text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Albrecht Wenzel Eusebius von Wallenstein () () (24 tháng 9 năm 1583 – 25 tháng 2 năm 1634), còn gọi là von Waldstein, là nhà lãnh đạo quân sự và chính trị người Čechy, đã phục vụ dưới quyền Hoàng đế La Mã Thần thánh Ferdinand II và chỉ huy đội quân từ 3 vạn đến 10 vạn người của Hoàng đế trong cuộc Chiến tranh Ba Mươi năm (1618-48). Ông đã trở thành Tổng tư lệnh các đạo quân của Nền quân chủ Habsburg và là một nhân vật quan trọng trong Chiến tranh Ba Mươi năm.
Là một tổng thống lĩnh của đế chế ở trên bộ, và Đô đốc của Biển Baltic từ ngày 21 tháng 4 năm 1628, người đã tự phong làm nhà trị vì của các phần đất thuộc Công quốc Friedland ở phía bắc Čechy, Wallenstein đã bị bãi miễn vào ngày 13 tháng 8 năm 1630 do Ferdinand lo ngại trước tham vọng của ông. Tuy nhiên, những chiến thắng của phe Kháng Cách trước các lực lượng Công giáo đã buộc Ferdinand phải triệu hồi Wallenstein, và ông một lần nữa xoay chuyển cục diện chiến tranh với lợi thế nghiêng về Đế chế. Bất bình trước cách đối đãi của Hoàng đế với ông, Wallenstein đã tính chuyện liên minh với phe Kháng Cách. Tuy nhiên, ông bị một chỉ huy quân đội là Walter Devereux ám sát tại Cheb ở Čechy, với sự ưng thuận của hoàng đế. Nhà soạn nhạc Bedřich Smetana đã tôn vinh Wallenstein trong bài thơ giao hưởng "Doanh trại Wallenstein" (1859), ban đầu được dự kiến là một khúc dạo đầu của một vở kịch do Schiller sáng tác. | 1 | null |
Saryarka - Các hồ và vùng thảo nguyên ở phía Bắc Kazakhstan (được biết đến ở Kazakhstan với tên "saryarka", hoặc " màu vàng") đã được công nhận là di sản thế giới của UNESCO vào ngày 7 tháng 7 năm 2008. Khu vực có diện tích 450.344 ha (trong đó có hơn 200.000 ha thảo nguyên Trung Á) là và là di sản tự nhiên đầu tiên ở Kazakhstan.
Các khu vực bao gồm: khu bảo tồn thiên nhiên Naurzum (nằm trong tỉnh Kostanay) và Khu bảo tồn thiên nhiên Korgalzhyn (nằm trong tỉnh Akmola). Hai khu vực là các vùng đất ngập nước quan trọng, là điểm dừng chân cho các loài chim di trú từ Châu Phi, Châu Âu, và Nam Á. Người ta ước tính rằng khoảng 15-16 triệu con chim, trong đó có nhiều loài nguy cấp, đến khu vực này để kiếm ăn và sinh sản.
Các loài hồng hạc là một điểm thu hút lớn trong khu bảo tồn thiên nhiên Korgalzhyn.
Đây cũng là nơi có các loài động vật hoang dã của vùng thảo nguyên Kazakh, bao gồm Marmota, chó sói, và nhiều loài bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng như linh dương Saiga, sếu trắng Siberi, Bồ nông Dalmatia, đại bàng ăn cá Pallas. Korgalshyn là một trong những khu vực nổi tiếng nhất ở Kazakhstan về việc du lịch và ngắm các loài chim.
Ngoài ra, tài sản bao gồm hai hệ nhóm hồ, hồ nước ngọt và hồ nước mặn là vùng sinh thái ngập nước làm tổ của gần 1 triệu tổ chim mặt nước. Các nhóm hồ nằm trên lưu vực sông chảy về phía Bắc đổ ra Bắc Băng Dương và phía Nam đổ ra lưu vực sông Aral-Irtysh.
Khó khăn trong việc quản lý chính là tình trạng săn trộm động vật hoang dã (đặc biệt là loài linh dương Saiga), cùng với đó là chế độ thủy văn của hệ sinh thái ngập nước trong khu vực phụ thuộc vào các dòng sông như là tại hồ Korgalzhyn và Tengiz. | 1 | null |
Gustav Eduard von Hindersin (18 tháng 7 năm 1804 – 23 tháng 1 năm 1872) là một tướng lĩnh trong quân đội Phổ, người đến từ Wernigerode tại quận Harz (ngày nay thuộc Sachsen-Anhalt). Từng là một chỉ huy thành công trong Chiến tranh Schleswig lần thứ hai, ông được nhìn nhận là một viên tướng thanh tra xuất sắc của lực lượng pháo binh Phổ, đã tiến hành cuộc cải cách về pháo binh, đem lại cho phương pháo đào tạo và chiến thuật của pháo lực Phổ những tiêu chuẩn mới về độ chính xác. Mặc dù trong chiến dịch Böhmen năm 1866, pháo binh của Phổ hiếm khi thể hiện được uy lực của mình do quá trình cải cách của ông chỉ mới khởi đầu, cuộc canh tân của Hindersin đã mang lại ưu thế vượt trội của lực lượng pháo binh Phổ đối với các pháo binh khác trên lục địa châu Âu. Và, sức mạnh vượt trội của pháo binh Đức trước Pháp đã trở thành một nhân tố quan trọng trong những chiến thắng của quân đội Phổ trong cuộc Chiến tranh Pháp - Đức (1870 – 1871). Hindersin đã tham gia trong một số trận đánh quan trọng của cuộc chiến này.
Cuộc đời.
Gustav Eduard von Hindersin chào đời vào ngày 18 tháng 7 năm 1804, là con trai của giáo sĩ theo đạo Luther, người đã giữ một chức cha phó nhỏ tại Wernigerode ở quận Harz. Ông đã được thân phụ của mình giáo dục bài bản, và sớm tỏ ra đam mê con đường binh nghiệp. Đầu đời, ông sống nghèo khổ, và cuộc đấu tranh để sinh tồn của Hindersin đã tạo cho con người ông một bản lĩnh sắt đá. Vào tháng 10 năm 1820, khi chỉ mới 16 tuổi, ông đã gia nhập lữ đoàn pháo binh số 3, khi ấy đồn trú tại Erfurt. Sau khi phục vụ trong quân ngũ được 5 năm, ông được phong quân hàm Thiếu úy. Tài năng, sự uyên bác và hiếu học của ông gây cho các cấp trên của ông chú ý, và ông được gửi đến học Trường Chiến tranh ở kinh đô Berlin để hoàn tất nền giáo dục khoa học quân sự của mình. Sau khi học từ năm 1830 cho đến năm 1837, ông đã tham gia trong cơ quan đo vẽ địa hình của Bộ Tổng tham mưu Phổ. Vào năm 1841, Hindersin được phong cấp Trung úy và bổ nhiệm vào Bộ Tổng tham mưu. Năm sau (1842), ông được thăng hàm Đại úy, và 4 năm sau (1946), ông được phong hàm Thiếu tá, và được cử làm thủ trưởng của cơ quan đo đạc địa hình.
Đến mùa hè năm 1849, Thiếu tá Hindersin đã phục vụ trong bộ tham mưu của tướng Peucker, người chỉ huy một quân đoàn Liên minh Đức trấn áp cuộc nổi dậy tại Baden. Ban đầu ông là trợ lý tham mưu trưởng, và sau trở thành tham mưu trưởng của Peucker. Ông đã tham chiến trong trận đánh ở Lautershausen, và trong cuộc giao tranh ở Ladenburg, ông đã được dịp trèo lên tòa tháp thành phố, để dễ dàng trinh thám đối phương. Nhưng trong khi đó, quân nổi dậy giành một thắng lợi tạm thời và Hindersin bị bao vây trước khi ông có thể rút khỏi trạm quan sát cua mình. Ông đã bị bắt giải đến Rastatt, nhưng phe nổi dậy đã phóng thích cho ông ít lâu sau đó, và không lâu trước khi Rastatt bị thất thủ về tay Liên minh Đức. Sau khi chiến dịch chấm dứt, viên thiếu tá được bổ nhiệm vào bộ tham mưu của Quân đoàn VI tại Breslau. Sau một thời gian thăng tiến, vào năm 1858, ông trở thành Thiếu tướng và cục trưởng cục thanh tra pháo binh III. Vào ngày 18 tháng 10 năm 1861, vua Wilhelm I của Phổ đã phong cho ông làm Trung tướng. Ông cũng được bổ nhiệm làm cục trưởng cục thanh tra pháo binh II ở Berlin, và là giám đốc ủy ban kiểm tra việc phong cấp trung úy trong pháo binh. Trong cuộc chiến tranh chống Đan Mạch vào năm 1864, Hindersin đã tổ chức các cuộc tấn công của công binh và pháo binh vào các công sự của quân đội Đan Mạch ở Dybbøl. Tài thao lược và sự năng động của ông đã góp phần không nhỏ đến thắng lợi của các chiến dịch tại Dybbøl, và của cuộc tấn công quyết định của quân đội Phổ vào Dybbøl ngày 18 tháng 4 năm 1864. Với mong muốn tưởng thưởng cho những cống hiến quan trọng và lâu dài của Hindersin đối với các lực lượng của Phổ, vua Wilhelm I đã liệt ông vào hàng khanh tướng, và vào tháng 12 năm 1864, nhà vua bổ nhiệm ông làm vị tướng thanh tra duy nhất của lực lượng pháo binh Phổ, đồng thời là hiệu trưởng của trường cao học dành cho lính pháo binh và công binh. Giờ đây, Hindersin đã bước vào giai đoạn thành công và sôi động nhất trong cuộc đời của mình.
Công cuộc cải tổ pháo lực Phổ.
Trải nghiệm của Hindersin tại Dybbøl chứng tỏ với ông rằng thời đại của các khẩu pháo nòng trơn đã đi vào quá khứ, và giờ đây ông chú tâm một cách không ngơi nghỉ vào việc tái vũ trang và tái cấu trúc lực lượng pháo binh Phổ. Các khoản ngân sách có sẵn của Phổ thực sự không nhiều và Nghị viện đã trợ cấp một cách bất đắc dĩ cho công cuộc canh tân của Hindersin. Trong khi đó, người đương thời vẫn còn đặt niềm tin vững chắc vào thế thượng phong của pháo nòng trơn. Trong thời gian đó, pháo binh Phổ không hề được huấn luyện thực tiễn để chuẩn bị cho chiến tranh, kể cả các đơn vị pháo dã chiến lẫn pháo của pháo đài. Trong đó, các đơn vị pháo binh của pháo đài không có một sự tiến triển đáng kể nào kể từ sau thời đại của Friedrich Đại đế, và trước khi Hindersin trở thành tướng thanh tra, họ chỉ được thực tập với những khẩu pháo vốn đã được đặt trong một pháo đài duy nhất qua hàng năm trời. Nhưng, đến Hindersin, tất cả mọi thứ đều được thay đổi: với sự đặc biệt quan tâm đến ưu thế của pháo rãnh xoắn so với pháo nòng trơn, ông tái cơ cấu toàn bộ các pháo đội bộ binh, đẩy mạnh việc thực hiện các cuộc diễn tập vây hãm và phòng thủ pháo đài, đồng thời loại bỏ các khẩu pháo nòng trơn ra khỏi các pháo đài của Phổ, ngoại trừ việc phòng ngự đường hào quanh pháo đài. Nhưng quan trọng hơn hết là cải cách liên quan đến các khẩu đội pháo dã chiến và kỵ pháo của ông. Vào năm 1864, trong 4 khẩu đội pháo, chỉ 1 khẩu đội có pháo rãnh xoắn, như nhờ vào các hoạt động mạnh mẽ của Hindersin, khi Chiến tranh Áo-Phổ một năm rưỡi sau đó, cứ 16 khẩu đội pháo trong quân đội Phổ thì có 10 khẩu đội được trang bị vũ khí mới.
Bên cạnh sức mạnh vượt trội của pháo rãnh xoắn, các trận đánh năm 1866 cho thấy sự thiếu hiệu quả về mặt chiến thuật của lực lượng pháo binh Phổ, vốn tỏ ra yếu kém khi đương đầu với pháo binh Áo hơn pháo lực của Pháp trong cuộc Chiến tranh Áo-Pháp 7 năm trước đó (1859). Trong chiến dịch tại Böhmen, có lẽ pháo lực của Phổ chỉ thể hiện khả năng của mình tại trận Königgrätz, nơi các khẩu đội được trang bị pháo rãnh xoắn đã chiến đấu hiệu quả. Hindersin đã tháp tùng Quốc vương trong đại bản doanh hoàng gia suốt từ đầu tháng 7 cho đến khi chiến dịch chấm dứt, và trong suốt cuộc chiến, vị tướng vẫn không ngừng rèn luyện cho những người lính pháo binh của ông.
Mặc dù đã biết được hiệu quả của pháo rãnh xoắn ngay từ cuộc chiến năm 1864, Hindersin thực chất đã nhận thấy rằng cách binh lính sử dụng vũ khí mới tồi tệ hơn nhiều so với vũ khí mới của họ ngay từ các cuộc giám sát của ông vào năm 1864. Từ khi mới nhậm chức, sau mỗi cuộc đàm thoại, ông đều kết luận: "Chúng ta cần có một ngôi trường thực tập". Để xây dựng ngôi trường đó không phải là dễ trong bối cảnh khủng hoảng về hiến pháp và ngân quỹ tại Phổ, khi mà Nghị viện ("Landtag") phản đối bất kỳ một sự gia tăng nào trong ngân sách quân sự. Tuy nhiên, điều đó đã không ngăn ngừa Hindersin mở một trường dạy người tình nguyện. Các sĩ quan già và trẻ, với kinh nghiệm ở mọi mức độ khác nhau, đã hội tụ trong ngôi trường đầu tiên này. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa ổn. Như mọi sĩ quan pháo binh đều biết, bên cạnh sự hữu ích của các khẩu đại bác, các vấn đề khó khăn đã nảy sinh trong việc quan sát, đo đạc và chỉ đạo. Và để khắc phục những vấn đề này, một khẩu đội pháo cần phải được sử dụng trong trường pháo binh. Và, chiến thắng của Phổ trước Áo năm 1866 đã đập tan rào cản vè ngân quỹ. Quốc hội Phổ đã trợ cấp cho việc thành lập trường thực tập pháo binh, và nhờ các khoản trợ cấp, Hindersin đã thiết lập Trường Pháo binh Berlin vào năm 1867. Với ngôi trường mới này, các phương thức huấn luyện pháo binh dã chiến, triển khai chiến thuật, và phối hợp với lực lượng bộ binh đã được giới thiệu. Nhìn chung, trong suốt khoảng thời gian từ năm 1866 cho đến năm 1877, pháo binh dã chiến Phổ đã có những cải tiến hết sức to lớn, và nhờ đó sự hữu hiệu của pháo binh Đức đã trở thành yếu tố bất ngờ chiến thuật lớn nhất trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Trong suốt cuộc chiến tranh này, cũng như năm 1866, Hindersin đã tháp tùng Quốc vương trong đại bản doanh hoàng gia, với tư cách là tướng tư lệnh của pháo binh.
Ông hiện diện trong các trận chiến tại Gravelotte–St. Privat và Sedan, đồng thời cũng tham gia trong cuộc vây hãm và pháo kích Paris. Khi bao vây thủ đô Pháp, ông đã trực tiếp chỉ huy pháo binh trong các cuộc giao tranh ở la belle St. Cloud, và phía dưới Valerien.
Qua đời.
Vào ngày 18 tháng 7 năm 1871, tướng Hindersin đã tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày ông nhập ngũ quân đội Phổ. Đáng lý ra ông phải tổ chức vào ngày 18 tháng 10 năm 1870, nhưng vì khi đó chiến tranh còn tiếp diễn nên ông không thể thực hiện. Buổi lễ đã được tổ chức trọng thể bởi Wilhelm I, Hoàng đế Đức và Vua Phổ, cùng với Thái tử Friedrich Wilhelm, các thân vương trong Hoàng gia Đức và Vương tộc Phổ, các vua và vương công khác tại Đức. Họ đã nhiệt liệt hoan nghênh ông và gửi đến ông những lời chúc tụng tốt đẹp nhất.
Cuộc chiến với Pháp cho thấy rằng công cuộc canh tân của ông giờ đây đã thành công. Lao lực đã vắt kiệt sức ông. 6 tháng và 8 ngày sau buổi lễ, ông qua đời vào ngày 25 tháng 1 năm 1872 tại Berlin. Ông được nhiều người thương tiếc, nhất là "các con" của ông – cách gọi trìu mến của Hindersin dành cho các sĩ quan, sĩ quan cấp thấp và binh lính chiến đấu trong lực lượng pháo binh Phổ. | 1 | null |
Girls' Generation II: Girls & Peace (cách điệu: GIRLS' GENERATION II ~Girls & Peace~, tạm dịch: "Con gái và bình yên") là album tiếng Nhật thứ hai của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Girls' Generation, được phát hành vào ngày 28 tháng 11 năm 2012 bởi Nayutawave Records. "Girls & Peace" là album đầu tiên có mặt cả chín thành viên kể từ khi album tiếng Hàn thứ ba của họ "The Boys" ra mắt vào năm 2011. Trong khoảng thời gian đó, các thành viên hoạt động cá nhân, đồng thời nhóm nhỏ đầu tiên của nhóm, TaeTiSeo, cũng được thành lập. Tiếp nối phong cách chịu ảnh hưởng nhạc điện tử của album tiếng Nhật đầu tiên, "Girls & Peace" có sự đóng góp của nhiều nhà sản xuất như Kenzie, Miles Walker, Deekay và Dapo Torimiro. Album này bán được hơn 116,000 bản trong tuần đầu tiên, lọt vào vị trí thứ ba trên bảng xếp hạng Oricon và đã được chứng nhận Bạch kim bởi RIAJ.
Ba đĩa đơn đã được phát hành trước khi album ra mắt, trong đó "Paparazzi" đứng đầu bảng xếp hạng Japan Hot 100, "Oh! / All My Love Is For You" đứng đầu bảng xếp hạng Oricon còn "Flower Power" đạt vị trí thứ 6 trên Japan Hot 100 và thứ 5 trên Oricon. Girls' Generation quảng bá cho "Girls & Peace" cũng như các đĩa đơn tại nhiều chương trình âm nhạc và tạp kỹ như Hey! Hey! Hey! Music Champ và Music Lovers cũng như tour diễn Second Japan Arena Tour bắt đầu từ tháng 2 năm 2013.
Sản xuất.
Tháng 5 năm 2012, trong một bài phỏng vấn với "Elle Korea", thành viên Jessica cho biết nhóm đang trong quá trình thực hiện album, "Album tiếng Nhật của chúng tôi sẽ được ra mắt vào nửa cuối năm nay. Chúng tôi đang làm việc rất chăm chỉ." Tháng 8 năm 2012, Universal Music, công ty mẹ của Nayutawave Records, công bố doanh thu theo quý và cho biết Girls' Generation là một trong những nghệ sĩ được kỳ vọng sẽ làm tăng doanh thu nửa cuối năm 2012. Ban đầu nhóm dự định quay trở lại ở Hàn Quốc vào khoảng tháng 10 và tháng 11, tuy nhiên, kế hoạch này đã bị hủy bỏ để tập trung quảng bá ở Nhật trong suốt phần còn lại của năm 2012.
Phát hành và quảng bá.
Việc phát hành album cũng như danh sách bài hát được chính thức công bố vào ngày 1 tháng 11 năm 2012. Những hình ảnh đầu tiên của album được ra mắt trên tờ "Sankei Sports", trong đó nhóm mang những trang phục của tiếp viên hàng không. "Girls' Generation II: Girls & Peace" được phát hành vào ngày 28 tháng 11 năm 2012 với 3 phiên bản: phiên bản thông thường chỉ chứa các bài hát trong album, phiên bản DVD có thêm 32 trang sách ảnh và một đĩa DVD với video của các đĩa đơn trong album, cũng như phiên bản First Press, bao gồm bộ đồ trang điểm, sổ tay du lịch kèm ảnh dán, bộ áp phích gấp của 9 thành viên, 40 trang sách ảnh và một đĩa DVD với 7 video ("Paparazzi", "Oh!", "All My Love is for You", "Flower Power", hai phiên bản vũ đạo của "Paparazzi", "Oh!" và "Flower Power").
Nhóm quảng bá cho album trên "Hey! Hey! Hey! Music Champ" với các màn biểu diễn "Oh!", "Mr. Taxi và "All My Love is for You". Girls' Generation cũng cùng các nghệ sĩ khác trong SMTown biểu diễn tại Tokyo Dome trước 100,000 khán giả trong hai ngày 4 và 5 tháng 8 năm 2012. Ngày 30 tháng 9 năm 2012, họ biểu diễn "Oh!" trên "Count Down TV", đồng thời ghi hình trước một tiết mục cho "Music Japan" của NHK-TV trước khi đĩa đơn này được phát hành, màn biểu diễn này ban đầu được lên lịch phát sóng vào ngày 30 tháng 9, nhưng do một cơn bão nên đã bị lùi lại đến ngày 6 tháng 10 năm 2012. Ngoài ra, nhóm còn ghi hình các màn biểu diễn "Oh!", "All My Love is for You" và "Mr. Taxi" cho chương trình "Music Lovers" của Nihon TV, phát sóng vào ngày 8 tháng 10 năm 2012. Hoạt động quảng bá cho "Oh!" còn bao gồm một chương trình trực tuyến đặc biệt được phát sóng trên 3 trang web âm nhạc của Nhật trong 3 đêm liên tiếp: 25, 26 và 27 tháng 9 năm 2012.
Ngày 13 tháng 11 năm 2012, nhóm biểu diễn "Flower Power" trên "Kayou Kyoku" đồng thời tổ chức một cuộc họp fan với 10,000 người tham dự tại sân vận động quốc gia Yoyogi. Ngày 19 tháng 11 năm 2012, trang web Dommune tổ chức một cuộc trò chuyện trực tiếp với một số nhà phê bình âm nhạc, đồng thời cho khán giả nghe thử các bài hát trong "Girls & Peace".
Second Japan Arena Tour.
Tháng 8 năm 2012, trang web chính thức của Girls' Generation tại Nhật thông báo rằng nhóm sẽ khởi động tour diễn thứ hai tại Nhật vào năm 2013. Lịch trình của tour diễn được công bố vào tháng 9, bao gồm 14 buổi diễn tại 6 thành phố, trong đó có 6 đêm tại Saitama Super Arena. Tour diễn bắt đầu vào ngày 9 tháng 2 năm 2013 tại Kobe.
Doanh số.
"Girls' Generation II: Girls & Peace" đạt vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng album hàng ngày của Oricon với 46,031 bản, chỉ đứng sau Mr. Children, ban nhạc gạo cội của Nhật. Album bán được 116,963 bản trong tuần đầu tiên, lọt vào vị trí thứ ba trên xếp hạng album hàng tuần của Oricon. Ngoài ra album còn xuất hiện trong bảng xếp hạng Top Albums của Billboard Japan ở vị trí thứ ba. "Girls & Peace" đã được RIAJ chứng nhận đĩa Bạch kim với 250,000 bản được gửi tới các nhà bán lẻ.
Đĩa đơn.
"Paparazzi" được phát hành với vai trò là đĩa đơn mở đường cho album vào ngày 26 tháng 6 năm 2012. Bài hát xuất hiện lần đầu tiên trên bảng xếp hạng Japan Hot 100 ở vị trí đầu bảng và đạt thứ hạng cao nhất ở vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng hàng tuần của Oricon với 92,000 bản trong tuần đầu tiên. "Paparazzi" cũng được phát hành tại Hàn Quốc vào ngày 16 tháng 8 năm 2012.
"Oh! / All My Love Is For You" là đĩa đơn thứ hai, được phát hành vào ngày 26 tháng 9 năm 2012, bao gồm phiên bản tiếng Nhật của "Oh!" và một bài hát mới tên là "All My Love is for You". "Oh! / All My Love is for You" đạt vị trí đầu bảng trên cả Japan Hot 100 lẫn bảng xếp hạng hàng tuần của Oricon.
"Flower Power", đĩa đơn thứ ba của album, được phát hành vào ngày 21 tháng 11 năm 2012, thay vì ngày 14 tháng 11 như dự kiến do một số vấn đề trong khâu sản xuất. Đĩa đơn này còn bao gồm một bài hát B-side tên là "Beep Beep" không xuất hiện trong album cũng như "Girls' Generation II Smash Up." Đĩa đơn này đạt vị trí thứ 6 trên Japan Hot 100 và thứ 5 trên bảng xếp hạng hàng tuần của Oricon. | 1 | null |
Lưu Cương (chữ Hán: 劉彊, 25-58), tức Đông Hải Cung vương (東海恭王), là tông thất nhà Hán, phiên vương tiểu quốc Đông Hải, chư hầu nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc.
Thái tử nhà Hán.
Lưu Cương là con trai trưởng của Hán Quang Vũ đế, hoàng đế khai quốc của nhà Đông Hán. Mẹ ông là Quách Thánh Thông, hoàng hậu đầu tiên của Quang Vũ Đế, nguyên là cháu gái của Chân Định vương Lưu Dương. Năm 25, vua cha Hán Quang Vũ đế ly khai Lưu Huyền tự lập làm Hoàng đế, cùng năm Quách thị sinh ra Lưu Cương. Năm 26, Hán Quang Vũ đế lập Quách thị làm hậu và phong Lưu Cương làm Thái tử.
Tuy nhiên vua cha không yêu Quách hậu mà luôn sủng ái người vợ cả là Quý nhân Âm Lệ Hoa. Năm 28, Âm quý nhân hạ sinh hoàng tử Lưu Dương, Lưu Dương từ nhỏ đã thông minh, lanh lợi nên được Quang Vũ Đế có phần yêu quý hơn thái tử Lưu Cương.
Sau đó, cậu của Quách hoàng hậu làm phản nên bị Quang Vũ Đế xử tử. Quách hậu ngày càng thất sủng. Thấy vua sủng ái Âm quý nhân thì Quách hậu ghen ghét, thường xuyên kiếm cớ gây hiềm khích khiến Quang Vũ Đế tức giận. Năm 41, Quang Vũ Đế phế truất Quách hậu và lập Âm quý nhân làm hoàng hậu, tuy nhiên ông không nỡ phế cả mẹ lẫn con nên Lưu Cương vẫn được giữ ngôi Thái tử.
Năm 43 Lưu Cương thấy mẹ bị phế, ngôi vị Thái tử cũng khó giữ bèn xin Hán Quang Vũ đế cho mình nhường lại ngôi Thái tử và chỉ xin làm phiên vương.
Đông Hải vương.
Năm 43, Hán Quang Vũ đế chấp thuận lời thỉnh cầu của ông, bèn phong Lưu Cương làm Đông Hải vương thay thế cho người em là Lưu Dương và lập Lưu Dương làm Thái tử. Năm 52, Lưu Cương chính thức về đất Đông Hải. Do ông từng là Thái tử nên được vua cha phong cho nhiều đất, gồm 29 huyện thuộc quận Lỗ đều thuộc nước Đông Hải.
Năm 58, Lưu Cương qua đời, hưởng dương 34 tuổi. Con ông là Lưu Chính lên kế vị làm Đông Hải vương. | 1 | null |
Club Atlético Boca Juniors là 1 câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp của Argentina, có trụ sở tại La Boca, gần Buenos Aires. Đội bóng đá chuyên nghiệp hiện đang chơi cho giải Giải vô địch bóng đá Argentina.
Boca Juniors là một trong những câu lạc bộ bóng đá thành công nhất tại Argentina, và là một trong những câu lạc bộ thành công nhất thế giới với 43 danh hiệu chính thức cho tới nay, trong đó danh hiệu gần nhất là Copa Argentina 2011. | 1 | null |
"Paparazzi" (tạm dịch: "Nhiếp ảnh chụp hình") là một bài hát của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Girls' Generation nằm trong album tiếng Nhật thứ hai của họ, "Girls' Generation II ~Girls & Peace~", được phát hành với vai trò là đĩa đơn mở đường cho album vào ngày 27 tháng 6 năm 2012. Video âm nhạc của bài hát được ra mắt vào ngày 14 tháng 6 năm 2012. "Paparazzi" tiếp nối thành công của nhóm tại Nhật, đứng đầu bảng xếp hạng Japanese Hot 100 cũng như bảng xếp hạng đĩa đơn hàng ngày của Oricon, đồng thời đạt vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng đĩa đơn hàng tuần của Oricon với 92,000 bản.
Sản xuất và phát hành.
"Paparazzi" được sáng tác bởi hai nhạc sĩ người Thụy Điển, Fredrik Thomander và Johan Becker, và do nhà sản xuất âm nhạc người Mỹ, Miles Walker sản xuất. Junji Ishiwatari cũng tham gia vào quá trình sáng tác. Trước khi việc phát hành được công bố, các thành viên Tiffany và Jessica đã nhắc đến đĩa đơn này trong chương trình phát thanh "K-Poppin'" của DJ Isak và bài phỏng vấn với "Elle Girl".
Một teaser video cho "Paparazzi" được SM Entertainment ra mắt vào ngày 29 tháng 5 năm 2012 trên kênh YouTube chính thức của mình và được phát sóng trên chương trình truyền hình Nhật Bản "Zip!". Một đoạn nhạc dài 22 giây và một số hình ảnh cũng được công bố trong cùng một tuần.
Quảng bá.
Girls' Generation biểu diễn "Paparazzi" lần đầu tiên trên chương trình âm nhạc Nhật Bản Music Station vào ngày 22 tháng 6 năm 2012. Ngày 9 tháng 7 năm 2012, nhóm biểu diễn bài hát lần thứ hai trên chương trình "Hey! Hey! Hey! Music Champ" của Fuji TV. Ngày 14 tháng 7 năm 2012, nhóm tiếp tục biểu diễn bài hát trên chương trình Music Day.
Doanh số.
"Paparazzi" đạt vị trí đầu bảng trên bảng xếp hạng đĩa đơn hàng ngày của Oricon vào các ngày 30 tháng 6 và 2 ngày 7 năm 2012, đồng thời xuất hiện lần đầu tiên trên bảng xếp hạng hàng tuần ở vị trí thứ hai vào ngày 25 tháng 6 năm 2012 với 92,000 bản. Bài hát cũng đứng đầu bảng xếp hạng đĩa đơn hàng ngày của Tower Records trong suốt một tuần từ ngày 25 tháng 6 đến ngày 1 tháng 7 năm 2012.
Bài hát cũng đạt những thứ hạng cao trên các bảng xếp hạng của Billboard Japan: lọt vào top 10 trên Top Airplay, top 5 trên Adult Contemporary Airplay và Hot Single Sales, và cuối cùng là vị trí thứ nhất trên bảng xếp hạng Japan Hot 100 cũng như vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng trực tuyến của RIAJ.
Video âm nhạc.
"Paparazzi" được coi là video âm nhạc hoành tráng nhất mà Girls' Generation từng thực hiện. Trường quay của video này chứa 30,000 bóng đèn, mất một tuần để dựng bởi 120 người. Bên cạnh đó, 300 người đã xuất hiện trong video, với tất cả năm phiên bản.
"Paparazzi" ra mắt lần đầu tiên ở Shibuya vào ngày 10 tháng 6 năm 2012. Sau đó video và một phiên bản vũ đạo được đăng tải lên YouTube vào ngày 15 tháng 6 năm 2012. Hai video nhận được hơn 4 triệu lượt xem trong vòng 2 ngày. Một phiên bản vũ đạo khác tên là "Dance Edit Gold" cũng được ra mắt vào ngày 22 tháng 6 năm 2012.
Video này dài 6 phút 36 giây, bắt đầu với cảnh các thành viên đi qua một hành lang để bước vào tiền sảnh của một khách sạn, vây quanh bởi các phóng viên. Sau đó video chuyển cảnh đến một nhà hát khi Seohyun và Tiffany đang chuẩn bị biểu diễn. Trên sân khấu, một người đàn ông bước ra và thông báo, "Ladies and gentlemen, Girls' Generation. Come on!" Cánh gà được mở ra, cho thấy một góc phố với vài câu lạc bộ đêm, một tiệm cà phê và một rạp chiếu phim. Những tấm áp phích của rạp chiếu phim có dòng chữ "Girls' Generation In Concert" với hình ảnh của nhóm từ phiên bản repackaged của album tiếng Nhật đầu tiên "Girls' Generation".
Tiếp đó, trong nền nhạc "Singin' in the Rain" (Gene Kelly), các thành viên trong trang phục áo choàng bước ra và gặp nhau giữa con phố. Ánh đèn của máy ảnh đột ngột nháy lên làm họ bất ngờ. Dòng chữ "Paparazzi - Girls' Generation" xuất hiện, sau đó các thành viên cởi bỏ áo choàng, để lộ trang phục bên trong với các màu chủ đạo đỏ, đen, trắng và bài hát bắt đầu. Trong đoạn điệp khúc thứ hai, một phông nền khác giống như phòng khiêu vũ xuất hiện. Video cũng bao gồm nhiều đoạn cắt cảnh lúc họ đang bước ngang qua tiền sảnh và bị phóng viên đuổi theo, cũng như những cảnh quay cận cảnh các thành viên. Khi bài hát kết thúc, trang nhất của một tờ báo tên là "Weekly Exploitation Press" xuất hiện với những bài báo như "Phong cách của họ đã trở thành Kinh thánh của thời trang" hay "Girls' Generation bị bao vây". Sau đó video trở lại khung cảnh góc phố, các thành viên mặc áo choàng và lần lượt rời khỏi sân khấu, một lần nữa trong nền nhạc "Singin' in the Rain", cánh gà được hạ xuống và khán giả bắt đầu vỗ tay. | 1 | null |
Pablo Javier Zabaleta Girod (sinh 16 tháng 1 năm 1985) là một cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Argentina đã giải nghệ. Zabaleta có thể chơi được ở vị trí hậu vệ cánh trái, phải và cả vị trí tiền vệ phòng ngự. Anh được biết đến phong cách thi đấu bền bỉ.
Sự nghiệp tại các Câu lạc bộ.
San Lorenzo.
Sinh ra tại Buenos Aires, Zabaleta lớn lên ở Arrecifes, Argentina. Anh bắt đàu sự nghiệp của mình tại Club Atlético San Lorenzo de Almagro năm 2002, được ký hợp đồng với câu lạc bộ địa phương "Obras Sanitarias" vào độ tuổi 12. Anh bắt đầu chơi với vị trí tiền vệ phòng ngự và có thể chơi được ở vị trí hậu vệ cánh phải.
Espanyol.
Zabaleta chuyển sang thi đấu cho RCD Espanyol năm 2005 với giá 6 triệu € sau khi là đội trưởng của đội tuyển U20 Argentina đăng quang tại Giải vô địch bóng đá trẻ thế giới 2005.
Tháng 1 năm 2007, anh bị chấn thương vai và phải nghỉ thi đấu gần 3 tháng.
Manchester City.
Mùa hè 2008, Zabaleta chuyển sang Premier League thi đấu cho Manchester City và trở thành cầu thủ được fan ưa thích sau khi từ chối chuyển sang Juventus và phát biểu khi gia nhập Man City: "lời đề nghị của Man City là không thể từ chối!". Anh vượt qua vòng kiểm tra y tế và ký hợp đồng 5 năm với Manchester City ngày 31 tháng 8 năm 2008 với phí chuyển nhượng không được tiết lộ, được tin là 12.45 triệu £. Zabaleta gia nhập đúng 1 ngày trước khi Manchester City được Sheikh Mansour, ông chủ của Abu Dhabi United Group mua và đầu tư lớn vào câu lạc bộ.
Mang chiếc áo số 5, Zabaleta ghi bàn thắng đầu tiên của mình cho Man City ngày 17 tháng 1 năm 2009, bàn thắng duy nhất trong trận thắng Wigan Athletic tại giải Ngoại hạng.
Ngày 21 tháng 11 năm 2010, Pablo Zabaleta ghi bàn thắng thứ 2 trong trận Manchester City thắng Fulham với tỉ số 4–1.
Ngày 1 tháng 1 năm 2011, Zabaleta chơi tròn 100 trận đấu cho Manchester City trên tất cả các đấu trường khi ra sân từ ghế dự bị trong trận thắng Blackpool 1–0 tại Eastlands. 2 tuần sau, ngày 15 tháng 1, Zabaleta có pha kiến tạo thứ 5 trong mùa giải trong chiến thắng 4-3 trước Wolves.
Ngày Chủ nhật 13 tháng 5 năm, Zabaleta ghi bàn thắng đầu tiên trong chiến thắng kịch tính 3–2 trước Queens Park Rangers, kết quả này đã giúp câu lạc bộ giành chức vô địch giải Ngoại hạng đầu tiên kể từ năm 1968.
Ngày 9 tháng 12 năm 2012, anh ghi bàn thắng thứ 2 trong trận thua 3–2 trước Manchester United. Ngày đầu tiên của năm mới, anh ghi bàn thắng mở đầu cho trận thắng 3–0 trên sân Etihad trước Stoke. Ngày 25 tháng 1, Zabaleta ghi bàn thắng thứ ba của mình trong mùa giải và là bàn thắng duy nhất trong trận thắng 1-0 trên sân khách trước Stoke City vòng 4 FA Cup. Bàn thắng đưa Manchester City vào tới vòng 5.
Sự nghiệp quốc tế.
Ở độ tuổi 14, Zabaleta được Hugo Tocalli gọi lên tuyển U-15 Argentina. Anh thi đấu trong nhiều giải trẻ bao gồm FIFA U-20 World Cup, 2003 và 2005, sau đó vô địch tại Hà Lan. Anh thi đấu trên 75 trận cho đội tuyển trẻ quốc gia, bắt đầu thi đấu cho đội tuyển quốc gia Argentina năm 2005. Anh cũng giành huy chương Vàng tại Olympics Bắc Kinh 2008, chơi ở vị trí hậu vệ cánh phải và chơi đủ cả sáu trận.
Sau giải FIFA World Cup 2010 mà Zabaleta không được lựa chọn, dưới triều đại HLV Argentina mới, anh trở thành lựa chọn số 1 ở vị trí hậu vệ cánh phải và đã chơi được 22 trận. Ngày 1 tháng 6 năm 2011 Zabaleta lần đầu được đeo băng đội trưởng cho đội tuyển Argentina trong trận giao hữu vớiNigeria | 1 | null |
sinh ngày 13 tháng 5 năm 1957, là một nhà văn kinh dị người Nhật Bản, nổi tiếng với chùm tiểu thuyết về Ring - Vòng tròn ác nghiệt. Chúng đã được chuyển thể thành nhiều phim truyện và manga.
Tiểu sử.
Tên khai sinh của ông là nhưng khi đặt nghệ danh, ông chọn một cái tên khác Hán tự nhưng có chung cách đọc với tên thật. Ông xuất thân từ quận Shizuoka, Hamamatsu, Nhật Bản và tốt nghiệp khoa Văn học Pháp trường đại học Keiō.
Sự nghiệp.
Tác phẩm đầu tay của ông là xuất bản vào năm 1990. Với tác phẩm này, ông đã được trao giải ưu tú tại "Giải thưởng tiểu thuyết kỳ bí Nhật Bản".
Vào năm 1995, ông cho ra mắt tiểu thuyết "Ring - Vòng tròn ác nghiệt". Tác phẩm này đã tạo nên cơn sốt kinh dị (horror boom) tại Nhật suốt thời gian dài. Tiếp nối "Ring" là , "Loop" và "Birthday" tạo nên chùm tiểu thuyết về "vòng xoáy ác nghiệt". Cả "Ring" và "Vòng xoáy chết" đều được chuyển thể thành nhiều phim dài, phim truyền hình và manga. Cũng từ đó, Suzuki Kōji được mệnh danh là "Stephen King của Nhật Bản". Trong thời gian này, ông cũng viết . Tiểu thuyết cũng được chuyển thể thành hai bộ phim sản xuất lần lượt bởi Nhật và Hoa Kỳ.
Tác phẩm chính.
Sách của Suzuki được dịch qua tiếng Anh và phát hành ở Hoa Kỳ bởi công ty xuất bản Vertical. Tại Việt Nam, sách của ông được mua bản quyền phát hành bởi công ty Nhã Nam. | 1 | null |
Magento là một nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở được viết bằng PHP. Nó sử dụng các khác như và . Mã nguồn Magento được phân phối theo Bản quyền Phần mềm Mở () v3.0. Magento được mua bởi Adobe Inc vào tháng 5/2018 với giá 1,68 tỷ USD.
Phần mềm ban đầu được phát triển bởi Varien Inc., một công ty tư nhân của Hoa Kỳ có trụ sở chính tại thành phố Culver, California, với sự hỗ trợ từ các tình nguyện viên.
Có hơn 100.000 cửa hàng trực tuyến được tạo ra dựa trên nền tảng này. Magento đã được tải xuống hơn 2,5 triệu lần, và lượng hàng hóa trị giá 155 tỷ USD đã được bán thông qua các hệ thống dựa trên Magento trong năm 2019. Trước đó hai năm, Magento chiếm khoảng 30% tổng thị phần.
Varien phát hành phiên bản tổng quát khả dụng đầu tiên của phần mềm vào ngày 31/08/2008. Roy Rubin, cựu CEO của Varien, sau đó bán một phần của công ty cho eBay, tập đoàn này đã hoàn tất việc mua lại toàn bộ công ty rồi bán cho Permira; sau đó Permira lại bán cho Adobe.
Ngày 17/11/2015, Magento 2.0 được phát hành. Các tính năng được thay đổi trong V2:
Magento sử dụng Cơ sở Dữ liệu Quan hệ MySQL hoặc MariaDB, ngôn ngữ lập trình PHP, và các thành phần của . Nó áp dụng các quy ước của lập trình hướng đối tượng và cấu trúc Model-View-Controller. Magento cũng sử dụng để lưu trữ dữ liệu, và từ phiên bản 2.4 nó yêu cầu Elasticsearch cho tìm kiếm danh mục. Trên hết cả, Magento 2 đã giới thiệu trên giao diện người dùng bằng cách sử dụng thư viện JavaScript .
Lịch sử.
Magento chính thức bắt đầu phát triển vào đầu năm 2007. Bảy tháng sau, vào ngày 31/8/2007, phiên bản beta công khai đầu tiên được phát hành.
Varien, công ty sở hữu Magento, trước đây đã làm việc với mã nguồn mở osCommerce. Lúc đầu, Varien dự kiến phát triển một nhánh mới của osCommerce (một dạng phát triển như nhánh ZenCart) nhưng sau đó quyết định với tên Magento.
Trong những năm đầu tồn tại, nền tảng này đã thắng "Giải thưởng Phần mềm Nguồn mở" và "Giải thưởng Sự lựa chọn của cộng đồng SourceForge" nhiều lần.
Tháng 2/2011, eBay tuyên bố đã đầu tư vào Magento trong năm 2010, giá trị quyền sở hữu 49% cổ phần của công ty.
Tháng 6/2011, eBay tuyên bố sẽ mua hết cổ phần còn lại của Magento, và Magento sẽ tham gia sáng kiến mới X.Commerce của eBay.
Giám đốc điều hành kiêm đồng sáng lập của Magento, Roy Rubin đã viết trên blog của Magento nói rằng "Magento sẽ tiếp tục được điều hành từ Los Angeles, với Yoav Kutner và tôi là các nhà lãnh đạo".
Yoav Kutner rời Magento trong tháng 4/2012, viện cớ là tầm nhìn cho Magento đã thay đổi kể từ thời điểm được mua lại do sự thay đổi nhân sự cấp cao.
Là kết quả của sự tan rã của eBay sau công kích của , Magento được tách ra thành một công ty độc lập với chủ mới là Quỹ tư nhân vào ngày 3/11/2015.
Tháng 5/2018, Magento được tuyên bố được mua lại bởi Adobe với giá 1,68 tỷ USD để tích hợp vào Adobe Experience Cloud - nền tảng CMS doanh nghiệp của Adobe.
Tổng quan.
Magento cung cấp 2 phiên bản riêng biệt: Magento Open Source (tên cũ là Magento Community Edition - phiên bản cộng đồng) và Magento Commerce (phiên bản doanh nghiệp); Magento Commerce lại chia làm 2 phiên bản: on-premises (tên cũ là Magento Enterprise Edition, bản cho máy chủ ) và platform-as-a-service (tên cũ là Magento Enterprise Cloud Edition, bản cho máy chủ đám-mây). Ngoài ra còn có 2 phiên bản cũ khác đã ngừng hoạt động là Magento Professional Edition và Magento Go.
Magento Open Source.
Magento Open Source, trước đây là Magento Community Edition, là một nền tảng Thương mại điện tử Mã nguồn mở. Nhà phát triển có thể bổ sung các tệp lõi và mở rộng chức năng bằng cách thêm các module cắm-chạy cung cấp bởi các nhà phát triển khác. Từ phiên bản beta đầu tiên phát hành năm 2007, Magento Open Source đã được phát triển và tùy biến để cung cấp một nền tảng Thương mại điện tử với các chức năng cơ bản.
Phiên bản hiện hành và các phiên bản cũ của Magento Open Source các nhánh 1.X và 2.X có sẵn trên website Magento Commerce, Inc ở dạng tập tin tải xuống duy nhất. Việc phát triển nhánh phiên bản 2.X của Magento Open Source được điều phối công khai trên GitHub. Magento 1.9.4, phiên bản cuối cùng được phát hành của Magento 1.X, đã vào ngày 30/06/2020.
Phiên bản mới nhất được hỗ trợ tích cực của Magento Open Source gồm 2.3.7-p1, 2.4.2-p2 and 2.4.3.
Magento sẽ vẫn là Nguồn mở sau khi Adobe mua lại.
Magento Commerce.
Phát hành ngày 11/04/2016, Magento Commerce là một nền tảng-như-một-dịch vụ Thương mại điện tử.
Magento 2 có nhiều tính năng được cải thiện và tính năng mới, các công cụ phát triển, và cấu trúc của nó hoàn toàn khác với tất cả các phiên bản trước. Magento 2 được công bố vào năm 2010, lên kế hoạch phát hành năm 2011, và phiên bản thương mại dùng thử được phát hành vào tháng 7/2015. Kể từ đó Magento 1 và Magento 2 song song tồn tại.
Magento phục vụ ba cấp độ doanh nghiệp: cỡ nhỏ, tầm trung, và xí nghiệp.
Magento Commerce (On-Premises).
Magento Commerce (On-Premises), trước đây là "Magento Enterprise Edition" được phát triển từ Magento Open Source và dùng chung các tập tin cốt lõi. Không giống như bản Open Source, bản Commerce không miễn phí, nhưng có nhiều tính năng và chức năng hơn. Phiên bản này được thiết kế cho các doanh nghiệp lớn có yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật về cài đặt, sử dụng, cấu hình và gỡ lỗi.
Các phiên bản.
Magento hiện phát hành 3 phiên bản khác nhau dùng cho các đối tượng khách hàng bao gồm:
Magento Comunity Edition – Phiên bản Magento hoàn toàn miễn phí
Magento Go – Phiên bản Magento có trả phí hàng tháng, chủ yếu bao gồm dịch vụ Hosting cho website của người sử dụng (Magento đã chính thức dừng cung cấp dịch vụ Magento Go vào tháng 2/2015)
Magento Enterprise – Phiên bản Magento chuyên nghiệp tích hợp các tính năng mạnh mẽ nhất cho các website "khủng" của các Shop bán hàng lớn.
Xem thêm bảng so sánh tính năng tại website magento
Magento từ các phiên bản mới gần đây hỗ trợ cài đặt khá đơn giản. Magento thường phát hành 2 phiên bản cài đặt khác nhau là Full Release và Downloader. Phiên bản Downloader là phiên bản giản lược, mà trong quá trình cài đặt, chương trình sẽ tự kết nối với kho dữ liệu của Magento để download các tính năng chính của Magento.
Magento 2 có nhiều tính năng mới và cải tiến, công cụ phát triển và các cấu trúc của nó là khá khác với các phiên bản trước đó. Magento 2 đã được công bố vào năm 2010
Magento Connect.
Magento Connect là cách đặt tên của Magento cho kho ứng dụng mở rộng của mình.
Trong các phiên bản trước (<1.5) Magento đặt tên phiên bản Magento Connect là 1.0. Với các ứng dụng phát hành trên chuẩn này, việc cài đặt thêm ứng dụng khá phức tạp, và hay gặp nhiều lỗi.
Sau khi Magento Connect nâng cấp lên phiên bản 2.0 gọi là Magento Marketplace, việc cài đặt thêm các phần tiện ích mở rộng (extensions) trở lên dễ dàng hơn rất nhiều.
Quản trị viên website Magento thường ưa chuộng phương thức cài đặt thông qua giao thức SSH. Cho phép việc cài đặt nhanh chóng và ổn định hơn so với sử dụng trực tiếp Dashboard Admin panel.
Hiện tại, đã có hàng nghìn Extension được đăng tải lên Magento Marketplace như One Step Checkout, Magento POS, Magento Store Pickup, Magento Mega Menu, Magento Gift Wrap, Magento SEO, Magento Reward Points, Magento Store Locator, Reward Points Plus, Magento One Page Checkout... Các trang bán hàng sử dụng mã nguồn mở Magento sẽ được tăng thêm rất nhiều tính năng mạnh mẽ với giao diện đẹp khi sử dụng các tiện ích mở rộng.
Với sự ra đời của Magento 2, cùng với việc quản lý tốt hơn kho ứng dụng mở rộng của mình, từ đầu năm 2016 đến nay, Magento đã quảng bá kho ứng dụng mới của mình tên là Magento Marketplace. Các ứng dụng dành cho nền tảng mới Magento 2 sẽ được bán chính thức ở trang web này, còn những ứng dụng Magento sẽ được nhóm Magento thực hiện việc chuyển dần từ Magento Connect sang trong năm 2017.
Hội thảo Magento Imagine.
"Imagine eCommerce" là hội thảo thường niên được tổ chức từ năm 2011. Hội thảo đầu tiên diễn ra vào tháng 2 năm 2011, tại Lós Angeles với sự tham gia của hơn 600 đại lý, đối tác. Mục đích chính của Imagine Ecomerce là tạo cơ hội giao lưu, gặp gỡ và chia sẻ các ý tưởng kinh doanh, phát triển thương mại điện tử.
Hội thảo Meet Magento Vietnam.
Meet Magento Vietnam là hội thảo thường niên được tổ chức từ năm 2015 (Hội thảo Meet Magento đầu tiên được tổ chức tại châu Á) tại Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút hơn 500 đại lý, đối tác dưới sự tài trợ của Dotmailer, Emarsys, Ontapgroup, Magestore].
Chứng chỉ Magento.
Có 4 chứng chỉ về Magento. Ba trong số đó thể hiện khả năng của người phát triển phần mềm trong việc thực thi các mô đun, cái còn lại (Certified Solution Specialist) thì nhắm đến các người dùng doanh nghiệp (các chuyên gia tư vấn, nhà phân tích, hay quản lý dự án). Magento Front End Developer Certification tập trung vào việc cải thiện giao diện người dùng (UI) của các ứng dụng được tích hợp. Chứng chỉ này xoay quanh các thiết kế mẫu, bố cục, Javascript, và CSS. Magento Developer certification hướng tới các chuyên viên phần mềm backend, những người thực thi những mô đun cốt lõi. The Plus certification kiểm tra sự hiểu biết sâu rộng về các mô đun Magento Enterprise và toàn bộ cả cấu trúc.
Chỉ trích và tranh cãi.
Một bài báo của TechCrunch cho biết, theo một số nguồn tin, các cựu nhân viên của Magento tuyên bố rằng họ đã bị 'lừa' gần 7-10% giá trị của Magento, số cổ phần trị giá khoảng 18 triệu USD khi eBay mua lại công ty. | 1 | null |
Japsand (tiếng Bắc Frisia: "Japsun") là một bãi cát nằm ở cực bắc của đảo chắn Bắc Frisia thuộc Vườn quốc gia biển Wadden Schleswig-Holstein. Với chiều dài tính theo hướng bắc-nam vào khoảng 3 km, chiều rộng tính theo hướng tây-đông khoảng 2 km và diện tích gần 3 km², đây được xem là bãi cát nhỏ nhất trong nhóm ba bãi cát hợp thành đảo chắn Bắc Frisia.
Địa lý.
Japsand nằm cách hallig Hooge khoảng 2 km về phía tây. Nơi cao nhất của bãi đạt cao độ 1 m so với mực triều cao trung bình (MTHw). Phía bắc của Japsand là lạch triều Süderaue. Về phía tây của bãi cát này là Seesand - một bãi cát đã chìm ngập xuống biển vào năm 1903. Cách Japsand khoảng 5,6 km về phía đông bắc là hallig Langeneß. Đi về phía tây bắc khoảng 6–7 km là đảo Amrum và bãi cát Kniepsand. Về phía nam, Japsand bị ngăn cách với Norderoogsand bởi một lạch triều tên là Hoogeloch.
Japsand cùng hai bãi cát trong "đảo chắn Bắc Frisia" là Norderoogsand và Süderoogsand vẫn đang tiếp tục bồi tụ ("dịch chuyển") về phía đông. Trong các thập niên vừa qua thì bãi này đã đạt được mức tăng trưởng nhanh chóng nhất xét về mặt diện tích và thể tích trong số ba bãi cát. Theo mô hình vi tính của Đại học Kiel thì Japsand sẽ hợp nhất với Norderoogsand vào năm 2050 và khi đó chúng sẽ dính liền với hallig Norderoog ở phía đông của hai thực thể này.
Khu bảo tồn.
Phần lớn bãi cát Japsand nằm trong khu bảo tồn mang tên Vườn quốc gia biển Wadden Schleswig-Holstein và cần phải có giấy phép đặc biệt để tiếp cận khu vực này. Khách viếng thăm chỉ được phép đến vùng chóp phía bắc của bãi cát và không được đi vào vùng còn lại. | 1 | null |
Thuật toán tìm kiếm Grover là một thuật toán lượng tử dùng trong việc tìm kiếm trên một cơ sở dữ liệu chưa sắp xếp gồm N phần tử trong độ phức tạp về thời gian là O(N1/2) và sử dụng O(log N) không gian lưu trữ. Thuật toán được trình bày bởi Lov Grover vào năm 1996.
Giống như nhiều thuật toán lượng tử khác, thuật toán lượng tử cho kết quả có xác suất chính xác cao. Xác suất thất bại có thể được giảm đi bằng cách thực hiện nhiều lần thuật toán.
Ứng dụng.
Thuật toán Grover có thể được dùng để giải ngược phương trình. Nói cách khác, nếu có 1 phương trình "y=f(x)" có thể tính toán được trên 1 máy tính lượng tử, ta có thể dùng thuật toán Grover để tính được "x" với "y" cho trước. "Giải ngược phương trình" có thể được liên hệ với việc tìm kiếm trong 1 cơ sở dữ liệu vì ta có thể tạo ra 1 phương trình sao cho phương trình đó tạo ra một số y duy nhất nếu x trùng với 1 giá trị ở trong cơ sở dữ liệu.
Thuật toán Grover cũng có thể dùng để tính toán số trung bình và số trung vị trong 1 tập số. Thuật toán cũng có thể được tối ưu hóa nếu như có nhiều hơn 1 kết quả tìm kiếm hoặc số kết quả tìm kiếm đã được biết trước.
Khởi tạo.
Giả sử ta có 1 cơ sở dữ liệu gồm N phần tử. Thuật toán cần có 1 không gian N chiều, dùng n=log2N qubits. Ta cần xác định chỉ số của phần tử thỏa mãn những điều kiện tìm kiếm. Cho "f" là phương trình sao cho f cho giá trị 0 hoặc 1, "f(ω)=1" khi và chỉ khi ω thỏa mãn những điều kiện tìm kiếm. Ta sử dụng toán tử Uω:
Mục tiêu của ta là tìm ra chỉ số của formula_3
Thuật toán.
Các bước của thuật toán được thực hiện như sau. Cho formula_4 là chồng chập của các trạng thái:
Toán tử
là toán tử truyền thông tin (diffusion operator).
Thuật toán gồm các bước:
Vòng lặp đầu tiên.
Từ định nghĩa, ta có bước khởi tạo
"Uω" có thể được biểu diễn theo cách:
Các bước sau cho thấy những gì xảy ra trong vòng lặp đầu tiên:
formula_9.
Sau khi 2 toán tử (formula_14 and formula_15) được sử dụng, giá trị cần tìm đã tăng từ formula_16 đến formula_17. | 1 | null |
Trong cơ học lượng tử, bức tranh Heisenberg hay hình ảnh Heisenberg là một công thức (do Werner Heisenberg) của cơ học lượng tử trong đó các toán tử (đại lượng quan sát được và loại khác) kết hợp một sự phụ thuộc vào thời gian.
Chứng minh phương trình của Heisenberg.
Các giá trị kỳ vọng của 1 đại lượng quan sát "A", mà là 1 toán tử tuyến tính Hermit cho 1 trạng thái formula_1, được cho bởi
trong Bức tranh Schrödinger, phát biểu formula_3 tại thời điểm "t" liên quan đến phát biểu formula_3 thời điểm 0
nếu Hamiltonian không thay đổi theo thời gian, thì các toán tử thời gian vận động được viết bởi
nơi "H" là Hamiltonian và ħ là hằng số Planck thu gọn. Do đó,
xác định, sau đó,
Nó xác định
sự khác biệt dựa theo quy tắc nhân, trong đó ∂"A"/∂"t"
là đạo hàm thời gian ban đầu "A", không phải "A(t)".
Do đó
phương trình được chứng minh "A(t)" xác định ở trên
hàm chứa
mối quan hệ này cũng được dùng cơ học cổ điển, theo giới hạn cổ điển ở trên
Trong cơ học cổ điển, của "A" không phụ thuộc vào thời gian,
biểu thức "A(t)" là khai triển Taylor tại "t" = 0. | 1 | null |
Máy tính lượng tử Ca+ là một loại máy tính lượng tử bẫy ion . Máy tính lượng tử Ca+ đã được nhóm nghiên cứu của Đại học Innsbruck thực hiện thành công dựa trên sơ đồ của Ignacio Cirac và Peter Zoller. Nguyên tử được chọn là calci vì 40 Ca+ có sẵn các mức năng lượng dùng để xây dựng qubit và làm lạnh bằng laser.
Cách thực hiện.
Nguyên tử Calci sau khi bị ion hóa thứ nhất bởi laser sẽ được đưa vào bẫy. Bẫy được điều khiển bằng tần số radio (RF) với Ωz ≈ 2π × 1.7 MHz. Các ion Ca+ sau khi làm lạnh bằng Phương pháp làm lạnh Doppler sẽ được giữ trên một đường thẳng trong bẫy phục vụ cho quá trình tính toán lượng tử.(Hình 1)
Mỗi ion Ca+ sẽ đảm nhiệm thực hiện 1 qubit. Mỗi qubit sẽ được điều khiển bởi 1 laser để chuyển trạng thái của ion Ca+.
Trên là sơ đồ hình 2 các mức của electron hóa trị trong ion 40 Ca+. Qubit được thể hiện qua 2 mức năng lượng S1/2-D5/2. Trạng thái tính toán được quy ước: |S1/2> ≡ |0> là trạng thái nền và |D5/2> ≡ |1> là trạng thái kích thích.
Để chuyển đổi giữa 2 trạng thái này, ta dùng laser với bước sóng = 729 nm để chiếu vào ion Ca+. Với máy tính lượng tử 40Ca+, ta có thể xây dựng được tất cả các cổng căn bản của máy tính lượng tử (Quantum gate) như cổng Hadama, cổng CNOT…
Ứng dụng.
Việc tìm thừa số của một số nguyên lớn là rất khó đối với máy tính cổ điển trong thời gian đa thức nếu chúng là tích của các số nguyên tố (ví dụ tích của 2 số nguyên tố có hơn 300 chữ số).
Ngược lại, một máy tính lượng tử có thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả bằng cách dùng thuật toán Shor để tìm thừa số. Với tiềm năng này, máy tính lượng tử có thể giải mã hầu hết các hệ thống bảo mật hiện nay trong thời gian đa thức.
Ví dụ: dùng để phá mã RSA. | 1 | null |
Bắc Chu Tĩnh Đế (北周靜帝) (573–581), nguyên danh Vũ Văn Diễn (宇文衍), sau cải thành Vũ Văn Xiển (宇文闡), là vị hoàng đế cuối cùng của triều đại Bắc Chu trong lịch sử Trung Quốc. Ông trở thành hoàng đế vào năm sáu tuổi khi được cha Tuyên Đế nhường ngôi, tuy nhiên Tuyên Đế vẫn giữ quyền cai trị đế quốc. Sau khi Tuyên Đế qua đời vào năm 580, Dương Kiên đã trở thành đại thần phụ chính. Dương Kiên đã nhanh chóng đánh bại tướng Uất Trì Huýnh khi người này cố chống lại ông ta, và đến năm 581, Dương Kiên đã buộc Tĩnh Đế phải nhường ngôi cho mình, kết thúc triều Bắc Chu và thiết lập triều Tùy. Dương Kiên sau đã giết chết cựu hoàng đế cũng như các thành viên khác trong hoàng tộc Vũ Văn của Bắc Chu.
Bối cảnh.
Ông sinh năm 573, là con trưởng, nguyên danh là Vũ Văn Diễn song không rõ đã được cải sang Vũ Văn Xiển vào thời điểm nào. Cha của ông là Thái tử Vũ Văn Uân, và mẹ của ông là Chu Mãn Nguyệt- một người thiếp của Thái tử. Tuy nhiên, do xuất thân hèn kém, Chu Mãn Nguyệt đã không được lập làm Thái tử phi, ngôi vị này sau đó thuộc về Dương Lệ Hoa- nữ nhi của Tùy quốc công Dương Kiên.
Bắc Chu Vũ Đế qua đời vào mùa hè năm 578, Vũ Văn Uẩn đăng cơ, tức Tuyên Đế. Vào mùa xuân năm 579, Tuyên Đế lập Vũ Văn Xiển làm Lỗ vương, ứng với tước Lỗ quốc công mà cả Vũ Đế và Tuyên Đế từng mang trước khi họ trở thành hoàng đế. 14 ngày sau đó, Tuyên Đế phong Vũ Văn Xiển làm hoàng thái tử. Chưa đầy một tháng sau, Tuyên Đế chính thức truyền ngôi lại cho Vũ Văn Xiển, tức Tĩnh Đế, Tuyên Đế trở thành "thiên nguyên hoàng đế". Cung của Kính Đế trở thành Chính Dương cung (正陽宮), và ông được bổ sung thêm số nô bộc cho tướng ứng với cung của Tuyên Đế.
Làm hoàng đế.
Mặc dù đã chính thức nhường ngôi cho Tĩnh Đế, song Thiên nguyên hoàng đế vẫn duy trì quyền cai trị đế quốc, không có dấu hiệu nào cho thấy thiếu hoàng đế thực hiện bất kỳ quyền lực thực tế nào. Vào mùa hè năm 579, Thiên nguyên hoàng đế đã phong mẹ đẻ của Tĩnh Đế là "Thiên nguyên đế hậu".
Vào mùa thu năm 579, Tĩnh Đế đã chính thức kết hôn với Tư Mã Lệnh Cơ- nữ nhi của tướng Tư Mã Tiêu Nan (司馬消難), làm chính thất và hoàng hậu, và bà mang tước hiệu bán chính thức là "Chính Dương hoàng hậu" (正陽皇后) để phân biệt với các hoàng hậu của Thiên nguyên hoàng đế.
Vào mùa hè năm 580, Thiên nguyên hoàng đế qua đời. Nhạc phụ của Thiên nguyên hoàng đế là Dương Kiên nhanh chóng nắm giữ quyền lực và trở thành đại thần phụ chính. Tướng Uất Trì Huýnh cho rằng Dương Kiên có mục đích tiếm vị nên đã nổi dậy, ông ta hợp quân với Tư Mã Tiêu Nan và Vương Khiêm (王謙). Dương Kiên đã phái tướng Vi Hiếu Khoan (韋孝寬) dẫn quân triều đình đi chiến đấu. Quân triều đình đã nhanh chóng đánh bại quân của Uất Trì Huýnh, buộc Uất Trì Huýnh phải tự sát. Vương Khiêm cũng bị đánh bại và bị giết, trong khi Tư Mã Tiêu Nan chạy trốn sang Nam triều Trần kình địch. Do Tư Mã Tiêu Nan chống lại Dương Kiên, Tư Mã hoàng hậu bị phế truất.
Trước cuộc nổi dậy của Uất Trì Huýnh, Dương Kiên lo ngại rằng các thúc tổ của Tĩnh Đế: Triệu vương Vũ Văn Chiêu (宇文招), Trần vương Vũ Văn Thuần (宇文純), Việt vương Vũ Văn Thịnh (宇文盛), Đại vương Vũ Văn Đạt (宇文達), Đằng vương Vũ Văn Du (宇文逌)- tức những người Tuyên Đế đã phái đến cư trú tại thái ấp của họ, sẽ chống lại mình nên đã triệu họ trở về kinh thành Trường An. Ngay sau đó, tin rằng các thân vương sẽ hành động chống lại mình, Dương Kiên trước tiên đã hành quyết Tất vương Vũ Văn Hiến (宇文賢). Khi Vũ Văn Chiêu sau đó tiến hành một nỗ lực nhằm ám sát Dương Kiên, Dương Kiên đã giết chết Vũ Văn Chiêu và Vũ Văn Thịnh. Sau khi Uất Trì Huýnh bị đánh bại, Dương Kiên tiến tục sốt sắng hành quyết các hoàng thân còn lại. Khoảng tết năm 581, Dương Kiên đã buộc Tĩnh Đế phong cho mình làm Tùy vương và ban cửu tích cho mình. Hai tháng sau đó, Dương Kiên buộc Tĩnh Đế phải nhường ngôi cho mình, chấm dứt triều Bắc Chu và khởi đầu triều Tùy.
Qua đời.
Tùy Văn Đế phong cho cựu thiếu hoàng đế tước Giới quốc công. Tuy nhiên, Văn Đế đã ra lệnh giết chết tất cả các thành viên nam gần gũi trong gia tộc của Giới quốc công: tất cả tôn tử của Vũ Văn Thái, cũng như các đệ đệ của Giới quốc công là Vũ Văn Khản (宇文衎) và Vũ Văn Thuật (宇文術). Khoảng ba tháng sau đó, Văn Đế cũng bí mật ám sát Giới quốc công, song lại giả bộ sửng sốt và tuyên bố một thời gian để tang, và sau đó an táng ông với danh dự như một hoàng đế. Công quốc của ông được trao cho một họ hàng xa là Vũ Văn Lạc (宇文洛). | 1 | null |
"Flower Power" (tạm dịch: "Sức mạnh đóa hoa") là đĩa đơn tiếng Nhật thứ sáu của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Girls' Generation, được phát hành trực tuyến trên iTunes Nhật Bản vào ngày 14 tháng 11 năm 2012, và dưới dạng CD vào ngày 21 tháng 11 năm 2012. Bài hát là đĩa đơn thứ ba từ album tiếng Nhật thứ hai của họ, "Girls' Generation II ~Girls & Peace~". Mặc dù được phát hành giới hạn, "Flower Power" bán được 29,000 bản trong tuần đầu tiên đồng thời đạt ví trí thứ năm trên bảng xếp hạng Oricon và thứ sáu trên bảng xếp hạng Japan Hot 100.
Phát hành.
Sau sự thành công của các đĩa đơn trước đó, "Paparazzi" và "Oh! / All My Love Is For You", cả hai đều đứng đầu bảng xếp hạng đĩa đơn hàng ngày của Oricon và bán được tổng cộng hơn 190,000 bản, đĩa đơn tiếp theo của nhóm, "Flower Power", được công bố vào ngày 2 tháng 10 năm 2012 và lên lịch phát hành tại Nhật vào ngày 14 tháng 11 năm 2012, 2 tuần trước khi album tiếng Nhật thứ hai của Girls' Generation được phát hành. Tuy nhiên, do một số vấn đề trong khâu sản xuất, ngày phát hành CD đã bị hoãn đến ngày 21 tháng 11 năm 2012. Nhưng đĩa đơn này vẫn được phát hành trực tuyến vào ngày 14 tháng 11 năm 2012.
"Flower Power" còn bao gồm một bài hát B-side không nằm trong album tên là "Beep Beep" cũng như một bản liên khúc các bài hát có trong album với sự góp mặt của rapper Sean Paul, cùng với 20 trang sách ảnh.
Video âm nhạc.
Ngày 31 tháng 10 năm 2012, SM Entertainment ra mắt video "Flower Power" dưới hai phiên bản: thông thường và chỉ bao gồm vũ đạo. Video này có phong cách tương tự như video "Mr. Taxi" năm 2011 của nhóm, trong đó các thành viên biểu diễn bài hát trong trang phục tiếp viên của một hãng hàng không hư cấu, Air GG.
Ngày 5 tháng 4 năm 2013, phiên bản rút ngắn của "Beep Beep" được ra mắt.
Quảng bá.
Girls' Generation biểu diễn "Flower Power" lần đầu tiên trên chương trình "Kayou Kyoku" của TBS vào ngày 13 tháng 11 năm 2012. Trong cùng ngày, nhóm tổ chức một buổi họp fan với 10,000 tham dự tại sân vận động quốc gia Yoyogi và biểu diễn "Gee" và "Oh!".
Doanh số.
"Flower Power" không đạt được thành công như hai đĩa đơn trước đó trong tuần đầu tiên và chỉ đạt vị trí thứ 25 trên bảng xếp hạng Japan Hot 100 vào ngày 26 tháng 11 năm 2012. Đĩa đơn này bán được 13,000 bản trong ngày đầu tiên và lọt vào vị trí thứ hai trên bảng xếp hàng đĩa đơn hàng ngày của Oricon, cũng như 29,000 bản trong tuần đầu tiên, nhưngs sau đó tăng 19 bậc để vươn lên vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng Japan Hot 100 trong tuần thứ hai. Bài hát còn xuất hiện trên bảng xếp hạng Hot Single Sales ở vị trí thứ 4, cũng như hai bảng xếp hạng Contemporary Airplay và Top Airplay của Billboard Japan, lần lượt ở các vị trí thứ 12 và 23. | 1 | null |
Người Tutsi (), hay Abatutsi, là một nhóm người cư ngụ tại vùng Hồ Lớn châu Phi. Họ cũng được gọi bằng những tên gồm Watutsi, Watusi, Wahuma và Wahima. Người Tutsi là một phân nhóm người Banyarwanda, sinh sống chủ yếu trên lãnh thổ Rwanda và Burundi, nhưng cũng hiện diện tại Uganda, Cộng hòa Dân chủ Congo và Tanzania. Họ nói các ngôn ngữ Rwanda-Rundi.
Người Tutsi là nhóm người lớn thứ nhì trong số ba nhóm dân tộc lớn ở Rwanda và Burundi; sau người Hutu (lớn nhất) và người Twa (nhỏ nhất). Một nhóm nhỏ người Hema, Kiga và Furiiru cũng số lân cận với người Tutsi tại Rwanda. Người Bắc Tutsi (ở Rwanda) được gọi là Ruguru (Banyaruguru), còn người Nam Tutsi (ở Burundi) được gọi là Hima. | 1 | null |
Friedrich "August" Eberhard của Württemberg (tiếng Đức: "Friedrich August Eberhard von Württemberg" (24 tháng 1 năm 1813 tại Stuttgart, Vương quốc Württemberg – 12 tháng 1 năm 1885 tại Ban de Teuffer, Zehdenick, tỉnh Brandenburg, Vương quốc Phổ) là một Thượng tướng Kỵ binh của Quân đội Hoàng gia Phổ với quân hàm Thống chế, và là Tướng tư lệnh của Quân đoàn Vệ binh trong vòng hơn 20 năm. Ông là một thành viên của hoàng tộc nhà Württemberg và là một hoàng tử của Vương quốc Württemberg.
Ông được nhìn nhận là một viên chỉ huy tài năng, đã đóng góp không nhỏ đến việc thành lập Đế quốc Đức vào ngày 18 tháng 1 năm 1871.
Thân thế.
August là người con trai thứ năm và là con trai út của Hoàng thân Paul của Württemberg, em của vua Wilhelm I của Württemberg, và vợ ông này là Công nương Charlotte xứ Sachsen-Hildburghausen.
Sự nghiệp quân sự.
Sau 16 phục vụ trong quân ngũ của Vương quốc Württemberg, vào năm 1831 August được thăng cấp Trưởng quan ("Rittmeister") trong Trung đoàn Kỵ binh số 1. Vào tháng 4 năm 1831, August được vua bác là Wilhelm I của Württemberg chấp thuận cho gia nhập Quân đội Phổ.
Trong Quân đội Phổ, August ban đầu được đưa vào Trung đoàn Vệ binh ("Gardes du Corps") và một năm sau ông được thăng cấp Thiếu tá. Đến năm 1836, August lại được phong cấp Thượng tá và vào năm 1838 ông trở thành Đại tá. August đã phục vụ với tư cách là một Biệt kích trong Trung đoàn Thiết kỵ binh Cận vệ trong vòng 4 năm. Vào năm 1844, với cấp bậc Thiếu tướng, ông nhận quyền chỉ huy Lữ đoàn Kỵ binh Cận vệ số 1 và ngay từ năm 1850 ông đã được thăng làm Trung tướng. Trong khoảng thời gian gián đoạn ngắn ngủi kéo dài 2 năm (từ năm 1854 cho đến năm 1856), ông chỉ huy Sư đoàn số 7 tại Magdeburg, nhưng vẫn trung kiên với lực lượng kỵ binh. Vào tháng 9 năm 1857, ông trở thành Tướng tư lệnh của Quân đoàn III, nhưng ngay từ ngày 3 tháng 6 năm 1858 ông đã được chuyển thành Tướng tư lệnh của Quân đoàn Vệ binh. Ông đã giữ chức vụ này trong suốt 20 năm.
Trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, August tham gia chỉ huy trong binh đoàn của Thái tử Friedrich Wilhelm. Với tư cách là Tư lệnh kỵ binh của Quân đoàn Vệ binh, ông đã chỉ đạo các lực lượng của mình đập tan sự kháng cự của quân đội Áo trong trận Soor và Burkersdorf vào ngày 28 tháng 6 năm 1866, đánh chiếm Trautenau. Sau đó, vào ngày 29 tháng 6, Quân đoàn Vệ binh tinh nhuệ cũng đột chiếm Königinhof từ tay người Áo. Trong trận Königgrätz vào ngày 3 tháng 7 năm 1866, các đơn vị dưới quyền ông đã giành thắng lợi quyết định tại Chlum. Tuy nhiên, viên tham mưu trưởng tài giỏi của August, Thượng tá von Dannenberg, đã đóng một vai trò rất nổi bật trong những chiến thắng của các lực lượng Phổ. Sau chiến dịch, vua Wilhelm I của Phổ đã ban tặng cho August Huân chương Quân công ("Pour le Mérite"), và bổ nhiệm ông làm chỉ huy trưởng của Trung đoàn Thương kỵ binh "Posenschen" số 1 tại Züllichau, và trung đoàn này đã mang tên ông cho tới khi được giải tán vào năm 1919.
Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, Quân đoàn Vệ binh đã đóng một vai trò quan trọng tại trận Gravelotte vào ngày 18 tháng 8 năm 1870. Cuộc tấn công của Vệ binh Phổ đã rơi vào nguy cơ bị quân Pháp chặn đứng lúc 4 giờ chiều. Vào 4 giờ 50 phút chiều 18 tháng 8, Lữ đoàn Cận vệ số 3 và Binh đoàn thứ hai tấn công St. Privat, nhưng sức mạnh của pháo binh hiệu Krupp của Phổ đã ngăn chặn quân Pháp. Mặc dù gặp khó khăn trước hỏa lực ác liệt của Pháp, nhiều lữ đoàn Vệ binh khác cũng nhập trận. Với sự hỗ trợ của pháo binh từ Binh đoàn thứ nhất vốn đã bại trận, Vệ binh Phổ tiến công và cuối cùng đã chiếm được St. Privat, đánh tan nát quân Pháp và buộc đối phương phải rút lui. Về sau, Quân đoàn Vệ binh dưới quyền August được đã gia nhập trong các lực lượng dưới quyền Albert, Thái tử xứ Sachsen, đồng thời tham gia trong trận Sedan và cuộc vây hãm Paris. Cũng trong cuộc chiến, tham mưu trưởng Ferdinand von Dannenberg đã được thăng lên cấp bậc tướng.
August đã thay mặt cho người cháu gọi ông bằng chú là vua Karl I của Württemberg đến tham dự lễ thành lập Đế quốc Đức vào ngày 18 tháng 1 năm 1871. Sau khi cuộc chiến tranh kết thúc, Tư lệnh Quân đoàn Vệ binh August xứ Württemberg vẫn tại nhiệm và được Quốc vương Phổ ban tặng Lá sồi của Huân chương Quân công, cùng với Huân chương Thập tự Sắt hạng một và hạng hai. Vào ngày 2 tháng 9 năm 1873, ông được bổ nhiệm làm "Thượng tướng Kỵ binh" với quân hàm Thống chế. Vào tháng 6 năm 1878, ông được đổi làm tư lệnh "Oberkommando der Marken", thay thế cho Thống chế Friedrich Graf von Wrangel, và ông giữ chức vụ này trong suốt 4 năm. Vào ngày 24 tháng 8 năm 1882, ông xin nghỉ hưu. Yêu cầu này đã được chấp thuận, và ông được phong làm Hiệp sĩ của Huân chương Đại Bàng đen.
Qua đời và di sản.
Trong một chuyến đi săn tại Zehdenick gần Berlin, Hoàng thân August vào ngày 12 tháng 1 năm 1885. Tang lễ của ông đã được tổ chức 4 ngày sau đó tại Nhà thờ quân sự "Garnisonkirche" của Berlin. Thi hài ông được chuyển đến Cung điện Ludwigsburg, nơi ông được chôn cất trong nhà nguyện của cung điện. Pháo đài August von Württemberg, một trong những công sự thuộc vành đai bên trong của hệ thống công sự tại Metz, đã đặt theo tên ông để vinh danh ông.
Thành viên Nghị viện Württemberg.
Là một Vương tôn của Vương tộc Württemberg kể từ năm 1830, August là một nghị sĩ trong Nghị viện Württemberg ("Württembergische Landstände"), nhưng không bao giờ tham gia trong các cuộc hội họp của nghị viện. Ông được những thành viên khác của nghị viện thay mặt, mà người cuối cùng trong số đó là Andreas Renner.
Hôn nhân và con cái.
August đã kết hôn không đăng đối với Marie Bethge vào ngày 14 thán 11 năm 1868. August và Marie có một người con gái: | 1 | null |
Sông Lý Hòa là một sông chảy ở huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình, Việt Nam .
Sông Lý Hòa dài 25 km, đổ ra Biển Đông ở "cửa Lý Hòa".
Sông bắt nguồn từ Đông Trường Sơn chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đi qua các làng Vạn Lộc, Hoàn Phúc, Hiền Sơn (Phú Trạch), Mai Hồng (Đồng Trạch), Đức Trạch, Hải Phú trước khi đổ ra biển. Tuy đi qua rất nhiều làng mạc, đồng ruộng, nhưng lại được mang tên sông Lý Hòa. Sông Lý Hòa tựa như một bức bình phong tự nhiên che chở cho làng ở hướng nam. Sông Lý Hòa ngắn và hẹp có độ dốc lớn, hàng năm đến mùa mưa bão, nước từ rừng đổ về dâng cao đe dọa đến mùa màng của các xã Vạn Trạch, Hoàn Trạch, Phú Trạch, Đồng Trạch và cuộc sống của các xã Hải Phú, Đức Trạch nơi sát cửa sông; đặc biệt đối với làng Lý Hòa nơi hứng chịu trực tiếp dòng chảy, mỗi khi mưa bão, nước biển dâng cao, nước sông không thoát ra biển kịp nên hay tràn qua đường làng và bãi cát cuối làng, đây là mối hiểm họa lớn đối làng và với các gia đình ở thôn Ngoại Hòa. Vào mùa trời yên, biển lặng, nước sông Lý Hòa trở lại êm ả, hiền hòa, xanh trong như một dãi lụa lững lờ chảy ra biển. Do đặc điểm sông ngắn và hẹp, độ mặn của nước cao nên nước sông không có tác dụng nhiều trong việc tưới ngọt cho đồng ruộng và không thuận tiện cho việc đi lại bằng đường thủy. Cùng với biển, sông Lý Hòa có nhiều loại cua, tôm, cá tuy số loài và sản lượng không lớn nhưng cũng là nơi cung cấp một nguồn hải sản đáng kể cho cuộc sống dân cư trong vùng. | 1 | null |
Hiệp ước Buôn bán Vũ khí (, ATT; , "TCA") là một hiệp ước đa phương mà quy định về thương mại quốc tế trong buôn bán vũ khí thông thường. Thương mại vũ khí quốc tế đã được ước tính lên đến 70 tỷ USD một năm.
Hiệp ước đã được đàm phán tại một hội nghị toàn thể dưới sự bảo trợ của LHQ từ ngày 2 đến 27 tháng 7 năm 2012 ở New York. Do hội nghị đã không thể đạt được thỏa thuận cuối cùng về văn bản hiệp ước, một cuộc họp mới cho Hội nghị đã được tổ chức vào ngày 18-28 tháng 3 năm 2013. Ngày 2 tháng 4 năm 2013, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua chấp nhận ATT. | 1 | null |
"Dancing Queen" là một bài hát của nhóm nhạc Thụy Điển ABBA. Bài hát được thu âm vào năm 1975 và phát hành như là đĩa đơn đầu tiên trích từ album phòng thu thứ tư của họ, "Arrival" (1976). "Dancing Queen" được sáng tác và sản xuất bởi hai thành viên nam là Benny Andersson, Björn Ulvaeus với sự tham gia hỗ trợ viết lời từ Stig Anderson, trong khi đó được hát bởi hai thành viên nữ của nhóm là Agnetha Fältskog và Anni-Frid Lyngstad. Nó được phát hành dưới dạng đĩa đơn tại Thụy Điển vào ngày 15 tháng 8 năm 1976, trước khi được phát hành tại Vương quốc Anh và các quốc gia châu Âu khác vài ngày sau đó.
ABBA biểu diễn bài hát lần đầu tiên tại hôn lễ của Vua Carl XVI Gustaf và Silvia Sommerlath.Sau khi phát hành, "Dancing Queen" đã trở thành một bản hit toàn cầu. Nó trở thành đĩa đơn quán quân đầu tiên và duy nhất của nhóm trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100, và đạt vị trí số một tại nhiều quốc gia khác như Úc, Bỉ, Ireland, Mexico, New Zealand, Na Uy, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Vương quốc Anh, Tây Đức và Zimbabwe. "Dancing Queen" cũng lọt vào top 5 ở nhiều quốc gia khác.
Về mặt âm nhạc, "Dancing Queen" là một phiên bản Europop của dòng nhạc disco tại Mỹ. Trong khoảng thời gian nhạc disco thống trị các bảng xếp hạng âm nhạc Mỹ, ABBA quyết định đi theo xu hướng này, và học hỏi cách phối khí từ Wall of Sound của Phil Spector. Bài hát bao gồm những giai điệu đàn của Andersson, trong đó làm nổi bật sự tinh tế và cổ điển phức tạp của giai điệu, trong khi Ulvaeus và Andersson kết hợp nhiều nhạc cụ khác nhau trong bản phối. Về ca từ, bài hát liên quan đến một lần đến sàn nhảy, nhưng chỉ nhảy múa một mình đề tìm kiếm niềm vui cho bản thân, vì thế nó có nội dung cảm xúc hơn so với nhiều bản disco khác.
Với những đánh giá tích cực từ phía phê bình cùng với thành công lớn trên thương mại, "Dancing Queen" đã trở thành bài hát tiêu biểu của ABBA. Bài hát cùng với "Fernando" của ABBA được coi là một trong những ca khúc nổi tiếng nhất thập niên 1970. Nó đã được đưa vào các tuyển tập hit của ABBA là "Greatest Hits Vol. 2" (1979), "" (1992) và "The Definitive Collection" (2001). "Dancing Queen" cũng được sử dụng rất nhiều trong phim ảnh, truyền hình và đã được hát lại bởi rất nhiều nghệ sĩ.
Danh sách track và định dạng.
Đĩa than 7"
Đĩa than 7" tái bản tại châu Âu (1992)
Đĩa CD tái bản tại châu Âu (1992)
Đĩa than 12" tái bản tại Mỹ (1992) | 1 | null |
Soltaniyeh (Ba Tư: سلطانيه, Latinh là Soltaniyeh, Solţāneyyeh, Sultaniye, Sultānīyeh, còn được gọi là Sa'īdīyeh) là một thành phố và thủ phủ của Soltaniyeh,Abhar, tỉnh Zanjan, Iran. Dân số năm 2006 là 5.684 người. Soltaniyeh cách Tehran khoảng 240 km (150 dặm) về phía Tây bắc. Nơi đây từng là thủ đô của Y Nhi hãn quốc cai trị Ba Tư vào thế kỷ 14. Tên của nó dịch là "Hoàng". Năm 2005, UNESCO đưa Soltaniyeh vào danh sách các di sản thế giới.
Öljaitü là người đã dự định đưa Soltaniyeh trở thành một "thành phố lớn nhất và tuyệt vời nhất trên thế giới" nhưng mà giờ nó là "một đống hoang tàn, đổ nát của di tích".
Mái vòm Soltaniyeh.
Trung tâm của Soltaniyeh là di tích lăng Il-khan Öljeitü (Ba Tư: اولجايتو) còn được gọi là Muhammad Khodabandeh, theo truyền thống được gọi là "Mái vòm Soltaniyeh".
Cấu trúc, được dựng trong khoảng thời gian từ năm 1302-1312 AD, là mái vòm lâu đời nhất ở Iran. Tầm quan trọng của nó trong thế giới Hồi giáo có thể được so sánh với Mái vòm của Brunelleschi do Filippo Brunelleschi thiết kế đóng góp cho Kitô giáo. Nó là một trong những mái vòm bằng gạch lớn nhất thế giới, chỉ ở giới hạn kỹ thuật cho một mái vòm bằng gạch thì nó là mái vòm lớn thứ ba trên thế giới sau mái vòm của nhà thờ Florence và nhà thờ Hagia Sophia. Mái vòm Soltaniyeh mở đường cho phong cách xây dựng vòm trong thế giới Hồi giáo tại Lăng mộ Khoja Ahmed Yasavi và Taj Mahal. Phần lớn trang trí bên ngoài của nó đã bị hư hại hoàn toàn, nhưng bên trong vẫn giữ lại được những bức tranh tường và tranh ghép bằng sứ vô giá. Ước tính mái vòm này nặng 200 tấn, cao 49 mét (161 ft), và hiện đang được cải tạo mở rộng. | 1 | null |
Tiền Phong () là một khu (quận) của thành phố Quảng An, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Khu Tiền Phong được thành lập vào ngày 22 tháng 2 năm 2013 trên cơ sở chia tách 1 nhai đạo, 7 trấn và 5 hương từ khu Quảng An. Chính quyền khu đặt tại trấn Tiền Phong. Khu Quảng An nằm ở trung đoạn của Hoa Oánh sơn (华蓥山), là cửa ngõ phía đông của Quảng An. | 1 | null |
Twinkle (tạm dịch: "Lung linh lấp lánh") là EP đầu tay của nhóm nhỏ TaeTiSeo nằm trong nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Girls' Generation, được phát hành trực tuyến vào ngày 29 tháng 4 năm 2012 và dưới dạng CD vào ngày 2 tháng 5 năm 2012 bởi SM Entertainment.
Phát hành.
Ngày 19 tháng 4 năm 2012, SM Entertainment chính thức công bố việc thành lập TaeTiSeo, "Nhóm nhỏ này đặt mục tiêu thu hút người hâm mộ ở mọi khía cạnh, âm nhạc, trình diễn và phong cánh thời trang," đồng thời xác nhận việc phát hành "Twinkle" vào ngày 2 tháng 2012.
Quảng bá.
TaeTiSeo bắt đầu các hoạt động quảng bá cho "Twinkle" trên chương trình "M! Countdown" của Mnet vào ngày 3 tháng 5 năm 2012 và tiếp tục biểu diễn bài hát trên nhiều chương trình âm nhạc khác, bao gồm "Music Bank", "Music Core" và "Inkigayo" trong tháng 5. Nhóm cũng biểu diễn tại nhiều sự kiện như "Hello" và "Open Concert" của đài KBS, lần lượt vào các ngày 6 và 10 tháng 5 năm 2012. Trong tuần quảng bá cuối cùng, Sooyoung và Hyoyeon đã biểu diễn một đoạn khiêu vũ cho hai tiết mục cuối cùng của nhóm, lần lượt trên "Music Core" và "Inkigayo".
Doanh số.
"Twinkle" đạt vị trí thứ nhất trên bảng xếp hạng album của iTunes Nhật Bản và Bulgari cũng như lọt vào top 10 tại nhiều quốc gia khác, đặc biệt là vị trí thứ 4 ở Mỹ, lập kỷ lục album K-Pop đạt thứ hạng cao nhất trên bảng xếp hạng này. EP này cũng đứng đầu tất cả các bảng xếp hạng âm nhạc trực tuyến ở Hàn Quốc, bao gồm MelOn, Bugs, Olleh, Soribada, Mnet, Daum and Naver. Ngoài ra, "Twinkle" còn đạt vị trí thứ 126 trên bảng xếp hạng "Billboard" 200 với hơn 3,000 bản, một lần nữa lập kỷ lục album K-Pop đạt thứ hạng cao nhất, cũng như các vị trí thứ nhất và thứ hai lần lượt trên các bảng xếp hạng "Billboard" World Albums và "Billboard" Heatseekers Albums. Đến tháng 7 năm 2012, EP đã bán được hơn 140,000 bản tại Hàn Quốc.
Đĩa đơn.
"Twinkle" được phát hành với vai trò là đĩa đơn đầu tiên của TaeTiSeo vào ngày 30 tháng 4 năm 2012. Nài hát được sáng tác bởi Brandon Fraley, Jamelle Fraley và Javier Solis, do Sunset Blvd sản xuất, là một ca khúc dance-pop chịu ảnh hưởng của funk, electropop và go-go với nguồn cảm hứng từ âm nhạc những năm 70, 80, đặc biệt là của Stevie Wonder. | 1 | null |
Konstantin Bernhard von Voigts-Rhetz (16 tháng 7 năm 1809 – 14 tháng 4 năm 1877) là một tướng lĩnh quân sự của Phổ. Ông đã tham gia trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, với tư cách là Tham mưu trưởng của Tập đoàn quân số 1 của Phổ, và về sau ông phục vụ tích cực cho quân đội Phổ trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), trong đó ông đã góp phần đến chiến thắng của các lực lượng Đức tại trận Mars-la-Tour đẫm máu vào tháng 8 năm 1870 và trận Le Mans vào tháng 1 năm 1871.
Cuộc đời binh nghiệp.
Voigts-Rhetz đã gia nhập Trung đoàn Bộ binh số 9 của Phổ vào năm 1827 và được phong cấp sĩ quan vào năm 1829. Từ năm 1833 cho đến năm 1835, Voigts-Rhetz đã tham dự trong Viện Hàn lâm Quân sự Phổ. Vào năm 1837, ông tham gia trong Cục Đo đạc bản đồ. Ông đã gia nhập Bộ Tổng tham mưu Phổ năm 1839, được thăng cấp Đại úy năm 1841 và trở thành Thiếu úy năm 1847.
Voigts-Rhetz đã tham gia trong bộ tham mưu của Quân đoàn V vào năm 1847. Khi các cuộc cách mạng bùng nổ vào năm 1848, ông đã tham gia trấn áp cuộc nổi dậy tại Posen. Sau khi cuộc nổi dậy bị dập tắt, Voigts-Rhetz đã bị lôi cuốn vào một cuộc tranh cãi với ủy viên của hoàng gia tại Posen, Tướng Karl Wilhelm von Willisen. Cả Voigts-Rhetz và Willisen đều dùng báo chí để biện minh cho các hành động của mình.
Vào năm 1852, Voigts-Rhetz đã trở thành tham mưu trưởng của Quân đoàn V. Sau khi được thăng hàm Đại tá vào năm 1855, ông được giao quyền chỉ huy Lữ đoàn Bộ binh số 6 vào năm 1858, với cấp bậc Thiếu tướng. Đến năm 1859, ông trở thành một giám đốc trong Bộ Chiến tranh Phổ. Năm 1866, ông được cử làm chỉ huy của các pháo đài của Liên minh Đức tại Luxembourg. Năm 1863, ông được thăng cấp Trung tướng và giao quyền chỉ huy Sư đoàn Bộ binh số 7. Năm 1864, ông trở thành tổng tư lệnh của lực lượng trú phòng tại Frankfurt am Main.
Trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, Voigts-Rhetz đã phục vụ với tư cách là tham mưu trưởng của Tập đoàn quân số 1, dưới quyền chỉ huy của Hoàng thân Friedrich Karl của Phổ. Trên cương vị này, ông đã đóng góp đến những chiến thắng của quân đội Phổ tại trận Münchengrätz, Gitschin và Sadowa. Sau khi cuộc chiến tranh kết thúc, ông được bổ nhiệm làm Thống đốc tỉnh Hanover và là tư lệnh của Quân đoàn X mới được thành lập.
Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), Quân đoàn X dưới quyền Voigts-Rhetz thuộc về Tập đoàn quân số 2, cũng dưới quyền chỉ huy của Friedrich Karl. Mặc dù đã 61 tuổi và phải lăn lộn ngoài sa trường, Voigts-Rhetz vẫn có được sự năng động của một người trẻ hơn rất nhiều trong trận Mars-la-Tour vào ngày 16 tháng 8 năm 1870 – cuộc tấn công khốc liệt của Quân đoàn III dưới quyền tướng Konstantin von Alvensleben nhằm vào các lực lượng lớn của Pháp, quân của Voigts-Rhetz đã tiếp viện cho Alvensleben. Khi bộ binh của sư đoàn Grenier của Pháp thắng thế, Voigts-Rhetz đã phái các trung đoàn Long kỵ binh Cận vệ số 1 và 2 mở một cuộc tấn công dữ dội để trì hoãn bước tiến của đối phương. Mặc dù cuộc xung phong bị đẩy lùi, quân kỵ binh Đức đã trở về an toàn và nhờ cuộc xung phong này họ đã đập tan mọi ý định tấn công từ Mars-la-Tour của quân Pháp. Đến tối, trận đánh kết thúc với sự rút lui của quân Pháp. Voigts-Rhetz cũng tham gia trong trận Gravelotte và sau trận chiến này, Quân đoàn X là một phần của các lực lượng vây hãm Metz. Sau khi Metz thất thủ, Voigtz-Rhetz và Quân đoàn V của ông đã được gửi đến sông Loire.
Vào ngày 24 tháng 11 năm 1870, hai lữ đoàn thuộc Quân đoàn X của ông đã đánh bại một đợt tấn công của Tập đoàn quân Loire của nền Cộng hòa Pháp non trẻ trong trận Ladon và Mézières. Trong trận Beaune-la-Rolande vào ngày 28 tháng 11 năm 1870, quân đoàn của ông với bất lợi lớn về quân số đã đánh trả cuộc tấn công của Tập đoàn quân Loire cho đến đêm, khi viện binh của Quân đoàn III – những người bạn chiến đấu cũ của Quân đoàn X tại Mars-la-Tour – đến tiếp viện, và cuối cùng buộc quân Pháp phải rút lui với thiệt hại nặng nề. Trong trận Le Mans vào ngày 11 tháng 1 năm 1871, các lực lượng dưới quyền ông đã thực hiện đợt tấn công quyết định trong nửa đêm, với các lữ đoàn được phân thành các đội hình hàng dọc bao gồm đại đội, nhằm vào cao nguyên được tướng Pháp Antoine Chanzy phòng ngự rắn rỏi. May mắn cho Voigts-Rhetz, cuộc tấn công liều lĩnh của Quân đoàn X đã nhằm vào các lực lượng yếu nhất của Chanzy. Quân Đức đánh bất ngờ một trung đoàn "Garde Mobile", gây hỗn loạn trên khắp vị trí phòng ngự của quân Pháp. Trước sức tấn công vũ bão của người Đức trong đêm, Chanzy không thể nào chống nổi. Đợt tấn công thắng lợi của Voigts-Rhetz cũng cho thấy rằng bộ binh Đức không hề sợ một chiến ngại vật nào. Sau khi cuộc chiến tranh kết thúc, ông vẫn chỉ huy Quân đoàn của mình cho đến khi về hưu vào năm 1873 do vấn đề sức khỏe. Ông được hưởng một khoản lương gồm 150.000 thaler vì những cống hiến của ông đối với quân đội Phổ trong cuộc chiến | 1 | null |
"Mr. Taxi" (tạm dịch: "Chú tài xế") là bài hát tiếng Nhật của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Girls' Generation, được phát hành cùng với phiên bản tiếng Nhật của "Run Devil Run" vào ngày 27 tháng 4 năm 2011 với vai trò là đĩa đơn thứ ba từ album tiếng Nhật đầu tay của họ, "Girls' Generation". Đây là bài hát nguyên bản tiếng Nhật đầu tiên của nhóm và cũng là đĩa đơn tiếng Nhật đầu tiên bán được hơn 100,000 bản trong tuần đầu phát hành. Đĩa đơn này đã đứng đầu bảng xếp hạng Japan Hot 100 trong hai tuần liên tiếp. Mặc dù không được phát hành tại Hàn Quốc, cho đến hết năm 2011, phiên bản tiếng Nhật vẫn bán được 786,000 bản. Phiên bản tiếng Hàn của bài hát sau đó được phát hành với vai trò là đĩa đơn thứ hai từ album tiếng Hàn thứ ba của nhóm, "The Boys".
Phát hành.
Ban đầu "Mr. Taxi / Run Devil Run" được công bố là sẽ ra mắt vào ngày 13 tháng 4 năm 2011, nhưng sau đó ngày phát hành đã bị dời đến 27 tháng 4 do trận động đất và sóng thần Tōhoku. Doanh thu từ đĩa đơn được dùng để quyên góp cho hội Chữ Thập Đỏ Nhật Bản. Đĩa đơn này còn bao gồm phiên bản tiếng Nhật của "Run Devil Run", đĩa đơn tiếng Hàn năm 2010 của nhóm. Bài hát này được phát hành trực tuyến vào ngày 25 tháng 1 năm 2011. "Mr. Taxi / Run Devil Run" là đĩa đơn đầu tiên có một bài hát nguyên bản tiếng Nhật của Girls' Generation, tất cả các đĩa đơn trước đó đều là phiên bản tiếng Nhật của các bài hát tiếng Hàn.
"Mr. Taxi / Run Devil Run" được phát hành vào ngày 27 tháng 4 năm 2011 dưới ba phiên bản: phiên bản thông thường chỉ bao gồm CD, phiên bản Deluxe First Press bao gồm CD, sách ảnh và một đĩa DVD chứa các video âm nhạc của "Run Devil Run", cũng như phiên bản Limited Period bao gồm CD, một đĩa DVD chứa video âm nhạc của "Run Devil Run" và sách ảnh khác phiên bản Deluxe. "Run Devil Run" và đĩa đơn này được phát hành trên toàn thế giới thông qua iTunes Nhật Bản lần lượt vào các ngày 25 tháng 1 năm 2011 và 23 tháng 4 năm 2011.<ref name="Mr. Taxi / Run Devil Run - Single"></ref>
Quảng bá.
Girls' Generation biểu diễn "Run Devil Run" và "Mr. Taxi" lần đầu tiên biểu trên chương trình "Music Station" lần lượt vào các ngày 28 tháng 1 và 13 tháng 5 năm 2011. Sau đó nhóm đã biểu diễn cả hai phiên bản của bài hát trong các tour diễn của SMTown. Tháng 9 năm 2012, khi đang quảng bá cho đĩa đơn "Oh! / All My Love Is For You", họ đã biểu diễn "Mr. Taxi" trên chương trình "Hey! Hey! Hey! Music Champ" và "Music Lovers".
Doanh số.
"Mr. Taxi / Run Devil Run" đã trở thành đĩa đơn đầu tiên của Girls' Generation bán được hơn 100,000 bản trong tuần đầu ra mắt, The single also managed to reach the number one spot on "Billboard" Japan Hot 100 chart for two consecutive weeks. đồng thời đạt vị trí thứ 11 trên bảng xếp hạng đĩa đơn cuối năm của Japan Hot 100. Ngày 25 tháng 5 năm 2011, "Mr. Taxi" đứng đầu bảng xếp hạng âm nhạc Gmusic tại Đài Loan. Đĩa đơn này cũng rất thành công trên các bảng xếp hạng Oricon khi lọt vào các vị trí thứ nhất và thứ hai lần lượt trên bảng xếp hạng đĩa đơn hàng ngày và hàng tuần, sau đó đạt vị trí thứ 46 trên bảng xếp hạng đĩa đơn cuối năm. Tại Hàn Quốc, "Mr. Taxi / Run Devil Run" bán được hơn 13,000 bản. Riêng "Mr. Taxi" đã bán được hơn 787,000 bản trong năm 2011 trên toàn thế giới.
Video âm nhạc.
Teaser video, video chính thức và phiên bản vũ đạo của "Run Devil Run" ra mắt lần lượt vào các ngày 8, 9 và 25 tháng 4 năm 2011. Vũ đạo của ca khúc này do Lisette Bustamante thực hiện.
Teaser video, phiên bản vũ đạo và video chính thức của "Mr. Taxi" ra mắt lần lượt vào các ngày 22, 25 và 28 tháng 4 năm 2011. Vũ đạo của ca khúc này do Rino Nakasone và Sim Jaewon thực hiện. Video này được đề cử cho hạng mục Video của năm tại MTV Video Music Awards Japan năm 2012 nhưng để thua video "Rising Sun" của EXILE.
Phiên bản tiếng Hàn.
Phiên bản tiếng Hàn của "Mr. Taxi" được phát hành vào ngày 8 tháng 12 năm 2011 với vai trò là đĩa đơn thứ hai từ album tiếng Hàn thứ ba của Girls' Generation, The Boys. Nhóm thực hiện các hoạt động quảng bá cho đĩa đơn này trước khi nó được phát hành trên các chương trình âm nhạc của Hàn Quốc bao gồm "Music Bank", "Show! Music Core", "Inkigayo" và "M! Countdown". Sau khi được phát hành, nhóm biểu diễn "Mr. Taxi" lần đầu tiên trên chương trình "You Hee-Yeol's Sketchbook", phát sóng vào ngày 2 tháng 12 năm 2011.
Một video âm nhạc cho đĩa đơn này cũng đã được ra mắt, bao gồm toàn bộ màn biểu diễn "Mr. Taxi" trong tour diễn châu Á năm 2011 của họ. Ngoài ra, video luyện tập vũ đạo của bài hát đã bị rò rỉ vào tháng 3 năm 2012. | 1 | null |
Hayko Cepkin (sinh ngày 11 tháng 3 năm 1978 tại Istanbul) là một nhạc sĩ, một nghệ sĩ piano Armenia gốc Thỗ Nhĩ Kì, người được biết đến một cách rộng rãi bởi nhiều tác phẩm âm nhạc độc đáo mang hơi hướng alternative rock.
Sau khi tốt nghiệp trung học ở Getronagan, Cepkin đã học nhạc tại Đại học Mimar Sinan trong hai năm và đã tham gia các khóa học về solfège tại Trung tâm Âm nhạc Hiện đại Timur Selçuk. Sau một năm học tại Học viện İstanbul, anh bắt đầu biểu diễn cùng với một số nghệ sĩ người Thổ Nhĩ Kỳ nổi tiếng như Ogün Sanlısoy, Aylin Aslım, Koray Candemir và Demir Demirkan và cộng tác với các album của một số nghệ sĩ. Trở con đường thành nhà soạn nhạc, anh đã đóng góp cho các tác phẩm của các nghệ sĩ được liệt kê ở trên trong việc đóng góp cho các album như "Söz Vermiş Şarkılar" của Murathan Mungan mà Aylin Aslım đã hát song ca với Muảthan. | 1 | null |
Chehel Sotoun (còn được gọi là Chihil Sutun hoặc Chehel Sotoon; Ba Tư: چهل ستون, nghĩa là: "Bốn mươi cột") là một gian hàng ở giữa một khu vườn, phía cuối của một hồ bơi dài ở Isfahan, Iran. Công trình được xây dựng bởi Shah Abbas II để sử dụng cho giải trí và tiếp khách của ông.
Tên của khu vườn có nghĩa là "bốn mươi cột" trong tiếng Ba Tư, lấy cảm hứng từ hai mươi cột bằng gỗ thanh mảnh hỗ trợ cho gian nhà. Khi ngôi nhà phản chiếu hình ảnh xuống mặt nước của đài phun nước, xuất hiện để thành bốn mươi cột.
Như cung điện Ali Qapu, cung điện có nhiều bức bích họa và tranh vẽ trên gốm. Nhiều trong số các tấm gốm đã được phân tán và bây giờ là thuộc sở hữu của bảo tàng lớn ở phương Tây. Các bức họa này đã miêu tả cảnh ở Chehel Sotoun như đón tiếp một vị vua Uzbekistan vào năm 1646, khi cung điện vừa được hoàn thành hay là một bức tranh gần đây mô tả Nader Shah chiến thắng "chống lại quân đội Ấn Độ tại Karnal vào năm 1739. | 1 | null |
Horst Ludwig Wessel (9 tháng 10 năm 1907 – 23 tháng 2 năm 1930) là nhà hoạt động Đảng Quốc xã Đức, và là một đội trưởng của lực lượng Xung kích, đã trở thành một liệt sĩ của phong trào quốc xã sau khi bị phe Cộng sản giết chết vào năm 1930. Anh là tác giả lời bài hát "Die Fahne hoch" ("Ngọn cờ giương cao"), thường được biết đến như Horst-Wessel-Lied ("Bài ca Horst Wessel"), đã trở thành đảng ca của Đảng Quốc xã và là đồng quốc ca "trên thực tế" của Đức từ năm 1933 đến năm 1945. Cái chết của anh cũng khiến cho Wessel trở thành "quan thầy" của "Luftwaffe's" Không đoàn Tiêm kích số 26 của Không quân Đức Quốc xã và Sư đoàn cơ giới tình nguyện SS thời Chiến tranh thế giới thứ hai.
Wessel đã được bộ máy tuyên truyền của Göbbels ca tụng như một anh hùng đã xả thân vì chính nghĩa của phong trào quốc xã. Göbbels khởi đầu tiến trình này với bản tường thuật "Giương cao ngọn cờ!" về cái chết của Wessel vào ngày 27 tháng 2 năm 1930 Nhiều diễn văn tuyên truyền hiệu quả của Göbbels đã được thực hiện bên các khu mộ, song Wessel nhận được sự chú ý khác thường, không như nhiều đội viên xung kích khác. | 1 | null |
Dưới đây là danh sách các chuyến lưu diễn của Jonas Brothers.
Jonas Brothers Fall 2005 Promo Tour.
Jonas Brothers Fall 2005 Promo Tour là chuyến lưu diễn đầu tiên của ban nhạc Jonas Brothers nhằm mục đích quảng bá cho album phòng thu đầu tay của ban nhạc, "It's About Time". Chuyến lưu diến bắt đầu vào ngày 5 tháng 11 năm 2005, và kết thúc vào ngày 17 tháng 12 năm 2005. Chuyến lưu diễn này cũng trở thành một phần của The Cheetah-licious Christmas Tour, mà trong đó, Jonas Brothers là khách mời mở màn cho cả The Cheetah Girls và Aly & AJ với tổng cộng 10 buổi diễn.
Jonas Brothers American Club Tour.
Jonas Brothers American Club Tour cũng là một chuyến lưu diễn được tổ chức để quảng bá cho album phòng thu đầu tay của ban nhạc, "It's About Time". Phần lớn chuyến lưu diễn này được tổ chức tại các câu lạc bộ, khi mà ban nhạc chưa được biết tới nhiều tại thời điểm đó; cùng với nghệ sĩ trẻ, Jen Marks. Chuyến lưu diễn được bắt đầu vào ngày 28 tháng 1 năm 2006 và kết thúc vào ngày 3 tháng 3 năm 2006. Ban nhạc tham gia tổng cộng 28 buổi diễn.
Marvelous Party Tour.
Marvelous Party Tour (hoặc "Prom Tour") là chuyến lưu diễn thứ ba của Jonas Brothers. Đây là một chuyến lưu diễn có chủ đề vũ hội hè thu nhằm quảng bá cho album phòng thu thứ hai của ban nhạc, "Jonas Brothers". Các buổi diễn được trang trí với các gian hàng ảnh để tăng thêm tính hiện thực cho chủ đề vũ hội. Marvelous Party Tour bắt đầu vào ngày 25 tháng 6 năm 2007 và kết thúc vào ngày 21 tháng 10 năm 2007, với tổng cộng 46 buổi diễn, trở thành chuyến lưu diễn dài nhất của họ cho tới năm 2007.
Best of Both Worlds Tour.
Jonas Brothers là ban nhạc mở màn cho chuyến lưu diễn Best Of Both Worlds Tour của Miley Cyrus. Chuyến lưu diễn bắt đầu vào ngày 18 tháng 10 năm 2007 và kết thúc vào ngày 9 tháng 1 năm 2008.
When You Look Me in the Eyes Tour.
When You Look Me in the Eyes Tour là chuyến lưu diễn thứ tư của ba anh em Jonas Brothers.
The Best Damn Tour.
Jonas Brothers là ban nhạc mở màn cho chuyến lưu diễn The Best Damn World Tour của Avril Lavigne
Burnin' Up Tour.
Burnin' Up Tour là chuyến lưu diễn thứ năm của ban nhạc Jonas Brothers. Đây là chuyến lưu diễn quảng bá cho album phòng thu thứ ba của họ, "A Little Bit Longer". Ngoài ra chuyến lưu diễn cũng nhằm quảng bá cho bộ phim "Camp Rock" của Disney Channel, mà trong đó ba anh em Jonas Brothers là một trong số nhưng nhân vật chính. Thêm vào đó, Burning Up Tour cũng nhằm giới thiệu Demi Lovato, một ngôi sao trẻ của Disney, đến với công chúng. Chuyến lưu diễn bắt đầu vào ngày 4 tháng 7 năm 2008. Buổi biểu diễn tại Anaheim vào ngày 13 và 14 tháng 7 đã được quay lại cho bộ phim hòa nhạc 3D của Jonas, "", được phát hành vào ngày 27 tháng 2 năm 2009. Bộ phim bao gồm cảnh song ca giữa Demi Lovato và Joe, Taylor Swift với ban nhạc và vệ sĩ của ba anh em nhà Jonas, Robert "Big Rob" Feggans; cả ba đều được ghi chú là diễn viên chính của bộ phim. Album trực tiếp phần nhạc phim được phát hành cùng tuần lễ đó, trước khi bộ phim được công chiếu, vào ngày 24 tháng 2 năm 2009.
Avril Lavigne, Demi Lovato, The Veronicas, Robert Schwartzman từ ban nhạc Rooney và ngôi sao nhạc đồng quê Taylor Swift là khách mời trong một số buổi diễn. Taylor Swift biểu diễn đĩa đơn của cô, "Should've Said No", song ca với Jonas Brothers. Chuyến lưu diễn đã đạt được doanh thu 41 triệu đôla Mỹ cho 48 buổi diễn. Honor Society mở màn cho ban nhạc và là khách mời biểu diễn với họ tại Puerto Rico ngày 22 tháng 3 năm 2009.
Jonas Brothers World Tour 2009.
Jonas Brothers World Tour 2009 là chuyến lưu diễn thứ sáu của ban nhạc Jonas Brothers.
Jonas Brothers Live in Concert World Tour 2010.
Jonas Brothers Live In Concert là chuyến lưu diễn thứ bảy của ban nhạc Jonas Brothers. | 1 | null |
Lục triều (; 220 hoặc 222 - 589) là một danh từ dùng để chỉ sáu triều đại trong các thời kỳ Tam Quốc (220–280), Lưỡng Tấn (265–420), và Nam-Bắc triều (420–589) trong lịch sử Trung Quốc.
Giai đoạn này bắt đầu ngay sau sự sụp đổ của nhà Hán vào năm 220, và là một giai đoạn chia rẽ, bất ổn định và xung đột. Lục triều chấm dứt khi Tùy Văn Đế tái thống nhất miền Nam và miền Bắc Trung Quốc.
Thuật ngữ thường được dùng để chỉ hai nhóm triều đại trong thời kỳ này:
Thơ Lục triều.
Lục triều là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, rất đáng chú ý là sự mô tả thẳng thắn về tình ái và mĩ nữ (so với thơ cổ điển). Tác phẩm đặc biệt quan trọng là thơ Lục triều là hợp tuyển "Ngọc đài tân vịnh" (玉臺新詠), do Từ Lăng biên soạn dưới sự bảo trợ của Hoàng thái tử Tiêu Cương của triều Lương. Cùng với đó là thể loại "Tử Dạ ca" (子夜歌), được cho là có nguồn gốc và mang danh theo một ca nương Đông Tấn trong thế kỷ 4.
Di sản.
Lần đầu tiên trong lịch sử, trung tâm chính trị chính của Trung Hoa nằm ở phương Nam, cùng với đó là sự đột biến về dân số và sự phát triển không ngừng của kinh tế và văn hóa, nó đã biến phương Nam Trung Quốc từ các khu vực xa xôi trở thành trung tâm kinh tế, cạnh tranh với phương Bắc từ thời Đường trở đi.
Phật giáo lần đầu tiên du nhập vào Trung Quốc trong thời Đông Hán, tôn giáo này đã phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn Lục triều (và đồng thời ở triều đại phía Bắc) và đã trở thành một tôn giáo lớn ở Trung Quốc kể từ đó. | 1 | null |
George Roger Waters (sinh ngày 6 tháng 9 năm 1943) là một nhạc sĩ, ca sĩ và nhà sản xuất âm nhạc người Anh. Ông là một trong những người đồng sáng lập của ban nhạc progressive rock nổi tiếng Pink Floyd, đảm nhiệm việc chơi bass và hát chính. Sau sự chia tay của thủ lĩnh Syd Barrett vào năm 1968, Waters trở thành người viết lời chính, sáng tác nhạc và thiết kế ý tưởng cho ban nhạc. Pink Floyd sau đó đã gặt hái được vô số thành công trong suốt những năm 70 với hàng loạt các album chủ đề, như "The Dark Side of the Moon", "Wish You Were Here", "Animals" và "The Wall". Cho dù nhạc cụ chính của Waters vẫn là cây bass, song ông cũng phụ trách cả việc chỉnh âm, âm thanh nền cũng như chơi guitar nền trong các buổi trình diễn trực tiếp. Sau hàng loạt bất đồng với ban nhạc, Waters chia tay Pink Floyd vào năm 1985 và bắt đầu từ đó một chuỗi những tranh chấp với các thành viên còn lại về việc sử dụng tên và các sản phẩm liên quan tới ban nhạc. Pink Floyd là một trong những ban nhạc bán chạy nhất lịch sử âm nhạc thế giới, với khoảng 250 triệu đĩa đã bán trên toàn cầu, trong đó riêng ở Mỹ đã là 74,5 triệu.
Sự nghiệp solo của Waters được đánh dấu bởi 3 album: "The Pros and Cons of Hitch Hiking" (1984), "Radio K.A.O.S." (1987) và "Amused to Death" (1992). Năm 1986, ông sáng tác nhạc cho bộ phim "When the Wind Blows" được làm từ bộ truyện cùng tên của Raymond Briggs. Năm 1990, ông tổ chức buổi trình diễn lớn nhất mọi thời đại, "The Wall – Live in Berlin" với con số chính thức khoảng 200.000 khán giả. Năm 1996, cùng với Pink Floyd, ông được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll. Kể từ năm 1999, Waters tích cực đi tour hơn và đã chơi lại nguyên album "The Dark Side of the Moon" suốt những tour diễn vòng quanh thế giới từ năm 2006 tới 2008. Năm 2005, ông phát hành "Ça Ira" – một vở nhạc kịch được chuyển thể từ tác phẩm của Étienne và Nadine Roda-Gils viết về Cách mạng Pháp. Ngày 2 tháng 7 năm 2005, ông tái hợp cùng với cả ba thành viên khác của Pink Floyd để biểu diễn cho chương trình từ thiện "Live 8", và đó cũng là lần tái xuất đầu tiên của Waters với ban nhạc sau suốt 24 năm.
Năm 2010, ông bắt đầu tour diễn "The Wall Live" – tour diễn vòng quanh thế giới nhằm hát lại album kinh điển "The Wall". Trong buổi trình diễn tại sân vận động The O2 Arena ở London, Gilmour và Mason cũng đều góp mặt, trong đó Gilmour đã hát trong "Comfortably Numb", và cả ba đã cùng thể hiện lại "Outside the Wall". Tour diễn của Waters trở thành sự kiện quốc tế bán chạy nhất năm 2012 với khoảng 1,4 triệu vé đã bán trên toàn cầu.
Roger Waters có ba người con sau 4 lần kết hôn. Người vợ hiện nay của ông là diễn viên và nhà sản xuất Laurie Durning – họ mới tổ chức đám cưới vào năm 2012 sau khi đính hôn từ năm 2004. | 1 | null |
Hugo Ewald Graf von Kirchbach (23 tháng 5 năm 1809 – 26 tháng 10 năm 1887) là một tướng lĩnh quân sự của Phổ, đã góp phần không nhỏ đến sự thành lập Đế quốc Đức vào ngày 18 tháng 1 năm 1871. Ông đã tham gia chỉ huy quân đội Phổ trong Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, và chỉ huy Quân đoàn V của Phổ trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).
Cuộc đời.
Von Kirchbach chào đời vào năm 1809 tại Neumarkt ở tỉnh Schlesien, và gia nhập trường thiếu sinh quân vào năm 1824. Đến năm 1826, ông được giao trọng trách cầm cờ trong Trung đoàn "Vương công Leopold xứ Anhalt-Dessau" ("Fürst Leopold von Anhalt-Dessau"). Vào năm 1827, ông trở thành một thượng sĩ. Từ năm 1831 cho đến năm 1834, ông học tại Viện Hàm lâm Quân sự Phổ, và đây là điều kiện tiên quyết để gia nhập Bộ Tổng tham mưu Phổ. Vào năm 1838, ông gia nhập Cục đo đạc địa hình của Bộ Tổng tham mưu Phổ. Ông được thăng cấp trung úy năm 1840, đại úy năm 1845 và thiếu tá năm 1850. Từ năm 1855 cho đến năm 1858, ông là một cục trưởng trong Bộ Tổng tham mưu. Vào năm 1859, von Kirchbach nhậm chức tư lệnh của Trung đoàn Bộ binh số 36. Trước khi được phong cấp bậc Thiếu tướng vào năm 1863, von Kirchbach đã phục vụ trong Quân đoàn III tại kinh đô Berlin với tư cách là tham mưu trưởng.
Trong cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ hai, von Kirchbach đã được giao trách nhiệm chỉ huy Lữ đoàn Bộ binh số 21. Khi cuộc Chiến tranh Áo-Phổ khởi đầu vào năm 1866, von Kirchbach được thăng cấp Trung tướng và trở thành người chỉ huy của Sư đoàn Bộ binh số 1. Ông đã thể hiện khả năng của mình trong trận đánh tại Nachod, cũng như trong các cuộc giao tranh tại Skalitz và Schweinschädel. Nhờ cống hiến của ông cho quân đội Phổ trong các trận chiến này, ông được tặng thưởng Huân chương Quân công ("Pour le Mérite"). Sư đoàn của ông không tham chiến ở Königgrätz. Khi cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ bùng nổ vào năm 1870, von Kirchbach được thăng cấp Thượng tướng Bộ binh ("General der Infanterie") và trao quyền chỉ huy Quân đoàn V của Phổ – một phần thuộc Tập đoàn quân số 3 dưới quyền Thái tử Friedrich Wilhelm. Ông đã đóng một vai trò quan trọng trong các chiến thắng đầu tiên của quân đội Đức trong cuộc chiến tranh tại Wissembourg và Reichshoffen. Trong trận đánh quyết định tại Sedan – khi mà Tập đoàn quân Châlons của Pháp bị hợp vây, von Kirchbach và Quân đoàn V dưới quyền ông đã được giao nhiệm vụ khép kín vòng vây ở phía Bắc.
Vào ngày 19 tháng 9, các lực lượng dưới quyền ông đã đóng một vai trò trong chiến thắng của người Đức tại trận Châtillon-sous-Bagneux, gây cho cánh phải của quân Pháp tại Villacoublay và Petit Bicestre phải rút chạy trong hỗn loạn, trước khi Kirchbach phải kéo quân đến Versailles để nhận nhiệm vụ. Trong cuộc vây hãm Paris, Quân đoàn V đã chiếm đóng các vị trí về hướng tây nam thành phố. Von Kirchbach đã đập tan mọi đợt tấn công của quân Pháp nhằm chọc thủng các vị trí phòng ngự của ông tại Núi Valerien vào cuối tháng 1 năm 1871, gây cho quân Pháp những thiệt hại nặng nề.
Thắng lợi của quân đội Đức ở núi Valerien đã quyết định cho số phận của Paris, và chấm dứt huyền thoại về các đội quân được tuyển mộ từ quần chúng có thể đánh bại một đội quân nhà nghề được huấn luyện bài bản. Vào ngày 18 tháng 2 năm 1871, ông được tặng thưởng cành lá sồi gắn "Huân chương Quân công" của mình. Vào tháng 2 năm 1871, Quân đoàn V được gửi tới Orléans và vào tháng 3 họ tới Vesoul. Năm 1872, ông được ban thưởng 100.000 thaler và một điền trang tại Niesky. Vào năm 1880, von Kirchbach được phong làm Bá tước. Hugo von Kirchbach qua đời vào năm 1887 tại 1887 ở Niesky, Oberlausitz, hưởng thọ 78 tuổi. Người con trai của ông, Günther von Kirchbach là một Thượng tướng của Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Phong tặng.
"Phần này được tham khảo từ Wikipedia tiếng Đức"
Lưu ý.
Chú ý đến tên gọi của ông: "Graf" là một tước hiệu, tương đương với Bá tước, chứ không phải là một tên riêng hoặc tên lót. Trước năm 1919, tước hiệu nằm ở phía trước tên riêng. Tước hiệu cũ của những người còn sống sau năm 1919 là thành phần thuộc tên họ, do đó nằm phía sau tên thánh và không thể được dịch. Tước vị tương đương với "Nữ Bá tước" là "Gräfin". | 1 | null |
Một mầm bệnh (tiếng Anh là pathogen) hoặc tác nhân gây bệnh là một vi sinh vật, theo nghĩa rộng nhất có thể là virus, vi khuẩn, nấm... gây bệnh trong vật chủ. Các vật chủ có thể là động vật (kể cả con người), thực vật, hoặc thậm chí vi sinh vật khác.
Mầm bệnh thường xâm nhập vào vật chủ nhờ một số chất. Đất bị ô nhiễm đất có khả năng chứa mầm bệnh lâu nhất, bền vững nhất. Một số bệnh có thể do các tác nhân gây ra là bệnh đậu mùa, cúm, quai bị, sởi, thủy đậu, sốt xuất huyết và bệnh sởi Đức (Rubella).
Không phải con người không ưa thích tất cả các tác nhân gây bệnh. Trong Côn trùng học, tác nhân gây bệnh là một trong 3 thứ (động vật săn mồi, mầm bệnh và loài ký sinh) phục vụ kiểm soát sinh học tự nhiên hoặc giới thiệu để giảm số lượng động vật chân đốt có hại. | 1 | null |
Friedrich Wilhelm III hoặc Friedrich Công Chính (sinh ngày 3 tháng 8 năm 1770 - mất ngày 7 tháng 6 năm 1840) là vua của Vương quốc Phổ từ năm 1797-1840. Ông trị vì Phổ trong suốt thời kì khó khăn của Chiến tranh Napoléon và đến tận sự sụp đổ của Thánh chế La Mã.
Tuổi trẻ.
Friedrich Wilhelm sinh ra ở Potsdam năm 1770, là con trai của Friedrich Wilhelm II của Phổ và phu nhân Frederika Louisa xứ Hessen-Darmstadt. Ông được coi là một cậu bé nhút nhát và dè dặt mà đã trở thành đáng chú ý trong cuộc trò chuyện đặc biệt kín đáo của mình phân biệt bởi sự thiếu đại từ nhân xưng. Tuy nhiên, điều này lại được coi là lý tưởng cho các nhà lãnh đạo quân sự.
Như một đứa trẻ, cha của Friedrich Wilhelm (dưới ảnh hưởng của tình nhân của anh, Wilhelmine Enke, bá tước Lichtenau) đã có anh bàn giao cho gia sư, như là hoàn toàn bình thường trong khoảng thời gian. Ông đã dành phần lớn thời gian sống ở Paretz, bất động sản của người lính già Hans von Blumenthal là người thống đốc của anh trai Hoàng tử Heinrich. Vì thế chúng lớn lên một phần với con trai của Bá tước, những người đi theo họ Grand Tour của họ trong những năm 1780. Friedrich Wilhelm hạnh phúc ở Paretz, và vì lý do này vào năm 1795 ông mua lại nó từ một người bạn thời niên thiếu của mình và biến nó thành một nơi nghỉ dưỡng quan trọng của hoàng gia. Ông là một cậu bé u sầu, nhưng ông lớn lên đạo đức và trung thực. Gia sư của ông là Johann Engel.
Là một người lính, ông nhận được đào tạo thông thường của một hoàng tử Phổ, thu được chức trung úy của mình trong năm 1784, đã trở thành một đại tá vào năm 1790, và đã tham gia vào chiến dịch chống lại Pháp của 1792-1794. Trên 24 tháng 12 năm 1793, Friedrich Wilhelm kết hôn Luise của Mecklenburg-Strelitz, người sinh cho ông mười người con. Trong Kronprinzenpalais (Cung điện của Thái tử) ở Berlin, Friedrich Wilhelm đã sống một đời sống dân sự với một vấn đề miễn phí hôn nhân, mà không thay đổi ngay cả khi ông đã trở thành vua của Phổ năm 1797.
Hoàng gia Monogram.
Friedrich Wilhelm kế vị ngôi vua vào ngày 16 Tháng Mười Một năm 1797. Cùng một lúc, nhà vua mới là nghiêm túc về ý định tốt đẹp của mình bằng cách cắt giảm chi phí của việc thành lập hoàng, sa thải các bộ trưởng của cha mình, và cải cách lạm dụng áp bức nhất của triều đại cuối. Thật không may, tuy nhiên, ông đã có tất cả sự quyết tâm Hohenzollern để duy trì quyền lực cá nhân mà không có sự thiên tài Hohenzollern để sử dụng nó. Quá tin tưởng giao phó trách nhiệm cho các bộ trưởng của mình, ông đã quá ốm yếu của sẽ tấn công ra ngoài và theo một khóa học phù hợp cho mình.
Ghê tởm với những đồi truỵ đạo đức của tòa án của cha mình (trong cả mưu đồ chính trị và các vấn đề tình dục), nỗ lực đầu tiên của Friedrich Wilhelm là để khôi phục lại đạo đức cho triều đại của mình. Sự háo hức để phục hồi nhân phẩm cho gia đình ông đã đi xa mà nó gần như gây ra điêu khắc Johann Gottfried Schadow để hủy bỏ dự án Prinzessinnengruppe của mình, được sự uỷ quyền của quốc vương trước Friedrich Wilhelm II. Ông được dẫn lời nói sau đây, mà biểu dương tinh thần cách nhiệm vụ và đặc thù của bài phát biểu:
"Mỗi công chức có nghĩa vụ kép: đến chủ quyền và cho đất nước. Nó có thể xảy ra rằng hai là không tương thích, sau đó, nhiệm vụ cho đất nước là cao hơn. "
Lúc đầu Friedrich Wilhelm và các cố vấn của ông đã cố gắng để theo đuổi một chính sách trung lập trong các cuộc chiến tranh Napoleon. Mặc dù họ đã thành công trong việc giữ ra khỏi Liên minh thứ ba vào năm 1805, cuối cùng Friedrich Wilhelm đã bị ảnh hưởng bởi thái độ hiếu chiến của nữ hoàng, người đứng đầu đảng ủng hộ chiến tranh của Phổ, và tham gia vào cuộc chiến tranh trong tháng 10 năm 1806. Trên 14 tháng 10 năm 1806, trong trận Jena-Auerstedt, người Pháp đánh bại quân Phổ do Friedrich Wilhelm, và quân đội Phổ sụp đổ. Gia đình hoàng gia đã trốn sang Memel, Đông Phổ, nơi họ rơi vào lòng thương xót của Hoàng đế Alexander I của Nga (người, tin đồn có nó, đã rơi vào tình yêu với Nữ hoàng Luise).
Ngoan ngoãn và chậm chạp trong việc nhận ra các mối đe dọa Pháp phát triển, quyết định Friedrich cho chiến tranh vào năm 1806 đã kết thúc trong nỗi nhục quốc thể. Alexander cũng bị thất bại dưới tay của người Pháp, và tại Tilsit trên Niemen Pháp làm hòa với Nga và Phổ. Napoleon xử lý nước Phổ rất gay gắt, mặc dù cuộc phỏng vấn cá nhân của Nữ hoàng có thai với hoàng đế Pháp. Phổ mất nhiều lãnh thổ Ba Lan của mình, cũng như tất cả các lãnh thổ phía tây sông Elbe, và có để tài trợ một khoản bồi thường lớn và phải trả tiền cho quân đội Pháp để chiếm ưu điểm quan trọng trong vương quốc.
Mặc dù nhà vua không có hiệu quả mình dường như cam chịu số phận của Phổ, Bộ trưởng cải cách khác nhau, chẳng hạn như Bá tước vom Stein, Hoàng tử von Hardenberg, Scharnhorst, và Gneisenau, thiết lập về cải cách hành chính của Phổ và quân sự, với sự khuyến khích của Nữ hoàng Luise (người đã qua đời năm 1810).
Trong năm 1813, sau thất bại của Napoleon ở Nga, Friedrich Wilhelm quay lưng lại với Pháp và ký kết một liên minh với Nga tại Kalisz, mặc dù ông phải trốn Berlin, vẫn dưới sự chiếm đóng của Pháp. Quân đội Phổ đóng một phần quan trọng trong chiến thắng của các đồng minh trong năm 1813 và 1814, và chính nhà vua đi với quân đội chính của Hoàng tử Schwarzenberg, cùng với Alexander của Nga và Francis của Áo.
Tại Hội nghị Vienna, các Bộ trưởng của Friedrich Wilhelm đã thành công trong việc đảm bảo tăng lãnh thổ quan trọng đối với nước Phổ, mặc dù họ không có được sự sáp nhập của tất cả các Saxony, khi họ đã muốn. Sau chiến tranh, Friedrich Wilhelm quay về phía phản ứng chính trị, từ bỏ những lời hứa ông đã thực hiện vào năm 1813 để cung cấp nước Phổ với một hiến pháp. | 1 | null |
Jakob Freiherr von Hartmann (4 tháng 2 năm 1795 – 23 tháng 2 năm 1873) là một tướng lĩnh quân sự của Bayern. Cùng với tướng Ludwig von der Tann, ông được xem là nhà chỉ huy quan trọng của quân đội Bayern, đã đóng góp đến sự thành lập Đế quốc Đức vào ngày 18 tháng 1 năm 1871.
Khi còn trẻ, Hartmann từng được giáo dục ở Pháp và ông đã chiến đấu tích cực cho quân đội Pháp dưới quyền Napoléon từ năm 1811 cho đến năm 1815. Tuy nhiên, sau khi Đế chế Pháp sụp đổ, ông đã nhập ngũ trong quân đội xứ Bayern. Trong khoảng 10 năm đầu của sự nghiệp quân sự của mình tại bang này, Hartmann đã được biết đến như là một trong những sĩ quan tài năng và thông thái nhất của quân đội Bayern. Nhưng bên cạnh đó, ông còn thể hiện sự đam mê của mình đối với nghệ thuật. Sau khi được phong quân hàm Thiếu tá vào năm 1842, ông trải qua một quá trình thăng tiến nhanh chóng: chỉ 6 năm sau, ông đã trở thành Thiếu tướng. Trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, với cấp bậc Trung tướng, ông chỉ huy một sư đoàn bộ binh của Bayern. Mặc dù ông đã chiến đấu tốt trong cuộc chiến tranh này, cuộc chiến đã kết thúc với thảm bại của các đồng minh của Áo (trong đó có Bayern) trước quân đội Phổ.
Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông chỉ huy Quân đoàn V của Bayern, cùng với Phổ và các bang Đức khác chiến đấu chống Pháp, ông đã đóng một vai trò quan trọng trong những chiến thắng đầu tiên của quân đội Đức trong cuộc chiến (trong đó có cả trận đánh quyết định ở Sedan). Ngoài ra, ông cũng giữ vai trò không nhỏ trong cuộc vây hãm Paris, và bẻ gãy mọi cuộc phá vây quyết liệt của quân Pháp.
Đầu đời và sự nghiệp trong quân đội Pháp.
Hartmann chào đời ngày 4 tháng 2 năm 1795, tại Maikammer, Rheinland-Pfalz, là con trai của Georg Hartmann và Barbara Geither. Cha ông đã mất từ trước khi ông sinh ra, Người cậu của ông là tướng Pháp Michael Geither. Hartmann đã nhập ngũ trong quân đội Pháp vào tháng 10 năm 1804, với tư cách là lính bộ binh thuộc Trung đoàn Bộ binh nhẹ số 15.
Vào năm 1806, tướng Geither đã được Hoàng đế Napoléon giao trọng trách tổ chức các lực lượng quân sự của Đại Công quốc Berg mới được thành lập (Hoàng đế Pháp đã giao cho người em rể của mình là Joachim Murat trị vì đại công quốc này). Geither ngay lập tức điền tên của cậu bé Hartmann, khi đó mới 11 tuổi, vào biên chế của Trung đoàn số 1 của Đại Công quốc Berg với tư cách là một người tình nguyện. Trong khoảng thời gian sau đó, mặc dù còn học tại các trường quân sự Bonn và Saint-Cyr của Pháp, ông lần lượt được thăng cấp Hạ sĩ, Trung sĩ và Thượng sĩ. Vào năm 1811, sau khi tốt nghiệp trường Saint-Cyr, Harmtann đã gia nhập trong Trung đoàn số 1 với tình trạng phục vụ tích cực và quân hàm là Thiếu úy.
Mặc dù sự thăng tiến của Hartmann đã bộc lộ sức mạnh của sự bảo trợ và tính chất thiên vị trong hệ thống quân sự của Đế chế Pháp và các nước chư hầu, Hartmann đã thể hiện khả năng của mình trên chiến trường. Ông phục vụ trung kiên cho quân đội Pháp từ năm 1811 cho đến năm 1815, và sau khi đội quân chư hầu Napoléon của Liên bang sông Rhine tan rã, ông gia nhập Trung đoàn Bộ binh số 27 của Pháp. Vào năm 1814, ông đã tổ chức cuộc tập kích một đạo quân Cossack Nga tiến từ Montargis xuống Orléans, và giành thắng lợi vang dội. Vào năm 1815, ông đã chiến đấu tích cực tại Planchenoit trong trận Waterloo, và cứu vãn huy hiệu của trung đoàn khỏi tay quân Phổ. Trong khoảng thời gian này, ông đã được trao tặng Huân chương Bắc Đẩu bội tinh của Pháp. Bất chấp nền giáo dục Pháp của mình, Hartmann là một người nồng nhiệt yêu mến vùng đất mà ông sinh ra và chỉ tiếp tục phục vụ Napoléon sau khi Liên minh sông Rhine sụp đổ vì ý niệm của mình về lòng trung thành quân sự. Sau khi đế chế sụp đổ, ông đã giã từ quân ngũ Pháp vào năm 1816.
Phục vụ trong quân đội Bayern.
Chỉ một vài tháng sau, Hartmann đã tham gia trong Trung đoàn Bộ binh số 10 của Bayern với quân hàm Trung tá. Năng lực của người quân nhân Hartmann, cùng với sự uyên bác của ông về quân sự, đã gây cho các cấp trên chú ý đến ông. Nhờ đó, vào năm 1818, ông được đưa vào một chân trong Cục Đo đạc địa hình. Sau 4 năm làm việc hăng say trong Cục Đo đạc địa hình, ông đã được thuyên chuyển đến quân đoàn công binh. Và, hai năm sau (1824), ông đã gia nhập Bộ Tổng tham mưu của Bayern. Đến năm 1827, ông ta được thăng cấp Đại úy, và giữ một chức vụ trong Bộ Chiến tranh Bayern. Trong 10 năm đầu của cuộc đời binh nghiệp của mình, Hartmann liên tục nhận những sứ mệnh quân sự đòi hỏi phải công du sang nước ngoài, và ông đã tận dụng các chuyến đi này để tìm hiểu về các chủ đề liên quan tới nghệ thuật và khoa học chiến tranh, và điều này khiến ông được nhìn nhận như là một trong những sĩ quan giỏi giang và danh giá nhất ở Đức ngay từ khi ông 32 tuổi.
Trên thực tế, Hartmann không chỉ quan tâm đến lĩnh vực quân sự. Viên sĩ quan còn say mê học hỏi nhiều ngành khoa học khác, song bên cạnh đó ông chú tâm vào nghệ thuật, nhất là hội họa. Hartmann đã chứng tỏ tài năng về hội họa của mình qua các tranh vẽ chiến trận của ông. Vào năm 1842, Đại úy Hartmann đã lên chức Thiếu tá, và được Vua Ludwig I – người luôn ngưỡng mộ ông như một nghệ sĩ tài hoa và sĩ quan tài giỏi, bổ nhiệm làm một trong những sĩ quan trợ lý của Thái tử. Vào tháng 12 năm 1843, ông được phong tướng hiệp sĩ trong giới quý tộc Bayern, và kể từ đó "von" được sử dụng trong tên ông. Vào năm 1844, Hartmann được nâng cấp thượng tá. Vào năm 1846, ông đệ trình một bản kế hoạch tái cấu trúc quân đội Bayern cho Bộ Chiến tranh, và mặc dù được giới lãnh đạo dân sự và quân sự rất tán dương, kế hoạch này chỉ được áp dụng rất nửa vời. Sau khi Thái tử lên ngôi Vua Maximilian II năm 1848, ông trở thành tùy tùng cá nhân cho nhà vua và được phong làm Thiếu tá. Đến tháng 6 năm 1849, ông được thăng cấp Thiếu tướng.
Sự thăng tiến của Hartmann trước năm 1842 không được nhanh chóng: ông làm thiếu úy trong vòng 16 năm và đại úy 15 năm. Nhưng kể từ đây, Hartmann trở nên được thăng tiến nhanh: khoảng 6 năm đã đủ để ông từ một thiếu tá bình thường trở thành một thiếu tướng và một tùy tùng của nhà vua. Vào năm 1853, ông lại đề xướng một đạo luật mới về các quy định phục vụ trong lực lượng bộ binh, nhưng cũng không mấy thành công. Thời gian cho các cuộc cải cách sâu rộng về quân sự của Bayern vẫn chưa đến. Vào năm 1854, sau 6 năm chỉ huy một lữ đoàn, tướng Hartmann được cử đến doanh trại Boulogne của quân đội Pháp trong một sứ mệnh quân sự. Tận dụng khoảng thời gian này, ông chuyên tâm nghiên cứu và cấu trúc và tình hình quân đội Pháp, đồng thời ghi nhận những nhược điểm và thiếu sót của họ. Ông cũng quan sát chặt chẽ hệ thống pháo đài được xây dựng ở biên giới phía Đông nước Pháp. Đúc kết những kinh nghiệm rút ra từ chuyến đi này, 6 năm sau đó (1860), Hartmann đã đệ trình lên các vua chúa ở miền Nam Đức một bản hồi ký, trong đó ông viết rất chi tiết về thực lực quân sự, sức mạnh tấn công và phòng ngự của Đế chế Pháp. Chắc hẳn là Thủ tướng Bismarck và Tổng tham mưu trưởng Helmuth von Moltke Lớn đã đọc và rút kinh nghiệm từ những gì mà Hartmann đã đề cập đến trong tác phẩm của ông. Vào năm 1861, Hartmann lên chức Trung tướng, và được trao quyền chỉ huy đội quân trú phòng ở Würzburg.
Trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần năm 1866, khi mà Bayern đứng về phía Áo chống lại Phổ, Hartmann chỉ huy Sư đoàn Bộ binh số 4, và chiến đấu tốt trong trận đánh tại Roßdorf, mặc dù bị thất bại. Ông cũng không thể xoay chuyển thất bại của quân đội Bayern trong trận Kissingen, do sự sai lầm nghiêm trọng và cách bố trí quân lực đầy thiếu sót của viên tổng tư lệnh quân đội Bayern. Trong cuộc đụng độ cuối cùng tại Würzburg vào ngày 27 tháng 7, ông đã cố gắng nhất có thể, ít nhất để bảo toàn danh dự của quân lực xứ Bayern. Với tinh thần yêu nước Đức của mình, Hartmann có lẽ vui mừng với sự kết quả của cuộc chiến tranh này. Đến năm 1867, Vua Ludwig II của Bayern đã giao cho viên trung tướng quyền sở hữu Trung đoàn Bộ binh số 14, để ghi nhớ những cống hiến của ông đối với quân đội Bayern, nhất là tinh thần dũng cảm mà ông đã thể hiện trong các trận giao chiến tại Roßdorf và Wurzburg. Hai năm sau (1869), Hartmann cuối cùng đã trở thành Thượng tướng Bộ binh, và được bổ nhiệm làm tư lệnh Quân đoàn II của Bayern.
Chiến tranh Pháp-Đức và sự phong thưởng sau cuộc chiến.
Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), Bayern liên minh với kẻ thù cũ của mình là Phổ chống lại Pháp. Sau khi chiến tranh bùng nổ, các quân đoàn Bayern dưới quyền tướng Von der Tann và Hartmann đã trở thành một phần thuộc "Binh đoàn thứ ba" của Phổ - Đức dưới sự điều khiển của Thái tử Phổ là Friedrich Wilhelm. Hartmann đã lập nhiều thành tích cho quân đội Đức trong cuộc chiến này: ông được xem là người đã cống hiến lớn nhất và quan trọng nhất đến chiến thắng lớn đầu tiên của quân đội Phổ - Đức trong trận Wissembourg vào ngày 4 tháng 8 năm 1870. Nhưng chưa hết, cuộc tấn công quyết liệt của ông vào sườn trái của quân Pháp đã tạo điều kiện cho thắng lợi quyết định của quân Đức trong trận Wœrth vào ngày 6 tháng 8 năm 1870. Đợt tiến công của Hartmann đã kết thúc với việc quân ông chiếm được Frœschwiller, trạm xe lửa tại Reichshoffen, và cuối cùng là Niederbronn. Vào ngày 14 tháng 8, ông buộc pháo đài Marsal phải đầu hàng.
Trong trận Sedan vào ngày 1 tháng 9 năm 1870, một trong những sư đoàn dưới quyền ông đánh chiếm ngôi làng Balan, trong khi các thành phần khác của quân đoàn ông đã tiến đánh đến sát pháo đài Sedan. Lực lượng pháo binh của Quân đoàn II đã oanh kích xối xả vào thành trì của Sedan. Tiếp theo đó, vào các ngày 16, 17 và 18 tháng 9, quân đoàn của Hartmann đã tham gia trong những thắng lợi đầu tiên của quân đội Đức phía trước Paris tại Corbeil và Petit-Bicêtre. Vào ngày 19 tháng 9, Quân đoàn II của Bayern cùng với Quân đoàn V của Phổ dưới quyền tướng Hugo von Kirchbach đã phát động một cuộc tấn công đại thắng vào các lực lượng Pháp dưới quyền tướng Joseph Vinoy trên cao điểm Sceaux. Hartmann chiếm được cao nguyên Moulin de la Tour (Châtillon) – một vị trí rất quan trọng nhìn ra các pháo đài phía nam và, ở một giới hạn nào đó, thành phố Paris – và ông lập tức tăng cường phòng thủ chống lại mọi cuộc tấn công mà người Pháp có thể phát động. Các hệ thống phòng ngự này đã được hoàn tất chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, và tạo điều kiện thuận lợi cho Quân đoàn II của Bayern đánh bật tất cả mọi cuộc tiến công của quân Pháp lên cao nguyên Châtillon từ các pháo đài của họ, mặc dù trong suốt thời gian xảy ra cuộc vây hãm vị trí phòng ngự của người Đức dưới quyền Hartmann thường bị pháo của Pháp oanh kích hết sức ác liệt, và quân Pháp đã thực hiện nhiều nỗ lực trong tuyệt vọng để tận dụng ưu thế áp đảo về quân số của mình mà đẩy bật quân Đức ra khỏi cứ điểm của họ. Đợt tấn công ác liệt xuống Clamart, diễn ra trong đêm ngày 14 – 15 tháng 1 năm 1871, là một trong những cuộc tấn công cuối cùng của quân Pháp vào quân của Hartmann, và cũng bị đánh bại như mọi cuộc tấn công khác mà quân Pháp phát động.
Sau khi cuộc chiến tranh chấm dứt, tướng Hartmann trở lại đại bản doanh của mình tại Würzburg. Để tỏ lòng cảm tạ cho những cống hiến của Hartmann đối với chiến thắng của phía Đức trong chiến dịch, Vua Ludwig đã tưởng thưởng cho ông Đại Thập tự của Huân chương quân sự Maximilian Joseph, vốn chưa hề được ban thưởng cho bất kỳ một ai kể từ sau khi cuộc Chiến tranh Giải phóng Đức chấm dứt. Nhà vua cũng cho phép con cháu của Hartmann được quyền thừa hưởng tước Nam từ ông. Để vinh danh ông, các thành phố Speyer và Würzburg đã nhận ông làm "Công dân danh dự". Wilhelm I – Hoàng đế Đức đồng thời là Vua Phổ – đã ban tặng cho ông Huân chương Thập tự Sắt hạng một và hai, kèm theo chiếc vương miện và thanh gương. Viên tướng cao tuổi đã qua đời vào ngày 23 tháng 2 năm 1873.
Chú ý.
Lưu ý và tên gọi của ông: "Freiherr" là một tước hiệu, tương đương với "Nam tước", chứ không phải là một tên lót hay tên riêng. Nữ Nam tước trong tiếng Đức gọi là "Freifrau" và "Freiin". | 1 | null |
Thích nghi thẩm thấu là quá trình sinh lý liên quan đến việc điều chỉnh nồng độ thẩm thấu của một nhóm các động vật biển. Trái với các động vật điều hòa thẩm thấu, động vật thích nghi thẩm thấu luôn luôn giữ nồng độ thẩm thấu trong thể dịch bằng với nồng độ thẩm thấu của môi trường nước bên ngoài. Trong quá trình thích nghi thẩm thấu, các động vật này làm giảm lượng nước thấm vào hay thấm ra ngoài cơ thể và giữ nồng độ chất tan trong cơ thể bằng với nồng độ của môi trường xung quanh.
Các sinh vật biển như mực và lớp "Ascidiacea" thuộc phân ngành Sống đuôi thông thường có thể dịch ở trạng thái đẳng trương và có thành phần ion giống như của nước và vì vậy chúng không phải phí công sức và năng lượng thực hiện việc điều hòa thẩm thấu. Động vật có xương sống duy nhất có khả năng thực hiện được điều này là cá bà già ("Myxinidae"), một động vật có hộp sọ, tuy nhiên nó chưa hoàn toàn được công nhận là động vật có xương sống. Trong trường hợp cá bà già, quá trình thích nghi thẩm thấu xảy ra hơi khác: huyết tương của cá có nồng độ ion hóa trị hai (Ca2+, Mg2+, SO42-) hơi nhỏ hơn trong nước biển, còn nồng độ ion hóa trị một lại hơi lớn hơn. Chính vì vậy cá bà già cũng cần phải tiêu tốn một phần năng lượng cho việc điều hòa thẩm thấu.
Một số động vật có xương sống khác có sử dụng biện pháp thích nghi thẩm thấu là Phân lớp Cá mang tấm, bao gồm các loài cá sụn như cá mập, cá đuối. Thể dịch của chúng đẳng trương với môi trường nước biển, nhưng nồng độ thẩm thấu cao của chúng được duy trì bằng cách giữ nồng độ các chất tan hữu cơ cao bất thường. Cá mập tích trữ nồng độ urê trong cơ thể rất cao, và do urê có xu hướng làm biến tính protein khi ở nổng độ cao như vậy, cá mập cũng tích trữ nhiều Trimethylamine N-oxit để hóa giải tác hại này. | 1 | null |
Ngụy-Tấn-Nam-Bắc triều (魏晋南北朝), gọi đầy đủ là Tam Quốc-Lưỡng Tấn-Nam-Bắc triều (三國兩晋南北朝), là một thời kỳ về cơ bản là phân liệt trong lịch sử Trung Quốc. Thời kỳ này bắt đầu từ năm 220, khi Tào Phi cưỡng bách Hán Hiến Đế phải thiện nhượng cho mình, kiến lập Tào Ngụy; kéo dài đến năm 589 khi Tùy diệt Trần, tái thống nhất Trung Quốc. Thời kỳ "Ngụy-Tấn-Nam-Bắc triều" có thể phân nhỏ thành thời kỳ Tam Quốc, thời kỳ Tây Tấn, thời kỳ Đông Tấn và Ngũ Hồ thập lục quốc, thời kỳ Nam-Bắc triều. Sáu triều đình Giang Nam đóng đô ở Kiến Khang (thời Đông Ngô gọi là Kiến Nghiệp, nay là Nam Kinh) bao gồm: Đông Ngô, Đông Tấn và các Nam triều Tống, Tề, Lương, Trần, gọi chung là Lục triều.
Sau khi Hán Linh Đế qua đời vào năm 189, Đông Hán lâm vào cảnh hỗn loạn trong thời gian dài, dẫn đến sự ra đời của Tam Quốc là Tào Ngụy, Thục Hán, Tôn Ngô. Đến hậu kỳ thời Tam Quốc, Tào Ngụy dần dần bị họ Tư Mã thay thế, đến năm 265 thì triều Tấn của họ Tư Mã hình thành. Sau Chiến tranh Thục-Ngụy vào năm 263-264, Thục Hán bị Tào Ngụy tiêu diệt. Đến năm 280, Tấn diệt Ngô. Cuối cùng, Tam Quốc thống nhất dưới trướng triều Tấn.
Hoàng triều Tây Tấn chỉ duy trì được tình hình thống nhất trong một khoảng thời gian ngắn. Do Bát vương chi loạn và Ngũ Hồ loạn Hoa, Trung Quốc một lần nữa lại phân liệt, cục thế chính trị lại rơi vào hỗn loạn. Năm 304, khi Lưu Uyên lập ra nước Hán, phương Bắc Trung Quốc tiến vào thời kỳ Ngũ Hồ thập lục quốc. Năm 316, sau khi Lưu Diệu tiêu diệt triều Tây Tấn, Tư Mã Duệ tiến về phương Nam và kiến lập triều Đông Tấn, hai miền Nam và Bắc lại một lần nữa phân liệt. Năm 420, Đông Tấn bị Lưu Dụ soán vị và lập ra triều Tống, mở đầu Nam triều, Trung Quốc tiến vào thời kỳ Nam-Bắc triều. Tuy nhiên, phải đến năm 439 Bắc Ngụy mới thống nhất hoàn toàn phương Bắc, mở ra Bắc triều, chính thức cùng Nam triều Tống hình thành thế Nam-Bắc triều.
Nam triều bao gồm bốn triều đại Tống, Tề, Lương, Trần. Ban đầu, kinh tế và quân sự của Nam triều cường thịnh, song do vận dụng chiến lược sai lầm, cộng thêm việc Bắc triều cũng có quân sự cường thịnh, cùng với hoàng thất đấu tranh nội bộ và dâm loạn, quốc lực dần suy giảm. Trong số bốn triều đại của Nam triều, quốc lực của Lương là cao nhất, song sau loạn Hầu Cảnh thì đã bị phân liệt thành Hậu Lương và Nam triều Trần. Nam triều Trần chỉ có thể dựa vào Trường Giang để phòng ngự Bắc triều. Bắc triều bao gồm các triều đại Bắc Ngụy, Đông Ngụy, Tây Ngụy, Bắc Tề và Bắc Chu. Sau khi Bắc Ngụy thống nhất phương Bắc đã nhiều lần đánh bại Nam triều, có ý đồ thôn tính phương Nam. Tuy nhiên, Bắc Ngụy cũng phải đề phòng Nhu Nhiên ở phương Bắc, đến khi Nhu Nhiên bị Đột Quyết thay thế thì lại dư lực để đối phó với Nam triều. Sau khi giới quý tộc và hoàng thất Tiên Ti ở Bắc Ngụy tiến hành vận động Hán hóa, kinh tế Bắc Ngụy liên tục phát triển, song lại tạo ra xung đột văn hóa giữ quý tộc Tiên Ti ở Lục trấn và quý tộc Tiên Ti ở kinh thành Lạc Dương, sau đã xảy ra cảnh chính trị hỗn loạn và phát sinh khởi nghĩa Lục trấn. Bắc Ngụy bị phân liệt thành Đông Ngụy và Tây Ngụy tương ứng do Cao Hoan và Vũ Văn Thái cai quản trên thực tế, sau lại phân biệt trở thành Bắc Tề và Bắc Chu.
Bắc Chu chủ trương Hồ-Hán dung hợp, đến năm 577 thì diệt Bắc Tề, thống nhất phương Bắc. Năm 578, sau khi Bắc Chu Vũ Đế qua đời, chính quyền Bắc Chu dần dần rơi vào tay Dương Kiên. Năm 581, Dương Kiên soán Bắc Chu, kiến lập triều Tùy, đến năm 589 thì diệt Nam triều Trần, thống nhất Trung Quốc, kết thúc thời kỳ "Ngụy-Tấn-Nam-Bắc triều". | 1 | null |
Đức Mẹ núi Camêlô còn được biết đến với tên gọi Đức Mẹ núi Cát Minh là một danh hiệu dành cho Maria trong vai trò là đấng bảo trợ cho Dòng Camêlô. Dòng Camêlô lúc đầu chỉ bao gồm những ẩn sĩ Ki-tô giáo sống trên Núi Camêlô ở Đất Thánh trong thời gian cuối thế kỷ 12 và đầu thế kỷ 13. Họ đã xây dựng một nhà thờ ở đây để dành riêng cho Đức Trinh Nữ, người mà họ tôn sùng là Đấng bảo trợ của nơi này." Đức Mẹ Núi Camêlô cũng là vị thánh bảo trợ của Chile.
Lịch sử.
Camêlô được coi như ngọn núi thánh. Truyền thống cho rằng đây chính là nơi tiên tri Elia đã lên núi này để bảo vệ niềm tin của mình trong cơn bách hại, cũng như đã đào tạo những tâm hồn trung thành với Thiên Chúa. Sau đó, các ẩn sĩ được lập thành dòng Carmelô tận hiến cho Đức Mẹ và sống đời chiêm niệm. Vào thế kỷ thứ XII, Thượng phụ Giáo chủ Albertô thành Giêrusalem đã qui tụ tất cả thành một nhà dòng, ban hành cho họ một quy luật được Giáo hoàng Hônôriô III chuẩn y năm 1226 . Cũng năm ấy, Giáo hoàng cho phép mừng trọng thể trong dòng lễ Đức Bà Camêlô.
Vì gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn Đất thánh bị Hồi giáo chiếm đóng, dòng Carmelô đã di chuyển về Cambridge, nước Anh. Thánh Simon Stock là tu viện trưởng đã kêu xin Đức Mẹ cứu giúp . Bộ áo dòng của các tu sĩ được cho là bắt nguồn từ sự kiện Đức Maria hiện ra ngày 16 tháng 7 năm 1251 với thánh Simon Stock và nói: ""Hãy nhận lấy bộ áo dòng này Mẹ ban cho dòng và cho tu sĩ như dấu chỉ của lòng ưu ái và sự săn sóc Mẹ dành cho các con. Đây là dấu hiệu cứu rỗi. Giải thoát mọi hiểm nguy. Ai chết mà mang biểu hiện bình an này, sẽ khỏi bị lửa thiêu đời đời và Mẹ sẽ cứu họ khỏi lửa luyện tội vào ngày thứ bảy sau khi họ qua đời"."
Năm 1674, Lễ mừng Maria núi Camêlô lan rộng tới các nước có vua công giáo. Năm 1679, tới các vương quốc Áo, Bồ Đào Nha. Các nước thuộc quyền giáo hoàng mừng lễ này từ năm 1725. Giáo hoàng Biển Đức XIII phổ biến lễ này trong toàn Giáo hội do sắc lệnh ban hành ngày 24 tháng 9 năm 1726. Ngày 15 tháng 5 năm 1892, Giáo hoàng Lêô XIII đã ban đặc ân "Portiuncula" (ơn đại xá cho ai viếng nhà thờ) trong lễ này . Lễ này được mừng trong toàn giáo hội công giáo vào ngày 16 tháng 7 hàng năm.
Lòng sùng kính Đức Maria của Dòng Camêlô.
Các tu sĩ Camêlô nhìn thấy ở Maria một hình mẫu hoàn hảo của đời sống nội tâm, của cầu nguyện và chiêm niệm, một hình mẫu đạo đức, cũng như là người gần gũi nhất với Chúa Giêsu Kitô. Bề trên tổng quyền của Dòng Camêlô, Fernando Millán Romeral, O.Carm viết:"Đức Maria xuất hiện như một người phụ nữ huyền nhiệm. Trong sự thấp hèn và khiêm nhường Mẹ giúp chúng ta thâm nhập vào mầu nhiệm Nhập Thể và Cứu chuộc của con Mẹ". Dòng Camêlô nhìn nhận Maria như một người mẹ thiêng liêng, là đấng bảo trợ và là người chị.
Trong lá thư của hai Bề Trên Tổng Quyền dòng Cát Minh và dòng Cát Minh Cải Tổ nhân dịp kỷ niệm 750 năm ngày Áo Đức Bà Cát Minh, ngày 16 tháng 5 năm 2001 viết:
Kinh cầu Đức Mẹ Camêlô.
Kinh sau đây cũng được đọc trong Tuần Cửu Nhật Kính Đức Mẹ Núi Cát Minh:
Công bố của Giáo hội.
Đức mẹ núi Camêlô và luyện ngục.
Đức mẹ núi Camêlô được xem là người cứu rỗi các linh hồn nơi luyện ngục với tên gọi "Đặc ân ngày thứ Bảy". Truyền thống cho rằng, Đức Mẹ đã hiện ra với Giáo hoàng Gioan XXII truyền dạy phải công bố cho hết những ai mang Áo Đức Mẹ biết: "Ngày thứ Bảy đầu tiên sau khi họ từ trần, họ sẽ được cứu thoát khỏi luyện ngục". "Đặc ân ngày thứ Bảy" đã được nhiều Giáo hoàng công nhận: Piô V, Giáo hoàng Grêgôriô VIII, Phaolô V. Giáo hoàng Piô XII cũng nói: "Mẹ rất dịu hiền không trì hoãn nhưng sớm bao nhiêu có thể, cầu bầu cùng Thiên Chúa sớm mở cửa Thiên Đàng cho con cái của Mẹ phải đền bồi tội lỗi trong luyện ngục trong đặc ân ngày thứ Bảy mà Mẹ đã phán hứa". | 1 | null |
Hậu Lương () là chính quyền do Tiêu Sát kiến lập trong thời kỳ Nam-Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc. Quốc đô Hậu Lương đặt ở Giang Lăng, thống trị khu vực biên cương phía tây của Nam triều Lương trước đó, vì thế còn được gọi là Tây Lương (西梁).
Năm 554, Tây Ngụy công hãm Giang Lăng, sau khi Tây Ngụy sát hại Lương Nguyên Đế, Tiêu Sát- vốn được Tây Ngụy phong làm Lương vương- đã xưng đế vào năm 555, và xưng thần với Tây Ngụy. Tuy nhiên, Hậu Lương có quốc thổ nhỏ hẹp, đất đai chỉ gồm các huyện phụ cận Giang Lăng, rộng 800 lý, trước sau là nước phụ dung cho Tây Ngụy, Bắc Chu và Tùy. Hậu Lương tự xem mình là Nam triều chính thống, đối lập với Trần. Do Hậu Lương kế thừa văn hóa của Nam triều Lương, nên đã trở thành một quốc gia có văn hóa phát triển cao độ.
Hậu Lương tổng cộng truyền được ba đời vua: Tuyên Đế Tiêu Sát, Minh Đế Tiêu Khuy, Hậu Chủ Tiêu Tông. Năm 587, Tùy Văn Đế phế trừ Hậu Lương, cải Tiêu Tông làm Cử quốc công, Hậu Lương do đó diệt vong, tồn tại tổng cộng trong 33 năm. Tuy nhiên, do Tiêu thị có lịch sử phụng sự Bắc Chu, lại rất cung cẩn với triều Tùy, nữ nhi của Lương Minh Đế trở thành Dạng Mẫn hoàng hậu của Tùy Dạng Đế, nên sau khi Hậu Lương bị phế trừ, Tiêu thị vẫn giữ lại được ảnh hưởng chính trị nhất định trong triều đình trung ương Tùy và tại Giang Lăng. Cuối thời Tùy, một hậu duệ của hoàng thất Hậu Lương là Tiêu Tiển (蕭銑) đã lãnh đạo một trong các cuộc nổi dậy, ông xưng đế và đặt quốc đô tại Giang Lăng nhằm phục quốc Lương. | 1 | null |
"Tell Me Your Wish (Genie)" (; cách điệu thành GENIE tại Nhật) là bài hát chủ đề từ EP cùng tên của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Girls' Generation, được phát hành trực tuyến vào ngày 22 tháng 6 năm 2009. Bài hát đã đứng đầu nhiều bảng xếp hạng âm nhạc tại Hàn Quốc.
Sáng tác và phát hành.
Sau thành công ngoài mong đợi của EP "Gee", cuối tháng 6, SM Entertainment thông báo rằng SNSD sẽ quay trở lại với một bài hát mới với hình tượng "nữ hải quân". "Tell Me Your Wish (Genie)" được phát hành trực tuyến vào ngày 22 tháng 6 năm 2009. Màn biểu diễn đầu tiên của nhóm là vào ngày 26 tháng 6 năm 2009 trên chương trình "Music Bank" của đài KBS. Chỉ trong vòng ít ngày, bài hát đã đứng đầu 10 bảng xếp hạng âm nhạc khác nhau, đồng thời trở thành nhạc chuông được tải về nhiều nhất.
"Tell Me Your Wish" là một bài hát electropop chịu ảnh hưởng của eurodance. Ca khúc vốn dĩ do Anne Judith Wik, Robin Jenssen, Ronny Svendsen, Nermin Harambasic (Dsign Music) và Fridolin Nordso sáng tác, với tên gốc là "I Just Wanna Dance" do Nathalie Makoma trình diễn. Sau khi được SM Entertainment mua bản quyền, lời bài hát được Yoo Young-jin viết lại, đồng thời giai điệu cũng được chính ông và em trai Yoo Han-jin điều chỉnh. Ban đầu, bài hát mà Girls' Generation thu âm và luyện tập vũ đạo có tên gọi "I Just Wanna Wish," nhưng sau đó đã được điều chỉnh ngay trước khi phát hành và đổi tên thành "Tell Me Your Wish (Genie)."
Ra mắt ở Nhật.
"Genie" (cách điệu thành GENIE) là bài hát tiếng Nhật đầu tay của Girls' Generation, được phát hành vào ngày 8 tháng 9 năm 2010 tại Nhật dưới ba phiên bản: một phiên bản thông thường chỉ bao gồm CD và hai phiên bản bao gồm cả CD và một DVD. Một phiên bản video âm nhạc mới cũng được thực hiện và ra mắt vào ngày 26 tháng 10 năm 2010. Bài hát đã đạt vị trí thứ 5 trên bảng xếp hạng Oricon trong ngày đầu tiên và vươn lên vị trí thứ 2 vào ngày 11 tháng 9 năm 2010.
iTunes Nhật Bản đã chọn "Genie" làm "Album đột phá năm 2010" trong bảng xếp hạng "2010: Music, 2010 BEST".
Video âm nhạc.
Phiên bản tiếng Hàn.
Teaser và video chính thức của bài hát ra mắt lần lượt vào các ngày 16 và 25 tháng 8 năm 2009.
Phiên bản tiếng Nhật.
Teaser và video chính thức của bài hát ra mắt lần lượt vào các ngày 19 và 26 tháng 6 năm 2010.
Phiên bản 3D (tiếng Hàn).
Ngày 24 tháng 10 năm 2010, video 3D của phiên bản tiếng hàn được ra mắt dành cho TV LED PAVV của Samsung.
Biểu diễn.
Trong các màn biểu diễn "Tell Me Your Wish (Genie)", các thành viên mặc trang phục quân đội bao gồm áo khoác và váy ngắn hoặc quần đùi với các màu sắc chủ đạo là trắng, nâu và đỏ. Thông qua hình tượng này nhóm muốn thể hiện một hình ảnh trưởng thành hơn so với "Gee". Vũ đạo của bài hát, do Rino Nakasone thực hiện, tập trung vào sự đồng đều cũng như nét gợi cảm. Một số động tác đá chân trở nên nổi tiếng.
Bản phối "Rock Tronic" của bài hát đã được biểu diễn trong hai tour diễn của SMTown cũng như tour diễn đầu tiên của nhóm. Bản phối này bao gồm một đoạn vũ đạo màn hơi hướng nhạc rock.
"Genie" trở thành bài hát mở màn cho tour diễn đầu tiên tại Nhật và tour diễn châu Á thứ hai của nhóm. Trong màn biểu diễn này, các cô gái xuất hiện từ trong một chiếc hộp lớn khi đang ngồi trên ba bậc thang hình kim tự tháp; Taeyeon ở trên cùng, Jessica và Tiffany ở giữa, Seohyun, Hyoyeon, Sunny, YoonA, Yuri và Sooyoung ở dưới cùng. Lời đầu tiên của ca khúc được Taeyeon hát, sau đó lần lượt được Jessica và Tiffany cũng như các thành viên còn lại lặp lại hai lần trước khi bài hát bắt đầu. Bản phối này còn bao gồm một đoạn rap do Tiffany thể hiện.
Tiffany thường thay thế từ "DJ" trong "DJ, put it back on" bằng tên quốc gia hoặc thành phố mà nhóm đang biểu diễn.
Các phiên bản khác.
Bài hát "Raqsga Tushgin" của ca sĩ người Uzbekistan Dineyra đã dấy lên vấn đề về vi phạm bản quyền. Tuy nhiên, mặc dù bài hát này được phát hành trước mini-album thứ hai của Girls' Generation, Dineyra đã thu tiến hành thu âm mà không có sự cho phép của Universal Music, do đó vi phạm bản quyền đối với "Tell Me Your Wish (Genie)".
Ngày 19 tháng 5 năm 2010, ca sĩ người Hà Lan Nathalie Makoma phát hành một đĩa đơn tên là "I Just Wanna Dance" với lời tiếng Anh của bài hát gốc.
Ngày 3 tháng 6 năm 2011, ca sĩ người Anh C.J. Lewis phát hành phiên bản tiếng Anh của Genie. | 1 | null |
Tầm bóp hay còn gọi tầm phóc, bánh phóc, lu lu cái, lồng đèn, thù lù cạnh, bôm bốp, thù lù (danh pháp khoa học: Physalis angulata) là loài thực vật có hoa thuộc họ Cà (Solanaceae). Loài này được Carl Linnaeus miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753.
Nguồn gốc.
Tầm bóp có họ hàng gần với thù lù nhỏ ("Physalis minima"), thù lù lông ("Physalis peruviana")... hay xa hơn nữa là cà chua, cà tím và khoai tây.
Tầm bóp có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, sau trở thành liên nhiệt đới. Thấy mọc hoang khắp nơi, ở trên các bờ ruộng, bãi cỏ, đất hoang hay ven đường làng quê. Cũng còn thấy ở ven rừng từ vùng thấp đến vùng có độ cao 1.500m so với mặt nước biển. Dược liệu sử dụng tươi hay phơi khô dùng dần.
Là loại cây thảo mọc hoang quanh năm, cao 50 – 90 cm, phân nhiều cành. Thân cây có góc, thường rủ xuống. Lá mọc so le, hình bầu dục, chia thuỳ hay không, dài 30 - 35mm, rộng 20 - 40mm; cuống lá dài từ 15 - 30mm. Hoa mọc đơn độc, có cuống mảnh, dài khoảng 1 cm. Đài hình chuông, có lông, chia ra từ phía giữa thành 5 thuỳ, tràng hoa màu vàng tươi hay màu trắng nhạt, có khi điểm những chấm màu tím ở gốc, chia 5 thuỳ. Quả mọng tròn, nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín màu đỏ, có đài cùng lớn với quả, dài 3 – 4 cm, rộng 2 cm, bao trùm lên ở ngoài như cái túi, hạt nhiều hình thận. Khi bóp quả vỡ phát ra tiếng bộp. Cây ra hoa kết quả quanh năm. Bộ phận sử dụng làm thuốc là toàn cây có tên dược là Herba physalis Angulatae.
Chất dinh dưỡng.
Chi tiết: trong 100g quả Tầm bóp có 80% là cacbohydrat, 12% là protein, 8% là chất béo.
Lợi ích.
Tính vị, tác dụng.
Toàn cây có vị đắng, tính mát, không độc; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khư đàm chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết. Quả có vị chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, tiêu đờm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp.
Thường dùng trị cảm sốt, yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, phiền nhiệt nôn nấc. Dùng 20-40g khô sắc uống. Dùng ngoài trị nhọt vú, đinh độc, đau bìu dái. Dùng 40-80g cây tươi giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì dùng đắp; hoặc nấu nước rửa. Quả Tầm bóp ăn được và dùng chữa đờm nhiệt sinh ho, thủy thủng và đắp ngoài chữa đinh sang, rễ tươi nấu với tim lợn, chu sa dùng ăn chữa được chứng đái đường.
Ở Ấn Độ, toàn cây được sử dụng làm thuốc lợi tiểu; lá được dùng trị các rối loạn của dạ dày.
Những người hay lênh đênh sông nước nên ăn quả này thường xuyên vì lượng vitamin C và B1, tiền vitamin A trong quả tầm bóp rất cao nên rất tốt cho cơ thể, có thể chữa bệnh Scorbut vì trên biển không có hoa quả.
Ngoài ra quả tầm bóp còn có thể phòng ngừa các bênh về đường tiết niệu và viêm thận ví dụ sỏi thận, sỏi bàng quang và chữa bệnh gút rất tốt. Quả để khô có thể làm mứt.
Cây có thể trồng như cây cảnh trong vườn. | 1 | null |
Citripestis sagittiferella là một loài bướm đêm trong chi "Citripestis". Loài này được Moore vào mô tả năm 1891. Loài này được tìm thấy ở Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan.
Loài này ăn các loài thuộc chi cam chanh "Citrus" và được xem là một loài gây hại. Sâu con sau khi nở ra sẽ bắt đầu đục từ dưới đáy trái cây cam chanh bưởi và luồn sâu vào trong ruột. Vì vậy các loại thuốc trừ sâu coi như vô hiệu với loại sâu này. Khi sâu đến tuổi thứ 5 thì chui ra ngoài, rơi xuống đất trở thành nhộng, sau đó nở thành bướm và tiếp tục vòng đời của chúng. Ấu trùng có màu cam đến nâu đỏ tối với đầu màu nau tối. Chúng dài đến 20 mm. | 1 | null |
Lũ lụt Argentina 2013 xảy ra từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 4 năm 2013 tại khu vực đông bắc tỉnh Buenos Aires, Argentina kèm theo nhiều cơn lũ quét cướp đi ít nhất sinh mạng 59 người. Vùng đô thị La Plata bị thiệt hại nặng nhất với 51 người thiệt mạng, còn vùng Vùng đô thị Buenos Aires theo báo cáo có tám người thiệt mạng. Cơn lũ hình thành do cơn mưa cực lớn và theo các chuyên gia, đây là cơn lũ tồi tệ nhất trong lịch sử La Plata. Vào ngày 4 tháng 4, theo báo cáo 20 người vẫn đang mất tích và 1200 người phải đi sơ tán ở La Plata.
Chính phủ Argentina đã dành 3 ngày quốc tang cho các nạn nhân tính từ ngày 3 tháng 4. Vào ngày 5 tháng 4, chính phủ cũng công bố trợ cấp thiệt hại cho các nạn nhân. | 1 | null |
Quốc tang là một dịp xảy ra với một ngày hay vài ngày, hay có thể là một tuần tang lễ được chính phủ của quốc gia chỉ định với những hoạt động tưởng nhớ cá nhân hay tập thể những người đã mất. Các nạn nhân được tưởng nhớ thông thường là cá nhân xuất sắc có đóng góp lớn xã hội hay những người thiệt mạng trong vụ thiên tai lớn.
Tùy theo tình hình xã hội ở từng nước, lễ quốc tang sẽ được tổ chức với phong tục tập quán khác nhau. | 1 | null |
Carrageenan hay caragenan là nhóm các polysaccharid mạch thẳng sulfat hóa, được chiết từ các loài rong sụn, rong đỏ. Carrageenan được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm với các tính chất như tạo gel, làm dày, ổn định. Ứng dụng quan trọng của phụ gia này là trong các sản phẩm thịt và sữa, do khả năng liên kết tốt với các protein thực phẩm. Có ba loại carrageenan, khác nhau bởi mức độ sulfat hóa. Kappa-carrageenan chỉ có một nhóm sulfat trên mỗi disaccharid. Iota-carrageenan có hai nhóm sulfat trên mỗi disaccharid. Lambda carrageenan có ba nhóm sulfat trên mỗi disaccharid.
Tính chất.
Carrageenan là các polysaccharid tạo bởi các chuỗi lặp lại của các đơn vị galactose và 3,6 anhydrogalactose (3,6-AG), cả dạng sulfat hóa và không sulfat hóa. Các đơn vị này tham gia các liên kết α-1,3 và β-1,4 glycosid.
Trong thương mại có ba dạng carrageenan:
Khi sử dụng trong thực phẩm, carrageenan là phụ gia mang số hiệu E407 (hoặc E407a đối với "processed eucheuma seaweed"). | 1 | null |
Mộ Dung Thổ Dục Hồn (, 246-317) là người kiến lập nên nước Thổ Dục Hồn, là thủy tổ của những người cai trị Thổ Dục Hồn sau này. Ông là con trai trưởng của Tiên Ti thiền vu Mộ Dung Thiệp Quy (song là con của tiểu thiếp), là anh trai của Mộ Dung Hối- cha của người sáng lập nên Tiền Yên là Mộ Dung Hoảng.
Ông và Mộ Dung Hối vốn có quan hệ hữu hảo, song vì Mộ Dung Hối nghe theo lời xúi giục mà dần xa lánh anh trai. Một lần Mộ Dung Hối lấy cớ ngựa hai bên cắn nhau mà tranh chấp với Mộ Dung Thổ Dục Hồn, sau đó Mộ Dung Thổ Dục Hồn bày tỏ muốn ra đi. Mặc dù Mộ Dung Hối ăn năn và sửa chữa, song Mộ Dung Thổ Dục Hồn thấy đã phát sinh hiềm khích nên vẫn quyết tâm ra đi.
Vào năm 283, Mộ Dung Thổ Dục Hồn đã dẫn đầu 1.700 hộ di cư đến khu vực nay thuộc Âm Sơn của Nội Mông. Khoảng năm 313, Mộ Dung Thổ Dục Hồn dẫn các hộ từ Âm Sơn tiến về phía nam, đến đất Phu Hãn thuộc Lũng Tây (nay thuộc Lâm Hạ, Cam Túc). Lấy đây làm căn cứ địa, con cháu kế tục khai khẩn ra ba hướng nam, bắc và tây, thống trị các tộc Đê Khương tại khu vực nay thuộc tỉnh Thanh Hải, nam bộ tỉnh Cam Túc, tây bắc bộ tỉnh Tứ Xuyên. Năm 317, Mộ Dung Thổ Dục Hồn qua đời, con trai trưởng là Thổ Diên kế vị. | 1 | null |
Đẹp từng centimet là một bộ phim hài hước - tình cảm - tâm lý của Việt Nam do Vũ Ngọc Đãng làm đạo diễn, công chiếu vào dịp Tết năm 2009. Phim có sự tái xuất của cặp diễn viên Lương Mạnh Hải và Tăng Thanh Hà sau khi đóng cặp ăn ý trong bộ phim truyền hình "Bỗng dưng muốn khóc".
Nội dung.
Quang Hy là một chàng nhiếp ảnh gia nghiệp dư, anh luôn muốn mình trở thành người chuyên nghiệp bằng cách chụp ảnh khỏa thân của phụ nữ để thực tập. Nhưng vì dự định chụp ảnh con gái ông chủ tiệm nên anh bị đuổi đi, Quang Hy đành phải rời xa vùng đất Nha Trang lên Sài Gòn bắt đầu cuộc sống mới. Tại đây anh làm quen với Ngô Đồng - một cô gái chuyên đóng vai quần chúng cho những đoàn phim, thường bị các đạo diễn chê bai nhưng cô vẫn không tin mình không có khả năng diễn xuất. Quang Hy nói dối với Ngô Đồng rằng mình là đạo diễn phim và hứa sẽ dạy cho cô cách diễn xuất, đổi lại cô phải làm người mẫu khỏa thân cho anh chụp ảnh. | 1 | null |
Lửa Phật (tựa tiếng Anh: Once Upon a Time in Vietnam) là một bộ phim điện ảnh Việt Nam do Dustin Nguyễn làm đạo diễn, biên kịch, sản xuất và đóng vai chính. Phim còn có sự tham gia của Ngô Thanh Vân, Thái Hòa và diễn viên Hollywood Roger Yuan.
"Lửa Phật" được khởi chiếu vào ngày 22 tháng 8 năm 2013, đây còn được biết là bộ phim hành động giả tưởng đầu tiên của Việt Nam.
Nội dung.
Ông Đạo là một người có võ công cao cường, từng làm tướng quân trong quân đội. Sau khi giúp vua đánh đuổi giặc ngoại xâm, ông rời khỏi quân ngũ và đi tìm một cuộc sống bình yên.
Ông Đạo chạy xe môtô suốt quãng đường xa rồi dừng chân tại một ngôi làng. Ở ngôi làng này, ông gặp lại Ánh – người yêu cũ của ông – hiện giờ đã có chồng con. Ông Đạo ở tạm trong nhà của Ánh, dạy võ cho con trai Ánh để cậu bé có thể tự vệ trước đám bạn côn đồ.
Ngay khi đặt chân đến ngôi làng này, ông Đạo vô tình chọc giận bọn giang hồ vùng này, nhưng chúng không làm gì được ông vì ông quá giỏi võ. Ông Tính – chủ của quán bar rất muốn trừng trị ông Đạo.
Ông Tính cho bọn thuộc hạ qua làng bên mời một cao thủ võ thuật đến để trừng trị ông Đạo. Người cao thủ đó lại chính là ông Long, trước đây là bạn thân của ông Đạo và Ánh trong quân đội.
Một trận đấu võ gây cấn diễn ra, ông Đạo và ông Long đánh nhau dữ dội. Ánh cũng lao vào đánh ông Long, hỗ trợ cho ông Đạo. Tuy nhiên ông Long quá mạnh, hai người kia không đánh lại.
Chồng của Ánh chạy ra cũng bị ông Long đánh. Sau đó ông Long định làm hại bé Hùng – con trai Ánh. Bộ phim tiết lộ rằng năm xưa lúc còn trong quân đội, Ánh đã từng ngủ với ông Long để cầu xin ông tha mạng cho một binh sĩ, và bé Hùng chính là con ruột của ông Long.
Bé Hùng tự tạo ra một quả đấm lửa làm ông Long bất ngờ. Ông Long lúc này mới hiểu bé Hùng là con ruột của mình, ông xúc động và tự sát bằng cách thiêu đốt toàn thân mình.
Ông Đạo nhận ra ngôi làng này không còn thích hợp để ông sống, ông quyết định sẽ đi nơi khác. Ông Đạo tạm biệt gia đình Ánh rồi lên xe môtô phóng nhanh ra khỏi ngôi làng.
Âm nhạc.
Bài hát chủ đề của bộ phim là bài "Sắc màu" của nhạc sĩ Trần Tiến, được nhạc sĩ Đức Trí phối theo phong cách rock và do ca sĩ Phạm Anh Khoa cùng nhóm nhạc PAK Band thể hiện.
Phát hành quốc tế.
Một đoạn phim quảng bá dài 5 phút của "Lửa Phật" đã được trình chiếu tại hội chợ Marché du Film, Cannes 2013 vào tháng 5.
Bộ phim cũng đã thực hiện đàm phán để phát hành tại New Zealand, Úc, Đức, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Mỹ và Canada. Theo đó, hãng Grindstone Entertainment Group và Lionsgate sẽ hợp tác phát hành "Lửa Phật" tại thị trường Bắc Mỹ. Splendid Film GmbH sẽ phát hành bộ phim tại Đức, Áo, Alto Adige, Thụy Sĩ, Liechtenstein, Luxembourg, Hà Lan và Bỉ.
Ngoài ra, "Lửa Phật" cũng đạt được thỏa thuận phát hành với Sonamu Pictures Co., Ltd tại thị trường Hàn Quốc, Pictureworks tại Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Bangladesh, Maldives, Pakistan và Sri Landka, Creative Century Entertainment Co., Ltd tại Đài Loan, IPA tại Thái Lan, Incubate Ltd tại Úc, New Zealand... cũng như đang đàm phán tại Anh, Pháp, Brazil...
Tại liên hoan phim East Winds diễn ra từ ngày 31 tháng 10 đến ngày 3 tháng 11, bộ phim được chọn làm phim trình chiếu mở màn.
Tranh cãi.
Sau khi công chiếu, bộ phim đã gây ra những tranh cãi về việc quảng cáo rượu lộ liễu trong phim. Mặc dù vậy, thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam, vào ngày 13 tháng 9 năm 2013 đã kết luận bộ phim không phải là sản phẩm quảng cáo nên chưa phải xử lý theo quy định pháp luật. | 1 | null |
Khăn liệm Turin hoặc Vải liệm Turin (tiếng Ý: "Sindone di Torino, Sacra Sindone") là một tấm vải lanh mang hình ảnh của một người đàn ông dường như đã bị chấn thương bởi các tác nhân vật lý. Các dấu tích phù hợp với việc bị đóng đinh. Nó hiện được lưu giữ trong nhà nguyện hoàng gia của Nhà thờ chính tòa Torino, miền bắc nước Ý. Hình ảnh trên tấm vải liệm thường được cho là Chúa Jesus và đây chính là tấm khăn đã liệm Chúa khi ngài được đem xuống khỏi thập giá và mai táng trong mộ đá. Nó có màu đen và trắng rõ rệt hơn nhiều so với màu nâu đỏ tự nhiên.
Nguồn gốc của tấm vải liệm và hình ảnh người đàn ông trên đó là chủ đề của các cuộc tranh luận gay gắt giữa các nhà khoa học, nhà thần học, nhà sử học và các nhà nghiên cứu. Các tác phẩm khoa học được phổ biến đã trình bày nhiều lập luận khác nhau cho cả tính xác thực và giả mạo của tấm vải liệm. Nhiều phương pháp đã được tiến hành từ hóa học, sinh học, y khoa, pháp y để phân tích hình ảnh quang học. Cho đến nay Giáo hội Công giáo không chính thức xác nhận cũng không tuyên bố bác bỏ tấm vải liệm, nhưng vào năm 1958 Giáo hoàng Pio XII đã phê chuẩn hình ảnh như là Thánh Nhan Chúa Jesus. Gần đây, Giáo hoàng Francisco và người tiền nhiệm là Giáo hoàng Benedictus XVI đều mô tả Khăn liệm Turin như là "một biểu tượng".
Lịch sử.
Các ghi chép lịch sử về tấm vải liệm có thể được chia thành hai khoảng thời gian: trước 1390 và từ 1390 đến nay. Giai đoạn trước năm 1390 là đề tài tranh luận và tranh cãi giữa các nhà sử học. Không có một hồ sơ lịch sử chính thức nào liên quan đến tấm vải liệm có từ trước thế kỷ 14, ngoại trừ những chi tiết vụn vặt.
Theo trình thuật của Phúc âm Gioan thì sau khi được bà Maria Madalena chạy về báo, hai tông đồ là Phêrô và Gioan đã chạy ra mồ và nhận thấy xác Chúa Giêsu không còn ở đó, nhưng tấm vải dùng để liệm xác thì vẫn còn. Truyền thống cho rằng chính Phêrô là người đã thu nhặt tấm vải và đem về nhà. Theo ghi chép của thánh Nino vào thế kỷ thứ 4, thì tấm vải liệm này sau đó thuộc sở hữu của vợ tổng trấn Philato. Tiếp đó, theo Giám mục Eusebius thì một môn đệ của Chúa Giêsu tên là Addai đã đem tấm khăn liệm này đến Edessa (Thổ Nhĩ Kỳ) để tặng cho vua Abgar V. Theo Eusebius thì ông vua này đã tôn kính tấm khăn liệm và được ơn khỏi bệnh.
Khoảng năm 57, Abgar qua đời. Con ông lên kế ngôi và ra lệnh cấm đạo. Giáo dân ở Edessa đã đem tấm khăn liệm cất dấu và nó gần như "biến mất". Năm 525, Edessa bị lụt lớn, lúc đó người ta mới thấy tấm vải được dấu trong hốc tường của cổng thành này và nó được gọi là "Mandylion" . Hoàng đế Justiniano đã ra lệnh xây cất tại đây một thánh đường lớn có tên là Hagia Sophia để tôn kính tấm vải liệm. Năm 639, Edessa bị quân Hồi giáo chiếm đóng nên tấm vải liệm được đem đi nơi khác để cất giấu. Năm 670, người ta thấy tấm khăn liệm xuất hiện tại Palestine. Và năm 944, nó xuất hiện tại nhà thờ Đức Mẹ tại thành Constantinopolis, Thổ Nhĩ Kỳ. Khi thành phố Constantinopolis bị cướp phá vào năm 1204, tấm vải lại "biến mất".
Học giả người Anh Ian Wilson cho rằng tấm khăn liệm Turin chính là khăn liệm "mandylion" trong tiếng Hy Lạp. Vào năm 1997, học giả Zanzotto đã tìm thấy trong Thư viện Vatican thủ bản một bài giảng của Trưởng Phó tế Vương cung thánh đường Sofia là Gregorio Il Referendario. Phó tế Gregorio đã tham dự việc di chuyển tấm khăn "mandylion" từ Edessa về Bisanzio. Bài giảng miêu tả rằng trên tấm khăn người ta trông thấy cạnh sườn bị đâm thấu của Chúa Giêsu . Chính điều này đặt ra một nghi ngờ là tấm khăn "mandylion" chỉ có gương mặt của Chúa Giêsu chứ không phải là hình ảnh toàn thân như tấm vải Turin và Mandylion trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là khăn lau mặt hay khăn lau tay chứ không phải là khăn liệm.
Năm 1349, hiệp sĩ Geoffrey de Charny đã viết thư gửi Giáo hoàng đề nghị được xây một nhà thờ ở Lirey (Pháp), đồng thời tuyên bố ông đang sở hữu tấm vải liệm Chúa Giêsu. Mặc dù hầu hết mọi người chấp nhận tấm vải của Geoffrey chính là Mandylion, và nó đã được chính triều đình Byzantium trao cho các Hiệp sĩ dòng Đền. Nhưng một số chuyên gia vẫn rất hoài nghi về nguồn gốc và tính xác thực của nó. Một trong những người có tiếng nói hoài nghi nhất là Giám mục Pierre d’Arcis. Trong một bức thư gửi Giáo hoàng vào năm 1389, d’Arcis cho rằng, Geoffrey đã lừa gạt giáo hội bằng một tấm vải được in hình một cách gian trá mà ông ta bịa ra đó là tấm vải liệm từng bọc thi thể Chúa Giêsu và nó được tạo ra nhằm mục đích kiếm lợi nhuận.
Năm 1418, khăn liệm lại được chuyển về pháo đài Montfort. Năm 1452, công chúa Magaret Charny đã tổ chức một cuộc triển lãm cho công chúng đến chiêm ngưỡng tấm khăn liệm tại lâu đài Germolles và sau đó tặng lại nó cho quận công Savoy. Năm 1502, tấm vải liệm được chuyển về lưu giữ trong nhà thờ Sainte Chapelle ở Chambery, một công trình được gia đình Savoy xây dựng dành riêng để lưu giữ khăn liệm. Chính tại đây vào năm 1532, một vụ hỏa hoạn đã bùng phát, tấm vải được cứu thoát nhưng bị những vết cháy do đĩa bạc nóng chảy nhỏ vào và được các bà xơ vá lại .
Ngày 17 tháng 9 năm 1578, Philibert de Savoy dời đô về thành Turin và mang tấm khăn vào đặt trong nhà thờ chính tòa của thành phố này. Kể từ đó tấm khăn này được gọi là khăn liệm thành Turin. Năm 1938, Adolf Hitler thăm nước Ý. Nhận thấy rằng các viên chức Đức quốc xã rất thích tấm khăn liệm, cho nên năm sau, Tòa Thánh và hoàng gia Savoy đã quyết định mang khăn liệm về tu viện Biển Đức tại Avellino, vùng Campania, miền Nam nước Ý cất giấu nhằm tránh bị Hitler tịch thu . Nhưng 1983, hậu duệ của gia đình Savoy đã trao tấm khăn liệm lại cho Tòa thánh và Tòa Thánh đã cho cất giữ tại nhà thờ chính tòa Turin cho tới ngày nay.
Nhân dịp năm Toàn Xá 2000, tấm khăn liệm được mang ra trưng bày cho dân chúng kính viếng từ ngày 12 tháng 8 đến ngày 22 tháng 10 .Tiếp đó vào năm 2010, từ ngày 10 tháng 4 cho đến ngày 23 tháng 5 năm 2010. Trong lần trưng bày này đã có trên hai triệu người đến chiêm ngắm cả Giáo hoàng Biển Đức XVI. Hình ảnh của tấm vải liệm cũng được phát sóng trên truyền hình vào ngày 30 tháng 3 năm 2013.
Quan điểm tôn giáo.
Vị trí đối với Vatican.
Năm 1506, Giáo hoàng Giuliô II ban hành sắc lệnh "Romanus Pontifex" công nhận tấm khăn liệm là thánh tích thật sự của Chúa Giêsu và thiết lập thánh lễ mừng thánh tích vào ngày 4 tháng 5 hằng năm tại địa phận nhà thờ Chambérry là nơi lưu giữ thánh tích khi đó. Giáo hoàng Gioan Phaolô II gọi khăn liệm Turin là "biểu tượng của nỗi thống khổ ở mọi thời đại". Ngày 12 tháng 6 năm 1998, Joseph Ratzinger (sau này là Giáo hoàng Biển Đức XVI) khi còn là hồng y đã đến viếng tấm khăn liệm.
Giáo hoàng Phanxicô nói về khăn liệm: "...Dung mạo này có đôi mắt nhắm lại, đó là dung mạo của một Đấng đã chết, và thật nhiệm mầu Ngài đang nhìn chúng ta, và trong im lặng, Ngài nói với chúng ta...Dường như tấm Khăn Liệm để cho một năng lượng bị hạn chế nhưng mạnh mẽ trong nó tỏa sáng nhiều, như muốn nói: hãy tin, đừng mất hy vọng; quyền năng của tình yêu Thiên Chúa, quyền năng của Đấng Phục Sinh vượt qua tất cả mọi thứ".
Quan điểm khoa học.
Giám định bằng phóng xạ cacbon-14.
Tháng 4 năm 1988, ba phòng thí nghiệm, một thuộc Đại học Oxford (Anh), một thuộc Đại học Arizona (Mỹ) và một thuộc Viện Công nghệ liên bang Thụy Sĩ ở Zürich đã tiến hành lấy mẫu và xét nghiệm tấm vải bằng phương pháp "định tuổi bằng cacbon-14" độc lập và riêng rẽ. Ngày 13 tháng 10 năm 1988, các kết quả từ ba phòng thí nghiệm được công bố: Tấm vải được xác định là ra đời từ khoảng năm 1260 đến 1350 sau Công nguyên. Nghĩa là "tấm vải được làm giả vào thời Trung cổ".
Tuy nhiên, trước khi qua đời vào năm 2005, Ray Rogers, người từng là phụ trách dự án đã nói rằng: "...nhiều khả năng đây là tấm vải từng được dùng để bọc thi hài Jesus". Theo đó có những sợi vải cotton đã được nhuộm khá kỹ và trong quá trình vá tấm vải liệm chúng được đổi màu để phù hợp với màu của miếng vải lanh đó. "Trong tấm vải liệm có nhiều chất liệu khác nhau và kết quả giám định niên đại mà chúng tôi đưa ra là hoàn toàn không chính xác".
Phân tích hình ảnh.
Trong cuộc trưng bày vào tháng 5 năm 1898. Nhiếp ảnh nghiệp dư tên là Secondo Pia là người đầu tiên được phép chụp ảnh tấm khăn liệm. Pia đã vô cùng kinh ngạc khi nhận thấy tấm kẽm âm bản cho một hình ảnh gần giống như 3 - D (ba chiều), rõ hơn và thật hơn so với khi quan sát trực tiếp. Hình ảnh người đàn ông trên tấm vải hiện lên chi tiết qua ảnh âm bản đã dẫn đến những suy luận mới về nguồn gốc huyền diệu của nó
Vào năm 2002, Giáo sư Giulio Fanti của trường Đại học Padua của Ý cho rằng ông đã nhìn thấy "hình mờ" ở mặt sau của tấm vải liệm. Hình này ít khi được nhìn thấy vì nó bị giấu ở dưới một miếng của tấm vải được các nữ tu khâu vào năm 1534 sau khi nó bị lửa làm hư). Fanti cho rằng: "Tấm hình này rất mờ nhưng những nét như mũi, mắt, tóc, râu cằm và ria thì có thể nhìn thấy rõ. Tuy nhiên có một vài điểm khác biệt nhỏ với khuôn mặt đã từng được biết trước đây. Ví dụ, lỗ mũi ở mặt sau của tấm vải liệm cũng rộng giống như hình trước nhưng về kích thước thì nó lại không giống".
Năm 2009, kết quả nghiên cứu của nhà tư vấn đồ họa Lillian Schwartz tại trường Nghệ thuật thị giác ở New York khẳng định tấm vải liệm in hình gương mặt của Leonardo da Vinci chứ không phải của Chúa Giêsu và Leonardo đã tạo nên hình ảnh đó bằng cách sử dụng kỹ thuật chụp ảnh thô sơ. Sử dụng máy quét, Schwartz nhận thấy gương mặt in trên tấm vải liệm Turin và chân dung tự họa của Leonardo da Vinci có những kích thước tương đương nhau .
Năm 2012,Giáo sư Paolo Di Lazzaro dẫn đầu một nhóm nghiên cứu cho rằng hình ảnh trên tấm vải liệm được tạo ra bởi thứ ánh sáng tương tự như tia laser cực tím - công nghệ vượt ngoài khả năng của những người làm giả thời Trung cổ. Nó có thể được gắn với ánh sáng chớp lóe như mô tả khi Chúa Phục Sinh. Tuy nhiên Raymond Rogers, một thành viên Dự án Sturp lại cho rằng "Nếu có bất cứ dạng bức xạ nào làm suy biến chất xen-lu-lô trong sợi vải lanh để tạo ra màu, thì nó phải xuyên thấu qua toàn bộ đường kính của sợi vải. Nhưng lõi của sợi vải ở tấm vải liệm Turin thì không bị biến màu".
Phân tích mẫu vải.
Ngày 24 tháng 11 năm 1973, 11 chuyên gia được phép trực tiếp kiểm tra khăn liệm và lấy mẫu để xét nghiệm. Giáo sư Gilbert Raes của Viện Công nghệ vải sợi Ghent đã được phép lấy hai mẫu vải để kiểm tra dưới kính hiển vi điện tử. Các mẫu này cho thấy có dấu vết sợi bông Ai Cập trong thành phần tấm vải. Một thành viên khác là nhà tội phạm học Thụy Sĩ Max Frei đã thu gom mẫu phấn hoa từ tấm vải để kiểm tra và xác định dấu vết phấn hoa từ các loại cây bản địa ở Israel và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tháng 10 năm 1978, Dự án Nghiên cứu vải liệm thành Turin (viết tắt là STURP) bao gồm 24 nhà khoa học đến từ Mỹ, Thụy Sĩ, Italia đã tiến hành một cuộc kiểm tra tấm vải liên tục trong 5 ngày. Họ đã chụp ảnh, chụp X - quang, tháo đường may và dùng máy hút để lấy mẫu bụi và phấn hoa. Cùng năm đó, chuyên gia về vi thể, một thành viên của STURP là Walter McCrone sử dụng kính hiển vi điện tử để kiểm tra gần 32 mẫu vải và sợi lấy từ các vùng khác nhau của tấm vải liệm. Ông đưa ra kết luận: Hơn một nửa số mẫu, bao gồm những mẫu lấy ở vùng thân mình của người đàn ông và những nơi có vết máu, có chứa một lượng đáng kể thuốc nhuộm làm từ oxide sắt và màu keo. McCrone tuyên bố tấm vải liệm là một "bức tranh hoàn hảo". Tuy nhiên, không lâu sau đó, McCrone xin rút khỏi dự án và những bài báo thuộc dự án xuất bản sau đó đã đưa ra những bằng chứng chống lại kết luận của McCrone.
Trong một cuộc họp báo tại Hội nghị quốc tế lần thứ 16 về thực vật học, Avinoam Danin và Uri Baruch, hai nhà thực vật học tại Đại Học Do Thái ở Jerusalem nói rằng hoa, phấn hoa và nhiều thành phần khác của cây cỏ đã để lại dấu vết trên tấm khăn liệm. Kết quả cuộc phân chất cho thấy rằng phấn hoa có trong tấm khăn liệm là từ một loại thảo mộc mà người ta chỉ tìm thấy vào tháng Ba và tháng Tư tại vùng Jerusalem. Phấn của một loài hoa có tên khoa học là "Gundelia tournefortii" được tìm thấy trên phần vải có hình vai của người đàn ông. Một số nhà khoa học cho rằng đây có thể là loại hoa được kết thành mão gai gắn trên đầu Chúa Giêsu. Đặc biệt mẫu phấn hoa này được cho là trùng khớp với mẫu phấn hoa trên tấm vải được cất giữ tại nhà thờ chính tòa Oviedo (Tây Ban Nha) mà truyền thống cho rằng đây chính là tấm vải che mặt Chúa Giêsu khi tẩm liệm. Cả hai tấm vải này đều có chứa những vết máu thuộc loại nhóm AB.
Trong cuốn sách "Il Mistero della Sindone" (Bí ẩn của tấm vải liệm), ra mắt vào ngày 29 tháng 3 năm 2013. Các tác giả là Giáo sư Giulio Fanti, chuyên gia về đo đạc nhiệt và kỹ thuật tại Đại học Padua, và nhà báo Saverio Gaeta đã tiến hành giám định các sợi vải từ tấm vải liệm (dựa vào mẫu vải đã được xét nghiệm vào năm 1988) và so sánh chúng với các mẫu từ năm 3.000 trước CN đến thời hiện đại. Họ đã dùng ánh sáng hồng ngoại, rồi đến phương pháp quang phổ học Raman, để đo bức xạ thông qua bước sóng. Kết quả của hai thí nghiệm cho thấy các sợi vải xuất hiện vào giai đoạn năm 300 trước CN đến năm 400 sau CN, có nghĩa là bao gồm thời gian Chúa Giêsu sống
Giải phẫu học và sinh học.
Năm 1902, Vignon, một nhà sinh học người Pháp, báo cáo lên Viện Hàn lâm Khoa học Pháp giả thuyết hình ảnh trên tấm vải được tạo ra bởi sự kết hợp giữa hơi người và những gia vị được dùng để xức vào thi thể người chết trong nghi lễ chôn cất. Vignon tin rằng, dầu lô hội và Ô liu đã kết hợp với khí amonia tự nhiên thoát ra từ thi thể, tạo ra một phản ứng sinh ra dấu vết trên tấm vải. Mặc dù tiến hành làm thí nghiệm nhiều lần nhưng ông cũng không thể đạt được những đường vạch rõ nét như hình ảnh xuất hiện trên tấm vải.
Một số nhà khoa học cho rằng, chi tiết giải phẫu của hình ảnh trên tấm vải là chính xác. Nhà giải phẫu học và sinh vật học người Pháp Yves Delage, đã hợp tác với Vignon để tìm ra câu trả lời cho giả thuyết giải phẫu học của họ. Hai người quyết định rằng, hình ảnh người đàn ông không thể là một tác phẩm nghệ thuật bởi nó quá chính xác về mặt giải phẫu. Tuy vậy, nhiều nhà khoa học khác lại cho rằng hình ảnh đó không phải hoàn toàn đúng về phương diện giải phẫu học. Các cuộc đo đạc đối với người đàn ông trên tấm vải đã phát hiện nhiều đặc điểm bị phóng đại, không cân xứng hoặc quá bất thường, mặt và đầu dường như quá nhỏ và tách biệt so với phần thân còn lại, cánh tay cũng dài bất thường, dường như không có ngón tay cái rõ trên hai bàn tay và tóc dường như cũng không tự nhiên .
Năm 1933, nhà giải phẫu học và khảo cổ người Pháp Pierre BarbetBarbet nhận thấy, các vết máu màu đỏ trông rõ hơn và có vẻ như độc lập so với phần còn lại của tấm vải liệm. Màu của vết máu cũng gây nghi ngờ về tính xác thực của tấm khăn liệm thay vì chuyển thành màu nâu sậm như các vết máu bình thường, những vết máu này vẫn giữ màu đỏ.
năm 2009, giáo sư hóa hữu cơ tại Đại học Pavia (Italia) Luigi Garlaschelli cho biết ông đã làm được một bản sao giống hệt tấm vải liệm thành Turin dựa vào các chất liệu và phương pháp có từ thời Trung cổ. Garlaschelli tin rằng chất màu trên tấm vải liệm thành Turin đã mờ đi một cách tự nhiên qua nhiều thế kỷ, rồi người ta thêm vào đó những vệt máu, các vết cháy sém .
Bản văn giấy chứng tử.
Năm 1978, Aldo Marastoni, giáo sư tiếng Latinh thuộc Đại học Công giáo Milan đã trông thấy các chữ viết này với mắt thường chứ không dùng dụng cụ nào. Nó được tiếp tục nghiên cứu bởi giáo sư người Pháp là André Marion và học trò của ông là Anne Laure Courage vào năm 1997. Họ đã nhận ra trên Tấm Khăn Liệm các chữ viết bằng tiếng Latinh, Hy Lạp và Do thái. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng các bản chụp âm bản của Tấm Khăn Liệm, cả ba giáo sư đều đi tới kết luận là các chữ đó đã không được in trên Tấm Khăn Liệm, nhưng chắc chắn do sự đụng chạm của Tấm Khăn Liệm với giấy chứng tử, việc làm thông dụng trong thế giới Hy Lạp, Rôma và Ai Cập xưa kia.
Năm 2009, trong cuốn sách tựa đề "Tấm Khăn Liệm của Đức Giêsu thành Nagiarét", bà Barbara Frale, nhân viên thuộc Văn Khố Mật của Tòa Thánh Vatican và là chuyên viên nghiên cứu các tài liệu cổ cho rằng: Các chữ đọc được trên Tấm Khăn Liệm là "In-nece" (từ tiếng Latinh "in necem" có nghĩa là chết") "neazare" (chắc hẳn là Nazareth), và các mảnh từ ghép lại thành "issie", "esy", "snct", "i sere", "str", mà theo giáo sư Marastoni chúng là một lời nguyện: "Iesu sanctissime miserere nostri" ("Lạy Chúa Giêsu rất thánh, xin thương xót chúng con"). Ngoài ra còn có các chữ Do thái nữa.
Frale cho biết có nhiều chữ đã bị mất, chẳng hạn Chúa Giêsu được nói đến là "(I)esou(s) Nnazarennos" và trong từ "Tiberiou" chỉ còn thấy được là "iber". Tuy nhiên, theo công trình phục hồi của bà, thì giấy chứng tử có thể đọc như sau: "Năm thứ 16 triều đại Hoàng đế Tiberius, Giêsu người Nazareth, được tháo xuống vào buổi chiều sau khi bị một thẩm phán Roma kết án tử vì một thẩm quyền Do thái thấy là có tội, nay được cho đem đi chôn cất với thể lệ chỉ được trao về gia đình sau một năm tròn". Cuối cùng là những từ ngữ "ký bởi" nhưng chữ ký đã không còn.
Thông tin sai lệch thường gặp.
Cuộc họp báo vào tháng 10 năm 1988 ở London là của 3 phòng thí nghiệm thuộc các trường đại học Oxford, Tucson, Zürich họp công bố báo cáo thí nghiệm bằng phương pháp đồng vị phóng xạ cacbon C14. Sau đó, Toà Thánh chỉ công nhận là kết quả thí nghiệm của họ đã hoàn thành và kết quả các phòng thí nghiệm đưa ra là Khăn liệm được làm trong khoảng năm 1260 đến 1390, nhưng kết quả thí nghiệm đúng hay sai và Khăn Liệm Thánh là thật hay giả thì Toà Thánh không bình luận. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra phóng xạ này bị thẩm vấn ngay sau đó, dựa trên cơ sở rằng đám cháy tại Chambéry có thể gây ra đủ bức xạ của vải để bù đắp lượng carbon phóng xạ đã mất đúng và nhiều khoảng 1100 năm. Lý thuyết lập luận rằng sự hiện diện của cả vi khuẩn và nấm trên tấm vải liệm có thể đã tạo ra một sự không chính xác bổ sung trong quá trình phóng thích đồng vị phóng xạ carbon C14 (dịch thoát)
Lễ kính thánh tích Khăn Liệm Thánh được Giáo hoàng Julius II lập năm 1506 nhưng không lập cho rộng rãi toàn Hội Thánh. Lễ này chỉ giới hạn cho địa phận Nhà thờ Chambéry khi đó đang lưu giữ thánh tích. Sau đó Giáo hoàng Gregory XIII mở rộng đến những nơi thuộc địa trong giới hạn của dòng họ Savoy, cả bên này lẫn bên kia dãy Alps. Nên ngày nay ở nhiều nơi trên thế giới ngay cả Việt Nam cũng không thấy lễ này trong niên lịch Phụng Vụ chung.
Ngày 4 tháng 5 năm 1990, khi Thánh Lễ Kính Khăn Liệm Thánh tại Nhà Nguyện Hoàng Gia (Cappella della Sindone) cử hành vừa dứt, một kiệt tác của kiến trúc sư Guarino Guarini thế kỉ 17, một tảng đá trên mái vòm rơi xuống từ độ cao hơn 30 mét (98 feet). Ngay sau sự cố này, thẩm quyền Hội Thánh ra lệnh đóng cửa phần Nhà Nguyện để có biện pháp sửa chữa và trùng tu. | 1 | null |
Cua đỏ đảo Christmas ("Gecarcoidea natalis") là một loài động vật thuộc họ Cua đất ("Gecarcinidae"), chi "Gecarcoidea". Nó là loài đặc hữu tại đảo Christmas và quần đảo Cocos (Keeling) tại Ấn Độ Dương. Mặc dù chỉ sinh sống trong một khoảng không gian nhỏ hẹp, theo ước tính hiện nay có đến 43,7 triệu con cua đỏ trưởng thành tính riêng tại đảo Christmas. Tuy nhiên, do sự xâm nhập của loài kiến Anoplolepis gracilipes vào khu vực này, chừng 10-15 triệu con cua đỏ đã bị tiêu diệt trong những năm gần đây. Thức ăn chủ yếu của cua đỏ đảo Christmas là lá rụng và hoa, nhưng chúng cũng ăn thịt các động vật khác và ăn thịt đồng loại nếu có cơ hội.
Mô tả.
Cua đỏ đảo Chrismas thuộc lớp giáp xác. Mai cua có chiều rộng lên tới , hình tròn, và phủ kín phần mang. Hai càng có kích thước bằng nhau, khi càng bị gãy thì có khả năng mọc lại. Cua đực trưởng thành nhìn chung to hơn cua cái và có càng to hơn, nhưng phần yếm cua cái to hơn (đặc điểm này chỉ thấy rõ khi cua 3 tuổi trở lên).
Sinh thái.
Cua đỏ sống trong các hang đào để tránh nắng. Do thở bằng mang, việc bị "sấy khô" dưới ánh mặt trời sẽ là một thảm họa. Theo Max Orchard, chuyên viên Vườn quốc gia Christmas, cua đỏ không có kẻ thù tự nhiên và khô hạn chính là mối đe dọa lớn nhất đối với chúng.
Vào tháng 10-12 hàng năm, khi trời bắt đầu đổ mưa, cua đỏ di cư với quy mô lớn ra vùng bờ biển để sinh sản. Mỗi con cua phải vượt qua một đoạn đường dài 8 cây số trong vòng 9 đến 18 ngày. Sở dĩ chúng có thể vượt qua một quãng đường dài như vậy, vì khi đến mùa sinh sản, cua tiết ra nhiều nội tiết tố hyperglycemic giáp xác (CHH) giúp tăng lượng đường glucoza trong máu, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cuộc hành trình dài. Khi đến được bờ biển, cua cái sẽ giao phối với cua đực trong các hang đã được con đực đào sẵn, và sau khi giao phối cua cái tiếp tục bò ra biển để đẻ trứng. Trái với các loài cua đất khác trên đảo, cua đỏ là loài giáp xác duy nhất có con đực cùng đồng hành với con cái trong chuyến thiên di ra biển.
Ấu trùng cua đỏ là một nguồn thức ăn quan trọng của loài cá nhám voi sinh sống trong vùng.
Quần thể.
Những cư dân thời cổ của đảo Christmas hiếm khi nhắc đến loài cua này. Có khả năng số lượng cực lớn của loài cua đỏ như hiện nay là kết quả của việc chuột cống Maclear - nhân tố hạn chế số lượng cua đỏ - đã tuyệt chủng. Khảo sát cho thấy có trung bình 0,09–0,57 con cua đỏ trưởng thành trong mỗi mét vuông, ứng với tổng số lượng cua đỏ trên toàn bộ đảo Christmas là khoảng 43,7 triệu. Một số ý kiến khác ước tính rằng có 120 triệu con cua đỏ tồn tại trên đảo Christmas, nhưng không có bằng cớ rõ ràng.
Việc bùng nổ quần thể loài kiến "Anoplolepis gracilipes" (với tư cách là một loài xâm hại) vừa được tình cờ du nhập vào đảo Christmas đã có ảnh hưởng tiêu cực đến quần thể cua đỏ trên đảo. Theo ước tính có khoảng 10-15 triệu con cua đỏ (chiếm 1/3 đến 1/4 tổng số cua đỏ) đã bị kiến "A. gracilipes" tiêu diệt trong thời gian gần đây. Tính tổng cộng, có chừng 15-20 triệu cua đỏ đã bị kiến "A. gracilipes" xóa sổ khỏi đảo Christmas. | 1 | null |
Gecarcoidea là một chi thuộc họ Cua đất ("Gecarcinidae"). Chi cua này sống trong các rừng mưa trên đất liền nhưng đến mùa sinh sản chúng phải ra biển để đẻ trứng. Vào mùa khô, các loài cua này khá thụ động, nhưng vào mùa mưa thì chúng hoạt động rất tích cực và sẵn sàng di cư.
Hiện nay có hai loài cua thuộc chi này đã được nhận diện: | 1 | null |
Windows Presentation Foundation (viết tắt là WPF) do Microsoft phát triển, là công nghệ kế tiếp Windows Form dùng để xây dựng các ứng dụng dành cho máy trạm chạy hệ điều hành Windows. WPF được giới thiệu từ năm 2006 trong.NET Framework 3.0 (dưới tên gọi Avalon), công nghệ này nhận được sự quan tâm của cộng đồng lập trình viên bởi nhiều điểm đổi mới trong lập trình ứng dụng và khả năng xây dựng giao diện thân thiện, sinh động. Tại Việt Nam, WPF thực sự chưa phát triển so với nhánh khác là Silverlight (WPF/E).
WPF sử dụng 2 thư viện lõi là PresentationCore và PresentationFramework để xử lý các điều hướng, ràng buộc dữ liệu, sự kiện và quản lý giao diện. WPF dựa trên nền tảng đồ họa là DirectX, xử lý vector, hỗ trợ gam màu rộng, cho phép tùy biến giá trị opacity hay tạo gradient một cách dễ dàng, cho phép tạo ảnh không gian 2 chiều hoặc 3 chiều. Thư viện thực thi của WPF tự động tính toán và tận dụng tài nguyên của hệ thống một cách tối ưu để giảm tải cho CPU.
Ngoài ra, WPF hỗ trợ tốt hơn Winform trong việc xử lý hình ảnh, âm thanh, video, quản lý phông chữ, quản lý hiển thị và chỉnh sửa văn bản. Các control trong WPF có thể được lồng ghép linh động để tạo ra giao diện do được viết bằng XAML.
Một ứng dụng WPF có thể được xây dựng để chạy độc lập dưới dạng mở rộng EXE hoặc đóng gói với phần mở rộng là XBAP để có thể tích hợp lên website.
Thư viện thực thi WPF được tích hợp trong tất cả các hệ điều hành kể từ Windows Vista và Windows Server 2008.
Cho đến thời điểm hiện tại, WPF có 5 phiên bản: WPF 3.0 (11-2006), WPF 3.5 (11-2007), WPF 3.5sp1 (8-2008), WPF 4 (4-2010), và WPF 4.5 (8-2012).
Thành phần.
Direct3D.
Đồ họa và giao diện dựa trên Direct3D cho phép hiển thị các xử lý điểm - ảnh phức tạp hơnGDI's. Công nghệ này cho phép chia sẻ tác vụ xử lý cho GPU và giảm tải CPU.
Data Binding (Liên kết dữ liệu).
"Data binding" là điểm nổi bật của WPF trong việc liên kết dữ liệu của ứng dụng. Tùy theo mục đích của chương trình, lập trình viên có thể xử lý liên kết theo ba loại:
Đa phương tiện.
WPF cho phép xây dựng chương trình với sự hỗ trợ vector, xử lý hình ảnh, âm thanh, video, đồ họa 2D, 3D.
Templates.
Dữ liệu trong WPF có thể được định nghĩa để hiển thị theo yêu cầu thông qua các thuộc tính (properties) và việc định nghĩa template, style cho các control.
Hiệu ứng.
WPF hỗ trợ hiệu ứng dựa trên thời gian thực thi của chương trình, thay vì frame-based. Các hiệu ứng đơn giản có thể xử lý bằng việc quản lý thời gian chạy, còn các xử lý phức tạp hơn cần đến sự hỗ trợ của lớp Animation.
Các hiệu ứng có thể được gom nhóm vào Storyboards và gán cho đối tượng và lớp này điều khiển việc bắt đầu hoặc dừng các hiệu ứng thông qua các phương thức tương ứng (Start, Stop, Pause...). Hiệu ứng cho ứng dụng có thể được viết trên giao diện bằng XAML hoặc định nghĩa bằng C#.
Triển khai.
Hỗ trợ triển khai dưới dạng chạy độc lập trên máy trạm hoặc nhúng vào website. | 1 | null |
Tổ chức sinh học, hay còn gọi là hệ thống phân cấp sự sống là sự phân cấp các cấu trúc và hệ thống sinh học phức tạp và định rõ sự sống bằng một phương pháp tiếp cận giản lược.
Theo hệ thống phân cấp truyền thống được mở rộng từ mức nguyên tử (hay thấp hơn) tới sinh quyển. Các cấp độ cao hơn của mô hình này thường được gọi là tổ chức sinh thái. | 1 | null |
Tam Đại (chữ Hán: 三代) là hợp xưng ba triều đại Trung Quốc Hạ, Thương, Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Từ Tam Đại xuất hiện sớm nhất trong một tác phẩm từ thời kỳ Xuân Thu là Luận ngữ, quyển : "Tư dân dã, Tam Đại chi sở dĩ trực đạo nhi hành dã" (tạm dịch: "với dân đời nay, cứ lấy đạo ngay thẳng của Tam Đại mà thi hành"). Từ này sang thời Chiến Quốc, cũng vẫn dùng để chỉ Hạ, Thương và Tây Chu.
Sau thời nhà Tần, ý nghĩa của Tam Đại bắt đầu bao quát cả thời kỳ Đông Chu, lối dùng cũ cùng với đó đã bị loại bỏ. Vào sơ kỳ nhà Chu, triều Hạ và triều Thương cũng có hiện tượng được gọi chung là Nhị Đại. | 1 | null |
Best Selection Non Stop Mix là album phối nhạc tiếng Nhật đầu tiên của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Girls' Generation, được phát hành vào ngày 20 tháng 3 năm 2013.
Sản xuất và phát hành.
Ngày 6 tháng 2 năm 2013, Girls’ Generation được công bố là sẽ phát hành một CD phối nhạc đặc biệt tên là "Best Selection Non Stop Mix" vào ngày 20 tháng 3. Album này được sản xuất bởi DJ Taku Takahashi của M-Flo, bao gồm những bài hát tiếng Nhật đầu tiên của nhóm như "Genie", "Gee" và "Mr. Taxi" đến những đĩa đơn mới nhất như "Flower Power".
Ngày 17 tháng 3 năm 2013, SM Entertainment đăng tải một đoạn video giới thiệu về CD này, trong đó có một số cảnh từ các video âm nhạc của Girls’ Generation.
"Best Selection Non Stop Mix" được phát hành vào ngày 20 tháng 3 năm 2013 và đạt vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng album hàng ngày của Oricon. | 1 | null |
Galdan (, chữ Hán: 噶爾丹, Hán Việt: Cát Nhĩ Đan hay cũng phiên thành Cát Lặc Đan (噶勒丹) 1644 - 1697), là một Đại hãn người Mông Cổ nhánh Oirat của Hãn quốc Chuẩn Cát Nhĩ (Dzungar). Ông là con trai thứ của Batur Erdeni Taji (Ba Đồ Nhĩ Hồn Thai cát), thủ lĩnh Chuẩn Cát Nhĩ bộ, do đó Cát Nhĩ Đan là hậu duệ của Dã Tiên thái sư (Yesen). Mẹ của ông là Aga (阿噶斯可敦 A Cát Tư Khả đôn) - con gái của Güshi Khan (Cố Thủy hãn, 固始汗) của Hãn quốc Khoshut (Hòa Thạc Đặc) ở khu vực tỉnh Thanh Hải ngày nay.
Cuộc sống ban đầu và giành lấy quyền lực.
Galdan được Cách-lỗ phái (gelug) của Phật giáo Tây Tạng nhận định là chuyển thế đời thứ ba của Ôn Tát Hoạt Phật (sư của Ban-thiền Lạt-ma thứ 4). Năm 1656, Galdan đến chùa Đại Chiêu ở Lhasa thuộc Tây Tạng, tiếp thu quán đình từ Đạt-lai Lạt-ma thứ 5. Sau đó, Galdan đến chùa Tashilhunpo (Trát Thập Luân Bố) ở Xigazê, Tây Tạng bái Ban-thiền Lạt-ma đời thứ 4 làm sư. Năm 1662, Ban-thiền Lạt-ma viên tịch, Galdan trở về chùa Jokhang (Đại Chiêu) theo Đạt-lai Lạt-ma, rất được Đạt-lai coi trọng, trong thời gian đó ông đã kết làm hữu hảo với Tang Kết Gia Thác (桑結嘉错). Ngày 23 tháng 11 năm 1666, Galdan trở về Chuẩn Cát Nhĩ.
Ông đã ủng hộ anh trai Sengge (Tăng Cách) trở thành đại hãn của Chuẩn Cát Nhĩ, chống lại ý muốn của hai huynh đệ đồng phụ dị mẫu là Tseten (車臣, Xa Thần) và Tsobda Batur (卓特巴巴圖爾, Trác Đặc Ba Ba Ba Đồ Nhĩ). Với sự ủng hộ của Ochirtu Khan (鄂齊爾圖汗, Ngạc Tề Nhĩ Đồ Hãn) của Hãn quốc Khoshut, cuộc xung đột này đã kết thúc với phần thắng thuộc về Sengge vào năm 1661. Tuy nhiên, hai người này đã mưu sát Sengge vào năm 1671, khi Galdan hay tin, trong khi có thân phận Phật sống, ông đã hiệu triệu mọi người và ngay chóng tiến đến thung lũng sông Irtysh để trả thù cho cái chết của anh trai, đánh bại Xa Thần bộ, đoạt lấy hãn vị của Chuẩn Cát Nhĩ. Năm 1671, Đạt-lai đã ban tước Khong Tayiji (Hồn thai cát) cho Galdan. Năm 1672, Galdan tuyên bố hoàn tục, kế tục giữ chức thủ lĩnh bộ Dzungar, sai sứ sang triều cống nhà Thanh ở Trung Quốc, yêu cầu triều đình nhà Thanh thừa nhận quyền thống trị của bản thân.
Mặc dù đã kết hôn với A Nô khả đôn, cháu gái của Ochirtu, Galdan vẫn tiến hành xung đột với Hãn quốc Khoshut. Lo sợ trước Galdan, Ochirtu đã ủng hộ Choqur Ubashi (楚琥布烏巴什, Sở Hổ Bố Ô Ba Thập)- chú ruột và cũng là kình địch của Galdan, là người đã từ chối công nhận hãn vị của Galdan. Chiến thắng trước Ochirtu vào năm 1677 đã biến Galdan thành thủ lĩnh của người Oirat. Năm 1678, Galdan được Đạt-lai Lạt-ma thứ 5 ban xưng hiệu "Boshoghtu Khan" (博碩克圖汗, Bác Thạc Khắc Đồ Hãn), chính thức tuyên bố kiến lập Hãn quốc Dzungar. Toàn bộ người Oirat ở Dzungaria và tây bộ nước Mông Cổ ngày nay đã thống nhất dưới quyền của Galdan.
Chinh phục.
Các giáo sĩ Imam dòng Sufi Naqshbandi đã thay thế các hãn Sát Hợp Đài vào đầu thế kỷ 17, họ đã đánh bại Bạch Sơn phái (Aq Taghliq) Hồi giáo ở Diệp Nhĩ Khương hãn quốc. Vị quân chủ lưu vong Afaq của Bạch Sơn phái đã thỉnh cầu Đạt-lai Lạt-ma trợ giúp quân sự vào năm 1677. Theo yêu cầu của Đạt-lai Lạt-ma, Cát Nhĩ Đan đã lật đổ Naqshbandu của Hắc Sơn phái (Qara Taghliq), lập Afaq làm người cai trị ở đó. Cát Nhĩ Đan ra lệnh rằng người Turkestan sẽ được xét xử theo luật pháp của họ trừ các trường hợp có ảnh hưởng đến Chuẩn Cát Nhĩ. Người Chuẩn Cát Nhĩ nắm quyền kiểm soát lòng chảo Tarim cho đến năm 1757.
Năm 1680, người Kyrgyz Đen đã đột kích Moghulistan và chiếm giữ Yarkand. Các cư dân Yarkend đã kêu gọi Cát Nhĩ Đan giúp đỡ. Chuẩn Cát Nhĩ đã chinh phục Kashgar và Yarkand; và Cát Nhĩ Đan đã được các cư dân lựa chọn làm quân chủ. Năm sau, Cát Nhĩ Đan xâm lược khu vực phía bắc của núi Tengeri thuộc Kazakhstan ngày nay; ông đã đánh bại hãn Tauke của hãn quốc Kazakh song đã thất bại khi chiếm Sayram. Năm sau, ông lại chinh phục Thổ Lỗ Phồn và Cáp Mật ở phía đông. Năm 1683, quân của Cát Nhĩ Đan dưới quyền chỉ huy của Tsewen Rabtan đã tiến đến Tashkent và Syr Darya và đè bẹp hai đội quân người Kazakh. Sau đó, Cát Nhĩ Đan khuất phục người Khirgiz Đen và cướp phá thung lũng Fergana. Từ năm 1685, quân của Cát Nhĩ Đan tích cực đẩy lui người Kazakh. Trong khi bộ tướng Tsewen Rabtan chiếm Taraz, đại quân của ông đã buộc người Kazakh phải di cư về phía tây. Năm 1687, Cát Nhĩ Đan bao vây thành phố Hazrat-e Turkestan ở nam bộ Kazakhstan ngày nay, một trung tâm hành hương tôn giáo quan trọng với người Kazakh Hồi giáo, song đã không thể chiếm được thành phố.
Kình địch với người Khalkha.
Ban đầu, người Khalkha (Khách Nhĩ Khách) và người Oirat là đồng minh, bị rằng buộc bời các điều khoản trong bộ luật Oirat-Mông Cổ-. Để củng cố liên minh này, Cát Nhĩ Đan đã cố kết minh với hãn Sa Lạt (沙喇, Shira) của Trát Tát Khắc Đồ bộ. Trước đó Sa Lạt đã mất một phần các thần dân vào tay hãn Sát Hồn Đa Nhĩ Tể (察琿多爾濟, Chakhundorji) của Thổ Tạ Đồ Bộ, và Sa Lạt phải chuyển "ngột lỗ đóa" (ordo) của mình đến gần dãy núi Altai. Sát Hồn Đa Nhĩ Tể đã tấn công tả dực quân của người Khách Nhĩ Khách và giết chết Sa Lạt vào năm 1687. Cát Nhĩ Đan đã phái em trai là Đa Nhĩ Cát Trát Bố (多爾吉扎布, Dorji-jav) đi đánh Thổ Tạ Đồ bộ, song quân Chuẩn Cát Nhĩ đã bị đánh bại và Đa Nhĩ Cát Trát Bố tử trận.
Để báo thù cho cái chết của em trai và khuếch trương ảnh hưởng đối với các bộ Mông Cổ khác, Cát Nhĩ Đan đã chuẩn bị một cuộc chiến tranh với người Khách Nhĩ Khách. Cát Nhĩ Đan đã thiết lập một mối quan hệ thân thiện với Đế quốc Nga, trong lúc này Đế quốc Nga đang có chiến tranh với Thổ Tạ Đồ Bộ để tranh giành các lãnh thổ gần hồ Baikal ở phía bắc Khách Nhĩ Khách. Có chung lợi ích trong việc đánh bại Khách Nhĩ Khách, cả Cát Nhĩ Đan và Đế quốc Nga cùng lúc tấn công Khách Nhĩ Khách và chiếm hầu hết lãnh thổ của Khách Nhĩ Khách. Với các vũ khí mua của người Nga, Cát Nhĩ Đan đã tấn công vào các lãnh thổ của vị Thổ Tạ Đồ hãn cuối cùng, và tiến đến lãnh địa của Sát Hồn Đa Nhĩ Tể. Trong khi đó, người Cossack Nga tấn công và đánh bại 1 vạn quân Khách Nhĩ Khách gần hồ Baikal. Sau hai trận đánh đẫm máu với Chuẩn Cát Nhĩ gần chùa Erdene Zuu và Tomor, Sát Hồn Đa Nhĩ Tể cùng con trai là Cát Lặc Đan Đa Nhĩ Tể (噶勒丹多爾濟, Galdandorji) phải chạy trốn đến khu vực sông Ongi.
Thực hiện các hành động trái với mệnh lệnh từ Khang Hy hoàng đế và Đạt-lai Lạt-ma thứ 5, Cát Nhĩ Đan chiếm đóng toàn cảnh Khách Nhĩ Khách vào năm 1688, Triết Bố Tôn Đan Ba (哲布尊丹巴, lãnh đạo Cách-lỗ phái ở Mông Cổ) đã phải chạy trốn. Triều đình Thanh đã củng cố các đơn vị đồn trú ở biên giới phía bắc của mình, và khuyến khích người Khách Nhĩ Khách kháng cự Cát Nhĩ Đan. Sau khi tăng cường quân tinh nhuệ, Thổ Tạ Đồ hãn Sát Hồn Đa Nhĩ Tể đã phản công quân Chuẩn Cát Nhĩ, và chiến đấu với họ gần hồ Olgoi vào ngày 3 tháng 8 năm 1688. Quân Chuẩn Cát Nhĩ đã chiến thắng sau một trận chiến kéo dài 3 ngày. Cuộc chinh phục của Cát Nhĩ Đan đã buộc Triết Bố Tôn Đan Ba và Sát Hồn Đa Nhĩ Tể phải suất toàn bộ tộc nhân Khách Nhĩ Khách về phía nam để xin triều đình Thanh bảo hộ vào tháng 9. Tuy nhiên, trong lúc này người Hồi giáo ở nam bộ Tân Cương ngày nay tiến hành nổi dậy, Cát Nhĩ Đan bất đắc dĩ phải hồi quân. Không phải chờ đến khi Cát Nhĩ Đan hồi quân, người lưu thủ nam bộ Tân Cương là Sách Vọng A Lạp Bố Thản (策妄阿拉布坦, con trai của Tăng Cách) đã bình định được phản loạn, tuy nhiên tài cán của người cháu này lại khiến cho Cát Nhĩ Đan ngờ vực, Cát Nhĩ Đan thậm chí còn ám sát Sách Nặc Bố A Lạp Bố Thản (索諾布阿拉布坦), bách Sách Vọng A Lạp Bố Thản suất lĩnh bộ chúng trốn đến khu vực sông Bác Nhĩ Tháp Lạp. Cát Nhĩ Đan đích thân suất binh truy đuổi cháu trai song bị đánh bại.
Chiến tranh với triều Thanh.
Năm 1689, Đại Thanh và Đế quốc Nga ký kết Điều ước Ni Bố Sở, Nga từ bỏ hỗ trợ công khai cho Cát Nhĩ Đan. Sang năm 1690, trú địa Khoa Bố Đa của Cát Nhĩ Đan chịu hạn hán nặng nề, Cát Nhĩ Đan bức bách phải suất binh Đông chinh. Sách Vọng A Lạp Bố Thản tận dụng thời cơ này đã đưa người quay trở lại, chiếm lĩnh bản thổ của Chuẩn Cát Nhĩ. Hậu lộ của Cát Nhĩ Đan vì thế bị cắt đứt, phải tranh đoạt khu vực Mạc Nam có nguồn cỏ và nước phong phú hơn với triều Thanh. Với chiến thắng năm 1688, Cát Nhĩ Đan đã đẩy người Khách Nhĩ Khách vào vòng tay nhà Thanh và biến mình trở thành mối đe dọa quân sự đối với triều đình của người Mãn. Ngày 21 tháng 6, Cát Nhĩ Đan đánh bại quân Thanh, binh lính đến Ô Lan Bố Thông (nay thuộc Khắc Thập Khắc, Nội Mông, chỉ cách Bắc Kinh 700 lý. Cát Nhĩ Đan cự tuyệt đề nghị hòa bình của triều Thanh, biểu thị với sứ giả Thanh: "Thánh thượng quân nam phương, ngã Trường bắc phương" (tức muốn vùng đất phía Bắc Vạn Lý Trường Thành). Khang Hy hoàng đế ban đầu dự định thân chinh Cát Nhĩ Đan, song bị bệnh nên phải trở về Bắc Kinh. Ngày 4 tháng 9, trong trận Ô Lan Bố Thông, quân Thanh đã đánh bại Cát Nhĩ Đan, Cát Nhĩ Đan cùng gần vài trăm người chạy về Khoa Bố Đa.
Những năm cuối đời.
Năm 1691, Cát Nhĩ Đan bị Sách Vọng A Lạp Bố Thản đột ngột tập kích trong khi lương thực và vật tư đều trống không. Tuy nhiên, ông lại được chưởng quyền Tang Kết Gia Thác ở Lạp Tát trợ giúp, có được phương tài và sau đó nghị hòa với Sách Vọng A Lạp Bố Thản. Năm 1692, Cát Nhĩ Đan sái sứ đến chỗ thủ lĩnh Sa Tân (沙津) của Khoa Nhĩ Thấm Mông Cổ để thuyết phục phản Thanh, Sa Tân làm theo ý chỉ của triều đình mà giả bộ đồng thuận. Năm 1695, trải qua vài năm hưu dưỡng, dưới sự hỗ trợ của Tang Kết Gia Thác, Cát Nhĩ Đan lại một lần nữa tiến quân vào Khách Nhĩ Khách.
Năm 1696, Cát Nhĩ Đan đang ở thượng lưu sông Khắc Lỗ Luân nằm ở phía đông Ulaanbaatar, cách Bắc Kinh 700 km về phía tây bắc. Kế hoạch của Khang Hy hoàng đế là đích thân dẫn quân tiến về phía tây bắc đánh Cát Nhĩ Đan trong khi cử một đội quân thứ hai tiến về phía bắc từ sa mạc Ordos để chặn đường lui của Cát Nhĩ Đan. Khi Khang Hy hoàng đế đến Khắc Lỗ Luân, đã phát hiện ra quân của Cát Nhĩ Đan song buộc phải quay trở lại do thiếu nguồn tiếp tế. Cùng ngày Khang Hy hoàng đế rút đi (12 tháng 6), Cát Nhĩ Đan đã mắc sai lầm với cánh quân Thanh phía tây và chịu thất bại thảm hại tại khu vực nay là vườn quốc gia Gorkhi-Terelj gần thượng lưu sông Tuul ở phía đông Ulaanbaatar. A Nô khả đôn của Cát Nhĩ Đan đã bị giết chết và quân Mãn đã bắt được 20.000 con bò và 40.000 con cừu, bản thân Cát Nhĩ Đan chạy trốn chỉ với 40 hoặc 50 người. Ông tập hợp được vài nghìn người theo mình song sau đó họ đã bỏ đi do đói. Năm 1697, khi đang ở khu vực dãy núi Altay gần Khovd với 300 lính, Cát Nhĩ Đan đã đột ngột qua đời vào ngày 13 tháng 3 nhuận (3 tháng 5) trong một hoàn cảnh bí ẩn. | 1 | null |
Vương Đình Nhỏ (10 tháng 2 năm 1925 – 26 tháng 1 năm 1990) là một người lính công binh Việt Nam, chuyên tháo gỡ bom mìn, được mệnh danh là "Vua phá bom" với thành tích phá bom giữ kỷ lục cao nhất Việt Nam . Ông được truy phong Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
Tiểu sử.
Ông sinh tại xã Kỳ Thịnh, huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh trong một gia đình bần cố nông . Năm 1948 ông tham gia quân đội. Từ năm 1954 đến 1964 ông là tiểu đội trưởng bộ binh. Từ năm 1964 đến 1967 ông là trung đội trưởng công binh với nhiệm vụ chuyên phá gỡ bom mìn ứng cứu đường. Từ tháng 7 năm 1967 ông chuyển ngành về ty Giao thông và tiếp tục làm nhiệm vụ phá dỡ bom trên các cung đường. Các tuyến đường ở Hà Tĩnh thời gian đó đều có bàn tay ông phá bom, đặc biệt là tuyến 15A tại Ngã ba Đồng Lộc .
Trong năm 1968, tại Đồng Lộc, Vương Đình Nhỏ đã chỉ huy phá 529 quả bom, riêng bản thân phá 198 quả. Tính trong suốt sự nghiệp, theo các tài liệu khác nhau, ông đã trực tiếp và chỉ huy phá từ hơn 1800 đến 1900 quả bom .
Vương Đình Nhỏ đã nghiên cứu và đưa ra cách phá bom làm bom bay ra cách xa tim đường mới nổ. Do đó bom bị phá mà vẫn đảm bảo an toàn cho đường. Ngoài ra ông còn thu được hàng trăm kg thuốc nổ từ bom. Ông cũng bị bom vùi lấp hàng chục lần, nhiều lần bị sức ép bom nổ gần làm huỷ hoại sức khoẻ và thân thể.
Năm 1972 ông tiếp tục tham gia đội phá bom, ngư lôi ở phà Linh Cảm trên sông La.
Sau chiến tranh, Vương Đình Nhỏ chuyển về Đoạn quản lý đường bộ cạnh nhà. Do sức khoẻ và thương tật của chiến tranh, năm 1977 ông nghỉ hưu và sinh sống tại một ngôi làng nhỏ cách Ngã ba Đồng Lộc chừng 500m. Sau khi nghỉ hưu ông vẫn được mời đi phá bom ở các xã, huyện trong tỉnh Hà Tĩnh, những tỉnh lân cận như Nghệ An, Quảng Bình .
Qua đời.
Năm 1990 huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị còn nhiều bom sót lại từ chiến tranh. Chính quyền mời Vương Đình Nhỏ vào phá bom giúp. Trưa ngày 26 tháng 1 năm 1990, ông cùng ba người giúp việc đang tháo gỡ một quả bom lớn nặng vài tạ nằm bên cạnh cầu Cà Tang thuộc bản Cà Tang. Tuy nhiên quả bom đã phát nổ và làm cả bốn người thiệt mạng. Xương thịt còn lại của họ được táng chung vào một ngôi mộ cạnh hố bom đó .
Sau đó, mộ của họ nằm trong khu công nghiệp nên phải di dời. Đồng bào dân tộc Vân Kiều ở bản Cà Tang đã chuyển ngôi mộ chung vào nghĩa trang của họ .
Gia đình.
Trong cuộc đời Vương Đình Nhỏ từng hai lần lập gia đình. Người vợ đầu tiên Lê Thị Nhưng ở quê nhà có với ông một người con trai . Trong thời gian ông ra chiến trường bà có quan hệ với người đàn ông khác nên ông đã ly hôn năm 1968. Người vợ thứ hai của ông tên Trần Thị Luận ở cạnh ngã ba Đồng Lộc, kém ông 19 tuổi. Hai ông bà làm lễ cưới năm 1970 và có với nhau sáu người con. Gia đình ông gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Sau khi ông qua đời, các con của ông bà đều phải lao động từ sớm để giúp gia đình. Cũng vì vậy mà sáu đứa con chỉ duy nhất cô con gái út học hết phổ thông và học tiếp Trung cấp du lịch, còn 5 người con lớn không ai học hết lớp 7. Sau khi tốt nghiệp Vương Thị Thương, con gái út của ông, về làm tại Ban quản lý Khu di tích Đồng Lộc với vai trò hướng dẫn viên tại Phòng truyền thống Ngã ba Đồng Lộc .
Vinh danh.
Do một số trục trặc, hiểu nhầm nên đến năm 2005 Vương Đình Nhỏ mới được truy phong anh hùng. Trong thời chiến ông được tặng thưởng 1 Huân chương Quyết thắng, 1 Huân chương Chiến thắng, 3 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ . Những dụng cụ để phá bom của ông như dây điện, thỏi nam châm... hiện được trưng bày tại Phòng truyền thống Ngã ba Đồng Lộc . | 1 | null |
Vịnh Đại Bàng (), còn gọi là "Mirs Bay" trong tiếng Anh ( hoặc 马士湾/馬士灣/"Mǎshì wān"/"Mã Sĩ loan"), là một vịnh nằm giữa Hồng Kông và Trung Quốc đại lục. Phía tây và nam của vịnh giáp đảo Cát Áo và bán đảo Tây Cống của Hồng Kông, phía bắc và phía đông giáp quận Diêm Điền và hai nhai đạo là Đại Bằng và Nam Áo của quận Long Cương, Thâm Quyến. Vịnh này nối thông với Biển Đông.
Trong vịnh có một số bến cảng nhỏ hay vịnh hẹp nằm ở phía Hồng Kông, như:
Theo Hiệp ước mở rộng địa giới Hương Cảng giữa Anh và Nhà Thanh (1898) thì toàn bộ vịnh Đại Bằng chuyển sang nằm dưới sự quản hạt của Anh. Tuy nhiên sau khi Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland trao trả Hồng Kông cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì phần phía bắc của vịnh được chuyển về dưới quyền quản hạt của Thâm Quyến. | 1 | null |
Miguel Muñoz Mozún (sinh 19 tháng 1 năm 1922 – mất 16 tháng 7 năm 1990 tại Madrid, Tây Ban Nha) là một cầu thủ và huấn luyện viên nổi tiếng người Tây Ban Nha. Ông được xem là huấn luyện viên thành công nhất của Real Madrid. Ông dẫn dắt Real năm 1959 và giai đoạn 1960-1974, đoạt 2 Cúp Vô địch châu Âu, 9 danh hiệu vô đich La Liga, 3 Cúp Tây Ban Nha, 1 Cúp liên lục địa. | 1 | null |
Bệnh vẩy da hay còn gọi là bệnh sần có vẩy là một thuật ngữ mô tả nhóm bệnh có chung triệu chứng vẩy trên da bao gồm: bệnh vẩy nến, á vẩy nến, vẩy phấn hồng, Liken phẳng, các bệnh sẩn có vảy khác và các bệnh sẩn có vẩy trong các bệnh đã phân loại ở nơi khác. Không chỉ có biểu hiện chung, các bệnh này cơ bản có chung cơ chế bệnh sinh: Rối loạn đáp ứng miễn dịch biểu hiện trên da ở nhiều mức độ, thời điểm.. và có liên quan đến yếu tố gia đình hay còn gọi là bệnh tự miễn. Nhìn chung chúng ít nguy hiểm đến tính mạng, không lây nhưng ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, khả năng giao tiếp… làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Triệu Chứng.
Tùy vào hình dạng, kích thước mà bệnh vẩy da được phân ra thành các bệnh cụ thể:
- Bệnh vẩy nến: Chiếm tỷ lệ lớn nhất, khoảng 3% dân số thế giới. Tổn thương là các mảng da tập hợp thành từng đám, có màu trắng hồng, ngứa, gãi ra chúng bong tróc tạo thành các mảng sáp trông như nến do đó có được gọi là vẩy nến. Ở chuyên khoa sâu, vẩy nến còn được chia thành các thể rất sâu: Vẩy nến thể móng, thể đảo ngược, thể khớp, thể mủ, thể đỏ da toàn thân…căn cứ vào vị trí và mức độ nặng nhẹ của bệnh.
- Chàm (bệnh) (eczema): Còn gọi là viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, biểu hiện đặc trưng là viêm: Sưng do xuất tiết dưới da, đau rát, đỏ, ngứa rất khó chịu, không sốt. Cần phân biệt viêm da có nhiễm khuẩn thường kèm theo sốt và phải điều trị bằng kháng sinh
- Á sừng (viêm da cơ địa mùa đông): Khác với chàm, Á sừng thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân. Bên cạnh đặc điểm bong tróc, chúng còn còn làm da căng, nứt nẻ, rất đau rát, thậm chí chảy máu. Bệnh thường gặp vào mùa khô (mùa Thu, Đông ở Miền Bắc).
- Vẩy phấn trắng: Ít gặp, đặc trưng bởi các đám vảy da có màu trắng, cạo ra chúng thành dạng bột như phấn trắng
- Vẩy phấn hồng: đám vẩy màu hồng, thường hình bầu dục, ngứa thường gặp ở ngực, bụng lưng. Bên cạnh yếu tố tự miễn, vẩy phấn hồng còn có thể do một số chủng virus herpes nhưng chưa có bằng chứng chứng minh bệnh có thể lây lan.
- Vẩy cá: Đặc trưng bởi da khô, các mảng vảy hình góc cạnh, cứng, ngứa, thường xuất hiện ở thân mình
Cơ Chế Gây Bệnh.
Đây là một nhóm bệnh tự miễn (rối loạn đáp ứng miễn dịch) biểu hiện trên da và ít ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể do đó ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số yếu tố góp phần kích hoạt bệnh: Do môi trường ô nhiễm, nhiễm khuẩn, virus, tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời, dùng thuốc hóa dược, stress, đặc biệt yếu tố di truyền thường được nhắc đến…
Diễn Biến.
Thường là mạn tính, đôi khi gặp yếu tố thuận lợi có giai đoạn cấp tính (các triệu chứng viêm xuất hiện rầm rồ hơn: ngứa hơn, đau, khó chịu, có thể kèm theo sốt, nhiễm khuẩn). Ban đầu mới xuất hiện có thể chỉ là vài nốt, chấm nhỏ, sau đó nhanh chóng lan ra các vùng khác. Bệnh có thể tự thoái lui nhưng rất dễ tái phát trở lại khi gặp các yếu tố thuận lợi như mô tả ở trên. Do đó người bệnh cần bênh cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định, thì chế độ sinh hoạt, ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát các bệnh vẩy da.
Phân loại.
Có nhiều cơ sở để phân loại, nhìn chung có thể dựa vào vị trí mắc bệnh người ta gọi: bệnh vẩy da dầu, vẩy da tay, ngực…. hoặc theo phân loại của y văn: Vẩy nến, vẩy cá… cũng có thể theo tính chất viêm của bệnh: bệnh vẩy da cấp tính, mạn tính.
Điều Trị.
Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc, đường điều trị phù hợp. Thông thường theo thứ tự ưu tiên như sau:
Thuốc bôi ngoài da.
Đây là dạng được ưu tiên cho tất cả các thể do tác dụng nhanh và ít tác dụng phụ toàn thân do đó bệnh nhân thường được sử dụng. Tuy nhiên cần phải theo chỉ định sát của bác sĩ, các thuốc hay được sử dụng hiện nay là:
- Nhóm kem kháng histamine: Một số biệt dược như cetirizine, fexofenadine, diphenhydramine, Loratadine (Claritin)
- Nhóm kem bôi có corticoid: Elotmet, Diprosone
- Nhóm dưỡng da, giữ ẩm: Chitosan (Explaq)
Điều trị nội khoa.
Các thuốc ức chế miễn dịch methotrexate, cyclosporine, Acitretin, corticoid… tuy nhiên cần rất thận trọng theo chỉ định sát sao, kinh nghiệm điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Quang trị liệu: Chiếu tia cực tím vào vùng da có tổn thương, thường dùng cho những ca nặng không đáp ứng với các liệu pháp điều trị nội khoa.
Vật lý trị liệu.
Tắm bùn, tắm nước nóng, suối khoáng cũng được cân nhắc. Tuy nhiên bệnh nhân cần được trải nghiệm từ từ, tránh dị ứng toàn thân.
Nhìn chung, các bệnh vẩy da hiện tại chưa có thuốc đặc hiệu. Mục tiêu điều trị giai đoạn đầu là nhanh chóng làm sạch tổn thương da, giai đoạn sau duy trình độ ẩm, tăng tái tạo da, đặc biệt hạn chế bệnh tái phát. Với đặc tính dễ tái phát, phải điều trị lâu dài, thì nhóm thuốc bôi ngoài dưỡng da, giữ ẩm đóng vai trò quan trọng trong khâu phòng tái phát, giúp bệnh nhân sống hòa bình với các bệnh vẩy da. | 1 | null |
Disney Princess là một thương hiệu truyền thông sở hữu bởi Công ty Walt Disney, do chủ tịch của Disney Consumer Products, Andy Mooney sáng tạo ra vào cuối những năm 1990. Thương hiệu này gồm một loạt các nữ nhân vật chính hư cấu đã từng xuất hiện trong nhiều bộ phim hoạt hình của Disney.
Mười hai thành viên chính thức hiện tại của thương hiệu này gồm Nàng Bạch Tuyết, Cô bé Lọ Lem, Aurora, Ariel, Belle, Jasmine, Pocahontas, Mulan, Tiana, Rapunzel, Merida, Moana, và Raya . Ngoài ra còn một số nhân vật được vinh danh nhưng vẫn chưa chính thức: Elsa và Anna (Do Elsa là nữ hoàng cai trị vương quốc Arendelle trước khi nhường ngôi cho Anna, vì vậy họ không phải là công chúa. Nhưng trong phim , họ lại có mặt cùng với các thành viên chính thức khác. Hơn nữa trong chiến dịch Ultimate Princess Celebration vào năm 2021, họ cũng được vinh danh trên trang chủ của Disney Princess ), Sofia, Elena, Alice, Leia, Esmeralda, Megara, Tinkerbell, Kida, Vanellope Von Schweetz, Eilonwy, Melody (con gái của Ariel), Attina, Alana, Adella, Aquata, Arista, và Andrina (những chị em của Ariel), Nani Pelekai, Jane, Nancy Tremaine, Mia Thermopolis, Elizabeth Swann, Quorra, Anastasia... Thương hiệu này đã phát hành búp bê, các video âm nhạc hát tập thể và nhiều sản phẩm khác, quần áo, đồ trang trí trong nhà và nhiều loại đồ chơi có hình ảnh của các nàng công chúa Disney.
Lịch sử và quan niệm.
Nhà điều hành trước đây của tập đoàn Nike, Inc., Andy Mooney được bổ nhiệm làm chủ tịch của bộ phận Disney Consumer Products thuộc The Walt Disney Company vào cuối những năm 1990. Khi đến xem buổi biểu diễn Disney on Ice đầu tiên của công ty, Mooney để ý rằng có một số cô bé đến xem mặc những bộ đồ giống những nàng công chúa mà không phải là các sản phẩm chính thức của Disney. " Đó chỉ là những sản phẩm giống công chúa được gắn vào bộ đồ Halloween mà thôi," Mooney nói với tờ "The New York Times". Quan tâm đến điều này, Mooney nói chuyện với công ty vào buổi sáng hôm sau và thuyết phục họ bắt đầu làm việc cho một thương hiệu Những nàng công chúa Disney chính thống trong tương lai.
Danh sách ban đầu bao gồm những nàng công chúa sau: Nàng Bạch Tuyết, Cô bé Lọ Lem, Aurora, Ariel, Belle, và Jasmine, bốn trong số đó mang trong mình dòng máu hoàng gia chính thức; những người còn lại là qua hôn nhân mới bước vào các cung điện. Đây là lần đầu tiên các nhân vật hoạt hình được đưa ra thị trường dưới một thương hiệu tách biệt khỏi các bộ phim gốc. Mooney quyết định rằng, khi đưa lên các phương tiện quảng cáo như poster, các nàng công chúa sẽ không bao giờ được giao tiếp bằng mắt với nhau nhằm giữ được sự vẹn nguyên vốn có và những nét riêng của mỗi người trong những câu chuyện/bộ phim về họ. "Mỗi nàng công chúa sẽ hướng mắt về một hướng hơi khác một chút như họ không biết về sự có mặt của những người khác ở đây."
Mặc dù việc quảng cáo hạn chế và không có một nhóm tập trung cụ thể nào, các sản phẩm khác nhau của Những nàng công chúa Disney được phát hành đã đạt những thành công vang dội. Doanh số ở bộ phận Disney Consumer Products tăng từ 300 triệu USD trong năm 2001 lên 3 tỷ USD trong năm 2006.
Để trở thành một công chúa Disney chính thức thì phải đáp ứng đủ những điều kiện sau đây:
-Nhân vật phải có một vai trò chính trong một bộ phim Disney hoặc Pixar.
-Nhân vật phải là người, hoặc giống người như trong trường hợp của Ariel và trước đây là Tinkerbell.
-Nhân vật không nên được giới thiệu trong phần hậu truyện.
-Nhân vật nên được sinh ra trong hoàng gia, kết hôn với hoàng gia hoặc đã thực hiện một hành động của chủ nghĩa anh hùng trong trường hợp của Mulan.
-Bộ phim của nhân vật này phải là một thành công về doanh thu phòng vé, không gây choáng ngợp hay quá sức chịu đựng, và/hoặc có tác động đến văn hóa, gần giống với trường hợp của Aurora. Điều này giải thích sự vắng mặt của Eilonwy, Kida, Anna và Elsa.
-Cùng với nó, nhân vật phải có sức hấp dẫn và sự công nhận lớn đối với người xem và khán giả.
Snow White (Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn).
Snow White là nàng công chúa đầu tiên và ban đầu của "Những nàng công chúa Disney". Là nhân vật chính trong sản phẩm phim hoạt hình đầu tiên của Walt Disney Animation Studios, "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn" (1937), Bạch Tuyết là một nàng công chúa có nét đẹp trong sáng, quý phái sinh ra với làn da trắng như tuyết, môi đỏ như máu và tóc đen như gỗ mun. Bạch Tuyết hiền lành, tốt bụng bị buộc phải tìm nơi trú ẩn tại nhà của bảy chú lùn, khi chạy trốn khỏi bà mẹ kế của mình, Hoàng hậu, một người ghen ghét đố kỵ với sắc đẹp của cô và luôn tìm cách giết cô. Bạch Tuyết thường được miêu tả là một nàng công chúa lương thiện, nhân hậu, lạc quan và vui vẻ, luôn tìm thấy điểm tốt ở tất cả mọi người. Không những thế, cô còn sở hữu kiểu tóc ngắn vừa đơn giản vừa tạo được sự kiêu kỳ và thanh thoát cho một nàng công chúa trẻ trung và lanh lợi. Ban đầu do Adriana Caselotti lồng tiếng, nhân vật của nàng công chúa Bạch Tuyết dựa trên nữ nhân vật chính trong truyện cổ tích của Đức "Nàng Bạch Tuyết" (1812) của anh em nhà Grimm. Nàng cũng từng được lồng tiếng bởi Mary Kay Bergman, Carolyn Gardener, và gần đây nhất là Katherine Von Till.
Cinderella (Cô bé Lọ Lem).
Cinderella là nàng công chúa của Disney thứ hai và cũng là tên của bộ phim hoạt hình thứ 12 của Disney "Cô bé Lọ Lem", phát hành năm 1950. Nàng thường được coi là "Chị cả của những nàng công chúa Disney". Bị mụ dì ghẻ độc ác và những đứa con riêng xấu tính của bà bắt phải hầu hạ, Lọ Lem ngọt ngào và xinh đẹp nhất thế gian luôn mơ ước được đến buổi khiêu vũ. Khi mọi hy vọng dường như đã biến mất, bà tiên đỡ đầu có khuôn mặt hiền hậu và cây đũa thần của nàng đã tới giúp cho nàng được đi, và ở đó nàng đã gặp và đem lòng yêu Hoàng tử bảnh trai, lịch thiệp và sang trọng. Kiểu tóc đơn giản của nàng Cinderella nhưng hết sức gợi cảm và quyến rũ sẽ khiến các chàng trai để ý dõi theo. Với mái tóc này, Cinderella vừa toát lên sự nữ tính và kiêu kỳ của một cô gái, vừa dịu dàng vừa kiêu kỳ nhưng đầy sức lôi cuốn. Cô bé Lọ Lem dựa theo nữ nhân vật chính trong câu chuyện cổ tích của Pháp "Cô bé Lọ Lem" của Charles Perrault. Ban đầu nhân vật của nàng do Ilene Woods lồng tiếng, hiện tại Jennifer Hale thực hiện điều này "(phim đã được tạo hình đời thật)".
Aurora (Người đẹp ngủ trong rừng).
Công chúa Aurora, ban đầu do Mary Costa lồng tiếng, là nàng công chúa của Disney thứ ba, và lần đầu tiên xuất hiện trong bộ phim hoạt hình thứ 16 của Disney "Người đẹp ngủ trong rừng" (1959). Bộ phim được chuyển thể từ câu chuyện cổ tích của Pháp "Người đẹp ngủ trong rừng" của Charles Perrault (1697) và vở ba lê "Người đẹp ngủ trong rừng" của Pyotr Ilyich Tchaikovsky (1890). Aurora duyên dáng và đáng yêu có mái tóc vàng của ánh mặt trời, đôi môi khiến hoa hồng đỏ cũng phải ghen tị với một chiếc vương miện bằng vàng xinh xắn đội trên đầu và thường được miêu tả là một nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần, thông minh, làm gì cũng khéo léo, múa đẹp không tiên nữ nào bằng, hát hay hơn cả chim họa mi, biết chơi tất cả thứ đàn mà thứ nào chơi cũng giỏi, đức hạnh vẹn toàn không ai sánh kịp, dễ thương, hồn nhiên, hiền hậu, giản dị, nhút nhát và phức tạp, cũng như là một người tình tuyệt vọng. Ban đầu, mọi người thấy nàng có một chút ngây thơ và không vững vàng lắm cũng bởi vì nàng đã bị giam giữ gần như suốt cuộc đời nhưng khác với Bạch Tuyết, nàng nhanh nhẹn và mạnh mẽ hơn. Trong các sản phẩm sau này, nàng trưởng thành hơn và biết tự lo cho bản thân, sống độc lập và rất tự tin. Sau này nhân vật của nàng do Erin Torpey, Jennifer Hale lồng tiếng và hiện tại Kate Higgins thực hiện điều này.
Ariel (Nàng tiên cá).
Ariel là nàng công chúa của Disney thứ tư và là nhân vật chính trong bộ phim hoạt hình thứ 28 của Disney "Nàng tiên cá", phát hành năm 1989. Là con gái của Vua Triton và là một trong số bảy người con gái của ngài, Ariel là nàng công chúa của vương quốc dưới nước Atlantica (theo các tài liệu truyền thông sau này của thương hiệu). Nàng cực kỳ xinh đẹp, sở hữu làn da nhỏ mịn như cánh hồng nhung, đôi mắt xanh thăm thẳm và sâu hun hút như đáy biển, cánh tay thon dài, mái tóc mềm như rong biển, đôi môi đỏ mọng đầy quyến rũ, giọng hát trong trẻo mát xanh như những dòng nước sâu dưới đáy biển và chiếc đuôi cá duyên dáng. Bị thế giới loài người hấp dẫn và quá mệt mỏi với cuộc sống dưới đại dương, Ariel thỏa thuận với một mụ phù thủy ở biển, đổi giọng hát quý giá của mình để được đi lại trên đất liền. Nhờ vậy, nàng có được đôi chân trắng muốt tuyệt đẹp trông uyển chuyển như một vũ nữ và nhan sắc của nàng trở nên nghiêng nước nghiêng thành. Dựa theo câu chuyện cổ tích của Đan Mạch "Nàng tiên cá" của Hans Christian Andersen, Ariel do Jodi Benson lồng tiếng. Nhân vật của nàng lấy cảm hứng từ nhân vật chính trong truyện cổ của Andersen, nhưng được phát triển theo một tính cách khác phù hợp với bộ phim.
Belle (Người đẹp và quái vật).
Belle là nàng công chúa của Disney thứ năm, lần đầu tiên xuất hiện trong bộ phim hoạt hình thứ ba mươi của Walt Disney Pictures "Người đẹp và quái vật" (1991). Dựa theo nữ nhân vật chính của câu chuyện cổ tích Pháp của Jeanne-Marie Le Prince de Beaumont, Belle được sáng tạo bởi người viết kịch bản Linda Woolverton và ban đầu do James Baxter và Mark Henn thiết kế. Belle ban đầu do Paige O'Hara lồng tiếng, sau đó là Julie Nathanson.
Buồn chán với cuộc sống ở một miền quê của mình, cô gái yêu những cuốn sách Belle luôn ước ao được phiêu lưu khám phá. Khi bố cô, Maurice bị một con quái vật gớm ghiếc bắt, Belle đã hi sinh tự do cá nhân của nàng để đổi lấy việc quái vật trả tự do cho bố mình. Ban đầu nàng sợ hãi vẻ bề ngoài to lớn và hung dữ của quái vật và tỏ ra khó chịu với sự ích kỷ, thô lỗ và độc ác của nó, như sau đó Belle đã rất cảm kích quái vật sau khi nó cứu nàng khỏi một bầy sói đang đói bụng, bày tỏ sự biết ơn của nàng bằng cách chăm sóc vết thương cho quái vật. Từ khi tình yêu mà Quái vật dành cho Belle đã khiến nó cư xử thân thiện và lịch sự hơn, Belle ngày càng thân thiết hơn với quái vật, và cuối cùng đã đem lòng yêu nó, và điều này cuối cùng đã giúp Quái vật trở lại thành một chàng hoàng tử điển trai, bí ẩn. Belle là cô gái xinh đẹp nhất vùng, đôi môi mọng và cặp mắt trong sáng, mái tóc đẹp và hợp mắt, tao nhã và quý phái vừa duyên dáng vừa cổ điển đã tôn cổ cao xinh xắn trên bờ vai trắng muốt và gợi cảm, rất ra dáng một nàng công chúa.
Belle đã nhận được những lời khen ngợi nồng nhiệt từ các nhà phê bình phim trên toàn cầu, đặc biệt dành sự tán dương đặc biệt và công nhận sự thông minh và dũng cảm của nàng. Báo "Los Angeles Times" đã hoan nghênh Belle là một trong những nàng công chúa của Disney có trách nhiệm "phá vỡ những rào cản truyền thống ". Tờ "The Globe and Mail" khen ngợi nhân vật này, đặc biệt ca tụng sự hiểu biết và tài năng của nàng và gọi nàng là "nhân vật thu hút và lôi cuốn chính của "Người đẹp và quái vật"". "Entertainment Weekly" làm nổi bật sự tự lập của nhân vật, gọi nàng là "anh hùng" của bộ phim và cho nàng là nhân vật đã làm cho "Người đẹp và quái vật" trở thành bộ phim tuyệt vời nhất về những nàng công chúa Disney. "The Washington Post" miêu tả Belle là "trưởng thành hơn, nữ tính hơn, ít đơn điệu và có nhiều đặc trưng giới tính hơn các nữ nhân vật chính trước của Disney. Viện phim Mỹ đề cử vào danh sách 100 năm của AFI... 100 anh hùng và ác quỷ của họ, nhân vật hoạt hình duy nhất nhận được sự ghi nhận như vậy từ tổ chức này. Belle vẫn là một trong những nữ nhân vật hoạt hình được đón nhận nồng nhiệt nhất của Disney cho tới nay "(phim đã được tạo hình đời thật)".
Jasmine (Aladdin và cây đèn thần).
Jasmine là nàng công chúa của Disney thứ sáu và là nữ nhân vật chính của bộ phim hoạt hình thứ 31 của Disney "Aladdin" (1992). Jasmine thèm khát tự do, mệt mỏi với những quy tắc do bố mình đề ra. Sở hữu tính cách phóng khoáng, đầy tự tin, công chúa Jasmine đã sẵn sàng bước chân ra ngoài cung điện để khám phá những kỳ quan mà nàng chưa từng biết tới. Nàng bị Aladdin quyến rũ khi anh cải trang thành một chàng hoàng tử tinh quái và lanh lợi, đặc biệt là sau khi anh đưa nàng đi một chuyến đi lãng mạn trên chiếc thảm thần. Người bạn của Aladdin, vị thần ẩn trong cây đèn, bị bắt và chà đạp bởi Jafar, kẻ đã sử dụng phép thuật của cây đèn để lật đổ nhà vua một cách tàn bạo và bắt Jasmine mặc đồ ngắn và trở thành người hầu gái của hắn. May mắn thay, sau khi bị Jafar đánh bại, nhà vua đã đồng ý cho Jasmine kết hôn với Aladdin mặc dù anh không phải dòng dõi hoàng gia. Công chúa Jasmine do Linda Larkin lồng tiếng, và phần hát của nàng do Lea Salonga đảm nhiệm (trong bộ phim gốc) và Liz Callaway (trong phần kế tiếp phát hành trên đĩa phim).
Jasmine là một nhân vật dựa trên Công chúa Badroulbadour trong câu chuyện "Aladdin và cây đèn thần" trích từ bộ Nghìn lẻ một đêm "(phim đã được tạo hình đời thật)".
Pocahontas (Pocahontas (phim 1995)).
Pocahontas là nàng công chúa của Disney thứ bảy và lần đầu tiên xuất hiện trong bộ phim hoạt hình thứ 33 của Disney "Pocahontas" (1995). Dựa trên nhân vật người con gái của thủ lĩnh người da đỏ châu Mỹ bản địa, Pocahontas (1595–1617), và cuộc dàn xếp hòa giải ở Jamestown, Virginia vào năm 1607. Pocahontas là một cô gái trẻ cao quý với tinh thần phóng khoáng và tâm hồn cao cả. Nàng thể hiện trí tuệ và sự thông minh trước tuổi, rất hiền lành và thường giúp đỡ mọi người xung quanh. Nàng thích phiêu lưu và yêu thiên nhiên. Trong phim, nàng có năng lực siêu nhiên bởi nàng có khả năng giao tiếp với thiên nhiên, trò chuyện với các linh hồn, hiểu được động vật và những ngôn ngữ nàng không biết. Trong phần sau, Pocahontas có vẻ đã trưởng thành hơn sau khi nghe tin giả rằng John Smith đã chết. Nàng giữ phong thái độc lập và thích vui đùa, nhưng trưởng thành hơn và biết tự lo cho bản thân hơn ở bộ phim đầu tiên. Trong thời gian ở Anh, nàng suýt đánh mất mình trong sự ồn ào và xô bồ của cuộc sống mới và trở thành một con người khác vốn không phải nàng. Nhưng cuối cùng nàng đã dũng cảm quyết định hi sinh bản thân cho sự an toàn của mọi người và trở về quê hương, tìm lại chính mình, và tình yêu, một lần nữa. Nàng còn có mái tóc đen dài như làn gió, giúp nàng khoe suối tóc mềm mượt mỗi khi đứng trước gió. Với trực giác cùng những suy nghĩ mạnh mẽ, nàng luôn để ước mơ dẫn đường. Pocahontas do Irene Bedard lồng tiếng còn phần hát do Judy Kuhn thể hiện.
Mulan (Hoa Mộc Lan).
Mulan là nàng công chúa của Disney thứ 8 và lần đầu tiên xuất hiện trong bộ phim hoạt hình thứ 36 của Disney "Mulan" (1998). Bộ phim được chuyển thể từ huyền thoại về Hoa Mộc Lan (386–534). Cô là một trong những cô gái mạnh mẽ nhất của Disney. Cho dù không phải là một nàng công chúa thực sự, cô cũng đã kết hôn với một vị tướng trẻ trong quân đội. Mulan, không điển hình và không giống phần lớn những nhân vật nữ trước đây, rất nam tính, tin vào sự bình đẳng và giải quyết mọi việc dựa vào chính sức mình. Cô cũng không hợp với sự mong đợi của mọi người về một thiếu nữ Trung Quốc thời đó; cho dù có vẻ đẹp tự nhiên, học chữ nghĩa, rèn cung kiếm nhưng cô lại rất vụng về, thẳng thắn và tự lập chứ không duyên dáng, lặng lẽ và kín đáo. Chính vì vậy cuộc gặp gỡ của cô với bà mối kết thúc trong hỗn loạn, (với sự giúp đỡ của một con dế nào đó), và bà mối cho rằng dù cho cô có vẻ ngoài giống một cô dâu, nhưng cô sẽ không bao giờ tìm được nửa kia của mình. Tuy nhiên, sự dũng cảm, thông minh và quyết đoán của cô đã giúp cô vượt qua mọi thử thách. Thậm chí, nhờ dáng người nhỏ nhắn, mái tóc cột gọn gàng, đôi mắt một mí đáng yêu, cặp môi đỏ thắm cùng với sự hoạt bát của bản thân mà Mulan đã chiếm được trái tim của Li Shang, người đàn ông vốn bảo thủ, có chút cao ngạo. Anh chàng Li Shang vạm vỡ, giỏi giang, người có cảm mến đặc biệt với Mulan dù anh nghĩ rằng cô là con trai. Ban đầu Li Shang không hài lòng với "anh lính mới" vì cô có thể chất yếu ớt, khiến việc hành quân bị cản trở thế nhưng sau đó Shang đã dần có cảm tình với Ping (tên của Mulan khi giả trang). Dù không nói ra nhưng mọi người ngầm định Li Shang là người song tính/bisexual (người bị hấp dẫn bởi cả hai giới). Mulan do Ming-Na lồng tiếng nhưng phần hát của cô do Lea Salonga đảm nhiệm.
Tiana (Công chúa và chàng Ếch).
Tiana, do Anika Noni Rose lồng tiếng, là nàng công chúa Disney thứ chín được đưa vào thương hiệu này, xuất hiện trong bộ phim hoạt hình thứ 49 của Disney "Nàng công chúa và con ếch" (2009). Bộ phim của nàng dựa trên tiểu thuyết "The Frog Princess" của E. D. Baker, và chính cuốn sách này lại dựa trên câu chuyện cổ tích của anh em nhà Grimm "Hoàng tử ếch". Tiana, nàng công chúa Disney đầu tiên là người Mỹ gốc Phi, là một cô gái trẻ chăm chỉ, đầy tham vọng và nhan sắc xinh đẹp tuyệt vời, đằm thắm nhưng kiên cường, người không yêu ai hết (ở đoạn đầu phim). Nàng là hình mẫu lý tưởng dành cho các cô gái. Sống ở New Orleans, Louisiana, trong những năm 1920, Tiana cố gắng thực hiện mong ước của mình là mở một nhà hàng riêng. Tuy nhiên, nàng bị biến thành một con ếch xanh lạnh lẽo trong khi cố gắng phá bỏ một lời nguyền của một phù thủy với Hoàng tử Naveen tuấn tú, đẹp đẽ, có ánh mắt dịu dàng, cười rất tươi, đàn hay hát giỏi và ham chơi mà lời nguyền đó cũng đã biến chàng thành một con ếch xấu xí, xù xì kêu ồm ộp. Trong suốt bộ phim, họ phải lên đường tìm cách giải lời nguyền đó và đạt được hạnh phúc.
Rapunzel (Người đẹp tóc mây).
Rapunzel là nàng công chúa Disney thứ mười. Lần đầu tiên xuất hiện trong bộ phim hoạt hình thứ năm mươi của Walt Disney Pictures "Nàng công chúa tóc mây (Tangled)" (2010), Rapunzel dựa theo nữ nhân vật chính trong truyện cổ tích của Đức của anh em nhà Grimm. Do người viết kịch bản Dan Fogelman sáng tạo ra, Rapunzel ban đầu do họa sĩ Glen Keane thiết kế, và do ca sĩ Mandy Moore lồng tiếng. Rapunzel đã đăng quang và chính thức được đưa vào thương hiệu Những nàng công chúa Disney vào ngày 2 tháng 10 năm 2011 ở cung điện Kensington Palace tại London, Anh.
Một nàng công chúa xinh đẹp nhất thế gian sinh ra với mái tóc vàng rất dài và có phép thuật vừa mềm mại vừa tha thướt, giọng hát trong mượt mà, tuyệt vời, Rapunzel, bị đánh cắp từ tay bố mẹ nàng từ khi còn bé, được Mẹ Gothel nuôi lớn, một phụ nữ tự phụ đã lợi dụng mái tóc của nàng để được trẻ đẹp mãi mãi. Bị giam cầm trong một toà tháp hẻo lánh suốt mười tám năm trời, Rapunzel nhờ tới sự giúp đỡ của một siêu trộm đẹp trai, láu cá có cặp mắt mơ màng, quyến rũ bị truy nã tên là Flynn Rider để được đi xem thả những chiếc đèn lồng kịp lúc vào lần sinh nhật thứ mười tám của nàng. Rapunzel ngây thơ, nhút nhát nhưng rất thông minh. Cô nàng có khả năng cảm hóa người khác.
Đáng chú ý, Rapunzel là nàng công chúa Disney đầu tiên xuất hiện trong một bộ phim mô phỏng bằng máy tính (CGI), nhưng thường được thiết kế lại bằng hoạt hình truyền thống khi xuất hiện trên các sản phẩm cùng với những thành viên khác trong thương hiệu: những nàng công chúa được vẽ bằng công nghệ hoạt hình truyền thống.
Nhân vật nàng công chúa Rapunzel được đón nhận nồng nhiệt bởi hầu hết các nhà phê bình, họ dành cho nàng những lời khen ngợi đặc biệt tới tính cách rất khí thế và mạnh mẽ cùng với sự hiện đại của nàng. Tờ "Los Angeles Times" miêu tả Rapunzel là "một cô gái trẻ rất hiện đại". "The New Yorker" gọi Rapunzel là một nhân vật dí dỏm và thông minh, trong khi báo "USA Today" viết, "Rapunzel thật hơn trong tuổi thiếu niên của nàng " so với các nữ nhân vật chính trước của Disney. Tuy vậy, cũng có những ý kiến, như hai phản hồi của tờ "Time Out", đánh giá ít tích cực hơn, họ miêu tả nàng khá "đơn điệu" và "ít chân thực".
Merida (Công chúa tóc xù).
Merida, lồng tiếng bởi Kelly Macdonald là nàng công chúa thứ mười một của Disney, lần đầu tiên xuất hiện trong bộ phim của Pixar "Nàng công chúa tóc xù" (2012), sáng tạo bởi đạo diễn và nhà viết kịch bản Brenda Chapman. Merida là con gái mười sáu tuổi của Hoàng hậu Elinor, người trị vì vương quốc cùng với Vua Fergus. Những mong đợi về con gái mình của Hoàng hậu Elinor khiến Merida tỏ ra xa cách và lạnh nhạt với Elinor và cũng đôi khi gây ra những xích mích giữa hai mẹ con. Mặc dù hy vọng của Elinor là được thấy con gái mình như một cô gái hoàng gia thực sự, Merida lại là một cô gái mạnh mẽ muốn làm chủ số phận của mình. Merida có kỹ thuật bắn cung xuất sắc, và là một trong những người bắn cung điêu luyện nhất từng thấy. Nàng cũng rất giỏi đấu kiếm và cưỡi ngựa dọc vương quốc với con ngựa của mình, Angus.
Moana (Hành trình của Moana).
Moana, lồng tiếng bởi Auli'i Cravaiho Disney "Hành trình của Moana" (2016)
Raya (Raya và rồng thần cuối cùng).
Raya, lồng tiếng bởi Kelly Marie Tran Disney "Raya và rồng thần cuối cùng" (2021)
Các sự kiện trực tiếp.
Tất cả các nàng công chúa đều có thể được gặp mặt và nói chuyện ở Disneyland Resort tại California. Thêm đó, Bạch Tuyết có chuyến đi chơi riêng của nàng ở Disneyland Resort với tên gọi "Snow White's Scary Adventures", tuy nhiên cuộc đi chơi này đã bị loại bỏ Walt Disney World Resort vào năm 2012 như một phần của sự mở rộng New Fantasyland. Vào năm 2006, là một phần của buổi lễ "Year of Million Dreams", nhà hát Fantasyland Theater bắt đầu công chiếu "Disneyland Princess Fantasy Faire". Buổi biểu diễn có các vị vua và hoàng hậu hướng dẫn các cậu bé và cô bé những nghi thức thích hợp của một hoàng tử hoặc công chúa và có chính các nàng công chúa Disney tham gia. Các nàng công chúa xuất hiện hôm đó gồm có Snow White, Cinderella, Aurora, Ariel, Belle, Jasmine, Mulan, Tiana and Pocahontas. Khu vui chơi này đóng cửa vào ngày 12 tháng 8 năm 2012 và bắt đầu xây dựng ngôi làng Fantasy Faire mới. Fantasy Faire mới đã có một buổi mở cửa ngắn vào ngày 5 tháng 3 năm 2013 và chính thức mở cửa vào ngày 12 tháng 3 năm 2013.
Ở Walt Disney World Resort các nàng công chúa cũng có thể được gặp mặt và nói chuyện, nhưng ở những địa điểm riêng biệt hơn. Có một sự kiện dựa trên câu chuyện về Cô bé Lọ Lem nơi nàng và một số người thân khác xuất hiện ở "Cinderella's Royal Table" tại toà lâu đài Magic Kingdom của nàng, cũng như tại bữa tối "Happily Ever After Dinner của Cinderella", trước đó được biết đến với tên gọi "Gala Feast Dinner của Cinderella", tại số 1900 Park Fare trong khu Disney's Grand Floridian Resort & Spa. Những nàng công chúa khác trình diễn ở bữa ăn Princess Storybook. Vào năm 2013, các Nàng Công chúa của Disney sẽ có một buổi gặp mặt và nói chuyện mới với tên gọi "Princess Fairytale Hall" ở Magic Kingdom.
Nhiều buổi biểu diễn và diễu hành quanh các khu vực trong khu vui chơi có sự tham gia của các nàng công chúa, trong đó có "Fantasmic", "SpectroMagic", "Dream Along with Mickey", the "Celebrate a Dream Come True Parade", "Mickey's Boo-to-You Halloween Parade" và "Mickey's Once Upon a Christmastime Parade". Một cửa hàng với tên gọi "Bibbidi Bobbidi Boutique" mở cửa vào ngày 5 tháng 4 năm 2006 ở World of Disney store in Downtown Disney tại Walt Disney World. Vào ngày 22 tháng 1 năm 2007, lâu đài Magic Kingdom ở Walt Disney World Resort bắt đầu buổi biểu diễn đầu tiên của "Pirate and Princess Party". Sự kiện đặc biệt này (mà ở Disney người ta thường gọi là hard ticket/hard-ticketed events) có sự tham gia của "Disney's Enchanted Adventures Parade" và một buổi trình diễn pháo hoa đặc sắc có chủ đề đặc biệt với tên gọi "Magic, Music and Mayhem". Cuộc diễu hành này có sáu nàng công chúa chính đến cùng với cách hiệp sĩ và vũ công. Mỗi vùng đất có một đề tài dựa theo một tên cướp biển hoặc một nàng công chúa. Trong số các khu vực đó có Jasmine's Court ở Adventureland, Ariel's Court ở Fantasyland và the Princess Pavilion ở Mickey's Toontown Fair. Các nàng công chúa có thể được gặp mặt và nói chuyện gồm Jasmine, Ariel, Aurora, Cinderella, Pocahontas, Mulan, Tiana, Snow White, Rapunzel, Merida và Belle.
Những con tàu Disney Cruise Line có sự góp mặt của các buổi biểu diễn nhạc kịch sân khấu với các nàng công chúa: Ariel, Tiana, Belle, Cinderella, Mulan, Rapunzel, Aurora, Jasmine và Snow White tham gia cùng trẻ em và những người hâm mộ khác trên tàu. Những nữ nhân vật chính nổi tiếng khác của Disney như Alice và Wendy cũng xuất hiện tại các buổi gặp mặt và nói chuyện.
Disney on Ice có ba buổi biểu diễn với sự tham gia của các nàng công chúa Disney: "100 Years of Magic", "Princess Classics", "Princesses and Heroes", "Treasure Trove", "Dare to Dream", và "Rockin' Ever After". The Ice Company cũng có các buổi biểu diễn dựa trên những câu chuyện của "Nàng Bạch Tuyết (Snow White)", "Cô bé Lọ Lem (Cinderella)", ""Người đẹp ngủ trong rừng (Sleeping Beauty)", "Nàng tiên cá (The Little Mermaid)", "Người đẹp và quái vật (Beauty and the Beast)", "Aladdin", "Pocahontas", "Mulan", "Nàng công chúa và con ếch (The Princess and the Frog)", "Nàng công chúa tóc mây (Tangled)", và "Nàng công chúa tóc xù (Brave)"".
Phim ảnh và truyền hình.
Những lần xuất hiện trên truyền hình của Những nàng công chúa Disney được sưu tập vào bộ "Disney Princess Collection" (Bộ sưu tập của những nàng công chúa Disney), một series các đĩa DVD tổng hợp gồm các tập phim từ "Aladdin", "Nàng tiên cá" và hai tập phim đặc biệt của "Người đẹp và quái vật". Một series DVD sau đó cũng được phát hành, lấy tên là "Disney Princess Stories" (Câu chuyện về những nàng công chúa Disney) với nội dung tương tự như lần ra mắt trước. "Princess Party Palace" (trước đó được biết đến với tên gọi "The Princess Power Hour") là một series truyền hình trên Toon Disney từ năm 2000 đến 2007, nơi từng chiếu các tập phim của "The Little Mermaid" và "Aladdin".
Belle có series truyền hình người đóng riêng của nàng với tên gọi "Sing Me a Story with Belle". Tám nàng công chúa đầu tiên của Disney cùng góp mặt trong một series truyền hình hoạt hình với tên gọi "House of Mouse".
Đầu năm 2007, Disney thông báo rằng "Disney Princess Enchanted Tales", một series mới gồm các sản phẩm phát hành trực tiếp dưới dạng DVD với nhiều câu chuyện mới về các nàng công chúa của Disney. Bộ phim đầu tiên của series này, lấy nhan đề "", được phát hành vào ngày 4 tháng 9 năm 2007. Đó là một bộ phim nhạc kịch với những câu chuyện mới về Công chúa Jasmine, và kể câu chuyện mới đầu tiên về Công chúa Aurora suốt từ khi bộ phim gốc "Người đẹp ngủ trong rừng" lần đầu ra mắt.
Ban đầu, "Disney Princess Enchanted Tales: A Kingdom of Kindness" được thông báo sẽ là bộ phim đầu tiên của series, vốn bao gồm một phiên bản khác của câu chuyện về công chúa Aurora, và câu chuyện còn lại là về Belle chứ không phải là của công chúa Jasmine. Disney thay đổi điều này mà không có sự thông báo nào. Hiện tại, series này đã bị huỷ bỏ và chỉ còn "Follow Your Dreams" tồn tại đến nay.
Một series truyền hình, "Sofia the First", lần đầu tiên công chiếu vào ngày 11 tháng 1 năm 2013 trên kênh Disney Junior, và sẽ có sự tham gia của Công chúa Aurora, Cô bé Lọ Lem, Ariel, Belle, Bạch Tuyết, Công chúa Jasmine, Pocahontas, Mulan, Tiana, Rapunzel và Merida.
Trò chơi điện tử.
Những nàng công chúa Disney đã xuất hiện trên nhiều phương tiện truyền thông khác, như trò chơi điện tử, trong đó có "Disney Princess" (2003), "Disney Princess: Enchanted Journey" (2007) và "Disney Princess: Magical Jewels" (2007). Các nàng công chúa của Disney cũng đã xuất hiện trong "Kilala Princess", một loại truyện tranh tưởng tượng/lãng mạn của Nhật Bản, sản xuất bởi Kodansha, lần đầu ra mắt tại Nakayoshi vào tháng 4/ 2005. Cốt truyện của cuốn manga (truyện tranh) này xoay quanh một cô gái tên là Kilala và những cuộc phiêu lưu của cô đi tìm người bạn bị bắt cóc với sự giúp đỡ của sáu nàng công chúa Disney đầu tiên, đó là Bạch Tuyết, Lọ Lem, Aurora, Ariel, Belle và Jasmine.
"Kingdom Hearts".
Trong series game "Kingdom Hearts", bảy "nàng công chúa của trái tim" ("Princesses of Heart"), là những cô gái trẻ với trái tim hoàn toàn trong trắng. Họ sẽ là những người mở đường tới vương quốc Trái tim (Kingdom Hearts) nếu hợp sức lại với nhau. Năm trong số những cô gái này - Lọ Lem, Belle, Aurora, Bạch Tuyết và Jasmine là những nàng công chúa Disney. Hai nàng công chúa của trái tim còn lại là Alice trong phim "Alice ở xứ sở thần tiên" và nữ nhân vật chính của loạt game, Kairi. Các nàng công chúa Disney xuất hiện nhiều lần khác nhau trong suốt series này:
Phản hồi/đánh giá.
Thương hiệu Những nàng công chúa Disney nói chung đã nhận được những phản hồi trái chiều từ các nhà phê bình và người tiêu dùng, đặc biệt là các nhà nữ quyền.
Đã có căng thẳng xảy ra giữa tập đoàn Disney và các nhà nữ quyền kể từ khi bộ phim đầu tiên về một nàng công chúa Disney ra đời vào năm 1937. Hình ảnh người phụ nữ trong các bộ phim của Disney một phần là do cảm nhận riêng của Walt Disney về cuộc sống gia đình đã áp dụng và hình thành nên công ty Disney, một phần là thái độ của ông phản ánh quan niệm nam quyền trong những năm 1940 về vai trò của người phụ nữ trong xã hội.
Vào ngày 24 tháng 12 năm 2006, Peggy Orenstein đăng bài "What's Wrong With Cinderella?" trên báo "The New York Times". Trong bài viết của mình, Orenstein thảo luận những lo lắng của cô về tác động của hình ảnh những nàng công chúa lên các cô bé. Orenstein sử dụng những nàng công chúa của Disney để diễn giải nhiều trong số các luận điểm của mình. Orenstein cũng ghi chú sự lan toả rộng khắp của thương hiệu công chúa và nói rằng mọi khía cạnh của trò chơi đều có một điều gì đó tương đương với các nàng công chúa. Tamara Weston của tạp chí "Time" nhận xét không tích cực về thương hiệu này, gọi các nàng công chúa là "những cô gái yếu đuối cần sự giúp đỡ" và là những hình mẫu có tác động tiêu cực tới những cô bé. | 1 | null |
In the Spotlight (Tâm điểm âm nhạc) là chuỗi chương trình ca nhạc do Công ty TNHH Quảng cáo và Giải trí Mỹ Thanh tổ chức và thực hiện, với sự chỉ đạo nghệ thuật của nhạc sĩ Hồng Kiên.
"In the Spotlight" ra đời vào tháng 1 năm 2012 và đã tổ chức được 14 đêm diễn trên toàn quốc với các chương trình:
Các chương trình trong năm 2012.
Diva Mỹ Linh nối tiếp In the Spotlight với hành trình xuyên Việt tại Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Cũng giống như cách biên tập của liveshow Tuấn Ngọc, Và em sẽ hát của Mỹ Linh cũng chia ra những dấu mốc quan trọng trong suốt quãng thời gian hơn 20 năm đi hát của cô, từ "Thì thầm mùa xuân, Hà Nội đêm trở gió, Chị tôi, Trên đỉnh Phù Vân" đến "Tóc ngắn, Hương ngọc lan"… rồi "Chat với Mozart" và gần đây là những ca khúc trong album mới nhất với phong cách "Acoustic - Một ngày". Khán giả đã được thưởng thức một không gian âm nhạc lắng đọng, nồng nàn và cũng không kém phần rực lửa của một diva đang ở độ chín muồi về giọng hát và trải nghiệm sống.
Chương trình được tổ chức trong 2 đêm 11 và 12 tháng 08 năm 2012 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô. Với thử thách "khoác comple cho nhạc Trần Tiến", ekip thực hiện đã đưa âm nhạc đậm chất "du ca" của Trần Tiến vào không gian nhà hát với phong cách phối khí mang hơi hướng semi classic và những phá cách qua sự thể hiện của các ca sĩ Trần Thu Hà, Tấn Minh, Đinh Mạnh Ninh và Tô Minh Đức. Với những ca khúc quen thuộc của Trần Tiến như "Mặt trời bé con, Chuyện tình thảo nguyên, Ra ngõ tụng kinh, Phố nghèo", … Hà Trần vừa khẳng định được vị thế của ca sĩ "hát hay và hiểu nhạc Trần Tiến nhất", vừa mang đến sự tươi mới trong phong cách thể hiện. Tuy nhiên, điểm nổi bật trong đêm nhạc này chính là sự xuất hiện của Tấn Minh, khi thì nồng nàn cảm xúc với "Giấc mơ Chapi, Tóc gió thôi bay," khi thì mạnh mẽ, phóng khoáng và nhiệt huyết với "Vết chân tròn trên cát" và "Giai điệu Tổ quốc".
Sau 13 năm, Hồng Nhung mới thực hiện liveshow riêng ở Hà Nội, vì thế, khán giả đã rất chờ mong đêm nhạc này, và Hồng Nhung đã khiến bao trái tim yêu nhạc phải xúc động khi cô cất tiếng hát "Nhớ mùa thu Hà Nội, Có phải em mùa thu Hà Nội, Nhớ về Hà Nội" cũng như những bài hát của Dương Thụ, Trịnh Công Sơn… Các ca khúc dù đã xưa cũ, nằm trong một góc nào đó trong ký ức của người yêu nhạc Hà Nội đều được phối khí lại, mới mẻ hơn, đặc biệt, vừa vặn với giọng hát của Hồng Nhung. Màu sắc âm nhạc đa dạng, cộng thêm cách hát đa dạng, cách chia phần các ca khúc rõ ràng đã khiến cho khán giả hoàn toàn bị cuốn hút trong suốt đêm nhạc. Điểm nhấn của chương trình có lẽ là phần song ca đầy lắng đọng và xúc động của hai diva Hồng Nhung và Mỹ Linh trong ca khúc "Lời mẹ ru" (Trịnh Công Sơn) và "Trở về" (Dương Thụ). Sự tinh tế, nhẹ nhàng của Hồng Nhung hoà với giọng hát tràn đầy cảm xúc của Mỹ Linh đã tạo nên một phần trình diễn đáng nhớ nhất của đêm nhạc.
Chương trình được diễn ra lúc 20h ngày 22 tháng 12 năm 2012 tại Nhà hát Hòa Bình, TP. Hồ Chí Minh và ngày 3 & 4 tháng 1 năm 2013 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô Hà Nội. Đây là một chương trình đặc biệt nhằm kỷ niệm một năm ngày ra mắt series ""In the spotlight", với sự tham gia của các giọng ca hàng đầu: Tuấn Ngọc, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Tùng Dương. Yếu tố thành công nhất, giúp khán giả Hà Nội và TP HCM có được cảm xúc thăng hoa khi nghe nhạc Trịnh trong chương trình "In The Spotlight" chính là những màn phối khí mới mẻ của hai nhạc sĩ Hồng Kiên và Hoài Sa. Bản phối "Đóa hoa vô thường"" được hai ca sĩ Mỹ Linh và Hồng Nhung thể hiện ở phần giữa chương trình, đã thể hiện được bức tranh tổng thể của đêm nhạc "Gọi tên bốn mùa": Vừa sôi nổi, vừa trầm lắng, vừa có những nốt nhạc vui tươi, rộn rã nhưng cũng không thiếu những khoảng lặng giàu triết lý nhân sinh.
Chương trình trong năm 2013.
Được tổ chức tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô Hà Nội trong 01 đêm duy nhất 30.03.2013, với sự tham gia của các ca sĩ: Trần Thu Hà, Tấn Minh, Uyên Linh, Đông Hùng.
Chương trình được coi như một "bản giao hưởng cuộc đời" của nhạc sĩ Thanh Tùng, bao gồm 20 ca khúc tiêu biểu nhất của ông trong suốt sự nghiệp sáng tác của vị nhạc sĩ tài hoa.
Giải thưởng.
Tháng 4 năm 2013, chương trình In The Spotlight được trao giải Chương trình của năm tại Giải thưởng âm nhạc Cống hiến lần thứ 8 – 2013
Liên kết ngoài.
[[Thể loại:Âm nhạc Việt Nam]] | 1 | null |
The Wanted là một nhóm nhạc nam người Anh thành lập năm 2009 và bắt đầu sự nghiệp tháng 7 năm 2010. Các thành viên của nhóm gồm Max George, Siva Kaneswaran, Jay McGuiness, Tom Parker và Nathan Sykes. Quản lý của The Wanted là Scooter Braun.
Hiện họ đã phát hành hai album: "The Wanted" (2010) và "Battleground" (2011). Cả hai album đều lọt vào tốp-5 album của Anh, với doanh số bán khá cao. Đĩa đơn (single) "Glad You Came" từ album "Battleground" phát hành năm 2011 là một thương mại thế giới, vào được top-5 bài hát của Mỹ, Anh, Scotland, Ireland và Canada. Các single khác tiêu biểu của nhóm là "Chasing the Sun" (2012) làm nhạc nền cho phim "Ice Age 4" và "I Found You" (2012). Năm 2013, The Wanted ra mắt đĩa đơn "Walks Like Rihanna". Ngày 22 tháng 1 năm 2014, The Wanted tuyên bố rằng sau khi hoàn thành tour diễn của mình thì nhóm sẽ tạm ngừng hoạt động và theo đuổi sự nghiệp Solo, song vẫn sẽ tiếp tục hoạt động cùng nhau trong tương lai. | 1 | null |
Kiến vàng điên, tên khoa học Anoplolepis gracilipes, là một loài trong chi "Anoplolepis", họ kiến. Loài này được F. Smith phân loại vào năm 1857.
Chúng được gọi là kiến vàng "điên" bởi chúng di chuyển hỗn loạn và là một trong những động vật xâm hại nguy hiểm nhất trên thế giới. Khả năng phát triển nhanh của chúng hình thành các siêu lãnh thổ đông đúc với tỷ lệ lên đến 1.000 con/km2.
Các nhà khoa học cho rằng kiến vàng điên bắt nguồn từ châu Phi rồi chu du tới châu Á thông qua các vật liệu bao gói hoặc thùng hàng. Chúng xâm nhập một cách tình cờ vào lãnh thổ Úc và Đảo Giáng Sinh trên Ấn Độ Dương và lần đầu tiên được phát hiện tại miền Bắc Australia vào năm 1990. Số lượng tăng nhanh chỉ trong vài năm, kiến vàng điên ăn hệ thực vật địa phương, tiêu diệt hoặc lấn át các loài động vật không xương sống bản địa, làm hủy hoại hệ sinh thái ở những nơi mà chúng đi qua.
Phân bố và đặc tính thông thường.
Nơi phân bố nguyên thủy của loài kiến điên này vẫn chưa biết, nhưng có giả thuyết cho rằng chúng bắt nguồn từ Tây Phi. Sau đó, chúng được đưa tới những vùng xích đạo hoặc bán xích đạo qua đường thủy (trên các thùng hàng...) như vùng biển Caribbe, các quần đảo Ấn Độ Dương, và Thái Bình Dương. Kiến vàng điên đã xâm nhập hệ thống nông nghiệp như các loài cây quế, cam, cà phê và dừa.
Loài kiến vàng điên được gọi là "những kẻ ăn rác" và có chế độ ăn lớn, một chế độ rất phổ biến với những loài xâm lấn. Kiến điên ăn đủ thứ, từ ngũ cốc, ngô, hạt cây... tới cua, các loài côn trùng... Như các loài kiến khác, kiến vàng điên cần một chế độ ăn giàu đạm (protein) để kiến chúa đẻ trứng, và chế độ ăn giàu cacbohydrat để kiến thợ làm việc.
Trên đảo Giáng sinh.
Khi xâm lấn trên đảo Giáng sinh, kiến vàng điên đã thay đổi mạnh mẽ hệ sinh thái của đảo này. Chúng ăn tất cả mọi thứ, từ bướm, côn trùng, thạch sùng... Sự thay đổi lớn nhất mà loài kiến này gây ra chính là làm loài cua đỏ bị giảm sút. Trước kia, số các thể cua đỏ trên đảo Christmas là khoảng 43,7 triệu con trưởng thành. Từ khi kiến vàng điên xâm nhập đảo Christmas, số lượng cua bị tiêu diệt là 10-15 triệu con.
Các mối nguy hại.
Trong các thập kỷ gần đây loài kiến vàng điên được xếp vào danh sách 100 loài xâm lăng nguy hiểm nhất. Các cư dân ở Hawaii và Madagascar đã cố tiêu diệt loài kiến này song chưa có giải pháp. Đảo Giáng sinh là tâm điểm cho những biện pháp nghiên cứu tiêu diệt kiến vàng điên. | 1 | null |
NSƯT Văn Hiệp (25 tháng 3 năm 1942 – 9 tháng 4 năm 2013), tên đầy đủ là Nguyễn Văn Hiệp, quê gốc ở Lạc Trung, Thanh Trì, Hà Nội, là một nghệ sĩ hài kịch nổi tiếng người Việt Nam. Ông được biết đến qua nhiều vai diễn trong các bộ phim, chương trình truyền hình, tác phẩm kịch, đặc biệt là với vai Trưởng thôn trong chương trình "Gặp nhau cuối tuần" của VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam. Ông được truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú vào ngày 10 tháng 10 năm 2013.
Tiểu sử.
Nghệ sĩ Văn Hiệp tên đầy đủ là Nguyễn Văn Hiệp, sinh ngày 25 tháng 3 năm 1942, quê gốc ở xã Lạc Trung, Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Văn Hiệp tốt nghiệp khóa đầu tiên Đại học Sân khấu Điện ảnh, cùng khoá Doãn Hoàng Giang, Trọng Khôi, Doãn Châu. Sau khi tốt nghiệp, ông được nhận về công tác tại Nhà hát kịch Việt Nam.
Từ 1963 đến 1990, ông công tác tại Nhà hát Kịch Trung ương và năm 1990 chuyển công tác sang Cục Văn hoá Thông tin.
Giai đoạn cuối đời.
Gần một năm trước khi mất, do sức khoẻ yếu, Văn Hiệp không còn tham gia đóng phim. Khi biết bị ung thư, ông nằng nặc đòi về nhà, và nhất định không bao giờ bước chân đến bệnh viện thêm một lần nào nữa. Đến tận lúc cận kề cái chết, ông vẫn sợ tốn tiền của các con, sợ các con mất thời gian trông nom, sợ đếm những ngày tháng cuối đời qua ô cửa sổ ở nơi toàn tiếng lách cách kim tiêm và mùi thuốc men. Ông bày tỏ nguyện vọng được hỏa thiêu.
Trước Tết Quý Tỵ 2013, Văn Hiệp lâm trọng bệnh. Sau thời gian điều trị tại Bệnh viện Hữu Nghị, ông được đưa về nhà để gia đình chăm sóc vào tháng 3 cùng năm.
Qua đời và lễ tang.
Ông qua đời lúc 5 giờ sáng ngày 9 tháng 4 năm 2013 tại nhà riêng số 10/3 ngách 292/2 tổ 45A, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội, không lâu sau sinh nhật lần thứ 71.
Theo thông tin từ gia đình nghệ sĩ Văn Hiệp, lễ viếng từ 10h ngày 11 tháng 4 năm 2013 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Đến phúng viếng có rất nhiều nghệ sĩ bạn bè. Lễ truy điệu vào lúc 11h30 cùng ngày, sau đó thể theo di nguyện của ông và ý nguyện của gia đình, ông đã được hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn Vũ, Văn Điển, Hà Nội. Tro cốt của ông được an táng tại Nghĩa trang Lạc Hồng Viên, Hòa Bình.
Sự nghiệp.
Trên phim ảnh, ông thường "đóng đinh" với những dạng vai nông dân chất phác, hiền lành, thật thà và tốt bụng... Và dù đóng bất kỳ vai nào, cái duyên hài hước trong ông cũng khiến cho vai diễn bừng lên sự sinh động và dí dỏm. Trong sự nghiệp diễn viên 40 năm của mình, ông tham gia vào nhiều tác phẩm kịch, phim truyện.
Những vở diễn đã từng gắn với tên tuổi của ông như: "Nila", "Đôi mắt", "Hoa pháo", "Nghêu, sò, ốc, hến"… và để lại trong lòng khán giả nhiều ấn tượng sâu sắc. Vai diễn "nghiêm túc" của ông đã từng để lại dấu ấn một thời trên sân khấu kịch của Nhà hát Kịch Việt Nam là vai Vinh trong vở "Bài ca Điện Biên".
Tuy nhiên, vai diễn đánh dấu sự khởi nguồn hài kịch của Văn Hiệp chính là vở "Nghêu, Sò, Ốc, Hến" của đạo diễn Dương Ngọc Đức. Ông đã chọn Văn Hiệp vào vai Ốc và với tài diễn xuất của mình, nghệ sĩ Văn Hiệp đã tạo được một Ốc có một không hai trong các vai Ốc của tích tuồng này.
Thời gian về sau, nghệ sĩ Văn Hiệp chuyển sang lĩnh vực truyền hình và thành công với rất nhiều vai diễn lớn nhỏ trên phim truyền hình. Đặc biệt, series kịch bản về "Trưởng thôn Văn Hiệp" cùng 2 danh hài Quang Tèo và Giang Còi đã làm nên một hình tượng nhân vật "trưởng thôn" đặc sắc không hề trộn lẫn. Nghệ sĩ Văn Hiệp nghỉ hưu từ năm 2002.
Danh hiệu.
Cho đến năm 2013, tuy đã 3 lần được làm hồ sơ để trình lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nghệ sĩ Văn Hiệp vẫn chưa được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú hay Nghệ sĩ nhân dân do thiếu huy chương cũng như có ý kiến cho rằng ông diễn còn nghiệp dư dù ông đã bắt đầu việc diễn xuất năm 1954 (vở Lỳ và Sáo ở Nhà hát Lớn).<ref name='Thể thao văn hóa - 09/04/2013'> </ref> Nói về việc này, ông cho rằng "cái áo dù người thợ may có khéo đến đâu cũng không thể vừa khít mình" và bày tỏ rằng chỉ muốn "cần cù và phấn đấu trung thực như một nghệ sĩ giun".. Tuy nhiên, vào ngày 25/3 cùng năm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vẫn quyết định tổ chức sinh nhật lần thứ 71 dành cho ông.
Nghệ sĩ nhân dân Khải Hưng, người từng cộng tác với nghệ sĩ Văn Hiệp trong phim Mặt trời bé con (1985) nói về việc Văn Hiệp không được nhận danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú:
Ngày 11 tháng 4 năm 2013, Nghệ sĩ nhân dân Khải Hưng đã soạn thảo lá đơn trình lên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đề nghị truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú cho Văn Hiệp. Ngày 12 tháng 4 năm 2013, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã soạn xong lá đơn đề nghị Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch Việt Nam đặc cách phong Nghệ sĩ Ưu tú cho cố nghệ sĩ Văn Hiệp. Đến ngày 13 tháng 9 năm 2013, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã ký quyết định truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú cho Văn Hiệp vì những đóng góp của ông cho nền nghệ thuật nước nhà. Vào ngày 10 tháng 10 năm 2013, tại trụ sở Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Việt Nam, diễn ra Lễ truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú cho cố nghệ sĩ Văn Hiệp.
Gia đình.
Hơn 20 năm cuối đời, Văn Hiệp gần như ở một mình với các con khi vợ ông, bà Văn Thị Kim Dung (sinh năm 1940), đi xuất khẩu lao động ở Đức và không về. Hai vợ chồng danh hài sống ly thân nhưng không ly hôn. Thậm chí cha vợ ông cũng có lần khuyên ông đi lấy vợ mới nhưng Văn Hiệp vẫn quyết tâm ở vậy, lấy niềm vui từ những vai diễn để đắp đổi qua ngày. Nhiều người thương ông sống cuộc đời cô quạnh cũng giới thiệu, mai mối nhưng Văn Hiệp bảo: "Bỏ vợ thì cũng được thôi nhưng bỏ để làm gì?".
Bản thân ông vẫn tin rằng vợ mình còn "chưa có ai":
Trong những năm cuối đời, nghệ sĩ Văn Hiệp đối mặt với tình trạng ốm đau bệnh tật liên miên (mổ dạ dày, cắt trĩ, lao phổi, đại tràng…) trong tình trạng tài chính sống không mấy dư dả.
Ông có một con gái và một con trai. Con trai ông sinh cuối năm 1971 - đầu năm 1972. Sau thời gian du học ở Đức, anh quyết định quay trở lại Việt Nam và làm phiên dịch và xuất nhập khẩu. Con gái ông sinh năm 1974. Cô là người đi lồng tiếng cho phim. Bà Văn Thị Kim Dung, vợ ông, khi về đưa tang chồng nói: "Đến giờ tôi vẫn yêu chồng", và "khi con trai gọi điện sang báo tin dữ, bà đã không chịu đựng nổi và ngã ra bất tỉnh".
Đạo diễn Khải Hưng nói với BBC:
Đánh giá.
Sự ra đi đột ngột của ông đã khiến hàng trăm nghệ sĩ và người hâm mộ tỏ lòng tiếc thương vô hạn. | 1 | null |
Các địa điểm thuộc Khu mỏ chính ở Wallonia ở miền nam nước Bỉ được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2012.
Bốn địa điểm tạo thành một dải dài 170 km, mỗi mỏ có chiều dài từ 3 đến 15 km, kéo dài từ Đông sang Tây của Bỉ. Di sản này bao gồm các khu khai thác than từ thế kỷ 19, 20 được bảo tồn tốt nhất của đất nước. Đây là ví dụ đầu tiên của kiến trúc không tưởng từ giai đoạn đầu của thời đại công nghiệp ở châu Âu trong một quần thể tích hợp cao, giữa công nghiệp và đô thị, đặc biệt là mỏ than Grand Hornu và thành phố của người lao động được thiết kế bởi Bruno Renard trong nửa đầu của thế kỷ 19. Mỏ Bois-du-Luc bao gồm nhiều tòa nhà được xây dựng từ năm 1838-1909 và là một trong những mỏ than lâu đời nhất của châu Âu, có niên đại từ cuối thế kỷ 17. Tại khu vực Wallonia có hàng trăm mỏ than, hầu hết đã bị biến mất, trong khi bốn địa điểm của di sản được UNESCO công nhận là biện pháp tốt nhất để bảo vệ tính toàn vẹn.
Lịch sử.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ 19, khai thác mỏ và các ngành công nghiệp nặng dựa vào than đá được hình thành và trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế của Bỉ. Hầu hết các ngành công nghiệp khai thác mỏ này và đã diễn ra tại các "sillon industriel" (trong tiếng Pháp: "thung lũng công nghiệp"), một dải đất chạy từ Tây sang Đông qua đất nước mà nhiều trong những thành phố mỏ lớn nhất là được đặt tại Wallonia. Các địa điểm có tên trong di sản thế giới này đều nằm trong hoặc gần khu vực "thung lũng công nghiệp".
Hoạt động khai thác ở khu vực này bị giảm trong thế kỷ 20, và ngày nay bốn mỏ này đều không còn hoạt động khai thác mà chỉcòn là những địa điểm tham quan cho khách du lịch như là những bảo tàng lịch sử. | 1 | null |
Wolbachia là một chi vi khuẩn ký sinh trong các loài chân khớp, đặc biệt là côn trùng, cũng như một số loài giun tròn. Đây là một trong số những loài vi sinh vật ký sinh phổ biến nhất thế giới, và có lẽ là loài ký sinh sinh sản phổ biến nhất trong sinh quyển. Sự tương tác của nó với vật chủ khá phức tạp, và trong một số trường hợp đã phát triển thành kiểu cộng sinh hơn là ký sinh. Một số vật chủ không thể sinh sản, thậm chí là không thể sống sót, nếu không bị "Wolbachia" lây nhiễm. Một nghiên cứu chỉ ra rằng hơn 16% loài côn trùng tân nhiệt đới mang vi khuẩn thuộc loại này,
và khoảng từ 25 đến 70 phần số loài côn trùng được xác định là vật chủ tiềm năng.
Tại Việt Nam.
Loài vi khuẩn Wolbachia này có thể ức chế khả năng phát triển của virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết trong cơ thể muỗi. Tại Việt Nam năm 2013 đã có dự án thả 200.000 con loăng quăng trên đảo Trí Nguyên, Khánh Hòa nhằm thay thế quần thể Muỗi vằn Aedes aegypti tự nhiên bằng nhóm mới mang tác nhân sinh học Wolbachia có khả năng giảm sự lây nhiễm virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết trong cộng đồng. Việt Nam hiện có Dự án thay thế của quần thể muỗi Aedes aegypti mang tác nhân sinh học Wolbachia tại Việt Nam. Tên đầy đủ của dự án là "Đánh giá khả năng thay thế của quần thể muỗi Aedes aegypti mang tác nhân sinh học Wolbachia tại một phường của tỉnh Khánh Hòa". Dự án này được báo giới gọi là "Nuôi muỗi trị bệnh... sốt xuất huyết". Dự án này do Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương chủ trì phối hợp với Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế Khánh Hòa thực hiện.
Triển khai.
Đảo Trí Nguyên, thuộc phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa được chọn triển khai thí điểm chương trình, do đảo này nằm biệt lập với đất liền.
Viện Dịch tễ Trung ương đã cấy vi khuẩn Wolbachia (còn gọi là vi khuẩn Bỏng Ngô) vào trứng loài muỗi Aedes aegypti. Để khi nở ra, bản thân muỗi con đã mang trong mình vi khuẩn Wolbachia, có tác dụng làm ức chế khả năng truyền bệnh sốt xuất huyết.
Để thực hiện thành công dự án, các hướng dẫn viên của chương trình và người dân ở đảo Trí Nguyên đã diệt số muỗi hiện có trên đảo. Bằng cách diệt bọ gậy (lăng quăng), dùng vợt bắt muỗi... số muỗi sống trong tự nhiên của đảo chỉ còn khoảng dưới 10%. Phải làm như vậy để khi bọ gậy mang mầm vi khuẩn Wolbachia nở ra, chúng sẽ giao phối với số muỗi ít ỏi còn lại trên đảo. Tiếp đó, hơn 800 gia đình ở đảo Trí Nguyên được tiếp nhận 8.000 con bọ gậy (loăng quăng - ấu trùng do muỗi đẻ ra, từ Viện Dịch tễ Trung ương và thả trong môi trường nước đặt quanh nhà họ.
Những người thực hiện dự án hy vọng rằng sau 3 tháng số lượng muỗi mới từ lượng loăng quăng có mang vi khuẩn Wolbachia sẽ thay thế dần quần thể muỗi hiện có trên đảo. Từ đó, lớp "muỗi mới" mang vi khuẩn Wolbachia sẽ góp phần quan trọng trong việc hạn chế và đi đến chấm dứt bệnh sốt xuất huyết đang hoành hành hằng năm ở khu vực miền Trung. Trên thế giới đã có một số nước triển khai mô hình diệt muỗi gây sốt xuất huyết này và cho kết quả khả quan. | 1 | null |
Rượu sim là một loại rượu đặc sản của Phú Quốc, Việt Nam được sản xuất truyền thống lên men tự nhiên từ trái sim rừng và đường cát trắng, có thể pha thêm rượu đã làm giàu để tăng nồng độ. Trái sim dùng làm rượu ở Phú Quốc chủ yếu là hồng sim.
Sản xuất.
Trái sim chín rửa sạch, xay dập vỏ và ủ lên men tự nhiên với đường cát theo một tỷ lệ nhất định (còn được giữ bí mật để cho ra được sản phẩm tốt) trong môi trường yếm khí từ 40 đến 45 ngày. Dưới tác dụng của men vi sinh tự nhiên có trên vỏ quả sim, đường có sẵn trong quả và đường cát trắng đã bổ sung được lên men thành rượu. Sau khi sản phẩm lên men hoàn chỉnh ta sẽ được một loại rượu màu hồng, uống có vị cay chua ngọt như rượu vang nho với nồng độ khoảng từ 10 -14%.
Những loại rượu sau không được coi là rượu sim: gồm sim tươi ngâm trực tiếp với rượu, cây sim (thân, rễ lá) ngâm rượu vì rượu sim truyền thống là loại rượu lên men tự nhiên từ trái sim. Một số sản phẩm rượu Sim đã sản xuất được ở Phú Quốc bao gồm: rượu Sim 39%vol, rượu Sim 30%vol, rượu vang Sim 12%vol (không qua chưng cất)...
Ở Phú Quốc có một số gia đình sản xuất rượu sim cung cấp cho thị trường khách du lịch ở đảo và được đăng ký nhãn hiệu chất lượng tại Sở Y tế tỉnh Kiên Giang Đảo Sim (Thành Long), Sim Sơn, Bảy Gáo.
Công dụng.
Nói chung, trái sim tốt cho sức khỏe ở nhiều mặt. Công dụng thường thấy của Mật sim theo thông tin từ nhà sản xuất là trị tốt cho Hệ tiêu hóa, bị nặng bung,ăn không tiêu, nhất là khi ăn các hải sản giàu đạm và gỏi cá trích. Ngoài ra Mật sim còn có tác dụng trị các bệnh nhức mỏi thông thường, bổ máu, khí huyết lưu thông.
Cách dùng.
Mật sim rất được ưa chuộng như một thức uống có lợi cho sức khỏe. Thông thường thì có thể pha với nước đá để uống. Ngoài ra Mật sim còn là 1 nguyên liệu để pha cocktail. Mật sim nếu pha với rượu trắng (thường thì theo tỉ lệ 1:5) sẽ tạo ra được một loại rượu mới có mùi thơm và màu sắc đặc trưng của sim, vị rất ngon. | 1 | null |
Truyện tranh Việt Nam () là thuật ngữ do Bán nguyệt san Tuổi Hoa khởi xướng từ thập niên 1960, được hiểu gồm các hoạt động sáng tác, phê bình và ấn loát mạn họa có xuất xứ Việt Nam.
Lịch sử.
Từ đây thuật ngữ đóng khung để theo sát tiến triển.
Trung đại (1901 về trước).
Chứng tích "tranh truyện Việt Nam" xuất hiện sớm nhất ở trung đại với các loại hình sáng tác và ấn loát đậm ảnh hưởng Trung Hoa hoặc đôi khi Ấn Độ. Nguyên ủy mục đích là truyền tải văn chương theo cách sinh động và dễ hiểu nhất cho đại chúng. Các tác phẩm tập trung nêu những thông điệp huấn đạo thông qua giai thoại và để lại tới ngày nay bằng văn khắc hoặc thủ bản. Đáng kể trong đó là vấn đề tam cương ngũ thường được trình bày thật dung dị và sinh động để nữ lưu ít học cũng dễ tiếp thụ. Những loại hình như thế được gọi nôm na là mạn họa (漫畫), liên-hoàn họa (連環畫) hoặc phong-tục họa (風俗畫), hầu như được hình dung là luân lý giáo khoa thư giản hóa.
Đương thời, mạn họa được coi là hạng văn nghệ ít phức tạp nhất, tầm thường và chỉ dành cho hạ lưu. Đặc biệt từ thế kỷ XVIII, khi kỹ nghệ ấn loát nở rộ, mạn họa chiếm vai trò thống lĩnh trong việc phổ thông hóa dòng văn chương diễm tình, chí quái mà triều đình ra sức ngăn cấm và liệt hạng dâm thư. Cứ theo "Đại Nam thực lục", những thư ấn đường làm lậu sách ấy mà phát giác thì phải niêm phong và chưởng quản bị phạt rất nặng, hình thức cao nhất thường là phát vãng.
Pháp thuộc (1902 - 1953).
Sau khi Liên bang Đông Dương thành lập, tình trạng hòa bình kéo dài cùng sự bảo trợ văn hóa tích cực của giới chức đã phát sinh hiện tượng sách báo in nhiều tới mức bão hòa. Ban đầu, "tranh truyện" xuất hiện trong hình thức mới với vai trò trào phúng hoặc truyền tải tin tức một cách hóm hỉnh cho công chúng ít học cũng theo được, khiến trang báo trở nên vui mắt hơn. Hình thức này được gọi là hoạt-kê họa (滑稽畫), hí họa (戲畫) hoặc biếm họa (貶畫).
Thập niên 1930, khi trào lưu Âu hóa thổi bùng sức chuộng giải khuây trong cư dân thành thị, "tranh truyện" mới thực trở nên một dòng nghệ thuật độc lập, hấp dẫn sự dự phần của lượng cực lớn tác gia và độc giả, thậm chí có vài họa sĩ đã mở triển lãm và đem tác phẩm của mình ra ngoại quốc với thành công vang dội. Điển hình là bộ ba Bang Bạnh - Xã Xệ - Lý Toét của tuần báo Phong Hóa và Ngày Nay "hô phong hoán vũ" (chữ trên mặt báo đương thời) khắp tam kỳ, được ngay cả ngài toàn quyền đương nhiệm ngợi khen. Kém hơn một chút có truyện dài kỳ "Ba đứa trẻ mạo-hiểm" của tác giả Nguyễn Văn Thịnh hầu như duy nhất bấy giờ được in nhiều màu. Ngoài ra còn có tuần báo Vịt Đực với những biếm họa nhằm vào báo giới và văn sĩ An Nam, thậm chí không từ chính phủ bảo hộ và ngài toàn quyền. Hình thức này được gọi nôm na là chuyện bằng tranh.
Trong Đệ nhị Thế chiến cũng xuất hiện hình thức mạn họa tuyên truyền chính trị của chính phủ Vichy, quân quản Nhật và các chính đảng bản xứ. Sau thế chiến, khi người Pháp giảm bớt ảnh hưởng thì một thời gian ngắn diễn ra xu hướng kêu gọi kháng Pháp và chấn hưng quốc học bằng mạn họa từ cơ quan tuyên truyền của các tổ chức chính trị - tông giáo. Sang đầu thập niên 1950, tại các thành thị rầm rộ trào lưu quốc tế hóa ngành xuất bản. Tại Hà Nội và Sài Gòn manh nha dòng truyện phóng tác những tiểu thuyết cổ điển hoặc văn chương kị sĩ với mục đích lãng mạn hóa thị hiếu công chúng, ít nổi hơn còn có dòng tranh thánh tích và giáo huấn thanh nữ nhi đồng bằng mực tím của các xứ đạo Hải Phòng, Nam Định, Huế, Biên Hòa, Vĩnh Long... Sự kết hợp văn chương và hội họa đã gây trào lưu đọc vô cùng khởi sắc, mà có nhiều bài báo đương thời quả quyết, hiện tượng mù chữ và lưu manh công cộng giảm rõ rệt.
Phân liệt (1954 - 1976).
Từ thập niên 1960, tại Việt Nam Cộng hòa phát triển vũ bão ngành ấn loát do chính sách tự do báo chí sau Cách mạng 01 tháng 11. Bán nguyệt san Tuổi Hoa sớm lĩnh vai trò tiên phong trong văn hóa đọc và hoằng dương hình thức mạn họa mới. Thuật ngữ tranh-truyện Việt-nam xuất hiện đều đặn trên các số Tuổi Hoa đã được công chúng và nhiều báo khác "sao chép" tích cực.
Tranh truyện thời này không bó hẹp trong những chủ đề đạo đức, gia đình, tình yêu, tình bạn, đồng thoại cứng nhắc nữa mà có thêm các dòng phiêu lưu, trinh thám, khoa học viễn tưởng, Viễn Tây, võ hiệp... dưới sức ảnh hưởng của những cái tên như Spirou, Marvel, Hollywood và thậm chí Jules Verne, Conan Doyle, Kim Dung. Họa sĩ không chỉ là những nhân vật được đào tạo bài bản mà gồm cả người tay ngang, thậm chí còn thi hành quân dịch. Vấn đề ngôn ngữ mạn họa cũng xuất hiện với tính cấp thiết và gây tranh cãi trong giới văn bút và phê bình, tạo ra nhiều hình thức truyền đạt súc tích, hoạt náo hơn trước.
Tại địa phận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tranh truyện được giám sát chặt và nằm trong một số chủ đề cố định, chủ yếu do các đơn vị ấn loát là Khăn Quàng Đỏ, Nhi Đồng, Thiếu Niên Tiền Phong và Kim Đồng, còn lại có thể chỉ mang tính thời điểm. Phong cách hội họa Bắc Việt nặng yếu tố giáo dục, cổ động và đôi khi cũng truyền tải thông điệp văn hiến cổ truyền, nét vẽ và mô thức sáng tác thường mang dấu ấn hiện thực xã hội chủ nghĩa. Tác phẩm tiêu biểu nhất là "Dế Mèn phiêu lưu ký" của họa sĩ Ngô Mạnh Lân, được tái bản không dưới 10 lần và chính tác giả chuyển thể phim hoạt họa.
Bao cấp (1977 - 1985).
Sau Ngày Thống Nhất, tranh truyện Việt Nam có điều kiện phát huy kỹ thuật ấn loát nhờ kỹ nghệ Việt Nam Cộng hòa và chương trình viện trợ theo chu kỳ 10 năm của Liên bang Xô Viết cùng khối SEV, nhưng chủ đề sáng tạo bị chững lại một thời gian dài do chế độ kiểm duyệt khắt khe. Thời này hầu như thống lĩnh dòng truyện chiến đấu và một số ít hơn là sự nghiệp nhân vật được coi là anh hùng trong lịch sử, dấu gạch nối các từ trong câu chính thức được bãi bỏ cho văn phạm đỡ rườm rà, tuy nhiên nó vẫn tồn tại trong việc kí chú các từ ngữ ngoại lai. Nét vẽ cũng dần hòa quyện phong cách hai miền Bắc-Nam với sự rắn rỏi, dứt khoát hơn trước.
Sang thập niên 1980, Nhà xuất bản Kim Đồng từ thử nghiệm tới chính thức ấn hành dòng truyện trên giấy dó với những nét vẽ phỏng hội họa dân gian cổ truyền. Hình thức tuy cũ mà mới này đã đẩy nhanh dòng mạn họa đồng thoại lên đỉnh cao và chiếm thị phần cao nhất, có những thời điểm tại quầy sách chỉ bày tranh truyện kể những cổ tích. Bên cạnh đó, Kim Đồng cũng tán trợ nhóm họa sĩ Đỗ Hoàng Tường biên soạn tạp chí tranh truyện Bút Chì, phát hành được vài năm và gây cơn sốt ái mộ trên toàn quốc.
Đây cũng là thời kỳ việc in màu trở nên đại chúng và ít phí tổn hơn xưa. Trong giai đoạn này, hầu như địa phương nào cũng có cơ quan ấn loát tranh truyện. Lượng phát hành dần đạt những cột mốc rất lớn, ít nhất từ 1.100-1.500 ấn bản, cao nhất có khi lên đến 80.000-150.000 với trường hợp "Tướng quân họ Đoàn" của Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc.
Cải cách (1986 - 2006).
Ngay khi chính sách kiểm duyệt được tháo dỡ nhiều khâu, bắt đầu từ Kim Đồng và Mỹ Thuật phát sinh làn sóng du nhập yếu tố ngoại quốc vào tranh truyện. Tuy nhiên, đa số ấn phẩm ban đầu vẫn đóng khung trong các chủ đề giáo dục đạo đức và tư tưởng. Tuy nhiên, sự xuất hiện bất ngờ của trứ tác "Dũng sĩ Hesman" với nội dung thuần giải trí đã gây biến đổi hẳn ngành mạn họa Việt Nam. Đây được coi là trường hợp thành công nhất và được thêu dệt thành huyền thoại trong giới mạn họa sĩ, mà tác giả Nguyễn Hùng Lân đặt nhan đề "Dũng sĩ Hesman", mà ban sơ nhà xuất bản phụ chú ""Tranh truyện Nhật Bản", sau đó sửa lại thành "Phóng tác từ tranh truyện ngoại quốc"". Tác phẩm này được truyền thông trích dẫn như một ví dụ về sự thăng hoa của tranh truyện xuất xứ Việt Nam.
Ngay sau thành công ấy, đồng hành với cơn sốt ái mộ dòng phim cổ trang chuyển thể các tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa, có ít nhất hai ấn phẩm được chú ý ngay từ khâu phát hành là "Phong thần" và "Ngọn lửa Hồng Sơn". Thậm chí với "Phong thần", đơn vị phát hành phải ấn loát thêm và chia 4 tập thành 12 quyển để độc giả bình dân dễ tiếp cận.
Bên cạnh việc ấn hành truyện ngoại mà các tác gia cũng tích cực "mượn" ý tưởng quốc tế vào ấn phẩm của mình, việc này vô hình trung khiến độc giả tưởng lầm là truyện ngoại đích thực. Điển hình là việc phóng tác những cuốn phim lừng danh đương thời như : "Hãy đợi đấy", "Công viên kỷ Jura", "Tom và Jerry", "Charlot", "Những cuộc phiêu lưu của Tintin"...
Mãi tới năm 2004, khi Công ước Berne được chính phủ Việt Nam cam kết áp dụng, hiện trạng này mới vãn hồi. Sự kiện được một số cơ quan thông tấn coi là cột mốc cho sự thoái trào của tranh truyện Việt Nam vì không chịu nổi sức ép của truyện ngoại. Có những giai đoạn truyện ngoại gây bão hòa thị trường sách cho thanh thiếu niên. Một ước tính cho thấy, trước năm 2003, trung bình Việt Nam xuất bản 4.000 đầu tranh truyện/năm với số bản in khoảng 3.000 bản/đầu truyện, nhưng vào một thời điểm chỉ trong 8 tháng đầu năm 2003, con số này đã lên tới 13.000 đầu truyện qua đó chứng tỏ sức hút ngày càng mạnh của tranh truyện, trong đó có tới 7/10 thiếu nhi ở thành phố được hỏi đều có mua đọc, và 10/10 trong số đó đều thích tranh truyện.
Suy thoái (2007 đến nay).
Thập niên 2000 được báo giới Việt Nam gọi là thời kỳ "xâm lăng" của manhua-manhwa-manga với việc tăng đột biến thị phần và sức đọc, cùng các hoạt động liên đới. Tranh truyện có xuất xứ Đông Bắc Á không chỉ gói gọn trong sách mà đi vào các sản phẩm thương mại và trở nên trào lưu giải trí trong giới trẻ. Trong bối cảnh đó, nhiều họa sĩ đã hoạt động nhiều năm đành gác bút, có những tác phẩm buộc phải ngưng khi chưa có hồi kết. Giai đoạn này chứng kiến từ đình đồn tới khủng hoảng của tranh truyện xuất xứ Việt Nam.
Để đáp xu thế này, tranh truyện Việt Nam cũng có dấu hiệu nỗ lực lớn, một số đơn vị đã tung ra thị trường truyện Việt cho người Việt, khởi đầu là TVM Comics với một loạt truyện cho thiếu nhi và cả người lớn, trội nhất là tác phẩm của nhóm B.R.O (Sài Gòn) đã được doanh nghiệp Nhật Bản đề nghị cộng tác, sau đó nhiều đơn vị cũng mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này và thu hút số lượng lớn đội ngũ họa sĩ, sáng tác có chất lượng khả quan. Một số đơn vị xuất bản lặng lẽ tiến hành cổ phần hóa và gấp rút kiến tạo thế hệ họa sĩ mới sung mãn như kỳ vọng.
Năm 2002, Công ty Phan Thị kết hợp Nhà xuất bản Trẻ tiến hành in "Thần đồng đất Việt", mượn các yếu tố Việt sử để thu hút thị hiếu của độc giả hoa niên, đồng thời phát động một số phong trào đọc truyện hoặc vui chơi có thưởng để làm tăng mối lưu tâm của công chúng. Trong tổng số 120 tập đã phát hành, tác phẩm này có phân nửa từng đạt doanh thu ấn tượng trên thị trường sách và nhận được một số giải thưởng văn hóa. Mặc dù được báo giới kỳ vọng đẩy bớt truyện ngoại, nhưng "Thần đồng đất Việt" chóng sa ngõ cụt sau vài năm vì cách chọn chất liệu và phương pháp truyền tải được đánh giá là khô khan, nhiều chi tiết lố không hợp mĩ quan giới trẻ. Một số tác phẩm như "Long thần tướng" thậm chí chép nguyên si nhiều đoạn dẫn lê thê từ giáo khoa thư, khiến sách bị báo chí chỉ trích vì ngôn từ dông dài không hợp hình thức mạn họa, bản thân tác giả thiếu vốn sống. Mặc dù được giải khuyến khích Manga Nhật Bản nhưng doanh thu sách không khả quan. Nhiều cơ quan thông tấn cũng đăng nhiều loạt bài phê phán sự ""suy thoái nghiêm trọng của đạo đức người cầm bút và ngôn ngữ mạn họa".
Những năm cuối thập niên 2010, cổ tích xuất bản trong hình thức truyện bắt mắt tái xuất, nhưng nhiều tác phẩm không thể hiện được những tình tiết được coi như linh hồn đồng thoại. Tỉ dụ, truyện "Tấm Cám" của Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Nai bị lược hết câu thần chú âu yếm gọi cá của Tấm "Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng, cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm, cháo hoa nhà người", hay lời nói như thơ của bà cụ nhân hậu "Thị ơi, thị rụng bị bà..." để thay bằng những câu thoại nhảm : "Tấm, mày hâm à, mày câm à, sao mày đâm thủng cái mâm", "Bái bai, thấy chết liền"". Thậm chí có những truyện viết sai lệch nội dung, hoặc đưa vào các tình tiết hư cấu, sai sự thật nhằm mục đích gây cười. Cổ tích "Nghìn lẻ một đêm" của Nhà xuất bản Kim Đồng đã được phóng tác quá mức, mang những nội dung phản cảm với những cảnh gợi dục và câu từ yêu đương thô tục không được chau chuốt mà lại vận dụng tối đa, dù là sách cho thiếu nhi.
Một số tác phẩm đáng chú ý khác như "Danh nhân đất Việt", "Mai Mơ và Chi Li", "Tomi Happy", "Tý Quậy", "Sát thủ đầu mưng mủ", "Phê như con tê tê", "Cảnh sát chính tả", "Tắt đèn", "Chí Phèo", "Giông tố", "Học sinh chân kinh" của B.R.O, "An Nam học viện" của Black-White, hay bộ "Đất rồng" của các tác giả Đinh Việt Phương, Đỗ Như Trang, Lê Lâm Viên (công ty 3D-Art) được giải thưởng quốc tế Manga năm 2012. Nhưng so với truyện ngoại, tranh truyện Việt Nam còn quá nặng về tính giáo điều, nhồi nhét ngô nghê, hình thiếu linh hoạt, các họa sĩ hoặc nhóm sáng tác, xuất bản xã... dù có tâm huyết tới mấy vẫn chỉ làm được những sản phẩm vụn vặt, không gây được hướng cho tranh truyện Việt Nam.
Tranh truyện Việt Nam thời này vẫn đang trong giai đoạn định hình hết sức chật vật, không những chưa thể cạnh tranh với truyện ngoại mà còn vì thể tài có thể được cấp phép rất hạn chế (với cớ thường là vi phạm thuần phong mĩ tục) theo xu hướng tăng mạnh khâu kiểm duyệt tranh truyện trở lại (thường được gọi vui là "tuýt còi"). Điển hình trường hợp "Sát thủ đầu mưng mủ", "Phê như con tê tê" và "Hàng xóm" của tác giả Nguyễn Thành Phong.
Bên cạnh sự khủng hoảng của tranh truyện dài kỳ, thì dòng truyện có yếu tố trào phúng trên báo chí vẫn phát triển âm thầm. Một số tổ chức như Tuổi Trẻ Cười, Hoa Học Trò, Truyện Tranh Trẻ, Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Công an Nhân dân trở nên sốt tại các sạp báo. Báo giới bắt đầu quay lại cách gọi truyền thống là mạn họa nhưng với ý nghĩa mới là sánh ngang manhua-manhwa-manga. Tuy nhiên, mạn họa Việt Nam vẫn bị chỉ trích vì xơ cứng, nghèo nàn tới mức phải quy lụy phong cách Nhật Bản và sự hỗ trợ của phần mềm vi tính. Tựu trung, do vắng hẳn lực lượng họa sĩ chuyên nghiệp với kỹ năng cao, đây vẫn là mảng trống lớn không được chú tâm đào tạo.
Văn hóa.
Tranh truyện Việt Nam ngày nay được công nhận là một loại hình nghệ thuật độc lập và coi như hiện tượng văn chương chủ yếu dành cho giới trẻ, mà trước hết là học trò. Trong một số bài nghiên cứu lĩnh vực tranh truyện, vài tác giả còn đánh giá là sự phái sinh đáng lưu ý của hội họa, nhưng lại không hề giống văn chương và hội họa. Tại Việt Nam, từ 2003 tới nay Đại học Hồng Bàng, Đại học Mỹ thuật Sài Gòn cùng Viện Tranh truyện và Hoạt hình là những cơ quan hiếm có chương trình đào tạo mạn họa sĩ chuyên nghiệp và hàng năm mở hội thi sáng tác tranh truyện có bảo trợ xuất bản.
Ảnh hưởng.
Trong một bài khảo cứu của tác giả Vương Trí Nhàn trên tuần báo Thể Thao và Văn Hóa ngày 15 tháng 2 năm 2005, nhân vật Lý Toét là một sản phẩm "buồn buồn vẽ chơi" của tác giả Đông Sơn trên manchette tuần báo Phụ Nữ Thời Đàm số ra ngày 10 tháng 11 năm 1930. Sau khi anh em Nguyễn Tường mua lại tờ Phong Hóa của Phạm Hữu Ninh và Nguyễn Xuân Mai, Lý Toét được tái sinh và đánh bạn với hai nhân vật khác là Xã Xệ, Bang Bạnh. Bộ ba này cứ thế làm mưa làm gió cho đến tuần báo Ngày Nay mới dứt hẳn.
Suốt thập niên 1930, hình tượng Bang Bạnh - Xã Xệ - Lý Toét liên tục bành trướng trên mặt báo khắp Tam Kỳ với nhiều tay vẽ khác nhau, thậm chí tòa soạn Phong Hóa còn nhân đó mở hội thi vẽ tranh hài hước. Trong các thập niên sau khi "Bang Bạnh - Xã Xệ - Lý Toét" kết thúc trên mặt báo, hình tượng này lại được tái hiện trong các loại hình sân khấu như chèo, tuồng, cải lương, thoại kịch, thậm chí đi vào thi phú. Bên cạnh đó, có nhiều câu thoại tranh truyện cũng trở nên khẩu ngữ dân gian. Cho đến năm 2018 đã có một số truyện được dựng phim như "Dế Mèn phiêu lưu ký", "Truyện Trê Cóc", "Cuộc phiêu lưu của Ong Vàng", "Tý Quậy" "(Tít và Mít)", "Bi, Bo và Kim Quy" ("Chiếc giếng thời gian"), "Thần đồng đất Việt".
Cũng có luồng quan điểm coi tranh truyện là thứ văn hóa phẩm đầu độc tâm hồn trẻ nhỏ, và tại Việt Nam ngay đến hệ thống phân cấp thể tài và lứa tuổi cũng chưa từng được nhà chức trách nêu. Một số nhà giáo dục và ngôn ngữ học lên tiếng cảnh báo về tác hại tranh truyện tại Việt Nam.
Văn sĩ Văn Giá, chủ nhiệm Khoa Sáng tác Phê bình Văn học, Đại học Văn hóa Hà Nội cho rằng ""nhiều tranh truyện hiện nay quá chú trọng phần hình còn phần lời thoại, lời dẫn thì cẩu thả, không chuẩn xác và mang tính bạo lực. Ngôn ngữ nghèo nàn trong các tranh truyện không thể kích thích phát triển khả năng ngôn ngữ, sự tích lũy ngôn ngữ của trẻ. Bên cạnh đó, ngôn ngữ của nhiều cuốn rất trắng trợn, bạo lực, hình ảnh thiếu đứng đắn làm trẻ tò mò trước tuổi". Còn theo PGS.TS Phạm Văn Tình, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, "ngôn ngữ là phương tiện biểu hiện của tư duy. Đọc nhiều tranh truyện sẽ tác động sâu sắc đến tư duy của người đọc. Tranh truyện khiến trẻ lười tưởng tượng, điều đó dần dần hình thành thói quen lười suy nghĩ, thích cái có sẵn"".
Ở Việt Nam, tranh truyện là văn hóa phẩm được giới trẻ ưa đọc nên được đánh giá có tầm ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách những truyện tranh ngoại nhập vào Việt Nam hiện nay ngoài các tác phẩm nổi tiếng mang tính nghệ thuật thật sự cũng có nhiều tác phẩm chưa phù hợp với Việt Nam như các truyện ít tính văn chương, thẩm mỹ, còn kích động bạo lực đối với tuổi mới lớn và vào đời những dung tục, khiêu dâm ngày càng công nhiên.
Đây là vấn đề được nhiều phụ huynh cũng như xã hội cảnh báo. Một thực tế hiện tại là tranh truyện thiếu nhi có hình ảnh nhạy cảm, kích dục, đang tác động đến trẻ nhỏ và rất khó ngăn chặn trẻ tiếp xúc với truyện tranh ngoại, đó là hiện tượng truyện tranh ngoại nhập đang bị ô nhiễm. Một số khía cạnh đáng chú ý của vấn đề này là tranh truyện dần thành truyện kích dục, truyện người lớn, truyện thiếu đứng đắn, những tranh truyện là văn hóa phẩm đồi trụy được xuất bản thiếu thận trọng cũng như nhập lậu tràn lan với những hình ảnh, lời thoại không dành cho học sinh, được dán nhãn cho độc giả trưởng thành với những hình ảnh minh họa nhạy cảm, thô tục. Những trang bìa truyện gợi cảm, nội dung thiếu đứng đắn, phần lớn truyện tranh tại các cửa hàng đều không có bản quyền.
Tuy nhiên, điều đáng lưu tâm sâu sắc là phần lớn độc giả thiếu nhi khi được phỏng vấn đều tỏ ra thích truyện nhạy cảm thậm chí có trường hợp nghiện và có những bi kịch. | 1 | null |
Lê Thị Thái Tần, (tên tiếng Anh là Tan Le, sinh năm 1977) là một doanh nhân ngành viễn thông người Úc gốc Việt, đồng sáng lập công ty Emotiv. Năm 1998, cô được trao danh hiệu Người Úc trẻ tuổi của năm (Young Australian of the Year).
Được sinh ra ở Việt Nam, Tần đã di cư đến Úc với tư cách người tị nạn cùng gia đình vào năm 1982. Cô bắt đầu học đại học năm 16 tuổi và hoàn thành bằng cử nhân ngành luật và thương mại năm 1998 tại đại học Monash. Với vai trò là chủ tịch của Vietnamese Community of Footscray Association, cô có nhiều đóng góp trong công tác từ thiện và báo chí trên khắp Melbourne.
Tần đã đồng sáng lập và điều hành SASme. Cô cũng hợp tác với Freehills, một trong những văn phòng luật hàng đầu Australia.
Năm 1998, cô được trao danh hiệu Người Úc trẻ của năm và được bầu là một trong 30 phụ nữ dưới tuổi 30 thành công nhất nước Úc. | 1 | null |
Chùa Nam Nhã (tên chữ Hán: 南雅佛堂 – Nam Nhã Phật Đường), tọa lạc ở số 612, đường Cách mạng tháng tám, thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, Việt Nam.
Lịch sử.
Năm 1883, Nguyễn Giác Nguyên (học trò của Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa) đã cho lập một tiệm thuốc Bắc lấy tên là Nam Nhã Đường tại vàm sông Bình Thủy, và đối diện với đình Bình Thủy (tức vị trí hiện nay). Theo lời kể, thì đây không chỉ là nơi mua bán thuốc; mà còn là nơi liên lạc và tập hợp những người yêu nước, để gầy dựng phong trào chống Pháp.
Đến năm 1895, nhân đạo Minh Sư có nguồn gốc từ Trung Quốc lan truyền đến miền Nam Việt Nam, ông Nguyên bèn cho tháo bỏ tiệm thuốc Bắc và xây dựng lên trên nền đất ấy một ngôi chùa, cũng được gọi là Nam Nhã Phật Đường hay chùa Minh Sư.
Trong những năm cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, chùa Nam Nhã là căn cứ hoạt động cách mạng của các sĩ phu yêu nước như: Nguyễn Thần Hiến, Nguyễn Hào Vĩnh, Nguyễn Giác Nguyên... Năm 1905, hưởng ứng phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng, chùa đã tự tổ chức ra nhiều cơ sở kinh tài, lấy tiền nuôi học sinh du học.
Bên cạnh đó, tại đây nhiều cuộc bình thơ, họa thơ cũng đã được tổ chức. Văn phẩm "Đạo Nam kinh" do chùa Nam Nhã phổ biến, thời kỳ này bị nhà cầm quyền Pháp liệt vào loại sách cấm. Vì nội dung sách ấy đã đề cao vai trò học vấn, tiến bộ khoa học kỹ thuật...; đồng thời chống lại sự ngu muội, mê tín...
Theo tài liệu, thì Phan Bội Châu và Cường Để cũng đã từng đây để bàn bạc và cổ xúy cho phong trào . Sau đó, Đặc ủy Hậu Giang và Xứ ủy Nam Kỳ cũng đã chọn nơi đây làm địa điểm liên lạc với các tổ chức cách mạng trong toàn miền.
Vinh danh chùa Nam Nhã, "Bia công nhận di tích" dựng tại sân chùa ghi:
Kiến trúc.
Chùa trực thuộc Giáo hội Phật Đường Nam Tông Minh Sư Đạo. Ngôi chùa không chỉ đẹp bởi lối kiến trúc, mà còn bởi lịch sử của chùa gắn liền với nhiều hoạt động yêu nước của một số sĩ phu và người dân Việt Nam.
Chùa Nam Nhã tọa lạc trong một khuôn viên khá rộng, và có nhiều cây xanh. Lúc đầu, chùa chỉ có 3 gian với cột gỗ, cổng và mái lợp ngói rất đơn sơ, gồm Diêu Trì Bửu Điện (chính điện gian giữa) và Càn Đạo Đường và Khôn Đạo Đường (hai gian bên). Năm 1905, chùa được mở rộng với 5 căn và 2 chái. Năm 1917, Thái Lão sư Nguyễn Đạo Cơ (Nguyễn Giác Nguyên) và đệ tử là Lão Tiên sanh Nguyễn Xương Lượng, cùng ban chủ sự chùa gồm Lão sư Trương Vận Đạt, Lão sư Trần Vận Phát, Đại Lão Tiên sanh Đặng Vĩnh Giám, Đại Tiên sanh Phạm Minh Đạt, Tiên sanh Mai Đình Hy, Tiên sanh Bùi Huệ Đức (Bùi Hữu Sanh - con trai Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa), Thái cô Mai Kim Lan, Thái cô Nguyễn Mỹ Đức... cùng chung lo xây dựng ngôi Phật đường. Đến năm 1923, chùa lại được tu bổ, hoàn thiện thêm một lần nữa và có quy mô to lớn như ngày nay.
Lần lượt từ ngoài vào trong có:
Cổng chùa xây bằng gạch, lợp ngói. Ở hai cột có đôi câu đối, mà hai chữ đầu của mỗi câu ghép lại thành tên chùa:
Sân chùa lát gạch tàu, được bao quanh bởi một khu vườn lớn trải dài ra tận bờ sông Bình Thủy. Giữa vườn là hòn non bộ cao trên 2 m được đặt trong một bồn nước xây bằng gạch. Trong vườn trồng nhiều cây tùng, cây trắc bá diệp và các cây cổ thụ khác. Đan xen dưới những gốc cây này là những cây kiểng quý giá, nhiều tuổi, được cắt uốn rất công phu.
Chánh điện là một ngôi nhà gạch kiên cố, gồm 5 gian, lợp ngói âm dương, trên có hình lưỡng long tranh châu. Đặc biệt, mặt tiền chánh điện có kiểu kiến trúc Á-Âu kết hợp hồi đầu thế kỷ 20, và khá khác với kiểu chùa truyền thống ở Nam Bộ (ảnh). Bên trong chánh điện, ở khu trung tâm được bày trí rất trang trọng dùng làm nơi đặt bàn thờ bàn thờ Tam giáo Thánh nhân (có ba pho tượng thờ bằng đồng là Đức Thích Ca Văn Phật, Đức Khổng Tử Chí Thánh và Đức Lão Tử Đạo Tổ); Đối diện với bàn thờ Tam giáo là nơi thờ Long Thần Hộ Pháp và nhà thơ Bùi Hữu Nghĩa; 2 bên có bàn thờ Lịch Đại Tổ Sư, Quan Thánh Đế Quân, và người sáng lập chùa là Thái Lão Sư Nguyễn Đạo Cơ; cùng bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ. Hai bên tiền điện có 2 bàn hương án đặt bài vị của các vị Lão Sư trụ trì và các vị tiền bối trong Đạo.
Sau chính điện là một hành lang dài có hai căn phòng tiếp khách. Bên phải và bên trái chùa là 2 dãy nhà lợp ngói gọi là Càn Đạo Đường (dãy nhà Đông Lang) dùng cho nam giới và Khôn Đạo Đường (dãy nhà Tây Lang) dùng cho nữ giới ăn thông với nhà bếp. Và sau chùa là cả một vườn cây ăn trái...
Di tích Quốc gia.
Ngày 25 tháng 1 năm 1991, Bộ Văn hoá – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ban hành Quyết định số 154/QĐ-VH xếp hạng chùa Nam Nhã là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia. | 1 | null |
Dinh dưỡng trực quan () hay Ăn uống trực quan () là một khái niệm về phương pháp khoa học giúp chủ động quản lý và kiểm soát trọng lượng cơ thể một cách tự nhiên và an toàn. Phương pháp được phát triển bởi Tiến sĩ Y khoa Mazourik của Thụy Sĩ. Sự bùng phát của thừa cân béo phì trong cuộc sống hiện đại là vấn đề mang tính xã hội cho nhiều quốc gia, hiện có rất nhiều phương pháp được áp dụng để giải quyết vấn đề này tuy nhiên thực sự chưa có giải pháp tối ưu cho nó.
Tiến sĩ Mazourik với kinh nghiệm y khoa trên 25 năm kết hợp cùng các đồng sự tại 48 quốc gia khác nhau được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học & thực nghiệm lâm sàng phương pháp: "Dinh dưỡng trực quan" chính thức được công bố áp dụng rộng rãi trên thế giới nó nhận được sự ủng hộ về mặt khoa học của các chuyên gia hiện nay phương pháp này đã được áp dụng trên thực tế 80 quốc gia.
Dinh dưỡng trực quan được phát triển dựa trên việc nghiên cứu tiếp cận toàn diện các vấn đề của thừa cân béo phì bao gồm các yếu tố liên quan tới sinh lý học, y học, các yếu tố tác động mang tính xã hội, tâm lý, thói quen...Từ đó tổng hợp nên các yếu tố tác động & giải pháp cho từng vấn đề cụ thể một cách trực quan thông qua việc phát triển các biểu đồ về trạng thái cảm xúc thỏa mãn, giúp mỗi đối tượng dễ dàng nhận biết được tình trạng cảm xúc về hành vi ăn uống của mình, trên cơ sở các nhận thức này sẽ là cơ sở giúp mọi người áp dụng các nguyên lý dinh dưỡng khoa học trực quan để chủ động kiểm soát cân nặng của mình. Hơn thế nữa dinh dưỡng trực quan còn phát triển & quy chuẩn hệ tiêu chuẩn cho các sản phẩm dinh dưỡng trực quan đây chính là một công cụ lý tưởng giúp hỗ trợ ngăn chặn và kiểm soát cơn đói cùng với các lợi ích to lớn cho sức khỏe - Giá trị cốt lõi khác biệt mà dinh dưỡng trực quan mang lại trong việc kiểm soát trọng lượng cơ thể đối với người tăng cân thừa cân & béo phì là việc tạo dựng một thói quen dinh dưỡng lành mạnh, thông qua đó tạo dựng một tình trạng cân bằng mới về cảm xúc thỏa mãn từ đó giúp dễ dàng kiểm soát cân nặng lâu dài.
Giáo sư W.K Podleski trường Đại học tổng hợp New York -USA nhận xét: " "Dinh dưỡng trực quan cung cấp một tầm nhìn giáo dục dài hạn & cần thiết về cách thức sử dụng chế độ dinh dưỡng, luyện tập khoa học để giảm cân an toàn cho sức khỏe - Đây là phương pháp tuyệt vời để bắt đầu một chế độ ăn kiêng khoa học..."" | 1 | null |
Nàng men chàng bóng là một bộ phim điện ảnh hài hành động năm 2012 do HK Film và Công ty Toàn Việt đồng sản xuất, Võ Tấn Bình đạo diễn. Phim có sự tham gia diễn xuất của Đinh Ngọc Diệp, Ngô Kiến Huy, Kim Hiền, với nội dung xoay quanh màn giải cứu từ một cô nàng tomboy cho anh chàng "bóng" để thoát khỏi cuộc hôn nhân sắp đặt bởi bố mẹ và đến với tình yêu đích thực của mình.
Là tác phẩm duy nhất ra rạp vào dịp Quốc khánh, tại thời điểm công chiếu, bộ phim đã nhận phải nhiều chỉ trích của dư luận vì lạm dụng nhiều tình tiết hài hước, cùng với đó là việc phim chứa đựng một thông điệp về cộng đồng người LGBT lệch lạc, gây nên những phản ứng gay gắt cho khán giả. Nhiều người đã gọi đây là "thảm họa" điện ảnh Việt, nặng hơn thì là "đỉnh" của "thảm họa phim Việt"; phim sau đó cũng nằm trong số "5 "Mâm xôi vàng" của phim Việt 2012". Dù vậy, "Nàng men chàng bóng" vẫn được ghi nhận khi sớm lập kỷ lục về mặt doanh thu trong số các bộ phim nội địa khác và tiếp tục trụ rạp một thời gian dài, bất chấp những lời nhận xét tiêu cực từ người xem.
Nội dung.
Út Chót là cô gái mang trong mình chất "men", vang danh khắp thị trấn bởi bản lĩnh nam tính cùng võ nghệ cao cường, luôn ước mơ trở thành anh hùng cứu thế. Cũng vì vậy mà mọi rắc rối từ giải quyết các vụ ngoại tình, cờ bạc, trả thù... đều được cô xử lý gọn đẹp. Nhưng những biểu hiện của Út Chót ngày càng khiến bà và cha cô lo lắng vì sợ cô sẽ sớm "biến" thành đàn ông. Sau khi "sưu tập" được 99 phi vụ lớn nhỏ, Út Chót đã đặt kỳ vọng vào phi vụ thứ 100 của mình, rằng đây sẽ là chiến tích oanh liệt nhất. Tuy nhiên, nhiệm vụ lần này của cô lại là giải cứu cậu trai "bóng" Ẽo Ợt khỏi đám cưới với Út Hường do cha mẹ sắp đặt và tác hợp anh cùng người yêu trong mơ tên Hùng. Tưởng chừng như đây là một nhiệm vụ bất khả thi, Út Chót vẫn nhận giúp và dồn quyết tâm hoàn toàn vào công chuyện, bất chấp cả việc phải làm náo loạn thị trấn sông nước vốn yên bình. Thế nhưng, trong cuộc phiêu lưu này, Út Chót vô tình phát hiện ra những bí mật mà cô không ngờ tới về Ẽo Ợt, và rồi chỉ bằng một cái ôm, hai người đã "tráo đổi" tính cách cho nhau, dần trở nên cảm mến đối phương từ lúc nào không hay.
Sản xuất.
Bộ phim do Võ Tấn Bình biên kịch kiêm đạo diễn. Đây là dự án điện ảnh đầu tay của ông sau thành công ở lĩnh vực truyền hình với các tác phẩm "Sống bên bờ vực", "Mùa sen", "Hương phù sa"... Đoàn phim đã có buổi ra mắt chính thức tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 14 tháng 6 năm 2012. Phim là sản phẩm hợp tác giữa HK Film và Công ty Toàn Việt. Galaxy Studio là đơn vị chịu trách nhiệm phát hành bộ phim. Phim được khởi quay từ ngày 20 tháng 6 năm 2012; quá trình ghi hình bộ phim chỉ diễn ra trong vòng một tháng, kết thúc sau đó vào cuối tháng 7. Không gian của phim được chọn tại vùng sông nước miền Tây, với các cảnh quay thực hiện chủ yếu ở Long Xuyên, Cần Thơ... trong đó bối cảnh chủ đạo là các khu nhà bè nuôi cá, ca nô.
Hai diễn viên Đinh Ngọc Diệp và Ngô Kiến Huy đã được chọn vào hai vai chính của bộ phim, lần lượt là Út Chót và Ẽo Ợt. "Nàng men chàng bóng" đánh dấu lần đầu tiên Ngô Kiến Huy lấn sân sang lĩnh vực điện ảnh. Suốt quá trình quay phim, đoàn làm phim đã bất chấp thời tiết và điều kiện không gian để ghi hình liên tục từ 17 đến 18 tiếng mỗi ngày. Ngọc Diệp và Kiến Huy cũng gặp nhiều chấn thương và nguy hiểm trong quá trình làm phim, thậm chí còn từng suýt chết khi đóng phim. Để hóa trang trong bộ trang phục giả gái, Ngô Kiến Huy phải ngồi im gần hai tiếng đồng hồ để hóa trang, độn ngực; anh còn nhiều lần thực hiện cảnh quay tự tử trên cao và mắc ói vì bị chứng sợ độ cao.
Phát hành.
"Nàng men chàng bóng" được xem là bộ phim khép lại mùa hè năm 2012, đồng thời là phim điện ảnh duy nhất ra rạp trong dịp ngày Quốc Khánh. Tác phẩm đã khởi chiếu trên toàn quốc tại tất cả các rạp từ ngày 31 tháng 8 năm 2012. Trước đó phim cũng có buổi ra mắt cùng đoàn phim vào ngày 27 tháng 8 cùng năm tại cụm rạp Galaxy ở Nguyễn Du. Tác phẩm sau đó đã nằm trong danh sách các bộ phim tham gia ứng cử tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18 năm 2013.
Doanh thu phòng vé.
Sau một tuần ra rạp, "Nàng men chàng bóng" đã thu về số tiền là 10 tỷ đồng, lập kỷ lục mới về mặt doanh thu trong số các bộ phim Việt khác. Tác phẩm vẫn tiếp tục trụ rạp sau gần ba tuần công chiếu, bất chấp những phản ứng tiêu cực từ khán giả sau khi xem xong phim.
Tiếp nhận.
Ngay từ giai đoạn đi vào sản xuất, bộ phim đã được nhiều người theo dõi và chờ đợi; tuy vậy, chỉ sau buổi chiếu ra mắt trước truyền thông, "Nàng men chàng bóng" nhanh chóng vấp phải vô số ý kiến phê bình từ giới báo chí và các nhà phê bình chuyên môn. Nhà báo kiêm nhà phê bình điện ảnh Lê Hồng Lâm trong một bài đăng trên Facebook về bộ phim đã bình luận rằng: "Với phim này thì không thể gọi là điện ảnh mà là một dạng tấu hài phường [...] tầng lớp bình dân bây giờ chắc họ cũng không chịu nổi những dạng phim này nữa rồi!". Một nhà làm phim khác cũng phân tích những thiếu sót trong chuyên môn điện ảnh của tác phẩm như việc lạm dụng yếu tố hài hước quá mức; các nhân vật chỉ được khắc họa ở bề nổi, không đi sâu vào được nội tâm; và việc nhịp phim, vốn được cho là rất quan trọng trong nghiệp vụ đạo diễn, đã bị bỏ qua hoàn toàn xuyên suốt chuyện phim. Các nhận xét về phim thời điểm công chiếu trailer còn liên hệ tác phẩm với bộ phim bị gán mác "thảm họa" năm 2011 "Cảm hứng hoàn hảo" và lên án "Nàng men chàng bóng" bởi việc sử dụng cùng một loại ý tưởng giống "Cảm hứng hoàn hảo", đưa ra những nhận thức sai lầm về giới tính.
Tại thời điểm khởi chiếu rộng rãi, có nhiều người đã coi đây là "đỉnh điểm của "Thảm họa phim Việt"" và xếp bộ phim vào cùng với những "thảm họa điện ảnh" khác như "Hello cô Ba", "Lệnh xóa sổ", "Chuông reo là bắn"... trong bối cảnh các phim Việt "hài nhảm" trở nên phổ biến và nhận phải chỉ trích từ người xem. Nhiều khán giả đã gọi bộ phim như "cú vả thật sự vào mặt khán giả", "gáo nước lạnh dội vào điện ảnh Việt" hay "nỗi sỉ nhục đối với nền điện ảnh nước nhà". Đây cũng được cho là tác phẩm làm "hạ bệ" tên tuổi của các diễn viên chính tham gia. Có nhiều ý kiến đã đả kích thông điệp của phim về người đồng tính khi "làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của một cộng đồng có thật". Bài viết báo điện tử "VietNamNet" thì liệt kê "Nàng men chàng bóng" vào trong số "5 "Mâm xôi vàng" của phim Việt 2012", với lời nhận xét rằng: "[Bộ phim] đã có "công trạng" góp phần giúp điện ảnh Việt có thêm nhiều từ ngữ mới phát sinh: phim "siêu nhảm", phim "đại thảm họa" [...] vượt trên các đối thủ khi bạo gan và hồn nhiên diễn đạt cách nhìn méo mó, lệch lạc về đồng tính".
Hầu hết đánh giá chuyên môn của các tờ báo trong nước về bộ phim đều là tiêu cực. Báo "VnExpress" đã gọi đây là "thảm họa chúa của phim Việt", dành những lời nhận xét tiêu cực về bộ phim "là một sự chắp ghép rời rạc những màn hài kịch nhạt nhẽo [...] "cù nách" khán giả rồi bảo "cười đi""; "bóp méo giới tính, áp đặt câu chuyện tới mức sửng sốt"; kịch bản phim "dễ dãi" hơn những thảm họa phim Việt ra mắt trước đó với "quá nhiều tình tiết phi lý, phản cảm và cách xử lý hời hợt như một trò đùa". Người viết cũng chỉ ra lỗi kĩ thuật về âm thanh, cắt dựng chuyển cảnh "quá cẩu thả vội vàng", đồng thời cho rằng đạo diễn Võ Tấn Bình thông qua "Nàng men chàng bóng" đã góp phần "kéo điện ảnh nước nhà đi xuống" và nhận định đây là một hướng đi "đáng thất vọng" của cả hai diễn viên chính Ngọc Diệp và Kiến Huy. Trong khi đó, cây bút Cát Khuê của tờ "Tuổi Trẻ" thì so sánh bộ phim như một "giọt nước tràn ly [...] khi thị trường điện ảnh Việt Nam có thêm một phim hài dạng... siêu nhảm!". Tuy chỉ ra những ưu điểm của phim về mặt diễn xuất, quay phim, hành động, song tác giả vẫn nhìn nhận tác phẩm "được làm khá tùy tiện [...] bất chấp những chuẩn mực thông thường nhất của ngôn ngữ điện ảnh", và có quá nhiều màn tung hứng kiểu tấu hài giữa các nhân vật khiến phim "không có điểm dừng, thiếu sự kiểm soát". Bài viết cũng suy luận rằng đạo diễn là người duy nhất có lỗi cho chất lượng của bộ phim, bởi trong dự án này, Võ Tấn Bình không hề có áp lực từ nhà sản xuất hay nhà đầu tư khi chọn lựa diễn viên và bối cảnh. Trong một đánh giá nhẹ nhàng hơn, tác giả Văn Bảy của báo "Thể thao & Văn hóa" đã ghi nhận những điểm cộng của phim khi so với các tác phẩm thuộc dòng phim "hài nhảm" ở một số quốc gia Châu Á khác, dù còn có đôi chỗ mà người viết cho là chưa hợp lý, "khiên cưỡng", "gượng ép", và xét về mặt tổng quan bộ phim "giống phim "hài nhảm" Hồng Kông [...] hơi nửa vời".
Đáp trả lại dư luận tiêu cực, đạo diễn Võ Tấn Bình trong một bài phỏng vấn đã lên tiếng bảo vệ bộ phim, cho biết có nhiều khán giả đều bày tỏ sự đón nhận tích cực đối với tác phẩm, đồng thời cho rằng các tờ báo đang dùng những lời nói "hằn học, ác ý" hoặc thậm chí là "mạt sát" nhắm tới phim. Ông cũng khẳng định sẽ sẵn lòng mời những người chưa xem phim nhưng có lời "chê bai" đến xem bộ phim cùng ông để "hiểu rõ hơn thế nào là dư luận... chê". | 1 | null |
Sơn Hạ (tên thật Lê Văn Hà) là một ca sĩ, nhà sáng tác ca khúc người Việt Nam. Anh là tác giả nhiều ca khúc trữ tình quê hương mang âm hưởng dân ca được khán giả trong và ngoài nước biết đến như "Anh Ba Khía", "Dây Đủng Đỉnh Buồn", "Bông Ô Môi".
Sự nghiệp.
Sơn Hạ tên thật là Lê Văn Hà, sinh năm 1978 trong gia đình có đông anh em tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Do đam mê nghệ thuật từ nhỏ nên đã nối nghiệp cha, vốn là thầy đờn kiêm bầu gánh hát cải lương. Năm 14 tuổi đã đi học môn đánh trống. Sau đó làm nhạc công được 4 năm thì Sơn Hạ chuyển sang ca hát. Năm 18 tuổi, anh bước vào nghề viết nhạc, tự sáng tác hoặc viết lời Việt cho những ca khúc nước ngoài rồi trình diễn. Đến đầu năm 2006, ra mắt ca khúc hoàn chỉnh đầu tay là "Xin Hãy Quên Tôi" được ca sĩ Quang Vinh thể hiện.
Từ đó đến nay anh đã sáng tác nhiều ca khúc mang đậm âm hưởng dân ca được các ca sĩ nổi tiếng thể hiện như "Anh Ba Khía", "Dây Đủng Đỉnh Buồn", "Người Miền Tây", "Ngốc Ơi" (Đan Trường), "Bông Ô Môi" (Quang Lê & Hà Phương), "Cô Tư Bến Phà" (Cẩm Ly), "Không Đánh Mà Đau" (Dương Ngọc Thái)...
Một số ca khúc của anh được sử dụng làm nhạc phim truyền hình như:
Ngoài ra, một số chủ đề liveshow cũng sử dụng chủ đề nhạc anh.
Album.
Năm 2012, Sơn Hạ phát hành album Liên khúc Quê Hương gồm nhiều bài do chính anh sáng tác và thể hiện dưới dạng hoà âm phối khí Techno - Chachacha. Album được phát hành thông qua hệ thống bán lẻ của Trung tâm Làng Văn ở hải ngoại và iTunes, Amazon.com, Spotify. | 1 | null |
Quan hệ Nam-Bắc Triều Tiên, Quan hệ Nam-Bắc Hàn hay Quan hệ Liên Triều (Quan hệ Đại Hàn Dân Quốc-CHDCND Triều Tiên) là mối quan hệ chính trị, ngoại giao, quân sự giữa Đại Hàn Dân Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên từ sự phân chia Triều Tiên vào năm 1945 sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ II đến ngày nay. Trước đây là một quốc gia duy nhất bị Nhật Bản sáp nhập vào năm 1910, hai quốc gia đã bị chia cắt kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ hai năm 1945 và tham gia vào Chiến tranh Triều Tiên từ năm 1950–1953, kết thúc bằng một hiệp định đình chiến nhưng không có hiệp ước hòa bình. Hàn Quốc trước đây được một loạt các chế độ độc tài quân sự cai trị cho đến khi tiến hành dân chủ hóa vào năm 1987 khi nước này tổ chức bầu cử tổng thống trực tiếp lần đầu tiên, còn Triều Tiên là một nhà nước độc đảng toàn trị do gia tộc họ Kim điều hành. Cả hai quốc gia đều tuyên bố chủ quyền toàn bộ bán đảo Triều Tiên và các đảo xa. Cả hai quốc gia đều gia nhập Liên Hợp Quốc năm 1991 và được hầu hết các quốc gia thành viên công nhận. Kể từ những năm 1970, cả hai quốc gia đã tổ chức các cuộc đối thoại ngoại giao không chính thức nhằm xoa dịu căng thẳng quân sự. Năm 2000, Tổng thống Kim Dae-jung trở thành Tổng thống Hàn Quốc đầu tiên viếng thăm Triều Tiên. Đến năm 2018, Kim Jong-un là nhà lãnh đạo đầu tiên của Triều Tiên viếng thăm Hàn Quốc.
Dưới thời Tổng thống Kim Dae-jung, Hàn Quốc đã áp dụng Chính sách Ánh dương nhằm theo đuổi mối quan hệ tích cực hơn với Triều Tiên. Chính sách này đã tạo điều kiện cho việc thành lập Khu công nghiệp Kaesong. Chính sách này được tiếp tục bởi tổng thống kế nhiệm Roh Moo-hyun, người cũng đã đến thăm Triều Tiên vào năm 2007 và gặp gỡ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il. Thông qua cuộc gặp này, cả hai nhà lãnh đạo đã ký tuyên bố theo đuổi hòa bình và khôi phục quan hệ liên Triều. Tuy nhiên, đối mặt với sự chỉ trích ngày càng tăng, Chính sách Ánh dương đã bị chấm dứt kể từ thời tổng thống Lee Myung-bak. Trong nhiệm kỳ tổng thống của Yoon Suk-yeol hiện nay, mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên đã trở nên thù địch hơn.
Năm 2018, bắt đầu với việc Triều Tiên tham dự Thế vận hội Mùa đông 2018, mối quan hệ đã có một bước đột phá ngoại giao lớn và trở nên nồng ấm hơn đáng kể. Tháng 4/2018, hai nước đã ký Tuyên bố Panmunjom vì Hòa bình, Thịnh vượng và Thống nhất Bán đảo Triều Tiên. Năm 2018, đa số người dân Hàn Quốc đã tán thành mối quan hệ giữa nước họ với Triều Tiên. Các cuộc gặp thượng đỉnh giữa Hàn Quốc và Triều Tiên cũng đã tạo điều kiện cho mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên phát triển tích cực. Tuy nhiên, căng thẳng giữa hai miền đất nước vẫn còn.
Chia cắt Triều Tiên.
Bán đảo Triều Tiên đã bị Nhật Bản chiếm đóng từ năm 1910. Ngày 9 tháng 8 năm 1945, trong những ngày kết thúc của Thế chiến thứ hai, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản và tiến sâu vào Triều Tiên. Mặc dù tuyên bố chiến tranh của Liên Xô đã được Đồng minh đồng ý tại Hội nghị Yalta, nhưng chính phủ Mỹ đã lo ngại về viễn cảnh toàn bộ Triều Tiên nằm dưới sự kiểm soát của Liên Xô. Do đó, chính quyền liên bang Hoa Kỳ đã yêu cầu các Lực lượng Vũ trang Liên Xô dừng cuộc tiến công của họ ở phía bắc vĩ tuyến 38, để lại phía nam bán đảo, bao gồm cả thủ đô Seoul, sẽ bị Hoa Kỳ chiếm đóng. Điều này đã được đưa vào Mệnh lệnh chung số 1 cho các lực lượng Nhật Bản sau khi Nhật Bản đầu hàng vào ngày 15 tháng 8. Ngày 24 tháng 8, Hồng quân tiến vào Bình Nhưỡng và thành lập một chính phủ quân sự ở phía bắc vĩ tuyến Triều Tiên. Lực lượng Mỹ đổ bộ vào miền nam vào ngày 8 tháng 9 và thành lập Chính phủ quân sự Hoa Kỳ tại Hàn Quốc.
Ban đầu, phe Đồng minh đã dự tính một ủy thác chung sẽ đưa nước Triều Tiên tiến tới độc lập, nhưng hầu hết những người theo chủ nghĩa dân tộc của Triều Tiên muốn độc lập ngay lập tức. Trong khi đó, quan hệ hợp tác thời chiến giữa Liên Xô và Hoa Kỳ trở nên xấu đi khi Chiến tranh Lạnh diễn ra. Cả hai quyền lực đang chiếm đóng đều bắt đầu thăng tiến vào các vị trí quyền lực Người Hàn Quốc liên kết với phe chính trị của họ và gạt đối thủ ra rìa. Nhiều nhà lãnh đạo chính trị mới nổi này đã trở về những người lưu vong với ít sự ủng hộ của dân chúng. Ở Bắc Triều Tiên, Liên Xô ủng hộ những người Cộng sản Triều Tiên. Kim Il-sung, người từ năm 1941 đã phục vụ trong Quân đội Liên Xô, trở thành nhân vật chính trị lớn. Xã hội được tập trung hóa và tập thể hóa, theo mô hình của Liên Xô. Chính trị ở miền Nam xáo trộn hơn, nhưng Nghị sĩ Rhee chống Cộng mạnh mẽ đã nổi lên như một chính trị gia nổi bật nhất.
Chính phủ Mỹ đã đưa vấn đề này lên Liên hợp quốc, dẫn đến việc thành lập Ủy ban tạm thời của Liên hợp quốc về Triều Tiên (UNTCOK) vào năm 1947. Liên Xô phản đối động thái này và từ chối cho phép UNTCOK hoạt động ở miền Bắc. UNTCOK tổ chức tổng tuyển cử ở miền Nam, được tổ chức vào ngày 10 tháng 5 năm 1948. Đại Hàn Dân Quốc được thành lập với Syngman Rhee làm Tổng thống và chính thức thay thế sự chiếm đóng của quân đội Hoa Kỳ vào ngày 15 tháng 8. Ở Triều Tiên, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được tuyên bố vào ngày 9 tháng 9, với Kim Il-sung, là thủ tướng. Lực lượng chiếm đóng của Liên Xô rời miền Bắc vào ngày 10 tháng 12 năm 1948. Lực lượng Hoa Kỳ rời miền Nam vào năm sau đó, mặc dù Nhóm Cố vấn Quân sự Hàn Quốc của Hoa Kỳ vẫn ở lại để huấn luyện Quân đội Hàn Quốc.
Cả hai chính phủ đối lập đều coi mình là chính phủ của cả Hàn Quốc, và cả hai đều coi sự chia rẽ là tạm thời. CHDCND Triều Tiên tuyên bố Seoul là thủ đô chính thức của mình, một tuyên bố không thay đổi cho đến năm 1972.
Chiến tranh Triều Tiên.
Bắc Triều Tiên xâm lược miền Nam vào ngày 25 tháng 6 năm 1950, và nhanh chóng đánh chiếm phần lớn đất nước này. Vào tháng 9 năm 1950, lực lượng Liên Hợp Quốc, do Hoa Kỳ lãnh đạo, đã can thiệp để bảo vệ miền Nam, và tiến vào Bắc Triều Tiên. Khi họ đến gần biên giới với Trung Quốc, các lực lượng Trung Quốc thay mặt Bắc Triều Tiên can thiệp, làm thay đổi cán cân chiến tranh một lần nữa. Giao tranh kết thúc vào ngày 27 tháng 7 năm 1953, với một hiệp định đình chiến gần như khôi phục lại ranh giới ban đầu giữa Bắc và Nam Triều Tiên. Syngman Rhee từ chối ký hiệp định đình chiến, nhưng miễn cưỡng đồng ý tuân theo nó. Hiệp định đình chiến mở đầu cho một lệnh ngừng bắn chính thức nhưng không dẫn đến một hiệp ước hòa bình. Hiệp ước đã thiết lập Khu phi quân sự Triều Tiên (DMZ), một vùng đệm giữa hai bên, giao với vĩ tuyến 38 nhưng không đi theo nó. Triều Tiên đã thông báo rằng họ sẽ không còn tuân thủ hiệp định đình chiến ít nhất sáu lần, vào các năm 1994, 1996, 2003, 2006, 2009 và 2013.
Một số lượng lớn người phải di dời do hậu quả của chiến tranh, và nhiều gia đình bị chia cắt do biên giới được tái thiết. Trong năm 2007, ước tính có khoảng 750.000 người vẫn sống ly thân với những người thân trong gia đình, và đoàn tụ gia đình từ lâu đã trở thành ưu tiên ngoại giao của miền Nam.
Chiến tranh Lạnh.
Cạnh tranh giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc trở thành chìa khóa cho việc ra quyết định của cả hai bên. Ví dụ, việc xây dựng tàu điện ngầm Bình Nhưỡng đã thúc đẩy việc xây dựng một công trình tương tự ở Seoul. Vào những năm 1980, chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng một cột cờ cao 98m tại ngôi làng Daeseong-dong thuộc DMZ. Đáp lại, Triều Tiên đã xây dựng một cột cờ cao 160m ở làng Kijŏng-dong gần đó.
Căng thẳng leo thang vào cuối những năm 1960 với một loạt các cuộc đụng độ vũ trang cấp thấp được gọi là Xung đột DMZ Triều Tiên. Trong thời gian này, Triều Tiên và Hàn Quốc đã tiến hành các cuộc tấn công bí mật vào nhau trong một loạt các cuộc tấn công trả đũa, trong đó có các âm mưu ám sát các nhà lãnh đạo miền Nam và miền Bắc. Ngày 21 tháng 1 năm 1968, biệt kích Triều Tiên tấn công Nhà Xanh của Hàn Quốc. Vào ngày 11 tháng 12 năm 1969, một máy bay của Hàn Quốc đã bị cướp.
Trong quá trình chuẩn bị cho chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Nixon vào năm 1972, Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee đã bắt đầu tiếp xúc bí mật với Kim Nhật Thành của Triều Tiên. Vào tháng 8 năm 1971, các cuộc đàm phán Chữ thập đỏ đầu tiên giữa Bắc và Nam Triều Tiên đã được tổ chức. Nhiều người trong số những người tham gia thực sự là tình báo hoặc quan chức của đảng. Tháng 5 năm 1972, Lee Hu-rak, giám đốc CIA Triều Tiên, đã bí mật gặp Kim Nhật Thành tại Bình Nhưỡng. Kim đã xin lỗi về Cuộc đột kích Nhà Xanh, phủ nhận anh đã chấp thuận nó. Đổi lại, Phó Thủ tướng Triều Tiên Pak Song-chol đã có chuyến thăm bí mật tới Seoul. Ngày 4 tháng 7 năm 1972, Tuyên bố chung Bắc - Nam được ban hành. Tuyên bố đã công bố Ba Nguyên tắc của Thống nhất: thứ nhất, việc tái thống nhất phải được giải quyết một cách độc lập mà không bị can thiệp hoặc dựa vào các thế lực nước ngoài; thứ hai, thống nhất phải được thực hiện một cách hòa bình mà không sử dụng các lực lượng vũ trang chống lại nhau; cuối cùng, sự thống nhất vượt qua sự khác biệt về hệ tư tưởng và thể chế để thúc đẩy sự thống nhất của Hàn Quốc như một nhóm dân tộc. Nó cũng thiết lập "đường dây nóng" đầu tiên giữa hai bên.
Bắc Triều Tiên đình chỉ các cuộc đàm phán vào năm 1973 sau vụ bắt cóc nhà lãnh đạo đối lập Hàn Quốc Kim Dae-jung bởi CIA Hàn Quốc. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã bắt đầu lại, và từ năm 1973 đến 1975 đã có 10 cuộc họp của Ủy ban Điều phối Bắc-Nam tại Panmunjom.
Vào cuối những năm 1970, Tổng thống Mỹ Jimmy Carter hy vọng đạt được hòa bình ở Triều Tiên. Tuy nhiên, kế hoạch của ông đã bị trật đường vì đề xuất rút quân của ông không được ưa chuộng.
Năm 1983, đề xuất đàm phán ba bên của Bắc Triều Tiên với Hoa Kỳ và Hàn Quốc trùng hợp với vụ ám sát Rangoon nhằm vào Tổng thống Hàn Quốc. Hành vi mâu thuẫn này chưa bao giờ được giải thích.
Vào tháng 9 năm 1984, Hội Chữ thập đỏ của Bắc Triều Tiên đã gửi hàng khẩn cấp đến miền Nam sau những trận lũ lụt nghiêm trọng. Các cuộc nói chuyện được tiếp tục, dẫn đến cuộc đoàn tụ đầu tiên của các gia đình ly tán vào năm 1985, cũng như một loạt các hoạt động giao lưu văn hóa. Thiện chí tiêu tan với việc dàn dựng cuộc tập trận quân sự Mỹ-Hàn Quốc, Team Spirit, vào năm 1986.
Khi Seoul được chọn là nơi tổ chức Thế vận hội Mùa hè 1988, Bắc Triều Tiên đã cố gắng dàn xếp một cuộc tẩy chay bởi các đồng minh Cộng sản của mình hoặc đồng đăng cai Thế vận hội. Việc này thất bại, và vụ đánh bom chuyến bay 858 của Korean Air vào năm 1987 được coi là sự trả thù của Triều Tiên. Tuy nhiên, cùng lúc đó, trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh đang tan băng trên toàn cầu, Tổng thống Hàn Quốc mới đắc cử Roh Tae-woo đã đưa ra một sáng kiến ngoại giao được gọi là "Nordpolitik". Điều này đề xuất sự phát triển tạm thời của một "Cộng đồng Triều Tiên", tương tự như đề xuất liên minh của Triều Tiên. Từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 9 năm 1990, các cuộc hội đàm cấp cao được tổ chức tại Seoul, cùng thời điểm miền Bắc đang phản đối việc Liên Xô bình thường hóa quan hệ với miền Nam. Các cuộc đàm phán này vào năm 1991 đã dẫn đến Thỏa thuận về Hòa giải, Không xâm lược, Trao đổi và Hợp tác và Tuyên bố chung về Phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên. Điều này đồng thời với việc cả Bắc và Nam Triều Tiên được gia nhập Liên hợp quốc. Trong khi đó, vào ngày 25 tháng 3 năm 1991, một đội thống nhất của Hàn Quốc lần đầu tiên sử dụng Cờ thống nhất Hàn Quốc tại Giải bóng bàn thế giới ở Nhật Bản, và vào ngày 6 tháng 5 năm 1991, một đội thống nhất đã thi đấu tại Giải bóng đá trẻ thế giới ở Bồ Đào Nha.
Tuy nhiên, có những giới hạn cho sự tan băng trong các mối quan hệ. Năm 1989, Lim Su-kyung, một nhà hoạt động sinh viên Hàn Quốc tham gia Liên hoan Thanh niên Thế giới ở Bình Nhưỡng, đã bị bỏ tù khi trở về.
Ánh Dương và bóng tối.
Chiến tranh Lạnh kết thúc đã mang lại cuộc khủng hoảng kinh tế cho Triều Tiên và dẫn đến kỳ vọng rằng sự thống nhất sắp xảy ra. Người Bắc Triều Tiên bắt đầu chạy sang miền Nam với số lượng ngày càng tăng. Theo thống kê chính thức, có 561 người đào tẩu sống ở Hàn Quốc vào năm 1995 và hơn 10.000 người vào năm 2007.
Vào tháng 12 năm 1991, cả hai quốc gia đã ký một hiệp định, Hiệp định Hòa giải, Không xâm lược, Trao đổi và Hợp tác, cam kết không xâm lược và trao đổi văn hóa và kinh tế. Họ cũng đồng ý về việc thông báo trước về các chuyển động quân sự lớn và thiết lập một đường dây nóng quân sự, và làm việc để thay thế hiệp định đình chiến bằng một "chế độ hòa bình".
Năm 1994, lo ngại về chương trình hạt nhân của Triều Tiên đã dẫn đến Khung thỏa thuận giữa Mỹ và Triều Tiên.
Năm 1998, Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung đã công bố Chính sách Ánh dương đối với Triều Tiên. Bất chấp một cuộc đụng độ hải quân vào năm 1999, điều này đã dẫn đến cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều đầu tiên vào tháng 6 năm 2000, giữa Kim Dae-jung và Kim Jong-il. Kết quả là Kim Dae-jung đã được trao giải Nobel Hòa bình. Hội nghị thượng đỉnh được tiếp nối vào tháng 8 bằng một cuộc đoàn tụ gia đình. Vào tháng 9, các đội Nam Triều Tiên đã cùng nhau diễu hành tại Thế vận hội Sydney. Thương mại gia tăng đến mức Hàn Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên. Bắt đầu từ năm 1998, Khu du lịch Núi Kumgang được phát triển như một liên doanh giữa chính phủ Bắc Triều Tiên và Hyundai. Năm 2003, Khu công nghiệp Kaesong được thành lập để cho phép các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào miền Bắc. Vào đầu những năm 2000, Hàn Quốc đã ngừng xâm nhập các đặc vụ của mình vào miền Bắc.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ George W Bush không ủng hộ Chính sách Ánh dương và vào năm 2002, Mỹ đã coi Triều Tiên là thành viên của Trục Ác ma.
Tiếp tục lo ngại về tiềm năng phát triển tên lửa hạt nhân của Triều Tiên đã dẫn đến cuộc đàm phán 6 bên gồm Triều Tiên, Hàn Quốc, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản vào năm 2003. Tuy nhiên, vào năm 2006, Triều Tiên tiếp tục thử tên lửa và vào ngày 9 tháng 10 đã tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên.
Tuyên bố chung ngày 15 tháng 6 năm 2000 mà hai nhà lãnh đạo đã ký trong hội nghị thượng đỉnh Nam-Bắc lần thứ nhất nêu rõ rằng họ sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai vào một thời điểm thích hợp. Ban đầu, người ta dự kiến rằng hội nghị thượng đỉnh thứ hai sẽ được tổ chức tại Hàn Quốc, nhưng điều đó đã không xảy ra. Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun đã đi ngang qua Khu phi quân sự của Triều Tiên vào ngày 2 tháng 10 năm 2007 và tới Bình Nhưỡng để hội đàm với ông Kim Jong-il. Hai bên tái khẳng định tinh thần của Tuyên bố chung ngày 15/6 và thảo luận về nhiều vấn đề liên quan đến hiện thực hóa quan hệ Nam-Bắc, hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên, thịnh vượng chung của nhân dân và thống nhất Hàn Quốc. Ngày 4 tháng 10 năm 2007, Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il đã ký một tuyên bố hòa bình. Văn kiện kêu gọi các cuộc đàm phán quốc tế thay thế kết thúc Chiến tranh Triều Tiên bằng một hiệp ước hòa bình vĩnh viễn.
Trong thời kỳ này các diễn biến chính trị đã được phản ánh trong nghệ thuật. Các bộ phim "Shiri", năm 1999 và "Khu vực An ninh Chung", năm 2000, đã mô tả những người Bắc Triều Tiên với cái nhìn đầy thiện cảm.
Chính sách Ánh dương kết thúc.
Chính phủ Lee Myung-bak.
Chính sách Ánh dương đã bị tân Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak chính thức từ bỏ vào năm 2010.
Vào ngày 26 tháng 3 năm 2010, tàu ROKS "Cheonan" 1.500 tấn với thủy thủ đoàn 104 người, bị chìm ngoài khơi đảo Baengnyeong trên biển Hoàng Hải. Seoul cho biết đã có một vụ nổ ở đuôi tàu và đang điều tra xem liệu một vụ tấn công bằng ngư lôi có phải là nguyên nhân hay không. Trong số 104 thủy thủ, 46 người chết và 58 người được cứu. Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp của các quan chức an ninh và ra lệnh cho quân đội tập trung giải cứu các thủy thủ. Vào ngày 20 tháng 5 năm 2010, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã công bố kết quả khẳng định rằng vụ chìm tàu là do ngư lôi của Triều Tiên; Triều Tiên bác bỏ kết quả nghiên cứu. Hàn Quốc đồng ý với phát hiện của nhóm nghiên cứu và Tổng thống Lee Myung-bak sau đó tuyên bố rằng Seoul sẽ cắt mọi hoạt động thương mại với Triều Tiên như một phần của các biện pháp chủ yếu nhằm đánh trả Triều Tiên về mặt ngoại giao và tài chính. Triều Tiên bác bỏ tất cả những cáo buộc như vậy và đáp trả bằng cách cắt đứt quan hệ giữa các nước và tuyên bố hủy bỏ thỏa thuận không xâm lược trước đó.
Ngày 23 tháng 11 năm 2010, pháo binh của Triều Tiên bắn vào đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc trên biển Hoàng Hải và Hàn Quốc bắn trả. Hai lính thủy đánh bộ Hàn Quốc và hai dân thường thiệt mạng, hơn chục người bị thương, trong đó có ba thường dân. Khoảng 10 người Triều Tiên được cho là đã thiệt mạng; tuy nhiên, chính phủ Triều Tiên phủ nhận điều này. Thị trấn đã được sơ tán và Hàn Quốc cảnh báo sẽ trả đũa nghiêm khắc, với việc Tổng thống Lee Myung-bak ra lệnh phá hủy một căn cứ tên lửa gần đó của Triều Tiên nếu có thêm hành động khiêu khích. Hãng thông tấn chính thức của Triều Tiên, KCNA, tuyên bố rằng Triều Tiên chỉ nổ súng sau khi miền Nam "nã đạn liều lĩnh vào khu vực biển của chúng tôi".
Năm 2011, có thông tin cho rằng Triều Tiên đã bắt cóc 4 sĩ quan quân đội cấp cao của Hàn Quốc vào năm 1999.
Chính phủ Park Geun-hye.
Vào ngày 12 tháng 12 năm 2012, Triều Tiên đã phóng Kwangmyŏngsŏng-3 Unit 2, một vệ tinh khoa học và công nghệ, và nó đã lên tới quỹ đạo. Đáp lại, Hoa Kỳ đã triển khai lại các tàu chiến của mình trong khu vực. Tháng 1 - tháng 9 năm 2013 chứng kiến sự leo thang căng thẳng giữa Triều Tiên với Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản bắt đầu do Nghị quyết 2087 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, trong đó lên án Triều Tiên về việc phóng Đơn vị 2 Kwangmyŏngsŏng-3. Cuộc khủng hoảng được đánh dấu bằng sự leo thang cực độ của chính quyền mới của Triều Tiên dưới thời Kim Jong-un và các hành động cho thấy các cuộc tấn công hạt nhân sắp xảy ra nhằm vào Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Vào ngày 24 tháng 3 năm 2014, một máy bay không người lái của Triều Tiên bị rơi được tìm thấy gần Paju, các camera trên máy bay có hình ảnh của Nhà Xanh và các cơ sở quân sự gần DMZ. Vào ngày 31 tháng 3, sau một cuộc trao đổi pháo vào vùng biển của NLL, một máy bay không người lái của Triều Tiên được tìm thấy đã bị rơi trên Baengnyeongdo. Vào ngày 15 tháng 9, mảnh vỡ của một máy bay không người lái nghi là của Triều Tiên đã được một ngư dân tìm thấy ở vùng biển gần Baengnyeongdo, máy bay không người lái này được cho là giống với một trong những máy bay không người lái của Triều Tiên đã bị rơi vào tháng 3 năm 2014.
Theo một cuộc thăm dò của BBC World Service năm 2014, 3% người Hàn Quốc nhìn nhận ảnh hưởng của Bắc Triều Tiên một cách tích cực, 91% bày tỏ quan điểm tiêu cực, khiến Hàn Quốc, sau Nhật Bản, trở thành quốc gia có cảm giác tiêu cực nhất về Bắc Triều Tiên trên thế giới. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát do chính phủ tài trợ năm 2014 cho thấy 13% người Hàn Quốc coi Bắc Triều Tiên là thù địch và 58% người Hàn Quốc tin rằng Bắc Triều Tiên là quốc gia mà họ nên hợp tác.
Vào ngày 1 tháng 1 năm 2015, Kim Jong-un, trong bài phát biểu chào mừng năm mới tại quê nhà, tuyên bố rằng ông sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán cấp cao hơn với miền Nam.
Vào tuần đầu tiên của tháng 8 năm 2015, một quả mìn đã nổ tại DMZ, khiến hai binh sĩ Hàn Quốc bị thương. Chính phủ Hàn Quốc cáo buộc Bắc Triều Tiên đã cấy mìn nhưng Triều Tiên phủ nhận. Sau đó, Hàn Quốc bắt đầu lại các chương trình phát sóng tuyên truyền tới miền Bắc.
Vào ngày 20 tháng 8 năm 2015, Bắc Triều Tiên đã bắn một quả đạn pháo vào thành phố Yeoncheon. Hàn Quốc đã tung ra nhiều đợt pháo để đáp trả. Không có thương vong ở miền Nam, nhưng một số cư dân địa phương đã di tản. Cuộc pháo kích khiến cả hai nước áp dụng tình trạng trước chiến tranh và một cuộc nói chuyện được tổ chức bởi các quan chức cấp cao tại Bàn Môn Điếm để giảm căng thẳng vào ngày 22 tháng 8 năm 2015, và các cuộc đàm phán được chuyển sang ngày hôm sau.. Tuy nhiên, trong khi các cuộc đàm phán đang diễn ra, Triều Tiên đã triển khai hơn 70% số tàu ngầm của họ, điều này làm gia tăng căng thẳng một lần nữa vào ngày 23 tháng 8 năm 2015. Các cuộc đàm phán tiếp tục sang ngày hôm sau và cuối cùng kết thúc vào ngày 25 tháng 8 khi cả hai bên đạt được thỏa thuận và căng thẳng quân sự được xoa dịu.
Bất chấp các cuộc đàm phán hòa bình giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên vào ngày 9 tháng 9 năm 2016 liên quan đến vụ thử tên lửa của Bắc Triều Tiên, Bắc Triều Tiên vẫn tiếp tục tiến triển với việc thử tên lửa của mình. Bắc Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ năm trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 68 năm thành lập nhà nước. Đáp lại, Hàn Quốc tiết lộ rằng họ có kế hoạch ám sát Kim Jong-un.
Theo một Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc năm 2017, 58% công dân Hàn Quốc đã trả lời rằng việc thống nhất là cần thiết. Trong số những người trả lời cuộc khảo sát năm 2017, 14% nói rằng 'chúng ta thực sự cần sự thống nhất' trong khi 44% nói rằng 'chúng ta cần sự thống nhất'. Về câu hỏi khảo sát 'Chúng ta có cần thống nhất ngay cả khi Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên có thể cùng tồn tại hòa bình hay không?', 46% đồng ý và 32% không đồng ý.
Tan băng vào năm 2018.
Vào tháng 5 năm 2017, Moon Jae-in được bầu làm Tổng thống Hàn Quốc với lời hứa sẽ quay trở lại Chính sách Ánh dương. Trong bài phát biểu mừng năm mới 2018, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đề xuất cử một phái đoàn tới Thế vận hội mùa đông sắp tới tại Hàn Quốc. Đường dây nóng Seoul - Bình Nhưỡng đã được mở lại sau gần hai năm. Tại Thế vận hội mùa đông, Triều Tiên và Hàn Quốc đã diễu hành cùng nhau trong lễ khai mạc và ra sân một đội khúc côn cầu trên băng nữ thống nhất. Cũng như các vận động viên, Triều Tiên đã cử một phái đoàn cấp cao chưa từng có, đứng đầu là Kim Yo-jong, em gái của Kim Jong-un và Chủ tịch Kim Yong-nam, và bao gồm các nghệ sĩ biểu diễn như Dàn nhạc Samjiyon. Một đoàn nghệ thuật của Triều Tiên cũng đã biểu diễn tại hai thành phố riêng biệt của Hàn Quốc, bao gồm cả Seoul, để vinh danh các thế vận hội Olympic. Con tàu của Bắc Triều Tiên chở đoàn nghệ thuật, Man Gyong Bong 92, cũng là con tàu đầu tiên của Bắc Triều Tiên đến Hàn Quốc kể từ năm 2002. Phái đoàn đã chuyển lời mời Tổng thống Moon sang thăm Bắc Triều Tiên.
Sau Thế vận hội, chính quyền hai nước đã đưa ra khả năng sẽ cùng nhau đăng cai Thế vận hội mùa đông châu Á 2021. Vào ngày 1 tháng 4, các ngôi sao K-pop Hàn Quốc đã biểu diễn một buổi hòa nhạc tại Bình Nhưỡng mang tên " Mùa xuân đang đến ", với sự tham dự của Kim Jong-un và phu nhân. Các ngôi sao K-pop là một phần của đoàn nghệ thuật Hàn Quốc gồm 160 thành viên đã biểu diễn tại Triều Tiên vào đầu tháng 4 năm 2018. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 2005 có bất kỳ nghệ sĩ Hàn Quốc nào biểu diễn tại Bắc Triều Tiên. Trong khi đó, các chương trình phát thanh tuyên truyền ở cả hai phía được ngừng lại.
Vào ngày 27 tháng 4, một cuộc gặp thượng đỉnh đã diễn ra giữa Moon và Kim tại khu vực An ninh chung của Hàn Quốc. Đây là lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên, một nhà lãnh đạo Triều Tiên bước vào lãnh thổ Hàn Quốc. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in gặp nhau tại ranh giới chia cắt Hàn Quốc. Hội nghị thượng đỉnh kết thúc với việc cả hai nước cam kết hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên. Họ cũng thề sẽ tuyên bố chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên trong vòng một năm. Là một phần của Tuyên bố Panmunjom đã được lãnh đạo hai nước ký kết, hai bên cũng kêu gọi chấm dứt các hoạt động quân sự lâu đời ở khu vực biên giới Triều Tiên và thống nhất Hàn Quốc. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo nhất trí làm việc cùng nhau để kết nối và hiện đại hóa đường sắt của họ.
Vào ngày 5 tháng 5, Triều Tiên đã điều chỉnh múi giờ của mình để phù hợp với miền Nam. Vào tháng 5, Hàn Quốc bắt đầu dỡ bỏ các loa tuyên truyền khỏi khu vực biên giới theo Tuyên bố Panmunjom.
Moon và Kim đã gặp nhau lần thứ hai vào ngày 26 tháng 5 để thảo luận về hội nghị thượng đỉnh sắp tới của Kim với Trump. Hội nghị thượng đỉnh dẫn đến các cuộc gặp tiếp theo giữa các quan chức Triều Tiên và Hàn Quốc trong tháng Sáu. Vào ngày 1 tháng 6, các quan chức hai nước đã đồng ý tiến tới các cuộc đàm phán quân sự và Chữ thập đỏ. Họ cũng đồng ý mở lại Văn phòng Liên lạc Liên Triều ở Kaesong mà miền Nam đã đóng cửa vào tháng 2/2016 sau vụ thử hạt nhân của Triều Tiên. Cuộc họp thứ hai, với sự tham gia của Hội Chữ thập đỏ và quân đội, được tổ chức tại khu nghỉ mát Núi Kumgang của Triều Tiên vào ngày 22 tháng 6, nơi đã đồng ý rằng các cuộc đoàn tụ gia đình sẽ tiếp tục. Sau hội nghị thượng đỉnh vào tháng 4, một cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Kim Jong-un đã được tổ chức vào ngày 12 tháng 6 năm 2018 tại Singapore. Hàn Quốc đã ca ngợi nó là một thành công.
Hàn Quốc vào ngày 23 tháng 6 năm 2018 thông báo rằng họ sẽ không tiến hành các cuộc tập trận quân sự thường niên với Mỹ vào tháng 9 và cũng sẽ ngừng các cuộc tập trận của riêng mình ở Hoàng Hải, để không khiêu khích Triều Tiên và tiếp tục đối thoại hòa bình. Vào ngày 1 tháng 7 năm 2018, Hàn Quốc và Triều Tiên đã nối lại liên lạc vô tuyến giữa tàu với tàu, điều này có thể ngăn chặn các cuộc đụng độ ngẫu nhiên giữa các tàu quân sự của Nam và Bắc Triều Tiên xung quanh Đường giới hạn phía Bắc (NLL) ở phía Tây (Hoàng Hải). Vào ngày 17 tháng 7 năm 2018, Hàn Quốc và Triều Tiên đã khôi phục hoàn toàn đường dây liên lạc quân sự của họ trên phần phía tây của bán đảo.
Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã thi đấu với tư cách "Triều Tiên" trong một số sự kiện tại Á vận hội 2018. Hợp tác mở rộng sang lĩnh vực điện ảnh, với việc Hàn Quốc chấp thuận chiếu các bộ phim của Triều Tiên tại liên hoan phim địa phương của đất nước đồng thời mời một số nhà làm phim từ sau này. Vào tháng 8 năm 2018, các cuộc đoàn tụ của các gia đình bị chia rẽ kể từ Chiến tranh Triều Tiên đã diễn ra tại Núi Kumgang ở Triều Tiên. Vào tháng 9, tại một hội nghị thượng đỉnh với Moon ở Bình Nhưỡng, Kim đã đồng ý dỡ bỏ các cơ sở vũ khí hạt nhân của Triều Tiên nếu Hoa Kỳ có hành động tương hỗ. Tại Bình Nhưỡng, một thỏa thuận mang tên "Tuyên bố chung Bình Nhưỡng tháng 9 năm 2018" đã được ký kết bởi cả hai nhà lãnh đạo Triều Tiên Thỏa thuận kêu gọi dỡ bỏ bom mìn, chốt gác, vũ khí và nhân viên trong JSA từ cả hai phía của Triều Tiên Biên giới Hàn Quốc. Họ cũng đồng ý rằng họ sẽ thiết lập các vùng đệm trên biên giới của họ để ngăn chặn các cuộc đụng độ. Moon đã trở thành nhà lãnh đạo Hàn Quốc đầu tiên có bài phát biểu trước công chúng Triều Tiên khi ông phát biểu trước 150.000 khán giả tại Lễ hội Arirang vào ngày 19 tháng 9. Cũng trong hội nghị thượng đỉnh tháng 9 năm 2018, các nhà lãnh đạo quân sự của cả hai quốc gia đã ký Thỏa thuận Hòa giải, Không xâm lược, Trao đổi và Hợp tác "(hay còn gọi là" Thỏa thuận Cơ bản ") để giúp đảm bảo giảm bớt căng thẳng quân sự giữa hai nước và kiểm soát vũ khí nhiều hơn.
Vào ngày 23 tháng 10 năm 2018, Moon đã phê chuẩn Thỏa thuận Cơ bản và Tuyên bố Bình Nhưỡng chỉ vài giờ sau khi chúng được nội các của ông thông qua.
Vào ngày 30 tháng 11 năm 2018, một đoàn tàu của Hàn Quốc đã đi qua biên giới DMZ với Triều Tiên và dừng lại ở ga Panmun. Đây là lần đầu tiên tàu Hàn Quốc đi vào lãnh thổ Bắc Triều Tiên kể từ năm 2008.
Ngoại giao 2019–20.
2019.
Vào ngày 30 tháng 6, Kim và Moon gặp lại nhau tại DMZ, với sự tham gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã khởi xướng cuộc gặp. Cả ba đã tổ chức một cuộc họp tại Ngôi nhà Tự do Liên Triều. Trong khi đó, Triều Tiên đã tiến hành một loạt vụ thử tên lửa tầm ngắn và Mỹ và Hàn Quốc đã tham gia các cuộc tập trận chung vào tháng 8. Vào ngày 16 tháng 8 năm 2019, đảng cầm quyền của Triều Tiên đã đưa ra tuyên bố chỉ trích Hàn Quốc tham gia các cuộc tập trận và mua khí tài quân sự của Mỹ, gọi đây là "hành động khiêu khích nghiêm trọng" và nói rằng sẽ không có thêm cuộc đàm phán nào.
Vào ngày 15 tháng 10, Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) đã thi đấu vòng loại FIFA World Cup tại Bình Nhưỡng, trận đấu bóng đá đầu tiên của họ ở miền Bắc sau 30 năm. Trận đấu được chơi trên sân vận động không khán giả với sự tham dự chỉ dành cho tổng số 100 nhân viên chính phủ Bắc Triều Tiên; Không có người hâm mộ hoặc phương tiện truyền thông Hàn Quốc nào được phép vào sân vận động và trận đấu không được truyền hình trực tiếp. Không có bàn thắng nào được ghi. Trong khi đó, Kim và Moon vẫn tiếp tục có một mối quan hệ thân thiết, trân trọng nhau.
2020.
Vào ngày 9 tháng 6 năm 2020, Bắc Triều Tiên bắt đầu cắt đứt mọi đường dây liên lạc với Hàn Quốc. Điều này xảy ra sau khi Bình Nhưỡng liên tục cảnh báo Seoul về các vấn đề như việc miền Nam không ngăn được các nhà hoạt động người nước ngoài của Bắc Triều Tiên gửi truyền đơn tuyên truyền chống chế độ qua biên giới. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên mô tả đây là "bước đầu tiên của quyết tâm đóng cửa hoàn toàn mọi phương tiện liên lạc với Hàn Quốc và loại bỏ những thứ không cần thiết". Em gái của Kim Jong-un, Kim Yo-jong, cũng như Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên cầm quyền, Kim Yong-chol, tuyên bố rằng Triều Tiên đã bắt đầu coi Hàn Quốc là kẻ thù của mình. Một tuần trước những hành động này, Kim Yo-Jong đã gọi những người đào tẩu Bắc Triều Tiên là "cặn bã của con người" và "những con chó lai". Việc cắt đứt các đường dây liên lạc đã làm giảm đáng kể các thỏa thuận đã được thực hiện trong năm 2018. Vào ngày 13 tháng 6, Kim Yo-jong, cảnh báo rằng "không bao lâu nữa, một cảnh tượng bi thảm của văn phòng liên lạc chung Bắc-Nam vô dụng sẽ hoàn toàn sụp đổ." Vào ngày 16 tháng 6, miền Bắc đe dọa sẽ đưa quân đã rút khỏi biên giới về các đồn mà họ đã đóng quân trước đó. Cuối ngày hôm đó, văn phòng liên lạc chung ở Kaesong bị chính phủ Triều Tiên cho nổ tung. Do đại dịch COVID-19, phái đoàn Hàn Quốc đã rời khỏi tòa nhà vào tháng Giêng. Vào ngày 5 tháng 6 năm 2020, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Son-gwon nói rằng triển vọng về hòa bình giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, và Mỹ, đã "biến mất thành một cơn ác mộng đen tối". Ngày 21 tháng 6 năm 2020, Hàn Quốc kêu gọi Triều Tiên không gửi truyền đơn tuyên truyền qua biên giới. Yêu cầu này theo sau tuyên bố của Triều Tiên rằng họ sẵn sàng gửi 12 triệu tờ rơi, có khả năng trở thành chiến dịch tâm lý lớn nhất chống lại Hàn Quốc. | 1 | null |
Đảo Necker (tiếng Anh: "Necker Island", tiếng Hawaii: "Mokumanamana") là một đảo đá khô cằn thuộc quần đảo Tây Bắc Hawaii. Tên gọi "Mokumanamana" xuất phát từ truyền thuyết của Hawaii và có nghĩa là "đảo phân nhánh". Đảo nằm dưới sự quản lý hành chính của quận Honolulu, tiểu bang Hawaii, Hoa Kỳ.
Địa lý.
Nằm cách Nihoa khoảng 155 hải lý (287 km) về phía tây bắc, Necker là một đảo đá bazan hình móc câu nằm trên góc đông bắc của một bãi ngầm lớn và nông nằm cách các bãi cạn Frigate Pháp 120 km về phía đông nam. Đây là phần còn lại của một núi lửa hơn 10 triệu năm tuổi. Đảo này có thể được chia làm hai phần. Phần chính dài 1.300 m với chiều rộng từ 60 đến 200 m. Tại đây có năm ngọn đồi, trong đó ngọn cao nhất đạt cao độ 84 m so với mực nước biển. Phần nhỏ hơn - cao tối đa 48 m so với mặt biển - trải dài khoảng 183 m về hướng bắc tính từ góc phía tây của đảo. Hai phần này hợp với nhau tạo thành một vịnh nhỏ có tên gọi là "vịnh Shark" ("Shark Bay"). Theo thống kê của Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ năm 2000 thì đảo có diện tích là 182.890 m² (18,289 ha). Tuy là đảo nhỏ thứ nhì trong quần đảo Tây Bắc Hawaii nhưng khu vực sinh vật biển sinh sống xung quanh đảo này (tính đến độ sâu 100 m) đạt diện tích 1.538 km², lớn thứ nhì trong quần đảo.
Sự có mặt của con người.
Đảo Necker từng ghi dấu chân của người Polynesia từ thế kỉ 13, thể hiện qua sự tương đồng về dấu tích văn hoá giữa Necker với Tahiti và quần đảo Tuamotu. Rất có khả năng người xưa dùng Necker làm nơi tiến hành các nghi thức tôn giáo trong những chuyến thăm viếng ngắn ngày của họ thay vì định cư lâu dài tại đây. Người ta đã phát hiện 55 địa điểm văn hoá trên đảo, trong đó có 33 nơi là dành cho tôn giáo, 17 nơi là hang để trú ngụ và hai nơi chưa rõ công năng. Trên đảo có những tàn tích của các cấu trúc xây từ đá dùng trong các nghi lễ (gọi là "heiau"), các "ki'i pohaku" (tượng người bằng đá), rìu đá, đá mài, bát đá và dụng cụ đánh cá.
Ngày 4 tháng 11 năm 1786, trong hành trình từ Monterey, California (Hoa Kỳ) đến Ma Cao, vị thuyền trưởng người Pháp Jean-François de La Pérouse đã "khám phá" và đặt tên cho đảo là Necker nhằm vinh danh Jacques Necker - Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp dưới triều Vua Louis XVI. Năm 1857, Vua Kamehameha IV phái thuyền trưởng John Paty đến tuyên bố chủ quyền của Vương quốc Hawaii đối với đảo. Khoảng đầu thập niên 1890, Anh có ý định sử dụng Necker làm nơi đặt trạm cho tuyến cáp ngầm nối Úc với Canada. Khi chiến thuyền "Champion" của Anh đến cảng Honolulu thì chính quyền Hawaii ngay tức khắc phái Bộ trưởng Bộ Nội vụ James A. King chiếm hữu chính thức đảo này. Ngày 27 tháng 5 năm 1894, thuyền trưởng của tàu hơi nước "Iwalani" đến cắm cờ trên đảo Necker dưới danh nghĩa Chính phủ Lâm thời Hawaii.
Sinh thái.
Trên bề mặt đảo Necker chỉ có một lớp đất mỏng và thưa thớt đây đó là năm loài thực vật thấp, gồm: "Chenopodium sandwicheum", "Panicum torridum", "Portulaca lutea", "Sesuvium portulacastrum" và "Sesbania tomentosa". Trong vịnh Shark có một khu hệ tảo ở vùng đáy.
Do đảo bị tác động bởi sóng biển mạnh đến từ mọi hướng nên san hô ở Necker phát triển ở những nơi phải được che chắn khỏi sóng biển (dù là không hoàn toàn) như trong hang động và các rãnh nước. Người ta ghi nhận được 16 loài san hô cứng tại đây, trong đó thường gặp nhất là "Pocillopora meandrina" và "Porites lobata". Hải vực Necker có nhiều cá rạn san hô. Có vô số con sao sao sống trên đới sóng vỗ của đảo.
Đảo Necker có 15 loài côn trùng đặc hữu. Đây còn là điểm đến của một số cá thể hải cẩu thầy tu Hawaii và là nơi làm tổ của hàng nghìn con chim biển. Đồi mồi dứa cũng tìm đến phơi nắng tại điểm nối hai phần của hòn đảo nhưng chúng không làm tổ ở đây do đảo này không có các bãi cát. | 1 | null |
Albert Ehrenreich Gustav von Manstein hoặc Albert Gustav von Manstein (24 tháng 8 năm 1805 – 11 tháng 5 năm 1877) là một tướng lĩnh quân đội Phổ, đã có nhiều đóng góp đến việc thành lập Đế quốc Đức năm 1871.. Ông đã làm tới cấp bậc cao nhất là Thượng tướng Bộ binh ("General der Infanterie"). Ông đã phục vụ trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ và Chiến tranh Pháp-Đức, và là ông nội nuôi của nhà chiến lược Erich von Manstein của Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai.
Năm 1822, Manstein gia nhập Trung đoàn Bộ binh số 3. Vào năm 1841, ông được thăng cấp thiếu úy và ông trở thành một sĩ quan phụ tá trong bộ tham mưu của Quân đoàn I. Đến năm 1864, ông được phong quân hàm Trung tướng ("Generalleutnant") và được trao quyền tư lệnh Sư đoàn Bộ binh số 6, đơn vị mà ông đã chỉ huy huy trong các trận đánh tại Dybbøl và đảo Als trong Chiến tranh Schleswig lần thứ hai. Trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, ông đã chỉ huy lực lượng trừ bị của Tập đoàn quân số 1, và cùng với quân lính dưới quyền mình tham gia trong trận Königgrätz ngày 3 tháng 7. Công trạng của ông trong trận chiến này đã khiến cho ông được khen tặng Huân chương "Thập tự Xanh", phần thưởng quân sự cao quý nhất của Phổ.
Vào năm 1867, Manstein được trao quyền chỉ huy Quân đoàn IV và được thăng cấp Thượng tướng Bộ binh vào năm 1868. Vào tháng 8 năm 1870, sau khi cuộc Chiến tranh Pháp-Đức bùng nổ, Quân đoàn IX đã trở thành một phần thuộc Tập đoàn quân số 2 dưới quyền chỉ huy của Hoàng thân Friedrich Karl. Manstein và Quân đoàn XI dưới sự chỉ đạo của ông đã thể hiện năng lực của mình trong trận chiến khốc liệt ở Gravelotte ngày 18 tháng 8. Sau khi Đế chế thứ hai của Pháp sụp đổ, Manstein chỉ huy quân đoàn chiến đấu trong các chiến dịch quân sự tại Orléans và Le Mans trên thung lũng sông Loire. Nhờ những cống hiến của mình trong cuộc chiến tranh này, ông đã được ban thưởng 100.000 thaler. Ông đã giã từ quân ngũ vào năm 1873. | 1 | null |
Giải bóng chuyền nữ quốc tế VTV Cup 2013 là giải đấu lần thứ 10 với sự phối hợp tổ chức của Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam và Đài truyền hình Việt Nam. Giải đấu được tổ chức tại Nhà thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Ninh Bình. Giải đấu được sự tài trợ chính của Eximbank, nên giải còn có tên gọi là Giải bóng chuyền nữ quốc tế VTV Eximbank Cup 2013. Đây là lần đầu tiên Đài truyền hình Việt Nam phát sóng giải này trên hệ thống truyền hình độ nét cao (HD). | 1 | null |
Đảo Lisianski (tiếng Anh: "Lisianski Island", tiếng Hawaii: "Papa‘āpoho") là đảo san hô thuộc quần đảo Tây Bắc Hawaii. Trong tiếng Hawaii, "Papa‘āpoho" nghĩa là "(đảo) phẳng với một chỗ lún". Đảo nằm dưới sự quản lý hành chính của quận Honolulu, tiểu bang Hawaii, Hoa Kỳ.
Địa lý.
Nằm cách Honolulu 1.676 km về phía tây bắc và cách đảo Laysan 213 km về phía tây, đảo Lisianski là một đảo san hô phẳng và thấp có chiều dài 1,9 km, chiều rộng 0,8 km và diện tích là 1,555712 km². Nơi cao nhất 12,19 m là một đụn cát ở mặt bắc của đảo. Tương tự đảo Laysan, đảo Lisianski được hình thành khi một rạn san hô vòng được nâng lên khỏi mặt biển nhờ kiến tạo địa chất nhưng thay vì vẫn còn đầm nước ở giữa như Laysan thì Lisianski chỉ có một chỗ đất lún. Bao quanh đảo là một diềm cát trắng. Ở phía nam của đảo là một rạn san hô mang tên là "bãi cạn Neva" (tiếng Anh: "Neva Shoal"). Rạn này bao phủ một diện tích đến 979 km².
Lịch sử.
Ngày 15 tháng 10 năm 1805, tàu chiến "Neva" do vị sĩ quan Hải quân Đế quốc Nga là Yuri Lisyansky chỉ huy đã mắc cạn tại khu vực này. Khi đó ông đã phải vứt bỏ một số hàng hoá để làm nhẹ tàu và đưa nó thoát khỏi đây. Họ của ông được dùng để đặt tên cho đảo Lisianski còn tên tàu "Neva" được dùng để đặt cho phần rạn san hô gần đó.
Sinh thái.
Người ta đã ghi nhận được 24 loài san hô cứng tại khu vực Lisianski-Neva. Vùng nước nông gần đảo có nhiều gò san hô "Montipora turgescens" và "Montipora capitata". Một số nhà khoa học gọi các rạn san hô vùng Lisianski-Neva là những "vườn san hô" bởi sự phong phú về số lượng và hình dạng các tập đoàn san hô (hình chóp, hình lâu đài...). Tại các vùng nước gần bờ đảo, có rất đông cá rạn san hô bơi lội. Có một điểm đặc biệt mà các nhà nghiên cứu nhận thấy khi nghiên cứu những loài cá ăn thịt ở các rạn san hô Lisianski là chúng rất hung dữ. Ngay cả cá vẫu ("Caranx ignobilis") cũng quấy rối thợ lặn và thuyền nhỏ.
Ngược về quá khứ thì sự xâm nhập của chuột (năm 1844) và thỏ ngoại lai được xem là nguyên nhân gây tuyệt chủng loài "Porzana palmeri" (gà nước Laysan) trên đảo. Khoảng năm 1904 thì con người tìm đến đây để khai thác lông chim. Tình hình trở nên nghiêm trọng khiến tổng thống Hoa Kỳ là Theodore Roosevelt phải thành lập Khu bảo tồn chim quần đảo Hawaii vào năm 1909. Ngày nay trên đảo có nhiều chim biển làm tổ và chim di trú như "Pluvialis fulva", "Tringa incana" và "Numenius tahitiensis". Số cặp chim "Pterodroma hypoleuca" sinh sản tại đảo chiếm đến 3/4 tổng số cặp loài này tính trên toàn tiểu bang Hawaii. Ngoài ra, có thể bắt gặp nhiều hải cẩu thầy tu Hawaii và đồi mồi dứa trên các bãi biển của đảo Lisianski.
Đảo Lisianski sở hữu thảm thực vật gần như nguyên sơ, trong đó chỉ có ba đến bốn loài ngoại lai. Có 10 loài thực vật bản địa và ba loài đặc hữu. | 1 | null |
Lavaux là một khu vực ở huyện Lavaux-Oron bang Vaud, miền Tây của Thụy Sĩ. Lavaux bao gồm 830 ha vườn nho bậc thang trải dài khoảng 30 km dọc theo bờ phía nam của hồ Geneva.
Mặc dù có một số bằng chứng cho thấy cây nho được trồng trong khu vực từ thời La Mã, nhưng các vườn nho bậc thang thực tế có thể được bắt nguồn từ thế kỷ thứ 11, khi các tu viện dòng Biển Đức và Xitô kiểm soát khu vực này. Nó hưởng lợi từ khí hậu ôn hòa, nhưng cạnh phía nam của Levaux với sự phản chiếu của ánh mặt trời trong hồ và những bức tường đá mang lại một khí hậu Địa Trung Hải cho khu vực. Giống nho chính được trồng ở đây là Chasselas.
Mô tả.
Các vườn nho ở Levaux được pháp luật liên bang bảo vệ theo một đạo luật. Kể từ tháng 7 năm 2007, Lavaux được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Các vườn nho ở đây từ năm 2016 đã không còn sử dụng thuốc trừ sâu tổng hợp nữa.
Lavaux là nơi thích hợp với những chuyến đi bộ đường dài băng qua các vườn nho. Có một lối mòn từ Saint-Saphorin đến Lutry do văn phòng du lịch Thụy Sĩ khuyến cáo du khách. | 1 | null |
, tựa tiếng Anh là The Disappearance of Haruhi Suzumiya, là một bộ phim hoạt hình điện ảnh dựa trên light novel thứ tư cùng tên được viết bởi Nagaru Tanigawa. Nó được sản xuất bởi Kyoto Animation và đạo diễn bởi Tatsuya Ishihara cũng như Yasuhiro Takemoto. Bộ phim được công chiếu tại Nhật Bản vào ngày 6 tháng 2 năm 2010 và được phát hành trên DVD và Blu-ray Disc vào ngày 18 tháng 12, 2010. Bản quyền phát hành tại Bắc Mỹ thuộc về Bandai Entertainment và tại Anh thuộc về Manga Entertainment. Với thời lượng 164 phút, "Suzumiya Haruhi no Shōshitsu" là bộ phim hoạt hình điện ảnh thứ hai có thời lượng dài nhất tính đến thời điểm công chiếu, chỉ đứng sau "Final Yamato".
Cốt truyện.
Theo sau các sự kiện của loạt anime "Suzumiya Haruhi no Yūutsu", câu chuyện diễn ra từ ngày 16 tháng 12 đến ngày 24 tháng 12, một tháng sau lễ hội văn hoá Nhật Bản. Đoàn SOS, dẫn đầu bởi Suzumiya Haruhi, lên kế hoạch tổ chức một buổi tiệc lẩu có lễ Giáng Sinh. Tuy nhiên, vào sáng ngày 18 tháng 12, Kyon đến trường và phát hiện ra mọi sự đã thay đổi. Haruhi, cùng với Koizumi Itsuki, đã mất tích, Asakura Ryoko đột nhiên xuất hiện trở lại, Asahina Mikuru không còn nhận ra anh ta và Nagato Yuki chỉ là một con người bình thường. Chỉ có Kyon là nhận ra được sự bất thường, trong khi không có ai nhớ về Haruhi hay Đoàn SOS. Manh mối duy nhất mà Kyon tìm được là một tờ giấy dấu trang mà Yuki để lại trước khi mọi thứ thay đổi, yêu cầu cậu phải tìm ra chìa khoá để chạy chương trình. Trong khi vẫn còn đang ngỡ ngàng, Kyon đã làm quen được với Yuki hiện tại, người có vẻ như đang để ý đến cậu. Vào ngày 20 tháng 12, Kyon phát hiện ra rằng Haruhi đang học ở một trường trung học khác, cùng với Itsuki. Nhờ tiết lộ thân phận của mình là "John Smith", Kyon đã khiến Haruhi tin vào câu chuyện của mình. Với sự trợ giúp của cô, Kyon đã tập hợp được đủ các thành viên của Đoàn SOS và mở khoá được một chương trình trong máy tính do Yuki cũ để lại.
Muốn quay về cuộc sống trước đây của mình, Kyon đã kích hoạt chương trình và được đưa về quá khứ ba năm trước ở Tanabata. Sau khi gặp Mikuru tương lai, cậu đã nhận được chương trình giải trừ của Yuki quá khứ, để bắn vào kẻ gây ra sự việc ngay sau khi mọi sự thay đổi vào ngày 18 tháng 12. Trở về hiện tại, họ phát hiện ra hung thủ chính là Yuki, người đã mượn năng lực của Haruhi để thay đổi trí nhớ của mọi người, trừ Kyon, cho phép cậu lựa chọn thế giới mà cậu muốn sống. Kyon tự hỏi chính mình, và quyết định rằng thế giới cũ của mình vui vẻ và thú vị hơn. Kyon cố gắng cài chương trình vào Yuki nhưng lại bị đâm bởi Ryoko. Trước khi Ryoko có thể kết liễu cậu, cô ta đã bị ngăn cản bởi Yuki, Mikuru và Kyon đến từ tương lai. Kyon tỉnh lại vài ngày sau trong một bệnh viện, nơi mọi thứ trở lại bình thường, và mọi người đều cho rằng Kyon đã té cầu thang và bất tỉnh vào ngày 18 tháng 12. Khi Yuki nói với Kyon về việc Thể Thống Nhất Dữ Liệu sẽ trừng phạt cô ấy vì hành vi của cô, Kyon yêu cầu cô truyền lời rằng, nếu họ dám, cậu sẽ bảo Haruhi xoá sổ Thể Thống Nhất Dữ Liệu. Khi ngày 24 tháng 12 đến, Kyon quyết định tham gia vào bữa tiệc Giáng Sinh trước khi quay về quá khứ để cứu lấy chính mình.
Sản xuất và phát hành.
Vào ngày 18 tháng 12 năm 2007, trang web chính thức của loạt anime "Suzumiya Haruhi no Yūutsu", haruhi.tv, đã được thay đổi thành một thông báo lỗi 404 giả với 5 ô nhập liệu, tham chiếu đến ngày quan trọng của "Suzumiya Haruhi no Shōshitsu", tập thứ bốn của light novel. Câu chuyện "Suzumiya Haruhi no Shōshitsu" không có trong anime tái chiếu 2009 "Suzumiya Haruhi no Yūutsu", vốn bao gồm các tập phim chuyển thể từ tiểu thuyết thứ hai, ba và năm. Tuy nhiên, vào ngày 8 tháng 10 năm 2009, một teaser trailer dài 30 đã được phát sóng, tiết lộ rằng "Suzumiya Haruhi no Shōshitsu" sẽ trở thành một bộ phim điện ảnh, dự kiến ra mắt vào 6 tháng 2 năm 2010. Đoạn phim quảng bá dài một phút đã được phát hành vào tháng 12 năm 2009. Bộ phim đã được phát hành vào trên BD/DVD, các phiên bản chung và giới hạn, vào ngày 18 tháng 12 năm 2010 tại Nhật Bản.
Âm nhạc.
Nhạc nền của bộ phim là do Minori Chihara trình bày, single đã được phát hành vào ngày 24 tháng 2 năm 2010. Bài hát mở đầu là "Bōken Desho Desho?" bởi Aya Hirano. Original soundtrack đã được phát hành vào ngày 27 tháng 1 năm 2010. Soundtrack được trình diễn bởi Đoàn nhạc Giao hưởng Eminence và sản xuất bởi Satoru Kōsaki.
Phương tiện truyền thông liên quan.
Một phụ bản manga mang tên được vẽ bởi Puyo và đang trên "Young Ace" của Kadokawa Shoten vào tháng 7 năm 2009. Một visual novel mang tên đã được phát hành vào ngày 12 tháng 5 năm 2011 bởi Bandai Namco Games trên PlayStation 3 và PlayStation Portable. Cậu chuyện của trò chơi diễn ra ít lâu sau bộ phim.
Đón nhận.
Khi bộ phim được công chiếu vào ngày 6 tháng 2 năm 2010 tại 24 rạp ở Nhật Bản, nó nằm trong top 10 bộ phim có doanh thu phòng vé tuần đầu tiên cao nhất, và đã thu về 200 triệu yên trong tuần đầu tiên trong chiếu. Bộ phim đã thắng giải Animation Kobe 2010 cho phim điện ảnh hay nhất. Phiên bản BD đã bán được hơn 77,000 bản trong tuần đầu tiên, đứng đầu bảng xếp hạng Oricon, trong khi đứng hạng thứ 4 trong bảng xếp hạng DVD với 19,667 bản. Minori Chihara đã thắng giải Thể hiện Ca khúc Hay nhất trong giải Seiyu Awards thường niên lần 5 tổ chức vào năm 2011 tại Tokyo cho bài "Yasashii Bōkyaku".
Tại Thái Lan, cơn lũ năm 2011 đã buộc bộ phim chỉ có thể được chiếu tại rạp Lido, Siam Square, Bangkok, trong một ngày duy nhất, 6 tháng 11 năm 2011. Tuy nhiên, tất cả vé đã được bán hết trong ngày đặt vé đầu tiên. Sau khi công chiếu, Rose Media & Entertainment, đã tổ chức bán đấu giá các vật phẩm và hàng hoá về Haruhi để gây quỹ ủng hộ nạn nhân vụ lũ lụt. | 1 | null |
Alpes Thụy Sĩ (tiếng Đức: Schweizer Alpen, tiếng Pháp: Alpes Suisses, tiếng Ý: Alpi svizzere, tiếng Romansh: Alps svizras) là một phần của dãy núi Alpes nhưng phạm vi nằm trong Thụy Sĩ. Vì vị trí trung tâm của nó trong toàn bộ phạm vi dãy Alpes, nên dãy núi này cũng được biết đến như là dãy núi Alpes trung tâm. Đỉnh núi cao nhất trong dãy núi là Monte Rosa (4,634 mét) gần biên giới giữa Thụy Sĩ-Ý. Đỉnh núi cao nhất nằm hoàn toàn trên lãnh thổ Thụy Sĩ là Dom (4,545 mét).
Địa lý.
Dãy núi Alpes chiếm khoảng 65% diện tích của nước Thụy Sĩ (41.285 km²), khiến nước này trở thành một trong những nước có nhiều đồi núi nhất. Mặc dù nước Thụy Sĩ chỉ bao gồm 14% tổng số diện tích của dãy núi Alpes (192.753 km²), nhiều đỉnh núi cao trên 4000 m (48 trong số 82) nằm trong dãy núi Alpes Thụy Sĩ và những đỉnh núi còn lại chỉ cách biên giới Thụy Sĩ trong vòng 20 km. | 1 | null |
H'Drah Hjan Kpă (1630-1654) hay Bia Than Can là một trong những vị hoàng hậu của Po Romé, vua của Vương triều Chăm Pa, bà là người duy nhất trong số các hoàng hậu của vị vua này tuẫn táng theo chồng.
H'Drah Hjan Kpă là con gái của một vị tù trưởng Ê Đê, trong tiếng Ê Đê tên của bà có nghĩa là Công chúa Hạt Mưa, tương truyền nhan sắc của bà được ví đẹp như hạt mưa, có thể tưới tát mùa màng khô hạn, đem lại sức sống cho muôn cây muôn thú.
Trong hành trình tìm kiếm thuốc để chữa hiếm muộn cho hoàng hậu đầu là Bia Than Cih, vua Po Romé đã say đắm nét đẹp của nàng H'Drah Jan Kpă, nhà vua đã đưa bà về kinh thành, cưới và phong bà làm thứ hậu. Bà cũng là hoàng hậu duy nhất sinh được con cái cho vua Po Romé.
Về sau, khi đã qua tuổi ngũ tuần, nhà vua say đắm nét đẹp của hoàng hậu Ngọc Khoa, một công nữ nước Việt, đến nỗi chặt hạ cây thần Krek, biểu tượng sức mạnh của vương quốc. Khi nhà vua chết, theo tục lệ người Chăm, các bà vợ phải lên giàn hỏa thiêu theo chồng nhưng chỉ có hoàng hậu H'Drah Jan Kpă nguyện chết. Để tưởng nhớ đến hoàng hậu H'Drah Jan Kpă, nhân dân Chăm Pa thờ bà trong một ngôi tháp phụ, rồi khi ngôi tháp sụp đổ, tượng của bà được đưa vào tháp chính phía bên phải tượng Vua là người chồng của mình. | 1 | null |
"'Vancaraya" 《Dam Khing Jŭ》 (1125- 1169) Vancaraya là tên gọi bằng tiếng Pali Sanskrit của người Ấn Độ, tiếng Êđê gọi là Dam Khing Jŭ có nghĩa là Thủ Lĩnh Da Nâu, sử liệu Trung Quốc gọi là Ying-Ming-Ye (Ưng Minh Diệp), là một thủ lĩnh người Rang Đê (Người Êđê), khi đó người Êđê và Jarai chưa phân li thành hai tộc người riêng như ngày nay. Sự kiện vào năm 1150, sau khi đánh đuổi quân Khmer về bên kia dãy Trường Sơn, vua Champa là Jaya Harivarman I đã tấn công người Orang Đê (Êđê),khi đó Vancaraya (Dam Khing Ju) là một thủ lĩnh Orang Đê (người Êđê) và là em rể của nhà vua Jaya Harivarman, để tái lập trật tự trong nước.Vancaraya (Dam Khing Jŭ) lãnh đạo bộ tộc chống cự quyết liệt,nhưng cuối cùng bị thất bại. Tàn quân của Vancaraya (Dam Khing Jŭ) vượt sông Gianh vào Đại Việt cầu cứu, vua Lý Anh Tôn sai tướng Nguyễn Mông cùng 5.000 binh sĩ từ Thanh Hóa vào tiếp cứu nhưng bị đánh bại, Nguyễn Mông và Vancaraya đều bị tử trận. Toàn bộ các thung lũng ven núi nơi người Orang Đê cư trú đều đặt dưới sự kiểm soát trở lại của Vua Jaya Harivarman I. Đây có thể là mối liên hệ sớm nhất giữa bộ lạc Tây Nguyên với người Việt. | 1 | null |
Cua đá (tên khoa học Gecarcoidea lalandii) là một loài cua đất lớn thuộc chi "Gecarcoidea". Loài cua này có vỏ màu tím sậm, chân dài và càng ngắn. Nó là loài động vật ăn đêm, ban ngày trú ẩn trong các hang đào. Thức ăn chủ yếu của cua đá là động vật. So với loài cua đỏ đảo Christmas "Gecarcoidea natalis", cua đá có vùng phân bố rất rộng trong vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, từ quần đảo Andaman trở về phía Đông. Ở Việt Nam, cua đá có sự hiện diện tại vùng Cù Lao Chàm, cụ thể ở các hòn Lao, hòn Giai, hòn Ông, hòn Là và hòn Mồ; trong đó, hòn Lao là nơi cua đá phân bố nhiều nhất. Con trưởng thành chủ yếu sống trong rừng rậm nhưng đôi khi có thể xuất hiện ở các sinh cảnh mở hơn. Đến mùa sinh sản (tháng 6-9), con cái mang trứng di cư ra vùng duyên hải và đẻ trứng ở vùng nước triều. Những con trưởng thành kích thước nhỏ đôi khi bi loài cua "Geograpsus crinipes" ăn thịt. Cua lột xác trong khoảng tháng 10-12. | 1 | null |
Trần Hạnh (12 tháng 3 năm 1929 – 4 tháng 3 năm 2021) là một nghệ sĩ sân khấu và truyền hình Việt Nam. Ông là Nghệ sĩ Nhân dân nổi tiếng với các vai ông bí thư đảng ủy trong phim "Làng nổi", bố An trong phim "Truyện cổ tích tuổi 17", bố Lài trong "Tướng về hưu", ông Khiển trong phim "Người cầu may", ông Lâm trong phim "Chiếc bình tiền kiếp", bố Mai trong phim "Hãy tha thứ cho em"...
Sự nghiệp.
Trần Hạnh sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Cụ thân sinh ra ông làm việc tại nhà máy in Ngô Tử Hạ ở phố Nhà thờ, còn mẹ ông là một thương gia nhỏ. Nhưng rồi, hạnh phúc chưa được bao lâu thì trong một cơn đau yếu, bố ông đã ra đi để lại vợ con côi cút. Mồ côi cha từ năm 8 tuổi, ông đã phải sống tự lập rất sớm. Để giúp mẹ nuôi sống gia đình, ông làm nghề đóng giày thuê ở phố Tràng Tiền . Vừa đóng giày, Trần Hạnh vừa tham gia sinh hoạt diễn kịch ở Câu lạc bộ Thanh niên (của Thành đoàn Hà Nội). Trong câu lạc bộ có nhiều người bạn sau này đã trở thành những tên tuổi gạo cội trong làng kịch Việt Nam như: Doãn Hoàng Giang, Trọng Khôi, Đoàn Dũng...
Ông lập gia đình khi 23 tuổi, vợ ông là hàng xóm cùng ngõ Phát Lộc (Hàng Bạc, Hà Nội), được bà nội sắp xếp. Dù đã vợ con nhưng không sao bỏ được những buổi "chơi" kịch cùng với ban kịch Thanh niên Hà Nội. Khi mọi người vào học khóa đầu tiên đào tạo diễn viên chính quy của trường Sân khấu thì ông đành phải rẽ ngang về Đoàn kịch Hà Nội bởi lý do duy nhất là phụ cấp ở đó cao hơn 10 đồng.
Ông đã có được những vai diễn xuất sắc trên sân khấu Nhà hát Kịch Hà Nội với nhiều giải vàng, bạc ở các liên hoan sân khấu toàn quốc. Thời hoàng kim của ông là cuối những năm 70, đầu 80 của thế kỷ trước, khi vào vai Nguyễn Trãi trong vở kịch thơ "Lam Sơn tụ nghĩa" (huy chương vàng Liên hoan Kịch toàn quốc), đảm nhận một vai chính trong vở "Tiền tuyến gọi" hay trong "Âm mưu và tình yêu" được dựng bởi đạo diễn Nguyễn Đình Nghi. Trong tập sách "Người Hà Nội", Lưu Quang Vũ viết: "Bốn, năm người đóng vai Nguyễn Trãi, riêng Trần Hạnh có phong thái hào hoa của người Hà Nội". Tổng Bí thư Trường Chinh đã tìm ông và khen ông đóng "Âm mưu và tình yêu": "Anh đóng hay lắm, tôi không biết dùng từ thế nào nhưng có thể nói là nó rất lãng mạn".
Ông về hưu rời Nhà hát Kịch Hà Nội năm 1989. Khởi nghiệp bằng sân khấu kịch và đoạt giải thưởng trong một số Liên hoan sân khấu Toàn quốc nhưng Trần Hạnh lại được công chúng biết đến nhiều qua các vai diễn trong phim truyền hình.
Trong đóng phim, vai đầu tiên của ông vai nam chính cho phim "Chiếc bình tiền kiếp" của Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần. Sau đó là hàng loạt phim khác, như "Tướng về hưu", "Hãy tha thứ cho em", "Cỏ lau", "Người đàn bà thứ hai", "Làng nổi","..."
Vai diễn truyền hình đầu tiên, và cũng là vai mà ông tâm đắc nhất là vai ông Cần trong phim "Cuốn sổ ghi đời" của đạo diễn Tất Bình.
Ở Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 11 – 1996, ông đoạt giải Nam diễn viên xuất sắc nhất trong phim "Nước mắt đàn bà" (ban tổ chức không gửi giấy mời ông tới nhận giải). Tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc năm 2010, ông được vinh danh ở hạng mục Giải thưởng Cống hiến cho vai diễn của ông trong phim "Ngõ lỗ thủng", đạo diễn Quốc Trọng.
Những vai diễn của ông đã đi vào lòng công chúng với vẻ khổ hạnh, đáng thương, những vai nông dân hiền lành, chất phác mặc dù ông là người Hà Nội gốc.
Năm 2017, ông tham gia vào bộ phim Cha cõng con với vai diễn là ông mù.
NSND Trần Hạnh qua đời ở tuổi 92, lúc 2 giờ 50 phút tại nhà riêng, ngày 04 tháng 3 năm 2021 vì tuổi cao sức yếu.
Giải thưởng và vinh danh.
Ông là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú vào năm 1982 – 1984.
Trần Hạnh được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1984. Ông đã từng 3 lần đoạt Huy chương vàng trong các vở kịch "Nguyễn Trãi", "Tiền tuyến gọi", "Hamlet", giải Nam diễn viên xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 11 với phim "Nước mắt đàn bà" và nhiều giải thưởng khác.
Tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc năm 2010, ông nhận giải Cống hiến cho vai ông Thống trong phim "Ngõ lỗ thủng" của đạo diễn Quốc Trọng.
Tháng 5 năm 2018, ông được đặc cách xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Tuy mới đoạt một giải Cống hiến (tương đương giải Vàng) tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc 2010 và không đủ số huy chương theo quy định, nhưng Trần Hạnh có nhiều đóng góp cho sân khấu, phim truyền hình. Hồi tháng 3, Trần Hạnh được Sở đặc cách đưa vào danh sách xét trao danh hiệu NSND vì hóa thân vào nhiều vai diễn "có sức lan tỏa, đồng thời có hình ảnh đúng mực trong cuộc sống". Theo Nghị quyết 54/NQ – CP ký ngày 18 tháng 7 năm 2019, ông được phong tặng danh hiệu NSND.
Gia đình.
Ông Trần Hạnh tâm sự, cuộc đời thực của ông có khi còn buồn và khổ hơn phim. Gần chục năm, ông phải tự tay cơm nước, chợ búa, giặt giũ, chăm sóc cho người vợ bị liệt nửa người sau một lần bị tai biến mạch máu não . Năm 2011. vợ ông mất vì bị tai biến sau hai năm nằm liệt giường, ở tuổi 84, ông dù già yếu vẫn phải chăm cậu con trai út 47 tuổi bị ngớ ngẩn (15 năm trước, anh bị tai nạn xe máy chấn thương sọ não). Ông thân gà trống nuôi con phải chợ búa, cơm nước, rau cháo, giặt giũ hàng ngày, đi đâu làm gì thì đúng giờ cơm ông phải xắm nắm trở về nhà để lo cho con .
Vợ chồng nghệ sĩ Trần Hạnh có tất cả bảy người con (2 trai, 5 gái) nhưng giờ chỉ còn bốn . Trước kia, ngôi nhà hơn chục mét vuông của ông nằm trong khu Trần Quý Cáp chật chội, dột nát quanh năm với 9 nhân khẩu.
Câu nói.
"Sinh ra, mỗi người đã có một số phận. Không thể thay đổi thì đừng than vãn, hãy học cách chấp nhận đứng trên mọi nỗi đau". | 1 | null |
Phạm Bằng (1931 – 2016), tên đầy đủ là Phạm Văn Bằng, là một nghệ sĩ sân khấu, hài kịch và truyền hình của Việt Nam. Ông được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Ông nổi tiếng qua nhiều vai hài trong chương trình Gặp nhau cuối tuần của VTV3 và loạt phim hài Tết "Chôn nhời" do Công ty cổ phần Nghe nhìn Thăng Long thực hiện.
Ông qua đời vào 20 giờ ngày 31 tháng 10 năm 2016 sau một thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư gan, hưởng thọ 85 tuổi.
Sự nghiệp.
Phạm Bằng sinh 1931 tại Hà Nội.. Bố ông mất sớm để lại người vợ góa 24 tuổi cùng ba người con. Mẹ ông ở vậy nuôi chị em ông khôn lớn. Mẹ ông không muốn ông theo nghề kịch. Khi biết ông lựa chọn nghề diễn viên cho con đường sống và mưu sinh của mình, mẹ ông dứt khoát không đồng ý. Phạm Bằng chưa bao giờ thấy mẹ vui, không bao giờ bà khen ngợi và cũng không mong bà đến rạp để xem mình biểu diễn.
Năm 1955, Phạm Bằng trở thành sinh viên Trường Cao đẳng Giao thông Công chính. Trong quá trình học ở trường, theo lời lôi kéo, rủ rê của bạn bè, ông cũng tham gia đóng vài vở kịch. Năm 1956, đang học năm thứ hai trường Cao đẳng Giao thông công chính, Phạm Bằng phải nghỉ học. Ông rời trường trong hoàn cảnh hết sức khó khăn: gia đình của ông thuộc diện tư sản cần cải tạo.
Năm 1959, Phạm Bằng tham gia đoàn kịch nghiệp dư của nhà thơ Hoàng Cầm, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Đoàn kịch định dựng vở "Vũ Như Tô" nhưng không thành. Cũng trong năm đó, Nhà nước tuyển sinh cho đoàn văn công Hà Nội, đồng thời, mở trường Đại học Sân khấu khóa I. Phạm Bằng được tuyển cả hai nơi. Khác với một số người bạn của mình trở thành sinh viên trường Sân khấu, Phạm Bằng lựa chọn con đường vào đoàn văn công Hà Nội, bởi theo ông: "Vào văn công vừa được học, vừa được diễn, lại vừa có thêm tiền phụ giúp gia đình trong khi vào trường Sân khấu phải trả tiền học phí. Tôi không còn lựa chọn nào khác hơn. Thời kì ấy, gia đình tôi quá nghèo khó, mặt khác tôi lấy vợ trong khi chưa có việc làm". Tháng 12 năm 1959, Phạm Bằng tham gia vào Đoàn văn công Hà Nội. Đó là một đoàn tổng hợp các loại hình, từ ca nhạc, múa, kịch nói, cải lương đến chèo, xiếc.
Năm 1964, đoàn kịch Hà Nội cùng các đoàn cải lương, đoàn chèo... được tách ra và bắt đầu đời sống riêng của mình. Tại đoàn kịch Hà Nội, đạo diễn Nguyễn Đình Nghi mời Phạm Bằng tham gia các vở diễn. Ông bắt đầu nổi tiếng với các vai phản diện. Sau đó, đạo diễn Trần Hoạt bắt đầu làm một vài tác phẩm kịch hài. Hài đưa vào cuộc sống một cách bình dị nhưng không kém phần sâu sắc. Phạm Bằng cũng tham gia một vài tiết mục. Lời của đạo diễn Nguyễn Đình Nghi về nghề diễn hài làm Phạm Bằng thấy rất đúng để rồi trở thành tâm niệm: "Những người đóng vai bi thì đóng vai hài rất giỏi".
Cuối năm 1974, đầu 1975, Phạm Bằng chuyển sang đoàn kịch nói Trung ương. Giáo sư Đình Quang là người phát hiện ra khả năng đóng vai hài của ông, còn thầy Trần Hoạt thì nhận xét: "Tương lai cậu đóng vai hài giỏi. Khiếu hài là khiếu trời cho, không thể mở lớp diễn viên hài, nhưng các diễn viên hài phải có trình độ văn hóa cao, sâu và tư duy vững". Phạm Bằng tâm sự: "Chỉ đọc mỗi phần diễn của mình thì làm sao nắm bắt được các mối liên hệ nhân vật trong vở kịch được. Riêng tôi từ trước đến nay luôn phải đọc trọn kịch bản, rồi mới yên tâm diễn". Hơn chục năm từ khi vào nghề, cuộc sống của Phạm Bằng rất vất vả.
Sau khi "đứng vững" trên sân khấu, Phạm Bằng truyền nghề diễn chính kịch bằng việc dạy dỗ một số anh em cùng đoàn.
Chương trình Gặp nhau cuối tuần là nơi thực sự đưa nghệ sĩ Phạm Bằng đến với công chúng một cách sâu rộng. Từ năm 2006 đến 2010, nghệ sĩ Phạm Bằng đi diễn liên tục.
Ông còn được người hâm mộ nhớ đến bởi quán bánh trôi Tàu ở 30 Hàng Giầy, Hà Nội. Tuy nhiên do đợt ốm trong khoảng thời gian 2012 – 2013, quán tạm thời đóng cửa. Ngày 28/11/2017, sau 5 năm, quán được mở cửa trở lại bởi con trai út của ông.
Qua đời và lễ tang.
Ông qua đời lúc 20h ngày 31/10/2016 tại Bệnh viện Hồng Ngọc, Hà Nội, chưa lâu sau lễ mừng thọ 85 tuổi.
Lễ tang dành cho ông được tổ chức theo nghi thức thông thường và chỉ trong ngày 04 tháng 11 năm 2016. Lễ viếng tổ chức vào 12 giờ 30 phút tại nhà tang lễ Quốc gia, Hà Nội, lễ truy điệu tổ chức vào 14 giờ cùng ngày, sau đó thể theo di nguyện của ông và ý nguyện của gia đình thì ông đã được an táng ngay tại đài hoá thân Hoàn Vũ, Hà Nội.
Gia đình.
Vợ Phạm Bằng kém ông 8 tuổi, mất năm 2003. Ông cho rằng bà góp 98% vào thành công của mình. Sau khi bà mất, ông bị khủng hoảng tinh thần một thời gian. Ông bà có bốn người con: ba người con gái và con trai út. Hai người con trưởng thành đã đi xa mỗi người một phương, những năm cuối đời ông sống với con gái thứ ba chưa chồng.
Câu nói.
"... bản thân tôi lại không bao giờ nghĩ mình sẽ làm nghề này trong khi ngồi trên ghế nhà trường. Tất cả là do ngoại cảnh tác động".
"Tôi thường trở về nhà với nỗi cô đơn"
"Với tôi tất cả những gì thuộc về 'ngày xưa' đều đẹp đến khắc khoải. Nếu được chọn tôi muốn được sống như ngày xưa, phố phường đẹp, con người đẹp, làm gì cũng hết mình. Và 'ngày xưa' của tôi còn là một gia đình với đầy đủ thành viên." | 1 | null |
Thâm Cung Nội Chiến, tên gốc là Kim Chi Dục Nghiệt (tiếng Trung: 金枝慾孽, tiếng Anh: "War and Beauty") là một bộ phim truyền hình khởi chiếu lần đầu trên TVB Jade từ 23 tháng 8 đến 2 tháng 10 năm 2004, bao gồm 30 tập phim. Đây là bộ phim duy nhất từ trước đến giờ của TVB có tới bốn nữ diễn viên từng dành giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất của TVB Anniversary Awards là Lê Tư, Đặng Tụy Văn, Trương Khả Di, Xa Thi Mạn. Ngoài ra phim còn có sự tham gia của hai nam diễn viên chính Lâm Bảo Di và Trần Hào và cả hai đều đã từng dành giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất. Đây là bộ phim đầu tiên trên thế giới về cung đấu thời phong kiến Trung Quốc và là một tượng đài của dòng phim này.
Ý nghĩa của tên phim.
Về mặt ngữ âm, ít nhất là trong tiếng Quan thoại, tên của phim được phát âm gần giống với thành ngữ Trung Quốc「金枝玉葉」 ("Kim Chi Ngọc Diệp", nghĩa đen dịch là "Cành vàng lá ngọc"). Đây là một thành ngữ Trung Hoa cổ điển được sử dụng để mô tả phụ nữ quý tộc nhưng chưa lập gia đình trong xã hội phong kiến Trung Quốc. Thành ngữ cũng được sử dụng để mô tả một phụ nữ từ một nền tảng đặc quyền hoặc quý tộc.
Tên của phim là sự chơi chữ với hai chữ đầu giữ nguyên còn hai chữ cuối được thay thế bằng hai từ khác nhằm mô tả chủ đề chính của toàn bộ loạt phim. Từ「玉」("ngọc") và「葉」("diệp") được thay thế bằng từ tương đương「欲」("dục": dục vọng/tham vọng) và「孽」 ("nghiệt": nghiệp chướng/tà ác). Như vậy, tên phim tự động mô tả toàn bộ cốt truyện, mà nôm na là "phụ nữ có nguồn gốc danh giá với ham muốn, tham vọng quyền lực và sự độc ác".
Nội dung.
Bối cảnh.
Bộ phim lấy bối cảnh ở Tử Cấm Thành, vào thời nhà Thanh ở Trung Quốc trong những năm trị vì sau này của hoàng đế Gia Khánh. Phim tập trung vào cuộc tranh giành quyền lực giữa các phi tần bằng cách giành lấy sự ân sủng của Hoàng đế và loại bỏ đối thủ, với sự tha hóa, âm mưu và lừa dối là những vũ khí chính được sử dụng. Những người phụ nữ này sẵn sàng thao túng, phản bội và thậm chí tiêu diệt bất cứ ai để có được những gì họ muốn.
Trong suốt phần sau của bộ phim, hậu quả của sự tha hóa này ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Các nhân vật chính bắt đầu đánh mất tất cả mọi thứ họ quan tâm, trong khi kết luận rằng họ chỉ nên tự trách mình. Trong khi đó, sự tha hóa cũng bắt đầu ảnh hưởng đến thế giới bên ngoài: toàn bộ chế độ trở nên bất ổn.
Mặc dù vậy, chẳng có gì có thể ngăn cản những người phụ nữ đầy mưu mô này. Ngược lại, ngay cả khi quân nổi dậy tiến đánh vào Tử Cấm Thành, suy nghĩ đầu tiên của họ là tình hình này là một cơ hội tốt cho mục đích của họ. Cuối cùng, chỉ có sự tha hóa là kẻ chiến thắng, còn những người có liên quan đều chết hoặc buộc phải rời khỏi Tử Cấm Thành mãi mãi.
Tóm tắt sơ lược.
Nội dung bộ phim diễn ra trong khoảng thời gian một năm, từ một ngày cuối xuân khi Nhĩ Thuần và Ngọc Dinh nhập cung trong đợt tuyển tú nữ, tới một ngày đầu xuân năm sau khi Thiên Lý Giáo đánh vào Tử Cấm Thành. Tuy nhiên, sự kiện trong phim là kết quả của nhiều diễn biến ở những năm trước đó.
Vào năm Càn Long băng hà, Hoàng Quý Phi của Gia Khánh - sau này là Hoàng Hậu (Trần Tú Châu) - vì ghen ghét mà giết hại Yến Quý Nhân rồi vứt xác xuống giếng. Thị nữ của Yến Quý Nhân là Nguyệt Nga trốn thoát khỏi cung nhưng lại bị bán vào lầu xanh làm kỹ nữ. Cũng trong năm này, Gia Khánh xử tử Hòa Thân và tay chân. Vụ án này thường xuyên được lật lại và thêm nhiều bộ hạ cũ của Hòa Thân bị xử tội, điều này khiến cho Từ Vạn Điền, một thái giám làm việc ở phòng thuốc trong cung, vô cùng lo sợ. Ông mua Nguyệt Nga ở lầu xanh về làm vợ, rồi giao cho bà đào tạo những bé gái ngoại hình xinh đẹp, tư chất thông minh mà ông mua hoặc nhặt được, với hi vọng sau khi cho chúng nhập cung, một trong số đó có thể trở thành phi tần đắc sủng của Gia Khánh và giúp đỡ ông nếu tội trạng bị truy cứu. Vào một năm dịch bệnh tràn lan, hai chị em Phúc Nhã (Lương Tranh) và Nhĩ Thuần (Xa Thi Mạn) bị mất cha mẹ. Hai người bỏ quê cùng ra đi rồi bị lạc nhau. Cả hai sau đó được Từ Vạn Điền mang về đào tạo nhưng ông lại không cho họ biết về số phận của người kia.
Ba năm trước, Như Phi - một phi tần hiền lành của Gia Khánh - có thai. Lo sợ địa vị của mình bị đe doạ, Hoàng hậu ra lệnh cho quan thái y Tôn Thanh Hoa đầu độc chết đứa con trong bụng của Như Phi. Trong đêm vì phụng mệnh Hoàng Hậu, Tôn Thanh Hoa không thể về nhà gặp vợ lần cuối, khiến vợ ông chết không nhắm mắt. Chuyện này làm nảy sinh hiềm khích không thể xóa bỏ giữa ông với con trai Tôn Bạch Dương. Vì đứa con bị chết oan, Như Phi căm thù Hoàng Hậu, từ đó trở nên đáng sợ để tự vệ và trả thù. Cũng trong năm này, Phúc Nhã nhập cung và nhanh chóng trở thành Phúc Quý Nhân. Khi đang đắc sủng, cô đột nhiên lâm bệnh nặng và phải dời về điện Hiệt Phương hẻo lánh để dưỡng bệnh. Từ đó, cô bị thất sủng và bị tất cả mọi người trong cung coi thường, ngoại trừ quan thái y Tôn Bạch Dương vẫn tận tình chăm sóc.
Bộ phim bắt đầu khi Nhĩ Thuần và Ngọc Doanh (Lê Tư) cùng đoàn tú nữ trên đường tiến cung. Sau khi Thiên Lý Giáo hạ độc chết quan Tham Lĩnh, các tú nữ sợ hãi bỏ trốn rồi gặp được Khổng Võ (Trần Hào) và Trần Sảng (Vi Gia Hùng) đang lên kinh thành để tiến cống xoài thơm. Khổng Võ đồng ý giúp đỡ đưa các tú nữ đi theo với hi vọng dựa vào quyền thế của họ và gia đình để thăng quan tiến chức. Không may, người chú của Ngọc Doanh ở kinh thành đột ngột qua đời khiến mục đích này của anh không thực hiện được. Không nản chí, anh quyết tâm ở lại kinh thành rồi sử dụng tài năng, lòng dũng cảm và cả các âm mưu, thủ đoạn để thăng tiến.
Sau khi nhập cung, Nhĩ Thuần gặp lại hai chị em kết nghĩa thân thiết Nguyên Kỳ và Thục Ninh, vốn cũng là hai con nuôi khác của Từ Vạn Điền. Lúc này, Hoàng Hậu đang bị thất sủng và Hậu Cung do Như Phi - người lại tiếp tục mang thai, quản lý. Không phi tần nào dám đối đầu với cô để tránh chuốc lấy kết cục bi thảm như Trần Phi - người bị cô ban lụa trắng xử tử. Các tú nữ sau khi nhập cung được sắp xếp ở cung cũ của Trần Phi do An Xuyến - một cung nữ giàu kinh nghiệm, thông minh và chăm chỉ - làm chưởng quản.
Vì tranh sủng, ba chị em Nhĩ Thuần, Nguyên Kỳ, Thục Ninh trở mặt và hãm hại lẫn nhau. Tới khi các tú nữ được nhận sắc phong thì Nguyên Kỳ đã chết trên đường đi đày, Thục Ninh bị đầu độc tới phát điên, chỉ còn lại Nhĩ Thuần cùng với Ngọc Doanh được lập làm Đáp Ứng. Cuộc tranh đấu ở hậu cung trở nên ác liệt khi mỗi người đều không từ thủ đoạn để đạt được mục đích của mình: Như Phi quyết ép An Xuyến khai ra kẻ đã hãm hại Nguyên Kỳ và Thục Ninh để trừ hậu họa, ngược lại Hoàng Hậu vì cố gắng xóa dấu vết của việc giết Yến Quý Nhân năm xưa lại phải bảo vệ An Xuyến. Trong khi đó, Ngọc Doanh tìm mọi cách lấy lòng Như Phi để được nâng đỡ mà không đề phòng Nhĩ Thuần, người đang mưu tính cùng Từ Vạn Điều hãm hại cô. Sau khi Nhĩ Thuần lợi dụng Tôn Bạch Dương giăng bẫy Ngọc Doanh để khiến Như Phi nghĩ rằng Ngọc Doanh là người hãm hại Nguyên Kỳ và Thục Ninh, Ngọc Doanh bị giam vào lãnh cung. Tiếp đó, Nhĩ Thuần cùng Hoàng Hậu tung tin đồn Như Phi tư thông với đạo sĩ, rồi giết cung nữ Bảo Thiền để đổ cho Như Phi tội diệt khẩu, khiến cô bị thất sủng. Nhĩ Thuần sau khi loại bỏ được các đối thủ thì càng đắc sủng hơn và được sắc phong làm Thuần Quý Nhân.
Lo sợ việc Nhĩ Thuần một mình đắc sủng không có đối thủ sẽ ảnh hưởng đến địa vị của mình, Hoàng Hậu cho giết hại bà nội và cũng là người thân duy nhất của An Xuyến để cô không còn muốn xuất cung sau khi đủ tuổi mà thay vào đó ở lại trong cung giúp Ngọc Doanh đối phó với Nhĩ Thuần. Với sự giúp đỡ của An Xuyến, Ngọc Doanh lấy lòng được Hoàng Hậu và Hoàng Đế để thoát khỏi lãnh cung, rồi được sắc phong thành Hoa Quý Nhân, đối đầu trực tiếp với Nhĩ Thuần. Sau khi phát hiện ra việc Hoàng Hậu giết bà nội mình, An Xuyến quyết tâm trả thù Hoàng Hậu. Với lời khuyên của Như Phi, cô lợi dụng Ngọc Doanh để tiếp cận Hoàng Đế, rồi nhanh chóng đắc sủng trở thành An Quý Nhân. Việc này khiến Ngọc Doanh cho rằng mình bị lợi dụng và phản bội, vì vậy cô quyết tiêu diệt An Xuyến.
Trong cuộc đấu tay ba khốc liệt của Thuần Quý Nhân, Hoa Quý Nhân và An Quý Nhân, nhiều người vô tội như Tôn Bạch Dương, Khổng Võ, Phúc Nhã bị cuốn theo, trở thành công cụ của họ và thậm chí phải chịu tội thay cho họ. Khi ba vị Quý Nhân đạt được những thứ phù phiếm họ tranh giành nhưng lại mất đi những thứ thực sự đáng quý của cuộc sống, họ nhận ra sức mạnh và giá trị của tình người, tình yêu. Điều này khiến họ chán ghét việc tranh đấu và thậm chí dám hi sinh chính bản thân mình để bảo vệ người mình yêu thương. Tuy nhiên, không ai có thể quay đầu vì họ đã dấn vào quá sâu. Cuộc tranh đấu ở Hậu Cung lên đỉnh điểm khi An Xuyến đang đắc sủng thì cả Nhĩ Thuần và Ngọc Doanh đều có thai, còn Như Phi giành lại được ân sủng của Hoàng Đế khi Gia Khánh nghĩ rằng ông nợ của cô một mạng sau khi con gái cô qua đời.
Kết thúc của nhân vật chính.
Nhiều diễn biến đã xảy ra ở cuối bộ phim. Sự suy đồi của chính trị nhà Thanh trở nên trầm trọng đã thúc ép người dân của đất nước tổ chức một cuộc nổi dậy vũ trang. Cuộc nổi dậy được dẫn đầu bởi Trần Sảng, anh em kết nghĩa của Khổng Võ, người muốn trả thù vì đã phải chịu đựng nhiều bất công trong thời gian trong cung, đặc biệt là việc người anh yêu là cung nữ Bảo Thiền đã bị chết oan trong cuộc tranh đấu của các phi tần. Cuộc nổi dậy này tạo ra một cơ hội hiếm có, đặc biệt là cho Hoàng hậu, người có ý định tiêu diệt các phi tần có thể đe dọa địa vị của bà và đổ tội cho quân nổi dậy.
Tôn Bạch Dương cố gắng sử dụng tình hình để trốn thoát với Ngọc Doanh và Nhĩ Thuần. Tuy nhiên, Ngọc Doanh không muốn đi với họ, và Tôn Bạch Dương bắt Khổng Võ hứa rằng anh sẽ đưa Nhĩ Thuần ra khỏi Tử Cấm thành. Sau đó, Tôn Bạch Dương đến nơi ở của Ngọc Doanh để thuyết phục cô. Tuy nhiên, Hoàng hậu đã biết về mối quan hệ của họ, và trong khi hai người đang nói chuyện, lính gác của Hoàng hậu khóa chặt cửa ra vào và cửa sổ rồi phóng hỏa, khiến cả hai bị thiêu chết. Tôn Thanh Hoa biết được cái chết của con trai mình khi một con quạ mang miếng ngọc bích của anh thả ngay trước mặt ông khi ông đang chờ đợi con mình trên đồng vắng.
An Xuyến, sau khi thất bại trong kế hoạch trả thù Hoàng Hậu liền lên kế hoạch rời khỏi hoàng cung với Khổng Võ và Nhĩ Thuần, người mất hết ý chí sống trong cung điện sau khi cha nuôi của cô, Từ Vạn Điền, qua đời. Đồng thời, Như Phi cũng được cả ba mời rời khỏi cung cùng bọn họ, nhưng cô từ chối do sợ sẽ không thể làm quen với cuộc sống dân thường. Sống sót sau cuộc tấn công của một số lính gác ăn mặc như quân nổi dậy và nhận ra Tôn Bạch Dương và Ngọc Doanh đã chết cùng nhau, cô trực tiếp đối đầu với Hoàng hậu ngay tại cung của Hoàng Hậu và khẳng định vị thế của mình.
Tất cả vẫn chưa kết thúc với những người đã rời khỏi. Trong khi cả ba rời khỏi cung điện, An Xuyến bị trúng một mũi tên lạc rồi sau đó chết trên vai Khổng Võ khi ba người đang chạy trốn trên một chiếc xe ngựa. Cuối cùng, chỉ có Khổng Võ và Nhĩ Thuần thành công trong việc rời khỏi hoàng cung và theo kết thúc mở của bộ phim, họ bắt đầu một cuộc sống mới tự do.
Nổi tiếng và phê bình.
Đối với các nhân viên văn phòng của Hồng Kông, sự thù địch và thay đổi liên minh của những phi tần, với các vấn đề lớn hơn được hy sinh cho lợi ích cá nhân là một phép ẩn dụ cho chính trị văn phòng quen thuộc với nhiều người. Đây là một trong các bộ phim có rating cao nhất của TVB, chỉ sau Thất vọng.
Mặt khác, bộ phim nói lên cuộc sống bất công và bi thảm cho người phụ nữ ở chế độ phong kiến. Nhân vật Ngọc Doanh nói trong phim rằng "đã sinh ra là người phụ nữ, cuộc sống và thành công chỉ là lấy chồng và đấu thắng các bà vợ khác của chồng, vậy tại sao không vào hẳn trong cung mà đấu?". Nhân vật Như Phi đầu phim được thể hiện là một người phụ nữ độc ác, đáng sợ, đam mê quyền lực, nhưng theo mạch bộ phim người xem dần thông cảm sâu sắc cho cô sau khi nhận ra ở cô các bản chất tốt đẹp cũng như một quá khứ trong sáng, ngây thơ, với tất cả những mưu mô và sự đồi bại đều học được từ cung cấm và cô phải sử dụng chúng để tự vệ.
Nhiều nhà xã hội học, tâm lý học và các học giả đã chỉ trích loạt phim là đã đề cập tới sự hận thù và đâm sau lưng là một vấn đề "tự nhiên" trong xã hội, và lo ngại rằng loạt phim sẽ thay đổi nhận thức của thanh thiếu niên về các mối quan hệ xã hội nói chung. Tuy nhiên, nhiều người dân bình thường chỉ đơn giản tin rằng loạt phim là một sự phản ánh của thế giới thực.
Khi một nhà tâm lý học như vậy được hỏi về quan điểm của mình liên quan đến bộ phim, ông nói: ""I think we must remind ourselves that even if the intentions of this [War and Beauty] are represented as merely fictitious harm, we should still focus on this harm nonetheless, especially when its in respect to our youth"."
Giải thưởng.
Nữ diễn viên được yêu thích nhất trong vai diễn chính thuộc về Lê Tư cho vai diễn Ngọc Doanh
Nam diễn viên được yêu thích nhất trong vai diễn chính thuộc về Lâm Bảo Di cho vai diễn Tôn Bạch Dương
My Favorite Powerhouse Actor thuộc về Trần Hồng Liệt cho vai diễn Tôn Thanh Hoa.
My Favorite Powerhouse Actress thuộc về Đặng Tụy Văn cho vai diễn Như Phi.
Nhân vật truyền hình được yêu thích nhất thuộc về Trần Hào, Đặng Tụy Văn, Lâm Bảo Di, Xà Thi Mạn, Lê Tư cho vai diễn của họ.
Bộ phim này được coi là bộ phim truyền hình hay nhất được sản xuất bởi TVB trong năm 2004.
Bộ phim này cũng giành được giải Phim truyền hình được yêu thích nhất tại Astro Wah Lai Toi Drama Awards 2005.
Diễn xuất của Xà Thi Mạn trong bộ phim giành được giải Nữ diễn viên được yêu thích nhất tại Astro Wah Lai Toi Drama Awards 2005.
Sau khi Đặng Tụy Văn thắng giải Nữ diễn viên TVB hay nhất vào năm 2009 và 2010, Thâm Cung Nội Chiến trở thành bộ phim truyền hình TVB giành được nhiều giải Nữ diễn viên được yêu thích nhất. Những người thắng giải Nữ diễn viên TVB hay nhất trong bộ phim là Trương Khả Di, Lê Tư và Xà Thi Mạn đều thắng giải này lần lượt trong năm 2003, 2004 và 2006.
Home video.
"Thâm Cung Nội Chiến" được phát hành trên DVD và VCD một vài tháng sau tập cuối của nó, và rất bán chạy. Nó cũng trở thành bộ phim truyền hình TVB đầu tiên được phát hành đĩa DVD, mặc dù một hạn một. Hộp DVD được làm bằng vải vàng sáng bóng, với tiêu đề của bộ phim dệt trên nó bằng chỉ vàng. | 1 | null |
Thịt rừng hay thịt thú rừng là các loại thịt có nguồn gốc từ các động vật hoang dã, nhất là các động vật hoang dã sống ở khu vực rừng được con người săn bắn, bắt giữ, xẻ thịt để tiêu thụ. Thực tế ở một số nước do nhu cầu tiêu thụ thịt rừng cao dẫn đến có hiện tượng làm giả thịt rừng từ các loại thịt thú nuôi không rõ nguồn gốc (thường là thịt heo) và thịt bẩn để bày bán. Thông thường các loại thịt này được giả là thịt nai, thịt heo rừng. Việc bày bán thịt rừng giả này ngày càng phổ biến và tràn lan xuống tận các chợ.
Tổng quan.
Thịt rừng là một trong những nguồn thức ăn chính đối với một số dân tộc sống theo lối săn bắt và hái lượm, đồng thời còn là những món ăn đặc sản, khoái khẩu của nhiều người trong xã hội, nhất là ở các quán nhậu. Thịt rừng thông thường được ăn nhiều ở các vùng Châu Á và Châu Phi. Việc tiêu thụ thịt rừng với khối lượng lớn dẫn đến những nguy cơ tuyệt chủng cho các loài động vật hoang dã và gia tăng nạn săn bắn, buôn bán, kinh doanh động vật hoang dã trái phép.
Ở Việt Nam, theo quan niệm của người dân miền Trung thì đầu năm ăn một miếng thịt rừng sẽ gặp may mắn trong suốt cả năm. Thịt rừng vùng Đông Nam Bộ chủ yếu được săn tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Một số nơi, thịt rừng được bày bán ngang nhiên trên đường phố. Để thoát khỏi sự kiểm soát gắt gao, khi bẫy được thợ săn thường sả thịt tại rừng rồi chia nhỏ mang về để qua mặt các chốt kiểm lâm. Năm 2020, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành chỉ thị về quản lý động vật hoang dã, trong đó yêu cầu dừng nhập khẩu động vật hoang dã cho đến khi có chỉ đạo mới và kiên quyết loại bỏ các khu vực chợ, tụ điểm mua bán động vật hoang dã trái pháp luật.
Chủng loại.
Nói chung, thịt thú rừng thịt thường có màu đỏ sậm so với thịt các gia súc. Thịt rừng có nhiều chủng loại phong phú và đa dạng xuất phát từ sự đa dạng của các loại thú rừng, thông thường người ta chia thành các loại thú rừng cỡ lớn và cỡ nhỏ, có thể kể đến như: bò rừng, trâu rừng, nai, lợn rừng, khỉ, dê rừng, bò tót, chồn, voọc, cheo cheo, rắn, kỳ tôm, kỳ đà, cầy voi, dúi, rắn hổ ngựa, gà nước, chim quốc, rắn hổ hành, rắn ráo, cầy hương, kỳ đà vân, nhím bờm, dúi mốc, cầy vòi hương, sóc đen, cầy giông, cầy hương, khỉ mặt đỏ, khỉ vàng, chồn vàng, rắn nước, tê tê, gà rừng, rắn hổ, trút... trong đó thông dụng là thịt heo rừng, thịt nai, hoẵng, thịt cầy.
Thịt dơi được sử dụng bởi những người dân ở vành đai Thái Bình Dương (ở đảo Guam) và châu Á (như Indonesia, Thái Lan, Lào và Việt Nam), cũng được ghi nhận ở châu Phi (như Guinea và Sierra Leone, phổ biến ở Burkina Faso và đến cả Seychelles), ở châu Âu được ghi nhận ở Vicenza, Italy, theo lề luật Do Thái giáo thì dơi là động vật không được phép ăn, nó không phải là một động vật Kosher, các loài dơi thường làm thức ăn là những con dơi to như Pteropus mariannus, Rhinolophus, dơi quạ (họ Pteropodidae). Thịt dơi được chế biến thành nhiều món chiên, xào, nướng, hầm, hấp, cùng với nhiều gia vị để khử mùi. Dơi là một đặc sản được người dân nhiều nước Châu Á trong đó có Việt Nam ưa thích.
Từ xưa, dơi được làm thức ăn và thuốc để phòng và chữa bênh. Thịt dơi có tiếng ngon ngọt. Theo Đông y, con dơi còn có tên "phu dực", "biên bức", "phi thử" (chuột bay). Thịt dơi có vị ngọt, khí bình, không độc. Sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh đã ghi con dơi (biên bức, phu dực, phi thử (chuột bay) thịt vị ngọt, khí bình, không độc, lợi tiểu, tiêu phù, sáng mắt, trị băng huyết, bạch đới, nhọt lở, hen suyễn, sốt rét. Để có dơi làm thức ăn thuốc thì phải bắt dơi vào ban ngày. Mặc dù nhìn rất đáng sợ nhưng món ăn này là một trong những món hấp dẫn.
Khi làm thịt bắt từng con nhúng vào nước thật sôi cho chết, kỳ sạch lông, mổ bụng bỏ hết nội tạng, chỉ lấy phần thịt rửa sạch máu rồi đem chế biến làm các món ăn.Óc dơi chữa bệnh ung nhọt trong cơ thể. Thịt dơi giúp chữa bệnh cho trẻ em bị ốm yếu, nhiều đàm (hen suyễn), cổ nổi nhiều hạch. Dùng thịt dơi băm với thịt heo nạc thêm tương, muối chưng cho trẻ ăn hoặc nấu thành canh để ăn với cơm. Thịt dơi chế biến nhiều món ăn hấp dẫn khác như cháo dơi, dơi hầm trong ống lồ ô, dơi rán, dơi nướng “mọi”, thịt dơi có thể nấu hoặc xào với hoa hẹ, mướp đắng, hành.
Ở vùng Trường Sơn có hàng chục loại dơi to ("ađhôôr") hay dơi nhỏ ("briêng") khác nhau theo cách gọi của người dân tộc. Tuỳ theo tập quán vùng cao hoặc thấp mà đồng bào chế biến dơi thành những món ăn hấp dẫn khác nhau. Đây là món được coi là quý hiếm, vì thịt dơi trẻ con ăn chóng lớn, thông minh, nhanh nhẹn, người già ăn thịt dơi khoẻ mạnh, kéo dài tuổi thọ, còn tuổi trẻ được ăn thịt dơi thì đời sống tình dục vợ chồng tăng thêm khi nấu cháo dơi với đậu xanh hoặc hạt sen (ăn mỗi tuần ba lần). Thịt dơi rất lạ, vừa mềm vừa giòn, vừa ngọt ngọt, bùi bùi, ngai ngái rất đặc trưng. Ngoài thịt, huyết dơi cũng được xem là món quý hiếm.
Ở Đồng Nai, thịt dơi là đặc sản được yêu thích, đặc biệt với dân nhậu và tình trạng săn bắt dơi để phục vụ sở thích của nhiều thực khách diễn ra ngày một nhiều khiến đàn dơi trú ngụ trong các hang dung nham ở huyện Định Quán, Đồng Nai phải chuyển đến địa phương khác. Ở Đồng Nai vào mùa trái chín cũng là mùa để người dân đi săn dơi. Càng về đêm, dơi tìm đến càng nhiều, người dân thu được nhiều chiến lợi phẩm là dơi sen, còn các loại dơi khác bắt được thì bỏ vì thịt không ngon. Đặc biệt vào mùa nhãn, thịt dơi càng trở nên mập và ngọt hơn. Bắt dơi không phải việc đơn giản vì nếu không cẩn thận sẽ bị chúng cắn chảy máu tay.
Người ta bắt dơi và chế biến theo nhiều cách khác nhau, có thể phù hợp với khẩu vị và nhu cầu của mọi người. Dơi bắt về được cắt tiết, làm thịt sạch sẽ, nếu không biết cách làm, thịt dơi sẽ mất hương thơm và vị ngọt đặc trưng. Khi làm thịt dơi không được rửa nước, chỉ cần nắm cánh dơi, lột da rồi ngắt phía sau rút hết ruột. Thịt dơi có thể dùng để nướng chao, nướng than tàu, nấu cháo nhưng đơn giản nhất vẫn là dơi xào lăn. Sau khi sơ chế, dơi được chặt thành từng khúc nhỏ, xào với sả, ớt. Thịt dơi cũng có thể băm nhỏ hoặc xắt miếng để nấu cháo. Theo kinh nghiệm thưởng thức thịt dơi thơm ngọt tự nhiên vào khoảng thời gian giữa đêm khuya tĩnh lặng, dơi càng hôi thì thịt càng đậm đà, ngọt và thơm.
Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long như ở Sóc Trăng có loại dơi quạ (họ Pteropodidae) có con nặng 1 kg (người dân địa phương thường gọi là “"chuột bay"”). Trong các loại dơi miệt vườn Nam Bộ, dơi quạ là to nhất, thịt nhiều nhưng khó bắt vì chúng bay rất cao. Người dân chỉ sử dụng hai loại dơi chính dơi sen và dơi quạ để chế biến món ăn. Dơi quạ là dơi đen và to con hơn, dơi sen màu lông chuột. Hai loại dơi này đều xấu và hôi nhưng dơi bắt được ngửi càng hôi thì thịt lại càng thơm và trở thành món nhậu. Để bắt được dơi, vào chập tối, người ta dùng lá mì chụm lại thổi, bắt chước tiếng dơi kêu để dẫn dụ chúng đến. Sau khi nghe tiếng dơi mồi kêu, dơi thường tìm đến và sà xuống thấp, càng về đêm, dơi xuống càng nhiều nên việc bắt dơi dễ dàng.
Dơi nhờ ăn toàn trái cây nên thịt rất ngon, ăn rất mát và bổ, có thể chế biến thành nhiều món như dơi khìa nước dừa, trộn gỏi bắp cải, cuốn bánh tráng chấm nước mắm chua ngọt, nướng chao, nướng than tàu, dơi xào lăn, thịt dơi bằm xúc bánh tráng và cháo dơi. Mùa trái cây chín rộ cũng là thời điểm người ta bắt được nhiều dơi nhất và con nào cũng mập mạp to bằng hai bàn tay người lớn chụm lại, thịt đậm đà, thơm ngon. Sau khi lột da, làm sạch, chặt đầu, bỏ cánh, lấy hai cục xạ trắng cứng dưới nách để đỡ hôi, người ta ướp dơi với nước tương, chao đỏ, rượu, dầu mè, dầu hào, bột ngọt, hạt tiêu rồi băm cả thịt và xương dơi, bắc chảo nóng phi hành tỏi rồi chao đều lên. Để làm món dơi ngon, thao tác làm thịt dơi phải đúng cách, nếu không thịt dơi sẽ mất đi hương thơm và vị ngọt. Đặc biệt, khi làm thịt dơi không được rửa nước. | 1 | null |
Họ Cua đất (tên khoa học Gecarcinidae) là một họ cua thích nghi với việc sống trên đất liền. Mặc dù thở bằng mang như các giống cua khác, mang của họ Cua đất đã tiến hóa để phù hợp với lối sống trên cạn: phần mai cua che phủ mang có hình dạng phồng to như chiếc túi và chứa nhiều mạch máu, nhờ đó mang cua có thể lấy ôxi từ không khí và cho cơ thể giống như phổi của các loài động vật có xương sống. Cua đất trưởng thành sống trên cạn, nhưng ấu trùng cua sống dưới nước, và đến mùa sinh sản cua phải di chuyển ra biển để đẻ trứng. Thành viên của họ Cua đất thường là các động vật ăn tạp và đôi khi phá hoại hoa màu, cây trồng. Phần lớn cua đất có một càng lớn và một càng nhỏ.
Các chi.
Các chi thuộc họ Cua đất: | 1 | null |
Công viên Kalwaria Zebrzydowska là một quần thể công viên kiến trúc trường phái kiểu cách, công viên hành hương được xây dựng vào thế kỷ 17 sau phong trào Cải cách Công giáo diễn ra vào cuối thế kỷ 16, tạo ra sự hưng thịnh trong việc thiết lập các Đồi Sọ ở châu Âu. Công viên này nằm gần thị trấn Kalwaria Zebrzydowska theo tên của công viên. Năm 1999, công viên trở thành một di sản thế giới được UNESCO công nhận, một Di tích Lịch sử Quốc gia Ba Lan được xếp hạng vào ngày 17 tháng 11 năm 2000 và được quản lý bởi Ủy ban Di sản Quốc gia Ba Lan.
Lịch sử.
Kalwaria Zebrzydowska được thành lập vào năm 1600 bởi Mikołaj Zebrzydowski, tỉnh trưởng của Kraków dành cho các tu sĩ dòng Phan Sinh (người chăm sóc Mộ Thánh ở Jerusalem). Nó được mô hình hóa trên bản đồ Jerusalem của Christian Kruik van Adrichem vào năm 1594. | 1 | null |
Trần Khiêu (sinh 1954) là một chính khách Việt Nam. Chức vụ cao nhất trong chính quyền của ông là Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh.
Thân thế và sự nghiệp.
Ông Trần Khiêu sinh ngày 10 tháng 5 năm 1954, quê quán tại xã An Trường, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, thuộc dân tộc Kinh.
Ông bắt đầu hoạt động cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam từ năm 1970. Đến năm 1973, ông là y tá công tác tại Ban Dân y tỉnh Trà Vinh.
Ngày 3 tháng 7 năm 1973, ông là cán bộ trung đội Tiểu đoàn 501, tỉnh Trà Vinh. Ông được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam ngày 9 tháng 10 năm 1973, chính thức ngày 9 tháng 10 năm 1974.
Ngày 11 tháng 2 năm 1976, ông xuất ngũ và trở thành Học viên trường Bổ túc văn hóa tỉnh Cửu Long; Đảng ủy viên Đảng ủy trường Bổ túc văn hóa.
Từ ngày 5 tháng 4 năm 1980 đến 12 tháng 11 năm 1989, ông được phân công công tác tại Tỉnh đoàn Cửu Long, lần lượt giữ các chức vụ Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Thường vụ, Phó Bí thư Tỉnh đoàn. Cũng trong thời gian này, ông hoàn thành chương trình Đại học và có bằng Cử nhân Quản trị kinh doanh.
Từ 13 tháng 11 năm 1989, ông chuyển sang công tác chính quyền, được phân công làm Thư ký Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Cửu Long. Năm 1991, tỉnh Cửu Long tách thành 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, ông được chuyển sang công tác tại tỉnh Trà Vinh.
Ngày 16 tháng 10 năm 1994, ông được bổ nhiệm làm Phó Ban Tổ chức chính quyền tỉnh Trà Vinh, đến ngày 20 tháng 3 năm 1996, được bổ nhiệm làm Chánh Thanh tra tỉnh Trà Vinh.
Ngày 21 tháng 8 năm 2003, ông được phân công làm Bí thư Huyện ủy huyện Càng Long (tỉnh Trà Vinh). Ngày 13 tháng 5 năm 2004, được bầu làm Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, sau đó được phân công giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh. Ngày 6 tháng 10 năm 2010, ông được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh.
Ngày 21 tháng 6 năm 2011, ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh. Đến ngày 20 tháng 7 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ chính thức phê chuẩn kết quả bầu cử này.
Trên báo chí.
Ông Trần Khiêu được cho là có liên hệ thân thiết đến bà Trần Hồng Ly, một thuộc cấp cũ của ông, người bị tố cáo là gây nhiều vụ tai tiếng lộng hành. Tuy thừa nhận có liên hệ thân thiết, nhưng ông Khiêu phủ nhận hành vi tai tiếng của bà Ly, thậm chí bênh vực.
Tuy nhiên, không lâu sau sự việc này, ông Khiêu đã nộp đơn xin nghỉ hưu vì lý do sức khỏe. | 1 | null |
Banská Štiavnica (tiếng Đức: Schemnitz, tiếng Hungary: Selmecbánya - thường được gọi Selmec; tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Şelmec Ban'a) là một thị trấn ở trung tâm Slovakia, ở giữa của một miệng núi lửa khổng lồ từ thời cổ đại. Miệng núi lửa được biết đến như là dãy núi Štiavnica. Banská Štiavnica có dân số hơn 10.000 người. Nó là một thị trấn trung cổ được bảo tồn nguyên vẹn. Bởi giá trị lịch sử của nó, thị trấn và các đài kỉ niệm lân cận của nó đã được UNESCO công nhận là một di sản thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993.
Lịch sử.
Lịch sử của Banská Štiavnica liên quan chặt chẽ đến việc khai thác các nguồn tài nguyên phong phú tại khu vực, và cụ thể là bạc. Theo bằng chứng từ các cuộc khai quật, các địa điểm đã được biết đến trong giai đoạn thời đại đồ đá mới.
Việc khai thác lần đầu tiên được thực hiện bởi người Celt trong thế kỷ thứ 3 TCN. Có lẽ họ đã bị chiếm đóng bởi bộ tộc Celtic Cotini. Đế quốc La Mã đề cập đến hoạt động khai thác mỏ của Cotini, những người đã sống tới ngày nay ở trung tâm Slovakia cho đến khi họ bị trục xuất trong cuộc chiến tranh Marcomannic. Thế kỷ thứ 10 và 11, dân số ở đây tăng lên đáng kể. Nơi đây đã được gọi là "terra banensium" (đất của các thợ mỏ). Banská Štiavnica đã trở thành một thị trấn hoàng gia vào năm 1238, là một trong những thị trấn đầu tiên ở Vương quốc Hungary.
Thời kỳ đỉnh cao của thị trấn là vào cuối thời Trung Cổ, với sự có mặt của các nhà máy sản xuất vàng và bạc. Trong cuộc chiến tranh Ottoman ở châu Âu, người Turk đã nỗ lực để chinh phục thị trấn giàu có tài nguyên này. Vì vậy, để bảo vệ, thị trấn đã tiến hành xây dựng các công sự bao gồm cả hai lâu đài xây dựng vào thế kỷ 16.
Năm 1627, thuốc súng đã được sử dụng lần đầu tiên trên thế giới trong các mỏ khai thác ở đây. Để thoát nước từ các mỏ ngập nước, một hệ thống phức tạp của hồ chứa nước nhân tạo và các kênh, được thiết kế và xây dựng bởi các nhà khoa học địa phương bao gồm Hell Karol Jozef, Hell Maximilian, và Samuel Mikovíny trong thế kỷ 18.
ăm 1782, Banská Štiavnica là thị trấn lớn thứ ba tại Vương quốc Hungary (với 23.192 người và vùng ngoại ô 40.000 người), sau Pozsony (Bratislava ngày nay) và Debrecen. Nhưng sự phát triển của thị trấn quá phụ thuộc vào các hoạt động khai thác mỏ đã dần suy giảm kể từ nửa cuối của thế kỷ 19. Ngày nay, Banská Štiavnica là một trung tâm quan trọng về giải trí và du lịch, được hưởng lợi từ di sản lịch sử phong phú và lâu đời.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Banská Štiavnica đã bị quân đội Liên Xô thuộc Tập đoàn quân 53 chiếm đóng vào ngày 7 tháng 3 năm 1945.
Danh thắng.
Trung tâm của thị trấn là Quảng trường Chúa Ba Ngôi chi phối bởi cột Đức Mẹ và Chúa Ba Ngôi hoành tráng. Quảng trường được sử dụng cho các sự kiện văn hóa thường xuyên và còn có một bảo tàng khoáng vật học. Hai lâu đài cũ và mới đã được chuyển thành viện bảo tàng.
Bảo tàng khai thác ngoài trời cung cấp một chuyến du ngoạn dưới lòng đất dài trong các mỏ có từ thế kỷ 17. Du khách sẽ nhận được mũ bảo hiểm, áo choàng và đèn để sử dụng trong suốt chuyến tham quan. Một mỏ cổ khác mở cửa cho công chúng có tên là Glanzenberg thậm chí còn lâu đời hơn. Khu mỏ này nằm ngay dưới trung tâm thị trấn, đã thu hút rất nhiều du khách nổi tiếng như là Joseph II hay Albert II.
Thị trấn được bao quanh bởi các hồ chứa nước nhân tạo cổ đại được dùng cho khai thác được gọi là "Tajchy". Có tổng cộng 60 hồ chứa nhân tạo được xây dựng từ thế kỷ 15 đến 18 để cung cấp năng lượng cho ngành khai thác đang bùng nổ. Chúng được kết nối với nhau bằng một mạng lưới kênh dài hơn . Những di tích lịch sử đặc biệt này hiện được sử dụng chủ yếu cho giải trí.
Đồi nhà thờ Kalvária Banská Štiavnica là một khu phức hợp gồm các nhà thờ và nhà nguyện mang kiến trúc Baroque nằm gần thị trấn được các tu sĩ dòng Tên xây dựng vào thế kỷ 18. Tại đây có tượng đài Chỗ Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập tự giá mang kiến trúc Baroque quan trong nhất ở Slovakia và vương quốc Hungary cũ, thậm chí là ở cả châu Âu.
Quan hệ quốc tế.
Banská Štiavnica kết nghĩa với các đô thị: | 1 | null |
"Nỗi buồn hoa phượng" là một ca khúc nổi tiếng về đề tài học trò và mùa hè của nhạc sĩ Thanh Sơn.
Xuất xứ.
Trong chương trình Paris By Night 83, nhạc sĩ Thanh Sơn kể lại: Năm 1953, ông học cùng lớp với một người con gái tên là Nguyễn Thị Hoa Phượng. Khi gia đình họ chuyển về Sài Gòn, ông hỏi "Nếu mình nhớ nhau thì làm cách nào". Người con gái trả lời: "Mỗi năm đến mùa hoa phượng nở, anh nhìn hoa phượng anh sẽ nhớ tới em! Bởi tên em là Hoa Phượng mà.". Đó là những cảm hứng để 10 năm sau tác phẩm ra đời.
Ca khúc được viết năm 1963 theo điệu "Habanera", tờ nhạc xuất bản lần đầu với tên tác giả là Thanh Sơn – Lê Dinh, là do lúc này nhạc sĩ Thanh Sơn chưa nổi tiếng nên ông đem ca khúc này đến cho nhạc sĩ Lê Dinh xem qua và góp ý (thời gian này nhạc sĩ Lê Dinh là chủ sự phòng sản xuất của Đài Phát Thanh).Theo lời đề nghị của nhạc sĩ Thanh Sơn thì nhạc sĩ Lê Dinh đã đồng ý đứng tên chung để ca khúc dễ ăn khách hơn. Bài hát lập tức được giới trẻ tầng lớp học sinh sinh viên Sài Gòn lúc đó yêu thích và tái bản nhiều lần. Bài hát từ đó đến nay được nhiều ca sĩ thể hiện. Đây là ca khúc gắn liền với tên tuổi nhạc sĩ Thanh Sơn và được ông xem như là ca khúc tâm đắc nhất, cùng với bài "Lưu bút ngày xanh".
Nội dung.
Bài hát là suy tư, cảm nghĩ của một học sinh khi hè về, nhớ đến những tháng ngày còn đi học của mình với những "chứa chan tình thương". Cao trào của bài hát là câu hát "Mỗi lần hè sang kỷ niệm, người xưa biết đâu mà tìm". Ngoài ra, bài hát còn sử dụng một số hình ảnh đặc trưng của mùa hè để gợi tả nỗi niềm riêng như "tiếng ve nức nở", "hoa phượng"...
Ca sĩ thể hiện.
Ca khúc này đến nay đã có rất nhiều thế hệ ca sĩ trình bày, tiêu biểu là: Thanh Tuyền, Hương Lan, Phi Nhung, Như Quỳnh... và sau này là Băng Tâm của Trung tâm Asia trong cuốn Asia 68: Sài Gòn kỷ niệm, nhưng thành công nhất phải kể đến bản thu âm của tiếng hát Thanh Tuyền. | 1 | null |
Mang là một cơ quan hô hấp tồn tại trong nhiều động vật sống dưới nước, có chức năng trích lọc ôxi trong nước cung cấp cho cơ thể và thải bỏ cacbonic rả khỏi cơ thể sinh vật.
Đại cương.
Một số loài động vật sống trên cạn như ốc mượn hồn và cua đất cũng hô hấp bằng mang, nhưng mang của chúng đã tiến hóa để có thể duy trì sự ẩm ướt trong điều kiện sống trên đất liền. Cấu trúc vi mô của mang cho thấy cơ quan này có diện tích bề mặt tiếp xúc với môi trường ngoài cực kì lớn. Một số động vật kích thước nhỏ hoặc ít hoạt động có thể hấp thu ôxi trực tiếp qua bề mặt cơ thể, nhưng các động vật lớn hơn, phức tạp hơn, hoạt động nhiều hơn thì có thể cần sự hiện diện của mang.
Mang thường bao hàm một hay nhiều phiến mô phân nhánh, có nhiều nếp gấp giúp tăng đáng kể diện tích bề mặt tiếp xúc với nước. Diện tích bề mặt lớn này đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với con vật nếu chúng ta xét đến hàm lượng ôxi hòa tan cực kì nhỏ chứa trong nước, nhất là so với hàm lượng ôxi trong không khí. Ví dụ, một mét khối không khí chứa 250 gam ôxi trong điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn, tương đương nồng độ 210 cm³/lít, trong khi đó nồng độ ôxi hòa tan trong nước ngọt là 8 cm³/lít. Ngoài ra tốc độ khuếch tán của ôxi trong nước chậm hơn 10.000 lần so với không khí và độ nhớt, tỉ trọng của nước nhiều gấp 100 lần so với không khí. Như vậy, việc dùng một cơ quan dạng túi giống như phổi để lấy ôxi tỏ ra kém hiệu quả hơn rất nhiềy so với việc dùng hệ thống mang với cơ cấu bơm giúp nước chảy một chiều từ đầu này qua đầu kia của mang. Tỉ trọng lớn của nước giúp giữ cho các phiến mang "lơ lửng" trong nước và không đổ sập đè chồng lên nhau, điều xảy ra khi con vật bị lôi lên khỏi mặt nước.
Ngoại trừ trường hợp trong một số côn trùng, mang bao hàm các tơ mang và phiến mang mang nhiều mạch máu và mạch thể dịch, và quá trình trao đổi khí diễn ra thông qua lớp vách mỏng của các mạch này. Sau đó mạch máu sẽ vận chuyển ôxi về các cơ quan của cơ thể, còn cacbônic thấm qua thành vách mỏng đi ra môi trường bẹn ngoài. Mang và các cơ quan tương tự được tìm thấy ở trên nhiều vị trí khác nhau của cơ thể và ở nhiều nhóm động vật ở nước khác nhau, bao hàm các loài thân mềm, giáp xác, côn trùng, cá, và lưỡng cư.
Loài có xương sống.
Mang của các loài động vật có xương sống hình thành và phát triển trên vách của hầu, bao hàm một dãy khe mang mở thông ra ngoài. Phần lớn các loài động vật này tận dụng dòng chảy đối lưu để tăng tối đa tốc độ khuếch tán không khí thông qua mang, trong đó nước và dòng máu chảy ngược chiều nhau. Mang bao hàm các tơ mang dạng lược mang các phiến mang giúp tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.
Khi một con cá thở, nó hút một lượng lớn nước vào miệng theo từng đợt đều nhau, sau đó đẩy nước ra hai bên thành họng và tống ra ngoài theo đường mang. Mang cá có thể là tiền thân của các cơ quan như amiđan, tuyến ức và vòi Eustach, cũng như nhiều cấu trúc khác phát triển từ túi hầu.
Cá sụn.
Cá mập và cá đuối thường có 5 cặp khe mang mở trực tiếp ra môi trường nước bên ngoài, một số cá mập nguyên thủy có đến 6 hay 7 khe mang. Các khe mang kế tiếp nhau được ngăn cách bởi cung mang dạng sụn, từ cung mang này trổ ra các vách ngăn hình phiến, chúng được chống đỡ bằng những tấm sụn gọi là tia mang. Các phiến mang nằm trên cả hai mặt của vách cung mang. Cung mang cũng có thể là nơi nương tựa của lược mang, một cơ quan chuyên dùng để "lọc" các hạt thức ăn li ti trong nước.
Cá sụn có một lỗ thở nằm ngay phía lưng của khe mang thứ nhất, bao hàm một mang phụ giả nhìn giống như mang thật, nhưng chỉ nhận máu chứa sẵn nhiều ôxi chảy từ mang thật tới. Mang giả này được cho là cùng nguồn gốc với lỗ tai trong các động vật có xương sống cấp cao hơn.
Phần lớn các loài cá mập không có khả năng tự "bơm" nước vào mang mà hô hấp bằng cách "tông" vào nước, cụ thể hơn khi cá bơi về phía trước thì dòng nước sẽ di chuyển tương đối về phía sau so với cá, và vì vậy, nếu lấy cá làm hệ quy chiếu thì dòng nước sẽ di chuyển tương đối từ miệng vào mang cá để cá hô hấp. Cá bơi càng nhanh thì dòng nước "chảy" vào mang càng nhanh. Đối với các loài cá sụn bơi chậm như cá đuối, khi tốc độ bơi không đủ nhanh để hô hấp kiểu "tông" vào nước, lỗ thở của chúng có độ rộng lớn hơn và các loài cá nay có khả năng chủ động hút nước để bơm vào mang.
Các loài cá sụn thuộc bộ "Chimaeriformes" không có cả lỗ thở lẫn khe mang thứ năm, các khe mang còn lại được che bởi một nắp mang bằng sụn, phát triển từ vách ngăn của cung mang nằm phía trước khe mang thứ nhất.
Cá mút đá và cá bà già không có dạng khe mang giống như cá mập, cá đuối, mà mang của chúng nằm trong các túi hình cầu có lỗ tròn thông qua môi trường ngoài. Giống như khe mang của các loài cá cấp cao hơn, mỗi túi mang bao hàm hai mang. Trong một số trường hợp, các lỗ thông hòa nhập vào nhau và hình thành nên một cấu trúc giống như nắp mang. Cá mút đá có 7 cặp túi mang trong khi cá bà già có thể từ 6-14 cặp tùy theo loài. Ở cá bà già, túi mang nối thông với hầu, trong khi ở cá mút đá trưởng thành, hệ thống hô hấp bao hàm một đường ống thở nằm ở dưới hầu, ngăn cách dòng thức ăn và dòng nước dùng trong hô hấp trộn lẫn với nhau bằng một van, van này sẽ đóng lại ở đầu trước của ống khi cá hô hấp.
Cá xương.
Đối với các loài cá xương, mang cá nằm ờ một khoang sau đầu, che phủ bởi một nắp mang bằng xương. Phần lớn các loài cá xương có 5 cặp mang, mặc dù một vài loài có ít hơn do sự tiêu giảm trong quá trình tiến hóa. Nắp mang của cá có vai trò quan trông trong việc điều chỉnh áp suất nước trong hầu và nhờ đó giúp cho cá có thể chủ động hút và bơm nước vào mang chứ không phải di chuyển liên tục để hô hấp như nhiều loài cá sụn. Cá xương cũng có những van nằm trong miệng để ngăn nước thất thoátvra ngoài.
Cung mang của cá xương không có vách ngăn và mang cá gắn trực tiếp lên xương cung mang, được chống đỡ bằng các tia mang đơn lẻ. Một số loài cá xương còn giữ lại các lược mang. Phần lớn các loài cá xương - ngoại trừ một số loài nguyên thủy - không có lỗ thở, nhưng mang phụ giả vẫn còn tồn tại và nằm ở gốc nắp mang. Tuy nhiên cơ quan này đã bị tiêu giảm đáng kể và chỉ còn tồn tại dưới dạng một dúm tế bào có hình thù không rõ ràng.
Các loài thuộc Phân thứ lớp Cá xương thật ("Teleostei") sống ở biển cũng sử dụng mang để bài tiết chất điện giải. Diện tích bề mặt quá lớn của mang khiến cá gặp nhiều khó khăn trong việc điều tiết nồng độ thẩm thấu của thể dịch vốn thấp hơn nhiều so với nồng độ thẩm thấu của nước biển và khiến cá bị đe dọa mất nước do thẩm thấu. Đối với cá nước ngọt, nồng độ của thể dịch lại cao hơn và vì vậy cá có thể hấp thu nước một cách tự nhiên từ môi trường ngoài qua mang.
Loài khác.
Nòng nọc của các loài lưỡng cư có 2-5 khe mang bao hàm những cơ quan hô hấp tựa như mang, nhưng chưa phải là mang thật sự. Thông thường lỗ thở và nắp mang không tồn tại, dù một số loài có thể có những cơ quan tương tự như nắp mang. Và thay vì có mang nằm trong cơ thể, nòng nọc phát triển một cấu trúc mang nằm ngoài cơ thể, mọc từ bề mặt ngoài của các cung mang. Những mang ngoài này sẽ tiêu giảm khi nòng nọc biến thái, nhưng một số loài thì mang ngoài vẫn tồn tại. Cá phổi cũng có mang ngoài, và các loài thuộc chi Cá nhiều vây "(Polypterus)" cũng có mang ngoài nhưng cấu trúc của nó thì khác so với lưỡng cư.
Loài không xương sống.
Quá trình hô hấp của các động vật da gai (bao gồm sao biển và nhím biển) được thực hiện thông qua một dạng mang rất nguyên thủy gọi là nốt nhú ("papula", số nhiều "papulae") nổi lên ở bề mặt "da" của chúng. Các nốt nhú này bao hàm các túi thừa nằm trong hệ thống mạch dẫn nước của con vật. Các loài giáp xác, thân mềm và một số loài côn trùng có các mang dạng búi hoặc dạng phiến mọc ra ngoài cơ thể.
Mang của các loài côn trùng khác thuộc dạng khí quản và bao hàm các cấu trúc hình búi và hình phiến. Trong trường hợp của thiếu trùng chuồn chuồn, vách của phần cuối ống tiêu hóa có rất nhiều khí quản hoạt động như các mang. Nước được bơm vào và ra khỏi ống tiêu hóa sẽ cung cấp khí ôxi cho hệ thống khí quản kín bao hàm các túi khí. Khí ôxi sẽ thường xuyên được nạp vào các túi này thay cho khí cacbonic sinh ra sau quá trình hô hấp.
Mang vật lý.
Đây là kết quả của quá trình thích nghi với việc sống dưới nước của một số côn trùng. Loại mang này sẽ tích chứa ôxi trong không khí ở một khoang nhất định hàm chứa những lỗ thở nhỏ. Cấu trúc này (thường được gọi là yếm thường bao hàm nhiều lông cứng mọc dày đặc giúp ngăn cản nước chảy vào các lỗ thở, nhờ đó trong lỗ thở tồn tại một môi trường chứa không khí giúp con vật có thể thực hiện việc hô hấp giống như trên cạn. Khí cacbonic do con vật thải ra nhanh chóng hòa tan vào nước do độ tan tương đối cao, trong khi đó ôxi khuếch tán vào các bong bóng nước vì nồng độ trong các bong bóng nước đã giảm đi sau khi hô hấp, khí nitơ cũng khuếch tán ra ngoài vì sức căng của bóng đã tăng lên. Ở đây, khí ôxi đi vào bóng nước nhiều hơn so với khí nitơ đi ra ngoài, nhưng lượng ôxi trong phần nước bao quanh côn trùng có thể bị giảm mạnh nếu như nước không bị khuấy động, vì vậy các côn trùng này thường phải chủ động khuấy nước lên để "thu" ôxi.
Sự tồn tại của mang vật lý giúp côn trùng có thể thường xuyên ngụp lặn dưới nước sâu mà không cần ngoi lên để thở. Những ví dụ về các loài côn trùng sử dụng mang vật lý có thể kể đến như các loài bọ nước thuộc họ Elmidae, những loài mọt ngũ cốc sống dưới nước, và các loài thuộc họ Aphelocheiridae trong bộ Cánh nửa. | 1 | null |
Quán gấm đầu làng là một ca khúc viết trước 1975 gắn liền với tên tuổi nhạc sĩ Giao Tiên. Ngoài ra, bài hát còn nổi tiếng với lời tân cổ giao duyên soạn bởi Thanh Tòng.
Xuất xứ.
Bài viết nằm trong một loạt sáng tác đầu tay của Giao Tiên như "Phận gái thuyền quyên", "Mất nhau rồi", "Nhớ người yêu", "Đời chưa trang điểm"... vào năm 1970. Tên tác giả ban đầu được để là "Hoa thiên lý".
Sau năm 1975, các hãng sản xuất ca nhạc trong nước khi thâu bài này đã để sai tác giả là Giao Tiên và Vinh Sử.
Nội dung.
Nội dung dựa theo câu chuyện về Lưu Bình, Dương Lễ và nàng Châu Long. Lúc còn hàn vi, Lưu Bình và Dương Lễ là hai anh em kết nghĩa nhưng Dương Lễ thì lo học hành để tiến thân, còn Lưu Bình chỉ thích ăn chơi. Dương Lễ đỗ Trạng nguyên, còn Lưu Bình phải chịu cảnh nghèo túng, xin ăn để sống qua ngày. Một hôm tình cờ, Lưu Bình gặp lại Dương Lễ nhưng không nhận là anh em mà đem ra cho Lưu Bình "một tô cơm hẩm và hai quả cà thiu". Sau đó, Dương Lễ bí mật cho Châu Long là vợ của mình giúp Lưu Bình có chí khí học hành bằng cách dệt tơ bán nuôi Lưu Bình ăn học và hứa hẹn Lưu Bình khi nào đỗ đạt sẽ thành thân. Khi Lưu Bình đỗ đạt trạng nguyên về thì Châu Long và Dương Lễ nói ra hết sự thật, cả ba cùng đoàn tụ trong nước mắt.
Ca sĩ thể hiện.
Bài hát được thể hiện thành công với tiếng hát Minh Cảnh, Chí Tâm, Lệ Quyên (trước 1975). Gần đây, bài hát được thể hiện lại ở hải ngoại bởi Thế Sơn và Hương Thủy trong chương trình "Paris By Night 106: Lụa". | 1 | null |
Tổng lãnh sự là hàm lãnh sự cao nhất, chức danh người đứng đầu cơ quan tổng lãnh sự quán. Quy chế pháp lí của tổng lãnh sự giống quy chế pháp lí của lãnh sự. Việc cử tổng lãnh sự hay lãnh sự thể hiện mức độ quan hệ lãnh sự giữa nước cử và nước nhận đại diện. Tuy nhiên, có trường hợp tổng lãnh sự làm nhiệm vụ của đại diện ngoại giao, ví dụ trong quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ trước khi hai nước đặt quan hệ ngoại giao cấp đại sứ quán. | 1 | null |
Friedrich Julius Wilhelm Graf von Bose (12 tháng 9 năm 1809 – 22 tháng 7 năm 1894) là một tướng lĩnh trong quân đội Phổ, đã có nhiều đóng góp đến việc thành lập Đế quốc Đức tháng 1 năm 1871. Ông chỉ huy một lữ đoàn Phổ trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ và chỉ huy Quân đoàn XI của Phổ trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức.
Vào năm 1821, Bose trở thành một lính hầu trong cung đình Weimar. Bose đã nhập ngũ trong Trung đoàn Bộ binh số 126 của Phổ vào năm 1826. Đến năm 1829, ông trở thành một sĩ quan. Từ năm 1832 cho tới năm 1835, ông đã học tại Viện Hàm lâm Quân sự Phổ, và đây là một điều kiện tiên quyết để gia nhập Bộ Tổng tham mưu Phổ. Bose đã phục vụ với vai trò là một sĩ quan phụ tá ở các vị trí khác nhau từ năm 1835 cho đến năm 1852. Năm 1853, ông trở thành một thiếu tá trong Bộ Tổng tham mưu. Vào năm 1858, Bose đã trở thành tham mưu trưởng của Quân đoàn IV. Vào năm 1860, ông được thăng quân hàm Đại tá và trao quyền chỉ huy một trung đoàn bộ binh. Một năm sau, ông được giao một chân trong Bộ Chiến tranh Phổ. Bose được phong cấp Thiếu tướng vào năm 1864, và chỉ huy Lữ đoàn Bộ binh số 15 trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866.
Trong trận Podol, Bose đã mang lại cho quân đội Phổ chiến thắng lớn đầu tiên của họ trong cuộc chiến tranh với Áo, tạo điều kiện cho ba tập đoàn quân của Phổ tiến hành hợp vây quân đội Áo. Ngoài ra, ông cũng thể hiện khả năng của mình tại Münchengrätz và Sadowa. Trong trận đánh cuối cùng của cuộc chiến vào ngày 22 tháng 7 năm 1866, ông được lệnh tiến theo một đường núi với hai trung đoàn Phổ đã bọc hậu quân Áo, trong khi tướng Fransecky tấn công trực diện vào chiến tuyến của đối phương. Bose đã hoàn tất nhiệm vụ của mình và tại đỉnh Gämsen Berg, các lực lượng dưới quyền của ông đã giao chiến quyết liệt với một lữ đoàn Áo và đập tan lữ đoàn này. Đường rút của các lực lượng Áo giao tranh với Fransecky đã bị cắt một khi họ bị đánh bại. Mặc dù vậy, hiệp ước đình chiến giữa hai nước vốn đã được khởi đầu trong khi trận đánh còn tiếp diễn, và khoảng thời gian cố định sau khi hiệp định đình chiến mở màn đã chấm dứt trận chiến này. Sau khi chiến tranh kết thúc, ông được thăng quân hàm Trung tướng và chỉ huy Sư đoàn Bộ binh số 20.
Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông được giao quyền chỉ huy Quân đoàn XI, một phần thuộc Tập đoàn quân số 3 của Đức dưới quyền tổng chỉ huy của Thái tử Friedrich Wilhelm. Các lực lượng dưới quyền ông đã đóng một vai trò trong chiến thắng của các lực lượng Đức với quân số áp đảo ở trận chiến Wissembourg vào ngày 4 tháng 8 năm 1870. Là một viên tướng ưa thích tấn công và biết phối hợp các binh chủng, ông đã góp phần đến chiến thắng vang dội của quân đội Phổ - Đức trước quân đội Pháp dưới quyền Thống chế Patrice de Mac-Mahon trong trận đánh Wœrth vào ngày 6 tháng 8 năm 1870. Ông đã bị thương trong trận chiến này, và điều đó khiến cho ông không thể tham chiến cho đến năm 1871.
Nhờ những cống hiến của mình cho quân đội Phổ trong cuộc chiến, ông đã được ban thưởng 10 vạn thaler. Vào năm 1880, ông được phong làm Bá tước.
Ghi chú.
Chú ý đến tên gọi của ông: "Graf" là một tước hiệu, tương đương với Bá tước, chứ không phải là một tên riêng hoặc tên lót. Trước năm 1919, tước hiệu nằm ở phía trước tên riêng. Tước hiệu cũ của những người còn sống sau năm 1919 là thành phần thuộc tên họ, do đó nằm phía sau tên thánh và không thể được dịch. Tước vị tương đương với "Nữ Bá tước" là "Gräfin". | 1 | null |
Trong hình học, hai hình hay hai được gọi là tương đẳng (bằng nhau) nếu chúng có cùng hình dáng và kích cỡ. Nói một cách hàn lâm hơn, hai tập hợp các điểm được gọi là tương đẳng nếu khi và chỉ khi một hình được chuyển đổi sang hình khác bằng một phép đẳng cự, một sự kết hợp của phép tịnh tiến, xoay vòng và đối xứng. Có nghĩa là một hình được sắp đặt lại và phản chiếu (nhưng không thay đổi kích thước) để trùng khớp y hệt với hình cũ. Hai đoạn thẳng được gọi là tương đẳng nếu chúng có cùng chiều dài.
Khái niệm đồng dạng cũng được áp dụng nếu hai tam giác khác biệt về kích cỡ nhưng không khác biệt về hình dáng.
Tương đẳng của hình tam giác.
Hai tam giác được coi là tương đẳng nếu các cạnh tương ứng có cùng kích thước và các góc tương ứng có cùng số đo độ.
Nếu tam giác ABC tương đẳng với tam giác DEF, mối quan hệ giữa chúng có thể được viết theo dạng toán học như sau:
Trong nhiều trường hợp, chỉ cần tìm ra được sự bằng nhau của ba phần tương ứng là có thể suy luận ra tính tương đẳng của hai hình tam giác.
Quyết định tính tương đẳng.
Bằng chứng để kết luận tính tương đẳng của hai hình tam giác trong không gian Euclid có thể được rút ra thông qua các phép so sánh dưới đây: | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.