text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Isabel I của Castilla (tiếng Tây Ban Nha: Isabel I de Castilla; tiếng Bồ Đào Nha: "Isabel I de Castela"; tiếng Anh: "Isabella of Castile"; tiếng Đức: "Isabella I. von Kastilien"; tiếng Pháp: "Isabelle Ire de Castille; 22 tháng 4 năm 1451 — 26 tháng 11 năm 1504), còn được gọi là Isabel la Católica "(Isabel Công giáo), là nữ vương của Vương quốc Castilla và León và là một trong những quân chủ vĩ đại nhất của lịch sử Tây Ban Nha. Cùng với chồng, Ferrando II của Aragón, bà đã có công trong việc mang lại sự ổn định cho các vương quốc này, làm cơ sở cho việc thống nhất Tây Ban Nha bởi người cháu ngoại của hai người là Hoàng đế Karl V của Thánh chế La Mã.
Sau khi giành được quyền kế vị, bà đã cải tổ lại bộ máy hành chính của Castilla, đem tỉ lệ tệ nạn xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Bà cũng cố gắng xoay trở xóa đi số nợ quốc gia khổng lồ mà người anh của bà, Enrique IV của Castilla, đã để lại khi qua đời. Sự cải cách của bà cùng chồng mình, Ferrando II xứ Aragón, đã giúp sự liên minh giữa Castilla và Aragón thêm lớn mạnh, mở rộng thêm tầm ảnh hưởng ra bên ngoài. Bà cùng chồng mình được biết đến nhiều vì công cuộc khép tội những người Do Thái và người Hồi giáo trên liên bang 2 vương quốc, buộc tội họ trước Tòa án dị giáo hoặc là phải cải đạo Cơ-đốc, hoặc là bị trục xuất khỏi vùng đất này. Trong chuyến hành trình đi tìm Tân thế giới của Cristoforo Colombo năm 1492, sự kiện này mở đầu căn bản biến Tây Ban Nha trở thành một cường quốc có ảnh hưởng toàn cầu và đến toàn bộ Châu Âu trong suốt hơn 1 thế kỷ. Trong một số trường hợp, bà thậm chí còn có quyền lực hơn cả chồng mình, và thường được xem là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử Châu Âu.
Vì những chiến công bảo vệ Công giáo trước Hồi giáo, điển hình là chiến thắng vang dội trước Vương quốc Hồi giáo Granada, Isabel cùng chồng mình đã được Giáo hoàng Alexanđê VI phong làm Quân chủ Công giáo, "the Catholic", và hai vợ chồng bà trở thành Song vương có danh tiếng nhất thế giới Công giáo khi ấy. Năm 1974, bà được phong tước hiệu Tôi tớ Chúa ("Servant of God") bởi Giáo hội Công giáo La Mã, nhưng vẫn chưa được phong làm Á thánh, theo yêu cầu của Tín ngưỡng tôn giáo Jesus.
Thân thế.
Isabel sinh vào ngày 22 tháng 4 năm 1451 tại Madrigal de las Altas Torres, Ávila, là con gái của Quốc vương Juan II và Vương hậu Isabel của Bồ Đào Nha. Bà được mô tả có dáng người khá bệ vệ và khỏe mạnh, nước da trắng sáng, mái tóc có màu trộn lẫn giữa màu dâu tây lai vàng và nâu vàng. Tuy nhiên, hầu hết các tranh chân dung vẽ bà đều có tóc màu ngăm đen.
Khi sinh ra, Isabel nằm thứ 2 trong danh sách thừa kế, chỉ sau người anh trai cùng cha khác mẹ là Enrique IV của Castilla. Enrique khi đó đã 26 tuổi, dù đã kết hôn nhưng chưa có con. Ngày 17 tháng 11, năm 1453, em trai ruột của Isabel là Alfonso, Thân vương xứ Asturias sinh ra, nằm thứ 3 trong danh sách thừa kế sau chị là Isabel.
Năm 1454, Quốc vương Juan II thăng hà, Henry IV kế vị. Isabel cùng mẹ và em trai nằm dưới sự quản lý của Enrique IV, không lâu sau họ chuyển ra sinh sống tại Arévalo. Điều kiện sinh sống của cả ba mẹ con rất tệ, vì anh trai bà Henry IV không tuân theo di mệnh của vua cha là đảm bảo cho 3 mẹ con không thiếu thốn về tài chính vật chất. Dù vậy, dưới sự chăm sóc của mẹ bà, Isabel vẫn được hưởng một chế độ giáo dục cao và có một lòng mộ đạo sâu sắc.
Từ khi sinh ra đến khi cuối đời, Isabel được nhận xét là vẫn giữ một nếp sống giản dị và có quy tắc. Và dù có đối lập rất hiển nhiên với Hồi giáo, phong cách ăn mặc của bà lại theo hơi hướng của người Moor.
Dưới triều Vua Enrique IV.
Khi Vương hậu của Vua Enrique, Joana của Bồ Đào Nha đang mang thai vương nữ Juana, Isabel và Alfonso được triệu về triều đình ở Segovia và chịu sự quản lý gay gắt của Henry cho tới khi hoàn tất việc học của cả hai. Trong khi Alfonso chịu sự quản lý của một gia sư trong khi Isabel trở thành Thị nữ trong đoàn tùy tùng của Vương hậu Joan. Vì vậy, cuộc sống của Isabel được cải thiện hơn so với tình trạng khó khăn nghèo nàn trước đây, bà không phải thiếu quần áo và thức ăn như khi còn sống ở Arévalo. Bà tiếp tục hoàn thiện các kỹ năng đọc, viết, lịch sử, âm nhạc, toán học và thần học. Hằng ngày, Isabel cùng các Thị nữ của mình học tập và trau dồi lòng mộ đạo, bà rất ít khi rời khỏi Segovia vì Vua anh Henry không cho phép.
Trước nguy cơ không có con trai thừa kế, các quý tộc Castilla lo lắng và ép buộc Vua Enrique phải chỉ định người em trai khác mẹ Alfonso, cũng là em cùng mẹ của Isabel, được chỉ định làm Trữ quân. Tình hình kế vị này đã gây một sự khủng hoảng trong triều đình Vua Henry khi ấy, các lãnh chúa thậm chí còn lôi kéo, ép buộc Alfonso phải tự lập, dẫn đến Trận Olmedo thứ hai diễn ra vào năm 1467, giữa các lãnh chúa ủng hộ Alfonso với quân đội của Vua Henry. Kết quả của cuộc chiến này là sự nhượng bộ của Vua Henry, công nhận Alfonso là Trữ quân, đồng thời giao điều kiện Alfonso phải cưới con gái của ông là Juana xứ Castilla, cũng là cháu gái của Alfonso và Isabel.
Năm 1468, tháng 7, chỉ vừa vài tháng sau khi được lập làm Trữ quân, Alfonso qua đời vì bệnh cảm. Phe lãnh chúa ủng hộ Alfonso nghi ngờ Trữ quân bị hạ độc, và họ lại khơi mào một cuộc chiến khác và đề nghị Isabel trở thành Trữ quân, bởi vì Isabel có tên trong hàng ngũ thừa kế trong di chúc sớm của Vua Enrique. Isabel, thay vì công khai về phe nổi loạn, đã đến gặp Vua Enrique tại Toros de Guisando, và ngay sau đó được chỉ định làm Trữ quân thay cho vương nữ Juana của Castilla. Theo nội dung đề nghị, Isabel không được phép kết hôn khi nhà vua chưa cho phép, và nhà vua cũng không được ép buộc bà kết hôn nếu bà không muốn.
Hôn nhân.
Vấn đề hôn nhân của Isabel đã diễn ra từ rất sớm. Bà đã được đề nghị hứa hôn trên bàn cân chính trị từ khi 6 tuổi, và đối tượng chính là Fernando, con trai của Juan, Quốc vương xứ Navarra và cũng là người chồng tương lai của bà. Vào thời điểm ấy, Vua John và Vua Henry đang có một liên minh vững chãi và muốn củng cố thêm bằng hôn nhân. Tuy nhiên, khi anh trai của Vua Juan là Alfonso V của Aragón qua đời năm 1458, và lúc này Vua Juan của Navarra thừa hưởng Vương quốc Aragón rộng lớn cùng các lãnh địa khắp Châu Âu như Sicily và Sardinia. Với thế cục này, Vua Juan trở nên mạnh hơn và không còn thấy cần thiết khi thiết đặt liên minh với Castilla nữa.
Vua Enrique lúc này cực kỳ thèm khát một liên minh vững chắc, và ông nhắm đến người con trai cả của Vua John, Charles, Vương công xứ Viana. Vương công Charles có một mối quan hệ căng thẳng với vua cha, trong khi đó Vua John đang rất yêu thích đứa con thứ Ferdinand, và đó là lý do khiến ông muốn có một liên minh với Vua Henry để củng cố quyền lực của mình trong tương lai. Và để thiết đặt liên minh này, Charles sẽ được hứa hôn với Isabel. Vua John sau đó biết được tin về mối liên hệ này, và ông cảm thấy tức giận và bị đe dọa, do không chỉ Charles có ý chống đối, mà mối hôn nhân giữa Isabel vốn được dành cho Ferdinand - đứa con mà ông yêu thích nhất. Sau cùng, Charles bị vua cha giam cầm và chết không lâu sau.
Năm 1465, Isabel được hứa hôn cho Afonso V của Bồ Đào Nha - anh vợ của Vua Henry. Người trung gian của Vương hậu đã đến gặp Vua Henry để thiết đặt hôn nhân, song Isabel tỏ ra thận trọng và từ chối. Thời gian ấy, khắp Castilla diễn ra những cuộc nội chiến vì các lãnh chúa chỉ trích Vua Henry thiếu khả năng cai trị, và vì lý do đó mà nhà vua rất muốn cuộc hôn nhân của Isabel thành công, để có thể tạo một liên minh hùng mạnh bảo vệ ngai vàng của mình. Sau đó, Isabel được hứa hôn với Pedro Girón Acuña Pacheco, thủ lĩnh của Hội hiệp sĩ Calatrava và là anh trai của sủng thần của Vua Henry là Juan Pacheco. Thỏa thuận cuộc hôn nhân này giúp triều đình Vua Henry thoát khỏi cảnh phá sản, khi Don Pedro đồng ý hiến một lượng lớn vàng vào quốc khố. Isabel biết được tin đã rất kinh ngạc cùng sợ hãi, bà cầu nguyện trước Chúa mong sao cuộc hôn nhân này không diễn ra. Năm 1466, Don Pedro mắc một cơn bệnh lạ và qua đời, khi đang trên đường đến gặp vị hôn thê của mình.
Ngày 19 tháng 9 năm 1468, Vua Enrique chính thức làm lễ tấn phong Isabel trở thành Trữ quân của Castilla, với danh hiệu Thân vương xứ Asturias ("Princess of Asturias"). Bằng việc này, Vua Enrique đã chính thức không còn quyền hạn sắp đặt hôn nhân của Isabel nữa. Bắt đầu từ đây, Isabel chính thức tìm kiếm chồng của mình. Đã có một cuộc xem xét hôn nhân của Isabel với Quốc vương Edward IV của Anh, hoặc với người em trai, Richard, Công tước xứ Gloucester, nhưng điều này cũng không triển vọng cho lắm.
Vào lúc này, Vua Alfonso V của Bồ Đào Nha lại đề nghị hôn nhân, và điều này khiến Vua Henry rất vui mừng. Nếu Isabel cưới Alfonso V, thì tương lai con gái của Vua Henry là Juana sẽ cưới John, con trai và là người thừa kế của Vua Alfonso. Như vậy, tương lai cả Joanna và John sẽ kiểm soát Bồ Đào Nha lẫn Castilla, và Isabel đủ khôn ngoan nhìn thấy sự thiệt thòi của bản thân trong mối liên minh này để khước từ. Thay vào đó, bà bí mật hứa hôn với ứng cử viên đầu tiên trong đời mình, Ferdinand của Aragon. Thất bại liên tiếp trong sắp xếp hôn nhân của em gái, Vua Henry quyết định cưỡng ép Isabel cưới Charles của Pháp, Công tước xứ Berry, em trai của Quốc vương Louis XI của Pháp. Với ý định này, Vua Henry vừa muốn hàn gắng quan hệ giữa Pháp và Castilla, vừa muốn Isabel khuất mắt khỏi mình khi bà sẽ buộc phải rời Castilla mà về làm dâu xứ Pháp. Isabel cự tuyệt sắp xếp này của Vua Henry, trong khi Juan II của Aragon bắt đầu thương thảo một cuộc hôn nhân bí mật giữa Isabel và Ferdinand.
Ngày 18 tháng 10 năm 1469, lễ đính hôn chính thức diễn ra. Theo gia phổ, Isabel và Ferdinand là chị em họ cùng chung một ông cố, Juan I của Castilla, do đó phải có phép miễn trừ từ Giáo hoàng để cuộc hôn nhân có thể diễn ra và hợp pháp.
Quy trình giải trừ này luôn diễn ra rất phức tạp. Với sự giúp đỡ của một Hồng y gốc Tây Ban Nha là Rodrigo Borgia (sau là Giáo hoàng Alexanđê VI), Giáo hoàng khi ấy là Pius II đã chấp thuận cho Ferdinand và Isabel. Nhằm tránh bị dòm ngó, Isabel lấy lý do đi thăm mộ của em trai ở Ávila để đi khỏi triều đình, còn Ferdinand thì giả dạng một nô lệ trà trộn vào lãnh địa Castilla. Ngày 19 tháng 10 cùng năm, cả hai hội ngộ và lập tức tổ chức đám cưới ở Palacio de los Vivero, Valladolid.
Cuộc chiến đầu tiên.
Năm 1474, ngày 12 tháng 12, Vua Henry IV qua đời ở Madrid, tin tức nhanh chóng chuyển đến triều đình Segovia. Isabel nhanh chóng dời đến Lâu đài Segovia, nơi bà nhận được toàn bộ sự ủng hộ của Andres de Cabrera và các triều thần thề tận trung với bà. Ngày hôm sau, 13 tháng 12, Isabel tuyên bố trở thành Nữ vương của Castilla và León.
Sự lên ngôi của Isabel về cơ bản là đầy chông gai, đây là bởi vì con gái của Vua Henry IV, vương nữ Juana, đã trưởng thành vào thời điểm ấy, cũng như không ít người nhận thấy Isabel không thích hợp trở thành Nữ vương. Diego Lopez de Pacheco, Hầu tước Villena, đã cùng các phe phái thề tận trung với vương nữ Juana. Sau tuyên bố của Hầu tước Villena, Tổng giám mục Toledo là Alfonso Carrillo de Acuña, một người từng tận trung với Isabel đã quay ra ủng hộ vương nữ Juana và rời khỏi Segovia để về phe Hầu tước Villena. Cả hai người bày mưu vương nữ Juana sẽ kết hôn với người cậu, Vua Afonso V của Bồ Đào Nha, và sau đó cả hai sẽ đưa quân đội Bồ Đào Nha đến xâm lược Castilla để giành lại ngôi báu. Vào tháng 5 năm 1475, Vua Alfonso đem quân vượt qua biên giới Castilla và tiến đến Plasencia, nơi mà ông ta cưới vương nữ Joanna, người cháu gái chỉ mới 13 tuổi. Đó là sự khởi đầu của cuộc chiến kế vị Castilla, mà lịch sử gọi là [War of the Castilian Succession].
Ngày 1 tháng 3 năm 1476, diễn ra Trận Toro, một cuộc chiến còn gây tranh cãi vì cả hai bên đều tuyên bố mình là người thắng, song lại có ý nghĩa lịch sử trọng đại đối với Isabel và Ferdinand. Sau đó, quân đội của Joanna la Beltraneja bị giải thể, và quân Bồ Đào Nha rút lui khỏi Castilla. Nhà sử học Justo L. González tóm tắt:
Chớp ngay thời cơ còn mơ hồ khi ấy, vào khoảng tháng 10 năm 1476, Isabel lập tức triệu tập đồng minh tại Segovia, tuyên bố đứa con gái đầu tiên của bà là Isabel sẽ trở thành Trữ quân của ngai vàng Castilla. Tuyên bố này đã khiến Isabel trở thành quân chủ có người thừa kế, cũng khiến quyền vị của bà được hợp pháp hóa.
Cũng trong khi ấy, vào tháng 8, ở Segovia xảy ra bạo loạn, và Isabel đã thể hiện mình là một quân chủ đầy quyền uy ngay lúc cần thiết nhất. Phiến loạn tràn vào Segovia đầy hỗn loạn, Isabel một mình cưỡi ngựa lãnh đạo quân đội bình định, vì chồng bà là Ferrando lúc này đang ở ngoài chiến đấu với quân Bồ Đào Nha. Mặc cho các cố vấn nam giới khuyên can, Isabel vẫn tự tin cưỡi ngựa vào tòa thành này, đối diện với thủ lĩnh quân phiến loạn và tiến hành thỏa hiệp, kết quả ngoài sức tưởng tượng khi quân phiến loạn nhanh chóng phục tùng và giải tán. Hai năm sau, Isabel hạ sinh người con trai mà bà yêu thương nhất, Juan của Aragón, vào ngày 30 tháng 6 năm 1478. Sự ra đời của người con trai này càng làm Isabel ở vững trên ngai vị Nữ vương.
Trong lúc này, hạm đội hải quân Castilla và Bồ Đào Nha đang giành quyền bá chủ ở Đại Tây Dương, kéo theo việc tranh giành thành phố Guinea, nơi có nhiều vàng và nô lệ rất cần thiết khi ấy cho nền quân chủ Châu Âu. Điều này đã dẫn đến trận chiến quyết định là Trận Guinea. Cuộc chiến kéo dài 3 năm, với việc Castilla làm chủ đất liền còn Bồ Đào Nha làm chủ đại dương. Ngày 4 tháng 9 năm 1479, Hòa ước Alcáçovas được ký kết, với việc Bồ Đào Nha từ bỏ ngai vị Castilla, đổi lại Isabel chia sẻ một phần lãnh địa quanh Đại Tây Dương cho phép Bồ Đào Nha cùng khai thác (trừ khu vực Quần đảo Canaria, thì mỏ vàng của Guinea, các đảo Cabo Verde, Madeira, Azores và quyền xâm chiếm Vương quốc Fez đều thuộc về Bồ Đào Nha), cùng đền bù chiến phí khổng lồ: 106.676 đồng vàng. Isabel cũng phải chấp nhận Joanna la Beltraneja được ở lại Bồ Đào Nha, cũng như đại xá cho bất kỳ thế lực nào từng ủng hộ Joanna và Bồ Đào Nha xâm chiếm Castilla.
Với cái kết này, Isabel và Ferdinand có được ngai vàng, song đã phải từ bỏ nguồn lợi nhuận khổng lồ ở Đại Tây Dương. Nhà sử học hàn lâm Tây Ban Nha là Antonio Rumeu de Armas nhận xét bản hòa ước Alcáçovas này, hai vụ Quân chủ Công giáo đã phải "... mua hòa bình với cái giá quá chát". Về sau, chuyến du hành của Christopher Columbus đã giải tỏa áp lực này của Castilla.
Vương hiệu.
Khi còn là Nữ Thân vương xứ Asturias ("Princess of Asturias"), Isabel mang vương hiệu ngai vàng của Castilla, kèm theo hình hiệu chim đại bàng của Thánh sử Gioan. Khi là Nữ vương kèm Vương hậu, Isabel chia sẻ một phần vương hiệu của Ngai vàng xứ Aragon, cộng thêm cặp Cung và Tên ("Yoke and arrows") như một dấu hiệu riêng. Khi là Đồng quân vương, vương hiệu của bà có thêm khẩu hiệu ["Tanto monta"] biểu thị hôn ước vĩnh cữu. Sau khi chinh phục Granada năm 1492, vương hiệu của Isabel có thêm quả lựu ở góc chính diện phía dưới, bên dưới vương hiệu Nữ vương, vì Granada trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là quả lựu.
Ngoài ra, còn có một vương hiệu khác có hình hai sư tử vàng, biểu thị sự trung tận của các lãnh chúa trung thành John II - cha của Isabel.
Hậu duệ.
Cuộc hôn nhân của Ferrando và Isabel có 5 người con, và từ 5 người con này mà hai người có rất nhiều hậu duệ. Theo đó, Ferdinand và Isabel liên tiếp sắp xếp các cuộc hôn nhân cho những người con này, đều là Quốc vương của một Vương quốc hoặc các nữ quý tộc có dòng dõi lớn. Trong một thời gian, rất nhiều hậu duệ của họ liên tiếp là Hoàng đế và Hoàng hậu, rồi Quốc vương và Vương hậu của rất nhiều quốc gia lớn nhỏ khác khắp Châu Âu, đặc biệt là thế hệ đời cháu đã khiến Ferdinand và Isabel trở thành cặp vợ chồng có tầm ảnh hưởng hậu duệ khắp Châu Âu đầu tiên trong lịch sử.
Điểm đặc biệt nhất, Ferdinand và Isabel đến tận thời điểm hiện tại vẫn là tổ tiên của rất nhiều gia tộc vương triều Châu Âu khác, đáng kể nhất có Felipe VI của Tây Ban Nha, Elizabeth II của Khối thịnh vượng chung, Albert II của Bỉ, Margrethe II của Đan Mạch, Harald V của Na Uy, Carl XVI Gustaf của Thụy Điển và Willem-Alexander của Hà Lan. Ngoài ra, nếu kể đến các Thân vương quốc, thì còn có Albert II của Monaco và Hans-Adam II của Liechtenstein.
Xem thêm.
Isabel của Aragón và Castilla
Juan của Aragón và Castilla
Juana I của Castilla và Aragón
María của Aragón và Castilla
Catalina của Aragón và Castilla | 1 | null |
Lưu Như Ý (chữ Hán: 劉如意, 208 TCN-194 TCN), tức Triệu Ẩn vương (赵隱王), là vua của hai nước chư hầu là Đại và Triệu của nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc.
Thân thế.
Lưu Như Ý là con trai thứ ba của Hán Cao Tổ Lưu Bang với người vợ thứ là Thích phu nhân. Vua cha có nhiều vợ, ngoài hoàng hậu Lã Trĩ là mẹ của thái tử Lưu Doanh và công chúa Lỗ Nguyên, Hán Cao Tổ còn có sáu người thiếp khác, trong đó Thích phu nhân là người được yêu quý nhất, sinh ra Lưu Như Ý. Theo sử ký, Lưu Như Ý từ nhỏ đã thông minh dĩnh ngộ, được Cao Tổ yêu quý. Cao Tổ thường nói rằng Như Ý giống mình và muốn lập làm thái tử. Điều này khiến Lã hoàng hậu lo sợ và ghen ghét.
Không được làm thái tử.
Năm 200 TCN, Hán Cao Tổ phong Như Ý làm Đại vương cai quản đất Đại. Năm đó ông mới 9 tuổi. Năm 198 TCN, Lưu Bang truất bỏ ngôi Triệu vương của con rể Trương Ngao, cải phong Như Ý làm Triệu vương.
Hán Cao Tổ biết thái tử Lưu Doanh nhân đức nhưng không đủ cứng rắn nên định phế bỏ, cộng với việc Thích phu nhân được sủng ái nên Cao Tổ muốn cho Như Ý lên thay.
Lã hậu lo lắng, nhờ Lưu hầu Trương Lương đang làm thiếu phó giúp Lưu Doanh. Nhờ Trương Lương giúp, Lưu Doanh mời được 4 hiền sĩ trong thiên hạ mà Hán Cao Tổ không sao mời nổi.
Năm 195 TCN, Hán Cao Tổ ốm nặng, muốn thay thái tử, nhưng đến khi ăn tiệc, thấy thái tử Doanh đứng chầu cùng bốn người là Đông Viên Công, Giác Lý tiên sinh, Ỷ Lý tiên sinh, Hạ Thạch Công. Lưu Bang kinh ngạc, hỏi ra mới biết là các hiền sĩ mà bấy lâu mình mời không được. Hán Cao Tổ thấy Lưu Doanh mời được 4 hiền sĩ, bèn bỏ ý định thay ngôi thái tử, Thích phu nhân không ngăn cản được. Hán Cao Tổ cử tướng Chu Xương làm tướng quốc nước Triệu giúp đỡ Như Ý.
Chết trong tay Lã hậu.
Năm 194 TCN, vua cha Hán Cao Tổ Lưu Bang qua đời, Lưu Doanh lên nối ngôi, tức Hán Huệ Đế. Lã hoàng hậu trở thành Hoàng Thái hậu, nắm quyền triều chính, hết sức oán giận Thích phu nhân và Triệu vương Như Ý, không cho Thích phu nhân đến nước Triệu, sai giam bà ở cung Vĩnh Hạng rồi sai sứ triệu Lưu Như Ý đến.
Sứ giả của Lã hậu triệu tập, tướng quốc Chu Xương biết ý Lã thái hậu, nói Triệu vương bị ốm không đi được. Lã thái hậu cả giận, bèn sai người gọi Chu Xương về. Chu Xương về đến Trường An, thái hậu lại sai người mời Triệu vương lần nữa. Lần này Lưu Như Ý chịu đến. Hán Huệ Đế biết thái hậu muốn giết ông, bèn thân hành đón Như Ý ở Bá Thượng, rồi cùng vào cung, luôn luôn kèm Triệu vương, lúc Như Ý đi đứng, ăn uống, Huệ Đế đều ở bên cạnh, thái hậu muốn giết Như Ý nhưng không dám ra tay.
Tháng 12 năm 194 TCN, Hán Huệ đế buổi sớm ra đi săn bắn, định gọi Như Ý đi cùng nhưng Như Ý chưa dậy. Huệ Đế bèn đi một mình. Lã Thái hậu nghe tin Như Ý ở một mình, bèn sai người mang thuốc độc đến ép Như Ý uống. Lúc mờ sáng, Huệ Đế trở về thì Như Ý đã chết. Năm đó ông mới 15 tuổi. Mẹ Như Ý là Thích phu nhân sau cũng bị trả thù tàn độc.
Lã thái hậu lập em ông là Lưu Hữu làm Triệu vương. Hai vị Triệu vương tiếp theo đều bị Lã hậu hại chết. | 1 | null |
là một diễn viên người Nhật Bản đến từ Kakogawa, Hyogo, Nhật Bản. Năm 2005, cô là một trong sáu diễn viên nhận được giải thưởng "Gương mặt mới của năm" của Viện Hàn Lâm Nhật Bản cho vai nữ chính trong phim "Swing Girls".
Cô cũng được nhiều người biết đến với vai nữ chính trong bộ phim chuyển thể từ bộ truyện tranh cùng tên "Nodame Cantabile", vai diễn đã giúp cô đạt được giải thưởng "Diễn viên nữ chính xuất sắc nhất" tại Liên hoan Phim Truyền hình Nhật Bản lần thứ 51, năm 2007. Một vai diễn khác cũng khiến cho cô thêm nổi tiếng là nhân vật Ruka Kishimoto trong phim "Last Friends", qua bộ phim này cô được trao giải "Diễn viên nữ phụ xuất sắc nhất" tại Nikkan Sports Drama Grand Prix và tại Liên hoan phim Truyền hình Nhật Bản lần thứ 57, năm 2008.
Sự nghiệp.
Ueno xuất hiện lần đầu tiên trên màn ảnh trong sê-ri phim truyền hình "Seizon" của đài NHK, sau đó cô lần đầu tiên chạm ngõ điện ảnh với vai diễn phụ trong phim "Chirosoku no Natsu" năm 2003, bộ phim giúp cô có được giải "Tài năng triển vọng" tại Mainichi Film Awards, theo đó cô tiếp tục sự nghiệp điện ảnh với vai chính trong bộ phim "Swing Girls (2004)". "Swing Girls" được xem là bước đột phá của cô khi cô nhận được rất nhiều lời khen ngợi đồng thời đạt được giải thưởng "Diễn viên triển vọng" tại Liên hoan phim Yokohama (cô cũng được vinh danh với vai diễn trong phim "Joze to Tora to Sakana Tachi") và Viện Hàn lâm Nhật Bản.
Năm 2004, Ueno xuất hiện trong một vai phụ của bộ phim truyền hình "Orange Days" của đài TBS, sau đó cô một lần nữa hợp tác với nam diễn viên chính của bộ phim Kimura Takuya trong bộ phim truyền hình được mở máy năm 2005 của đài Fuji TV - "Engine", trong phim cô vào vai Misae Hoshino. Trong năm này, cô cũng đồng thời xuất hiện với diễn viên Kazuya Kamenashi trong một tập phim đặc biệt của bộ phim "Kinda'ichi Shōnen no Jikenbo", cô vào vai nữ chính Miyuki Nanase trong phim.
Ueno Juri ngày càng nổi tiếng hơn khi cô được chọn cho vai nữ chính Megumi Noda ("Nodame"), đây là bộ phim truyền hình chuyển thể từ tác phẩm truyện tranh nổi tiếng cùng tên "Nodame Cantabile", trong phim cô đóng cùng vai nam chính Shinichi Chiaki do diễn viên Hiroshi Tamaki thủ vai. 11 tập phim đã gây được tiếng vang lớn khi tỷ lệ người xem trung bình của bộ phim lên tới 18.79%, trong đó tỷ lệ xem của tập cuối là 21.7%. Trong phim cô hóa thân làm một cô sinh viên năm 2 bừa bộn, vô tổ chức đang theo học ở nhạc viện, nhưng đồng thời cô cũng là một người rất hòa nhã, cũng như là một tài năng chơi đàn Piano hiếm có. Với vai diễn này cô đã chiến thắng giải "Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất" tại Liên hoan phim Truyền hình Nhật Bản lần thứ 51, năm 2008, đồng thời bộ phim cũng đạt được giải thưởng ở hạng mục "Phim hay nhất". Bộ phim cũng đạt được thành công nhất định ở nước ngoài, khi được vinh danh ở Liên hoan phim truyền hình Seoul lần thứ hai với giải "Phim truyền hình hay nhất". Ueno cùng với Tamaki tiếp tục xuất hiện cùng nhau trong hai tập phim đặc biệt dài 2 tiếng được ra mắt trong năm 2007, "Nodame Cantabile Shinshun Special in Europe", đây là những tập phim tiếp nối 11 tập phim cũ, miêu tả cuộc sống mới của 2 nhân vật chính ở kinh đô nhạc cổ điển - Âu châu - khi mà hai người phải tập với cuộc sống tự lập một mình.
Năm 2008, Ueno tái hợp với dàn diễn viên của "Nodame Cantabile", gồm Eita và Asami Mizukawa, trong bộ phim truyền hình mới của đài Fuji - "Last Friends", trong phim cô vào vai Ruka Kishimoto, một tay đua địa hình tài năng nhưng lại có những góc khuất không thể chia sẻ với bất kỳ ai. Taeko Asano, tác giả kịch bản của "Last Friends" đã dành những lời khen tặng tới sự diễn xuất của Ueno trong vai Ruka, bà đặc biệt nhấn mạnh rằng Ueno sinh ra đã là một "thiên tài diễn xuất" và cô diễn cực kỳ nhập vai. Ueno đoạt được giải "Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất" tại Nikkan Sports Drama Grand Prix lần thứ 12 và Liên hoan phim truyền hình Nhật Bản lần thứ 57 cho vai diễn trong phim này.
Ấn phẩm tiếng Nhật của tạp chí nổi tiếng "Vogue" đã vinh danh cô là một trong số những "Người phụ nữ của năm 2008".
Vào ngày 9/12/2008, một thông cáo mới xác nhận rằng cô sẽ tiếp tục vào vai "Nodame" khi tham gia tiếp vào hai phần sau của bộ phim sẽ được ra mắt trong năm 2010. Phim bắt đầu quay vào tháng 5/2009.
Sau đó, vào ngày 25/1/2010, theo thông tin chính thức từ đài NHK, Ueno Juri sẽ vào vai chính trong bộ phim lịch sử truyền hình (Taiga) - "Gō (2011)", người viết kịch bản cho phim cũng là tác giả chắp bút cho phim "Atsuhime", nhà viết kịch bản nổi tiếng ., theo lịch trình, phim bắt đầu quay vào tháng 8/2010. Đây là lần đầu tiên Ueno vào vai chính trong một bộ phim truyền hình lịch sử, "Gō" là bộ phim lịch sử thứ 50 của đài NHK, phim cũng đồng thời là phim thứ 10 có vai chính là nữ.
Ngày 15/4/2010, bộ phim truyền hình mùa xuân mới Sunao ni Narenakute chính thức khởi quay, trong phim, Ueno vào vai "Haru", phim là một câu chuyện kể về 5 người bạn quen biết nhau qua mạng Twitter, bốn người còn lại do các diễn viên Eita, Hero Jaejoong, Megumi Seki và Tetsuji Tamayama thủ vai.
Ngày 11/9/2010, Ueno tới làm khách mời một game-show truyền hình nổi tiếng We Got Married của đài MBC. Cô tham dự chương trình như một hoạt động quảng bá cho Nodame Cantabile - The Movie.
Ngày 3/12/2012, tin tức công bố chính thức rằng Matsumoto Jun (Arashi) và Ueno Juri sẽ tham gia phim điện ảnh mới nhất của đạo diễn Miki Takahiro (phim Solanin, Bokura ga Ita) mang tên Hidamari no Kanojo. Hidamari no Kanojo dựa vào tiểu thuyết cùng tên của Koshigaya Osamu, đã bán ra hơn 350.000 bản cho tới nay, và là câu chuyện tình yêu các cô gái mong muốn nam giới đọc. Câu chuyện lấy bối cảnh ở Chiba, nhưng phim chuyển thể sẽ quay ở Shonan, bên bờ vịnh Sagami. Đây không chỉ bộ phim nói về tình yêu đánh thức hai người, mà còn là cảm giác chỉ có thể trải qua một lần trong đời, và câu chuyện cũng có vài yếu tố huyền bí. Phim sẽ khởi quay vào tháng 1 và ra mắt các rạp chiếu phim vào tháng 10/2013. | 1 | null |
Cầu Ông Lớn nằm trên đại lộ Nguyễn Văn Linh, bắc qua rạch Ông Lớn, thuộc địa phận Thành phố Hồ Chí Minh. Được thiết kế vào năm 2001 đến năm 2004 thì được đưa vào sử dụng. Đây là kết cấu cầu vòm ống thép nhồi bê tông lần đầu tiên sử dụng ở Việt Nam, góp phần làm đa dạng hóa kiến trúc công trình cầu đường. | 1 | null |
Lưu Hữu (, mất năm 181 TCN) là con trai thứ sáu của Hán Cao Tổ, vị hoàng đế khai quốc của nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông đồng thời là vua của hai nước chư hầu nhà Hán là Hoài Dương và Triệu, còn được gọi với tước hiệu Triệu U vương (赵幽王).
Sự nghiệp.
Năm 196 TCN, phụ thân Hán Cao Tổ Lưu Bang lập Lưu Hữu làm Hoài Dương vương. Năm 194 TCN, Lã thái hậu giết người anh Lưu Hữu là Triệu Ẩn vương Lưu Như Ý, lập ông lên thay làm Triệu vương.
Lã Thái hậu gả một người con gái họ Lã cho Lưu Hữu nhưng không được Lưu Hữu sủng ái. Lã thị bèn tìm cách vu cáo với Lã thái hậu rằng Lưu Hữu bắt bình việc bà ta phong vương cho họ Lã. Năm 181 TCN, Lã thái hậu triệu Lưu Hữu vào chầu rồi bắt giam ông lại, bỏ đói cho đến chết.
Sau khi Lưu Hữu qua đời, Lã thái hậu cho an táng ông theo lễ của dân thường rồi lập anh ông là Lương vương Lưu Khôi làm Triệu vương.
Sau này, năm 180 TCN, Hán Văn đế lên ngôi, lại phong cho con Lưu Hữu là Lưu Toại làm Triệu vương và con thứ là Lưu Tích Cường làm Hà Gian vương, đồng thời làm bài thơ minh oan cho ông. | 1 | null |
Sukho () là một hòn đảo nhân tạo nằm ở phía Đông Nam của hồ Ladoga, cách bờ Nam của hồ 20 cây số. Hòn đảo có hình móng ngựa và chiều dài 60-90 mét.
Lịch sử.
Đảo Sukho được xây trên một vùng nước nông của hồ Ladoga vào đầu thế kỷ 18 theo lệnh của Nga hoàng Pyotr Đại đế, nhằm mục đích định hướng cho tàu bè qua lại trong hồ. Lối vào cảng cho các tàu bè được xây ở phía Đông Nam vì tại khu vực này có rất nhiều gió mạnh. Năm 1891, một ngọn đèn biển được xây trên đảo Sukho.
Trong Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, đảo Sukho trở thành một vị trí chiến lược có tầm quan trọng sống còn đối với thành phố. Nguyên do Sukho - chỉ cách Novaya Ladoga 37 cây số về phía Bắc - tọa lạc ngay trên con đường tiếp vận của quân đội Xô Viết băng qua hồ Ladoga để cứu trợ cho thành phố Leningrad nằm trong vòng vây (xem thêm con đường Sống) sở hữu khu vực này trong tay thì có thể kiểm soát được một phần đáng kể khu vực phía Nam của hồ cũng như con đường dẫn tới vịnh Volkhov và Novaya Ladoga - hai khu vực quan trọng trong con đường tiếp vận của Giang đoàn Ladoga. Chính vì vậy, vào tháng 9 năm 1942, quân đội Liên Xô đã bố trí một lực lượng mạnh trấn giữ hòn đảo này với khẩu đội pháo 100 ly chống tàu bè số 473 và các khẩu đội súng máy. Đêm 22 tháng 10 năm 1942, quân đội Đức Quốc xã tổ chức một trận tấn công lớn với chừng 30 tàu chiến vào đảo Sukho, nhưng quân đồn trú Liên Xô phối hợp với không quân và Giang đoàn Ladoga đã đập tan cuộc tấn công này, bảo vệ an toàn cho con đường tiếp vận cho thành phố Leningrad.
Một bia tưởng niệm trên đảo Sukho có khắc tên dòng chữ sau:
Sau chiến tranh, một trạm khí tượng được xây dựng trên hòn đảo. Hiện nay không có người sinh sống trên đảo Sukho, tuy nhiên ngọn đèn biển trên hòn đảo vẫn tiếp tục hoạt động bình thường. | 1 | null |
Âm Lệ Hoa (Phồn thể: 陰麗華; giản thể: 阴丽华; 5 - 1 tháng 3, 64), thường được gọi là Quang Liệt Âm hoàng hậu (光烈陰皇后), là Hoàng hậu thứ hai của Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú, mặc dù bà kết hôn với ông trước Quách Thánh Thông.
Bà nổi tiếng với giai thoại là hồng nhan tri kỉ của Quang Vũ Đế Lưu Tú, với câu nói nổi tiếng lưu danh thiên cổ:「"Nếu được làm quan, ta muốn trở thành Chấp kim ngô; nếu ta thành thân, ta muốn lấy Âm Lệ Hoa"」. Thụy hiệu của bà khởi đầu cho một xu hướng trong thời gian còn lại của triều Đông Hán và tiếp đến tận thời nhà Tùy, đó là thụy hiệu của một Hoàng hậu không phải đặt hoàn toàn theo thụy hiệu của phu quân họ như thời Tây Hán, mà đặt một phần theo thụy hiệu của phu quân và thêm một chữ mang tính diễn tả.
Cuộc đời.
Thân thế.
Quang Liệt hoàng hậu Âm Lệ Hoa sinh năm Nguyên Trị thứ 5 (5) thời Hán Bình Đế, quê quán tại huyện Tân Dã, quận Nam Dương (gần tương ứng với Nam Dương, Hà Nam ngày nay). Theo "Hậu Hán thư", nhà họ Âm có nguồn gốc từ hạ khanh Quản Trọng trứ danh của nước Tề trong thời Xuân Thu. Đến đời thứ 7 là Quản Tu (管修), gia đình từ nước Tề sang cư ngụ nước Sở, được phong làm "Âm đại phu" (陰大夫), từ đấy lấy "Âm" làm họ. Vào thời đầu nhà Hán, nhà họ Âm mới chuyển đến Tân Dã, là một danh gia vọng tộc lâu đời, được ban chức "Bang quân" (邦君) như đối với một chư hầu vương, cho thấy vị thế rất lớn của nhà họ Âm tại địa phương. Dẫu vậy, nhà họ Âm suốt các đời Tần và Tây Hán cũng không có ai ra làm quan, nên ảnh hưởng chính tri của họ Âm khi đó là không có, chỉ có phú quý vinh hiển tại quê nhà mà thôi.
Cha của Âm Lệ Hoa là Âm Lục (陰陸), mẹ của bà là Đặng phu nhân (鄧夫人), cũng là dòng họ quyền thế ở Nam Dương. Bà có ít nhất bốn người anh em: Âm Hưng (陰興), Âm Tựu (陰就), Âm Thức (陰識) và Âm Hân (陰訢), trong đó Âm Hưng và Âm Hân là bào đệ đồng mẫu với bà, còn Âm Thức do vị phu nhân trước của cha bà sinh ra. Gia đình bà có mối giao hảo rất tốt với dòng họ Đặng của Đặng Vũ, về sau cũng là gia thần có công của chồng bà Lưu Tú. Chị của bà Âm thị là vợ Đặng Nhượng, còn mẹ bà Đặng phu nhân xuất thân trong gia tộc họ Đặng. Hòa Hi hoàng hậu Đặng Tuy, vợ của cháu cố bà là Hán Hòa Đế có mẹ là Âm thị, là con gái của đường đệ của Âm Lệ Hoa.
Cùng quê với Âm Lệ Hoa là Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú, mất cha khi 9 tuổi, được bá phụ Lưu Lương nuôi dưỡng. Tuổi trẻ, Lưu Tú hay chăm việc đồng áng, anh cả Lưu Diễn thường giễu cợt ông chỉ chăm chăm cày ruộng. Đời Thiên Mệnh của nhà Tân, Lưu Tú đến Trường An du học. Khi họ còn trẻ, Lưu Tú đã say mê, thán phục trước sắc đẹp, tài năng và nhân phẩm của bà và có tình cảm đặc biệt sâu nặng với bà. Theo "Hậu Hán thư", khi Lưu Tú viếng thăm kinh thành Trường An, ông đã trở nên ấn tượng với "chấp kim ngô" (執金吾, quan viên lãnh đạo cấm quân bảo vệ kinh thành và cung thành), lập lời thề rằng:
Năm Canh Thủy nguyên niên (23), tháng 6, anh trai cả của Lưu Tú là Lưu Diễn bị Hán Canh Thủy Đế giết chết. Cũng trong tháng đó, Âm Lệ Hoa kết hôn với Lưu Tú. Lúc này, Lưu Tú đã 28 tuổi, còn Âm Lệ Hoa được 19 tuổi. Tháng 9, Lưu Tú được Canh Thủy Đế phái đến khu vực phía bắc Hoàng Hà, Âm Lệ Hoa trở về nhà cũ.
Trở thành Quý nhân.
Năm Canh Thủy thứ 2 (24), để củng cố lực lượng quân đội trong chiến dịch tiêu diệt Vương Lang, Lưu Tú kết hôn với Quách Thánh Thông, chất nữ của quân phiệt Chân Định vương Lưu Dương (劉楊), sử sách gọi việc này là "Lưu Tú lấy vợ mượn quân". Quách Thánh Thông đã hạ sinh con trai trưởng cho Lưu Tú tên là Lưu Cương.
Năm Canh Thủy thứ 3 (25), tháng 6, Lưu Tú đã rời bỏ Canh Thủy Đế, và tự tuyên bố mình là Hoàng đế triều Hán, cải nguyên Kiến Vũ, tức Hán Quang Vũ Đế. Cuối năm đó, khi chiếm được Lạc Dương làm kinh đô, Lưu Tú đã cử các thuộc hạ 300 người đến hộ tống Âm Lệ Hoa đến kinh thành, và phong làm Quý nhân. Quách Thánh Thông cũng cùng một cấp phong làm Quý nhân, nhưng Quang Vũ Đế vẫn ý vị tấn phong anh cả Âm Thức của Âm Lệ Hoa làm "Âm Hương hầu" (陰鄉侯), cố ý để địa vị nhà họ Âm cao hơn nhà họ Quách.
Năm Kiến Vũ thứ 2 (26), Quang Vũ Đế đã chuẩn bị để tấn phong một Hoàng hậu. Âm Lệ Hoa là nguyên phối phu nhân, cũng được Quang Vũ Đế yêu hơn cả, bản thân Quang Vũ Đế đã tán dương bà là "Nhã tính khoan nhân, có đức độ mẫu nghi", rất xứng Hậu vị, thế nhưng khi đó Âm Quý nhân chưa hạ sinh Hoàng tử, và bà đã khước từ vị trí Hoàng hậu và tán thành Quách Quý nhân. Không còn cách nào, Quang Vũ Đế đã lập Quách Thánh Thông làm Hoàng hậu và lập con trai của Quách hậu là Lưu Cương làm Hoàng thái tử. Cũng trong năm này, Chân Định vương Lưu Dương dường như bất bình trước việc chậm chạp lập Hậu của Quang Vũ Đế, đã quyết định nổi loạn, sau đó bị giết. Ấn lẽ thường, Quách hậu cùng gia tộc họ Quách sẽ bị liên lụy, thế nhưng vào lúc này nhà Đông Hán không ổn định, Quang Vũ Đế cũng không thể tùy tiện đưa ra quyết định tận diệt, do đó vẫn hết sức thiện đãi Quách hậu.
Năm Kiến Vũ thứ 4 (28), tháng 5, ngày Giáp Thân, Âm Quý nhân hạ sinh hoàng tử đầu tiên của mình là Lưu Dương tại huyện Nguyên Thị. Đây là một lần sinh nở khó hiểu, vì Âm Lệ Hoa khi đó đã mang thai, thế mà Quang Vũ Đế vẫn kiên quyết đem bà đi theo hành quân, lại ở huyện thôn hẻo lánh hạ sinh Hoàng tử. Khi Lưu Dương vừa sinh, Quang Vũ Đế vui lắm, đánh giá ngũ quan sáng ngời như Đế Nghiêu thời thượng cổ, lại lấy biểu tượng màu đỏ của ánh dương đặt tên Hoàng tử là "Dương", biểu thị sự coi trọng cùng yêu thích của ông đối với đứa con này của Âm Lệ Hoa. Sau khi sinh ra Lưu Dương, Âm Lệ Hoa ngày càng được thịnh sủng, sau đó liên tiếp sinh ra thêm 4 người con khác là Đông Bình Hiến vương Lưu Thương, Quảng Lăng Tư vương Lưu Kinh, Lâm Hoài Hoài công Lưu Hành và Lang Tà Hiếu vương Lưu Kinh.
Năm Kiến Vũ thứ 9 (33), Đặng phu nhân và Âm Hân bị đạo phỉ sát hại. Quang Vũ Đế đã rất thương tiếc họ, và ông đã phong tước hầu cho Âm Tựu và cũng cố phong tước hầu cho Âm Hưng, song Âm Hưng đã khiêm tốn từ chối và còn bảo Âm quý nhân phải luôn khiêm tốn và không tìm kiếm danh vọng cho người thân của bà. Để an ủi Âm Lệ Hoa, Quang Vũ Đế nói Đại tư không hạ chiếu thư rằng:
Gia quyến của Quý nhân bị giết, tuy chỉ là phi tần, nhưng Hoàng đế viết chiếu thư an ủi cũng xem là hợp tình hợp lý. Tuy nhiên, trong chiếu thư lại trực tiếp nói Âm Lệ Hoa có khí độ mẫu nghi, việc Quách Thánh Thông được lập được khẳng định là do "Âm thị cố ý nhường lại", điều này không chỉ tâm niệm muốn lập Âm Lệ Hoa của Quang Vũ Đế vẫn mãi còn, mà còn là bạt tai giáng thẳng vào ngôi vị Hoàng hậu của Quách Thánh Thông. Văn học gia Hồng Mại (洪迈) thời Nam Tống ghi lại chuyện này trong "Dung trai tùy bút", đã đánh giá rằng từ khi Hán Quang Vũ Đế hạ đạo sắc chỉ này, Quách hậu đã vĩnh viễn không còn an ổn trên Hậu vị được nữa.
Hơn nữa, lúc ấy thiên hạ chưa bình, rất nhiều công thần còn không có đất phong (vào thời điểm Quang Vũ Đế đại phong là tận năm Kiến Vũ thứ 13), thế mà Quang Vũ Đế lại lấy nguyên do Âm Quý nhân từng từ chối Hậu vị, phong tước Hầu cho anh em trai họ. Theo luật đời Hán, chỉ có gia quyến nhà Hoàng hậu mới được phong Liệt hầu, hơn nữa không thể phong nhiều, ví dụ Hiếu Nguyên hậu Vương Chính Quân trong thời làm Thái hậu, phong Liệt hầu hơn 5 người, cũng đã chịu sự phản đối gay gắt. Âm Lệ Hoa khi đó chỉ là Quý nhân, Quang Vũ Đế lại truy phong cha cùng tấn phong cho anh em tước Liệt hầu, trong khi vô số tướng sĩ lập đại công còn phải chờ định mà ân phong, đây có thể nói là một đại ân sủng, vô tiền khoáng hậu trong lịch sử.
Năm Kiến Vũ thứ 13 (37), Lưu Dương được 10 tuổi, Quang Vũ Đế khen ngợi gọi là Ngô Quý Tử (吴季子), điều này càng làm triều đình chấn động. Ngô Quý Tử, cũng gọi Ngô Quý Trát, là con trai thứ tư của Ngô vương Ngô Thọ Mộng, vốn dĩ không có tư cách kế thừa Vương vị, nhưng Thọ Mộng lại hi vọng đứa con này kế thừa, cho nên con cả của Thọ Mộng là Ngô Chư Phàn quyết liệt xin nhường Trữ vị cho Quý Tử, nhưng Quý Tử kiên quyết từ chối. Nhìn đây có thể suy ra, Quang Vũ Đế thực sự mong Lưu Dương kế vị, nhưng lại sợ gia tộc họ Âm sẽ là điều liên lụy Lưu Dương, khiến Lưu Dương không thể kế vị. Thế nhưng, Lưu Dương khi nghe xong lại nói:"Ngu dốt vô cùng!", cho thấy thái độ không chịu nhường ai của Lưu Dương.
Nhập chủ Trung cung.
Khoảng từ năm Kiến Vũ thứ 9 (33), Quách hậu được ghi lại đã hoàn toàn bị thất sủng. Có vị Thượng thư lệnh là Thân Đồ Cương (申屠刚) nhiều lần dâng sớ xin Quang Vũ Đế để Hoàng thái tử Lưu Cương đến Đông Cung tiếp thu trách nhiệm cùng sự dạy bảo, thì liền bị Quang Vũ Đế trách cứ, biếm truất đi chức vị.
Vào năm Kiến Vũ thứ 13, đất Thục được bình định, Quang Vũ Đế đại phong công thần ngoại thích, nhưng trong đó lại không bao gồm ngoại thích họ Quách của Quách hậu, em trai Quách hậu là Quách Huống mãi đến năm Kiến Vũ thứ 14 (38) mới thăng nhậm "Thành môn Giáo úy" (城门校尉). Năm Kiến Vũ thứ 15, ngoại thích họ Âm cùng họ Phàn (thân tộc của mẹ Quang Vũ Đế là Phàn Nhàn Đô) được sắc chỉ ân phong, lại tiếp tục gạt họ Quách ra một bên. Quang Vũ Đế phong con trưởng của Âm Quý nhân là Lưu Dương làm Đông Hải công (东海公), nước Đông Hải gồm 23 huyện, là chư hầu quốc lớn nhất trong số các phiên quốc của chúng hoàng tử. Quách hậu bởi vì từ từ thất sủng, dòng dõi họ Quách cũng bị gạt sang một bên một cách trắng trợn, luôn bị xếp dưới ngoại thích họ Âm, bởi vậy khiến Quách hậu cực kỳ bất mãn.
Năm Kiến Vũ thứ 17 (41), Quang Vũ Đế Lưu Tú lấy lý do: 「Hoài thế oán đỗi, sổ vi giáo lệnh, bất năng phủ tuần tha tử, huấn trường dị thất; 懷勢怨懟,數違教令,不能撫循他子,訓長異室」, ra chỉ phế truất Quách hậu, đưa Âm Quý nhân lên thay, trở thành Hoàng hậu.
Thay vì tống giam vào lãnh cung như các Hoàng hậu bị phế truất khác, Quang Vũ Đế đã lập con trai Lưu Phụ của Quách Thánh Thông làm "Trung Sơn vương", và lập bà làm "Trung Sơn Vương thái hậu". Quang Vũ Đế cũng phong em trai của Quách Thánh Thông là Quách Huống (郭況) một chức quan quan trọng và đã ban cho Quách Huống nhiều của cải. Không nỡ lòng nào phế truất cả mẹ lẫn con, Quang Vũ Đế ban đầu vẫn để Lưu Cương làm Hoàng thái tử. Tuy nhiên, vị Hoàng thái tử Lưu Cương này nhận thấy địa vị của mình không chắc chắn, vì mẹ ông đã bị phế truất, từ vị trí "Đích trưởng tử" bây giờ trở thành "Thứ trưởng tử", danh không chính ngôn không thuận, nên đã nghe theo thầy học Chất Uẩn (郅恽) khuyên can, nhiều lần thỉnh cầu lên Quang Vũ Đế chủ động được từ bỏ ngôi vị. Từ đây, Đông Hải vương Lưu Dương lấy thân phận Đích trưởng tử ở trong triều đình tham dự chính vụ.
Năm Kiến Vũ thứ 19 (43), mùa xuân, Đông Hải vương Lưu Dương bình định Thiền vu Đan Thần (单臣), công lao hiển hách. Tháng 6 năm đó, Quang Vũ Đế chấp thuận và phong cho Đông Hải vương Lưu Dương làm Hoàng thái tử thay thế. Ông cũng đổi tên húy của tân hoàng thái tử thành Trang (莊). Sau khi Lưu Trang trở thành Thái tử, lập tức vào Đông Cung tức vị, Quang Vũ Đế dùng hơn 10 vạn tiền mời danh Nho là Hoài Vinh (桓荣) làm "Đông cung Giáo thụ", phù trợ Thái tử. Từ trước, lúc Lưu Cương làm Thái tử, Quang Vũ Đế vẫn mãi không cho Lưu Cương tức vị Đông Cung, nên nghi chế cùng quan viên cần thiết vẫn chưa được thiết lập, từ khi Lưu Trang được sách lập, mới bắt đầu định quy chế triều nghi, cách thức Thái tử ngự triều như thế nào, cũng mới dần được ghi chép rõ ràng. Theo lệ, các hoàng tử không phải Thái tử, khi đã được phong địa thì phải đến nhậm ngay, nhưng trong khi các con trai của Quách Thái hậu cùng Sở vương Lưu Anh - con của Hứa mỹ nhân - đều đã đến phiên quốc, thì các con trai khác của Âm hậu vẫn được giữ lại Lạc Dương.
Từ khi trở thành Hoàng hậu, Âm hậu đã không được đề cập đến thường xuyên trong sử sách trong thời gian này, một dấu hiệu cho thấy bà đã không cố gắng sử dụng ảnh hưởng như một Hoàng hậu. Tuy nhiên, ba em trai của bà đều trở thành các quan viên và Hầu tước quyền lực, mặc dù họ thường có các vị trí cấp thấp và không tìm kiếm chức vụ cao hơn cho mình.
Sau khi Âm hậu được lập, anh trưởng của Âm hậu là Âm Thức được tấn phong làm "Nguyên Lộc hầu" (原鹿侯), kiêm thêm "Chấp kim ngô" (执金吾) rồi "Phụ đạo Đông cung" (辅导东宫), mỗi khi Quang Vũ Đế đi tuần các quận quốc, Âm Thức đảm nhận vị trí trấn thủ kinh sư. Em trai Âm Hưng, từng đảm nhiệm "Hoàng môn Thị lang" (黄门侍郎), lãnh đạo đội Thân vệ của Quang Vũ Đế, sau sự kiện Đặng phu nhân cùng Âm Hân bị giết, Âm Hưng cố quyết chối từ phong Liệt hầu của Quang Vũ Đế, sau khi Lưu Trang được lập Thái tử, thăng làm "Vệ úy" (卫尉), dự trong hàng Cửu Khang, cũng lãnh vai trò Phụ đạo cho Thái tử. Vào lúc này, người được Âm Thức hay Âm Hưng tiến cử đều được bổ nhiệm chức vị rất cao, ngoài ra còn lần lượt giữ những chức vị chưởng quản Cấm vệ quân của nhà Hán, trong lịch sử Tây Hán thì chỉ khi Hoàng hậu tấn vị Thái hậu, thì ngoại thích mới đạt được vị trí này, cũng là phi thường hiếm thấy. Đặc biệt là hiện tượng này đã diễn ra ở thời Vương Mãng, đã có tiền lệ, thế mà Quang Vũ Đế vẫn rất an tâm dùng họ Âm tiếp tục cái lệ này, cho thấy mức độ tin cậy của Quang Vũ Đế đối với nhà họ Âm là cực kì lớn.
Hoàng thái hậu tôn quý.
Năm Kiến Vũ trung nguyên thứ 2 (57), Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú băng hà, người kế vị là Hoàng thái tử Lưu Trang, tức Hán Minh Đế. Âm Hoàng hậu nhận tước vị Hoàng thái hậu.
Khác với các Hoàng thái hậu nhà Tây Hán, Âm Thái hậu có ảnh hưởng ở mức trung bình đối với con trai của bà, và bà cũng không không trực tiếp can dự nhiều vào chính sự. Lúc đó, nhà họ Âm, họ Phàn, họ Quách cùng Mã thị được xưng là Tứ tính Tiểu hầu (四姓小侯).
Năm Vĩnh Bình thứ 2 (59), một tai họa đã giáng xuống gia đình của Âm hoàng thái hậu. Con của người em Âm Tựu của bà là Âm Phong (陰豐) đã kết hôn với công chúa của Quang Vũ Đế Lưu Tú là Lâm Ấp công chúa Lưu Thụ (劉綬). Lâm Ấp công chúa có tính kiêu ngạo và đố kỵ, và Âm Phong do giận dữ đã giết chết Công chúa rồi bản thân bị hành quyết. Âm Tựu và phu nhân sau đó tự vẫn.
Năm Vĩnh Bình thứ 3 (60), với sự tán thành của Âm Thái hậu, Minh Đế đã lập con gái của Mã Viện là Mã Quý nhân làm Hoàng hậu. Mã hoàng hậu là người được Âm Thái hậu yêu mến do có tính tình nhu mì và không ghen tị, có lẽ vì Mã hoàng hậu phản ánh hình ảnh của bà. Cũng vào năm đó, Minh Đế và Âm Thái hậu thực hiện một chuyến thăm hiếm hoi đến quê nhà ở Nam Dương quận, họ đã dành vài ngày để thiết đãi đại tiệc các họ hàng xa thuộc họ Đặng và họ Âm của Âm Thái hậu.
Năm Vĩnh Bình thứ 7 (64), ngày 22 tháng 1 (tức ngày 1 tháng 3 dương lịch), Hoàng thái hậu Âm thị giá băng, hưởng thọ 60 tuổi, thụy hiệu là Quang Liệt hoàng hậu (光烈皇后). Ngày 8 tháng 2 (âm lịch), bà được táng một cách trang trọng dành cho một Thái hậu và được hợp táng cùng với phu quân Quang Vũ Đế của bà tại Nguyên lăng (原陵).
Nhà thơ Lý Bạch thời Đường có nói về bà:"Lệ hoa tú ngọc sắc, Hán nữ kiều chu nhan" (Nguyên văn: 丽华秀玉色,汉女娇朱颜).
Hậu duệ.
Quang Liệt hoàng hậu Âm Lệ Hoa có tổng cộng 5 người con với Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú, tất cả đều là hoàng tử. Bao gồm: | 1 | null |
Trần Đức Thông (1944 – 14 tháng 3 năm 1988) là một anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân quân đội Việt Nam. Ông tử trận tại đá Gạc Ma trong Hải chiến Trường Sa 1988. Khi hi sinh ông là trung tá, lữ đoàn phó lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân, chỉ huy cao nhất của Việt Nam tại trận địa trong Hải chiến Trường Sa 1988.
Sự nghiệp.
Trần Đức Thông sinh năm 1944 tại xã Minh Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ông nhập ngũ ngày 7 tháng 4 năm 1962 . Ông trực tiếp tham gia chiến đấu trong kháng chiến chống Mỹ, trải qua nhiều vị trí như thợ sửa chữa pháo, trạm trưởng trạm sửa pháo, trợ lý tác chiến cấp trung đoàn .
Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, Trần Đức Thông xác định tiếp tục gắn bó với quân đội. Ông đi học trung cấp ở trường Phòng không rồi nhận nhiệm vụ ở đơn vị bảo vệ Trường Sa. Ông từng công tác tại các đảo Sơn Ca (1982-1984), Nam Yết (1984-1987). Trong thời gian này ông còn được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đảo Trường Sa .
Hải chiến Trường Sa 1988.
Ngày 18 tháng 2 năm 1988 (tức mùng 2 tết âm lịch) Trần Đức Thông còn nửa tháng mới hết phép thì nhận được lệnh của đơn vị vào Nha Trang gấp. 29 tháng 2 ông chia tay vợ con lên đường. Lúc này tình hình biển Đông đang căng thẳng, Trung Quốc dần lấn chiếm một số đảo và bãi đá ở quần đảo Trường Sa. 2 tháng 3 Trần Đức Thông lên tàu ra đảo , với nhiệm vụ chỉ huy lực lượng đóng giữ các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao (thuộc cụm đảo Sinh Tồn).
Theo phân công thì Trần Đức Thông ở trên tàu HQ-604 đến vùng biển Gạc Ma (còn tàu HQ-505 có mặt ở Cô Lin, tàu HQ-605 thẳng tiến Len Đao) . 16 giờ 30 phút ngày 13 tháng 3 tới vị trí, Trần Đức Thông tổ chức lực lượng đi khảo sát, xác định vị trí cắm cờ, làm nhà. 4 giờ sáng ngày 14 tháng 3, ông chỉ huy bộ đội bốc dỡ vật liệu từ tàu HQ-604 xuống đảo Gạc Ma. Lúc này hải quân Trung Quốc đang bao vây, uy hiếp, dùng xuồng máy đổ quân lên đảo hòng nhổ cờ và chiếm đảo. Trần Đức Thông đã cho điện báo về sở chỉ huy và xác định quyết tâm "dù địch vây ép, dù mất tàu, chúng tôi quyết không lùi". Khi thấy phía Trung Quốc cử xuồng chở lính có vũ khí lao thẳng về phía đá, ông ra lệnh cho các thủy thủ tàu HQ-604 tiến về bảo vệ bãi đá để hình thành tuyến phòng thủ, không cho đối phương tiến lên, đồng thời nhắc nhở bộ đội bình tĩnh, không được nổ súng trước khi chưa có lệnh để tránh sự khiêu khích của địch .
Sau đó, khi thấy dùng lính không chiếm được đảo, bên Trung Quốc đã cho lính lùi lại và dùng hai chiến hạm bắn pháo 100 mm vào tàu HQ-604, làm tàu bị hỏng nặng. Trần Đức Thông đứng trên boong tàu kêu gọi đàm phán nhưng hải quân Trung Quốc vẫn xả súng vào, làm ông bị thương nặng ở đầu và chân. Dù vậy ông vẫn đứng ở mũi tàu chỉ huy cho đến lúc tử trận . Tàu HQ-604 sau này cũng chìm xuống biển, đem theo Trần Đức Thông cùng thuyền trưởng và một số thủy thủ của tàu. Hiện giờ hài cốt của ông vẫn nằm dưới lòng biển, chưa tìm thấy .
Gia đình.
Trần Đức Thông lập gia đình với Nguyễn Thị Seo năm 1971. Do ông ở trong bộ đội và thường xuyên phải ra đảo nên dù kết hôn được 17 năm nhưng thời gian hai vợ chồng ở bên nhau chỉ chưa đầy một năm. Hai ông bà có một con gái và một con trai. Sau khi ông hi sinh, bà ở vậy nuôi hai con đến khi qua đời năm 2005. Hai con của ông hiện có việc làm ổn định tại tỉnh Hà Nam. Con ông kể lại: "Trong lúc hấp hối mẹ vẫn nhắc đến bố. Suốt cuộc đời mẹ dành trọn tình yêu cho bố" .
Vì thông tin không kịp thời nên con gái ông vẫn viết thư cho ông gần một tuần sau khi ông mất. Lá thư này hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Hải quân Việt Nam .
Vinh danh.
Trần Đức Thông được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 13 tháng 12 năm 1989 .
Tên ông được đặt cho một đường phố ở quận Sơn Trà, Đà Nẵng . Tên ông còn được đặt cho ba trường học ở xã Minh Hòa quê hương ông: mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở. Riêng ngôi trường trung học cơ sở ông từng học, trước mang tên Minh Hòa, đã được đổi tên thành trường THCS Trần Đức Thông từ tháng 9 năm 2010 . | 1 | null |
Cùng Thiền (), còn dẫn đến biết tên là Ngu Mạc (虞幕), là tên một nhân vật huyền thoại sống vào thời Ngũ Đế trong lịch sử Trung Quốc, theo Sử Ký Tư Mã Thiên - Ngũ Đế bản kỷ và một số thư tịch cổ quan trọng khác thì ông là con trai thứ hai của huyền đế Chuyên Húc và bà Nữ Lộc.
Cũng theo Sử Ký thì Chuyên Húc có ba người con trai là: Xứng, Cùng Thiền và Cổn. Nhưng khi Chuyên Húc lâm chung lại không truyền ngôi thiên tử cho con mà lại đem ngai vàng trao cho cháu gọi bằng "tòng thúc" là Cơ Tuấn, cha Cơ Tuấn chính là Đới Cực cùng với Chuyên Húc là anh em con chú con bác ruột. Khi Chuyên Húc được Thiếu Hạo triệu về kinh thì vị trí quân chủ nước Cao Dương được Xứng thay thế, Cùng Thiền là em Xứng làm quan phụ chính giúp anh điều hành đất nước. Sử sách không nhắc đến hành trạng của Cùng Thiền khi làm quan nước Cao Dương mà chỉ nhắc đến hậu duệ của ông mà thôi, ông chính là tổ tiên trực hệ 6 đời của đế Thuấn Diêu Trọng Hoa sau này.
Sử Ký chép rằng Cùng Thiền sinh Kính Khang, Kính Khang sinh Câu Vọng, Câu Vọng sinh Kiều Ngưu, Kiều Ngưu sinh Cổ Tẩu, Cổ Tẩu là cha của Ngu Thuấn vậy. Gia Phả họ Hoàng của người Trung Quốc thì ghi Nữ Tu là con gái của Cùng Thiền nhưng trong chính sử không thấy nói đến vấn đề này, người Trung Quốc rất chú trọng lịch sử nhưng tiếc thay họ tự gây ra nhiều cuộc hỗn chiến khốc liệt quá khiến sách vở cũng bị mai một hoặc thất lạc. | 1 | null |
Cầu Rạch Chiếc là một cây cầu bắc qua Rạch Chiếc trên tuyến đường Võ Nguyên Giáp ở thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Lịch sử.
Cầu Rạch Chiếc được xây dựng dưới thời Việt Nam Cộng hòa, cùng với cầu Sài Gòn và tuyến xa lộ Biên Hòa và được đưa vào sử dụng từ năm 1961. Cầu có chiều dài 148 m, chiều rộng 16,5 m.
Từ ngày 28 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, tại cầu đã diễn ra một trong những trận đánh cuối cùng của chiến dịch Hồ Chí Minh, mở đường cho quân giải phóng tiến vào Sài Gòn.
Sau nhiều năm sử dụng, cầu đã xuống cấp, không còn đáp ứng được lưu lượng phương tiện ngày càng tăng trên xa lộ Hà Nội nên vào ngày 19 tháng 9 năm 2009, cầu Rạch Chiếc mới đã được khởi công xây dựng để thay thế cầu cũ.
Cầu mới có chiều dài 736 m, chiều rộng là 48 m với 10 làn xe, gồm 3 nhánh cầu riêng biệt với hai nhánh biên mỗi bên rộng 9,8 m, nhánh giữa rộng 26,5 m. Công trình hoàn thành vào ngày 10 tháng 7 năm 2012. | 1 | null |
Tổng giáo phận Buenos Aires là một tổng giáo phận Công giáo ở Argentina. Hồng y Jorge Mario Bergoglio làm Tổng Giám mục Tổng giáo phận này từ năm 1998 đến năm 2013 cho đến khi được bầu làm Giáo hoàng Phanxicô.
Tổng giáo phận cai quản một khu vực rộng 203 km2 và tổng dân số 2.729.610 người (2005), trong đó 2,5 triệu người là Công giáo trong 182 giáo xứ. Tổng giáo phận được chia thành bốn giáo hạt: Flores, Devoto, Belgrano và Centro. | 1 | null |
Tiêu ("chữ Hán" 焦) là một nước chư hầu từng tồn tại vào thời kỳ Tây Chu trong lịch sử Trung Quốc, địa phận quốc gia này nay thuộc phố Tây Thập Lý thành phố Tam Môn Hạp tỉnh Hà Nam
Nguồn gốc.
Theo nhiều thư tịch cổ ghi chép thì quân chủ nước Tiêu vốn họ Tử hậu duệ của Thần Nông thị, tương truyền sau khi đế Du Võng thiện nhượng ngai vàng cho Hiên Viên Hoàng Đế thì lui về hậu cung an dưỡng. Con cháu Thần Nông thị được Hoàng Đế phong hầu nhưng không rõ ở đất nào và quốc hiệu là gì, chỉ biết rằng đến đời Cộng Công từng dấy binh làm loạn và bị Ngô Hồi đánh bại uất quá đập đầu vào núi Bất Chu tự vẫn mà chết. Đế Cốc Cao Tân thị cho xoá sổ luôn nước ấy trên bản đồ rồi phế dòng dõi Thần Nông xuống làm thường dân, từ đó đời sau của Thần Nông thị lưu lạc khắp nhân gian nay đây mai đó không có chỗ ở cố định.
Hình thành và diệt vong.
Sau khi Chu Vũ Vương Cơ Phát diệt được Trụ vương nhà Ân đã phái người đi tìm hậu duệ Thần Nông thị để phân phong, kết quả tìm được người họ Tử trong nhà có thờ Thủy tổ Viêm Đế nên được triệu về kinh thưởng đất ban cho tước Bá đặt quốc hiệu là Tiêu. Suốt thời kỳ Tây Chu nước Tiêu luôn luôn giữ lễ nghĩa với Thiên tử triều cống hàng năm, ngoài ra có lệnh chinh phạt ở đâu quốc gia này lập tức gửi quân đội tham chiến ngay tức khắc.
Năm 775 TCN, nước Tiêu bị Tây Quắc tiêu diệt, nghĩa là quốc gia này không tồn tại vào thời Xuân Thu. | 1 | null |
Bitis arietans là một loài rắn trong họ Rắn lục. Đây là một loài rắn độc, sinh sống chủ yếu ở các vùng thảo nguyên, đồng cỏ, kéo dài từ vùng Maroc tới Ả Rập và toàn bộ châu Phi, trừ vùng sa mạc Sahara và vùng rừng nhiệt đới Loài rắn này gây ra phần lớn các vụ rắn cắn gây chết người ở châu Phi do nhiều nhân tố, như phạm vi phân bố rộng và thường xuất hiện ở các khu vực có dân đông. Hai phân loài hiện được công nhận, bao gồm phân loài chỉ định được miêu tả ở đây.
Trong tiếng Anh, tên thông dụng loài rắn này là puff adder, African puff adder, or common puff adder."
Miêu tả.
Chiều dài trung bình khoảng 1 m và khá mập mạp. Mẫu vật lớn dài 190 cm (75 in), nặng hơn 6.0 kg (13.2 lbs) và chiều dài chu vi thân 40 cm (16 in) đã được ghi nhận. Các mẫu vật từ Ả Rập Xê Út không lớn như vậy, thường dài không quá 80 cm. Con đực thường lớn hơn con cái và có đuôi khá dài hơn.
Đầu có một hình dạng gần giống hình tam giác với mũi nhọn và cùn. Nhưng nó vẫn rộng hơn cổ.
Phân bố.
Đây có lẽ là loài rắn phổ biến nhất và phân bố rộng rãi nhất ở châu Phi. Loài rắn này được tìm thấy ở phần lớn châu Phi hạ Sahara về phía nam đến Mũi Hảo Vọng, bao gồm nam Maroc, Mauritania, Sénégal, Mali, nam Algérie, Guinea, Sierra Leone, Côte d'Ivoire, Ghana, Togo, Bénin, Niger, Nigeria, Tchad, Sudan, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, bắc, đông và nam Cộng hòa Dân chủ Congo, Uganda, Kenya, Somalia, Rwanda, Burundi, Tanzania, Angola, Zambia, Malawi, Mozambique, Zimbabwe, Botswana, Namibia và Nam Phi. Nó cũng xuất hiện ở bán đảo Ả Rập, nơi Loài này có ở tây nam Ả Rập Xê Út và Yemen.
Khu vực điển hình được đưa ra là "Promontorio bonae spei" (Mũi Hảo vọng, Nam Phi).
Ăn.
Chúng hiếm khi có hoạt động săn mồi, mà thích phục kích con mồi tình cờ đi ngang qua. Con mồi của chúng gồm động vật có vú, chim, lưỡng cư, và thằn lằn. Nó chủ yếu sống về đêm. | 1 | null |
Bạc phu nhân (chữ Hán: 薄夫人, ? - 155 TCN), thường gọi là Bạc Cơ (薄姬), là một phi tần của Hán Cao Tổ Lưu Bang, Hoàng đế sáng lập ra nhà Hán, mẹ sinh của Hán Văn Đế Lưu Hằng.
Trước khi làm tần phi của Lưu Bang, bà là một thiếp thất của Ngụy vương Báo. Sau khi con trai Hán Văn Đế lên ngôi, bà trở thành Hoàng thái hậu. Sau khi cháu nội Hán Cảnh Đế lên ngôi, bà trở thành Thái hoàng thái hậu, là Thái hoàng thái hậu đầu tiên của nhà Hán và trong lịch sử Trung Quốc.
Tiểu sử.
Cha của Bạc thị là người đất Ngô huyện, quận Cối Kê, mẹ là Ngụy Ổn (魏媼), họ hàng tông thất Ngụy vương. Cha bà Bạc Công mất sớm, mai táng ở Sơn Âm.
Khi Trần Thắng khởi nghĩa chống nhà Tần, các chư hầu tự lập để hưởng ứng, trong đó có nước Ngụy. Bạc thị được mẹ đưa vào cung hầu hạ Ngụy Báo (魏豹), từ đó được gọi là "Bạc Cơ". Trong số thê thiếp của Ngụy Báo, Bạc Cơ xinh đẹp nhất nên nhanh chóng trở thành ái thiếp của ông. Sau, Ngụy Báo chết, bà được Hán vương Lưu Bang đưa về hậu cung.
Về sau khi Hán vương xưng Hoàng đế, tức Hán Cao Tổ, bà ở lại Trường An cùng Hán Cao Tổ. Tuy là có nhan sắc, nhưng Bạc Cơ không có được ân sủng lắm. Cùng nhập cung với bà có Quản phu nhân và Triệu Tử Nhi, từng ước hẹn ai có sủng hạnh thì sẽ không quên những người còn lại. Thế nhưng, cả Quản thị và Triệu thị đều được sủng hạnh trước, bỏ mặc Bạc Cơ.
Hán Cao Tổ năm thứ 4 (203 TCN), Hán Cao Tổ ngồi ở Cao Linh đài (皋灵台) tại Hà Nam thành cung, có Quản phu nhân cùng Triệu thị bầu bạn. Đương khi đó cả hai đang gièm giễu việc ước hẹn với Bạc Cơ năm xưa, Hán Cao Tổ nghe thế bèn hỏi, cảm thấy thương xót Bạc Cơ nên tối đó cho triệu hạnh bà. Đêm đó, Bạc Cơ nhỏ to với Hán Cao Tổ rằng:"Đêm trước, thiếp thân mơ thấy có một con thương long (苍龙; rồng xanh) ở trên bụng". Cao Tổ cao hứng nói:"Đây là điềm lành!". Đêm đó sau khi lâm hạnh, Bạc Cơ mang thai và sinh ra Lưu Hằng, hoàng tử thứ 4 trong số các hoàng tử của Hán Cao Tổ.
Đại Vương thái hậu.
Năm Hán Cao Tổ thứ 11 (196 TCN), khi Lưu Hằng được 7 tuổi, Hán Cao Tổ phong làm Đại vương (代王). Từ đây về sau Bạc Cơ không thường nhận ân sủng, mà chỉ hiền lành yên phận, chuyên tâm chăm sóc con nên không bị Lã hậu đố kị.
Năm Hán Cao Tổ thứ 12 (195 TCN), Hán Cao Tổ băng hà, anh khác mẹ của Lưu Hằng là Thái tử Lưu Doanh lên ngôi, tức là Hán Huệ Đế, Lã hậu trở thành Hoàng thái hậu, nắm mọi quyền hành trong tay hơn cả Hoàng đế. Khi Cao Tổ hoàng đế còn sống, ông đặc biệt sủng ái Thích phu nhân nên Lã thái hậu căm hận mẹ con Thích phu nhân và Triệu vương Lưu Như Ý. Năm 194 TCN, Thích phu nhân bị Lã hậu ra lệnh giết rất tàn bạo. Sau đó Lã hậu còn bức hại nhiều hoàng tử con của Cao Tổ như Lưu Như Ý, Lưu Hiển, Lưu Khôi.
Bạc cơ vì muốn né tránh những mâu thuẫn nên cầu xin Lã hậu cho đi Đại Quốc với con, vốn là đất phong của Lưu Hằng. Lã hậu thấy Bạc cơ chưa từng làm mất lòng nên cho phép bà rời đi. Lúc này nước Đại còn rất hoang sơ, nhưng Đại vương Lưu Hằng vẫn trị vì tốt, còn Bạc Cơ trở thành Đại Vương thái hậu (代王太后), đi theo còn có em trai bà là Bạc Chiêu (薄昭).
Hưởng phúc.
Năm Hán Cao hậu thứ 8 (180 TCN), Lã thái hậu băng hà. Sau khi Thái hậu qua đời, Đại Hán đi vào một sự hỗn loạn gọi là Loạn chư Lã. Loạn chư Lã kết thúc, các đại thần quyết chí không lập những người có liên hệ với họ Lã, cũng như không thể chọn người có mẹ gia thế mạnh. Trong số những người con còn sống của Hán Cao Tổ thì Lưu Hằng lớn tuổi nhất nên các đại thần tìm cách đến nước Đại để mời Lưu Hằng về Trường An. Sau khi bẩm báo Bạc Thái hậu, Lưu Hằng nhận lời trở về cùng mẹ.
Năm đó, Lưu Hằng lên ngôi hoàng đế, tức Hán Văn Đế, Bạc cơ được tôn làm Hoàng thái hậu, em trai của Thái hậu là Bạc Chiêu được phong làm "Chỉ hầu" (軹侯), truy tôn phụ thân của Thái hậu làm "Linh Văn hầu" (靈文侯), mẹ Ngụy Ổn làm "Linh Văn phu nhân" (靈文夫人). Để củng cố gia cảnh nhà họ Bạc, Bạc Thái hậu tìm cách gả nữ nhân trong gia tộc cho cháu nội bà, con trai Hán Văn Đế là Thái tử Lưu Khải. Do đó, cháu gái Bạc thái hậu là Bạc thị được phong Thái tử phi.
Đương thời Văn Đế, công thần là Chu Bột do có công tôn Hoàng đế lên Đế vị, phong làm Giáng hầu. Tuy nhiên về sau, Chu Bột bị khép tội mưu phản, mà Bạc Thái hậu lại cho rằng ông ta oan uổng. Một hôm, Văn Đế lâm triều, Bạc Thái hậu lấy khăn trùm hướng phía Văn Đế mà ném, nói:"Giáng hầu có công với Hoàng đế, suất lĩnh Bắc quân hơn cả vạn người, giúp Hoàng đế lên ngôi. Khi thế khi đó một lòng vì Hoàng đế, không hề mưu phản, thế mà bây giờ một chuyện nhỏ thì lại khép tội ông ta mưu phản sao?!". Hán Văn Đế hướng đến Thái hậu quỳ nói:"Quan coi ngục đã điều tra xong, lập tức thả ông ta ra ngục". Sau đó, Giáng hầu phục lại chức vị cũng như phong ấp.
Năm Hán Văn Đế hậu nguyên thứ 7 (157 TCN), Thái tử Lưu Khải lên ngôi, sử gọi Hán Cảnh Đế, tôn tổ mẫu Bạc thị làm Thái hoàng thái hậu, bà là vị Thái hoàng thái hậu đầu tiên của lịch sử nhà Hán lẫn Trung Quốc.
Băng thệ.
Năm Hán Cảnh Đế thứ 2 (155 TCN), Thái hoàng thái hậu Bạc thị giá băng, không rõ bao nhiêu tuổi.
Đương thời, Bạc Cơ không được táng cùng lăng mộ với Hán Cao Tổ và Lã hậu là Trường lăng (長陵), mà chỉ táng vào Bạc lăng (薄陵), nằm ở phía Nam của Bá lăng (霸陵) - lăng mộ của con trai bà là Hán Văn Đế. Do đó lăng mộ này còn được gọi là Nam lăng (南陵). Khi đó đích-thứ phân biệt, Bạc Thái hậu không được tôn làm Hoàng hậu, chỉ gọi Văn Đế Thái hậu (文帝太后) hoặc Bạc Thái hậu mà thôi.
Năm Kiến Vũ (56), vào đời cháu nhiều đời của Hán Văn Đế là Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú, Bạc phu nhân được tôn làm Cao hoàng hậu (高皇后), được hợp táng cùng Hán Cao Tổ, còn Lã hậu thì phần mộ bị dời ra khỏi Trường lăng. | 1 | null |
Proshchaniye slavyanki (, tạm dịch là Tạm biệt em gái Xlavơ) - là một bài hát của Nga viết vào khoảng năm 1912-13 bởi thiếu úy quân nhạc của trung đoàn kỵ binh dự bị số 7 đóng tại Tambov, V. I. Agapkin. Bài hát được sáng tác với cảm hứng là cuộc đấu tranh của nhân dân các quốc gia Xlavơ chống lại đế quốc Ottoman trong cuộc chiến tranh Balkan lần thứ nhất (1912-13). Cho đến nay, "Proshchaniye slavyanki" vẫn chiếm một chỗ đứng quan trọng trong lòng công chúng và là một trong những nhạc phẩm nổi bật của nền âm nhạc Đế quốc Nga, Liên Xô trước đây cũng như Liên bang Nga hiện nay..
Lời bài hát này đã thay đổi nhiều lần. Đến nay ngoài lời gốc năm 1914, lời bài hát có thêm các phiên bản do Dàn ca múa nhạc Hồng quân trình diễn sau năm 1945, phiên bản năm 1984 của V. Ya. Lazarev, phiên bản năm 1990 của A. Mingalyov, và các phiên bản ngoại ngữ của tiếng Ba Lan, tiếng Do Thái cùng một số phiên bản khác.
Mô tả.
Một trong những nguyên nhân làm nên danh tiếng to lớn của bản nhạc hành khúc này chính là giai điệu và sự đơn giản của nó. Bản nhạc kết hợp giai điệu truyền thống với những điều chỉnh có tính đột xuất, thông qua các chùm ba được xử lý hài hòa cùng với các âm bồi, chuyển thành giai điệu mượt mà với âm thành sắc nét và rõ ràng
Nhạc phẩm bảo tồn những yếu tố truyền thống trong dòng nhạc mà nó đại diện, ví dụ như âm sắc, tỷ lệ tương phản động trong đoạn kế tiếp so với các đoạn trước đó. Theo V. I. Tutunov, giai điệu chủ đề của bản nhạc có mối liên hệ tương đồng với khúc dạo đầu "Egmont" của Ludwig van Beethoven. Các giai điệu phát triển chủ đề của bản nhạc cũng có sự tương đồng với nhiều giai điệu phổ biến khác. Theo nhà soạn nhạc N. I. Gubin thì "Agapkin trong khoảng cuối năm 1912 đã viết bài nhạc với âm hưởng và giai điệu có chất liệu lấy từ các nhạc phẩm mang tinh thần yêu nước của Beethoven và Tchaikovsky". Một số nhà nghiên cứu âm nhạc tin rằng Agapkin " Lấy cơ sở câu ca dao về những mùa được lưu giữ trong môi trường người lính trong [[Chiến tranh Nga-Nhật]] 1904-1905 và nhào nặn chúng trở thành một bài ca" . Do bài hát có đặc điểm rất dễ nhớ, dễ thuộc, nó nhanh chóng được phổ biến ra mọi tầng lớp quần chúng nhân dân.
Nguồn gốc.
[[Hình:Агапкин Василий Иванович.jpg|nhỏ|phải|200px|[[Vasiliy Ivanovich Agapkin|V. I. Agapkin]], tác giả của bài "Tạm biệt em gái Xlavơ.]]
Tương truyền, người đầu tiên nhận được bản thảo của V. I. Agapkin là Milov, người phụ trách việc soạn nhạc của đơn vị. Sau khi đọc bản thảo của Agapkin, Milov đề nghị ông gửi bài nhạc này tới [[Simferopol]], nơi cư ngụ của [[Yakov Iosifovich Bogorad|Ya. I. Bogorad]], nhà soạn nhạc của trung đoàn bộ binh Litva số 51 с весьма широкой нотно-издательской деятельностью. Ya. I. Bogorad đã giúp viết nên phần nhạc của [[dương cầm]] và hòa âm cho bản nhạc, ông cũng là người đặt ra cái tên "Tạm biệt em gái Xlavơ". Không lâu sau đó, những bản in đầu tiên của bài hát này được ra đời tại Simferopol. Trên trang bìa của ấn bản lần thứ nhất của bài nhạc có hình một cô gái trẻ gửi lời chào tạm biệt đến một người lính, hình ảnh vùng núi của khu vực [[Balkan]] và những đoàn quân đang khởi hành cùng với dòng chữ Tạm biệt em gái Xlavơ - cuộc hành quân cuối cùng đến vùng Balkan. Dành cho tất cả những người phụ nữ Xlavơ. Tác phẩm của Agapkin. Nhạc phẩm được biểu diễn trước công chúng lần đầu tiên vào mùa thu năm 1912 tại [[Tambov]] trong một buổi diễu duyệt mùa đông của trung đoàn kỵ binh dự bị số 7.
Tuy nhiên, theo M. D. Chertok, căn cứ trên các kết quả khảo cứu những tài liệu, nhạc phẩm về Ya. I. Bogorad trong [[Thư viện Quốc gia Nga]] tại [[Moskva]], không có tài liệu nào của Bogorad có đề cập đến V. I. Agapkin, điều mà chủ nhiệm Cục phối nhạc "Bogorad và K" đã phát biểu. Chiếm phần đáng kể nhất là khách hàng của ông V. V. Leysek (khoảng 60 tác phẩm), ngoài ra cũng có Tchaikovsky, Rimsky-Korsakov, Glinka, Balakirev, Kalman, Dargomyzhsky, Schubert, J. Susa. Ngoài ra, trên trang bìa của ấn bản (được cho là đầu tiên) của nhạc phẩm, người xuất bản được ghi là [[Julius Heinrich Zimmermann|J. Zimmermann]] chứ không phải là Ya. I. Bogorad. Ở đầy cần phải chú ý là hình ảnh về trang bìa này trên Internet có thể được nhìn thấy với độ phân giải cao, что она обрезана. Ở phần dưới cùng của trang bìa có thể thấy rõ tên của J. Zimmermann viết bằng tiếng Nga ("Юлiй Генрихъ Циммерман"). Trang bìa này được minh họa trong quyển sách "Proshchaniye slavyanki" của V. V. Sokolov, ấn hành tại Moskva năm 1987. Tuy nhiên theo M. D. Chertok, trong bảng danh mục các nhạc phẩm do J. Zimmermann ấn hành năm 1910-1914, không có tác phẩm nào mang tên "Proshchaniye slavyanki". Ngay cả V. V. Sokolov cũng sử dụng hình minh họa cho bài hát này là một tấm ảnh minh họa cho bản in của V. Grosse tại đường Bolshaya Spasskaya ở Moskva, mã số 1468. Mã số của trang bìa này biểu thị cho означает номер печатной доски. Tuy nhiên việc tra cứu danh mục nhạc phẩm do V. Grosse ấn hành trong thư viện quốc gia Nga cũng không đưa ra kết quả gì cả. M. D Chertok kể lại: ""Khi xem qua các tài liệu tra cứu trong phần được ghi chú tại thư viện quốc gia Nga, в доме Пашкова, tôi bắt gặp một nhạc phẩm của I. Shatrova tên là "Mùa thu đã đến" (Осень настала). Nó cũng được ấn hành bởi V. Grosse và có mã số 1483. Các con số này [1468 và 1483] đủ gần nhau."" Tra cứu danh mục điện tử của thư viện có thể tìm thấy bài hát của I. A. Shatrova "Mùa thu đã đến"."
Một số ý kiến khác cho rằng tác giả chính của bài lại là Ya. I. Bogorad. Theo một số nguồn tin, vào năm 1912 V. U. Agapkin đến gặp Bogorad và đưa cho ông bản thảo của bài "Proshchaniye slavyanki" viết dựa theo những bài hát thời đó nói về cuộc chiến Nga-Nhật 1904-05, và sau đó Bogorad ký tên xác nhận và xuất bản tại Simferopol.
Bài nhạc này được sáng tác như là một bản quân hành và không có lời, nhưng về sau người ta đã đặt lời cho nó. Giai điệu nhạc phẩm là sự kết hợp giữa niềm tin chiến thắng với sự đau khổ trước viễn cảnh mất mát đau thương trong chiến tranh. Nhạc phẩm cũng phản ánh sự thử thách lớn nhất của người phụ nữ trong chiến tranh khi tiễn người thương yêu của mình ra mặt trận và tin tưởng ngóng chờ sự trở về của họ.
Lịch sử qua các giai đoạn.
Nhạc phẩm được công ty [[Ekstrafon]] thu âm và phát hành dưới dạng đĩa hát vào năm 1915, và từ đó danh tiếng của nó lan khắp nước Nga rồi sau đó là khắp thế giới: nhạc phẩm đã được biểu diễn trong quân đội nhiều nước khác như [[Bulgaria|Bulgarya]], [[Đức]], [[Áo]], [[Na Uy]], [[România]], [[Tây Ban Nha]], [[Thụy Điển]], [[Nam Tư]]... Trong [[thế chiến thứ nhất]], đây là bài hát mà mỗi người lính Nga đều mang theo bên mình khi ra mặt trận.
Bài hát "Proshchaniye slavyanki" vẫn tiếp tục thịnh hành sau [[cách mạng tháng Mười]], đặc biệt là trong nhóm quân [[Bạch vệ]]. Trong [[Chiến tranh thế giới thứ nhất]], bài hát được dành cho những người lính tình nguyện (những người lính được hưởng phụ cấp, không phải là lính nghĩa vụ). Nó trở thành phiên bản đầu tiên của nhạc phẩm. Trong cuộc [[nội chiến Nga]] (1918-1920), có thêm 3 phiên bản xuất hiện trong dàn nhạc của quân đội Bạch vệ: "Bài ca của trung đoàn sinh viên" xuất hiện trong [[Tập đoàn quân Tình nguyện (Bạch vệ)|Tập đoàn quân Tình nguyện]], "Hành khúc Sibir" thuộc quân đội Kolchak, và một phiên bản khác xuất hiện trong Sư đoàn tình nguyện. Trong quyển sách "Quân đội Nga của tướng Vrangel. Cuộc chiến tại Kuban và Bắc Tavria" đã đề cập đến một đoạn bài hát như sau:
Tạm dịch:
Đã có một thời gian ngắn bài hát bị cấm phát hành và biểu diễn trên toàn [[Liên Xô]] vì nói ca ngợi đạo quân nổi loạn của tướng Vrangel, một trong các kẻ thù của chính quyền Xô Viết. Nhưng rồi sau đó lệnh cấm được dỡ bỏ và đến năm 1929 bài hát được tái ấn hành và nó là một bài hát nằm trong các "Tiết mục nghi lễ chính thức dành cho các dàn [[hợp xướng]] của [[Hồng quân]]" ("Служебно-строевой репертуар для оркестров РККА") của thiếu tướng [[Semyon Aleksandrovich Chernetskiy|S. A. Chernetskiy]] (Moskva, [[Voenizdat]], 1945). Thật ra, trong tác phẩm này Chernetskiy đã chỉ trích bài hát này là thiên về [[chủ nghĩa chất phác]] скупую гармонию как "một bản hành khúc trước cách mạng." Phiên bản sơ khai của nhạc phẩm có thể được tìm thấy trong tác phẩm "Tuyển tập những hành khúc phổ biến cho các dàn hợp xướng nghiệp dư" ("Сборник популярных маршей для самодеятельного оркестра") (Moskva, Muzgiz, 1953) cũng như phiên bản biên soạn lại dành cho đàn [[accordion|áccoócđiông]] trong "Tuyển tập các hành khúc cổ phổ biến" ("сборниках старинных популярных маршей") (Moskva, Muzgiz, 1955 và 1959). Các tài liệu này có thể được tìm thấy trong danh mục điện tử của Thư viện Quốc gia Nga .
Trong buổi duyệt binh kỷ niệm [[Cách mạng Tháng Mười]] tại [[quảng trường Đỏ]] ở Moskva ngày 7 tháng 11 năm 1941, bài hát "Proshchaniye slavyanki" đã được trình diễn, mặc dù đôi khi điều này bị nghi ngờ. Hồi ký của Nguyên soái [[Semyon Mikhailovich Budyonny|S. M. Budyonny]] xác nhận là bài hát này đã được trình diễn ở Moskva trong buổi diễu duyệt. Còn theo chính hồi ức của V. I. Agapkin thì chủ nhiệm của đội quân nhạc của Hồng quân, [[nghệ sĩ nhân dân Liên Xô]] Nikolay Nazarov là người đã chỉ huy trình diễn bài hát này trong buổi duyệt binh. Trong quyển sách "Proshchaniye slavyanki", tác giả [[Vladimir Vasiliyevich Sokolov|V. V. Sokolov]] đã trích dẫn hồi ký của con gái của V. I. Agapkin như sau:
Bản thu âm sớm nhất của bài hát được thực hiện bởi dàn hợp xướng do I. V. Petrov chỉ huy vào năm 1944. Nó được phát hành trong một [[đĩa hát]] Nhà máy Aprelevka (AP12334/12335, năm 1944) (hoặc ) và trong một đĩa hát Mỹ tên là "Hành khúc của kỵ binh và nhạc phẩm thể hiện bởi dành hợp xướng Moskva" («Colosseum», New York, USA, 1954). Ngoài ra, còn có một bản thu âm được cho là của V. I. Agapkin, thời gian thực hiện chưa được rõ.
Bài hát cũng xuất hiện trong bộ phim nổi tiếng "[[Khi đàn sếu bay qua]]" sản xuất năm 1957. Có những thông tin cho rằng bài hát không hề xuất hiện trong cuộc duyệt binh tháng 11 năm 1941 và trên thực tế nó bị cấm cho đến khi nó được phát lần đầu tiên trong bộ phim này.
Trong giai đoạn sau đó, nhạc phẩm đã được biểu diễn và thu âm bởi nhiều dàn hợp xướng khác nhau của Liên Xô. Những phiên bản "chính thống" có thể kể đến như các bản thu âm trong thập niên 1960-70 của dàn hợp xướng thuộc [[Bộ Quốc phòng Liên Xô]] dưới sự chỉ huy của N. Nazarov, A. Maltsev, N. Sergeyev hoặc bản thu âm của dàn hợp xướng thuộc [[Quân khu Leningrad]] thực hiện năm 1995 do Kh. F. Uschapov chỉ huy. Ngoài ra còn có các phiên bản của Đội Cận vệ danh dự, của Dàn nhạc Hải quân ЛВМБ, của dàn hợp xướng thuộc [[quân khu Zakavkaz]] và các phiên bản khác. Các dàn hợp xướng của những quốc gia khác cũng từng biểu diễn bài nhạc này, tỉ như phiên bản của dàn hợp xướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa, của Dàn nhạc Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, của lực lượng biên phòng Cộng hòa Dân chủ Đức, của quân đội Cộng hòa Liên bang Đức của đội quân nhạc tại [[Kärnten]] (Áo) và nhiều phiên bản khác.
Các phiên bản lời bài hát.
Trong suốt lịch sử tồn tại, ngoài lời gốc năm 1914 bài hát "Proshchaniye slavyanki" đã có rất nhiều phiên bản lời khác nhau, từ tiếng Nga cho đến các ngôn ngữ khác. Nhiều [[nhà thơ]] Liên Xô/Nga đã đặt lời cho bài hát này, tỉ như A. Fedotov, V. Maksimov, A. Galich, V. Shilenskiy, V. Lazarev, M. Shcherbakov, A. Mingalyov. Bài này cũng được nhạc sĩ Ba Lan [[Romana Ślęzaka]] phổ lời và đặt tên lại cho bài hát là "Rozszumiały się wierzby płaczące"; bài này về sau trở thành bài hát biểu tượng của quân đội kháng chiến Ba Lan [[Armia Krajowa]] trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai]]. Bài hát này cũng có phiên bản lời [[tiếng Phần Lan]] và trong tiếng Phần Lan (Suomi) nó được đặt tên là "nước Nga tự do" ("Vapaa Venäjä"). Hiện nay chưa rõ ai là tác giả của phiên bản tiếng Phần. Phiên bản của bài hát trong [[tiếng Hebrew]] mang tên là "Giữa những người anh em" («בין גבולות») do [[Haim Hefer]] sáng tác dành cho lực lượng [[Palmach]].
Các phiên bản lời bài hát.
Lời của A. Fedotov (1967).
Этот марш не смолкал на перронах,<br>
Когда враг заслонял горизонт.<br>
С ним отцов наших в дымных вагонах<br>
Поезда увозили на фронт.<br>
Он Москву отстоял в сорок первом,<br>
В сорок пятом — шагал на Берлин,<br>
Он с солдатом прошёл до Победы<br>
По дорогам нелёгких годин.
Điệp khúc:<br>
И если в поход<br>
Страна позовёт<br>
За край наш родной<br>
Мы все пойдём в священный бой!
В священный бой!!!
Шумят в полях хлеба.<br>
Шагает Отчизна моя<br>
К высотам счастья,<br>
Сквозь все ненастья —<br>
Дорогой мира и труда.
К высотам счастья,<br>
Сквозь все ненастья —<br>
Дорогой мира и труда.
В священный бой!!!
Etot marsh ne smolkal na perronakh,<br>
Kogda vrag zaslonyal gorizont.<br>
S nim ottsov nashikh v dymnykh vagonakh<br>
Poyezda uvozili na front.<br>
On Moskvu otstoyal v sorok pervom,<br>
V sorok pyatom — shagal na Berlin,<br>
On s soldatom proshël do Pobedy<br>
Po dorogam nelëgkikh godin.
Điệp khúc:<br>
I yesli v pokhod<br>
Strana pozovyot<br>
Za kray nash rodnoy<br>
My vse poydëm v svyashchennyy boy!
V svyashchennyy boy!!!
Shumyat v polyakh khleba.<br>
Shagayet Otchizna moya<br>
K vysotam schastʹya,<br>
Skvozʹ vse nenastʹya —<br>
Dorogoy mira i truda.
K vysotam schastʹya,<br>
Skvozʹ vse nenastʹya —<br>
Dorogoy mira i truda.
V svyashchennyy boy!!!
Đây khúc hát không ngớt vang dọc theo những ga tàu <br>
Trong tháng năm lửa rực sáng khắp chân mây <br>
Theo bài hát những con tàu ra chiến trận <br>
Cha chúng ta đầy trên những toa khói tàu <br>
Năm 41 khúc ca này cùng Moscow kiên cường <br>
Năm 45 lại vang khắp phố Berlin <br>
Đây bài hát theo quân lập bao thắng lợi <br>
Qua biết bao chặng đường khó khăn, không ngừng
Và nếu như ngày mai <br>
Tổ quốc vẫy gọi ta <br>
Vì Quê hương yêu dấu <br>
Nào ta bước theo cuộc chiến thánh thần
Đồng lúa xanh vẫn rì rào <br>
Tổ quốc ta trải ra tới chân mây <br>
Vươn tới cao hạnh phúc <br>
Qua khó khăn thử thách <br>
Là biết lao động, quý yêu hoà bình <br>
("Điệp khúc")<br>
Và nếu như ngày mai <br>
Tổ quốc vẫy gọi ta <br>
Vì Quê hương yêu dấu <br>
Nào ta bước theo cuộc chiến thánh thần <br>
Lời của A. Galich (1974).
Снова даль предо мной неоглядная,<br>
Ширь степная и неба лазурь.<br>
Не грусти ж ты, моя ненаглядная,<br>
И бровей своих темных не хмурь!
"Điệp khúc":<br>
Вперед, за взводом взвод,<br>
Труба боевая зовет!<br>
Пришёл из Ставки<br>
Приказ к отправке —<br>
И, значит, нам пора в поход!
В утро дымное, в сумерки ранние,<br>
Под смешки и под пушечный бах<br>
Уходили мы в бой и в изгнание<br>
С этим маршем на пыльных губах.
Не грустите ж о нас, наши милые,<br>
Там, далеко, в родимом краю!<br>
Мы все те же — домашние, мирные,<br>
Хоть шагаем в солдатском строю.
Будут зори сменяться закатами,<br>
Будет солнце катиться в зенит.<br>
Умирать нам, солдатам — солдатами,<br>
Воскресать нам — одетым в гранит.
Snova dalʹ predo mnoy neoglyadnaya,<br>
Shirʹ stepnaya i neba lazurʹ.<br>
Ne grusti zh ty, moya nenaglyadnaya,<br>
I brovey svoikh temnykh ne khmurʹ!
"Điệp khúc":<br>
Vpered, za vzvodom vzvod,<br>
Truba boyevaya zovet!<br>
Prishël iz Stavki<br>
Prikaz k otpravke —<br>
I, znachit, nam pora v pokhod!
V utro dymnoye, v sumerki ranniye,<br>
Pod smeshki i pod pushechnyy bakh<br>
Ukhodili my v boy i v izgnaniye<br>
S etim marshem na pylʹnykh gubakh.
Ne grustite zh o nas, nashi milyye,<br>
Tam, daleko, v rodimom krayu!<br>
My vse te zhe — domashniye, mirnyye,<br>
Khotʹ shagayem v soldatskom stroyu.
Budut zori smenyatʹsya zakatami,<br>
Budet solntse katitʹsya v zenit.<br>
Umiratʹ nam, soldatam — soldatami,<br>
Voskresatʹ nam — odetym v granit.
Lời của V. Lazarev (1984).
Наступает минута прощания<br>
Ты глядишь мне тревожно в глаза<br>
И ловлю я родное дыхание<br>
А вдали уже дышит гроза.
Дрогнул воздух туманный и синий<br>
И тревога коснулась висков<br>
И зовёт нас на подвиг Россия<br>
Веет ветром от шага полков.
Прощай, отчий край<br>
Ты нас вспоминай<br>
Прощай, милый взгляд<br>
Не все из нас придут назад<br>
Прости-прощай, прости-прощай…
Летят-летят года<br>
Уходят во мглу поезда<br>
А в них — солдаты<br>
И в небе тёмном<br>
Горит солдатская звезда.
Летят-летят годав<br>
А песня — ты с нами всегда:<br>
Тебя мы помним<br>
И в небе тёмномv<br>
Горит солдатская звезда.
Лес да степь, да в степи полустанки<br>
Свет вечерней и новой зари<br>
Не забудь же прощанье Славянки<br>
Сокровенно в душе повтори!
Нет, не будет душа безучастна<br>
Справедливости светят огни<br>
За любовь, за великое братство<br>
Отдавали мы жизни свои.
Прощай, отчий край<br>
Ты нас вспоминай<br>
Прощай, милый взгляд<br>
Прости-прощай, прости-прощай.
Nastupayet minuta proshchaniya<br>
Ty glyadishʹ mne trevozhno v glaza<br>
I lovlyu ya rodnoye dykhaniye<br>
A vdaly uzhe dyshyt hroza.
Drognul vozdukh tumannyy i siniy<br>
I trevoga kosnulasʹ viskov<br>
I zovyot nas na podvig Rossiya<br>
Veyet vetrom ot shaga polkov.
Proshchay, otchiy kray<br>
Ty nas vspominay<br>
Proshchay, milyy vzglyad<br>
Ne vse iz nas pridut nazad<br>
Prosti-proshchay, prosti-proshchay…
Letyat-letyat goda<br>
Ukhodyat vo mglu poyezda<br>
A v nikh — soldaty<br>
I v nebe tëmnom<br>
Gorit soldatskaya zvezda.
Letyat-letyat godav<br>
A pesnya — ty s nami vsegda:<br>
Tebya my pomnim<br>
I v nebe tëmnomv<br>
Gorit soldatskaya zvezda.
Les da stepʹ, da v stepi polustanki
<br>Svet vecherney i novoy zari<br>
Ne zabudʹ zhe proshchanʹye Slavyanki<br>
Sokrovenno v dushe povtori!
Net, ne budet dusha bezuchastna<br>
Spravedlivosti svetyat ogni<br>
Za lyubovʹ, za velikoye bratstvo<br>
Otdavali my zhizni svoi.
Proshchay, otchiy kray<br>
Ty nas vspominay<br>
Proshchay, milyy vzglyad<br>
Prosti-proshchay, prosti-proshchay.
Đã đến lúc chia tay nhau rồi em hỡi <br>
Em nhìn với ánh mắt đầy lo lắng tiễn đưa tôi <br>
Tôi cảm thấy hơi em thở bao thân thuộc <br>
Tôi cũng thấy miền xa ấy giông tố đầy
Không khí rét buốt đang xanh màu u ám <br>
Gió gào mỗi bước đi và lo lắng buốt thái dương <br>
Khi Tổ quốc đang kêu gọi ta thắng trận <br>
Gió rét cũng cản sao bước chân Trung đoàn.
Chào nhé, Đất Mẹ ơi <br>
Đừng quên chúng con đây! <br>
Chào em, ôi ánh mắt <br>
Hãy tha thứ nghe; Chào nhé-Vĩnh biệt.
Ngày tháng trôi đi, trôi hoài <br>
Và bao con tàu đi hút nơi xa <br>
Bao lính trên tàu đó <br>
Và trong bầu trời đêm
Là những ngôi sao lính sáng ngời ngời.<br>
Bao lính trên tàu đó <br>
Và trong bầu trời đêm <br>
Là những ngôi sao lính sáng ngời ngời.
Qua biết bao thảo nguyên cùng rừng núi biếc chập trùng <br>
Bao bến ga, hoàng hôn tới sáng ban mai <br>
Xin hãy nhớ phút ly biệt em gái Sla-vơ <br>
Trong trái tim thầm luôn nhắc giây phút này.
Không có đâu trái tim khô và hờ hững <br>
Ánh lửa công lý soi còn rực sáng khắp nơi nơi <br>
Cho tình nghĩa với bạn bè bao vĩ đại <br>
Ta hiến dâng cả cuộc sống yêu dấu này.
Ngày tháng trôi đi, trôi hoài <br>
Và bao con tàu đi hút nơi xa <br>
Bao lính trên tàu đó <br>
Và trong bầu trời đêm <br>
Là những ngôi sao lính sáng ngời ngời.
Lời của A. Mingalyov (1990).
Много песен мы в сердце сложили,<br>
Воспевая родные края,<br>
Беззаветно тебя мы любили,<br>
Святорусская наша земля.<br>
Высоко ты главу поднимала,<br>
Словно солнце, твой лик воссиял,<br>
Но ты жертвою подлости стала<br>
Тех, кто предал тебя и продал.
"Điệp khúc":<br>
И снова в поход труба нас зовёт.<br>
Мы вновь встанем в строй<br>
И все пойдем в священный бой.<br>
Встань за Веру, Русская земля!
Ждёт победы России святыня,<br>
Отзовись, православная рать!<br>
Где Илья твой и где твой Добрыня?<br>
Сыновей кличет Родина-мать.<br>
Под хоругви мы встанем все смело<br>
Крестным ходом с молитвой пойдём,<br>
За Российское правое дело<br>
Кровь мы русскую честно прольём.
Все мы — дети Великой Державы,<br>
Все мы помним заветы отцов,<br>
Ради Родины, чести и славы<br>
Не жалей ни себя, ни врагов.<br>
Встань, Россия, из рабского плена.<br>
Дух победы зовёт, в бой пора!<br>
Подними боевые знамена<br>
Ради Веры, Любви и Добра.
Mnogo pesen my v serdtse slozhili,<br>
Vospevaya rodnyye kraya,<br>
Bezzavetno tebya my lyubili,<br>
Svyatorusskaya nasha zemlya.<br>
Vysoko ty glavu podnimala,<br>
Slovno solntse, tvoy lik vossiyal,<br>
No ty zhertvoyu podlosti stala<br>
Tekh, kto predal tebya i prodal.
"Điệp khúc":<br>
I snova v pokhod truba nas zovët.<br>
My vnovʹ vstanem v stroy<br>
I vse poydem v svyashchennyy boy.<br>
Vstanʹ za Veru, Russkaya zemlya!
Zhdyot pobedy Rossii svyatynya,<br>
Otzovisʹ, pravoslavnaya ratʹ!<br>
Gde Ilʹya tvoy i gde tvoy Dobrynya?<br>
Synovey klichet Rodina-matʹ.<br>
Pod khorugvi my vstanem vse smelo<br>
Krestnym khodom s molitvoy poydyom,<br>
Za Rossiyskoye pravoye delo<br>
Krovʹ my russkuyu chestno prolʹyyom.
Vse my — deti Velikoy Derzhavy,<br>
Vse my pomnim zavety ottsov,<br>
Radi Rodiny, chesti i slavy<br>
Ne zhaley ni sebya, ni vragov.<br>
Vstanʹ, Rossiya, iz rabskogo plena.<br>
Dukh pobedy zovët, v boy pora!<br>
Podnimi boyevyye znamena<br>
Radi Very, Lyubvi i Dobra.
Bao bài ca ta đã viết trong trái tim mình <br>
Cùng hát vang vì tổ quốc thân yêu.<br>
Chúng con yêu Người với tình yêu bao la <br>
Hỡi nước Nga thiêng liêng Tổ quốc ta.
Kìa Người hỡi ngẩng cao mái đầu- <br>
Ánh hào quang của Người tỏa sáng tựa mặt trời.<br>
Người là nạn nhân sự đểu giả, đê hèn <br>
Của những kẻ bán rẻ và phản bội Tổ quốc!
Và giờ đây ta lại lên đường! <br>
Kìa tiếng kèn trận đang thúc gọi! <br>
Chúng ta lại xung vào đội ngũ <br>
Tất cả tiến lên vì cuộc chiến thánh thần.
Hãy đứng lên vì Niềm tin, Đất nước Nga! <br>
Nơi đất thánh Nga đang chờ chiến thắng.<br>
Hãy hiệu triệu quân đội chính thống! <br>
Ilya và Dobrưnia của Người đang ở chốn nào? <br>
Mẹ Tổ quốc đang kêu gọi những người con.
Chúng ta là những người con của Cường quốc <br>
Hãy cùng nhau nhớ lời dạy của cha ông <br>
Vì Màu cờ, Danh dự và Vinh quang <br>
Không tiếc thương cả bản thân và kẻ thù.
Nước Nga, hãy đứng lên từ thân nô lệ, <br>
Tinh thần chiến thắng đang vẫy gọi: đã đến giờ xung trận! <br>
Hãy giương cao lá cờ chiến đấu <br>
Vì Chân lý, Vinh quang và Nhân hậu!
Hãy đứng lên vì Niềm tin, Đất nước Nga!
Lời tiếng Ba Lan của Romana Ślęzaka (1943).
Rozszumiały się wierzby płaczące,<br>
Rozpłakała się dziewczyna w głos,<br>
Od łez oczy podniosła błyszczące<br>
Na żołnierski, na twardy życia los.
"Điệp khúc":<br>
Nie szumcie, wierzby, nam,<br>
Z żalu, co serce rwie,<br>
Nie płacz, dziewczyno ma,<br>
Bo w partyzantce nie jest źle.<br>
Do tańca grają nam<br>
Granaty, wisów szczęk,<br>
Śmierć kosi niby łan,<br>
Lecz my nie wiemy, co to lęk.
Błoto, deszcz czy słoneczna spiekota,<br>
Wszędzie słychać miarowy, równy krok,<br>
To maszeruje leśna piechota,<br>
Śmech na ustach, swobody twardy wzrok.
I choć droga się nasza nie kończy,<br>
Choć nie wiemy, gdzie wędrówki kres,<br>
Ale pewni jesteśmy zwycięstwa,<br>
Bo przelano już tyle krwi i łez.
Cây Dương Liễu cũng ủ rũ khóc than <br>
Cô gái nói nghẹn ngào trong tiếng nấc <br>
Nước mắt cô ngập trào nơi khóe mắt <br>
Thương cuộc đời người lính sẽ khó khăn
Đừng làm ồn để Dương Liễu được yên <br>
Như giằng xé trái tim ta tan nát <br>
Cô gái ơi đứng lên lau nước mắt <br>
Ta chiến tranh du kích đâu có hèn <br>
Nào chúng ta cùng nhảy một điệu van <br>
Hàm răng ta là nơi treo lựu đạn <br>
Nếu hi sinh quấn chăn vùi ruộng cạn <br>
Nhưng chúng ta đâu có sợ điều gì
Mưa, lầy bùn,mặt trời đốt, sá chi <br>
Khắp mọi nơi, nơi chúng ta dấn bước <br>
Rừng đại ngàn, bộ binh lên phía trước <br>
Tiếng hát trên môi, bình tĩnh đối đầu
Dù con đường ta đi chưa kết thúc <br>
Đâu là nơi kết thúc cuộc hành trình? <br>
Chúng ta tin: ta là người chiến thắng! <br>
Dù hi sinh xương máu vẫn đổ nhiều
Lời tiếng Việt của Nguyễn Hoàng Thanh (để hát).
Đây khúc ca em ngân nga dọc bên những ga tàu
Trong những năm mờ giông tố khắp chân mây
Theo bài hát những con tàu thơm khói bay đầy
Đưa chúng ta cùng nhau tiến ra chiến trận
Năm bốn mốt khúc ca này kề vai sát [[Moskva]]
Năm bốn lăm lại vang khắp phố [[Berlin]]
Ôi bài hát theo anh lập nên chiến công huy hoàng
Qua biết bao chặng đường khó không biết ngừng
Và nếu như ngày mai
Tổ quốc xướng tên mình
Vì quê hương hằng mến
Nào ta bước vào cuộc chiến thánh thần.
Và nếu như ngày mai
Tổ quốc xướng tên mình
Vì quê hương hằng mến
Nào ta bước vào cuộc chiến thánh thần
Cùng nhau ta đi lên!
Đồng lúa xanh tươi bạt ngàn
Tổ quốc ta trải bao la tới chân mây
Vươn tới bao hạnh phúc
Qua khó khăn thử thách
Ra sức lao động, quý yêu hòa bình
Vươn tới bao hạnh phúc
Qua khó khăn thử thách
Ra sức lao động, quý yêu hòa bình
Và nếu như ngày mai
Tổ quốc xướng tên mình
Vì quê hương hằng mến
Nào ta bước vào cuộc chiến thánh thần
Cùng nhau ta đi lên!
Liên kết ngoài.
[[Thể loại:Bài hát Nga]]
[[Thể loại:Bài hát năm 1912]]
[[Thể loại:Bài hát Liên Xô]]
[[Thể loại:Quốc ca của Nga]] | 1 | null |
Phùng Mạc Phong () là nhân vật phụ trong tiểu thuyết kiếm hiệp Thần điêu hiệp lữ của nhà văn Kim Dung. Ông là một trong sáu đại đệ tử của Đông Tà Hoàng Dược Sư, bên cạnh Khúc Linh Phong, Lục Thừa Phong, Vũ Thiên Phong, Trần Huyền Phong và Mai Siêu Phong. Sau khi Mai Siêu Phong và Trần Huyền Phong đánh cắp Cửu Âm Chân Kinh và bỏ trốn khỏi đảo Đào Hoa, ông và các đệ tử còn lại bị sư phụ đánh gãy chân và đuổi ra khỏi đảo. Sau đó, ông không hề xuất hiện trong tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu. Đến bộ Thần điêu hiệp lữ, Phùng Mạc Phong đang là thợ rèn binh khí cho một doanh trại quân đội. Tại đây, ông đã gặp Dương Quá, Trình Anh, Lục Vô Song, cô ngốc họ Khúc và đụng độ Lý Mạc Sầu. Lý Mạc Sầu lên tiếng chê bai võ công của đảo Đào Hoa nên Phùng Mạc Phong đã đối chất với Lý Mạc Sầu. Ông nêu ra những ưu điểm của các đại đệ tử đảo Đào Hoa còn Lý Mạc Sầu nêu ra những khuyết điểm của họ và tiếp tục tỏ ý chê bai. Sau cùng, Dương Quá đã khích Phùng Mạc Phong đánh nhau với Lý Mạc Sầu bằng cách bịa ra chuyện Lý Mạc Sầu nói xấu Hoàng Dược Sư, vị sư phụ mà ông luôn kính trọng. Nổi giận đùng đùng, Phùng Mạc Phong đã giao đấu và đánh đuổi Lý Mạc Sầu.
Sau đó, Phùng Mạc Phong đã trà trộn vào doanh trại của quân Mông Cổ. Lần cuối cùng ông xuất hiện trong bộ Thần điêu hiệp lữ là khi Quách Tĩnh và Dương Quá đến doanh trại quân Mông Cổ để cứu hai anh em Võ Tu Văn và Võ Đôn Nho rồi bị quân Mông Cổ vây đánh. Quách Tĩnh và Dương Quá không thể chống chọi, đến lúc sắp sửa bị giết thì Phùng Mạc Phong xông ra can thiệp, chấp nhận hy sinh để hai người chạy thoát. | 1 | null |
Tế Nhĩ Cáp Lãng (; ; 19 tháng 11, 1599 - 11 tháng 6, 1655), Ái Tân Giác La, là một quý tộc, lãnh đạo chính trị và quân sự Mãn Châu vào đầu thời nhà Thanh.
Ông sinh ra trong gia tộc Ái Tân Giác La, là con trai thứ sáu của Thư Nhĩ Cáp Tề - em của người sáng lập ra nhà Thanh là Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Từ năm 1638 đến năm 1643, ông đã tham gia nhiều chiến dịch quân sự nhằm lật đổ nhà Minh. Sau khi Hoàng Thái Cực băng hà vào tháng 9 năm 1643, Tế Nhĩ Cáp Lãng trở thành một trong hai vị đồng Phụ chính vương trẻ tuổi của Thuận Trị Đế, song ông đã sớm nhường hầu hết quyền lực chính trị cho Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn vào tháng 10 năm 1644, và Đa Nhĩ Cổn cuối cùng đã loại bỏ ông ra khỏi vị trí phụ chính vào năm 1648 sau khi hạch tội ông từng ủng hộ Túc Thân vương Hào Cách. Sau khi Đa Nhĩ Cổn qua đời năm 1650, Tế Nhĩ Cáp Lãng đã dẫn đầu một nỗ lực nhằm làm thanh tẩy chính quyền của những người ủng hộ Đa Nhĩ Cổn. Từ đó đến khi mất, Tế Nhĩ Cáp Lãng trở thành một Hoàng thúc được nể trọng của Thuận Trị Đế, tôn gọi Thúc Hòa Thạc Trịnh Thân vương (叔和碩鄭親王).
Tế Nhĩ Cáp Lãng là một trong 10 vị Hòa Thạc Thân vương khi ấy. Sau khi qua đời, con trai Tế Độ được giữ nguyên tước vị Hòa Thạc Thân vương, nhưng lại đổi gọi thành Giản Thân vương, từ đó các hậu duệ của ông là Thiết mạo tử vương, tức vĩnh viễn được giữ nguyên tước vị khi thế tập.
Cuộc đời.
Tế Nhĩ Cáp Lãng sinh ngày 2 tháng 10 (âm lịch) năm Vạn Lịch thứ 27, mẹ là Kế phi Ô Lạp Na Lạp thị, do đó là em cùng mẹ với A Mẫn. Khi Thư Nhĩ Cáp Tề mất, Tế Nhĩ Cáp Lãng được Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích nuôi trong cung, sơ phong Bối lặc.
Năm Thiên Mệnh thứ 10 (1624), Tế Nhĩ Cáp Lãng cùng Đài cát A Ba Thái xuất binh viện trợ Khoa Nhĩ Thấm vây công Sát Cáp Nhĩ, từ ấy lập nên quân công.
Năm thứ 11 (1625), ông có công đem quân đi chinh phạt Khách Nhĩ Khách Ba Lâm bộ và Trát Lỗ Đặc bộ.
Thời Hoàng Thái Cực.
Đại tướng Hậu Kim.
Năm Thiên Thông nguyên niên (1627), Hoàng Thái Cực mệnh Bối lặc A Mẫn làm chủ soái, dẫn binh chinh phạt Triều Tiên, Nhạc Thác, Đỗ Độ và Tế Nhĩ Cáp Lãng cùng theo. Triều Tiên Nhân Tổ Lý Tông cầu hòa, các Bối lặc đồng ý đàm phán. A Mẫn muốn tiếp tục tấn công và Vương đô nhưng, nhưng Tế Nhĩ Cáp Lãng và Nhạc Thác đều cho rằng không thích hợp để tấn công, chỉ nên trú quân ở Bình Sơn. A Mẫn muốn cùng Đỗ Độ đóng quân đồn trú ở Triều Tiên, Đỗ Độ cũng không đồng ý. Sau đó, các Bối lặc bắt được Lý Giác - em trai của Lý Tông, buộc Lý Tông đầu hàng, đồng ý cống nạp. Hậu Kim kết minh với Triều Tiên mà không thông báo cho A Mẫn. Sau khi A Mẫn biết tin, lấy cớ mình không tham gia vào việc kết minh mà dung túng cho thuộc hạ tùy ý cướp bóc. Cuối cùng lấy việc các Bối lặc nhượng bộ, để Lý Giác kết minh với A Tế Cách mà kết thúc chiến sự, thu quân về triều.
Tháng 5, ông theo Hoàng Thái Cực tấn công nhà Minh, vây Cẩm Châu, lại cùng Mãng Cổ Nhĩ Thái đánh bại quân Minh. Lúc thu quân về Ninh Viễn thì đụng độ với Minh Tổng binh Mãn Quế, Tế Nhĩ Cáp Lãng dốc sức suất quân chiến đấu, đại bại quân Minh.
Năm thứ 2 (1628), tháng 5, ông cùng với Hào Cách đem quân đi thảo phạt Cố Đặc Tháp bố nang của Mông Cổ, thu phục dân chúng bộ lạc quy hàng.
Năm thứ 3 (1629), tháng 8, ông tiếp tục đem quân đi chinh phạt Cẩm Châu, Ninh Viễn, thiêu hủy tất cả lương thảo tích lũy ở những địa phương này. Tháng 10, Hoàng Thái Cực thống lĩnh đại quân từ Hồng Sơn khẩu tiến vào, Tế Nhĩ Cáp Lãng cùng với Nhạc Thác tấn công Đại An khẩu, đến nửa đêm thì phá được Thủy Môn mà tiến vào, đánh bại quân viện binh Mã Lan doanh của nhà Minh. Sáng hôm sau, quân Minh lập doanh trại trên núi, Tế Nhĩ Cáp Lãng mang quân đánh tới, thắng liền năm trận, thu phục được Mã Lang doanh, Mã Lan khẩu và Đại An khẩu. Ông tiếp tục dẫn quân dọc theo núi, một lần nữa đánh bại viện binh của quân Minh. Ông hội quân với đại quân ở Tuân Hóa, áp sát Kinh sư nhà Minh, hạ Thông Châu Trương Gia loan.Năm thứ 4 (1630), tháng giêng, Tế Nhĩ Cáp Lãng theo Hoàng Thái Cực vây Vĩnh Bình, chém đầu phản tướng Lưu Hưng Tộ, bắt giữ em trai của ông ta là Lưu Hưng Hiền. Sau khi đánh hạ Vĩnh Bình, ông cùng với Tát Cáp Lân ở lại đóng giữ, tra sét thương khố, duyệt binh lính, bố trí quan lại, truyền hịch xuống Loan Châu và Thiên An. Tháng 3, A Mẫn thay thế ông đóng giữ Vĩnh Bình, ông dẫn quân về triều.
Tuy nhiên, trong thời gian A Mẫn đóng quân, quân Minh đã đến tập kích. A Mẫn không đánh trả được liền lệnh cho thuộc hạ bỏ thành mà chạy. Đến tháng 6, Hoàng Thái Cực phái Đỗ Độ đến hỗ trợ thì biết tin A Mẫn đã bỏ thành thì cực kỳ tức giận, lệnh lột bỏ tất các tước hiệu và u cấm A Mẫn, tất cả gia sản, điền sản và đầy tớ đều thuộc về Tế Nhĩ Cáp Lãng. Đồng thời, Hoàng Thái Cực cũng trao cho Tế Nhĩ Cáp Lãng quyền kiểm soát Tương Lam kỳ - kỳ nằm dưới quyền chỉ huy của A Mẫn trước đó. Từ đó, Tế Nhĩ Cáp Lãng là một trong [Tứ đại Bối lặc] của Hậu Kim, ba người khác là Đại Thiện, Mãng Cổ Nhĩ Thái, và Hoàng Thái Cực.
Năm thứ 5 (1632), tháng 7, nhà Thanh phỏng theo nhà Minh thiết lập Lục bộ, Tế Nhĩ Cáp Lãng được giao chưởng quản Hình bộ. Cùng năm, ông tham gia trận Đại Lăng Hà.
Năm thứ 6 (1633), tháng 5, ông theo đại quân chinh phạt Sát Cáp Nhĩ, đến Quy Hóa thành, thu phục hơn ngàn người.
Năm thứ 7 (1634), tháng 5, tướng lĩnh nhà Minh là Khổng Hữu Đức, Cảnh Trọng Minh từ Đăng Châu đến xin hàng thì Minh Tổng binh Hoàng Long dùng thủy quân ngăn lại, quân Triều Tiên cũng tham gia vào, Tế Nhĩ Cáp Lãng cùng với A Tế Cách liền dẫn quân từ Trấn Giang đến đón bọn người Khổng Hữu Đức, quân Minh rút lui.
Thân vương nhà Thanh.
Năm Sùng Đức nguyên niên (1636), ông được ban tước hiệu Trịnh Thân vương (鄭親王).
Năm thứ 3 (1638), ông đem quân tấn công Ninh Viễn, quân Minh không dám ra khỏi thành. Ông tiếp tục đem quân tấn công Mô Long quan và năm dặm Bảo đồn đài.
Năm thứ 4 (1639), tháng 5, ông liên tiếp đánh hạ Cẩm Châu, Tùng Sơn, bắt giữ hơn hai ngàn người.
Năm thứ 5 (1640), tháng 3, ông cùng Dự Thân vương Đa Đạc suất quân đội chỉnh đốn thành Nghĩa Châu, trú binh đồn điền, lại tập kích quấy nhiễu quân Minh bên ngoài Sơn Hải Quan, làm Minh triều không thể trồng trọt. Tháng 5, Hoàng Thái Cực đến xem. Mông Cổ Đa La Đặc bộ Tô Ban Đại từng phụ thuộc Minh triều lại quy hàng Đại Thanh, Hoàng Thái Cực mệnh ông cùng Đa Đạc suất binh nghênh tiếp, lúc đi qua Hạnh Sơn - Cẩm Châu, quân Minh đuổi theo bị Tế Nhĩ Cáp Lãng đánh bại. Sau, ông được ban thưởng một con ngựa tốt ngự dụng.
Tháng 9, vây Cẩm Châu - một thành quan trọng của quân Minh ở Liêu Đông, bố trí mai phục ở thành nam, địch không dám tiến, ông liền đem quân đánh thẳng đến, hạ gục hoàn toàn.
Năm thứ 6 (1641), tháng 3, tiếp tục bao vây Cẩm Châu, ông cho thiết lập tám quân doanh, đào hào sâu, vây khốn quân Tổ Đại Thọ.
Năm thứ 7 (1642), tháng 4, thành Cẩm Châu đầu hàng sau hơn một năm kháng cự.
Thời Thuận Trị.
Đồng phụ chính và truất quyền.
Năm Sùng Đức thứ 8 (1643), ngày 9 tháng 8 (tức ngày 21 tháng 9 dương), Hoàng Thái Cực qua đời ở Thịnh Kinh.
Vào thời điểm qua đời, Hoàng Thái Cực không có để lại di chúc truyền vị, nên nội bộ Đại Thanh xảy ra chuyện tranh quyền. Người có thế lực nhất, là Túc Thân vương Hào Cách, con trưởng của Hoàng Thái Cực. Người có thế lực không kém, chính là Duệ Thân vương Đa Nhĩ Cổn - em trai Hoàng Thái Cực. Trong khi các đại thần của Tương Hoàng kỳ cùng Chính Hoàng kỳ cố gắng ủng hộ Hào Cách, thì Đa Nhĩ Cổn cùng A Tế Cách và em trai Đa Đạc duy trì sự cạnh tranh, do cả 3 có được sự ủng hộ của Chính Bạch kỳ và Tương Bạch kỳ. Hai bên phát sinh đối lập gay gắt, giương cung bạt kiếm. Tế Nhĩ Cáp Lãng tuy cũng có vị trí quan trọng, nắm giữ Tương Lam kỳ, song luôn hành xử cẩn thận, dĩ hòa vi quý, nhưng có một sự thật rằng ông lại có chiều hướng chọn Hào Cách. Khi ấy thực lực đôi bên giằng co nhau, Hào Cách bị Đa Nhĩ Cổn đánh bại bằng binh biến. Về phương diện kế thừa, Đa Nhĩ Cổn là em của Hoàng Thái Cực, nếu kế vị sẽ dẫn đến sự xáo trộn về thứ tự thừa kế, và nếu Đa Nhĩ Cổn kế vị vào lúc đó thì sẽ khiến nền chính trị xáo trộn thêm, do vậy Tế Nhĩ Cáp Lãng một lần nữa trì hoãn. Cuối cùng, Tế Nhĩ Cáp Lãng cùng Đại Thiện thương lượng, chủ trương chọn Phúc Lâm - con trai thứ 9 của Hoàng Thái Cực lên ngôi, tức Thuận Trị Đế. Do Hoàng đế còn nhỏ, Tế Nhĩ Cáp Lãng cùng Đa Nhĩ Cổn được quyền Phụ chính đại thần.
Tháng 11 năm ấy, Đa Nhĩ Cổn đang ở Thẩm Dương, Tế Nhĩ Cáp Lãng đã được cử đi đánh Sơn Hải quan - một công sự vững chắc của quân Minh để trấn giữ đường tiến vào vùng bình nguyên quanh Bắc Kinh. Vào đầu năm Thuận Trị (1644), Tế Nhĩ Cáp Lãng đã yêu cầu rằng tên của ông phải được đặt sau Đa Nhĩ Cổn trong tất cả các liên lạc chính thức, và vào ngày 17 tháng 2 cùng năm, Tế Nhĩ Cáp Lãng đã tự nguyện nhường quyền kiểm soát tất cả các công việc chính sự cho Đa Nhĩ Cổn. Ông đã không hiện diện trong lực lượng quân Thanh tiến vào Bắc Kinh vào đầu tháng 6 năm 1644. Đến tháng 10, Tế Nhĩ Cáp Lãng được tôn huy hiệu Tín Nghĩa Phụ Chính thúc vương (信義輔政叔王).
Năm Thuận Trị thứ 5 (1648), mùa xuân, Bối tử Truân Tề, Thượng Thiện cùng Truân Tề Cách dâng tấu tố cáo Tế Nhĩ Cáp Lãng, vào lúc Hoàng Thái Cực qua đời đã dung túng đại thần của hai phe Hoàng kỳ ủng lập Hào Cách, đến khi hỗ trợ tòng chinh nhập quan lại tự tiện dẫn hai Lam kỳ đi trước. Ông bị loại bỏ khỏi vị trí phụ chính và bị Đa Đạc thay thế. Mặc dù bị loại bỏ, Tế Nhĩ Cáp Lãng tiếp tục phục vụ với vai trò lãnh đạo quân sự. Trong tháng 3, Đa Nhĩ Cổn đã hạ lệnh bắt giữ Tế Nhĩ Cáp Lãng với các lời buộc tội khác nhau và Tế Nhĩ Cáp Lãng bị giáng tước từ một Thân vương thành một Quận vương Tuy nhiên, cũng trong năm đó, Tế Nhĩ Cáp Lãng đã được cử xuống miền Nam để giao chiến với các lực lượng trung thành với Nam Minh.
Đầu năm thứ 6 (1649), sau một loạt những chiến thắng quân sự của mình, ông đã hạ lệnh tiến hành một cuộc thảm sát kéo dài 6 ngày các cư dân trong thành Tương Đàm thuộc tỉnh Hồ Nam ngày nay. Ông hồi kinh trong thắng lợi vào năm 1650, sau khi đánh bại quân của Vĩnh Lịch Đế, quân chủ cuối cùng của chính quyền Nam Minh. Do chiến công này, ông được khôi phục tước Thân vương.
Trở lại và hạch tội Đa Nhĩ Cổn.
Năm Thuận Trị thứ 7 (1650), ngày 9 tháng 12 (tức ngày 31 tháng 12 dương lịch), Đa Nhĩ Cổn qua đời. Vào lúc này, Tế Nhĩ Cáp Lãng liên hợp với các Vương đại thần khác hạch tội Nhiếp Chính vương Đa Nhĩ Cổn.
Nhóm do Tế Nhĩ Cáp lãnh đạo được sử gia Robert Oxnam gọi là "Bè phái Tế Nhĩ Cáp Lãng", nhóm này bao gồm các Hoàng thân và quý tộc Mãn Châu phản đối Đa Nhĩ Cổn và họ đã nắm giữ quyền lực trở lại sau khi Đa Nhĩ Cổn qua đời. Đầu năm sau (1651), Tế Nhĩ Cáp Lãng cùng Tốn Thân vương Mãn Đạt Hải (满达海), Đoan Trọng Thân vương Bác Lạc (博洛) cùng Kính Cẩn Thân vương Ni Kham (尼堪) hợp tấu xin truất bỏ tước hiệu Hoàng đế của Đa Nhĩ Cổn, liền sau đó kĩ càng liệt kê tội trạng của Đa Nhĩ Cổn. Lo lắng anh ruột cùng mẹ của Đa Nhĩ Cổn là A Tế Cách có thể tìm cách kế nhiệm Đa Nhĩ Cổn, Tế Nhĩ Cáp Lãng và nhóm của ông đã bắt giữ A Tế Cách vào đầu năm ấy. Sang năm thứ 9 (1652), Tế Nhĩ Cáp Lãng thụ Thúc Hòa Thạc Trịnh Thân vương (叔和碩鄭親王), từ đấy về sau thì ông là một nhân vật quyền lực của triều đình Thanh cho đến khi ông qua đời. Tứ vị phụ chính sau này của Khang Hi Đế: Ngao Bái, Át Tất Long, Sách Ni, và Tô Khắc Tát Cáp, đều là những người được ông tiến cử và rất ủng hộ ông.
Năm Thuận Trị thứ 12 (1655), tháng 5, Tế Nhĩ Cáp Lãng bệnh nguy. Thuận Trị Đế vào lúc đó giá lâm xem bệnh Thúc vương, chảy nước mắt hỏi: "“Thúc vương có di ngôn gì không?”", Tế Nhĩ Cáp Lãng thều thào nói:"Thần chịu ân điển qua ba triều, mà không thể tận lực báo đáp, thực sự đau lòng. Lòng chỉ mong sớm đoạt Ván Quý, diệt Quế vương, thống nhất thiên hạ". Thuận Trị Đế nghe xong càng bi thống, ngửa cổ lên trời than:"Ông trời ơi! Vì sao không để Thúc vương trường thọ lâu dài bên trẫm?!". Vào ngày 8 tháng 5 (âm lịch), giờ Dần, Tế Nhĩ Cáp Lãng qua đời, thọ 57 tuổi. Ông được chôn cất khu vực ngoại ô thành Bắc Kinh, khu vực mà ngày nay gọi là Bạch thạch kiều Trịnh vương mộ (白石桥郑王坟).
Ông được đặc ân cho cả nhà thừa kế tước vị vĩnh viễn mà không giáng tước, do đó con trai thứ hai của ông là Tế Độ đã thế tập tước Thân vương của ông, song tên hiệu [Trịnh] được đổi thành [Giản; 簡]. Năm Khang Hi thứ 10 (1671), Tế Nhĩ Cáp Lãng chính thức được truy tặng thụy hiệu là Hiến (獻), sang năm Càn Long thì đưa bài vị vào Hiền vương từ (賢王祠) để thờ cúng. Tước hiệu Trịnh Thân vương được khôi phục vào năm Càn Long thứ 43 (1778), khi Càn Long Đế tán dương Tế Nhĩ Cáp Lãng vì vai trò của ông trong việc đánh bại quân Minh và dành cho Tế Nhĩ Cáp Lãng một nơi thờ tự trong Thái Miếu.
Gia đình.
Thê thiếp.
Thiếp.
Sau khi Tế Nhĩ Cáp Lãng qua đời, có 5 vị Trắc thất bị tuẫn táng, song chỉ ghi tên là: Ô Nỗ Cổ, Thư Kỷ, Tô Đãi, Đức Âm, Mục Khắc Kim. | 1 | null |
Ngu Trọng (chữ Hán: 虞仲), hay Đức Trọng, là tên vị quân chủ đầu tiên của nước Ngu thời Tây Chu và Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, theo Sử Ký Tư Mã Thiên - Ngô Thái Bá thế gia thì ông là con của Cơ Thúc Đạt và là em của Cơ Chu Chương.
Thân thế.
Nguyên Chu Thái Vương Cơ Cổ Công Đản Phủ ngày trước có ba người con trai là: Ngô Thái Bá, Trương Đức Trọng và Cơ Quý Lịch, Trọng đứng thứ 2 chính là tổ tiên 4 đời của Cơ Trọng. Bấy giờ bởi Thái Vương mến tài đức Cơ Xương là con nhỏ của Quý Lịch mà bỏ chế độ đích truyền đem ngôi vị giao cho Quý Lịch, Thái Bá và Trọng Ung bất mãn rủ nhau bỏ đến vùng Thái Hồ khai khẩn đất hoang rồi định cư ở đó lập ra nước Ngô. Thái Bá không có con nên Trọng Ung kế tục sự nghiệp sau khi anh qua đời, lúc ấy đã có tới hơn 1000 hộ dân tình nguyện đi theo 2 người trong buổi sơ khai của nước Ngô. Trọng Ung sinh Quý Giản, Quý Giản sinh Thúc Đạt, Thúc Đạt sinh ra Chu Chương và Ngu Trọng.
Sự nghiệp.
Đức Trọng lớn lên gặp đúng lúc nhà Ân bại hoại đang trên đà suy thoái, ông rất sùng bái tư tưởng của Ngu Thuấn ngày trước chỉ ngồi gảy khúc Nam Phong mà thiên hạ thịnh trị. Ông giúp anh cai trị nước Ngô theo cơ chế của đế Thuấn nên xã hội nước này phồn vinh trong khi chính quyền trung ương của thiên tử thì sắp tàn lụi, chính vì thế nên ông đổi sang họ Ngu để thành lập một chi nhánh mới để nối tiếp noi gương đế Thuấn vì trước đó không lâu nước Hữu Ngu đã bị Trụ vương tiêu diệt.
Sau khi Chu Vũ Vương lật đổ nhà Ân luận công ban thưởng cắt đất phong hầu có sai người đi tìm hậu duệ của Thái Bá và Trọng Ung, sứ giả tìm đến nước Ngô mới biết Thái Bá vô tự còn con cháu Trọng Ung đã kiến lập nước Ngô rồi. Vũ Vương bèn chính thức ban nghi trượng hành lễ phong chư hầu cho Chu Chương, còn Ngu Trọng được triệu về Trung Nguyên rồi phong cho làm vua nước Ngu ở đất Hạ Khư thuộc về phía bắc triều đình nhà Chu lúc đó. Ít lâu sau Vũ Vương lại tìm được Quy Mãn - là con Ngu Yên - hậu duệ chính thống của Ngu Thuấn nhưng vì đã phong nước Ngu cho Ngu Trọng rồi nên cải phong Quy Mãn làm vua nước Trần để giữ hương hoả nhà Ngu, nghĩa là vào thời nhà Chu có 2 nước thờ phụng đế Thuấn là nước Ngu của Ngu Trọng và nước Trần của Hồ công Mãn.
Sau khi được thụ phong Ngu Trọng tích cực chăm lo vỗ về dân chúng, ông chịu khó tuần du ra tận ngoài thành trực tiếp làm ruộng cày cấy trồng hái cùng với dân chúng khiến trăm họ rất mến mộ ngợi ca.
Hậu duệ.
Trịnh Vô Song | 1 | null |
Bitis là một chi gồm các loài rắn độc thuộc họ Rắn lục được tìm thấy ở châu Phi và nam bán đảo Ả Rập. Chi này gồm các loài rắn viper lớn nhất và nhỏ nhất trên thế giới. Các loài trong chi này được biết đến với cách đe dọa của chúng bao gồm phồng và xẹp thân đồng thời phì hơi với âm thanh lớn. Loài điển hình của chi này là "B. arietans", cũng là loài có phạm vi phân bố rộng rãi nhất ở châu Phi. Hiện tại có 14 loài được công nhận.
Các loài trong chi này có tên thông dụng trong tiếng Anh là African adders, African vipers, hay puff adders.
Các loài.
"*) Không bao gồm phân loài chỉ định."<br>
T") Loài điển hình. | 1 | null |
Rắn hổ lục Gaboon, danh pháp hai phần: "Bitis gabonica", là một loài rắn độc thuộc phân họ Viperinae phân bố tại rừng mưa và trảng cỏ tại châu Phi hạ Sahara. Đây là thành viên lớn nhất thuộc chi "Bitis" và là loài rắn độc có răng nanh dài nhất thế giới, dài đến , nhả ra liều lượng nọc độc cao nhất so với bất kỳ loài rắn độc nào khác. Hiện không có phân loài nào được công nhận.
Phân loại.
Rắn hổ lục Gaboon được mô tả vào năm 1854 là "Echidna gabonica".
Lenk "et al." (1999) khám phá ra khác biệt đáng kể giữa hai phân loài được công nhận theo quy ước "B. g. gabonica" và "B. g. rhinoceros". Theo nghiên cứu này, hai phân loài khác biệt lẫn nhau về mặt di truyền, như cách chúng khác với "B. nasicornis". Do đó, Lenk "et al." (1999) nhận định hình thái phân loài phía tây như một loài riêng biệt, "B. rhinoceros".
Tên gọi phổ biến của loài rắn này bao gồm rắn hổ bướm xám, rắn phì rừng rậm, rắn thì thầm, rắn lớn đầm lầy, rắn hổ xám Gaboon, và rắn hổ lục Gaboon.
Khởi đầu tên gọi bằng tiếng Bồ Đào Nha, "Gabon" ("Gabão") đề cập đến cửa sông được xây dựng tại thị trấn Libreville, Gabon, và một dải hẹp lãnh thổ tại bờ đất của nhánh biển này. Tính đến năm 1909, "Gaboon" đề cập đến phần chia phía bắc của Congo thuộc Pháp, phía nam đường xích đạo và nằm giữa Đại Tây Dương và kinh độ 12° đông.
Mô tả.
Rắn trưởng thành có tổng chiều dài trung bình khoảng 125–155 cm (4 đến 5 feet) (thân + đuôi) với tổng chiều dài tối đa khoảng 205 cm (81 in) cho một mẫu vật thu được tại Sierra Leone. Cả hai giới có thể phân biệt được bằng chiều dài răng trong mối tương quan đến tổng chiều dài cơ thể: xấp xỉ 12% đối với rắn đực và 6% đối với rắn cái. Rắn trưởng thành, đặc biệt là rắn cái, rất nặng nề và to khỏe. Một con rắn cái có kích thước như sau:
<br>
Theo mô tả loài "B. gabonica", Spawls "et al.". (2004) đưa ra tổng chiều dài trung bình khoảng 80–130 cm (32 đến 51,5 in), còn tổng chiều dài tối đa khoảng 175 cm (69,3 in), cho rằng loài này có lẽ vẫn còn phát triển lớn hơn. Họ thừa nhận báo cáo rằng có những mẫu vật vượt quá 1,8 m (6 ft), hoặc thậm chí tổng chiều dài vượt quá 2 m (6,5 ft), nhưng tuyên bố không có chứng cứ thuyết phục. Một mẫu vật lớn có tổng chiều dài chính xác , bắt được vào năm 1973, cân nặng khoảng với dạ dày trống rỗng. Đây là loài rắn độc nặng nhất châu Phi.
Đầu rắn lớn, có hình tam giác, trong khi phần cổ thu hẹp đáng kể: gần một phần ba chiều rộng phần đầu. Một cặp "sừng" rất nhỏ nhô lên giữa hai lỗ mũi trồi. Đôi mắt to và linh động, định vị tốt trước mặt và có 15–21 vảy ổ mắt uốn vòng bao quanh. Có khoảng 12–16 vảy giữa hai mắt trên đỉnh đầu. 4 hoặc 5 hàng vảy tách rời vảy thị giác dưới và vảy trên môi. Có khoảng 13–18 vảy trên môi và 16–22 vảy dưới môi. Răng nanh có thể đạt chiều dài lên đến : dài nhất so với bất kỳ loài rắn độc nào khác.
Giữa thân, có khoảng 28–46 hàng vảy lưng, tất cả đều lật úp rõ ràng trừ các hàng bên ngoài mỗi bên. Vảy bên hơi xiên. Số lượng vảy bụng khoảng 124–140: hiếm khi hơn 132 ở rắn đực, hiếm khi ít hơn 132 ở rắn cái. Có 17–33 cặp vải dưới đuôi: rắn đực không ít hơn 25, rắn cái không nhiều hơn 23. Vảy hậu môn đơn lẻ.
Màu sắc hoa văn bao gồm một loạt những vệt màu nhạt, tựa hình chữ nhật chạy xuống trung tâm lưng, khoảng trống ở giữa có nhiều dấu vết sẫm màu, có hình đồng hồ cát mép vàng. Sườn có một loạt đốm hình thoi màu nâu vàng hoặc nâu, cùng những thanh dọc sáng màu ở giữa. Bụng nhạt màu cùng nhiều vệt màu nâu hoặc đen không đều. Đầu rắn màu trắng hoặc màu kem, một đường thẳng sẫm màu, mịn ở trung tâm; nhiều đốm đen trên góc phía sau, một đốm tam giác xanh-đen sẫm nằm đằng sau và bên dưới mỗi mắt. Tròng đen mắt có màu kem, trắng vàng, cam hoặc bạc.
Phân bố và sinh cảnh.
Loài rắn này có thể tìm được tại Guinea, Ghana, Togo, Nigeria, Cameroon, Guinea Xích Đạo, Gabon, cộng hòa Congo, cộng hòa Dân chủ Congo, miền bắc Angola, cộng hòa Trung Phi, Nam Sudan, Uganda, Kenya, miền đông Tanzania, Zambia, Malawi, miền đông Zimbabwe, Mozambique và đông bắc tỉnh KwaZulu-Natal tại Nam Phi. Mallow "et al." (2003) cũng liệt kê Sierra Leone, Sénégal và Liberia tại Tây Phi. Nơi phân loại được xác định là "Gabon" (châu Phi).
Rắn hổ lục Gaboon thường tìm được tại rừng nhiệt đới và rừng thưa gần đó, chủ yếu ở độ cao thấp, nhưng thỉnh thoảng cao đến 1500 m trên mực nước biển. Spawls "et al." (2004) đề cập đến độ cao tối đa 2100 m. Theo Broadley và Cock (1975), rắn thường tìm được tại môi trường song song nơi cư trú của họ hàng gần, "B. arietans", thường tìm được tại làng quê mở rộng.
Tại Tanzania, loài rắn này tìm được trong bụi rậm khoảng thấp, đồn điền trồng điều, trên đất nông nghiệp dưới bụi cây hoặc bụi rậm. Tại Uganda, rắn tìm được trong rừng và đồng cỏ gần đó. Rắn cũng sung túc trong các khu vực rừng khai hoang: đồn điền cacao tại tây Phi và đồn điền cà phê tại đông Phi. Rắn cũng sinh sống trong rừng xanh quanh năm tại Zambia. Tại Zimbabwe, rắn chỉ tại khu vực có lượng mưa lớn dọc theo vách núi rừng ở phía đông đất nước. Nhìn chung, rắn cũng có thể tìm được tại đầm lầy, cũng như trong vùng nước tĩnh và động. Chúng thường tìm được ở khu vực nông nghiệp gần rừng và trên đường lộ vào ban đêm.
Tập tính.
Chủ yếu về đêm, rắn hổ lục Gaboon có tiếng di chuyển chậm và điềm tĩnh. Chúng thường săn mồi bằng cách phục kích, thường xuyên bỏ ra thời gian dài bất động, chờ đợi con mồi thích hợp để cắn. Mặt khác, rắn săn mồi tích cực, chủ yếu trong 6 giờ đầu ban đêm. Tại Kumasi, Ghana, chúng thường xuyên bị người giữ nông trại giết xung quanh vài chuồng ngựa trên bãi đất trống cách rừng khoảng 500 mét - một dấu hiệu cho biết chúng đang săn chuột trên đồng cỏ. Loài rắn này thường rất điềm tĩnh, thậm chí khi cầm lên, hiếm khi cắn hoặc rít, không giống như hầu hết rắn hổ lục. Tuy nhiên, những con rắn kích động vẫn gây ra các vết cắn.
Vận động chủ yếu theo đường thẳng, chuyển động "trườn bò" chậm chạp bằng vảy bụng. Rắn có thể quằn quại từ bên này sang bên kia khi báo động, nhưng chỉ trong khoảng cách ngắn. Ditmars (1933) thậm chí miêu tả rắn có khả năng uốn khúc phía bên.
Nếu bị đe dọa, rắn có thể lớn tiếng rít lên như một lời cảnh báo, làm như vậy theo một nhịp điệu sâu và ổn định, phần đầu hơi dẹt tại mỗi thời điểm thở. Mặc dù vậy, rắn không tấn công trừ khi bị khiêu khích nghiêm trọng, tuy nhiên rắn hổ lục Gaboon là một trong những loài rắn nổi tiếng nhanh nhẹn nhất trên thế giới, vì vậy cần thận trọng khi cầm chúng lên.
Đã có nhiều mô tả về tính khí không hung hăng chung của rắn. Sweeney (1961) đã viết rằng rắn hổ lục dễ điều khiển "có thể cầm lên một cách tự do như bất kỳ loài rắn không có nọc độc nào", mặc dù điều này hoàn toàn không nên. Trong Lane (1963), Ionides giải thích ông sẽ chụp hình mẫu vật bằng cách đầu tiên chạm nhẹ vào đỉnh đầu rắn với một cặp kẹp để kiểm tra phản ứng của rắn hổ lục. Rắn giận dữ hiếm khi phô bày ra, do đó cây kẹp thường được đặt sang một bên. Con rắn được túm chặt ngay cổ bằng một tay và cơ thể rắn được giữ chặt nhờ người khác khi ông nhặt chúng lên, đưa con rắn vào chiếc hộp đóng nắp. Ông cho biết những con rắn hầu như không bao giờ cắn nhau.
Parry (1975) mô tả cách thức loài rắn này có một phạm vi chuyển động mắt rộng lớn hơn so với những loài rắn khác. Cùng một mặt phẳng nằm ngang, chuyển động mắt có thể được duy trì ngay cả khi phần đầu có thể xoay lên hoặc xuống một góc của lên đến 45°. Nếu phần đầu rắn có thể xoay 360°, một mắt sẽ nghiêng lên và mắt còn lại nhìn xuống, tùy thuộc vào chiều quay. Ngoài ra, nếu một mắt nhìn về phía trước, mắt kia nhìn lại, như thể cả hai đều được kết nối với một vị trí cố định trên một trục giữa hai mắt. Nhìn chung, đôi mắt rắn thường liếc qua lại nhanh và cử chỉ giật giật. Khi ngủ, mắt không chuyển động và đồng tử tương tác mạnh mẽ. Đồng tử co giãn đột ngột và chuyển động mắt tiếp tục trở lại khi con rắn tỉnh dậy.
Khẩu phần.
Do kích thước cơ thể to lớn, nặng nề, rắn trưởng thành không cố ăn con mồi lớn như thỏ trưởng thành. Khi con mồi xuất hiện, rắn tấn công với độ chính xác rất nhanh từ bất kỳ góc độ nào. Một khi rắn tấn công con mồi, chúng ngoạm chặt bằng cặp răng nanh lớn, chứ không để con mồi chạy đi và chờ đợi mồi chết. Hành vi này rất khác với hành vi những loài rắn khác. Rắn hổ lục Gaboon có khẩu phần đa dạng với nhiều loài gồm chim (ví dụ: bồ câu, gà sao, đa đa), lưỡng cư (ví dụ: ếch, cóc) và thú nhỏ, chẳng hạn như thú gặm nhấm (ví dụ: chuột đồng, chuột cống, thỏ và nhím). Ngoài ra còn có báo cáo, loài rắn này còn săn con mồi khó hơn, chẳng hạn như khỉ cây, chuột túi Gambia ("Cricetomys"), nhím đuôi cọ châu Phi ("Atherurus") và thậm chí cả linh dương hoàng gia nhỏ ("Neotragus").
Sinh sản.
Trong thời gian động dục đỉnh cao, rắn hổ lục đực tham gia chiến đấu. Điều này bắt đầu bằng một con đực xoa cằm của nó dọc theo lưng con rắn khác. Rắn đực thứ hai sau đó nâng đầu nó lên càng cao càng tốt. Khi cả hai đều làm như vậy, cổ rắn quấn vào nhau. Khi phần đầu cân bằng, rắn quay vòng trở lại và đẩy. Cơ thể rắn xen lẫn vào nhau khi chuyển đổi vị trí. Rắn trở nên lãng quên mọi thứ khác, tiếp tục ngay vòng cả sau khi ngã lên một mặt phẳng hoặc xuống nước. Đôi khi rắn quấn vào nhau và bóp chặt đến nỗi vảy rắn tách ra do áp lực. Rắn cũng đã từng quan sát rằng đấu nhau khi miệng đóng lại. Thỉnh thoảng, rắn chiến đấu sẽ trở nên mệt mỏi và hòa chiến bằng cách "đồng thuận", nghỉ ngơi một thời gian trước khi đấu trở lại một lần nữa. Sự kiện này được giải quyết khi một trong hai thúc đầu con rắn kia xuống đất thành công và nâng đầu nó lên 20–30 cm. Trong điều kiện nuôi nhốt, chiến đấu có thể xảy ra bốn hoặc năm lần một tuần cho đến khi tán tỉnh và giao phối kết thúc.
Thai kỳ mất khoảng 7 tháng, chu kỳ sinh sản khoảng 2 đến 3 năm. Một chu kỳ sinh sản 5 năm có thể diễn ra. Thường xuyên, rắn sinh sản cuối mùa hè. Phân loài "B. g. gabonica" sinh ra 8–43 rắn con. Phân loài "B. g. rhinoceros" có sinh nhiều đến 60 rắn con. Tuy nhiên, thực tế số lượng rắn con hiếm khi vượt quá 24. Rắn sơ sinh dài 25–32 cm và nặng 25–45 g.
Nọc độc.
Vết cắn của loài rắn này rất hiếm, do tính chất cực kỳ không hung hăng của chúng và vì phạm vi được giới hạn đến khu vực rừng nhiệt đới. Do bởi tính cách chậm chạp và miễn cưỡng khi di chuyển ngay cả khi tiếp cận, rắn cắn thường xảy ra do vô tình giẫm phải một con rắn Gaboon, nhưng thậm chí về sau không đảm bảo đó là một vết cắn. Tuy nhiên, khi một vết cắn xảy ra, phải luôn luôn được xem là một ca cấp cứu y tế khẩn cấp nghiêm trọng. Ngay cả khi vết cắn trung bình từ mẫu vật cỡ trung bình vẫn có khả năng gây tử vong. Chất kháng nọc độc nên sử dụng càng sớm càng tốt để cứu sống nạn nhân nếu không ảnh hưởng đến tứ chi.
Nọc độc hủy hoại tế bào của loài rắn này đặc biệt được xem là không quá độc dựa trên những thử nghiệm tiến hành trên chuột. Trên chuột, đo được khoảng 0.8–5.0 mg/kg khi tiêm tĩnh mạch, 2.0 mg/kg khi tiêm phúc mạc và 5.0–6.0 mg/kg khi tiêm dưới da. Do tuyến nọc độc to lớn và mỗi vết cắn lại nhả ra liều lượng nọc lớn nhất so với bất kỳ loài rắn độc nào khác. Điều này phản ánh thực tế rằng, không giống nhiều loài rắn độc châu Phi, chẳng hạn rắn puff adder, hổ lục Gaboon không nhả con mồi sau khi cắn, cho phép tiêm vào lượng nọc độc lớn hơn. Liều lượng có thể liên quan đến trọng lượng cơ thể, trái ngược với khoảng thời gian co vắt. Brown (1973) đưa ra độ biến thiên liều lượng nọc độc khoảng 200–1000 mg (nọc độc khô), Phạm vi biến thiên 200–600 mg cho mẫu vật có chiều dài 125–155 cm cùng từng có báo cáo. Spawls và Branch (1995) phát biểu rằng lượng nọc độc từ 5 đến 7 ml (450–600 mg) có thể được tiêm vào trong một lần cắn đơn nhất.
Nghiên cứu của Marsh và Whaler (1984) báo cáo liều lượng tối đa nọc độc tươi khoảng 9,7 ml, còn nọc độc khô biến chuyển đến 2400 mg. Họ gắn kẹp điện "mõm sấu" với góc hàm mở rộng gây mê mẫu vật (chiều dài 133–136 cm, chu vi 23–25 cm, trọng lượng 1,3–3,4 kg), lượng nọc độc 1,3–7,6 ml (trung bình 4,4 ml). Hai đến ba cú nổ điện trong không gian cách nhau 5 giây đủ để làm trống rỗng tuyến nọc độc. Con rắn được sử dụng cho nghiên cứu, co vắt từ 7 đến 11 lần trong khoảng thời gian 12 tháng, trong thời gian đó sức khỏe con rắn vẫn tốt và hiệu lực nọc độc vẫn như nhau.
Dựa trên độ nhạy cảm của khỉ với nọc độc, Whaler (1971) ước lượng 14 mg nọc độc đủ để gây tử vong cho một người: tương đương 0,06 ml nọc độc, hoặc 1/50 đến 1/1000 những gì có thể đạt được trong một lần co vắt duy nhất. Marsh và Whaler (1984) ghi lại 35 mg (1/30 lượng nọc độc trung bình) sẽ đủ để giết một người đàn ông nặng . Branch (1992) cho rằng 90–100 mg sẽ gây tử vong ở người. Do sự hiếm có của các loại vết rắn cắn, tiếp tục điều tra là cần thiết.
Ở con người, một vết cắn gây ra những triệu chứng nhanh và dễ thấy sưng phồng, đau dữ dội, sốc nặng và bỏng giộp vây quanh. Triệu chứng khác có thể bao gồm chuyển động không ngang hàng, đại tiện, tiểu tiện, sưng phồng lưỡi và mí mắt, co giật và bất tỉnh. Bỏng giộp, bầm tím và hoại tử có thể bao quát. Có thể bất ngờ hạ huyết áp, tổn thương tim và khó thở. Máu có thể không đông tụ được, xuất huyết nội bộ mà có thể dẫn đến chứng huyết niệu và nôn ra máu. Tổn thương mô nội bộ có thể đòi hỏi phải phẫu thuật cắt xén và có lẽ cắt cụt. Lành vết thương có thể chậm và tử vong trong giai đoạn phục hồi không phải hiếm. | 1 | null |
Chó đốm hay còn gọi là chó Dalmatian (tiếng Croatia: Dalmatinac, Dalmatiner) là một giống chó nhà có nguồn gốc từng vùng Dalmatia (một phần của lãnh thổ Croatia), nơi mà giống chó này được tìm thấy với đặc trưng là thân hình có những đốm đen trên nền lông trắng, giống chó này thường được gọi là bánh Pudding nhân nho khô vì bộ lông đốm của chúng. Nguồn gốc của chúng là giống chó kéo xe và chó săn mùi. Chó đốm là một loại chó cưng trong nhà chúng rất năng động và thích chạy. Chó đốm được biết đến nhiều thông qua bộ phim hoạt hình nổi tiếng 101 chú chó đốm.
Tổng quan.
Nguồn gốc của chó Đốm đang tranh cãi. Dấu vết của chúng bắt nguồn từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại. Giống chó này trở nên nổi tiếng như giống chó hộ vệ cho các xe ngựa kéo vào những năm 1800. Chúng chạy song song với cỗ xe ngựa và canh gác cả xe lẫn ngựa những lúc chủ nhân vắng mặt. Chúng luôn luôn theo sát gót chủ nhân bất kể khi ông ta đi bộ, cưỡi ngựa hay ngồi trên xe. Những chú chó Đốm linh hoạt được sử dụng vào rất nhiều việc khác nhau như lính canh gác trong chiến tranh, biểu diễn các tiết mục xiếc, chó săn, chó bảo vệ.
Trước đây, chúng là những con chó được nuôi để chạy trước xe ngựa kéo và sẽ sủa báo hiệu khi có chướng ngại vật trên đường hay để mọi người tản ra tránh đường cho xe chạy, với mục đích này chúng được coi như là những chiếc còi báo hiệu, ngày nay, phương tiện đã hiện đại và lẽ tất nhiên là chúng không còn được sử dụng cho mục đích này mà thay vào đó là như những người bạn trong gia đình ở nhiều nước Âu-Mỹ do tính khí thân thiện của chúng với con người.
Đặc điểm.
Chúng có thân hình cân đối, cơ bắp nhưng thanh thoát và có sức chịu đựng dẻo dai đáng kinh ngạc. Chúng có bộ lông ngắn, cứng và dày màu trắng toát điểm một cách ngẫu nhiên những đốm màu đen hoặc nâu đỏ. Những vết đốm này ngoài màu đen truyền thống còn có các màu khác như nâu, chanh, xanh sẫm hoặc trắng tuyền. Những con bị điếc thường là rất khó nuôi dạy và hay trở nên hung hãn khi trưởng thành. Ngoài ra sỏi thận và dị ứng cũng là 2 căn bệnh chủ yếu nữa của giống chó này. Chó đốm là loài chó duy nhất bị bệnh gút, bởi chúng là loài có vú duy nhất, trừ con người, sản xuất ra axit uric. Nồng độ axit uric của chó Đốm thường cao hơn các giống chó khác. Vì vậy nên cần có chế độ dinh duỡng nghèo đạm dành cho giống chó này.
Cơ thể.
Chó đốm có một kích thước trung bình được xác định rõ, nó có tuyệt vời với độ bền và sức chịu đựng cao, chó có tầm vóc trung bình: cao 56–61cm, dài 112 –113cm, cân nặng 32kg. Khi phát triển đầy đủ, trọng lượng của nó thường dao động trong khoảng 35 đến 70 pounds (16 và 32kg) và chiều cao khi đứng 19-24 inch (48–61cm), với con đực thường lớn hơn một chút so với con cái. Chân của chó có hình tròn, các ngón chân vòm, và các móng thường có màu trắng hoặc màu sắc tương tự như các điểm của chó. Tai mỏng côn về phía đầu và được thiết lập khá cao và sát với đầu. Màu mắt thay đổi từ màu nâu, hổ phách hoặc màu xanh, một số con chó có một mắt màu xanh và một mắt màu nâu, hoặc kết hợp khác.
Lông.
Bộ lông màu trắng mịn với những đốm đen trang điểm, lúc còn chó con bộ lông trắng tuyền, khi lớn lên mới có các đốm đen, cổ dài, lưng thẳng có độ nghiêng về phía sau, chân cao thẳng, chân sau có khoeo giống khoeo mèo, đuôi dài. Chó đốm được sinh ra với lông màu trắng và các đốm đầu tiên của chúng thường xuất hiện trong vòng ba tuần sau khi sinh. Sau khoảng một tháng thì xuất hiện hầu hết các đốm, mặc dù họ tiếp tục phát triển trong suốt cuộc đời với tốc độ chậm hơn nhiều.
Đốm thường có kích thước từ 30 đến 60 mm, và phổ biến nhất là màu đen hoặc nâu. Lông khác có màu hiếm hơn, bao gồm màu xanh (màu xanh-xám), vện, khảm, tricolored (với đốm nâu trên lông mày, má, chân và ngực), và màu cam hoặc chanh (vàng nhạt tối màu). Chúng rụng lông rất nhiều vào 2 lần trong năm. Cần chải lông thường xuyên bằng bàn chải chuyên dụng. Chỉ tắm cho chúng khi cần thiết. Chó đốm không có mùi hôi của chó và rất sạch sẽ, thậm chí chúng còn biết tránh các vũng nước bẩn.
Sinh đẻ.
Chó đực có thể giao phổi lúc 25-28 tháng tuổi, chó cái sinh sản khi được 20-22 tháng tuổi. Chúng rất mắn đẻ, có thể đẻ đến 15 con. Chó đốm thường đẻ từ 9-13 chó con, Nhưng chúng được biết có lứa đẻ lớn hơn, chẳng hạn như một lứa chó con mười tám con vào tháng 1 năm 2009 (tất cả đều khỏe mạnh). Bệnh điếc đe doạ khoảng từ 10 – 12% chó Đốm mới sinh. Tất cả chó con mới sinh ra đều được kiểm tra về thính lực qua hệ thống test đặc biệt (BAER-test), và những con điếc hoàn toàn sẽ bị hoạn hoặc thiến. Việc kiểm tra này được thực hiện khi chó con đạt 6 tuần tuổi.
Sử dụng.
Chó Đốm thường được sử dụng như một loại chó cứu hộ, đối tác thể thao, thường xuyên nhất một con chó nhà, và có thể được sử dụng như một con cứu hỏa. Ngày nay, giống chó thanh nhã này chủ yếu được nuôi như người bạn của gia đình vì loài chó này rất thông minh, năng động, thân hình rắn chắc, cường tráng, có sức chịu đựng rất bền bỉ, tôn trọng mệnh lệnh của chủ, thần kinh cân bằng, được sử dụng vào mục đích thể thao và đa số chúng được nuôi làm thú cưng tốt mã và tốt bụng trong gia đình.
Tập tính.
Chó đốm được tạo ra để chạy theo các cỗ xe ngựa của các nhà quý tộc thời xưa, vì vậy chúng có một sức bền bỉ.Chúng không thích ngồi một chỗ, quanh quẩn và không làm gì. Rất hiếu động, vui vẻ, cực kỳ mẫn cảm và trung thành. Chó Đốm cần có sự quan tâm của chủ, nếu không sẽ dễ bị rơi vào trạng thái stress.
Chúng có một trí nhớ tốt và có thể ghi nhớ hàng năm những người đã hành hạ chúng. Rất thích nô đùa vớí trẻ nhỏ, tuy vậy cần để mắt để chúng không xô ngã trẻ mới biết đi. Hoà thuận với các súc vật nuôi khác, đôi khi tỏ ra hung dữ đối với chó lạ. Rất thông minh nhưng đôi lúc cũng tỏ ra cứng đầu. Chúng rất dễ dạy dỗ và rất biết vâng lời chủ. Có thể dạy chúng trở thành chó bảo vệ và trông nhà rất tốt.
Căn hộ không phải là không gian sống lý tưởng cho loài chó này nếu hàng ngày không cho chúng dạo chơi và chạy nhảy ở bên ngoài một vài lần. Thích hợp hơn khi chúng có một không gian rộng rãi như sân vườn. Không nên nhốt chúng ở ngoài trời khi không khí lạnh. Rất cần có các hoạt động tích cực đòi hỏi thể lực. Dalmatian cần có sự tập luyện thể lực hàng ngày. Đặc biệt rất thích chạy.
Văn hóa.
Sách.
Tiểu thuyết "The Hundred and One Dalmatians" của tiểu thuyết gia Dodie Smith (1956) | 1 | null |
Lao Skyway (trước đây có tên Lao Air) là một hãng hàng không tư nhân Lào có trụ sở đặt tại Sây bay quốc tế Wattay ở Viêng Chăn, Lào. Hãng này hoạt động trên những chặng bay và cung cấp dịch vụ hàng không ở Lào mà Hãng Hàng không Quốc gia Lào không phục vụ.
Các điểm đến.
Đến tháng 2 năm 2011, Lao Skyway có các chuyến bay đến các địa điểm sau:
Lào
Đội bay.
Đến tháng 2 năm 2012, đội bay của Lao Air gồm: | 1 | null |
MCI Inc. là một công ty truyền thông Hoa Kỳ hiện là một công ty con của Verizon Communications với trụ sở chính tại Ashburn, Virginia.
Công ty được ban đầu được thành lập là kết quả của việc sáp nhập WorldCom và MCI Communications Corp., và sử dụng tên MCI WorldCom kế tục WorldCom trước khi thay đổi tên của nó như hiện tại vào ngày 12 tháng 4 năm 2003 như là một phần kết thúc tình trạng phá sản của công ty. Công ty giao dịch trên sàn NASDAQ với các mã giao dịch "WCOM" (trước khi phá sản) và "MCIP" (sau khi phá sản). Công ty được mua lại bởi Verizon Communications với thỏa thuận mua bán hoàn thiện ngày 6 tháng 1 năm 2006, và ngày nay được xác định là bộ phận kinh doanh Verizon của công ty với các đơn vị dân cư địa phương được tích hợp từ từ vào các công ty con Verison. Trong một thời gian, WorldCom đã là công ty điện thoại đường dài lớn thứ hai của Hoa Kỳ (sau AT&T). WorldCom phát triển chủ yếu bằng cách mua lại công ty viễn thông khác, đáng chú ý nhất MCI Communications. Công ty cũng sở hữu Tier 1 ISP UUNET, một phần quan trọng của xương sống internet. Công ty có trụ sở tại Clinton, Mississippi, trước khi được chuyển đến Virginia. Ngày 15 tháng 3 năm 2005, WorldCom tuyên bố phá sản sau khi toà án New York tuyên bố xác nhận cựu chủ tịch Bernard Ebbers gian lận sổ sách kế toán một số tiền lên đến 11 tỷ USD. Đây là trường hợp phá sản lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. | 1 | null |
Luhman 16 (tên chỉ định đầy đủ WISE J104915.57-531906) là một cặp sao lùn nâu đôi nằm ở phía nam chòm sao Thuyền Phàm, 6.5 năm ánh sáng từ Mặt Trời, khiến cho chúng là những ngôi sao lùn nâu được người ta biết đến có khoảng cách gần nhất so với Hệ Mặt Trời tại thời điểm phát hiện vào năm 2013, và hệ gần nhất được phát hiện ra kể từ sao Barnard năm 1916. Sao lùn thứ nhất có một phân loại sao L8 ± 1, và sao lùn thứ hai có lẽ gần chuyển tiếp L/T. Cặp hành tinh lùn quay quanh lẫn nhau ở khoảng cách khoảng 3 đơn vị thiên văn với chu kỳ quỹ đạo khoảng 25 năm.
Khám phá.
Cặp sao lùn trên đã được phát hiện nhờ vào cuộc khảo sát thiên thể do vệ tinh WISE của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) thực hiện, được xác nhận bởi các viễn vọng kính trên mặt đất, việc phát hiện được thông báo năm 2013.
Luhman là từ Đại học bang Penn và là một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Ngoại hành tinh Penn State và Thế giới có người ở. Hệ được phát hiện lần đầu tiên bằng cách so sánh hình ảnh WISE kỷ nguyên khác nhau để lộ các vật thể có chuyển động riêng cao. Các phát hiện tiếp theo được tìm thấy trong các hình ảnh từ Digitized Sky Survey, Two Micron All-Sky Survey, và Deep Near-Infrared Survey of the Southern Sky.. WISE 1049-5319 xuất hiện trên bầu trời gần bình diện ngân hà đó có nhiều ngôi sao làm cho khó nhận ra các vật thể mờ nhạt mà giải thích lý do tại sao một vật thể gần Mặt Trời như vậy lại không được phát hiện trong các lần tìm kiếm trước đó.
Khám phá ra hệ đôi.
Thành phần thứ hai thành phần của hệ được phát hiện cũng bởi Luhman vào năm 2013. Hình ảnh khám phá trong dải "i" đã được chụp vào đêm ngày 23 tháng 2 năm 2013 bằng phương pháp chụp ảnh quang phổ đa vật thể Gemini tại Trạm thiên văn Nam Gemini, Chile. Các thành phần của hệ đã được giải quyết với góc khoảng 1,5 arcsecond, tương ứng với một sự tách biệt ước tính 3 đơn vị thiên văn; và khác biệt cường độ 0,45 mag. | 1 | null |
Lockheed A-12 là một loại máy bay trinh sát tầng cao, tốc độ cao được thiết kế cho Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) bởi nhà thiết kế nổi tiếng Lockheed Clarence "Kelly" Johnson tại Skunk works. A-12 được sản xuất từ năm 1962 đến 1964 và hoạt động từ năm 1963 đến năm 1968. Mẫu một chỗ bay thử lần đầu vào tháng 4 năm 1962. Đây là loại máy bay tiền thân của mẫu thử máy bay tiêm kích đánh chặn hai chỗ YF-12 và máy bay trinh sát nổi tiếng SR-71 Blackbird của không quân Hoa Kỳ. Nhiệm vụ cuối cùng của A-12 là vào tháng 5 năm 1968. Và các máy bay còn lại loại biên vào tháng sáu cùng năm. Được giữ bí mật trong khoảng 40 năm, chương trình A-12 mới chính thức được giải mã vào năm 2007. | 1 | null |
Hostel (tựa trong tiếng Việt: Lò mổ) là bộ phim kinh dị - tâm lý năm 2005 của Mỹ được biên kịch, sản xuất và đạo diễn bởi Eli Roth. Câu khẩu hiệu của "Hostel" là "Welcome To Your Worst Nightmare" (dịch sang tiếng Việt: "Chào mừng đến cơn ác mộng tồi tệ nhất của bạn").
Nội dung.
Ba anh chàng Paxton, Josh và Óli cùng nhau đi du lịch châu Âu. Ở Amsterdam, cả ba gặp người thanh niên tên Alexei, người khuyên họ đến Slovakia để tìm những người phụ nữ xinh đẹp. Ba anh chàng đi tàu hỏa đến Slovakia, trên chuyến tàu họ gặp gã doanh nhân người Hà Lan kỳ lạ. Khi đến khách sạn, họ làm quen với hai cô gái Natalya và Svetlana. Đêm đó, Paxton và Josh ngủ với Natalya và Svetlana, trong khi Óli ngủ với cô nhân viên bàn giấy. Buổi sáng, Paxton và Josh ngạc nhiên vì không thấy Óli trở về, và không thể liên lạc với anh ta.
Josh lo lắng đòi rời khỏi nơi này, nhưng Paxton khuyên anh nên ở lại thêm một đêm nữa. Paxton ngủ quên trong vũ trường, trong khi Josh về khách sạn trước. Josh sau đó bị bắt đến một nơi xa lạ, anh bị gã doanh nhân người Hà Lan tra tấn đến chết. Khi Paxton thức dậy, anh về khách sạn nhưng không thấy Josh. Paxton tìm đến Natalya và Svetlana để hỏi Josh đang ở đâu. Natalya đưa Paxton đến chỗ nhà máy cũ. Một bọn côn đồ bắt Paxton vào bên trong, đi ngang qua mấy căn phòng anh thấy nhiều nạn nhân bị tra tấn dã man đến chết. Bọn côn đồ trói Paxton vào ghế để cho một gã người Đức tra tấn anh.
Bị cưa đứt hai ngón tay, Paxton vẫn cố thoát ra nhặt súng bắn chết gã người Đức và tên côn đồ, rồi bỏ trốn. Paxton lên tầng trên thay bộ đồ khác, tình cờ tìm thấy tấm danh thiếp ghi chữ Elite Hunting, nơi mà những người giàu có trả tiền để tra tấn du khách. Anh cướp chiếc xe hơi và giúp Kana - một cô gái người Nhật bỏ trốn cùng anh. Paxton thấy Natalya, Svetlana và Alexei đang đứng trên đường, anh liền tông chết bọn chúng.
Paxton không thể báo cảnh sát, vì cảnh sát vùng này hợp tác với tổ chức săn người. Đến nhà ga, Kana tự tử bằng cách lao vào tàu hỏa, vì cô kinh hãi với gương mặt đã bị biến dạng của mình. Paxton đành lên tàu một mình, anh nghe thấy giọng nói của gã doanh nhân người Hà Lan trên tàu. Chờ cho tàu ngừng ở Áo, Paxton bám theo gã người Hà Lan vào nhà vệ sinh. Paxton cắt hai ngón tay của hắn và cắt cổ hắn, trả thù cho bạn của anh. Paxton sau đó rời đi trên chuyến tàu khác.
Thông tin thêm.
Trong phim có nhiều cảnh tình dục và kinh dị bạo lực, vì thế nên bộ phim không thích hợp cho trẻ em. | 1 | null |
Tổng giáo phận Paris là một trong 23 tổng giáo phận của Giáo hội Công giáo Rôma tại Pháp và là một giáo phận có tầm quan trọng trong lịch sử giáo hội tại nước này. Giáo phận được thành lập vào thế kỷ thứ 3 với tên gọi ban đầu của thành phố là "Parisiorum Civitas" (Thành của người Parisii) và được nâng lên thành tổng giáo phận vào ngày 20 tháng 10 năm 1622. Các phụ phận của Paris được thiết lập vào năm 1966 bao gồm trọn khu vực Île-de-France. Nhà thờ chính tòa của tổng giáo phận là Nhà thờ Đức Bà Paris, tòa tổng Giám mục nằm trên đường Barbet de Jouy ở quận 6, Paris nhưng còn có các văn phòng giáo phận ở các khu vực khác trong thành phố. Tổng giám mục của giáo phận hiện nay Laurent Ulrich kế nhiệm đức tổng giám mục Michel Aupetit đã từ chức. | 1 | null |
Bernard John "Bernie" Ebbers (27 tháng 8 năm 1941 - 2 tháng 2 năm 2020) là doanh nhân sinh ở Canada. Ông là đồng sáng lập công ty truyền thông WorldCom và là cựu giám đốc điều hành công ty.
Ngày 15 tháng 3 năm 2005, ông bị kết án gian lận và âm mưu đồng lõa trong cố tình báo cáo sai lệch thông tin tài chính của WorldCom, làm cho các nhà đầu tư thiệt hại tới 100 tỷ US$ trên thị trường. Vụ lừa đảo WorldCom cho đến khi vụ Madoff được đưa ra ánh sáng năm 2008, là vụ gian lận tài chính lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông đang trong giai đoạn thi hành án 25 năm tù tại Nhà tù liên bang Oakdale ở Louisiana. Portfolio.com và CNBC (những công ty thường xuyên thổi phồng cho WorldCom trong thập niên 1990 trên các kênh của họ) xếp Ebbers đứng thứ 5 trong số những CEO tồi tệ nhất của lịch sử Hoa Kỳ; Tạp chí "Time" liệt ông vào vị trí thứ 10 trong danh sách các CEO tham nhũng lớn của mọi thời đại. | 1 | null |
Danh sách này chứa 180 loại tiền tệ chính thức được lưu hành trên thế giới, thuộc 193 quốc gia là thành viên của Liên Hợp Quốc, 2 nhà nước quan sát viên của Liên Hợp Quốc, 9 vùng lãnh thổ độc lập trên thực tế và 33 vùng lãnh thổ phụ thuộc (lãnh thổ hải ngoại). Trong đó có một số quốc gia sử dụng cùng lúc nhiều loại tiền tệ, trong đó có một loại tiền tệ chính thức và một số loại tiền tệ được neo và công nhận.
</includeonly></onlyinclude>
|XCD | 1 | null |
Hứa Do là tên 1 vị ẩn sĩ danh tiếng sống vào thời Đường Nghiêu trong lịch sử Trung Quốc, theo truyền thuyết dân gian thì ông là người tài đức vẹn toàn trên thông thiên văn dưới tường địa lý và rất am hiểu về nhân tình thế thái.
Tuy nhiên Hứa Do không phải là một người hám danh lợi nên ông không ra làm quan hoặc tham gia các hoạt động xã hội, mà cuộc sống của ông chỉ là du sơn ngoạn thủy hoặc câu cá hoặc ẩn giật trong túp lều tranh với bầu rượu túi thơ. Bấy giờ đế Nghiêu làm thiên tử thấm thoát đã ngót 100 năm và bắt đầu cảm thấy mình già yếu, nhà vua nghe tin Hứa Do là người hiền đức bèn đích thân tìm đến tận nơi ở của ông tỏ ý muốn thiện nhượng. Nghe nhà vua nói xong ông lập tức từ chối với lý do thích cuộc sống an nhàn chớ không muốn sôi động, ông nói nếu ông muốn làm chính trị thì sao ông phải ở ẩn mà đã làm từ trước rồi. Vua Nghiêu phân tích thuyết phục hồi lâu nhưng ông vẫn kiên tâm bền chí dứt khoát không đồng ý, nhà vua đành phải dã biệt ra về phái người đi tìm hiền kẻ hiền tài khác.
Sau khi nhà vua đi khỏi Hứa Do lập tức ra bờ suối rửa tai coi như mình chưa từng nghe thấy gì cả, tại đây ông gặp một nhân vật Sào Phủ cũng là ẩn sĩ trứ danh thời đó đang dắt trâu xuống suối uống nước. Sào Phủ nghe xong câu chuyện của Hứa do liền dắt trâu đi chỗ khác vì không muốn cho trâu uống phải thứ nước đã hoen ố, và điển tích trên đã trở thành mẫu mực về sự không màng danh lợi trong các tác phẩm văn học đời sau. | 1 | null |
Gia Luật Bội (, sinh 899-7 tháng 1 năm 937), cũng được biết đến với tên Gia Luật Đột Dục (耶律突欲) hay Gia Luật Đồ Dục (耶律圖欲), hiệu Nhân Hoàng vương (人皇王), và sau đổi tên là Đông Đan Mộ Hoa rồi Lý Tán Hoa với thân phận một thần dân Hậu Đường, sau truy phong làm Liêu Nghĩa Tông. Ông là trưởng tử của Liêu Thái Tổ, người sáng lập ra Nhà Liêu. Ông được tuyên bố là người kế vị Thái Tổ vào năm 916, song đã không bao giờ bước lên ngai vàng Khiết Đan. Thay vào đó, người kế vị là hoàng đệ Gia Luật Đức Quang, tức Liêu Thái Tông, Gia Luật Bội đã phải chạy trốn đến lãnh thổ triều Hậu Đường của người Sa Đà tại Trung Nguyên rồi bị giết năm 937.
Thuở ban đầu.
Gia Luật Bội sinh năm 899, trước khi Đại Khiết Đan Quốc được thành lập (chính quyền sau này trở thành nhà Liêu). Cha ông là tù trưởng Gia Luật A Bảo Cơ, và mẹ của ông là Thuật Luật Bình; ông là trưởng tử. Trong "Liêu sử", ông được mô tả là thông minh và chăm chỉ khi còn trẻ tuổi, với một phong thái thanh thản và một tấm lòng yêu thương.
Năm 916, khi Gia Luật A Bảo Cơ xưng làm hoàng đế của Đại Khiết Đan Quốc, tức Liêu Thái Tổ, ông đã lập Gia Luật Bội làm hoàng thái tử. Kế vị theo hình thức thế tập là tiêu chuẩn có từ lâu trong văn hóa Hán, song không được người Khiết Đan chấp thuận, gây ra xích mích giữa mong muốn của Gia Luật A Bảo Cơ và sự tin tưởng của thượng tầng Khiết Đan, trong đó có Hoàng hậu Thuật Luật Bình. Gia Luật A Bảo Cơ cảm nhận được khả năng quá trình kế vị có thể rơi vào khó khăn, do vậy ông ta buộc các thủ lĩnh Khiết Đan phải thề trung thành với Gia Luật Bội sau khi ông ta bổ nhiệm ông là người kế vị. Đối với người Khiết Đan, điều này được xem là một động thái mang tính cấp tiến. Khi Thái Tổ hỏi các tùy tùng của mình rằng nên cúng tế cho vị thần thánh nào trước tiên khi trở thành hoàng đế, tùy tùng của ông phần lớn đều tán thành cúng tế Phật. Khi Thái Tổ hoàng đế chỉ ra rằng Phật không phải là một thần thánh Trung Hoa, Gia Luật Bội đã tán thành cúng tế Khổng Tử trước tiên. Thái Tổ hài lòng với ý kiến này và đã cho xây một đền thờ Khổng Tử, sai Gia Luật Bội đến cúng tế Khổng Tử hai lần mỗi năm.
Gia Luật Bội sau đó phụng sự như một chỉ huy tiền tuyến của Thái Tổ trong các chiến dịch chống lại người Ô Cổ (烏古) và người Đảng Hạng. Sau đó, trong các cuộc xâm nhập mà Thái Tổ hoàng đế thực hiện vào nước Tấn của người Sa Đà, đặc biệt là Lô Long (盧龍, sở chỉ huy đặt tại Bắc Kinh ngày nay) — ông ta đã để Gia Luật Bội trông nom kinh thành Lâm Hoàng của Khiết Đan. Trong thời gian từ năm 917 này, Gia Luật Bội được cho là đã phác thảo một kế hoạch chinh phục vương quốc Bột Hải (đời vua Đại Nhân Soạn), nước láng giềng phía đông của Khiết Đan.
Sau khi xảy ra nhiều cuộc chiến đẫm máu giữa vương quốc Bột Hải (đời vua Đại Nhân Soạn) và Đại Khiết Đan quốc của hoàng đế Gia Luật A Bảo Cơ từ năm 907 đến năm 924, vào cuối năm 924, vua Đại Nhân Soạn của vương quốc Bột Hải phái quân Bột Hải tấn công vào lãnh thổ của Đại Khiết Đan quốc (đời hoàng đế Gia Luật A Bảo Cơ).
Đầu năm 925, trong lúc đại quân của vương quốc Bột Hải (đời vua Đại Nhân Soạn) đang tấn công vào lãnh thổ của Đại Khiết Đan quốc (đời hoàng đế Gia Luật A Bảo Cơ), một tướng của vương quốc Bột Hải tên là Thần Đức (Sindeok) đã dẫn quân đội của mình từ Nam Hải phủ của vương quốc Bột Hải đến Cao Ly quy hàng vua Cao Ly Thái Tổ.
Lúc này nước Tân La (đời vua Tân La Cảnh Ai Vương) đang bị nước Hậu Bách Tế (đời vua Chân Huyên) liên tục tấn công áp đảo. Suy nghĩ về việc tìm kiếm liên minh từ bên ngoài để chống lại Hậu Bách Tế, vua Tân La Cảnh Ai Vương đã chọn Đại Khiết Đan quốc (đời hoàng đế Gia Luật A Bảo Cơ) và phái sứ giả sang Đại Khiết Đan quốc để lập liên minh giữa hai nước trong đầu năm 925. Tuy nhiên Đại Khiết Đan quốc đang bị quân đội của vương quốc Bột Hải (đời vua Đại Nhân Soạn) tấn công mãnh liệt. Toàn bộ Liêu Hà và vùng phía tây Liêu Hà của Đại Khiết Đan quốc đã rơi vào tay vương quốc Bột Hải. Kinh đô Lâm Hoàng (臨潢, nay thuộc Xích Phong, Nội Mông, Trung Quốc) của Đại Khiết Đan quốc đang trong tình trạng báo động. Vua Tân La Cảnh Ai Vương liền phái một đạo quân Tân La theo đường biển đi lên phía đông bắc đánh phá Nam Hải phủ và Long Nguyên phủ của vương quốc Bột Hải và phái một đạo quân Tân La đi đường biển lên phía tây bắc hỗ trợ Đại Khiết Đan quốc chống lại quân đội của vương quốc Bột Hải đang xâm lược.
Núi Trường Bạch (Baekdu, Bạch Đầu trong tiếng Triều Tiên) thuộc Áp Lục phủ trong lãnh thổ vương quốc Bột Hải (đời vua Đại Nhân Soạn) đã phun trào núi lửa một cách khủng khiếp vào thế kỷ thứ X (có khả năng là trong thời gian từ đầu năm 925 đến năm 947), ngọn núi khi đó nằm ở trung tâm của vương quốc Bột Hải. Núi Trường Bạch hiện vẫn còn một trong các hõm chảo núi lửa lớn nhất thế giới là Thiên Trì. Tro tàn của vụ phun trào này có thể tìm thấy trên một khu vực rộng lớn, thậm chí là trong lớp trầm tích tại miền bắc Nhật Bản (đời Thiên hoàng Daigo). Vụ nổ đã tạo ra một số lượng rất lớn tro núi lửa, gây thiệt hại nông nghiệp và tính ổn định của xã hội Bột Hải.
Do hậu quả của thiên tai này quá lớn nên vua Đại Nhân Soạn đã cho rút toàn bộ quân đội Bột Hải ra khỏi lãnh thổ Đại Khiết Đan quốc để về khắc phục hậu quả thiên tai của vương quốc Bột Hải. Sau đó, các chiến binh Tân La đã được hoàng đế Gia Luật A Bảo Cơ khen thưởng nhờ công lao giúp ông ta đánh đuổi quân Bột Hải xâm lược. Vua Đại Nhân Soạn đã bố trí đại quân Bột Hải ở Liêu Đông phủ để ngăn quân Khiết Đan thừa cơ Bột Hải đang gặp khó khăn sau thiên tai mà tấn công.
Thái tử Gia Luật Bội của hoàng đế Gia Luật A Bảo Cơ khi đó 26 tuổi, là một nhà thông thái, do vậy mang nhiều nét của giới quý tộc Trung Hoa; là một chuyên gia về âm nhạc, y học, bói toán, hội họa và văn chương (bằng cả tiếng Hán và Khiết Đan). Ông cũng là một quân nhân có đầy đủ tài năng.
Cũng trong cuối năm 925 Gia Luật A Bảo Cơ cùng thái tử Gia Luật Bội và Gia Luật Đức Quang xuất quân đi xâm lược vương quốc Bột Hải (đời vua Đại Nhân Soạn). Để tránh tuyến phòng thủ của đại quân Bột Hải ở Liêu Đông phủ, quân Khiết Đan đã đi con đường vòng đến bao vây và tấn công Phù Dư phủ của vương quốc Bột Hải.
Thành Phù Châu (nay là Khai Nguyên, Liêu Ninh, Trung Quốc) thuộc Phù Dư phủ của vương quốc Bột Hải nhanh chóng rơi vào tay quân Khiết Đan. Phù Dư vương chạy đến trọng thành Phù Dư (夫餘, nay thuộc Tứ Bình, Cát Lâm, Trung Quốc) thuộc Phù Dư phủ của vương quốc Bột Hải. Vào ngày 21 tháng 12 âm lịch năm Ất Dậu (năm 925), tức là ngày 7 tháng 1 dương lịch năm Bính Tuất (năm 926), quân Khiết Đan do Gia Luật Bội (con trưởng của Gia Luật A Bảo Cơ) và Gia Luật Đức Quang (con thứ hai của Gia Luật A Bảo Cơ) chỉ huy tiến hành bao vây trọng thành Phù Dư của vương quốc Bột Hải. Hoàng đế Gia Luật A Bảo Cơ đích thân chỉ huy đại quân Khiết Đan trực chỉ kinh đô Thượng Kinh (nay là Ninh An, Hắc Long Giang, Trung Quốc) thuộc Long Tuyền phủ của vương quốc Bột Hải, nhằm bắt sống kẻ thù không đội trời chung suốt 20 năm qua là vua Đại Nhân Soạn.
Từ ngày 23 tháng 12 âm lịch năm Ất Dậu (năm 925) - tức là ngày 9 tháng 1 năm Bính Tuất (năm 926) đến ngày 2 tháng 1 âm lịch năm Bích Tuất - tức là ngày 18 tháng 1 năm 926, hoàng đế Gia Luật A Bảo Cơ đã dẫn quân Khiết Đan lần lượt đánh chiếm 4 thành của vương quốc Bột Hải là Túc Châu (nay là Cửu Đài, Cát Lâm, Trung Quốc) thuộc Túc Châu phủ, Mạc Châu (nay là A Thành, Hắc Long Giang, Trung Quốc) thuộc Mạc Hiệt phủ, Trung Kinh (nay là Hòa Long, Cát Lâm, Trung Quốc) thuộc Hiển Đức phủ và Đồng Châu (nay là Uông Thanh, Cát Lâm, Trung Quốc) thuộc Đồng Châu phủ. Túc Châu vương, Mạc Hiệt vương, Hiển Đức vương và Đồng Châu vương đều quy hàng quân Khiết Đan. Đến ngày 3 tháng 1 âm lịch năm Bích Tuất, tức là ngày 19 tháng 1 năm 926, trọng thành Phù Dư (夫餘, nay thuộc Tứ Bình, Cát Lâm, Trung Quốc) thuộc Phù Dư phủ bị quân Khiết Đan do Gia Luật Bội và Gia Luật Đức Quang chỉ huy đánh chiếm. (Điều này được xem là dấu chấm hết cho vương quốc Bột Hải, ngay cả khi vào lúc đó Gia Luật A Bảo Cơ vẫn chưa chiếm được kinh thành Thượng Kinh thuộc Long Tuyền phủ của vương quốc Bột Hải) Phù Dư vương quy hàng quân Khiết Đan. Vậy là chỉ trong vòng 10 ngày mà 5 thành trì quan trọng nhất của vương quốc Bột Hải là Túc Châu, Mạc Châu, Trung Kinh, Đồng Châu và trọng thành Phù Dư đều bị thất thủ trước đại quân Khiết Đan.
Vua Đại Nhân Soạn khẩn trương cử 30.000 quân Bột Hải đến hỗ trợ cho một lão tướng (老相) để ngăn cản bước tiến của quân Khiết Đan. Tuy nhiên lão tướng ấy cùng 30.000 quân Bột Hải đã gục ngã trước đội kỵ binh của người Khiết Đan do hoàng đế Gia Luật A Bảo Cơ chỉ huy.
Sau vài tháng đánh Bột Hải, quân Khiết Đan đã tràn ngập khắp đất nước Bột Hải. Những người Khiết Đan sinh sống trên lãnh thổ vương quốc Bột Hải từ thời Bột Hải Cao Vương cũng cầm vũ khí lên hỗ trợ quân đội Khiết Đan tiêu diệt vương quốc Bột Hải này. Mười bốn phủ còn lại của vương quốc Bột Hải là Long Tuyền phủ, Long Nguyên phủ, Nam Hải phủ, Áp Lục phủ, Trường Lĩnh phủ, Liêu Đông phủ, Định Lý phủ, An Biên phủ, Súy Tân phủ, Đông Bình phủ, Thiết Lợi phủ, Hoài Viễn phủ, An Viễn phủ và Doanh Châu phủ đều bị người Khiết Đan và quân đội Khiết Đan tấn công. Kinh đô Thượng Kinh (nay là Ninh An, Hắc Long Giang, Trung Quốc) nằm trên đồng cỏ rộng lớn thuộc Long Tuyền phủ của vương quốc Bột Hải bị quân Khiết Đan bao vây vào ngày 9 tháng 1 âm lịch năm Bính Tuất, tức là ngày 25 tháng 1 dương lịch năm 926.
Ngày 14 tháng 2 âm lịch năm Bính Tuất, tức là ngày 28 tháng 2 dương lịch năm 926, kinh đô Thượng Kinh (nay là Ninh An, Hắc Long Giang, Trung Quốc) thuộc Long Tuyền phủ của vương quốc Bột Hải thất thủ trước người Khiết Đan sau 34 ngày chiến đấu. Hoàng đế Gia Luật A Bảo Cơ cùng thái tử Gia Luật Bội chỉ huy binh sĩ Khiết Đan tràn vào thành Thượng Kinh. Vua cuối cùng của Bột Hải là Đại Nhân Soạn (khi đó hơn 50 tuổi) cùng Long Tuyền vương và 300 văn võ bá quan Bột Hải đã đầu hàng quân Khiết Đan. Vào thời điểm thất thủ, binh lính của vương quốc Bột Hải lên tới "hàng trăm nghìn" người theo "Liêu sử". Thái tử Đại Quang Hiển (khi đó hơn 30 tuổi) đã tập hợp được một đội quân hàng vạn người Bột Hải đào thoát khỏi Thượng Kinh. Cung điện của Thượng Kinh đã bị đốt cháy bởi sự cướp bóc của quân đội Khiết Đan. Toàn bộ sách vở, tài liệu, thơ ca của vương quốc Bột Hải đều bị quân Khiết Đan thiêu hủy sạch sẽ. Do đó những thông tin hiện có ngày nay về vương quốc Bột Hải đều lấy từ các sách sử của Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Triều Tiên - Hàn Quốc.
Mười ba đại vương cai trị 13 phủ còn lại của vương quốc Bột Hải là Long Nguyên vương, Nam Hải vương, Áp Lục vương, Trường Lĩnh vương, Liêu Đông vương, Định Lý vương, An Biên vương, Súy Tân vương, Đông Bình vương, Thiết Lợi vương, Hoài Viễn vương, An Viễn vương và Doanh Châu vương đều quy hàng đại quân Khiết Đan của hoàng đế Gia Luật A Bảo Cơ. Vương quốc Bột Hải bị diệt vong sau 228 năm tồn tại với 15 đời vua.
Hoàng đế Gia Luật A Bảo Cơ đổi tên kinh đô Thượng Kinh (nay là Ninh An, Hắc Long Giang, Trung Quốc) thành pháo đài Hốt Hãn. Đại Nhân Soạn cùng toàn bộ hoàng tộc Bột Hải bị áp giải đến Đại Khiết Đan quốc, nhiều cư dân Bột Hải cũng bị ép phải di cư đến Đại Khiết Đan quốc, trong khi nhiều người dân của vương quốc Bột Hải bao gồm nhiều quý tộc Bột Hải (khoảng 200.000 người) đã chạy trốn đến Cao Ly (đời vua Cao Ly Thái Tổ) ở phía nam. Một phần đông người Bột Hải sống trộn lẫn các bộ lạc của người Hắc Thủy Mạt Hạt và người Tungus và từ từ hình thành nên bộ tộc Nữ Chân.
Hoàng vương của vương quốc Đông Đan.
Liêu Thái Tổ đã lập ra vương quốc Đông Đan trên lãnh thổ cũ của Bột Hải, với kinh thành đặt ở Phù Dư, và lập Gia Luật Bội làm vương, tước hiệu "Nhân Hoàng vương" (人皇王), ứng với tước hiệu của bản thân Thái Tổ hoàng đế là "Thiên Hoàng đế" và tước hiệu của hoàng hậu của ông là "Địa Hoàng hậu". Một phần đất đai của Bột Hải được sáp nhập vào Đại Khiết Đan quốc và phần đất đai Bột Hải còn lại là nơi sinh sống của người Bột Hải gốc Cao Câu Ly vẫn giữ được độc lập. Thái Tổ trao cho con thứ Gia Luật Đức Quang hiệu "Nguyên soái thái tử" và cho Gia Luật Đức Quang thay thế Gia Luật Bội trông nom Lâm Hoàng (臨潢, nay thuộc Xích Phong, Nội Mông, Trung Quốc), nơi mà trước đây Gia Luật Bội từng phụ trách. Gia Luật A Bảo Cơ còn tiến hành thu biên người Nữ Chân của Bột Hải ở phương nam, gọi là Thục Nữ Chân, người Nữ Chân của Bột Hải ở phương bắc là Sinh Nữ Chân. Gia Luật A Bảo Cơ luôn có ý đồ nam hạ Trung Nguyên. Những người dân Bột Hải bị chinh phục ngay lập tức bắt đầu nổi dậy chống lại Đại Khiết Đan quốc của Gia Luật A Bảo Cơ từ năm 926.
Gia Luật Bội đã bước lên ngai vàng của vương quốc tại pháo đài Hốt Hãn, kinh đô Thượng Kinh của Bột Hải cũ, nay thuộc Ninh An, Hắc Long Giang, Trung Quốc. Vương quốc dùng tên Hán là Đông Đan, để tỏ lòng kính trọng với Đại Khiết Đan quốc ở phía tây.
Lãnh thổ của vương quốc Đông Đan bao gồm 19 phủ như vương quốc Bột Hải ngày trước, trong đó vua Gia Luật Bội đã đổi tên Phù Dư phủ thành Hoàng Long phủ:
Hoàng đế Gia Luật A Bảo Cơ sau đó phái Gia Luật Đức Quang dẫn quân đi tấn công biên giới phía bắc nhà Hậu Đường (đời vua Hậu Đường Minh Tông). Quân Hậu Đường bại trận nhưng quân Khiết Đan rút lui khi hay tin hoàng đế Gia Luật A Bảo Cơ đã không còn khỏe nữa.
Một thời gian sau khi chinh phục vương quốc Bột Hải, hoàng đế Gia Luật A Bảo Cơ lâm bệnh và qua đời ở Phù Dư vào ngày 6 tháng 9 năm 926, thọ 55 tuổi. Sau khi ông ta qua đời, Hoàng hậu Thuật Luật Bình của ông ta đã từ chối tuẫn táng cùng ông ta theo phong tục truyền thống của Khiết Đan, và bà ta chọn cách chặt đứt bàn tay phải để chôn theo ông ta. Thuật Luật Bình sau đó nắm giữ quyền lực về quân sự và dân sự, và có thể giám sát việc kế vị hoàng vị theo điều kiện của bà ta. Việc Hoàng hậu Thuật Luật Bình từ chối tử tử để tuẫn táng cùng Gia Luật A Bảo Cơ khiến phong tục lâu đời này của người Khiết Đan đã chấm dứt.
Thuật Luật Bình hoàng hậu nắm quyền lãnh đạo trên thực tế của Đại Khiết Đan Quốc, và bà cùng Gia Luật Bội bắt đầu chuyến đi đưa lĩnh cữu của Gia Luật A Bảo Cơ về Lâm Hoàng. Thuật Luật Bình cử em trai của Gia Luật A Bảo Cơ là Gia Luật An Đoan làm Đông Đan Quốc vương, phụ chính tạm thời cai quản vương quốc Đông Đan. Do Gia Luật Bội mang cả giá trị Hán và Khiết Đan, Hoàng hậu Thuật Luật Bình đã phản đối Da Luật Bội trở thành hoàng đế. Bà tin rằng sự cởi mở của Gia Luật Bội với văn hóa Hán có thể làm suy giảm khả năng lãnh đạo của ông trong vai trò là một người Khiết Đan, thay vào đó bà ủng hộ người con trai thứ hai của Gia Luật A Bảo Cơ, là người mang tính truyền thống hơn, đó là Gia Luật Đức Quang, sự ủng hộ dành cho Gia Luật Đức Quang còn đến từ giới quý tộc Khiết Đan. Hoàng hậu Thuật Luật Bình không muốn Gia Luật Bội kế vị do bà yêu mến Gia Luật Đức Quang hơn. Tuy nhiên, về mặt chính thức, bà đã triệu tập một cuộc họp gồm các tù trưởng, cùng với Gia Luật Bội và Gia Luật Đức Quang, và nói với họ rằng: "Ta yêu mến cả hai hoàng nhi của ta, và ta không biết chọn ai để làm hoàng đế. Các ngươi có thể quyết định người mà các người muốn ủng hộ lên nắm giữ ngôi vị". Các tù trưởng biết rằng bà yêu mến Gia Luật Đức Quang nên đã ủng hộ và trao ngai vàng cho Gia Luật Đức Quang. Do đó, Thuật Luật Bình tuyên bố Gia Luật Đức Quang là hoàng đế vào ngày 11 tháng 12 năm 927, tức là vua Liêu Thái Tông. Gia Luật Bội giận dữ trước sự thay đổi này nên đã đem theo vài trăm lính và muốn chạy trốn đến nhà Hậu Đường (đời vua Hậu Đường Minh Tông), song bị lính canh biên giới Khiết Đan chặn lại. Thuật Luật Bình đã không trừng phạt Gia Luật Bội, song cử ông đến Đông Đan. Gia Luật Bội đã buộc chú là Đông Đan Quốc vương Gia Luật An Đoan trả ngai vàng Đông Đan lại cho mình.
Căng thẳng chính trị đã sớm nổ ra giữa Gia Luật Bội và em trai Gia Luật Đức Quang, người đã có được ngôi báu Khiết Đan sau khi Gia Luật A Bảo Cơ qua đời, trên đường đến quê nhà sau một chiến dịch tương đối thành công chống lại nhà Hậu Đường. Để ngăn cản Gia Luật Bội tạo lập quyền lực riêng tại Đông Đan, Hoàng đế mới Gia Luật Đức Quang đã lệnh cho anh trai mình cùng toàn bộ dân trong thành phải dời đô từ Hốt Hãn thuộc Long Tuyền phủ ở Đông Mãn Châu đến Đông Bình (nay là Liêu Dương) thuộc Liêu Đông phủ ở Tây Mãn Châu trong tháng 12 năm 927. Những người Bột Hải cũ cũng bị cưỡng bách đến Đông Bình. Bản thân Hoàng vương Gia Luật Bội bị đặt dưới sự giám sát của các cận binh hoàng cung do hoàng đế Gia Luật Đức Quang phái đến.
Bột Hải hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của người Khiết Đan, những người đã lập nên vương quốc Đông Đan. Người dân Bột Hải cùng nhau nổi dậy để chống lại những thế lực cai trị mới, và nhiều phong trào phục quốc đã xuất hiện trong khoảng 200 năm.
Bắt đầu từ năm 927, người Khiết Đan bắt đầu săn lùng và hành quyết tất cả các thành viên của vương tộc Bột Hải để ngăn chặn việc bất kỳ ai có thể được đưa lại lên ngai vàng Bột Hải, dù là vua hay nữ vương. Tuy nhiên, một vài thành viên của vương tộc vẫn sống sót. Trong số họ có Đại Quang Hiển (Dae Gwang-hyeon) đang ẩn nấu. Một số thành viên gia tộc họ Đại khác đã thống nhất các nhóm kháng cự ở phía tây sông Áp Lục, đánh chiếm thành Hốt Hãn (nay là Ninh An, Hắc Long Giang, Trung Quốc) thuộc Long Tuyền phủ và lập nên vương quốc Hậu Bột Hải tại thành Hốt Hãn đó trong tháng 12 năm 927.
Hậu Bột Hải ra đời với sự nỗ lực của các quý tộc Bột Hải cũ để lập nên một vị vua mới họ Đại lên ngai vàng và hồi sinh vương quốc. Những người dân Bột Hải ngay lập tức đã nổi dậy chống lại người Khiết Đan và điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của vương quốc Đông Đan (đời vua Gia Luật Bội). Vua Gia Luật Bội liền bổ nhiệm cựu vua Bột Hải là Đại Nhân Soạn (khi đó đã hơn 50 tuổi) làm quan chức cấp cao của vương quốc Đông Đan nhằm xoa dịu sự phẫn nộ của dân chúng Bột Hải. Gia Luật Bội còn lập một thành viên vương tộc Bột Hải là Đại thị làm trắc thất (vương phi) của ông. Tuy nhiên dân chúng Bột Hải vẫn tiếp tục tham gia vào quân đội của vương quốc Hậu Bột Hải để chống lại vương quốc Đông Đan.
Đông đô của Đại Khiết Đan quốc (gọi là thành Đông Kinh, Liêu Dương, Liêu Ninh ngày nay) từng là căn cứ để giám sát các lãnh thổ Bột Hải trước đây. Theo một số liệu do Pamela Crossley trích dẫn, cư dân của thành phố, hơn 40.000 người vào đầu thế kỷ thứ 10, chủ yếu là người Bột Hải. Đại Nhân Soạn, vị vua Bột Hải cuối cùng và các thành viên khác của dòng dõi hoàng gia Bột Hải trước đây vẫn nắm giữ quyền lực đáng kể ở Đông Đan và thành Đông Kinh sau khi Bột Hải sụp đổ. Mặt khác, một số tầng lớp tinh hoa của Bột Hải đã hòa nhập vào tầng lớp quý tộc Đại Khiết Đan quốc và thường thay đổi danh tính cá nhân của họ một cách đáng kể.
Năm 928, quân đội của vương quốc Hậu Bột Hải từ Long Tuyền phủ tiến hành nam hạ, lần lượt đánh chiếm Đồng Châu phủ, Hiển Đức phủ, Long Nguyên phủ, Trường Lĩnh phủ, Áp Lục phủ và Nam Hải phủ của vương quốc Đông Đan (đời vua Gia Luật Bội). Vương quốc Đông Đan chỉ còn lại 12 phủ.
Để tiếp tục quan hệ hữu nghị giữa Bột Hải và Nhật Bản, vương quốc Đông Đan của Gia Luật Bội đã cử một phái đoàn ngoại giao qua Biển Nhật Bản vào năm 929. Triều đình Nhật Bản ở Kyoto (đời Thiên hoàng Daigo) đã từ chối phái đoàn của Đông Đan vì lòng trung thành với vương quốc Bột Hải cũ. Nền độc lập của Đông Đan (đời vua Gia Luật Bội) bị yếu dần trong năm 929 khi người cai trị mới của Đại Khiết Đan quốc là Gia Luật Đức Quang ra lệnh di dời dân cư của Đông Đan sang Đại Khiết Đan quốc.
Khi vua Hậu Đường Minh Tông của nhà Hậu Đường biết được việc Gia Luật Bội đang bị đặt dưới sự giám sát của Gia Luật Đức Quang thì ông ta đã cử các mật sứ đến khuyên Gia Luật Bội hãy chạy trốn đến nhà Hậu Đường, nhằm tránh bị ám sát. Gia Luật Bội nói rằng: "Ta nhường đế quốc cho hoàng đế, song nay ta bị ngờ vực. Sẽ tốt hơn khi ta đi đến một nước khác mà ở đó ta có thể giống như Ngô Thái Bá". Ông mang theo sủng thiếp Cao thị cùng bộ sách to lớn của mình, lên một con thuyền và đi đến Hậu Đường vào năm 930. Tháng 11 âm lịch năm 930, ông đến Đăng Châu của Hậu Đường. Tại đây Gia Luật Bội đã trở thành một khách quý của vua Hậu Đường Minh Tông, thậm chí còn được vị Hoàng đế này ban cho họ Lý của hoàng tộc. Nhân hoàng vương phi Tiêu thị của Gia Luật Bội và trưởng tử Gia Luật Nguyễn đã không theo ông đến Hậu Đường, Tiêu hoàng vương phi sau đó tiếp tục cai trị nước Đông Đan cho đến khi bà qua đời vào năm 940, trong khi Gia Luật Nguyễn cuối cùng đã kế vị Liêu Thái Tông, thành hoàng đế.
Thần dân Hậu Đường.
Dưới thời Hậu Đường Minh Tông.
Năm 931, Hậu Đường Minh Tông phong cho Da Luật Bội chức tiết độ sứ của Hoài Hóa, và ban cho cho ông tên mới là Đông Đan Mộ Hoa. Sau đó trong cùng năm, ông tiếp tục đổi tên từ Đông Đan Mộ Hoa sang Lý Tán Hoa (李贊華), lấy quốc tính Lý của Hậu Đường, và sử dụng tên gọi này trong suốt quãng đời còn lại. Tuy nhiên, đã không có dấu hiệu gì chứng tỏ rằng Lý Tán Hoa từng đến Hoài Hóa, và vào năm 932, Minh Tông hoàng đế thay vào đó đã tuyên bố một ý định phong cho Gia Luật Bội làm chỉ huy ở phía nam Hoàng Hà. Khi bị các đại thần trong triều đình Hậu Đường phản đối, Đường Minh Tông đã tuyên bố rằng: "Phụ thân hắn và trẫm từng đồng ý làm huynh đệ kết nghĩa, và đó là lý do vì sao Tán Hoa đến chỗ trẫm". Ông ta phong Lý Tán Hoa làm tiết độ sứ của Nghĩa Thành, song chọn một quan viên có tài để cai quản trên thực tế.
Hậu Đường Minh Tông đã trao Hạ Tân phi của Hậu Đường Trang Tông tiền nhiệm cho Lý Tán Hoa làm trắc thất. Hậu Đường Trang Tông cũng khoan dung với Lý Tán Hoa và ngay cả khi Lý Tán Hoa phạm tội, ông ta cũng không trừng phạt. Tuy nhiên, Lý Tán Hoa được thuật lại là đối xử tàn ác với thê thiếp và nô bộc của mình — như ông thích uống máu, các thê thiếp của ông thường xuyên phải làm tổn tương bản thân để họ có máu cho ông uống, và các nô bộc thường phải chịu những hình phạt rất khắc nghiệt, bao gồm cả việc bị móc mắt, bị chém bằng kiếm, hoặc bị đốt trong lửa, vì các lỗi nhỏ nhặt. Hạ thị cuối cùng đã không thể cam chịu cảnh này, sau khi thỉnh cầu sự cho phép của Minh Tông, bà đã ly hôn với Lý Tán Hoa và trở thành ni cô. Tuy nhiên, mặc dù tàn ác, song Lý Tán Hoa được thuật lại là rất có tài. Ông thông hiểu thuật bói toán và âm nhạc, và rất có tài về y thuật. Ông có thể viết cả chữ Khiết Đan và chữ Hán, và đã dịch "Hoàng Đế Âm Phù Kinh" sang tiếng Khiết Đan. Ông đặc biệt nổi tiếng với các bức họa về người và cảnh vật Khiết Đan, và nhiều trong số các bức họa của ông cuối cùng được đưa vào các bộ su tập cung đình của nhà Tống vài thập niên sau đó. Năm 933, ông được triệu hồi từ Nghĩa Thành và được trao tước hiệu hoàn toàn mang tính danh dự là tiết độ sứ của Chiêu Tín (昭信, trị sở nay thuộc Cám Châu, tỉnh Giang Tây), lý do là vì lãnh thổ Chiêu Tín khi đó nằm dưới quyền cai quản của nước Ngô.
Mặc dù phải chạy sang lãnh thổ Hậu Đường và trở thành một thần dân của Hậu Đường, song Lý Tán Hoa tiếp tục duy trì các liên lạc với mẹ và hoàng đệ, thường sử các phái viên đến chỗ họ. Thông tin cũng đến theo đường khác, như khi tổ mẫu của ông là Tiêu Nham Mẫu Cân qua đời vào năm 933, mẹ và hoàng đệ của ông đã báo tin cho ông.
Sau thời Minh Tông.
Cũng vào năm 933, Minh Tông hoàng đế băng hà, và người kế vị ban đầu là nhi tử Tống vương Lý Tùng Hậu, tức Mẫn Đế. Năm 934, con nuôi của Minh Tông là Lộ vương Lý Tùng Kha đã lật đổ Mẫn Đế lên làm vua. Lý Tán Hoa đã mật báo với Liêu Thái Tông đây là cơ hội tốt để xâm lược Hậu Đường, song Thái Tông sau đó đã không có hành động nào.
Trong nhiều năm, có vẻ như vì sự hiện diện của Lý Tán Hoa tại Hậu Đường và thực tế là Hậu Đường đã chiếm được một số châu huyện quan trọng của Khiết Đan, Thuật Luật thái hậu đã nhiều lần tìm cách liên minh "hòa thân" giữa Khiết Đan và Hậu Đường. Vào đầu năm 936, Lý Tùng Kha do sợ hãi trước viễn cảnh Thạch Kính Đường, tiết độ sứ của Hà Đông có thể nổi dậy và tranh thủ viện trợ của Khiết Đan khi hành động, vì thế Lý Tùng Kha đã lệnh cho các quan của mình là Lý Tung (李崧) và Lã Kỳ (呂琦) phác thảo một kế hoạch dùng khi một liên minh như vậy được thiết lập, song sau đó đã bãi bỏ kế hoạch.
Cùng năm đó, Thạch Kính Đường đã nổi dậy, quân Hậu Đường ban đầu thành công trong việc tiến đến Thái Nguyên và bao vây thành. Tuy nhiên, sau đó họ đã bị đè bẹp trước viện binh mà Thái Tông hoàng đế của Khiết Đan đích thân chỉ huy và bị mắc bẫy quân Khiết Đan tại Tấn An trại. Khi Lý Tùng Kha tím kiếm lời khuyên từ các quan tướng của mình, Long Mẫn (龍敏) đã đề xuất Lý Tùng Kha lập Lý Tán Hoa làm vua Khiết Đan và cử một đội quân để hộ tống Lý Tán Hoa vào lãnh thổ Khiết Đan, mục đích là để mở một mặt trận thứ hai chống vua Khiết Đan. Lý Tùng Kha ban đầu đã tán thành kế hoạch, song do nhiều quần thần có quyền lực phản đối, ông tin rằng kế hoạch là vô ích, và cuối cùng đã không thực hiện.
Cuối cùng, Liêu Thái Tông đã lập Thạch Kính Đường làm hoàng đế Hậu Tấn, tức Hậu Tấn Cao Tổ. Thạch Kính Đường sau đó đã tiến xuống phía nam, với hỗ trợ của Khiết Đan, tiến về kinh thành Lạc Dương của Hậu Đường. Với việc các tướng Hậu Đường lũ lượt đào ngũ sang phía Hậu Tấn, Lý Tùng Kha đã tập hợp hoàng tộc và các tướng trung thành với ông vào hoàng cung, có ý định tự vẫn bằng cách đốt cung điện. Tuy nhiên, khi ông ta triệu Lý Tán Hoa đến, Lý Tán Hóa đã từ chối tham gia tự sát tập thể, vì vậy Lý Tùng Kha đã cử Lý Ngạn Thân (李彥紳) đến giết Lý Tán Hoa vào ngày Đinh Sửu (22) tháng 11 nhuận năm Bính Thân (tức 7 tháng 1 năm 937). Sau khi Tấn đế tiến vào Lạc Dương, truy phong thụy hiệu cho Lý Tán Hoa là Yên vương, và cho đưa di hài của ông trở về Khiết Đan. Sau con của Gia Luật Bội là Gia Luật Nguyên lên làm vua, truy tôn cha mình thụy hiệu "Văn Hiến Khâm Nghĩa Hoàng đế" (文獻欽義皇帝) và miếu hiệu Nghĩa Tông. | 1 | null |
"Behind Blue Eyes" là ca khúc của ban nhạc rock người Anh, The Who. Ca khúc được phát hành vào tháng 11 năm 1971 làm đĩa đơn cho album thứ năm của họ, "Who's Next", và được viết chính bởi Pete Townshend vốn là để cho dự án "Lifehouse" của anh. Đây được coi là ca khúc tiêu biểu nhất cho sự nghiệp của ban nhạc và từng được hát lại bởi rất nhiều nghệ sĩ khác nhau. | 1 | null |
Cuồng Duật (chữ Hán: 狂矞) là một vị ẩn sĩ sống vào cuối đời nhà Thương và đầu thời nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc, tương truyền ông rất tinh tường thiên văn địa lý luận cổ suy kim kiến thức uyên bác.
Sự tích.
Bấy giờ Trụ vương bạo ngược nên Cuồng Duật không ra làm quan mà lánh vào vùng rừng núi hoang vu ở ẩn, ông thường xa nhà đi chu du vãn cảnh những nơi thâm sơn cùng cốc sống cảnh an nhàn thanh thản. Sau khi Chu Vũ Vương đánh đổ nhà Thương ra lời kêu gọi nhân tài về triều đình phục vụ xây dựng đất nước, nhiều kẻ sĩ hiền trước đây cũng trốn tránh vua Trụ nay thấy có minh quân nên đều ra làm quan và đều được phong tước kiến địa. Duy có Cuồng Duật lúc ấy tuy tuổi chưa cao lắm nhưng vẫn cứ quyết tâm ở ẩn không chịu ra, người ra hỏi đến thì ông nói rằng đã quen sống với cảnh tĩnh mịch rồi. Chu Vũ Vương hay tin Cuồng Duật là nhân tài hiếm thấy liền phái Khương Tử Nha xa giá đến tận nơi ở mời ông, tuy nhiên dù Tử Nha có thuyết phục thế nào Cuồng Duật cũng dứt khoát không chịu ra giúp nước. Ông nói rằng học tập theo gương Hứa Do ngày trước hưởng thụ nốt quãng đời còn lại, Khương Tử Nha khuyên không được lập tức hạ lệnh bắt giữ Cuồng Duật chém đầu ngay tại chỗ để thị chúng.
Khi Tử Nha hồi kinh thuật lại sự việc thì bị Chu Vũ Vương quở trách rằng người ta đã không thích thì thôi việc chi phải giết, Tử Nha trả lời rằng giờ là lúc đất nước cần nhân tài nếu ai cũng như Cuồng Duật thì làm gì có người xây dựng đất nước. Vả lại nếu tài giỏi mà không đem ra sử dụng thì dẫu tài đến mấy cũng chẳng để làm gì, vậy nên chém chết vừa để làm gương cho kẻ khác cũng vừa là răn đe những ai không thực bụng với triều đình vậy.
Quả nhiên, sau cái chết đó, những người dửng dưng với nhà Chu không còn dám tỏ ra thanh cao mà ở ẩn nữa. | 1 | null |
"Garota de Ipanema" (tiếng Anh: "The Girl from Ipanema") là một ca khúc bossa nova nổi tiếng, một bản hit trên toàn thế giới vào những năm giữa của thập niên 60 và từng đoạt Giải Grammy cho Thu âm của năm vào năm 1965. Ca khúc được sáng tác vào năm 1962 bởi Antônio Carlos Jobim với phần lời tiếng Bồ Đào Nha viết bởi Vinicius de Moraes. Phần lời tiếng Anh sau này được phổ bởi Norman Gimbel.
Những bản thu chính thức đầu tiên được thực hiện vào năm 1962 bởi Pery Ribeiro. Bản thu được hát bởi Astrud Gilberto cùng với João Gilberto và Stan Getz trong album "Getz/Gilberto" (1964), sau đó trở thành bản hit trên toàn thế giới, đạt vị trí số 5 tại Mỹ, số 29 tại Anh và các thứ hạng cao ở các nước khác. Rất nhiều dị bản đã được thu lại sau đó, đặc biệt khi trở thành một trong những bản nhạc không lời phổ biến ở các địa điểm công cộng (như trong đoạn cuối của bộ phim "The Blues Brothers"). Nhiều người coi đây là bản nhạc nổi tiếng thứ hai của lịch sử, chỉ sau "Yesterday" của The Beatles. Vào năm 2004, một trong số 50 bản thu của ca khúc này đã được Thư viện Quốc hội Mỹ cho vào trong danh sách thu âm lưu trữ quốc gia. | 1 | null |
Rượu trái cây hay rượu hoa quả là một thức đồ uống có cồn được tạo ra bằng cách làm lên men các loại hoa quả. Vì lý do lịch sử và thói quen, rượu vang và rươu brandy không được xếp vào nhóm rượu hoa quả mặc dù cũng được tạo ra bằng cách lên men quả nho. Các loại rượu hoa quả thường có hương vị của loại hoa quả nguyên liệu làm ra chúng. Rượu hoa quả thường được định danh rõ ràng hơn bởi loại hoa quả nguyên liệu, ví dụ rượu sim, rượu trái giác, rượu dâu, rượu mơ, rượu dừa, rượu xoài, rượu chuối,
rượu táo v.v... Tuy nhiên, nhiều loại rượu gắn với tên hoa quả có thể không phải là rượu hoa quả vì người ta chỉ ngâm hoa quả vào rượu hoặc thêm chất tạo mùi giống mùi hoa quả vào để tạo thêm mùi vị cho rượu, ví dụ như rượu chanh, rượu cam, rượu táo mèo, rượu chuối hột. Một số loại rượu mơ, rượu dừa v.v... thực ra cũng là rượu trắng ngâm mơ hoặc ủ trong quả dừa.
Các loại hoa quả được chọn làm rượu hoa quả thường là loại có vị ngọt vì chúng dễ lên men. Trong quá trình làm rượu hoa quả, người ta có thể thêm men, đường, mật để kích thích lên men. Nhìn chung, rượu hoa quả thường ngọt và nông độ cồn không cao. | 1 | null |
Trong số các Giếng đá cổ Việt Nam hiện nay có giếng nằm trong khuân viên chùa Hồng, thuộc xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
Lịch sử.
Giếng đá này nằm trong khuân viên chùa Hồng, thuộc xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Chùa Hồng được xây dựng vào thời vua Lê Hoàn, hiện còn 5 bia đá và nhiều tài liệu vẫn lưu giữ được. Theo các tài liệu này, chùa Hồng thờ đức thánh Tu, tên thật là Bùi Huệ Tộ. Từ xưa dân gian trong vùng vẫn lưu truyền câu: "Nhất Bi (chùa Bi - chợ Chùa) nhì Hồng (chùa Hồng) tam Như (chùa Như) tứ Cổ (chùa Cổ Lễ)". Tuy cách thị trấn Chợ Chùa – huyện Nam Giang chỉ khoảng trên 3 km nhưng đường giao thông lại không thuận tiện, nên ít người biết đến ngôi chùa này. Có lẽ cũng chính vì thế mà ngôi chùa vẫn còn lưu giữ lại được những kiến trúc cổ.
Kết cấu.
Cổ giếng là năm khối đá ghép vào nhau, phía dưới phình to ra, phía trên thu nhỏ lại rồi dựng đứng lên thành miệng giếng như hình chiếc chum, đường khính miệng giếng khoảng 0,8m. Phía trong thành giếng được ghép lại bằng nhiều chiếc cối đá thủng, chiều sâu của giếng khoảng 5m. Đặc biệt, căn cứ vào các vết tích người xưa khi dùng dây kéo nước, trên thành miệng giếng hiện còn để lại rất nhiều những rãnh đá mòn lõm sâu, có những rãnh có thể đặt vừa cả bàn tay.
So sánh.
Trong bộ sách Những kỷ lục Việt Nam do Công ty Cổ phần Sách Niên giám Việt Nam (VIETBOOKS) và Nhà xuất bản Thông Tấn thực hiện đã ghi nhận: Giếng đá cổ nhất Việt Nam hiện nằm trong khuôn viên chùa Phúc Lâm, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Giếng đá này đã trên 600 năm tuổi và được các nhà khảo cổ học đánh giá là giếng đá cổ nhất Việt Nam còn nguyên vẹn và vẫn có thể sử dụng được. Ở Việt Nam chúng ta mới biết có hai chiếc giếng đá kiểu này, một chiếc nữa ở chùa Báo Thiên đã được khai quật lên hiện đang đặt trước hang đá bên trong khuôn viên nhà thờ chính tòa Hà Nội.
Bước đầu so sánh giếng đá chùa Hồng với hai giếng đá cổ trên ta thấy: Chùa Hồng được kiến tạo dưới thời vua Lê Hoàn (980-1005), chùa Báo Thiên xây dựng năm 1057 thời Lý Thái Tông, chùa Phúc Lâm xây dựng năm 1224 thời Lý Chiêu Hoàng.
Giếng đá chùa Hồng có hình thức đơn giản, thực dụng, được ghép lại từ năm phiến đá. Giếng đá cổ chùa Phúc Lâm được tạo dáng, giếng đá cổ chùa Báo Thiên có các hoa văn tinh xảo. Điều này cho thấy giếng đá chùa Hồng có thể được kiến tạo trước.
Các nhà nghiên cứu dựa vào các vết tích người xưa để lại khi dùng dây kéo nước làm mòn miệng giếng thành những rãnh có thể đặt vừa cả ngón tay để đánh giá giếng đá chùa Phúc Lâm là giếng đá cổ nhất Việt Nam. Nếu theo tiêu chí này, trên thành miệng giếng đá chùa Hồng hiện còn để lại rất nhiều những rãnh đá mòn lõm sâu, có những rãnh có thể đặt vừa cả bàn tay.
Những điều đó đều nói lên giếng đá chùa Hồng là một giếng đá rất cổ, còn cổ hơn cả giếng đá chùa Phúc Lâm hiện đang giữ kỷ lục là chiếc giếng đá cổ nhất Việt Nam hiện nay.
Đánh giá.
Giếng nước có phổ biến khắp nơi trên thế giới, ở Việt Nam hầu như làng nào cũng có giếng, giếng làng, giếng đình, giếng chùa, giếng gia đình. Trong thời đại của khoa học công nghệ, nước máy đã về khắp mọi làng quê, nơi nào không có nước máy thì cũng có giếng khoan. Vậy nên giếng khơi, nét đẹp của làng quê xưa, không còn được sử dụng phổ biến để lấy nước sinh hoạt như trước nữa. Dù thời thế có đổi thay nhưng cây đa – giếng nước – sân đình, những nét điển hình của làng quê bắc bộ, vẫn được giữ gìn như một biểu tượng về văn hóa, lịch sử truyền thống. Trong quan niệm của người Việt, giếng nước không chỉ đơn thuần là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt. Trong tâm linh giếng được xem như một linh vật có thần bảo hộ, giếng càng lâu đời càng được cho là linh ứng.
Giếng đá chùa Hồng hiện vẫn còn nguyên nét cổ và vẫn đang được sử dụng lấy nước sinh hoạt. Qua nhiều biến động lịch sử nó vẫn tồn tại. Nó là một trong những giếng đá Việt Nam cổ nhất, còn hoàn chỉnh và vẫn đang được sử dụng.
Liên kết ngoài.
Giếng đá chùa Hồng | 1 | null |
, tên khai sinh là , còn được biết đến với biệt danh "phù thủy của những nỗi buồn", là một nhà làm phim, tiểu thuyết gia, đạo diễn, trước kia là nhà thiết kế đồ hoạ xuất thân từ quận Minamisaku, Nagano, Nhật Bản. Ông được biết tới nhiều nhất khi đạo diễn bộ phim anime ăn khách "Kimi no Na wa" ("Your Name – Tên cậu là gì?").
Nhiều trang như Anime Advocates hay ActiveAnime đã so sánh ông như là "Tân Miyazaki" ("New Miyazaki"), nhưng ông gọi đó là "đánh giá quá cao". Tên ông được đặt cho tiểu hành tinh 55222 Makotoshinkai.
Tiểu sử và sự nghiệp.
Shinkai Makoto tốt nghiệp đại học Chūō ngành văn học Nhật Bản. Tại đó, ông là thành viên câu lạc bộ văn học trẻ với nhiệm vụ chính là vẽ sách. Ông nói cảm hứng sáng tạo của mình bắt nguồn từ manga, anime và tiểu thuyết được đọc thời cấp 2. Anime yêu thích của ông là Laputa của đạo diễn Miyazaki Hayao. Sau khi tốt nghiệp Chūō năm 1994, Shinkai Makoto thiết kế đồ hoạ và làm phát triển video game tại công ty Falcom trong 5 năm. Thời gian này, ông đã gặp nhạc sĩ Tenmon và cộng tác với Tenmon trong tất cả các phim của mình.
Năm 1999, Shinkai Makoto phát hành một phim hoạt hình ngắn trắng đen dài khoảng 5 phút là "Nàng và Con mèo của Nàng". Bộ phim dành nhiều giải thưởng, trong đó có giải thưởng lớn tại "CG Animation Contest" của PROJECT TEAM DOGA. Sau khi chiến thắng giải thưởng ấy, ông bắt đầu tìm ý tưởng cho dự án tiếp theo khi làm việc tại Falcom. Vào tháng 6 năm 2000, ông bắt đầu có ý tưởng về phim "Tiếng gọi từ vì sao xa" sau khi vẽ bức tranh một cô gái trong buồng lái đang cầm điện thoại di động. Mangazoo sau đó đã đến gặp và đề nghị làm việc với ông trên một dự án anime có thể thu lợi nhuận. Tháng 5 năm 2001, ông nghỉ việc tại Falcom và bắt đầu bắt tay làm "Tiếng gọi từ vì sao xa".
"Tiếng gọi từ vì sao xa" mở đầu cho hàng loạt anime thành công tiếp theo của Shinkai Makoto bao gồm Bên kia đám mây, nơi ta hẹn ước (phát hành ngày 20 tháng 11 năm 2004), 5 Centimet trên giây (phát hành ngày 3 tháng 3 năm 2007) và "Những đứa trẻ đuổi theo tinh tú" (phát hành ngày 7 tháng 5 năm 2011). Ngoài ra, ông còn viết tiểu thuyết đầu tay là "5 centimet trên giây". Tác phẩm ăn khách nhất của ông chính là "Your Name – Tên cậu là gì?" đã gây nên cơn sốt tại các phòng vé của Nhật Bản nói riêng cũng như thế giới nói chung, và đã trở thành một trong những phim anime có doanh thu toàn cầu cao nhất. Năm 2018, Shinkai thông báo một dự án phim mới của ông, được biết là "Đứa con của thời tiết" ra mắt vào tháng 7 năm 2019. Năm 2022, ông tiếp tục cho ra mắt bộ phim khác là "Khóa chặt cửa nào Suzume".
Trưởng thành, ông kết hôn với một nữ diễn viên tên Misaka Chieko (sinh , người có vai nổi bật trong phim "Versus" của Kitamura Ryuhei; cùng nhau họ có một cô con gái tên Niitsu Chise (sinh .
Tác phẩm.
Manga.
Những manga được vẽ dựa trên ý tưởng hay anime của Shinkai Makoto: | 1 | null |
Gemini 8 (tên chính thức Gemini VIII) là chuyến bay thứ sáu có người lái trong chương trình Gemini của NASA. Đây là phi vụ đầu tiên mà hai phi thuyền không gian kết nối với nhau trên quỹ đạo, nhưng do vấn đề kĩ thuật của tàu không gian Hoa Kỳ dẫn đến kết nối thất bại làm ảnh hưởng tính mạng các phi hành gia, do vậy chỉ huy chương trình đã lập tức hủy bỏ phi vụ này. Phi hành đoàn đã trở lại Trái Đất an toàn. Phi vụ Apollo 13 cố gắng đổ bộ lên Mặt Trăng cũng đã phải hủy bỏ vì sự cố tương tự.
Đây là chuyến bay có người lái thứ 12 trong các phi vụ từ trước đến thời điểm này của Hoa Kỳ và là chuyến bay có người lái thứ 22 trên thế giới thời điểm đó (bao gồm chuyến bay X-15 với độ cao ). Đây là chuyến bay do Neil Armstrong điều khiển và là chuyến thứ hai của công dân Hoa Kỳ (không thuộc quân đội) bay vào không gian (Joseph Albert Walker bay trong X-15 chuyến 90 với tư cách là một công dân đầu tiên). Armstrong đã rút khỏi nghĩa vụ trong Biên chế dự bị Hải quân Hoa Kỳ năm 1960. Liên Xô đã đưa phi hành gia dân sự đầu tiên, Valentina Tereshkova (cũng là phụ nữ đầu tiên) trên tàu Vostok 6 vào ngày 16 tháng 6 năm 1963. | 1 | null |
Chương trình Gemini (hay Dự án Gemini; tiếng Anh: Project Gemini) là chương trình chuyến bay vũ trụ có con người thứ hai của NASA. Chương trình Gemini là dự án phối hợp với hai chương trình Mercury và Apollo, với 10 chuyến bay có người lái trong các năm 1965 và 1966.
Mục tiêu của chương trình nhằm phát triển các kỹ thuật du hành không gian để hỗ trợ cho chương trình Apollo, chương trình có mục tiêu đưa người đổ bộ lên Mặt Trăng. Gemini đã thành công với chuyến bay dài ngày đến Mặt Trăng và quay trở lại mặt đất, thực hiện hoàn hảo các hoạt động thiết bị khi phi hành gia bước ra ngoài không gian, và điều khiển điều chỉnh quỹ đạo tàu cũng như lật ngược và kết nối hai tàu không gian. Mọi chuyến bay có người lái của chương trình Gemini đều được phóng từ mũi Canaveral, Florida bằng tên lửa Titan II GLV. Gemini là chương trình đầu tiên sử dụng trung tâm điều khiển nhiệm vụ mới được xây dựng tại trung tâm vũ trụ có trụ sở tại Houston để điều khiển chuyến bay
Các phi hành gia phi hành gia hỗ trợ Chương trình Gemini bao gồm "Mercury Seven", "The New Nine", và phi hành gia năm 1963. Trong chương trình này, ba phi hành gia đã chết trong các vụ va chạm không khí trong quá trình huấn luyện, bao gồm cả phi hành đoàn chính của Gemini 9. Nhiệm vụ này được thực hiện bởi phi hành đoàn sao lưu, thời gian duy nhất đã xảy ra trong lịch sử của NASA cho đến nay.
Gemini đã đủ mạnh để Lực lượng Không quân Hoa Kỳ lên kế hoạch sử dụng nó cho chương trình MOL (Meneded Manned Orbital Laboratory, Phòng thí nghiệm quỹ đạo có người Meneded), mà sau đó đã bị hủy bỏ. Nhà thiết kế trưởng của Gemini, Jim Chamberlin, cũng đã lên kế hoạch chi tiết cho các phi vụ hạ cánh mặt trăng và mặt trăng vào cuối năm 1961. Ông tin rằng Gemini có thể thực hiện các hoạt động trước khi dự án Apollo và chi phí ít hơn. NASA đã không chấp thuận kế hoạch đó. Năm 1969, McDonnell-Douglas đề xuất một "Big Gemini" có thể đã được sử dụng để đưa lên đến 12 phi hành gia đến các trạm không gian dự kiến trong Apollo Applications Project (AAP). Dự án AAP duy nhất được tài trợ là Skylab - sử dụng tàu vũ trụ hiện tại và phần cứng - do đó loại Big Gemini.
Nguồn gốc và mục tiêu của chương trình.
Sau khi Chương trình Apollo đã được John F. Kennedy phê chuẩn vào ngày 25 tháng 5 năm 1961, để đưa người lên Mặt trăng, điều này trở nên rõ ràng đối với các quan chức của NASA rằng một kế hoạch tiếp theo Cho chương trình Mercury được yêu cầu để phát triển một số khả năng tàu không gian nhất định để hỗ trợ Apollo.
Cụ thể, Jim Chamberlin, người đứng đầu kỹ thuật tại Nhóm Tác vụ Không gian (STG), đã được chỉ định để bắt đầu làm việc trên một chương trình cầu nối giữa Mercury và Apollo tháng 2 năm 1961. Ông đã trình ra hai phiên bản ban đầu của Gemini tại cơ sở NASA ở đảo Wallops tháng 3 năm 1961. Mô hình của Mercury Mark II đã được trưng bày tháng 7 năm 1961 tại trụ sở Công ty Máy bay McDonnell ở St. Louis. NASA phê duyệt Chương trình Geminingày 7 tháng 12 năm 1961. Công ty McDonnell được ký hợp đồng thầu xây lắp nó ngày 22 tháng 12 năm 1961.
Khi được thông báo công khai vào ngày 3 tháng 1 năm 1962, nó đã được chính thức đặt tên lại là "Dự án Gemini". "Gemini" trong tiếng Latin có nghĩa là "cặp song sinh" hoặc "đôi", phản ánh rằng tàu vũ trụ sẽ có hai phi hành gia. Gemini cũng là tên của chòm sao thứ ba của cung hoàng đạo và các ngôi sao đôi của nó, Castor và Pollux.
Mục tiêu chính là:
Để hoàn thiện kỹ thuật quay trở lại và kết nối khí quyển tại một vị trí được lựa chọn trước trên đất liền Yêu cầu một cuộc đụng độ trên đất bằng dù lượn đã bị huỷ bỏ vào năm 1964.
Phi hành đoàn.
Hai thành viên phi hành đoàn mang theo viên Gemini được thiết kế bởi một người Canada, Jim Chamberlin. Trước đây ông từng là phi công khí động học chính trong chương trình đánh chặn máy bay chiến đấu Avro Canada Avro Arrow Chamberlin đã tham gia NASA cùng Với 25 kỹ sư cao cấp của Avro sau khi hủy bỏ chương trình Arrow, và trở thành giám đốc bộ phận kỹ thuật của Nhóm Công trình Vũ trụ Hoa Kỳ chịu trách nhiệm về Gemini. Nhà thầu chính là McDonnell Aircraft Corporation, cũng là nhà thầu chính cho viên nang Dự án Mercury. | 1 | null |
Trận Alam el Halfa là một trận đánh tại Ai Cập thời Chiến tranh thế giới thứ hai, đã diễn ra từ ngày 30 tháng 8 cho đến ngày 5 tháng 9 năm 1942 ở phía nam El Alamein trong Chiến dịch Sa mạc Tây. Tập đoàn quân xe tăng châu Phi ("Panzerarmee Afrika") — một lực lượng của Đức-Ý dưới quyền chỉ huy của "Thống chế" Erwin Rommel — đã tiến hành hợp vây Tập đoàn quân số 8 của Anh, dưới quyền chỉ huy của tướng Bernard Montgomery. Đây là cuộc tấn công quy mô lớn cuối cùng của phe Trục (Chiến dịch "Brandung") trong Chiến dịch Sa mạc Tây, trong đó Rommel đã lập kế hoạch đánh bại Tập đoàn quân số 8 của Anh trước khi khối Đồng Minh được tăng viện dẫn đến tình hình bất lợi cho khối Trục.
Montgomery—người đã được hệ thống tình báo Ultra báo trước về những ý định của Rommel—đã cố tình để lại một lỗ hổng ở khu vực phía nam của trận tuyến, vì biết rằng Rommel dự kiến sẽ tiến công nơi này, và triển khai chủ lực của các lực lượng thiết giáp và pháo binh của ông ta xung quanh cao điểm Alam el Halfa, về phía sau trận tuyến. Trong một chiến thuật mới, các cỗ xe tăng được sử dụng trong một vai trò của vũ khí chống tăng, được giữ nguyên ở các vị trí của chúng trên cao điểm và không được tiến hành phá vây để bị tiêu diệt như trong quá khứ.
Cuộc tấn công của Rommel đã giành được thắng lợi ban đầu. Tuy nhiên, do liên quân Đức - Ý bị thiếu hụt nhiên liệu, và do các cuộc tiến công của ông ta vào cao điểm bị bẻ gãy, Rommel ra lệnh rút quân. Montgomery không khai thác thắng lợi phòng ngự của mình, thay vì đó quyết định củng cố các lực lượng của mình để chuẩn bị cho trận El Alamein lần thứ hai. Mặc dù vậy, Sư đoàn New Zealand số 2 đã phát động một cuộc tấn công vào các vị trí phòng ngự của quân đội Ý, và cuộc tấn công này sớm bị đánh bật với thiệt hại nặng nề. Không biết về hệ thống tình báo Ultra của Anh, Rommel đã tuyên bố rằng ưu thế về không quân của Anh đóng vai trò quyết định cho thắng lợi của họ tại Alam el Halfa. Rommel nhận thấy rằng các cuộc tấn công thất bại của mình đã gây tổn thất lớn cho các lực lượng cơ giới của khối Trục và buộc ông ta phải chấm dứt chiến dịch tấn công của mình.
Đối với quân đội phe Trục, cái giá của thất bại tại Alam el Halfa không chỉ là một thất bại chiến thuật và một cuộc rút lui. Với các cuộc tấn công thất bại tại Alam Halfa, Rommel không chỉ đánh mất khả năng chiến dịch của mình để khởi đầu các chiến dịch tấn công khác, mà ông còn mất khả năng chiến dịch và chiến thuật để phòng thủ căn cứ của quân đội Đức Quốc xã tại châu Phi. Các mục tiêu chiến lược của khối Trục ở chiến trường châu Phi không còn có thể thực hiện được nữa. | 1 | null |
Đảo san hô Rocas (tiếng Bồ Đào Nha: "Atol das Rocas") là một đảo san hô ở Đại Tây Dương, thuộc bang Rio Grande do Norte, Brasil. Nó cách Natal 260 km (160 dặm) về phía Đông bắc và quần đảo Fernando de Noronha 145 km (90 dặm) về phía Tây. Đây là đảo san hô có nguồn gốc từ núi lửa và được hình thành bởi các rạn san hô.
Mô tả.
Hòn đảo có chiều dài 3,7 km (2,3 dặm) và rộng 2,5 km (1,6 dặm) bao gồm vùng đầm phá rộng tới 7,1 km2 (2,7 sq mi). Hòn đảo có hình bầu dục, phần đất chỉ có khoảng 0,36 km2 (hiện hữu ở hai hòn đảo Cemitério ở phía tây nam và đảo Farol Cay ở phía tây bắc). Đảo Rocas có những vùng đầm phá sâu tới 6 mét, nơi cao nhất trên hòn đảo là một cồn cát ở phía nam của Farol Cay cao 6 mét (20 ft). Thực vật chính trên đảo đất bao gồm các loài cỏ, cây bụi, cọ... Động vật thì có cua, nhện, bọ cạp, bọ chét cát, bọ cánh cứng, gián lớn, và nhiều loài chim.
Đảo san hô là một khu bảo tồn động vật hoang dã. Năm 2001, hòn đảo đã được UNESCO công nhận là một di sản thế giới. Nhiều loài động vật quý hiếm bao gồm rùa biển, cá mập, cá heo và các loài chim biển. Đảo san hô bao gồm chủ yếu là tảo đỏ và các loài san hô. Đảo san hô dạng đường cung gần như khép kín, chỉ có khu vực hẹp có chiều rộng 200 mét (660 ft) là một con kênh ở phía Bắc thông ra biển và một kênh hẹp hơn nhiều ở phía Tây đảo.
Do vị trí ở khá xa đất liền, nên hòn đảo gần như không bị ảnh hưởng bởi hoạt động của con người. Ngay cả các nhà nghiên cứu sinh vật học cũng bị hạn chế tới hòn đảo. | 1 | null |
Chiến tranh Punic lần thứ hai, cũng còn được gọi là Chiến tranh Hannibal, (bởi những người La Mã) Cuộc chiến tranh chống lại Hannibal, hoặc Chiến tranh Carthage, kéo dài từ năm 218 đến năm 201 TCN với sự tham gia của các thế lực hùng mạnh ở cả phía tây và phía đông Địa Trung Hải. Đây là cuộc chiến tranh lớn thứ hai giữa Carthage và Cộng hòa La Mã, với sự tham gia quan trọng của quân Numidia-Berber và các bộ tộc ở cả hai bên. Cả hai cường quốc này đã có ba cuộc chiến tranh lớn với nhau trong quá trình tồn tại của mình. Chúng được gọi là "Những cuộc chiến tranh Punic" bởi vì Roma gọi người Carthage là "Punici", một sự ám chỉ đến tổ tiên người Phoenicia của họ.
Cuộc chiến tranh này được ghi dấu bằng cuộc hành trình đầy bất ngờ bằng đường bộ của Hannibal và tổn thất của ông khi vượt qua dãy núi Anpơ, tiếp theo đó đoàn quân của ông được bổ sung thêm nhờ sự gia nhập của những đồng minh người Gaul và đánh cho quân đội La Mã thua liểng xiểng trong trận Trebia và một trận phục kích phi thường tại Trasimene. Nhằm đối phó lại tài năng của ông trên chiến trường, người La Mã đã triển khai chiến lược Fabius. Tuy nhiên, bởi vì sự mất lòng dân ngày càng tăng của phương pháp này, người La Mã buộc phải tiến hành một trận chiến lớn khác nữa. Kết quả của điều này đó là thảm bại của người La Mã tại Cannae. Thất bại này khiến cho nhiều đồng minh La Mã chạy sang phía Carthage, làm kéo dài cuộc chiến ở Ý trong hơn một thập kỷ, trong thời gian đó, có thêm nhiều đạo quân La Mã khác nữa bị tiêu diệt trên chiến trường. Mặc dù chịu nhiều thất bại, quân La Mã có khả năng tổ chức lại nhanh hơn người Carthage và tất cả các thành phố lớn đứng về phía đối phương đã bị chiếm lại, cũng như đánh bại một nỗ lực của người Carthage nhằm củng cố lại quân đội của Hannibal ở trận Metaurus. Trong khi đó, ở Iberia, nơi được dùng như là nguồn cung cấp nhân lực chính cho quân đội Carthage, một đoàn quân viễn chinh La Mã thứ hai dưới quyền Publius Cornelius Scipio Africanus đã chiếm được thành Tân Carthage sau một cuộc tấn công và kết thúc sự cai trị của Carthage trên đất Iberia trong trận Ilipa. Thử thách cuối cùng cho người La Mã là trận Zama xảy ra ở châu Phi giữa Scipio Africanus và Hannibal, kết quả là một thất bại dành cho Hannibal và tiếp đó là việc áp đặt các điều kiện hòa bình khắc nghiệt đối với Carthage, nó sẽ không bao giờ còn là một thế lực hùng mạnh nữa và dần trở thành một chư hầu của nhà nước La Mã.
Một diễn biến phụ khác của cuộc chiến này là cuộc chiến tranh Macedonia lần thứ nhất bất phân thắng bại xảy ra ở Đông Địa Trung Hải và khu vực Biển Ionian.
Bối cảnh.
Chiến tranh Punic lần thứ hai giữa Carthage và La Mã bắt nguồn từ vụ tranh chấp về quyền lãnh đạo của Saguntum, một thành phố ven biển Iberia chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Hy Lạp với mối quan hệ ngoại giao với La Mã. Sau vụ ám sát những người thân Carthage giữa lúc tình hình căng thẳng ngày càng tăng bên trong chính quyền thành phố, Hannibal đã bao vây thành Saguntum vào năm 219 TCN. Thành phố đã cầu cứu người La Mã giúp đỡ, nhưng những lời cầu xin lại rơi vào quên lãng. Tiếp sau một cuộc vây hãm kéo dài và một trận chiến đẫm máu, trong đó bản thân Hannibal cũng đã bị thương và quân đội gần như bị xóa sổ, người Carthage cuối cùng đã đánh chiếm được thành phố. Nhiều cư dân Saguntum đã thà chọn cách tự sát còn hơn là chịu cảnh nô dịch bởi người Carthage.
Trước chiến tranh, La Mã và Hasdrubal Ngay thẳng đã ký kết một hiệp ước và theo những gì Livy ghi lại thì cả hai phe đồng ý rằng Iber nên là ranh giới giữa hai đế quốc và sự tự do của người Saguntine cần được duy trì.
Hannibal nắm thế chủ động (218-213 TCN).
Phía Tây Địa Trung Hải (218-213 TCN).
Cuộc hành trình đường bộ của Hannibal.
Quân đội Carthage ở Iberia, không bao gồm các lực lượng ở châu Phi, theo Polybius, có tổng cộng 90.000 bộ binh, 12.000 kỵ binh và 37 voi chiến: đó một trong những đạo quân lớn nhất thời kì Hy Lạp hóa và ngang ngửa về mặt quân số với bất kỳ đạo quân La Mã nào trên chiến trường. Hannibal khởi hành cùng đội quân này từ Tân Carthage (Cartagena, Tây Ban Nha) về phía bắc dọc theo bờ biển vào cuối mùa xuân năm 218 trước Công nguyên. Tại Ebro, ông chia đội quân của mình thành ba đạo và tiến hành chinh phục các bộ lạc từ nơi đó đến dãy núi Pyrenee trong vòng vài tuần, nhưng với thiệt hại nặng nề. Tại dãy núi Pyrenee, ông đã để lại một đội quân nhỏ gồm 11.000 quân Iberia, những người đã tỏ ra miễn cưỡng với việc rời bỏ quê hương của họ, để đảm nhận vai trò là một đơn vị đồn trú cho khu vực mới được chinh phục . Hannibal đã tiến vào xứ Gaul cùng với 50.000 bộ binh và 9.000 kỵ binh theo những ghi chép lại. Ông đã chỉ huy đội quân của mình đi theo một tuyến đường ở trong nội địa, nhằm tránh các đồng minh La Mã ở dọc theo bờ biển. Ở Gaul, các cuộc đàm phán đã giúp ông có thể hành quân mà không gặp bất cứ sự cản trờ nào trừ Trận đánh vượt sông Rhone, khi mà một đạo quân người Allobroges đã không thành công trong việc cố gắng ngăn cản 38.000 bộ binh (con số này không bao gồm bộ binh nhẹ), 8000 kỵ binh, và 37 voi chiến của ông từ phía bờ bên kia .
Trong khi đó, một hạm đội La Mã cùng với một đạo quân xâm lược cũng đang trên đường đến phía Bắc Iberia. Những chỉ huy của nó, anh em Gnaeus Cornelius Scipio Calvus và Publius Cornelius Scipio, biết rằng Hannibal đã vượt qua sông Ebro, nhưng họ đã rất ngạc nhiên bởi sự hiện diện của quân đội Carthage ở thượng nguồn sông Rhone. Sau khi tiến quân đến thành phố đồng minh Massilia, họ liền phái đi một đội quân do thám gồm 300 kỵ binh nhằm thăm dò nơi đóng quân của đối phương. Toán quân này sau đó đã đánh tan một đạo kị binh do thám của người Carthage gồm 500 kị binh Numidia và truy đuổi quân địch về tận trại chính của họ. Nhờ vậy, với hiểu biết về vị trí của kẻ thù, những người La Mã liền hành quân quay ngược trở lại, và sẵn sàng chiến đấu. Hannibal trốn tránh đạo quân này và đi theo một lộ trình không rõ tiến đến (sông Isère hoặc Durance) dưới chân dãy núi AnPơ vào mùa thu. Ông cũng đã tiếp đón những sứ giả từ các đồng minh Gaul của mình ở Ý đã kêu gọi ông đến cứu viện cho họ và chỉ cho ông con đường vượt qua dãy núi AnPơ.
Cuộc viễn chinh đầu tiên của người La Mã ở Iberia.
Đoàn quân viễn chinh La Mã đầu tiên đến Iberia đã không thể ngăn chặn quân đội Carthage ở nội địa của Massalia, do đó, nó tiếp tục hành trình tới miền bắc Iberia dưới sự chỉ huy của Gnaeus Cornelius Scipio Calvus, một bước đi mang tính quyết định đối với kết quả của cuộc chiến tranh. Viên tướng còn lại của họ, Publius Cornelius Scipio, thì lại quay trở về Roma, và ông nhanh chóng nhận ra sự nguy hiểm của một cuộc xâm lược của Ý vào lúc này khi mà các bộ lạc người Boii và người Insubres đã đứng dậy khởi nghĩa. Sau năm 217 TCN, ông cũng tới Iberia.
Ở Iberia, sự cai trị của người Carthage khiến cho cư dân ở đây bất mãn, nhưng với việc người La Mã không có động thái gì trong cuộc bao vây thành Saguntum đã khiến cho người dân địa phương thận trọng về một liên minh chống lại những ông chủ của họ. Gnaeus Cornelius Scipio Calvus sau đó thiết lập trụ sở chính của mình tại Cissa, nằm giữa vùng đất mới bị Hannibal chinh phục gần đây, khu vực giữa sông Ebro và dãy Pyrene. Bất chấp những trở ngại ban đầu, ông nhanh chóng giành được sự ủng hộ ngày càng cao giữa những người bản địa. Điều này khiến cho viên tướng người Carthage là Hanno, cháu trai của Hannibal, quyết định giao chiến với ông trước khi quân đội của ông ta hợp nhất với quân đội theo Hasdrubal, em trai của Hannibal. Kết quả của trận Cissa là một chiến thắng cho người La Mã. Khi mà cuối cùng Hasdrubal cũng có mặt ở chiến trường, ông đã không giao chiến với quân chính quy La Mã và chỉ đơn thuần là tấn công những binh lính đang canh gác hạm đội của họ, và giết chết một số người.
Hạm đội liên hợp của người La Mã và Massalia cùng với quân đội đã tạo ra một mối đe dọa cho người Carthage. Hasdrubal dự định đầu tiên sẽ đánh bại hạm đội của họ. Tuy nhiên, lực lượng hải quân của ông đã có một lịch sử thất bại trước người La Mã. Vì lý do này, ông sẽ cho quân đội của mình hành quân cùng với hạm đội. Hạm đội này được mô tả là rất vô tổ chức trước khi bước vào trận chiến. Hạm đội 40 tàu chiến của người Carthage và người Iberia sau đó đã bị đánh bại bởi hạm đội gồm 55 tàu của người La Mã và Massalia trong trận hải chiến thứ hai của cuộc chiến tranh, với khoảng 3/4 hạm đội bị bắt hoặc bị đánh chìm và phần còn lại kéo những con tàu của họ lên bờ với cùng với đạo quân trên bờ. Kết quả là quân Carthage phải rút lui, nhưng người La Mã vẫn chỉ giới hạn trong khu vực giữa sông Ebro và dãy Pyrene.
Vị trí này ngăn cản việc người Carthage gửi quân tiếp viện từ Iberia đến cho Hannibal hoặc tới chỗ những người Gaul nổi loạn ở miền bắc Italia trong giai đoạn quan trọng của cuộc chiến. Để đối phó với vấn đề này, Hasdrubal hành quân vào lãnh thổ của người La Mã trong năm 215 TCn và giao chiến với họ tại Dertosa. Trong trận này, ông đã sử dụng ưu thế kỵ binh của mình để càn quét chiến trường và bao vây đối phương ở cả hai mặt bằng bộ binh của mình, một chiến thuật đã được sử dụng rất thành công tại Ý. Tuy nhiên, người La Mã đã phá vỡ hàng ngũ vốn dàn mỏng ra ở khu trung tâm và đánh bại cả hai bên cánh một cách lần lượt, và khiến cho quân Carthage thương vong nặng nề.
Trong lúc tình hình không có thêm sự tiến triển nào đáng kể ở mặt trận Iberia, Anh em Scipio đã có thể thương lượng để tạo ra một mặt trận mới ở châu Phi bằng cách thiết lập liên minh với Syphax, một vị vua Numidia hùng mạnh ở Bắc Phi. Trong năm 213 TCN, ông ta đã đón tiếp các cố vấn La Mã tới để huấn luyện cho những người lính bộ binh hạng nặng của mình mà lúc này vẫn chưa thể là đối trọng với quân Carthage. Với sự trợ giúp này, ông ta sau đó tiến hành chiến tranh chống lại Gala, đồng minh của người Carthage. Theo Appian, cũng trong năm 213 TCN, Hasdrubal đã rời đất Iberia và tới Bắc Phi để giao chiến với Syphax, mặc dù ông có thể bị nhầm lẫn với Hasdrubal Gisco. Hasdrubal Gisco là con trai của Gesco, người đã chiến đấu cùng với Hamilcar Barca, cha của Hannibal, ở Sicily trong cuộc chiến tranh Punic lần thứ nhất và là con rể của Hanno Già một trong những phụ tá của Hannibal ở Ý.
Miền Trung Địa Trung Hải.
Những cuộc viễn chinh và đột kích bằng đường biển.
Trong năm 218 TCN, hải quân Carthage lại đang bận rộn với việc thám thính vùng biển Sicily và chuẩn bị cho một cuộc tấn công bất ngờ vào thành trì then chốt của họ trước đây, thành Lilybaeum, ở đầu mút phía tây của hòn đảo. Hai mươi tàu quinquereme, chở theo 1.000 binh lính, đã đột kích vào quần đảo Aegadian ở phía tây Sicily và tám con tàu khác cũng dự định tấn công quần đảo Vulcan, nhưng chúng lại bị gió bão cuốn đi trong một cơn bão đang trên đường hướng về phía eo biển Messina. Sau đó, hải quân Syracuse tại Messina, đã cố gắng chiếm giữ được ba trong số các con tàu này mà không gặp phải sự kháng cự nào. Từ lời khai của đám thủy thủ đoàn rằng một hạm đội Carthage đang chuẩn bị tấn công Lilybaeum, Hiero II đã cảnh báo cho viên pháp quan La Mã, Marcus Amellius. Biết được tin báo, những người La Mã nhanh chóng chuẩn bị 20 tàu quinquereme để đánh chặn và đánh bại 35 tàu quinquereme của người Carthage trong trận Lilybaeum.
Và cũng ngay trong năm 218 TCN, người La Mã đã tích cực chuẩn bị cho một cuộc viễn chinh khởi hành từ Lilybaeum và hướng đến châu Phi. Hannibal đã dự đoán được bước đi này và tiến hành củng cố cho đội quân phòng thủ ở châu Phi với một lực lượng bao gồm 13.850 bộ binh nặng Iberia, 870 lính phóng thạch thủ người Balearic và 1.200 kị binh Iberia. Ngoài ra, khoảng 4.000 nam giới người Iberia "từ những gia đình tốt được gọi tòng quân và được chuyển đến Carthage nhằm tăng cường sức mạnh phòng thủ cho thành phố, và cũng đóng vai trò làm con tin nhằm đảm bảo sự trung thành của dân tộc họ". Đổi lại, 11.850 bộ binh Lybia, 300 người Liguria, và 500 lính phóng thạch thủ người Balearic đã được gửi đến Iberia nhằm tăng cường sức mạnh phòng thủ ở địa phương và để chống lại một cuộc xâm lược khác của người La Mã theo dự đoán.
Hải quân Carthage đã bị đánh bại bởi người La Mã trong hai trận giao chiến lớn, nhưng cả hai bên lại đều không thể ngăn chặn các cuộc đột kích khác từ bờ biển của nhau. Một ngoại lệ là năm 217 trước Công nguyên, khi một hạm đội Carthage gồm tàu 70 quinquereme đã bị chặn lại ngoài khơi bờ biển Etruria bởi một đội La Mã gồm 120 quinquereme và rút lui mà có trận chiến nào xảy ra sau đó.
Đoàn viễn chinh đầu tiên của người Carthage tới Sardinia, là vào trong năm 215 trước Công nguyên, dưới sự chỉ huy của Hasdrubal Hói cùng với thuộc cấp của ông, Hampsicora. Một cuộc nổi dậy của phe ủng hộ người Carthage xảy ra trước đó đã bị dập tắt, trong khi một cơn bão đã cuốn hạm đội Carthage đến quần đảo Balearic. Khi mà cuối cùng họ cũng đặt chân tới Sardinia, người La Mã đã nhận thức được âm mưu của đối phương và đã tăng cường các đơn vị đồn trú mà bị dân chúng ở đây căm ghét, dưới quyền chỉ huy của Titus Manlius Torquatus, lên đến 20.000 bộ binh và 1.200 kỵ binh. Người La Mã sau đó tiến đánh và đánh tan đạo quân Carthage gồm 15.000 bộ binh và 1500 kỵ binh (cùng với một số con voi) và tàn quân khởi nghĩa Sardinia tại trận Cornus. Tiếp đó, đoàn viễn chinh thất trận gồm 60 tàu quinquereme và một số tàu vận chuyển lại bất ngờ chạm trán với một hạm đội La Mã đang trên đường cướp bóc trở về từ châu Phi với 100 tàu quinquereme. Hạm đội Carthage thua chạy toán loạn và mất bảy tàu. Kết quả là, Sardinia, một hòn đảo xuất khẩu ngũ cốc quan trọng, vẫn nằm dưới sự chiếm đóng của người La Mã.
Người Gaul nổi dậy.
Người La Mã đồng thời nhận được tin về cuộc vượt sông Ebro của Hannibal cùng với tin một cuộc nổi dậy ở miền bắc Ý của các bộ lạc Gaul là người Boii và người Insubres . Hai bộ lạc này sau đó đã thiết lập các cuộc tiếp xúc ngoại giao với người Carthage và đứng về phía họ như là những đồng minh chống lại kẻ thù chung, La Mã. Mục tiêu đầu tiên của quân nổi dậy là các thuộc địa La Mã ở Placentia và Cremona, khiến cho những người La Mã bỏ chạy về Mutina (hiện nay là Modena), Gauls sau đó tiến hành thành vây hãm nó. Để đối phó lại, pháp quan L. Manlius Vulso liền hành quân với hai quân đoàn và quân đồng minh, với tổng số là 1.600 kị binh và 20.000 bộ binh tới Cisalpine Gaul. Đội quân này bị phục kích hai lần trên đường hành quân từ Ariminium, và bị thiệt hại 1.200 người, mặc dù vậy cuộc vây hãm Mutina đã chấm dứt, thì chính bản thân đạo quân này lại rơi vào tình thế bị vây lỏng cách Mutina vài cây số Sự kiện này đã thúc đẩy viện nguyên lão La Mã phái một trong số những quân đoàn của Scipio và 5.000 quân đồng minh tới hỗ trợ Vulso. Scipio đã phải tuyển mộ thêm quân để thay thế cho số này và do đó không thể tới Iberia cho đến tháng 9 năm 218 TCN, và điều này cho phép Hannibal có thêm thời gian để từ Ebro tới Rhone.
Sau khi tránh khỏi tham gia vào một trận chiến lớn tại khu vực sông Rhone, Hannibal đã nhanh chóng hành quân đến trợ giúp cho các đồng minh người Gaul của ông, vốn đang bị nguy khốn bởi quân tiếp viện La Mã. Ông đã vượt qua dãy núi An-Pơ, vượt qua những khó khăn của khí hậu và địa hình, cùng với những khó khăn từ chiến thuật du kích của các bộ lạc bản địa. Tuyến đường chính xác của ông hiện vẫn đang còn trong tranh cãi. Hannibal đặt chân đến miền bắc Ý với ít nhất 28.000 bộ binh, 6.000 kỵ binh và 30 con voi trên vùng lãnh thổ của người Taurini, mà bây giờ là Piedmont. Mặc dù điều này đã được những người La Mã dự đoán, nhưng họ đã không lường trước được đối phương lại đến sớm như vậy và quân đội của họ vẫn còn ở khu vực trú đông. Cuộc hành trình vượt dãy AnPơ này được ghi nhận là một trong những thành tựu vĩ đại nhất về mặt hậu cần quân đội, vì ông đã vượt qua dãy núi AnPơ thông qua khu vực lãnh thổ thù địch vào cuối mùa thu không có sự trợ giúp quân lương nào. Cùng với việc bất ngờ tiến quân vào bán đảo Ý của ông đã khiến cho La Mã chấm dứt dự định thúc đẩy một cuộc xâm lược châu Phi.
Những người Gaul đồng minh của Hannibal thì lại ở hạ lưu thung lũng sông Po, và vẫn còn khá xa vời. Đầu tiên, Hannibal bắt buộc phải chiến đấu cùng đạo quân đã suy yếu của mình để có thể để tiếp cận với họ và kích động phần còn lại của Gallia Cisalpina tiến hành cuộc nổi dậy. Hành động đầu tiên của ông là đánh chiếm thành phố chính của người Taurini thù địch. Sau đó, người Carthage đã bị chặn lại bởi một đạo quân La Mã mới được xây dựng dưới sự chỉ huy của Publius Cornelius Scipio, người mà Hannibal từng lẩn tránh trước đó ở trong thung lũng sông Rhone, và đã không lường trước được đối thủ của mình lại đến sớm như vậy. Trong trận Ticinus diễn ra sau đó, lực lượng kỵ binh của quân đội của Hannibal đánh bại kỵ binh và bộ binh hạng nhẹ của người La Mã trong một trận giao tranh nhỏ. Scipio đã bị thương nặng trong trận đánh này, và phải rút lui về phía bên kia sông Trebia với bộ binh nặng của ông vẫn còn nguyên vẹn. Ông ta sau đó đóng trại tại thị trấn Placentia để chờ quân tiếp viện. Như là kết quả từ thất bại của người La Mã tại Ticinus, tất cả người Gaul trừ người Cenomani đã đứng về về phía quân Carthage. Cả người Gaul và Liguria đều đã tham gia vào quân đội của người Carthage, và giúp cho quân đội của Hannibal lên đến 40.000 người.
Ngay cả trước khi tin tức về thất bại tại sông Ticinus truyền tới Roma, viện nguyên lão đã ra lệnh cho chấp chính quan Sempronius Longus đem đạo quân của ông ta quay trở về từ Sicily, nơi mà nó đang chuẩn bị cho cuộc xâm lược châu Phi, để kết hợp cùng Scipio và đối phó với Hannibal. Hannibal đã ngăn chặn không cho quân đội của Scipio và Sempronius có thể gặp nhau. Tuy nhiên, với việc người Carthage đánh chiếm được kho lương tại Clastidium, thông qua sự phản bội của viên chỉ huy Latin ở địa phương, đã tạo cơ hội như là một sự chuyển hướng và cho phép quân đội của Sempronius có thể tiến quân tới chỗ của Scipio, người vẫn còn bị thương quá nặng để có thể chỉ huy. Sau một số thành công nhỏ, đạo quân thống nhất và có số lượng ngang ngửa này của người La Mã, dưới quyền Sempronius Longus đã bị nhử vào một trận giao chiến với Hannibal tại trận Trebia. Quân đội La Mã bị kéo vào cuộc chiến này mà không ăn bữa sáng và đầu tiên họ đã phải vượt qua một con sông giá lạnh, điều này khiến cho họ nhanh chóng bị mất sức. Hơn nữa, một đội đang mai phục dưới quyền Mago, người em út của Hannibal sẽ tấn công họ từ phía sau. Người La Mã sau đó đã bị tổn thất nặng nề với việc chỉ có 20.000 người trong số 40.000 binh lính có thể rút lui đến nơi an toàn. Điều này khiến cho họ phải rút khỏi Cisalpine Gaul. Sau khi củng cố được vị trí của mình ở phía bắc Italy nhờ chiến thắng này, Hannibal cho quân đội của mình trú đông ở giữa những người Gaul. Họ sau này sẽ gia nhập quân đội của ông với số lượng lớn, khiến cho nó lên đến 60.000 người, tuy nhiên, sự nhiệt tình của họ đã phần nào bị giảm bớt do người Carthage sống trên đất của họ.
Viện nguyên lão La Mã đã quyết định xây dựng một quân đội mới nhằm chống lại Hannibal dưới quyền hai chấp chính quan mới được bầu vào năm 217 TCN, Gnaeus Servilius Geminus và Gaius Flaminius. Viên chấp chính quan thứ hai từ lâu đã không tin tưởng những vị nguyên lão đồng sự của mình và sợ rằng họ sẽ cố gắng để phá hoại quyền chỉ huy của ông ta bằng cách tìm cớ để trì hoãn sự khởi hành của mình. Vì vậy, ông ta lặng lẽ rời Roma để tiếp nhận quân đội của mình tại Ariminum mà không cần thực hiện các nghi lễ tôn giáo kéo dài theo yêu cầu đối với một chấp chính quan mới được bầu.Viện nguyên lão đã bỏ phiếu nhất trí triệu hồi ông ta, nhưng ông đã phớt lờ mệnh lệnh của họ. Điều này gây ra sự mất tinh thần lan tràn giữa những người La Mã, vì họ sợ rằng Flaminius không tôn trọng các vị thần và sẽ mang đến thảm họa cho Roma. Theo như những gì mà ông ta dự đoán rằng Hannibal sẽ tiến vào miền trung Ý, Flaminius di chuyển quân đội của ông từ Ariminum tới Arretium, để nhằm khống chế những con đường đèo của dãy núi Apennine mà đi vào vùng Etruria. Người đồng cấp Servilius của ông, sau khi thực hiện các nghi lễ tôn giáo đã thay thế ông cùng với quân đội được xây dựng mới tại Ariminum để khống chế các tuyến đường dọc theo bờ biển Adriatic. Một lực lượng thứ ba, bao gồm những người sống sót từ các cuộc giao tranh trước đó, cũng đã được đóng quân ở Etruria dưới quyền Scipio. Vì vậy, tất cả các tuyến đường phía đông và phía tây đến Roma dường như đã được canh giữ.
Vào đầu mùa xuân 217 trước Công nguyên, Hannibal đã quyết định tiến quân, và rời bỏ các đồng minh người Gaul đang dao động của ông trong thung lũng Po và vượt qua dãy Apennine mà không gặp phải sự kháng cự nào. Sau đó, ông tránh các vị trí của người La Mã và sử dụng con đường duy nhất qua cửa sông Arno mà không có sự trấn giữ để tiến vào Etruria. Tuyến đường này xuyên qua một đầm lầy lớn, mà thường xuyên xảy ra tình trạng ngập lụt hơn vào mùa xuân. Quân đội của Hannibal đã hành quân trong nhiều ngày mà không tìm thấy địa điểm thuận tiện để nghỉ ngơi, và phải chịu tình trạng đau đớn khủng khiếp từ sự mệt mỏi và thiếu ngủ. Điều này dẫn đến việc tổn thất mất một phần đạo quân này, có vẻ như bao gồm cả những con voi còn lại.
Đặt chân đến Etruria trong mùa xuân năm 217 TCN, Hannibal đã cố gắng để nhử cánh quân chủ lực của người La Mã dưới quyền Flaminius vào một trận quyết chiến bằng cách tàn phá khu vực mà ông ta được phái tới bảo vệ nhưng không có kết quả Sau đó, Hannibal đã sử dụng một mưu kế mới, ông hành quân vòng quanh cánh trái của đối phương và tỏ ra hiệu quả trong việc chia cắt ông ta khỏi Roma. Tiến quân qua các vùng cao nguyên của Etruria, người Carthage giờ gây đã khiêu khích Flaminius vào một cuộc truy đuổi vội vàng mà không tiến hành thám thính trước. Sau đó, trong hẻm núi trên bờ hồ Trasimenus, Hannibal bố trí một cuộc phục kích với quân đội của ông. Cuộc phục kích đã thành công hoàn toàn: trong trận Hồ Trasimene, Hannibal đã tiêu diệt gần như toàn bộ quân đội La Mã và giết chết Flaminius và quân đội của ông không bị thiệt hại nhiều. 6.000 người La Mã đã có thể trốn thoát, nhưng sau đó họ đã bị kị binh Numidia của Maharbal đuổi kịp và buộc phải đầu hàng. Hơn nữa, Scipio, sau khi biết tin về trận đánh, đã phái kỵ binh của mình để hỗ trợ nhưng họ cũng đã bị đánh chặn và tiêu diệt. Như là kết quả của chiến thắng này, đạo quân ô hợp bao gồm quân nổi dậy người Gaul, người châu Phi, người Iberia và Numidia đã được trang bị tốt hơn nhiều những gì họ có thể sử dụng cho bản thân và bán những phần dư thừa thông qua các thương nhân Ai Cập cho chính người La Mã. Giống như tất cả các cuộc giao tranh trước đó, những tù binh bị bắt được phân loại thành một bên là người La Mã, thì bị giữ làm tù binh, còn những người không phải người La Mã, thì được trả tự do để tuyên truyền rằng quân đội Carthage có mặt ở Ý là để chiến đấu cho quyền tự do của họ chống lại người La Mã. Về mặt chiến lược, Hannibal bây giờ đã loại bỏ hoàn toàn đạo quân duy nhất có thể cản đường tiến quân của ông về La Mã, mặc dù vậy lại có một cuộc tranh cãi giữa các tướng lĩnh của ông, và ông đã không tiến hành tấn công Roma. Thay vào đó, ông hành quân về phía Nam với hy vọng lôi kéo thêm đồng minh trong số cư dân Hy Lạp và Ý.
Chiến lược Fabius.
Thất bại tại hồ Trasimene đã khiến cho những người La Mã rơi vào tình trạng hoảng loạn, và lo sợ cho sự tồn tại của thành phố. Viện nguyên lão đã quyết định dùng đến để biện pháp khẩn cấp truyền thống đó là chỉ định một quan Độc tài, một tổng chỉ huy tạm thời, ông ta sẽ thâu tóm toàn bộ quyền hành đối với quân đội, vốn được thường được phân chia giữa hai chấp chính quan, theo một thời hạn sáu tháng. Thủ tục thông thường yêu cầu sự hiện diện của một chấp chính quan để được bổ nhiệm là nhà độc tài. Vào lúc đó, một trong hai chấp chính quan (Flaminius) đã tử trận và người còn lại (Servilius) thì lại đang ở cùng với đạo quân duy nhất còn lại ở Ý, Viện nguyên lão quyết định bầu một nhà độc tài của chính nó. Vì đây là một điều trái với hiến pháp, người được bổ nhiệm, Quintus Fabius Maximus, được trao tước hiệu "prodictator" (quyền độc tài) mặc dù ông đã giữ quyền hạn giống như một nhà độc tài. Viện nguyên lão cũng bổ nhiệm luôn viên "equitum magister" cho ông ("Tổng chỉ huy kỵ binh, người giữ vai trò phó tư lệnh) thay vì cho phép nhà độc tài tự mình nắm giữ quyền lực: M. Minucius Rufus
Từ bỏ truyền thống quân sự La Mã đó là giao chiến với kẻ thù trong những trận quyết chiến càng sớm càng tốt, Fabius nghĩ ra chiến lược Fabius: từ chối các trận đánh lớn với đối thủ của mình, nhưng thay vào đó liên tục giao tranh với các đội quân nhỏ của đối phương. Sáng kiến này không được lòng các binh sĩ, họ gán cho Fabius biệt danh "Cunctator"("Người trì hoãn"), kể từ lúc ông dường như tranh né những trận chiến trong khi Ý đang bị tàn phá bởi kẻ thù. Hơn nữa, nó cũng khiến nhiều người lo sợ rằng, nếu Hannibal tiếp tục cướp bóc Ý mà không gặp bất cứ sự kháng cự nào, sẽ làm cho đồng minh của họ sợ hãi, và tin tưởng rằng La Mã không còn đủ khả năng bảo vệ họ, có thể khiến họ đào ngũ và chuyển sang cam kết trung thành với người Carthage. Như là một biện pháp đối phó, cư dân của các ngôi làng đã được khuyến khích tham gia vào việc cảnh giới, để họ có thể thu thập vật nuôi và tài sản của họ trong thời gian này và trú ẩn trong những thị trấn được tăng cường mà kẻ thù không thể đánh chiếm. Đường lối của Fabius chẳng khác gì cái bóng của Hannibal bằng cách di chuyển theo chiều song song với đà tiến quân của người Carthage trên vùng đồng bằng, để tránh kỵ binh của Hannibal vốn có ưu thế trên địa hình bằng phẳng. Điều này đòi hỏi một sự cẩn trọng tuyệt đối, vì khi đó người Carthage đã cố gắng với tất cả khả năng của mình để phục kích những người La Mã. Vì lý do này, một đội hình hành quân mới, với ba đội hình hàng dọc song song của bộ binh, đã được phát triển thay vì một đội hình hàng dọc duy nhất đã được sử dụng tại hồ Trasimene.
Fabius liên tục quấy rối đội quân què quặt Hannibal và đã bắt được nhiều tù binh. Cả hai vị chỉ huy đã quyết định rằng họ sẽ trao đổi tù binh theo các điều kiện tương tự như trong cuộc chiến tranh Punic lần thứ nhất. Dẫu vậy người Carthage đã giao trả người La Mã nhiều hơn hàng trăm tù binh so với số mà họ nhận được và vì vậy họ mong đợi nhận được bồi thường bằng tiền, Viện nguyên lão thì lại miễn cưỡng trả tiền. Tuy nhiên, những điền sản của Fabius đã không bị các toán quân cướp bóc người Carthage đụng đến nhằm để kích động sự mất lòng tin chống lại ông. Fabius lúc này bán các điền trang của mình để có tiền trả cho quân địch và nhận lại số tù binh còn lại.
Sau khi tàn phá vùng Apulia mà không chọc tức được Fabius tham gia vào một trận chiến, Hannibal quyết định hành quân qua vùng Samnium để vào đất Campania, một trong những tỉnh giàu nhất và màu mỡ nhất ở Ý, với hy vọng rằng sự tàn phá sẽ lôi kéo Fabius vào trận chiến. Về phần mình, Fabius nhận thấy rằng ông có được một cơ hội tuyệt vời để bẫy quân Carthage trên đồng bằng Campanian và buộc Hannibal phải chiến đấu trong các ngọn núi xung quanh ở vị chí theo sự lựa chọn của riêng ông. Khi mà một năm nữa dần qua đi, Hannibal quyết định rằng sẽ là không khôn ngoan khi trú đông ở vùng đồng bằng đã bị tàn phá của Campania nhưng Fabius đã đảm bảo rằng tất cả lối thoát của các con đường vượt núi đều đã bị chặn. Tình trạng này đã dẫn đến trận chiến đêm ở Ager Falernus trong đó người Carthage tìm được cách trốn thoát bằng cách lừa những người La Mã tin rằng họ đang trên đường tới các đỉnh núi ở phía trên họ. Người La Mã vì vậy đã mắc bẫy và quân Carthage rút quân qua một con đường không được bảo vệ với tất cả quân nhu của họ. Đây là một đòn nghiêm trọng đối với uy tín của Fabius.
Minucius, viên "magister equitum", là một trong những người có tiếng nói quan trọng trong quân đội chống lại việc chấp nhận chiến lược Fabius. Ngay sau khi ông ta đạt được một thành công nhỏ, bằng cách chiến thắng một cuộc giao tranh với người Carthage, Viện nguyên lão đã thăng chức cho Minucius lên thành "imperium"(quyền chỉ huy) ngang bằng với Fabius, người mà ông ta cáo buộc là hèn nhát. Kết quả là, hai người đã quyết định để phân chia đội quân giữa họ. Đội quân của Minucius đã nhanh chóng bị nhử vào một cuộc phục kích của Hannibal trong vùng đất bằng phẳng của Geronium. Fabius Maximus đã vội vã đến hỗ trợ người đồng cấp của mình và quân đội của Hannibal ngay lập tức rút lui.
Tìm kiếm một trận đánh quyết định.
Fabius dần làm mất lòng dân chúng thành Roma, kể từ lúc chiến thuật của ông đã không dẫn đến một kết thúc nhanh chóng cho cuộc chiến. Dân La Mã chế giễu ông là "Người Trì Hoãn", và trong cuộc bầu cử vào năm 216 trước Công nguyên, họ đã bầu Gaius Terentius Varro làm chấp chính quan, ông ta là người vốn chủ trương theo đuổi một chiến lược chiến tranh hung hăng hơn và Lucius Aemilius Paullus, người ủng hộ một chiến lược giữa giữa các chiến thuật của Fabius và các chiến thuật được đề xuất bởi Varro. Trong chiến dịch năm 217 TCN, Hannibal đã thất bại trong việc giành được sự ủng hộ giữa những cư dân Ý. Vào mùa xuân năm 216 trước Công nguyên, ông đã nắm lấy thế chủ động và đánh chiếm kho lương lớn tại Cannae ở vùng đồng bằng Apulia. Như vậy, bằng cách chiếm Cannae, Hannibal đã tự đặt mình vào giữa những người La Mã và nguồn cung cấp lương thực quan trọng bậc nhất của họ. Viện nguyên lão La Mã đã trao quyền xây dựng một đội quân lớn gấp đôi cho hai chấp chính quan Varro và Aemilius Paullus. Theo một số ước tính, người La Mã đã xây dựng một đạo quân lớn lên tới khoảng 100.000 người, mặc dù con số này không thể hoàn toàn được xác nhận.
Hai chấp chính quan Aemilius Paullus và Varro quyết tâm đối đầu với Hannibal và họ hành quân về phía nam tới Apulia. Sau một cuộc hành quân kéo dài hai ngày, họ đã tìm thấy ông ta ở bên bờ trái của sông Aufidus, và đóng trại cách đó sáu dặm (10 km). Hannibal đã lợi dụng sự háo hức của Varro và lừa ông ta vào một cái bẫy bằng cách sử dụng một chiến thuật bao bọc nhằm loại bỏ ưu thế về quân số của người La Mã. Hannibal đã bố trí lực lượng bộ binh ít đáng tin cậy nhất của ông ở trung tâm của hình bán nguyệt, với hai bên cánh bao gồm kị binh người Gaul và người Numidia. Các quân đoàn La Mã đã tấn công mạnh nhằm vào khu trung tâm yếu của Hannibal, nhưng các lính đánh thuê Libya ở hai bên cánh, lại đe dọa sườn của họ. Cuộc tấn công bởi kỵ binh của Hannibal là không thể ngăn cản và viên tướng kị binh Hasdrubal (không nhầm lẫn với em trai của Hannibal đang tiến hành chiến dịch ở Iberia ), đánh tan tác kỵ binh La Mã La Mã bên cánh phải và sau đó càn quét xung quanh hậu phương của quân La Mã và tấn công kỵ binh của Varro bên cánh trái của người La Mã, và sau đó là các quân đoàn, từ phía sau. Kết quả là quân đội La Mã bị bao vây và không còn đường trốn thoát. Nhờ các chiến thuật tuyệt vời này, Hannibal, với quân số thua kém hơn nhiều, đã tiêu diệt gần tất cả quân La Mã trong trận này. Đã có ước tính rằng khoảng 50,000-70,000 người La Mã đã bị giết hoặc bị bắt làm tù binh ở Cannae.
Như Polybius đã ghi lại: "Nặng nề hơn cả thất bại ở Cannae, là việc những đồng minh cũ của La Mã, những thành bang tưởng như trung thành hết mực, nay đã rời bỏ liên minh chỉ với một lý do đơn giản, họ đã hết hy vọng với sức mạnh của La Mã." Cùng trong năm này, các thành phố Hy Lạp trên đảo Sicilia bắt đầu nổi dậy chống lại sự cai trị của La Mã, cùng với đó, vua Philippos V của Macedonia cũng tỏ sự ủng hộ Hannibal bằng cách phát động cuộc Chiến tranh Macedonia lần thứ nhất chống lại La Mã. Hannibal cũng củng cố được liên minh với vị vua mới Hieronymus của Syracuse, thành bang độc lập duy nhất ở Sicilia, và người Tarentum cũng đứng về phía ông cùng thời gian đó. Người Gaul ở miền Bắc Italia cũng trở thành một lực lượng ủng hộ Hannibal. Hannibal bây giờ đã có đủ nguồn lực và nhân lực cần thiết để tiến hành một cuộc tấn công thành công vào thành Rome. Tuy nhiên, ông lại không chắc chắn về tính khả thi của cuộc tấn công này và đã dành rất nhiều thời gian cân nhắc nó. Trong khi ông do dự thì người La Mã đã có thể tập hợp lại, và cơ hội đã trôi qua. Một sự kiện đáng chú ý khác trong năm 216 trước Công nguyên là sự đào ngũ của Capua, thành phố lớn thứ hai của Ý, Hannibal đã biến nó thành căn cứ mới của mình. Tuy nhiên, ngay cả điều này cũng không thể làm ông hài lòng vì chỉ có một vài thành bang ở Ý mà ông đã dự kiến sẽ giành được như những đồng minh đã đồng ý đứng về phía ông. Hơn nữa, hải quân Macedonia lại không thể giao chiến với hải quân La Mã, do đó, họ không thể để giúp ông một cách trực tiếp được.
Hannibal đã gửi một phái đoàn đến La Mã để đàm phán một nền hòa bình và một đề nghị khác về việc trao đổi những tù nhân La Mã của ông để đổi lấy những khoản tiền chuộc, nhưng Roma đã từ chối tất cả các lời đề nghị.
Thiết lập một hệ thống đồng minh.
Sau trận Cannae, một số đồng minh miền nam Ý ngay lập đứng về phía Hannibal: các thị trấn của người Apulia như Salapia, Arpi và Herdonia và nhiều thành phố khác của người Lucania. Mago hành quân về phía nam với một đội quân đội nhỏ, và một vài tuần sau đó, người Brutti cũng gia nhập với ông ta. Đồng thời, Hannibal hành quân phía bắc cùng với một phần quân đội của ông và người Hirpini và Caudini, hai trong số ba thành bang của người Samnite, cũng gia nhập với ông. Thành công lớn nhất mà ông giành được đó là thành phố lớn thứ hai của Ý, Capua, khi quân đội của Hannibal hành quân vào vùng Campania trong năm 216 TCN. Cư dân của Capua đã có quyền công dân La Mã một cách giới hạn và tầng lớp quý tộc của nó đã liên kết với những người La Mã thông qua hôn nhân và tình bạn, nhưng với tham vọng có thể trở thành thành phố siêu cường của Ý sau những thảm bại gần đây của người La Mã rõ ràng đã là một sự cám dỗ quá lớn. Hiệp ước giữa họ và Hannibal có thể được mô tả như là một thỏa thuận hữu nghị, với việc người Capua cung cấp các bến cảng mà qua đó Hannibal có thể đón nhận được quân tăng viện .
Năm 215 TCN, hệ thống liên minh của Hannibal đã khống chế phần lớn miền nam Italy, ngoại trù các thành phố Hy Lạp dọc theo bờ biển (ngoại lệ là Croton đã được chinh phục bởi các đồng minh của ông), Rhegium, và các thuộc địa Latin như Beneventum, Luceria ở Samnium, Venusia ở Apulia, Brundisium và Paestum. Vùng đất Gaul độc lập mà ông đã thiết lập ở miền bắc Italia vẫn còn nằm ngoài sự kiểm soát của người La Mã.
Hannibal đã có thể lôi kéo được một căn cứ quan trọng vào liên minh của mình nhờ vào những thành công quân sự to lớn của ông. Ông cũng coi nó như là điều cần thiết để chiếm được thành phố Nola, một pháo đài La Mã ở Campania, một vùng đất mà liên kết hàng loạt đồng minh khác nhau của ông về mặt địa lý và có bến cảng quan trọng nhất dành cho việc tiếp tế. Trước khi ông tiến hành những nỗ lực đầu tiên của mình, phe ủng hộ người Carthage trong thành phố đã bị người La Mã loại bỏ, vì vậy không có cơ hội nào để cho thành phố có thể phản bội. Hannibal đã cố gắng ba lần, bằng cách tấn công hay vây hãm nhằm chiếm thành phố này từ tay Marcus Claudius Marcellus trong ba lần vào năm 216 TCN, lần thứ hai vào năm 215 TCN và lần thứ ba vào năm 214 TCN, nhưng tất cả đều thất bại. Ít nhất là vào năm 215, Hannaibal đã có thể chiếm được Casilinum, một vị trí chiến lược quan trọng cho phép việc kiểm soát vùng Campania.
Mặc dù không nối liền với bán đảo Ý, Syracuse trên đảo Sicily vẫn giữ vai trò quan trọng nhờ việc nắm giữ tuyến đường biển cho việc tiếp tế, kể từ lúc Lilybaeum nằm trong tay người La Mã. Hannibal đã được hỗ trợ bởi thực tế đó là Hiero II, bạo chúa cũ của Syracuse và một đồng minh trung thành của La Mã, đã qua đời và Hieronymos, người lên kế vị ông ta lại bất mãn với địa vị của mình trong liên minh La Mã. Hannibal đã cử hai phụ tá của ông tới chỗ ông ta, họ vốn là những người có gốc gác Syracuse, và họ đã thành công trong việc lôi kéo Syracuse, tuy nhiên đổi lại là việc cho phép người Syracuse chiếm lấy toàn bộ Sicily. Người Syracuse có tham vọng to lớn, nhưng mà quân đội mà họ đưa ra chiến trường lại không thể là đối trọng với đạo quân La Mã được phái đến, và kết quả là dẫn đến thành Syracuse bị vẫy hãm từ năm 214TCN trở đi. Trong cuộc vây hãm này, nhờ vào những cỗ máy khéo léo của Archimedes, họ đã đánh bại tất cả các cuộc tấn công của người La Mã.
Bản chất chiến dịch của Hannibal ở Ý là sử dụng các nguồn lực tại chỗ để chống lại người La Mã và chiêu mộ thêm binh lính từ những cư dân địa phương. Hanno, thuộc cấp của ông đã có xây dựng được một đội quân ở vùng Samnium, nhưng người La Mã đã chặn đạo quân mới được chiêu mộ này trong trận Beneventum (214 TCN) và tiêu diệt nó trước khi nó có thể nằm dưới sự lãnh đạo đáng sợ của Hannibal. Hannibal có thể lôi kéo những đồng minh về phía mình, nhưng việc bảo vệ họ chống lại người La Mã là một vấn đề mới và khó khăn, vì người La Mã vẫn có thể đem ra chiến trường nhiều đạo quân với quân số vượt trội so lực lượng riêng của ông. Vì vậy mà Fabius đã có thể đánh chiếm lại thành Arpi, đồng minh của người Carthage trong năm 213 TCN.
Roma đánh chiếm những thành phố quan trọng (212-207 TCN).
Miền Tây Địa Trung Hải (212-207 TCN).
Thất bại của cuộc viễn chinh đầu tiên.
Ở Iberia, anh em Scipio đã chiêu mộ 20.000 lính đánh thuê người Celtiberia để củng cố cho quân đội của họ vốn gồm 30.000 bộ binh và 3.000 kỵ binh. Sau khi nhận thấy rằng quân đội Carthage đã được triển khai một cách tách biệt giữa họ với nhau, trong đó Hasdrubal Barca và 15.000 quân ở gần Amtorgis, còn Mago Barca và Hasdrubal Gisco, cả hai với 10.000 quân, lại ở xa về phía Tây của Hasdrubal, anh em Scipio đã lên kế hoạch để phân chia quân đội của họ. Publius Scipio đã quyết định đưa 20.000 lính La Mã và đồng minh để tấn công Mago Barca gần Castulo, trong khi Gnaeus Scipio đã chỉ huy một quân đoàn đôi (10.000 quân) cùng với lính đánh thuê để tấn công Hasdrubal Barca. Mưu kế này đã dẫn đến 2 trận đánh đó là trận Castulo và trận Ilorca, mà xảy ra trong cùng một vài ngày ở mỗi nơi, thường được coi chung là trận Thượng Baetis (211 TCN). Cả hai trận đánh kết thúc với thất bại cho những người La Mã vì Hasdrubal đã mua chuộc đám lính đánh thuê của người La Mã để họ bỏ trốn và trở về nhà mà không giao chiến.
Như là kết quả của trận chiến, người La Mã đã buộc phải rút lui về thành trì của họ ở miền Bắc Iberia, mà từ đó người Carthage không thể đánh đuổi họ. Đáng chú ý là những người lính La Mã đã quyết định bầu ra một viên chỉ huy mới, khi cả hai vị tướng đã tử trận.
Cuộc viễn chinh thứ hai của người La Mã tới Iberia.
Vào năm 210 TCN, Scipio Africanus đã lên đường đến Iberia theo mệnh lệnh của Viện nguyên lão và cũng để trả thù cho người cha và chú của ông.
Trong một cuộc tấn công tuyệt vời, Scipio đã thành công trong việc đánh chiếm trung tâm quyền lực của người Carthage ở Iberia, Cartagena, vào năm 209 TCN. Trong trận Baecula (208 TCN), ông đánh bại Hasdrubal, nhưng đã không thể ngăn cản ông ta tiếp tục hành quân đến Ý để củng cố quân đội của người anh trai Hannibal.
Trong trận Ilipa sau đó (206 TCN), Scipio đã đánh bại một liên quân dưới sự chỉ huy của Mago Barca, Hasdrubal Gisgo và Masinissa, do đó đặt dấu chấm hết cho sự cai trị của người Carthage ở Iberia.
Miền Trung Địa Trung Hải.
Đỉnh điểm và sụp đổ của liên minh Hannibal.
Cuộc bành trướng của người Carthage lên tới đỉnh điểm khi mà thành phố Hy Lạp lớn nhất tại Ý, Tarentum, chuyển phe vào năm 212 trước Công nguyên. Trận Tarentum (212 TCN) là một cuộc đảo chính được lên kế hoạch cẩn thận bởi Hannibal và các thành viên của phe dân chủ trong thành phố. Đã có hai cuộc tấn công riêng biệt thành công vào các cánh cổng của thành phố. Điều này cho phép quân đội Carthage, vốn đã tiếp cận mà không bị phát hiện dưới bức bình phong là một cướp bóc của các kỵ binh Numidia, tiến vào thành phố nhờ sự bất ngờ và chiếm lấy toàn thành phố, trừ thành trì nơi người La Mã và phe thân La Mã trong thành phố có thể tập hợp lại. Người Carthage đã không thành công trong việc chiếm lấy thành trì này nhưng sau đó họ xây dựng các công sự vây quanh thành trì này của đối phương và điều này cho phép thành phố vẫn còn nằm dưới sự kiểm soát của người Carthage. Tuy nhiên, bến cảng đã bị phong tỏa và những con tàu chiến phải vận chuyển bằng đường bộ để có thể đưa ra biển hạ thủy.
Trận Capua (212 TN) là một sự bế tắc, vì không bên nào có thể đánh bại đối phương. Người La Mã đã quyết định rút quân và từ bỏ cuộc vây hãm Capua. Kết quả là, kỵ binh Capua đã được tăng cường bằng một nửa lực lượng kỵ binh Numidia có sẵn, gồm 2.000 người.
Trong trận Beneventum (212 TCN), Hanno Già một lần nữa bị đánh bại, lần này dưới tay của Quintus Fulvius Flaccus, và mất luôn trại của mình vào tay đối phương. Trận đánh tiếp theo là trận Silarus, cũng diễn ra trong cùng năm, tại đó người La Mã dưới quyền Marcus Centenius đã bị phục kích và tiêu diệt toàn bộ, trừ 1000 trong số 16.000 binh lính của họ. Ngoài ra, vào năm 212 trước Công nguyên, Trận Herdonia cũng đem đến kết quả là một thất bại cho người La Mã, chỉ có 2.000 người La Mã trong một đạo quân khoảng 18.000 còn sống sót sau một cuộc tấn công trực tiếp bởi đạo quân áp đảo về số lượng của Hannibal, kết hợp với một cuộc mai phục cắt đứt đường rút lui của quân La Mã.
Giai đoạn này của cuộc chiến được đánh dấu bằng sự thất thủ của các thành phố lớn và nhỏ dưới tay người La Mã, mặc dù Hannibal vẫn có thể chiếm ưu thế trên chiến trường và giải vây một số cuộc vây hãm. Cuộc vây hãm Syracuse, vốn bắt đầu từ năm 214TCN, được đánh dấu bởi sự sáng tạo của Archimedes trong việc phát minh ra các cỗ máy chiến tranh đã khiến cho những người La Mã không thể giành được bất kỳ thành công nào với những phương pháp truyền thống của chiến tranh bao vây. Một quân đội Carthage gồm 20.000 người được phái đến để giải vây cho thành phố, nhưng nó lại bị thiệt hại nặng nề vì bệnh dịch hơn so với những người La Mã và do đó đã buộc phải rút lui về lại Agrigentum. Sự thất thủ của Syracuse cuối cùng đã đến, người La Mã chiếm được thành phố với giúp của phe ủng hộ La Mã người Syracuse và dẫn đến cái chết của Archimedes.
Trong trận Capua (211 TCN), Hannibal một lần nữa cố gắng để giải vây cho bến cảng chính của mình như là trong năm trước, bằng cách nhử những người La Mã vào một trận quyết chiến. Ông đã không thành công, và cũng không thể để phá vỡ cuộc vây hãm bằng cách tấn công công sự của những người La Mã đang bao vây thành. Vì vậy, ông đã thử sử dụng một chiến thuật nhằm dàn dựng một cuộc hành quân hướng về Roma, hy vọng bằng cách này buộc quân địch phải từ bỏ cuộc vây hãm và vội vàng quay về bảo vệ thành phố quê hương của họ. Tuy nhiên, chỉ một phần của lực lượng vây hãm trở về Roma, và phần còn lại vẫn tiếp tục cuộc vây hãm, Capua thất thủ ngay sau đó. Gần Roma, ông đã tham gia vào một trận quyết chiến khác.
Trận Herdonia (210 TCN) là một trận chiến phá vây cho một thành phố đồng minh khác đang bị người La Mã vây hãm. Hannibal đã bất thình lình tấn công quan trấn thủ Gnaeus Fulvius Centumalus vốn đang bao vây Herdonia và tiêu diệt quân đội của ông ta trong trận chiến với 13.000 người La Mã chết trong tổng số quân gần 20.000 người. Sự đào ngũ của Salapia ở Apulia trong năm 210 TCN là do sự phản bội người dân ở đây, họ đã tàn sát đội quân đồn trú người Numidia và đứng về phía những người La Mã.
Vào năm 210TCN, trận Numistro giữa Marcellus và Hannibal đã bất phân thắng bại, nhưng người La Mã vẫn theo sát ông cho tới tận trận Canusium bất phân thắng bại vào năm 209 TCN. Trong khi đó, trận chiến này cho phép một đội quân La Mã dưới quyền Fabius tới gần thành Tarentum và chiếm được nó nhờ sự phản bội trong trận Tarentum (209 TCN).
Thất bại của Hadrusbal.
Trận Grumentum giữa Gaius Claudius Nero và Hannibal lại tiếp tục một trận chiến không phân thắng bại trong năm 207 TCN. Sau khi kết thúc trận đánh, Nero đã có thể để đánh lừa Hannibal tin rằng toàn bộ quân đội La Mã vẫn còn ở trong trại. Trong khi đó, Nero hành quân với một quân đoàn được tuyển chọn về phía bắc và củng cố với những người La Mã ở có và giành chiến thắng trong trận Metaurus, giết chết Hasdrubal và đánh đuổi những người sống sót trong quân đội của ông ta chạy tan tác. Đạo quân Carthage dưới quyền Hasdrubal đã rời Iberia một năm trước, sau thất bại tại trận Baecula và nó đã được tăng cường bởi lính đánh thuê người Gaul và Liguria cùng các đồng minh. Điều đáng chú ý là họ đã đi con đường tương tự như Hannibal đi 10 năm trước đây, nhưng họ chỉ phải chịu thương vong ít hơn, do hỗ trợ tốt hơn bởi lính đánh thuê từ các bộ lạc miền núi.
Miền đông Địa Trung Hải và biển Ionia (212-207 TCN).
Năm 211 TCN, Roma chống lại mối đe dọa từ Macedonia cùng với một liên minh Hy Lạp của người Aetolia, Elis, Sparta, Messenia và Attalos I của Pergamon, cũng như hai vị vua chư hầu người Ilyria của La Mã, Pleuratus và Scerdilaidas.
Tìm kiếm hòa bình (206-202 TCN).
Miền Tây Địa Trung Hải (206-202 TCN).
Chỗ đứng cuối cùng của Carthage ở Iberia.
Tại trận Ilipa, một số lượng lớn lính đánh thuê Celtiberia đã được người Carthage tuyển mộ để đối đầu với liên quân của người La Mã và người Iberia. Scipio Africanus đã sử dụng một mưu mẹo thông minh trong trận này. Mỗi ngày trong nhiều ngày, ông sắp xếp quân đội của mình cho trận đánh với những người La Mã đóng ở trung tâm của hàng ngũ và người Iberia ở hai bên cánh. Nhưng khi đối phương nghênh chiến, ông cuối cùng sẽ từ chối giao chiến. Nhờ mưu kế này, ông đã khiến cho hai viên tướng người Carthage là Mago và Hasdrubal Gisco tin rằng họ có thể mong đợi những người La Mã giữ khu trung tâm của hàng ngũ. Vào ngày xảy ra trận chiến, quân La Mã được triển khai từ sáng sớm và người La Mã lại đứng ở hai bên cánh của hàng quân. Trong lúc vội vã để đáp trả, người Carthage đặt lực lượng tốt nhất của họ ở trung tâm như thường lệ, nhưng lại không phát hiện việc bố trí bất thường của người La Mã. Vì vậy, lính đánh thuê Carthage yếu kém hơn ở hai bên cánh đã bị đánh tan tác bởi những người La Mã. Người Celtiberia đào ngũ khỏi doanh trại Carthage ngay đêm hôm đó. Thất bại thê thảm đã đánh dấu chấm hết cho của sự hiện diện Carthage ở Iberia. Tiếp theo, người La Mã chiếm đóng Gades trong năm 206 TCN sau khi thành phố nổi dậy chống lại sự cai trị của Carthage. Các tù trưởng bộ lạc Indibilis và Mandonius (của người Ausetani) nghĩ rằng, sau khi trục xuất người Carthage, người La Mã sẽ rút đi và họ sẽ có thể giành được quyền kiểm soát Tây Ban Nha một lần nữa. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra, vì vậy họ đã đứng về phía quân phiến loạn tại trại Sucro chống lại người La Mã. Cuộc nổi loạn này cuối cùng đã bị Scipio Africanus dập tắt..
Trong năm 205 TCN, lợi dụng lúc người La Mã đang bị bối rối bởi một cuộc binh biến và kéo theo đó là một khởi nghĩa của người Iberia chống lại những vị chúa tể mới của họ, Mago đã tiến hành một nỗ lực cuối cùng để chiếm lại Tân Carthage nhưng cuộc tấn công đã bị đẩy lui. Vì vậy, trong cùng năm đó, ông ta rời Iberia, khởi hành từ quẩn đảo Balearic tới Ý cùng với lực lượng còn lại của mình.
Cuộc xung đột của người Numidia.
Vào năm 206 trước Công nguyên, đã có một chiến tranh giành ngai vàng ngắn ngủi nổ ra ở Đông Numidia và tạm thời kết thúc với việc phân chia vùng đất này giữa Carthage và vị vua Numidia phía Tây, Syphax, một đồng minh cũ của Roma. Nhờ thỏa thuận này, Syphax đã kết hôn với Sophonisba, con gái của Hasdrubal Gisco. Còn Massinissa, sau khi để mất vị hôn thê của mình, đã đứng về phía những người La Mã.
Miền Trung Địa Trung Hải (206-202 TCN).
Mang chiến tranh đến châu Phi.
Năm 205 TCN, Mago đặt chân lên đất Ý. Ông ta đến nơi vào thời điểm vừa diễn ra trận Crotona (ngày nay là Crotone) và tới năm sau, ông ta đã bị đánh bại trong cuộc đột kích thung lũng Po năm 203TCN.
Đồng thời, Scipio Africanus Major đã được giao quyền chỉ huy của các quân đoàn ở Sicily và được phép tuyển mộ những người tình nguyện cho kế hoạch kết thúc chiến tranh của ông bằng một cuộc xâm lược vào châu Phi. Các quân đoàn ở Sicily chủ yếu là những người sống sót sau trận Cannae, nhưng họ không được cho phép về nhà cho đến khi chiến tranh đã kết thúc. Scipio cũng một trong những người sống sót và đã từng cùng chiến đấu với họ trong suốt cuộc vây hãm Syracuse, nhưng không giống như những người lính bình thường, sau đó ông đã được cho phép về nhà, và tiếp đó ông đã thành công trong việc giành được một chức vụ trong chính quyền và đã được trao quyền chỉ huy quân đội ở Iberia.
Trong vòng một năm kể từ lúc đặt chân lên đất châu Phi, Scipio đã hai lần đánh tan tác những đạo quân chính quy của người Carthage, dưới quyền của Hasdrubal Gisco, và đồng minh Numidia của ông ta. Thế lực bản địa quan trọng ủng hộ người Carthage, vua Syphax của người Massaesylia (Người Numidia phía Tây), đã bị đánh bại và bị bắt làm tù binh. Masinissa, đối thủ người Numidia của Syphax tại thời điểm đó và cũng là một đồng minh của người La Mã, đã chiếm giữ một phần lớn vương quốc của ông ta với sự giúp đỡ từ người La Mã. Chính những bối cảnh này đã khiến cho một số người Carthage tin rằng đó là thời điểm để cầu hòa. Những người khác lại yêu cầu triệu hồi những người con trai của Hamilcar Barca, Hannibal và Mago, vốn vẫn còn đang chiến đấu với người La Mã ở Bruttium và Cisalpine Gaul.
Vào năm 203 TCN, trong khi Scipio đang liên tiếp giành chiến thắng ở châu Phi và phe chủ hòa của Carthage đang dàn xếp một hiệp ước đình chiến, Hannibal đã được phe chủ chiến tại Carthage triệu hồi. Sau khi để lại một ghi chép chuyến viễn chinh của mình khắc bằng tiếng Punic và Hy Lạp trên những tấm bảng đồng trong đền thờ của thần Juno tại Crotone, ông đã khởi hành trở về châu Phi. Những ghi chép này sau đó đã được Polybius trích dẫn. Sự trở về của Hannibal ngay lập tức giúp cho phe chủ chiến khôi phục lại ưu thế, và họ giao cho ông chỉ huy một đạo quân kết hợp từ quân đội được chiêu mộ ở châu Phi và lính đánh thuê của ông từ Ý. Nhưng Hannibal đã phản đối chính sách này và cố gắng để thuyết phục họ không đưa số quân châu Phi mới tuyển mộ và chưa qua huấn luyện tham chiến. Năm 202 trước Công nguyên, Hannibal đã gặp Scipio trong một hội nghị hòa bình.Bất chấp sự ngưỡng mộ lẫn nhau của hai vị tướng, các cuộc đàm phán đã rơi vào sự bế tắc, theo những người La Mã là do "lòng trung thực của người Punic", có nghĩa là sự lừa lọc.
Cuộc đình chiến tan vỡ và Hiệp ước hòa bình cuối cùng.
Trận đánh quyết định sẽ sớm đến ngay sau đó. Không giống như hầu hết các trận đánh trong chiến tranh Punic lần thứ hai, lần này người La Mã đã có ưu thế về kỵ binh và Carthage lại có ưu thế về bộ binh. Quân đội La Mã nói chung được trang bị tốt hơn người Carthage. Hannibal đã từ chối đưa quân đội của mình tham chiến, bởi vì ông không hy vọng họ có thể để trụ vững. Đã có nhiều tranh luận rất gay gắt giữa ông và nhóm đầu sỏ. Vị tướng đồng cấp với ông, Hasdrubal Gisco, đã bị một đám đông hung bạo người Carthage ép phải tự sát sau khi ông lên tiếng ủng hộ cho quan điểm của Hannibal rằng đội quân như vậy không nên đưa ra chiến trường. Trước trận đánh, Hannibal đã không có bài phát biểu nào trước đội quân mới của mình, mà chỉ dành cho các cựu chiến binh của ông.
Khi trận đánh nổ ra, Scipio đã đánh bại một cuộc tấn công của voi chiến Carthage như ông dự kiến trước đó, và khiến cho một số con voi của Hannibal quay ngược trở lại vào hàng ngũ của ông ta, khiến kỵ binh của Hannibal rơi vào tình trạng lộn xộn. Kỵ binh La Mã đã có thể tận dụng điều này và đánh đuổi kỵ binh Carthage tháo chạy khỏi chiến trường. Tuy nhiên, trận chiến vẫn còn tiếp diễn và tại một thời điểm, có vẻ như Hannibal đã gần kề với chiến thắng. Tuy nhiên, Scipio đã có thể tập hợp lại những người của mình, và kỵ binh của ông đã trở về sau khi truy kích kỵ binh Carthage và tấn công vào hậu phương của Hannibal. Hai hướng tấn công này khiến cho đội hình của người Carthage tan rã và sụp đổ. Sau thất bại của họ, Hannibal thuyết phục người Carthage chấp nhận hòa bình. Đáng chú ý, ông đã phá vỡ các luật lệ của hội đồng bằng cách ép buộc đuổi một người diễn thuyết mà ủng hộ việc tiệp tục kháng cự. Sau đó, ông đã buộc phải xin lỗi cho hành vi của mình.
Kết quả.
Carthage bị mất Hispania mãi mãi, và quyền lực của người La Mã đã được thiết lập vững chắc trên diện rộng. Một khoản bồi thường chiến phí lên đến 10.000 talent đã được áp đặt, lực lượng hải quân nó bị giới hạn còn 10 tàu để tránh khỏi cướp biển, và Carthage đã bị cấm xây dựng một đội quân mà không có sự cho phép của Roma. Người Numidia đã nắm lấy cơ hội này để xâm chiếm và cướp bóc lãnh thổ của Carthage. Nửa thế kỷ sau, khi Carthage xây dựng một đội quân để bảo vệ chính mình khỏi những cuộc tấn công, nó đã bị phá hủy hoàn toàn bởi người La Mã trong Chiến tranh Punic lần thứ ba. Mặt khác, Roma,với chiến thắng của mình, đã tiến một bước quan trọng trên con đường hướng tới sự thống trị toàn bộ thế giới Địa Trung Hải.
Sự kết thúc của cuộc chiến tranh không được chào đón một cách phổ biến tại Roma, vì lý do cả về mặt chính trị và tinh thần. Khi Viện nguyên lão ra sắc lệnh về một hiệp ước hòa bình với Carthage, Quintus Caecilius Metellus, một cựu chấp chính quan, nói rằng ông không nhìn nhận việc chấm dứt cuộc chiến tranh như là một phước lành cho Roma, vì ông sợ rằng những người La Mã sẽ chìm đắm vào giấc ngủ của họ trước đây, mà vốn chỉ có thể bị đánh thức bởi sự hiện diện của Hannibal.. Những người khác, đáng chú ý nhất là Cato Già, sợ rằng nếu Carthage không hoàn toàn bị phá hủy nó sẽ sớm lấy lại sức mạnh của mình và trở thành mối đe dọa mới đến Roma, và thúc ép phải có những điều kiện hòa bình khắc nghiệt hơn. Ngay cả sau khi hòa bình, Cato lại càng nhấn mạnh hơn về sự phá hủy Carthage, và ông ta kết thúc toàn bộ bài diễn thuyết của mình với câu "Carthage phải bị tiêu diệt", ngay cả khi họ không có gì để làm với Carthage .
Những khám phá khảo cổ học đã phát hiện ra rằng bến cảng quân sự hình tròn nổi tiếng tại Carthage, Cothon, đã nhận được một sự xây dựng đáng kể sau khi kết thúc cuộc chiến tranh này. Nó có thể chứa và nhanh chóng triển khai khoảng 200 tàu trireme. Đây là một phát triển đáng ngạc nhiên bởi vì, sau chiến tranh, hạm đội Carthage đã bị giới hạn chỉ có mười trireme và là một trong những điều khoản đầu hàng. Một lời giải thích khác như sau: như các thành phố khác của người Phoenicia, hải tặc với tàu chiến đóng vai trò quan trọng bên cạnh thương mại, ngay cả khi đế chế La Mã đã hoàn toàn được thiết lập và chính thức kiểm soát tất cả các bờ biển. Trong trường hợp này, nó không phải rõ ràng rằng hiệp ước này có bao gồm các tàu chiến hải tặc. Một sự nhắc đến duy nhất về hải tặc Punic đó là từ cuộc chiến tranh Punic lần thứ nhất: một trong số họ, Hanno người Rhodia, sở hữu một tàu quinquereme (nhanh hơn so với các mô hình được đóng hàng loạt mà những người La Mã đã sao chép), có thủy thủ đoàn khoảng 500 người và là một trong những tàu chiến to nhất được sử dụng. Những hải tặc sau này ở các vùng biển của La Mã được ghi nhận là đã sử dụng các tàu nhỏ hơn nhiều, có thể chạy nhanh hơn các tàu hải quân, nhưng lại có thủy thủ đoàn ít hơn. Như vậy, nghề cướp biển có thể được phát triển mạnh ở Carthage và nhà nước đã không có một lực lượng quân sự riêng biệt. Cướp biển có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc bắt nô lệ, một trong những hàng hoá thương mại có lợi nhuận cao nhất, nhưng các tàu buôn với hàng hóa giá trị và thủy thủ đoàn cũng là mục tiêu của họ. Không có nguồn nào còn sót lại mà ghi chép về số phận của hải tặc Punic trong khoảng thời gian giữa các cuộc chiến tranh Punic.
Hannibal đã trở thành một thương nhân trong nhiều năm và sau đó đã có được một vai trò lãnh đạo ở Carthage. Tuy nhiên, giới quý tộc Carthage đã cảm thấy khó chịu bởi chính sách của ông về dân chủ và cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Họ đã thuyết phục những người La Mã để ép buộc ông phải sống lưu vong ở Tiểu Á, tại nơi đây ông một lần nữa lãnh đạo quân đội chống lại người La Mã và các đồng minh của họ trên chiến trường. Cuối cùng ông đã tự sát để tránh bị bắt.
Carthage và Numidia sau chiến tranh.
Đã có chiến tranh liên tục ở mức độ thấp giữa người Carthage và Numidia, nhưng vào thời điểm của cuộc Chiến tranh Punic lần thứ ba, hầu hết các vùng lãnh thổ châu Phi của Carthage đã bị mất và người Numidia đã buôn bán độc lập với những người Hy Lạp.
Sự thu thập tin tức.
Trong cuộc xung đột này, việc thu thập tin tức đóng một vai trò quan trọng đối với cả hai bên. Hannibal đã làm chủ được một hệ thống thu thập tin tức cho phép ông giành được nhiều chiến thắng xuất sắc. Tương tự như vậy, những chiến thắng của Scipio Africanus cũng phụ thuộc vào thông tin. Năm 217 trước Công nguyên, một gián điệp của Carthage cư trú ở Roma, có thể là một công dân La Mã, đã bị bắt và đã bị chặt tay như là một hình phạt.
Những quan điểm về cuộc chiến tranh.
Theo Livius, nó là "cuộc chiến tranh đáng nhớ nhất trong tất cả các cuộc chiến tranh mà đã từng tiến hành:đây là cuộc chiến tranh mà người Carthage, dưới sự lãnh đạo của Hannibal, đã giữ chân được những người La Mã. Chưa bao giờ có bất cứ quốc gia và dân tộc nào tập hợp các nguồn lực tham gia vào các trận chiến hiệu quả hơn họ, ngay cả chính bản thân họ vào bất kỳ thời kì nào khác mà lại quá tuyệt vời ở một mức độ về sức mạnh và sự tích cực đến như vậy". | 1 | null |
Giới thiệu.
Morenatsu-漏れなつ。(Summer Break-Kì nghỉ hè) là 1 Adult game của Nhật Bản(Visual Novel,Kirikiri). Nhân vật sáng tác bởi Gamma-G.
Game này theo thể loại Game đồng tính. Bộ game này xoay quanh 1 ngôi lành tên là Watefront và người chơi đóng vai con người để hoàn thành bộ game này (Game có dưới ảnh +18,+21).
Người chơi (trong game) tên là Hiroyuki Nishimura
Cốt truyện.
Trong kỳ nghỉ hè ở một thành phố, Nhân vật chính - người chơi Hiroyuki Nishimura nhận được một lá thư từ một người bạn trong làng mà anh ấy đã trải qua thời thơ ấu của mình nhưng từ đó đã chuyển đi 5 năm trước. Ông bà của anh hiện đang sống ở đó, vì vậy anh quyết định trở về.
Tại trạm xe buýt trong làng, anh nhìn thấy một con hổ biến hình tên là Torahiko, một trong những người bạn thời thơ ấu của anh. Torahiko nói với Hiroyuki rằng sau này sẽ có một bữa tiệc chào mừng anh trở lại tại một nhà hàng. Ở đó, người chơi được chào đón bởi tất cả những người bạn thời thơ ấu được nhân cách hóa và một chú sư tử Sotaro mới chuyển đến làng ba năm trước. Sau đó anh ta phải chọn người mà Hiroyuki sẽ ngồi cùng.
Phần còn lại của cốt truyện phụ thuộc hoàn toàn vào việc Hiroyuki đã ngồi cùng ai, ai sẽ trở thành người yêu của anh ấy dựa trên các hành động của người chơi trong suốt trò chơi. Một số phần của cốt truyện được chia sẻ giữa các cốt truyện, chẳng hạn như các chuyến đi Bãi biển và Cắm trại, nhưng mặt khác mỗi cốt truyện lại đưa ra một câu chuyện rất khác nhau. Ngoài ra, mỗi câu chuyện thường có một kết thúc tốt và xấu, tuy nhiên trong một số câu chuyện, kết thúc hài hước cũng có sẵn.
Nhân vật.
Hiroyuki Nishimura - Người chơi
Torahiku Oshima (大 島 虎 彦) - Tiger +
Shin Kuroi (黒 井深) - Black Cat
Tatsuki Midoriya (翠 屋 辰 樹) - Hybrid
Kouya Aotsuki (蒼 月 洸 哉) - Husky
Juichi Mikazuki (三 日月 柔 一) - Bear
Shun Kodori (古 酉 峻) - Wolf man
Konosuke Kuri (九 狸 孝 之 助) - Japan Pandar (Tanuki)
Kyoji Takahara (高原 京 慈) - Dog (Labrador Retriever) +
Sotaro Tono (橙 野 宗 太郎) - Lion +
Lịch sử phát triển.
Giai đoạn đầu tiên (2003 - 2005).
Vào tháng 1 năm 2003 trong Kemono-thread dành cho người đồng tính (Tiêu đề: "獣 人 、 獣 キ ャ ラ が 好 き な ゲ イ 集 ま れ!") Trong bảng dành cho người đồng tính trưởng thành (大人 の 同 性愛 板[2]) của 2ch, BBS vô danh lớn nhất Nhật Bản, một người dùng 640, là một nhạc sĩ nghiệp dư đã đăng kế hoạch về visual novel, yêu cầu loại trò chơi đó. Nó đã được những người dùng khác đón nhận nồng nhiệt và trong nửa đầu cùng năm, 640 đã khởi động toàn bộ dự án Morenatsu. Đến ngày 15 tháng 6, tất cả thiết kế của các nhân vật đã được tuyển chọn trên BBS paint tại trang web. Thành viên đầu tiên là 640, giám đốc, mới, biên kịch, Kukiwakame (茎 わ か め), lập trình viên và gamma-g(γ), nhà thiết kế và vẽ minh họa. Mục tiêu đầu tiên của họ là phát hành vào mùa hè năm 2004, tuy nhiên, có vẻ như dự án đã gặp khó khăn vào cuối năm 2004 có thể do thiếu sự quản lý của 640.
Vào tháng 5 năm 2005, sau những rắc rối giữa các nhân viên, đội đã được tổ chức lại. Tuy nhiên, nhóm đã được tổ chức lại một lần nữa do sự cố và cuộc thảo luận, bắt đầu với bài đăng của năm 640 trên Paint BBS. vào tháng 11 năm 2005.
Giai đoạn thứ hai (2005 - 2007).
Vào tháng 12 năm 2005, gamma-g, người chính và có ảnh hưởng nhất trong nhóm cũ trở thành giám đốc. Và vào tháng 8 năm 2006, nhật ký web của nhân viên mới được mở lại. Tuy nhiên, kết quả là anh ta không thể phát triển kế hoạch.
Giai đoạn thứ ba (2007 - 2015).
Vào tháng 5 năm 2007, dự án được tiếp tục với Penpen (ペ ン ペ ン), một trong những thành viên của đội cũ, đang viết kịch bản về Torahiko, đồng thời gamma-g đã rời khỏi dự án. Khi họ phát hành phiên bản nguyên mẫu vào tháng 11 năm 2007, họ thông báo sẽ phát hành phiên bản hoàn chỉnh vào cuối tháng 3 năm 2008, tuy nhiên nó đã bị hoãn lại vào ngày 26 tháng 3 năm 2008. Sau đó, nó được xác định là được phát hành vào cuối năm 2008, tuy nhiên nó lại bị hoãn lại do chất lượng kém, về độ chi tiết, việc viết kịch bản và vẽ một số đồ họa bị trì hoãn.
Thật vậy, nửa đầu những năm 2010 trò chơi này đã bị phá hủy và phát hành bất kể dự án được bắt đầu sớm như thế nào. Tháng 8 năm 2010 sau hơn hai năm, họ phát hành route của Tatsuki và Konosuke. Vào tháng 9 năm 2011, tuyến đường của Shun và Kouya được phát hành Vào tháng 12 năm 2012, tuyến đường của Juichi và Shin được phát hành, nhưng đây thực sự là bản phát hành cuối cùng.
Sự gián đoạn
Từ năm 2013, dự án đã thực sự bị dừng lại. Và cuối cùng vào ngày 20 tháng 7 năm 2015, sự phát triển của trò chơi đột ngột ngừng lại và các tuyến của Torahiko, Kyoji và Sotaro vẫn chưa được phát triển.
Homecoming ~ Morenatsu Revisited ~ (2017 -).
Vào tháng 11 năm 2017, một người dùng Tumblr tên là DzahnDragon đã quyết định tạo lại Morenatsu, đồng thời thực hiện nhiều thay đổi đối với câu chuyện nhằm giải quyết bất kỳ mâu thuẫn nào về cốt truyện của trò chơi gốc. Lần lặp lại này, có tựa đề Morenatsu ~ Revisited ~ tìm cách mang lại sự hoàn thiện cho các tuyến chưa phát triển, và làm nổi bật câu chuyện hiện có. Morenatsu ~ Revisited ~ đã phát hành bản demo đầu tiên của mình với hầu hết các nhận xét tích cực. Khi sự phát triển tiếp tục, ba thành viên khác đã được thêm vào, và do đó, Stormsinger Studios được tạo ra. Thời gian trôi qua, rõ ràng là cần phải có những nội dung mới và do đó, một nghệ sĩ đã được đưa vào. Tuy nhiên, khi trò chơi ngày càng được thêm nhiều vào, rõ ràng là các tài sản khác nhau xung đột quá nhiều so với bản gốc, và người ta quyết định bắt đầu dự án mới, chỉ sử dụng các tài sản ban đầu. Sự lặp lại này sẽ có tiêu đề Homecoming ~ Morenatsu Revisited ~ , và nó sẽ là sự ra đời của Morenatsu hoàn toàn mới.
Homecoming thường là chủ đề gây tranh cãi trong bối cảnh Việt Nam còn nhiều tranh cãi, vì nhiều giấy phép nghệ thuật đã được thực hiện. Ví dụ, Hiroyuki đã bị thay đổi giống loài của mình, và bây giờ là một con cáo Bắc Cực. Tất cả các tham chiếu về con người cũng đã bị xóa và các nhân vật đã được điều chỉnh tuổi của họ, sau này rất có thể là do lý do pháp lý. Homecoming cũng được mở rộng dựa trên các sự kiện diễn ra trong câu chuyện. Trong khi ở Morenatsu gốc, Hiroyuki sẽ chỉ có một lần tương tác mỗi ngày, thì trong Homecoming, có nhiều lần tương tác mỗi ngày. Điều này dẫn đến tăng thời gian chơi và khi các con đường giao nhau, trải nghiệm đa dạng hơn nhiều.
Homecoming ~ Morenatsu Revisited ~ đã đổi chủ. Trong khi DzahnDragon đã chuyển trọng tâm chính của mình sang dự án ban đầu của riêng mình, anh ấy đã giao quyền kiểm soát Homecoming cho Frostclaw, người đã là nhà phát triển chính kể từ đó. Bản dựng demo hiện tại có thể được tìm thấy trên trang dự án của nhóm. | 1 | null |
Sào Phủ (chữ Hán: 巢父) là tên 1 vị ẩn sĩ sống vào thời Đường Nghiêu trong lịch sử Trung Quốc, ông ưa thích cuộc sống thanh bạch nhàn nhã nên ra tận bờ Nam sông Vĩnh Thúy dựng lều cỏ định cư.
Hàng ngày Sào Phủ một mình cày cấy ruộng nương chẳng cần quan tâm đến thế cuộc và chính sự, ông thực hiện chế độ cách ly với người đời nên đương đại hiếm người biết đến ông là ai. Sào Phủ cứ tự mình làm tự mình ăn không hề giao tiếp xã hội như vậy suốt mấy chục năm trời, điều này khiến ngay cả họ hàng thân thuộc cũng quên luôn ông thậm chí họ còn tưởng ông chết từ lâu rồi.
Một lần Sào Phủ cày cấy xong dắt trâu xuống bờ sông cho nó uống nước, ông nhìn thấy gần đó có người đang múc nước sông rửa tai. Sào Phủ lấy làm lạ dắt trâu lại gần hỏi thăm mới biết người kia là Hứa Do, lý do rửa tai là bởi đế Nghiêu đến tận nhà mời vào triều để thiện nhượng nhưng ông không chịu nên phải rửa sạch tai coi như mình chưa nghe thấy gì cả. Sào Phủ nghe xong chẳng nói năng gì lập tức đưa trâu ra chỗ khác ngay tức khắc, Hứa Do thấy kỳ cục mới hỏi tại sao anh vừa nghe chuyện của tôi đã bỏ đi là ý gì vậy. Sào Phủ trả lời sợ trâu uống nhầm phải nước anh vừa rửa tai dơ bẩn nên phải đem nó đi chỗ khác uống, đoạn Sào Phủ vặn lại Hứa Do rằng thế anh làm sao đã đi ẩn giật như vậy rồi mà đế Nghiêu vẫn biết tiếng anh để đến mời. Rõ ràng anh vẫn có vương vấn chút danh lợi hoặc ít nhiều xuất hiện làm gì đó người ta mới biết được, Hứa Do giật mình không trả lời được gì chỉ biết đứng lặng nhìn Sào Phủ dắt trâu đi khuất. | 1 | null |
House of Wax (tựa tiếng Việt: Ngôi nhà sáp) là một bộ phim
tâm lý - kinh dị Mỹ năm 2005 của đạo diễn Jaume Collet-Serra, được phát hành vào ngày 6 tháng 5 năm 2005 trên khắp nước Mỹ. Phim có sự tham gia của Elisha Cuthbert, Chad Michael Murray, Jared Padalecki và Paris Hilton. Tuy phim này có cùng tên với một bộ phim kinh dị năm 1953 nhưng nó không phải là phim làm lại.
Nội dung.
Một nhóm bạn trẻ đang trên đường đến Louisiana để tham dự trận đấu bóng bầu dục thì bỗng dưng xe bị hư và họ bị kẹt ở lại một thị trấn nhỏ. Họ không biết rằng thị trấn này chính là nơi sinh sống của hai anh em độc ác chuyên bắt cóc giết người nhưng không phải để ăn thịt mà là biến thân xác của những nạn nhân đó thành tượng sáp rồi đem trưng bày trong thị trấn.
Chuyện phim bắt đầu từ năm 1974, một người phụ nữ đang làm một tác phẩm điêu khắc bằng sáp trong nhà bếp trong khi con trai bà đang ăn sáng. Chồng bà đi vào với người con trai lớn, ông la hét và đá vào bàn trong cơn giận làm cho tác phẩm điêu khắc của bà rơi xuống sàn nhà và gãy ra.
Năm 2005, Carly (Elisha Cuthbert), anh trai sinh đôi của cô Nick (Chad Michael Murray), bạn trai của cô Wade (Jared Padalecki), người bạn thân nhất của cô Paige (Paris Hilton), và bạn trai của Paige, Blake (Robert Ri'chard) và Dalton (Jon Abrahams) đang trên đường đến xem một trận bóng bầu dục rất được mong đợi ở Louisiana. Màn đêm buông xuống và nhóm quyết định dựng trại qua đêm. Khu cắm trại sau đó được ghé thăm bởi một người lạ trên một chiếc xe bán tải sáng đèn, người lái xe từ chối rời khỏi xe cho đến khi Nick đập vỡ một đèn pha với một chai bia. Sáng hôm sau, Wade nhận ra vành đai quạt xe của anh bị hư hỏng. Ngay sau đó, họ gặp một người đàn ông nông thôn tóc rối bời tên Lester (Damon Herriman), ông dẫn Wade và Carly đến thị trấn gần đó là Ambrose để có được một vành đai quạt mới, trong khi nhóm còn lại đi xem trận bóng trước.
Cả hai đến Ambrose, nhưng thị trấn đó hầu như là một thị trấn ma. Họ không thấy một tiếp viên nào tại trạm xăng, họ đi lang thang vào nhà thờ, và bất ngờ bên trong đang là một đám tang. Tại đây, họ gặp một thợ cơ khí tên là Bo (Brian Van Holt), anh ta là người bán vành đai quạt sau khi tang lễ kết thúc. Trong khi chờ đợi tang lễ kết thúc, hai người họ tham quan bảo tàng sáp nằm ở trung tâm của thị trấn. Sau đó, họ theo Bo đến nhà của anh để tìm một vành đai quạt thích hợp. Wade theo sau Bo và bị đâm bởi một người bí ẩn trong bóng tối. Bên ngoài, Carly biết rằng Bo là người lái xe bán tải đến khu cắm trại của họ vào đêm hôm trước. Cô bị tấn công bởi Bo và cô chạy đến nhà thờ, cô bất ngờ khi thấy rằng đám tang đang diễn ra và rằng cư dân chỉ là tác phẩm điêu khắc sáp. Cô bị bắt giữ bởi Bo và bị hắn nhốt trong tầng hầm ở trạm xăng, hắn trói cô vào một chiếc ghế và bịt miệng cô lại. Trong khi đó, Wade bị đưa đến một căn phòng, anh cũng bị trói vào một chiếc ghế và bị xịt sáp trên khắp cơ thể trần truồng của mình.
Do giao thông tắc nghẽn, Blake, Paige, Nick và Dalton nhận ra rằng họ không thể đến đó kịp, và trở về khu cắm trại. Nick và Dalton đi đến Ambrose để đón Carly và Wade trong khi Paige và Blake vẫn còn ở khu cắm trại. Một lúc sau trong đêm, một tên giấu mặt đến khu cắm trại; Blake bị giết và Paige bị truy đuổi đến một nhà máy sản xuất xe hơi, sau đó cô cũng bị giết bởi một ống sắt phóng trúng đầu.
Trở lại Ambrose, Dalton và Nick chỉ thấy thị trấn hoàn toàn bỏ trống, Dalton và Nick chia nhau ra để tìm kiếm; Dalton vào bảo tàng sáp, và sau đó anh bị giết bởi tên sát nhân giấu mặt, trong khi Nick tìm và cứu Carly. Ngay sau đó, họ nhận ra rằng cư dân duy nhất của thị trấn là con trai của chủ sở hữu bảo tàng sáp, người đã bẫy nạn nhân của hắn để tạo ra các tác phẩm điêu khắc sáp. Hai chủ sở hữu, Bo và Vincent Sinclair (là tên sát nhân giấu mặt, cũng là em trai của Bo) là cặp anh em song sinh sinh ra trong gia đình không hạnh phúc, và Vincent lại mắc chứng tâm thần và gương mặt thì biến dạng khủng khiếp. Carly và Nick đốt tòa nhà để cố giết hai anh em độc ác. Ngọn lửa lan qua bảo tàng, những tượng sáp từ từ tan chảy. Họ nhanh chóng giết Bo và Vincent và thoát khỏi bảo tàng sáp trước khi nó tan chảy xuống đất, chôn vùi xác hai anh em.
Sáng hôm sau, khói từ đám cháy đã thu hút được sự giúp đỡ từ bên ngoài và cảnh sát đã đến. Cảnh sát thông báo cho Carly và Nick rằng thị trấn đã bị bỏ hoang trong một thập kỷ, kể từ khi nhà máy đường đóng cửa, và nó thậm chí không xuất hiện trên bản đồ nữa. Trên đài phát thanh, cảnh sát nói rằng gia đình Sinclair còn một người con trai thứ ba. Bộ phim kết thúc và ngụ ý rằng Lester, người đã chở Carly và Wade đến thị trấn trước đó là người con trai thứ ba.
Sản xuất.
Những cảnh trong bộ phim "House of Wax" được quay chủ yếu ở Queensland, nước Úc. | 1 | null |
CZ 82 (viết tắt của Česká zbrojovka Vz. 82) hay còn gọi là vz.82 hay Makarov Tiệp là một loại súng ngắn của Tiệp Khắc (sau này là Cộng hòa Séc và Slovakia). Loại súng này được sản xuất từ năm 1982, nên được gọi là CZ 82. Phiên bản xuất khẩu CZ-83 được sản xuất từ năm 1983.
CZ 82 là loại súng ngắn dùng đạn 9x18mm Makarov của Liên Xô cũ. Nó là 1 biến thể cải tiến của súng ngắn bán tự động PM Makarov (ở Việt Nam gọi là K-59). CZ 82 được sản xuất nhằm thay thế cho mẫu súng ngắn CZ 52 sản xuất từ năm 1952, sử dụng loại đạn 7,62x25 mm Tokarev cũng của Liên Xô cũ. Phiên bản CZ 52 là biến thể của súng ngắn TT-33 (K54).
Sau khi khối Xã hội chủ nghĩa và Liên Xô ở Đông Âu sụp đổ, từ năm 1999, Cộng hòa Séc tham gia NATO nên họ sửa chữa và sản xuất phiên bản CZ 82 dùng đạn .380 ACP nhằm phù hợp với tiêu chuẩn của khối, còn phiên bản CZ 83 dùng đạn .32 ACP. Sau này, CZ 83 cũng trở thành phiên bản dân sự.
Năm 1993, khi Slovakia độc lập, tách rời khỏi Cộng hòa Séc trong hòa bình, thì CZ 82 và CZ 83 được sản xuất ở cả Cộng hòa Séc và Slovakia.
CZ 83 sử dụng đạn 9x18mm Makarov được xuất khẩu sang Việt Nam vào cuối thập niên 1980 và trang bị cho lực lượng Công an nhân dân Việt Nam từ năm 2008 đến nay. | 1 | null |
Trương Quỹ (; 255-314), tên tự "Sĩ Ngạn" (士彥), miếu hiệu "Thái Tổ" (太祖) là người sáng lập nhà Tiền Lương trong lịch sử Trung Quốc.
Trương Quỹ là người Thị huyện, An Định quận, Ung châu (nay thuộc tây bắc Bình Lương tỉnh Cam Túc), là cháu đời thứ 17 của Thường Sơn vương Trương Nhĩ thời Tây Hán. Thời nhà Tấn, ông giữ chức Lương châu mục, là người kiến lập trên thực tế của chính quyền Tiền Lương, là phụ thân của Trương Thực và Trương Mậu. Năm 314, ông qua đời, được triều đình Tấn truy thụy Vũ công.
Những năm đầu.
Gia thế Trương Quỹ vốn hiếu liêm, nổi tiếng với Nho học. Thời niên thiếu, Trương Quỹ đã thông minh hiếu học, rất có danh vọng, từng ẩn cư trên Nữ Ki sơn (女幾山) ở Nghi Dương quận. Sau khi triều Tây Tấn được kiến lập, ông vào nhậm chức quan trong triều, do cùng trung thư giám Trương Hoa nghị luận ý nghĩa kinh tịch và chính sự nên được đối phương rất coi trọng. Trương Quỹ từng nhậm các chức vụ: thái tử xá nhân, thượng thư lang, thái tử tẩy mã, thái tử trung thứ tử, tán kị thường thị, chinh Tây tướng quân tư mã.
Cai quản Lương châu.
Năm Nguyên Khang thứ 1 (291) thời Tấn Huệ Đế, loạn bát vương bắt đầu nổ ra, thiên hạ đại loạn, Trương Quỹ do vậy đã có ý muốn chiếm cứ đất Hà Tây (nay là khu vực tây bộ Cam Túc và một phần đông bộ Tân Cương), vì thế đã yêu cầu được điều nhiệm đến Lương châu. Được sự ủng hộ của các quan viên trong triều, vào năm Vĩnh Ninh thứ 1 (301), Trương Quỹ được nhậm chức "hộ Khương hiệu úy", "Lương châu thứ sử". Sau khi Trương Quỹ đến nhậm chức, đã tức khắc khiển quân đánh bại cuộc nổi dậy khi đó của người Tiên Ti ở Lương châu, tiêu diệt đạo tạc hoành hành trong khu vực, chém đầu hơn vạn người, do đó mà uy của ông vang dội khắp khu vực phía Tây, đã an định được Lương châu. Trương Quỹ đã dùng nhiều người thuộc đại tộc ở Lương châu có tài cán như Tống Phối (宋配), Âm Sung (陰充), Phiến Viện (氾瑗), và Âm Đạm (陰澹) làm tay chân phụ giúp, cùng nhau trị lý Lương châu. Ông cũng khuyến khích cày cấy, trồng dâu, lập học hiệu, lại cùng với đồng đẳng châu biệt giá sùng văn tế tửu, tiến hành hương xạ lễ vào xuân thu, thực hiện "giáo hóa" tại Lương châu.
Năm Vĩnh Hưng thứ 2 (305), một người Tiên Ti là Nhược La Bạt Năng (若羅拔能) dẫn quân xâm nhập Lương châu, Trương Quỹ phái tư mã Tống Phối đi thảo phạt, cuối cùng đã chém chết Nhược La Bạt Năng, đồng thời bắt giữ hơn 10 vạn người, vì thế mà có được thanh danh lẫy lừng. Tấn Huệ Đế vì thế đã thăng cho ông làm An Tây tướng quân, phong An Lạc Hương hầu, đất phong nghìn hộ. Đồng thời, trị sở Cô Tang (姑臧, nay thuộc Vũ Uy của tỉnh Cam Túc) của Lương châu cũng được đại tu. Khi ấy, Đông Khương hiệu úy Hàn Trĩ (韓稚) sát hại Tần châu thứ sử Trương Phụ (張輔), thuộc cấp của Trương Quỹ là tư mã Dương Dận (楊胤) chủ trương thảo phạt Hàn Trĩ, cũng khuyến Trương Quỹ học theo cách thức chủ trì địa phương của Tấn Hoàn công, nghiêm trị hành vi tự ý giết thứ sử của Hàn Trĩ. Trương Quỹ do đó đã lệnh suất lĩnh hai vạn binh đi thảo phạt, song trước tiên mang thư đến chỗ Hàn Trĩ để khuyến hàng, sau đó Hàn Trĩ đã hướng Trương Quỹ đầu hàng. Sau khi Trương Quỹ báo cáo Nam Dương vương Tư Mã Mô (司馬模), Tư Mã Mô rất hài lòng, đồng thời đem kiếm mà Hoàng đế ban để tặng cho Trương Quỹ, cũng đem khu vực Lũng Tây cấp cho Trương Quỹ quản lý.
Tận trung với triều Tấn.
Trương Quỹ luôn trung thành với triều Tây Tấn, lấy đó để giữ lấy lòng dân. Như vào năm Thái An thứ 3 (304), khi Hà Gian vương Tư Mã Ngung (司馬顒) và Thành Đô vương Tư Mã Dĩnh (司馬穎) đem quân đến Lạc Dương thảo phạt Tư Mã Nghệ (司馬乂), Trương Quỹ từng phái ba nghìn binh chi viện cho triều đình. Năm Vĩnh Gia thứ 2 (308), bộ tướng của Lưu Uyên là Vương Di (王彌) đem quân tấn công Lạc Dương, Trương Quỹ đã phái Bắc Cung Thuần (北宮純), Trương Toản (張纂), Mã Phường (馬魴) và Âm Tuấn (陰濬) lãnh binh đến bảo vệ Lạc Dương, Bắc Cung Thuần sau đó đã phái hơn trăm danh dũng sĩ đột kích quân của Vương Di, hiệp trợ triều đình đánh lui Vương Di. Không lâu sau đó, Bắc Cung Thuần tại Hà Đông đã đánh bại nhi tử của Lưu Uyên là Lưu Thông, Tấn Hoài Đế do vậy đã ra chiếu sắc phong Trương Quỹ làm Tây Bình quận công, song Trương Quỹ đã khiêm nhường từ chối.
Suýt mất Lương châu.
Năm Vĩnh Gia thứ 2 (308), Trương Quỹ bị "phong súc" nên không thể nói chuyện, vì thế sai nhi tử là Trương Mậu thay thế quản lý Lương châu. Trương Việt (張越) là một đại tộc ở Lương châu, nghe nói có lời tiên tri rằng "Trương thị sẽ hưng thịnh Lương châu", nghĩ rằng Trương thị trong lời tiên tri là gia tộc mình, vì thế không ngần ngại hạ bệ Lương châu thứ sử, và cùng huynh trưởng là Tửu Tuyền thái thú Trương Trấn (張鎮) cùng những người khác hợp mưu nhằm trừ khử Trương Quỹ. Ý đồ của huynh đệ Trương Việt là dùng Tần châu thứ sử Giả Kham (賈龕) thay thế Trương Quỹ, vì thế họ đã phái mật sứ đến Lạc Dương thỉnh cầu cho Thượng thư thị lang Tào Khư (曹祛) nhậm chức Tây Bình thái thủ nhằm lấy chỗ dựa. Thuộc cấp của Trương Quỹ là Khúc Triều (麴晁) cũng có ý đồ nhân cơ hội này để lộng quyền, nên đã phái sứ giả đến Trường An tố cáo với Tư Mã Mô, nói rằng Trương Quỹ bị bệnh nên không thể tiếp tục thực thi quyền hành của một thứ sử, yêu cầu để Giả Kham thay thế Trương Quỹ. Giả Kham lúc đầu muốn theo lệnh, song bị huynh trưởng ngăn trở.
Sau khi Trương Trấn và Tào Khư biết việc Giả Kham từ chối ưng mệnh, lại thượng biểu thỉnh cầu phái tân thứ sử đến, song khi chưa trình lên trên đã đưa Đỗ Đam (杜耽) thay thế lãnh đạo chính sự trong châu, rồi bắt Đỗ Dam dâng biểu đề cử Trương Việt làm tân thứ sử. Trương Quỹ biết được, có ý định rút lui, muốn trở về Nghi Dương để ẩn cư, song trưởng sử Vương Dung (王融) và tham quân Mạnh Sướng (孟暢) không chịu, quyết ý phò trợ Trương Quỹ nên đã lãnh binh giới nghiêm, lại sai người đến chỗ trưởng tử của Trương Quỹ là Trương Thực và bảo người này lãnh binh thảo phạt Trương Trấn. Đồng thời, họ cũng phái cháu của Trương Trấn là Lệnh Hồ Á (令狐亞) đi thuyết phục Trương Trấn. Cuối cùng, Trương Trấn nghe theo, nhận ra sai lầm. Trương Thực sau đó tiến đánh Tào Khư, Tào Khư chạy trốn. Do Vương Dung đồng thời cử binh, Vũ Uy thái thú Trương Điển (張琠) cũng phái nhi tử là Trương Đản (張坦) đến Lạc Dương thượng biểu ủng hộ Trương Quỹ; trị trung Dương Đạm (楊澹) cũng đến Trường An để cáo giác với Tư Mã Mô rằng Trương Quỹ bị vu khống, Tư Mã Vô thượng biểu đình chỉ tuyển điều tân thứ sử. Sau đó, Tấn Hoài Đế úy lạo Trương Quỹ, hạ lệnh diệt trừ Tào Khư. Trương Quỹ biết chuyện rất hài lòng, lệnh cho Trương Thực lĩnh ba vạn binh thảo phạt Tào Khư, cuối cùng đánh bại và giết được Tào Khư.
Trương Quỹ sau đó đã lệnh cho trị trung Trương Lãng (張閬) đưa năm nghìn nghĩa binh và một lượng vật tư lớn đến Lạc Dương. Năm Vĩnh Gia thứ 5 (311), sau khi quang lộc đại phu Phó Chi (傅祗) và thái thường Chí Ngu (摯虞) viết thư cho Trương Quỹ và nói trong đó rằng vật tư ở Lạc Dương thiếu thốn, Trương Quỹ lại ngay lập tức phái tham quân Đỗ Lệ (杜勵) dâng 500 con ngựa và ba vạn xấp vải len. Tấn Hoài Đế vì thế trao cho Trương Quỹ các chức vị Trấn Tây tướng quân, quản lý quân sự khu vực Lũng Hữu; phong cho Trương Quỹ làm Bá Thành hầu, Tịnh Tiến Xa kị tướng quân, Khai Phủ Nghi Đồng tam ti. Nhưng khi sứ giả chưa đến nơi, Vương Di lại một lần nữa tiến vào Lạc Dương, Trương Quỹ phái tướng quân Trương Phỉ (張斐), Bắc Cung Thuần và Quách Phu (郭敷) suất năm nghìn kị binh tinh nhuệ đến bảo vệ Lạc Dương. Tuy nhiên, cuối cùng thì Lạc Dương bị đại tướng Lưu Diệu của Hán Triệu chiếm được.
Tạo nền tảng cho Tiền Lương.
Sau loạn Vĩnh Gia, hai trọng thành của triều Tấn là Lạc Dương và Trường An đều trước sau rơi vào tay quân Hán Triệu, rất nhiều người dân từ khu vực Trung Nguyên và Quan Trung kéo đến Lương châu tị nạn, Trương Quỹ thiết lập Vũ Hưng quận ở tây bắc Cô Tang, lại phân Tây Bình quận (nay là Tây Ninh, tỉnh Thanh Hải) ra để thiết lập Tấn Hưng quận nhằm dùng làm nơi thu nhận lưu dân Đồng thời, Trương Quỹ vẫn tiếp tục ủng hộ triều Tấn, sau khi Tấn Hoài Đế bị bắt đến Bình Dương, Trương Quỹ từng định dốc toàn lực châu ra để tấn công Bình Dương. Không lâu sau, Tần vương Tư Mã Nghiệp nhập quan, Trương Quỹ lại phái binh đến hỗ trợ. Năm sau, Tư Mã Nghiệp được ủng hộ lên làm hoàng thái tử, Trương Quỹ được trao chức Phiếu Kị đại tướng quân, Nghi Đồng tam ti, song Trương Quỹ khiêm nhường từ chối. Đồng thời, Trương Quỹ cũng hiệp trợ tiêu diệt thế lực phản loạn tại khu vực phụ cận, như Tần châu thứ sử Bùi Bao (裴苞), Khúc Khác (麴恪), Cúc Nho (鞠儒) ở Tây Bình quận. Tư Mã Nghiệp sau đó lại tái bổ nhiệm, song Trương Quỹ lại một lần nữa từ chối.
Năm Vĩnh Gia thứ 7 (313), Tấn Hoài Đế bị sát hại, Tư Mã Nghiệp kế vị và trở thành Tấn Mẫn Đế, đồng thời thăng Trương Quỹ làm tư không, Trương Quỹ lại từ chối. Đồng thời, lại nghe theo kiến nghị của quân sư, ông cho đúc trở lại tiền ngũ thù, khôi phục lưu thông tiền tệ trong địa bàn, đem đến tiện lợi lớn cho sinh hoạt của nhân dân, không còn phải dùng xếp vải làm phương tiện thanh toán. Đồng thời, Lưu Diệu tiến sát Trường An, Trương Quỹ lại phái tham quân Khúc Đào (麴陶) lĩnh ba nghìn binh đến bảo vệ Trường An.
Năm Kiến Hưng thứ 2 (314), Tấn Mẫn Đế đã phong chức Trương Quỹ làm thị trung, thái úy, Lương châu mục; phong tước Tây Bình công; song Trương Quỹ vẫn từ chối. Ngày Nhâm Thìn tháng thứ 5 ÂL, Trương Quỹ mất vì bệnh, thọ 60 tuổi, thụy là Vũ công. Các bộ hạ thân tin của Trương Quỹ sau đó ủng hộ trưởng tử của Trương Quỹ là Trương Thực kế nhiệm chức Lương châu mục. | 1 | null |
Gears of War là một trò chơi chiến tranh viễn tưởng bắn súng góc nhìn thứ ba, phát triển bởi Epic Games và phát hành bởi Microsoft Game Studios.Ban đầu, nó được thiết kế chỉ dành cho hệ máy Xbox 360 vào tháng 11 năm 2006 ở Bắc Mỹ, Úc và phần lớn Châu Âu. Phiên bản này còn có một bản thu thập hạn chế dành cho người chơi và cuốn truyện tranh nói về cốt truyện của game. Mặc dù game được thiết kế chủ yếu là dành cho hệ máy Xbox 360 nhưng vẫn có một phiên bản dành cho hệ máy PC tích hợp một số tính năng mới trong phần chơi mạng, thêm vòng chơi trong phần chơi đơn và tính năng Windows Live.
Trò chơi tập trung nói về các chiến dịch của biệt đội Delta chống lại lực lượng ngoài hành tinh đến xâm chiếm hành tinh viễn tưởng Sera và giết chóc con người, Locust. Người chơi có thể nhập vai Marcus Fenix hoặc Dominic Santiago (trong chiến dịch chơi co-op), là một tù binh và người lính rất kiên cường trong chiến đấu. "Gears of War" có thể nói là game đầu tiên khai phá ra kiểu núp-bắn, Marcus có thể núp vào các góc tường, bắn trả hoặc di chuyển qua các góc tường khác trong khi người chơi còn lại cũng làm việc tương tự để hỗ trợ người chơi chính.Game có chế độ chơi mạng hỗ trợ lên đến 8 người.
"Gears of War" bán được 3 triệu bản trong vòng 10 tuần và là game PC bán chạy nhất trong năm 2006; nó cũng là game được chơi nhiều thứ hai trên hệ máy Xbox 360 trong năm 2007. Hiện tại, "Gears of War" xếp thứ năm trong các game bán chạy nhất trên hệ máy Xbox 360 mọi thời đại. Vào tháng 9 năm 2008, "Gears of War" đã bán được hơn 5 triệu bản. Giới phê bình đánh gia cao gameplay cũng như phong cách hành động của "Gears of War", nó nhận được một vài danh hiệu game của năm trong năm 2006. Thành công rực rỡ của bản một đã dẫn đến việc phát triển của những bản tiếp theo bao gồm "Gears of War 2" vào năm 2008, "Gears of War 3" vào ngày 20 tháng 9 năm 2011 (dời lại so với lịch phát hành ban đầu là vào ngày 5 tháng 4 năm 2011). Tất cả những tác phẩm phỏng theo như truyện tranh, sách và phim đều được mong đợi bởi fan của dòng game này.
Cách chơi.
"Gears of War" là tựa game đầu tiên sử dụng hệ thống nấp-bắn, Marcus có thể nấp vào một góc tường, ló súng ra bắn hoặc ngồi hẳn dậy để ngắm cho chính xác. Vũ khi khá đa dạng trong đó có khá nhiều loại súng bao gồm khẩu súng trường tấn công chính mà người hay sử dụng là Lancer (có gắn một lưỡi lê dưới họng súng để tác chiến ở cự ly gần), súng lục Snub (người chơi ít sử dụng súng này trừ khi hết đạn, ưu điểm là bắn nhanh), súng thục Gnasher (ưu điểm bắn ở cự ly gần mạnh, cận chiến bằng cán súng sẽ khiến đối thủ mất máu nhiều, nhược điểm là thiếu chính xác khi ngắm bắn xa), súng ngắm Longshot (ưu điểm bắn xa và nòng ngắm tốt, nhược điểm là bắn ở cự ly gần khó), lựu đạn hình cây chùy gai (ưu điểm có thể ném xa nhờ vào hệ thống do trò chơi thiết kế sẵn, nhược điểm là có thể làm tổn thương bản thân nếu đứng quá gần), cung bắn đạn nổ Torque (ưu điểm bắn phá giáp và hạ gục đối thủ nhanh chóng nhờ vào đạn nổ gắn trên cung, nhược điểm là phải ngắm bắn lâu mới kích hoạt được thiết bị nổ), súng trường tấn công Hammerburst của lực lượng Locust (ưu điểm bắn nhanh và mang được nhiều đạn, nhược điểm là cận chiến bằng cán súng và hỏa lực yếu), súng lục Revolver (ưu điểm bắn mạnh và chỉ một phát headshot là có thể giết chết được đối thủ, nhược điểm bắn chậm) và "Hammer of Dawn" (loại súng dùng để yêu cầu sự trợ giúp từ không quân, thông thường người chơi sẽ không dùng súng này nhiều trừ phi phải giết các loại quái vật khổng lồ). Khi sử dụng các loại súng trường tấn công như Lancer hay Hammerburst, người chơi có thể thay đạn đúng cách (kiểu "Active Reload"), nếu làm đúng người chơi sẽ thay đạn rất nhanh và tăng hỏa lực trong một thời gian ngắn nhưng nếu người chơi làm sai, Marcus sẽ mất thời gian để sửa lại súng bằng cách đập mạnh vào băng thay. Khi người chơi bị Locust bắn trúng, sẽ có ký hiệu của trò chơi hiện lên màn hình là hình một chiếc đầu lâu, nếu đầu lâu càng đỏ thì chức tỏ người chơi đang mất máu rất nhanh và nếu nó đỏ rực thì người chơi chết. Khi người chơi chết sẽ có hai trường hợp xảy ra, nếu chơi đơn thì người chơi sẽ phải chơi lại từ checkpoint cuối, còn nếu người chơi chơi ở chế độ co-op thì người đồng đội kia sẽ phải chạy đến cứu trước khi vòng tròn có mặt người chơi hiện thị ở góc phải màn hình trở nên đỏ rực.
Trò chơi cho phép người chơi có thể chơi co-op hoặc chơi đơn trong 5 hồi (act).Game tập trung chủ yếu vào các chiến dịch của đội Marcus (Marcus Fenix, Dominic Santiago, Augustus Cole và Damon Baird) trong một nỗ lực để quét sạch bọn Locust ra khỏi hành tinh Sera. Nếu như không có người chơi co - op cùng, các đồng đội trong team sẽ do Al điều khiển.Có những vòng cho người chơi lựa chọn một trong hai lối đi, nếu người chơi chọn lối thứ nhất thì người chơi còn lại (hoặc Al nếu không có ai chơi co-op) sẽ tự động lựa chọn lối thứ hai.Trong suốt quá trình chơi, người chơi có thể thu thập những "thẻ COG" (một loại thẻ dùng để xác định danh tính trong quân đội).Người chơi sẽ được mở khóa một vài tính năng đặc biệt hoặc súng nếu như thu thập đủ toàn bộ số thẻ COG. Chế độ "Insane" chỉ được mở ra chỉ khi người chơi hoàn thành game ở chế độ "Casual" và "Hardcore".
Chế độ chơi nhiều người (Multiplayer) cho phép một trận đấu deathmatch 4-4 (người chơi sẽ gia nhập đội Gears hoặc Locust).Các trận đấu đều có thể tổ chức ở chế độ thăng cấp (Ranked mode), khi một người chơi ghi điểm nhiều sẽ được tăng cấp bậc trong bảng xếp hạng nhưng chế độ này hạn chế người chơi chỉnh sửa chế độ trong ván đầu hoặc mời bạn bè.Trong chế độ Player (Player mode), người chơi có thể mời bạn bè vào tham gia và chỉnh sửa vài chi tiết trong ván đầu nhưng bảng xếp hạng sẽ không hiển thị mức độ thăng tiến của người chơi.Có hai chế độ chơi dành cho hệ máy Xbox 360 là ""Warzone" (Vùng chiến) và "Execution" (Sự hành hình), cả hai chế độ đều là kiểu đấu deathmatch chỉ khác chút ở chế độ "Execution", người chơi phải hạ gục kẻ thù ở vùng hành hình (Execution zone) nếu không đối thủ sẽ được hồi sinh lại sau một thời gian ngắn.Trong chế độ "Assassination" (Ám sát), một người chơi bất kỳ trong team được phân bổ làm đội trưởng và chỉ có người đội trưởng mới có thể giết được người đội trưởng ở team đối địch, sau khi giết xong người đội trưởng ở team thắng sẽ nhận được vũ khí mới cùng với tất cả các thành viên trong team.Một bản patch trên hệ máy Xbox 360 có thêm chế độ "Annex", chế độ này có cách chơi là đi chiếm khu vực của team đối địch đang chiếm giữ, rồi bảo vệ khu vực đó trong một khoảng thời gian nhất định để chiến thắng. Một bản patch trên hệ máy PC có tên "King of the Hill"" cũng thêm chế độ chơi tương tự nhưng thay đổi số điểm kiểm soát và thêm nhiều cách để giữ khu vực đó được kiểm soát.
Cốt truyện.
Thời điểm và nhân vật.
"Gears of War" lấy bối cảnh ở hành tinh có nhiều điểm tương đồng giống Trái Đất, Sera. Một chất lỏng có tên ""Imulsion" trở nên vô cùng quý hiếm khi các nhà khoa học tìm ra cách sử dụng nó, đã xảy ra một vài cuộc chiến để tranh giành nó. Chính phủ liên minh (COG) hình thành như một tổ chức phi chiến tranh, tham gia bảo vệ hòa bình nhưng thật ra nó cũng có vai trò chính trị mạnh mẽ trong cuộc chiến tranh 79 năm có tên gọi "Pendulum". Những chiến binh phục vụ cho COG có tên gọi là "Gear"". Vào ngày E ("Emergence Day", có nghĩa là ngày khẩn cấp), lực lượng Locust bất ngờ đổ bộ vào hành tinh Sera, phá hủy và thủ tiêu nền văn minh ở Sera, tiêu diệt mọi con người chúng thấy. Trong tất cả các lực lượng còn sót lại trên Sera, chỉ có COG là có thể tiêu diệt được Locust, thực hiện từng bước để đẩy chúng ra khỏi Sera và bảo vệ người dân.Mười bốn năm sau, COG là chính phủ duy nhất còn tồn tại ở Sera. Vào ngày E, lực lượng COG đã bất chấp số thương vong rất lớn và sử dụng vũ khí Hammer of The Dawn phá hủy các thành phố.
Game hầu như tập trung vào nhân vật chính Marcus Fenix và biệt đội Delta bao gồm Dominic "Dom" Santiago, Damon Baird, Augustus Cole.Một số nhân vật phụ như đại tá Hoffman, Anthony Carmine và trung úy Kim cũng nằm trong biệt đội Delta. Người chơi trong chế độ chơi đơn điều khiển Marcus Fenix, nếu người chơi khác tham gia co - op thì người nào tạo phòng sẽ điều khiển Marcus, người còn lại điều khiển Dom.Tất cả các thành viên còn lại trong biệt đội Delta đều có thể được chơi trong chế độ multi cùng với lực lượng Locust.
Lực lượng Locust.
Bộ binh.
Drone.
Lực lượng bộ binh chủ đạo của quân đội Locust là Drone. Chúng nhìn to cao hơn con người, có lớp da ngoài màu xám trắng có vảy để bảo vệ khỏi những tổn thương nhẹ. Drone được sinh ra ở hang Hollow để trở thành những chiến binh khát máu bởi nữ hoàng Locust. Khi được kêu gọi, Drones sẵn sàng hi sinh hàng trăm cá thể để giết bằng được một lính COG (Gear). Drones thường trèo lên từ những hang ổ lủng dưới lòng đất (hay còn gọi là những hang ổ khẩn cấp)-thứ mà Locust sử dụng như cây cầu nối liền lòng đất với mặt đất. Drones được trang bị vũ khí, biết tác chiến ở cự ly gần cũng như thực hiện các chiến thuật như mai phục, đột kích... Điều này khẳng định Drone là một sinh vật có trí tuệ, hành động độc lập không cần sai bảo và có thể rất nguy hiểm. Drones thường ít biết cách bảo vệ bản thân trong chiến đấu và không bao giờ rút lui, chúng áp đảo lực lượng Gear bằng số lượng đông đảo. Drone gọi Gear là ""Groundwalkers" (Những kẻ đi bộ) hoặc "Hominids"". Trong "Gears of War I", Drones chỉ sử dụng súng trường tấn công Hammerburst I là chủ yếu.
Theron.
Lính tinh nhuệ của lực lượng Locust là Theron dễ dàng phân biệt được với Drones nhờ vào cái áo choàng chúng khoác trên người và chiếc mặt nạ trên mặt. Theron có mang giáp nhìn rất hoa văn nhưng thực ra là loại giáp chung cho tất cả mọi bộ binh của lực lượng Locust.Giọng nói kỳ quặc của Therons rất dễ dàng nhận ra bởi Gear bởi chúng luôn rít vào trong gió gây chói tai và một đặc điểm rất dễ nhận ra là chúng nói thì không ai có thể nghe được. Theron nhanh, mạnh và thông minh hơn Drones thông thường, chúng thướng sử dụng cây cung nổ chết người Torque. Vì sự khôn ngoan và nhanh nhẹn của mình, Theron thường nắm giữ vai trò chỉ huy, lãnh đạo một nhóm Drone tham gia trận đánh.
Boomer.
Boomer thường ngu si và chậm chạp vì thân xác chúng rất to lớn.Khi tham gia trận đánh, Boomer thường sử dụng vũ khí là súng phóng lựu Boomshot, súng phóng lựu có tầm ảnh hưởng rộng lớn. Boomer ít khi tham chiến một mình, chúng thường đi thành nhóm, ít nhất là hai cá thể.Chúng thường rất ngu đần khi tham chiến, không biết ẩn nấp mà lúc nào cũng đứng trực diện chỉ trừ phi được chỉ đạo bởi một cá thể Locust siêu việt.Lực lượng Gear đã nhanh chóng tìm ra cách để đánh bại Boomers là nấp đằng sau các bức tường hoặc đồ vật chắc chắn, và bắn liên tục.Khi chết, Boomer thường cười lớn và nói "Boom", và sau đó là một trận pháo kích ở khu vực người chơi có tên gọi "Sky Fire".
Berserker.
Berserker là một loại quái vật cái.Chúng bị mù nên phải dựa vào mùi cơ thể và âm thanh để tấn công Gear. Berserker có sức mạnh rất khủng khiếp, có thể tung đổ cả một bức tường hoặc cột nhà. Berserker có một điểm rất nguy hiểm là khi chúng phát hiện ra Gear ở đâu thì sẽ chạy rất nhanh và nếu Gear né không kịp thì sẽ bị nát bét người giống như bị xe đi ở tốc độ cao cán qua.Xấu xa và khát máu, Berserker có thể giết bất kỳ sinh vật nào tiến gần nó kể cả Drone hoặc làm phiền nó.Để có thể đối phó với Berserker, Gear phải có đôi chân nhanh nhẹn và biết cách dụ Berserker ra khu vực mà không quân có thể hỗ trợ được. Vũ khí mà Berserker khiếp sợ nhất chính là "Hammer of The Dawn", khi sử dụng súng, tia sáng với nhiệt độ cao sẽ đốt cháy da của Berserker giết chết chúng, Berserker phải đợi cho da mình nguội lại và cứng mới có thể tiếp tục chiến đấu.
Quái vật.
Brumak.
Brumak là một sinh vật to lớn cao khoảng 12 mét và nặng 10.000 kg (22,046 lbs). Chúng được sinh ra từ lòng đất từ những sinh vật nhỏ hơn, Brumak có sức tấn công tay rất uy lực. Đầu chúng được mang chiếc mặt nạ cứng nhắc của quái vật Corpser, Brumak nhìn giống con người hơn là giống nhện. Brumak có thể được trang bị thiết bị phóng tên lửa và súng máy Gatling sau lưng và hai súng máy Troika ở hai tay.Brumak có thể mang theo súng năng lượng để có thể giết được nhiều mục tiêu cùng một lúc, sức mạnh của nó được đánh giá tương đương với Corpser.
Wretch.
Loại quái vật nhỏ và kinh hãi của lực lượng Locust, Wretch có thể yếu nếu tác chiến đơn lẻ nhưng sẽ trở nên kinh hãi nếu tác chiến với số đông. Wretch tấn công mục tiêu bằng cách trèo lên lưng đối thủ và đè xuống để dùng hàm răng xé mặt nạn nhân. Chúng thường di chuyển với tốc độ nhanh, đi theo bầy đàn và làm chói tai Gear bằng cách hết lên những tiếng hú ầm ĩ.Wretch thường có thể bị đánh bại bởi một team Gear nhưng nếu các thành viên bị tách rời khỏi team thì Wretch có thể dễ dàng tập trung bầy đàn lại và hạ gục nạn nhân. Khi Gear giao chiến với Drone, Wretch có thể là một mối nguy hiểm khôn lường, lính Gear khi tập trung bắn phía trên sẽ không để ý phía dưới chân và Wretch có thể lợi dụng cơ hội để "đục nước béo cò".
Corpser.
Corpser là một sinh vật có hình thù giống nhện. Corpser có bốn mắt và khuôn mặt nó rắn như đá, nó còn có thể đẻ trứng. Corpser có rất nhiều chi và có thể tạo ra được sức mạnh khủng khiếp ngang bằng với Brumak. Tất cả các phần trên cơ thể của Corpser đều không thể bị xuyên thủng bởi đạn thông thường, chúng chỉ có thể bị tổn thương toàn thân khi Gear sử dụng súng Hammer of The Dawn còn nếu tấn công bằng súng Lancer, phần duy nhất bị tổn thương trên cơ thể chúng là bộ phận ở dưới miệng. Corpser thường di chuyển dưới lòng đất và đột kích lực lượng Gear bằng cách lao ra khỏi mặt đất và dùng 8 chi của mình để giết Gear.
Reaver.
Reaver là một sinh vật bay có kích thước lớn gấp khoảng 20 lần so với Drone. Chúng thường được điều khiển bởi kẻ lái dã thú (Beast Rider - một loại drone chuyên lái Reaver) để chuyên chở Drone hoặc Theron.
Diễn biến cốt truyện.
Trò chơi có thời điểm là 14 năm sau ngày E, lực lượng Locust tuyên bố chiến tranh với loài người ở Sera, chúng giết chóc và phá hủy mọi thứ. Marcus Fenix - là một người lính kiên cường phục vụ cho COG, bị tống tù 4 năm vì tội bỏ nhiệm vụ đi làm việc riêng, thực ra Marcus đang cố gắng đi cứu cha mình là Adam Fenix. Dom đã xác định được xà lim của Marcus và cứu anh ra khỏi đó để đến gặp biệt đội Delta. Biệt đội được trang bị thiết bị dò đường đến hang Hollow, nơi lực lượng Locust cư trú. Trên đường đi, người chơi sẽ gặp phải sự kháng cự quyết liệt của lực lượng Locust. Sau khi đã vào được khu vực trung tâm, biệt đội Delta đã gài đặt bom Lightmass nhằm mục đích tiêu diệt toàn bộ lực lượng Locust ở đây. Trái bom đã không nổ đúng như dự tính, khiến cho đội Delta chịu nhiều thương vong trong quá trình quay lại khu vực để kích hoạt, sửa chữa nhưng vẫn không nổ được hết toàn bộ hang, COG đã quyết định lắp đặt bom loại lớn trên một đoàn tàu đưa thẳng vào khu trung tâm của Locust và thổi tung khu vực này. Biệt đội Delta đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ từ Locust và phải chạm trán với tướng RAAM. Marcus vì muốn trả thù cho trung úy Kim - người đã bị RAAM giết ở những hồi đâu, đã giết chết RAAM.Thông tin dữ liệu đã được tải lên đầy đủ, cả đội chờ đoàn tàu đến gần sát hang rồi mới lên trực thăng. Game kết thúc với cảnh các hang ổ của Locust sụp đổ nhưng nữ hoàng Locust nói rằng Locust sẽ vẫn còn quay lại và cuộc chiến này vẫn chưa kết thúc.
Quá trình thiết kế.
Trong cuộc phỏng vấn với Cliff Bleszinski, thiết kế trưởng của Epic Games, ông đã chỉ ra rằng có ba game ảnh hưởng đến quá trình thiết kế của "Gears of War" bao gồm cách bắn súng góc nhìn thứ ba của "Resident Evil 4", hệ thống nấp - bắn của Kill Switch và cách di chuyển từ vị trí nấp này sang vị trí nấp khác (tương tự như nhảy từ vị trí này sang vị trí khác trong các phiên bản sau của "Gears of War") của game Bionic Commando. Những game này dã ảnh hưởng ít nhiều đến phong cách hành động của GOW, game tập trung chủ yếu vào cách đánh đội và yểm trở lẫn nhau (bao gồm nấp-bắn và yêu cầu hỗ trợ), trò chơi không có quá nhiều vũ khí và không nghiêng về tác chiến ở cự ly gần. GOW cũng có một thiết bị chọn lọc, nó sẽ loại bỏ những yếu tố bạo lực và máu me đồng thời những từ ngữ thô tục trong game. Tổng chi phí thiết kế game là 10 triệu USD, theo như nhân viên thiết kế của Epic Games là Mark Rein, tổ thiết kế chỉ có khoảng 20 - 30 người ở mọi thời điểm khác nhau. Những chi phí này vẫn chưa bao gồm tiền thiết kế Engine Unreal III.
Thiết kế trưởng của GOW Cliff Bleszinski hi vọng là game sẽ mở rộng ra thành truyện tranh và có thể là phim. Vào ngày 21 tháng 11 năm 2006, Jeff Bell thuộc Tập đoàn Microsoft chỉ định rằng GOW chỉ là bản đầu tiên trong ba bản, những sự kiện sau ngày E và trận đánh Jacinto Plateau cũng như những thông tin của Adam Fenix. Giám đốc Epic Games Mark Rein đăng tải trên diễn đàn của Gears of War rằng ""It's not over until it is not fun anymore" (Nó sẽ không kết thúc cho đến khi nó không còn thú vị nữa), và theo ý kiến của Mark dòng trò chơi "Gears of War" sẽ nổi tiếng như dòng trò chơi "".
Đoạn kết của "Gears of War" hoàn toàn mở với sự mập mờ về số phận của lực lượng Locust cũng như của Gears, và yêu cầu phải có những phiên bản nối tiếp.Vào năm 2007 tại hội chợ phát triển game ("Game Developers Conference"), Bleszinkski xác nhận rằng Epic Games đã dự định làm tiếp những phiên bản tiếp theo, và phiên bản tiếp theo của GOW là Gears of War 2 chính thức được xác nhận vào ngày 20 tháng 2 năm 2008, phát hành vào giữa đêm ngày 7 tháng 11 năm 2008.
Mặc dù được phát hành bởi Microsoft nhưng GOW IP hoàn toàn do Epic kiểm soát. Trong một cuộc phỏng vấn với CEO của Epic Games là Mike Capps cho biết ông có nguyện vọng được phát triển "Gears of War" trên các hệ máy khác như PlayStation 3. Nhưng ông cũng nói rằng "Time and time again, when it came down to figure out what we do next with Gears, we sat down with Microsoft and they've given us really good, compelling reasons to work with them again"" (Nhưng mỗi khi đến thời điểm để chúng tôi quyết định để làm gì tiếp với các phiên bản "Gears of War" tiếp theo thì tập đoàn Microsoft lại đưa ra những lý do hay và vô cùng hấp dẫn để chúng tôi tiếp tục cộng tác với họ), ý của ông là lại tiếp tục để Microsoft phát hành độc quyền trên hệ máy Xbox 360.
Nội dung tải về.
Epic Games bắt đầu thiết kế thêm nội dung cho "Gears of War" vào tháng 8 năm 2006. Những cải tiến mới này vẫn miễn phí theo như giám đốc Epic Games, Mike Capps. Những cải tiến đầu tiên được phát hành thông qua Xbox Live vào ngày 9 tháng 1 năm 2007 và thêm hai bản đò mới nữa vào ngày 10 tháng 1 năm 2007. Hai bản đồ mới này cho người thấy cảnh đấu song song với cốt truyện khi Dom và Marcus đang tìm cách thoát ra khỏi khu vực ban đầu (lúc Marcus mới thoát ra khỏi xà lim), còn đội Gear phải kiểm soát khu vực trực thăng "King Raven" bị rơi và bảo tàng ở gần đó. Một cải tiến khác được phát hành vào ngày 22 tháng 1 năm 2007, phiên bản cái tiến này theo Marc Rein chỉ là phiên bản sửa lỗi tương thích của "Gears of War" ở Nhật Bản và tất cả những tính năng của game vẫn được giữ nguyên. Vào ngày 9 tháng 4 năm 2007, Epic Games phát hành phiên bản cải tiến thứ ba, bao gồm chế độ chơi mới "Annex", chế độ chơi này cho người chơi chiếm và canh gác một địa điểm trong một thời gian nhất định để chiến thắng, sửa lỗi trong game.
Ban đầu Epic Games nói rằng sẽ có thêm map trong phiên bản cải tiến thứ ba nhưng vì sự không đồng thuận giữa Microsoft và Epic Games nên Epic Games đã quyết định chào bán những bản đồ này với giá phải chăng rồi sau đó mới bán miễn phí.Gói map "Hidden Fronts" bao gồm các map "Bullet Marsh", "Garden", "Process", và "Subway" được chào bán trên Xbox Live với giá là 800 điểm Microsoft (Microsoft Point) vào ngày 3 tháng 5 năm 2007.Gói miễn phí được phát hành vào ngày 3 tháng 9 năm 2007.
Phiên bản cải tiến thứ tư vào ngày 14 tháng 6 năm 2007 thêm 250 điểm tích góp nâng tổng số điểm số điểm tích góp trong game lên 1250 điểm.Phiên bản cải tiến này nâng cấp hệ thống nấp, cho đồng hồ thời gian dừng lại khi kết nối mạng có vấn đề (trong bản đồ "Annex"). Một vài vấn đề khác liên quan đến bản đồ cũng được giải quyết.
Phiên bản Máy tính cá nhân.
Vào năm 2006, PC Gamer vô tình để lộ những hình ảnh cho rằng "Gears of War" có thể được chơi trên máy tính cá nhân, dẫn đến nghi vấn "Gears of War" có thể được phát hành trên hệ PC. Tuy nhiên về sau hình ảnh này được cho là ảnh mô hình. Những bức ảnh "Gears of War" trên máy tính cá nhân bị rò rỉ vào ngày 13 tháng 1 năm 2007 càng khiến sự hoài nghi về GOW được phát hành trên hệ máy tính cá nhân tăng cao. Trong một cuộc phỏng vấn với fan trên TeamXbox, Mark Rein nói rằng dù sớm hay muộn thì Gears of War cũng sẽ phát hành trên hệ PC. Epic Games chưa có dự tính phát hành bản format trên máy tính cá nhân nhưng vì có Unreal Tournament III nên hãng đã quyết định tối ưu hóa tất cả các sản phẩm trên hệ máy PC.
Vào ngày 11 tháng 7 năm 2007 ở hội chợ E3, có thông tin rằng "Gears of War" thực sự sẽ được phát hành trên hệ máy PC. Những tính năng mới bao gồm thêm bản đồ dành cho phần chơi nối mạng, thêm 5 màn chơi nữa cho hồi 5 diễn tả cảnh biệt độ Delta phải thoát khỏi quái vật Brumak ở cảnh giữa hồi 4 và 5 (Mark Rein nói rằng phiên bản trên máy tính cá nhân sẽ thêm 20% cốt truyện so với phiên bản trên Xbox 360). | 1 | null |
, còn được biết đến với tên "Journey to Agartha" ("Hành trình đến Agartha"), "Children Who Chase Voices From Deep Below" ("Những đứa trẻ chạy theo tiếng nói từ dưới đáy sâu") là một phim anime của Nhật, phát hành ngày 07 tháng 05 năm 2011, đạo diễn bởi Shinkai Makoto. Đây là phim dài nhất của Shinkai Makoto tính đến thời điểm hiện tại (116 phút). Phim kể về một chuyến phiêu lưu sống động của một cô bé để nói lời từ biệt.
Cốt truyện.
Asuna là một học sinh tiểu học. Sau cái chết của cha mình, cô bé buộc phải trưởng thành sớm hơn các bạn cùng trang lứa vì mẹ Asuna là y tá, thường xuyên trực dài ngày tại bệnh viện. Asuna trải qua những ngày của mình trong một hang động trong núi, lắng nghe thứ âm nhạc kì lạ phát ra từ thỏi pha lê cha mình để lại và cho một sinh vật giống mèo mà Asuna gọi là Mimi.
Một ngày nọ, khi băng qua cầu, Asuna bị một sinh vật lạ đột kích và được một thanh niên lạ mặt cứu giúp. Cậu ta xưng tên là Shun, đến từ vùng đất Agartha. Asuna băng bó vết thương cho Shun và kể cho cậu nghe về thứ âm nhạc mà radio của cô bé bắt được. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi của Asuna và Shun chấm dứt khi Shun chết trong khi nới tay với sao.
Sáng hôm sau, mẹ Asuna kể cho Asuna về việc tìm thấy một thanh niên chết trên sông, tay mang khăn quàng của Asuna nhưng cô bé không tin. Tại trường, sau khi giáo viên chủ nhiệm nghỉ để sinh em bé, giáo viên, thầy Morisaki, đến dạy thay và giảng cho cả lớp nghe về miền đất của người chết, Agartha. Bài giảng này thu hút Asuna. Cô bé đến gặp Morisaki hỏi thăm về miền đất và được thầy giáo giảng thêm về Quetzalcoatl, những vị thần canh giữ người chết trước khi con người có thể trưởng thành và không cần đến họ nữa. Hai thầy trò đi xuống lòng đất với hi vọng tìm được những gì mình muốn thấy.
Asuna sau đó đã đi đến hang động bí mật của mình thì thấy một thanh niên khác giống Shun đứng đó. Ngay tức khắc, một toán người có vũ khí tấn công. Chỉ huy của toán lính đó bắt giữ Asuna và sử dụng một mảnh pha lê gọi là để mở cổng. Cậu thanh niên theo Asuna và chỉ huy kia vào cổng. Vị chỉ huy kia hóa ra là thầy Morisaki đi đến đây để mang người vợ quá cố trở về. Cậu thanh niên cũng tiết lộ mình là Shin, em trai của Shun. Sau đó, Shin bỏ hai người lại. Morisaki nói Asuna có thể quay về nhưng cô bé quyết định theo thầy mình trong chuyến đi đến , mang người chết trở lại.
Trên đường đi, Asuna bị một bộ tộc quái vật tên Izoku bắt cóc. Trong khi chạy trốn, Asuna bắt gặp một bé gái tên Mana và cả hai đưa nhau chạy trốn. Shin giúp đỡ họ nhưng bị Izoku đả thương. Sau đó, Morisaki đã tìm ra ba người họ nằm trên một con sông. Mana đã dẫn họ đến ngôi làng của mình, Amaurot.
Cư dân nơi đó ban đầu không hoan nghênh người từ mặt đất xuống (và sau khi họ đi cũng không tỏ thiện chí) nhưng già làng, ông của Mana, đã cho phép họ ở lại. Morisaki và già làng đã bất đồng khi Morisaki tỏ ý muốn đến Cánh cổng sinh tử. Còn khi đó, Asuna thăm nom Shin nhưng bị Shin hét lên vì muốn ở một mình. Cũng trong thời gian này, Asuna gặp lại Mimi.
Sáng hôm sau, Asuna và Morisaki rời làng Amaurot. Shin thức dậy sau và quyết định đuổi theo họ sau khi nghe dân làng đang đuổi giết họ. Shin đến cứu họ và nhân lúc bị phân tán, Morisaki đã mang Asuna lên vùng cao. Khi đến đó, họ đến một vực sâu nhưng Asuna quá sợ trèo xuống nên ở lại. Còn Morisaki tiếp tục đi. Trong khi Shin đang đánh nhau với dân làng và sắp thua, dân làng đã cảm nhận viên pha lê clavis đã đến Cánh cổng sinh tử bèn bỏ Shin lại. Shin, vẫn còn chút sức lực, đã đi khỏi nơi đó.
Asuna, giờ chỉ còn một mình, đi lang thang, hỏi bản thân vì sao cô bé lại đến Agartha và cuối cùng chấp nhận rằng mình đến Agartha vì cảm thấy cô đơn. Asuna lại bị Izoku tấn công và lại được Shin cứu. Asuna và Shin quay lại vách núi rồi nhìn thấy một tàu bay lớn (được coi là Thượng đế) đang hạ cánh. Họ còn gặp một Quetzalcoatl sắp sửa chết. Trước khi chết, Quetzalcoatl hát một bài ca về tất cả những ký ức loài người mà vị thần này hấp thụ (trong đó có cả Shun và Mimi). Đến lúc này, Asuna đã biết âm nhạc mà cô bé nghe thấy đến từ đâu. Quetzalcoatl ngay sau đó nuốt chửng hai người nhưng đã chết không lâu sau và tan biến. Shin và Asuna thoát ra được và rơi ra.
Bên dưới vách núi, cả hai tìm thấy Cánh cổng sinh tử và đi vào. Họ gặp lại Morisaki. Asuna không lâu sau bị linh hồn vợ Morisaki chiếm giữ thân xác. Trong thời gian thân xác bị chiếm giữ, Asuna gặp lại linh hồn của Shun. Shin giận dữ cố hết sức để phá hủy clavis nhưng Morisaki ngăn cản vì không muốn mất vợ lần nữa. Tuy nhiên, Shin đã phá hủy được clavis và hồn Lisa buộc phải thoát khỏi thân xác Asuna. Trước khi biến mất hoàn toàn, Lisa bảo Morisaki hãy đi tìm hạnh phúc mà không có mình. Asuna tỉnh lại sau khi từ biệt Shun trong mơ, nhìn thấy Morisaki suy sụp đến mức van xin Shin giết chết mình nhưng Shin nói ông ta phải sống.
Phim kết thúc khi Asuna quay lại trên mặt đất, còn Shin và Morisaki ở lại.
Âm nhạc.
Âm nhạc bởi nhạc sĩ Tenmon. Bài hát chủ đề phim là "Hello Goodbye & Hello" do Kumaki Anri trình bày, sáng tác bởi Shimizu Shun'ya.
Quá trình sản xuất.
Shinkai Makoto đến London năm 2008 và dành thời gian ở đó sau khi hoàn tất 5 cm/s. Ông quay lại Nhật năm 2009 để bắt đầu dự án tiếp theo. Ông vẽ hai phác thảo cho phim vào tháng 12 năm 2009 và nói rằng ông muốn đi sâu hơn chủ đề chia ly ở những anime trước, làm sao để vượt qua nỗi đau mất mát ấy.
Tháng 10 năm 2010, ông tiết lộ những thông tin chính về phim như tựa đề, cốt truyện, ngày phát hành và trailer. Shinkai Makoto tiếp tục giữ vai trò đạo diễn và kịch bản. Nishimura Takayo thiết kế nhân vật và xem xét quá trình làm phim. Tanji Takumi chỉ đạo hình ảnh. | 1 | null |
Vương Nghị (; sinh ngày 8 tháng 10 năm 1953) là chính trị gia, nhà ngoại giao hàng đầu người Trung Quốc. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIX, khóa XVIII, khóa XVII, hiện là Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Ông từng giữ chức Phó Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản; và Chủ nhiệm Văn phòng các vấn đề Đài Loan thuộc Quốc vụ viện. Vương Nghị là chuyên gia đàm phán về vấn đề hạt nhân Triều Tiên.
Thời niên thiếu.
Vương Nghị sinh năm 1953 tại Bắc Kinh. Tháng 9 năm 1969, sau khi tốt nghiệp trung học, ông được cử đến Đông Bắc Trung Quốc, phục vụ Binh đoàn xây dựng và sản xuất Hắc Long Giang trong tám năm.
Tháng 12 năm 1977, Vương Nghị trở lại Bắc Kinh và cùng năm đó ghi danh vào khoa Ngôn ngữ châu Á và châu Phi của Học viện Ngoại ngữ số 2 Bắc Kinh (viết tắt theo tiếng Anh là BISU). Ông học chuyên ngành tiếng Nhật tại Học viện Ngoại ngữ số 2 Bắc Kinh, tốt nghiệp vào tháng 2 năm 1982 với bằng cử nhân. Vương Nghị nói lưu loát tiếng Anh và tiếng Nhật.
Sự nghiệp.
Sự nghiệp ban đầu.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Vương Nghị được cử đến Vụ châu Á, Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nơi ông bắt đầu sự nghiệp với tư cách là nhà ngoại giao. Tháng 9 năm 1989, ông được cử đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản và phục vụ ở đó trong năm năm. Khi trở về Trung Quốc vào tháng 3 năm 1994, Vương Nghị được bổ nhiệm làm Phó Vụ trưởng Vụ châu Á, Bộ Ngoại giao và được thăng chức Vụ trưởng Vụ châu Á vào năm sau. Từ tháng 8 năm 1997 đến tháng 2 năm 1998, Vương Nghị là học giả thỉnh giảng tại Viện Quan hệ Đối ngoại của Đại học Georgetown ở Hoa Kỳ. Ngay sau khi trở về Trung Quốc, ông được bổ nhiệm giữ chức Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao kiêm giám đốc văn phòng nghiên cứu chính sách. Từ tháng 9 năm 1999, Vương Nghị học quan hệ quốc tế tại Học viện Ngoại giao Trung Quốc và lấy bằng tiến sĩ. Tháng 2 năm 2001, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phụ trách các vấn đề châu Á. Ông là thứ trưởng trẻ nhất.
Tháng 9 năm 2004, Vương Nghị được bổ nhiệm làm Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản và đảm nhiệm vai trò đại sứ tại Nhật Bản đến tháng 9 năm 2007. Tháng 6 năm 2008, ông được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Quốc vụ viện, thay thế Trần Vân Lâm.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Ngày 16 tháng 3 năm 2013, Vương Nghị được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sau khi được Quốc hội Trung Quốc phê chuẩn.
Tháng 3 năm 2018, ông được bầu kiêm nhiệm chức danh Ủy viên Quốc vụ.
Ông là Ủy viên Trung ương Đảng Đảng Cộng sản Trung Quốc các khóa 17 (2007–2012), 18 (2012–2017), 19 (2017–2022).
Gia đình.
Vợ của Vương Nghị là Tiền Vi, con gái của Tiền Gia Đông, người từng là thư ký của Thủ tướng Chu Ân Lai. Vương Nghị có một người con gái. | 1 | null |
Thường Vạn Toàn (常万全, bính âm: Cháng Wànquán, sinh 1949) là một tướng lĩnh Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc nhiệm kỳ tháng 3 năm 2013 đến tháng 3 năm 2018, hàm Thượng tướng.
Tiểu sử.
Thường Vạn Toàn sinh tháng 1 năm 1949 ở trấn Thạch Kiều, thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam, gia nhập quân ngũ tháng 3 năm 1968 và vào Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 11 năm 1968. Ông từng tham gia cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung
Tháng 10 năm 1994, ông được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng Tập đoàn quân số 47. Năm 2000, ông được bổ nhiệm sau làm Tư lệnh Tập đoàn quân sau 2 năm làm chủ nhiệm tại Đại học Quốc phòng. Sau đó, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Tham mưu trưởng Quân khu Lan Châu, Tham mưu trưởng Quân khu Bắc Kinh, Tư lệnh Quân khu Thẩm Dương.Năm 2007, ông được chính Chủ tịch Hồ Cẩm Đào bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Tổng cục Trang bị và được bầu vào Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Ông cũng chính đã chỉ huy 3 lần phóng tàu Thần Châu 7, 8, 9 thành công.
Tháng 11 năm 2012, ông tiếp tục được bầu vào Quân ủy Trung ương Trung Quốc nhưng không trở thành Phó chủ tịch Quân ủy như dự đoán. Ngày 16 tháng 3 năm 2013, Quốc hội Trung Quốc đã phê chuẩn Thường Vạn Toàn, người chịu trách nhiệm giám sát chương trình vũ trụ của Trung Quốc, vào vị trí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Việc này được nhiều người coi là ông bị thất sủng, bởi với vị trí Chủ nhiệm Tổng cục Trang bị, ông là ứng viên lớn nhất cho ghế Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
Ông được phong quân hàm Thiếu tướng năm 1997, Trung tướng năm 2003 và Thượng tướng năm 2007.
Bị giáng cấp.
Ngày 11 tháng 7 năm 2019, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đưa tin tướng Thường Vạn Toàn bị kỷ luật hạ hai cấp, xuống cấp phó tư lệnh chiến khu, do liên quan đến vụ án tham nhũng của hai cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu. | 1 | null |
Johannes Ockenghem (sinh vào khoảng năm 1410-mất vào năm 1497 tại Tours), còn được viết tên là Jean de, Jan; họ là Okeghem, Ogkegum, Okchem, Hocquegam, Ockegham; là nhà soạn nhạc người xứ Flandre (thuộc Pháp và Bỉ bây giờ). Năm 1443, ông trở thành ca sĩ trong hợp xướng nhà thờ. Sau đó, ông phục vụ tại triều đình Pháp cho 3 đời vua liên tiếp cho đến khi qua đời. Ông là nhà soạn nhạc đầu thời kì giữa Guillaume Dufay và Josquin des Prez. Ông là một trong những nhà soạn nhạc tiêu biểu của thời kì Phục hưng. Sáng tác của ông gồm nhiều bản mass, motet và các chanson. Ông là bậc thầy về phức điệu, đồng thời các ca khúc của ông nổi tiếng. | 1 | null |
Nữ Anh (chữ Hán: 女英) là tên một nữ nhân vật huyền thoại sống vào thời kỳ Tam Hoàng Ngũ Đế trong lịch sử Trung Quốc. Theo ghi chép của nhiều thư tịch khác nhau thì bà là con gái thứ hai của đế Nghiêu và đồng thời cũng là thứ phi của đế Thuấn.
Tiểu sử.
Khi Đế Nghiêu về già, ông thấy các người con của mình mải mê tửu sắc nên có ý chọn người khác kế thừa ngôi vị của mình. Ông hỏi Tứ Nhạc - 4 vị đại thần thông tuệ trong triều và 4 người họ nói rằng thiên hạ bàn tán ca tụng công đức của Diêu Trọng Hoa, Đế Nghiêu chưa vội tin và ông đã quyết định thử thách người này. Trước tiên, ông cấp cho Diêu Trọng Hoa kho lương thực rồi gả một lúc 2 cô con gái là Nga Hoàng và Nữ Anh cho ông ta. Kết quả, vua Nghiêu không nhìn lầm người nên ông rất phấn khởi lập tức phong Diêu Trọng Hoa làm vua nước Hữu Ngu, rồi chẳng bao lâu đế Nghiêu thiện nhượng cho Diêu Trọng Hoa làm đế Thuấn thì Nga Hoàng chính thức trở thành mẫu nghi thiên hạ. Nga Hoàng là chị làm chính thất còn Nữ Anh là em thì làm thứ thiếp, tuy nhiên hai chị em không bao giờ cãi vã ăn ở đoàn kết đoan trang hiền thục nhường nhịn nhau từng cử chỉ hành động khiến người ngoài đều phải mến mộ.
Lúc Ngu Thuấn được thụ phong nước Hữu Ngu thì Nữ Anh làm thứ phi vẫn phụ giúp chị quản lý công việc mỗi khi chồng đi vắng, sau khi Ngu Thuấn lên ngôi thiên tử thường xuyên tuần du làm việc cùng với dân thì Nga Hoàng xử lý công việc triều chính, còn phần Nữ Anh đứng ra cai quản tam cung lục viện và giải quyết vấn đề hậu cần cho chồng mỗi lần xuất thành công cán.
Cái chết.
Vua Thuấn tại vị được 50 năm (có thuyết nói rằng 61 năm) thì thiện nhượng cho Hạ Vũ rồi dẫn 2 vợ đi khắp nhân gian dạy dân cày cấy và trực tiếp làm việc với dân chúng.
Lần ấy đến đất Thương Ngô, Thuấn bị cảm đột ngột rồi mất ở bên bờ sông Tương. Nga Hoàng và Nữ Anh lo an táng cho nhà vua xong rồi 2 bà ngồi bên mộ khóc suốt 7 ngày 7 đêm, nơi nước mắt 2 bà chảy ra mọc nên một giống trúc được thiên hạ gọi là Tương phi trúc (湘妃竹). Sau khi khóc than thì Nga Hoàng cùng Nữ Anh đều trầm mình xuống sông để tuẫn tiết theo chồng. | 1 | null |
Trận Đại Lăng Hà (chữ Hán: 大凌河之战 "Đại Lăng Hà chi chiến") là cuộc chiến giữa nhà Hậu Kim và nhà Minh đầu thế kỷ 17 trong lịch sử Trung Quốc. Nhà Hậu Kim tấn công nhằm đập tan cứ điểm quân sự trọng yếu của nhà Minh ở Liêu Tây là thành Đại Lăng Hà.
Bối cảnh.
Về phía nhà Minh.
Tháng giêng năm Sùng Trinh thứ 4 (1631) nhà Minh, lão thần Tôn Thừa Tông một lần nữa nắm giữ quân vụ của quan ngoại, sau khi giành lại 4 thành Vĩnh Bình một cách dễ dàng từ tay A Mẫn, đã quyết định lần thứ 3 đắp thành Đại Lăng Hà. Trước đó, nghe tin Viên Sùng Hoán bị bắt giam, Tổ Đại Thọ quay về Quan Ngoại, được Thừa Tông dạy dỗ, Sùng Hoán khuyên bảo, mới vào lại Quan Nội. Trong cuộc chiến thu hồi 4 thành Vĩnh Bình, lập được công lớn, đến tháng 7 đảm nhiệm việc đắp thành Đại Lăng Hà .
Viên Sùng Hoán từng 2 lần đắp thành này, nhưng Hoàng Thái Cực đều không để ông ta làm xong. Thành Đại Lăng Hà nay là thành phố Lăng Hải, xưa gọi là huyện Cẩm; sông Đại Lăng xưa gọi là Du Thủy, Long Xuyên, Bạch Lang Thủy, đời Liêu đổi gọi là sông Lăng hay Linh, sông Đại Lăng. Sông dài 398 km, là then chốt giao thông nối liền vùng Đông bắc với Trung Nguyên: nước Tề bắc phạt Sơn Nhung, Tiền Yên vào giành Trung Nguyên, Bắc Tề tấn công Khiết Đan, Tùy - Đường bình định Cao Ly, đều lấy Đại Lăng Hà cốc làm con đường chính để hành quân .
Vị trí của thành phố Lăng Hải cách Cẩm Châu về phía đông hơn 30 dặm, là phòng tuyến trọng yếu che chắn cho Cẩm Châu. Ninh Viễn – Cẩm Châu là bình phong của Sơn Hải Quan, Hậu Kim muốn tấn công nhà Minh thì vượt qua Sơn Hải Quan là con đường ngắn nhất, nghĩa là cần phải hạ được Ninh Viễn – Cẩm Châu. Muốn hạ được Cẩm Châu, thì thành Đại Lăng Hà không thể tồn tại. Từ khi Viên Sùng Hoán lên nắm quyền ở Liêu Đông, Minh – Kim kịch liệt tranh giành 2 thành Đại, Tiểu Lăng Hà, bên xây bên phá .
Về phía Hậu Kim.
Trước cuộc tập kích Bắc Kinh vào năm Thiên Thông thứ 3 (1629), Hoàng Thái Cực mượn danh nghĩa quan tâm đến sức khỏe của anh trai, xóa bỏ chế độ hằng tháng luân phiên chấp chính của Tứ Đại Bối lặc (Đại Thiện, A Mẫn, Mãng Cổ Nhĩ Thái và Hoàng Thái Cực) mà Nỗ Nhĩ Cáp Xích đặt ra. Hoàng Thái Cực phỏng theo quan chế nhà Minh, đặt ra Lục bộ, lấy những Bối lặc trẻ tuổi đảm nhiệm. Quan viên Lục bộ đặt sự lãnh đạo trực tiếp của Đại Hãn. Cuộc tập kích không đạt được mục đích cuối cùng là Bắc Kinh, nhưng giành được một lượng lớn nhân khẩu và tài sản, tăng cường rất nhiều cho quốc lực . Những người phản đối cuộc tập kích này là Đại Thiện và Mãng Cổ Nhĩ Thái đều phải im lặng, tạo điều kiện cho Hoàng Thái Cực đoạt quyền và giam cầm A Mẫn vì tội để mất 4 thành Vĩnh Bình và tàn sát thường dân (trong đó có một phần là vì Đại Thiện và Mãng Cổ Nhĩ Thái cũng muốn triệt hạ A Mẫn). Hoàng Thái Cực đã tiến những bước vững chắc trên con đường thâu tóm quyền lực của chính quyền Hậu Kim.
Mặt khác, hành động này đã làm bộc lộ sự yếu kém của vương triều nhà Minh, xóa tan ám ảnh của quân Bát Kỳ về trận thua Ninh - Cẩm, củng cố quyết tâm thôn tính Trung Nguyên của Hoàng Thái Cực. Với việc trọng trấn quân sự Đại Lăng Hà được xây dựng, Hoàng Thái Cực lập tức điều động đại quân, tổ chức tấn công.
Quá trình.
Vây thành.
Ngày 27 tháng 7 (24 tháng 8 DL), Hoàng Thái Cực tự cầm quân, từ Thẩm Dương xuất phát, giữa trưa vượt Liêu Hà. Ngày 1 tháng 8 (27 tháng 8 DL), Hoàng Thái Cực giải chiếu khoản đãi binh sĩ Mông Cổ tham chiến, chia quân làm 2: bọn Bối lặc Đức Cách Loại, Nhạc Thác, A Tể Cách soái 2 vạn quân, đi qua Nghĩa Châu đóng giữ ở khoảng giữa Cẩm Châu và Đại Lăng Hà, cắt đứt liên lạc của 2 nơi này; còn mình tự soái đại quân đi qua Hắc Sơn, Quảng Ninh, chính diện bức đến thành Đại Lăng Hà.
Ngày 6 tháng 8 (1 tháng 9 DL), 2 lộ đại quân hội họp dưới thành, Hoàng Thái Cực nói: "Đánh thành e tổn thất nhiều sĩ tốt, không bằng vây khốn lâu dài. Quân trong thành ra, ta giao chiến; quân cứu viện đến, ta đón đánh." Rồi chia các Bối lặc, các tướng ra vây thành: Lãnh Cách Lý nhận từ phía bắc sang tây, Đạt Nhĩ Cáp nhận từ phía bắc sang đông, A Ba Thái tiếp ứng cho họ; Giác La Sắc Lặc nhận phía chính nam, Mãng Cổ Nhĩ Thái, Đức Cách Loại tiếp ứng; Thiên Cổ nhận từ phía nam sang tây, Tế Nhĩ Cáp Lãng tiếp ứng; Vũ Nạp Cách nhận từ phía nam sang đông, Khách Khắc Đốc Lễ nhận từ phía đông sang bắc, Đa Đạc tiếp ứng cho họ; Y Nhĩ Đăng nhận từ phía đông sang nam, Đa Nhĩ Cổn tiếp ứng; Hòa Thạc Đồ nhận từ phía tây sang bắc, Đại Thiện tiếp ứng; Ngạc Bản Đoái nhận phía chính tây, Diệp Thần nhận từ phía tây sang nam, Nhạc Thác tiếp ứng cho họ. Các Bối lặc Mông Cổ đều soái bộ hạ lấp đầy các khoảng trống. Đông Dưỡng Tính soái Ô Chân (nghĩa là nặng) Siêu Cáp (nghĩa là quân hay binh) chở pháo vượt Cẩm Châu đại đạo mà đặt doanh trại. Các tướng Kim chia ra, quanh thành đào hào, sâu rộng đều đến cả trượng. Ngoài hào xây tường, cao đến cả trượng, làm bễ nghễ (đầu tường hình răng cưa); cách tường 5 trượng về phía sau lại làm hào, rộng 5 thước, sâu 7 thước 5 tấc. Ngoài doanh đều đào hào, sâu rộng 5 thước .
Quân Minh ở trên thành nhìn xuống, chỉ thấy "nghịch nô vây tầng tầng lớp lớp, liên tiếp đào bốn con hào, khúc khuỷu khó đi, khí giới – dụng cụ sẵn sàng, tính toán rất giảo quyệt vậy!" Lương thực trong thành chỉ đủ dùng trong vài ngày, Tổ Đại Thọ muốn đột vây, nhưng không làm nổi, đành ngồi chờ viện binh . Các tướng Kim vừa đánh vừa phủ dụ các đài, bảo ngoài thành, lần lượt hạ được tất cả. Quân Minh ra thành tìm củi, quân Kim bắt được thì xẻo tai .
Vây hơn tháng, Hoàng Thái Cực muốn tiêu hao sanh lực của quân giữ thành, giả cách rằng viện quân Cẩm Châu đến. Đại Thọ thấy ở nơi cách thành 10 dặm có cờ dựng súng nổ, bụi mù bốc cao, cho là thật, bèn đưa quân ra đánh đài ở góc tây nam thành. Thiên Cổ, Diệp Thần cùng các Bối lặc Mông Cổ đốc quân chống lại, Hoàng Thái Cực tự soái quân Ba Nha Lạt (tinh binh được tuyển chọn từ con em quý tộc Kiến Châu Nữ Chân) từ trên núi ập xuống. Đại Thọ biết là trúng kế, vội thu binh vào thành, tử thương hơn trăm người, từ đó không dám ra nữa .
Diệt viện.
Ngày 16 tháng 8 (11 tháng 9 DL), 2000 viện quân nhà Minh từ Tùng Sơn đến, bị quân Kim của A Sơn, Lao Tát, Đồ Lỗ Thập đánh bại. Ngày 26 (tức ngày 21 DL), Tổng binh Ngô Tương, Tống Vĩ đưa 6000 quân từ Cẩm Châu đến, gặp buổi sáng sương mù mờ mịt, bị bọn Bối lặc A Tế Cách đánh bại. Quân Minh bị bắt 1 viên Du kích, mất sạch ngựa, xe . Tháng 9, Liêu Đông tuần phủ Khâu Hòa Gia, Tổng binh Ngô Tương, Tống Vĩ hợp 6000 đến 7000 quân đến cứu, bị Hoàng Thái Cực tự soái Bối lặc Đa Đạc cùng bọn Đồ Lỗ Thập đưa hơn 200 quân Ba Nha Lạt vượt Tiểu Lăng Hà, nhân lúc gió lớn thổi cát bụi mù trời mà đánh bại quân Minh .
Ngày 24 tháng 9 (19 tháng 10 DL), Giám quân đạo Trương Xuân cùng bọn Tương, Vĩ hợp 4 vạn kỵ bộ đến cứu, vượt Tiểu Lăng Hà, kết hợp chiến xa và đại pháo, bày trận chặt chẽ. Đôi bên đối trận cách thành Đại Lăng Hà 15 dặm, quân Bát Kỳ tỏ ra lúng túng, trong khi chiến xa của quân Minh từng bước tiến lên rất chắc chắn, không ngờ cũng là từng bước tiến vào tầm bắn của 40 cỗ Hồng y đại pháo mà Đông Dưỡng Tính đã đặt ở phía đông trận địa của quân Minh. Đông Dưỡng Tính cho nổ pháo, quân Minh lập tức rối loạn, Hoàng Thái Cực cùng bọn Bối lặc Đại Thiện đưa 2 vạn người xông lên .
Hoàng Thái Cực soái kỵ binh ở 2 cánh xộc vào trận địa của quân Minh, bắn tên như mưa. Kỵ binh Kim xông pha ngang dọc, pháo của quân Minh mất tác dụng. Quân Minh gặp bất lợi, Ngô Tương chạy đầu tiên. Mây đen giăng đầy trời, gió từ phía tây thổi lại, Trương Xuân dùng hỏa công, thế lửa rất mạnh, buộc quân Kim dừng lại, chợt có mưa rào, gió đổi hướng về phía quân Minh, khiến quân Minh càng loạn. Quân Kim ở cánh phải phá được trận địa của Trương Xuân, đuổi theo hơn 30 dặm, bắt được Xuân cùng bọn phó tướng Trương Hoằng Mô, Dương Hoa Trưng, Tiết Đại Hồ, tham tướng Khương Tân hơn 30 người, chém bọn phó tướng Trương Cát Phủ, Mãn Khố, Vương Chi Kính, bọn Ngô Tương, Tống Vĩ vài mươi người trốn thoát.
Chiêu hàng.
Vừa đến dưới thành, Hoàng Thái Cực mệnh cho bắn thư vào trong thành, kêu gọi binh sĩ Mông Cổ ra hàng. Vây hơn 10 ngày, Hoàng Thái Cực gởi thư cho Tổ Đại Thọ, nhắc lại việc hòa nghị của Viên Sùng Hoán ngày trước, Đại Thọ không trả lời .
Tháng 10, Hoàng Thái Cực lại sai sứ chiêu hàng Đại Thọ, rồi mệnh cho bọn Hoằng Mô viết thư khuyên hàng. Đại Thọ soái quan, tướng gặp sứ giả ở ngoài thành, nói: "Ta thà chết ở đây, chứ không hàng!" Hoàng Thái Cực gởi thư cho Đại Thọ, hứa sẽ không giết. Có kẻ tên là Vương Thế Long hay Trương Dực Phụ , trèo thành ra hàng, nói trong thành lương cạn, các hàng quán chứa đầy xác chết, ngựa đã bị mổ hết, người phải ăn thịt người. Khi Trương Xuân đại chiến với quân Kim, Tổ Đại Thọ vẫn án binh bất động, không thể chỉ vì Đại Thọ bị lừa một lần đến nỗi khiếp sợ không dám ra, mà là quân trong thành không còn đủ sức để tham chiến nữa.
Từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 10 (tức 31 tháng 10 đến 2 tháng 11 DL), Hoàng Thái Cực trước sau gởi thư cho bọn Tổ Đại Thọ, Hà Khả Cương, phó tướng Trương Tồn Nhân, khuyên bọn họ mau ra hàng. Nhưng Tổ Đại Thọ và bộ hạ vẫn kiên trì chống lại, nguyên nhân trực tiếp là hành động tàn sát 4 thành Vĩnh Bình của A Mẫn năm trước. Trong thư viết tay, Hoàng Thái Cực đã giải thích: "Xưa kia xác thực có việc giết dân Liêu, ta rất lấy làm buồn bã hối hận, bọn ta từ lâu đã không làm như vậy nữa. Còn việc đồ thành Vĩnh Bình là hành vi của Nhị Bối lặc A Mẫn, hắn vì việc này mà phải chịu sự trừng phạt nghiêm khắc, hy vọng ngươi không giữ mãi thiên kiến này." Nhưng bọn Đại Thọ không thể tin được. Ngoài ra, còn vì Hà Khả Cương nhận xét: "Hoàng Thái Cực đã đến Bắc Kinh rồi lại quay về, rõ là không có hùng tâm thống nhất thiên hạ, chẳng hơn gì một kẻ cường đạo chiếm núi xưng vương. Quân Kim chiến đấu cũng vì một chữ "thưởng", đi theo Hoàng Thái Cực sẽ chẳng có kết cục tốt đẹp gì" .
Kết cục.
Tham tướng Vương Cảnh dâng đài Vu Tử Chương đầu hàng. Quân Kim hạ được các bảo ở cạnh thành, lấy đi lương khô, sửa sang hào lũy, củng cố vòng vây. Tổ Đại Thọ không còn chút cơ may nào để thoát ra. Hoàng Thái Cực sai Khương Tân đi chiêu hàng, Đại Thọ gặp Tân ở ngoài thành, sai du kích Hàn Đống đưa tiễn. Đống trở về nói với ông rằng quân Kim rất nghiêm chỉnh, Đại Thọ bắt đầu nghĩ đến việc đầu hàng.
Ngày 25 tháng 10 (tức 18 tháng 11 DL), Tổ Đại Thọ yêu cầu tướng Kim là Thạch Đình Trụ đến bàn bạc việc đầu hàng. Buổi chiều cùng ngày, Tổ Khả Pháp (con nuôi), Tổ Trạch Nhuận (cháu trai, trước khi Đại Thọ có con trai từng được chọn làm người kế tự), Lưu Thiên Lộc, Trương Tồn Nhân đến doanh Kim làm con tin. Hoàng Thái Cực sai Khố Nhĩ Triền, Long Thập, Ninh Hoàn Ngã cùng đi với Đình Trụ. Đình Trụ vượt hào gặp Đại Thọ, Đại Thọ nói rằng vợ con mình đều ở Cẩm Châu, muốn về đấy đón gia quyến, rồi sẽ tìm cách dâng thành cho quân Kim .
Khi ấy các tướng ở Đại Lăng Hà đều đồng ý đầu hàng, chỉ có phó tướng Hà Khả Cương không theo, Tổ Đại Thọ lệnh cho đưa ra ngoài thành mà giết đi . Sứ giả của Đại Thọ đưa thư thề nguyền đến, trên thư có tên Tổng binh quan Tổ Đại Thọ, phó tướng Lưu Thiên Lộc, Trương Tồn Nhân, Tổ Trạch Hồng, Tổ Trạch Nhuận, Tổ Khả Pháp, Tào Cung Thành, Hàn Đại Huân, Tôn Định Liêu, Bùi Quốc Trân, Trần Bang Tuyển, Lý Vân, Đặng Trường Xuân, Lưu Dục Anh, Đậu Thừa Vũ, tham tướng, du kích Ngô Lương Phụ, Cao Quang Huy, Lưu Sĩ Anh, Thịnh Trung, Tổ Trạch Viễn, Hồ Hoằng Tiên, Tổ Khắc Dũng, Tổ Bang Vũ, Thi Đại Dũng, Hạ Đắc Thắng, Lý Nhất Trung, Lưu Lương Thần, Trương Khả Phạm, Tiêu Vĩnh Tộ, Hàn Đống, Đoạn Học Khổng, Trương Liêm, Ngô Thái Thành, Phương Nhất Nguyên, Đồ Ứng Kiền, Trần Biến Vũ, Phương Hiến Khả, Lưu Vũ Nguyên, Dương Danh Thế. Hoàng Thái Cực soái các Bối lặc thề rằng các tướng Minh dâng thành Đại Lăng Hà đầu hàng, quan, tướng, binh, dân trong thành sẽ không bị làm hại. Thề xong, Hoàng Thái Cực sai Long Thập báo với Đại Thọ. Đại Thọ ngay hôm ấy soái các tướng mở tướng thành, đến thẳng doanh Kim gặp Hoàng Thái Cực. Hai người vui vẻ nói chuyện rất lâu, bàn bạc kế hoạch chiếm lấy Cẩm Châu, được ban các thứ mũ lông cáo đen, áo khoác lông chồn, thắt lưng ánh vàng, giày gấm đoạn, yên ngựa được chạm khắc, ngựa trắng,… Đó là ngày Mậu Thìn (28) tháng 10 (tức 21 tháng 11 DL).
Hoàng Thái Cực lệnh cho quan, tướng, binh, dân trong thành Đại Lăng Hà cạo đầu. Khi xưa đắp thành, quân sĩ, lao dịch, thương nhân có hơn 3 vạn, nay chỉ còn 11682 người; 32 thớt ngựa. Quân Thanh phá hủy thành Đại Lăng Hà rồi rút lui. Đến Thẩm Dương, Hoàng Thái Cực mệnh cho Đạt Hải an ủi các hàng tướng, ban nhà cửa cho con cháu của Đại Thọ (lúc này Tổ Đại Thọ đã vào Cẩm Châu), đãi ngộ mọi người hậu hĩ.
Ảnh hưởng.
Hoàng Thái Cực đã tiếp thu bài học từ thất bại Ninh – Cẩm, thay đổi biện pháp đánh thành, chủ trương vây khốn lâu dài. Sau này đánh hạ Cẩm Châu, buộc Tổ Đại Thọ phải đầu hàng thật sự, Hoàng Thái Cực lại dùng chiến thuật này, giành được kết quả mỹ mãn.
Quân dân thành Đại Lăng Hà chết đói vẫn không hàng đã khiến những nhà lãnh đạo chính quyền Hậu Kim nhận thức đầy đủ tác hại mà hành vi đồ thành Vĩnh Bình của A Mẫn gây ra . Vào tháng 11 cùng năm, Hoàng Thái Cực nói với các Bối lặc, đại thần: "A Mẫn đồ thành, là bởi vì hắn không đọc sách hiểu lẽ, không nắm rõ đạo lý trị nước. Còn chúng ta vây khốn Đại Lăng Hà gần 3 tháng, quân Minh chết đói không hàng, thề chết tận trung vì triều đình, đây là do bọn họ đọc sách nên thu được kết quả từ lễ giáo nhà Minh. Vì thế, chúng ta cũng cần đọc sách, cùng cần lễ giáo nhà Minh, từ nay về sau, phàm con em 8 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống cần phải đọc sách, rồi đảm trách chức quan trong Thừa Văn quán để phiên dịch kinh điển tiếng Hán." Chính quyền Hậu Kim chính thức tiếp nhận văn hóa hán tộc bắt đầu từ đây .
Bắt đầu từ trận đánh này, quân Kim sử dụng Hồng y đại pháo do chính bọn họ nghiên cứu chế tạo, đối với sự nghiệp thâu tóm Trung Nguyên về sau có vai trò rất quan trọng. Còn các hàng tướng nhà Minh, Hoàng Thái Cực nhất loạt giữ nguyên quan chức, nhiều người được trọng dụng, gây ra tiếng vang lớn .
Vào lúc mới đến dưới thành Đại Lăng Hà, Hoàng Thái Cực trèo lên gò ở phía nam thành, gặp hàng tướng Ma Đăng Vân, Hắc Vân Long, nói: ""Tinh binh thiện xạ của nhà Minh ở hết trong thành này. Quân đội quan nội mạnh yếu, trẫm nắm rất rõ." Đăng Vân đáp: "Quân đội ở thành này, như đầu mũi của cây thương, mũi gãy cán còn, làm được gì nữa?"" Đúng như nhận xét của Hoàng Thái Cực, trận đánh này đã tiêu diệt đội quân thiện chiến nhất của nhà Minh ở Quan Ngoại: Quan Ninh thiết kỵ. Những người không bị chết đói gia nhập quân đội Hậu Kim, làm cho lực lượng của họ thêm lớn mạnh .
Trận Đại Lăng Hà có ý nghĩa quyết định nên còn được ví là :"Trận Tương Dương thời Minh mạt." | 1 | null |
là một anime OVA đạo diễn bởi Shinkai Makoto. Chuyện phim mô tả một mối quan hệ cách biệt không thời gian của hai người bạn. Tiểu thuyết light novel của đồng tác giả giữa Shinkai Makoto và Ooba Waku được cấp phép bản quyền chính thức tại Việt Nam dưới tên gọi Tiếng gọi từ vì sao xa dựa theo tựa đề tiếng Anh là Voices of a Distant Star, phát hành bởi IPM vào ngày 9 tháng 9 năm 2016.
Cốt truyện.
Nagamine Mikako và Terao Noboru là bạn thân của nhau, học chung một trường cấp 2. Một ngày nọ, Mikako, được Quân đội Không gian Liên Hợp Quốc (UN) gọi đi chiến đấu chống lại nhóm sinh vật ngoài hành tinh gọi là Tarsian, tên gọi theo khu vực Tharsis trên sao Hoả. Là một Phi công Đặc vụ, Mikako lái con robot "Tracer", một binh đoàn chiến đấu của con tàu vũ trụ "Lysithea". Noboru ở lại Trái Đất một mình và tiếp tục liên lạc với Mikako bằng email trong điện thoại.
Khi "Lysithea" ngày càng di chuyển xa Trái Đất, quá trình liên lạc giữa hai người càng mất nhiều thời gian hơn. Email từ Mikako phải mất rất lâu để tới được điện thoại của Noboru do chênh lệch không thời gian.
Phim kể chuyện bắt đầu ở thời điểm năm 2047. Mikako đang ở một mình trong một thành phố hoang vu, trống trải, cố gắng liên lạc mọi người bằng di động. Tại một phòng học, Mikako đã gọi cho Noboru nói "Noboru. Tớ sẽ về đây nhé." nhưng đường dây bận. Mikako tỉnh dậy, thấy mình đang ở trong Tracer, và Tracer đang ở trong quỹ đạo một hành tinh khí gas. Sau đó, Mikako lái Tracer đến Agartha (giả tưởng), hành tinh thứ tư của Hệ Sirius.
Giữa phim, vào 16/09/2047, Mikako gửi một email đến Noboru với chủ đề "Tớ ở đây rồi", nội dung từ Mikako 15 tuổi đến Noboru 24 tuổi. Email đó mất 8 năm, 224 ngày, 18 giờ để đến Noboru. Sau đó, Mikako bị ảo ảnh gặp một nhân vật bí ẩn. Nhân vật này trông giống Mikako nhưng nhỏ tuổi hơn. Trong khi đang nói, thứ này biến đổi thành Tarsian rồi thành một Mikako nhưng lớn tuổi hơn. Căn phòng học lúc trước lại xuất hiện nhưng Mikako thì gục trong góc khóc nức nở, van xin nhân vật kia cho gặp lại Noboru. Nhân vật kia đáp lại "Không sao đâu. Cậu sẽ gặp lại cậu ấy."
Còi báo động của con tàu vang lên, báo hiệu hàng loạt Tarsian đang đến từ khắp nơi. Cuộc chiến nổ ra. 3 trong số 4 còn tàu vũ trụ trong Hệ Sirius đã bị phá huỷ nhưng "Lysithea" vẫn còn và chiến thắng. Mikako để cho Tracer, giờ đã bị hư hỏng, trôi vô định trong không gian. Ở trên Trái Đất, Noboru nhận được tin sau hơn 8 năm rưỡi trong tương lai.
Quá trình sản xuất.
"Hoshi no Koe" hoàn toàn được thực hiện bởi Shinkai Makoto trên chiếc Power Mac G4. Phiên bản OVA đầu tiên, Shinkai và vợ là Shinohara Miko lồng tiếng cho hai nhân vật trong phim. Trong phiên bản DVD, phim được lồng tiếng lại bởi dàn diễn viên chuyên nghiệp.
Nhạc sĩ Tenmon, cộng sự lâu năm của Shinkai Makoto, thực hiện âm thanh và nhạc cho phim. Bài hát chủ đề phim là "THROUGH THE YEARS AND FAR AWAY(HELLO, LITTLE STAR)", soạn nhạc Tenmon, viết lời bởi K. JUNO và trình bày bởi Low (Mizusawa Yūki).
Shinkai Makoto nói rằng ông lấy cảm hứng từ hai bộ phim Dracula và .
Manga.
Manga cùng tên dựa trên OVA được định kì trên Afternoon của Nhà xuất bản Kodansha từ tháng 2 đến tháng 12 năm 2004. Kịch bản bởi Shinkai Makoto và họa sĩ là Sahara Mizu. Cốt truyện manga có phần mở rộng hơn so với OVA, trong đó kết thúc truyện, Noboru tham gia UN và tiến hành một chiến dịch giải cứu Mikako. | 1 | null |
Tổ Đại Thọ (chữ Hán: 祖大壽, ? – 1656), tên tự là Phục Vũ, người Ninh Viễn, Liêu Đông (nay là Hưng Thành, Liêu Ninh), tướng lãnh cuối đời Minh, từng 2 lần hàng Thanh. Ông cùng Hà Khả Cương, Triệu Suất Giáo từng được Viên Sùng Hoán ca ngợi là Liêu Đông tam kiệt .
Dõng dõi nhà tướng, đại thắng Ninh – Cẩm.
Ông sinh ra trong một đại tộc ở Liêu Đông, tự nhận là hậu duệ của danh tướng Tổ Địch. 3 anh em Đại Thọ, Đại Nhạc, Đại Bật đều làm tướng. Ông là cậu của Ngô Tam Quế.
Ban đầu Đại Thọ làm Tĩnh Đông Doanh du kích. Kinh lược Hùng Đình Bật tâu lên khen ngợi các tướng trung cần, ông nằm trong số ấy. Đầu đời Thiên Khải (1621 – 1627), Quảng Ninh tuần phủ Vương Hóa Trinh dùng làm Trung quân du kích. Quảng Ninh bị phá, Đại Thọ chạy ra đảo Giác Hoa. Đại học sĩ Tôn Thừa Tông ra làm Đốc sư, lấy ông giúp Tham tướng Kim Quan giữ đảo.
Năm Thiên Khải thứ 3 (1623), Thừa Tông theo lời bàn của Tham chánh đạo Viên Sùng Hoán, đắp thành Ninh Viễn, lệnh làm cho cao rộng, Đại Thọ đốc trách việc này. Xong, tháng 1 năm thứ 5 (1625), quân Hậu Kim của Nỗ Nhĩ Cáp Xích đến, đào hầm mà đánh, ông giúp Sùng Hoán giữ thành, nổ pháo gây thương vong cho mấy trăm tên địch. Nỗ Nhĩ Cáp Xích đánh không nổi, dời quân sang cướp đảo Giác Hoa, chém Kim Quan, giết hơn vạn sĩ tốt.
Năm thứ 7 (1627), Hoàng Thái Cực cất quân đánh Ninh Viễn, Sùng Hoán lệnh Đại Thọ đem 4000 tinh binh quấy nhiễu phía sau quân Kim, bọn tổng binh Mãn Quế, Vưu Thế Uy đưa quân đến giúp, giao chiến dưới thành Ninh Viễn. Quân Kim đánh Cẩm Châu không được, lại gặp thời tiết oi bức, đành phải lui chạy, sử gọi là "Đại thắng Ninh Cẩm".
Cứu viện Bắc Kinh, giành lại Vĩnh Bình.
Sùng Trinh đế lên ngôi (1627), dùng Sùng Hoán làm Đốc sư, thăng Đại Thọ làm Tiền phong tổng binh, đeo ấn Chinh Liêu tiền phong tướng quân, giữ Cẩm Châu. Hoàng Thái Cực cùng Đại Thọ thư từ qua lại, muốn sai sứ điếu tang Thiên Khải đế, còn muốn chúc mừng vua mới, ông đáp thư từ chối. Qua 2 năm (1629), quân Kim xâm phạm Kinh đô, Sùng Hoán soái bọn Đại Thọ về cứu, Sùng Trinh đế triệu kiến ở Binh đài, úy lạo, lệnh cho bọn họ đặt doanh trại ở đông nam thành chống giặc.
Sùng Hoán bị luận tội "dẫn địch hiếp hòa" (ý nói đưa quân Kim vào xâm phạm, nhằm uy hiếp triều đình chấp nhận hòa nghị) mà tống giam, Đại Thọ sợ đến bủn rủn, muốn quay về Liêu Đông, lại nghe nói Võ kinh lược Mãn Quế nắm hết binh tướng Ninh Viễn, không phục, bèn đưa bộ hạ nhắm hướng đông mà chạy, ra khỏi Sơn Hải Quan, xa gần chấn động. Sùng Trinh đế sai Sùng Hoán viết thư chiêu dụ, Thừa Tông cũng sai sứ an ủi, ông ngầm cho dâng lên bài văn tự trình bày, xin lập công chuộc tội cho Sùng Hoán. Đại Thọ nói như vậy, Đế cũng đáp chỉ vỗ về.
Mùa xuân năm sau (1630), quân Kim hạ 4 thành Vĩnh Bình, Hoàng Thái Cực nghe được nơi ở của họ hàng ông cách Vĩnh Bình 30 dặm, mệnh cho bắt về. một con trai của anh Đại Thọ, hai con trai của ông cùng thân thuộc bị bắt, được cấp nhà để ở, nhưng bị quân Kim giám sát.
Quân Kim lui khỏi Vạn Lý Trường Thành, để lại bọn Bối lặc A Mẫn giữ 4 thành. Thừa Tông lệnh cho Sơn Tây tổng binh Mã Thế Long, Sơn Đông tổng binh Dương Thiệu Cơ hội quân với bọn phó tướng Tổ Đại Nhạc, Tổ Khả Pháp, Trương Hoằng Mô, Lưu Thiên Lộc, Tào Cung Thành, Mạnh Khảm đánh Loan Châu. Hạ xong Loan Châu thì áp sát Vĩnh Bình, bọn A Mẫn bỏ 4 thành mà chạy. Đại Thọ lại về giữ Cẩm Châu.
Thất thủ Đại Lăng Hà.
Lừa trốn về Cẩm Châu.
Đại Thọ nói với Thạch Đình Trụ, tướng Kim đảm trách việc đàm phán nhận hàng, rằng: ""Người làm sao không chết cho được? Nay không thể trung với nước, cũng muốn bào toàn cho vợ con. Vợ con ta ở Cẩm Châu, Hoàng Thái Cực có cách nào giúp ta gặp được vợ con chăng?" Hoàng Thái Cực lệnh cho Đình Trụ cùng Đạt Hải trở lại ban dụ, lập tức yêu cầu Đại Thọ trình bày mưu kế. Ông sai Trung quân phó tướng Thi Đại Dũng đến doanh Kim, nói rằng sau khi đầu hàng sẽ soái tùy tòng vờ trốn thoát về Cẩm Châu, tìm cơ hội dâng thành.
Ngày 28 tháng 10, Đại Thọ mở cửa thành, đưa toàn bộ quan, tướng đến doanh Kim, được Hoàng Thái Cực tiếp đón trọng thể.
Hôm sau, Hoàng Thái Cực mệnh bọn Bối lặc A Ba Thái đem 4000 người mặc trang phục Hán, theo Đại Thọ đi lấy Cẩm Châu, gặp sương mù dày đặc, không thể lên đường. Hôm sau nữa là ngày sóc của tháng 11, Đại Thọ đưa cháu trai Trạch Viễn cùng 26 tùy tùng vào Cẩm Châu, được Thạch Đình Trụ, Khố Nhĩ Triền đưa tiễn, trong đêm vượt Tiểu Lăng Hà, lên bờ thì đi bộ.
Mấy ngày sau, Đại Thọ từ Cẩm Châu truyền lời với các tướng rằng: "Ngày trước lên đường vội vã, tùy tùng ít ỏi, (mà) phủ thành phòng ngự nghiêm ngặt, quân đội đông đảo, chưa thể ra tay." Lại sai sứ báo với Hoàng Thái Cực, Hoàng Thái Cực gởi thư trả lời, dặn chớ quên lời hẹn trước.
10 năm giữ Cẩm Châu.
Ky mi của nhà Minh.
Đại Thọ mới vào Cẩm Châu, nói dối rằng đột vây mà ra, Liêu Đông tuần phủ Khâu Hòa Gia biết ông đã hàng Kim, ngầm tâu lên triều đình, Sùng Trinh đế muốn dùng Đại Thọ làm ky mi, nên không cho hỏi đến; chỉ có bọn tướng Mông Cổ là Tang Cát Nhĩ Tắc cứu viện bất lực, nên lệnh cho ông trị tội. Bọn Tang Cát Nhĩ Tắc muốn bắt Đại Thọ đi hàng Kim, ông cùng họ ăn thề rồi bỏ qua cho nhau. Sùng Trinh đế triệu Đại Thọ về triều, sứ giả đi lại đôi ba lần, ông đều từ chối.
Hoàng Thái Cực từ Đại Lăng Hà trở về, cướp Tuyên Phủ, hạ Lữ Thuận. Được 2 năm (1634), sai A Sơn, Đàm Thái, Đồ Nhĩ Cách trước sau đi Cẩm Châu trách mắng. Năm sau nữa (1635), sai Bối lặc Đa Đạc soái quân đánh Cẩm Châu, Đa Đạc lệnh cho bọn A Sơn, Thạch Đình Trụ, Đồ Lại, Ngô Bái, Lang Cầu, Sát Cáp Lạt đưa 400 người làm tiền khu. Đại Thọ lệnh cho phó tướng Lưu Ứng Tuyển, Mục Lộc, Ngô Tam Quế, tham tướng Tang Cát Nhĩ Tắc, Trương Quốc Trung, Vương Mệnh Thế, Chi Minh Hiển đưa 2700 quân ra chống lại, phó tướng giữ thành Tùng Sơn là bọn Lưu Thành Công, Triệu Quốc Chí đưa 800 người đến hội. Quân Minh gặp bọn A Sơn ở phía tây Đại Lăng Hà, Đa Đạc dẫn hậu quân từ trên núi đánh xuống, bụi mù bốc cao, bọn Lưu Ứng Tuyển tan chạy. Quân Kim diệt 500 người, bắt sống bọn du kích Tào Đắc Công, thu được hơn 200 con ngựa, giáp trụ không đếm xuể. Đa Đạc lui quân.
Giằng co với nhà Thanh.
Hoàng Thái Cực đổi niên hiệu là Sùng Đức (1636), phong quan chức cho các con cháu của Đại Thọ và bọn hàng tướng Minh, sai sứ ban sắc đòi ông trình bày sách lược tiến binh, Đại Thọ không trả lời.
Tháng 10 năm Sùng Trình thứ 11 (1638), Hoàng Thái Cực tự đưa quân đánh nhà Minh, soái Trịnh thân vương Tể Nhĩ Cáp Lãng, Dự thân vương Đa Đạc ra Ninh Viễn, Cẩm Châu đại đạo; Duệ thân vương Đa Nhĩ Cổn nắm cánh trái, từ Thanh Sơn Quan mà vào; Bối lặc Nhạc Thác nắm cánh phải, từ Tường Tử Lĩnh mà vào. Đại Thọ đang đóng đồn ở Trung Hậu Sở , đưa quân tập kích Đa Đạc, quân đội Thổ Mặc Đặc chạy trước, Đa Đạc cũng thua chạy. Hôm sau, Đa Đạc hợp binh với Tể Nhĩ Cáp Lãng ra đánh, Đại Thọ thu binh không quay lại giao chiến. Hoàng Thái Cực tự soái quân đến Trung Hậu Sở, trước sau 2 lần sai sứ yêu cầu Đại Thọ gặp mặt, ông rốt cục không ra. Bọn Thạch Đình Trụ, Mã Quang Viễn, Khổng Hữu Đức đánh hạ các đài bảo lân cận, Hoàng Thái Cực mệnh cho lui quân, tuyên bố đại thắng.
Tháng 2 năm thứ 12 (1639), Hoàng Thái Cực cất quân phạt Minh, lấy Vũ Anh quận vương A Tể Cách làm tiền phong, tự mình đốc quân vây Tùng Sơn, chia quân đánh Liên Sơn, Tháp Sơn, Hạnh Sơn. Sùng Trinh đế triệu Đại Thọ về cứu, ông vừa mới lên đường, quân Thanh đến, nên lui về giữ Ninh Viễn. Khi ấy Trạch Viễn giữ Hạnh Sơn, Đại Thọ sai 3 viên bộ tướng, 900 quân theo đường thủy đi cứu, nửa đêm vào thành. Quân Cát Bố Thập Hiền đuổi theo phía sau, bắt kịp, cướp được 1 chiếc thuyền, giết 50 người. Hoàng Thái Cực sai sứ đến Cẩm Châu dụ vợ ông, dạy bà đem lẽ lợi hại khuyên Đại Thọ về hàng. Ông tuyển quân Mông, Hán đều được 300 người, sai Tổ Khắc Dũng cùng bọn phó tướng Dương Chấn, Từ Xương Vĩnh ra giữ bên ngoài Cẩm Châu; đến cửa sông Ô Hân, giao chiến với 160 lính thú Mãn, Mông do A Nhĩ Tát Lan soái lãnh. Chấn bị bắt, 84 người bị giết, 150 con ngựa bị lấy mất. Khắc Dũng dựa vào núi lập trại, Hoàng Thái Cực tự đốc quân Ba Nha Lạt phá trại, Xương Vĩnh bị chém, Khắc Dũng bị bắt, 311 người bị giết, 411 con ngựa bị lấy mất. Quân Thanh đánh Tùng Sơn, không hạ được, gặp lúc 2 cánh trái, phải trở lại, Hoàng Thái Cực mệnh cho bãi binh lui về Thịnh Kinh. Đại Thọ lại vào Cẩm Châu. Năm ấy quân Thanh mấy lần vào cướp Cẩm Châu, Ninh Viễn, Tùng Sơn, Hạnh Sơn, đều không thành công, bắt được người, của thì lập tức lui về.
Đầu hàng lần thứ 2.
Tháng 3 năm thứ 13 (1640), nhà Thanh mệnh cho Trịnh thân vương Tể Nhĩ Cáp Lãng, Bối lặc Đa Đạc soái quân ra đóng đồn làm ruộng ở Nghĩa Châu. Tháng 5, Hoàng Thái Cực đi Nghĩa Châu thị sát, đầu mục Mông Cổ là bọn Tô Ban Đại ở phía tây thành Hạn Sơn sai sứ xin hàng, Hoàng Thái Cực mệnh cho bọn Tể Nhĩ Cáp Lãng soái 1500 quân Ba Nha Lạt đi đón. Đại Thọ dò biết quân Thanh ít người, lệnh cho Du kích Đái Minh cùng Tùng Sơn tổng binh Ngô Tam Quế, Hạnh Sơn tổng binh Lưu Chu Trí hợp 7000 quân tập kích, Tể Nhĩ Cáp Lãng lui chạy để nhử, rồi quay lại đánh cho quân Minh đại bại. Hoàng Thái Cực tự đi xem thành Cẩm Châu, đánh Ngũ Lý Đài ở phía đông thành, Lượng Mã Đài ở phía bắc thành, đều hạ được, cắt hết lúa rồi trở về. Hoàng Thái Cực mệnh cho bọn Tể Nhĩ Cáp Lãng, Đa Nhĩ Cổn luân phiên đánh Cẩm Châu.
Tháng 3 năm thứ 14 (1641), Tể Nhĩ Cáp Lãng mệnh cho các cánh quân lập doanh trại quanh thành. Đại Thọ lệnh cho lính Mông Cổ giữ tường thấp, bọn Bối lặc Nặc Mộc Tề sai sứ xin hàng, mở cửa đông của thành ngoài (nguyên văn: quách) đón quân Thanh. Ông nghe tin, đưa quân ra khỏi thành trong (nguyên văn: tử thành), giao chiến với quân Mông Cổ. Quân Thành áp sát thành ngoài, được quân Mông Cổ thả dây thừng, vịn lấy mà trèo lên, thổi tù và tấn công. Đại Thọ lui về giữ thành trong, quân Thành vượt qua thành ngoài, bắt được hơn 10 viên bì tướng cùng 5367 nam nữ. Viện quân Minh từ Hạnh Sơn đến, Tể Nhĩ Cáp Lãng sắp đặt mai phục đánh cho đại bại, bị giết 170, bị bắt 4374 người, bị lấy mất 160 con ngựa, 76 bộ giáp.
Tháng 5, Hồng Thừa Trù đốc quân đến cứu. Tháng 6, Đa Nhĩ Cổn đổi phiên. Hoàng Thái Cực sai học sĩ La Thạc đưa thư của bọn Tổ Trạch Nhuận chiêu hàng Đại Thọ. Tháng 7, Hoàng Thái Cực tự đem quân phá quân Minh, bắt Thừa Trù. Em Đại Thọ là tổng binh Đại Nhạc, du kích Đại Danh, Đại Thành ở trong quân Thừa Trù, cũng bị bắt. Hoàng Thái Cực thả Đại Thành vào Cẩm Châu. Ông sai sứ đến chỗ quân Thanh, nói nếu gặp được Đại Nhạc, sẽ hàng; có lệnh cho gặp, Đại Thọ lại sai sứ xin hẹn thề. Tể Nhĩ Cáp Lãng giận nói: "Thành sớm tối sẽ hạ được, còn hẹn thề làm gì?" ra dáng muốn tấn công. Ông sai Trạch Viễn cùng Trung quân Cát Huân đến chỗ quân Thanh nhận tội. Hôm sau, Đại Thọ soái quan tướng ra hàng, ngay hôm ấy các Cố sơn (tức là Kỳ) Ngạch chân (tức là Đô thống hay Kỳ chủ) đưa quân vào thành. Đó là ngày 8 tháng 3 năm Sùng Đức thứ 7 (1642) nhà Thanh.
Hoàng Thái Cực nghe tin, sai Tể Nhĩ Cáp Lãng, Đa Nhĩ Cổn úy dụ Đại Thọ, rồi lệnh cho chiêu hàng 2 thành Hạnh Sơn, Tháp Sơn; Tể Nhĩ Cáp Lãng, Đa Nhĩ Cổn đưa quân đến đóng ở đó.
Kết cục an lành.
Bọn A Tể Cách, A Đạt Lễ đưa bọn Đại Thọ về, Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực triệu kiến bọn họ ở điện Sùng Chánh. Đại Thọ nhận tội chết, Thanh Thái Tông nói: "Ngươi phản bội ta vì chủ của ngươi, vì vợ con dòng họ của ngươi vậy. Trẫm thường nói với các đại thần Nội viện: Nếu Tổ Đại Thọ mà không chết, về sau lại đầu hàng, thì trẫm nhất định không giết. Việc cũ đã qua, từ nay về sau gắng sức vì trẫm mà làm việc vậy!""
Tháng 6, Ô Chân Siêu Cáp chia làm Bát Kỳ, lấy Trạch Nhuận làm Chánh Hoàng kỳ Cố sơn Ngạch chân, Khả Pháp, Trạch Hồng, Quốc Trân, Trạch Viễn làm Mai lặc Ngạch chân của các kỳ Chánh Hoàng, Chánh Hồng, Tương Lam, Tương Bạch. Các hàng tướng ở Đại Lăng Hà trước đây chỉ có hư danh, đến nay mới được cầm quân. Đại Thọ thuộc Chánh Hoàng kỳ, mệnh cho vẫn làm tổng binh, được đãi ngộ rất hậu. Có nhiều ý kiến cho rằng không nên tin dùng bọn hàng tướng, nhất là Tổ Đại Thọ, tránh đi vào vết xe đổ ở Đại Lăng Hà. Nhưng Thanh Thái Tông muốn sủng ái Tổ Đại Thọ để lung lạc các tướng lãnh nhà Minh ở biên thùy, sai ông viết thư chiêu hàng Ngô Tam Quế. Tam Quế đáp thư không theo. Ông xin phát binh đánh Trung Hậu Sở, bắt hết cả họ của Tam Quế.
Năm Thuận Trị đầu tiên (1644), quân Thanh chiếm được Bắc Kinh, Đại Thọ cũng theo vào. Năm thứ 13 (1656), mất. | 1 | null |
Vũ trụ luận (, bắt nguồn từ nghĩa là "vũ trụ") là một trường phái triết học và văn hóa với ý tưởng chủ đạo cho rằng không gian và vũ trụ là một thế giới có trật tự với con người là "công dân của thế giới" cũng như các cấu trúc vĩ mô và vi mô khác. Vũ trụ luận hình thành và phát triển ở Nga và Liên Xô trong thời gian đầu thế kỷ 20, ban đầu chịu ảnh hưởng bởi phong trào "văn hóa vô sản" ("Proletkult"), và sau cách mạng tháng Mười nó được định nghĩa là một phong cách trong đó hàm chứa sự vinh danh sức lao động, máy móc cơ khí và tinh thần tập thể của các công nhân công nghiệp được tổ chức xung quanh một giai cấp vô sản trên toàn thế giới đang vươn mình khỏi Trái Đất để chinh phục các vì sao. | 1 | null |
Trương Ngao (chữ Hán: 張敖; ?-184 TCN) là vua chư hầu nước Triệu đầu thời nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông tham gia cuộc chiến lật đổ nhà Tần và trở thành phò mã đầu tiên của nhà Hán.
Thân thế.
Trương Ngao là con của Trương Nhĩ – danh sĩ nước Ngụy thời Chiến Quốc, từng làm khách trong nhà công tử Ngụy Vô Kỵ (tức Tín Lăng quân, mất 243 TCN). Mẹ ông là con gái nhà phú hộ ở Ngoại Hoàng. Trương Ngao sinh ra cuối thời Chiến Quốc, tới thời Tần ông đã trưởng thành.
Chống Tần.
Năm 209 TCN, Trần Thắng khởi nghĩa ở nước Sở cũ chống nhà Tần tàn bạo, xưng hiệu là Trương Sở. Trương Nhĩ cha ông cùng người bạn kết nghĩa là Trần Dư đến theo Trần Thắng. Trần Thắng sai Trương Nhĩ cùng Vũ Thần, Thiệu Tao và Trần Dư đi đánh nước Triệu. Trương Ngao theo đi.
Vũ Thần chinh phục được mấy chục thành nước Triệu, tự lập làm Triệu vương. Trương Nhĩ được phong làm Hữu thừa tướng. Trương Sở vương Trần Thắng ban đầu giận dữ vì sự ly khai của Vũ Thần, nhưng sau nghe lời tướng quốc Phòng Quân bèn giữ hòa hiếu với Triệu để cùng đánh Tần và phong cho Trương Ngao làm Thành Đô quân.
Năm 208 TCN, Vũ Thần bị phản tướng Lý Lương giết chết, Trương Nhĩ và Trần Dư lập Triệu Yết làm Triệu vương. Năm 207 TCN, tướng Tần là Chương Hàm và Vương Ly mang quân vây đánh nước Triệu. Trương Nhĩ mang Triệu vương chạy về thành Cự Lộc cố thủ. Trương Nhĩ giữ thành, Trần Dư và Trương Ngao ra ngoài mộ quân về cứu viện. Trương Ngao tập hợp binh sĩ đất Đại ở phía Bắc được hơn vạn người kéo đến. Lúc đó quân chư hầu các nước Tề, Yên đến cứu nhưng thế quân Vương Ly quá mạnh nên cả Trương Ngao và Trần Dư và quân Tề, Yên đều chỉ đắp lũy phòng giữ mà không dám ra đánh.
Sau đó Hạng Vũ cầm quân Sở đến cứu Triệu, hăng hái xung trận đánh bại Vương Ly, giải vây thành Cự Lộc.
Phò mã nhà Hán.
Hạng Vũ cầm đầu chư hầu diệt Tần, phong cho Trương Nhĩ làm Thường Sơn vương (206 TCN). Trần Dư bất mãn với Hạng Vũ và Trương Nhĩ bèn mượn quân Tề vương Điền Vinh đánh Trương Nhĩ. Trương Nhĩ chạy sang hàng Hán vương Lưu Bang – lúc đó đã lấy được Tam Tần. Trương Ngao theo cha về Hán, được gả cho công chúa Lỗ Nguyên, chị của thái tử Lưu Doanh.
Năm 204 TCN, Lưu Bang sai Hàn Tín và Trương Nhĩ đi đánh diệt Triệu vương Yết, phong Trương Nhĩ làm Triệu vương. Năm 202 TCN, Trương Nhĩ qua đời, Trương Ngao lên nối ngôi làm Triệu vương. Lưu phu nhân trở thành vương hậu nước Triệu. Lưu Bang diệt Sở làm hoàng đế, lập ra nhà Hán.
Năm 200 TCN, Lưu Bang từ Bành Thành đi qua nước Triệu. Triệu vương Ngao rất cung kính đón tiếp, theo lễ của hàng con rể. Hán Cao Tổ ngồi xổm mắng nhiếc, hết sức ngạo mạn khinh thường. Tướng quốc nước Triệu là Quán Cao, Triệu Ngọ, hơn sáu mươi người là khách của Trương Nhĩ, vốn bình sinh là người chuộng khí tiết nên rất bất bình thay cho Trương Ngao. Họ bèn nói riêng với ông:
Nhưng Trương Ngao không đồng tình, không cho thủ hạ động thủ. Quán Cao và Triệu Ngọ quyết định tự mình thực hiện ý định sát hại Lưu Bang mà không cho Trương Ngao biết.
Năm 199 TCN, Hán Cao Tổ đi từ Đông Viên về, ghé qua nước Triệu. Quán Cao biết tin bèn sai người ở huyện Bách Nhân, nấp trong tường nhà xí muốn để rình giết. Hán Cao Tổ đi qua muốn nghỉ lại, nhưng khi hỏi tên địa phương biết đó là huyện Bách Nhân, chột dạ cho rằng "Bách Nhân tức là bị người ta bức bách", nên không ở lại mà đi ngay.
Sang năm 198 TCN, một nhà có thù oán với Quán Cao biết mưu ấy bèn tâu lên Hán Cao Tổ. Vua Hán bèn ra lệnh bắt giữ Triệu Vương Ngao, Quán Cao và các thủ hạ. Hơn mười người đều tự đâm cổ chết. Khi bị tra khảo, Quán Cao khai rằng việc đó do một mình làm, không liên quan đến Trương Ngao.
Dù bị hình phạt nặng như quất mấy nghìn roi, nung sắt dùi vào thịt, thân hình Quán Cao không có chỗ nào lành, nhưng Quán Cao vẫn không nói khác. Lã Hậu cũng vì Trương Ngao là con rể nên nói với Lưu Bang rằng Trương Ngao không có ý định mưu sát vua Hán.
Lưu Bang còn nghi ngờ, sai Tiết Công cầm cờ tiết đến điều tra Quán Cao. Quán Cao vẫn khẳng định Trương Ngao vô tội. Hán Cao Tổ bèn tha Trương Ngao và khen Quán Cao là người hiền, rồi lệnh thả Quán Cao, nhưng Quán Cao cho rằng mình đã có ý đồ sát hại hoàng đế là bất trung nên tự vẫn.
Trương Ngao sau khi được ra, bị truất ngôi Triệu vương. Lưu Bang phong con thứ là Lưu Như Ý làm Triệu vương. Trương Ngao nhờ lấy Lỗ Nguyên nên được phong làm Tuyên Bình Hầu. Hán Cao Tổ khen những người khách theo Trương Ngao vào Quan Trung là những người hiền, nên đều cho làm tướng quốc của chư hầu, hay quan thú ở các quận.
Năm 184 TCN, Trương Ngao qua đời, không rõ ông bao nhiêu tuổi.
Gia quyến.
Con trai Trương Ngao là Trương Yển nhờ mẹ là con gái Lã Hậu cho nên được Lã Hậu phong làm Lỗ Nguyên Vương. Nguyên Vương yếu đuối, anh em ít.
Người con gái Trương Ngao là Trương Yên được Lã hậu gả cho cậu ruột là Hán Huệ Đế, không có con cái, sau này qua đời năm 163 TCN.
Hai người anh em cùng cha khác mẹ của Trương Ngao được Lã hậu phong hầu: Trương Thọ làm Nhạc Xương Hầu, Trương Xỉ làm Tín Đô Hầu
Năm 180 TCN, Lã Hậu mất, các quan đại thần giết họ Lã, phế truất Lỗ Nguyên vương Trương Yển cùng Nhạc Xương Hầu và Tín Đô Hầu. Khi Hán Văn Đế lên ngôi (179 TCN) lại phong Trương Yển làm Nam Cung Hầu để nối dõi họ Trương. | 1 | null |
Vườn quốc gia Desembarco del Granma (tiếng Tây Ban Nha: "Parque Nacional Desembarco del Granma") là một vườn quốc gia ở tỉnh Granma, phía đông nam Cuba. Vườn quốc gia này được đặt tên sau khi chiếc thuyền chở Fidel Castro, Che Guevara, Raúl Castro, và 79 người cộng sản của Cuba đi thuyền từ México đến Cuba vào năm 1956 để thực hiện cuộc cách mạng Cuba. Năm 1999, vườn quốc gia được liệt vào danh sách di sản thế giới của UNESCO vì bờ biển và những vách đá nguyên sơ.
Đây là khu vực trung tâm quan trọng nhất của thực vật đặc hữu và sư đa dạng Cuba. Số liệu nghiên cứu cho thấy, có 512 loại thực vật ở đây, , trong đó 60% là thực vật đặc hữu. Ngoà ra, có 13 loài động vật có vú, 110 loà chim, 44 loại bò sát và lưỡng cư sinh sống trên các địc hình bậc thang. | 1 | null |
Monticello hay còn gọi là Nhà Thomas Jefferson (Thomas Jefferson house) là đồn điền chính của tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ là Thomas Jefferson. Mảnh đất được ông kế thừa và ông đã biến nơi đây thành một đồn điền với rất nhiều loại cây, chủ yếu là thuốc lá và các loại cây hỗn hợp được ông xây dựng khi ông 26 tuổi. Khuôn viên ban đầu có diện tích 5.000 mẫu Anh, trong đó có một phần được chỉ định là nghĩa trang Monticello, thuộc sở hữu của Hiệp hội Monticello, một xã hội dòng dõi con cháu của vị tổng thống này thông qua Martha Jefferson.
Ngôi nhà được Jefferson thiết kế dựa trên các nguyên tắc tân cổ điển được mô tả trong cuốn sách của kiến trúc sư người Ý Andrea Palladio. Ông thiết kế lại nó trong thời gian nhiệm kỳ tổng thống của mình bao gồm các yếu tố thiết kế phổ biến cuối thế kỷ 18 ở châu Âu. Công trình chứa rất nhiều các giải pháp thiết kế riêng của ông. Ngôi nhà nằm trên đỉnh của một ngọn đồi cao 850 ft (260 m) nằm ở vùng núi phía nam của dãy núi Tây Nam ở Gap Rivanna. Tên của nó trong tiếng Ý có nghĩa là "ngọn núi nhỏ". Trong khuôn viên bao gồm rất nhiều các công trình bao gồm xưởng làm đinh, khu nô lệ Row Mulberry, vườn hoa, khu vực sản xuất và thí nghiệm trong chăn nuôi, cộng với khu vực trồng thuốc lá và các loại cây trồng hỗn hợp.
Sau khi Jefferson qua đời, con gái của ông là Martha Randolph Jefferson đã bán khu đất trên. Qua nhiều chủ sở hữu khác nhau thì vào năm 1834, nơi đây đã được Uriah P. Levy - một phó đề đốc trong Hải quân Mỹ và là một trong những người ngưỡng mộ Jefferson - mua lại và ông đã dành tiền riêng của mình để bảo quản tài sản tại Monticello. Cháu trai của ông là Jefferson Levy Monroe tiếp quản tài sản này vào năm 1879 và cũng đã đầu tư rất nhiều tiền để khôi phục và giữ gìn công trình này cho đến khi ông bán nó cho quỹ Thomas Jefferson vào năm 1923, từ đó, nơi đây hoạt động như một bảo tàng nhà ở và cơ sở giáo dục. Nó đã được công nhận là Di tích Lịch sử quốc gia Hoa Kỳ. Năm 1987, Monticello và Đại học Virginia gần đó, một công trình cũng được Jefferson thiết kế đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Nó là nhà tổng thống và tư gia duy nhất trong danh sách di sản thế giới tại Hoa Kỳ.
Thiết kế và xây dựng.
Công trình được xây dựng như là một ngôi biệt thự, vườn thực vật. Tuy có nhiều mẫu thiết kế nhưng Jefferson muốn tạo ra một cái gì đó rất riêng cho mình. Ông đã tạo ra một lối kiến trúc mới tại một quốc gia mới.
Công việc xây dựng bắt đầu mà các sử gia sau này đề cập như là "Monticello đầu tiên" vào năm 1768, trên một mảnh đất có diện tích khoảng 5.000 mẫu Anh (2.000 ha) vào năm 1770. Ông tiếp tục làm việc trên thiết kế ban đầu của mình, nhưng sau khi vợ ông qua đời vào năm 1782, ông đã rời Monticello vào năm 1784 để sang Pháp với tư cách được cử làm công sứ đại diện cho chính phủ Mỹ non trẻ bấy giờ. Trong suốt nhiều năm của mình ở châu Âu, ông đã có cơ hội để quan sát và ngắm nhìn một số những tòa nhà cổ điển mà ông đã biết từ trước thông qua sách báo, cũng như khám phá được xu hướng "hiện đại" trong kiến trúc Pháp. Quyết định sửa sang lại nhà riêng của mình có thể bắt nguồn từ giai đoạn này. Năm 1794, sau khi giữ chức vụ Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên của Hoa Kỳ (1790-1793), Jefferson đã bắt đầu xây dựng lại ngôi nhà của mình dựa trên các ý tưởng của ông trong thời gian ở châu Âu. Quá trình tu sửa tiếp tục trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của ông (1801-1809). Mặc dù nhìn chung công trình được hoàn thành vào năm 1809, nhưng Jefferson tiếp tục sửa sang cho đến khi ông qua đời vào năm 1826.
Jefferson đã thêm một hành lang trung tâm và hai phòng song song với nhau, tăng gấp đôi diện tích của tòa nhà. Nội thất được tập trung vào hai phòng lớn, phục vụ như là một lối vào đại sảnh của bảo tàng, và một phòng âm nhạc. Các yếu tố gây ấn tượng sâu sắc nhất trong thiết kế mới là một mái vòm hình bát giác, ông đặt phía trên mặt trước phía tây của tòa nhà tại hiên tầng hai. Các phòng trong mái vòm được mô tả như là "một căn hộ cao quý và xinh đẹp, nhưng nó hiếm khi được sử dụng có lẽ bởi vì nó nóng vào mùa hè và lạnh vào mùa đông, hoặc có thể bởi vì muốn tới được phải đi lên cầu thang rất dài và hẹp.
Lịch sử.
Sau khi Jefferson qua đời vào ngày 04 tháng 7 năm 1826, người duy nhất kế thừa Monticello chính là con gái của ông Jefferson Martha Randolph. Nhưng do gặp vấn đề về tài chính trong gia đình mình vì bệnh tâm thần của chồng nên năm 1831, bà bán Monticello cho James Turner Barclay, một người bào chế thuốc địa phương. Sau đó, Barclay đã bán nó cho Uriah P. Levy vào năm 1834, vị phó đề đốc Do Thái đầu tiên (tương đương với đô đốc ngày nay) trong Hải quân Hoa Kỳ. Levy là một người Mỹ gốc Do Thái thế hệ thứ năm có gia đình định cư tại Savannah, tiểu bang Georgia và là người rất ngưỡng mộ Jefferson. Ông đã sử dụng các quỹ tư nhân của mình để sửa chữa, phục hồi và bảo tồn ngôi nhà. Trong cuộc nội chiến Mỹ, ngôi nhà đã bị chính phủ miền Nam tịch thu bởi vì nó đã thuộc sở hữu của một sĩ quan chính phủ miền Bắc. Sau cuộc chiến tranh, Uriah Levy phục hồi lại Monticello.
Những người thừa kế của Uriah P. Levy đã tranh chấp tài sản này nhưng các vụ kiện tụng của họ đã được giải quyết vào năm 1879, sau khi Jefferson Monroe Levy, một luật sư nổi tiếng ở New York, đồng thời là một người đầu cơ cổ phiếu và bất động sản, nghị sĩ Hạ viện Hoa Kỳ và là cháu trai của Uriah Levy đã mua đứt tài sản này từ những người thừa kế khác với giá 10.050 $. Cũng giống như chú của mình, ông cũng đã sửa chữa, phục hồi và bảo quản Monticello. Ông cùng với chú của mình đã bảo vệ tài sản quốc gia Monticello cho người dân Mỹ trong suốt gần 100 năm.
Năm 1923, một tổ chức phi lợi nhuận có tên là Quỹ Thomas Jefferson với ngân quỹ do Theodore Fred Kuper và những người khác đóng góp, đã mua ngôi nhà từ Jefferson Levy. Họ đã thành công trong việc phục chế bổ sung theo chỉ đạo của các kiến trúc sư như Fiske Kimball và Milton L. Grigg.
Quỹ cho Monticello hoạt động như là một nhà bảo tàng và cơ sở giáo dục. Du khách có thể xem các căn phòng ở tầng hầm và tầng trệt, nhưng các tầng thứ hai và thứ ba không mở cửa cho công chúng để đề phòng cháy nổ. Du khách có thể tham quan tầng thứ ba (Dome) chỉ khi theo một cuộc tham quan đặc biệt.
Monticello là một địa điểm lịch sử quốc gia. Đây không chỉ là dinh thự của một vị tổng thống nổi tiếng trong lịch sử Hoa Kỳ mà còn là một di sản thế giới của UNESCO. Bao gồm trong đó là cơ sở ban đầu và các tòa nhà của Đại học Virginia do Jefferson thiết kế. Từ 1989 đến 1992, một nhóm các kiến trúc sư từ Viện khảo sát tòa nhà lịch sử của Mỹ (HABS) của Hoa Kỳ đã tạo ra một bộ sưu tập các bản vẽ đo Monticello. Những bản vẽ này được lưu giữ ở Thư viện Quốc hội.
Trong số các thiết kế khác của Jefferson là dinh thự Poplar Forest, nơi nghỉ tĩnh tâm riêng của mình gần Lynchburg, mà ông dự định cho con gái Maria của ông, người qua đời ở tuổi 25, Đại học Virginia, Tòa nhà Đại hội đồng bang Virginia("Virginia State Capitol") ở Richmond.
Trang trí nội thất.
Phần lớn trong trang trí nội thất của công trình dựa trên ý tưởng cá nhân của Jefferson. | 1 | null |
với dòng phụ đề Their standing points, là một anime trắng đen, OVA độc lập dài 5 phút có kịch bản, đạo diễn và sản xuất bởi Shinkai Makoto. Phim là lời kể chuyện của con mèo về cô chủ của nó.
Nội dung.
Vào một ngày mưa mùa xuân, Nàng nhìn thấy một con mèo lạc bên ngoài liền đem về nuôi và đặt tên là Chobi. Chobi yêu thương cô chủ vì Nàng đẹp cả người lẫn nết. Vào mùa hè, Chobi có một cô bạn gái tên là Mimi. Mimi muốn cưới Chobi nhưng cậu từ chối. Vào một ngày mùa thu, Nàng có một cuộc điện thoại dài và sau khi cúp máy, Nàng khóc và suy sụp. Chobi không hiểu cô chủ đã nói chuyện gì nhưng cậu cho rằng, đó không phải lỗi của cô ấy. Cậu đứng bên cạnh và an ủi Nàng. Cuối cùng, Nàng tiếp tục công việc, cuộc sống của mình và bằng lòng với cuộc sống có Chobi của mình.
Chủ đề.
Giống như những phim khác của Shinkai Makoto, "Nàng và Con mèo của Nàng" mang chủ đề cô đơn, nỗi buồn và cảm xúc con người.
Quá trình thực hiện.
Toàn bộ bộ phim là tông màu đen trắng. Shinkai Makoto chụp hình nền thật và chỉnh sửa ảnh bằng đồ họa vi tính. Còn nhân vật Chobi và Nàng đều được vẽ tay, tạo nên sự tương phản với phông nền chi tiết.
Quá trình làm phim mất khoảng 5 tháng và được thực hiện tất cả bởi Shinkai Makoto, ngoại trừ phần âm nhạc bởi Tenmon.
Xuất hiện trong những phim khác.
Chobi xuất hiện thoáng qua trong phim "Kumo no Mukō, Yakusoku no Basho" và là nhân vật chính trong phim ngắn Neko no Shūkai của Shinkai Makoto.
Akari trong anime khác của Shinkai Makoto, "5 Centimet trên giây", vuốt ve một chú mèo tên Chobi và nhắc đến một con mèo khác tên Mimi.
Trong "Hoshi wo Ou Kodomo", nhân vật nữ chính Asuna có nuôi một con mèo tên Mimi. | 1 | null |
Chiến dịch tấn công Saar là một cuộc tấn công của quân đội Pháp nhằm vào khu vực phòng ngự của Tập đoàn quân số 1 của Đức tại Saarland trên Mặt trận phía Tây trong giai đoạn khởi đầu của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, đã diễn ra từ ngày 7 cho đến ngày 16 tháng 9 năm 1939. Mục tiêu của đợt tấn công này là để hỗ trợ cho Ba Lan, vốn đang bị Đức Quốc xã tấn công. Phía Pháp dự kiến sẽ thực hiện cuộc tổng tấn công này với 40 sư đoàn, trong đó có một sư đoàn thiết giáp, 3 sư đoàn cơ giới hóa, 78 trung đoàn pháo binh và 40 tiểu đoàn xe tăng.
Trên thực tế, chỉ có khoảng 10 sư đoàn tham gia trong chiến dịch tấn công nửa vời của người Pháp. Với một lực lượng nhỏ, Thượng tướng Erwin von Witzleben đã chặn được bước tiến của đối phương. Sau đó, từ ngày 16 cho đến ngày 17 tháng 10, ông phát động một cuộc phản công đẩy lùi quân Pháp ra khỏi phần lớn lãnh thổ mà họ chiếm được. Sau đó, hai bên bắt đầu cầm cự trong cái gọi là "Cuộc chiến tranh kỳ quặc".
Mục tiêu của Chiến dịch Saar.
Theo thỏa ước quân sự Pháp-Ba Lan, quân đội Pháp phải bắt đầu chuẩn bị cho một chiến dịch tấn công quy mô lớn 3 ngày sau khi cuộc tổng động viên khởi đầu. Các lực lượng Pháp được giao trách nhiệm giành quyền kiểm soát khu vực giữa biên giới Pháp - Đức và tuyến phòng thủ Siegfried, và thăm dò hệ thống phòng ngự của Đức. Đến ngày thứ 15 của cuộc tổng động viên (tức là ngày 16 tháng 6), quân đội Pháp sẽ phát động một cuộc tấn công toàn lực vào nước Đức. Việc động viên cục bộ ở Pháp bắt đầu vào ngày 26 tháng 8 và đến ngày 1 tháng 9 thì lệnh tổng động viên được thi hành.
Cuộc tổng động viên của Pháp chịu thiệt thòi từ bộ máy quân sự cũ kỹ của họ. Ngành hậu cần quân sự của Pháp thiếu thốn các cỗ xe tăng và phi cơ của nền quân sự cơ giới hóa của Đức vốn ảnh hưởng lớn đến khả năng triển khai nhanh chóng các lực lượng của họ trên chiến trường của họ. Bộ Chỉ huy quân Pháp vẫn còn trông cậy vào các chiến thuật thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong đó lệ thuộc vào các khẩu pháo cố định mà người ta phải mất thời gian để vận chuyển và triển khai (nhiều khẩu pháo cũng cần phải được đưa ra khỏi kho dự trữ trước khi bất kỳ một cuộc tiến quân nào có thể được thực hiện).
Các hoạt động của người Pháp.
Một chiến dịch tấn công của quân đội Pháp tại thung lũng Rhein đã mở màn vào ngày 7 tháng 9 năm 1939, 4 ngày sau khi Pháp tuyên chiến với Đức. Trong bối cảnh ấy, "quân đội Đức Quốc xã" đang bận bịu với cuộc tấn công vào Ba Lan, và binh lính của Pháp nắm được lợi thế áp đảo về mặt quân số dọc theo biên giới nước Đức. Tuy nhiên, người Pháp hầu như không có bất cứ hành động nào cụ thể để cứu nguy cho Ba Lan. 11 sư đoàn của Pháp, một phần của Cụm tập đoàn quân số 2, tiến dọc theo một chiến tuyến dài gần Saarbrücken trước sự kháng cự yếu ớt của người Đức. Quân Pháp tiến được và chiếm được ít nhất là 12 ngôi làng và thị trấn, vốn đã bị quân đội Đức bỏ trống, và chỉ vấp phải sự chống cự nhỏ. 4 xe tăng Renault R35 của Pháp bị mìn ở phía bắc Bliesbrück phá hủy. Vào ngày 10 tháng 9, quân Đức mở một cuộc phản công nhỏ vào ngôi làng Apach, vài tiếng đồng hồ sau quân Pháp chiếm lại được làng này. Vào ngày 12 tháng 9, Trung đoàn Bộ binh số 32 của Pháp đã đánh chiếm thị trấn Brenschelbach của Đức với thiệt hại là một Đại úy, một Hạ sĩ và 7 binh nhì. Tuy nhiên, cuộc tấn công nửa vời của Pháp bị dừng lại sau khi họ đánh chiếm rừng Warndt, vì gặp phải bãi mìn dày đặc ở một chiến địa sâu của quân Đức. Quân Pháp không thể đến tuyến phòng ngự Siegfried.
Sau chiến dịch.
Cuộc tấn công không hề gây cho các lực lượng của Đức phải điều bớt quân từ Ba Lan. Ý định tấn công toàn lực bằng 40 sư đoàn của Pháp không bao giờ trở thành hiện thực. Vào ngày 12 tháng 9, Hội đồng chiến tranh Tối cao Anh-Pháp họp lần đầu tiên tại Abbeville ở Pháp. Kết luận của cuộc họp là tất cả các cuộc tấn công phải bị đình lại ngay lập tức. Tổng tư lệnh quân đội Pháp Maurice Gamelin ra lệnh cho quân Pháp dừng lại ở các vị trí cách phòng tuyến Siegfried của Đức ít nhất 1 cây số. Ba Lan không được thông báo về quyết định này. Thay vì đó, Gamelin lại dối trá nói với Nguyên soái Ba Lan Edward Rydz-Śmigły rằng 1/2 các sư đoàn của ông đang giao chiến với đối phương, và các cuộc tiến công của quân Pháp đã buộc "quân đội Đức Quốc xã" phải rút ít nhất 6 sư đoàn khỏi Ba Lan. Ngày hôm sau, người đứng đầu Phái đoàn quân sự Pháp tại Ba Lan—Tướng Louis Faury—đã thông báo với viên tham mưu trưởng của Ba Lan—Tướng Wacław Stachiewicz—rằng kế hoạch tấn công Đức trên Mặt trận phía Tây bị dời lại từ ngày 17 sang ngày 20 tháng 9 năm 1939. Từ ngày 16 cho đến ngày 17 tháng 10, quân đội Đức, giờ đã được tăng viện với các lực lượng trở về từ Chiến dịch tấn công Ba Lan, đã phát động một chiến dịch phản công đánh bật quân Pháp ra khỏi phần lớn lãnh thổ bị mất, với thiệt hại nhẹ cho cả hai phe, mặc dù phe Đồng Minh tuyên bố là đã gây thiệt hại đến 5.000 quân Đức. Các lực lượng yểm trợ của Pháp tại lãnh thổ này đã triệt thoái theo dự kiến. Các bản báo báo của Đức cho biết rằng 196 binh lính tử trận, cộng thêm 114 mất tích và 356 bị thương. Họ cũng tuyên bố rằng 11 phi cơ của họ đã bị bắn hạ cho đến tận ngày 17 tháng 10. Quân Pháp chịu thiệt hải khoảng 2,000 người chết, bị thương hoặc bị ốm. Trong thời điểm này, toàn bộ các sư đoàn Pháp đã được rút lui về các doanh trại của mình dọc theo tuyến phòng ngự Maginot. Cuộc chiến tranh kỳ quặc đã khởi đầu. | 1 | null |
Giấy phép Apache là một giấy phép phần mềm tự do của Quỹ Phần mềm Apache ("Apache Software Foundation - ASF"). Giấy phép Apache bắt buộc phải có thông báo bản quyền và lời phủ nhận. Tương tự như các giấy phép phần mềm tự do khác, Giấy phép Apache trao cho người dùng phần mềm quyền tự do sử dụng phần mềm với bất kỳ mục đích nào, phân phối, chỉnh sửa, và phân phối bản có sửa đổi của phần mềm, theo các điều khoản của giấy phép, mà không lo lắng tới phí bản quyền.
Tất cả các phần mềm do ASF hoặc các dự án và vật thể của ASF đều được cấp phép theo các điều khoản của Giấy phép Apache. Một số phần mềm không phải của ASF cũng được cấp phép theo Giấy phép Apache. Đến tháng 10 năm 2012, đã có 8708 dự án đặt tại SourceForge.net được cấp phép theo các điều khoản của Giấy phép Apache. Trong một bài viết trên blog vào tháng 5 năm 2008 Google nói rằng 25.000 trong tổng số 100.000 dự án đặt trên Google Code đang sử dụng Giấy phép Apache, trong đó có hệ điều hành Android.
Các phiên bản.
Giấy phép Apache 1.0 là Giấy phép Apache gốc chỉ áp dụng cho các phiên bản cũ của các gói Apache (như phiên bản 1.2 của máy chủ web).
Giấy phép Apache 1.1 được ASF thông qua năm 2000: "Thay đổi cơ bản từ 1.0 sang 2.0 là 'khoản quảng cáo' (mục 3 giấy phép 1.0); các sản phẩm phái sinh không còn bắt buộc phải kèm lời ghi công trong các thành phần quảng cáo, mà chỉ trong hướng dẫn sử dụng mà thôi."
ASF bắt đầu sử dụng Giấy phép Apache 2.0 vào tháng 1 năm 2004. Mục tiêu của giấy phép bao gồm "giúp các dự án sử dụng giấy phép nhưng không thuộc ASF dễ dàng sử dụng, cải tiến độ tương thích với phần mềm theo GPL, cho phép giấy phép được đính vào phần tham khảo thay vì phải ghi trong mỗi tập tin, làm rõ giấy phép cho từng phần đóng góp, và bắt buộc một giấy phép bằng sáng chế cho các đóng góp có khả năng vi phạm bằng sáng chế của một người đóng góp".
Các điều khoản giấy phép.
Giấy phép Apache được xem là loại giấy phép không có nhiều ràng buộc vì nó không bắt buộc phiên bản đã thay đổi của phần mềm phải được phân phối với cùng giấy phép (không giống như các giấy phép copyleft). Trong mỗi tập tin được cấp phép, bất kỳ bản quyền, bằng sáng chế, thương hiệu, và thông báo ghi công phải được giữ nguyên trong các đoạn mã khi phát hành lại (ngoại trừ các thông báo không liên quan đến tác phẩm phát sinh); và trong tất cả các tập tin có thay đổi, phải thêm vào một thông báo nói rằng tập tin này đã được thay đổi.
Nếu có một tập tin văn bản NOTICE trong bản phân phối tác phẩm gốc, thì các tác phẩm phát sinh phải kèm theo bản sao của thông báo nào bên trong tập tin NOTICE đi kèm với tác phẩm phát sinh, bên trong mã nguồn hoặc tài liệu hướng dẫn sử dụng, hoặc bên trong một giao diện của tác phẩm phát sinh (tại nơi thường hiển thị thông báo của bên thứ ba).
Nội dung của tập tin NOTICE không được thay đổi giấy phép, vì chúng chỉ mang tính thông tin thuần túy, và được phép thêm vào thông báo ghi công vào phần bổ sung của tập tin NOTICE, miễn là các thông báo này không bị hiểu thành thay đổi giấy phép. Những sự thay đổi có thể có các thông báo bản quyền phù hợp, và có thể có điều khoản giấy phép khác biệt cho phần sửa đổi.
Trừ khi có tuyên bố khác, bất kỳ đóng góp nào do người được cấp phép gửi cho người cấp phép sẽ tuân theo các điều khoản của giấy phép mà không kèm điều khoản và điều kiện, nhưng điều này không ảnh hưởng đến các thỏa thuận riêng rẽ giữa hai bên liên quan đến phần đóng góp này.
Tương thích với GPL.
Quỹ Phần mềm Apache và Quỹ Phần mềm Tự do cùng đồng ý rằng Giấy phép Apache 2.0 là giấy phép phần mềm tự do, tương thích với phiên bản 3 của Giấy phép Công cộng GNU (GPL), có nghĩa là mã nguồn cấp phép theo GPL phiên bản 3 và Giấy phép Apache 2.0 có thể được trộn lẫn với nhau miễn là phần mềm mới được cấp phép theo giấy phép GPL phiên bản 3.
Ngoài ra, Quỹ Phần mềm Tự do còn xem tất cả các phiên bản Giấy phép Apache (tính đến năm 2007) là tương thích với giấy phép GPL phiên bản cũ 1 và 2. | 1 | null |
là một phim anime của Nhật Bản, phát hành ngày 20 tháng 11 năm 2004, đạo diễn bởi Shinkai Makoto. Đây là phim đầu tiên của Shinkai Makoto có nguyên một đội ngũ sản xuất. Bằng chứng là chất lượng hình ảnh, âm thanh tốt hơn và chiều dài phim tăng lên đáng kể.
Cốt truyện.
Phim xoay quanh 3 người bạn sống ở Aomori, cực bắc Nhật Bản. Hiroki và Sayuri thường đi chung một chuyến tàu hỏa và quen nhau. Dần dần, Sayuri trở nên thân thiết cả với Takuya, bạn của Hiroki. Cả 3 người đều cảm thấy hứng thú với toà tháp chọc trời của Liên Bang, có thể nhìn thấy từ eo biển Tsugaru. Họ hứa sẽ cùng nhau bay trên chiếc máy bay Velaciela ("đôi cánh trắng") mà Takuya và Hiroki đang chế tạo để đến tháp. Tuy nhiên, lời hứa chưa kịp thực hiện thì Sayuri đột ngột mất tích.
Ba năm sau, Hiroki và Takuya đã không còn làm máy bay nữa. Mỗi người một nơi sau sự biến mất của Sayuri. Hiroki chuyển lên Tokyo học và thường xuyên bị ám ảnh bởi các giấc mơ kì lạ. Còn Takuya làm việc như một nhà vật lý tại Cơ quan Liên Minh Khoa học (Alliance scientific facility) tài trợ bởi Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (Hoa Kỳ' National Security Agency - NSA, trong phim gọi là NASA), nghiên cứu về thế giới song song cùng với Kasahara Maki dưới sự giám sát của giáo sư Tomizawa. Họ tìm ra rằng, tháp của Liên Bang liên tục thay khối vật chất xung quanh nó bằng vật chất từ không gian khác.
Sayuri phải nhập viện do hôn mê liên tục suốt 3 năm. Tâm thức của cô mắc kẹt ở chiều không gian khác. Cô được phát hiện ra có mối liên hệ mật thiết với tòa tháp Liên Bang do là cháu gái nhà khoa học xây nên tháp, Tsukinoe Ekisun, và việc Sayuri hôn mê là thứ duy nhất ngăn cản tòa tháp hoạt động trong bán kính xa hơn đúng với âm mưu của phe Đồng Minh.
Lá thư mà Sayuri viết trước khi bị hôn mê đến được tay Hiroki cho cậu manh mối đi tìm cô bạn của mình. Dù ở trong hai không gian khác nhau, cả hai người vẫn có thể liên lạc trong thời gian ngắn. Hiroki hiểu ra cách duy nhất để Sayuri tỉnh lại là mang cô bay qua tháp Liên Bang.
Hiroki quay về Aomori để hoàn thiện chiếc máy bay cùng Takuya. Chiếc máy bay chỉ có thể chở hai người nên Takuya ở lại, nhường chỗ cho Hiroki và Sayuri. Cả hai đánh cắp cơ thể Sayuri từ bệnh viện và chiếc máy bay được hoàn thành chỉ vài giờ trước khi Mỹ tuyên chiến Liên Bang. Khi Sayuri tỉnh lại khi máy bay lượn qua tháp, tòa tháp được khởi động và bắt đầu thay đổi thế giới. Vài phút trước khi tỉnh lại, Sayuri nhận ra mình sẽ mất đi ký ức 3 năm qua, kể cả tình yêu dành cho Hiroki. Về phía Hiroki, cậu thả tên lửa phá hủy tháp, ngăn chặn sự thay đổi vật chất của nó và tạo điều kiện cho việc thống nhất Nhật Bản của Tiền tuyến Giải phóng Uilta.
Khi mọi thứ kết thúc, Takuya bỏ đi biệt tích, còn Hiroki thề với Sayuri rằng cậu sẽ bắt đầu lại từ đầu, kể cả mối quan hệ giữa họ.
Quá trình sản xuất.
Ngày 4 tháng 8 năm 2004, Anime News Network thông báo "Kumo" đã có trang chủ chính thức bằng tiếng Nhật.
Phim được đạo diễn bởi Shinkai Makoto với sự hỗ trợ của Suzuki Yoshio. Tazawa Oshio phụ trách mảng thiết kế nhân vật và đạo diễn hoạt hoạ chính. Tenmon soạn nhạc cho phim và bài hát chủ đề phim "Kimi no Koe" (lời bởi Shinkai Makoto) trình bày bởi Kawashima Ai.
Manga.
Sahara Mizu tiếp tục minh hoạ cho phiên bản manga của phim trên tạp chí Afternoon, Kodansha. Truyện được tổng hợp thành 1 tập. | 1 | null |
là một phim ngắn năm 2007 của Shinkai Makoto thực hiện cho chương trình "Ani*Kuri 15" của đài NHK.
Cốt truyện.
Chobi là một chú mèo được nuôi trong một gia đình 4 người. Tức giận sự thờ ơ của con người, Chobi cùng những con mèo khác tập hợp ban đêm để bày kế trả thù họ. | 1 | null |
Lưu Khôi (, mất năm 181 TCN), tức Triệu Cung vương (趙共王), là vua của hai nước Lương và Triệu, chư hầu nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc.
Lưu Khôi là con trai thứ năm của Hán Cao Tổ, vua đầu tiên của nhà Hán. Năm 196 TCN, Hán Cao Tổ giết Lương vương Bành Việt, lập Lưu Khôi làm Lương vương.
Năm 181 TCN, Lã thái hậu bỏ đói Triệu vương Lưu Hữu, dời Lưu Khôi đến đất Triệu làm Triệu vương.
Sau khi phong Lưu Khôi đến đất Triệu, Lã Thái hậu ép ông lấy con gái của Lã Sản em mình, và giết sủng phi của ông. Tháng 6 năm đó Lưu Khôi vì thương tiếc người sủng phi bèn tự tử chết theo. Ông làm Triệu vương chưa đấy một năm.
Lã Thái hậu lấy cớ Lưu Khôi tự sát, phế con ông, lập Lã Lộc làm Triệu vương. | 1 | null |
, là một anime dài 46 phút của Nhật, đạo diễn bởi Shinkai Makoto và được phát hành ngày 31 tháng 5 năm 2013. Phim được công chiếu cùng với một phim ngắn tên . Đây cũng là anime dài đầu tiên Shinkai Makoto thực hiện không cộng tác cùng đồng nghiệp lâu năm của mình là nhạc sĩ Tenmon.
Tháng 9 năm 2013, PROUD - đơn vị tài trợ cho "Dareka no Manazashi" đã đăng toàn bộ phim ngắn này trên YouTube cùng phụ đề tiếng Anh cho người dùng quốc tế. Phim ngắn này đã được liệt vào dạng phim dày đặc phong cảnh (scenery porn).
Tháng 11 năm 2013, Liên hoan phim Nhật Bản "Thổi làn gió mới! Phim truyện và hoạt hình Nhật Bản 2013" đã trình chiếu bộ phim với tựa tiếng Việt chính thức là "Vườn ngôn từ".
Phiên bản tiểu thuyết và manga được xuất bản tại Việt Nam với tựa tiếng Việt là Khu vườn ngôn từ.
Cốt truyện.
Akizuki Takao là một học sinh 15 tuổi, sống với mẹ và anh trai (sắp chuyển ra riêng với bạn gái), và tin rằng "chỉ có đóng giày mới mang cậu thoát khỏi nơi này".
Một buổi sáng mùa mưa, trên đường đến trường, cậu đã trốn học và đến một khu vườn kiểu Nhật để phác thảo mẫu giày và bắt gặp một phụ nữ ăn mặc chỉn chu tên Yukino Yukari đang ngồi uống bia ngắm mưa rơi. Họ không nói nhau lời nào, nhưng khi trời tạnh mưa, người phụ nữ đã để ý phù hiệu của Takao và từ biệt cậu bằng một bài tanka khiến cậu bối rối. Tiếp tục những buổi sáng trời mưa tiếp theo, họ lại gặp nhau và dần dần trở nên thân thiết hơn (nhưng không tự giới thiệu về bản thân bao giờ). Khi Yukari biết và cảm thấy hứng thú với ước mơ đóng giày của Takao, cậu quyết định làm một đôi giày cho cô ấy. Trong lúc Takao đo cỡ chân của mình, Yukari nói mình cần phải tự " bước đi", ám chỉ về những phiền muộn cá nhân cô. Và rồi mùa mưa kết thúc, cả hai người tự nhủ nên để người kia quay trở lại cuộc sống bình thường thì tốt hơn nhưng đồng thời, cũng thầm ước cho trời cứ mưa để họ được gặp nhau.
Sau kì nghỉ hè, Takao quay trở lại trường và phát hiện ra Yukari là giáo viên trường khi bạn cậu gọi tên cô, "Yukino-sensei". Bạn cậu còn cho biết cô giáo đã vắng mặt một thời gian do áp lực và stress từ vụ việc một nam sinh có tình cảm với cô và bạn gái của nam sinh đó, Aizawa, vì ghen nên đã tung tin đồn để gây khó dễ cho cô. Yukari chọn giải pháp tránh đối mặt vấn đề và thường ra công viên để tự trấn an mình khỏi nỗi sợ hãi và cô đơn, để có thể tự "bước đi" tiếp. Lúc này, Takao bất bình trước cách hành xử của đám Aizawa đã tìm gặp họ và hai bên xảy ra xô xát.
Sau đó, cậu ra khu vườn và bắt gặp Yukari bên một dòng nước. Tại đây, cậu đã đọc bài tanka đối lại bài tanka ngày trước của Yukari. Cô chúc mừng cậu và nói rằng đã tưởng cậu sẽ nhận ra cô là giáo viên văn học cổ điển. Hai người tiếp tục trò chuyện vui vẻ cho đến khi trời mưa giông khiến cả hai người đều bị ướt và họ chạy đến căn hộ của Yukari. Ở căn hộ, Takao đã thổ lộ tình cảm của mình với Yukari và nhận lại sự chối từ tế nhị của cô (cậu bị sửa cách xưng hô và được Yukari cho biết cô sẽ quay về quê). Takao ra về trong sự ngỡ ngàng và tức giận, để lại một mình Yukari khóc và nhớ về quãng thời gian của hai người. Nhận ra lỗi lầm của mình, cô chạy đuổi theo Takao, lúc đó đang đứng bần thần nhìn mưa rơi nơi cầu thang. Takao giận dữ nói cô về việc cậu đã thất vọng thế nào khi cảm thấy bị một người lớn như cô coi thường và cô không mở lòng với cậu (lúc này Takao không gọi cô là "sensei" mà là "anata" - ngôi thứ hai, thể lịch sự trong tiếng Nhật). Yukari oà khóc to hơn và chạy đến ôm lấy cậu, cho cậu biết thực ra tại khu vườn ấy, cậu đã cứu rỗi cô khi cô thấy sợ hãi hơn bao giờ hết. Xung quanh họ, mưa dần tạnh và nắng bắt đầu lên.
Đoạn cuối phim tua nhanh những diễn biến trong cuộc sống mỗi người một nơi của họ: Takao tới Ý học nghề làm giày để làm một đôi giày thật đẹp cho Yukari như lời hứa của hai người, còn Yukari dạy học ở trường mới. Vào mùa đông, cậu lại đến thăm khu vườn và lôi bức thư (đề ngày 3 tháng 2 năm 2014) của Yukari gửi cậu ra đọc. Lúc đem ra đôi giày thành phẩm cho Yukari để ngắm, cậu tự hứa sẽ tự mình bước đi thật xa để tìm gặp cô.
Chủ đề.
Shinkai Makoto viết trên website của mình rằng đây là phim đầu tiên ông làm về tình yêu theo đúng nghĩa nguyên thủy của tình yêu ở Nhật. Chữ yêu của người Nhật, ban đầu được viết là nghĩa là "nỗi buồn một mình". Shinkai Makoto cho rằng khái niệm tình yêu hiện đại, là du nhập từ phương Tây. Mặc dù bối cảnh phim là ở hiện tại, phim sẽ là về "koi" theo nghĩa nguyên sơ của nó: nỗi buồn khi lưu luyến ai đó trong đơn độc.
Quá trình sản xuất.
Shinkai Makoto thông báo trên website của mình đêm Giáng sinh 2012 rằng ông đang thực hiện một dự án anime mới có tên "Kotonoha no Niwa". Trên tấm hình quảng bá trên website của ông có ghi một câu .
Tsuchiya Kenichi phụ trách khâu thiết kế nhân vật, Takiguchi Hiroshi phụ trách chỉ đạo hình ảnh và Kashiwa Daisuke phụ trách phần âm nhạc. Bài hát chủ đề của phim, "Rain", được hát bởi Hata Motohiro (sáng tác bởi Oe Senri). Phông nền phim chủ yếu được thực hiện dựa trên các bức hình chụp Shinjuku Gyoen.
Phát hành.
28 tháng 4 năm 2013, phim đã được công chiếu lần đầu tại Liên hoan phim Gold Coast tổ chức tại Queensland, Úc. Trước đó, ngày 24 tháng 4, Sentai Filmworks đã thông báo rằng đơn vị này sẽ phát hành anime này tại khu vực Bắc Mỹ. Cũng trong ngày công chiếu phim, đĩa DVD và Blu-ray phiên bản hạn chế của đã được phát hành. Tuy nhiên, đến ngày 21 tháng 6, DVD và Bluray mới được phát hành rộng rãi. Bộ phim đã bị phát tán trên mạng và được cộng đồng fansub dịch sang nhiều thứ tiếng.
Tháng 11 cùng năm tại Việt Nam, bộ phim được chiếu tại BHD Star Cineplex, Bitexco Financial Tower, TP. Hồ Chí Minh nằm trong Liên hoan phim Nhật có chủ đề "Thổi làn gió mới! Phim truyện và hoạt hình Nhật Bản 2013". Chương trình được cho là có quy mô lớn nhất tại Việt Nam đến thời điểm hiện tại, được tổ chức bởi Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh và Cục Văn hóa Nhật Bản, với sự hợp tác của tổ chức Japan Image Council. Theo đó, tên chính thức công chiếu của "Kotonoha no Niwa" là "Vườn ngôn từ".
Xuất bản.
Manga.
Bộ phim được Midori Motohashi đã chuyển thể thành manga. Manga ra mắt trên số tháng Sáu phát hành tháng 4 năm 2013 của tạp chí Afternoon. Phiên bản manga được nhà xuất bản Kim Đồng mua bản quyền và phát hành tại Việt Nam vào ngày 29 tháng 6 năm 2018.
Tiểu thuyết.
Shinkai đã tự mình tiểu thuyết hóa câu chuyện, thu hút sự chú ý trên Twitter. Tiểu thuyết được phát hành hàng tháng từ tháng 9 2013 đến tháng 4 2014 trên tạp chí "Da Vinci". Phiên bản đầy đủ, với một cảnh mới, đã được xuất bản bởi Kadokawa Shoten vào ngày 11 tháng 4 năm 2014.
Tiểu thuyết đã được IPM mua bản quyền, dịch thuật và được nhà xuất bản Văn học phát hành vào năm 2015. | 1 | null |
Lưu Vũ (, 184 TCN-144 TCN), tức Lương Hiếu vương (梁孝王), là tông thất nhà Hán, chư hầu vương thứ ba của nước Đại, thứ ba của nước Hoài Dương và thứ năm của nước Lương, ba chư hầu quốc dưới thời nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông từng tham gia dẹp loạn bảy nước và tranh chấp ngôi thái tử trong triều đình nhà Hán, trở thành chư hầu vương có thế lực nhất đương thời, từng được Đường Cao Tổ nhận xét: "Tuy là thần tử nhưng không khác gì thiên tử".
Ba lần đổi phong quốc.
Lưu Vũ là con trai thứ năm của Hán Văn Đế Lưu Hằng, vua thứ năm của nhà Hán. Mẹ ông là Đậu hoàng hậu. Ngoài Lưu Vũ, Đậu cơ còn có hai người con khác là Công chúa Quán Đào và Hán Cảnh Đế Lưu Khải.
Lưu Vũ chào đời vào năm 184 TCN ở Đại quốc, lúc đó cha ông còn là Đại vương, chưa lên ngôi thiên tử. Sang năm 180 TCN, Lưu Hằng được đại thần ở Trường An tôn làm thiên tử, trở thành vua Văn Đế của triều Hán, Lưu Vũ từ đó được mang thân phận hoàng tử.
Năm 178 TCN, Lưu Vũ lên 6 tuổi, vua cha Hán Văn Đế hạ chiếu lập ông làm Đại vương, cai quản nước Đại, phong quốc của Văn Đế khi chưa lên ngôi. Hai năm sau, 176 TCN, ông được đổi phong làm Hoài Dương vương (淮阳王). Sang năm 169 TCN, em ông là Lương Hoài vương Lưu Ấp mất, Lưu Vũ được đổi phong làm Lương vương, đóng ở Huy Dương. Lưu Vũ giữ chức vụ Lương vương này cho đến tận lúc qua đời (144 TCN).
Năm 164 TCN, Lưu Vũ từ nước Lương vào triều yết kiến Hán Văn Đế. Về sau, ông liên tục vào chầu vua Hán vào các năm 162 TCN và 161 TCN và 158 TCN, từng được Hán Văn Đế giữ lại nhưng không được lâu.
Tham gia dẹp loạn bảy nước.
Năm 157 TCN, Hán Văn Đế qua đời, thái tử Lưu Khải nối ngôi, tức là Hán Cảnh Đế. Cảnh Đế thường uống rượu với Lưu Vũ, trong lúc say sưa có nói rằng
Lưu Vũ cố ý từ tạ, nhưng thực ra vui mừng trong lòng. Đậu Thái hậu vốn thương yêu Lưu Vũ, cũng nhân cơ hội này tìm cách nâng đỡ để ông được làm Hoàng Thái đệ.
Năm 155 TCN, theo đề xuất của Tiều Thố, Hán Cảnh Đế ra lệnh cắt đất phong của các chư hầu để làm giảm thế lực. Bảy nước chư hầu hoảng sợ, tôn Ngô vương Tị làm minh chủ, cử binh từ phía đông chống Hán, khởi đầu loạn bảy nước. Quân bảy nước nhanh chóng tiến về phía tây, thế lực rất lớn. Cảnh Đế lo sợ, bèn hạ lệnh giết Tiều Thố giảng hòa nhưng Ngô vương không chịu lui.
Quân bảy nước kéo tới bao vây thành Huy Dương của nước Lương. Cảnh Đế sai thái úy Chu Á Phu đánh dẹp. Á Phu đóng quân ở Xương Ấp nhưng chỉ cắt đường liên lạc của Ngô, Sở với 4 nước kia, hút quân Ngô vào chiến trường nước Lương chứ không cứu Lương. Lưu Vũ sai sứ đến Trường An cầu cứu. Cảnh Đế nghe lời Đậu Thái hậu, hạ lệnh cho Chu Á Phu mau chóng cứu Lương, Á Phu không nghe.
Quân Ngô - Sở vượt sông Hoài rồi đánh vào thành Cức Bích, giết hơn vạn người. Lưu Vũ giữ quân ở thành Tuy Dương, chống cự quân Ngô, sau đó sai Hàn An Quốc, Trương Vũ làm Đại tướng quân, chống lại Ngô - Sở. Ngô - Sở không sao tiến lên được, sau mấy tháng phải giải vây, quay sang đánh trực tiếp với quân Chu Á Phu, cuối cùng bị phá. Ngô vương Tị bị giết chết, sáu chư hầu còn lại đều phải tự tử. Loạn bảy nước chấm dứt.
Khi dẹp loạn bảy nước, Lưu Vũ lập được công to, được tăng thêm phong ấp, mở rộng phía bắc đến Thái Sơn, tây tới Cao Dương, tổng cộng hơn 40 thành, trở thành chư hầu có lãnh thổ lớn nhất lúc đó.
Náo loạn triều đình, tranh ngôi thái tử.
Lưu Vũ được trọng dụng, lại có Đậu Thái hậu che chở, nên ra sức làm nhiều điều trái phép tắc. Ông tự ý đặt phép tắc cho Lương Quốc, xây vườn Đông Uyển rộng hơn 300 dặm, xây dựng lại cung thất, quy mô hơn cả triều đình. Sau đó lại chiêu mộ nhiều binh mã vào việc riêng, đặt quan chức nhiều quá quy định dành cho vua chư hầu, mỗi lần đi săn bắn đều tiếm nghi vệ thiên tử. Ông còn chiêu mộ nhiều văn sĩ võ tướng khắp các nơi về phục vụ cho mình như Dương Thắng (羊胜), Công Tôn Quỷ (公孫詭), Trâu Dương (邹阳) ... Công Tôn Quỷ có nhiều tà kế, được Lưu Vũ sủng ái, phong làm Công Tôn Tướng quân. Sau đó, Lưu Vũ còn sai chế tạo ra hàng vạn binh khí cung nỏ, thu nhiều vàng bạc vào phủ khố, thành ra trong phủ khố có hơn vạn tiền, châu ngọc nhiều như kho trong kinh thành.
Tháng 10 năm 150 TCN, Lương vương Lưu Vũ vào triều. Hán Cảnh Đế nghênh đóng ở Quan Hạ. Cảnh Đế muốn lưu ông lại kinh, lấy lý do để chăm lo cho thái hậu. Lưu Vũ lại được đi săn cùng Cảnh Đế, các quan viên ông dẫn theo từ nước Lương, từ Thị trung, Lang trung khi vào kinh đều được tự do ra vào Thiên tử môn, chẳng khác gì hoạn quan trong triều.
Tháng 11 cùng năm, Cảnh Đế phế Thái tử Lưu Vinh, giáng làm Lâm Giang vương.
Đậu Thái hậu nhân cơ hội này khuyên Cảnh Đế lập Lưu Vũ làm Thái đệ như đã hứa trước đây. Ban đầu Cảnh Đế đồng ý, tuy nhiên sau khi bàn bạc với đại thần Viên Áng lại thay đổi ý định vì Viên Áng cho rằng việc này là không nên. Lương vương tức giận, bỏ về nước.
Thất thế.
Tháng 4 năm 149 TCN Cảnh Đế lập con mình là Giao Đông vương Lưu Triệt làm thái tử. Lưu Vũ oán giận Viên Áng khuyên Cảnh Đế không lập mình, bèn bàn mưu với Dương Thắng, Công Tôn Quỷ, rồi bí mật sai sát thủ đến Trường An giết chết Viên Áng cùng hơn 10 đại thần khác. Viên Áng bị đâm chết, tuy nhiên sát thủ bị bắt lại. Cuối cùng triều đình điều tra được sát thủ từ nước Lương đến. Cảnh Đế bèn sai người đến Lương Quốc điều tra. Lưu Vũ hoảng sợ, nghe lời Hàn An Quốc lệnh cho Thắng và Quỷ tự sát, nhưng việc không dừng lại, Cảnh Đế lại tiếp tục điều tra. Lưu Vũ hoảng sợ, sai Hàn An Quốc đến Trường An mang theo thi thể của Thắng và Quỷ, cầu xin Thái hậu giúp mình. Đậu Thái hậu muốn giúp ông, bèn nhịn ăn để gây sức ép với Cảnh Đế. Cảnh Đế bất lực, đành nghe theo lời sứ giả, đổ hết chuyện này cho Thắng và Quỷ, chấm dứt điều tra. Tuy nhiên Lưu Vũ không còn được Cảnh Đế sủng ái như trước nữa.
Qua đời.
Năm 144 TCN, Lưu Vũ vào triều yết kiến Cảnh Đế, muốn xin Cảnh Đế cho mình ở Trường An để chăm sóc Thái hậu, nhưng Cảnh Đế không cho, ông đành phải quay về nước. Tháng 6 năm đó, Lưu Vũ bị bệnh nhiệt, sau khi về tới Lương Quốc thì chết, thọ 41 tuổi, làm Lương vương được 25 năm.
Lương vương Lưu Vũ rất có hiếu với Đậu Thái hậu, khi Thái hậu bệnh, ông nhịn ăn mà chăm sóc, nhiều lần muốn ở lại Trường An hầu hạ, nên được Thái hậu yêu. Đến khi ông mất, Thái hậu khóc mà nói rằng:
Cảnh Đế nghe được thì sợ, không biết xử trí ra sao, sau đó mới theo lời Trưởng công chúa, phân Lương Quốc làm năm, lập các con của Lưu Vũ làm 5 vương ở các nước là Lương, Tế Xuyên, Tế Đông, Sơn Dương, Tế Âm. Đậu Thái hậu mới bằng lòng. | 1 | null |
Jean-Philippe Rameau (; 1683–1764) là một trong những nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn organ, đàn clavecin, đàn violin, đàn harpsichord, nhà nghiên cứu lý thuyết âm nhạc, nhà sư phạm người Pháp thuộc thời kỳ Baroque quan trọng nhất. Ông được xem là người kế nhiệm Jean-Baptiste Lully về opera và kế nhiệm François Couperin về việc soạn nhạc cho đàn harpsichord.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Jean-Philippe Rameau sinh ngày 25 tháng 9 năm 1683 tại Dijon (Pháp). Ông được người cha dạy nhạc ngay từ nhỏ, đồng thời tự học về hòa thanh và phức điệu. Khi trưởng thành, ông là nghệ sĩ đàn organ tại Nhà thờ Avignon, Clemont-Ferrand, Paris, Lyon. Từ năm 1723, ông sống và làm việc tại Paris, nổi tiếng là nghệ sĩ đàn organ giỏi nhất nước Pháp. Năm 1733, ông bắt đàu sáng tác với vở opera "Hippolyte và Aricie" thành công. Nhưng ông vẫn tiếp tục theo đuổi con đường bằng cách sáng tác thêm hơn 20 vở opera và opera-ballet, trong đó có vở "Castor và Pollux" và vở "Ấn Độ hào hoa", Những tác phẩm đó tuy bị tranh cãi vì sử dụng phong cách dàn nhạc nhiều màu sắc và những kiểu hát nói (recitativ), nhưng đã giúp ông kế tục Jean-Baptiste Lully trong lĩnh vực opera Pháp. Năm 1737, Rameau mở trường dạy sáng tác âm nhạc. Năm 1745, ông được phong danh hiệu nhà soạn nhạc của triều đình.
Ông qua đời ngày 12 tháng 9 năm 1764 tại Paris (Pháp).
Phong cách sáng tác.
Sáng tác của Rameau thể hiện những nét tiêu biêu của văn hóa âm nhạc Pháp (tính mực thước, tính tạo hình và tính sân khấu), thanh nhã, cấu trúc rõ ràng, sử dụng nhiều tình tiết nhảy múa, tính châm biếm hài hước. Trong lịch sử âm nhạc, Rameau nổi tiếng trong thể loại nhạc cho đàn clavecin và là tác giả tiêu biểu của nhiều công trình lý thuyết âm nhạc, đặt nền móng cho lý thuyết kinh điển về hòa thanh.
Các tác phẩm.
Rameau để lại 35 tác phẩm âm nhạc sân khấu gồm những tác phẩm bi kịch trữ tình, opera-ballet, hài kịch-ballet...), đáng chú ý có opera "Hippolyte và Aricie" (1733), "Castor và Pollux" (1737), "Dardanus" (1739), những vở opera-ballet "Hội hè ở Hebé" (1739), "Pygmalion" (1748), "Những bất ngờ của tình yêu" (1748), ballet anh hùng "Ấn Độ hào hoa" (1735); 10 bản cantata thế tục, ba bản motet; những bản concerto cho đàn clavecin và dàn hòa tấu thính phòng; tuyển tập những tiểu phẩm cho đàn clavecin; những cuốn sách lý thuyết âm nhạc, tiêu biểu có "Hệ thống lý thuyết âm nhạc mới" (1726), "Luận văn vè những phương thức đệm đàn khác nhau" (1732). | 1 | null |
Bò nướng lá lốt hay còn gọi là bò lá lốt hoặc là thịt bò lá lốt hay bò cuốn lá lốt là một món ăn trong ẩm thực Việt Nam, có xuất xứ và thịnh hành ở vùng Nam Bộ, nguyên liệu chính là thịt bò và lá lốt được chế biến theo phương pháp nướng, có thể kèm theo mỡ chài. Các loại rau sống ăn kèm rất phong phú như: xà lách, húng quế, diếp cá, chuối chát, dưa leo, khế và chấm mắm nêm. Món này đặc trưng bởi vị hấp dẫn với vị ngon của thịt bò nướng lá lốt, béo của đậu phộng hòa chung vị chát của chuối, chua của khế, vị thanh thanh của nhiều loại rau giòn mát, cùng hương mắm nêm cay cay.
Chế biến.
Phương pháp chế biến khá đơn giản thịt bò rửa sạch, vắt ráo, xắt mỏng, bằm củ hành, tỏi, sả, các loại gia vị khác trộn đều và ướp với thịt. Lá lốt đem rửa sạch, bỏ thịt bò vào lá và hột tiêu gói lại. Đem để lên vỉ, nướng trên than củi hồng, cho lá ngoài vừa chín, xong gắp ra dĩa, múc mỡ thoa đều lên lần nữa hay bơ. | 1 | null |
"Sword Art Online" là một anime thể loại hành động sci-fi năm 2012 dựa trên light novel được viết bởi Reki Kawahara và minh họa bởi Abec. Bắt đầu vào năm 2022, một Virtual Reality Massively Multiplayer Online Role-Playing Game (VRMMORPG) tên gọi Sword Art Online (SAO) được ra mắt. Bên trong game, người chơi điều khiển avatar của họ giống hệt như cách họ điều khiển cơ thể thực nhờ sử dụng Nerve Gear, một chiếc Mũ VR có thể kích thích năm giác quan của người dùng qua não bộ họ. Tuy nhiên, sau thời gian thử nghiệm beta, vào ngày đầu tiên trong game, người chơi nhanh chóng nhận ra họ không thể đăng xuất. Nhà sáng tạo game, Akihiko Kayaba, nhanh chóng xuất hiện và cho họ biết một quy tắc tối cao: nếu họ chết trong game thì cả cơ thể thực của họ cũng sẽ chết. Và nếu họ muốn được giải thoát khỏi game, họ phải đến được tầng một trăm của thế giới trong game và đánh bại boss cuối. Giữa những người cố gắng đối mặt với tình thế khó khăn đầy chết chóc của họ, hai kiếm sĩ mạnh mẽ, Kirito và Asuna, quyết định chiến thắng trò chơi và giành lấy tự do. Phần thứ hai của anime lấy bối cảnh tại một game VRMMORPG khác, ALfheim Online (ALO), kể về hành trình giải cứu Asuna và những người chơi còn chưa tỉnh lại sau sự kiện SAO của Kirito cùng những người bạn mới.
Anime được sản xuất bởi A-1 Pictures và đạo diễn bởi Tomohiko Ito với âm nhạc bởi Yuki Kajiura, thiết kế nhân vật bởi Shingo Adachi và đạo diễn nghệ thuật bởi Takayuki Nagashima và Yusuke Takeda và đạo diễn âm thanh bởi Yoshikazu Iwanami. Anime phát sóng ở Nhật Bản từ ngày 7 tháng Bảy đến 22 tháng 12 năm 2012, gồm 25 tập phim. Series ra mắt đĩa DVD và Blu-ray từ tháng Mười 24, 2012, với mỗi đĩa gồm một tập phụ thêm .
Trong tập 1-14, bản OP là "Crossing Field" bởi LiSA và bản ED là bởi Haruka Tomatsu. Từ tập 15-25, bản OP là "Innocence" bởi Eir Aoi. Trong tập 15-24 bản ED là "Overfly" bởi Luna Haruna, còn bản ED của tập 25 là "Crossing Field".
"Sword Art Online Season 1" (2012).
Cốt truyện 2: Fairy Dance.
! style="width:6%;" | STT
! style="width:30%;" | Official Vietnamese title Original Japanese title
! style="width:15%;" | Director
! style="width:15%;" | Writer
! style="width:15%;" | Original air date
! style="width:15%;" | Vietnamese air date
! style="width:4%;" | Refs. | 1 | null |
Ann Arbor Argus là một tờ tuần báo bất hợp pháp, có nội dung phản văn hóa và quan điểm cực đoan, phát hành 2 số mỗi tuần, được xuất bản ở Ann Arbor, Michigan bắt đầu từ ngày 24 tháng 1 năm 1969 và đình bản vào giữa năm 1971. Người sáng lập và biên tập tờ báo là nhà báo Ken Kelley (1949-2008), lúc đó là một sinh viên 19 tuổi đang học tại Đại học Michigan. Năm 1969 tờ báo này phát hành được 14.000 bản. | 1 | null |
Đền Kiến Ốc là một ngôi đền cổ thờ Tứ Dương hầu Phạm Tử Nghi, một vị quan triều Mạc, người ủng hộ lập Mạc Chính Trung làm vua thay cho Mạc Phúc Nguyên còn nhỏ tuổi nhưng không thành.
Đền được đặt tại thôn 8, xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Ngày 13 tháng 02 năm 1996, đền được công nhận là di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp quốc gia.
Lịch sử.
Phạm Tử Nghi sinh ra vào đầu thế kỷ XVI, cha là Phạm Công, quê ở thôn Nghĩa Xá, xã (làng) Vĩnh Niệm, huyện An Dương, trấn Hải Dương. Phạm Tử Nghi làm quan dưới triều Mạc, tới chức Thái úy, tước Tứ Dương hầu.
Ngày 6 tháng 6 năm 1546 âm lịch, Mạc Hiến Tông qua đời, con trai trưởng là Mạc Phúc Nguyên mới 6 tuổi, lấy lý do "Hiện nay trong nước đang lúc nhiễu loạn nên lập vua lớn tuổi", Phạm Tử Nghi chủ trương lập Hoằng vương Mạc Chính Trung - con trai thứ hai của Mạc Thái Tổ, tức ông chú của Mạc Phúc Nguyên, nối ngôi vua.
Tuy nhiên, các vương tôn họ Mạc và nhiều đại thần không đồng ý vẫn kiên quyết lập Mạc Phúc Nguyên nối ngôi. Phạm Tử Nghi cùng Mạc Văn Minh đưa Mạc Chính Trung về Hoa Dương, huyện Ngư Thiên (Thái Bình) lập triều đình riêng, sau hơn 10 năm chiến cuộc giằng co, phe Phạm Tử Nghi bị đại quân nhà Mạc đánh bại. Mạc Chính Trung và Mạc Văn Minh đem gia tộc và các đồ bảo khí chạy sang Khâu Châu quy thuận nhà Minh, còn Phạm Tử Nghi thu thập tàn binh đóng ở Hải Đông.
Mạc Chính Trung muốn nương nhờ nhà Minh nhưng Phạm Tử Nghi không đồng ý. Trước tình thế Mạc Chính Trung đã ở trong tay nhà Minh, ông củng cố quân đội đánh vào châu Khiêm (thuộc Lưỡng Quảng) để đòi Mạc Chính Trung, quân Minh thua không chế ngự nổi. Tổng đốc Quảng Đông là Âu Dương Tất Liêu một mặt cho người đưa thư trách vua Mạc, một mặt tìm cách cho người bắt cóc mẹ của Phạm Tử Nghi đưa theo đường biển về Trung Quốc, rồi ra điều kiện cho ông phải rút quân không được quấy nhiễu Trung Quốc nữa. Phạm Tử Nghi đành phải hẹn ngày hòa ước; đúng hẹn, ông đến nơi thì bị quân Minh mai phục; ông bị chặt đầu bêu chợ, đốt xác ra tro cho gió thổi bay.
Tương truyền, ngay sau hôm đó người và súc vật Lưỡng Quảng bị hại rất nhiều, tổng đốc Lưỡng Quảng phải ra lệnh làm một hòm bằng gỗ trầm hương đặt thủ cấp Phạm Tử Nghi vào trong làm lễ tế tôn, phong làm "Lưỡng Quốc Phúc Thần", rồi đặt hòm gỗ lên bè nứa, trên che lọng xanh thả xuống dòng sông Tây Giang, bè trôi về nam, đến bến sông Niệm thì dừng, dân làng Vĩnh Niệm rước hòm về làm lễ an táng, xây lăng và dựng đền thờ.
Thời Lê trung hưng, ông được phong tặng 43 mỹ tự: Linh ứng, Dực vận, Tế nghiệp, Hậu đức, Khuông quốc, Dương uy, Cương nghị, Hùng lược, Quốc an, Dân hùng, Vĩ lược, Phong công, Kình thiên, Pháp tổ, Chính trực, thông tích, Minh đạt, Cương trực, Uy dũng, Long thịnh, Linh thông, Dũng quả, Thần đoán, Khoan hòa, Anh danh, Phù ứng đại vương, Thượng đẳng phúc thần.
Thời Nguyễn, ông được sắc phong các mỹ tự: Quảng đại, Hoàng thâm, Chiêu Linh, Hoành mô, Khuông hựu, Quang ý, Dực bảo trung hưng tôn thần.
Đền Kiến Ốc.
Phạm Tử Nghi thường cho quân sĩ giúp nhân dân khai sông, đắp đê nên sau khi nghe tin ông mất, dân làng Kiến Ốc lập đền thờ trên khu đất ông đóng quân khi xưa, tôn làm Phúc thần bản cảnh, duệ hiệu ‘‘Nam Dương đông đạo, Nguyên soái tiết chế các xứ bộ thủy chư doanh, Phò mã Đô úy thành quốc công". Tương truyền, ông thường hiển linh giúp nhân dân nơi đây chống đỡ thiên tai lũ lụt.
Tại Đền Kiến Ốc còn lưu giữ câu đối ca ngợi ông:
"Tứ Dương truyền ngọc tích thiên thu từ miếu túc thanh cao"
"Lưỡng Quảng phân kim qua bách chiến sơn hà dư tráng liệt."
Dịch:
Tứ Dương truyền dấu ngọc nghìn năm, đền miếu cung kính thanh cao
Lưỡng Quảng (Quảng Đông, Quảng Tây) động giáo vàng trăm trận non sông còn vang tráng liệt.
Đền Kiến Ốc có kết cấu bổ dọc, gian ngoài là nơi tế lễ, hội họp, hai cung tiếp là cung thờ và cuối là hậu cung. Hàng năm, vào ngày sinh và ngày mất của ông (mồng 2 tháng 2 và 15 tháng 9 âm lịch) đền tổ chức lễ hội tưởng niệm ông, người dân trong vùng đến dâng lễ vật thờ cúng. | 1 | null |
Trận Château-Thierry là một trận đánh trong Chiến dịch nước Pháp thời Chiến tranh Napoléon, đã diễn ra vào ngày 12 tháng 2 năm 1814, giữa một đạo quân Phổ - Nga dưới quyền chỉ huy của Thống chế von Blücher và một đạo quân Pháp dưới quyền chỉ huy của Hoàng đế Napoléon I. Sau khi giành một loạt thắng lợi chiến thuật rực rỡ (trong cái mà sẽ được biết đến như "Chiến dịch Sáu ngày"), Napoléon quyết tâm phải giáng một đòn mà ông ta cho là cuối cùng vào quân đội Phổ và chấm dứt sự tham chiến của họ trong cuộc Chiến tranh Liên minh thứ sáu chống lại ông ta. Ông đã bắt kịp đội hậu quân của Phổ dưới quyền tướng Ludwig Yorck trên sông Marne gần Château-Thierry. Napoléon cử Thống chế Ney dẫn đầu cuộc tấn công, và quân Pháp đã chọc thủng của liên quân dưới quyền Blücher, gây cho đối phương những thiệt hại nặng nề. Cuộc tấn công của quân Pháp chỉ bị một số khẩu đội pháo được đặt một cách ngẫu nhiên của Phổ chặn đứng, tạo điều kiện cho tướng Yorck triệt binh trong trật tự mà không bị đánh tan tác. Trong khi thương vong của quân Phổ là 1.250 người và thương vong của quân Nga là 1.500 người, phía Pháp chỉ chịu thiệt hại 600 quân. Người Pháp cũng thu giữ được 9 khẩu pháo cùng với một số lượng lớn trang thiết bị và phương tiện vận tải. | 1 | null |
Những tá điền sát nhân là một dụ ngôn của Chúa Giêsu được ký thuật trong các Phúc Âm Nhất Lãm (Luca 20:9-19, Máccô 12:1-12 và Mátthêu 21:33-46), và có cả trong Phúc Âm Tôma (không thuộc quy điển). Dụ ngôn kể về một chủ vườn nho sai đầy tớ của mình đến gặp các tá điền đang trông coi vườn nho để thu hoạch hoa lợi. Nhưng các người đầy tớ đã bị bọn tá điền bắt, đánh, giết và ném đá họ. Chủ vườn nho sai con trai ông đến vườn nho, bọn tá điền cũng bắt cậu và giết.
Dụ ngôn này được Chúa Giêsu nói với các thượng tế và người Pharisêu trong đền thờ, một tuần trước khi Chúa Giêsu chịu kết án và bị đóng đinh vào thập giá.
Diễn giải.
Tác giả Mátthêu đặt bài dụ ngôn này giữa Dụ ngôn Hai người con (Mt 21,28-32) và Dụ ngôn Tiệc cưới (Mt 22,1-14) trong bối cảnh xung đột giữa Giêsu và các thủ lĩnh dân Do Thái giáo ngày càng trầm trọng. Họ chất vấn về thẩm quyền giảng đạo của Giêsu. Người "chủ vườn nho" là hình ảnh ẩn dụ về Chúa Cha (Thiên Chúa), các "đầy tớ" của ông chủ tượng trưng cho các ngôn sứ, những tá điền là những người khước từ, không chấp nhận lời Chúa Cha phán dạy mà cụ thể là giới tư tế Do Thái giáo, và "người con trai" của chủ vườn nho là Giêsu.
Như vậy, dụ ngôn có ý nói rằng: Thiên Chúa (chủ vườn nho) đã trao một giao ước (vườn nho) cho dân người để biết làm và sống một cách thiện hảo. Khi Thiên Chúa sai các ngôn sứ (đầy tớ) đến để nói với đại diện người dân Israel biết cách thức làm và thu hoạch những điều thiện hảo đó (nho) thì các tư tế Do Thái (tá điền) đã không làm theo lời ngôn sứ, trái lại họ dùng giáo quyền để làm tổn thương cho các vị đó nhằm muốn chiếm trọn quyền kiểm soát toàn dân Israel (vườn nho) cho mình. Thậm chí cuối cùng, Thiên Chúa sai con của ngài là Chúa Giêsu (con trai chủ vườn nho) đến đóng vai trò ngôn sứ cao nhất đến với họ, họ cũng đã thẳng tay giết chết và treo ngoài thành Jerusalem (quẳng ra ngoài vườn nho). | 1 | null |
Dưới đây là danh sách nhân vật trong light novel Sword Art Online của tác giả Kawahara Reki
Nhân vật chính.
Eiji.
Tiếng Nhật: 後沢 鋭二 ("Nochizawa Eiji?) , được gọi là Nautilus (ノーチラス, Nōchirasu? ) Eiji (エイジ, Eiji ? ) trong Ordinal Scale (OS)"
"Lồng tiếng bởi:" Inoue Yoshio; "Lồng tiếng bởi (tiếng Anh):" Chris Patton
Nhân vật thứ chính.
Klein, Agil là hai người bạn thân nhất và tin cậy nhất của Kirito. | 1 | null |
Demonic Toys (tựa tiếng Việt: Đồ chơi quỷ) là một bộ phim kinh dị - tâm lý Mỹ của đạo diễn Peter Manoogian thực hiện, được phát hành vào năm 1992. Phim có sự tham gia của dàn diễn viên Tracy Scoggins, Bentley Mitchum, Michael Russo, Daniel Cerny, Pete Schrum, Robert Stoeckle, William Thorne và Jeff Weston. Ở Hoa Kỳ, bộ phim được xếp hạng "R" vì những cảnh quay bạo lực, ngôn ngữ thô tục và cảnh khỏa thân.
"Demonic Toys" có câu khẩu hiệu chính thức là "They want to play with you" (dịch tiếng Việt: "Chúng muốn chơi với bạn").
Nội dung.
Hai cảnh sát Matt Cable và Judith Gray là một cặp tình nhân, đêm hôm đó họ được lệnh bắt hai tên tội phạm buôn lậu vũ khí là Lincoln và Hesse. Cuối cùng Lincoln và Hesse cũng đến, Matt định bắt chúng nhưng bị chúng bắn chết, Judith liền đuổi theo hai tên tội phạm. Gần đó có kho hàng chứa đồ chơi, Lincoln và Hesse chạy vào đó. Judith đuổi theo Lincoln, còn Hesse ngã xuống sàn do vết thương mà Matt bắn hắn trước đó. Những món đồ chơi ở đây bỗng dưng sống dậy, chúng đã bị quỷ nhập và giết chết Hesse. Nổi bật nhất trong đám đồ chơi là búp bê Baby Oopsy Daisy, gấu bông Grizzly Teddy, quỷ hề Jack Attack và rô-bốt Mr. Static.
Judith bắt được Lincoln rồi còng hắn lại, sau đó cả hai bị đám đồ chơi khóa cửa nhốt trong căn phòng nhỏ, Judith không biết làm cách nào để thoát ra. Ở văn phòng bảo vệ, nhân viên bảo vệ tên Charnetski đang chờ phần gà rán mà ông vừa gọi điện đặt hàng, ông không hề nghe tiếng kêu của Judith. Một lát sau, anh chàng tên Mark Wayne đến giao gà rán cho Charnetski, hai người bắt đầu nghe được tiếng súng của Judith. Charnetski và Mark mở cửa cho Judith, Judith nói rằng cô cần gọi cảnh sát đến. Charnetski để Mark ở lại với Judith rồi ông quay về văn phòng để gọi cảnh sát. Tuy nhiên Charnetski bị đám đồ chơi giết chết trước sự chứng kiến của Mark và Judith. Một cô gái tên Anne bất ngờ trong lỗ thông gió chui ra gặp Mark và Judith. Anne tiết lộ rằng cô lẻn vào kho hàng đồ chơi này chỉ để trốn người bố bạo lực của cô.
Tất cả các cánh cửa đều đã bị đám đồ chơi đóng lại, chúng muốn nhốt những con người ở lại đây, và chỉ có bàn điều khiển trong văn phòng bảo vệ mới có thể mở các cánh cửa. Anne đề nghị chui qua lỗ thông gió, vì làm thế sẽ tránh được đám đồ chơi quỷ ám. Mark và Anne chui qua lỗ thông gió để đến văn phòng bảo vệ trong khi Judith ở lại canh chừng Lincoln. Judith ngủ quên giữa chừng, trong giấc mơ cô gặp chúa quỷ - thủ lĩnh của đám đồ chơi, chúa quỷ có thể biến thành bất cứ thân xác nào hắn muốn. Chúa quỷ dự định nhập vào một bào thai của người phụ nữ mang thai, hắn sẽ được sinh ra đời và sẽ làm hại thế gian. Đối tượng mà chúa quỷ nhắm đến chính là Judith, bởi vì cô đã có thai với Matt. Judith giật mình tỉnh dậy, cô đi tìm Lincoln sau khi phát hiện hắn đã bỏ trốn.
Mark và Anne đến văn phòng bảo vệ, trớ trêu thay, tất cả điện thoại và máy móc đều đã bị đám đồ chơi phá hỏng. Búp bê Baby đâm chết Anne, quỷ hề Jack Attack tấn công Mark. Mark mở tủ lấy khẩu súng săn của Charnetski bắn chết Jack Attack, còn búp bê Baby bỏ chạy. Mark đang đi tìm Judith thì bị Lincoln giật súng, Judith xuất hiện kịp thời và bắn chết Lincoln khi hắn định giết Mark. Mark và Judith sau đó hợp sức cùng nhau để tiêu diệt đám đồ chơi. Chỉ trong phút chốc, họ giết được búp bê Baby, rô-bốt Mr. Static cùng nhiều đồ chơi khác. Gấu bông Grizzly Teddy biến thành con gấu to lớn rồi đuổi theo Mark ra đến bãi đậu xe, còn Judith bị chúa quỷ bắt đi. Chúa quỷ tính nhập vào bào thai trong bụng Judith, nhưng một chú lính chì đồ chơi đã cởi trói cho Judith. Chú lính chì biến thành cậu bé tóc vàng và chiến đấu với chúa quỷ, Judith nhanh tay nhặt thanh gươm đâm chúa quỷ khiến linh hồn hắn bị đày về Địa ngục. Cậu bé tóc vàng tiết lộ mình sẽ là đứa con trong tương lai của Judith, cậu hóa thân thành chú lính chì để cứu Judith thoát khỏi chúa quỷ. Nói chuyện xong thì cậu bé tóc vàng biến mất để trở về Thiên đàng, Mark giết được gấu bông Grizzly Teddy trong vụ nổ xe hơi. Mark và Judith ngồi chờ đến sáng cho đến khi các cánh cửa được mở ra. | 1 | null |
là một tiểu thuyết ngắn mang yếu tố tự thuật năm 1948 của Dazai Osamu. Cuốn sách được xem là kiệt tác của tác giả và xếp thứ hai trong số những tiểu thuyết bán chạy nhất ở Nhật, chỉ sau "Nỗi lòng" của Natsume Sōseki. Tại Việt Nam, tiểu thuyết được phát hành dưới tên Thất lạc cõi người bởi nhà sách Phương Nam.
Nội dung.
"Nhân gian thất cách" được dưới dạng ghi chép của chàng trai trẻ tên là được một người lạ mặt tìm thấy từ một phụ nữ từng là madam quán bar.
Ấn bản tại Việt Nam.
Trong ấn bản của "Nhân gian thất cách" ở Việt Nam, bản thân câu chuyện cùng tên chỉ chiếm khoảng một nửa cuốn sách. Còn lại là:
Chuyển thể.
Phim.
Tiểu thuyết được chuyển thể thành phim cùng tên năm 2010, đạo diễn bởi Arato Genjirō và có sự tham gia của diễn viên Ikuta Toma.
Anime.
Sách được chuyển thể thành 4 tập đầu trong series anime "Aoi Bungaku" (nghĩa đen "Văn học xanh" - chỉ những kiệt tác văn học sống mãi cùng thời gian).
Manga.
Usamaru Furuya đã tạo ra một phiên bản truyện tranh gồm ba tập của "Nhân gian thất cách", được xuất bản trên tạp chí "Comic Bunch" của Shinchosha bắt đầu từ số 10, 2009. Một ấn bản tiếng Anh đã được xuất bản bởi vertical, Inc. vào năm 2011–2012.
Phiên bản "Ningen Shikkaku: Kai" ("Nhân gian thất cách: Hoại", 壊 - "Hoại" trong "huỷ hoại"), có 1 tập, tạo bởi Yasunori Ninose, được đăng trong "Champion Red" từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2010. Không giống như phiên bản của Furuya, bộ truyện tranh này mô tả cảm xúc tiêu cực và quan hệ tình dục của con người như những xúc tu, đã mê hoặc Ninose từ khi anh ta 5 tuổi.
Phiên bản thứ ba () "Ningen Shikkaku" (1 tập) bởi Variety Works., kể lại câu chuyện trong bối cảnh trước Thế chiến thứ nhất của nó, được ủy quyền cho bộ "Manga de Dokuha" (chuyển thể truyện tranh của văn học cổ điển), được xuất bản bởi Gakken. Một phiên bản tiếng Anh đã được xuất bản ở định dạng trực tuyến bởi JManga vào năm 2011.
Phiên bản "Ningen Shikkaku" (1 tập) chuyển thể bởi Hikochi Sakuya.
Năm 2017 mangaka Junji Ito đã xuất bản một bản chuyển thể khác giữ nguyên tên gốc. Trong phiên bản này của câu chuyện, Yozo gặp chính Osamu Dazai trong quá trình hồi phục tị nạn, do đó cho phép anh kể câu chuyện của mình trong cuốn sách tiếp theo. Bộ truyện tranh bao gồm việc kể lại vụ tự tử của Dazai dưới góc nhìn của Oba.
Sự lan tỏa.
William Bradbury của Thời báo Nhật Bản gọi đó là một cuốn tiểu thuyết vượt thời gian, nói rằng "Cuộc đấu tranh của cá nhân để phù hợp với một xã hội bình thường hóa vẫn còn liên quan đến ngày hôm nay như thời điểm viết". Serdar Yegulalp của Genji Press ghi nhận sức mạnh của Dazai trong việc miêu tả tình huống của nhân vật chính, mô tả cuốn tiểu thuyết là "ảm đạm theo cách vừa cực đoan nhưng cũng không bị ép buộc một cách kỳ lạ". Cả hai nhà phê bình đều lưu ý đến phẩm chất tự truyện của cuốn tiểu thuyết, nhưng cho rằng phong cách của Dazai khiến độc giả kết nối với Ōba hơn là tập trung vào tác giả. | 1 | null |
42.295 Teresateng (danh định tạm thời: 2001 UG17) là một tiểu hành tinh vành đai chính. Nó được phát hiện bởi William Kwong Yu Yeung tại Đài quan sát Desert Eagle gần Benson, Arizona, vào ngày 23 tháng 10 năm 2001. Nó được đặt theo tên tiếng Anh của ca sĩ Đài Loan Đặng Lệ Quân ("Teresa Teng") | 1 | null |
Chiến tranh Pommern là một chiến trường trong cuộc Chiến tranh Bảy năm tại châu Âu. Tên gọi này được dùng để mô tả cuộc chiến giữa Thụy Điển và Phổ từ năm 1757 cho đến năm 1762 tại Pommern thuộc Thụy Điển, Pommern thuộc Phổ, phía bắc lãnh địa Brandenburg và phía đông Mecklenburg-Schwerin.
Cuộc chiến tranh này ghi dấu ấn sự dao động của các quân đội Phổ và Thụy Điển, trong đó không bên nào giành được một thắng lợi quyết định. Giao tranh khởi đầu khi các lực lượng Thụy Điển tiến đánh lãnh thổ Phổ vào năm 1757, nhưng bị quân Phổ dưới quyền chỉ huy của Thống chế Hans von Lehwaldt đánh bại và phong tỏa Stralsund mãi cho đến khi cuộc tấn công của quân Nga vào Phổ buộc quân Phổ phải rút khỏi Stralsund vào năm 1758. Về sau, quân đội Thụy Điển phát động một cuộc tấn công mới vào bản thổ Phổ, tiêu diệt hạm đội bé nhỏ của đối phương trong trận Frisches Haff và các vùng đất xa về phía nam đến Neuruppin bị chiếm đóng, nhưng chiến dịch bị hủy bỏ vào cuối năm 1759 khi các lực lượng kéo căng tiếp tế của Thụy Điển không thể chiếm được pháo đài Stettin (ngày nay là Szczecin, Ba Lan) của Phổ và cùng không thể phối hợp với quân đội Nga.
Quân đội Phổ đã phát động một cuộc phản công vào lãnh thổ Pommern của Thụy Điển trong tháng 1 năm 1760 nhưng bị đẩy lùi, và trong suốt năm đó các lực lượng Thụy Điển một lần nữa xâm nhập bản thổ Phổ, tiến xa về phía nam đến Prenzlau. Quân Thụy Điển bị đánh thiệt hại nặng trong một cuộc tấn công của quân Phổ, tuy nhiên quân Phổ không có đủ quân số để tiếp tục chống cự. Mùa đông đến, quân Thụy Điển triệt thoái về Pommern thuộc Thụy Điển. Vào mùa hè năm 1761, quân Thụy Điển lại mở một chiến dịch khác vào Phổ, nhưng cuộc tấn công này cuối cùng cũng bị đình hoãn do thiếu thốn lương thực và trang thiết. Các cuộc giao tranh cuối cùng của cuộc chiến diễn ra vào mùa đông năm 1761 – 1762 gần Malchin và Neukalen tại Mecklenburg, nằm nang qua biên giới Pommern thuộc Thụy Điển, trước khi hai phe chấp thuận Thỏa ước Ribnitz vào ngày 7 tháng 4 năm 1762. Vào ngày 5 tháng 5 năm 1762, khi một liên minh Nga - Phổ làm tiêu tan hy vọng của Thụy Điển về sự trợ giúp của Nga trong tương lai, và thay vì đó gây nên mối đe dọa cho Thụy Điển về sự can thiệp của Nga chống lại họ, Thụy Điển buộc phải cầu hòa.
Cuộc chiến đã chấm dứt vào ngày 22 tháng 5 năm 1762 bằng Hòa ước Hamburg giữa Phổ, Mecklenburg và Thụy Điển. Các hy vọng của đảng Hattarna Thụy Điển nhằm khôi phục các lãnh thổ bị mất về tay Phổ năm 1762 đã đổ vỡ, và cuộc chiến tranh đắt giá và không được lòng người này cuối cùng đã dẫn đến sự sụp đổ của hơ. | 1 | null |
Kay Rala Xanana Gusmão (, tên khai sinh là José Alexandre Gusmão, , vào ngày 20 tháng 6 năm 1946) là một chính trị gia Đông Timor. Ông nguyên là một chiến binh, đã trở thành Tổng thống đầu tiên của Đông Timor, giữ chức vụ này từ tháng 5 năm 2002 đến tháng 5 năm 2007. Ông cũng là Thủ tướng Đông Timor từ ngày 8 tháng 8 năm 2007. Tháng 02 năm 2015 là bộ trưởng kế hoạch và chiến lược đầu tư.
Cuộc đời và sự nghiệp ban đầu.
Gusmão có phụ mẫu là giáo viên người "mestiço" (hợp chủng Bồ Đào Nha-Timor) tại Manatuto thuộc Timor thuộc Bồ Đào Nha, và theo học tại một trường trung học Dòng Tên ở ngay bên ngoài Dili. Sau khi phải rời bỏ trường trung học vì lý do tài chính ở tuổi 15, ông đã làm các công việc phổ thông khác nhau, trong khi tiếp tục việc học tập tại lớp học ban đêm. Năm 1965, vào tuổi 19, ông gặp Emilia Batista, người sau này sẽ trở thành phu nhân của ông. Biệt danh "Xanana" của ông bắt nguồn từ tên ban nhạc rock and roll Sha Na Na của Hoa Kỳ, và ban nhạc này lại lấy tên theo phần lời trữ tình từ một bài hát doo-wop năm 1957 của nhóm nhạc the Silhouette.
Năm 1966, Gusmão có được một vị trí trong ngành dân chính, điều này cho phép ông có thể tiếp tục việc học tập. Tuy nhiên, việc này đã bị gián đoạn vào năm 1968 khi Gusmão phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong Lục quân Bồ Đào Nha. Ông phục vụ ba năm trong quân ngũ, được thăng cấp hạ sĩ. Trong thời gian này, ông kết hôn với Emilia Batista, rồi cùng bà có một người con trai tên Eugenio, và một người con gái tên Zenilda. Sau này, ông đã ly dị Emilia, và vào năm 2000, ông đã kết hôn với một người Úc là Kirsty Sword, và có ba người con trai với bà: Alexandre, Kay Olok và Daniel. Năm 1971, Gusmão hoàn thành nghĩa vụ quân sự, con trai ông ra đời, và ông bắt đầu tham gia một tổ chức dân tộc chủ nghĩa do José Ramos-Horta đứng đầu. Trong ba thập niên sau đó, ông đã tham gia vào các hoạt động kháng nghị hòa bình nhằm vào chế độ thuộc địa.
Vào năm 1974 đã xảy ra chính biến tại Bồ Đào Nha, kết quả đã dẫn đến sự khởi đầu cho tiến trình phi thuộc địa hóa Timor thuộc Bồ Đào Nha, và một thời gian ngắn sau đó thì Toàn quyền Mário Lemos Pires đã công bố các kế hoạch nhằm tìm kiếm độc lập cho thuộc địa. Các kế hoạch đã được thảo để tổ chức cuộc tổng tuyển cử về quan điểm độc lập vào năm 1978. Trong suốt năm 1975, một cuộc đấu tranh nội bộ gay gắt đã diễn ra giữa các bè phái kình địch tại Timor thuộc Bồ Đào Nha. Gusmão đã có liên hệ sâu sắc với phái FRETILIN, và kết quả là ông bị phái đối địch là Liên minh Dân chủ Timor bắt và giam giữ vào giữa năm 1975. Tận dụng sự rối loạn nội bộ này, Indonesia đã ngay lập tức bắt đầu một chiến dịch gây mất ổn định, và thường xuyên tấn công vào Timor thuộc Bồ Đào Nha từ Tây Timor của Indonesia. Cuối năm 1975, phái FRETILIN đã giành được quyền kiểm soát Timor thuộc Bồ Đào Nha và Gusmão được trả tự do khỏi nhà tù. Ông được trao chức vụ Phát ngôn viên trong tổ chức FRETILIN. Ngày 28 tháng 11 năm 1975, FRETILIN tuyên bố nền độc lập của Timor thuộc Bồ Đào Nha với tên gọi "Cộng hòa Dân chủ Đông Timor", và Gusmão chịu trách nhiệm quay phim buổi lễ. Chín ngày sau đó, Indonesia xâm lược Đông Timor. Khi đó, Gusmão đang viếng thăm bạn vè bên ngoài Dili và ông đã chứng kiến cuộc xâm lược từ những ngọn đồi. Vài ngày sau, ông tìm kiếm gia đình mình.
Indonesia chiếm đóng.
Sau khi Indonesia lập ra "Chính phủ Lâm thời Đông Timor", Gusmão đã tham gia sâu vào các hoạt động kháng chiến. Trong những ngày đầu, Gusmão phải đi từ làng này sang làng khác để thu nhận ủng hộ và tân binh. Song sau khi FRETILIN trải qua một số thất bại lớn vào đầu thập niên 1980, Gusmão đã dời khỏi FRETILIN và ủng hộ các liên minh chủ trương ôn hòa khác, cuối cùng trở thành một đối thủ hàng đầu của FRETILIN. Đến giữa thập niên 1980, ông trở thành một nhà lành đạo lớn. Vào đầu thập niên 1990, Gusmão tham gia sâu và quản lý đối ngoại và truyền thông, và là người đã báo cho thế giới về thảm sát Santa Cruz xảy ra vào ngày 12 tháng 11 năm 1991. Gusmão đã trả lời phỏng vấn nhiều kên truyền thông lớn và thu được sự chú ý trên toàn thế giới.
Do có tầm ảnh hưởng ở mức cao, Gusmão trở thành một mục tiêu hàng đầu của chính phủ Indonesia. Một chiến dịch để bắt ông cuối cùng đã thành công vào tháng 11 năm 1992. Vào tháng 5 năm 1993, Gusmão đã bị xét xử, bị chính quyền Indonesia tuyên bố là có tội và bị tuyên án tù chung thân. Ông bị kết tội dựa theo Điều 108 của Bộ luật Hình sự Indonesia (nổi loạn), Điều luật số 12 năm 1951 (sở hữu súng bất hợp pháp) và Điều 106 (cố gắng chia cắt một phần lãnh thổ của Indonesia). Ông được phát biểu khi biện hộ cho mình và được cử một luật sư bào chữa trước khi bắt đầu phiên tòa. Tổng thống Suharto đã giảm án cho ông xuống còn 20 năm vào tháng 8 năm 1993. Mặc dù không được tự do cho đến cuối năm 1999, Gusmão đã lãnh đạo thành công cuộc kháng chiến từ trong nhà tù.
Quá độ đến độc lập.
Ngày 30 tháng 8 năm 1999, một cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức tại Đông Timor và một đa số áp đảo đã bỏ phiếu muốn độc lập. Do kết quả từ những áp lực ngoại giao của Liên Hợp Quốc, sự xúc tiến từ phía Bồ Đào Nha từ cuối thập niên 1970 và của Liên Hợp Quốc cùng Úc trong thập niên 1990, một lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế do Liên Hợp Quốc phê chuẩn và do Úc đứng đầu (INTERFET) đã tiến vào Đông East Timor, và Gusmão cuối cùng đã được phóng thích. Khi trở về quê hương Đông Timor, ông bắt đầu một chiến dịch hòa giải và tái thiết.
Gusmão được bổ nhiệm vào một vị trí cấp cao trong chính quyền Liên Hợp Quốc tại Đông Timor cho đến ngày 20 tháng 5 năm 2002. Trong thời gian này, ông tiếp tục vận động cho thống nhất và hòa bình trong nội bộ Đông Timor, và thường được xem là một nhà lãnh đạo "trên thực tế" của quốc gia mới xuất hiện này. Các cuộc bầu cử được tổ chức vào cuối năm 2001 và Gusmão, nhận được sự tán thành của 9 đảng phái song không bao gồm FRETILIN, đã tranh cử với vị thế độc lập và thắng cử chức lãnh đạo. Do vậy, ông trở thành Tổng thống đầu tiên của Đông Timor khi quốc gia này chính thức độc lập vào ngày 20 tháng 5 năm 2002. Gusmão đã cho xuất bản một cuốn tự truyện với các tác phẩm được tuyển chọn có tựa đề "To Resist Is to Win". Ông là người kể chuyện chính của bộ phim "A Hero's Journey"/"Where the Sun Rises", một bộ phim tài liệu năm 2006 về ông và Đông Timor.
Đông Timor độc lập.
Ngày 21 tháng 6 năm 2006, Gusmão đã kêu gọi Thủ tướng Mari Alkatiri từ chức hoặc ông sẽ làm như vậy, viện lý rằng Alkatiri đã ra lệnh một đội du kích đi đe dọa và sát hại các kẻ thù chính trị của ông ta dẫn đến một phản ứng dữ dội. Các thành viên cấp cao của đảng FRETILIN đã tụ họp vào ngày 25 tháng 6 để thảo luận về tương lai của Alkatiri trong vai trò thủ tướng, giữa một cuộc biểu tình có sự tham gia của hàng nghìn người kêu gọi Alkatiri từ chức thay vì Gusmão. Alkatiri đã từ chức vào ngày 26 tháng 6 năm 2006 để chấm dứt tình trạng bất định. Ông nói về việc này: "Tôi tuyên bố rằng tôi sẵn sàng để từ bỏ vị trí thủ tướng chính phủ của mình...để tránh sự từ chức của Ngài Tổng thống Cộng hòa [Xanana Gusmão]." Những lời buộc tội 'đội du kích' chống lại Alkatiri sau đó đã bị một Uỷ ban Liên Hợp Quốc bác bỏ, ủy ban này cũng chỉ trích Gusmão đã có các phát biểu mang tính kích động trong cuộc khủng hoảng.
Gusmão đã từ chối chạy đua tranh cử một nhiệm kỳ nữa trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 4 năm 2007. Vào tháng 3 năm 2007, ông nói rằng mình sẽ lãnh đạo Đại hội Quốc dân Tái thiết Đông Timor (CNRT) mới thành lập tham gia cuộc bầu cử nghị viện được lên kế hoạch tổ chức vào cùng năm, và nói rằng ông muốn trở thành thủ tướng nếu đảng của ông thắng cử. Kế nhiệm ông trong chức vụ Tổng thống là José Ramos-Horta vào ngày 20 tháng 5 năm 2007. CNRT đã về nhì trong cuộc bầu cử nghị viện vào tháng 6 năm 2007, sau FRETILIN, với 24,10% số phiếu với 18 ghế. Ông giành được một ghế trong nghị viện khi là cái tên đầu tiên trong danh sách ứng cử của CNRT. CNRT đã liên minh với các đảng phái khác để thành lập một liên minh chiếm đa số ghế trong nghị viện. Sau nhiều tuần tranh chấp trong liên minh này và FRETILIN về việc phe nào nên thành lập chính phủ, Ramos-Horta đã tuyên bố vào ngày 6 tháng 8 rằng liên minh do CNRT lãnh đạo sẽ thành lập chính phủ và rằng Gusmão sẽ trở thành thủ tướng vào ngày 8 tháng 6. Gusmão đã tuyên thệ nhậm chức tại dinh tổng thống ở Dili vào ngày 8 tháng 8.
Ngày 11 tháng 2 năm 2008, một đoàn xe hộ tống có chở Gusmão đã bị bắn vào khoảng một giờ sau khi Tổng thống José Ramos-Horta bị bắn vào bụng. Dinh thự của Gusmão cũng bị quân nổi dậy chiếm giữ. Theo AP, các sự kiện này có thể liên quan đến nỗ lực đảo chính; họ cũng được mô tả là có thể thực hiện các nỗ lực ám sát và bắt cóc.
Trong cuộc bầu cử Nghị viện vào ngày 7 tháng 7 năm 2012, đảng Đại hội Quốc dân Tái thiết Đông Timor của ông đã về nhất, giành được 36,66% tổng số phiếu bầu, tương đương với 31 trong tổng số 65 ghế trong nghị viện. Ngày 8 tháng 8 năm 2012, ông đã chính thức nhậm chức người đứng đầu chính phủ liên minh nhiệm kỳ thứ hai. | 1 | null |
Alden Whitman (1913–1990) là một nhà báo Mỹ từng làm việc cho The New York Times, nơi ông là người đứng đầu về viết cáo phó và tiểu sử người mới mất. Ông cũng nổi tiếng về vụ điều trần trước Tiểu ban An ninh nội địa Quốc hội Mỹ.
Ông sinh ngày 27 tháng 10 năm 1913 tại New Albany, Nova Scotia
Whitman có liên quan tới Cộng sản. Ông phải khai trong đợt điều tra về những người Cộng sản của Mỹ năm 1955 của Tiểu ban An ninh nội địa Quốc hội Mỹ trên truyền thông vào tháng 11 năm 1955 và tháng 1 năm 1956. Whitman công nhận sự dính lứu của mình với Đảng Cộng sản Mỹ trong giai đoạn 1935-1948.
Ông được trao giải George Polk Awards (Career Award) năm 1979.
Ông qua đời ngày 4 tháng 9 năm 1990 tại Monte Carlo, Monaco. | 1 | null |
Lưu Mãi (, ?-137 TCN), tức Lương Cung vương (梁恭王 hay 梁共王), là vị tông thất nhà Hán, vua thứ sáu của nước Lương, chư hầu nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc.
Lưu Mãi là con trưởng của Lưu Vũ, tức Lương Hiếu vương, vua thứ năm của nước Lương, cháu nội của Hán Văn đế, vua thứ năm của nhà Hán. Mẹ ông là Lý Thái hậu.
Năm 144 TCN, phụ thân Lưu Vũ qua đời. Bác của Lưu Mãi là Hán Cảnh đế chia nước Lương làm năm, phong Lưu Mãi làm Lương vương, còn bốn người em của ông là Lưu Minh làm Tế Xuyên vương, Lưu Bành Li làm Tế Đông vương, Lưu Định làm Sơn Dương vương và Lưu Bất Chí làm Tế Âm vương.
Năm 137 TCN, Lưu Mãi/Lương Cung vương qua đời. Con ông là Lưu Tương lên nối ngôi, tức Lương Bình vương. Người con thứ của ông là Lưu Nhân cũng được phong làm Trương Lương hầu. | 1 | null |
Chiến tranh Schleswig lần thứ hai (; ) là cuộc xung đột quân sự thứ hai xảy ra như một kết quả của vấn đề Schleswig-Holstein – một trong những vấn đề ngoại giao phức tạp nhất trong lịch sử thế kỷ 19. Đây cũng là cuộc chiến tranh đầu tiên trong công cuộc thống nhất nước Đức do Thủ tướng Otto von Bismarck của Phổ khởi xướng. Chiến sự đã bùng nổ vào ngày 1 tháng 2 năm 1864, khi các lực lượng của Phổ và Áo vượt qua biên giới tiến vào xứ Schleswig.
Đây là một cuộc chiến tranh giữa Đan Mạch với Phổ và Áo, hai thành viên của Liên minh các quốc gia Đức. Cũng giống như cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ nhất (1848 – 1851, trong đó Liên minh các quốc gia Đức bị Đan Mạch đánh bại), hai bên đánh nhau để tranh giành quyền kiểm soát các công quốc Schleswig - Holstein, do các tranh cãi về quyền kế vị liên quan đến các công quốc Holstein và Lauenburg khi vua Đan Mạch qua đời mà không có một người nối ngôi có thể được Liên minh các quốc gia Đức chấp nhận. Mâu thuẫn đã nảy sinh do việc thông qua Hiến pháp tháng Mười một năm 1863, theo đó Công quốc Schleswig bị sáp nhập vào Vương quốc Đan Mạch, trái ngược với Nghị định thư Luân Đôn năm 1852.
Các nguyên nhân của cuộc chiến là sự mâu thuẫn về sắc tộc tại Schleswig và sự hiện hữu chung của các hệ thống chính trị đối lập bên trong nhà nước thống nhất Đan Mạch.
Đối với người Phổ, cuộc chiến này trở thành một cơ hội để lực lượng quân đội mới được cải tổ của Phổ thể hiện bản lĩnh của mình. Phía Đan Mạch không có đủ thực lực quân sự để đánh bại người Đức. Trong khi quân đội Đan Mạch bị áp đảo về mặt quân số, quân đội Đức sở hữu một lực lượng pháo binh tân tiến, với các khẩu pháo rãnh xoắn nạp hậu có tầm bắn chính xác. Mặc dù vậy, hải quân Đan Mạch đã thể hiện khả năng của mình qua việc phong tỏa bờ biển của nước Phổ và đánh bại hải quân Áo trong trận Heligoland. Trước sự tấn công của 5 vạn 7 nghìn quân Áo - Phổ dưới quyền chỉ huy của Thống chế Phổ Friedrich Graf von Wrangel, các tư lệnh của Đan Mạch dần dần rút quân chủ lực với 4 vạn 4 nghìn người của mình về pháo đài Dybbøl và đảo Alsen, trong khi phần còn lại của quân đội Đan Mạch triệt thoái về Jutland. Trong khi quân của Wrangel tấn công Jutland, Hoàng thân Friedrich Karl chỉ huy quân lực Phổ tiến công Dybbøl từ đầu tháng 4, và đập tan quân phòng ngự Đan Mạch trong các chiến hào bằng một trận đánh dữ dội vào ngày 18 tháng 4, gây tổn thất lớn cho quân Đan Mạch. Chiến thắng Dybbøl đã cho thấy sức mạnh quân sự của Phổ, và làn sóng tự hào cùng với chủ nghĩa yêu nước dấy lên tại Phổ sau trận chiến này đã góp phần dập tắt sự chống đối của những người theo chủ nghĩa tự do đối với chính phủ của Thủ tướng Bismarck.
Trong khi ấy, quân đội Áo cũng tràn khắp Jutland Trước sự nài nỉ của người Anh, một thỏa ước đã diễn ra giữa hai bên tham chiến, nhưng thất bại. Vào cuối tháng 6, chiến sự tái diễn với việc Friedrich Karl thay thế Wrangel giữ chức Tổng tư lệnh quân Đồng minh Áo - Phổ. Vào ngày 29 tháng 6 năm 1864, vị hoàng thân Phổ đã đánh chiếm Alsen, giáng đòn nặng nề vào tinh thần của người Đan Mạch. Đan Mạch bị buộc phải ngồi vào vòng đàm phán. Mặc dù người Đan Mạch vẫn còn hy vọng về một cuộc phân chia lãnh thổ, phía Đức không chịu đưa ra bất kỳ một sự nhượng bộ nào. Cuộc chiến cuối cùng đã kết thúc vào ngày 30 tháng 10 năm 1864, khi Hòa ước Viên được ký kết Đan Mạch phải nhường các công quốc Schleswig, Holstein, và Saxe-Lauenburg cho Phổ và Đế quốc Áo. Các lãnh thổ này trở thành tài sản riêng của các vị vua cai trị Phổ và Áo, và họ chấp thuận thiết lập bộ máy hành chính chung ở các tỉnh. Trong khi chiến thắng trong cuộc chiến đã khẳng định vai trò của nước Phổ dưới quyền Bismarck như là một cường quốc hàng đầu trong khu vực, đây cũng là cuộc xung đột thắng lợi cuối cùng trong lịch sử của Đế quốc Áo/Áo-Hung. | 1 | null |
Hữu Thai (chữ Hán: "有邰") là tên một bộ lạc cổ đại thời kỳ Tam Hoàng Ngũ Đế trong lịch sử Trung Quốc. Theo truyền thuyết dân gian và một số các thư tịch cổ ghi chép thì Khương Nguyên, vợ cả của đế Cốc, xuất thân từ bộ lạc này. Địa bàn sinh sống của bộ lạc này ước đoán thuộc huyện Vũ Công, tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc) ngày nay.
Huyền sử.
Theo huyền sử, Khương Nguyên làm vợ đế Cốc Cơ Tuấn khi ông còn là thủ lĩnh bộ lạc Cao Tân. Truyền thuyết kể rằng, một lần Khương Nguyên đi vào rừng nhặt củi và hái hoa quả thì thấy có vết chân người khổng lồ, bà ướm thử chân mình vào đó rồi ít lâu mang thai sinh ra người con trai. Khương Nguyên định bỏ đi nhưng vứt vào đâu nó đều được các loài muông thú hay chim chóc bao bọc che chở, bà lấy làm lạ mới đem đứa bé về nuôi đặt tên là Khí có nghĩa là bỏ đi. Vì Khí là con trưởng của đế Cốc Cơ Tuấn lên được mang họ cha là Cơ, sau này lớn lên Khí làm về nông sư thời đế Nghiêu chuyên dạy dân trồng ngũ cốc và phát minh ra cách trồng kê nên có danh hiệu là Hậu Tắc.
Sau khi thủ lĩnh bộ lạc Hữu Thai qua đời, Hậu Tắc được cử làm thủ lĩnh bộ lạc. Đến khi Hậu Tắc có công giúp Hạ Vũ trị thủy mới chính thức được phân phong ở đất Thai. Đây được xem là cội nguồn và nơi phát tích của nhà Chu. | 1 | null |
Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình được thành
lập ngày 21/01/2008 trên cơ sở Trường Trung học Y tế Thái Bình tiền thân là
Trường Y sỹ được thành lập ngày 26/10/1960. Trải qua 53 năm xây dựng và phát
triển, Trường đã trở thành trung tâm đào tạo đa cấp, đa ngành có chất lượng
trong lĩnh vực Y - Dược học và Kỹ thuật Y học. Đội ngũ các thế hệ lãnh đạo,
cán bộ, giáo viên, giảng viên, học sinh và sinh viên nhà trường đã đoàn kết,
gắn bó cùng nhau vượt qua nhiều thử thách, khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ
chính trị và xây dựng nhà trường ngày một phát triển. Sinh viên, học sinh
theo học tại trường được trang bị những kỹ năng nghề nghiệp toàn diện, được đào
tạo gắn với thực tế công việc và nhu cầu xã hội. Với mục tiêu 100% sinh viên,
học sinh ra trường có kiến thức, kỹ năng tay nghề thành thạo và có việc làm phù
hợp với chuyên ngành được đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhà trường không
ngừng cập nhật, đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo, từng bước tiếp cận
với trình độ khu vực và quốc tế.
Nhà trường cũng chú trọng đầu tư, cải tạo cơ sở vật chất
ngày càng khang trang phục vụ công tác giảng dạy. Từ năm học 2013 – 2014, khu
giảng đường mới gồm 8 phòng học lý thuyết đã hoàn thành xây dựng và đưa vào sử
dụng, nâng tổng số phòng học lý thuyết lên 21 phòng được trang bị đầy đủ máy
chiếu và các phương tiện giảng dạy hiện đại khác, cùng với Khu nhà học Thực
hành gồm 22 phòng học thuộc các chuyên ngành khác nhau được trang bị đầy đủ các
mô hình, máy móc, dụng cụ giảng dạy, học tập đã giúp cho sinh viên, học sinh
tiếp thu tốt kiến thức đi đôi với thực hành chuyên môn, tay nghề vững vàng.
Đội ngũ cán bộ giảng viên được bổ sung cả về số lượng và
chất lượng. Hiện tại số lượng cán bộ, giảng viên là 102 người, trong đó tỷ lệ
giảng viên có trình độ sau đại học đạt trên 30%. Ngoài ra Nhà trường còn mời
đội ngũ giảng viên thỉnh giảng trên 50 người có trình độ đại học, trên đại học
từ trường Đại học Y Thái Bình, Cao đẳng Sư phạm, Đại học Thái Bình, Trường
Chính trị tỉnh và các bệnh viện trong tỉnh tham gia giảng dạy và hướng dẫn thực
hành cho học sinh, sinh viên.
Hiện tại và trong
những năm tiếp theo, Nhà trường tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo,
đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh, sinh viên. 100% giảng viên,
giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tính tích cực, chủ
động của học sinh, sinh viên. Tăng cường hình thức thi trắc nghiệm trên máy
tính và thi thực hành bằng hình thức thi nhiều trạm. Hàng năm đều tổ chức Hội
thi giáo viên dạy giỏi và Hội thi học sinh, sinh viên giỏi. Công tác phối hợp
Bệnh viện - Nhà trường ngày càng chặt chẽ. Phòng Công tác Học sinh, sinh
viên tăng cường đổi mới phát huy hiệu quả công tác quản lý học sinh, sinh viên
trên mọi địa bàn học tập và rèn luyện.
Với kinh nghiệm đào tạo 8.450 học sinh,
sinh viên hệ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề dài hạn cho 4.113
học sinh, đào tạo lại cho 7.950 lượt cán bộ cho ngành Y tế Thái Bình, với 100% đội
ngũ giảng viên đạt chuẩn và trên chuẩn, hệ thống cơ sở vật chất, địa bàn học
tập trải rộng trong khắp tỉnh và khu vực, với hàng ngàn học sinh ra trường đã
khẳng định được trình độ và y đức trong các cơ sở y tế, trường Cao đẳng y tế
Thái Bình đã, đang và sẽ là điểm thu hút học sinh, sinh viên đến học tập và là
trung tâm đào tạo có uy tín, cung cấp đội ngũ cán bộ có chất lượng cao cho
ngành Y tế.
Trong quá trình hoạt động, Trường Cao
đẳng Y tế Thái Bình đã nhận được nhiều Danh hiệu thi đua và phần thưởng cao quý
của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, UBND
tỉnh và các Sở, Ban, Ngành… ghi nhận sự nỗ lực phấn đấu và những thành tích đạt
được của tập thể Lãnh đạo cùng đội ngũ cán bộ, giảng viên, công nhân viên chức
lao động Nhà trường:
- Huân chương Lao động Hạng Nhất, Nhì, Ba
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
- Cờ thi đua của Chính phủ, Bộ Giáo dục
và Đào tạo và UBND tỉnh Thái Bình
- Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Bộ Y tế, UBND tỉnh Thái Bình.
- Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh đã có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn và phong trào thanh niên
trường học nhiều năm liền
- Bằng khen của Hội chữ thập đỏ Việt Nam đã có
thành tích xuất sắc trong phong trào hiến máu nhân đạo; Đĩa
vàng của Ban Chỉ đạo quốc gia về thành tích hiến máu
- Nhiều năm liền được Bộ Giáo dục và Đào
tạo công nhận là Trường tiên tiến xuất sắc
- Danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh,
công đoàn vững mạnh
- Danh hiệu Đơn vị văn hóa cấp tỉnh.
Lược.
Tiền thân của trường là Trường Y sỹ Thái Bình, được thành lập tháng 10 năm 1960 theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Năm 1974, trường được đổi tên thành Trường Trung học Y tế Thái Bình và tháng 1 năm 2008 được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình. | 1 | null |
Viên đá đầu tiên (hoặc Viên đá góc tường) là viên đá được đặt xuống đầu tiên khi xây dựng các công trình kiến trúc, đặc biệt là phần móng nhà, để từ đó làm mốc sắp đặt cho tất cả các viên đá khác tạo nên toàn bộ cấu trúc của công trình. Ngày nay, viên đá đầu tiên trở thành một hình thức lễ nghi mang tên "Lễ đặt viên đá đầu tiên", và viên đá này (hoặc là một tấm biển bằng đá) hầu như không còn tham gia vào cấu trúc của công trình, mà nó lại được chạm khắc chữ trên đó với những thông tin về ngày tháng bắt đầu xây dựng, tên của kiến trúc sư và các nhân vật liên quan.
Nguồn gốc của truyền thống này đến nay chưa rõ, nhưng được nhắc đến trong các công trình kiến trúc của Do Thái giáo và Kitô giáo. Có lẽ hai tôn giáo này thực hiện theo chỉ dẫn trong sách Cựu Ước: "Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường." (Thánh Vịnh 118:22), và nhắc đến sáu lần trong Tân Ước (Matthew 21:42, Mark 12:10, Luke 20:17, Công vụ Tông đồ 4:11, Êphêsô 2:20 và 1 Phêrô 2:7).
Truyền thống này cũng được áp dụng trong đạo Cao Đài nhưng được gọi là "viên gạch đầu tiên."
Các tôn giáo.
Công giáo Rôma.
Khi bắt đầu xây dựng một nhà thờ mới, nền móng (diện tích xây dựng) của công trình được đánh dấu rõ ràng và đặt một cây thánh giá bằng gỗ bên trong để xác định đó là nơi đặt bàn thờ sau khi công trình hoàn tất. Giám mục hoặc một linh mục được ông ủy nhiệm sẽ làm phép bằng nước thánh trên thập giá và viên đá đầu tiên kèm theo đọc lời cầu nguyện sau đây: "Lạy Thiên Chúa là Cha chí thánh, Con Một Cha sinh bởi Maria đã được các tiên tri loan báo là Đá, không phải do tay người phàm làm ra; và đã được các Tông Đồ tuyên bố" là nền móng không thể lay chuyển. Xin Cha làm phép + viên đá đầu tiên này, đế chúng con đặt xuống nhân Danh Người. Cha đã đặt Người làm nguyên thủy và cùng đích mọi tạo vật, thì xin Cha cũng để Người hướng dẫn công trình này từ khởi sự cho đến hoàn thành. Người hằng sống và hiển trị muôn đời."
Sau đó, đọc Kinh Cầu Các Thánh và một điệp ca Thánh vịnh 126,1: "Nếu Chúa không xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công". Sau đó, viên đá được hạ xuống vào vị trí của nó trong khi đọc lời cầu nguyện khác và rảy nước thánh lần nữa.
Đạo Cao Đài.
Lễ đặt viên gạch đầu tiên (thay đổi từ "đá" sang "gạch") là một nghi thức quan trọng nhằm mở đầu việc xây dựng một cơ sở thờ tự (Thánh thất Cao Đài hoặc Điện thờ Phật Mẫu) trong đạo Cao Đài.
Đến ngày lễ, Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh cử Chưởng Quản Hội Thánh (hoặc những người được ủy nhiệm từ Hội Thánh trong trường hợp Chưởng Quản vắng mặt) đến tham dự lễ đặt viên gạch đầu tiên cùng với đại diện Chính quyền và đồng đạo địa phương nơi có cơ sở thờ tự được xây dựng. Phần quan trọng nhất ở giữa buổi lễ là nghi thức đặt viên gạch đầu tiên. Đại diện Hội Thánh, đại diện Chính quyền và tín đồ sẽ cùng đặt 9 viên gạch (tượng trưng Cửu Trùng Thiên) vào một cái ô chứa xi măng, rập khuôn gỗ bên ngoài làm nơi đánh dấu nền móng Thánh Thất hoặc Điện Thờ Phật Mẫu chuẩn bị xây dựng. | 1 | null |
Di tích lịch sử quốc gia San Juan bao gồm pháo đài thời thuộc địa, thành lũy nằm tại khu phố cổ của San Juan, San Juan.
Ngày 14 tháng 2 năm 1949, một nghị định về việc thành lập và ghi nhận việc cần thiết của việc bảo vệ các công sự cũng như bảo vệ giá trị lịch sử và kiến trúc của các di tích tại San Juan. Ngày 15 tháng 10 năm 1966, di tích ở San Juan được công nhận là di tích, công viên lịch sử quốc gia. Ngày 6 tháng 12 năm 1983, cùng với La Fortaleza, Di tích lịch sử quốc gia San Juan được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Di tích lịch sử này bao gồm 4 khu vực chính đó là: | 1 | null |
Hiện nay, Hoa Kỳ có 60 vườn quốc gia và khu bảo tồn được coi như là vườn quốc gia, được điều hành bởi cơ quan bảo tồn Cục Công viên Quốc gia thuộc Bộ Nội vụ Hoa Kỳ. Vườn quốc gia phải được thiết lập theo một đạo luật của Quốc hội Hoa Kỳ. Vườn quốc gia đầu tiên của Hoa Kỳ là Vườn quốc gia Yellowstone, được ký quyết định thành lập vào năm 1872 bởi tổng thống thứ 18 của Hoa Kỳ là Ulysses Simpson Grant, tiếp theo là vườn quốc gia Mackinac năm 1875 (ngừng hoạt động năm 1895), sau đó là Công viên Rock Creek (sau này sáp nhập vào Công viên Thủ đô Quốc gia, Sequoia và Yosemite được thành lập vào năm 1890. Vườn quốc gia mới nhất được thành lập năm 2018 là vườn quốc gia Gateway Arch. Đạo luật năm 1916 đã thành lập cơ quan bảo tồn vườn quốc gia để bảo tồn cảnh quan lịch sử và tự nhiên, động vật hoang dã, nhằm bảo tồn tính toàn vẹn cho các thế hệ tương lai. Các vườn quốc gia thường có một loạt các tài nguyên trên diện rộng. Nhiều vườn quốc gia trong số đó là các di tích quốc gia theo đạo luật bảo vệ di tích cổ của tổng thống trước khi được thông qua Quốc hội. Bảy vườn quốc gia được kết hợp như là một khu bảo tồn, 6 trong số đó nằm ở tiểu bang Alaska. Các khu vực có các mức độ bảo vệ khác nhau được quản lý cùng nhau nhưng được xem là các đơn vị riêng biệt. Tiêu chí lựa chọn vườn quốc gia bao gồm vẻ đẹp tự nhiên, đặc điểm địa chất độc đáo, hệ sinh thái bất thường và tiềm năng giải trí (mặc dù các tiêu chí này không phải lúc nào cũng được xem xét cùng nhau). Trong khi các di tích quốc gia thường được chọn bởi ý nghĩa lịch sử hoặc khảo cổ học. Có tất cả 14 vườn quốc gia được UNESCO công nhận là Di sản thế giới hoặc là một phần của Di sản thế giới lớn hơn, trong khi 21 vườn quốc gia là Khu dự trữ sinh quyển của thế giới.
Các vườn quốc gia thuộc 28 tiểu bang, cùng với khu vực đảo Samoa và quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ. California là bang có nhiều nhất, với 9 vườn quốc gia, tiếp đến là Alaska với 8, Utah có 5, và Colorado có 4 vườn quốc gia. Vườn quốc gia Wrangell-St. Elias tại ở Alaska có diện tích 32.000 km² là vườn quốc gia lớn nhất Hoa Kỳ, nó thậm chí còn lớn hơn so với 9 tiểu bang nhỏ nhất. Ba vườn quốc gia lớn nhất đều ở Alaska, trong khi nhỏ nhất là Vườn quốc gia Gateway Arch ở tiểu bang Missouri với diện tích . Tổng diện tích bảo vệ của các vườn quốc gia là khoảng .
Năm 2017, lượng khách ghé thăm các vườn quốc gia Hoa Kỳ đạt kỷ lục 84 triệu lượt khách. Vườn quốc gia Great Smoky Mountains là vườn quốc gia có nhiều khách tham quan nhất với 11,3 triệu du khách trong năm 2017, tiếp theo là Grand Canyon, với 6,2 triệu lượt khách. Ngược lại, Vườn quốc gia và khu bảo tồn Cổng Bắc Cực chỉ có 11.187 người ghé thăm trong năm đó.
Một số vườn quốc gia đã bị xóa bỏ. Theo định nghĩa khác thì đôi khi vườn quốc gia được gọi là công viên quốc gia, đều được liệt kê dưới đây.
Dưới đây là danh sách các vườn quốc gia và khu bảo tồn được coi như là vườn quốc gia tại Hoa Kỳ. | 1 | null |
Dota 2 là một trò chơi đấu trường trận chiến trực tuyến nhiều người chơi (MOBA) được Valve Corporation phát triển, dựa theo một mod game nổi tiếng - "Defense of the Ancients", từ trò chơi ' và bản mở rộng của nó '. Được công bố lần đầu vào ngày 23 tháng 10 năm 2010 qua "Game Informer", trò chơi sau đó được đưa vào thử nghiệm với một bản beta miễn phí thông qua hệ thống giftcode. Valve phát hành "Dota 2" qua hệ thống điều phối Steam của họ mà qua đó trò chơi được cập nhật song song với hệ thống phiên bản DotA.
Thông thường, mỗi ván "Dota 2" là một trận đấu riêng biệt và chia làm 2 đội ("Radiant" và "Dire"), mỗi đội gồm 5 người chơi và chiếm đóng một thành lũy ở 2 góc đối diện của bản đồ. Nằm giữa pháo đài mỗi bên là một công trình gọi là ""Ancient" ("Thánh Tích")"; để giành chiến thắng, một đội phải phá hủy Thánh Tích của đội đối phương. Mỗi người chơi chỉ được điều khiển một nhân vật ("hero") duy nhất sở hữu một số khả năng chiến đấu nhất định, phối hợp cùng đồng đội giành lợi thế trên bản đồ để đi tới chiến thắng.
Công việc phát triển "Dota 2" được bắt đầu vào năm 2009, với việc Valve tuyển được nhà phát triển "IceFrog" của bản mod "DotA" làm nhà thiết kế chính của tựa trò chơi tiếp nối này. "Dota 2" được khen ngợi bởi các nhà phê bình trò chơi điện tử do vừa giữ được nét đặc sắc của trò tiền nhiệm là "DotA", vừa nâng cao được chất lượng trò chơi, cũng như những cảm nhận lôi cuốn, hứng thú mà trò chơi mang lại. Tuy nhiên "Dota 2" cũng bị phê phán bởi việc nó có "đường cong học hỏi" dốc và cộng đồng người chơi thiếu thân thiện. Kể từ khi ra mắt, "Dota 2" luôn là trò được chơi nhiều nhất trên Steam, với lượng người chơi cùng lúc ở đỉnh điểm là 1.291.328.
Sau đó đến ngày 9 tháng 7 năm 2013, "Dota 2 "được chính thức kết thúc giai đoạn Beta và được phát hành dưới dạng Free to play trên Windows và sau đó là ngày 18 tháng 7 năm 2013 trên Linux và Mac OS X.
"Dota 2" hiện đang là tựa game có giải thi đấu có số tiền giải thưởng lớn nhất trong lịch sử thể thao điện tử – "The International," số tiền thưởng mùa 10 lên tới hơn 40 triệu USD.
Cách chơi.
"Dota 2" kết hợp các yếu tố của trò chơi chiến lược thời gian thực với góc nhìn từ trên xuống với các yếu tố chức năng về kinh nghiệm và đồ trong trò chơi nhập vai. Người chơi được chia vào hai đội có tên gọi Radiant và Dire. Căn cứ bên Radiant ở phía dưới bên trái (góc tây nam) bản đồ còn căn cứ bên Dire ở phía trên bên phải (góc đông bắc) bản đồ. Người chơi có thể chọn một trong 124 hero với cấp độ (level) sử dụng kinh nghiệm để lên được tối đa là 30. Cách thức hero tham gia các cuộc chiến giữa hai bên phụ thuộc nhiều vào thuộc tính chính của hero đó. Trong trò chơi này mỗi hero có ba thuộc tính là "strength" (sức mạnh), "agility" (nhanh nhẹn) và "intelligence" (thông minh), trong đó có một thuộc tính là chính. Như vậy hero cũng được chia thành ba loại tương ứng với thuộc tính chính.
Ở giữa căn cứ của mỗi bên có một công trình lớn có tên "Ancients" ("Thánh Tích"). Mục tiêu của trò chơi là phá hủy công trình này của đối phương. Bản đồ được phân đôi bởi một con sông và cân bằng về mặt địa hình giữa hai bên. Hai căn cứ nối với nhau bằng ba con đường chính (được gọi là "lane"), dựa vào hướng nhìn mặc định trong game người ta gọi ba đường này lần lượt là "mid (giữa), top (trên)," và "bot (dưới)." Trên mỗi đường vào căn cứ có những trụ ("tower") bảo vệ và phải phá hủy được trụ ngoài mới tấn công được trụ bên trong. Để phá được Thánh Tích thì phải phá hủy được hai trụ cuối cùng bảo vệ nó. Ngoài ra, ở mỗi đường có những đơn vị quân (gọi là "creep") được sinh ra đều đặn theo thời gian, tiến về căn cứ đối phương, tấn công hero và đơn vị quân, cũng như trụ của đối phương.
Để phá hủy được Thánh Tích thì trên đường vào căn cứ phải chiến đấu với đối phương. Vì "Dota 2" đề cao tính đồng đội nên người chơi phải phối hợp tốt với đồng đội mình mới đem lại chiến thắng cuối cùng.
Đơn vị trao đổi trong trò chơi là vàng. Các hero dùng vàng để mua đồ đạc, tăng cường sức mạnh và những khả năng khác do những món đồ mang lại. Vàng mỗi hero có tăng theo thời gian, tuy nhiên không đáng kể. Vàng chủ yếu thu được từ việc tiêu diệt hero, phá hủy công trình, tiêu diệt đơn vị quân đối phương và tự hủy quân lính đồng minh. Những công việc này đem lại cả điểm kinh nghiệm. Từ đó có một kỹ năng là tự tiêu diệt đơn vị quân hoặc công trình bên mình (gọi là "deny") khi còn ít máu để tránh việc đối phương có vàng và giảm lượng kinh nghiệm thu được. Khi hero tích lũy đủ kinh nghiệm thì sẽ tăng cấp độ. Khi tiêu diệt đối phương thì người chơi có đòn kết thúc cuối cùng sẽ thu được nhiều vàng và kinh nghiệm hơn, từ đó có kỹ năng canh để có đòn kết thúc ("last hit"). Với các trụ bên trong, cũng như hero cấp độ cao thì khi tiêu diệt người chơi sẽ thu được nhiều vàng hơn.
Hero trong "Dota 2" lấy hoàn toàn từ tất cả các heroes của mod "Defense of the Ancients" cũ, đồng thời mỗi năm IceFrog cùng Valve sẽ ra mắt khoảng 1-2 heroes mới. Chúng rất đa dạng và phong phú khiến người chơi cảm thấy thích thú, đòi hỏi luyện tập lâu dài và có kỹ năng tốt để sử dụng. Tuy nhiên, có những hero lại chỉ làm cho người chơi cảm thấy bực tức và trở nên gay gắt với đồng đội. Điển hình là "Techies". Với bộ kĩ năng phòng thủ mạnh, câu kéo thời gian, những người cầm hero này thường kéo dài trận đấu tới hàng tiếng đồng hồ.
Phát triển.
Concept.
Theo nhà sáng lập và quản lý của Valve, Gabe Newell, công việc đầu tư của công ty cho "Dota" được khai mào vì sự quan tâm của nhiều nhân viên kì cựu, bao gồm cả nhà thiết kế Robin Walke của trò chơi "Team Fortress", lập trình viên Adrian Finol và quản lý dự án Erik Johnson, tất cả họ đều từng thử chơi DotA ở trình độ thi đấu. Khi mối quan tâm của họ lớn dần, họ bắt đầu trao đổi thư điện tử với nhà thiết kế và quản lý của bản đồ này, IceFrog, và đưa ra câu hỏi về dự định lâu dài với bản mod này của IceFrog.. Các email này đã dẫn tới lời mời tham quan trụ sở công ty được gửi đến IceFrog từ Erik Johnson và sau đó, là lời đề nghị tuyển mộ IceFrog vào dự án. Thông điệp đầu tiên về việc phát triển "Dota 2" được chính IceFrog viết trên blog của mình vào ngày 5 tháng 10 năm 2009 với việc hé lộ rằng anh sẽ đứng đầu một nhóm làm việc tại Valve. Kể từ đó, không có một lần nào nữa các thông tin được đưa thêm cho tới tận ngày 13 tháng 10 năm 2010 khi trang web của tạp chí "Game Informer" công bố nhiều chi tiết liên quan tới trò chơi cũng như việc phát triển, dẫn tới việc server của trang web này bị nghẽn vì lượng truy cập. Erik Johnson đã giải thích về cách viết của nhãn hiệu là "Dota" chứ không phải ""DotA"," rằng bởi vì bối cảnh tên gọi Dota ngày cảng trở thành một khái niệm riêng chứ không phải là chữ viết tắt của "Defense of the Ancients" nữa.
Tranh chấp bản quyền.
Qua vài lời phỏng vấn ngắn của IceFrog qua trang web playdota.com – trang web chính thức của "Defense of the Ancients" – thương hiệu đã được Valve đăng ký vào ngày 6 tháng 8 năm 2010, Steve Feak – một trong những người cùng thiết kế bản đồ "DotA Allstars" – cùng Steve Mescon – người sáng lập ra trang web dota-allstars.com – cho rằng Valve không có đủ thẩm quyền để sở hữu thương hiệu "DotA". Ngày 9 tháng 8 năm 2010, "Guinsoo" Steve Feak chính thức đệ đơn bảo vệ thương hiệu "Dota" cho "DotA-Allstars" và LLC (đại diện của Riot Games – công ty tuyển dụng anh) với lý do "bảo vệ công việc mà hàng chục tác giả đã làm để tạo ra trò chơi". Rob Pardo, phó giám đốc phụ trách điều hành của Blizzard Entertainment và là người phát triển "Warcraft III" cũng đồng tình với ý kiến này khi cho rằng DotA là khái niệm đi liền với thành công của cộng đồng "Warcraft". Blizzard liền kêu gọi DotA-Allstars và LLC của Riot Games cùng đứng lên chung sức, không chỉ với danh nghĩa những người tạo nên "World Editor", mà còn dưới quyền lợi của công ty đã tạo mod trước đó. Trong buổi giới thiệu trò chơi tại Gamescom 2011, Gabe Newell nói rằng Valve chỉ đứng ra lấy thương hiệu, còn thực tế IceFrog mới là người muốn đứng ra lập một trò chơi "DotA" riêng mà rất nhiều người đã từng biết tới. Blizzard cuối cùng cũng hoàn chỉnh thủ tục kiện Valve vào tháng 11 năm 2011, yêu cầu quyền lợi cho "Warcraft III: World Editor" và những người tạo ra nó bao gồm DotA-Allstars và LLC. Ngày 11 tháng 5 năm 2012, cả Blizzard lẫn Valve đều tuyên bố những tranh cãi đôi bên đã được dàn xếp, trong đó Valve tiếp tục được quyền phát triển trò chơi với thương hiệu "Dota", trong khi Blizzard hoàn toàn có thể đổi tên bản đồ của mình, từ "Blizzard DOTA" thành "Blizzard All-Stars".
Thiết kế.
Mô phỏng chính xác theo "Defense of the Ancients", những thiết kế của "Dota 2" chú trọng nhiều vào việc chuyển những chi tiết sang engine Source, cùng với đó là phát triển phần gameplay. "Dota 2" cũng thiết kế lại 2 tộc Scourge và Sentinel trong "Defense of the Ancients" thành 2 đạo quân theo thứ tự là Dire và Radiant, cùng với nhiều phụ kiện vẫn được giữ lại, trong khi chú ý nâng cấp chất lượng trong thiết kế mới. Valve cũng mời người phát triển của "Warcraft III", Jason Hayes, tới cộng tác cùng Tim Larkin để viết phần nhạc nền cho trò chơi. Tên của các nhân vật, kỹ năng, đồ, bản đồ cùng một số chi tiết khác nhìn chung là không có nhiều thay đổi, tuy nhiên việc đưa trò chơi vào engine Source đã giúp "Dota 2" vượt ra ngoài những giới hạn của "World Editor" trong "Warcraft III". Rất nhiều mục hỗ trợ đã được cho thêm vào trong phần kinh nghiệm của mỗi tài khoản người chơi, từ đó giúp cho người chơi có thể được đối đầu với những đối thủ cùng trình độ. Phần chơi không đối kháng hay không tính điểm cũng xuất hiện, kể cả phần chơi AI lẫn solo. Ban đầu, IceFrog nói rằng "Dota 2" chỉ có mục đích phát triển lâu dài mod cũ, xây dựng trò chơi mới theo gameplay trước đó mà không thay đổi quá nhiều để khỏi làm hỏng mất những gì đã có. Theo Valve, công ty đã ký với rất nhiều cộng tác viên nổi tiếng từ "Dota" để hỗ trợ phát triển "Dota 2", trong đó có một trong những người sáng lập đầu tiên "Eul", cũng như người thường thiết kế phần hình nền chờ vào trò chơi, Kendrick Lim của Imaginary Friends Studios. IceFrog sau này cũng nói rằng "Dota 2" là bản tiếp nối của "Dota", và các đóng góp chủ yếu tới từ những nguồn ngoài nhóm phát triển chính.
Để nâng cấp cho "Dota 2", Valve tiến hành công việc trên nền Source với nhiều bổ sung chi tiết, chẳng hạn như thay đổi vẻ bề ngoài của các nhân vật, thay đổi về ánh sáng, cũng như nâng cấp phần Steamworks, trong đó có phần mở rộng các công cụ như hướng dẫn và cả huấn luyện người chơi. "Dota 2" sử dụng phần mềm Steam của Valve để tận dụng cộng đồng phát triển cho trò chơi. Tài khoản ở Steam cho phép lưu trữ các dữ liệu cá nhân và chỉnh sửa phần chơi trực tuyến qua Steam Cloud. "Dota 2" cũng cho thêm rất nhiều lựa chọn mới, ví dụ như theo dõi trận đấu trực tiếp giống như truyền thống các trò chơi khác của Valve. Máy chủ cũng có thể cho phép AI bot tham gia trận đấu. Một ví dụ khác là máy chủ có thể thay AI bot hay người chơi nếu có một vị trí khuyết do một người chơi nào đó không thể kết nối. Valve cũng cho phép một chế độ huấn luyện khi những người chơi nhiều kinh nghiệm có thể hướng dẫn những người mới tới. Trò chơi cũng có cả phần hướng dẫn chơi dành cho những người muốn nghiên cứu trước khi chơi những trận đấu chính thức. Ngoài phần chơi thông qua Steam, "Dota 2" cũng có thể chơi qua hệ thống LAN cổ điển.
Kể từ khi giới thiệu "Dota 2" tại Gamescom 2011, Valve bắt đầu cho phép mọi người sử dụng bản beta của trò chơi, cùng với đó là các "thư mời" kèm theo sự đồng ý từ Gamescom. Ban đầu, Gabe Newell nói rằng trò chơi sẽ được ra mắt trong năm 2012, cho dù thời điểm công bố là cuối năm 2011. Tới ngày 23 tháng 9 năm 2011, Valve tuyên bố hủy những kế hoạch trước đó của họ liên quan tới "Dota 2". Theo đó, kế hoạch của IceFrog chỉ là phát hành bản beta một cách sớm nhất có thể cùng với đó là hoàn chỉnh hệ thống các nhân vật. Sau đó, Valve gỡ phần thảo luận kín quy định trong trò chơi, từ đó cho phép người chơi có thể tranh luận và trình bày kinh nghiệm của mình một cách công khai.
Trong năm thứ 2 tổ chức giải "The Defense" bởi joinDOTA vào tháng 7 năm 2012, Valve đã cho phép các giải đấu có thêm các phụ kiện. Các giải đấu có thể được theo dõi trực tiếp thông qua việc mua những "vé" trên Dota Store, từ đó cho phép quan sát trận đấu tương tự như xem qua livestream. Phần phụ kiện này hỗ trợ cho cả những trận đấu đã và đang diễn ra trong giải đấu. Hơn nữa, một đội có thể được đọc tên bởi một phần mềm đặc biệt, từ đó cũng cho phép nhận biết ván đấu trong trận đấu, người chơi thuộc đội chơi và các thông tin theo kèm.
Bản thử nghiệm.
Cùng lúc với việc thiết lập một cộng đồng trực tuyến của "Dota 2", Gabe Newell cũng tuyên bố vào tháng 4 năm 2012 rằng trò chơi này sẽ được phát hành theo dạng miễn phí thử nghiệm, với việc cho phép người chơi đánh giá trực tiếp với cộng đồng. Ngày 1 tháng 6 năm 2012, bộ phận phát triển của Valve khẳng định trò chơi sẽ tiếp tục còn là bản miễn phí thử nghiệm cho tới khi hoàn chỉnh toàn bộ các nhân vật cũng như phụ kiện tương ứng. Tuy nhiên phần tiền kiếm được từ trò chơi vẫn sẽ được đảm bảo khi người chơi mua sắm phụ kiện qua Dota Store. Cho tới khi trò chơi được chính thức phát hành, người chơi có thể mua sắm tất cả các phụ kiện đi theo trò chơi. Dota Store được thiết kế bởi một vài thành viên của Valve – những người cũng làm việc tại Steam Workshop – mà theo đó, hệ thống sẽ được quản lý khắt khe bởi Valve và nếu thành công có thể trở thành một phần của "Dota 2". Những thống kê tài chính đầu tiên được báo cáo bởi "Team Fortress 2" vào tháng 6 năm 2011 cho thấy thành công rất lớn của dự án với 3,5 triệu $ đã được người chơi trả qua bản thử nghiệm miễn phí này.
Phát hành và phân phối.
Theo những quy định về phát hành ở các quốc gia khác nhau, Valve đã phải tiến hành phân phối qua các nhà phát hành riêng biệt. Ngày 19 tháng 10 năm 2012, hãng phát hành trò chơi trực tuyến hàng đầu Trung Quốc – Perfect World – được nhận giấy phép phân phối độc quyền "Dota 2" tại đây. Ngày 9 tháng 11 cùng năm, tới lượt Nexon Co. Ltd có được giấy phép phát hành trò chơi ở Nhật Bản và Hàn Quốc.
Sau khi được phát hành chính thức vào ngày 9 tháng 7 năm 2013, "Dota 2" ở Đông Á có thể được chơi trực tiếp qua hệ thống Steam mà không phải qua Perfect World nữa.
Source 2.
Ngày 12 tháng 6 năm 2015, Valve đã thông báo rằng toàn bộ Dota 2 sẽ được chuyển giao cho các bản Source 2, trong một bản cập nhật beta mang tên "Dota 2 Reborn". Bản cập nhật có giao diện người được thiết kế mới hoàn toàn, khả năng tùy chỉnh cho các trò chơi, và thay thế bản gốc, với hệ thống gameplay khác ngoài ra còn có tính năng Custom Game. Custom Game nổi bật nhất sau này phải kể đến Dota Auto Chess (tiên phong cho các tựa game đấu cờ trên di động và game Đấu trường chân lý).
Ngày 2 tháng 9 năm 2015, Valve đã yêu cầu toàn bộ người chơi cập nhật bản Source 2 và tiến tới sử dụng chính thức bản này.
Đánh giá.
Ngay sau những công bố đầu tiên về "Dota 2", trò chơi đã đạt giải thưởng do người hâm mộ bình chọn qua IGN, vượt qua rất nhiều trò chơi đình đám khác của năm như "Battlefield 3", "Diablo III", "" và "Guild Wars 2". Tháng 12 năm 2012, tạp chí "PC Gamer" đưa "Dota 2" vào danh sách đề cử trò chơi của năm, sau đó là danh hiệu trò chơi thể thao điện tử xuất sắc nhất.
Tháng 9 năm 2012, "PC Gamer" đánh giá trò chơi "là một sản phẩm sâu sắc và phức tạp bám theo những chi tiết quan trọng nhất từ "Dota". Cũng có được một vài giải thưởng như những trò chơi khác, song "Dota 2" lại có một nền tảng vô cùng chắc chắn" và chấm điểm 85/100. Gamesreviews viết ""Dota 2" là một minh chứng xuất sắc của dòng trò chơi A-RTS và thực sự đang có những thử nghiệm rất khả quan" cùng với điểm đánh giá 8.0/10.
Thi đấu chuyên nghiệp.
Trong một bài báo năm 2008 của trang trò chơi điện tử Gamasutra, cây viết Michael Walbridge đã đề cập rằng "Dota" là mod chơi phổ biến nhất thế giới, là giải đấu thể thao điện tử nổi tiếng nhất, đặc biệt phổ biến tại châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Erik Johnson từng bình luận trong một bài phỏng vấn rằng việc mở rộng trò chơi qua hệ thống LAN đã cho phép tổ chức những giải đấu có quy mô nhỏ hơn, độc lập hơn và có giải thưởng ít hơn.
Để đảm bảo quá trình thay đổi từ "Dota" sang "Dota 2", Valve đã mời 16 trong số những đội chơi xuất sắc nhất thế giới quy tụ tại một giải đấu mang tên The International, tổ chức lần đầu tiên bởi Gamescom ở Koln, Đức trong đó giải thưởng cho nhà vô địch là 1 triệu $. The International trở thành một sự kiện thường niên, song địa điểm tổ chức được rời tới Seattle, Washington, Mỹ. Hàng năm, The International vẫn luôn giữ danh hiệu là giải đấu thể thao điện tử có tổng số tiền thưởng cao nhất. Tới năm 2014, The International 4 đã phá mọi kỷ lục để trở thành giải đấu có tổng số tiền thưởng cao nhất (lên tới gần 11 triệu $ trong đó có 8 triệu là từ đóng góp của người chơi trên toàn thế giới) với nhà vô địch được trao tới 5 triệu $.
Kể từ The International, hàng loạt các giải đấu đã được tổ chức với việc đổi từ "Dota" sang "Dota 2", trong đó có cả giải đấu nổi tiếng Electronic Sports World Cup. DreamHack sau đó cũng bắt đầu tài trợ cho "Dota 2" kể từ năm 2011, chỉ sau hơn 1 năm khi họ tài trợ cho 2 trò chơi chiến thuật thời gian thực đình đám khác là "Heroes of Newerth" và "League of Legends". Chỉ sau 1 năm kể từ ngày phát hành bản thử nghiệm, "Dota 2" đã trở thành trò chơi có giải thưởng cao thứ 2 trong hệ thống các giải đấu thể thao điện tử, chỉ sau "". "Dota 2" trở thành hạng mục chính thức của World Cyber Games kể từ năm 2012. Sau đó, The Electronic Sports League cũng bắt đầu tổ chức giải đấu "Dota 2" mang tên RaidCall EMS One vào năm 2013, trở thành giải đấu "Dota 2" độc lập lớn nhất của năm.
Ngày 24 tháng 4 năm 2015, Valve tuyên bố sẽ tổ chức định kỳ hàng năm 4 giải đấu lớn gọi là Major theo từng mùa, trong đó giải mùa hè sẽ là The International. Các giải Major này đều có số tiền thưởng lớn và tiếp tục được làm theo mô hình của The International song với quy mô nhỏ hơn, sau này phát triển thành hệ thống Dota Pro Circuit (DPC). Giải đấu Major đầu tiên là giải mùa thu 2015 được Valve tổ chức tại trung tâm Festhalle, thành phố Frankfurt, Đức từ ngày 16-21 tháng 11 với tổng giải thưởng cố định lên tới 3 triệu $ (tiền đóng góp từ khán giả sẽ được Valve thu trực tiếp). Đội OG là đội giành chiến thắng giải Major đầu tiên sau chiến thắng 3-1 trước đội Secret ở trận chung kết.
The International.
Natus Vincere của Ukraina là đội vô địch giải The International mùa đầu tiên (2011) sau khi đánh bại đội EHOME từ Trung Quốc với tỉ số 3-1 ở trận chung kết. Invictus Gaming của Trung Quốc là đội vô địch The International mùa thứ 2 (2012) sau khi đánh bại chính Natus Vincere 3-1 ở trận chung kết. Mùa giải The International thứ 3, Natus Vincere một lần nữa là đội á quân sau khi để thua trước đội [A]lliance tới từ Thụy Điển với tỉ số 3-2. Tại trận chung kết The International 4, NewBee từ Trung Quốc đã đánh bại đối thủ đồng hương là Vici Gaming với tỉ số 3-1. Năm 2015, Evil Geniuses từ Mỹ cũng giành chiến thắng 3-1 trước CDEC Gaming để giành được giải thưởng lớn nhất ngành công nghiệp thể thao điện tử từ trước tới nay với 6,6 triệu $. Wings Gaming từ Trung Quốc là đội vô địch năm 2016, còn Team Liquid từ châu Âu là đội vô địch mùa 2017. Trước năm 2019, chưa có đội chơi nào vô địch đến lần thứ hai, cũng như chưa có người chơi nào hai lần đăng quang. Cả hai điều này bị OG phá vỡ bởi khi đội bảo vệ thành công chức vô địch vào năm 2019, đồng thời cả 5 thành viên của OG cũng là những người đầu tiên hai lần nâng cao khiên vô địch.
Sản phẩm đại chúng.
Free to Play.
Vào năm 2014, Valve phát hành một bộ phim tài liệu mang tên "Free to Play" với nội dung là cuộc sống cá nhân và góc nhìn của các tuyển thủ chuyên nghiệp (nổi bật là Dendi) đã tham gia mùa The International đầu tiên năm 2011 và hành trình đi đến vinh quang của họ. Bộ phim nhận được sự đón nhận nồng nhiệt nói chung từ các nhà phê bình và truyền cảm hứng cho các game thủ trên thế giới.
True Sight.
Tiếp nối thành công của "Free to Play," năm 2016, Valve tiếp tục làm series phim về hành trình đi đến vinh quang, hậu trường The International mang tên "True Sight". Nhân vật chính của tựa phim này là các thành viên của team Evil Geniuses với chức vô địch mùa trước của họ.
Against the Odds.
Năm 2019, bộ phim tài liệu "Against the Odds" ra đời với hành trình của team OG và chức vô địch của họ vào năm 2018.
Dota Dragon's Blood.
Valve đã hợp tác với Netflix và biên kịch Ashley Miller sản xuất bộ phim hoạt hình mang phong cách anime về Dota 2 mang tên "Dragon's Blood", với nội dung là cuộc phiêu lưu của các heroes trong game như Davion, Mirana, Marci, Luna, Carl, ... Trang web Rotten Tomatoes đánh giá tích cực 75%, dựa trên 12 đánh giá, trung bình 7,60 / 10.
Các diễn viên tham gia lồng tiếng có thể kể đến như: Lara Pulver, Yuri Lowenthal, Tony Todd và Troy Baker. Bộ phim đã lên sóng 2 mùa (2021 và 2022). | 1 | null |
Vụ tràn dầu tàu chở dầu Torrey Canyon xảy ra vào ngày 18/3/1967 ở bờ biển tây nam Vương quốc Anh khi tàu chở dầu Torrey Canyon chở 120.000 tấn dầu, đụng phải đá ngầm và hỏng nặng tại Cornouailles, làm chảy ra biển 25.000 tấn dầu, gây ô nhiễm trầm trọng. Máy bay quân sự định đốt dầu trên mặt biển nhưng không hiệu quả. Đây là một trong những vụ tràn dầu nghiêm trọng nhất thế giới để lại các di sản pháp lý tồn tại trong nhiều thập kỷ. Đến năm 2012, nó vẫn là vụ tràn dầu nghiêm trọng nhất Anh quốc. Mảnh vỡ tàu Torrey Canyon đã ảnh hưởng hàng trăm dặm Anh bờ biển Anh quốc, Pháp, Guernsey và Tây Ban Nga và các nỗ lực hàng hải liẻn quan đến các vụ thả bom từ Không lực hoàng gia Anh. | 1 | null |
Chùa Hanh Cù nay thuộc thôn Hanh Cù, xã Vũ Quý, huyện Kiến Xương xưa thuộc làng Đông Trung, phủ Kiến Xương. Làng Động Trung (nay là hai xã Vũ Quý và Vũ Trung) vốn là một làng văn hiến có nhiều đình, đền, chùa ở các thôn. Do việc tiêu thổ trong kháng chiến chống Pháp, các đình, chùa bị tháo dỡ nay hai xã chỉ còn ngôi chùa Hanh Cù còn chùa Đại Ngạn đang được tu bổ. | 1 | null |
Regulus madeirensis (tên tiếng Anh: "Mào lửa Madeira") là một loài chim dạng sẻ nhỏ đặc hữu của đảo Madeira. Chúng là một thành viên của họ Regulidaẻ. Trước khi được công nhận là một loài riêng biệt trong năm 2003, chúng được xem như là một phân loài của mào lửa thông thường ("Regulus ignicapilla"). Do sự khác biệt về vẻ bề ngoài và tiếng kêu so với loài bà con với nó, phân tích di truyền đã khẳng định chúng như là một loài tách biệt. Mào lửa Madeira có trên lưng màu xanh lá cây, phần dưới màu trắng và hai dải cánh màu trắng, và đầu một mô hình đặc biệt với một sọc mắt đen, mày trắng ngắn, và đỉnh mà chủ yếu là màu da cam ở chim trống và vàng trong chim mái. | 1 | null |
Hiệp ước Bruxelles là một hiệp ước quốc tế được ký kết ngày 17 tháng 3 năm 1948 giữa Bỉ, Pháp, Luxembourg, Hà Lan và Vương quốc Liên hiệp Anh, là phần mở rộng cam kết quốc phòng của Hiệp ước Dunkirk vốn được ký kết năm trước giữa Anh và Pháp. Do Hiệp ước Bruxelles chứa một điều khoản phòng thủ chung, nó cung cấp một cơ sở mà Hội nghị Paris 1954 thiết lập Liên minh Tây Âu. Hiệp ước được các bên chấm dứt hiệu lực vào ngày 31 tháng 3 năm 2010.
Bối cảnh.
Hiệp ước này được dự định để cung cấp cho Tây Âu với một vũ khí chống lại các mối đe dọa Chủ nghĩa Cộng sản và mang lại an ninh tập thể lớn hơn. Hiệp ước có điều khoản văn hóa và xã hội, và các khái niệm cho việc thành lập một 'Hội đồng tham vấn'. Cơ sở cho điều này là một sự hợp tác giữa các quốc gia phương Tây sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của chủ nghĩa cộng sản. | 1 | null |
Torrey Canyon là chiếc tàu biển chở dầu đã gây ra vụ tràn dầu Torrey Canyon ngày 17 tháng 3 năm 1967 tại Cornouailles, làm chảy ra biển 25.000 tấn dầu, gây ô nhiễm trầm trọng cho vùng bờ biển Tây nam nước Anh.
Tàu được đóng ở Hoa Kỳ năm 1959, với sức chứa 60.000 tấn nhưng đã được nới rộng ở Nhật Bản lên 120.000 tấn.
Ngày 17 tháng 3 năm 1967, tàu chở 120.000 tấn dầu, đụng phải đá ngầm và hỏng nặng tại Cornouailles, bờ biển Tây nam nước Anh làm chảy ra biển 25.000 tấn dầu, gây ô nhiễm trầm trọng.Vào thời điểm sự cố, tàu được đăng ký ở Liberia và thuộc sở hữu của Barracuda Tanker Corporation, một công ty con của Union Oil Company of California.
Vụ tràn dầu đã gây ô nhiễm nghiêm trọng cho vùng bờ biển Tây nam nước Anh, ảnh hưởng nặng đến hệ sinh thái. Nhiều biện pháp để thu hồi dầu và giảm bớt ô nhiễm đã được thực hiện nhưng đem lại kết quả yếu. Máy bay quân sự định đốt dầu trên mặt biển nhưng không hiệu quả. | 1 | null |
Đình Sen Hồ ở phường Nếnh, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Năm 2013, đình này được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Lịch sử.
Theo hồ sơ di tích, đình Sen Hồ được xây dựng từ cuối thế kỷ XVII. Bình đồ kiến trúc kiểu chữ "Đinh" (T). Công trình là nơi thờ Đức thánh Tam Giang (tên Húy là Trương Hống). Ngoài ra còn thờ Diên Bình Công chúa (con gái vua Lý Thánh Tông). Hiện trong đình còn lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật có giá trị lớn như: bài vị, hương án, chấp kích, các mảng chạm khắc hoa văn trên kiến trúc, các di sản Hán – Nôm.
Theo truyền thuyết thánh Tam Giang: Ngày xưa ở làng Vân Mẫu, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh có một người con gái tên là Phùng Từ Nhan. Năm 18 tuổi, Từ Nhan chiêm bao thấy thần Long từ trên trời hạ xuống quấn mình trên sông Lục Đầu, sau đó bà mang thai 14 tháng và sinh hạ được cái bọc năm con: 4 trai 1 gái. Do là con trời ban cho nên bà lấy họ Trương của Ngọc Hoàng đặt cho các con là Trương Hống, Trương Hát, Trương Lừng, Trương Lẫy và Trương Đạm Nương. Thời gian sau đó, Ngọc Hoàng sai Lã Tiên Ông xuống trần dạy văn võ cho 5 người con tại bãi Tràng Học gần nhà Cổ Trạch. Năm anh em đều văn võ song toàn, lớn lên hưởng ứng lời kêu gọi của Triệu Việt Vương, họ xung phòng làm tướng tiến đánh giặc Lương ở đầm Dạ Trạch và giành thắng lợi lớn. Trương Hống được phong tướng trấn giữ làng Tiên Tảo (Sóc Sơn, Hà Nội), Trương Hát được phong tướng trấn giữ làng Tam Lư (Từ Sơn, Bắc Ninh).
Khi Triệu Quang Phục lên ngôi vua, Lý Phật Tử đã đem quân đánh lại nhưng không thắng, bèn dùng kế cầu hôn gả con. Trương Hống và Trương Hát đã can Triệu Việt Vương nhưng Vua không nghe nên bị mắc mưu rồi bị đánh bại. Lý Phật Tử đoạt được ngôi vua, biết các ông là tướng tài giỏi bèn cho người mời ra làm quan. Song các ông nhất lòng trung quân, mắng lại rằng: “Tôi trung chẳng thờ hai vua, huống hồ hắn là kẻ vong ơn bội nghĩa?” Biết không thể khuất phục được, Lý Phật tử lệnh truy bắt các ông khắp nơi. Các ông biết không thoát được liền tự vẫn ở dòng sông Cầu để giữ trọn tấm lòng trung với vua. Ngọc Hoàng Thượng đế cảm thương đã sắc phong Trương Hống, Trương Hát làm thần sông. Nhân dân 372 làng dọc theo sông Cầu và các nơi hai ông từng đóng quân đánh giặc đều thương tiếc, lập đền thờ làm Thần. Các triều đại nhà Ngô, Đinh, Lê, Lý sau đó được âm phù giữ yên bờ cõi nên đều phong anh em họ Trương là Đức thánh Tam Giang - đại vương thượng đẳng thần. Thánh Tam Giang còn gắn liền với huyền thoại ra đời tác phẩm Nam quốc sơn hà, bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của người Việt. | 1 | null |
Jules Émile Frédéric Massenet () (sinh ngày 12 tháng 5 năm 1842, mất 13 tháng 8 năm 1912) là nhà soạn nhạc người Pháp, nổi tiếng với những vở Opera do chính ông sáng tác. Ông là nhà soạn nhạc thuộc chủ nghĩa lãng mạn.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Jules Massanet vào Nhạc viện Paris khi mới 11 tuổi, là học trò của Thomas. Sau đó, Massanet đoạt Giải thưởng Roma và ở thủ đô của Ý tới 3 năm đến năm 1866 mới trở về Pháp. Lúc này, ông sống tại Paris. Từ năm 1878 đến năm 1896, ông là giáo sư môn sáng tác của chính Nhạc viện Paris. Học trò của ông có Charpentier, Enescu, Bruneau. Năm 1878, ông được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Mỹ thuật.
Phong cách sáng tác.
Opera chiếm vị trí trung tâm cho các sáng tác của ông. Ông đã tiếp tục phát triển thể loại opera trữ tình-lãng mạn. Âm nhạc của ông trữ tình, mềm mại, giàu chất thơ, giai điệu thanh nhã, những đôi lúc thiếu tính chất sâu nặng, còn hời hợt về bề ngoài.
Tác phẩm.
Massanet đã viết khoảng 30 vở opera, trong đó có vở "Ông vua vùng Lahore" (1877), "Manon" (1884), "Le Cid" (1885), "Werther" (1886), "Thais" (1894), "Sapho" (1896), "Don Quichotte" (1910); những vở ballet, oratorio, cantata; 9 tổ khúc, 3 overture cho dàn nhạc; những tác phẩm thính phòng; gần 200 bản romnace, hợp xướng. | 1 | null |
Kiều Ngưu (chữ Hán: "橋牛") là tên 1 nhân vật huyền thoại được cho là sống vào khoảng cuối thời đế Khốc sang thời đế Chí và đầu thời đế Nghiêu trong lịch sử Trung Quốc, theo Sử Ký Tư Mã Thiên - Ngũ Đế bản kỷ thì ông là con của Câu Vọng và là cha của Cổ Tẩu nghĩa là ông nội của Diêu Trọng Hoa tức Ngu Thuấn sau này.
Kiều Ngưu đúng ra là dòng dõi đế Chuyên Húc nhưng ông lại thuộc ngành thứ nên dần dần sa sút mà chỉ là dân thường, tổ 4 đời của ông là Cùng Thiền từng làm quan phụ chính nước Cao Dương vào thời Xứng. Tuy nhiên đến các đời sau lại không kế tục được sự nghiệp cha ông mà tách ra thành tiểu thương rồi đến đời Kiều Ngưu thì chính thức trở về với nông thôn, bấy giờ hễ ai có tài thì được bổ nhiệm chớ chưa có chế độ con ông cháu cha nên tuy hậu duệ đế vương thì vẫn không thể cậy quyền thế hoành hành như các tôn thất hoàng đế chuyên chế về sau.
Kiều Ngưu là người có tính cách "cần kiệm liêm chính, chí công vô tư" nên hay giúp đỡ kẻ khác khiến người đời rất thán phục, ông chẳng bao giờ lấy cái uy của dòng dõi đế vương để dọa nạt hay khoe khoang với thiên hạ. Con dâu của ông là Ốc Đăng chẳng may mất sớm mà con trai thì đi lấy vợ kế, cháu nội ông là Diêu Trọng Hoa được đưa ra ở với ông từ nhỏ. Ông thường kể cho cháu nghe những điển tích thánh hiền và những công trạng của nhiều bậc vĩ nhân đời thái cổ, điều này khiến cho Trọng Hoa ảnh hưởng rất sâu sắc đến cách ăn ở sau này với cha và mẹ kế cùng 2 em khác mẹ là Tượng và Hệ.
Kiều Ngưu nuôi cháu nội được khoảng hơn 10 năm thì ông lâm bệnh qua đời, Trọng Hoa buộc phải về ở với cha và chuỗi ngày cơ cực nhất của vị Thánh Đế nổi tiếng thời thượng cổ cũng bắt đầu. | 1 | null |
Đinh Đức Lập, nguyên tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết trực thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là người đã dính dáng tới một số sai phạm ở Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và báo Đại Đoàn Kết.
Tiểu sử.
Đinh Đức Lập, sinh ngày 9 tháng 1 năm 1956, người gốc Quảng Yên, Quảng Ninh, nguyên Trưởng ban Tư tưởng Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trưởng ban Tuyên huấn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Theo BBC Việt ngữ, ông Đinh Đức Lập còn giữ chức Giám đốc Trung tâm đào tạo cán bộ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trước khi được bổ nhiệm trong vai trò quyền Tổng Biên tập báo Đại Đoàn Kết, thay cho ông Lý Tiến Dũng đã chuyển công tác vào cuối tháng 11 năm 2008.. Tuy nhiên, trong 5 năm lãnh đạo tại tờ báo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tính đến nay, ông Đinh Đức Lập gặp phải nhiều chỉ trích từ cả báo chí trong nước và các diễn đàn mạng xã hội. "Quyền Tổng biên tập mới bổ nhiệm mới đây đã bị rắc rối vì cáo buộc bằng cấp", tờ này đưa tin..
Bê bối bằng giả.
Ngày 29 tháng 3 năm 2001, khi còn giữ cương vị Trưởng ban Tư tưởng Trung ương Đoàn, Đinh Đức Lập bị phanh phui chạy bằng trung cấp chính trị để được nâng lương và chuyển lên chuyên viên chính.
Báo Điện tử VnExpress, dẫn nguồn tin cho hay, trong đợt xét nâng lương tại Trung ương Đoàn năm ngoái, ông Đinh Đức Lập chạy được cùng lúc 2 tấm bằng: trung cấp chính trị và chứng chỉ ngoại ngữ A, do đó được nâng lương, chuyển từ chuyên viên lên chuyên viên chính.
Trong công văn ngày 2 tháng 10 năm 2000 của Đại học Sư phạm Hà Nội gửi cho Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy cơ quan Trung ương Đoàn cũng khẳng định "Trường không có văn bản nào quy định việc học viên tốt nghiệp Khoa Tâm lý thì có trình độ chính trị tương đương trung cấp". Tuy nhiên, ông Lập chỉ chịu hình thức phê bình chưa phải chịu hình thức kỷ luật Đảng sau bê bối này.
Tại báo Đại Đoàn Kết.
Báo Người Cao Tuổi đã thực hiện cuộc điều tra độc lập, về các trường hợp cán bộ, phóng viên của báo Đại Đoàn Kết bị Tổng biên tập Đinh Đức Lập trù úm trong suốt khoảng thời gian ông Lập về nhận chức, dù kêu cứu nhiều lần lên lãnh đạo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Nhà báo Hữu Nguyên, Phó Ban Đại diện báo Đại Đoàn Kết tại Thành phố Hồ Chí Minh; Nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng, nguyên Phó Ban phụ trách Ban Văn hóa Nghệ thuật); Nhà báo Đặng Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Khoa giáo đã công khai tố cáo các sai phạm của ông Đinh Đức Lập từ năm 2010 cho đến nay..
Ông Lập bị cáo buộc đã khai hồ sơ giả để được cấp Thẻ nhà báo trong khi trên thực tế không đủ tiêu chuẩn để cấp Thẻ nhà báo theo quy định của Luật Báo chí.
Nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng, Phó trưởng ban Văn hóa Nghệ thuật của báo Đại Đoàn Kết cho rằng ông đã bị lãnh đạo cấp trên trù dập khi ông đang tố cáo sai phạm của bí thư chi bộ, tổng biên tập Đinh Đức Lập. Ông Đinh Đức Lập đã ký Quyết định ngày 20 tháng 7 năm 2012 thuyên chuyển công tác của ông Thắng sang phó ban kỹ thuật quản trị mạng (một lĩnh vực mà ông Thắng không được đào tạo). Quyết định này vi phạm điều 8 và điều 37 của Luật tố cáo. Cùng với ông Thắng, Nhà báo Hữu Nguyên (Phó Trưởng ban Đại diện báo Đại Đoàn Kết tại Thành phố Hồ Chí Minh) cũng cáo buộc Tổng Biên tập đương nhiệm trù dập người tố cáo, trong khi mới đây, đã ra quyết định kỷ luật ông trái với các quy định của pháp luật hiện hành.
Đối với Nhà báo Đặng Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Khoa giáo báo Đại Đoàn Kết cũng không đồng tình với quyết định bao che của ông Lập, với tư cách là Tổng biên tập của báo, đối với một nhân viên dưới quyền, mà nhân viên này là người có liên quan đến vụ môi giới hối lộ cho ông Kim Quốc Hoa, Tổng biên tập báo Người Cao Tuổi, nhằm vận động báo này chấm dứt việc đăng loạt bài về những tiêu cực của một số cán bộ lãnh đạo của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân..
Ông Lập cũng được cho là là người phát ngôn trong đoạn video clip (băng ghi âm) được đăng trên Youtube , nói về một số người trong Bộ Chính trị ép ông bán trụ sở Báo Đại Đoàn Kết tại Đà Nẵng cho tư nhân. Tuy nhiên, sau đó ông Lập đã bác bỏ mọi cáo buộc.
Liên quan đến vụ việc, báo Người Cao Tuổi cũng dẫn nguồn tin cho biết, cháu ruột ông Đinh Đức Lập, là Đinh Quang Sơn, Phó Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính báo Đại Đoàn Kết đã bỏ trốn, chiếm dụng hàng tỷ đồng.
Mới đây, ông Đinh Đức Lập tiếp tục bị cáo buộc "Vi phạm quy định của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức trao cúp, huy động kinh phí". Cơ quan của Trung ương Hội Người cao Tuổi Việt Nam (một thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) cho rằng, ông Lập đã vi phạm Quyết định 51/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ký ngày 28 tháng 7 năm 2010(gọi tắt là Quy chế 51). Trong đó, ông Lập tự ra quy chế tổ chức chương trình trao Cúp Tự hào Thương hiệu Việt, đồng thời tổ chức tuyên truyền rầm rộ, đăng báo quảng cáo, trả lời phỏng vấn để đánh bóng hình ảnh, tên tuổi của cá nhân. Ngày 30/7/2011, cúp này đã được trao cho các doanh nghiệp tự xét từ nguồn huy động kinh phí của các đơn vị.. Tổng Biên tập Đinh Đức Lập công khai chức danh Trưởng ban tổ chức trên báo Đại đoàn kết. Báo này là nhà tổ chức chính còn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đơn vị khác chỉ phối hợp.
Tại Dự án Khu đô thị Bắc Đại Kim, là công trình xây dựng nhà cho cán bộ, nhân viên Báo Đại Đoàn Kết đã có từ năm 2000. Với tổng diện tích trên 4.000 mét vuông. Sau 10 năm bất động, đến năm 2010, ông Đinh Đức Lập tự tuyên bố thành lập Ban Dự án của báo, do đích thân ông phụ trách và chủ trì đôn đốc việc huy động vốn. Từ năm 2010 đến 2012, gần 80 người cả đang làm việc, đã về hưu, hay đã chuyển công tác nhưng tham gia dự án từ năm 2000 đều đã nộp tiền. Tổng cộng, Ban Dự án của báo đã thu tiền đến 4 đợt, ước tính số tiền hàng chục tỷ đồng.
Sự việc trở nên phức tạp vào ngày 7/1/2013, khi bà Lê Thị Kim Yến, Trưởng ban Quản lý Dự án Bắc Đại Kim cho rằng, tính từ năm 2010 đến nay, phía chủ đầu tư chỉ nhận được thanh toán từ Báo Đại Đoàn Kết số tiền trên 1 tỷ đồng, và 45 triệu tiền cho công tác giải phóng mặt bằng. Còn lại hàng tỷ đồng, vẫn chưa nhận được.
Trước áp lực của tập thể cán bộ, công nhân viên chức của báo Đại Đoàn Kết, ông Lập đã cử cấp dưới là Đinh Quang Sơn (cháu ruột của ông Đinh Đức Lập) mang 5 tỷ đồng tới nhà riêng của bà Yến để nộp vào ngày 29 tháng 12 năm 2012, nhưng bà Yến không nhận. Sau đó, nhiều người khác đã cáo buộc hành vi chiếm dụng trái phép của Ban Dự án, do ông Lập chủ trì.
Sa thải cán bộ.
Từ ngày ngày 7 tháng 5 năm 2012, ba nhà báo, gồm: Nguyễn Mạnh Thắng, Đặng Thị Kim Ngân và Bùi Hữu Phước (tức Hữu Nguyên) đã gửi đơn tới Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tố cáo ông Đinh Đức Lập, tổng biên tập và một số thành viên trong ban biên tập của báo Đại Đoàn Kết. Nội dung tố cáo liên quan đến bán tài sản công, tự ý bán trụ sở văn phòng báo tại Đà Nẵng cho công ty tư nhân, sai phạm trong công tác tổ chức cán bộ, vi phạm nguyên tắc Đảng..
Phản ứng trước các tố cáo này, Tổng biên tập Đinh Đức Lập cùng các thành viên hội đồng họp xét kỷ luật báo Đại Đoàn Kết đã quyết định kỷ luật buộc thôi việc cả ba nhà báo.
Ngay sau quyết định kỷ luật các nhà báo, Công đoàn cơ sở Ban công tác phía Nam (Công đoàn cơ quan trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) đã kết luận việc kỷ luật các nhà báo có nhiều sai phạm, liên quan đến Luật Tố cáo 2012, Luật viên chức 2010, Nghị định 27/2012/NĐ-CP của Chính phủ.
Gian lận Giải báo chí Quốc gia.
Báo Người Cao Tuổi ra ngày ngày 25 tháng 6 năm 2014 có đăng bài cáo buộc ông Đinh Đức Lập gian dối nhận Giải báo chí Quốc gia. Theo đó, tối 21/6/2014, VTV1, VTV6 và Đài Tiếng nói Việt Nam truyền hình và truyền thanh trực tiếp Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VIII tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội. Báo Đại Đoàn Kết đã giành một giải B cho loạt bài "25 năm trận chiến bảo vệ Trường Sa 1988: Khúc tưởng niệm tháng Ba" của nhóm 4 tác giả. Khi người dẫn chương trình giới thiệu nhóm tác giả lên nhận giải, khán giả thấy có ông Đinh Đức Lập, Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết đạo mạo bước lên sân khấu nhận Giấy chứng nhận rồi nhận Kỉ niệm chương của Ban Tổ chức. Báo Đại Đoàn Kết ra ngày 23/6/2014 cho biết Đức Anh là bút danh của ông Đinh Đức Lập, một trong những tác giả của loạt bài được giải B. Nhưng đó là một sự gian lận trắng trợn. Bởi ông Đinh Đức Lập (Đức Anh), không có bài tham dự.
Sư thật là 4 bài báo trong loạt bài được giải B của Báo Đại Đoàn Kết "25 năm trận chiến bảo vệ Trường Sa 1988: Khúc tưởng niệm tháng Ba" của các tác giả: Luật gia Trần Công Trục, Mai Thắng, Khánh Ly và Hoàng Thu Phố (Thanh Bình) đăng trên Báo Đại Đoàn Kết từ ngày 11/3 đến 14/3/2013. Bản "Thống kê danh sách tác giả kèm theo tác phẩm dự giải báo chí quốc gia lần thứ VIII năm 2013" của Chi hội Nhà báo Báo Đại Đoàn Kết ngày 30/3/2014, Phó Thư ký Chi hội Nhà báo Báo Đại Đoàn Kết Nguyễn Thị Cẩm Thúy ghi rõ thông tin về loạt bài "25 năm trận chiến bảo vệ Trường Sa 1988: Khúc tưởng niệm tháng Ba" dự thi ở phần số thứ gồm 4 kì đăng tải từ ngày 11/3 đến 14/3/2013 mà không có bài nào của Đức Anh (bút danh của ông Đinh Đức Lập).
Bài báo đặt vấn đề, tại sao Đức Anh (Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết Đinh Đức Lập) không phải là tác giả của bất kì bài nào trong 4 bài báo dự thi lại có tên trong quyết định tặng giải thưởng giải báo chí quốc gia? Tiến sĩ Trần Bá Dung và nhà báo Nguyễn Chí Tiến (thuộc Hội Nhà báo Việt Nam và Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia) cho biết: Với số lượng bài gửi dự thi rất lớn, công việc nhiều, thời gian lại gấp rút, nên Ban Thư ký Tổng hợp Giải báo chí Quốc gia không thể tự thống kê được các tác giả, cũng không thể biết được chắc chắn tên tác giả và bút danh của các bài dự thi. Vì vậy, việc thống kê tên tác giả cụ thể trong các loạt bài do Chi hội, Liên chi hội Nhà báo có tác phẩm dự thi cung cấp. Nếu Chi hội Nhà báo Báo Đại Đoàn Kết không cung cấp thì chúng tôi không thể tự nghĩ ra và ghi thêm cái tên Đức Anh vào được…
Báo Người Cao Tuổi kết luận, như vậy đã rõ, Phó Thư ký Chi hội Nhà báo Báo Đại Đoàn Kết Nguyễn Thị Cẩm Thúy đã đồng lõa với ông Đinh Đức Lập, gian dối một cách trắng trợn, cố ý đưa tên Đức Anh (Đinh Đức Lập) vào để nhận giải báo chí quốc gia lần thứ VIII.
BBC Việt Ngữ ngày ngày 9 tháng 7 năm 2014 dẫn lời một quan chức của Hội Nhà báo Việt Nam cho biết Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã có quyết định xóa tên Đức Anh (Đinh Đức Lập) ra khỏi giải B Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VIII-2013 đã trao cho ông Đinh Đức Lập do ông này không có tên trong loạt bài đoạt giải.
Báo Người Cao Tuổi ra ngày 10-7-14 có bài "Ông Đinh Đức Lập bị thu hồi Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VIII năm 2013". Báo này cho biết, ngày ngày 8 tháng 7 năm 2014, trong buổi giao ban báo chí Trung ương tại Hà Nội, ông Hà Minh Huệ - Phó chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Chung khảo Giải báo chí Quốc gia lần thứ VIII-2013 - công khai thông báo về Quyết định của Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VIII – 2013, xóa tên Đức Anh (tức Đinh Đức Lập) khỏi danh sách tác giả được trao giải. Đây là việc làm thể hiện tính nghiêm minh của Hội đồng Chung khảo và lãnh đạo Hội, trả lại sự công bằng cho các tác giả của loạt bài "25 năm trận chiến bảo vệ Trường Sa 1988: Khúc tưởng niệm tháng Ba", bảo vệ uy tín và danh dự cho những nhà báo chân chính. | 1 | null |
Cornouaille là một khu vực lịch sử ở Brittany, ở phía tây bắc nước Pháp. Tên gọi này là tương đương trong tiếng Pháp cho vùng Cornwall của nước Anh. Điều này có thể được giải thích bởi khu định cư Cornouaille bởi hoàng tử nhập cư từ Cornwall và sáng lập của Tòa Giám mục của Cornouaille bởi các Thánh cổ xưa từ vùng Cornwall. Hai khu vực nói một tiếng Celt tương tự phát triển thành tiếng Cornwall ở Anh, vào một ngôn ngữ tương tự, tiếng Breton qua eo biển Anh ở Brittany, cả hai tiếng Breton và Cornwall đều có nét tương tự tiếng Wales.
Cornouaille được thành lập trong thời Trung Cổ ở phía tây nam của bán đảo Breton. Trong cùng thời gian này, người di cư khác của Anh thành lập khu vực của Dumnonia (trong tiếng Latin) hoặc Domnonée (tiếng Pháp) ở phía bắc của bán đảo, lấy từ hạt Anh Devon có nguồn gốc từ Dumnonia Latinh.
Ngày 18 tháng 3 năm 1967, tàu chở dầu Torrey Canyon chở 120.000 tấn dầu, đụng phải đá ngầm và hỏng nặng tại Cornouaille, làm chảy ra biển 25.000 tấn dầu, gây ô nhiễm trầm trọng. Máy bay quân sự định đốt dầu trên mặt biển nhưng không hiệu quả. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.