text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Charles Sanders Peirce (; sinh ngày 10 tháng 9 năm 1839 – mất ngày 19 tháng 4 năm 1914) là một nhà triết học, nhà toán học, nhà logic học người Mỹ, thường được coi là "cha đẻ của chủ nghĩa thực dụng".
Peirce vốn theo học chuyên ngành hóa và gắn bó với công tác khoa học suốt 30 năm. Trong thời gian đó, Peirce đã có những đóng góp lớn lao cho ngành lôgic học, lĩnh vực mà đối với ông, bao gồm phần lớn các vấn đề nghiên cứu ngày nay được quy cho hai ngành nhận thức luận và triết học khoa học. Ông coi lôgic học như là chi nhánh chính thức của lý thuyết ký hiệu học do ông một phần sáng lập, chủ đề mà về sau sẽ mở ra cuộc tranh luận gay gắt giữa phái thực chứng luận lôgic và phái ủng hộ triết học ngôn ngữ thống trị trong cộng đồng triết học phương Tây thế kỷ 20. Ngoài ra, ông còn có công đề xướng khái niệm suy luận hồi nghiệm ("abductive reasoning"), cũng như là người đầu tiên xây dựng công thức chặt chẽ cho quy nạp toán học và suy diễn logic. Sớm từ khoảng năm 1886, ông đã phát hiện rằng mạch điện chuyển có khả năng thực hiện các phép toán logic, song phải nhiều thập kỷ sau ý tưởng này mới được áp dụng vào thực tiễn để sản xuất máy tính kỹ thuật số.
Năm 1934, triết gia Paul Weiss khen ngợi Peirce là "[người] sáng tạo và đa tài nhất trong số các triết gia Mỹ và là nhà lôgic học vĩ đại nhất của nước Mỹ".
Tiểu sử.
Peirce chào đời vào ngày 10 tháng 12 năm 1839 tại căn nhà số 3 Phillips Place, Cambridge, Massachusetts. Mẹ ông là Sarah Hunt Mills và cha ông là Benjamin Peirce, một giáo sư thiên văn học kiêm toán học tại Đại học Harvard. Năm 12 tuổi, Peirce đọc tác phẩm lôgic học thời thượng nhất lúc bấy giờ ở các nước nói tiếng Anh, cuốn "Elements of Logic (Các nguyên lý của Logic)" của Richard Whately, ông mượn được từ người anh trai. Kể từ đó trở đi, Peirce đã ấp ủ niềm đam mê chảy bỏng với logic học và lý luận. Ông nhận được bằng Cử nhân Văn chương và Thạc sĩ Văn học (1862) sau khi hoàn thiện khóa học tập tại Đại học Harvard. Năm 1863, Trường Khoa học Lawrence trao tặng Peirce bằng Cử nhân Khoa học, và đồng thời ông cũng trở thành sinh viên ngành hóa đầu tiên của Harvard nhận tấm bằng "summa cum laude". Ngoài ra thì thành tích học tập của ông cũng không có gì quá nổi bật. Tại Harvard, ông làm quen được ba người bạn tri kỉ Francis Ellingwood, Chauncey Wright và William James. Một trong những giảng viên Harvard của ông, Charles William Eliot, rất không ưa Peirce. Điều này khiến cho Peirce suốt sự nghiệp bị lâm vào thế bất lợi, bởi lẽ Eliot hồi ấy giữ chức Chủ tịch Harvard (giai đoạn 1869–1909 - gần như toàn bộ sự nghiệp làm khoa học của Peirce), và ông ta đã rất nhiều lần phủ quyết việc làm của Peirce tại ngôi trường.
Peirce thời niên thiếu từng mắc chứng "đau dây thần kinh mặt", thứ bệnh mà nay được gọi là đau dây thần kinh sinh ba. Nhà nghiên cứu tiểu sử Joseph Brent miêu tả cảm giác của Peirce khi cơn đau bộc phát như sau: "ban đầu, ông như ngẩn người ra, và rồi xa cách, lạnh cóng, chán nản, cực kỳ ngờ vực, thậm chí thiếu kiên nhẫn với một hành động nhỏ nhất, và có khi nổi nóng bất thình lình." Điều này có lẽ là nguyên nhân khiến ông cách ly khỏi xã hội về sau. | 1 | null |
Joseph Liouville (24 tháng 3 năm 1809 – 8 tháng 9 năm 1882) là một nhà toán học người Pháp, tốt nghiệp trường École Polytechnique, là giảng viên trường này và sau nhận ghế Giáo sư Cơ học tại Collège de France. Ông có những đóng góp quan trọng cho lý thuyết số, giải tích phức, tôpô, hình học đạo hàm riêng, và cả vật lý toán và thiên văn học. Ông được nhớ đến nhiều nhất với Định lý Liouville trong giải tích số phức. Tên ông được đặt cho một hố thiên thạch trên Mặt Trăng. | 1 | null |
Carl Orff ( – ) là nhà soạn nhạc, nhà sư phạm, nhạc trưởng, nhà lý luận âm nhạc người Đức. Ông là nhà soạn nhạc nổi tiếng với opera "Carmina Burana" năm 1937.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Carl Orff sinh vào năm 1895 tại München, Đức. Orff theo học âm nhạc tại Viện Hàn lâm âm nhạc Munich và có làm việc tại các nhà hát opera. Những năm 1921-1922, ông theo học Kaminsky. Năm 1924, Orff thành lập trường âm nhạc tại quê mình, xây dựng hệ thống giáo dục âm nhạc cho trẻ em bằng cách tổng hợp chuyển động gồm thể dục, múa với âm nhạc. Cũng trong khoảng thời gian này, ông đứng ra xuất bản nhiều bản opera của Monteverdi, sáng tác cantata, vào năm 1937, vở opera "Carmina Burana" được trình diễn. Thế là các tác phẩm trước đều bị từ bỏ bởi chính Orff. Tuy nhiên, một số trong đó được phục hồi lại. Từ thời gian này trở đi, ông tập trung sáng tác sân khấu. Ông qua đời vào năm 1982 tại Munich.
Phong cách sáng tác.
Carl Orff là nhà soạn nhạc đậm chất nhân văn. Lĩnh vực sáng tác của ông chủ yếu là sân khấu thuộc nhiều thể loại khác nhau, trong các tác phẩm sân khấu của ông luôn có những hình thức kết hợp độc đáo giữa lối ngâm ngợi, hát, kịch câm, múa và âm nhạc, cả trong những cảnh sân khấu và trong buổi hòa nhạc. | 1 | null |
Ambroise-Paul-Toussaint-Jules Valéry (30 tháng 10 năm 1871 – 20 tháng 7 năm 1945) là một nhà thơ, triết gia, nhà văn Pháp, giáo sư Thi ca học tại Collège de France. Ông cũng quan tâm và viết nhiều tiểu luận về nghệ thuật, lịch sử, âm nhạc và thời sự. Ông là đại diện lớn cuối cùng của chủ nghĩa tượng trưng Pháp. Sau khi được bầu vào Viện Hàn lâm Pháp năm 1925, ông trở nên nổi bật và thường xuyên phát biểu trước công chúng các nước châu Âu, từng có thời làm đại diện về văn hóa của Pháp tại Hội Quốc Liên. | 1 | null |
Sài Gòn Yo! (tựa tiếng Anh: Saigon Electric) là một bộ phim hiphop - tình cảm - tâm lý Việt Nam của đạo diễn Stephane Gauger thực hiện, được khởi chiếu vào ngày 22 tháng 4 năm 2011. Dàn diễn viên trong phim gồm có Vân Trang, Quỳnh Hoa, Hà Hiền, Khương Ngọc, Elly Trần và Việt Max. Câu khẩu hiệu chính thức của phim là "Hãy tin vào ước mơ".
Nội dung.
Mai là một cô gái từ Bạc Liêu lên Sài Gòn để thi vào trường múa, cô đam mê múa lụa và ước mơ trở thành người múa lụa chuyên nghiệp. Khi lên Sài Gòn, Mai thuê căn nhà nhỏ ở tạm, chủ nhà là ông giáo sư trước đây từng làm nhạc trưởng của dàn nhạc giao hưởng. Lúc đi thi múa, sự hồi hộp khiến Mai bị phân tâm rồi có rắc rối xảy ra nên cô thi trượt. Sau đó Mai đi ngang qua nhà thờ Đức Bà, cô nhìn thấy một nhóm nhảy hiphop có tên Saigon Fresh đang biểu diễn cho mọi người xem.
Mai xin vào làm việc trong một quán ăn, tình cờ gặp được Kim - cô gái mồ côi có cá tính mạnh mẽ và cũng là thành viên của nhóm Saigon Fresh cũng đang làm việc trong quán ăn này. Mai và Kim kết bạn với nhau, cả hai luôn đối xử tốt với nhau, Kim còn dẫn Mai đến khu trung tâm văn hóa để gặp gỡ nhóm Saigon Fresh. Cả nhóm Saigon Fresh đều quý mến Mai, đáng chú ý nhất là anh chàng trưởng nhóm Do-Boy. Kim cho Mai biết rằng cả nhóm đang cố gắng tập luyện nhằm mục đích thi đấu với nhóm nhảy North Killaz ở giải Samsung, nhóm nhảy nào chiến thắng ở giải Samsung sẽ được qua Hàn Quốc biểu diễn. Có lần Mai và Kim đem cơm trong quán cho nhóm Saigon Fresh ăn nên bị chủ quán đuổi việc, cả hai phải chuyển qua làm việc phát tờ rơi trước cửa siêu thị điện máy.
Trong lúc đang làm việc, một anh chàng công tử tên Hải đến tán tỉnh Kim và mời Kim đi ăn tối tại nhà hàng sang trọng. Thấy Hải có tính tình hài hước nên Kim đồng ý làm người yêu Hải. Sau khi nghe trưởng nhóm Do-Boy đánh giá mình còn quá non nớt, Kim nổi giận rồi bỏ nhóm. Hằng ngày Hải thường chở Kim đi chơi, anh còn đưa Kim về gặp ba anh. Bỗng dưng Hải cứ tránh mặt Kim và đi cặp kè với cô nàng tiểu thư tên Hoa. Kim đau khổ vào vũ trường nhảy nhót đến nỗi bị sốc thuốc rồi ngất đi, được Mai và Do-Boy đưa về nhà. Sáng hôm sau, Kim được ông giáo sư cho ăn sáng, sau đó Mai đưa Kim về lại khu trung tâm để tiếp tục tập luyện với nhóm Saigon Fresh.
Khu trung tâm văn hóa sắp bị thu hồi vì quy hoạch, đặc biệt người có ý định thu hồi chính là ông Lê - ba của Hải. Nhóm Saigon Fresh muốn giữ khu trung tâm thì chỉ còn một cách duy nhất là phải thắng giải Samsung. Hải đến gặp Kim rồi tâm sự với Kim, anh bảo rằng trước giờ anh chỉ biết sống theo sự sắp đặt của ba anh, anh phải chia tay Kim để cưới Hoa làm vợ do ba anh bắt buộc, Kim thông cảm và tha lỗi cho Hải. Cuối cùng ngày thi đấu cũng đến, nhóm Saigon Fresh và nhóm North Killaz đối đầu nhau ở giải Samsung. Nhờ có ý tưởng nhảy hiphop theo nhịp trống đánh mà nhóm Saigon Fresh giành chiến thắng. Ông giáo sư chủ nhà của Mai gọi điện cho trường múa để xin cho Mai được thi lại, ông còn gọi má của Mai lên thành phố để xem Mai thi. Mai đi thi lại và lần này cô thi đậu, trở thành người múa lụa chuyên nghiệp đúng như ước mơ của cô. Sau này nhóm Saigon Fresh được qua Hàn Quốc biểu diễn. Cuối cùng Mai, Kim và nhóm Saigon Fresh đều đã đạt được ước mơ của họ.
Giải thưởng.
Tại lễ trao giải Cánh Diều Vàng 2011, "Sài Gòn Yo!" đã đoạt giải "Cánh Diều Bạc" và còn mang về cho nữ diễn viên Quỳnh Hoa giải "Nữ diễn viên chính xuất sắc". | 1 | null |
"Xem thêm": Tượng (quân cờ)
Tượng (,) còn được gọi là Voi hoặc Tịnh, là một trong hai loại quân cờ chủ lực nhẹ trên bàn cờ vua (loại còn lại là Mã) và là quân tầm xa như Hậu và Xe.
Mỗi người chơi bắt đầu ván đấu với hai quân Tượng. Vị trí xuất phát ban đầu của một quân là nằm giữa Vua và Mã cánh Vua, còn quân còn lại nằm giữa Hậu và Mã cánh Hậu. Về mặt ký hiệu đại số, vị trí ban đầu của Tượng là ô c1, f1 đối với Trắng và c8, f8 đối với Đen.
Di chuyển.
Tượng di chuyển theo đường chéo và không bị hạn chế về khoảng cách, tức là có thể di chuyển một, hai, hoặc bao nhiêu ô theo đường chéo cũng được. Tuy nhiên, yếu tố cản trở đó là sự có mặt của một quân khác trên đường đi và độ dài đường chéo. Sau khi ăn quân đối phương Tượng sẽ được đặt tại vị trí của quân đó.
Các quân Tượng có thể phân biệt theo cánh xuất phát ban đầu của chúng, như là "Tượng cánh Vua" và "Tượng cánh Hậu". Như một hệ quả của đặc điểm di chuyển theo đường chéo, mỗi quân Tượng luôn luôn chỉ có thể duy trì trên một loại ô màu, trắng hoặc đen. Bởi vậy, chúng cũng thường được gọi là "Tượng ô trắng" và "Tượng ô đen".
So sánh với các quân khác.
Xe.
Xe luôn được đánh giá cao hơn Tượng. Một quân Xe nhìn chung có giá trị bằng một quân Tượng cộng thêm hai Tốt. Tượng chỉ có thể đi đến một nửa số ô vuông trên bàn cờ, còn Xe thì có thể đi đến tất cả mọi ô. Trên một bàn cờ trống, một quân Xe luôn luôn tấn công (hay kiểm soát) được 14 ô, còn Tượng thì là từ 7 đến 13 phụ thuộc vị trí đứng (7 nếu đứng ở góc và 13 ở trung tâm). Bên cạnh đó, một Vua và một Xe có thể ép chiếu mat một Vua đơn độc của đối phương, còn một Tượng và Vua thì không.
Mã.
Tổng quan thì Tượng và Mã có sức mạnh tương đương nhau, tuy nhiên điều này có thể thay đổi tùy vào thế trận.
Những kỳ thủ ít kinh nghiệm có xu hướng đánh giá thấp Tượng so với Mã bởi Mã có thể "nhảy" qua đầu quân khác, di chuyển được tới tất cả mọi ô và là một quân chĩa lợi hại (tấn công hai hay nhiều quân cùng lúc). Còn những kỳ thủ giàu kinh nghiệm thì nhận thức được năng lực của Tượng .
Tượng thường trở nên hiệu quả hơn trong tàn cuộc, khi mà số lượng quân trên bàn cờ đã giảm giúp tăng tầm hoạt động và kiểm soát cho Tượng. Một quân Tượng có thể dễ dàng tạo sự ảnh hưởng lên cả hai cánh, năng lực này của Mã là kém hơn. Trong một tàn cuộc mở, một cặp Tượng chắc chắn là mạnh hơn so với một Tượng và một Mã, hoặc hai Mã. Bởi vậy, các kỳ thủ sở hữu một cặp Tượng có một vũ khí chiến lược, kế hoạch dài hạn là đổi quân để chuyển về một tàn cuộc thuận lợi.
Hai Tượng lệch (một kiểm soát ô trắng và một kiểm soát ô đen) kết hợp với Vua có thể ép chiếu mat, còn hai Mã thì không thể. Một Tượng và một Mã cũng làm được điều tượng tự, nhưng khó hơn nhiều so với hai Tượng lệch.
Trong một số tình thế nhất định một quân Tượng có thể tự làm phí mất một nước (xem triangulation và temp), Mã khó có thể làm được như vậy. Tượng có năng lực xiên hoặc giẳng (ghim), còn Mã thì không. Trong một vài tình huống Tượng có thể cản trở việc di chuyển của Mã, trường hợp như vậy gọi là Tượng "thống trị" Mã (hay Tượng chi phối Mã).
Mặt khác, trong khai cuộc và trung cuộc, một quân Tượng có thể bị phong tỏa bởi các quân Tốt của cả hai bên, do đó nó sẽ yếu hơn Mã, quân không bị cản trở bởi quân khác. Còn nữa, trên một bàn cờ đông đúc Mã có rất nhiều cơ hội chiến thuật để chĩa đôi hai quân của đối phương. Tượng cũng có thể chĩa đôi, nhưng cơ hội là rất hiếm. Một ví dụ diễn ra trong thế cờ hình bên phải dưới đây, phát sinh từ khai cuộc Ruy Lopez: 1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.Tb5 a6 4.Ta4 Mf6 5.0-0 b5 6.Tb3 Te7?! 7.d4 d6 8.c3 Tg4 9.h3!? Txf3 10.Hxf3 exd4 11.Hg3 g6 12.Th6!
Nhìn chung, Mã hiệu quả hơn trong một thế trận đông quân, thường là khai cuộc và trung cuộc; còn trong cờ tàn hoặc những thế cờ mở, thông thoáng, Tượng được đánh giá cao hơn Mã.
Các quân còn lại.
Giữa Tượng và các quân còn lại có sự chênh lệch. Hậu thì quá mạnh so với Tượng khi sở hữu chính năng lực của Tượng cộng thêm với năng lực của Xe. Tốt là quân yếu nhất trên bàn cờ và không thể so với Tượng. Còn Vua là quân cờ đặc biệt vì lý do không thể để mất, tuy nhiên xét về năng lực chiến đấu, Vua có giá trị là 3 bằng với Tượng, dù vậy tầm hoạt động của Vua hạn chế hơn nhiều khi chỉ di chuyển được với khoảng cách một ô cho mỗi nước đi.
Trong ván đấu.
Tượng tốt và Tượng xấu.
Trong trung cuộc, một người chơi có trong tay chỉ một quân Tượng thường nên đặt các quân Tốt ở những ô khác màu với quân Tượng đó. Điều này sẽ cho phép người chơi kiểm soát được nhiều ô hơn, giúp Tượng có thể di chuyển thoải mái giữa đám Tốt, đồng thời hạn chế việc Tốt đối phương nằm ở những ô khác màu với Tượng, qua đó Tượng có thể tấn công chúng. Quân Tượng như vậy được gọi là quân Tượng "tốt", hay Tượng tích cực, Tượng mạnh.
Ngược lại, một quân Tượng mà bị cản trở bởi những quân Tốt "đồng đội" thường sẽ được gọi là quân "Tượng xấu". Một ví dụ đó là quân Tượng ô trắng của Đen trong khai cuộc Phòng thủ Pháp. Tuy vậy, một quân Tượng "xấu" không phải lúc nào cũng là điểm yếu, đặc biệt khi nó nằm ngoài dãy xích Tốt. Bên cạnh đó, sở hữu một quân Tượng "xấu" có thể là lợi thế trong cờ tàn Tượng khác màu. Mà kể cả khi Tượng xấu nằm ở một vị trí bị động, kém tích cực, nó vẫn có thể là một quân phòng thủ hữu dụng; như câu nói châm biếm nổi tiếng của Đại kiện tướng Mihai Suba: "Tượng xấu bảo vệ Tốt mạnh."
Trong thế cờ trích từ ván Krasenkow - Zvjaginsev (hình bên), Tượng Đen ở c8 đang bị phong tỏa bởi một số lượng Tốt dày đặc, nên thực tế là Đen đang chơi với một quân kém hơn. Mặc dù Tốt của Đen cũng gây trở ngại cho Tượng Trắng ở e2, nhưng quân Tượng này có năng lực tấn công đối phương vượt trội, do đó nó là một quân Tượng tốt, trái ngược với Tượng Đen là một quân Tượng xấu. Bên Đen chịu thua sau 10 nước tiếp theo.
Fianchetto.
Một quân Tượng có thể "fianchetto", tức là di chuyển lên các ô b2, g2 đối với Trắng và b7, g7 đối với Đen. Ví dụ, bên Trắng sau khi chơi nước g2-g3 thì tiếp theo có thể chơi Tf1-Tg2, và ta có Tượng ở g2 được gọi là quân Tượng fianchetto. Chơi như ví dụ trên có thể tạo nên một sự phòng thủ mạnh cho Vua sau khi nhập thành ngắn (khi đó Vua ở g1), và Tượng thường có khả năng gây áp lực mạnh lên đường chéo dài (ở đây là đường chéo h1-a8). Nhìn chung không nên từ bỏ quân Tượng fianchetto một cách hời hợt (đổi lấy quân khác), bởi như vậy sẽ tạo ra những lỗ hổng và đó có thể là yếu điểm nghiêm trọng, đặc biệt khi Vua nhập thành cùng cánh với quân Tượng đó.
Dù vậy thì trong một số diễn biến khai cuộc hiện đại Tượng fianchetto có thể đổi lấy Mã để gây nên tình trạng Tốt chồng cho đối phương, ví dụ như diễn biến sắc nét bắt nguồn từ Roman Dzindzichashvili: 1.d4 g6 2.c4 Tg7 3.Mc3 c5 4.d5 Txc3+!? 5.bxc3 f5. Đổi quân Tượng fianchetto cánh Hậu lấy Mã thường ít có vấn đề hơn. Ví dụ, trong ván Karpov–Browne diễn ra tại San Antonio năm 1972, sau khi 1.c4 c5 2.b3 Mf6 3.Tb2 g6?!, Karpov đổi quân Tượng fianchetto lấy Mã với 4.Txf6! exf6 5.Mc3, gây nên tình trạng Tốt chồng cho Đen và lổ hổng ở d5.
Tàn cuộc.
Một dạng cờ tàn mà trong đó mỗi người chơi chỉ có một Tượng và hai quân Tượng đó không nằm cùng ô màu với nhau thường dẫn tới kết quả hòa kể cả khi một bên có hơn một hoặc đôi khi là hai Tốt. Hai bên có xu hướng kiểm soát những ô khác màu, và kết quả là một thế trận bế tắc. Tuy nhiên nếu hai quân Tượng ở các ô cùng màu thì chỉ cần lợi thế thế trận cũng có thể là đủ để thắng .
Tượng khác màu.
Thế cờ hình bên trích từ ván Wolf – Leonhardt cho ta thấy một sự thiết lập phòng thủ quan trọng. Đen không thể tiến triển thêm được gì nữa, bởi Tượng Trắng đang buộc Vua Đen phải bảo vệ Tốt g4 đồng thời ngăn chặn nước tiến Tốt f3+ vì quân Tượng ăn vào f3, sau đó Đen lấy Tốt g ăn Tượng thì Vua Trắng sẽ ăn lại Tốt và hòa ngay lập tức, hoặc Đen tiến Tốt (g4-g3) cũng dẫn tới một thế cờ hòa đơn giản. Còn nếu Đen chọn nước khác thay vì f4-f3, Trắng sẽ liên tục di chuyển Tượng qua lại các ô d1 và e2 .
Nếu hai Tốt liên kết với nhau và chúng tiến được tới hàng ngang thứ sáu của mình thì bên sở hữu hai Tốt thường sẽ giành chiến thắng, còn không thì ván đấu có thể kết thúc hòa (như ví dụ trên). Nếu hai Tốt bị ngăn cách bởi một cột, kết quả cũng thường là hòa. Nhưng nếu khoảng cách giữa chúng càng xa thì cơ hội chiến thắng cho bên mạnh (bên có hai Tốt) sẽ càng lớn hơn.
Trong một số trường hợp có nhiều Tốt trên bàn cờ, một bên có những quân Tốt yếu sẽ bất lợi hơn. Trong ván đấu năm 1925 giữa Efim Bogoljubov và Max Blümich, (hình bên) Đen có những quân Tốt yếu, đó là hai quân Tốt cô lập bên cánh Hậu và hai Tốt chồng bên cánh Vua . Diễn biến tiếp theo như sau:
Tượng sai.
Giả sử với một tàn cuộc mà có một quân Tượng, thì trong một vài trường hợp quân Tượng đó có thể là "Tượng sai" (hay Tượng không phù hợp, không đúng; wrong bishop), nói lên rằng quân Tượng nằm ở ô màu không đúng, không thể phục vụ cho một mục đích nào đó (thường là phong cấp một quân Tốt). Ví dụ, với chỉ hai quân: một Tốt biên và một Tượng, nếu quân Tượng không thể kiểm soát được ô phong cấp của Tốt thì nó sẽ được gọi là "Tượng sai" hoặc quân Tốt đó sẽ được gọi là Tốt biên sai (wrong rook pawn). Điều này là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới kết quả hòa trong một số tình huống. (trong khi nếu Tượng ở ô màu kia thì bên sở hữu nó đã có được thắng lợi)
Mã Unicode.
Unicode định ra hai codepoint cho Tượng:
♗ U+2657 Tượng Trắng (HTML ♗)
♝ U+265D Tượng Đen (HTML ♝) | 1 | null |
Chiến tranh Punic lần thứ ba (tiếng Latin: "Tertium Bellum Punicum") (năm 149-146 TCN) là cuộc chiến thứ ba và cũng là cuối cùng trong số các cuộc chiến tranh Punic xảy ra giữa thuộc địa cũ của người Phoenicia là Carthage với Cộng hòa La Mã. Tên gọi của cuộc chiến tranh Punic được đặt theo tên mà người La Mã gọi người Carthage: "Punici", hoặc "Poenici".
Cuộc chiến tranh này có quy mô nhỏ hơn nhiều so với hai cuộc chiến tranh Punic lần trước và nó diễn ra tập trung ở Tunisia, chủ yếu là vào cuộc vây hãm Carthage, dẫn đến sự phá hủy hoàn toàn thành phố này, và Roma sáp nhập của tất cả các lãnh thổ còn lại của Carthage vào lãnh thổ của nó, trong khi toàn bộ cư dân của Carthage bị giết hoặc bị bán làm nô lệ. Chiến tranh Punic lần thứ ba đã kết thúc sự tồn tại một cách độc lập của Carthage.
Bối cảnh.
Trong khoảng thời gian giữa cuộc chiến tranh Punic lần thứ hai và thứ ba, Roma đã tham gia vào các cuộc chinh phục của các đế quốc Hy Lạp ở phía đông (xem Các cuộc chiến tranh Macedonia, chiến tranh Illyria, và cuộc chiến tranh La Mã-Syria) và tàn nhẫn đàn áp các tộc người Hispania ở phía tây, mặc dù họ đã đóng vai trò chủ chốt cho sự thành công của La Mã trong cuộc chiến tranh Punic lần thứ hai. Còn Carthago thì lại bị mất hết các đồng minh và lãnh thổ (Sicilia, Sardinia, Hispania), còn phải một bồi thường một khoản chiến phí rất lớn, nó phải trả 200 talent bạc mỗi năm cho La Mã trong vòng 50 năm.
Theo Appianus, nguyên lão Cato Già thường kết thúc những bài phát biểu của mình về bất kỳ chủ đề nào tại Viện nguyên lão với câu "ceterum censeo Carthaginem esse delendam", có nghĩa là "Hơn nữa, theo quan điểm của tôi thì Carthage phải bị tiêu diệt". Cicero cũng nêu một tuyên bố tương tự những lời từ miệng của Cato trong tác phẩm đối thoại De Senectute của ông ta. Cato đã bị phản đối bởi nguyên lão Publius Cornelius Scipio Nasica Corculum, người vốn ủng hộ một cách giải quyết khác, mà sẽ không phá hủy Carthage, và là người thường chiếm ưu thế trong các cuộc tranh luận ở Viện nguyên lão.
Hiệp ước hòa bình vào cuối cuộc chiến tranh Punic lần thứ hai quy định rằng tất cả các tranh chấp biên giới liên quan đến Carthage sẽ được phân xử bởi Viện nguyên lão La Mã và yêu cầu Carthage phải nhận được sự phê chuẩn rõ ràng của người La Mã trước khi đi đến chiến tranh. Kết quả là, trong 50 năm tiếp theo giữa hai cuộc chiến tranh Punic lần thứ hai và thứ ba, Carthage đã phải chấp nhận tất cả các phán quyết có lợi cho đồng minh Numidia của La Mã trong các cuộc tranh chấp biên giới giữa hai bên.
Nguyên nhân của cuộc chiến tranh.
Năm 151 trước Công nguyên, Numidia đã tiến hành một cuộc tấn công biên giới vào lãnh thổ của Carthage, vây hãm thị trấn Oroscopa của người Carthage, và Carthage đã phát động một cuộc viễn chinh lớn (25.000 lính) để đẩy lùi những kẻ xâm lược người Numidia. Kết quả là Carthage đã phải chịu một thất bại quân sự. Tuy nhiên, ngay sau đó Roma đã cho thấy sự không hài lòng với quyết định tiến hành chiến tranh chống lại nước láng giềng của Carthage mà không cần sự cho phép của người La Mã.
Trong 149 trước Công nguyên, Roma tuyên chiến với Carthage. Người Carthage đã tiến hành một loạt các nỗ lực nhằm để xoa dịu Roma, và nhận được một lời hứa rằng nếu ba trăm trẻ em Carthage sinh ra trong những gia đình cao quý được gửi đến Roma làm con tin thì người Carthage sẽ có quyền giữ lại đất đai và chính quyền tự trị của họ. Bất kể điều này đã được thực hiện đi nữa, thành phố đồng minh của người Carthge là Utica đã đào ngũ về phía Roma, và một đội quân La Mã gồm 80.000 người đã được tập trung ở đó. Các chấp chính quan sau đó yêu cầu Carthage phải giao nộp tất cả các loại vũ khí và áo giáp. Sau khi những thứ đó đã được giao nộp, Roma lại thêm yêu cầu rằng người Carthage phải di chuyển thành phố củahọ vào sâu nội địa ít nhất mười dặm, trong khi chính bản thân thành phố phải bị thiêu hủy. Khi người Carthage biết được việc này họ liền từ bỏ cuộc đàm phán và thành phố đã ngay lập tức bị bao vây, chính thức bắt đầu cuộc chiến tranh Punic lần thứ ba.
Sau khi đạo quân viễn chinh chủ lực của người La Mã đặt chân tới Utica, hai viên chấp chính quan Manius Manilius và Lucius Marcius Censorius liền tung ra một cuộc tấn công theo hai hướng nhằm vào Carthage, nhưng cuối cùng nó đã bị đẩy lui bởi quân đội của các tướng Carthage là Hasdrubal người Boeotarch và Himilco Phameas. Manilius cũng mất hơn 500 lính khi họ bị kỵ binh Carthage đánh úp trong khi đang thu lượm gỗ xung quanh hồ Tunis. Một thảm họa tồi tệ nữa xảy ra với người La Mã là khi hạm đội của họ bị thiêu trụi bằng những hỏa thuyền mà người Carthage đã lợi dụng hướng gió để lao thẳng vào. Manilius đã bị thay thế bởi chấp chính quan Calpurnius Piso trong năm 149 TCN sau một thất bại nghiêm trọng của quân đội La Mã tại Nepheris, một thành trì phía nam của thành phố Carthage. Cũng nhờ có Scipio Aemilianus mà bốn cohort đã được cứu thoát khỏi nguy khốn trong một khe núi. Nepheris cuối cùng cũng rơi vào tay Scipio trong mùa đông năm 147-146 TCN. Mùa thu năm 148TCN, Piso đã bị đánh bại trong khi cố gắng xông vào thành phố Aspis, gần Mũi Bon. Không nản lòng, ông đã bao vây thị trấn Hippagreta ở phía bắc, nhưng quân đội của ông đã không thể đánh bại người Carthage trước khi mùa đông đến và đã phải rút lui. Khi tin tức về những thất bại tới được Roma, ông ta đã bị thay thế bởi chấp chính quan Scipio Aemilianus.
Người Carthage đã phải chịu đựng cuộc bao vây bắt đầu từ năm 149 trước Công nguyên cho đến mùa xuân năm 146 trước Công nguyên, khi Scipio Aemilianus thành công trong việc tấn công thành phố. Mặc dù các công dân Carthage đã chiến đấu dũng cảm, họ đã dần dần bị quân La Mã đẩy lùi và cuối cùng hoàn toàn thất bại.
Kết quả.
Nhiều người Carthage đã chết đói trong giai đoạn cuối của cuộc bao vây, trong khi nhiều người khác đã chết trong sáu ngày cuối cùng của cuộc chiến. Khi chiến tranh kết thúc, 50.000 cư dân Carthage còn lại, một phần nhỏ của cư dân trong thành phố trước chiến tranh đã bị bán làm nô lệ bởi những kẻ chiến thắng, một điều phổ biến vào thời cổ đại đối với cư dân ở những thành phố bị cướp phá Carthage đã bị thiêu trụi một cách có hệ thống trong suốt 17 ngày, các bức tường thành phố và các tòa nhà của nó đã bị phá hủy hoàn toàn.
Các vùng lãnh thổ còn lại của Carthage đã được sáp nhập vào Roma và tái tổ chức lại thành tỉnh châu Phi của La Mã. Một thế kỷ sau, một thành phố La Mã đã được Julius Ceasar cho xây dựng trên vị trí thành Carthage trước kia, và sau này trở thành một trong những thành phố quan trọng ở tỉnh châu Phi của La Mã vào thời kì đế quốc.
Nhiều thành phố đáng kể khác của người Punic, chẳng hạn như ở Mauretania, đã được tiếp quản và xây dựng lại bởi những người La Mã. Ví dụ về các thành phố được xây dựng lại đó là Volubilis, Chellah và Mogador. Volubilis là một thị trấn La Mã quan trọng nằm gần biên giới phía tây của các cuộc chinh phục La Mã. Nó được xây dựng trên vị trí của những khu định cư trước đó của người Punic Utica, thành phố của người Punic vốn đã thay đổi lòng trung thành của nó vào thời điểm bắt đầu cuộc vây hãm, đã trở thành thủ phủ của tỉnh châu Phi của La Mã. | 1 | null |
Triệt giáo (hay Tiệt giáo, còn gọi là đạo Địa Tiên) là một tôn giáo trong tác phẩm Phong Thần Diễn Nghĩa. Đứng đầu Triệt giáo là Thông Thiên giáo chủ. Ông là một trong 3 đồ đệ của Hồng Quân. Hai vị sư huynh của ông là Đạo Đức Thiên Tôn - người sáng lập ra Nhân giáo và Nguyên Thủy Thiên Tôn - người sáng lập Xiển giáo. Nội dung của tiểu thuyết chủ yếu nói về sự tranh đấu giữa Xiển giáo và Triệt giáo.
Giáo phái này chủ trương "hữu giáo vô loại", theo Thông Thiên giáo chủ bất kỳ ai một lòng cầu đạo đều có thể thành tiên. Vì vậy nên Tiệt giáo thu nhận tất cả các chủng tộc. Đồ đệ của Thông Thiên giáo chủ đa phần là các loài vật biến hóa thành như: Quy Linh Thánh Mẫu (do rùa hóa thành), Ô Vân Tiên (do cá ngao hóa thành), Cầu Thủ Tiên (do sư tử lông xanh hóa thành)...
Đệ tử của ông có tới hơn vạn người, từng được xưng là "vạn tiên triều bái". Đứng đầu trong đó là bốn đệ tử thân truyền: Đa Bảo Đạo Nhân, Kim Linh Thánh Mẫu, Vô Đương Thánh Mẫu, Quy Linh Thánh Mẫu; cùng một vài đệ tử có pháp lực cao siêu khác như: Tam Tiêu Tiên (Vân Tiêu, Bích Tiêu, Quỳnh Tiêu), Triệu Công Minh, Thập Thiên Quân, Thể Vân Tiên, Hạm Chi Tiên, Ô Vân Tiên, Cầu Thủ Tiên, Linh Nha Tiên, Kim Quang Tiên, Trường Nhĩ Định Quang Tiên, Bì Lô Tiên, Hỏa Linh Thánh Mẫu...
Trong tác phẩm Phong Thần Diễn Nghĩa, đệ tử Triệt giáo phần lớn đều trợ giúp Trụ Vương, điều này làm trái ý trời nên cuối cùng Triệt giáo thua trận, cùng với việc một người đệ tử phản bội đã khiến giáo phái này rơi vào tình trạng thảm bại nhất.
Về phần năng lực, các đồ đệ của Thông Thiên giáo chủ có tài phép không kém gì các đệ tử Xiển giáo. Khi ở bên trong "Cửu Khúc Hoàng Hà Trận", Vân Tiêu và Quỳnh Tiêu - 2 trong 3 vị Tam Tiêu Tiên đã bắt được tất cả 12 vị môn đồ Xiển giáo, trong đó có nhiều người pháp lực cao cường như Quảng Thành Tử, Thái Ất Chân Nhân, Ngọc Đỉnh Chân Nhân... Phải đến sau đó Nguyên Thủy Thiên Tôn đích thân ra tay mới phá giải được trận pháp và cứu các đệ tử. Trong trận quyết chiến tại "Vạn Tiên Trận", Kim Linh Thánh Mẫu một mình đại chiến với ba đệ tử Xiển giáo là: Văn Thù Quảng Pháp Thiên Tôn, Phổ Hiền Chân Nhân, Từ Hàng Đạo Nhân, mà vẫn không hề thua thiệt, phe Xiển giáo nhờ có Nam Cực Tiên Ông đánh lén mới thắng được bà. Những đệ tử khác như Quy Linh Thánh Mẫu, Ô Vân Tiên... cũng thể hiện tài phép cao cường đánh hạ các đệ tử Xiển giáo, nhưng sau cùng thì được Tiếp Dẫn và Chuẩn Đề thu phục độ hóa đi nơi Tây Phương Cực Lạc.
Ở cuối tác phẩm, các đệ tử Triệt giáo bại trận phần lớn được lên Phong Thần Bảng, buộc phải nhận chức quan tại Thiên Đình, mất đi tự do; một phần thì được hai vị giáo chủ Tây Phương giáo độ hóa đưa về phương Tây; một phần bị đánh chết thì xuống Địa Phủ đầu thai chuyển thế hoặc hồn tiêu phách tán. Triệt giáo chỉ còn lại một số đệ tử có pháp lực cao thâm vượt qua kiếp nạn như: Đa Bảo Đạo Nhân, Vô Đương Thánh Mẫu, Thập Thiên Quân, Hãm Tiên Cô... Thông Thiên giáo chủ cùng hai vị sư huynh kết thù, sau nhờ Hồng Quân đứng ra hòa giải mới bỏ đi mối hiềm khích giữa các phái. | 1 | null |
Bắc Tề Hiếu Chiêu Đế (chữ Hán: 北齊孝昭帝; 535–561), tên húy là Cao Diễn (高演), tên tự là Diên An (延安), là hoàng đế thứ ba của triều Bắc Tề trong lịch sử Trung Quốc. Ông được nhìn nhận phổ biến là một quân chủ có tài, song đã chỉ có thể cai trị dưới hai năm trước khi qua đời vì các vết thương sau khi ngã ngựa. Bắc Tề đã không có một vị quân chủ có tài nào sau cái chết của ông.
Cuộc đời ban đầu.
Cao Diễn sinh năm 535, là người con trai thứ ba trong tổng số sáu người con trai của Cao Hoan- khi đó đã là tướng phụ trách đại chính của Đông Ngụy và có tước hiệu Bột Hải vương. Mẹ ông là vương phi Lâu Chiêu Quân. Ông được mô tả là thông minh khi còn nhỏ tuổi, và rất được mẹ yêu mến. Năm ông 3 tuổi, tức năm 538, ông được phong tước Thường Sơn quận công. Ông được mô tả là hiếu học, đặc biệt ưa chuộng "Hán thư".
Dưới thời Văn Tuyên Đế trị vì.
Sau cái chết của Cao Hoan năm 547 và Cao Trừng năm 549, Cao Dương trở thành người cai quản đại chính của Đông Ngụy và đã buộc Đông Ngụy Hiếu Tĩnh Đế phải thiện nhượng cho mình vào năm 550, mở đầu triều đại Bắc Tề. Do là hoàng đệ, Cao Diễn được phong làm Thường Sơn vương. Ông được giao phó một số chức vụ trong triều đình trong khoảng thời gian hoàng huynh trị vì, có được cung cách đàng hoàng khi xử lý chính sự mặc dù còn nhỏ tuổi, và nổi tiếng với tính trang nghiêm. Tuy nhiên, ông cũng trở nên nghiêm khắc theo cách của mình nếu thuộc hạ thực hiện các hành động sai trái, họ sẽ bị ông nghiêm trị. Ông cũng nhiều lần tham gia vào các chiến dịch quân sự do Văn Tuyên Đế đích thân chỉ huy.
Văn Tuyên Đế cai trị Bắc Tề với thái độ mẫn cán trong thời gian đầu, song sau đó, có lẽ bắt đầu từ năm 554 trở đi, ông bắt đầu có các hành động thất thường và hung ác với các quan lại và thành viên hoàng thất. Trong một dịp, khi Cao Diễn được mời đến dự một buổi tiệc của Văn Tuyên Đế, khuôn mặt của ông thể hiện vẻ buồn rầu và lo lắng, vì thế Văn Tuyên Đế đã nghĩ rằng hoàng đệ chê trách lối sống ham mê tửu sắc của mình, và đã tuyên bố bỏ rượu- song hoàng đế đã chỉ giữ được lời hứa trong vài ngày. Văn Tuyên Đế cũng ưa thích các trò chơi bất kính và đôi khi là đồi bại trong cung, song khi có mặt Cao Diễn thì hoàng đế luôn kiềm chế các hành vi của mình. Trong khi Văn Tuyên Đế được cho là thường viếng thăm các hộ gia đình quý tộc và thực hiện hành vi tình dục với các phụ nữ của họ, ông ta đã không làm vậy với gia đình của Cao Diễn. Trong giai đoạn Văn Tuyên Đế trị vì, Cao Diễn là một trong vài cá nhân dám khuyên can hoàng đế thay đổi hành vi của mình, song chúng thường chỉ có hiệu quả nhất thời. Trong một dịp, Cao Diễn đã đưa ra một bản kiến nghị liệt kê các hành vi mà ông cho rằng Văn Tuyên Đế nên thay đổi, điều này đã khiến Văn Tuyên Đế hết sức tức giận ông. Văn Tuyên Đế đã dọa giết Cao Diễn và kết án quân sư Vương Hi (王唏) của Cao Diễn đi đày do tin rằng người này đã đóng góp vào kiến nghị. Trong một diễn biến sau đó, sau khi ban thưởng một thị nữ cho Cao Diễn trong lúc say rượu, Văn Tuyên Đế đã quên mất điều này sau khi tỉnh táo và cáo buộc Cao Diễn đã đánh cắp người thị nữ này, rồi đánh đập hoàng đệ một cách dữ dội bằng cán gươm. Cao Diễn trở nên giận dữ và tiến hành một cuộc tuyệt thực. Để xoa dịu Cao Diễn, Văn Tuyên Đế sau đó đã đồng ý phóng thích Vương Hi và đưa người này đễn chỗ của Cao Diễn. Trong khi đó, do không tin tưởng vào các thành viên hoàng tộc Đông Ngụy trước đây, Văn Tuyên Đế đã cố gắng thuyết phục Cao Diễn ly hôn với Nguyên vương phi, song Cao Diễn khước từ, và đến khi Văn Tuyên Đế thực hiện hành động thảm sát Nguyên gia vào năm 559, do can thiệp của Cao Diễn mà vị hoàng đế này đã tha cho phụ thân của Nguyên vương phi là Nguyên Man (元蠻) và gia đình của ông ta.
Hoàng thái tử của Văn Tuyên Đế là Cao Ân, một người nổi tiếng với lòng hiếu học, song Văn Tuyên Đế cảm thấy rằng Cao Ân đã quá Hán hóa trong suy nghĩ và nhiều lần tính đến việc phế truất. Đặc biệt là khi uống say, Văn Tuyên Đế thường nói rằng ông sẽ truyền lại đế vị cho Cao Diễn, và chỉ dừng lại khi Dương Âm can gián rằng những lời này có thể khiến đế quốc mất ổn định.
Vào mùa thu năm 559, Văn Tuyên Đế đã mắc phải một căn bệnh nặng, các sử gia cho rằng nó bắt nguồn từ chứng nghiện rượu của vị hoàng đế này. Văn Tuyên Đế đã nói với hoàng hậu Lý Tổ Nga rằng "Một con người sẽ sinh rồi tử, nên không có gì phải hối tiếc, song con trai Cao Ân của chúng ta còn quá trẻ, và người khác sẽ đoạt lấy ngai vàng của nó". Ông ta nói với Cao Diễn rằng: "Hãy tiến lên và đoạt lấy ngai vàng, song đừng giết nó!" Tuy nhiên, Văn Tuyên Đế đã không thay đổi thứ tự kế vị, và sau khi ông ta mất, Cao Ân lên ngôi kế vị, tức Phế Đế.
Trong thời gian Phế Đế trị vì.
Theo di nguyện của Văn Tuyên Đế, việc triều chính được đặt trong tay một vài đại thần mà ông ta tin cẩn—gồm Khai Phong vương Dương Âm (楊愔), Bình Tần vương Cao Quy Ngạn (高歸彥), Yên Tử Hiến (燕子獻), và Trịnh Di (鄭頤). Mặc dù được thần dân kính trọng song Cao Diễn chỉ được ban chức thái phó, không có quyền lực đặc biệt lớn. Mẫu thân của Cao Diễn (và Văn Tuyên Đế) là Lâu Chiêu Quân thái hậu ở một mức độ nhất định muốn Cao Diễn làm hoàng đế, song khi đó hành động này không có đủ sự ủng hộ. Dương Âm lo ngại rằng Cao Diễn và hoàng đệ khác của Văn Tuyên Đế là Trường Quảng vương Cao Đam muốn đoạt lấy quyền lực, vì thế Dương Âm đã thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế quyền lực của hai người. Trong khi đó, những người ủng hộ Cao Diễn đã lấy chuyện Chu công thời xưa để đề nghị Cao Diễn nên đoạt lấy quyền lực với vị thế là hoàng thúc của một vị hoàng đế nhỏ tuổi. Ban đầu, Cao Diễn từ chối những lời đề nghị như vậy, song ông cũng cẩn trọng quan sát tình thế chính trị.
Phế Đế ở bên phụ thân trong giờ phút lâm chung tại bồi đô Tấn Dương (晉陽, nay thuộc Thái Nguyên, Sơn Tây) và lên ngôi ở đó. Đến khi Phế Đế trở về kinh đô Nghiệp thành vào mùa xuân năm 560, người ta cho rằng Cao Diễn hoặc Cao Đam sẽ được giao trọng trách trấn thủ Tấn Dương- lúc đó có lẽ là thành an toàn nhất về mặt quân sự của đế quốc; tuy nhiên, dưới sự sắp xếp của Dương Âm và các đồng sự, hai vị hoàng thúc được lệnh phải hộ tống thiếu hoàng đế đến Nghiệp thành.
Khi đoàn hoàng tộc đến Nghiệp thành, tình hình càng trở nên căng thẳng khi một cộng sự của Dương Âm tên là Khả Chu Hồn Thiên Hòa (可朱渾天和) bị thuyết phục rằng Phế Đế sẽ không được an toàn cho đến khi hai hoàng thúc bị trừ khử. Cùng với đó, Yên Tử Hiến nghĩ đến việc quản thúc tại gia đối với Lâu thái hoàng thái hậu do bà vẫn nắm giữ nhiều quyền lực và buộc thái hoàng thái hậu phải trao quyền của mình cho Lý thái hậu. Trong khi đó, Dương Âm đã tiến hành một kế hoạch tái tổ chức chính quyền nhằm tinh giản các chức vụ và tước hiệu không cần thiết và để loại bỏ các quan lại bất tài. Các quan lại chịu tổn thất từ các hành động của Dương Âm đã trở nên bất mãn và họ trở nên hi vọng rằng Cao Diễn hoặc Cao Đam sẽ có hành động và bắt đầu khuyến khích hai người này làm như vậy. Dương Âm đã tính đến việc đưa Cao Diễn và Cao Đam ra ngoài kinh thành để làm châu mục, song Phế Đế ban đầu đã không chấp thuận. Dương Âm viết một tấu trình cho Lý thái hậu để xin bà cho quyết định, Thái hậu đã hỏi ý của Lý Xương Nghi (李昌儀) song người này lại để lộ tin tức cho Lâu thái hoàng thái hậu. Thái hoàng thái hậu đã thông báo cho hai hoàng thúc, và họ đã mưu tính về một cuộc phục kích cùng với Cao Quy Ngạn và các tướng Hạ Bạt Nhân (賀拔仁) và Hộc Luật Kim tại một buổi lễ mà Cao Diễn có một chức vụ lễ nghi. Dương Âm, Khả Chu Hồn Thiên Hòa, Yên Tử Hiến, Trịnh Di và Tống Khâm Đạo (宋欽道) đều bị đánh đập dữ dội và bị bắt. Cao Diễn và Cao Đam sau đó tiến vào hoàng cung và công khai buộc tội Dương Âm cùng các cộng sự; Dương Âm và các cộng sự bị hành quyết, và Cao Diễn nắm quyền kiểm soát triều đình. Ngay sau đó, Cao Diễn đã nắm giữ chức vụ ở Tấn Dương và kiểm soát triều đình từ xa.
Các quân sư của Cao Diễn do Vương Hi và Triệu Ngạn Thâm (趙彥深) đứng đầu sau đó đã đề xuất với Cao Diễn rằng ông nên đoạt lấy đế vị, lưu ý với ông rằng với các hành động giết chết Dương Âm và đồng sự của người này, thì khi Phế Đế trưởng thành, Cao Diễn sẽ không bao giờ có thể có một mối quan hệ chân thành với người cháu này. Cao Diễn đã chấp thuận, Lâu thái hoàng thái hậu ban đầu cho rằng đó không phải là một hành động khôn ngoan song cuối cùng cũng đã chấp thuận. Vào mùa thu năm 560, Thái hoàng thái hậu ban một chiếu chỉ phế truất Cao Ân và lập Cao Diễn làm hoàng đế, tức Hiếu Chiêu Đế. Tuy nhiên, trong chiếu chỉ, bà cũng nghiêm khắc cảnh báo Hiếu Chiêu Đế phải đảm bảo rằng không có chuyện gì xảy ra đối với tính mạng của Can Ân- người bị phế thành Tế Nam vương.
Trị vì.
Hiếu Chiêu Đế được tường thuật là người mẫn cán trong các hành động, và sau khi lên ngôi, ông đã dành cả ngày để xem xét các điều luật và quy định của Văn Tuyên Đế, tìm kiếm để sửa đổi các điều luật không phù hợp hoặc quá hà khắc. Ông được ca ngợi bởi đức tính này của mình, song cũng chịu các chỉ trích vì quá để tâm đến các tiểu tiết. Ông cũng được tường thuật là người con có hiếu với Lâu thái hậu và yêu thương các anh em của mình. Tuy nhiên, có một người em không hài lòng với ông là Cao Đam do Hiếu Chiêu Đế trước đó đã đồng ý trao ngôi vị hoàng thái tử cho Cao Đam song sau đó lại trao cho con trai là Cao Bách Niên vào mùa đông năm 560, cùng thời điểm tấn phong Nguyên hoàng hậu. Ông cũng bắt đầu lập kế hoạch chiến lược dài hạn chống lại kình địch Bắc Chu, theo đó sẽ dần dần đoạt lấy lãnh thổ Bắc Chu ở bờ đông Hoàng Hà. Ông giao phó cho quyền quyết định nhiều vấn đề cho Vương Hi, Dương Hưu Chi (陽休之), và Thôi Cật (崔劼), thường để họ ở lại trong cung điện cả ngày để nghiên cứu các điều luật và quy định.
Vào mùa xuân năm 561, Hiếu Chiêu Đế đã lệnh cho tướng cũ của Lương là Vương Lâm (chạy sang Bắc Tề năm 560) lên một kế hoạch chiến dịch chống lại nhà Trần. Sau đó, Hiếu Chiêu Đế phong Vương Lâm làm thứ sử của Dương châu (揚州, nay là trung bộ An Huy).
Trong suốt thời gian trị vì, Hiếu Chiêu Đế ở tại bồi đô Tấn Dương thay vì kinh đô Nghiệp thành, để kinh đô cho em là Cao Đam trấn thủ. Vào mùa thu năm 561, do lo ngại rằng Cao Đam có quá nhiều quyền lực, Hiếu Chiêu Đế đã cố chuyển bớt một số quyền của Cao Đam cho tướng Hộc Luật Tiện (斛律羨, con trai của Hộc Luật Kim), song Cao Đam đã từ chối chuyển giao bất kì quyền nào của mình. Trong khi đó, các pháp sư đã thông báo cho Hiếu Chiêu Đế rằng linh khí đế quốc vẫn nằm ở Nghiệp thành, khiến cho ông lo lắng. Cao Quy Ngạn lo rằng mình sẽ bị trả thù một khi Cao Ân trở lại ngai vàng, vì thế người này đã thuyết phục Hiếu Chiêu Đế loại bỏ cháu trai, do đó Hiếu Chiêu Đế đã ban một thánh chỉ triệu tập Tế Nam vương đến Tấn Dương. Do thất vọng trước việc không được phong làm hoàng thái tử, trong một thời gian ngắn Cao Đam đã tính đến việc phục vị cho Cao Ân và khởi đầu một cuộc nổi dậy chống lại Hiếu Chiêu Đế song cuối cùng đã không hành động do các pháp sư của ông báo lại rằng họ tin ông ta sẽ lên ngôi hoàng đế vào một ngày nào đó. Cao Đam vì thế đã đưa Cao Ân đến Tấn Dương. Ngay sau đó, Hiếu Chiêu Đế đã phái các sát thủ đem rượu độc đến cho Cao Ân, và khi Cao Ân từ chối uống, các sát thủ đã bóp cổ cựu hoàng đế đến chết. Hiếu Chiêu Đế ngay sau đó đã hối tiếc về việc sát hại cháu trai.
Vào mùa đông năm 561, trong khi đang đi săn, ngựa của Hiếu Chiếu Đế hoảng sợ trước một con thỏ, và ông đã ngã khỏi lưng ngựa và bị gãy xương sườn. Khi Lâu thái hậu đến gặp ông, bà hỏi ông Cao Ân đang ở nơi nào, và ông đã không thể trả lời. Lâu thái hậu giận dữ nói: "Chăng phải nhà ngươi đã giết chết nó sao? Do nhà ngươi không nghe lời ta, nhà ngươi nên chết đi!" rồi dời đi và không nhìn mặt ông lần nữa. Ngay sau đó, tin rằng mình sắp chết, ông đã ban một thánh chỉ nói rằng Cao Bách Niên còn quá nhỏ để kế vị, vì thế đế vị sẽ được giao cho Cao Đam. Ông cũng viết một bức thư cho Cao Đam và nói rằng, "Bách Niên vô tội. Em có thể làm bất kỳ điều gì với nó, song đừng giết chết nó!" Ông qua đời trong ngày hôm đó, trong khi than vãn rằng ông không thể phụng dưỡng mẹ trong quãng đời còn lại của bà. Ngay sau đó, Cao Đam đến Tấn Dương và lên ngôi, tức là Vũ Thành Đế. | 1 | null |
Nhà thờ họ Đào nằm ở thôn Đông Trang, xã Ninh An, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam. Đây là một di tích cấp quốc gia Việt Nam tại tỉnh Ninh Bình. Nhà thờ họ Đào Đông Trang cùng với nhà thờ họ Trương Việt Nam là những kiến trúc nhà thờ họ được biết đến rộng rãi ở Ninh Bình
Nguồn gốc dòng họ.
Nguồn gốc họ Đào nằm ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định (có tài liệu ghi là nội trấn Thanh Hóa). Họ Đào Đông Trang có một trạng nguyên, là Đào Sư Tích và là cụ tổ của dòng họ này.
Đào Sỹ Từ là người có công cùng với cựu thần nhà Lê đưa Lê Trang Tông lên ngôi. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều như: Đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân, Trung quân đô đốc, Tước quận công. Vì có nhiều công lao phò vua nên sau khi mất được phong Thái Bảo huệ quốc công, bài vị được thờ cúng tại di tích.
Nối tiếp truyền thống cha anh, Đào Sỹ Kỳ (con cả của Đào Sỹ Từ), một người thông minh, tài giỏi, hết lòng vì dân vì nước. Ông được phong nhiều chức quan trọng: Tuyên lực công thần, Đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân, Phủ tà đô đốc... và được ban thưởng 375 mẫu ruộng.
Tuấn mỹ hầu Đào Sỹ Hựu - cháu đích tôn Cống quận công Đào Sỹ Kỳ - là người có tài võ lược, từng phò giá Thanh Đô Vương Trịnh Tráng đánh giặc lập được nhiều công lớn, được phong chức Tả hiệu điểm, Điện tiền đô hiệu điểm... Ông được ban sắc chỉ cho thiết lập từ đường rộng 3 sào 10 thước tại bản quán để làm nơi thờ cúng lâu dài.
Kiến trúc.
Nhà thờ nằm trên một khu đất cao, rộng khoảng 1000m2, quay hướng chính đông. Trước sân nhà thờ có hai cột đồng trụ (cao 3,7m), giữa là lối đi chính. Trong chính cung có long ngai và bài vị để thờ cúng và tưởng niệm một số nhân vật lịch sử tiêu biểu thuộc dòng họ Đào qua các thời kì. Đây là di tích tập trung tương đối nhiều tư liệu quý, với nhiều nhân vật lịch sử thời Trần và thời hậu Lê ở tỉnh Ninh Bình.
Nhà thờ họ Đào Đông Trang hiện nay đang lưu giữ một số hiện vật quý: 10 đạo sắc phong, sắc có niên hiệu sớm nhất là năm thứ nhất, niên hiệu Đức Long (1629). Đặc biệt sắc phong năm thứ 6 niên hiệu Đức Long (1634). Cho đến nay, tại di tích nhà thờ vẫn còn giữ được nhiều tư liệu quý về thời Trần cũng như thời hậu Lê. Di tích còn là công trình kiến trúc với nghệ thuật kiến trúc truyền thống dân tộc, trong đó còn giữ gìn được nhiều di sản quý như: Gia phả, sắc phong, áo vua ban... cần được bảo vệ và giữ gìn.
Thơ văn.
Trước hai cột đồng trụ ở nhà thờ có câu:
Công nhận là di tích cấp quốc gia.
Ngày 05 tháng 9 năm 1994, nhà thờ họ Đào đã được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam
Nhà thờ họ Đào ở Hoa Lư, Ninh Bình là nhà thờ họ duy nhất tại tỉnh Ninh Bình được công nhận là di tích cấp quốc gia. | 1 | null |
Urbain Jean Joseph Le Verrier (, 11 tháng 3 năm 1811 - 23 tháng 9 năm 1877) là nhà thiên văn học người Pháp. Ông là một trong hai người phát hiện Hải Vương tinh (người kia là John Couch Adams). Tên của ông được ghi trên tháp Eiffel.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Urbain Jean Joseph Le Verrier sinh vào năm 1811 tại Normandy trong một gia đình công chức nhỏ. Ông theo học tại trường Lycée Louis-le-Grand ở Paris và sau đó vào năm 1831 tại Trường Bách khoa Paris và được giữ để nghiên cứu khoa học và giảng dạy ở đó. Ông là người say sưa với việc tính toán chuyển động của các sao chổi và các hành tinh, đặc biệt là Thủy tinh (Mercure). Với những thành tựu đạt được trong nghiên cứu thiên văn học, ông trở thành viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp khi đã bước sang tuổi 34. Sau khi tìm ra Hải Vương tinh, ông trở thành Giáo sư Đại học Sorbonne và được Napoléon III trao chức Giám đốc Đài quan sát Paris.
Vào thời kỳ bấy giờ, các nhà thiên văn học tranh luận sôi nổi về điều gì đã làm Sao Thiên Vương không phục tùng theo những định luật về chuyển động của các hành tinh của Johannes Kepler và không chịu chuyển động theo quy luật vạn vật hấp dẫn của Isaac Newton. Cụ thể là vị trí của Sao Thiên Vương trên bầu trời không bao giờ phù hợp với những tiên đoán dựa vào những phép tính của các nhà thiên văn lúc bấy giờ. Nhà khoa học trẻ Le Verrier đã bị cuốn hút bởi bí ẩn này và bắt tay vào nghiên cứu. Một số nhà thiên văn học cùng thời với ông đã dự đoán rằng Sao Thiên Vương đã chịu ảnh hưởng của lực hút từ Sao Mộc (Jupiter) hoặc Sao Thổ (Saturne) nên mới chuyển động như vậy. Le Verrier đã đưa ra một giả thuyết rất táo bạo rằng phải có một thiên thể nào đó chưa được biết tới ở gần Sao Thiên Vương tác động vào nó thì mới có kiểu chuyển động như vậy. Và thế là ông bắt tay vào tính toán suốt hai tuần trời liền với biết bao công thức khác nhau làm người ta chóng mặt nếu họ nhìn vào. Cuối cùng chỉ với các phép toán thuần túy, nhà khoa học Pháp đã xác nhận sự hiện diện của một hành tinh chưa được biết đến từ trước đó. Vào thời bấy giờ, đài Thiên văn Paris không đủ mạnh nên Le Verrier phải nhờ nhà thiên văn học Johann Gottfried Galle, người của Đài Thiên văn Berlin, quan sát vào vị trí mà nhà thiên văn học Pháp chỉ định trên bầu trời. Đó là ngày 23/9/1846, ngày mà Galle vui mừng thấy một hành tinh chưa được biết tên. Hành tinh mới này là Hải Vương tinh. Với thành công này, Le Verrier được mọi người chúc mừng bởi thành công rực rỡ. Cần phải biết rằng việc tìm một hành tinh mới thông qua tính toán là một việc không đơn giản tí nào, bởi nó chỉ có một ít dữ kiện từ những nhiễu loạn nào đó (cụ thể ở trường hợp này là nhiễu loạn trong chuyển động của Thiên Vương tinh) để có thể phỏng đoán và giải quyết vấn đề về sự hiện diện của nó, ngoài ra còn phải biết hành tinh mới này nặng bao nhiêu, quỹ đạo ra sao, khoảng cách tới Mặt Trời như thế nào. Trong khi đó, chỉ cần áp dụng các định luật của Kepler và Newton, người ta cũng dễ dàng tính ra ngày, giờ và tìm ra địa điểm xuất hiện nhật thực và nguyệt thực. Và Le Verrier tìm ra một hành tinh mới chỉ với đầu bút chì! | 1 | null |
Trong cơ học lượng tử, quả cầu Bloch là một biểu diễn hình học của các trạng thái lượng tử trong không gian Qubit.
Cơ học lượng tử được công thức hóa bằng toán học trong không gian Hilbert. Không gian của các trạng thái lượng tử trong một hệ lượng tử được cho bởi các không gian con một chiều của không gian Hilbert. Với một không gian Hilbert hai chiều, không gian của các trạng thái lượng tử được biểu diễn qua quả cầu Bloch.
Quả cầu Bloch là một quả cầu đơn vị, sao cho với mỗi cặp điểm đối cực tương ứng với cặp vector trực giao. Cực Bắc và cực Nam của quả cầu Bloch thường được chọn tương ứng với các vector cơ sở tiêu chuẩn. Các điểm trên bề mặt của quả cầu tương ứng với các trạng thái thuần, trong khi các điểm trong của quả cầu tương ứng với các trạng thái hỗn hợp.
Biểu diễn qubit bằng quả cầu Bloch.
Điều kiện chuẩn hóa cho phép qubit được biểu diễn ở dạng tổng quát và tường minh hơn:
vớ các tham số formula_2 và formula_3 là các số thực. Giá trị pha toàn cục formula_4 không quan sát được nên có thể bỏ. Khi đó, biểu thức cho qubit có dạng:
Các tham số formula_6 và formula_3 xác định một điểm trên một quả cầu đơn vị 3 chiều, được gọi là quả cầu Bloch. Dễ dàng nhận thấy rằng có vô số tổ hợp giữa theta và phi nghĩa là sẽ có vô số điểm trên quả cầu.
Một điểm cần lưu ý là khi biểu diễn bằng quả cầu Bloch, những qubit nào trực giao với nhau thì vector bán kính của chúng đối song song với nhau. Đơn cử, các qubit formula_8 và formula_9 lần lượt được xác định tại điểm cực bắc và nam của quả cầu và chúng trực giao với nhau. | 1 | null |
Team Silent là một nhóm phát triển trực thuộc Konami Computer Entertainment Tokyo (KCET), chịu trách nhiệm phát triển bốn phiên bản "Silent Hill" đầu tiên do Konami hát hành từ năm 1999 đến 2004, riêng các phiên bản sau này của dòng game được phát triển bởi các công ty phương Tây bên ngoài như Climax Studios và Double Helix Games. Theo nhà soạn nhạc Akira Yamaoka, Team Silent bao gồm các nhân viên đã không thành công ở các dự án khác và ban đầu dự định rời khỏi công ty trước khi bản "Silent Hill" đầu tiên được thực hiện thì lại thành công ngoài mong đợi. Cũng theo họa sĩ bản "Silent Hill Homecoming" thì Team Silent cuối cùng đã bị chính Konami giải tán, bởi vì Konami muốn các nhà phát triển phương Tây tham gia vào việc phát triển các phiên bản tiếp theo của dòng game. KCET đã được sáp nhập vào công ty mẹ Konami vào tháng 4 năm 2005.
Những thành viên chủ chốt của Team Silent bao gồm: | 1 | null |
Tempeh (; , ) hay tempê là một món ăn truyền thống bằng đậu nành xuất xứ từ Indonesia. Qua công thức lên men để đóng thành bánh, tempeh là thực phẩm đậu nành khá đặc biệt vì không thuộc nền văn hóa Tàu.
Tempeh phổ biến nhất trên đảo Java và là món ăn cung cấp chất đạm thay thế thịt, cá. Tương tự như đậu phụ nhưng tempeh dùng đậu nành nguyên hột nên giá trị dinh dưỡng cũng như khẩu vị khác món đậu phụ. So với đậu phụ, quá trình lên men dùng đậu nguyên hột của tempeh làm tăng lượng đạm, xơ cùng các sinh tố. Càng để lâu, tempeh càng chắc thịt và khẩu vị thêm đậm đà mùi men. Ngày nay tempeh được dùng nhiều nơi trên thế giới làm các món ăn chay. | 1 | null |
Gaspar do Amaral (cũng viết d'Amaral, sinh 1592 - mất 1645 hoặc 1646) là một giáo sĩ Dòng Tên người Bồ Đào Nha sang Việt Nam vào thời Trịnh-Nguyễn phân tranh. Ông được biết đến qua cuốn tự vị mà ông soạn, sau được giáo sĩ Đắc Lộ dùng tham khảo để hoàn chỉnh cách viết chữ Quốc ngữ.
Thân thế.
Sanh ra tại Corvaceira, giáo phận Viseu, Bồ Đào Nha, ông nhập dòng Tên năm 1608 rồi được bổ dạy tiếng Latin ở Braga, Coimbra và Évora.
Năm 1623 ông xuất dương sang Ấn Độ rồi qua Macao. Từ đó ông đáp thuyền sang Việt Nam.
Hoạt động tại Việt Nam.
Giáo sĩ Amaral sang đến Việt Nam vào Tháng 11 năm 1629, cập bến ở Đàng Ngoài và lên Thăng Long.
Trong bảy năm truyền giáo, ông rửa tội hơn 40.000 dân theo đạo. Ông thông thạo tiếng Việt và tiếng Nhật.
Cuốn tự vị của Amaral mang tên "Diccionario da Lingua Annamitica" là một bản viết tay nay đã thất truyền nhưng theo đó giáo sĩ Đắc Lộ đã dùng để dịch những danh từ mới trong những tư tưởng, giáo lý Công giáo sang tiếng Việt để truyền giáo. Cùng đóng góp với Amaral là giáo sĩ Antonio Barbosa. Amaral cũng soạn cuốn từ điển Việt-Bồ-La ("Diccionário anamita-português-latim") mà cùng với từ điển Bồ-Việt của Barbosa đã được Đắc Lộ ghi nhận và dựa vào để soạn từ điển Việt-Bồ-La 1651 ("Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum"). | 1 | null |
Maria Sibylla Merian (1647-1717) là một nhà tự nhiên học và họa sĩ khoa học, chuyên nghiên cứu cây cỏ và sâu bọ, đồng thời vẽ nên các bản vẽ rất chi tiết về chúng.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Maria sinh ngày 2 tháng 4 năm 1647 sinh tại Frankfurt (Đức), trong một gia đình người Thụy Sĩ. Cha bà là thợ khắc và là nhà xuất bản Matthaus Merianthe. Ông qua đời sau khi Maria sinh được ba năm. Năm 1651, mẹ của Maria kết hôn với họa sĩ Jacob Marrel. Chính người cha dượng Marrel đã hướng dẫn và khuyến khích Maria rèn luyện khả năng vẽ. Ở tuổi 13, Merian vẽ hình ảnh đầu tiên của côn trùng và thực vật từ mẫu vật mình đã bắt được.
Bà qua đời ngày 13 tháng 1 năm 1717 tại Amsterdam, Hà Lan.
Merian nghiên cứu quá trình thực chất biến đổi từ sâu róm thành bướm. Bà ghi lại quá trình biến đổi này, cùng với chi tiết quá trình kết kén và các loại thực vật mà sâu ăn, tất cả các bản vẽ và minh họa từng bước quá trình phát triển tập hợp thành một cuốn sách. | 1 | null |
Thiên tài Quảng cáo Lee Tae-baek () là bộ phim truyền hình Hàn Quốc sản xuất năm 2013 với sự tham gia diễn xuất của Jin Goo, Park Ha-seon, Jo Hyeon-jae và Han Chae-young. Bộ phim lên sóng trên kênh KBS2 từ ngày 4/2 đến ngày 26/3/2013.
Nhân vật chính được thiết kế dựa trên hình mẫu chính trong tác phẩm "Thiên tài Quảng cáo Lee Jae-seok" của tác giả, nhả hoạt động xã hội Jeski (tên thật là Jaeseok Lee).
Cốt truyện.
Bộ phim xoay quanh thế giới của nền công nghiệp quảng cáo, miêu tả chân thực về cuộc sống, niềm đam mê công việc và tình yêu của những người theo đuổi lĩnh vực này.
Nội dung câu chuyện xuyên suốt quá trình thành danh của Lee Tae-baek, một chàng thanh niên đã nỗ lực vượt bậc để vượt qua trở ngại từ những năm tháng trung học, và sau này trở thành nhà quảng cáo hàng đầu. | 1 | null |
Họ Điền thay Tề (chữ Hán: 田氏代齐, "Điền thị đại Tề") là sự kiện lịch sử xảy ra và kéo dài từ cuối thời Xuân Thu đến đầu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc, với kết quả cuối cùng là họ Điền chiếm quyền hành ở nước Tề và đến năm 386 TCN Chu An vương chính thức thừa nhận Điền Hòa làm chư hầu, nước Tề của họ Khương chính thức tuyệt tự và thay vào đó, họ Điền lên nắm quyền thống trị ở nước Tề.
Nguồn gốc họ Điền.
Theo Sử ký, thủy tổ họ Điền là Điền Hoàn (hay Quy Hoàn, Trần Hoàn), vốn là công tử nước Trần, con của Trần Lệ công. Năm 705 TCN, lúc Điền Hoàn chào đời, thái sử nhà Chu là Phùng Chu đi sang nước Trần, được Trần Lệ công đón tiếp và nhờ Phùng Chu bói giúp về tương lai của Hoàn. Phùng Chu bói được một quẻ nói ngày sau Hoàn sẽ làm quan ở một nước của họ Khương, lợi dụng thế lực ở đó để chiếm lấy nước đó.
Sau khi vua cha Trần Lệ công qua đời, Điền Hoàn không được nối ngôi mà ngôi vua thuộc về người anh họ là Lâm, tức Trần Trang công. Trần Trang công phong Điền Hoàn làm đại phu nước Trần.
Trần Trang công qua đời, em là Trần Tuyên công lên nối ngôi. Trần Tuyên công lập con lớn là Ngự Khấu làm thế tử. Điền Hoàn cũng là người cùng phe cánh với Ngự Khấu. Nhưng sau đó Tuyên công lấy người vợ thứ sinh được con trai khác là Khoản, rất được yêu quý. Năm 672 TCN, Trần Tuyên công giết thế tử Ngự Khấu để lập Khoản làm thế tử. Điền Hoàn năm đó 33 tuổi – chạy sang nước Tề nương nhờ Tề Hoàn công đang làm bá chủ chư hầu. Tề Hoàn công thu dụng Hoàn, cho làm quan ở đất Điền, trở thành thủy tổ của họ Điền. Tề Hoàn công muốn phong Điền Hoàn làm khanh nhưng Điền Hoàn không dám nhận, chỉ nhận chức công chánh.
Thu phục lòng dân.
Điền Hoàn làm quan ăn lộc ở đất Điền, được tôn là Điền Kính Trọng, con cháu nối đời được hưởng. Đến đời cháu bốn đời là Điền Vô Vũ, cùng các họ đại phu Cao, Loan, Bão tiêu diệt kẻ giết vua là Khánh Phong, lập công lớn. Con Điền Vô Vũ là Điền Khất, làm đại phu dưới thời Tề Cảnh công, được trọng dụng. Điền Khất ra sức thu phục lòng dân. Ông thường hay bỏ tiền ra phát thóc cho dân bằng cái đấu lớn, nhưng chỉ thu thóc bằng cái đấu nhỏ, lại thường xuyên giúp đỡ dân, nên được kính phục. Đại phu Án Anh nhiều lần khuyên can Tề Cảnh công, khuyên vua Tề đề phòng họ Điền lớn mạnh nhưng Cảnh công không nghe.
Năm 493 TCN, họ Phạm và họ Trung Hàng nước Tấn tranh chấp quyền lực với 4 họ thượng khanh khác, sai người sang Tề xin lương thực. Điền Khất xin Tề Cảnh công giúp thóc cho hai nhà.
Tranh chấp với các họ đại phu.
Tề Cảnh công có một người vợ lẽ là Nhuế Cơ, sinh con nhỏ là Khương Đồ. Cảnh công yêu quý Khương Đồ, muốn lập làm thế tử.
Mùa thu năm 490 TCN, Tề Cảnh công ốm nặng, lệnh cho đại phu họ Cao và họ Quốc giúp Khương Đồ làm vua và đuổi những người con lớn sang đất Lai. Sau đó Tề Cảnh công qua đời. Khương Đồ lên nối ngôi, tức là Tề An Nhũ Tử.
Khương Đồ chỉ được sự giúp đỡ của hai nhà Cao, Quốc. Điền Khất muốn lật đổ An Nhũ Tử và hai họ Cao, Quốc để thâu tóm quyền lực, bèn gièm pha chia rẽ khiến cho các đại phu ghét họ Cao và họ Quốc. Ông cho đón một người con khác của Tề Cảnh công là Dương Sanh đã trốn sang nước Lỗ về nối ngôi, bèn sai sứ đón Dương Sanh về. Sau đó Điền Khất mang công tử Dương Sinh về nước giấu trong nhà và triệu Bão Mục tới, ép phải đồng mưu lập vua mới.
Thuyết phục được họ Bão, Điền Khất bèn cùng Bão Mục tấn công vào cung. Cao Chiêu tử mời Quốc Huệ tử tới giúp mình. Quân Điền Khất bèn truy kích Quốc Huệ tử. Quốc Huệ tử phải giết Cao Chiêu tử rồi trốn sang nước Cử, còn Tề An Nhũ tử bị mang tới ấp Thai giết chết
Điền Khất lập Dương Sanh lên làm vua, tức Tề Điệu công, còn mình thì lên làm tướng quốc, đảm đương chính sự nước Tề.
Chiếm quyền nước Tề.
Năm 485 TCN, Điền Khất chết, con là Điền Hằng lên thế tập. Bão Mục vốn bất bình với Tề Điệu công, bị vua Tề giết chết. Con Bão Mục oán Điệu công, bèn giết chết ông rồi chạy sang nước Ngô.
Con Tề Điệu công là Khương Nhâm lên nối ngôi tức Tề Giản công. Tề Giản công nhớ ơn Hám Chỉ theo giúp khi lưu vong, bèn cho Hám Chỉ vào triều nắm trọng trách. Điều đó khiến Điền Hằng không bằng lòng.
Điền Hằng mưu trừ họ Hám để nắm toàn quyền. Năm 481 TCN, Điền Hằng cùng các anh em mang quân đến cung vua. Hám Chỉ mang quân tới đánh, bị Điền Hằng đánh bại, phải chạy sang Phong Khâu. Người Phong Khâu giết chết Hám Chỉ.
Tề Giản công chạy đến Từ châu thì bị quân Điền Hằng đuổi bắt được và bị giết chết tại Từ châu. Ông ở ngôi 4 năm. Điền Hằng lập em ông là Khương Ngao lên nối ngôi, tức là Tề Bình công. Từ đó họ Điền nắm toàn quyền chính sự ở nước Tề.
Điền Hằng tự ý cắt đất An Bình về phía đông làm ấp riêng.
Điền Hằng chọn con gái nước Tề hơn trăm người vào hậu cung, cho khách tự do ra vào nhà không cấm cản. Ông có hơn 70 người con trai, làm họ Điền nhanh chóng cường thịnh.
Điền Hằng qua đời, con là Điền Bàn lên thế tập làm tướng nước Tề. Cùng thời gian đó, ở nước Tấn, ba nhà Hàn-Ngụy-Triệu tiêu diệt họ Trí, chiếm quyền ở nước Tấn. Điền Bàn sai sứ sang kết giao với ba nhà, thường xuyên qua lại, lại phong cho anh em tất cả làm đại phu, cùng nhau chiếm gần hết nước Tề.
Thành lập Điền Tề.
Năm 404 TCN, cháu nội Điền Bàn là Điền Hòa lên thế tập. Quyền hành nước Tề đã lọt vào tay họ Điền, tới thời Tề Khang công làm vua chỉ có hư vị. Họ Điền cùng ba họ Hàn, Triệu, Ngụy nước Tấn cắt đất tự nắm quyền hành để chuẩn bị xưng làm chư hầu.
Tề Khang công lên ngôi không quan tâm đến chính sự. Năm 391 TCN, Điền Hòa muốn xưng chư hầu, nên dời Tề Khang công ra bờ biển phía đông. Năm 386 TCN, Điền Hòa hội với Ngụy Văn hầu ở Trọc Trạch, nhờ vua Ngụy nói tốt cho mình trước mặt Chu An vương để vua Chu phong mình làm chư hầu. Được sự đồng ý của nhà Chu, Điền Hòa chính thức trở thành chư hầu, kết thúc sự cai trị của họ Khương và đánh dấu sự kiện họ Điền lên lãnh đạo ở nước Tề.
Tề Khang công sống tới năm 379 TCN thì mất. Họ Điền thu lại ấp phong nhập vào đất của mình. Họ Khương từ đó chính thức tuyệt tự. | 1 | null |
Soyuz TMA-08M là một chuyến bay vũ trụ đến Trạm Vũ trụ Quốc tế vào năm 2013. Chuyến bay này đưa các thành viên của đoàn Expedition 35 đến ISS. Soyuz TMA-08M là chuyến bay thứ 117 của tàu vũ trụ Soyuz kể từ chuyến bay đầu tiên của nó vào năm 1967.
Tàu Soyuz TMA-08M sử dụng kế hoạch bay đến ISS mới, chỉ mất khoảng 6 giờ kể từ khi phóng đến lúc kết nối với trạm, so với kế hoạch bay cũ kéo dài 2 ngày. Kế hoạch bay mới này trước đó được thử trên chuyến bay của tàu vận tải Progress M-16M và M-17M. | 1 | null |
Nogizaka Haruka no Himitsu (乃木坂春香の秘密, のぎざかはるかのひみつ) là loạt light novel do Igarashi Yūsaku thực hiện và Shaa minh họa. Tiểu thuyết ban đầu được đăng trên tại chí Dengeki hp của MediaWorks vào ngày 18 tháng 6 năm 2004. Sau đó phát hành thành các bunkobon từ ngày 10 tháng 10 năm 2004 đến ngày 10 tháng 7 năm 2012. Cốt truyện xoay quanh hai người bạn là Ayase Yūto và Nogizaka Haruka, Yūto là một nam sinh trung học bình thường còn Haruka là một nữ sinh xinh đẹp, thông minh và giàu có được mến mộ. Cả hai vô tình gặp nhau trong thư viện và Yūto biết sở thích bí mật của Haruka là cô rất thích xem anime và manga cũng như là một otaku, Yūto hứa giữ bí mật việc này với Haruka và cả hai trở thành bạn cũng như qua thời gian và cùng vượt qua các sự kiện tình cảm bắt đầu nảy sinh giữa hai người.
Tiểu thuyết đã được chuyển thể thành các phương tiện truyền thông khác. Miyama Yasuhiro đã thực hiện chuyển thể manga của loạt tiểu thuyết và đăng trên tạp chí Dengeki Moeoh từ tháng 10 năm 2006 đến tháng 8 năm 2010. Studio Barcelona thì thực hiện hai bộ chuyển thể anime, bộ đầu tiên phát sóng từ ngày 03 tháng 7 đến ngày 25 tháng 9 năm 2008, bộ thứ hai có tựa "Nogizaka Haruka no Himitsu: Purezza" phát óng từ ngày 06 tháng 10 đến ngày 22 tháng 12 năm 2009, ngoài ra hãng cũng thực hiện một bộ OVA gồm 4 tập phát hành trong 4 tháng từ ngày 20 tháng 8 đến ngày 25 tháng 11 năm 2012. Hãng Vridge thì phát triển hai chuyển thể visual novel của tiểu thuyết và ASCII Media Works phát hành.
Truyền thông.
Light novel.
Loạt light novel do Igarashi Yūsaku thực hiện và Shaa minh họa. Tiểu thuyết ban đầu được đăng thử trên tại chí Dengeki hp của MediaWorks từ ngày 18 tháng 6 năm 2004. Sau đó ASCII Media Works đã tiến hành tập hợp các chương lại và phát hành thành các bunkobon dưới nhãn Dengeki Bunko từ ngày 10 tháng 10 năm 2004 và tập cuối phát hành vào ngày 10 tháng 7 năm 2012 với 16 tập.
Manga.
Miyama Yasuhiro đã thực hiện chuyển thể manga của loạt tiểu thuyết và đăng trên tạp chí manga dành cho seinen là Dengeki Moeoh từ tháng 10 năm 2006 đến tháng 8 năm 2010 với 24 chương. ASCII Media Works cũng đã tập hợp các chương lại và phát hành thành 4 tankōbon với nhãn Dengeki Comics.
Sách.
ASCII Media Works đã phát hành một quyển sách hướng dẫn có tên "Nogizaka Haruka Gazente" (乃木坂春香ガ全テ) vào ngày 20 tháng 11 năm 2009. Sách có các thông tin chưa từng được giới thiệu của các nhân vật, một số mẫu truyện ngắn cùng các hình ảnh.
Radio Internet.
Chương trình phát thanh trên mạng có tựa "Nogizaka Mika no Mai Fair Radio!" (乃木坂美夏の麻衣ふぇあれいでぃお!) đã được thực hiện và phát từ ngày 11 tháng 4 năm 2008 đến ngày 27 tháng 2 năm 2009 trên trang mạng của bộ anime tổng cộng 48 chương trình với 44 chương trình bình thường và 4 chương trình đặc biệt. Sau đó là chương trình có tựa "Nogizaka Mika no Mai Fair Radio! Nekusuto~tsu!!" (乃木坂美夏の麻衣ふぇあれいでぃお! ねくすとっ!!) cũng đã được thực hiện và phát từ ngày 06 tháng 3 năm 2009 đến ngày 30 tháng 4 năm 2010 trên trang mạng của bộ anime tổng cộng 47 chương trình.
Hai chương trình này có mục đích giống nhau là hỗ trợ cho hai bộ anime tương ứng, trò chuyện với các nhân vật như khách mời của cả anime và trò chơi điện tử cùng một số chương trình drama...
Anime.
Studio Barcelona đã thực hiện hai chuyển thể anime của loạt tiểu thuyết và phát sóng phát sóng từ ngày 03 tháng 7 đến ngày 25 tháng 9 năm 2008 tại Nhật Bản với 12 tập trên kênh TV Kanagawa và Chiba TV, sau đó là các kênh TV Saitama, Yomiuri Telecasting Corporation, Chukyo TV và AT-X. Mighty Media đã đăng ký bản quyền phân phối tại Đài Loan.
Barcelona cũng thực hiện bộ anime thứ hai có tựa "Nogizaka Haruka no Himitsu Purezza♪" (乃木坂春香の秘密 ぴゅあれっつぁ♪) và phát sóng từ ngày 06 tháng 10 đến ngày 22 tháng 12 năm 2009 với 12 tập trên kênh Tokyo MX và Yomiuri Telecasting Corporation, sau đó là AT-X và TV Kanagawa.
Ngoài ra hãng cũng thực hiện một bộ OVA có tựa "Nogizaka Haruka no Himitsu Finale♪" (乃木坂春香の秘密 ふぃな~れ♪) gồm 4 tập phát hành trong 4 tháng, với 2 lần phát hành, mỗi lần phát hành hai tập từ ngày 20 tháng 8 đến ngày 25 tháng 11 năm 2012.
Trò chơi điện tử.
Vridge đã phát triển chuyển thể visual novel cho hệ PlayStation 2 có tựa "Nogizaka Haruka no Himitsu: Hajimemashita" (乃木坂春香の秘密 こすぷれ、はじめました♥) của tiểu thuyết và ASCII Media Works phát hành vào ngày 25 tháng 9 năm 2008. Trò chơi cho phép người chơi mặc các trang phục của các nhân vật trong các tác phẩm khác do ASCII Media Works phát hành như Shakugan no Shana, Ōkami to Kōshinryō, Toaru Majutsu no Index và CLANNAD.
Một trò chơi tập hợp nhiều tựa tác phẩm khác nhau có tựa "Dengeki Gakuen RPG Cross of Venus" (電撃学園RPG Cross of Venus) thuộc thể loại hành động nhập vai cho hệ Nintendo DS được thực hiện để phát hành trong buổi lễ kỷ niệm thứ 15 của Dengeki vào ngày 19 tháng 3 năm 2009. Các nhân vật nữ chính trong 8 tựa tác phẩm như Toaru Majutsu no Index, Shakugan no Shana... và tất nhiên trong đó có cả "Nogizaka Haruka no Himitsu" đều xuất hiện trong trò chơi cộng thêm hai nhân vật của chính trò chơi.
Vridge cũng đã phát triển một phiên bản nối tiếp nhưng cho hệ PlayStation Portable có tựa "Nogizaka Haruka no Himitsu: Dōjinshi Hajimemashita" (乃木坂春香の秘密 同人誌はじめました♥) phát hành vào ngày 26 tháng 2 năm 2010. ban đầu trò chơi chia thành 5 phần riêng biệt nhưng sau đó bản tổng hợp 5 phần này đã phát hành vào ngày 28 tháng 10 năm 2010.
Drama CD.
Geneon Universal Entertainment đã phát hành hai đĩa drama CD có tựa "Nogizaka Haruka no Himitsu Drama CD" (乃木坂春香の秘密ドラマCD) vào ngày 21 tháng 11 và 26 tháng 12 năm 2008. Hai đĩa mỗi đĩa chứa hai đoạn drama mới cùng một bài hát mới do các nhân vật trình bày.
Âm nhạc.
Bộ anime đầu có hai bài hát chủ đề, một mở đầu và một kết thúc. Bài hát mở đầu có tựa "Tomadoi Bitter Tune" được trình bày bởi Milan Himemiya và Chocolate Rockers, bài hát kết thúc có tựa "Hitosashiyubi Quiet!" do nhóm N's trình bày, hai đĩa đơn chứa hai bài hát đã phát hành vào ngày 23 tháng 7 năm 2008. Album chứa các bản nhạc dùng trong bộ anime đầu đã phát hành vào ngày 26 tháng 9 năm 2008. Bốn album chưa các bài hát do các nhân vật trình bày đã phát hành làm hai lần, mỗi lần hai album vào ngày 28 tháng 8 và ngày 26 tháng 9 năm 2008.
Bộ anime thứ hai cũng có hai bài hát chủ đề, một mở đầu và một kết thúc. Bài hát mở đầu có tựa "Chōhatsu Cherry Heart" (挑発 Cherry Heart) do Milan Himemiya và Chocolate Rockers trình bày, bài hát kết thúc có tựa "Himitsu Suishō! Uruto Love" (秘密推奨!うるとLOVE) do nhóm N's trình bày, hai đĩa đơn chứa hai bài hát đã phát hành vào ngày 23 tháng 10 năm 2009. Ba album chứa các bài hát do các nhân vật trình bày đã phát hành vào ngày 26 tháng 11, ngày 23 tháng 12 năm 2009 và ngày 26 tháng 2 năm 2010. Ngoài ra các bài hát trong bộ anime do nhóm N's trình bày cũng được phát hành chung với hai album nhỏ chứa một số bài hát của nhóm.
Bộ OVA có hai bài hát chủ đề, một mở đầu và một kết thúc. Bài hát mở đầu có tên "Happy End wa Himitsu (Himitsu Chu)" (ハッピィエンドは秘密(ひみちゅ)), bài hát kết thúc có tên "Bye Bye☆Daisakusen" (バイバイ☆大作戦) cả hai đều do nhóm N's trình bày. Hai bài hát đã phát hành cùng một số đoạn drama trong đĩa đính kèm phiên bản giới hạn của hộp BD/DVD đầu của bộ OVA vào ngày 29 tháng 8 năm 2012.
Đón nhận.
Mainichi Shimbun đã thông báo là tính đến tháng 1 năm 2008 thì 700.000 bản của bảy tập tiểu thuyết đầu đã được tiêu thụ. | 1 | null |
, phương tiện tiếng Anh thường viết thành Cocoa Fujiwara, là một nữ tác giả manga và họa sĩ minh họa người Nhật, nguyên quán tại Fukuoka, Nhật Bản. Những tác phẩm nổi tiếng của cô bao gồm "dear" và "Inu x Boku SS".
Tiểu sử.
Fujiwara Kokoa sinh ngày 28 tháng 4 năm 1983 ở thành phố Kitakyūshū, tỉnh Fukuoka, Nhật Bản. Cô sáng tác truyện tranh từ khá sớm. Năm 1998, lúc mới 14 tuổi, Fujiwara nhận được giải thưởng trong một cuộc thi sáng tác manga do Tập đoàn Enix (nay là Square Enix) tổ chức; cô tham dự bằng bút danh "Fujiwara Milk". Tác phẩm đầu tay của cô, "CALLING", được đăng trên nguyệt san "Monthly Gangan Wing" số tháng 3 năm 1999. Fujiwara quyết định không tiếp tục học lên cấp 3 để dành nhiều thời gian chuyên tâm hơn vào sự nghiệp vẽ manga mà cô theo đuổi cả đời. Cô tiếp tục sáng tác các tác phẩm "Watashi no Ookami-san" và "Watashi no Ookami-san - THE OTHER SIDE OF LYCANTHROPE", chúng được đăng trong một tuyển tập truyện ngắn. Sau đó, Fujiwara Kokoa cho ra lò loạt manga dài tập "dear", đăng trên "Monthly Gangan Wing" từ tháng 8 năm 2002 đến tháng 1 năm 2008, về sau được tập hợp thành 12 tập truyện đơn hành bản ("tankōbon"); bối cảnh của "dear" cũng chính là trong thế giới của "Watashi no Ookami-san". "dear" đã được chuyển thể thành hai đĩa drama CD cùng tên.
Tác phẩm nổi tiếng nhất của Fujiwara Kokoa là "Inu x Boku SS", đăng trên tạp chí "Monthly Gangan JOKER" từ tháng 5 năm 2009 đến tháng 3 năm 2014, dài 11 tập. Manga được chuyển thể thành anime truyền hình bởi David Production và phát sóng tại Nhật Bản từ tháng 1 đến 3 năm 2012. Fujiwara có niềm yêu thích đặc biệt đối với loạt game nhập vai "Final Fantasy", và các tác phẩm của cô đã chịu nhiều ảnh hưởng bởi trò chơi này. Cô cũng là bạn thân của hai nữ mangaka nổi tiếng khác là Mochizuki Jun và Toboso Yana.
Fujiwara Kokoa qua đời vì bệnh tại nhà riêng vào ngày 31 tháng 3 năm 2015, khi cô mới 32 tuổi. Cái chết của cô được trang web chính thức của tạp chí "Gangan Joker" thông báo rộng rãi và chia buồn vào ngày 8 tháng 4, đồng nghĩa với việc tác phẩm còn đang viết dở của cô là "Katsute Mahō Shōjo to Aku wa Tekitai Shiteita" vĩnh viễn không thể hoàn thành. | 1 | null |
Ravindra Prabhat (sinh ngày 5 tháng 4 năm 1969) là một nhà thơ, học giả, nhà báo, nhà văn và nhà văn truyện tiếng Hindi Ấn Độ. Ông đã làm quản trị viên, biên tập viên, và nhà nghiên cứu, và biên kịch. Ông viết cho tờ báo hàng ngày lớn với vai trò một sử gia. Ông cũng đã nhận được nhiều giải thưởng.
Prabhat sinh ra vào ngày 5 tháng 4 năm 1969 trong làng Mahindwara, Sitamarhi, Ấn Độ. Ông lớn lên và học tiểu học ở đó. Ông học đại học ngành địa lý từ Đại học BR Ambedkar Bihar ở Muzaffarpur, sau này ông học thạc sĩ Báo chí và Truyền thông Đại chúng (MJMC) từ Đại học Mở Uttar Pradesh Rajarshi Tandon, Allahabad. | 1 | null |
Trong toán học, bất đẳng thức Karamata "(tiếng Anh: Karamata's inequality"")", được đặt tên của nhà toán học Jovan Karamata, còn được biết tới là bất đẳng thức bộ trội là một định lý trong đại số sơ cấp về hàm số lồi và lõm xét trên tập số thực. Bất đẳng thức Karamata là trường hợp tổng quát hơn của bất đẳng thức Jensen và được khái quát thành hàm số lồi Schur.
Phát biểu.
Cho tập là một khoảng trên trục số thực và là lồi trên tập . Nếu và là các số trong tập nhưng trội hơn , thì
Ở đây, trội hơn có nghĩa rằng
và, sau khi gắn nhãn lại các con số trong tập và , lần lượt theo thứ tự giảm dần,
chúng ta có
Nếu là một hàm lồi thực sự thì bất đẳng thức () sẽ nhận dấu bằng khi và chỉ khi việc gắn nhãn lại theo (), chúng ta có cho tất cả }. | 1 | null |
Hạng Thanh là tướng lĩnh nhà Tây Sở trong lịch sử Trung Quốc.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Năm 205 TCN, Cửu Giang vương Anh Bố ở Hoài Nam bỏ Sở theo Hán vương Lưu Bang. Hạng Thanh theo Long Thư tiến đánh Anh Bố. Sau mấy tháng giao chiến, họ đại phá Anh Bố, giết hết gia quyến của ông ta. Anh Bố bỏ chạy sang Thành Cao với Lưu Bang.
Năm 203 TCN, Hàn Tín tiến đánh Tề vương Điền Quảng, ông lại theo Long Thư đưa 20 vạn quân đi cứu Tề. Vì Long Thư khinh địch nên quân Sở thảm bại ở Tuy Thủy.
Về sau Hạng Thanh trấn thủ Hạ Bi, tướng Hán là Bành Việt vượt Tuy Thủy tấn công ông và Tiết Công, thua trận bị bắt. Không còn ghi chép nào về Hạng Thanh nữa. | 1 | null |
Hạng Tha (?-190 TCN) hay Hạng Đà là quý tộc, tướng lĩnh nhà Tây Sở thời Hán Sở, khai quốc công thần nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc.
Cuộc đời.
Căn cứ "Lư Lăng Hạng thị gia phả", Hạng Tha là con trai của Hạng Nhạc, con trai thứ ba của tướng Sở Hạng Yên với phu nhân họ Bào. Hạng Nhạc theo nghĩa quân nổi dậy chống Tần, được phong Tây Hàm Dương quân, Vũ công vương. Cũng theo nguồn này, Hạng Tha được phong Tây Bình vương, Lỗ Tín quân. Hán thư chép rằng Hạng Tha là con trai của anh họ Hạng Vũ (cháu đích tôn của Hạng Yên), tức Hạng Tha kém Hạng Vũ một thế hệ.
Năm 209 TCN, Hạng Tha theo Hạng Lương cất quân phản Tần. Năm 208 TCN, tướng Tần Chương Hàm tiêu diệt Trương Sở vương Trần Thắng, xuất quân đánh Ngụy. Ngụy vương Cữu cầu viện Sở, Tề. Vũ Tín quân nước Sở là Hạng Lương phái Hạng Tha cứu viện. Tề vương Điền Đam tự mình cầm quân, phái Điền Ba làm tiên phong cứu Ngụy. Chương Hàm tập kích thừa tướng nước Ngụy là Chu Thị, buộc quân Ngụy phải co cụm trong thành Lâm Tế. Sau đó, Chương Hàm cho vây thành, đánh tan viện quân Sở, Tề, giết chết Tề vương Điền Đam, khiến nước Tề nội loạn. Hạng Tha may mắn trốn thoát.
Năm 206 TCN, nhà Tần diệt vong, Hạng Vũ phân phong chư hầu. Hạng Tha lấy thân phận khách làm tướng nước Ngụy. Năm 204 TCN, Lưu Bang lấy Hàn Tín làm Tả thừa tướng, cùng Tào Tham, Quán Anh đánh Ngụy. Hạng Tha giữ chức bộ tốt tướng, cùng đại tướng Bách Trực, kỵ tướng Phùng Kính (con của Phùng Vô Trạch) không chống cự nổi quân Hán, khiến Ngụy vương Báo bị bắt. Hạng Tha chạy về Sở.
Năm 203 TCN, Bành Việt giữ đất Lương phản Sở, phối hợp với Hàn Tín diệt Tề. Hạng Vũ phái Hạng Tha làm đại tướng, Long Thư làm tì tướng, dẫn quân đi cứu Tề. Hạng Tha, Long Thư khinh địch, trúng kế của quân Hán, bại trận ở sông Tuy. Long Thư bị Đinh Lễ chém đầu. Tề vương Điền Quảng bị bắt. Hạng Tha may mắn chạy thoát.
Cùng năm, tướng Hán là Quán Anh dẫn quân tiến công Hoài Bắc, đánh hạ Hạ Bi, chém Tiết Công, tù binh Hạng Thanh, Đàm Công, lại đánh tan kỵ tướng Hạng Quán ở Bình Dương. Bành Thành đầu hàng, trụ quốc Hạng Đà bị bắt, các đất Lưu, Tiết, Bái, Tán, Tiêu, Tương cũng quy hàng.
Năm 202 TCN, Hạng Vũ tử trận ở sông Ô. Hạng Tha dẫn quân Sở rút về quận Đãng, lấy danh nghĩa quận trưởng đầu hàng quân Hán, bán đứng Tây Sở.
Năm 200 TCN, Lưu Bang xét công Hạng Tha ngang với Bí Bành Tổ, ban quốc tính, phong tước Bình Cao hầu (平臯侯), thực ấp 580 hộ.
Năm 190 TCN, Lưu Tha (劉它) chết, thụy Dương hầu. Con trai Lưu Viễn (劉遠) tập tước.
Tranh cãi.
Có giả thuyết cho rằng trụ quốc Hạng Đà bị bắt năm 203 TCN với tướng quân, quận trưởng Hạng Tha hàng Hán năm 202 TCN là hai người khác nhau. Do chữ Đà với chữ Tha viết gần giống nhau, nên người thời sau thường cho rằng hai người là một: Sau khi bị bắt ở Bành Thành, Hạng Tha được thả về Sở và bị giáng xuống làm quận trưởng. | 1 | null |
Hạng Trang (, ? - ?), quý tộc nước Sở, tướng lãnh nhà Tây Sở.
Thân thế.
Theo dã sử, ông là em họ của Tây Sở bá vương Hạng Vũ, cháu nội của Hạng Yên.
Căn cứ vào Lư Lăng Hạng thị gia phả (廬陵項氏宗譜): An Bình hầu Hạng Thừa (項承) của nước Sở có con trưởng là Sở Dương hầu Hạng Yên. Yên có bảy con trai:
Theo tài liệu này, "ông có tên húy Cơ (箕), tự Trang (莊), là em ruột của Hạng Vũ, lấy Hồ thị, sanh hai con trai: Hạng Minh và Hạng Hân. Sau khi tiến vào Quan Trung, Hạng Trang được phong Đông Giao vương".
Múa kiếm Hồng Môn.
Ghi chép về Hạng Trang chỉ có vài dòng ngắn ngủi trong Sử ký - Hạng Vũ bản kỷ, liên quan đến sự kiện Hồng Môn yến: năm 206 TCN, Lỗ công Hạng Vũ bày tiệc ở Hồng Môn (ở phía ngoài đàn Giao của Hàm Dương ), mời Bái công Lưu Bang đến dự, mục đích là giết chết Lưu Bang. Nhưng sau khi nghe Lưu Bang giãi bày, Hạng Vũ muốn từ bỏ ý định. Mưu thần của họ Hạng là Phạm Tăng không cam tâm, sai Hạng Trang vờ múa kiếm giúp vui, tìm cơ hội giết chết Lưu Bang. Nhưng vì Hạng Bá ngăn trở, nên không thành công.
Đây là sự tích "Hạng Trang vũ kiếm, ý tại Bái công". | 1 | null |
Đinh Công (chữ Hán: 丁公, bính âm: Dīng Gōng, ? - ?) là tướng lĩnh nhà Tây Sở trong lịch sử Trung Quốc.
Cuộc đời.
Ông có tên là Cố (固), người huyện Tiết của nhà Tần. Hán thư chép ông là Mẫu đệ của Quý Bố. Từ "mẫu đệ" được đời sau giải nghĩa là em cùng mẹ khác cha hoặc là cậu của Quý Bố.
Năm 205 TCN, quân Hán đại bại trong trận Bành Thành, Đinh Cố cầm quân đuổi theo Lưu Bang ở phía tây Bành Thành. Quân Sở sắp bắt kịp, Lưu Bang thấy nguy, quay đầu lại nói với ông:
Đinh Cố bèn đưa quân trở về, Lưu Bang nhờ vậy mà thoát nạn. Sau khi Hạng Vũ thất bại, ông đến yết kiến Lưu Bang, Lưu Bang trói Đinh Công giải đi khắp quân doanh, nói:
Sau đó Lưu Bang hạ lệnh chém Đinh Cố, và tuyên bố: | 1 | null |
Ông Văn Tùng (sinh: 1936) là một nhà giáo, nhà văn và dịch giả người Việt.
Tiểu sử.
Ông Văn Tùng là con thứ 3 trong một gia đình Nho giáo lâu đời có năm anh chị em , ở xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Năm 1954, ông được cử đi học Trung cấp sư phạm tại khu học xá thuộc Nam Ninh, Quảng Tây Trung Quốc. Năm 1956, ông trở về Việt Nam và học tiếp tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Năm 1960, sau khi tốt nghiệp, ông đi dạy ở nhiều nơi: Thanh Hoá,Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tây, Hà Nội. Năm 1982, ông xin nghỉ nghề giáo viên, chuyên tâm sáng tác văn học, viết khảo cứu văn hóa Trung quốc và dịch sách tiếng Trung Quốc sang tiếng Việt.
Tác phẩm.
Ông Văn Tùng sáng tác: 9 tiểu thuyết, 60 truyện ngắn và nhiều Nhàn đàm được giới học thuật và độc giả tin cậy, mến mộ. Đồng thời, chuyển ngữ từ tiếng Trung Quốc sang tiếng Việt hơn 50 tác phẩm văn học, triết học, sử học, văn hóa học, như: Khổng Tử truyện (đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn năm 1997), Mai hoa dịch số, Tây Thi, Điêu Thuyền, Dương Quý Phi, Võ Tắc Thiên, Triệu Phi Yến, Danh nữ Trung Hoa trong huyền thoại và lịch sử, Tuỳ Dạng Đế: Cuộc sống đế vương Trung Hoa, Bí mật Tử cấm thành...
1- Bách khoa thư tuổi trẻ (Dịch chung).
2- Binh Thánh Tôn Vũ - Vương Phi Chấn.
3- 79 câu chuyện khôn ngoan của người Trung Quốc.
4- Bí mật Tử Cấm Thành -Thượng Quang phong (Dịch chung).
5- Bí quyết xử thế và mưu sự.
6- Cấm cung diễm sử - Diệp Hách Phan Trát, Nghi Dân.
7- Chu Nguyên Chương (1,2).
8- Danh nữ Trung Hoa (1,2).
9- Dương Quý phi (1,2) - Ngụy Thạch.
10- Đãng khấu chí (I, II,III,IV) - Du Vạn Xuân.
11- Đường Cung hai mươi triều (I,II,III) (Dịch chung).
12- Đường Thái Tông, Lý Thế Dân (thuật).
13- Điêu thuyền.
14- Hán cung hai mươi tám triều - Từ Triết Nhân (Dịch chung).
15- Hạng Vũ biệt Ngu Cơ.
16- Hạng Vũ đốt Tần cung - Trương Nghị (Dịch chung).
17- Khổng Tử Truyện (1,2) (Giải thưởng HNV -1997).
18- Lịch triều Hoàng cung sinh hoạt toàn thư.
19- Lưu Công Kỳ án (1,2,3) – Chân Tàng Bản.
20- Mai Hoa Dich Số- Thiệu Khang Tiết.
21- Mưu lược cổ nhân Trung Hoa – Đường Kỳ.
22- Mưu trí Trung Quốc thời Lưỡng Tấn - Đường NHạn Sinh, Bạo Thúc Diễm, Chu Chính Thư.
23- Mưu trí thời Liêu Kim Hạ - Đường Nhạn Sinh.
24- Mưu trí thời Nguyên Minh – ĐNS, BTD, CCT
25- Mưu trí thời Tần Hán - ĐNS, BTD, CCT.
26- Mưu trí thời Tùy Đường - ĐNS, BTD, CCT.
27- Mưu trí thời Xuân Thu - ĐNS (Dịch chung).
28- Những điều chưa biết về Từ Hy Thái Hậu - Thẩm Tử, Lâm Thanh.
29- Những vụ án kỳ lạ thời Khang Hy (I) - Mân Giang.
30- Núi Thiêng- Cao Hành Kiện (Giải Nô Ben 2000).
31- Quán tử truyện - Cao Liên Hân.
32- Quản Trọng và nước Tề thời Xuân Thu - CLH (Dịch chung).
33- Quyền Trí Trung Hoa - Lãnh Thanh Kim.
34- Tào Tháo đại truyện - Tào Trọng Hoài.
35- Tản văn và truyện ngắn - Giả Bình Ao.
36- Tây Thi - Lợi Bảo.
37- Thành ngữ Hán Việt.
38- Thiên Vọng -Lâm Mi.
39- Thiện ác binh pháp - Ân Hàm.
40- Triệu Phi Yến - Nam Cung Bác.
41- Trung Quốc nhất tuyệt (1,2) - Lý Duy Côn.
42- Truyện ngắn Lão Xá (Dịch chung).
43- Trí khôn cổ kim - Vũ Đình Tuân.
44- Túi khôn Trung Hoa - Đường Kỳ.
45- Tùy Dạng Đế (I,) - Hà Sĩ Phu (Dịch chung).
46- Tùy tướng lục – Ba Kim.
47- Tướng soái cổ đại Trung Hoa (1,4...) Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Tuyết, Dương Hiên Xuân (Dịch chung).
48- Tứ thế đồng đường (I, II) -Lão Xá –DN TQ TK XX.
49- Tưởng Giới Thạch (I,II, III) – Vương Triều Trụ (Dịch chung).
50- Võ Tắc Thiên (1,2,3,4) – Dã Lĩnh Y Nhân. | 1 | null |
Biến đổi Fourier lượng tử là một phép biến đổi tuyến tính trên các qubit (đơn vị cơ bản của thông tin lượng tử), phép biến đổi này tương tự như biến đổi Fourier rời rạc. Biến đổi Fourier lượng tử là một trong những thuật toán lượng tử quan trọng nhất, nó thường là một phần của các thuật toán lượng tử khác, đặc biệt là thuật toán Shor để phân tích thừa số nguyên tố và tính toán các logarit rời rạc.
Biến đổi Fourier lượng tử dựa trên thuật toán biến đổi Fourier nhanh của James Cooley và John Tukey. Nó có thể được thực hiện hiệu quả trên máy tính lượng tử, bởi nó có thể triệt tiêu các thành phần bằng cách nhân với các ma trận unita (áp dụng toán tử formula_1). Biến đổi Fourier lượng tử có thể được cài đặt và thực hiện trên một mạch lượng tử.
Định nghĩa.
Biến đổi Fourier rời rạc "cổ điển" được định nghĩa như sau:
Dãy của "N" số phức:formula_2 được biến đổi thành chuỗi của "N" số phức formula_3 bởi công thức sau đây:
với "e" là cơ số của lôgarit tự nhiên, formula_5 là đơn vị ảo (formula_6), và formula_7 là số pi.
Đặt formula_8, ta được:
formula_9
Như vậy, ta có thể xây dựng phép biến đổi Fourier thành ma trận unita formula_10 như sau:
Tương tự với "cổ điển", ta dùng các vector biểu diễn trạng thái lượng tử rồi áp dụng toán tử formula_1, hay nói cách khác là áp dụng ma trận trên.
Khi áp dụng cho một xâu n-qubit, ta được:
formula_13
Tính chất.
Tính đối xứng.
Xét với biến đổi Fourier "cổ điển":
Đặt 2 vector formula_14 và formula_15.Chúng ta có thể viết lại công thức formula_16 như sau:
formula_17
Với formula_18 là ma trận biến đổi tuyến tính của ma trận có các phần tử là:
formula_19
Từ công thức formula_20, ta suy ra:
formula_21
Hay nói cách khác, formula_18 là ma trận đối xứng.
Tương tự, ở biến đổi Fourier lượng tử, ta xét trạng thái formula_23.
Sử dụng toán tử formula_1 tác động và trạng thái formula_23, biến đổi sang trạng thái formula_26.
formula_27
Từ đó, ta thấy các phần tử ma trận của toán tử formula_1 là:
formula_29
Như vậy, formula_1 cũng đối xứng.
Unita.
Để chứng minh tính unita của biến đổi Fourier lượng tử, ta cần biết đến hai công thức sau:
Đầu tiên, ta cần biết đến tổng hình học:
formula_31
Tiếp theo là:
formula_32
Chứng minh công thức này như sau:
Do formula_37 và formula_38 với formula_35
Áp dụng 2 công thức formula_40 và formula_41, ta có:
formula_42
Như vậy ta đã chứng minh biến đổi Fourier lượng tử có tính Unita
Ví dụ.
Xét một vài trường hợp đơn giản.
Với trường hợp chỉ có 1 qubit, ta có formula_44 và formula_45 trạng thái lượng tử cơ bản. Biến đổi Fourier lượng tử trong trường hợp này như sau:
formula_46
formula_47
Trong trường hợp này ta dễ thấy ma trận biến đổi của phép biến đổi Fourier lượng tử là:
Ma trận trên tương tự như ma trận của cổng Hadamard. Vì thế, mạch lượng tử được sử dụng trong việc biến đổi Fourier lượng tử cho 1 qubit chỉ dùng 1 cổng Hadamard.
Xét trong trường hợp 2 qubit, ta có formula_49 và formula_50 trạng thái lượng tử cơ bản. Ta quy định formula_51, formula_52, formula_53, formula_54. Ta có:
formula_55
formula_57
formula_59
formula_61
Ma trận của phép biến đổi:
Với trường hợp này, mạch lượng tử của biến đổi Fourier lượng tử ngoài các cổng Hadamard, còn cần sử dụng thêm một cổng điều khiển xoay pha formula_64.
Mạch lượng tử của trường hợp 1, 2 và 3 qubit đầu vào được mô hình trình diễn trên wolfram
Sơ đồ mạch lượng tử.
Như đã nói ở trên, biến đổi Fourier lượng tử là một thuật toán lượng tử nên có thể được cài đặt và thực hiện nhờ một mạch lượng tử.
Với một hệ cơ sở trực chuẩn là các vector:
Ta có thể biểu diễn một số x dưới dạng sau:
formula_66
với formula_67
Theo công thức formula_68, thì ta thực hiện biến đổi Fourier lượng tử như sau:
Như vậy, biến đổi Fourier rời rạc trên trạng thái lượng tử của n qubit (để biểu diễn số formula_70) có thể thực hiện dễ dàng nhờ mạch lượng tử bên. Trên thực tế, mỗi qubit đơn có thể được thực hiện hiệu quả dựa vào cổng Hadamard và cổng điều khiển xoay pha. Tổng số lượng cổng sử dụng là formula_71 cổng.
Độ phức tạp.
Như các ví dụ trên và mạch lượng tử tổng quát, ta dễ thấy để triệt tiêu các thành phần, các phép biến đổi Fourier rời rạc được thực hiện qua formula_72 cổng Hadamard và các cổng điều khiển xoay pha formula_73, với formula_74 là số lượng qubit cần biến đổi, formula_75. Trong khi đó, phép biến đổi Fourier rời rạc "cổ điển" cần dùng formula_76 (với formula_74 là số lượng bit cần biến đổi). Đây là độ phức tạp thuật toán trong thời gian đa thức. Tuy nhiên, biến đổi Fourier lượng tử áp dụng trên một trạng thái lượng tử còn biến đổi Fourier rời rạc "cổ điển" lại áp dụng trên một vector, nên không phải tất cả công việc sử dụng biến đổi Fourier rời rạc "cổ điển" có thể tận dụng mức độ tăng độ phức tạp cấp số nhân này.
Ngày nay, trường hợp tốt nhất của thuật toán biến đổi Fourier lượng tử, chỉ sử dụng formula_78 cổng lượng tử, đã đạt được hiệu quả tốt.
Ứng dụng.
Biến đổi Fourier lượng tử là một thuật toán lượng tử quan trọng, nó thường là một phần của các thuật toán lượng tử khác, đặc biệt là thuật toán Shor để phân tích thừa số nguyên tố và tính toán các logarit rời rạc, thuật toán dự đoán pha lượng tử để ước tính giá trị riêng của các toán tử unita, và các thuật toán về vấn đề phân nhóm ẩn. | 1 | null |
là một tiểu thuyết xuất bản năm 1992 bởi Murakami Haruki.
Tựa đề.
Nửa đầu tựa đề, , dịch từ tên một ca khúc nhạc jazz nổi tiếng "South of the Border" được hát bởi Nat King Cole mà nhân vật chính Hajime nghe hồi còn nhỏ
Còn nửa sau tựa đề, ám chỉ tên một hội chứng của nhóm người Inuit có tên Piblokto, hay còn có tên chứng cuồng loạn Siberia.
Quá trình sáng tác.
Haruki viết tác phẩm này khi còn là một giảng viên tại trường Đại học Princeton.
Nội dung.
Vào thời điểm mà ở Nhật gia đình nào hầu như cũng đều có hai con trở lên thì Hajime và Shimamoto, cô gái bị tật một chân, là những đứa con một hiếm hoi. Nhờ danh con một mà hai người trở thành bạn của nhau, chia sẻ sở thích với nhau. Lên trung học, họ mỗi người một hướng vì khác trường do Shimamoto-san chuyển nhà. Hajime lúc này gặp và yêu Izumi, nhưng khao khát tính dục của tuổi trẻ đã khiến anh làm tổn thương cô khi làm tình nhiều lần trong suốt một khoảng thời gian với chị họ của Izumi. Sau khi chia tay, Hajime vào đại học và sau đó có một công việc ở nhà xuất bản đến khi gặp và kết hôn với Yukiko ở độ tuổi 30. Năm 37 tuổi, Hajime và Shimamoto-san gặp lại nhau sau 25 năm. Lúc này, Hajime đã là một ông chủ quán bar nhạc jazz có tiếng tại Aoyama, Tokyo và đã có gia đình hai con. Hai người lần đầu tiên đến với nhau như là một người đàn ông với một người đàn bà. Những cảm xúc sâu kín trong Hajime đã được Shimamoto khơi lại trong những lần gặp gỡ hiếm hoi trong một thời gian dài mà Shimamoto-san luôn biến mất hoàn toàn giữa những lần gặp đó. Tuy nhiên việc gặp gỡ này đã đặt Hajime vào một tình huống khó xử phải chọn lựa giữa gia đình hiện tại và một quá khứ đã xa. Cuối cùng, sau 1 đêm làm tình với nhau lần đầu tiên, Shimamoto-san đã biến mất hoàn toàn khỏi cuộc đời Hajime, và anh nhận ra dù cuộc đời có diễn ra thế nào, cuối cùng tất cả còn lại chỉ là sa mạc
Phát hành.
Tiểu thuyết lần đầu phát hành vào tháng 10 năm 1992 tại Nhật bởi Kodansha. Truyện được Nhã Nam mua bản quyền vào năm 2007, dịch bởi Cao Việt Dũng từ tiếng Anh, phát hành bởi Nhà xuất bản Hội Nhà Văn và thường xuyên được tái bản. | 1 | null |
Tiến Thành (27 tháng 9, 1952 – 24 tháng 11, 1984) là một trong những ca sĩ nhạc đỏ, nhạc tiền chiến được nhiều người ưa thích của miền Bắc Việt Nam, được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 2012.
Tiểu sử sơ lược.
Tiến Thành tên đầy đủ là Trần Tiến Thành, sinh ngày 27 tháng 9 năm 1952 (nhiều thông tin ghi là sinh năm 1950) tại Nam Định.
Trong những năm từ khoảng 1976 đến 1978, Tiến Thành đứng trong dàn đồng ca, hợp xướng của Đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam. Từ năm 1979-80, Tiến Thành hát lĩnh xướng và song ca, rồi đến đơn ca. Đặc biệt, những năm đầu 80, Tiến Thành tham gia trong các chương trình dạy nhạc, dạy hát trên đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam.
Tiến Thành có làn hơi khỏe, chắc, đầy đặn, âm vực rộng. Anh có kỹ thuật vững vàng nhưng lại không bị gò bó bởi kỹ thuật. Anh có thể hát hết sức kinh viện trong Người Hà Nội (Nguyễn Đình Thi), Hồ Chí Minh giai điệu bốn mùa (Trần Chung),Lá xanh (Hoàng Việt), nhưng cũng có thể thiết tha, nồng nàn, trải rộng cảm xúc như trong bài Nơi đảo xa (Thế Song), Hát cùng trời nước Hạ Long (Tân Huyền)… Tiến Thành còn thể hiện nhiều làn điệu dân ca của các vùng miền khác nhau, trong đó có quan họ đặc biệt hay.
Sự cố biểu diễn và qua đời.
Sáng ngày 21/11/1984, Tiến Thành cùng Đoàn Ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam lên đường lưu diễn phục vụ đồng bào ở Bắc Giang. Đêm hôm đó biểu diễn xong, xe về đến Yên Viên thì gặp tai nạn. Nghệ sĩ hát chèo Như Hoa đã qua đời ngay khi chiếc xe nạn, nghệ sĩ Thúy Lan bất tỉnh. Tiến Thành tuy bị thương nhưng vẫn cố gắng đỡ đồng nghiệp bị thương lên băng-ca đi cấp cứu. Sáng hôm sau, đến bệnh viện Việt Đức, Tiến Thành còn dẫn đoàn đi thăm từng bạn diễn. Đến buổi chiều, Tiến Thành bất tỉnh và qua đời. | 1 | null |
Chiến dịch đổ bộ quần đảo Kuril là một chiến dịch quân sự của Liên Xô ở Mặt trận Thái Bình Dương tấn công Nhật Bản trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và là một phần của Chiến dịch Mãn Châu (1945) khi Hồng quân tiến công Nhật Bản ở Đông Bắc Trung Quốc.
Lực lượng 2 bên.
Chiến dịch bắt đầu từ ngày 18/8/1945 có sự tham gia của trung đoàn bộ binh số 37 do trung tướng A.S. Ksenofontov và (ông cũng chính là người chỉ huy chiến dịch) chỉ huy và trung đoàn số 16 chỉ huy bởi trung tướng L. G. Cheremisov,ngoài ra,còn có sự hỗ trợ hậu cần từ tiểu đoàn số 2 do thiếu tướng A.R.Gnechko chỉ huy.Ngoài lực lượng hải quân và lục quân tham gia còn có sự tham gia của sư đoàn lính dù 128.Căn cứ quân sự Petropavlovsk trên lãnh thổ Liên Xô tham gia làm vùng tập trung quân và tàu đổ bộ Xô Viết.
Lực lượng của quân Nhật Bản gồm sư đoàn bộ binh số 91 đóng quân trên 4 đảo Shiashkotan, Paramushir, Shumshu, và Onekotan,sư đoàn bộ binh số 42 (đảo Shimushiro),trung đoàn số 41 (đảo Matua),lữ đoàn 129 (đảo Urup),sư đoàn bộ binh số 89 (đảo Iturup và Kunashiri).Tất cả các đơn vị trên đều dưới quyền chỉ huy của trung tướng Tsutsumi Fusaki.
Diễn biến.
Nhiệm vụ đổ bộ chiếm đóng các đảo Bắc và Trung Kuril được giao cho Quân khu Kamchatka và lực lượng Hải quân tại Petropavlovsk. Hoạt động đổ bộ được tiến hành trong những điều kiện khó khăn do thời gian chuẩn bị chỉ có 2 ngày. Trong khi đó, quần đảo được phòng thủ bởi trên 80.000 quân Nhật Bản, vững chắc nhất là đảo Shimushu gần bán đảo Kamchatka.
Ý đồ của chiến dịch là chiếm Shimushu làm đầu cầu cho các cuộc đổ bộ tiếp theo sau lên các đảo Paramushiru và Onekotan. Ngày 18 tháng 8, sau một đợt bắn phá vào Bắc Shimushu như thường lệ (vốn được tiến hành thường xuyên nhiều ngày trước đó) bởi các khẩu đội pháo duyên hải tại mũi Lopatka ở cực Nam bán đảo Kamchatka, tàu đổ bộ được che phủ bởi sương mù dày đặc đã tiếp cận hòn đảo. Lực lượng phòng thủ trên đảo bị bất ngờ; hai tuyến phòng ngự dọc bờ biển bị chiếm trong hành tiến, tuy nhiên, vẫn tiếp tục tổ chức kháng cự cho đến khi Đại Bản doanh Quân đội Nhật Bản ra lệnh buông vũ khí. Ngày 21 tháng 8, đảo Shimushu và Paramushiru đã nằm trong tay Quân đội Liên Xô.
Sau khi lệnh đầu hàng được công bố,23/8/1945,lực lượng 20.000 quân đồn trú còn lại của Quân đội Nhật Bản trên các đảo còn lại đều không kháng cự, chỉ chờ các đội đổ bộ của Liên Xô đến và giao nộp vũ khí. Do đó, Quân đội Liên Xô lần lượt tiếp nhận đầu hàng ở các đảo: Onekotan và Shasukotan vào ngày 24 tháng 8, Matsuwa và ngày 26 tháng 8, Shimushiru ngày 28 tháng 8, Uruppu ngày 31 tháng 8. Phần Nam của quần đảo Kuril do Quân đoàn 87 từ Nam Sakhalin đổ bộ tiếp quản: đảo Etorofu vào ngày 28 tháng 8, Kunashiri vào ngày 1 tháng 9. Sau khi Đế quốc Nhật Bản chính thức đầu hàng, Quân đội Liên Xô còn tiếp tục đổ bộ lên nhóm đảo đá Habomai và chỉ hoàn tất vào ngày 5 tháng 9.
1/9/1945,toàn bộ quân Nhật trên quần đảo Kuril và lực lượng đóng quân trên đảo Sakhalin (thuộc Nga) đã đầu hàng vô điều kiện.
Kết quả.
Thương vong của quân Xô viết là 1.567 còn quân Nhật là 1.018,50.422 lính Nhật còn lại bị bắt.Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô tại quân đảo Kuril nói riêng và sự tham chiến của Hồng quân nói chung tại Mãn Châu đã góp phần làm cho Đế quốc Nhật Bản nhanh chóng đầu hàng quân đồng minh trước đại diện là Quân đội Hoa Kỳ ngày 14/8/1945 tại Vịnh Tokyo.
Theo Hiệp ước Hòa bình San Francisco được ký và thông giữa các lực lượng thuộc phe Đồng minh là Australia, Canada, Ceylon (nay là Sri Lanka, Pháp, Indonesia, Vương quốc Hà Lan, New Zealand, Pakistan, Philippines, Anh Quốc, và Hoa Kỳ (còn Liên Xô từ chối ký Hiệp ước), theo Hiệp ước, Nhật Bản phải từ bỏ tất cả tuyên bố chủ quyền trên Quần đảo Kuril, nhưng cũng không công nhận chủ quyền của Liên Xô trên quần đảo. Nhật Bản hiện cho rằng ít nhất có một vài hòn đảo tranh chấp không phải là một phần của Quần đảo Kuril, do đó không thể áp dụng Hiệp ước. Nga cho rằng chủ quyền của Liên Xô đối với quần đảo đã được công nhận tại các thỏa thuận sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.. Do các hành động quân sự gây chiến trên khắp thế giới,Nhật Bản đã bị cộng đồng quốc tế trục xuất khỏi toàn bộ lãnh thổ mà họ đã đóng chiếm trên thế giới (chỉ trừ lãnh thổ Nhật Bản).Sau khi lần lượt chiếm được các hòn đảo từ 18/08 đến 01/09/1945, Liên Xô đã đưa cư dân Nhật Bản sang định cư ở vùng Trung Á thuộc Liên Xô hai năm sau đó..
Sau chiến thắng năm 1945,Liên Xô đã đóng chiếm quần đảo Kuril từ đó đến khi tan rã năm 1991.Nga tiếp tục chiếm giữ quần đảo này từ năm 1991 đến bây giờ.Tuy vậy,Nhật Bản vẫn tuyên bố chủ quyền vời quần đảo này từ sau khi bình thường hóa quan hệ với Liên Xô năm 1956 cho đến nay.Về mặt hành chính,Quần đảo Kuril là một quận thuộc tỉnh đảo Sakhalin,Cộng hòa Liên bang Nga và là một phần của Phó tỉnh Nemuro thuộc tỉnh Hokkaidō,Nhật Bản.
Các tranh chấp về chủ quyền dai dẳng về quần đảo Kuril suốt hàng chục năm qua đã làm cho quan hệ Xô-Nhật trước đây và Nga-Nhật bây giờ gặp nhiều bất đồng,trở ngại,tồn tại những vấn đề khó giải quyết.Một vài cuộc đụng độ nhỏ lẻ giữa tàu tuần tra Nga-Nhật và các máy bay chiến đấu Sukhoi Su-27 của Không quân Nga và máy bay F-15 của không quân Nhật Bản đã diễn ra nhưng không xuất hiện xung đột.Năm 2011,Nga còn triển khai cả hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P tới đây.
Hiện nay,tranh chấp lãnh thổ Nga-Nhật xung quanh quần đảo Kuril là một trong 3 vấn đề về chủ quyền lãnh hải đáng quan tâm nhất của chính phủ Nhật (tranh chấp quần đảo Dokdo/Takeshima Hàn-Nhật,tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku Trung-Nhật và tranh chấp Quần đảo Kuril Nga-Nhật). | 1 | null |
Tiến sĩ Đỗ Đức Cường là một chuyên viên cao cấp ngành Ngân hàng ở Hoa Kỳ. Ông cũng là Đại sứ thiện chí của Liên Hợp Quốc và là cố vấn cao cấp ngành Ngân hàng tại Việt Nam. Ông thường bị người Việt hiểu nhầm là "cha đẻ của máy ATM" khi đọc thông tin này qua báo chí và truyền thông trong nước, nhưng thực tế ông chỉ là người góp phần cải tiến và hoàn thiện chiếc ATM.
Sự nghiệp.
Tiến sĩ Đỗ Đức Cường sinh năm 1945 tại Đức Phổ, Quảng Ngãi, Nam Việt Nam. Ông có khả năng viết một lúc hai tay bằng hai thứ tiếng Anh và Pháp.
Ông theo học tại trường Đại học Y khoa Sài Gòn. Năm 1963, ông chuyển sang học ngành Kỹ thuật cơ khí tại Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ (sau này là Đại học Phú Thọ thuộc Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức) .
Năm 1963, trong kỳ kiểm tra của một phái đoàn của Nhật nghiên cứu về trí thông minh người Việt Nam, ông được cấp học bổng sang Nhật học tại Đại học Osaka. Tại đây, ông vừa đi học vừa làm thêm tại công ty Toshiba.
Đỗ Đức Cường phục vụ trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) từ năm 1967 - 1975. Sau năm 1975 ông vượt biên và định cư tại Hoa Kỳ.
Tháng 6 năm 2003, Ông Đỗ Đức Cường trở về Việt Nam (sau 40 năm ở nước ngoài) để tham gia phiên họp đầu tiên về WTO ở Việt Nam, và trợ giúp cho SEA Games 22 và giúp WB làm bản báo cáo về viễn cảnh cuộc sống tại Việt Nam.
Sau khi về Việt Nam, ông đảm nhiệm vai trò cố vấn cho rất nhiều doanh nghiệp có tên tuổi lớn của Việt Nam như: Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Sài Gòn Công Thương, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL, Taxi Mai Linh, Điện thoại Viettel, May Việt Tiến, Bảo hiểm Bảo Việt...
Nếu Luther George Simjian là người đầu tiên thiết kế và hoàn thành máy rút tiền đầu tiên trên thế giới vào năm 1939 tại NewYork, John Shephrd-Barron là người cho ra đời máy rút tiền điện tử đầu tiên (Anh) vào năm 1967, thì ông Đỗ Đức Cường là người đã hoàn thiện cơ bản cấu trúc cốt lõi và mở rộng hệ thống ATM | 1 | null |
Trong cơ học lượng tử, toán tử Hamilton hay Hamiltonian là một toán tử tương ứng với năng lượng toàn phần của hệ gây nên sự biến đổi theo thời gian, được ký hiệu là H, Ȟ hoặc Ĥ.
Như ta đã biết thì năng lượng toàn phần của hệ bằng tổng thế năng và động năng của hệ;
trong đó
formula_6
Kết hợp 2 toán tử trên, ta có toán tử Hamilton được sử dụng trong phương trình Schrödinger
Phương trình Schrödinger và toán tử Hamilton.
"Xem bài viết chính phương trình Schrödinger
Cho hàm sóng formula_9.Ta có phương trình Schrödinger phụ thuộc vào thời gian của hàm sóng đó là
Trong đó formula_11 là toán tử Hamilton.
Giả sử formula_9 có thể viết dưới dạng tích hàm theo thời gian với hàm tọa độ;
formula_9 =formula_14 formula_15
Đạo hàm theo t.Ta có:
formula_16=formula_14formula_18 formula_19
Và đạo hàm bậc 2 theo r.Ta có:
formula_20 formula_21=formula_22
Thay vào phương trình Schrödinger Ta có
formula_23 formula_14 formula_18formula_19=formula_11formula_14 formula_15
Chia 2 vế cho formula_14. Ta được phương trinh vi phân.
formula_23formula_18formula_19=formula_11 formula_15
Giải phương trình vi phân này ta được formula_15 =formula_37
Vậy hàm sóng được viết dưới dạng
formula_9=formula_14 formula_37
Thay vào phương trình Schrödinger ban đầu, ta được phương trình Schrödinger không phụ thuộc vào thời gian
formula_41formula_14=formula_43formula_14
Khi giải phương trình này, ta tìm được hàm riêng và giá trị riêng của toán tử Hamilton.Khi tìm được giá trị riêng, ta có thể xác định các mức năng lượng và xem nó co bị gián đoạn hay không. Khi tìm được hàm riêng, ta có thể tính xác suất những nơi tìm thấy hạt.
Xem thêm.
phương trình Schrödinger
Cơ học lượng tử | 1 | null |
Tiết (chữ Hán: 薛) là một nước chư hầu phía đông của ba triều đại Hạ-Thương-Chu trong lịch sử Trung Quốc, tồn tại lâu dài ở vùng hạ du Hoàng Hà. Cương vực nước Tiết nam giáp Sở,Việt, tây giáp Tống, bắc giáp Đằng Lỗ, đông sát Tề, là thủ phủ trung tâm của Từ Châu thời cổ.
Lịch sử.
Căn cứ theo "Thông chí- thị tộc" thì "thiếu tử của Chuyên Đế là Dương được phong ở đất ấy [Nhâm, nay là Nhâm Khâu], cho nên lấy làm họ, sang thời nhà Hạ, cháu đời thứ 12 của Dương là Hề Trọng lại được phong ở đất Tiết". Tả truyện ghi rằng "hoàng tổ nước Tiết là Hề Trọng sống ở Tiết và làm xa chính cho triều Hạ", người Trung Quốc sau này xem Hề Trọng là ông thủy tổ chế tạo xe. Sau đó, do phát minh ra các loại xe dùng để chuyên chở, có công trợ giúp Hạ Vũ trị thủy, Hề Trọng được phong ở đất Tiết. Từ đó, nước Tiết truyền được 64 đời, tồn tại trong 1900 năm.
Những năm đầu thời Tây Chu, Chu Vũ vương phong cho hậu duệ họ Nhâm là Chẩn, Phục cai quản nước Tiết, có tước hầu. Đến trung hậu kỳ thời Xuân Thu, nước Tiết kết minh với Tấn Văn công. Năm 568 TCN, nước Tiết tham gia hội chư hầu do Tấn Điệu công lãnh đạo ở đất Vệ. Năm 559 TCN, nước Tiết tham gia liên quân đánh Tần của Tấn Điệu công. Năm 556 TCN, nước Tiết tham gia liên quân đánh Tề của Tấn Bình công. Năm 529 TCN, nước Tiết tham gia hội chư hầu do Tấn Bình công tổ chức ở đất Bình Khưu thuộc nước Vệ. Năm 506 TCN, nước Tiết tham gia hội chư hầu dưới sự lãnh đạo của Tấn Định công để bàn đánh nước Sở giúp Sái
Năm 418 TCN, nước Tề nhân có cơ hội đã chiếm nước Tiết. Họ Nhâm nước Tiết diễn biến thành họ Quy nước Tiết. Nước Tiết từ thời Tiết Chẩn tương truyền 31 đời quân chủ. Năm 321 TCN, Tề Mẫn vương phong Điền Anh làm Tĩnh Quách quân ở ấp Tiết, gọi là Tiết công. Sau khi Điền Anh mất, con trai là Điền Văn (hiệu Mạnh Thường quân) tập phong, hiếu khách hỉ sĩ.
Cố thành nước Tiết.
Cố thành nước Tiết nằm ở trấn Quan Kiều thuộc phía nam Đằng Châu của tỉnh Sơn Đông, cách trung tâm đô thị của thành phố 17 km, vào thời Chiến Quốc, đây là một đại đô thị với hơn 6 vạn nhà. Cố thành nước Tiết là một trong các thành thời cổ đại được bảo tồn hoàn hảo tại Trung Quốc. Cố thành nước Tiết bao gồm hai bộ phận là ngoại thành và nội thành. Ngoại thành không theo quy tắc hình vuông thông thường, có chu vi 10.615 mét, tường thành quanh co cao thấp, đoạn tường thành còn lại hiện cao 4-7 mét so với mặt đất, chiều rộng phần đế thành là từ 20-30 mét. Nội thành nằm ở góc đông nam của thành lớn, không theo quy tắc hình chữ nhật thông thường, chu vi 2.750 mét. Tường của Cố thành nước Tiết rộng trên dưới 10 mét, hào thành rộng 8 mét. | 1 | null |
Trần Tuyên (hay Trần Trung Tiên, 1801 - 1841 ), là quan nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông đã tử trận khi cầm quân đi đánh dẹp cuộc nổi dậy của Lâm Sâm ở Lạc Hóa.
Tiểu sử.
Trần Tuyên là người Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Không có thông tin về quãng đời thơ trẻ của ông, chỉ biết vào năm đầu Thiệu Trị (1841), ông được cử làm Bố chính sứ Vĩnh Long .
Theo sử liệu thì đầu tháng 3 nhuận (âm lịch) năm ấy, Lâm Sâm (phiên âm từ tiếng Khmer) đã đứng lên vận động người Khmer ở phủ Lạc Hóa (Trà Vinh khi ấy là một huyện của phủ này) nổi dậy chống lại sự cai trị của nhà Nguyễn .
Đầu tiên, Lâm Sâm cầm quân tiến đánh phủ lỵ Lạc Hóa, binh lính chống đỡ không nổi, viên Tri phủ bỏ chạy, cấp báo về tỉnh Vĩnh Long. Từ tỉnh ấy, Bố chính Trần Tuyên liền trực tiếp cầm quân kéo đến đồn Nguyệt Lãng vừa tiến vừa thăm dò, ngót 20 ngày mới tới sóc Lò Ngò, liền bị hơn ngàn quân nổi dậy kéo ra ngăn lại.
Bố Chính Trần Tuyên bí mật thu quân về sóc Ô Đùng, thì bị nổi dậy phục kích ở vùng Trà Tử (nay gọi là Hiếu Tử), giết chết ông cùng viên Tri huyện Trà Vinh là Huỳnh Hữu Quang.
Sách "Đại Nam chính biên liệt truyện" kể:
Thông tin liên quan.
Con.
Về sau, con Bố chính Tuyên là Trần Xuân Hòa (? - 1862) cũng là một người chết vì nước. Cũng theo "Đại Nam chính biên liệt truyện", thì ông Hòa "từng thi đỗ Cử nhân dưới triều Tự Đức. Được tin dùng, ông thăng dần lên chức Tri phủ Định Tường, sung Định Tường đạo Binh bị. Vì đã mộ quân dõng mai phục giết lính ma tà (chỉ quân Pháp và cộng sự) 6 lần, được thưởng thự Thị độc học sĩ. Gặp khi quân Pháp vào Định Tường, (vì) Xuân Hòa cai quản đạo Bịnh bị (đem quân kháng lại), bị Pháp bắt, cắn lưỡi mà chết, được truy tặng Quang lộc tự khanh. Sau, vua (Tự Đức) từng bảo quan bộ Lễ rằng: 'Cha con Trần Tuyên tiết nghĩa tiếng thơm, vẻ vang sử sách, rất là hiếm có, rốt đều chuẩn cho liệt thờ vào Trung Nghĩa từ' (ở Huế)".
Đền thờ.
Hiện nay trong đình Vĩnh Yên ở Thành phố Trà Vinh có bàn thờ Bố chính Trần Tuyên. Việc thờ phụng ấy từng được kể đến trong một câu ca dao:
Thật đáng tiếc, sau năm 1975 người ta đã cho xây một trường tiểu học làm che khuất ngôi đình. Từ ngoài đường nhìn vào chỉ còn thấy cổng đình, một bình phong và hai ngôi miếu nhỏ của đình mà thôi (ảnh)
Hiện nay, trên QL60 đi ngang xã Hiếu Tử có một ngôi đền thờ Bố chánh Trần Trung Tiên rất đẹp. | 1 | null |
Goiás (còn được gọi là Goiás Velho, Goiás Old) là một thành phố nhỏ và khu đô thị ở bang Goiás, Brazil. Thành phố có diện tích diện tích 3.108 km²(2002) và dân số là 24.072 (2007). Đây là thủ phủ cũ của bang và bảo tồn nhiều di sản thuộc địa có giá trị lịch sử. Năm 2001, nó trở thành một di sản thế giới của UNESCO.
Thành phố là thủ phủ cũ của bang Goiás cho đến năm 1937, khi tòa thị chính bang được chuyển tới thành phố Goiânia. Nó được thành lập bởi nhà thám hiểm Bartolomeu Bueno da Silva, có biệt danh là Anhanguera, và thành phố lúc đó được gọi là Vila Boa de Goyaz ("thị trấn Goyaz tốt đẹp" trong tiếng Bồ Đào Nha cổ). Với tầm quan trọng lịch sử của nó, trung tâm lịch sử của Goiás đã được ghi vào danh sách di sản thế giới.
Lịch sử.
Goiás Velho được thành lập năm 1727, trước khi có sự xuất hiện của những người châu Âu. Nhiều nhà nguyện và nhà thờ là các bằng chứng cho kỉ nguyên tìm vàng tại nơi đây. Lịch sử của thị trấn gắn chặt với lịch sử của tiểu bang Goias. Nhiều nhà thờ được xây dựng vào thế kỷ 18, 19 như: nhà thờ das Museu Bandeiras, được xây dựng năm 1761, Sant'Ana Colegio, được thành lập vào năm 1879 bởi các tu sĩ Dòng Đa Minh, nhà thờ Nossa Senhora d'Abadia, được xây dựng vào năm 1790, với bàn thờ sơn màu xanh và vàng, và Casa da Fundição, có niên đại từ 1752, được đúc từ vàng khai thác tại các mỏ trong thị trấn.
Được bao quanh bởi dãy núi Dourada Serra, Goiás Velho là thành phố quê hương của nhà thơ Ana Lins dos Guimarães Peixoto Bretas (1889-1985), được biết đến nhiều hơn với cái tên là Cora Coralina. Mặc dù bà bắt đầu viết lúc 14 tuổi và xuất bản cuốn sách đầu tiên của mình khi đã ở tuổi 75. Để tồn tại, bà đã làm và bán bánh kẹo. Ngôi nhà nơi bà sống, một trong những công trình lâu đời nhất của thành phố, có niên đại từ năm 1782, đã trở thành một bảo tàng, với những đồ nội thất, tài sản cá nhân, tài liệu và thư gửi từ những phóng viên lừng lẫy như nhà thơ Carlos Drummond de Andrade (1902-1987) và nhà văn Bahian Jorge Amado, một trong những đại diện chính của văn học của khu vực Đông Bắc và được đọc nhiều nhất các tác giả cả trong và ngoài nước Brazil. | 1 | null |
Edward Roderick Davies (2 tháng 6 năm 1915 – 8 tháng 8 năm 1992) là một nhà công nghiệp Hoa Kỳ gốc Wales. Sinh ra trong một gia đình làm công nhân khai thác than; vào năm 1929, Davies và cùng với người cha David Davies (lúc ấy đang trong tình trạng sức khỏe suy nhược do mắc bệnh phổi đen và bị thương tật sau một tai nạn hầm mỏ) di cư sang Hoa Kỳ. Tại nước này, David làm việc trong một nhà máy của hãng Ford and paid for his wife, Annie Davies, and son, Edward, to come thereafter. Năm 1938, tốt nghiệp ngành kỹ sư Học viện Công nghệ General Motors (nay là Đại học Kettering) và, sau khi phục vụ trong lực lượng Công binh hải quân Hoa Kỳ, năm 1946 Edward Davies sáng lập Jered Industries, một công ty sản xuất các trang thiết bị hạng nặng dùng cho Hải quân. Một số ý kiến cho rằng chính Jered là đơn vị sản xuất tàu vận tải biển dành cho hoạt động đổ bộ của quân Đồng Minh trong trận Normandy, tuy nhiên điều này dường như không hợp lý vì Jered được thành lập sau chiến tranh. Davies cũng là người tham gia Chương trình không gian Gemini của NASA, đảm nhiệm chức Thị trưởng của Bloomfield Hills, Michigan và là cha của Ann Davies, vợ của Thượng nghị sĩ Mitt Romney.
Sau khi Davies nghỉ hưu, hãng Jered được sang nhượng lại cho công ty Vickers của Anh nhưng đến năm 1997 thì Jered lại tách ra làm ăn độc lập và đến năm 2005 thì sáp nhập vào hãng PaR Systems.)
Davies không thừa nhận tôn giáo và công khai tuyên bố niềm tin của mình vào chủ nghĩa vô thần. Ông từng chỉ trích các tôn giáo có tổ chức là "tào lao" và là "đồ trâu ngựa". Tuy nhiên, 11 tháng sau khi ông qua đời, Davies được rửa tội theo nghi thức của đạo Mormon, tôn giáo mà các con của ông - bao gồm của Ann Romney - và người con rể Mitt Romney tin theo. Bất chấp việc Edward Davies là một người vô thần cho đến hết cuộc đời, Mitt và Ann Romney vẫn tổ chức lễ rửa tội cho ông. Một thập kỷ sau, trong một chương trình hài phát sóng ngày 3 tháng 2 năm 2012, danh hài Hoa Kỳ Bill Maher đã tổ chức "lễ hủy bỏ phép rửa tội" cho Davies và chỉ ra rằng, chủ nghĩa vô thần - một tư tưởng phủ nhận sự hiện hữu của bất cứ thần thánh nào - hoàn toàn không phải là một tôn giáo. | 1 | null |
Hồi quốc Rum hay Hồi quốc Rum Seljuk, (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại: "Anadolu Selçuklu Devleti" hoặc "Rum Sultanlığı", tiếng Ba Tư: سلجوقیان روم, "Saljūqiyān-e Rūm"), là một quốc gia Hồi giáo Sunni của người Turk Seljuk thời trung cổ ở Anatolia. Hình thành từ sự phân liệt Đế quốc Seljuq, quốc gia này tồn tại từ năm 1077 đến năm 1307. Kinh đô ban đầu ở İznik sau rời về Konya, nhưng vì triều đình của Hồi quốc này thường xuyên di chuyển, nên các thành phố như Kayseri và Sivasalso đôi khi cũng giữ chức năng của kinh đô. Tại thời điểm cực thịnh, Hồi quốc này trải rộng khắp miền Trung Anatolia, từ bờ biển Antalya và Alanya bên Địa Trung Hải đến lãnh địa của Sinop bên Biển Đen. Ở phía Đông, Hồi quốc này đã thôn tính các nhà nước khác của người Turk và trải rộng đến hồ Van. Điểm cực Tây của nhà nước này gần Denizli và cửa ngõ vào bồn địa Aegean.
Lịch sử.
Cái tên "Rûm" bắt nguồn từ tiếng Ả Rập để chỉ La Mã. Người Seljuq gọi vùng đất hồi quốc của mình là Rum bởi vì nó được các đội quân Hồi giáo thành lập trên lãnh thổ vốn một thời gian dài thuộc về người La Mã, cụ thể là đế quốc Byzantine. Nhà nước này cũng có khi được gọi là Hồi quốc Konya (hoặc Hồi quốc Iconium) trong các tài liệu cổ ở phương Tây và trong các tài liệu của Thổ Nhĩ Kỳ.
Hồi quốc này đã rất phồn thịnh, đặc biệt là vào thời điểm cuối thế kỷ 12 đầu thế kỷ 13 khi nó chiếm được của Byzantine những thương cảng quan trọng bên bờ Địa Trung Hải và Biển Đen. Trong phạm vi Anatolia người Seljuq đã thúc đẩy thương mại phát triển bằng cách dựng lên những trung tâm thương mại, tạo thuận lợi cho trung chuyển hàng hóa từ Iran và Trung Á tới các cảng nói trên. Thương mại với Genoese đặc biệt phát triển trong thời kỳ này. Quốc gia ngày một thịnh vượng cho phép Hồi quốc này thôn tính các nhà nước Turk khác ở Đông Anatolia nhờ vào các cuộc chiến tranh ở Manzikert, Danishmends, Mengücek, Saltukids, và Artuqids. Các Hồi vương Seljuq đã giành thắng lợi trong chiến tranh với lực lượng Thập Tự Chinh, nhưng lại thất bại dưới sức mạnh của Đế quốc Mông Cổ vào năm 1243. Các hồi vương Seljuq trở thành chư hầu cho Mông Cổ sau cuộc chiến Kose Dag, và mặc dù đã cố gắng quản lý để giữ gìn sự thống nhất, song Hồi quốc này đã bị chia rẽ vào nữa cuối thế kỷ 13 và đã sụp đổ hoàn toàn vào thập niên đầu của thế kỷ 14.
Trong những thập kỷ tiếp theo, lãnh thổ của Hồi quốc Rûm bị chia sẻ thành các công quốc hay beyliks, trong đó Osmanoğlu, sau này chính là Đế quốc Ottoman, dần dần trở thành bá chủ. | 1 | null |
Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tọa lạc ở ấp Vĩnh Hội, xã Long Đức, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam.
Lịch sử.
Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 5 km về hướng Bắc.
Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh (Bác Hồ) qua đời. Sau đó, Chi bộ Đảng và quân dân cách mạng ở xã Long Đức đã quyết định xây dựng một đền thờ để tưởng nhớ đến ông.
Ngôi đền được khởi công vào ngày 10 tháng 3 năm 1970 và khánh thành ngày 26 tháng 1 năm 1971. Khi mới xây dựng, đền có kết cấu đơn sơ bằng vật liệu tre lá, trên một diện tích 16 m², và chỉ cách một đồn quân của Việt Nam Cộng hòa vài trăm mét.
Trong chiến tranh, ngôi đền đã nhiều lần bị bom đạn của đối phương tàn phá. Đến ngày 10 tháng 3 năm 1971, thì đền bị đốt cháy. Đầu năm 1972, một số người dân Long Đức lại góp tiền của và công sức xây lại ngôi đền mới. Sau đó, đền lại bị đốt cháy mấy lần nữa, trong đó lần cuối là vào chiều ngày 9 tháng 4 năm 1975. Ngày 29 tháng 4 năm 1975 (tức chỉ trước một ngày xảy ra sự kiện 30 tháng 4 năm 1975), ngôi đền lại bị bom đạn làm hư hỏng một phần.
Sau năm 1975, đền lại được chính quyền tỉnh Trà Vinh cho trùng tu, và sau đó còn được tôn tạo nhiều lần.
Kiến trúc.
Ngôi đền hiện nay có kết cấu theo kiểu hình khối vuông, nóc bánh ú, mái lợp lá, nền láng xi măng. Sau năm 1975, nơi đình tọa lạc được mở rộng 4 hecta, và lần lượt có thêm nhiều hạng mục được xây dựng như: cổng chào, nhà bao che đền thờ, nhà truyền thống, nhà trưng bày vũ khí, nhà sàn Bác Hồ (phục dựng theo nguyên mẫu nhà sàn Bác Hồ ở Hà Nội), v.v...
Hiện nay, những di vật trong đền thờ gồm có: 3 bộ lư bằng đồng, 1 lư hương, 2 lục bình bằng đồng, 5 tấm màn chắn, 2 đôn sứ hình voi, 1 chân dung Bác Hồ (chất liệu sơn dầu), 1 bộ bình trà, 2 bàn thờ gỗ khảm xà cừ, 1 tủ thờ gỗ khảm xà cừ...
Di tích cấp Quốc gia.
Ngày 5 tháng 9 năm 1989, Bộ Văn hoá – Thông tin ban hành Quyết định số 1570/VH-QĐ công nhận Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh là "di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia" và được chính quyền tỉnh Trà Vinh chọn làm biểu trưng của tỉnh. | 1 | null |
Al-Malik Al-Aziz Osman bin Salahadin Yusuf (1171 - 29 tháng 11 năm 1198) là quốc vương Hồi giáo Ayyubid thứ hai Sultan của Ai Cập. Ông là con trai thứ hai của Saladin.
Trước khi qua đời, Saladin đã chia lãnh địa của mình cho những thân nhân của mình: Al-Afdal nhận Palestine và Syria, Al-Aziz đã được cai trị Ai Cập, Al-Zahir nhận được Aleppo, Al-Adil nhận được Karak và Shawbak, và Turan-Shah giữ Yemen. Tuy nhiên, xung đột đã sớm bùng nổ, và Al-Adil trở thành người cai trị không thể tranh cãi của Syria, Thượng Lưỡng Hà, Ai Cập, và Ả Rập. Al-Aziz Uthman kế vị cha mình và cai trị giữa giai đoạn từ năm 1193 đến năm 1198. | 1 | null |
Lưu Chương (chữ Hán: 劉章; ?-177 TCN), tức Thành Dương Cảnh vương (城陽景王), là con trai thứ hai của Tề Điệu Huệ vương Lưu Phì, đồng thời là cháu nội Hán Cao Tổ Lưu Bang của nhà Hán và cũng là vị vua của nước Thành Dương, chư hầu của nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc.
Thân thế.
Lưu Chương sinh vào khoảng trên dưới năm 200 TCN. Ông là con trai thứ hai của Tề vương Lưu Phì, con trai trưởng của Hán Cao Tổ Lưu Bang.
Sự nghiệp.
Năm 186 TCN, Lưu Chương làm túc vệ ở nhà Hán và được Lã Hậu phong làm "Chu Hư hầu" (朱虛侯), lấy em gái của Lã Lộc làm vợ. Bốn năm sau, 182 TCN, em trai của ông là Lưu Hưng Cư (劉興居) cũng được phong làm "Đông Mưu hầu" (東牟侯).
Trong một lần tiệc rượu do Lã Hậu, ông xin làm giám tửu, đồng thời được sử dụng quân luật trong bữa tiệc này. Trong tiệc rượu, có người họ Lã quá say, bỏ ra ngoài. Lưu Chương liền xông tới giết chết rồi đi vào. Lã Hậu tuy rất tức giận nhưng không thể làm gì được vì đã đồng ý cho ông sử dụng quân luật.
Năm 180 TCN, sau khi Lã Hậu mất, Lã Lộc và Lã Sản hợp binh muốn làm loạn. Ông sai người đến đất Tề, yêu cầu Tề vương Lưu Tương xuất binh đánh họ Lã, ông và Đông Mưu hầu sẽ làm nội ứng, sau khi diệt họ Lã sẽ lập Tề vương làm thiên tử. Sau đó tại Quan Trung, Lưu Chương cùng các tướng Trần Bình, Chu Bột dùng kế giết hết thân tộc họ Lã. Sau sự kiện binh biến này, Hán Văn Đế Lưu Hằng đã phong cho ông làm Thành Dương vương.
Năm 177 TCN, Lưu Chương qua đời, được truy phong là Thành Dương Cảnh vương. Con ông là Lưu Hỉ nên nối ngôi, tức Thành Dương Cung vương. | 1 | null |
Crossfire (tên tiếng Việt: Đột Kích) là một trò chơi chiến thuật bắn súng góc nhìn thứ nhất trực tuyến do Smilegate Entertainment phát triển cho Microsoft Windows. Lần đầu tiên phát hành ở Hàn Quốc vào ngày 3 tháng 5 năm 2007.
Do sự phổ biến của game ở Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Hàn Quốc, game đã trở thành một trong những game được chơi nhiều nhất trên thế giới tính theo số lượng người chơi, với tổng số người dùng trọn đời ở 80 quốc gia trên toàn thế giới. Đây là trò chơi trực tuyến có doanh thu cao nhất thế giới tính đến năm 2014, và tiếp tục trở thành một trong những trò chơi điện tử có doanh thu cao nhất mọi thời đại, thu về doanh thu trọn đời .
Trò chơi đã tạo ra một thương hiệu truyền thông. Một phim chuyển thể của trò chơi đã được công bố vào tháng 10 năm 2015. Một bộ phim truyền hình Trung Quốc dựa trên trò chơi (tên là Cross Fire/穿越火线 (网络剧) đã công chiếu vào tháng 7 năm 2020, với sự tham gia của Lộc Hàm và Ngô Lỗi. Phim đã trở thành một thành công về mặt thương mại với nhiều hơn hơn lượt xem ở Trung Quốc .
Lối chơi.
"Crossfire" là game bắn súng góc nhìn thứ nhất Free to Play, trong game có hai lực lượng là Black List (BL) và Global Risk (GR) giao tranh với nhau trong một cuộc chiến có quy mô toàn cầu. Người chơi sẽ vào vai thành viên một trong hai tổ chức trên, gia nhập một đội tối đa 8 người (một phòng chơi tối đa 16 người cho cả hai đội) và phối hợp cùng nhau để hoàn thành các màn chơi có yêu cầu nhiệm vụ khác nhau. Các chế độ chơi khác như Chế độ Zombie, Chế độ Đấu Đơn không phân biệt đội, và Chế độ AI chỉ cho phép một số ít người chơi trong trận đấu.
Tùy theo kết quả trận đấu, người chơi sẽ nhận được điểm kinh nghiệm để lên cấp quân hàm và GP (Game Point) là loại tiền ảo trong game. Cấp thấp nhất là Học viên và cao nhất là Tổng tư lệnh. Người chơi cũng có thể tùy chỉnh trang bị và ngoại hình cho nhân vật của mình thông qua các vật phẩm trong trò chơi.
"Crossfire" có một loại tiền tệ miễn phí được gọi là "Điểm trò chơi" (GP), kiếm được thông qua việc chơi và hoàn thành các trận đấu, mua các vật phẩm cao cấp giúp thưởng GP hoặc hoàn thành một số nhiệm vụ nhất định. Các mặt hàng cao cấp và đặc biệt như vũ khí sửa đổi chỉ có thể được mua bằng tiền tệ. Nội dung có xu hướng thay đổi từ phiên bản này sang phiên bản khác. Những món đồ đặc biệt, chỉ có thể mua bằng một loại điểm đặc biệt mua bằng tiền thật (ở Việt Nam là Gcoin). Một số tiền thật ở các phiên bản khác như (ZP - Bắc Mỹ, Brazil, CFP - Trung Quốc, крд - Nga...).
Vũ khí.
Vũ khí "Crossfire" dựa trên các mô hình thực tế, với mỗi loại vũ khí thuộc một thể loại. Các danh mục bao gồm súng máy, súng trường tấn công và súng bắn tỉa. Mỗi loại có chức năng tương tự như các loại tương tự trong thế giới thực của chúng (Ví dụ: Súng máy nặng, mạnh, bắn liên tục và thời gian nạp đạn lâu, Súng tiểu liên nhẹ hơn và bắn nhanh hơn nhưng gây ít sát thương hơn, Súng ngắn hiệu quả ở cự ly gần nhưng không hiệu quả ở cự ly xa.) Vũ khí thường có nhiều biến thể, bao gồm các lớp vỏ khác nhau mang lại cho chúng các thuộc tính khác nhau. Ngoài ra, các phiên bản được làm lại vỏ thường hiếm hơn. Ngoài ra còn có một số vũ khí khác với các vũ khí khác như vũ khí VIP, có chức năng tốt hơn như nạp đạn nhanh hơn. Một số chế độ có vũ khí dành riêng cho chế độ đó.
Crossfire 2.0.
Từ cuối năm 2014, phiên bản 2.0 được cập nhật tại một số quốc gia, ngoài việc thay đổi giao diện cũng như cập nhật bộ vũ khí 2.0 Ares, phiên bản 2.0 còn cho ra mắt chế độ đấu hạng với cấp thấp nhất là Đồng và cao nhất là Kim Cương, ngoài ra một số nhân vật cũng được nâng cấp phiên bản 2.0. Các tính năng mới như kết bạn, chat offline cũng được đưa vào. Hệ thống mini Capsule cũng được áp dụng. Các web shop ở trên mạng gồm nhiều chính sách ưu đãi của nhà phát hành đang được triển khai và mở rộng. Các vũ khí VIP được cập nhật để gia tăng chỉ số cũng như kinh nghiệm.
Crossfire 3.0
Vào cuối năm 2020, phiên bản 3.0 được cập nhật tại Trung Quốc, sau đó các thị trường khác cũng được cập nhật theo vào năm 2021. Ngoài việc thay đổi giao diện của game, phiên bản 3.0 đã được chia ra làm hai kiểu chế độ chơi, trong đó kiểu chơi Renewal Lobby (Trận đấu Public) sẽ dành cho những ai tìm trận nhanh với chế độ chơi mong muốn, trong khi đó người chơi cũng có thể chơi theo hình thức tìm và tạo phòng giống như các phiên bản trước. Phiên bản 3.0 được hỗ trợ cho hai tỉ lệ màn hình mới là 5:4 và 16:9, hỗ trợ Borderless dành cho chế độ cửa sổ (Window Mode), cùng với đó đồ họa mặc định của giao diện game được cải thiện nhằm tối ưu cho các màn hình có tỉ lệ rộng về giao diện. Phần kho đồ và cửa hàng được thay đổi về cơ chế tìm kiếm và mở rộng các trang đồ để tìm kiếm tốt hơn. Tuy nhiên thì phiên bản này cũng đã gỡ bỏ đi các chế độ và tính năng ở phiên bản trước, ví dụ như chế độ Sinh Tồn, so sánh vũ khí, chế độ tập luyện... Tại Việt Nam, đây là phiên bản cập nhật thứ 2 dưới thời VTC Online phát hành vào ngày 24 tháng 8 năm 2021. Phiên bản này đi kèm với mùa Rank 17, 3 Bản đồ mới và cập nhật hệ thống chống hack/cheat, nhằm cải thiện vấn đề gian lận trong game tốt hơn.
Tại Việt Nam.
Game hứng chịu nhiều chỉ trích khi khi được cho là cổ xúy các hành vi bạo lực. Nhà phát hành VTC Game đã phải tiến hành thay đổi các nội dung "bạo lực" như thay dao thành búa gỗ, loại bỏ hiệu ứng máu.
Đột Kích là một trong những game bị hack/cheat, mod tàn phá nhiều nhất, các bản hack công khai phát tán tràn lan kèm theo quảng cáo và keylogger. Việc gian lận làm thay đổi kết quả trận đấu là bị cấm và sẽ bị phạt rất nặng nếu bị phát hiện.
Năm 2018, VTC Game tổ chức sự kiện 10 năm tuổi của Đột Kích với số lượng người tham gia đông đảo trên khắp các tỉnh thành.
Hiệu suất thương mại.
"Crossfire" là một trong những trò chơi điện tử được chơi nhiều nhất trên toàn thế giới, với 6 triệu người dùng đồng thời và 1 tỷ người chơi đã đăng ký vào tháng 2 năm 2020, theo nhà phát triển Smilegate, với phần lớn người chơi tập trung ở Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Hàn Quốc. Trò chơi đã có 660triệu người chơi trên toàn thế giới vào năm 2018.
Năm 2013, trò chơi này là một trong ba trò chơi điện tử phổ biến nhất ở Trung Quốc, với doanh thu gần 1 tỷ USD. Đây là trò chơi có doanh thu cao nhất thế giới năm 2014 với ($1,3 tỷ).
Đến năm 2015, "Crossfire" thu về , khiến nó trở thành một trong năm trò chơi điện tử có doanh thu cao nhất mọi thời đại, cùng với "Space Invaders", "Pac-Man", "Street Fighter II " và "World of Warcraft".
"Crossfire" đã thu về vào năm 2016 và vào năm 2017, khiến nó trở thành một trong ba game PC có doanh thu cao nhất trong cả hai năm, cùng với "Liên Minh Huyền Thoại" và "Dungeon Fighter Online"("DFO").
Năm 2018, "Crossfire" đã thu về , trở thành một trong năm trò chơi điện tử có doanh thu cao nhất của năm, cùng với "Fortnite", "DFO", "Liên Minh Huyền Thoại" và "Pokémon Go".
Năm 2019, Game thu về .
Các phiên bản khác của tựa game Crossfire.
Năm 2015, phiên bản Mobile của tựa game Crossfire chính thức phát hành tại thị trường Trung Quốc. Sau 3 ngày phát hành, tựa game đã có hơn 1 triệu người chơi online, số người dùng đăng ký đã vượt quá 10 triệu người. Sau đó các phiên bản quốc tế của tựa game này được Tencent Games và Smilegate phân phối cho các thị trường khác nhau trên thế giới (trong đó có Việt Nam với tựa game Crossfire Legends do VNG phát hành, hiện đã đóng cửa tại Việt Nam vào ngày 15 tháng 10 năm 2020).
Phiên bản HD của tựa game Crossfire do Smilegate phát triển và được Tencent Games phát hành vào năm 2021 tại thị trường Trung Quốc, sử dụng đồ họa Unreal Engine 3.
Vào ngày 10 tháng 12 năm 2022, phiên bản Crossfire trên Xbox Series X/S và Xbox One được phát hành với tên gọi là Crossfire X. Tựa game có 2 chế độ chơi gồm chế độ chơi mạng truyền thống và chế độ chơi đơn theo cốt truyện. Đối với chế độ chơi đơn thì được Remedy Entertainment phát triển, trong khi chế độ chơi chơi mạng được thực hiện bởi Smilegate Entertainment (phát triển dựa trên phiên bản HD của Crossfire). Hiện tại thì tựa game Crossfire X đã ngừng phân phối và vận hành vào ngày 18 tháng 5 năm 2023.
Một phiên bản Crossfire theo thể loại chiến lược thời gian thực được phát triển bởi Blackbird Interactive và được Prime Matter và Smilegate phát hành cho Windows có tên gọi là Crossfire: Legion vào năm 2022 thông qua nền tảng Steam .
Phiên bản sử dụng đồ họa Unity có tên gọi Crossfire Zero được phát hành vào đầu năm 2020 dành cho thị trường Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam do VTC Online phát hành) với hai chế độ chơi gồm chế độ chơi mạng truyền thống và chế độ chơi sinh tồn (Battle Royale Extreme). Hiện tại game đã ngừng phát hành vào tháng 10 năm 2020. | 1 | null |
Vườn quốc gia Superagüi () là vườn quốc gia nằm trên bờ biển của bang Paraná, đông nam Brasil.
Vị trí.
Được thành lập vào năm 1998, vườn quốc gia có diện tích , bao gồm các đảo Superagüi, Peças, Pinheiro và Pinheirinho. Vườn quốc gia này cũng bao gồm các thung lũng Rio dos Patos và kênh đào Varadouro, ngăn cách đảo với vùng đất liền vườn quốc gia Superagüi.
Vườn quốc gia này đã được tuyên bố là khu dự trữ sinh quyển và cũng là một phần của Di sản thế giới Các khu dự trữ sinh quyển Đại Tây Dương ở Paraná và São Paulo bởi đây là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên quan trọng nhất của Brasil. Nó có nhiều hệ sinh thái bao gồm các vịnh, bãi biển, đầm lầy nước mặn, rừng ngập mặn và các khu rừng rừng Đại Tây Dương. Đây là môi trường sinh sống chính của loài Khỉ sư tử mặt đen Tamarin đang bên bờ vực tuyệt chủng cùng nhiều loài động thực vật đặc trưng của rừng ven biển Serra do Mar và rừng Đại Tây Dương. | 1 | null |
"Ikiteru ikiteku"(いきてるいきてく) là đĩa đơn thứ 28 của Fukuyama Masaharu. Bài hát được phát hành vào ngày 28 tháng 3 năm 2012.
Nhạc sĩ.
Ikiteru ikiteku
Around the world
Dear
Đĩa đơn DVD『「Ikiteru ikiteku」TV ver. with Miyabiaki & Fukurajo 』.
「Ikiteru ikiteku」TV ver. with Miyabiaki & Fukurajo là đĩa đơn DVD của Fukuyama Masaharu. Nó được phát hành có hạn vào ngày 22 tháng 2, 2012. Sản xuất bởi Universal J.
Bình luận.
Ngày 3 tháng 3 năm 2012 bài hát được phát hành trong phim của Toho.
Bài hát cũng được sử dụng trong loạt phim Doraemon 2005 và được phát hành trong bản đặc biệt ngày 3 tháng 2 năm 2012。
Giá bán của bài hát là 525 Yên và một phần doanh thu DVD được quyên góp vào "Quỹ Doraemon". | 1 | null |
Ngu Tử Kỳ (chữ Hán: 虞子期), tướng lãnh nhà Tây Sở, anh trai của Ngu mỹ nhân. Ông là nhân vật hư cấu đến từ các tiểu thuyết thông tục kể về chiến tranh Hán Sở.
Hình tượng nhân vật.
Các bộ chánh sử như Sử ký, Hán thư, Tư trị thông giám đều không hề nhắc đến Ngu Tử Kỳ. Tài liệu sớm nhất về nhân vật này có thể khảo cứu được là Tây Hán thông tục diễn nghĩa của tác giả đời Minh: Chân Vĩ. Sau đó, Ngu Tử Kỳ được đưa vào Trung Quốc thông tục diễn nghĩa của nhà tiểu thuyết, nhà sử học đời Thanh: Thái Đông Phiên. Từ đây, nhân vật này trở nên rất phổ biến trong mọi loại hình văn hóa dân gian kể về chiến tranh Hán Sở.
Truyện kể rằng Ngu Tử Kỳ có tài chế tạo binh khí, xa gần nức tiếng. Hạng Vũ khởi binh từ Ngô Trung, sau khi đến Hạ Bi thuộc Từ Châu đóng quân, lực lượng phát triển lên đến 6 vạn người, cần một lượng lớn binh khí. Vì thế, Hạng Vũ thường đi lại nhà của ông để tìm mua binh khí. Em gái của Tử Kỳ tài mạo song toàn, Hạng Vũ võ nghệ trùm đời, lâu ngày ái mộ sinh tình, được ông tác hợp, nên duyên vợ chồng. Ở Trung Quốc thông tục diễn nghĩa, Tử Kỳ được liệt vào Ngũ hổ tướng của Hạng Vũ, cùng với Quý Bố, Chung Ly Muội, Long Thư, Anh Bố. Sau khi Hạng Vũ thất bại ở Cai Hạ, Tử Kỳ đi theo chiến đấu cho đến chết. | 1 | null |
Trong thần thoại Hy Lạp, Palamedes (tiếng Hy Lạp: Παλαμήδης) là con trai của Nauplius và vợ của ông, với nhiều tên gọi khác nhau là Clymene hoặc Philyra hoặc Hesione.
Palamedes được cho là đã phát minh ra hệ đếm, tiền tệ, các đơn vị đo lường, những câu chuyện hài hước, xúc xắc và pessoi , cũng như các cấp bậc trong quân đội. Đôi khi tên ông cũng được gắn với những phát minh trong lĩnh vực sản xuất rượu nho và những chữ cái bổ sung cho bảng chữ cái Hy Lạp.
Theo thần thoại Hy Lạp, Helen, người phụ nữ đẹp nhất trần gian, kết hôn với Menelaus. Khi Menelaus vắng nhà, hoàng tử thành Troia Paris đã dụ dỗ Helen trốn về Troia với mình. Đó là nguyên nhân gây ra Chiến tranh thành Troia. Agamemnon, anh của Menelaus, lãnh đạo quân Hy Lạp, cử Palamedes đến Ithaca để thuyết phục Odysseus, người đã hứa sẽ bảo vệ cuộc hôn nhân của Helen và Menelaus, tham gia vào cuộc chiến này. Tuy nhiên Odysseus lúc đó con trai còn nhỏ, đang muốn ở lại với gia đình nên không muốn giữ lời hứa. Ông giả điên và cày ruộng bằng muối. Palamedes đoán được sự tình và mang con trai Odysseus, Telemachus, đặt trên luống cày để thử Odysseus. Odysseus chịu thua Palamedes và phải tham dự cuộc viễn chinh .
Odysseus không bỏ qua cho Palamedes về việc ép buộc ông tham dự chiến tranh. Khi Palamedes khuyên người Hy Lạp trở về quê hương sau nhiều năm chiến tranh không có kết quả, Odysseus lập kế hãm hại Palamedes. Odysseus giấu vàng trong lều của Palamedes và viết một lá thư giả mạo thư của Priam, vua thành Troia. Lá thư được tìm thấy và người Hy Lạp kết tội Palamedes là kẻ phản bội . Palamedes bị Odysseus và một tướng Hy Lạp khác là Diomedes ném đá đến chết. Theo một tài liệu khác thì hai tướng này dìm ông chết đuối. Theo một phiên bản khác nữa thì ông vào một cái giếng để tìm kiếm kho báu và sau đó bị đá đè chết. Mặc dù là một trong những nhân vật quan trọng trong cuộc chiến thành Troia, là hoàng tử của Nauplia lãnh đạo người Nauplia, Palamedes không được đề cập đến trong sử thi Iliad của Homer.
Ovid có nhắc đến vai trò của Palamedes tại cuộc chiến thành Troia trong tác phẩm Metamorphoses của mình . Số phận của Palamedes cũng được mô tả trong tác phẩm Aeneid của Virgil . Plato kể rằng Socrates mong muốn được nói chuyện với Palamedes sau khi qua đời . Euripides và nhiều nhà viết kịch khác đã viết các vở kịch về số phận của Palamedes.
Hyginus đã khôi phục một tài liệu cổ, cho rằng Palamedes đã sáng tạo ra 11 chữ cái của bảng chữ cái Hy Lạp: | 1 | null |
Gustav von Alvensleben (30 tháng 9 năm 1803 – 30 tháng 6 năm 1881) là một Thượng tướng Bộ binh ("General der Infanterie") trong quân đội Phổ. Cùng với người em trai của mình là tướng Constantin von Alvensleben (1809 – 1892), ông đã tham gia chỉ huy các lực lượng của Phổ trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).
Tiểu sử.
Gustav von Alvensleben đã sinh ra tại Eichenbarleben, và ông gia nhập quân đội Phổ vào năm 1821.
Alvensleben đã phục vụ trong Trung đoàn Phóng lựu Cận vệ số 1 "Hoàng đế Alexander". Vào năm 1849, ông trở thành Tham mưu trưởng của Quân đoàn Phổ trong cuộc bạo động tại Baden vào năm 1850 ông trở thành Tham mưu trưởng của Quân đoàn VII. Alvensleben đã trở thành thống đốc quân sự của tỉnh Rhein và Westfalen của Phổ vào năm 1854 và trợ lý riêng của Vua Vua Wilhelm I của Phổ năm 1861. Trên cương vị này, ông đã ký kết Thỏa ước Alvensleben với Đế quốc Nga để phối hợp các đường lối, chính sách của Phổ và Nga trong cuộc Nổi dậy Tháng Giêng tại Ba Lan. Hai năm sau, ông được phong hàm Trung tướng. Ông đã phục vụ tại đại bản doanh của Hoàng gia trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 và tiến hành các cuộc đàm phán hoà bình với vua Georg V của Hanover. Vào ngày 30 tháng 10 năm 1866, ông trở thành tư lệnh của Quân đoàn IV, và đến năm 1868, Alvensleben được thăng cấp "Thượng tướng Bộ binh".
Sau khi cuộc Chiến tranh Pháp-Đức bùng nổ năm 1870, Quân đoàn IV (Magdeburg) ban đầu phục vụ trong Tập đoàn quân số 2 dưới quyền Tổng tư lệnh - Hoàng thân Friedrich Karl, nhưng sau khi cuộc vây hãm Metz bắt đầu, Quân đoàn IV dưới quyền Alvensleben được thuyên chuyển sang Tập đoàn quân Maas (nói cách khác là Tập đoàn quân số 4) do Thái tử Albert của Sachsen chỉ đạo. Quân đoàn IV đã tham gia chiến đấu trong trận Beaumont (30 tháng 8), một thất bại nặng nề của quân đội Pháp, mà cụ thể là Quân đoàn V, đồng thời cũng chính là cuộc giao tranh lớn đầu tiên của Alvensleben. Các lực lượng Đức thắng trận chịu thiệt hại đến 3.500 người, mà phần lớn trong số đó là binh sĩ thuộc Quân đoàn IV, song khoảng 7.000 quân Pháp đã bị loại khỏi vòng chiến. Sự chỉ đạo tài tình Quân đoàn IV của Alvensleben trong trận chiến này đã cho thấy rằng tài dụng binh mà người em trai của ông đã biểu hiện trong trận Mars-la-Tour trước đó là một đặc điểm của dòng họ Alvensleben. Ngoài ra, quân đoàn của ông cũng tham gia trong trận Sedan.
Về sau, ông tham gia chỉ huy các lực lượng vây hãm ở đằng trước Paris, mặc dù không một cuộc phá vây nào trong hàng loạt cuộc phá vây thất bại của quân đội Pháp nhằm vào vị trí của quân ông. Mặc dù Quân đoàn IV không tham chiến nhiều trong cuộc chiến tranh, những cống hiến của ông đối với quân đội Phổ - Đức đã khiến ông được tặng thưởng Huân chương Quân công ("Pour le Mérite"), cùng với Huân chương Thập tự Sắt hai hạng và được nhận một khoản tiền lương. Ông về hưu vào ngày 10 tháng 10 năm 1872, sinh sống tại Gernrode cho đến khi qua đời ở đây vào ngày 30 tháng 6 năm 1881. | 1 | null |
Sexmission (tiếng Ba Lan:"Seksmisja") là một bộ phim hài khoa học viến tưởng của điện ảnh Ba Lan. Phim do Juliusz Machulski đạo diễn, thu hút hơn 11 triệu lượt khán giả, xếp thứ 7 trong số các phim Ba Lan ăn khách nhất nước này giai đoạn trước 1989, chiếu rạp và trên VTV ở Việt Nam cuối thập niên 1980. | 1 | null |
Rắn hổ mang phun nọc Đông Dương, hay còn gọi là rắn hổ mèo, rắn hổ mang Xiêm, rắn hổ mang phun nọc Thái, rắn hổ mang phun nọc đen trắng, (tên khoa học "Naja siamensis") là một loài rắn hổ mang phun nọc sinh sống ở Đông Nam Á. Loài này được Laurenti mô tả khoa học đầu tiên năm 1768.
Mô tả.
Là loài rắn hổ mang cỡ trung bình với cơ thể khá dày. Màu sắc cơ thể của loài này có thể thay đổi từ màu xám sang màu nâu đen, với các đốm trắng hoặc sọc. Các đốm trắng có thể phủ hầu hết của con rắn. Con trưởng thành trung bình dài , và có thể tối đa mặc dù hiếm gặp.
Loài này có thể nhầm lẫn với loài Rắn hổ đất ("Naja kaouthia"), có môi trường sống tương tự, cả về kích thước và sự xuất hiện.
Phân bổ và cư trú.
Nó được tìm thấy ở Đông Nam Á, bao gồm Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Lào và Myanmar. Môi trường sống của nó bao gồm vùng đồng bằng, đồi núi, đồng bằng, và đất trồng cây. Nó cũng có thể được tìm thấy trong môi trường sống rừng rậm và đôi khi nó lạc vào các khu dân cư vì các sự phong phú của các loài gặm nhấm trong và xung quanh các khu vực này.
Tập tính và thức ăn.
Nó là loài sống chủ yếu về đêm. Điều thú vị là, nó thể hiện tính khí thay đổi tùy thuộc vào thời gian trong ngày khi gặp phải. Khi bị đe dọa vào ban ngày, con rắn nói chung là nhút nhát và ẩn náu trong đào hang gần nhất. Tuy nhiên, nếu con rắn đang bị đe dọa vào ban đêm, nó hung hãn hơn và có nhiều khả năng ngóc đầu lên, bành mang rồi phun nọc độc. Nếu không phun nọc thành công, nó sẽ tấn công và dùng phương án cuối cùng là cắn. Khi cắn, loài này có xu hướng giữ và nhai ngấu nghiến. Nó thường ăn động vật gặm nhấm, cóc, và các loài rắn khác.
Sinh sản.
Loài rắn này đẻ trứng. Con cái sẽ đẻ từ 13-19 trứng 100 ngày sau khi thụ thai. Trứng sẽ nở sau 48 đến 70 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ ấp. Rắn con sống độc lập ngay từ khi bắt đầu nở. Rắn con dài khoảng 12–20 cm và, vì chúng có hệ thống nọc độc phát triển đầy đủ, cần xử lý như là rắn trưởng thành.
Nọc độc.
Giống như hầu hết rắn hổ phun nọc khác, nọc độc của nó chủ yếu là một postsynaptic neurotoxin vàcytotoxin (hoại tử hoặc chết tế bào). vết cắn thường có triệu chứng đau, sưng và hoại tử xung quanh vết thương. Vết cắn của con rắn này có khả năng gây tử vong cho một người trưởng thành. Người chết, thường xảy ra do tê liệt dẫn tới ngạt, chủ yếu là ở các vùng nông thôn nơi khan hiếm thuốc chữa rắn cắn.
Nếu con rắn phun nọc độc vào mắt nạn nhân, nạn nhân sẽ bị đau ngay lập tức và nghiêm trọng tới mức bị mù tạm thời và đôi khi còn gây mù vĩnh viễn. | 1 | null |
Rắn hổ mang một mắt kính hay còn được gọi là rắn hổ đất, rắn hổ mang mắt đơn, rắn hổ phì, rắn hổ sáp (danh pháp hai phần: "Naja kaouthia") là 1 loài rắn thuộc họ Elapidae, phân bố rộng từ Trung Á đến Nam Á. Loài này được Lesson mô tả khoa học đầu tiên năm 1831.
Lịch sử phân loại.
Năm 1831, Phân loại đầu tiên mô tả rắn hổ đất như 1 loài rắn đẹp với điểm khác biệt rắn hổ mang đeo kính, có 188 vảy bụng và 53 cặp vảy đuôi.
Kể từ đó, một số rắn hổ đất được mô tả dưới những tên khoa học khác nhau:
Năm 1940, Malcolm Arthur Smith đã phân loại rắn hổ đất như là 1 phân loài của rắn hổ mang đeo kính dưới tên "Naja naja kaouthia".
Phân bố và môi trường sống.
Rắn hổ đất phân bố từ Ấn Độ ở phía tây cho đến Trung Quốc, Việt Nam và Campuchia. Nó cũng hiện diện ở bán đảo Mã Lai và có nguồn gốc từ Bangladesh, Bhutan, Myanmar, Lào, Nepal và Thái Lan.
Sinh sản.
Đây là loài đẻ trứng. Con cái đẻ từ 16 tới 33 trứng trong 1 ổ. Thời gian ấp trứng từ 55 đến 73 ngày. Đẻ trứng vào tháng Giêng tới tháng Ba. Những con cái thường ở lại canh trứng. Một số trường hợp ghi nhận thấy sự hợp tác giữa con đực và cái được báo cáo trong "Naja naja" x "Naja kaouthia". Con non mới nở dài 200 - 350mm và có khả năng bạnh cổ. | 1 | null |
Oleksiy Fedorovych Fedorov (tiếng Ukraina: "Олексій Федорович Федоров", tiếng Nga: "Алексе́й Фёдорович Фёдоров", Aleksey Fyodorovich Fyodorov; sinh ngày 30 tháng 3 năm 1901 mất ngày ngày 9 tháng 9 năm 1989) là thiếu tướng Liên Xô và ông đã 2 lần nhận danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Oleksiy Fedorov sinh ngày 30 tháng 3 năm 1901, gần Dnipropetrovsk trong một gia đình nông dân Ukraina. Năm 1920, ông gia nhập Hồng quân và chiến đấu trong cuộc nội chiến Nga.
Năm 1927, ông gia nhập Đảng Cộng sản Liên Xô và năm 1938, trở thành Bí thư chi bộ cộng sản Chernihiv Oblast
Sau khi Phát xít Đức xâm lược Liên Xô, Fedorov đã trở thành một nhà tổ chức nổi bật của cuộc kháng chiến ngầm tại khu vực bị chiếm đóng Ukraina. Trong mùa đông năm 1941 đến năm 1942, ông lãnh đạo đảng bộ du kích Chernigov; tháng 3 năm 1942, đã có 16 cuộc đụng độ với lực lượng chiếm đóng và giết hơn một ngàn quân Đức.
Trong tháng 5 năm 1942, Oleksiy Fedorov đã được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô và nhận Huân chương Lenin đính một ngôi sao vàng.
Trong mùa xuân và mùa hè năm 1943, đơn vị Fedorov mở rộng hoạt động du kích vào các khu vực bị chiếm đóng khác Liên Xô bên ngoài phía đông bắc Ukraina như Volyn, Belarus, Bryansk và vùng Oryol.
Trong thời gian hoạt động du kích tại tuyến đường sắt huyền thoại Kovel từ mùa thu năm 1943 đến mùa đông, các đơn vị dưới quyền Fedorov đã phá hỏng và tiêu diệt hơn 500 tàu hỏa Đức chở đầy đủ đạn dược, nhiên liệu, trang thiết bị quân sự và binh lính.
Tháng 1 năm 1944, Oleksiy Fedorov được thăng cấp thiếu tướng và tặng thưởng Huân chương Sao vàng Liên Xô.
Sau khi Ukraina giải phóng, Oleksiy Fedorov đứng đầu các đảng bộ Cộng sản ở một số khu vực Ukraina bao gồm khu Kherson (1944-1949) Izmail (1950-1952) và Zhytomyr (1952-1957). Năm 1957, ông trở thành Bộ trưởng Bộ Phúc lợi trong chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina cho đến năm 1979.
Ngày 9 tháng 9 năm 1989, Oleksiy Fedorov qua đời tại Kiev. Ở quê hương Dnipropetrovsk, một tượng đài xây dựng nhằm tôn vinh các anh hùng trong cuộc đấu tranh chống Đức Quốc xã. | 1 | null |
Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, ký kết tại Washington, D.C. ngày 4 tháng 4 năm 1949, là hiệp ước thành lập ra tổ chức Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Bối cảnh.
Hiệp ước được soạn thảo bởi một ủy ban chuyên trách các cuộc đàm phán ở Washington, được chủ trì bởi Theodore Achilles. Các cuộc đàm phán bí mật trước đó đã được tổ chức tại Lầu Năm Góc từ giữa 22 tháng 3 và ngày 01 tháng 4 năm 1948, trong đó Achilles nói:
Các cuộc đàm phán kéo dài khoảng hai tuần và khi kết thúc, nó đã được bí mật đồng ý rằng sẽ có một hiệp ước, và tôi đã có một dự thảo để ở trong két an toàn của tôi. Nó không bao giờ được trình cho bất cứ ai ngoại trừ Jack. Tôi muốn tôi có thể giữ nó, nhưng khi tôi rời Sở vào năm 1950, tôi nghiêm túc để lại nó trong két an toàn và tôi không bao giờ có thể theo dõi nó trong kho lưu trữ. Nó dựa trên rất nhiều vào Hiệp ước Rio, và một chút của Hiệp ước Brussels, mà vẫn chưa được ký kết, nhưng chúng tôi đã được cung cấp rất nhiều bản lưu giữ. Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương cuối cùng đã có hình thức và điều khoản chung, và khá tốt về ngôn ngữ trình bày trong dự thảo đầu tiên của tôi, nhưng có một số khác biệt quan trọng.
Theo Achilles, một tác giả quan trọng khác của hiệp ước đó là John D. Hickerson:Hơn bất kỳ con người Jack là người chịu trách nhiệm cho bản chất, nội dung và hình thức của Hiệp ước... Hickerson là người dành cho hiệp ước.
Hiệp ước được tạo ra với một cuộc tấn công vũ trang bởi Liên Xô chống lại Tây Âu trong tâm trí họ, nhưng điều khoản về tự vệ hỗ trợ lẫn nhau không bao giờ được kêu gọi trong Chiến tranh Lạnh. Thay vào đó, nó được vịn cớ kêu gọi đồng minh lần đầu tiên vào năm 2001 để đáp ứng lại sự kiện 11 tháng 9 năm 2001 sau các cuộc tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới và Lầu Năm Góc trong chiến dịch Đại bàng.
Thành viên đầu tiên.
Những nước ký vào hiệp ước đầu tiên và trở thành thành viên của NATO là:
Ký.
Lãnh đạo những nước sau có mặt tại Washington D.C. ký vào thỏa thuận với tư cách là đại diện toàn quyền:
Những thành viên sau đó.
Có thêm 16 quốc gia ký vào hiệp ước sau 12 quốc gia đầu tiên:
Khi Đức tái thống nhất năm 1990, nước này trở thành thành viên đầy đủ của NATO.
Tháng Tư năm 2008, Croatia và Albania chính thức được mời gia nhập NATO. Hai nước ký vào hiệp ước và trở thành thành viên ngày 1 tháng 4 năm 2009.
Điều Năm.
Phần quan trọng trong Hiệp ước đó là Điều Năm. Nếu một thành viên bị tấn công quân sự thì Khối NATO coi như bị tấn công vào mọi nước thành viên. Điều này chỉ áp dụng cho tới nay trong lịch sử NATO khi Hoa Kỳ xảy ra sự kiện 11 tháng 9 năm 2001.
Điều Bốn.
Hiệp ước này cũng bao gồm một điều khoản mà không thúc đẩy sự can thiệp quân sự, nhưng chỉ đơn thuần là tham khảo ý kiến về các vấn đề quân sự giữa các thành viên. Nó đã được gọi ba lần và mỗi lần bởi Thổ Nhĩ Kỳ: Một lần trong năm 2003 khi xảy ra Chiến tranh vùng Vịnh lần hai (chiến tranh Iraq), một lần vào tháng 6 năm 2012 sau khi nước này bắn hạ một máy bay phản lực quân sự Syria và trong tháng 10 năm 2012 sau các cuộc tấn công của Syria vào Thổ Nhĩ Kỳ và họ phản công.
Hoa Kỳ phê chuẩn.
Tại Hoa Kỳ, hiệp ước được phê chuẩn bởi 82 thượng nghị sĩ trên 13 người chống đối vào ngày 21 tháng 7 năm 1949. | 1 | null |
là tên tiểu thuyết kinh dị, bí ẩn của nhà văn người Nhật Suzuki Kōji xuất bản lần đầu năm 1991. "Ring" được xem là một trong những đỉnh cao thể loại văn học kinh dị của Nhật, tạo nên cơn sốt kinh dị (horror boom) tại Nhật suốt một thời gian dài. Đến nay tiểu thuyết có hàng loạt phim dài, phim truyền hình, manga và vô số sản phẩm ăn theo khác.
Nội dung.
Sau cái chết bí ẩn của bốn học sinh sinh viên ở Tokyo, Asakawa Kazuyuki, phóng viên một tờ báo và là cô của một nạn nhân, đã nhận ra có mối liên hệ nào đó giữa những cái chết trên. Gã tiến hành điều tra và các manh mối đã dẫn cô đến một khu nghỉ dưỡng Pacific Land ở phía nam Hakone. Tại đó, hắn tìm được một đoạn băng video mà hắn cho là cả bốn đứa trẻ kia đều coi và bị dính phải một lời nguyền kinh hoàng khiến họ sẽ chết sau 1 tuần. Điều tệ hại hơn, cách giải quyết lời nguyền đã bị ghi đè bởi một đoạn phim khác.
Không còn cách nào, Asakawa bèn tìm đến Takayama Ryūji, một giáo sư có tài nhưng có ham thích hiếp dâm phụ nữ, để tìm câu trả lời. Sau khi Asakawa kể ngọn ngành câu chuyện và cho Takayama xem băng video, Takayama tin lời gã và không hề nao núng trước lời nguyền. Cả hai chạy đua với thời gian để tìm cho ra cách cứu sống bản thân và thêm cả vợ con của Asakawa vô tình cũng bị dính lời nguyền. Bằng đầu óc thiên tài của mình, Takayama đã từng chút một khám phá ra bí ẩn đằng sau cuộn băng kỳ lạ kia, đưa cả hai người đến những phát hiện mới, với một manh mối mới đó là người con gái tên Yamamura Sadako.
Nhân vật.
29 tuổi. Một bác sĩ. Kẻ hiếp dâm và gây ra cái chết cho Sadako Yamamura.
Phát hành.
Tiểu thuyết lần đầu được phát hành vào tháng 6 năm 1991. Năm 2007, truyện được Nhã Nam mua bản quyền, dịch bởi Lương Việt Dzũng từ nguyên tác tiếng Nhật và được xuất bản bởi Nhà xuất bản Văn học. Sách được tái bản năm 2012. | 1 | null |
Chiến mã (tiếng Anh: War Horse) là một bộ phim chiến tranh năm 2011 do đạo diễn lừng danh Steven Spielberg làm đạo diễn. Bộ phim này đã được đề cử vào giải Emmy và giải Oscar với nghệ thuật mô tả lại Thế chiến I bằng hình ảnh đầy tuyệt vời qua con mắt loài ngựa.
Bối cảnh.
Năm 1912, một chàng thanh niên người vùng Devon tên Albert Narracott (Jeremy Irvine) đã được cha là ông Ted (Peter Mullan) mua về một con ngựa sau này có tên Joey. Bất chấp sự phản đối của mẹ cậu, Rose (Emily Watson), cậu vẫn dũng cảm nuôi Joey và biến nó thành thành viên trong gia đình.
2 năm sau, Thế chiến I bùng nổ. Cha cậu vì nợ nần đã bán Joey cho quân đội để có tiền trả đất cho chủ đất là ngài Lyons (David Thewlis). Khi không thể nhập ngũ do chưa đến tuổi, cậu đã gắn cái huân chương mà cha cậu còn là lính ở Chiến tranh Boer vào Joey vào bảo nó phải nhớ về người chủ của mình. Và từ đó, cuộc phiêu lưu của Joey đã bắt đầu. | 1 | null |
Sư đoàn 22 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa là một đơn vị cấp sư đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, là một trong 2 đơn vị chủ lực thuộc Quân đoàn II và Quân khu 2. Phù hiệu của Sư đoàn có hình biểu tượng 3 ngọn núi và 2 dòng sông nên còn được gọi một cách hoa mỹ là "Hắc tam sơn,bạch nhị hà”.Năm 1972 tại chiến trường Kontum "Mùa hè đỏ lửa", Sư đoàn phải đối mặt với một lực lượng có quân số gấp 3 và hoả lực yểm trợ vượt trội của đối phương, dẫn đến tổn thất nặng nề cho đơn vị và sự hy sinh của vị Tư lệnh Sư đoàn mới chỉ cầm quân chưa đầy một tháng.
Lịch sử hình thành.
Sư đoàn 22 Bộ binh được thành lập vào ngày 1 tháng 8 năm 1955 tại Ban Mê Thuột với danh xưng ban đầu là Sư đoàn Khinh chiến số 4 của Quân đội Quốc gia Việt Nam do Trung tá Nguyễn Văn Chuân làm Tư lệnh đầu tiên. Sau một thời gian ngắn, Sư đoàn di chuyển xuống Quy Nhơn và đặt Bộ Tư lệnh cố định ở đây.
Sau khi phế truất Quốc trưởng Bảo Đại và tuyên bố thành lập Việt Nam Cộng hòa, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã cho tổ chức lại Quân đội Quốc gia Việt Nam và chính thức cải danh lại là Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Khối Bộ binh được tổ chức lại thành 4 Sư đoàn Dã chiến và 6 Sư đoàn Khinh chiến. Sư đoàn Dã chiến gồm các Sư đoàn: 1, 2, 3, 4, với quân số hơn 8.500 người mỗi Sư đoàn, là những Sư đoàn có biên chế, trang bị mạnh, được huấn luyện tác chiến chính quy để đảm đương nhiệm vụ chủ yếu là ngăn chặn quân chủ lực của miền Bắc vào. Sư đoàn Khinh chiến gồm các sư đoàn: 11, 12, 13, 14, 15, 16, với quân số hơn 5.000 người mỗi Sư đoàn, là Sư đoàn được tổ chức biên chế, trang bị gọn nhẹ hơn, đảm nhận nhiệm vụ chủ yếu là bảo đảm an ninh nội địa, kết hợp tiếp sức chi viện cho các Sư đoàn Dã chiến khi cần. Ngày 1 tháng 10 năm 1958 Sư đoàn 4 Khinh chiến được tổ chức lại và đổi phiên hiệu thành Sư đoàn 14 khinh chiến.
Cuối năm 1958, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Việt Nam Cộng hòa một lần nữa tổ chức lại các đơn vị. Khi đó, 3 Sư đoàn khinh chiến 12, 13, và 16 được giải thể và bổ sung về các Sư đoàn còn lại để thành lập 7 Sư đoàn Bộ binh 1, 2, 5, 7, 21, 22, 23, với quân số hơn 10.500 người mỗi Sư đoàn.
Ngày 31 tháng 3 năm 1959 Sư đoàn 14 Khinh chiến được tổ chức lại, thâu nhận thêm quân số của Sư đoàn 12 Khinh chiến (được giải tán), đồng thời kết hợp với Khu chiến thuật 22 để cải danh lần cuối và hình thành Sư đoàn 22 Bộ binh, với 3 Trung đoàn 40, 41, 42 (sau tăng cường thêm Trung đoàn 47
Địa bàn của Sư đoàn phụ trách 3 tỉnh bắc cao nguyên Trung phần và 2 tỉnh bắc duyên hải Trung phần gồm Kontum, Pleiku, Phú Bổn, Bình Định và Phú Yên. Khi đổi thành Sư đoàn 22 Bộ binh, Tư lệnh đương nhiệm của Sư đoàn là Trung tá Trần Thanh Chiêu. Sư đoàn nêu cao với phương châm: "Trấn Sơn-Bình Hải" để làm tôn chỉ cho mình.
Trấn áp phong trào tự trị Tây Nguyên.
Sau khi đến Tây Nguyên, Sư đoàn có một thời gian yên tĩnh bởi hoạt động vũ trang của những người Cộng sản chưa phát triển đến đây. Phong trào BaJaRaKa đòi quyền tự trị cho Cao nguyên đã bị Chính quyền trấn áp từ năm 1958. Bên cạnh lực lượng của Sư đoàn còn có các toán Dân sự Chiến đấu "(Civilian Indigenous Defense Group" - CIDG)" và Lực lượng Đặc biệt (Special Force) gồm các chiến binh Dân tộc thiểu số Rhadé, Bahnar, Sédang, Kaho, Bru..., do chính CIA trực tiếp huấn luyện và chỉ huy.
Cuối năm 1963, khi cuộc đảo chính Quân sự lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm nổ ra, Lực lượng Sư đoàn cùng với Quân đoàn II, lúc này dưới quyền Thiếu tướng Nguyễn Khánh, án binh bất động. Sau khi đảo chính thành công, tướng Nguyễn Khánh mới tuyên bố Vùng 2 ủng hộ đảo chính.
Thời kỳ yên ả của Sư đoàn bắt đầu chấm dứt sau đảo chính vì áp lực Mỹ buộc chính phủ Quân sự Việt Nam Cộng hòa khi đó thả lãnh tụ phong trào BaJaRaKa. Thậm chí, Y Bham Enuol Chủ tịch phong trào, còn được nhậm chức Phó Tỉnh trưởng Đarlac. Paul Nưr, Phó chủ tịch phong trào nhậm chức Phó Tỉnh trưởng Kontum.
Ngày 30 tháng 1 năm 1964, tướng Nguyễn Khánh thực hiện "Chỉnh lý" và nắm quyền lực cao nhất. Tháng 3 năm 1964, lãnh đạo phong trào Barajaka đã thành lập Mặt trận Giải phóng Cao Nguyên "(Front de Libération des Hauts Plateaux" - FLHP)", còn được biết đến với tên gọi "Mặt trận Cao Nguyên", đòi quyền tự trị. Y Dhơn Adrong, một lãnh đạo chủ trương bạo động đã kêu gọi cán bộ dân vệ và biệt kích người Thượng trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa gia nhập FLHP chống lại Chính phủ Việt Nam Cộng hòa.
Tuy vậy, do có sự can thiệp từ Đại sứ quán Mỹ, các hoạt động của FLHP và của FULRO sau này đều không phải là quá lo ngại với Chính quyền Việt Nam Cộng hòa và hoạt động của Sư đoàn 22. Đối thủ thực sự của họ mạnh hơn nhiều: Quân Giải phóng miền Nam mà chính xác hơn là quân Bắc Việt.
Chiến trường Tây Nguyên.
Ngay từ cuối năm 1959, thực hiện Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị Đảng Lao động tại Hà Nội, những người Cộng sản miền Nam Việt Nam đã thực sự chuyển từ phương thức đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang. Năm 1960, tại Đại hội Đảng Lao động lần thứ III, Lê Duẩn, nguyên Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, một người Cộng sản theo đường lối cứng rắn, trúng cử Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Từ đây, những người Cộng sản miền Nam ngày càng nhận được nhiều hơn sự hỗ trợ to lớn từ Hà Nội. Với việc Đoàn 559 được lệnh mở rộng hệ thống đường, hoạt động chuyển cán bộ, vũ khí từ miền Bắc theo đường mòn Hồ Chí Minh vào Nam được đẩy mạnh. Cộng sản miền Nam, đã lần lượt thành lập Trung ương Cục miền Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam để chỉ đạo cuộc đấu tranh thống nhất hai miền. Ngày 15 tháng 2 năm 1961, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập trên cơ sở thống nhất các Lực lượng Vũ trang, đối lập chống lại Chính quyền Việt Nam Cộng hòa và tất cả các lực lượng can thiệp nội bộ miền Nam, tức Hoa Kỳ. Lực lượng Giải phóng quân phát triển ngày càng lớn vì được người dân nông thôn ủng hộ, liên tục gây khó khăn, thiệt hại nặng nền cho Việt Nam Cộng hòa; đồng thời nhiều đơn vị cũ tập kết ra bắc được chính quy hóa và chỉnh đốn đội hình lên đến cấp Trung đoàn đã trở về Nam tăng cường lực lượng cho Giải phóng quân tại chỗ. Sau Hội nghị Trung ương 9 Đảng Lao động Việt Nam, nhiều cán bộ quân sự cao cấp được tăng cường vào Nam Bộ, Tây Nguyên, Khu V, một số Trung đoàn chủ lực cũng được lệnh lên đường vào Nam. Tại Tây nguyên, Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây nguyên, mật danh là "Mặt trận B3", được thành lập ngày ngày 1 tháng 4 năm 1964. Mặt trận được đặt dưới sự lãnh đạo và chỉ huy trực tiếp của Quân ủy Trung ương và Tổng tư lệnh. Tư lệnh Mặt trận là Đại tá Nguyễn Chánh, Chính ủy là Đại tá Đoàn Khuê. Trong 2 năm 1964-1965, nhiều đơn vị Bộ đội Quân đội Nhân dân Việt Nam dưới danh nghĩa Giải phóng quân đã tập kết tại Tây nguyên trước khi tỏa đi khắp các chiến trường miền Nam chiến đấu. Tháng 9 năm 1964, Trung đoàn 320, Trung đoàn chủ lực đầu tiên đã vào đến Tây nguyên. Sau đó là các Trung đoàn Bộ binh khác như Trung đoàn 101A, Trung đoàn 33, Tiểu đoàn 545 và Tiểu đoàn Đặc công 952 lần lượt vào Tây nguyên, hình thành một khối chủ lực mạnh tương đương cấp Sư đoàn, trở thành đối thủ xứng tầm với các đơn vị Quân lực Việt Nam Cộng hòa trên chiến trường Tây nguyên. Cuộc khủng hoảng chính trị do "mùa đảo chính" đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến sức chiến đấu của các đơn vị Việt Nam Cộng hòa. Các tướng lãnh quá bận rộn với việc tranh giành quyền lực, hoàn toàn bị động trước sức công kích của Quân giải phóng. Chỉ trong một thời gian ngắn, 63% địa bàn lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa chịu ảnh hưởng hoặc bị kiểm soát bởi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Để cứu vãn sự sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa, người Mỹ quyết định sẽ can thiệp trực tiếp. Ngày 10 tháng 4 năm 1965, Tiểu đoàn 2/3 Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ vào Đà Nẵng, mở đầu sự tham chiến trực tiếp với quy mô lớn của người Mỹ trên chiến trường Việt Nam. Trước tình hình này, Hà Nội đã quyết định chọn Tây Nguyên làm chiến trường thử lửa với Quân đội Mỹ. Tháng 8 năm 1965, Thiếu tướng Chu Huy Mân đảm nhiệm vị trí Tư lệnh kiêm Chính ủy Mặt trận B3. Ngày 20 tháng 12 năm 1965, Sư đoàn 1 chủ lực Mặt trận Tây Nguyên được thành lập, mở đầu cho những trận chạm trán nảy lửa giữa quân đội Mỹ và Đồng minh với các đơn vị Quân giải phóng. Hầu hết các trận đánh lớn giữa Quân giải phóng và Quân đội Đồng minh diễn ra trên địa bàn do Sư đoàn phụ trách. Sư đoàn 22 phải đối phó vất vả với những đối thủ thuộc hàng tinh nhuệ của đối phương: Sư đoàn 3 Sao Vàng (chiến trường đồng bằng) và Sư đoàn 320 (chiến trường cao nguyên). Tháng 11 năm 1966, Thiếu tướng Hoàng Minh Thảo đến Tây Nguyên đảm nhiệm vị trí Phó Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên. Tháng 9 năm 1967, thì đảm nhiệm vị trí Tư lệnh Mặt trận này đến khi chiến tranh kết thúc. Bị thiệt hại nặng trong các chiến dịch Mậu Thân, các Lực lượng Vũ trang Quân giải phóng phải tạm thời rút về các căn cứ xa chiến trường để tổ chức lại. Sau 2 năm tương đối yên tĩnh, năm 1970, Quân giải phóng lại triển khai các hoạt động vũ trang trên khu vực Quân khu 2 Việt Nam Cộng hòa, thường xuyên áp dụng chiến thuật "vây điểm, diệt viện".
Mùa hè đỏ lửa 1972.
Đầu tháng 2 năm 1972, tướng Ngô Dzu, Tư lệnh Quân đoàn II và Quân khu 2, nhận được tin đối phương sẽ đánh lớn tại cao nguyên. Quân đoàn II được phối trí lại.
Trong trận Đakto-Tân Cảnh năm 1972, Sư đoàn 1 Bắc quân tấn công trực diện vào đội hình của Sư đoàn 22 với sự yểm trợ của đại pháo cường tập tối đa và Thiết giáp hạng nặng cộng với chiến thuật biển người. Trước quân lực hùng mạnh của đối phương, toàn bộ Trung đoàn 42, 47 cùng với Bộ tư lệnh của Sư đoàn đã thất thủ và tan hàng. Tư lệnh Sư đoàn 22, Đại tá Lê Đức Đạt tử trận trong trận này.
Sau khi tan hàng lần thứ nhất tại Tân Cảnh, Kontum, Sư đoàn 22 được tái thành lập và di chuyển từ Pleiku về Kontum, khi Quân khu 2 có lệnh triệt thoái rút về lập phòng tuyến tại Quy Nhơn vào tháng 3 năm 1975. Sau đó, Sư đoàn đã di tản về Vũng Tàu tái bổ sung tăng cường cho phòng tuyến Phan Rang tháng 4 năm 1975.
Sau khi Phan Rang thất thủ, những đơn vị còn lại của Sư đoàn rút về Long An tái phối trí, cùng lực lượng Địa phương quân tại đây chiến đấu cho tới trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì buông vũ khí. | 1 | null |
Hoàng tử Albrecht của Phổ (tên đầy đủ là Friedrich Heinrich Albrecht; 4 tháng 10 năm 1809 tại, thủ phủ Königsberg của Đông Phổ – 14 tháng 10 năm 1872 tại thủ đô Berlin của Đế quốc Đức), là tướng lĩnh Quân đội Phổ. Albrecht là người con trai thứ năm đồng thời là con út của Vua Friedrich Wilhelm III của Phổ và Công nương Louis xứ Mecklenburg-Strelitz. Song thân của ông đã đến lánh nạn tại Đông Phổ sau khi Berlin bị quân của Napoléon đánh chiếm Berlin. Hai người anh trai của Albrecht là Friedrich Wilhelm IV, Vua Phổ từ năm 1840 cho đến năm 1861, và Wilhelm I, Vua Phổ từ năm 1861 cho đến năm 1881 và cũng là vị Hoàng đế đầu tiên của Đế quốc Đức từ năm 1871 cho đến năm 1888.
Trên cương vị là một tướng lĩnh quân sự, Albrecht được xem là viên chỉ huy tài năng, người đã có những đóng góp to lớn đến khả năng chiến đấu hiệu quả của lực lượng kỵ binh Phổ trên chiến trường.
Sự nghiệp.
Vào năm 1819, ông đã gia nhập Quân đội Phổ với quân hàm trung úy và được phong cấp "Thượng tướng Kỵ binh" vào năm 1852. Ông đã tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 trên cương vị là một chỉ huy kỵ binh cấp quân đoàn trong các trận đánh tại Gitschin và Königgrätz. Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ vào các năm 1870 – 1871, ông dẫn đầu một sư đoàn kỵ binh trong các trận chiến ở Wissembourg, Wörth và Sedan. Về sau này, ông đã tham gia trong các lực lượng dưới quyền cháu ông là Friedrich Karl của Phổ và Đại Công tước Friedrich Franz II xứ Mecklenburg-Schwerin trong chiến dịch chống lại Binh đoàn Loire ("Armée de la Loire").
Ở chiến dịch này, sư đoàn kỵ binh dưới quyền vị thân vương đã đóng một vai trò quan trọng trong trận Artenay vào ngày 10 tháng 10 năm 1870. Tại đây, sư đoàn của ông, cùng với Quân đoàn Bayern I dưới quyền tướng Von der Tann và Sư đoàn Bộ binh số 22 của Phổ, đã tấn công và đánh tan tác quân đội Pháp dưới quyền tướng Reyan, gây cho đối phương những thiệt hại nặng nề. Trong trận Orléans lần thứ hai từ ngày 3 cho đến ngày 4 tháng 12 năm 1870 – một chiến thắng không nhỏ đã khiến cho quân đội Đức tái chiếm Orléans sau thất bại trong trận Coulmiers vào ngày 9 tháng 11, một số lính thương kỵ binh dưới quyền của ông đã tiến công và gần như là tiêu diệt hoàn toàn một nhóm kỵ binh Spahis đến từ Bắc Phi của Pháp, cho thấy rằng lính kỵ binh châu Phi không phải là một đối thủ của kỵ binh Phổ như người Pháp kỳ vọng.
Sau khi cuộc chiến tranh kết thúc, Albrecht đã được thăng làm Thượng tướng ("Generaloberst". Ông qua đời vào năm 1872 tại kinh thành Berlin, và được chôn cất ở khu Lăng mộ Công viên Cung điện Charlottenburg ở Berlin.
Ông là Hiệp sĩ Đại Thập tự thứ 74 của Huân chương Quân sự Torre e Espada (Bồ Đào Nha).
Gia đình.
Vào ngày 14 tháng 9 năm 1830, Albrecht kết hôn với Công chúa Marianne, con gái của Vua Willem I của Hà Lan, tại Den Haag. Hai người đã ly hôn vào ngày 28 tháng 3 năm 1849.
Họ có những người con sau đây:
Năm 1863, Albrecht kết hôn với Rosalie von Rauch, Nữ bá tước Hohenau, con gái của Gustav von Rauch, Tổng tham mưu trưởng quân đội Phổ từ năm 1812 cho đến năm 1813 và là Bộ trưởng Chiến tranh Phổ từ năm 1837 cho đến năm 1841. Họ có những người con sau đây:
Do tính chất đăng đối của cuộc hôn nhân nói trên, đôi vợ chồng đã bị buộc phải từ bỏ cuộc sống ở cung đình Phổ trong một khoảng thời gian. Albrecht đã mua một vườn nho tại Loschwitz gần Dresden, Sachsen, nơi ông đã cho xây dựng một dinh thự là Lâu đài Albrechtsberg vào năm 1854.
Về sau đó.
Vào năm 1830, Albrecht đã mua một dinh thự trên con đường Wilhelmstraße tại Berlin, khi ấy gọi là "Dinh Hoàng thân Albrecht". Một con đường kề bên Wilhelmstraße được thiết lập vào năm 1891 đã được tên là "Đường Hoàng thân Albrecht" ("Prinz-Albrecht-Straße"). Sau khi Đảng phát xít Đức lên nắm quyền, con đường đã trở nên khét tiếng như là nơi đặt trụ sở của lực lượng Gestapo và Reichsführer-SS. Bản thân "cung điện Albrecht" đã trở thành tổng hành dinh của lực lượng SS Sicherheitsdienst dưới quyền Reinhard Heydrich vào năm 1934, và của Reichssicherheitshauptamt từ năm 1939. Vào năm 1944, công trình đã bị hư hại nghiêm trọng do các cuộc không kích của quân Đồng Minh và cuối cùng đã bị phá hủy vào năm 1955. Kể từ năm 1951, chính quyền cộng sản Đông Đức đã đổi tên con đường này thành Niederkirchnerstraße, và khu vực này hiện nay đang nằm trong dự án "Topographie des Terrors". | 1 | null |
Scheldt (tiếng Hà Lan Schelde , tiếng Pháp Escaut) là một sông dài 350 km tại bắc bộ Pháp, tây bộ Bỉ và tây nam bộ Hà Lan. Tên gọi của sông bắt nguồn từ một tính từ có nghĩa là "nông", tương ứng với "sceald" trong tiếng Anh cổ, "shoal" trong tiếng Anh hiện đại, "schol" trong tiếng Hạ Đức, "skol" trong tiếng Frisia, và "skäll" (mỏng) trong tiếng Thụy Điển.
Dòng chảy.
Đầu nguồn của sông Scheldt nằm tại Gouy, thuộc tỉnh Aisne ở bắc bộ nước Pháp. Sông chảy về phía bắc qua Cambrai và Valenciennes, và vào lãnh thổ Bỉ ở gần Tournai. Tại Ghent, Scheldt nhận nước từ Lys, một trong các chi lưu chính của nó, Scheldt đổi hướng sang đông. Gần Antwerp, thành phố lớn nhất ven bờ sông, Scheldt chảy về phía tây vào lãnh thổ Hà Lan, hướng vào biển Bắc. Ban đầu, từ điểm đó sông được phân thành hai nhánh: Oosterschelde (Đông Scheldt) và Westerschelde (Tây Scheldt) song vào thế kỷ 19, người ta đã đắp một con đê cắt qua nhánh phía đông (thực tế là nhánh bắc) để nối Zuid-Beveland với (Bắc Brabant). Do đó, ngày nay sông chỉ đổ ra biển theo nhánh Westerschelde, qua Terneuzen để đổ vào biển Bắc ở khoảng giữa Breskens thuộc Zeeuws-Vlaanderen và Vlissingen thuộc Walcheren.
Scheldt là một thủy đạo quan trọng, và tàu thuyền có thể thông hành từ cửa sông cho đến Cambrai. Cảng Antwerp nằm bên bờ sông là một trong những cảng tại châu Âu. Một số kênh (bao gồm kênh Albert) nối Scheldt với lưu vực các sông Rhine, Meuse và Seine, cùng các khu vực công nghiệp nằm xung quanh Brussels, Liège, Lille, Dunkerque và Mons.
Lịch sử.
Cửa sông Scheldt đã luôn có tầm quan trọng đáng kể về thương mại và chiến lược. Trong thời kỳ La Mã, nó là một nơi quan trọng để các tàu thuyền đi đến Britannia. Người Frank đã nắm giữ quyền kiểm soát khu vực vào khoảng năm 260 và ban đầu họ trở thành những hải tặc trên lộ trình của La Mã. Sau đó, họ trở thành đồng minh với người La Mã. Do Đế quốc Francia bị phân chia vào thế kỷ thứ 9, Scheldt cuối cùng là biên giới giữa hai Đế quốc Tây và Đông, mà sau này trở thành Pháp và Đế quốc La Mã Thần thánh.
Hiện trạng này vẫn được duy trì, ít nhất là trên giấy cho đến năm 1528, mặc dù sau đó cả Flanders ở bờ tây cùng Zeeland và Brabant ở bờ đông đều là một phần của Mười bảy lãnh thổ thuộc sở hữu của họ Habsburg. Antwerp là bến cảng tốt bậc nhất tại Tây Âu. Sau khi thành phố này rơi vào tay người Tây Ban Nha vào năm 1585, Cộng hòa Hà Lan nắm quyền kiểm soát Zeeuws-Vlaanderen- một dải đất bên bờ tả, và đóng cửa hoạt động giao thông thủy trên Scheldt. Điều này đã khiến hoạt động thương mại chuyển đến các cảng Amsterdam và Middelburg và làm cho Antwerp lụn bại nghiêm trọng.
Việc tiếp cận sông đã trở thành nguyên nhân gây ra Chiến tranh Ấm nước ngắn ngủi vào năm 1784, và trong thời kỳ Cách mạng Pháp diễn ra ngay sau đó, sông đã được mở cửa trở lại vào năm 1792. Khi Bỉ tuyên bố độc lập khỏi Hà Lan vào năm 1830, hiệp định Scheldt đã xác định rằng tàu thuyền vẫn có thể theo sông đến các cảng của Bỉ.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, vùng cửa sông Scheldt một lần nữa lại trở thành khu vực tranh chấp. Mặc dù Đồng Minh khi đó đang kiểm soát Antwerp, vào tháng 9 năm 1944, quân Đức vẫn chiếm đóng các vị trí kiên cố dọc theo phía tây và phía bắc cửa sông Scheldt, cản trở bất kỳ tàu thuỳen nào của Đồng minh vào cảng. Trong Trận Scheldt, Đội quân số 1 Canada đã thành công trong việc giải phóng khu vực, cho phép các Đồng minh có thể đưa đồ tiếp tế trực tiếp đến cảng Antwerp vào tháng 11 năm 1944. | 1 | null |
Prut (cũng viết là Pruth; , ) là một sông dài tại Đông Âu. Một phần dòng chảy của sông tạo thành biên giới giữa România và Moldova.
Tổng quan.
Trong thời cổ điển, sông được biết đến với các tên gọi như "Pyretus", "Porata" (có thể), "Hierasus" hay "Gerasius". Prut khởi nguồn từ sườn phía đông của núi Hoverla, tại dãy núi Karpat thuộc Ukraina. Prut chảy về phía đông nam, cuối cùng đổ vào sông Danube gần Reni, phía đông của Galaţi.
Từ năm 1918 đến năm 1940, sông hầu như nằm toàn bộ trong lãnh thổ Đại Romania, và trước đó là biên giới giữa Romania và Đế quốc Nga. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sông lại một lần nữa trở thành đường phân giới, lần này là giữa Romania và Liên Xô. Ngày nay, sông tạo thành 695 km biên giới tự nhiên giữa Romania và Moldova. Diện tích lưu vực của sông Prut là 27.500 km², trong đó 10.990 km² thuộc Romania và 7.790 km² thuộc Moldova. Thành phố lớn nhất nằm ven sông là Chernivtsi, Ukraina.
Đập Costeşti-Stînca/Stânca-Costești dam, do Moldova và Romania cùng điều hành, được xây dựng trên dòng chảy của Prut. Cũng có một nhà máy thủy điện tại Snyatyn (Ukraina). Tàu thuyền có thể thông hành từ cửa sông đến thành phố Leova (nam bộ Moldova). Gần thành phố Yaremche, sông tạo thành một thác "Probiy", cao 8 mét và có độ dốc gần 45 độ.
Đô thị.
Các đô thị nằm dọc theo sông Prut, từ đầu nguòn xuống cửa sông: Delatyn, Kolomyia, Sniatyn, Chernivtsi, Novoselytsia, Darabani, Lipcani, Ungheni, Leova, Cantemir và Cahul. | 1 | null |
Thuật ngữ ISTJ, được viết tắt từ Introversion" (Hướng nội) - Sensing" (Giác quan) - Thinking" (Lý trí) - Judgment" (Nguyên tắc), là một trong 16 loại tính cách trong Trắc nghiệm tính cách Myers-Briggs (MBTI)
Người có tính cách thuộc nhóm ISTJ được gọi là Người Thanh tra - rất nhạy bén với việc đánh giá đúng sai vấn đề và giữ được thái độ khách quan. Họ cũng là người tận tâm với công việc và hành xử mọi việc theo nguyên tắc.
ISTJ là loại tính cách phổ biến nhất, có đến 13% dân số trên thế giới thuộc nhóm tính cách này. Phương châm sống của họ là "Chỉ có sự thật", tính cách của ISTJ là rất tôn trọng sự thật, họ có xu hướng tiếp thu rất nhiều thông tin và nhớ rất lâu.
Một trong những yếu tố góp phần quan trọng làm cho ISTJ có khả năng phân tích các sự vật, hiện tượng, con người ở môi trường xung quanh rất tốt đó là nhờ đặc tính S.
Do cách tiếp cận thẳng thắn và trực tiếp nên ISTJ có thể gặp khó khăn khi tiếp cận các giả thuyết hoặc ý tưởng đối lập. Tuy nhiên các ISTJ sẽ quyết tâm tìm hiểu và thực hiện nếu biết ý tưởng đó là có giá trị và có thể thực hiện được – ISTJ sẽ cân nhắc trách nhiệm của họ để thiết lập và duy trì hoạt động ổn định. Ngay sau khi các ý tưởng mới chứng minh được tính hữu dụng của nó, các ISTJ sẽ nỗ lực hết mình để thực hiện thành công cho dù sức khỏe của họ bị tổn hại.
ISTJ rất kỹ lưỡng, luôn luôn kiểm tra các sự kiện và không giả định bất cứ điều gì.
ISTJ được đánh giá là những người rất trung thành, đặc biệt là trong công việc. Tính chính xác, sự kiên nhẫn và khả năng tập trung cao khiến cho họ trở thành nhân viên lý tưởng trong nhiều ngành nghề. Vì vậy không ngạc nhiên, khi họ bị thu hút về các lĩnh vực: Dịch vụ công cộng, pháp luật, quân sự,…
ISTJ thường dành nhiều thời gian và công sức để thực hiện các công việc mà họ cho là quan trọng, đặc biệt là góp phần đạt được một mục tiêu cụ thể. Tuy nhiên, một cam kết như vậy cũng có mặt tiêu cực – ISTJ sẽ không hề lay chuyển và chỉ dành rất ít thời gian để làm những việc mà họ không thấy có ý nghĩa, hoặc không thực tế, ví dụ như nghi thức xã hội. Tính cách của ISTJ là thích làm việc một mình, nhưng khi cần thiết họ vẫn có thể làm việc nhóm.
ISTJ là người luôn nhận trách nhiệm về hành động của mình và họ yêu thích quyền lực cũng bắt nguồn từ sự chịu trách nhiệm này. Họ thường biết rất nhiều nghề vì vậy họ có thể thành công trong nhiều lĩnh vực – ISTJ là người minh bạch, hợp lý, thông thái, họ mong muốn có cuộc sống ổn định và an toàn.
Với tính cách hướng nội kèm theo tính cách T khá phát triển, ISTJ được xem là người thờ ơ, lạnh nhạt. Điều đó cũng dễ hiểu vì ISTJ gặp khó khăn khi bộc lộ cảm xúc hay bày tỏ tình cảm của mình. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ không có cảm xúc hoặc không nhạy cảm.
ISTJ dễ bực bội với những thiếu sót của người khác – Họ xem lời hứa là điều thiêng liêng và không thể hiểu "làm thế nào một người có ý thức lại không hoàn thành nghĩa vụ của mình".
ISTJ có xu hướng giữ kín các quan điểm chủ quan của mình, trừ khi ai đó hỏi họ trực tiếp. Những người có tính cách này thường rất trực tiếp – với họ sự thật luôn quan trọng hơn nhiều so với cảm xúc. Các phán quyết tàn nhẫn (ở tòa án, các vụ tranh chấp,…) luôn làm người khác dao động nhưng với ISTJ thì không, vì họ không để cảm xúc chi phối quyết định.
ISTJ tôn trọng truyền thống và làm hết sức mình để tuân thủ các quy định và nguyên tắc hiện hành. Trong một số trường hợp, ISTJ sẽ không phá vỡ các quy định, mặc dù biết nếu không tuân thủ quy định sẽ giảm được hậu quả hơn.
ISTJ rất khó tự cảm nhận được cảm xúc của họ (với cảm xúc người khác thì càng khó thấu hiểu). Vì vậy họ gặp rất nhiều khó khăn khi cần phải thấu hiểu nhu cầu tình cảm của người khác. Ngược lại, họ hiếm khi gặp khó khăn khi đối phó với các tình huống xúc cảm – họ luôn giữ một cái đầu lạnh và hành động hợp lý.
Tổng quan.
- I: Tính hướng nội của ISTJ phù hợp với môi trường yên tĩnh và kín đáo. Họ thường thích giao thiệp với một hoặc vài người bạn thân hơn là đám đông.
- S: ISTJs thường tập trung sự chú ý vào các chi tiết hơn là tổng thể, và quan tâm đến kết quả hiện tại hơn việc xem xét các khả năng có thể xảy ra trong tương lai.
- T: ISTJs có xu hướng đặt các giá trị của mục tiêu lên trên sở thích cá nhân. Do đó, khi đưa ra quyết định, họ thường dùng lý trí để cân nhắc các giá trị sau đó mới xem xét đến tình cảm.
- J: ISTJs thường lập các kế hoạch hoạt động và đưa ra quyết định dựa trên các nguyên tắc đã định sẵn.
Tham khảo.
Nguồn duy nhất | 1 | null |
Juliet Capulet () là một nhân vật chính trong tác phẩm Romeo và Juliet, một vở kịch được viết bởi nhà văn người Anh William Shakespeare. Cô được hư cấu dựa trên một nhân vật có thật từng xảy ra ở Ý thời Trung Cổ. Cô có một tình yêu lãng mạn với anh chàng Romeo nhưng đã có một kết cục bi đát trong tình yêu khi phải chấp nhận cái chết để xóa bỏ sự hận thù của gia đình hai người. Trong tác phẩm, cô được xây dựng là một cô bé chưa biết mùi đời và lớn lên trong một gia đình nghiêm khắc. Người gần gũi nhất với cô là vú nuôi, người đã nuôi cô khôn lớn.
Câu chuyện.
Juliet - người con gái nhà Capulet đã yêu say đắm Romeo - con trai nhà Montague ngay từ cái nhìn đầu tiên tại buổi dạ tiệc tổ chức tại nhà Capulet. Cô cùng anh chàng này đã đến nhà thờ và nhờ tu sĩ Laurence bí mật làm lễ cưới. Nhưng trải qua biến cố lớn lao, Juliet bị cha mẹ ép gả cho bá tước Paris. Juliet cầu cứu sự giúp đỡ của tu sĩ Laurence. Tu sĩ cho nàng uống một liều thuốc ngủ, uống vào sẽ như người đã chết, thuốc có tác dụng trong vòng 48 tiếng. Tu sĩ sẽ báo cho Romeo đến hầm mộ cứu nàng trốn khỏi thành Verona.
Đám cưới giữa Juliet và Paris trở thành đám tang. Xác Juliet được đưa xuống hầm mộ. Tu sĩ chưa kịp báo cho Romeo thì từ chỗ bị lưu đày, nghe tin Juliet chết, Romeo đau đớn trốn về Verona. Trên đường về chàng kịp mua một liều thuốc cực độc dành cho mình. Tại nghĩa địa, gặp Paris đến viếng Juliet, Romeo tự đâm chết mình rồi uống thuốc độc tự tử theo người mình yêu. Romeo vừa gục xuống thì thuốc của Juliet hết hiệu nghiệm.
Juliet tỉnh dậy và nhìn thấy xác Romeo bên cạnh và trở nên tuyệt vọng, nàng bèn rút dao tự vẫn. | 1 | null |
Sông Pasig (gọi là "Ilog Pasig" trong tiếng Filipino) là một sông tại Philippines, kết nối hồ Laguna de Bay với vịnh Manila. Sông dài , chảy xuyên qua Vùng đô thị Manila. Các chi lưu chính của nó là sông Marikina và sông San Juan.
Sông Pasig River về mặt kỹ thuật là một cửa sông thủy triều, do dòng chảy chịu ảnh hưởng của mực nước chênh lệch giữa vịnh Manila và Laguna de Bay. Trong mùa khô, mực nước tại Laguna de Bay xuống thấp và dòng chảy trên sông Pasig phụ thuộc vào thủy triều. Trong mùa mưa, mực nước tại Laguna de Bay ở mức cao, sông chảy bình thường từ Laguna de Bay ra vịnh Manila.
Sông Pasig từng được sử dụng làm một tuyến đường vận chuyển quan trọng trong thời kỳ thuộc Tây Ban Nha. Do không được quan tâm và do phát triển công nghiệp, sông đã bị ô nhiễm nặng và được các nhà sinh thái học xem là sông chết.
Địa lý.
Sông Pasig nói chung chảy theo hướng tây bắc với chiều dài từ Laguna de Bay, hồ lớn nhất Philippines, đến vịnh Manila, nằm ở phần phía nam của đảo Luzon. Từ hồ, sông chảy qua Taguig, và Taytay, Rizal, trước khi tiến vào thành phố Pasig. Đoạn này của sông Pasig, cho đến nơi hợp lưu với sông Marikina, được gọi là sông Napindan hay kênh Napindan. Từ đó, sông tạo thành ranh giới tự nhiên giữa thành phố Makati ở phía nam và thành phố Pasig, sau đó là thành phố Mandaluyong ở phía bắc. Sông Pasig sau đó đột ngột đổi hướng sang đông bắc, và trở thành ranh giới giữa Mandaluyong và Manila trước khi quay trở lại hướng tây, hợp lưu với mộtc hi lưu khác là sông San Juan, và sau đó chảy quanh co qua trung tâm Manila trước khi đổ ra vịnh.
Toàn bộ chiều dài sông và hầu hết các phần chi lưu của nó đều nằm trong Vùng đô thị Manila. Isla de Convalescencia (), là hòn đảo duy nhất nằm trên sông Pasig, có thể trông thấy nó tại Manila và đó cũng là nơi đặt Hospicio de San Jose. | 1 | null |
Bít tết (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp "bifteck" /biftɛk/ trong tiếng Anh cũng thường được gọi ngắn gọn là "steak"), là một món ăn bao gồm miếng thịt bò lát phẳng, thường được nướng vỉ, áp chảo hoặc nướng broiling ở nhiệt độ cao. Những miếng thịt mềm hơn được cắt ra từ phần thăn và sườn được làm chín nhanh chóng, sử dụng nhiệt khô và phục vụ toàn bộ. Những miếng thịt ít mềm hơn cắt ra từ thịt bả vai của con bò và thịt mông được chế biến với nhiệt ẩm hoặc được làm mềm theo phương pháp cơ học ("cf." cubed steak). Bít tết là một món ăn được ưa chuộng tại châu Âu và nhất là châu Mỹ.
Tại Việt Nam, món bít tết đúng nghĩa thường chỉ được phục vụ trong các nhà hàng loại sang trọng vì nguyên liệu thịt bò ở đây khá đắt đỏ. Những món bò thường bị nhầm lẫn với bít tết là "bò né" với nguyên liệu chỉ là những miếng bò thái lát mỏng và nhỏ, hoặc "bò lúc lắc" được thái khối vuông nhỏ. Cả hai món này thường chế biến bằng cách chiên với dầu, và được ăn kèm với bánh mì hoặc trứng ốp la thay vì khoai tây như bít tết.
Chế biến.
Phương pháp chế biến có thể nói là khá đơn giản (áp dụng đối với từng miếng thịt bò. Ban đầu, người ta sẽ cắt thịt bò ngang thớ, miếng mỏng (1–5 cm). Loại bỏ gân thịt bò và làm mềm, sau đó cho các loại gia vị, nước dùng chuyên dụng rưới lên miếng thịt bò, Cho thịt vào nước xốt để ướp mềm và ngấm gia vị. Sau cùng cho chảo lên bếp, đổ dầu vào đun nóng, cho thịt bò vào chiên chín và sau đó lật lại.
Chất lượng thịt bò là yếu tố quyết định phần lớn sự thành công của món bít tết. Việc cắt lát mỏng của thịt bò dẫn đến nấu chín một cách nhanh chóng, bằng cách sử dụng nhiệt khô điều này làm cho từng miếng thịt bò ngọt, mềm, thơm mùi khói nướng đặc trưng đã mang lại một hương vị riêng. Phần quan trọng không kém để làm nên món bít tết ngon là nước sốt.
Ở Mỹ, món thịt bò này được chế biến theo đúng tiêu chuẩn của Mỹ, thơm ngon và tốt cho sức khỏe. Thịt bò Mỹ là loại thực phẩm có hàm lượng chất béo rất thấp, có nhiều đạm, bổ sung hàm lượng sắt, rất tốt cho sức khỏe. Ở Việt Nam có lưu ý về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm vì đã có cảnh báo cho thấy có trường hợp nhiễm sán xơ mít vì ăn bít tết vì đây là một món ăn theo kiểu tái.
Thưởng thức.
Thông thường bít tết được ăn kèm với bánh mì, ngoài ra có thể làm món bít tết kết hợp với trứng ốp la (chỉ thấy ở Việt Nam). Ăn kèm bít tết là khoai tây chiên, salad trộn có xà lách, dưa leo và cà chua bi và bên cạnh ly rượu vang đỏ... Khi thưởng thức món bít tết được chế biến từ thịt này, thực khách sẽ cảm nhận được cái ngon của món ăn với vị ngọt, mềm và thơm.
Biến thể'.
Úc.
Ở Úc, thịt bò bít tết được gọi đơn giản là "steak" và có thể mua ở dạng chưa nấu chín ở siêu thị, cửa hàng bán thịt và một số cửa hàng bán đồ ăn vặt. Steak được phục vụ như một bữa ăn ở hầu hết các quán rượu hoặc nhà hàng chuyên về thực phẩm hiện đại của Úc và được xếp hạng dựa trên chất lượng và cách phục vụ. Hầu hết các địa điểm thường có từ ba đến bảy miếng bít tết khác nhau trong thực đơncủa họ và phục vụ từ màu tái đến chín kỹ tùy theo sở thích. Món bít tết thường đi kèm với một số loại nước sốt riêng cùng khoai tây chiên hoặc khoai tây nghiền.
Pháp.
Ở Pháp, bít tết, được gọi theo địa phương là bifteck, thường được ăn kèm với khoai tây chiên (tiếng Pháp là pommes frites). Bít tết thường được kết hợp cùng là khoai tây chiên. Nếu ăn theo cách này thì rau thường không được phục vụ, nhưng có thể dùng kèm salad trộn trước bữa. Bít tết thường được phục vụ với nước sốt cổ điển của Pháp.
Indonesia.
Ở Indonesia, bistikjawa là món bò bít tết chịu ảnh hưởng của ẩm thực Hà Lan. Một món bò bít tết khác của Indonesia là selat solo với ảnh hưởng của Hà Lan, một đặc sản của Surakarta, Trung Java.
Ý.
Ở Ý, món bít tết không được phổ biến cho đến tận sau thế chiến thứ hai vì vùng nông thôn không thể đáp ứng nhu cầu về nhu cầu về nguồn gia súc lớn. Tuy nhiên, một số khu vực của Piemonte, Lombardia và Tuscania nổi tiếng về chất lượng thịt bò của họ. Bistecca alla fiorentina là món đặc sản nổi tiếng của Firenze; nó thường được phục vụ chỉ với một món salad. Từ những năm 1960 trở đi, kinh tế phát triển cho phép nhiều người Ý có đủ khả năng ăn kiêng thịt đỏ.
México.
Ở Mexico, cũng như ở Tây Ban Nha và các thuộc địa cũ khác của Tây Ban Nha, bistec (một từ mượn tiếng Tây Ban Nha từ "beefsteak" trong tiếng Anh) dùng để chỉ các món thịt thăn bò muối và tiêu. Một dạng bistec của Mexico thường được làm phẳng bằng dụng cụ làm mềm thịt. Món ăn thường được phục vụ trong bánh tortillas như một loại bánh taco.
Tây Ban Nha.
Tại Tây Ban Nha và các thuộc địa cũ của nó có các biến thể của bistec encebollado (bít tết với hành tây). Nó có thể được tìm thấy trên khắp châu Mỹ Latinh.
Anh.
Ở Vương quốc Anh, bít tết thường được phục vụ với khoai tây chiên, hành tây chiên, nấm và cà chua; tuy nhiên, ở một số nhà hàng, nó có nhiều khả năng được phục vụ với khoai tây và các loại rau khác và được phục vụ với nhiều loại nước sốt nấu chín như rượu vang đỏ, sốt Diane, sốt Bordelaise, nấm, sốt Hollandaise, au poivre (bắp tiêu) hoặc sốt Béarnaise. Các loại rau khác như đậu Hà Lan hoặc salad cũng có thể được phục vụ. Nhiều loại mù tạt đôi khi được cung cấp như một loại gia vị.
Hoa Kỳ.
Tại Hoa Kỳ, một nhà hàng chuyên về thịt bò bít tết là một nhà hàng bít tết. Những nhà hàng bít tết đắt tiền hơn phục vụ những loại thịt bò cao cấp nhất và thường được làm khô trong nhiều tuần. Thịt bò lâu năm được nấu trên vỉ nướng và gà thịt ở nhiệt độ cao tạo ra món bít tết khó bắt chước trong căn bếp gia đình. Bữa tối bít tết điển hình bao gồm bít tết, tùy ý phủ hành tây hoặc nấm xào, với một món ăn kèm tinh bột. ; thường là khoai tây nướng hoặc nghiền, hoặc khoai tây chiên cắt miếng dày được gọi là khoai tây chiên bít tết. Ớt, gạo, mì ống hoặc đậu cũng là những món ăn kèm phổ biến. Một món salad ăn kèm hoặc một phần nhỏ rau nấu chín thường đi kèm với thịt và sườn, với bắp ngô, đậu xanh, rau bina kem, măng tây, cà chua, nấm, đậu Hà Lan và hành tây chiên là những món phổ biến. Bánh mì thường được phục vụ, thường là bánh cuộn ăn tối.
Bít tết đôi khi được phục vụ với tôm hoặc đuôi tôm hùm, tạo ra "lướt và cỏ" hoặc "rạn và thịt bò".
Dao bít tết đặc biệt được cung cấp, thường có răng cưa, mặc dù lưỡi thẳng cũng hoạt động; chúng cũng thường có tay cầm bằng gỗ. Gia vị chế biến sẵn được gọi là nước sốt bít tết thường có trên bàn trong các nhà hàng bít tết. Bít tết thăn hoặc thăn tròn làm mềm, tẩm bột và áp chảo hoặc chiên ngập dầu, lần lượt được gọi là bít tết "chiên gà" hoặc "chiên đồng quê". Một đặc sản mang tính biểu tượng của Philadelphia là món bít tết pho mát Philly, bao gồm sườn bò thái lát mỏng hoặc các loại thịt mềm khác, nấu trên vỉ nướng nóng và xé nhỏ một chút, và phục vụ trên các cuộn kiểu Ý với một trong số ít loại pho mát (Mỹ, Provolone loại nhẹ hoặc sốt "Cheez Whiz").
Cách nấu.
Thời gian nấu bít tết dựa trên sở thích cá nhân; thời gian nấu ngắn hơn giữ được nhiều nước hơn, trong khi thời gian nấu bít tết lâu hơn dẫn đến thịt khô hơn, dai hơn nhưng lại giảm bớt lo ngại về bệnh tật. Một từ vựng đã phát triển để mô tả mức độ nấu chín bít tết. Các thuật ngữ sau đây được sắp xếp theo thứ tự từ nấu ít nhất đến nấu chín nhất: | 1 | null |
"Visions of Johanna" là ca khúc của Bob Dylan nằm trong album năm 1966 của anh, "Blonde on Blonde". Dylan thu âm ca khúc này lần đầu tiên ở New York vào tháng 11 năm 1965 dưới tên "Freeze Out", tuy nhiên anh nhanh chóng thất vọng với những gì có được. Khi việc thu âm "Blonde on Blonde" được rời tới Nashville vào tháng 2 năm 1966, Dylan một lần nữa chơi lại ca khúc này và quyết định phát hành nó. Có 2 dị bản khác cũng từng được anh chính thức phát hành: một bản nháp trong phòng thu vào tháng 11 năm 1965 và một bản trong tour diễn vòng quanh thế giới năm 1966.
Rất nhiều đánh giá cho rằng "Visions of Johanna" là ca khúc thể hiện xuất sắc nhất khả năng viết nhạc của Dylan khi mang đầy tính biểu tượng và ảo giác trong ca từ. Tạp chí "Rolling Stone" cũng đã lựa chọn ca khúc này vào danh sách "500 bài hát vĩ đại nhất" của họ. Năm 1999, nhà thơ nổi tiếng Andrew Motion đánh giá đây là phần lời ca khúc hay nhất từng được viết. Rất nhiều nghệ sĩ đã thể hiện lại ca khúc này, trong đó có cả Grateful Dead, Marianne Faithfull và Robyn Hitchcock. | 1 | null |
Động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt (tiếng Anh - "Turbopropeller jet engine", viết tắt - "PropJet" hay "TurboFan"; tiếng Nga - "Турбовентиляторный двигатель", viết tắt - "ТРДД") là một dạng của động cơ tuốc bin khí, cho ra lực đẩy tổng hợp vừa từ luồng khí phản lực phụt từ động cơ, vừa từ gió cánh quạt thổi không qua buồng đốt động cơ. Vì thế Động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt còn được gọi là Động cơ phản lực hai luồng khí.
Động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đôi khi còn được gọi là Động cơ tuốc bin cánh quạt đẩy
Hầu như tất cả các máy bay phản lực dân sự ngày nay đều dùng loại động cơ này vì ít tốn kém nhiên liệu hơn và ít ồn hơn. Các máy bay chiến đấu thì ít dùng loại này, vì những ưu điểm của nó mất đi, khi máy bay bay với tốc độ nhanh (lớn hơn 0,7–0,9 Mach). | 1 | null |
Cao Thiệu Nghĩa (), thường được biết đến với tước hiệu Phạm Dương vương (范陽王), là một hoàng thân của triều đại Bắc Tề trong lịch sử Trung Quốc. Sau khi đế quốc rơi vào tay Bắc Chu vào năm 577, ông đã tuyên bố là người thừa kế đế vị Bắc Tề trong khi đang lưu vong dưới sự bảo trợ của Đột Quyết. Năm 580, sau khi điều đình nghị hòa với Bắc Chu, Đột Quyết đã đưa Cao Thiệu Nghĩa sang Bắc Chu, và ông bị đưa đi đày tại đất Thục. Hầu hết sử gia truyền thống không xem Cao Thiệu Nghĩa thực sự là một hoàng đế của Bắc Tề.
Bối cảnh.
Cao Thiệu Nghĩa là con trai thứ ba của Văn Tuyên Đế- vị hoàng đế đầu tiên của Bắc Tề. Mẫu thân của Cao Thiệu Nghĩa là thế phụ Phùng thị của Văn Tuyên Đế, tức thuộc hàng phi tần thứ ba. Năm 559, Văn Tuyên Đế phong ông làm Quảng Dương vương. Sau khi Văn Tuyên Đế qua đời cũng trong năm đó, huynh trưởng của Cao Thiệu Nghĩa là Cao Ân trở thành hoàng đế, tức Phế Đế, và khoảng tết năm 560, Cao Ân cải phong Cao Thiệu Nghĩa thành Phạm Dương vương.
Trong thời gian trị vì của Cao Ân và những người kế vị (cũng là thúc phụ của Cao Thiệu Nghĩa) là Hiếu Chiêu Đế và Vũ Thành Đế, Cao Thiệu Nghĩa dần được thăng quan, và trong thời gian trị vì của Vũ Thành Đế, ông được phong chức "thanh đô doãn". Ông được mô tả là thích uống rượu cùng các trợ thủ, và từng bị kết tội đã sai khiến hoạn quan của mình giết chết bác sĩ (tức tiến sĩ) Nhâm Phương Vinh (任方榮). Vũ Thành Đế phạt đánh 200 gậy, và sau đó đưa ông đến chỗ Lý Tổ Nga (hoàng hậu của Văn Tuyên Đế), bà tiếp tục phạt đánh ông thêm 100 gậy nữa.
Năm 577, khi kình địch Bắc Chu tiến hành một chiến dịch tấn công lớn nhằm vào Bắc Tề, hoàng đế Cao Vĩ đã chạy trốn từ bồi đô Tấn Dương (晉陽, nay thuộc Thái Nguyên, Sơn Tây) về kinh đô Nghiệp thành, và ông ta phong Cao Thiệu Nghĩa làm thượng thư lệnh, thứ sử của Định châu (定州, nay gần tương ứng với Bảo Định, Hà Bắc). Sau đó, đến khi Cao Vĩ bị quân Bắc Chu bắt giữ, hầu hết các châu của Bắc Tề đều đầu hàng.
Tuy nhiên, nguyên trưởng sử của Bắc Sóc châu (北朔州, nay gần tương ứng với Sóc Châu, Sơn Tây) là Triệu Mục (趙穆) đã bắt giữ tướng Bắc Chu (từng là tướng Bắc Tề) Phong Phụ Tương (封輔相), và cố gắng nghênh đón bá phụ của Cao Thiệu Nghĩa là Nhâm Thành vương Cao Giai (高湝) đến Bắc Sóc châu để lãnh đạo cuộc kháng chiến, song việc đã không thành. Do đó Triệu Mục đã nghênh đón Cao Thiệu Nghĩa, và khi Cao Thiệu Nghĩa ở Mã Ấp (馬邑)- thủ phủ của Bắc Sóc châu, quân dân địa phương đã ủng hộ phong trào kháng chiến của ông. Cao Thiệu Nghĩa đã dẫn quân tiến về phía nam với hy vọng tái chiếm Tấn Dương, song đã không thành công trong việc bao vây Tân Hưng (新興, nay thuộc Hãn Châu, Sơn Tây). Quân Bắc Chu đã phản công và bắt được Lục Quỳnh (陸瓊), thứ sử của Hiển châu (顯州, một phần Hãn Châu ngày nay), Cao Thiệu Nghĩa phải triệt thoái về Mã Ấp. Do tướng Vũ Văn Thần Cử (宇文神舉) của Bắc Chu đem quân tiến đến Mã Ấp và đánh bại Cao Thiệu Nghĩa, Cao Thiệu Nghĩa đã quyết định chạy trốn đến Đột Quyết. Tại thời điểm này, ông vẫn nắm trong tay 3.000 lính, và ông ra lệnh: Nếu các ngươi muốn trở về, hãy cứ làm vậy" Trên một nửa quân lính đã làm theo lời đề nghị này của ông.
Khi Cao Thiệu Nghĩa đến Đột Quyết, do từ lâu đã ngưỡng một Văn Tuyên Đế, nay lại trông thấy Cao Thiệu Nghĩa có mắt cá chân đặc biệt lớn giống như Văn Tuyên Đế, Đà Bát khả hãn đã rất quý và tôn trọng Cao Thiệu Nghĩa. Ông ta trao các thần dân cũ của Bắc Tề cho Cao Thiệu Nghĩa, gồm những người đã chạy đến hoặc bị bắt đến Đột Quyết.
Xưng đế trong khi lưu vong.
Hầu như toàn bộ lãnh thổ Bắc Tề đã rơi vào tay Bắc Chu, song một người họ hàng xa của hoàng tộc Bắc Tề-Doanh châu thứ sử Cao Bảo Ninh (高寶寧) (tại khu vực nay thuộc Triều Dương, Liêu Ninh) đã từ chối đầu hàng. Khoảng tết năm 578, Cao Bảo Ninh đã gửi một thỉnh nguyện thư cho Cao Thiệu Nghĩa, trong đó khuyên Cao Thiệu Nghĩa xưng đế. Do đó, Cao Thiệu Nghĩa đã tuyên bố trở thành hoàng đế Bắc Tề với sự hỗ trợ quân sự từ Đột Quyết, dùng niên hiệu "Vũ Bình".
Vào mùa xuân năm 578, Bắc Chu Vũ Đế qua đời, Cao Thiệu Nghĩa cho rằng đây là cơ hội tốt để phục quốc Bắc Tề. Đồng thời, lãnh đạo quân khởi nghĩa nông dân ở U châu (nay thuộc Bắc Kinh) là Lô Xương Kì (盧昌期), đã chiếm được Phạm Dương (范陽, nay thuộc Bảo Định) và nghênh đón Cao Thiệu Nghĩa đến hội quân. Cao Thiệu Nghĩa đã dẫn quân Đột Quyết tìm cách trợ giúp cho Lô Xương Kì tấn công Kế thành (nay thuộc Bắc Kinh), và ông đã đánh bại tướng dưới quyền Vũ Văn Thần Cử là Vũ Văn Ân (宇文恩), song trong lúc này, Vũ Văn Thần Cử đã chiếm Phạm Dương và giết chết Lô Xương Kì. Cao Thiệu Nghĩa đã thay sang tang phục và công khai than khóc Lô Xương Kì, song sau đó đã triệt thoái về Đột Quyết.
Vào mùa xuân năm 579, Đà Bát khả hãn yêu cầu hòa thân với Bắc Chu. Bắc Chu Tuyên Đế đã phong nữ nhi của hoàng thúc Triệu vương Vũ Văn Chiêu (宇文招) làm Thiên Kim công chúa, ra điều kiện sẽ gả cô cho Đà Bát khả hãn nếu ông ta chịu giao Cao Thiệu Nghĩa, song Đà Bát khả hãn đã từ chối.
Qua đời.
Năm 580, sau khi Tuyên Đế qua đời, Dương Kiên trở thành người nhiếp chính cho Bắc Chu Tĩnh Đế, ông ta vẫn gả Thiên Kim công chúa sang cho Đà Bát khả hãn. Sau đó, Dương Kiên phái Hạ Nhạc Nghị (賀若誼) đến Đột Quyết để hối lộ cho Đà Bát khả hãn nhằm đưa Cao Thiệu Nghĩa về Bắc Chu. Đà Bát khả hãn thấy Cao Thiệu Nghĩa không còn hữu dụng nên chấp thuận, ông ta giả bộ mời Cao Thiệu Nghĩa đi săn và lừa ông đến vùng biên cảnh phía nam Đột Quyết để Hạ Nhạc Nghị bắt giữ. Vào mùa thu năm 580, Cao Thiệu Nghĩa bị giải đến kinh thành Trường An của Bắc Chu, và sau đó bị đưa đi lưu đày ở đất Thục. Trong khi đó, phi của ông- con gái của Phong Hiếu Uyển (封孝琬) đã bỏ trốn về từ Đột Quyết, mặc dù họ không thể đoàn tụ song Cao Thiệu Nghĩa từ Thục đã gửi một bức thư cho bà, viết rằng: "Di Địch vô tín, tống Ngô vô thử". Nhiều năm sau đó, Cao Thiệu Nghĩa qua đời trên đất Thục. | 1 | null |
"Wish You Were Here" là ca khúc tiêu đề nằm trong album cùng tên của ban nhạc Pink Floyd được phát hành vào năm 1975. Phần ca từ được Roger Waters viết từ những cảm xúc khi bị người đời xa lánh. Cũng như trong rất nhiều album khác, ca khúc này cũng được lấy cảm hứng từ cựu thành viên của Pink Floyd – Syd Barrett – cũng như quá trình suy sụp của anh. David Gilmour cùng Waters là những người hoàn thiện ca khúc này.
Năm 2011, "Wish You Were Here" được tạp chí "Rolling Stone" xếp hạng 324 trong danh sách "500 bài hát vĩ đại nhất". | 1 | null |
Cao Diên Tông (, ?- 577), thường được biết đến với tước hiệu An Đức vương (安德王), là một hoàng thân của triều đại Bắc Tề trong lịch sử Trung Quốc. Ông đã xưng đế vào năm 577 trong bối cảnh hoàng đế Cao Vĩ chạy trốn, song Cao Diên Tông đã thất bại trước quân Bắc Chu ba ngày sau đó. Các sử gia truyền thống thường không xem ông là hoàng đế của Bắc Tề.
Tiểu sử.
Cao Diên Tông là người con trai thứ năm của Cao Trừng- người từng nắm quyền cai quản đại chính Đông Ngụy, và là em trai ruột của đại danh tướng nổi tiếng nhất thời Nam - Bắc triều là Lan Lăng vương Cao Trường Cung. Mẹ của Cao Diên Tông là một người thiếp của Cao Trừng và mang họ Trần, trước đó bà là thiếp của Quảng Dương vương Nguyên Đam (元湛). Do Cao Trừng bị nô bộc là Lan Kinh sát hại vào năm 549, Cao Diên Tông được thúc phụ là Cao Dương nuôi nấng, Cao Dương đã tiếm vị Đông Ngụy Hiếu Tĩnh Đế vào năm 550, lập ra triều Bắc Tề còn bản thân trở thành Văn Tuyên Đế. Văn Tuyên Đế được mô tả là yêu mến Cao Diên Tông đến nỗi khi Cao Diên Tông đã 11 tuổi, hoàng đế vẫn để Cao Diên Tông cưỡi mình khi chơi đùa. Vào năm 555 hoặc trước đó, Văn Tuyên Đế đã hỏi xem Cao Diên Tông muốn được phong tước vương nào, Cao Diên Tông đã hồi đáp: "Thần muốn trở thành Xung Thiên vương". Thừa tướng Dương Âm (楊愔) giải thích rằng trên trần không có quận nào như vậy, và theo đề xuất của Dương Âm, Văn Tuyên Đế đã phong cho Cao Diên Tông làm An Đức vương vào năm 555.
Trong thời gian trị vì của một thúc phụ khác là Hiếu Chiêu Đế, ông trở thành thứ sử của Định châu (定州, nay gần tương ứng với Bảo Định, Hà Bắc). Ông bị cáo buộc đã lạm dụng thuộc hạ của mình, gồm cả hành vi đi đại tiện ở tầng trên và buộc một người nào đó phải ở tầng dưới để dùng miệng mình hứng phân, hay trộn phân với thịt lợn rồi đưa cho người khác ăn, những ai không thể ăn sẽ bị đánh. Khi Hiếu Chiêu Đế biết chuyện, ông ta đã phái Triệu Đạo Đức (趙道德) đến Định châu để phạt đánh Cao Diên Tông 100 gậy. Do Cao Diên Tông không tiếp nhận hình phạt với thái độ tốt, Triệu Đạo Đức đã đánh thêm 30 gậy nữa. Cao Diên Tông cũng được biết đến với việc thử độ sắc của kiếm bằng cách chém người, và tha cho các hành vi lạm dụng của các thuộc hạ. Trong thời gian trị vì của một thúc phụ khác là Vũ Thành Đế, hoàng đế đã cử sứ giả đến phạt đánh ông vì các hành vi lạm dụng này và hành quyết chín trong số các trợ thủ của ông. Sau đó, Cao Diên Tông ân hận về những hành vi của mình và thay đổi. Năm 566, khi Vũ Thành Đế tra tấn tam ca của Cao Diên Tông là Hà Gian vương Cao Hiếu Uyển (高孝琬) đến chết, Cao Diên Tông đã vô cùng thương tiếc, ông đã làm một hình nộm Vũ Thành Đế và đánh vào nó, nói rằng "Tại sao lại giết tam ca của ta?". Khi các nô bộc của ông báo tin này cho Vũ Thành Đế, Vũ Hành Đế đã cho đánh Cao Diên Tông 100 gậy, suýt khiến ông vong mạng. Tuy nhiên, sau đó Cao Diên Tông vẫn được kinh qua một số chức vụ quan trọng. Năm 569, sau khi Vũ Thành Đế qua đời, ông là một trong những người cố thuyết phục hoàng đế Cao Vĩ và Hồ thái hậu loại bỏ chức vụ của Hòa Sĩ Khai (和士開)- sủng thần của Vũ Thành Đế, song cuối cùng đã không thành công. Sang năm 571, sau khi em trai Cao Vĩ là Cao Nghiễm (高儼) giết chết Hòa Sĩ Khai trong một cuộc chính biến, Cao Diên Tông đã cùng với thứ huynh là Quảng Ninh vương Cao Hiếu Hành (高孝珩) cố gắng khuyến khích Cao Nghiễm có hành động đi xa hơn để đoạt lấy quyền lực, song Cao Nghiễm đã lưỡng lự để rồi bị đánh bại và bị giết.
Xưng đế.
Năm 576, Bắc Chu Vũ Đế tiến hành một chiến dịch tấn công lớn vào Bắc Tề, chiếm được Bình Dương (平陽, nay thuộc Lâm Phần, Sơn Tây). Cao Vĩ sau đó đã dẫn một đại quân đến để cố tái chiếm Bình Dương- lúc này do tướng Lương Sĩ Ngạn (梁士彥) của Bắc Chu trấn thủ, Cao Diên Tông đã tham gia vào chiến dịch này dưới quyền Cao Vĩ. Khi Bắc Chu Vũ Đế đem quân đến để cố giải vây cho Bình Dương vào hoảng tết năm 577, Cao Vĩ đã giao chiến với Vũ Đế. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau khi bắt đầu cuộc chiến, sủng phi của Cao Vĩ là Phùng Tiểu Liên và sủng thần Mục Đề Bà (穆提婆) đã trở nên yếu bóng vía và thuyết phục Cao Vĩ chạy trốn, khiến quân Bắc Tề sụp đổ. Tuy nhiên, Cao Diên Tông không chịu tổn hại nào và đã có thể rút về bồi đô Tấn Dương (晉陽, nay thuộc Thái Nguyên, Sơn Tây), nơi Cao Vĩ đã chạy trốn đến. Khi Cao Vĩ nói với Cao Diên Tông rằng ông ta có kế hoạch chạy tiếp đến Sóc châu (朔州, nay gần tương ứng với Sóc Châu, Sơn Tây), Cao Diên Tông đã khóc và cố gắng khuyến khích hoàng đế phòng thủ Tấn Dương, song Cao Vĩ đã không nghe theo.
Hai ngày sau đó, khi quân Bắc Ngụy tiếp cận Tấn Dương, Cao Vĩ đã phong cho Cao Diên Tông làm thứ sử của Tĩnh châu (并州, gần tương ứng với Thái Nguyên ngày nay) và giao cho ông phụ trách tàn quân trong vùng, có ý muốn chạy đến Sóc châu, song sau đó đã trở về kinh đô Nghiệp thành.
Trong khi đó, các tướng tại Tấn Dương đều khuyến khích Cao Diên Tông xưng đế, họ nói rằng nếu ông không làm như vậy thì họ sẽ không giao chiến và chết vì ông. Một ngày sau khi Cao Vĩ rời khỏi Tấn Dương, Cao Diên Tông đã chấp thuận và xưng đế. Khi ông làm điều này, thần dân ở khu vực xung quanh đều đến hỗ trợ ông, và ông đã cho mở ngân khố của Cao Vĩ ở Tấn Dương và thưởng châu báu cho binh lính, cùng với thị nữ ở cung Tấn Dương. Ông cũng tịch thu tài sản các hoạn quan được Cao Vĩ sủng ái. Sử sách chép rằng Cao Diên Tông đã đến thăm hỏi binh lính và bắt tay họ, nói về mình bằng tên húy, nhằm nâng cao tinh thần chiến đấu. Trong khi đó, ông cử sứ giả đến chỗ thúc phụ là Nhâm Thành vương Cao Giai (高湝), nói rằng ông xưng đế không vì động cơ cá nhân và rằng Cao Giai nên trở thành hoàng đế. Tuy nhiên, Cao Giai đã không chấp thuận lời đề nghị của Cao Diên Tông, thay vào đó lại bắt giữ sứ giả của Cao Diên Tông và giải đến chỗ Cao Vĩ.
Ngày hôm sau, quân Bắc Chu đến và tiến hành bao vây Tấn Dương. Mặc dù có thân hình béo phì, song Cao Diên Tông đã đích thân giao chiến, và mặc dù ông đã có một số thành công về mặt cá nhân, song các tướng mà ông cho trấn thủ đông môn là Hòa A Can Tử (和阿干子) và Đoàn Sướng (段暢) đã hàng Bắc Chu, khiến Vũ Đế có thể tiến vào thành. Tuy nhiên, khi Vũ Đế làm vậy, Cao Diên Tông đã tiến hành một cuộc tấn công ác liệt, khiến quân Bắc Chu phải chịu một thất bại thảm hại. Vũ Đế cũng gần như vong mạng, song đã có thể rút ra khỏi thành. Cao Diên Tông nghĩ rằng Vũ Đế đã chết và cho tìm kiếm thi thể, song đã không thể tìm thấy. Trong khi đó, các binh lĩnh của ông lại uống rất nhiều rượu để ăn mừng chiến thắng và đã không thể tập hợp lại.
Hai ngày sau đó, Vũ Đế tái tập hợp quân lính và lại tấn công đông môn của Tấn Dương và đã có thể chọc thủng nó. Cao Diên Tông tiến hành kháng cự, song đã kiệt sức và sau đã chạy trốn. Quân Bắc Chu đã đuổi theo và bắt được ông. Vũ Đế đã xuống ngựa và đích thân bắt tay Cao Diên Tông. Ban đầu, Cao Diên Tông từ chối, nói rằng: "Sao một kẻ đã chết có thể ở gần sát bậc tôn quý?" Vũ Đế đáp lại, ngầm công nhận tuyên bố xưng đế của Cao Diên Tông, "Thiên tử lưỡng quốc chiến đấu không ngoài oán thù song đúng hơn là chỉ vì bách tính. Đừng lo sợ, ta nhất định không làm hại ngươi." Vũ Đế bắt Cao Diên Tông phải thay thường phục và đối đãi với Cao Diên Tông một cách tôn trọng, hỏi Cao Diên Tông làm sao để có thể chiếm được Nghiệp thành. Ban đầu, Cao Diên Tông từ chối trả lời, song sau đó đã nói rằng: "Quả nhân không biết những gì sẽ xảy ra nếu Nhâm Thành vương cứu viện và thủ thành, song nếu đích thân Hậu Chủ thủ Nghiệp đô, đương binh thậm chí sẽ không thấy máu trên gươm của họ."
Qua đời.
Đúng như dự tính của Cao Diên Tông, Cao Vĩ đã bỏ Nghiệp thành và chạy về phía nam, song cuối cùng vẫn bị quân Bắc Chu bắt được và giải đến chỗ Vũ Đế. Bắc Chu thôn tính Bắc Tề và đưa Cao Vĩ cùng các thành viên hoàng tộc họ Cao trước đây, bao gồm cả Cao Diên Tông, quay trở về kinh thành Trường An. Vũ Đế phong cho Cao Vĩ làm Ôn công và đã trao tặng cho hơn 30 thân vương của họ Cao các tước hiệu cao quý, song không có ghi chép về tước hiệu của Cao Diên Tông. Khi Vũ Đế mời họ trong một bữa tiệc và lệnh cho Cao Vĩ nhảy, Cao Diên Tông đã rất buồn đến nỗi ông muốn tự vẫn bằng thuốc độc, song các nô bộc đã ngăn ông lại.
Vào mùa đông năm 577, do lo sợ mối nguy đến từ họ Cao, Vũ Đế đã cho thảm sát họ. Vũ Đế vu cáo Cao Vĩ âm mưu cùng Mục Đề Bà nổi dậy, và lệnh cho Cao Vĩ cùng các thành viên khác của họ Cao phải tự sát. Nhiều thành viên của họ Cao đã gào thét và kêu mình vô tội, cầu xin được tha, song Cao Diên Tông đã cuộn ống tay áo lại và khóc, không nói điều gì. Những người hành hình đã cho thuốc độc vào miệng để giết chết ông. Năm 578, Lý phi làm lễ khâm liệm và chôn cất ông. | 1 | null |
Cảnh sát 113 hay Cảnh sát phản ứng nhanh là lực lượng cảnh sát thường trực 24/24h để tiếp nhận thông tin và giải quyết ban đầu và nhanh chóng những vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự và yêu cầu chính đáng của nhân dân báo đến số điện thoại khẩn cấp 113. Ngày 27/9/2001, Bộ trưởng Bộ Công an Lê Minh Hương đã ban hành Quyết định số 943/2001/QĐ-BCA(X13) về việc thành lập Đội Cảnh sát phản ứng nhanh (CS113) tại các Công an địa phương trong cả nước. | 1 | null |
Bắc Tề Vũ Thành Đế (北齊武成帝) (537–569), tên húy là Cao Đam/Cao Trạm (高湛), biệt danh Bộ Lạc Kê (步落稽), là hoàng đế thứ tư của triều đại Bắc Tề trong lịch sử Trung Quốc. Trong suốt thời gian trị vì, ông đã dành phần lớn thì giờ của mình cho tiệc tùng và ham mê khoái lạc, bỏ bê chính sự khiến hệ thống chính trị của Bắc Tề nhanh chóng suy yếu. Năm 565, ông trao lại đế vị cho con trai là Cao Vĩ, trở thành Thái thượng hoàng, song vẫn tiếp tục đưa ra các quyết định quan trọng. Sau khi ông qua đời năm 569, hệ thống chính trị của Bắc Tề càng thêm hủ bại và kém hiệu quả, rồi sụp đổ vào năm 577.
Thời trẻ.
Cao Đam sinh năm 537, là con trai thứ tư của Cao Hoan- là người khi đó nắm thực quyền trong chính trường Đông Ngụy - với vợ chính là Lâu Chiêu Quân. Song Cao Đam là người con trai thứ chín trong số toàn bộ những người con của Cao Hoan. Năm 544, nhằm hình thành một liên minh với Nhu Nhiên, Cao Hoan đã cho Cao Đam kết hôn với con gái có hiệu là Lân Hòa công chúa của Nhu Nhiên khả hãn Uất Cửu Lư Am La Thần (郁久閭菴羅辰). Tại lễ thành hôn của họ, Cao Đam được thuật là đã có hành động phù hợp mặc dù còn nhỏ tuổi, gây ngạc nhiên cho các vị khách. Sau đó, ông được phong tước Trường Quảng quận công. Sau cái chết của cha là Cao Hoan và anh cả Cao Trừng, người anh thứ hai của ông là Cao Dương trở thành người cai trị thực tế của Đông Ngụy, và đến năm 550, Cao Dương đã buộc Hiếu Tĩnh Đế phải nhường ngôi cho mình, tức là Bắc Tề Văn Tuyên Đế, kết thúc triều Đông Ngụy và mở ra triều Bắc Tề. Do là em ruột của hoàng đế,năm Cao Đam 13 tuổi được phong Trường Quảng Vương (长广王).
Dưới thời Văn Tuyên Đế trị vì.
Trong thời gian đầu, Văn Tuyên Đế đã trị vì với thái độ mẫn cán, song sau đó ông trở nên hung ác và thoái hóa. Khi say rượu, ông đã nhiều lần đánh đập các em trai mình, trong đó có Cao Đam và hai người khác là Vĩnh An vương Cao Tuấn (高浚) và Thượng Đảng vương Cao Hoán (高渙), hai người sau đã bị bắt giam và cuối cùng đã bị giết chết một cách tàn nhẫn. Tuy nhiên, bản thân Cao Đam đã góp phần vào cái chết của họ, khi Cao Dương tính đến việc phóng thích hai người vào khoảng năm 559, do có quan hệ hận thù với Cao Tuấn, Cao Đam đã nói với Văn Tuyên Đế rằng: "Làm sao mà bệ hạ có thể cho các con hổ hung dữ ra khỏi chuồng?" Văn Tuyên Đế đã nghe theo và giết chết họ. Trong giai đoạn này, Cao Đam thân cận với Hòa Sĩ Khai (和士開) và Tổ Thỉnh (祖珽), thậm chí gọi họ là huynh đệ và hai người này sau đó đã giữ vai trò quan trọng trong chính quyền của ông.
Dưới thời Phế Đế và Hiếu Chiêu Đế trị vì.
Cũng trong năm 559, Văn Tuyên Đế qua đời và hoàng thái tử Cao Ân lên kế vị, tức Phế Đế. Cao Ân trở thành hoàng đế khi mới 16 tuổi. Sau khi kế vị, theo di nguyện của cha, việc triều chính được đặt trong tay một vài người mà ông ta tin tưởng, bao gồm Khai Phong vương Dương Âm (楊愔), Bình Tần vương Cao Quy Ngạn (高歸彥), Yên Tử Hiến (燕子獻), và Trịnh Di (鄭頤). Những quan lại này (ngoại trừ Cao Quy Ngạn) không tin tưởng Cao Đam và anh trai là Thường Sơn vương Cao Diễn, họ cho rằng với vị thế là hoàng thúc, hai người sẽ tạo ra mối đe dọa cho hoàng đế.
Trong khi đó, Dương Âm đã tiến hành một kế hoạch tái tổ chức chính quyền nhằm tinh giản các chức tước không cần thiết và loại bỏ các quan lại bất tài. Các quan lại bị tổn hại từ những hành động của Dương Âm đã trở nên bất mãn và họ hy vọng rằng Cao Diễn và Cao Đam sẽ hành động và bắt đầu khuyến khích hai người làm như vậy. Dương Âm đã tính đến việc đưa Cao Diễn và Cao Đam ra ngoài kinh thành để làm thứ sử hay châu mục, song Phế Đế ban đầu đã từ chối. Dương Âm viết một tấu trình cho Lý thái hậu để xin bà cho quyết định, Thái hậu đã hỏi ý của Lý Xương Nghi (李昌儀) song người này lại để lộ tin tức cho Lâu thái hoàng thái hậu. Thái hoàng thái hậu đã thông báo cho hai hoàng thúc, và họ đã mưu tính về một cuộc phục kích cùng với Cao Quy Ngạn và các tướng Hạ Bạt Nhân (賀拔仁) và Hộc Luật Kim tại một buổi lễ mà Cao Diễn có một chức vụ lễ nghi. Dương Âm, Khả Chu Hồn Thiên Hòa (可朱渾天和), Yên Tử Hiến, Trịnh Di và Tống Khâm Đạo (宋欽道) đều bị đánh đập dữ dội và bị bắt. Cao Diễn và Cao Đam sau đó tiến vào hoàng cung và công khai buộc tội Dương Âm cùng các cộng sự; Dương Âm và các cộng sự bị hành quyết, và Cao Diễn nắm quyền kiểm soát triều đình.
Ngay sau đó, Cao Diễn đã đến nắm giữ chức vụ ở bồi đô Tấn Dương (晉陽, nay thuộc Thái Nguyên, Sơn Tây) và kiểm soát triều đình từ xa, để kinh đô Nghiệp thành cho Cao Đam quản lý. Sang năm 560, Lâu thái hoàng thái hậu đã ban một chiếu chỉ phế truất Cao Ân và lập Cao Diễn làm hoàng đế, tức là Bắc Tề Hiếu Chiêu Đế. Hiếu Chiêu Đế tiếp tục trú tại Tấn Dương, còn Cao Đam tiếp tục trấn thủ Nghiệp thành.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Hiếu Chiêu Đế và Cao Đam bắt đầu trở nên tồi tệ, nguyên nhân là do Hiếu Chiêu Đế từng hứa với Cao Đam rằng sẽ lập ông làm hoàng thái tử, song sau đó lại lập con trai là Cao Bách Niên. Năm 561, Hiếu Chiêu Đế đã cố gắng chuyển giao một số quyền lực của Cao Đam tại Nghiệp thành cho con trai của Hộc Luật Kim là Hộc Luật Tiện (斛律羨), song Cao Đam đã từ chối chuyển giao bất kỳ quyền lực nào. Đến khi Hiếu Chiêu Đế muốn trừ khử cháu trai Cao Ân và cho triệu người này đến Tấn Dương, Cao Đam đã dự định phục vị cho Cao Ân và bắt đầu một cuộc nổi dậy chống lại Hiếu Chiêu Đế, song sau đó ông đã đưa Cao Ân đến Tấn Dương vì các pháp sư nói với ông rằng một ngày nào đó ông sẽ lên ngôi làm hoàng đế.
Đến mùa đông năm 561, Hiếu Chiêu Đế đã bị thương do ngã ngựa trong một chuyến đi săn. Sau đó, nghĩ rằng bản thân sắp qua đời, Hiếu Chiêu Đế đã ban một chiếu chỉ nói rằng Cao Bách Niên còn quá nhỏ đề kế vị, và rằng đế vị sẽ được truyền cho Cao Đam. Hiếu Chiêu Đế cũng viết một lá thư cho Cao Đam, nói rằng: "Bách Niên vô tội. Em có thể làm bất kỳ điều gì với nó, song xin đừng sát hại nó!" và qua đời. Sau khi phái các thân tín đi thăm dò về tính xác thực của việc Hiếu Chiêu Đế qua đời, Cao Đam đã nhanh chóng đến Tấn Dương và lên ngôi, tức là Bắc Tề Vũ Thành Đế..
Trị vì.
Vào mùa xuân năm 562, Vũ Thành Đế phong Hồ vương phi làm hoàng hậu và phong con trai do bà sinh là Cao Vĩ làm hoàng thái tử.
Cũng vào mùa xuân năm 562, Vũ Thành Đế tán đồng với ý kiến của Cao Nguyên Hải (高元海), Tất Nghĩa Vân (畢義雲), và Cao Can Hòa (高乾和) rằng Cao Quy Ngạn không phải là người đáng tin, Vũ Thành Đế đã giáng Cao Quy Ngạn làm thứ sử của Ký châu (冀州, nay gần tương ứng với Hành Thủy, Hà Bắc). Khi Cao Quy Ngạn ở Ký châu, thuộc cấp Lã Tư Lễ (呂思禮) đã báo cáo rằng ông ta đang lập kế hoạch nổi dậy, Vũ Thành Đế đã phái các lão tướng Đoàn Thiều (段韶) và Lâu Duệ (婁叡) đi đánh Cao Quy Ngạn; họ nhanh chóng đánh bại Cao Ngạn Quy, hành quyết ông ta cùng con cháu.
Vào mùa hè năm 562, Lâu thái hậu qua đời, song Vũ Thành Đế đã từ chối mặc quần áo tang màu trắng và vẫn tiếp tục mặc chiếc trường bào màu đỏ của mình và tiếp tục các bữa tiệc và tấu nhạc. Khi Hòa Sĩ Khai khuyên ông dừng tấu nhạc, Văn Thành Đế đã tức giận đến nỗi ông đã tát Hòa Sĩ Nguyên, thường ngày vốn là một người gần gũi của ông.
Vào một thời điểm nào đó sau khi lên ngôi, ông bắt đầu buộc Lý Tổ Nga (hoàng hậu của Văn Tuyên Đế Cao Dương) phải quan hệ tình dục với mình, đe dọa rằng sẽ giết chết con trai Thái Nguyên vương Cao Thiệu Đức (高紹德) của bà nếu bà không chấp thuận. Cuối cùng, Lý Tổ Nga mang thai, và do xấu hổ nên bà bắt đầu từ chối nhìn mặt Cao Thiệu Đức. Cao Thiệu Đức sau đó đã phát hiện ra việc mẹ mình mang thai và trở nên phẫn nộ. Đến khi sinh hạ một nữ nhi vào khoảng tết năm 563, Lý Tổ Nga đã ném bé gái đi, gây ra cái chết cho đứa bé. Khi Vũ Thành Đế biết chuyện, ông trở nên nổi giận, và ông nói, "Vì nhà ngươi sát hại con gái ta, ta sẽ giết con trai ngươi." Vũ Thành Đế triệu Cao Thiệu Đức đến và giết chết người cháu này trước mặt Lý Tổ Nga. Bà than khóc rất nhiều, do tức giận, Vũ Thành Đế đã lột bỏ y phục của bà và đánh bà. Bà bị chấn thương nặng song cuối cùng đã hồi phục, Vũ Thành Đế đã trục xuất bà ra khỏi cung làm ni cô.
Năm 563, Vũ Thành Đế trở nên rất ưa chuộng và tin tưởng Hòa Sĩ Khai, ông không thể chịu nổi nếu không nhìn thấy và thường yêu cầu người này ở lại trong cung. Bất cứ khi nào Hòa Sĩ Khai về phủ, Vũ Thành Đế lại nhanh chóng triệu ông ta trở lại cung, và ban thưởng rất lớn cho Hòa Sĩ Khai. Họ cùng nhau tham gia vào những việc được mô tả là "các trò chơi đồi bại", không có ranh giới giữa hoàng đế và bề tôi. Sau đó, Hòa Sĩ Khai bắt đầu có một mối tình với Hồ hoàng hậu, ông ta nói với Vũ Thành Đế:
Vũ Thành Đế bị thuyết phục nên đã ủy thác công vụ cho Triệu Ngạn Thâm (趙彥深), việc tài vụ cho Nguyên Văn Dao (元文遥), quản lý dân cảnh cho Đường Ung (唐邕), và việc học tập của thái tử Cao Vĩ cho em rể Phùng Tử Tông (馮子琮) và họ hàng Hồ Trường Xán (胡長璨) của Hồ hoàng hậu. Bản thân ông chỉ họp với các đại thần ba hoặc bốn ngày một lần, và ông thường xuyên chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn và chuẩn thuận nhanh chóng rồi kết thúc cuộc họp. Khi con trai của Cao Trừng là Cao Hiếu Du (高孝瑜) cố gắng khiến ông chú ý vào mối quan hệ giữa Hòa Sĩ Khai và Hồ hoàng hậu, Hòa Sĩ Khai và Triệu quận vương Cao Duệ (高叡, em họ của Vũ Thành Đế) [người mà Cao Hiếu Du cũng khuyên Vũ Thành Đế nên giữ khoảng cách do phụ thân của Cao Duệ là Cao Sâm (高琛) đã chết do trận đòn của Cao Hoan sau khi có mối tình với thiếp của Cao Hoan là Nhĩ Chu thị] đã cùng cáo buộc Cao Hiếu Du âm mưu nổi loạn. Vào mùa hè năm 563, Khi Vũ Thành Đế nhận được thông báo rằng Cao Hiếu Du có một cuộc đàm thoại bí mật với một người thiếp Nhĩ Chu thị của ông, ông đã hạ độc giết chết Cao Hiếu Du.
Vào mùa đông năm 563, kình địch Bắc Chu phát động một cuộc tấn công lớn với hai nhánh quân tiến vào lãnh thổ Bắc Tề, Đạt Hề Vũ (達奚武) chỉ huy đạo quân phía nam tiến đánh Bình Dương (平陽, nay thuộc Lâm Phần, Sơn Tây) còn Dương Trung chỉ huy đạo quân phía bắc để cùng Đột Quyết tấn công Bắc Tề từ phía bắc. Vũ Thành Đế đã phái tướng Hộc Luật Quang (con trai của Hộc Luật Kim) đem quân chống lại đạo quân phía nam của Bắc Chu, còn bản thân thì đến Tấn Dương để chống lại đạo quân phía bắc. Tuy nhiên, khi đến Tấn Dương, ông đã sửng sốt trước sức mạnh của quân Bắc Chu và Đột Quyết, và tính đến việc chạy trốn, và chỉ đình chỉ việc này sau khi bị Cao Duệ và Hà Gian vương Cao Hiếu Uyển phản đối. Tuy nhiên, đến mùa xuân năm 564, tướng Đoàn Thiều (段韶) của Bắc Tề đã đánh bại được Dương Trung, buộc Dương Trung phải chạy trốn, còn quân Đột Quyết và quân của Đạt Hề Vũ đã triệt thoái sau đó. Tuy nhiên, lãnh thổ ở phía bắc Tấn Dương của Bắc Tề đã bị Đột Quyết cướp phá.
Cũng trong mùa xuân năm 564, việc duyệt lại hình pháp từ thời Bắc Ngụy đã hoàn tất, khiến việc thực thi pháp luật công bằng hơn, và đây là một thành tựu lớn trong thời gian trị vì của Vũ Thành Đế. Hơn nữa, Vũ Thành Đế cũng chú tâm đến việc phổ biến pháp luật rộng rãi hơn, ông đã ra lệnh cho trẻ em trong các gia đình quan lại phải học luật. Ông còn chính thức hóa luật thuế, không chỉ cố gắng biến gánh nặng thuế má trở nên công bằng hơn, mà còn tạo ra một hệ thống mà trong đó, những người trưởng thành không có ruộng đất sẽ được giao đất để trồng cấy trên đó, khuyến khích sản xuất lương thực.
Vào mùa hè năm 564, đã có các dấu hiệu chiêm tinh báo hiệu hoàng đế sẽ gặp vận xấu, Vũ Thành Đế đã nghĩ cách hướng vận xấu vào cháu trai Cao Bách Niên. Tại thời điểm đó, thầy giáo của Cao Bách Niên là Giả Đức Trụ (賈德冑) đã trình một vài chữ "sắc" (敕) nghĩa là "chiếu thư của vua," do Cao Bách Niên viết cho Vũ Thành Đế. Vũ Thành Đế đã triệu Cao Bách Niên vào cung, và sau khi bắt cháu trai viết chữ "sắc" để chắc chắn nét chữ của Cao Bách Niên giống với các chữ mà Giả Đức Trụ đã trình, Vũ Thành Đế đã lệnh cho binh lính đánh đập dữ dội Cao Bách Niên, rồi chém đầu cháu trai.
Trong khi đó, nhiếp chính của Bắc Chu là Vũ Văn Hộ (宇文護) đã phái Doãn Công Chính (尹公正) đến Bắc Tề để đề nghị hòa bình nhằm giải thoát cho mẹ của ông ta là Diêm thị và một người cô ruột. Vũ Thành Đế lo sợ rằng Bắc Chu và Đột Quyết sẽ tiến hành một cuộc tấn công khác, nên đầu tiên đã cho đưa Vũ Văn thị về Bắc Chu. Tuy nhiên, ông vẫn giam giữ Diêm thị và buộc bà phải trao đổi thư từ với Vũ Văn Hộ, cố gắng đạt được những lời hứa hẹn của Vũ Văn Hộ, song do sợ Vũ Văn Hộ nổi giận, Văn Tuyên Đế cuối cùng đã phóng thích Diêm thị vào mùa thu năm 564. Tuy nhiên, sang mùa đông năm 564, khi Đột Quyết tấn công các châu phía bắc của Bắc Tề, Vũ Văn Hộ đã xua quân tấn công Bắc Tề, áp sát trọng thành Lạc Dương. Khoảng tết năm 565, Đoàn Thiều và Lan Lăng vương Cao Trường Cung đã đánh bại quân Bắc Chu đang bao vây Lạc Dương, quân Bắc Chu triệt thoái.
Trong khoảng thời gian này, Tổ Thỉnh (祖珽) đã thuyết phục Hòa Sĩ Khai rằng vận mệnh của họ gắn với vận mệnh của hoàng đế—và rằng nếu như hoàng đế chết, Hòa Sĩ Khai sẽ lâm vào tình thế tuyệt vọng—và rằng Hòa Sĩ Khai có thể giải quyết vấn đề này bằng cách thuyết phục Vũ Thành Đế nhường ngôi lại cho Thái tử Cao Vĩ, điều này sẽ khiến cho cả Thái tử và Hồ hoàng hậu sẽ đều cảm tạ Hòa Sĩ Khai. Hòa Sĩ Khai chấp thuận, và cả ông ta cùng Tổ Thỉnh đều đề xuất điều này với Vũ Thành Đế, họ nói với ông rằng các dấu hiệu chiêm tinh chỉ ra vị thế hoàng đế sẽ được thay đổi cho thấy rằng ông cần nhường ngôi, và đặc biệt là bởi làm phụ thân của một hoàng đế sẽ còn vinh dự hơn làm hoàng đế. Vũ Thành Đế chấp thuận, vào mùa hè năm 565, ông đã nhường ngôi cho Thái tử Cao Vĩ khi ấy mới 8 tuổi, lập chính thất của Cao Vĩ là Hộc Luật thái tử phi (con gái của Hộc Luật Quang) làm hoàng hậu. Vũ Thành Đế trở thành thái thượng hoàng.
Làm thái thượng hoàng.
Do Cao Vĩ còn ít tuổi, Thái thượng hoàng vẫn tiếp tục nắm quyền đưa ra các quyết định quan trọng. Ông cũng rất yêu mến một người con trai khác với Hồ thái thượng hoàng hậu là Đông Bình vương Cao Nghiễm (高儼). Mặc dù Cao Nghiễm còn ít tuổi hơn Cao Vĩ, song ông đã phong cho Cao Nghiễm rất nhiều chức tước. Cao Nghiễm được đánh giá là thông minh và cương quyết hơn so với Cao Vĩ, và có lúc còn hỏi rằng tại sao Cao Vĩ là hoàng đế. Thái thượng hoàng và Thái thượng hoàng hậu đã tính đến việc phế truất Cao Vĩ và đưa Cao Nghiễm làm hoàng đế thay thế, song cuối cùng đã không làm như vậy.
Năm 566, do Hòa Sĩ Khai và Tổ Thỉnh vu cáo Cao Hiếu Uyển âm mưu phản loạn, Vũ Thành Đế đã cho bắt Cao Hiếu Uyển và tiến hành tra tấn, cuối cùng làm gãy chân người cháu trai này. Cao Hiếu Uyển chết do bị trọng thương, và khi em trai của Cao Hiếu Uyển là Cao Diên Tông than khóc, Thái thượng hoàng cũng đã cho bắt và tra tấn Cao Diên Tông, song không giết chết.
Năm 567, do thèm muốn có được quyền lực lớn hơn, Tổ Thỉnh đã cáo buộc Triệu Ngạn Thâm, Nguyên Văn Dao và Hòa Sĩ Khai hủ bại và chia bè kết phái, song ba người này đã nhận được tin tức trước khi Tổ Thỉnh trình tấu và tiến hành biện hộ từ trước. Thái thượng hoàng đã cho bắt Tổ Thỉnh và thẩm vấn người này. Trong quá trình thẩm vấn, Tổ Thỉnh đã xúc phạm Thái thượng hoàng khi nói rằng ông không nên giữ nhiều thị nữ như vậy và so sánh ông với Hạng Vũ và các thành tựu của ông kém xa so với Hạng Vũ. Thái thượng hoàng tức giận và đánh Tổ Thỉnh 200 gậy và giam Tổ Thỉnh vào địa lao, và trong thời gian bị giam, khói từ đèn (chất đốt làm từ hạt cải thìa) đã khiến ông ta bị mù.
Vào mùa xuân năm 568, Vũ Thành Đế lâm bệnh nặng, và một viên quan tên Từ Chi Tài (徐之才), một y sinh được đào tạo, đã chữa cho ông khỏe lại. Tuy nhiên, sau khi Thái thượng hoàng phục hồi, Hòa Sĩ Khai đã đưa Từ Chi Tài đi làm thứ sử ở Duyện châu (兗州, nay gần tương ứng với Tế Ninh, Sơn Đông). Sang mùa đông năm 568, Thái thượng hoàng lại đổ bệnh và ông cho triệu Từ Chi Tài đến chữa trị. Tuy nhiên, trước khi Từ Chi Tài có thể đến nơi, Thái thượng hoàng đã qua đời. | 1 | null |
(sinh 1961) là một diễn viên khiêu dâm Nhật Bản trong thập kỷ 1980. Cô nổi tiếng nhất trong phim tình dục Nikkatsu trong giai đoạn 1982 - 1985.
Sự nghiệp.
Ryoko ký hợp đồng làm việc với Nikkatsu và với vai người phụ trách ở Atsushi Fujiura trong sê ri kịch tình dục được phát hành ngày 9 tháng 7 năm 1982. Ryoko có thân hình cao lớn, cô có vẻ bắt mắt khi lên hình trong phim video và ảnh. | 1 | null |
Cao Hằng (, 570–577), trong sử sách thường được gọi là Bắc Tề Ấu Chúa (北齊幼主), là một hoàng đế có thời gian trị vì ngắn ngủi của triều đại Bắc Tề trong lịch sử Trung Quốc. Năm 577, khi Bắc Tề phải hứng chịu một cuộc tấn công lớn của kình địch Bắc Chu, cha của Cao Hằng là Cao Vĩ do muốn tránh điềm xấu rằng ngôi vị hoàng đế sẽ thay đổi nên đã truyền ngôi lại cho Cao Hằng. Sau đó, họ đã bị bắt khi cố gắng chạy trốn quân Bắc Chu, và bị giải đến kinh thành Trường An của Bắc Chu. Vào mùa đông năm 577, Bắc Chu Vũ Đế đã buộc họ, và các thành viên khác trong hoàng tộc Bắc Tề trước đây, phải tự sát. Lãnh thổ Bắc Tề bị Bắc Chu thôn tính, song một người anh họ của Cao Vĩ là Cao Thiệu Nghĩa vẫn tuyên bố là hoàng đế trong khi lưu vong dưới sự bảo hộ của Đột Quyết.
Bối cảnh.
Cao Hằng sinh vào mùa hè năm 570, và là con trai trưởng của Cao Vĩ. Mẹ của Cao Hằng là Mục Hoàng Hoa, khi đó đang có danh phận phu nhân. Để mừng sinh nhật của con trai, Cao Vĩ đã tuyên bố đại xá. Dưỡng mẫu đầy quyền lực của Cao Vĩ là Lục Lệnh Huyên (陸令萱) cũng là nhũ mẫu của Mục thị, bà ta muốn Cao Hằng trở thành hoàng thái tử và cuối cùng kế vị Cao Vĩ, song lo sợ rằng Hộc Luật hoàng hậu sẽ phản đối. Do đó, Lục Lệnh Huyên đã đem Cao Hằng đến cho Hộc Luật hoàng hậu nuôi dưỡng với sự chấp thuận của Cao Vĩ. Cũng trong năm đó, Cao Vĩ đã phong cho Cao Hằng làm hoàng thái tử khi Cao Hằng chỉ mới được 3 tuổi. Sau khi cha của Hộc Luật hoàng hậu là tướng Hộc Luật Quang bị hành quyết do bị vu cáo là âm mưu phản loạn, Hộc Luật hoàng hậu đã bị phế truất, đến mùa đông năm 572 thì Mục thị được ban tước "hữu hoàng hậu", và sau đó trở thành hoàng hậu duy nhất vào năm 573 khi Hồ hoàng hậu bị phế truất.
Năm 576, kình địch Bắc Chu tiến hành một cuộc tấn công lớn nhằm vào Bắc Tề. Cao Vĩ ban đầu đã đích thân dẫn quân giao chiến với Bắc Chu Vũ Đế, song sau khi chịu thất bại tại Bình Dương (平陽, nay thuộc Lâm Phần, Sơn Tây), Cao Vĩ đã phải chạy về bồi đô Tấn Dương (晉陽, nay thuộc Thái Nguyên, Sơn Tây) và mất ý chí chiến đấu. Để chuẩn bị cho việc chạy trốn đến Sóc châu (朔州, nay gần tương ứng với Sóc Châu, Sơn Tây) và sau đó có thể là Đột Quyết, Cao Vĩ trước tiên đã gửi Hồ thái hậu và Cao Hằng đến Sóc châu. Sau khi ông ta thay đổi ý định và chạy về kinh đô Nghiệp thành (鄴城, nay thuộc Hàm Đan, Hà Bắc) vào khoảng tết năm 577, tướng Cao Mại (高勱) đã đón Thái hậu và Thái tử về Nghiệp thành. Tin tưởng vào lời của những nhà chiêm tinh về điềm báo rằng ngôi vị hoàng đế cần phải thay đổi, Cao Vĩ đã quyết định truyền ngôi lại cho Cao Hằng, và vào mùa xuân năm 577, vị hoàng thái tử nhỏ tuổi đã đăng cơ làm hoàng đế, Cao Vĩ vẫn nắm quyền lực trên thực tế và trở thành Thái thượng hoàng.
Trị vì.
Thiếu hoàng đế đã không trị vì được lâu do quân Bắc Chu ngay sau đó đã tiếp cận Nghiệp thành. Thay vì biến kinh đô thành một chiến trường tối hậu như Cao Mại đề xuất, Cao Vĩ đã quyết định chạy từ Nghiệp thành xuống các châu ở bờ nam Hoàng Hà, cố gắng tái tổ chức quân lính, và sẽ chạy trốn đến Trần nếu thất bại. Với ý định này, Cao Vĩ trước tiên cho đưa Thái hoàng thái hậu, Thái thượng hoàng hậu, và Cao Hằng đến Tế châu (濟州, nay gần tương ứng với Liêu Thành, Sơn Đông). Ngay sau đó, Cao Vĩ bỏ Nghiệp thành và đến Tế châu với gia đình. Khi đến nơi, ông ban một chiếu chỉ nhân danh thiếu hoàng đế để tiếp tục truyền ngôi lại cho thúc phụ Nhâm Thành vương Cao Giai (高湝), song thánh chỉ đã không đến được chỗ Cao Giai do Hộc Luật Hiếu Khanh (斛律孝卿) đã đầu hàng Bắc Chu sau khi rời khỏi Tế châu. Thánh chỉ này cũng trao cho Cao Hằng có một tước hiệu khác, song tước hiệu này được ghi chép khác biệt trong sử sách:. "Bắc Tề thư" ghi đó là "Thủ quốc thiên vương" (守國天王). "Tư trị thông giám" thì ghi là "Tống quốc thiên vương" (宋國天王), và Tư trị thông giám âm chú của Hồ Tam Tỉnh thì cho đó là "Tông quốc thiên vương" (宗國天王).
Trong khi đó, quân Bắc Chu tiếp tục truy đuổi, Cao Vĩ đã để Thái hoàng thái hậu ở lại Tế châu và tiếp tục cùng Thái thượng hoàng hậu quý phi Phùng Tiểu Liên và Cao Hằng và một số thân tín chạy đến Thanh châu (青州, nay gần tương ứng với Thanh Châu, Sơn Đông). Tuy nhiên, quân Bắc Chu cũng nhanh chóng tiến về Thanh châu, nhóm Cao Vĩ cố gắng chạy về phía nam đến Trần, song đã bị bắt giữ và bị giải trở lại Nghiệp thành, và tại đây họ được Bắc Chu Vũ Đế đối đãi một cách tôn trọng. Ngay sau đó, Bắc Chu nắm quyền kiểm soát hầu như toàn bộ lãnh thổ Bắc Tề, và khi Vũ Đế trở về kinh đô Trường An của mình, ông ta đã đưa Cao Vĩ cùng các thành viên hoàng tộc Bắc Tề trước đây đi theo.
Qua đời.
Đến mùa đông năm 577, do lo sợ trước họ Cao, Bắc Chu Vũ Đế đã vu cáo Cao Vĩ âm mưu phản loạn rồi buộc toàn bộ các thành viên họ Cao phải tự sát. Chỉ đến khi Dương Kiên nhiếp chính trong thời gian trị vì của Bắc Chu Tĩnh Đế, các thành viên họ Cao mới được an táng ở phía bắc Trường An. | 1 | null |
Giao thức BB84 được công bố vào năm 1983 trên tạp chí Sigact News bởi Bennett và Brassard, những người đã nghiên cứu những ý tưởng về mật mã lượng tử được đưa ra bởi Stephen Weisner, gọi là "Conjugate Coding" từ đầu những năm 70 và phát triển chúng theo cách riêng của mình. BB84 là giao thức mật mã lượng tử đầu tiên ra đời vào năm 1984, nhưng mãi đến tận năm 1991, thí nghiệm đầu tiên về thể thức này mới được thực hiện thành công qua một đường truyền 32 cm. Những hệ thống ngày nay đã được thử nghiệm thành công trên quang sợi ở độ dài hàng trăm km.
Giao thức BB84 cực kì an toàn, dựa trên nguyên lý của sự trao đổi thông tin lượng tử này dựa vào sự quan sát các trạng thái lượng tử. Những photon truyền đi được đặt trong một trạng thái riêng biệt bởi người gửi và sau đó được quan sát bởi người nhận. Những trạng thái lượng tử liên hợp không thể được quan sát cùng một lúc. Tùy theo cách quan sát, giá trị của hệ đo được sẽ khác nhau, nhưng trong một hệ các trạng thái liên hợp duy nhất; ví dụ như phân cực của photon được mô tả bởi một trong ba hệ khác nhau: phân cực phẳng, phân cực cầu hay phân cực elip. Như vậy, nếu người gửi và người nhận không thỏa thuận trước về hệ quan sát được sử dụng, người nhận có thể tình cờ hủy thông tin của người nhận mà không nhận được gì có ích.
Mô tả giao thức.
Giả sử An muốn gửi một khoá bí mật (private key ) cho Bình. An bắt đầu với hai chuỗi bit formula_1 và formula_2, mỗi chuỗi dài formula_3 bit. Sau đó An mã hoá hai chuỗi này như là một chuỗi formula_3 qubit.
formula_5
formula_6 và formula_7 là bit formula_8 của formula_1 và formula_2 tương ứng. Từ đó formula_11 cho ta một chỉ số đầu vào của 4 trạng thái qubit dưới đây:
formula_12
formula_13
formula_14
formula_15
Cần lưu ý rằng các bit formula_7 sẽ quyết định hệ cơ sở mã hóa của bit formula_6 (hệ cơ sở tính toán hoặc hệ cơ sở Hadamard). Các qubit đang ở trạng thái không trực giao lẫn nhau nên do đó không thể phân biệt được tất cả một cách chắc chắn mà không biết formula_2.
An gửi formula_19 qua một kênh lượng tử công khai cho Bình. Bình nhận được một trạng thái formula_20, trong đó formula_21 là độ nhiễu trong các kênh hay có thể là sự nghe trộm của bên thứ 3, ta gọi là Công. Sau khi Bình nhận được chuỗi các qubit, cả ba bên(An, Bình, Công) đều có trạng thái riêng của mình. Tuy nhiên vì chỉ có An biết formula_2 nên cả Bình và Công đều không thể phân biệt trạng thái của các qubit. Ngoài ra, sau khi Bình nhận được các qubit, chúng ta biết rằng Công không thể có một bản sao các qubit gửi đến Bình, theo định lý không nhân bản, trừ khi anh ta thực hiện các phép đo đạc. Các phép đo của anh ta cũng có tỷ lệ 50% làm xáo trộn các qubit nếu đoán sai hệ cơ sở.
Bình tiến hành tạo ra một chuỗi bit ngẫu nhiên formula_23 chiều dài tương tự formula_2 và sau đó đo chuỗi mà An gửi đến, formula_25. Tại thời điểm này, Bình thông báo công khai rằng anh đã nhận được truyền dẫn của An. Khi đó An có thể gửi formula_2 một cách an toàn. Bình và An giao tiếp với nhau qua một kênh công khai để xác định rằng formula_7 và formula_28 không bằng nhau. Cả An và Bình sẽ tiến hành loại bỏ các qubit trong formula_1 và formula_25, nơi formula_2 và formula_23 không giống nhau.
Từ formula_33 bit còn lại cả An và Bình đo trong cùng 1 cơ sở, An chọn ngẫu nhiên formula_34 bit và thông báo sự lựa chọn của mình với Bình. Cả An và Bình công bố các bit công khai và kiểm tra nếu như có nhiều hơn một số lượng nhất định trong số mà họ đồng ý.
Nếu việc kiểm tra được thông qua, An và Bình tiếp tục sử dụng khuếch đại quyền riêng tư và kỹ thuật hòa giải thông tin để tạo ra một số số khóa chia sẻ bí mật. Nếu không, họ hủy bỏ và bắt đầu lại từ đầu. | 1 | null |
Arcadius (; ; 377/378 – 1 tháng 5, 408) là Hoàng đế Đông La Mã từ năm 395 đến 408. Ông là con trưởng của Hoàng đế Theodosius I và người vợ đầu Aelia Flaccilla và là anh trai của Hoàng đế Tây La Mã Honorius. Là một ông vua bất tài chỉ được tiếng ngoan đạo, triều đại của ông liên tục bị chi phối bởi một loạt các quyền thần và người vợ yêu dấu Aelia Eudoxia khiến nội bộ của Đế quốc Đông La Mã bị chút xáo trộn lúc ban đầu.
Tiểu sử.
Arcadius được sinh ra tại Hispania, trong một danh gia vọng tộc có người cha là Hoàng đế Theodosius I và mẹ là Aelia Flaccilla cùng với đứa em trai là Hoàng đế Tây La Mã Honorius. Cha ông đã đưa ông lên làm Augustus và đồng cai trị nửa phía Đông của Đế quốc vào tháng 1 năm 383. Đến lượt em trai ông cũng được tôn làm Augustus nửa phía Tây của Đế quốc vào năm 393.
Trong suốt thời kỳ trị vì, cả hai vị hoàng đế hai nửa Đông Tây chỉ là những ông vua bù nhìn không hơn không kém, quyền bính đều nằm trong tay các viên cận thần đầy quyền lực như Honorius bị viên tướng ("magister militum") người La Mã gốc Vandal Flavius StIlyicho khống chế, trong khi Arcadius bị viên pháp quan thái thú ("Praetorian Prefect") Rufinus chi phối. StIlyicho bị một số người cáo buộc là muốn toàn quyền khống chế cả hai vị hoàng đế và bị nghi ngờ đã tiếp tay cho đám lính đánh thuê người Goth ra tay ám sát Rufinus vào năm 395; dù chứng cứ xác thực việc StIlyicho có liên quan đến vụ ám sát vẫn còn mơ hồ, cuộc đấu đá dữ dội và xung đột chính trị gay gắt giữa hai viên tướng này mới chỉ là phần chính trong giai đoạn đầu tiên của triều đại Arcadius. Sau khi Rufinus mất, thái giám Eutropius đóng vai trò là cố vấn mới của Arcadius dần dần nắm trọn quyền bính của Đế quốc Đông La Mã.
Thậm chí, Arcadius còn bị chính người vợ yêu quý Aelia Eudoxia khống chế khi cố sức thuyết phục chồng cách chức viên chấp chính quan chuyên quyền Eutropius vào năm 399 để bà mặc sức tiếp tục thao túng chồng. Cùng năm đó, vào ngày 13 tháng 7, Arcadius đã ban hành một chiếu chỉ ra lệnh phá hủy ngay lập tức tất cả các ngôi đền thờ Đa thần giáo còn lại ngoại trừ Kitô giáo. (xem thêm bài "Đàn áp tôn giáo thời La Mã cổ đại")
Ảnh hưởng quá lớn của Eudoxia đã bị viên Giáo trưởng thành Constantinopolis John Chrysostom chống đối kịch liệt, vì ông cảm thấy hoàng hậu đã sử dụng sự giàu có của gia đình chỉ để kiểm soát Hoàng đế trái với luân thường đạo lý. Tức giận, Eudoxia đã xúi giục chồng truất phế chức Giáo trưởng của Chrysostom vào năm 404, nhưng ít lâu sau bà mất đột ngột vào cuối năm đó. Eudoxia có với Arcadius bốn người con: ba cô con gái gồm Pulcheria (về sau là vợ của hoàng đế Marcian), Arcadia và Marina, cùng một đứa con trai là Theodosius, tức Hoàng đế Theodosius II trong tương lai.
Sau khi Hoàng hậu Eudoxia mất, suốt phần đời trị vì còn lại của ông lại bị viên pháp quan thái thú Anthemius khống chế, do ông ta từng dàn hòa với StIlyicho ở phía Tây. Bản thân Arcadius chỉ chăm chút đến diện mạo của một giáo đồ sùng đạo hơn là chăm lo việc nước, mội việc đều do các viên cận thần nắm giữ hết, về sau vì quá buồn phiền mà ông lâm trọng bệnh và qua đời vào năm 408 khi mới tròn 30 tuổi.
Dấu ấn.
Triều đại của Hoàng đế Arcadius luôn bị các cận thần thuộc nhiều phe phái chi phối việc nước và nắm giữ binh quyền, các cuộc xung đột nội bộ khốc liệt đã khiến các phe phái trong triều đều ra sức lôi kéo và chiêu mộ những đội quân chỉ toàn lính đánh thuê người rợ chủ yếu là người Goth ở đô thành Constantinopolis. Trong một đoạn văn của một bộ sử liệu có đề cập đến Gainas, một trong số "foederati" (đồng minh, ám chỉ các man tộc của người rợ bị trói buộc bởi các hiệp ước với Đế quốc La Mã) người Goth đóng quân ở thủ đô đã bị thảm sát, những người sống sót dưới sự chỉ huy của Gainas chạy trốn đến Thrace, không may họ bị quân triều đình lần theo dấu vết và giết chết toàn bộ trong đó có cả Gainas. Đoạn tài liệu này được giải thích theo quan điểm truyền thống như là một cực điểm trong phản ứng chống người rợ nhằm ổn định nửa phía Đông của Đế quốc La Mã. Nguồn tài liệu chính thống nói về vụ này là bài thần thoại "à clef" của Synesius xứ Cyrene trong quyển "Aegyptus sive de providential" được ông viết vào năm 400. một câu chuyện ngụ ngôn được Ai Cập hóa thể hiện nhiều tài liệu mật của các sự kiện, nhưng việc giải thích chính xác chúng tiếp tục gây trở ngại cho không ít những học giả cần mẫn. Truyện "De regno" của Synesius chứa nhiều bài diễn văn đả kích chống đối người Goth được xác nhận là đã gửi đến cho Arcadius xem.
Một Forum (chỗ hội họp) mới được xây dựng dựa theo tên của Arcadius, trên ngọn đồi thứ bảy "Xērolophos" của Constantinopolis, trong đó một cột trụ đã được bắt đầu xây nhằm kỷ niệm"chiến thắng"dẹp loạn Gainas (mặc dù cây cột này chỉ được Theodosius II hoàn thành sau cái chết của Arcadius).
Khối đá cẩm thạch Pentelic khắc họa chân dung phần đầu của Arcadius ("xem hình minh họa trên") được phát hiện ở Istanbul gần Tauri Forum vào tháng 6 năm 1949, trong quá trình đào móng xây dựng các công trình mới của trường Đại học tại Beyazit. Cổ được thiết kế để lắp vào một thân,nhưng không có bức tượng, cơ sở hoặc ghi chép được tìm thấy. Vương miện là một dải lụa với hàng ngọc trai dọc theo các cạnh của nó và một hòn đá hình chữ nhật được đặt cùng với các viên ngọc trai lên trên trán của vị Hoàng đế trẻ tuổi. | 1 | null |
Mùa thứ hai của sê ri phim truyền hình nhạc kịch hài "Glee" được phát sóng lần đầu tiên từ ngày 21 tháng 9 năm 2010 đến ngày 24 tháng 5 năm 2011 trên Fox tại Mỹ. 22 tập phim được sản xuất bởi 20th Century Fox Television và Ryan Murphy Television, do Dante Di Loreto cũng như các tác giả Ryan Murphy và Brad Falchuk chỉ đạo sản xuất, cùng với đồng tác giả và đồng sản xuất Ian Brennan.
"Glee" xoay quanh nhóm hát New Directions của trường trung học hư cấu McKinley ở Lima, Ohio. Mùa thứ hai kể về quá trình của nhóm từ các giải đấu khu vực đến giải vô địch quốc gia ở thành phố New York, trong lúc các thành viên giải quyết những vấn đề như giới tính, các mối quan hệ, tôn giáo, sự kỳ thị giới tính, bắt nạt, những tin đồn, sử dụng rượu bia khi chưa đủ tuổi cũng như những vấn đề xã hội khác. Các nhân vật trung tâm bao gồm huấn luyện viên nhóm hát Will Schuester (Matthew Morrison), huấn luyện viên đội cổ vũ Sue Sylvester (Jane Lynch), giáo viên cố vấn Emma Pillsbury (Jayma Mays), các thành viên nhóm hát Artie Abrams (Kevin McHale), Brittany Pierce (Heather Morris), Finn Hudson (Cory Monteith), Kurt Hummel (Chris Colfer), Mercedes Jones (Amber Riley), Noah "Puck" Puckerman (Mark Salling), Quinn Fabray (Dianna Agron), Rachel Berry (Lea Michele), Santana Lopez (Naya Rivera), Mike Chang (Harry Shum Jr.) và Tina Cohen-Chang (Jenna Ushkowitz), bên cạnh đó là vợ cũ của Will Terri (Jessalyn Gilsig) và bố Kurt Burt (Mike O'Malley)
Mặc dù có nhiều tập phim được đánh giá cao, mùa thứ hai nhận được những phản hồi trái chiều từ phía các nhà phê bình. Về mặt âm nhạc, mùa thứ hai tiếp tục thành công của mùa thứ nhất với 5 album nhạc phim và hơn 100 đĩa đơn trực tuyến được phát hành. "Glee" cũng phá kỷ lục về số lượng bài hát của cùng một nghệ sĩ xuất hiện trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 với 156 bài khi mùa thứ hai kết thúc. Hai đĩa đơn "Teenage Dream" và "Loser Like Me" đều đạt hơn 200,000 lượt tải về trong tuần đầu tại Mỹ đồng thời lọt vào top 10 ở Mỹ và Canada, cũng như được chứng nhận đĩa vàng ở Mỹ. Mùa phim được đề cử 12 giải Emmy, 5 giải Quả cầu vàng, 5 giải Satellite Awards và hơn 50 giải khác. Ba bộ DVD đã được phát hành, bao gồm "Glee – Season 2, Volume 1" (từ tập 1 đến tập 10), "Glee – Season 2, Volume 2" (từ tập 11 đến tập 22) và "Glee – The Complete Second Season".
Danh sách các tập.
<onlyinclude>
</onlyinclude>
Sản xuất.
Mùa thứ hai được sản xuất bởi 20th Century Fox Television và Ryan Murphy Television, được phát sóng trên Fox ở Mỹ. Chỉ đạo sản xuất bao gồm Dante Di Loreto cũng như các tác giả Ryan Murphy và Brad Falchuk. Tất cả các tập phim đều do Ryan, Brad và Ian Brennan viết kịch bản. Ryan và Brad mỗi người đều đạo diễn 3 tập phim, các tập còn lại do Alfonso Gomez-Rejon, Eric Stoltz, Adam Shankman, Bradley Buecker, Carol Banker, Paris Barclay, Tate Donovan và Tim Hunter đạo diễn. Kinh phí sản xuất cho mỗi tập từ 3.2 triệu đến 3.8 triệu đô la Mỹ, tăng 20% so với mùa thứ nhất, trừ tập 11 được ước tính lên tới 5 triệu đô la Mỹ, và tập cuối được ghi hình trong vòng một tuần ở thành phố New York với mức kinh phí 6 triệu đô la Mỹ, cao nhất từ trước đến nay đối với một tập phim "Glee".
Mùa phim bắt đầu được phát sóng từ ngày 21 tháng 9 năm 2010 vào 8 giờ tối (ET) thứ Ba. Tập đặc biệt "The Sue Sylvester Shuffle" được phát sóng sau khi Super Bowl XLV diễn ra vào ngày 6 tháng 2 năm 2011. Sau đó, Fox dự định chuyển giờ chiếu của phim thành 9 giờ tối thứ Tư, nhưng đã xem xét lại lịch chiếu của mình và quyết định vẫn giữ "Glee" ở thứ Ba để tập trung phát triển các chương trình khác ở thứ Tư và thứ Năm. Tập 18, "Born This Way", là tập phim dài 90 phút đầu tiên của "Glee". Mùa thứ hai kết thúc vào ngày 24 tháng 5 năm 2011, tập cuối được phát sóng vào lúc 9 giờ tối (ET) sau đêm chung kết của "American Idol". Việc thực hiện mùa thứ ba được công bố vào ngày 23 tháng 5 năm 2010 trước khi mùa thứ nhất kết thúc.
Ryan Murphy muốn mùa thứ hai tập trung vào các nhân vật phụ trong mùa thứ nhất, đặc biệt là Santana, Brittany và Mike. Ông cho biết, "Tất cả mọi người đều có cơ hội tỏa sáng. Thay vì nhồi nhét làm cho mùa thứ hai trở nên to tát, điều mà mọi người dự đoán, chúng tôi sẽ đi vào chiều sâu. Chúng tôi sẽ tiếp tục những cốt truyệt của các nhân vật chính, nhưng cũng sẽ dành thời gian cho các nhân vật phụ. Ai cũng sẽ có những khoảng khắc của riêng mình."
Chỉ có hai tập phim tribute: "Britney/Brittany" (Britney Spears) và "Rumours" (album "Rumours" của Fleetwood Mac). Thêm vào đó, tập 5, "The Rocky Horror Glee Show", lấy chủ đề "The Rocky Horror Show". Mặc dù Ryan định cho ra mắt những bài hát tự sáng tác ngay từ tháng 10 năm 2009, chúng xuất hiện lần đầu trong phim ở mùa thứ hai.
Diễn viên.
Mười hai diễn viên chính của mùa thứ nhất đều quay trở lại trong mùa thứ hai: Matthew Morrison vai huấn luyện viên nhóm hát Will Schuester, Jane Lynch vai huấn luyện viên đội cổ vũ Sue Sylvester, Jayma Mays vai giáo viên cố vấn Emma Pillsbury, Jessalyn Gilsig vai vợ cũ của Will Terri Schuester, cũng như Dianna Agron, Chris Colfer, Kevin McHale, Lea Michele, Cory Monteith, Amber Riley, Mark Salling, Harry Shum Jr. và Jenna Ushkowitz vai các thành viên của nhóm hát, bao gồm Quinn Fabray, Kurt Hummel, Artie Abrams, Rachel Berry, Finn Hudson, Mercedes Jones, Noah "Puck" Puckerman, Mike Chang và Tina Cohen-Chang. Heather Morris và Naya Rivera, trước đây đảm nhận hai vai phụ Brittany Pierce và Santana Lopez, trở thành các diễn viên chính trong phim, cũng như Mike O'Malley vai bố của Kurt Burt Hummel.
Hai diễn viên phụ Harry Shum, Jr. và Ashley Fink cũng đảm nhận các vai Mike Chang và Lauren Zizes, thành viên của New Directions. Hai diễn viên phụ khác từ mùa thứ nhất đã không quay trở lại, bao gồm Dijon Talton vai thành viên nhóm hát Matt Rutherford và Patrick Gallagher vai huấn luyện viên đội bóng bầu dục Ken Tanaka (được thay thế bởi Dot-Marie Jones vai Shannon Beiste). Các diễn viên phụ tiếp tục tham gia phim bao gồm Iqbal Theba vai hiệu trưởng Figgins, Stephen Tobolowsky vai cựu huấn luyến viên nhóm hát Sandy Ryerson, Romy Rosemont vai mẹ Finn Carole Hudson, Max Adler vai Dave Karofsky, James Earl vai Azimio, Josh Sussman vai phóng viên của tờ báo trường Jacob Ben Israel, Lauren Potter vai thành viên đội cổ vũ Becky Jackson, Jonathan Groff vai bạn trai cũ của Rachel Jesse St. James và Kristin Chenoweth vai April Rhodes. Một số nhân vật phụ mới cũng được bổ sung như Chord Overstreet vai Sam Evans, Darren Criss vai Blaine Anderson, Cheyenne Jackson vai Dustin Goolsby, Charice vai Sunshine Corazon, John Stamos vai nha sĩ Carl Howell và Gwyneth Paltrow vai Holly Holliday.
Meat Loaf và Barry Bostwick, hai diễn viên chính trong "The Rocky Horror Picture Show", xuất hiện trong tập 5 với vai quản lý đài truyền hình và đồng nghiệp của Sue. Adam Kolkin đảm nhận vai Kurt lúc 8 tuổi trong tập 3, và trong tập 7, một số diễn viên nhí vào vai phiên bản lúc nhỏ của các thành viên trong New Direction. Mẹ của Sue, Doris Sylvester (Carol Burnett), cũng xuất hiện. Nhà báo Katie Couric trở thành khách mời với tư cách là chính mình khi phỏng vấn Sue trong tập 11.
Một chương trình truyền hình thực tế với mục đích tuyển vai công khai cho phim ban đầu được lên kế hoạch phát sóng trên Fox trước khi mùa thứ hai bắt đầu nhưng đã bị hủy bỏ do Ryan Murphy muốn tập trung cho phim và lo rằng chương trình này sẽ ảnh hưởng không tốt đến "Glee". Ý tưởng này được tiếp tục bởi Oxygen, và "The Glee Project" bắt đầu lên sóng từ tháng 6 năm 2011 sau khi mùa thứ hai kết thúc. Người chiến thắng nhận được một vai diễn khách mời trong mùa thứ ba của "Glee". Cả bốn thí sinh lọt vào vòng chung kết đều đạt giải: hai giải nhất được xuất hiện trong 7 tập và hai giải nhì được xuất hiện trong 2 tập.
Âm nhạc.
Mùa thứ hai của "Glee" chuyển sang cover nhiều bài hát nằm trong Top 40 hơn so với mùa thứ nhất, nhằm thu hút khán giả trẻ. Sau khi sử dụng các bài hát của năm 2010 như "Just the Way You Are" của Bruno Mars và "Forget You" của Cee Lo Green, chỉ đạo âm nhạc PJ Bloom nhận xét, "Chúng tôi sử dụng các bài hát trong phim khi chúng đang thành công trên các bảng xếp hạng." Anh cho biết quá trình lựa chọn các bài hát, kiểm tra bản quyền, thu âm và ghi hình diễn ra ít nhất là trong vài tuần. Nhà sản xuất âm nhạc Adam Anders còn tiết lộ rằng việc này có thể còn diễn ra trước cả khi giải quyết vấn đề bản quyền bởi các tác giả của "Glee" có cơ hội được nghe trước các bài hát sắp ra mắt.
EP ' được phát hành giữa tháng 10 năm 2010 cùng với tập 5. ', bao gồm các bài hát với chủ đề Giáng sinh, được phát hành vào ngày 9 tháng 11 năm 2010, và ', bao gồm các bài hát trong nửa đầu mùa thứ hai, cũng được phát hành cuối tháng 11. ', bao gồm các bài hát từ tập 11 đến tập 16, được phát hành vào ngày 8 tháng 3 năm 2011. ', bao gồm các bài hát do Dalton Academy Warblers thể hiện, được phát hành vào ngày 19 tháng 4 năm 2011. ', album nhạc phim cuối cùng của mùa thứ hai, được phát hành vào ngày 23 tháng 5 năm 2011.
Âm nhạc của mùa thứ hai đã đạt được một số thành số thành công trên các bảng xếp hạng. "Glee: The Music, The Rocky Horror Glee Show" đạt thứ hạng cao nhất ở vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng "Billboard" 200 với 48,000 bản, lượng đĩa thấp nhất trong tuần đầu ở Mỹ so với các album khác của phim, nhưng đồng thời lại là thứ hạng cao nhất mà một album "Rocky Horror" từng đạt được. "Glee: The Music, The Christmas Album" và "Glee: The Music, Volume 5" đều đạt vị trí đầu bảng, lần lượt ở Canada và Úc; album đạt thứ hạng cao nhất ở Mỹ là "Glee: The Music Presents the Warblers" ở vị trí thứ hai. Album nhạc Giáng sinh được chứng nhận bạch kim ở Mỹ, còn "Glee: The Music, Volume 4" thì suýt được chứng nhận đĩa bạch kim đôi ở Úc. Bản cover "O Holy Night" xuất hiện lần đầu tiên ở vị trí đầu bảng trên bảng xếp hạng Holiday Digital Songs. Đĩa đơn đạt thứ hạng cao nhất trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 là bài hát tự sáng tác "Loser Like Me", xuất hiện lần đầu tiên ở vị trí thứ 6 với 210,000 lượt tải về trong tuần đầu, chỉ sau "Teenage Dream" của Katy Perry, và trở thành đĩa đơn đầu tiên của "Glee" đứng đầu bảng xếp hạng Digital Songs của "Billboard", đồng thời vượt kỷ lục 177,000 lượt tải về trong tuần đầu của "Don't Stop Believin'". "Teenage Dream" và "Loser Like Me" là các đĩa đơn thứ hai và ba của "Glee" được chứng nhận đĩa vàng ở Mỹ; sau "Don't Stop Believin'".
Kỷ lục của một nhóm nhạc có nhiều bài hát xuất hiện trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 nhất, trước đó do The Beatles giữ, bị phá vỡ khi 6 bài hát trong tập 2, "Britney/Brittany", lọt vào bảng xếp hạng vào ngày 16 tháng 10 năm 2010, nâng tổng số các bài hát của "Glee" xuất hiện trên bảng xếp hạng này lên 75, đứng thứ ba trong tất cả các nghệ sĩ chỉ sau James Brown và Elvis Presley. 4 bài hát nữa lọt vào bảng xếp hạng vào ngày 18 tháng 11 năm 2010, nâng con số này lên 93 và giúp "Glee" vượt qua James Brown lên vị trí thứ nhì. Ngày 16 tháng 2 năm 2011, Glee được công bố là đã vượt qua Elvis để nắm giữ vị trí thứ nhất với 113 bài hát. "Glee" kết thúc mùa thứ hai với 156 bài hát lọt vào "Billboard" Hot 100. Các bản cover của phim đã tác động tích cực lên bản gốc của một số nghệ sĩ. Sau khi tập "Britney/Brittany" lên sóng, các bài hát của Britney Spears được cover bán được 35,000 bản. Tập "Rumours" thậm chí còn có sức ảnh hưởng lớn hơn tới album cùng tên của Fleetwood Mac: 5 ngày sau khi tập phim lên sóng, album "Rumours" lọt vào các bảng xếp hạng tại Úc ở vị trí thứ hai; đồng thời được chứng nhận đĩa vàng thứ 13 ở Úc vào cuối tháng 5.
Sự đón nhận.
Đánh giá phê bình.
Mặc dù Metacritic cho mùa thứ hai điểm trung bình 76/100 dựa trên 11 bài đánh giá, số điểm này có từ tháng 9 và tháng 10 năm 2010 và chỉ phản ánh hai tập đầu mà thôi. Toàn bộ mùa phim nhận được những phản hồi trái chiều từ các nhà phê bình. Robert Canning của "IGN" viết rằng tập cuối "New York" "là một kết thúc tạm ổn cho một mùa phim thú vị", còn Kevin Fallon của "The Atlantic" thì nói rằng mùa thứ hai "gây bực mình một cách không thể chối cãi" nhưng "vẫn có nhiều lý do để đón xem và thưởng thức". Anthony Benigno của "The Faster Times" và Todd VanDerWerff của "The A.V. Club" lần lượt cho mùa phim điểm "C+" và "B-" Brett Berk của "Vanity Fair" kết luận: "Chất lượng mùa thứ hai của "Glee" giống như địa hình của Utah, hay sự nghiệp diễn xuất của Amanda Peet—chỉ tạm chấp nhận được và phải dựa vào ngoại hình đẹp, nhưng đôi khi cũng có một vài khí chất riêng, khó hiểu, hãi hùng, và một chút u sầu—theo một cách hay."
Một số tập phim bị phàn nàn bởi các nhóm lợi ích. Parents Television Council chỉ trích "Britney/Brittany", "Blame It on the Alcohol" và "Sexy" do những nội dung về vấn đề giới tính "Sexy" cụng bị quỹ từ thiện trẻ em Kidscape phê bình vì đã sử dụng một bài hát "hoàn toàn không phù hợp" của Gary Glitter. Gay & Lesbian Alliance Against Defamation thì phản đối việc sử dụng thuật ngữ "tranny" trong tập "The Rocky Horror Glee Show", Tập "The Substitute" cũng bị chỉ trích bởi National Alliance on Mental Illness vì sự mô tả hài hước về chứng đa nhân cách. Tuy nhiên, một số nhà phê bình vẫn khen ngợi phim vì sự đa dạng của mùa thứ hai. Akash Nikolas của Zap2It viết, "Đúng là phim thường được lên kịch bản một cách thất thường, nhưng điều mà nó thực hiện tốt nhất là tạo ra một ảo tưởng lạ lùng để cổ vũ "sự khác biệt", nhiều niềm vui và ít nỗi buồn. Không một chương trình truyền hình nào có một dàn diễn viên đa dạng như vậy: màu da khác nhau, giới tính khác nhau, thể hình khác nhau và thậm chí là cả người khuyết tật."
Lượng người xem.
Tập đầu tiên của mùa, "Audition", lên sóng vào ngày 21 tháng 9 năm 2010 và đạt lượng người xem trung bình là 12.45 triệu ở Mỹ. Tập thứ hai, với các bài hát của Britney Spears, đạt 13.51 triệu người xem. 14 tập tiếp theo đều có lượng người xem từ 10.51 đến 11.92 triệu, trừ tập 11 được phát sóng vào ngày 6 tháng 2 năm 2011 sau khi Super Bowl diễn ra, đây cũng là tập phim có lượng người xem cao nhất của "Glee" với hơn 26.8 triệu người xem, đỉnh điểm ở mức 39.5 triệu.
Sau khi vắng mặt 5 tuần, phim bắt đầu lên sóng trở lại vào ngày 19 tháng 4 năm 2001 nhưng lượng người xem ở Mỹ giảm xuống dưới 10 triệu, đặc biệt là tập "Born This Way" dài 90 phút với lượng người xem thấp nhất mùa thứ 2 (8.62 triệu). Chỉ có tập cuối của mùa, lên sóng chậm hơn một tiếng so với thông thường để nhường chỗ cho tập áp chót của "American Idol", đạt trên 10 triệu lượt xem (11.80 triệu).
Trong suốt mùa thứ hai, "Glee" nằm ở vị trí thứ 43 trên tổng số 268 chương trình giờ cao điểm có ít nhất 1 triệu người xem, với lượng người xem trung bình ở mức 10.11 triệu.
Một bài báo của "The Hollywood Reporter" vào ngày 25 tháng 1 năm 2011 cho biết rằng "Glee" đã trở thành chương trình truyền hình của Mỹ được xem nhiều nhất tại Anh.
Giải thưởng.
Trong mùa thứ hai, "Glee" nhận được 45 đề cử và chiến thắng ở 3 hạng mục trên tổng số 5 đề cử cho giải Quả cầu vàng lần thứ 68, cũng như 2 hạng mục trên tổng số 4 đề cử của giải People's Choice Awards lần thứ 37, nhưng lại không nhận được giải nào trong số 5 đề cử cho giải Satellite Awards 2010, 3 đề cử cho giải Screen Actors Guild Awards lần thứ 17 và 2 đề cử cho giải NAACP Image Award. "Glee" cũng nhận được 9 đề cử cho giải Visibility Awards của AfterEllen.com và AfterElton.com và chiến thắng 4 giải, cũng như 4 giải khác từ Hiệp hội các nhà phê bình giải trí đồng tính tại giải Dorian Awards năm 2011, trong đó Chris Colfer và Jane Lynch cùng nhận được giải Vai diễn trong phim truyền hình hài của năm. Nhà sản xuất phim Alexis Martin Woodall nhận được giải Phim truyền hình do nữ sản xuất tại WIN Awards, trong số 3 đề cử dành cho "Glee".
"Glee" trở thành một trong những chương trình truyền hình của năm do Viện phim Mỹ lựa chọn tại giải AFI Awards năm 2010, và cùng "Modern Family" nhận được giải sê ri phim truyền hình hài xuất sắc tại giải GLAAD Media Awards lần thứ 22. Nhà thiết kế trang phục cho phim Lou Eyrich cũng nhận được giải sê ri phim truyền hình đương đại xuất sắc tại giải Costume Designers Guild Awards năm 2010, các đạo diễn tuyển vai Robert J. Ulrich, Eric Dawson và Carol Kritzer nhận được một giải CSA Media Access Award cho hạng mục diễn viên tật nguyền. "Glee" cũng được đề cử tại giải British Academy Television Awards năm 2010 cho hạng mục Phim truyền hình quốc tế, và tại giải BRIT Awards năm 2011 cho hạng mục Phim quốc tế đột phá, cũng như tại giải National Television Awards năm 2011 cho hạng mục Digital Choice. Jane Lynch được đề cử giải Nữ diễn viên phim truyền hình tại lễ trao giải Comedy Awards đầu tiên. Ian Brenna, Brad Falchuk và Ryan Murphy được đề cử cho hạn mục Sê ri phim truyền hình hài tại giải Writers Guild of America Awards năm 2011, cũng như cùng với Di Loreto và Kenneth Silverstein, được đề cử cho hạng mục Nhà sản xuất phim truyền hình dài tập xuất sắc tại giải Producers Guild of America Awards năm 2010.
DVD và Blu-ray.
"Glee: Season 2, Volume 1" bao gồm 10 tập đầu tiên của mùa thứ hai và được phát hành dưới dạng một bộ 3 đĩa DVD vào ngày 25 tháng 1 năm 2011 ở Mỹ và Canada, ngày 23 tháng 3 năm 2011 ở Úc và New Zealand và ngày 4 tháng 4 năm 2011 ở Anh và Ireland. 12 tập cuối được phát hành trong "Glee: Season 2, Volume 2" vào ngày 13 tháng 9 năm 2011 tại Mỹ. "Glee: The Complete Second Season" được phát hành trong cùng ngày dưới định dạng DVD và Blu-ray. 2 DVD và 1 đĩa Blu-ray này được phát hành ở Anh vào ngày 19 tháng 9 năm 2011, và ở Úc vào ngày 5 tháng 10 năm 2011. Amazon.com bắt đầu nhận đặt trước bộ đĩa đầy đủ từ tháng 9 năm 2010 trong tuần đầu tiên mùa thứ hai được phát sóng. | 1 | null |
Offshore Leaks là một vụ phát giác xảy ra vào tháng 4 năm 2013 về việc trốn thuế và những thiên đường thuế (tax heavens). Khoảng 130,000 người có dính líu tới những hoạt động bất hợp pháp và đáng nghi ngờ, trong số này có hàng trăm người Đức và gần 4000 công dân Mỹ. Từ nước Thụy Sĩ có khoảng 300 người và 70 hội đoàn được nhắc tới trong các tài liệu. Những tài liệu này xuất xứ từ 2 trong những hội đoàn tài chính (trust company) lớn nhất thế giới, Portcullis TrustNet Group, tập đoàn lớn nhất châu Á, và Commonwealth Trust Limited (CTL). Những dữ kiện này được lưu trong một ổ đĩa cứng đã được gửi nặc danh tới Liên đoàn nhà báo điều tra quốc tế (International Consortium of Investigative Journalists, ICIJ) tại Mỹ.
Dự án "Offshore leaks".
"Offshore leaks" là một dự án nghiên cứu mất tháng trời với sự tham gia của 86 ký giả từ 46 nước. Một nguồn mà bây giờ vẫn nặc danh đã gửi vào năm 2011 cho Gerald Ryle, giám đốc của Nghiệp đoàn quốc tế các nhà báo điều tra (ICIJ), những dữ kiện có dính líu tới một cuộc điều tra vụ lừa đảo Firepower bên Úc. Những thông tin này nằm trong 2,5 triệu văn kiện với số lượng là 260 Gigabyte về tổng cộng 10 thiên đường thuế, chủ yếu về Quần đảo Virgin Anh (British Virgin Islands - BVI) - vùng đất vẫn được xem là nơi ẩn náu tài chính lý tưởng bên ngoài đảo quốc Anh., tham dự vào việc phân tích tài liệu có các nhân viên của đài BBC, các tờ báo The Guardian, Washington Post, Le Monde, SonntagsZeitung, đài NDR Fernsehen, NDR Info và tờ Süddeutsche Zeitung. Trong một chiến dịch của dự án, các cơ quan thông tin cùng tường thuật vào ngày 4 tháng 4 năm 2013 về những tổ chức của thiên đường thuế, làm sao họ có được những tiền lậu thuế, cũng như làm sao giấu đi những số tiền
Kết quả điều tra.
Trong những thông tin mà đã được công bố có tên nhiều nhân vật, trong đó có những người nổi tiếng như:.
Đức: Gunter Sachs một doanh nghiệp giàu có cư ngụ tại Thụy Sĩ..
và hầu như tất cả các nhà băng lớn như Deutsche Bank, JPMorgan Chase, UBS.
Ước tính tới hơn 20 ngàn tỷ USD thuộc về các đại gia lớn có thể đang được để ở các tài khoản hải ngoại.
Mạng lưới Gunter Sachs.
Vào ngày 4 tháng tư 2013 báo Süddeutsche Zeitung (SZ) tường thuật về những tham dự và những dính líu đầy phức tạp về tài chánh của Gunther Sachs tại những trung tâm tài chinh Offshore (Offshore financial centre). Có rất nhiều văn kiện như giấy chứng nhận, và các hợp đồng, bản sao của thẻ căn cước, và các bản thanh toán tiền thù lao, emails và telefaxes, và có cả thư từ có chữ ký bằng tay của Gunter Sachs, các doanh nghiệp, trusts và các luật sư có liên hệ.
Thành lập các Trusts và các công ty giả dạng bởi Deutsche Bank.
Theo các điều tra của tờ báo SZ và đài truyền hình NDR thì, Deutsche Bank là một trong những ngân hàng lớn, mà đã giúp đỡ khách hàng trốn thuế. Chỉ qua chi nhánh tại Singapur họ đã cho thành lập 309 hãng và Trusts. Portcullis TrustNet, hãng được thuê tại Singapur, đã đăng ký những hãng và Trusts này cho Deutsche Bank và trong nhiều trường hợp cho hãng Regula Limited, một hãng con của Deutschen Bank, đặc quyền quản lý những hãng này. Deutsche Bank, làm việc chung với các cố vấn luật pháp và thuế vụ, giúp đỡ khách hàng thành lập, điều hành các Trusts, hãng xưởng và các quỹ để trốn thuế tại nhiều nước.,
Thành lập các hãng offshore rất dễ dàng.
Các ký giả báo SZ rất ngạc nhiên, khi điều tra ra là rất dễ dàng để mở các hãng offshore. Chỉ cần viết email là có thể thành lập được các trusts hoặc các hãng offshore. Ngay cả những ước muốn như, bịa ra các giám đốc hoặc giữ nặc danh, đối với các tổ chức phục vụ tài chánh chả là vấn đề khó khăn gì cả. Những đòi hỏi đặc biệt này tốn thêm khoảng 300 cho tới 400 Dollars. Một thương gia Đức mời chào với giá 1.427 Euro để thành lập một hãng offshore trong vòng một tuần. Những lý do để mà thành lập các hãng loại này thường là để giấu diếm tài sản khi bị vỡ nợ, để khỏi phải trả thuế khi thừa hưởng gia tài, và các loại thuế khác.
Vấn đề trốn thuế.
Theo một nghiên cứu của Tax Justice Network dựa trên các dữ kiện của IWF vào năm 2012 thì những người giàu có trên thế giới giấu tiền trong những thiên đường thuế khoảng từ 16,4 cho tới 25 ngàn tỷ Euro, để mà khỏi bị đóng thuế. Nhà nước của những người này như vậy mất đi mỗi năm một số tiền thuế tối thiểu là 148 tỷ Euro. Theo phỏng đoán của ông giám đốc công đoàn thuế vụ Đức Deutschen Steuergewerkschaft thì có khoảng 400 tỷ Euro tiền lậu thuế từ Đức được giấu ở ngoại quốc. Bởi vì tài sản trốn thuế của các tỷ phú này thường thuộc về một hội đoàn, cho nên những người này thường là giàu có nhiều hơn là con số mà quần chúng được biết tới.
Phản ứng.
Đức.
Chính phủ Đức và chính phủ tiểu bang Nordrhein-Westfalen tuyên bố, sẽ điều tra về những vụ trốn thuế trong vụ này.
Nhiều chính trị gia đòi hỏi các nước Âu châu làm việc chung đối phó với các thiên đường trốn thuế nói chung, cũng như cách tiến hành tương tự như luật FATCA mà đã được ban hành tại Mỹ năm 2010, trong đó các ngân hàng có trách nhiệm, phải nộp thông tin tài chánh của các người Mỹ cho cơ quan thuế vụ Mỹ.
Liên hiệp các công đoàn đòi hỏi là phải nhận thêm nhiều các giám sát viên tài chính, vì mỗi người giám sát viên mỗi năm mang lại thuế cho nhà nước khoảng chừng 1 triệu Euro, nhiều hơn lương họ khoảng 20 lần, mỗi lần giám xét thu nhập của một triệu phú trung bình là họ phải trả thêm khoảng 135.000 Euro.
Ứng cử viên chức thủ tướng của đảng SPD Peer Steinbrück đòi phải phạt nặng hơn, rút lại giấy phép làm việc của những ngân hàng có dính líu đến.
Xem thêm | 1 | null |
Hoàng Mai là một thị xã nằm ở phía đông bắc tỉnh Nghệ An, Việt Nam.
Địa lý.
Thị xã Hoàng Mai nằm ở phía đông bắc tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 75 km về phía bắc, có vị trí địa lý:
Theo thống kê năm 2019, thị xã Hoàng Mai có diện tích 169,75 km², dân số là 113.360 người, mật độ dân số đạt 668 người/km². 12% dân số theo đạo Thiên Chúa.
Hành chính.
Thị xã Hoàng Mai có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 5 phường: Mai Hùng, Quỳnh Dị, Quỳnh Phương, Quỳnh Thiện, Quỳnh Xuân và 5 xã: Quỳnh Lập, Quỳnh Liên, Quỳnh Lộc, Quỳnh Trang, Quỳnh Vinh.
Lịch sử.
Thị xã Hoàng Mai được thành lập vào ngày 3 tháng 4 năm 2013 theo Nghị quyết 47/NQ-CP của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh 16.974,88 ha diện tích tự nhiên và 105.105 nhân khẩu của huyện Quỳnh Lưu, bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của thị trấn Hoàng Mai và các xã: Mai Hùng, Quỳnh Vinh, Quỳnh Lộc, Quỳnh Lập, Quỳnh Dị, Quỳnh Phương, Quỳnh Liên, Quỳnh Xuân, Quỳnh Trang.
Theo đó, chuyển thị trấn Hoàng Mai thành phường Quỳnh Thiện, chuyển các xã Mai Hùng, Quỳnh Dị, Quỳnh Phương và Quỳnh Xuân thành các phường có tên tương ứng. Thị xã Hoàng Mai có 5 phường và 5 xã như hiện nay.
Kinh tế - xã hội.
Công nghiệp.
Với lợi thế về các mỏ đá, mỏ đất sét... Hoàng Mai có thế mạnh lớn về ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, hiện trên địa bàn thị xã có nhà máy xi măng Hoàng Mai 1 công suất 1,2 triệu, đang xúc tiến đầu tư nhà máy Hoàng Mai 2 công suất 4,5 triệu tấn/năm. Mỏ đá ở đây còn cung cấp cho nhà máy xi măng Nghi Sơn (Thanh Hóa). Ngoài xi măng, còn có các nhà máy sản xuất bột đá trắng, gạch tuynel, dự án nhà máy gạch không nung công suất 400 triệu viên/năm của Vicem cũng đang được triển khai tại Khu Công nghiệp Đông Hồi.
Bên cạnh đó, thị xã Hoàng Mai cũng đang triển khai các dự án lớn khác như dự án tổ hợp nhiệt điện Quỳnh Lập có tổng vốn đầu tư trên 2 tỉ USD.
Các Khu Công nghiệp trên địa bàn thị xã:
Y tế.
Trên địa bàn thị xã có bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quỳnh Lập cơ sở 1, phục vụ cho các bệnh nhân khu vực phía bắc đóng tại xã Quỳnh Lập. Cơ sở 2 khám chữa bệnh đa khoa đóng tại phường Quỳnh Thiện, đây là cơ sở y tế có uy tín, với trang thiết bị hiện đại, là bệnh viện Trung ương duy nhất trên địa bàn tỉnh Nghệ An.Bệnh viện đa khoa Quang Khởi cơ sở 1 tại phường Quỳnh Thiện và cơ sở 2 ở xã Quỳnh Liên
Bên cạnh đó, Phòng khám đa khoa khu vực Hoàng Mai cũng đang được đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực thiết bị để trở thành bệnh viện đa khoa của thị xã.
Giáo dục.
Các trường THPT:
Mỗi xã, phường đều có 1 trường THCS và 1, 2 trường Tiểu học.
Giao thông.
Giao thông đường bộ.
Thị xã Hoàng Mai có hệ thống giao thông đường bộ thuận tiện theo trục Bắc - Nam và Đông - Tây
Giao thông đường sắt.
Tuyến đường sắt quốc gia đi dọc theo trung tâm thị xã với ga Hoàng Mai.
Ga Mỏ Đá (Quỳnh Thiện)
- Cầu Tây (bắc qua sông Hoàng Mai nối liền 2 xã Quỳnh Vinh và xã Quỳnh Trang)
- Cầu Trịch (bắc qua khe Bàu Bàu nối liền giữa phường Mai Hùng, xã Quỳnh Trang với xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu).
Giao thông đường Thủy.
Thị xã có con sông Mai Giang (thuộc tuyến kênh Nhà Lê từ thời Lê Hoàn) bao bọc, chảy ra biển theo 2 cửa sông, hiện thị xã có một cảng cá ở phường Quỳnh Phương và đang xúc tiến đầu tư cảng nước sâu Đông Hồi.
Sông Nhà Lê chảy qua thị xã Hoàng Mai nối thông từ kinh đô Hoa Lư tới Đèo Ngang được xem là tuyến đường thủy đầu tiên ở Việt Nam. | 1 | null |
Quảng Triệu Hội Quán (chữ Hán: 廣肇會館), thường được gọi là Chùa Ông, là cơ sở tín ngưỡng tọa lạc tại số 32 đường Hai Bà Trưng, thuộc phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, Việt Nam. Đây là một ngôi chùa của người Hoa gốc Quảng Đông tại Cần Thơ, và là một di tích lịch sử cấp quốc gia kể từ năm 1993.
Tên gọi, nguồn gốc.
Chùa có tên gốc theo chữ Hán là Quảng Triệu Hội Quán(廣肇會館). Tên gọi khác là chùa Minh Hương và chùa Ông.
Sở dĩ có tên Quảng Triệu Hội Quán(廣肇會館;广肇会馆) là vì chùa vốn là hội quán của một nhóm người Hoa Quảng Đông thuộc hai phủ Quảng Châu 廣州 và Triệu Khánh 肇慶 (đều thuộc tỉnh Quảng Đông 廣東, Trung Quốc) theo dòng di dân sang lưu trú ở đất Trấn Giang (tức Cần Thơ xưa) vào thế kỷ 17-18. Tuy nhiên, người dân vẫn quen gọi là Chùa Ông, vì ở chính điện thờ Quan Thánh Đế quân (tức Quan Công).
Chùa được khởi công xây dựng trên phần đất 532m2 vào năm 1894 (năm Quang Tự thứ 20, và là năm Thành Thái thứ 6), đến năm 1896 thì hoàn thành. Và cũng như một số ngôi chùa của người Hoa khác, Chùa Ông không nằm biệt lập mà nằm trong một khu dân cư đông đúc, ngay giữa trung tâm thành phố Cần Thơ, cạnh bến Ninh Kiều.
Kiến trúc.
Từ khi xây dựng (1894) cho đến ngày nay, diện mạo của chùa Ông gần như không thay đổi. Toàn bộ kiến trúc chùa được xây dựng theo hình chữ Quốc (國)với các dãy nhà khép kín vuông góc với nhau, ở giữa chùa một khoảng không gian trống gọi là sân thiên tỉnh (giếng trời).
Cũng giống như nhiều ngôi chùa Hoa khác, Chùa Ông có màu sắc sặc sỡ, tươi vui; nhưng vẫn mang nét cổ kính . Mái chùa lợp ngói âm dương với các gờ bó mái nằng men xanh thẫm. Trên bờ nóc là những hình nhân, lưỡng long tranh châu, cá hóa long, chim phụng, v.v...bằng gốm sứ đủ màu. Ngoài ra, ở hai đầu đao còn có hai tượng người cầm mặt trời và mặt trăng (tượng trưng cho âm dương hòa hợp). Kết cấu vòm mái được nâng đỡ bởi 6 hàng cột gỗ tròn và vuông sơn đỏ, có chân đế bằng đá tảng nguyên khối, và một hệ thống vì kèo khá phức tạp. Và các đòn tay ở đây đều ở dạng gỗ tròn, được sơn phết cẩn thận.
Hầu hết vật liệu để cấu thành các chi tiết kiến trúc đều được đưa từ Quảng Đông sang như cột gỗ, đá làm trụ chân cột, liễn đối, kèo, đòn tay, chuông đồng, lư hương...và đều có ghi niên đại 1896 do các nhà hảo tâm đóng góp. Riêng các bao lam ở bàn thờ Quan Công thì được làm tại đường Thủy Binh (đường Đồng Khánh, thuộc Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). Bệ thờ, tượng Bồ Tát Quan Âm, ba bàn hương án trước bàn thờ Quan Công thì xây dựng vào năm 1974 bằng đá mài.
Chánh điện do ông La Ích Xe khởi công xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 19, Nhà khách do ông La Thành Cơ (con trai của La Ích Xe) xây dựng vào cuối thế kỷ ấy. Và khu nhà khói (nhà bếp) do Dương Lập Cang xây dựng vào năm 1931. Tuy việc dựng chùa trải qua ba thời kỳ với ba kiểu kiến trúc có ít nhiều dị biệt; nhưng chúng lại rất hài hòa với nhau, tạo thành một quần thể kiến trúc mang phong cách chùa Hoa độc đáo . Lược kể một số chi tiết:
Cách lề đường vài mét là cổng và hàng rào với các trụ cột tô đá rửa nối với nhau bằng những song sắt. Trên đầu hai trụ cột chính được trang trí đôi lân, ở các cột khác là hình nhân và cá hóa long. Tất cả đều bằng sành sứ nhiều màu.
Bước qua khoảng sân hẹp, là tiền điện. Ở giữa gian có đặt một bức bình phong chạm trổ. Trên hai cửa ra vào có bảng đại tự "Quảng Triệu Hội Quán".
Tiếp nối tiền điện là sân thiên tỉnh. Đây là một đặc điểm tiêu biểu của chùa Hoa . Tùy theo từng chùa mà có lợp mái hay không, riêng ở đây có lợp mái bằng ngói âm dương. Trên vòm mái treo một báo ghi môn và bảng đại tự "Hiệp Lực Đồng" (協力同). Bộ vì kèo của mái làm theo kiểu chồng rường gối mộng lên nhau qua những con bọ được chạm khắc tinh vi, và chung quanh mái được thiết kế di động để điều chỉnh ánh sáng thiên nhiên.
Chánh điện là gian quan trọng nhất của chùa. Vì kèo ở đây được làm theo kiểu trồng rường, gồm những xà ngang gối mộng lên nhau. Điểm nổi bật nhất ở đây là phù điêu gần như hiện diện ở khắp nơi, từ các bao lam, hoành phi, liễn đối, xà ngang...Bằng nghệ thuật chạm nổi với nội dung vô cùng phong phú được rút ra từ các huyền thoại, lịch sử Trung Quốc; hoặc ở kỹ thuật chạm chìm những đề tài: mai, lan, cúc, trúc, rồng, phụng, cá hóa long (rồng), bông lúa, v.v...Ngoài ra, ở đây còn có các kiểu chữ "triện", "thảo" được chạm khắc trên các hoành phi, liễn đối, lư, chuông đồng...Tất cả đã thể hiện được tài năng chạm khắc và nghệ thuật thư pháp của các nghệ nhân lúc bấy giờ.
Thờ phụng.
Tiền điện: thờ Mã Tiền tướng quân và ngựa xích thố (bên trái) và Phúc Đức Chính Thần (còn gọi là Ông Bổn, thờ bên phải).
Sân thiên tỉnh: trong sân đặt hai bộ binh khí (bát bửu), chậu kiểng và bàn hương án. Ngoài ra, ở đây còn treo một số đèn lồng, và rất nhiều hương vòng do người dân đem đến dâng cúng.
Chính điện: Ở giữa thờ Quan Thánh Đế quân, bên trái thờ Đỗng Vĩnh trạng nguyên và Tài Bạch tinh quân (còn gọi là Thần Tài), bên phải thờ Thiên Hậu Thánh mẫu. Ngoài ra, trong chùa ông còn có gian thờ Bồ Tát Quan Âm.
Các tượng thờ trong chùa được làm bằng những chất liệu khác nhau: gỗ, thạch cao...
Chùa Ông có nhiều lễ hội trong năm, nhưng tiêu biểu nhất là ngày vía (ngày sinh) Quan Thánh Đế Quân được tổ chức vào ngày 24 tháng 6 (âm lịch) và ngày vía Thiên Hậu Thánh mẫu được tổ chức vào ngày 23 tháng 3 (âm lịch)…
Bên cạnh các giá trị về mỹ thuật, Chùa Ông còn có ý nghĩa về mặt lịch sử. Trong cuộc chiến tranh trước năm 1975, đây là nơi đùm bọc và chở che cho những cán bộ cách mạng hoạt động trong nội thành.
Với những giá trị về lịch sử và nghệ thuật như thế, ngày 21 tháng 6 năm 1993, Chùa Ông đã được công nhận là "Di tích quốc gia". | 1 | null |
Vũ Văn Hộ (, 513–572), biểu tự Tát Bảo (薩保), được phong tước Tấn Quốc công (晉國公), là một tông thân, đại thần nhiếp chính của triều đại Bắc Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Ban đầu, ông nổi lên với vị thế là cháu trai của Vũ Văn Thái- Thái thượng trụ của Tây Ngụy. Sau khi Vũ Văn Thái qua đời vào năm 556, Vũ Văn Hộ trở thành người giám hộ cho Vũ Văn Giác- con trai của Vũ Văn Thái. Năm 557, ông đã buộc Tây Ngụy Cung Đế phải nhường ngôi cho Vũ Văn Giác, lập ra triều đại Bắc Chu. Tuy nhiên, Vũ Văn Hộ là người thống trị nền chính trị của Bắc Chu, và sau khi Hiếu Mẫn Đế cố gắng đoạt lấy quyền lực, ông đã sát hại Hiếu Mẫn Đế và đưa một người con trai khác của Vũ Văn Thái lên thay, tức Bắc Chu Vũ Đế.
Năm 572, Vũ Đế đã phục kích và giết chết Vũ Văn Hộ, đoạt lấy quyền lực về tay mình.
Bối cảnh.
Vũ Văn Hộ sinh năm 513, là con trai của Vũ Văn Hạo (宇文顥) và là cháu nội của Vũ Văn Quăng (宇文肱) - một thủ lĩnh Tiên Ti tại Vũ Xuyên (武川, nay thuộc Hohhot, Nội Mông). Mẫu thân của ông là Diêm thị, có lẽ là chính thất của Vũ Văn Hạo. Vũ Văn Hộ được thuật lại là đặc biệt lanh lợi khi còn nhỏ tuổi và được Vũ Văn Quăng yêu quý.
Năm 524, các châu phía bắc của Bắc Ngụy chìm trong loạn Lục Trấn, Vũ Văn Quăng và các con trai sau đó đã buộc phải chạy trốn và gia nhập vào quân của Tiên Vu Tu Lễ- một lãnh đạo nổi dậy. Vũ Văn Quăng đã tử trận trong khi phục vụ dưới trướng của Tiên Vu Tu Lễ, có lẽ Vũ Văn Hạo cũng qua đời vào cùng thời điểm đó. Sau đó, Tiên Vu Tu Lễ bị bộ tướng Nguyên Hồng Nghiệp (元洪業) giết chết vào năm 526, một bộ tướng khác là Cát Vinh đã giết chết Nguyên Hồng Nghiệp và nắm quyền kiểm soát quân của Tiên Vu Tu Lễ, Vũ Văn Hộ nằm trong đội quân của Cát Vinh cùng các thúc phụ.
Năm 528, sau khi Nhĩ Chu Vinh đánh bại Cát Vinh, Nhĩ Chu Vinh đã buộc đội quân của Cát Vinh, bao gồm cả họ Vũ Văn, đến căn cứ của ông ta tại Tấn Dương (晉陽, nay thuộc Thái Nguyên, Sơn Tây). Vào năm 531 hoặc 532, khi Vũ Văn Thái phụng sự dưới quyền tướng Hạ Bạt Nhạc ở các châu phía tây, Vũ Văn Hộ đã đến Bình Lương với thúc phụ. Khi đi, ông đã để lại cả mẫu thân Diêm thị và người cô ruột ở lại Tấn Dương. Do khi đó Vũ Văn Thái chưa có con trai, nên đến khi phải đi chiến đấu, ông ta đã giao phó gia đình mình cho Vũ Văn Hộ cai quản. Vũ Văn Hộ đã không quản lý gia đình của Vũ Văn Thái một cách nghiêm ngặt, song vẫn duy trì được uy nghiêm. Khi Vũ Văn Thái chứng kiến việc này, ông ta đã nói rằng:"chí của đứa trẻ này giống với ta".
Năm 533, khi Hạ Bạt Nhạc kiểm soát thêm Hạ châu (夏州, nay gần tương ứng với Du Lâm, Thiểm Tây), ông ta đã phong Vũ Văn Thái làm thứ sử, Vũ Văn Thái để Vũ Văn Hộ ở lại phụng sự cho Hạ Bạt Nhạc. Đến khi Hầu Mạc Trần Duyệt sát hại Hạ Bạt Nhạc vào đầu năm 534, các tướng của Hạ Bạt Nhạc đã mời Vũ Văn Thái làm lãnh đạo, Vũ Văn Thái chấp thuận. Vũ Văn Hộ đã trở thành một bộ tướng của thúc phụ trong cuộc chiến đấu sau đó với Hầu Mạc Trần Duyệt, kết quả là quân của Vũ Văn Thái đã chiến thắng.
Dưới thời Tây Ngụy.
Năm 534, bất mãn trước sự cai quản của thượng trụ Cao Hoan trên vấn đề quân sự, Bắc Ngụy Hiếu Vũ Đế đã liên minh với Vũ Văn Thái và Hạ Bạt Thắng- người cai trị các châu phía nam. Khi Cao Hoan hay tin, ông ta đã hành quân tiến vào kinh đô Lạc Dương, Hiếu Vũ Đế đã quyết định chạy trốn sang vùng đất do Vũ Văn Thái cai quản, cử người đến báo tin cho Vũ Văn Thái về quyết định này. Vũ Văn Hộ nằm trong đội quân mà Vũ Văn Thái phái đi hộ tống Hiếu Vũ Đế đến đại bản doanh ở Trường An. Do có công nghênh tiếp hoàng đế, Vũ Văn Hộ được phong làm Thủy Trì huyện bá. Sang năm 534, bất chấp lời đề nghị của Cao Hoan, Hiếu Vũ Đế đã từ chối trở về Lạc Dương, vì thế Cao Hoan đã lập Nguyên Thiện Kiến làm hoàng đế, tức Hiếu Tĩnh Đế, và chuyển kinh đô đến Nghiệp thành, khiến Bắc Ngụy bị phân liệt.
Trong thời gian trị vì của Hiếu Vũ Đế và Văn Đế, Vũ Văn Hộ đã được thăng chức nhiều lần, và ông cũng đạt được một số thành tích trên chiến trường, được phong tước công. Tuy nhiên, vào 543, ông đã gần như mất mạng trong một trận chiến ở Lạc Dương, song may mắn đã được các thuộc hạ là Hầu Phục (侯伏) và Hầu Long Ân (侯龍恩) cứu giúp. Vũ Văn Thái đã bãi các chức vụ của Vũ Văn Hộ, song ngay sau đó lại phục chức cho ông. Năm 546, Vũ Văn Hộ được phong tước hiệu Trung Sơn công. Năm 549, khi Vũ Văn Thái phái tướng Vu Cẩn (于謹) và Vũ Văn Hộ đem năm vạn quân đi tấn công kinh thành Giang Lăng của Lương. Quân Tây Ngụy đã chiếm được Giang Lăng và trừ khử Lương Nguyên Đế, lập Tiêu Sát làm hoàng đế của triều Lương (mặc dù Tiêu Sát chỉ kiểm soát được khu vực Giang Lăng). Nhờ công lao này, con trai của Vũ Văn Hộ là Vũ Văn Hội (宇文會) được phong làm Giang Lăng huyện công.
Vào mùa thu năm 556, trong khi đang vi hành các châu phía bắc, Vũ Văn Thái đã lâm bệnh tại Khiên Đồn sơn (牽屯山, nay thuộc Cố Nguyên, Ninh Hạ). Vũ Văn Thái đã triệu Vũ Văn Hộ đến Khiên Đồn sơn và giao phó trọng sự quốc gia và những người con cho Vũ Văn Hộ. Vũ Văn Thái đã qua đời sau đó, Vũ Văn Giác kế thừa các chức tước của phụ thân, trong khi Vũ Văn Hộ nằm quyền kiểm soát đất nước. Các tướng và quan lại cao cấp vốn chỉ xem Vũ Văn Thái là người đồng hạng nên ban đầu họ cũng chỉ miễn cưỡng tuân theo sự lãnh đạo của một người trẻ tuổi như Vũ Văn Hộ. Khoảng tết năm 557, cho rằng Vũ Văn Giác cần khẳng định quyền lực bằng ngôi vị hoàng đế, Vũ Văn Hộ đã buộc Cung Đế phải thiện nhượng cho Vũ Văn Giác, chấm dứt triều Tây Ngụy và khởi đầu triều Bắc Chu.
Dưới thời Hiếu Mẫn Đế trị vì.
Vũ Văn Giác đăng cơ, tức Hiếu Mẫn Đế, song không dùng tước hiệu "hoàng đế" mà lại dùng tước hiệu "thiên vương". Vũ Văn Hộ trở thành đại tư mã, được Vũ Văn Giác phong làm Tấn quốc công.
Dưới sự nhiếp chính của Vũ Văn Hộ, tình hình chính trị Bắc Chu không ổn định. Khoảng một tháng sau khi Vũ Văn Giác đăng cơ, hai trong số các quan lại tối cao cấp là Sở quốc công Triệu Quý và Triệu quốc công Độc Cô Tín đã thể hiện các dấu hiệu bất mãn trước việc Vũ Văn Hộ nắm giữ quyền lực. Triệu Quý muốn giết chết Vũ Văn Hộ, song Độc Cô Tín lại do dự. Ngay sau đó, Vũ Văn Thịnh (宇文盛) đã tố giác các kế hoạch của Triệu Quý, Vũ Văn Hộ đã cho hành quyết Triệu Quý và bãi chức Độc Cô Tín, sau đó buộc Độc Cô Tín phải tự sát. Khi một viên quan khác là Tề Quỹ (齊軌) chỉ trích việc Vũ Văn Hộ nhiếp chính, ông ta cũng bị hành quyết.
Trong khi đó, Hiếu Mẫn Đế cũng muốn đoạt lấy quyền lực về tay mình, vì thế ông ta đã tham dự và một âm mưu nhằm sát hại Vũ Văn Hộ. Kế hoạch của Hiếu Mẫn Đế có sự tham gia của hai trong số các đồng sự của Vũ Văn Hộ là Lý Thực (李植) và Tôn Hằng (孫恆), cùng với Ất Phất Phượng (乙弗鳳) và Hạ Bạt Đề (賀拔提), tất cả bọn họ đều có tham vọng nên đã thúc đẩy sự nghi ngờ của Hiếu Mẫn Đế đối với Vũ Văn Hộ. Tuy nhiên, khi Lý Thực cố mời Trương Quang Lạc (張光洛) tham gia vào âm mưu, Trương Quang Lạc đã bẩm báo sự việc cho Vũ Văn Hộ. Ban đầu, Vũ Văn Hộ không muốn thực hiện các hành động quyết liệt nên đã phái Lý Thực và Tôn Hằng đi làm thứ sử. Khi Hiếu Mẫn Đế muốn triệu Lý Thực và Tôn Hằng quay trở lại kinh đô Trường An, Vũ Văn Hộ đã phản đối, cam kết lòng trung thành của mình. Tuy nhiên, Ất Phất Phượng và Hạ Bạt Đề trở nên lo sợ và tiến hành âm mưu bằng mọi cách, Trương Quang Lạc lại một phần nữa báo tin cho Vũ Văn Hộ, Vũ Văn Hộ đã đưa vấn đề ra thảo luận với Hạ Lan Tường (賀蘭祥) và Uất Trì Cương (尉遲綱). Hạ Lan Tường đã thuyết phục Vũ Văn Hộ phế truất Hiếu Mẫn Đế, vì thế Vũ Văn Hộ trước tiên đã lệnh cho Uất Trì Cương bắt giữ Ất Phất Phượng và Hạ Bạt Đề và giải tán cấm quân. Vũ Văn Hộ đã cử Hạ Lan Tường vào cung để buộc Hiếu Mẫn Đế phải xuất cung và tiến hành quản thúc.
Vũ Văn Hộ triệu các quan lại cấp cao và thông báo tình hình cho họ, đề xuất phế truất Hiếu Mẫn Đế và đưa Ninh Đô quận công Vũ Văn Dục (là con trai trưởng của Vũ Văn Thái song do một người thiếp sinh ra) lên ngôi. Các quan lại cao cấp đều không dám chống lại Vũ Văn Hộ và đã chấp thuận. Những người mật mưu với Hiếu Mẫn Đế bị hành quyết, trong khi bản thân ông ta thì bị biếm làm Lược Dương công. Một tháng sau đó, Vũ Văn Hộ cho hành quyết Lược Dương công và buộc cựu vương hậu Nguyên Hồ Ma xuất gia làm ni cô. Không lâu sau đó, Vũ Văn Dục đến Trường An và lên ngôi thiên vương.
Dưới thời Minh Đế.
Minh Đế tiếp tục trao cho Vũ Văn Hộ các tước hiệu cao hơn, vào năm 558, Minh Đế phong con trai của Vũ Văn Hộ là Vũ Văn Chí (宇文至) làm Sùng Nghiệp công.
Vào mùa xuân năm 559, Vũ Văn Hộ đã chính thức trao lại quyền lực cho Minh Đế và Minh Đế bắt đầu chính thức cai quản toàn bộ các vấn đề chính sự, song Vũ Văn hộ vẫn nắm giữ quyền lực đối với quân sự. Năm 559, Minh Đế bắt đầu sử dụng tước hiệu "hoàng đế".
Vào mùa hè năm 560, Vũ Văn Hộ lo sợ trước tài trí của Minh Đế nên đã chỉ thị cho ngự trù sư Lý An (李安) bỏ độc vào bánh ngọt dâng lên hoàng đế. Minh Đế ăn bánh và sau đó lâm bệnh. Biết mình sắp qua đời, Minh Đế đã chỉ thị rằng do các hoàng tử đều còn ít tuổi, ngai vàng nên được truyền cho hoàng đệ là Lỗ quốc công Vũ Văn Ung. Sau đó, Minh Đế qua đời, Vũ Văn Ung kế vị, tức Vũ Đế. Vũ Văn Hộ một lần nữa lại nắm quyền kiểm soát cả chính sự và quân sự của đất nước.
Dưới thời Vũ Đế trị vì.
Vũ Đế làm tất cả những gì có thể để luôn thể hiện sự kính trọng với Vũ Văn Hộ, kiệm lời và không can thiệp vào các quyết định của Vũ Văn Hộ. Trong các cuộc tiếp xúc có mặt Sất Nô thái hậu và Vũ Văn Hộ, bà sẽ để Vũ Văn Hộ ngồi cùng bàn với bà, trong khi Vũ Đế do là em họ nên sẽ phải đứng và phục vụ hai người. Năm 561, Vũ Đế chính thức phong Vũ Văn Hộ làm đại trủng tể (大冢宰), có quyền lực đối với năm bộ khác. Vào mùa xuân năm 561, tướng Hạ Nhạc Đôn (賀若敦) đã không thể giữ vùng Hồ Nam ngày nay trước cuộc tấn công của tướng Trần Hầu Thiến (侯瑱). Trong khoảng thời gian đó, khi Vũ Đế truy thụy cho phụ thân của Vũ Văn Hộ là Vũ Văn Hạo và bá phụ Vũ Văn Lạc Sinh (宇文洛生) là Thiệu quốc công và Cử quốc công, quyền thừa kế các tước hiệu này đồng thời được trao cho các con trai của Vũ Văn Hộ là Vũ Văn Hội và Vũ Văn Chí.
Vào mùa xuân năm 563, khi Vũ Đế đột ngột quay trở về Trường An vào ban đêm trong khi đang thăm Nguyên châu (原州, nay gần tương ứng với Cố Nguyên, Ninh Hạ), Lương quốc công Hầu Mạc Trần Sùng đã ứng khẩu với thuộc hạ rằng có lẽ Vũ Văn Hộ đã qua đời. Khi lời của Hầu Mạc Trần Sùng truyền đến triều đình, Vũ Đế đã trách mắng Hầu Mạc Trần Sùng, còn Vũ Văn Hộ sau đó đã cử lính đến bao vây phủ của Hầu Mạc Trần Sùng và buộc người này phải tự sát, song cho phép Hầu Trần Mạc Sùng được án táng với nghi lễ của một công tước. Trong cùng năm, để thể hiện sự tôn kính lớn hơn đối với Vũ Văn Hộ, Vũ Đế đã ra lệnh rằng các công văn phải húy kỵ tên của Vũ Văn Hộ, một vinh dự mà không phải hoàng đế nào cũng có được.
Trong nhiều năm, Vũ Văn Hộ đã cố gắng phái người do thám chỗ ở của Diêm thị và người cô ruột mà ông đã để ở lại lãnh thổ Đông Ngụy khi xưa, không biết rằng họ đang làm nô bộc trong phụ cung ở Trung Sơn (中山, nay thuộc Bảo Định, Hà Bắc). Năm 564, trong các cuộc nghị hòa với Bắc Tề (sau khi liên quân Bắc Chu-Đột Quyết tấn công Bắc Tề trong cùng năm), Bắc Tề đã phóng thích cô ruột của Vũ Văn Hộ đến Bắc Chu, và hứa hẹn sau đó sẽ phóng thích Diêm thị. Bắc Tề Vũ Thành Đế đã buộc Diêm thị phải trao đổi thư tín với Vũ Văn Hộ, có ý muốn dùng bà để có được các nhượng bộ, song vì lo sợ sẽ phải chịu các cuộc tấn công khác của Bắc Chu nếu như chọc giận Vũ Văn Hộ, Vũ Thành Đế sau đó đã phóng thích bà mà không thực sự có được sự nhượng bộ nào về mặt an ninh. Tuy nhiên, do sợ rằng Đột Quyết sẽ không hài lòng nếu Bắc Chu dừng các hoạt động phối hợp, Vũ Văn Hộ đã tiến hành một cuộc tấn công liên hiệp vào Bắc Tề cùng với Đột Quyết vào năm 564, song quân Bắc Chu đã bị đánh bại khi tấn công Lạc Dương và phải triệt thoái. Các sử gia đổ lỗi phần lớn thất bại là do thái độ nửa vời của Vũ Văn Hộ khi tấn công và do ông thiếu năng lực về mặt chiến lược quân sự tổng thể.
Vào mùa hè năm 567, tướng Trần là Hoa Kiểu (華皎) lo sợ trước sự thù địch của nhiếp chính Trần Húc, ông ta đã đem Tương châu (湘州, nay là trung bộ Hồ Nam) đầu hàng Bắc Chu. Bất chấp sự phản đối từ Thôi Dụ (崔猷), Vũ Văn Hộ đã phái Vệ quốc công Vũ Văn Trực (宇文直) lĩnh quân đến cứu trợ Hoa Kiểu và Tây Lương Minh Đế (một chư hầu của Bắc Chu). Tuy nhiên, tướng Trần là Ngô Minh Triệt (吳明徹) đã nhanh chóng đánh bại liên quân Bắc Chu-Tây Lương-Hoa Kiểu, buộc Hoa Kiểu và Vũ Văn Trực phải từ bỏ chiến tranh và chạy trốn về kinh thành Giang Lăng của Tây Lương. Trần Húc đã giữ được toàn bộ lãnh thổ của Hoa Kiểu và còn giành thêm những vùng đất nhỏ từ cả Bắc Chu và Tây Lương. Vũ Văn Hộ bãi chức Vũ Văn Trực song cuối cùng lại phục chức. Mặc dù trước đó Vũ Văn Trực có một mối quan hệ thân thiết với Vũ Văn Hộ, song từ đó ông ta đã ôm hận thù trong lòng và bí mật khuyến khích Vũ Đế có hành động chống lại Vũ Văn Hộ.
Khoảng tết năm 568, Diêm thị qua đời. Theo lệnh của Vũ Đế, Vũ Văn Hộ đã không thực hiện theo phong tục để tang ba năm, song vẫn tiếp tục giữ vai trò nhiếp chính.
Vào mùa đông năm 570, khi tướng Bắc Tề là Hộc Luật Quang chiếm khu vực phía bắc Phần Thủy (汾水, chảy qua Lâm Phần, Sơn Tây), Vũ Văn Hộ đã hỏi ý em trai Vũ Đế và Tề quốc công Vũ Văn Hiến. Vũ Văn Hiến đề xuất rằng hãy để bản thân ông ta dẫn quân đánh Hộc Luật Quang, còn Vũ Văn Hộ chỉ huy đại quân song dừng ở Đồng châu (同州, nay gần tương ứng với Vị Nam, Thiểm Tây). Sau đó, Vũ Văn Hiến đã có thể buộc Hộc Luật Quang lâm vào thế bí, song các vùng lãnh thổ quan trọng vẫn bị mất về tay Bắc Tề.
Năm 572, Vũ Đế đã lập mưu cùng Vũ Văn Trực cùng Vũ Văn Thần Cử (宇文神舉), Vương Quỹ (王軌), và Vũ Văn Hiếu Bá (宇文孝伯) để tìm cách giết chết Vũ Văn Hộ do tin rằng ông là một mối đe dọa. Vào mùa xuân năm 572, sau khi Vũ Đế và Vũ Văn Hộ tiến hành hội nghị, hoàng đế đã mời Vũ Văn Hộ vào hoàng cung để gặp Sất Nô thái hậu. Trên đường đến cung của thái hậu, hoàng đế nói với Vũ Văn Hộ rằng Sất Nô thái hậu mắc chứng nghiện rượu và không nghe lời khuyên bảo của hoàng đế, vì thế ông ta muốn Vũ Văn Hộ khuyên Thái hậu thay đổi. Vũ Đế còn ban cho Vũ Văn Hộ bản văn của "Tửu cáo"- một thiên chương từ thời Tây Chu khuyên con người không cất rượu và nát rượu và đề nghị Vũ Văn Hộ đọc "Tửu cáo" cho Sất Nô thái hậu. Đến khi họ vào cung của thái hậu, Vũ Văn Hộ bắt đầu đọc "Tửu cáo" theo yêu cầu của Vũ Đế. Tuy nhiên, trước khi Vũ Văn Hộ đọc xong, Vũ Đế đã bước ra phía sau ông và dùng một ngọc khuê để đánh vào đầu ông. Vũ Văn Hộ ngã xuống nền, Vũ Văn Thực từ chỗ ẩn nấp ở gần đó đã nhảy ra lấy đầu của Vũ Văn Hộ. Các con trai, em trai và các trọng thần của Vũ Văn Hộ đều bị hành quyết.
Năm 574, Vũ Văn Hộ được truy phục tước công, cải táng theo lễ nghi công tước, và được ban thụy hiệu chữ Đãng (蕩) có nghĩa là "làm loạn" hay "hủy hoại". | 1 | null |
GSh-30-1 (tiếng Nga:ГШ-301) (mã GRAU: 9A-4071K) là loại autocannon 30 mm do Konstruktorskoe Buro Priborostroeniya (Конструкторское бюро приборостроения) tại Tula phát triển dưới sự lãnh đạo của V.P. Gryazeva và A. G. Shipunova. Súng được thông qua để gắn trên các máy bay chiến đấu như MiG-29, MiG-35, Su-27, Su-30, Su-33, Su-27M, Su-37, Su-35, Su-34, Yak-38 và Yak-141 từ những năm 1980. Việc sản xuất loại súng này do hãng Izhmash (nay đã sáp nhập thành tập đoàn Kalashnikov) đảm nhiệm. Với trọng lượng khoảng 46 kg nó khá nhẹ cho một loại pháo dùng trên máy bay.
Thiết kế.
GSh-30-1 sử dụng cơ chế nạp đạn bằng độ giật lùi nòng ngắn với phanh thủy lực, làm mát bằng chất lỏng bay hơi và điểm hỏa bằng điện. Một khối lượng 700 cm³ chất lỏng sẽ được đổ vào một ống bao quanh nòng súng, khi bắn chất lỏng sẽ nóng lên và bốc hơi lấy đi nhiệt của súng sau đó lượng hơi này sẽ đi qua một ống xoắn mà tại đó nó sẽ tỏa nhiệt và trở lại thành chất lỏng tạo ra một vòng tuần hoàn trong hệ thống tản nhiệt. Việc kích hỏa đạn được thực hiện bởi một nguồn điện 27 V, việc nạp đạn tự động được thực hiện bởi năng lượng đẩy nòng của đạn khi bắn. Nếu đạn không nổ thì một tùy chọn sẽ được kích hoạt một kim điểm hỏa đốt điện cực nóng sẽ được phóng hàn đâm xuyên qua vỏ đạn mà tại đó nó sẽ cháy với nhiệt độ cao đốt cháy tất cả thuốc súng bên trong buộc nó phải nổ để tiếp tục loạt đạn giúp súng có độ tin cậy cao.
Khi nòng súng hấp thụ lực giật và lùi lại nó sẽ truyền động lực cho khóa nòng để bắt đầu chu kỳ nạp đạn đồng thời tác động vào xi lanh phanh thủy lực hấp thụ lực giật và lò xo đẩy nòng súng trở về chỗ cũ. Trong quá trình các bộ phận di chuyển này súng cũng tự tạo ra một lượng điện thông qua một bộ phận chuyển đổi chuyển động cơ học để bổ sung năng lượng cho các lần bắn tiếp theo và tiết kiệm năng lượng chính cho máy bay.
Súng có thể dùng nhiều loại đạn từ bình thường, nổ, xuyên giáp, phát sáng... Hệ thống làm mát giúp súng có thể sử dụng các loại đạn nổ mà không sợ phát nổ trong súng do quá nóng. Súng có tốc độ bắn 1500-1800 viên/phút nhưng nòng súng có thời gian sử dụng khá ngắn với tối thiểu khoảng 2000 viên trước khi bị mòn hoàn toàn. Tầm bắn hiệu quả của súng với mục tiêu trên không là từ 200–800 m tùy loại mục tiêu còn dưới mặt đất là 1200–1800 m. | 1 | null |
Động cơ ion hay động cơ đẩy ion là một dạng động cơ điện từ sử dụng trong không gian, có thể tạo ra lực đẩy bằng cách phóng ra các ion gia tốc. Thuật ngữ này thường dùng để chỉ động cơ ion dạng lưới, nó cũng được dùng để chỉ các hệ thống động cơ đẩy điện từ sử dụng phương pháp gia tốc plasma, vì trong plasma chứa các ion. Động cơ đẩy ion được phân loại theo phương pháp gia tốc ion, sử dụng lực tĩnh điện hay lực điện từ.
Động cơ ion tạo ra lực đẩy rất nhỏ so với tên lửa hóa học thông thường nhưng có xung lượng cực lớn, hiệu suất theo tỉ lệ khối lượng thuốc phóng cao nhờ đẩy ra dòng khí với tốc độ cực cao. Tuy nhiên các bộ đẩy ion gặp một vấn đề: khi tăng lượng khí đẩy, mức năng lượng sử dụng cần thiết tăng theo tỉ lệ bình phương trong khi lực đẩy chỉ tăng mức tuyến tính. So sánh với tên lửa hóa học có thể cung cấp lực đẩy mạnh nhưng bị giới hạn tổng xung lượng vì năng lượng lưu trữ hóa học là rất nhỏ. Dựa theo khối lượng thực tế của bộ nguồn năng lượng, gia tốc động cơ ion tạo ra nhỏ hơn một phần nghìn của trọng lực tiêu chuẩn (g~9.8 m/s). Nhưng nhờ hoạt động theo cơ chế điện từ, tỉ lệ năng lượng được chuyển thành động lượng lớn hơn nhiều so với tên lửa hóa học. Tên lửa hóa học hoạt động như động cơ nhiệt nên phải chịu giới giạn bởi nguyên lý Carnot áp dụng cho các động cơ nhiệt.
Do nhu cầu năng lượng tương đối cao, và các yêu cầu khác như khoảng trống ion trong môi trường chuyển động, động cơ ion hiện chỉ có thể hoạt động trong không gian.
Lịch sử.
Người đầu tiên đưa ra ý tưởng về động cơ ion là Konstantin Tsiolkovsky năm 1911. Tuy nhiên, tài liệu đầu tiên về khả năng của các động cơ điện từ là trong một bản chép tay ngày 6 tháng 9 năm 1906 của Robert H. Goddard.. Thí nghiệm động cơ ion đầu tiên được Goddard thực hiện tại đại học Clark trong những năm 1916-1917., dù kỹ thuật được đề nghị với điều kiện cận chân không ở độ cao lớn, nhưng lực đẩy đã hoạt động trong áp suất khí quyển với dòng khí ion hóa. Năm 1923, ý tưởng xuất hiện trong cuốn "Wege zur Raumschiffahrt" (Các phương pháp du hành không gian) của Hermann Oberth, cuốn sách đưa ra các ý tưởng về phương pháp tiết kiệm khối lượng nhiên liệu bằng các động cơ điện từ, và đề nghị sử dụng trong động cơ không gian, điều khiển hướng, gia tốc khí tích điện. | 1 | null |
Thịt bẩn hay còn gọi là thịt thối, thịt ôi, thịt hư hỏng, thịt ôi thiu, thịt bốc mùi là các loại thịt đã bị biến chất, hư hỏng, ôi thiu, không còn nguyên giá trị thực phẩm do không được thực hiện đảm bảo các quy trình chế biến, giữ sạch, xử lý, bảo quản đúng vệ sinh, khoa học hoặc bị phơi nhiễm các loại nấm mốc, vi khuẩn, tẩm ướp các hóa chất, phụ gia bảo quản hoặc để lâu ngày và có biểu hiện thối rữa, bốc mùi, phân hủy.
Tổng quan.
Thịt bẩn là nguồn thực phẩm không an toàn và không sử dụng được, có thể gây ra ảnh hưởng sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm cho người sử dụng, các loài động vật ăn phải, trừ một số loài động vật ăn xác thối trong những điều kiện nhất định. Thịt có thể được bảo quản để ăn, dự trữ được trong một thời gian lâu hơn nữa (mặc dù không phải là vô thời hạn) nếu được thực hiện theo đúng quy trình vệ sinh thích hợp. Bên cạnh đó, các loại thịt gia súc, gia cầm nhập lậu, không nguồn gốc có thể có chất cấm tồn dư gây ung thư, gây ứ phù nước trong tế bào, rất nguy hại cho sức khỏe người sử dụng, các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc có thể chứa các phụ gia, phẩm màu độc hại, phẩm màu công nghiệp gây ngộ độc cấp tính hoặc nếu lâu dài có thể là ngộ độc trường diễn
Các sinh vật làm phân hủy thịt có thể lây nhiễm sang các động vật hoặc trong khi vẫn còn sống hoặc có thể gây ô nhiễm thịt sau giết mổ. Như những vi sinh vật xâm nhập vào một miếng thịt, chúng bắt đầu phân hủy và có thể để lại độc tố có thể gây viêm ruột hoặc ngộ độc thực phẩm thậm chí nhiều trường hợp có khả năng gây chết người trong khi ngộ độc, điều này đặc biệt nguy hiểm khi ăn thịt mà không rõ nguồn gốc, chế biến, bảo quản không hợp vệ sinh, ăn thịt tái, ăn thịt tươi sống. Trong vòng 24 giờ, nếu để ngoài nhiệt độ thường, thịt đã hỏng và không nên sử dụng do khi bị ôi thiu sẽ là môi trường lý tưởng cho các loại vi sinh vật có hại sinh sôi nảy nở, khi hoại tử, bản thân thực phẩm động vật cũng phân hủy ra các độc tính, ăn thịt này vào sẽ rất nguy hiểm, nhẹ bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn, nặng thì có thể ảnh hưởng tới tính mạng.
Khi được nấu chín thì nhìn chung các vi sinh vật không thể sống sót nhiều để gây hại nhưng một số độc tố và bào tử vi khuẩn có thể làm được đầy này. Các vi khuẩn cũng có thể lây nhiễm sang người ăn thịt bất chấp hệ vi sinh đường ruột của con người thường là một rào cản có hiệu quả. Khi tiếp xúc với thịt bẩn thì ngộ độc thực phẩm tập thể, ngộ độc hàng loạt dễ xảy ra vào mùa nắng nóng vì đó là thời điểm vi khuẩn, vi sinh phát triển mạnh, thói quen ăn các món ăn tái, sống có nguy cơ gây nên các vụ dịch lớn như tả. Miền Bắc Việt Nam đã từng xảy ra vụ dịch tả lan rộng tại nhiều tỉnh thành. Việc truy tìm nguồn gốc mầm bệnh đã xác định nguyên nhân do vi khuẩn tả có trong vật nuôi được nhập về từ nước ngoài.
Nhận biết.
Phân biệt thịt tươi và thịt bẩn thực tế, miếng thịt đã qua tẩy mùi, màu, dù bằng hóa chất nào, nếu nhìn qua bằng mắt thường sẽ khó nhận biết, nhưng chỉ cần để ý kỹ, sờ vào sẽ thấy ngay sự khác biệt. Khi đã ôi, thớ thịt bên trong mềm, màu sắc thịt được tẩy dù không không còn thâm đen do thịt hoại tử nhưng cũng nhợt nhạt, trông dại hơn thịt tươi thực sự. Tuy nhiên, Nguồn thịt bẩn này khi đến tay người tiêu dùng rất khó phân biệt do đã qua công đoạn xử lý như tẩy trắng, khử mùi, kể cả tạo màu sắc bằng cách tẩm phẩm màu, ướp hóa chất. Đặc biệt, số thịt này khi đã vào quán ăn, quán nhậu thì việc phân biệt gần như không thể vì nó đã được xử lý bằng các loại hóa chất và ướp gia vị trong khâu chế biến để tạo độ dai, giòn và bắt mắt.
Đối với thịt bẩn đã tẩm hóa chất đưa vào chế biến trong các quán ăn chỉ có cách phân biệt là khi ăn, thịt thường có độ dai, giòn bất thường. Tức là khi cắn, thực phẩm sẽ bị đứt ngay, khi nhai vẫn sẽ nhận thấy có độ dai, giòn cao bất thường, thông thường để tạo độ dai, giòn, người ta sử dụng chất porax hoặc hóa chất có gốc phosphat (porax thường dùng trong ngành hàn kim loại, đó là chất bột trắng để giúp hạ điểm chảy trong quá trình hàn).
Thịt heo.
Thịt heo có chứa chất tăng trọng thì thịt có màu nhạt hơn, sớ thịt nhão hơn thịt heo bình thường. Khi ngón tay nhấn vào thịt sẽ cho thấy độ đàn hồi rất yếu. Bởi đơn giản theo ông Phan Thế Đồng, khi heo phát triển nhanh quá sẽ cho cấu trúc thịt lỏng lẻo với độ cứng và độ dai rất thấp. Lớp mỡ liên kết giữa thịt và da rất mỏng, thường dưới 2 cm. Trường hợp thịt heo ướp hàn the thì loại thịt này có màu hồng bầm, dùng tay ấn vào sẽ không thấy độ đàn hồi và độ hít. Thậm chí, đối với thịt cũ quá đôi khi nhấn vào thấy có cả nước tươm ra do được bơm nước và ướp hóa chất nhiều.
Trường hợp thịt heo bị nhiễm giun sán (thịt lợn gạo) thì thịt có những đốm nhỏ hình hạt gạo, màu trắng đục. Và đó cũng chính là những ấu trùng sán. Đối với thịt heo bị bệnh, nếu heo bị bệnh sốt xuất huyết thì sẽ rất dễ phát hiện bằng cách nhìn vào dưới da thấy có rất nhiều chấm đỏ như những nốt ruồi son. Heo mắc bệnh thường rất khó thấm nước màu. Dù nước màu có màu vàng nhưng ướp vào thịt vẫn cứ thành màu xam xám, mỡ cũng không còn giòn. Với thịt lợn nhiễm giun sán, có thể phát hiện bằng cách cắt miếng thịt theo thớ dọc và tìm dọc thớ thịt. Nếu có giun xoắn thì sẽ nhìn thấy những đốm trắng to bằng đầu kim, còn nếu là sán thì có thể nhìn thấy hình sợi bằng hình bầu dục to bằng hạt đậu.
Nếu là thịt heo tươi mới, da sẽ có màu trắng hơi hồng, mỡ trắng hồng, sớ thịt có màu hồng tự nhiên; dùng tay ấn vào sẽ nhận thấy có độ đàn hồi, có độ rít… Trong khi đó, thịt hư thối sẽ không còn đàn hồi, trơn, rỉ dịch, rỉ nhớt, có màu đỏ sẫm, cắt bên trong có màu tái. Đối với thịt heo chết trước khi giết mổ, màu thịt sẽ đỏ sẫm, thịt rỉ dịch chảy nhớt có mùi ôi, chua. Có thể kiểm tra bằng cách lấy tay ấn vào thịt để kiểm tra độ đàn hồi. Cả phần mỡ và phần nạc đều phải có độ đàn hồi tốt. Trong trường hợp ấn vào thấy thịt nhũn thì đó là thịt cũ hoặc lợn ăn thức ăn công nghiệp. Về mặt mùi vị, thịt tươi chỉ có mùi tanh thông thường của thịt sống... Khi phát hiện mùi vị lạ thì nó là thịt cũ bị nhiễm khuẩn hoặc thịt đã được bảo quản bằng hóa chất. Nên mua thịt tại các cửa hàng, siêu thị có uy tín để biết nguồn gốc xuất xứ. Để nhận biết thịt nhập lậu, người tiêu dùng nên dựa vào các điểm sau: Màu thịt nhạt, khối thịt nhũn, nhấn tay vào không có độ đàn hồi.
Thịt gà.
Đối với các loại gà bệnh thì dùng tay bóp nhẹ mũi gà, nếu thấy dịch chảy ra có màu xanh thì đó là gà bệnh. Đối với trường hợp Gà ngâm phẩm màu thì chỉ cần dùng tay vuốt gà sẽ thấy dính màu vào tay. Đối với việc chân gà tẩy trắng, khi chân gà được ngâm hóa chất tẩy trắng sẽ có biểu hiện vừa trắng đẹp lại vừa rất to, có khi to đến bằng 4 ngón tay. Chọn loại thịt gà có màu sắc tự nhiên, thớ thịt mịn và có độ đàn hồi cao. Da gà phải kín, lành lặn, không có vết bẩn, mốc, không có vết gì lạ. Mùi vị phải bình thường, không có phẩm màu. Thịt gà toi thường bị đen xạm hơn do có máu bị đọng lại không được lưu thông, chảy ra không hết khi làm thịt.
Thịt bò.
Đối với việc thịt bò bơm nước: Người bán hay bơm nước cho tăng trọng lượng. Người mua có thể nhận diện bằng cách ấn tay vào, nếu thấy nước tươm ra thì đó chính là dấu hiệu là thịt đã bị bơm nước. Với thịt bò cũ, không còn tươi thì cắt vào miếng thịt sẽ không thấy máu tứa ra.
Thủy hải sản.
Đối với mực tẩm hóa chất, loại mực khi nhìn vào ta thấy râu mực cứng, dựng đứng lên. Rất nhiều người nhầm lẫn ở chi tiết này, cứ ngỡ mực tươi mới dựng đứng râu nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại. Với những ai muốn ăn râu mực cũng nên mua cả con, vì đa phần hình thức bán râu và thân riêng đều là loại mực không còn tươi. Nếu tôm tẩm ướp hóa chất sẽ thấy mình tôm rất tươi, cứng nhưng chân đã ngả màu vàng. Nếu cắt con tôm làm đôi bạn sẽ thấy vết cắt xù xì chứ không trơn láng. Nếu muốn mua tôm tươi người mua nên chọn tôm còn sống.
Cá tẩm phân urê thì với loại này, nếu chỉ nhìn vào mang cá, người mua sẽ bị đánh lừa ngay vì mang vẫn đỏ. Người mua cần nhìn vào hai cục hạch nhỏ hai bên mang cá. Nếu hai cục hạch nhỏ có màu bầm đen thì chắc chắn không thể là cá tươi. Xem mật cũng thấy rõ, mật sẽ có màu tím tím. Nhìn vào hai đặc điểm này người mua cũng đỡ bị lừa trong trường hợp người bán chích thuốc vào mang hay lấy màu quét lên mang cho đỏ.
Tại Trung Quốc.
Trung Quốc từng có hơn 50 tấn thịt cừu giả chứa chất phụ gia gây ung thư đã bị phát hiện tại một nhà máy ở đông bắc Trung Quốc, làm dấy lên mối lo ngại về chất lượng an toàn thực phẩm. Toàn bộ số sản phẩm trên được tái chế từ thịt vịt ôi, mỡ cừu cùng nhiều chất phụ gia khác. Trong các sản phẩm nhiễm độc là 8,69g trên 1 kg, vượt xa tiêu chuẩn quốc gia về thịt tươi và thịt đông lạnh. Thực tế, chỉ cần 3g sodium nitrite là đủ để khiến một người trưởng thành thiệt mạng.
Vào năm 2013, ở Trung Quốc có sự kiện gần 6.000 xác heo thối đang có nguy cơ gây ô nhiễm nặng sông Hoàng Phố ở Thượng Hải Bên cạnh việc bê bối thực phẩm tại Trung Quốc, kinh tế Trung Quốc còn tuồn, đẩy sang nước láng giềng Việt Nam hàng loạt những sản phẩm thịt thối thông qua sự đồng lõa của những đầu nậu và người dân Việt Nam. Công tác quản lý thịt của các cơ quan chức trách Việt Nam gặp nhiều khó khăn do việc triển khai kiểm tra thực phẩm nông lâm sản nhập khẩu, kiểm soát nội tạng nhập khẩu, hàng nhập lậu gà thải loại còn gặp nhiều khó khăn, nhất là với hàng hóa nhập theo diện tiểu ngạch và nhập lậu. Có đến 70% thịt bẩn tuồn vào Việt Nam là do các đầu nậu nhập lậu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Nhiều mặt hàng thực phẩm đã chế biến hoặc còn tươi sống từ Trung Quốc như xúc xích, chả cá, nội tạng heo (nầm lợn), cá tầm, gà cay, khô hổ, bim bim… đang nhập lậu qua biên giới Lào Cai để tuồn vào nội địa Việt Nam tiêu thụ, dân buôn lậu người Việt Nam tiếp tay thực hiện rất tinh vi bằng cách cho vào rọ thả xuống sông rồi dùng thuyền kéo qua biên giới. hàng nhập khẩu bị tráo đổi, làm mất an toàn hoặc bị bơm thêm thuốc bảo quản. Trong năm 2012, lực lượng chức năng ở Việt Nam đã tiêu hủy hơn 16.000 tấn thủy sản, thịt đông lạnh nhập lậu...
Một số vụ việc (theo theo kg thịt bẩn) gồm:
Sau khi Trung Quốc hạn chế các mặt hàng thịt và phụ phẩm gia súc, gia cầm như chân trâu, bò, nội tạng động vật các loại…tạm nhập vào Việt Nam để chờ tái xuất sang nước này, hàng nghìn tấn phụ phẩm động vật và gia cầm tìm cách len vào thị trường Việt Nam. Cơ quan phát hiện gần 11 tấn thịt bò nhập khẩu và gần một tấn thịt cừu nhập khẩu vận chuyển vào Việt Nam, Những phụ phẩm đó, do không tái xuất đi Trung Quốc được nên nhiều chủ hàng buộc phải xé lẻ hàng ra để tuồn vào tiêu thụ nội địa.
Năm 2013, xảy ra vụ hơn 900 người vừa bị bắt giữ ở Trung Quốc do bán thịt giả hoặc thịt bẩn trong vòng ba tháng, người ta đã phát hiện ra gần 400 trường hợp và thu giữ hơn 20.000 tấn thịt giả. Trong đó có một trường hợp giả thịt cừu từ thịt cáo, thịt chồn và thịt chuột, rồi thêm chất hóa học, ngoài ra còn vụ dùng chất hydrogen peroxide để tẩy trắng chân gà và bơm nước vào thịt để tăng trọng lượng.
Năm 2014, xảy ra vụ vụ bê bối nguyên liệu thịt bẩn nhập từ nhà cung cấp ở Trung Quốc của chuỗi cửa hàng McDonald’s khi phát hiện nhân viên dùng thịt hết hạn và lấy thịt dưới sàn nhà để trộn lẫn. Các công nhân tại một nhà máy đã trộn thịt hết hạn lẫn với thịt tươi để bán. Người ta đã chứng kiến cảnh các công nhân dùng thịt đã hết hạn để đóng gói và điều kiện sản xuất rất mất vệ sinh, họ còn trộn chả thịt bò không sử dụng với thịt bò sống để làm ra những viên thịt mới, dùng thịt hết hạn hơn nửa năm để sản xuất, cũng như trộn thịt gà và thịt bò hết hạn sử dụng với thịt mới, rồi nhặt thịt vương vãi trên sàn nhà ném thẳng lên các dây chuyền sản xuất, các phần thịt gà thải loại sau đó cũng được đem thu gom và đem vào trộn với thịt gà sống. Những sản phẩm này được cung cấp cho một chuỗi thức ăn nhanh như McDonald, KFC, Pizza Hut, Starbucks, Burger King, 7-Eleven, Papa John Pizza. McDonald Hồng Kông đã dừng bán một số mặt hàng khác sau khi thừa nhận đã nhập thực phẩm từ Trung Quốc vừa bị phát hiện sử dụng thịt hết hạn và không đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, đồng thời chuỗi cửa hàng ở Nhật Bản cũng phát hiện khoảng 1/5 nguyên liệu sản phẩm Chicken McNuggets là từ nhà cung cấp Thượng Hải
Tại Việt Nam.
Tình hình chung.
Tại Việt Nam, nước này nhận hàng ngàn tấn thịt bẩn ra thị trường mỗi ngày và đã trở thành vấn đề thịt bẩn là một vấn đề hết sức nhức nhối và được xã hội Việt Nam quan tâm, nó là một trong những tâm điểm của vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam và vấn đề ngộ độc thực phẩm tại quốc gia này. Đặc biệt là sự ô nhiễm vi sinh vật đối với thịt heo, thịt gà tại cơ sở giết mổ, cơ sở kinh doanh thịt, việc kinh doanh thịt trâu, thịt bò bốc mùi, nhuộm màu thịt heo thành thịt cá sấu, đà điều, nai, lạc đà...thịt và sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc không chỉ được đưa vào các quán nhậu, quán ăn, nhà hàng tiêu thụ mà còn trở thành nguyên liệu để chế biến các loại gia vị, tương, nước xốt... điều đặc biệt nguy hiểm là do giá cả thịt bẩn rẻ nên được tuồn ra thị trường và đi vào từng bữa ăn của người dân. Loại thịt có giá thấp nhất này thường là thịt lợn ốm, chết, thậm chí đã chôn rồi lại đào lên và để đông lạnh nhiều ngày, khi mang ra bán, thịt chảy nước, màu trắng bệch, có mùi sau đó được tẩy bằng hóa chất và thường được bán rất chóng vánh, được bày bán và khách hàng thường xuyên chính là chủ các quán cơm bình dân Loại thịt này sau khi được tẩm hóa chất đưa vào quán ăn thì thực khách rất khó phân biệt, phần nhiều các loại thịt nguội đều từ nguồn thịt bẩn mà ra.
Có tình trạng người dân vùng dịch bán gia súc mắc bệnh, tìm mọi cách đưa đi tiêu thụ, nhất là heo giết mổ sẵn từ các vùng dịch đưa về các điểm buôn bán nhỏ lẻ, khu công nghiệp... để phân phối cho công nhân nấu ăn, các cơ sở nấu ăn công nghiệp, bếp ăn tập thể thậm chí ở những nhà hàng tiệc cưới các quán ăn, quán vỉa hè... là những vấn đề nóng liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm tết cứ vào cuối năm. Sau khi vào nội thành hoặc những điểm tiêu thụ trót lọt, thịt bẩn được tập kết tại các địa điểm nhất định, rồi vận chuyển tới nhà đầu nậu cất giấu và phân phối tới các quán ăn, quán nhậu trở thành các món đặc sản nhiều người ưa thích. Ngoài ra thì còn có những công nghệ giúp biến thịt bẩn thành thịt sách, các loại hóa chất tẩy rửa bán tràn lan trên thị trường qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan kiểm tra.
Một kết quả lấy mẫu thịt, thức ăn chăn nuôi trên diện rộng được phân tích tại 9 phòng thí nghiệm năm 2012 cho thấy, có 13/268 mẫu thức ăn chăn nuôi, chiếm 4,8%, 2/18 mẫu thuốc thú y, chiếm 11,1%, 8/179 mẫu thịt và gan heo, chiếm 4,4% và 7/108 mẫu nước tiểu heo, tương đương 6,4% dương tính với chất cấm. Một kết quả giám sát thịt vào năm 2013 cho thấy thực trạng thịt trên thị trường Việt Nam hiện nay:
Cơ quan thú y Việt Nam mới chỉ kiểm soát giết mổ được trên 8,05% trong tổng số trên 11.500 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tại 12 tỉnh, thành trọng điểm phía Bắc, khoảng 92% số cơ sở giết mổ còn lại vẫn đang nằm ngoài vòng kiểm soát, hằng ngày tuồn ra thị trường hàng ngàn tấn thịt chưa qua kiểm dịch, phần lớn là mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhiều vụ bắt giữ các lô thịt heo mắc bệnh heo tai xanh trong lò giết mổ lậu, vận chuyển thịt thối và gà lậu… tại Hà Nội và Sài Gòn liên tục phát hiện thực phẩm bẩn, thối, hết hạn sử dụng tuy vậy các cơ quan chức năng, rất vất vả và quá tải trong việc theo dõi và bắt bớ thịt bẩn.
Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày người dân ở đây tiêu thụ hơn 400 tấn thịt gia súc, gia cầm nhưng chỉ có 90% lượng thịt được kiểm soát, còn lại 10%, tương đương với 40 tấn thịt mỗi ngày là thịt không rõ nguồn gốc. Một thống kê khác cho thấy mỗi ngày, thành phố tiêu thụ khoảng 1.100 tấn sản phẩm thịt động vật các loại, trong đó lượng sản phẩm thịt động vật từ các tỉnh khác chuyển vào thành phố tiêu thụ chiếm khoảng 70%-80%, một số đối tượng hám lợi đã tuồn thịt bẩn vào thời điểm cuối năm, khi nhu cầu tiêu thụ thịt gia tăng. Theo báo cáo của Chi cục thú y trong năm 2003, qua kiểm tra, có 51/125 mẫu thịt tươi không đạt vi sinh và hoá lý, 32/551 mẫu thử hàn the dương tính.
Cũng tại Thành phố, một tình trạng thường xuyên diễn ra là cứ vào dịp cuối năm thì thịt bẩn lại được tuồn vào thành phố do nhu cầu tiêu thụ thịt gia súc tăng cao vào thời điểm cuối năm nên nhiều đối tượng đã liên tục đưa nguồn thịt bẩn từ nơi khác về thành phố tiêu thụ. hoạt động vận chuyển thịt bẩn từ các địa phương vào thành phố lớn càng trở nên phổ biến, khiến cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác phát hiện và bắt giữ. Tại trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức, mỗi ngày có hàng chục tấn thịt từ các địa phương ở miền Bắc, miền Trung và các tỉnh miền Đông như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu đổ về, thịt bẩn được vận chuyển theo nhiều đường ngang ngõ tắt, đầu nậu thường tập kết thịt bẩn tại cầu Đồng Nai rồi thuê xe ôm vận chuyển vào khu vực này, sau đó đưa đi tiêu thụ.
Năm 2012, toàn Thành phố đã tiêu hủy 57.826 kg thịt bẩn, trong đó gia cầm 24.912 con, gia súc 243 con, 57.826 kg thịt bẩn các loại, 329.918 quả trứng. Hầu hết những chuyến xe chở thịt bẩn từ phía Bắc, miền Trung, Đồng Nai, Bình Dương vào thành phố đều là xe khách. Cụ thể: năm 2012, quận Thủ Đức (nay là Thành phố Thủ Đức) phát hiện 64 chiếc xe khách chở thịt bẩn, năm 2011 bắt giữ 69 chiếc, năm 2010 là 29 chiếc. Trong năm 2012 trạm còn phát hiện xe buýt, taxi, ô tô con chở thịt bẩn tuồn vào Thành phố này. Riêng tại Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức, từ đầu năm đến giữa tháng 11 năm 2012, trạm đã phát hiện 452 vụ tuồn thịt bẩn vào Thành phố.
Một số vụ việc (xếp theo thứ tự kg thịt bẩn):
Hà Nội.
Tại Hà Nội, một số liệu thống kê cho thấy, 80% người tiêu dùng Hà Nội phải dùng thịt bẩn, xuất phát từ thực tế, thực phẩm chất lượng cao mới đáp ứng được 20% nhu cầu của người dân cho nên phần lớn thịt lợn được cung cấp ra các chợ là từ các lò mổ thủ công, không đảm bảo vệ sinh do có đến 444 điểm cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không đạt tiêu chuẩn, 3.700 hộ giết mổ gia súc, gia cầm khác cung cấp trên 47% lượng thịt trâu bò, 37% lượng thịt heo và 57% lượng thịt gia cầm cho toàn Hà Nội nhưng lực lượng thú y gần như không kiểm soát được. Có 13 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm bán thủ công cũng chưa đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y, chưa thực hiện đúng quy trình giết mổ điều này dẫn đến nghịch lý là người Hà Nội ăn thịt bẩn nhiều hơn dân vùng khác
Một số vụ việc tiêu biểu (xếp theo kg thịt bẩn):
Các nơi khác.
Ở Đồng Nai vẫn tồn tại trên 200 lò giết mổ heo hoạt động trái phép, tập trung nhiều nhất ở Biên Hòa và huyện Trảng Bom. Riêng tại phường Long Bình, Biên Hòa có trên 60 lò mổ trái phép phần lớn các lượng thịt bẩn này được vận chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh qua ngả Thủ Đức.
Một số vụ việc tiêu biểu (xếp theo kg thịt bẩn): | 1 | null |
Kwangmyong (Chosŏn'gŭl: 광명; Hancha: 光明; Hán Việt: quang minh) là một mạng intranet quốc gia nền tảng đóng được Bắc Triều Tiên đưa vào sử dụng từ năm 2000. Có thể truy cập vào mạng này bằng các trình duyệt web, các dịch vụ email hợp nhất, bảng tin nhóm, và một cỗ máy tìm kiếm web nội địa.
Tại Bắc Triều Tiên, chỉ một số ít những người được chính phủ cấp phép cho sử dụng mạng Internet toàn cầu, cho nên Kwangmyong là mạng máy tính duy nhất phổ biến đối với mọi người, dịch vụ công cộng này miễn phí với người dân.
Chi tiết.
Được thiết kế để chỉ cho người dân nội địa sử dụng, Kwangmyong không trực tiếp kết nối với Internet để ngăn cản người dùng liên hệ truy cập vào các thông tin từ bên ngoài hoặc tránh thất thoát dữ liệu dưới dạng nào đó. Mạng này hoạt động có chức năng như một cách thức kiểm duyệt thông tin, tránh những thông tin không mong muốn được đọc. Chính vì thế, những thông tin và chủ đề nhạy cảm không xuất hiện trên đây. Kwangmyong được các cơ quan chính phủ duy trì hoạt động. Tuy vậy, phần lớn các tài nguyên trên Kwangmyong được lấy từ Internet về, sau đó qua xử lý mới xuất hiện. | 1 | null |
"Black Dog" là ca khúc của ban nhạc rock người Anh, Led Zeppelin, và là ca khúc mở đầu cho album thứ tư của họ, được phát hành vào năm 1971. Ca khúc này được phát hành dưới dạng đĩa đơn ở Mỹ và ở Úc với "Misty Mountain Hop" ở mặt B, đạt được lần lượt các vị trí 15 và 11 tại các quốc gia này.
Năm 2011, ca khúc được xếp ở vị trí số 300 trong danh sách "500 bài hát vĩ đại nhất" của tạp chí "Rolling Stone". Nhà nghiên cứu âm nhạc Deena Weinstein cho rằng "Black Dog" là "1 trong những ca khúc thương hiệu nhất của [Led] Zeppelin".
Phát hành.
1971 đĩa đơn 7"
1971 bản phát thanh 7"
1971 đĩa đơn 7"
1971 đĩa đơn 7"
1971 đĩa đơn 7" | 1 | null |
Thịt dê là loại thịt thực phẩm từ loài dê nhà, đây là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng và phổ biến ở một số đất nước như Bangladesh, Nepal, Sri Lanka, Pakistan, Ấn Độ và một số vùng ở Việt Nam (với món đặc sản là Dê núi Ninh Bình), thịt dê được cho là một loại thực phẩm bổ dưỡng và có công dụng trong việc tăng cường khả năng sinh lý.
Thành phần.
Theo phân tích, thịt dê (dương nhục) có vị ngọt, tính nóng. Trong 100g thịt dê có chứa thành phần gồm:
Tác dụng.
Thịt dê có mùi vị thơm ngon, có tác dụng bổ dưỡng, giữ ấm rất tốt, rất thích hợp ăn trong mùa lạnh. Nhìn chung, thịt dê có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu, tăng thân nhiệt, có ích trong chữa trị bệnh lao, viêm phế quản, hen suyễn. Các món ăn bổ dưỡng dễ chế biến như cháo, thịt dê hầm tỏi, thịt dê hầm cà rốt, hầm rượu vang...Theo đông y, thịt dê là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giúp chữa được nhiều chứng bệnh.
Thịt dê không độc, có tác dụng trợ dương, bổ huyết, chữa lao phổi, người gầy yếu. Nếu ăn liên tục 30 - 40g/ngày các món ăn chế biến từ thịt dê, có thể khỏi gầy yếu, đau lưng, dương sự kém, khí huyết hư tổn, ra nhiều mồ hôi. Đặc biệt, rất tốt cho phụ nữ gầy yếu, ít sữa sau khi sinh nở. thịt dê còn có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu, tăng thân nhiệt, làm tăng các enzym giúp tiêu hóa thức ăn. Chứa nhiều chất dinh dưỡng phong phú nên thịt dê có ích trong việc chữa trị một số các bệnh làm suy giảm sinh lực của cơ thể như: lao, viêm phế quản, hen suyễn...
Thịt dê bổ cho khả năng sinh lý, do dê đực là con vật có khả năng giao phối nhiều lần trong ngày, thế nên dân gian quan niệm dê là loại thức ăn tăng cường sức khoẻ; đặc biệt là khả năng tình dục:<br>
Hay:
Hầu như tất cả bộ phận của dê đều có thể sử dụng để làm thuốc: Dái dê (ngọc dương) và thận dê có tính bổ dương. Cao dê chữa bệnh đau lưng, tiết dê pha rượu giúp bổ huyết, chữa đau đầu, choáng váng. Trong dân gian, món ăn bồi bổ từ thịt dê có tác dụng chữa trị các chứng bệnh đau lưng mỏi gối, bổ thận tráng dương, ít tinh trùng, hoa mắt ù tai, lưng gối yếu, yếu sinh lý.
Tinh hoàn dê (ngọc dương) có tác dụng trị thận suy, liệt dương, hoạt tinh. Dạ dày dê chữa gầy yếu, tiêu hoá kém, buồn nôn sau bữa ăn. Gan dê có thể điều trị những trường hợp mờ mắt sau khi ốm. Tiết dê pha với rượu trắng 40 độ chữa bổ huyết, đau đầu, chóng mặt, đau lưng. Các món ăn chế biến từ cật dê có tác dụng trị suy nhược, lãng tai, đổ mồ hôi. Cao dê toàn tính làm thuốc bổ.
Đặc sản.
Dê núi bắt về được đuổi và đánh cho thoát mùi hôi sau đó làm lông, thui vàng, mổ ra ướp với lá hương nhu hoặc lá cúc tần hơn chục phút, rồi lọc lấy thịt (để cả da) đem chế biến thành các món ăn.<br>
Tái dê: thịt dê nhúng vào nước sôi cho chín tái, sau đó thái nhỏ, mỏng đều. Lấy vừng đã rang giã dập, sả thái nhỏ, lá chanh, gừng, ớt tươi thái nhỏ, nước chanh, bột ngọt đổ vào thịt dê tái đã thái, tất cả trộn đều là thành tái dê. Ăn tái dê phải kèm theo lá sung, chuối xanh, khế, lá mơ và không thể thiếu tương gừng để chấm. Thông thường có ba loại tái dê.
Điều giống nhau là khi ăn cả ba món đều phải dùng tới nước chấm. Nước chấm phổ biến nhất là tương Bần (Hưng Yên). Người ta cho rằng chỉ có loại tương bần ấy mới "xứng" với tái dê Ninh Bình. Ngoài ra, khi thưởng thức món tái dê, thực khách có thể ăn kèm một số gia vị như ớt, tỏi, sả, rau thơm... tùy theo khẩu vị từng người. Thông thường tại các nhà hàng, người ta gói tái dê trong lá sung hoặc bánh đa tráng mỏng, chấm nước mắm ngọt, nên ăn vừa có vị bùi, vị chát, vừa thơm, ngọt.<br>
Tiết canh dê: có thể chọn uống tiết dê tươi bằng cách hứng tiết chảy uống khi tiết hãy còn nóng hổi hoặc là chế biến món tiết canh dê truyền thống. Khi làm món này, ngoài tiết dê còn có các thành phần phụ băm nhỏ như lòng, sụn, thịt bì, lạc rang và các gia vị khác như hạt tiêu, lá chanh, rau thơm...<br>
Các món ăn khác từ thịt dê: dê nướng, lườn dê xào lăn, dê tái chanh, dê hấp sả, dê xào sa tế, dê xào thập cẩm, ngọc dương xào xả ớt, dê bóp thấu, dê hấp cách thủy, dê hầm rượu vang, dê nướng xá xíu Trung Hoa, sườn dê tẩm mật ong quạt than hồng, lẩu dê ngàn dặm, cháo Ngọc dương, dê xào rượu XO, óc dê chiên bột, lẩu dê khô, dê cuộn phô-mai, ngọc dương hầm thuốc bắc, thịt dê hầm phụ tử, sườn dê nướng ngũ vị, canh hạ nguyên, cà ri dê, chả dê ba lớp, dê nướng ngũ vị hương, vú dê nướng, dê nướng mọi, né mọi, dê con quay, rượu huyết dê, chân móng dê hầm thuốc…
Khuyến cáo.
Có ý kiến cho rằng thịt dê có tác dụng tăng cường sức khoẻ tình dục cũng đơn thuần vì nó chứa nhiều chất đạm như các loại thịt khác. Những tác dụng mang lại của nó có thể xuất phát từ nguyên nhân tâm lý. Hàm lượng đạm, mỡ của thịt dê cao nên không phải ai cũng có thể ăn. Một số người bị rối loạn chuyển hoá lipid khi ăn phải cẩn thận. Không nên ăn nhiều trong một bữa và nhiều bữa trong một tháng. Người có bệnh cao huyết áp cũng không nên ăn nhiều.
Ngoài ra có một số khuyến cáo khác khi sử dụng thịt dê như thịt dê khi ăn cần phải chú ý đến tình trạng cơ thể nếu không sẽ gây tác dụng ngược, cụ thể là: | 1 | null |
Phong trào mùng 5 tháng 4 hoặc Phong trào mùng 5 (hay Sự kiện Thiên An Môn 1976) là những cuộc biểu tình quy mô lớn của nhiều tầng lớp dân chúng và sinh viên trong ngày 5 tháng 4 năm 1976 tại Quảng trường Thiên An Môn. Ngày 4 tháng 4 rất nhiều người đã đến quảng trường nhân ngày Thanh minh, và họ đã thể hiện niềm tiếc nuối của mình sau cái chết của thủ tướng Chu Ân Lai tháng 1 đầu năm, đồng thời bày tỏ sự phẫn nộ với Bè lũ bốn tên. Sự kiện này cũng tiếp nối sự kiện Nam Kinh. Vào sáng hôm sau, một số người bắt đầu bỏ trang phục tang lễ, vòng hoa, cầm biểu ngữ và tụ tập lại quảng trường để tuần hành chống lại chính quyền trung ương, lúc đó đang dưới sự kiểm soát của Tứ nhân bang. Bốn tên này cũng đã ra lệnh cho lực lượng an ninh phải giải tán đám đông ở quảng trường. Đêm đó khoảng 10.000 dân quân tự vệ, đơn vị vũ trang, đơn vị đồn trụ đã được huy động nhằm giải tán đám đông.
Chính quyền lúc đó ngay lập tức coi sự tuần hành là những hành động phản cách mạng sau sự kiện Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cách chức và quản thúc tại gia phó thủ tướng lúc đó là Đặng Tiểu Bình, người bị cáo buộc đã phát động cuộc biểu tình này; trong khi Đặng nói rằng chỉ tới đó để cắt tóc. Sau khi Đặng trở lại nắm quyền lực năm 1978, Ủy ban trung ương Đảng cộng sản đã lật ngược lại quyết định trên, và chính thức coi hành động biểu tình là thể hiện tinh thần yêu nước. | 1 | null |
Ganesha là một vị thần đáng kính trong Ấn Độ giáo, nhân dạng của thần kỳ dị, với đầu voi mình người. Thần Ganesha là tượng trưng của tài trí, hạnh phúc và thành công. Ngài là con của thần Shiva và nữ thần Parvati.
Thần sử.
Theo truyền thuyết Ganesha là con trai của thần Shiva và nữ thần Parvati. Nữ thần Parvati luôn bị thần Shiva nhìn với con mắt thèm muốn nên nữ thần đã tìm cách tự bảo vệ mình. Do đó bà đã tạo ra thần Ganesha khi Shiva đang trên đường đi săn. Khi Shiva đi săn trở về không nhận ra cơ thể nữ thần Parvati vì chúng được Ganesha che mất. Shiva rất tức tối và đã chặt đứt đầu Ganesha. Paravati cầu xin Shiva để Ganesha được sống và cho Ganesha một cái đầu mới. Để Parvati không đau khổ, Shiva đã ra lệnh chặt đầu con vật đầu tiên thần nhìn thấy gắn làm đầu cho Ganesha. Và con vật ấy là một con voi.
Parvati người đã tạo nên hình hài của thần voi Ganesha (con trai của Shiva và Parvati) từ những phần nhơ nhuốc của cơ thể bà; sau này thần Ganesha đã được ban cho sự sống nhờ nước thánh của thần Ganga. Do đó, Ganesha được xem như có hai bà mẹ—Pārvati và Gangā, và cũng vì thế nên được gọi là Dvaimātura và Gāngeya (con trai của Ganga).
Tôn thờ và lễ hội.
Lễ hội Ganesh Chaturthi là một trong những lễ hội rất quan trọng của người Hindu (theo Ấn Độ giáo) ở Mumbai - người Ấn Độ kỷ niệm ngày sinh của thần Ganesha đầu voi. Hầu hết các giáo phái của đạo Hindu đều tôn thờ Ganesha. Ở phía nam Ấn Độ, Ganesha là thần chính. Nhiều ngày trước lễ hội tượng thần được dựng lên, vào ngày chính hội tượng thần và người dự hội được hóa trang sặc sỡ với màu chủ đạo là màu đỏ.Người tham gia lễ hội vui chơi, ca hát và nhảy múa. Ở Mumbai ngày hội này cũng là ngày nghỉ và họ chúc tụng nhau gặp nhiều may mắn, hạnh phúc. | 1 | null |
Các phương pháp đo không tương tác là các phương pháp đo đạc lượng tử mà không có sự tương tác lượng tử giữa vật thể được đo đạc với các hạt khác, chẳng hạn như photon, được dùng để thu nhận thông tin về vật thể.
Một bài toán thường được lấy làm ví dụ trong đo đạc không tương tác được mô tả như sau. Cho một tập hợp các hạt gồm hai loại: các hạt hỏng và các hạt tốt. Nếu chiếu photon vào các hạt tốt, các hạt tốt sẽ hấp thụ photon, và hạt tốt sau khi hấp thụ photon thì bị phá hủy, trở thành hạt hỏng. Nếu chiếu photon vào các hạt hỏng, photon sẽ không bị hấp thụ bởi các hạt hỏng. Câu hỏi của bài toán là: "có cách nào để xây dựng một hệ thống đo đạc chứa một hạt như vậy bên trong, mà khi chiếu photon vào sẽ có xác suất cao xác định được hạt bên trong là hạt tốt, đồng thời không phá hủy hạt đó không?"
Phương Pháp Elitzur-Vaidman.
Phương pháp Elitzur-Vaidman sử dụng giao thoa kế Mach-Zehnder để giải quyết bài toán nêu trên, với xác suất xác định được hạt bên trong là hạt tốt, đồng thời không phá hủy hạt đó, tiệm cận được 33%.
Giao thoa kế Mach-Zehnder được thiết lập để xác suất mà photon đến D1 là 100% còn xác suất photon đến D2 là 0%. Từ sơ đồ (b) trong hình bên, giả sử G là hạt tốt ta có:
1.50% cơ hội mà một photon sẽ đi theo con đường có chứa G, dẫn đến một phá huỷ hạt. Không có photon ở D1,D2 nhưng cùng với đo là thất bại vì đã phá hủy hạt tốt để biết kết quả.
2.50% còn lại sẽ có 1/2 vào D1 và 1/2 vào D2 vì bây giờ G ("vô hình" ảnh hưởng đến đên photon làm cho hệ không còn như trước là ràng buộc vào D1, tức là 25% =(50%*50%) vào D2 hoặc vào D1.
2.a) 25% vào D2--> Xác định hạt tốt không cần phá hủy nó. Thành công.
2.b) 25% vào D1--> Không xác định được thông tin gì và phải đo lại vì hạt tốt hay hạt lép thì cũng đều vào D1. chính vì thử lại cho đến khi thành công nên ta tính hiệu suất của phương pháp là:formula_1.
Phương pháp Kwiat và cộng sự.
Phương pháp Kwiat và cộng sự được đưa ra vào năm 1995 bởi Kwiat,Weinfurter,Herzog,Zeilinger và Kasevich. Phương pháp đo này dựa trên giao thoa kế Michelson và hiệu ứng Zenno lượng tử.
Trong ví dụ dưới đây, xác suất xác định được hạt tốt mà không phá hủy nó lên tới 66%.
Chú ý SM cho photon vào trong khoang và cho nó phản xạ 4 lần rồi cho qua nghĩa là sau khi qua (PR1-PR2)-(8PR2)-(PR2-PR1) rõ hơn là lần đầu nó cho vào như "kính" (PR1-PR2) sau đó nhốt lại sau 4 lần phản xạ như "Gương"(4*2PR2) rồi thả cho qua như "kính" trong lần chạm tráng thứ 6, trước khi thoát và về lại h thì photon cần đi qua (PR2-PR1) lần nữa. Kết quả qua hệ ánh sáng bị quay formula_2 Nều không có gì tác động tấc nhiên ta không thấy gì vì nó không thể nào qua h khi đã quay formula_3.
S/D: Nguồn phát và cũng là nguồn thu
Như nói ở trên bây giờ xét trường hợp A là hạt tốt mà ta cần chỉ ra xác suất xác định hạt tốt mà không phá hủy hạt.
Đầu tiên sau khi qua PR1 và PR2 nó quay góc formula_4 và qua kính tách chùm PBS tạo ra xác suất gặp hạt A là formula_5 và xác suất qua b,và vòng lại qua 2 lần PR2 tiếp là formula_6.Tiếp tục như thế cho đến hết quá trình.
Kết quả: sau 4 lần nhốt và thoát ra ngoài thì xác suất nhìn thấy photon(tức là hạt A là hạt tốt và không phá hủy nó,"thành công") là formula_7.
Bằng cách này ta có thể tạo ra những máy kiểm tra hạt với hiệu suất gần 100% bằng cách tăng số vòng và giảm góc quay. | 1 | null |
Cưới ngay kẻo lỡ (tựa tiếng Anh: Love Puzzle) là một bộ phim hài tình cảm Việt Nam của đạo diễn Việt kiều Charlie Nguyễn, được công chiếu vào ngày 20 tháng 4 năm 2012. Phim có sự tham gia của diễn viên Johnny Trí Nguyễn, Ngọc Diệp và Thái Hòa.
Nội dung.
Khánh Linh là một cô nàng nhân viên tòa soạn xinh đẹp, cô luôn có ước mơ trở thành thư ký tòa soạn. Người bạn thân làm việc chung với Linh tên là Bích Trâm - một người đàn ông nhưng phải giả gái để tiếp cận Linh, vai trò của Trâm trong tòa soạn là nhà tạo mẫu. Ông giám đốc bảo Linh rằng ông sẽ thăng chức cho cô nếu cô mời được anh chàng nhiếp ảnh gia Hồ Sơn về chụp ảnh cho tạp chí. Sơn và Linh gặp nhau trong vụ đụng xe ngoài đường, sau đó họ làm việc cùng nhau mặc dù không ưa nhau.
Ba mẹ Linh dự định gã Linh cho Trung Hà - một gã thương gia thành đạt nhưng lại ích kỷ và gia trưởng. Nếu Linh cưới Trung Hà, gã sẽ bắt Linh ở nhà làm nội trợ, không cho Linh tiếp tục làm việc ở tòa soạn. Sợ ước mơ thư ký tòa soạn của mình bị tan vỡ, tối hôm đó Linh buồn bã đến nhà Trâm để tâm sự với Trâm. Sáng hôm sau, Linh thấy mẹ bị bệnh nặng phải nhập viện, cô gọi Trung Hà dẫn về nhà ra mắt mẹ gã. Từ khi gặp mẹ Trung Hà, Linh cũng chẳng vui lên được chút nào, cô nghĩ rằng rất khó làm dâu cho nhà Trung Hà vì mẹ gã khó tính và nghiêm khắc. Linh muốn ra ngoại thành ít ngày để khuây khỏa đầu óc, Sơn liền rủ Linh về quê nhà Hồ Cốc của anh. Hồ Cốc có nhiều cảnh đẹp nên Sơn tính chụp ảnh cô người mẫu tại đó.
Ra đến Hồ Cốc, Sơn chụp ảnh cô người mẫu, sau đó anh dẫn Linh và Trâm về nhà mẹ mình. Linh và Trâm được gặp mẹ và cậu ba của Sơn. Trước giờ mẹ Sơn rất nghi ngờ giới tính của Sơn, Sơn đành phải nói dối với mẹ rằng Linh là người yêu mình. Đêm đó Sơn và Linh ngủ chung phòng, cả hai nảy sinh tình cảm từ đây. Còn cậu ba của Sơn, ngay lần đầu gặp Trâm mà ông ta đã mê Trâm, ông ta luôn bám theo Trâm, tạo ra biết bao nhiêu tình huống hài hước. Sau này về lại thành phố, Sơn đưa Linh xem số ảnh mà anh chụp được trong thời gian qua, kèm theo là lá đơn xin nghỉ việc, Sơn sẽ qua Bangkok mở cuộc triển lãm tranh.
Vào ngày đám cưới của Linh, Trâm tiết lộ mình là đàn ông và có tên thật là Hùng, Hùng từng đem lòng yêu Linh lúc còn đi học nhưng bị Linh khinh thường. Hùng sau đó giả gái rồi lấy tên Bích Trâm nhằm mục đích được làm việc với Linh, Linh nghe xong chấp nhận tha lỗi cho Hùng. Linh nói thẳng với Trung Hà rằng cô không hề yêu gã, cô cũng biết gã chưa bao giờ yêu cô, cô quyết định hủy bỏ đám cưới này. Linh lái xe ra sân bay Tân Sơn Nhất để tìm Sơn, nhưng Sơn đã đi từ lâu. Ngày hôm sau, Linh được lên chức thư ký tòa soạn và nhận Hùng làm trợ lý. Sau đó Linh qua Bangkok tìm Sơn, Sơn và Linh gặp lại nhau tại phòng tranh, cả hai thổ lộ tình cảm. Phim kết thúc với cảnh một đám cưới hoành tráng của Sơn và Linh diễn ra. Hùng và cậu ba của Sơn cũng có dự đám cưới. | 1 | null |
Thịt cừu hay thịt trừu là loại thịt thực phẩm từ cừu. Ở một số quốc gia, thịt cừu không những tốt cho sức khỏe mà được coi là món ăn mang lại sự may mắn và sung túc cho người được thưởng thức. Việc tiêu thụ nhiều thịt cừu góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi cừu.
Tổng quan.
Thịt cừu có vẻ ngoài khá giống với thịt vịt và thịt bò nhưng thịt cừu ngon là loại thịt có kết cấu mịn, mềm, có độ đàn hồi cao, có vẻ hơi dẻo. Miếng thịt có vết cắt từ màu hồng nhạt đến màu đỏ, ít mỡ trắng bên trong thịt là tươi ngon, miếng thịt cừu đã chuyển sang thâm tím hoặc mỡ có màu vàng là thịt cừu đã không đạt chất lượng tốt nhất. Đặc trưng của thịt cừu là có mùi hăng do phần mỡ đính kèm bén mùi.
Thịt cừu còn là một món ăn lạ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe mà đặc biệt là hệ miễn dịch, hệ thần kinh, trí nhớ… Thịt cừu giúp bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và bổ máu, giúp tráng dương, mạnh gân cốt, có lợi cho phổi, giảm tình trạng hen suyễn, viêm phế quản, bệnh phổi hay nhiều chứng bệnh về hô hấp khác thường gặp vào mùa đông. So với dê, hàm lượng các chất dinh dưỡng ở thịt cừu không thua kém. Thịt cừu ngon, giàu chất dinh dưỡng lại ít mỡ, hàm lượng cholesteron thấp cộng thêm tâm lý cừu chỉ ăn cỏ nên sạch vì thế thịt cừu đang được người tiêu dùng nhiều nơi lựa chọn.
Tại Việt Nam, những năm trước đây thịt cừu tiêu dùng trong nước chủ yếu từ nhập khẩu và so với các loại thịt gia súc gia cầm khác, giá thịt cừu ở mức cao hơn. Hiện tại ở Việt Nam cũng đã có một số vùng nuôi được cừu để lấy thịt nên giá cả của thịt cừu không còn đắt giống như những năm về trước. Thậm chí thịt cừu nuôi trong nước còn được ưa chuộng hơn cả thịt cừu nhập khẩu bởi vì giá cả khá mềm, nhiều nạc, xương nhỏ và mùi không gây như thịt cừu nhập khẩu.
Cảnh báo.
Cần phải chú ý là một số người không thích hợp để ăn thịt cừu như người bị ho, khó tiêu, viêm khớp, eczecma và sốt vì nó có thể làm cho tình trạng bệnh nặng hơn ngoài ra những người bị đau mắt đỏ, đau miệng, nướu, đau cổ họng hay tiêu chảy nên tránh không nên ăn thịt cừu vì có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng khó chịu. Không ăn thịt cừu với uống trà vì dễ sinh ra táo bón, những thực phẩm có tính hàn quá cao như dấm, dưa hấu, những thực phẩm có tính nhiệt quá cao như sầu riêng, bí ngô...
Lưu ý về vấn đề thịt bẩn, ở Trung Quốc có hơn 50 tấn thịt cừu giả chứa chất phụ gia gây ung thư đã bị phát hiện tại một nhà máy ở đông bắc Trung Quốc, làm dấy lên mối lo ngại về chất lượng an toàn thực phẩm. Toàn bộ số sản phẩm trên được tái chế từ thịt vịt ôi, mỡ cừu cùng nhiều chất phụ gia khác. Trong các sản phẩm nhiễm độc là 8,69g trên 1 kg, vượt xa tiêu chuẩn quốc gia về thịt tươi và thịt đông lạnh. Thực tế, chỉ cần 3g sodium nitrite là đủ để khiến một người trưởng thành thiệt mạng.
Tại Việt Nam đã thông báo cảnh báo của Trung Quốc về cơ sở sản xuất thịt cừu giả từ thịt vịt và gia cầm kém chất lượng này, Sự việc thịt cừu giả ở Trung Quốc đã khiến không ít người tiêu dùng Việt Nam lo ngại. Trước đó, ở nước này từng có sự kiện 543 thùng thịt cừu bị phát hiện nhiễm vi khuẩn hiếu khí, cliform vượt giới hạn cho phép nhưng không bị xử lý vì có tiếp tay ngầm. | 1 | null |
Biến đổi Hadamard (Hay còn được gọi là Biến đổi Walsh–Hadamard, Biến đổi Hadamard–Rademacher–Walsh, Biến đổi Walsh , hay Biến đổi Walsh–Fourier) là một kiểu đặc biệt của Biến đổi Fourier. Biến đổi này thực hiện một phép tính trực giao, đối xứng, luỹ thừa, tuyến tính trên formula_1 số thực (có thể áp dụng trên cả số phức, mặc dù ma trận Hadamard là thuần số thực).
Biến đổi Hadamard được xây dựng trên phép Biến đổi Fourier rời rạc (DFT) 2 chiều, và tương đương với một biến đổi Fourier rời rạc nhiều chiều với kích thước formula_2. Nó phân tích một vector đầu vào bất kì thành một dạng chồng chập của các hàm Walsh.
Biến đổi này được đặt tên theo tên của nhà toán học người Pháp Jacques Hadamard, nhà toán học người Mỹ gốc Đức Hans Rademacher, và nhà toán học người Mỹ Joseph Leonard Walsh.
Định nghĩa.
Biến đổi Hadamard "H""m" là một ma trận 2"m" × 2"m", Ma trận Hadamard biến đổi 2"m" số thực "x""n" thành 2"m" số thực "X""k". Biến đổi Hadamard có thể biểu diễn bằng hai cách: đệ quy hoặc biểu diễn nhị phân của "n" và "k".
Đối với cách biểu diễn bằng đệ quy, ta gán cho phép biến đổi Hadamard cỡ 1 × 1 ("H"0) một giá trị khởi tạo "H"0 = 1, từ đó tính tiếp "H""m" với "m" > 0 theo cách sau:
trong đó 1/√2 là giá trị chuẩn hoá, trong nhiều trường hợp có thể lược bỏ. Do đó, ngoài những giá trị chuẩn hoá, toàn bộ ma trận Hadamard được lấp đầy bởi các giá trị 1 và −1.
Tương đương với cách biểu diễn bằng đệ quy, trong cách biểu diễn nhị phân, ta biểu diễn ma trận Hadamard bằng các phần tử thứ ("k", "n") của nó theo cách sau:
và
trong đó "k""j" và "n""j" là những chữ số trong biểu diễn nhị phân (0 hoặc 1) của "k" và "n". Một điều cần lưu ý rằng với phần tử ở góc trên cùng bên trái, chúng ta gán: formula_6. Trong trường hợp này, ta có:
Chúng ta có thể coi đây là một phép biến đổi Fourier rời rạc nhiều chiều kích thước formula_8, được chuẩn hoá thành đồng nhất, nếu đầu ra và đầu vào được coi như mảng nhiều chiều với các vị trí được đánh dấu bởi "n""j" và "k""j".
Sau đây là một số ví dụ về ma trận Hadamard:
trong đó formula_11 là tích chấm (tích vô hướng) của các biểu diễn nhị phân của i và j. Ví dụ, nếu formula_12, ta có: formula_13, đúng với những gì ở trên (bỏ qua hằng số toàn cục). Chú ý rằng hàng đầu và cột đầu của ma trận được ký hiệu bởi formula_14.
Các hàng trong ma trận Hadamard chính là những hàm Walsh.
Ứng dụng trong điện toán lượng tử.
Trong lĩnh vực xử lý thông tin lượng tử, phép biến đổi Hadamard, thường được gọi là cổng Hadamard, là phép quay một qubit, ánh xạ trạng thái qubit cơ bản formula_15 và formula_16 thành hai trạng thái chồng chập với hệ số của các trạng thái cơ bản formula_15 và formula_16 bằng nhau. Pha thường được chọn sao cho ta có
trong ký pháp Dirac. Điều này tương tự như phép biến đổi ma trận
với cơ sở formula_21.
Rất nhiều thuật toán lượng tử sử dụng biến đổi Hadamard trong bước khởi tạo nếu nó cần ánh xạ "n" qubits với giá trị ban đầu là formula_22 thành một trạng thái chồng chập của tất cả 2"n" trạng thái trực giao của các cơ sở formula_23 vơi hệ số bằng nhau.
Hoạt động của cổng Hadamard.
Khi áp dụng cổng Hadamard, một qubit đang ở trạng thái 0 hoặc 1 sẽ bị chuyển về một trạng thái chồng chập mà khi đo đạc sẽ bị chuyển về một trong hai trạng thái 0 hoặc 1 với xác suất của hai trạng thái bằng nhau (chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ở hai phép tính đầu tiên). Trạng thái này giống như ta gieo một đồng xu hai mặt chuẩn. Tuy nhiên, nếu cổng Hadamard được áp dụng thành công 2 lần (2 lần áp dụng đều có hiệu lực, không gặp trục trặc trong kĩ thuật) thì trạng thái cuối cùng luôn luôn giống trạng thái khởi điểm. Việc này có thể tưởng tượng giống như việc lấy một đồng xu đang ở mặt ngửa, lật hai lần, và nó luôn quay về trạng thái ngửa sau lần lật thứ hai.
Độ phức tạp tính toán.
Phép biển đổi Hadamard có thể được thực hiện trong "n" log "n" phép toán ("n" = 2"m") bằng cách sử dụng thuật toán biến đổi Hadamard nhanh.
Những ứng dụng khác.
Biến đổi Hadamard cũng được dùng trong mã hoá dữ liệu, cũng như nhiều thuật toán xử lý tín hiệu và nén dữ liệu như JPEG XR và H.264/MPEG-4 AVC. Trong các ứng dụng liên quan đến nén video, nó được dùng như một cách để tính tổng lượng sai lệch chuyển đổi tuyệt đối (SATD - Sum of Absolute Transformed Differences). Biến đổi Hadamard cũng là một phần trọng yếu trong thuật toán Grover và thuật toán Shor trong điện toán lượng tử. | 1 | null |
Lãnh thổ Thủ đô Úc (tiếng Anh: "Australian Capital Territory", viết tắt "ACT") là một vùng lãnh thổ phía đông nam Úc, nằm trong New South Wales. Thành phố duy nhất là Canberra, thủ đô của nước Úc.
Về địa lý, vùng lãnh thổ này được vây quanh bởi tuyến đường sắt Goulburn-Cooma về phía đông, lạch Naas về phía nam, sông Cotter về phía tây, và sông Molonglo về phía đông bắc. | 1 | null |
Viện bảo tàng Porsche là một viện bảo tàng xe hơi tại quận Zuffenhausen thuộc thành phố Stuttgart, Đức ngay tại trung tâm chính của hãng chế tạo xe hơi Porsche và được mở cửa cho công chúng vào ngày 31 tháng 1 năm 2009.
Viện bảo tàng cũ.
Được mở cửa cho công chúng vào năm 1976, nằm trong phạm vị hãng, trước đó là một tòa nhà lắp ráp động cơ xe hơi, với khoảng 620 mét vuông rất ít chỗ để triển lãm. Mỗi năm có khoảng từ 70.000 cho tới 80.000 du khách viến thăm với khoảng 20 chiếc trưng bày được thay đổi luôn. Vào xem không tốn tiền. Viện bảo tàng của hãng tuy nhiên có rất nhiều xe hơn số được trưng bày.
Viện bảo tàng mới.
Viện bảo tàng được bắt đầu xây vào tháng 10 năm 2005, tổn phí khoảng 100 triệu Euro, gấp đôi con số dự tính. Bảo tàng được khánh thành vào ngày 28 tháng 1 năm 2009. Cho tới tháng 6 năm 2011 có khoảng 1 triệu quan khách đến xem, khoảng 35% là du khách từ ngoại quốc đến. Viện bảo tàng được vẽ kiểu bởi văn phòng kiến trúc sư Delugan Meissl Associated Architects ở Wien, mà đã thắng cuộc một kỳ thi với 170 văn phòng tham dự.
Những chỗ triển lãm được phát họa bởi văn phòng HG Merz ở Stuttgart, mà cũng đã tham dự trang hoàng tòa nhà viện bảo tàng được giải thưởng Mercedes-Benz Museum. Viện bảo tàng mới có diện tích trưng bày là 5.600 m2, chứa được 80 chiếc. | 1 | null |
Thuật toán Miller là thuật toán để phân tích nhân tử một số nửa nguyên tố thành tích của hai số nguyên tố. Thuật toán này là nền tảng cơ bản của thuật toán Shor trong máy tính lượng tử. Thuật toán Miller được xây dựng bởi Victor S. Miller.
Giải thuật.
Giả sử ta có số:
Với một bài toán cho biết số n rồi tìm 2 số p và q, thường hay là nhất là bạn sẽ chia n cho các số từ 2 đến √n, từ đó bạn có thể xác định được hai số p và q. Nhưng khi số n là một số cực lớn thì việc này trở nên khó khăn rất nhiều và khi chạy trong một thời gian quá dài.
Thay vào đó Miller đã lựa chọn một số nguyên x bất kì thỏa mãn 1<x<n, và UCLN(x,n) =1.
Số nguyên x đó ta gọi là seed (hạt). Tìm số nguyên dương w nhỏ nhất và thỏa mãn:
"X"w mod n = 1
Gọi w là order of the seed x (bậc của hạt x). Nếu chỉ ra rằng w là một số lẻ tương ứng với x, khi đó sẽ thử lại với một số x khác, cho đến khi x là một số chẵn. Tiếp theo, tính:
M = "X"w/2
Và với M là một số nguyên. Sau đó, tính tích của A = M-1 và B= M+1.
Nếu B mod n = 0, tìm x thỏa mãn hai điều kiện:
(1) w là số chẵn
(2) B mod n khác 0
Cuối cùng, để xác định được ước chung lớn nhất của A, n và B và n.
Có:
p = UCLN(A,n) và q = UCLN(B,n).
Ví dụ.
Tìm tích của hai số nguyên tố p và q với n = p.q = 15.
Với các số:
"x"1 = 1, "x"2 = 2, "x"3 = 4, "x"4 = 7, "x"5 = 8, "x"6 = 11, "x"7 = 13, và "x"8 = 14
Dễ thấy UCLN("x"i,15) =1 với I thuộc (1,8)
Chọn x = "x"2 = 2
Ta sẽ có:
2*2 mod 15 = 4 mod 15 =4.
4*2 mod 15 = 8 mod 15 =8.
8*2 mod 15 = 16 mod 15 =1.
Do đó, ta thấy 2^4 mod 15=1 suy ra w =4, cũng là số mũ nhỏ nhất thỏa mãn:
"2"w mod 15 = 1
A = "2"w/2 - 1 = 3 và
B = "2"w/2 + 1 = 5.
Dễ thấy w =4 thỏa mãn 2 điều kiện w là số chẵn và B mod n khác 0.
Và ta có p = UCLN(A,15) = UCLN(3,15) =3 và
q = UCLN(B,15)= UCLN(5,15) =5.
Do đó 15 phân tích ra thừa số nguyên tố là 3 và 5.
Lưu ý.
Thuật toán Miller để phân tích một số nửa nguyên tố ra thừa số nguyên tố không phải lúc nào cũng luôn thành công ngay với một lựa chọn hạt giống "x". Nếu hạt giống "x" đã chọn không phù hợp thì luôn có thể tìm hạt giống khác.
Trong ví dụ nêu trên, cơ hội tìm kiếm được hạt giống thỏa mãn là lớn hơn 85%.
Chứng minh.
Giả sử, chúng ta lựa chọn hạt x và w là số nguyên dương nhỏ nhất tìm thấy với:
"X"w mod n = 1
hay là ("X"w - 1) mod n = 0.
hay có thể hiểu là n là ước của ("X"w - 1)
n|("X"w - 1)
Từ đó, chúng ta sẽ xây dưng thuật toán với w là số chẵn, chúng ta sẽ viết thành:
n|("X"w/2 - 1).("X"w/2 + 1)
hay n|A.B
n là ước của tích AB nhưng n không là ước của B. Chúng ta loại bỏ trường hợp này bằng cách yêu cầu B mod n khác 0, với các hạt x. Nếu chúng ta giả sử n là ước của A, ta có "X"w/2 mod n=1 nhưng w>= 2 và w/2<w. Đó chính là điểm mâu thuẫn với w là số nguyên nhỏ nhất thỏa mãn điều kiện trên.
Do đó, n không phải là ước của A và B. Vì n có thể phân tích thành hai nhân tử p và q, một trong 2 số p, q này phải là A, số còn lại là B.
Phá mã RSA.
Các số nửa nguyên tố trong mã hóa RSA hiện đại thường có 200 chữ thập phân hay nhiều hơn nữa. Với những số nửa nguyên tố lớn như vậy thì thuật toán Miller thường cần lượng thời gian để phân tích là lớn đến mức RSA vẫn an toàn. Tuy nhiên, thuật toán Shor áp dụng thuật toán Miller trên máy tính lượng tử có thể thực hiện trong thời gian ngắn hơn nhiều.
Liên kết ngoài.
http://mathworld.wolfram.com/MillersAlgorithm.html | 1 | null |
Colonia del Sacramento (trước đây có tên là "Colonia do Sacramento") là một thành phố ở phía tây nam Uruguay, nằm bên bờ sông sông La Plata, ở phía đối diện với Buenos Aires, Argentina. Đây là thành phố lâu đời nhất ở Uruguay và là thủ phủ của tỉnh Colonia. Thành phố có dân số khoảng hơn 26.000 người năm 2011.
Thành phố này nổi tiếng với lịch sử của nó và là một di sản thế giới của UNESCO. Hiện nay, Colonia del Sacramento sản xuất hàng dệt may và có một khu chế xuất nằm xa trung tâm bách hóa và các tòa nhà hành chính.
Dân số.
Năm 2011, Colonia del Sacramento có dân số là 26,231.
Nguồn: "Viên quốc gia Estadística của Uruguay"
Lịch sử.
Được thành lập năm 1680 bởi những người Bồ Đào Nha với tên gọi "Colonia do Sacramento" (thuộc địa Sacramento), đây là nơi tranh chấp với những người Tây Ban Nha định cư bên bờ đối diện của sông La Plata ở Buenos Aires. Thuộc địa sau đó bị chinh phục bởi José de Garro vào năm 1680, nhưng lại thuộc về Bồ Đào Nha ngay trong năm sau đó. Nó tiếp tục bị chiếm giữ một lần nữa bởi người Tây Ban Nha vào tháng 3 năm 1705 sau một cuộc bao vây kéo dài 5 tháng, nhưng sau đó đã được trao trả lại cho những người Bồ Đào Nha theo Hiệp ước Utrecht. Sau đó là một cuộc tấn công trong thời gian chiến tranh Tây Ban Nha-Bồ Đào Nha (1735-1737) để giành quyền cai trị nhưng thất bại.
Thành phố sau đó liên tục thay đổi chủ quản theo các hiệp ước: Hiệp ước Madrid năm 1750 và Hiệp ước San Ildefonso vào năm 1777, cho đến khi nó vẫn thuộc về Tây Ban Nha. Sau đó nó được kiểm soát bởi Bồ Đào Nha một lần nữa cho đến khi sáp nhập vào Brazil năm 1816, toàn bộ "Banda Oriental" (Uruguay) bị cai trị bởi chính phủ của Vương quốc Anh của Bồ Đào Nha, Brazil và Algarves, trở thành tỉnh Cisplatina.
Vào ngày 10 tháng 1 năm 1809, trước khi độc lập, nó được thành lập như một "Villa" (thị xã) và sau đó được nâng lên thành "Ciudad" (thành phố). Đến khi Uruguay độc lập, thành phố đã mở rộng về phía bắc và phía đông nhưng khu vực lịch sử của nó vẫn được lưu giữ lại. Những con đường phù hợp với địa hình của thành phố được xây dựng bởi những người Bồ Đào Nha tương phản với những con đường mới hơn được xây dựng bởi người Tây Ban Nha.
Thời gian biểu:
Khí hậu.
Colonia del Sacramento có khí hậu cận nhiệt đới ẩm ướt. Mùa hè ấm áp và mùa đông mát mẻ, với sự xuất hiện tương đối thường xuyên của sương giá và sương mù. Lượng mưa phân bố đồng đều trong suốt cả năm, trung bình là 1,039 mm (40,91 in), và nhiệt độ trung bình hàng năm là 17 °C (63 °F).
Các điểm đáng chú ý.
Khu vực lịch sử của thành phố được biết đến với tên gọi "Barrio Historico" được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1995. Nó là điểm thu hút khách du lịch đến từ Buenos Aires với những chuyến phà đi lại giữa hai thành phố bên bờ sông Río de la Plata. Phần lịch sử của thành phố với sự xuất hiện của những con đường lát sỏi được xây dựng bởi những người Bồ Đào Nha vào thế kỷ 17. Các địa điểm đáng chú ý nằm xung quanh Quảng trường trung tâm bao gồm: | 1 | null |
Flavius Rufinus (? – 395) là chính khách của Đế quốc Đông La Mã thế kỷ thứ 4 gốc Gaul giữ chức Pháp quan thái thú các tỉnh phía Đông ("Praetorian prefect of the East") dưới thời Hoàng đế La Mã Theodosius I, đến thời con ông là Arcadius đã bị Rufinus thâu tóm hết mọi quyền hành và trở thành quyền thần thực sự. Ông từng là đề tài của những câu thơ công kích trong bài "In Rufinum" được làm bởi nhà thơ Claudianus ở triều đình Tây La Mã.
Tiểu sử.
Tính hay khoác lác và thích hoạt động chính trị, ông được mô tả là người sắc sảo, tham vọng, tham lam và không có nguyên tắc, nhưng lại là một tín đồ Kitô giáo rất mực sùng đạo. Theo một số nguồn tài liệu cho biết ông thường gặp khó khăn về tiếng Hy Lạp cũng như nguồn gốc Aquitania của mình.
Năm 388 ông được bổ nhiệm "magister officiorum" (Trưởng quan cấp cao). Năm 392 ông giũ chức Quan chấp chính La Mã và trong cùng năm đó ông được bổ nhiệm làm Pháp quan thái thú các tỉnh phía Đông. Hoàng đế Theodosius rất tín nhiệm Rufinus, lợi dụng sự sủng ái này mà Rufinus ra sức chống lại các đối thủ của mình trong triều. Ông xung đột với Promotus và Timasius, đều là "magister equitum" (Trưởng quan kỵ binh) và "magister peditum" (Trưởng quan bộ binh) của Theodosius. Trong một cuộc họp của Hội đồng, Rufinus đã vô cớ xúc phạm Promotus khiến ông bị Promotus tát mạnh vào má; tức giận, Rufinus đến chỗ Theodosius để trình báo sự sỉ nhục này và được Theodosius trả lời rằng nếu không có gì thay đổi ông sẽ bổ nhiệm Rufinus làm đồng hoàng đế. Nắm lấy cơ hội sủng ái này và để trả thù, Rufinus đề nghị Theodosius gửi Promotus đến Thrace để giao phó việc huấn luyện quân đội. Một số lính người rợ được chỉ định tháp tùng Promotus trong chuyến đi này, thế nhưng bọn họ lại có một thỏa thuận ngầm với Rufinus là sẽ bất ngờ tấn công và giết chết Promotus ngay lập tức (vụ ám sát xảy ra vào tháng 9 năm 392).
Trong khoảng thời gian ngay sau khi Theodosius qua đời, vào tháng 1 năm 395, Rufinus gần như là người cai trị của Đế quốc Đông La Mã, kể từ đó ông sử dụng ảnh hưởng và vị thế của mình lấn lướt vị hoàng đế trẻ tuổi Arcadius. Ông đã cố gắng chi phối nhiều hơn với Arcadius bằng cách gả con gái của mình cho vị hoàng đế trẻ tuổi, tuy nhiên kế hoạch này đã bị cản trở bởi một trong những triều thần là Eutropius.
Rufinus rất ghét viên "magister militum" (Thống lĩnh quân đội) StIlyicho ở phía Tây, và ảnh hưởng của ông lên Arcadius đã ngăn StIlyicho đánh tan quân của Alaric ngay khi viên tướng La Mã này có cơ hội. StIlyicho đã điều binh chặn đứng đại quân của Alaric và người Visigoth ở Hy Lạp vào năm 395, nhưng quân tiếp viện của Đông La Mã do Arcadius chỉ huy, theo sự gợi ý của Rufinus đã cho thu quân về, vì thế StIlyicho buộc phải rút toàn quân của ông về biên giới phía Tây. Tuy nhiên, khi đang đóng trại nghỉ ngơi thì đám lính đánh thuê người Goth dưới sự chỉ huy của Gainas đột nhiên xông vào tổng hành dinh của Rufinus và giết chết ông vào ngày 27 tháng 11 năm 395.
Rufinus có một người em gái là Silvia, một con chiên ngoan đạo và là tác giả của hai bài thánh ca. | 1 | null |
Trong khoa học máy tính, bao đóng (closure) là một hàm hay một tham chiếu tới một hàm cùng với môi trường tham chiếu - một bảng chứa tham chiếu đến mỗi biến không phải cục bộ (hay còn gọi là biến tự do). Closure còn được gọi với tên là lexical closure (bao đóng hay function closure (bao đóng hàm). Bao đóng khác với một con trỏ hàm thuần túy ở chỗ nó cho phép một hàm có thể truy cập các biến không phải cục bộ ngay cả khi hàm này được gọi ngoài phạm vi của nó.
Ví dụ.
Đoạn mã Python dưới đây định nghĩa một hàm codice_1 với một biến cục bộ codice_2 và một hàm lồng (nested function) codice_3
def counter():
x = 0
def increment(y):
nonlocal x
x += y
print(x)
return increment
Bao đóng được trả lại bởi codice_1 có thể được gán cho một biến:
counter1_increment = counter()
counter2_increment = counter()
Khi chúng ta gọi hàm codice_3 thông qua bao đóng sẽ nhận được kết quả như sau:
counter1_increment(1) # in ra kết quả 1
counter1_increment(7) # in ra kết quả 8
counter2_increment(1) # in ra kết quả 1
counter1_increment(1) # in ra kết quả 9
Sự khác biệt về ngữ cảnh.
Phạm vi tác dụng.
Các ngôn ngữ lập trình khác nhau không phải lúc nào cũng thống nhất về lexical environment(tạm dịch: phạm vi tác dụng) và định nghĩa về bao đóng trong các ngôn ngữ vì thế cũng có thể khác nhau. Định nghĩa đơn giản nhất của lexical environment chỉ ra một tập các binding của các biến trong một phạm vi nào đó. Đó cũng chính là điều bao đóng muốn lưu giữ (capture) lại.
Ý nghĩa binding (tạm dịch: gắn kết) trong các ngôn ngữ cũng khác nhau.
Trong các ngôn ngữ mệnh lệnh (imperative languages) các biến được gắn kết đến các vùng bộ nhớ lưu trữ giá trị của các biến đó. Việc lưu giữ lại các biến kiểu này được gọi là lưu giữ bằng tham chiếu (capturing by reference). Đoạn mã sau miêu tả một ví dụ trong ECMAScript
// ECMAScript
var f, g;
function foo() {
var x = 0;
f = function() { return ++x; };
g = function() { return --x; };
x = 1;
alert('Bên trong foo, gọi hàm f(): ' + f()); // hiện ra giá trị "2"
foo();
alert('Gọi hàm g(): ' + g()); // hiện ra giá trị "1"
alert('Gọi hàm f(): ' + f()); // hiện ra giá trị "2"
Trong ví dụ trên hàm codice_6 và các bao đóng được tham chiếu bởi các biến codice_7 và biến codice_8 đều sử dụng chung một vùng bộ nhớ khi truy cập biến codice_2. Chính vì vậy giá trị của x đều thay đổi sau mỗi lần gọi hàm codice_6 hay gọi các hàm qua các bao đóng codice_7 và biến codice_8
Trong khi đó rất nhiều các ngôn ngữ lập trình khác, ví dụ như ngôn ngữ ML, việc gắn kết biến lại đi liền trực tiếp với giá trị của biến. Kiểu lưu giữ này được gọi là lưu giữ bằng giá trị (capturing by value)
Một số ngôn ngữ cho phép chúng ta lựa chọn kiểu lưu trữ theo ý muốn. Ví dụ trong ngôn ngữ C++11 hay PHP, chúng ta sử dụng từ khóa codice_13 để lưu trữ biến theo tham chiếu. Khi không dùng từ khóa đó, các biến sẽ được lưu trữ theo giá trị.
Thoát khỏi phạm vi tác dụng.
Các ngôn ngữ lập trình khác nhau cũng có sự khác nhau trong việc thoát khỏi phạm vi tác dụng xác định bởi các lệnh của ngôn ngữ đó, ví dụ: codice_14, codice_15 hay codice_16.
Ví dụ sau chỉ ra sự khác biệt trong hai ngôn ngữ Smalltalk và ECMAScript:
"Smalltalk"
foo
| xs |
xs:= #(1 2 3 4).
xs do: [:x | ^x].
^0
bar
Transcript show: (self foo printString) "in ra kết quả 1"
// ECMAScript
function foo() {
var xs = [1, 2, 3, 4];
xs.forEach(function (x) { return x; });
return 0;
alert(foo()); // in ra kết quả 0
Các đoạn mã trên sẽ cho ra các kết quả khác nhau vì toán tử codice_17 của Smalltalk thực thi khác với toán tử codice_14 trong EMCAScript. Toán tử codice_14 trong EMCAScript sẽ thoát ra khỏi bao đóng phía trong và bắt đầu một vòng lặp mới của vòng lặp codice_20 trong khi toán tử codice_17 thực thi trên biến codice_2 (lệnh codice_23 sẽ kết thúc vòng lặp codice_24 và trả lại chương trình từ hàm codice_6. | 1 | null |
Định luật Born là một định luật của cơ học lượng tử cho biết xác suất mà một phép đo trong hệ lượng tử sẽ cho ra một kết quả cho trước. Định luật được mang tên nhà vật lý Max Born. Định luật Born là một trong những định luật cốt lõi của vật lý lượng tử. Tuy nhiên, đến nay chưa có một chứng minh thuyết phục nào cho định luật Born từ những tiên đề khác trong cơ học lượng tử.
Định luật.
Định luật Born khẳng định rằng nếu một đại lượng cần đo ứng với một toán tử Hermit
formula_1
có phổ rời rạc được đo trong một hệ với hàm sóng chuẩn hóa
formula_2 thì
Trong trường hợp phổ của formula_1 không hoàn toàn rời rạc, định lý phổ chứng minh sự tồn tại của phép đo giá trị phép chiếu formula_22 nhất định, là phép đo phổ của formula_23. Trong trường hợp này,
Nếu được cho một phương trình sóng
formula_26
cho một đơn hạt không cấu trúc trong không gian vị trí,
có thể nói rằng hàm mật độ xác suất
formula_27
cho một phép đo vị trí tại thời điểm
formula_28
sẽ được cho bởi
formula_29formula_30
Lịch sử.
Định luật Born đã được trình bày dưới dạng công thức bởi Born trên một tờ báo xuất bản năm 1926.
Trong bài báo này, Born đã giải phương trình Schrödinger cho một bài toán phân tán và, được truyền cảm hứng từ những thành tựu của Einstein về hiệu ứng quang điện, đã kết luận, trong một chú thích, rằng định luật Born đưa ra cách giải thích duy nhất cho vấn đề. Năm 1954, cùng với Walter Bothe, Born đã được nhận giải Nobel Vật lý. John von Neumann đã bàn về ứng dụng của thuyết phổ vào định luật Born trong quyển sách của ông xuất bản năm 1932. | 1 | null |
Trong cơ học lượng tử, một hệ hai trạng thái là một hệ có 2 trạng thái lượng tử khả thi, ví dụ spin của một hạt spin-1/2 như electron có thể nhận giá trị +"ħ"/2 hoặc −"ħ"/2, với "ħ" là hằng số Planck rút gọn.Một ví dụ thường được nghiên cứu trong vật lý nguyên tử, là sự thay đổi trạng thái của nguyên tử từ bình thường sang trạng thái kích thích.
Các tính chất vật lý của hệ hai trạng thái trong cơ học lượng tử là tầm thường nếu 2 trạng thái có năng lượng bằng nhau. Tuy nhiên nếu có sự chênh lệch về năng lượng thì động lực học không tầm thường có thể diễn ra.
Động lực học cho toán tử Hamilton không phụ thuộc thời gian.
Nếu đặt formula_1 là Toán tử Hamilton không phụ thuộc thời gian, formula_2 và formula_3 là 2 trạng thái năng lượng riêng của hệ, với các giá trị riêng là formula_4 và formula_5.
Bất kỳ trạng thái formula_6 nào của hệ cũng có thể viết dưới dạng chồng chập lượng tử của các trạng thái riêng của năng lượng; ví dụ tại formula_7 ta có:
với formula_9 và formula_10 là các hệ số phức.
Tại một thời điểm sau đó formula_11, các trạng thái năng lượng riêng formula_2 và formula_13 sẽ biến đổi thành formula_14 và formula_15, do đó
Mỗi hệ hai trạng thái có một tần số góc cho bởi công thức
trong đó "E"b > "E"a.
Các tính chất vật lý của hệ hai trạng thái rất hữu dụng khi áp dụng vào các hệ đa trạng thái chỉ có đủ năng lượng để kích thích 2 trạng thái thấp nhất, kết quả là tạo ra một hệ hai trạng thái. Trong thực tế, rất khó để nhận diện một hệ hai trạng thái thực thụ; thường chỉ đơn thuần là các hệ có chu trình năng lượng cô lập 2 trạng thái cụ thể.
Tập hợp tất cả trạng thái trong hệ hai trạng thái có thể được sơ đồ hóa bằng một quả cầu Bloch. Trong hình thái này, mỗi trạng thái được biểu diễn bằng 1 điểm trên quả cầu đơn vị. Hệ tọa độ cầu được chọn sao cho trạng thái năng lượng riêng formula_2 có độ dư vĩ θ = 0 và trạng thái năng lượng riêng formula_3 có θ = π (nói cách khác, formula_2 nằm ở cực Bắc và formula_3 nằm ở cực Nam). Trạng thái formula_22 có độ dư vĩ θ và góc phương vị φ được tính bởi các hệ số formula_9 và formula_10.
Tiến động trong trường.
Tương tác giữa một hệ hai trạng thái và một trường ngoài dẫn đến sự tiến động của các vectơ trạng thái. Khả năng điều khiển vị trí của một vectơ trạng thái trên quả cầu Bloch được thực thi bởi qubit. Giả dụ, một hạt có spin-1/2 được đặt trong từ trường formula_25. Toán tử Hamilton trong trường hợp này là:
với formula_27 là độ lớn của mômen lưỡng cực từ của hạt và formula_28 là vectơ Ma trận Pauli. Tương tự với các hệ khác, formula_27 là hằng số, formula_30 là trường ngoài. Giải phương trình Schrödinger phụ thuộc thời gian formula_31 cho ra kết quả
với formula_33 và formula_34. Công thức này tương đương với vectơ Bloch tiến động quanh formula_35 với tần số góc formula_36. Nhìn chung:
Sự biểu diễn trên quả cầu Bloch cho một vectơ trạng thái formula_38 sẽ chỉ là vectơ của các giá trị được mong đợi formula_39. Ví dụ, xét trường hợp formula_40 là chồng chập lượng tử chuẩn hóa của formula_41 và formula_42, hay, một vectơ có thể biểu diễn dưới dạng formula_43:
Các thành phần của formula_45 trên quả cầu Bloch sẽ là formula_46. Đây là vectơ cơ sở có hướng formula_47 và tiến động quanh formula_48 theo chiều kim đồng hồ. Bằng việc quay quanh formula_48, bất kỳ vectơ trạng thái formula_38 nào cũng có thể biểu diễn bằng formula_51 với các hệ số thực formula_52 và formula_53. Các vectơ tương ứng với Bloch vectơ trong mặt phẳng "xz" tạo thành một góc formula_54 với trục "z". Vectơ này sẽ tiếp tục tiến động quanh formula_48. Trên lý thuyết, bằng việc cho hệ tương tác với các trường có hướng và độ lớn xác định trong một khoảng thời gian hợp lý, ta có thể điều hướng Bloch vector theo bất kỳ hướng nào, tương đương với việc tính được bất kỳ chồng chập lượng tử phức nào. Đây là cơ sở cho rất nhiều công nghêj, gồm cả máy tính lượng tử và chụp cộng hưởng từ. | 1 | null |
Bắc Chu Tuyên Đế (chữ Hán: 北周宣帝; 559 – 580), tên húy là Vũ Văn Uân (宇文贇), tên tự Can Bá (乾伯), là một hoàng đế của triều đại Bắc Chu trong lịch sử Trung Quốc. Trong sử sách, ông được mô tả là một quân chủ thất thường và hoang phí, các hành vi này đã khiến chế độ Bắc Chu suy yếu rất nhiều. Tiêu biểu cho tính thất thường của ông là việc truyền ngôi cho Tĩnh Đế vào năm 579 trong khi lên ngôi chưa đầy một năm, và việc ông ông lập thêm bốn người thiếp làm hoàng hậu. Sau khi ông qua đời vào năm 580, triều đình Bắc Chu đã rơi vào tay nhạc phụ Dương Kiên, Dương Kiên sau đó đã phế truất Tĩnh Đế, kết thúc triều Bắc Chu và mở đầu triều Tùy.
Bối cảnh.
Vũ Văn Uân sinh năm 559, là con trai trưởng của Vũ Đế Vũ Văn Ung, em trai Minh Đế. Ông sinh ra tại Đồng châu (同州, nay gần tương ứng với Vị Nam, Thiểm Tây) do khi đó cha ông làm thứ sử tại châu này. Mẹ của Vũ Văn Uân là Lý Nga Tư- một người thiếp của Vũ Văn Ung (khi đó Vũ Văn Ung không có chính thất).
Năm 560, Minh Đế bị anh họ Vũ Văn Hộ hạ độc sát hại. Trước khi qua đời, Minh Đế đã bày tỏ mong muốn Vũ Văn Ung sẽ lên ngôi kế vị, Vũ Văn Ung vì thế đã trở thành hoàng đế, tức Vũ Đế. Năm 561, Vũ Đế phong cho Vũ Văn Uấn làm Lỗ quốc công song không lập ông làm hoàng thái tử. Chỉ sau khi Vũ Đế phục kích giết chết Vũ Văn Hộ vào năm 572, ông ta mới lập Vũ Văn Uân làm thái tử. Lý phu nhân không được phong làm hoàng hậu do Vũ Đế đã kết hôn với A Sử Na hoàng hậu, nữ nhi của Mộc Hãn khả hãn A Sử Na Sĩ Cân của Đột Quyết.
Làm thái tử.
Vũ Đế thường phái Vũ Văn Uân đi vi hành các châu, và đến khi hoàng đế đích thân đến các châu hay lãnh đạo các chiến dịch quân sự, ông ta để Vũ Văn Uân trấn thủ kinh thành Trường An.
Năm 573, Vũ Văn Uân kết hôn với Dương Lệ Hoa, bà là con gái của tướng-Tùy quốc công Dương Kiên. Dương Lệ Hoa trở thành thái tử phi.
Vào khoảng thời gian này, Vũ Đế chú ý thấy rằng hầu hết những trợ thủ của Vũ Văn Uân thuộc hàng tiểu nhân. Theo đề xuất của Đông cung tả cung chính là Vũ Văn Hiếu Bá (宇文孝伯), Vũ Đế lập Uất Trì Vận (尉遲運)- cháu trai của tướng Uất Trì Huýnh, làm hữu cung chính. Vũ Đế cũng chọn một số người mà ông đánh giá cao để phục vực trong các vị trí khác nhau nhằm hỗ trợ thái tử, song Vũ Văn Uân đã bực bội trước các thay đổi nhân sự này.
Năm 574, khi mẹ của Vũ Đế là Sất Nô thái hậu qua đời, Vũ Đế đã tuân theo thời gian để tang cho bà, và trong lúc đó, Vũ Văn Uân đóng vai trò là nhiếp chính.
Vào mùa xuân năm 576, Vũ Đế phái Vũ Văn Uân tham gia một chiến dịch chống lại Thổ Dục Hồn với vị thế là chỉ huy quân sự trên danh nghĩa, quyền chỉ huy thực tế nằm trong tay Vũ Văn Hiếu Bá và Vương Quỹ (王軌). Vào mùa xuân năm 576, quân Bắc Chu hoàn thành chiến dịch chống Thổ Dục Hồn sau khi vươn đến kinh thành Phục Sĩ (伏俟, nay thuộc Hải Tây, Thanh Hải) của nước này. Khi về đến Trường An, Vương Quỹ đã thông báo cho Vũ Đế rằng Vũ Văn Uân cùng Trịnh Dịch (鄭譯) và Vương Đoan (王端) đã cùng nhau phạm phải nhiều hành vi vô đạo. Trong cơn giận dữ, Vũ Đế đã đánh Vũ Văn Uấn và Trịnh Dịch bằng một cái gậy và bãi chức của Trịnh Dịch. Tuy nhiên, ngay sau đó Vũ Văn Uân đã phục chức cho Trịnh Dịch.
Các sử gia cũng lưu ý rằng Vũ Đế rất nghiêm khắc với thái tử, không đối đãi dễ dàng hơn so với các quan lại khác. Khi Vũ Đế nghe được chuyện Vũ Văn Uân thích uống rượu, ông ta đã ra chỉ cấm mang bất cứ loại rượu nào vào Đông cung, và bất kỳ khi nào Thái tử phạm lỗi, Vũ Đế sẽ quất roi hoặc đánh gậy Thái tử, cảnh báo rằng: "Ngươi không biết đã có bao nhiêu thái tử bị phế truất trong lịch sử sao? Những hoàng nhi khác của Quả nhân không xứng đáng làm thái tử sao?". Ông cũng lệnh cho các quan lại ở Đông cung phải giám sát Thái tử chặt chẽ và báo lại về các hành động của Thái tử. Phản ứng lại, Vũ Văn Uân đã nén các hành vi của mình và giả bộ đã học được một bài học. Tuy nhiên, Vương Quỹ đã nhiều lần đề xuất rằng Vũ Đế hãy tìm một người kế thừa tốt hơn, song Vũ Đế đã từ chối, lý do là vì Vũ Đế nghĩ thứ tử-Hán vương Vũ Văn Tán (宇文贊) thậm chí còn không tài giỏi bằng Vũ Văn Uân và các hoàng nhi khác thì còn quá nhỏ tuổi.
Năm 577, Vũ Đế tiêu diệt kình địch Bắc Tề, thôn tính lãnh thổ của nước này. Vào mùa hè năm 578, Vũ Đế đột ngột lâm bệnh trong khi đang chuẩn bị tiến hành một chiến dịch chống Đột Quyết. Vũ Đế đã qua đời sau khi giao phó các công việc quan trọng cho Vũ Văn Hiếu Bá. Vũ Văn Uân lên ngôi, tức Tuyên Đế.
Trị vì.
Tuyên Đế đã tôn phong A Sử Na hoàng hậu là hoàng thái hậu và lập Thái tử phi của mình-Dương Lệ Hoa làm hoàng hậu. Tuy nhiên, ông đã bắt đầu thực hiện một số hành động không thích hợp, bao gồm việc ngay lập tức thăng cấp cho Trịnh Dịch và có quan hệ tình dục với các thị nữ trong cung của cha. Sử sách mô tả rằng ông không những không thương tiếc cha, mà đến khi đến gần quan tài, Tuyên Đế đã sờ vào các vết sẹo do những vết thương mà phụ hoàng gây ra trước đó, và trớ chú: "tử đắc thái vãn liễu" (chết quá muộn). Ngay sau đó, Tuyên Đế đã tôn phong mẹ đẻ Lý Nga Tư làm "đế thái hậu", trong khi vẫn để A Sử Na thị làm hoàng thái hậu.
Khi biết tin về cái chết của Vũ Đế, Cao Thiệu Nghĩa đã cố gắng mở một cuộc tấn công để phục quốc Bắc Tề, song đã nhanh chóng bị đẩy lùi và buộc phải triệt thoái về Đột Quyết.
Tuyên Đế sau đó quay sang giết những người mà ông lo sợ hoặc có hận thù. Mục tiêu đầu tiên là thúc phụ Tề vương Vũ Văn Hiến do người này được kính trọng vì có tài quân sự, cùng với đó là các bằng hữu của Vũ Văn Hiến, các tướng Vương Hưng (王興), Độc Cô Hùng (獨孤熊), và Đậu Lô Thiệu (豆盧紹). Sau đó, Tuyên Đế quay sang chống lại Vương Quỹ, Vũ Văn Hiếu Bá và Vũ Văn Thần Cử (宇文神舉), tất cả đều là thân tín của Vũ Đế, lý do là vì Tuyên Đế nghĩ rằng tất cả bọn họ đã nói xấu ông trước Vũ Đế. Uất Trì Vận chết trong sợ hãi.
Vào mùa xuân năm 579, Tuyên Đế đã thay đổi chế phục mà Vũ Đế đã chuẩn hóa, thay vào đó ông cho sử dụng chế phục theo phong cách Đông Hán và Tào Ngụy. Ông cũng bãi bỏ hình luật mà cha ông đã ban hành vào năm 577 và tuyên bố một vài ân xá, nói rằng ông tin các hình phạt của Vũ Đế là quá nghiêm khắc, song ngay sau đó ông đã cho áp dụng một bộ hình luật thậm chí còn nghiêm khắc hơn. Trái với sự ngăn cấm Phật giáo và Đạo giáo của cha, Tuyên Đế công khai có các hành động đề cao Đạo giáo.
Cũng vào mùa xuân năm 579, Tuyên Đế đã phong người con trai cả mới sáu tuổi là Vũ Văn Xiển làm hoàng thái tử. Ông cũng thăng Lạc Dương thành bồi đô, chuyển các cơ cấu phân chia phụ thuộc của lục bộ từ cố đô Nghiệp thành của Bắc Tề đến Lạc Dương.
Trong khi đó, Đà Bát khả hãn (thúc phụ của A Sử Na thái hậu) của Đột Quyết cầu hòa. Tuyên Đế đáp lại bằng việc phong nữ nhi của hoàng thúc Triệu vương Vũ Văn Chiêu (宇文招) làm Thiên Kim công chúa, ra điều kiện sẽ gả cô cho Đà Bát khả hãn nếu ông ta chịu giao Cao Thiệu Nghĩa, song Đà Bát khả hãn đã từ chối.
Chưa đầy một tháng sau khi lập Vũ Văn Xiển làm Thái tử, Tuyên Đế đã truyền ngôi cho Vũ Văn Xiển, tức Kính Đế. Tuyên Đế xưng làm "Thiên nguyên hoàng đế", thay vì Thái thượng hoàng. Ông đổi tên cung của mình thành "Thiên Đài" (天台), và tăng gấp đôi số tua trên mũ miện, cũng như số xe, kiệu, phục trang, hiệu kỳ và trống của hoàng đế. Ông đã đổi tên cung của thiếu hoàng đế thành Chính Dương cung (正陽宮), bố sung thêm nô bộc cho ngang với cung của ông. Tước hiệu của Dương hoàng hậu cũng được đổi thành "Thiên nguyên hoàng thái hậu".
Làm Thiên nguyên hoàng đế.
Các sử gia mô tả rằng sau khi Tuyên Đế truyền ngôi cho Kính Đế, ông trở nên đặc biệt hoang phí, hoang tưởng tự đại và không biết chừng mực. Ông xưng là "thiên" với hạ thần, và yêu cầu các đại thần đến triều kiến trước đó phải ăn chay trong ba ngày, tịnh thân một ngày. Ông không cho phép các đại thần dùng dây đai hay đồ trang trí trên phục trang của họ, và ông cấm dùng các chữ như "thiên" (天), "cao" (高), "thượng" (上), và "đại" (大), ngoại trừ bản thân ông. Ông cấm các phụ nữ ở bên ngoài cung sử dụng mỹ phẩm. Ông ra lệnh rằng tất cả các bánh xe đều phải làm từ một khúc gỗ duy nhất, không cho phép lắp ghép.
Thêm vào đó, bất cứ khi nào Tuyên Đế gặp các hạ thần, ông chỉ thảo luận với họ về việc thay đổi các phong tục như thế nào hoặc xây cung điện như thế nào, không chú tâm vào viện quốc gia đại sự. Ông dành thời gian cho du hí, xuất theo các tùy tùng. Các hạ thần thường bị phạt đánh, ban đầu là 120 gậy mỗi lần và sau đó tăng lên 240 gậy. Ông gây ra nỗi khiếp đảm đối với các hạ thần và thậm chí với các phụ nữ trong hậu cung, đến nỗi không ai dám nói gì cả.
Vào mùa hè năm 579, Tuyên Đế tấn phong nô tì Chu Mãn Nguyệt làm "Thiên nguyên hoàng hậu". Ông cũng phong thái ấp cho các hoàng thúc: Triệu vương Vũ Văn Chiêu, Trần vương Vũ Văn Thuần (宇文純), Việt vương Vũ Văn Thịnh (宇文盛), Đại vương Vũ Văn Đạt (宇文達), và Đằng vương Vũ Văn Du (宇文逌), và phái họ đến thái ấp của mình, nằm cách xa Trường An.
Vào mùa thu năm 579, trong một hành động rất không chính thống, Tuyên Đế đã phong thêm hai hoàng hậu nữa -- Nguyên Lạc Thượng trở thành "thiên hữu hoàng hậu" và Trần Nguyệt Nghi trở thành "thiên tả hoàng hậu", cải phong Chu Mãn Nguyệt là "thiên hoàng hậu". Cũng trong khoảng thời gian này, khi Uất Trì Sí Phồn (phu nhân của Tây Dương quận công Vũ Văn Ôn) vào cung thỉnh an hoàng đế, Tuyên đế đã cưỡng hiếp bà.
Vào mùa đông năm 579, Tuyên Đế chính thức chấm dứt các cấm đoán chống Đạo giáo và Phật giáo mà Vũ Đế từng ban ra, và đích thân ông đã ngồi cùng tượng các vị thánh của Phật giáo và Đạo giáo. Ông cũng tiến hành một cuộc tấn công nhằm vào kình địch là Nam triều Trần. Vào mùa xuân năm 580, quân Bắc Chu đoạt được lãnh thổ nằm giữa Hoài Hà và Trường Giang từ tay Trần. Khi quân đội triệt thoái, tướng Vũ Văn Lượng đã cố gắng phục kích thượng cấp Vi Hiếu Khoan (韋孝寬) và đoạt lấy đội quân của Vi và tuyên bố nổi dậy. Vi Hiếu Khoan đã phát hiện ra âm mưu của Vũ Văn Lượng và đã có thể đẩy lui cuộc tấn công và giết chết Vũ Văn Lượng. Tuyên Đế sau đó cũng giết chết con trai của Vũ Văn Lượng là Tây Dương quận công Vũ Văn Ôn (宇文溫), và sau đó đưa Uất Trì công phu nhân về làm thiếp. Sau đó, chống lại lời phản đối rằng ông đã có quá nhiều hoàng hậu, ông đã phong Uất Trì Sí Phồn làm "thiên tả đại hoàng hậu".
Trong khi đó, Tuyên Đế nghi ngại trước tài năng của nhạc phụ Dương Kiên, và ông đã tính đến việc giết chết Dương Kiên song cuối cùng đã không thực hiện. Do Dương Kiên và Trịnh Dịch là bằng hữu, Dương Kiên đã bí mật thỉnh cầu Trịnh Dịch trao cho ông ta một chức vụ ở cách xa kinh thành, và ngay sau đó, theo đề xuất của Trịnh Dịch, Tuyên Đế đã phong Dương Kiên đi chỉ huy đội quân chống Trần.
Tuy nhiên, trước khi đội quân đánh Trần hành quân, Tuyên Đế đột nhiên lâm bệnh vào mùa hè năm 580. Tuyên Đế đã triệu các trợ thủ là Lưu Phưởng (劉昉) và Nhan Chi Nghi (顏之儀) đến để cố giao phó các công việc, song khi hai người đến nơi, Tuyên Đế đã không còn nói được. Sau khi hỏi ý Trịnh Dịch, Vi Mô (韋謨) và Hoàng Phủ Tích (皇甫績), Lưu Phưởng đã quyết định triệu Dương Kiên đến để phục vụ Tuyên Đế và trở thành nhiếp chính nếu Tuyên Đế qua đời, bất chấp việc Nhan Chi Nghi muốn Vũ Văn Chiêu làm nhiếp chính. Đầu tiên, Dương Kiên đã từ chối do lo sợ rằng đây là một cái bẫy, song cuối cùng đã vào cung. Tối hôm đó, Tuyên Đế qua đời, và Dương Kiên đoạt lấy quyền kiểm soát hoàng cung và cấm quân. Trong vòng một năm, Dương Kiên đã đoạt lấy ngai vàng, chấm dứt triều Bắc Chu và thiết lập triều Tùy. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.