatles. Aspinall ban đầu là người lái xe và trợ lý riêng của ban nhạc, bao gồm cả việc lái chiếc xe Commer cũ của họ tới trước và sau mỗi buổi diễn, cả sáng lẫn tối. Sau khi Mal Evans bắt đầu làm việc cho The Beatles, Aspinall chỉ còn làm trợ lý rồi sau đó trở thành giám đốc điều hành công ty chung của họ, Apple Corps. Trong vai trò đại diện của Apple Corps., Aspinall là người đứng trước tòa trong các vụ tranh tụng với Allen Klein, EMI, và Apple Computer. Ông phụ trách mảng marketing nhạc, video và phụ phẩm, rồi cả đạo diễn cho hãng Standby Films ở nơi ông sống, Twickenham, London. Ngày 10 tháng 4 năm 2007, Aspinall tuyên bố nghỉ hưu. Ông qua đời vì ung thư phổi vào năm 2008 ở New York.
1
null
Nguyên soái Liên bang Nga () là quân hàm sĩ quan chỉ huy cấp bậc cao nhất của quân đội Liên bang Nga. Quân hàm này được thành lập theo luật liên bang về nghĩa vụ quân sự ban hành ngày 11 tháng 2 năm 1993. Vào ngày 11 tháng 11 năm 1997, Bộ trưởng Quốc phòng Nga I. D. Sergeyev là người đầu tiên được phong quân hàm này. Cho đến tháng 3 năm 2013 chưa có ai là người thứ hai được phong hàm Nguyên soái Liên bang Nga. Phù hiệu cầu vai của Nguyên soái Liên bang Nga có nhiều điểm giống với quân hàm Nguyên soái Liên Xô. Ở phần gần với vai mang một ngôi sao 5 cánh lớn có kích thước vừa đủ để nằm gọn trong một hình tròn đường kính 40 milimét, giữa 5 cánh sao chính có thêm 5 cánh sao khác tù hơn. Phia trên nó là hình quốc huy Liên bang Nga. Phiên bản cũ của phù hiệu có hình chữ nhật vẹt 2 đầu giống như phù hiệu Liên Xô trước năm 1955, với cúc cài có khắc hình quốc huy Nga. Phiên bản mới hơn có hình thang giống như phù hiệu Liên Xô sau năm 1955.
1
null
Đảng của những người Cộng sản Cộng hòa Moldova (tiếng Moldova: "Partidul Comuniştilor din Republica Moldova" (PCRM), tiếng Nga: "Партия коммунистов Республики Молдова", La Tinh hóa: Partiya kommunistov Respubliki Moldova) là một trong các chính đảng ở Moldova. Đảng cộng sản này có lãnh đạo là Vladimir Voronin. Đây là đảng cộng sản duy nhất chiếm đa số trong chính phủ ở các quốc gia hậu Xô Viết. Một đảng cộng sản khác được thành lập năm 2012, Đảng Cộng sản Moldova (2012) cho rằng đảng của họ mới là đảng cộng sản, còn đảng của những người Cộng sản này là một đảng xã hội dân chủ. Đảng Cộng sản Moldova (2012) là chính đảng đối lập hiện nay ở Moldova. Sau cuộc bầu cử quốc hội tháng 7 năm 2009, Liên minh vì liên kết châu Âu đã tạo ra một liên minh cầm quyền đẩy Đảng Cộng sản Moldova sang thành đảng đối lập. Đảng của những Cộng sản Cộng hòa Moldova đã được đăng ký như là một đảng chính trị vào năm 1994. Đảng của những Cộng sản Cộng hòa Moldova là một phần của Mặt trận Nhân dân các lực lượng yêu nước ở thời điểm cuộc bầu cử tổng thống năm 1996, trong đó Voronin vẫn được xem là ứng cử viên của liên minh và đã giành được 10,3% số phiếu bầu, xếp ở vị trí thứ 3. Đảng này ủng hộ Petru Lucinschi ở vòng thứ hai của cuộc bầu cử, và sau chiến thắng Lucinschi, Đảng của những Cộng sản Cộng hòa Moldova đã nằm ở vị trí thứ hai trong chính phủ.
1
null
Viet Weekly là một tuần báo có trụ sở tại quận Cam, bang California (Hoa Kỳ). Tờ báo được thành lập với phiên bản báo in đầu tiên vào tháng 10 năm 2003. Hiện nay, Tổng Thư ký của Viet Weekly là nhà báo người Mỹ gốc Việt Etcetera Nguyễn. Ông đã có một số lần về trực tiếp Việt Nam để tác nghiệp báo chí. Hoạt động. Thành lập từ tháng 10 năm 2003, tuần báo Việt Weekly đưa tin theo khuynh hướng khách quan, tạo diễn đàn đa chiều cho nhiều khuynh hướng xã hội, chính trị khác nhau trên diễn đàn của Việt Weekly. Năm 2006, nhân dịp sự kiện APEC diễn ra tại Việt Nam, Việt Weekly đã cử đoàn phóng viên về trong nước để tác nghiệp. Trong dịp này, Việt Weekly đã phỏng vấn cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt và đưa hình ảnh ông Kiệt lên bìa báo. Từ 2006 tới 2012, Việt Weekly đã nhiều lần cử đoàn phóng viên về nước để tham dự nhiều lễ hội, sự kiện ngoại giao được tổ chức tại Việt Nam, đưa nhiều tin tức về hiện tình đất nước cho người dân ở hải ngoại được tường tận. Sự kiện đáng ghi nhận nhất trong năm 2012 là chuyến đi tác nghiệp báo chí ra đảo Trường Sa, cùng với các báo khác như Phố Bolsa TV và KBCHN, do Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp cùng nhiều ban ngành, đưa đoàn kiều bào ra thăm và động viên các chiến sĩ Việt Nam đang canh giữ vùng biển đảo chủ quyền của Việt Nam. Biểu tình. Ngày 22 tháng 7 năm 2007, có cả ngàn người Mỹ gốc Việt ở Nam California đã tập trung tại Garden Grove vào chiều thứ Bảy để biểu tình phản đối tờ tuần báo Việt Weekly, mà họ cho là "thân và làm lợi cho Cộng sản". BBC cũng mô tả, những người biểu tình đã giương cờ vàng ba sọc đỏ, cờ sọc sao và biểu ngữ kêu gọi "không mua, không đọc, không quảng cáo cho Việt Weekly". Trước đó đã có các buổi họp để đấu tố tờ tuần báo này trong cộng đồng người Việt ở tiểu bang California. Việt Weekly bác bỏ mọi cáo buộc. Trong mục Thư tòa soạn mới nhất, ban biên tập Việt Weekly viết họ chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình. ""Tin vào tự do ngôn luận là tin rằng ai ai cũng có quyền lên tiếng nói. Tin rằng con người có thể sống với nhau và chấp nhận sự khác biệt trong ôn hòa. Dùng ngôn ngữ, tư duy, trí tuệ để thuyết phục nhau, thay vì dùng bạo lực"." Việt Weekly đã đánh động sự chú ý của dư luận khi cho đăng các chủ đề thảo luận mà cộng đồng Việt tại Mỹ cho là "nhạy cảm" như về Hồ Chí Minh hay phe Quốc gia trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Báo Điện tử Viet Weekly. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng thư ký Việt Weekly đã tuyên bố: "Việt Weekly sẽ đặt văn phòng hoạt động báo chí tại hai Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian sớm nhất. Trong khi đang tiến hành thực hiện mọi thủ tục giấy tờ, điều kiện hoạt động theo đúng nguyên tắc". Tên miền của báo điện tử Việt Weekly là vietweekly.com, với chủ trương mở rộng thông tin hai chiều từ Việt Nam tới Hoa Kỳ. Chú thích. [[Thể loại:Khởi đầu năm 2003]] [[Thể loại:Truyền thông Việt Nam hải ngoại]]
1
null
Cúp bóng đá châu Phi 2013, còn có tên là Cúp bóng đá châu Phi Orange theo tên nhà tài trợ, là Giải vô địch bóng đá châu Phi lần thứ 29, được tổ chức từ 19 tháng 1 đến 10 tháng 2 năm 2013 tại Nam Phi . Số đội tham dự giải là 47. Vòng chung kết gồm 16 đội: đội chủ nhà và 15 đội bóng vượt qua vòng loại. Đây là lần thứ hai Nam Phi giành quyền đăng cai giải đấu này, sau lần đầu tiên là vào năm 1996. Nigeria lần thứ 3 giành chức vô địch châu lục sau khi vượt qua Burkina Faso với tỉ số 1–0 ở trận chung kết. Còn Zambia trở thành đội đương kim vô địch thứ mười một bị loại ngay từ vòng bảng (sau CHDC Congo là vào các năm 1970, 1976, Ghana là vào các năm 1980, 1984 cùng với Sudan 1972, Maroc 1978, Nigeria 1982, Ai Cập 1988 và Cameroon 1990 và Algérie 1992). Cúp bóng đá châu Phi từ giải lần này chuyển sang tổ chức vào các năm lẻ để tránh trùng năm với Cúp bóng đá thế giới, do vậy chỉ sau giải trước đó có đúng 1 năm. Việc lựa chọn chủ nhà. Việc lựa chọn chủ nhà được quyết định từ trước giải đấu 2010. Xem chi tiết tại: "Cúp bóng đá châu Phi 2010. Vòng loại. Vì thời gian gấp gáp (1 năm) so với giải trước nên vòng loại chỉ tổ chức đá loại trực tiếp (1 vòng sơ loại và 2 vòng loại) chứ không đấu bảng như truyền thống. 46 đội bóng tham gia vòng loại chọn ra 15 đội bóng, cùng đội chủ nhà Nam Phi tham dự vòng chung kết. Địa điểm thi đấu. Hiệp hội bóng đá Nam Phi cho phép tất cả các sân vận động từng tổ chức World Cup 2010 được quyền dự tuyển đăng cai giải đấu, tuy nhiên chỉ lựa chọn tối đa 7 sân vận động. Ngày 4 tháng 5 năm 2012 các sân vận động được chính thức công bố. Sân vận động FNB (từng tổ chức trận chung kết World Cup 2010) được lựa chọn để tổ chức trận khai mạc và chung kết. Các sân vận động khác là Mbombela, Vịnh Nelson Mandela, Royal Bafokeng và Moses Mabhida. Trọng tài. Dưới đây là danh sách các trọng tài điều khiển các trận đấu của Cúp bóng đá châu Phi 2013. Lễ bốc thăm. Lễ bốc thăm cho vòng chung kết diễn ra ngày 24 tháng 10 năm 2012 tại Durban.. 16 đội tham dự được chia thành 4 bảng. Hai đội đứng đầu bảng lọt vào tứ kết. Chủ nhà Nam Phi và đương kim vô địch Zambia lần lượt được xếp làm hạt giống bảng A và C.. 14 đội bóng còn lại xếp hạng dựa trên thành tích của 3 giải gần đây nhất là 2008, 2010 và 2012 với cách tính điểm như sau: Giải đấu càng gần thì có trọng số càng cao. Dựa vào đó các đội được chia vào 4 nhóm, mỗi bảng gồm 4 đội ở 4 nhóm. Kết quả giải đấu. "Thời gian tính theo giờ địa phương (UTC+1)" Thể thức xếp hạng. Nếu hai hay nhiều đội cùng điểm với nhau khi kết thúc vòng đấu bảng, các tiêu chí để xếp hạng theo thứ tự như sau: Giải thưởng cá nhân. Ban tổ chức đã trao những giải thưởng cá nhân sau :
1
null
Ngày Thế giới Phòng chống Ung thư hay ngày Ung thư Thế giới là một sự kiện toàn cầu được tổ chức vào ngày 4 tháng 2 nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh ung thư, cách phòng chống, phát hiện và điều trị bệnh. Ngày Thế giới Phòng chống Ung thư được Hiệp hội Phòng chống Ung thư Quốc tế (UICC) và Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất làm ngày lễ quốc tế để hỗ trợ các mục tiêu của Tuyên bố Ung thư Thế giới năm 2008. Mục tiêu chính của ngày Thế giới Phòng chống Ung thư là làm giảm đáng kể số người tử vong và mắc các căn bệnh ung thư tới năm 2020. "Hiệp hội Phòng chống Ung thư Quốc tế" điều hành tổ chức ngày Thế giới Phòng chống Ung thư, với sự tham gia của khoảng 300 tổ chức tại 86 quốc gia. Cho đến nay, trọng tâm của Ngày này là công tác phòng chống và kiểm soát bệnh ung thư ở trẻ em. Hiện tình bệnh ung thư. Mỗi năm, 12,7 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư và 7,6 triệu người chết vì căn bệnh này. Trong một so sánh tổng thể, cứ 4 người chết thì có một người chết vì bệnh có bướu. Nam giới thường mắc bệnh ung thư phổi và phế quản và ung thư tuyến tiền liệt, ở nữ giới, ung thư vú là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất, tiếp theo là ung thư phổi và phế quản. Xu hướng này đang ngày càng tăng. Các chuyên gia ước tính rằng vào năm 2030, mỗi năm có khoảng 26 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư trên toàn thế giới và 17 triệu người sẽ chết vì nó. Những việc phòng ngừa đúng cách và sống lành mạnh có thể giảm một phần ba những trường hợp mắc bệnh, một phần ba nữa có thể giảm qua việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm sàng lọc sớm. Vào ngày Thế giới Phòng chống Ung thư năm 2010, người đoạt giải Nobel về y học Harald zur Hausen khởi xướng việc nâng cao ý thức của người dân toàn cầu, và đề nghị cha mẹ và ông bà trên thế giới nên nêu gương sống lành mạnh cho trẻ em và các cháu: "Lối sống sẽ góp phần đáng kể vào việc mà bạn và con bạn được khỏe mạnh. Ai sống phóng túng, nguy hiểm, không chỉ gây hại cho sức khỏe của chính mình, mà còn của con trẻ của mình... Một sự thay đổi lối sống lâu dài là có thể ngăn chặn khoảng một nửa trong số tất cả các bệnh ung thư". Lời khuyên cho một cuộc sống lành mạnh:
1
null
120 là một bộ phim chiến tranh của Thổ Nhĩ Kỳ, do Murat Saraçoğlu và Özhan Eren làm đạo diễn. Bộ phim dựa trên một câu chuyện có thật về 120 cậu bé từ 12-17 tuổi đã ra đi không trở lại để phục vụ đế quốc Ottoman trong Thế chiến I năm 1915, khi xảy ra trận Sarikamis, ở mặt trận Kavkaz, giữa quân đội Ottoman và quân đội Nga của Đế quốc Nga. Bộ phim đã đoạt doanh thu cao nhất trong số những bộ phim Thổ Nhĩ Kỳ năm 2008, một năm có nhiều phim hay về Thế chiến I.
1
null
Rạn san hô vòng Pearl và Hermes (tiếng Anh: "Pearl and Hermes Atoll", tiếng Hawaii: "Holoikauaua") là một rạn san hô vòng thuộc quần đảo Tây Bắc Hawaii. Nằm cách rạn san hô vòng Midway 160 km về phía đông nam và cách Honolulu đến 2.000 km về phía tây bắc, rạn Pearl và Hermes có hình bầu dục với một vài rạn san hô bên trong cùng bảy đê cát/đảo nhỏ phụ thuộc. Trong tiếng Hawaii, "Holoikauaua" nghĩa là "loài động vật giống như chó, đại khái là biết bơi", ám chỉ loài hải cẩu thầy tu Hawaii thường xuất hiện ở vài đảo thuộc quần đảo này. Địa lý. Pearl và Hermes là một rạn vòng đa phần chìm dưới nước với một vụng biển nông có kích thước 27 km x 14,5 km và chu vi khoảng 69–70 km. Vành san hô khép kín ở mặt đông nhưng có những chỗ hở cho phép tàu thuyền nhỏ ra vào vụng biển ở mặt nam và hở hẳn ở mặt tây. Trong vụng biển có những cấu trúc san hô lớn, trong đó có một số trải dài 1,6-2,7 hải lý (3–5 km). Phần đất nổi chỉ có diện tích cỡ 78,1 hay 88 mẫu Anh (31,6 hay 36 ha) so với diện tích rạn san hô là 1.166 km² (tính đến độ sâu 100 m). Pearl và Hermes được đánh giá là rạn san hô vòng lớn thứ hai quần đảo Tây Bắc Hawaii. Số lượng "đảo" của rạn vòng Pearl và Hermes biến đổi đáng kể theo thời gian; nếu bản đồ năm 1858 thể hiện 12 đảo thì đến thập niên 1960 chỉ còn chín đảo và ngày nay chỉ còn bảy đảo (tính chung đảo Seal và đảo Kittery làm một). Trong số này, đảo Southeast ("đảo Đông Nam") là thực thể lớn nhất với diện tích khoảng 31 hay 34 mẫu Anh (12,5 hay 13,8 ha). Sự kiện lịch sử. Tên gọi của rạn vòng xuất phát từ sự kiện hai tàu săn cá voi của Anh là "Pearl" và "Hermes" bị đắm tại rạn san hô này vào ngày 25 tháng 4 năm 1822. Năm 1854, vua Kamehameha III của Vương quốc Hawaii tuyên bố chủ quyền đối với thực thể này, và vào năm 1859, thuyền trưởng N.C.Brooks của tàu "Gambia" nhân danh Hoa Kỳ để tuyên bố chiếm hữu rạn san hô. Sau khi tìm thấy trai ngọc "Pinctada margaritifera" tại đây vào năm 1927, thuyền trưởng William G. Anderson đã mở công ty và tiến hành khai thác ngọc trai để cung cấp cho các nhà sản xuất nút áo trong nội địa Hoa Kỳ khiến lượng trai ngọc gần như hoàn toàn cạn kiệt. Năm 1929, hoạt động khai thác trai ngọc bị cấm. Ngày 22 tháng 12 năm 1952, tàu chở hàng SS "Quartette" với 44 thủy thủ đã gặp nạn do đâm vào rạn vòng này khi đang trong chuyến hải hành từ Galveston, Texas đến Pusan, Hàn Quốc. Chiếc tàu sau đó bị vỡ làm đôi, và ngày nay xác tàu trở thành một "rạn đá ngầm" nhân tạo cho các loài sinh vật biển trú ngụ. Sinh thái. Động vật. Ba mươi ba (33) là con số loài san hô ở rạn vòng Pearl và Hermes. Tuy nhiên, hầu như chắc chắn là con số này không thể sánh bằng rạn san hô vòng Frigate Pháp, đồng thời tỉ lệ san hô còn sống tại Pearl và Hermes cũng chỉ ở mức thấp. Dù vậy, có rất nhiều động vật không xương sống cỡ lớn như cầu gai thuộc chi "Echinometra" và "Echinostrephus" (họ Echinometridae) phát triển tại đây. Có thông tin cho rằng rạn san hô vòng Pearl và Hermes là nơi có trữ lượng cá và mức đa dạng về loài cá cao nhất trong quần đảo Tây Bắc Hawaii. Một số loài cá được xem là hiếm gặp ở quần đảo Hawaii như "Genicanthus personatus" và "Centropyge interrupta" đều hiện diện phổ biến ở rạn san hô này. Nơi đây cũng là bãi sinh sản cho hải cẩu thầy tu Hawaii, rùa biển và là nơi giao phối của cá heo "Stenella longirostris". Ngoài ra, có khoảng 160.000 cá thể chim thuộc xấp xỉ 22 loài tại Pearl và Hermes. Thực vật. Tảo lục "Microdictyon setchellianum" và tảo đỏ "Stypopodium hawaiiensis" - hai loài thực vật cung cấp thức ăn và nơi ẩn náu cho động vật không xương sống cỡ nhỏ và cá con - sinh sôi tại vùng đáy của vụng biển. Trên các đảo cát có nhiều cỏ khô mọc ven biển, dây leo và thảo mộc, tổng cộng gồm 13 loài bản địa và bảy loài ngoại lai. Nhìn chung thì các đảo không có cây lớn.
1
null
Cầu Chà Và là một cây cầu bắc qua kênh Tàu Hủ, nối Quận 5 và Quận 8 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cầu có bề dài lịch sử hơn 100 năm, làm thông thương vùng Chợ Lớn giữa quận 8 và quận 5. Sơ lược. Trước khi xây dựng cầu Chà Và, tại khu vực này có cây cầu Malabars nằm ở vị trí đường Mạc Cửu và đường Bến Cần Giuộc hiện nay. Sau đó, chính quyền thực dân cho phá cây cầu này và dựng nên cầu Chà Và tại vị trí hiện tại. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, cầu được nâng cấp và sửa chữa lại nhưng mãi đến ngày 29 tháng 5 năm 1993 mới hoàn thành. Ngày 28 tháng 10 năm 2006, cầu Chà Và đã ngưng hoạt động 2 năm để tháo dỡ làm mới, triển khai dự án đại lộ Đông – Tây. Đến ngày 19 tháng 5 năm 2009, cầu Chà Và mới được hoàn thành và thông xe trở lại, tuy nhiên chỉ thông xe một chiều từ quận 8 về quận 5, đến giữa tháng 6 năm 2009, nửa mới còn lại đã được hoàn thành và cho phép lưu thông qua lại giữa quận 5 và quận 8. Cầu Chà Và có chiều rộng khoảng 30 mét, chiều dài 190 mét, có thêm hai nhánh phụ lên xuống đại lộ Đông – Tây, đảm bảo các phương tiện đi trên cầu không giao cắt nhau nhằm hạn chế tối đa kẹt xe. Đồng thời, Ngay khi được đưa vào sử dụng, nhà thầu đã tháo dỡ 3 cầu tạm để thi công kè bờ kênh Tàu Hủ – Bến Nghé. Nguồn gốc địa danh Cầu Chà Và. Từ thời xưa, vùng này là phố chợ của người gốc Ấn Độ chuyên bán vải, nhưng người dân Việt Nam nhầm họ là người đến từ đảo Java của Indonesia, nên gọi trại là người Chà Và. Về sau này, người Chà Và là tên dùng để gọi tất cả những người có màu da ngăm như: Chà Bom bay (Bombay, Ấn Độ), Chà Ma ní (Manila, Philippines), Chà Nam Dương (Indonesia)... Vì vậy, cây cầu ở đây được gọi là cầu Chà Và. Đầu cầu Chà Và phía quận 8 lúc đó có rạp hát Phi Long thường xuyên chiếu phim Ấn Độ phục vụ cư dân quanh vùng. Đặc biệt là nền văn hóa ẩm thực Ấn Độ ảnh hưởng sâu sắc, trong đó không thể thiếu món Cà Ri Ông Chà Và.
1
null
Cầu Chà Và là công trình cầu nối đảo Gò Găng sang Long Sơn với Quốc lộ 51, thuộc địa phận xã Long Sơn, Thành phố Vũng Tàu. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và ngành giao thông vận tải địa phương. Được khởi công vào đầu tháng 6 năm 2009, sau 27 tháng thi công, cầu được khánh thành vào sáng ngày 12 tháng 11 năm 2011, Đây là cây cầu dài nhất Đông Nam bộ với chiều dài 1.152 mét, gồm 17 nhịp, trong đó có 7 nhịp chính và 10 nhịp dẫn, với tổng vốn đầu tư xây dựng công trình là 850 tỷ đồng. Cầu Chà Và thuộc dự án Đường và cầu từ đảo Gò Găng sang đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu do Sở Giao thông - Vận tải làm chủ đầu tư, Công ty cổ phần Cầu 12, thuộc Bộ Giao thông Vận tải thi công. Cầu góp phần quan trọng trong việc khai thác tiềm năng đảo Gò Găng, chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho các dự án trọng điểm tại Long Sơn và Gò Găng gồm Sân bay Vũng Tàu, Khu chế biến hải sản tập trung tại Gò Găng, Khu công nghiệp dầu khí, nhà máy lọc dầu Long Sơn.
1
null
Tề Ai vương (chữ Hán: 齐哀王, ?-179 TCN, trị vì 189 TCN-179 TCN), tên thật là Lưu Tương (刘襄), là vị vua thứ ba của tiểu quốc Tề, chư hầu của nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Lưu Tương là con trưởng của Tề Điệu Huệ vương Lưu Phì, vị vương chủ thứ hai của tiểu quốc Tề, và là cháu nội đích tôn của Hán Cao Tổ Lưu Bang, vua đầu tiên của nhà Hán. Năm 189 TCN, phụ thân Lưu Phì qua đời, Lưu Tương lên kế thừa tước vị, tức là Tề Ai vương. Thời Lã thái hậu xưng chế. Năm 188 TCN, Hán Huệ Đế qua đời, Lã thái hậu lâm triều xưng chế, nắm hết quyền hành. Lã thái hậu cắt Tế Nam quận thuộc tiểu quốc Tề phong cho anh là Tử Li hầu Lã Đài, lập làm Lã vương. Năm 186 TCN, em Ai vương là Lưu Chương làm túc vệ ở nhà Hán, được phong làm Chu Khư hầu. Bốn năm sau, 182 TCN, Lã hậu lại phong cho một người em khác của ông làm Đông Mưu hầu. Năm 181 TCN, Lã thái hậu tách đất Tà Lang ra khỏi tiều quốc Tề và lập Lưu Trạch làm Tà Lang vương. Khởi binh đánh họ Lã. Năm 180 TCN, Lã thái hậu bị bệnh, phong cháu Lã Lộc làm thượng tướng quân thống lĩnh Bắc quân, cho Lã vương Sản làm tướng quốc thống lĩnh Nam quân, khống chế lực lượng hộ vệ trong hoàng cung. Sau khi Lã thái hậu mất, Lã Lộc và Lã Sản hợp binh muốn làm loạn. Em Ai vương là Lưu Chương sai người đến đất Tề, yêu cầu Tề Ai vương xuất binh đánh họ Lã, Chu Khư hầu và Đông Mưu hầu sẽ làm nội ứng, sau khi diệt họ Lã sẽ lập Tề Ai vương làm thiên tử. Tề Ai vương muốn xuất quân nhưng sợ tướng quốc Triệu Bình không chịu, bèn giết tướng quốc rồi sai cậu là Tứ Quân cùng Lang Trung lệnh Chúc Ngọ, Trung úy Ngụy Bột chuẩn bị phát binh. Tề Ai vương lại phong Ngụy Bột làm tướng quân, Chúc Ngọ làm nội sử đánh họ Lã. Chúc Ngọ sai sứ sang mời Lang Tà vương Lưu Trạch đến gặp Tề Ai vương. Tề Ai vương bắt giam Lưu Trạch, ép cho mượn binh sau mới thả ra, rồi đem quân tiến về phía Tây đánh nước Lã ở Tế Nam, viết thư cho chư hầu, nói: ""Cao Đế bình thiên hạ, phong cho Điệu Huệ vương ở đất Tề. Điệu Huệ vương mất rồi, Huệ Đế sai Lưu hầu Trương Lương lập thần làm Tề vương. Huệ Đế băng, Cao hậu nắm quyền, nghe lời Chu Lữ phế con cháu Cao Đế, giết ba vị Triệu vương, diệt Lương, Yến, phong họ Lã làm vương, chia đất Tề ra làm bốn. Trung thần khuyên can nhưng bề trên không nghe. Sau khi Cao Hậu chết rồi, Hoàng đế còn bé không thể trị thiên hạ, hiện con cháu họ Lã hợp binh nghiêm uy hiếp các trung thần và chư hầu, định lấy đó khống chế thiên hạ. Tông miếu đang bị nguy cấp, nay quả nhân đem binh đến giết những kẻ không đáng làm vương". Nghe tin Tề Ai vương đem quân đánh, Lã vương Sản sai đại tướng Quán Anh ra chống cự, nhưng Quán Anh lại đầu hàng quân Tề, hợp mưu cùng nhau đánh họ Lã. Trong khi đó ở Quan Trung, Chu Khư hầu cùng các tướng Trần Bình, Chu Bột dùng kế giết hết thân tộc họ Lã. Cùng lúc quân Tề cũng đến Trường An. Các đại thần muốn lập Tề Ai vương làm thiên tử, nhưng Trần Bình, Chu Bột nói: "Họ Lã là họ ngoại của nhà vua nhưng độc ác nên đã suýt nữa làm nguy đến tôn miếu, làm loạn các công thần. Nay trong gia đình mẹ Tề vương có Tứ Quân, Tứ Quân là người ác. Nếu lập Tề vương thì lại trở thành họ Lã mất"". Rồi lại bàn: "Đại vương Lưu Hằng là người con lớn nhất trong số những người con của Cao Đế còn sống. Người nhân đức, có hiếu, rộng rãi, trung hậu. Gia đình thái hậu họ Bạc lại chăm chỉ và tốt. Vả lại chúng ta lập người con lớn hơn cả cho nên hợp lẽ." Các đại thần bèn lập Lưu Hằng lên làm vua, tức Hán Văn đế chứ không lập Tề Ai vương, và sai người đến bảo ông rút quân về. Năm 179 TCN, Tề Ai vương qua đời. Ông ở ngôi 10 năm. Con ông là Lưu Tắc lên kế thừa tước vị, tức Tề Văn vương.
1
null
Chùa Đồng Vũ thuộc thôn Đồng Vũ, xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân. Căn cứ vào dòng lạc khoản khắc trên bia "Sùng Khánh tự bia" niên hiệu Nguyên Thống 4 (1525) thì chùa được dựng đầu thời Lê Sơ, trên khu đất nổi, nằm biệt lập về phía nam làng. Đến năm Bảo Đại thứ 13 (1937), làng chuyển chùa về khu đất bên trái đình, tạo điều kiện cho sinh hoạt tôn giáo của dân làng. Hiện giờ chùa còn l­­ưu giữ đ­­ược nhiều đồ thờ cổ thư quý hiếm, có giá trị nghệ thuật cao, tiêu biểu phải kể đến cây khánh đá.
1
null
Nhà tù Pleiku thuộc địa phận phường Hội Thương, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Nhà tù được biết đến là nơi giam giữ tù chính trị dưới thời Pháp, Mỹ giai đoạn trước 1975, với nhiều hình thức tra tấn hiện đại và dã man được áp dụng tại đây. Ngày 12 tháng 12 năm 1994, Nhà lao Pleiku được Bộ Văn hóa - Thông tin ra Quyết định số 321/QĐ-BT công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia. Nhà Lao Pleiku nằm trên một đồi đất đỏ cao trên đường Thống Nhất thuộc phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Năm 1925, người Pháp đã cho xây dựng nhà tù với mục đích giam giữ tù thường phạm, phần lớn là người dân tộc sinh sống tại Tây Nguyên. Năm 1940, khi phong trào đấu tranh cách mạng bùng nổ mạnh mẽ, nơi này đã trở thành nhà lao giam giữ những chiến sĩ cộng sản, những người yêu nước. Tổng diện tích khu trại giam khoảng 1,6 ha, bao quanh là những bức tường cao 3m kiên cố với các lớp rào bằng thép gai. Ở phía Tây Bắc và Tây Nam có 2 bốt gác có binh lính vũ trang túc trực 24/24, phía Đông có đặt lô cốt bảo vệ. Năm 1967, 20 phòng giam tại nhà tù Pleiku cũng không đủ để nhốt hết hơn 2000 tù nhân, địch đã phải căng lều bạt ở trong trại tù để ở tạm và khẩn trương xây dựng thêm một trại giam khác. Nhà Lao Pleiku bao gồm 18 phòng giam và 2 phòng dùng làm chuồng cọp. Mỗi phòng giam chỉ có diện tích 10m2 với 2 ô cửa nhỏ nhưng giam giữ đến 120 người. Thực dân Pháp phân loại người tù theo từng cấp bậc, thương tật, vùng miền để dễ kiểm soát. Ở dãy nhà giam chính gồm 5 phòng: phòng 1 giam những người tù chính trị, thường là người dân tộc thiểu số, phòng 2 giam quân phạm, phòng 3 giam người tù công vụ, phòng 4 giam người tù thường phạm, đặc biệt phòng 5 giam các người tù chính trị nguy hiểm nhất. Phòng số 5 (khu xà lim) chia thành 8 xà lim, mỗi xà lim rộng 1,6m, dài 2m. Trong số đó có 2 xà lim chẹt chỉ rộng khoảng 0,5m với một tấm ván gỗ chia thành 2 tầng. Người tù bị nhốt bên trong những phòng này thường xuyên bị ngất xỉu vì thiếu không khí để thở, với đôi chân còng thò ra ngoài cửa, họ bị tra tấn bằng nhiều hình thức dã man, tàn độc. Tháng 5 – 1972, khi quân ta tấn công vào Kon Tum, địch đã chuyển hết số tù binh ở 2 phòng biệt giam ra nhà tù Phú Quốc. Đến cuối năm 1972, nhà tù Pleiku hoàn toàn bị bỏ trống, không một bóng người. Sau đó, nhà tù này được chính quyền địa phương gìn giữ và đầu tư cải tạo lại làm một địa điểm chuyên dùng để giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ, giúp thế hệ trẻ thêm tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc. Nhà Lao Pleiku ngày nay tuy không còn nguyên vẹn nhưng vẫn còn lưu giữ được nhiều hiện vật, dấu vết minh chứng cho tội ác tàn độc của kẻ thù và tinh thần đấu tranh quật cường giữ gìn khí tiết của những người cộng sản yêu nước. Năm 2015, công trình Bia tưởng niệm Trại giam tù binh Pleiku được gấp rút xây dựng trên nền trại giam cũ để tri ân những con người cách mạng đã ngã xuống vì một đất nước được độc lập, tự do. Lịch sử. Được người Pháp xây dựng vào năm 1925, nhà tù là nơi giam giữ những người tù thường phạm, chủ yếu là các dân tộc thiểu số đang sinh sống tại Tây Nguyên. Đến năm 1940, thực dân Pháp dùng nơi này để giam giữ những người cách mạng và những người cộng sản mà người Pháp bắt được. Tháng 9 năm 1948, chi bộ nhà lao Pleiku được thành lập. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đế quốc Mỹ vẫn sử dụng nhà lao Pleiku làm nơi giam giữ những người tù chính trị. Lúc 17 giờ ngày 15 tháng 3 năm 1975, trong chiến dịch Tây Nguyên, những phạm nhân trong nhà lao Pleiku đã phá ra ngoài và tổ chức một bộ phận ra vùng ven, đón một cánh quân cách mạng từ ngã ba Trà Bá vào cùng quân dân địa phương giải phóng thị xã Pleiku. Lúc này Tây Nguyên được giải phóng…
1
null
Efrain Omar Torrijos Herrera (13 tháng 2 năm 1929 - 31 tháng 7 năm 1981) là Tư lệnh Quân đội Panama và lãnh đạo quốc gia trên thực tế của nước này từ 1968-1981. Torrijos chưa bao giờ nắm giữ chức vụ Tổng thống Panama, nhưng ông đã nắm giữ chức vụ bao gồm: "Lãnh đạo tối đa của cuộc Cách mạng Panama" và "Quốc trưởng tối cao của Chính phủ Panama". Mặc dù ông được coi là một nhà lãnh đạo cánh tả, nhưng ông vẫn được coi là một trong những chính trị gia chống cộng sản nhiệt tình và luôn nhận được sự ủng hộ và trợ giúp nhiệt tình từ Mỹ. Torrijos là một trong những tướng lĩnh quân đội có thẩm gia vào những cuộc đấu tranh nhằm lật đổ nhà độc tài Manuel Noriega. Torrijos được biết đến là người đã khởi xướng hiệp ước Torrijos-Carter 1977, một hiệp ước hữu nghị được ký kết giữa Mỹ và Panama. Hiệo ước đã trao lại cho Panama quyền kiểm soát kênh đào Panama, vào trưa ngày 31 tháng 12 năm 1999. Con trai ông Martín Torrijos từng làm tổng thống Panama và phục vụ từ 2004 đến 2009 Liên kết ngoài. [[Thể loại:Chính khách Panama]] [[Thể loại:Người chống cộng Panama]]
1
null
Tề Văn vương (chữ Hán: 齐文王, ?-165 TCN, trị vì 178 TCN-165 TCN), tên thật là Lưu Tắc (刘則), là vị vua thứ tư của tiểu quốc Tề, chư hầu nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Lưu Tắc là con của Tề Ai vương, vương chủ thứ ba của tiểu quốc Tề. Năm 179 TCN, Tề Ai vương qua đời, Lưu Tắc lên kế thừa tước vị, tức là Tề Văn vương. Năm 178 TCN, Hán Văn đế lấy Thành Dương quận thuộc tiểu quốc Tề phong Chu Khư hầu làm Thành Dương vương, lấy quận Tế Bắc phong cho Đông Mưu hầu làm Tế Bắc vương. Năm 165 TCN, Tề Văn vương qua đời. Ông ở ngôi 14 năm, không con nối dõi. Hán Văn đế nghe tin, bèn đem đất Tề nhập về nhà Hán. Năm 164 TCN, Hán Văn đế lại phong cho các con Điệu Huệ vương là Dương Hư hầu Lưu Tương Lư làm Tề vương, tức Tề Hiếu vương, Lưu Chí làm Tế Bắc vương, Lưu Tích Quang làm Tế Nam vương, Lưu Hiền làm Tri Xuyên vương, Lưu Ngang làm Giao Tây vương, Hùng Cừ làm Giao Đông vương, chia đất Tề làm bảy tiểu quốc.
1
null
Ernst von Glasersfeld (sinh ngày 8 tháng 3 năm 1917 tại Munich, mất ngày 12 tháng 11 năm 2010 tại Leverett, quận Franklin, Massachusetts) là nhà triết học và giáo sư nổi tiếng của khoa tâm lý học tại trường đại học Geogria (viện nghiên cứu khoa học lý luận), và tại trường đại học Massachusetts Amherst. Ông là thành viên trong hội đồng quản trị của tổ chức điều khiển học của xã hội Mỹ. Tại đây, ông được nhận bằng tưởng niệm McCulloch năm 1991. Ông cũng là thành viên hội dồng khoa học của học viện Piaget tại Lisbon.
1
null
Sebastián Francisco de Miranda Rodríguez (28 tháng 3 năm 1750 - 14 tháng 7 năm 1816), thường được gọi là Francisco de Miranda (tiếng Tây Ban Nha phát âm là: [fɾansisko de miɾanda]), là một nhà cách mạng Venezuela. Mặc dù kế hoạch độc lập của ông cho các thuộc địa châu Mỹ thuộc Tây Ban Nha không thành công, ông được coi là một tiền thân của Simón Bolívar, người trong cuộc các cuộc chiến tranh độc lập Tây Ban Nha-Mỹ đã thành công trong việc giải phóng một phần rộng lớn của Nam Mỹ. Miranda đã có một cuộc sống lãng mạn và mạo hiểm. Là một người lý tưởng hóa, ông đã phát triển một kế hoạch có tầm nhìn xa trông rộng để giải phóng và thống nhất tất cả các khu vực châu Mỹ thuộc Tây Ban Nha Mỹ nhưng các sáng kiến ​​quân sự của ông thay mặt cho châu Mỹ thuộc Tây Ban Nha Mỹ độc lập kết thúc vào năm 1812. Ông đã được bàn giao cho kẻ thù của mình và bốn năm sau, năm 1816, đã qua đời trong một nhà tù Tây Ban Nha. Trong thời hạn mười bốn năm về cái chết của ông, tuy nhiên, phần lớn châu Mỹ thuộc Tây Ban Nha Mỹ đã được độc lập.
1
null
Martín Erasto Torrijos Espino (phát âm tiếng Tây Ban Nha: [martin torixos], sinh ngày 18 tháng 7 năm 1963, ở Chitre, Herrera) là một chính trị Panama, là cựu Tổng thống của Cộng hòa Panama. Là con trai ngoài giá thú của người cai trị quân sự Panama Omar Torrijos, Martín Torrijos học kinh tế và khoa học chính trị ở Mỹ. Sau đó, ông trở lại Panama, trở thành hoạt động trong Đảng Cách mạng Dân chủ (PRD). Ông là ứng cử viên tổng thống của đảng trong cuộc tổng tuyển cử năm 1999, nhưng thua ứng cử viên Đảng Arnulfista Mireya Moscoso. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2004, ông tranh cử với danh nghĩa ứng cử viên Đảng Cách mạng Dân chủ. Lần này, đối thủ chính của ông là ứng cử viên Đảng Đoàn kết Guillermo Endara, người mà Torrijos đánh bại với tỷ lệ phiếu 47% so với 31%. Torrijos cải cách an sinh xã hội và lương hưu trong nhiệm kỳ của mình, cũng như đề xuất và thực hiện mở rộng một đoạn kênh đào Panama trị giá 5 tỷ USD. Người kế vị Torrijos làm Tổng thống Panama là ông trùm siêu thị Ricardo Martinelli trong năm 2009.
1
null
Ricardo Alberto Martinelli Berrocal (sinh ngày 11 Tháng 3 năm 1952) là một nhà kinh doanh Panama, là Tổng thống Panama thứ 49 từ năm 2009. Ông là một người Panama có cha là người Ý. Sinh ra trong Thành phố Panama, Ricardo Martinelli là con trai của Ricardo Martinelli Pardini và Gloria Berrocal Fabrega Ông học ở Học viện quân sự Staunton tại Staunton, Virginia ở Hoa Kỳ. Năm 1973, ông tốt nghiệp cử nhân quản trị kinh doanh từ Đại học Arkansas. Ông có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh từ trường kinh doanh INCAE năm 1977, tốt nghiệp từ khu trường sở ở Nicaragua.
1
null
Uhuru Kenyatta (sinh ngày 26 tháng 10 năm 1961) là một chính trị gia Kenya. Ông là con trai của tổng thống đầu tiên của Kenya, Jomo Kenyatta (1894-1978). Ông bị truy tố vì những tội ác chống lại loài người của Tòa án Hình sự Quốc tế, cam kết trong quá trình Bạo lực sau bầu cử ở Kenya năm 2007-2008. Ông là một ứng cử viên cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2013 phải đối mặt với thủ tướng Kenya Raila Odinga. Ông từng làm Bộ trưởng Bộ Tài chính (2008 - 2012). Ngày 9/3/2013 ông được bầu làm tổng thống Kenya, chính thức nhậm chức vào ngày 26/3/2013. Uhuru được tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai trong cuộc tổng tuyển cử tháng 8 năm 2017, và giành được 54% phiếu phổ thông. Vào tháng 10 năm 2021, anh ta đã được trích dẫn trong vụ bê bối giấy tờ pandora.
1
null
Jomo Kenyatta (1894 - 22 tháng 8 năm 1978) là thủ tướng đầu tiên (1963-1964), Tổng thống đầu tiên (1964-1978) của Kenya. Ông được coi là quốc phụ của đất nước Kenya. Ở Kenya, sân bay của Nairobi sân bay quốc tế Jomo Kenyatta, Trung tâm hội nghị quốc tế Kenyatta, đường phố chính ở Nairobi và đường phố chính trong nhiều thành phố và thị xã Kenya, nhiều trường trung học, 2 trường đại học (Đại học Kenyatta và Đại học Nông nghiệp và Công nghệ Jomo Kenyatta), bệnh viện chuyên khoa chính, chợ các khu nhà được mang tên ông. Một bức tượng ở Nairobi trung tâm thành phố và di tích trên khắp Kenya vinh danh ông. Kenya đã có một ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ mỗi ngày 20 tháng 10 để vinh danh ông cho đến khi hiến pháp 2010 bãi bỏ ngày Kenyatta và thay thế nó bằng ngày Mashujaa (anh hùng). Kenyatta xuất hiện trên mặt shilling Kenya cácc mệnh giá, nhưng điều này sẽ thay đổi do bản hiến pháp mới cấm sử dụng chân dung của bất kỳ người nào trên tiền tệ của Kenya.
1
null
Vị kim đất ẩm (danh pháp hai phần: Caltha palustris) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Ranunculaceae. Chúng được Carl von Linné miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753. Đây là loài bản địa các đầm lầy, mương và rừng ẩm ở các vùng ôn đới Bắc bán cầu. Ở Vương quốc Anh, nó có lẽ là một trong những loài thực vật bản địa cổ xưa nhất, sống sót khi bị đóng băng và mọc lại sau khi đợt băng cuối cùng rút lui. Cây cao 80 cm. Lá từ hình tròn đến hình quả thận, nga 3–20 cm, với mép có răng cưa thẳng và kết cấu như sáp, dày. Thân cây rỗng. Hoa có màu vàng, đường kính 2–5 cm, với 4-9 (chủ yếu là 5) cánh hoa và nhị màu vàng, hoa nở vào đầu mùa xuân đến cuối mùa hè. Những bông hoa được viếng thăm bởi một loạt các loài côn trùng đến lấy phấn hoa mật hoa. Hoa vị kim đất ẩm là hoa biểu tượng của quần đảo Faroe, tiếng Faroe là Sólja.
1
null
Đa Đạc (; ; 2 tháng 4 năm 1614 – 29 tháng 4 năm 1649) là một trong 12 Thiết mạo tử vương và một tướng lĩnh trong thời kỳ đầu nhà Thanh. Ông có tước hiệu là "Hòa Thạc Dự Thân vương" (和碩豫親王) vì vậy còn được xưng là Dự vương. Thân thế. Đa Đạc sinh vào giờ Tuất, ngày 2 tháng 4 (âm lịch) năm Minh Vạn Lịch thứ 42 (1614), là con trai thứ 15 của Nỗ Nhĩ Cáp Xích – vị vua mở đầu cho triều Thanh, mẹ ruột của ông là A Ba Hợi. "Đa Đạc" trong mãn ngữ nghĩa là "Thai nhi". Ông là anh em cùng mẹ với A Tế Cách và Đa Nhĩ Cổn. Mặc dù là hoàng tử thứ 15, nhưng tính chung trong số các Vương thời Thanh sơ, Đa Đạc đứng thứ 10 nên còn được xưng là "Thập vương" (Đa Nhĩ Cổn là Cửu vương, A Tế Cách là Bát vương). A Ba Hợi vốn chỉ là Trắc Phúc tấn của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, về sau được phong làm Đại Phúc tấn (tức Đại phi), rất được Nỗ Nhĩ Cáp Xích sủng ái. Mặc dù còn một người con trai út, nhưng Đa Đạc lại là đích tử nhỏ nhất, vì vậy Nỗ Nhĩ Cáp Xích rất yêu thương ông. Cuối những năm Thiên Mệnh, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã đem hai Hoàng kỳ mà bản thân nắm giữ chia cho ba em của Đa Đạc. A Tế Cách và Đa Nhĩ Cổn chia nhau Chính Hoàng kỳ và bản thân Đa Đạc được chia một nửa Tương Hoàng kỳ dù Kỳ quyền vẫn nắm trong tay của Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Đây cũng là thời kỳ duy nhất hai Hoàng kỳ đặc biệt là Tương Hoàng kỳ – Kỳ tịch của Hoàng Đế, không nằm trong sự quản lý trực tiếp của Hoàng Đế hay Đại Hãn. Đến khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích qua đời, Đa Đạc theo lẽ mà thừa hưởng toàn bộ Tương Hoàng kỳ. Về sau, khi Hoàng Thái Cực lên ngôi đã lấy hai Bạch kỳ đổi với hai Hoàng kỳ, Đa Đạc chuyển thành nắm giữ Chính Bạch kỳ. Đến khi Đa Nhĩ Cổn nhiếp chính lại thực hiện hai lần đổi kỳ, lần đầu tiên đã đổi hai Bạch kỳ với nhau, Đa Đạc trở thành người nắm giữ Tương Bạch kỳ cùng với A Tế Cách, sau lần thứ hai, Đa Đạc trở thành người duy nhất nắm giữ Chính Lam kỳ và Đa Nhĩ Cổn một mình độc chiếm hai Bạch kỳ. Cũng từ đây là hậu duệ Đa Đạc đều thuộc Chính Lam kỳ. Sự nghiệp. Thời Hoàng Thái Cực. Sơ phong Bối lặc. Năm thứ 5 (1620), tháng 9, Nỗ Nhĩ Cáp Xích tuyên bố phế truất danh vị Trữ quân của Đại Bối lặc Đại Thiện, đồng thời phong A Mẫn, Mãng Cổ Nhĩ Thái, Hoàng Thái Cực, Đức Cách Loại, Nhạc Thác, Tế Nhĩ Cáp Lãng, A Tế Cách, Đa Nhĩ Cổn và Đa Đạc làm "Hòa Thạc Ngạch chân", quản lý một bộ phận Bát kỳ, cùng nhau xử lý quốc sự. Lúc bấy giờ, Đa Đạc chỉ vừa hơn 6 tuổi, còn anh trai Đa Nhĩ Cổn cũng chỉ mới 8 tuổi, nhưng cả hai đã được xếp vào cùng với các a ca và thai cát khác, cũng từ đây mà tên của cả hai luôn xuất hiện trong hầu hết các văn kiện chính trị thời Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Vào năm 13 tuổi (1626), ông được phong làm Đa La Bối lặc, thống lĩnh Chính Bạch kỳ, bắt đầu tham dự chính sự ở bộ Lễ và bộ Binh. Năm thứ 11 (1626), Nỗ Nhĩ Cáp Xích qua đời, Đại phi A Ba Hợi bị Tứ đại Bối lặc ép tuẫn táng theo; Đa Đạc trở thành trẻ mồ côi cả cha cả mẹ khi mới 12 tuổi. Năm Thiên Thông thứ 2 (1628), Đa Đạc theo Hoàng Thái Cực chinh phạt các bộ lạc Đa La Đặc bộ, do có công nên được ban hiệu "Ngạch Nhĩ Khắc Sở Hỗ Nhĩ" (額爾克楚虎爾). Năm sau, ông lại theo Hoàng Thái Cực phạt Minh, theo Long Tĩnh quan (nay thuộc Hà Bắc) tiến vào biên cảnh của Minh triều. Vừa vặn gặp được đại quân của Đa Nhĩ Cổn và Mãng Cổ Nhĩ Thái, đánh chiếm Tuân Hoá, áp sát kinh sư Bắc Kinh. Trận Quảng Cừ môn, Đa Đạc vì nhỏ tuổi mà bị lưu lại phía sau, hạ gục bại binh của nhà Minh. Quân đội đến Kế Châu lại đánh bại viện binh của quân Minh. Năm thứ 5 (1631), ông tham gia vây khốn quân Minh trong chiến dịch Đại Lăng Hà. Quân Minh đóng quân tại Tiểu Lăng Hà, Hoàng Thái Cực suất 2 trăm kỵ binh tấn công, quân Minh bỏ chạy. Ông đem quân đuổi theo, nhưng để mất thăng bằng và bị ngã ngựa, suýt bỏ mạng ở ngoài thành Cẩm Châu. Năm thứ 6 (1632), ông lại theo Hoàng Thái Cực chinh phạt Sát Cáp Nhĩ, thống lĩnh quân cánh phải, bắt được hơn 1000 người. Năm thứ 7 (1633), Hoàng Thái Cực trưng cầu ý kiến của các đại thần về việc đánh Minh triều, Triều Tiên, Sát Cáp Nhĩ, nên đánh địa phương nào trước. Đa Đạc nói: Năm thứ 8 (1634), Đa Đạc theo Hoàng Thái Cực tiến công chiếm đóng Tuyên Phủ (nay thuộc Trương Gia Khẩu, Hà Bắc), cùng Ba Nhan Châu Nhĩ Khắc (巴颜珠尔克) tiến nhập biên cảnh. Bái kiến Hoàng Thái Cực tại Ứng Châu (nay thuộc Ứng huyện, Sóc Châu, Sơn Tây), lại tiến đánh Sóc Châu, qua Ngũ Đài Sơn trở về. Một lần nữa đánh bại quân Minh ở Đại Đồng. Năm thứ 9 (1635), Hoàng Thái Cực phái chư Bối lặc tấn công Minh triều, tuần hành Sơn Tây, mệnh Đa Đạc suất quân đội vào Ninh, Cẩm tấn công quân Minh. Đây là lần đầu tiên ông được làm thống lĩnh. Đa Đạc theo Quảng Ninh (nay thuộc thành phố Bắc Trấn, tỉnh Liêu Ninh) tiến vào, lại phái Cố Sơn Ngạch Chân A Sơn (阿山), Thạch Đình Trụ (石廷柱) suất 400 binh lính đi tiên phong. Tổ Đại Thọ hợp Cẩm Châu, Tùng Sơn, hơn 3500 binh lính, đóng tại phía tây Đại Lăng Hà, Đa Đạc suất sở bộ nhanh chóng công kích, quân đội của Tổ Đại Thọ tan tác. Ông sai người chia đường truy kích, tới Cẩm Châu, Tùng Sơn, trảm hoạch nhân số không cách nào tính toán được. Hôm sau, hồi quân về Quảng Ninh, Hoàng Thái Cực ra ngoài 5 dặm nghênh đón, thưởng ngựa tốt 5 con, khôi giáp 5 bức. Hoàng Thái Cực nói rằng: Phong Dự Quận vương. Năm Sùng Đức nguyên niên (1636), Đa Đạc được phong làm "Hòa Thạc Dự Thân vương", chưởng quản Lễ bộ, theo Hoàng Thái Cực thảo phạt Triều Tiên, lĩnh 1000 binh Kế Cát Bố Thập Hiền từ Sa Hà Bảo đánh đến Triều Tiên đô thành Hán Dương (nay là Seoul, Hàn Quốc). Đa Đạc đánh bại quân Triều Tiên ở Nam Hán Sơn Thành (南漢山城, 남한산성), thu được hơn 1000 chiến mã. Năm thứ 3 (1638), Hoàng Thái Cực sai Đại Tướng quân Duệ Thân vương Đa Nhĩ Cổn, Khắc Cần Quận vương Nhạc Lạc chia làm 2 đường đánh quân Minh, lại phái Trịnh Thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng cùng Dự Thân vương Đa Đạc tại Ninh, Cẩm phối hợp tác chiến, kiềm chế quân Minh ở quan ngoại. Duệ Thân vương Đa Nhĩ Cổn là chủ lực, trước xuất phát, Hoàng Thái Cực đích thân đưa tiễn, Đa Đạc lấy cớ tị đậu từ chối, mà không cùng tiễn đưa. Hoàng Thái Cực cực kì phẫn nộ. Tháng 11, phạt Cẩm Châu, Đa Đạc từ biên giới Mông Cổ Trát Cổn Bác Luân suất binh của Ba Nha Lạt cùng Thổ Mặc Đặc nhập biên cảnh nhà Minh, đánh hạ Đại Hưng Bảo (大兴堡), bắt giữ tù binh, lại bắt được gián điệp của quân Minh. Ông phụng chiếu cùng Trịnh Thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng hội quân. Trên đường, tướng quân nhà Minh là Tổ Đại Thọ suất bộ tập kích đường lui của ông, làm quân Thanh tổn thất 9 người, mất 30 con ngựa. Ông vừa chiến vừa chạy, suốt đêm chạy đến nơi đóng quân của Tế Nhĩ Cáp Lãng. Hoàng Thái Cực thống lĩnh quân đến, địch không dám ra. Năm thứ 4 (1639), tháng 5, tông thất vương công đại thần tại Sùng Chính điện cùng nghị tội Đa Đạc, đoạt một phần ba ngưu lục Chính Bạch Kỳ của ông giao cho Đa Nhĩ Cổn. Đa Đạc bị giáng làm "Đa La Bối lặc", phạt tiền 1 vạn, được quản nhiếp Binh bộ, nhưng không có quyền quyết định những sự việc trọng đại, cũng không thể hỏi đến chính vụ thẩm tra xử lý hằng ngày. Tháng 10, phạt Ninh Viễn, ông trảm được Tổng binh Kim Quốc Phượng. Năm thứ 5 (1640), tháng 3, ông cùng Trịnh Thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng suất quân đội chỉnh đốn thành Nghĩa Châu, trú binh đồn điền, lại tập kích quấy nhiễu quân Minh bên ngoài Sơn Hải Quan, làm Minh triều không thể trồng trọt. Tháng 5, Hoàng Thái Cực đến xem. Mông Cổ Đa La Đặc bộ Tô Ban Đại từng phụ thuộc Minh triều lại quy hàng Đại Thanh, Hoàng Thái Cực mệnh ông cùng Tế Nhĩ Cáp Lãng suất binh nghênh tiếp, lúc đi qua Hạnh Sơn - Cẩm Châu, quân Minh đuổi theo, Đa Đạc phấn kích đại bại quân Minh, được thưởng 9 con ngựa tốt. Vây Cẩm Châu, dạ phục binh Tang A Nhĩ Trai Bảo, sáng sớm địch quân đến, thất bại, truy đến Tháp Sơn, chém đầu hơn 80 người, lấy được 20 con ngựa. Năm thứ 6 (1641), Đa Đạc tham gia trận Tùng Cẩm (松錦之戰). Tháng 3, Hoàng Thái Cực sai Trịnh Thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng, Vũ Anh Quận vương A Tế Cách cùng Đa Đạc chỉ huy quân Thanh vây công Cẩm Châu, lập 8 quân doanh bao quanh thành, đào hào để vây khốn. Thành thủ người Mông Cổ Tương Nặc Mộc Tề (将诺木齐) của Tổ Đại Thọ xin quy hàng, quân Thanh đột nhập vào thành, tấn công quân Đại Thọ, đưa người đầu hàng ra ngoài, đưa đến Nghĩa Châu. Hoàng Thái Cực biết trước quân Minh tại Hạnh Sơn chắc chắn sẽ bỏ chạy, lệnh Đa Đạc nửa đường bố trí mai phục. chặn giết quân Minh. Đa Đạc thiết kế mai phục ở giữa Hạnh Sơn và Tùng Sơn, làm quân Hạnh Sơn toàn quân bị diệt. Viện binh của quân Minh từ Hạnh Sơn đến Tùng Sơn, Đa Đạc cùng Tế Nhĩ Cáp Lãng suất lĩnh 2 cánh quân mai phục ở Cẩm Châu Nam Sơn Tây Cương và Tùng Sơn Bắc Lĩnh, quân Túng Cát Bố Thập Hiền dụ địch, 2 cánh quân giáp công, đại bại quân Minh. Hồng Thừa Trù đem 13 vạn quân cứu viện Cẩm Châu. Tháng 7, Hoàng Thái Cực đích thân suất đại quân, mất 6 ngày từ Thịnh Kinh đến Tùng Sơn. Cùng với Đa Đạc, Túc Thân vương Hào Cách vây khốn Kế Liêu Tổng đốc Hồng Thừa Trù, quân Minh thập phần kinh sợ, thừa dịp ban đêm chạy trốn. Đa Đạc phục binh bên đường, Tổng binh Ngô Tam Quế, Vương Phát từ Hạnh Sơn chạy đến Ninh Viễn, quân Thanh đuổi đến cao kiều, bọn Ngô Tam Quế chỉ muốn chạy lấy người. Đa Đạc cùng chư vương luân phiên vây Tùng Sơn, nhiều lần phá địch. Năm thứ 7 (1642), tháng 2, Tùng Sơn Phó tướng Hạ Thừa Đức sai người đến truyền lời, dùng con hắn làm vật thế chấp, xin làm nội ứng cho quân Thanh. Nửa đêm, Đa Đạc đem quân leo thang vào thành, bắt sống bọn Hồng Thừa Trù và Tuần phủ Khâu Dân Ngưỡng, Tổ Đại Thọ đầu hàng. Do có công lao nên Đa Đạc được phục phong làm "Đa La Dự Quận vương". Năm thứ 8 (1643), ngày 9 tháng 8, Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực băng, Đa Đạc cùng A Tế Cách quỳ khuyên Đa Nhĩ Cổn kế thừa đại thống, mà con trai của Hoàng Thái Cực là Túc Thân vương Hào Cách cũng mưu cầu tự lập, lại đạt được sự ủng hộ của Lưỡng Hoàng Kỳ cùng Chính Lam Kỳ, hai bên giương cung bạt kiếm, hết sức căng thẳng. Sau khi Đa Nhĩ Cổn căn nhắc lợi hại, đề nghị lập con trai thứ 9 của Hoàng Thái Cực là Phúc Lâm tức vị, do ông cùng Trịnh Thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng phụ chính, đề nghị này được mọi người cùng tán thành. Ngày 26 tháng 8, tại Thịnh Kinh, Phúc Lâm kế vị ngôi Hoàng Đế, năm sau thay đổi niên hiệu là Thuận Trị. Từ đó về sau, Đa Nhĩ Cổn trở thành Nhiếp Chính vương, nắm giữ mọi quân chính đại quyền. Đa Nhĩ Cổn xem Đa Đạc là cánh tay phải, uỷ thác trách nhiệm, hoặc cùng tác chiến, hoặc nhậm chủ soái. Đa Đạc từ đó về sau thanh danh hiển hách, trở thành một nhân vật phong vân trong thời kỳ Minh mạt Thanh sơ. Thời Thuận Trị. Suất quân nhập quan. Năm Thuận Trị nguyên niên (1644), ngày 9 tháng 4, Đa Đạc cùng A Tế Cách theo Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn suất lĩnh hai phần ba binh lực Mãn, Mông cùng Hán quân Khổng Hữu Đức, Cảnh Trọng Minh (Tĩnh Nam vương), Thượng Khả Hỉ (Bình Nam vương), xuất phát từ Thịnh Kinh, tiến quân đến Sơn Hải quan, chuẩn bị tiến vào Trung Nguyên. Lúc đại quân đến Liêu Hà, Minh Liêu Đông tổng binh Ngô Tam Quế sai phó tướng là Dương Khôn đến quân doanh nhà Thanh xin đầu hàng, lại mang đến tin tức quân Đại Thuận của Lý Tự Thành chiếm lĩnh Bắc Kinh, Sùng Trinh treo cổ tự vẫn. Đa Nhĩ Cổn lập tức lệnh Đa Đạc cùng A Tế Cách thần tốc tiến đến Sơn Hải quan. Ngày 21 tháng 4, quân Thanh cách Sơn Hải quan 15 dặm đóng quân nghỉ ngơi, hai quân Lý-Ngô xảy ra Đại chiến Sơn Hải quan (山海关大战). Ngày 26, tiến đến cách Sơn Hải quan 10 dặm, Ngô Tam Quế báo quân Tự Thành đã xuất biên, Đa Nhĩ Cổn lệnh chư vương phản công, đánh bại quân Lý Tự Thành, đem đường thông suốt đến Nhất Phiến Thạch. Hôm sau, quân Thanh đến Sơn Hải quan, Ngô Tam Quế mở cổng nghênh đón. Ngày 30 tháng 4, quân Thanh tiến đến Kế Huyện, biết được tin tức quân Lý Tự Thành rút khỏi Bắc Kinh, Đa Nhĩ Cổn lập tức lệnh A Tế Cách cùng Đa Đạc thống lĩnh quân tinh nhuệ Bác kỳ, vòng qua Bắc Kinh truy kích quân Đại Thuận. Bản thân Đa Nhĩ Cổn tự mình mang một bộ phận tinh binh tiến đến Bắc Kinh. Đa Đạc cùng A Tế Cách suất quân truy kích quân Đại Thuận đến tận Cố Quan mới hồi Kinh. Diệt quân Đại Thuận. Tháng 10 cùng năm, ông được tiến phong làm Thân vương, phong chức "Định Quốc Đại Tướng quân" (定國大將軍), thống lĩnh tướng sĩ nam chinh. Sau khi quân Thanh chiếm được Bắc Kinh, Lý Tự Thành cùng quân Đại Thuận chạy đến Sơn Tây, Hà Nam. Từ ngày 12 tháng 10 bắt đầu phản công ở Hà Nam, Hoài Khánh (nay thuộc Thẩm Dương), liên tiếp tấn công Tể Nguyên, Mạnh Huyền, đại bại quân Thanh tại Bách Dương trấn. Đa Nhĩ Cổn biết tin, lập tức ra lệnh quân đội đang nam hạ của Đa Đạc chuyển hướng Tây, trước giải vây Hoài Khánh, sau đó từ Hà Nam sang Hoàng Hà, cùng Anh Thân vương A Tế Cách hình thành thế trận Nam-Bắc giáp công, đồng thời tấn công quân Đại Thuận. Tháng 12, ông tiến quân đến Thẩm Châu (nay thuộc Hà Nam), đánh bại quân Đại Thuận, xu hướng tiến đến Đồng Quan. Lý Tự Thành nghe tin, vội vàng mang quân rời khỏi Đồng Quan. Đa Đạc vì muốn lần này chắc chắn thắng lợi, điều thêm Cố Sơn Ngạch chân A Sơn, Mã Lạt Hi, dọc theo Bồ Châu (nay thuộc Sơn Tây) viện trợ quân Thanh ở Đồng Quan, lại điều Hồng y đại pháo đến tăng cường trang bị. Năm Thuận Trị thứ 2 (1645), tháng 1, Đa Đạc suất lĩnh nam lộ quân, đại bại quân Đại Thuận tại Đồng Quan. Đồng thời, Anh Thân vương A Tế Cách suất lĩnh bắc lộ quân cũng một đường quá quan trảm tướng, thế như chẻ tre, sớm ngày hội quân cùng Đa Đạc. Nam Bắc hai bề thụ địch, Lý Tự Thành vứt bỏ Tây An, chạy khỏi hướng Lam Điền đến Thương Châu (nay thuộc Thiểm Tây), liên tục chiến đấu ở vùng Hồ Quảng. Ngày 17 tháng 5, tại núi Cửu Cung, tỉnh Hồ Bắc, Lý Tự Thành bị hương dân địa phương giết chết, chính quyền Đại Thuận đến đây diệt vong. Bình định Giang Nam. Dương Châu là trọng trấn phía bắc của Trường Giang, lại là cửa ngõ của triều đình Hoằng Quang tại Nam Kinh. Vậy nên từ tháng 5 năm Thuận Trị nguyên niên (1644), Sử Khả Pháp đã bắt tay vào xây dựng hệ thống phòng ngự lấy Dương Châu làm trung tâm. Năm Thuận Trị thứ 2 (1645), sau khi cục diện Đồng Quan và Thiểm Tây đã định, Đa Đạc lại phụng mệnh nam hạ để tiêu diệt Nam Minh (tàn dư của triều Minh). Đêm 20 tháng 5, thành Dương Châu bị phá, Sử Khả Pháp cắt tay tự vẫn nhưng không chết, bị quân Thanh bắt sống. Đa Đạc vào thành, mời ông đến phủ đệ để khuyên ông quy hàng Sử Khả Pháp bình tĩnh trả lời: Sau đó oanh liệt hy sinh, chung niên 45 tuổi. Sau đó Đa Đạc ra lệnh tiến hành đốt giết toàn thành Dương Châu trong 10 ngày, lịch sử gọi là Dương Châu thập nhật (揚州十日). 1 tháng sau, quân của Đa Đạc vượt Trường Giang, tấn công Kinh Khẩu (nay thuộc thành phố Trấn Giang, tỉnh Giang Tô), tiến đến kinh sư Nam Kinh của Nam Minh, Hoằng Quang Đế bỏ trốn. Đại thần Nam Minh dâng thành Nam Kinh đầu hàng quân Thanh. Đa Đạc sai Bối lặc Ni Kham và Bối tử Truân Tề (con trai Khác Hi Bối lặc Đồ Luân, cháu nội Trang Thân vương Thư Nhĩ Cáp Tề) truy kích. Minh Phúc vương Chu Do Tung bị bắt, đưa về Bắc Kinh xử tử. Hoằng Quang Đế tại vị vẻ vẹn 1 năm đã bị tiêu diệt. Sau khi Nam Kinh thất thủ, lại có Lộ vương Chu Thường Phương (朱常淓) ở Hàng Châu, Uy Tông Thái tử Vương Chi Minh (王之明) ở Ứng Thiên, Ích vương Chu Từ Đài (朱慈炲) ở Phủ Châu, Tĩnh Giang vương Chu Hanh Gia (朱亨嘉) ở Quế Lâm, trước sau thành lập chính quyền giám quốc, bất quá là phù dung sớm nở tối tàn, được vài ngày liền tuyên cáo chấm dứt. Trong tháng 6, Đa Đạc phái binh bình định Giang Chiết, nhanh chóng ổn định trật tự. Tháng 10, Đa Đạc cùng đại quân áp giải Hoằng Quang Đế cùng bọn nguỵ Thái tử, Chu Thường Phương về Bắc Kinh, Thuận Trị Đế đích thân nghênh đón tại Nam Uyển. Đa Đạc được tấn phong "Hòa Thạc Đức Dự Thân vương" (和碩德豫親王), lại được ban thưởng cực kì phong phú. Chinh thảo Mông Cổ. Năm Thuận Trị thứ 3 (1646), tháng 5, Đa Đạc được bổ nhiệm giữ chức "Dương Uy Đại Tướng quân" (揚威大將軍), xuất binh chinh thảo một cuộc nổi loạn của Đằng Cơ Tư (騰機思), Đẳng Cơ Đặc (腾机特) thuộc Mông Cổ Tô Ni Đặc bộ, cùng xuất quân còn có Thừa Trạch Quận vương Thạc Tắc làm Tham tán quân vụ. Đến tháng 10 thì đại thắng hồi triều. Thuận Trị đế đích thân ra An Định môn nghênh đón, ban thưởng một bộ yên ngựa. Một năm sau, Đa Đạc thụ phong tước ""Phụ Chính thúc" Đức Dự Thân vương" (輔政叔 和碩德豫親王), trở thành nhân vật đứng thứ hai trên thực tế trong triều đình nhà Thanh. Qua đời. Năm Thuận Trị thứ 6 (1649), ngày 18 tháng 3, Đa Đạc qua đời vì đậu mùa. Đa Đạc được cho là rất thân cận với anh trai Đa Nhĩ Cổn. Đa Nhĩ Cổn đang tấn công Khương Tương (姜瓖) ở Sơn Tây thì hay tin Đa Đạc lâm bệnh nặng, Đa Nhĩ Cổn ngay lập tức quay lại và vội vã trở về Bắc Kinh, song khi ông ta ở Cư Dung quan thì hay tin Đa Đạc đã mất. Đa Nhĩ Cổn đã rất đau buồn, đến nỗi ông đã thay áo choàng thường và khóc trên đường trở về Bắc Kinh. Bị giáng và phục hồi thụy hiệu. Năm Thuận Trị thứ 9 (1652), sau khi tước đi tước vị của Đa Nhĩ Cổn, Thuận Trị Đế đã giáng tước vị của Đa Đạc xuống làm "Đa La Quận vương". Năm Khang Hi thứ 10 (1671), Khang Hi Đế truy thụy cho Dự Quận vương Đa Đạc là "Thông" (通). Năm Càn Long thứ 43 (1778), Càn Long Đế giải tội cho Đa Nhĩ Cổn, đồng thời phục vị cho Đa Đạc là "Hòa Thạc Thân vương", phối hưởng Thái Miếu, tước vị được Thế tập võng thế. Tháng thứ 8 âm lịch cùng năm, Đa Đạc được nhập tự tại Hiền vương từ ở Thịnh Kinh. Đánh giá. "朕幼弟初专阃, 即能制胜, 是可嘉也! Trẫm ấu đệ sơ chuyên khổn, tức năng chế thắng, thị khả gia dã!" "开国诸王战功之最. Khai quốc chư vương chiến công chi tối." "国初开创, 栉风沐雨, 以百战定天下, 繄诸王是庸. Quốc sơ khai sang, trất phong mộc vũ, dĩ bách chiến định thiên hạ, ê chư vương thị dong." "福临以冲龄践祚, 奠定中原, 征服华夏, 其所以能成大业者, 皆群臣襄赞之力也. 当时宗室懿亲, 戮力行间, 栉风沐雨, 勤劳佐命者: 如豫亲王多铎, 肃亲王豪格, 英亲王阿济格, 郑亲王济尔哈朗, 敬谨亲王尼堪, 端重亲王博洛, 顺承郡王勒克德浑等, 其殊勋茂绩, 诚可为开国之大人物 Phúc Lâm dĩ trùng linh tiễn tộ, điện định trung nguyên, chinh phục hoa hạ, kỳ sở dĩ năng thành đại nghiệp giả, giai quần thần tương tán chi lực dã. Đương thì tông thất ý thân, lục lực hành gian, trất phong mộc vũ, cần lao tá mệnh giả: Như Dự Thân vương Đa Đạc, Túc Thân vương Hào Cách, Anh Thân vương A Tể Cách, Trịnh Thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng, Kính Cẩn Thân vương Ni Kham, Đoan Trọng Thân vương Bác Lạc, Thuận Thừa Quận vương Lặc Khắc Đức Hồn đẳng, kỳ thù huân mậu tích, thành khả vi khai quốc chi đại nhân vật" "盖多铎, 多尼以懿亲殊励, 封赏有加, 既得其死, 惟年不永耳. Cái Đa Đạc, Đa Ni dĩ ý thân thù lệ, phong thưởng hữu gia, ký đắc kỳ tử, duy niên bất vĩnh nhĩ. " Hậu duệ. Đa Đạc có 8 người con trai, 5 người được phong tước: Đa Ni, Đổng Ngạch, Sát Ni, Đa Nhĩ Bác, Phí Dương Cổ. Trong đó Phí Dương Cổ từ Tam đẳng Phụng quốc Tướng quân tiến phong Phụ quốc công,sau phạm tội, bị đoạt tước. Mộ địa. Ban đầu, lăng mộ của ông nằm ở khu Triều Dương, bên ngoài Kiến Quốc Môn, chiếm diện tích ước chừng 70 ngàn mét vuông. Năm 1947, thập tam quân của Quốc Dân Đảng dỡ bỏ phòng ốc, chặt cây, xây dựng lô-cốt. Năm 1951, mộ thất bị trộm. Năm 1953, xây dựng thành xương cơ khí của nhân dân. Năm 1954, tường ngoài bị dỡ bỏ. Năm 1985, tất cả những gì còn lại cũng bị phá huỷ, xây dựng trung tâm thương mại quốc tế. Một số lời đồn. Tranh chấp việc cưới vợ. Năm Thiên Thông thứ 7 (1633), Đa Đạc bị bắt cưới con gái của Khoa Nhĩ Thấm Đại Phi, lúc ấy Đa Đạc chê nàng người béo da đen lại xấu nên không chịu lấy. Nhưng Hoàng Thái Cực lên tiếng nói rằng, thú thê thú đức, dù sao nữ nhân sau khi sinh đẻ cũng sẽ phát phì, dung mạo đẹp xấu có liên quan gì. Lúc này, Đại Thiện cho rằng Đa Đạc còn tâm tính thiếu niên, sợ rằng với tính tình bất ổn này mà sẽ cư xử không tốt với con gái Đại Phi, tổn thương đến hữu nghị với ngoại thích, cho nên tấu thỉnh Hoàng Thái Cực ngăn cản. Nhưng ngược lại, Hoàng Thái Cực sắc mặt nghiêm nghị, cứng rắn nói: "Ngươi nói cái gì vậy, không thể bởi vì nguyên nhân ngoại thích mà không quan tâm đến tâm nguyện của ấu đệ", liền lệnh Đa Đạc cưới con gái Đại Phi. Liên hệ đến Đa Nhĩ Cổn cũng cưới chất nữ của Hiếu Đoan Văn Hoàng Hậu, đây cũng là cuộc hôn nhân chính trị, cùng giống như mục đích Hoàng Thái Cực tác hợp Đa Nhĩ Cổn với Tiểu Ngọc Nhi, đều muốn thông qua hôn nhân để lôi kéo Đa Nhĩ Cổn và Đa Đạc, đồng thời phát huy khả năng giám thị. Về sau, vì tiến thêm một bước lung lạc ấu đệ, vào năm Thiên Thông thứ 8 (1643), Hoàng Thái Cực lại cho Đa Nhĩ Cổn và Đa Đạc cưới Kế Phúc tấn, cả 2 vị Phúc tấn đều là con gái của Sách Nặc Mộc - anh trai của Bố Mộc Bố Thái, tức là chất tôn nữ của Hoàng hậu Triết Triết và chất nữ của Trang Phi. Hoàng Thái Cực cùng ấu đệ cốt nhục thân tình, lại thêm vào những rất nhiều quan hệ hôn nhân, kết cục của hôn nhân chính trị có thể thấy rõ ràng. Bất kính Thái Tông. Dân gian thường đánh giá Đa Đạc là một vị "Hoang đường Vương gia", đây là bởi vì tính tình Đa Đạc phóng túng, không trói buộc, lại có tính phản nghịch, thường không nhìn đến hậu quả mà bất chấp làm. Có nhà tâm lý học phân tích, Đa Đạc làm việc thực sự "hoang đường" không thoát được liên quan đến nguyên nhân lúc còn thiếu niên, trong một ngày cùng chịu tang cha mẹ. Còn nhỏ mất mẹ, làm cho Đa Đạc đối với Hoàng Thái Cực đầy lòng oán hận, cho dù xuất phát từ lợi ích gia tộc, thường xuyên chinh chiến chiến trường, nhưng thỉnh thoảng lại rất thích đối đầu với Hoàng Thái Cực.《"Thanh Thái Tông thực lục"》ghi chép lại, Hoàng Thái Cực thưởng thức người nào, Đa Đạc sẽ công kích người ấy, ngược lại, Hoàng Thái Cực chán ghét người nào, Đa Đạc liền cùng người ấy kết giao, thân cận. Lúc thương nghị đại sự quốc gia, Đa Đạc thường không cho Hoàng Thái Cực mặt mũi, ngươi muốn ta đi hướng Đông, ta không đi hướng Tây không được. Lại vào đầu một năm mới, chúng đại thần tiến hạ lễ cho Hoàng Thái Cực, những người khác đều là hiến kỳ trân dị bảo, duy chỉ có Đa Đạc là hiến một con ngựa thọt chân, làm cho Hoàng Thái Cực không xuống đài được. Những người khác đều cho rằng Đa Đạc có chút quá phận, mất thể thống, Đa Đạc chỉ nói là cùng Hoàng Thái Cực vui đùa nho nhỏ, hặc hặc cười rồi xem như không có chuyện gì. Đa Đạc đối với "Quân thân hữu biệt" tuyệt nhiên không để ý đến chút nào. Vương gia phong lưu. Đa Đạc nổi tiếng với rất nhiều chuyện phong lưu. Lúc 36 tuổi, Đa Đạc đã có hơn 8 con trai và 8 con gái, tuy rằng sinh bao nhiêu tử nữ không thể là tiêu chuẩn bình phán rằng có phong lưu hay không, nhưng số lượng này có chút làm giới sử học suy nghĩ xa xôi. Không thể phủ nhận chính là, nữ nhân bên cạnh Đa Đạc rất nhiều, cũng bởi vậy mà có rất nhiều chuyện hoang đường. Ở phương diện này, không thể không nhắc tới một người, Phạm Văn Trình (范文程). Đa Đạc trong Bát kỳ là một Kỳ chủ, mà Phạm Văn Trình vừa vặn là thần tử dưới Kỳ, dựa theo chế độ lúc đó, Kỳ chủ cướp vợ của người khác cũng không được xem là trái luật. Nhưng Phạm Văn Trình lúc đó, địa vị trong triều đình rất được tôn sùng, rất nhiều sự việc quan trọng của triều đình đều có sự tham dự của ông. Vì vậy, việc Đa Đạc nhục nhã Phạm Văn Trình không đơn giản như vậy. Sự tình cuối cùng ồn ào đến Hoàng Thái Cực, Hoàng Thái Cực sớm đã không để Đa Đạc vào mắt nhưng lại không bắt được nhược điểm, lại thêm muốn lôi kéo Phạm Văn Trình, vì vậy, xui xẻo chính là Dự Thân vương. Kết quả cuối cùng là Dự Thân vương Đa Đạc vì mưu đoạt vợ của đại thần bị phạt vạn lượng, đoạt đi một phần ba ngưu lục.
1
null
Trong lĩnh vực di truyền học loài người, Eve ti thể, hoặc Eva ti thể, đề cập đến tổ tiên chung gần đây nhất (MRCA) trực tiếp không gián đoạn về phía mẹ của tất cả con người hiện đại, là một "người phụ nữ" được cho là đã sống khoảng 140 - 200 Ka BP ("Kilo annum before present, ngàn năm trước") ở châu Phi. Các ước tính tuổi gần đây hơn vẫn phù hợp với ước tính 140-200 kya được công bố vào năm 1987: Một ước tính năm 2013 cho thấy MRCA ở vào khoảng 160 Ka và khoảng 95 Ka đối với các nhóm người di cư ra ngoài châu Phi. Nói cách khác, bà là người phụ nữ gần đây nhất mà từ bà tất cả mọi người sống ngày nay xuất thân về phía dòng mẹ của họ. Có nghĩa là khi lần ngược trở lại theo thứ tự mẹ - bà ngoại - mẹ của bà ngoại... của mọi con người đang sống trên thế giới, thì cuối cùng tất cả sẽ có hội tụ vào một người phụ nữ, đó là tổ tiên phía dòng mẹ của tất cả con người hiện nay. Bởi vì tất cả DNA ty thể (mtDNA) được truyền độc quyền từ mẹ sang con cái mà không có tái tổ hợp, tất cả các mtDNA trong mỗi con người trên thế giới hiện nay là hậu duệ trực tiếp của người phụ nữ này theo định nghĩa. Tương tự như Eve ti thể, ông "Adam nhiễm sắc thể Y", người được cho là tổ tiên chung gần nhất về phía cha của các đàn ông trên thế giới, xác định dựa trên cây phả hệ theo nhiễm sắc thể Y, đã sống sớm nhất là 338 Ka BP ở châu Phi. Eva nhiễm sắc thể X được đặt tên theo Eva trong Kinh Thánh. Điều này có thể dẫn đến một quan niệm sai lầm rằng bà là người phụ nữ duy nhất sống trong thời kỳ đó. Thực tế, bà đã cùng tồn tại với những người phụ nữ khác, có lẽ bao gồm cả người mẹ của bà không phải là "gần đây nhất". Tuy nhiên, không giống như bản thân bà và dòng dõi bên ngoại của bà, tất cả những người phụ nữ sống cùng thời với bà đã không có hậu duệ dòng nữ còn sống cho tới ngày nay. "Eve ti thể" được ước tính đã sống khoảng 200 Ka BP, nhiều khả năng ở Đông Phi, khi "Homo sapiens sapiens" (người hiện đại về mặt giải phẫu) đã phát triển như một quần thể khác biệt với phân loài khác của con người.
1
null
Chiến dịch Paula (tiếng Đức: "Unternehmen Paula") là mật danh của người Đức đặt cho một chiến dịch tấn công của Không quân Đức Quốc xã ("Luftwaffe") thời Chiến tranh thế giới thứ hai, nhằm tiêu diệt các đơn vị còn lại của Không quân Pháp ("Armée de l'Air" – gọi tắt là "ALA") trong Trận chiến nước Pháp vào năm 1940. Trong ngày 10 tháng 5 năm 1940, các lực lượng vũ trang Đức Quốc xã ("Wehrmacht") đã khởi đầu cuộc tấn công vào các nước Tây Âu. Đến ngày 3 tháng 6, Lực lượng Viễn chinh Anh đã rút chạy từ Dunkerque và lục địa châu Âu trong Chiến dịch Dynamo, Hà Lan và Bỉ đã đầu hàng và phần lớn các đội hình của quân đội Pháp bị giải thể hoặc tiêu diệt. Để hoàn thành việc đánh bại Pháp, người Đức đã phát động giai đoạn thứ hai của Chiến dịch nước Pháp, theo "Fall Rot" (Kế hoạch Đỏ), để chinh phạt các vùng đất còn lại. Để làm được điều đó, quân Đức cần phải có ưu thế về không quân. Vì vậy, lực lượng "Không quân Đức" được lệnh tiêu diệt không quân của đối phương, trong khi vẫn hỗ trợ cho Lục quân Đức. Nhằm thực hiện "Chiến dịch Paula", phía Đức đã huy động 5 Quân đoàn Không quân để tấn công, bao gồm 1.100 phi cơ. Chiến dịch được khơi mào vào ngày 3 tháng 6 năm 1940. Tuy nhiên, tình báo Anh trước đó đã cảnh báo người Pháp về nguy cơ tấn công từ quân Đức và chiến dịch đã thất bại trong việc gặt hái các kết quả chiến lược mà Bộ Chỉ huy tối cao Không quân Đức (tiếng Đức: "Oberkommando der Luftwaffe"). May mắn cho Không quân Đức, tình thế tuyệt vọng của các lực lượng trên bộ và trên không của Pháp trong giai đoạn này đồng nghĩ với việc thất bại của "Chiến dịch Paula" không thể ngăn ngừa sự thua trận của nước Pháp. Sau Chiến dịch Paula, Không quân Đức vẫn tiếp tục thực hiện các cuộc dội bom vào Pháp, trong khi quân đội Pháp triệt thoái về hướng nam và hướng tây. Quân Pháp tan rã chỉ 22 ngày sau chiến dịch, vào ngày 25 tháng 6 nước Pháp đầu hàng Đức Quốc xã.
1
null
Maji de Watashi ni Koi Shinasai! (真剣で私に恋しなさい!, マジでわたしにこいしなさい!) là một visual novel dành cho người trưởng thành được phát triển bởi Minato Soft và đã phát hành cho hệ máy tính cá nhân vào ngày 28 tháng 8 năm 2009 với cả hai phiên bản giới hạn và bình thường, phiên bản dành cho hệ PlayStation 3 phát hành vào ngày 22 tháng 3 năm 2012. Đây là trò chơi có cốt truyện tuyến tính nhưng có thể tương tác để đi đến các kết thúc khác nhau, cốt truyện tập trung vào 5 nhân vật nữ chính. Trò chơi lấy bối cảnh tại thành phố giả tưởng Kawakami nổi tiếng nơi mà tinh thần võ sĩ đạo từ thời xưa vẫn còn rất mạnh và được phát huy tối đa. Cốt truyện xoay quanh Yamato một nam sinh trung học năm thứ hai cùng với nhóm bạn của mình, những người mà anh quen từ hồi bé và đã làm nhiều việc cùng nhau cùng học tại trường trung học Kawakami nơi các cuộc thi đấu giữa các lớp luôn diễn ra. Một năm học mới bắt đầu và nhóm của anh chào đón thêm hai cô gái mới gia nhập. Phiên bản tiếp theo của trò chơi là "Maji de Watashi ni Koi Shinasai!S" đã phát hành vào ngày 27 tháng 1 năm 2012. Phiên bản dành cho các người hâm mộ là "Maji de Watashi ni Koi Shinasai!A" được chia ra là 5 phần mỗi phần sẽ có ba câu chuyện nhỏ dự tính sẽ được phát hành năm 2013, trong đó A-1 đã phát hành vào ngày 18 tháng 1 năm 2013. Trò chơi đã được chuyển thể thành các loại hình truyền thông khác. Inue Shinsuke đã thực hiện chuyển thể manga của trò chơi và đăng trên tạp chí Comp Ace của Kadokawa Shoten từ ngày 26 tháng 5 năm 2010. Tamon Ketsuyuki cũng thực hiện chuyển thể manga có tên "Maji de Watashi ni Koi Shinasai!! After Party!!" và đăng trên tạp chí Dengeki G's Festival! Comic của ASCII Media Works từ ngày 26 tháng 6 năm 2010. Lerche thì đã thực hiện chuyển thể anime và phát sóng tại Nhật Bản từ ngày 01 tháng 10 đến ngày 17 tháng 12 năm 2011 với 12 tập. Tổng quan. Sơ lược cốt truyện. Thành phố Kawakami nổi tiếng với sự cống hiến mạnh mẽ cho tổ tiên samurai. Một tinh thần chiến đấu lành mạnh luôn được coi trọng và nó thậm chí là một yếu tố quan trọng để thành công ở trường. Anh chàng Yamato, một sinh viên năm thứ hai của Học viện Kawakami, luôn ở bên những người bạn thân của anh ấy (ba chàng trai và ba cô gái). Họ đã biết nhau từ khi còn nhỏ và đã làm nhiều việc cùng nhau. Trong khi họ có nhiều người bạn khác, nhóm bảy người này là một nhóm gần gũi, không thể tách rời. Họ thậm chí có một căn cứ bí mật nơi họ hẹn gặp nhau. Với học kỳ mới, họ chào đón hai cô gái vào nhóm của họ và ngay sau khi mọi thứ bắt đầu thay đổi. Phát hành. Phiên bản gốc được phát hành vào ngày 28 tháng 8 năm 2009 người chơi sẽ bắt đầu thiết lập mối quan hệ với 5 nhân vật nữ chính với 11 kết thúc khác nhau hay không kết thúc với ai cả. Phiên bản dành cho hệ PlayStation 3 có tên "Maji de Watashi ni Koi Shinasai!!R" phát hành vào ngày 22 tháng 3 năm 2012 thì có thêm một số trò chơi nhỏ. Phiên bản nối tiếp của trò chơi là "Maji de Watashi ni Koi Shinasai!S" đã phát hành vào ngày 27 tháng 1 năm 2012. Phiên bản này cho phép chọn việc đã thiết lập mối quan hệ với 5 nhân vật nữ chính lúc trước hay chưa cũng như thêm 2 nhân vật nữ chính mới. Vì việc cốt truyện chỉ tập trung vào một nhân vật của phiên bản "S" nên nhiều người chơi đã có yêu cầu về một bản mở rộng cho phép có thể thiết lập mối quan hệ với nhiều nhân vật. Vì thế phiên bản "Maji de Watashi ni Koi Shinasai!A" đã được thực hiện với ý định chia ra làm 5 phần mỗi phần sẽ có cốt truyện để thiết lập mối quan hệ từ 2 đến 3 nhân vật. Phiên bản A-1 đã phát hành vào ngày 18 tháng 1 năm 2013, A-2 phát hành vào ngày 12 tháng 7 năm 2013, phiên bản A-3 phát hành vào ngày 28 tháng 2 năm 2014. Truyền thông. Light novel. Noyama Kaze Ichirō đã thực hiện loạt light novel chuyển thể cùng tên với của trò chơi và Ichijinsha đã phát hành chuyển thể này thẳng thành các tập qua nhãn hiệu Ichijinshabunko từ ngày 19 tháng 12 năm 2009 đến ngày 17 tháng 12 năm 2011 với 7 tập. Noyama Kaze Ichirō cũng thực hiện chuyển thể tiểu thuyết cho phiên bản tiếp theo của trò chơi và Ichijinshabunko đã phát hành chuyển thể này thẳng thành tập vào ngày 20 tháng 4 năm 2012. Harvest-inc cũng phát hành các chuyển thể light novel của trò chơi thông qua nhãn hiệu "Nagomi Bunko", nhưng các tập chuyển thể của hãng là các tuyển tập hợp nhiều mẫu truyện do nhiều tác giả thực hiện. Tập "Maji de Watashi ni Koi Shinasai!Tanhenshuu-Ichi" (真剣で私に恋しなさい!短編集壱) phát hành vào ngày 01 tháng 5 năm 2010. Tập "Maji de Watashi ni Koi Shinasai!Tanhenshuu-Kun" (真剣で私に恋しなさい!短編集弐) phát hành vào ngày 05 tháng 7 năm 2010. Tập "Maji de Watashi ni Koi Shinasai!Tanhenshuu-San" (真剣で私に恋しなさい!短編集参) phát hành vào ngày 05 tháng 9 năm 2010. Tập "Maji de Watashi ni Koi Shinasai!Tanhenshuu-Shi" (真剣で私に恋しなさい!短編集四) phát hành vào ngày 05 tháng 11 năm 2010. Drama CD. Một đĩa tập hợp các giọng nói của năm nhân vật nữ chính và một drama CD đã được thực hiện để đính kèm với phiên bản đặc biệt của trò chơi phát hành vào ngày 28 tháng 8 năm 2009. Enterbrain đã tiến hành thực hiện chuyển thể drama CD gồm 5 đĩa phát vào ngày 30 tháng 10 năm 2009, 2 tháng 4, 4 tháng 6, 6 tháng 8 và 3 tháng 12 năm 2010. Mỗi đĩa tập trung vào một nhân vật nữ chính trong trò chơi. Ngoài ra có 6 đĩa chứa các đoạn drama chung với các bài hát do các nhân vật trình bày được thực hiện để đính kèm với các phiên bản DVD/BD của bộ anime. Manga. Inue Shinsuke đã thực hiện một loạt chuyển thể manga của trò chơi và đăng trên tạp chí Comp Ace của Kadokawa Shoten từ ngày 26 tháng 5 năm 2010. Các chương sau đó được tập hợp lại và phát hành thành các tankōbon, tính đến tháng 1 năm 2013 thì đã có 5 tập được phát hành. DNA Media Comics, một phần của Ichijinsha, đã phát hành một tuyển tập tập hợp các mẫu truyện với phong cách 4 hình do nhiều tác giả khác nhau cùng thực hiện vào ngày 25 tháng 11 năm 2009. Tamon Ketsuyuki cũng thực hiện chuyển thể manga có tên "Maji de Watashi ni Koi Shinasai!! After Party!!" (真剣で私に恋しなさい! after party!!) và đăng trên tạp chí Dengeki G's Festival! Comic của ASCII Media Works từ ngày 26 tháng 6 năm 2010. Các chương sau đó cũng được tập hợp lại để phát hành thành các tankōbon, tính đến tháng 1 năm 2013 thì đã có 2 tập được phát hành. Một loạt manga khác có tựa "Maji de Watashi ni Koi Shinasai! Tsuguru Jin-jo Takeshi Tetsu-ika" (真剣で私に恋しなさい!! 亞仁女威鉄怒) đăng trên tạp chí Musume TYPE của Kadokawa Shoten vào tháng 9 năm 2011 với hình ảnh được lấy từ bộ anime sau đó được ghép lại thành một cốt truyện hoàn chỉnh. Các chương sau đó được tập hợp lại và phát hành thành 1 tankōbon. Anime. Lerche đã thực hiện chuyển thể anime và phát sóng tại Nhật Bản từ ngày 01 tháng 10 đến ngày 17 tháng 12 năm 2011 với 12 tập trên kênh TV Kanagawa và sau đó là các kênh khác như AT-X, Tokyo MX TV, Chiba TV, Gifu Broadcasting, Mie TV, KBS Kyoto và Sun TV. Sentai Filmworks đã đăng ký bản quyền phiên bản tiếng Anh của bộ anime để tiến hành phân phối tại thị trường Bắc Mỹ, Madman Entertainment thì đăng ký tại Úc và New Zealand còn MVM đang ký tại Anh và Ireland. Âm nhạc. Trò chơi có 4 bài hát chủ đề, 1 mở đầu và 3 kết thúc. Bài hát mở đầu có tên "Ai de Kiru nara Itakuna~i!" (愛で斬るなら痛くな~い!) do các nhân vật nữ chính trình bày, bài hát kết thúc thứ nhất có tên "Akane Sora" (茜空) do Kotoko trình bày, bài hát kết thúc thứ hai có tên "Bushi" (武士) do Kitadani Hiroshi trình bày và bài hát kết thúc thứ ba có tên "Fuyu Hanabi" (冬花火) do Hyo-sei trình bày. Một album chứa các bài hát do các nhân vật trình bày và cũng là các bài hát chủ đề đã được thực hiện để đính kèm với phiên bản giới hạn của trò chơi phát hành vào ngày 28 tháng 8 năm năm 2009. BGM đã phát hành album tổng hợp các bản nhạc dùng trong trò chơi gốc vào ngày 30 tháng 10 năm 2010. Một đĩa đơn chứa các bài hát mở đầu do các nhân vật trong anime trình bày đã phát hành vào ngày 27 tháng 4 năm 2011. Bộ anime có hai bài hát chủ đề một mở đầu và một kết thúc. Bài hát mở đầu có tựa "U-n-d-e-r--STANDING!" do SV TRIBE trình bày, đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 26 tháng 10 năm 2011. Bài hát kết thúc có tựa "Kimi no Maji o Choudai" (君の真剣をちょうだい) do năm nhân vật nữ chính trình bày, đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 09 tháng 11 năm 2011. Album chứa các bản nhạc dùng trong bộ anime đã phát hành vào ngày 21 tháng 12 năm 2011. Album chứa các bài hát do các nhân vật trình bày đã phát hành vào ngày 07 tháng 12 năm 2011. Ngoài ra có 6 đĩa chứa các các bài hát do các nhân vật trình bày chung với các đoạn drama được thực hiện để đính kèm với các phiên bản DVD/BD của bộ anime. Phiên bản "Maji de Watashi ni Koi Shinasai! S" có hai bài hát chủ đề, một mở đầu và một kết thúc. Bài hát mở đầu có tên "Mecha Shinken SSS!" (めちゃ真剣SSS!) do Misato Aki trình bày và bài hát kết thúc có tên "Mirai Jigazou" (未来自画像) do Kotoko trình bày. Hai bài hát chủ đề đã phát hành trong đĩa album chứa các bài hát do các nhân vật trình bày đính kèm trong phiên bản giới hạn của trò chơi vào ngày 27 tháng 1 năm 2012. Basiscape Records cũng đã phát hành album tập hợp các bản nhạc dùng trong phiên bản này vào ngày 29 tháng 2 năm 2012. Đón nhận. "Maji de Watashi ni Koi Shinasai!" đứng hàng đầu trong bảng xếp hạng doanh thu của Getchu cho trò chơi trên máy tính cá nhân năm 2009. Trò chơi cũng đứng ở các vị trí khá cao khác do được người chơi bình chọn như hạng nhì về tổng thể, hạng 9 về hệ thống, hạng 10 về âm nhạc hạng 6 về phim so với các trò chơi khác phát hành cùng năm. Phiên bản "Maji de Watashi ni Koi Shinasai!S" đã nhận được "Giải thưởng bạc lớn" tại lễ trao giải dành cho trò chơi Moe năm 2012.
1
null
Ar-Raqqah (tiếng Ả Rập: الرقة / ALA-LC: ar-Raqqah), cũng được viết là Rakka, là một thành phố ở phía bắc miền trung bộ Syria nằm trên bờ phía bắc của sông Euphrates, khoảng 160 km về phía đông Aleppo. Đây là thủ phủ của tỉnh Ar-Raqqah và một trong những thành phố chính của lịch sử Diyar Muḍar, phần phía tây của Jazira. Thành phố này từng là kinh đô của Nhà Abbasid từ năm 796 đến năm 809 dưới thời Caliph Harun al-Rashid. Ở đây có nhiều công trình kiến trúc cổ. Những kiến trúc không thuộc Islam Sunni đã bị lực lượng Nhà nước Hồi giáo phá hủy, chẳng hạn như Nhà thờ Uwais al-Qarni. Theo điều tra dân số chính thức năm 2004, dân số của thành phố là 220.488 người, lớn thứ 6 ở Syria. Hiện nay, thành phố đang bị lực lượng Nhà nước Hồi giáo kiểm soát và sử dụng làm đại bản doanh của lực lượng này ở Syria.
1
null
Qasr Kharana (), đôi khi viết là Qasr al Harrana, Qasr al Kharanah, Kharaneh hay Hraneh, là một trong những lâu đài sa mạc nổi tiếng nhất tọa lạc ở nơi ngày nay là đông Jordan, cự ly khoảng về phía đông Amman và tương đối gần với biên giới với Ả-rập Xê-út. Người ta cho rằng lâu đài này đã được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ thứ 8, dựa trên một hình ve trên tường trong một phòng trên của tòa lâu đài, mặc dù ảnh hưởng có thể nhìn thấy Sassanid. Một ngôi nhà Hy Lạp hay Byzantine thể đã tồn tại trên địa điểm của tòa lâu đài này. Đây là một trong những ví dụ sớm nhất của kiến trúc Hồi giáo trong khu vực. Mục đích của tòa lâu đài vẫn chưa rõ ràng. "Lâu đài" là một cái tên nhầm lẫn do cấu trúc bên trong của tòa nhà không đề xuất nó được xây cho mục đích sử dụng quân sự, và các khe hở trong bức tường của nó không có thể đã được thiết kế như là balistraria, hoặc khe hở mũi tên. Nó có thể là một trạm nghỉ, hoặc nơi nghỉ ngơi cho các thương nhân, nhưng lại thiếu nguồn nước mà các tòa nhà như vậy thường phải được xây gần và tòa lâu đài này không nằm trên bất kỳ tuyến đường thương mại lớn nào cả. Nó vẫn còn bảo quản rất tốt. Do nó này nằm ngay gần một xa lộ lớn và gần Amman, nó đã trở thành một trong những truy lâu đài sa mạc người ta thăm nhiều nhất. Nhà khảo cổ học Stephen Urice đã viết luận án tiến sĩ của ông, sau này được xuất bản thành một cuốn sách, "Qasr Kharana", dựa trên nghiên cứu này của ông, người ta đã khôi phục nhà vào cuối năm 1970. <br>
1
null
Stag Night là phim kinh dị của Mỹ năm 2008 do Peter A. Dowling đạo diễn và biên kịch, với sự tham gia diễn xuất của Kip Pardue, Vinessa Shaw và Breckin Meyer. Nội dung phim phim kể về bốn thanh niên và hai cô gái điếm đang đi vui chơi trong thành phố New York bỗng bị lạc vào một đường hầm tàu điện ngầm đã đóng cửa, và tại nơi đây họ phát hiện ra những cảnh giết người dã man của những tên sát nhân quái dị. Nội dung. Bộ phim kể về bốn người thanh niên và hai cô gái điếm đang đi vui chơi trong thành phố New York bỗng bị lạc vào một đường hầm tàu điện ngầm đã đóng cửa từ những năm 1970. Tại nơi đây họ phát hiện ra những cảnh giết người dã man của những tên sát nhân quái dị mà nạn nhân của chúng là một sĩ quan cảnh sát cùng nhiều du khách khác, lúc này họ chỉ biết rằng phải tìm đường thoát ra khỏi nơi kinh hoàng này nhanh trước khi bị bọn sát nhân đó tìm và giết.
1
null
Phoebe Buffay làm một nhân vật hư cấu của seri phim "Friends" của đài NBC, đóng bởi Lisa Kudrow. Kudrow nhận được 1 giải Emmy Award, giải Screen Actor Guildand, một để cử giải Quả cầu vàng cho vai diễn này. Chị sinh đôi của cô, Ursula Buffay, một nhân vật trong phim "Mad About You", thực ra sau này trở thành thống đốc của New York. Lai lịch. Pheobe Buffay là em gái trong một cặp sinh đôi do Phoebe Abbott (Teri Garr) và Frank Buffay, sinh ngày 16 tháng 2 năm 1967, chị gái là Ursula (cũng đóng với Lisa Kudrow) sinh trước 1 phút. Frank cưới bạn thân của Abbot, Lily, cùng lúc Lily nhận nuôi Phoebe và Ursula. Phoebe không nói nhiều lắm về tuổi thơ cô trừ việc cho biết cô đến từ New York, cha cô bỏ đi khi cô còn bé, Lily tái hôn với một người đàn ông khác. Lily quyết định tự tử khi Phoebe và Ursula 14 tuổi bằng cách đưa đầu vào lò nướng, sau đó cha dượng cô vào tù. Cô thỉnh thoảng đề cập tới phương thức nuôi con kì lạ của mẹ cô. Khi 15 tuổi, Phoebe sống ở đường phố. Có nhiều tình tiết vè quá khứ đầy màu sắc của Phoebe trên đường phố được đề cập trong seri. Cô từng sống trong chiếc xe Buich LeSabre bị cháy rụi, trong một chiếc AMC Gremin với Cindy-một người nói chuyện với cái tay của ông ta, và với một người bạch tạng làm công việc lau cửa sổ tòa nhà Port Authority Bus Terminal. Cô không được đi học trung học hay đại học, nhưng quả quyết rằng cô tham gia nhóm học tiếng Pháp ở đằng sau một cái thùng rác, cô rất thông thạo tiếng Pháp. Phoebe đôi khi dùng phương thức trấn lột để tồn tại; khi cô 14 tuổi, cô đã trấn lột Ross Geller, người sau này trở thành bạn tốt của cô, gần một cửa hàng truyện tranh, và lấy đi cuốn truyện tranh Ross sáng tác - "Science Boy", cô quả quyết cuốn sách đã dạy cô nhiều điều. Phoebe còn nói rằng cô từng sống tại Praha, Tiệp Khắc, nhưng không muốn thảo luận thêm về việc đó. Cô nói rằng cô từng mắc bệnh viêm gan khi bị một chủ chứa tát vào mồm; cô từng bị đâm bởi một cảnh sát, sau đó cô đâm lại ông ta; học đấm bốc ở YMCA; bị tra tấn; từng làm mũ rơm Mexico (và bị ông chủ gọi là "con bé da trắng dốt nát" vì không làm vành đủ to. Cô chuyển đến sống với Monica Geller khi đọc được quảng cáo tìm bạn thuê cùng nhà, và bắt đầu tình bạn của họ. Khi sống cùng với Monica, cô kết hôn với một người đàn ông tên là Duncan Sullivan (Steve Zahn), một vũ công trên băng người Canada để giúp anh ta nhập cảnh. Sau này anh ta phát hiện mình không đồng tính và chỉ giở vờ làm gay, dẫn đến họ li dị vào mùa thứ 2, cho dù Phoebe có tình cảm với anh. Cô chuyển đi vì không chịu nổi xu hướng quản lý của Monica, cô sống cùng bà ngoại tại căn nhà số 5 đường Morton của bà. Sau khi bà ngoại mất vào season 5, Phoebe được thừa kế căn hộ và chiếc xe taxi màu vàng.
1
null
Học thuyết Bush (tiếng Anh: "Bush Doctrine") là cụm từ chỉ các nguyên tắc chính sách ngoại giao của Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush. Cụm từ này lần đầu tiên được sử dụng bởi Charles Krauthammer vào tháng 6 năm 2001 để mô tả "sự rút lui đơn phương của chính quyền Bush khỏi hiệp ước ABM và Nghị định thư Kyoto". Sau sự kiện 11 tháng 9, cụm từ này mô tả chính sách mà Hoa Kỳ có quyền tự bảo vệ chống lại các quốc gia chứa chấp hoặc viện trợ cho các nhóm khủng bố, được sử dụng để biện minh cho cuộc xâm lược năm 2001 của Afghanistan. Các chuyên gia khác nhau sẽ đưa ra các ý nghĩa khác nhau "Học thuyết Bush", do nó mô tả các yếu tố khác, bao gồm cả chính sách gây tranh cãi của chiến tranh phòng ngừa, trong đó cho rằng Hoa Kỳ cần phải lật đổ chế độ nước ngoài đại diện cho một mối đe dọa tiềm năng hoặc một đe dọa nhận thức đến an ninh Hoa Kỳ, thậm chí nếu đó là mối đe dọa không phải là ngay lập tức; một chính sách truyền bá dân chủ trên thế giới, đặc biệt là ở Trung Đông, như một chiến lược cho cuộc chiến chống khủng bố; và sẵn sàng đơn phương theo đuổi các lợi ích quân sự của Hoa Kỳ. một số các chính sách này đã được hệ thống hóa trong một văn bản quốc gia Hội đồng An ninh Quốc gia với tựa "Chiến lược An ninh Quốc gia của Hoa Kỳ" được xuất bản vào ngày 20 tháng 9 năm 2002. Cụm từ "Học thuyết Bush" hiếm khi được sử dụng bởi các thành viên của chính quyền Bush. Khái niệm này dù vậy cũng đã được sử dụng ít nhất một lần, bởi Phó Tổng thống Dick Cheney, trong một bài phát biểu năm 2003 tháng sáu, trong đó ông nói, "Nếu có bất cứ ai trong thế giới ngày nay nghi ngờ mức độ nghiêm trọng của Học thuyết Bush, tôi sẽ hối thúc người đó xem xét số phận của Taliban ở Afghanistan, và chế độ Saddam Hussein tại Iraq". Các yếu tố chính của Học thuyết Bush được mô tả trong một tài liệu, "Chiến lược An ninh Quốc gia Hoa Kỳ", xuất bản ngày 17 tháng 9 năm 2002. Tài liệu này thường được trích dẫn là tuyên bố xác định của học thuyết. Nó được cập nhật năm 2006 và được nêu như sau:
1
null
Nghệ sĩ Linh Huyền tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Huyền, sinh ngày 26 tháng 6 năm 1970, được biết đến với vai trò là một nghệ sĩ cải lương, nghệ sĩ kịch nói. Tiểu sử và sự nghiệp. Năm 1989, khi đang học năm nhất Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh thì chị đã đoạt được Huy chương Bạc giọng ca Cải lương Toàn quốc năm 1989, sau đó đạt giải A cuộc thi Tiếng hát ru của Câu lạc bộ Quê hương. Vì mê ca hát quá nên chị đi diễn nhiều và cúp học thường xuyên, cô giáo chủ nhiệm chị khuyên: "Em nên chọn một nghề cho cuộc đời "nhất nghệ tinh nhất thân vinh" chứ đừng phí sức giữa nhiều nghề như thế sẽ khó đi đến thành công". Và giảng đường đại học không đủ hấp lực để níu chân chị bằng ánh đèn sân khấu cải lương; tấm màn nhung có sức mạnh vô hình mà chị không cưỡng lại được. Do đó, dù gia đình hết sức can ngăn thì chị cũng quyết bỏ học mà theo nghiệp xướng ca.
1
null
Cầu Kinh Nước Mặn bắt qua Kinh Nước Mặn nối liền Cù lao Long Hựu với phần đất liền thuộc địa phận huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Cầu có tổng mức đầu tư là 152 tỉ đồng bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, do Cty Cổ phần Cầu 12 Cienco I thi công. Khởi công xây dựng ngày 24 tháng 7 năm 2008, đến ngày 1 tháng 9 năm 2010 thì thông xe kỹ thuật. Cầu Kinh Nước Mặn có tổng chiều dài 1.175 mét, trong đó phần cầu chính 409,2 mét, đường dẫn 2 bên cầu dài 765,8 mét, rộng 12 mét, chiều cao thông thuyền 9 mét, chiều rộng thông thuyền 40 mét. Cầu có 9 nhịp, Trong đó 3 nhịp chính liên tục lần lượt dài 60 mét, 90 mét và 60 mét bằng bêtông cốt thép M500. Hệ thống chiếu sáng sử dụng năng lượng mặt trời.
1
null
Đại học West London (tiếng Anh: "University of West London") là một đại học công lập ở Vương Quốc Anh có các cơ sở tại Ealing và Brentford ở Luân Đôn, cũng như tại Reading và Slough ở Berkshire. Tiền thân trường đại học là Lady Byron School, do vợ của đại văn hào Lord Byron thành lập năm 1860, sau đó trở thành trường Ealing College of Higher Education. Vào năm 1990, Ealing College of Higher Education, Thames Valley College of Higher Education, Queen Charlotte's College of Health Care Studies và trường Cao đẳng Âm nhạc Luân Đôn London College of Music được hợp nhất thành Trường Bách Khoa West London. Vào năm 1992, Trường Bách Khoa West London được ký quyết định thành trường Đại học và chuyển thành tên Đại học Thames Valley. Năm 2004, Thames Valley sáp nhập thêm hai trường cao đẳng nữa là Reading College và School of Arts and Design. Năm 20120, một cơ sở nhỏ của trường ở Slough ngưng hoạt động. Vào tháng 8/2010, Trường Đại học West London thông báo trường đã được đồng ý chuyển tên thành Đại học West London, sau khi quyết định tập trung phát triển hai cơ sở lớn nhất của trường về hai khu quận là quận Ealing và Brentford ở phía tây Luân Đôn. Trường chính thức nhận tên mới, Đại học West London vào thứ tư, ngày 6/4/2011. Các cơ sở của trường. Slough trước kia là trụ sở chính của trường nhưng từ khi dự án Heart of Slough của chính phủ ban hành, trụ sở này bị dỡ bỏ. Sinh viên các ngành học liên quan đến Luật, Kinh doanh, Truyền thông, Điện ảnh và Âm nhạc học tại cơ sở Ealing nằm phía tây thành phố Luân Đôn. Sinh viên các ngành liên quan đến Y, Dược học tại Brendford. Danh tiếng học thuật. Các bảng xếp hạng năm 2010 ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc về danh tiếng của trường. Trường xếp hạng 69 trên tổng số 117 ở "The Guardian" university guide, 98 trên 113 ở "The Independent" associated Complete University Guide, 106 out of 122 in "The Sunday Times" University Guide Theo số liệu chính thức của tờ "Times Higher Education" đăng tải vào tháng 7 năm 2008, Đại học West London có số lượng sinh viên tốt nghiệp được tuyển dụng cao nhất trên toàn Vương Quốc Anh, với tổng số 95% sinh viên được tuyển dụng ngay chỉ trong vòng sáu tháng sau khi tốt nghiệp. Cục Thống Kê Giáo dục Anh, HESA (Higher Education Statistics Agency) đã so sánh dữ liệu của sinh viên sau sáu tháng tốt nghiệp trên toàn nước Anh. 94.8% sinh viên tốt nghiệp Đại học được nhà tuyển dụng mời làm việc hoặc học cao học trong vòng sáu tháng tốt nghiệp. Con số này vượt quá số liệu bình quân sinh viên được tuyển dụng ở một trường đại học Vương Quốc Anh (89.8%) kể cả các trường chuyên đào tạo 1 chuyên ngành nhất định. Điều này khiến trường nổi tiếng nhờ khả năng đào tạo các ngành được nhà tuyển dụng ưa thích. Đại học West London còn tiếp tục cấp 100 học bổng mỗi năm mang tên International Ambassador Scholarships để vinh danh và hỗ trợ tài chính cho những sinh viên xuất sắc muốn nhập học vào trường và trở thành Đại sứ sinh viên cho trường Đại học West London. Sự cải thiện lớn về chất lượng dạy học và nghiên cứu đã thu hút một số lượng học giả từ các nguồn học bổng khác của chính phủ Anh theo học ở đây. Một sinh viên đến từ Việt Nam nhận học bổng Chevening 2012/13 của Bộ Ngoại giao Anh đã theo học ở đây và đề cao sự ứng dụng vào thực tiễn và chất lượng dạy của trường Đại học này. Cuộc sống sinh viên. Tổ chức Sinh Viên West London. The West London Students' Union (gọi tắt WLSU) là tổ chức sinh viên được công nhận bởi trường Đại học West London. Hội có tổng thể 47,000 sinh viên đến từ nhiều cơ sở. WLSU là thành viên của Liên Đoàn Sinh Viên Toàn Quốc, National Union of Students. Hội sinh viên đặt trụ sở ở North Building trên đường St. Mary's Road, và cung cấp nhiều dịch vụ ưu đãi như Coffee Shop, Bar và phòng Gym. Đài phát thanh sinh viên chính thức của trường là Blast Radio, đặt tại studo cổ nhất trên toàn thế giới Ealing Studios. Lễ trao bằng danh dự University of West London 2012. Cựu sinh viên của Đại học West London. Đại học West London là một trong số các trường đại học đào tạo nên những tên tuổi lớn nhất ở nhiều nền công nghiệp trên toàn thế giới đặc biệt trong các lĩnh vực truyền thông, điện ảnh, giải trí và du lịch dịch vụ. Nhiều người trong số đó đã được đề cử các giải thưởng lớn như Oscar, Grammy hoặc trở thành các huyền thoại lớn trong lịch sử. Về âm nhạc, khoa âm nhạc London College of Music là một trong bốn cục khảo thí âm nhạc duy nhất trên toàn lãnh thổ Vương Quốc Anh. Nhiều người nổi tiếng đã được đào tạo qua các thời kỳ. Nổi bật nhất là huyền thoại âm nhạc Freddie Mercury, trưởng nhóm nhạc Rock Queen theo học ở trường vào những năm 60. Tên của ông sau này đã được đặt cho một quán pub trong hội sinh viên của trường như một sự tôn vinh. Ngoài ra, còn có ca sĩ Pete Townshend của nhóm nhạc The Who. Nhà sản xuất âm nhạc Alex da Kid theo học ngành công nghệ âm nhạc, được đề cử nhiều giải thưởng Grammy và người sản xuất âm nhạc cho các ca sĩ như Eminem, Radioactive. Ca sĩ Matt Tong thành viên của nhóm Bloc Party từng theo học ngành Biểu diễn âm nhạc ở đây. Bên cạnh đó, còn có Matthew Hodson người sáng lập ra viện London Synthesis Orchestra. Kỹ sư âm nhạc James Buttery của Viện Âm nhạc Hoàng Gia Royal College of Music, nhà sản xuất Robert Orton (từng làm việc với các nhóm nhạc Trevor Horn, The Police và được trao tặng 2 giải Grammy cho các bản ghi âm với Lady Gaga). Nhà sản xuất âm nhạc John Webber với nhiều giải thưởng Grammy qua các năm, từng sản xuất âm nhạc cho Ian Prince & The Swingle Singers, Nerina Pallot và Mr Hudson. Về điện ảnh, nhà làm phim Fodhla Cronin O'Reilly, cựu sinh viên ngành Thạc sĩ Điện ảnh học được đề cử OSCAR năm 2013 ở hạng mục Phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất (Best Animated Short Film). Về chuyên ngành Luật, Bà Karon Monaghan, luật sư và chính trị gia theo học ngành Luật tại UWL, được chọn làm chuyên gia tư vấn cho chính phủ Vương Quốc Anh vào năm 2010 khi quốc hội soạn thảo các điều luật liên quan đến Women and Equality Unit thuộc bộ luật Discrimination Law Review. Về kinh doanh và dịch vụ, ngài Ian R. Carter, theo học ngành Quản trị kinh doanh (Business Administration) năm 1984, hiện tại là Chủ tịch điều hành và phát triển quốc tế của tập đoàn khách sạn Hilton Worldwide. Ông Arash Hamdami chuyên gia phân tích và phát triển tại Ngân hàng Barclays (RBBCOO). Chủ tịch tập đoàn Viglen, ông Claude Littner, từng theo học ngành MBA ở đây. Ông hiện tại còn tham gia vào show truyền hình ăn khách The Apprentice trên BBC. Trường còn có khoa ẩm thực và du lịch đào tạo nên nhiều chuyên gia trong lĩnh vực dịch vụ, ẩm thực và giải trí. Một trong số đó phải kể đến cựu người mẫu Lorraine Pascale từng theo học ngành Ẩm thực học ở đây và trở thành chủ show truyền hình ẩm thực trên BBC. Cô cùng với trường Đại học West London xuất bản nhiều cuốn sách nổi tiếng trong đó phải kể đến: Baking Made Easy và Home Cooking Made Easy. Ngoài ra, từng theo học ở đây còn có Bếp trưởng của Nữ hoàng Vương Quốc Anh, Chính trị gia Stewart Jackson, Phó Bộ trưởng Giáo dục Malaysia (đương chức) và cựu Bộ trưởng Y tế quốc đảo Mauritius.
1
null
Nút giao thông Cây Gõ là nút giao thông nằm trên địa bàn Quận 6 và Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nơi giao nhau giữa các tuyến đường Hồng Bàng, Ba Tháng Hai và Minh Phụng. Trước đây nút giao được tổ chức giao thông theo dạng vòng xoay, tại trung tâm đảo giao thông có dựng tượng vua Lê Lợi từ trước năm 1975. Địa điểm này còn có một tên gọi ít thông dụng hơn là Công trường Duy Linh. Năm 2013, thành phố triển khai xây dựng cầu vượt thép, vòng xoay bị dỡ bỏ và tượng đài Lê Lợi bị dời về công viên Phú Lâm khi thi công cầu vượt. Cầu vượt thép Cây Gõ thép có dạng hình chữ Y với nhánh chính trên đường Hồng Bàng và nhánh phụ nối vào đường Ba Tháng Hai. Cầu có 14 nhịp, gồm trục chính từ đường Hồng Bàng với hai làn xe chạy, dài 303 m, rộng 12–15 m và một trục phụ từ đường Ba Tháng Hai nối vào đường Hồng Bàng đi ngã ba An Lạc và đổ về các tỉnh miền Tây, dài 234 m, rộng 7 m. Tổng chi phí khoảng 314 tỉ đồng. Cầu khởi công ngày 27 tháng 4 năm 2013, khánh thành ngày 19 tháng 10 năm 2013.
1
null
Nguyên Thành Vương hậu (Hangul: 원성왕후, chữ Hán: 元成太后; ? – 15 tháng 8 năm 1028) là một Vương hậu thứ ba của Cao Ly Hiển Tông. Bà là trưởng nữ của Kim Ân Phó (金殷傅) và An Sơn Quận Đại phu nhân (安山郡大夫人) họ Lý. Người ta cho rằng Kim Ân Phó là một người có tầm ảnh hưởng trong triều đình Cao Ly. Bà cũng là chị gái của Nguyên Huệ Vương hậu và Nguyên Bình Vương hậu, những người vợ khác của Hiển Tông. Năm 1010, trong khi Cao Ly chiến tranh với nhà Liêu (Khiết Đan), vua Hiển Tông phải bỏ Khai Thành chạy về phía nam đến Naju, Jeolla-do. Hiển Tông đã ở lại qua đêm tại Gongju, Chungcheongnam-do tại nhà của Kim Ân Phó và Kim Ân Phó đã chào đón ông ta và lệnh cho bà phục vụ Hiển Tông một cách thoải mái. Người ta cũng nói rằng bà đã may và tặng quần áo cho Hiển Tông. Ngoài ra Hiển Tông cũng gặp thêm hai người em gái của bà. Theo "Cao Ly sử", bà cùng em gái là Nguyên Huệ Vương hậu vào cung Khai Thành lần đầu tiên vào năm 1011 và bà được Hiển Tông sắc phong làm "Diên Khánh viện chúa" (연경원주, 延慶院主) không lâu sau khi sinh con trai cả là Vương Khâm, sau này là vua Cao Ly Đức Tông vào ngày 9 tháng 6 năm 1016. Sau bà được Hiển Tông dời đến Diên Khánh cung (연경궁, 延慶宮) và được cải thành "Diên Khánh cung chúa" (연경궁주, 延慶宮主) sau khi hạ sinh Vương Hanh vào ngày 31 tháng 8 năm 1018, sau là vua Cao Ly Tĩnh Tông. Ngoài ra bà còn sinh 2 công chúa là Nhân Bình Vương hậu và Cảnh Túc Công chúa. Năm 1022 sau con trai lớn là Vương Khâm trở thành Thái tử, bà được Hiển Tông phong làm "Phi" và ở Trường Khánh cung (장경궁, 長慶宮) vào năm 1027. Ngày 15 tháng 8 năm 1028 bà qua đời và được chôn tại Minh lăng (명릉, 明陵). Năm 1031 Cao Ly Hiển Tông qua đời và được táng tại Tuyên lăng (宣陵), lăng bên cạnh Minh lăng của bà. Thụy hiệu đầy đủ của bà được các vua đời sau truy tôn: Nguyên Thành Dung Ý Cung Huệ Anh Mục Lương Đức Thân Tiết Thuận Thánh Từ Thánh Quảng Tuyên Vương thái hậu (元成容懿恭惠英穆良德信節順聖慈聖廣宣王太后). Thụy hiệu. <ref>
1
null
Cercanías () là tên gọi của hệ thống xe lửa/xe điện công cộng tại những vùng đô thị lớn của Tây Ban Nha. Ở Catalunya và Cộng đồng Valencia hệ thống được gọi là Rodalies (, ), trong khi nó có tên gọi Aldiriak () ở xứ Basque. Do công ty đường sắt quốc gia RENFE kiểm soát, "Cercanías" đang được xem xét để chuyển giao quyền quản lý cho một số chính quyền tự trị, bao gồm "Rodalies de Catalunya" dưới sự quản lý của chính quyền Catalan bây giờ do "Ferrocarrils de la Generalitat de Catalunya" tiếp quản. Hiện tại có 12 hệ thống "Cercanías" ở Tây Ban Nha: Asturias, Bilbao, Catalonia, Cádiz, Madrid, Málaga, Murcia/Alicante, Santander, San Sebastián, Seville, Valencia, và Zaragoza. Nó cũng được kết nối với hệ thống xe điện metro ngầm ở Madrid, Barcelona, Valencia, và Bilbao. Hệ thống Madrid là mục tiêu của vụ đánh bom xe lửa tại Madrid 2004. Vụ khủng bố đã làm 191 người thiệt mạng xảy ra tại ga Santa Eugenia, El Pozo và Atocha; đây cũng là vụ khủng bố đẫm máu nhất tại Tây Ban Nha cho đến nay.
1
null
Tổng thống Chile (tiếng Tây Ban Nha: "Presidente de Chile") là người đứng đầu nhà nước và đứng đầu chính phủ của Cộng hòa Chile. Tổng thống là người chịu trách nhiệm hành chính của nhà nước và chính phủ. Mặc dù vai trò và chức danh của vị trí này có những thay đổi trong lịch sử Chile, cũng như vị thế và liên hệ chính trị với các đảng phái ở Chile, tổng thống được coi là hình ảnh chính trị nổi bật nhất của đất nước này. Nó cũng được coi là một trong những thể chế của "Lịch sử hiến pháp Chile", và là yếu tố chính cho sự ổn định chính trị. Theo hiến pháp hiện tại của Chile (từ 1980), Tổng thống có nhiệm kỳ 4 năm và không được tham gia tranh cử lần tiếp theo. Thời gian quản lý ngắn (trước đó một nhiệm kỳ là 6 năm) cho phép quá trình bầu cử Quốc hội và Tổng thống diễn ra được đồng thời. Phủ Tổng thống Chile là cung La Moneda ở thủ đô Santiago.
1
null
Vườn quốc gia Namib-Naukluft là một vườn quốc gia của Namibia trải rộng trên một phần của sa mạc Namib và dãy núi Naukluft. Với tổng diện tích , Namib-Naukluft là một vườn quốc gia lớn nhất châu Phi và lớn thứ 4 trên thế giới. Khu vực nổi tiếng nhất của vườn quốc gia này là Sossusvlei, đây cũng là điểm thu hút khách tham quan chính ở Namibia. Nơi đây như một bộ sưu tập nhiều loài sinh tồn trong vùng khí hậu siêu khô hạn như rắn, tắc kè, côn trùng khác thường, linh cẩu, "Oryx gazella" và chó rừng. Có nhiều sương mù đến từ ngoài khơi Đại Tây Dương hơn so với mưa, nơi đây lượng mưa chỉ có 106 ml/năm chủ yếu tập trung trong các tháng 2 đến tháng 4. Gió mang sương mù vào đất liền cũng như tạo ra các đụn cát hình tháng, sắc màu cam của cát phản ánh tuổi thành tạo chúng. Màu cam hình thành theo thời gian khi mà sắt trong cát bị oxy hóa giống như kim loại bị gỉ; các đụn cát cổ hơn thì có màu sáng hơn.
1
null
Tây Hoàng ("chữ Hán" 西黃) là một nước chư hầu được thành lập vào khoảng giữa thời Tây Chu và bị diệt vong vào khoảng giữa thời Xuân Thu, nghĩa là thời gian tồn tại của nó trong lịch sử Trung Quốc có thể xác nhận chừng trên dưới 300 năm. hình thành. Các sách sử chính thống không có quyển nào nhắc đến cội nguồn của quốc gia này và vua đầu tiên của nó là ai, tuy nhiên sự hiện diện của nó thì lại thấy đề cập đến bởi quan hệ ngoại giao giữa các nước lớn tranh hùng tranh bá thời Xuân Thu. Theo ghi chép từ Gia Phả họ Hoàng của người Trung Quốc thì vào đời Chu Hiếu Vương đã phân phong nước Tây Hoàng cho hậu duệ ngành thứ thế hệ thứ 53 của Huệ Liên thời Nghiêu Thuấn, ngày nay địa bàn nước ấy thuộc vùng đất phía đông Hán thủy thuộc huyện Nghi Thành tỉnh Hồ Bắc. Đành rằng Gia Phả là nguồn tự xuất bản nên không đủ uy tín để kiểm chứng thông tin nên chúng ta chưa thể khẳng định nó là đúng hay sai, vấn đề này còn đang tranh cãi và phải chờ thêm thời gian để các học giả hay các nhà khảo cổ học nghiên cứu để trả lời. Nhưng có điều ta biết được rằng sở dĩ quốc gia này gọi là Tây Hoàng bởi thời kỳ đó đã và đang tồn tại một nước Hoàng khác có vị trí ở phía đông triều đình nhà Chu, vậy nên các sử gia hậu thế phải chua thêm chữ "tây" bên cạnh để phân biệt. diệt vong. Trong những cuộc chiến khốc liệt giữa các nước chư hầu thì Tây Hoàng là quốc gia nhỏ bé nên tầm ảnh hưởng không lớn do vậy chỉ được nhắc qua loa trong một số lần minh hội mà thôi, theo quy luật tự nhiên "cá lớn nuốt cá bé" mình không nuốt được họ ắt sẽ bị họ nuốt mà cuối cùng nước Tây Hoàng bị diệt vong. Còn vấn đề nước Tây Hoàng bị nước nào xóa sổ thì sử sách lại không nói đến nhưng Gia Phả họ Hoàng thì cho rằng đó là nước Sở, nhưng nước Hoàng ở phương đông kia ở Gia Phả nói rằng bị nước Tấn đánh bại mà trong các sử sách chính thống của người Trung Quốc cũng ghi bị nước Sở tiêu diệt do vậy còn nhiều điểm nghi vấn ta chưa thể khẳng định. Giá như cuốn Gia Phả họ Hoàng kia mà là chính sử hoặc ít ra cũng do một người nổi tiếng về lĩnh vực này viết thì hay biết mấy, hoặc là người viết Gia Phả họ Hoàng cũng là nhà sử học lỗi lạc hay chuyên gia khảo cổ học thì đâu có gì phải bàn cãi nữa. Dù sao thì sự tồn vong của nước Tây Hoàng cũng có chút ảnh hưởng chính trị nhất định đến cục diện thời Xuân Thu, vua cuối cùng của nước này là Hoàng Mục hầu bị thất trận mà phải trốn chạy lưu vong sang nước Tề. Các vị quân chủ. 19 đời không thể khảo chứng
1
null
Doanh nghiệp nhà nước (hay Quốc doanh) bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020. . So với Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp Nhà nước thường được cho là kém hiệu quả và lợi nhuận thấp hơn. Trong khi các công ty tư nhân chi tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông, Doanh nghiệp Nhà nước thường phải chịu trách nhiệm của xã hội, hoạt động vì lợi ích của người dân, được thành lập để đối phó với những thất bại của nền kinh tế. Điều đó dẫn đến việc các Doanh nghiệp Nhà nước không hướng đến và cũng không cần cố gắng tối đa hóa lợi nhuận như các doanh nghiệp tư nhân. Định nghĩa. Tổ chức kinh tế. Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp được thành lập hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh); Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã; các tổ chức kinh tế thành lập theo luật đầu tư. Hộ gia đình khi hoạt động kinh doanh, đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh thì chỉ là hộ kinh doanh, không phải là tổ chức kinh tế. Nếu hộ kinh doanh sử dụng quá 10 lao động thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp. Lý do thành lập Doanh nghiệp Nhà nước. Trong một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo tiến sĩ Trần Vinh dự các Doanh nghiệp Nhà nước vẫn được thành lập vì các lý do sau:
1
null
Lev Zakharovich Mekhlis (, 1 (13) tháng 1 năm 1889, Odessa - 13 tháng 2 năm 1953, Moskva) là một chính trị gia Liên Xô. Ông là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô khóa VII, là thành viên của Xô Viết Tối cao Liên Xô khóa I-II, Ủy viên dự khuyết của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (b) (1934-1937), Ủy viên Trung ương Đàng cộng sản Liên Xô (b) (1937-1953), thành viên của Ban tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (b) (1938-1952). Ông đạt được học vị Tiến sĩ Khoa học vào năm 1935. Trong Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại (1941-1945), Mekhlis từng giữ vai trò chính ủy của một số phương diện quân và kết thúc chiến tranh với quân hàm Thượng tướng. Tuy nhiên, theo sự đánh giá của các nhà nghiên cứu, sự lộng quyền và kém khả năng của Mekhlis đã dẫn đến một số thất bại không đáng có của quân Liên Xô, tỉ như thảm họa của Phương diện quân Krym trong trận bán đảo Kerch (1942). Xuất thân. Mekhlis sinh ngày 1 tháng 1 (13 tháng 1 theo lịch mới) năm 1889 trong một gia đình người Do Thái sống tại Odessa. Ông học hết lớp 6 trong một trường tư dành cho người Do Thái. Từ năm 1904 đến 1911, ông hành nghề thư ký và gia sư. Từ năm 1907 đến 1910, ông tham gia Đảng Công nhân Zion ("Poale Zion"), một tổ chức chính trị theo chủ nghĩa Mác của người Do Thái. Năm 1911, Mekhlis nhập ngũ và phục vụ trong Lữ đoàn lựu pháo số 2. Năm 1912 ông được thăng hàm Hạ sĩ pháo binh ("Бомбардир") và sau đó được thăng hàm Trung sĩ pháo binh ("Фейерверкер"). Mekhlis phục vụ trong quân đội Nga hoàng cho đến năm 1917. Thăng tiến trước chiến tranh. Năm 1918, Mekhlis gia nhập Đảng Cộng sản, và đến năm 1920, ông phục vụ trong Hồng quân công nông, khởi đầu với vai trò chính ủy sư đoàn bộ binh số 46, cấp bậc Chính ủy lữ đoàn ("Бригадный комиссар"), tương đương Đại tá. Trong các năm 1921-1922, ông làm công tác thanh tra trong Ban thanh tra của Dân ủy Công nông do Dân ủy I. V. Stalin đứng đầu. Từ năm 1922 đến 1926, ông là Trợ lý Tổng Bí thư và Chánh văn phòng Ban bí thư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô; nói cách khác Mekhlis đã trở thành thư ký riêng của Stalin. Trong giai đoạn 1926-1930, Mekhlis theo học tại Học viện Cộng sản và Học viện tuyên giáo Hồng quân. Từ năm 1930 ông là Trưởng ban Báo chí Trung ương Đảng kiêm thành viên của Ban biên tập, và sau đó là Tổng biên tập của "báo "Sự Thật"". Dưới sự chỉ đạo của Mekhlis, các bản in của báo được đưa tới Leningrad bằng máy bay và người dân trong thành phố có thể mua đọc được báo "Sự Thật" mỗi ngày. Từ năm 1932, một "đường dây thư tín" vận hành bởi các phi công giỏi nhất Liên Xô dưới sự lãnh đạo của L. G. Kruze được thành lập. Năm 1934, Mekhlis nhận bằng tiến sĩ khoa học. Từ 1937 đến 1940, Mekhlis đảm nhận chức vụ Thứ trưởng Bộ Dân ủy Quốc phòng và là Chủ nhiệm chính trị của Hồng quân Liên Xô. Từ năm 1939, ông là thành viên của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (b), trong giai đoạn 1938-1952, là thành viên của Ban tổ chức Trung ương Đảng và trong các năm 1940-1941, là Bộ trưởng Dân ủy phụ trách Ủy ban Kiểm soát của Hội đồng Dân ủy Liên Xô ("Комиссия советского контроля" при СНК СССР - КСК). Chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Trận bán đảo Kerch. Tháng 6 năm 1941, Mekhlis được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và sau đó là Thứ trưởng Bộ Dân ủy Quốc phòng. Ông được phong quân hàm Chính ủy Tập đoàn quân bậc 1, tương đương quân hàm Đại tướng. Ngày 20 tháng 1 năm 1942, Mekhlis được cử làm Đại diện Đại bản doanh tại Phương diện quân Krym vào lúc lực lượng này đang tham gia chiến dịch bán đảo Kerch nhằm giải vây cho lực lượng Liên Xô đang bảo vệ Sevastopol. Và từ đấy tai vạ bắt đầu giáng lên đầu Tập đoàn quân Krym khi sự lộng quyền và kém khả năng của Mekhlis càng ngày càng bộc lộ. Phương pháp chỉ huy của ông này đã được đánh giá tại Hội nghị quân sự cấp cao tháng 5 năm 1942 của Đại bản doanh Liên Xô là quan liêu, giấy tờ, hình thức chủ nghĩa, kiêu ngạo và bất tuân thượng lệnh. Khi đánh giá Tư lệnh phương diện quân D. T. Kozlov thì Mekhlis không tiếc lời chê bai ông này là con người "tẻ nhạt", "lười thâm nhập thực tế", "không quan tâm đến hoạt động quân sự", "thường truy vấn quân nhân để trừng phạt", "tự cho mình có thẩm quyền quyết định mọi chuyện" và hơn nữa là "một kẻ nói dối nguy hiểm" và yêu cầu Stalin thay người khác làm tư lệnh. Những động thái đó của Mekhlis đã có tác hại to lớn đến việc chỉ huy quân đội khi hai lãnh đạo đứng đầu Phương diện quân Krym tập trung để đánh nhau nhiều hơn là đánh địch. Bộ Tham mưu của Phương diện quân nhiều lần đã điên đầu không biết Kozlov hay là Mekhlis là chỉ huy của Phương diện quân, và những cuộc tranh cãi vô bổ giữa hai người đứng đầu của đơn vị đã để mất vô số thời gian quý báu. Đồng thời, những cuộc "trừng phạt" các tướng lĩnh "không nghe lời" và việc lộng quyền, tự ý ra lệnh theo ý mình của Mekhlis đã gây nên những thất bại không đáng có cho Tập đoàn quân Krym. Kết quả: từ khởi đầu đầy hứa hẹn, chiến dịch Kerch trở thành một thảm họa trong đó Phương diện quân Krym mất đến 15 vạn binh sĩ thương vong cùng 1.600 pháo cối, 217 xe tăng. Đáng nói hơn, trong một bức điện dài dòng gửi Stalin, Mekhlis đã có ý đổ mọi tội lỗi cho tư lệnh Phương diện quân Kozlov và các tư lệnh Tập đoàn quân. Tuy nhiên, Mekhlis không qua mặt được Tổng tư lệnh tối cao. Stalin đã trả lời ông ta rằng đó là một thái độ tuy tiện lợi nhưng hết sức thối tha và vô trách nhiệm. Trả lời cho việc đòi hỏi thay thế Kozlov, Stalin mỉa mai: Kết quả, Mekhlis bị kỷ luật giáng cấp xuống Chính ủy Quân đoàn (tương đương Thiếu tướng), bị cách chức Thứ trưởng Bộ dân ủy quốc phòng, cách chức Chủ nhiệm Tổng cục chính trị của Hồng quân, bị đưa ra khỏi Đại bản doanh và điều đi làm Ủy viên hội đồng quân sự Tập đoàn quân 6. Tuy nhiên, may mắn cho Mekhlis, mối quan hệ tốt trước đó với Stalin đã cứu ông ta thoát khỏi sự trừng phạt của tòa án quân sự. Khi được gọi về Moskva "nhận thông báo quyết định truy tố trước tòa án quân sự", Mekhlis được mô tả là đã quỳ xuống dưới chân Stalin và kêu lên: "Đồng chí Stalin! Xin đồng chí hãy nói với họ rằng kẻ Do Thái ngu ngốc này rất ăn năn hối hận". Stalin trầm ngâm một lúc rồi trả lời: "Được, chỉ cần anh biết tự phê bình như vậy là ổn". Và Mekhlis "qua phà" yên ổn. Trung tướng G. F. Samoilovich, khi đó là Đại tá, trợ lý về bản đồ quân sự các mặt trận của Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô đã chứng kiến và kể lại "cuộc rửa tội" vô tiền khoáng hậu này. Gì thì gì, thảm họa Kerch cũng đã để lại một bài học đắt giá cho Mekhlis. Theo Otto Chaney, từ sau vụ việc đó Mekhlis đã tỏ ra "biết điều" hơn và chỉ tập trung lo những sự vụ đúng chuyên môn của mình chứ không còn tự tiện xen vào công việc của người khác nữa. Trong thời gian sau đó, Mekhlis tiếp tục đảm nhiệm vai trò Ủy viên Hội đồng quân sự của một số Tập đoàn quân, Phương diện quân và dần dần được thăng chức trở lại: ngày 12 tháng 6 năm 1942, cấp bậc của Mekhlis được chuyển thành hàm Trung tướng và ngày 29 tháng 7 năm 1944 được thăng hàm Thượng tướng. Phương diện quân Byelorussia 2. Trong Chiến dịch Bagration, Mekhlis được bổ nhiệm làm Ủy viên Hội đồng quân sự Phương diện quân Byelorussia 2 với hàm Trung tướng. Tư lệnh Phương diện quân là Thượng tướng I. Ye. Petrov, người anh hùng trong các trận bảo vệ Sevastopol, Kavkaz và các chiến dịch giải phóng Krym. Ngay sau khi tiếp nhận Sở chỉ huy mới tại Mstislavl, giữa Mekhlis và Petrov đã xảy ra hục hặc. Trong khi Petrov và Tham mưu trưởng, Trung tướng A. N. Bogolyubov dốc sức xây dựng kế hoạch tấn công cho phương diện quân thì Mekhlis lại "ngồi lê đôi mách" với Stalin rằng Petrov không có khả năng chỉ huy, rằng ông có vẻ bệnh hoạn và hay lui tới các bác sĩ làm mất thì giờ. Điều khôi hài là trong khi tại chiến dịch bán đảo Kerch, những lời buộc tội vô căn cứ này bị Tổng tư lệnh Tối cao chỉ trích thẳng tay, thì lần này Stalin chỉ cho là tính Mekhlis vốn "xấu" như thế. Vì lợi ích của chiến dịch, không thể để một bộ máy chỉ huy một phương diện quân làm việc trong tình trạng mâu thuẫn, ngày 6 tháng 6 năm 1944, Stalin chỉ thị triệu hồi Petrov về Đại bản doanh. Ngày 5 tháng 8 năm 1944, Petrov được cử làm Tư lệnh Phương diện quân Ukraina 4 (thành lập lần 2 trên hướng Carpath). Người thay thế Petrov là Thượng tướng G. F. Zakharov, một vị tướng có kinh nghiệm chỉ huy thành công tại Tập đoàn quân cận vệ 2 ở mặt trận Krym. Tuy nhiên, Mekhlis cũng không ở Phương diện quân này lâu. Tính tình khắc nghiệt, thô bạo với đồng đội của ông này đã khiến các cán bộ quân sự của Phương diện quân không hài lòng và tháng 7 năm 1944, Mekhlis bị điều về Đại bản doanh. Người thay thế ông ta là trung tướng N. E. Subbotin, một nhà giáo dục quân sự thực thụ đã giữ cương vị này đến hết cuộc chiến tranh. Phương diện quân Ukraina 4. Tháng 8 năm 1944, Mekhlis được điều đi làm Ủy viên Hội đồng quân sự của Phương diện quân Ukraina 4 và công tác ở đó cho đến hết chiến tranh. Một lần nữa, ông ta lại dưới quyền của tướng Petrov (được thăng Đại tướng tháng 10 năm 1944). Theo Nguyên soái G. K. Zhukov, Đại diện Đại bản doanh, lần này mối quan hệ của hai người không có gặp trắc trở gì lớn: "I. Ye. Petrov làm việc ăn ý với Mekhiks và Petrov không có gì phàn nàn về Mekhliks." Tuy nhiên ở cương vị mới, Mekhlis tiếp tục phạm phải những sai lầm gây ra các thất bại không đáng có cho quân Liên Xô. Những báo cáo phóng đại của Mekhlis về việc quân Hungary rã ngũ và ra hàng hàng loạt đã gây nên những ảo tưởng về một chiến thắng dễ dàng cho Tổng tư lệnh Tối cao và góp phần khiến Stalin yêu cầu Phương diện quân Ukraina 2 sớm tấn công vào Budapest trong khi binh lực chưa chuẩn bị đầy đủ. Kết quả, đúng như Tư lệnh Phương diện quân Ukraina 2 R. Ya. Malinovsky dự kiến, đòn tấn công sớm này đã chịu thiệt hại lớn mà không hoàn thành mục tiêu chiến dịch. Đến tháng 3 năm 1945, Mekhlis một lần nữa liên tục yêu cầu Phương diện quân Ukraina 4 ngay lập tức thực thi Chiến dịch tấn công Moravská-Ostrava theo lệnh của Đại bản doanh trong khi binh lực của Phương diện quân chưa kịp thời hồi phục sau chiến dịch Tây Carpath. Yêu cầu này một lần nữa dẫn đến thất bại trong các cuộc tấn công đầu tiên của Phương diện quân Ukraina 4. Sau chiến tranh. Năm 1946, Mekhlis được bổ nhiệm làm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Nhà nước, nhưng vào ngày 27 tháng 10 năm 1950 thì bị huyền chức vì lý do sức khỏe. Ngày 13 tháng 2 năm 1953, ông qua đời ở tuổi 64. Thi hài ông được hỏa táng và chôn ở nghĩa trang tại chân tường Điện Kremlin. Nhận định về Mekhlis. A. I. Ugarov, một trong những người từng làm việc chung với Mekhlis trong năm 1928, đánh giá Mekhlis là một con người khắc nghiệt. Mekhlis cũng có mối quan hệ xấu với S. M. Kirov, lãnh đạo Đảng ủy Leningrad lúc đó. Theo Nguyên soái không quân A. E. Golovanov, Mekhlis từng bị cách chức vì thái độ cửa quyền quá lộ liễu của ông ta: Theo lời của cựu Bộ trưởng Y tế, Thượng tướng Ye. I. Smirnov, vào năm 1949 khi ông đề nghị Stalin bổ nhiệm Mekhlis làm người đứng đầu một Hội đồng địa phương, Stalin đã ôm bụng cười chảy cả nước mắt và trả lời: Trong hồi ký, N. S. Khruschyov đã nhận xét về Mekhlis như sau: "Đây là một con người thật sự nhiệt thành, nhưng hơi điên điên, điều này phản ánh trong sự cuồng loạn của ông ta khi ở đâu ông ta cũng nhìn thấy kẻ thù và kẻ phá hoại." Nhà thơ, nhà văn và nhà báo F. I. Chuyev kể lại rằng trong một cuộc thảo luận diễn ra giữa Stalin và các nhà văn Makariev, Fadeyev về Mekhlis - lúc này đang là Tổng biên tập báo Sự thật, Stalin nhiều lần lặp đi lặp lại: "Mekhlis là một con người kinh khủng. Cứ yêu cầu bất cứ thứ gì đồng chí muốn, nhưng với anh ta tôi chả thể làm được gì cả." Trong hồi ký, Đại tướng A. V. Gorbatov đã kể lại quãng thời gian mình chịu sự "giám sát" của Mekhlis:
1
null
Tề Hiếu vương (chữ Hán: 齊孝王), tên thật là Lưu Thương Lư (劉將閭), là vị vua thứ năm của tiểu quốc Tề, một chư hầu nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Lưu Thương Lư là con thứ 8 của Tề Điệu Huệ vương, vương chủ thứ hai của tiểu quốc Tề, em Tề Ai vương, vương chủ thứ ba của Tề. Tổ phụ của ông là Hán Cao Tổ Lưu Bang, hoàng đế khai quốc của nhà Hán. Lên ngôi vua Tề. Lưu Tương Lư vốn không phải con trưởng của Tề Điệu Huệ vương nên không được nối ngôi mà chỉ được phong làm Dương Hư hầu. Năm 165 TCN, vua cháu Tề Văn vương qua đời không con nối dõi, Hán Văn đế bèn thu lại đất Tề nhưng năm sau, 164 TCN, lại chia đất Tề cũ ra làm bảy tiểu quốc là Tề, Tế Bắc, Tế Nam, Giao Tây, Giao Đông, Tri Xuyên, lập bảy người con khác của Tề Điệu Huệ vương làm vương. Lưu Tương Lư được phong làm Tề vương. Bị vây trong loạn bảy nước. Năm 154 TCN, Tiều Thố giữ chức Ngự sử đại phu đề nghị cắt bớt đất của các chư hầu, gồm Đông Hải của Sở vương Mậu, Dự Chương và quận Cối Kê của Ngô vương Tỵ, quận Thường Sơn của Triệu vương và 6 huyện của Giao Tây vương. Ngô vương và Sở vương nghe tin bèn khởi binh chinh Tây, tuyên cáo với chư hầu: "Cùng giết tên Hán tặc Tiều Thố, yên định tông miếu". Các nước Tri Xuyên, Triệu, Tế Nam, Giao Tây và Giao Đông cùng hưởng ứng, rồi viết thư mời Tề Hiếu vương. Tề Hiêu vương hồ nghi không theo, cho quân thủ thành. Quân các nước bèn hợp nhau đánh Tề. Tề Hiêu vương sai Trung Lộ đại phu cầu cứu Hán Cảnh đế. Hán Cảnh đế bèn sai nhắn với Tề vương cố thủ thành, quân nhà Hán sẽ tới cứu. Bấy giờ Lâm Tri bị vây ngặt, Trung Lộ đại phu vừa trở về nước bị quân Ngô, Sở bắt được, ép phải nói với Tề Hiếu vương phải nói trái lại. Trung Lộ đại phu lên trược mặt thành nói to: "Thiên tử đã phái trăm vạn binh cùng thái sử Chu Á Phu cùng đánh Ngô Sở để cứu Tề, cứ kiên trì mà thủ thành". Quân Ngô, Sở tức giận bèn giết Trung Lộ đại phu. Tự sát. Tuy Trung Lộ đại phu nói binh Hán sẽ đến nhưng Tề Hiếu vương thấy tình hình nguy cập, lại định đầu hàng quân chư hầu. Các đại thần khuyên ông không nên đầu hàng, vì tướng Hán là Loan Bố và Bình Dương hầu đã tới gần nước Tề, chuẩn bị đánh chư hầu cứu Tề. Nếu đầu hàng thì quân Hán sẽ phạt Tề. Tề Hiếu vương già cả, không biết xử trí ra sao bèn uống thuốc độc tự sát. Hán Cảnh đế nghe tin, cho rằng vua Tề là người trung thành, không có tội, bèn lập thế tử Thọ lên ngôi vương, tức Tề Ý vương. Không lâu sau, quân Hán đánh dẹp được loạn bảy nước.
1
null
Củ Ấu tàu, ấu tẩu, Ô đầu hay còn gọi là củ ấu tàu, là rễ củ của cây Ô đầu (); tên khoa học là "Aconitum fortunei", thuộc họ mao lương "Ranunculaceae" được xếp vào danh sách thuốc độc bảng A, nhưng cũng là một vị thuốc quý đứng thứ 4 trong "tứ đại danh dược" (sâm, nhung, quế, phụ) sau khi được bào chế cẩn thận. Phân bố. Cây thường mọc hoang ở các vùng núi cao biên giới phía Bắc Việt Nam bao gồm các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Nghĩa Lộ, Cao Bằng, Bắc Kạn và các tỉnh miền núi Trung Quốc. Đặc điểm. Ô đầu là cây thuốc có độc, tất cả các phần của cây đều chứa chất gây độc, nhiều nhất là ở củ. Củ ấu tàu rất độc, lượng độc của củ ấu tẩu có thể làm cho người tê cứng chân tay, tắc nghẽn mạch máu, đông máu và chết. Ấu tàu mọc trên cạn và chỉ có ở vùng núi cao. Lá tựa như lá ngải cứu, chia thành ba thuỳ, có răng cưa ở nửa trên. Rễ củ hình nón, mọc thành chuỗi, có củ cái, củ con. Dưới thân cây, rễ cái phình thành củ giống như củ đậu, gọi là củ mẹ. Cạnh cổ rễ cái, mọc ra những củ con. Trên đầu củ con có một búp mang lá ngầm. Sau khi cây nở hoa, củ mẹ sẽ héo và tiêu dần. Củ mẹ thường nhẹ, rỗng, ở giữa màu xám; củ con thì nặng, chắc hơn và lõi màu vàng. Trong "dược thư Việt Nam", củ nhỏ được gọi là phụ tử, còn củ lớn được gọi là ô đầu. Phụ tử có độc tính kém hơn ô đầu.. Thành phần. Thành phần hóa học của ấu tàu chủ yếu là aconitin, có độc tính cao, thuộc loại thuốc độc bảng A. Độc tính của aconitin rất mạnh: Chỉ cần một liều 0,02 – 0,05 mg cho 1 kg thể trọng là có thể gây chết người. Do cực độc nên trước đây một số người đã dùng nước của loại củ này tẩm vào đầu mũi tên khi săn thú rừng, kể cả voi. Tác dụng. Theo y học dân tộc, ô đầu vị cay tê, tính rất nóng, rất độc, có tác dụng trợ dương bổ hoả, trừ phong hàn, táo thấp. Trong đông y, ô đầu được dùng để chữa các chứng phong tê, chân tay nhức mỏi, tê bại... Thường chỉ dùng làm thuốc uống khi đã qua chế biến cẩn thận và được dùng với liều nhỏ, có sự chỉ định và theo dõi thận trọng của thầy thuốc. Tây y dùng làm thuốc ho, chứng ra mồ hôi nhiều. Cháo ấu tàu. Cháo Ấu tàu từ lâu được xem là đặc sản của Hà Giang, người dân trong vùng gọi đây là "cháo độc dược" hay "cháo chết người". Theo những người dân ở đây, khi được chế biến thành cháo, ăn vào không chết người mà còn khiến cơ thể các đấng nam nhi hồi phục năng lực phòng the...? . Ngày nay món cháo đặc sản này đã có mặt ở nhiều vùng ở Việt Nam. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều con phố đã bày bán loại cháo này, như trên đường Quang Trung (quận Gò Vấp), đường Cộng Hòa (quận Tân Bình). Củ ấu tẩu có độc nhưng qua kinh nghiệm chế biến khéo léo của người dân Tây Bắc đã trở thành nguyên liệu của món cháo ngon và có ích cho sức khỏe. Theo họ thì:"thông thường cháo ấu tẩu phải nấu trong nồi cơm điện từ 5 giờ chiều ngày hôm trước cho đến 6 giờ sáng ngày hôm sau mới được, nếu nấu bằng bếp củi thì phải ninh với thời gian lâu hơn. Phải nấu lâu như vậy là để khử độc tố có trong củ ấu. Muốn biết cháo ăn được hay chưa thì chỉ có một cách duy nhất là nếm cháo. Khoảng vài phút sau khi nếm cháo, nếu cảm nhận đầu lưỡi tê cứng, máu đông cứng lại... thì có nghĩa là ấu tẩu chưa hết độc". Khi du lịch ở các tỉnh vùng Tây Bắc như Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu..., du khách thường được giới thiệu có món cháo đặc sản ấu tẩu ăn vào có lợi cho sức khỏe. Ở các chợ của vùng này, củ ấu tẩu cũng được bán để ai có nhu cầu thì mua về tự chế biến. Thực ra tên gọi phổ biến với nhiều người là "cháo ấu tẩu" chứ ít khi gọi cháo ấu tàu. Và nhắc tới cháo ấu tẩu thì nơi có bán món này (chế biến + phục vụ chuyên nghiệp, tức là các nhà hàng chỉ bán riêng một món cháo làm từ củ ấu tẩu, chứ không bán kèm các món ăn hỗn hợp, thập cẩm khác) đó chính là ở tỉnh Hà Giang. Tại tỉnh Hà Giang thì 2 nơi có nhiều nhà hàng cháo ấu tẩu là TP Hà Giang và tt. Đồng Văn thuộc tỉnh Hà Giang. Ở những nơi khác như Cao Bằng, Lạng Sơn hoặc Lào Cai... bây giờ muốn tìm một quán cháo ấu tẩu rất khó khăn. Tuy nhiên tại Hà Giang lại rất sẵn. Xử lý khi bị ngộ độc. Khi có biểu hiện ngộ độc củ ấu tàu, có thể gây nôn nếu người bệnh còn tỉnh táo, mới ăn trong khoảng một giờ đầu, cho bệnh nhân uống nước sạch 200ml – 300ml để dễ nôn, sau đó nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí. Tuyệt đối không giữ người bị ngộ độc ở nhà để tự theo dõi hoặc điều trị theo mách bảo, sẽ dẫn đến nguy hiểm có thể tử vong nhanh chóng do liệt cơ hô hấp hoặc loạn nhịp tim.
1
null
Thôi Oánh (Hanja: 崔瑩, Hangul: 최영, Revised Romanization: Choe Yeong, McCune–Reischauer: Ch'oe Yŏng, 1316 – 1388), là vị tướng Hàn Quốc sinh ra tại huyện Hongseong hay Cheorwon thuộc Vương quốc Cao Ly (ngày nay là Hàn Quốc). Cuộc sống ban đầu. Ông sinh ra trong gia đình quý tộc uy tín họ Thôi (Choe), là hậu duệ thứ năm của Thôi Hữu Thiên (Choe Yoo Chung) và là con trai của quan giám sát thuộc Tư hiến phủ Thôi Vũ Tắc (Choi Won-jik). Ông nổi tiếng là một vị tướng có công đánh đuổi kẻ thù xâm lược từ bên ngoài và bảo vệ hoàng thất Cao Ly khỏi những cuộc nổi loạn từ bên trong. Ngay từ nhỏ ông đã có cốt cách và khí phách xuất chúng. Mặc dù sinh ra trong gia đình có truyền thống làm quan văn nhưng Thôi Oánh lại ham đọc binh thư và luyện tập võ nghệ, lớn lên với một lối sống khắc khổ, nghiêm ngặt, xứng đáng với một gia đình quý tộc cao quý của Hàn Quốc. Ông sống ít quan tâm đến trang phục hay các bữa ăn của riêng mình, và tránh dùng những hàng may mặc tốt hay những thứ xa xỉ khác, ngay cả khi ông làm quan to và dễ dàng có thể có được chúng. Ông không thích những người chỉ chú ý đến vẻ bề ngoài hay chỉ muốn những mặt hàng sang trọng và ông coi sự đơn giản như là một đức tính tốt. Phương châm sống của ông được thừa hưởng từ cha của mình: "Xem và đối xử với vàng như thể chúng chỉ là đá" Sự nghiệp quân sự. Thôi Óanh chính thức bước trên con đường võ quan khi đánh tan giặc Uy khấu(dịch nghĩa là "Hải tặc Nhật Bản") khoảng năm 1350, với tư cách là tướng chỉ huy Đô tuần vấn sứ của Yangkwangdo (thuộc tỉnh Chungcheong ngày nay). Thời ấy, hải tặc Nhật Bản lấy vùng Iki, Tsushima, Kitakyushu, Setonaikai của Nhật làm căn cứ địa, liên tiếp hoành hành ở bờ biển Hàn Quốc trong suốt 40 năm cho tới tận thế kỷ 14. Nhờ thành tích đánh phá hải tặc Nhật Bản, Thôi Óanh bắt đầu được biết đến và ông đã nhanh chóng giành được sự tín nhiệm của nhà vua và cấp dưới. Năm 1352, ở tuổi 36, ông đã trở thành anh hùng dân tộc sau chiến công trấn áp “Cuộc nổi loạn của Triệu Nhật Tân (Jo Il-shin)" sau khi quân nổi loạn bao vây cung điện, giết chết nhiều quan lại và đã tự xưng vua Jo. Vào năm 1335, quân nổi loạn bản xứ người Hán của Trung Quốc: Quân Khăn Đỏ (红巾军; 紅巾軍; Hán-Việt: Hồng Cân quân) khởi nghĩa ở phía Bắc chống lại triều đình nhà Nguyên - Mông Cổ, do đội quân này đã vượt qua biên giới tràn sang cả thủ phủ Gaegyeong của Cao Ly, hơn nữa, Cao Ly lại là nước phiên thuộc (nước chư hầu) của nhà Nguyên kể từ năm 1259, nên Cao Ly buộc phải gửi quân viện trợ cho Mông Cổ để dập tắt cuộc nổi dậy. Ông đã được cử đến giúp đỡ quân đội nhà Nguyên để dẹp yên quân nổi loạn bản xứ. Vào năm 1354, ở tuổi 39, ông đã triển khai tới miền bắc Trung Quốc 2000 cung thủ Hàn Quốc, và đã được tăng cường trong trận Kabaluk bởi 20.000 chiến binh Tumens của Cao Ly. Họ đã cùng nhau ngăn chặn Hồng Cân Quân thành công, và trở về Cao Ly, cứu đất nước thoát ra khỏi tình trạng nguy biến. Thành công của ông trong gần ba mươi trận đánh khác nhau đã mang lại cho ông thêm danh tiếng và được sự ủng hộ tại quê nhà. Sau khi trở về nước, ông báo cáo với vua Gongmin (Cung Mẫn Vương) các vấn đề nội bộ cũng như tình hình hiện tại của nhà Nguyên mà ông quan sát được, trong đó nhà Nguyên đang suy yếu dần, Cung Mẫn Vương nghĩ rằng rằng đây chính là thời điểm thích hợp để lấy lại một số lãnh thổ phía Bắc trước đây bị chiếm đóng bởi quân Mông Cổ. Ông tiếp nhận ý chỉ của Cung Mẫn Vương nhằm giành lại chủ quyền của Cao Ly và tìm lại vùng đất của Song thành tổng quản phủ rộng lớn thuộc tỉnh Nam Hamgyeong vốn bị nhà Nguyên chiếm suốt hơn 100 năm qua. Thôi Oánh được lệnh dẫn quân đội của mình chiến đấu và đã giành được nhiều vùng đất ở phía Tây của sông Áp Lục. Điều này đã khiến cho nhà vua rất hài lòng. Năm 1356, ông đã tấn công và nhận được sự đầu hàng của các Darughachi Mông Cổ-Hàn Quốc (Đạt lỗ hoa xích - còn gọi là quan Chưởng Ấn) tại Song Thành (쌍성총관부, 雙城總管府, Song Thành Tổng quản phủ) mà ngày nay là tỉnh Wonsan (Nguyên San), nơi các cựu lãnh đạo quý tộc Cao Ly đã dâng thành trì của mình để đầu hàng quân Mông Cổ, sau đó thì Cao Ly bị mất chủ quyền vào năm 1259. Quân Cao Ly nhanh chóng tái chiếm được Song Thành không ai khác chính là nhờ vào sự đầu hàng của Lý Tử Xuân (Yi Ja Chun) - một viên tiểu tướng người Cao Ly phục vụ trong hàng ngũ quân Nguyên tại Song Thành - và con trai ông ta là Lý Thành Quế Triều Tiên Thái Tổ (Yi Seong-Gye), người sáng lập trong tương lai của triều đại Joseon (Nhà Triều Tiên). Thôi Oánh đã từng làm thị trưởng của Bình Nhưỡng trong một thời gian ngắn. Trong thời gian đó ông đã nỗ lực vào việc tăng sản lượng cây trồng và làm giảm bớt sự mất mát đau khổ của các nạn nhân nạn đói. Điều đó đã giúp ông giành sự chú ý nhiều hơn như là một anh hùng dân tộc. Trong năm 1364, ông đã thể hiện chính mình hơn nữa khi dập tắt được cuộc nổi loạn của tướng Deok Heung-gun khi vị tướng nổi loạn này đã cố gắng lật đổ triều đình của Cung Mẫn Vương để phản đối sự độc lập từ nhà Nguyên của Cao Ly. Hoàng hậu Ki nhà Nguyên đã bổ nhiệm Thôi Vũ (Choi Yu) xâm lược Hàn Quốc với 10.000 kị sĩ Mông Cổ, hỗ trợ Deok Heung-gun để lật đổ Cung Mẫn Vương. Thôi Oánh đã tập hợp các lực lượng quân đội đã đánh bại quân Mông Cổ đi vào lãnh thổ Cao Ly ở Uiju thuộc tỉnh Nam Pyeongan nên ông càng nổi danh là người bảo hộ cho hoàng thất Cao Ly. Năm 1368, khi triều đại mới của Trung Quốc là Nhà Minh đề nghị liên minh chống lại nhà Nguyên - Mông Cổ. Vua Cung Mẫn Vương đã ra lệnh cho Thôi Oánh xâm nhập các đơn vị đồn trú của người Mông Cổ còn lại ở Mãn Châu. Ông đã chỉ huy quân vượt phía Bắc của sông Áp Lục tấn công và bao vây toàn bộ Ngũ Nữ Sơn (Oro Mountain Fortress , Five Women) và thành phố Liêu Dương (Liaoyang) trong năm1370. Nhưng điều này đã không đem lại cho Cao Ly một lãnh thổ lâu dài. Sự phản bội và chuộc lỗi. Nguyên một ngày Cung Mẫn Vương ngủ mơ. Trong mơ, vua thấy có người muốn giết mình nhưng may mắn lại được một nhà sư đi ngang qua cứu giúp. Sau giấc mơ chẳng bao lâu, tình cờ gặp được Tân Đôn (Shin Don ,신돈, 辛旽) vua nhận thấy ông giống với nhà sư ở trong mơ nên từ đó thường xuyên gặp gỡ và tin dùng. Nhờ đó, Shin Don được ban hiệu là "Thanh Nhàn cư sĩ" và chính thức tham gia vào các chuyện quốc chính, đưa ra quyết tâm cải cách, cải tổ xã hội hủ bại. Cung Mẫn Vương đã thăng chức cho Shin Don đến một địa vị cao trong triều đình và cho Shin có sự ảnh hưởng đáng kể. Ông thi hành các điều luật nhằm trả lại cho nông dân ruộng đất bị quý tộc chiếm đoạt, đáp ứng nguyện vọng được làm lương dân của nô lệ và và các tầng lớp thấp kém trong xã hội nhưng Shin Đôn đã gặp phải sự phản đối lớn từ các quan lại bảo thủ. Tuy nhiên, sau khi giành được sự tin tưởng của nhà vua, Shin Đôn ngày càng trở nên tàn nhẫn, độc đoán và tham nhũng. Thôi Oánh, người quyết liệt phản đối tham nhũng trong vương quốc, đã bất đồng với Shin Đôn. Và sau đó, Shin Đôn đã dùng mưu kế vu cáo Thôi Oánh. Thôi bị Shin gán cho những hành vi sai trái và tham nhũng. Sau đó, đã dẫn đến một sự trừng phạt trong sáu năm sống lưu vong và bị giam lỏng gần như đã giết chết ông. Tuy nhiên, sau cái chết của Tân Đôn trong năm 1374, Cung Mẫn Vương đã phục hồi cho Thôi được về vị trí cũ của mình và ngay lập tức được yêu cầu chuẩn bị một hạm đội để chiến đấu chống lại cướp biển Nhật Bản và loại bỏ các lực lượng còn lại của người Mông Cổ trên đảo Tế Châu (Jeju, 濟州島). Ban đầu, Thôi Oánh tham gia chiến đấu với quân Mông Cổ, ông đã chiến đấu kiên cường, sau khi giao tranh ác liệt thì cuối cùng các lực lượng của ông cũng đã giải phóng đảo. Sau đó, trong năm 1376, những tên cướp biển Nhật Bản tiến vào Cao Ly và chiếm thành phố Công Châu (Gongju). Với công thức thuốc súng mới thu được từ nhà khoa học Thôi Mậu Tuyên (Choe Mu-seon), tướng Thôi và cấp dưới của mình là Lý Thành Quế đã đánh tan những tên cướp biển và đánh bại chúng để đòi lại Công Châu. Năm cuối. Trong giữa thế kỷ thứ 14, triều đại nhà Nguyên bị nhà Minh đánh đuổi khỏi Trung Quốc, quân Minh đã chiếm đóng Mãn Châu và một phần đông bắc của Cao Ly. Khi một sứ thần của nhà Minh đến Cao Ly năm 1388 (năm U Vương thứ 14) để đòi lại một phần quan trọng của lãnh thổ phía bắc Cao Ly. Thôi liền chớp lấy cơ hội này hạ lệnh tấn công cướp lấy bán đảo Liêu Đông (lâu nay Cao Ly luôn tự nhận mình có quyền thừa kế trực tiếp của vương quốc Cao Câu Ly xưa, vì vậy họ xem phần đất của Cao Câu Ly cũ tại Mãn Châu cũng là đất của Cao Ly). Năm 1388, Tướng Lý Thành Quế đã được lệnh phải sử dụng quân đội của mình để trục xuất các lực lượng Mông Cổ còn sót lại ra khỏi bán đảo Liêu Đông mà Cao Ly coi là lãnh thổ của mình bị mất từ ​​thời đại Goguryeo. Nhưng Lý đã phản đối chiến dịch viễn chinh phương Bắc này, với bốn lý do đã trở thành lịch sử: Tuy nhiên, Tổng Thôi đã ra lệnh xâm lược, và được sự hỗ trợ bởi nhà vua. Biết rằng mình được sự hỗ trợ và ủng hộ của các quan lại trong triều đình và dân chúng nói chung. Lý đã quyết định trở về thủ đô Khai Thành (Gaeseong) và tiến hành một cuộc đảo chính. Tại hòn đảo Wihwa (위화도, 威化島; bính âm: Uy Hóa đảo) trên sông Áp Lục, Lý đã ra một quyết định mang tính bước ngoặt, làm thay đổi hẳn lịch sử Triều Tiên. Sau đó, sự việc này đã được biết đế như là sự đưa quân trở lại phía nam từ đảo Wihwado (Uy Hóa Đảo Hồi Quân, 위화도 회군, 威化島 回軍) và đã trở thành dấu hiệu đầu tiên của sự thay đổi của các triều đại. Cái chết. Khi Lý trở về thủ đô, Thôi đã chiến đấu rất dũng cảm để bảo vệ cung điện, nhưng đã bị áp đảo bởi các lực lượng của Lý. Thôi đã bị đánh bại, bị bắt, và bị trục xuất đến Cao Dương (Goyang). Có nhiều giả thuyết về những gì xảy ra tiếp theo. Nhưng hầu hết mọi người tin rằng: Sau thất bại của ông, Thôi bị đày đến Cao Dương và tại đây, ngay sau đó, ông bị kết án tử hình và bị xử trảm trên danh nghĩa một triều đại mới của Lý Thành Quế sáng lập, đó là triều đại Joseon (nhà Triều Tiên) và Lý đã trở thành Triều Tiên Thái Tổ Trước khi bị hành hình, Thôi Oánh đã nổi tiếng được biết đến bởi đã dự đoán rằng: Cỏ sẽ không bao giờ mọc trên ngôi mộ của ông vì cái chết của ông là bất công. Điều thú vị là cỏ đã không bao giờ mọc trên ngôi mộ của ông cho đến năm 1976. Và nó được gọi là jeokbun (적분), có nghĩa là ngôi mộ đỏ, vì đất đỏ. Vào năm 1979, những chồi cỏ đầu tiên đã được trồng trên ngôi mộ của ông. Nhận định. Có một số nghiên cứu về Thôi Oánh, một số người coi ông như là một vị tướng vĩ đại đã dành trọn cuộc đời mình để bảo vệ đất nước, còn một suy nghĩ bảo thủ khác thì coi ông như là một bạo chúa phá hoại chính phủ. Tuy nhiên, ông là một người đàn ông đã dành trọn cuộc đời mình để bảo vệ Cao Ly với lòng trung thành tuyệt đối thậm chí còn mất đi mạng sống của mình.
1
null
Trương Hàn (sinh ngày 6 tháng 10 năm 1984) là nam diễn viên người Trung Quốc. Tiểu sử. Năm 2003, Trương Hàn theo học khoa Diễn xuất của Học viện Hý kịch Trung ương. Trương Hàn từng hoài nghi về khả năng diễn xuất của bản thân khi cảm thấy mình khá nhút nhát và cả thẹn. Trương Hàn từng đi loanh quanh tại khu vực nhà ga Bắc Kinh để quay một đoạn phim ngắn về một chuyện tình lãng mạn, xuất phát từ một câu chuyện về một chàng trai nghèo khó. Đoạn phim ngắn đã đạt giải thưởng và Trương Hàn quyết định gắn bó với nghề diễn. Đời tư. Trương Hàn từng có mối tình 5 năm với diễn viên Trịnh Sảng. Đến năm 2014 hai người chia tay. Tháng 8 năm 2015, Trương Hàn công khai tình cảm với diễn viên Cổ Lực Na Trát. Ngày 25 tháng 12 năm 2017, hai phía studio của Trương Hàn và Cổ Lực Na Trát ra thông báo chia tay. Âm nhạc. Nhạc phim. - Ngôn ngữ các vì sao (星空物語) - OST Cùng ngắm mưa sao băng (hát cùng Du Hạo Minh, Ngụy Thần, Chu Tử Kiêu) - Hãy để anh tặng em một bài ca (讓我為你唱一首歌) - OST Cùng ngắm mưa sao băng (hát cùng Du Hạo Minh, Ngụy Thần, Chu Tử Kiêu) - Nhặt lại ký ức (拾憶) - OST Cùng ngắm mưa sao băng - Nhất thời bất cẩn yêu anh rồi (一不小心爱上你) - OST Vô tình yêu anh (song ca cùng Giang Ánh Dung) - Cuộc phiêu lưu ngọt ngào (甜蜜的冒險) - nhạc game 光之冒險 - Yêu đến vô cùng (極限愛戀) - OST Không giới hạn (song ca cùng Trịnh Sảng) - Làm người bạn tốt nhất của em (做最爱你的朋友) - OST Đẳng cấp quý cô - Nước mắt thiên sứ (天使之淚) - OST Đẳng cấp quý cô 2 - Lời hứa của gió (风之诺言) - OST Sam Sam đến rồi - Anh hùng trong gió -OST Thiếu niên tứ đại danh bổ - Đừng hỏi - OST Sơn Hải Kinh Truyền Thuyết Xích Ảnh
1
null
Lưu Thọ (劉壽), tức Tề Ý vương (齊懿王), tên thật là là vị chư hầu vương thứ sáu của tiểu quốc Tề, một chư hầu nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Lưu Thọ là con của Tề Hiếu vương, vương chủ thứ năm của tiểu quốc Tề. Năm 154 TCN, Tề Hiếu vương tự sát trong lúc bị quân các chư hầu vây hãm, Hán Cảnh đế lập tước cho Lưu Thọ, tức Tề Ý vương. Cùng năm đó, Chu Á Phu đánh tan liên quân Ngô-Sở, Ngô vương Tỵ bỏ chạy qua sông Trường Giang, bị người Đông Việt giết. Sở vương Lưu Mậu bại trận đã tự sát. Chu Á Phu mang quân cứu Tề. Liên quân các chư hầu Giao Đông, Giao Tây, Tế Nam và Tri Xuyên đánh 3 tháng không hạ được, liệu thế không chống nổi giải vây rút về nước. Quân Hán tấn công diệt bốn chư hầu. Năm 131 TCN, Tề Ý vương qua đời. Ông ở ngôi 22 năm. Con ông là Lưu Thứ Cảnh lên kế thừa tước vị, tức Tề Lệ vương.
1
null
Đồn điền cà phê CADA Đây là một trong những đồn điền hình thành sớm bởi quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương nói chung và Đắk Lắk nói riêng (năm 1922). Đồn diền kéo dài từ km 18 đến km 47 ven quốc lộ 26 trên tuyến đường Buôn Ma Thuột đi Nha Trang. Lịch sử. Đây là một trong những đồn điền ra đời sớm bởi quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương nói chung và Đắk Lắk nói riêng (năm 1922). CADA là từ viết tắt của cụm từ COMPAGNIE AGRICOLE D'ASIE: Công ty Nông nghiệp Á Châu, với diện tích ban đầu gần 2.000 hecta với vốn đầu tư là 50.000 Frs (quan tiền Tây) kinh doanh cà phê và trà. Ngoài diện tích trồng cà phê và trà, để thuận tiện cho việc khai thác và chế biến Pháp đã cho xây dựng một số hạng mục công trình tại 02 địa điểm chính trong khu vực đồn điền: 1. Km 24 - Nhà ở cho Giám đốc và phó giám đốc; Nhà ở cho đốc công; Văn phòng làm việc; Nhà kho; Chợ; Cửa hàng; Trạm gác; Nhà ở cho công nhân; Trạm y tế. 2. Km 25 - Nhà chủ lớn; Nhà ở cho kỹ sư và đốc công người Pháp ở; Nhà kho; Nhà máy và xưởng sửa chữa; Kho xăng dầu; Nhà khách; Bưu điện; Nhà ở cho cán bộ, thợ máy, thợ điện, lái xe và công nhân. Cũng như bất kỳ công nhân ở một nơi nào khác trong các đồn điền của Pháp ở Việt Nam, người công nhân bị đối xử vô cùng tàn nhẫn. Tại đồn điền CADA chủ Pháp bóc lột công nhân bằng sự trả lương rẻ mạt, thực chất chế độ làm việc công nhân đã trở thành những người nô lệ và trước tình hình đó, với bản chất cách mạng của mình, đội ngũ công nhân ở các đồn điền đã không ngừng đứng lên đấu tranh để tự giải phóng. Trải qua những cuộc đấu tranh sôi nổi và mạnh mẽ, liên tục từ những năm 1927 – 1932 – 1935. Đến tháng 2/1940 tại đồn điền CADA đã nổ ra một cuộc đấu tranh lớn của công nhân, buộc Pháp phải nhượng bộ. Từ thắng lợi này công nhân càng tin tưởng ở sức mạnh, từ đó mà trong nội bộ công nhân ngày càng có sự đoàn kết chặt chẽ hơn. CADA là nơi ra đời của Chi bộ đồn điền - Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên trong công nhân của tỉnh Đắk Lắk, nhằm tập hợp lực lượng của các tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc. Sáng ngày 18/8/1945, lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên cột cờ trước trụ sở UBCM lâm thời của đồn điền, đánh dấu mốc son sáng ngời của đội ngũ công nhân đồn điền cà phê CADA trong sự nghiệp đấu tranh chống thực dân Pháp ở Đắk Lắk. Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, công nhân đồn điền cà phê CADA còn tham gia vào cuộc tổng tiến công, nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968 và mùa Xuân 1975, giải phóng Đắk Lắk, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Công nhận di tích lịch sử. Ngày 26/01/1999, Bộ Văn hoá – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã cấp bằng công nhận Đồn điền cà phê CADA là di tích lịch sử cấp quốc gia.
1
null
Francisco de la Lastra y de la Sotta (4 tháng 10 năm 1777 - 13 tháng 5 năm 1852) là một tướng lĩnh và Giám quan tối cao đầu tiên của Chile (1814). Ông được sinh ra ở Santiago de Chile, con trai của Antonio de la Lastra Cortés và María de la Sotta y Aguila. Lúc còn trẻ, ông đã được gửi đến Tây Ban Nha để học tập, và phục vụ trong Hải quân Hoàng gia Tây Ban Nha, được thăng trung úy hải quân vào năm 1803, và vẫn còn giữ hàm này cho đến 1807. Ông trở lại Chile vào năm 1811. Sau khi về nước, ông đã nắm giữ các nhiệm vụ khác nhau trong quân đội, gia nhập quân đội cách mạng, và được bổ nhiệm thống đốc chính trị và quân sự của Valparaiso. Ông đã tổ chức ở cảng đó lực lượng quân dự bị hải quân và dân quân, và cũng đã thành lập kho vũ khí quốc phòng của lực lượng này.
1
null
Bẫy kinh hoàng (tựa trong tiếng Anh: Terror Trap) là một bộ phim kinh dị Mỹ được thực hiện vào năm 2010 do Dan Garcia làm đạo diễn kiêm biên kịch, có sự tham gia của David James Elliott, Michael Madsen và Jeff Fahey. Mác phim chính thức của "Terror Trap" là Once you check in, there're no escape..., (dịch tiếng Việt: Một lần bạn vào, sẽ không có lối ra...). Nội dung. Cặp vợ chồng Don và Nancy đang lái xe trên đường từ Louisiana trở về nhà thì bị chiếc xe hơi lạ hoắc tông vào nhiều lần thật mạnh rồi chạy mất, xe của họ lúc đó bị hư nặng và họ liền gọi cảnh sát đến. Trong vòng khoảng mười lăm phút sau, một sĩ quan cảnh sát đến nơi, ông ta bảo hai vợ chồng về nhà nghỉ gần đó để ông ta lo vụ chiếc xe, hai vợ chồng không biết rằng ông cảnh sát đó là một tay sát nhân máu lạnh thích giết người và nhà nghỉ hắn vừa đề cập đến chính là nơi của hắn cùng nhiều đồng bọn khác bắt cóc người về và giết.
1
null
Kính bảo hộ hay kính mắt an toàn là một loại vật dụng để bảo vệ mắt, ngăn mắt không tiếp xúc với nước hoặc tránh tiếp xúc với hóa chất, bụi... Chúng được sử dụng ở nhiều môi trường công việc như hàn cắt kim loại, công tác mộc, vệ sinh môi trường, phòng thí nghiệm... hoặc được các vận động viên đeo khi bơi lội hoặc khi nhảy dù. Lịch sử. Người Eskimo đã biết sử dụng da tuần lộc, vỏ cây và gỗ để làm vật dụng che mắt tránh bão tuyết. Loại kính bảo hộ của họ được làm cong để vừa với khuôn mặt người sử dụng và có một đường rãnh lớn để lộ mũi. Trên tấm da có rạch một khe nhỏ dài để cho phép ánh sáng đi qua cũng như làm giảm tia cực tím. Kính có sợi dây làm bằng gân tuần lộc để có thể đeo trên đầu. Đầu thế kỷ 20, tài xế các xe mui trần đã đeo kính bảo hộ để ngăn không bị bụi bay vào mắt. Sau khi máy bay được phát minh năm 1903 kính bảo hộ đã trở lên cần thiết cho các phi công để bảo vệ mắt khỏi gió tốc độ cao và hạt bụi bay nhanh. Người phi công đầu tiên đeo kính bảo hộ có lẽ là Charles Manly khi ông thực hiện bay nhưng thất bại bằng máy bay của người bạn Samuel Pierpont Langley vào năm 1903.
1
null
Chó Bắc Kinh (Trung văn: 北京狗 "Bắc Kinh cẩu" hoặc 北京犬 "Bắc Kinh khuyển"), còn được gọi bằng tên một số tên gọi khác như chó sư tử (獅子狗 "sư tử cẩu"), phúc cẩu (福狗) vân vân, là một loài chó có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nguồn gốc và lịch sử. Chó Bắc Kinh được coi là những con chó thiêng liêng, thần thánh mà được kính trọng như theo một truyền thuyết về sư tử đá Trung Quốc với khả năng xua đuổi tà ma cho gia chủ. Chúng chỉ được nuôi bởi Hoàng gia Trung Quốc và được tôn trọng như thần thánh. Nếu bạn ăn trộm một trong những con chó này bạn sẽ bị hành hình. Những người không thuộc quý tộc phải cúi chào chúng. Khi hoàng đế băng hà, con Bắc Kinh của ngài được mai táng cùng để có thể theo bảo vệ ngài tại thế giới bên kia. Vào năm 1860, người Anh xâm chiếm Cung điện Hoàng gia Trung Hoa. Những người lính bảo vệ Hoàng gia Trung Hoa được yêu cầu thủ tiêu những con chó nhỏ này để bảo vệ chúng khỏi rơi vào bàn tay của những "con quỷ ngoại xâm". Năm con Bắc Kinh đã sống sót và được đưa tới diện kiến Nữ hoàng Victoria. Từ năm con chó Bắc Kinh đó mà có được giống chó Bắc Kinh ngày nay. Vào năm 1893, loài này lần đầu tiên được triển lãm tại Anh Quốc. Chó Bắc Kinh được công nhận bởi AKC Toy Dog vào năm 1909. Giới thiệu. Chó Bắc Kinh là một giống chó nhỏ, cân đối, khỏe mạnh. Nó có cơ thể săn chắc, vững vàng, chiều dài hơi nhỉnh hơn chiều cao. Đầu lớn hơn so với phần còn lại của cơ thể, mặt gãy khá rõ rệt. Phần trước của khuôn mặt nhẵn, bằng phẳng. Mõm rộng, dày phía dưới đuôi mắt chia thành hai phần trên và dưới của khuôn mặt. Mõm màu đen. Mũi đen rộng và ngắn. Hàm dưới hơi trề với cặp xương hàm khỏe, rộng. Đôi mắt tròn, to, lồi cách xa nhau với mí mắt đen. Đôi tai ở phía mặt trước của đầu, hình trái tim, buông thõng sát đầu. Chúng rậm lông đến nỗi khi chúng xuất hiện trông vuông vắn như một hình chữ nhật vậy. Cổ ngắn. Chân ngắn, dày và khỏe khoắn. Đuôi cao, hơi cong và cuộn qua lưng. Bộ lông ngoài dài, thô và rậm về cấu tạo. Lớp lông tơ mềm mại và rậm. Từ 2-4 tháng tuổi, giống này nặng khoảng 1 đến 6 kg và cao từ 13–23 cm. Khi trưởng thành chúng nặng trên 3 hoặc 5 kg phụ thuộc cả vào lúc nhỏ nhưng chiêu cao không tăng đáng kể (có con cao thêm khoảng 1–3 cm, nhưng có con chỉ cao thêm 0,3-0,8 cm). Tuổi đời từ 10 đến 15 năm. Đặc điểm. Pekingese là những chú chó nhỏ rất dũng cảm. Những con chó đáng yêu này có thể là bạn đồng hành tuyệt vời. Chúng có khả năng ăn cực nhiều mà không biết no nhưng nếu cho ăn quá nhiều, chúng sẽ nhanh chóng tăng cân. Đây là một giống chó trông nhà khá tốt. Pekingese khó có thể gây ra hỏng hóc đồ trong nhà. Điều này có thể dẫn đến sự đa dạng về những hành vi tiêu cực, bao gồm: khó bảo, tự tiện, ghen tị, lo lắng cô độc, quá bảo vệ, gầm gừ, cắn xé, cắn trộm và sủa quá nhiều khi con chó cố gắng báo hiệu cho bạn điều nó muốn làm. Nếu bạn có chúng ăn trên bàn, chúng sẽ dần biếng ăn, và càng thể hiện sự khó bảo đối với chủ nhân, chúng càng biếng ăn hơn. Chúng có thể trở thành những con chó dữ tợn,có thể dẫn đến những hành vi liều lĩnh, dại dột khi chúng cố gắng để vượt qua. Đây không phải là tính cách đặc trưng của Pekingese. Chúng có những hành vi trên dẫn đến từ việc mọi người cho phép chúng tự ý hành động trong nhà. Nếu một con Pekingese tuân theo luật lệ, những giới hạn điều mà chúng được làm và không được phép làm, kèm với những chuyến đi dạo hàng ngày để giải tỏa năng lượng, chúng sẽ thể hiện sự khác biệt rõ ràng, tính cách dễ thương hơn nhiều. Không hay chút nào khi để những con vật nhỏ bé này tự tung tự tác. Ngay từ đầu bạn phải bắt đầu thể hiện quyền lực của bạn để giữ gìn tôn ti trật tự, thể hiện bạn là người chủ vững vàng, mạnh mẽ, nó có thể thoải mái và là một con chó tuyệt vời đích thực. Những điểm chung mà loài Pekingese có được là khỏe mạnh, hay vui chơi chạy nhảy, rất hay quấn quýt bên chủ, ngoan ngoãn và dễ thương. Nhược điểm của loài này là không thông minh (còn phụ thuộc vào tùy từng con) và hay cắn nhưng chúng cũng không phải là giống chó khó bảo, răng chúng không sắc và nhiều lắm nên có thể yên tâm khi nhà có trẻ nhỏ. Pekingese phù hợp với cuộc sống căn hộ. Chúng tương đối hiếu động trong nhà và sẽ thoải mái mà không cần sân hay vườn. Thích hợp với môi trường ở Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Nhật Bản... Hoạt động. Pekingese cần đi dạo hàng ngày, nơi mà con chó được chạy là bên cạnh hoặc đằng sau xe đạp chủ nhân, bởi bản năng mách bảo con chó rằng chủ nhân dẫn đường và là người ra lệnh. Chơi đùa sẽ đảm đương nhiều đối với nhu cầu vận động, tuy nhiên, như với nhiều loài chó khác, chơi đùa sẽ không thỏa mãn đủ nhu cầu đi dạo. Những con chó không đi dạo hàng ngày dường như sẽ thể hiện nhiều những vấn đề về hành vi. Chúng cũng sẽ thích thú với việc chạy nhảy trong một khu vực bảo đảm không xích, ví dụ như một sân rộng có rào quanh. Cho chó Pekingese của bạn làm quen với xích khi còn là cún con. Nhiều người nuôi chó bảo tôi rằng con Pekingese của họ có thể đi dạo tới 4 dặm vào mỗi tối. Chúng rất ghét bị xích hay buộc một chỗ và đôi lúc có thể tỏ ra bướng bỉnh. Chăm sóc. Chải lông hàng ngày đối với bộ lông kép dài là cần thiết. Kiểm tra thêm phần thân sau, mà có thể bẩn, lấm đất. Con cái rụng lông tơ khi vào mùa. Gội khô thường xuyên. Làm sạch khuôn mặt và mắt hàng ngày và kiểm tra bàn chân để lấy đi những hạt dại và dị vật mắc lại ở đó. Giống chó này rụng lông vừa phải. Chúng ăn uống được nhiều mà không biết no nên khi chăm sóc chỉ nên cho ăn đủ bữa và tuyệt đối tránh không cho ăn những thực phẩm linh tinh, không rõ nguồn gốc hay đồ tanh, chua, cay, mặn...Tuyệt đối không cho ăn xúc xích, giò chả...Nên cung đủ quả chín, rau xanh. Loài này rất ít sủa.
1
null
Nguyên Huệ Vương hậu (Hangul: 원혜태후, chữ Hán: 元惠太后; ? – 31 tháng 7 năm 1022) là Vương hậu thứ 4 của vua Cao Ly Hiển Tông. Bà là con gái thứ hai của Kim Ân Phó (金殷傅) và An Sơn Quận Đại phu nhân (安山郡大夫人) họ Lý, là em gái của Nguyên Thành Vương hậu, chị gái của Nguyên Bình Vương hậu, là những người vợ khác của Hiển Tông. Năm 1010, trong khi Cao Ly chiến tranh với nhà Liêu (Khiết Đan), vua Cao Ly Hiển Tông phải bỏ Khai Thành chạy về phía nam đến Naju, Jeolla-do. Hiển Tông đã ở lại qua đêm tại Gongju, Chungcheongnam-do tại nhà của Kim Ân Phó và Kim Ân Phó đã chào đón ông ta và lệnh cho chị bà là Nguyên Thành Vương hậu phục vụ Hiển Tông một cách thoải mái. Người ta cũng nói rằng Nguyên Thành Vương hậu đã may và tặng quần áo cho Hiển Tông. Ngoài ra Hiển Tông cũng gặp thêm bà và người em gái của bà. Theo "Cao Ly sử", bà cùng với chị bà là Nguyên Thành Vương hậu vào cung Khai Thành lần đầu tiên vào năm 1011. Bà được Hiển Tông phong làm "An Phúc Cung chúa" (안복궁주, 安福宮主) khi sống tại An Phúc cung (안복궁, 安福宮). Năm 1017 bà hạ sinh Hiếu Tư Vương hậu, người sau này lấy anh cùng cha khác mẹ là Vương Khâm (vua Cao Ly Đức Tông). Ngày 29 tháng 12 năm 1019, bà hạ sinh vương tử Vương Huy, sau này trở thành là vua Cao Ly Văn Tông. Năm 1020, bà được Hiển Tông đổi từ "An Phúc Cung chúa" thành "Diên Đức Cung chúa"' (연덕궁주, 延德宮主) khi bà chuyển đến Diên Đức cung (연덕궁, 延德宮). Năm 1021, bà hạ sinh Vương Cơ (sử gọi là Tĩnh Giản Vương). Ngày 31 tháng 7 năm 1022, bà qua đời. Năm 1025 bà được Cao Ly Hiển Tông truy phong thành Vương hậu, ban thụy Nguyên Huệ. Năm 1027 bà được Hiển Tông ban thụy hiệu là Bình Kính, nên bà cũng được gọi là Bình Kính Vương hậu (평경왕후, 平敬王后), và được chôn cất tại Hoài lăng (회릉, 懷陵). Khi lên ngôi vua vào năm 1046, Cao Ly Văn Tông (con trai lớn của bà) truy tôn bà thành "Vương thái hậu" (왕태후, 王太后).
1
null
Thành phố Valparaíso (, ) là thành phố và khu tự quản trung tâm của vùng đô thị lớn thứ 3 Chile. Thành phố này là tỉnh lỵ tỉnh Valparaíso và vùng Valparaíso. Thành phố có dân số 272.000 (2002) người, vùng đô thị có dân số 930.000 người. Quốc hội Chile được thành lập ở đây năm 1990 và đóng trụ sở ở đây. Trung tâm thành phố cách Santiago de Chile 111,8 km về phía tây bắc. Trong lịch sử, Valparaíso từng đóng một vai trò rất quan trọng như là một địa điểm chính trị trong nửa cuối của thế kỷ 19, khi thành phố phục vụ như là một điểm dừng chân cho các tàu du lịch giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương khi qua eo biển Magellan. Luôn luôn là một điểm đến thu hút người nhập cư châu Âu, các khu đô thị ở Valparaíso mọc lên như nấm vào thời hoàng kim của nó, khi thành phố được biết đến bởi các thủy thủ quốc tế với tên gọi "Little San Francisco" và "Jewel của Thái Bình Dương". Các ví dụ về các vinh quang cũ của Valparaíso bao gồm sở giao dịch chứng khoán lâu đời nhất của châu Mỹ La tinh, sở cứu hỏa tình nguyện đầu tiên của lục địa, thư viện công cộng đầu tiên của Chile, và tờ báo lâu đời nhất ngôn ngữ Tây Ban Nha công bố liên tục trên thế giới. Việc mở kênh đào Panama và giảm giao thông tàu biển giáng một đòn vào kinh tế Valparaíso, mặc dù thành phố đã có một thời kỳ phục hồi ấn tượng trong những năm gần đây. Mặc dù San Antonio gần đó đã trở thành cảng biển thương mại quan trọng nhất của đất nước về trọng tải di chuyển, thành phố của Valparaíso vẫn còn là một trung tâm văn hóa sôi động của Chile. Đại đô thị Valparaíso (bao gồm Valparaíso, Viña del Mar, Quilpué và Villa Alemana) có nồng độ dân số lớn thứ ba trong cả nước sau khi vùng đô thị Santiago và vùng đô thị Concepción.
1
null
là một phiên của Mạc phủ Tokugawa trong thời kỳ Edo từ năm 1602 đến năm 1871. Phiên Satsuma sở hữu hai tỉnh là Satsuma, Ōsumi, hầu hết các quận và huyện của tỉnh Hyūga (toàn bộ tỉnh Kagoshima ngày nay và phần phía tây nam của tỉnh Miyazaki) và Vương quốc Lưu Cầu (tỉnh Okinawa ngày nay). Tổng quan. Lãnh chúa Tozama đặt thủ phủ ở Thành Kagoshima trong thời Edo. Những Daimyō của gia tộc Shimazu đã cai trị phiên này kể từ thời kỳ Kamakura. Phiên Satsuma là tên phổ biến và tên chính thức là . Sau khi cuộc cải cách Hanseki hōkan được tiến hành, nó được đổi tên thành , nắm giữ 729.000 Thạch lúa gạo, nếu tính luôn Lưu Cầu thì năng suất lúa là 900.000 Thạch (giá trị cao nhất của thóc và gạo lứt thực tế là khoảng một nửa) khiến nó trở thành phiên lớn thứ hai sau Phiên Kaga. Các cấp bậc của các gia tộc trực thuộc phiên Satsuma đã được thiết lập vào năm Chính Đức thứ nhất, bao gồm , , , và , trong cẩm nang Sanshu Goji, địa vị gia đình này được gọi là Karoyo (家老与), đây là tầng lớp samurai thượng lưu và có thể bổ nhiệm một Karo, vị trí cấp cao nhất trong số các người hầu của một gia đình samurai, tuy nhiên, địa vị gia đình của Yoriai Nami chỉ tồn tại một thế hệ nên có sự thay đổi nhanh chóng, (2 gia đình), , , , đây là lính canh của lâu đài, nghĩa là người trợ giúp hoặc trợ lý, nó được chia thành 10 gia đình. Là một trong những phiên mạnh nhất thời kỳ Tokugawa trong lịch sử Nhật Bản, và đóng một vai trò quan trọng trong cuộc Minh Trị Duy Tân và trong chính phủ của thời Minh Trị sau đó. Trong cuộc chiến tranh Mậu Thìn, bất chấp vụ bắn phá Kagoshima, phiên Satsuma trở nên thân thiết với nước Anh hơn và theo đuổi việc hiện đại hóa lục quân và hải quân nhờ sự trợ giúp của họ. Nhà buôn người Scotland là Thomas Blake Glover bán một số lượng lớn tàu chiến và súng ống cho các tỉnh miền Nam. Các chuyên gia quân sự Anh và Hoa Kỳ, thường là các cựu sĩ quan, có thể đã trực tiếp tham gia các trận đánh. Đại sứ Anh Harry Smith Parkes ủng hộ quân đội chống Shōgun trong nỗ lực lập nên một Đế triều hợp pháp và thống nhất Nhật Bản, và để chống lại ảnh hưởng của người Pháp với Mạc phủ. Trong thời kỳ đó, các lãnh đạo phía Nam Nhật Bản như Saigō Takamori ở Satsuma, hay Itō Hirobumi và Inoue Kaoru ở Chōshū luôn chú tâm đến quan hệ cá nhân với các nhà ngoại giao Anh, đáng chú ý có Ernest Mason Satow. Sau chiến thắng, chính quyền mới bắt đầu bằng việc thống nhất đất nước dưới một quyền lực duy nhất, hợp pháp và vững mạnh của triều đình. Hoàng cung được chuyển từ Kyoto đến Tōkyō cuối năm 1868. Quyền lực chính trị và quân sự của các phiên (han) bị bãi bỏ hoàn toàn, và các phiên sớm được đổi thành các tỉnh, với thống đốc được Thiên hoàng bổ nhiệm. Một cải cách lớn là việc hủy bỏ và truất hữu có hiệu quả tầng lớp samurai, cho phép rất nhiều các samurai chuyển sang các vị trí hành chính hay kinh doanh, nhưng đẩy rất nhiều người khác vào cảnh nghèo khó. Các phiên phía Nam như Satsuma, Chōshū và Tosa, vốn giữ vai trò quyết định trong chiến thắng, chiếm giữ hầu hết các vị trí trọng yếu trong triều vài thập kỷ sau cuộc chiến, một tình thế đôi khi được gọi là "Chính thể đầu sỏ thời Minh Trị" và được chính thức hóa bằng việc thành lập Viện nguyên lão (genrō).
1
null
Singin' in the Rain là bộ phim nhạc kịch hài năm 1952 do Gene Kelly và Stanley Donen đạo diễn, diễn viên Gene Kelly, Donald O'Connor và Debbie Reynolds, Kelly cũng là người dàn dựng vũ đạo cho bộ phim. Bộ phim miêu tả một cách vui nhộn về Hollywood, với 3 ngôi sao đóng vai những nghệ sĩ đang chuyển từ thời kì phim câm sang phim có lời thoại." Phim chỉ thành công khiêm tốn khi ra mắt, chỉ có diễn viên O'Connor đoạt giả Nam diễn viên xuất sắc nhất tại giải Quả cầu vàng và Comden cùng Green chính thắng tại Writers Guild of America Awards. Tuy nhiên, nó được thừa nhận là huyền thoại bởi các nhà phê bình đương thời. Bộ phim thường được miêu tả là vở nhạc kịch hay nhất mọi thời đại, đứng đầu trong danh sách AFI's 100 Years of Musicals, và đứng thứ năm trong danh sách những bộ phim Mỹ hay nhất mọi thời đại năm 2007. Nội dung. Lấy bối cảnh năm 1927, khi ngành công nghiệp điện ảnh có một bước chuyển mình mạnh mẽ từ phim câm sang phim lồng tiếng. Don Lockwood (Gene Kelly thủ vai) là một ngôi sao phim câm. Anh có một tuổi thơ nghèo khổ nhưng luôn gắn liền với âm nhạc. Trong một dịp may mắn, Don đã lọt vào mắt xanh của đạo diễn studio R.F Simpson và trở thành diễn viên. Cuộc sống của chàng tài tử điển trai này có lẽ sẽ không thay đổi nếu anh không gặp Kathy Selden (Debbie Reynolds đóng), một cô gái trong dàn đồng ca gây cho anh ấn tượng mạnh ngay từ lần đầu gặp gỡ. Từ đó, rắc rối liên tiếp tìm đến với Don. “Người tình phim ảnh” Lina Lamont (Jean Hagen) tin rằng Don thích cô cả trên phim cũng như ngoài đời. Tuy nhiên người Don mang lòng yêu lại là Kathy, nhưng anh không thể công khai với cô gái này do lo ngại ảnh hưởng tới hình ảnh “cặp đôi hoàn hảo” Don – Lina trên màn ảnh. Sự cố tiếp theo xảy đến với chàng diễn viên là việc đóng phim lồng tiếng. Bộ phim Jazz Singer đã đánh dấu kỷ nguyên mới cho thể loại phim thoại. Để không bị tụt hậu, Don và ê-kíp của mình phải chuyển phim câm The Duelling Cavalier sắp tới thành phim có tiếng The Dancing Cavalier. Với chàng diễn viên điển trai có tài năng ca hát, nhảy múa thiên bẩm thì chuyện đó chẳng có gì khó khăn, nhưng với Lina thì ngược lại. Cô có một chất giọng chát chúa và chẳng thể hát đúng tông nổi một bài. Kết quả là buổi ghi hình, thu âm thử cho phim thoại lần đầu tiên của 2 người thất bại thảm hại. Trong lúc cả ê-kíp đang chán nản thì Don và bạn diễn Cosmo Brown (Donald O’Connor đóng) đã nghĩ ra cách thay thế giọng hát của Lina bằng giọng của Kathy. Vì yêu Don nên Kathy đã nhận lời đứng sau cánh gà để hát thay cho cô nàng diễn viên đỏng đảnh kia. Nhưng mọi chuyện đã đi xa hơn cả những gì Don nghĩ khi cô nàng Lina ghen tức đòi nhà sản xuất Simpson cho mình độc quyền giọng hát của Kathy trong 5 năm, điều này cũng có nghĩa là sự nghiệp của Kathy sẽ đi vào ngõ cụt. Trong lễ ra mắt phim The Dancing Cavalier, khán giả đã hào hứng yêu cầu Lina hát trực tiếp. Một lần nữa, cô nàng diễn viên kiêu kỳ phải nhờ tới sự trợ giúp của Kathy. Trong lúc Lina đang say mê “hát nhép”, Don, Cosmo và Simpson đã bí mật kéo chiếc rèm phía sau lưng cô. Bí mật bị lộ, Lina xấu hổ bỏ chạy, còn Kathy thì bối rối ngỡ ngàng trong lời giới thiệu của Don rằng cô “chính là ngôi sao thực sự”. Phim kết thúc với cảnh Don hôn Kathy trước tấm bảng “Singin’ in the rain” – tên bộ phim mới của hai người. Quá trình sản xuất. Để làm ra được một bộ phim hay về thời kì chuyển giao giữa phim câm và phim thoại, hai nhà biên kịch Betty Comden và Adolph Green đã phải gặp và trò chuyện với nhiều người đã làm phim trong giai đoạn sơ khai của Hollywood để học hỏi kinh nghiệm của họ. Qua lăng kính hài hước của mình, Betty và Adolph đã cố gắng chuyển tải tất cả những hiện thực xã hội sống động của sự “giao thời” đó vào Singin’ in the rain. Không những vậy, họ còn thêm vào nhân vật thể hiện hình ảnh của nhà sản xuất phim Arthur Freed, đó là Mr. Simpson. Bên cạnh đó, bộ phim có tiếng đầu tiên được nhắc tới trong phim cũng lấy từ ngoài đời thực vào. Đó chính là phim The Jazz Singer của hãng Waner Bros – làm chấn động cả làng giải trí với một đoạn người nghệ sĩ hát.
1
null
Trận Langensalza là một hoạt động quân sự trong cuộc Chiến tranh nước Đức năm 1866, đã diễn ra vào ngày 27 tháng 6 năm 1866 gần Bad Langensalza tại nước Đức ngày nay, giữa quân đội Phổ và quân đội Hannover. Trong khi quân đội Phổ xâm chiếm xứ Böhmen, một viên tướng Phổ là Eduard Vogel von Falckenstein đã xua quân tiến công xứ Hannover – đồng minh của người Áo trong cuộc chiến tranh năm 1866. Với ưu thế vượt trội về mặt quân số, lực lượng của Hannover dưới quyền tổng chỉ huy của vua Georg V đã bẻ gãy hoàn toàn một cuộc tấn công của một lữ đoàn quân Phổ dưới quyền chỉ huy của Thiếu tướng Edouard von Flies, buộc lực lượng của Phổ phải rút chạy trong hỗn loạn về Gotha. Trận đánh đã mang lại thiệt hại cho cả hai phía, trong đó thiệt hại của người Hannover chủ yếu là do súng trường nạp hậu "Dreyse" của các lực lượng Phổ gây nên. Bất chấp thắng lợi của mình, vua Georg V và quân đội Hannover không có sự lựa chọn chiến lược nào sau trận chiến. Trong khi đó, chỉ vào ngày hôm sau trận chiến, toàn bộ lực lượng thuộc "Binh đoàn phía Tây" của Phổ dưới quyền tổng tư lệnh Von Falckenstein đã kéo đến. Quân Hannover lúc này đã cạn kiệt lương thảo và đạn dược, đồng thời không thể hội quân với đồng minh của họ là người Bayern về hướng nam, nên phải đầu hàng quân đội Phổ vào ngày 29 tháng 6 năm 1866. Sau thắng lợi quyết định tại Hannover, tướng Falckenstein đã tiến đánh xứ Bayern với thắng lợi. Cuộc đầu hàng của người Hannover đã đánh dấu sự tan rã của Quân đội Hannover và việc sáp nhập Hannover vào Vương quốc Phổ đang trỗi dậy, qua đó góp phần thống nhất nước Đức thành một quốc gia dân tộc hiện đại. Cuộc tiến công của tướng Flies trong trận Langensalza được xem là một trong những đợt tấn công phi nghĩa nhất trong lịch sử quân sự. Cũng giống sự chỉ huy quyết liệt của tướng Karl von Steinmetz – tư lệnh "Binh đoàn thứ nhất" trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870 đã gần như làm hỏng toàn kế hoạch của Bộ Tổng tham mưu Phổ, hoặc sự bất tuân của tướng Đức Hermann von François trong Chiến dịch Đông Phổ năm 1914 hầu như là làm đảo ngược tình hình chiến cục, ngày nay trận chiến tại Langensalza gần như bị quên lãng. Nhưng, các sự kiện nêu trên cho thấy sự táo bạo, liều lĩnh trong truyền thống quân sự Phổ – Đức, trái ngược với sự thâm sâu của các nhà chiến lược như Karl von Clausewitz, Helmuth von Moltke Lớn hay Alfred von Schlieffen. Nhà sử học quân sự Hoa Kỳ Robert M. Citino cho rằng trận đánh Langensalza là một truyền thống của Phổ. Sau trận chiến. Phần lớn các nhà sử học xem trận chiến này là một cuộc giao tranh phi nghĩa. Trận Langensalza đã đưa quân đội Phổ đến bờ vực thảm họa trong chiến dịch Hannover. Lữ đoàn của tướng Flies đã bị loại khỏi vòng chiến tại Langensalza và điều này có thể mở một con đường cho quân đội Hannover trốn thoát. Tuy nhiên, trận đánh cũng cung cấp đủ thời gian cho các đạo quân của Phổ từ phía bắc và phía nam liên kết với nhau tại chiến trường Langensalza, và cuối cùng đã buộc xứ Hannover phải đầu hàng. Sau khi đầu hàng các lực lượng của Phổ, vua Georg V và thái tử con ông được phép sang Áo, trong khi binh lính của ông được phép trở về quê nhà. Chiến thắng sau cùng trong trận Langensalza cũng mang lại cho quân đội Phổ một số lượng tiếp tế khổng lồ. Trận Langensalza là một khía cạnh quan trọng cuộc Chiến tranh Áo-Phổ, vì nó dẫn đến sự chiếm đóng mau lẹ của người Phổ đối với Hannover, vừa gây bất ngờ cho người Áo và vừa giáng một đòn mạnh vào vị thế của họ trong cuộc chiến. Trong cùng thời điểm của chiến dịch tấn công Hannover, quân đội Phổ cũng đánh chiếm nhanh chóng xứ Kassel và Sachsen. Toàn bộ các tiểu quốc này có thể huy động hơn 10 vạn quân tinh nhuệ để hỗ trợ cho người Áo, nhưng tất cả họ đều bị tiêu diệt trước khi có thể hợp nhất với nhau để chiến đấu với người Phổ. Nếu như phía Hannover đã hội quân được với các đồng minh khác bên phía Áo, cuộc Chiến tranh Áo-Phổ có thể sẽ diễn biến khác hẳn. Ngoài ra, một di sản lâu dài khác của trận Langensalza là việc nhân viên y tế sử dụng "Chữ Thập đỏ".
1
null
Cầu Nguyễn Tri Phương là một cây cầu bắc qua kênh Tàu Hủ, nối Quận 5 và Quận 8 thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Cầu kết nối đường Nguyễn Tri Phương với đường Phạm Hùng, là một hạng mục của công trình cầu - đường Nguyễn Tri Phương, được khởi công vào tháng 5 năm 2000 và thông xe vào tháng 2 năm 2002. Chiều dài cầu là 299 m, chiều rộng là 13 m. Ngày 29 tháng 12 năm 2016, Sở Giao thông vận tải TP HCM khởi công xây dựng cầu kết nối giữa cầu Nguyễn Tri Phương với đại lộ Võ Văn Kiệt. Công trình có tổng vốn đầu tư hơn 194 tỷ đồng, do Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn làm chủ đầu tư, bao gồm xây dựng thêm 3 nhánh cầu: Các nhánh N1 và N3 được đưa vào sử dụng từ ngày 25 tháng 10 năm 2017. Sau khi hoàn thành nhánh N3, chiều rộng mặt cầu đoạn này được mở rộng lên thành 19 m cho bốn làn xe lưu thông. Ngày 6 tháng 6 năm 2018, nhánh cầu N4 vượt kênh Tàu Hủ kết nối với nhánh N2 được khởi công xây dựng. Nhánh mở rộng này có chiều dài 150 m, chiều rộng 6,5 m. Công trình được hoàn thành vào ngày 26 tháng 1 năm 2019. Hiện nay, chiều rộng mặt cầu đoạn từ chân cầu phía quận 8 đến các nhánh N1, N2 là 25,5 m, đáp ứng sáu làn xe lưu thông.
1
null
Cầu Nguyễn Tri Phương bắc qua sông Cẩm Lệ, kết nối khu vực trung tâm với khu vực Đông Nam Thành phố Đà Nẵng. Đây là cây cầu nối liên giữa đường Nguyễn Hữu Thọ thuộc phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ với phường Hòa Hải, Hòa Quý thuộc quận Ngũ Hành Sơn. Với tổng mức đầu tư 1.062 tỷ đồng, Cầu được xây dựng với quy mô vĩnh cửu với chiều dài 801,8 mét gồm 20 nhịp, chiều rộng 26,3 mét, chia làm 6 làn, dãy phân cách ở giữa 1,3 mét dài 1280 mét. Được xây dựng là cầu đúc hẫng cân bằng gồm 2 mố 19 trụ, trong đó có 4 nhịp dầm bản 24m, 13 nhịp dầm SuperT 40 mét, 3 nhịp đúc hẫng cân bằng ở giữa sông (trụ P8, P9, P10, P11). Khởi công vào ngày 14 tháng 5 năm 2011, do Cienco 4 làm đơn vị thi công. Dự kiến cầu sẽ được khánh thành vào ngày 29 tháng 3 năm 2013, nhân kỷ niệm 38 năm giải phóng Thành phố Đà Nẵng.
1
null
Hiếu Tư Vương hậu (Hangul: 효사왕후, chữ Hán: 孝思王后; 1017? - ?) họ Kim, là vương hậu thứ ba của Cao Ly Đức Tông Vương Khâm. Bà là con gái của Cao Ly Hiển Tông với Nguyên Huệ Vương hậu, tức em khác mẹ với Cao Ly Đức Tông. Bà cũng là chị em của 2 vua là Cao Ly Tĩnh Tông và Cao Ly Văn Tông, đồng thời bà cũng là chị của Tĩnh Giản vương Vương Cơ. Đức Tông sinh năm 1016 và Tĩnh Tông sinh năm 1018, Văn Tông sinh năm 1019 nên bà có thể được suy đoán là sinh vào năm 1017. Khi Đức Tông lên ngôi vua vào năm 1031 đã lập bà làm vương hậu cùng với Kính Thành Vương hậu, một người chị em khác của Đức Tông và Hiếu Tư Vương hậu, làm "Đệ nhất phi". Vì bà cùng Cao Ly Đức Tông xuất thân từ cùng một gia tộc họ Vương nên bà đã trở thành một trong vương hậu Cao Ly theo dòng họ ngoại của mình. Đến tháng 2 năm 1033, Kính Thành Vương hậu mới được Đức Tông tấn phong thành vương hậu. Không rõ bà qua đời khi nào, và được táng tại đâu. Được truy thụy là Hiếu Tư Vương hậu. Bà không có con với vua.
1
null
Kính Thành Vương hậu (Hangul: 경성왕후, chữ Hán: 敬成王后; ? – 1086), là vương hậu của vua Cao Ly Đức Tông Vương Khâm. Bà là con gái của Cao Ly Hiển Tông với Nguyên Thuận Thục phi Kim thị (원순숙비 김씨), là chị em khác mẹ với Đức Tông, Tĩnh Tông, Văn Tông và Hiếu Tư Vương hậu, vợ khác của Đức Tông. Khi ông lên ngôi vào năm 1031, bà được phong là "Đệ nhất phi". Tháng 2, năm Đức Tông thứ 3 (1033), bà được tấn phong lên làm Vương hậu. Bà không có con cái với Đức Tông. Năm 1034, Cao Ly Đức Tông qua đời, bà phải sống một mình suốt 52 năm tiếp theo. Tháng Bảy, năm Tuyên Tông thứ 3 (1086), bà qua đời, táng ở Chất lăng. Đến tháng 6 năm Cao Ly Túc Tông thứ nhất (1095), thì được phối thờ tại miếu Đức Tông. Bà được truy hiệu Kính Thành vào năm 1096. Tháng 4 năm Cao Ly Nhân Tông thứ 18 (1140), bà được gia hiệu Nhu Trinh (유정, 柔貞), đến tháng 10 năm Cao tông thứ 40 (1253), bà được gia thêm hiệu Khoan Túc (관숙, 寬肅). Vì vậy thụy hiệu đầy đủ của bà là Nhu Trinh Khoan Túc Kính Thành Vương hậu (柔貞寬肅敬成王后).
1
null
José Miguel Carrera Verdugo (ngày 15 tháng 10 năm 1785 - 04 tháng 9 năm 1821) là một vị tướng Chile, thành viên của dòng họ Carrera nổi bật, và được coi là một trong những người sáng lập của Chile độc ​​lập. Carrera là nhà lãnh đạo quan trọng nhất của cuộc chiến tranh độc lập Chile trong khoảng thời gian của Vieja Patria ("Cựu Cộng hòa"). Lập quốc. Sau khi những người thuộc địa Tây Ban Nha tái chiếm, ông tiếp tục vận động từ nơi lưu đày. Sự phản đối của ông đối với các nhà lãnh đạo độc lập Argentina và Chile San Martin và O'Higgins đã làm cho ông phải sống lưu vong ở Montevideo. Từ Montevido Carrera di chuyển đến Argentina, nơi ông tham gia cuộc đấu tranh chống lại những kẻ chuyên chế. Quân đội nhỏ của Carreras cuối cùng đã bị cô lập ở tỉnh Buenos Aires bởi các lực lượng liên bang khác. Trong tình hình khó khăn này, Carrera đã quyết định vượt qua các vùng đất thuộc kiểm soát của người bản địa để tìm đường đến Chile để lật đổ Quan tối cao Chile O'Higgins. Thay vì đi đến Chile, là mục tiêu cuối cùng của mình, ông tham gia cùng với các bộ tộc bản địa, giữa các Ranquel, cướp bóc các tỉnh miền Nam Argentina. Sau khi sự sụp đổ của đồng minh Carreras, Cộng hòa Entre Ríos, và các chiến thắng nhau chống lại các tỉnh thống nhất Rio de la Plata Carrera cuối cùng đã bị đánh bại, bắt và hành quyết ở Mendoza. José Miguel Carrera là người gốc Basque.
1
null
Golden Retriever, còn gọi là chó săn lông vàng hoặc chó tha mồi, là giống chó có kích thước trung bình. Thuộc họ nhà chó ưa hoạt động, chơi đùa, chúng rất trung thành và thông minh. Golden Retriever là loài chó có bản năng truy tìm và phát hiện con mồi rất nhạy bén nên có thể làm chó đặc vụ để dò tìm Ma túy... Đặc điểm chung của loài này là rất hiền lành và thông minh, trung thành và thích chơi đùa. Nguồn gốc lịch sử. Golden Retriever được lai tạo ra đầu tiên tại các hòn đảo Anh quốc. Nguồn gốc của chúng có lẽ là sự pha trộn, phối giống giữa các giống Retriever lông vàng thẳng, Tweed Water Spaniels lông ngắn, các giống spaniels, setters khác và thậm chí là giống Newfoundland và Bloodhound. Trên thực tế là giống chó này được giới thiệu lần đầu tiên với tên gọi là Golden Flat-Coat. Ngày nay, đây là giống chó bầu bạn phổ biến nhất trong các gia đình trên toàn thế giới. Trong các cuộc thi tại nhiều quốc gia trên thế giới đã có rất nhiều những chú chó thuộc giống Golden Retriever đoạt giải quán quân. Đặc điểm. Golden Retriever là giống chó sở hữu thân hình cân đối, khỏe mạnh. Chúng có bộ lông màu từ vàng kem đến vàng nâu (màu đỏ không được công nhận). Bộ lông được cấu tạo bởi lớp lông không thấm nước bên ngoài và một lớp lông mịn dày bên trong. Chúng có cái đầu to, mõm hơi vát nhưng kèm với bộ hàm rộng và rất khỏe cùng với hàm răng sắc bén. Mũi có màu đen, mắt biểu cảm màu nâu với viền sẫm. Đôi tai cỡ nhỡ, cụp. Cổ dài, khỏe và khá cơ bắp. Ngực rộng. Đuôi dài và không bao giờ cong. Giống chó này còn được biết đến như những người giúp việc cừ khôi cho những thợ săn chim và vịt trời. Chúng có khả năng đánh hơi cực tốt và vì thế thường được sử dụng không chỉ cho các cuộc săn hoặc tìm dấu vết mà còn được trang bị cho các đơn vị quân đội, cảnh sát để phát hiện ra ma túy. Ngoài ra, một trong những ưu điểm nữa của giống chó này là luôn mong muốn làm hài lòng chủ nhân, khả năng học hỏi và tình yêu con người đã biến chúng trở thành những người giúp việc tận tụy cho người mù và những người tàn tật khác. Tính cách. Đây là loài chó rất thông minh, luôn cư xử đúng mực và rất yêu chủ. Chúng dễ dạy dỗ và luôn tỏ ra kiên nhẫn và dịu dàng đối với trẻ nhỏ. Trung thành, tin cậy, dễ bảo và luôn tìm cách làm vừa lòng chủ nhân là các đức tính của Golden Retriever. Đây là giống chó ưa thích các hoạt động ngoài trời. Nhờ có trí thông minh nên chúng luôn tỏ ra xuất sắc trong các cuộc thi tài. Golden Retriever luôn tỏ ra thân thiện với tất cả mọi người, kể cả các cá thể chó khác. Chính vì vậy nên giống chó này chỉ có rất ít bản năng bảo vệ. Nhưng chúng có thể là người trông nhà tốt, thường cất tiếng sủa rất to khi có người lạ xuất hiện. Giống chó này luôn cần có sự quan tâm của mọi người xung quanh. Nếu bị cách ly hoặc xa chủ trong thời gian dài, chúng có thể trở nên tai quái. Các tài năng chính của giống chó này là đi săn, dò dấu vết, nhặt đồ, phát hiện ma túy, thi đấu và diễn trò. Ngoài ra, chúng còn rất thích bơi lội. Điều kiện sống. Giống chó này có thể sống ổn trong điều kiện căn hộ nếu hàng ngày được rèn luyện đầy đủ về thể lực. Thuộc loại có mức độ hoạt động trong nhà trung bình, nhưng sẽ là thoải mái nhất nếu chúng có không gian rộng như sân vườn để chạy nhảy. Tuổi thọ của một chú Golden Retriever có thể đạt từ 10 đến 12 năm. Sức khỏe và chăm sóc. Chúng có thể mắc các bệnh bẩm sinh về mắt, vì vậy cần phải có chứng nhận OFA và CERF cho cả chó bố và chó mẹ. Ngoài ra cũng cần có thêm chứng nhận về bệnh Von Willebrand. Bệnh dị ứng da là bệnh phổ biến chung cho loài chó này và khi phát hiện ra cần phải có sự tư vấn của bác sĩ thú y. Golden Retriever cần được rèn luyện hàng ngày, chúng thích các trò chơi như đi nhặt bóng hoặc đồ chơi. Cần nhớ thường xuyên cho chúng tập luyện và không cho ăn quá no vì chúng có thể bị béo phì. Bộ lông mềm 2 lớp rất dễ chăm sóc. Nên dùng bàn chải chuyên dụng để chải lông cho chúng, đặc biệt chú ý đến lớp lông dày mịn ở phía trong. Nên dùng dầu gội khô, chỉ tắm ướt khi thật cần thiết. Golden Retriver thuộc loại có mức độ rụng lông trung bình.
1
null
Microsoft Windows Logo (viết tắt: MSWLogo hay ) là một ngôn ngữ lập trình dựa trên ngôn ngữ Logo, với Front- End GUI. Nó được phát triển bởi George Mills tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Cốt lõi của nó giống như bởi Brian Harvey. Đây là phần mềm miễn phí, mã nguồn có sẵn, trong . MSWLogo hỗ trợ đồ họa turtle và 3D. Nó cũng cho phép đầu vào từ cổng COM và cổng LPT. MSWLogo hỗ trợ giao diện windows, để từ đó, đầu vào và đầu ra (I/O) có thể được thay đổi/hiển thị thông qua cổng GUI. Những hình ảnh động GIF đơn giản cũng có thể được tạo ra trên MSWLogo phiên bản 6.5 với lệnh gifsave. Phần mềm này không quan trọng chữ viết in hoa hay chữ in thường, bạn có thể chọn cái bạn thích. Phần mềm này có thể sử dụng làm phần mềm giáo dục. Jim Muller đã viết "The Great Logo Adventure," một bản hướng dẫn sử dụng đầy đủ cho MSWLogo. Một số nhóm lệnh. Nhóm lệnh đường tròn - cung tròn - hình elip. ARC a r: Vẽ cung tròn với góc là a và bán kính là r. Sau khi vẽ xong rùa đứng yên tại chỗ. ARC2 a r: Vẽ cung tròn góc a và bán kính r. Vẽ tới đâu rùa đi theo tới đó. ELLIPSE x.ngang y.cao: Vẽ hình elip với 2 thông số, chiều ngang theo trục x chiều cao theo trục y, rùa đứng yên tại chỗ. ELLIPSE2 x.ngang y.cao: Vẽ hình elip với 2 thông số, chiều ngang theo trục x chiều cao theo trục y, rùa chạy theo đường ellipse. ELLIPSEARC độ dài cung xy góc: Ví dụ muốn vẽ 1 nửa vòng ellipse ở phía trước mặt rùa (90) lệnh như sau: ELLIPSEARC 180 150 80 90 Các bạn thay đổi số 90 sẽ hiểu ra cách làm, nếu muốn rùa chạy theo khi vẽ thì dùng ELLIPSEARC2. CIRCLE r: Vẽ hình trong bán kính r rùa đứng tại tâm. CIRCLE2 r: Vẽ hình trong bán kính r rùa di chuyển theo đường tròn, sau khi hành thành rùa nẳm trên đừng tròn. Nhóm lệnh in kết quả, thông báo.. SHOW [nội dung, kết quả muốn in ], lệnh tương tự PRINT viết tắt PR ví dụ Show 1+2+3 hoặc PR 1+2+3 đều cho ra kết quả là 6 ở trong cửa sổ lệnh. Lệnh LABEL thì hiện ra kết quả ở sân chơi, nếu muốn hiện thị theo chiều ngang thì cúng ta phải xoay rùa về phải 90 độ. CT Làm sạch cửa sổ lệnh. Nhóm lệnh về bút vẽ, màu sắc.. PU viết đầy đủ là Pen Up lệnh này nhấc viết của rùa lên và kết quả là khi di chuyển rùa không để lại dấu vết. PD viết đủ là Pen Down lệnh này hạ viết của rùa xuống. Các lệnh di chuyển sau lệnh này ta sẽ thấy dấu vết của sự di chuyển. SetPenSize n Thiết lập độ dày, mỏng của nét vẽ. Lệnh này có thể thực hiện qua Menu Set→Pen Size … SetPC [Red Green Blue] Thiết lập màu cho bút vẽ Red, Green, Blue có giá trị từ 0→255, ví dụ SetPC [255 0 0] sẽ cho ta màu đỏ. Setfloodcolor [R G B] viết tắt SETFC[R G B] Cài đặt màu nền sẽ tô bằng lệnh FILL FILL Tô màu nền trong phạm vi khép kín của hình. Màu nền tô đã được báo trước bằng lệnh Setfloodcolor. Ví dụ Setfloodcolor [255 0 0 ]; tô nền màu đỏ FD 100 RT 120 FD 100 RT 120 FD 100; vẽ tam giác đều độ dài cạnh 100 PU; nhấc bút LT 45; xoay trái 45 độ BK 50; đi lùi 50 bước. 3 dòng lệnh PU LT và BK mục đích là đưa rùa vào bên trong hình tam giác đều FILL Kết quả ta được hình tam giác tô màu đỏ. Nhóm lệnh về rùa và vị trí rùa.. HT ẩn rùa, không thấy hình tam giác (Rùa) trên sân chơi nữa. ST hiện rùa. SETPOS [Tọa-độ-X Tọa-độ-Y] đưa rùa tới vị trí X,Y. Chú ý nếu rùa đang ở chế độ Pen down thì nó sẽ tạo thành đường đi. Lệnh SETXY x y cũng có chức năng tương tự. SETX x di chuyển rùa theo cột x (x>0 qua phải, x<0 qua trái) rùa giữ nguyên hướng. SETY y di chuyển rùa lên nếu y>0, xuống nếu y<0 SHOWPOS cho ta biết vị trí hiện tại của rùa. CS Xóa sân chơi đưa rùa về vị trí ban đầu. HOME Đưa rùa về vị trí ban đầu.
1
null
Vườn quốc gia Serra da Capivara (tiếng Bồ Đào Nha: "Parque Nacional Serra da Capivara", IPA: [ˈpaʁki nasjõˈnaw ˈsɛʁɐ dɐ kɐpiˈvaɾɐ], tiếng địa phương [ˈsɛhɐ da kapiˈvaɾɐ]) là một vườn quốc gia nằm ở bang Piauí, Vùng Đông Bắc, Brasil. Vườn quốc gia này có diện tích 1.291,4 km², được thành lập để bảo vệ các cổ vật cùng các bức tranh đá thời tiền sử được tìm thấy ở đây. Đây là nơi tập trung lớn nhất và lâu đời nhất của các địa điểm thời tiền sử ở châu Mỹ. Các nghiên cứu khoa học đã xác nhận rằng, dãy núi Serra da Capivara từng là nơi có mật độ dân cư đông đúc trong kỷ nguyên tiền Colombo. Vị trí. Vườn quốc gia nằm ở phía đông bắc bang Piauí. Về mặt hành chính, nó thuộc các đô thị São Raimundo Nonato, São João do Piauí, Coronel José Dias và Canto do Buriti. Nó cũng là một phần của hành lang sinh thái Capivara-Confusões được thành lập năm 2006 để nối liền với Vườn quốc gia Serra das Confusões.
1
null
Chiến tranh giành độc lập Chile là một cuộc xung đột vũ trang giữa người criollo Chile ủng hộ độc lập việc tìm kiếm sự độc lập chính trị và kinh tế từ Tây Ban Nha và những người criollo bảo hoàng - những người ủng hộ tiếp tục sự trung thành và vĩnh cửu trong Đế quốc Tây Ban Nha của Tổng thủ lĩnh trưởng hile. Ngày bắt đầu của cuộc chiến tranh giành độc lập theo truyền thống là ngày 18 tháng 9 năm 1810, tùy thuộc vào các thời hạn sử dụng để xác định cuối cùng, kéo dài cho đến năm 1821, khi lực lượng bảo hoàng đã bị lực lượng José de San Martín đánh bật khỏi​đất liền Chile, hoặc 1826, khi quân đội Tây Ban Nha cuối cùng đầu hàng và quần đảo Chiloé được sáp nhập vào nước Cộng hòa Chile. Một tuyên bố độc lập đã được chính thức phát hành Chile ngày 12 tháng 2 năm 1818 và chính thức công nhận bởi Tây Ban Nha vào năm 1844, khi quan hệ ngoại giao đầy đủ đã được thành lập. Chiến tranh giành độc lập Chile là một phần của các cuộc chiến tranh giành độc lập ở châu Mỹ thuộc Tây Ban Nha. Việc mong muốn độc lập khỏi không nhận được sự ủng hộ đồng thuận giữa những người Chile, có hai nhóm bảo hoàng và ủng hộ độc lập. Những gì bắt đầu như là một phong trào chính trị giữa các tầng lớp tinh hoa chống lại quyền lực thực dân, kết thúc một cuộc chiến tranh dân sự đầy đủ. Theo truyền thống, quá trình này được chia thành ba giai đoạn: Vieja Patria, 1810-1814; Reconquista, 1814-1817, và Nueva Patria, 1817-1823. Bối cảnh. Vào lúc bắt đầu của 1808, Tổng thống lĩnh Chile-một trong các thuộc địa nhỏ nhất và nghèo nhất của Đế quốc Tây Ban Nha dưới sự quản lý của Luis Muñoz de Guzmán, Thống đốc Hoàng gia có tài và đáng kính và được người ta ưa thích. Trong tháng 5 năm 1808, việc lật đổ của Charles IV và Ferdinand VII, thay thế họ bằng Joseph Bonaparte và bắt đầu cuộc chiến tranh bán đảo đẩy Đế quốc vào một trạng thái kích động. Trong khi đó, Chile đã phải đối mặt với vấn đề chính trị nội bộ của riêng của mình. Thống đốc Guzmán đột ngột qua đời vào tháng 2 năm đó và triều đình Tây Ban Nha đã không thể bổ nhiệm một thống đốc mới trước khi cuộc xâm lược. Sau một thời gian ngắn cai trị bởi một nhiếp tạm thời Juan Rodríguez Ballesteros, và theo quy định của luật kế vị vào thời điểm đó, chức vụ đã được yêu sách và đảm nhận bởi các chỉ huy quân sự cao cấp nhất, người bất ngờ vào tay thiếu tướng Francisco García Carrasco. García Carrasco đã nắm giữ chức Thống đốc của Chile vào tháng Tư và vào tháng Tám những tin tức về cuộc xâm lược của Napoleon đối với Tây Ban Nha và sự thích ứng của một Junta trung ương tối cao cai trị đế chế trong sự vắng mặt của một vị vua hợp pháp đối với xứ này. Trong khi đó, Charlotte Joaquina, em gái của Ferdinand và vợ của vua Bồ Đào Nha, những người đang sống ở Brasil, cũng đã cố gắng để có được quyền quản lý đối với các lãnh địa Tây Ban Nha ở châu Mỹ Latinh. Do cha và anh trai của bà đang bị giam giữ làm tù nhân ở Pháp, bà coi mình như là người thừa kế của dòng họ đang bị giam cầm của bà. Được người ta cho là trong số kế hoạch của bà có ý phái quân đội chiếm Buenos Aires và miền bắc Argentina và tự phong mình là Nữ hoàng La Plata. Thiếu tướng García Carrasco là một người có cách cư xử thô lỗ và trong một thời gian ngắn đã có thể đưa những người criollo tinh hoa vào khuôn khổ chỉ huy của mình. Tại Chile, như ở hầu hết các nước Mĩ Latinh, có một số kích động độc lập nhưng tối thiểu và tập trung trong âm mưu không mang lại kết quả Tres Antonioso năm 1781. Đa số người dân là những người bảo hoàng nhiệt thành nhưng được chia thành hai nhóm: những người ủng hộ hiện trạng "status quo" và quyền thiêng liêng của Ferdinand VII (được gọi là những người chuyên chế) và những người muốn công bố Charlotte Joaquina là Nữ hoàng (được gọi là carlotists). Một nhóm thứ ba gồm những người đề xuất sự thay thế của các nhà chức trách Tây Ban Nha bằng một chính quyền địa phương quân sự gồm những công dân nổi bật, đó sẽ phù hợp với một chính phủ lâm thời để loại trừ sự vắng mặt của nhà vua và một Tây Ban Nha độc lập (được gọi là juntistas). Vào năm 1809, Thống đốc García Carrasco bị dính tới vụ án tham nhũng (scandal Bọ cạp) những lãnh đạo muốn loại bỏ ông khỏi chức vụ. Từ lúc đó áp lực để loại bỏ ông bắt đầu được tính tới. Trong tháng 6 năm 1810 tin tức đến từ Buenos Aires rằng lực lượng Napoleon Bonaparte đã chinh phạt Andalusia và đang bao vây Cádiz, các doanh trại cuối cùng chống Pháp trên đất Tây Ban Nha. Hơn nữa, Tối cao Trung ương Junta, vốn đã cai trị Đế chế trong 2 năm qua, đã bãi bỏ chính bằng Hội đồng Nhiếp chính. García Carrasco, là một người ủng hộ nhóm carlotist, đã gia tăng đàn áp chính trị bằng các biện pháp độc tài và khắc nghiệt, chẳng hạn như việc bắt giữ và trục xuất đến Lima mà không theo đúng thủ tục các nhân vật nổi tiếng và nổi bật trong xã hội dưới sự nghi ngờ đơn giản là có ý tưởng chống chính quyền. Trong số những người bị bắt là José Antonio de Rojas, Juan Antonio Ovalle và Bernardo de Vera y Pintado. Lấy cảm hứng từ cuộc Cách mạng tháng 5 tại Argentina, các phong trào tự chủ cũng đã phổ biến qua các tầng lớp Criollo. Họ phẫn nộ vì các vụ bắt giữ bất hợp pháp, cùng với những tin tức mà Cádiz là lãnh thổ Tây Ban Nha tự do cuối cùng, và kiên quyết phản đối Thống đốc. Chuẩn tướng García Carrasco đã bị miễn nhiệm và buộc phải từ chức vào ngày 16 tháng 7 năm 1810, là lần lượt thay thế bởi những người lính cao cấp tiếp theo, Mateo de Toro Zambrano Hầu tước xứ la Conquista, mặc dù là Thống đốc hợp pháp, nhưng Francisco Javier de Elio lại được chỉ định bởi Phó vương của Peru. Hầu tước Toro Zambrano được, đủ tất cả các tiêu chuẩn, nhưng được lựa chọn không chính thống. Ông đã quá già (82 tuổi vào thời điểm đó) và hơn nữa là người "Criollo" (sinh ra ở các thuộc địa) trái ngược với người "bán đảo" (sinh ra ở Tây Ban Nha). Ngay sau khi được bổ nhiệm vào tháng 7, juntistas bắt đầu vận động giúp ông hình thành một chính quyền junta. Trong tháng 8, trước đám đông Tòa án Phúc thẩm Hoàng gia () tuyên thệ trung thành cho Hội đồng Nhiếp chính, gây áp lực gia tăng đối với Thống đốc. Sau khi do dự một thời gian, Toro Zambrano cuối cùng đã đồng ý tổ chức họp tại Cabildo (hội trường thành phố) ở Santiago để thảo luận về vấn đề này. Ngày họp được thiết lập lúc 11:00 ngày 18 tháng 9 năm 1810. Patria Vieja. Junta thứ nhất. Tại phiên họp ngày 18 tháng 9 năm 1810, các juntistas chiếm khán đài và la hét "¡Junta queremos! ¡junta queremos!" ("Chúng tôi muốn Junta!, chúng tôi muốn junta !"). Hầu tước Toro Zambrano tuyên bố ủng hộ. Chính quyền Junta Vương quốc Chile, còn được gọi Junta thứ nhất, được thành lập với quyền lực tương tự Chính quyền Hoàng gia. Hành động đầu tiên của họ là tuyên thệ trung thành với vua Ferdinand VII. Hầu tước Toro Zambrano đã được bầu làm Chủ tịch, và các chức vụ còn lại được phân phát đều cho tất cả các bên, nhưng quyền lực thực sự nằm trong tay thành viên Junta, Juan Martínez de Rozas. Junta sau đó tiến hành một số biện pháp cụ thể là nguyện vọng người dân từ lâu: tạo ra một lực lượng dân quân để bảo vệ vương quốc, ra sắc lệnh tự do thương mại với tất cả các quốc gia liên minh với Tây Ban Nha hoặc trung lập, mức thuế duy nhất của 134% cho tất cả các hàng nhập khẩu (với ngoại lệ in ấn, sách và súng đó đã được miễn khỏi tất cả các loại thuế) và để tăng tính đại diện, ra lệnh triệu tập Quốc hội. Ngay lập tức, những mưu đồ chính trị bắt đầu giữa các tầng lớp cầm quyền, với tin tức về bất ổn chính trị và chiến tranh của châu Âu tất cả sắp xảy ra đồng thời. Junta cuối cùng đã quyết định cuộc bầu cử Quốc hội, được tạo thành từ 42 đại diện, sẽ được tổ chức vào năm 1811. Ba khuynh hướng chính trị đã bắt đầu xuất hiện: cực đoan (), ôn hòa () và bảo hoàng (). Các nhóm này đều kiên quyết chống lại độc lập từ Tây Ban Nha và phân biệt độc lập ở mức độ tự chủ về chính trị mà họ tìm kiếm. Những người ôn hòa, dưới sự lãnh đạo của José Miguel Infante, chiếm đa số, và muốn sự cải cách chậm rãi kể từ khi vua trở lại quyền lực, ông nghĩ rằng họ đang tìm kiếm độc lập và muốn trở lại tất cả những thay đổi. Những kẻ cực đoan là nhóm quan trọng thứ hai và họ ủng hộ mức độ tự do lớn hơn từ Ngai vàng và muốn cải cách nhanh hơn chỉ dừng lại khi độc lập hoàn toàn. Lãnh đạo của họ là Juan Martínez de Rozas. Phe Bảo hoàng chống lại bất kỳ sự cải cách mọi mặt và ủng hộ việc duy trì nguyên trạng. Vào tháng 3/1811, 36 đại diện đã được bầu chọn trong tất cả thành phố lớn ngoại trừ Santiago và Valparaíso. Điều bất ngờ chính trị lớn cho đến thời điểm đó là tạo ra bởi trung tâm quyền lực khác, Concepción, trong đó phe bảo hoàng đã đánh bại phe ủng hộ Juan Martínez de Rozas. Ở phần còn lại tại Chile, kết quả được chia đều khá cân bằng: 12 đại biểu ủng hộ Rozas, 14 chống Rozas và 3 ủng hộ bảo hoàng. Vì vậy, cuộc bầu cử Santiago được coi là chìa khoá cho Rozas hy vọng tiếp tục nắm quyền. Cuộc bầu cử này lẽ ra phải diễn ra vào ngày 10/4, nhưng trước đó cuộc nổi dậy Figueroa đã bùng nổ (1/4). Ngày 1/4, Đại tá Tomás de Figueroa thuộc phe bảo hoàng coi khái niệm về các cuộc bầu cử là quá dân tuý đã lãnh đạo nổi loạn ở Santiago. Nổi loạn bị dập tắt, Figueroa bị bắt và ngay lập tức bị thi hành xử tử. Cuộc nổi dậy thành công tạm thời phá hoại cuộc bầu cử, và phải hoãn lại. Cuối cùng, Đại hội Quốc gia được bầu cử một cách hợp pháp, và 6 đại diện từ Santiago đến từ phe Ôn hoà. Mặc dù vậy, cuộc nổi dậy cũng khuyến khích tình hình chính trị cực đoan. Mặc dù phe Ôn hoà tiếp tục ủng hộ kiểm soát chính trị của giới thượng lưu và quyền tự trị nhiều hơn không phá vỡ hoàn toàn từ Tây Ban Nha chiếm phần lớn ghế, phe thiểu số được hình thành từ các nhà cách mạng phe cực đoan những người bây giờ muốn hoàn toàn và tức thời độc lập từ Tây Ban Nha. Real Audiencia Chile, cột chống lâu đời cai trị của Tây Ban Nha, đã bị giải tán vì cho là "đồng loã" với cuộc nổi dậy. Ý tưởng độc lập toàn vẹn lần đầu tiên được khuếch đại.
1
null
Ngày Canberra là một ngày nghỉ được ấn định hàng năm vào ngày thứ Hai thứ hai trong tháng 3 ở Lãnh thổ thủ Đô Úc nhằm kỷ niệm ngày đặt tên chính thức cho Canberra. Canberra được đặt tên tại buổi lễ được Bà Denman tổ chức vào ngày 12 tháng 3 năm 1913. Bà Denman là vợ của Tổng quyền Lord Denman. Năm "2012" ngày Canberra rơi vào "12 tháng 3". Năm "2013", nó rơi vào "11 tháng 3". Vào 3 tháng 3 năm 2007, Bộ trưởng ACT Andrew Barr đã đưa ra một đạo luật để thay đổi ngày Canberra vào ngày thứ Hai "thứ hai" của tháng 3 cho nên nó rơi vào ngày mà thường gần trùng với ngày kỷ niệm thành lập Canberra. Trước đây ngày này được tổ chức vào ngày thứ Hai thứ ba của tháng 3. Các sự kiện hàng năm liên quan đến ngày Canberra như Lễ hội Canberra, kéo dài từ 11 đến 20 tháng 3 năm 2011, Lễ trao giải "Chief Minister's Canberra Day", và Lễ hội Khinh khí cầu Canberra.
1
null
Chăm Pa độc lập được từ năm 192, phát triển cho đến thế kỷ thứ 10 thì bắt đầu suy yếu, đến năm 1832 thì hoàn toàn mất nước. Thất thủ và bỏ kinh đô Indrapura. Năm 979, vua Chăm là Parameshvaravarman I (sách Đại Việt sử ký toàn thư gọi là Bê Mi Thuế) đã cử hạm đội hơn nghìn chiếc sang theo hai cửa biển Đại Ác và Tiểu Khang tấn công Hoa Lư theo thỉnh cầu của phò mã Ngô Nhật Khánh nhà Đinh, nhưng gặp bão và thuyền bị đắm gần hết, chỉ có thuyền của Parameshvaravarman I thoát nạn trở về. Năm 982, vua Lê Hoàn của Đại Cồ Việt đã cử Từ Mục, Ngô Tử Canh sang Indrapura đi sứ nhưng các sứ thần bị bắt giam, vua Lê Hoàn quyết định thân chinh đánh Chăm Pa. Quân Đại Việt đã giết vua Parameshvaravarman, tàn phá kinh đô Indrapura (làng Đồng Dương, Thăng Bình, Quảng Nam ngày nay) và người Chăm phải bỏ Indrapura dời kinh đô xuống Vijaya (Bình Định ngày nay). Mất 3 châu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính. Sau khi người Chăm rời bỏ kinh đô Indrapura, mâu thuẫn giữa Chăm Pa và Đại Việt vẫn không chấm dứt. Năm 1020, vua Lý Thái Tổ sai Khai Thiên Vương Lý Phật Mã và Đào Thạc Phụ đem quân đi chinh phạt Chiêm Thành ở trại Bố Chính (nay thuộc các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình), thẳng đến núi Long Tỵ (nay thuộc Quảng Trạch, Quảng Bình), chém được tướng của Chiêm Thành là Bố Linh tại trận, quân Chiêm chết đến quá nửa. Năm 1044, với lý do "Tiên đế mất đi, đến nay đã 16 năm rồi, mà Chiêm Thành chưa từng sai một sứ giả nào sang", vua Lý Thái Tông thân chinh đi chinh phạt ra oai với Chiêm Thành. Binh lính chưa chạm mà quân Chiêm đã tan vỡ, quan quân đuổi chém được 3 vạn thủ cấp. Tướng Quách Gia Di chém được đầu vua Chiêm là Sạ Đẩu tại trận. Đoạt được hơn 30 voi thuần, bắt sống hơn 5 nghìn quân Chiêm, số còn thì bị giết chết, xác chất đầy đồng. Vua tỏ ý cảm khái, xuống lệnh rằng: "Kẻ nào giết bậy người Chiêm Thành thì sẽ giết không tha". Sau đó vua Lý Thái Tông đem quân vào thành Phật Thệ bắt vợ cả, vợ lẽ của Sạ Đẩu và các cung nữ giỏi hát múa đem về nước. Khi đến hành điện Ly Nhân (nay là huyện Ly Nhân, Nam Hà), vua sai nội nhân thị nữ gọi Mỵ Ê là phi của Sạ Đẩu sang hầu thuyền vua. Mỵ Ê phẫn uất lấy chăn quấn vào mình nhảy xuống sông chết. Vua khen là trinh tiết, phong là Hiệp Chính Hựu Thiện phu nhân. Năm 1068, Chăm Pa quấy nhiễu biên giới Đại Việt. Năm 1069, Vua Lý Thánh Tông thân chinh đánh Chăm Pa, tướng Lý Thường Kiệt chỉ huy hải quân tấn công đốt phá kinh đô Vijaya. Vua Rudravarman (Chế Củ) bị bắt làm tù binh và sau đó phải đổi ba châu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính (3 châu này thuộc vùng Quảng Bình, Quảng Trị ngày nay) để lấy tự do. Người Khmer chinh phục Vijaya. Năm 1203, tướng của vua Khmer Jayavarman VII chiếm được Vijaya và biến Chăm Pa trở lại thành một tỉnh của Angkor. Chăm Pa hoàn toàn mất độc lập cho đến năm 1220. Dâng hai châu Ô, Lý cho Đại Việt. Năm 1306, Nhà Trần gả công chúa Huyền Trân cho chúa Chiêm Thành là Chế Mân (Jaya Simhavarman III. Chế Mân đem 2 châu Ô, Lý làm quà sính lễ. Năm 1307, Chế Mân chết. Nhập nội hành khiển thượng thư tả bộc xạ Trần Khắc Chung sang Chiêm Thành lừa người Chiêm cứu công chúa Huyền Trân đem về để khỏi bị hỏa thiêu theo tục lệ Chiêm Thành. Mất Chiêm Động, Cổ Lũy. Năm 1402, Hồ Hán Thương đem đại quân đi chinh phạt Chiêm Thành. Hai bên đụng trận, tướng Việt là Đinh Đại Trung và tướng Chiêm Thành là Chế Tra Nan đều tử trận. Vua Chiêm Jaya Indravarman VII (Tiếng Việt là Ba Đích Lại) hoảng sợ, sai cậu là Bố Điền dâng đất Chiêm Động (huyện Thăng Bình, Tam Kỳ, Quế Sơn, Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam), một voi trắng, một voi đen và các sản vật địa phương, để xin rút quân. Bố Điền tới, Quý Ly bắt ép phải dâng nộp thêm cả động Cổ Lũy (nay là các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, Quảng Ngãi). Kinh đô Vijaya thất thủ và bị phá hủy hoàn toàn. Do vua Chăm là Bí Cai (Bichai) nhiều lần xua quân quấy nhiễu, năm 1446, vua Lê sai Trịnh Khả, Lê Thụ và Lê Khắc Phục đã đem 60 vạn quân tấn công Chăm Pa, thành Vijaya rơi vào tay quân Việt, vua Chăm là Bí Cai (Bichai) bị bắt sống mang về Thăng Long cùng với nhiều phi tần. Năm 1470, quân Đại Việt do vua Lê Thánh Tông trực tiếp chỉ huy lại tấn công Chăm Pa. Quân Đại Việt lúc này đã rất mạnh và có tổ chức tốt. Ngược lại quân Chăm rất yếu và thiếu tính tổ chức. Thủy quân Đại Việt do các tướng Đinh Liệt và Lê Niệm chỉ huy tấn công trước. Lê Thánh Tông dẫn đại quân theo sau. Tháng 2 năm đó, vua Chăm là Trà Toàn cử em đem tượng binh và bộ binh đến sát trung quân của vua Lê Thánh Tông. Các tướng Lê Hy Cát, Hoàng Nhân Thiêm, Lê Thế và Trịnh Văn Sái đem thủy quân chắn giữ cửa biển Sa Kỳ (nay là huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi) chặn lối rút của quân Chăm. Vua Lê Thánh Tông dẫn thủy quân tiến đánh quân Chăm ở cửa Áp (tức cửa Tân Áp, sau là cửa Đại Áp ở huyện Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam) và cửa Tọa (tức cửa Cựu Tọa sau là cửa Tiểu Áp cách cửa Đại Áp hơn 7 dặm). Đồng thời bộ binh Đại Việt do Nguyễn Đức Trung ngầm đi đường núi tấn công quân Chăm khiến quân Chăm phải rút về thành Vijaya. Quân Việt nhanh chóng tiến lên đánh bại quân Chăm và bao vây thành Vijaya Thành Vijaya thất thủ vào ngày 2 tháng 3 năm 1471 sau bốn ngày giao tranh. Vua Chăm là Trà Toàn bị bắt sống và chết trên đường chở về Thăng Long. Ít nhất hơn 60.000 người Chăm bị giết và 30.000 bị bắt làm nô tỳ cho quân Đại Việt. Kinh thành Vijaya bị phá hủy hoàn toàn. Sau chiến thắng vua Lê Thánh Tông đã sáp nhập các địa khu Amaravati và Vijaya và lập nên thừa tuyên Quảng Nam và duy trì vệ quân Thăng Hoa ở đây . Vương quốc Chăm Pa trở thành Thuận Thành Trấn. Cho đến sau năm 1471, thì đất đai của vương quốc Chăm Pa chỉ còn Harek Kah Harek Dhei (Phú Yên ngày nay) trở vào. Năm 1611, do người Chiêm Thành lấn chiếm biên ải, chúa Nguyễn Hoàng đã sai một viên tướng gốc Chăm là Văn Phong đưa quân vào dẹp loạn và đặt ra phủ Phú Yên gồm hai huyện Tuy Hòa và Đồng Xuân, phong cho Văn Phong làm lưu thủ đất này. Năm 1653, vua Chiêm là Bà Tranh xâm phạm biên cảnh, chúa Hiền (Nguyễn Phúc Tần) sai người đánh dẹp, người Chiêm đầu hàng. Nhân đó lấy đất từ Phú Yên vào đến sông Phan Rang đặt làm 2 phủ Thái Khương, Diên Ninh và gồm 5 huyện: Quảng Phước, Tân Định (thuộc phủ Thái Khương), Phước Điền, Vinh Xương và Hoa Châu (thuộc phủ Diên Ninh). Vùng đất này nay tỉnh Khánh Hoà. Sau đó chúa Nguyễn chiếm lãnh thổ Cao Miên ở vùng Biên Hòa ngày nay. Thế là Chăm Pa trở thành một lãnh thổ hoàn toàn bị bao vây, ở phía bắc giáp căn cứ quân sự nhà Nguyễn ở Cam Ranh và phía nam giáp căn cứ quân sự nhà Nguyễn ở Biên Hòa. Năm 1692, vua Chăm tên Bà Tranh đã tấn công vào phủ Diên Ninh và dinh Bình Khang tức vùng Diên Khánh ngày nay. Chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Cảnh đánh đuổi. Quân Chiêm và Việt đã giao tranh ác liệt tại Sông Lũy, quân Chiêm Thành bại trận, vua Chiêm và hoàng gia bị bắt. Năm 1693, chúa Nguyễn Phúc Chu cho thành lập khu tự trị Thuận Thành Trấn tại vùng đất của Chiêm Thành, chúa Chăm được gọi là Trấn Vương, là thần hạ của chúa Nguyễn. Lịch sử Chăm Pa chấm dứt. Năm 1697, chúa Nguyễn Phúc Chu cho lập phủ Bình Thuận (từ Phan Rang trở về tây) chia làm hai huyện An Phước và Hòa Đa. Cũng từ đây vùng đất Chăm còn lại (Phan Rang trở về đông) đã trở thành phiên thuộc của chúa Nguyễn và mối quan hệ giữa chúa Nguyễn và chúa Chăm là mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và địa phương. Đến năm 1712, chúa Nguyễn Phúc Chu đã ban hành một bản hiệp ước mới gọi là Ngũ điều Nghị định, trong đó khẳng định quyền xét xử của các chúa Chăm đối với các thần dân người Chăm và cũng quy định nghĩa vụ của các chúa Chăm đối với các chúa Nguyễn. Để giải quyết xung đột giữa người Chăm và người Việt, bản hiệp ước quy định các xung đột này sẽ do chúa Chăm tức Trấn Vương cùng với quan Cai bạ và quan Ký lục (cả hai là người Việt) phán quyết. Chế độ tự trị này được duy trì cho đến tận năm 1832 qua các đời chúa Nguyễn, thời Tây Sơn và thời kỳ đầu triều đại nhà Nguyễn. Tuy nhiên, các đời chúa Chăm sau Po Saktiray Da Patih không còn duy trì được mối quan hệ trực tiếp với các chúa Nguyễn và mọi công việc của Thuận Thành Trấn được tiến hành thông qua phủ Bình Thuận cho đến tận cuộc nội chiến giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn. Năm 1793, phiên vương Thuận Thành là Tá (gọi theo Tiền Biên; tên Chăm: Po Tithun da parang) theo phe Tây Sơn bị Nguyễn Ánh đánh bại. Nguyễn Ánh cho tướng người Chăm của phe mình là Thôn Bá Hú (tức Nguyễn Văn Hào, gọi theo Tiền Biên, tên Chăm: Po Lathun da paguh) làm Chánh trấn Thuận Thành và trong năm 1794 đặt chế độ chánh trấn và phó trấn và bỏ chế độ phiên vương. Năm 1832, nhân dịp có cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi ở phía Nam người Chăm lại nổi dậy chống lại vua Minh Mạng nhưng không thành công.. Chính quyền tự trị hạn chế của người Chăm chấm dứt tồn tại vào năm 1832, khi Hoàng đế Minh Mạng đổi Thuận Thành thành phủ Ninh Thuận và đặt quan lại cai trị trực tiếp. Lịch sử vương quốc Chăm Pa chính thức dừng lại ở đây. Nguyên nhân sự suy vong của Vương quốc Chăm Pa. Nếu chiến tranh của Chăm Pa chống nước láng giềng là chiến tranh "chinh phạt" để làm suy yếu đi sức mạnh quân sự và chính trị của phe địch, thì đối với Đại Việt, ý niệm về chiến tranh hoàn toàn đối ngược. Chiến tranh không chỉ nhằm mục tiêu chinh phạt phe địch đơn thuần mà theo đó là chiếm lấy tài sản và đất đai về quốc gia của mình. Do thiếu đất đai để canh tác, dân Việt tràn xuống phía nam, tức Chăm Pa. Từ thế kỷ thứ 17, chúa Nguyễn kêu gọi dân Việt xung phong vào đội ngũ khai khẩn đất hoang ở khu vực biên giới phía nam của mình. Họ vừa làm dân, vừa làm chiến sĩ để phòng thủ đất đai chống lại sự quấy nhiễu của Chăm Pa ở biên giới. Chúa Nguyễn cũng khuyến khích dân Việt vượt biên giới tràn sang Chăm Pa khai thác những khu đất hoang mà dân bản xứ Chăm Pa không canh tác. Sau đó, họ bắt đầu khai thác những khu vực phì nhiêu hơn do dân bản xứ bán nhượng lại cho họ. Lợi dụng sự hiện diện của người Việt trên lãnh thổ Chăm Pa, chúa Nguyễn bắt đầu can thiệp vào nội bộ của vương quốc này với danh nghĩa là bảo vệ quyền lợi cư dân người Việt. Sau đó, chính những cư dân Việt này tham gia vào các cuộc chiến tranh với Chăm Pa Trong cuộc Nam bắc phân tranh giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn, để tiến quân chống chúa Trịnh phương bắc, chúa Nguyễn đã phát động phong trào Nam Tiến về phía nam, tức là về phía lãnh thổ Chăm Pa để củng cố thế lực quân sự và kinh tế của mình. Cuộc nội chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh đã biến lãnh thổ Chăm Pa (khu vực Phan Rang và Phan Rí) thành bãi chiến trường đẫm máu trong vòng 30 năm. Các tầng lớp lãnh đạo Chăm Pa chia thành hai phe nhóm do Tây Sơn và Nguyễn Ánh dựng lên. Khi chiếm Chăm Pa để làm cứ điểm quân sự, Nguyễn Ánh thành lập một chính quyền mới của vương quốc này thân Nguyễn Ánh. Và khi tiến quân vào Chăm Pa, Tây Sơn lại thanh trừng những phần tử người Chăm Pa theo Nguyễn Ánh để rồi thành lập một chính quyền khác thân của Tây Sơn. Trước năm 1471, Chăm Pa là hải cảng quan trọng trên đường hàng hải nối liền biển Nam Hải và Ấn Độ Dương, cũng là nơi tập trung nhiều tàu bè của các thương thuyền quốc tế. Sau khi thất thủ Đồ Bàn năm 1471, thất thủ Harek Kah Harek Dhei (Phú Yên ngày nay) năm 1611, và Nha Trang vào năm 1653, các tàu bè quốc tế không còn ghé bến Chăm Pa nữa. Chăm Pa hoàn toàn bị cô lập không còn đường dây liên lạc với các nước láng giềng kể từ thế kỷ thứ 17. Năm 1301, nhân dịp viếng thăm Chăm Pa, thượng hoàng Trần Nhân Tông hứa gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô và Lý (khu vực tỉnh Thừa Thiên). Đối với Chăm Pa đây là món quà sính lễ quá đắt. Năm Tân Mùi (1631), vua Chăm Pa là Po Romé (1627-1651) kết hôn với công nữ Ngọc Khoa của nhà Nguyễn mà sử liệu tiếng Chăm gọi là Bia Ut (công chúa miền bắc). Theo truyền thuyết của Chăm Pa, Bia Ut đến vương quốc này với một sứ mạng mà nhà Nguyễn đã giao phó, đó là làm thế nào để Po Romé chặt bỏ cây Kraik, biểu tượng cho thần quyền trấn giữ vương quốc này. Còn theo các học giả Chăm Pa, Bia Ut đến Chăm Pa làm gián điệp, nhằm báo cáo cho nhà Nguyễn biết mọi chi tiết liên quan đến tổ chức chính trị và quân sự của quốc gia này. Sau khi nhận đủ tin tức, nhà Nguyễn xuất quân tấn công Po Romé. Trong cuộc chiến này, Po Romé bị quân nhà Nguyễn vây bắt đem nhốt trong rọ sắt để khiêng về Thuận Hóa. Trong khi Đại Việt là một thể chế quân chủ tập quyền thì Chăm Pa không phải là quốc gia thống nhất, trung ương tập quyền, mà là một vương quốc liên bang lỏng lẻo với năm tiểu vương quốc đó là Indrapura, Amaravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga. Mỗi tiểu vương quốc có vua chúa riêng, hành chánh riêng và cách điều hành riêng. Cơ cấu tổ chức này không phát huy mạnh được ý thức hệ đoàn kết của một dân tộc và thường làm suy yếu đi tiềm năng quân sự của quốc gia một khi vương quốc này bị tấn công bởi một nước láng giềng.
1
null
Lăng Thành Cát Tư Hãn () là một công trình kiến trúc ở Ejin Horo, Ngạc Nhĩ Đa Tư, Nội Mông, Trung Quốc. Trên thực tế, lăng tẩm này không chứa hài cốt của Thành Cát Tư Hãn, vì phần mộ của ông đến nay vẫn chưa được tìm thấy. Lăng được xây dựng từ năm 1954 và 1956 bởi chính phủ Trung Quốc theo phong cách truyền thống của Mông Cổ. Lăng mộ này nằm ở thị trấn Ejin Horo, 115 km (71 dặm) về phía bắc Yulin, và 55 km (34 dặm) về phía nam của Đông Thắng.
1
null
Pug, hay thường được gọi là chó mặt xệ, là giống chó thuộc nhóm chó cảnh có nguồn gốc từ Trung Quốc, chúng có một khuôn mặt nhăn, mõm ngắn, và đuôi xoăn. Giống chó này có bộ lông mịn, bóng, có nhiều màu sắc nhưng phổ biến nhất là màu đen và nâu vàng. Cơ thể của Pug nhỏ gọn hình vuông với các cơ bắp rất phát triển. Pug được đưa từ Trung Quốc đến châu Âu vào thế kỷ thứ XVI và trở nên phổ biến ở Tây Âu nhờ nhà Orange-Nassau của Hà Lan và nhà Stuart. Tại Vương quốc Anh, vào thế kỷ thứ XIX, Victoria của Anh có một niềm đam mê vô cùng to lớn đối với loài chó Pug và bà đã lan truyền nó đến các thành viên khác trong Hoàng tộc. Pug là một giống chó rất thân thiện và hiền lành. Nó giữ vững sự phổ biến cho đến thế kỷ thứ XXI, với nhiều người nổi tiếng sở hữu giống chó này. Một chú chó Pug đã đoạt giải Nhất sự kiện World Dog Show năm 2004. Nguồn gốc. Pug nguồn gốc từ châu Á khoảng 400 trước Công nguyên. Tuy vậy hiện nay nguồn gốc của Pug vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Một số chuyên gia cho rằng Pug có gốc từ vùng Viễn Đông được du nhập bởi các nhà lái buôn Hà Lan. Họ cũng cho rằng có thể đây là một nhánh của giống chó Bắc Kinh lông ngắn. Tuy vậy có ý kiến khác cho rằng Pug là kết quả của việc lai tạo giống chó Bulldog bé. Từ thế kỷ XVI, Pug trở thành loài chó cảnh yêu thích và thời thượng nhất trong các triều đình châu Âu, đạt đến đỉnh cao vào thời kỳ Victoria. Pug là loài chó yêu thích trong các đền chùa tại Tây Tạng, sau đó chúng được nhập vào Nhật Bản. Tiếp tục cuộc chu du đến châu Âu, loài chó này nhanh chóng trở thành vật nuôi trong hoàng gia của nhiều quốc gia và thậm chí đã trở thành loại chó chính thức của Hoàng gia Hà Lan. Chính chú chó Pug nhỏ bé đã cứu mạng hoàng tử William khi đánh động cho chủ biết về cuộc tấn công vào năm 1572. Khi người Anh xâm chiếm hoàng cung tại Bắc Kinh, họ tìm thấy ở đây một số chó Pug và chó Bắc Kinh và mang chúng trở về Anh quốc. Liên đoàn chó Mỹ đã chính thức công nhận loại chó Pug vào năm 2021. Đặc điểm. Chó Pug có thân hình chắc lẳn, gọn gàng, Cơ thể của loài chó này được coi là cân đối nếu chiều cao tính đến vai gần tương đương với chiều dài từ vai đến hết mông. Chó chuẩn có hình dáng giống quả lê, phần vai rông hơn phần hông. Bộ lông ngắn, mềm mại, dễ chải có màu nâu, trắng, vện và trộn lẫn giữa chúng. Da chúng mềm mại, tạo cảm giác dễ chịu khi vuốt ve. Chúng có đôi mắt tròn lồi màu sẫm và hàm dưới hơi trề ra rất ngộ. Đuôi thẳng hoặc xoắn. Chăm sóc thích hợp của các nếp nhăn là quan trọng nhất. Điều kiện sống. Rất thích hợp cho các căn hộ có diện tích vừa phải. Tuy vậy lý tưởng nhất đối với Pug khi có không gian để chạy nhảy. Thích nghi kém với thời tiết nóng và lạnh, vì vậy lúc đó tốt nhất là nên giữ chúng ở trong nhà, nơi có nhiệt độ thích hợp. Sức khỏe và chăm sóc. Do Pug có một cái mũi ngắn và thiếu phần xương trên mắt nên chúng rất dễ bị tổn thương mắt, gặp các vấn đề về mắt như lồi mắt, xước giác mạc, quặp mí. Đường thở của chúng cũng rất hẹp, gây khó thở hoặc không điều hòa được thân nhiệt thông qua sự bay hơi ở lưỡi. Thân nhiệt bình thường của Pug rơi vào khoảng từ đến . Nếu thân nhiệt của nó vượt quá , nhu cầu oxy sẽ tăng cao và cần phải hạ thân nhiệt ngay lập tức. Nếu thân nhiệt chạm ngưỡng sẽ xảy ra tổn thương nội tạng. Tình trạng thở khó khăn của Pug có thể tiến triển nặng hơn nếu nó bị stress khi được vận chuyển bằng đường hàng không, vì nó bị giữ trong không gian chật và nhiệt độ cao. Do gây ra cái chết của nhiều chú chó Pug và các loài sọ ngắn khác, nhiều hãng hàng không đã cấm vận chuyển hàng và ban hành luật hạn chế theo mùa. Những con chó Pug không vận động nhiều sẽ dễ dẫn đến béo phì, cho dù có thể phòng tránh nhờ tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn hợp lý. Vòng đời của Pug trung bình khoảng 11 năm, khá tương đồng với các giống chó khác cùng kích cỡ. Pug có thể bị một loạt các vấn đề sức khỏe, bao gồm cả béo phì, quá nhiệt và một số rối loạn di truyền. Hai điều kiện trong viêm não màng não hoại tử đặc biệt, đó là tình trạng viêm ảnh hưởng đến não và màng của nó, và hemivertebrae, có thể dẫn đến tê liệt. Chăm sóc phải thực hiện làm sạch tai và nếp gấp da trên khuôn mặt của những chú chó này. Đòi hỏi rất ít cho việc chăm sóc bộ lông. Chỉ cần chải lông đều đặn là đủ. Chỉ tắm cho chúng khi cần thiết. Sau khi tắm xong, cần lau khô và sấy ấm cho chúng ngay để tránh bị cảm lạnh. Vệt nước mắt trên mặt có thể lau cho chúng thường xuyên. Pug là loại chó rụng lông theo mùa, tương đối nhiều nhưng cũng không quá lo vì lông của loài này ngắn và không xù. Loài Pug có thể sống từ 12 đến 15 năm.
1
null
"All You Need Is Love" là ca khúc được viết bởi John Lennon, được ghi chung cho Lennon-McCartney. Đây là một ca khúc đặc biệt được ban nhạc hát trực tiếp cho chương trình "Our World" – chương trình trực tiếp trên toàn thế giới đầu tiên của lịch sử truyền hình. Chương trình này được phát sóng qua vệ tinh vào ngày 25 tháng 6 năm 1967 với hơn 400 triệu người xem ở 26 quốc gia. Đài BBC là những người đã đề nghị The Beatles viết ca khúc này nhằm tôn vinh những đóng góp của nước Anh.
1
null
Ngày thứ 3 tháng 5 năm 1808 (còn được biết đến với tên gọi El tres de mayo de 1808 en Madrid, hay Los fusilamientos de la montaña del Príncipe Pío, hoặc Los fusilamientos del tres de mayo or ) là một tác phẩm hội họa được họa sĩ lừng danh người Tây Ban Nha Francisco Goya hoàn thành vào ngày 1814, nay được treo trong bảo tàng Prado, Madrid. Với kích thước , bức tranh được Francisco hoàn thành nhằm kỷ niệm chiến thắng của quân và dân Tây Ban Nha trước quân xâm lược Pháp của Napoléon trong cuộc chiến tranh Bán đảo. Cùng với tác phẩm cũng kích thước khác mang tên "Ngày thứ 2 tháng 5 năm 1808" (còn được biết với tên gọi "Cuộc tấn công của người Mamluk"), vốn được chính phủ lâm thời Tây Ban Nha đặt hàng. Nội dung của bức tranh, trình bày, và bố cục hợp lý tạo nên những bước đột phá, và thể hiện đầy đủ nguyên mẫu về những nỗi kinh hoàng của chiến tranh. Mặc dù được hoàn thành dựa trên những học hỏi từ các tiền bối trong làng nghệ thuật, nhưng ngày thứ 3 tháng 5 năm 1808 đánh dấu một bước đột phá trong các phong cách nghệ thuật. Phân tách từ nghệ thuật hội họa Cơ đốc giáo truyền thống, được hòa trộn với nghệ thuật hội họa chiến tranh vốn có, nó không có tiền lệ gì khác biệt, nhưng được biết đến như một trong những bức tranh đầu tiên của kỷ nguyên Hội họa hiện đại. Theo sử gia nghệ thuật Kenneth Clark, "Ngày thứ 3 tháng 5 năm 1808" là tác phẩm lớn đầu tiên có thể khơi dậy được một cuộc cách mạng trong mọi ý nghĩa của từ ngữ, trong phong cách, chủ đề, và trong mọi chủ ý". Mặc dù "Ngày thứ 3 tháng 5 năm 1808" giữ lại các yếu tố của loại tranh lịch sử, nhưng trong sự lựa chọn chủ đề ấn tượng và phong cách trình bày kịch tính của nó, nó đại diện cho sự bứt phá ra ngoài khuôn mẫu và trật tự của trường phái nghệ thuật đang hiện hành. Cùng với nhiều tác phẩm khác, các tác phẩm mang phong cách nghệ thuật phá cách và sáng tạo của ông là hình mẫu cho các nghệ sĩ thế hệ sau như Édouard Manet hay Picasso.# Bối cảnh. Napoléon I của Pháp tư xưng là Đệ Nhất Tổng tài của nước Cộng hòa Pháp vào ngày 18 tháng 2 năm 1799 và đăng quang làm Hoàng đế vào năm 1804. Bởi vì Tây Ban Nha kiểm soát Eo biển Gibraltar, con đường nối Đại Tây Dương với Địa Trung Hải, vị trí chính trị và chiến lược của Tây Ban Nha trở nên quan trọng đối với lợi ích của Pháp. Đức vua Tây Ban Nha, Carlos IV, được người bây giờ cho là bất lực và nhu nhược. Thậm chí ngay trong triều đình, ông cũng bị xem là "vị vua ngu dốt, người không quan tâm đến chính sự nước nhà vì ham mê săn bắn", và ông còn không ngăn nổi vợ mình, Maria Luisa của Parma, ngoại tình với người khác. Napoléon, tận dụng việc vua yếu hèn, đã đề xuất cả hai nước liên minh với nhau để chinh phục Bồ Đào Nha và sau đó thì chia đôi
1
null
Lưu Thứ Cảnh (劉次景), hoặc Lưu Thứ Xương (刘次昌), tức Tề Lệ vương (齊厲王, trị vì 130 TCN-125 TCN), là vị chư hầu vương thứ 7 của tiểu quốc Tề, chư hầu nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Lưu Thứ Cảnh là con của Tề Ý vương, vương chủ thứ sáu của tiểu quốc Tề, mẹ ông là Kỉ thái hậu. Năm 131 TCN, Tề Ý vương qua đời, Lưu Thứ Cảnh kế thừa tước vị, tức Tề Lệ Vương. Mẹ của Tề Lệ vương là Kỉ thái hậu lấy con gái của em trai mình là Kỉ thị cho Tề Lệ vương lập làm vương hậu, nhưng Lệ vương không sủng ái Kỉ nữ. Thái hậu muốn nâng cao thế lực của họ Kỉ, sai chị Kỉ thị vào cai quản hậu cung, bắt hậu cung không ai được tiếp cận Tề Lệ vương, để Lệ vương chỉ có thể sủng ái Kỉ thị, Tề Lệ vương từ đó cùng chị Kỉ thị giang dâm, việc này đến nhà Hán. Hoàng thái hậu nhà Hán là Vương Chí (mẹ Hán Vũ Đế) có người con riêng là Kim Tục, được phong làm Tu Thành Quân. Tu Thành Quân sinh ra người con gái là Kim Nga. Kỉ Thái hậu muốn lấy lòng giả thư Tề Lệ vương thỉnh Kim Nga. Hoàng thái hậu vui mừng, sai sứ là Giáp đến Tề. Khi sứ giả đến nước Tề, định cho tuyển con gái vào hậu cung của Tề Lệ vương. Kỉ thái hậu tức giận muốn giết Giáp. Giáp lo sợ, báo với Hoàng thái hậu. Cùng lúc đó Hán Vũ đế sai Chủ Phụ Yển làm tướng quốc nước Tề. Chủ Phụ Yển đến Tề, ra lệnh truy cứu chuyện thông gian loạn luân của Tề Lệ vương. Tề Lệ vương hoảng sợ, uống rược độc tự sát. Hán Vũ đế nghe tin vua Tề đã chết, bèn nghe theo kế của Công Tôn Hoằng, giết chết Chủ Phụ Yển và triệt tiêu nước Tề nhập vào nhà Hán, đồng thời truy phong thụy hiệu cho ông là Lệ vương.
1
null
Không thấy ác quỷ (tựa tiếng Anh: See No Evil) là một bộ phim tâm lý, kinh dị Mỹ được thực hiện vào năm 2006 do Gregory Dark làm đạo diễn với phần kịch bản của Dan Madigan. Phim "See No Evil" có sự góp mặt của nhà đô vật chuyên nghiệp Kane, đây cũng là phim đầu tiên được sản xuất bởi hãng WWE Films và phát hành bởi hãng Lions Gate Entertainment. Nội dung. Một nhóm tù nhân được cảnh sát đưa đến một khách sạn đã bị bỏ hoang hơn 10 năm có tên Blackwell để quét rác, lau dọn. Những người tù nhân lẫn cảnh sát không biết rằng khách sạn đó là nơi trú ẩn của tên sát nhân hàng loạt bị thần kinh mang tên Jacob Goodnight, hắn ta sống trên tầng cao nhất của khách sạn và hắn giết người để móc mắt rồi sưu tầm.
1
null
, gọi tắt là Hải bảo (海保: Kaiho), cũng được dịch trong tiếng Việt là Tuần duyên Nhật Bản hay Cảnh sát biển Nhật Bản, là lực lượng bảo vệ và thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật Nhật Bản. Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản thuộc quản lý và điều hành của Quốc thổ giao thông tỉnh (Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông vận tải và Du lịch Nhật Bản) Tóm tắt. Nhiệm vụ của Tuần duyên Nhật Bản là đảm bảo an ninh và trật tự trên biển, thông qua các công tác sau: Lịch sử. Tuần duyên Nhật Bản được thành lập năm 1948. Hiện nay có khoảng 12.000 nhân viên, dưới sự lãnh đạo của Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông vận tải và Du lịch. Tên tiếng Anh ban đầu của đội tuần duyên là Maritime Safety Agency of Japan (cơ quan an toàn hàng hải), năm 2000 mới đổi thành Japan Coast Guard (viết tắt là JCG). Ngày 22-12-2001, JCG đã chặn một tàu mang cờ Trung Quốc tiến vào vùng đặc quyền kinh tế (viết tắt tiếng Anh: EEZ) của Nhật từ hải phận Triều Tiên; tàu này đã không hồi đáp mệnh lệnh nên JCG khai hỏa. Tàu kia thoát về EEZ của Trung Quốc thì chìm. JCG cứu vớt được thủy thủ và phát hiện trên con tàu đó một số vũ khí cùng những thiết bị gián điệp. Hiện chiếc tàu này đã đem về trưng bày tại bảo tàng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản ở Yokohama. Tổ chức. Tổng số nhân viên của Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản gồm có 12636 người (số người này gần bằng số lượng cảnh sát ở tỉnh Akechi) với ngân sách là 175 tỷ 400 triệu yên (năm tài khoá 2011) Văn phòng nội bộ. Văn phòng nội bộ của Tuần duyên Nhật Bản gồm có 5 ban chính và 2 thanh tra trưởng. Cơ quan đào tạo, giáo dục. Cơ quan đào tạo, giáo dục của Tuần duyên Nhật Bản gồm 2 cơ quan chính Vùng Tuần duyên Nhật Bản. Phân vùng Tuần duyên Nhật Bản. Tuần duyên Nhật Bản được phân ra gồm 11 quản khu (管区). Trang bị. ! style="width: 15%; background: #aacccc;"|Hình ảnh ! style="width: 15%; background: #aacccc;"|Tên loại tàu ! style="width: 27%; background: #aacccc;"|Chủng loại ! style="width: 15%; background: #aacccc;"|Nước sản xuất ! style="width: 5%; background: #aacccc;"|Số lượng ! style="width: 23%; background: #aacccc;"|Ghi chú ! style="align: center; background: lavender;" colspan="7" | Tàu tuần tra PL-03 PL-43 PL-61 PL-62
1
null
Sở Nguyên vương (chữ Hán: 楚元王), tên thật là Lưu Giao (劉交), tự là Du (游), là vị vua thứ hai của nước Sở, chư hầu của nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Lưu Giao là con trai thứ của Lưu Thái Công, thái thượng hoàng nhà Hán và là em khác mẹ với Hán Cao Tổ, vua đầu tiên của nhà Hán. Năm 201 TCN, Hán Cao Tổ bắt giam Sở vương Hàn Tín, giáng làm Hoài Âm hầu, rồi phong đất Sở cho Lưu Giao, đóng đô ở Bành Thành. Sử kí-Sở Nguyên vương thế gia không ghi rõ những hành trạng của ông cũng như những sự việc xảy ra ở nước Sở trong thời gian ông ở ngôi. Tuy nhiên trong thiên Huệ Đế bản kỉ có chép một sự kiện là vào năm 193 TCN, Sở Nguyên vương cùng Tề Điệu Huệ vương sang nhà Hán, yết kiến Hán Huệ Đế. Năm 178 TCN, Sở Nguyên vương qua đời. Ông ở ngôi 23 năm. Con ông là Lưu Dĩnh lên nối ngôi tức Sở Di vương. Trong văn hóa. Trong "Tây Hán diễn nghĩa", hồi 96, khi Anh Bố nổi loạn, Sở vương Lưu Giao cùng Kinh vương Lưu Giả giao chiến với quân của Bố. Lưu Giả bị chém chết, còn Lưu Giao bị Anh Bố bắt là tù binh.
1
null
Born to Die ("Sinh ra để chết đi") là album phòng thu thứ hai của nữ ca sĩ-người viết bài hát người Mỹ Lana Del Rey. Album được phát hành vào ngày 27 tháng 1 năm 2012, và sau đó vào ngày 31 tháng 1 năm 2012 trên cửa hàng trực tuyến iTunes bởi hãng ghi âm Interscope Records, Polydor Records, và Stranger Records. Sau khi ký hợp đồng thu âm với Stranger vào tháng 6 năm 2011, Del Rey ra mắt đĩa đơn đầu tay của cô, "Video Games", đĩa đơn này đã đẩy cô đến với cộng đồng mạng trực tuyến. Ngoài "Video Games", "Born to Die" còn có năm đĩa đơn khác là "Born to Die", "Blue Jeans", "National Anthem", "Summertime Sadness" và "Dark Paradise". Về phần nhạc, "Born to Die" là một album thuộc thể loại nhạc pop với một chút đặc tính thừa hưởng từ các thể loại nhạc khác như alternative hip hop và indie pop. Album đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các nhà phê bình âm nhạc, một số người ca ngợi chất riêng về mặt âm thanh của album, trong khi số khác lại chỉ trích sự lặp đi lặp lại của các bài hát và lối sản xuất khoa trương, mà họ nghĩ là quá áp đảo với 12 trong tổng số 15 bài hát. Mặc dù nhận được nhiều ý kiến trái chiều như vậy nhưng "Born to Die" nói chung là một thành công lớn về thương mại. Album dẫn đầu bảng xếp hạng của mười một quốc gia, trong đó có Đức, Pháp, Úc và Anh. Tính đến tháng 11 năm 2012, album đã đạt doanh số hơn 3,4 triệu bản trên toàn thế giới, đồng thời cũng trở thành album có doanh số bán lớn thứ ba của bảng xếp hạng UK iTunes Chart. Del Rey bắt tay vào thực hiện một chuyến lưu diễn toàn thế giới vào năm 2011 nhằm mục đích quảng bá cho album. Đến tháng 11 năm 2012, Del Rey tái phát hành album dưới phiên bản "The Paradise Edition", bao gồm tất cả các bài hát trong "Born to Die", đồng thời bổ sung thêm chín bài hát nữa. "Blue Velvet", một bài hát nổi tiếng từ những năm 1960 đã được Del Rey hát lại và sử dụng làm đĩa đơn quảng bá cho lần tái phát hành này, trong khi đó, "Ride" lại được chọn làm đĩa đơn chính thức đầu tiên. Thành công thương mại. "Born to Die" đã đạt được nhiều thành công lớn về mặt thương mại. Tại Anh, chỉ trong ngày đầu phát hành, album đã đạt doanh số 50,000 bản, và nhờ đó "Born to Die" nhanh chóng leo lên vị trí quán quân trên bảng xếp hạng UK Albums Chart, với 116,745 bản đĩa được tiêu thụ trong tuần đầu ra mắt. Với doanh số tải nhạc số lên tới 50,007 bản, "Born to Die" trở thành album thứ năm có lượt tải về lên đến 50,000 trong một tuần lẻ. Album vẫn duy trì vị trí dẫn đầu của nó trong tuần thứ hai, với 60,000 bản bán thêm được. Tính đến tháng 5 năm 2012, album đã được tiêu thụ tổng cộng hơn 500,000 bản tại Anh. Tại Pháp, phiên bản LP ra mắt ở vị trí quán quân trên bảng xếp hạng French Albums Chart, với tổng doanh số 48,791 bản, trong đó có 16,968 bản kỹ thuật số. Tuần tiếp theo album vẫn duy trì ở vị trí này, với thêm 23,888 bản được tiêu thụ. Tính đến tháng 2 năm 2013, album đã bán được hơn 365,000 bản ở Pháp. Tại New Zealand, album ra mắt và đạt vị trí cao nhất của nó là vị trí á quân, và sau đó tiếp tục nằm thêm 40 tuần nữa trước khi rơi ra khỏi bảng xếp hạng. Sau khi ra mắt phiên bản "Born to Die: Paradise Edition", album xếp ở vị trí thứ 6. Tại Mỹ, album đạt được doanh số 77,000 bản trong tuần đầu tiên, ra mắt tại vị trí á quân trên bảng xếp hạng "Billboard" 200, chỉ sau "21" của Adele, và đến nay đã bán được hơn 500,000 bản tại quốc gia này, theo như Nielsen SoundScan, và nhận được một đĩa Vàng. Tại Ý, "Born to Die" ra mắt tại vị trí thứ 5, đến tuần lễ kế tiếp, album bị tuột xuống vị trí thứ 9. Trong hai tuần đầu tiên, album bán được 6.271 bản, và tính đến tháng 6 năm 2012, album đã đạt doanh số 24.372 bản tại Ý, được chứng nhận đĩa Vàng. Sau lần tái phát hành vào tháng 11 năm 2012, album đã nhảy từ vị trí thứ 27 lên 14. Phiên bản LP đã được chứng nhận đĩa Vàng. "Born to Die" xếp hạng 5 trong số những album bán chạy nhất trong năm 2012, với tổng doanh số 3.4 triệu bản được tiêu thụ toàn cầu, theo IFPI. Quảng bá. Bài hát "Video Games" của Del Rey được xuất hiện lần đầu tiên trong bộ phim truyền hình "Ringer" của kênh The CW vào ngày 28 tháng 9 năm 2011. Del Rey cũng quảng bá cho album với việc tham gia biểu diễn trong một số chương trình truyền hình, trong đó có MTV Push, và tại khán phòng Bowery Ballroom. Matthew Perpetua từ tờ "Rolling Stone" bình luận rằng, mặc dù Del Rey khá là hồi hộp và lo lắng khi biểu diễn các bài hát của mình, nhưng cô ca sĩ vẫn "hát với sự tự tin đáng kể". Del Rey biểu diễn "Video Games" trên chương trình truyền hình Hà Lan "De Wereld Draait Door", chương trình "Later... with Jools Holland" của Anh, và chương trình thân thiết tại Chateau Marmont ở West Hollywood, California. Del Rey ngoài ra cũng có thực hiện một số bài phỏng vấn cho các tờ báo và tập chí trực tuyến như The Quietus, "The Observer", và Pitchfork Media, và ngoài ra cô còn thực hiện video âm nhạc cho một số bài hát như "Blue Jeans" và "Off to the Races". Ngày 14 tháng 1 năm 2012, Del Rey xuất hiện trong chương trình "Saturday Night Live" và biểu diễn "Blue Jeans" và "Video Games". Buổi biểu diễn của cô đã nhanh chóng bị nhiều người dò xét, và thậm chí còn chỉ trích bởi Brian Williams từ NBC, người cho rằng đó là buổi biểu diễn "tồi tệ nhất trong lịch sử SNL". Người dẫn chương trình Andy Samberg và Daniel Radcliffe đã nhanh chóng bào chữa cho Del Rey, nhắc lại về "quá khứ và gia đình cô". Bộ phim truyền hình "Ringer" của kênh The CW sau đó đã chơi bài hát "Blue Jeans" vào ngày 14 tháng 2 năm 2012, trong phân cảnh cuố của tập 13. Đĩa đơn. Các đĩa đơn chính. "Video Games" là đĩa đơn đầu tay của Del Rey và được phát hành vào ngày 1 tháng 10 năm 2011. Bài hát chủ yếu nhận được các nhận xét tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc, họ ca ngợi giọng hát của Del Rey và cho rằng "Video Games" là bài hát hay nhất của năm 2011. Bài hát đã được nhiều thành công lớn trên toàn thế giới, với việc đạt được vị trí quán quân ở Đức, đồng thời lọt vào Top 10 ở Áo, Ba Lan, Bỉ, Cộng hòa Séc, Hà Lan, Ireland, Pháp, Scotland, Thụy Sĩ và Anh. Video âm nhạc của bài hát do chính Del Rey tự tay đạo diễn và biên tập, với các cảnh quay được lắp ráp từ các đoạn video của những người chơi trượt ván, các đoạn phim hoạt hình, những cảnh trong các bộ phim cũ... Video âm nhạc này được cho là một trong những nguyên nhân giúp cho độ phổ biến của bài hát đối với cộng đồng mạng tăng cao. Đĩa đơn thứ hai là bài hát trùng với tên của album, "Born to Die", được phát hành kỹ thuật số vào ngày 30 tháng 12 năm 2011. Video âm nhạc của bài hát đã bị tuồn lên mạng vào ngày 14 tháng 12 năm 2011, dựa trên ý tưởng của Del Rey và được đạo diễn bởi Yoann Lemoine. Video này đã nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các nhà phê bình đương đại. Del Rey công bố đĩa đơn thứ ba từ album là "Blue Jeans", đĩa đơn được chính thức phát hành vào ngày 6 tháng 4 năm 2012. Video âm nhạc của bài hát, do Yoann Lemoine đạo diễn, được ra mắt vào ngày 19 tháng 3 năm 2012. "Blue Jeans" cũng được chọn làm đĩa đơn chính thức ở Mỹ, được gửi đến đài phát thanh Triple A vào ngày 21 tháng 5 năm 2012. "Summertime Sadness", đĩa đơn thứ tư từ album, lại chỉ được phát hành tại Áo, Đức, Thụy Sĩ vào ngày 22 tháng 6 năm 2012.. Video âm nhạc cho "Summertime Sadness" được quay vào khoảng tháng 4 và tháng 5 năm 2012. Bài hát "National Anthem" được chọn làm đĩa đơn thứ năm của album và được phát hành vào ngày 9 tháng 7 năm 2012. Đĩa đơn thứ bảy của Del Rey, "Dark Paradise", được phát hành vào ngày 1 tháng 3 năm 2013. Các bài hát khác. Nhờ lượt tải nhạc số sau khi album phát hành tương đối lớn, hai bài hát đã ra mắt tại Pháp, "Summertime Sadness" ở vị trí thứ 56, và "Radio" ở vị trí thứ 67. Ngoài ra, "Without You" cũng ra mắt với vị trí 121 ở Anh. "Off to the Races" được chọn làm một đĩa đơn quảng bá ở Hà Lan, phát hành vào ngày 6 tháng 1 năm 2012. Video âm nhạc của bài hát, do Del Rey tự tay đạo diễn, ra mắt vào ngày 2 tháng 12 năm 2011. "Carmen" được chọn làm một đĩa đơn quảng bá ở Áo, Đức và Thụy Sĩ, phát hành vào ngày 26 tháng 1 năm 2012. Ngày 27 tháng 2 năm 2012, Del Rey thông báo rằng video âm nhạc cho "Carmen" đã được quay và sẽ hoàn tất chính sửa trong ngày hôm đó, và sau đó đến ngày 21 tháng 4 năm 2012, video này đã được phát hành. "Born to Die – The Paradise Edition". Bối cảnh. Trong một cuộc phỏng vấn với "RTVE" vào ngày 15 tháng 6 năm 2012, Del Rey thông báo rằng cô đã bắt đầu làm việc cho album mới phát hành vào tháng 11, và năm bài hát mới đã được sáng tác, trong đó có "Will You Still Love Me When I'm No Longer Young and Beautiful", "In the Land of Gods and Monsters" và "I Sing the Body Electric". Trong một cuộc phỏng vấn với Tim Blackwell cho Nova FM tại Melbourne, Úc, Del Rey tiết lộ thêm rằng, sản phẩm phát hành vào tháng 11 của cô không phải là một album mới, mà nó giống một EP hơn, mà cô miêu tả nó là phiên bản Paradise Edition của "Born to Die". Del Rey cũng nói rằng sản phẩm này sẽ bao gồm bảy bài hát mới. Sản phẩm mới này sẽ ra mắt dưới định dạng đĩa CD riêng hoặc EP Vinyl lấy tựa đề "Paradise"; trong định dạng hộp hai đĩa bao gồm "Born to Die" phiên bản gốc; và trong phiên bản hộp đĩa đặc biệt bao gồm cả hai đĩa album và EP, một CD remix với tám bản remix của các bài hát trong "Born to Die", một DVD với sáu video âm nhạc và LP Vinyl 7" hai bài hát của "Blue Velvet". được ra mắt vào ngày 25 tháng 9 năm 2012. Ở trên bìa Del Rey xuất hiện với mái tóc để duỗi tự do với cảnh nền màu xanh nhiệt đới. Genevieve Rosen, cây viết của "Stuff", nhận xét rằng ảnh bìa này "sang trọng hơn một chút so với sự đơn giản và cứng đờ của bức chân dung trong bản "Born To Die" gốc." Đĩa đơn. Vào ngày 13 tháng 9 năm 2012, đã đơn đầu tiên của "The Paradise Edition" được thông báo sẽ có tựa đề là "Ride", video âm nhạc kèm theo được quay tại Las Vegas, Nevada. Ngày 7 tháng 11 năm 2012, Del Rey phát hành video âm nhạc cho "Bel Air", trở thành một đĩa đơn quảng bá. Sau "Ride", "Cola" được chọn làm đĩa đơn thứ hai của EP, đồng thời cũng là đĩa đơn thứ bảy của album. Quảng bá. Ngày 19 tháng 9 năm 2012, video âm nhạc cho "Blue Velvet" được phát hành qua H&M. Và sau đó vào ngày 20 tháng 9 năm 2012, đĩa đơn quản bá thứ ba của Del Rey, "Blue Velvet", được phát hành. Đĩa đơn thứ sáu của Del Rey, "Ride", được lên lịch phát hành vào ngày 25 tháng 9 năm 2012. Phiên bản "The Paradise Edition" của "Born to Die" cũng được chọn phát hành vào ngày 12 tháng 11 năm 2012. Những khách hàng đặt trước album sẽ được tải về trước bài hát "Burning Desire". Bài hát này được sử dụng làm nhạc phim cho một bộ phim ngắn cùng tên được đạo diễn bởi Ridley Scott, với sự xuất hiện của nam diễn viên người Anh Damian Lewis, đồng thời cũng được sử dùng nhằm mục đích quảng bá cho EP và album tái phát hành. Danh sách bài hát. Ghi chú
1
null
Cầu Chánh Hưng là một cây cầu bắc qua kênh Đôi thuộc địa bàn Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh. Cầu nằm trên tuyến đường Phạm Hùng, cách cầu Nguyễn Tri Phương khoảng 500 m về phía nam. Đây là một hạng mục của công trình cầu - đường Nguyễn Tri Phương nối dài từ Quận 5 đến Quận 8, được đưa vào sử dụng từ năm 2003. Cầu có chiều dài là 387 m, chiều rộng là 13 m.
1
null
Trận Abbeville là một trận đánh trong Chiến dịch tấn công Pháp của quân đội Đức Quốc xã trên Mặt trận phía Tây thời Chiến tranh thế giới thứ hai, đã diễn ra từ ngày 28 tháng 5 cho đến ngày 2 tháng 6 năm 1940, gần Abbeville, Pháp. Trong khi cuộc rút chạy của Lực lượng Viễn chinh Anh khỏi Dunkerque đang diễn ra, Tổng tư lệnh quân đội Pháp Maxime Weygand quyết định lời dụng sự bất động của các lực lượng Đức để mở đường chạy thoát và cứu vãn cho các lực lượng Đồng Minh đang bị vây hãm tại Dunkerque. Cuộc tiến công của quân Đồng Minh, được thực hiện bởi Sư đoàn Thiết giáp số 2 ("2e Division cuirassée" – 2e DCr) và Sư đoàn Thiết giáp số 4 ("4e Division cuirassée" – 4e DCr) của quân đội Pháp, cùng với Sư đoàn Thiết giáp số 1 của quân đội Anh, đã trở thành cuộc tấn công lớn nhất mà quân đội Đức phải chống chịu trước trận Vòng cung Kursk năm 1943. Trận đánh bao gồm 500 xe tăng và 4 sư đoàn bộ binh. Cuộc tấn công của quân Đồng Minh ban đầu đã giành thắng lợi, đập tan sự kháng cự của quân Đức. Tuy nhiên, cũng giống như trong cuộc phản công của quân Pháp dưới quyền De Gaulle tại Laon, quân Đức cuối cùng đã bẻ gãy được các đợt công kích của quân đồng minh Anh - Pháp, do sự suy sụp của liên quân Anh - Pháp. Trận chiến không thể xoay chuyển tình hình của Trận chiến nước Pháp, và chiến dịch này cuối cùng đã kết thúc với thắng lợi quyết định của Đức Quốc xã. Trong khi quân Đồng Minh chịu thiệt hại 260 xe tăng và 29.00 binh lính trong trận chiến Abbeville, 1.200 binh sĩ Đức đã thiệt mạng. Cuộc tấn công cho thấy rằng lực lượng bộ binh có thể chặn đứng sự tấn công của xe tăng, nếu được phòng ngự vững chắc và có các khẩu pháo chống tăng, như pháo phòng không 88mm. Bốn năm sau, người Đức đã áp dụng kỹ thuật này để chống lại cuộc tấn công của các lực lượng Anh dưới quyền Thống chế Montgomery tại Caen vào ngày 18 tháng 7 năm 1944. Trong khi liên quân Anh - Pháp không thể cản bước quân đội Đức tại đầu cầu Abbeville, Sư đoàn tăng số 7 của Đức do tướng Erwin Rommel chỉ huy cũng tiến nhau về phía sông Seine, và đến ngày 8 tháng 9 Rommel đã tới Rouen. Các cuộc tấn công trực diện liên tiếp ở núi Caubter do Đại tá De Gaulle phát động về sau bị Henri de Wailly như là một sự gợi lại phong cách của các hiệp sĩ Pháp trong trận Crécy năm 1346. Tuy nhiên, De Gaulle đã được thăng cấp Chuẩn tướng vào ngày 24 tháng 5, và điều này có hiệu lực vào ngày 1 tháng 6, và được ghi nhận:
1
null
Lê Thanh Hoàng Dân (sinh năm 1937) là một cựu giáo sư, nhà nghiên cứu và dịch giả người Việt Nam. Giáo sư sinh tại Sài Gòn (tên cũ của Thành phố Hồ Chí Minh). Trước năm 1975 ông là giảng viên tại các trường Đại học như Võ Trường Toản (Sài Gòn, từ khi thành lập đến năm 1965), Quốc gia Sư phạm Sài Gòn, Đại học Sư phạm Sài Gòn, Đại học Sư phạm Cần Thơ, Cao Đài, Hòa Hảo. Ông viết một số sách về tâm lý, giáo dục và liên quan đến các bậc học phổ thông. Bên cạnh việc giảng dạy đại học, ông làm việc trong nhà xuất bản Trẻ và cho ra đời nhiều tủ sách giá trị như: Tủ sách Văn học thế giới, Tủ sách Tâm lý, Tủ sách Giáo dục, Tủ sách khoa học nhân văn... Sau năm 1975, ông định cư tại New York (Hoa Kỳ). Tại đó, dù tuổi đã lớn (trên 40 tuổi) nhưng ông vẫn tiếp tục theo học và tốt nghiệp MS & MBA tại Đại học Pace, New York và làm việc cho nhiều ngân hàng và công ty ở Hoa Kỳ. Từ năm 2002, ông nghỉ hưu.
1
null
Tân Bao Thanh Thiên (được biết đến là Bao Thanh Thiên 2010) là phiên bản mới nhất của loạt phim phim truyền hình "Bao Thanh Thiên" do Đài truyền hình An Huy của Trung Quốc đại lục sản xuất, tiếp theo các phiên bản năm "Bao Thanh Thiên 1993" và "Bao Thanh Thiên 2008", phim bắt đầu khởi chiếu chính thức năm 2010. Dàn diễn viên chính của bộ phim vẫn là bộ ba Kim Siêu Quần, Hà Gia Kính và Phạm Hồng Hiên, ngoài ra, tham gia vai diễn chính còn có nữ diễn viên Vương Sa Sa thủ vai tiểu hiệp Ải Hổ, một nhân vật chính mới trong loạt phim. Nhà sản xuất và diễn viên chủ đạo Kim Siêu Quần lập kế hoạch 40 tập mỗi mùa phim cho đến năm 2019, năm mà ông sẽ hoàn thành vai diễn Bao Chửng với 1000 tập phim trong sự nghiệp diễn xuất của mình. Các mùa phim và Danh sách vụ án. Thất Hiệp Ngũ Nghĩa (2010). Bao Thanh Thiên - Thất Hiệp Ngũ Nghĩa (包青天之七侠五义) là mùa phim đầu tiên phát sóng năm 2010, gồm 40 tập. Cốt truyện được dựa trên tiểu thuyết "Thất hiệp ngũ nghĩa" của Trung Quốc. Phần phim này có nhiều đổi mới về mặt nội dung để lôi cuốn khán giả. Phim giải thích xuất thân của Bao Chửng do ngôi sao Văn Khúc đầu thai chuyển thể, rồi sau đó gặp nạn chốn dương gian, được một con hồ ly cứu mạng - một yếu tố thần thoại pha chút liêu trai nhằm gia tăng sức hấp dẫn. Bộ phim còn cho khán giả thấy quá trình Bao Chửng từ một quan tri huyện thất phẩm tại huyện Định Viễn cho đến khi làm phủ doãn Khai Phong tam phẩm. Khả năng thu phục nhân tâm của ông cũng được miêu tả khá rõ nét khi mang các nhân tài chốn giang hồ như Trương Long, Triệu Hổ, Vương Triều, Mã Hán và Nam hiệp Triển Chiêu về làm việc cho triều đình. Với cách xây dựng này, "Bao Thanh Thiên - Thất Hiệp Ngũ Nghĩa" có thể được ví như một Bao Thanh Thiên tiền truyện, giúp khán giả biết sự khởi nguồn của các nhân vật mà bấy lâu nay đã rất quen thuộc nhưng chưa được hiểu một cách thấu đáo. Ngoài những tình tiết vụ án mới mẻ, cách xử lý thấu tình đạt lý thì điểm nhấn thú vị nhất của Tân Bao Thanh Thiên là lần đầu tiên Bao Chửng được yêu (Trát Bao Miễn), một yếu tố rất nhân bản mà các nhà làm phim muốn gửi gắm đến người xem. Bích Huyết Đan Tâm (2011). Bao Thanh Thiên - Bích Huyết Đan Tâm (包青天之碧血丹心) là mùa phim thứ hai của "Tân Bao Thanh Thiên", phát sóng năm 2011, tiếp theo Thất Hiệp Ngũ Nghĩa. Những vụ án của Bích Huyết Đan Tâm trọng tâm vào chốn quan trường, triều đình và hậu cung, theo sau đó là một âm mưu động trời thao túng tất cả kế hoạch để chiếm đoạt hoàng vị của người trong hoàng gia. Với kinh phí đầu tư lên đến 30 triệu nhân dân tệ, "Bao Thanh Thiên - Bích Huyết Đan Tâm" có cảnh quay, trang phục được chăm chút rất kỹ lưỡng và hoành tráng. Nhà sản xuất còn quyết định tạo một cú đột phá khi sử dụng kỹ xảo 3D để những màn võ thuật trở nên thật và sống động hơn, giúp tái hiện bức tranh hùng vĩ của đất nước Đại Tống từ hàng ngàn năm trước. Khai Phong Kỳ Án (2012). Bao Thanh Thiên - Khai Phong Kỳ Án (包青天之 開封奇案) là mùa phim thứ ba của Tân Bao Thanh Thiên, phát sóng năm 2012, tiếp theo mùa phim thứ hai. Những vụ án của mùa 3 là một chuỗi vụ kỳ án hấp dẫn với quy mô trải rộng từ những cuộc tranh đoạt quyền lực nơi triều đình cho đến chốn giang hồ đầy ân oán tình thù. Điều đặc biệt là khi xây dựng kịch bản cho "Khai Phong kỳ án", những vụ án nổi tiếng không được tái hiện mà sẽ tập trung phát triển những vụ án hoàn toàn mới với độ phức tạp cao tạo nên những phút giây hồi hộp, đầy kịch tính trong suốt 40 tập phim.
1
null
Cầu Khánh Hội là một cây cầu bắc qua kênh Bến Nghé tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Vị trí. Cầu kết nối đường Tôn Đức Thắng thuộc Quận 1 với đường Nguyễn Tất Thành thuộc Quận 4, nằm trước Bến Nhà Rồng. Lịch sử. Cầu Khánh Hội được người Pháp xây dựng lần đầu vào năm 1904, gọi là "pont tournant", nghĩa là "cầu quay". Cầu có tên gọi này do có thiết kế độc đáo với nhịp giữa có thể quay ngang để tàu thuyền qua lại dễ dàng. Tuy nhiên, đến những năm 1940, cầu được cố định do trên cầu được lắp đặt tuyến đường sắt dẫn đến khu cảng. Sau năm 1954, cầu quay Khánh Hội bị dỡ bỏ để xây mới bằng bê tông và được đặt tên là cầu Bắc Bình Vương. Năm 2006, để xây dựng đường hầm sông Sài Gòn, cầu Khánh Hội lại bị phá dỡ để xây mới cao hơn. Cầu mới có chiều dài 167 m với 4 nhịp, rộng 22 m, đáp ứng bốn làn xe lưu thông và được đưa vào sử dụng từ ngày 24 tháng 1 năm 2009. Tuy nhiên, cầu mới không còn nối thẳng với đường Hồ Tùng Mậu mà uốn cong để kết nối trực tiếp đường Nguyễn Tất Thành sang đường Tôn Đức Thắng dọc Bến Bạch Đằng như hiện nay.
1
null
Nhân Bình Vương hậu (Hangul: 인평왕후, chữ Hán: 仁平王后), là vương hậu đầu tiên của vua Cao Ly Văn Tông. Sử sách ghi chép rất ít về bà. Bà là công chúa của vua Cao Ly Hiển Tông và Nguyên Thành Vương hậu. Xét vai vế thì bà là chị em cùng cha khác mẹ với Cao Ly Văn Tông, và là chị em ruột thịt với 2 vua Cao Ly Đức Tông và Cao Ly Tĩnh Tông. Khi Cao Ly Văn Tông lên ngôi vua vào năm 1046 thì đã tấn phong bà làm vương hậu. Bà không có con với ông. Sau khi mất bà được truy phong là Nhân Bình Vương hậu.
1
null
Cầu Calmette bắc qua kênh Bến Nghé, hướng đi từ đường Calmette thuộc Quận 1 sang đường Đoàn Văn Bơ thuộc địa phận Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Cầu Calmette cũ được tháo dỡ vào năm 2006 để xây dựng cầu mới, đến ngày 20 tháng 1 năm 2009 thì thông xe trở lại. Cầu Calmette mới có chiều dài 300 mét, rộng 22 mét, thiết kế với 6 làn xe, ở giữa là nút giao thông lớn cho các làn xe lên xuống sáu nhánh cầu, bốn nhánh cầu phụ để xe lên xuống Đại lộ Mai Chí Thọ – Võ Văn Kiệt hoàn thành vào tháng 3 năm 2009. Cầu Calmette góp phần cho hướng lưu thông từ Quận 1 sang Quận 4 được thông thoáng hơn, đồng thời giải tỏa bớt áp lực giao thông trên đường Hàm Nghi và Nam Kỳ Khởi Nghĩa về Quận 4 và Quận 7.
1
null
Ignacio "Nacho" Monreal Eraso (phát âm tiếng Tây Ban Nha: [natʃo Monreal eɾaso]; sinh ngày 26 tháng 2 năm 1986) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Tây Ban Nha hiện đang chơi cho câu lạc bộ Real Sociedad tại La Liga và đội tuyển bóng đá quốc gia Tây Ban Nha, anh chơi ở vị trí hậu vệ cánh trái. Sự nghiệp. Osasuna. Anh là sản phẩm của lò đào tạo trẻ Osasuna và chính thức ra mắt đội hình 1 của câu lạc bộ trong trận đấu với Valencia CF ngày 22 tháng 10 năm 2006. Trong năm 2007-2008 Monreal là sự lựa chọn số 1 bên phía hành lang cánh trái của câu lạc bộ Osasuna. Và đến năm 2011 anh đầu quân cho câu lạc bộ Málaga CF Málaga. Ngày 10 Tháng Sáu 2011, Monreal đã ký hợp đồng có thời hạn 5 năm với câu lạc bộ Málaga CF với mức giá 6 triệu €. Arsenal. Ngày 29 tháng 1 năm 2013, câu lạc bộ Arsenal F.C. chính thức ký hợp đồng với Monreal. Anh đã đồng ý gia nhập hàng ngũ "Pháo Thủ" trong một bản hợp đồng với mức phí chuyển nhượng không được tiết lộ. Sự nghiệp quốc tế. Ngày 6 tháng 8 năm 2009, Nacho Monreal được gọi vào đội tuyển quốc gia Tây Ban Nha, anh đã chơi 15 phút cuối của trận đấu sau khi được thay thế bởi Joan Capdevila trong chiến thắng 3-2 trước đội tuyển Macedonia. Ngày 7 tháng 9 năm 2010 anh đã chơi trọn 90 phút trong chiến thắng 4-1 trước các cầu thủ Nam Phi tại giải đấu FIFA World Cup ở Nam Phi
1
null
Rebecca Marino (sinh ngày 16 tháng 12 năm 1990) là một vận động viên môn quần vợt chuyên nghiệp người Canada đã từng vươn đến vị trí thứ 38 thế giới vào giữa năm 2011, khi mới 20 tuổi và nổi danh với cú giao bóng uy lực thuộc hàng nhất làng quần vợt nữ, cú thuận tay rất tốt trong môn quần vợt này cộng với chiều cao lên đến 1,85m. Rebecca sinh ra tại Toronto trong một gia đình gốc Ý. Cô bắt đầu chơi quần vợt lúc lên 10 tuổi Vào năm 2009, cô dọn đến Montréal. Vào năm 2013, cô tuyên bố giã từ sự nghiệp của mình vì không chịu nổi những chỉ trích, xỉ vả cay cú từ mạng xã hội và đã mắc trầm cảm vì mạng xã hội.
1
null
Total War là một sê-ri trò chơi máy tính thể loại chiến lược được phát triển bởi hãng The Creative Assembly có trụ sở tại Horsham, Anh. Dòng game bao gồm cả chiến lược theo lượt và quản lý tài nguyên kết hợp với các trận chiến dưới dạng chiến thuật thời gian thực. Phiên bản đầu tiên của sê-ri là ' được phát hành vào năm 2000. Phiên bản mới nhất ra mắt vào năm 2023 là '. Tổng cộng dòng game này đã bán được hơn 20 triệu bản, giúp đây trở thành một trong những sê-ri game chiến thuật nổi tiếng nhất thế giới. Dòng game còn xuất hiện thêm một số bản mod rất nổi tiếng, từ những thời kỳ có thực trong lịch sử nhân loại như "Europa Barbarorum" và "Roma Surrectum" nhằm diễn giải các sự kiện lịch sử chi tiết hơn cho đến những thế giới hư cấu huyền bí kì ảo như "", dựa trên thiên sử thi đồ sộ "Lord of the Rings". Phiên bản. Shogun: Total War. Shogun: Total War lấy bối cảnh Nhật Bản thời kỳ Chiến Quốc. Trong mục chơi đơn, người chơi sẽ nắm vai trò dẫn dắt các gia tộc lãnh chúa đầy quyền uy cố gắng tranh đoạt lẫn nhau nhằm mục tiêu thống nhất Nhật Bản, game còn xuất hiện các đoạn phim tương tác đại diện cho những quyết định mà người chơi có thể đưa ra, chẳng hạn như chuyển đổi sang Thiên Chúa giáo. "Shogun" ban đầu không phải là một sản phẩm chủ lực của hãng, nhưng chẳng mấy chốc nó đã thu hút một lượng fan đáng kể dẫn đến sự thành công rực rỡ của dòng game "Total War". Phiên bản mở rộng gọi là "Mongol Invasion" nói về cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của người Nhật được phát hành cùng với bản gốc trong bản gộp "Warlord Edition". Medieval: Total War. Medieval: Total War lấy bối cảnh châu Âu thời Trung Cổ. Phiên bản mở rộng gọi là "Viking Invasion" và phiên bản tổng hợp mang tên "Battle Collection". Được xem là một trong những bản game bán chạy nhất trong sê-ri "Total War". Tuy nhiên, "Medieval: Total War" lại không tương thích với các hệ thống máy tính mới hơn (ngay cả trong chế độ tương thích) do gặp phải vấn đề card màn hình, mặc dù trên một số hệ thống game sẽ chạy khi người dùng giới hạn bộ nhớ RAM hệ thống của họ đến 2 GB trong msconfig. Rome: Total War. Rome: Total War lấy bối cảnh thời kỳ Cộng hòa La Mã. Đây là phiên bản đầu tiên bao gồm những gì sẽ trở thành một trong những bổ sung cơ bản nhất của dòng game "Total War", chẳng hạn như di chuyển tự do trên bản đồ trái ngược với các phiên bản trước đó khi mà tất cả phần di chuyển đều dựa trên đơn vị tỉnh thành, bên cạnh đó nền đồ họa 3D cũng được cải tiến rõ rệt cùng các tính năng mới thêm vào góp phần cải thiện lối chơi của game. Phiên bản mở rộng đầu tiên "Barbarian Invasion" nói về thời kỳ các man tộc xâm lấn La Mã và sự phân chia đế quốc thành hai nửa đông tây được phát hành vào ngày 27 tháng 9 năm 2005. "Rome: Total War Gold Edition" là bản gộp các phiên bản được vá lỗi đầy đủ của bản game gốc và bản mở rộng đầu tiên vào một DVD (thay vì ba đĩa CD-ROM của bản game gốc) được phát hành vào ngày 14 tháng 2 năm 2006. Một phiên bản CD-ROM (tổng cộng bốn đĩa CD) cũng được sản xuất cho những người không có ổ DVD. Một phiên bản Mac của "Rome: Total War Gold Edition" do hãng Feral Interactive phát triển và được phát hành 12 tháng 2 năm 2010. Phiên bản mở rộng thứ hai "Rome: Total War: Alexander" nói về cuộc đời chinh phục vĩ đại của Alexander Đại đế được phát hành vào ngày 19 tháng 6 năm 2006 dưới hình thức tải về và sau đó phân phối tại các cửa hàng bán lẻ. Một bản tổng hợp cả bản game gốc và hai bản mở rộng là "Rome: Total War Anthology" được phát hành vào ngày 16 tháng 3 năm 2007. Medieval II: Total War. Medieval II: Total War là phần tiếp theo của "Medieval: Total War", được phát hành ngày 10 tháng 11 năm 2006 ở châu Âu và ngày 14 tháng 11 ở Bắc Mỹ. Phiên bản này bao gồm các nhân vật và các tính năng chi tiết hơn ở thời đại khám phá (và thuộc địa hóa châu Mỹ) cùng với các cuộc xâm lược của quân Mông Cổ và nhà Timur. Bản mở rộng "Medieval II: Total War: Kingdoms" được công bố vào ngày 30 tháng 3 năm 2007 và được phát hành vào ngày 28 tháng 8 năm 2007. Bản gộp "Gold Edition" của game bao gồm bản gốc và bản mở rộng được phát hành vào ngày 1 tháng 2 năm 2008. Phiên bản mở rộng "Kingdoms" gồm 4 chiến dịch: Chiến dịch Britannia, ở quần đảo Anh năm 1258, dưới thời trị vì của vua Henry III nước Anh, chiến dịch Thập Tự chinh, lấy bối cảnh ở Trung Đông năm 1174, Chiến dịch Teutonic, lấy bối cảnh các cuộc Thập tự chinh diễn ra ở vùng Baltic thuộc Đông Âu vào năm 1250; và sau cùng là Chiến dịch châu Mỹ, lấy bối cảnh ở Tân Thế giới vào năm 1521 nói về sự suy tàn và sụp đổ của hai đế chế Aztec và Maya trước sự xâm lược tàn bạo của thực dân Tây Ban Nha. Empire: Total War. Empire: Total War được hãng Sega công bố vào ngày 22 tháng 8 năm 2007 và đã bí mật phát triển kể từ khi phát hành bản "Barbarian Invasion". Game lấy bối cảnh châu Âu và các thuộc địa của nó vào thế kỷ 18 có thêm nhiều sự kiện mới như cuộc cách mạng công nghiệp, cuộc chiến giành độc lập Hoa Kỳ và quá trình xâm chiếm Ấn Độ làm thuộc địa. Lần đầu tiên trong sê-ri "Total War", người chơi có khả năng chơi các trận hải chiến 3D thời gian thực. Ngoài ra, một tính năng đã được phát triển trong trò chơi là việc phân cấp tỉnh thành giúp tăng thêm tính thực tế hơn trong số các tính năng nổi bật, từ sản xuất đến tiến bộ kỹ thuật mà giờ đây sẽ xảy ra bên ngoài thủ phủ của tỉnh. "Empire: Total War" được phát hành vào ngày 3 tháng 3 ở Bắc Mỹ và 4 tháng 3 ở châu Âu năm 2009. Phiên bản mở rộng "Empire: Total War: Warpath" được phát hành vào tháng 10 năm 2009. "Warpath" lấy bối cảnh cuộc xung đột giữa các bộ tộc người da đỏ bản địa ở Bắc Mỹ với năm phe phái chơi được. Trong khi trò chơi được đánh giá cao nhờ vào lối chơi đầy sáng tạo, thì ngược lại cũng nhận không ít những lời chỉ trích thậm tệ từ giới phê bình và người hâm mộ dòng game "Total War" do quá nhiều lỗi sau khi game phát hành; Sega tuyên bố gần như tất cả các vấn đề đã sớm được khắc phục. Các vấn đề đã được hãng The Creative Assembly công khai giải thích chỉ vài tháng sau khi phát hành game. Đồng thời, nó cũng là bản đầu tiên trong sê-ri sử dụng DRM Steamworks và hệ thống thành tựu của Valve Software, do đó cần phải có Steam mới chơi được. Napoleon: Total War. Napoleon: Total War được phát hành ngày 23 tháng 2 ở Bắc Mỹ và ở châu Âu vào ngày 26 tháng 2 vào năm 2010. Trò chơi tập trung vào mảng chính trị và các chiến dịch quân sự lớn của cuộc chiến tranh Cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18 và chiến tranh Napoléon đầu thế kỷ 19. "Napoleon" đã được phát hành với một số phiên bản: phiên bản "Standard Edition" (cũng như một phiên bản phiên bản giới hạn của "Standard Edition"), "Imperial Edition" và "Emperor's Edition" (chỉ dành cho thị trường Úc và New Zealand). Người chơi sẽ vào vai Hoàng đế Napoléon Bonaparte hoặc một trong những đối thủ chính của ông, trên bản đồ chiến dịch theo lượt và tham gia vào các trận đánh tiếp theo trong thời gian thực. Cũng như người tiền nhiệm "Empire: Total War" gồm phần chơi cốt truyện đặc biệt về Hoa Kỳ thì "Napoleon: Total War" có ba chiến dịch riêng biệt diễn ra vào lúc khởi đầu chiến dịch nước Ý và Ai Cập của vị hoàng đế tài ba này, cũng như các chiến dịch châu Âu và cuối cùng là trận Waterloo đã chấm dứt thời đại Napoléon. Trong phần đại chiến dịch, được đặt tên là "Chiến dịch của Liên Minh", các phe phái mà người chơi có thể chơi được gồm Vương quốc Anh, Áo, Phổ và Nga trong một bản đồ trải dài toàn châu Âu. Ngoài ra còn có một chiến dịch thứ hai có sẵn dưới dạng DLC với tên gọi "chiến dịch Bán đảo" ("Peninsular Campaign") nói về cuộc chiến nắm quyền kiểm soát bán đảo Iberia giữa ba thế lực gồm Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Total War: Shogun 2. Ngày 2 tháng 6 năm 2010, The Creative Assembly phát hành một bản xem trước của Total War: Shogun 2, phần mới nhất của dòng game "Total War" cũng lấy bối cảnh Nhật Bản thời kỳ Chiến Quốc. Cơ chế chiến đấu mới hỗ trợ lên đến 56.000 quân trong một trận chiến duy nhất, khá nhiều so với phiên bản "Napoleon" trước đó. "Shogun 2" cũng là trò chơi đầu tiên của sê-ri này có nhượng quyền thương mại xuất hiện như tựa đề chính trong một nỗ lực giúp tăng cường nhận thức về thương hiệu. Trò chơi được phát hành vào ngày 15 tháng 3 năm 2011. Total War: Shogun 2: Rise of the Samurai là bản mở rộng độc lập đầu tiên của Total War: Shogun 2 được ra mắt năm 2011, lấy bối cảnh chiến tranh Nguyên Bình (Genpei, 1180-1185) giữa các gia tộc Minamoto, Taira và Fujiwara. Các samurai thời đó trọng cung thuật hơn là kiếm, và các đơn vị quân cũng được chia theo tầng lớp xã hội: dân quân (levy), đô quân (attendant) và thân quân (hay đốc quân) của các samurai, trong đó có cả các đơn vị nữ như Onna Bushi. Total War: Shogun 2: Fall of the Samurai là bản mở rộng độc lập của "Total War: Shogun 2" được phát hành tháng 3 năm 2012. Bản mở rộng này bao gồm các sự kiện trong khoảng thời gian diễn ra cuộc nội chiến Mậu Thìn diễn ra từ năm 1868 đến 1869 tại Nhật Bản. Tức 300 năm sau bối cảnh của phiên bản gốc. Lúc bấy giờ mâu thuẫn giữa hai thế lực đối lập ngày càng căng thẳng. Một bên là các phe phái ở miền nam ủng hộ triều đình của Thiên Hoàng Mutsuhito, mong muốn thực hiện cuộc cải cách Minh Trị. Bên còn lại là chính quyền Mạc phủ Tokugawa đang sa lầy bởi sự bảo thủ. Có tới sáu phe phái chơi được trong thời kì này là những gia tộc có thế lực hỗ trợ Thiên Hoàng hoặc phía Mạc Phủ. Đồng thời cũng mô tả vai trò hạn chế nhằm ủng hộ hai bên của các cường quốc phương Tây như Anh, Pháp, Mỹ… Các tính năng mới trong bối cảnh thời gian này cũng được đưa vào trò chơi như việc xuất hiện đường sắt (giúp quân di chuyển nhanh hơn trong chiến dịch) hay sự góp mặt của súng máy hiện đại. Thêm vào đó, pháo binh hay tàu chiến có thể bắn phá được các khu vực trên đất liền và hệ thống súng ven biển cũng có thể đáp trả lại hỏa lực đối phương. Hải quân cũng bắt đầu có những bước chuyển mình với các tàu chiến hơi nước, tàu bọc thép. Thêm vào đó là sự xuất hiện của 3 đơn vị tình báo (agent) phục vụ trên bản đồ chiến thuật, các loại khí cụ công thành được cải tiến (với những tháp canh nâng cấp được cùng những đặc tính riêng biệt), khả năng kiểm soát quân đội hai phe trên bản đồ chiến đấu cùng một lúc. Ngoài ra nhà sản xuất còn bổ sung thêm góc nhìn thứ ba cho súng máy Gatling và đại bác cùng chế độ chơi mạng đặc sắc. Total War: Rome II. Ngày 2 tháng 7 năm 2012, The Creative Assembly đã cho công bố Total War: Rome II là phiên bản tiếp theo của dòng game "Total War". Hãng đã xác nhận rằng việc phát triển phiên bản này được bắt đầu trong suốt quá trình phát triển của "Total War: Shogun 2". The Creative Assembly cho biết rằng trò chơi sẽ có một bản đồ lớn hơn so với người tiền nhiệm "Rome: Total War", nó sẽ "xa hơn về phía đông", có thêm nhiều tính năng mới chẳng hạn như bổ sung góc quay camera trên chiến trường cho phép người chơi xem trận chiến gần như từ mọi góc độ. Nhà sản xuất cũng cho biết rằng trò chơi đang được phát triển bằng cách sử dụng một hệ thống lập trình mới giúp game đạt được chất lượng đồ họa chưa từng thấy trong sê-ri "Total War". Một đoạn trailer người đóng được phát hành cũng vào ngày 2 tháng 7 gồm những cảnh phim khác nhau, tất cả đều liên quan đến mục đích với chủ đề "Bạn sẽ đi tới đâu vì Rome?". Ngoài ra, phiên bản này sẽ tập trung vào các cốt truyện và những quyết định cá nhân của các nhân vật lịch sử quan trọng cũng như của chính game thủ. Những bất hòa trong nội bộ và các âm mưu chính trị sẽ đóng một phần quan trọng trong trò chơi. Total War: Attila. Ngày 17 tháng 2 năm 2015, The Creative Assembly lại tiếp tục cho ra mắt Total War: Attila là phiên bản của riêng năm 2015, nhưng lần này lại là người đàn em của Total War: Rome II trước đó do sử dụng lại Engine của chính người đàn anh này. Nội dung xoay quanh bối cảnh của đế quốc La Mã dần suy tàn sau khi bị chia nửa: Tây bộ La Mã và Đông bộ La Mã, và sự trỗi dậy của vị Thiền vu hiệt kiệt khét tiếng với biệt danh "rợ Hung" hay "ngọn roi của Thượng đế" - Attila, cùng với Thời đại di cư của các dân tộc German (Giéc-manh) từ phương Bắc tràn xuống. Phiên bản này đã khắc phục được rất nhiều sự cố kĩ thuật của người đàn anh với việc lập trình lại phần đồ họa, sửa các lỗi debug trầm trọng mà phiên bản trước mắc phải. Game sẽ tập trung không chỉ ở điều binh khiển tướng, mà còn có cả thêm những bước cải tiến độ khó của tình hình đối nội, đối ngoại trong vương quốc, tông tộc mà người chơi tham gia, vì vậy vai trò đối nội, đối ngoại sẽ quyết định một nửa chiến thắng của người chơi. "Total War: Warhammer". Được công bố vào ngày 22 tháng 4 năm 2015, "Total War: Warhammer" đã thay đổi hoàn toàn series game này khi lần đầu tiên trong lịch sử mang đến cho người chơi một thế giới kỳ ảo hoàn toàn mới. Bối cảnh của game sẽ được dựa trên game chiến tranh rất nổi tiếng "Warhammer Fantasy Battle" của Games Workshop. Những trận chiến thời gian thực và bản đồ chiến lược theo lượt tiếp tục quay trở lại. Các chủng loài trong trò chơi bao gồm loài người đến từ Đế chế và Bretonnia, loài Orc và Goblin, Người Lùn, Ma Cà Rồng, các Chiến binh Hỗn mang, Người thú, Tiên Rừng và Bộ tộc Norscan. Sega tiết lộ rằng đây là phiên bản đầu tiên của bộ ba trò chơi cùng tên, với hai phiên bản độc lập còn lại sẽ được lên kế hoạch trong tương lai. "Total War: Warhammer" được ra mắt vào ngày 24 tháng 5 năm 2016. "Total War: Warhammer II". Được công bố vào ngày 31 tháng 3 năm 2017 tại EGX Rezzed. Phiên bản trò chơi tiếp theo này được ra mắt vào ngày 28 tháng 9 năm 2017. Trò chơi tập trung vào cuộc chiến bên trong Tân Thế giới và vùng Ulthuan giữa loài Tiên Tối cao, Tiên Bóng tối, Skaven và Người Thằn lằn với mong muốn nắm quyền kiểm soát Vortex. Tộc Vua Lăng mộ lúc này cũng có mưu đồ chiếm lấy Cửu Thư của Nagash - những quyền sách chiêu hồn nắm giữ sức mạnh tối thượng. Chiến dịch khổng lồ kết hợp bản đồ của cả phiên bản game đầu tiên và thứ hai này có tên gọi là "Mortal Empires." "Total War Saga: Thrones of Britannia". "Total War Saga: Thrones of Britannia" được phát hành vào ngày 3 tháng 5 năm 2018. Game lấy bối cảnh vào năm 878 SCN, sau cái chết của Ragnar Lodbrok và tiếp đó là cuộc xâm lăng của tộc người Viking trên quần đảo Anh bởi Đội quân Man rợ Vĩ đại. Trò chơi tập trung vào cuộc ganh đua giữa các vương quốc nhỏ với mưu đồ thâu tóm toàn bộ quần đảo này. Các quốc gia có thể chơi được trong trò chơi bao gồm nước Anh, xứ Wales, Gaelic, một phần của đội quân Viking Vĩ đại, hoặc quân Viking vùng biển. Trò chơi sử dụng engine tương tự với phần game "Attila", trong đó cung cấp thêm một số sự thay đổi đối với các trận chiến và chiến dịch. Trò chơi cũng nhận được đa số phản hồi tích cực từ các nhà phê bình, tuy nhiên lại nhận phải nhiều luồng ý kiến trái chiều từ phía cộng đồng người chơi. Hiện tại điểm số của các nhà phê bình dành cho phiên bản này là 75, còn người chơi lại chỉ là 54 trên hệ thống đánh giá Metacritic. "Total War: Three Kingdoms". Phiên bản mới nhất của dòng game được công bố vào ngày 10 tháng 1 năm 2018. Trò chơi dự kiến được phát hành vào ngày 23 tháng 5 năm 2019, lần này sẽ đưa người chơi đến với những vùng đất của Trung Quốc trong thời kỳ cai trị của triều đại nhà Hán vào năm 190 sau công nguyên. Lúc này, Hán Hiến Đế mới lên nắm vương quyền nhưng ông lại bị thao túng bởi kẻ nắm quyền thực sự là Đổng Trác. Trò chơi sẽ tập trung vào những vị anh hùng chiến đấu chống lại sự chuyên chế nhưng tham vọng của họ lại là nguyên nhân khiến các liên minh mỏng manh lúc này bị phá vỡ, đất nước bị chia cắt và thời kỳ Tam Quốc trỗi dậy. "Total War Saga: Troy". "Total War Saga: Troy" được phát hành vào ngày 13 tháng 8 năm 2020. Game lấy bối cảnh vào năm 1184 TCN, là một cuộc chiến quan trọng trong thần thoại Hy Lạp và được nhắc đến trong hai trường thi của Homer: "Iliad" và "Odyssey". Trò chơi lấy bối cảnh diễn ra trong cuộc chiến thành Troy thời kỳ đồ đồng. Bối cảnh này cũng bao gồm cả biển Aegea, khu vùng vịnh nối dài Địa Trung Hải nằm giữa bán đảo Hy Lạp và Anatolie. Điều này đồng nghĩa thông qua trải nghiệm game, người chơi cũng có thể viết lại lịch sự theo ý mình. Trò chơi sử dụng engine tương tự với phần game "Warhammer", trong đó cung cấp thêm một số sự thay đổi đối với các trận chiến và chiến dịch. Trò chơi cũng nhận được đa số phản hồi tích cực từ các nhà phê bình. "Total War: Warhammer III". "Bài chi tiết: " Total War: Warhammer III là một trò chơi video chiến thuật theo lượt và chiến thuật thời gian thực được phát triển bởi Creative Assembly và được xuất bản bởi Sega. Nó là một phần của sê-ri Total War và là phần thứ ba lấy bối cảnh trong vũ trụ hư cấu Warhammer Fantasy của Games Workshop. Total War: Warhammer III là phiên bản mới nhất thuộc loạt trò chơi Total War: Warhammer đình đám. Tựa game đưa người chơi đến với những diễn biến cuối cùng trong cuộc hỗn chiến giữa các thế lực hùng mạnh ở nơi vũ trụ Warhammer Fantasy. Chiến dịch khổng lồ kết hợp bản đồ của cả phiên bản game đầu tiên, thứ hai và thứ ba này có tên gọi là "Immortal Empires. Chỉ sau vài ngày ra mắt, trò chơi đã nhận được vô số lời khen ngợi của giới phê bình. Theo Metacritic, Total War: WARHAMMER III nhận điểm số trung bình 88/100, trở thành một trong những tựa game chiến thuật có điểm số cao nhất trong vòng 1 thập kỷ qua." Spin-off. Spartan: Total Warrior. Spartan: Total Warrior phát triển bởi The Creative Assembly và phát hành vào năm 2005 cho các hệ máy PS2, Xbox và GameCube. "Spartan: Total Warrior" là một tựa game hành động chặt chém tái hiện những trận chiến quy mô lớn mang dấu ấn "Total War" cho thị trường console. Thay vì lấy những sự kiện có thật trong lịch sử, The Creative Assembly lại lấy cảm hứng từ thần thoại Hy Lạp và La Mã để tạo dựng một thế giới kỳ ảo đan xen thực tại về cuộc quyết chiến giữa các vị anh hùng với quái nhân trong thần thoại. Người chơi vào vai một chiến binh Sparta dưới sự dẫn dắt của thần chiến tranh Ares tham gia vào cuộc chiến khốc liệt bảo vệ thành phố của mình trước sự xâm lấn của đế chế La Mã, mà đứng đầu là đế vương Tiberius. Game gồm hai mục chính là "phần chơi chiến dịch" và "đấu trường chiến trận". Phần chơi chiến dịch diễn ra trong khoảng 14 màn chơi, trong khi kiểu chơi đấu trường chiến trận buộc người chơi phải vượt qua những cuộc tấn công tới tấp của kẻ thù xuất hiện trong đấu trường với độ khó ngày càng tăng. Về sau nhà sản xuất còn phát triển một tựa game với lối chơi giống vậy là "" ra năm 2008 nhưng đã bỏ đi biệt danh "Total Warrior". Total War Battles: Shogun. Total War Battles: Shogun được phát hành vào ngày 20 tháng 4 năm 2012 cho iOS. Trò chơi này về sau còn được phát hành cho các thiết bị Android và Microsoft Windows. Lấy bối cảnh thời kỳ Chiến Quốc ở Nhật Bản vào thế kỷ 16, vẫn thuộc thể loại chiến lược thời gian thực và giống như các phiên bản khác của dòng game "Total War" ở chỗ kết hợp tổ chức và quản lý quân đội, quản lý chiến đấu và xây dựng. Quân đội có sẵn được xác nhận gồm: samurai, cung thủ, ninja và kỵ binh. Hệ thống chiến đấu sử dụng ô lưới hình lục giác cho việc di chuyển và sắp đặt cùng bổ sung thêm một tính năng mới trong game là thực thi quy tắc ứng xử "võ sĩ đạo" nghĩa là các đơn vị lính một khi đã xuất quân thì người chơi không thể cho quân đội quay trở lại trừ khi giành chiến thắng. Riêng phần chơi mạng chỉ hỗ trợ chơi 1vs1.
1
null
The Shadow of Zorro là trò chơi điện tử thuộc thể loại hành động phiêu lưu góc nhìn thứ ba dựa theo nhân vật Zorro do hãng In Utero phát triển và Cryo Interactive phát hành vào năm 2002 trên hệ máy PlayStation 2 và PC. Cốt truyện. Trò chơi lấy bối cảnh ở California thời thuộc địa Tây Ban Nha vào năm 1822, Người chơi trong vai Don Diego de la Vega, một viên quý tộc chính là hóa thân của người hùng thầm lặng lừng danh Zorro. Câu truyện bắt đầu khi viên cảnh sát trưởng mới nhậm chức là Fuertes, được biết đến với cái tên Hacienda de la Vega. Don Alejandro, cha của Don Diego nghi ngờ rằng Fuertes chính là tên tội phạm khủng khiếp "Boucher de Zaragoza" mà mọi người đều nghĩ là đã chết. Zorro bắt đầu âm thầm điều tra Fuertes và đám bạn của hắn nhằm tìm ra chân tướng sự việc. Lối chơi. "The Shadow of Zorro" là game hành động phiêu lưu góc nhìn thứ ba. Người chơi sẽ điều khiển Zorro trong nền đồ họa hoạt hình 3D thời gian thực. Lối chơi chủ yếu gồm hai quá trình điều tra và thăm dò tin tức yếu nhân tại các địa điểm trong game để thực hiện nhiệm vụ được giao, phần lớn người chơi sẽ thâm nhập bí mật và giáp chiến vào những nơi đầy rẫy quân thù. Zorro có thể chiến đấu với các loại vũ khí khác nhau như dao găm, súng lục hay kiếm. Những trận đấu kiếm được thực hiện bằng cách sử dụng một hệ thống tổ hợp phím cho phép người chơi xác định kiểu chiến thuật phù hợp để tiêu diệt kẻ thù. Đón nhận. "The Shadow of Zorro" chỉ nhận được đánh giá ở mức tồi tệ. Trang web tổng hợp đánh giá MobyGames cho game mức điểm trung bình 53/100 dựa trên mười lời phê bình, riêng phiên bản PC thì chỉ có một lời đánh giá còn lại mọi chỉ trích đều nhắm vào bản PlayStation 2. Futuregamez.net thưởng cho game mức điểm 49% nói rằng trò chơi "có vẻ rất kém phát triển với những cấu trúc màn chơi nghèo nàn". Trang web Jeuxvideo.com chấm cho game số điểm 13/20 với lời tán dương phần đồ họa tuyệt đẹp, nhạc nền và lịch sử tốt, tất cả những yếu tố này đang thể hiện sự tôn trọng thế giới của các anh hùng, nhưng lại chỉ trích diễn hoạt tàm tạm, đấu kiếm thường lặp đi lặp lại rất nhàm chán kèm theo AI tệ hại. Việc chuyển đổi qua PC gây thất vọng não nề với phần diễn hoạt thê thảm không thích hợp để hỗ trợ. Trang web phê bình GameSpot chấm cho game số điểm 2/10 vì cho rằng lối chơi kém sáng tạo và có quá nhiều lỗi tai hại, hối tiếc rằng trò chơi đã không được hưởng lợi từ quá trình phát triển lâu dài sẽ cho phép lối chơi đạt đến tầm cao của đồ họa và diễn hoạt..
1
null
là trò chơi điện tử thuộc thể loại hành động chặt chém do hãng Red Entertainment phát triển cho hệ máy PlayStation 2. Game được phát hành năm 2005 tại Nhật Bản bởi Sega và ở châu Âu với tên Code of the Samurai năm 2007 bởi Midas Interactive Entertainment. Trò chơi nói về lịch sử của Shinsengumi, nhân vật được đề xuất bởi Watsuki Nobuhiro và thiết kế nhân vật bởi Matsubara Hidenori.
1
null
Nga Hoàng (chữ Hán: 娥皇) là một tần phi sống vào thời Ngũ Đế trong lịch sử Trung Quốc. Theo nhiều thư tịch cổ ghi chép thì bà và Nữ Anh đều là con gái của Đế Nghiêu Y Kỳ Phòng Huân và cùng là vợ của Đế Thuấn Diêu Trọng Hoa. Cái chết của cả hai người trở thành điển tích nổi tiếng trong văn hóa Trung Hoa. Tiểu sử. Khi Đế Nghiêu về già, ông thấy các người con của mình mải mê tửu sắc nên có ý chọn người khác kế thừa ngôi vị của mình. Ông hỏi Tứ Nhạc - 4 vị đại thần thông tuệ trong triều và 4 người họ nói rằng thiên hạ bàn tán ca tụng công đức của Diêu Trọng Hoa, Đế Nghiêu chưa vội tin và ông đã quyết định thử thách người này. Trước tiên, ông cấp cho Diêu Trọng Hoa kho lương thực rồi gả một lúc 2 cô con gái là Nga Hoàng và Nữ Anh cho ông ta. Kết quả, vua Nghiêu không nhìn lầm người nên ông rất phấn khởi lập tức phong Diêu Trọng Hoa làm vua nước Hữu Ngu, rồi chẳng bao lâu đế Nghiêu thiện nhượng cho Diêu Trọng Hoa làm đế Thuấn thì Nga Hoàng chính thức trở thành mẫu nghi thiên hạ. Tương truyền khi Thuấn cai trị chỉ ngồi gảy khúc Nam Phong mà nhân dân an cư lạc nghiệp xã hội thanh bình, Nga Hoàng cai quản tốt tam cung lục viện và xử lý triều chính lúc chồng đi tuần thú nơi xa mà đất nước được thịnh trị. Cái chết. Sau khi Thuấn thiện nhượng cho Hạ Vũ thì ông vẫn tiếp tục công việc đi tuần thú chỉ đạo dân cày cấy, trong những lúc này thì Nga Hoàng và Nữ Anh đều đi theo chồng giúp đỡ việc hậu cần. Lần đó, Ngu Thuấn đến đất Thương Ngô bên bờ sông Tương thì ngã bệnh qua đời. Hai bà thương khóc chồng ngồi cạnh mộ bên bờ sông Tương khóc ròng rã suốt 7 ngày 7 đêm. Chỗ nước mắt của 2 bà rơi xuống mọc ra bụi trúc nên người đời gọi luôn đó là Tương phi trúc (湘妃竹). Sau khi khóc than thì Nga Hoàng cùng Nữ Anh đều trầm mình xuống sông để tuẫn tiết theo chồng.
1
null
Tomb Raider, hoặc được biết với cái tên Lara Croft: Tomb Raider vào giữa năm 2001 và 2008 là một thương hiệu truyền thông có nguồn gốc từ một loạt trò chơi điện tử phiêu lưu hành động được tạo ra bởi công ty trò chơi điện tử của Anh Core Design. Trước đây thuộc sở hữu của Eidos Interactive, sau đó là Square Enix Châu Âu sau khi Square Enix mua lại Eidos vào năm 2009. Trò chơi xoay quanh nhà khảo cổ học hư cấu người Anh Lara Croft, người đi khắp thế giới để tìm kiếm những món đồ tạo tác bị thất lạc và xâm nhập vào những ngôi mộ và tàn tích nguy hiểm. Lối chơi thường tập trung vào việc khám phá môi trường, giải câu đố, điều hướng môi trường thù địch đầy cạm bẫy và chiến đấu với kẻ thù. Các phương tiện truyền thông khác đã được phát triển cho thương hiệu truyền thông dưới dạng phim chuyển thể, truyện tranh và tiểu thuyết. Sự phát triển của "Tomb Raider", trò chơi điện tử đầu tiên, bắt đầu vào năm 1994; nó được phát hành vào tháng 10 năm 1996. Thành công quan trọng về mặt thương mại của trò chơi đã thúc đẩy Core Design phát triển các phiên bản mới hàng năm trong bốn năm tiếp theo, điều này gây căng thẳng cho đội ngũ nhân viên. Trò chơi thứ sáu, "Tomb Raiderː The Angel of Darkness", gặp khó khăn trong quá trình phát triển và được coi là một thất bại khi phát hành. Điều này đã thúc đẩy Eidos chuyển giao nhiệm vụ phát triển sang Crystal Dynamics, nhà phát triển chính của series đến tận bay giờ. Các nhà phát triển khác đã đóng góp vào các spin-off và đưa lên các nền tảng khác. Trò chơi Tomb Raider đã bán được hơn 81 triệu bản trên toàn thế giới. Sê-ri nói chung đã nhận được sự hoan nghênh của giới phê bình và được đánh giá là một trong những tác phẩm tiên phong của thể loại phiêu lưu hành động. Lara Croft đã trở thành một trong những nhân vật chính trong trò chơi điện tử nổi tiếng nhất, giành được nhiều giải thưởng và giành được vị trí trên Walk of Game và Kỷ lục Guinness Thế giới. Cùng với việc được ca ngợi vì là tiên phong trong việc có nhân vật nữ chính trong trò chơi điện tử, cô ấy còn là chủ đề tranh cãi do sức hấp dẫn nữ giới của cô ấy được dùng để tiếp thị. Dòng trò chơi. Sáu trò chơi đầu tiên trong sê-ri được phát triển bởi Core Design, một công ty trò chơi điện tử của Anh thuộc sở hữu của Eidos Interactive. Sau khi trò chơi thứ sáu trong loạt game được phát hành với sự đón nhận nồng nhiệt vào năm 2003, việc phát triển đã được chuyển giao cho công ty Crystal Dynamics của Mỹ và đã tiếp tục phát triển sê-ri đến tận bây giờ. Kể từ năm 2001, các nhà phát triển khác đã đóng góp vào việc đưa trò chơi chính lên nền tảng khác hoặc với sự phát triển của các tựa game spin-off. Phần chính. Phiên bản đầu tiên trong series, "Tomb Raider" được phát hành vào năm 1996 cho PC, PlayStation và máy chơi game Sega Saturn. Phiên bản Saturn và PlayStation được phát hành tại Nhật Bản vào năm 1997. Phần tiếp theo của series, "Tomb Raider II", ra mắt vào năm 1997, một lần nữa cho Microsoft Windows và PlayStation. Một tháng trước khi phát hành, Eidos đã hoàn tất thỏa thuận với Sony Computer Entertainment phát triển các phiên bản console của Tomb Raider II và các phiên bản khác trong tương lai độc quyền cho PlayStation cho đến năm 2000. Phiên bản PlayStation được phát hành tại Nhật Bản vào năm 1998. "Tomb Raider III" ra mắt vào năm 1998. Giống với "Tomb Raider II", phiên bản PlayStation được phát hành tại Nhật Bản vào năm sau. Tựa game thứ tư trong series, "", phát hành vào năm 1999. Năm 2000, với việc kết thúc thỏa thuận độc quyền với PlayStation, trò chơi cũng được phát hành trên Dreamcast. Tại Nhật Bản, cả hai phiên bản console đều được phát hành vào năm sau. "Tomb Raider Chronicles" được phát hành vào năm 2000 trên cùng nền tảng với "Tomb Raiderː The Last Revelation", với phiên bản PlayStation tại Nhật được ra mắt vào năm sau. Sau ba năm, ' được phát hành trên Microsoft Windows và PlayStation 2 vào năm 2003. Phiên bản PlayStation 2 được phát hành tại Nhật Bản cùng năm đó. Phiên bản kế nhiệm, "Tomb Raider Legend", được phát hành trên toàn thế giới vào năm 2006 cho Microsoft Windows, PlayStation 2, PlayStation 3, Xbox, Xbox 360, PlayStation Portable, GameCube, Game Boy Advance và Nintendo DS. Các phiên bản Xbox 360, PlayStation 2 và PlayStation Portable được phát hành tại Nhật Bản cùng năm. Một năm sau, trò chơi làm lại của phiên bản đầu tiên có tên ' được phát hành trên toàn thế giới vào năm 2007 cho Microsoft Windows, PlayStation 2, PlayStation 3, PlayStation Portable, Xbox 360 và Wii. Trò tiếp theo, "", được phát hành vào năm 2008 trên Microsoft Windows, PlayStation 3, PlayStation 2, Xbox 360, Wii và DS. Các phiên bản PlayStation 3, PlayStation 2, Xbox 360 và Wii được phát hành tại Nhật Bản vào năm 2009. Năm 2011, The Tomb Raider Trilogy được phát hành cho PlayStation 3 dưới dạng bản phát hành tổng hợp bao gồm Anniversary và Legend được làm lại ở độ phân giải HD, cùng với phiên bản PlayStation 3 của Underworld. Đĩa bao gồm hình đại diện cho PlayStation Home, Gói chủ đề, Danh hiệu mới, video Nhật ký của nhà phát triển cho ba trò chơi và đoạn giới thiệu của "Lara Croft và Guardian of Light" dưới dạng nội dung thưởng. Bản khởi động lại toàn bộ series, có tên "Tomb Raider", đã được phát hành trên toàn thế giới vào năm 2013 cho Microsoft Windows, PlayStation 3 và Xbox 360. Phần tiếp theo của series, "Rise of the Tomb Raider", được phát hành vào năm 2015 trên Xbox 360 và Xbox One. Trò chơi là một phần của thỏa thuận độc quyền trong một khoảng thời gian với Microsoft. Các phiên bản cho PlayStation 4 và Microsoft Windows được phát hành vào năm 2016. Vào tháng 11 năm 2017, Square Enix thông báo rằng "Shadow of the Tomb Raider" sẽ được tiết lộ vào năm 2018. Vào tháng 3 năm 2018, Shadow of the Tomb Raider đã được Square Enix xác nhận. Nó được phát hành trên toàn thế giới trên PlayStation 4, Xbox One và Microsoft Windows vào ngày 14 tháng 9 năm 2018. Một trò chơi arcade hiện thân của series đã được công bố vào năm 2018, sẽ được phát hành bởi Bandai Namco Amusements.
1
null
Vườn quốc gia pháo đài đồi Brimstone là một vườn quốc gia nằm trên đảo Saint Kitts thuộc Saint Kitts và Nevis, đông Caribe. Nó được thiết kế bởi các kĩ sư quân sự người Anh và được xây dựng bởi các công nhân nô lệ châu Phi. Đây là một trong những pháo đài lịch sử còn được bảo tồn tốt nhất ở châu Mỹ. Năm 1999, nó được công nhận là di sản thế giới của UNESCO. Các khẩu pháo trên đồi Brimstone được sử dụng vào năm 1690 khi người Anh sử dụng nơi đây để tấn công pháo đài Charles của người Pháp. Việc xây dựng pháo đài tiếp diễn trong 100 năm liên tục. Thời hoàng kim, pháo đài này được mệnh danh là "Gibraltar của Tây Indies". Năm 1782, dưới sự chỉ đạo của đô đốc Comte François Joseph Paul de Grasse chỉ huy quân đội Pháp vây hãm pháo đài. Trong quá trình vây hãm, các hòn đảo lân cận đã đầu hàng, các khẩu đại bác được đưa đến đảo Saint Kitts để tấn công pháo đài. Sau một tháng bao vây, do quân số ít hơn rất nhiều, quân đội Anh đã đầu hàng. Tuy nhiên, một năm sau đó, tức là vào năm 1793, hiệp ước Paris đã khôi phục quyền cai trị đảo Saint Kitts và pháo đài đồi Brimstone cho người Anh. Thời gian sau đó, quân đội Anh đã được cũng cố bằng việc tăng cường quân số và vũ khí, vì vậy, dù đã cố chiếm lại sau đó vào năm 1806 nhưng người Pháp đã không thành công. Đến năm 1853, pháo đài đã bị bỏ hoang khiến nó dần bị hư hại bởi thiên nhiên. Những cấu trúc còn lại được phục hồi vào năm 1900. Năm 1973, một phần của di sản này được khôi phục và mở cửa cho khách tham quan. Năm 1985, Nữ hoàng Anh Elizabeth II đã công bố một tấm bảng nơi đây như là một vườn quốc gia và được bảo vệ bởi pháp luật được công bố vào 2 năm sau đó. Di sản còn lại bao gồm thành cổ, nơi đặt các khẩu pháo, bảo tàng pháo đài George, tường thành pháo đài Magazine và các con đường dốc, ngoài ra là các tàn tích của các trại lính, khu sĩ quan pháo binh, bộ binh..cách không xa bãi đỗ xe.
1
null
Công Thị Nghĩa (sinh năm 1932), hay còn gọi là Hoa hậu Thu Trang, là một điệp viên, nhà báo, và là Hoa hậu đầu tiên của Việt Nam. Bà từng là thành viên đoàn chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Pháp, nguyên tổng thư ký Hội Khoa học xã hội của Hội Người Việt Nam tại Pháp. Bà còn được biết đến với một vai trò khác là tiến sĩ sử học. Sự nghiệp. Bà Công Thị Nghĩa sinh ra trong một gia đình tiểu tư sản, người gốc làng hoa Ngọc Hà, Hà Nội và là chị của hai người em, một trai một gái. Năm bà 10 tuổi, cha bà được điều động vào Sài Gòn làm việc, bà và gia đình theo ông vào miền Nam và ở lại Sài Gòn. Bà được giới nghiên cứu sử học biết đến nhiều hơn với tên gọi Thu Trang. Thu Trang là bút danh khi Công Thị Nghĩa làm nhà báo, sáng tác văn chương và viết sách nghiên cứu về lịch sử. Năm 1950, bà được tuyên truyền tham gia Việt Minh, với vai trò là thành viên của tổ điệp báo hoạt động trong nội thành khu vực Sài Gòn – Gia Định với bí danh Tư Nghĩa, từng vào chiến khu. Tháng 7 năm 1952, bà bị thực dân Pháp bắt và giam ở bốt Catinat, sau đó bị chuyển qua khám Lớn Sài Gòn Trong phiên toà tháng 6 năm 1953, luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã biện hộ và giải thoát cho Thu Trang, tham gia phiên tòa còn có bà Nguyễn Thị Châu Sa), Nguyễn Duy Liên. Năm 1954, Thu Trang viết báo với bút hiệu Thanh Tâm, Nguyễn Huyền Thu... trên các báo Tân Văn, Cần học, Sài Gòn mới, Phụ nữ diễn đàn, Lẽ sống... với đủ thể loại từ thơ đến truyện ngắn, truyện dài... Trong một lần bà được tòa soạn cử đi lấy tin về cuộc thi hoa hậu 1955, vài người quen biết trong ban tổ chức khuyên bà đi thi hoa hậu, và bà đã đoạt danh hiệu cao nhất của cuộc thi. Từ đầu năm 1956, bà bước vào lĩnh vực điện ảnh với các vai diễn trong phim "Chúng tôi muốn sống" (đạo diễn Vĩnh Noãn) vào vai Kiều Nguyệt Nga trong phim "Lục Vân Tiên" (đạo diễn Tống Ngọc Hạp). Thời gian sau bà sang sinh sống tại Pháp rồi thi vào Đại học, chuyên ngành cao học lịch sử Phương Đông của Đại học Sorbone. Để duy trì được cuộc sống và việc học ở đây, bà đi làm gia sư và làm thông dịch viên tiếng Anh. Bà đã bảo vệ luận án tiến sĩ sử học với đề tài "Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp". Bà cũng là người viết cuốn "Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp 1917 – 1923" (Cuốn sách này đã được in tại Việt Nam). Danh hiệu Hoa hậu đầu tiên của Việt Nam. Ngày 20 tháng 02 năm 1955, trong dịp lễ kỉ niệm Hai Bà Trưng (âm lịch 06 tháng 02), chính quyền Ngô Đình Diệm lần đầu tiên tổ chức cuộc thi tìm người đẹp tại Sài Gòn. Do trước đó, ở Việt Nam chưa từng có cuộc thi mang tên hoa hậu nên có thể xem đây là cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở nước này. Cuộc thi này do Bộ Xã hội đứng ra tổ chức tại rạp Lido Chợ Lớn, thí sinh đa phần đang sinh sống tại Sài Gòn và các tỉnh miền Nam. Trong cuộc thi này, bà Công Thị Nghĩa đã đăng quang bước lên bục cao nhất; Á hậu là Ngô Yên Thu, sinh viên Đại học Cần Thơ Phần thưởng của bà khi đăng quang là 1 chiếc xe máy hiệu Lamberta, 1 chiếc kiềng 1 lượng vàng, 3 nghìn đồng (tương đương với 10 lượng vàng) và một vé máy bay đi Mỹ. Tuy nhiên chính quyền Ngô Đình Diệm lúc bấy giờ biết bà từng là điệp báo của Việt Minh nên đã cản trở, không cho bà sang Mỹ Cuộc đời thăng trầm. Năm 1957, bà Công Thị Nghĩa cùng đạo diễn Tống Ngọc Hạp đem phim Lục Vân Tiên sang Nhật Bản lồng tiếng, âm nhạc và tham dự Đại hội điện ảnh châu Á. Chuyến đi đó đã khiến bà trở thành tình nhân của Tống Ngọc Hạp và bà có thai ngay trong tháng đầu tại Tokyo. Trở về Việt Nam, Công Thị Nghĩa chịu rất nhiều áp lực từ dư luận về việc làm tình nhân với một người đã có vợ. Bà Công Thị Nghĩa đặt tên con là Tống Ngọc Vân Tiên và tiếp tục sống tại Sài Gòn.. Năm 1961, bà trốn sang Pháp và đi theo con đường học vấn, trở thành tiến sĩ sử học tại Đại học Paris VII Trong thời gian theo học, bà đã kết thân với nhóm sinh viên Việt và Pháp ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ tại Việt Nam. Sau đó, bà kết hôn với một người Pháp là bác sĩ nha khoa tại Paris. Giai thoại. Nhiều người đồn đại Công Thị Nghĩa từng là người tình của thi sĩ Bùi Giáng. Bài thơ "Mắt buồn" là Bùi Giáng viết về Công Thị Nghĩa, sau này được Trịnh Công Sơn phổ thành ca khúc 'Con mắt còn lại'.
1
null
Lịch sử vũ khí hạt nhân đề cập đến việc phát triển các loại vũ khí hạt nhân. Bắt đầu với những ý tưởng đột phá về khoa học trong thập niên 1930 của các nước như Hoa Kỳ, Canada và Anh trong thế chiến thứ 2 mà người ta gọi là Dự án Manhattan để chống lại các dự án không thành công về bom nguyên tử Nazi của Đức. Vũ khí hạt nhân cũng là một lĩnh vực mới trong vật lý học Hiện đại. Sau khi Vũ khí hạt nhân được phát triển bởi các nước lớn như Hoa Kỳ, Liên xô, thì sau đó một số nước khác cũng bắt đầu nghiên cứu Vũ khí hạt nhân như: Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, v v... Từ năm 1945 đến năm 1962 nước Hoa Kỳ đã tiến hành 331 vụ thử vũ khí hạt nhân trên không khí.Vụ thử vũ khí hạt nhân lần đầu tiên được Hoa Kỳ tiến hành thử ngày 16 tháng 7 năm 1945 ngoài khơi bang Mexico của Mỹ. Vụ thử nghiệm bom nguyên tử thứ 2 được Mỹ thử nghiệm trên chính nước Nhật nhằm trả đũa Nhật vụ việc Trân Châu Cảng.
1
null
Bóng đá tổng lực (tiếng Hà Lan: "totaalvoetbal") là một hệ thống chiến thuật trong bóng đá trong đó mọi cầu thủ trên sân đều có thể chuyển sang đảm nhận vai trò của bất cứ đồng đội nào. Khi một đội bóng áp dụng bóng đá tổng lực, lượng cầu thủ tham gia tấn công đông hơn (hậu vệ cũng có thể tham gia tấn công), lượng cầu thủ tham gia phòng ngự cũng đông hơn (tiền đạo cũng có thể tham gia vào phòng ngự) do đó tạo nên hiệu quả cao. Phương thức này được tìm ra bởi Huấn luyện viên nổi tiếng người Hà Lan Rinus Michels vào những năm cuối thập niên 1960 khi ông đang dẫn dắt Câu lạc bộ Ajax Amsterdam và Đội tuyển bóng đá quốc gia Hà Lan. Và Johan Cruyff cũng đã góp công lớn về việc phát triển chiến thuật bóng đá tổng lực này.
1
null
John Harvard (26 tháng 11 năm 1607 – 14 tháng 9 năm 1638) là mục sư người Anh sinh sống ở Mỹ, trước khi qua đời ông để di chúc hiến tặng tài sản cho "trường học hoặc trường đại học" mới được thành lập tại Khu Định cư Massachusetts Bay. Để tôn vinh ông, Khu Định cư đã quyết định "Trường Đại học tại Cambridge sẽ được gọi là Đại học Harvard." Cuộc đời. Harvard chào đời và lớn lên ở Southwark, Anh Quốc, là con thứ tư trong gia đình có chín người con của Robert Harvard (1562 – 1625), một người hàng thịt và chủ quán rượu, với vợ là Katherin Rogers (1584 – 1635). Harvard chịu lễ báp têm tại nhà thờ St Saviour’s (nay là Đại Giáo đường Southwark), sau đến học tại Trường St Saviour’s. Sau một trận dịch trong năm 1625, cả gia đình chỉ còn lại John, anh của cậu Thomas, và mẹ cậu. Katherine mất năm 1635, hai năm sau Thomas cũng qua đời. Nhờ tài sản của chồng để lại, Katherine gởi con trai đến Emmanuel College thuộc Đại học Cambridge, tại đây Harvard lấy bằng Cử nhân năm 1632, rồi Thạc sĩ năm 1635, sau đó được phong chức mục sư. Năm 1636 ông kết hôn với Ann Sadler (1614 – 1655). Năm 1637, Harvard và vợ di cư đến vùng New England, rồi định cư ở Charlestown. Ông trở thành phụ tá cho quản nhiệm nhà thờ của thị trấn. Harvard qua đời ngày 14 tháng 9 năm 1638, ông được an táng tại Charlestown. Hiến tặng cho Trường Harvard. Hai năm trước khi Harvard mất, chính quyền Khu Định cư Massachusetts Bay – với ước muốn "hoàn thiện hệ thống đào tạo rồi để lại cho hậu thế vì e rằng trong giáo hội sẽ chỉ còn giới chức sắc thất học, khi những mục sư hiện nay của chúng ta yên nghỉ trong cát bụi" – dành 400 bảng Anh cho "trường học hoặc trường đại học" ở Newtowne. Harvard - thừa hưởng một tài sản khá lớn từ cha, mẹ, và anh trai, ông không có con cái - trước khi qua đời đã dặn dò vợ hiến tặng 780 bảng Anh (một nửa tài sản của ông, phần còn lại dành cho người vợ) cùng thư viện có 320 đầu sách. Cộng đồng vinh danh ông bằng quyết định "Trường Đại học xây dựng ở Cambridge sẽ được gọi là Đại học Harvard". Ngay trước khi Harvard từ trần, thị trấn Newtowne lấy tên mới là Cambridge theo tên viện đại học Anh Đại học Cambridge mà nhiều người đang sống trong khu định cư, trong đó có Harvard, từng theo học. Để vinh danh Harvard, người ta đúc tượng và đặt tại Harvard Yard trong khuôn viên Đại học Harvard dù tác phẩm điêu khắc này trông không giống người thật. Năm 1986, ảnh của ông được in trên tem bưu điện. Cửa sổ kính của nhà nguyện Emmanuel College thuộc Đại học Cambridge cũng khắc hình Harvard. Thư viện John Harvard ở Southwark, Luân Đôn, là một địa điểm vinh danh ông; tương tự là chiếc cầu Harvard nối Boston với Cambridge, Massachusetts.
1
null
Giáo hoàng Phanxicô ( ; ; ; sinh 17 tháng 12 năm 1936; tên thật: Jorge Mario Bergoglio) là vị giáo hoàng thứ 266 và là đương kim giáo hoàng của Giáo hội Công giáo Rôma. Ông là vị Giáo hoàng Người Mỹ Latinh đầu tiên trong lịch sử. Ông sinh tại Buenos Aires, Argentina trong một gia đình có năm anh em di dân gốc Ý. Từ khi nhỏ, Bergoglio đã biết được hai thứ tiếng Tây Ban Nha và Italia. Bergoglio bắt đầu học Thần học sau khi có bằng Thạc sĩ Hóa học của Đại học Buenos Aires. Ngày 11 tháng 3 năm 1958, ông gia nhập Dòng Tên ở Argentina. Đến năm 1969, ông trở thành Linh mục và sau đó đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong Giáo hội. Từ năm 1998, ông trở thành Tổng Giám mục của Tổng giáo phận Buenos Aires. Đến năm 2001, Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong ông làm hồng y. Ngày 13 tháng 3 năm 2013, ông được bầu làm Giáo hoàng trong cuộc Mật nghị Hồng y sau khi Giáo hoàng Biển Đức XVI thoái vị trước đó vào ngày 28 tháng 2, thánh lễ "Khai mạc sứ vụ Mục tử toàn thể Hội Thánh" (lễ nhậm chức) được cử hành vào ngày 19 tháng 3 năm 2013, trùng vào lễ kính Thánh Giuse. Vì ông sinh tại Argentina nên ông là vị Giáo hoàng đầu tiên đến từ Châu Mỹ Latinh, đồng thời cũng là vị Giáo hoàng đầu tiên không phải từ châu Âu kể từ hơn 1200 năm qua (tính từ Giáo hoàng Grêgôriô III); và là tu sĩ Dòng Tên đầu tiên làm người kế vị Thánh Phêrô. Tông hiệu của ông, Phanxicô, cũng là tông hiệu lần đầu tiên được một Giáo hoàng dùng và nó được lấy từ tên của thánh Phanxicô thành Assisi. Với tư cách là cá nhân hay là chức sắc tôn giáo, Phanxicô được đánh giá là người khiêm nhường, quan tâm đến người nghèo, và sẵn sàng đối thoại với các nhóm cộng đồng có tư tưởng, xuất thân và niềm tin khác nhau. Sau khi đắc cử Giáo hoàng, ông thể hiện một tác phong giản dị hơn trong quá trình làm việc hàng ngày, chẳng hạn ông chọn nơi cư ngụ là Lưu xá Thánh Mátta (một nhà khách của Vatican) thay vì trong căn hộ dành riêng cho Giáo hoàng tại điện Tông Tòa; mặc áo lễ đơn giản hơn và từ chối mặc chiếc áo choàng sặc sỡ truyền thống dành cho Giáo hoàng sau khi đắc cử. Trong chuyến viếng thăm đầu tiên tới một xứ đạo, Phanxicô nói "đây là thông điệp mạnh mẽ nhất của Thiên Chúa: tình yêu." Mặc dù chỉ mới lên lãnh đạo Giáo hội Công giáo chưa lâu nhưng trong hai năm liên tiếp 2013 và 2014, ông được tạp chí danh giá "Forbes" xếp hạng ở vị trí thứ 4 trong số những nhân vật quyền lực nhất thế giới. Còn Tạp chí "Time" bình chọn ông là nhân vật của năm 2013. Thiếu thời. Jorge Mario Bergoglio sinh tại Buenos Aires, Argentina trong một gia đình có năm người con của một công nhân đường sắt người Ý di dân. Sau khi học tại chủng viện Villa Devoto, ông gia nhập Dòng Tên vào ngày 11 tháng 3 năm 1958 và bắt đầu học thần học sau khi có bằng Thạc sĩ hóa học của Đại học Buenos Aires. Ông cũng hoàn thành cử nhân triết học tại Đại học Maximo San José ở San Miguel vào năm 1963, và sau đó giảng dạy văn học và tâm lý học tại hai trường Inmaculada ở Santa Fe, và Salvador ở Buenos Aires. Có một khoảng thời gian ông làm nhân viên bảo vệ trong quán bar, nhân viên quét dọn sàn nhà và tiến hành các thí nghiệm hóa học. Trước khi làm giáo hoàng. Linh mục Dòng Tên. Bergoglio học tại Chủng viện Inmaculada Concepción ở Villa Devoto, thành phố Buenos Aires, ba năm sau thì gia nhập làm tập sinh Dòng Tên vào ngày 11 tháng 3 năm 1958, chính thức làm tu sĩ vào ngày 12 tháng 3 năm 1960 với lời khấn tạm. Năm 1967, Bergoglio hoàn thành nghiên cứu thần học và được Tổng Giám mục José Ramón Castellano truyền chức linh mục ngày 13 tháng 12 năm 1969. Từ đó, ông làm giáo sư phân khoa triết học và thần học San Miguel - một chủng viện ở San Miguel, Buenos Aires. Năm 1973, Bergoglio hoàn tất kỳ linh thao tại Alcalá de Henares, Tây Ban Nha và ông khấn trọn Dòng Tên vào ngày 22 tháng 4 năm đó. Dòng Tên bầu ông làm Giám tỉnh của Dòng tại Argentina từ năm 1973 đến 1979. Đến năm 1980, ông trở thành giám đốc chủng viện San Miguel - nơi ông đã được đào tạo từ thời là chủng sinh. Ông phục vụ trong cương vị đó cho đến năm 1986 rồi sang Đức hoàn thành luận án tiến sĩ. Trở về Argentina, ông làm linh mục giải tội và linh hướng cho một cộng đồng Dòng Tên tại Córdoba. Khi còn ở Đức, ông được thấy bức tranh "Đức Mẹ tháo gỡ nút thắt" ("Mary Untier of Knots") tại Augsburg, ông mang một bản sao của bức tranh về Argentina, và từ đó nó đã trở thành một biểu tượng sùng kính Đức Mẹ quan trọng. Giám mục và Tổng Giám mục. Bergoglio được bổ nhiệm làm giám mục phụ tá của Tổng giáo phận Buenos Aires vào ngày 20 tháng 5 năm 1992 với "Hiệu tòa Auca", lễ tấn phong giám mục cử hành ngày 27 tháng 6 cùng năm do Hồng y Antonio Quarracino, Tổng giám mục của Tổng giáo phận Buenos Aires chủ phong. Ông đã chọn khẩu hiệu giám mục là "Miserando atque eligendo" ("Cảm thương và lựa chọn") - được trích từ bài giảng của Thánh Bede theo ý đoạn Tin Mừng Mátthêu 9:9-13. Khi sức khỏe Tổng Giám mục Tổng giáo phận Buenos Aires là Hồng y Antonio Quarracino suy yếu, vào ngày 3 tháng 6 năm 1997, Giám mục phụ tá Bergoglio được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục phó của Tổng giáo phận Buenos Aires (với quyền kế vị). Ông chính thức kế vị chức Tổng Giám mục Buenos Aires vào ngày 28 tháng 8 năm 1998. Trên cương vị Tổng giám mục Buenos Aires, Bergoglio đã thành lập nhiều giáo xứ mới và tái cấu trúc lại các cơ quan của tổng giáo phận, ông cũng đi đầu trong các sáng kiến phò sự sống và tạo ra một ủy ban hòa giải các vụ ly hôn. Một trong những sáng kiến mục vụ lớn của tổng giám mục Bergoglio là tăng cường sự hiện diện của Giáo hội trong các khu ổ chuột của thành phố Buenos Aires. Dưới sự lãnh đạo của ông, số lượng linh mục được phân bổ làm việc trong các khu ổ chuột tăng lên gấp đôi. Ông cũng quan tâm mục vụ cho những người Công giáo theo nghi lễ Đông phương. Ông được bầu làm chủ tịch của Hội đồng Giám mục Argentina hai nhiệm kỳ cho đến năm 2011. Sau đó, kế nhiệm chức vụ này là Tổng Giám mục José María Arancedo của Tổng giáo phận Santa Fe (anh em họ của cố Tổng thống Argentina Raúl Alfonsín) trước đó là phó chủ tịch. Ngoài ra ông còn là thành viên của Liên Hội đồng Giám mục Mỹ Latinh (CELAM) và kiêm chức bản quyền cho người Công giáo nghi lễ Đông Phương ở Argentina. Hồng y. Trong một công nghị diễn ra ngày 21 tháng 2 năm 2001, Tổng Giám mục Bergoglio được Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong chức hồng y "Hiệu tòa San Roberto Bellarmino" (Thánh Rôbetô Belaminô). Trên cương vị hồng y, ông cũng được bổ nhiệm vào một số vị trí hành chính trong Giáo triều Rôma như: thành viên Ủy ban Giáo hoàng về Mỹ Latinh, thành viên của Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình, thành viên của Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí tích, thành viên của Thánh Bộ Giáo sĩ, thành viên của Thánh Bộ Tu trì và Đời sống tông đồ. Sau khi Giáo hoàng Gioan Phaolô II qua đời, hồng y Jorge Mario Bergoglio nằm trong số 117 Hồng y dưới 80 tuổi đủ điều kiển tham gia vào một mật nghị để bầu Giáo hoàng. Lần đó, Hồng y Joseph Aloisius Ratzinger đăng quang làm Giáo hoàng Biển Đức XVI. Tờ báo "La Stampa" từng cho rằng Hồng y Bergoglio là người có số phiếu bầu gần sát với Hồng y Ratzinger trong mật nghị. Hồng y Bergoglio đã khẩn thiết xin các vị hồng y khác đừng bỏ phiếu cho ông. Tuy nhiên, kể từ khi Tông hiến "Universi Dominici Gregis" (điều 44, tập 2) được Giáo hoàng Gioan Phaolô II phê chuẩn vào 22 tháng 2 năm 1996 thì vạ tuyệt thông tuỳ quyền Giáo hoàng ("Giáo luật", điều 1399) cho những ai tiết lộ chi tiết về mật nghị thì những việc này mới chỉ là phỏng đoán. Trước đó, ông đã tham dự tang lễ của Giáo hoàng Gioan Phaolô II và đảm nhận nhiệm vụ nhiếp chính trong Hồng y Đoàn để quản lý Tòa Thánh và Giáo hội Công giáo Rôma trong thời gian khi ấy trống tòa. Người ta biết đến Hồng y Bergoglio bởi sự khiêm tốn cá nhân, giáo lý bảo thủ và thúc đẩy công bằng xã hội. Ông có một lối sống đơn giản, chỉ sống trong một căn hộ nhỏ, chứ không phải tại tòa Giám mục nguy nga. Ông không đi xe hơi riêng mà chỉ dùng các phương tiện giao thông công cộng. Giáo hoàng. Bergoglio được bầu làm Giáo hoàng vào ngày 13 tháng 3 năm 2013 trong ngày thứ hai của Mật nghị Hồng y 2013, ông chọn tông hiệu là Giáo hoàng Phanxicô. Giải thích về điều này, Thomas Rosica - phát ngôn viên phó của Vatican nói rằng tân Giáo hoàng chọn tông hiệu Phanxicô là liên quan đến Thánh Phanxicô thành Assisi khó nghèo, vì ông vốn sống theo gương thánh nhân. Một số người ban đầu lầm tưởng rằng, vì hồng y Bergoglio là một tu sĩ Dòng Tên nên ông đã chọn tông hiệu Giáo hoàng là Phanxicô theo Thánh Phanxicô Xaviê, cũng là một linh mục Dòng Tên<ref name="http://www.guardian.co.uk/world/2013/mar/13/jorge-mario-bergoglio-pope-poverty"></ref>. Nhưng chính ông giải thích việc chọn tông hiệu này như sau: "" Trong cuộc bầu Giáo hoàng, tôi ngồi bên cạnh Đức Hồng y Claudio Hummes, nguyên Tổng Giám mục Sao Paolo, một người bạn rất thân với tôi, khi tình huống trở nên "nguy hiểm", ngài an ủi tôi, không sao đâu! Nhưng khi số phiếu bầu đã lên đến 2 phần ba, mọi người vỗ tay vì đã bầu được giáo hoàng. Ngài ôm hôn tôi và nói: "Đừng quên người nghèo". Lời này đi vào sâu thẳm trái tim tôi: người nghèo, người nghèo. Liên hệ đến người nghèo, gần như ngay lập tức tôi nghĩ về Thánh Phanxicô Assisi." Hồng y Timothy Dolan - một nhân chứng trong mật nghị này cũng xác nhận rằng, ngay sau khi được chọn làm Giáo hoàng, Bergoglio cho biết: "Tôi chọn tên Phanxicô vì yêu quý Thánh Phanxicô thành Assisi". Vatican cũng đã xác nhận rằng tên chính thức của tân Giáo hoàng là Phanxicô, không phải "Phanxicô I". Một phát ngôn viên Vatican nói rằng tên này sẽ trở thành Phanxicô I nếu và chỉ khi có thêm Giáo hoàng chọn tông hiệu Phanxicô về sau. Hiện tại, Giáo hoàng Phanxicô thông thạo tiếng Tây Ban Nha (tiếng mẹ đẻ), tiếng Latinh, tiếng Ý và tiếng Đức.Ông cũng nói được tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Bồ Đào Nha dù không trôi chảy và một chút thổ ngữ Piedmont. Những lời đầu tiên của ông nói với công chúng trên cương vị giáo hoàng khi chúc phép lành Urbi et Orbi: Sức khỏe. Giáo hoàng Phanxicô hiện chỉ còn một lá phổi do một lá phổi của ông đã bị cắt bỏ sau khi ông trở thành linh mục không lâu. Nguyên nhân của việc này, theo như ông nói với người viết tiểu sử của mình là vì khi đó ông bị viêm phổi và ba khối u trong phổi; bệnh tình đã đe dọa nghiêm trọng tính mạng của ông trong ba ngày và các bác sĩ đã quyết định cắt đi một lá phổi, nhưng có vẻ Giáo hoàng đã không bị ảnh hưởng nhiều của việc thiếu mất một lá phổi và ông vẫn sống một cuộc sống khỏe mạnh sau sự kiện này. Các bác sĩ chỉ lo ngại rằng ông có thể bị suy giảm khả năng hô hấp nếu trong tương lai ông bị một chứng viêm nhiễm đường hô hấp nào đó. Phong cách. Ông là một vị Giáo hoàng bình dị. Ông không phô trương quyền thế. Các điểm khác biệt giữa ông và vị Giáo hoàng tiền nhiệm Giáo hoàng Biển Đức XVI là: ông chọn nhẫn mạ bạc thay vì nhẫn vàng, dây chuyền thánh giá sắt thay vì vàng, quần đen thay vì trắng, tất đen thay vì trắng và ông chọn giày đen thay vì giày mềm đỏ đặc trưng của chức Giáo hoàng.
1
null
Pierre Culliford (1928-1992), còn được biết đến với bút danh Peyo, là một họa sĩ truyện tranh người Bỉ nổi tiếng thế giới. Ông được biết đến nhiều với tác phẩm nổi tiếng nhất là Xì Trum. Cuộc đời và sự nghiệp. Ông sinh ngày 25 tháng 6 năm 1928 tại quận Schaerbeek, Brussels, Bỉ.Cha ông người Anh, còn mẹ ông người Bỉ. Từ thuở còn nhỏ, ông bắt đầu bị cuốn hút bởi truyện tranh qua những truyện của Hergé (tác giả của Tintin) hay truyện tranh Mĩ đăng trên tạp chí như Mickey. Công việc đầu tiên của ông là trợ lý dự án ở một rạp hát tại Bỉ trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau đó, ông được xưởng phim hoạt hình C.B.A tuyển dụng nhưng C.B.A. đã đóng cửa vào hè 1945, không lâu sau chiến tranh. Cũng tại C.B.A. này, ông đã gặp những họa sĩ và là bạn đồng nghiệp tương lai như André Franquin, Morris và Eddy Paape. Truyện tranh đầu tiên ông vẽ được đăng trên "La Dernière Heure". Bút danh "Peyo" bắt nguồn từ cách nói trại đi của một họ hàng người Anh của ông. Vào ngày Giáng sinh 24 tháng 12 năm 1992, ông mất tại nhà riêng vì bệnh đau tim một tháng sau khi phát hành "Xì Trum" tập 16, hưởng thọ 64 tuổi.
1
null
Thục Sơn thị (chữ Hán: 蜀山氏) là tên một quốc gia bộ lạc từng tồn tại vào thời kỳ Tam Hoàng Ngũ Đế trong lịch sử Trung Quốc. Những ghi chép trong sử sách. Bấy giờ là đời đế Du Võng thuộc Triều đại Thần Nông, có thủ lĩnh nước Cửu Lê là Xi Vưu làm loạn. Thiên tử ra lời kêu gọi các nước chư hầu hưng binh dẹp giặc, lúc đó có vua nước Hữu Hùng là Hoàng Đế hưởng ứng đứng ra làm chủ liên minh. Nước Thục Sơn cũng tham gia sát cánh cùng nước Hữu Hùng trong nhiều trận đánh kịch liệt, con trai thứ của Công Tôn Hiên Viên là Xương Ý mấy lần được cử sang sứ nước Thục Sơn đã gặp con gái vua nước này là Xương Phó (hay còn gọi Cảnh Bộc) và đem lòng yêu mến. Để thắt chặt tình hữu nghi đồng minh vua Thục Sơn đồng ý gả Xương Phó cho Xương Ý, sau khi đánh bại Xi Vưu ổn định thế cuộc thì Xương Ý được vua cha phong ở Nhược Thủy lập nên nước Cao Dương. Xương Phó lấy Xương Ý sinh ra 1 người con trai tên là Chuyên Húc sau này được Thiếu Hạo truyền ngôi chính là Huyền đế, còn về phần nước Thục Sơn thì sử sách đời sau chẳng thấy ai đề cập đến lần nào nữa mà có thể nhắc nhưng cũng đã bị thiêu huỷ vào thời Tần Thủy Hoàng chăng.
1
null