text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Dẻ tùng sọc nâu (danh pháp hai phần: Amentotaxus hatuyenensis) là loài thực vật thuộc họ Thông đỏ (họ Thanh tùng). Đây là loài đặc hữu của Việt Nam.
Môi trường sống tự nhiên của chúng là các khu rừng thấp ẩm nhiệt đới và cận nhiệt đới. Dẻ tùng sọc nâu đang bị đe dọa mất môi trường sống. | 1 | null |
Ngày Nước Thế giới hay Ngày Nước sạch Thế giới được tổ chức vào ngày 22 tháng 3 hàng năm.
Ngày lễ quốc tế này được Liên Hợp Quốc chọn từ năm 1993 trong Nghị quyết A/RES/47/193 của Đại hội đồng.
Lịch sử.
Ngày này lần đầu tiên được chính thức đề xuất trong Chương trình nghị sự 21 của Hội nghị Liên Hợp Quốc năm 1992 về Môi trường và Phát triển (UNCED) tại Rio de Janeiro, Brasil. Việc chấp hành nghị quyết bắt đầu vào năm 1993 và đã phát triển mạnh kể từ khi công chúng thể hiện sự ủng hộ đối với nó. Người ta kêu gọi công chúng không sử dụng nước một cách lãng phí cũng như tránh làm ô nhiễm nguồn nước ngọt. Những ngày hành động vì môi trường này đã trở thành một xu hướng ủng hộ phổ biến trên các mạng xã hội như Facebook.
Hoạt động.
Liên Hợp Quốc và các quốc gia thành viên dành ngày này để thực hiện các khuyến cáo của Liên Hợp Quốc và thúc đẩy các hoạt động cụ thể trong quốc gia của họ liên quan đến tài nguyên nước của thế giới. Mỗi năm, một trong những cơ quan khác nhau của Liên Hợp Quốc liên quan đến các vấn đề về nước dẫn đầu trong việc thúc đẩy và điều phối các hoạt động quốc tế cho Ngày Nước Thế giới. Kể từ khi thành lập vào năm 2003, Ủy ban nước LHQ (UN-Water) có trách nhiệm lựa chọn chủ đề, thông điệp và lãnh đạo cơ quan của Liên Hợp Quốc cho Ngày Thế giới về nước.
Ngoài các nước thành viên Liên Hợp Quốc, một số các tổ chức phi chính phủ về bảo vệ nguồn nước sạch và môi trường sống của các loài động vật dưới nước đã sử dụng Ngày Thế giới về Nước như là một khoảng thời gian để tập trung sự chú ý của công chúng về các vấn đề quan trọng của nước trong thời đại.
Ví dụ, ba năm một lần kể từ năm 1997, Hội đồng Nước Thế giới đã thu hút hàng ngàn người tham gia trong Diễn đàn Nước Thế giới trong tuần lễ của Ngày Nước Thế giới. Những cơ quan tham gia và các tổ chức phi chính phủ đã nêu bật các vấn đề như một tỷ người không được tiếp cận với nước sạch để uống và vai trò của giới tính trong gia đình ảnh hưởng tới việc tiếp cận với nước sạch.
Trong năm 2003, 2006 và 2009, Liên Hợp Quốc đưa ra "Báo cáo phát triển nước thế giới" nhân dịp Ngày Nước Thế giới. Báo cáo thứ tư dự kiến sẽ được phát hành khoảng ngày 22 tháng 3 năm 2012. | 1 | null |
William McGregor (13 tháng 4 năm 1846 - 20 tháng 12 năm 1911) là một quản trị viên hiệp hội bóng đá trong thời đại Victoria, người được coi là người sáng lập của Liên đoàn bóng đá, lần đầu tiên tổ chức hiệp hội bóng đá vô địch thế giới. The Football League, liên đoàn này được thành lập năm 1888 theo sáng kiến của giám đốc câu lạc bộ Aston Villa, ông William McGregor. Giải đấu này bao gồm 12 câu lạc bộ thuộc miền Trung và miền Bắc nước Anh.
Sau khi chuyển từ Perthshire tới Birmingham để thành lập doanh nghiệp với nghề buôn bán vải, McGregor tham gia với câu lạc bộ bóng đá địa phương Aston Villa, mà ông đã giúp thành lập như là một trong những đội bóng hàng đầu ở Anh. Ông đã phục vụ câu lạc bộ trong hơn 20 năm ở nhiều cương vị khác nhau, bao gồm cả chủ tịch công ty, giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị. Vào năm 1888, cảm thấy thất vọng bởi việc hủy bỏ thường xuyên các trận đấu của Villa, McGregor đã tổ chức một cuộc họp của đại diện các câu lạc bộ hàng đầu của Anh, đã dẫn đến sự hình thành của Liên đoàn bóng đá, dành cho các câu lạc bộ thành viên một lịch thi đấu cố định đảm bảo mỗi mùa. Đây là công cụ trong quá trình chuyển đổi của bóng đá từ một trò tiêu khiển nghiệp dư đến một doanh nghiệp chuyên nghiệp.
McGregor phục vụ như là cả Chủ tịch hội đồng quản trị và chủ tịch của Liên đoàn bóng đá và cũng là chủ tịch của Hiệp hội bóng đá (FA). Ông được công nhận bởi FA chod đóng góp cho môn bóng đá một thời gian ngắn trước khi qua đời vào năm 1911, và sau khi ông qua đời đã được vinh danh bởi các cơ quan chức bóng đá địa phương và Aston Villa. | 1 | null |
Luật Trao quyền (tiếng Đức: "Ermächtigungsgesetz") là Tu chính hiến pháp 1933 khởi đầu cho quá trình Adolf Hitler trở thành nhà độc tài của Đức Quốc xã vào tháng 8 năm 1934. Reichstag của Đức đã thông qua nó cùng chữ ký của Tổng thống Paul von Hindenburg vào ngày 23 tháng 3 năm 1933. Hội nghị Reichstag chấp nhận Đạo luật Cho quyền, luật này cho Adolf Hitler có quyền độc tài theo luật pháp Đức. Đó là bước lớn thứ hai, sau khi "Nghị định gây cháy Reichstag", thông qua đó Hitler thu được quyền lực toàn thể một cách hợp pháp và bắt đầu quá trình thiết lập chế độ độc tài của mình. Tên gọi của Đạo luật nhận được từ tình trạng pháp lý của nó như một đạo luật cho phép cấp Nội các có quyền lực, trên thực tế là Thủ tướng Đức - quyền ban hành các nghị định mà không có sự tham gia của Reichstag. Đạo luật quy định rằng thời hạn hiệu lực kéo dài trong bốn năm, trừ khi gia hạn bởi Reichstag, mà đã được gia hạn hai lần.
Tên gọi chính thức của Đạo luật là "Gesetz zur Behebung der Not von Volk und Reich" (Luật Phòng chống Tai họa của Nhân dân và Đế chế)
Nội dung đạo luật.
Do phần lớn các đạo luật được thông qua theo quá trình "Gleichschaltung", Đạo luật Ủy quyền khá ngắn, do kết quả của Cộng hòa Weimar: | 1 | null |
Tấm ván phóng dao là tên tiểu thuyết đầu tay phát hành năm 2005 của nghệ sĩ, Ảo thuật gia Mạc Can.
Cốt truyện.
Tiểu thuyết diễn ra ở bối cảnh lúc thực dân Pháp xâm lược Việt Nam tại một gánh "xiệc" nhỏ tên "Đoàn xiệc Nghệ Tinh". Ông Ba, nhân vật xưng "tôi", sinh ra, lớn lên và rong ruổi theo đoàn đi khắp miền Nam. Ông cũng là người đóng vai trò quan trọng trong tiết mục thành công nhất của đoàn xiếc, đó là màn "phóng dao". Mỗi khi diễn, ông đứng sau vịn tấm ván, em gái ông đứng trước để người anh hai của hai người phóng những con dao vào tấm ván, tránh để trúng bé gái ấy, trước sự hồ hởi, thót tim của khán giả. Ông Ba luôn cảm thấy thương xót cho em gái ông khi phải đứng phóng dao khi cô còn quá nhỏ, đây lại là trò nguy hiểm, nhưng không làm sao bảo cha ông dừng nó được vì nó là miếng cơm của cả gánh. Ông nhận ra rằng "Sự vô tâm bàng quan ẩn náu trong từng con người như một con vi trùng, hay con rắn nằm êm dưới lớp lá mục". Từng ngày trôi đi, số phận mỗi người cứ buông trôi theo dòng đời đến khi nó bị rẽ hướng bởi cái gì đến cũng đến, việc cô em gái bị trúng dao.
Phát hành.
Tác phẩm nhanh chóng nhận được phản hồi tốt của báo chí và bạn đọc. Năm 2012, sân khấu kịch 5B chuyển thể tiểu thuyết thành kịch sân khấu. Tiểu thuyết cũng được cả hai phía BHD và Hãng phim TFS của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh mua bản quyền để chuyển thể thành phim. Tuy nhiên, chưa bên nào đưa ra kế hoạch cụ thể.
Liên kết ngoài.
Trang "Tấm ván phóng dao" tại Nhà xuất bản Trẻ | 1 | null |
Reichstag là từ trong tiếng Đức theo thuật ngữ chính trị có nghĩa là Nghị viện (hay Quốc hội) nhưng thường được hiểu là "Nghị viện Vương quốc" hay "Nghị viện quốc gia" hay "Nghị viện Đế quốc". Nó được nhắc đến trong:
Các công trình.
Reichstagsgebäude, từ tiếng Đức cho nhà Nghị viện, viết tắt thành Reichstag. Theo nghĩa của công trình:
Cơ quan.
Nhiều cơ quan lập pháp trong các nước sử dụng tiếng Đức có tên Reichstag, bao gồm: | 1 | null |
George Pólya (tiếng Hungary: Pólya György, 13 tháng 12 năm 1887 - ngày 07 tháng 9 năm 1985) là một nhà toán học người Do Thái Hungary. Ông là một giáo sư của toán học từ 1914 đến 1940 tại ETH Zurich và từ 1940 đến 1953 tại Đại học Stanford. Ông đã đóng góp cơ bản tổ hợp, lý thuyết số, phân tích số và lý thuyết xác suất. Ông cũng nổi tiếng với các tác phẩm về chẩn đoán và giáo dục toán học.
Ông sinh ra với tên gọi Pólya György tại Budapest, Đế quốc Áo-Hungary trong gia đình bố mẹ là người Do Thái Ashkenazi, mẹ Anna Deutsch và cha là Jakab Pólya người đã cải sang đạo Công giáo La Mã vào năm 1886. Ông là một giáo sư toán học từ 1914 đến 1940 tại ETH. Zurich ở Thụy Sĩ và từ 1940 đến 1953 tại Đại học Stanford tiếp tục làm giáo sư danh dự Standford phần còn lại của cuộc sống và sự nghiệp của mình. Ông nghiên cứu một loạt các chủ đề toán học, bao gồm hàng loạt, lý thuyết số, phân tích toán học, hình học, đại số, tổ hợp, và xác suất. | 1 | null |
Cuộc rút quân Dannervike là một sự kiện quân sự tại Đan Mạch trong cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ hai – cuộc chiến tranh đầu tiên trong quá trình thống nhất nước Đức, đã diễn ra vào đầu tháng 2 năm 1864. Mặc dù một cuộc giao tranh lớn chưa hề xảy ra khi quân đội liên minh Áo - Phổ dưới quyền chỉ huy của Thống chế Phổ Friedrich von Wrangel tấn công tuyến phòng ngự Dannervike của quân đội Đan Mạch – một hệ thống phòng thủ được người Đan Mạch hết mực tin tưởng như thể "tuyến phòng thủ Maginot" của thế kỷ 19, nhưng nguy cơ về một đợt công kích hoặc một vận động ngoặt của đối phương đã khiến cho Tổng tư lệnh quân đội Đan Mạch Christian Julius de Meza tiến hành triệt binh khỏi Dannervike vào đêm ngày 5 tháng 2 năm 1864, trong một cơn bão tuyết giữa mùa đông lạnh giá. Cuộc rút quân đã gây cho người Đan Mạch bất mãn, và dẫn đến việc de Meza bị Chính phủ Đan Mạch huyền chức.
Vào ngày 1 tháng 2 năm 1864, cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ hai bùng nổ. Dưới quyền Tổng tư lệnh Friedrich von Wrangel, 57.000 liên quân Áo - Phổ đã vượt qua sông Eider, tại một số vị trí giữa Kiel và Rendsburg. Tổng tham mưu trưởng quân đội Phổ Helmuth von Moltke Lớn trước đó đã vạch ra kế hoạch đánh chiếm tuyến phòng thủ Dannervike bằng việc vượt qua sông Schlei ở Mysunde hoặc xa về phía đông để đánh bọc sườn trái của đối phương, mà không hề đánh bật quân Đan Mạch ra khỏi chiến tuyến của mình trước khi vận động ngoặt hoàn tất. Tuy nhiên, bản kế hoạch được đệ trình lên Wrangel như là một gợi ý chứ không phải là một mệnh lệnh ràng buộc. Trong ngày 1 tháng 2, với Quân đoàn I của Phổ ở bên phải và Quân đoàn II của Áo ở bên trái, liên quân Áo - Phổ đã tiến được vào lãnh thổ Schleswig từ 9 - 11 km, và buộc các tiền đồn của quân Đan Mạch phải rút lui. Vào ngày 2 tháng 2 năm 1864, Hoàng thân Friedrich Karl của Phổ chỉ huy Quân đoàn I đã tiến qua Eckernförde và Kochendorf tới Mysunde. Tại đây, ông triển khai binh lực để tiến công các pháo đài ở mạn nam sông Eider. Phía Đan Mạch đã đánh bật được cuộc tấn công của quân Phổ. Sau khi Friedrich Karl thông báo rằng các lực lượng dưới quyền của ông không thể đánh chiếm được các pháo đài của Đan Mạch, Wrangel ra lệnh cho ông dừng chân ở phía trước Mysunde trong vòng 3 ngày. Vào ngày 3 tháng 2, Quân đoàn III của Áo kéo về Dannevirke, trong khi Quân đoàn I của Phổ – vốn đã được đưa đến bằng đường sắt từ Altona – đã khởi hành từ Rendsburg đến bên sườn trái của quân Áo và cùng hành quân với họ. Lực lượng tiền vệ của Áo đã tấn công dữ dội vào một tiền đồn của Đan Mạch tại Oberselk và đẩy lùi đối phương, và sự mãnh liệt của đợt công kích này đã khiến cho Wrangel nhào tới và ôm hơn viên chỉ huy của lữ đoàn Áo đã tấn công thắng lợi. Trong khi đó, lính tiền vệ của Quân đoàn I của Phổ đẩy bật một nhóm quân Đan Mạch ra khỏi Jagel.
Trước tình hình đó, quân Đan Mạch đã rơi vào nguy cơ bị 3 vạn quân Áo và Phổ tấn công ở trung tâm, trong khi 2 vạn rưỡi quân Phổ đã xuất hiện trên bán đảo Schwansen, sẵn sàng vượt sông Schlei. Trong ngày 4 tháng 2, quân đồng minh tiến hành thám sát, và đến ngày 5 tháng 2 năm 1864, Thống chế Wrangel đã xuống lệnh cho Hoàng thân Friedrich Karl và quân đoàn của ông này tiến xuống bán đảo, để vào ngày 6 tháng 2 sẽ vượt sông Schlei tại Arnis – gần địa điểm mà sông này đổ ra biển Baltic. Wrangel đã dự kiến sẽ phát động cuộc tấn công của mình vào các pháo đài giữa Schleswig và sông Treene vào chiều ngày 6 tháng 2, khi Quân đoàn I theo dự định sẽ tiến đánh Mysunde sau khi vượt sông Schlei tại Arnis. Nhưng, vào buổi sáng ngày 6 tháng 2, quân Đan Mạch mất tăm. Bởi vì, nhận thấy rằng chiến tuyến tại Dannevirke quá dài để phòng ngự với số quân sẵn có và một cuộc đột phá của quân đồng minh Áo - Phổ sẽ tận diệt quân đội Đan Mạch, tướng de Meza đã phát lệnh triệt binh vào đêm ngày 5 tháng 2. Ông đã cắt đường dây điện báo với Bộ Chiến tranh Đan Mạch để tránh việc mệnh lệnh của ông bị hủy bỏ. Quân Đan Mạch phải bỏ lại phần lớn các khẩu đại bác của mình tại tuyến phòng thủ Dannevirke. Đây là một cuộc rút lui khủng khiếp, do một cơn bão tuyết xảy ra trong khi trời lạnh dưới âm độ. Những người lính mệt mỏi và buốt giá của Đan Mạch phải di chuyển trong tình cảnh khó khăn, trong khi các sĩ quan thôi thúc họ tiến về phía trước. Trong trận Sankelmark đẫm máu, Lữ đoàn số 7 của Đan Mạch đã chặn đứng cuộc truy kích của quân đội Áo, và cuộc triệt thoái tiếp tục trong khi đối phương theo chân quân Đan Mạch một cách chậm rãi.
Lực lượng chủ lực của đoàn quân gồm 44.000 người dưới quyền de Meza đã kéo đến Dybbøl và Sonderborg. 10 binh sĩ Đan Mạch đã chết cóng trong cuộc hành binh và phần còn lại bị kiệt quệ hoàn toàn. Cuộc rút lui đã khiến cho chính quyền Đan Mạch giận dữ cách chức De Meza vào ngày 7 tháng 2, bất chấp quân đội Đan Mạch đang trong quá trình tổ chức cuộc phòng ngự quan trọng tại Dybbøl. De Meza chính thức bị sa thải vào ngày 28 tháng 2 và cho dù ông lại trở thành tướng vào ngày 5 tháng 8 năm 1864, ông không còn trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh nữa. Mặt khác, có thể thấy cuộc triệt binh đã được tiến hành một cách khéo léo và một số một phần của pháo lực Đan Mạch bị bỏ lại, quân đội Đan Mạch đã đến được vị trí phòng ngự mới mà gần như là nguyên vẹn. Các nhà sử học đã kết luận rằng nếu quân đội Đan Mạch không rút lui, tuyến phòng ngự Dannevirke sẽ bị chọc thủng, và ngày cả một ủy ban do chính quyền Đan Mạch bổ nhiệm để điều tra và chứng minh các nguyên nhân mà người Đan Mạch từ bỏ Dannevirke đã hoàn toàn thức lỗi cho de Meza trong một bản báo cáo vào ngày 10 tháng 3 năm 1864, và quy trách nhiệm cho Bộ Chiến tranh vì thiếu chuẩn bị và không chú tâm. | 1 | null |
Thứ sáu ngày 13 (tựa tiếng Anh: Friday the 13th) là phim tâm lý, kinh dị Mỹ của đạo diễn Sean S. Cunningham thực hiện vào năm 1980. Đây là phim đầu tiên trong loạt phim Friday the 13th của tên sát nhân mặt nạ Jason Voorhees, loạt phim kinh dị này đã gây tiếng vang lớn vào những năm 1980.
Nội dung.
Một nhóm bạn trẻ đến khu cắm trại hồ Crystal ở New Jersey để vui chơi và cắm trại.Nhưng từng thành viên trong nhóm bị bà Pamela Voohees giết đến khi chỉ còn một người là Alice.Alice đã tự vệ bằng cách giết chết bà Pamela rồi bỏ trốn và gặp phải một giấc mơ đáng sợ.Bộ phim kết thúc khi Alice tỉnh dậy trong bệnh viện. | 1 | null |
A Nightmare on Elm Street là phim điện ảnh kinh dị chặt chém của Mỹ năm 2010 do Samuel Bayer đạo diễn, với Wesley Strick và Eric Heisserer viết kịch bản. Phim được làm lại từ bộ phim phiên bản gốc cùng tên sản xuất vào năm 1984 với sự góp mặt của Rooney Mara, Kyle Gallner và Jackie Earle Haley - người sẽ đóng vai Freddy Krueger thay thế cho nam diễn viên Robert Englund từ đây.
Nội dung.
Một nhóm bạn trẻ tại thị trấn Springwood, tiểu bang Ohio bị một người đàn ông lạ đội nón phớt màu nâu, khuôn mặt đầy vết bỏng tên Freddy Krueger ám ảnh và giết họ trong những giấc mơ với chiếc găng tay có ngón sắc bén, điều ghê gớm là ai bị giết trong giấc mơ cũng sẽ chết thật ngoài đời. Cô nàng Nancy Holbrook và anh chàng Quentin Smith quyết định hợp tác với nhau tìm hiểu về người đàn ông độc ác ấy và tìm cách tiêu diệt ông ta. | 1 | null |
Hành lang MiG (tiếng Anh:MiG Alley) hay Thung lũng MiG là tên của phi công Không quân Hoa Kỳ đặt cho một vị trí địa lý nằm ở đông bắc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, giáp biên giới với Trung Quốc,ngay sát dòng sông Áp Lục đổ ra biển Hoàng Hải. Trong suốt cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), các cuộc không chiến giữa máy bay F-86 Sabre của Không quân Hoa Kỳ-Hải quân Hoa Kỳ và Không quân Hàn Quốc với máy bay Mikoyan-Gurevich MiG-15 của Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Không quân Liên Xô và Không quân Triều Tiên thường xảy ra tại đây nên nó có biệt danh là Hành lang MiG. Tại đây đã hình thành những cuộc không chiến có quy mô lớn đầu tiên giữa lực lượng Không quân liên minh 3 quốc gia Trung Quốc - Liên Xô - Triều Tiên và Không quân Hoa Kỳ trong thời Chiến tranh Lạnh.
Máy bay MiG thâm nhập.
Khi Triều Tiên phát động cuộc chiến chống Hàn Quốc từ ngày 25 tháng 6 năm 1950, khi đó, họ sở hữu 1 lực lượng không quân lạc hậu với toàn máy bay từ thời Thế chiến thứ hai như Yakovlev Yak-9 và Lavochkin La-9 cùng với những phi công kém kinh nghiệm. Khi Không quân Hoa Kỳ,Hải quân Hoa Kỳ và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ tham gia chiến đấu thì lực lượng này ngày càng vơi dần do trong Chiến tranh Triều Tiên các loại khu trục cơ cánh quạt F-51 Mustang, F4U Corsair và loại phi cơ sử dụng trên tàu sân bay là Supermarine Seafire, khu trục cơ F-80 và F9F Panther xuất hiện làm chủ bầu trời, áp đảo các phi cơ cánh quạt của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên như Yakovlev Yak-9 và Lavochkin La-9.
Trong vòng vài tháng, máy bay F-80 Shooting Star và Republic F-84 Thunderjet của Không quân Mỹ đã làm chủ bầu trời bán đảo Triều Tiên, tạo cơ hội cho oanh tạc cơ B-29 Superfortress hoạt động. Cùng lúc đó, Triều đang nhận được sự hậu thuẫn từ phía Trung Quốc và Liên Xô nhằm phản công chiếm lại toàn bộ bán đảo.Đến tháng 10 năm 1950, Triều dân thất thế, lúc này Liên Xô đã đồng ý giúp Triều Tiên xây dựng lực lượng không quân tiên tiến, cung cấp cho Triều Tiên những máy bay Mikoyan-Gurevich MiG-15 và bổ sung thêm cho Trung Quốc loại máy bay này và cả đào tạo phi công cho cả hai nước.
Tháng 11 năm 1950, hàng trăm máy bay Mikoyan-Gurevich MiG-15 của Trung Quốc, Liên Xô, Triều Tiên tập trung ở căn cứ không quân An Tùng, tỉnh Mãn Châu, Trung Quốc. Căn cứ này nằm ngay sát biên giới Trung-Triều, gần dòng sông Áp Lục. Các máy bay của lực lượng Liên quân Hoa Kỳ thì tập trung ở sân bay K-13 tại Suwon và K-14 tại Kimpo, Hàn Quốc. Sau này 2 sân bay K-13 và K-14 trở thành căn cứ của F-86 Sabre.
Khi chiếc Mikoyan-Gurevich MiG-15 Xô Viết được đưa vào hoạt động tại Triều Tiên vào tháng 11 năm 1950, nó vượt hơn tất cả những máy bay đang hoạt động trong các lực lượng thuộc Liên Hợp Quốc. Cuộc không chiến đầu tiên xảy ra ngày 1 tháng 11 năm 1950 khi 8 chiếc MiG-15 của Xô Viết đánh chặn 15 chiếc P-51 Mustang của Mỹ và trung úy phi công Liên Xô Fiodor Chizh đã bắn hạ phi công Aaron Abercrombie. Vài ngày sau,trung úy phi công Semyon Jominich (hay còn được đanh vần là Khominich) của Liên Xô đã trở thành phi công đầu tiên trên thế giới bắn hạ máy bay phản lực khi anh tiêu diệt chiếc F-80C của phi công Hoa Kỳ Frank Van Sickle trong 1 cuộc hỗn chiến giữa 10 chiếc F-80C và 3 MiG-15.
Ngày 9 tháng 10 năm 1950, Liên Xô phải chịu thiệt hại đầu tiên khi trung úy phi công Mỹ William T. Amen bắn hạ đại úy phi công Mijael Grachev.. Giữa tháng 11 năm 1950, máy bay Mỹ ném bom lên đất Trung Quốc và đã buộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc phải tham chiến trực tiếp.
Thứ 5 ngày 12 tháng 4 năm 1951 được gọi là "ngày thứ năm đen đủi" của phi công Mỹ khi 3 phi đội MiG-15 (2 phi đội của Liên Xô,1 phi đội của TQ,30 chiếc) tấn công 3 phi đội ném bom B-29 Superfortress (36 chiếc) cùng với 100 máy bay F-80 Shooting Star và F-84 Thunderjet đi bảo vệ. 12 chiếc B-29 bị bắn rơi trong khi không có chiếc MiG nào của Liên Xô và Trung Quốc bị hạ. Các phi vụ của Mỹ bị dừng lại trong khoảng ba tháng sau đó, buộc các lực lượng Hoa Kỳ phải thay đổi chiến thuật ban đêm trong các nhóm nhỏ.
Nhưng ưu thế này không có được bao lâu khi tháng 12 năm 1950, Không quân Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng phi cơ F-86 Sabre tại Triều Tiên, đặc biệt là phiên bản F-86F được đưa vào hoạt động vào năm 1953. Chúng có hỏa lực dày đặc hơn, tốc độ xấp xỉ các chiếc Mikoyan-Gurevich MiG-15 của Liên Xô nên nhiều cuộc không chiến dữ dội xảy ra giữa 2 phe suốt 2 năm giao tranh. Nhiều lần, F-86 còn tấn công sang cả biên giới Trung Quốc, áp sát sân bay An Tùng, gây nhiều cuộc "siêu hỗn chiến trên không" với hàng chục, hàng trăm máy bay quần thảo bên nhau trên bầu trời của "Hành lang MiG".
Sự hiện diện của Sabrejet.
Chiếc F-86 Sabre được Không quân Hoa Kỳ đưa vào phục vụ từ năm 1949. Tháng 12 năm 1950, Không quân Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng phi cơ F-86 Sabre tại Triều Tiên. Các phi cơ MiG có thể bay cao hơn, 50.000 ft so với 42.000 ft (12.800 mét) của phi cơ đồng minh, cho thấy lợi thế rõ ràng lúc khởi đầu của không chiến của MiG. Trong lúc bay đường trường thì tốc độ tối đa của chúng bằng nhau - khoảng 660 dặm Anh một giờ (1.060 km/giờ). Phi cơ MiG có thể vượt lên cao tốt hơn; phi cơ Sabre có thao tác bay tốt hơn và có thể chúi xuống dưới tốt hơn. Về mặt vũ khí, phi cơ MiG mang hai khẩu pháo 23 mm và một đại bác 37 mm, so với phi cơ Sabre có sáu khẩu súng máy nòng cỡ 0,5 inch (12,7 mm). Các khẩu súng máy nòng cỡ 0,5 inch của Mỹ có thể bắn ra nhiều đạn hơn, trong khi pháo của MiG-15 có thể bắn ra các phát đạn uy lực hơn. Bảo trì là một vấn đề đối với phi cơ Sabre, và phần lớn phi cơ của Liên hiệp quốc đã bị giữ dưới mặt đất để sửa chữa trong suốt cuộc chiến.
Nhiều phi công Hoa Kỳ là những cựu binh Thế Chiến II nhiều kinh nghiệm trong khi các phi công Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Trung Quốc thường thiếu kinh nghiệm, là nguyên do đưa đến những chiến thắng của chiếc F-86. Cho dù những kết quả thực tế như thế nào, rõ ràng là các phi công F-86 không thể có nhiều chiến thắng như vậy trên các phi công Xô Viết lái MiG-15 được huấn luyện kỹ càng hơn. Lúc đầu các phi công Xô Viết lái phần lớn những chiếc MiG-15 tham chiến tại Triều Tiên, nhưng số phi công Triều Tiên và Trung Quốc ngày càng tích cực hoạt động hơn khi chiến tranh tiếp diễn. Xô Viết và đồng minh của họ thỉnh thoảng hay tranh chấp ưu thế trên không tại "Hành lang MiG", một khu vực gần cửa sông Áp Lục (biên giới giữa Triều Tiên và Trung Quốc) nơi mà các cuộc không chiến ác liệt nhất đã diễn ra. Cánh ổn định ngang di động toàn bộ của phiên bản F-86E đã giúp cho chiếc Sabre có ưu thế quan trọng trên chiếc MiG-15. Cho dù trái ngược với các quy luật tiếp chiến, các đơn vị F-86 thường gây chiến trên không phận các căn cứ của MiG tại "khu ẩn náu" Mãn Châu.
Những nhu cầu cân bằng trong hoạt động chiến đấu cùng với nhu cầu duy trì một cấu trúc lực lượng thỏa đáng tại Tây Âu đã dẫn đến việc chuyển đổi Không đoàn Tiêm kích Đánh chặn 51 từ kiểu máy bay F-80 sang kiểu F-86 vào tháng 12 năm 1951. Hai không đoàn tiêm kích-ném bom 8 và 18 cũng chuyển đổi sang kiểu máy bay F-86F vào mùa Xuân năm 1953. Phi đội 2 Không quân Nam Phi cũng sử dụng F-86 và hoạt động nổi bật trong Phi đoàn Tiêm kích Ném bom 18.
Kết quả.
Trong số các nhân tố khác tạo ra lợi thế của các phản lực cơ F-86 là chất lượng ống ngắm radar tốt hơn của các phản lực cơ F-86 (dẫn đến việc gắn các hệ thống cảnh báo radar lần đầu tiên trên các máy bay tiêm kích MiG), các mặt số dễ nhìn hơn trong phòng lái, hệ thống điều khiển và giữ thăng bằng lúc bay tốt hơn, và sự đưa vào sử dụng bộ đồ bay chống gia tốc. Trong khi đó, MiG-15 có ưu thế ở trần bay cao hơn và leo cao tốt hơn nên có thể tham chiến với lợi thế về vị trí, đồng thời MiG-15 cũng dễ bảo trì hơn nên có thể hoạt động với cường độ cao hơn.
Các phi công F-86 của Hoa Kỳ cho là họ đã bắn rơi 792 phi cơ MiG-15 và 108 phi cơ khác trong khi chỉ mất 78 phi cơ Sabres, một tỉ lệ vượt xa 10:1. Báo cáo chính thức sau chiến tranh của Không quân Hoa Kỳ đã ước tính lại để loại bỏ bớt các tuyên bố phóng đại của phi công Mỹ, và báo cáo này đưa ra con số tiêu diệt được 379 chiếc MiG trong khi mất 103 chiếc F-86 Sabre đưa đến một tỉ lệ thắng:thua chỉ gần bằng 3,7:1. Nghiên cứu hiện đại năm 2005 do Dorr, Lake, và Thompson thực hiện cho biết tỷ lệ thắng:thua lại giảm hơn nữa, thực sự chỉ gần bằng 2:1 Một nghiên cứ năm 2008 của RAND dựa trên các số liệu công bố gần đây đã kết luận rằng tỷ lệ thắng:thua thực tế cho F-86 chỉ đạt khoảng 1,8:1, và có khả năng là chỉ đạt 1,3:1 khi chống lại MiG do các phi công Liên Xô điều khiển (các phi công Triều Tiên, Trung Quốc nhìn chung là có trình độ thấp hơn phi công Liên Xô)
Liên Xô tuyên bố họ đã 1.097 bắn hạ máy bay Liên quân và 335 MiG bị mất vào thời gian đó. Con số mất mát chính thức của Trung Hoa là 231 phi cơ bị bắn rơi trong các cuộc chiến đấu không đối không (224 chiếc trong số đó là MiG-15) và 168 mất mát khác. Con số mất mát của không quân Triều Tiên không được tiết lộ. Ước tính là Triều Tiên mất khoảng 200 phi cơ trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, và thêm 70 phi cơ sau khi Trung Hoa can thiệp. Liên Xô công bố bắn hạ 650 máy bay F-86, và Trung Hoa tuyên bố là hạ thêm 211 phi cơ F-86 nữa trong không chiến - có lẽ đây là sự thổi phồng. Theo một công bố của Hoa Kỳ vừa qua, con số phi cơ F-86 từng có mặt tại Bán đảo Triều Tiên suốt cuộc chiến tổng cộng chỉ có 674 và tổng số phi cơ F-86 mất vì nhiều lý do là khoảng 250 chiếc.
Dù sao thì việc Hoa Kỳ so sánh trực tiếp các mất mát của phi cơ F-86 Sabre và MiG-15 có lẽ là không hợp lý, vì 3 nguyên nhân:
Phi công Ace.
Ách (Ace) là danh hiệu cho các phi công quân sự bắn hạ được từ 5 máy bay của đối phương trở lên từ Chiến tranh thế giới thứ nhất. Các cuộc chiến ở Hành lang MiG đã cho ra rất nhiều phi công như vậy bao gồm 67 phi công Liên Xô, 40 phi công Mỹ và 7 phi công Trung Quốc.
Đứng đầu bảng là phi công Liên Xô đại tá Nikolai Sutyagin, ông đã bắn rơi 21 máy bay đối phương (bao gồm 3 F-86, 1 F-84 và 1 Gloster Meteor) trong vòng chưa đầy 7 tháng. Người thứ hai là thiếu tá Yevgeni G. Pepelyayev với 19 chiến công. Đứng đầu tốp các Ace của Hoa Kỳ là phi công đại úy Joseph C. McConnell với 16 chiến công, ông từng là phi công lái máy bay ném bom B-24 Liberator trong Thế chiến thứ Hai, chết năm 1954 trong 1 tai nạn. Còn phi công đứng đầu bảng người Trung Quốc là Châu Bảo Tùng với 9 chiến công. | 1 | null |
là một phim hoạt hình với kịch bản và đạo diễn thực hiện bởi Miyazaki Hayao, phát hành vào mùa hè năm 2013. Bộ phim dựa trên bộ truyện tranh cùng tên, vốn chính bộ truyện dựa trên một truyện ngắn được viết vào giai đoạn 1936-1937 của Hori Tatsuo (28/12/1904 – 28/05/1953), một nhà văn, nhà thơ và dịch giả sống vào giữa thế kỷ 20 (thời kỳ Showa) của Nhật Bản. Miyazaki cho biết đây sẽ là bộ phim cuối cùng của ông. Tên tiếng Anh của phim là "The Wind Rises".
Kaze Tachinu là phim có doanh thu cao nhất Nhật Bản năm 2013. Phim đã nhận được những lời tán dương từ giới phê bình cũng như các giải thưởng như giải Viện Hàn lâm Nhật Bản cho phim hoạt hình hay nhất, cùng nhiều đề cử danh giá như đề cử giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhất, đề cử Quả cầu vàng cho phim nói tiếng nước ngoài hay nhất.
Tựa đề.
Tựa đề tiếng Nhật của phim 風立ちぬ xuất phát từ bản dịch bài thơ "Le cimetière marin" của Paul Valéry, trong đó có câu " Le vent se lève, il faut tenter de vivre" (Gió đã nổi, chúng ta phải sống). Tác giả Hori Tatsuo đã dịch câu trên thành 「風立ちぬ、いざ生きめやも」 và đăng trong tiểu thuyết "Kaze Tachinu" - nguyên tác của anime này. Bản dịch tiếng Anh của phim - "The Wind Rises" - đã khôi phục lại thì hiện tại từ câu thơ gốc mà bản dịch của Tatsuo Hori đã chuyển qua thì hiện tại hoàn thành.
Cốt truyện.
Nhân vật chính của "Kaze Tachinu" là Jirō, sinh ra vào buổi giao thời của nước Nhật cũ và nước Nhật mới với niềm yêu thích mãnh liệt với không trung và những giấc mơ được lái máy bay chinh phục bầu trời, vượt qua những không gian cũ kỹ của nước Nhật. Giấc mơ chinh phục bầu trời của cậu gặp phải một trở ngại không thể vượt qua: cậu bị cận nặng và không thể trở thành phi công. Những cảm hứng từ Caproni, một kỹ sư hàng không người Ý với vẻ ngoài bảnh bao đã đem lại cho Jirō một giấc mơ mới: tự tay thiết kế ra những chiếc máy bay cho nước Nhật. Vượt qua cơn đại địa chấn phá hủy cả thành phố Tokyo năm 1923, những khó khăn trong cuộc sống của một sinh viên kỹ thuật sau thảm họa của đất nước, Jiro đã trở thành một kỹ sư thiết kế máy bay chiến đấu và tìm thấy được một nửa trái tim của mình - Naoko, một cô gái bé nhỏ, yếu đuối, nhưng luôn xinh tươi, yêu đời.
Trở thành kỹ sư thiết kế hàng không chỉ là bước khởi đầu. Những vụ bay thử thất bại, những thiết kế nhanh chóng vỡ tan nát chỉ sau vài lần tăng tốc, những bí kíp kỹ thuật như thể chỉ người Đức mới có đạt được và căn bệnh ho lao gặm nhấm Naoko từng ngày. Jirō dâng hiến tất cả tuổi trẻ và sức lực để hoàn thiện thiết kế máy bay chiến đấu, Naoko hy sinh hạnh phúc ngắn ngủi của cô để ra đi giúp người yêu hoàn thành tâm nguyện cả một đời người. Jirō cũng thành công và chiếc Mitsubishi A5M - tiền thân của chiếc Mitsubishi A6M 'Zero' - máy bay chiến đấu xuất sắc nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai vút bay đầy kiêu hãnh.
"Gió vẫn thổi, ta phải sống" là câu nói ở đầu phim nhưng gần như đã báo trước kết thúc. Những thiết kế quý giá của Jirō sớm trở thành đống tro tàn trong thất bại của Đế quốc Nhật Bản, anh bơ vơ trong sự nuối tiếc và cô độc khi mà Naoko từ trần. Trong những giấc mơ, Jirō thấy Caproni và Naoko bên anh, động viên anh tiếp tục sống, vì gió vẫn thổi và ta phải tiếp tục sống và mơ ước dù biết ngọn gió cuộc đời không lặng bao giờ.
Quá trình sản xuất.
"Kaze Tachinu" được đạo diễn bởi Miyazaki Hayao, các tác phẩm ghi dấu ấn trước đó của ông bao gồm "Hàng xóm của tôi là Totoro" và "Sen và Chihiro ở thế giới thần bí", và là phim đầu tiên trong vòng 5 năm kể từ anime "Ponyo trên vách đá". Phim được dựa trên manga cùng tên của ông định kì trên "Model Graphix" vào năm 2009. Bản thân manga lại được sáng tác dựa trên tiểu thuyết của Hori Tatsuo, viết vào năm 1936 - 1937 và xuất bản năm 1938. Mặc dù câu chuyện trong phim xoay quanh sự nghiệp thiết kế máy bay có thực của Horikoshi, toàn bộ câu chuyện về đời tư của nhân vật này là hư cấu.
Matsutoya Yumi sáng tác và trình bày ca khúc chủ để phim tên .
Miyazaki tìm thấy cảm hứng thực hiện bộ phim này sau khi đọc câu nói của nhân vật Horikoshi: "Tất cả những gì tôi đã từng muốn làm là làm ra cái gì đó thật đẹp." Tuy nhiên, đây cũng là bộ phim dài cuối cùng ông thực hiện. Quá trình thực hiện phim đúng nghĩa đã vắt kiệt tinh thần và sức lực của ông hơn bất cứ bộ phim nào trước đó vì bấy giờ, anime "Kaguya-hime no Monogatari" của đạo diễn Takahata Isao đã thu hút rất nhiều họa sĩ tài năng khắp Nhật Bản. Vì thế, Ghibli bị thiếu nhân lực cho "Kaze Tachinu". Mặt khác, Miyazaki cũng không thể an tâm giao phó cho người khác làm thay ông được vì trải nghiệm lúc thực hiện "Lời thì thầm của trái tim" đã khiến ông vô cùng tức giận.
Phát hành.
Phim sẽ ra mắt tại Nhật ngày 20 tháng 7 năm 2013, ban đầu dự tính cùng thời điểm với phim "Kaguya-hime no Monogatari" của Takahata Isao, nhưng sau đó, Tōhō thông báo "Kaguya" đã bị dời phát hành vào mùa thu. 21 tháng 2 năm 2014, phim được phát hành tại thị trường Bắc Mỹ bởi Touchstone Pictures, hãng phát hành thuộc sở hữu của công ty Walt Disney.
Tranh cãi.
Mặc dù nhận được nhiều khen ngợi từ các nhà phê bình và khán giả nước ngoài, "Kaze Tachinu "cũng vấp phải chỉ trích từ cánh tả và hữu chính trị cùng các tổ chức chống hút thuốc lá. Bên cánh tả không hài lòng khi nhân vật chính là một nhà thiết kế máy bay chiến tranh. Một số đặt câu hỏi vì sao Miyazaki lại làm một bộ phim ca ngợi kẻ đã làm ra "cỗ máy giết người", rằng trong quá trình lắp ráp máy bay có những lao động Hàn Quốc và Trung Quốc bị ép buộc làm việc. Một phần Nam Hàn cũng có chỉ trích tương tự với bộ phim.
Trong một bài phỏng vấn với "Asahi Shimbun", đạo diễn Miyazaki nói ông có "cảm xúc rất phức tạp" với cuộc chiến, nhưng nói về chiếc máy bay Zero, ông cho rằng đó là "một trong những thứ ít ỏi mà người Nhật có thể tự hào - chúng là sự hiện diện đúng nghĩa dữ dội, và những phi công lái chúng cũng thế."
Manga.
Vào tháng 2 năm 2009, Miyazaki Hayao vẽ một mini-series gồm 2 phần mang tên "Kaze Tachinu" đăng trên "Model Graphix". Truyện xoay quanh Horikoshi Jirō, người đã thiết kế chiếc máy bay chiến đấu trong Chiến tranh thế giới thứ hai nổi tiếng của Nhật, Mitsubishi A6M Zero. | 1 | null |
Tenugui (手拭い) là một chiếc khăn tay mỏng làm từ cotton. Đây là một loại khăn truyền thống của Nhật Bản.
Một chiếc Tenugui thường hình chữ nhật, có kích thướng từ 35 đến 90cm, vải dệt trơn và luôn được nhuộm theo một kiểu mẫu. Hoạ tiết có thể một màu cũng có thể rất phong phú đa dạng hoặc các hình ảnh thủy mặc, tranh vẽ truyền thống.
Mặc dù tên gọi được ghép từ chữ Te (手), tức “Thủ”, và Nugui (ぬぐい), tức “Lau”, Tenugui không chỉ được dùng để lau tay mà còn có rất nhiều công dụng khác như làm khăn quấn đầu, bọc chai nước hay làm quà tặng... nhưng thông dụng nhất là để quấn đầu trong môn kiếm đạo và làm quà lưu niệm hay dùng để trang trí.
Lịch sử.
Vào thời Heian (794 - 1185), Tenugui được sử dụng như một vật trang trí trong các lễ hội hoặc nghi thức có liên quan đến Thần linh. Do thời ấy, vải là một thứ hàng hóa xa xỉ nên phải đến thời Kamakura (1185 –1333), Tenugui mới dần dần xâm nhập vào đời sống của dân thường.
Trải qua vài thế kỉ, đến thời đại Edo (1603 - 1868), khi ngành trồng trọt bông phát triển tại nhiều địa phương, Tenugui cũng trở thành một vật dụng không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của người Nhật Bản. Đây cũng là thời đại mà Tenugui bắt đầu được chú trọng không chỉ riêng về tính năng mà còn cả tính nghệ thuật. Vào thời này, các cuộc thi thiết kế hoa văn và nhuộm màu Tenugui, gọi là “Tenugui awase”, rất phổ biến và được ưa chuộng trong giới mộ điệu. Kỹ thuật nhuộm Tenugui cũng từ đó mà dần được phát triển hơn.
Tuy nhiên, phải đến thời Showa (1926 - 1989), nhờ vào kỹ thuật nhuộm “Chusen” tiên tiến, tạo nên cuộc cách mạng lớn cho ngành công nghiệm nhuộm, Tenugui đã vượt lên cả giới hạn là một món đồ dùng hằng ngày để trở thành những đối tượng nghệ thuật cho những người yêu thích Tenugui và tranh vẽ. Ngày nay, bạn có thể bắt gặp nhiều chiếc Tenugui với hoa văn và màu sắc đa đạng cùng cách sử dụng vô cùng biến hóa. | 1 | null |
Friedrich Carl Nicolaus của Phổ (1828 – 1885) là cháu trai Wilhelm I – vị hoàng đế khai quốc của đế quốc Đức – và là một Thống chế quân đội Phổ-Đức. Ông thường được mệnh danh là "Vương tử Đỏ" ("Roten Prinzen") vì hay mặc bộ quân phục khinh kỵ binh màu đỏ chứ không phải là vì tinh thần tấn công máu lửa. Ngoài ra, ông còn được gọi là "Vương tử Sắt" ("Der Eiserne Prinz"). Friedrich Karl đã có nhiều đóng góp về phương diện quân sự cho thành công của cuộc thống nhất nước Đức do Wilhelm I và Thủ tướng Otto von Bismarck lãnh đạo.
Cũng như các thân vương khác của vương triều Phổ, Friedrich Karl đã được định hướng đến sự nghiệp quân sự ngay từ khi thời thơ ấu. Ông cũng học tại Đại học Bonn từ năm 1846 cho đến năm 1848. Sau khi được phong cấp hàm Đại úy Kỵ binh năm 1848, ông đã thể hiện lòng dũng cảm của mình trong cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ nhất và trong chiến dịch trấn áp nổi dậy tại Baden, nơi ông bị trọng thương vào năm 1849. Sau khi bình phục, ông tiếp tục phục vụ lực lượng quân sự Phổ và lên dần đến cấp Trung tướng Kỵ binh. Vào năm 1859, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đoàn III Brandenburg và đã thực hiện suôn sẻ công việc của mình. Tiếp theo đó, ông được thăng cấp hàm Thượng tướng Kỵ binh năm 1861 và tham gia trong cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ hai năm 1864. Sau chiến thắng vang dội của mình tại Düppel ngày 18 tháng 4, ông được bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh liên quân Áo-Phổ và trên cương vị này, ông đã dứt điểm cuộc chiến với thắng lợi quân sự quyết định của Áo và Phổ.
Trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, ông đảm nhiệm thành công chức Tư lệnh Tập đoàn quân số 1 và đóng vai trò quan trọng trong thắng lợi quyết định của quân đội Phổ ở trận Königgrätz ngày 3 tháng 7. Tiếp theo đó, Friedrich Karl chỉ huy Tập đoàn quân số 2 trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Sau khi đánh bại một tập đoàn quân Pháp trong hai trận đánh lớn ngày 16 và 18 tháng 8 năm 1870, buộc đối phương phải rút về Metz, ông tiến hành vây hãm Metz cho đến khi hạ được pháo đài vào ngày 27 tháng 10. Thắng lợi đã khiến ông trở thành một trong hai thân vương đầu tiên của hoàng tộc Phổ được phong cấp Thống chế. Sau đó, ông điều quân về sông Loire để đối phó với Tập đoàn quân Loire mới được thành lập của Pháp. Cuộc chiến ở đây đã chấm dứt với thắng lợi hoàn toàn của Friedrich Karl trong trận Le Mans năm 1871. Các sử gia hiện nay nhìn nhận ông là một nhà cầm quân thao lược, mặc dù có phần thận trọng.
Thân thế.
Friedrich Karl sinh ngày 20 tháng 3 năm 1828 tại cung điện Schloss Klein ở kinh thành Berlin. Ông là con trai duy của Vương tử Karl của Phổ (1801 – 1883) với vợ của ông này là Công nương Marie xứ Sachsen-Weimar-Eisenach (1808 – 1877) – chị ruột của Hoàng hậu Augusta về sau này. Vương thân Friedrich Karl là cháu nội của Vua Friedrich Wilhelm III của Phổ và là cháu gọi các vua Friedrich Wilhelm IV và Wilhelm I bằng bác.
Sự nghiệp.
Cũng giống như các thân vương khác, Friedrich Karl được nhận một nền giáo dục mang đậm truyền thống quân sự của vương tộc. Năm lên 10 tuổi, ông gia nhập quân đội với cấp hàm Thiếu úy trong Trung đoàn Bộ binh Cận vệ 14. Đến năm 1844, ông được lại thăng chức Trung úy. Bên cạnh sự gắn bó của mình với truyền thống quân sự Phổ, Friedrich Karl học Đại học Bonn từ năm 1846 cho đến năm 1848 và trở thành một trong những thân vương đầu tiên của vương triều Phổ được học tại đây. Thiếu tá Albrecht von Roon, người đã dạy dỗ tận tình cho Friedrich Karl về các bộ môn khoa học và quân sự khi ông còn ấu thơ, đã được cha của Friedrich Karl cử đi tháp tùng vị thân vương trẻ tuổi trong suốt thời gian ông học ở Bonn.
Tại Bonn, Friedrich Karl gia nhập Liên đoàn Sinh viên Borussia Bonn vào năm 1847. Ông đã tranh thủ thời gian đi nhiều chuyến sang Thụy Sĩ, Áo, Ý và Pháp trong các kỳ nghỉ hè năm 1846 và 1847. Ngoài ra, ông được tặng Huy chương Cứu mạng ("Rettungsmedaille") vào ngày 12 tháng 7 năm 1847 vì đã cứu sống một đứa bé bị chìm ở sông Rhein.
Những năm tháng học tập của Friedrich Karl trong thời niên thiếu của mình đã hình thành mối quan hệ gắn bó giữa vị vương tử với Roon, người có nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến tố chất của ông. Roon về sau này trở thành Bộ trưởng Chiến tranh Phổ và có nhiều cống hiến cho thắng lợi của Phổ trong các cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức.
Sự nghiệp ban đầu.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Bonn, ông trở thành một đại đội trưởng trong trung đoàn của mình và phục vụ bộ tham mưu của Thống chế Friedrich von Wrangel trong cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ nhất năm đó. Trên chiến trường, ông đã thể hiện lòng dũng cảm của mình trong các trận giao chiến gần Schleswig và Düppel. Theo sự đề xuất của Thống chế Wrangel, ông được vua bác Friedrich Wilhelm IV phong tặng Huân chương Thập tự Xanh cao quý của quân đội Phổ vì năng lực mà ông thể hiện trong trận Schleswig ngày 23 tháng 4 năm 1848. Cũng trong năm 1848, ông được thăng cấp Đại úy kỵ binh ("Rittmeister") trong trung đoàn Cấm vệ quân ("Gardes du Corps").
Tiếp sau đó, vào năm 1849, ông được lên chức Thiếu tá được bổ nhiệm vào bộ tham mưu của bác mình là Thái đệ Wilhelm, tức Hoàng đế Wilhelm I tương lai. Cùng với Wilhelm Friedrich Karl đã tham gia chiến dịch tại Baden vào cuộc cách mạng năm 1848 – 1849. Trong trận giao chiến tại Wiesenthal vào ngày 20 tháng 6, khi quân nổi dậy Baden đã gần như cầm chắc thắng lợi trong tay, Friedrich Karl đã chỉ huy một khối khinh kỵ binh vùng Rhein thực hiện các cuộc xung phong mạnh mẽ mạnh mẽ về phía bộ binh địch. Ông bị thương ở tay và vai. Trong thời gian chữa trị lâu dài của mình, Friedrich Karl chú tâm nghiên cứu khoa học và lịch sử quân sự, mảng đề tài mà ông đã ưa chuộng ngay từ khi còn ấu thơ. Ông từng thức đêm để đọc binh thư, và đặc biệt yêu thích tìm hiểu cuộc đời và các chiến dịch quân sự của Friedrich Đại đế và Napoléon I.
Sau khi bình phục, Friedrich Karl tiếp tục theo đuổi binh nghiệp của mình. Ông được phong cấp Đại tá và Chỉ huy trưởng Trung đoàn Long kỵ binh Cận vệ ở Berlin năm 1852, rồi được thăng chức Thiếu tướng và Chỉ huy trưởng Lữ đoàn Kỵ binh Cận vệ số 1 năm 1854. Trong thời gian này, Friedrich Karl trở nên nổi tiếng trong quân đội Phổ vì kiến thức chuyên môn và tài thao lược của mình. Với cấp hàm Thiếu tướng, ông cũng từng tham gia hoạt động thực tập của Bộ Tổng tham mưu dưới sự chỉ đạo của tướng Karl von Reyher, và trở nên gắn bó mật thiết với vị Tổng tham mưu trưởng. Ông cũng hình thành mối quan hệ chặt chẽ với Helmuth von Moltke, người đã khẳng định niềm tin của mình vào tài cán của vị vương tử: "Tôi nghĩ anh ấy là con người mà một ngày nào đó sẽ khôi phục nền vinh quang quân sự xưa cũ cho quân lực Phổ". Năm 1856, ông lên quân hàm Trung tướng và được nhậm chức Chỉ huy trưởng Sư đoàn Bộ binh số 1 vào ngày 19 tháng 2 năm 1857. Không lâu sau đó, ông từ nhiệm do sự bất mãn của mình với các phương pháp huấn luyện đương thời.
Năm 1858, ông thăm Pháp, nơi ông dành từng giây từng phút tìm hiểu tình hình quân đội Phổ. Vào năm 1859, khi quân đội Phổ được huy động để chống lại Pháp trong cuộc Chiến tranh Pháp-Áo, bác ông là Nhiếp chính vương Wilhelm đã chỉ định ông làm Tư lệnh Sư đoàn số 3 tại Stettin, một địa vị mang lại cho ông quyền tự do hành động mà trước đây ông không có được. Trên cương vị này, ông đã theo dõi tường tận các chiến thuật của quân đội Pháp trong cuộc chiến để rút ra bài học kinh nghiệm cho mình. Với vốn kiến thức mà ông đã tổng hợp được từ thầy Roon, Friedrich Karl hiểu được những khuyết điểm của quân đội Pháp. Ông nhận thấy rằng không phải sức mạnh quân sự vượt trội hoặc tài thao lược của các cấp chỉ huy của họ đã đánh bại người Áo, nhưng chính sự bất lực của giới lãnh đạo quân sự Áo đã dẫn đến thất bại ở Magenta và Solferino. Đồng thời, cuộc tổng động viên thất bại năm 1859 cũng cho Friedrich Karl thấy những thiếu sót to lớn trong cơ cấu quân sự của Phổ. Ông đã hội tụ một nhóm sĩ quan cấp cao bên mình để cùng bàn thảo về các vấn đề chiến thuật và chiến lược, và những người đã từng bàn luận với ông đều khâm phục trước tầm nhìn chiến thuật mà ông bộc lộ.
Friedrich Karl cũng viết một số tiểu luận quân sự và cho in thạch bản để lưu hành nội bộ trong nhóm đồng sự của ông. Trong số đó có một bài thuyết giảng ông viết cho các sĩ quan ở Stettin vào đầu năm 1860, nói về những đường lối và biện pháp giúp quân đội Phổ có thể đánh bại quân đội Pháp. Không những chỉ ra những nhược điểm trong chiến thuật của quân đội Pháp, bài thuyết trình này còn khẳng định việc cải cách quân đội Phổ là hết sức cần thiết. Trái ngược với ý nguyện của vương tử, một ấn bản của bài thuyết giảng đã được xuất bản nặc danh tại Frankfurt-am-Main với tựa đề "Một bản ghi nhớ quân sự của P. F. K" ("Eine militärische Denkschrift von P. F. K"). Sự ra mắt của bài thuyết giảng này đã khiến cho ông được biết đến trên khắp châu Âu và bản dịch tiếng Pháp của nó gây nên làn sóng phẫn nộ tại Pháp. Về phần mình, Friedrich Karl rất bực bội trước thái độ tự ý hành động của nhà xuất bản bài thuyết trình này. Bất chấp sự ngăn cản của các bạn ông, ông từng kiện nhà xuất bản nhưng không thành công. Mặt khác, ý tưởng đổi mới quân đội Phổ mà bài thuyết giảng nêu ra đã được Tổng tham mưu trưởng khi ấy là Moltke nhiệt tình ủng hộ.
Vào ngày 1 tháng 7 năm 1860, ông được ủy nhiệm làm Tướng tư lệnh Quân đoàn III ở Berlin. Trong suốt 10 năm chỉ huy quân đoàn này (1860 – 1870, ngoại trừ các chiến dịch năm 1864 và 1866), ông đã áp dụng những ý tưởng cải cách của mình và biến Quân đoàn III (Brandenburg) thành nơi nuôi dưỡng tư tưởng quân sự của ông, qua đó đặt tiền đề cho những thắng lợi quân sự vang dội của Phổ về sau này. Friedrich Karl luôn chú trọng tăng cường sĩ khí của quân lực đến mức độ cao nhất có thể; và, qua 10 năm không ngừng rèn luyện, Quân đoàn III của ông đã trở thành đơn vị có khả năng tác chiến tốt nhất của quân đội Phổ sau Quân đoàn Vệ binh.
Chiến tranh Schleswig lần thứ hai.
Khi cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ hai bùng nổ (1864), ông được giao quyền chỉ huy quân cánh phải của lực lượng Phổ được gửi tới để phối hợp với Đế quốc Áo. Vào ngày 2 tháng 2 năm 1864, quân ông tấn công quân Đan Mạch ở Mysunde nhưng bị đẩy lui. Nhưng chẳng bấy lấu sau, Friedrich Karl đã gỡ gạc cho thất bại của mình khi ông chuyển sang hướng bắc và điều binh tới Amis, nơi ông vượt sông Schley thành công vào ngày 6 tháng 2. Bước tiến chiến lược này đã buộc quân đội Đan Mạch phải rút khỏi thành lũy kiên cố Dannewerk mà không qua một trận đánh lớn nào. Tiếp theo đó, vị vương tử tiến quân đến Düppel, một thành lũy rắn chắc khác của quân Đan Mạch. Quân ông nổ súng tấn công vào ngày 17 tháng 2 và sau nhiều tuần giao tranh ác liệt, quân Đan Mạch đã dần dần bị đẩy vào trong pháo đài. Quân Phổ bẻ gãy một cuộc phản công của Đan Mạch vào rừng Rageboel ngày 17 tháng 3 và buộc quân đội Đan Mạch phải cố thủ trong các chiến lũy của mình.
Sau hai tháng vây hãm, quân đội Phổ tiến công và chiếm được trận tuyến Düppel vào ngày 18 tháng 4. Friedrich Karl đã trực tiếp tổ chức cuộc tập kích cuối cùng vào Düppel, trong đó ông tự tay giương cờ hiệu hiệu của một trung đoàn Cận vệ – đây đã trở thành đơn vị đầu tiên vào được các chiến lũy của quân Đan Mạch. Bị thiệt hại nặng nề, quân Đan Mạch phải chạy về đảo Alsen. Sau chiến thắng Düppel, Friedrich Karl được phong chức Tổng tư lệnh liên quân Áo-Phổ thay thế vị Thống chế lão thành von Wrangel. Trung tướng Helmuth von Moltke được cử làm Tham mưu trưởng của ông. Thực hiện kế hoạch đổ bộ táo bạo của Moltke, Friedrich Karl đã đánh chiếm đảo Alsen vào ngày 29 tháng 6. Đây là một thắng lợi quyết định đã đánh quỵ ý chí tiếp tục chiến đấu của người Đan Mạch và dẫn tới sự chấm dứt cuộc chiến với phần thắng thuộc về phe đồng minh Áo-Phổ. Những chiến công của Friedrich Karl năm 1864 đã góp phần khiến ông trở thành một tên tuổi lớn trong lịch sử quân sự Phổ.
Chiến tranh Áo-Phổ.
Vào năm 1866, khi cuộc Chiến tranh Áo-Phổ bùng nổ, ông được vua bác Wilhelm I bổ nhiệm làm Tư lệnh Tập đoàn quân số 1, với 93.000 quân đến từ các quân đoàn II, III và IV. Vào ngày 23 tháng 6 năm 1866, khi các lực lượng dưới quyền ông tràn qua biên giới Áo-Phổ và tiến vào Böhmen, Friedrich Karl đã ban bố một mệnh lệnh nổi tiếng:
Ngày 25 tháng 6 năm 1866, một cuộc pháo chiến lẻ tẻ đã diễn ra tại Liebenau và kết thúc với thắng lợi của các đơn vị Tập đoàn quân số 1. Hôm sau, quân của Friedrich Karl chạm súng với các lực lượng thuộc Quân đoàn I Áo ở Podol. Hai bên giằng co ác liệt cho đến nửa đêm khi quân Phổ làm chủ được Podol. Trận đánh đã thể hiện ưu thế vượt trội của súng trường nạp hậu "Dreyse" của Phổ so với súng trường nạp tiền "Lorenz" của Áo. Dưới làn hỏa lực ác liệt của Phổ, một tiểu đoàn bộ binh đã gần như bị tiêu diệt hoàn toàn ở Podol.
Hai ngày sau (28 tháng 6), Tập đoàn quân số 1 của Friedrich Karl hội quân với Tập đoàn quân Elbe gồm 46.000 quân do tướng Herwarth von Bittenfeld chỉ huy. Giờ đây, vị thân vương đã có được 14 vạn quân dưới quyền tổng chỉ huy của mình. Quân ông lại phát động tiến công quân đoàn Clam-Gallas của Áo và quân đội Sachsen tại Münchengrätz, buộc đối phương phải rút chạy về Gitschin, nơi họ hình thành một cứ điểm phòng thủ vững chãi. Bước sang ngày 29 tháng 6, Friedrich Karl huy động hai sư đoàn tấn công cứ điểm này và sau một cuộc quyết chiến với tổn thất lớn cho cả hai phe, quân Phổ đẩy được đối phương vào trong thị trấn. Các đoàn quân chiến thắng của Phổ hăng hái truy kích và tiếp tục giao tranh trên đường phố Gitschin. Liên quân Áo-Sachsen cuối cùng đã bị đánh bật khỏi Gitschin và phải chạy về Horziz.
Sau những thất bại liên tiếp, người Tổng chỉ huy quân đội Áo ở Böhmen là Ludwig von Benedek tập trung toàn bộ lực lượng ở vùng đất cao giữa hai sông Bistritz và Elbe để chuẩn bị cho một trận đánh quyết định. Tướng Áo hy vọng sẽ chiến đấu ở thế phòng ngự, rồi đến một thời khắc định đoạt thì tung một đòn hồi mã thương để phá vỡ trung quân Phổ. Nhưng, bất chấp những lời cảnh báo từ viên sĩ quan tình báo hàng đầu của ông, Benedek nghĩ rằng ông sẽ đương đầu với mỗi Tập đoàn quân số 1 của Friedrich Karl. Trong thời điểm này, các chỉ huy quân Phổ không hề hay biết về vị trí cứ điểm phòng ngự của quân Áo do thiếu trinh sát, và Tổng tham mưu trưởng Helmuth von Moltke dự định cho phần lớn quân lực nghỉ ngơi từ một đến hai ngày. Nhưng rồi, trưa ngày 2 tháng 7, sau khi tổ chức một cuộc thám sát, Đại tá Zychlinski – viên chỉ huy tiền quân Sư đoàn số 7 (tướng Fransecky) thuộc Tập đoàn quân số 1 của Friedrich Karl – báo cáo rằng Quân đoàn III của Áo đang đóng quân trên các cao điểm Clum và Lipa. Được tin, Friedrich Karl quyết định phải tiến hành điều tra và truyền lệnh cho Thiếu tá Ernst von Unger tiến hành thám sát lực lượng địch ở thung lũng Bistritz. Unger đã thực hiện thành công nhiệm vụ của mình và phát hiện được một số lượng đáng kể quân Áo tập kết dọc theo vùng hạ lưu sông Elbe về hướng Bắc Königgrätz. Khoảng 6 hoặc 7 giờ đêm ngày 2 tháng 7, Unger trở về tổng hành dinh và báo cáo cho Friedrich Karl về những gì ông thấy được. Tin tức này đã làm thay đổi đổi hoàn toàn thái độ thận trọng mà Friedrich Karl thể hiện trong giai đoạn trước của cuộc chiến. Ông đề ra một quyết định mà được các nhà viết tiểu sử về sau này nhìn nhận là vĩ đại nhất và có ý nghĩa nhất trong sự nghiệp quân sự của ông: huy động toàn bộ lực lượng của mình để tấn công quân địch trong buổi sáng ngày hôm sau.
Sau khi tướng Voigts-Rhetz, Tham mưu trưởng của Friedrich Karl, trình diện kế hoạch tấn công của vị thân vương cho Moltke, Tổng tham mưu trưởng tức tốc ban lệnh cho Thái tử Friedrich Wilhelm – Tư lệnh Tập đoàn quân số 2 – đưa quân vào trận địa và hình thành cánh phải của quân Phổ, hỗ trợ cho Tập đoàn quân số 1 của Friedrich Karl án ngữ ở chính diện và Tập đoàn quân Elbe của Bittenfeld ở cánh trái. Vốn có nhiều tham vọng và ghen tỵ với anh họ mình là Friedrich Wilhelm, Friedrich Karl mong muốn đánh bại hoàn toàn quân Áo trước khi Thái tử có thể đến kịp và chia sẻ vinh quang chiến thắng với ông. Phải qua nhiều khó khăn thì Moltke mới thuyết phục được Friedrich Karl rằng nhiệm vụ của ông là cầm chân quân địch trước khi Tập đoàn quân số 2 ứng chiến và tập kích sườn phải quân Áo. Trận đánh quyết định ở Königgrätz-Sadowa đã bùng nổ vào buổi sáng ngày 3 tháng 7 khi các Tập đoàn quân số 1 và Elbe tiến công vào trận địa quân Áo. Mặc dù nhiều đợt phản công bằng lưỡi lê của quân Áo bị bẻ gãy với thiệt hại hết sức to lớn, ưu thế về quân số và pháo binh của Áo đã đẩy quân của Friedrcih Karl vào nguy cơ thất bại trong buổi trưa. Đầu giờ chiều, Thái tử Friedrich cuối cùng đã đem viện binh đếnvà phá tan cánh phải mỏng manh của quân Áo. Thừa thắng, Moltke thúc quân tiến công từ mọi hướng; và vào lúc 16 giờ, Tập đoàn quân số 1 tiến vào hướng trung tâm, "với những tiếng reo vang và trống đánh" nhưc một phóng viên chiến trường mô tả. Quân tiền vệ của Friedrich Karl đã làm chủ được các cao điểm mà tại đó pháo binh Áo tra tấn họ trong suốt buổi sáng.
Thắng lợi quyết định ở Königgrätz đã xác định phần thắng thuộc về Phổ trong cuộc chiến. Mặc dù tướng Moltke là "kiến trúc sư" trưởng của chiến thắng, tài thao lược mà Friedrich Karl thể hiện trên cương vị chỉ huy một tập đoàn quân Phổ đã đem lại cho ông tiếng tăm như một trong những chiến sĩ hàng đầu châu Âu thời đó. Sau đại thắng, Friedrich Karl điều quân vào Moravia và tiến xuống Brittnn, trong khi Herwarth von Bittenfeld tiến xuống Iglau, nhằm tạo bàn đạp tiến đánh Viên. Tổng chỉ huy mới của quân đội Áo ra lệnh cho Benedek tập kết quân lực ở Florisdorf để phòng vệ kinh thành Viên. Khác với Thái tử, Friedrich Karl khá thành công trong việc cắt đường rút trực tiếp của Benedek về Viên. Ngày 16 tháng 7, ông phái sư đoàn Horn đến Lundenburg, buộc Benedek phải vượt bờ trái sông March. Tướng Áo giờ đây phải rút về Viên theo đường núi Karpath. Ngày 22 tháng 7 năm 1866, quân của Friedrich Karl tổ chức thành công thế trận bao vây tiêu diệt lực lượng Áo trong trận Blumenau, nhưng trước khi ông có thể giành một thắng lợi vang dội khác và mở đường cho quân Phổ tiến vào Hungary, vị thân vương đã nhận được thông tin về hiệp định đình chiến giữa Phổ và Áo trong buổi trưa ngày hôm đó.
Chiến tranh Pháp-Đức.
Trong quốc hội lập hiến của Liên bang Bắc Đức năm 1867, Friedrich Karl là đại biểu của khu vực bầu cử Labiau-Wehlau ở Đông Phổ.
Sau khi cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) bùng nổ, Friedrich Karl được phong chức Tổng tư lệnh Tập đoàn quân số 2 của Đức. Vào ngày 26 tháng 7 năm 1870, ông rời kinh đô Berlin ra chỉ huy mặt trận. Sau khi quân Pháp thua các trận lớn đầu tháng 8 năm 1870 - trong đó Sư đoàn 5 tiên phong của tập đoàn quân Friedrich Karl có tham gia trận Spicheren - và rút lui khỏi biên giới, Bộ Chỉ huy quân Đức - đứng đầu là Moltke - đơn thuần phớt lờ Metz và điều quân vượt tuyến đường rút của địch. Moltke huy động các đạo quân của Steinmetz và Friedrich Karl khép kín Tập đoàn quân Rhine của Pháp từ hướng nam. Friedrich Karl hiện diện tích cực lần đầu tiên trên chiến trường trong trận Mars-la-Tour vào ngày 16 tháng 8. Đây là một trong những trận đánh đẫm máu nhất của chiến dịch năm 1870. Tại đây các quân đoàn III (tướng Alvensleben) và X (tướng Voigts-Rhetz) của Tập đoàn quân số 2, do tin là mình đang gặp phải hậu quân Pháp, đã tiến công toàn bộ Tập đoàn quân Rhine ở Vionville - Mars-la-Tour. Các đợt tấn công của bộ binh Phổ sớm bị chặn đứng, song lực lượng pháo binh thiện chiến của Phổ, vốn được cải tiến rất nhiều kể từ sau năm 1866, đã cứu vãn họ khỏi một thất bại nặng nề. Trận đánh kết thúc trong màn đêm với thiệt hại rất lớn cho cả hai bên tham chiến. Mặc dù không phe nào giành thắng lợi rõ rệt, quân của Friedrich Karl đã khóa được đường rút của Tập đoàn quân Rhine về Verdun, buộc Bazaine phải rút quân trở lại hướng Metz.
Tiếp theo đó, vị Thân vương tham gia chỉ huy trận Gravelotte-St. Privat vào ngày 18 tháng 8 năm 1870. Có lẽ do tuân thủ quá nghiêm ngặt mệnh lệnh của Moltke nhằm tấn công quân Pháp cứ "khi nào tìm thấy" họ, Friedrich Karl bất cẩn huy động Quân đoàn Vệ binh ồ ạt tấn công các cứ điểm phòng ngự cực kỳ rắn chắc của địch. Trong 18.000 quân tham chiến của quân đoàn tinh nhuệ này, 8.000 người đã bị giết hoặc bị thương (chủ yếu chỉ trong vòng 20 phút. Tuy nhiên, đối lập với sự thất bại của Tập đoàn quân số 1 ở Gravelotte, Tập đoàn quân số 2 cuối cùng đã đánh bật quân Pháp khỏi St. Privat.
Sau chiến thắng Gravelotte-St. Privat, các lực lượng thuộc Tập đoàn quân số 1 và 2 tiến hành bao vây Tập đoàn quân Rhine ở Metz. Mâu thuẫn cá nhân giữa vị thân vương và tướng Karl Friedrich von Steinmetz, người chỉ huy Tập đoàn quân số 1, đã dẫn đến việc Steinmetz từ chức và Friedrich Karl trở thành Tổng chỉ huy các lực lượng vây hãm của Đức. Tại đây, Friedrich Karl với 12 vạn quân đã khóa chặt 18 vạn quân Pháp trong pháo đài Metz và đập tan các đợt phá vây ác liệt của Pháp, tiêu biểu nhất là trận Noisseville (31 tháng 8 – 1 tháng 9) và trận Bellevue (7 tháng 10). Sư đoàn của tướng Ferdinand von Kummer đã đóng vai trò then chốt trong việc bẻ gãy hai cuộc đột vây này. Cuối cùng, vào ngày 27 tháng 10 năm 1870, khoảng 173.000 quân Pháp – trong đó có ba thống chế và hơn 6.000 sĩ quan – phải đầu hàng quân của Friedrich Karl, khi ấy còn khoảng 11 vạn binh sĩ. Theo cổ tục của vương triều, một vương thân không được phong Thống chế – cấp bậc cao nhất của quân đội Phổ. Bản thân vua Wilhelm I trước đây chỉ là "Đại tướng Bộ binh quyền lãnh Thống chế", chứ không phải là Thống chế thực thụ. Tuy nhiên, ngày hôm sau khi Metz thất thủ, vua Wilhelm I phá lệ phong hàm Thống chế cho cả Friedrich Karl và Thái tử Friedrich Wilhelm.
Sau khi được người Pháp thành lập vào cuối năm 1870, Tập đoàn quân Loire đã đánh đuổi quân Bayern dưới quyền tướng Ludwig von der Tann khỏi Orleans vào ngày 9 tháng 11 năm 1870. Mặc dù quân Pháp bị buộc phải ngừng truy kích khi các tướng Phổ là Ludwig von Wittich, Vương thân Albrecht và Đại Công tước xứ Mecklenburg-Schwerin tiếp viện cho quân Bayern, Tập đoàn quân Loire thực sự đã trở thành một mối đe dọa đến quân Đức. Trước tình hình đó, Friedrich Karl được lệnh chuyển gấp tổng hành dinh từ Metz đến sông Loire. Ông rời Corny, nơi ông đặt tổng hành dinh từ ngày 7 tháng 9, đến Pont-ii-Mousson ngày 2 tháng 11. Đến ngày 10 tháng 11 năm 1870, ông tới Troyes. Ông nhanh chóng hành quân qua Sens, Rambouillet, Nemours, và Pithiviers, cho đến khi chạm trán với Tập đoàn quân Loire trong trận Beaune-la-Rolande ngày 28 tháng 11. Tại đây, ông giành thắng lợi vang dội và loại được khoảng 7.000 quân Pháp ra khỏi vòng chiến.
Vào ngày 3 tháng 12 năm 1870, quân của Friedrich Karl, phối hợp với đội quân của Đại Công tước xứ Mecklenburg, đánh tan quân Pháp ở Chevilly và Chilliers-aux-Bois và buộc địch phải rút vào Orléans. Quân Đức giành lại thành phố này vào ngày 5 tháng 11. Chiến thắng này đem lại cho Đức hơn 1 vạn tù binh và gần 80 khẩu đại bác. Sau đó, vị thân vương tiếp tục kéo quân đến Tours. Vào ngày 12 tháng 12, ông dời tổng hành dinh đến Beaugency, nơi Đại Công tước xứ Mecklenburg đã đánh thắng một đạo quân lớn của Pháp trong mấy ngày trước đó. Quân ông chiếm giữ Blois vào ngày 13 tháng 12 và Vendôme ngày 16 tháng 12. Đến thời điểm này, Tập đoàn quân Loire đã bị giảm xuống còn nửa quân số. Ngày 4 tháng 1 năm 1871, sau khi đã chuẩn bị chu đáo, Friedrich Karl phát động tấn công. Vào ngày 6 tháng 1, ông đánh vào một đạo quân Pháp đang tiến đến Vendôme, buộc địch phải chạy về Azay và Montoire. Trong hàng loạt cuộc giao chiến ác liệt diễn ra vào hôm sau, quân ông lần lượt đánh chiếm Nogent-le-Rotrou, Sarg, Savigny vã La Chartre, rồi vào ngày 8 tháng 1, quân Pháp thua chạy khỏi St. Calais và Bouloirc. Cuối cùng, Friedrich Karl đại phá Tập đoàn quân Loire trong trận Le Mans, làm chủ Le Mans vào ngày 12 tháng 1, đồng thời chiếm được các cứ điểm St. Comeille phía đông nam Le Mans.
Bảy ngày giao chiến ác liệt đã gây cho Tập đoàn quân Loire thiệt hại hết sức to lớn, trong đó có 2 vạn tù binh, nhiều đại bác và phương tiện chiến tranh khác. Ngày 14 tháng 1, quân của Friedrich Karl chiếm được doanh trại Conlie nổi tiếng. Chiến dịch sông Loire đã chấm dứt thắng lợi. Vào ngày 28 tháng 1, hiệp định đình chiến được ký kết giữa Đức và Pháp. Để ghi nhớ những cống hiến cho cháu mình cho chiến thắng của người Đức, Wilhelm I – giờ đây là Vua Phổ và Hoàng đế Đức – đã ban tặng cho Friedrich Karl Đại thập tự của Huân chương Thập tự Sắt vào ngày 22 tháng 3 năm 1871. Ngoài ra, ông còn được thưởng 30 vạn thaler.
Theo đánh giá của nhà sử học quân sự Hoa Kỳ Gordon A. Craig, vị vương tử là một nhà chỉ huy thận trọng, ngăn nắp nhưng luôn thể hiện năng lực cũng như sự quyết tâm và bền bỉ khi gặp khó khăn. Sử gia người Mỹ Michael Howard, tác giả một cuốn sách viết về cuộc Chiến tranh Pháp-Đức 1870-1871, nhìn nhận ông là một chiến sĩ nhà nghề nhưng nhiều lúc tỏ ra quá thận trọng trong chiến dịch năm 1866 và chiến dịch sông Loire năm 1870-1871. Một tác giả khác, Philipp Elliot-Wright, đánh giá Friedrich Karl là một nhà cầm quân tài năng dù hơi có phần thận trọng. Là một sĩ quan thông minh nhưng sự do dự của ông trong một số thời khắc của chiến dịch năm 1866 đã khiến cho các thành phần thuộc Tập đoàn quân số 1 của ông bị sơ hở.
Những năm cuối đời.
Sau khi cuộc chiến tranh chấm dứt, Friedrich Karl lãnh chức Tướng thanh tra ("Generalinspekteur") Bộ phận Thanh tra Quân đội III và Thanh tra Kỵ binh Phổ. Nga hoàng Aleksandr II đã phong cấp Nguyên soái Nga cho ông. Ông còn được nhận danh hiệu "Trưởng Đại tá" ("Chef") của một số trung đoàn Phổ, Nga và Áo. Không những thế, ông được phong tặng "Knight Grand Cross" ("Đại Thập tự Hiệp sĩ") danh dự của Huân chương Bath của Anh Quốc năm 1878.
Friedrich Karl đã đi nhiều chuyến du ngoạn ở phương Đông, lần cuối cùng là vào năm 1883 khi ông đến Ai Cập, Syria (Palmyra), Hy Lạp và Ý. Chuyến đi cuối cùng này đã được mô tả qua một tư liệu được đánh giá cao "Prinz Friedrich Karl im Morgenlande" (Berlin, 1884).
Ông từ trần ngày 15 tháng 6 năm 1885, và được mai táng trong hầm mộ cẩm thạch ở Nhà thờ Thánh Phêrô và Phaolô (Berlin-Wannsee).
Gia đình.
Ngày 29 tháng 11 năm 1854, ông kết hôn với Công nương Maria Anna xứ Anhalt-Dessau (1837 – 1906), con gái của Leopold IV, Công tước xứ Anhalt. Họ có năm người con, bao gồm: | 1 | null |
là tên một tiểu thuyết phát hành năm 1990 của Yoshimoto Banana.
Cốt truyện.
Tiểu thuyết bắt đầu từ tập truyện ngắn tên "N.P" bằng tiếng Anh của cố nhà văn Takase Sarao và lời nguyền của thiên truyện thứ 98 khiến người dịch truyện sang tiếng Nhật tự sát, trong đó có Shōji, người yêu của Kazami. Ám ảnh bởi cái chết người yêu, Kazami đã tìm đến cuốn sách và chính nó đưa cô quen được với 3 đứa con của Sarao: Saki, Otohiko và Sui - em cùng cha khác mẹ với Saki và Otohiko. Mọi chuyện bắt đầu từ đó.
"N.P" ở đây bắt nguồn từ tên bài hát "North Point" ("Điểm Bắc") nằm trong album "Islands" của Mike Oldfield.
Phát hành.
Truyện lần đầu phát hành bên Nhật năm 1990. Năm 2006, truyện được Nhã Nam mua bản quyền, dịch bởi Lương Việt Dzũng và phát hành tại Việt Nam bởi Nhà xuất bản Đà Nẵng. Năm 2012 trở đi, truyện được tái bản và lần này phát hành bởi Nhà xuất bản Hội Nhà Văn. | 1 | null |
Deconstructed là đĩa mở rộng (EP) thứ hai của nữ nghệ sĩ ghi âm người Mỹ Ke$ha, được phát hành đính kèm với phiên bản người hâm mộ của "Warrior", chỉ có ở trên trang web chính thức của cô tại Mỹ. EP bao gồm năm bài hát acoustic, với bốn trong số đó được sáng tác bởi Ke$ha. "Deconstructed" được phát hành kỹ thuật số vào ngày 5 tháng 2 năm 2012.
Bối cảnh và phát hành.
"Deconstructed" bao gồm năm bài hát acoustic, với bốn phiên bản là của các bài hát của Ke$ha, và bài hát còn lại là phiên bản acoustic của "Old Flames Can't Hold a Candle to You", một bài hát của Dolly Parton mà đồng sáng tác là mẹ của Ke$ha, Pebe Sebert.
Phiên bản acoustic của "Die Young" được miêu tả giống như một bản pop ảo giác thoải mái, đã làm dấy lên nhiều tranh cãi trên YouTube, Twitter, và trên trang web chính thức của Ke$ha. Phiên bản acoustic của "The Harold Song" cũng bao gồm giọng hát thoải mái như vậy. Phiên bản hát lại bản ballad đồng quê "Old Flames Can't Hold a Candle to You" của Dolly Parton, cũng giống như "Blow", được dựa trên thể loại nhạc techno. "Die Young" được phát hành đầu tiên qua tài khoản YouTube của cô. | 1 | null |
Peter Lynch (sinh 19 tháng 1 năm 1944) là thương nhân và nhà đầu tư chứng khoán người Mỹ. Ông từng làm cố vấn nghiên cứu tại công ty Fidelity Investments. Lynch tốt nghiệp đại học Boston năm 1965 và hoàn thành khóa thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) tại trường Wharton năm 1968.
Fidelity.
Lynch trở thành thực tập viên tại Fidelity Investments vào năm 1966 một phần vì là người nhặt bóng cho chủ tịch của Fidelity. Ban đầu ông được giao nghiên cứu ngành giấy, hóa chất và in ấn. Sau khi đi nghĩa vụ hai năm trở về, ông được tuyển chính thức vào năm 1969. Lúc này, ông được giao quản lý các ngành dệt may, luyện kim, khai mỏ và xuất bản. Cuối cùng, Lynch trở thành giám đốc bộ phận nghiên cứu từ 1974 đến 1977. Năm 1977, Lynch trở thành người quản lý quỹ đầu tư Magellan với 18 triệu đô-la Mỹ tài sản ròng. Tại thời điểm Lynch nghỉ hưu (năm 1990), tài sản của quỹ đã là 14 tỷ đô-la Mỹ gồm 1000 loại chứng khoán khác nhau. Từ 1977 đến 1990, quỹ Magellan lãi trung bình 29,2% một năm và có lãi tính trên 20 năm lớn nhất trong lịch sử quỹ đầu tư. Những thương vụ thành công của Lynch bao gồm: Fannie Mae, Ford, Philip Morris, MCI, Volvo, General Electric, General Public Utilities, Student Loan Marketing, Kemper, và Lowe's. Lynch được Jason Zweig miêu tả như một "huyền thoại" trong cuốn Nhà đầu tư thông minh, tái bản và cập nhật năm 2003.
Sách.
Lynch (với John Rothchild là đồng tác giả) đã viết ba cuốn sách về đầu tư, bao gồm: One Up on Wall Street (Một người đứng trên phố Wall), Beating the Street (Đánh bại "thị trường") và Learn to Earn.
Learn to earn dành cho các nhà đầu tư nghiệp dư mọi lứa tuổi, chủ yếu là độ tuổi từ 13 đến 19. One Up đề cập đến những học thuyết trong khi Beating the Street là ứng dụng. One Up trình bày những kỹ thuật đầu tư của Lynch như: phân loại cổ phiếu, "the two-minute drill" - hai phút suy nghĩ thấu đáo, con số nổi tiếng (famous numbers) và thiết kế danh mục cổ phiếu. Quyển Beating the Street tập trung miêu tả những cổ phiếu Lynch lựa chọn nhằm làm sáng tỏ hơn nữa những khái niệm ông nêu trong One Up on Wall Street. Do đó, cả hai quyển sách này phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Lynch cũng viết một loạt bài về đầu tư trên tạp chí Worth nhằm bàn luận sâu sắc những khái niệm và công ty ông nêu trong sách.
Triết lý đầu tư.
Lynch đã đề ra những câu châm ngôn nổi tiếng cho mọi chiến lược đầu tư cá nhân.
Nguyên tắc đầu tư nổi tiếng nhất của ông là: "Đầu tư vào những gì bạn biết rõ" , một kiểu định nghĩa kinh tế cho "Hiểu biết phong tục tập quán" (local knowledge). Đối với những nhà đầu tư nghiệp dư, không có thời gian để học những phương pháp định giá cổ phiếu phức tạp hay đọc những báo cáo dài dòng, nguyên tắc này vô cùng hữu hiệu. Bởi vì mỗi người đều có chuyên gia trong những lĩnh vực khác nhau, áp dụng "đầu tư vào những gì bạn biết" giúp họ tìm ra những cổ phiếu đang bị định giá thấp.
Lynch dùng nguyên tắc trên như điểm khởi đầu cho nhà đầu tư. Ông cũng thường nói rằng nhà đầu tư cá nhân còn có khả năng kiếm nhiều tiền hơn cả nhà quản lý quỹ, vì họ có thể tìm ra những khoản đầu tư tốt ngay trong cuộc sống hàng ngày trước cả Phố Wall. Thông qua hai cuốn sách đầu tư của mình, Lynch đã chỉ ra hàng loạt những thương vụ ông tìm ra – không phải tại văn phòng – khi đi chơi với gia đình, lái xe lòng vòng hoặc khi mua bán ở siêu thị. Lynch tin rằng những nhà đầu tư cá nhân cũng có thể làm được như vậy.
Từ thiện.
Dù ông tiếp tục làm bán thời gian với cương vị phó chủ tịch của công ty quản lý và đầu tư Fidelity, chuyên gia tư vấn cho công ty đầu tư Fidelity, Lynch dành phần lớn thời gian để hỗ trợ những nhà phân tích trẻ, ông cũng dành nhiều thời gian cho việc từ thiện. Ông thấy từ thiện cũng là một dạng đầu tư. Lynch muốn hỗ trợ những ý tưởng mà ông nghĩ có thể lan rộng, ví dụ như First Night, lễ hội năm mới bắt đầu ở Boston từ 1976 và lan rộng ra 200 cộng đồng khác.
Peter Lynch được ghi danh vào Bảng vàng những nhà doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ năm 1991 | 1 | null |
Tao Kae Noi là một công ty sản xuất thức ăn nhẹ của Thái Lan với sản phẩm chủ yếu là rong biển chiên. Công ty được thành lập tại Thái Lan vào năm 2004 và trở thành nhà sản xuất sản phẩm rong biển đứng đầu, chiếm 70% thị phần ở Thái Lan trong thời điểm hiện tại.
Lịch sử.
Tao Kae Noi được thành lập tại Thái Lan năm 2004 bởi Aitthipat Kulapongvanich (còn được gọi là TOB). Cơ sở sản xuất Tao Kae Noi tại Nonthaburi và Pathumthani, Thái Lan. Khi còn là một học sinh trung học, TOB rất thích chơi trò chơi video. Ông đã thành công trong việc chơi trò chơi trực tuyến và bán điểm trò chơi của mình cho người chơi khác. Đây là khởi đầu của việc kiếm tiền, công việc này cho ông rất nhiều tiền cho đến khi ông tích lũy hàng trăm hàng ngàn baht.
Sau khi chương trình chơi game trực tuyến bắt đầu mất lợi nhuận, ông đã cố gắng để tìm cách khác. Ông bắt đầu bán rang hạt dẻ rang dưới thương hiệu "Tao Kae Noi", có nghĩa là "Cậu chủ nhỏ" ("Tao Kae" có nguồn gốc từ Phúc Kiến 头 家 Thầu ke, có nghĩa là "ông chủ", và "Noi" Thái Lan cho "nhỏ"). Ông đã bán nhượng quyền thương mại hạt dẻ Tao Kae Noi cho 30 cá nhân. Thấy rằng ông có thể bán một thương hiệu rất nhiều, ông quyết định bán một sản phẩm mới. Ông cố gắng bán nhiều sản phẩm như hạt dẻ, nhãn khô rang, và rong biển. Vàsản phẩm bán chạy nhất là rong biển chiên. Điều này là nguồn cảm hứng của ông trong việc tiếp tục đưa rong biển chiên lên đầu thương hiệu "Tao Kae Noi".
Từ đó, Rong biển "Tao Kae Noi" trở nên rất thành công ở Thái Lan. Aitthipat bây giờ là một tỷ phú và chủ sở hữu của công ty Tao Kae Noi.
Sản phẩm.
Rong biển.
Tao Kae Noi sản xuất nhiều loại rong biển với nhiều hương vị. "Crispy seaweed" được sản xuất từ rong biển Nhật Bản, "Hi Tempura" rong biển chiên bột, "Roasted seaweed" rong biển Nhật Bản phơi khô và" Super Crisp ", rong biển nướng được xem là sản phẩm chính của công ty.
Tao Kae Noi Land.
Tao Kae Noi Land là cửa hàng bán đồ ăn nhẹ. Các sản phẩm thức ăn nhẹ của Tao Kae Noi bao gồm rong biển với hương vị khác nhau như rong biển chiên, rong biển rang, rong biển nướng và rong biển chiên bột. Bên cạnh những sản phẩm rong biển, có cả cá chiên, nhiều loại đậu phộng, bắp rang, bánh mì nướng giòn, khoai tây chiên, nước giải khát... | 1 | null |
là một dạng guốc gỗ truyền thống của Nhật Bản, tương tự như loại dép xỏ ngón nhưng có đế cao hơn. Geta được dùng đồng bộ với trang phục truyền thống của Nhật Bản như kimono hay yukata, hoặc với trang phục thường trong những tháng hè. Đôi khi, geta được mang khi trời mưa hoặc tuyết để giữ bàn chân khô, do chiều cao và độ chống thấm so với loại dép thông dụng khác zōri. Khi đi geta, tạo nên một tiếng động đặc trưng. Tuy nhiên, có bất lợi là khi đi trên vùng đất ướt hoặc bụi bẩn thì chúng sẽ hất những bụi bẩn hoặc nước lên mặt sau của chân. Điều này không có xảy ra nếu dùng geta loại nặng hơn. | 1 | null |
Nho đất hay nho tía (danh pháp hai phần: Vitis balansana) là loài thực vật thuộc họ Nho bản địa châu Á nhiệt đới và ôn đới. Khu vực bản địa của nho đất kéo dài từ Việt Nam qua các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Hải Nam của Trung Quốc Nho đất sống ở độ cao từ 200 m đến 800 m.
Các giống.
Một số giống nho đất: | 1 | null |
là một loại búp bê truyền thống Nhật Bản, bắt nguồn từ miền Bắc nước Nhật. Đây là loại búp bê thủ công thường dùng làm đồ chơi trẻ em, chế tác từ nhiều chất liệu gỗ khác nhau, có phần thân mang hình dạng một khúc cây đơn giản và phần đầu cách điệu lớn, có vẽ một vài vạch sơn mỏng để mô phỏng hình dáng bộ mặt. Phần thân được tô sơn hoạ tiết bông hoa màu đỏ, đen và thỉnh thoảng có màu vàng, sau đó được phủ lên toàn bộ bằng một lớp sáp bóng. Một đặc trưng của búp bê kokeshi là chúng không có tay chân. Phần dưới được đánh dấu bằng chữ ký của các nghệ nhân. Đây là một loai hình nghệ thuật cổ của Nhật Bản.Đôi khi búp bê Kokeshi được nói là gần giống với búp bê Matryoshka của Nga.Nó còn được dùng để làm một bộ phim kinh dị của Nhật Bản. | 1 | null |
Noren (暖簾) là một tấm rèm ngăn truyền thống của Nhật Bản, được treo trước phòng, trên tường, tại lối ra vào cửa chính hay trên cửa sổ. Norem thường có một hay nhiều vết cắt dọc từ mép dưới của tấm noren tới gần đến mép trên. Khe hở giữa "noren" giúp người bên ngoài có thể nhìn thấy một phần không gian phía sau và đi qua. "Noren" có hình chữ nhật và có thể được may từ nhiều chất liệu vải với kích cỡ, màu sắc và hoa văn, hoạ tiết cũng khác nhau.
Trong các ngôi nhà.
Noren ban đầu được dùng để cản gió, bụi và mưa vào nhà, cũng như giữ ấm trong nhà vào mùa lạnh và che nắng trong những ngày mùa hè. Chúng cũng có thể được sử dụng cho mục đích trang trí hoặc ngăn cách phòng thành hai không gian riêng biệt.
Trong các cơ sở kinh doanh.
Theo truyền thống, "noren" phía ngoài cửa tiệm được dùng để che nắng, cản gió và bụi, cũng như là không gian dùng để quảng cáo, ghi tên và logo, biểu tượng cửa tiệm. Tên gọi thường được viết bằng tiếng Nhật, chủ yếu là kanji, nhưng có thể là các gia huy hay mon, các biểu tượng chữ lồng hoặc thiết kế trừu tượng. Các thiết kế noren nói chung đều mang tính truyền thống để bổ trợ cho liên hệ của nó với các cơ sở truyền thống, nhưng cũng có các thiết kế mang tính tân thời hơn. Noren treo trong nhà thường được dùng để phân cách khu vực nhà hàng với các khu vực bếp hay chế biến, điều này cũng giúp ngăn khói và mùi thoát ra từ các khu vực này.
Vì "noren" thường đi kèm tên hoặc biểu trưng của cửa tiệm, chữ tiếng Nhật ghi trên noren cũng có thể nhắc tới giá trị thương hiệu của công ty đó. Đáng chú ý nhất, trong ngành kế toán của Nhật Bản, từ "noren" được dùng để mô tả lợi thế thương mại của một công ty sau một thương vụ mua lại.
Sentō (nhà tắm công cộng) cũng luôn treo "noren" trước lối vào, thường là màu xanh dương cho nam và đỏ cho nữ, có kèm chữ kanji 湯 (yu, nước nóng) hay đơn giản là ký tự hiragana ゆ mang nghĩa tương ứng. "Noren" cũng được treo trước lối vào cửa tiệm như một dấu hiệu cho biết cửa tiệm đang mở cửa, và chúng luôn được tháo xuống khi đóng cửa cuối ngày. | 1 | null |
Khuất Thu Hồng là tiến sĩ tâm lý học, chuyên gia nghiên cứu về giới tính, tình dục, sức khỏe tình dục và HIV/AIDS, từ năm 2002 tới nay là Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS), một tổ chức phi chính phủ. Bà từng là khách mời phỏng vấn của các đài truyền hình và phát thanh trong nước và quốc tế như VTV, BBC, VOA về các vấn đề xã hội ở Việt Nam. Bà là con gái của Trung tướng Khuất Duy Tiến, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 3, Quân đội nhân dân Việt Nam.
Sự nghiệp.
Khuất Thu Hồng tốt nghiệp Khoa Tâm lý, Đại học Tổng hợp Moskva mang tên Lomonosov năm 1984 (Nga) . Trong thời gian làm việc tại Viện Xã hội học (16 năm) và Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) trong 16 tháng, bà tập trung vào nghiên cứu giới và sức khỏe sinh sản. Bà cho đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều câu chuyện bất bình đẳng đáng buồn trong xã hội.
Năm 2002, Khuất Thu Hồng cùng một số nhà khoa học thành lập Viện Nghiên cứu phát triển xã hội(ISDS), một tổ chức tư nhán với phương châm: "Chủ động nghiên cứu những vấn đề mà bản thân và xã hội quan tâm". Những nghiên cứu và chương trình hoạt động của bà tập trung vào 2 lĩnh vực chính là (1) giới, tình dục, sức khoẻ sinh sản; và (2) hoà nhập xã hội cho các nhóm dễ bị tổn thương như người khuyết tật, cộng đồng LGBT (lesbians - đồng tính nữ; gays - đồng tính nam; bisexuals - lưỡng tính; transgender - chuyển giới), người sử dụng ma túy, người nghèo, người nhiễm HIV, người dân tộc thiểu số và người lao động di cư…
Quan điểm.
Mại dâm.
Năm 2012, về câu hỏi của người dân với Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường: Có nên công nhận mại dâm là một nghề hay không? Bà Hồng cho rằng, nên công khai mại dâm thì sẽ giảm bớt thiệt hại mà nó gây ra. Bà cho rằng mại dâm lén lút sẽ dẫn tới những tội phạm như buôn bán phụ nữ, cưỡng ép phụ nữ, và cả trẻ em làm nghề mại dâm. Bệnh tật như bệnh HIV, bệnh lây truyền qua đường tình dục vì không được kiểm soát sẽ lan truyền rộng, chi phí chữa trị sẽ rất lớn. Bà cho rằng khi mại dâm được chính thức hóa thì số lượng hành nghề sẽ giảm vì người ta sẽ cân nhắc hơn khi hoạt động công khai, bởi vậy bà cho rằng nên coi mại dâm là một nghề. Tuy nhiên, bà cũng lưu ý rằng nếu muốn mại dâm trở thành một lĩnh vực hoạt động công khai thì phải có khung pháp lý, chính sách chặt chẽ và thực thi pháp luật thật nghiêm minh. Với tình trạng pháp luật và thực thi pháp luật ở Việt Nam hiện nay bà cho rằng việc hợp pháp hoá mại dâm là một việc không khả thi. Bà cho rằng không cần xử lý hình sự hành vi bán dâm và đồng thời duy trì hình sự hoá các hoạt động môi giới, tổ chức mại dâm và đặc biệt xử lý nặng hành vi mua bán người cho mục đích tình dục.
Giá trị của trinh tiết.
Theo TS Khuất Thu Hồng, thì việc người xưa coi trọng trinh tiết một phần bắt nguồn từ lý do kinh tế: "Những gia đình giàu có muốn đảm bảo tài sản của họ phải được truyền lại cho con đẻ của mình. Chính vì vậy tình dục của phụ nữ bị kiểm soát chặt chẽ trước và trong hôn nhân. Nho giáo, mà chủ yếu là Tống Nho, từ thế kỷ 10 vì phục vụ cho tầng lớp thống trị và đề cao giá trị của huyết thống dòng họ, càng nhấn mạnh những đòi hỏi về tiết hạnh đối với phụ nữ. Bà cho là có những bằng chứng cho thấy đã từng tồn tại một nền văn hóa mở về tình dục ở Việt Nam ở thời kỳ cổ. Các nghiên cứu về văn hóa truyền thống cho thấy ở thời xa xưa, vào một số dịp lễ hội ở một số địa phương, nam nữ thanh niên và cả những người đã có gia đình được phép quan hệ tình dục tự do trong dịp lễ hội đó. Những đứa trẻ sinh ra từ các cuộc tình ngắn ngủi như vậy được coi là "lộc trời", là điều may mắn cho làng. Hoạt động này thường diễn ra ở các bản làng hẻo lánh ít người, nơi mà việc tránh sinh sản cận huyết là vấn đề cấp thiết (do địa lý cô lập và ít người sinh sống nên phụ nữ ở đó rất khó gặp đàn ông từ nơi khác ngoài những dịp lễ hội)). Như vậy chứng tỏ ngay cả trong xã hội Việt Nam trước đây không phải lúc nào giá trị của người phụ nữ cũng bị gắn với trinh tiết.
Quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Theo bà, việc có nên hay không QHTD phải dựa vào mức độ mối quan hệ và sự tin tưởng và trung thực của hai phía, nếu được vậy thì kết hôn hay chưa không là điều quan trọng. Tuy nhiên, có bộ phận giới trẻ bước vào QHTD mà không dựa trên những suy nghĩ, cân nhắc, quyết định chín chắn. Nó để lại những hậu quả lớn về sức khỏe, ảnh hưởng đến học tập và cuộc sống tương lai. Cảm nhận đầu tiên của bà khi xem, đọc về những clip sex của người trẻ là "tiếc", sau đó là lo lắng "Bởi các bạn chưa ý thức được trách nhiệm, suy nghĩ chưa chín chắn. Và nếu quả thật, các bạn làm điều đó chỉ vì muốn thể hiện mình, không muốn thua kém bạn bè thì điều đó rất lãng xẹt. QHTD ở nhữn trường hợp này thường không lâu bền và dễ dẫn tới những hậu quả như: bạn gái mang thai ngoài ý muốn hay là bệnh tật và những mất mát, tổn thương về tâm hồn, về tương lai sau này. Những động cơ để các bạn thể hiện, chứng tỏ trước bạn bè nhiều hơn lý trí của các bạn có thể tạo ra trào lưu, chỉ làm mà không nghĩ mình có thực sự muốn điều đó và có trách nhiệm không. Một đặc điểm tâm lý của lớp trẻ là dễ bị ảnh hưởng bởi người khác, nhất là khi số đông bạn bè cũng làm như vậy chẳng hạn". Mỗi người cần suy xét kĩ trước khi quyết định về vấn đề này, trong tinh thần trách nhiệm đối với bản thân và những người có liên hệ. | 1 | null |
là một nhân vật hư cấu và nhân vật chính trong bộ manga "Fairy Tail" do Mashima Hiro sáng tác. Lần đầu xuất hiện trong chương 1 của "Fairy Tail": (ban đầu do ấn phẩm "Weekly Shōnen Magazine" xuất bản vào ngày 2 tháng 8 năm 2006), Natsu được miêu tả trong suốt bộ truyện là thành viên của hội phù thủy Fairy Tail; hội này trở nên khét tiếng ở Vương quốc Fiore hư cấu vì nhiều lần vô ý dùng phép thuật phá hoại tài sản. Là một , Natsu kế thừa những năng lực của cha nuôi mình là rồng Igneel: hấp thụ và phát ra lửa từ cơ thể. Mục tiêu chính của Natsu trong bộ truyện là đi tìm Igneel sau khi con rồng này mất tích vào thời điểm 7 năm trước khi câu chuyện bắt đầu. Cậu xuất hiện trong hầu hết các sản phẩm truyền thông của "Fairy Tail", bao gồm cả hai bộ phim điện ảnh, mọi OVA, light novel và trò chơi video. Diễn viên lồng tiếng Nhật và tiếng Anh cho cậu lần lượt là Kakihara Tetsuya và Todd Haberkorn.
Natsu là nhân vật yêu thích của Mashima; anh cho biết anh xây dựng hình tượng nhân vật của cậu dựa trên chính mình. Đa số các nhà phê bình khen ngợi tính cách, những cảnh chiến đấu đậm chất hành động và thái độ lạc quan của cậu trong suốt bộ truyện. Chứng say tàu xe của cậu cũng được đánh giá là một yếu tố gây hài tốt. Natsu có thứ hạng cao trong các cuộc khảo sát về độ nổi tiếng; nhiều sản phẩm về cậu đã được bày bán trên thị trường.
Sáng tạo và xây dựng nhân vật.
Trong quá trình thực hiện bộ truyện "Rave Master", tác giả manga Mashima Hiro xem nhân vật chính Haru Glory là "kiểu người cần mẫn hay lo lắng". Kết quả là khi sáng tác "Fairy Tail", Mashima xây dựng nhân vật chính mới (Natsu) điềm tĩnh hơn Haru. Natsu Dragneel là một trong những nhân vật đầu tiên mà Hiro Mashima sáng tạo trong quá trình phát triển "Fairy Tail". Cậu được xây dựng thành một thành viên sử dụng lửa của một hội đưa tin bị mắc chứng say tàu xe (đặc điểm mà tác giả dựa trên một trong những người bạn của mình). Mashima đưa chứng say tàu xe của Natsu vào bản dựng cuối cùng của nhân vật, tin rằng chi tiết này và mái tóc hồng của cậu làm cho nhân vật trở nên độc đáo. Mashima cho rằng tính cách của chính mình khi làm học sinh trung học là nguồn cảm hứng cho tính cách của Natsu, còn cái chết của cha anh tác động đến mối quan hệ giữa Natsu và Igneel. Ý tưởng xây dựng Natsu đã phát triển thành một truyện ngắn một tập có nhan đề "Fairy Tale", trong đó cậu được miêu tả là một linh hồn có sừng. Cậu thường được miêu tả là mặc quần áo màu đen, đây là màu Mashima đã chọn thay cho màu đỏ ban đầu để cải thiện độ tương phản giữa năng lực hỏa thuật và quần áo của nhân vật. Tác giả cho biết Natsu được thiết kế để cậu luôn làm hết sức mình. Mashima cho rằng phần phát triển của Natsu trong suốt câu chuyện thật tuyệt vời và nhờ đó mà bộ truyện có thể dễ dàng phát triển. Tác giả cũng nhận xét rằng Natsu là nhân vật mà anh yêu thích nhất.
Vì muốn tránh dùng những cái tên thần thoại phương Tây xa lạ đối với khán giả Nhật Bản, Mashima chọn cái tên Natsu nghĩa là trong tiếng Nhật, và để duy trì liên hệ với nhân vật chính trong tác phẩm "Rave Master" trước đó của anh được gọi là Haru, có nghĩa là . Mashima còn kể rằng tên của cả hai nhân vật đều làm nổi bật đặc điểm tính cách của họ, trong đó Natsu là "một chàng trai nóng nảy" trái ngược với Haru "ấm áp".
Tuổi của Natsu không rõ ràng trong suốt bộ truyện, khi tuổi của nhân vật được liệt là "chưa rõ" trên trang bìa của chương 23. Trong một cảnh xảy ra ở chương 108, cậu bị mắc kẹt sau một cuộc phong tỏa bằng chữ rune được thiết kế để ngăn những người trên 80 tuổi vượt qua; nhằm trả lời cho những câu hỏi về cảnh kể trên mà độc giả gửi ở phần "Emergency Request! Explain the Mysteries of Fairy Tail" () trong cuốn "tankōbon" tập 15 của manga, tác giả đính chính rằng tuổi thực của nhân vật không quá 80, và "nếu nói thêm thì sẽ tiết lộ một tình tiết truyện quan trọng".
Nói về bản chuyển thể anime của bộ truyện, Mashima nhận xét rằng phần yêu thích của anh là nhìn thấy Natsu và Happy bay nhảy, miêu tả chúng thật "thú vị". Mashima cho biết anh yêu thích giọng của Natsu trong anime. Khi bộ anime "Fairy Tail" bắt đầu được phát hành ở Bắc Mỹ, Mashima lo ngại về giọng của nam diễn viên Todd Haberkorn vì Natsu (nhân vật anh ấy diễn) thường xuyên hét trong suốt truyện phim. Haberkorn kể rằng một trong những khía cạnh yêu thích anh trong việc lồng tiếng Natsu là việc rời khỏi phòng thu trong tình trạng bị mất giọng. Kakihara Tetsuya (diễn viên lồng tiếng Nhật của Natsu) kể rằng mặc dù ban đầu anh không muốn lồng tiếng Natsu mà thay vào đó hy vọng lồng tiếng cho nhân vật Gray Fullbuster, nhưng anh lại bắt đầu yêu thích hóa thân Natsu và nghĩ rằng mình được sinh ra để lồng tiếng cậu. Anh còn kể thêm rằng Natsu là nhân vật yêu thích của mình và thấy cậu thật "tuyệt vời". Anh còn mô tả tính cách của Natsu là người khó tính vì cậu sở hữu những năng khiếu đặc biệt so với bạn bè của mình. Kakihara chia sẻ rằng mỗi cảnh anh lồng tiếng cho Natsu đều đọng lại trong tâm trí anh, đồng thời nói thêm rằng anh coi Happy như cộng sự của mình vì cậu ta là bạn đồng hành của Natsu.
Xuất hiện.
Trong "Fairy Tail".
Natsu xuất hiện lần đầu trong chương 1 của "Fairy Tail", "Hội Fairy's Tail", được phát hành lần đầu vào ngày 2 tháng 8 năm 2006 trên tạp chí "Weekly Shōnen Magazine". Cậu là một đứa trẻ mồ côi được rồng Igneel nuôi dưỡng và huấn luyện cách sử dụng cho phép cậu hấp thụ và tạo lửa, đồng thời khiến cậu miễn nhiễm với các đòn tấn công bằng lửa. Cậu cũng sở hữu những siêu năng lực khác sức mạnh vượt khả năng chịu đựng của con người, khứu giác và thính giác nhạy bén, cùng khả năng phục hồi trước những đòn tấn công chết người. Tuy nhiên, do sở hữu các giác quan nhạy bén, cậu bị say tàu xe khi đi bất kỳ loại phương tiện giao thông nào. Sau khi nhận thấy Igneel mất tích vào ngày 7 tháng 7 năm X777, Natsu được mời vào hội pháp sư Fairy Tail, nơi cậu trở nên khét tiếng vì là tác nhân của hầu hết mọi thiệt hại tài sản mà hội của cậu phải gánh chịu. 7 năm sau, Natsu và bạn đồng hành thuộc giống loài Exceed tên Happy giải cứu pháp sư tinh linh Lucy Heartfilia khỏi một tên tội phạm (tên này sử dụng bí danh "Salamander" làm cho Natsu nhầm lẫn với Igneel, một con rồng lửa thực thụ). Cả ba lập thành một đội để cùng thực hiện các nhiệm vụ, sau đó đội có thêm hai thành viên tham gia là những đối thủ thời thơ ấu của Natsu, pháp sư băng thuật Gray Fullbuster và pháp sư áo giáp Erza Scarlet, qua đó trở thành đội mà các thành viên trong hội xem là đội mạnh nhất của Fairy Tail.
Natsu phát triển các kỹ năng làm Sát Long Nhân bằng cách tạm thời đạt được khả năng tăng sức mạnh Cuối cùng cậu được chọn vào kỳ thi thăng hạng lên pháp sư cấp S của Fairy Tail được tổ chức trên Đảo Sirius, thánh địa của hội. Kỳ thi bị gián đoạn khi Natsu và thành viên trong hội chạm trán với Zeref, một hắc pháp sư bất tử mong muốn được Natsu lấy mạng nhưng cậu lại không nhận ra anh ta. Zeref bị hắc hội Grimoire Heart (do cựu hội trưởng của Fairy Tail là Hades lãnh đạo) săn đuổi, song Hades bị Natsu đánh bại sau khi cậu có được từ Sát Long Nhân Laxus Dreyar (sức mạnh kết hợp của hỏa và lôi thuật). Ngay sau đó, hắc long Acnologia xuất hiện và tấn công các pháp sư của Fairy Tail; tuy nhiên, họ được linh hồn của Mavis Vermillion (hội trưởng đầu tiên của Fairy Tail) cứu bằng phép Tiên Cầu và được đưa vào trạng thái tạm dừng sinh học () trong 7 năm.
Sau khi trở về và phát hiện ra rằng Fairy Tail bị tụt lại sau các hội phù thủy khác ở Vương quốc Fiore, Natsu tham gia giải đấu Đại hội Pháp thuật cùng các đồng đội để lấy lại uy tín cho hội. Sức mạnh của cậu được nâng cấp nhờ có hội quái hiệp Crime Sorcière trước giải đấu, giúp cậu thi đấu và đánh bại các nhà đương kim vô địch, hai Sát Long Nhân Sting Eucliffe và Rogue Cheney. Sau chức vô địch của Fairy Tail, Natsu bị cuốn vào cuộc chiến giữa hội của cậu và Tartaros, một hắc hội tập hợp những con quỷ Etherious nhằm tìm cách triệu hồi E.N.D., tạo vật tối thượng của Zeref. Khi Acnologia xuất hiện và đe dọa cả hai hội, Igneel xuất hiện từ cơ thể của Natsu (về sau tiết lộ rằng ông đã tự phong ấn mình vào trong cơ thể Natsu vào thời điểm họ chia ly để cấy nhiễm cho cậu khả năng chống Long Hóa, một tai họa mà Sát Long Nhân phải gánh chịu. Sau khi bản thân không đủ sức ngăn Acnologia giết Igneel, Natsu bắt đầu cuộc hành trình huấn luyện cùng Happy để trả thù cho Igneel.
Một năm sau, Natsu trở lại sau khi học cách sử dụng một trong những sức mạnh của Igneel. Sau đó cậu và Happy tái hợp với Lucy và cùng cô lập lại bang hội vốn bị tan rã sau khi họ vắng mặt. Sau đó, khi dẫn đầu cuộc xâm lược của Đế chế quân phiệt Alvarez, Zeref xác nhận Natsu là em trai mình và là hiện thân thực sự của E.N.D, được hồi sinh từ cái chết lúc còn nhỏ để giết Zeref. Theo đề xuất của Zeref, Igneel nhận nuôi Natsu từ 400 năm trước, rồi gửi cậu đến ngày 7 tháng 7 năm X777 thông qua cánh cổng du hành thời gian Nhật Thực của Zeref nhằm bảo đảm kỹ thuật phong ấn của Igneel và đánh bại Acnologia. Sau nỗ lực giết Zeref không thành, một "hạt giống quỷ" có dạng khối u bên trong Natsu khiến cậu dần chuyển hoá thành quỷ. Tính mạng cậu bị đe doạ khi hạt giống quỷ kết hợp với một "hạt giống rồng" tương tự (vốn là nguyên nhân gây Long Hóa). Sau một cơn cuồng nộ ở dạng quỷ, Natsu rơi vào trạng thái hôn mê, song cậu đã hồi phục bằng cách làm chủ nhân tính của mình trong một giấc mơ siêu hình và tiêu diệt cả hai hạt giống. Sau đó, cậu đánh bại Zeref còn Lucy chỉnh sửa cuốn sách chứa chất quỷ của Natsu để cắt đứt mối liên hệ của cậu với nó. Kế đó Natsu giết chết Acnologia bằng cách tiêu diệt linh hồn bị tách khỏi cơ thể y bên trong vết nứt không-thời gian sau khi các đồng đội của cậu làm bất động cơ thể con rồng trong Tiên Cầu. Trong phần vĩ thanh, đội Natsu bắt đầu thực hiện "nhiệm vụ thế kỷ", một nhiệm vụ mà chưa ai từng hoàn thành trong vòng 100 năm.
Trong các tác phẩm khác.
Natsu xuất hiện trong cả hai phim điện ảnh "Fairy Tail". Trong ' (2012), Natsu đánh bại Dist (thủ lĩnh của hội Carbuncle). Natsu còn xuất hiện trong phần mở đầu của bộ yomikiri manga do Mashima Hiro sáng tác cho bộ phim này và cả bản chuyển thể hoạt hình của tác phẩm. Trong phần tiếp theo ' (2017), cậu chiến đấu và giành chiến thắng trước Animus (người cai trị vương quốc Stella), khi mà một nửa cơ thể của Natsu mang hình hài một con rồng.
Natsu cũng là nhân vật có mặt ở cả 9 bộ OVA của "Fairy Tail". Trong bộ OVA đầu tiên, Natsu dọn dẹp một bể bơi cùng với các thành viên khác của hội Fairy Tail; trong bộ thứ hai, cậu được miêu tả thành một sinh viên học viện; ở bộ thứ ba, cậu bị một cuốn sách ma thuật đưa về quá khứ; trong bộ thứ 4, Natsu đến một trại tập huấn để luyện tập cho Đại hội Phép thuật; ở bộ thứ 5, cậu dành thời gian ở công viên nước; bộ thứ 6 là một OVA crossover giữa hai tác phẩm "Rave Master" và "Fairy Tail" của Mashima Hiro, nơi Natsu gặp nhân vật chính Haru Glory và nữ chính Elie của "Rave Master"; trong bộ thứ 7, Natsu tham gia vào một trò chơi batsu; ở bộ thứ 8, cậu cố tìm cách động viên Mavis Vermillion; và ở bộ thứ 9, Natsu tham dự bữa tiệc Giáng Sinh được tổ chức tại nhà Lucy. Cậu còn hiện diện trong mọi cuốn light novel dựa trên bộ truyện, kể cả một cuốn nói về cậu làm một samurai, và một cuốn được lấy cảm hứng từ tiểu thuyết "Alice ở xứ sở thần tiên". Natsu cũng có mặt trong "", phần hậu truyện của manga "Fairy Tail" trực tiếp dẫn từ truyện gốc. Cậu còn xuất hiện trong một số phần ngoại truyện của manga gốc.
Natsu là một nhân vật người chơi trong một số trò chơi video "Fairy Tail", chẳng hạn như trò chơi video hành động "Fairy Tail: Portable Guild" (2010) trên máy PlayStation Portable do Konami phát triển và hai phần tiếp theo - "Fairy Tail: Portable Guild 2" (2011) và "Fairy Tail: Zeref Awakens" (2012). Cậu còn có mặt trong trò chơi video nhập vai đa nền tảng do Gust Co. Ltd. phát triển. Natsu cũng xuất hiện trong các trò chơi video crossover, bao gồm (2009) cùng với Lucy.
Đón nhận.
Đánh giá chuyên môn.
Những đánh giá chuyên môn về nhân vật Natsu nhìn chung là tích cực. Các nhà báo đã phân tích tính cách của cậu trong manga. Trong bài đánh giá bộ manga, Carl Kimlinger của "Anime News Network" ("ANN") có nói rằng truyện thường đi theo khuôn mẫu mà trong đó Natsu thể hiện mình mạnh mẽ ra sao mỗi khi rơi vào tình huống xấu. Anh cũng nhận xét rằng Natsu là người "rất có quy tắc, sức mạnh điên cuồng" và một "điểm yếu lập dị một cách thú vị", cho rằng toàn bộ những điểm này khiến cậu trở thành nhân vật "shōnen" hành động đúng nghĩa. Kimlinger cho rằng tình tiết Natsu chống lại những phản diện nguy hiểm thực sự đáng chú ý. Anh còn mô tả thêm về Natsu là "rất mạnh mẽ/đáng sợ trong chiến đấu", song "không khác gì một tên cục súc" với khiếu hài hước và chứng say tàu xe. Carlo Santos cũng của "ANN" thì viết rằng cuộc chiến của Natsu với pháp sư phong thuật Erigor (thủ lĩnh quyền lực của hắc hội Eisenwald) là điểm nhấn trong tập truyện số 3. Santos nói thêm rằng việc Natsu bị gọi là "thằng nhóc lửa ngỗ ngược" đã làm tăng thêm tính hài hước cho truyện. Ông cũng nhận xét rằng Natsu đã trở thành người hùng sau các sự kiện ở Tháp Thiên Đường. Cây viết mô tả tiếng kêu xung trận của Natsu là "hung tợn" còn "phép thuật phóng lửa" của cậu là "dữ dội". Rebecca Silverman cũng của "ANN" nhận định rằng Natsu vừa tỏ ra thông minh vừa thể hiện sức sáng tạo trong cuộc chiến với một nhân vật phản diện từ hội Grimoire Heart. Silverman nói thêm rằng Natsu bắt đầu được miêu tả là có cảm tình với Lucy thường xuyên hơn và cô tin rằng chi tiết này làm nổi bật khía cạnh tình yêu và lãng mạn trong "Fairy Tail". A. E. Sparrow của "IGN" lại thấy rằng Natsu (một pháp sư lửa mắc chứng say tàu xe) là "một nhân vật phức tạp", và anh cho rằng sẽ rất thú vị khi theo dõi cậu trong suốt bộ truyện. David West của "Neo" thì thấy năng lực dựa trên lửa của Natsu phù hợp với bản tính nóng nảy của cậu và cho biết nhân vật này có xu hướng gây gổ. Cây viết mô tả Natsu là "liều lĩnh và ngông cuồng", cho rằng phép thuật lửa của nhân vật này có tính hủy diệt. Dale North của "Japanator" xem Natsu là "một trong những thành viên Fairy Tail giỏi nhất và mạnh nhất" và mô tả kỹ năng chiến đấu của cậu là "đáng kinh ngạc".
Các nhà phê bình cũng đưa ra những nhận xét liên quan đến Natsu dựa trên cách xây dựng cậu trong bản chuyển thể hoạt hình và phim điện ảnh của "Fairy Tail". Sau khi đánh giá bộ anime, Carlo Santos thấy rằng khả năng của Natsu không được phát huy ở đầu truyện và cho biết phép thuật lửa của Natsu chỉ được thể hiện thông qua hoạt họa tầm thường. Ông còn nói thêm rằng chứng say tàu xe của Natsu gây ra "tính hài hước tệ"; tuy nhiên Santos coi Natsu là người "tràn đầy năng lượng", đồng thời khen ngợi phần lồng tiếng Anh cho Natsu của diễn viên Todd Haberkorn. Cây viết cho rằng cuộc chiến của Natsu với Sát Long Nhân Gajeel Redfox rất "mãn nhãn". Ông giải thích thêm chi tiết này khi nói rằng cuộc đối đầu của Natsu với Gajeel cho thấy "tinh thần chiến đấu thuần túy" và cho biết mình thích "màn chạm trán giữa lửa và kim loại" cùng "tính cách mãnh liệt Loại A của họ"; Santos mô tả đòn cuối cùng của Natsu trong trận đánh này là "hoành tráng". Ông còn nhận xét cuộc chiến của Natsu với pháp sư Jellal Fernandes là một trong những màn đối đầu xuất sắc nhất bộ phim. Ông cũng nói thêm rằng các động tác nhào lộn của Natsu đem lại một số "hình ảnh thực sự tuyệt vời"; tuy nhiên, Santos thấy việc Natsu giành chiến thắng trong các trận chiến theo kiểu giống nhau đã trở thành một cliché trong truyện phim. Carl Kimlinger phê phán vai lồng tiếng Nhật cho Natsu của Kakihara Tetsuya, nhưng lại tán dương vai lồng tiếng của Haberkorn. Kimlinger viết rằng mặc dù quan hệ hợp tác giữa Natsu với Happy và Lucy thật kỳ cục nhưng nó lại đại diện cho phần chính của truyện phim. Rebecca Silverman khen ngợi kỹ năng chăm sóc trẻ em của Natsu, cho rằng cậu "giỏi ở một lĩnh vực nào đó ngoài chiến đấu"; cô cũng cho biết đây là một "phép đảo ngược thú vị" của trope khi mà nhân vật nữ chính là người thể hiện khả năng của mình khi nói đến việc nuôi dạy con cái. David West nhận xét Natsu là người "nhiều mặt thú vị và ồn ào". Crystalyn Hodgkins của "ANN" viết rằng Haberkorn phù hợp với vai lồng tiếng Natsu, nhưng cô thấy đôi khi anh nhập vai chưa đủ nhiệt tình. Andy Hanley của "UK Anime Network" thì mô tả Natsu là một trong những "cái tên trẻ sáng giá nhất của Fairy Tail", còn Richard Gutierrez của "The Fandom Post" thấy hành vi của Natsu thể hiện sự hài hước. Trong bài đánh giá "Gekijōban Fairy Tail: Hōō no Miko", Kimlinger tán dương màn thể hiện Natsu giống với cậu trong bộ manga và anh rất thích màn thể hiện của Haberkorn. Đánh giá về "Gekijōban Fairy Tail: Dragon Cry", Silverman cho rằng những thước phim trong cảnh mở đầu miêu tả thời thơ ấu của Natsu là "những lời nhắc nhở tế nhị về điều đưa anh đến vị trí hiện tại".
Độ nổi tiếng và vật phẩm thương mại.
Trong một cuộc khảo sát về độ nổi tiếng được công bố trên tạp chí "Weekly Shōnen Magazine" số 26, Natsu đứng thứ hai với tổng cộng 7343 phiếu bầu. Những vật phẩm thương mại lấy cảm hứng từ Natsu đã được phát hành, kể cả action figure. Những chiếc dây chuyền dựa trên cậu cũng được sản xuất. Ngoài ra còn có các huy hiệu được chế tác lấy cảm hứng từ cậu. | 1 | null |
Đỗ Ngọc Minh (sinh 5 tháng 2 năm 1977) là một doanh nhân người Việt Nam, nổi tiếng với thương hiệu "DX Fashion" và trang web mỹ thuật "Soi".
Tiểu sử.
Ông sinh tại Hưng Yên. Đỗ Ngọc Minh là con trai nguyên Chủ tịch hội đồng quản trị Agribank, Đỗ Tất Ngọc, và con rể của Đào Hồng Tuyển, người được mệnh danh là "chúa đảo Tuần Châu".
Ông từng có thời gian học cao học tại Úc và nhận được 2 tấm bằng Thạc sĩ kinh tế.
Sự nghiệp.
Sau khi học cao học tại Úc, Đỗ Ngọc Minh dự định mở một tạp chí dành cho trí thức trẻ nhưng không thành.
Với mục tiêu "không để ngoại tệ chảy ra nước ngoài vì hàng hiệu", Đỗ Ngọc Minh thành lập công ty kinh doanh mang tên "DX Fashion" và trở thành đối tác liên doanh với nhiều hãng thời trang nổi tiếng trên thế giới như Canali, Escada, Etro, Van Laack, Hiltl... và mở nhiều địa chỉ phân phối ở Hà Nội và TP.HCM.
Năm 2011, ông mở thêm một cửa hàng phân phối sản phẩm cao cấp mang tên LUALA tại Hà Nội.
Soi.
Cuối năm 2009, đầu năm 2010, Đỗ Ngọc Minh cùng Phan Thị Vàng Anh mở một trang mạng tại tên miền soi.com.vn. Soi trở thành một kênh thông tin mỹ thuật đa phương tiện phi thương mại và nhanh chóng trở thành diễn đàn mỹ thuật uy tín tại Việt Nam.
Luala Concert.
Đầu năm 2011, Đỗ Ngọc Minh manh nha dự định thực hiện một hoà nhạc cổ điển và jazz ngoài trời xuất phát từ sự thích thú của ông với mô hình tương tự ở châu Âu. Người quen và bạn bè của ông đều lo ngại cho ý tưởng này nhưng Xuân Huy, một nghệ sĩ violin ẩn dật, thì nhiệt liệt ủng hộ và hai người cùng nhau bàn bạc để đưa ý tưởng về "Luala Concert" thành hiện thực. Sau 2 tháng chuẩn bị, ngày 11 tháng 11 năm 2011, đúng kỉ niệm 100 năm thành lập Nhà hát Lớn Hà Nội, chương trình "Luala Concert" đầu tiên được ra mắt ngay trước Nhà xuất bản Âm nhạc. Chương trình được chia mùa biểu diễn tương tự như một chương trình thời trang.Chương trình nhanh chóng được ủng hộ nhiệt tình với càng nhiều nghệ sĩ tham gia làm khách mời như Thanh Lam, Mỹ Linh hay Hồng Nhung. | 1 | null |
Karl Friedrich von Steinmetz (1796-1877) là một quý tộc và tướng lĩnh quân sự nổi tiếng của Phổ. Ông được mệnh danh là "Sư tử của Nachod", được phong hàm Thống chế ("Generalfeldmarschall") của Đức.
Cuộc đời binh nghiệp.
Ông sinh ngày 27 tháng 12 năm 1796 tại Eisenach. Ngay từ năm 10 tuổi, ông đã được gửi đến một trường quân sự. Khả năng quân sự của mình đã khiến cho ông được lệnh tới kinh đô Berlin vào năm 16 tuổi, và nhập ngũ quân đoàn của tướng Yorck – đội quân chư hầu Phổ của Napoléon I trong cuộc tấn công nước Nga của Pháp năm 1812. Sau thất bại của Pháp tại Nga, tướng Yorck đã xé bỏ liên minh với người Pháp, và cuộc Chiến tranh Giải phóng Đức bùng nổ. Steinmetz đã tham gia tích cực trong cuộc chiến, với tư cách là một thiếu tá. Mặc dù bị thương nặng ở Königswarth, ông vẫn tham chiến trên lưng ngựa ở trận Bautzen. Ông cũng tiếp tục tham gia trong các trận đánh khác tại Đức và Pháp, góp phần đánh chiếm Paris năm 1814. Trong thời gian hòa bình sau những cuộc chiến tranh của Napoléon, Steinmetz chú tâm vào việc nghiên cứu quân sự và được thăng quân hàm.. Trong cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ nhất chống Đan Mạch năm 1848, ông tham gia chỉ huy trong quân đội Phổ, và được tặng thưởng Huân chương Quân công ("Pour le Mérite"). Ông cũng tham chiến tại Baden năm 1850, và được bổ nhiệm làm sĩ quan chỉ huy tại Cassel. Sau khi trở thành một tướng lĩnh của Phổ, ông mong muốn tham chiến trong Chiến tranh Schleswig lần thứ hai (1864), nhưng không được vì phải làm nhiệm vụ ở nơi khác.
Do sự táo bạo của Steinmetz, ngay từ năm 1848, viên chỉ huy sư đoàn của ông đã ca ngợi ông như "một sĩ quan tham mưu thật sự xuất sắc", song khẳng định rằng nếu Steinmetz là người dưới quyền thì chỉ huy của ông phải giám sát chặt chẽ ông. Tính cách của Steinmetz ngày càng trở nên ngang tàn và không kiên định sau khi con gái ông qua đời năm 1854. Khi cuộc Chiến tranh Áo-Phổ bùng nổ năm 1866, ông trở thành tư lệnh của Quân đoàn V, một phần thuộc biên chế Tập đoàn quân số 3 của Phổ dưới quyền Thái tử Friedrich Wilhelm. Trong vòng 3 ngày, ông lần lượt đánh bại quân đội Áo trong các trận đánh tại Nachod, Skalitz và Schweinschädel. Trong khi thắng lợi tại Nachod đã mở đường cho đại thắng của quân đội Phổ ở trận Königgrätz, chiến thắng vang dội tại Skalitz trước các lực lượng đông đảo hơn của Áo đã khiến cho những người lính dưới quyền Steinmetz gọi ông là "Sư tử của Skalitz". Cuộc chiến đã đưa tên tuổi của ông trở nên nổi tiếng trong quân ngũ Phổ, vì tài dụng binh của mình. Như một viên tướng sẵn sàng hy sinh tính mạng của binh lính để tiêu diệt kẻ thù, cá tính của ông có thể được nhìn thấy qua việc khi chỉ huy chiến dịch, ông đội chiếc nón lưỡi trai theo kiểu cuộc chiến 1813 – 1815, khác với thông lệ.
Vốn luôn coi mình là người noi theo tinh thần của Thống chế Blücher nổi danh, ông tỏ ra không thích ứng với sự thâm sâu của Moltke và điều này đem đến rắc rối cho ông trong Chiến tranh Pháp-Phổ. Khi chiến tranh với Pháp nổ ra năm 1870, mặc dù vị tư lệnh 70 tuổi không phải là sự lựa chọn của Moltke, ông được lòng người và là bạn thân của nhà vua Wilhelm I. Đối với quân đội năm 1870, Steinmetz là hiện thân cuối cùng của cuộc Chiến tranh Giải phóng Đức năm 1813. Với tư cách là tư lệnh Tập đoàn quân số 1 của Đức, ông giành một thắng lợi chiến thuật đắt giá khi các lực lượng của mình tấn công quân đội Pháp ở Spicheren, và cuộc tấn công thiếu kiên nhẫn này đã gần như là làm hỏng kế hoạch của Moltke. Ông cũng tham chiến tại trận đánh Courcelles. Trong trận Gravelotte, tính cách của ông đã gây cho tập đoàn quân của mình thiệt hại rất lớn và đến bên bờ vực thảm hoạ. Trước tình hình đó, Moltke phải cách chức chỉ huy của ông, để ông làm Thống đốc Posen. Về sự cứng đầu của Steinmetz, Thủ tướng Otto von Bismarck đã từng nói:
Được phong hàm Thống chế và cuối đời.
Vào tháng 4 năm 1871, ông từ chức theo yêu cầu của mình, nhưng người Phổ không quên lãng những cống hiến của ông đối với họ, khi mà thắng lợi làm suy giảm sự thù địch đối với ông, và ông được phong hàm Thống chế, với lương hưu là 2.000 thaler. Ông cũng trở thành một thành viên của hạ nghị viện. Trên tinh thần của sự trung thành vốn đã theo suốt sự nghiệp của ông, ông không hề biện minh cho các hành vi của mình năm 1870. Cuộc sống của ông khi về hưu tĩnh lặng và hạnh phúc, và ông vẫn khỏe mạnh cho tới khi trút hơi thở cuối cùng. Steinmetz qua đời tại Bad Landeck vào ngày 2 tháng 8 năm 1877. Trung đoàn bắn súng trường số 37 của quân đội Đế quốc Đức lấy tên ông như một phần của danh hiệu của trung đoàn này.
Xem phần phụ lục của "Militär Wochenblatt" (1877 và 1878). | 1 | null |
Tupolev TB-6 (định danh ban đầu ANT-26; ) là một dự án máy bay ném bom hạng nặng đề xuất trong thập niên 1930, nhưng nó không được đưa vào nghiên cứu chế tạo.
Tham khảo.
Duffy, Paul and Andrei Kankdalov. (1996) Tupolev The Man and His aircraft. Warrendale, PA: Society of Automotive Engineers.
Gordon, Yefim; Rigamant, Vladimir (2005). OKB Tupolev: A History of the Design Bureau and its Aircraft. Hinckley, England: Midland Publishing. | 1 | null |
, mang ý nghĩa là "cờ cá chép" trong tiếng Nhật (còn được biết đến với tên gọi ), là một loại cờ đón gió truyền thống mô phỏng hình dạng cá chép, được treo tại Nhật Bản để chào mừng ngày lễ kỉ niệm truyền thống trong năm của quốc gia, có tên gọi là hay còn gọi là ngày Thiếu nhi được hiểu như ngày lễ bé trai Nhật Bản. Loại cờ này được tạo ra bởi những mẫu cá chép vẽ trên giấy và trang trí màu sắc sặc sỡ, chất liệu bằng vải hoặc những loại sợi không dệt khác.
Ngày lễ bé trai diễn ra vào tết Đoan ngọ mùng 5 tháng 5 dương lịch bắt nguồn từ thời Edo. Nhưng khung cảnh khắp nơi tại Nhật Bản đầy hình ảnh những "koinobori" trên bầu trời từ tháng 4 đến đầu tháng 5. Hình ảnh "koinobori" treo đứng trên sào ở trước nhà những người dân tượng trưng cho hình ảnh "cá vượt vũ môn", bơi ngược dòng thác, được cho là loài cá xuất thế, làm biểu tượng cầu mong cho những đứa trẻ trong nhà sau này lớn lên có thể tự thân lập nghiệp, thành công trên đường đời. Việc treo cờ mang ý nghĩa như một nghi thức chúc phúc những bé trai và gửi gắm hy vọng rằng chúng sẽ trưởng thành khoẻ mạnh. Các gia đình Nhật Bản ở đô thị không có sân vườn treo cờ lớn có thể treo trên ban công hoặc cửa sổ.
"Koinobori" có thể có kích thước ngắn từ 1 tấc cho đến vài mét. Năm 1988, chiếc "koinobori" dài 100m nặng 350 kg được làm ra tại Kazo, Saitama. | 1 | null |
là một phim anime phát hành vào mùa thu năm 2013 của Studio Ghibli, kịch bản và đạo diễn bởi Takahata Isao. Phim được dựa trên truyện cổ tích "Nàng tiên trong ống tre"
Cốt truyện.
Câu chuyện mở đầu với Okina Miyatsuko - một ông lão đốn tre để kiếm sống, bất ngờ bắt gặp Kaguya - cô gái nhỏ ngồi trong cây măng phát sáng giữa rừng tre. Tin rằng đây là món quà trời ban, ông đưa cô về nhà. Okina và vợ ông - Ona sau đã quyết định nhận Kaguya (lúc bấy giờ hai ông bà vẫn gọi cô dưới cái tên "công chúa") làm con của họ. Bỗng nhiên, Kaguya bất ngờ biến hình thành một bé gái sơ sinh và Ona cũng nhận ra mình có thể cho con bú. Cô bé lớn nhanh như thổi và được bọn trẻ trong làng đặt cho cái tên "Búp măng". Bằng vẻ đẹp và tính cách hồn nhiên của mình, Kaguya đã thu hút rất nhiều chàng trai, trong đó có Sutemaru, người trưởng thành nhất trong đám trẻ làng.
Ngày nọ, Okina tìm thấy rất nhiều vàng và quần áo đẹp trong lùm tre, như cách ông tìm thấy Kaguya. Ông coi chúng như một minh chứng cho nguồn gốc thần thánh của Kaguya và bắt đầu biến cô trở thành nàng công chúa thật sự. Ông quyết định chuyển nhà đến kinh thành, buộc Kaguya phải rời xa bạn bè. Kể từ đó, cô ở trong một căn nhà rộng lớn cùng với rất nhiều người hầu. Cô cũng được giáo dục để trở thành một công chúa thực thụ. Nhưng Kaguya cho rằng cuộc sống không phải là sự gò bó theo khuôn phép mà nên tràn ngập tự do và tiếng cười.
Khi đến tuổi trưởng thành, Kaguya chính thức lấy danh vị "công chúa Kaguya" do vẻ đẹp của cô.
Khi Kaguya đã lớn, Okina tổ chức một buổi lễ trưởng thành cho cô. Tại buổi lễ, Kaguya tình cờ nghe thấy vài người khách đang thì thầm rằng cha cô đã dùng tiền để biến cô từ một cô gái thôn quê trở thành một công chúa. Thất vọng, cô rời khỏi kinh thành và trở về ngọn núi, tìm Sutemaru và những người bạn khác, nhưng rồi cô phát hiện ra rằng họ đều đã rời đi. Kaguya ngất đi trong tuyết và khi tỉnh dậy, cô thấy mình vẫn đang ở bữa tiệc.
Kaguya ngày càng trở nên xinh đẹp và được nhiều người cầu hôn. Trong đó có năm người đàn ông thuộc dòng dõi quý tộc thường kiên nhẫn đứng trước nhà cô, nói sẵn sàng làm bất kì điều gì để có được cô. Kaguya nói, cô chỉ cưới người mang về cho cô báu vật huyền thoại mà cô yêu cầu. Có hai người cầu hôn đem về cho cô đồ giả. Người thứ ba hèn nhát bỏ cuộc, và người thứ tư cố gắng lừa bịp cô với những lời lẽ dối trá. Khi người thứ năm chết vì đi tìm báu vật, Kaguya hoàn toàn suy sụp. Trong lúc đó, nhà vua để ý đến cô. Bị mê hoặc bởi vẻ đẹp của cô, ông bắt cô về làm vợ. Kaguya biến mất trước sự ngạc nhiên của nhà vua. Nhận ra mình đã quá ích kỉ, nhà vua từ bỏ mong muốn lấy Kaguya.
Kaguya nhìn lên Mặt trăng, nước mắt chảy dài, cô cầu xin Mặt trăng hãy bảo vệ cô. Kaguya nói với bố mẹ rằng cô đến từ Mặt trăng. Khi còn sống trên Mặt trăng, cô đã cố tình phá luật, hy vọng sẽ được lưu đày đến Trái Đất để có thể trải nghiệm cuộc sống loài người. Khi nhà vua bắt Kaguya về làm vợ, cô khẩn cầu Mặt trăng giúp cô. Nghe thấy lời cầu nguyện, Mặt trăng nói sẽ đưa cô về trong lần trăng tròn tiếp theo. Kaguya thú nhận rằng cô đã gắn bó với Trái Đất nhưng vẫn miễn cưỡng ra đi.
Miyatsuko nói sẽ không để Kaguya đi và bắt đầu tập hợp binh lính để bảo vệ cô. Kaguya trở về vùng quê nơi cô sinh ra lần cuối. Cô nhìn thấy Sutemaru và nói với anh rằng cô đã từng rất hạnh phúc với anh. Sutemaru thề sẽ bảo vệ cô. Cả hai cùng chạy trên đồng cỏ và Kaguya bắt đầu bay. Tuy nhiên cô bị rơi xuống nước ngay sau đó. Sutemaru tỉnh dậy trên đồng cỏ nghĩ đó là một giấc mơ, trong khi Kaguya phải trở về cung điện.
Vào đêm trăng tròn, những nàng tiên sà xuống từ Mặt trăng, nhưng Miyatsuko chẳng thể làm gì. Một nàng tiên đưa cho Kaguya một chiếc áo choàng sẽ xóa hết ký ức về Trái Đất. Kaguya liền khẩn cầu nàng tiên hãy cho cô giây phút cuối cùng bên cha mẹ.
Các nàng tiên quả quyết, nếu không quên hết những ký ức về Trái Đất, Kaguya sẽ bị vấy bẩn khi trở về Mặt trăng. Kaguya không đồng ý, nói rằng cuộc sống trên Trái Đất đầy những điều tuyệt vời. Cuối cùng, các nàng tiên vẫn quàng chiếc áo cho cô, khiến cô quên hết mọi thứ. Trong phân cảnh cuối, Kaguya bay lên mặt Trăng rồi đột nhiên quay lưng nhìn về Trái Đất lần cuối với dòng lệ nhòa.
Quá trình sản xuất.
Studio Ghibli lần đầu tiết lộ thông tin Takahata Isao đang thực hiện một phim dài vào năm 2008. Takahata sau đó thông báo tại "Liên hoan phim Quốc tế Locarno" lần thứ 62 rằng ông sẽ làm phim dựa truyện truyện cổ tích Nhật Bản "Nàng tiên trong ống tre".
Ngày 13 tháng 12 năm 2012, Studio Ghibli và nhà phân phối Tōhō xác nhận việc phát hành phim "Chuyện công chúa Kaguya". Cùng trong tháng đó, Ikebe Shinichiro dự định sẽ đảm trách phần nhạc phim.
Ngày 4 tháng 2 năm 2013, đoàn làm phim thông báo rằng Hisaishi Joe sẽ thay Ikebe phụ trách phần nhạc phim. Đây sẽ là lần đầu tiên Hisashi cộng tác với Takahata Isao và lần đầu tiên ông thực hiện nhạc phim cho đồng thời 2 phim của Studio Ghibli trong cùng một năm; phim kia là anime "Kaze Tachinu" của Miyazaki Hayao.
Ca khúc chủ đề phim là trình bày bởi Nikaido Kazumi. Ngoài ra trong phim còn sử dụng hai ca khúc và .
Phát hành.
"Chuyện công chúa Kaguya" ban đầu dự tính phát hành cùng thời điểm với phim "Kaze Tachinu" vào mùa hè năm 2013. Tuy nhiên, tháng 2 năm 2013, đơn vị phát hành Tōhō thông báo rằng "Kaguya" sẽ bị lùi lịch đến mùa thu, nêu lý do là bảng truyện chưa hoàn tất. | 1 | null |
Phong trào giải phóng dân tộc là phong trào đấu tranh đòi quyền độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc của các nước thuộc địa trên thế giới trong thế kỷ XX, chủ yếu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1945.
Trước Thế Chiến II, đa số các nước kém phát triển trên thế giới là thuộc địa của các nước giàu có. Các nước đế quốc đã ra sức bóc lột tài nguyên, nhân lực, vật lực của các nước thuộc địa, gây mâu thuẫn gay gắt giữa người dân thuộc địa và chính phủ chính quốc. Xuất hiện các phong trào đòi quyền độc lập dân tộc (trở thành nước độc lập, tự do, không bị nước khác áp đặt quyền cai trị), nhưng đa số bị dập tắt do các nguyên nhân khác nhau.
Sau 1945, chủ nghĩa thực dân cũ bước đầu bị sụp đổ. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Palais de Chaillot ở Paris, Pháp, mang đến tiếng nói cho các dân tộc bị áp bức. Cách mạng giải phóng dân tộc thành công tại một số nước tiên phong như In- đô-nê-xi-a và Việt Nam lan ra các nước khác trên thế giới. Phong trào giải phóng dân tộc bắt đầu diễn ra sôi nổi mạnh mẽ và rộng lớn ở Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Từ 1954 – 1960, hệ thống thuộc địa tan vỡ nhanh chóng, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào lan rộng sang Châu Phi, Mỹ La Tinh. Ở đây đặc biệt phải tính tới vai trò của Chủ nghĩa Cộng sản, tác động về mặt tư tưởng và nhân sự của Đệ Tam Quốc tế, đứng đầu là Liên Xô.
Các nước đế quốc cũ bị Thế chiến II làm kiệt quệ đành phải từ bỏ thuộc địa của mình (như Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha). Ấn Độ là trường hợp điển hình, khi mà thực dân Anh đồng ý trao trả quyền độc lập năm 1947. Đồng thời sự phát triển của khoa học kỹ thuật và kinh tế của các nước này làm giảm sự lệ thuộc của họ vào khai thác tài nguyên tại các thuộc địa. Các phong trào quyền con người và quyền bình đẳng tại các quốc gia (như phong trào bình đẳng giới, thiểu số, da đen...) đã làm thay đổi cơ cấu chính trị tại các quốc gia phát triển, nhiều đảng phái cấp tiến lên lãnh đạo, khiến họ dần dần chấp nhận quyền độc lập của các quốc gia thuộc địa. Đồng thời tổn thất nặng nề trong các cuộc chiến tranh tại các nước thuộc địa đã buộc các nước thực dân phải từ bỏ tham vọng của mình. Thất bại nặng nề tại Trận Điện Biên Phủ năm 1954 đã buộc Pháp phải rút quân tại Việt Nam. Một loạt các thuộc địa của Anh Quốc đã được độc lập vì lý do tương tự. Tại một số nước thuộc địa, Chủ nghĩa thực dân mới dễ được chấp nhận hơn dần dần thay thế chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
Đại hội đồng Liên hiệp Quốc khóa XV năm 1960 đã thông qua văn kiện: Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn Chủ nghĩa thực dân, kêu gọi trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa, đặc biệt đến Đại hội Đồng Liên hiệp Quốc 1963 đã thông qua tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn các hình thức chế độ phân biệt chủng tộc. Sự đấu tranh giành quyền tự do bình đẳng và quyền con người vẫn tiếp tục diễn ra tại ngay cả các nước đã độc lập. Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ Nam Phi sau hơn 300 năm tồn tại vào năm 1994.
Sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và cuộc chiến tranh Lạnh cũng thúc đẩy các quốc gia tích cực ảnh hưởng và tranh chấp tới các quốc gia thuộc địa cũ. Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa tích cực tài trợ cho các cuộc đấu tranh giành độc lập và thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa tại các nước. Trong khi đó, nước chống cộng đứng đầu là Mỹ cũng thúc đẩy quá trình trao độc lập và thành lập các chính quyền thân Mỹ tại các nước thuộc địa cũ, nhiều người cho đó là Chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ. Các cuộc chiến tranh hoặc xung đột diễn ra thường xuyên giữa hai phe này tại các quốc gia ở châu Á (như tại Indonesia hay Malaysia), châu Mỹ Latin.
Từ cuối thế kỷ XX và sang thế kỷ XXI, đa số các nước trên thế giới đã giành được độc lập. Tuy nhiên sự lệ thuộc của các nước nghèo và các nước giàu, trong khi các nước giàu vẫn can thiệp vào chính trị của các nước nghèo vẫn phổ biến. Thế giới bị phân cực, trước từ hai thái cực đã chuyển sang đa cực xoay quanh các nước mạnh trên thế giới (Hoa Kỳ, châu Âu, Nga, Trung Quốc). Chủ nghĩa thực dân mới của các cường quốc áp đặt lên các nước châu Phi và một số nước ở châu Á vẫn diễn ra mạnh mẽ.
Giai đoạn 1918 - 1923.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 năm 1917 ở Nga thắng lợi, cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc đã mở ra một thời kỳ phát triển mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa.
Châu Á.
Châu Á là khu vực đông dân nhất thế giới, bao gồm những nước có lãnh thổ lớn với nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú. Từ cuối thế kỷ XIX, các nước châu Á đã trở thành những nước thuộc địa, nửa thuộc địa của chủ nghĩa thực dân như: Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan… chịu ách bóc lột,nô dịch nặng nề. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước châu Á lên cao và lan rộng hơn cả so với châu Phi và Mĩ la tinh.
Ở Trung Quốc, ngày 4-5-1919, phong trào cách mạng rộng lớn chống chủ nghĩa đế quốc đã bùng nổ, mở đầu cho cuộc cách mạng dân chủ mới tiếp diễn trong suốt 30 năm sau đó. Phong trào Ngũ Tứ đã thúc đẩy phong trào công nhân Trung Quốc nhanh chóng kết hợp với chủ nghĩa Mác – Lênin và dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1921.
Năm 1921, cuộc cách mạng nhân dân Mông Cổ thắng lợi. Đến năm 1924, nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở châu Á được thành lập. Với sự ủng hộ và giúp đỡ của giai cấp vô sản Nga, nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ đã đứng vững và từng bước tiến lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong những năm 1918 - 1922, nhân dân Ấn Độ đã tăng cường đấu tranh chống thực dân Anh. Nhiều cuộc bãi công lớn của công nhân với hàng chục vạn người tham gia, kéo dài hàng tháng, đã lan lộng khắp cả nước. Đồng thời, phong trào nổi dậy của nông dân cũng liên tiếp bùng nổ chống lại bọn địa chủ phong kiến và đế quốc Anh.
Ở Thổ Nhĩ Kì, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc 1919 - 1922 (do giai cấp tư sản lãnh đạo) đã kết thúc thắng lợi. Ngày 29-10-1923, chế độ cộng hòa được thiết lập Thổ Nhĩ Kì có điều kiện để trở thành một nước có chủ quyền và bước vào thời kì phát triển mới.
Năm 1919, nhân dân Ápganixtan thu được thắng lợi trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, buộc đế quốc Anh phải công nhận quyền độc lập chính trị của mình. Cũng vào năm 1919, nhân dân Triều Tiên đã nổi dây khởi nghĩa chống đế quốc Nhật Bản.
Những năm sau Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ la tinh cũng có những bước phát triển mới."
Châu Phi.
Ở châu Phi, phong trào đấu tranh mạnh mẽ nhất là ở Ai Cập. Năm 1918, những tiểu tổ xã hội chủ nghĩa xuất hiện ở Cairô, Alêchxanđri, Poócxait, rồi hợp nhất thành Đảng Xã hội và từ năm 1921 mang tên Đảng Cộng sản Ai Cập. Trong những năm 1918 - 1923, đã diễn ra cuộc đấu tranh giành độc lập hoàn toàn cho Ai Cập… bằng con đường hòa bình hợp pháp, do giai cấp tư sản dân tộc khởi xướng. Bị thực dân Anh đàn áp, phong trào vẫn tiếp tục dâng cao và chuyển biến thành khởi nghĩa vũ trang trong nhiều thành thị. Công nhân xe điện, đường sắt ở Cairô, công nhân khuân vác ở Alêchxanđri, các viên chức cơ quan nhà nước đã bãi công.
Trong nhiều làng xã, tỉnh thành, các ủy ban cách mạng (mang tên gọi Xô viết) được thành lập. Nhân dân Ai Cập đã anh dũng đấu tranh nhưng do thiếu sự lãnh đao thống nhất nên đến đầu tháng 4 - 1919, thực dân Anh đã đàn áp được khởi nghĩa vũ trang.
Cuối năm 1921, cuộc khởi nghĩa mới lại bùng nổ. Thực dân Anh buộc phải đi đến những nhượng bộ bề ngoài. Tháng 2 - 1922, Chính phủ Anh phải tuyên bố hủy bỏ chế độ bảo hộ và trao trả “độc lập” cho Ai Cập. Xuntan Atmét Phuát đổi danh hiệu là vua Phuát I; tháng 5 - 1923, hiến pháp mới được ban hành. Tuy vậy, trên thực tế ảnh hưởng của đế quốc Anh vẫn giữ nguyên. Quân đội Anh vẫn đóng ở Ai Cập, thực dân Anh còn nắm quyền nội trị, ngoại giao và đô hộ trực tiếp vùng Xuđăng.
Ở Tuynidi, phong trào diễn ra sôi nổi trong những năm 1920 – 1922.
Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ. Đồng thời giai cấp tư sản dân tộc, đứng đầu là Xaalibi, cũng dấy lên phong trào đòi hỏi những quyền lợi chính đáng cho Tuynidi. Thực dân Pháp chẳng những bác bỏ các yêu sách đó mà còn đàn áp phong trào. Lập tức làn sóng biểu tình phản đối và bãi công sôi sục diễn ra khắp cả nước. Phong trào đấu tranh chính trị lên tới đỉnh cao vào tháng 4 - 1922, đòi hỏi phải khẩn trương thực hiện những cải cách hiến pháp. Tháng 6 - 1922, chính phủ Pháp buộc phải ban hành sắc lệnh về cải cách hiến pháp ở Tuynidi. Phong trào đấu tranh vũ trang bùng lên mạnh mẽ ở nhiều vùng Marốc (thuộc Pháp) và đặc biệt Marốc thuộc Tây Ban Nha. Giữa năm 1921, các bộ lạc Rớp (thuộc Tây Ban Nha), dưới sự lãnh đạo của Ápđen Kêrim, đã đánh bại đạo quân của tướng Xinvéttôrơ gồm 12.000 binh lính với 120 khẩu đại bác. Ngày 19 - 9 - 1921, trong đại hội các bộ lạc, dưới sư lãnh đạo của Ápđen Kêrim, Cộng hòa Ríp độc lập đã ra đời và tồn tại được đến năm 1926.
Ở châu Phi nhiệt đới cũng bùng nổ phong trào đấu tranh chống đế quốc. Phong trào bãi công rộng lớn ở Nạm Phi (diễn ra trong những năm 1918 - 1920, Đảng Cộng sản Nam Phi ra đời năm 1921, Đảng Đại hội quốc dân Tây Phi thành lập năm 1920 và Đại hội toàn Phi họp năm 1919 là những sự kiện quan trọng trong phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi. Đặc biệt, Đại hội toàn Phi lần thứ I họp năm 1919 ở Pari (có 17 Đại biểu tham dự) đã để ra nghị quyết về quyền của người Phi được tham gia cai quản đất nước, bắt đầu từ các cơ quan địa phương và dần dần đi đến những "“nhiệm vụ chính quyền cấp cao để trong tương lai châu Phi phải do người Phi cai quản”."
Giai đoạn 1924-1929.
Một đặc điểm nổi bật của phong trào cách mạng 1924 - 1929 là phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa xuống thấp nhưng phong trào giải phóng dân tộc vẫn tiếp diễn mạnh mẽ ở hầu khắp các nước châu Á, châu Phi.
Châu Á.
Ở Ấn Độ, phong trào bãi công của công nhân tiếp diễn trong suốt những năm 1924 - 1927. Phong trào nông dân chống thuế, chống địa chủ tăng tô tức diễn ra mạnh mẽ vào năm 1927. Đảng Quốc đại, sau một thời gian suy giảm lực lượng, bắt đầu tăng cường hoạt động mở rộng đội ngũ.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước đế quốc đều tăng cường chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa để giải quyết những khó khăn trong nước. Tình hình đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến các nước Đông Nam Á. Đời sống nhân dân ngày càng cùng cực, mâu thuẫn dân tộc với đế quốc càng thêm sâu sắc.
Bắt đầu từ những năm 20, trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á đã xuất hiện và phát triển một xu hướng mới: xu hướng cánh tả. Điều đó không chỉ phản ánh ảnh hưởng to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga đối với các dân tộc ở Đông Nam Á, mà còn cho thấy những biến đổi lớn lao đã diễn ra trong từng nước. Đó là sự hình thành và phát triển nền công nghiệp dân tộc, cùng với quá trình đó là sự phát triển của giai cấp công nhân cả về số lượng và ý thức giai cấp. Đồng thời quá trình bần cùng hoá nông dân cũng diễn ra nhanh chóng. Tất cả những yếu tố đó đã làm bùng nổ một cao trào cách mạng mới, một xu hướng mới trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á - xu hướng cánh tả. Như vậy, trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của các dân tộc Đông Nam Á đã tồn tại và phát triển song song hai xu hướng cánh tả và cánh hữu.
Trong giai đoạn này, đã xuất hiện hàng loạt các Đảng Cộng sản trong khu vực, mở đầu là sự thành lập Đảng Cộng sản Indonesia (5-1920). Đảng Cộng sản Indonesia đã nhanh chóng trở thành một lực lượng chính trị quan trọng. Ở Việt Nam, trong những năm 20 của thế kỉ này, thông qua lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, người cộng sản Việt Nam đầu tiên, chủ nghĩa Mác - Lênin đã được du nhập vào Việt Nam tiến tới việc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương). Tiếp theo Indonesia, năm 1930 ở Đông Nam Á đã xuất hiện Đảng Cộng sản ở Việt Nam (tháng 2), ở Mã Lai và Xiêm (tháng 4), ở Philippin (tháng 11). Ở Myanmar, Đảng Cộng sản được thành lập năm 1939. Sự thành lập các Đảng Cộng sản là kết quả của quá trình phát triển phong trào yêu nước kết hợp với phong trào công nhân, tiếp nhận và vận dụng học thuyết Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của các nước Đông Nam Á. Đó cũng là hậu quả của cuộc khủng hoàng kinh tế thế giới bắt đầu từ năm 1929 làm cho mâu thuẫn vốn có giữa các dân tộc với chủ nghĩa đế quốc càng trở nên gay gắt. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động cùng những người yêu nước đã hướng về Đảng Cộng sản với nguyện vọng giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước.
Dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động một số nước đã vùng dậy đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Nổi bật là cuộc khởi nghĩa ở Sumatra 1926 - 1927 và sự thành lập chính quyền Xô viết ở Nghệ-Tĩnh, Việt Nam. Tại Indonesia, Đảng Cộng sản tích cực lãnh đạo quần chúng đấu tranh đòi hỏi những quyền lợi thiết thân. Năm 1925, phong trào bãi công của công nhân dâng cao. Năm 1926, nhân dân Bativia (tức Giacacta ngày nay) khởi nghĩa vũ trang. Năm 1927, khởi nghĩa vũ trang bùng nổ ở đảo Sumatra. Mặc dù bị thất bại nhưng những cuộc nổi dậy đó chính là sự xuất hiện trên vũ đài chính trị những cuộc đấu tranh yêu nước mang màu sắc vô sản, diễn ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Như vậy, giai cấp công nhân dù mới ra đời cũng đã tham gia vào cuộc đấu tranh chống đế quốc và phong kiến.
Trong những năm 20 và 30, phong trào dân tộc cánh hữu đã có những bước tiến rõ rệt so với những năm đầu thế kỉ. Nếu như trước đây, những hoạt động chính trị chỉ nhằm mục đích khai trí để chấn hưng quốc gia thì đến nay mục tiêu giành độc lập được đề xuất rõ ràng: đòi quyền tự chủ về chính trị, quyền tự do trong kinh doanh, quyền dùng tiếng mẹ đẻ trong giáo dục… Nếu như trước đây mới xuất hiện các học hội hay nhóm phái mà vai trò quan trọng thuộc về những người cấp tiến trong sĩ phu phong kiến thì đến giai đoạn này đã hình thành các chính đảng có tôn chỉ mục đích rõ ràng và có ảnh hưởng xã hội rộng lớn. Lực lượng đóng vai trò nổi bật trong phong trào dân tộc cánh hữu thời kì này là tầng lớp trí thức. Họ là học sinh, sinh viên, các nhà kĩ thuật, viên chức tiếp thu ảnh hưởng văn hóa nước ngoài, từ tư tưởng dân chủ của cách mạng Pháp đến chế độ cộng hòa của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, từ “chủ nghĩa Tam dân” của Tôn Trung Sơn đến học thuyết bất bạo động của Ghandi. Họ trở thành bộ phận cấp tiến, là ngòi nổ trong những cuộc đấu tranh lớn ở Đông Nam Á.
Những tổ chức sinh viên ở Miến Điện đã dấy lên những cuộc đấu tranh đòi cải cách quy chế đại học, đòi tự trị, dẫn đến phong trào Thakin (có nghĩa là những người chủ đất nước) trong những năm 30. Tổ chức đại hội toàn Mã Lai từ đầu thế kỉ đòi cải cách Hồi giáo và dùng tiếng Mã Lai trong nhà trường, phát triển thành phong trào đấu tranh chống thực dân Anh đòi tư trị. Ở Indonesia, năm 1927 Đảng Dân tộc do Sukarno đứng đầu được thành lập. Trải qua nhiều năm tháng, đến cuối năm 1939, Sukarno đã tổ chức Đại hội nhân dân Indonesia bao gồm 90 đảng phái và tổ chức chính trị biểu thị sự thống nhất dân tộc, thông qua nghị quyết về ngôn ngữ (Bahasa Indonesia), về quốc kì (đỏ-trắng), về quốc ca (Indonesia Raya). Ý chí về cuộc đấu tranh cho một quốc gia Indonesia thống nhất và độc lập đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh trong toàn dân ở giai đoạn tiếp theo.
Hai phong trào cánh hữu và cánh tả cùng tồn tại ở Đông Nam Á có nhiều điểm khác biệt về ý thức hệ, về mục tiêu cuối cùng. Nhưng đứng trước mục tiêu chung là độc lập dân tộc nên cả hai phong trào đã tồn tại song song, có những lúc kết hợp với nhau trong một chừng mực nhất định. Bởi lẽ đối với nhân dân Đông Nam Á, kẻ thù lớn nhất là chủ nghĩa đế quốc, không một lực lượng cứu nước nào có thể đứng riêng lẻ hoặc chống đối lẫn nhau. Điều đó đã tạo nên những tiền đề khách quan cho sự thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất trong giai đoạn sau.
Trung Đông và Bắc Phi.
Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi sục, nhất là ở Xiri - Libăng và Marốc đã bùng nổ những cuộc đấu tranh vũ trang oanh liệt. Dưới sự thống trị nặng nề của thực dân Pháp, nhân dân Xiri trong những năm 1920 đến 1924 đã sáu lần vùng dậy khởi nghĩa: ở Khauran (8-1920), ở Bắc Xiri (1921 - 1925), ở vùng Giơben Đruydơ (1922- 1923) ở vùng Bêcaa (1924). Tháng 7-1925, lại một lần nữa nhân dân Xiri vùng dậy đấu tranh ở vùng Giơben Đruydơ. Cuộc khởi nghĩa do Xuntan Atratxơ lãnh đạo đã nhanh chóng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc. Vào đầu tháng 8-1925, quân khởi nghĩa đã giáng cho quân Pháp những đòn nặng nề. Cuộc chiến tranh kéo dài đến năm 1927, thực dân Pháp đã huy động lực lượng đến đàn áp, nên cuộc khởi nghĩa không tránh khỏi thất bại.
Tại Marốc thuộc Pháp, trong năm 1924 - 1926 đã diễn ra cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp rất quyết liệt. Nghĩa quân Ríp được nhân dân Marốc ủng hộ đã tiến công quân Pháp và thu được nhiều thắng lợi. Quân đội Pháp và quân đội Tây Ban Nha phải hợp sức tấn công mới chiến thắng được quân đội Ríp vào năm 1926. Cộng hòa Ríp bị thủ tiêu, phong trào đấu tranh của các bộ lạc Ríp thất bại.
Cuộc đấu tranh của nhân dân Xiri những năm 1925 - 1927 và cuộc đấu tranh vũ trang của Cộng hòa Ríp (Marốc thuộc Pháp) trong những năm 1925 – 1926, chống đế quốc Pháp đã nói lên tinh thần quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức và đóng góp nhiều kinh nghiệm quý báu cho phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Arập.
Giai đoạn 1929-1939.
Những năm 1929 - 1939 là thời kì khủng hoảng kinh tế sâu sắc và toàn diện của thế giới tư bản. Khủng hoảng kinh tế dẫn đến khủng hoảng chính trị. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và chuẩn bị gây chiến tranh thế giới.
Vào giữa những năm 30, ở nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc, Mặt trận dân tộc thống nhất được thành lập tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân yêu nước nhằm chống những người cánh hữu, chống nguy cơ phát xít và chiến tranh xâm lược.
Châu Á.
Nhân dân Trung Quốc đã tiến hành cuộc đấu tranh chống nền thống trị của chính quyền Tưởng Giới Thạch và cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật xâm lược, bảo vệ đất nước. Ở Ấn Độ, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh tiếp tục phát triển rộng khắp trong những năm 1929 – 1932. Sự thành lập Đảng Cộng sản Ấn Độ vào tháng 11-1939 đã đánh dấu một bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ.
Trên bán đảo Triều Tiên, nhân dân tổ chức lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa cách mạng…tiến hành cuộc đấu tranh chống Nhật.
Ở Đông Nam Á. đầu những năm 30, một số Đảng Cộng sản được thành lập, mở ra một thời kì mới trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Riêng ở Việt Nam, cuộc khởi nghĩa Yên Bái tháng 2 năm 1930 thất bại khiến cho Việt Nam Quốc dân Đảng suy yếu. Năm 1930 - 1931, Đảng Cộng sản Đông Dương tổ chức phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh chống thực dân Pháp và triều đình nhà Nguyễn nhưng cũng thất bại. Ở Philippine, cuộc khởi nghĩa nông dân chống địa chủ phong kiến gắn liền với cuộc đấu tranh chống đế quốc bùng nổ năm 1931 đã buộc Mĩ phải trao trả quyền tự trị cho nước này. Ở Miến Điện, phong trào khởi nghĩa nông dân được diễn ra từ cuối năm 1930 đến mùa xuân năm 1932. Đầu năm 1933, ở Indonesia đã bùng nổ cuộc khởi nghĩa của thủy binh trên tàu chiến Đơ Giơven Pơrôvinxien.
Châu Phi.
Phong trào cách mạng lên cao ở Ai Cập trong những năm khủng hoảng kinh tế. Tháng 10-1930, thực dân Anh đề ra hiến pháp nhằm tập trung toàn bộ quyền hành vào tay nhà vua thân Anh. Tháng 5-1931, cuộc bầu cử diễn ra trong tình hình quần chúng bất bình sâu sắc.
Trong cả nước đã bùng nổ cuộc bãi công chính trị, đặc biệt mạnh mẽ ở Cairô và Poóc Xít, quần chúng đã xung đột vũ trang với bọn cảnh sát và quân đội.
Ở Ethiopia, cuộc đấu tranh anh dũng và chính nghĩa của nhân dân chống phát xít Italia xâm lược có ý nghĩa to lớn đối với sự hình thành phong trào chống đế quốc trên toàn lục địa Phi.
Trong các nước châu Phi nhiệt đới ở phía nam sa mạc Xahara, vào cuối những năm 20 đến những năm 39 của thế kỉ XX đã diễn ra sự tập hợp dần dần các lực lượng yêu nước và cách mạng trong cuộc đấu tranh giành được độc lập dân tộc, giành quyền sống. Mầm mống của giai cấp công nhân được phát sinh và phát triển trong nhiều nước. Quá trình hình thành giai cấp tư sản dân tộc cũng bắt đầu trong một số nước.
Liên bang Nam Phi, một thuộc địa di dân của đế quốc Anh, nước phát triển nhất về mặt kinh tế, đã có ảnh hưởng hai mặt đối với tình hình chính trị của châu Phi nhiệt đới. Bọn thống trị ở đây là người da trắng đã thi hành chế độ phân biệt chủng tộc dã man, tàn bạo nhất. Phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Nam Phi đã có ảnh hưởng tích cực đối với phong trào cách mạng châu Phi.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đã đưa lịch sử Đông Nam Á bước sang giai đoạn mới. Cùng với chiến thắng của các lực lượng đồng minh dân chủ, đứng đầu là Liên Xô, đối với chủ nghĩa phát xít thế giới và trong những điều kiện lịch sử cụ thể ở mỗi nước, nhân dân các dân tộc thuộc địa, đặc biệt là ở châu Á, sau những năm tháng đấu tranh gian khổ, đã giành được độc lập ở những mức độ khác nhau.
Ở Trung Quốc, cuộc chiến tranh chống Nhật kéo dài 8 năm liền (1937 - 1945) với những hi sinh to lớn của nhân dân Trung Quốc đã kết thúc thắng lợi và góp phần cống hiến không nhỏ vào cuộc chiến tranh chống phát xít của nhân dân các nước trên thế giới.
Trên bán đảo Triều Tiên, cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật của các lực lượng yêu nước đã làm suy yếu lực lương phát xít Nhật chiếm đóng, góp phần dẫn tới thất bại của phát xít Nhật trên bán đảo Triều Tiên. Quân du kích Triều Tiên, dưới sự lãnh đạo của Kim Nhật Thành, đã hoạt động mạnh mẽ ở nhiều vùng trong nước, sát cánh với quân giải phóng Trung Quốc.
Năm 1940, phát xít Nhật tràn vào Đông Nam Á và cũng từ đây cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa phát xít Nhật. Ở các nước Đông Nam Á, đã diễn ra cuộc đấu tranh mạnh mẽ chống lại sự xâm lược của phát xít Nhật và chống lại trật tự mới của phát xít Nhật (thiết lập từ năm 1940) nhằm thủ tiêu hoàn toàn nền độc lập của các dân tộc. Trong cuộc đấu tranh này, các lực lượng yêu nước chống phát xít đã tập hợp trong Mặt trận dân tộc thống nhất để hòa nhập vào phong trào dân chủ chống phát xít trên thế giới. Đồng thời, các lực lượng vũ trang cũng được thành lập ở những thời điểm khác nhau và góp phần vào việc giải phóng đất nước, tiêu diệt phát xít Nhật.
Do cuộc đấu tranh chống phát xít Nhật đã trở thành nội dung chính của phong trào giải phóng dân tộc lúc này, đồng thời để hòa nhập với phong trào dân chủ chống chủ nghĩa phát xít trên thế giới, hai xu hướng cộng sản và quốc gia đã từng tồn tại song song trong giai đoạn trước nay đã tụ hội theo một hướng chung là cứu nước, mặc dù điều đó chỉ được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định và ở một chừng mực nhất định.
Vì vậy, nét mới của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trong giai đoạn này là sự thành lập ở hầu hết các nước Đông Nam Á Mặt trận dân tộc thống nhất và lực lượng vũ trang cách mạng. Mở đầu là Việt Nam độc lập đồng minh (5-1941) và các đội Cứu quốc quân, sau là Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Trong những năm 1942 - 1944, lần lượt xuất hiện Đồng minh dân chủ Philippine với đội quân Húcbalaháp, Liên hiệp nhân dân Mã Lai chống Nhật cùng các đơn vị Quân đội nhân dân, Liên minh tự do nhân dân chống phát xít cùng Quân đội quốc gia Miến Điện…
Thất bại của chủ nghĩa phát xít trên thế giới, thời điểm quân phát phiệt Nhật Bản đầu hàng đồng minh là thời cơ có một không hai, tạo ra tình thế mới hết sức thuận lợi cho phong trào giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á. Chớp lấy thời cơ, nhân dân các nước Đông Nam Á đã nhất tề vùng dậy tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho đất nước.
Trong hoàn cảnh chung đó, cách mạng Việt Nam có những nét riêng tiến đến thắng lợi vào tháng 8 năm 1945. Trong nửa đầu những năm 40, cuộc đấu tranh giành quyền lực diễn ra rất quyết liệt giữa các lực lương chính trị ở trong và ngoài nước. Nhưng Đảng Cộng sản Đông Dương đã chớp thời cơ phát động Tổng khởi nghĩa, tuyên bố độc lập và đơn phương thành lập chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước khi quân Anh và quân Tưởng vào Việt Nam giải giáp quân Nhật, thu hút sự ủng hộ của nhiều tầng lớp nhân dân. Trong khi tranh thủ mọi khả năng để tập hợp lực lượng, Đảng Cộng sản Đông Dương giữ địa vị người lãnh đạo nhà nước để đón tiếp phe Đồng minh.
Ở Indonesia, ngay sau khi Nhật đầu hàng, ngày 17-8-1945, đại diện các đảng phái và đoàn thể yêu nước đã soạn thảo và ký vào Tuyên ngôn độc lập. Trước cuộc mít tinh của đông đảo quần chúng ở thủ đô Jakarta, Sukarno đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, thành lập nước Cộng hoà Indonesia. Ngày 4-9-1945, chính phủ Indonesia được thành lập, đứng đầu là Sukarno. Hiến pháp mới của Indonesia được thông qua, mở ra thời kì mới trong lịch sử Indonesia.
Ở Lào, sau khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh ngày 23-8-1945, nhân dân Lào đã nổi dậy thành lập chính quyền cách mạng ở nhiều nơi. Ngày 12-10-1945, nhân dân thủ đô Viêng Chăn khởi nghĩa giành chính quyền, Chính phủ Lào ra mắt quốc dân và trịnh trọng tuyên bố trước thế giới nền độc lập của Lào.
Tuy nhiên, để bảo vệ nền độc lập dân tộc, nhân dân các nước Việt Nam, Lào, Indonesia còn phải trải qua cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực cánh hữu trong nhiều năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít, thời điểm phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh là thời cơ có một không hai, tạo ra tình thế hết sức thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á. Chớp lấy thời cơ đó, các dân tộc ở Đông Nam Á đã vùng dậy tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho đất nước. Tháng 8-1945, cách mạng Việt Nam giành được thắng lợi. Ở Lào, ngày 23-8 nhân dân Lào nổi dậy thành lập chính quyền cách mạng ở nhiều nơi. Ngày 12-10-1945, nhân dân thủ đô Viêng Chăn khởi nghĩa giành chính quyền. Ở Indonesia, ngay sau khi Nhật đầu hàng, ngày 17-8-1945 Tuyên ngôn độc lập được công bố, nước Cộng hòa Indonesia thành lập.
Ở các nước khác, các lực lượng yêu nước và quân đội vũ trang đã đấu tranh anh dũng chống phát xít Nhật, giải phóng phần lớn đất đai trong nước. Tuy vậy, thời cơ giành độc lập ở các nước này đã bị bỏ lỡ, quân Mĩ trở lại Philippin, quân Anh trở lại Miến Điện, Mã Lai, Xingapo và Brunây. Đến đây đã khép lại thời kì đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á và mở ra một thời kì mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực này. | 1 | null |
Mô tô nước (, "boatercycle", "jetski") là thiết bị là một phương tiện tiêu khiển trên mặt nước mà người lái ngồi hoặc đứng trên, chứ không phải bên trong như trên một chiếc thuyền, và di chuyển trên mặt nước ở tốc độ cao. Những mẫu đời mới ngày nay được mở rộng thêm công năng, khả năng cung cấp nhiên liệu cho hành trình dài, một số loại đạt trên 161 km.
Lịch sử.
Xuất hiện ở Mỹ, được một người đàn ông tên là Clayton Jacobson ở thành phố Lake Havasu, Arizona, Mỹ lên ý tưởng vào năm 1960.
Là người đam mê xe mô tô, jacobson đã thực hiện ý tưởng vào giữa năm 1960 ý tưởng kết hợp một động cơ bơm nước phản lực lắp trong
Toàn bộ vỏ chiếc thử nghiệm đó được làm bằng nhôm,và có một động cơ được cố định thẳng.
Jacobson đã từ bỏ công việc hiện tại của ông là làm ở ngân hàng thời đó để cống hiến hết mình theo đuổi ý tưởng mà ông đã gây dựng
Và ông đã có thành công nhất định là hoàn thành mẫu thử nghiệm làm việc vào năm 1965.
Mẫu mã thời đó khác so với mẫu mô tô nước hiện nay, nhưng có một số tương đồng nhất định
Jacobson đã có mẫu mô tô nước vỏ làm bằng sợi thủy tinh sau 2 năm sau đó
Mô tô nước đầu tiên tung ra thị trường được thiết kế bởi Bombardier trong cuối những năm 1960. Bombardier thiết kế ban đầu không phải là rất phổ biến và Bombardier để lại các doanh nghiệp trước năm 1970.
Mô tô nước thương mại được sản xuất hàng loạt được giới thiệu đầu tiên do Kawasaki tại Mỹ giới thiệu vào năm 1973, nhưng phiên bản mô tô nước thời đó chỉ dành cho 1 người lái, chưa phát triển cho 2, 3 người chơi như bây giờ, nhưng mẫu mô tô nước đó vẫn được sản xuất không có nhiều thay đổi cho đến ngày nay.
Hiện nay có nhiều hãng tiếp tục phát triển như Kawasaki (Jetski), Bombardier (Sea Doo), Yamaha (WaveRunner), Honda (AquaTrax), Polaris (Sealion) và Arctic Cat (Tigershark).
Mô Tô Nước (Jetski) đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào năm 1990 thông qua đường nhập khẩu hàng đã qua sử dụng từ nhật bản
nó đã nhanh phát triển và lấy được nhiều thiện cảm từ người chơi và sử dụng và phát triển đến nay
rất phổ biến tại các khu vực ven biển của Việt Nam, các khu du lịch resort, và các vùng sông nước của sài gòn
Quy Định an toàn.
Các cơ quan quản lý đường sông, đường thủy nội địa là cơ quan quản lý, và phân luồng chạy, quản lý người dùng trực tiếp.
Người sử dụng mô tô nước phải khai báo với cơ quan quản lý đường sông, thủy tại khu vực muốn sử dụng mô tô nước.
Người sử dụng phải có bằng lái cano cao tốc.
Phải tuân thủ quy định an toàn về áo phao, cho mình và người ngồi sau. Phải tuân thủ cách phân luồng tuyến chạy để không gây nguy hiểm tới đối tượng khác. | 1 | null |
Vườn quốc gia và khu bảo tồn Cồn Cát Lớn là một vườn quốc gia của Hoa Kỳ nằm ở thung lũng San Luis, nằm trong các bộ phận của quận Alamosa và Saguache, Colorado, Hoa Kỳ. Ban đầu, vườn quốc gia này được thành lập ra như là Đài tưởng niệm quốc gia Cồn Cát Lớn vào ngày 17 tháng 3 năm 1932, sau đó nó được thành lập theo một đạo luật của Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 13 tháng 9 năm 2004 với tên Vườn quốc gia và khu bảo tồn Cồn Cát Lớn. Nơi đây có diện tích 44.246 mẫu Anh (17.906 ha) và bảo vệ thêm 41.686 mẫu Anh (16.870 ha).
Mô tả.
Vườn quốc gia này có những cồn cát cao nhất ở Bắc Mỹ nằm ở phía tây dãy núi Sangre de Cristo với chiều cao khoảng 750 ft (230 m) từ thung lũng San Luis, trải rộng trên diện tích khoảng 19.000 mẫu Anh (77 km2). Các nhà nghiên cứu cho rằng, cồn cát ở đây bắt đầu hình thành ít nhất cách đây hơn 440.000 năm.
Những đụn cát được hình thành từ cát và đất cát của sông Rio Grande và các nhánh của nó, chảy qua thung lũng San Luis. Qua thời gian, gió tây gom các hạt cát từ đồng bằng sông ngập lũ. Khi thổi tới dãy Sangre de Cristo, gió bị suy yếu khiến các hạt cát được lắng đọng ở phía đông của thung lũng. Quá trình này tiếp tục, và các cồn cát dần dần phát triển. Hình dạng của các cồn cát ngày nay được gió làm thay đổi hình dạng từng ngày.
Tại vườn quốc gia này cũng có những dòng suối ngầm, chúng chảy ở vùng hạ lưu thung lũng và biến mất khi chảy tới đây, ngấm vào lòng đất làm lắng đọng cát lên trên bề mặt. Gió làm khô các hạt cát và thổi chúng lên các cồn cát cao.
Người ta đào sâu xuống khoảng 1 mét, ngay kể cả tại đỉnh của cồn cát cao cũng đã thấy cát ướt. Việc hình thành đài tưởng niệm quốc gia tại đây nhằm bảo vệ nguồn nước của thành phố gần đó, đồng thời cũng là bảo vệ nền nông nghiệp của tiểu bang, khuyến khích người dân sử dụng có hiệu quả nguồn nước.
Các cồn cát nói chung là tương đối ổn định. Tuy nhiên, nó có chút ít thay đổi hình thái học giữa các mùa. Hướng gió ảnh hưởng lớn đến các cồn cát. Những cơn gió thường thổi theo hướng Tây Nam qua Đông Bắc, tuy nhiên trong những tháng cuối mùa hè, hướng gió đảo ngược gây cồn đảo ngược. Chế độ gió này chính là một phần của lý do tại sao các cồn cát lại rất cao.
Những đụn cát chứa nhiều cát đen là tiền khoáng của magnetit, tinh thể màu đen oxit sắt.
Khí hậu.
VƯờn quốc gia có diện tích lớn nằm trên vùng sa mạc cao ở thung lũng San Luis, phía tây Sangre De Cristo. Nhiệt độ mùa hè của khu vực này không phải là điển hình của vùng đất sa mạc, bình thường cao mặc dù nhiệt độ tại đây cũng có lúc đạt trên 95 độ F, tuy không phải là không phổ biến. Sự dao động lớn giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất là điển hình của khí hậu sa mạc cao. Nhiệt độ vào những đêm mùa đông có thể là cực lạnh, đạt dưới 0 độ C. Hơn nữa, các cồn cát lớn trong thung lũng sa mạc cao có lượng mưa là cực thấp. Lượng mưa còn thấp hơn nhiều trên các cồn cát lớn, trung bình chỉ đạt trên dưới 11 inch mỗi năm. Lại thêm tỉ lệ bốc hơi nước cao khiến tại đây giống như là một sa mạc. Tại các cồn cát không có tuyết, tuyết rơi tại thung lũng thường là rất ngắn và tan nhanh trong khí hậu khô và nắng ở Colorado.
Sinh thái khác.
Vườn quốc gia còn có núi cao, hồ và vùng đất lạnh, với 6 đỉnh núi đạt độ cao hơn 13.000 ft (3940 m). Cùng với đó là các cánh rừng vân sam và rừng thông cổ, và diện tích lớn dương lá rung, gỗ mềm, đồng cỏ, và đất ngập nước - tất cả là môi trường sống cho các loài động vật hoang dã và hệ thực vật đa dạng.
Một trong những điều thường xảy ra tại Medano Creek, ở giáp phía đông của các cồn cát. Cát liên tục rơi vào con lạch, Medano Creek không có dòng chảy ổn định và lâu dài. Cồn cát nhỏ dưới nước hoạt động như đập nước, liên tục được hình thành rồi lại bị phá vỡ, vì vậy khiến dòng suối dâng lên trông giống như sóng nước chảy ở hạ lưu. Trong những năm nước cao, nước dâng nhiều chảy giống như sóng biển chảy trên những bãi cát. Xây dựng lâu đài cát tại đây là một hoạt động thu hút khách du lịch. Thác nước Zapata là một thác nước ở phía đông nam, muốn chiêm ngưỡng thác nước thì phải xuống một hang động nhỏ.
Một trong những tính năng giá trị nhất của Vườn quốc gia và khu bảo tồn Cồn Cát Lớn là một thứ mà ta không thể được nhìn thấy được. Theo một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi cơ quan bảo tồn vườn quốc gia này, thì đây là vườn quốc gia yên tĩnh nhất trong 48 bang nằm trên lãnh thổ Hoa Kỳ. | 1 | null |
, hay còn được biết đến với tên "Nàng tiên ống tre", "Nàng út trong ống tre", , "Công chúa ống tre", "Công chúa tỏa sáng" là một truyện cổ tích dân gian thế kỉ thứ 10 của Nhật Bản. Nó được xem là truyện kể Nhật Bản xưa nhất còn sót lại và là một tác phẩm điển hình tiền-khoa học giả tưởng. Đặc biệt, nó là một trong những văn tự cổ xem Mặt Trăng là nơi có sự sống và có thể di chuyển qua lại giữa Mặt Trăng và Trái Đất.
Truyện kể về cuộc đời cô gái bí ẩn gọi là Kaguya. Nàng được phát hiện từ khi còn là em bé trong một đốt tre phát sáng và được cho là đến từ bởi mái tóc kì lạ sáng lên khi được ánh trăng chiếu vào của nàng.
Nội dung.
Một ngày nọ, khi đang trên đường đến rừng tre, hiếm muộn con cái bắt gặp một cây tre có đốt phát sáng. Sau khi đốn đốt tre ấy, ông tìm ra một đứa trẻ bé bằng ngón tay cái. Vui mừng, ông đem cô bé về nhà và nuôi nấng như con đẻ, đặt tên cô bé là (tên đầy đủ là . Sau đó, mỗi lần ông lão đốn tre đều tìm thấy bên trong mỗi đốt tre đều có một cục vàng. Ông giàu lên nhờ đó. Và Kaguya-hime lớn lên trở thành một thiếu nữ nhan sắc chim sa cá lặn. Ông lão gắng giấu con khỏi người bên ngoài nhưng rồi sắc đẹp của nàng dần cũng đến tai mọi người.
Cuối cùng, có 5 vị hoàng tử đến nhà ông lão thuyết phục ông cho mình hỏi cưới Kaguya-hime. Kaguya-hime đành đánh đố các hoàng tử mỗi người phải đem tới cho mình một món đặc biệt. Đêm đó, ông lão dặn các hoàng tử ai phải mang gì. Hoàng tử đầu tiên được dặn đem đến chiếc bát của Đức Phật bên Ấn Độ, vị thứ hai là nhánh cây udonge châu báu từ núi Bồng Lai, vị thứ ba là chiếc áo lông chuột lửa huyền thoại ở Trung Quốc, vị thứ tư là viên đá ngũ sắc trên cổ con rồng Nhật và vị thứ năm là vỏ ốc con chim nhạn sử dụng làm bùa sinh sản.
Biết rằng đó là nhiệm vụ bất khả thi, vị hoàng tử đầu tiên quay lại với một chiếc bát đắt tiền khác. Nhận ra chiếc chén không phát hào quang, Kaguya-hime biết ngay chàng này nói dối. Hai hoàng tử khác cũng toan lừa gạt nàng bằng đồ giả nhưng thất bại. Hoàng tử thứ tư bỏ cuộc khi gặp bão và hoàng tử cuối cùng mất mạng (có dị bản nói là bị thương nặng) khi đang tìm kiếm.
Sau đó, Thiên hoàng đến gặp người đẹp Kaguya-hime và cũng say mê, muốn cưới nàng làm phi. Mặc dù không buộc nhà vua chịu những thử thách như 5 vị hoàng tử trước, Kaguya-hime cương quyết khước từ lời cầu hôn, nói rằng nàng không phải người nơi này và không thể đến cung điện được. Dù vậy, nàng vẫn giữ liên lạc với Thiên hoàng.
Mùa hè năm đó, mỗi khi Kaguya-hime trông thấy trăng tròn, nàng lại khóc. Cha mẹ nuôi của nàng liên tục hỏi han nhưng nàng không thể tỏ lời. Nàng càng trở nên rối bời và cuối cùng cũng chịu giải thích rằng, nàng không phải người trần thế và phải trở về Cung trăng. Có dị bản nói rằng nàng bị đày đến Trái Đất bởi tội lỗi của mình, cũng có bản nói nàng được đưa đến Trái Đất để chạy giặc cuộc chiến trên Thiên đình và tất cả số vàng mà "ông lão đốn tre" tìm thấy là phí dưỡng dục Kaguya-hime.
Gần kề ngày nàng trở về, Thiên hoàng cử nhiều quân lính canh gác nhà nàng, tránh cho người Cung trăng vào. Thế nhưng khi sứ giả nhà Trời đến trước cửa nhà ông lão, một thứ ánh sáng lạ lùng làm quân lính bị loá mắt. Kaguya-hime nói rằng dù nàng thương yêu người trần, nàng phải quay về nhà mình trên Cung trăng. Nàng gửi cha mẹ nuôi chiếc áo choàng mình mặc và gửi Thiên hoàng thuốc Trường sinh bất tử đính kèm lá thư từ biệt cho Thiên hoàng đưa gửi nhờ quân lính. Lúc đưa thư, chiếc ào choàng lông khoác lên vai nàng và nàng quên đi mọi lưu luyến với Trần thế. Đoàn người nhà Trời đưa nàng trở về Cung trăng, để lại cha mẹ nuôi của nàng khóc thương thảm thiết.
Quân lính đưa Thiên hoàng di vật cuối cùng của Kaguya-hime và lá thư. Thiên hoàng đọc thư, lòng buồn vô cùng. Ngài hỏi quân lính "Ngọn núi nào gần Trời nhất?" và nhận được câu trả lời rằng đó là đỉnh núi tỉnh Suruga. Ngài sai lính mang lá thư đến đỉnh núi đó đem đốt đi với hy vọng, tấm lòng mình thấu tới Kaguya-hime nơi xa, đồng thời cũng đốt đi thuốc trường sinh bất tử. Tương truyền, từ trở thành tên ngọn núi Fuji. Hán tự tên núi Fuji (富士山, "Phú Sĩ Sơn") có nghĩa đen là "Núi nhiều binh sĩ", bắt nguồn từ việc quân lính của Thiên hoàng leo lên núi để thực hiện lời vua. Và dân gian còn tương truyền, khói từ việc đốt thư và thuốc vẫn còn bốc lên (do núi lửa Phú Sĩ đã từng hoạt động mạnh hơn bây giờ). | 1 | null |
Douglas "Doug" Carl Engelbart (30 tháng 1 năm 1925 – 2 tháng 7 năm 2013) là một nhà phát minh Hoa Kỳ, một người tiên phong về Internet. Ông được biết đến nhiều nhất với công trình liên quan tới tương tác người – máy, đặc biệt trong thời gian ông điều hành Phòng thí nghiệm Trung tâm Nghiên cứu Tăng cường của SRI International, nơi phát minh ra chuột máy tính, phát triển siêu văn bản, máy tính kết nối mạng và những phác thảo ban đầu cho giao diện đồ họa người dùng.
Trong thời kỳ đầu của kỷ nguyên máy tính, ông đã là người đề xướng mạnh mẽ và tận tụy cho việc sử dụng máy tính và mạng máy tính để giải quyết những bài toán ngày càng khẩn thiết và phức tạp của thế giới, đồng thời không ngừng cổ vũ cho ý tưởng về máy tính cá nhân sử dụng rộng rãi cho mọi người. ông đã nhận được nhiều sự vinh danh cho những đóng góp của mình, trong đó có Giải thưởng Turing năm 1997 và Huy chương Công nghệ Quốc gia từ Tổng thống Hoa Kỳ năm 2000.
Tuổi trẻ và học tập.
Engelbart sinh ra tại Portland, Oregon ngày 30 tháng 1 năm 1925, là con thứ hai trong ba người con của một gia đình có bố là người Đức, mẹ là người gốc Thụy Điển và Na Uy. Cha ông mất năm ông lên 9 hoặc mười tuổi, và gia đình chuyển sang vùng nông thôn Johnson Creek.Tốt nghiệp trường Trung học Franklin (Oregon), ông vào học tại Đại học Bang Oregon. Đang học dở thì vào cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, ông nhận thông báo nhập ngũ, phục vụ trong hai năm ở Philippines với vai trò kỹ thuật viên radar. Sau chiến tranh, ông trở lại trường, nhận bằng cử nhân kỹ thuật điện năm 1948 và được nhận vào làm tại Hội đồng Tư vấn Quốc gia về Hàng không.
Sự nghiệp.
Nghiên cứu tại UC Berkeley.
Năm 1945, Engelbart đọc được trong một bài viết của Vannevar Bush, "As We May Think", một lời kêu gọi hành động để phổ biến kiến thức rộng rãi tới đông đảo dân chúng, một ý tưởng đã tác động mạnh tới ông. Ông cũng bắt đầu biết đến ngành máy tính mới xuất hiện hồi đó. Từ kinh nghiệm làm kỹ thuật viên radar, ông biết rằng thông tin có thể được phân tích và hiển thị trên một màn hình; ông có lẽ là một trong người sớm nhất thời bấy giờ mường tượng ra một viễn cảnh trong đó những người lao động trí óc làm việc trong các "trạm công tác", lướt trong không gian thông tin, xử lý chúng để cùng nhau giải quyết những bài toán quan trọng bằng những phương pháp, công cụ mạnh mẽ.
Ông theo học sau đại học tại Đại học California tại Berkeley, nhận bằng thạc sĩ năm 1953 và tiến sĩ chỉ hai năm sau đó, 1955. Thời gian này ông đã góp phần xây dựng Dự án Máy tính điện tử California CALDIC và nghiên cứu của ông về sau được cấp một số bằng sáng chế. Ông được giữ lại giảng dạy ở Berkely nhưng sau một năm đã từ chức. Ông lập một công ty khởi nghiệp lấy tên là Digital Techniques để thương mại hóa nghiên cứu của ông về các thiết bị lưu trữ, nhưng cuối cùng từ bỏ kinh doanh để theo đuổi nghiên cứu mà ông ước mơ từ lâu.
SRI và ARC.
Engelbart nhận một vị trí nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Standford (SRI, nay là SRI International) ở Menlo Park, California năm 1957. Ban đầu ông nghiên cứu trên lĩnh vực thiết bị từ và thu nhỏ thiết bị điện tử dưới quyền Hewitt Crane. Ở SRI, ông nhận được tới hơn một tá bằng phát minh. Năm 1962, ông đăng một báo cáo mang tên "Tăng cường Trí tuệ Con người: Một Khuôn khổ Quan niệm", trình bày chiến lược và lộ trình nghiên cứu của mình những năm về sau.
Báo cáo này đã thu hút sự chú ý của DARPA (Cục Các dự án Nghiên cứu Phòng thủ Tiên tiến Hoa Kỳ), họ quyết định đầu tư cho ông thành lập Trung tâm Nghiên cứu Tăng cường (Augmentation Research Center, ARC) thuộc SRI. Ông và nhóm nghiên cứu của mình đã phát triên những yếu tố giao diện máy tính cơ bản như màn hình bản đồ bit, chuột, siêu văn bản, các công cụ cộng tác, và những sản phẩm báo trước giao diện đồ họa người dùng. Đáng chú ý là vào những năm 1960 khi ông phát triển và hiện thực hóa những ý tưởng mới mẻ này, máy tính vẫn cách rất xa chưa tới cách mạng máy tính cá nhân. Khi đó hầu hết mọi người đều không làm việc bên máy tính, chỉ có thể sử dụng qua các thiết bị trung gian và phần mềm có xu hướng được viết cho các ứng dụng dọc trong các hệ thống tương thích.
Năm 1967 ông đăng ký bằng phát minh cho chuột máy tính và nhận được cấp phép năm 1970 (). Đó là một thiết bị mà ông cùng Bill English phát triển, gồm một vỏ bằng gỗ với hai bánh xe kim loại. Bằng phát minh gọi nó là "một chỉ dấu vị trí X-Y cho một hệ thống hiển thị". Nhóm của ông đã gọi nó là "chuột" vì sợi dây đi ra phía cuối thiết bị như một cái đuôi. Họ cũng gọi con trỏ chuột là một con "bọ" nhưng thuật ngữ này không được sử dụng về sau.
Ông chưa bao giờ nhận được tiền bản quyền cho phát minh về chuột của mình. Trong một bài phỏng vấn, ông nói rằng "SRI đã đăng ký sáng chế chuột, nhưng họ thực sự không có ý tưởng nào về giá trị của nó. Vài năm sau người ta biết rằng họ đã cấp phép nó cho Apple với một khoản tiền cỡ 40 nghìn đô la". Trong một sự kiện có thể coi là "ngày ra đời" chính thức của điện toán cá nhân về sau được gọi là "Mẹ của Mọi buổi thuyết trình" (Mother of All Demos), ngày 19 tháng 12 năm 1968 Engelbart đã giới thiệu trên sân khấu Brooks Hall ở San Francisco về NLS (oNLine System), giải pháp phần mềm và phần cứng bao gồm một loạt các sáng chế của ông thời gian qua và trình bày viễn cảnh của ông về thời đại máy tính cá nhân và mạng máy tính.
ARPANET.
Trung tâm ARC của Engelbart cũng góp một phần quan trọng vào sự xuất hiện của ARPANET, tiền thân của Internet. Đường liên kết ARPANET ổn định đầu tiên được thành lập giữa UCLA và IMP ở SRI ngày 21 tháng 11 năm 1969 và ngày 5 tháng 12 mở rộng thành mạng 4 nút đầu tiên với sự tham gia của Đại học California tại Santa Barbara và Đại học Utah. ARC trở thành Trung tâm Thông tin Mạng (NIC) đầu tiên trên thế giới, quản lý thư mục kết nối cho tất cả các nút ARPANET. ARC cũng tham gia vào những bước chuyển đổi từ ARPANET lên Internet tuy nhiên về sau Engelhart chuyển trọng tâm sang những nghiên cứu cách tân mới hơn, và NIC tách ra thành một đơn vị riêng.
Chặng cuối sự nghiệp.
Engelbart dần bị rơi vào quên lãng từ sau năm 1976. Tu chính án Mansfield (1969), sự kết thúc Chiến tranh Việt Nam và chương trình Apollo đã làm cho nguồn kinh phí hỗ trợ của ARC từ DARPA và NASA giảm mạnh. Một số nhà nghiên cứu của trung tâm ông xa lánh ông, bỏ tới một trung tâm công nghệ mới nổi là Xerox PARC. Về mặt triết lý, ông chịu ảnh hưởng mạnh bởi nguyên lý về tính tương đối ngôn ngữ (hay giả thuyết Sapir-Whorf), tin vào quan hệ quy định lẫn nhau trong sự phát triển song hành giữa phát triển công nghệ và cách xử lý thông tin. Do đó ông dành hết sức lực để phát triển những công nghệ dựa trên máy tính để xử lý thông tin trực tiếp, tìm cách cải thiện những quy trình nhóm và riêng lẻ, hướng tới tương lai của điện toán kết nối, cộng tác (máy chủ-khách). Đây không phải là điều mà nhiều lập trình viên trẻ bấy giờ ưa thích. Cuối cùng, ông tham gia vào hội đồng điều hành chương trình Đào tạo Chuyên đề Erhard và ARC cũng có liên hệ, chương trình này gây ra những tranh cãi về xã hội, đạo đức và làm rạn nứt mối quan hệ nội bộ của ARC.
Những người điều hành SRI vốn không tán thành Engelbart, đã thôi chức giám đốc ARC của ông năm 1976. Người được chọn thay thế, Bertram Raphael đã tìm cách để chuyển giao phòng thí nghiệm cho một công ty tên là Tymshare. Thời gian này, nhà của ông ở Atherton, California bị cháy rụi gây cho ông và gia đình thêm nhiều khó khăn. Tymshare thu nhận hầu hết toàn bộ cơ sở vật chất và nhân lực của chương trình NLS, nhận Engelbart làm nghiên cứu viên cao cấp. NLS được đổi tên thành Augment và trở thành một dịch vụ thương mại. Mặc dù cảm thấy bị gạt ra ngoài lề, Engelbart vẫn cố gắng tiếp tục theo đuổi những nghiên cứu của mình. Một trong những ý tưởng của ông bấy giờ liên quan quản lý thông tin và tri thức trong vòng đời của một chương trình không gian vũ trụ, phục vụ tham vọng sâu xa của ông về một cánh cổng công nghệ thông tin cho khả năng liên tương tác toàn cầu và một hệ thống siêu văn bản mở. Những người điều hành công ty không bao giờ chịu đầu tư kinh phí nghiên cứu cho các ý tưởng của ông, và cuối cùng năm 1986 ông xin nghỉ hưu, quyết định theo đuổi nghiên cứu không chịu áp lực thương mại.
Hoạt động độc lập.
Kết hợp với con gái là Christina Engelbart, năm 1988 ông thành lập Viện Khởi động (Bootstrap Institute) để liên kết những ý tưởng của mình vào một chuỗi những khóa chuyên đề quản lý dài ba ngày rưỡi ở Đại học Standford liên tục trong những năm 1989 – 2000. Nhiều sinh viên sau đại học chịu ảnh hưởng của những bài giảng này đã dấn đến sự quan tâm tăng lên cho công trình của ông, và Liên minh Khởi động được thành lập như một tổ chức phi lợi nhuận cho nỗ lực này. Mặc dù cuộc chiến tranh vùng Vịnh và sự suy thoái sau đó đã làm suy giảm sự ủng hộ của các đối tác, ông và tổ chức của mình vẫn tiến hành các buổi chuyên đề, tham vấn và hợp tác quy mô nhỏ, và đôi khi nhận được kinh khí từ DARPA cho các chương trình như cải tiến Augment và quản lý thông tin cho các chương trình phối hợp lực lượng.
Năm 1995, Viện Khởi động đổi tên thành Viện Doug Engelbart, với mục đích khuyến khích phát triển ý tưởng triết lý của ông về IQ Tập thể, hay cách con người hợp tác để giải quyết vấn đề nhanh chóng. Các quan niệm chính của ông trong lĩnh vực này được in thành sách, cuốn "Boosting Our Collective IQ" năm 1995. Gần đây Engelhart vẫn tiếp tục hoạt động nghiên cứu. Năm 2005 ông nhận kinh phí từ Quỹ Khoa học Quốc gia cho dự án nguồn mở HyperScope. Ông tham gia vào các hội đồng tư vấn của nhiều trường đại học và trung tâm nghiên cứu, công ty công nghệ như Đại học Santa Clara, Viện Forrsight, Hyperwords.
Vinh dự và giải thưởng.
Từ cuối những năm 1980, nhiều cá nhân và tổ chức nổi tiếng bắt đầu công nhận tầm quan trọng sâu sắc trong những đóng góp của Engelbart. Tháng 12 năm 1995, tại Hội nghị World Wide Web lần thứ tư tại Boston, ông là người nhận được Kỷ niệm chương Yuri Rubinsky lần đầu tiên. Năm 1997 ông được nhận Giải thưởng Lemelson-MIT trị giá nửa triệu đô la, giải thưởng dành cho phát minh và cách tân công nghệ lớn nhất thế giới, và Giải thưởng Turing của Hiệp hội Cơ khi Tính toán Hoa Kỳ (ACM). Đánh dấu kỉ niệm 30 năm buổi trình diễn lịch sử năm 1968, vào năm 1998 Cục Lưu trữ Thung lũng Silicon Standford và Viện Tương lai tổ chức hội thảo "Cuộc cách mạng không ngừng của Engelbart" ở Thính đường Tưởng niệm Đại học Standford để vinh danh ông.
Năm 1999 ông nhận Huân chương Benjamin Franklin cho Khoa học Máy tính và Nhận thức của Viện Franklin. Đầu năm 2000, nhờ nhiều người ủng hộ và tài trợ, Engelbart tiến hành chương trình "Hội thảo Engelbart" ở Standford nhằm công bố các công trình của ông tới khán giả rộng rãi (bao gồm cả trực tiếp và online).
Tháng 12 năm 2000, Tổng thống Bill Clinton trao tặng cho Engelbart Huy chương Công nghệ Quốc gia, giải thưởng công nghệ cao quý nhất của Hoa Kỳ. Năm 2001 ông nhân Huy chương Lovelace của Hiệp hội Máy tính Anh.
Ngày 9 tháng 12 năm 2008, một buổi lễ lớn được tổ chức ở Standford nhân dịp 40 năm buổi trình bày "Mother of All Demos" để vinh danh ông. Năm 2011, tên ông được đưa vào Sảnh danh vọng về Trí tuệ Nhân tạo của IEEE.
Gia đình.
Ông lấy bà Ballard năm 1950, họ có bốn người con: Gerda, Diana, Christina (hiện điều hành Viện Doug Engelbart), Norman. Sau khi bà Ballard mất năm 1997, ông tái hôn ngày 26 tháng 1 năm 2008 với nhà văn, nhà sản xuất phim Karen O'Leary Engelbart.
Qua đời.
Engelbart qua đời ở Atherton, California ngày 2 tháng 7 năm 2013, do suy thận, sau khi trải qua những năm đấu tranh với bệnh Alzheimer kể từ 2007. Ông để lại người vợ thứ hai, 4 người con và 9 người cháu. | 1 | null |
Thiên kiến xác nhận (còn gọi là thiên kiến (thiên lệch) khẳng định) là một khuynh hướng của con người ưa chuộng những thông tin nào xác nhận các niềm tin hoặc giả thuyết của chính họ. Con người biểu hiện thiên kiến hoặc định kiến này khi họ thu thập hoặc ghi nhớ thông tin một cách có chọn lọc theo ý riêng của mình, hay khi họ diễn giải nó một cách thiên vị, thường đi kèm với sự từ chối xem xét các góc nhìn khác. Ảnh hưởng của thiên kiến xác nhận mạnh hơn đối với các vấn đề liên quan tới cảm xúc, hoặc những đức tin đã ăn sâu vào tâm thức. Người ta cũng có xu hướng diễn dịch bằng chứng không rõ ràng để ủng hộ cho lập trường có sẵn của họ. Sự tìm kiếm bằng chứng, giải thích và ghi nhớ một cách thiên vị cũng được viện dẫn để giải thích bốn hiệu ứng cụ thể sau:
Một loạt các thí nghiệm trong những năm 1960 đề xuất rằng con người có xu hướng thiên vị những gì xác nhận niềm tin hiện có của họ. Các nghiên cứu sau đó đã giải thích lại những kết quả này như một khuynh hướng kiểm tra ý niệm một chiều, tập trung vào một khả năng và bỏ qua những khả năng khác. Trong một số tình huống, khuynh hướng này có thể làm lệch lạc nhận thức và kết luận của con người. Các giải thích về những thiên lệch quan sát được bao gồm suy nghĩ mong ước và năng lực xử lý thông tin hạn chế của con người. Một cách giải thích khác cho rằng con người thể hiện thiên kiến xác nhận bởi vì họ đang cân nhắc kỹ lưỡng tổn thất của sự sai lầm giả định, hơn là thẩm xét một cách trung lập và khoa học.
Những thiên kiến xác nhận góp phần gây nên sự tự tin quá mức vào niềm tin cá nhân hoặc tư duy tập thể và có thể duy trì hoặc tăng cường những niềm tin đó khi đối mặt với bằng chứng trái chiều. Quyết định sai lầm do những thiên kiến này đã được thấy trong các bối cảnh chính trị và tổ chức.
Phân loại.
Những thiên kiến xác nhận là những hiệu ứng trong quá trình xử lý thông tin, khác biệt với "hiệu ứng hành vi xác nhận" (còn gọi là "lời tiên tri tự hoàn thành"), tức kỳ vọng của con người ảnh hưởng đến hành vi của họ, rút cuộc khiến kỳ vọng đó trở thành sự thật. Một số nhà tâm lý học sử dụng thuật ngữ "thiên kiến xác nhận" để chỉ chung khuynh hướng chống lại việc chối bỏ niềm tin trong khi tìm kiếm, giải thích, hoặc hồi tưởng bằng chứng. Những nhà tâm lý học khác thì giới hạn thuật ngữ này chỉ có nghĩa là sự thu thập bằng chứng có chọn lọc.
Tìm kiếm thông tin thiên vị.
Nhiều thí nghiệm đã cho thấy con người có khuynh hướng phân tích các giả thuyết một cách phiến diện, bằng cách tìm kiếm bằng chứng phù hợp với giả thuyết hiện thời của họ. Thay vì xem xét qua tất cả các bằng chứng có liên quan, họ đặt ra các câu hỏi nhằm vào một câu trả lời khẳng định, ủng hộ cho giả thuyết của họ. Họ tìm kiếm những kết quả mà họ mong đợi nếu giả thuyết của họ là đúng, chứ không phải là những gì sẽ xảy ra nếu nó sai. Ví dụ, một người đang thử xác định một con số bằng cách sử dụng câu hỏi đúng/sai và khi nghi ngờ con số cần xác định là số 3 thì người đó có thể sẽ hỏi "đó là số lẻ?". Người thích loại câu hỏi như thế này được gọi là "phép thử khẳng định", mặc dù cả khi phép thử là phủ định, chẳng hạn như người đó hỏi "đó là số chẵn phải không?" thì cũng sẽ mang lại chính xác cùng một thông tin. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là con người tìm kiếm những phép thử mà họ chắc chắn sẽ cho ra một câu trả lời khẳng định. Trong các nghiên cứu, khi đối tượng có thể được chọn một trong hai phép thử là giả lập hoặc xác thực, thì họ ưu tiên chọn phép thử xác thực.
Việc ưu tiên cho các phép thử khẳng định tự thân nó không phải là một thiên kiến, vì các phép thử khẳng định có thể cung cấp nhiều thông tin hơn. Tuy nhiên, khi kết hợp với các kết quả khác, cách chọn phép thử này có thể dẫn đến sự củng cố niềm tin hoặc giả định hiện có, bất chấp vào những phép thử đó là đúng hay sai. Trong những tình huống thực tế, bằng chứng thường phức tạp và rối rắm. Ví dụ, khi ta có nhiều quan niệm mâu thuẫn với nhau về một người nào đó, thì những quan niệm này có thể được xác định lại bằng cách ta chỉ tập trung vào một khía cạnh duy nhất của hành vi người đó. Vì thế, việc tìm kiếm bằng chứng để ủng hộ cho giả thuyết sẽ có khả năng thành công. Một sự minh họa cho điều này, đó là cách diễn đạt câu hỏi có tính chất gợi ý để thay đổi câu trả lời. Ví dụ, khi người ta hỏi "cuộc sống của bạn có hạnh phúc không?" thì sẽ nhận được câu trả lời "hài lòng" nhiều hơn là khi hỏi "cuộc sống của bạn có bất hạnh không?".
Diễn giải thiên vị.
Thiên kiến xác nhận không giới hạn trong tập hợp những bằng chứng. Ngay cả hai người có cùng thông tin thì cách họ diễn dịch thông tin đó vẫn có thể bị thiên lệch.
Một nhóm ở Đại học Stanford đã tiến hành một thí nghiệm mà những người tham gia có cảm giác mạnh về án tử hình, một nửa tán thành còn nửa kia chống lại nó. Mỗi người tham gia được cho đọc bản mô tả hai nghiên cứu: một bài so sánh các bang của Hoa Kỳ có và không có án tử hình, và một bài so sánh tỉ lệ các vụ giết người ở một bang trước và sau khi đề xuất án tử hình ở nơi đó. Sau khi đọc một bản mô tả tóm tắt nghiên cứu, người ta hỏi họ liệu ý kiến của họ về vấn đề tử hình có thay đổi không.Tiếp đó, họ được cho đọc một bản trình bày chi tiết về quy trình thực hiện những nghiên cứu đó và phải đánh giá xem liệu nghiên cứu có tính thuyết phục và có được tiến hành tốt. Trên thực tế, các "nghiên cứu" đó đều là hư cấu. Một nửa số người tham gia được bảo rằng một nghiên cứu ủng hộ hiệu ứng ngăn chặn của án tử hình và nghiên cứu còn lại thì chống lại; trong khi nửa kia được thông báo những kết luận hoán đổi ngược lại.
Những người tham gia, dù là những người ban đầu ủng hộ hay phản đối tử hình, đều thể hiện sự thay đổi thái độ chút ít theo thướng nghiên cứu đầu tiên họ đọc. Một khi họ đọc bản mô tả chi tiết, hầu như toàn bộ họ quay về quan niệm ban đầu bất kể bằng chứng đưa ra là gì, chỉ ra các chi tiết ủng hộ quan điểm của họ và làm ngơ bất cứ những gì trái ngược với nó. Các đối tượng tham gia đều mô tả nghiên cứu ủng hộ quan điểm tồn tại từ trước của họ là ưu việt hơn so với nghiên cứu mâu thuẫn với nó, theo những cách chi tiết và đặc thù. Viết về một nghiên cứu dường như có vẻ bác bỏ hiệu ứng ngăn chặn của án tử hình, một người ủng hộ án tử hình viết, "Nghiên cứu này không xem xét một khoảng thời gian đủ dài", trong khi cũng về nghiên cứu đó người có quan điểm đối lập lại bình luận, "Không bằng chứng mạnh nào mâu thuẫn với các nhà nghiên cứu được trình bày". Những kết quả này minh họa một điều rằng, người ta đưa ra những tiêu chuẩn cao hơn về bằng chứng cho những giả thiết nào đi ngược với trông đợi thông thường của họ. Hiệu ứng này, đôi khi được gọi là "thiên kiến phản đối" ("disconfirmation bias") cũng được các thí nghiệm khác chỉ ra.
Một nghiên cứu khác về cách diễn dịch mang thiên kiến xảy ra trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2004 trên những người tham gia bộc lộ cảm xúc rõ rệt về các ứng cử viên. Người ta đưa cho họ hai cặp tuyên bố mâu thuẫn nhau, từ ứng cử viên Cộng hòa George W. Bush, ứng cử viên Dân chủ John Kerry, hoặc một nhân vật công chúng có lập trường chính trị trung hòa. Những người tham gia cũng được cho đọc một tuyên bố khác để làm cho sự mâu thuẫn có vẻ hợp lý. Từ ba mẩu thông tin, họ phải trả lời quyết định xem những tuyên bố của mỗi cá nhân có tự mâu thuẫn hay không. Các đánh giá này từ những người tham gia khác nhau rất nhiều, và có xu hướng rõ rệt là các những người tham gia diễn giải các tuyên bố từ những ứng viên mà họ không ưa là mâu thuẫn.
Trong thí nghiệm này, người ta tiến hành theo dõi hoạt động não của những người tham gia bằng một máy chụp cộng hưởng từ (MRI) khi họ đưa ra kết luận. Khi các thành viên đánh giá những tuyên bố mâu thuẫn của ứng viên mà họ ủng hộ, các trung tâm cảm xúc trên não của họ bị kích thích. Điều này không xảy ra với những tuyên bố của những nhân vật kia. Nhóm nghiên cứu đi đến kết luận rằng những phản ứng khác nhau đối với các tuyên bố không phải do những sai lầm lập luận chủ quan. Thay vào đó, những người tham gia đã tích cực giảm sự xung đột nhận thức sinh ra do việc đọc về hành vi phi lý hoặc đạo đức giả về ứng viên họ ủng hộ.
Những thiên kiến trong việc diễn giải niềm tin tồn tại dai dẳng, bất kể trình độ trí tuệ của người đó ra sao. Những thành viên trong một thí nghiệm đã làm một bài kiểm tra SAT (một bài thi phục vụ cho tuyển sinh đại học ở Hoa Kỳ) để đánh giá năng lực trí tuệ của họ. Sau đó họ đọc thông tin liên quan tới những quan ngại về an toàn cho một số loại ô tô, và nhóm nghiên cứu bịa ra xuất xứ của những chiếc xe đó. Những đối tượng tham gia là người Hoa Kỳ được yêu cầu đánh giá ý kiến của họ về việc liệu những chiếc xe này có nên bị cấm hay không theo thang điểm 6, "nhất định có" ứng với điểm 0 và "nhất định không" là 6 điểm. Trước đó những người tham gia đánh giá rằng liệu họ có cho phép một chiếc xe Đức nguy hiểm trên đường phố Hoa Kỳ và một chiếc xe Hoa Kỳ nguy hiểm trên đường phố Đức. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng họ tin chiếc xe Đức nguy hiểm trên đất Hoa Kỳ nên bị cấm hơn (điểm số thấp hơn) là chiếc xe Hoa Kỳ nguy hiểm trên đường phố Đức. Khi xem lại kết quả bài kiểm tra SAT, người ta không thấy có sự chênh lệch nào trong trình độ trí tuệ trong mức độ các thành viên muốn cấm một chiếc xe.
Cách diễn giải thiên lệch không giới hạn trong những chủ đề chịu ảnh hưởng mạnh bởi cảm xúc. Trong một thí nghiệm khác, các đối tượng tham gia nghe một câu chuyện kể về một vụ trộm. Họ phải đánh giá mức độ quan trọng bằng chứng của các mệnh đề lập luận ủng hộ hay chống lại việc một nhân vật cụ thể nào phải chịu trách nhiệm. Khi họ đặt giả thuyết rằng nhân vật đó có tội, họ đánh giá các mệnh đề ủng hộ giả thuyết đó hơn quan trọng hơn là những mệnh đề mâu thuẫn.
Ký ức thiên vị.
Ngay cả nếu con người thu thập và diễn giải bằng chứng theo một cách trung lập, họ vẫn có thể ghi nhớ nó một cách có lọc lựa để củng cố cho những kỳ vọng của họ. Hiệu ứng này được gọi là "hồi tưởng chọn lọc", "ký ức xác nhận" hay "ký ức truy cập thiên vị". Các lý thuyết tâm lý khác nhau trong những tiên đoán về hồi tưởng chọn lọc. Thuyết "sơ đồ ý nghĩ" ("schema") tiên đoán rằng các thông tin phù hợp với những kỳ vọng trước đây sẽ lưu trữ và hồi tưởng dễ dàng hơn là những thông tin không phù hợp. Một vài các tiếp cận khác rằng những thông tin gây ngạc nhiên nổi bật lên và do đó không bị quên đi. Các tiên đoán từ tất cả những lý thuyết này đều được xác nhận trong những ngữ cảnh thí nghiệm khác nhau, mà không có lý thuyết nào có ưu thế xác định rõ ràng.
Trong một nghiên cứu, những người tham gia đọc một hồ sơ về một phụ nữ mô tả pha trộn những hành vi hướng nội và hướng ngoại. Sau đó họ phải nhắc lại những ví dụ về tính hướng nội và tính hướng ngoại của người phụ nữ này. Người ta nói với một nhóm rằng mục đích của điều này là đánh giá người phụ nữ cho vị trí công việc thủ thư, còn với nhóm thứ hai rằng đó là cho vị trí rao bán bất động sản. Có sự khác biệt đáng kể giữa những gì hai nhóm này nhớ lại được, nhóm đầu (nghe nói về thủ thư) hồi tưởng nhiều ví dụ về tính hướng nội hơn và nhóm sau hồi tưởng nhiều hành vi hướng ngoại hơn. Một hiệu ứng ký ức chọn lọc cũng thể hiện trong các thí nghiệm lợi dụng sự đáng thèm muốn của các loại nhân cách. Một trong số đó là một thí nghiệm chỉ cho một nhóm người tham gia bằng chứng rằng những người hướng ngoại thành công hơn những người hướng nội, trong khi đưa ra cho nhóm khác điều ngược lại. Trong một nghiên cứu sau đó, ngụy trang như không liên quan, người ta yêu cầu những người tham gia nhắc lại những sự kiện trong cuộc đời họ biểu lộ hoặc tính hướng nội hoặc tính hướng ngoại. Kết quả cho thấy, người trong nhóm nào cũng đưa ra nhiều ký ức liên hệ bản thân họ với loại nhân cách đáng mong muốn mô tả từ trước, và cũng nhắc lại những ký ức này nhanh chóng hơn.
Một thí nghiệm khác xác nhận rằng những thay đổi trong trạng thái cảm xúc cũng có thể ảnh hưởng tới việc hồi tưởng ký ức. Những người tham gia trong thí nghiệm này đánh giá họ cảm thấy ra sao khi lần đầu tiên họ nghe tin O.J. Simpson đã được tòa tha bổng vụ án giết người. Họ mô tả các phản ứng cảm xúc của họ và sự tin tưởng liên quan tới phán quyết một tuần, hai tháng, và một năm sau vụ xử. Kết quả cho thấy rằng đánh giá của những người tham gia về chuyện Simpson có tội hay không thay đổi theo thời gian. Ý kiến về phán quyết thay đổi càng nhiều, ký ức của họ về phản ứng cảm xúc ban đầu càng kém ổn định. Khi những người tham gia nhắc lại phản ứng cảm xúc ban đầu của họ hai tháng và một năm sau, những thẩm định quá khứ rất giống với thậm định cảm xúc đương thời. Người ta bộc lộ thiên kiến "phe mình" đáng kể khi mô tả quan điểm của họ về những chủ đề gây tranh cãi. Sự hồi tưởng ký ức và sự hình thành kinh nghiệm trải qua thay đổi liên quan tới các trạng thái cảm xúc tương ứng.
Người ta cũng nhận thấy thiên kiến "phe mình" có thể ảnh hưởng tới tính chính xác của hồi tưởng ký ức. Trong một thí nghiệm, những người phụ nữ và đàn ông góa đánh giá cường độ nỗi buồn của họ sáu tháng và năm năm sau cái chết của bạn đời. Những người tham gia thể hiện một cảm nghiệm buồn đau lớn hơn vào thời điều sáu tháng so với năm năm. Tuy nhiên, khi những người tham gia được hỏi rằng họ nhớ vào lúc sáu tháng sau người chồng/vợ của họ mất họ đã đau buồn ra sao, cường độ nỗi buồn mà những người tham gia hồi tưởng lại tương đồng rất cao với mức độ hiện tại của họ. Các cá nhân dường như sử dụng trạng thái cảm xúc hiện tại của họ để phân tích họ phải cảm thấy ra sao khi cảm nghiệm những sự kiện quá khứ. Nói cách khác, ký ức cảm xúc được tái cấu trúc lại bởi trạng thái cảm xúc hiện tại.
Một nghiên cứu chỉ ra cách ký ức chọn lọc có thể duy trì niềm tin vào ngoại cảm như thế nào. Nhóm làm thí nghiệm trình bày cho những người tin và ngoại cảm và những người không tin những mô tả về các thí nghiệm liên quan tới ngoại cảm. Một nửa của mỗi nhóm được cho biết rằng các kết quả thực nghiệm ủng hộ sự tồn tại của ngoại cảm, trong khi nửa kia cho rằng các kết quả này bác bỏ ngoại cảm. Trong một bài kiêm tra sau đó, những tham gia phải hồi tưởng lại tài liệu một cách chính xác, chỉ trư những người vốn tin vào ngoại cảm và đọc thấy bằng chứng không ủng hộ ngoại cảm. Nhóm này nhớ ít thông tin hơn hẳn và vài người trong số họ nhớ nhầm những kết quả là ủng hộ ngoại cảm.
Khác biệt cá nhân.
Thiên kiến phe mình từng được cho là liên hệ với trình độ trí tuệ cao; tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiên kiến này có thể chịu ảnh hưởng nhiều hơn bởi khả năng suy nghĩ theo lý tính thay vì năng lực trí tuệ. Thiên kiến xác nhận có thể gây ra sự thiếu khả năng đánh giá một cách logic và hữu hiệu phía bên kia trong một cuộc tranh luận. Các nghiên cứu đã khẳng định rằng thiên kiến xác nhận là một sự vắng mặt của một "đầu óc cởi mở tích cực", tức một sự tìm kiếm tích cực tại sao ý kiến ban đầu của mình có thể sai. Thông thường trong các nghiên cứu thực nghiệm, thiên kiến xác nhận được xác định bằng lượng bằng chứng sử dụng để hỗ trợ phe mình so với phe đối lập.
Một nghiên cứu đã tìm thấy những khác biệt cá nhân trong thiên kiến xác nhận. Nghiên cứu này khảo sát những khác biệt cá nhân thu nhận qua học tập trong một ngữ cảnh văn hóa và có thể đột biến, cho thấy rằng những khác biệt cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc lập luận. Nhiều nghiên cứu đề xuất rằng những khác biệt cá nhân như khả năng suy luận diễn dịch, khả năng vượt qua thiên kiến xác tín, hiểu biết nhận thức luận, và khuynh hướng suy nghĩ là một trong những phép quan trắc quan trọng của việc suy luận và đưa ra lập luận, phản lập luận và bác bỏ.
Một nghiên cứu của Wolfe và Britt đã xem xét bản thân quan niệm về lập luận có thể là nguồn gây thiên kiến xác nhận. Nghiên cứu này tiến hành khảo sát "thứ gì làm nên một lập luận tốt?" với các thành viên giam gia và yêu cầu họ viết các bài luận. Những người tham gia được chỉ định ngẫu nhiên viết các bài luận hoặc ủng hộ hoặc chống lại phía lập luận mà họ ưa thích và nhận được những chỉ dẫn nghiên cứu cân bằng hoặc không hạn chế. Những chỉ dẫn nghiên cứu cân bằng hướng dẫn người tham gia tạo ra một lập luận bao gồm cả lợi và hại còn chỉ dẫn nghiên cứu không hạn chế thực chất không đưa ra định hướng cụ thể nào trong việc đưa ra lập luận. Nhìn chung, các kết quả cho thấy rằng chỉ dẫn cân bằng tăng đáng kể những thông tin đối lập trong các bài luận. Hơn nữa, những người tham gia tin rằng lập luận đúng dựa trên thực kiện nghiêng về thể hiện thiên kiến xác nhận hơn là những người không tán thành với khẳng định này.
Lịch sử.
Quan sát không chính thức.
Trước khi tâm lý học nghiên cứu về thiên kiến xác nhận, hiện tượng này đã được nhiều tác giả ghi chép lại, bao gồm nhà sử học Hy Lạp Thucydides (khoảng 460 tr.CN – khoảng 395 tr.CN), nhà thơ Italia Dante Alighieri (1265–1321), triết gia và nhà khoa học Anh Francis Bacon (1561–1626), và nhà văn Nga Lev Tolstoy (1828–1910). Thucydides, trong tác phẩm về Chiến tranh Peloponnesus đã viết: "... bởi vì đó là một thói quen của loài người khi phó mặc vào những hi vọng sai lầm thứ mà họ chờ đợi, và sử dụng lý trí tối cao để tống ra một bên thứ mà họ không ưa thích." Trong "Thần khúc", hình ảnh thánh Thomas Aquinas nhắc nhở Dante khi họ gặp nhau ở Thiên đường, rằng "quan điểm—khinh suất—thường có hướng nghiêng về phía sai lầm, và rồi sự thiên vị quan điểm riêng của con người trói chặt, tù hãm tư duy." Bacon, trong tác phẩm "Novum Organum", viết,
Bacon nói rằng đánh giá bằng chứng thiên lệch thúc đẩy "tất cả những sự mê tín, dù là trong chiêm tinh, giải mộng, điềm báo, phán quyết thần thánh hoặc những thứ tương tự".
Trong tiểu luận "Nghệ thuật là gì", Tolstoy viết,
Nghiên cứu của Wason về kiểm tra giả thuyết.
Nhà tâm lý học người Anh Peter Cathcart Wason là người đặt ra thuật ngữ "confirmation bias" (thiên kiến xác nhận). Trong một thí nghiệm công bố năm 1960, ông yêu cầu những người tham gia xác định quy luật áp dụng cho các bộ ba số. Vào lúc bắt đầu, những người tham gia được cho biết rằng bộ số (2,4,6) phù hợp với quy luật này và phải tạo ra bộ số của riêng họ xem có phù hợp với quy luật không.
Trong khi quy luật thực sự đơn giản chỉ là "bất kỳ dãy tăng dần nào", những người tham gia đã gặp khó khăn nghiêm trọng để tìm ra, và thường nêu lên những quy luật cụ thể hơn nhiều, chẳng hạn như "số ở giữa là trung bình của số đầu và số cuối". Những người tham gia dường như chỉ kiểm tra những ví dụ khẳng định-những bộ ba số tuân theo quy luật mà họ giả thuyết. Chẳng hạn, nếu họ nghĩ rằng quy luật là, "mỗi số lớn hơn số trước nó 2 đơn vị", họ sẽ đưa ra một bộ số phù hợp với quy luật này, chẳng hạn như (11, 13, 15) thay vì bộ ba vi phạm điều đó, chẳng hạn (11,12,19).
Wason tiếp thu thuyết "khả bác" (tiếng Anh: "falsificationism"), theo đó một phép thử khoa học về một giả thuyết là một nỗ lực nghiêm túc để bác bỏ nó. Ông diễn giải rằng kết quả của ông chứng tỏ một sự ưa thích xác nhận (chứng minh một điều là đúng) hơn là bác bỏ (chứng minh là sai), do đó tạo ra thuật ngữ "thiên kiến xác nhận".
Wason cũng sử dụng hiện tượng này để mô tả kết quả của thí nghiệm bài tập chọn lựa (về sau được gọi là "bài tập chọn lựa Wason". Trong bài tập này, những người tham gia nhận thông tin thiên lệch về một tập các đối tượng, và phải cụ thể hóa thêm thông tin họ sẽ cần để nói liệu một quy tắc điều kiện ("Nếu A, thì B") áp dụng hay không. Người ta nhiều lần thấy rằng con người thường tỏ ra kém cỏi trong các dạng khác nhau của bài thử này, trong hầu hết trường hợp họ thường bỏ qua những thông tin mà có tiềm năng phủ nhận quy luật.
Phê bình của Klayman và Ha.
Một bài báo năm 1987 của Klayman và Young-Won Ha lập luận rằng thí nghiệm Wason không thực sự chứng minh một thiên kiến liên quan tới xác nhận. Thay vào đó, Klayman và Ha diễn giải kết quả như một khuynh hướng khiến cho các phép thử phù hợp với giả thuyết vận hành. Họ gọi điều này là "chiến lược kiểm tra khẳng định". Chiến lược này là một ví dụ về phương pháp suy nghiệm: một lối tắt lập luận không hoàn hảo nhưng dễ dàng tính toán. Klayman và Ha đã sử dụng Xác suất Bayes và lý thuyết thông tin làm tiêu chuẩn đánh giá giả thuyết, thay vì thuyết khả bác như Wason. Theo những ý tưởng này, mỗi câu trả lời cho một câu hỏi sinh ra một lượng thông tin khác nhau, phụ thuộc vào niềm tin có trước của cá nhân đó. Do đó một phép thử khoa học về một giả thuyết là một phép thử được cho là sinh ra nhiều thông tin nhất. Vì nội dung thông tin phụ thuộc vào xác suất ban đầu, một phép thử khẳng định có thể hoặc là rất giàu thông tin hoặc rất nghèo thông tin. Klayman và Ha lập luận rằng khi người ta nghĩ về các bài toán thực tiễn, họ đang kiếm tìm một đáp án cụ thể với xác suất ban đầu tương đối nhỏ. Trong trường hợp này, các phép thử khẳng định thông thường giàu thông tin hơn phép thử phủ định. Tuy nhiên, trong bài tập khám phá quy luận của Wason câu trả lời-ba số theo thứ tự tăng dần-là rất rộng, cho nên các phép thử khẳng định ít có khả năng sinh ra các câu trả lời giàu thông tin. Klayman và Ra hỗ trợ phân tích của họ bằng cách trích dẫn một thí nghiệm sử dụng các nhãn "DAX" và "MED" thay cho "phù hợp với quy luật" và "không phù hợp với quy luật". Điều này tránh việc rằng mục đích bài tập là tìm một quy tắc có xác suất thấp. Những người tham gia có tỉ lệ thành công lớn hơn hẳn với phiên bản thí nghiệm này.
Dưới ảnh hưởng của nghiên cứu này và các phê bình khác, trọng tâm nghiên cứu thiên kiến xác nhận dịch chuyển từ quan hệ xác nhận/bác bỏ sang liệu con người kiểm tra các giả thuyết theo cách giàu thông tin, hay cách khẳng định nhưng nghèo thông tin. Cuộc tìm kiếm thiên kiến khẳng định "thực sự" đã dẫn các nhà tâm lý học xem xét một phạm vi những hiệu ứng lớn hơn nhiều trong cách con người xử lý thông tin.
Giải thích.
Thiên kiến xác nhận thường được mô tả là kết quả của những chiến lược tự động, không chủ định hơn là sự lừa gạt có cân nhắc. Theo Robert Maccoun, việc xử lý những bằng chứng gây tranh cãi nhất xảy ra thông qua một tổ hợp các cơ chế "lạnh" (nhận thức) và "nóng" (có động lực).
Cách giải thích nhận thức về thiên kiến xác nhận dựa trên những giới hạn trong năng lực của con người để xử lý những nhiệm vụ phức tạp, và những lối tắt, được gọi là các phép suy nghiệm, mà họ dùng. Chẳng hạn, người ta có thể xét đoán độ tin cậy của bằng chứng bằng cách sử dụng suy nghiệm về tính sẵn có-nghĩa là, một ý tưởng cụ thể đến với trí óc dễ dàng ra sao. Cũng có thể là con người chỉ có thể tập trung vào một suy nghĩ trong một thời điểm, nên khó mà kiểm tra hai giả thuyết đối lập cùng lúc. Một suy nghiệm khác là chiến lược kiểm tra khẳng định mà Klayman và Ha nhận diện, trong đó con người kiểm tra một giả thuyết bằng cách xem xét các trường hợp trong đó họ trông đợi một thuộc tính hoặc một sự kiện xảy ra. Suy nghiệm này loại bỏ bài tập khó khăn hoặc bất khả của việc xác định mức độ chẩn đoán của một câu hỏi khả dĩ. Tuy nhiên, điều này không phải luôn luôn đáng tin cậy, nên con người có thể bỏ qua những thách thức với niềm tin sẵn có của họ.
Những cách giải thích về động cơ liên quan tới một hiệu ứng về khao khát về niềm tin, đôi khi được gọi là "suy nghĩ mong ước" (tiếng Anh: "wishful thinking"). Người ta thấy rằng con người ưa thích những suy nghĩ dễ chịu hơn là những suy nghĩ gây khó chịu theo một số cách khác nhau, điều này được gọi là "Nguyên lý Pollyanna". Áp dụng vào những lập luận hay nguồn bằng chứng, nguyên lý ngày có thể giải thích tại sao những kết luận đáng khao khát nhiều khả năng được tin là đúng hơn. Theo các thí nghiệm tính đáng khao khát của kết luận, con người đòi hỏi tiêu chuẩn cao cho những ý tưởng không hợp khẩu vị của họ và tiêu chuẩn thấp hơn cho những ý tưởng mà họ ưa thích. Nói cách khác, họ hỏi, "Tôi có thể tin điều này không?" cho loại đề xuất đầu và "Tôi có buộc phải tin điều này không?" cho loại sau. Mặc dù tính nhất quán là một đặc điểm đáng mong muốn của các thái độ, thôi thúc quá mức nhằm đạt sự nhất quán là một nguồn tiềm tàng gây thiên kiến bởi vì nó có thể ngăn cản người ta đánh giá những thông tin mới, gây ngạc nhiên một cách trung lập. Nhà tâm lý học xã hội Ziva Kunda kết hợp các lý thuyết nhận thức và động lực, lập luận rằng động lực tạo nên thiên kiến, nhưng các yếu tố nhận thức quyết định quy mô ảnh hưởng.
Những cách giải thích theo phân tích phí tổn-lợi ích giả định rằng người ta không chỉ kiểm tra giả thuyết một cách thờ ơ, mà còn đánh giá thiệt hại của các sai lầm khác nhau. Sử dụng những ý tưởng lấy từ tâm lý học tiến hóa, James Friedrich gợi ý rằng còn người không chủ yếu nhắm vào chân lý trong khi kiểm tra các giả thuyết, mà còn cố tránh những sai lầm gây thiệt hại nhất. Chẳng hạn, những người có thể hỏi những câu hỏi phiến diện trong các bài phỏng vấn xin việc bởi vì họ đang chú tâm vào việc loại bỏ những ứng viên không phù hợp. Sự hiệu chỉnh của Yaacov Trope và Akiva Liberman đối với lý thuyết này giả định rằng con người so sánh hai loại sai sót khác nhau: chấp nhận một giả thuyết sai hoặc bác bỏ một giả thuyết đúng. Chẳng hạn, ai đó đánh giá thấp tính trung thực của một người bạn có thể sẽ đối xử với anh ta hoặc cô ta một cách ngờ vực và do đó làm xói mòn tình bạn giữa họ. Đánh giá quá cao lòng trung thực của người bạn đó cũng có thể gây tổn thất, nhưng ít hơn. Trong trường hợp này, thành ra là hợp lý để tìm kiếm, đánh giá hoặc ghi nhớ bằng chứng về lòng trung thực của họ theo một cách thiên vị. Khi ai đó gây ra một ấn tượng ban đầu là hướng ngoại hoặc hướng nội, các câu hỏi phù hợp với ấn tượng đó bắt gặp như là nhiều thấu cảm hơn. Điều này gợi ý rằng khi nói về ai đó dường như là một người hướng nội, việc hỏi "Bạn có thấy kỳ cục trong các hoàn cảnh giao tiếp xã hội không?" là một dấu hiệu về kỹ năng xã giao hơn là hỏi "Bạn có thích các bữa tiệc ồn ào không?". Mối liên hệ giữa thiên kiến xác nhận và các kĩ năng xã giao được củng cố bởi một nghiên cứu xem các sinh viên đại học làm quen người khác ra sao. Những sinh viên có khả năng tự kiềm chế cao, nhạy cảm hơn với môi trường với các chuẩn mực xã hội, hỏi nhiều câu hỏi phù hợp hơn khi phỏng vấn một viên chức có vị trí cao hơn khi làm quen với những sinh viên khác.
Các nhà tâm lý Jennifer Lerner và Philip Tetlock phân biệt hai loại tiến trình tư duy khác nhau. "Suy nghĩ khám phá" xem xét một cách trung lập nhiều quan điểm và tìm cách phỏng đoán tất cả những phản đối có thể đối với mỗi một lập trường, trong khi "suy nghĩ xác nhận" tìm cách chứng minh một quan điểm cụ thể. Lerner và Tetlock nói rằng khi người ta trông đợi chứng minh lập trường của họ với những người mà họ đã biết trước quan điểm, họ sẽ có khuynh hướng chấp nhận một lập trường tương tự với những người này, và sử dụng tư duy xác nhận để tăng cường tính đáng tin của quan điểm của chính họ. Tuy nhiên, nếu các phe khác hung hăng hoặc phê phán quá mức, con người sẽ tách khỏi tư duy hoàn toàn, và đơn giản khẳng định ý kiến cá nhân không cần chứng minh. Lerner và Tetlock cho rằng người ta chỉ thúc đẩy bản thân tư duy một cách có phê phán và logic khi họ biết trước rằng họ sẽ phải giải thích với những người có đủ thông tin, thực sự quan tâm tới chân lý, và nếu chưa biết rõ quan điểm của họ. Bởi những diều kiện này hiếm khi tồn tại, theo lập luận của hai nhà nghiên cứu, hầu hết mọi người đang sử dụng tư duy xác nhận hầu như mọi lúc.
Hậu quả.
Tài chính.
Thiên kiến xác nhận có thể khiến nhà đầu tư tự tin quá mức, bỏ qua những bằng chứng rằng các chiến lược của họ sẽ bị lỗ. Trong các nghiên cứu về thị trường chứng khoán bầu cử, nhà đầu tư kiếm nhiều lợi nhuận hơn khi họ chống lại thiên kiến. Chẳng hạn, những người tham gia nào diễn giải năng lực tranh luận của một ứng viên một cách trung lập hơn là theo đảng phái có nhiều khả năng thu lãi hơn nhiều. Để đối phó với ảnh hưởng của thiên kiến xác nhận, nhà đầu tư có thể thử tiếp nhận một quan điểm trái ngược "phục vụ cho lập luận". Trong một kĩ thuật như vậy, họ có thể tưởng tượng là món đầu tư của họ bị sụp đổ và tự hỏi tại sao điều này có thể xảy ra.
Sức khỏe.
Raymond Nickerson, một nhà tâm lý học, lên án thiên kiến xác nhận phải chịu trách nhiệm về những phương pháp chữa trị không hiệu quả được dùng hàng thế kỉ trước khi y học hiện đại xuất hiện. Nếu một bệnh nhân hồi phục, người có thẩm quyền về việc chữa trị (thầy lang, chính quyền) cho rằng phép điều trị đã thành công, thay vì những cách giải thích khác, chẳng hạn bản thân bệnh dịch đã kết thúc theo chu trình tự nhiên của nó. Sự đồng hóa thiên lệch là một yếu tố làm nên vẻ hấp dẫn của các lối chữa bệnh không chính thống hiện nay, bởi những người tin vào chúng chịu ảnh hưởng của những bằng chứng tích cực có tính giai thoại nhưng lại xem xét những bằng chứng khoa học một cách quá khắt khe.
Aaron T. Beck đã phát triển phép trị liệu nhận thức đầu những năm 1960 và nay nó đã trở thành một cách tiếp cận phổ biến. Theo Beck, việc xử lý thông tin thiên lệch là một yếu tố gây nên trầm uất Cách tiếp cận của ông dạy cho con người cách xem xét bằng chứng không thiên vị, thay vì tăng cường những quan điểm tiêu cực. Những chứng sợ và ám ảnh bệnh tật cũng liên quan tới thiên kiến xác nhận đối với những thông tin gây đe dọa.
Chính trị, luật pháp.
Nickerson lập luận rằng việc suy luận trong các ngữ cảnh luật pháp và chính trị đôi khi bị thiên lệch ở tầng vô thức, ủng hộ những lập luận mà thẩm phán, bồi thẩm đoàn hoặc chính phủ vốn sẵn đã phó thác. Bởi vì bằng chứng trong một phiên tòa có bồi thẩm thường phức tạp, và các hội thẩm thường đi đến quyết định về án quyết khá sớm, rất dễ xảy ra hiệu ứng phân cực thái độ ở đây. Những tiên đoán rằng các hội thẩm sẽ trở nên càng cực đoan thêm trong hành động của mình khi họ thấy thêm bằng chứng mới đã được quan sát thấy trong những thí nghiệm bằng "phiên xử mô phỏng". Cả các hệ thống công lý kiểu trọng tài hay kiểu thẩm tra đều chịu ảnh hưởng của thiên kiến xác nhận.
Thiên kiến xác nhận có thể là một nhân tố trong việc tạo nên hay mở rộng mâu thuẫn, từ những cuộc tranh cãi gây cảm xúc mạnh tới các cuộc chiến tranh: bằng việc diễn dịch bằng chứng theo mong muốn của mình, mỗi bên tham gia trở nên càng lúc càng tự tin quá mức rằng mình có lập trường mạnh hơn. Mặt khác, thiên kiến xác nhận có thể khiến người ta bỏ qua hoặc diễn giải sai những dấu hiệu của một tranh chấp sắp xảy ra hoặc chớm nở. Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu Stuart Sutherland và Thomas Kida độc lập lập luận rằng Đô đốc Hoa Kỳ Husband E. Kimmel đã thể hiện thiên kiến xác nhận khi giảm tầm quan trọng những dấu hiệu đầu tiên của việc quân Nhật tấn công Trân Châu Cảng.
Một nghiên cứu kéo dài hai thập kì về các nhà bình luận chính trị của Philip E. Tetlock phát hiện ra rằng, xét toàn thể, những tiên đoán của những người được xem là "chuyên gia" này không khá hơn ăn may thuần túy. Tetlock chia các chuyên gia thành nhóm "cáo" duy trì một loạt các giả thuyết khác nhau, và nhóm "nhím" võ đoán hơn. Nhìn chung, nhóm nhím ít chính xác hơn nhiều. Tetlock cho rằng thất bại của họ là do thiên kiến xác nhận-cụ thể hơn, sự bất lực của họ để lợi dụng những thông tin mới mâu thuẫn với những lý thuyết từ trước của họ.
Vụ xử năm 2013 liên quan tới cáo buộc giết người với David Camm, bên bị lập luận rằng Sam lập luận rằng Camm bị kết án giết người (nạn nhân là vợ và hai đứa trẻ) thuần túy bởi vì thiên kiến xác nhận trong cuộc điều tra. Camm bị bắt ba ngày sau vụ sát hại dựa trên bằng chứng sai. Mặc dù người ta khám phá thấy hầu như mọi mẩu bằng chứng trên bản tuyên khai về động cơ khả dĩ là sai hoặc không đáng tin cậy, người ta vẫn không dỡ bỏ cáo buộc chống lại anh ta. Trên một chiếc áo khoác ngoài tìm thấy ở hiện trường về sau người ta xác định được DNA của một tội phạm từng bị kết án, biệt danh trong tù của người này, và cả số hiệu ở trại cải tạo của anh ta, trong khi không tìm thấy bất cứ dấu vết DNA nào của Camm. Khi nghi phạm thứ hai này được phát hiện, bên công tố lại cáo buộc họ là đồng phạm trong tội ác mặc dù không có bằng chứng nào liên hệ giữa Camm và người kia.
Siêu nhiên.
Một yếu tố trong sức lôi cuốn của những màn đọc ý nghĩ đó là người nghe áp dụng một thiên kiến xác nhận để khớp những khẳng định của nhà ngoại cảm với cuộc đời của chính họ. Bằng một việc đưa ra một lượng lớn những khẳng định mơ hồ trong mỗi hội thoại, nhà ngoại cảm cho người dự nhiều cơ hội để tìm thấy một sự phù hợp hơn. Đây là một trong những kĩ thuật "đọc nguội", với nó nhà ngoại cảm có thể đưa ra một lời đọc ý nghĩ đầy ấn tượng một cách chủ quan mà không có thông tin gì trước đó về người dự nghe. Nhà điều tra James Randi so sánh bản chép lại từ băng ghi âm một buổi đọc ý nghĩ và tường thuật của người dự về điều nhà ngoại cảm đã nói, và thấy rằng người tham dự thể hiện một sự hồi tưởng có tính chọn lọc mạnh đối với những điểm trùng hợp.
Như một minh họa đáng chú ý về thiên kiến xác nhận trong thế giới thực, Nickerson đề cập tới những nghiên cứu về Kim tự tháp mang tính thần số học: người ta không ngừng tìm kiếm ý nghĩa trong tỉ lệ kích thước của các kim tự tháp Ai Cập. Có rất nhiều phép đo đạc khả dĩ khác nhau về Kim tự tháp Giza và nhiều cách kết hợp để tạo nên các tỉ lệ. Do đó không thể tránh khỏi chuyện những người nhìn vào những con số này sẽ chỉ chăm chú tìm kiếm một cách các chọn lọc những tương ứng bề ngoài có vẻ ấn tượng, như tương ứng với các kích thước của Trái Đất.
Khoa học.
Một trong những đặc trưng phân biệt của tư duy khoa học là tìm kiếm các bằng chứng cả bác bỏ lẫn xác nhận. Tuy nhiên, không hiếm thấy trong lịch sử khoa học, các nhà khoa học đã chối bỏ những phát kiến mới bằng cách diễn giả một cách chọn lọc hoặc bỏ qua những dữ liệu không có lợi. Những nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng việc đánh giá chất lượng của các nghiên cứu khoa học dường như đặc biệt chịu ảnh hưởng của thiên kiến xác nhận. Đã vài lần người ta chỉ ra rằng các nhà khoa học đánh giá các nghiên cứu đem lại các phát hiện nhất quán với niềm tin từ trước của họ với nhiều ưu ái hẳn những nghiên cứ không ủng hộ niềm tin của họ. Tuy nhiên, giả định rằng câu hỏi nghiên cứu là đáng quan tâm, thiết kế thí nghiệm là phù hợp và dữ liệu được mô tả rõ ràng và dễ hiệu, các kết quả tìm thấy đáng được coi là quan trọng đối với cộng đồng khoa học và không nên bị xem xét một cách thành kiến, bất chấp chúng có tương hợp với các tiên đoán lý thuyết hiện tại hay không.
Trong ngữ cảnh nghiên cứu khoa học, thiên kiến xác nhận có thể chống đỡ cho các lý thuyết hoặc chương trình nghiên cứu trước các bằng chứng không đầy đủ hoặc thậm chí mâu thuẫn; nhất là lĩnh vực cận tâm lý học chịu ảnh hưởng nhiều của hiệu ứng này.
Thiên kiến xác nhận của một nhà thực nghiệm có khả năng ảnh hưởng tới việc chọn dữ liệu nào để báo cáo. Những dữ liệu mâu thuẫn với kì vọng của nhà thực nghiệm sẽ dễ dàng bị xem là không đáng tin cậy, sinh ra cái gọi là "hiệu ứng khay tài liệu" (tiếng Anh: file drawer effect). Để đương đầu với khuynh hướng này, việc rèn luyện khoa học dạy những cách để ngăn trừ thiên kiến. Chẳng hạn, thiết kế thực nghiệm về những phép thử ngẫu nhiên có kiểm soát (kết hợp với hệ thống thẩm định) được cho là có thể giảm bớt hiệu ứng thiên kiến của từng cá nhân, mặc dù tự thân quy trình thẩm định chuyên gia có thể vướng vào những thiên kiến này. Thiên kiến xác nhận do đó có thể đặc biệt có hại đối với những đánh giá khách quan khi xét tới những kết quả không tương hợp bởi vì các cá nhân bị thiên kiến có thể xem những bằng chứng đối lập là yếu về nguyên tắc và không chịu suy nghĩ nghiêm túc để chỉnh sửa niềm tin của họ. Những nhà cách tân trong khoa học thường gặp trở lực từ cộng đồng khoa học, và những nghiên cứu trình bày những kết quả gây tranh cãi thường nhận thẩm định khắc nghiệt từ chuyên gia.
Hình ảnh cái tôi.
Các nhà tâm lý học xã hội đã nhận diện hai khuynh hướng trong cách con người tìm kiếm hay diễn dịch thông tin về chính mình. "Tự kiểm chứng" là động lực tăng cường hình ảnh bản thân có sẵn và "tự tăng cường" là động lực tìm kiếm phản hồi tích cực. Cả hai đều có phần hỗ trợ từ thiên kiến xác nhận. Trong các thí nghiệm trong đó con người nhận phần hồi mâu thuẫn với hình ảnh cá nhân họ, họ ít muốn tham dự chúng hoặc nhớ chúng hơn là khi nhận những phản hồi tự kiểm chứng. Họ giảm trừ ảnh hưởng của những thông tin như vậy bằng cách diễn giải rằng chúng không đáng tin cậy. Những thí nghiệm tương tự đã nhận thấy một sự ưa thích những phản hồi tích cực, và kéo theo là ưa thích cả người đưa ra dạng phản hồi đó, so với phản hồi tiêu cực.
Các hiệu ứng liên quan.
Phân cực thái độ.
Khi con người với những quan điểm trái ngược diễn giải những thông tin mới một cách thiên lệch, quan điểm của họ có thể càng dịch chuyển về hướng đó. Điều này gọi là sự "phân cực thái độ" (tiếng Anh: "attitude polarization"). Hiệu ứng này được chứng minh trong một thí nghiệm liên quan tới việc rút những quả bóng đỏ và đen từ một trong hai giỏ được đậy kín. Những người tham gia biết rằng một giỏ chứa 60% bóng đen, 40% bóng đỏ; ngược lại giỏ kia có 40% bóng đỏ, 60% bóng đen. Nhóm làm thí nghiệm quan sát điều gì xảy ra khi các quả bóng có màu khác nhau lần lượt được rút ra theo một chuỗi đồng đều, không thiên về khả năng giỏ nào. Sau mỗi lần một quả bóng được rút, những người tham gia trong một nhóm được hỏi nói to về quyết định của họ rằng khả năng quả bóng được rút từ giỏ nhiều bóng đỏ hay giỏ nhiều bóng đen. Những người tham gia này có xu hướng trở nên ngày càng tự tin hơn với mỗi lần rút tiếp theo-bất kể ban đầu họ nghĩ giỏ đó là nhiều bóng đen hay nhiều bóng đỏ, ước lượng của họ về khả năng tăng lên. Một nhóm khác được yêu cầu chỉ khẳng định xác suất vào cuối chuỗi rút bóng đó, thay vì sau mỗi lần rút. Nhóm này không thể hiện hiệu ứng phân cực, cho thấy rằng nó không nhất thiết xảy ra khi người đơn giản chỉ giữ quan điểm đối lập nhau, mà có lẽ là khi họ công khai nêu quan điểm đó ra.
Một nghiên cứu ít trừu tượng hơn là thí nghiệm diễn giải thiên lệch ở Stanford trong đó những người tham gia có quan điểm mạnh về án tử hình, đã mô tả ở mục trên. 23% số người tham gia cho thấy quan điểm của họ trở nên cực đoan hơn, và sự chuyển dịch này tương hợp mạnh với quan điểm ban đầu của họ. Trong các thí nghiệm về sau, người ta cũng quan sát thấy những người tham gia trở nên cực đoan hơn khi xem xét các thông tin mơ hồ. Tuy nhiên, những so sánh về thái độ của họ trước và sau bằng chứng mới không có sự thay đổi lớn, gợi ý rằng việc thay đổi này có thể không thực sự tồn tại hoặc đáng kể. Dựa trên những thí nghiệm này, Deanna Kuhn và Joseph Lao kết luận rằng phân cực là một hiện tượng có thực nhưng không phải là không thể tránh khỏi, chỉ xảy ra trong một thiểu số nhỏ. Họ thấy rằng hiện tượng này bị thúc đẩy không chỉ bởi xem xét những bằng chứng hỗn hợp, mà có thể là chỉ thuần túy nghĩ về chủ đề.
Charles Taber và Milton Lodge lập luận rằng kết quả của nhóm Stanford khó mà có thể lặp lại được bởi vì những lập luận sử dụng trong những thí nghiệm sau quá trừu tượng hoặc khó hiểu để gây nên một phản ứng cảm xúc. Nghiên cứu của Taber và Lodge sử dụng những chủ đề gây ra nhiều cảm xúc (ở Hoa Kỳ) là việc kiểm soát súng và thái độ phân biệt trong tuyển dụng. Họ đo lường thái độ của những thành viên tham gia nghiên cứu đối với những vấn đề này trước và sau khi đọc những lập luận của mỗi bên trong tranh luận. Hai nhóm đối tượng tham gia thể hiện phân cực thái độ: những người có quan điểm mạnh từ trước về vấn đề và những người không am hiểu nhiều về chính trị. Trong một phần của nghiên cứu này, các đối tượng tham gia chọn nguồn thông tin để đọc, từ một danh sách do các nhà nghiên cứu chuẩn bị. Chẳng hạn họ có thể đánh giá lập luận của Hiệp hội Súng trường Quốc gia (Hoa Kỳ) và Liên minh Chống Súng ngắn Brady về việc kiểm soát súng. Ngay cả khi được hướng dẫn là phải vô tư, những người tham gia có xu hướng đọc các lập luận ủng hộ quan điểm có sẵn của họ hơn là những lập luận không ủng hộ. Việc tìm kiếm thông tin thiên lệch này rất tương hợp với hiệu ứng phân cực.
Người ta cũng quan sát thấy "hiệu ứng phản tác dụng" (backfire effect) tức là hiện tượng khi đối diện với bằng chứng chống lại niềm tin của mình, con người có thể từ chối bằng chứng đó và tin tưởng vào thành kiến ban đầu còn mạnh mẽ hơn. Thuật ngữ này do Brendan Nyhan và Jason Reifler đặt ra.
Chấp giữ niềm tin sai lầm.
Thiên kiến xác nhận cũng giúp giải thích tại sao một số người duy trì những niềm tin ngay cả khi bằng chứng ban đầu của chúng bị loại bỏ. Hiệu ứng duy trì niềm tin này thể hiện trong một loạt các thí nghiệm sử dụng cái gọi là "hệ hình lật tẩy" ("debriefing paradigm"): những người tham gia đọc những bằng chứng giả ủng hộ một giả thuyết, người ta đánh giá sự thay đổi thái độ của họ rồi sau đó tiết lộ sự ngụy tạo đó một cách chi tiết. Cuối cùng người ta đo lường thái độ của họ một lần nữa để xem liệu niềm tin của họ có trở về mức ban đầu.
Phát hiện chung của hệ hình này là ít nhất vài trong số niềm tin ban đầu vẫn tồn tại ngay cả khi sau khi lật tẩy hoàn toàn bằng chứng. Trong một thí nghiệm, những người tham gia phải phân biệt giữa những lá thư tuyệt mệnh thật và giả. Phản hồi của nhóm làm thí nghiệm là ngẫu nhiên: nhóm nói với vài người tham gia rằng họ đã phân biệt tương đối chính xác, còn với những người khác họ nói rằng họ phân biệt sai. Ngay cả sau khi lật tẩy hoàn toàn (rằng thực ra tất cả là giả), những người tham gia vẫn chịu ảnh hưởng bởi phản hồi ban đầu. Họ vẫn nghĩ rằng họ tốt hơn hoặc tồi hơn mức trung bình trong loại công việc đó, phụ thuộc vào cách người ta đánh giá họ.
Trong một nghiên cứu khác, những người tham gia đọc những bản đánh giá hiệu quả công việc của hai lính cứu hỏa, cùng với phản ứng của họ đối với một bài kiểm tra ác cảm rủi ro. Dữ liệu hư cấu này được sắp xếp để thể hiện một sự tương hợp tích cực hoặc tiêu cực: một vài người được bảo rằng một lính cứu hỏa chấp nhận rủi ro sẽ làm việc tốt hơn, trong khi những người khác lại được bảo rằng người ấy sẽ làm việc kém hơn một đồng nghiệp sợ rủi ro. Ngay cả nếu hai trường hợp cụ thể trên là đúng, thì chúng vẫn chỉ là bằng chứng tồi về mặt khoa học cho kết luận về lính cứu hỏa nói chung. Tuy nhiên, những người tham gia lại cảm thấy thuyết phục một cách chủ quan. Khi nhóm nghiên cứu tiết lộ các trường hợp cụ thể đó chỉ là hư cấu, niềm tin của những người tham gia đó mất liên hệ với bằng chứng thực tiễn, nhưng khi đánh giá người ta thấy khoảng một nửa hiệu ứng ban đầu vẫn tồn tại. Những cuộc phỏng vấn sau đó cho thấy rằng những người tham gia hiểu về việc lật tẩy và nghiêm túc xem xét nó. Họ có vẻ tin tưởng sự lật tẩy bằng chứng, nhưng xem thông tin sai lầm đó là không liên quan tới niềm tin cá nhân của họ.
Ưu tiên thông tin ban đầu.
Nhiều thí nghiệm đã chỉ ra rằng con người coi trọng thông tin xuất hiện sớm hơn trong một chuỗi thông tin, ngay cả khi về mặt logic thứ tự không quan trọng. Chẳng hạn, con người tạo nên một ấn tượng tích cực hơn về ai đó được mô tả là "thông minh, cần cù, bốc đồng, hay chỉ trích, ngang bướng, đố kị" hơn là cũng những từ này nhưng theo một trật tự ngược lại. "Hiệu ứng ưu tiên phi lý"" ("irrational primacy effect") này độc lập với ký ức ưu tiên trong đó các sự vật sớm hơn trong một chuỗi các sự vật có dấu ấn ký ức mạnh hơn. Sự diễn giải thiên lệch cung cấp lời giải thích cho hiệu ứng này: khi nhìn thấy bằng chứng ban đầu, người ta tạo nên một giả thuyết ảnh hưởng tới cách họ diễn dịch phần còn lại lại của chuỗi thông tin.
Một thí nghiệm chứng minh sự ưu tiên phi lý sử dụng những miếng chip có màu khác nhau được cho là rút ra từ hai bình. Người ta nói với những người tham gia phân bố màu sắc của hai bình đó và họ phải ước đoán khả năng một chip cụ thể rút ra từ cái bình nào. Trên thực tế, màu sắc xuất hiện theo một trật tự sắp xếp từ trước. Ba mươi lần rút đầu thiên về một bình, ba mươi lân rút sau thiên về bình kia. Xét như một toàn thể thì màu sắc là trung lập, do đó theo logic thì hai bình phải nhiều khả năng như nhau. Tuy nhiên, sau sáu mươi lần rút, những người tham gia rõ rằng ưu tiên bình được gợi ý bởi ba mươi lần rút đầu.
Một thí nghiệm khác chiếu slide hình ảnh về một vật thể duy nhất, ban đầu rất mờ và sau mỗi slide lại rõ hơn một chút. Với mỗi slide những người tham gia phải đoán xem vật thể đó là gì. Những người tham gia mà ban đầu đoán sai vẫn duy trì niềm tin vào phán đoán của mình, ngay cả khi bức ảnh đã rơi vào tiêu cự đủ rõ để những người khác dễ dàng nhận ra nó là gì.
Tương quan ảo tưởng giữa các sự kiện.
Tương quan ảo tưởng là khuynh hướng ghi nhận những tương quan không tồn tại trong một tập hợp dữ liệu. Khuynh hướng này được phát hiện ra trong một loạt những thí nghiệm cuối những năm 1960. Trong một thí nghiệm, các đối tượng tham gia đọc một tập hợp những nghiên cứu về bệnh tâm thần, bao gồm những phản ứng với Phép thử dấu mực Rorschach (một phép thử tâm lý từng rất phổ biến để kiểm tra khuynh hướng tâm thần). Họ tường thuật rằng những người đàn ông đồng tính luyến ái trong tập hợp có vẻ nhìn thấy nhiều mông, hậu môn hoặc các hình ảnh mơ hồ liên quan tới tính dục hơn trong các vết mực. Thực ra các nghiên cứu này là hư cấu và, trong một phiên bản của thí nghiệm này, đã được thiết kế để cho những đàn ông đồng tính luyến ái ít tường thuật dạng hình ảnh này hơn mức trung bình. Trong một cuộc khảo sát, một nhóm những nhà tâm phân học có kinh nghiệm cũng thể hiện là nhìn thấy cùng những loại tương quan ảo tưởng kiểu này với đồng tính luyến ái.
Một nghiên cứu khác ghi lại những triệu chứng ở các bệnh nhân viên khớp, cùng với điều kiện thời kiện trong giai đoạn 15 tháng. Hầu như tất cả bệnh nhân đều tường thuật rằng cơn đau của họ liên hệ với điều kiện thời tiết, mặc dù liên hệ thực tế là bằng 0.
Hiệu ứng này là một loại diễn giải thiên lệch, trong đó các bằng chứng về khách quan là trung lập hoặc không ủng hộ niềm tin của người xem xét bị diễn giải thành ủng hộ niềm tin đó. Nó cũng liên quan tới các thiên lệch trong hành vi kiểm tra giả thuyết. Trong việc quyết định xem liệu hai sự kiện, chẳng hạn như đau ốm và thời tiết xấu, có tương quan với nhau, con người dựa dẫm nhiều vào số trường hợp "khẳng định-khẳng định": chẳng hạn, số trường hợp xảy ra cơn đau và thời tiết xấu cùng lúc. Họ tương đối ít quan tâm với những loại quan sát khác (như không đau và/hoặc thời tiết tốt). Điều này song hành với sự phụ thuộc vào những phép thử khẳng định trong việc kiểm tra giả thuyết. Nó cũng có thể phản ánh hồi tưởng chọn lọc, trong đó người ta có cảm giác rằng hai sự kiện liên quan tới nhau bởi vì hồi tưởng những thời điểm chúng xảy ra cùng nhau dễ dàng hơn.
Trong ví dụ ở trên, những triệu chứng đau khớp có vẻ xảy ra nhiều hơn vào những ngày không mưa. Tuy nhiên, người ta có xu hướng chú tâm vào số lượng tương đối lớn những ngày có cả mưa lẫn triệu chứng. Bằng việc tập trung vào một ô thay vì cả bốn ô trong bảng, người ta có thể nhận thức sai mối quan hệ, trong trường hợp này là tương quan giữa mưa và triệu chứng đau khớp. | 1 | null |
Người cao tuổi là một tờ báo Việt Nam. Đây là Cơ quan của Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam (một thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam). Hiện nay, tổng biên tập của báo này là ông Lê Quang.
Tổng Biên tập tiền nhiệm của ông Lê Quang là công Nguyễn Thanh Cao, trước ông Cao là ông Kim Quốc Hoa.
Ông Hoa từng quản lý tới 6 cơ quan báo chí trước khi về phụ trách tờ báo của Trung ương Hội Người cao Tuổi Việt Nam.
Báo Người cao tuổi được thành lập và xuất bản số đầu vào ngày 1 tháng 10 năm 1995 (ngày Quốc tế Người cao tuổi).
Sai phạm.
Từ năm 2008, Báo Người Cao Tuổi đã theo dõi, phanh phui các vụ việc liên quan đến cá nhân ông Nguyễn Trường Tô lúc đó đang tại vị là Chủ tịch tỉnh Hà Giang. Ngay lập tức, ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang tổ chức cuộc họp báo với khoảng 600 người tham dự, trong đó có một số báo cũng tham dự. Cuộc họp báo với tiêu đề: "Báo Người cao tuổi nói sai sự thật" nhưng lại không hề mời tạp chí Người Cao Tuổi tham dự. Tuy nhiên, nhận được thông tin họp báo, đích thân Tổng biên tập báo Người Cao Tuổi cùng phóng viên đã lên tham dự và có bài phát biểu 29 phút nói rõ những sai phạm của ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang trong vụ công ty Sông Công. Vụ việc 'họp báo' được coi là gây sức ép, cản trở tác nghiệp theo một nghĩa rộng đối với tờ báo của Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam vào giai đoạn đó. | 1 | null |
Nhiệt nhôm là phản ứng hóa học tỏa nhiệt trong đó nhôm và một số kim loại mạnh là chất khử ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên nhôm thường được sử dụng do nhiệt độ tỏa ra cao. Ví dụ nổi bật nhất là phản ứng nhiệt nhôm giữa oxide sắt III và nhôm:
Một số phản ứng khác như: | 1 | null |
Chu Á Phu hay Châu Á Phu (Trung văn giản thể: 周亚夫, phồn thể: 周亞夫, ? - 143 TCN) là nhà quân sự và thừa tướng nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc, con trai quan đại thần khai quốc nhà Hán, Chu Bột. Ban đầu, ông được phong chức Quận thủ Hà Nội, sau được tấn tước Điều hầu. Năm 154 TCN, khi bảy nước chư hầu làm loạn, ông được lệnh dẫn quân đánh dẹp. Với tài năng quân sự xuất sắc, Chu Á Phu nhanh chóng đánh tan liên quân bảy nước, lập được công lớn cho nhà Hán, được thăng đến chức thái úy rồi thừa tướng (150 TCN). Về sau do không được lòng em trai của vua Hán là Lương vương nên ông chủ động xin từ chức. Về cuối đời, Chu Á Phu bị Hán Cảnh Đế nghi kị, bắt bỏ ngục. Ông uất ức, tuyệt thực 5 ngày, cuối cùng thổ huyết mà qua đời.
Thân thế và thời trẻ.
Chu Á Phu vốn là con thứ hai của quan khai quốc công thần nhà Hán là Giáng hầu Chu Bột. Ban đầu, ông được bổ nhiệm làm quận thủ Hà Nội. Sau khi Chu Bột qua đời (169 TCN), anh trưởng của ông là Chu Thắng kế nhiệm tước hầu, nhưng mấy năm sau thì phạm pháp, tước bị phế bỏ. Về sau, Hán Văn Đế phong cho Chu Á Phu tước Điều hầu để kế nhiệm Chu Bột.
Gặp vua trong quân trại.
Năm 158 TCN, quân Hung Nô xâm phạm vào biên cương phía bắc của nhà Hán. Để bảo vệ kinh đô Trường An, Hán Văn Đế cử ba vị tướng, trong đó có Chu Á Phu dẫn quân đóng ở xung quanh Trường An, cánh quân của ông đóng quân ở Tế Liễu. Một ngày Hán Văn Đế bất ngờ tới quân trại khao quân và thị sát quân tình. Xe của vua đến chỗ hai vị tướng kia, đều được tiếp đón trọng thể, sau đó vào trại của Chu Á Phu. Chu Á Phu thấy có xe ngựa đến, lệnh các binh sĩ đội mũ sắt và áo giáp, cầm cung tên, dao kiếm chuẩn bị chiến đấu. Khi xa giá đến gần cổng thì bị lính canh trại cản trở. Quan hầu thấy vậy hô là vua đến nhưng quân môn đô úy trả lời rằng:
Hán Văn Đế nghe thấy vậy, ra lệnh cho bọn tùy tùng cầm phù hiệu của hoàng đế, sai người truyền lời cho ông. Chu Á Phu khi ấy mới ra lệnh cho xe vào. Khi quân của Văn Đế vào, nhiều người cưỡi ngựa, đô úy cũng không cho phép nhưng Văn Đế vẫn vui vẻ hạ lệnh cho tướng của mình thả dây cương đi vào.
Khi Văn Đế vào trại, Chu Á Phu đã đội mũ sắt và áo giáp, cầm binh khí. Lúc gặp vua, ông xin diện kiến theo quân lễ vì đang mặc giáp không thể quỳ. Văn Đế cũng làm lễ đáp trả rồi đến ủy lạo quân sĩ. Việc làm của Chu Á Phu khiến các tùy tùng tức giận nhưng Văn Đế lại cho rằng Chu Á Phu quản lý quân như vậy thì địch mới không dám xâm phạm. Từ đó văn Đế rất trọng ông, thăng làm Trung úy. Đến lúc sắp mất, Văn Đế cũng dặn thái tử Lưu Khải rằng khi có việc cấp bách thì hãy dùng tới Chu Á Phu.
Dẹp loạn bảy nước.
Năm 154 TCN, Ngô vương Tị dẫn đầu bảy nước chư hầu khởi loạn chống lại nhà Hán. Quân bảy nước thế lực rất lớn, bao vây nước Lương. Trước tình thế nguy ngập, Hán Cảnh Đế nhớ lại lời dặn của vua cha lúc sắp mất, bèn phong Chu Á Phu làm thái úy, mang 36 tướng và hơn 30 vạn đại quân trong triều ra trận. Trước lúc ra quân, Chu Á Phu kiến nghị không nên đối địch với quân Ngô đang hăng hái mà nên cắt đứt đường vận lương của địch và được Cảnh Đế phê chuẩn.
Khi mang quân ra trận, Chu Á Phu làm theo kế Triệu Thiệp, không đi theo đường chính Hào Sơn vì Ngô vương nghe tin quân Hán xuất trận sẽ phái quân phục ở đây trước. Trái lại, ông đi đường vòng từ Vũ Quan ra Lạc Dương, tuy chậm hơn 1 ngày nhưng gây bất ngờ cho quân địch.
Chu Á Phu tiến từ Vũ Quan vòng qua Lạc Dương, sai người ra tra soát Hào Sơn, quả nhiên có quân Ngô phục ở đó. Quân Hán tiến đến Hoài Dương, Chu Á Phu hỏi ý kiến Đặng đô úy là thủ hạ trước đây của Chu Bột cha mình. Đặng đô úy khuyên Chu Á Phu tránh đối đầu với quân Ngô, không cần gấp rút cứu nước Lương, trái lại tiến ra Xương Ấp xây đồn lũy, khống chế cửa sông Hoài, sông Tứ, cắt đường vận lương của quân Ngô, đợi lúc quân Ngô suy yếu sẽ ra quân đánh là thắng.
Chu Á Phu làm theo, tiến lên trấn giữ Xương Ấp, xây đồn lũy phòng thủ, cắt đứt đường liên lạc giữa quân Ngô, Sở và quân 4 nước đang vây đánh Tề; bỏ mặc quân nước Lương giao chiến với quân Ngô, khiến quân Ngô bị hao tổn sức lực. Lương vương sốt ruột sai sứ giả đến giục Chu Á Phu ra quân nhưng Á Phu không phát binh cứu nước Lương. Lương vương tức giận sai người đến Tràng An nói với Hán Cảnh Đế việc này. Cảnh Đế vội sai sứ ra Xương Ấp giục Á Phu ra quân nhưng Á Phu kiên quyết giữ nguyên tắc "tướng ngoài mặt trận có thể không nghe lệnh vua", giữ vững tuyến phòng thủ theo chiến thuật đã định.
Thấy thế trận thất lợi do đường vận chuyển lương thảo bị cắt đứt, Ngô vương quyết định bỏ nước Lương, ra quyết chiến với quân Hán. Hai bên giao chiến ở Hạ Ấp. Biết quân Ngô thiếu lương phải đánh nhanh, Á Phu giữ vững trận thế không giao chiến, mặc cho quân Ngô khiêu chiến nhiều lần, dần dao động vì thiếu lương, lúc đó ông mới mang đại quân phản kích. Quân chư hầu bị đói không còn sức chiến đấu, nhanh chóng bị thua tan tác. Quân Ngô phần lớn đầu hàng Hán và Lương. Sau đó Chu Á Phu đem quân truy kích, giết và ép chết các chư hầu vương, lập được công đầu trong việc dẹp loạn bảy nước.
Sau khi về triều, Chu Á Phu được Hán Cảnh Đế khen thưởng, tiếp tục cho giữ chức thái úy. Sang năm 150 TCN, ông được thăng làm thừa tướng.
Mất lòng Lương vương và Thái hậu.
Sau khi dẹp được loạn bảy nước, Chu Á Phu được Cảnh Đế trọng vọng nhưng cũng không hoàn toàn tin dùng. Ít lâu sau, Hán Cảnh Đế phế truất thái tử Lưu Vinh, Chu Á Phu dâng biểu can gián nhưng không được chấp thuận.
Ngoài ra Chu Á Phu còn nảy sinh thêm hiềm khích với Lương vương Lưu Vũ (con cưng của Đậu Thái hậu). Nguyên do là khi bảy nước khởi loạn, Chu Á Phu nhất quyết không chịu xuất binh cứu Lương mà chỉ tập trung phòng thủ, làm Lương vương phải khốn đốn. Do đó Lưu Vũ rất căm thù ông, mỗi lần về triều đều nói xấu ông với Đậu Thái hậu.
Sau khi Cảnh Đế lập hoàng hậu mới là Vương Chí, Đậu Thái hậu đề nghị cũng nên phong tước hầu cho anh hoàng hậu là Vương Tín. Cảnh Đế ban đầu từ chối, Đậu Thái hậu nhất quyết ép cho bằng được, Cảnh Đế bèn thương nghị với Chu Á Phu. Ông bảo
Và từ chối Đậu Thái hậu. Cảnh Đế cũng đồng tình việc này, khiến Đậu Thái hậu cũng căm ghét Chu Á Phu, tìm cách trừ khử ông.
Từ chức và qua đời.
Do sự gièm pha của Đậu Thái hậu, Hán Cảnh Đế cũng mất lòng tin với Chu Á Phu. Năm 147 TCN, khi vua Hung Nô là Từ Lô đầu hàng nhà Hán, Cảnh đế muốn phong ông ta làm hầu, Chu Á Phu không bằng lòng, tâu với Cảnh Đế không nên phong, vì như vậy chẳng khác nào khuyến khích quân thần bất trung, nhưng Cảnh Đế không nghe, phong Từ Lô làm hầu. Cũng bởi việc này, Chu Á Phu không vừa lòng, bèn cáo bệnh xin trả tướng ấn.
Một lần khác, Hán Cảnh Đế triệu Chu Á Phu vào cung dự yến tiệc. Do còn giận chuyện Từ Lô nên khi vào nhập tiệc, ông ngang nhiên vứt đũa, khiến Cảnh Đế không hài lòng. Mặc dù chịu tạ tội nhưng sau khi rời khỏi cung, Chu Á Phu lại không thèm vái chào Cảnh Đế. Cảnh Đế tức giận, trách cứ ông.
Năm 143 TCN, Chu Á Phu đã già, gia đình bắt đầu chuẩn bị hậu sự cho ông, đem về nhiều dụng cụ trong quân để chôn theo khi ông khi ông mất. Việc này trái với pháp luật nhà Hán (mua bán tàng trữ binh khí), nên Hán Cảnh Đế sai người đến hỏi việc, Chu Á Phu cự tuyệt không trả lời. Cảnh Đế bèn sai viên đình úy luận tội Chu Á Phu. Ông biện bạch rằng những thứ ấy chỉ dùng để chôn theo mình, không phải để tích trữ tạo phản. Viên đình úy lại bảo nếu vậy thì ông sẽ tạo phản ở dưới đất. Chu Á Phu uất ức, tuyệt thực năm ngày, đến ngày thứ sáu thì thổ huyết mà chết, không rõ thọ bao nhiêu tuổi. Vợ ông ở nhà nghe tin cũng tự tử chết theo ông. Tước hầu của Chu Á Phu bị xóa bỏ, còn Vương Tín (anh Vương Hoàng hậu) lại được phong làm Cái hầu.
Một năm sau, 142 TCN, Hán Cảnh Đế lại phong cho con Chu Á Phu là Chu Kiên làm Bình Khúc hầu, được 19 năm thì chết, thụy là Cung hầu. Con là Chu Kiến Đức tập tước. Được 13 năm, Hán Vũ Đế phong Kiến Đức làm thái phó cho thái tử. Đến năm Nguyên Đĩnh thứ năm, Kiến Đức phạm tội, tước vị bị xóa bỏ.
Trong phim ảnh.
Nhân vật Chu Á Phu xuất hiện trong bộ phim truyền hình của Trung Quốc là Mỹ nhân tâm kế do nam diễn viên Hà Thịnh Minh thủ vai. Trong phim, ngoài sự kiện dẹp loạn bảy nước, nhân vật Chu Á Phu được thể hiện khác xa so với sử sách. | 1 | null |
"Glee" là một sê ri phim truyền hình nhạc kịch hài-tình cảm do Fox sản xuất. Phim tập trung xoay quanh nhóm hát New Directions của trường trung học hư cấu William McKinley ở Lima, Ohio. Các tác giả của bộ phim bao gồm Ryan Murphy, Brad Falchuk và Ian Brennan. Dàn diễn viên của "Glee" đã thể hiện lại rất nhiều bài hát do Ryan Murphy lựa chọn. Sau khi Ryan Murphy chọn ra một bài hát, vấn đề bản quyền sẽ được P.J. Bloom giải quyết với nhà phát hành của nó, sau đó Adam Anders sẽ tiến hành biên soạn lại cho phù hợp với dàn diễn viên của "Glee" Các bài hát sẽ được dàn diễn viên thu âm trước, còn vũ đạo sẽ được thực hiện bởi Zach Woodlee. Sau đó phiên bản phòng thu của các bài hát sẽ được sản xuất. Quá trình này bắt đầu từ 6 đến 8 tuần trước khi tập phim được ghi hình, và có thể kết thúc ngay trước khi việc ghi hình diễn ra. Trong 15 tập đầu tiên của mùa thứ nhất, trung bình có 5 bài hát trong mỗi tập phim, sau đó tăng lên 8 bài trong 9 tập cuối. Sang mùa thứ hai, "Glee" có trung bình 6 bài hát trong mỗi tập phim. Năm 2011, Ryan Murphy cho biết trong mùa thứ ba, sẽ chỉ có 4 bài hát trong mỗi tập phim, nhưng thực ra, chỉ một tập duy nhất có 4 bài hát, số còn lại đều bao gồm từ 5 đến 9 bài. | 1 | null |
"Glee" là một sê ri phim truyền hình nhạc kịch hài-tình cảm do Fox sản xuất. Phim tập trung xoay quanh nhóm hát New Directions của trường trung học hư cấu William McKinley ở Lima, Ohio. Các tác giả của bộ phim bao gồm Ryan Murphy, Brad Falchuk và Ian Brennan. Dàn diễn viên của "Glee" đã thể hiện lại rất nhiều bài hát do Ryan Murphy lựa chọn. Sau khi Ryan Murphy chọn ra một bài hát, vấn đề bản quyền sẽ được P.J. Bloom giải quyết với nhà phát hành của nó, sau đó Adam Anders sẽ tiến hành biên soạn lại cho phù hợp với dàn diễn viên của "Glee" Các bài hát sẽ được dàn diễn viên thu âm trước, còn vũ đạo sẽ được thực hiện bởi Zach Woodlee. Sau dó phiên bản phòng thu của các bài hát sẽ được sản xuất. Quá trình này bắt đầu từ 6 đến 8 tuần trước khi tập phim được ghi hình, và có thể kết thúc ngay trước khi việc ghi hình diễn ra. Trong 15 tập đầu tiên của mùa thứ nhất, trung bình có 5 bài hát trong mỗi tập phim, sau đó tăng lên 8 bài trong 9 tập cuối. Sang mùa thứ hai, "Glee" có trung bình 6 bài hát trong mỗi tập phim. | 1 | null |
The White Stripes là ban nhạc song tấu người Mỹ được thành lập vào năm 1997 ở Detroit, Michigan, Mỹ. Ban nhạc bao gồm 2 thành viên: tay trống Meg White và nhạc sĩ - nghệ sĩ đa nhạc cụ Jack White. Meg và Jack đã từng kết hôn song hiện tại họ đã chia tay. Sau khi cho ra mắt vài đĩa đơn và 3 album phát hành ở Detroit, The White Stripes bắt đầu được biết đến nhiều hơn kể từ năm 2002 với thể loại garage rock. Họ có được thành công vang dội với 2 album "White Blood Cells" và "Elephant" khi cả hai đều được chú ý rộng rãi ở Mỹ cũng như Anh, trong đó đĩa đơn "Seven Nation Army" trở thành bản hit và được coi là biểu tượng mới của kỹ thuật riff của guitar. Sau đó, ban nhạc còn phát hành thêm "Get Behind Me Satan" (2005) và "Icky Thump" (2007) trước khi tuyên bố tan rã sau một thời gian dài những gián đoạn về thu âm cũng như trình diễn.
The White Stripes thường thu âm bằng chất lượng âm thanh không cao (Lo-fi). Âm nhạc của họ pha trộn giữa garage rock và blues cùng với đó là những giản lược trong cả sáng tác, hòa âm lẫn nghệ thuật trình diễn. Bộ đôi này cũng để lại nhiều ấn tượng trong trang phục và hình thức khi gần như chỉ sử dụng 3 màu đỏ, trắng và đen trong mọi phần bìa album và đĩa đơn, trong mọi videoclip cũng như trong mọi buổi trình diễn. Danh sách đĩa nhạc của họ bao gồm 6 album phòng thu, 1 album trực tiếp, 2 EP, 1 bộ phim trình diễn, 1 bộ phim tài liệu đi tour, 26 đĩa đơn, và hơn 40 video ca nhạc. Cả ba album cuối cùng của họ đều giành giải Grammy cho Album nhạc alternative xuất sắc nhất. | 1 | null |
Norodom Arunrasmy (sinh ngày 2/10/1955) là con gái út của cố quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk.
Lịch sử.
Ngày 23/3/2013, và đã chính thức được bầu làm Chủ tịch đảng bảo hoàng Funcinpec và trở thành ứng cử viên thủ tướng trong cuộc tổng tuyển cử ngày 28 tháng 7 năm 2013.
Hiện là bà là đại sứ Campuchia tại Malaysia, công chúa Arun Rasmey được bầu làm chủ tịch đảng Funcinpec hôm 23 tháng 3 năm 2013. Bà cho rằng "Đây là nghĩa vụ lớn lao đối với tôi. Là chủ tịch đảng, tôi sẽ cố gắng hết sức để đoàn kết những người bảo hoàng, những người trung thành với Sihanouk để xây dựng một xã hội thịnh vượng hơn cho nhân dân Campuchia". Bà cũng cho biết đảng bảo hoàng Funcinpec sẽ giữ đường lối trung lập với mọi đảng phái chính trị trong nước và quốc tế, trung thành với ước nguyện của phụ vương bà là: "mưu cầu độc lập hoàn toàn cho đất nước và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ; duy trì hòa bình, thống nhất và hòa giải quốc gia; khuyến khích nhân dân tham gia phát triển đất nước". | 1 | null |
Là "Dung môi của vũ trụ" trong chuyển hóa giả kim, được nhắc đến bởi Paracelsus. Alkahest còn được biết đến với cái tên Elixir hoặc "thứ nước không làm ướt tay." Nguồn chính xác của cái tên này chưa được biết đến.
Paracelsus đề cập tới Alkahest lần đầu tiên trong Members of Man, trong đó nói rằng "Có tồn tại linh hồn alkahest, có ảnh hưởng rất lớn tới sự sống: nó duy trì, củng cố và bảo vệ sự sống khỏi những căn bệnh trong tầm với của nó… Kẻ nào muốn chạm tay vào một thứ thần dược như vậy cần phải biết làm sao để bào chế được nó."
Johan Baptista van Helmont rất tin vào alkahest, mô tả nó như là "Nước của lửa" (Fire water) hoặc "Nước Địa Ngục" (Hell Water), có khả năng làm tan chảy tất cả cơ thể "giống như nước ấm làm tan chảy đá lạnh". Van Helmont nói, "Nó là muối, được ban phúc và hoàn hảo nhất trong số các loại muối; bí mật trong quá trình bào chế nó nằm ngoài tầm với của con người và chỉ có Chúa mới tiết lộ cho kẻ nào được chọn."
Vào thế kỷ 17 và 18, các nhà giả kim tìm kiếm Alkahest để làm tan chảy vật chất, từ đó có thể khám phá ra Prima Materia. Một số cho rằng Alkahest là phép đảo chữ tên thật của nó, một số lại cho rằng cái tên đó nghĩa là "alkali est" hoặc "It is alkali" hoặc "All-Geist," trong tiếng Đức nghĩa là "Linh hồn của vũ trụ." Rất nhiều công thức được giới thiệu là để sản xuất ra Alkahest; trong đó nguyên liệu tốt nhất là máu, và giun, nước bọt, mồ hôi.
Alkahest sau đó hoàn toàn bị quên lãng ở cuối thế kỷ 18, khi nhà giả kim người Đức Kunckel chỉ ra rằng nếu Alkahest là "dung môi của vũ trụ" thật thì nó sẽ làm tan chảy cả thứ đựng nó. Kunckel còn miệt thị Alkahest là "Alles Lugen ist," tiếng Đức là "Tất cả đều là dối trá cả đấy".
Alkahest được dùng trong phép thuật để xua tan làn khói và vật trở ngại để thứ mình muốn có thể hiện ra rõ ràng. Trong những quá trình giả kim thuật tinh thần, alkahest là "dark water" của những kẻ bất tỉnh mà bản ngã của họ đã bị tan chảy.
Tham khảo: | 1 | null |
"Glee" là một sê ri phim truyền hình nhạc kịch hài-tình cảm do Fox sản xuất. Phim tập trung xoay quanh nhóm hát New Directions của trường trung học hư cấu William McKinley ở Lima, Ohio. Các tác giả của bộ phim bao gồm Ryan Murphy, Brad Falchuk và Ian Brennan. Dàn diễn viên của "Glee" đã thể hiện lại rất nhiều bài hát do Ryan Murphy lựa chọn. Sau khi Ryan Murphy chọn ra một bài hát, vấn đề bản quyền sẽ được P.J. Bloom giải quyết với nhà phát hành của nó, sau đó Adam Anders sẽ tiến hành biên soạn lại cho phù hợp với dàn diễn viên của "Glee" Các bài hát sẽ được dàn diễn viên thu âm trước, còn vũ đạo sẽ được thực hiện bởi Zach Woodlee. Sau dó phiên bản phòng thu của các bài hát sẽ được sản xuất. Quá trình này bắt đầu từ 6 đến 8 tuần trước khi tập phim được ghi hình, và có thể kết thúc ngay trước khi việc ghi hình diễn ra. Trong 15 tập đầu tiên của mùa thứ nhất, trung bình có 5 bài hát trong mỗi tập phim, sau đó tăng lên 8 bài trong 9 tập cuối. | 1 | null |
Lâu đài bay của pháp sư Howl (tiếng Anh "Howl's Moving Castle", nghĩa đen là "Lâu đài di động của Howl") là một tiểu thuyết phiêu lưu kỳ thú xuất bản năm 1986 của Diana Wynne Jones. Năm 2004, tiểu thuyết đã được dựng thành anime đạo diễn bởi Miyazaki Hayao.
Cốt truyện.
Sophie Hatter là con gái cả trong gia đình có ba cô con gái, sống tại thành phố phép thuật. Cô khéo tay và đang làm chủ một cửa hàng bán mũ nho nhỏ, sống một cuộc đời bình dân. Vì vướng phải lời nguyền của mụ phù thủy mà cô bị biến thành một bà lão. Cô bỏ cửa hàng của mình và ra đi tìm cách giải lời nguyền và trên đường đi, cô chấp nhận làm người hầu trong Lâu đài của pháp sư Howl- vị pháp sư khét tiếng khắp thị trấn vì người ta cho rằng anh đánh cắp trái tim của các cô gái trẻ. Tại đây cuộc sống mới của Sophie thực sự bắt đầu.
Bối cảnh.
Bối cảnh tiểu thuyết phần lớn đặt tại một xứ sở giả tưởng gọi là Ingary, có thủ đô là Kingsbury. Phía Tây Nam của Ingary là miền hoang dã khắc nghiệt nên được gọi là xứ Waste (xứ "Rác thải").
Phát hành.
Tiểu thuyết được xuất bản lần đầu tại Mỹ năm 1986 và được Nhã Nam mua bản quyền dịch qua tiếng Việt năm 2008, phát hành bởi Nhà xuất bản Văn Hoá Sài Gòn. Năm 2013, Nhã Nam thông báo kế hoạch tái bản tiểu thuyết này qua facebook chính thức. | 1 | null |
Karl von Bülow (24 tháng 4 năm 1846 – 31 tháng 8 năm 1921) là một Thống chế của Đế quốc Đức, chỉ huy Tập đoàn quân số 2 của Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất từ năm 1914 cho đến năm 1915.
Tiêu sử.
Sinh ra tại Berlin trong một gia đình có truyền thống quân sự của Phổ, Bülow gia nhập Quân đội Phổ trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866. Ông đã phục vụ trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ năm 1871 như là một sĩ quan cấp thấp. Là Đại úy của Bộ Tổng tham mưu Đức năm 1877, Bülow được thăng cấp Đại tá và được bổ nhiệm làm chỉ huy Trung đoàn Cận vệ số 9 năm 1894. Vào năm 1897, Bülow trở thành tổng cục trưởng Tổng cục Bộ Chiến tranh Đức. Ông là tư lệnh của Quân đoàn III của Đức từ năm 1903 cho đến khi được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục thanh tra quân đội III của Đức năm 1912, không lâu trước khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra vào tháng 8 năm 1914, ông trở thành tư lệnh của Tập đoàn quân số 2, và giành nhiều chiến thắng vang dội. Bülow xâm chiếm Bỉ, đánh chiếm pháo đài Namur vào các ngày 22–23 tháng 8. Tiến vào nước Pháp, Bülow đánh bại Tập đoàn quân số 5 của Pháp dưới quyền tướng Charles Lanrezac trong trận Charleroi vào các ngày 23–24 tháng 8 và một lần nữa đẩy lùi Lanzerac trong St. Quentin vào các ngày 29–30 tháng 8.
Trong khi Tập đoàn quân số và Tập đoàn quân số 1 dưới quyền tướng Alexander von Kluck đến gần Paris từ ngày 31 tháng 8 cho đến ngày 2 tháng 9, Bülow, quan ngại về lỗ hổng ngày càng mở rộng giữa hai tập đoàn quân, đã kiến nghị Kluck chuyển Tập đoàn quân số 1 ở bên phải về phía ông. Nhưng rồi, quyết định này đã dẫn tới việc Kluck tiến về phía nam và đông Paris, thay vì phía bắc và tây như kế hoạch Schlieffen đã chỉ ra. Bülow vượt sông Marne vào ngày 4 tháng 9, nhưng quyết định rút quân về sông Aisne sau cuộc phản công thắng lợi của liên quân Pháp - Anh nhằm vào Tập đoàn quân số 1 của Đức trong trận sông Marne lần thứ nhất từ ngày 5–10 tháng 9.
Ngày nay, ông thường bị quy trách nhiệm về thất bại của quân đội Đức trong trận Marne. Bülow được thăng cấp Thống chế vào tháng 1 năm 1915. Hai tháng sau, ông bị một cơn nhồi máu cơ tim, và được phép về hưu vào đầu năm 1916, sống tại Berlin cho đến lúc mất. | 1 | null |
Vườn quốc gia và khu bảo tồn Wrangell–St. Elias và là vườn quốc gia của Hoa Kỳ và bảo tồn khu vực thiên nhiên ở phía nam trung tâm của tiểu bang Alaska. Nó được thành lập vào năm 1980 theo đạo luật Bảo tồn vùng đất được ưa thích của Alaska. khu bảo tồn này là một khu dự trữ sinh quyển của thế giới và là một phần của di sản thế giới của UNESCO với tên . Đây là vườn quốc gia lớn nhất tại Hoa Kỳ với diện tích tổng cộng là 13.175.799 mẫu Anh (20,587.19 sq mi; 53,320.57 km2). Vườn quốc gia bao gồm một phần lớn của dãy núi Saint Elias, trong đó bao gồm hầu hết các đỉnh núi cao nhất ở Hoa Kỳ và Canada. Wrangell-St. Elias giáp Vườn quốc gia và khu bảo tồn Kluane của Canada ở phía đông và gần Vườn quốc gia Vịnh Glacier ở phía nam. Diện tích 9.078.675 mẫu Anh (3.674.009 ha) của vườn quốc gia được chỉ định là vùng hoang dã lớn nhất tại Hoa Kỳ.
Đài tưởng niệm quốc gia Wrangell-St. Elias bước đầu đã được chỉ định vào ngày 01 tháng 12 năm 1978 bởi tổng thống Jimmy Carter theo Đạo luật Antiquities, cấp phát chính thức pháp luật để giải quyết giao đất công ở Alaska. Thành lập như là một vườn quốc gia và khu bảo tồn theo việc thông qua Đạo luật Alaska về bảo tồn quốc gia miền đất trong năm 1980. Vườn quốc gia này lớn hơn so với cả đất nước Thụy Sĩ, có mùa đông dài, lạnh và mùa hè ngắn ngủi. Nơi đây bảo vệ một loạt các động vật có vú lớn. Kiến tạo địa tầng do tác động của các dãy núi băng qua nơi đây. Điểm cao nhất của vườn quốc gia chính là đỉnh núi St Elias với độ cao 18.008 ft (5489 m), là ngọn núi cao thứ hai ở cả Hoa Kỳ và Canada.
Núi Wrangell là một ngọn núi lửa đang hoạt động, một vài núi lửa ở phía tây dãy núi Wrangell. Cùng với đó là một loạt các sông băng bao gồm Malaspina Glacier, là sông băng lớn nhất ở Bắc Mỹ, Hubbard Glacier, sông băng dài nhất ở Alaska và Nabesna Glacier, là thung lũng sông băng dài nhất thế giới. Vùng băng đá Bagley bao gồm nhiều tính năng bao gồm 60% địa hình vĩnh viễn bị phủ trắng bởi băng tuyết ở Alaska. Tại trung tâm của vườn quốc gia, thành phố cảng Kennecott gần sông băng Kennecott Glacier là một trong những nơi giàu nhất thế giới về đồng từ 1903 đến 1938 nhưng đã bị bỏ rơi và trở thành một địa điểm lịch sử tại Hoa Kỳ | 1 | null |
là một lưu phái Karate lớn trên thế giới do Funakoshi Gichin sáng lập trên sự kế thừa hai môn phái nổi tiếng là Shōrin-ryū và Shōrei-ryū có nguồn gốc từ Shuri-te.
Hình thành.
Thời trẻ, sáng tổ lưu phái Shotokan Funakoshi Gichin đã từng luyện tập 2 phái võ karate nổi tiếng nhất vùng Okinawa thời đó là Shōrei-ryū và Shōrin-ryū. Sau nhiều năm tập luyện, Funakoshi đã tạo ra một phong cách riêng là sự kết hợp của cả hay phái ông từng tập. Ông chưa bao giờ đặt tên cho lối đánh của mình và chỉ gọi nó là "karate". Karate của Funakoshi phản ánh sự thay đổi trong nghệ thuật của Ankō Itosu, trong đó phải kể tới "Heian/Pinan kata". Funakoshi đã đổi tên một số bài "kata" trong ngôn ngữ địa phương vùng Okinawa để người Nhật Bản có thể dễ phát âm nó hơn.
Lịch sử Karate hiện đại ghi nhận những nỗ lực của Gichin Funakoshi, cùng với sự trợ giúp của con trai ông là Gigo (Yoshitaka) Funakoshi, thông qua các buổi biểu diễn trước công chúng và thúc đẩy phát triển các câu lạc bộ karate ở các trường đại học, trong đó có Keio, Đại học Waseda, Đại học Hitotsubashi (Shodai), Đại học Takushoku, Đại học Chuo, Đại học Gakushuin và Đại học Hosei, nhằm phổ biến rộng rãi bộ môn Karate đến công chúng. Qua những lần biểu diễn này, Funakoshi đã thu nạp được nhiều môn sinh là sinh viên các trường đại học.
Năm 1936, Gichin Funakoshi lập ra võ đường đầu tiên của mình lấy tên là Shotokan (Tùng đào quán) tại Mejiro, Toshima, Tokyo. , trong tiếng Nhật có nghĩa là "cây tùng và ngọn sóng lớn" (sự rung động của lá thông khi sóng gió thổi qua), và cũng là bút danh của Funakoshi mà ông sử dụng trong các tác phẩm thi ca và triết học của ông cùng với thư cho các học sinh của mình. Chữ nghĩa là "quán".
Sau này, mặc dù võ đường đã bị phá hủy vào năm 1945 trong một cuộc không kích của Đồng minh trong Thế chiến thứ hai., Funakoshi vẫn tiếp tục truyền bá và giảng dạy Karate cho đến khi qua đời năm 1957. Để vinh danh người thầy của mình, các môn sinh của Funakoshi đã tạo ra tên gọi "shōtō-kan", đặt làm bảng hiệu trên lối vào của hội trường, nơi Funakoshi giảng dạy. Gichin Funakoshi thực chất chưa bao giờ đặt tên cho trường phái của mình, ông vẫn chỉ gọi nó là "karate".
Tuy nhiên, về sau do nội bộ bất đồng
(do quan niệm rằng sự cạnh tranh là đi ngược lại bản chất của karate) dẫn tới sự tách riêng và thành lập của hai tổ chức khác. Hai tổ chức này được gọi là Hiệp hội Karate Nhật Bản (do Masatoshi Nakayama thành lập) và Shotokai (do Motonobu Hironishi và Shigeru Egami thành lập). Sau đó đã dẫn tới sự hình thành của nhiều tổ chức, hiệp hội khác nên không chỉ tồn tại một "trường Shotokan" đơn lẻ, mặc dù tất cả đều chịu ảnh hưởng từ phong cách của Funakoshi. Là trường lớn nhất, Shotokan được coi là trường mang nhiều ảnh hưởng và phong cách truyền thống nhất giới karate-do.
Đặc điểm.
Shotokan chú trọng luyện tập vào 3 phần chính: "kihon" (cơ bản), "kata" và "kumite". Các kỹ thuật trong "kihon" và "kata" chú trọng tấn sâu, dài và vững chắc để có thể ổn định đồng thời tối đa hóa sức mạnh các đòn đánh, cũng như sức mạnh của bộ cước. Shotokan thường được coi là một kiểu võ 'có cương có nhu'. Môn võ được dạy theo cách cho người mới bắt đầu bằng những màu đai khác nhau để phát triển kỹ thuật theo từng mức trình độ khác nhau. Những môn sinh đạt tới cấp độ đai màu nâu và màu đen được luyện tập nhiều hơn các phong cách uyển chuyển kết hợp vật, khóa và một số giống như kỹ thuật của môn Aikido, có thể nhận thấy điều này trong các bài kata của đai đen. "Kumite" chính là việc vận dụng các kỹ thuật này trong chiến đấu nhưng không theo một trình tự nhất định và cần sự tập trung vào tốc độ và hiệu quả.
Đạo.
Gichin Funakoshi đã đặt ra Hai mươi giới luật của Karate, (hay Niju kun) Điều này đã tạo nền tảng cho một số môn sinh của ông sau này thành lập nên JKA. Hai mươi giới luật dựa chủ yếu vào Bushido và Thiền đạo, đều nằm trong triết lý của Shotokan. Các nguyên tắc chủ yếu ám chỉ đến sự khiêm tốn, tôn trọng người khác, lòng từ bi, tính kiên nhẫn, và sự bình tĩnh ở cả ngoại độ lẫn nội tâm. Funakoshi tin rằng thông qua luyện tập karate và áp dụng 20 nguyên tắc này trong cuộc sống, người tập võ sẽ cải thiện nhân cách của họ.
" Dojo kun" là danh sách năm quy tắc triết học đào tạo trong võ đường, mục đích nhắc nhở các môn sinh luôn hoàn thiện nhân cách, trung thành, tôn trọng người khác, không ngừng nỗ lực và không dùng bạo lực. Dojo Kun thường được treo trên tường ở một số võ đường và câu lạc bộ của Shotokan.
Funakoshi đã viết: "Mục đích tối thượng của Karate không phải nằm ở chiến thắng hay thất bại mà chính là sự hoàn thiện nhân cách của những ai luyện tập nó."
Đẳng và Cấp.
Đẳng (Dan) và Cấp (Kyu) được sử dụng trong karate để chỉ kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và thâm niên trong việc luyện tập. Năm 1924, Funakoshi sử dụng hệ thống phân cấp "Kyū/Dan" và võ phục ("keikogi") bởi Kano Jigoro, sư tổ của môn judo. Funakoshi là "dan" đầu tiên của Shotokan (初段; "shodan") và sau đó là Tokuda, Hironori Ōtsuka, Akiba, Shimizu, Hirose, Makoto Gima, và Shinyō Kasuya vào ngày 10 tháng 4 năm 1924.
Ngày nay, Shotokan sử dụng một hệ thống đai màu để cho biết cấp bậc. Hầu hết các lớp Shotokan sử dụng "Kyu" /" Dan" có thể có nơi sử dụng hệ thống đai giống như karate nhưng có thêm vài màu đai khác. Thứ tự và màu sắc các đai có thể rất khác nhau ở từng trường, lớp khác nhau. VD như:
Các "Dan" đều có màu đai chính không thay đổi là đen, có thể sử dụng các sọc để biểu thị các cấp bậc khác nhau của chiếc đai đen. Sáng tổ Shotokan, Gichin Funakoshi không bao giờ tự nhận mình có thứ hạng cao hơn "Ngũ Đẳng" (Godan/5th Dan).
Kata.
Theo JKA, Shotokan có 27 bài "kata". Nhưng cho đến ngày này, có vài nghìn võ đường Shotokan chỉ tập 26 thay vì 27 bài kata. Các bài kata gồm:
Kumite.
"Kumite" là thi đấu hoặc chiến đấu, là phương pháp áp dụng các kỹ thuật của kata trong thực chiến. Các kỹ thuật sử dụng chỉ có đôi chút khác biệt so với kihon. Các nguyên tắc thi đấu kumite của Shotokan karate lần đầu được đặt ra bởiMasatoshi Nakayama, trong đó các sự hỗ trợ tiên tiến và quy tắc truyền thống đã được chính thức hóa.
Môn sinh của Shotokan đầu tiên phải tìm hiểu làm thế nào để áp dụng các kỹ thuật trong "kata" để đấu với đối thủ giả định bằng cách sử dụng "Kata bunkai", sau đó mới có thể kiểm soát được "Kumite".
"Kumite" phần trọng tâm thứ ba của Shotokan. Sự phức tạp của "Kumite" sẽ ngày càng tăng từ người mới bắt đầu từ Đẳng cấp thấp (1 - 2), trung gian (3 - 4) và các học viên trình độ cao cấp (thứ 5 trở đi).
Người mới tập học "kumite" qua những đòn cơ bản, đòn tấn công vào phần đầu ("jodan") hoặc phần thân ("chudan") với người thủ tấn bước về phía sau trong khi chặn đòn và chỉ tấn cộng lại ở những thế cuối cùng. Những bài tập sử dụng kỹ thuật ("kihon") nhằm phát triển ý thức về thời gian và khoảng cách trong việc tự vệ.
Khi đạt đến trình độ "đai tím" trở lên, môn sinh có thể được luyện tập kumite một bước chân. ("ippon kumite"). Qua đó có thể tấn công chỉ bằng một bước tiến thay vì bằng bốn hoặc năm bước chân. Đây là một phần bài tập nâng cao của kumite. Nó cũng đòi hỏi đối thủ phải phản công/phòng thủ nhanh hơn khi thi đấu kumite ở cấp độ thấp. Có thể phản công bằng gần như tất cả mọi đòn như đấm,đá, cùi trỏ..., nắm và vật.
Khi đạt đủ trình độ, môn sinh có thể được học một cấp cao hơn của "kumite" là kumite một bước tự do ("jiyu ippon kumite").
Kumite tự do ("jiyu kumite") là phần cuối cùng các môn sinh có thể học. Trong bài tập này, hai môn sinh sẽ có thể tự do sử dụng tất cả đòn thế, kết hợp của karate để thi đấu với nhau. Người tập theo kiểu này nên kiềm chế lực đánh và thu đòn ngay khi chạm mục tiêu nhằm giảm tối đa các chấn thương không cần thiết trong quá trình luyện tập.
Kihon.
Kihon về cơ bản là thực hành các kỹ thuật cơ bản trong karate. Kihon Kata, hoặc Taikyoku Shodan, của Shotokan được phát triển bởi Yoshitaka Funakoshi, con trai của Gichin Funakoshi.
Những môn sinh nổi tiếng.
Sinh thời, Gichin Funakoshi từng dạy karate cho nhiều sinh viên Triều Tiên dang du học tại Nhật Bản. Vài người trong số họ về sau trở thành những đại sư của bộ môn Taekwondo như Lee Won Kuk, Chun Sang Sup, Roh Byong Jick và Choi Hong Hi.
Cựu vô địch UFC hạng bán trung Lyoto Machida hiện đang là Tam đẳng của Shotokan. Anh trai của anh là Shinzo cũng có đai Tứ đẳng. Cha anh Yoshizo là có cấp Thất đẳng và là một trong những người đứng đầu Hiệp hội Karate Nhật Bản tại Brasil.
Ngoài ra còn nhiều võ sĩ MMA cũng là môn sinh của Shotokan. (Vitor Belfort, Antonio Carvalho, John Makdessi, Mark Holst, Assuerio Silva).
Ngôi sao phim hành động Jean-Claude Van Damme cũng có cấp đai đen của Shotokan và anh từng sử dụng trong các giải "Full contact Karate" vào những năm 70 và 80. Wesley Snipes là "Ngũ Đẳng" của Shotokan.
Diễn viên Michael Jai White cũng có đai đen của Shotokan Karate. Bear Grylls và nhà vô địch Karate Thế giới Luca Valdesi cũng luyện tập Shotokan. | 1 | null |
Giuse Nguyễn Tiến Lộc (1943-2022) là một linh mục Công giáo người Việt thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, ông cũng là một Huynh trưởng Hướng đạo. Ông cũng là một nhạc sĩ viết nhiều bài hát sinh hoạt thanh thiếu niên, đặc biệt là cho phong trào Hướng đạo Việt Nam, với bút danh Tiến Lộc.
Thân thế.
Ông tên thật là Nguyễn Văn Lộc, sinh năm 1943 trong một gia đình Công giáo tại Hà Nội. Thuở nhỏ, ông làm giúp lễ tại Nhà thờ lớn Hà Nội. Ông bắt đầu tham gia sinh hoạt hướng đạo từ năm 1951. Năm 1954, ông cùng gia đình di cư vào Nam, sinh sống tại Nha Trang.
Ông mất ngày 05 tháng 12 năm 2022 tại TP. Hồ Chí Minh.
Tu tập và tham gia hướng đạo.
Năm 1955, ông vào Đệ tử viện Vũng Tàu thuộc Dòng Chúa cứu thế bắt đầu con đường tu tập. Vào thời gian nghỉ hè, ông về thăm gia đình ở Nha Trang, tham gia các hoạt động hướng đạo tại đây.
Năm 1965, ông vào Nhà Tập ẩn tu một năm, sau đó vào tu học tại Học viện Dòng Chúa cứu thế và Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X Đà Lạt. Tại đây, được sự cho phép của bề trên, ông thành lập một toán hướng đạo, ban đầu gồm 8 chủng sinh đang tu học tại Đà Lạt. Bên cạnh thời gian tu học, ông hoạt động rất tích cực trong hoạt động hướng đạo, được mời tham gia ban huấn luyện hướng đạo khu vực khi còn chưa có bằng Rừng.
Vừa là linh mục vừa là huynh trưởng.
Năm 1971, sau khi học xong chương trình Thần học tại Giáo hoàng Học viện Đà Lạt, ông được điều về Đệ tử viện Vĩnh Long. Ông thụ phong chức linh mục cuối năm 1972 và được điều về giúp việc tại Đệ tử viện Thủ Đức. Bên cạnh việc mục vụ, ông tiếp tục hoạt động tích cực trong các hoạt động hướng đạo, được xem là một huynh trưởng lớn của ngành Tráng trong phong trào hướng đạo với tên rừng là Voi Hoạt Bát.
Sau năm 1975, ông ở lại Việt Nam, làm Giám đốc Đệ tử toàn quốc của Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam. Ông vẫn hoạt động mục vụ dưới sự hạn chế của chính quyền mới, nhưng các hoạt động hướng đạo bị chấm dứt. Tuy nhiên, đầu năm 1978, ông bị bắt với tội danh "tàng trữ vũ khí" và bị đưa đi học tập cải tạo trong 4 năm. Ông được trả tự do đầu năm 1982, do sự can thiệp của Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình.
Sự nghiệp âm nhạc.
Thời gian sinh hoạt hướng đạo, ông sáng tác nhiều bài hát dùng trong sinh hoạt tập thể. Các bài hát của ông được nhiều người biết đến là: "Anh em ta về", "Con voi" ("Kìa nhìn xem trên kia có cái con chi to ghê"), "Giây phút chia ly" (lời Việt từ: Shalom Chaverim)...
Trước năm 1975, ông là một trong những người tiên phong của chương trình "Đố Vui Để Học" trên Đài Truyền hình Việt Nam (Việt Nam Cộng hòa). | 1 | null |
Super Junior World Tour - "Super Show 5" là chuyến lưu diễn lần 5 và là chuyến lưu diễn thế giới thứ hai của nhóm nhạc nam Hàn Quốc Super Junior để quảng bá cho album phòng thu thứ sáu của nhóm, Sexy, Free & Single. Chuyến lưu diễn đã khởi đầu trong năm 2013 bằng 2 đêm diễn vào ngày 23 và 24 tháng 3 tại Seoul, Hàn Quốc, và sẽ tiếp tục đến với một số quốc gia Nam Mỹ cũng như các quốc gia khác trên thế giới.
Thông tin bên lề.
Đây là tour diễn đầu tiên không có trưởng nhóm Leeteuk (nhập ngũ tháng 11 năm 2012). Trong khi đó, Heechul (giải ngũ ngày 31 tháng 8) chính thức quay trở lại từ đêm diễn lại Manila.
Điểm dừng chân tại Nam Mỹ sẽ đánh dấu việc lần đầu tiên Super Junior tổ chức lưu diễn riêng tại các nước này, sau chuyến lưu diễn Music Bank tại Chile cùng các nghệ sĩ khác do đài truyền hình Hàn Quốc KBS tổ chức vào tháng 11 năm 2012.
Trong đêm diễn thứ hai ở Seoul, Yesung xác nhận rằng anh sẽ chính thức nhập ngũ vào tháng 5 năm 2013. Đêm diễn tại Chile xác lập kỷ lục số lượng khán giả đông nhất cho một buổi diễn của một nghệ sĩ Hàn Quốc tại Nam Mỹ với 12,000 khán giả. Tổng cộng bốn đêm diễn tại Nam Mỹ thu hút tới 40,000 khán giả.
Về các đêm diễn tại Nam Mỹ, hai bộ phim tài liệu đã được phát sóng: Một do Kangin tường thuật trên kênh MBC Music bắt đầu từ 13 tháng 6, và một do Kyuhyun tường thuật trên kênh MBC vào ngày 8 tháng 6 năm 2013. | 1 | null |
Tập đoàn trị (tiếng Anh: Corporatocracy) là một thuật ngữ để chỉ việc một hệ thống kinh tế và chính trị bị điều khiển bởi các tập đoàn hoặc lợi ích tập đoàn.
Nó là một thuật ngữ có tính tiêu cực, thường được sử dụng bởi các nhà phê bình đối với tình hình kinh tế hiện nay ở một số quốc gia cụ thể, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Thuật ngữ này đã được dùng bởi các nhà phê bình theo trường phái tự do và cánh tả, nhưng đôi khi cũng được sử dụng bởi các nhà phê bình theo trường phái kinh tế tự do và các nhà quan sát chính trị khác. Nhà kinh tế học Jeffrey Sachs mô tả Hoa Kỳ là một nước tập đoàn trị theo sách "The Price of Civilization" (tạm dịch: Cái giá của nền văn minh). Theo ông, tập đoàn trị hình thành từ 4 xu hướng: Có quá nhiều các đảng phái nhỏ và yếu, quyền lực địa phương quá mạnh, sự phát triển quân sự quá lớn của quân đội Mỹ sau Thế chiến 2, tiền bạc của tập đoàn lớn tài trợ cho các chiến dịch tranh cử, và sự toàn cầu hóa đã làm lệch đi sự cân đối của công nhân.
Thuật ngữ này được dùng bởi tác giả John Perkins trong quyển sách năm 2004 của ông: "Confessions of an Economic Hit Man" (Lời thú tội của một sát thủ kinh tế), ông ta đã mô tả tập đoàn trị là các nhóm bao gồm các tập đoàn, các ngân hàng, và chính phủ.
Những nhóm này được tác giả C Wright Mills gọi là một "Quyền lực cấp cao". Quyền lực cấp cao là các cá nhân giàu có đang giữ các vị trí quan trọng trong hệ thống tập đoàn. Những người đó kiểm soát quá trình quyết định các chính sách kinh tế và chính trị trong xã hội.
Khái niệm này được sử dụng trong cách giải thích sự cứu trợ các ngân hàng, quá nhiều tiền phải trả cho CEO, cũng như các khiếu nại về những hiện tượng khai thác, bóc lột tài sản quốc gia, con người, và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nó từng được sử dụng bởi những nhà phê bình chống toàn cầu hóa, đôi khi thuật ngữ này còn được kết hợp để phê phán Ngân hàng Thế giới hoặc những thủ thuật cho vay một cách bất công, cũng như phê phán các thỏa hiệp tự do kinh doanh.
Tiến sĩ Noam Chomsky và những người khác đã phê phán các quyết định về luật pháp dẫn tới sự hình thành các tập đoàn thời hiện đại. Các tập đoàn, trước đó vốn chỉ là một vật nhân tạo không có quyền hạn, thì bây giờ đã có tất cả quyền hạn của con người, và hơn thế, với thực tế rằng nó là "những người bất tử", và là "những người" với vô vàn tài sản và quyền lực. Sâu xa hơn, họ đã không còn bị phụ thuộc vào các mục tiêu chi tiết thiết kế bởi Nhà nước, thay vào đó họ tự hành động theo ý họ, với rất ít hạn chế.
Adam Smith đã phê phán các "công ty chứng khoán liên doanh" ngay từ thời đại của ông ta. Khi các doanh nhân ăn trưa với nhau đã có thể là một "âm mưu chống lại công chúng" rồi, huống hồ khi chúng hình thành các thực thể pháp lý và liên minh nhóm với nhau, với các quyền đặc biệt được cấp, được hỗ trợ, và tăng cường quyền lực nhà nước.
Chomsky lý giải rằng các tập đoàn đã thuyên chuyển các quyết định chính sách ra khỏi bàn tay của người dân và vào trong các phòng họp kín của tập đoàn, nơi sự giám sát của công chúng bị hạn chế.
Những nguồn tài chính dồi dào của các tập đoàn và kéo dài đến khi họ có những hành động để gây ảnh hưởng, tác động vào các chiến dịch chính trị ở Mỹ, điều này còn cho thấy rằng đó cũng là một cách để các tập đoàn làm suy yếu thể chế dân chủ trong một xã hội. | 1 | null |
Faisal bin Abdulaziz Al Saud ( ""; 14 tháng 4 năm 1906 – 25 tháng 3 năm 1975) là quốc vương Ả Rập Xê Út từ năm 1964 đến năm 1975. Ông được cho là đã giải cứu tài chính quốc gia và thi hành chính sách hiện đại hoá và cải cách. Các đề tài chính sách đối ngoại chủ yếu của ông là chủ nghĩa liên Ả Rập, chủ nghĩa chống cộng, và chủ nghĩa dân tộc ủng hộ Palestine. Ông ổn định thành công bộ máy quan lại của vương quốc, và triều đại của ông được dân chúng yêu mến. Năm 1975, ông bị một người cháu trai tên là Faisal bin Musaid ám sát.
Thời kỳ đầu.
Faisal bin Abdulaziz sinh tại Riyadh vào ngày 14 tháng 4 năm 1906. Ông là con trai thứ ba của vị quốc vương khai quốc Abdulaziz (Ibn Saud). Mẹ ông tên là Tarfa bint Abdullah bin Abdullatif AlSheikh, bà kết hôn với Abdulaziz vào năm 1902 sau khi ông chiếm được Riyadh. Bà đến từ gia tộc Al ash-Sheikh, hậu duệ của Muhammad ibn Abd al-Wahhab (người sáng lập giáo phái Wahhabi). Ông ngoại của Faisal là Abdullah bin Abdullatif, là một trong các thầy giảng và cố vấn tôn giáo chính yếu của Abdulaziz.
Mẹ của Faisal mất vào năm 1912 khi ông còn nhỏ tuổi, sau đó Faisal được ông ngoại nuôi dưỡng, và được ông ngoại dạy về Quran và các nguyên tắc của Hồi giáo, sự giáo dục này có ảnh hưởng đến ông trong suốt cuộc sống sau này.
Faisal có một người chị ruột tên là Noura, bà kết hôn với em họ là Khalid bin Muhammad Al Saud, con trai của người chú ruột Muhammad bin Abdul Rahman.
Giống như hầu hết những người cùng thế hệ, Faisal được nuôi dưỡng trong bối cảnh lòng dũng cảm cực kỳ được quý trọng và củng cố. Ông được mẹ khuyến khích phát triển các tiêu chuẩn về khả năng lãnh đạo bộ lạc.
Năm 1919, chính phủ Anh mời Quốc vương Abdulaziz đến thăm London. Quốc vương Abdulaziz không đi được nên cử Hoàng tử Faisal khi ấy 14 tuổi làm đại diện, Faisal do vậy là thành viên đầu tiên của Nhà Saud đến thăm Anh. Chuyến thăm của ông kéo dài trong 5 tháng, và ông gặp các quan chức của Anh. Trong cùng giai đoạn đó, ông cũng đến thăm Pháp, và cũng là thành viên đầu tiên của hoàng gia Ả Rập Xê Út sang thăm chính thức nước này.
Do là một trong các con trai lớn nhất của Quốc vương Abdulaziz, Hoàng tử Faisal được trao cho nhiều trách nhiệm về việc củng cố quyền kiểm soát tại bán đảo Ả Rập. Sau khi chiếm được Hail và kiểm soát ban đầu Asir vào năm 1922, ông được phái đến những địa phương này với gần sáu nghìn chiến binh. Ông giành quyền kiểm soát hoàn toàn đối với Asir vào cuối năm đó.
Năm 1925, Hoàng tử Faisal chỉ huy một đội quân trung thành với Nhà Saud giành được một thắng lợi quyết định tại Hejaz. Ông và Hoàng tử Mohammad được giao trách nhiệm đối với lực lượng Ikhwan. Hoàng tử Faisal được bổ nhiệm làm phó vương Hejaz vào năm 1926. Ông thường tham vấn với các thủ lĩnh địa phương trong nhiệm kỳ của mình.
Năm 1930, Hoàng tử Faisal trở thành bộ trưởng bộ ngoại giao, ông gần như liên tục giữ chức vụ này cho đến khi qua đời, ngay cả sau khi trở thành quốc vương. Hoàng tử Faisal từng đến thăm châu Âu vài lần trong giai đoạn này, bao gồm Ba Lan vào năm 1932 và Liên Xô vào năm 1933.
Thái đệ và Thủ tướng.
Khi anh trai Saud đăng cơ làm quốc vương vào năm 1953, Faisal được phong làm thái đệ. Saud lao vào một chương trình chi tiêu lãng phí và thiếu cân nhắc, bao gồm xây dựng một dinh thự hoàng gia đồ sộ tại ngoại ô thủ đô. Saud cũng phải đối diện với áp lực từ Ai Cập láng giềng, vì Gamal Abdel Nasser lật đổ chế độ quân chủ tại đó vào năm 1952. Nasser nuôi dưỡng được một nhóm các hoàng tử bất đồng quan điểm dưới sự lãnh đạo của Hoàng tử Talal, là người đào thoát sang Ai Cập. Lo ngại rằng các chính sách tài chính của Quốc vương Saud đang đưa quốc gia đến bờ vực sụp đổ, cùng với việc quốc vương xử lý các vấn đề đối ngoại theo cách thức không thích hợp, các thành viên cao cấp của hoàng gia và "ulema" (giới lãnh đạo tôn giáo) gây áp lực để Saud bổ nhiệm Faisal vào vị trí thủ tướng vào năm 1958, trao cho Faisal quyền lực hành pháp rộng rãi. Trong cương vị mới này, Faisal bắt đầu cắt giảm chi tiêu đáng kể nhằm cứu vãn ngân khố quốc gia khỏi bị phá sản. Chính sách thận trọng tài chính này trở thành điểm nhấn trong giai đoạn ông trị vì và khiến ông có tiếng về tiết kiệm trong dân chúng.
Một cuộc đấu tranh quyền lực xảy ra giữa Quốc vương Saud và Thái đệ Faisal, và đến ngày 18tháng 12 năm 1960, Faisal từ chức thủ tướng nhằm phản đối, cho rằng Quốc vương Saud đã ngăn các cải cách tài chính của ông. Quốc vương Saud lấy lại quyền lực hành pháp từ Faisal, và đưa Hoàng tử Talal trở về từ Ai Cập để giữ chức bộ trưởng tài chính. Tuy nhiên, đến năm 1962 thì Faisal tập hợp đủ sự ủng hộ trong hoàng gia để lần thứ nhì trở thành thủ tướng.
Trong giai đoạn này, Faisal với tư cách người đứng đầu chính phủ đã tạo được danh tiếng là một nhân vật cải cách và hiện đại hoá. Ông khởi đầu giáo dục cho nữ giới và trẻ em gái bất chấp kinh ngạc của nhiều người bảo thủ trong tổ chức tôn giáo. Nhằm xoa dịu những người phản đối, ông đã cho phép thành viên của giới lãnh đạo tôn giáo được soạn thảo và giám sát chương trình giáo dục cho nữ sinh, chính sách này kéo dài sau khi ông mất.
Năm 1963, Faisal thành lập đài truyền hình đầu tiên của Ả Rập Xê Út, song việc phát sóng thực tiễn bắt đầu vào hai năm sau đó. Cũng như nhiều chính sách khác của ông, động thái này khuấy động những phản đối mạnh mẽ từ các nhóm tôn giáo và bảo thủ trong nước. Tuy nhiên, Faisal đảm bảo với học rằng các nguyên tắc của Hồi giáo về khiêm nhường sẽ được tuân thủ nghiêm ngặt, và rằng một phần lớn nội dung phát sóng là chương trình tôn giáo.
Thái đệ Faisal giúp thành lập Đại học Hồi giáo Medina vào năm 1961. Năm 1962, Faisal giúp thành lập Liên đoàn Thế giới Hồi giáo, tổ chức từ thiện toàn cầu này được tường thuật là kể từ đó nhận được quyên góp hơn một tỷ đô la từ hoàng gia Ả Rập Xê Út.
Đấu tranh với Quốc vương Saud.
Cuộc đấu tranh với Quốc vương Saud tiếp tục trong thời gian này, tận dụng thời cơ Saud vắng mặt trong nước do nguyên nhân y tế vào đầu năm 1963, Faisal bắt đầu tích luỹ thêm nhiều quyền lực hơn. Ông bãi chức nhiều người trung thành với Saud và bổ nhiệm các hoàng tử có cùng chính kiến vào các chức vụ chủ chốt trong lực lượng quân đội và an ninh, như em trai là Hoàng tử Abdullah làm tư lệnh Vệ binh vào năm 1962. Đến khi Saud về nước, Faisal yêu cầu được phong làm nhiếp chính vương, và Quốc vương Saud phải hạ cấp chỉ còn vai trò chỉ mang tính nghi lễ. Trong hành động này, ông được sự ủng hộ mang tính quyết định của ulema (giới học giả Hồi giáo tinh hoa), bao gồm một "fatwa" (chỉ dụ) do đại mufti của Ả Rập Xê Út (một người thân bên đằng ngoại của Faisal) ban hành có nội dung kêu gọi Quốc vương Saud đồng ý với các yêu cầu của em trai. Nói theo cách khác, Thái đệ Faisal được ủng hộ của tổ chức tôn giáo do gia tộc Al-Shaykh đứng đầu, tức những hậu duệ của người sáng lập giáo phái Wahabi. Ngoài ra, Faisal tìm kiếm quyền lực thông qua sự ủng hộ quan trọng từ bảy người em trai cùng cha khác mẹ là con ruột của Hussa bint Ahmed Al Sudairi, thắt chặt điều này bằng cách lấy một người thuộc gia tộc Sudairi.
Tuy nhiên, Quốc vương Saud từ chối yêu cầu này, và tiến hành một nỗ lực cuối cùng nhằm đoạt lại quyền lực hành pháp, khiến Thái đệ Faisal lệnh cho Vệ binh Quốc gia bao vây cung điện của Saud. Người trung thành với Faisal vượt trội về số lượng và được vũ trang tốt hơn, Quốc vương Saud đành phải nhượng bộ. Đến ngày 4 tháng 3 năm 1964, Faisal được phong làm nhiếp chính vương. Một hội nghị của các bậc cao niên trong hoàng gia cùng với ulema được triệu tập trong cùng năm đó, và đại mufti ban hành một "fatwa" thứ nhì có nội dung kêu gọi Quốc vương Saud thoái vị để em trai thay thế. Hoàng gia ủng hộ "fatwa" và lập tức thông báo cho Quốc vương Saud về quyết định của họ. Quốc vương Saud lúc này đã bị cắt hết quyền lực, đành chấp thuận thoái vị, và Faisal trở thành quốc vương vào ngày 2 tháng 11 năm 1964. Không lâu sau đó, Saud bin Abdulaziz sống lưu vong ở Hy Lạp.
Quốc vương.
Năm 1967, Quốc vương Faisal thiết lập chức vụ thủ tướng thứ hai và bổ nhiệm Hoàng tử Fahd vào chức vụ này.
Khi đăng cơ, Quốc vương Faisal vẫn xem việc khôi phục tài chính quốc gia là ưu tiên chính của mình. Ông tiếp tục theo đuổi các chính sách tài chính thận trọng trong những năm đầu trị vì, và các mục tiêu của ông về cân bằng ngân sách quốc gia cuối cùng đã thành công, nhờ gia tăng sản lượng dầu mỏ.
Trong thời kỳ đầu cai trị, ông ban hành một chiếu chỉ quy định rằng mọi hoàng tử phải cho con đi học ở trong nước, thay vì đưa ra nước ngoài; điều này cũng có tác động khiến các gia đình thượng lưu đưa con về học trong nước cho "hợp thời". Quốc vương Faisal cũng áp dụng hệ thống vùng hành chính hiện hành của vương quốc, và đặt nền tảng cho một hệ thống phúc lợi hiện đại. Năm 1970, ông thành lập Bộ Tư pháp và mở đầu "kế hoạch 5 năm" đầu tiên của quốc gia về phát triển kinh tế.
Phát sóng truyền hình chính thức bắt đầu vào năm 1965. Năm 1966, một người cháu trai của Faisal tên là Khaled tấn công trụ sở mới của đài truyền hình quốc gia song bị nhân viên an ninh giết chết. Người tấn công này là anh trai của kẻ ám sát Faisal sau này, và sự kiện tại đài truyền hình được chấp thuận rộng rãi là động cơ giết người. Bất chấp phản đối từ lực lượng bảo thủ về các cải cách của mình, Quốc vương Faisal tiếp tục theo đuổi hiện đại hoá đồng thời luôn đảm bảo rằng các chính sách của mình nằm trong khuôn khổ Hồi giáo.
Trong các thập niên 1950 và 1960, có nhiều vụ đảo chính xảy ra trong khu vực, và cuộc đảo chính của Muammar al-Gaddafi lật đổ chế độ quân chủ tại đất nước Libya nhiều dầu mỏ vào năm 1969 đặc biệt đáng ngại đối với Ả Rập Xê Út do tính tương đồng giữa hai quốc gia hoang mạc có dân cư thưa thớt này. Do đó, Quốc vương Faisal tiến hành gây dựng một bộ máy an ninh tinh vi và kiên quyết đàn áp những người bất đồng quan điểm. Giống như trong mọi vấn đề khác, Faisal biện minh cho các chính sách này dựa vào các điều khoản Hồi giáo. Trong thời kỳ đầu cai trị, khi đối diện với các yêu cầu về hiến pháp thành văn cho quốc gia, Quốc vương Faisal đáp rằng "hiến pháp của chúng ta là Quran". Vào mùa hè năm 1969, Quốc vương Faisal ra lệnh bắt giữ hàng trăm sĩ quan quân đội, trong đó có một số tướng lĩnh, cáo buộc họ lên kế hoạch đảo chính quân sự. Cuộc đảo chính chủ yếu được các sĩ quan không quân lên kế hoạch và nhằm mục tiêu lật đổ chế độ quân chủ và thành một một chế độ theo chủ nghĩa Nasser trong nước. Các vụ bắt giữ có lẽ dựa trên một đầu mối từ tình báo Hoa Kỳ.
Quốc vương Faisal dường như có quan điểm đa nguyên, chiếu cố hạn chế, thận trọng dàn xếp các yêu cầu của dân chúng đối với cải cách tổng thể, và tiến hành nhiều nỗ lực nhằm mở rộng quyền đại diện chính trị, dẫn tới một chính sách thống nhất dân tộc thành công tạm thời từ năm 1965 đến năm 1975. Quốc vương Faisal nhận thức được tính đa dạng về tôn giáo và văn hoá trong nước, trong đó khu vực Ahsa ở phía đông chủ yếu là người Shia; còn khu vực Asir ở phía tây nam có các mối quan hệ bộ lạc với Yemen, đặc biệt là trong các bộ lạc theo giáo phái Ismail tại Najran và Jizan; và khu vực Vương quốc Hejaz cũ có thủ đô là Mecca. Ông đưa những người Hejaz Sunni phi Wahhabi, theo chủ nghĩa toàn cầu từ Mecca và Jeddah vào trong chính phủ Ả Rập Xê Út. Tuy nhiên, sau thời ông cai trị, kỳ thị dựa trên giáo phái, bộ lạc, tôn giáo và giới tính trở nên phổ biến và duy trì cho đến nay.
Vai trò và quyền lực của ulema suy thoái sau khi Faisal đăng cơ dù họ đã đưa ông lên ngôi vào năm 1964. Mặc dù ông mộ đạo và có quan hệ huyết thống đằng ngoại với gia tộc AlasShaykh, và ông ủng hộ phòng trào liên Hồi giáo trong cuộc đấu tranh của mình chống chủ nghĩa liên Ả Rập, song ông giảm thiểu quyền lực và ảnh hưởng của ulema. Không như người kế nhiệm mình, Quốc vương Faisal nỗ lực nhằm đảm bảo rằng các giáo sĩ cấp tiến nhất sẽ không giữ các chức vụ tôn giáo có quyền lực nhất trong xã hội. Ông cố gắng ngăn chặn các giáo sĩ cực đoan để họ không chi phối được các tổ chức tôn giáo như Hội đồng Ulema cao cấp, tức cơ quan tôn giáo tối cao của vương quốc, hoặc là leo lên các chức vụ tôn giáo cấp cao như đại mufti. Tuy nhiên, giống như một số cố vấn của quốc vương từng cảnh báo trước đó, một khi những người cuồng tín tôn giáo bị kích động thì họ sẽ quay lại ám ảnh vương quốc. Quốc vương Faisal bác bỏ phản đối của ulema về các khía cạnh trong nỗ lực hiện đại hoá nhanh chóng của ông, thậm chí đôi khi là trong các vấn đề mà họ cho là mang tính trọng đại.
Tham nhũng trong hoàng gia rất nghiêm trọng theo quan điểm của một nhóm tôn giáo có định hướng căn bản dựa vào các trường thần học Hồi giáo và họ thách thức một số diễn giải thần học được chế độ Saud chấp thuận. Một nhân vật có ảnh hưởng là Shaykh bin Baz, đang là hiệu trưởng của trường thần học AlMedina. Quốc vương Faisal không dung thứ lời phê bình của người này và bãi chức ông ta. Tuy nhiên, lời giáo huấn của Shaykh bin Baz đã làm cấp tiến hoá một số sinh viên của ông ta, trong đó có Juhayman al-Otaybi.
Chế độ nô lệ vẫn tồn tại trong Vương quốc Ả Rập Xê Út cho đến khi Quốc vương Faisal ban một chiếu chỉ bãi bỏ hoàn toàn nó vào năm 1962. Peter Hobday viết rằng có khoảng 1.682 nô lệ được phóng thích vào khi đó, chính phủ trả phí 2.000 USD cho mỗi người. Có lập luận rằng Hoa Kỳ bắt đầu nên lên vấn đề chế độ nô lệ sau cuộc gặp giữa Quốc vương Abdulaziz và Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt vào năm 1945 và rằng John F. Kennedy cuối cùng đã thuyết phục được Nhà Saud bãi bỏ chế độ này vào năm 1962.
Ngoại giao.
Trên cương vị là quốc vương, Faisal tiếp tục quan hệ liên minh mật thiết với Hoa Kỳ từ thời cha mình, và dựa nhiều vào Hoa Kỳ trong việc trang bị vũ trang và huấn luyện quân đội. Quốc vương Faisan cũng là người theo chủ nghĩa chống cộng, ông từ chối bất kỳ liên hệ chính trị nào với Liên Xô và các quốc gia khác trong khối cộng sản, tuyên bố rằng nhận thấy tính không tương hợp hoàn toàn giữa chủ nghĩa cộng sản với Hồi giáo, và liên kết chủ nghĩa cộng sản với thứ chủ nghĩa phục quốc Do Thái mà ông chỉ trích gay gắt. Ông duy trì quan hệ mật thiết với các nền dân chủ Tây phương như Anh, và trong chuyến thăm cấp nhà nước vào năm 1967, ông đã biếu Nữ vương Elizabeth II một chuỗi hạt kim cương.
Quốc vương Faisal cũng ủng hộ các phong trào bảo hoàng và bảo thủ trong thế giới Ả Rập, và tìm cách chống lại ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa dân tộc Ả Rập trong khu vực bằng cách xúc tiến chủ nghĩa liên Hồi giáo để thay thế. Cuối cùng, ông kêu gọi thành lập Liên đoàn Thế giới Hồi giáo, đến thăm một số quốc gia Hồi giáo để ủng hộ ý tưởng này. Ông cũng tham gia vào một cuộc chiến tuyên truyền và truyền thông với Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser theo chủ nghĩa liên Ả Rập, và tham gia một cuộc chiến uỷ nhiệm với Ai Cập tại Bắc Yemen, cuộc chiến này kéo dài cho đến năm 1967. Tuy nhiên Faisal chưa bao giờ dứt khoát cự tuyệt chủ nghĩa liên Ả Rập, và tiếp tục kêu gọi củng cố liên Ả Rập theo nghĩa rộng.
Từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 9 năm 1969, Quốc vương Faisal triệu tập một hội nghị tại Rabat, Maroc nhằm thảo luận về cuộc tấn công Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa tại Jerusalem trong tháng trước đó. Các nhà lãnh đạo của 25 quốc gia Hồi giáo tham dự và hội nghị kêu gọi Israel từ bỏ lãnh thổ mà họ chiếm đóng vào năm 1967. Hội nghị cũng thành lập Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và cam kết ủng hộ người Palestine.
Sau khi Nasser mất vào năm 1970, Quốc vương Faisal gần gũi hơn với tổng thống mới của Ai Cập là Anwar Sadat, nhân vật này đang có kế hoạch đoạn tuyệt với Liên Xô và chuyển sang phe thân Mỹ. Trong Chiến tranh Ả Rập-Israel 1973 do Sadat phát động, Quốc vương Faisal rút dầu mỏ của Ả Rập Xê Út khỏi thị trường thế giới nhằm phản đối phương Tây ủng hộ Israel trong xung đột. Hành động này làm giá dầu tăng cao, và là nguyên nhân chính đằng sau của Khủng hoảng dầu mỏ 1973. Đây là hành động ghi dấu ấn trong sự nghiệp của Quốc vương Faisal, và mang lại cho ông uy tín lâu dài trong trong thế giới Ả Rập và Hồi giáo. Năm 1974, ông trở thành nhân vật trong năm của Tạp chí Time. Lợi ích tài chính từ cuộc khủng hoảng đã thúc đẩy bùng nổ kinh tế tại Ả Rập Xê Út sau khi ông mất. Nguồn thu mới từ dầu mỏ cũng cho phép Faisal tăng cao viện trợ và trợ cấp từ sau Chiến tranh Ả Rập-Israel 1967 cho Ai Cập, Syria, và Tổ chức Giải phóng Palestine. Tồn tại một niềm tin phổ biến tại Ả Rập Xê Út, cũng như thế giới Ả Rập, rằng cuộc tẩy chay dầu mỏ của Quốc vương Faisal là nguyên nhân chính khiến ông bị ám sát, qua một âm mưu của Tây phương.
Ám sát.
Ngày 25 tháng 3 năm 1975, Quốc vương Faisal bị người cháu tên là Faisal bin Musaid (con của em trai khác mẹ) bắn chết, nhân vật này mới từ Hoa Kỳ về nước. Vụ ám sát xảy ra tại một "majlis", là một sự kiện khi quốc vương hoặc thủ lĩnh mở cửa dinh thự của mình cho công dân vào và dâng kiến nghị.
Trong phòng chờ, Hoàng tử Faisal bin Musaid nói chuyện với các đại biểu Kuwait đang chờ yết kiến Quốc vương Faisal. Khi người cháu trai này đến ôm mình, Quốc vương Faisal nghiêng người để hôn cháu theo phong tục truyền thống. Đúng lúc này, Hoàng tử Faisal bin Musaid lấy súng lục và bắn người bác. Phát đạn đầu tiên trúng vào cằm còn phát đạn thứ hai xuyên qua tai Quốc vương Faisal. Một vệ sĩ dùng kiếm vẫn trong bao để đánh Hoàng tử Faisal bin Musaid. Bộ trưởng Dầu mỏ Zaki Yamani nhiều lần thét lên rằng không được giết hoàng tử.
Quốc vương Faisal nhanh chóng được đưa đến một bệnh viện. Ông vẫn còn sống khi các bác sĩ xoa bóp tim và truyền máu cho ông. Các nỗ lực của bác sĩ không thành công, và Quốc vương Faisal mất ngay sau đó. Cả trước và sau vụ tấn công, vị hoàng tử sát thủ đều được thuật lại là bình tĩnh. Sau vụ việc, Riyadh dành ba ngày để tang, toàn bộ các hoạt động của chính phủ bị đình chỉ.
Một thuyết về vụ ám sát là để báo thù cho cái chết của Hoàng tử Khalid bin Musaid, anh trai của Hoàng tử Faisal bin Musaid. Quốc vương Faisal tiến hành các cải cách hiện đại và thế tục, dẫn đến việc lắp đặt truyền hình và điều này gây ra các cuộc kháng nghị bạo lực, một trong số đó do Hoàng tử Khalid dẫn đầu. Hoàng tử Khalid tấn công một đài truyền hình vào năm 1966, và bị một cảnh sát bắn chết.
Hoàng tử Faisal bin Musaid bị bắt ngay sau vụ việc, ban đầu người này được tuyên bố chính thức là bị điên, song sau đó một ban hội thẩm của các chuyên gia y tế Ả Rập Xê Út nhận định rằng người bình thường khi bắn quốc vương. Toà án tôn giáo cấp cao kết án vị hoàng tử này phạm tội thí quân và kết án tử hình. Hoàng tử Faisal bin Musaid bị chặt đầu tại quảng trường công cộng tại Riyadh. Vụ hành quyết công khai diễn ra vào ngày 18 tháng 6 năm 1975 trước đám đông hàng nghìn người.
Thi thể của Quốc vương Faisal được an táng tại nghĩa trang Al Oud thuộc Riyadh vào ngày 26tháng 3 năm 1975. Người kế vị ông là Quốc vương Khalid khóc than trên di hài trong tang lễ.
Đời sống cá nhân.
Quốc vương Faisal kết hôn bốn lần. Ba người vợ trong số đó đến từ các gia tộc quyền lực: Sudairi, AlJiluwi và AlThunayan.
Vợ đầu của ông là Sultana bint Ahmed Al Sudairi, bà sinh ra con cả cho Faisal khi ông 15 tuổi, người con là Hoàng tử Abdullah. Bà đến từ gia tộc Sudairi, là em gái của Hassa bint Ahmed - mẹ đẻ của bảy hoàng tử bên dưới Faisal.
Người vợ hai của ông là Iffat Al-Thuniyyan, cũng là người nổi bật nhất. Bà sinh trưởng tại Thổ Nhĩ Kỳ và là một hậu duệ của gia tộc Saud, song tổ tiên bị quân Ai Cập đưa đến Istanbul hoặc Cairo vào năm 1818. Họ gặp nhau lần đầu tại Istanbul vào khoảng năm 1932 khi ông sang thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ. Hoàng tử Faisal đưa Iffat về Jeddah và họ kết hôn tại đó trong cùng năm. Iffat được cho là có ảnh hưởng phía sau nhiều cải cách sau này của chồng, đặc biệt là liên quan đến phụ nữ.
Ông cưới người vợ thứ ba vào tháng 10 năm 1935, bà tên là AlJawhara bint Saud bin Abdulaziz AlSaud AlKabir, là con gái người bác gái của ông là Nuora bint Abdul Rahman. Faisal và Jawhara có một con gái là Munira.
Người vợ thứ tư của ông sinh ra Hoàng tử Khalid, bà tên là Haya bint Turki bin Abdulaziz AlTurki, và là một thành viên của thị tộc AlJiluwi.
Các con trai của Faisal được tiếp nhận nền giáo dục đặc biệt so với các hoàng tử khác của các quân chủ Ả Rập Xê Út. Hoàng tử Turki tiếp nhận giáo dục chính thức tại các trường học danh tiếng thuộc New Jersey, Hoa Kỳ và sau đó theo học tại Đại học Georgetown, còn Hoàng tử là sinh viên của Đại học Princeton. Các con trai của Quốc vương Faisal từng giữ các chức vụ quan trọng trong chính phủ Ả Rập Xê Út. Con trai cả của ông là Hoàng tử Abdullah sinh vào năm 1922, nắm giữ một số chức vụ trong chính phủ một thời gian. Hoàng tử Khalid là thống đốc vùng 'Asir tại miền tây nam Ả Rập Xê Út trong hơn ba thập niên và trở thành thống đốc của vùng Makkah vào năm 2007. Hoàng tử Saud là bộ trưởng ngoại giao từ năm 1975 đến năm 2015. Hoàng tử Turki từng là người đứng đầu ngành tình báo Ả Rập Xê Út, đại sứ tại Anh và Hoa Kỳ.
Con gái của Faisal là Haifa bint Faisal kết hôn với Bandar bin Sultan, Bandar bị cha là Hoàng tử Sultan chối bỏ vì bị cho là có mẹ thuộc dòng dõi thấp kém. Tuy nhiên, Quốc vương Faisal buộc Hoàng tử Sultan phải công nhận Bandar là một hoàng tử chính thống bằng cách gả con gái cho Bandar. Một người con gái khác của Faisal là Lolowah bint Faisal, bà là một nhà hoạt động nổi bật về giáo dục cho phụ nữ tại Ả Rập Xê Út. Năm 1962, con gái của Faisal là Công chúa Sara thành lập tổ chức từ thiện AlNahda, nó giành giải Chaillot đầu tiên cho các tổ chức nhân quyền tại vùng Vịnh vào năm 2009. Công chúa Mishail có cùng mẹ với Hoàng tử Khalid, bà mất vào năm 2011. Một người cháu nội của ông là Reem Al Faisal, bà là một nhiếp ảnh gia và sở hữu phòng triển lãm tại Jeddah.
Quốc vương Faisal thông thạo tiếng Anh và tiếng Pháp.
Kỷ niệm.
Sau khi ông mất, gia đình ông lập ra Quỹ Quốc vương Faisal trong vai trò là một tổ chức từ thiện.
Quốc vương Faisal được nhà thơ trữ tình Robert Hunter tán dương trong bài hát chủ đề của album "Blues for Allah" năm 1975 của Grateful Dead. Năm 2013, Alexei Vassiliev cho xuất bản cuốn tiểu sử "King Faisal of Saudi Arabia: Personality, Faith and Times".
Thành phố lớn thứ ba của Pakistan là Lyallpur được đổi tên thành Faisalabad (nghĩa đen là "thành phố của Faisal") vào năm 1979 nhằm vinh danh ông. Thánh đường Faisal tại Islamabad cũng được đặt theo tên ông. Xa lộ chính tại Karachi được đổi tên thành Shahrah-e-Faisal và một khu ngoại ô gần Sân bay Karachi cũng được đổi tên thành Shah Faisal Colony. Một trong hai căn cứ không quân chính tại Karachi được đặt tên là "Căn cứ Không quân Faisal" nhằm vinh danh Quốc vương Faisal. | 1 | null |
Chí Thiện (sinh ngày 5 tháng 4 năm 1988) là một nam ca sĩ, diễn viên, người dẫn chương trình người Việt Nam, hiện là Ủy viên Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam khoá VIII (2019–2024).
Tiểu sử.
Chí Thiện tên đầy đủ là Trần Chí Thiện, sinh ngày 5 tháng 4 năm 1988 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vì anh là con lai Việt – Thái khi cha anh là người Việt và mẹ anh là người Thái, cộng thêm vai chính của anh trong bộ phim "Hoàng tử xấu trai" mà anh còn có biệt danh là "Hoàng tử lai". Cha Chí Thiện từng là một nghệ sĩ giành được Huy chương Vàng tại Hội diễn văn nghệ toàn quốc, cái tên "Chí Thiện" cũng là nghệ danh ngày xưa của ông.
Sự nghiệp.
Chí Thiện tham gia nghệ thuật từ năm 2007 với vai trò là ca sĩ thành viên của nhóm La Thăng (A#) (cùng với Trịnh Thăng Bình & Lưu Minh Tuấn). Đến tháng 9 năm 2009, Chí Thiện chính thức xuất hiện với tư cách ca sĩ solo và độc quyền của công ty Viet Talent Entertainment.
Năm 2008, anh bắt đầu sự nghiệp diễn viên khi tham gia bộ phim truyền hình "Bỗng dưng muốn khóc" với một vai phụ. Đây cũng là bước đệm để anh nhận được vai chính đầu tiên trong bộ phim điện ảnh ăn khách "Giải cứu thần chết" của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng trong năm 2009. Mặc dù lúc bấy giờ, Chí Thiện và nữ chính bộ phim là Minh Hằng đều là những gương mặt mới của giới điện ảnh Việt Nam, nhưng bộ phim đã nhanh chóng đạt được doanh thu 20 tỷ đồng, lập nên một kỷ lục mới cho phim tết, trở thành bộ phim Việt có doanh thu cao nhất năm 2009.
Năm 2018, anh được Thành phố Hồ Chí Minh vinh danh là 1 trong 9 "Công dân trẻ tiêu biểu" của thành phố năm 2018. | 1 | null |
Karl Wilhelm Friedrich August Leopold Graf von Werder (12 tháng 9 năm 1808 – 12 tháng 9 năm 1888) là một quý tộc và tướng lĩnh quân sự có tên tuổi của Phổ, ông đã đóng một vai trò trong việc thành lập Đế quốc Đức.
Werder sinh ra tại Schloßberg gần Norkitten ở tỉnh Đông Phổ, trong một gia đình quý tộc đã định cử ở vùng đất Wenden cổ giữa các sông Elbe và Havel kể từ thế kỷ 14. Khi Werder chào đời, một trung đoàn long kỵ binh Phổ trong đó cha ông là Đại úy đang trú ẩn ở Đông Phổ sau thất bại trong Chiến tranh Liên minh thứ tư. Ông đã gia nhập Quân đoàn Vệ binh năm 1825, và năm sau ông được chuyển sang lực lượng Bộ binh Cận vệ. Trong vòng nhiều năm liền, ông đã phục vụ như một trung úy của Bộ binh Cận vệ. Vào năm 1839, ông được bổ nhiệm làm giảng viên của đội thiếu sinh quân, và về sau ông được triển khai trong cục đo đạc và bản đồ của Bộ Tổng tham mưu. Trong các năm 1842 – 1843, ông đã tham gia trong các chiến dịch của quân đội Nga hoàng tài vùng Kavkaz, và khi trở về Đức vào năm 1846, ông được phong hàm Đại úy trong một ban tham mưu. Năm 1848, ông kết hôn. Sau đó, có lúc ông làm nhiệm vụ trong trung đoàn, mà cũng có lúc ông làm nhiệm vụ trong ban tham mưu, cho đến khi được phong hàm Thiếu tướng vào năm 1863, và trở thành tư lệnh của một tiểu đoàn bộ binh Cận vệ.
Sau khi cuộc Chiến tranh Áo-Phổ bùng nổ năm 1866, Werder chỉ huy Sư đoàn Bộ binh số 3, và đóng một vai trò đáng kể trong chiến thắng của quân đội tại Gitschin, buộc quân đoàn Áo dưới quyền tướng Eingelheini phải rút lui. Trong trận Königgrätz, đơn vị của ông một lần nữa lập nên chiến công hiển hách, trụ vững trước một trận công pháo khốc liệt của quân đội Áo Habsburg. Ông trở về nước với quân hàm Trung tướng và được tặng thưởng Huân chương Quân công ("Pour le Mérite") vì những đóng góp của mình trong chiến dịch. Ông được đưa đến Stettin trong thời gian hòa bình, với tư cách là chỉ huy Sư đoàn số 3. Khi Chiến tranh Pháp-Phổ bùng nổ vào năm 1870, ông được triển khai trong ban tham mưu của Thái tử Friedrich Wilhelm, người chỉ huy của Tập đoàn quân số 3. Ông chỉ huy một quân đoàn hỗn hợp của Württemberg và Baden trong trận Wœrth. Sau khi tướng Gustav von Beyer, người được giao trọng trách đánh chiếm Strasbourg, lâm bệnh, tướng Werder được cử làm tư lệnh của đội quân Đức hội tụ ở phía trước Strasbourg, với quân số lên tới 5 vạn người đến từ Phổ, Bayern, Baden, … Vào ngày 27 tháng 9 năm 1870, sau một cuộc vây hãm kéo dài 6 tuần, Strasbourg bị buộc phải đầu hàng, và Trung tướng Werder được thăng cấp "Thượng tướng Bộ binh".
Sau chiến thắng tại Strasbourg, Werder trở thành tư lệnh của Quân đoàn XIV mới được thành lập. Vào ngày 6 tháng 10 năm 1870, Ông đã đánh tan tác Tập đoàn quân phía Bắc của Pháp dưới quyền tướng Cambriel trong trận Etival (bất chấp ưu thế về quân số của Pháp theo một số tài liệu), gây cho quân đội Pháp nhiều thiệt hại. Đến ngày 22 tháng 10, ông giành chiến thắng vang dội trước Cambriel trong trận Ognon, đẩy các lực lượng của ông này vào trình trạng hỗn loạn. Sau đó, Werder tiến quân về phía tây, đánh một đạo quân Pháp thiệt hại nặng trong trận Gray, buộc quân Pháp phải bỏ chạy. Ông phái tướng Beyer tiến đánh và chiếm được Dijon vào ngày 30 tháng 10. Cuối tháng 11, Werder đã đánh tan một đợt tấn công của "Tập đoàn quân Vosges" tình nguyện cho Pháp do Giuseppe Garibaldi chỉ huy vào Dijon, và truy kích đối phương đến Auton. Từ Dijon, Werder đã phái tướng von der Goltz kéo một quân đoàn nhỏ đến Langres và đánh bại quân Pháp trong trận giao tranh tại Longeau. Tuy nhiên, do tình hình khó khăn, Werder đã quyết định từ bỏ Dijon.
Vào ngày 18 tháng 12, cuộc tấn công của một quân đoàn mới của Pháp do tướng Cremer chỉ huy bị đập tan trong trận Nuits. Khi tướng Charles Denis Bourbaki chỉ huy một tập đoàn quân Pháp tiến hành giải vây cho Belfort, tướng Werder đã tiến đánh Bourbaki và giao chiến với viên tướng Pháp trong trận Villersexel tàn khốc, và trận chiến đã tạo điều kiện cho ông yểm trợ cho các đạo quân Đức đang vây hãm Belfort. Trong các ngày 15, 16 và 17 tháng 1 năm 1871, Werder với bất lợi lớn về quân số đã bẻ gãy các cuộc tấn công của Bourbaki trong trận sông Lisaine, buộc Bourbaki phải triệt binh với ý định giải vây Belfort đã bất thành. Thắng lợi này đã khiến cho người miền Nam Đức vô cùng phấn khởi, và vua Wilhelm I của Phổ trong thư gửi cho Werder đã ghi nhận: "Tướng Werder, – cuộc phòng ngự anh dũng thắng lợi của ông ở vị trí của mình trong 3 ngày, đằng sau một pháo đài đang bị vây hãm, là một trong những chiến tích vĩ đại nhất trong suốt lịch sử". Nhà vua cũng trao cho ông "Đại Thập tự" của Huân chương Đại bàng đỏ cùng với một thanh gươm do chiến thắng này.
Sau khi cuộc chiến tranh kết thúc, Werder chỉ huy các lực lượng Baden, giờ đây là Quân đoàn XIV của Đế quốc Đức, cho đến khi ông về hưu vào năm 1879. Khi về phép, ông được phong làm Bá tước. Ông qua đời năm 1888 tại Grüssow ở Pommern. Trung đoàn Bộ vinh số 30 (Rhein số 4) đã được đặt theo tên ông, và một bức tượng Werder được dựng lên tại Freiburg im Breisgau.
Lưu ý.
Chú ý đến tên gọi của ông: "Graf" là một tước hiệu, tương đương với Bá tước, chứ không phải là một tên riêng hoặc tên lót. Trước năm 1919, tước hiệu nằm ở phía trước tên riêng. Tước hiệu cũ của những người còn sống sau năm 1919 là thành phần thuộc tên họ, do đó nằm phía sau tên thánh và không thể được dịch. Tước vị tương đương với "Nữ Bá tước" là "Gräfin". | 1 | null |
Anton Bruckner (tiếng Đức phát âm là [antɔn bʀʊknɐ]; 1824-1896) là một nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đại phong cầm, nhà sư phạm người Áo nổi tiếng với các bản giao hưởng, mass và motet. Các bản giao hưởng của ông được coi là biểu tượng của các giai đoạn chính thức của chủ nghĩa lãng mạn Áo-Đức vì có ngôn ngữ hòa âm phong phú, nhân vật đa âm mạnh mẽ, và chiều dài đáng kể. Các tác phẩm của Bruckner đã giúp xác định chủ nghĩa cực đoan âm nhạc đương đại, do chúng luôn toát lên tính chất hoành tráng, đồ sộ, tính hàm xúc về đạo đức, chứa đựng những đoạn chen hoa tình và những đạo mang phong cách dân gian tương phản với tính triết lý, suy ngẫm, có cao trào trữ tình cao cả. Có thể nói các bản giao hưởng của ông là những bản giao hưởng xuất sắc nhất thế kỷ 19. Ông cùng với cậu học trò Gustav Mahler trở thành hai trong số những nhà soạn nhạc giao hưởng kỳ tài nhất.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Anton Bruckner sinh ra tại vùng quê Ansfelden thuộc Linz vào năm 1824. Cậu bé Anton đã biết chơi piano, violin, đại phong cầm, còn môn sáng tác thì tự học. Anton Bruckner học thêm lý thuyết âm nhạc ở thầy Sechter khi đã trưởng thành hơn. Từ năm 1845, Bruckner là thầy giáo và là người chơi đàn organ của tu viện, nơi mà trước đó ông là ca sĩ trong dàn hợp xướng. Năm 1856, ông là người chơi đàn organ tại nhà thờ lớn ở Linz, quê ông. Năm 1865, ông trở thành bạn thân của Richard Wagner. Năm 1868, Anton Bruckner được mời làm giáo sư các môn đàn organ và lý thuyết âm nhạc ở Nhạc viện Viên. Ông đi lưu diễn đàn organ tại Pháp (1869), Anh (1871), Thụy Sĩ (1880). Ông là tiến sĩ danh dự của Đại học Tổng hợp Viên. Ông mất vào năm 1896 tại thủ đô của nước Áo.
Cuộc đời của Bruckner thực sự là cơn ác mộng. Lúc đầu, ông chỉ là thầy giáo của tỉnh lẻ. Rồi khi trưởng thành, ông phải sống một cách chật vật (có lần chính ông than vãn: "Cứ thế này thì tôi phải đi ăn mày mất"). Sau khi biết đến Wagner, vì tính cù lần của mình, Bruckner lại tôn sùng nhà soạn nhạc người Đức đến nỗi sáng Tác bản giao hưởng Wagner (tức bản giao hưởng số 3 của ông). Ông luôn bị Eduard Hanslick, nhà phê bình âm nhạc người Đức, chỉ trích một cách quyết liệt. Tại sao lại như vậy? Bởi vì trong nền âm nhạc cổ điển lúc báy giờ, cuộc chiến Wagner-Brahms bùng nổ. Wagner tiến hành cải cách nhạc cổ điển theo hướng có chương trình, trong khi Brahms lại phản đối điều này (ông theo phong cách của Beethoven nhiều hơn tính chất những trào lưu mới lúc bấy giờ). Trong khi đó, Hanslick lại theo chủ nghĩa Brahms và tôn Brahms làm biểu tượng cho những tư tưởng của mình và nhiều người khác. Chính vì vậy, Anton Bruckner bị chỉ trích là điều dễ hiểu. (Chỉ có điều, cần lưu ý rằng, các bản giao hưởng của ông ấy đều mang phong cách của Beethoven và Bramhs hơn là phong cách của Wagner (cụ thể là phong cách âm nhạc chương trình)). Tuy nhiên, Bruckner lại ngây thơ khi cho rằng đứng sau những lời chỉ trích của Hanslick là Brahms. Thế nên, hai nha soạn nhạc lớn của thế kỷ XIX xảy ra mâu thuẫn, mãi sau này mới có thể hòa giải được. Thật ra, Brahms chẳng ưa mấy chuyện bút chiến như thế cho lắm mà chỉ yêu sáng tác mà thôi. Thêm vào đó, Brahms cúng đánh giá rất cao về tài năng của nhà soạn nhạc người Áo, đặc biệt là các bản giao hưởng.
Tuy nhiên, những rắc rồi như thế chưa phải là tất cả. Khi còn ở Nhạc viện Viên, ông luôn bị một quan chức cấp cao của Nhạc viện khinh rẻ với những câu như: "Hãy ném mấy bẳn giao hưởng của ông vào sọt rác đi. Ông thà chuyển soạn mấy bản nhạc của người khác cho piano để kiếm tiền còn hơn", "Bruckner không biết chơi đàn organ" (quả thực là quá quắt, bởi vì Bruckner nổi tiếng là tay chơi organ chuyên nghiệp). Ấy là còn chưa kể chuyện ngày 16-12-1877, một trong những ngày buồn nhất của lịch sử âm nhạc thế giới. Đó là ngày ông chỉ huy bản giao hưởng Wagner của mình một cách bất đắc dĩ vì chẳng có ai dám cầm đũa cả. Khán giả đã cười ồ lên và kết thúc buổi biểu diễn, chỉ còn có mười người ở lại, chủ yếu là học trò của ông. Một trong số đó, Gustav Mahler, đã phải lên sân khấu động viên người thầy đang tuyệt vọng của mình.
Dù có nhiều điều không may mắn như vậy nhưng ông vẫn kiên trì sống,luôn đấu tranh với cuộc đời qua các bản giao hưởng. Và cuối cùng, ông đã khiến cho những nhà phê bình âm nhạc thành Viên, những người luôn chỉ trích ông, phải mệt mỏi và được công nhận tài năng.
Phong cách sáng tác.
Anton Bruckner nổi tiếng nhờ các bản giao hưởng. Các bản nhạc ấy cùng với các tác phẩm khác trong sự nghiệp của Bruckner luôn toát lên tính chất hoành tráng, đồ sộ, tính hàm xúc về đạo đức, chứa đựng những đoạn chen hoa tình và những đạo mang phong cách dân gian tương phản với tính triết lý, suy ngẫm, có cao trào trữ tình cao cả. Tuy nhiên, do chịu áp lực từ các nhà phê bình, ông yêu cầu có thể chỉnh sửa các bản giao hưởng tùy thích. Mãi đến năm 1929 các bản giao hưởng của nhà soạn nhạc bất hạnh mới có sự thống nhất nhờ Hội Bruckner. Ngày nay, các nhạc trưởng có thể biểu diễn các bản giao hưởng của Bruckner theo 2 phiên bản, của Robert Haas hoặc của Leopold Nowak.
Các tác phẩm.
Anton Bruckner đã sáng tác sáu bản missa, nổi bật có bản số 1 giọng Rê thứ (1864), bản số 2 giọng Mi thứ (1867), bản số 3 giọng Fa thứ (1881); Te Deum cho hợp xướng và dàn nhạc (1881); bản Requiem và các tác phẩm cho tôn giáo khác; chín bản giao hưởng (1866, 1872, 1873, 1874, 1878, 1881, 1883, 1887, 1896) (bản số 9 dở dang); bản overture giọng Sol thứ (1863); ngũ tấu đàn dây giọng Fa trưởng (1879); những tác phẩm cho đàn phím, những bản romance và bản hợp xướng. | 1 | null |
Cơ Thắng (chữ Hán: 姬勝) có thể là một trong các vị vua chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc:
Cả Tào Vũ công và Trịnh Thanh công đều là dòng dõi Chu Văn vương, trong đó Tào Vũ công thuộc thế hệ thứ 19 và Trịnh Thanh công thuộc thế hệ thứ 23. | 1 | null |
Cơ Ninh (chữ Hán: 姬寧) có thể là một trong những vị vua chư hầu thời Đông Chu trong lịch sử Trung Quốc:
Cả hai vị vua trên đều là dòng dõi Chu Văn vương, trong đó Trịnh Định công thuộc thế hệ thứ 24, Lỗ Điệu công thuộc thế hệ thứ 25. | 1 | null |
Cơ Gia (chữ Hán: 姬嘉) có thể là một trong những vị vua chư hầu thời Đông Chu trong lịch sử Trung Quốc:
Cả hai vị vua trên đều là dòng dõi Chu Văn vương, trong đó Trịnh Định công thuộc thế hệ thứ 23, Lỗ Điệu công thuộc thế hệ thứ 26. | 1 | null |
Crixus (mất năm 72 trước CN) là một võ sĩ giác đấu người Gaul, và sau này là một thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nô lệ trong cuộc chiến tranh nô lệ lần thứ ba, cùng với Spartacus, Oenomaus người Gaul và Castus người La Mã.
Thân thế.
Ông là một người Gauls (tên của ông có nghĩa là "với mái tóc xoăn" trong tiếng Gaul), và đã từng là một nô lệ trong nhiều năm trước cuộc khởi nghĩa. Crixus đã chiến đấu cho người Allobroges chống lại người La Mã và đã bị bắt làm tù binh. Giống như các bạn đồng hành của mình, Crixus đã được đào tạo như một đấu sĩ ở Capua. Spartacus đã giao đấu với Crixus trên đấu trường và ông ta nổi tiếng với việc từ chối kết liễu Crixus sau khi đánh bại ông.
Ban đầu quân khởi nghĩa của nô lệ tỏ ra rất thành công, họ đánh bại các đạo quân mà Viện nguyên lão La Mã phái đến, tuy nhiên, Crixus đã tách ra khỏi Spartacus vào cuối năm. Spartacus thì muốn trở về quê hương của các nô lệ ở Gaul và vùng Balkan, nhưng Crixus được cho là đã đặt hết tâm huyết vào cướp bóc, và ở lại ở miền nam Ý. Một số nguồn cho rằng sự tách rời khỏi Spartacus có thể cũng đã được một chiến lược quân sự được tiến hành bởi cả Crixus và Spartacus để đánh lừa những người La Mã. Điều này sẽ cho phép Spartacus có được một lối thoát xa về phía bắc với bộ phận chính của đội quân vì quân đội La Mã đã bắt đầu trở về nhà từ các chiến dịch ở nước ngoài từ phía tây và phía đông, điều này sẽ tạo ra một vị trí nguy hiểm cho Spartacus.
Theo Plutach, sau trận chiến giữa những người theo Crixus với quân đoàn của Gellius, Crixus qua đời. Spartacus và lực lượng của ông ta sau đó đã chiến đấu với quân đội dưới quyền Lentulus. Spartacus đã đánh bại Lentulus và thu được hầu hết quân nhu bị đối phương bỏ lại phía sau, Spartacus tiếp đó tiến quân hướng về miền bắc Ý.
Theo Appianus, Lực lượng của Crixus tham gia vào một trận chiến với quân của Gellius gần Núi Garganus. Gellius đánh bại Crixus và tiến về phía bắc. Sau đó, họ truy đuổi lực lượng của Spartacus, vốn đang tiến quân một cách nhanh chóng tới Cisalpine Gaul. Lentulus và người của ông ta đóng quân ở giữa Cisalpine để chặn con đường của Spartacus. Spartacus cuối cùng đã chạm trán với Lentulus, và đánh bại ông ta. Spartacus sau đó đưa đạo quân của mình quay ngược trở lại và đánh bại Gellius. Những người lính còn sót lại từ quân đội của Lentulus và Gellius đã bị Spartacus bắt phải chiến đấu với nhau cho đến chết. Spartacus đã biến họ thành đấu sĩ để tưởng nhớ tới cái chết của Crixus. | 1 | null |
HK P2000 là loại súng ngắn bán tự động do công ty vũ khí Heckler & Koch phát triển dựa trên khẩu Heckler & Koch USP cho các lực lượng thi hành công vụ, bán quân sự và dân sự. Súng được thiết kế để tăng độ tiện dụng giảm bớt các áp lực khi bắn để xạ thủ sử dụng súng nhẹ nhàng hơn.
Thiết kế.
P2000 sử dụng cơ chế nạp đạn bằng độ giật lùi nòng ngắn với cơ chế khóa sau nòng kiểu nòng xiên chống vào khe trong thân súng. Khi bắn nòng sẽ hấp thu lực giật lùi về phía sau và kéo khối trượt theo với các gờ bám nối hai phần với nhau. Nhưng sau một đoạn ngắn nòng sẽ đi vào một đường cắt khiến nó không còn lùi theo đường thẳng nữa mà đi xiên chếch xuống dưới, việc này làm các gờ móc nối giữa nòng và khối trược được tách ra và hai bộ phận đi theo hai hướng khác nhau, nòng sẽ chống vào một gờ cản khóa không cho nó di chuyển tiếp khi đi xiên xuống trong khi khối lùi sẽ tiếp tục chu kỳ nạp đạn của mình. Và khi khối lùi tiến về phía trước để trở về chỗ cũ thì nó sẽ đè nòng thẳng lại và các gờ móc nối lại được gắn với nhau và toàn bộ khối trở về chỗ cũ chuẩn bị bắn viên tiếp theo. Thiết kế này làm chiều phản lực mà súng tạo ra tác động đến tay xạ thủ ở vị trí thấp giúp cho súng bớt bị giật lên trên để tăng độ chính xác.
P2000 có ba bộ cò khác nhau được gắn vào súng tùy theo yêu cầu là: Bộ hoạt động kép cải tiến giúp cho việc bóp cò nhẹ hơn nhưng không có cơ chế đưa búa điểm hỏa ra khỏi vị trí lên cò hay khóa an toàn, bộ hoạt động đơn/kép cơ bản có thể đưa búa điểm hỏa ra khỏi vị trí lên cò và hoạt động kép cải tiến có khả năng đưa búa điểm hỏa ra khỏi vị trí lên cò.
Bộ hoạt động kép cải tiến của Heckler & Koch có chế độ nửa lên cò nó giúp cho việc bóp cò trở nên nhẹ nhàng hơn trong chế độ hoạt động kép với thiết kế khá đặc biệt. Bộ điểm hỏa với búa điểm hỏa chia ra làm hai phần và luôn ở chế độ nửa lên cò khi bắn, nó giúp cho việc nếu có viên đạn không nổ khi bắn thì có thể bóp cò lại ngay một cách nhanh chóng và nhẹ nhàng mà không cần phải dùng tay kéo khối trượt hay lên cò như hoạt động đơn hay phải bóp mạnh cò như hoạt động kép cơ bản. Nhưng chế độ này chỉ được kích hoạt sau khi khối trượt lùi về phía sau và chỉ trở về chỗ cũ sau khi bóp cò vì vậy nếu muốn cất súng lâu thì phải đưa búa điểm hỏa ra khỏi vị trí nửa cò nếu không muốn lò xo giữ búa ở vị trí này bị yếu đi theo thời gian. Các mẫu sau này đã thêm vào nút đưa búa ra khỏi vị trí này mà không cần phải bóp cò.
Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi có chấm dạ quang. Các mẫu chế tạo sau này có tranh răng trên thân để gắn các hệ thống hỗ trợ tác chiến thích hợp hơn như đèn pin hay hệ thống nhắm laser... mà không cần bất kỳ công cụ đặc biệt nào. | 1 | null |
Nguyễn Thành Trung (sinh ngày 24 tháng 1 năm 1980), thường được biết đến với nghệ danh Châu Gia Kiệt là ca sĩ nổi danh nhờ vào dòng nhạc thị trường và thường đi lưu diễn phục vụ khán giả ở các tỉnh thành tại Việt Nam. Thành công sau ca khúc "Anh chàng đẹp trai". Ngoài lĩnh vực ca nhạc, anh cũng tham gia vào lĩnh vực điện ảnh với vai diễn trong phim truyền hình nhiều tập là "Chuyện tình yêu". Anh cũng đã cho phát hành các album như "Tình như mây khói, Đời và Bạn, Anh Chàng Đẹp Trai, Phũ Phàng, Kiếp đam mê, Em là một nửa đời anh, Anh thích em như xưa, Cuộc Tình Không Trọn Vẹn..." | 1 | null |
Burger King (BK) là một chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh hamburger toàn cầu của Mỹ. Có trụ sở tại khu vực chưa hợp nhất của Hạt Miami-Dade, Florida, công ty được thành lập vào năm 1953 với tên Insta-Burger King, một chuỗi nhà hàng ở thành phố Jacksonville, Florida. Sau khi Insta-Burger King gặp khó khăn về tài chính vào năm 1954, hai thương hiệu nhượng quyền có trụ sở tại Miami là David Edgerton và James McLamore đã mua công ty và đổi tên thành "Burger King". Trong nửa thế kỷ tiếp theo, công ty đã đổi chủ bốn lần, với nhóm chủ sở hữu thứ ba, một đối tác của TPG Capital, Bain Capital và Goldman Sachs Capital Partners, đã đưa nó ra công chúng vào năm 2002. Vào cuối năm 2010, 3G Capital của Brazil đã mua lại phần lớn cổ phần của công ty, trong một thỏa thuận trị giá 3,26 tỷ USD. Các chủ sở hữu mới đã ngay lập tức khởi xướng việc tái cấu trúc công ty để đảo ngược vận may. 3G, cùng với đối tác Berkshire Hathaway, cuối cùng đã sáp nhập công ty với chuỗi cửa hàng bánh rán có trụ sở tại Canada, Tim Hortons, dưới sự bảo trợ của một công ty mẹ mới có trụ sở tại Canada có tên Restaurant Brand International.
Những năm 1970 là "Thời đại hoàng kim" của quảng cáo của công ty, nhưng bắt đầu từ đầu những năm 1980, quảng cáo Burger King bắt đầu mất tập trung. Một loạt các chiến dịch quảng cáo ít thành công được tạo ra từ một loạt quảng cáo của các đại lý quảng cáo được duy trì trong hai thập kỷ tiếp theo. Năm 2003, Burger King đã thuê công ty quảng cáo Crispin Porter + Bogusky (CP + B) có trụ sở tại Miami để tổ chức lại hoàn toàn quảng cáo của mình với một loạt các chiến dịch mới tập trung vào nhân vật Burger King -được thiết kế lại có biệt danh "The King"- kèm theo một nhân vật mới với sự hiện diện trực tuyến. Mặc dù rất thành công, một số quảng cáo của CP + B đã bị chế giễu vì nhận thức về chủ nghĩa phân biệt giới tính hoặc sự vô cảm về văn hóa. Chủ sở hữu mới của Burger King, 3G Capital, sau đó đã chấm dứt mối quan hệ với CP + B vào năm 2011 và chuyển quảng cáo của mình sang công ty McGarryBowen, để bắt đầu chiến dịch định hướng sản phẩm mới với quảng cáo mục tiêu theo nhân khẩu học mở rộng.
Thực đơn Burger King đã mở rộng từ một dịch vụ cơ bản gồm bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên, sô-đa và sữa lắc sang một bộ sản phẩm lớn hơn và đa dạng hơn. Năm 1957, " Whopper " đã trở thành sự bổ sung lớn đầu tiên vào thực đơn và nó đã trở thành sản phẩm đặc trưng của Burger King kể từ đó. Ngược lại, BK đã giới thiệu nhiều sản phẩm thất bại trên thị trường. Một số trong những sản phẩm thất bại ở Hoa Kỳ lại thành công ở thị trường nước ngoài, nơi BK cũng đã điều chỉnh thực đơn của mình cho thị hiếu khu vực. Từ năm 2002 đến 2010, Burger King đã nhắm mục tiêu mạnh mẽ vào nhóm nhân khẩu nam 18-34 tuổi với các sản phẩm lớn hơn thường mang theo một lượng lớn chất béo không lành mạnh và chất béo chuyển hóa. Chiến thuật này cuối cùng đã làm hỏng nền tảng tài chính của công ty và tạo ra ảnh hưởng tiêu cực cho thu nhập của công ty. Bắt đầu từ năm 2011, công ty bắt đầu rời bỏ thực đơn hướng đến nam giới trước đây và giới thiệu các mục menu mới, cải cách sản phẩm và bao bì, như một phần trong kế hoạch tái cấu trúc của công ty 3G Capital của công ty.
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2018, Burger King đã báo cáo có 17.796 cửa hàng tại 100 quốc gia. Trong số đó, gần một nửa được đặt tại Hoa Kỳ và 99,7% thuộc tư nhân sở hữu và điều hành, với chủ sở hữu mới chuyển sang mô hình nhượng quyền gần như hoàn toàn vào năm 2013. BK trong lịch sử đã sử dụng một số biến thể của nhượng quyền thương mại để mở rộng hoạt động. Cách thức mà công ty cấp phép cho bên nhượng quyền của mình thay đổi tùy theo khu vực, với một số nhượng quyền thương mại khu vực, được gọi là nhượng quyền chính, chịu trách nhiệm bán giấy phép nhượng quyền thương mại thay mặt cho công ty. Mối quan hệ của Burger King với nhượng quyền thương mại không phải lúc nào cũng hài hòa. Những cuộc cãi vã không thường xuyên giữa hai bên đã gây ra nhiều vấn đề và trong một số trường hợp, mối quan hệ của công ty và người được cấp phép của công ty đã bị thoái hóa thành các vụ kiện tiền lệ ở tòa án. Nhượng quyền tại Úc Hungry Jack's là nhượng quyền thương mại duy nhất hoạt động dưới một tên khác, do tranh chấp thương hiệu và một loạt các vụ kiện pháp lý giữa hai bên. | 1 | null |
Halloween là một bộ phim kinh dị - tâm lý năm 1978 của Mỹ do John Carpenter làm đạo diễn, nó là phim đầu tiên trong loạt phim "Halloween" của tên sát nhân tâm thần Michael Myers. "Halloween" có sự tham gia của diễn viên Donald Pleasence và Jamie Lee Curtis. Câu khẩu hiệu của phim là "The night he came home!", dịch tiếng Việt: "Đêm nay hắn về nhà!".
Nội dung.
Ngày 31 tháng 10 năm 1963, cậu bé Michael Myers 6 tuổi sống tại thị trấn Haddonfield đã giết chết chị gái mình là Judith Myers (Sandy Johnson) bằng một con dao làm bếp. Sau đó cậu bị đưa vào viện tâm thần, 15 năm sau vào ngày 30 tháng 10 năm 1978, Michael trốn khỏi viện tâm thần.
Ngày hôm sau, hắn mang mặt nạ trắng, cùng với con dao bếp trở lại Haddonfield và bắt đầu rình rập một nữ sinh trung học tên Laurie Strode (Jamie Lee Curtis). Hắn theo dõi cô từ trường cho đến khi cô về đến nhà, lúc này Laurie đã để ý về sự xuất hiện của hắn, cô kể chuyện đó cho hai người bạn thân là Annie Brackett (Nancy Kyes) và Lynda Van Der Klok (P. J. Soles), nhưng họ không quan tâm và gạt qua một bên. Rồi cô về nhà, từ cửa sổ cô giật mình khi thấy Michael đứng ở ngoài cửa ngay trước sân nhà cô rồi biến mất. Lúc này Tiến sĩ Sam Loomis (Donald Pleasence) và cảnh sát trưởng Leigh Brackett (Charles Cyphers) đang tìm kiếm Michael.
Đêm đó Annie được giao trông nom một cậu bé tên Tommy Doyle (Brian Andrews) và cô bé Lindsey Wallace (Kyle Richards). Khi Annie nhận được cuộc gọi từ Paul, bạn trai của cô, cô đã gửi Lindsey cho Laurie, nhưng cô không biết Michael Myers đã kịp trốn vào ghế sau xe của cô và bạn trai. Sau đó Michael giết chết Annie. Cậu bé Tommy đã nhìn thấy Michael và cậu cố thuyết phục Laurie và Lindsey rằng mình đã thấy "ông kẹ" (vì Tommy nghĩ Michael là ông kẹ chứ không biết hắn là tên giết người).
Lynda và bạn trai cô là Bob (John Michael Graham) đã vào nhà Wallace, họ vào phòng ngủ, và họ ân ái. Sau đó Bob đi xuống dưới lầu để lấy một ly bia cho Lynda, Bob bị đâm bởi con dao bếp của Michael, xác anh bị treo lên tường nhà. Michael xuất hiện ở cửa phòng ngủ, giả vờ là Bob trong trang phục ma, Lynda hỏi và không thấy trả lời, cô bắt đầu nghi ngờ và gọi Laurie, nhưng chưa kịp thì Michael đã siết cổ cô bằng sợi dây điện thoại.
Cảm thấy bất ổn, Laurie cho bọn trẻ ngủ và đến nhà Wallace. Lúc đến cô thấy xác chết của Annie, Lynda và Bob. Đột nhiên, Laurie bị tấn công bởi Michael và cô ngã xuống cầu thang. Chạy khỏi căn nhà, cô hét lên để được giúp đỡ, nhưng vô ích. Chạy trở lại nhà Doyle, cô nhận ra rằng mình đã bị mất chìa khóa và cánh cửa thì bị khóa, cô giật mình khi nhìn thấy Michael đang lại gần. Laurie hoảng loạn và hét lên cho Tommy thức dậy mở cửa. May mắn thay, Tommy đã mở cửa kịp và Laurie vội chạy vào bên trong. Laurie bảo bọn trẻ hãy ẩn náu ở nơi an toàn và sau đó cô nhận ra đường dây điện thoại đã hỏng và Michael đã vào được bên trong nhà qua cửa sổ. Khi cô ngồi xuống trong nỗi kinh hoàng bên cạnh chiếc ghế, Michael xuất hiện và cố gắng đâm cô, nhưng cô đã phản công lại, cô đâm vào cổ của Michael bằng một cây kim đan.
Tưởng rằng hắn đã chết, Laurie đi lên lầu nói với Tommy và Lindsey rằng cô đã giết chết "ông kẹ", nhưng Michael lại xuất hiện và truy đuổi Laurie. Cô để bọn trẻ vào trong buồng tắm và khóa cửa lại. Sau đó cô nấp vào tủ quần áo, nhưng Michael đã tìm ra cô và cố gắng bắt cô, cô dùng cái móc quần áo đâm vào Michael làm hắn rơi con dao, cô dùng con dao đâm hắn. Michael ngã quỵ và Laurie ra khỏi tủ quần áo, cô gọi bọn trẻ để đi kêu gọi giúp đỡ. Tiến sĩ Loomis thấy Tommy và Lindsey chạy ra khỏi nhà và nghi ngờ Michael có thể ở bên trong. Trở lại bên trong nhà, Michael đứng dậy và cố gắng siết cổ Laurie, nhưng Loomis đã đến kịp lúc để cứu cô và bắn vào đầu Michael, sau đó là năm phát vào ngực, tổng cộng là sáu phát đạn. Michael rơi từ tầng hai xuống bãi cỏ bên dưới. Laurie hỏi Loomis đó có phải là "ông kẹ" không, và Loomis nói phải. Tuy nhiên, khi Loomis nhìn qua ban công, ông thấy xác của Michael đã biến mất. | 1 | null |
Kim tự tháp Ai Cập là các công trình cổ đại hình chóp bằng đá ở Ai Cập.
Có tất cả 138 kim tự tháp đã được khám phá ở Ai Cập tính đến gần đây. Hầu hết đóng vai trò là lăng mộ cho các Pharaon và hoàng hậu trong hai thời kỳ Cổ vương quốc và Trung vương quốc.
Những kim tự tháp Ai Cập đầu tiên được biết đến nằm ở Saqqara, phía tây bắc Memphis. Trong số đó, Kim tự tháp Djoser là lâu đời nhất, được xây dựng vào khoảng từ năm 2630 đến năm 2611 trước công nguyên ở Vương triều thứ ba. Kim tự tháp này cũng như khu phức hợp xung quanh do kiến trúc sư Imhotep thiết kế, và được xem là những công trình bằng đá nguyên khối cổ nhất thế giới. Số lượng nhân công để xây các kim tự tháp được ước tính vào khoảng từ vài nghìn, 20 nghìn cho tới 100 nghìn người.
Những kim tự tháp Ai Cập nổi tiếng nhất nằm ở Giza, ngoại ô Cairo. Một số kim tự tháp Giza được xem là nằm trong số những công trình vĩ đại nhất từng được xây. Kim tự tháp Khufu tại Giza là kim tự tháp Ai Cập lớn nhất và là kỳ quan thế giới cổ đại duy nhất còn tồn tại.
Lịch sử phát triển.
Đến thời kỳ Sơ triều đại trong lịch sử Ai Cập, những người có đủ điều kiện được mai táng trong một công trình gọi là lăng mastaba.
Kim tự tháp Ai Cập thứ hai được ghi nhận do kiến trúc sư Imhotep thiết kế. Các nhà Ai Cập học tin rằng kim tự tháp này đã được sử dụng làm lăng mộ cho pharaon Djoser. Imhotep được xem là người đầu tiên phát minh ra phương pháp chồng các mastaba lên nhau để tạo ra một công trình bao gồm các "bậc" nhỏ dần từ dưới lên. Kết quả là Kim tự tháp Djoser - được thiết kế để tượng trưng cho một chiếc cầu thang khổng lồ mà linh hồn của vị pharaon đã mất dùng để bước lên thiên đường. Những thành tựu của Imhotep vĩ đại đến nỗi ông đã được người Ai Cập tôn thờ như một vị thần.
Giai đoạn các kim tự tháp được xây dựng với quy mô lớn nhất cũng là lúc chế độ thống trị chuyên chế của các pharaoh ở mức độ cao nhất. Trong khoảng thời gian này, các kim tự tháp nổi tiếng nhất đã được xây dựng. Theo thời gian, do quyền lực trở nên ít tập trung hơn, khả năng và mong muốn khai thác những tài nguyên để xây dựng trên quy mô lớn cũng giảm đi, và các kim tự tháp cũng bắt đầu có kích thước nhỏ hơn, không được xây cầu kỳ như trước, thậm chí cẩu thả.
Rất lâu sau thời kỳ xây dựng kim tự tháp ở Ai Cập, một sự bùng phát về việc xây kim tự tháp xảy ra ở khu vực mà ngày nay là Sudan, sau khi phần lớn Ai Cập rơi vào ách thống trị của các vị vua Napata. Mặc dù giai đoạn này rất ngắn và kết thúc vào năm 661 trước công nguyên, sự ảnh hưởng của Ai Cập là không thể phủ nhận. Trong suốt thời kỳ thống trị của vương quốc Sudan Meroe (khoảng từ năm 300 trước công nguyên đến năm 300 sau công nguyên), hơn 200 lăng mộ có dạng kim tự tháp lấy ý tưởng từ kim tự tháp Ai Cập đã được xây dựng gần các thành phố lớn của vương quốc.
Al-Aziz Uthman, con trai của Saladin người đã đánh bại các cuộc Thập Tự Chinh, cố gắng phá bỏ các kim tự tháp Giza nhưng đã phải từ bỏ bởi chúng có quy mô quá lớn. Tuy nhiên, Kim tự tháp Menkaure đã chịu một số thiệt hại.
Ý nghĩa tượng trưng.
Hình dạng của kim tự tháp Ai Cập được cho là tượng trưng cho mô đất nguyên thủy mà người Ai Cập tin là từ đó Trái Đất được tạo ra, cũng như những tia nắng mặt trời chiếu xuống. Bề mặt của hầu hết các kim tự tháp được lát bằng đá vôi trắng đánh bóng để tạo nên một vẻ ngoài lộng lẫy khi quan sát từ xa. Tên của các kim tự tháp cũng có liên hệ tới ánh sáng mặt trời. Chẳng hạn như Kim tự tháp Cong tại Dahshur có tên là "Kim tự tháp Tỏa sáng ở phía Nam", còn kim tự tháp Senwosret ở el-Lahun có tên là "Senwosret đang Tỏa sáng".
Mặc dù kim tự tháp được công nhận là các công trình mai táng, có nhiều ý kiến bất đồng về những nguyên lý thần học cụ thể đã dẫn đến việc xây dựng chúng. Một giả thuyết cho rằng chúng được thiết kể như một "cỗ máy hồi sinh."
Người Ai Cập tin rằng vùng tối trên bầu trời về đêm, nơi tất cả các ngôi sao có vẻ như đều xoay quanh, chính là cánh cổng lên thiên đường. Một trong những lối đi hẹp bắt nguồn từ buồng mai táng hướng thẳng tới trung tâm vùng tối này. Điều này cho thấy kim tự tháp có thể đã được thiết kế để đưa linh hồn vị pharaon đã mất lên nơi ở của các vị thần.
Tất cả các kim tự tháp Ai Cập đều được xây trên tả ngạn sông Nile, nơi mặt trời lặn và được xem là có liên quan tới thế giới của người chết trong thần thoại Ai Cập.
Số lượng và vị trí các kim tự tháp.
Năm 1842, Karl Richard Lepsius soạn thảo danh sách kim tự tháp đầu tiên với 67 kim tự tháp. Kể từ đó rất nhiều kim tự tháp khác đã được khám phá. Cho đến tháng 11 năm 2008, 138 kim tự tháp Ai Cập đã được tìm ra.
Vị trí của Kim tự tháp 29, mà Lepsius gọi là "Kim tự tháp Không đầu", bị mất lần thứ hai khi công trình này bị cát sa mạc vùi lấp sau cuộc khảo sát của Lepsius. Nó được tìm ra trong một cuộc khai quật vào năm 2008.
Nhiều kim tự tháp hiện ở trong tình trạng xuống cấp hoặc bị cát sa mạc vùi lấp, nếu có thể nhìn thấy được thì cũng chỉ dưới dạng một đống gạch vụn. Vì vậy các nhà khảo cổ học vẫn đang tiếp tục xác định và nghiên cứu những kim tự tháp mà trước đây chưa được biết đến.
Kim tự tháp được phát hiện gần đây nhất là của Hoàng hậu Sesheshet, mẫu thân của vị Pharaon Teti thuộc Vương triều thứ sáu, nằm ở Saqqara. Khám phá này được Zahi Hawass, Tổng thư ký Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai Cập, công bố vào ngày 11 tháng 11 năm 2008.
Tất cả các kim tự tháp Ai Cập, trừ kim tự tháp Zawyet el-Amwat (hay Zawyet el-Mayitin), đều nằm trên tả ngạn sông Nile, và hầu hết được tập trung lại với nhau trên những vùng kim tự tháp. Các vùng quan trọng nhất được liệt kê dưới đây theo thứ tự địa lý từ bắc xuống nam.
Abu Rawash.
Abu Rawash là nơi xây dựng kim tự tháp xa nhất về phía bắc (trừ đống đổ nát của kim tự tháp số một trong danh sách Lepsius)— Kim tự tháp Djedefre, con trai và là người kế vị của Khufu. Ban đầu kim tự tháp này được cho là chưa hoàn thiện, nhưng hiện nay các nhà khảo cổ học đều nhất trí rằng không chỉ đã hoàn thiện mà kim tự tháp này con có quy mô tương tự như Kim tự tháp Menkaure, tức là một trong số những kim tự tháp Ai Cập lớn nhất.
Vị trí nằm bên cạnh các tuyến đường chính của nó đã rất thuận tiện cho việc di chuyển đá. Việc khai thác đá - bắt đầu từ đế chế La Mã - đã để lại không quá 15 khối đá trên cồn cát đóng vai trò là lõi của kim tự tháp. Một kim tự tháp vệ tinh nhỏ gần đó ở trong tình trạng tốt hơn.
Giza.
Giza là nơi xây dựng Kim tự tháp Khufu (còn được biết đến với tên gọi "Kim tự tháp Kheops"); Kim tự tháp Khafre (hay Kephren); Kim tự tháp Menkaure (hay Mykerinus), cùng với một số các công trình phụ được gọi là "kim tự tháp của Hoàng hậu"; cũng như tượng Nhân sư.
Trong số 3 kim tự tháp này, chỉ có Kim tự tháp Khafre còn giữ được một phần lớp đá vôi lát bề mặt ở gần đỉnh. Kim tự tháp này trông có vẻ lớn hơn Kim tự tháp Khufu nhờ vị trí xây dựng cao hơn và góc nghiêng dốc hơn, dù thực chất nhỏ hơn về cả chiều cao lẫn thể tích.
Giza Necropolis đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch và trở nên nổi tiếng vào thời đại Hellenistic khi Kim tự tháp Kheops lọt vào danh sách bảy kỳ quan thế giới cổ đại của Antipater xứ Sidon. Ngày nay nó là kỳ quan duy nhất còn tồn tại.
Zawyet el-Aryan.
Khu vực này, nằm giữa Giza và Abu Sir, là nơi xây dựng hai kim tự tháp chưa được hoàn thành của thời kỳ Cổ vương quốc. Công trình phía bắc được cho là của Pharaon Nebka, còn công trình phía nam thuộc về Pharaon Khaba, hay Hudjefa, người kế vị của Sekhemkhet. có thể là nguyên nhân giải thích việc kim tự tháp của ông chưa được hoàn thiện. Ngày nay nó cao khoảng 20 mét (có thể hơn 40 mét nếu được hoàn thiện).
Abu Sir.
Thật ra ở đây tất cả 14 kim tự tháp ở khu vực này, chúng được sử dụng làm nghĩa địa hoàng gia trong Vương triều thứ năm. Chất lượng đá và quy mô của các kim tự này thấp hơn so với những kim tự tháp ở Vương triều thứ tư - có lẽ thể hiện sự suy giảm của quyền lực hoàng gia hoặc một nền kinh tế suy thoái.
Ba kim tự tháp chính bao gồm các kim tự tháp của Niuserre, Neferirkare Kakai và Sahure. Tất cả đều là kim tự tháp bậc thang, mặc dù Kim tự tháp Neferirkare Kakai được cho là một kim tự tháp "đúng nghĩa", được xây dựng bằng cách đắp đá vào các bậc thang gốc. Ngoài ra còn có kim tự tháp chưa hoàn thiện của Neferefre.
Saqqara.
Các kim tự tháp chính ở đây bao gồm Kim tự tháp Djoser, được xem là công trình được xây bằng đá nguyên khối lâu đời nhất thế giới, Kim tự tháp Merykare, Kim tự tháp Userkaf và Kim tự tháp Teti. Bên cạnh đó còn có Kim tự tháp Unas, một trong những kim tự tháp đầu tiên được tiến hành trùng tu bởi một người con trai của Ramesses II. Saqqara còn là nơi xây dựng Kim tự tháp bậc thang chưa hoàn thiện của Sekhemkhet, người kế vị Djoser, được biết đến với tên gọi Kim tự tháp bị chôn vùi. Các nhà khảo cổ học tin rằng nếu kim tự tháp này được hoàn thành, nó có thể còn lớn hơn Kim tự tháp Djoser.
Về phía nam vùng kim tự tháp Saqqara là một tập hợp những kim tự tháp nhỏ hơn, bao gồm các kim tự tháp của Pepi I, Isesi, Merenre, Pepi II và Ibi, hầu hết đều trong tình trạng xuống cấp.
Vị pharaon Shepseskaf của Vương triều thứ tư hoặc là không cảm thấy hứng thú, hoặc là không có khả năng tiến hành việc xây dựng kim tự tháp. Lăng mộ của ông, cũng nằm ở phía nam Saqqara, là một lăng mastaba lớn với tổ hợp đền, thường được biết đến với tên gọi Lăng Mastaba ở Faraoun.
Một kim tự tháp mà trước đây chưa được biết đến đã được phát hiện ở phía bắc Saqqara cuối năm 2008. Nó được cho là lăng mộ dành cho mẫu thân của Teti. Ngày nay nó cao 5 mét mặc dù ban đầu cao tới gần 14 mét.
Dahshur.
Khu vực này được xem là quan trọng nhất ở Ai Cập ngoài Giza và Saqqara, mặc dù trước năm 1996 nó không thể được tiếp cận do vị trí nằm trong một căn cứ quân sự, và hầu như không được biết đến ngoài giới khảo cổ học.
Kim tự tháp Snofru ở phía nam, thường được gọi là Kim tự tháp Cong, được cho là kim tự tháp Ai Cập đầu tiên được xác định từ đầu là sẽ có cạnh thẳng. Kim tự tháp còn lại ở Meidum được hoàn thành với cạnh thẳng nhưng ban đầu được xây dưới dạng bậc thang rồi sau đó mới đắp và lát lên.
Kim tự tháp Cong còn là kim tự tháp lớn duy nhất ở Ai Cập còn giữ được nguyên vẹn một phần lớn lớp đá vôi lát bề mặt. Vì vậy nó được sử dụng làm nguyên mẫu cho cách người Ai Cập cổ đại muốn xây dựng các kim tự tháp.
Vài kilômét về phía bắc Kim tự tháp Cong là kim tự tháp cuối cùng trong số 3 kim tự tháp được xây dựng dưới triều đại Snofru; Kim tự tháp Đỏ là kim tự tháp cạnh thẳng đầu tiên được xây dựng thành công trên thế giới, đồng thời là kim tự tháp lớn thứ ba Ai Cập - chỉ đứng sau các kim tự tháp của Khufu và Khafre ở Giza.
Ở Dahshur còn có Kim tự tháp Đen của Amenemhet III, cũng như một số kim tự tháp phụ nhỏ khác, hầu hết đã bị phá hủy.
Mazghuna.
Nằm ở phía nam Dahshur, khu vực này được sử dụng trong thời kỳ Chuyển tiếp thứ nhất bởi một số vị vua để xây dựng những kim tự tháp bằng gạch bùn.
Lisht.
Hai kim tự tháp chính được xây ở đây thuộc về Amenemhat I và con trai Senusret I. Kim tự tháp Senusret I được bao quanh bởi đống đổ nát của 10 kim tự tháp phụ nhỏ hơn, trong đó có kim tự tháp của Khaba II, anh em họ của Amenemhat. Khu vực gần ốc đảo Fayyum, nằm giữa Dahshur và Meidum, khoảng 100 kilômét về phía nam Cairo, được cho là nằm gần thành phố cổ Itjtawy, thủ đô Ai Cập trong Vương triều thứ 12.
Meidum.
Kim tự tháp ở Meidum là một trong ba kim tự tháp được xây dựng dưới triều đại của Sneferu, và được một số người cho là đã được khởi công bởi cha của pharaon này, Huni. Tuy nhiên, điều này là không chắc chắn bởi không có ghi chép nào về Huni được tìm thấy ở đây.
Kim tự tháp này ban đầu được xây dựng dưới dạng bậc thang rồi sau đó chuyển sang dạng cạnh thẳng bằng cách đắp đá và lát bề mặt. Nó đã sụp đổ nhiều lần trong các thời kỳ cổ đại và trung cổ; một số nhà văn Ả Rập mô tả rằng nó có 7 bậc - mặc dù ngày nay chỉ còn lại 3 bậc trên cùng, khiến cho công trình này mang một dáng vẻ kỳ lạ giống như một ngọn tháp. Ngọn đồi dưới chân kim tự tháp không phải là một cảnh quan tự nhiên mà là một đống lớn gạch vụn tạo thành khi các bậc ở dưới sụp đổ.
Hawara.
Amenemhet III là vị vua quyền lực cuối cùng của Vương triều thứ 12, và kim tự tháp mà ông xây tại Hawarra, gần Faiyum, được cho là có sau "Kim tự tháp Đen" tại Dahshur cũng do ông xây dựng. Nhưng kim tự tháp ở Hawarra được cho là nơi yên nghỉ vĩnh hằng của ông.
el-Lahun.
Kim tự tháp Senusret II ở el-Lahun là công trình lăng mộ xa nhất về phía nam của Ai Cập. Sức lao động dùng để xây dựng kim tự tháp được giảm tải nhờ việc sử dụng một ngọn đồi đá vôi tự nhiên làm nền móng và lõi.
El-Kurru.
Piye, vị vua đầu tiên của Vương triều thứ 25, xây một kim tự tháp tại El-Kurru và là vị pharaon đầu tiên được mai táng trong một kim tự tháp sau hàng thế kỉ.
Nuri.
Pharaoh Taharqa xây dựng kim tự tháp của mình ở Nuri, kim tự tháp lớn nhất ở khu vực Nam Sudan.
Thời gian xây dựng.
Bảng sau cho thấy thứ tự thời gian của hầu hết các kim tự tháp được nhắc đến ở đây. Thông tin về mỗi kim tự tháp bao gồm vị pharaon đã ra lệnh xây nó, triều đại ước tính của họ và vị trí của kim tự tháp. | 1 | null |
Rudolf Otto Sigismund Lipschitz (14 tháng 5 năm 1832 – 7 tháng 10 năm 1903) là một nhà toán học người Đức, giáo sư Đại học Bonn từ năm 1864. Ông là học trò của Peter Gustav Dirichlet và là người hướng dẫn Felix Klein.
Tên ông được nhắc đến nhiều nhất với tính liên tục Lipschitz, tuy nhiên ngoài giải tích ông còn nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực như lý thuyết số, đại số trường, đối hợp, hình học đạo hàm riêng và cơ học cổ điển. | 1 | null |
Carbon-14, 14C, hay carbon phóng xạ, là một trong các đồng vị phóng xạ của nguyên tố carbon với hạt nhân chứa 6 proton và 8 neutron. Sự có mặt của nó trong vật chất hữu cơ là cơ sở cho phương pháp "định tuổi bằng đồng vị carbon" do nhà hóa lý Willard Libby và cộng sự (1949) sử dụng nhằm xác định tuổi của các mẫu khảo cổ học và địa chất kỷ Đệ tứ.
Carbon-14 do các nhà vật lý và hóa học Martin Kamen và Sam Ruben phát hiện vào ngày 27 tháng 2 năm 1940 tại Phòng thí nghiệm Phóng xạ Đại học California ở Berkeley, mặc dù sự tồn tại của nó đã được Franz Kurie dự đoán từ năm 1934.
Có ba loại đồng vị của carbon xuất hiện trong tự nhiên trên Trái Đất: 99% là carbon-12, 1% là carbon-13, và carbon-14 xuất hiện với một lượng rất nhỏ, "chiếm khoảng" một phần nghìn tỷ (0,0000000001%) của carbon trong khí quyển. Chu kỳ bán rã của carbon-14 là 5.730±40 năm. Carbon-14 phân hạch thành nitơ-14 thông qua phân rã beta.
Nguồn chính trong tự nhiên của carbon-14 trên Trái Đất là do tia vũ trụ bắn phá nitơ trong bầu khí quyển, và do đó các nhà khoa học còn gọi nó là nuclit vũ trụ. Tuy vậy, những vụ thử vũ khí hạt nhân trong khí quyển giai đoạn 1955–1980 cũng đóng góp một phần vào lượng này.
Các đồng vị khác nhau của carbon có tính chất hóa học gần như nhau. Đặc tính này đã được áp dụng trong các nghiên cứu hóa học và sinh học với kỹ thuật "đánh dấu carbon": người ta sử dụng nguyên tử carbon-14 nhằm thay thế đồng vị carbon không phóng xạ nhằm theo dõi dấu vết các phản ứng hóa học và hóa sinh có sự tham gia của các nguyên tử carbon trong bất kỳ một hợp chất hữu cơ nào.
Nguồn gốc và phân rã phóng xạ.
Carbon-14 sinh ra ở tầng đối lưu và tầng bình lưu do các nguyên tử nitơ hấp thụ các neutron nhiệt. Khi tia vũ trụ đi vào khí quyển, chúng va chạm với nhiều nguyên tử và xảy ra nhiều phản ứng hạt nhân với một trong các sản phẩm có neutron nhiệt. Những neutron (1n) tham gia vào các phản ứng chủ yếu sau:
Tốc độ sản sinh carbon-14 diễn ra mạnh nhất ở độ cao 9 tới 15 km và ở nơi có vĩ độ từ lớn, sau đó carbon-14 ngay lập tức hòa lẫn và phân tán trong toàn khí quyển nó phản ứng với oxy để tạo ra carbon dioxide phóng xạ. Carbon dioxide hòa tan vào nước và thấm vào đại dương.
Carbon-14 sau đó trải qua quá trình phân rã beta,
Theo tương tác yếu, bằng phát ra một electron và một phản neutrino electron, một neutron trong hạt nhân carbon-14 phân rã thành một proton và carbon-14 (chu kỳ bán rã 5730 năm) biến thành đồng vị ổn định (không phóng xạ) nitơ-14.
Carbon-14 ở trong sinh quyển Trái Đất vào khoảng 300 megacurie (11 EBq), và phần lớn chúng nằm trong đại dương.
Cho đến 2008, người ta vẫn chưa biết tốc độ sản sinh carbon-14 là bao nhiêu – trong khi phản ứng sản sinh có thể nghiên cứu bằng lý thuyết và mô hình hóa hoặc dựa trên chu trình carbon để theo dõi, những cố gắng đo lượng sản sinh ra không phù hợp với giá trị tiên đoán của những mô hình này. Tốc độ sản sinh thay đổi bởi vì sự biến đổi của lưồng tia vũ trụ, như bắt nguồn từ siêu tân tinh, và do sự biến thiên của từ trường Trái Đất. Yếu tố từ trường có thể ảnh hưởng lớn đến tốc độ sản xuất carbon-14, mặc dầu sự thay đổi trong chu trình carbon cũng gây ảnh hưởng khó khăn tới kết quả dự đoán.
Những nguồn carbon-14 khác.
Carbon-14 cũng được sinh ra từ những phản ứng hạt nhân khác có sự tham gia của neutron, bao gồm 13C(n,gamma)14C và 17O(n,alpha)14C với neutron nhiệt, và 15N(n,d)14C và 16O(n,3He)14C với neutron nhanh.
Những lần phóng thích vật chất vành nhật hoa từ Mặt Trời cũng là một trong các nguyên nhân sản sinh ra carbon-14. Gió Mặt Trời chứa những luồng hạt proton năng lượng cao va chạm vào khí quyển đã làm tăng lượng carbon phóng xạ mà các nhà địa chất đã ghi nhận có sự tăng nồng độ trong vòng cây ở thực vật trong năm 774-775 sau Công nguyên.
Định tuổi bằng carbon phóng xạ.
Định tuổi bằng carbon phóng xạ là phương pháp định tuổi bằng đồng vị phóng xạ sử dụng (14C) để xác định tuổi của vật liệu hay mẫu có chứa carbon với độ tuổi lên tới 60.000 năm. Kỹ thuật này do nhà hóa lý Willard Libby và cộng sự phát minh năm 1949 trong khi ông là giáo sư tại Đại học Chicago. Libby ước lượng rằng sự phóng xạ trao đổi được của carbon-14 là xấp xỉ 14 hạt nhân 14C phân hủy trên một phút (dpm) trên một gam chứa thuần túy carbon, kết quả này vẫn còn sử dụng cho đến ngày nay và trở thành "tiêu chuẩn xác định carbon phóng xạ hiện đại". Nhờ nghiên cứu này, Libby nhận Giải Nobel Hóa học năm 1960.
Một trong những kỹ thuật hay áp dụng là xác định niên đại của mẫu hữu cơ tồn tại ở các khu khảo cổ. Thực vật cố định carbon trong khí quyển trong quá trình quang hợp do vậy mức 14C trong thực vật và động vật khi chúng chết xấp xỉ bằng mức 14C có trong khí quyển ở thời điểm đó. Tuy nhiên, lượng carbon-14 sau đó giảm đi do quá trình phân rã, cho phép các nhà khảo cổ xác định được niên đại mà thực vật chết hoặc thời điểm nó cố định carbon lần cuối. Mức 14C ban đầu dùng cho tính toán có thể ước lượng được, hoặc so sánh trực tiếp với dữ liệu đã biết theo chuỗi thời gian từ dữ liệu đếm vòng-cây (phương pháp xác định tuổi thọ của cây) lên tới 10.000 năm trở về trước (sử dụng các dữ liệu bổ sung từ các cây còn sống và đã chết xung quanh vùng đó), hoặc từ các hang trầm tích (speleothems), cho phép xác định niên đại tới 45.000 năm từ hiện tại. Kết quả tính toán hoặc (chính xác hơn) so sánh trực tiếp mức carbon-14 trong mẫu khảo cổ với mức carbon-14 của vòng cây hoặc của hang đá trầm tích đã biết tuổi, sẽ cho biết tuổi của mẫu gỗ hay xương lúc thực - động vật chết.
Hình thành trong các vụ thử hạt nhân.
Các vụ thử nghiệm hạt nhân trong bầu khí quyển do một số quốc gia thực hiện từ 1955 đến 1980 (xem danh sách) đã làm tăng một lượng đáng kể carbon-14 trong khí quyển và hệ quả là cả sinh quyển; sau khi các nước ngừng các vụ thử nghiệm trên không, mức độ của đồng vị phóng xạ này bắt đầu giảm.
Một hiệu ứng bê lề của sự thay đổi carbon-14 trong khí quyển đó là nó cho phép một số tùy chọn cho việc xác định năm sinh của một cá nhân, cụ thể là đo lượng carbon-14 trong men răng, hoặc lượng carbon-14 tập trung trong thấu kính của mắt người đó.
Số lượng.
Tổng số.
Lượng carbon-14 trong sinh quyển Trái Đất vào khoảng 300 megacuries (11 EBq) với đa phần trong đại dương.
Sự phân bố của carbon-14 như sau:
Trong nhiên liệu hóa thạch.
Hầu hết các hóa chất nhân tạo sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch, như dầu mỏ hoặc than đá, mà trong những nhiên liệu này lượng carbon-14 đã giảm từ lâu. Tuy vậy, những tầng trầm tích này thường chứa một lượng nhỏ carbon-14 (với tỷ lệ biến thiên lớn, và có tỷ lệ lên tới 1% được tìm thấy trong cơ thể sống, một tỷ lệ sánh bằng với mẫu vật cách nay 40.000 năm). Với tỷ lệ lớn như vậy có thể trong nhiên liệu hóa thạch xuất hiện một số vi khuẩn. Những nguồn bức xạ gây ra phản ứng 14N(n,p) 14C, bao gồm sự phân rã trực tiếp của uranium (mặc dầu tỷ lệ đo được của 14C/U trong quặng chứa uranium cho thấy gần 1 nguyên tử uranium trên 2 nguyên tử carbon để phù hợp với tỷ lệ đo được 14C/12C, đo theo bậc 10−15), hoặc những nguồn phụ khác có sản phẩm carbon-14. Sự xuất hiện của carbon-14 trong dấu hiệu đồng vị của mẫu chứa carbon ám chỉ rằng nó có chứa những thành phần có nguồn gốc từ sinh học hoặc sự phân rã của vật liệu phóng xạ xung quanh mẫu vật. Trong quá trình khảo sát nhằm xây dựng đài quan sát neutrino Mặt Trời Borexino, dầu nguyên liệu có chứa ít thành phần 14C. Ở bộ phận Thí nghiệm đếm Borexino, đã đo được tỷ lệ 14C/12C là 1,94×10−18; và những nguyên nhân làm cho thay đổi tỷ lệ 14C trong các mỏ dầu, và tỷ lệ nhỏ 14C trong mỏ khí mêtan đã được thảo luận trong Bonvicini
Trong cơ thể người.
Do mọi nguồn thức ăn của con người đều xuất phát từ thực vật hay động vật, lượng carbon trong cơ thể có chứa carbon-14 sẽ bằng với mật độ của nó trong khí quyển. Tốc độ phân rã của Kali-40 và Carbon-14 trong cơ thể một người lớn bình thường là đáng kể (khoảng hai, ba nghìn phân rã trên giây). Phân rã beta từ carbon phóng xạ bên ngoài (từ môi trường) đóng góp xấp xỉ 0,01 mSv/năm (1 mrem/năm) vào liều tương đương bức xạ ion ảnh hưởng vào một người. Lượng tương đương này khá nhỏ so với liều lượng của Kali-40 (0,39 mSv/năm) và radon (biến đổi) mà một người phải chịu từ môi trường.
Carbon-14 còn được dùng làm chất đánh dấu phóng xạ trong y học. Trong các thử nghiệm ban đầu về nồng độ Urê trong hơi thở, phục vụ cho chẩn đoán "Helicobacter pylori", urê được đánh dấu với khoảng carbon-14 khi đưa vào bệnh nhân (hay là 37.000 phân rã trên giây). Nếu bị nhiễm "H. pylori", enzyme xúc tác từ vi khuẩn thủy phân urê thành amonia và carbon dioxide đã được đánh dấu phóng xạ, và thiết bị đo phóng xạ sẽ phát hiện được qua hơi thở bệnh nhân. Kiểm nghiệm hơi thở urê 14-C đã được thay thế bằng kiểm nghiệm urê 13-C với ưu điểm không cần tới tính phóng xạ của chất đánh dấu. | 1 | null |
Albrecht Theodor Emil Graf von Roon (30 tháng 4 năm 1803 – 23 tháng 2 năm 1879) là một chính khách và quân nhân Phổ, đã trở thành Thống chế của quân đội Phổ. Với tư cách là Bộ trưởng Bộ Chiến tranh Phổ từ năm 1859 cho đến năm 1873, Roon, cùng với Thủ tướng Otto von Bismarck và Tổng tham mưu trưởng Helmuth von Moltke Lớn, là một nhân vật chủ chốt trong nền quân sự-chính trị nước Phổ vào thập kỷ 1860 – một giai đoạn quan trọng trong lịch sử Phổ, khi mà hàng loạt cuộc chiến tranh thắng lợi với Đan Mạch, Áo và Pháp đã dẫn đến sự thống nhất nước Đức dưới sự lãnh đạo của Phổ.
Sau cuộc tổng động viên tồi tệ của quân đội Phổ vào năm 1859, Roon được Nhiếp chính vương Wilhelm (sau là Đức hoàng Wilhelm I) chỉ định làm lãnh đạo một hội đồng xem xét việc cải tổ các lực lượng vũ trang Phổ. Chẳng bấy lâu sau đó, ông được nhậm chức Bộ trưởng Chiến tranh thay thế Eduard von Bonin – một người có khuynh hướng tự do hơn ông – vào cuối tháng 12. Được mệnh danh là một "người bảo thủ sáng suốt", ông nhận thấy vai trò trung tâm của lực lượng quân đội Phổ và những giá trị của nó trong việc khơi dậy tinh thần dân tộc của người Phổ, và đã tiến hành hàng loạt cải cách. Công cuộc canh tân của ông được đề ra trong bối cảnh quân đội Phổ đã trải qua một quá trình suy yếu kể từ khi những cuộc chiến tranh của Napoléon chấm dứt và các đội quân của công dân "Landwehr", không còn đáng tin cậy nữa. Trong đó, ông hợp nhất lực lượng Vệ binh Quốc gia ("Landwehr") với quân đội chính quy của Phổ, đồng thời gia tăng thời hạn nghĩa vụ quân sự của mỗi công dân. Các cải cách của ông đã vấp phải sự phản kháng ác liệt của phe tự do chủ nghĩa trong Quốc hội Phổ, song Roon với sự hỗ trợ của Bismarck và Moltke cuối cùng dã dập tắt được sự phản đối này bằng những thắng lợi quân sự vang dội của họ.
Việc thống nhất Vệ binh Quốc gia với quân chính quy cũng khiến cho quân đội Phổ trở thành lực lượng quân đội đầu tiên trên thế giới có thể tổng động viên nhanh chóng các lực lượng trừ bị được huấn luyện bài bản, có kỷ luật và khả năng chiến đấu cao, và họ đã thực hiện điều này với thành công lớn trong Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 và Chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870. Các thành tựu về mặt hành chính của Roon đã bổ trợ cho các thành quả về chiến dịch và tham mưu của Moltke Lớn. Với thắng lợi quân sự của Phổ trong chiến tranh thống nhất nước Đức, ông trở thành một anh hùng dân tộc. Từ ngày 1 tháng 1 cho đến ngày 9 tháng 11 năm 1873, ông cũng là Thủ tướng Chính phủ Phổ.
Học vấn.
Roon sinh ra tại Pleushagen, gần Kolberg (Kołobrzeg), tại Pommern. Gia đình ông có nguồn gốc từ vùng Flanders, và đã định cư tại Pommern. Cha của ông, một sĩ quan quân đội Phổ, đã qua đời trong cảnh nghèo khó vào thời kỳ mà nước Phổ bị người Pháp chiếm đóng (xem bài những cuộc chiến tranh của Napoléon), và Roon đã được bà ngoại của ông nuôi dưỡng trên một đất nước đã bị tàn phá bởi cuộc Chiến tranh Giải phóng Đức.
Roon tham gia trong đội thiếu sinh quân tại Culm (Chełmno) vào năm 1816, và từ đây ông nhập học trường quân sự tại Berlin năm 1818. Đến tháng 1 năm 1821, ông được giao một nhiệm vụ trong Trung đoàn số 14 (tức "Trung đoàn Pommern số 3") đóng quân tại Stargard ở Pommern. Kể từ năm 1824, ông khởi đầu một khóa học ở cấp độ cao hơn tại Trường Quân sự Berlin (sau này là Viện Hàn lâm Quân sự Phổ), và tại đây ông đã mở rộng kiến thức của mình. Vào năm 1826, ông được thuyên chuyển đến Trung đoàn số 15 tại Minden.
Các tác phẩm.
Cũng trong năm 1826, ông được bổ nhiệm làm giảng viên trường thiếu sinh quân tại kinh thành Berlin, nơi ông đặc biệt chú trọng đến bộ môn địa lý quân sự. Ông là một học trò của nhà vật lý nổi tiếng Carl Ritter dạy ở trường Quân sự Berlin. Roon nhanh chóng trở nên nổi tiếng như một bậc thầy về địa lý và khoa học quân sự. Năm 1832, Roon xuất bản tác phẩm được nhiều người biết đến "Các nguyên lý của Địa lý Tự nhiên, Quốc gia và Chính trị", dài 3 tập ("Grundlage der Erd-, Völker- und Staaten-Kunde"), với 4 vạn ấn bản đã được bán chỉ trong vòng vài năm. Tiếp theo sau công trình này, năm 1834 ông viết "Các yếu tố của Địa lý" ("Anfangsgrunde der Erdkunde"), năm 1837 ông viết "Địa lý Quân sự châu Âu" ("Militärische Landerbeschreibung von Europa"), và năm 1839 ông viết cuốn "Bán đảo Tây-Bồ" ("Die Iberische Halbinsel"). Tác phẩm "Bán đảo Tây-Bồ" của ông chủ yếu đề cập đến các cuộc nội chiến tại Tây Ban Nha.
Sự nghiệp quân sự ban đầu.
Bên cạnh các tác phẩm của mình, Roon vẫn theo đuổi mạnh mẽ sự nghiệp chuyên môn của ông. Vào năm 1832, ông tái nhập trung đoàn của mình, và sau đó tham gia trong quân đoàn quan sát viên dưới quyền tướng tướng von Müffling ở Krefeld, và trong thời gian này ông lần đầu tiên phát hiện ra tình trạng yếu kém của lực lượng quân đội Phổ. Quân đoàn của ông đã tận mắt chứng kiến cuộc vây hãm Antwerp của quân đội Pháp tại Bỉ từ tháng 11 cho đến tháng 12 năm 1832. Vào năm 1833, ông được bổ nhiệm vào Cục Khảo sát tại Berlin, vào năm 1835 ông gia nhập Bộ Tổng tham mưu Phổ, sau đó đến năm 1836 ông được phong hàm Đại úy và trở thành một giảng viên đồng thời là thẩm tra viên tại học viện quân sự ở Berlin. Vào năm 1842, sau khai trải qua một căn bệnh kéo dài hai năm do làm việc quá sức, ông được phong làm Thiếu tá và phục vụ ban tham mưu của Quân đoàn VII. Khi làm việc trong ban tham mưu của Quân đoàn VII, ông một lần nữa bị ấn tượng với sự kém hiệu quả về mặt tổ chức của quân đội Phổ, và trở nên bận rộn với việc vạch ra các kế hoạch canh tân quân lực. Hai năm sau, với tư cách là thầy dạy của Thân vương Friedrich Karl của Phổ, ông đã hộ thống Thân vương tại trường Đại học Bonn và trong các chuyến công du của Friedrich Karl đến Thụy Sĩ, Ý, Pháp và Bỉ. Vào năm 1848, ông được bổ nhiệm làm tham mưu trưởng của Quân đoàn VIII tại Koblenz. Trong các biến động vào năm đó, ông phục vụ dưới quyền chỉ huy của Thái đệ Wilhelm, sau này là Quốc vương Phổ và Hoàng đế Đức, trong việc dập tắt cuộc nổi dậy tại Baden, và đã thể hiện lòng dũng cảm và sự năng động của mình. Ông được trao tặng Huân chương Đại bàng Đỏ hàng ba vì những đóng góp của ông trong chiến đấu.
Vào thời gian này, trong khi tham gia trong bộ tham mưu của Wilhelm, ông đã đệ trình lên Thái đệ các ý định canh tân quân đội của mình. Sau khi những khiếm khuyết của bộ máy tổ chức và sự thiếu hiệu quả của quân đội Phổ được bộc lộ trong cuộc tổng động viên năm 1850 (điều này đã dẫn đến Hiệp ước Olmütz – một sự sỉ nhục đối với Phổ), Roon được thăng cấp bậc Thượng tá. Năm sau (1851), ông trở thành Đại tá. Giờ đây, được sự tín nhiệm hoàn toàn của Thái đệ Wilhelm, ông bắt đầu hoạt động tích cực với tư cách là một nhà tổ chức quân đội.
Các cải cách quân sự của Roon.
Được thăng hàm Thiếu tướng vào năm 1859 và Trung tướng vào năm 1859, Roon đã giữ một vài chức vụ chỉ huy kể từ năm 1850 và được triển khai trong các sứ mệnh quan trọng. Trong cuộc Chiến tranh Áo-Pháp-Sardegna, ông được lệnh tổng động viên một sư đoàn. Cuộc tổng động viên quân đội Phổ diễn ra kém hiệu quả và rơi vào tình trạng hỗn loạn đến mức mà Wilhelm, người đã lãnh chức Nhiếp chính vương thay thế vua anh điều hành việc nước từ năm 1857, phải thành lập một hội đồng do Roon lãnh đạo, nhằm xem xét những khuyết điểm của quân đội và đề xướng cải cách. Các đường lối của ông gặp phải một số phản đối từ Bộ trưởng Bộ Chiến tranh đương nhiệm của Phổ là Eduard von Bonin, song Wilhelm – người ủng hộ nồng nhiệt các đề xuất của Roon – đã cách chức Bonin và bổ nhiệm Roon vào ghế Bộ trưởng Chiến tranh vào ngày 5 tháng 12 năm 1859. Hai năm sau, vào năm 1861, Bộ Hải quân cũng được giao cho ông đứng đầu.
Được mệnh danh là "người bảo thủ sáng suốt" có niềm tin sốt sắng vào sự chuyên môn và các cuộc cải cách để đổi mới hoàn toàn bộ mặt của quân đội. Được sự ủng hộ của tướng Edwin von Manteuffel và Tổng tham mưu trưởng mới của quân đội Phổ là Helmuth von Graf Moltke, Roon đã soạn thảo các kế hoạch để điều chỉnh cơ cấu quân sự do Scharnhorst thiết lập cho phù hợp với bối cảnh hiện thời của nước Phổ. Những kế hoạch này đã được bày tỏ ngay từ mùa hè năm 1858 qua bản thỉnh tấu do ông đệ trình lên Wilhelm. Trong bản tấu thỉnh này, trước hết ông chỉ ra rằng Phổ cần có "một quân đội hùng vĩ nhưng đồng thời không đắt giá" nếu muốn củng cố địa vị liệt cường của mình. Một phần trong các canh tân của ông là chế độ "cưỡng bách tòng quân" trên toàn quốc: theo đó, việc phục vụ dưới các lá quân kỳ bắt buộc phải kéo dài 3 năm, khởi đầu ở độ tuổi 20. Tiếp theo đó, những người lính được tuyển mộ sẽ phục vụ lực lượng trừ bị trong vòng 4 năm, chứ không phải là 2 năm như trước đây nữa. Và, sau khi mãn hạn trong lực lượng trừ bị, họ sẽ gia nhập lực lượng Vệ binh Quốc gia (Landwehr). Nhờ cải tổ của Roon, các trung đoàn mới của quân đội Phổ đã được thành lập. Trong năm 1862 quân số của lực lượng chính quy Phổ đã được mở rộng gấp đôi. Ngoài ra, mặc dù vai trò trong cuộc Chiến tranh Giải phóng năm 1813 của Vệ binh Quốc gia vẫn còn được ca ngợi trong một huyền thoại mang tính dân tộc chủ nghĩa, Roon tin rằng "Landwehr" là một đội ngũ yếu kém về quân sự lẫn chính trị: hạn chế về tính thực tiễn và thiếu sự tinh nhuệ. Vì thế, ông đã cắt giảm vai trò của lực lượng này: việc phục vụ trong đội ngũ Vệ binh Quốc gia bị giảm từ 7 năm xuống 5 năm, dưới sự giám sát chặt chẽ trong quân đội chính quy, qua đó biến Vệ binh Quốc gia theo một lực lượng trừ bị hạng hai trên chiến tuyến. Đồng thời, Roon cũng chia nước Phổ làm 8 quân khu và giao việc kiểm soát Vệ binh Quốc gia cho Bộ Tư lệnh các quân khu này.
Những đề xuất tái cấu trúc quân đội của Roon đã vấp phải sự phản kháng mãnh liệt từ phe tự do chủ nghĩa vốn chiếm đa số trong Quốc hội Phổ ("Preußischer Landtag"), đứng đầu là Đảng Tiến bộ, do quốc hội chủ trương đặt ngân sách quân sự dưới sự kiểm soát của nghị viện. Những người theo chủ nghĩa tự do coi các vấn đề quân đội là một minh chứng cho chế độ chuyên chế của Vương gia Phổ. Trong khi Roon cho rằng quân đội Phổ cần phải có thêm nhiều lính để bảo vệ quyền lợi của vương quốc chống lại Áo và Pháp, những người theo chủ nghĩa tự do cho rằng mục tiêu thực sự của Roon là "quân phiệt hóa" xã hội Phổ. Họ cho rằng, nếu cần thiết mở mang quân số, Vệ binh Quốc gia hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu của quân đội bằng nguồn lực dồi dào của họ. Tuy nhiên, về vai trò của "Landwehr", Roon đã phản bác: trong thời đại này, chiến tranh đã trở nên phức tạp và đòi hỏi lực lượng vũ trang trình độ chuyên môn cao chứ không chỉ quân số và tinh thần. Sau gần 8 năm xung đột chính trị (1859 – 1867), phần thắng cuối cùng sẽ thuộc về ông, với sự hỗ trợ đắc lực từ những thắng lợi chính trị của Thủ tướng Otto von Bismarck và những thắng lợi quân sự của Tổng tham mưu trưởng Moltke.
Anh hùng dân tộc.
Vào năm 1864, liên minh Áo-Phổ toàn thắng trong cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ hai với Đan Mạch năm 1864, song, thắng lợi này vẫn chưa đủ để khẳng định sự cần thiết của các biện pháp cải cách của Roon. Phải đến cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 thì ông mới trở nên được ủng hộ nồng nhiệt.
Khi cuộc Chiến tranh Áo-Phổ, Roon được thăng cấp "Thượng tướng Bộ binh". Ông đã tham gia trong thắng lợi quyết định tại Königgrätz, dưới quyền tổng chỉ huy của Moltke. Ông được nhận Huân chương Đại bàng Đen tại Nikolsburg trên con đường tại Viên. Ảnh hưởng của Roon đối với nhà vua lớn đến mức mà Moltke hầu như bị quên lãng: khi một sĩ quan mang một chỉ thị của Moltke đến cho Sư đoàn trưởng của mình, viên Sư đoàn trưởng thắc mắc: "Có vẻ là một mệnh lệnh tốt. Nhưng Tướng von Moltke là ai cơ chứ?". Đại thắng ở Königgrätz đã cho thấy thành công của các cuộc cải cách của ông. và giờ đây, Roon từ một người bị căm ghét nhất đã trở thành người được mến mộ nhất trên đất nước của mình. Tháng 9 năm 1866, Viện Dân biểu thông qua một khoản bồi thường đầy đủ cho những chi phí nằm ngoài hiến pháp của Chính phủ suốt 4 năm qua. Năm sau, Quốc hội tuyên bố chấp thuận các cuộc cải cách quân sự. Vào ngày 20 tháng 8 năm 1866, Roon hoan hỉ viết thư báo cho nhà vua rằng cuộc xung đột giữa Vương triều với Quốc hội cuối cùng đã kết thúc.
Cơ chế quân đội của ông đã được toàn bộ Liên bang Bắc Đức áp dụng sau năm 1866. Trong các năm về sau, cơ cấu mới mẻ này cũng được mọi quốc gia khác ở lục địa châu Âu học theo.
Trong Chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870 – 1871, Roon đã tháp tùng vua Wilhelm I đi chinh chiến. Nhờ có cuộc canh tân của Roon, người Phổ đã tổng động viên được hàng triệu binh lính khi cuộc chiến tranh này nổ ra. Cuộc chiến là một thắng lợi vang dội đối với Phổ và Roon đã có đóng góp đáng kể đến thành công này. Vào ngày 19 tháng 1 năm 1871, lễ kỷ niệm 50 ngày gia nhập quân ngũ của ông đã được tổ chức tại điện Versailles, Pháp, nơi mà Wilhelm I, người vừa lên ngôi hoàng đế Đức ngày hôm qua, bày tỏ sự biết ơn đối với những cống hiến to lớn của ông. Ông được phong làm Bá tước ("Graf"), ngay sau Moltke. Sau khi thôi chức Bộ trưởng Chiến tranh và Bộ trưởng Hải quân, vào tháng 1 năm 1873, kế nhiệm Bismarck làm Thủ tướng Phổ, trong khi Bismarck vẫn tiếp tục là Thủ tướng của Đế quốc Đức. Tuy nhiên, sức khỏe yếu đã khiến cho ông phải trao lại ghế Thủ tướng cho Bismarck. Roon đã được phong hàm Thống chế vào ngày 1 tháng 1 năm 1873.
Roon qua đời tại thủ đô Berlin vào ngày 23 tháng 2 năm 1879. Ông được chôn cất tại hầm mộ của gia đình Roon tại lâu đài Krobnitz, về hướng tây Görlitz.
Kỷ niệm.
Thiết giáp hạm SMS "Roon" của Đế quốc Đức, hoàn thành năm 1906, được đặt theo tên của nhà quân sự Albrecht von Roon.
Thư mục.
Con trai ông là Waldemar Graf von Roon đã xuất bản bộ "Denkwürdigkeiten aus dem Leben des Generalfeldmarschalls Kriegsministers Grafen Roon" (Những trải nghiệm đáng nhớ từ cuộc đời của Thống chế và Bộ trưởng Chiến tranh Bá tước Roon) (2 tập, Breslau, 1892), và "Kriegsminister von Roon als Redner politisch und militärisch erläutert" (Khảo cứu về các Diễn văn Chính trị và Quân sự của Bộ trưởng Chiến tranh Roon) (Breslau, 1895). Thư từ của ông với bạn mình là Giáo sư Cl. Perthes từ năm 1864 cho đến năm 1867 cũng được xuất bản tại Breslau năm 1895.
Lưu ý.
Chú ý đến tên gọi của ông: "Graf" là một tước hiệu, tương đương với Bá tước, chứ không phải là một tên riêng hoặc tên lót. Trước năm 1919, tước hiệu nằm ở phía trước tên riêng. Tước hiệu cũ của những người còn sống sau năm 1919 là thành phần thuộc tên họ, do đó nằm phía sau tên thánh và không thể được dịch. Tước vị tương đương với "Nữ Bá tước" là "Gräfin". | 1 | null |
Cuộc vây hãm Constantinopolis năm 1203 được tiến hành bởi liên quân Thập Tự Chinh thứ Tư và những người ủng hộ hoàng đế Alexios IV của Đông La Mã. Cuộc vây hãm kết thúc khi quân Thập Tự tràn vào thành phố và Alexios III phải tháo chạy.
Cuộc bao vây.
Ngày 24 tháng 6 năm 1203, quân Thập Tự đã tới gần Constantinopolis. Lúc đầu, quân đội Thập Tự Chinh tấn công vào Chalcedon và Crisopoli nhưng đều bị đánh bật ra khỏi đất liền bởi các kị binh Cataphract thiện chiến từ Anatolia và Nicaea. Các chỉ huy Thập Tự nhận thấy để có thể tấn công vào thành phố thì cần đưa được quân qua eo biển Bosphorus rồi tấn công vào Tháp Galata, nơi đặt một đầu chuỗi xích sắt bảo vệ Golden Horn. Khoảng 200 tàu thuyền lớn nhỏ được giao nhiệm vụ chở các hiệp sĩ, ngựa và phần lớn bộ binh qua eo biển hẹp phía bắc ngoại ô Galata, nơi quân Đông La Mã đang dàn trận dọc bờ biển. Nhờ ưu thế về địa hình mở của bờ biển, các hiệp sĩ Thập Tự nhanh chóng đánh thủng phòng tuyến của quân Đông La Mã, buộc người Hy Lạp phải chạy xuống phía nam. Lừc lượng Thập Tự còn lại đổ bộ lên bờ biển phía nam và công pha Tháp Galata. Người Hy Lạp kháng cự kịch liệt song thất bại. Quân Thập Tự chiếm Tháp rồi hạ chuỗi xích sắt xuống cho hạm đội Venice tiến vào Golden Horn.
Người Venice và người Pháp tin rằng họ sẽ nhận được sự chào đón nồng hậu của dân chúng, nhưng thay vào đó là các cổng thành đóng kín và các cung thủ dày đặc trên những bức tường. Các đợt tấn công của quân Thập Tự đều bị đẩy lùi bởi hỏa lực của quân giữ thành. Các tòa tháp bao vây đều bị những cỗ máy bắn đá và máy bắn nỏ đặt trên các tháp canh phá hủy. Ngày 11 tháng 7, Alexios IV xuất hiện trước các bức tường thành với lá cờ của mình nhằm kêu gọi sự ủng hộ của dân chúng song vô hiệu. Bởi trong mắt người dân Constantinopolis nói riêng và Đông La Mã nói chung, cho dù bị cho là bạo chúa và bị Phương Tây gọi là kẻ soán ngôi nhưng Alexios III vẫn được coi là một hoàng đế chính thống của Đông La Mã. Sau nhiều ngày giao tranh ác liệt, Thập Tự quân cuối cùng cũng tiến được tới chân thành Constantinopolis còn hạm đội Venice tấn công các bức tường ven biển. 5000 ngự lâm quân Varangian đã chiến đấu ngoan cường, đẩy lùi các cuộc tấn công của quân Thập Tự trên đất liền. Quân Venice mặc dù chiếm được một đoạn tường thành với khoảng 25 tháp canh nhưng cũng bị đánh bật ra khi Alexios III mang tổng lực 17 đơn vị (khoảng 8.500 quân) tới cổng St.Romanus để phản kích lại 7 đơn vị Thập tự quân (khoảng 3.500 quân), nhưng thất bại. Cùng lúc này, một đám cháy lan rộng ra trong thành phố trong vòng ba ngày đã khiến 20,000 người mất nhà cửa.
Ngày 18 tháng 7 năm 1203, quân Venice cuối cùng cũng mở được một cổng thành và tràn vào. Nhận thấy tình thế đã thay đổi, Alexios vội mang theo gia đình và toàn bộ ngân khố bỏ chạy về Tiểu Á. Sáng hôm sau, Thập Tự quân đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy dân chúng phóng thích Isaac II khỏi nhà lao và tuyên bố ông là hoàng đế Đông La Mã, mặc dù lúc này ông đã bị mù và sức khỏe sa sút. Quân Thập Tự buộc Isaac II phải tuyên bố con trai của ông, Alexios IV làm đồng hoàng đế vào ngày 1 tháng 8, rồi chấm dứt cuộc vây hãm.
Sau cuộc bao vây.
Ngày 1 tháng 8 năm 1203, Alexios IV Angelos được trao vương miện hoàng đế của Đế quốc Đông La Mã, người sau đó đã cố gắng để ổn định tình tình thành phố song không thành công. Ngân khố của đế quốc trống rỗng, các giáo sĩ phản đối kịch liệt việc sáp nhập lại hai nhà thờ và quay ra chống đối lại hoàng gia. Quân đội Latin cần lương thực đã tự tán công vào các khu chợ và cửa hàng. Sự thù địch lan tràn khắp các đường phố. Dân chúng tấn công vào các binh sĩ Thập Tự quân và những thương gia Latin. Lửa cháy lan rộng ra cả một phần của thành phố, hủy hoại nhiều tàu chiến của Venice đang neo đậu trong Golden Horn.
Ngày 25 tháng 1 năm 1204, hoàng thân Alexios Doukas tiến hành một cuộc chính biến, lật đổ Alexios IV và Issac II. Ngày 8 tháng 2, Alexios IV bị xử tử trước dân chúng còn Issac II chết một cách bí ẩn. Ngay sau đó, Thập Tự quân tuyên bố chiến tranh với thành Constantinopolis. Tháng 3 năm 1204, Thập Tự quân và lãnh đạo Venetian đã quyết định chinh phục hoàn toàn Constantinopolis, đồng thời đưa ra một thỏa thuận chính thức để phân chia đế chế Đông La Mã với nhau. Đến cuối tháng 3, quân đội kết hợp đã bắt đầu vây hãm Constantinopolis. Hoàng đế Alexios V liền tăng cường hàng phòng thủ cho thành phố và động viên thêm binh lính tới giữ thành. | 1 | null |
Đá Hoài Ân là một rạn san hô thuộc cụm Thị Tứ của quần đảo Trường Sa. Đây là một rạn đá "nửa nổi nửa chìm" (cạn nước khi thủy triều thấp) có chiều dài khoảng 1,4 hải lý (2,6 km), chiều rộng khoảng 0,5 hải lý (0,93 km) và có một cồn cát nhỏ bên trên. Nằm cách đảo Thị Tứ 3,5 hải lý (6,5 km) về phía tây, cồn cát mà có nơi gọi là "Sandy Cay" này chỉ có chiều dài chưa đến 20 m.
Đá Hoài Ân cùng với Đá Tri Lễ và Đá Cái Vung được đề cập trong các tài liệu hàng hải quốc tế với tên chung tiếng Anh là "Sandy Cay", và trong tiếng Trung là 铁线礁 (bính âm: "Tiexian Jiao)."
Đá Hoài Ân là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát rạn san hô này. | 1 | null |
Đá Bồ Đề (tiếng Anh: chưa rõ; , Hán-Việt: "Phiến tiêu") là một rạn san hô thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm về phía đông nam của đá Long Điền, phía tây bắc của bãi Cái Mép và phía nam của bãi Sa Bin. Tọa độ của đá này là 9°31′0″B 116°23′30″Đ.
Đá Bồ Đề là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát rạn san hô này. | 1 | null |
Giải thưởng Tứ tự do là giải thưởng hàng năm được phát cho những nhân vật mà đã cho thấy là đã sống theo những nguyên tắc của cái gọi là bốn cái tự do, mà tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã nhấn mạnh trong cuộc thuyết trình trước Quốc hội Mỹ vào ngày 6 tháng giêng 1941
Vào những năm lẻ giải thưởng được viện Franklin và Eleanor Roosevelt trao tặng tại Hyde Park, New York cho các công dân Mỹ. Vào các năm chẵn thì được vinh danh bởi „Roosevelt Stichting“ tại Middelburg, Hà Lan cho những người không có quốc tịch Mỹ.
Giải thưởng này được trao tăng với năm loại:
Trong những năm 1984, 1990, 1995, 2002–2006 và 2008 còn được trao tặng thêm những giải đặc biệt.
Lịch sử.
Vào ngày 6 tháng 1 năm 1941 Roosevelt tuyên thệ, trong lúc thuyết trình về tình hình của đất nước, 4 tự do căn bản của con người, bài nói chuyện vì vậy cũng nổi tiếng là bài Tứ tự do. Lúc này Nhật chưa tấn công hải cảng Pearl Harbor và như vậy trước khi Mỹ tham dự vào Chiến tranh thế giới thứ hai.
Nguyên văn:
Bản dịch:
Hôn thê của Roosevelt Eleanor Roosevelt sau cái chết của chồng vào năm 1945 vẫn giữ vai trò đấu tranh tích cực để cho Tứ tự do được ghi vào Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hợp Quốc.
Các giải thưởng được bắt đầu trao tặng vào năm 1982, nhân ngày sinh nhật thứ 100 của Roosevelt cũng như kỷ niệm 200 năm từ Mỹ có quan hệ ngoại giao với Hà Lan. | 1 | null |
François Bozizé Yangouvonda (sinh 14 tháng 10 năm 1946) là tổng thống thứ 4 Cộng hòa Trung Phi từ 2003 đến 2013.
Bozizé trở thành sĩ quan quân đội trong thập niên 1970 dưới triều đại Jean-Bédel Bokassa; sau khi Bokassa bị lật đổ, Bozizé trở thành Bộ trưởng quốc phòng từ 1979 đến 1981 và Bộ trưởng thông tin từ 1981 đến 1982. Ông từng tham gia vào cuộc đảo chính năm 1982 nhằm lật đổ tổng thống André Kolingba nhưng thất bại và bị trục xuất khỏi nước Trung Phi. Nhiều năm sau, ông trở thành Tư lệnh quân đội dưới quyền tổng thống Ange-Félix Patassé, nhưng sau đó bắt đầu đứng lên nổi dậy chống Patassé năm 2001.
Lực lượng trung thành với Bozizé chiếm được thủ đô Bangui tháng 3 năm 2003, trong lúc tổng thống Ange-Félix Patassé đang ở nước ngoài, và Bozizé đảo chính tự phong mình làm tổng thống và tạo dựng chính phủ thân ông ta. Ông đã giành chiến thắng trong cuộc tranh cử tổng thống lần hai vào tháng 5 năm 2005, và tái đắc cử lần nữa vào tháng 1 năm 2011 khi chiến thắng ngay từ vòng bầu cử đầu tiên.
Tháng 12 năm 2012, lực lượng đối lập CAR phát động cuộc nổi dậy nhằm lật đổ triều đại của Bozizé do không chịu tuân thủ thỏa thuận hòa bình sau cuộc nội chiến Trung Phi năm 2007. Tháng 3 năm 2013, Bozizé phải chạy trốn sang Cộng hòa Dân chủ Congo do phe nổi dậy đã chiếm được Bangui và nắm quyền kiểm soát cung tổng thống cũng như lực lượng vũ trang. | 1 | null |
Đảo Loại Ta Tây (tiếng Anh: "Loaita Cay"; "/Panata"; ) là một cồn cát nhỏ thuộc cụm Loại Ta của quần đảo Trường Sa. Rạn san hô "nửa nổi nửa chìm" (cạn nước khi thủy triều thấp) nơi đảo này tọa lạc trải rộng khoảng 1,5 hải lý (2,8 km), có diện tích khoảng 1,5 km² và nằm cách đảo chính Loại Ta 5 hải lý (9,3 km) về phía tây bắc.
Đảo Loại Ta Tây hiện được kiểm soát bởi Philippines với một tiền đồn được xây dựng trên cồn cát của thực thể này.
Đảo Loại Ta Tây là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. | 1 | null |
Bãi Loại Ta Nam (tiếng Anh: "Loaita Nan") là một rạn san hô "nửa nổi nửa chìm" (cạn nước khi thủy triều thấp) thuộc cụm Loại Ta của quần đảo Trường Sa. Nằm cách rạn san hô chứa đảo Loại Ta Tây khoảng 0,8 hải lý (1,5 km) về phía tây nam, rạn san hô Loại Ta Nam có chiều dài theo trục đông bắc-tây nam khoảng 1,75 hải lý (3,2 km), chiều rộng khoảng 1 hải lý với tổng diện tích là 2,3 km². Tại đây có một xác tàu đắm.
Bãi Loại Ta Nam là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào đang thực sự kiểm soát rạn san hô này. | 1 | null |
Bệnh ghẻ cóc hay còn gọi là bệnh Yaws là một chứng bệnh viêm da gây sưng lở, sần sùi gây ra ở da người do tác nhân là xoắn khuẩn Treponema Pertenue gây ra. Bệnh ghẻ cóc chỉ gây tàn phế mà ít khi gây tử vong cho người bệnh.
Đại cương.
Bệnh ghẻ cóc là một căn bệnh mãn tính tái phát có thể kéo dài trong nhiều năm, bệnh không lây truyền qua đường tình dục và cũng không phải bệnh bẩm sinh. Bệnh ghẻ cóc có thể trở thành một bệnh mãn tính, tái phát bệnh sau 5-15 năm với tổn thương da, xương, khớp. Ở hầu hết bệnh nhân, khi bệnh ghẻ còn giới hạn ngoài da thì tổn thương tiêu hủy sớm xương khớp đã có thể xảy ra. Mặc dù các tổn thương có thể biến mất tự nhiên nhưng tình trạng nhiễm khuẩn thứ phát và thành sẹo là những biến chứng thường gặp.
Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng 75% bệnh nhân là trẻ em dưới 15 tuổi và nhiều nhất ở nhóm trẻ 6-10 tuổi. Thông thường, bệnh ghẻ cóc này không xuất hiện ở các trung tâm đô thị. Bệnh gia tăng theo mùa, có chu kỳ, đặc biệt là vào mùa mưa, khí hậu nóng, độ ẩm cao, điều kiện vệ sinh môi trường không tốt, thiếu sự giám sát y tế... Ở Việt Nam, bệnh ghẻ cóc thường xuất hiện ở các tỉnh ven biển miền Trung, trong đó có Quảng Ngãi.
Trong môi trường tự nhiên, xoắn khuẩn Treponema pertenue có thể tồn tại ở nhiều môi trường đa dạng, phong phú khác nhau như là đất, nước, các vùng đầm lầy. Xoắn khuẩn này thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa, đặc biệt hiện diện rất nhiều ở các sang thương ghẻ cóc thời kỳ 1 và 2. Đây là thời kỳ lây lan chính của bệnh ghẻ cóc.
Triệu chứng.
Người bị bệnh ghẻ cóc có tổn thương tiêu hủy mô mềm (biểu hiện trên da), sụn và xương khớp. Bệnh ghẻ cóc được phân thành bốn thời kỳ bệnh:
Trong bốn giai đoạn này thì các tổn thương da là biểu hiện đặc trưng của bệnh ghẻ cóc ở thời kỳ thứ nhứt và thời hai hay giai đoạn sớm, bệnh rất dễ lây. Ở thời kỳ muộn hay thời kỳ ba: có tổn thương tiêu hủy mô mềm, sụn, xương khớp nhưng bệnh không còn lây lan.
Thông tin khác.
Ở Việt Nam, vào năm 2012-2013, tại vùng Quảng Ngãi xuất hiện những ca bệnh nhân bị nhiễm bệnh lạ với những triệu chứng trùng khớp như bệnh ghẻ cóc, nhiều giả thiết đặt ra đây là bệnh ghẻ cóc, nhưng Bộ Y tế Việt Nam cho rằng đây không phải là bệnh ghẻ cóc, mà là bệnh bệnh viêm da dày sừng. Nguyên nhân ban đầu được chẩn đoán là gạo, ngũ cốc của dân tộc bị nhiễm nấm mốc, người dân tộc ở huyện Ba Tơ thường ăn gạo lúa ủ bị nấm mốc, một khảo sát cho thấy khoảng 20% các mẫu gạo và ngũ cốc bị nhiễm nấm aspergillus, loại nấm sản sinh ra aflatoxin, độc tố có thể gây độc cho gan và làm tổn thương da. | 1 | null |
Minh Vương hay còn gọi là Minh Vương M4U (sinh ngày 21 tháng 12 năm 1984) là nam ca sĩ và nhạc sĩ nhạc trẻ của Việt Nam, thuộc sở trường pop ballad.
Tiểu sử.
Minh Vương tên thật là Trần Trương Minh Vương, sinh ngày 21 tháng 12 năm 1984 tại Hà Nội. Anh từng là sinh viên của trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, khoa Guitar cổ điển. Trong thời gian học ở đây, Minh Vương đã lập nhóm nhạc 8X với vai trò dàn dựng phối bè và mixer
cùng với Bằng Cường và Tô Minh Đức, rồi sau đó là nhóm M4U cùng với Đinh Mạnh Ninh, Trần Hồng Dương, Nguyễn Mạnh Duy...
Sự nghiệp.
M4U.
M4U là một nhóm nhạc nam Việt Nam thành lập năm 2007 với 5 thành viên ban đầu, gồm 3 thành viên hiện tại: Minh Vương, Đinh Mạnh Ninh và Trần Hồng Dương. Tên M4U được lấy ý tưởng từ "Music For U (Muzik For U)", ban nhạc gồm 5 thành viên cùng sở thích và sở trường âm nhạc. Hoạt động một thời gian, nhóm quyết định tan rã để mỗi thành viên đi hát riêng, trưởng nhóm Minh Vương chia sẻ: "Tư tưởng của tôi là để cho các thành viên có thể thỏa sức. Bởi tôi biết nhóm nhạc chỉ là đam mê thôi, còn để kiếm sống được bằng nhóm nhạc là rất khó bởi có thể nhóm được mời đi diễn ở các show, các chương trình lớn nhưng lại rất thưa. Ban tổ chức có thể mời một nhóm nhạc khác chứ không phải M4U, đó là lý do các thành viên cũng phải tách ra solo để có kế sinh nhai của riêng mình". Đôi khi một số thành viên thỉnh thoảng ra bài hát mới và tham gia chương trình cùng nhau.
Hiện tại.
Năm 2008, ca khúc "Mưa" do anh sáng tác giành giải thưởng "Bài hát được yêu thích nhất" tháng 6 do khán giả bình chọn, tuy nhiên ban giám khảo sau đó phát hiện ra giai điệu ca khúc này lấy cắp từ ca khúc Nhật "Aitai" (hay "Want to love you") của Se7en. Bài hát sau đó bị loại khỏi chương trình.
Năm 2010, Minh Vương ra hoạt động solo qua ca khúc "Nhớ em", là sản phẩm do chính anh sáng tác. "Nhớ em" được Minh Vương viết khoảng một năm trước nhưng đến nay mới xong, anh chia sẻ: ""Thực ra Minh Vương chỉ muốn sáng tác và để dành đó vì mỗi sáng tác của Vương là hoàn toàn từ cảm xúc thật và nó như nhật ký, ghi lại khoảnh khắc của từng thời điểm tâm trạng lúc đó của Vương. Ban đầu bài hát chỉ mới ở dạng demo piano và Vương cũng không muốn phối khí và thu âm bài này vì mục đích ban đầu chỉ là lưu giữ kỷ niệm. Tuy nhiên, một vài người bạn, người em thân thiết đã động viên cũng như "ép" Vương ra mắt sản phẩm này một cách hoàn chỉnh nhất. Và hơn thế nữa, trong thời điểm các thành viên trong nhóm đều bận rộn công việc cá nhân, máu nghệ sĩ lại nổi lên và thế là Vương quyết định tung ra Nhớ em để thỏa đam mê của mình"". Anh cũng được chú ý qua nhiều ca khúc nhạc phim như: Vệt nắng cuối trời hay Đi qua bóng tối, v.v...
Cuối năm 2011, Minh Vương phát hành mini-album "Nỗi nhớ mang tên em" để dành tặng cho khán giả sau loạt đĩa đơn ra mắt trước đó. Bài hát trong album là "Nỗi đau xót xa" đã trở thành ca khúc hit và mang về cho anh giải thưởng Top 10 ca khúc của năm tại Zing Music Awards 2011.
Tháng 8 năm 2012, Minh Vương ra mắt đĩa đơn mang tựa đề "Đừng làm anh đau", đây là một sáng tác được bộ đôi nhạc sĩ trẻ Chí Thành và Hoàng Bảo Nam viết riêng dành tặng cho anh. Ca khúc là sự kết hợp của Minh Vương và ca sĩ trẻ Emily trong phần MV của mình. Tiếp đến, Minh Vương sẽ hợp tác với giọng ca họa mi Thùy Chi trong ca khúc "Xóa tên anh".
Năm 2013, Minh Vương đã mạnh dạn đầu tư và ra mắt album "Trả lại em hạnh phúc" với ca khúc chủ đề cùng tên. Album gồm 5 ca khúc, trong đó 2 ca khúc do chính anh sáng tác là "Anh hứa yêu em" và "Trao trọn tình yêu", album nói về sự hòa trộn giữa những cảm xúc buồn giận lẫn vui tươi trong tình yêu. Tại buổi họp báo ra mắt album mới này, Minh Vương tâm sự: "Có lẽ khi nghe xong album Trả lại em hạnh phúc, khán giả sẽ thấy thấp thoáng đâu đó hình ảnh các mối tình đã qua của Minh Vương. Trong đó có đôi chút ưu phiền nhưng vẫn ngầm ẩn chứa thông điệp tình yêu mạnh mẽ, bởi nhân vật trong bài hát luôn có được sự dứt khoát trong cách yêu của mình, cho dù là người ra đi hay ở lại". Cuối tháng 8, Minh Vương ra mắt "Ký ức còn đâu" cùng nam ca sĩ Hồ Quang Hiếu, ca khúc được nhạc sĩ Lương Duy Thắng sáng tác, sau đó được nhà sản xuất Daniel Mastro phối lại bằng bản remix.
Năm 2014, anh đạt thành công với ca khúc "Anh nhớ em người yêu cũ", đây cũng là tác phẩm mới nhất của anh.
Năm 2015, Minh Vương ra mắt thêm hai album nữa là " Nỗi đau nhẹ nhàng" và " Yêu thương muộn màng".
Đời tư.
Năm 2013, Minh Vương nhận hai anh em song sinh Hoàng Hữu Bảo An và Hoàng Hữu Trường An (tên thường gọi ở nhà là Tom và Tin) làm con nuôi, đây là con của cặp vợ chồng bạn thân anh. Minh Vương chia sẻ: "Từ nhỏ Tom và Tin đã rất yêu bóng đá và âm nhạc. Nếu sau này các bé muốn đi theo nghệ thuật thì Minh Vương sẵn sàng đào tạo và giúp đỡ các cháu trên con đường nghệ thuật". Đặc biệt, trong clip sắp tới của Minh Vương, anh sẽ cho hai đứa con của mình thử sức trước ống kính máy quay bằng một vai diễn nhỏ.
Ngày 12 tháng 3 năm 2014, Minh Vương chính thức tổ chức lễ cưới với bạn gái Lan Phương sau 7 năm hẹn hò tại Hà Nội. Lan Phương sinh năm 1986, hiện đang công tác tại Hà Nội. Cô cũng từng làm diễn viên phụ họa cho Minh Vương trong MV "Giáng sinh cuối". Trước đó vào năm 2012, Minh Vương được mời làm giám khảo cho cuộc thi Tìm kiếm Nữ sinh trong mơ, anh đã dẫn bạn gái đi cùng đến trường Đại học Hà Nội. Và đến nay anh đã có 2 con 1 trai 1 gái. Con gái anh là Trần Phương Viên 6 tuổi và con trai là Trần Phúc Minh 2 tuổi
Album phát hành.
2021: có ai biết một ngày
2021: Mong ước bình thường
2021: Cafe đắng và mưa ft Hương Ly
2021: Mình lạc nhau muôn đời
2021: Tên con là Na
2021: Cám ơn vợ yêu
2022: Nỗi đau xót xa ft Dương Edward Nguyễn
2022: Nhìn về phía em ft Đình Dũng
2022: Em lấy chồng ft Khắc Việt.
2022: Người có còn thương ft Thương Võ
2022: Nếu không yêu sẽ không đau lòng
2023: Happy in love ft Ngọc Anh Thư ( Nhạc phim Đừng làm mẹ cáu)
2023: Anh có đôi bàn tay
2023: Hãy để anh yên ft Đặng Tuấn Phương.
2023: Rất lâu rồi mới khóc ft Đặng Tuấn Phương
2024: Đường ngày mai ft Đặng Tuấn Phương
2024: ft Du Thiên | 1 | null |
Sát thủ đầu mưng mủ (phụ đề: "Thành ngữ sành điệu bằng tranh") là tên một cuốn sách tập hợp thành ngữ dân gian đương đại xuất bản năm 2011 của họa sĩ Thành Phong, một trong hai mẩu của Phong Dương. Năm 2013, cuốn sách được tái bản lại với tên Phê như con tê tê có bổ sung, sửa chữa so với ấn bản đầu tiên.
Nội dung.
Cuốn sách được họa sĩ Thành Phong thực hiện với mục đích tập hợp "những câu nói phổ biến trong "xã hội" của một thời, nhưng dưới hình thức vui vẻ nhất". Những câu nói ấy hầu hết đều có chung đặc điểm là dễ nói, có vần điệu, hình ảnh dù đôi lúc hình ảnh không hợp logic lắm. Ví dụ, tên sách tái bản cũng là tên một thành ngữ trong sách, "Phê như con tê tê" dùng để chỉ trạng thái thoả mãn, sung sướng tột đỉnh vì một chuyện gì đó, có hình minh hoạ là một con tê tê đang phê thuốc lào.
Phát hành.
Lần đầu phát hành năm tháng 10 năm 2011, cuốn sách đã dấy lên hai luồng ý kiến trái chiều. Phần đông ý kiến phản ứng đều cho là tác giả cổ súy việc sử dụng "ngôn ngữ cải biên" (như các báo gọi); sự phản đối này lại đến từ những người trẻ. Một blogger bình luận về câu "Một con ngựa đau, cả tàu được ăn thêm cỏ" rằng "đích thị là đi ngược lại truyền thống đạo đức ông cha để lại". Còn những người lớn tuổi lại tỏ ra hứng thú với lối sáng tạo ngôn ngữ hiện nay. Điển hình, tại buổi Toạ đàm "Ngôn ngữ giới trẻ thời @ qua tranh của họa sĩ Thành Phong" tại Hà Nội, giáo sư Văn Như Cương bày tỏ sự thích thú với cách nói mới, đồng thời bày tỏ "(lối nói trên) mang lại những ý nghĩa quá thú vị và bất ngờ mà lối văn phong truyền thống không thể nào diễn tả được". Ông nói: "Thành ngữ cũng có những giai đoạn, biến chuyển cho hợp thời và có những câu ở đây tôi rất thích."
Sau khi phát hành không lâu, scan lậu của cuốn sách đã tràn lan khắp mạng internet gây nên sự phẫn nộ của họa sĩ. Để bày tỏ sự phản đối của mình, họa sĩ Thành Phong đăng bài "Gửi bạn ăn cắp" trên blog mình. Cũng trong thời gian này, cuốn sách đã bị Nhà xuất bản Mỹ thuật, đơn vị liên kết phát hành, ra quyết định thu hồi.. Hành động này đã khiến scan lậu lên ngôi.
Năm 2013, Nhã Nam thông báo sẽ tái bản cuốn sách với tên gọi mới "Phê như con tê tê", với hình bìa mới thay cho hình bìa "sát thủ" và nội dung có sửa chữa sau khi tiếp thu ý kiến của nhiều người. Sự tái bản này là để đáp ứng nhu cầu rất lớn của độc giả. Đồng thời, ông Vũ Hoàng Giang, Phó Giám đốc Nhã Nam cho rằng "xét cho cùng, đây là cuốn sách có một số giá trị nhất định, chứ không phải là sách vô giá trị". | 1 | null |
Richtersveld là một cảnh quan sa mạc miền núi đặc trưng bởi các hẻm núi gồ ghề và núi cao. Nó nằm ở góc phía tây của tỉnh Bắc Cape, Nam Phi. Nơi đây đầy cảnh quan thay đổi, từ các đồng bằng ven biển đầy cát và bằng phẳng tới các dãy núi cheo leo đầy đá núi lửa sắc nhọn và cảnh quan tươi tốt của sông Orange, tạo thành vùng biên giới với nước láng giềng Namibia. Khu vực này có độ cao dao động từ mực nước biển tới 1.377 m (4518 ft) tại Cornellberg.
Nằm ở phía bắc của Nam Phi thuộc vùng Namaqualand, đây là khu vực khô cằn, đại diện cho phong cảnh khắc nghiệt, nơi nước là một thứ khan hiếm và chỉ có các dạng sống khó tồn tại. Mặc dù vậy, Richtersveld được coi là một nơi đa dạng sinh học ở vùng nóng và khô hạn trên Trái Đất, với một số lượng đáng kinh ngạc của các loài thực vật, chim và động vật (phần lớn trong số đó là các loài đặc hữu).
Một phần của khu vực này được ghi vào danh sách di sản thế giới của UNESCO bởi các giá trị văn hóa của nó, nhưng nơi đây còn là một nơi yêu thích của các khách du lịch muốn khám phá thiên nhiên Nam Phi với cảnh quan đôi khi được mô tả là "Sao Hỏa". Mặc dù cằn cỗi và hoang vắng, xem xét kỹ hơn cho thấy khu vực giàu có dạng sống trong sa mạc, với một mảng các sinh vật đặc biệt thích nghi để tồn tại.
Nhiệt độ ở đây vô cùng khắc nghiệt, vào mùa hè có thể đạt trên 50 °C. Còn mưa ở đây rất hiếm. Cuộc sống tại Richtersveld phụ thuộc vào độ ẩm từ sương mù buổi sáng sớm. Người dân địa phương gọi nó là "Ihuries" hay "Malmokkies" và nó làm cho sự sống còn có thể tồn tại cho một loạt các loài bò sát, chim và động vật có vú nhỏ.
Phần phía bắc của khu vực này đã được công bố như là một vườn quốc gia vào năm 1991 sau 18 năm đàm phán với cộng đồng dân địa phương, những người sống và chăn thả gia súc của họ trong khu vực. Nó có diện tích 1.624,45 km2.
Tháng 6 năm 2007, "Khu thắng cảnh văn hóa và thiên nhiên Richtersveld", ở phía nam của vườn quốc gia được ghi nhận vào danh sách di sản thế giới.
Khí hậu.
Khí hậu ở đây rất khắc nghiệt với nhiệt độ lên đến 53 °C được ghi nhận vào giữa mùa hè. Ban đêm mát mẻ hơn và mang tới những giọt sương, lượng nước ít ỏi để nuôi dưỡng và tạo thành một hệ sinh thái độc đáo.
Động thực vật.
Vườn quốc gia này tự hào có con loài chim tuyệt đẹp, cùng sự đa dạng bao gồm các loài động vật như "Pelea capreolus", "Raphicerus campestris", "Oreotragus oreotragus", Linh dương hoẵng, Kudu, ngựa vằn núi Hartman, khỉ đầu chó, khỉ vervet, Linh miêu tai đen và báo.
Thực vật
Với 650 loài thực vật, công viên này tự hào có sự đa dạng lớn nhất thế giới succulents và đại diện cho một ví dụ về một trong những thú vị nhất mega-hệ sinh thái trên thế giới, các Karoo.
Odd thực vật
Khu vực này là nhà của một số cây dị thường, nhiều trong số đó không được tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên Trái Đất. Đứng đầu trong số này là "Halfmensboom" ("Pachypodium namaquanum Welw"), dịch theo nghĩa đen có nghĩa là "người nửa cây". Tên của cây này có bởi hình dáng của cây này giống con người. Phần ngọn của nó bao gồm các lá dày và nhăn, làm cho nó trông giống như một cái đầu người.
Những cây này được những người Nama bản địa tôn kính và coi như là hiện thân của tổ tiên họ, một nửa con người, một nửa thực vật.
Ngoài ra, nơi đây còn tìm thấy những loài cây như cây rung, cây lô hội và một loạt các loài cây mọng nước khác.
Văn hóa.
Khu vực này là nơi sinh sống của người Nama và các dân tộc khác. Cộng đồng địa phương, ban quản lý vườn Quốc gia kết hợp với hệ thống vườn quốc gia Nam Phi (SANParks) hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc quản lý di sản thế giới. Khu vực có truyền thống du mục, những người chăn thả với lối sống và văn hóa cổ xưa của mình. Đó là cuộc sống văn hóa của người KhoiKhoi (trong đó, Nama là gia tộc còn sống sót) đã từng chiếm lĩnh toàn bộ phần phía tây nam của châu Phi. Phần di sản thế giới được công nhận theo các tiêu chí văn hóa của Công ước di sản thế giới mặc dù nó được công nhận bởi các giá trị văn hóa tồn tại mang tính liên tục của người dân nơi đây về bản chất là được kết nối với môi trường tự nhiên. | 1 | null |
Chiến dịch Praha là chiến dịch lớn cuối cùng của Quân đội Liên Xô và các đồng minh tại châu Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Diễn ra từ ngày 5 đến ngày 12 tháng 5 năm 1945, đây là một trong số ít các chiến dịch tấn công chiến lược có thời gian ngắn nhất trên mặt trận Xô-Đức. Tham gia chiến dịch có ba Phương diện quân Liên Xô cùng với hai tập đoàn quân Romania, một tập đoàn quân Ba Lan và một quân đoàn Tiệp Khắc với 180 sư đoàn có tổng quân số lên đến gần 2.100.000 người. Đối diện với khối quân khổng lồ này là hơn 900.000 quân Đức và các đơn vị Quân giải phóng Nga (ROA) từ các hướng bị thua trận rút về Tiệp Khắc.
Sau bốn ngày tấn công liên tục, Phương diện quân Ukraina 1 đã giải phóng thủ đô Praha của Tiệp Khắc, phối hợp với Phương diện quân Ukraina 2 và Phương diện quân Ukraina 4 vây chặt Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) tại phía Đông Praha. Sau ba ngày giao chiến, Cụm tập đoàn quân này hạ vũ khí đầu hàng quân đội Liên Xô. Trên biên giới Áo-Tiệp Khắc, Cụm tập đoàn quân Áo (Đức) cũng hạ vũ khí đầu hàng Tập đoàn quân 3 (Hoa Kỳ). Thắng lợi nhanh chóng của quân đội Liên Xô trong Chiến dịch Praha cũng đặt dấu chấm hết cho các đạo quân Nga chiến đấu dưới cờ của quân đội Đức Quốc xã, bao gồm Quân đoàn Vlasov, các sư đoàn ROA và các đơn vị SS người Cossack.
Trong thời gian diễn ra chiến dịch, những người Tiệp Khắc yêu nước, chống phát xít đã nổi dậy khởi nghĩa tại Praha, làm phá sản kế hoạch biến Praha thành một Berlin thứ hai của Bộ Tổng tư lệnh tối cao lục quân Đức và chính phủ của đô đốc Karl Dönitz, bảo toàn tương đối nguyên vẹn một số công trình kiến trúc có giá trị lịch sử của thủ đô Praha cổ kính.
Kết thúc chiến dịch, quân đội Liên Xô và quân đội Hoa Kỳ đã gặp nhau trên tuyến phân giới České Budějovice - Plzeň - Karlovy Vary. Đây là tuyến giới hạn tấn công được I. V. Stalin, Franklin D. Roosevelt và Winston Churchill thỏa thuận tại Hội nghị Yalta từ ngày 4 đến 11 tháng 2 năm 1945.
Bối cảnh chiến dịch.
Ngày 30 tháng 4 năm 1945, những người lính của Phương diện quân Byelorussia 1 (Liên Xô) đã cắm lá cờ chiến thắng lên nóc nhà Quốc hội Đức. Cũng trong ngày 30 tháng 4, Văn phòng đế chế (còn gọi là Toà nhà Đế chính) nằm trên đại lộ Friedrich Wilhelm bị Quân đội Liên Xô đánh chiếm. Adolf Hitler tự sát. Ngày 2 tháng 5, đến lượt trụ sở cơ quan an ninh Đức Quốc xã trên đường Unter den Lindel (Dưới rặng bồ đề) thất thủ. Mặc dù chiến sự ở khu vực Berlin cơ bản đã chấm dứt nhưng tại Tây Tiệp Khắc, phía Đông Nam nước Áo, tại bán đảo Kurland và một số đảo trên biển Baltic, quân Đức vẫn không chịu hạ vũ khí. Cùng ngày, tướng Alfred Jodl thay mặt Bộ Tổng tham mưu Đức ký mệnh lệnh:
Căn cứ vào mệnh lệnh này, quân Đức chỉ hạ vũ khí trên mặt trận phía Tây và mặt trận Ý trong khi vẫn liên tục phản kích vào sườn trái Phương diện quân Ukraina 1 và ngăn chặn Phương diện quân Ukraina 2 (Liên Xô) ở ngoại vi Brno. Ngày 2 tháng 5, Thống chế Albert Kesselring, tư lệnh Cụm tập đoàn quân Italia được sự uỷ nhiệm của Thủy sư đô đốc Karl Dönitz ký thỏa thuận song phương với Bộ tư lệnh quân Đồng Minh tại Địa Trung Hải chấp thuận ngừng bắn ở Bắc Ý.
Trong cơn hấp hối của chế độ phát xít ở Đức khi Berlin, trung tâm quyền lực của Đế chế thứ ba thất thủ, Bộ Tổng chỉ huy tối cao Lục quân Đức đã không còn nắm được quyền điều khiển quân đội trên các mặt trận. Quyền chỉ huy quân đội bị phân rã đến tư lệnh các cụm tập đoàn quân, các tập đoàn quân, quân đoàn, sư đoàn. Đến lượt họ, các tư lệnh chiến trường này cũng không thể kiểm soát được tình hình một quân đội hùng mạnh một thời đang trên đà tan rã. Chỉ có bộ máy SS và Gestapo là vẫn hoạt động một cách chuyên nghiệp và có kỷ luật, bất chấp những thất bại quân sự to lớn trên cả mặt trận phía Đông lẫn mặt trận phía Tây. Ở nhiều chiến trường, các sĩ quan chỉ huy, các đơn vị của lực lượng SS ngày càng đảm nhận vai trò chỉ đạo và trực tiếp tác chiến quan trọng hơn các lực lượng quân đội. Chiến trường Tiệp Khắc trong những ngày cuối cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Âu thể hiện nổi bật vai trò của lực lượng SS. Trong số các tập đoàn quân còn lại của nước Đức Quốc xã, chỉ có các quân đoàn SS là những đơn vị còn giữ được sức chiến đấu cao. Điều đó gây ra những khó khăn không nhỏ cho quân đội Liên Xô ở phía Đông và quân đội Anh - Mỹ ở phía Tây nước Đức Quốc xã.
Để kéo dài thời gian nhằm ngăn cản quân đội Liên Xô tiến công sâu hơn sang phía Tây, tạo điều kiện cho các đơn vị quân Đức gồm cả quân đội và SS có cơ hội đầu hàng quân đồng minh Anh - Mỹ chứ không đầu hàng Liên Xô, trong những ngày cuối của cuộc chiến, tại chiến trường Tiệp Khắc đã tập trung một cụm quân rất lớn gồm các quân đoàn xe tăng và bộ binh SS thuộc cánh trái của Tập đoàn quân xe tăng 6 SS, các tập đoàn quân xe tăng 1 và 4, các tập đoàn quân binh chủng hợp thành 7, 8 và 17 với tổng quân số không ít hơn tổng quân số Đức Quốc xã có mặt tại mặt trận phía Nam Liên Xô hồi năm 1942. Dưới sự chỉ đạo của Thủy sư đô đốc Karl Dönitz, người thay thế Adolf Hitler đứng đầu chính phủ Đức Quốc xã, tướng Alfred Jodl đã yêu cầu viên tư lệnh quân quản Đức tại Praha phải chuẩn bị nhiều ngôi nhà kiên cố ở Praha để bố trí chỗ làm việc cho cơ quan chính phủ Đức Quốc xã cũng như Bộ chỉ huy tối cao quân đội Đức. Tuy nhiên, những người yêu nước Tiệp Khắc đã làm hỏng ý đồ biến Praha thành một Berlin thứ hai này. Cuộc khởi nghĩa của họ nổ ra ngày 5 tháng 5 đã chặn con đường rút sang phía Tây của Tập đoàn quân xe tăng 1, các tập đoàn quân 8 và 17. Thay vì rút chạy sang tuyến kiểm soát của quân đội Hoa Kỳ trên vùng biên giới Đức - Tiệp Khắc và Áo - Tiệp Khắc, các tập đoàn quân này phải lao vào cuộc chiến để đánh chiếm Praha, mở đường rút sang phía Tây.
Binh lực và kế hoạch.
Quân đội Liên Xô và các đồng minh.
Quân đội Liên Xô.
Phương diện quân Ukraina 1 do nguyên soái I. S. Konev làm tư lệnh, đại tướng I. Ye. Petrov làm tham mưu trưởng. Tổng quân số 806.400 người. Thành phần gồm có:
Phương diện quân Ukraina 2 do nguyên soái R. Ya. Malinovsky làm tư lệnh, đại tướng M. V. Zakharov làm tham mưu trưởng. Tổng quân số 613.400 người.
Phương diện quân Ukraina 4 do đại tướng A. I. Yeryomenko làm tư lệnh, thượng tướng L. M. Sandalov làm tham mưu trưởng. Tổng quân số 350.900 người. Thành phần các đơn vị không thay đổi đáng kể so với Chiến dịch tấn công Moravská-Ostrava.
Quân đội Romania.
Được phối thuộc cho Phương diện quân Ukraina 2 gồm 2 tập đoàn quân. Tổng quân số 139.500 người. Thành phần không thay đổi đáng kể so với Chiến dịch tấn công Bratislava-Brno.
Quân đội Tiệp Khắc.
Quân đoàn Tiệp Khắc 1 chiến đấu trong đội hình Phương diện quân Ukraina 4. Tổng quân số 48.400 người. Thành phần không thay đổi đáng kể so với Chiến dịch tấn công Moravská-Ostrava.
Kế hoạch.
Sau khi đánh chiếm Berlin, quân đội Liên Xô tiếp tục thực hiện các chiến dịch và các cuộc chuyển quân để tiến tới tuyến phân giới trên chiến trường châu Âu như đã thỏa thuận với các nước Đồng Minh chống phát xít tại Hội nghị Yalta. Tại Tiệp Khắc, một khối quân lớn thuộc Cụm Tập đoàn quân Trung tâm (Đức) vẫn tiếp tục kháng cự tại khu vực Olomouc. Các đơn vị Đức thất trận tại Viên, Morava, Thượng Silesia đều rút quân về hướng thủ đô Tiệp Khắc. Tình hình tiến triển rất nhanh chóng buộc Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô phải có các biện pháp nhằm nhanh chóng đánh bại Cụm tập đoàn quân Trung tâm rất mạnh của Đức và giải phóng Tiệp Khắc. Tối 30 tháng 4 năm 1945, I. V. Stalin ra chỉ thị cho R. Ya. Malinovsky và A. I. Yeryomenko:
STAVKA cũng chỉ thị cho nguyên soái Konev:
Tuy nhiên, Bộ Tổng tham mưu Liên Xô khi nghiên cứu so sánh binh lực trên chiến trường đã chỉ ra rằng Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) gồm gần 1 triệu quân và Cụm tập đoàn quân Áo (Đức) có hơn nửa triệu quân sẽ không dễ dàng để cho các phương diện quân Ukraina 2 và 4 (Liên Xô) hoàn thành nhiệm vụ. Chiến tranh có thể sẽ kéo dài thêm nửa tháng hoặc lâu hơn nữa trong khi các sự kiện sắp tới có thể sẽ quyết định vận mệnh của các dân tộc ở Tiệp Khắc. Vì vậy cần phải mở một mũi đột kích mạnh từ phía Bắc Praha mới có thể nhanh chóng kết liễu Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) đang đóng tại Tiệp Khắc. Để Phương diện Ukraina 1 của nguyên soái I. S. Konev có thể rảnh tay bên sườn phải và tập trung đột kích nhanh đến Praha, rạng sáng ngày 1 tháng 5, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô (STAVKA) chỉ thị cho nguyên soái G. K. Zhukov điều các tập đoàn quân 3, 33 và 69 bên cánh trái Phương diện quân Byelorussia 1 thay thế cho các tập đoàn quân cận vệ 3, cận vệ 5, xe tăng cận vệ 3, xe tăng cận vệ 4 trên hướng Wittenberg. Bốn tập đoàn quân cận vệ và xe tăng cận vệ được rút ra này phải mở hai mũi đột kích đồng tâm cực mạnh xuống phía Nam vào hướng Tây Praha, phối hợp với mũi đột kích của Phương diện quân Ukraina 2 khép vòng vây xung quanh Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) ở phía Tây và phía Nam Tiệp Khắc. Phương diện quân Ukraina 4 được lệnh tấn công liên tục vào chỗ lồi Olomouc - Přerov - Prostějov, giam chân chủ lực quân Đức tại phía Đông Praha trong vùng núi Rudnia và Sudetes.
Đêm ngày 3 rạng ngày 4 tháng 5, Bộ Tổng tham mưu Liên Xô đã xây dựng xong kế hoạch chiến dịch Praha, chiến dịch tấn công chiến lược cuối cùng của quân đội Liên Xô tại châu Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Lúc 1 giờ 10 phút ngày 4 tháng 5, nguyên soái I. S. Konev, tư lệnh Phương diện quân Ukraina 1 nhận được mệnh lệnh tác chiến của STAVKA:
Chiều ngày 4 tháng 5, tại Sở chỉ huy tiền phương của Phương diện quân Ukraina 1 đóng ở Finsterwalder, nguyên soái Ivan Stepanovich Konev đã gặp gỡ tướng 4 sao Omar Nelson Bradley, tư lệnh Cụm tập đoàn quân 12 (Hoa Kỳ) và các sĩ quan tùy tùng của ông. Tại cuộc gặp, tướng Omar N. Bradley đã đề nghị được giúp đỡ quân đội Liên Xô tiêu diệt cánh quân Đức đóng ở Tiệp Khắc. I. S. Konev cảm ơn thiện ý của đồng minh Hoa Kỳ. Tuy nhiên, xét thấy đề nghị đó vi phạm tuyến phân giới giới hạn tiến quân của các bên đồng minh ở Trung Âu dọc theo các dòng sông Elbe, Mulde qua Chemnitz, Karlovy Vary, Plzeň đến České Budějovice, I. S. Konev cho rằng việc chấp nhận sự giúp đỡ đó nằm ngoài thẩm quyền của ông khi không có thỏa thuận ở cấp lãnh đạo cao nhất của hai bên thay đổi tuyến phân giới đã ấn định. I. S. Konev cũng cam đoan rằng cánh quân Đức tại Tiệp Khắc nhất định sẽ bị quân đội Liên Xô đánh tan trong thời hạn ngắn nhất có thể.
Quân đội Đức Quốc xã và ROA.
Đức Quốc xã.
Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) do thống chế Ferdinand Schörner chỉ huy, trung tướng Oldwig von Natzmer làm tham mưu trưởng. Binh lực gồm có:
Cánh trái của Cụm tập đoàn quân Áo do thượng tướng Lothar Rendulic làm tư lệnh:
Diễn biến.
Khởi nghĩa Praha.
12 giờ trưa ngày 5 tháng 5, những người yêu nước Tiệp Khắc ở Praha đã phát động cuộc khởi nghĩa chống lại quân đội Đức Quốc xã. Theo thông báo của phái bộ quân sự Tiệp Khắc tại Moskva, cuộc khởi nghĩa được đặt dưới sự lãnh đạo của Hội đồng dân tộc Séc "(České národní rady, viết tắt: ČNR)" do giáo sư Đại học Praha Albert Pražák đứng đầu. Những người khởi nghĩa đã đánh chiếm Đài phát thanh Praha và phát đi thông báo kêu gọi binh lính Tiệp Khắc, các nhân viên cảnh sát và người dân nổi dậy chống lại quân chiếm đóng Đức Quốc xã. Một số mục tiêu quan trọng của thành phố như nhà ga trung tâm, nhà bưu điện. Lúc 12 giờ 30 phút, cờ Tiệp Khắc, cờ Liên Xô, cờ Anh, cờ Hoa Kỳ đã tung bay trên các điểm cao, các công sở và nhà ở của người Tiệp Khắc. Cờ Đức Quốc xã bị hạ, các tấm biển, khẩu hiệu, tranh cổ động.v.v... có in hình biểu tượng của nước Đức Quốc xã đều nhất loạt bị người dân xé bỏ. Cùng lúc, một đoàn đại biểu của do tướng František Slunečko ČNR dẫn đầu đã đến gặp thị trưởng Praha Alois Říha để trao tối hậu thư yêu cầu ông này bàn giao chính quyền và các lực lượng hiến binh, cảnh sát Tiệp Khắc cho những người khởi nghĩa. Một tối hậu thư khác cũng được gửi đến Bộ chỉ huy quân sự địa phương của Đức tại Praha.
Chiều ngày 5 tháng 5, những người khởi nghĩa đánh chiếm trụ sở Bộ chỉ huy quận sự thành phố Praha. Tướng Đức Rudolf Toussaint, tư lệnh quân Đức tại Praha và hai đại đội cảnh binh Đức tháo chạy về phía Tây thành phố. Ba doanh trại khác của quân Đức tại Praha bị những người khởi nghĩa bao vây. Những người khởi nghĩa đã chiếm được một số vũ khí của quân Đức trong thành phố gồm vào chục súng trường, tiểu liên, trung liên và 5 khẩu pháo 45 mm. Đêm mùng 5 tháng 5, trong Đài phát thanh Praha trên băng tần vô tuyến có bước sóng 415 mét liên tục phát đi những lời kêu gọi khởi nghĩa thì hàng vạn người dân Praha đã đổ ra đường, dựng chiến lũy, tìm kiếm vũ khí và gia nhập hàng ngũ quân khởi nghĩa. Đến tảng sáng ngày 6 tháng 5 năm 1945, mọi ngả đường ra vào thành phố đều bị quân khởi nghĩa phong tỏa. Đại tá Karel Kutlvašr, một trong các chỉ huy quân khỏi nghĩa cho biết họ đã biến Praha thành một pháo đài bất khả xâm phạm.
Quân đội Đức Quốc xã phản ứng quyết liệt hơn dự tính của những người khởi nghĩa. Tướng Rudolf Toussaint hứa với đô đốc Karl Dönitz, thủ tướng mới của nước Đức Quốc xã rằng sẽ lập lại trật tự trong vòng 24 giờ. Thống chế Ferdinand Schörner một mặt ra lệnh cho tướng SS Karl Hermann Frank, người chỉ huy vụ thảm sát khét tiếng ở Lidice và Ležáky, đồng thời đứng đầu chính quyền chiếm đóng Đức tại Séc khẩn trương đàm phán với Bộ chỉ huy Cụm tập đoàn quân 12 (Hoa Kỳ) về việc quân Đức rút ra đầu hàng quân Anh - Mỹ trên tuyến biên giới Áo - Tiệp. Mặt khác, điều động Sư đoàn xe tăng 2 SS "Das Reich", Sư đoàn xe tăng SS "Wiking" và Sư đoàn xe tăng xung kích 44 SS "Wallenstein" tiến đánh Praha từ ba hướng Bắc, Đông và Nam để mở đường thoát sang phía Tây cho Cụm tập đoàn quân Trung tâm. Ngày 6 tháng 5, hàng chục tốp máy bay Đức cất cánh từ các sân bay Rudin (Pardubice) và Hbelly (Mladá Boleslav) bắt đầu trút bom xuống Praha, gây thương vong cho hàng nghìn quân khởi nghĩa và thường dân.
Trong khi 30.000 quân khởi nghĩa tại 1.583 chiến lũy đang chống cự lại ba sư đoàn xe tăng Đức tấn công họ từ ba hướng, họ đã phá hoại con đường sắt nối Praha với Karlovy Vary ở phía Tây, Praha với Plzeň ở phía Tây Nam, buộc quân Đức phải hành quân bằng đường bộ. Các trận đánh nổ ra trên khắp các đường phố Praha. Tại Đài phát thanh Praha, quân Đức tập trung tại đây 1 tiểu đoàn xe tăng và 1 tiểu đoàn bộ binh SS có máy bay ném bom Ju-87 hỗ trợ nhưng trong suốt bốn ngày liền vẫn không thể chiến thắng được 3 đại đội quân khởi nghĩa do Jaroslav Záruba chỉ huy và không chiếm được mục tiêu này. Trong bốn ngày đó, những người khởi nghĩa ở Praha thông qua đài này đã gửi đến quân đội các nước đồng minh bằng các thứ tiếng Séc, Anh và Nga. Thông điệp bằng tiếng Nga phát đi lúc 5 giờ sáng ngày 6 tháng 5 có đoạn:
2 giờ 20 phút ngày 7 tháng 5, điện đài viên của Sở chỉ huy Phương diện quân Ukraina 4 tình cờ nhận được bức điện bằng tín hiệu Morse phát không mã từ Praha:
Ngay sau đó, trưởng phái đoàn quân sự Tiệp Khắc tại Moskva, tướng Heliodor Píka đã cung cấp cho quân đội Liên Xô mã hiệu và lịch thay đổi làn sóng điện của những người khởi nghĩa ở Praha. Đồng thời, ông cho biết những thông điệp tương tự cũng được gửi cho các đồng minh Anh và Hoa Kỳ.
Ngày 7 tháng 5 là ngày khó khăn nhất của cuộc khởi nghĩa. Các sư đoàn xe tăng Đức và lính bộ binh SS đã đồng loạt công kích trên các hướng từ Kobylisy đến cầu Trojský, từ Vysočany đến Karlín, từ Hrdlořezy đến Žižkov và từ Pankrác đến Michle. Ở nhiều nơi, binh lính Đức đã lùa hàng trăm dân thường đi trước để làm bia đỡ đạn nhằm vô hiệu hóa hỏa lực của những người khởi nghĩa. Có những lúc, những người khởi nghĩa tưởng chừng như đã bị tiêu diệt nhưng khi quân Đức đi qua thì tiếng súng lại nổ rền trên các chiến lũy. Đài phát thanh Tiệp Khắc vẫn được các đơn vị khởi nghĩa do Jaroslav Záruba giữ vững với sự chi viện của hơn 100 quân dù Liên Xô. Sáng ngày 8 tháng 5, Đài phát thanh Praha đưa lại nguồn tin từ hãng thông tấn USIS về việc quân đội Đức Quốc xã đã ký kết biên bản đầu hàng không điều kiện tại Reims. Nhân cơ hội này, ČNR đề nghị quân Đức tại Praha đàm phán về vấn đề đầu hàng để tránh đổ thêm máu trong khi các tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3 và 4 của Liên Xô từ phía Đông Nam nước Đức đang lao nhanh đến đây. Được sự đồng ý của thống chế Ferdinand Schörner, các tướng Karl Hermann Frank và Rudolf Toussaint bắt đầu đàm phán. Kết quả đàm phán là hồi 19 giờ 15 ngày 8 tháng 5 năm 1945, một bản thông cáo về việc đầu hàng của quân đội Đức Quốc xã tại Praha đã được Hội Chữ thập đỏ quốc tế truyền đi trên làn sóng 415 mét của Đài phát thanh Praha bằng cả tiếng Đức và tiếng Séc:
Tuy nhiên, vì nóng lòng muốn "tống cổ" quân Đức khỏi Praha, những đại diện của ČNR đã phạm sai lầm khi ký kết thỏa ước sơ bộ với quân Đức. Đó là việc cho phép quân Đức được giữ lại vũ khí bộ binh nhẹ. Tại các khoản 5, 6 và 7 của hiệp định giữa đại diện ČNR và đại diện Bộ tư lệnh Đức ở Séc và Morava viết:
Giáo sư đại học Praha Albert Pražák, người đứng đầu ČNR cho rằng khi ký kết hiệp định đầu hàng của quân Đức ở Tiệp Khắc, các đại biểu của họ đã "rơi vào thủ đoạn của bọn Đức" vì trên thực tế, quân Đức bị bao vây tại phía Đông Praha vẫn cầm vũ khí chống lại quân đội Liên Xô tại Tiệp Khắc cho đến ngày 12 tháng 5 năm 1945.
Với sự trợ giúp của quân đội Liên Xô trong thế thua trận hoàn toàn của nước Đức Quốc xã, cuộc Khởi nghĩa Praha (1945) thành công nhưng cái giá phải trả cũng không nhỏ. Hơn 3.000 quân khởi nghĩa và thường dân thiệt mạng, khoảng 10.000 người bị thương.
Giải phóng Praha.
Sự kiện ČNR phát động cuộc khởi nghĩa ở Praha đã thúc đẩy các chiến dịch cuối cùng của Quân đội Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai tại châu Âu diễn biến với tốc độ nhanh hơn. Thay vì chuyển sang tấn công vào ngày 7 tháng 5 như kế hoạch, các phương diện quân Ukraina 1, Ukraina 2 và Ukraina 4 đã phát động tấn công ngay từ sáng ngày 6 tháng 5. Mũi đột kích rất mạnh bằng hai tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3 và cận vệ 4 cùng hai tập đoàn quân binh chủng hợp thành cận vệ 3 và cận vệ 5 giáng vào phía Tây Bắc, Tây và Tây Nam Praha cùng với mũi trợ công do Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6, Cụm kỵ binh cơ giới cận vệ 1, các tập đoàn quân cận vệ 7 và 53 giáng vào hướng Đông Nam và Nam Praha đã làm cho chủ lực Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) ở phía Đông Praha rơi vào thế bị hợp vây trong khi tại Praha, quân khởi nghĩa Tiệp Khắc đang từng ngày từng giờ chờ đồng minh kéo đến.
Ngày 6 tháng 5.
Sau khi rút ngắn thời gian chuẩn bị chỉ còn nửa ngày, lúc 14 giờ ngày 6 tháng 5, Tập đoàn quân 13 của tướng N. P. Pukhov bắt đầu tấn công trên hướng Döbeln - Chemnitz sau một trận pháo kích ngắn. 17 giờ chiều cùng ngày, các quân đoàn bộ binh 27 và 102 đã tiến lên được từ 10 đến 15 km, đánh bật Quân đoàn 90 (Đức) về Zaida. Sẩm tối ngày 6 tháng 5, nguyên soái I. S. Konev ra lệnh cho tướng D. D. Lelyushenko phải đưa Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 4 vào tấn công ngay trên cửa đột phá mà Tập đoàn quân 13 vừa mở ra. Vì phải di chuyển cấp tốc từ Cottbus xuống nên đến 18 giờ chiều, Tập đoàn quân cận vệ 5 mới phát động tấn công trên hướng Dresden, theo sau là Quân đoàn xe tăng cận vệ 4. 20 giờ 45 phút (tức 18 giờ 45 phút theo giờ Berlin), Tập đoàn quân cận vệ 5 đã áp sát ngoại ô phía Bắc Dresden và bao vây thành phố từ ba phía. Mặc dù đêm mùng 6 rạng ngày 7 tháng 5, trời đổ mua lớn nhưng tướng P. S. Rybalko vẫn đưa các quân đoàn xe tăng vào chiến đấu. Nguyên soái I. S. Konev lệnh cho các tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3 và 4 để lại các thành phố và thị trấn lớn cho các tập đoàn quân cận vệ 3, cận vệ 5 và 13 giải quyết, còn bản thân họ phải nhanh chóng tiến xuống phía Tây Praha. 18 giờ cùng ngày, các đơn vị của Tập đoàn quân 6 (Liên Xô) đã bao vây và bức hàng Cụm tác chiến Quân đoàn bộ binh 8 (Đức) tại Breslaw.
Trên hướng Nam Praha, từ sáng ngày 6 tháng 5, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6, Cụm kỵ binh cơ giới cận vệ 1 và Tập đoàn quân cận vệ 7 đã mở một đột kích rất mạnh từ Brno và Drigolec dọc theo hai bờ sông Nigloba và ngay trong ngày đầu tiên đã đánh tan Quân đoàn xe tăng 4 (Đức). Tướng Ulrich Kleemann buộc phải thu thập các đơn vị tàn binh để tổ chức lại thành Cụm tác chiến "Fendhern Halle" với nòng cốt là Sư đoàn xe tăng 10 SS. Trên cánh trái, các tập đoàn quân 46 và cận vệ 9 được tăng cường Quân đoàn xe tăng 23 cũng phát động cuộc tấn công lớn vào Quân đoàn xe tăng 2 SS và Quân đoàn bộ binh 43 (Đức). Trong ngày đầu tiên, các quân đoàn Liên Xô đã đẩy lùi quân Đức 10 đến 12 km về phía Praha. Ở cánh phải, các tập đoàn quân 53 và 40 cũng phát động tấn công vào buổi chiều cùng ngày nhằm hình thành vòng vây bên trong đối với chủ lực của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) và che sườn phải cho cánh quân xe tăng - kỵ binh - cơ giới đang tấn công trên hướng Třebíz - Jihlava - Praha.
Ở hướng Đông, các tập đoàn quân 18, 38, 60 và cận vệ 1 cũng bắt đầu mở cuộc tấn công vào các quân đoàn 11, 49 và 72 (Đức) tại cái túi Přerov. Quân Đức chống cự đặc biệt ác liệt tại khu phòng thủ Olomouc vì đây là "cái miệng" của "cái túi" Přerov. Mất Olomouc đồng nghĩa vời việc ba quân đoàn Đức sẽ mất con đường cuối cùng thoát sang phía Tây. Trong ngày tấn công đầu tiên, các tập đoàn quân của Phương diện quân Ukraina 4 chỉ tiến lên được từ 8 đến 12 km trên cao nguyên Bohemia.
Trên hướng Bắc và Đông Bắc Praha, các tập đoàn quân 28, 52 (Liên Xô) và Tập đoàn quân Ba Lan 2 tấn công với tốc độ vừa phải chỉ 7 km trong ngày đầu tiên. Các tập đoàn quân 21, 31 và 59 tạm thời chưa hành động. Nguyên soái I. S. Konev không muốn đẩy quân Đức sang phía Tây khi vòng vây chưa khép chặt trên hướng Praha.
Ngày 7 tháng 5.
Rạng sáng ngày 7 tháng 5 (theo giờ Trung Âu) có tin quân Đức đã ký hiệp nghị đầu hàng ở Reims. Tư lệnh các tập đoàn quân đều điện hỏi I. S. Konev, R. Ya. Malinovsky, A. I. Yeryomenko và đều nhận được câu trả lời: "Địch chưa hạ vũ khí. Tiếp tục tấn công". Sang ngày 7 tháng 5, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 4 và Tập đoàn quân 13 tăng tốc độ tấn công về hướng Praha lên đến 45 km trong ngày. Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3 và Tập đoàn quân cận vệ 3 (được đưa từ thê đội 2 vào thay thế Tập đoàn quân cận vệ 5) cũng hành quân với tốc độ 25 km trong ngày. Quân đoàn xe tăng cận vệ 4 được điều động phối thuộc cho Tập đoàn quân cận vệ 5 để xử lý dứt điểm các cụm tác chiến quân đoàn "Kohlsdorfen" và "Moser" đang phòng thủ Dresden. Các tập đoàn quân 28, 31, 52 và Tập đoàn quân Ba Lan 2 có Quân đoàn cơ giới cận vệ 7 và Quân đoàn xe tăng Ba Lan 1 tăng cường bắt đầy gây sức ép mạnh hơn lên Quân đoàn xe tăng "Groß-Deutschland" và Quân đoàn xe tăng 57 (Đức) đang phòng thủ ở rìa phía Bắc cao nguyên Bohemia. Các tập đoàn quân 21, 31 và 59 bắt đầu hành đọng, đánh chiếm các bàn đạp tấn công tại Strigau, Levenberg và Strelen.
Ở hướng Đông Nam, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6, Cụm kỵ binh cơ giới cận vệ 1 và Tập đoàn quân cận vệ 7 cũng tăng tốc độ tấn công lần lượt đánh chiếm Třebíč, Jihlava và Měřín. Các tập đoàn quân 46 và cận vệ 9 cũng làm chủ các thành phố Kremč, Horn và Reč lúc 17 giờ cùng ngày. Ở giữa mặt trận, Phương diện quân Ukraina 4 tiếp tục đột kích theo hướng chung đến Olomouc và Přerov. Tướng Walther Nehring yêu cầu các quân đoàn bộ binh 11, 49 và 72 phải chiến đấu đến cùng để chủ lực Cụm tập đoàn quân Trung tâm có thời gian thoát sang phía Tây trong điều kiện đường rút lui qua Praha đã bị những người khởi nghĩa cắt đứt. Quân đoàn sơn chiến 49 (Đức) dựa vào các triền núi tại khu vực Granice liên tục tập kích vào bên sườn đội hình tấn công của Tập đoàn quân cận vệ 1 (Liên Xô) trong khi các quân đoàn 11 và 59 cố thủ xung quanh phía Bắc và phía Đông Olomouc.
22 giờ 35 phút đêm 7 tháng 5, sau khi được báo cáo đầy đủ về việc quân Đức đầu hàng riêng rẽ ở phía Tây và tình hình quân Đức tiếp tục kháng cự trên mặt trận Xô-Đức, I. V. Stalin nói: "Chiến tranh chưa thực sự chấm dứt" và yêu cầu Bộ Tổng tham mưu viết mệnh lệnh cho các Phương diện quân Liên Xô:
Ngày 8 tháng 5.
Mặc dù đã ký hiệp nghị đầu hàng sơ bộ tại Reims nhưng sức kháng cự của quân đội Đức Quốc xã tại mặt trận Tiệp Khắc không hề giảm đi. Tuy nhiên, với sức mạnh tấn công ngày càng tăng lên do các đơn vị ở thê đội 2 của quân đội Liên Xô đều được đưa vào chiến đấu, tốc độ tấn công của các phương diện quân đều tăng lên rõ rệt. Lúc 12 giờ ngày 8 tháng 5, Quân đoàn cơ giới cận vệ 5 do thiếu tướng I. P. Ermakov chỉ huy thuộc Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 4 đã làm một cuộc đột kích ngoạn mục. Chỉ trong nửa ngày, quân đoàn này đã hành tiến trên 70 km, vượt qua Zaida, Homutov, đánh chiếm Jaroměř và Zatec, cách Praha 40 km về phía Tây Bắc. Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3 mặc dù vấp phải sự chống trả kịch liệt của các sư đoàn xe tăng "Hermann Göring" và "Brandenburg" vẫn đều đặn tiến về ngã ba sông Laba và Ohrto với sức mạnh không thể cản được. Cùng ngày, Tập đoàn quân cận vệ 5, Tập đoàn quân Ba Lan 2 và Quân đoàn 76 của Tập đoàn quân cận vệ 3 đánh chiếm Dresden. Hơn 5.000 quân Đức còn sống sót tại đây bị bắt làm tù binh. Thêm 1 sư đoàn xe tăng và 2 cụm tác chiến quân đoàn bộ binh Đức bị xóa sổ.
Trên hướng Bắc Praha, các tập đoàn quân 28, 31 và 52 cùng Quân đoàn cơ giới cận vệ 7 lần lượt đánh chiếm Görlitz, Bautzen, Shittau, Liberets, Girshperg, dồn Quân đoàn xe tăng 57 (Đức) xuống phía Nam. Ở hướng Đông Bắc Praha, các tập đoàn quân 21, 31 và 59 đã vượt qua biên giới Tiệp Khắc, đánh chiếm Shveydnic, Valkenburg, Trutnov, Neisse và Glatz. Ngày 8 tháng 5, các tập đoàn quân 38 và 60 giải phóng Olomouc. Tướng Walther Nehring buộc phải điều tàn quân của các sư đoàn xe tăng 16, 19 ra giữ hành lang Přerov - Prostějov nhưng vô ích. Các sư đoàn xe tăng này lập tức bị Tập đoàn quân 40 và Tập đoàn quân Romania 4 của Phương diện quân Ukraina 2 tập kích vào sau lưng và không còn chống trả được đòn tấn công của hai tập đoàn quân Liên Xô từ Olomouc đánh xuống. Chỉ có một số ít tàn quân của các quân đoàn 11, 49 và 72 (Đức) chạy thoát về Pardobice để rồi lại tiếp tục bị rơi vào một vòng vây mới.
Ở Đông Nam Praha, sức chống cự của Tập đoàn quân 8 (Đức) và Quân đoàn xe tăng 24 (Tập đoàn quân xe tăng 1) đã cạn. Các đòn tấn công của các tập đoàn quân cận vệ 9 và 46 đã quét sạch quân Đức khỏi các thành phố Telč, Slavonice, Tábor, Soběslav, Hmund và České Budějovice. Chủ lực của Phương diện quân Ukraina 2 tăng tốc tiến đến phía Nam Praha. Cuối ngày 8 tháng 5, Cụm kỵ binh cơ giới cận vệ 1 đã đánh chiếm Humpolec, còn Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 thì đã có mặt tại Benešov, cách Praha hơn 20 km về phía Đông Nam. Tập đoàn quân cận vệ 7 phối hợp đánh chiếm Havlíčkův Brod và tiếp tục tấn công dọc theo thung lũng hữu ngạn sông Sázava.
Ngày 9 tháng 5.
Sự kiện ký kết định ước đầu hàng không điều kiện của nhà nước Đức Quốc xã trước các nước đồng minh chống phát xít đêm 8 rạng ngày 9 tháng 5 tại Berlin có vẻ như không ảnh hưởng đến Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) đóng tại Tiệp Khắc. Viện cớ không liên lạc được với các đơn vị, thống chế Ferdinand Schörner không ra một mệnh lệnh nào đề cập đến việc chấm dứt hành động quân sự của quân đội Đức Quốc xã chống lại quân đội Liên Xô và xúc tiến kế hoạch đưa Cụm tập đoàn quân Trung tâm ra đầu hàng quân đội Hoa Kỳ ở phía Tây Tiệp Khắc. Các báo cáo từ khắp các tập đoàn quân gửi về Bộ tham mưu các phương diện quân đều đề cập đến việc quân Đức ở Tiệp Khắc tiếp tục kháng cự. Ngày 9 tháng 5, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 đang tiến qua Traslav đã bị một trung đoàn Đức tập kích, buộc Lữ đoàn xe tăng 46 và Lữ đoàn cơ giới cận vệ phải nổ súng dẹp tan trung đoàn này.
Tuy nhiên, các cố gắng đó của quân Đức đều không đem lại kết quả. Sang ngày 9 tháng 5, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 4 kéo quân vào giải phóng Praha và tiến xuống phía Nam, đón gặp Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 tại Ržišeny. Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3 cũng gặp Cụm kỵ binh cơ giới cận vệ 1 ở ngoại ô phía Đông Praha. Vòng vây quanh Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) đã khép lại. Ở phía Đông, bốn tập đoàn quân của Phương diện quân Ukraina 4 sau khi vượt qua Olomouc đã dồn quân Đức về khu vực Chrudim - Pardubice - Hradec Králové. Từ phía Bắc và Đông Bắc, Tập đoàn quân 28 đánh chiếm Mladá Boleslav, Tập đoàn quân 52 chiếm giữ tuyến sông Nizora, Tập đoàn quân 31 đánh bại của phản kích của Sư đoàn xe tăng "Đại Đức" và tiến xuống phía Nam, Tập đoàn quân 21 và Tập đoàn quân 59 chốt giữ tuyến thược nguồn sông Laba. Cụm tập đoàn quân trung tâm (Đức) bị dồn vào một cái chảo lớn trên khu vực tam giác Jičín - Poděbrady - Nový Bydžov, bị bao bọc bởi các con sông Laba và Nizora. Đây cũng là cái chảo lớn cuối cùng mà quân Đức bị giam hãm ở mặt trận phía Đông trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 5, cánh trái của Phương diện quân Ukraina 2 gồm các tập đoàn quân 46, cận vệ 9, cận vệ 7 và cánh phải của Phương diện quân Ukraina 1 gồm Tập đoàn quân 13, các quân đoàn xe tăng 25 và cận vệ 4 đã tiến đến tuyến phân giới giữa quân đội Liên Xô và quân đội Anh - Mỹ từ Chemnitz, Karlovy Vary, Plzeň đến České Budějovice. Chỉ có một số ít quân Đức tại Praha và các đơn vị ROA rút qua phía Nam thành phố lúc rạng sáng ngày 9 tháng 5 đến được tuyến kiểm soát của Tập đoàn quân 3 (Hoa Kỳ).
Kết liễu Cụm tập đoàn quân Trung tâm.
Mất Praha, hơn nửa triệu tàn quân của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) tại phía Đông Praha không còn hy vọng rút lui an toàn sang tuyến kiểm soát của quân đội Hoa Kỳ như dự kiến nhưng vẫn không chấp hành lệnh đầu hàng từ Berlin. Và các hoạt động quân sự của quân Đức chống lại quân đội Liên Xô vẫn chưa thể kết thúc. Trong các ngày 9 và 10 tháng 5, quân Đức trong vòng vây tổ chức hai đòn phản kích lớn đều có xe tăng yểm hộ vào các đơn vị ở vòng vây bên trong của quân đội Liên Xô. Đòn thứ nhất đánh vào đội hình của Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3 ở phía Đông Bắc Praha. Đòn thứ hai đánh vào đội hình Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 đang có mặt tại Říčany, Đông Nam Praha. Tuy nhiên, cả hai đòn đột kích này đều nhanh chóng bị đẩy lùi. Dù vậy, một số nhóm tàn binh lẻ của quân Đức và ROA có số lượng từ vài trăm đến vài nghìn mỗi nhóm vẫn len lỏi qua vòng vây chưa được khép chặt và thoát sang tuyến kiểm soát của quân đội đồng minh Anh và Hoa Kỳ, trong đó có quân đoàn của A. A. Vlasov.
Nhằm buộc cụm tàn quân Đức ở phía Đông Praha phải hạ vũ khí. Ngày 10 tháng 5, STAVKA ra mệnh lệnh cho các phương diện quân Ukraina 1, 2 và 4:
Tuy nhiên, quân đội Liên Xô không cần phải triển khai thêm các đòn tập kích lớn vì từ ngày 10 đến ngày 15 tháng 5, Quân Đức tại Đông Bắc Praha đã ra hàng theo đội hình từng đơn vị lớn. Ngày 10 tháng 5 có hơn 20.000 quân Đức ra hàng. Ngày 11 tháng 5,con số này tăng vọt lên khoảng 130.000 tù binh. Ngày 12 tháng 5, con số này là 185.900 người, trong các ngày từ 13 đến 15 tháng 5, vẫn còn khoảng 31.230 sĩ quan và binh lính Đức ở phía Đông đầu hàng quân đội Liên Xô. Tổng số quân Đức bị bắt ở Tiệp Khắc trong toàn bộ chiến dịch lên đến 859.400 người, trong đó có hơn 60 sĩ quan cấp tướng. Không kể các vũ khí và phương tiện chiến tranh của quân Đức đã bị phá hủy trong chiến đấu, Quân đội Liên Xô tại Tiệp Khắc đã thu giữ một khối lượng chiến lợi phẩm khổng lồ gồm 1.100 máy bay, 9.500 khẩu pháo và súng cối, 1.800 xe tăng và pháo tự hành, 18.400 đại liên và trung liên, 312.200 tiểu liên và súng trường, 76.300 ô tô và hơn 500 kho hàng quân sự.
Ngày tận số của ROA và KONR.
"Con tàu Đế chế thứ ba" đang chìm dần buộc các đội quân thuộc lực lượng giải phóng Nga (ROA) và tổ chức Ủy ban giải phóng dân tộc Nga (KONR) do nước Đức Quốc xã bảo trợ và trang bị phải tìm đường thoát thân. Một số chỉ huy ROA tại Praha cố gắng tìm kiếm sự "sám hối". Trong thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa Praha, một số chỉ huy và binh lính ROA đóng tại thành phố đã hai lần tìm gặp những người lãnh đạo của ČNR và đề nghị thu nạp họ vào hàng ngũ quân khởi nghĩa. Tuy nhiên, các đại diện của ČNR vẫn không quên những "thành tích" mà các đội quân SS Cossack của Kaminsky cũng như quân của A. A. Vlasov đã gây ra đối với người Do Thái, người Séc cũng như người Slovakia. Họ nhận thấy những "đồng minh" bất ngờ này rất khó tin cậy được. Những đội quân này không được ai đứng ra bảo lãnh và giao vũ khí trừ quân đội Đức Quốc xã. Sau cả hai lần đề nghị bị từ chối, một số nhóm quân của A. A. Vlasov đã tổ chức bắn vào quân Đức hoặc sửa soạn đầu hàng Hồng quân Xô Viết.
Ngày 10 tháng 5, một nhóm quân Vlasov bị bao vây và bị bắt làm tù binh trong một khu rừng phía Tây Bắc thị trấn Ľutov. Những người này khai rằng ngày 9 tháng 5, các chỉ huy cao cấp của ROA mở cuộc họp đặc biệt tại Carlsbad và đi đến kết luận cần tập trung tàn quân ROA về phía Nam nước Đức, lợi dụng dãy núi Alpe để ẩn náu, chờ đến khi bùng nổ cuộc chiến mới giữa các đồng minh Anh - Mỹ với Liên Xô, ROA sẽ hoạt động trở lại hoặc di tản sang các nước phương Tây. Để phục vụ kế hoạch này, một số sĩ quan cao cấp của ROA đã bắt liên lạc với một số chỉ huy sư đoàn của Tập đoàn quân 3 (Hoa Kỳ). Ngày 12 tháng 5, tướng A. A. Vlasov và tướng S. K. Bunyachenko đã rút Sư đoàn 1 ROA về phía Tây Nam Tiệp Khắc, cách Đông Nam Plzeň khoảng 40 km chờ quân Mỹ kéo đến để ra hàng. Bảo vệ cho Bộ chỉ huy Quân đoàn ROA của A. A. Vlasov là Lữ đoàn SS 29 "Rona" đã tiến hành những cuộc đàn áp đẫm máu những người Ba Lan khởi nghĩa ở Warszawa dưới sự chỉ huy của tướng Bronislav Vladislavovic Kaminskiy. Tuy nhiên, quân đội Mỹ đã dừng lại đúng giới tuyến quy định. Cùng ngày 12 tháng 5, Lữ đoàn xe tăng cận vệ 24 và Trung đoàn pháo tự hành cận vệ 104 thuộc Tập đoàn quân xe tăng 4 đã tiến vào Plzeň.
Cuối ngày 13 tháng 5, Quân đoàn xe tăng 25 (Tập đoàn quân cận vệ 3) của thiếu tướng E. I. Fominyk đã cơ động nhanh từ Žatec xuống phía Nam và phát hiện đạo quân của A. A. Vlasov ở Đông Nam thành phố Plzeň. Không để mất thời gian, tướng E. I. Fominyk lệnh cho đại tá I. P. Mishenko huy động toàn bộ Lữ đoàn xe tăng 162 đuổi theo. Một tiểu đoàn bộ binh cơ giới thuộc Lữ đoàn cơ giới 20 do đại úy M. I. Iakusov vượt lên phía trước, lập một chốt chặn trên con đường bộ nối Plzeň với Plana. Đại úy M. I. Iakusov cùng tổ sĩ quan SMESH gồm thiếu tá P. T. Vinogradov và thượng úy N. P. Ignashkin đã chiêu hàng được đại úy P. N. Kuchinsky, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 thuộc Sư đoàn 1 ROA và người này đã chỉ rõ vị trí Bộ tham mưu của A. A. Vlasov trong đoàn quân. A. A. Vlasov bị bắt ngay sau đó trong khi các họng súng trên xe tăng của Lữ đoàn 162 sẵn sàng nhả đạn. Cùng bị bắt với A. A. Vlasov còn có tướng S. K. Bunyachenko cùng toàn bộ bộ tham mưu, sĩ quan và binh lính Sư đoàn 1 ROA.
Một số lãnh đạo của Phong trào dân tộc Nga tự do khác đã trốn thoát sang tuyến kiểm soát của liên quân Anh-Mỹ. Trong số đó có tướng của Sa hoàng Pyotr Nikolayevich Krasnov, nguyên thủ lĩnh "Quân đội Cossack sông Đông" thời nội chiến Nga; thiếu tướng Đức Quốc xã Semyon Nikolayevich Krasnov (cháu của P. N. Krasnov); Andrey Grigoryevich Skuro, cựu tư lệnh Quân đoàn đoàn kỵ binh 3 thuộc tập đoàn quân của Anton Ivanovich Denikin, trung tướng quân đội Đức Quốc xã; bá tước Klich Shahanovich Sultan Giray, thiếu tướng Đức Quốc xã, Timofei Nikolaevich Domanov, thiếu tướng Đức Quốc xã. Những người này và 125 cựu sĩ quan bạch vệ cao cấp khác từ trại Cossack ở Ý chạy đến thành phố Graz của Áo và bị quân đồng minh Anh-Mỹ bắt giữ và đưa về doanh trại của họ. Ban đầu, người Anh có ý định cho họ tị nạn chính trị và vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía Liên Xô. Chính phủ Liên Xô tuyên bố rằng tất cả những người thuộc lực lượng ROA, RBN, quân SS Cossack, quân cảnh SS Ukraina, quân cảnh SS Nga đã chiến đấu trong hàng ngũ quân đội Đức Quốc xã phải bị coi là tội phạm chiến tranh và yêu cầu dẫn độ những người này đến tuyến kiểm soát của Liên Xô. Sau một thời gian trì hoãn, ngày 29 tháng 5, quân đội Anh đã dùng ô tô chuyển giao những người này cho quân đội Liên Xô. Một đội lính gác NKVD Liên Xô thay thế cho đội lính gác của quân đội Anh trên tuyến phân giới gần thành phố Graz.
Ngày 1 tháng 8 năm 1946, tại Moskva, A. A Vlasov, S. K. Bunyachenko, F. I. Trukhin, V. F. Malyshkin, D. E. Zakutny, G. N. Zhilenkov, G. A. Zvelev, M. A. Meandrov và nhiều cựu sĩ quan cao cấp của ROA cũng như một số thành viên Ủy ban giải phóng dân tộc Nga (KONR) bị tòa án Liên Xô tuyên án tử hình.
Ngày 16 tháng 1 năm 1947, tại Moskva, đến lượt nhóm P. N. Krasnov, S. N. Krasnov, A. G. Skuro, Sultan Giray và T. N. Domanov bị Tòa án tối cao Liên Xô tuyên án tử hình vì tội phản quốc.
Kết quả, đánh giá và ảnh hưởng.
Kết quả.
Ngày 18 tháng 4, năm 1945, Cụm tập đoàn quân "Dự bị" (Đức) đầu hàng quân đội đồng minh Anh - Mỹ tại khu vực Ruhr. Ngày 22 tháng 4 năm 1945, Cụm tập đoàn quân "B" (Đức) đầu hàng quân đội đồng minh Anh-Mỹ ở miền Trung-Tây nước Đức. Ngày 29 tháng 4, Cụm tập đoàn quân "C" (Đức) đầu hàng quân đội đồng minh Anh - Mỹ ở Bắc Ý. Ngày 1 tháng 5 năm 1945, Cụm tập đoàn quân "Áo" (Đức) đầu hàng quân đội Hoa Kỳ ở miền Trung nước Áo. Ngày 2 tháng 5 năm 1945, Cụm tập đoàn quân "Wisla" (Đức) đầu hàng quân đội Liên Xô tại khu vực Berlin và Đông Bắc nước Đức. Ngày 4 tháng 5, Cụm tập đoàn quân "D" Đức đầu hàng các lực lượng Mỹ-Anh ở Tây-Bắc Đức, Hà Lan, Schleswig-Holstein và Đan Mạch. Ngày 5 tháng 5 năm 1945, Cụm tập đoàn quân "G" (Đức) đầu hàng quân đội Anh-Mỹ ở khu vực Bavaria. Ngày 7 tháng 5 năm 1945, Cụm quân "Kurland" (Đức) đầu hàng quân đội Liên Xô tại bán đảo cùng tên trên đất Latvia. Ngày 12 tháng 5 năm 1945, Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) đầu hàng quân đội Liên Xô ở phía Đông Praha. Cùng với các chiến dịch của quân đội đồng minh Anh - Mỹ ở Mặt trận phía Tây và Chiến dịch Berlin, Chiến dịch Praha là chiến dịch kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Âu với thắng lợi hoàn toàn của phe Đồng Minh chống phát xít. Quân đội Liên Xô hoàn thành sứ mạng giải phóng Tiệp Khắc với cái giá phải trả là 140.000 sĩ quan và binh sĩ.
Toàn bộ quân đội Đức Quốc xã tại Tiệp Khắc đều hoặc bị tiêu diệt, hoặc bị quân đội Liên Xô và quân đội Hoa Kỳ bắt làm tù binh. Toàn bộ vũ khí và phương tiện chiến tranh của nước Đức Quốc xã trong khu vực đều bị phá hủy hoặc thu giữ.
Praha là thành phố lớn cuối cùng ở châu Âu được giải phóng ngày 9 tháng 5 năm 1945. Ngày này trở thành ngày quốc khánh của Tiệp Khắc từ năm 1945 đến năm 1990.
Đánh giá.
Đánh giá chiến thắng của Hồng quân trong Chiến dịch Praha, Chủ tịch Tiệp Khắc Klement Gottwald phát biểu:
Dưới cái bóng lớn của Chiến dịch Berlin, trong nhiều năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Chiến dịch Praha thường chỉ được đề cập đến trong một số lĩnh vực chính trị - xã hội và tuyên truyền. Tuy nhiên, các tướng lĩnh, sĩ quan Liên Xô tham gia Chiến dịch này ngày càng có nhiều ý kiến tổng kết về chiến dịch. Đánh giá chung của họ cho rằng đây là một trong các chiến dịch có tốc độ tấn công nhanh nhất trên mặt trận Xô-Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Ở Phương diện quân Ukraina 1, tốc độ trung bình từ 30 đến 35 km/ngày. Ở Phương diện quân Ukraina 2, tốc độ tấn công cũng đạt đến 35 km/ngày trên cánh trái và 25 km/ngày trên cánh phải. Tại Phương diện quân Ukraina 4, tốc độ tấn công chậm hơn nhưng cũng đạt được mức 20 đến 25 km/ngày.
Chiến dịch này cũng là một trong những chiến dịch có số lượng binh lực, vũ khí, phương tiện chiến tranh cùng tham gia vào hàng lớn nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Âu. Quân đội Liên Xô, Romania và Tiệp Khắc có 181 sư đoàn và 19 lữ đoàn bộ binh, 3 tập đoàn quân xe tăng, 4 quân đoàn xe tăng và 2 quân đoàn cơ giới độc lập, 11 sư đoàn và 135 lữ đoàn, trung đoàn pháo binh; tổng quân số 2.028.000 người, được trang bị 30.452 pháo và súng cối, 1.960 xe tăng, 3.014 máy bay. Quân đội Đức Quốc xã có 62 sư đoàn bộ binh, 16 sư đoàn xe tăng và cơ giới, 35 trung đoàn và 120 tiểu đoàn độc lập. Tổng quân số trên 900.000 người, được trang bị 9.700 pháo và súng cối, 1.900 xe tăng và khoảng 1.000 máy bay.
Chiến dịch Praha thu được thắng lợi nhanh chóng còn do hệ quả tinh thần từ Chiến dịch Berlin, quân đội Đức Quốc xã chiến đấu chỉ còn với mục đích chạy thoát nhanh hơn sang phía Tây để không phải đầu hàng quân đội Liên Xô mà đầu hàng quân đội đồng minh Anh và Hoa Kỳ. Do trung tâm chỉ huy của nước Đức Quốc xã bị chia cắt hoàn toàn với các mặt trận nên quân đội Đức Quốc xã tại khu vực phía Tây Tiệp Khắc bị cô lập hoàn toàn với các Cụm tập đoàn quân khác và chỉ còn liên lạc được với nhau qua điện đài. Sự thiếu phối hợp hành động là một nguyên nhân dẫn đến sự tan rã sớm của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức).
Ảnh hưởng.
Sau chiến dịch này, hơn 50 đơn vị chiến đấu xuất sắc đã được mang tên "Praha". Xô Viết tối cao Liên Xô đã lập ra "Huy chương Vì sự giải phóng Praha", hơn 10.000 quân nhân Liên Xô, Tiệp Khắc, Romania và Ba Lan được tặng thưởng huy chương này. Hàng nghìn quân nhân Liên Xô, Tiệp Khắc, Romania và Ba Lan được tặng thưởng Huân chương của nhà nước Tiệp Khắc. Hàng trăm sĩ quan, binh sĩ được tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô và Anh hùng Tiệp Khắc.
Sau chiến tranh, hàng chục nghĩa trang đã được thành lập để chôn cất thi thể và hài cốt của hơn 140.000 quân nhân Liên Xô và hàng chục nghìn quân nhân Tiệp Khắc, Ba Lan và Romania đã tử trận trong công cuộc giải phóng Tiệp Khắc. Trong đó, nghĩa trang lớn nhất là nghĩa trang Olsany ở Praha. Các đài tưởng niệm được dựng lên tại Praha và các thành phố miền Tây Tiệp Khắc như Teplice, Slavonice, Liberec, Liboc, Ruzyně. Trong cuộc khủng hoảng và sau sự sụp đổ của khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, một số công trình đã bị xâm hại hoặc bị dỡ bỏ. Tượng đài kỷ niệm chiếc xe tăng IS-2 số 23 tham gia chiến dịch giải phóng Praha nguyên là một di tích quốc gia cũng bị dỡ bỏ khỏi quảng trường Kinský (nguyên là quảng trường Smíchově) ngày 13 tháng 6 năm 1991. Sau đó, nó được sơn thành màu hồng và chuyển đến Bảo tàng kỹ thuật quân sự Lešany bằng đường thủy dọc theo sông Vltava. | 1 | null |
Núi Tà Lơn (người Khmer gọi là núi Bokor) cách thị xã Kampot (thuộc tỉnh Kampot) khoảng 10 km về hướng Tây Nam. Đây là nơi hành hương, tham quan và vui chơi của Vương quốc Campuchia. Đây là ngọn núi thiêng, gắn liền với rất nhiều những truyền thuyết, huyền thoại của người Khmer và người Việt ở Nam Bộ (hay gọi là "Lan Thiên").
Địa lý.
Đây là một dãy núi, mà đỉnh cao nhất có chiều cao là 1.080 m (so với mực nước biển). Theo những dấu tích còn lại, thì hàng triệu năm trước, có thể núi Tà Lơn nằm sâu dưới đáy là biển. Rồi vì một tác động nào đó, khiến nó vươn mình ra khỏi biển như ngày nay. Bằng chứng là trên đỉnh núi có vô số khối đá bị nước biển ăn mòn, và cát ở nơi ấy cũng thật là trắng mịn . Nhìn chung, vì cao độ của núi khí hậu mát mẻ. Tuy nhiên vào mùa khô, thời tiết trên đỉnh thường là "ngày nóng, đêm lạnh". Cảnh vật trên đỉnh núi vì đất cằn cỗi lẩn nhiều cát đá và thiếu nước nhất là vào mùa khô nên vắng bóng những cây mộc lớn. Đặc biệt, ở đây có nhiều cây bá tùng (lá của cây bách và cây tùng trên một cây), cỏ (mảnh và nhọn), địa lan và cây "nắp nước" .
Lịch sử.
Thời Pháp thuộc năm 1917, nhân thấy khí hậu trên núi mát hơn với miền xuôi nên chính phủ bảo hộ lập kế hoạch dựng khu nghỉ mát ở Bokor. Theo đó xuất hiện nhiều tòa nhà như nhà thờ, nhà nghỉ, sòng bạc theo kiến trúc Âu châu. Từ khi người Pháp rút lui rồi lại nạn chiến tranh các công trình xưa đã trở thành hoang phế. Đến thập niên 1990, người ta đã ví Tà Lơn (Bokor) như là "một nơi kỳ lạ nhất trên thế giới" và là "thành phố ma" vì vẻ hoang tàn và kỳ bí.
Thắng tích.
Đối với một số người Việt và người Khmer, thì đây còn là ngọn núi thiêng, gắn liền với rất nhiều những truyền thuyết, huyền thoại. Trên núi nay vẫn còn những nơi thờ tự như Tượng nữ thần Dì Mâu (gọi theo người Việt) tên bản địa là "Lok Yeay Mao", tượng Ông Địa, chùa Năm Thuyền ("Wat Sampov Pram")... đều là nơi khách thập phương đến chiêm bái. Đối với một số người Việt thì điện Tứ Giao, điện Minh Châu, Trung Tòa, Lan Thiên, cổng Bàn Ngự... đều là nơi linh thiêng, ghi dấu chân những đạo sĩ đến nơi tu luyện từ hồi thế kỷ 19, trong đó có Nguyễn Thành Đa (Cử Đa, đạo hiệu là Ngọc Thanh), Huỳnh Phú Sổ (Giáo chủ đạo Hòa Hảo), Ngô Văn Chiêu (khai sáng đạo Cao Đài).. Sang thế kỷ 21 chính quyền Campuchia lại xúc tiến tái tạo Tà Lơn làm nơi vui chơi với casino, khách sạn để du khách dùng. Nhiều công trình đang được xây dựng tại đây, trong đó có một con đường trải nhựa rộng, mà theo kế hoạch là sẽ lên tận đỉnh (nơi có điện Tứ Giao).
Trong văn hóa.
Trong truyện ngắn "Thơ Núi Tà Lơn" của nhà văn Sơn Nam được viết ở thế kỷ 20, có chép lại một đoạn "vè Tà Lơn" như sau (trích):
Ngày nay, các loài thú ấy đã gần như vắng bóng.
Hình ảnh.
Dưới đây là một số hình ảnh ghi lại được trong chuyến đi tham quan núi Tà Lơn vào tháng 3 năm 2013. | 1 | null |
Minh Béo tên khai sinh là Hồng Quang Minh (sinh ngày 27 tháng 12 năm 1977) là người dẫn chương trình và đạo diễn sân khấu người Việt Nam.
Tiểu sử.
Anh là người Việt gốc Hoa, có quê quán ở Tiền Giang, là con út trong gia đình có 3 người con (anh trai là Hồng Phước Kiên, chị gái là Hồng Thủy Tiên). Anh đã tốt nghiệp khoa diễn xiếc kịch (2005), khoa đạo diễn (2005) trường Cao đẳng Sân khấu Diễn xiếc TPHCM, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (2006). Những vai diễn ấn tượng: Cậu Phước ("Số đỏ"), Ông già Tàu ("Làm gái"), Minh nhổ lông vịt ("Đêm giao thừa đáng nhớ"), Tám búa xua ("Mướn chồng")... Ngoài ra, Minh Béo còn là diễn viên của nhiều phim truyền hình ("Tội phạm", "Lục Vân Tiên", "Dưới cờ đại nghĩa", "Anh chỉ có mình em"...), đạo diễn kịch ("Người cùng xóm", "Những dòng xoáy", "Chế tạo ca sĩ"...), MC chương trình "Tíc Tắc Tíc Tắc", "Ai vào bếp" (HTV).
Bị bắt giam, truy tố và chịu án tù tại Mỹ.
Ngày 18 tháng 3 năm 2016, Minh Béo sang California, Hoa Kỳ biểu diễn theo lời mời của công ty D&D Entertainment do ông Dũng Taylor quản lý. Ngày 24 tháng 3 năm 2016, anh bị bắt và bị tạm giam tại nhà tù Theo Lacy, Quận Cam, California vì những cáo buộc liên quan đến lạm dụng tình dục trẻ em.
Ngày 28 tháng 3 năm 2016, Biện lý Quận Cam, California ra thông cáo báo chí cho biết đã truy tố anh ra Tòa Thượng thẩm California về ba tội danh:
Dự kiến phiên tòa xử Minh Béo sẽ diễn ra tại Central Jail Court ngày 15 tháng 4 năm 2016.
Ngày 30 tháng 3, bà Cát Ngọc, người đại diện Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco cho biết: "tình hình sức khỏe của Minh Béo nhìn chung ổn định, sức khỏe bình thường, điều kiện ăn ở sinh hoạt trong nhà tù bình thường và anh không phàn nàn gì. Tinh thần của anh Minh có hơi lo lắng nên chúng tôi đã nói với các cán bộ của trại giam. Ngay chiều hôm đó, họ đã hẹn lịch với một bác sĩ khám về tâm thần để gặp anh Minh Béo".
Ngày 16 tháng 4, tại phiên luận tội diễn ra ở Mỹ, diễn viên hài Minh Béo phủ nhận các cáo buộc và không được tòa giảm mức tiền bảo lãnh tại ngoại là một triệu USD. Lần hầu tòa tiếp theo của Minh Béo được ấn định vào ngày 13/5 và phiên sơ thẩm vào ngày 10/6. Luật sư bào chữa cho anh là luật sư Đỗ Phủ (sau này thì anh đổi luật sư mới là luật sư Mia Yamamoto).
Ngày 27 tháng 5, tại phiên điều trần diễn ra tại Mỹ, luật sư bên công tố Bobby Taghavi cho biết đổi ngày xử phiên sơ thẩm từ 10.6 sang 29.6.2016, chánh án Derek Johnson chấp nhận và thông báo đến Minh Béo và luật sư Mia Yamamoto của anh.
Ngày 10 tháng 8, phiên điều trần lần thứ 4 xét xử Minh Béo tiếp tục diễn ra tại tòa thượng thẩm Westminter, Quận Cam, California. Minh Béo đã nhận 2 tội trong số 3 tội bị khởi tố. Cụ thể là tội quan hệ tình dục bằng miệng với một nam thiếu niên dưới 18 tuổi và có hành động dâm ô với trẻ em dưới 14 tuổi. Theo thông cáo báo chí của Công tố viên quận Cam ngày 10 tháng 8, Minh Béo bị đề nghị phạt tù 18 tháng tại nhà tù bang California. Bản án chính thức được tuyên vào ngày 16 tháng 12 năm 2016 với kết quả Minh Béo chỉ bị tù 9 tháng tại nhà tù địa phương của Quận Cam do thỏa thuận của luật sư. Ngày 19 tháng 12 năm 2016, Minh Béo đã được trả tự do. 2 ngày sau, anh chính thức trở về nước.
Cuối năm 2016, tạp chí Time đã thống kê thấy Minh Béo là từ khoá được nhiều người dùng tiếng Việt tìm kiếm nhất trên Google. | 1 | null |
Odin Sphere (オーディンスフィア) là trò chơi điện tử thể loại hành động nhập vai kỳ ảo trên môi trường 2D của hệ PlayStaion 2 được phát triển bởi Vanillaware và Atlus phát hành. Trò chơi được xem là bản kế thừa tinh thần một trò chơi khác của Atlus là Princess Crown. "Odin Sphere" phát hành tại Nhật Bản vào ngày 17 tháng 5 năm 2007 và Square Enix bắt đầu phát hành ra thị trường quốc tế từ ngày 22 tháng 5 năm 2007 bắt đầu tại Bắc Mỹ.
Trò chơi xoay quanh 5 nhân vật chính, mỗi người có một câu truyện riêng. Mỗi nhân vật điều là người trong hoàng tộc của một trong 5 quốc gia của thế giới Erion trong trò chơi, các câu truyện và nhân vật đều có mối liên quan đến nhau. Người chơi sẽ hoàn tất cả năm câu truyện để hiểu được toàn cảnh cũng như các câu truyện tình lãng mạn giữa các nhân vật. Ngoài ra còn 2 câu truyện để người chơi có thể xem được các kết thúc của các nhân vật cũng như hiểu rõ hơn bối cảnh của trò chơi.
"Odin Sphere" đã nhận được nhiều đánh giá tích cực và đã tiêu thụ được 96.280 bản trong năm 2007.
Phát triển.
Atlus đã công bố việc phát hành "Odin Sphere" trước ngày phát hành ba tháng trên tạp chí Famitsu vào tháng 2 năm 2007, phiên bản tiếng Anh cũng được chi nhánh của công ty công bố tại Bắc Mỹ là đang được thực hiện vào cùng tháng. Các rào cản kỹ thuật trong việc quốc tế hóa phiên bản này bao gồm định dạng và văn bản trong việc thể hiện chữ tiếng Nhật và Latin, các khung chứa các đoạn hội thoại đều phải được điều chỉnh kích thước và thời gian hiển thị sao cho khớp với lời nói.
Sau khi trò chơi phát hành, RPGF đã phỏng vấn George Kamitani về thành công của trò chơi cùng một trò chơi khác của hãng Vanillaware là GrimGrimoire, Kamitani đã nói rằng "Mặc dù các tiến bộ công nghệ đã tạo ra thời đại hoàng kim cho đồ họa 3D, thì việc phát triển công nghệ của các trò chơi 2D bị trì trệ. Hai tác phẩm này nhằm đi đầu trong việc khôi phục mảng này.". Khi được hỏi về bản tiếp theo thì Kamitani đã trả lời "Tôi thấy cốt truyện của "Odin Sphere" và "Princess Crown" đã hoàn tất. Do đó tôi không nghĩ đến việc sẽ thực hiện một phiên bản nối tiếp.". Kamitani đã thực hiện việc chỉ đạo nghệ thuật rất tốt và Alexander người viết bài phỏng vấn cho Joystiq đã nói rằng "Ông Kamitani đã đạt đến tầm rất cao các bạn có thể sẽ không tìm thấy được một trò chơi có hình ảnh đẹp hơn trên hệ PS2".
Âm nhạc.
Âm nhạc của trò chơi được thực hiện bởi các nhạc công của nhóm Basiscape được lập bởi Sakimoto Hitoshi người từng tham gia Final Fantasy XII. Mỗi bản nhạc đều sử dụng dàn nhạc với giai điệu u sầu thích hợp với bối cảnh, cảm xúc của trò chơi. Sakimoto Đã giải thích "Khi soạn nhạc cho "Odin Sphere", tôi đã cố gắng nắm bắt được cảm giác của các nhân vật khi họ đối mặt với sự thật và quyết định tương lai của mình". Trong khi đó cũng có một số bản nhạc có giai điệu vui vẻ phát lên khi chiến thắng. Album chứa các bản nhạc dùng trong trò chơi đã phát hành vào tháng 10 năm 2007.
Đón nhận.
Trước ngày phát hành của "Odin Sphere", doanh số đặt hàng trước tại Nhật Bản vượt quá sự mong đợi của Atlus. Bill Alexander người chịu trách nhiệm nhận các đơn đặt hàng trước tại Bắc Mỹ trong một chi nhánh của Atlus đã nhận xét "Chúng rất khả quan và ngày càng tốt hơn. Trò chơi đã thật sự tạo ra tiếng tăm.". Trong tuần lễ đầu tiên đã có 59.248 bản được tiêu thụ tại Nhật Bản và đến cuối năm 2007 thì đã có 96.280 bản được tiêu thụ. Tạp chí Famitsu đã đánh giá là 32 trên 40 điểm cũng như trao danh hiệu "Giải bạc" của tạp chí cho trò chơi và đánh giá cao phần đồ họa là rất trực quan nhưng cũng phê bình là mức độ khó của trò chơi quá cao cũng như nhiều khu vực lại trông quá giống nhau.
"Odin Sphere" đã nhận được nhiều đánh giá tích cực Game Rankings đã đánh giá trò chơi là 82%, tại Metacritic là 83%. Tạp chí Play thì cho trò chơi điểm tuyệt đối và nói rằng "Với "Odin Sphere" (chúng tôi) tự tin nói rằng đây là trò chơi hoàn hảo và những ai chơi trò chơi đều sẽ thấy như vậy" đồng thời khen đồ họa 2D, cốt truyện chi tiết và hệ thống chiến đấu độc đáo của trò chơi. Tạp chí PSM3 thì đánh giá "Một trò chơi tuyệt đạp với cốt truyện vô cùng sâu sắc - Nó không tác động nó chỉ diễn ra như một giấc mơ và đã chứng tỏ rằng một trò chơi tuyệt vời không nhất thiết phải là 3 chiều.". IGN cũng đánh giá cao trò chơi nhấn mạnh vào sự cân bằng và hình ảnh đầy màu sắc của trò chơi với nhận xét "Nói đơn giản, hơn 40 tiếng phiêu lưu với nhiều mức độ khó khác nhau và lối chơi cực kỳ sâu sắc, đây là trò chơi hay nhất trên hệ PS2 lúc này".
Các phê bình trò chơi thì tập trung vào hiệu suất đồ họa, nói là tốc độ khung hình trở nên châm lại khi có quá nhiều nhân vật hay vật dụng xuất hiện cùng lúc trên màn hình. GameSpot gọi việc này là "Hiệu suất không đều" cũng như phải nạp lại thường xuyên khi qua cảnh mới. Charles Herold tại tờ The New York Times thì nói rằng "Các hình vẽ đồ họa phức tạp gây rối khi xuất hiện quá nhiều trên màn hình cùng lúc, trong một số cảnh chiến đấu khi quái vật xuất hiện quá nhiều thì tốc độ khung hình bị chậm lại". 1UP.com nói rằng "Đó là một lỗi rất rõ ràng của trò chơi" nhưng "Có thể chấp nhận được" do tính độc đáo của trò chơi trong thời hiện tại. Các lỗi này sau đó đã được khắc phục trong phiên bản phát hành tại châu Âu với tốc độ nạp nhanh hơn nhiều và hiệu suất được tối ưu với tốc độ 50hz. Về độ khó thì Eurogamer đánh giá "Với các khung cảnh lập đi lập lại giống nhau cùng với độ khó của trò chơi khiến cho rất ít người chơi có thể chơi được đến đích.".
"Odin Sphere" đã được đánh giá cao tại các trang mạng và tạp chí chuyên về trò chơi điện tử. IGN đã trong giải "Hay nhất năm 2007" cũng như "Thiết kế nghệ thuật đẹp nhất", "Cốt truyện hay nhất", "Thiết kế sáng tạo nhất" và " Trò chơi nhập vai hay nhất" cũng như đúng thứ hai về điểm trong danh mục các trò chơi PlayStation 2 có điểm số cao nhất và là "Trò chơi PlayStation 2 của năm". IGN cũng đánh giá Vanillaware là hãng phát triển trò chơi tốt nhất năm 2007 và vào năm 2010 thì trò chơi đứng hạng 44 trong danh sách các trò chơi PlayStation 2 hay nhất mọi thời. GamesRadar đã trao danh hiệu "Thẩm mỹ thuần khiết" và nói "Đồ họa của trò chơi có khả năng thôi miên, nếu không nói theo nghĩa đen". | 1 | null |
Micae (tiếng Do Thái: מִיכָאֵל, "Micha'el" hoặc "Mîkhā'ēl"; tiếng Hy Lạp: Μιχαήλ, "Mikhaḗl"; tiếng Latin: Michael hoặc Míchaël; tiếng Ả Rập: ميخائيل, "Mīkhā'īl") là một tổng lãnh thiên thần trong niềm tin của Do Thái giáo, các giáo hội Kitô giáo và Hồi giáo. Trong Giáo hội Công giáo Rôma, Chính Thống giáo Đông phương, Anh giáo và Lutheran, ông còn được xưng tụng là "Thánh Tổng lãnh thiên thần Micae" hoặc "Thánh Micae".
Trong tiếng Do Thái, Micae có nghĩa là "Ai bằng Thiên Chúa?". Micae được nhắc đến ba lần trong Sách tiên tri Daniel của Tanakh (Cựu Ước). Mặc dù Do Thái giáo tin Micae là một người che chở cho dân tộc họ nên ông chiếm một vị trí nhất định trong việc thờ phượng, nhưng họ không cho rằng ông là đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người.
Trong Sách Khải Huyền của Tân Ước, Micae được mô tả là người lãnh đạo các thiên thần trung thành với Thiên Chúa chống lại Lucifer và các thiên thần nổi loạn trong cuộc Chiến tranh trên Thiên đàng, phe ông đã chiến thắng và Lucifer bị trục xuất khỏi thiên đàng. Việc tôn kính Tổng lãnh thiên thần Micae đã phổ biến rộng rãi trong các Giáo hội Kitô giáo Đông phương lẫn Tây phương nhưng theo thời gian, quan điểm giáo lý về Micae đã bắt đầu có sự khác biệt giữa họ. Nhìn chung, Micae được biết đến nhiều hơn trong số các thiên thần có tên gọi. | 1 | null |
Việt vương Bất Thọ (chữ Hán: 越王不壽, ?-448 TCN), tên thật là Lạc Bất Thọ (雒不壽), là vị vua thứ 37 của nước Việt, chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Tự Bất Thọ là con của Việt vương Lộc Dĩnh, vua thứ 36 của nước Việt. Năm 458 TCN, Lộc Dĩnh qua đời, Bất Thọ lên nối ngôi.
Sử ký không ghi rõ những hành trạng của ông trong thời gian ở ngôi cũng như những sự kiện xảy ra tại nước Việt dưới thời Bất Thọ.
Năm 448 TCN, Việt vương Bất Thọ bị con là thái tử Chu Câu giết để đoạt ngôi. Chu Câu lên làm vua, tức Việt vương Chu Câu. | 1 | null |
Hoạch định chuyển động ("định hướng", "di chuyển Piano") là khái niệm sử dụng trong ngành robotics dùng để chỉ quá trình chuyển đổi một nhiệm vụ di chuyển thành các chuyển động rời rạc.
Xét việc định hướng một mobile robot từ trong tòa nhà đi ra ngoài. Để thực hiện nhiệm vụ này, robot cần có khả năng tránh các bức tường và không bị đổ khi di chuyển xuống bậc thang. Giải thuật hoạch định chuyển động sẽ dùng các mô tả nhiệm vụ này là đầu vào để tạo ra các lệnh về tốc độ và điều khiển đến bánh xe robot. Giải thuật hoạch định chuyển động có thể cần xét qua các ràng buộc của robot như: số khớp (đối với tay máy công nghiệp), độ phức tạp của công việc (trong trường hợp di chuyển đồ vật), các ràng buộc khác (robot chỉ di chuyển thẳng tiến) và nhiễu (sai lệch do môi trường hoặc bản thân robot).
Hoạch định chuyển động có nhiều ứng dụng trong ngành robotics, ví dụ như trong điều khiển tự hành, tự động hóa, thiết kế robot bằng phần mềm CAD. Trong các ngành khác như sản xuất phim hoạt hình, trò chơi AI, thiết kế kiến trúc, phẫu thuật bằng robot, nghiên cứu sinh phân tử.
Giải thuật.
Để giải bài toán ít bậc tự do, chúng ta có thể dùng giải thuật chia lưới, giải thuật bảo phủ lưới lên không gian đặc tính. Hoặc giải thuật hình học tính toán hình dạng và kết nối Cfree
Hoạch định chuyển động chính xác đối với các hệ thống bậc tự do cao đòi hỏi khối lượng tính toán lớn. Giải thuật trường thế được áp dụng rất hiệu quả trong trường hợp này, nhưng lại có một nhược điểm là cực tiểu địa phương (trừ giải thuật hàm thế điều hòa). Giải thuật lấy mẫu không mắc phải cực tiểu địa phương và giải quyết bài toán tương đối nhanh. Chúng không có khả năng xác định không có đường đi đến đích, nhưng chúng có xác suất không hoàn thành nhiệm vụ tiến đến zero nếu thời gian tính toán đủ lâu.
Giải thuật lấy mẫu hiện đang là giải thuật tốt nhất hiện nay cho bài toán hoạch định chuyển động đối với không gian có bậc tự do cao, và chúng đang được áp dụng cho các vấn đề có hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm bậc tự do (tay máy, sinh phân tử, chuyển động hoạt hình, robot dạng chân).
Giải thuật chia lưới.
Bằng cách bao phủ lưới lên cả không gian đặc tính, mỗi điểm trên không gian đặc tính giờ là một điểm lưới. Từ một điểm trên lưới, robot có thể di chuyển đến các điểm kề nếu đường thẳng nối giữa hai điểm này hoàn toàn nằm trong không gian tự do. Việc chia lưới sẽ rời rạc hóa các chuyển động, giải thuật tìm kiếm (ví dụ A*) có thể được sử dụng để tìm đường đi từ điểm ban đầu đến điểm đích.
Chú thích.
"Motion Planning" http://en.wikipedia.org/wiki/Motion_planning
Tham khảo.
"Motion Planning" http://en.wikipedia.org/wiki/Motion_planning | 1 | null |
Việt vương Chu Câu (chữ Hán: 越王朱勾, ?-411 TCN), còn gọi là Việt vương Ông (越王翁) hay Việt vương Châu Câu (越王州勾), tên thật là Lạc Chu Câu (雒朱勾), Lạc Châu Câu (雒州勾) hay Lạc Ông (雒翁), là vị vua thứ 38 của nước Việt - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Chu Câu là con của Việt vương Bất Thọ, vua thứ 37 của nước Việt.
Chu Câu ban đầu được vua cha là Bất Thọ lập làm thái tử. Năm 448 TCN, ông đem quân tấn công vào cung, giết Bất Thọ để đoạt ngôi.
Nước Việt và nước Sở láng giềng xảy ra tranh chấp đất đai, liên tục xảy ra chiến tranh. Quân Sở nhiều lần đánh bại quân Việt.
Việt vương Chu Câu nghe ở nước Lỗ có người tài là Mặc Tử, nhiều lần đến mời đến giúp mình, lại muốn phong thêm cho Mặc Tử năm trăm hộ nhưng Mặc Tử không chịu theo.
Năm 413 TCN, Việt vương Chu Câu đem quân đánh nước Đằng và nước Đàm, tiêu diệt hai nước.
Năm 411 TCN, Việt vương Chu Câu qua đời. Ông ở ngôi tất cả 37 năm. Con ông là Việt vương Ế lên nối ngôi. | 1 | null |
Alessandro Scarlatti (1660-1725) là nhà soạn nhạc, nhạc trưởng, nhà sư phạm người Ý thuộc thời kỳ Baroque. Ông là cha của nhà soạn nhạc Domenico Scarlatti.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Alessandro Scarlatti sinh ngày 2 tháng 5 năm 1660 tại thành phố Palermo của Ý, lúc bấy giờ thuộc quyền thống trị của Đế quốc Tây Ban Nha. Năm 1672, ông được thụ giáo với nhạc sư Carissimi. Năm 1679, Scarlatti có sáng tác opera thành công đầu tiên, qua đó ông nhận được chức vụ nhạc trưởng của triều đình nữ hoàng Kristina của Thụy Điển khi ấy đang cư trú tại thành Roma. Đồng thời nhà soạn nhạc người Ý còn chỉ đạo dàn nhạc và hợp xướng của nhà thờ. Từ năm 1684 đến năm 1702, Scarlatti là nhạc trưởng cung đình và là nhà soạn nhạc về opera cho phó vương vùng Napoli. Cho đến năm 1725, ông thường xuyên làm việc ở Roma và Napoli cho nhiều triều đình, nhà thờ và một thời gian giảng dạy tại Nhạc viện Santa Maria di Lopeto thuộc thành phố Napoli.
Ông qua đời ngày 24 tháng 10 năm 1725 tại Napoli.
Phong cách sáng tác.
Alessandro Scarlatti là người đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nghệ thuật opera, là một trong những đại diện lớn nhất của trường phái opera ở thành phố Naples. Sáng tác của ông đã tích hợp và củng cố vững chắc những nét tiêu biểu trong thể loại opera kinh điển trường phái Naples, khẳng định cả một thời đại trong lịch sử opera. Ông là người hoàn chỉnh hình thức aria 3 đoạn (aria da capo) có mở đầu bảng một đoạn hát nói (recitative), hoàn chỉnh loại nhạc mở màn (overture) của vở opera, cấu trúc thành 3 tốc độ chuyển động (movement) nhanh-chậm-nhanh, đưa vào opera lối hát kỹ xảo coloratura và ông còn nhiều cống hiến khác trong việc thay đổi opera.
Các tác phẩm.
Alessandro Scarlatti đã sáng tác 115 vở opera, trong đó chỉ có 1 vở opera hài (có 64 vở được lưu giữ toàn bộ hoặc một phần); khoảng 20 bản oratorio; 10 bản mixa; 660 bản cancata, motet, madrigal, serenade; những tác phẩm hòa tấu nhạc cụ cùng nhiều tác phẩm cho đàn organ. | 1 | null |
Việt vương Ế (chữ Hán: 越王翳, ?-375 TCN), hay Việt vương Bất Quang (越王不光), Việt vương Thụ (越王授); tên thật là Lạc Ế (雒翳), Lạc Bất Quang (雒不光) hay Lạc Thụ (雒授), là vị vua thứ 39 của nước Việt - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Việt vương Ế là con của Việt vương Chu Câu, vua thứ 38 của nước Việt. Năm 411 TCN, Việt vương Chu Câu qua đời, Việt vương Ế lên nối ngôi.
Năm 404 TCN, Việt vương Ế có binh lực hùng mạnh, bèn mượn cớ họ Điền chuyên quyền lấn át vua Tề, đem quân đánh nước Tề, nhưng không thắng phải rút lui.
Cùng lúc đó, người nước Tăng vốn là phụ dung của nước Tề, ỷ thế có Tề chống lưng, tỏ ra khinh thường nước Việt. Việt vương Ế tức giận, đem quân đánh nước Tăng, diệt nước Tăng.
Năm 391 TCN, Điền Hòa làm tướng của họ Điền, thiên Tề Khang công ra nơi hải đảo rồi chiếm lấy nước Tề. Việt vương Ế nghe tin bèn đem quân đánh phá biên giới nước Tề. Tướng nước Tề muốn phản công đánh quân Việt nhưng Điền Hòa không nghe. Sau năm 386 TCN, họ Điền được Chu thiên tử công nhận làm chư hầu.
Nước Tề và nước Sở ngày một cường thịnh, nước Việt dần mất ngôi bá chủ. Cùng lúc đó quý tộc cũ của nước Ngô muốn nổi dậy phục quốc. Việt vương Ế cho quân phòng bị.
Năm 378 TCN, Việt vương Ế thiên đô từ Lang Da về đất Ngô.
Em Việt vương Ế muốn đoạt ngôi vua, đã sát hại ba vị vương tử con Việt vương, sau lại gièm pha với Việt vương Ế để giết thái tử Chư Cữu nhưng ông không nghe. Năm 375 TCN, Chư Cữu sợ bị giết, đem quân bao vây vương cung, giết chết Việt vương Ế. Việt vương Ế ở ngôi được 36 năm.
Tháng 10 năm đó, người nước Việt hợp sức giết chết Chư Cữu. Nước Việt không có vua, xảy ra nội loạn. Một số người ở đất Ngô lập con Chư Cữu là Thác Chi lên làm vua, tuy nhiên không bao lâu sau, các đại phu hợp lại dẹp loạn và đưa Việt vương Vô Dư lên ngôi, an định lại nước Việt. | 1 | null |
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành là một đại học tư thục tại Việt Nam. Được thành lập vào 5 tháng 6 năm 2005 thuộc quản lý của bộ GD&ĐT . Trước đây là trường công lập sau được sáp nhập thành trường tư nhưng vẫn được điều hành bởi nhà nước Việt Nam Trường hiện có 14 khoa, 54 chương trình đào tạo các bậc thuộc các khối ngành: Sức khỏe, Kinh tế, Xã hội – Nhân văn, Kỹ thuật – Công nghệ, Nghệ thuật – Mỹ thuật.
Chất lượng đào tạo.
Đội ngũ giảng viên.
Tính đến tháng 3 năm 2017, trường có 1211 giảng viên. Trong đó có 8 giáo sư, 17 phó giáo sư, 83 tiến sĩ, 565 thạc sĩ và 538 giảng viên có trình độ đại học.
Cơ sở đào tạo.
Hiện tại trường có 1 trường chính và có thêm 5 cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh: | 1 | null |
Dietrich Buxtehude (1637-1707) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn đại phong cầm người Đan Mạch. Một trong những nhà soạn nhạc quan trọng nhất thời ba rốc.
Năm 1668, ông là người chơi đàn organ tại nhà thờ ở Lubeck, nhờ vậy ông trở nên nổi tiếng về sáng tác và tài chơi đàn organ. Các tác phẩm của ông chỉ còn lưu lại được 120 bản gốm các bản oratorio-cantata, sonata, trio-sonata, tổ khúc cho những dàn đồng diễn thính phòng, fugue, toccata, chaconne. Phong cách của ông có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều nhà soạn nhạc thế hệ sau.
Hằng năm, ông biểu diễn đàn organ vào 5 ngày chủ nhật trước Giáng sinh. Johann Sebastian Bach đã phải đi bộ 200 dặm để nghe nhà soạn nhạc Đan Mạch biểu diễn. | 1 | null |
Việt vương Thác Chi (chữ Hán: 越王錯枝, ?-?), hay vương tử Sưu (王子搜), là vị vua thứ 40 của nước Việt - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Thác Chi là con của thái tử Tự Chư Cữu và là cháu nội của Việt vương Ế, vua thứ 39 của nước Việt.
Em của vua ông Việt vương Ế là Tự Dự muốn đoạt ngôi vua, gièm pha với Việt vương Ế để giết thái tử Chư Cữu nhưng Việt vương Ế không nghe. Năm 375 TCN, Chư Cữu sợ bị giết, đem quân bao vây vương cung, giết chết Việt vương Ế. Tháng 10 năm đó, người nước Việt hợp sức giết Chư Cữu. Thác Chi bỏ trốn đến đất Đan
Ngôi vua nước Việt bỏ trống không ai kế thừa. Các đại phu thỉnh cầu Thác Chi lên nối ngôi. Thác Chi không chịu, trốn trong hang sâu không ra ngoài. Người nước Việt dùng kế thổi khói vào hang ép Thác Chi ra, rồi tôn lên làm vua. Thác Chi ngồi trên xe, ngửa mặt hô to rằng mình không muốn lên ngôi và thoái vị. Đại phu Tử Khu lập người trong họ của ông là Việt vương Vô Dư lên làm vua.
Việt vương Thác Chi ở ngôi chỉ có một năm, sau không rõ mất năm nào.
Sử ký Tư Mã Thiên không cho rằng Thác Chi là một vị vua nước Việt, chỉ viết Việt vương Ế nhường ngôi cho con là Chi Hầu (Tức Vô Dư).
Tham khảo.
Dương Khoan, "Chiến Quốc sử liệu biên niên tập chứng", Đài Loan Thương Vụ Ấn Thư Quán | 1 | null |
Chùa Ông Mẹk (លោកតាមាស" Lokta Meas") do phát âm của người Việt không thể đọc được là Ta Meas nên thường được gọi là Ông Mẹt. Chùa có tên chính thức theo tiếng Khmer là Bodhisálaràja, còn có tên gọi khác là chùa Kom Pong. Chùa có vị trí ở phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam.
Lịch sử.
Đây là một ngôi chùa rất cổ ở Trà Vinh. Theo lời truyền kể thì chùa được tạo dựng đầu tiên vào khoảng năm 642 tại khu vực gần sân vận động tỉnh bây giờ. Đến khoảng năm 711, chùa mới được dời về vị trí hiện nay.
Kiến trúc.
Ngôi chùa hiện nay có diện tích 12.900 m². Chính điện được trùng tu vào những năm đầu của thế kỷ 20. Đây là một tòa nhà hình chữ nhật, mặt quay về hướng Đông, tọa lạc trên nền cao tam cấp. Mái chùa lợp ngói và có ba lớp. Mái trên cùng dốc hơn các mái kia. Các góc đầu đao của mái đều có đuôi rồng cao vút uốn lượn. Giữa các cấp mái có rèm che mưa, che nắng làm bằng gỗ, chạm khắc hoa văn. Trên các bờ dãy giáp mí của mái là các con rồng (phu chông) nằm xoãi dài. Ở các đầu cột ngoài hành lang chùa đều có tượng vũ nữ Kaynor dang tay chống đỡ mái ngói. Cột, kèo, xiên, đòn tay, la phông... ở ngôi chính điện đều bằng gỗ quý sơn son thếp vàng và chạm khắc hoa văn hết sức công phu, sắc sảo với nhiều đề tài khác nhau. Trên vách có vẽ các tranh phân kỳ sự tích Phật Thích Ca. Trên mái có đấp hình tượng rồng rất độc đáo. Như bao ngôi chùa thuộc hệ phái Nam tông Khmer khác, bên trong chính điện chùa Ông Mẹt cũng thờ duy nhất Phật Thích Ca.
Ngoài ngôi chính điện, trong khuôn viên chùa còn có thư viện được xây dựng năm 1916, theo kiểu nhà sàn, quay mặt về hướng Đông, hai đầu có cầu thang lên xuống. Thư viện được chia làm ba gian: gian chính dùng để trưng bày sách; hai gian hai bên dùng để đọc. Sàn thư viện được làm bằng gỗ quý. Các chân cột được xây gạch bên dưới để tránh mối mọt, ẩm. Các đầu cột và xiên bên trong được chạm khắc hoa văn và sơn son thếp vàng. Đầu hồi ở phía tây chạm khắc hoa hướng dương, đầu hồi ở phía đông là hai sư tử cầm dù che mâm để kinh sách. Đặc biệt, ở gian chính có bức bình phong gỗ là tác phẩm mỹ thuật độc đáo. Trải qua thời gian, ngôi chùa được trùng tu sửa chữa trùng lần, nhưng hai công trình trên (chính điện và thư viện) vẫn giữ được giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật.
Để tạo điều kiện tốt cho quý sư ở các nơi về chùa tu học, năm 2001, chùa xây dựng thêm ngôi Tăng xá Đại Đoàn Kết.
Chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer, và hiện là nơi đặt Trường trung cấp Phật học Nam tông Khmer.
Di tích cấp Quốc gia.
Ngày 3 tháng 3 năm 2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra Quyết định số 834/QĐ-BVHTTDL công nhận chùa Ông Mẹt là "di tích cấp Quốc gia" thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật. | 1 | null |
Đây là danh sách các nhân vật xuất hiện từ tiểu thuyết võ hiệp Thiên long bát bộ của nhà văn Kim Dung. Có hơn 230 nhân vật trong cuốn tiểu thuyết, bao gồm cả những người được đề cập chỉ bằng tên. Một số nhân vật như Đoàn Dự, Đoàn Chính Thuần, Đoàn Chính Minh, Liêu Đạo Tông và Kim Thái Tổ được dựa trên các nhân vật có thật, trong khi còn lại là các nhân vật hư cấu.
Nhân vật chính.
A Châu.
A Châu là con gái lớn của Đoàn Chính Thuần và Nguyễn Tinh Trúc, tình yêu và niềm hạnh phúc của Tiêu Phong, có tài giả trang. Cha của cô vốn là một người có tướng mạo tiêu sái, uy võ nên dung nhan của A Châu chắc chắn không thể tầm thường. Trong Thiên long bát bộ, cô được miêu tả như "một người con gái xinh đẹp, có đôi mắt linh động, nụ cười như hoa xuân mới nở, da trắng như tuyết, là một mỹ nhân hiếm thấy của thiên hạ". Cô là con hầu trong nhà Mộ Dung Phục. Cô gặp Đoàn Dự và cứu anh khỏi Cưu Ma Trí. Tuy vậy, bản tính cô có phần lém lỉnh, tinh nghịch nên cô giả làm một bà lão và bắt chàng quỳ lạy mình. Cô sau đó cải trang Đoàn Dự thành Mộ Dung Phục và bản thân mình làm Tiêu Phong để giải cứu các thành viên của Cái Bang bị binh lính Tây Hạ bắt. Sau đó, cô lại cải trang thành một nhà sư Thiếu Lâm để ăn cắp bí kíp võ công của phái này cho Mộ Dung Phục, nhưng sau đó bị phát hiện và bị Huyền Từ phương trượng đánh bị thương nặng. Tiêu Phong đưa cô bỏ trốn và phát hiện ra cô là phụ nữ. Anh sử dụng nội công của mình để cứu sống và chăm sóc cho cô trong khi cô đang bị thương. Trong khoảng thời gian này, họ trở nên thân thiết với nhau và A Châu bắt đầu yêu Tiêu Phong. Sau khi vết thương của cô đã được chữa lành, A Châu chờ Tiêu Phong năm ngày năm đêm và nói rằng cô muốn đi theo anh mãi mãi. Tiêu Phong cảm động trước tấm lòng ôn nhu của A Châu và chấp nhận tình cảm cô dành cho mình, xem cô là chỗ dựa duy nhất. Mặc dù họ trải nghiệm một cuộc sống yên ấm và thanh bình trong vùng hoang dã, Tiêu Phong vẫn mong muốn tìm ra người đã giết cha mẹ mình là ai. Họ trở về lãnh thổ nước Tống và A Chu tình nguyện giúp Tiêu Phong cải trang đánh lừa Khang Mẫn tiết lộ danh phận của "Đại ca lãnh đạo". Tuy nhiên, Khang Mẫn cũng lừa ngược lại cô, cung cấp thông tin sai lệch rằng "Đại Ca lãnh đạo" là Đoàn Chính Thuần để mượn tay Tiêu Phong giết Đoàn Chính Thuần. Tiêu Phong do đó thách đấu với Đoàn Chính Thuần. Trước trận đấu, A Châu phát hiện ra rằng mình là con gái của Đoàn Chính Thuần, cùng với cô em gái đã thất lạc từ lâu là A Tử. Cô quyết định giả trang thành Đoàn Chính Thuần để ngăn chặn một cuộc xung đột giữa người yêu và cha, dẫn đến việc cô bị Tiêu Phong đánh chết. Trước khi qua đời, cô yêu cầu Tiêu Phong chăm sóc cho A Tử.
Huỳnh Hạnh Tú (1982),
Lưu Cẩm Linh (1997),
Lưu Đào (2003),
Giả Thanh (2013),
Trần Ngọc Kỳ (2023)
A Tử.
A Tử ("") là em gái của A Châu và là đệ tử của Đinh Xuân Thu. Cũng giống như các thành viên của môn phái Tinh Tú, bản tính cô rất tàn bạo và độc ác, vô cùng thích thú trong việc tra tấn và làm nhục bất cứ ai xúc phạm mình. Cô được coi là phản đồ của phái Tinh Tú do ăn cắp "Thần mộc vương đỉnh" (神木王鼎), báu vật của Đinh Xuân Thu, (Trong ấn bản mới nhất của tiểu thuyết, lý do cô bỏ trốn là vì Đinh Xuân Thu say mê sắc đẹp của A Tử và có nhiều hành vi đồi bại). Du Thản Chi cũng bị thu hút bởi vẻ đẹp của A Tử và sẵn sàng chịu đựng những "trò chơi" tàn bạo của cô. Hắn thậm chí còn trao đôi mắt của mình cho A Tử sau khi cô bị Đinh Xuân Thu làm cho mù mắt. Tuy nhiên, cô lại phải lòng Tiêu Phong và không hề quan tâm đến Du Thản Chi. Cô thường bắt bẻ Tiêu Phong bằng việc đưa ra lời dặn dò của A Châu lúc lâm chung bất cứ khi nào Tiêu Phong từ chối làm điều gì đó cho cô. Cô do vậy ngày càng trở nên ghen tị với người chị đã chết vốn không thể bị thay thế trong trái tim của Tiêu Phong. Khi Tiêu Phong từ chối dẫn quân tấn công nhà Tống, Liêu Đạo Tông phái một cung phi tiếp cận A Tử và lừa cô cho Tiêu Phong uống rượu chứa "bùa yêu". Trong khi trốn khỏi nước Liêu cùng với A Tử, Tiêu Phong đột nhiên cảm thấy mệt mỏi vì "bùa yêu" thực ra là một chất độc tạm thời làm suy yếu, khiến anh bị bắt và bị tống giam. Cô trốn thoát và nhờ Đoàn Dự cùng các nhân sĩ võ lâm khác cứu Tiêu Phong. Sau khi được giải cứu, Tiêu Phong đã thỏa thuận với Liêu Đạo Tông trên chiến trường và hi sinh mạng sống của mình cho sự hòa bình giữa Liêu và Tống. A Tử nhận ra rằng cô không thể sống mà không có Tiêu Phong và tự sát theo.
Trần Phục Sinh (1982),
Lưu Ngọc Thúy (1997),
Trần Hảo (2003),
Giả Thanh (2013),
Lưu Nhã Sắt (2023)
Nhà Cô Tô Mộ Dung.
Mộ Dung Bác.
Mộ Dung Bác ("") là cha của Mộ Dung Phục. Ông chia sẻ ảo tưởng phục quốc với con trai ông và là kẻ dàn xếp vụ mai phục tại Nhạn Môn quan dẫn đến cái chết của vợ Tiêu Viễn Sơn. Ông giả chết và trốn vào chùa Thiếu Lâm trong nhiều năm, bí mật học các bí kíp võ công trong thư viện của chùa. Ông được nhà sư quét rác trong chùa chỉ điểm đồng thời hóa giải ân oán với Tiêu Viễn Sơn, ông quyết định từ bỏ tham vọng phục quốc và trở thành học trò của nhà sư. Tuyệt kĩ võ công: Đấu chuyển tinh di nhà Mộ Dung, Nhiên Mộc Đao Thiếu Lâm, Tham hợp chỉ. Ông là con của Mộ Dung Yên.
Mộ Dung Phục.
Mộ Dung Phục ('), biệt hiệu "Nam Mộ Dung" ('), là hậu duệ của gia đình hoàng gia nước Yên (Nam Yên, Hậu Yên, Tiền Yên) thời Thập lục quốc. Cha của Mộ Dung Phục đặt tên cho hắn là Phục (nghĩa đen là phục hồi) để nhắc nhở việc khôi phục nước Yên, đã định ra cuộc đời đau khổ của hắn. Hắn là chàng đại hiệp đến từ Giang Nam, thiên hạ đệ nhất anh tuấn, khí phách hiển hách, võ công được xếp ngang hàng với Tiêu Phong, có tài có trí, có nhiều thủ hạ sẵn sàng bán mạng. Thái tử của Đại Lý ngay khi vừa nhìn thấy tình địch thì suýt nữa đã chảy nước mắt vì: “"Người ta hay nói Mộ Dung công tử là nhân trung long phượng, quả nhiên danh bất hư truyền. Chẳng trách Vương cô nương thích hắn như thế. Xem ra số ta phải chịu khổ rồi"“. Nghe giọng điệu cam chịu của Đoàn Dự là đủ để chúng ta biết “biểu ca” này đẹp trai đến nhường nào rồi. Là một người đầy âm mưu, tàn nhẫn và ích kỷ, hắn sử dụng đủ mọi cách để khôi phục lại triều đại của mình và trở thành hoàng đế. Hắn thậm chí sẵn sàng cắt đứt liên hệ với người em họ Vương Ngữ Yên, người có tình cảm với mình, rồi sau đó tự tay giết chết trung thần Bao Bất Đồng, bắt đầu giết chết tất cả nhân tình của Đoàn Chính Thuần để thực hiện ước mơ. Trước việc phụ thân Mộ Dung Bác, người trước sau đào tạo hắn phục quốc đã từ bỏ ý định, quy y cửa Phật, kỳ thực hắn cũng biết không còn bất kỳ hy vọng nào. Cuối cùng hắn trở nên điên mà luôn mơ tưởng là mình là hoàng đế, cùng A Bích sống đời nhàn vi. Trong bản sửa 2009, Vương Ngữ Yên đã chăm sóc cho Mộ Dung Phục. Hắn thành thạo nhiều loại võ thuật nhưng không tập trung vào một thứ. Mộ Dung Phục thích sử dụng tuyệt chiêu của đối thủ để chống lại họ. Khi sang Tây Hạ nhất phẩm đường, y lấy tên là Lý Diên Tông. Tuyệt kĩ nổi danh: Đấu Chuyển Tinh Di.
Nhân tình của Đoàn Chính Thuần.
Nhân vật Khang Mẫn trong phim:Tuyết Lê (1997), Chung Lệ Đề (2003), Trương Hinh Dư (2013), Vương Quân Hinh (2023)
Tứ Đại Ác Nhân.
Tứ Đại ác nhân (") là một nhóm bốn võ sĩ lập dị chuyên phạm các tội ác ghê tởm. Biệt danh của họ là từ thành ngữ Trung Quốc được sử dụng để mô tả những người ác. Bốn người bọn họ được xếp hạng theo thứ tự cấp bậc:
Tiêu Dao phái và những người có liên quan.
Phái Tinh Tú.
Do Đinh Xuân Thu sáng lập. | 1 | null |
Việt vương Vô Dư (chữ Hán: 越王無余,?-361 TCN), tên thật là Lạc Vô Dư (雒無余) hay Lạc Mãng An (雒莽安), Lạc Chi Hầu (雒之侯), là vị vua thứ 40 hay 41 của nước Việt, chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Theo Sử kí-Việt Vương Câu Tiễn thế gia, Vô Dư là con của Việt vương Ế, vua thứ 39 của nước Việt và nối ngôi sau khi Việt vương Ế qua đời. Tuy nhiên, theo sử gia Dương Khoan trong Chiến Quốc sử và một số tư liệu khác thì ông là vương thất của nước Việt và không nêu rõ cha mẹ ông là ai.
Năm 373 TCN, Việt vương Thác Chi thoái vị, đại phu nước Việt là Tự Khu lập Vô Dư lên làm vua.
Sử ký không ghi rõ những hành trạng của Vô Dư trong thời gian ở ngôi cũng như những sự kiện liên quan tới nước Việt dưới thời của ông.
Năm 361 TCN, Việt vương Vô Dư qua đời. Ông ở ngôi 12 năm. Con ông là Việt vương Vô Chuyên lên nối ngôi. Còn theo ghi chép trong Sử ký thì người nối ngôi Vô Dư là Việt vương Vô Cương. | 1 | null |
Danh sách đĩa nhạc của Paramore, ban nhạc alternative rock người Mỹ, bao gồm 4 album phòng thu, 3 đĩa mở rộng, 2 album trực tiếp, 16 đĩa đơn, 1 album video và 15 video âm nhạc. Ban nhạc được thành lập tại Franklin, Tennessee vào năm 2004 bởi giọng ca chính Hayley Williams cùng với tay bass Jeremy Davis, tay guitar Josh Farro, tay trống Zac Farro và tay guitar Taylor York. Năm 2005, Paramore ký hợp đồng với hãng ghi âm có trụ sở tại Thành phố New York, Fueled by Ramen, và ra mắt album phòng thu đầu tay có tên "All We Know Is Falling". Có ba đĩa đơn được phát hành từ album, tuy nhiên không một đĩa đơn nào trong số đó lọt được vào bảng xếp hạng. Album cũng không xuất hiện trên bảng xếp hạng "Billboard" 200, mặc dù nó đạt được vị trí thứ 30 trên bảng xếp hạng "Billboard" Top Heatseekers. "All We Know Is Falling" ngoài ra cũng được chứng nhận một đĩa Vàng tại Anh.
Bước đột phá của Paramore là khi ban nhạc tung ra album "Riot!" vào năm 2007. Sau khi được phát hành vào tháng 6, album đạt vị trí 15 trên bảng xếp hạng album "Billboard" 200 và nhận được chứng nhận tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới, trong đó có một đĩa Bạch kim tại Mỹ. Đĩa đơn đầu tiên, "Misery Business", trở thành đĩa đơn đầu tiên của họ được xếp hạng trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 và được chứng nhận đĩa Bạch kim. Paramore cũng đóng góp cho album nhạc phim "Twilight" năm 2008 với việc thu âm hai bài hát, trong đó có đĩa đơn "Decode".
Năm 2009, ban nhạc phát hành album phòng thu thứ ba của họ, "Brand New Eyes", ra mắt tại vị trí á quân và cũng là vị trí cao nhất của album tại Mỹ, ngoài ra album cũng đạt được vị trí quán quân tại một số quốc gia khác, trong đó có Úc và Anh. Album đã xuất ra năm đĩa đơn, bao gồm đĩa đơn đầu tiên "Ignorance" và bản acoustic "The Only Exception", đồng thời nhận được chứng nhận Vàng hay Bạch kim ở một số quốc gia. | 1 | null |
Hồ Hodge Close Quarry thuộc bang Cumbria, được mệnh danh là hồ đáng sợ nhất nước Anh.
Những khối đá in bóng xuống mặt hồ, giống hộp sọ người chết, nên hồ còn có tên gọi khác là ‘Hồ đầu lâu’.
Hồ có độ sâu 29 mét, nước hồ lạnh tới 6 độ C.
Hồ đầu lâu đã cướp đi sinh mạng nhiều thợ lặn, với những cái chết bí ẩn | 1 | null |
Cầu Yên Bái là một cây cầu bắc qua sông Hồng trên Quốc lộ 37 tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, Việt Nam.
Cầu nằm ở trung tâm thành phố Yên Bái, nối liền hai phường Hồng Hà và Hợp Minh. Đây là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hồng trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Cầu Yên Bái được xây dựng theo công nghệ cũ với kết cấu dàn thép, có chiều dài 305 m, chiều rộng là 12,5 m. Công trình được khởi công vào ngày 3 tháng 1 năm 1990 và được khánh thành vào ngày 30 tháng 12 năm 1992. | 1 | null |
Đá Sa Huỳnh là một rạn san hô thuộc cụm Loại Ta của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm cách đảo chính Loại Ta khoảng 2,3 hải lý (4,3 km) về phía đông-đông bắc và cách đá An Nhơn 4,4 hải lý (8,1 km) về phía tây nam. Đá Sa Huỳnh trải rộng khoảng nửa hải lý với diện tích khoảng 25 ha. Một phần của đá sẽ cạn nước khi thủy triều thấp.
Đá Sa Huỳnh là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát rạn san hô này. | 1 | null |
là bộ phim điện ảnh Nhật Bản được đạo diễn bởi Katsuyuki Motohiro. Trong phim, diễn viên nổi tiếng Eita vào vai một thành viên của câu lạc bộ khoa học giả tưởng ở trường Đại học, Juri Ueno và Maki Yoko là thành viên của câu lạc bộ Nhiếp ảnh, cả hai câu lạc bộ đều ở chung trong một ngôi nhà được trường cấp.
Nội dung phim.
"Summer Time Machine Blues" là câu chuyện xoay quanh những thành viên của câu lạc bộ khoa học giả tưởng, những người hàng ngày tiêu tốn thời gian vào những việc vô bổ như chơi bóng chày và nhờ hai người bạn ở câu lạc bộ Nhiếp ảnh láng giềng chụp ảnh hộ. Vào một ngày, sau khi từ sân bóng chày trở vào nhà sinh hoạt chung của câu lạc bộ, điện bị mất do đó các chàng trai quyết định đi tắm ở nhà tắm công cộng, còn 2 cô gái Yui và Haruka ở lại để rửa những bức ảnh vừa chụp. Khi các chàng trai đang tắm, Niimi phát hiện lọ dầu gội của mình bị mất, cậu nghĩ rằng những người còn lại trêu chọc mình và đã nổi giận, yêu cầu họ trả lại dầu gội cho mình. Tuy nhiên không có ai thừa nhận về việc này.
Trên đường trở về, Takuma rẽ qua rạp chiếu phim để mua vé của bộ phim khoa học giả tưởng hạng B, là phim mới nhất được chiếu tại rạp, cậu hi vọng có thể mời Haruka đi cùng xem phim này với mình. Tuy nhiên khi cậu trở về mọi người có thái độ rất lạ lùng, họ chờ cậu biểu diễn màn múa khỏa thân với chậu rửa mặt. Takuma ngạc nhiên và muốn được giải thích về chuyện đã xảy ra, tuy nhiên sau đó một chuỗi sự kiện bất ngờ xảy ra. Daigo tình cờ làm đổ lon Cô-ca lên chiếc điều khiển điều hòa khi cậu bị ai đó thụi vào mặt. Mọi người cố gắng lau sạch chiếu điều khiển nhưng tất cả đều không kịp, chiếc điều khiển bị hư, không thể dùng để bật điều hòa lên được nữa. Mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn khi ngôi nhà đang dưới cái nắng oi bức của ngày hè.
Chiếc điều khiển không bị hư hại bên ngoài nên mọi người cho rằng nó vẫn có thể sửa được, họ đem nó đến cho giáo viên chủ nhiệm câu lạc bộ, một giáo viên vật lý, và nhờ ông sửa hộ. Sau đó các cậu đi ra bãi rác của trường để tìm lấy một chiếc quạt cũ nào đó bị vứt đi nhưng vẫn có thể hoạt động. Sau đó, khi họ trở lại phòng sinh hoạt thì phát hiện một kẻ lạ mặt đang vội vàng chạy trốn, cậu ta bỏ lại một chiếc máy với hình thù rất kỳ lạ. Sau một đoạn thời gian tìm hiểu, họ phát hiện ra đây chính là một cỗ máy thời gian. Thế là những chàng trai quyết định quay ngược trở về quá khứ để lấy cắp chiếc điều khiển trở về hiện tại khi nó vẫn còn sử dụng được. Tuy nhiên, ngay khi trở về quá khứ, một ngày trước đó, họ không thể điều khiển xảy ra mọi việc theo ý mình, đồng thời những sự kiện kỳ lạ cũng được kết nối lại với nhau ngày càng rõ ràng thêm. | 1 | null |
Chùa Âng (tên Khmer là Angkorajaborey) là một ngôi chùa cổ trong hệ thống chùa Khmer của tỉnh Trà Vinh. Hiện tọa lạc bên Quốc lộ 53 thuộc khóm 4, phường 8, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam.
Lịch sử, kiến trúc.
Đây là một trong những ngôi chùa tiêu biểu trong hệ thống 141 ngôi chùa Khmer ở Trà Vinh . Theo Bảng "Di tích lịch sử chùa Âng", thì chùa có từ năm 990... Đến năm 1695, ngôi chính điện được xây dựng lại bằng lá tre. Năm 1842, chùa được xây dựng lại bằng gỗ quý (rui, mè và 60 cây cột), lợp ngói và tường xây. Sau đó, chùa còn được trùng tu vài lần nữa .
Chùa nằm cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 5 km, nằm trong khuôn viên thắng cảnh Ao Bà Om, và đối diện với Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer của tỉnh. Chùa nằm trong khuôn viên có diện tích khoảng 4 ha, có hào nước sâu bao bọc, và được xây dựng theo lối kiến trúc trang trí chùa Khmer Nam Bộ.
Cổng chùa được xây dựng với ba ngọn tháp ở trên, có đắp hình chằn. Hai bên trụ cổng là hình vũ nữ Kẽn naarr và tượng người đầu chim (Krũd).
Chánh điện quay về hướng Đông, tọa lạc nên một nền cao 2 m . Mái của chính điện được cấu tạo gồm ba cấp, hai mái trên cùng thì dốc và cao hơn mái còn lại. Các gò mái có thần rắn Naga, đuôi cong vút, tượng trưng cho sự dũng mãnh vĩnh cửu. Ở các đầu cột là những tượng vũ nữ Kẽn naarr và tượng người đầu chim (Krũd) với hai tay chống đỡ mái. Quanh chính điện có trụ cột, hàng rào với đầu thần Bayon bốn mặt. Ngoài ra ở đây còn có tượng chằn Yeak mặc áo giáp với khuôn mặt dữ dằn….
Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn có các hạng mục công trình khác như: trai đường, giảng đường, các Tăng xá và các tháp chứa di cốt...
Thờ cúng.
Như bao ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer khác, bên trong chính điện chùa Âng cũng chỉ thờ duy nhất là Phật Thích Ca. Bệ thờ Phật rộng gần 30 m² gồm bốn bậc. Tượng Phật chính cao 2,1 m. Xung quanh có khoảng 50 tượng Phật khác nhỏ hơn. Ba phía vách chính điện có các bức tranh vẽ kể lại cuộc đời đức Phật Thích Ca. Trần chính điện được trang trí bốn bức bích họa lớn theo chủ đề: Phật Thích Ca đản sinh, xuất gia, đắc đạo và nhập niết bàn.
Và cũng như nhiều ngôi chùa Khmer khác, chùa Angkorajaborey không chỉ là nơi tu hành của các vị sư, là nơi thanh niên Khmer đến tu học, mà còn là một trung tâm văn hóa. Hàng năm, lễ hội Ok Om Bok (rằm tháng 10 âm lịch) là lễ hội lớn nhất của chùa.
Di tích cấp Quốc gia.
Ngày 20 tháng 7 năm 1994, Bộ Văn hoá – Thông tin ban hành Quyết định số 921-QĐ/BT công nhận Chùa Âng là Di tích kiến trúc tôn giáo. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.