text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Tiêu Tông () hay Tây Lương Hiếu Tĩnh Đế (西梁孝靖帝), tên tự Ôn Văn (溫文), là hoàng đế cuối cùng của chính quyền Tây Lương trong lịch sử Trung Quốc. Cũng như phụ thân, Tiêu Tông phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ quân sự của triều Tùy. Năm 587, sau khi hoàng thúc Tiêu Nham (蕭巖) và hoàng đệ Tiêu Hoàn (蕭瓛) của Tiêu Tông đầu hàng Nam triều Trần, Tùy Văn Đế đã bãi bỏ chính quyền Tây Lương, kiểm soát trực tiếp lãnh thổ Tây Lương, phong Tĩnh Đế làm một hạ thần của triều Tùy. Bối cảnh. Tiêu Tông là nhi tử Tây Lương Minh Đế, ban đầu ông được phong tước Đông Dương vương. Khi còn trẻ, ông được đánh giá là người am tường và có tính rộng rãi. Không rõ ông được lập làm thái tử khi nào. Năm 583, Minh Đế cử ông đến chúc hạ Tùy Văn Đế nhân dịp triều Tùy rời đô từ cố thành Trường An đến Đại Hưng thành lân cận. Năm 585, Minh Đế qua đời, Tiêu Tông đăng cơ kế vị. Trị vì. Năm 585, Tiêu Tông phái bộ tướng Thích Hân (戚昕) đi đánh thành Công An (公安, nay thuộc Kinh Châu, Hồ Bắc) của Trần, song Thích Hân đã không thể chiếm được Công An và buộc phải triệt thoái. Cũng trong năm 585, Tùy Văn Đế hay tin hoàng thúc của Tiêu Tông là Ngô quận vương Tiêu Sầm (蕭岑) lợi dụng địa vị của mình và trở nên khó kiểm soát, Tùy Văn Đế đã cho triệu Tiêu Sầm đến Đại Hưng thành rồi giam giữ, song phong cho Tiêu Sầm tước Hoài Nghĩa quận công. Sau đó, Tùy Văn Đế tái lập chức vụ Giang Lăng tổng quản (đô thành của Tây Lương) và đưa quân đến đồn trú tại Giang Lăng, tái khẳng định sự kiểm soát thực tế đối với Tây Lương. Tướng Hứa Thế Vũ (許世武) của Tiêu Tông sau đó đã bí mật đề nghị quy phục tướng Trần là Nghi Hoàng huyện hầu Trần Huệ Kỉ (陳慧紀), song Tiêu Tông đã phát giác âm mưu của Hứa Thế Vũ và cho hành quyết người này. Năm 587, Tùy Văn Đế triệu Tiêu Tông đến Đại Hưng thành thỉnh an. Tĩnh Đế đã dẫn theo một đoàn gồm khoảng 200 quan lại, song khi ông khởi hành từ Giang Lăng, người dân Giang Lăng đã than khóc thảm thiết do họ tin rằng ông sẽ bị giam giữ và không thể trở về. Tùy Văn Đế tuyên bố rằng ông ta lo ngại cho sự an toàn của Giang Lăng trong khi không có sự hiện diện của Tĩnh Đế, vì thế đã phái bộ tướng là Vũ Hương quận công Thôi Hoằng Độ (崔弘度) đến Giang Lăng. Khi Thôi Hoằng Độ đến gần Nhược châu (鄀州, nay tương ứng với Nghi Xương, Hồ Bắc), chú ruột và em trai Tiêu Tông là Tiêu Nham và Tiêu Hoàn nghi ngờ rằng Thôi Hoằng Độ sẽ tấn công nên đã phái Thẩm Quân Công (沈君公)- là họ hàng của hoàng hậu Thẩm Vụ Hoa của Trần Hậu Chủ- đến chỗ Trần Huệ Kỉ đề nghị đầu hàng. Trần Huệ Kỉ nhanh chóng tiến đến Giang Lăng, Tiêu Nham và Tiêu Hoàn dẫn người dân Giang Lăng rời bỏ thành và chạy vào lãnh thổ của Trần. Khi Tùy Văn Đế biết tin, ông ta hạ thánh chỉ bãi bỏ Tây Lương. Tùy Văn Đế phái tướng Cao Quýnh (高熲) đến Giang Lăng để bình định những người dân vẫn còn ở lại và bố trí lính canh giữ lăng mộ của Minh Đế và Tuyên Đế. Tiêu Tông được triều tùy phương tước Cử quốc công. Dưới triều Tùy. Đến năm 589, Tùy chinh phục Nam triều Trần, thống nhất Trung Hoa. Năm 594, Tùy Văn Đế nói rằng các hoàng đế của Bắc Tề, Lương và Trần không được cúng tế, vì thế đã hạ lệnh rằng cựu thân vương Bắc Tề Cao Nhân Anh (高仁英), Trần Thúc Bảo, và Tiêu Tông được tiếp tế đều đặn để họ có thể tiến hành cúng tế tổ tiên định kỳ. Năm 604, Tùy Văn Đế qua đời, Dương Quảng đăng cơ kế vị, tức Tùy Dạng Đế. Do Tiêu hoàng hậu của Tùy Dạng Đế nguyên là hoàng muội của Tiêu Tông, Dạng Đế đã đối đãi tôn trọng hơn với Tiêu Tông và cải phong tước hiệu của ông từ Cử quốc công sang Lương công. Tùy Dạng Đế cho một số thân thích của Tiêu Tông được làm quan. Bản thân Tiêu Tông có được chức 'nội sử lệnh', song hiếm khi thi hành phận sự tại văn phòng. Khi Tùy Dạng Đế phái Dương Ước (楊約), dị mẫu đệ của Dương Tố, đi khuyên bảo Tiêu Tông thay đổi, Tiêu Tông đã giải thích cho Dương Ước với tình cảnh của bản thân, ông không muốn gây sự chú ý. Tiêu Tông cũng duy trì lòng tự trọng của mình, và mặc dù ông đang sống xa quê hương, song ông đã từ chối nhường đường cho các đại gia tộc ở phương Bắc, và do đó đã đắc tội với khá nhiều quý tộc phương Bắc. Năm 607, Tùy Dạng Đế giết hại một số đại thần: Cao Quýnh, Hạ Nhược Bật (賀若弼), và Vũ Văn Bật (宇文弼), vì tội đã chỉ trích việc ông thưởng lớn cho Khải Dân khả hãn của Đột Quyết. Tiêu Tông có quan hệ thân thiết với Hạ Nhược Bật, và do đó đã thu hút sự nghi ngờ của Tùy Dạng Đế. Đương thời có một bài đồng dao nổi tiếng với phần lời có đoạn, "tiêu tiêu diệc phục khởi!". Điều này càng khiến cho Tùy Dạng Đế thêm nghi ngờ Tiêu Tông, và sau đó Tiêu Tông đã bị bãi chức và qua đời trong khi không mang một chức vụ nào. Chất tôn của ông là Tiêu Cự (蕭鉅) kế tập tước Lương công. Theo "Tân Đường thư"-Tể tướng thế hệ, Tương Thành thông thủ Tiêu Huyễn (蕭鉉) là con trai của ông. Năm 617, đường điệt của Tiêu Tông là Tiêu Tiển (蕭銑) đã nổi dậy chống Tùy và trong một thời gian ngắn đã tái phục hưng Lương, Tiêu Tiển truy thụy cho Tiêu Tông là "Hiếu Tĩnh hoàng đế" (孝靖皇帝).
1
null
, là bộ phim tình cảm lãng mạn sản xuất năm 2006, nội dung của phim được chuyển thể từ tiểu thuyết "Tấm ảnh tình yêu và một câu chuyện khác" được viết bởi tác giả Ichikawa Takuji. Tiểu thuyết này cũng đã được chuyển thể truyện tranh manga. Phim được đạo diễn bởi Takehiko Shinjo, cốt truyện của phim là câu chuyện giữa anh chàng nhiếp ảnh nghiệp dư Makoto và hai người bạn gái cùng lớp đại học, Shizuru và Miyuki. Nội dung. Makoto là sinh viên năm nhất mới nhập học ngày đầu tiên ở trường đại học, tại đây anh bắt gặp một cô gái dễ thương có vẻ ngoài giống với trẻ con hơn là một sinh viên, tên cô là Shizuru. Makoto là người có tật sợ đám đông vì anh mặc cảm với căn bệnh mình mắc phải từ nhỏ, tuy vậy anh vẫn bị hấp dẫn bởi vẻ ngoài ngây thơ và hành động tinh nghịch của Shizuru. Shizuru cũng hứng thú với Makoto, cô muốn làm bạn với anh đồng thời cô nhanh chóng bị hấp dẫn bởi sở thích chụp ảnh của anh. Cả hai cùng nhau dành thời gian lang thang trong cánh rừng ở gần rừng với những chiếc máy ảnh trên tay. Tuy nhiên, Makoto cũng bắt đầu nảy sinh tình cảm với cô bạn cùng lớp xinh đẹp tên Miyuki, cô cũng có một tương lai tươi sáng đang chờ phía trước, không giống với một cô gái còn trẻ con như Shizuru. Shizuru nhận thấy điều này, cô ám chỉ với Makoto rằng cô đang chưa lớn hết, và cô sẽ còn lớn lên nữa, sẽ trở thành một người phụ nữ xinh đẹp, và rồi anh sẽ phải hối hận vì đã không chọn cô. Một ngày, cô bất ngờ yêu cầu Makoto một bức ảnh chụp cảnh hai người hôn nhau, xem như là một món quà trong ngày sinh nhật của cô. Sau lần đó, Shizuru đột nhiên làm thủ tục thôi học, đồng thời cô biến mất trong hai năm tiếp theo mà chỉ để lại một mẩu tin ngắn cho Makoto. Một ngày, Makoto nhận được bức thư gửi từ Newyork - Mỹ về buổi trưng bày ảnh đầu tiên của Shizuru. Trước đó Makoto đã quyết định chia tay với Miyuki bởi anh tin rằng mình đã yêu Shizuru và quyết định chờ đợi sự trở lại của cô. Tuy nhiên khi đến Mỹ người đón anh lại là Miyuki, đồng thời anh lúc đó mới hay tin Shizuru đã chết vì một cơn bệnh kỳ lạ, mà cô đã từng nói qua với anh. Sự thật là cô đã yêu Makoto, cô mong mình trở thành một người phụ nữ thật đẹp để xứng đôi với anh, tuy nhiên căn bệnh cô mắc phải sẽ khiến cô nhanh chết hơn nếu cô để cơ thể tiếp tục lớn, cuối cùng cô vẫn quyết định sẽ "lớn lên" và đương nhiên hai năm sau khi chia tay cô không thể chống chọi hơn nữa. Khi Makoto đến buổi triển lãm ảnh của cô, anh đã phát hiện ra rất nhiều ảnh về mình mà cô chụp khi anh không biết, đồng thời ở nơi trang trọng nhất là một bức ảnh toàn thân khi Shizuru đã "lớn" hẳn và trở nên cực kỳ xinh đẹp, đúng như lời cô đã từng nói. Ngoài ra ở một góc khác là bức hình chụp cảnh hai người hôn nhau, trên đó có chú thích của Shizuru, đó là tình yêu đầu tiên và duy nhất của cô cho đến lúc chết. Nhạc phim. Ca khúc nhạc nền của phim là bài , là bản ballad được thu âm bởi Ai Otsuka. Bài hát đã được phát hành dưới dạng đĩa đơn vào ngày 25 tháng 10/2006. Trong tuần đầu tiên sau khi phát hành, bài hát đã nhanh chóng leo lên vị trí số hai trên bảng xếp hạng tuần và trở thành đĩa đơn có số lượng bán ra cao nhất của Otsuka trong năm với 77,570 bản. Bài hát đồng thời cũng thắng giải "Nhạc phim hay nhất" và "Đĩa đơn hay nhất" tại MTV Video Music Awards Japan 2007. Đón nhận. "Tada, Kimi o Aishiteru" đạt được doanh thu US$5,311,676 ở Nhật Bản.
1
null
Bồ tướng quân (chữ Hán: 蒲将军, ? - ?), tướng lĩnh nhà Tây Sở. Cuộc đời. Tháng chạp năm 209 TCN thời Tần Nhị Thế, Bồ tướng quân cùng Anh Bố đến đầu quân cho Hạng Lương. Năm 208 TCN, Bồ tướng quân làm biệt tướng theo Tống Nghĩa đi cứu Cự Lộc, sau đó Tống Nghĩa bị Hạng Vũ giết chết nên đi theo Hạng Vũ tham gia trận Cự Lộc. Trước khi Hạng Vũ đập nồi dìm thuyền, Bồ tướng quân cùng Anh Bố dẫn 2 vạn quân vượt Hoàng Hà, phá hoại tuyến đường cung cấp lương thực của quân Tần, khiến Vương Ly thiếu thốn. Vào lúc đại chiến với Chương Hàm (tức tháng 6 năm 207 TCN), Bồ tướng quân đóng đồn ở bến Tam Hộ, cắt đứt đường lui của quân Tần. Về sau, Bồ tướng quân cùng Hạng Vũ, Anh Bố chôn sống 20 vạn quân Tần. Thân thế. Cho đến nay vẫn chưa khảo cứu được tên họ chính xác của Bồ tướng quân. Ngô Nhân Kiệt (Bắc Tống) trong "Lưỡng Hán khan ngộ bổ di", "Bồ tướng quân 1 chép: "Phục Kiền (Đông Hán) chép "Anh Bố khởi binh ở đất Bồ, nên lấy làm hiệu". Nhân Kiệt cho rằng "Bồ tướng quân là Trần Vũ"' vậy. Bồ ấy là phong quốc của ông ta. Như Trần Hạ, được phong Phí hầu nên gọi là Phí tướng quân, nhằm làm rõ phong quốc của ông ta". Tư Mã Trinh (Đường) trong "Sử ký sách ẩn" chép: "Kinh Bồ khởi binh ở khoảng giữa Giang, Hồ. Phục Kiền cho rằng khởi binh ở đất Bồ, là lầm vậy". Vì thế khẳng định, Bồ là họ (tính). Lục Giả trong "Sở Hán xuân thu" chép: "Khổng tướng quân ở cánh trái, Phí tướng quân ở cánh phải, Sài tướng quân ở phía sau Hoàng đế" (Hán Cao Tổ). "Sử ký" có chép, còn "Hán thư" thì không. "Tây kinh tạp ký" (tác giả có thể là Cát Hồng) cũng cho rằng: "Khổng, Phí đều không phải là tên. Kỳ thật Khổng tướng quân là Khổng Tùng, Phí tướng quân là Trần Hạ, Sài tướng quân là Vũ" (Sài Vũ?). "Sử ký" chép Cức Bồ hầu là Sài Vũ, còn "Hán thư" chép là Trần Vũ."
1
null
Đại số sơ cấp bao gồm những khái niệm cơ bản của đại số, một phân nhánh của toán học. Đại số sơ cấp thường được dạy ở cấp trung học cơ sở và được xây dựng dựa trên những hiểu biết về số học. Trong khi số học liên quan tới những con số cụ thể, đại số giới thiệu những con số không có giá trị cố định, được gọi là các biến số. Việc sử dụng biến số đòi hỏi phải sử dụng ký hiệu đại số và hiểu các quy tắc chung của các phép tính được sử dụng trong số học. Khác với đại số trừu tượng, đại số sơ cấp không quan tâm tới cấu trúc đại số ngoài số thực và số phức. Việc sử dụng các biến số để biểu hiện các con số cho phép biểu diễn chính xác mối quan hệ chung giữa những con số, do đó giúp giải quyết bài toán rộng hơn. Phần lớn các kết quả định lượng trong khoa học và toán học thường được biểu diễn dưới dạng phương trình đại số. Ký hiệu đại số. Ký hiệu đại số miêu tả cách đại số được biểu hiện. Nó tuân theo một vài quy tắc và quy ước nhất định, và có những thuật ngữ riêng. Ví dụ, biểu thức formula_1 có những thành tố sau: <br> 1: số mũ, 2: hệ số, 3: số hạng, 4: toán tử, 5: hằng số, formula_2: các biến số Một "hệ số" là một giá trị số nhân với biến số (toán tử được bỏ qua), "số hạng" là một hạng thức, một nhóm các hệ số, biến số, hằng số và số mũ được phân tách với những số hạng khác bằng các dấu cộng và trừ. Các biến số và hằng số thường được biểu diễn bằng các chữ cái. Theo quy ước, các chữ cái ở đầu của bảng chữ cái (ví dụ formula_3) thường dùng để biểu diễn các hằng số và các chữ cái ở cuối bảng chữ cái (ví dụ formula_2 and formula_5) thường được dùng để biểu diễn các biến số. Chúng thường được viết bằng chữ nghiêng. Các phép tính đại số hoạt động giống các phép tính trong số học, ví dụ như cộng, trừ, nhân, chia và lũy thừa và được áp dụng cho các biến số và số hạng đại số. Biểu tượng thể hiện phép nhân thường được bỏ qua, và được ngầm hiểu khi không có khoảng trống giữa hai biến số và số hạng, hoặc khi một số hạng được sử dụng. Ví dụ, formula_6 được viết thành formula_7, và formula_8 có thể được viết thành formula_9.. Thường các số hạng với số mũ cao nhất được viết về bên trái, ví dụ, formula_10 sẽ được viết về bên trái của formula_11. Khi một số hạng là một, số một thường được bỏ qua (ví dụ formula_12 được viết thành formula_10). Cũng như vậy, khi số mũ là một (ví dụ formula_14 được viết thành formula_15).. Khi số mũ là không, kết quả luôn là 1 (ví dụ formula_16 luôn được viết lại thành 1). Tuy nhiên formula_17, là một số không xác định, không được xuất hiện trong biểu thức, và cần phải chú ý khi rút gọn các biểu thức trong đó các biến số xuất xuất hiện dưới dạng số mũ. Các khái niệm. Biến số. Đại số sơ cấp xây dựng và mở rộng số học bằng cách giới thiệu các chữ cái được gọi là biến số để thể hiện những số chung (không xác định). Điều này đem lại một vài lợi ích: Đánh giá biểu thức. Những biểu thức đại số có thể được đánh giá và rút gọn, dựa trên những tính chất cơ bản của các phép tính số học (cộng, trừ, nhân, chia và lũy thừa). Ví dụ, Phương trình. Một phương trình mô tả hai biểu thức là bằng nhau bằng cách sử dụng biểu tượng của đẳng thức, formula_37 (dấu bằng). Một trong những phương trình nổi tiếng nhất mô tả định luật Pytago liên quan đến chiều dài các cạnh của một tam giác vuông. Phương trình này thể hiện rằng formula_39, đại diện cho bình phương cạnh huyền (cạnh đối diện góc vuông), bằng tổng (phép cộng) bình phương hai cạnh còn lại, được đại diện bằng các chữ cái formula_40 và formula_41 Phương trình là một sự xác nhận rằng hai biểu thức có cùng giá trị và bằng nhau. Một vài phương trình đúng với tất cả các giá trị của các biến số liên quan (ví dụ formula_42); những phương trình như vậy được gọi là đồng nhất thức. Những phương trình điều kiện đúng với một số giá trị của các biến số liên quan (ví dụ formula_43 chỉ đúng khi formula_44 hoặc formula_45). Những giá trị của các biến làm cho phương trình đó đúng chính là nghiệm của phương trình và có thể tìm thấy thông qua giải phương trình. Một dạng phương trình khác gọi là bất đẳng thức. Các bất đẳng thức được dùng để chỉ ra rằng một vế của phương trình lớn, hoặc nhỏ hơn, vế còn lại. Các biểu tượng được sử dụng cho bất đẳng thức là: formula_46, trong đó formula_47 có nghĩa là 'lớn hơn', và formula_48 trong đó formula_49 có nghĩa là 'nhỏ hơn'. Cũng giống như phương trình đẳng thức tiêu chuẩn, các số của bất đẳng thức có thể được cộng, trừ, nhân, chia. Trường hợp ngoại lệ duy nhất là khi nhân và chia với một số âm, dấu bất đẳng thức phải được đổi ngược lại. Tính chất của đẳng thức. Theo định nghĩa, đẳng thức tuân thủ theo một số "quan hệ tương đương", bao gồm (a) phản xạ (ví dụ formula_50), đối xứng (ví dụ nếu formula_51 thì formula_52), và bắc cầu (ví dụ nếu formula_51 và formula_54 thì formula_55) trong đó: Tính chất của bất đẳng thức. Mối quan hệ 'nhỏ hơn' formula_49 và 'lớn hơn' formula_47 có tính chất bắc cầu: Chú ý rằng bằng cách nghịch đảo phương trình, chúng ta có thể đảo dấu formula_49 và formula_47, ví dụ Giải các phương trình đại số. Phần dưới đây sẽ trình bày các ví dụ về vài phương trình đại số thường gặp Phương trình tuyến tính với một biến số. Phương trình tuyến tính (hay phương trình bậc nhất một ẩn) được gọi như vậy, bởi khi chúng được vẽ đồ thị, chúng sẽ thể hiện một đường thẳng ("tuyến tính" có nghĩa là đường thẳng). Phương trình đơn giản nhất là phương trình có một biến số. Chúng chỉ có các hằng số và một biến số duy nhất mà không có số mũ. Ví dụ, xem xét: Bài toán: Nếu bạn tăng gấp đôi tuổi con trai tôi và cộng thêm 4, kết quả sẽ là 12. Vậy con trai tôi bao nhiêu tuổi? Phương trình tương đương: formula_80, trong đó formula_11 là số tuổi của con trai tôi Để giải dạng phương trình này, ta sử dụng kỹ thuật cộng, trừ, nhân, chia cả hai vế của phương trình với cùng một số nhằm tách ly biến số sang một bên của phương trình. Một khi biến số đã được tách biệt, vế còn lại của phương trình chính là giá trị của biến số. Nghiệm của phương trình này là như sau: Dạng thức chung của phương trình tuyến tính với một biến số, có thể được viết là: "formula_82" Cũng theo quy trình như vậy (trừ cho cả hai vế cho formula_41 và chia cho formula_40) đáp số của phương trình là formula_85 Phương trình tuyến tính với hai biến số. Một phương trình tuyến tính với hai biến số có nhiều (vô số) nghiệm. Ví dụ: Bài toán: Tôi nhiều hơn con tôi 22 tuổi. Vậy chúng tôi bao nhiêu tuổi? Phương trình tương đương: formula_86 trong đó formula_87 là tuổi của tôi và formula_11 là tuổi của con trai tôi. Một mình phương trình này không đủ để giải bài toán. Nếu ta biết tuổi của người con trai, thì phương trình sẽ không phải là phương trình có hai biến chưa biết giá trị nữa, và bài toán trở thành phương trình tuyến tính với một biến số. Để giải phương trình tuyến tính hai biến số đòi hỏi phải có hai phương trình liên quan đến nhau. Ví dụ, nếu bài toán cũng cho biết rằng: Giờ ta có hai phương trình tuyến tính, mỗi phương trình có hai biến chưa biết, nó cho phép ta tạo ra một phương trình tuyến tính với một biến, bằng cách trừ (hoặc cộng) một phương trình cho phương trình còn lại (gọi là phương pháp cộng đại số): Nói cách khác, con trai tôi 12 tuổi, và tôi lớn hơn con trai tôi 22 tuổi. Vậy tuổi của tôi là 34. Trong 10 năm, con trai tôi sẽ là 22 tuổi và tuổi tôi sẽ gấp đôi tuổi con trai, là 44 tuổi. Phương trình bậc hai. Phương trình bậc hai là phương trình có một số hạng với số mũ là 2, ví dụ, formula_29, và không có số hạng nào với số mũ cao hơn. Nhìn chung, phương trình bậc hai có thể biểu diễn dưới dạng formula_90, trong đó formula_40 khác không (nếu a bằng không thì đây là phương trình tuyến tính chứ không còn là bậc hai). Bởi vậy phương trình bậc hai phải chứa số hạng formula_92, số hạng được biết đến là số hạng bậc hai. Do formula_93, chúng ta có thể chia cho formula_40 và sắp đặt lại phương trình thành dạng tiêu chuẩn. Trong đó formula_96 và formula_97. Giải phương trình này, bằng một quá trình gọi là phần bù bình phương, sẽ dẫn đến công thức bậc hai Trong đó, dấu "±" biểu thị rằng cả là nghiệm của phương trình bậc hai. Phương trình bậc hai có thể giải bằng cách sử dụng phân tích nhân tử. Một ví dụ của phân tích nhân tử: Cũng tương đương với: Phương trình này tuân thủ theo đúng tính chất tích của không với cả formula_102 hoặc formula_103 là nghiệm của phương trình, bởi rõ ràng một trong hai nhân tử phải bằng không. Tất cả các phương trình bậc hai đều có hai nghiệm trong hệ số phức, nhưng không cần có nghiệm nào trong hệ số thực. Ví dụ, không có nghiệm số thực nào bởi không có số nào bình phương lại bằng −1. Phương trình số mũ và phương trình lôgarit. Phương trình số mũ là phương trình có dạng formula_105 với formula_106, nghiệm của phương trình là khi formula_108. Các kỹ thuật trong đại số sơ cấp được sử dụng để viết lại phương trình đã cho ở trên trước khi đi đến đáp số. Ví dụ nếu thì trừ 1 cho cả hai vế của phương trình, rồi chia cả hai vế cho 3 chúng ta có Do đó Hoặc Phương trình lôgarit là phương trình dạng formula_113 với formula_106, trong đó nghiệm là Ví dụ, nếu thì ta cộng 2 cho cả hai vế của phương trình, sau đó là chia cho 4, chúng ta có Do đó Từ đó ta rút ra được Phương trình căn thức. Phương trình căn thức là phương trình có một dấu căn, formula_120, bao gồm cả căn bậc ba, formula_121 và căn bậc n, formula_122. Cần nhớ rằng căn bậc n có thể viết lại theo dạng số mũ, bởi thế formula_122 tương đương với formula_124. Kết hợp với số mũ bình thường, thì formula_125 (căn bậc hai của x lập phương) có thể viết lại thành formula_126. Vậy nên dạng thức chung của phương trình căn thức là formula_127 (tương đương với formula_128) trong đó formula_129 và formula_130 là số nguyên, và có nghiệm là Ví dụ, nếu thì Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn. Có những phương pháp khác nhau để giải một hệ các phương trình tuyến tính với hai biến số Phương pháp cộng đại số. Một ví dụ về giải phương trình tuyến tính với phương pháp cộng đại số Nhân các số hạng của phương trình thứ hai cho 2 Cộng hai phương trình lại ta có Rồi rút gọn Khi ta đã biết formula_102 thì ta có thể tìm ra formula_139 bằng cách thay 2 cho x vào một trong hai phương trình đầu. Nghiệm của hai phương trình sẽ là Chú ý rằng đây không phải là phương pháp duy nhất để giải hệ phương trình này; formula_87 có thể được giải trước formula_11. Phương pháp thay thế. Một cách khác để giải cùng một hệ phương trình tuyến tính là phương pháp thay thế Ta có thể tìm formula_87 bằng cách sử dụng một trong hai phương trình. Sử dụng phương trình thứ hai Trừ formula_146 cho hai vế của phương trình và nhân hai vế với -1: Thay giá trị formula_87 vào phương trình đầu tiên của hệ phương trình gốc: Cộng 2 vào hai vế của phương trình: Rút gọn thành Sử dụng giá trị này vào một trong hai phương trình, ta có thể đạt được nghiệm tương tự với phương pháp trước Chú ý rằng đây không phải là phương pháp duy nhất để giải hệ phương trình này; formula_87 có thể được giải trước formula_11. Các dạng hệ phương trình tuyến tính khác. Hệ phương trình vô nghiệm. Trong ví dụ trên, ta có thể tìm ra đáp số. Tuy nhiên, có những hệ phương trình không có đáp số. Một ví dụ Phương trình thứ hai trong hệ phương trình không có đáp số. Vì thế, hệ phương trình này không giải được. Tuy nhiên, không phải hệ phương trình không đáp số nào cũng dễ nhận ra. Ví dụ như hệ phương trình dưới đây Khi ta thử giải hệ phương trình này (dùng phương pháp thay thế như nêu ở trên), phương trình thứ hai, sau khi cộng vào cả hai vế và nhân với -1 ta có: Và thế giá trị vào phương trình đầu tiên Kết quả là không còn lại biến số nào, và đẳng thức không đúng. Điều này có nghĩa là phương trình đầu tiên không thể đưa ra một đáp số với giá trị tìm được trong phương trình thứ hai Hệ phương trình vô số nghiệm. Có những hệ phương trình có vô số đáp án, khác với hệ phương trình chỉ có một nghiệm duy nhất (cặp giá trị formula_11 và formula_87 là một nghiệm của hệ phương trình). Ví dụ Tính formula_87 trong phương trình thứ hai Và thế giá trị này vào phương trình thứ nhất của hệ phương trình Đẳng thức thì đúng nhưng lại không đưa ra giá trị của formula_11. Thực ra, ta có thể dễ dàng nhận ra rằng (bằng cách điền vào giá trị formula_11) với bất cứ formula_11 nào ta cũng đều có đáp số miễn là formula_169. Vì thế hệ phương trình này có vô số nghiệm Mối quan hệ giữa tính giải được và tính bội của hệ phương trình. Cho bất cứ một hệ phương trình nào, luôn có mối quan hệ giữa tính bội và tính giải được của hệ phương trình Nếu một phương trình là bội của phương trình còn lại, thì hệ phương trình tuyến tính là bất định, có nghĩa là hệ phương trình có vô số nghiệm. Ví dụ: có vô số nghiệm ví dụ như (1, 1), (0, 2), (1.8, 0.2), (4, −2), (−3000.75, 3002.75), và nhiều cặp nghiệm khác Nhưng khi tính bội chỉ là thuộc một phần riêng (ví dụ vế bên trái của phương trình là bội, còn vế bên phải thì không hoặc không nhân với cùng một số) thì hệ phương trình đó không giải được. Ví dụ: Phương trình thứ hai đem tới kết quả formula_172 đối nghịch với phương trình thứ nhất. Khi giải một hệ phương trình tuyến tính, ta nên kiểm tra xem một phương trình có phải là bội của phương trình còn lại không. Nếu nó là bội của phương trình còn lại, hệ phương trình đó không xác định được một cách cụ thể. Nếu nó chỉ bội một phần, hệ phương trình không có lời giải. Tuy nhiên, như đã chỉ ra trong các phần ở trên, điều này không có nghĩa là các phương trình phải là bội của nhau để có lời giải; nói cách khác, tính bội trong một hệ phương trình tuyến tính không phải là điều kiện cần thiết để có thể giải được phương trình.
1
null
là diễn viên Nhật Bản đến từ Tokyo. Tên khai sinh của anh là . Anh là diễn viên nổi tiếng và xuất trên rất nhiều các bộ phim truyền hình cũng như phim điện ảnh; sê-ri phim truyền hình nổi tiếng nhất anh tham gia là "Water Boys" và "Last Friends". Ngoài ra anh còn xuất hiện trong một số phim điện ảnh như "Summer Time Machine Blues" và "". Sự nghiệp. Năm 2009, Eita được chọn làm diễn viên cho vở kịch đầu tiên của anh, trong đó anh vào vai một chàng trai có một tình yêu lãng mạn với một nữ hồn ma. Không lâu sau đó vào tháng 8/2009, tin chính thức thông báo anh được chọn cho vai chính trong vở kịch "Tokyo Gekko Makyoku", anh vào vai một nhân vật bí ẩn Shōwa era. Đó là lần đầu tiên anh đóng vai chính trong một vở kịch. Cuộc sống riêng tư. Ngày 1 tháng 6/2010, Eita cưới ca sĩ Kaela Kimura, người trước đó đã có thai năm tháng và hai người cũng đã đính hôm vào mùa hè năm 2009. Eita và Kimura cũng thông báo rằng họ đã làm đơn đăng ký kết hôn chính thức vài ngày 1 thagns 9/2010.
1
null
là nữ diễn viên người Nhật. Cô nổi tiếng với vai chính trong các phim "Nana" và "Virgin Snow". Anh trai của cô, Miyazaki Masaru, cũng là một diễn viên, hai người cùng đóng trong phim "Hatsukoi". Cô cưới diễn viên Sosuke Takaoka vào ngày 15 tháng 6 năm 2007, anh là bạn diễn với cô từ khi cô 15 tuổi. Tuy nhiên, hai người đã ly dị vào tháng 12 năm 2011. Sự nghiệp. Miyazaki đến với ngành giải trí rất sớm khi cô mới chỉ 4 tuổi. Lúc đầu cô chủ yếu xuất hiện trong các bản tin quảng cáo trên TV hoặc trên các tạp chí, thỉnh thoảng cô đóng một số vai phụ trong các bộ phim truyền hình. Cô lần đầu chạm ngõ điện ảnh với vai diễn trong bộ phim "Ano Natsu no Hi", khi đó cô mới chỉ 14 tuổi. Cũng vào tuổi 14, Miyazaki thu hút sự chú ý của làng điện ảnh thế giới khi cô xuất hiện trong phim Eureka của đạo diễn Shinji Aoyama, trong phim cô là một trong số những người sống sót sau một vụ cướp xe bus thảm khốc. Bộ phim thắng giải International Federation of Film Critics tại Liên hoan phim Cannes năm 2000, sau đó cô được trao giải "Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất" tại Japanese Professional Movie Awards. Trong năm 2003, cô cũng xuất bản đĩa đơn đầu tiên "The Little Prince". Sau đó, Miyazaki còn thắng thêm giải "Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất" tại Liên hoan phim quốc tế Cinemanila cho diễn xuất của cô trong phim "Harmful Insect". Cô tiếp tục hợp tác với đạo diễn Aoyama trong bộ phim mới "Eli, Eli, Lema Sabachthani?", bộ phim đoạt giải Un Certain Regard tại Liên hoan phim Cannes năm 2005. Cũng vào năm này, cô đóng cùng ca sĩ kiêm diễn viên Mika Nakashima trong bộ phim thành công về cả doanh thu lẫn giới phê bình "Nana". Năm 2008, cô được trao giải Galaxy Individual Award cho vai diễn trong bộ phim truyền hình lịch sử (taiga) của đài NHK, "Atsuhime". Tại LHP The Newport Beach tổ chức ở Newport Beach, CA, sẽ trình chiếu bộ phim mới của cô "Hai đứa con của chó sói" (宮﨑 あおい) vào thứ bảy, ngày 27 tháng 4/2013. Hoạt động khác. Bên cạnh diễn xuất, Miyazaki còn xuất hiện trong các quảng cáo của những tập đoàn nổi tiếng, bao gồm Aflac, Tokyo Metro, NTT DoCoMo và Olympus. Đầu năm 2008, cô cũng được chọn làm người mẫu cho các bảng quảng cáo của Emporio Armani. Hoạt động nhân đạo. Trong những năm gần đây, Miyazaki rất tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo. Năm 2005, cô cùng anh trai Masaru Miyazaki du lịch tới Ấn Độ để trải nghiệm trực tiếp cuộc sống của những người nghèo ở đây, sau đó hai người xuất bản những bức ảnh về những nơi họ đã đến qua cuốn sách ảnh "Tarinai Peace" xuất bản năm 2006. Năm 2006, hai anh em tiếp tục đến Đan Mạch và Phần Lan theo một dự án cảnh báo sự ấm lên của Trái đất. Những trải nghiệm của họ tiếp tục được xuất bản thành hai cuốn sách ảnh năm 2006, hai cuốn lần lượt có tên là "Love, Peace" và "Green Tarinai, Peace2". Tháng 4 năm 2008, Miyazaki tham gia hoạt động đi bộ Dải ruy-băng Vàng (Gold Ribbon Walking) ở Roppongi, Tokyo nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và kêu gọi tài trợ cho quỹ các trẻ em bị ung thư. Bộ phim năm 2008 của cô "Children of the Dark" cũng là một tác phẩm nhằm lên án việc bóc lột sức lao động với trẻ em.
1
null
Tổ quốc bắt đầu từ đâu (tiếng Nga: "С чего начинается Родина") là một bài thơ của nhà thơ Sô viết Mikhail Lvovich Matusovsky. Năm 1968, bài thơ đã được nhạc sĩ Veniamin Efimovich Basner chuyển thể thành bài hát cùng tên nằm trong phim "Thanh gươm và lá chắn" ("Щит и меч") với giọng hát của ca sĩ Mark Naumovich Bernes. Lịch sử. Sau khi Liên Xô cũ sụp đổ, bài thơ và ca khúc "Tổ quốc bắt đầu từ đâu" vẫn tiếp tục được nhiều người yêu thích. Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin vào năm 2010 (khi ông còn là Thủ tướng) đã lên sân khấu dạo piano ca khúc này trong một buổi biểu diễn từ thiện tại Sankt-Peterburg. Bản dịch tiếng Việt phổ biến của bài thơ "Tổ quốc bắt đầu từ đâu" của Thái Bá Tân cũng được nhiều người yêu thích tại Việt Nam, trong đó có những câu thơ như:
1
null
Phạm Văn Thụ (范文樹, 1866 - 1930), tự Đàn Viên (檀園), là một đại thần triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Trước đây, ông từng bị đánh giá là người "tiêu cực", là người "có vấn đề"; nhưng hiện nay ông đã được nhìn nhận là một nhà văn, một chí sĩ, và là một viên quan "yêu nước, thương dân, giản dị và cương trực". Tiểu sử. Ông là người xã Bạch Sam, huyện Mỹ Hào (nay là phường Bạch Sam, thị xã Mỹ Hào), tỉnh Hưng Yên. Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, nhưng ông Thụ rất có chí học tập. Theo hồi ký của ông, thì lúc trai trẻ, ông từng được gặp lãnh tụ Tán Thuật (Nguyễn Thiện Thuật). Được cụ khuyên đại ý là: "...đi học phải thi đỗ, phải ra làm quan, nhưng làm quan không phải để vinh thân phì gia, mà phải vì dân", và ông Thụ đã nghe theo. Năm 20 tuổi, ông thi đỗ Tú tài. Sau đó, ông vừa làm (dạy học) vừa học. Năm Tân Mão (1891) dưới triều vua Thành Thái, ông thi đỗ Cử nhân tại trường Hương Nam Định. Năm Nhâm Thìn (1892), ông vào Huế thi, và đỗ Phó bảng cùng khoa với Nguyễn Thượng Hiền (đỗ Hoàng giáp). Được bổ đến làm việc ở tỉnh Thái Bình, ông lần lượt thăng tiến từ Tri huyện đến Tri phủ (Kiến Xương). Sau khi được cử làm Án sát Thái Bình, Tổng đốc Bắc Ninh, Tổng đốc Nam Định, ông nhận lệnh vào làm việc tại triều đình Huế. Ở nơi ấy, ông lần lượt giữ chức Thượng thư bộ Hộ, Thượng thư bộ Binh, và được sung làm Cơ mật viện đại thần. Ngoài ra, ông cũng từng làm "chân đọc đơn từ" trong Sở Liêm phóng (tức Sở mật thám) của người Pháp ở Bắc Bộ vào năm 1908-1910. Trong những năm cuối đời, ông được phong hàm "Thái tử thiếu bảo", "Đông các học sĩ", và được tước "nam". Dưới triều vua Bảo Đại, Phó bảng Phạm Văn Thụ qua đời ngày 7 tháng 7 năm 1930 (Canh Ngọ) tại quê nhà, thọ 65 tuổi (tuổi ta). Tác phẩm. Phó bảng Phạm Văn Thụ đã để lại: Ghi công. Có một thời gian dài, ông Phạm Văn Thụ bị xếp vào hàng ngũ những người "tiêu cực", là người "có vấn đề", vì ông từng làm việc ở Sở Liêm phóng, và từng có mối quan hệ với Công sứ Darles và một số viên quan có tiếng là tàn ác. Khoảng năm 2006, vấn đề trên lại bắt đầu được đặt ra, và công việc sưu tầm, xác minh tài liệu đã được các nhà nghiên cứu xúc tiến. Cuối cùng, tất cả các công trình nghiên cứu đều cho thấy ông là "một nhà văn hóa, một viên quan yêu nước, thương dân, giản dị và cương trực" . Trong "Hồ sơ di tích của tỉnh Hưng Yên", công lao Phạm Văn Thụ đã được ghi nhận đại khái như sau: Ngày 23 tháng 10 năm 2006, chính quyền tỉnh Hưng Yên đã ký Quyết định số 2111 QĐ-UBND xếp hạng "di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh" cho khu mộ của ông .
1
null
Đại Tần đế quốc (chữ Hán:大秦帝国) là một bộ phim truyền hình Trung Quốc được sản xuất năm 2006, công chiếu vào cuối năm 2009 . Bộ phim được chuyển thể từ tập 1 mang tên "Hắc sắc liệt biến" của loạt tiểu thuyết lịch sử "Đại Tần đế quốc" gồm 6 tập của nhà văn Tôn Hạo Huy. Cốt truyện trong phim kể về việc xây dựng nước Tần dưới thời Tần Hiếu công với sự kiện biến pháp của Thương Ưởng. Phim được sản xuất vào năm 2006 và được phát sóng lần đầu tiên trên các kênh truyền hình ở Trung Quốc vào tháng 12 năm 2009. Tiếp theo là ba phần tiếp theo: ' (2012), ' (2017) và "Đại Tần đế quốc IV" (2019), cũng dựa trên tiểu thuyết của Tôn Hạo Huy. Nội dung. Thế kỷ thứ tư trước công nguyên, ở Trung Hoa diễn ra một giai đoạn đẫm máu gọi là thời Chiến quốc. Ở phía Tây, nước Tần là một đất nước nhỏ bé, liên tục bị nước Ngụy hùng mạnh ở phía Đông xâm chiếm. Tần Hiếu Công, vị vua trẻ của nước Tần đã tiến hành cải cách, thực hiện biến pháp của Thương Ưởng, khiến nước Tần trở nên hùng mạnh và đã thống nhất Trung Hoa gần 200 năm sau đó.
1
null
Hai quả bom nổ tại cuộc đua Marathon Boston 2013 vào ngày 15 tháng 4 năm 2013, giết chết 3 người và làm bị thương 282 người khác. Trong số hai quả bom có ít nhất một làm bằng nồi áp suất. Hai vụ nổ xảy ra cách nhau 13 giây, vào lúc 2:49 giờ chiều EDT (18:49 UTC), ở phố Boylston, ngay trước vạch đến đích. Chính phủ liên bang gọi các vụ đánh bom là một hành động khủng bố. Cục Điều tra Liên bang (FBI) tiếp quản cuộc điều tra và vào ngày 18 tháng 4 kêu gọi công chúng trợ giúp trước khi và sau khi xuất bản hình ảnh và video chiếu hai nghi can. Với sự giúp đỡ của công chúng, cảnh sát nhận mặt hai anh em Dzhokhar và Tamerlan Tsarnaev. Không lâu sau khi các hình ảnh được xuất bản, các nghi can bị cho là bắn chết một cảnh sát trường học tại Học viện Công nghệ Massachusetts, cướp một xe thể thao đa dụng, và đấu súng với cảnh sát truy đuổi tại Watertown, Massachusetts sáng sớm ngày sau. Trong cuộc đấu súng này, một cảnh sát giao thông bị thương nặng và Dzhokhar chẹt phải Tamerlan để trốn mất. Hàng ngàn sĩ quan cảnh sát, được sự hỗ trợ của quân đội Mỹ đã tiến hành cuộc săn lùng từng nhà trải qua 20 khúc đường tại Watertown để tìm kiếm Dzhokhar. Tuân theo lệnh ẩn núp tại chỗ ("shelter in place") không bắt buộc của cảnh sát, hầu như tất cả thị trấn Watertown và thành phố Boston ở trong nhà không đi đâu vào ngày 19 tháng 4. Toàn thể hệ thống giao thông công cộng, phần nhiều kinh doanh, và nhiều công sở đóng cửa suốt ngày, gây ra một môi trường thành phố vắng vẻ có kích cỡ và khoảng thời gian lịch sử. Vào buổi chiều, sau khi cảnh sát hủy lệnh không ra ngoài, một thường dân ở ngay bên ngoài phạm vi khóa chặt nhận thấy nghi can đang trốn trong một chiếc thuyền nằm trong sân sau nhà của ông ấy. Dzhokhar bị bắt sống vào chiều ngày 19 tháng 4 và chở đến bệnh viện vì những vết thương từ cuộc đấu súng. Ngày 22 tháng 4, Dzhokhar bị buộc tội sử dụng và âm mưu sử dụng một vũ khí hủy diệt hàng loạt gây ra cái chết và phá hoại tài sản gây ra cái chết. Vụ tấn công. Vào Ngày Yêu nước, thứ Hai, 15 tháng 4 năm 2013, cuộc đua hàng năm Marathon Boston đã được tổ chức mà không có dấu hiệu cho có vụ tấn công nào sắp xảy ra. Các nhân viên đã rà bom mìn khu vực hai lần trước khi xảy ra các vụ nổ, một trong những đợt rà quét diễn ra một giờ trước khi quả bom nổ. Mọi người có thể đến và đi một cách tự do, và tự do mang đồ vật trong và ngoài khu vực. Hơn 5.700 vận động viên vẫn chưa về đích tại thời điểm vụ nổ. Vụ tấn công khủng bố xảy ra hơn hai giờ sau khi các vận động viên đầu tiên chạy qua vạch đích. Hai tiếng nổ được ghi nhận tại quảng trường Copley, gây nên cảnh tượng hỗn loạn và những tiếng la hét. Nhiều cửa sổ bị vỡ, các rào chắn bị gãy, trong khi khói bốc lên cao. Các tòa nhà xung quanh bị rung chuyển, khiến nhiều người phải trốn xuống dưới những chiếc bàn. Hai quả bom đã nổ tung "trong vòng vài giây" và cách nhau trong phạm vi từ , giết chết 3 người – Krystle M. Campbell, Lữ Lệnh Tử (吕令子), và Martin Richard – và làm bị thương 183 người. Video từ vạch đích cho thấy một khoảng thời gian khoảng 12 giây giữa hai vụ nổ, vụ nổ đầu tiên ở bên ngoài Marathon Sports tại 671 phố Boylston. Đồng hồ đua tại vạch đến đích chỉ 04:09:43 (4 giờ, 9 phút, và 43 giây kể từ khi bắt đầu cuộc đua) tại thời điểm vụ nổ đầu tiên, trong vòng vài phút của thời gian cao điểm của cuộc đua Marathon Boston 2012 cho những người về đích marathon. Những người giành chiến thắng đã vượt qua vạch kết thúc khoảng hai giờ trước đó; những vận động viên chạy khác vẫn còn đang đến . Cửa sổ cửa hàng gần đó bị thổi bay. Các quan chức thực thi pháp luật cho biết, họ tin rằng vụ nổ là do bom tự chế, và có thể đã có mảnh bom. Không có đe dọa đáng tin nào trước cuộc đua. Trong một cuộc họp báo ngày 16 tháng 4, thống đốc Deval Patrick cho rằng "chỉ có hai thiết bị nổ", hai thiết bị đã phát nổ. Các báo cáo ban đầu mâu thuẫn về việc liệu các quả bom khác nữa đã được tìm thấy, với nhiều gói túi đồ hoặc gói bị nghi ngờ ban đầu được phát hiện. Boston Police Bomb Squad ban đầu cho biết rằng họ đang thực hiện một kiểm soát nổ của một trong các gói tìm thấy trên các khối nhà 600 phố Boylston, nhưng sau đó cho biết không có các thiết bị khác ngoài hai quả bom phát nổ đã được tìm thấy. Nghi phạm. Trong buổi họp báo vào lúc 05:20 chiều ngày 18 tháng 4, FBI đã công bố hình ảnh và một đoạn video của hai nghi phạm, và hi vọng sự giúp đỡ của công chúng trong việc xác định những đối tượng này. Theo FBI, một trong những nghi phạm đã đặt một ba lô tại hiện trường vài phút trước khi quả bom thứ hai phát nổ. Các nhà chức trách đã xác định hai anh em là những kẻ bị tình nghi: Tamerlan Tsarnaev 26 tuổi và Dzhokhar Tsarnaev 19 tuổi, người Chechen đến từ vùng Bắc Kavkaz, cả hai di cư sang Hoa Kỳ vào năm 2002. Họ sống ở Cambridge, Massachusetts khoảng 10 năm, trước đó thì ở Tokmok, Kyrgyzstan và Makhachkala, Dagestan, Nga. Cả hai anh em này đều theo Hồi giáo. Tamerlan A. Tsarnaev (; ; 21 tháng 10 năm 1986 – 19 tháng 4 năm 2013) đã bị giết chết trong một cuộc truy lùng quy mô lớn vào rạng sáng ngày 19 tháng 4. Dzhokhar A. Tsarnaev (; ; sinh ngày 22 tháng 7 năm 1993) là một sinh viên chuyên ngành sinh học biển tại Đại học Massachusetts tại Dartmouth. Dzhokhar bị bắt trong một cuộc bố ráp vào chiều ngày 19 tháng 4 năm 2013.
1
null
Hồ Noong nằm trên dãy núi Tây Côn Lĩnh, là một hồ nước tự nhiên, ôm gọn lấy chân ngọn núi Noong xanh ngắt, cao vời. Hồ thuộc địa phận xã Phú Linh, huyện Vị Xuyên và cách trung tâm thành phố Hà Giang 23 km. Hồ Noong ngoài phong cảnh thơ mộng, xung quanh còn có sự quần cư của các dân tộc thiểu số như Tày, H'mong, Dao với văn hóa phong phú. Địa lý. Hồ tọa lạc trên dãy núi Tây Côn Lĩnh thuộc địa phận xã Phú Linh, Vị Xuyên, Hà Giang thuộc Đông Bắc Việt Nam. Hồ được khai tạo từ thuở sơ khai, có diện tích mặt nước hơn 20ha (vào mùa cạn), khoảng 80ha (vào mùa mưa), bao quanh là những dãy núi đá, núi đất và rừng nguyên sinh bao trùm rộng tới trên 700ha. Người dân bản Noong 1, Noong 2 (xã Phú Linh) luôn ví hồ Noong như "mắt rừng" bởi giữa tứ bề là núi rừng, hồ Noong phẳng lặng, lấp lánh ánh bạc dưới ánh trăng hay ánh nắng mặt trời. Nguồn nước cung cấp cho Hồ Noong là những khe nước ngầm trong hang đá từ hai dãy núi của cánh rừng nguyên sinh nơi Hồ Noong uốn mình tựa vào vách núi, ngoài ra còn có ba hang nước ngầm nối với dòng sông Lô. Chính vì vậy mỗi khi nước dâng vào mùa mưa có những đàn cá ngược dòng sông Lô bơi theo dòng nước tràn lên vào trú ngự với Hồ Noong. Thủy sản. Cá sinh sống ở Hồ Noong bao gồm rất nhiều loài, có cả cá da trơn và các loài cá chỉ có nơi đây mới có. Các loài cá ở đây sinh trưởng và phát triển một cách tự nhiên với nhiều loài sống đông đúc tạo thành một quần thể sinh động gồm: cá chép, cá diếc, cá nheo, cá trê, cá đắng. Riêng đối với loài cá Đắng có thể nói không đâu có, loài này sinh sống chỉ duy nhất ở Hồ Noong. Cá đắng thường sống thành từng đàn và xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm là lúc phát triển nhất của loài cá này. Thức ăn chủ yếu của loài cá đắng là rong, rêu các loại thực vật sống dưới lòng hồ, và loại lá cây mà loài cá này thích ăn nhất là lá Bồ hòn (tiếng địa phương gọi là Bầư mạy ẳn). Du lịch. Cách phố núi Hà Giang 23 km, đến hồ Noong, du khách có cảm giác như đang lạc vào một thế giới cổ tích. Ban mai sương giăng quyện nắng toả ánh vàng khắp mặt hồ. Hoàng hôn buông xuống, nắng xiên qua đỉnh rừng, bảng lảng lẩn sau làn sương núi trắng mờ. Những lúc đó, mọi ưu phiền dường như tan biến, lòng người buông theo vệt nắng chạy trên mặt hồ. Hồ Noong có hai mùa, tạo cho du khách có hai cảm giác khác biệt. Vào mùa mưa, nước hồ lên cao, du khách có thể lang thang cùng dân bản trên thuyền độc mộc hay bè mảng lênh đênh khắp lòng hồ. Vào mùa khô, khi nước cạn, dân bản địa quây vuông thả vịt, ngan, mặt hồ nước trong vắt, lung linh bóng những gốc cây già trụi lá, những chòi nổi lẻ loi hay một bóng ghe nhỏ nằm gác mái.
1
null
Nằm gai nếm mật (chữ Hán:卧薪尝胆) là một bộ phim truyền hình Trung Quốc được sản xuất năm 2006, công chiếu vào đầu năm 2007. Cốt truyện trong phim là câu chuyện về thời kỳ Ngô Việt tranh bá, Việt vương Câu Tiễn nằm gai nếm mật tiêu diệt nước Ngô. Nội dung. Cuối thời Xuân Thu, hai nước Ngô và Việt xảy ra chiến tranh. Vua Ngô là Phù Sai đánh bại nước Việt, bắt vua Việt là Câu Tiễn làm nô lệ trong 3 năm. Câu Tiễn nằm gai nếm mật, quyết tâm tiêu diệt nước Ngô để báo thù. Cuối cùng, nước Ngô bị mất về tay nước Việt.
1
null
Truyền hình lai ghép HbbTV ("Hybrid Broadcast Broadband TV") là một chuẩn công nghệ truyền hình mới, có sự kết hợp hài hòa giữa truyền hình quảng bá (Broadcast TV) và truyền hình băng rộng (Broadband) trên hạ tầng Internet. Các kênh truyền hình, ứng dụng, dịch vụ của truyền hình lai ghép HbbTV được cung cấp đến khách hàng qua cả hai hình thức truyền hình quảng bá và truyền hình internet, khách hàng cần một đầu thu lai ghép HbbTV hoặc SmartTV để có thể sử dụng dịch vụ truyền hình này. Giới thiệu. Chuẩn Truyền hình lai ghép HbbTV (Hybrid Broadcast Broadband TV) là một chuẩn công nghệ truyền hình mới, có sự kết hợp hài hòa giữa truyền hình quảng bá (Broadcast TV) và truyền hình băng rộng (Broadband) trên hạ tầng Internet. Các kênh truyền hình, ứng dụng, dịch vụ của truyền hình lai ghép HbbTV được cung cấp đến khách hàng qua cả hai hình thức truyền hình quảng bá và truyền hình internet, khách hàng cần một đầu thu lai ghép HbbTV hoặc SmartTV để có thể sử dụng dịch vụ truyền hình này. Với các kênh truyền hình quảng bá, truyền hình lai ghép HbbTV có thể sử dụng bất kỳ chuẩn nào trong bộ tiêu chuẩn truyền hình số DVB làm hình thức phát, chẳng hạn: truyền hình số mặt đất (DVB-T/T2), truyền hình số cáp (DVB-C/C2), truyền hình số vệ tinh (DVB-S/S2). Với các ứng dụng truyền hình internet, các tiêu chuẩn áp dụng của truyền hình lai ghép HbbTV tương tự như truyền hình IPTV. Truyền hình lai ghép HbbTV được triển khai lần đầu tiên năm 2009 tại Pháp bởi France Télévision và hai nhà phát triển đầu thu kỹ thuật số: Digital Lab của Luxembourg và Pleyo của Pháp. Tại Pháp, nó đã được sử dụng để phục vụ cho giải quần vợt Roland Garros, và tại Đức nó đã được sử dụng trong các triển lãm IFA và IBC. Nền tảng cho sự ra đời của truyền hình lai ghép HbbTV. Việc cung cấp các chương trình truyền hình, phim truyện và nội dung đa phương tiện hiện nay trên thế giới sử dụng song song hai hình thức: Truyền hình quảng bá và Internet. Truyền hình quảng bá ra đời từ rất lâu với xuất phát điểm là các hệ thống truyền hình tương tự: NTSC, PAL, SECAM và hiện nay đang dần được số hóa với các tiêu chuẩn: DVB, ATSC, ISDB-T, DTMB. Cùng với việc số hóa này là sự ra đời của các TV số, đầu thu số và các dịch vụ truyền hình HD. Mặc dù việc số hóa đã thay đổi đáng kể diện mạo truyền hình quảng bá nhưng vẫn chưa thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng về các ứng dụng tương tác trên truyền hình như: truyền hình theo yêu cầu, bình chọn của khán giả...bởi truyền hình quảng bá chỉ có chiều từ đài truyền hình tới khách hàng mà không có chiều ngược lại. Ngoài ra, việc triển khai các ứng dụng như lịch phát sóng (EPG), thông tin số (teletext)...thông qua truyền hình quảng bá cũng gặp nhiều trở ngại do các ứng dụng này chiếm nhiều băng thông, ảnh hưởng đến việc phát sóng các kênh truyền hình. Truyền hình Internet ra đời cho phép truyền tải các nội dung đa phương tiện (Phim, nhạc...) tới khách hàng thông qua hạ tầng Internet sẵn có, tuy nhiên thường mới chỉ dừng lại ở việc xem trên máy tính hoặc qua một màn hình TV kết nối với máy tính. Ưu điểm lớn nhất của hình thức truyền hình này là khách hàng có thể thao tác tùy ý để lựa chọn nội dung muốn xem do có sẵn đường liên kết Internet. Truyền hình lai ghép HbbTV ra đời cho phép kết hợp hài hòa truyền hình quảng bá và truyền hình internet trên cùng một thiết bị thu với cùng một giao diện hiển thị duy nhất. Tuy nhiên, việc thiết kế và phát triển một thiết bị thu lai ghép là một thách thức phức tạp, nó không đơn giản chỉ là sự tích hợp của hai đầu vào (Broadcast & Internet), đòi hỏi phải phát triển được một phần mềm tiên tiến, kết hợp liền mạch các đầu vào và tối ưu hóa trải nghiệm cho khách hàng. Các ứng dụng, dịch vụ. Với thế mạnh là cung cấp các dịch vụ, ứng dụng tương tác tới khách hàng thông qua Internet, truyền hình lai ghép HbbTV có thể cung cấp các dịch vụ bao gồm: Các đầu cuối lai ghép HbbTV cho phép khách hàng xem và sử dụng tất cả các dịch vụ tiên tiến trên TV với một giao diện duy nhất, khách hàng có thể xem các chương trình TV truyền thống, xem theo bất kỳ nội dung nào mong muốn, có thể đặt lịch lưu trữ một chương trình bất kỳ khi muốn xem lại, ngoài ra khách hàng có thể ghi lại và lưu trữ nội dung thông qua ổ cứng ngoài, lưu trữ trực tuyến qua mạng và một loạt các ứng dụng cung cấp thông tin, dịch vụ tương tác giống như khi sử dụng Internet. Các thành viên tham gia hiệp hội truyền hình lai ghép HbbTV. Hiệp hội truyền hình lai ghép HbbTV có hơn 50 thành viên là các tổ chức nghiên cứu, các nhà sản xuất thiết bị truyền hình, bao gồm: Danh sách đầy đủ các thành viên được cung cấp trên website của HbbTV: http://www.hbbtv.org/ Tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn của truyền hình lai ghép HbbTV được phát triển bởi các nhà sản xuất thành viên của hiệp hội và được xây dựng dựa trên các thành phân của các chuẩn đã tồn tại bao gồm: Open IPTV Forum, CEA, DVB, W3C, và đã được gửi tới ETSI vào cuối tháng 11 năm 2009, và tổ chức này đã chính thức công bố tiêu chuẩn ETSI TS 102 796 cho truyền hình lai ghép HbbTV vào tháng 6 năm 2010. Thiết bị thu lai ghép HbbTV. Một thiết bị thu HbbTV cơ bản có sơ đồ như hình bên. Nó cho phép 02 luồng tín hiệu vào: một luồng tín hiệu broadcast từ anten/chảo thu và một luồng tín hiệu broadband từ Ethernet cable. Một phần mềm điều khiển tiên tiến bên trong sẽ giúp nó xử lý và điều hòa các luồng tín hiệu trước khi hiển thị lên màn hình. Thực tế triển khai. Hiện đã có vài quốc gia trên thế giới đã chấp nhận tiêu chuẩn truyền hình lai ghép HbbTV, một số đã triển khai dịch vụ và thử nghiệm. Tại Đức, năm 2010, RTL Television giới thiệu dịch vụ mới HD Text và năm 2012 chạy dịch vụ nhạc hình online (Clipfish Music) Tại Hà Lan, năm 2011, Nederland 1, 2, 3 đã bắt đầu triển khai các ứng dụng "red button" bao gồm lịch phát sóng, catch-up TV. Tại Pháp, France Télévision lựa chọn truyền hình lai ghép HbbTV để triển khai các dịch vụ: tin tức tương tác, thể thao, thời tiết. Tại Việt Nam, Công ty TNHH Dịch vụ Truyền hình - Viễn thông Việt Nam trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam đã đăng ký thực hiện đề tài trọng điểm cấp nhà nước "Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ truyền hình lai ghép băng rộng và quảng bá" mã số KC.01.11/11-15 từ năm 2012 đến 2013. Ông Trần Nam Trung, giám đốc công ty, chủ nhiệm đề tài này đã cho mua hệ thống HbbTV và Set top box từ hãng HTTV (Pháp). Các kết quả của đề tài được bóc tách và chỉnh sửa từ hệ thống này. Khi đưa ra bảo vệ, các kết quả này gây tranh cãi trong Hội đồng đánh giá cấp nhà nước. Tuy nhiên cuối cùng đề tài cũng được cho qua, đánh giá mức đạt. Sau đó Ông Trần Nam Trung tiếp tục xin dự án sản xuất thử nghiệm nhưng không được chấp nhận.
1
null
Óc hay não động vật, như hầu hết các cơ quan khác nội tạng có thể phục vụ như một món ăn dinh dưỡng. Các loại óc được ăn phổ biến trên thế giới có thể kể đến óc heo, óc sóc, óc ngựa, óc trâu, óc bò, óc khỉ, óc gà, óc dê. Trong nhiều nền văn hóa, các loại khác nhau của não được coi là một món ăn đặc sản. Thành phần dinh dưỡng của óc. DHA, một axit béo omega-3 quan trọng, được tìm thấy tập trung trong não động vật có vú. Ví dụ, theo trang web dữ liệu dinh dưỡng SELF của Condé Nast, 3 oz. (85 g) óc bò nấu chín có chứa 727 mg DHA. Để so sánh, NIH (viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ) đã xác định rằng trẻ nhỏ cần ít nhất 150 mg DHA mỗi ngày, và phụ nữ mang thai và cho con bú cần ít nhất 300 mg DHA. Chất béo và cholesterol. Óc động vật chứa khoảng 12% chất béo, hầu hết trong số đó nằm ở các myelin (mà chính nó là 70-80% chất béo). Tỷ lệ axit béo cụ thể sẽ phụ thuộc một phần vào chế độ ăn của động vật nơi chúng được chăn nuôi. Óc động vật cũng chứa lượng cholesterol rất cao. Ví dụ, một hộp "Óc heo sốt sữa tươi" 140g, ăn hết trong một lần, chứa 3500 mg cholesterol, có tỉ lệ lên tới 1170% so với USRDA. Văn hóa ăn óc. Óc động vật có mặt trong ẩm thực nước Pháp, tiêu biểu như món cervelle de veau và tête de veau. Một món ăn từ óc tên là Magaj phổ biến tại Gujurat, Pakistan, Bangladesh. Một món tương tự khác tại Mexicô là tacos de sesos. Bộ lạc Anyang vùng Cameroon có tập tục cho tù trưởng mới bổ nhiệm ăn não của một con gorilla vừa săn được trong khi một thành viên cao cấp khác của bộ lạc ăn tim. Ẩm thực Indonesia, đặc biệt là vùng Minangkabau, thường phục vụ món "óc bò nước cốt dừa", gọi là gulai otak (cari óc bò). Trong ẩm thực Cuba, "óc chiên" được làm từ óc xắt nhỏ lăn bột xù chiên giòn. Một số bằng chứng khảo cổ học cho thấy rằng các nghi lễ tang của người Neanderthal thuộc châu Âu cũng liên quan tới việc ăn não.
1
null
Apache (tạm dịch: "Côn đồ") là biệt danh của một nữ du kích bắn tỉa Việt Cộng. Được các chất vấn viên Mỹ gọi là "Apache", sau khi bà chất vấn một nhóm Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và quân đội VNCH và còn tra tấn họ tới chết. Apache đã bị giết chết năm 1966 bởi Carlos Hathcock trên đồi 55, một thành viên trực thuộc một đội lính bắn tỉa của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, đồng đội của ông, Đại úy Edward James Land là người ngắm, trong khi Hathcock nã hai phát súng trúng vào người bà, kết quả bà tử nạn ở tuổi 31. Các bản báo cáo đầu tay về Apache. Trong một cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi John Plaster vào năm 1984 và 1985, Hathcock đã thuật lại việc Apache đã dẫn một trung đội bắn tỉa đột kích ở gần Đồi 55 và đội Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã bị bọn họ tra tấn dã man. Trong cuộc phỏng vấn với Hathcock và Đại úy Edward James Land bởi Charles Henderson, Apache là một trong những mục tiêu cao nhất theo Cơ quan Tình báo Quân sự Mỹ. Apache đã được biết đến trong bản báo cáo của C.W.Henderson là "tra tấn tù nhân ngay trong tầm nghe của khu căn cứ của Mỹ" (tức là khoảng cách rất gần). Người sáng lập của SEAL Team Six, Richard Marcinko, từng đưa ra tiết lộ quan trọng năm 1995 là Hathcock đã từng nói với ông là một trong những "thuật chiêu" của Apache là khoét mắt nạn nhân và giữ chúng như đồ kỷ niêm. Theo lời Hathcock trong cuộc phỏng vấn khác, Apache thường hay hành hạ tù binh của mình cho đến khi họ không còn đủ sức chống chọi. Cuộc chạm trán giữa Hathcock với "Apache" là nội dung chính của một tập phim trong loạt phim tài liệu của kênh truyên hình History mang tên "Sniper: Deadliest Missions" (Tạm dịch: "Bắn tỉa: Nhiệm vụ chết người"). Nhân vật tưởng tượng. Nhà xã hội học Jerry Lembcke đã bác bỏ các khẳng định về Apache dựa trên lý luận rằng phụ nữ Việt Nam không tham chiến, nhận định rằng "Apache chắc chắn là một sản phẩm truyện tranh" và rằng câu chuyên là một "tác phẩm giả tưởng do các cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam sáng tác ra", rằng truyền thuyết này phát triển do gắn với phim anh về Việt Nam, cũng giống như "Áo giáp sắt" và những cuốn sách dạng như hồi ký của Hathcock do Henderson viết. Apache là mẫu của tay côn đồ cùng tên trong tiểu thuyết trinh thám "Những ngày ở Biên Hòa" của H.E. Jasper. Liên kết ngoài. [[Thể loại:Sinh năm 1936]] [[Thể loại:Mất năm 1966]] [[Thể loại:Người Việt Nam giả tưởng]]
1
null
Sông Tiên là phụ lưu của sông Tranh. Sông Tiên chảy ở vùng đất huyện Tiên Phước, một huyện trung du nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Nam, Miền Trung Việt Nam . Sông Tiên đổ vào sông Tranh ở thị trấn Tân An huyện Hiệp Đức . Giới thiệu. Sông Tiên cách thành phố Tam Kỳ, thủ phủ tỉnh Quảng Nam chừng 25 km đường bộ. Miền Trung Việt Nam với địa hình dốc từ núi, dãy Trường Sơn ở phía Tây tiếp giáp Lào, ra biển, biển Đông phía Đông, có nơi chỉ xấp xỉ 40 km đường chim bay như địa phận tỉnh Quảng Bình, nên các dòng sông đều chảy xuôi theo hướng Tây - Đông. Sông Tiên có chiều dài xấp xỉ 6 km, chiều rộng trung bình 100m (có nơi chỉ 30m) thu nước từ các con suối nhỏ đầu nguồn trên địa bàn như suối Bình An xã Tiên Mỹ chảy qua Tiên Kỳ, suối Cà Đong xã Tiên Thọ và nhiều suối, sông con ở các xã ven sông khác như Tiên cảnh, Tiên Cẩm, Tiên Hà...) rồi nhập lưu với Sông Tranh, đổ về Sông Thu Bồn, ra Cửa Đại (Hôi An) để tuôn ra biển; do vậy Sông Tiên có dòng chảy theo hướng ngược lại, từ Đông về Tây. Do địa hình dốc, dòng hẹp nên Sông Tiên thường dâng nước cao vào mùa lũ và khô cạn vào mùa nắng hạn. Lịch sử ghi nhận vào năm 1964 (Giáp Thìn) một trận lụt lớn gây lở núi lấp dòng khiến nước sông dâng cao đến trên 10m gây ngập lụt dữ dội các xã ven sông. Do vì; Sông Tiên lại có dòng chảy theo hướng ngược lại, từ Đông về Tây, nên có câu ca dao ghi nhận sự việc khác thường này - Sông Tiên nước chảy ngược dòng. Lấy chồng Tiên Phước đừng mong ngày về! Cái sự "đừng mong ngày về" này có thể chỉ là mượn dòng sông để gửi gắm nỗi lòng của người miền xuôi lấy chồng về mạn ngược mà thôi, còn vùng trung du này (có lẽ là hiếm có trên cả nước) là vùng hội đủ điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng v.v... để các loại cây trồng quý như hồ tiêu (black peper) quế (cinamon) chè (tea) cau (areca)và các loại cây ăn trái ngon như lòn bon (lansium) măng cụt (mangostin), bưởi các loại (shadock)v.v... cùng góp phần làm nên vườn nhà, vườn đồi phong phú hai bên triền sông này. BC: Bài viết có tham khảo các tài liệu được ấn hành tại Quảng Nam.
1
null
Red Dead Redemption là trò chơi điện tử thuộc thể loại hành động-phiêu lưu góc nhìn thứ ba (Third-Person Shooter, viết tắt: TPS), do Rockstar San Diego sản xuất và được Rockstar Games phát hành cho PlayStation 3 và Xbox 360 vào ngày 18 tháng 5 năm 2010. Về lý thuyết, đây là phần tiếp theo của "Red Dead Revolver". Hầu hết nội dung trong game diễn ra vào năm 1911, xoay quanh nhân vật chính John Marston, một người từng sống ngoài vòng pháp luật và đã hoàn lương. Vợ và con trai của anh đã bị chính quyền đưa đi nơi khác với mục đích lợi dụng Marston. Không còn lựa chọn nào khác, anh buộc phải đưa ba đồng phạm cũ của mình ra công lý. Sau khi được phát hành, một vài bản "Nội dung tải về được" (DLC) đã được nhà sản xuất tung ra. "", một tựa game được phát triển độc lập, cho người chơi một trải nghiệm mới khi John Marston phải đi tìm liều thuốc chữa trị cho những người bị hóa thành xác sống đã lan tràn khắp miền Viễn Tây. "Game of the Year Edition" phát hành ngày 11 tháng 10 cùng năm, chứa đựng toàn bộ những bản DLC. Tựa game đã được cộng đồng cũng như các nhà phê bình đánh giá rất tích cực. Metacritic đánh giá nó xấp xỉ 95/100 điểm, 94% và 9.3/10 điểm lần lượt của Game Rankings và GameStats, khiến cho "Red Dead Redemption" trở thành một trong những trò chơi được đánh giá cao điểm nhất mọi thời đại, hơn nữa game còn thắng nhiều giải dành cho hạng mục "Trò chơi của Năm" của nhiều tạp chí và cổng thông tin chuyên về game. Đến tháng 11 năm 2011, "Red Dead Redemption" đã bán được 13 triệu bản trên toàn thế giới. Tính đến tháng 2 năm 2012, sê-ri Red Dead đã bán được 13 triệu bản. Phần tiếp theo của dòng trò chơi, Red Dead Redemption 2 được phát hành vào ngày 26 tháng 10 năm 2018. Cách chơi. "Red Dead Redemption" là một trò chơi thế giới mở sandbox. Khi vào vai John Marston, người chơi có thể tương tác với môi trường, tham gia chiến đấu với kẻ thù bằng nhiều loại vũ khí quen thuộc của cao bồi, như khẩu súng lục "6 phát", súng trường, súng shotgun, dao, rìu, thuốc nổ TNT, đại bác và cả súng máy 6 nòng Gatling Gun. Phương tiện đi lại chính trong game là ngựa. Để có thể sử dụng ngựa, trước tiên người chơi phải thuần phục chúng. Mỗi loài ngựa có các thông số khác nhau. Ngoài ra Marston còn có thể lên xe lửa để di chuyển thuận tiện và nhanh chóng hơn, nhưng anh ta có thể dừng đoàn tàu bằng cách uy hiếp hành khách và lái tàu. Bên cạnh tuyến nhiệm vụ chính, bạn sẽ đụng độ phải những sự kiện xuất hiện rất ngẫu nhiên. Chẳng hạn như một đoàn người di cư đang bị bọn thổ phỉ cướp bóc, hay bị bầy sói đồng cỏ đói khát bao vây. Quyết định xử trí thế nào hoàn toàn là sự lựa chọn của bạn, phớt lờ để cầu an cho bản thân, hay quên mình xả thân bảo vệ kẻ cô thế với nguy cơ mục tiêu của những kẻ đe dọa sẽ chuyển về phía mình. Người chơi còn có thể tham gia những nhiệm vụ phụ để có thêm tiền. Những hành động này có thể là đấu súng với một tay cao bồi khác, săn các con thú hoang để bán lấy tiền, thu gom những thảo dược cho vị bác sĩ trong trấn, hoặc bắt sống các tên tội phạm đang bị truy nã; người chơi có thể thư giãn với hàng tá những trò chơi nhỏ trong quán rượu như đánh bài hoặc thách đố nhau làm những trò "điên khùng" như đâm dao giữa kẽ ngón tay sao cho vừa nhanh vừa không làm đứt tay; Cũng như nhiều game có phong cách thế giới mở khác, "Red Dead Redemption" cung cấp hai con đường chính-tà cho người chơi lựa chọn. Quyết tâm trở thành công dân tốt, luôn sẵn sàng đứng về phía chính nghĩa đánh đuổi các băng đảng lưu manh cướp bóc, bạn sẽ nhận được sự chào đón nồng ấm của cư dân, cũng như sự giúp đỡ và thậm chí làm ngơ của nhân viên công quyền khi bạn phạm phải những tội lỗi nhẹ. Ngược lại, nếu làm quá nhiều điều ác, bạn sẽ bị dân chúng căm ghét, sợ hãi, xa lánh và bị lực lượng cảnh sát truy nã khắp nơi. Nhưng bù lại, bạn sẽ được các băng nhóm ngoài vòng pháp luật xem như "chiến hữu", và sẵn sàng chiêu mộ bạn vào những phi vụ của chúng. Điều này được thể hiện qua hai thanh điểm "Honor" và "Fame" của John. Cơ chế chiến đấu. Các cuộc đấu súng là "món ăn" chính của "Red Dead Redemption". Người chơi có thể sử dụng những thứ sẵn có như tảng đá, bức tường, miếng gỗ... để che chắn; khóa mục tiêu để bắn giống như những gì mà Rockstar đã làm cho Grand Theft Auto; bắn nấp (vừa bắn vừa nấp để hạn chế trúng đạn) và bắn tự do không khóa mục tiêu. Một số bộ phận trên cơ thể người cũng có thể được khóa mục tiêu để làm đối phương chỉ bị thương, điều này sẽ có ích trong việc bắt sống những tên tội phạm. Trong trò chơi, Rockstar giới thiệu tính năng "Dead Eye". "Dead Eye" hoạt động tương tự chức năng bullet-time (làm chậm thời gian). "Dead Eye" cho phép người chơi làm chậm thời gian để có phản ứng nhanh hơn trong các pha đấu súng, hoặc "đặt" những phát súng vào kẻ thù một cách chính xác bằng cách đánh nhiều dấu X lên người hắn. Khi giai đoạn khóa mục tiêu và làm chậm thời gian kết thúc, Marston tự động bắn vào những điểm đã đánh dấu rất nhanh chóng và chính xác. Giống như người anh em Grand Theft Auto, Red Dead Redemption có cơ chế truy nã, nhưng đã được chỉnh sửa. Khi người chơi phạm tội chẳng hạn như giết người, các nhân chứng gần đó sẽ chạy đến trụ sở cảnh sát gần nhất. Người chơi có thể hối lộ hoặc giết họ trước khi đến kịp trụ sở cảnh sát. Nếu như phạm tội ngay trước mặt một vị cảnh sát, ngay lập tức thanh truy nã xuất hiện cùng với cái giá trả thưởng, giá này càng cao khi người chơi phạm càng nhiều tội phạm pháp. Khi giá trả thưởng cho cái đầu của Marston quá cao, anh ta sẽ bị Cảnh sát Tòa án Liên bang hoặc Quân đội México truy đuổi tùy theo vị trí của Marston. Để thoát thân, John phải chạy thoát khỏi vùng nguy hiểm, được đánh dấu trên bản đồ là một vòng tròn đỏ. Hoặc cách khác, người chơi có thể giết tất cả những cảnh sát trong thị trấn để thanh truy nã biến mất. Phần chơi mạng. "Red Dead Redemption" có phần chơi mạng với sự hỗ trợ tối đa 16 người cùng chơi. Phần chơi mạng cũng có cách chơi mở. Mỗi người chơi trong một server có thể gia nhập nhóm với nhau gọi là posse. Posse có tối đa tám người chơi và cùng nhau làm những nhiệm vụ như săn bắn, tấn công hang ổ của những tên gangsters hay tấn công một posse khác. Ở mỗi chế độ chơi mạng, kể cả free-for-all (mỗi người chơi là kẻ thù với nhau) hay chơi đồng đội, người chơi đều phải bắt đầu bằng cuộc đấu súng tay ba kiểu México. Người sống sót sau cuộc đấu này sẽ được di chuyển tự do trong đấu trường, nơi có những tên địch. Hòm cứu tế trong đây gồm vũ khí, đạn dược, áo giáp và một số thuốc bổ trợ. Người chơi có thể lên cấp, hoàn thành những thử thách để có được nhân vật mới, vũ khí dát vàng, chức vụ, và thú cưỡi mới. Chế độ Shootout có cách chơi tương tự như Deathmatch (chia đội để đấu) truyền thống. Chế độ cướp cờ cũng có mặt. Hold Your Own là chế độ mà người chơi phải bảo vệ cái túi vàng, thoát khỏi sự truy bắt của đối thủ. Ở Grab The Bag, cả hai đội đều phải giành lấy cái túi chứa vàng được đặt ngẫu nhiên ở đâu đó. Gold Rush là chế độ free-for-all, bạn có nhiệm vụ phải thu thập càng nhiều túi vàng càng tốt. Một vài màn chơi mạng khác được thêm vào thông qua những bản DLC. Stronghold là màn chơi tấn công hoặc bảo vệ căn cứ, hai đội sẽ đổi vai cho nhau sau khi một vòng kết thúc. Màn này có trong bản mở rộng "Liars and Cheats". Còn ở bản Undead Nightmare có hai màn mới: Undead overrun và Land Grab. Nó bổ sung tám nhân vật mới mang phong cách zombie. Tóm tắt. Bối cảnh. "Red Dead Redemption" lấy khung cảnh không có thật, gồm hai bang viễn tưởng của Mỹ là New Austin và West Elizabeth. Hai bang này liền kề nhau, nằm về hướng bắc của một bang viễn tưởng Mexico khác, Nuevo Paraiso. Bang của Mexico này chia cắt với lãnh thổ của Mỹ bởi con sông San Luis. Phần lớn thời lượng chơi diễn ra vào năm 1911, thời kỳ "quá độ" chuyển biến từ một khu vực hoang dã vô luật pháp rộng lớn dần dần thành một vùng được văn minh hóa với sự mở rộng tầm ảnh hưởng và siết chặt sự quản lý của chính quyền. Miền Tây hoang dã đã bắt đầu xuất hiện những công nghệ tiên tiến như ô tô, súng máy, những dự án khai thác dầu, v.v. Cốt truyện. Tại Mexico, Marston làm việc cho vị tướng trong quân đội Mexico Agustín Allende (Gary Carlos Cervantes) và Đại uý Vicente de Santa (Hector Luis Bustamante), nhằm dẹp cuộc bạo loạn ở đây, trả lại là Allende sẽ giao nộp cho Marston Escuella và Williamson. Tuy nhiên, 2 bên đã phản bội nhau, ép John vào hàng ngũ của bên nổi dậy. Với sự trợ giúp của tay súng già Landon Ricketts (Ross Hagen) và thủ lĩnh của phe nổi dậy, Abraham Reyes (Josh Segarra), Marston dẫn đầu một cuộc tấn công vào cung điện của Allende. Escuella bí mật thỏa hiệp với Marston và Reyes chỉ đường cho họ (Marston có lựa chọn giết hoặc giao nộp Escuella cho chính quyền Mĩ), rồi sau đó 2 người giết chết cả Williamson và Allende. Reyes nắm quyền ở Mexico, còn Marston thì rời đi để trở về nông trại cũ của anh. Tuy vậy, hai đặc vụ Edgar Ross (Jim Bentley) và Archer Fordham (David Wilson Barnes) chưa để Marston đoàn tụ với gia đình đến khi nào Dutch van der Linde (Benjamin Byron Davis), cựu cầm đầu của băng nhóm, bị giết. Anh đi cùng với Ross, Fordham và một số binh lính tấn công nơi trú ẩn của Dutch. Marston truy đuổi hắn đến 1 vách núi, cuối cùng Dutch chọn cách tự sát bằng cách nhảy xuống. Trước khi Dutch nhảy xuống vực, y cảnh báo Marston rằng "chính quyền sẽ tiếp tục tìm một con "quái vật" tiếp theo để thực thi công lý". Marston được thả ra theo đúng thỏa hiệp với chính quyền liên bang, và anh cuối cùng được đoàn tụ lại với vợ con. John hòa mình vào cuộc sống của gia đình anh một cách chậm rãi, chuyển hàng tới trang trại MacFarlane, dạy con trai Jack cách săn bắn và đi bắt ngựa cùng với người anh trai kỳ quặc. Sau quãng thời gian hạnh phúc bên gia đình, anh bị chính quyền bán đứng. Ross dẫn đoàn tùy tùng vây bắt John với lý do Marston phải trả giá cho những hành vi phạm pháp của mình trước đây, bất chấp lời thỏa hiệp ban đầu. Có thể hiểu rằng Marston đã hết còn giá trị lợi dụng, và anh cũng phải đền mạng giống như những đồng phạm cũ của John. Sau một hồi đấu súng quyết liệt, quyết hi sinh để bảo vệ gia đình, Marston đã bị phe cảnh sát bắn rất nhiều phát. Anh chết tại chỗ với bể máu. Marston được gia đình chôn cất trên ngọn đồi hướng ra trang trại. Trò chơi sau đó chuyển sang năm 1914. Lúc này con trai của John là Jack Marston (Josh Blaylock) đã lớn. Jack đang đứng trên mộ cha, mẹ Abigail Marston và bác của mình với vẻ mặt hết sức đăm chiêu. Và cứ theo bản năng, Jack tới thị trấn gần nhất là Blackwater. Tại đây Jack đã dò la được tin tức của Edgar Ross, kẻ đã phản bội và giết cha mình. Jack đã tìm được hắn trên bờ một dòng sông ở Mexico. Jack đã thể hiện sự dũng cảm của mình khi đã không bỏ chạy và quyết chiến đấu. Mâu thuẫn đã được giải quyết bằng cuộc đấu súng và kẻ thủ ác đã phải đền mạng. Cái kết của những người bạn, những người cộng tác với John cũng được tổng hợp lại trên tờ báo địa phương. Sheriff Leigh Johnson nghỉ hưu ở Armadillo và đi biệt tăm, chức cảnh sát trưởng giao lại cho Jonah. Abraham Reyes, mặc dù hứa sẽ đưa Mexico đến thời kỳ tự do, bị quyền lực làm mờ mắt và trở thành tên độc tài. Bonnie thì kết hôn. Irish bị chính mình bắn chết do vô tình không cài khóa súng. Seth Briars cuối cùng cũng tìm được kho báu và anh ta trở nên giàu có. Lão tướng Landon Ricketts thì qua đời trong khi nằm ngủ. Phát triển. "Red Dead Redemption" là bản kế nhiệm tinh thần của "Red Dead Revolver". Tức là tuy là bản tiếp theo của "Red Dead Revolver" và nằm chung sê-ri "Red Dead", nhưng nội dung, cốt truyện và tuyến nhân vật của "Red Dead Redemption" hoàn toàn không được thừa hưởng từ trò chơi tiền nhiệm của nó. Một đoạn trailer của dự án được gửi tới một số người tham dự ở E3 2005, quảng bá cho sự ra mắt của PlayStation 3. Đoạn trailer là sự phô diễn kỹ thuật của engine Rockstar Advanced Game Engine (RAGE) và có bối cảnh ở miền Tây hoang dã. Nó được nói đơn giản là "Dự án Old West" (miền Viễn Tây) và là phần tiếp theo của Red Dead Revolver. Năm 2007, đoạn trailer được công bố rộng rãi trên internet. Khi công việc cho "Man Hunt 2" và ' hoàn thành, quá trình phát triển của "Red Dead Redemption" mới được thực hiện. Trong nội bộ công ty, game được biết đến là RDR2"' và được nhắm đến cho PlayStation 2 và Xbox. Vào ngày 3 tháng 2 năm 2009, Rockstar chính thức công bố trò chơi. Trong một ấn bản tháng 4 năm 2009 của Game Informer, "Red Dead Redemption" được đưa vào danh sách những game phát hành trên hệ máy PlayStation 3, Xbox 360 và PC. Vào ngày 6 tháng 10 cùng năm, vị đại diện của Rockstar đính chính rằng trò chơi sẽ không được phát hành trên máy tính. Ông nói rằng: "Cho đến hiện tại, chưa có một kế hoạch cụ thể nào để game phát hành trên PC. Nếu có sự thay đổi nào, chúng tôi sẽ thông báo cho các bạn." Đồng sáng lập Rockstar Dan Houser cho rằng "Red Dead Redemption" là một "ác mộng" để sáng tạo và việc phát triển game là một cơn đau đầu cho đội ngũ sản xuất. Rockstar nói dự án này có tham vọng hơn nhiều so với Grand Theft Auto IV, và cho rằng nó sẽ vượt qua người anh em của mình để trở thành "trò chơi có thế giới mở tuyệt đỉnh". Giám đốc Rockstar UK nói cho tờ Market for Home Computing and Video Games (MCV) rằng "tựa game này thật sự rất tuyệt vời và có một thế giới mở chưa từng thấy," và Rockstar rất kì vọng vào đứa con này. Giống như một số tựa game trước của hãng, như "Rockstar Games presents Table Tennis", "Grand Theft Auto IV" và "", "Red Dead Redemption" sử dụng engine RAGE bởi Rockstar tự sản xuất, sử dụng chung với nó là engine Euphoria. Vào ngày 25 tháng 11 năm 2009, Rockstar xác nhận rằng trò chơi sẽ ra mắt vào tháng 4 năm sau. Đoạn trailer mới "Tên tôi là John Marston" (My name is John Marston) được công bố một tuần lễ sau, ngày 1 tháng 12. Ban đầu game được ấn định ngày phát hành là 27 tháng 4 năm 2010. Tuy nhiên vào ngày 4 tháng 3 năm 2010, Rockstar tuyên bố trễ hẹn và dời sang tháng 5 với lý do đảm bảo chất lượng và cố gắng hết sức để mang tới một trải nghiệm vượt qua cả sự mong đợi của người hâm mộ. Tại Mỹ và Canada, Entertainment Software Rating Board xếp "Red Dead Redemption" thuộc loại M, 18 bởi Pan European Game Information và British Board of Film Classification tại châu Âu, MA15+ bởi Australian Classification Board tại Úc, Z bởi Computer Entertainment Rating Organization ở Nhật Bản, R16 bởi Office of Film and Literature Classification tại New Zealand. Tranh cãi. Vào tháng 1 năm 2010, Gamasutra đăng tải một bài blog của một cá nhân mang tên "Rockstar Spouse". Nó chỉ trích Rockstar San Diego về việc họ bắt các nhân viên làm việc 12 tiếng một ngày, sáu ngày một tuần với mức lương thấp hơn mức lương trung bình của ngành công nghiệp game. Một vài người bình luận nói rằng họ đã từng làm việc cho San Diego. Họ miêu tả công việc ở đây "là một thảm hoạ ở quy mô cực kì lớn": được phát triển ròng rã suốt bốn năm, và các lập trình viên và nhà sản xuất từ Rockstar Toronto, Vancouver, Leeds, New England, và thậm chí là cả đội sản xuất "Midnight Club" của San Diego phải được điều qua làm công việc phát triển "Red Dead Redemption" để hoàn thành nó. Trong một thông cáo của Rockstar trên trang web chính thức, lời chỉ trích nặc danh trên một số diễn đàn hướng mũi dùi về phía Rockstar là bịa đặt. Vào tháng 4 năm 2010, một e-mail gửi từ Rockstar Games đến một người đánh giá game tại tạp chí của Úc "Zoo" bị phanh phui trên một số mặt báo. E-mail này có nội dung Rockstar yêu cầu tạp chí này đánh giá hãng đã tạo ra những thành tựu khổng lồ trong quá trình sản xuất "Red Dead Redemption". Tiếp thị và phát hành. Ở Bắc Mỹ, GameStop và Rockstar đã cộng tác với nhau để ra mắt cuộc thi cho đặt hàng trước ("pre-order"), trong cuộc thi này khách hàng bỏ phiếu một trong ba bộ áo mà Marston có thể mở khóa trong game. Mỗi bộ có đặc tính khác nhau. Bộ Sawy Merchant tăng gấp đôi số tiền bán vũ khí và đạn dược cho người chơi. Bộ Expert Hunter tăng gấp đôi số tiền nhận được khi bán các lông, da, thịt thú sau khi săn. Còn Deadly Assassin thì làm tăng tốc khả năng Dead Eye của John lên gấp hai lần. Sau đó thì bộ Deadly Assassin là người chiến thắng. Cuộc bỏ phiếu là dành cho tất cả mọi người, nhưng chỉ những ai đặt hàng pre-order mới được nhận bộ áo thắng cuộc. Sau đó, Rockstar thông báo rằng ở bản vá lỗi tiếp theo, người chơi có thể trải nghiệm hai bộ quần áo còn lại miễn phí. Bên cạnh pre-order của GameStop, Best Buy và HMV có phiên bản độc quyền về War Horse. War Horse là chú ngựa ô cực hiếm với mái bờm trắng toát. Chú ngựa này chạy nhanh nhất và có nhiều thể lực nhất trong tất cả ngựa của game. Amazon thì cung cấp "Golden Guns Weapon Pack", làm tăng thanh điểm Fame khi giết người. Trang đặt hàng online của Rockstar có bán áo thun "Red Dead Redemption" như là một phần quà đặt hàng trước. Wal-Mart thì bán bộ bàn ghế chơi bài xuất hiện trong game. Một phiên bản giới hạn của "Red Dead Redemption" có mã redeem cho bộ áo Deadly Assassin và sưu tập những bài hát có trong trò chơi tại một số nước, một số nơi khác thì nhận được phần thưởng War Horse và Golden Gun. Cả hai phiên bản cho hệ máy Xbox 360 và PlayStation 3 đều có những phần thưởng xứng đáng khi bạn đạt được một cột mốc nào đó, và phần thưởng sẽ là dành cho avatar của máy Xbox 360 và hệ thống PlayStation Home. Rockstar Games Social Club là một website trong đó hiển thị các thống kê của người chơi đã đăng ký, cũng như các cuộc thi và phần thưởng cho người chơi trong game. Trong giải đua xe O'Reilly Auto Parts 300 trên đường đua Texas Motor Speedway nằm trong Nationwide Series thuộc hệ thống NASCAR, tay đua Joey Logano lái trên chiếc xe Toyota Camry số #20 có in hình nghệ thuật "Red Dead Redemption" vào ngày 17 tháng 4 năm 2010. Logano tiếp tục lái chiếc xe "Red Dead Redemption" vào tháng 6 năm 2010 ở giải New England 200 trên đường đua New Hampshire Motor Speedway. Nội dung tải về được (DLC). Ngày 22 tháng 6 năm 2010, Rockstar Games phát hành bản DLC đầu tiên với tựa đề "Outlaws to the End". Nội dung này bao gồm sáu nhiệm vụ phụ, những thử thách mới ở mục chơi mạng cũng như thêm những achievement/trophy mới. "Outlaws to the End" có thể tải về miễn phí trên PlayStation Network và XBox Live. Ngày 8 tháng 7 năm 2010, Rockstar thông báo ra mắt bốn bộ nội dung tải về mới: Một năm sau, ngày 6 tháng 6 năm 2011, Rockstar ra thông báo về một bộ DLC miễn phí. Với tên gọi Myths and Mavericks, nó bao gồm các nhân vật mới cho phần chơi mạng, các nhân vật này được người chơi thỉnh cầu Rockstar thực hiện để đưa vào phần chơi này; thêm những bản đồ mới cho các chế độ chơi đa người như Deathmatch, Grab the Bag và một số chế độ khác. Vào ngày 13 tháng 11 năm 2011, ấn bản đặc biệt "Game of the Year Edition" được ra mắt chứa toàn bộ các bộ DLC đã từng phát hành. Ấn bản này được bán ra ngày 11 tháng 10 năm 2011 tại Bắc Mỹ và ngày 14 tháng 11 năm 2011 trên toàn thế giới cho hai hệ máy Xbox 360 và PlayStation 3. Phim. Tại Bắc Mỹ, công ty truyền thông Fox trình chiếu bộ phim machinima ngắn với nhan đề Red Dead Redemption: The Man from Blackwater vào ngày 29 tháng 5 năm 2010. Kịch bản được viết bởi Dan Houser, Michael Unsworth, và Christian Cantamessa, và đạo diễn là John Hillcoat. Một vài diễn viên lồng tiếng trong game như Rob Wiethoff và Don Creech vẫn thực hiện vai trò cũ của mình. Phim được công chiếu ở Vương quốc Anh ngày 5 tháng 6 năm 2010. Bộ phim khai thác tình tiết mới ở cốt truyện trong game, trong đó John đi đến Blackwater để truy tìm và truy bắt Bill Williamson, nhưng y đã chạy trốn được ở cuối phim. Thời gian ngắn sau khi ra mắt, bộ phim được đăng tải trọn bộ lên trang chủ của Rockstar và có thể xem miễn phí. Âm nhạc. Red Dead Redemption Original Soundtrack là phần nhạc thu được sử dụng trong trò chơi. Thành viên của ban nhạc Friends of Dean Martinez Bill Elm và cựu thành viên Woody Jackson là những người sáng tác chính cho phần âm nhạc trong trò chơi, cộng với sự kết hợp của các tác phẩm khác bởi nhiều nghệ sĩ khác. Soundtrack được thu âm với 130 nhịp trên phút trên hợp âm La thứ. Các nghệ sĩ đã kết hợp các nhạc cụ hiện đại với những nhạc cụ truyền thống thường được sử dụng trong các bộ phim nói về miền Viễn Tây, như đàn môi. Sự kết hợp sáng tạo này nhằm mang đến những âm thanh độc đáo, ví dụ như tiếng kèn trumpet chơi trên nền trống định âm. Rockstar còn hỏi ý kiến những nghệ sĩ chơi đàn truyền thống miền Tây. Nghệ sĩ chơi harmonica Tommy Morgan, thường xuất hiện trong vài bộ phim trong sự nghiệp trên 60 của ông, đã cung cấp cho trò chơi vài đoạn harmonnica do chính ông thực hiện. Soundtrack cũng đã đoạt giải thưởng Orginal Soundtrack xuất sắc nhất và Bài hát trong Game xuất sắc nhất ("Far Away" bởi José González). Đón nhận. "Red Dead Redemption" nhận được những phản hồi tích cực, với những lời khen dành cho lối chơi thế giới mở phi tuyến tính, cốt truyện và âm nhạc. Số điểm tổng hợp lại là khá cao, 95/100 trên cả hai hệ máy theo đánh giá tổng hợp của Metacritic. Game là trò chơi có số điểm cao thứ bảy trong tất cả các trò chơi trên XBox 360 theo đánh giá của Game Rankings với số điểm tổng hợp là 94,18% dựa trên 64 bài đánh giá, và đứng thứ năm trong tất cả các trò chơi trên PlayStation 3, 94,67% dựa trên 48 bài đánh giá theo bài tổng hợp của Game Rankings. Về mặt thương mại, trò chơi cũng gặt hái được khá nhiều thành công. Theo một báo cáo vào tháng 8 năm 2011, trò chơi đã bán được 11 triệu đĩa, 2 triệu trong số đó là từ bản DLC "Red Dead Redemption: Undead Nightmare". Một tháng sau đó, tháng 11 năm 2011, theo một bản báo cáo khác thì trò chơi đã tiêu thụ được 12,5 triệu đĩa. Và tính tới tháng 2 năm 2012, thương hiệu "Red Dead" (bao gồm "Red Dead Revolver", "Red Dead Redemption", "Undead Nightmare") đã tiêu thụ được 13 triệu đĩa trên toàn cầu. Rất nhiều lời phê bình dành lời khen dành cho cảnh quan, môi trường và đồ hoạ đẹp của "Red Dead Redemption". Erik Brudvig của IGN tán dương sự chi tiết của môi trường trong game, như người chơi thậm chí có thể làm lũ chim đang nấp trong bụi cỏ hoảng sợ bay tứ tung. Ông cũng phê rằng những sự kiện sôi nổi, thời tiết và âm thanh hoang dã đã đem đến cho người chơi những trải nghiệm thú vị. Brudvig kết luận "bạn có thể trông chờ vào một game tuyệt vời có những trải nghiệm về miền Tây nước Mỹ cực kì lý thú mà tất cả chúng ta đều đang trông chờ." IGN xếp hạng trò chơi vào danh sách các video game xuất sắc nhất trong thời đại hiện nay của họ. "Game Informer" cho rằng cảnh quan của trò chơi là "ngoạn mục", và những đoạn cắt cảnh điện ảnh đã có "một bước tiến bộ khá lớn" so với "Grand Theft Auto IV", và đánh giá game là trò chơi có đồ hoạ ưa nhìn nhất trong số những trò chơi mà Rockstar đã phát triển. Về mảng âm nhạc, âm thanh và lồng tiếng trong game cũng nhận được khá nhiều lời khen ngợi. Trò chơi đã thắng giải thưởng Best Original Music và Best Voice Acting từ GameSpot. Khi nói về khâu thiết kế âm thanh cho "Red Dead Redemption", "Game Informer" nói "từ những pha đạn bách phát bách trúng cho đến những tiếng sấm rầm rừ làm nản lòng các cao bồi trên những ngọn đồi thảo nguyên, sự chú ý đặc biệt dành cho mảng âm thanh đã đem cả thế giới vào trong "Red Dead Redemption"". Các nhà phê bình và các bạn đọc đánh giá rằng trò chơi đã thành công trong việc sử dụng engine đồ hoạ, đã mang lại cách điều khiển và hệ thống vật lý tương tự như những trò chơi thuộc sê-ri Grand Theft Auto. "Game Informer" nói rằng Rockstar đã hoán đổi khuôn mẫu gameplay của Grand Theft Auto đến một bối cảnh miền Tây hoang dã. Bình luận viên của "Good Game" nói rằng "[Rockstar] thật sự nhắm đến những gì người chơi thích và không thích ở những thiết kế của họ ở Grand Theft Auto và đem chúng vào đây". Simon Parkin của Eurogamer cảm nhận rằng "Red Dead Redemption" đã thành công trong việc tái hiện lại cốt truyện của Grand Theft Auto bằng một kịch bản hấp dẫn, rất khác biệt". Về phần chơi multiplayer, trò chơi nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Will Herring làm việc cho toà soạn "GamePro" khen ngợi sự đa dạng trong các chế độ chơi ở phần chơi mạng, nhưng có ý kiến rằng nhà sản xuất phải đề cao sự trách nhiệm của người chơi để tăng tính lôi cuốn. Biên tập viên của GameSpot, Justin Calvert đưa điểm số khá cao cho phần chơi này, tuy nhiên ông cảm nhận rằng có sự thiếu hụt trong việc cá nhân hoá các tuỳ chọn của người chơi. Trong một cái nhìn khắt khe hơn về phần multiplayer của Scott Shakley thuộc 1UP.com, bởi vì môi trường của trò chơi quá là rộng lớn nên rất dễ bị phá hoại bởi các phần tử xấu. Ông cũng chỉ trích về hệ thống lên cấp và mở khoá, ông cho rằng "vài phút đầu chơi multiplayer với nhân vật là một tên thợ mỏ sún răng cưỡi một con lừa thô kệch là một sự bẽ mặt". Jake Gaskill của G4TV một phần đồng ý với quan điểm này. Jake phê bình rằng người chơi thường được hồi sinh ngay vị trí mà họ đã chết trước đó, khiến kẻ xấu đã giết bạn trước đó có thể liên tục giết người và nhận điểm cao hơn. Các giải thưởng. Từ khi được phát hành, trò chơi nhận được rất nhiều các giải thưởng lớn. Nó thắng vài giải Game of the Year (Trò chơi của Năm) từ những kênh truyền trông như GameSpy, GameSpot, "Good Game", Computer and Video Games, Machinima.com, và các kênh khác. Âm nhạc trong game cũng nhận được nhiều giải thưởng cho điểm số gốc của nó, như GameSpot Machinima.com, và Spike TV. José González cũng được nhận giải thưởng cho ca khúc "Far Away". Đồ hoạ trò chơi được vinh danh tại Korean Games Conferences, và chương trình truyền hình "Good Game". "Red Dead Redemption: Undead Nightmare" đã thắng giải thưởng "Nội dung tải về được xuất sắc nhất" từ Spike TV, G4 TV và Game Revolution. Tại 2010 Spike Video Game Awards, "Red Dead Redemption" đã nhận giải Trò chơi của Năm, Bài hát hay nhất ("Far Away" bởi José González), Orginal Soundtrack xuất sắc nhất và Bản DLC (Undead Nightmare) xuất sắc nhất.
1
null
Sigismund Wilhelm Lorenz von Schlichting (3 tháng 10 năm 1829 – 22 tháng 10 năm 1909) là một tướng lĩnh và nhà lý luận quân sự của Phổ, có lẽ được biết đến nhiều nhất về sự tham gia của ông trong những cuộc bàn cãi về chiến thuật bộ binh và các thập niên 1880 và 1890. Schlichting chào đời tại thủ đô Berlin, là con trai của một viên tướng Phổ khi đó đang là Viện trưởng Viện Hàn lâm Chiến tranh Phổ ("Kriegsakademie"). Về nhiều khía cạnh, sự nghiệp ban đầu của ông là một điển hình trong quân đội Phổ: ông được tuyển vào trường thiếu sinh quân và được bổ nhiệm làm trung úy ở độ tuổi 18. Mặc dù vậy, thay vì tham dự trong Viện Hàn lâm Chiến tranh, ông được giáo dục tại các trường đại học Bonn và Göttingen. Vào năm 1861, ông được thăng cấp đại úy và trao cho quyền chỉ huy một đại đội. Ông đã tham gia chiến đấu chống quân đội Áo trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần năm 1866, và cuối năm đó ông lên chức thiếu tá và thuyên chuyển vào Bộ Tổng tham mưu quân đội Phổ. Vào năm 1870, Schlichting đã trở lại chiến tuyến và chỉ huy một tiểu đoàn bộ binh trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức. Vào năm 1872, Schlichting đã được bổ nhiệm làm tham mưu trưởng của Quân đoàn VII, đóng trại tại Münster, và giữ cương vị này trong vòng hai năm. Từ năm 1874 cho đến năm 1878, ông chỉ huy một trung đoàn bộ binh tại Spandau, và sau đó ông được phong làm tham mưu trưởng của Quân đoàn Vệ binh, một chức vị rất được coi trọng ở Đức thời bấy giờ. Từ năm 1884 cho đến năm 1896, ông đã nắm giữ một loạt chức chỉ huy, mà cuối cùng là tư lệnh của Quân đoàn XIV (1888 – 1896). Sigismund von Schlichting đã nghỉ hưu vào năm 1896 và qua đời vào năm 1909.
1
null
Karl von Schmidt (12 tháng 1 năm 1817 – 25 tháng 8 năm 1875) là một tướng lĩnh kỵ binh Phổ. Schmidt đã chào đời tại Schwedt trên sông Oder ở tỉnh Brandenburg của Vương quốc Phổ, và gia nhập Trung đoàn Thương kỵ binh số 4 với vai trò là một thiếu úy vào năm 1834. Thời gian thực thi nghĩa vụ lâu dài của ông trong trung đoàn được ghi dấu bởi việc phục vụ trong bộ tham mưu và công tác chỉ thị, và trong cuộc tổng động viên năm 1859, ông được giao quyền chỉ huy một trung đoàn kỵ binh Vệ binh Quốc gia ("Landwehr"). Vào năm 1863, ông trở thành đại tá trong Trung đoàn Thiết kỵ binh số 4, và chỉ huy trung đoàn này trong các chiến dịch ít có sự kiện quan trọng đối với binh chủng kỵ binh trong cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ hai năm 1864 và Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866. Sau đó, ông chỉ huy một trung đoàn mới được thành lập gồm binh lính người Schleswig-Holstein, Trung đoàn Khinh kỵ binh số 16, nhưng khi cuộc Chiến tranh Pháp-Đức bùng nổ, ông vẫn là một viên sĩ quan vô danh và có lẽ là không được tín nhiệm, mặc dù sự thấu hiểu của ông, mặc dù sự am tường của ông về lực lượng kỵ binh được thừa nhận. Song, một cơ hội vinh quang đã đến với ông trong trận đánh dữ dội giữa kỵ binh Phổ và Pháp quanh Mars-la-Tour - Vionville vào ngày 16 tháng 8 năm 1870, tại đó ông tạm thời chỉ huy một lữ đoàn và bị thương nặng. Không lâu sau đó, ông được thăng cấp Thiếu tướng và trở thành tư lệnh tạm thời của sư đoàn của ông sau khi người chỉ huy của nó bị loại khỏi vòng chiến. Trong vai trò chỉ huy sư đoàn, ông đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ của mình trong chiến dịch trên sông Loire, và trong các hoạt động quân sự gần Le Mans vào mùa đông. Ông trở nên danh tiếng không thua kém bất kỳ một ai trong hàng ngũ sĩ quan và binh lính thuộc binh chủng kỵ binh. Sau khi cuộc chiến tranh kết thúc, ông đóng một vai trò quan trọng trong việc tái cấu trúc kỵ binh Phổ, và trong vòng 10 năm sự hữu hiệu của kỵ binh Phổ đã lên đến một mức độ vượt xa bất kỳ một kỵ binh nào khác ở châu Âu. Đến năm 1875, mặc dù sức khỏe suy nhược, ông vẫn từ chối ngừng thực hiện các cuộc diễn tập của kỵ binh quan trọng mà ông đã được giao phó. Tuy nhiên, sau một vài ngày làm việc nặng nhọc, ông lâm trọng bệnh và qua đời tại Danzig vào ngày 25 tháng 8 năm 1875. Vào năm 1889, Trung đoàn Thương kỵ binh số 4 – một đơn vị đã gắn bó với ông trong hầu hết thời gian tham gia cấp trung đoàn của ông – đã được đặt tên theo ông "von Schmidt". Các chỉ thị huấn luyện và diễn tập của Schmidt đã được các sĩ quan tham mưu của ông là Đại úy von Vollard Bockelberg biên tập và xuất bản, theo thượng lệnh của Hoàng thân Friedrich Karl của Phổ. Một bản dịch tiếng Anh, "Instructions for Cavalry" ("Những huấn lệnh kỵ binh"), đã được Văn phòng chiến tranh Anh xuất bản. Bản thân Schmidt đã viết một cuốn sách nhỏ, "Auch ein Wonber die Ausbsldung den Cavallenie" (1862). Phiên bản gốc bằng tiếng Đức của "Những huấn luyện kỵ binh" được đề tựa bằng một hồi ký về cuộc đời và những cống hiến của Schmidt, do Thiếu tá Kaehler viết.
1
null
Legio tertia decima Gemina (Quân đoàn đôi thứ mười ba), là một quân đoàn của quân đội Đế chế La Mã. Nó là một trong những đơn vị chủ chốt của Julius Caesar ở Gaul và trong cuộc nội chiến, và quân đoàn mà Caesar mang cùng đã vượt sông Rubicon nổi tiếng vào ngày 10 tháng 49 trước Công nguyên. Quân đoàn dường như vẫn tồn tại vào thế kỷ thứ năm. Biểu tượng của nó là sư tử. Lịch sử. Giai đoạn cuối của nền Cộng Hòa. "Legio XIII" đã được Julius Caesar thành lập vào năm 57 trước Công nguyên, trước khi ông tiến quân đánh người Belgae, một trong những sự can thiệp đầu tiên của ông vào các cuộc xung đột nội bộ của người Gaul. Trong chiến tranh xứ Gaul (58-51 trước Công nguyên), "Legio XIII" đã có mặt trong trận chiến với người Nervii, cuộc bao vây Gergovia, và trong khi không được đề cập cụ thể trong các tài liệu, có thể giả định một cách hợp lý rằng "Legio XIII" cũng có mặt trong trận Alesia. Sau khi kết thúc chiến tranh xứ Gaul, Viện nguyên lão La Mã đã từ chối cho phép Ceasar đảm nhận nhiệm kì chấp chính quan lần thứ hai của mình, ra ​​lệnh cho ông giao nộp lại quyền chỉ huy quân đội của mình, và yêu cầu ông trở về Roma để đối mặt với việc bị truy tố. Buộc phải lựa chọn giữa việc phải kết thúc sự nghiệp chính trị của mình hoặc cuộc nội chiến, Caesar đã vượt qua sông Rubicon và tiến vào đất Ý cùng với "Legio XIII". Quân đoàn vẫn trung thành với Caesar trong cuộc nội chiến giữa Caesar và phe quý tộc bảo thủ của viện nguyên lão, với các quân đoàn được chỉ huy bởi Pompey. "Legio XIII" đã đóng vai trò tích cực trong suốt cuộc chiến tranh, hó tham gia vào các trận đánh tại Dyrrhachium (năm 48 TCN) và Pharsalus (năm 48 TCN). Sau khi giành chiến thắng quyết định trước Pompey ở Pharsalus, quân đoàn đã được giải tán, và các lính lê dương đã được ban cho những mảnh đất theo truyền thống. Tuy nhiên, quân đoàn đã được gọi tái ngũ cho trận Thapsus (năm 46 TCN) và cuối cùng là trận Munda (năm 45 trước Công nguyên). Sau trận Munda, Caesar đã cho giải tán quân đoàn, các cựu chiến binh của quân đoàn được giải ngũ và họ được nhận những mảnh đất trồng trọt ở Italia. Dưới thời Đế quốc. Augustus sau đó đã tái lập quân đoàn một lần nữa vào năm 41 trước Công nguyên để đối phó với cuộc nổi loạn của Sextus Pompeius (con trai của Pompey) ở Sicilia. "Legio XIII" đã nhận được tên riêng "Gemina" ("sinh đôi", một tên gọi chung cho các quân đoàn được thành lập từ các quân đoàn khác) sau khi nó được tăng cường bằng những cựu chiến binh từ quân đoàn khác. Augustus sau đó phái quân đoàn tới Burnum (Knin ngày nay), ở Illyricum, một tỉnh La Mã ven biển Adriatic. Vào năm 16 trước Công nguyên, quân đoàn đã được chuyển tới Emona (tại Ljubljana) ở Pannonia, tại đây họ dập tắt các cuộc khởi nghĩa ở địa phương. Sau thảm họa trong trận rừng Teutoburg vào năm 9 SCN, quân đoàn đã được phái đến "Augusta Vindelicorum" (Augsburg) và sau đó tới Vindonissa, Raetia, để ngăn chặn các cuộc tấn công khác nữa từ các bộ tộc người Đức. Hoàng đế Claudius sau đó phái họ quay về Pannonia vào khoảng năm 45, quân đoàn đóngq quân tại Poetovio (Ptuj ngày nay, Slovenia). Trong Năm Tứ hoàng đế (năm 69), "XIII Gemina" đầu tiên ủng hộ Otho và sau đó là Vespasianus chống lại Vitellius, quân đoàn đã chiến đấu trong cả hai trận Bedriacum. Dưới thời Trajan, quân đoàn đã tham gia vào hai cuộc chiến tranh Dacia (năm 101-102 và năm 105-106), và nó đã được Trajan chuyển đến đồn trú tỉnh Dacia mới được chinh phục trong năm 106 (ở Apulum, ngày nay là Alba Iulia, România). Các Vexillatio của "XIII Gemina" đã chiến đấu dưới thời hoàng đế Gallienus ở miền bắc Ý. Vị Hoàng đế này đã cho ban hành một đồng antoninianus để tôn vinh quân đoàn, và có in hình sư tử của quân đoàn (259-260) Một vexillatio đã có mặt trong quân đội đế chế Gallia dưới triều đại Victorinus: trên thực tế, vị Hoàng đế này đã cho phát hành một đồng tiền vàng tôn vinh quân đoàn và biểu tượng của nó. Trong năm 271, quân đoàn đã được di dời khi tỉnh Dacia bị từ bỏ, và được tái bố trí lại ở tỉnh Dacia Aureliana. Trong thế kỷ thứ 5, theo Notitia Dignitatum, một "Legio tertiadecima Gemina" đã có mặt tại Babylon ở Ai Cập, một pháo đài chiến lược trên sông Nile trên biên giới truyền thống giữa vùng Hạ Ai Cập và vùng Trung Ai Cập, dưới sự chỉ huy của "Comes limitis Aegypti"..
1
null
Võ Liêm Sơn (1888 - 1949), hiệu Ngạc Am; là quan triều Nguyễn, nhà giáo, nhà văn, và là một nhà cách mạng Việt Nam. Tiểu sử. Ông sinh năm Mậu Tý (1888) tại xã Hữu Ngoại (nay là xã Thiên Lộc), huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Xuất thân trong một gia đình nho học có truyền thống yêu nước lâu đời. Thân phụ ông trước từng tham gia phong trào Cần Vương đánh Pháp. Năm 1903, khi ở Huế cùng với cha, ông kết bạn với các cậu ấm Phan Kế Toại (con Tuần phủ Phan Kế Tiến), Bùi Kỷ (con Tiến sĩ Bùi Thức), Nguyễn Tất Thành (con Thừa biện Nguyễn Sinh Sắc)... Đi học, làm quan triều Nguyễn. Từ nhỏ, Võ Liêm Sơn học chữ Hán, rồi học tiếp chữ Pháp. Năm 1911, ông đỗ bằng Thành Chung ở trường Quốc học Huế. Khi ấy, ông 23 tuổi, được bổ làm Giáo học ở đạo Ninh Thuận. Năm sau (1912), ông đỗ Cử nhân Hán học khoa Nhâm Tý ở trường thi Quy Nhơn. Sau một thời gian học hậu bổ, ông được bổ Tri huyện Duy Xuyên (Quảng Nam). Nhưng chưa đầy một năm, vì không khuất phục viên Chủ thương chánh Pháp, nên ông bị bãi chức, chuyển về Huế làm Thừa biện. Ở đây, ông bắt đầu đọc sách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, và tích cực ủng hộ phong trào Duy Tân năm 1908. Năm 1915, ông được bổ làm Giáo thụ rồi Kiểm học ở Phú Yên. Năm 1919, chế độ học quan của triều Nguyễn bị bỏ, ông ra Huế dạy Hán văn và Việt văn ở trường Quốc học. Cuối năm 1925, chí sĩ Phan Bội Châu bị quân Pháp bắt đưa về giam lỏng ở Huế. Để có chỗ ở cho nhà yêu nước ấy, Võ Liêm Sơn đã dùng số tiền 2.000 đồng do đồng bào quyên góp mua một mảnh vườn trên dốc Bến Ngự để dựng ngôi nhà tranh cho cụ Phan, và một sở đất thứ 2 nằm gần đàn Nam Giao (sau này là nghĩa trang Phan Bội Châu). Hoạt động cách mạng. Năm 1926, ông gia nhập Tân Việt Cách mệnh Đảng (gọi tắt là Đảng Tân Việt), và nhà ông trở thành nơi đi lại và hội họp của các đảng viên. Năm 1928, Đào Duy Anh sáng lập "Quan Hải tùng thư" ở Huế, để xuất bản những tập sách phổ biến tư tưởng khoa học và duy vật lịch sử. Theo tài liệu thì việc sáng lập này có sự cộng tác của Võ Liêm Sơn. Năm 1930, ông và người con trai đầu là Võ Bỉnh Sơn bị quân Pháp bắt và đưa về giam ở nhà lao Hà Tĩnh gần một năm. Sau khi ra tù, ông về quê vợ ở Ninh Thuận sống ẩn dật, và chuyên tâm sáng tác văn học. Khâm sứ Trung Kỳ Y-vơ Sa-ten (Yvé Châtel) đã nhiều lần mua chuộc nhưng ông không chịu ra làm quan. Từ năm 1944, ông bí mật tham gia Mặt trận Việt Minh. Năm 1934, ông sáng lập "Tân Văn nghệ Tùng thư" nhưng mới xuất bản được 2 cuốn sách thì bị khám nhà và bị bắt giam. Sau Cách mạng tháng Tám (1945), ông về quê nhà, tham gia công tác kháng chiến tại Hà Tĩnh. Năm 1947, Võ Liêm Sơn được chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bổ nhiệm làm Trưởng ban tuyên truyền kháng chiến, Ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính đồng thời được cử làm Chủ tịch Mặt trận Liên việt Hà Tĩnh. Năm 1948, ông được bổ nhiệm làm Uỷ viên Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu IV; và trong Đại hội mặt trận Liên việt liên khu, ông được bầu làm Chủ tịch. Cũng trong năm ấy, tại Hội nghị văn hóa toàn quốc tổ chức ở Việt Bắc, ông được tiếp kiến Chủ tịch Hồ Chí Minh, và được vị Chủ tịch này tặng thơ. Võ Liêm Sơn mất ngày 22 tháng 12 năm 1949 (Kỷ Sửu), thọ 61 tuổi. Tác phẩm. Các tác phẩm của Võ Liệm Sơn đã xuất bản: Nhận xét. Nhận xét sơ lược về Võ Liêm Sơn, trên báo "Hà Tĩnh online" có đoạn viết: GS. Vũ Ngọc Khánh cũng có đoạn viết về ông: Thông tin liên quan. Được Hồ Chủ tịch tặng thơ. Đầu năm 1948, cụ Võ Liêm Sơn được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ra Việt Bắc. Sau khi gặp gỡ, chuyện trò, ông được Hồ Chủ tịch tặng bài thơ dưới đây: Được đặt tên đường. Theo "Dư địa chí Thừa Thiên Huế", thì tên Võ Liêm Sơn đã được dùng để đặt cho con đường ở khu vực phường Trường An, thành phố Huế.
1
null
Đảo Laysan (tiếng Anh: "Laysan Island", tiếng Hawaii: "Kauō") là một đảo san hô thuộc quần đảo Tây Bắc Hawaii, nằm cách Honolulu về phía tây bắc. Trong tiếng Hawaii, "Kauō" có thể để chỉ "lòng đỏ trứng" hay "lòng trắng trứng". Hiện tại đảo này nằm dưới sự quản lý hành chính của quận Honolulu, tiểu bang Hawaii, Hoa Kỳ. Địa lý. Đảo Laysan là một đảo hình bầu dục với chiều dài khoảng 2,6 km, chiều rộng 1,6 km, diện tích 4,1 km² và cao tối đa 12 m. Bao bọc xung quanh đảo là vùng rạn san hô có diện tích 4.530 km². Đảo Laysan và rạn san hô lân cận hình thành khoảng 17 triệu năm về trước khi lực địa chất nâng một rạn san hô vòng lên khỏi mặt biển. Trên đảo có một lớp cát san hô cố kết lỏng lẻo cùng các lớp đá san hô và đá phosphat ở mặt nam và mặt tây. Bãi biển tính từ mép nước dâng cao 4,6-5,5 m, sau đó trải phẳng với độ cao tối đa 9–12 m rồi dần thoải dốc về phía giữa đảo. Tại nơi này có một hồ nước siêu mặn chiếm diện tích khoảng 0,7 km². Lịch sử. Khai phá. Người bản địa Hawaii có thể đã biết đến đảo Kauō trước khi người Mỹ và người châu Âu đến đây vào đầu thế kỉ 19. Báo cáo đầu tiên về việc quan sát thấy đảo này là từ các tàu săn cá voi đến từ tiểu bang Massachusetts của Hoa Kỳ. Một số tài liệu gán công lao phát hiện ra đảo Laysan cho thuyền trưởng Stanyukovich của tàu "Moller" sau khi ông đến vẽ bản đồ đảo này vào năm 1828. Năm 1857, thuyền trưởng John Paty của tàu "Manuokawai" tuyên bố chiếm hữu đảo Laysan dưới danh nghĩa Vương quốc Hawaii. Năm 1859, thuyền trưởng Brooks của tàu "Gambia" du hành đến đảo. Trong nhật ký hàng hải của tàu, có đoạn ghi lại rằng trên đảo có phân chim nhưng "không đủ để đảm bảo cho bất cứ nỗ lực khai thác nào". Năm 1890, Vương quốc Hawaii cho phép George D. Freeth và Charles N. Spencer được khai mỏ phân chim trên đảo Laysan miễn là họ trả tiền thuê mỏ. Điều kiện làm việc tại các mỏ phân chim tuy rất vất vả nhưng có vẻ trữ lượng phân chim cao hơn mức ước lượng của thuyền trưởng Brooks. Mỗi ngày người ta khai thác được khoảng 100 "tấn" phân chim. Hoạt động khai thác này ảnh hưởng nghiêm trọng lên hệ sinh thái của đảo. Giáo sư William Alanson Bryan của Bảo tàng Bishop ước tính rằng có 10 triệu con chim biển trên đảo Laysan vào năm 1903, trong khi con số này vào tám năm sau đó chỉ còn lại hơn 1 triệu. Trong giai đoạn tám năm này, loài cọ "Pritchardia" đặc hữu của Laysan và loài đàn hương "Santalum ellipticum" đều bị tuyệt chủng. Năm 1894, một người đàn ông người Đức tên là Max Schlemmer chuyển đến sống trên đảo Laysan. Ông này thả thỏ nhà và chuột lang ra khắp đảo Laysan để gây đàn cung cấp nguồn nguyên liệu cho hoạt động chế biến thịt hộp trong tương lai. Đây là điểm cốt yếu gây nên sự suy sụp của hệ sinh thái đảo Laysan. Tuyệt chủng sinh vật. Lũ thỏ do Schlemmer mang tới đã nhanh chóng nảy nở về số lượng khiến chẳng mấy chốc thảm thực vật sẵn có trên đảo Laysan không thể đáp ứng nổi nhu cầu thức ăn của chúng. Những lời phàn nàn về vấn nạn thỏ cũng như nạn săn trộm chim đã thúc đẩy tổng thống Hoa Kỳ là Theodore Roosevelt ra quyết định biến quần đảo Tây Bắc Hawaii thành một khu bảo tồn chim vào năm 1909. Vào năm 1918, thảm thực vật trên đảo Laysan chỉ còn đáp ứng được nhu cầu của 100 con thỏ. Hai mươi sáu loài cây bị xoá sổ và loài chích cối xay Laysan ("Acrocephalus familiaris familiaris") biến mất vĩnh viễn. Năm 1923, đoàn thám hiểm Tanager tới đảo và cuối cùng lũ thỏ cũng bị diệt trừ. Số lượng cá thể chim trên đảo đã suy giảm còn 1/10 so với con số ban đầu. Nhiều loài cây cũng đã tuyệt diệt. Hai loài đặc hữu là vịt Laysan và sẻ Laysan sống sót được đến ngày nay nhưng thuộc nhóm loài cực kì nguy cấp. Diễn biến gần đây. Đảo Laysan là một đảo không có dân cư sinh sống, nằm dưới sự bảo vệ của Đạo luật Đời sống Tự nhiên Hawaii năm 1961 và Cục Hoang dã và Cá Hoa Kỳ - cơ quan đã gặt hái thành công trong việc tiêu diệt các loài gây hại và khôi phục trạng thái đảo về gần như thuở ban đầu. Đủ loại rác thải do tàu thuyền vứt bỏ đều trôi dạt lên bãi biển đảo Laysan, gây nên mối nguy đối với các loài chim do chúng có thể nuốt phải rác nhựa không tiêu hoá được. Điều gây tò mò là đa phần số rác này có nguồn gốc từ Nhật Bản (Greene 2006). Ngoài ra, vào thập niên 1990, các nhà sinh vật học tìm thấy một thùng đựng hoá chất carbofuran độc hại dạt vào bờ đảo và đã bị bung nắp, tạo nên một "khu vực chết" giết chết mọi thực thể sống tiếp cận vùng đó. Theo Rauzon (2001), khu vực này vẫn bị cấm vào. Diệt cỏ ngoại lai. Năm 1991, Cục Hoang dã và Cá Hoa Kỳ khởi động nỗ lực xoá sổ số cỏ ngoại lai thuộc chi "Cenchrus" - loại cỏ lấn át cỏ bản địa (vốn là môi trường sống của chim). Cỏ ngoại lai này do Quân đội Hoa Kỳ mang đến Laysan vào thập niên 1960. Dự án kết thúc vào năm 2000 và tiêu tốn 1 triệu đô la Mỹ. Sau khi giải quyết xong mối đe doạ về cỏ, Cục Cá và Hoang dã hi vọng phục hồi trạng thái nguyên thủy của đảo Laysan. Cục muốn mang loài cây "Pritchardia remota" từ đảo Nihoa sang để thay thế loài cây tương tự nhưng đã tuyệt chủng của Laysan. Kế đến Cục sẽ mang chích cối xay Nihoa sang thế chỗ cho loài chích cối xay Laysan đã tuyệt chủng. Các biện pháp này của Cục nhằm hướng tới hai mục tiêu: (1) khôi phục hệ sinh thái đảo Laysan về trạng thái thuở tiền công nghiệp và (2) bảo vệ hai loài sinh vật của Nihoa khỏi nguy cơ tuyệt chủng bằng cách gây tạo một quần thể thứ hai trên đảo Laysan. Trong trường hợp xảy ra hoả hoạn, dịch bệnh hay bão tố ở đảo Nihoa thì vẫn còn có thể khôi phục lại quần thể các loài này bằng cách chuyển một số cá thể từ đảo Laysan sang. "Sốt Laysan". Năm 1991, một số công nhân làm việc ở Laysan bị mắc một chứng bệnh lạ với triệu chứng sốt; tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng rất khác nhau: một phụ nữ đã phải sơ tán khỏi đây do bị sốt kéo dài trong khi những người khác thì chỉ biểu hiện các triệu chứng nhẹ. Theo tác giả Cedric Yoshimoto từ Trường Y tế Cộng đồng thuộc Đại học Hawaii ở Manoa thì "các quan sát đã xác định chứng bệnh mới trên người với tên gọi là "sốt Laysan". Chứng bệnh này có liên quan đến việc bị ve ký sinh trên chim biển là "Ornithodoros capensis" đốt". Khảo cổ. Năm 2003, một nhà khảo cổ đã tìm thấy phấn hoa của cây dừa sâu bên dưới hồ nước mặn của đảo Laysan khi nghiên cứu các cột trầm tích lấy từ đây. Phát hiện không mong đợi này đã làm dấy lên một số vấn đề. Trước đây, chưa có bằng chứng nào cho thấy rằng dừa có thể đã dạt đến bất kì đảo nào trong quần đảo Hawaii trước khi những nhà du hành người Polynesia tìm đến. Hơn nữa, chưa từng có bất kì một chứng cứ thực tế nào cho thấy rằng các cư dân Hawaii cổ đã thám hiểm xa ra khỏi phạm vi đảo Nihoa và đảo Necker. Việc xác định tuổi của mẫu trầm tích chứa phấn hoa dừa cho kết quả không chính xác; dẫu vậy, có vẻ chúng có niên đại vào khoảng 5.500 năm về trước, trong khi người châu Âu mới đến vùng biển Hawaii vào cuối thế kỉ 18. Tuy nhiên, cột trầm tích thu thập được từ đảo Guam ở Tây Thái Bình Dương cho thấy sự có mặt của dừa ở đó từ 9.000 năm trước, rất lâu trước khi con người đến định cư trên đảo. Có ý kiến giải thích rằng trong quá khứ người Hawaii đã biết đến các đảo này và sự tồn tại của phấn hoa có thể được hiểu là bằng cớ cho thấy người Hawaii đã ghé đến đảo Laysan. Rõ ràng là cần phải có phân tích chính xác hơn về niên đại của các lớp trầm tích để giải thích cho phát hiện này. Sinh vật đảo Laysan. Đảo Laysan là nơi có đa dạng sinh học cao. Vùng gian triều quanh đảo là nơi sinh sôi của vô số loài không xương sống, tảo và cá con. Người ta ghi nhận được 28 loài san hô cứng. Ở trên đảo, bên cạnh hai loài đặc hữu là vịt Laysan và sẻ Laysan thì còn có 18 loài chim khác đến Laysan làm tổ, nghỉ ngơi hay sinh sản. Trên đảo có các loài thực vật bản địa thuộc chi "Eragrostis", "Chenopodium", "Ipomea", "Sesuvium", "Cyperus" và "Mariscus".
1
null
Hồ Kiểng (27 tháng 12 năm 1926 - 3 tháng 4 năm 2013) là một Nghệ sĩ ưu tú điện ảnh nổi tiếng tại Việt Nam. Ông đạt kỷ lục Việt Nam cho danh hiệu "Người đóng vai phụ nhiều nhất Việt Nam". Ông đã đóng 208 phim, 304 vở kịch trên đài phát thanh, 48 vở kịch nói, 12 tuồng cải lương, vẽ 6 phim hoạt hình. Sự nghiệp. NSƯT Hồ Kiểng tên thật là Hồ Văn Kiểng sinh ngày 27 tháng 12 năm 1926 tại Phước Long, Giồng Trôm, Bến Tre. Tháng 8/1945, Hồ Kiểng vào quân ngũ, là chiến sĩ Tiểu đoàn 209 (Bến Tre) ; Tết năm 1946, ông dàn dựng và biểu diễn các tuồng cổ cổ vũ tinh thần chống giặc và được bà con yêu quý. Rồi ông được tuyển chọn vào Đoàn Cải lương Long Châu, đến năm 1949 ông được kết nạp Đảng. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc. Ở tuổi 29, ông mới bắt đầu xin theo học tại Đoàn kịch Điện ảnh Hà Nội trong vòng 4 năm. Dù không được coi là sinh viên chính thức, Hồ Kiểng vẫn chăm chỉ học diễn xuất và ra trường với bằng tốt nghiệp đàng hoàng. Năm 1959 đến 1962, ông công tác tại Xưởng phim Hoạt hình Việt Nam và tham gia đóng nhiều bộ phim; đặc biệt bộ phim "Chung một dòng sông" sản xuất năm 1959 đánh dấu lần đầu tiên xuất hiện trên màn ảnh của diễn viên Hồ Kiểng. Từ năm 1962 – 1975, ông là diễn viên của Đoàn kịch Điện ảnh Việt Nam, Đoàn Kịch nói Nam bộ. Sau năm 1975 ông về công tác ở Đài Truyền hình TPHCM cho đến năm 1987 nghỉ hưu. Ông từng giữ vai trò Chủ nhiệm phim Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và Chủ nhiệm Đoàn ca múa nhạc Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Ghi nhận. Trong quá trình tham gia hoạt động cách mạnh ông được nhà nước trao tặng: Huân chương Chiến sĩ Tự vệ hạng 3 Năm 1992, Hồ Kiểng được bình chọn là "Diễn viên đa tài đóng được nhiều loại vai chính diện cũng như phản diện". Năm 1997, Hồ Kiểng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Ngày 6 tháng 8 năm 2005, Đài Truyền hình TPHCM phối hợp cùng Nhà Văn hóa Thanh niên TPHCM tổ chức chương trình Những cánh chim không mỏi tri ân NSƯT Hồ Kiểng “Hai trái tim một nhịp đập”. Năm 2006, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận ông là "Nghệ sĩ đóng nhiều vai phụ trong nhiều bộ phim Việt Nam nhất". Hơn 50 năm theo đuổi, Hồ Kiểng đã đóng đủ loại vai, từ phản diện, ác ôn như Đồn trưởng trong "Rừng xà nu", kẻ chỉ điểm Ba Phi trong "Hòn Đất", Gián điệp G5 trong "Ván bài lật ngửa"... đến các loại vai nghèo hèn, dễ lấy thương cảm của người xem như vai ăn mày, đạp xích lô, bác nông dân của "Đất phương Nam hay" "Người đẹp Tây Đô, Những nẻo đường phù sa," "Đất khách," "Xóm cũ," "Lẵng hoa tình yêu," "Dòng đời," "Nữ tướng cướp," "Blouse trắng"... Cuộc sống riêng. Ông từng kết hôn bốn lần, có được bốn người con nhưng cuối đời ông đơn độc. Hai người con đã mất, hai người còn lại đã yên bề gia thất nhưng ông không ở cùng. Người vợ đầu tiên kết hôn khi ông 18 tuổi có với nhau một cô con gái nhưng yểu mệnh qua đời; rồi người vợ trẻ cũng bỏ ông theo một Đồn trưởng giàu có. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và quen biết một cô gái Thanh Hóa và lần lượt sinh được hai người con, nhưng không may một người con mắc bệnh hiểm nghèo rồi mất. Trong lần về quê xin cha mẹ nhận dâu con, ông dẫn vợ con vào nam ở tạm thì vợ ông quen biết và đi theo một người bán vàng trên thành phố. Hai người li hôn và đến khi ông ra Cao Bằng đóng phim "Rừng Xà Nu" và bị tai nạn trong quá trình làm phim, ông gặp một nữ hộ lý người Tày là mẹ đơn thân. Sau nhiều năm chữa trị, khi bình phục ông gửi thư cảm ơn cho cô hộ lý năm xưa, nhưng bà lại hiểu nhầm rằng ông muốn xin cô con gái của bà làm vợ. Dù ông cố giải thích nhưng bà vẫn để Mai Khanh -tên cô con gái- lại cho ông, để tránh thị phi vì ở khu tập thể, ông đã thuê nhà riêng cho cô gái. Vài tháng sau lúc này Mai Khanh đang mang bầu, mẹ của cô đên thăm biết chuyện và thúc giục Hồ Kiểng lên Cao Bằng làm lễ cưới. Ông tìm lí do trì hoan, nhưng rồi người mẹ sau đó đã đưa cô gái về quê và gả cho người khác, không lâu sau Mai Khanh sinh cho ông một cô con gái. Hai người có gặp nhau một lần khi người con gái vào nam tìm ông khi 17 tuổi. Cuộc hôn nhân cuối cùng của ông cũng trắc trở, người vợ thứ tư của ông thích sống ở nước ngoài nên ông đã khuyên bà đi lấy một người ở nước ngoài phù hợp để đi định cư. Năm 1992, họ li hôn khi người phụ nữ tìm được người đàn ông như bà mong muốn, nhưng khi được xuất cảnh thì bà lại bị người ta bỏ rơi và quay về với Hồ Kiểng. Suốt mấy chục năm cuối đời, ông cùng vợ sống tại căn phòng, vốn là căn phòng chứa máy phát điện của khu tập thể Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. NSƯT Hồ Kiểng mất lúc 17h, ngày 3/4/2013, tại Bệnh viện Nguyễn Trãi, Thành phố Hồ Chí Minh do căn bệnh tim tái phát.
1
null
Lỗ thở (tiếng Anh: spiracle, phiên âm IPA hoặc ) là những lỗ trên bề mặt cơ thể của một số loài động vật, thông thường nối thông trực tiếp tới hệ hô hấp của con vật đó. Lỗ thở của động vật có xương sống. Lỗ thở xuất hiện trong một số loài cá, là hai lỗ nhỏ nằm ngay sau hai mắt của con vật. Trong các loài cá không hàm nguyên thủy, khe mang đầu tiên ngay sau miệng giống như các khe mang còn lại, tuy nhiên trong quá trình tiến hóa với sự xuất hiện của hàm trong các nhóm động vật tiến hóa cao hơn, khe mang này bị "kẹt" đường giữa ống mang ở phía trước nhất của cơ thể (nay đã trở thành hàm của con vật) và đường ống mang nằm kế sau nó (tiền thân của xương móng hàm của cá với chức năng nâng đỡ khớp bản lề của hàm và gắn kết hàm với hộp sọ). Khe mang trước này cuối cùng bị đóng kín từ phía dưới, và phần còn lại của nó là một cơ quan nhỏ dạng lỗ, chính là cơ quan "lỗ thở" của nhiều loài cá ngày nay. Lỗ thở này hiện diện trong tất cả các loài cá sụn ngoại trừ bộ "Chimaeriformes", và trong một số loài cá xương nguyên thủy như (cá vây tay, cá tầm và cá nhiều vây). Lỗ thở có tác dụng bơm nước chứa ôxi vào mang trong trường hợp các loài cá sụn bơi chậm. Nó cũng hoạt động như là lỗ dạng tai trong phân lớp lưỡng cư đã tuyệt chủng "Labyrinthodontia", và được cho là có liên hệ với lỗ tai của các loài động vật có màng ối và ếch. Lỗ thở của động vật Ngành Chân khớp. Côn trùng và một số loài nhện có các lỗ khí nằm trên bề mặt của bộ xương ngoài bao phủ chúng, nhờ đó giúp con vật có thể dẫn khí vào trong khí quản. Trong hệ hô hấp của côn trùng, các khí quản này cung cấp khí trực tiếp đến các mô của cơ thể. Lỗ thở của động vật chân khớp đóng mở nhờ vào các cơ xung quanh lỗ thở, khi cơ co thì lỗ thở đóng lại và cơ dãn thì lỗ mở ra. Sự co giãn của cơ được điều khiển bởi hệ thần kinh trung ương nhưng cũng có thể là kết quả của một phản ứng trước các kích thích cục bộ. Một số côn trùng sống dưới nước có thể có cơ chế đóng mở lỗ thở khác đi nhằm ngăn chặn nước tràn vào khí quản. Ngoài ra lỗ thở cũng có thể được bao phủ bởi nhiều lông nhằm hạn chế bớt dòng khí đi vào cơ thể gây mất nước.
1
null
Raj Chetty (4/8/1979) là một giáo sư kinh tế Đại học Harvard và từng là giáo sư tại Đại học California, Berkeley. Năm 2013, Raj Chetty đã giành giải thưởng kinh tế danh tiếng dành cho các tài năng trẻ Hoa Kỳ, giải John Bates Clark. Ông được phong giảng viên thường xuyên ở tuổi 28 và được chấp nhận tại 29, trở thành một trong những người trẻ nhất làm như vậy trong lịch sử của bộ phận kinh tế của Đại học Harvard. Chetty đã xuất bản một số bài báo trên các tạp chí có uy tín, trong đó có "American Economic Review", "Quarterly Journal of Economics", và "Journal of Political Economy". Ông là một 2012 MacArthur Fellow. Năm 2013, ông được trao giải John Bates Clark. Công trình được vinh danh của Raj Chetty bao gồm chính sách thuế, tỉ lệ thất nghiệp, bảo hiểm xã hội và giáo dục. Raj Chetty Ông sinh ra ở New Delhi năm 1979 và đến Hoa Kỳ khi lên 9 tuổi. Sau khi tốt nghiệp từ University School of Milwaukee, Chetty nhận bằng cử nhân từ Đại học Harvard năm 2000 và tiếp tục nhận bằng tiến sĩ năm 2003, cũng từ Harvard. Khi là sinh viên năm hai đại học, thầy của ông là Martin Feldstein khuyên ông theo đuổi ý tưởng của mình sau khi đề xuất một ý tưởng khác thường cho rằng lãi suất cao hơn đôi khi dẫn đến đầu tư cao hơn. Năm 2003, lúc 23 tuổi, Chetty trở thành phó giáo sư kinh tế tại Đại học California, Berkeley, được phong giáo sư ở đó năm 27 tuổi. Ông là giáo sư kinh tế tại Đại học Harvard ở Cambridge, tiểu bang Massachusetts từ năm 2009 và thành giáo sư giảng dạy năm 29 tuổi và giám đốc của Lab for Economic Applications and Policy.
1
null
Marathon Boston là một giải marathon hàng năm diễn ra ở một vài đô thị thuộc Vùng đô thị Boston ở tiểu bang Hoa Kỳ Massachusetts. Giải được tổ chức vào Ngày Yêu nước, ngày thứ Hai của tuần thứ ba trong tháng 4. Năm đầu tiên tổ chức là 1897, do những nhà chức trách lấy cảm hứng từ cuộc thi marathon thành công trong Thế vận hội Mùa hè 1896. Cuộc thi Marathon Boston là sự kiện chạy marathon hàng năm lâu đời nhất trên thế giới, và được xếp hạng vào một trong những sự kiện chạy thi nổi tiếng nhất. Nó là một trong sáu "Cuộc thi Marathon lớn trên thế giới" (World Marathon Majors). Từ 1897, Hiệp hội vận động viên Boston (B.A.A.) là tổ chức phi lợi nhuận quản lý sự kiện này. Những vận động viên điền kinh chuyên nghiệp hay nghiệp dư từ khắp nơi trên thế giới đều có thể tham dự cuộc thi Marathon Boston hàng năm. Họ vượt qua những đoạn đường địa hình đồi của New England và trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau để hoàn thành cuộc thi. Sự kiện thu hút khoảng 500.000 người mỗi năm, và là một sự kiện thể thao được nhiều người xem nhất ở vùng New England. Tuy ban đầu chỉ có 18 vận động viên tham gia năm 1897, cho đến nay có khoảng 20.000 vận động viên đăng ký mỗi năm, với 26.895 vận động viên tham gia năm 2011. Cuộc thi Marathon Boston Thế kỷ năm 1996 được tổ chức với kỷ lục trở thành cuộc thi marathon lớn nhất cho đến lúc đó với 38.708 người đăng ký, 36.748 người xuất phát, và 35.868 về đến đích. Trong cuộc thi Marathon Boston 2013 ngày 15 tháng 4, đã có một vụ đánh bom khiến 3 người thiệt mạng.
1
null
Phòng cháy chữa cháy (viết tắt là PCCC) là tổng hợp các biện pháp, giải pháp kỹ thuật nhằm loại trừ hoặc hạn chế đến mức tối đa các nguy cơ xảy ra cháy, nổ, đồng thời tạo các điều kiện thuận lợi, phù hợp cho công tác cứu người, cứu tài sản, chữa cháy, chống cháy lan hiệu quả và làm giảm thiểu tối đa các thiệt hại do cháy, nổ gây ra. Phòng cháy chữa cháy tiếng Anh được dịch tạm là Fire Fighting and Prevention. Phòng cháy chữa cháy (PCCC) được hiểu một cách tổng quan là toàn bộ những thiết bị phòng cháy, chữa cháy. Những hoạt động chữa cháy, và những hoạt động đảm bảo, hạn chế thấp nhất nguy cơ cháy nổ xảy ra. Đó là trách nhiệm của toàn bộ mọi người, của mọi công dân. Bất kể ai không đảm bảo được an toàn cháy nổ tại nơi mình đang làm việc, sinh sống đều phải chịu tránh nhiệm. Điều này đã được quy định rất rõ tại Luật Phòng cháy chữa cháy do quốc hội ban hành. Thẩm duyệt và nghiệm thu phòng cháy chữa cháy. Căn cứ theo các văn bản pháp luật hiện hành, cần tiến hành công tác thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy (PCCC) các cơ sở thuộc diện thiết kế, thẩm duyệt về phòng cháy trước khi xây dựng công trình. Trong quá trình thi công, cần thẩm duyệt bổ sung thiết kế PCCC khi có sự thay đổi về thiết kế so với bản vẽ nộp cho đơn vị Cảnh sát PCCC. Theo các chuyên gia từ Công ty cô phần quốc tế BAT Việt Nam thì nghiệm thu PCCC là một thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan cảnh sát PCCC. Theo đó, các công trình thuộc diện bắt buộc làm thủ tục này sau khi thực hiện xong các phần việc liên quan sẽ cần phải được Cảnh sát PCCC kiểm tra, đánh giá và chấp nhận. Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là một phần việc trong nghiệm thu tổng thể công trình. Một công trình để được cấp giấy nghiệm thu PCCC cần thực hiện theo trình tự các công việc: Đối với các phần việc trên đòi hỏi phải có chuyên môn về PCCC mới thực hiện được. Do đó, nếu bạn là chủ đầu tư thì việc đơn giản nhất là thuê một đơn vị dịch vụ đủ năng lực để thay bạn thực hiện tất cả những công việc trên đến khi cấp văn bản nghiệm thu PCCC của cơ quan chức năng. Hồ sơ thẩm duyệt PCCC. Theo quy định từ Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Nghị định 136/2020/NĐ-CP: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy) hồ sơ thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy phải bao gồm: Đối với một số trường hợp đặc biệt khác, cơ quan chức năng sẽ yêu cầu cung cấp thêm một số loại giấy tờ khác. Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp mà việc cấp giấy thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy còn yêu cầu một số giấy tờ sau: – Với những địa điểm xây dựng công trình gồm: + Văn bản đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng của chủ đầu tư (nêu rõ quy mô xây dựng, đặc điểm của công trình) + Bản vẽ, tài liệu chi tiết về địa hình, khí hậu của khu đất, các công trình giáp danh nếu có – Đối với thiết kế công trình: + Giấy phép đầu tư và chứng chỉ quy hoạch (bản sao công chứng) + Các bản vẽ thiết kế kiến trúc công trình. – Nơi tiếp nhận và giải quyết hồ sơ: Cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tại Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. – Thời hạn giải quyết: 20-30 ngày làm việc(hoặc ghi trên giấy hẹn). – Lệ phí: (tùy địa phương). Hồ sơ nghiệm thu PCCC. Theo quy định từ cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy (Nghị định 136/2020/NĐ-CP: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy) hồ sơ xin nghiệm thu phòng cháy chữa cháy phải bao gồm: Đối với một số trường hợp đặc biệt khác, cơ quan chức năng sẽ yêu cầu cung cấp thêm một số loại giấy tờ khác. Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp mà việc cấp giấy nghiệm thu phòng cháy chữa cháy còn yêu cầu một số giấy tờ sau: – Đối với thiết kế công trình: + Giấy phép đầu tư và chứng chỉ quy hoạch (bản sao công chứng) + Các bản vẽ thiết kế hệ thống PCCC những hạng mục đặc biệt (kho gas, máy phát điện, trạm biến áp...) – Nơi tiếp nhận và giải quyết hồ sơ: Cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tại Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. – Thời hạn giải quyết: 20-30 ngày làm việc(hoặc ghi trên giấy hẹn). – Lệ phí: (tùy địa phương). Phòng cháy chữa cháy tại cơ sở. Trên quan điểm phòng ngừa tích cực, phòng ngừa chủ động, có thể chỉ ra rằng công tác phòng cháy tại cơ sở: "là hệ thống các biện pháp, giải pháp về tổ chức, kỹ thuật của người đứng đầu nhằm loại trừ hoặc hạn chế các điều kiện hoặc nguyên nhân gây cháy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan và dập tắt đám cháy xảy ra trong cơ sở." Căn cứ Điều 20 Luật PCCC và Điều 7 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, theo điều kiện an toàn PCCC thì công tác PCCC tại cơ sở bao gồm các nội dung: Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác phòng cháy tại cơ sở;. + Xây dựng, ban hành nội quy, quy định PCCC; + Thành lập, duy trì hoạt động đội PCCC cơ sở; + Lập, thực tập phương án chữa cháy; + Đầu tư kinh phí, trang bị phương tiện PCCC; + Tổ chức công tác tự kiểm tra an toàn về PCCC tại cơ sở; + Xử lý vi phạm quy định về PCCC tại cơ sở; + Lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC. Việc duy trì tình trạng an toàn không để xảy ra cháy, xét về thực chất đó là sự tác động tích cực của con người nhằm phòng cháy tại cơ sở, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả nếu có cháy xảy ra và tạo điều kiện thuận lợi cho việc cứu người, cứu tài sản. Chẳng hạn, cơ sở có tính nguy hiểm cháy, nổ cao trong quá trình hoạt động song dưới sự tác động, duy trì của con người, thiết bị kỹ thuật sẽ chuyển về mức thấp hơn là nguy hiểm cháy; nếu cơ sở chỉ có nguy hiểm cháy thì chuyển về mức không hoặc ít nguy hiểm cháy. Hoạt động đó là kết quả do sự tác động tích cực từ phía Nhà nước và sự tự giác thực hiện của các chủ thể và đó là kết quả của quá trình tổ chức công tác phòng cháy tại cơ sở. Từ nhận thức về các khái niệm nêu trên và yêu cầu công tác đảm bảo an toàn PCCC, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở trong công tác phòng cháy, tổ chức công tác phòng cháy tại cơ sở: "Là những hoạt động của người đứng đầu cơ sở về tổ chức thực hiện các nội dung công tác phòng cháy nhằm loại trừ, hạn chế các yếu tố, điều kiện gây cháy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan và dập tắt đám cháy xảy ra trong cơ sở."
1
null
Giuse Đinh Đức Đạo (sinh 1945) là một giám mục Công giáo người Việt, ông từng đảm nhiệm chức vụ giám mục chính tòa Giáo phận Xuân Lộc (2016-2021). Trước đó, ông từng là giám mục phụ tá (2013-2015) và giám mục phó (2015 - 2016) của giáo phận này. Trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, Giám mục Giuse Đinh Đức Đạo đảm nhận vai trò viện trưởng Học viện Công giáo Việt Nam và từng là Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công giáo (nhiệm kì 2013-2016, 2016 - 2019). Giám mục Giuse Đinh Đức Đạo sinh năm 1945 tại Nam Định, từ sớm đã vào Tiểu chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê Bùi Chu, sau đó vào Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn trong vòng một năm thì đi du học tại Rôma. Năm 1971, ông được truyền chức linh mục tại Sài Gòn. Sau khi được truyền chức, linh mục Đạo tiếp tục sang du học Rôma và ở tại đây cho đến năm 2009. Trong gần 50 năm tại Rôma, linh mục Đạo giữ nhiều chức vụ như: phó giám đốc rồi giám đốc Trung tâm Linh hoạt Truyền giáo Quốc tế (C.I.A.M.), giám đốc linh đạo của Foyer Phaolô VI, giám đốc Văn phòng phối kết Tông đồ Mục vụ Việt Nam hải ngoại; tại Bộ Truyền giáo, ông là thành viên tư vấn Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại Liên tôn... Trong thời gian này, ông còn được phong tước Đức Ông. Trở về Việt Nam năm 2009, ông kiêm nhiệm thêm chức Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc. Ngày 28 tháng 2 năm 2013, Giáo hoàng Biển Đức XVI bổ nhiệm Đức ông Giuse Đinh Đức Đạo làm giám mục phụ tá Giáo phận Xuân Lộc. Lễ tấn phong giám mục cho ông diễn ra ngày 5 tháng 4 năm 2013. Tiếp nối sau đó, tháng 6 năm 2015, Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm Giám mục Đạo làm giám mục phó giáo phận này, đến tháng 5 năm 2016, ông chính thức trở thành giám mục chính tòa Giáo phận Xuân Lộc khi giáo hoàng chấp thuận đơn từ nhiệm của Giám mục chính tòa Đa Minh Nguyễn Chu Trinh. Ngày 6 tháng 6 năm 2019, Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm ông làm thành viên Thánh bộ Giáo dục Công giáo, trực thuộc Giáo triều Rôma. Ngày 8 tháng 7 năm 2020, ông được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn. Thân thế và tu tập. Giám mục Đinh Đức Đạo sinh ngày 2 tháng 3 năm 1945 tại giáo xứ Thức Hóa, giáo phận Bùi Chu, thuộc xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Từ thuở nhỏ, vị giám mục đã vào học tại Tiểu chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê Bùi Chu năm 1957 hoặc 1961. Sau thời gian học tại Tiểu chủng viện, ông được vào Đại chủng viện Sài Gòn và học tại đây trong vòng từ năm 1964 đến năm 1965. Năm 1965, ông được cử đi du học tại Rôma và học tại Đại học giáo hoàng Roma đến năm 1971 thì tốt nghiệp. Linh mục. Thầy Giuse Đinh Đức Đạo đã được thụ phong linh mục vào ngày 27 tháng 3 năm 1971, thuộc Tổng giáo phận Sài Gòn. Ngay trong năm được chịu chức, tân linh mục Giuse Đạo đã được cử tiếp tục đi du học Rôma và ông đã tốt nghiệp năm 1976 với văn bằng "Tiến sĩ thần học luân lý" tại Đại học Alfonsianum. Trong thời gian tu học, linh mục Đạo cư ngụ tại Đại học giáo hoàng Thánh Phêrô. Sau khi nhận văn bằng tại Đại học Alfonsianum Rôma, ông được giữ lại và được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó giám đốc Trung tâm Linh hoạt Truyền giáo Quốc tế (C.I.A.M.) từ năm 1976 đến khi trở thành Giám đốc Trung tâm này vào năm 2007. Song song với chức vụ Giám đốc Trung Tâm linh hoạt Truyền giáo, từ năm 1980 đến năm 2009, ông còn thêm nhiệm chức vụ Giáo sư tại Phân khoa Truyền giáo - Đại học giáo hoàng Urbano, và Viện Giáo lý và Linh đạo Truyền giáo. Từ năm 1981 đến năm 2007, ông còn là Giám đốc linh đạo của Foyer Phaolô VI. Ngoài ra, Trong khoảng thời gian từ năm 1982 đến năm 1983, ông học và tốt nghiệp văn bằng thứ hai là "Tiến sĩ Truyền giáo học" tại Đại học giáo hoàng Gregoriana, cư ngụ tại Đại học giáo hoàng Urbano. Sinh sống tại Rôma, ông kiêm nhiệm nhiều chức vụ song hành: Ngoài những chức vụ nêu trên, thì từ năm 1987 đến năm 1993, ông còn là thành viên Hội đồng Quốc tế về Giáo lý (COINCAT) thuộc Bộ Giáo sĩ. Từ năm 1992 đến năm 2001, ông là Thành viên Tổ chức "Nostra Aetate" thuộc Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại Liên tôn. Trong khoàng thời gian từ năm 1995 đến năm 2000, ông là thành viên Ủy ban Mục vụ Năm Thánh 2000. Từ năm 1999 đến năm 2005, ông là Giám đốc Văn phòng phối kết Tông đồ Mục vụ Việt Nam hải ngoại, tại Bộ Truyền giáo. Ngoài ra, từ năm 2001 đến năm 2012, ông là thành viên tư vấn Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại Liên tôn. Trở về nước theo lời mời của Giám mục chính tòa Giáo phận Xuân Lộc Đa Minh Nguyễn Chu Trinh để giữ chức vụ Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc, ngày 15 tháng 9 năm 2009, Đức ông Đinh Đức Đạo về nước, chính thức nhận nhiệm vụ này. Đức ông Đạo về làm Giám đốc thay thế linh mục giám đốc Đại chủng viện là Giuse Nguyễn Năng đã được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục chính tòa Giáo phận Phát Diệm vào tháng 7 cùng năm. Giám mục. Giám mục phụ tá Xuân Lộc. Công bố. Ngày 28 tháng 2 năm 2013, trước khi thoái vị, Giáo hoàng Biển Đức XVI đã bổ nhiệm Đức ông Giuse Đinh Đức Đạo làm Giám mục hiệu tòa Gadiaufala, Giám mục phụ tá Giáo phận Xuân Lộc. Đây là lần bổ nhiệm Giám mục cuối cùng của Giáo hoàng Biển Đức XVI trước khi ông từ nhiệm sứ vụ giáo hoàng. Văn phòng Tòa Giám mục Xuân Lộc ngày 16 tháng 3 năm 2013 thông báo việc phong chức cho Tân giám mục Phụ tá Giuse sẽ được cử hành vào ngày 5 tháng 4 năm 2013, dịp kết thúc Hội nghị thường niên lần I năm 2013 của Hội đồng Giám mục Việt Nam tại Bà Rịa. Ý nghĩa huy hiệu và Khẩu hiệu Giám mục. Tân giám mục Đinh Đức Đạo đã chọn khẩu hiệu Giám mục của mình là "Này là Mình Thầy" cùng hình ảnh logo, ông cho rằng chúng có một số ý nghĩa sâu sắc, ông giải nghĩa như sau: Lễ Tấn phong. Ngày 5 tháng 4 cùng năm, ông được tấn phong Giám mục với khẩu hiệu: "Này là mình Thầy" (Hoc est Corpus Meum) bởi Giám mục chính tòa Giáo phận Xuân Lộc Đa Minh Nguyễn Chu Trinh và hai Giám mục phụ phong là Giám mục Phó Giáo phận Bùi Chu Tôma Aquinô Vũ Đình Hiệu và Giám mục Phụ tá Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh Phêrô Nguyễn Văn Khảm. Tham dự Thánh Lễ tấn phong có đầy đủ các giám mục từ 25 giáo phận còn lại, trong đó có Tổng giám mục Leopoldo Girelli, đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam, Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng giám mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, và các Giám mục, linh mục, Tu sĩ nam nữ, thân nhân của ông cùng toàn thể khách mời. Ước tính con số tham dự Lễ tấn phong Giám mục cho ông khoảng 10.000 người đến 15.000 người. Các lễ Tạ ơn và công việc mục vụ. Vào ngày 23 tháng 4, ngay sau khi được tấn phong, tân giám mục đã sắp xếp và về quê hương Thức Hóa - Bùi Chu làm lễ Tạ ơn. Đồng tế với giám mục Đạo, còn có giám mục chính tòa Nguyễn Chu Trinh, giám mục chính tòa Giáo phận Bùi Chu Giuse Hoàng Văn Tiệm, giám muc Phó Bùi Chu Tôma Aquinô Vũ Đình Hiệu, Giám mục Lạng Sơn Giuse Đặng Đức Ngân, giám mục Bắc Ninh Cosma Hoàng Văn Đạt, giám mục Phụ tá Hà Nội Lôrensô Chu Văn Minh, giám mục Thanh Hóa Giuse Nguyễn Chí Linh. Tân giám mục Đinh Đức Đạo đã đến Minnesota, Hoa Kì vào ngày 9 tháng 6 năm 2013 để thăm lại gia đình mình lần đầu trong cương vị giám mục, sau đó, ông cũng đến Philadelphia thăm đồng hương Thức Hóa của ông. Tại đây, ông chủ sự lễ Tạ ơn của mình, đồng tế với ông có 14 linh mục Việt Nam và 3 linh mục Hoa Kỳ. Ngoài ra, trong thánh lễ còn có hai thầy Phó Tế vĩnh viễn Việt Nam phụ tế. Tham dự lễ có khoảng 600 giáo dân thuộc thành phố Philadelphia và vùng phụ cận. Vào kì Đại hội Hội đồng Giám mục Việt Nam XII diễn ra từ ngày 7 đến ngày 11 tháng 10 năm 2013, Giám mục Đinh Đức Đạo được chọn làm Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công giáo trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Giám mục Phó Giáo phận Xuân Lộc. Vào lúc 12 giờ Rôma (tức 17 giờ Việt Nam) ngày 04 tháng 6 năm 2015, Phòng Báo chí Toà Thánh đã công bố thông tin về việc bổ nhiệm Giám mục Phụ tá Giáo phận Xuân Lộc Giuse Đinh Đức Đạo làm Giám mục phó Giáo phận Xuân Lộc, với quyền kế vị. Giám mục Đạo đương nhiên kế vị giám mục Đa Minh Nguyễn Chu Trinh khi giám mục này qua đời, từ nhiệm hay bị thuyên chuyển hay nói cách khác là giáo phận Xuân lộc trống tòa. Ngay ngày hôm sau, Tòa giám mục Xuân Lộc ra thông báo được soạn thảo bởi Giám mục Đa Minh Nguyễn Chu Trinh thông báo tin vui cho giáo phận, đồng thời hướng dẫn đọc kinh nguyện thánh thể theo chức vụ mới của Giám mục Đạo, và dành lễ cầu nguyện cho Tân giám mục Phó. Ngày 3 tháng 8 năm 2015, ông trở thành Viện trưởng Học viện Công giáo Việt Nam. Việc thành lập Học viện Công giáo được xem là một bước ngoặt lịch sử của Công giáo tại Việt Nam. Vì sau năm 1975, chính quyền Việt Nam ra lệnh đóng cửa các cơ sở giáo dục Công giáo tại miền Nam Việt Nam. Ông khá lạc quan tự tin về "làn gió mới này". Trong một cuộc phỏng vấn giám mục Đạo bày tỏ niềm tin về mối quan hệ ngày càng tốt đẹp giữa Vatican - Việt Nam đã là bước đệm để thành lập học viện này, ông cho rằng:"Bước đầu tiên được thể hiện bằng việc thành lập một viện mới có thể dẫn đến việc thành lập một trường đại học thực thụ với một số khoa. "Trong khi Toà Thánh luôn tỏ ra sẵn sàng đối thoại, chính phủ cũng có ý định cải thiện mối quan hệ với Toà Thánh: những mong muốn này là có lợi, đó là điều tốt cho Giáo hội địa phương." Đầu tháng 10 năm 2015, ông được chọn tham dự Thượng hội Đồng Giám mục thế giới với Tổng giám mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh Phaolô Bùi Văn Đọc với tư cách Đại diện cho Hội đồng Giám mục Việt Nam. Ngày 2 tháng 4 năm 2016, Giám mục Phó Giuse Đinh Đức Đạo đồng tế lễ mừng kim khánh 50 năm linh mục của Giám mục Chính Đa Minh Nguyễn Chu Trinh, sau đó ông về quê hương Thức Hóa, thuộc Giáo phận Bùi Chu của mình, ông đến đây vào lúc 16 giờ 30 chiều. Ông đã đến nghĩa trang thắp hương cho cha và ông bà mình cũng như cầu nguyện cho họ. Sau đó, ông chủ sự thánh lễ, đồng tế với Giám mục Đạo có linh mục quản hạt chính tòa Xuân Lộc, 2 linh mục là giáo sư Đại Chủng viện Xuân Lộc và linh mục quản lí Đền thánh Thức Hóa. Tham dự thánh lễ có các nam nữ tu sĩ đến từ giáo phận Xuân Lộc, các sơ dòng Mến Thánh Giá, dòng Thăm Viếng, dòng Đaminh thuộc các sở dòng trong giáo phận Bùi Chu và đông đảo cộng đoàn Thức Hóa. Ông cũng đã hứa sẽ trở lại nơi đây dịp kỉ niệm 100 năm xây dựng Thánh đường vào năm 2017. Giám mục chính tòa Giáo phận Xuân Lộc. Vào lúc 12 giờ Vatican, tức 17 giờ Việt Nam ngày 7 tháng 5 năm 2016, Phòng báo chí Tòa Thánh loan tin Giáo hoàng Phanxicô đã chấp thuận cho Giám mục chính tòa Giáo phận Xuân Lộc Đa Minh Nguyễn Chu Trinh (76 tuổi) nghỉ hưu, Giám mục Phó Giuse Đinh Đức Đạo đương nhiên kế vị giám mục chính tòa Giáo phận Xuân Lộc theo Giáo luật. Giám mục Đinh Đức Đạo sẽ là người cha tinh thần của giáo dân giáo phận Xuân Lộc, nơi đông giáo dân nhất Việt Nam, khoảng 940.080 người. Giáo phận Xuân Lộc cũng có 248 giáo xứ, 545 linh mục triều và dòng, 145 đại chủng sinh, và hơn 1.800 nữ tu theo Niêm giám năm 2016 của Tòa Thánh. Được biết, Giám mục Đinh Đức Đạo là Giám mục chính tòa thứ năm của giáo phận này. Giám mục Giuse Đinh Đức Đạo ngoài tiếng Việt còn nói thông thạo tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh, tiếng Pháp, đọc hiểu tiếng La tinh và tiếng Đức. Ngày 31 tháng 5 năm 2016, ông dâng lễ chính thức nhận sứ vụ Giám mục chính tòa. Đồng tế với Tân giám mục chính tòa có hơn 300 linh mục, các Đức Ông, và các 6 giám mục, trong đó có Đại diện Tòa Thánh Leopoldo Girelli, Giám mục Đa Minh Nguyễn Chu Trinh, Nguyên giám mục chính tòa Xuân Lộc. Ngày 10 tháng 6, sau khi chính thức chấp chính giáo phận, Tân giám mục chính tòa Giuse Đinh Đức Đạo ra thư bổ nhiệm các chức danh của Giáo phận bị khuyết, cũng là các chức vụ thời còn làm Giám mục Phó của ông. Cụ thể, giám mục Đạo chọn linh mục Gioan Đỗ Văn Ngân, hiện là Phó Giám đốc Ban Triết học Đại chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc làm linh mục Tổng Đại diện Giáo phận Xuân Lộc, linh mục Giuse Đệ Đoàn Viết Thảo, hiện là Phó Giám đốc Ban Thần học Đại chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc làm Giám đốc Đại chủng viện này. Trong kì họp Đại hội Hội đồng Giám mục Việt Nam XIII tại Trung tâm mục vụ Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 3 đến 7 tháng 10 năm 2016, các giám mục nhất trí tiếp tục chọn ông làm Giám mục Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công giáo thêm một nhiệm kì 2016 - 2019, sau nhiệm kì 2013 - 2016 với cùng chức vụ. Ngày 2 tháng 3 năm 2017, giám mục Giuse đã gặp gỡ nhóm Nhóm Lửa Yêu Thương, là một nhóm giới trẻ muốn tham gia vào công cuộc truyền đạo tại Tòa giám mục Giáo phận Xuân Lộc. Ông cũng chỉ dẫn cho công việc cụ thể mà nhóm này đang đặt ra có thể đạt hiệu quả hơn và quan trọng là được chuẩn nhận khi trình lên ông và sau khi được ông và Hội đồng Giám mục Việt Nam chuẩn y. Ngày 2 tháng 5 năm 2017, Tòa Thánh đã chấp nhận lời khẩn khoản của Giám mục Đinh Đức Đạo, là xin cho Giáo phận Xuân Lộc có một giám mục Phụ tá, để cộng tác với ông trong công việc mục vụ. Tòa Thánh đã quyết định chọn linh mục Tổng đại diện Gioan Đỗ Văn Ngân làm Giám mục Hiệu tòa Buleliana, Giám mục Phụ tá Giáo phận Xuân Lộc. Lễ Tấn phong tân giám mục Phụ tá Gioan do Giám mục Đạo làm chủ tế, đồng thời là chủ phong cho Tân giám mục, Thánh lễ này cử hành một tháng sau đó, ngày 1 tháng 6. Trong hai ngày từ 26 đến 27 tháng 2 năm 2018, giám mục Đinh Đức Đạo cùng tất cả các giám mục Việt Nam tập trung chuẩn bị cho chuyến viếng thăm Ad limina tại Roma để viếng mộ 2 thánh tông đồ Phaolô và Phêrô theo giáo luật 5 năm một lần. Trước đó đoàn các giám mục ghé Paris thăm và làm việc với hội thừa sai Paris và đại học công giáo Paris, đồng thời gặp gỡ các linh mục, tu sĩ đang du học tại đây. Dự kiến, đoàn chính thức được yết kiến Giáo hoàng Phanxicô vào ngày 5 tháng 3 cùng năm. Ngày 6 tháng 6 năm 2019, giám mục Đinh Đức Đạo được Giáo hoàng bổ nhiệm làm thành viên Thánh bộ Giáo dục Công giáo, trực thuộc Giáo triều Rôma. Một năm sau đó, ngày 8 tháng 7 năm 2020, ông được bổ nhiệm làm Thành viên Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn. Chiều ngày 16 tháng 1 năm 2021, Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam Marek Zalewski gửi Thông cáo Báo chí 304/21/V loan tin Giáo hoàng Phanxicô đã chấp thuận đơn từ nhiệm của Giám mục chính tòa Xuân Lộc Giuse Đinh Đức Đạo, đồng thời bổ nhiệm Giám mục phụ tá Xuân Lộc Gioan Đỗ Văn Ngân làm Giám mục chính tòa của giáo phận này. Tông truyền. Giám mục Giuse Đinh Đức Đạo được tấn phong năm 2013, thời Giáo hoàng Bênêđíctô XVI : Giám mục Giuse Đinh Đức Đạo là chủ phong cho giám mục:
1
null
Động đất Sistan và Baluchestan là một trận động đất 7,8 độ xảy ra tại tỉnh Sistan và Baluchestan, Iran, gần biên giới với., kéo dài trong khoảng 25 giây. Trận động đất xảy ra đúng 1 ngày sau động đất 6,3 độ ở tây nam Iran gần thành phố Bushehr tại nơi tiếp giáp giữa hai Mảng Ả Rập và Mảng Á-Âu ở độ sâu khoảng 80 km. Trận động đất này có cường độ mạnh nhất từng xảy ra ở đất nước này trong suốt 40 năm. Chấn tiêu nằm ở độ sâu 18 km, chấn tâm cách thành phố Saravan thuộc tỉnh Sistan Baluchistan 81 km về phía bắc. Trận động đất này cũng ảnh hưởng đến Pakistan. Các tòa nhà cao tầng tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ cũng rung chuyển vì trận động đất, khiến hàng trăm người chạy xuống đường. Người dân cũng sơ tán khỏi các tòa nhà cao tầng tại Qatar và Dubai.
1
null
Đẳng cấp thứ ba (tiếng Pháp: "Tiers état") là một trong ba đẳng cấp ("état") trong xã hội nước Pháp trước Cách mạng Pháp. Thành phần. Hệ thống đẳng cấp xuất hiện lần đầu vào năm 1302 với Hội nghị các đẳng cấp ("") lần đầu tiên do vua Philippe IV triệu tập, và được củng cố trong thời Chế độ cũ ("Ancien Régime"). Theo đó, đẳng cấp thứ ba là những thành phần xã hội không thuộc đẳng cấp thứ nhất (tăng lữ) và đẳng cấp thứ hai (quý tộc). Đẳng cấp thứ ba gồm công nhân, dân nghèo thành thị, tư sản và nông dân (gồm cả nông dân tự do, phú nông, nông nô). Từ năm 1484, đẳng cấp thứ ba có quyền đệ trình thỉnh nguyện thư ("Cahiers de doléances") lên nhà vua, nhưng do sự cấu kết của hai đẳng cấp trên (mỗi đẳng cấp đều có quyền đệ trình thỉnh nguyện), quyền lực này luôn bị hạn chế. Đồng thời, đẳng cấp này cũng là đối tượng bị áp đặt thuế khóa nặng nề mỗi khi chính quyền gặp khó khăn về mặt tài chính. Phần nhiều trong số này có cuộc sống khó khăn do bị bòn rút sức lao động và đói ăn. Cho đến trước Cách mạng Pháp (1789), đẳng cấp thứ ba chiếm hơn 90% dân số nước Pháp (ước tính khoảng 27 triệu người). Có một số ít những trường hợp thuộc đẳng cấp thứ ba có thể thay đổi đẳng cấp của mình nhờ sự dũng cảm trên chiến trường, hay sự cống hiến cho tôn giáo. Một số ít hơn thì đổi đời nhờ kết hôn với những người thuộc đẳng cấp thứ hai (quý tộc).
1
null
Hoàng thân Friedrich Wilhelm Nikolaus Albrecht của Phổ (8 tháng 5 năm 1837 – 13 tháng 9 năm 1906) là một Thống chế Phổ, Đại Hiệp sĩ ("Herrenmeister") Huân chương Thánh Johann kể từ năm 1893 cho đến khi qua đời, đồng thời là nhiếp chính vương của Công quốc Brunswick từ năm 1885. Tiểu sử. Ông sinh ra tại Berlin, Brandenburg, là con trai của Hoàng thân Albrecht của Phổ (1809 – 1872) và vợ của ông này là Công chúa Marianne (1810 – 1883), con gái của Vua Willem I của Hà Lan. Cha của ông là em trai của Vua Friedrich Wilhelm IV của Phổ và Wilhelm I, Vua Phổ và Hoàng đế Đức ("Kaiser") về sau này. Albrecht đã gia nhập quân đội Phổ vào năm 1847, phục vụ trong cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ nhất và tham gia trong các trận đánh tại Skalitz, Schweinschädel và Königgrätz trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866. Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức vào năm 1870, ông đã chỉ huy một lữ đoàn kỵ binh Cận vệ trong các trận chiến tại Gravelotte và Sedan. Sau khi Đế chế thứ hai sụp đổ, ông phục vụ dưới quyền tướng Edwin von Manteuffel trong các cuộc giao chiến xung quanh Bapaume và Saint-Quentin. Vào năm 1874, ông trở thành người chỉ huy của Quân đoàn X đóng trại tại Hanover. Vào năm 1883, ông kế tục người chú của mình là Karl làm Đại Hiệp sĩ ("Herrenmeister") Huân chương Thánh Johann. Vào năm 1885, Albrecht được bổ nhiệm làm Nhiếp chính vương của Công quốc Brunswick, sau khi Thủ tướng Đức Otto von Bismarck phế bỏ Ernst August, Thái tử xứ Hanover. (vào năm 1913, người con trai của Ernst August, cũng có tên là Ernst August, đã trở thành Công tước xứ Brunswick và chỉ tại vị trong vòng 5 năm và 6 tháng). Sau khi trở thành nhiếp chính, Albrecht cùng với vợ ông là Marie thường cư ngụ tại Brunswick, Berlin, và Kamenz. Hoàng thân Albrecht qua đời tại lâu đài Kamenz vào năm 1906. Ông đã được chôn cất tại Lăng "Mausoleum auf dem Hutberge" trong khu vườn của Lâu đài Kamenz. Sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, lăng tẩm bị cướp phá và hài cốt của Albrecht cùng vợ ông được cải táng trong vườn. Hôn nhân và hậu duệ. Vào ngày 9 tháng 4 năm 1873, tại kinh thành Berlin, ông kết hôn với Công nương Marie xứ Sachsen-Altenburg (1854 – 1898), con gái của Ernst I, Công tước xứ Sachsen-Altenburg (1826 – 1908) và vợ ông này là Agnes xứ Anhalt-Dessau (1824 – 1897). Có thể thấy, cuộc hôn nhân của cha mẹ Albrecht đã trở nên bất hạnh và về sau này họ ly dị, và người ta tin rằng đây là nguyên nhân khiến cho ông quyết định chờ đợi trước khi kết hôn và đã 36 tuổi khi đám cưới giữa ông và Marie diễn ra. Những người con của họ bao gồm: Chú thích. <BR>
1
null
Tỉnh Sistan và Baluchestan (, "Ostān-e Sīstān-o Balūchestān") là một trong số 31 tỉnh của Iran. Nó nằm ở phía nam, giáp biên giới với tỉnh Balochistan của Pakistan và các tỉnh Farah, Nimruz của Afghanistan. Thủ phủ của tỉnh là thành phố Zahedan. Đây là tỉnh có diện tích lớn nhất của Iran, với diện tích 181.785 km² và dân số 2,4 triệu người. Các huyện thuộc tỉnh này là Chabahar, Qasar-qand, Dalgan, Hirmand, Iranshahr, Khash, Konarak, Nikshahr, Saravan, Sarbaz, Soran, Zabol, Zaboli, Zahedan và Zehak. Người Baluch là dân tộc đa số trong tỉnh, tiếp đến là người Ba Tư Sistani. Cộng đồng người thiểu số sống ở Kurds (cao nguyên phía đông và gần Iranshahr, Pashtuns (ở phía bắc người Sistan), người Brahui (ở biên giới giữa Iran và Pakistan), và những nhóm nhỏ khác như người Gypsies cũng sống ở tỉnh này. Ngày 16 tháng 4 năm 2013, một trận động đất mạnh 7,8 độ đã xảy ra tại đây, gây thiệt hại về người và vật chất.
1
null
Xanh Phổ hay xanh Prussia là một sắc tố xanh tối với công thức Fe7(CN)18. Những tên gọi khác cho "xanh Phổ" là xanh Berlin hoặc trong hội họa, xanh Paris. "Xanh Turnbull" có cùng một công thức hóa học nhưng làm từ thuốc thử khác nhau, và màu hơi khác do bắt nguồn từ những chất khác nhau. Xanh Phổ là một trong những sắc tố được tổng hợp đầu tiên. Nó là chất keo phân tán, giống như các hợp chất của nó không hòa tan trong nước. Đây là loại keo nổi tiếng trong cách pha trộn phức tạp, do có nhiều ion trong hợp chất keo và nó rất nhạy (về màu sắc) với kích thước của những hạt keo. Màu này thường được sử dụng trong hội họa, và thường gọi là màu "xanh" trong cách sao chép bằng giấy than. Trong y học, chất hóa học xanh Phổ được sử dụng để làm chất giải độc cho một số trường hợp nhiễm độc kim loại nặng, ví dụ cesium và thallium. Đặc biệt chất này đã được sử dụng để hấp thụ ion 137Cs+ ra khỏi các nạn nhân trong tai nạn Goiânia. Các nạn nhận bị nhiễm độc sẽ uống chất Xanh Phổ. Liệu pháp chữa trị dựa trên các ion Xanh Phổ có đặc tính trao đổi và ái lực cao đối với một số cation kim loại "mềm".
1
null
Arnold Karl Georg von Kameke (14 tháng 4 năm 1817, tại Pasewalk – 12 tháng 10 năm 1893, tại Berlin) là một Thượng tướng Bộ binh và Bộ trưởng Chiến tranh của Phổ. Ông đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Tiểu sử. Ông là một thành viên trong dòng họ quý tộc lâu đời Kameke tại Pommern. Ông là con trai của cố Trung tướng Georg Christian Friedrich von Kameke (1770 – 1837). Người em trai của ông là Hermann Friedrich Wilhelm (1819 – 1889) cũng theo đuổi một sự nghiệp quân sự được thăng đến Thượng tướng Bộ binh. Sau khi học trung học ở Stettin, Kameke đã khởi đầu sự nghiệp quân sự của mình vào năm 1834 trong khu công binh số 2 tại thành phố này. Vào năm 1836, ông trở thành một sĩ quan trong Quân đoàn công binh và kỹ thật, rồi vào năm 1850, sau khi được phong cấp Đại úy, ông được đưa vào Bộ Tổng tham mưu. Vào năm 1861, ông được lên chức Đại tá và trao quyền chỉ huy Trung đoàn Phóng lựu "Vua Friedrich" (Schlesien số 2) số 11, và vào năm 1863 ông được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng của "Quân đoàn VIII". Vào năm 1865, ông trở thành một Thiếu tướng và không lâu sau đó ông được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng của "Quân đoàn II". Ông đã tham gia trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 với cương vị là Tham mưu trưởng của "Quân đoàn II". Vào năm 1867, ông được bổ nhiệm làm Tổng chỉ huy của Quân đoàn công binh và kỹ thuật; vào năm 1868 ông được phong hàm Trung tướng. Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), Kameke chỉ huy "Sư đoàn Bộ binh số 14" và chiến đấu trong các trận đánh quyết liệt tại Spicheren, Borny-Colombey và Gravelotte-St. Privat. Sau khi quân đội Phổ – Đức hạ được pháo đài Metz, ông xua quân chinh phạt các thành Thionville, Montmédy và vây hãm Mézières của Pháp. Nhưng trước khi Méziéres thất thủ, ông được Bộ Tổng Chỉ huy quân đội Đức triệu tập đến thành phố Versailles vào ngày 23 tháng 12 năm 1870 để chỉ đạo cuộc tấn công của lực lượng công binh nhằm vào Paris. Nhờ những cống hiến của mình đối với quân lực Phổ trong cuộc chiến tranh này, ông đã được ban thưởng 100.000 thaler. Vào ngày 18 tháng 12 năm 1871, ông được bổ nhiệm làm chỉ huy trưởng quân đoàn công binh và tướng thanh tra của các pháo đài. Vào ngày 9 tháng 11 năm 1873, Kameke kế nhiệm Albrecht von Roon làm Bộ trưởng Chiến tranh. Vào ngày 22 tháng 3 năm 1875, ông được bổ nhiệm làm Thượng tướng Bộ binh. Vào ngày 3 tháng 3 năm 1883, ông rời nhiệm sở và lui về điền trang của mình, Hohenfelde gần Kolberg tại Pommern. Kameke đã được tặng thưởng Huân chương Hiệp sĩ Đại bàng Đen và Huân chương Quân công ("Pour le mérite") gắn Lá sồi của Phổ. Ngoài ra, ông cũng được phong tước Hiệp sĩ Huân chương Thánh Johann.
1
null
là bộ phim truyền hình Nhật Bản trình chiếu trên kênh Fuji TV vào 10h tối mỗi thứ Năm hàng tuần, bắt đầu từ ngày 10 tháng 4/2008 đến ngày 17 tháng 6/2008. Tập phim đặc biệt bao gồm những cảnh chính và bổ sung thêm một số cảnh khác lên sóng vào ngày 26 tháng 6/2008. Bộ phim là câu chuyện về Michiru Aida, một nhân viên cắt tóc làm việc ở một trung tâm thẩm mỹ tại Tokyo, nơi mà cô chỉ vừa mới quay lại sau 4 năm đi xa. Tuy nhiên cô lại có một cuộc sống bất hạnh, bị trù dập ở nơi làm việc, bạn trai thì đánh đập, đúng lúc này thì cô gặp lại người bạn thân nhất thời trung học, Ruka Kishimoto, một tay đua địa hình tài năng. Takeru, một nhân viên trang điểm được giới thiệu với Ruka qua người bạn cùng nhà Eri, và tất cả đều bắt đầu cho một câu chuyện phiêu lưu của bốn người bạn này. Một bản truyện tranh (manga) tập trung vào mối quan hệ giữa Ruka và Michira được xuất bản ở Malika. Cho dù tập 11 được xem là tập cuối của phim tuy nhiên những cuộc gọi dồn dập đến nhà sản xuất yêu cầu làm thêm một tập đặc biệt, cuối cùng tập phim đặc biệt này cũng được trình chiếu vì độ nổi tiếng cũng như ảnh hưởng lớn của phim lúc đó. Last Friends là bộ phim chiếm vị trí thứ nhất trong Danh sách 50 phim hay nhất của đài Fuji từ ngày 16/6 đến 29/6. Tuy nhiên, sau khi bản phim đặc biệt trình chiếu, phim rơi xuống vị trí thứ 6 và từ ngày 7 đến ngày 13 tháng 7, phim ổn định ở vị trí thứ 9. Aside from the official website at Fuji TV, another website has also been created, named "Last Friends: Another". Ý tưởng. Juri Ueno và Masami Nagasawa là hai diễn viên được chọn cho vai diễn Ruka và Michiru. Asami Mizukawa ban đầu dự định nhận vai một người bạn nữ khác trong phim, Taeko Asano. Tuy nhiên sau đó nhà sản xuất muốn một nhân vật nam thay vì nhân vật nữ do đó Takeru (Eita đóng) đã được chọn. Ban đầu bộ phim dự định phản ánh về vấn đề bạo lực gia đình và mối quan hệ đồng giới mà Nagasawa và Ueno là hai người đại diện, vì thế nhân vật có xu hướng bạo lực xuất hiện. Ueno Juri được chính tác giả kịch bản Asano chọn sau khi xem cô diễn xuất trong phim Rainbow Song. Theo bà, trực giác của bà đã chỉ ra Juri là diễn viên hoàn hảo cho vai diễn đầy phức tạp của Ruka Kishimoto, vốn là một người có vấn đề về giới tính. Eita thì được chọn vì bà thấy chút nữ tính trong con người anh, còn Nagasawa được chọn do ở cô có nét của một người phụ nữ đầy đau khổ nhưng vẫn mỉm cười. Mối quan hệ giữa Takeru và Ruka là một mối quan hệ nửa vời. Asano phác họa nhân vật Ruka rất mạnh mẽ và năng động do đó nhân vật có những yêu cầu rất đặc biệt từ đầu tóc cho đến hình dáng cũng như quần áo đối với Juri. Chủ đề. Tập trung vào những vấn đề nổi cộm của giới trẻ bây giờ, Last Friends đề cập đến rất nhiều vấn đề, trong đó những vấn đề nổi bật nhất là bạo lực gia đình, mất cân bằng giới tính, chấn thương tâm lý. Mỗi một vấn đề đều được đại diện bởi một nhân vật: Tóm tắt. Michiru Aida là một thợ cắt tóc vừa quay lại Tolyo sau 4 năm đi xa. Cô quay lại cùng với bạn trai của mình, Sousuke Oikawa, người đang làm việc tại Ủy ban phúc lợi trẻ em. Tuy nhiên cô nhanh chóng nhận ra tình cảnh của mình, bị bạn trai đánh đập và bị đồng nghiệp trù dập. Ruka Kishimoto là bạn thân nhất của Michiru lúc học phổ thông, cô đang làm thêm tại cửa hàng phụ tùng xe máy đồng thời cô cũng là một tay đua xe địa hình tài năng. Cô có những bí mật mà không thể chia sẻ với ai, những bí mật này dần được tiết lộ qua 12 tập phim. Takeru Mizhushima là một nhân viên trang điểm chuyên nghiệp đồng thời anh còn làm công việc pha chế rượu tại quán ba, anh là một người trong quá khứ đã gặp một sang chấn tâm lý nghiêm trọng tác động tới thái độ của anh với tình yêu. Sự hội ngộ tình cờ của ba người này bắt đầu cho câu chuyện của bộ phim. Nội dung. Bộ phim bắt đầu với cảnh Michiru, lúc này đang mang thai, đi bộ dọc theo một cảng biến, suy nghĩ về những người bạn của cô đồng thời hối tiếc vì đã không ngăn được cái chết tồi tệ mà mọi người phải đón nhận. Cô cũng biết ơn rất nhiều sự giúp đỡ của người bạn thân nhất của mình, Ruka, tuy nhiên cô vẫn phải phụ lòng người bạn này vì những khó xử của mình. Phim qua trở lại với thực tại, một ngày ở Tokyo, Michiru đang làm việc tại trung tâm làm đẹp thì thấy bạn trai, Sousuke Oikawa, mình đang chờ cô bên ngoài. Sau đó hai người cùng ăn tối, Sousuke tặng cô một chiếc cốc nhân ngày sinh nhật của cô đồng thời mong cô đến ở cùng với mình. Michiru sau đó xin phép mẹ mình và nhanh chóng chuyển đến ở với anhddeeer chuẩn bị cho cuộc sống của hai người cô đi mua sắm một số đồ nội thất gia đình. Tại của hàng, Ruka tình cờ trông thấy cô đi ngang qua, sau đó cô nhanh chóng đuổi theo Michiru đến bến xe bus. Trong lúc vội vàng đuổi theo Michiru, Ruka va phải Takeru, cô làm vỡ chiếc cốc mà mình vừa mới mua. Khi Michiru vừa xuống xe bus thì cũng là lúc Ruka đuổi kịp, đó là lần gặp lại đầu tiên giữa hai người bấnu bốn năm xa cách. Cách vài ngày sau đó, Ruka gặp lại Takeru một lần nữa khi Eri dẫn cô tới quán ba nơi Takeru đang làm việc. Diễn viên. Nhân vật chính. Diễn viên: Masami Nagasawa Michiru Aida là nhân viên cắt tóc tại một cửa hàng chăm sóc sắc đẹp, ở đây cô luôn bị trù đập, ganh ghét bởi người đồng nghiệp khó tính "Niche". Còn mẹ cô thì không thèm quan tâm đến cuộc sống của cô, thậm chí còn quên cả ngày sinh nhật của cô. Cô hẹn hò với Sousuke, là người duy nhất cô có thể chia sẻ cảm xúc của mình, tuy nhiên bất hạnh tiếp túc đến với cô khi Sosuka lại là một kẻ vũ phu. Cô có một người bạn rất thân là Ruka, tuy nhiên cả hai người chưa hề gặp lại nhau su khi tốt nghiệp năm 2003 vì bản thân Michiru đã chuyển đến sống ở Choushi. Sau khi quay trở lại Tokyo, cô và Ruka tình cờ gặp lại nhau khi cô đang mua sắm một ít đồ nội thất chuẩn bị cho cuộc sống với Sosuke. Hai người gặp nhau và cùng ôn lại những ký ức đẹp đẽ khi còn là học sinh, khi cùng nhau ăn kem, cùng nhau trú mưa... Trong quá khứ, Ruka là người mà Michiru có thể chia sẻ mọi điều về cuộc sống của mình cũng như là người mà cô rất tin tưởng. Tuy nhiên khi quay về căn hộ sống chung với Sosuke, cô bị anh ta tát vì tưởng rằng cô đang hẹn hò với Ruka, người mà anh ta nghĩ là đàn ông khi đọc tin nhắn Ruka gửi cho cô. Michiru giải thích rằng Ruka là con gái và chỉ là bạn của cô nhưng Sosuke không tin, cô cố giải thích bằng cách tìm lại cuốn album ảnh thời trung học. Mặc dù vậy khi quay về nhà cũ cô vẫn không thể tìm được và lại bị Sosuke tát thêm vài cái nữa. Tủi thân vì bị đối xử bạo lực, cô rời khỏi đó, không thể quay về nhà vì mẹ cô đang cùng với một người đàn ông lạ mặt, cô chỉ còn có thể ra công viên. Ruka sau đó đã tìm thấy cô hoàn toàn theo linh tính mách bảo khi nhận được cuộc gọi nhỡ từ cô. Ruka quyết định đưa cô về "ShareHouse", nơi cô đang ở. Tuy ở đây Michiru đã cười vui vẻ với mọi người nhưng khi ngủ nước mắt cô vẫn rơi, Ruka thấy và hôn cô. Ruka tham dự cuộc thi đua xe địa hình, Michiru tặng cô một chiếc bùa bình an, là thứ mà Ruka tin rằng nó đã giúp cô vượt qua tai nạn xảy ra trong cuộc đua khi cô và xe bị trượt khỏi đường đua. Sau tai nạn, Michiru suýt bị Sosuke đánh ngay tại bệnh viên nơi Ruka đang điều trị, tại đây, Ruka đã chắn trước người Michiru và hét lên với Sosuke không được chạm vào "Michiru của tôi". Sau khi bị Sousuke cưỡng bức Michiru chuyển đến sống với Ruka ở ShareHouse, nơi này Ruka và những người bạn khác cố gắng cách lý cô khỏi sự truy tìm của Sosuke. Một thời gian sau, cô chuyển về Choushi khi đã có thai 9 tháng, cô quyết định sinh con ở đây. Tuy nhiên bệnh cao huyết áp khiến cô khó sinh và có nguy cơ cả hai mẹ con đều không thể qua khỏi. Bằng vào sự nỗ lực của mình, cô đã vượt cạn thành công và quyết định đặt tên cái tên Rumi cho đứa con mới sinh. Cái tên "Rumi" có Ru trong Ruka và Mi trong Michiru. Ru cũng đồng thời xuất hiện trong tên Takeru. Taeko Asano cho biết Michiru và Ruka không dựa vào hai nhân vậtMichiru và Haruka trong truyện Thủy thủ Mặt Trăng của tác giả Naoko Takeuchi. Diễn viên: Juri Ueno Là bạn thân nhất của Michiru, Ruka Kishimoto là một tay đua địa hình tài năng. Cô cũng là người không thích những ai phân biệt giới tính như quản lý của cô ở trường đua. Với sự nghiệp đua xe, cô cảm nhận thấy "mọi thứ dường như biến mất" và "cậu sẽ thấy mình như lướt đi trên không" mặc cho những định kiến về giới tính của cô khi tham gia môn thể thao vốn dành cho đàn ông này. Ruka sống tại "Share House" với Eri. Vấn đề chính của cô được nói đến xuyên suốt bộ phim là tình yêu của cô dành cho Michiru. Có những tình tiết trong phim cho thấy điều này hết sức rõ ràng, tuy vậy Michiru thì lại không nhận ra điều này, cô chỉ nghĩ Ruka là người bạn thân thiết nhất của mình. Nhưng bạn trai cô, Sosuke thì lại nhận ra sự đặc biệt trong cách đối xử của Ruka với Michiru, anh ta nói, cách Ruka nhìn Michira giống với cách nhìn của một "thằng đàn ông". Her relationship with Takeru is different. While Takeru loves Ruka, Ruka treats him like a friend. Her father even states that Takeru looks "weak", much to Ruka's amusement. Trong quá khứ, cô và Michiru thường hay đạp xe cùng nhau trên phố, gặp rắc rối bởi những cảnh sát tuần tra, rồi cùng nhau vui đùa trong công viên, nơi mà Michiru có thể tâm sự những chuyện về cô, gia đình cô với Ruka. Và Ruka thường sẽ lắng nghe hết những điều đó, ở lại cùng Michiru vì cô "không thể để Michiru khóc". Ruka tốt nghiệp trung học phổ thông vào năm 2003. Chiếc xe đua của cô đánh số thứu 27. Juri bắt đầu tập lái xe cho những cảnh đua xe từ tháng Hai, cô từng than thở rằng chiếc xe quá nặng so với mình khi trọng lượng của nó lên tới 90 kg. Taeko Asano nói rằng Juri phải thay đổi rất nhiều từ hình ảnh của Noda Megumi trong phim Nodame Cantabile sang hình ảnh của Ruka, một cô gái rất mạnh mẽ và cá tính. Bà cũng nhận xét về khả năng diễn xuất của Juri khi khen cô là "một thiên tài diễn xuất". Bà cho biết thêm rằng Juri đã thay đổi không chỉ mình kiểu tóc, quần áo cho giống với Ruka mà còn thay đổi cả cách đi đứng, nói chuyện, hành động trong cuộc sống thường ngày sao cho giống với nhân vật Ruka mà bà phác họa nhất. Ueno stated that the role of "Ruka" was starting to have an effect on her. Diễn viên: Eita Một nhân viên trang điểm chuyên nghiệp, một nhà tạo mẫu tóc và cả một bartender làm việc ở quán bar, Takeru bị chấn thương tâm tâm lý sau khi trải qua một tai nạn thời nhỏ, vì lẽ đó là anh không thoải mái khi ở bên cạnh phụ nữ, ngoại trừ Ruka, người mà anh đem lòng yêu. Điều này cộng thêm với việc anh vẫn chưa bao giờ có bạn gái khiến cho nhiều người cho rằng anh là "gay" mà Eri là người đầu tiên nghi ngờ. Khi anh còn nhỏ, bố anh là người hay ngược đãi con cái, mẹ anh thì muốn giữ hai đứa con ở cạnh mình. Chị gái anh muốn có một đồng minh trong câu chuyện gia đình, một người không phản bội lại chị ta, và Takeru được chọn. Trong phim không nói rõ ràng câu chuyện xảy ra giữa Takeru và chị gái tuy nhiên, vì câu chuyện này nên mới gây ra chứng sợ tiếp xúc với phụ nữ của anh. Trường hợp chấn thương tâm lý của Takeru là dạng chấn thương nặng, Sosuke cũng từng nói rằng, Takeru bị ảnh hưởng bởi những tác động từ phía Ruka ở chiều ngược lại. Việc sau này Takeru mất việc cũng do những hậu quả của sự tổn thương này. Sau khi Michiru biến mất, Takeru luôn luôn ở cạnh Ruka và tìm cách an ủi cô nhằm xoa dịu sự mất mát của cô. Khi hai người đi tìm Michiru, họ đã gặp lại cô ở một bênh viện địa phương sau khi bị mộ tai nạn xe cộ nhỏ. Khi Michiru đặt tên cho bé, Takeru đã nhận làm cha của đứa bé. Diễn viên: Asami Mizukawa Là một tiếp viên hàng không, Eri là một cô gái may mắn khi được chu du khắp nơi trên thế giới tuy nhiên cô lại là một người bất hạnh trong tình yêu. Cô cùng với Ruka là những thành viên duy nhất sống tại ShareHouse trước khi nội dung của phim diễn ra. Do đặc thù công việc nên Eri cũng có thể nói được rất nhiều ngôn ngữ. Eri là mẫu người thẳng tính, có gì nói nấy, ngay cả việc đoán tình cảm của Ruka dành cho Michiru. Mặc dù Ruka phủ nhận việc này, cô nói rằng mình đối xử như nhau với mọi người trong nhà, nhưng Eri lại không cho là như vậy, vì cô thấy cách cư xử của Ruka với các thành viên trong nhà là rất khác. Cuối phim, khi biết sự thật về vấn đề giới tính của Ruka, cô đã hơi bất ngờ và cảm thấy mình hơi vô tâm khi không sớm nhận ra việc này. Khi Ogurin xin lỗi vì việc sẽ chuyển đến làm việc ở chi nhánh Milan sau việc ly dị với vợ cũ, Eri đã rất bực bội. Tuy nhiên, ngày sau đó khi cô đến nơi làm việc, Ogurin bỗng dưng xuất hiện với một bó hoa hồng trên tay và xin hỏi cưới cô, cô đã đồng ý. Mặc dù Ogurin không phải là một chàng trai có nhiều ưu điểm thì Eri cho rằng chỉ cần tình yêu giữa hai người là đủ với họ. Sau khi cưới cả hai chuyển ra khỏi "ShareHouse" đến sinh sống ở Italy, mặc dù vậy cuối cùng cả hai vẫn quay lại sau một năm và hội họp với các nhân vật chính khác của phim. Diễn viên: Ryo Nishikido Sousuke Oikawa là bạn trai của Michiru, làm việc ở Uỷ ban phúc lợi trẻ em. Anh ta ngược đãi Michiru và có vẻ có xu hướng của triệu chứng "đa nhân cách" khi cứ mỗi khi đánh đập Michiru xong anh ta lại quay trở lại xin lỗi và cầu xin sự tha thứ từ cô. Anh ta sau đó đã đánh gãy tay Takeru vì cho rằng Takeru là người mà Ruka nói rằng đang yêu Michiru. Sousuke cũng từng suýt cưỡng bức thành công Ruka, tuy nhiên Ruka đã cố phản kháng lại và cuối cùng cũng thoát khỏi căn hộ của Sosuke sau khi đập chiếc đèn bàn vào đầu Sosuke. Mối quan hệ duy nhất của anh ta ngoài câu chuyện tình cảm với Michiru là với một cậu bé sau khi cứu cậu khỏi tay một người cha bạo hành. Anh cứu đứa bé khi nó sắp bị một chiếc tàu hỏa cao tốc đâm, cậu bé bị gãy một vài chiếc xương sau đó. Trong quá khứ, khi lên 10 tuổi, bị mẹ mình bỏ rơi sau khi đi theo một người khách hàng tại nơi cô ta làm việc, Sosuke được nuôi lớn bởi rất nhiều người, phần lớn và các mối quan hệ họ hàng với bố mẹ anh. Chính vì những chuyện này mà anh bị ám ảnh bởi hình ảnh một gia đình hạnh phúc và luôn muốn ép Michiru cưới mình. Vào cuối phim, Sousuke tự tử vì anh ta nhận thấy mình không thể đem lại hành phúc cho Michiru sau khi nhân thấy tình yêu của các thành viên của "ShareHouse". Trước khi chết, anh viết một bức thư cho cô, giải thích hết mọi lý do cho những hành động bất thường của mình đồng thời anh cũng thú nhận rằng cách duy nhất để giải thoát cho Michiru là anh ta phải chết đi. Masami Nagasawa, diễn viên đóng người bạn gái của Nishikido, Michiru, nói rằng "diễn xuất của anh ấy rất khác với tôi, anh ấy lúc nào cũng lo lắng cho tôi mỗi khi tôi bị thương ở đâu đó khi đang đóng phim" Nhân vật phụ. Tomohiko Ogura - Diễn viên: Shigenori Yamazaki Tomohiko Ogura là đồng nghiệp với Eri, cả hai cùng làm việc trong ngành hàng không. Anh bị người vợ mình là Eiko "cắm sừng" và do cô đã mang một người đàn ông khác ở trong căn nhà của hai người nên anh không muốn ở lại đó nữa. Eri gợi ý anh chuyển đến "ShareHouse", tại nơi này thông qua tiếp xúc với những thành viên khác anh đã dần dần tìm ra lối đi mới cho mình. Tên thường gọi của anh là "Ogurin", trên thực tế Ogurin là một người rất nhút nhát, anh không có đủ can đảm để đối mặt với những vấn đề trong cuộc sống của mình. Sau một thời gian chung sốn, anh đã yêu Eri và sau khi cầu hôn cô, hai người đã cưới nhau. Của hai chuyển đi khỏi "ShareHouse" và chuyển đến sống tại Italy bời vì trước khi cầu hôn Eri anh đã làm đơn chuyển công tác đến một chi nhánh tại đó. Bà là mẹ của Michiru, một người bị nghiện rượu nặng và không mấy khi quan tâm đến con gái của mình. Bà còn ham chơi cờ bạc và do đó nợ nần rất nhiều tiền, việc này thường khiến cho vấn đề tài chính của Michiru thêm tồi tệ. Vào thời điểm bắt đầu bộ phim, bà đang quan hệ với một người đàn ông khác khiến cho Michiru cảm thấy bực mình mỗi khi về nhà. Mỗi khi bà cần tiền để thanh toán một món nợ cờ bạc nào đó, Sousuke đến và thanh toán ch bà ta, thay vào đó bà phải cung cấp thông tin về nơi ở của Michiru. Chị gái của Takeru. Những sự việc xảy ra giữa hai chị em không rõ ràng, thường được miêu tả qua một số đoạn ký ức ngắn của Takeru. Tuy nhiên một điều chắc chắn rằng cô chính là người gây ra chứng sợ tiếp xúc với phụ nữ của Takeru. Hayashida là quản lý, cấp trên của Ruka ở trường đua và xưởng phụ tùng xe máy. Anh là một người có khuynh hướng phân biệt giới tính, Hayashida tin rằng phụ nữ không thể thành công trong môn đua xe địa hình, không thể đạt đến tốc độ cũng như đẳng cấp của các tay đua nam. Anh trong một lần say rượu đã tìm cách suồng sã Ruka, tuy nhiên Ruka đã cố gắng chống cự và chạy thoát khỏi. Shogo là cha đẻ của Ruka. Cả gia đình Kishimoto là nguồn động viên rất lớn về tâm lý với Ruka, những thành viên trong gia đình luôn luôn ủng hộ mọi quyết định của cô, dù cho bất cứ lý do gì đi nữa. Bối cảnh. Phim quay tại Tokyo. Ngôi nhà "ShareHouse" xuất hiện trong phim được đoàn làm phim thuê với giá 40000 Yên mỗi người. Takeru từng đề cập với Chinatsu Aida rằng căn nhà được chia ra cho năm người, tuy nhiên toàn bộ căn nhà thì chưa được lên phim đầy đủ. Khi phim mới bắt đầu, Ruka và Eri là hai thành viên duy nhất của "ShareHouse", nhưng chỉ ngay sau đó, Takeru, Ogurin và Michiru chuyển đến. Cả năm thành viên có riêng phòng ngủ cho mỗi người nhưng các phòng chức năng như nhà tắm, phòng vệ sinh, phòng khách là dùng chung. Công viên Inokashira cũng là một địa chỉ đáng kể khác. Khi Michiru và Ruka còn học phổ thông, hai người thường đi đến công viên này dạo chơi. Michiru và Ruka thường hồi tưởng những ký ức của hai người ở đây ngày còn là học sinh. Ruka từng tìm thấy Michiru ở đây sau khi cô bị Sousuke đánh khi mới đến ở nhà của anh ta. Ruka và Michiru cũng hàn gắn lại mối quan hệ ở đây sau những tranh chấp về Sosuke tại đây, một cuộc gặp gỡ do Takeru sắp xếp. Công viên cũng là nơi cuối cùng Michiru xuất hiện trước khi cô biến mất sau khi phát hiện ra bí mật của Ruka. Truyền thông. Truyện tranh (Manga). Truyện tranh đặc biệt tập trung vào mối quan hệ giữa hai người khi còn là học sinh phổ thông. Nhạc phim. Album OST bao gồm 21 bài hát, tất cả đều được sáng tác bởi Akio Izutsu ngoài trừ bài cuối cùng except the last track. Bộ DVD. Tất cả các tập phim được tập hơn trong một bộ đĩa DVD và xuất bản vào ngày 15 tháng 10/2008. Có tất cả sáu đĩa, trong đó bao gồm có thêm các phụ phẩm đính kèm như sê-ri "Eri - Tình yêu của tôi" và một số các thứ khác. Giá bán lẻ của bộ DVD được niêm yết là 22800 yen, giá này chưa bao gồm thuế. Ngoài lề. Toàn bộ ê-kíp diễn viên chính của bộ phim từng xuất hiện rong gameshow 2008 Waratte Iitomo phiên bản mùa xuân năm 2008. Đội "Last Friends" ghi được tổng cộng 1330 points, xếp hạng thứ hai trên bảng xếp hạng tổng của chương trình. Ueno Juri, Asami Mizukawa và Ryo Nishikido là ba thành viên tham gia phần chơi bắn cung, mỗi người đều ghi được 100 điểm, tuy nhiên điểm của Ryo Nishikido được nhân đôi thành 200 vì anh dùng mũi tên Vàng. Masami Nagasawa, Ueno Juri và Eita xuất hiện trong "talk show" Mentore G vào ngày 1 tháng 6/2008. Mọi người nói về vai diễn của mình cũng như những kế hoạch hoạt động của họ sau khi kết thúc bộ phim cũng như đề cập về sở thích của từng người hay những món ăn yêu thích. Nagasawa, Ueno và Eita cùng xuất hiện trên trang bìa của ấn bản The May, tạp chí KazeRock như các thành viên cua một ban nhạc rock. Nagasawa và Ueno còn xuất hiện trong một buổi phỏng vấn trên kênh Mezamashi TV. Eita nhận xét vui rằng hai người trông rất giống Michiru và Ruka khi hai người cùng nắm tay nhau. Nagasawa và Juri thì đều cho rằng đó chỉ do hai ngườ lúc đó đang khá hồi hộp mà thôi. Một buổi phỏng vấn trên kênh radio trước khi tập cuối lên sóng đã được phát vào ngày 15 tháng 6/2008, đây là một buổi phỏng vấn thường xuyên nằm trong chương trình của Nagasawa. Buổi phỏng vấn thực hiện tại Odaiba Wangan Studio, các khách mời là Juri, Eita, Mizukawa and Yamazaki. Ueno, Mizukawa và Eita đều là diễn viên tham gia trong bộ phim live-action Nodame Cantabile. Do đó Nagasawa nhận xét rằng trong buổi phấn này ba người hợp tác với nhau rất ăn ý. Năm chiếc cốc dành riêng cho từng nhân vật được làm bởi Okaeri để sử dụng trong phim hiện tại đang được bày bán. Reception. Last Friends was number 1 on Fuji's top 50 list during its run. However, it had since dropped to 6th place after the broadcast of the special and as of the week of July 7 to 13, Last Friends ranked 9 on the Top 50 list. The series have subsequently dropped to the 15th place and then the 16th place as of the week July 21 to 27. From July 27 to August 3, Last Friends ranked 19 and then moved up to 18 at August 10. In the first quarter of 2008, Yahoo word search ranking placed Last Friends 1st on the list. Oricon Style had a poll for the female audience's favorite actor and actress right after Last Friends finished its run. Ueno was voted 1st, while Nagasawa was tied with two others at 6th place. Eita tied in 4th position. Last Friends came second in the "Best Drama" at the 12th Nikkan Sports Drama Grand Prix. Juri Ueno won "Best Supporting Actress" while Ryo Nishikido won "Best Supporting Actor." Masami Nagasawa tied in fourth place for "Best Actress" while Eita also came fourth in the "Best Supporting Actor" category. In the 57th Television Drama Academy Awards, Last Friends was voted 1st for Drama series. Masami Nagasawa won the 3rd Best Female Actress award. Juri Ueno came in 1st for Best Supporting Female Actress, while Ryo Nishikido won the Best Supporting Male Actor award. Both Ueno and Nishikido won with straight sets from the judges, fans and critics. Eita was the runner up in the Best Supporting Male Actor category. Last Friends was also voted for having the Best Script and Directors, and Prisoner of Love won the Best Theme Song award.
1
null
Nguyên lý Bellman là nguyên lý tổng quát cho các bài toán tối ưu hóa rời rạc. Hầu hết các thuật toán tìm đường đi ngắn nhất đều đặt cơ sở trên nguyên lý Bellman. Đối với trường hợp bài toán đường đi ngắn nhất thì có thể trình bày nguyên lý này như sau:
1
null
Phước Đức cổ miếu (chữ Hán: 福德古廟)(vì thờ Phước Đức chính thần, ngoài ra còn được gọi là chùa Bang); tọa lạc tại số 74, đường Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam. Nguồn gốc, kiến trúc. Phước Đức cổ miếu được một nhóm người Việt gốc Hoa ở Bạc Liêu xây dựng vào khoảng năm 1810. Ban đầu, ngôi miếu được dựng bằng cây lá đơn sơ để thờ các vị thần theo tín ngưỡng dân gian người Hoa như: Bổn Đầu Công (Ông Bổn), Quan Đế, Thần Nông, Thổ công, Ông bà Công Mẫu, v.v...Cũng vì Ông Bổn được thờ chính, nên gọi là "miếu Ông Bổn"; về sau đổi là "Phước Đức cổ miếu", vì nhóm người Hoa ấy tin rằng Bổn Đầu Công cũng chính là Phước Đức chánh thần . Sau nhiều lần trùng tu, ngôi miếu ngày nay tọa lạc trên một diện tích 580 m², xây theo hình chữ Quốc (国), một lối kiến trúc cung đình triều Minh . Toàn bộ công trình có khung bằng gỗ, tường xây, và mái lợp ngói ống. Từ đầu kèo, đầu xiên, các tấm biển (bằng đá và bằng gỗ)...cho đến các linh thú và hoa văn trên các khánh thờ đều được chạm khắc tinh tế... Thờ cúng. Vị thần được thờ chính trong cổ miếu là Phước Đức chính thần, là một vị thần bảo vệ đất đai và con người. Hàng năm, miếu có các lễ hội lớn như: Vía Ông Bổn (29 tháng 3 âm lịch), lễ Vu lan (ngày rằm tháng 7 âm lịch), lễ Kỳ yên (diễn ra từ 11 – 13 tháng 12 âm lịch). Không chỉ là nơi thờ cúng các vị thần, Phước Đức cổ miếu còn là cơ sở hoạt động cách mạng của Chi bộ làng Long Thạnh năm 1939. Di tích quốc gia. Với giá trị lịch sử và nghệ thuật ấy, Phước Đức cổ miếu đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là "Di tích Lịch sử - Văn hóa" cấp quốc gia, theo Quyết định số 30/2000/QĐ-VHTT, ký ngày 24 tháng 11 năm 2000 .
1
null
Đảo Necker (tiếng Anh: "Necker Island") là một hòn đảo có diện tích gần 30 hecta ở vùng đông bắc quần đảo Virgin thuộc Anh. Đảo nằm về phía bắc đảo Virgin Gorda và đảo Prickly Pear và về phía đông bắc đảo Mosquito (hay Moskito). Đất đai trên đảo đều thuộc quyền sở hữu của Sir Richard Branson - người nổi tiếng với công ty Virgin Group. Đảo này là một phần trong danh mục các bất động sản xa xỉ của ông, được điều hành như một khu nghỉ dưỡng và có thể tiếp tối đa 28 vị khách một lúc. Lịch sử. Từ sau thế kỉ 17, đảo Necker được đặt tên theo họ của vị tư lệnh người Hà Lan là Johannes de Neckere. Cho đến cuối thế kỉ 20 thì đảo vẫn chưa có người đến ở. Năm 1965, nhà nhiếp ảnh nổi tiếng Don McCullin cùng nhà báo Andrew Alexander đã dành 14 ngày để sống trên đảo tuân theo yêu cầu của tờ "Telegraph" nơi họ làm việc. Tổng biên tập tạp chí hi vọng họ sẽ sống sót được ít nhất là trong ba tuần. Tuy nhiên, McCullin thuật lại rằng hai người đã phải giương cờ đỏ để xin rời đảo vào đầu ngày thứ mười lăm do không chịu được điều kiện khắc nghiệt. Theo ông, chẳng có gì thơ mộng về hòn đảo hoang này: "Đảo toàn rắn, bọ cạp và những con nhện to (...) Muỗi và côn trùng thì độc và đeo bám dai dẳng hơn cả so với những gì tôi đã gặp ở Việt Nam hay Congo." Richard Branson mua đảo. Sir Richard Branson lần đầu để ý đến lời rao bán một số đảo ở quần đảo Virgin thuộc Anh vào năm 1978. Ngay lập tức ông tìm đến vùng này du lịch nhằm nghiên cứu khu bất động sản tương lai. Ông quyết định mua đảo sau khi leo lên ngọn đồi và sững sờ trước vẻ hoang sơ nơi đây. Thời đó, đảo này thuộc quyền sở hữu của Tử tước Cobham và giá bán mà ngài đưa ra là 5 triệu bảng Anh/đô la Mỹ. Lúc đầu Branson bị đuổi khỏi Necker do xúc phạm chủ đảo khi đưa ra mức giá là 100.000 bảng Anh/đô la Mỹ. Tuy nhiên chỉ vài tháng sau, Tử tước Cobham có nhu cầu tiền mặt trong ngắn hạn và đồng ý bán đảo với giá 180.000 bảng Anh/đô la Mỹ Việc xây khu nghỉ dưỡng trên đảo tiêu tốn của Branson khoảng thời gian ba năm và 10 triệu đô la Mỹ chi phí.. Tuy nhiên, trong buổi trả lời phỏng vấn báo Daily Mail vào năm 2006, Branson bộc bạch rằng việc mua đảo là bước đi tài chính tuyệt nhất của ông bởi giá trị ước tính của hòn đảo đã lên đến 60 triệu đô la Mỹ (2006). Khu nghỉ dưỡng. Khu nghỉ dưỡng đảo Necker đủ chỗ nghỉ ngơi cho 28 người tại một ngôi nhà chính và sáu biệt thự mang phong cách Bali nằm rải rác đây đó. Nhà chính "Great House" được tiến hành xây dựng từ năm 1982 và gồm tám phòng ngủ. Bên trong căn nhà là sàn gỗ cứng Brasil, đồ cổ, tác phẩm nghệ thuật, vải dệt thủ công và đồ đạc làm bằng tre. Trên đảo có hai hồ bơi, hai sân quần vợt và đội ngũ nhân viên phục vụ gồm 60 người. Đảo còn có tàu ngầm riêng. Khu nghỉ dưỡng xa hoa trên đảo từng tiếp đón nhiều nhân vật nổi tiếng như Công nương Diana, cầu thủ David Beckham, vợ chồng ca sĩ Beyoncé-Jay-Z, diễn viên Harrison Ford, ca sĩ Mariah Carey, diễn viên Eddie Murphy, cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter, nghệ sĩ Peter Gabriel, nhà hoạt động Desmond Tutu, người dẫn chương trình truyền hình Oprah Winfrey, diễn viên Robert De Niro, người mẫu Kate Moss, cựu thủ tướng Anh Tony Blair và người sáng lập Wikipedia là Jimmy Wales. Đặc biệt vào tháng 12 năm 2007, đảo Necker còn là nơi diễn ra lễ thành hôn của Larry Page - vị tỉ phú và là người đồng sáng lập hãng Google. Vụ hoả hoạn năm 2011. Ngày 22 tháng 8 năm 2011, ngôi nhà chính trong khu nghỉ dưỡng đã cháy rụi do bị sét đánh khi cơn bão Irene khi tràn qua vùng này. Diễn viên Kate Winslet - một trong hai mươi vị khách vào lúc đó - đã giúp đưa người mẹ 90 tuổi của Branson đến nơi an toàn. Branson viết trên blog của mình rằng: "Nơi đây tràn đầy tinh thần Dunkirk. Chúng tôi sẽ xây dựng lại ngôi nhà sớm nhất có thể. Ở đây chúng tôi có những nhân viên tuyệt vời và chúng tôi muốn họ ở lại làm việc. Tất cả chúng tôi sẽ ở lại đây. Thật nhiều tổn thất nhưng chúng tôi sẽ tạo nên thứ gì đó thậm chí còn đặc biệt hơn nữa từ đống hoang tàn này."
1
null
Chi Nơ lan (danh pháp: Neuwiedia) là một chi trong Họ Lan, gồm có 9 loài. Loài điển hình là "Neuwiedia veratrifolia" Blume 1834. Chi Nơ lan phân bố từ Malaysia, Borneo, Java đến Philippines, New Guinea và tây nam Thái Bình Dương. Tương tự chi "Apostasia" nằm trong cùng phân họ, chi này có đến 3 nhụy hoa thay vì chỉ có 1 nhụy như các loài lan khác. Do vậy, một số nhà nghiên cứu không coi các loài thuộc chi này là những loài lan thực sự. Các loài. Các loài sau đây đã được công nhận:
1
null
Luồng cực đại là một trong những bài toán tối ưu trên đồ thị tìm được những ứng dụng rất rộng rãi trong cả thực tế cũng như trong lý thuyết tổ hợp. Bài toán được đề xuất vào đầu những năm 1950 và gắn liền với tên tuổi của 2 nhà toán học Mỹ Lester Randolph Ford và Delbert Ray Fulkerson. Mạng. Mỗi cạnh e = (u, v) ∈ E được gán một số nguyên không âm c(e) = c[u, v] và gọi là khả năng thông qua của cung đó (capacity). W-(x) = {(u, v) ∈ E | u ∈ V}: tập các cung đi vào đỉnh v. W+(x) = {(v, u) ∈ E | u ∈ V}: tập các cung đi ra khỏi đỉnh v. Tính chất của luồng. Với tập B ⊆ V, ký hiệu: W-(B) = { (a, b) ∈ E | a ∉ B, b ∈ B } - tập cạnh từ ngoài B đi vào B. W+(B) = { (a, b) ∈ E | a ∈ B, b ∉ B } - tập cạnh từ B đi ra khỏi B. Khi đó nếu tập con các đỉnh B không chứa x0 và z thì: t (W-(B)) =t (W+(B)).Theo tính chất b) của luồng: ∑ t (W-(x)) =∑ t (W+(x)). Cạnh kề với đỉnh x nếu có đỉnh đầu và đỉnh cuối đều nằm trong tập B thì nó sẽ có mặt ở cả hai vế củađẳng thức đúng một lần, do đó có thể giản ước. Một số thuật toán về luồng cực đại. Bài toán luồng cực đại trên mạng:. Lát cắt. Đường tăng luồng. Định nghĩa. Ta gọi lát cắt (X,X*) là một cách phân hoạch tập đỉnh V của mạng ra thành hai tập X và X*=V \ X, trong đó s ∈ X và t ∈ X*. Khả năng thông qua của lát cắt (X,X*) là số Lát cắt với khả năng thông qua nhỏ nhất được gọi là lát cắt hẹp nhất. Bổ đề 1. giá trị của mọi luồng f trong mạng luôn nhỏ hơn bằng khả năng thông qua lát cắt (X,X*) bất kỳ trong nó: val(f) £ c(X,X*). Hệ quả 1. Giá trị luồng cực đại trong mạng không vượt quá khả năng thông qua của lát cắt hẹp nhất trong mạng. Giả sử f là một luồng trong mạng G = (V,E). Từ mạng G = (V,E) ta xây dựng đồ thị có trọng số trên cung Gf =(V,Ef), với tập cung Ef và trọng số trên các cung được xác định theo quy tắc sau: * Nếu e = (v,w) ∈ E với f(v,w) = 0, thì (v,w)∈ Ef với trọng số c(v,w); * Nếu e = (v,w) ∈ E với f(v,w) = c(v,w), thì (w,v)∈ Ef với trọng số f(v,w); * Nếu e = (v,w) ∈ E với 0 <f(v,w) < c(v,w), thì (v,w)∈ Ef với trọng số c(v,w) - f(v,w) và (w,v) ∈ Ef với trọng số f(v,w). Các cung của Gf đồng thời cũng là cung của G được gọi là cung thuận, các cung còn lại gọi là cung nghịch. Đồ thị Gf được gọi là đồ thị tăng luồng. "Ví dụ: Các số viết cạnh các cung của G ở hình 1 theo thứ tự là luồng trên cung và khả năng thông qua" Đường tăng luồng. Giả sử P = (s = v0,v1,v2,…,vk= t) là một đường đi từ s đến t trên đồ thị tăng luồng Gf. Gọi d là giá trị nhỏ nhất của các trọng số của các cung trên đường đi P. Xây dựng luồng f' trên mạng G theo quy tắc sau: f(u,v) + d, nếu (u,v) ∈ P là cung thuận f(u,v) = f(u,v) - d, nếu (u,v) ∈ P là cung nghịch f(u,v), nếu (u,v) không ∈ P "Dễ dàng kiểm tra được rằng f' được xây dựng như trên là luồng trong mạng và val(f')= val(f) + d. Ta sẽ gọi thủ tục biến đổi luồng vừa nêu là tăng luồng dọc theo đường P." "Sau biến đổi ta có luồng mới mang giá trị 9". val(f,) = 4 + 3 - 3 + 2 + 3 = 9 Thuật toán Ford-Fulkerson. Đến Thuật toán Luồng cực đại với khả năng thông qua các cung và các đỉnh:. Giả sử trong đồ thị G = (V,E), ngoài khả năng thông qua của các cung c(u,v), ở mỗi đỉnh còn có khả năng thông qua của đỉnh là d(v), và đòi hỏi tổng luồng đi vào đỉnh v không còn vượt quá d(v), tức là ∑ f (w, v) < d(v), với w ∈ V Cần phải tìm luồng cực đại giữa s và t trong mạng như vậy. Xây dựng một mạng G’ sao cho: mỗi đỉnh v của G tương ứng với hai đỉnh (v+ v-) trong G’, mỗi cung (u,v) trong G ứng với cung (u,v+) trong G’ mỗi cung (v,w) trong G ứng với cung (v- w+) trong G’. Ngoài ra, mỗi cung (v+ v-) trong G’ có khả năng thông qua là d(v), tức là bằng khả năng thông qua của đỉnh v trong G. Giải quyết bài toán Từ mạng G = (V,E) khả năng thông qua các cung và các đỉnh. Ta sẽ giải quyết theo hai bước sau: * Xác định mạng G’. * Tìm luồng cực đại trong mạng G’. Bắt đầu từ luồng 0 với khả năng thông qua cung. Ma trận biểu diễn đồ thị của bài toán luồng cực đại 1 Biểu diễn mạng G với khả năng thông qua các cung và đỉnh Giả sử mạng G = (V,E), |V| = n. Ta có thể biểu diễn bởi ma trận trọng số A cấp n x n như sau: Trong đó: di là khả năng thông qua đỉnh i; C[i,j] khả năng thông qua cung [i,j]. 2 Biểu diễn mạng G’ tương ứng với mạng G Mạng tương ứng với G = (V,E), |V | = n là mạng G’ = (V’,E’), |V’| = 2 |V |, |E’| = 2 |E | - 1. Được biểu diễn thông qua ma trận A’ cấp (2n x 2n) như sau: "Như thí dụ trên có mạng G như sau:" Tương tự mạng G' Áp dụng Thuật toán Ford-Fulkerson tìm luồng cực đại cho mạng G’ ta được mạng cực đại và ma trận biểu diễn nó như sau
1
null
Trong Lý thuyết đồ thị, ta có thể biểu diễn 1 đồ thị G=(V,E) [có hướng hay vô hướng] thành một Ma trận liên thuộc ("Incidence_matrix"). Định nghĩa. Có hướng. —Nếu G là đồ thị có hướng không có khuyên, ma trận liên thuộc (hay liên kết đỉnh cạnh) của đồ thị G, ký hiệu A(G), là ma trận "n*m" (n: số đỉnh, m: số cạnh) được định nghĩa là A = (Aij) với quy ước: * Aij = 1 nếu cạnh j hướng ra khỏi đỉnh i * Aij = -1 nếu cạnh j hướng vào đỉnh i. * Aij = 0 nếu cạnh j không kề đỉnh i. Vô hướng. —Nếu G là đồ thị vô hướng không có khuyên, ma trận liên thuộc (hay liên kết đỉnh cạnh) của đồ thị G, ký hiệu A(G), là ma trận "n*m" (n: số đỉnh, m: số cạnh) được định nghĩa là A = (Aij) với quy ước: * Aij = 1 nếu đỉnh i kề với cạnh j. * Aij = 0 nếu ngược lại. Bậc Đồ Thị Dựa Vào Bảng Ma Trận. Vô hướng. Ví dụ:Nếu một đồ thị có 6 đỉnh bậc 3,2 đỉnh bậc 4,4 đỉnh bậc 5(tổng cộng 12 đỉnh) thì đồ thị có bao nhiêu cạnh? Số cạnh 2|E|=6x3+2x4+4x5=46formula_1 |E|=23
1
null
Tình dục trước hôn nhân là việc quan hệ tình dục của những cặp tình nhân trước khi kết hôn. Về mặt lịch sử, tình dục trước hôn nhân là một vấn đề đạo đức bị cho là cấm kị tại nhiều nền văn hóa và bị coi tội lỗi theo các nền tôn giáo lớn. Ngày nay, có sự khác biệt giữa pháp luật các nước về vấn đề này, kể từ cuộc Cách mạng tình dục những năm 1960 thì vấn đề này đã trở nên phổ biến ở phuơng Tây, trong khi ở các nước Hồi giáo thì coi đây là hành vi phạm tội theo giới luật của đạo Hồi. Lịch sử. Ở châu Âu vào thời tiền trung cổ nếu có quan hệ tình dục trước hôn nhân hay ngoài hôn nhân (bị cho là gian dâm) thì có thể bị tử hình hoặc bị phạt tiền. Ngày nay, việc quan hệ tình dục trước hôn nhân vẫn bị coi là trái luân lý theo nhiều hệ phái Kitô giáo. Nếu trước khi làm hôn thú mà đã có bầu thì đám cưới đó thường xảy ra một cách thầm lặng. Đa số dân chúng thời đó là tá điền. Họ phải được địa chủ cho phép và phải trả một số tiền thì mới được làm hôn thú. Không được điền chủ cho phép thì họ không được làm đám cưới. Để một cuộc hôn nhân không thể xảy ra ngoài ý muốn của địa chủ, những người độc thân bị cấm có quan hệ tình dục với nhau. Ở vùng Württemberg (Đức) chỉ có tá điền cùng địa chủ mới được cưới hỏi với nhau. Hôn thú với tá điền của địa chủ khác thì bị cấm. Họ sợ phụ nữ theo chồng, và như vậy địa chủ sẽ mất người, cả những đứa trẻ sinh ra trong tương lai. Tuy nhiên hôn thú không phải vì vậy mà không có giá trị, nhưng mà họ phải trả tiền phạt, tương đương hoặc hơn số tiền mà người địa chủ cho là bị mất đi. Trước khi bao cao su được phổ biến thì tình dục trước hoặc ngoài hôn nhân gần như là đồng nghĩa với bệnh hoa liễu,như bệnh lậu bệnh sủi mào gà đặc biệt là Giang mai. Giang mai đã rất phổ biến tại nhiều quốc gia; Chỉ có những cặp mà trước đó không có làm tình với ai khác thì mới không sợ bị mắc bệnh. Trước bối cảnh đó việc lang chạ tình dục là điều nên tránh. Ác cảm về tình dục rất phổ biến. Chẳng hạn như bác sĩ Thụy Sĩ Samuel Tissot (1728–1797) đề nghị cắt bao quy đầu hoặc cắt bộ phận sinh dục nữ như là biện pháp ngăn ngừa vấn đề thủ dâm. Việc phát sinh và phát triển bao cao su làm thay đổi quan điểm về tình dục trước hôn nhân. Năm 1912 nhà sản xuất cao su Julius Fromm lần đầu tiên tìm ra phương pháp tạo ra bao cao su không phải may. kể từ năm 1930 Latex được dùng làm nguyên liệu để sản xuất. Bao cao su ngừa thai và ngăn ngừa sự lan tràn bệnh hoa liễu. Tuy nhiên việc buôn bán bao cao su đến giữa thế kỷ 20 tại nhiều nơi vẫn bị cấm hoặc chỉ cho phép được dùng trong y khoa. Ở Ireland luật lệ như vậy vẫn tồn tại đến đầu thập niên 1990. Đa số các cặp vợ chồng ở phương Tây hiện nay đã có quan hệ tình dục trước hôn nhân với nhau hoặc với những người khác. Từ năm 1948 theo bài tường trình Kinsey (dò hỏi 12 ngàn người đàn ông sống tại Mỹ) thì khoảng 86% người đàn ông đã có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Trong bối cảnh hiện nay, sự ảnh hưởng của lối sống phương Tây khiến tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân trong giới trẻ Việt Nam gia tăng. Tiến sĩ Việt Nam học Vladimir Mazyrin đã phát biểu tại trường Đại học Tổng hợp Moskva như sau: Rủi ro. Nếu cặp vợ chồng từng quan hệ trước hôn nhân thì xem như đêm tân hôn không còn ý nghĩa thiêng liêng nữa, sự tôn kính nhau giảm đi rất nhiều. QHTD trước hôn nhân thường thực hiện lén lút, với tâm trạng căng thẳng nên không mang lại sự hưng phấn. Ngoài ra, có một thực tế mà rất ít bạn gái để ý là việc khi đã trao thân cho người yêu, cũng đồng nghĩa luôn với việc nhiều chàng trai sẽ nảy sinh nghi ngờ vì sự dễ dãi của cô ta. Họ sẽ không còn tin tưởng vào đức hạnh của cô ta nữa, bởi vì "cô ta dễ dàng trao thân cho mình thì cũng sẽ dễ trao thân cho kẻ khác", dẫn tới sự rạn nứt trong tình cảm. Bên cạnh đó, có rất nhiều trường hợp đàn ông "Sở Khanh" sẽ bỏ rơi bạn tình sau khi đã chiếm đoạt được trinh tiết cô gái. Dù quan điểm xã hội có thoáng đến đâu, thì trinh tiết và đức hạnh vẫn luôn là những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá một người phụ nữ. Những người phụ nữ có đủ bản lĩnh để giữ gìn trinh tiết tới khi kết hôn luôn được người chồng tôn trọng và đánh giá cao hơn những phụ nữ không làm được điều đó. Về tâm lý học, nhiều phụ nữ dù đã kết hôn nhưng vẫn không thể quên được bạn tình cũ và thường ngầm so sánh họ với chồng mình, dẫn tới nguy cơ ngoại tình tăng lên. Nhiều người khác thì cảm thấy day dứt, tội lỗi, và lo ngại nếu con cái biết được quá khứ của mình thì chúng sẽ không còn tôn trọng và nghe lời họ nữa. Ngược lại, đàn ông có thể tuyên bố không coi trọng trinh tiết của vợ, nhưng thực sự không ai có thể quên được việc vợ mình từng ăn nằm với kẻ khác. Nhưng thực tế, chẳng có mối tình nào mãi mặn nồng, sau vài năm chung sống, tình yêu ban đầu sẽ phai nhạt, sự ám ảnh đó sẽ trở lại và khiến người chồng càng có thêm lý do để coi thường và chán ghét vợ, góp phần làm rạn nứt thêm quan hệ vợ chồng. Ngược lại những cặp vợ chồng giúp nhau gìn giữ trinh tiết cho tới hôn lễ luôn tỏ ra tự hào và thêm gắn bó vì họ đã chứng tỏ được sự tôn trọng nhau, cùng nhau vượt qua được cám dỗ dục vọng. Những phụ nữ chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân có thể chia làm 2 dạng: hoặc là dễ bị cảm xúc nhất thời làm lấn át lý trí và suy tính cho tương lai, hoặc là coi nhẹ giá trị đạo đức trong tình yêu và hôn nhân (so với những cô gái có ý thức giữ gìn "lần đầu tiên" cho người chồng tương lai). Dù thuộc dạng nào thì đó cũng là nguy cơ khiến đời sống tình cảm và hôn nhân của họ có xu hướng kém bền vững cũng như ít có khả năng hạnh phúc hơn. Các thống kê ở Mỹ đã chứng minh: "Quan hệ tình dục trước hôn nhân đồng nghĩa với sự đánh đổi cơ hội hạnh phúc trong tương lai": Kaká, cầu thủ bóng đá Brasil, Quả bóng vàng châu Âu 2007, tự hào rằng mình vẫn còn là trai tân cho tới ngày cưới. Trả lời phỏng vấn tờ Vanity Fair, Kaká hãnh diện cho biết: "Tôi và Caroline quyết định giữ cho nhau đến ngày đám cưới. Kinh Thánh dạy rằng đó mới chính là tình yêu đích thực. Sự thật là chúng tôi đã có đêm tân hôn thực sự có ý nghĩa". Kaká tin rằng kiêng sex trước hôn nhân là điều đúng đắn, và anh nhắn gửi tới tất cả mọi người nên làm theo: ""Tôi tự cho mình là một tấm gương tốt. Nhiều người nói rằng sau khi kết hôn, họ chán ngấy cuộc sống tình dục với bạn đời, vì họ đã "no xôi chán chè" từ trước rồi. Tôi và vợ tôi không như vậy. Tôi yêu cô ấy, và chúng tôi đều nghĩ đáng để chờ đợi một điều thiêng liêng trong đêm động phòng... Tôi nghĩ mọi người cần tránh việc quan hệ tình dục trước khi cưới"".
1
null
Đồ thị vô hướng là một đồ thị mà các cạnh của nó không có hướng. Mỗi cạnh luôn là một mối quan hệ hai chiều, và mỗi cạnh có thể được duyệt qua theo hai hướng. Đồ thị có hướng là trường hợp ngược lại của đồ thị vô hướng, với các cạnh có hướng, xuất phát từ hoặc kết thúc tại một đỉnh, thông thường ký hiệu bằng dấu mũi tên. Cho đồ thị formula_1. Nếu chúng ta không phân biệt thứ tự của cặp đỉnh liên kết với mỗi cạnh thì sẽ có được đồ thị vô hướng. Đồ thị vô hướng formula_1 được định nghĩa bởi:
1
null
Ngày 17 tháng 4 năm 2013, tại nhà máy Công ty Phân bón West ở West, Texas (một thành phố ở quận McLennan gần Waco, Texas), một vụ nổ xảy ra vào hồi 7h50 chiều CDT (00:50 UTC, 18 tháng 4). Các báo cáo ban đầu của truyền thông đại chúng cho thấy thiệt hại cho các tòa nhà và thương vong nặng nề. Người ta vẫn chưa biết nguyên nhân của vụ nổ, số người bị thương và chết chưa được làm rõ chính xác. Theo một nhân chứng trong "The Dallas Morning News", ban đầu nhà máy bốc cháy, sau đó phát nổ khi các lính cứu hỏa đang cố gắng dập tắt ngọn lửa. Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ ghi nhận vụ nổ như một trận động đất cường độ M2,1. Nhà máy thuộc sở hữu của Adair Grain Inc. Adair đã nhận một giấy phép xây dựng một cơ sở chứa và trộn phân bón từ Ủy ban chất lượng môi trường Texas tháng 12 năm 2006, được cấp sau khi Adair đã bị điều tra vì không thể đảm bảo theo một giấy phép, khi một hàng xóm khiếu nại về mùi amôniac bay ra từ nhà máy. Adair được cho là đã chứa 54.000 pound amonia khan, mà cùng với axít nitric, được sử dụng để sản xuất nitrat amoni, một loại phân bón, thuốc trừ sâu, và thuốc trừ gặm nhấm. Hậu quả. Thị trưởng West, Tommy Muska nói với "Waco Tribune-Herald", tính đến cuối ngày hôm qua, "sáu hoặc bảy" nhân viên cứu hỏa tình nguyện từ thành phố bị mất tích. Một trường cấp hai địa phương, Trường cấp hai West, nằm ​​bên cạnh nhà máy, đã được người ta tuyên bố là bốc cháy từ vụ nổ. Các tòa nhà khác trong khu vực ngay lập tức đã bị "thiệt hại nghiêm trọng". Bệnh nhân, một số người bị thương do mảnh thủy tinh bay, đã được sơ tán từ phần còn lại viện dưỡng lão West Rest Haven. Có tới 80 tòa nhà gần nhà máy đã bị san phẳng hoặc bị hư hại nặng. Hơn 100 người đã được người ta báo cáo là bị thương trong vụ nổ và ban đầu được vận chuyển đến một trung tâm phân loại thiết lập tại sân bóng của trường trung học West. Sau đó trung tâm này được chuyển đến một trung tâm cộng đồng do vị trí của nó ở gần nhà máy phân bón vẫn còn cháy. Trung tâm Y tế Baptist Hillcrest ở Waco đã tiếp nhận hơn 40 người bị thương để điều trị. Phản ứng. Những người sinh sống quanh West báo cáo rằng họ có cảm giác vụ nổ như một trận động đất. Vụ nổ được người ta nghe thấy ở tận Ennis (40 dặm Anh về phía bắc đông bắc West), Hillsboro, Waxahachie, Desoto, và thậm chí xa về phía bắc tận Arlington. Các cửa sổ bị thổi bay ở Abbott (7 dặm Anh về phía bắc đông bắc West). Ngoài ra, Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ ở Amarillo đã kịp thời ghi nhận được vụ nổ thông qua một địa chấn kế. Thống đốc Texas Rick Perry ban hành một tuyên bố vào đêm thứ 4: "Chúng tôi đang theo dõi diễn biến và thu thập thông tin chi tiết do các chi tiết tiếp tục xuất hiện về sự kiện này. Chúng tôi cũng đã huy động nguồn lực bang để giúp chính quyền địa phương. Suy nghĩ và lời cầu nguyện của chúng tôi ở cùng với người dân West, và là những người phản ứng đầu tiên có mặt" Học khu độc lập West thông báo trên Twitter của mình rằng tất cả năm trường của học khu được đóng cửa cho đến khi có thông báo thêm. Ban An toàn hóa chất Hoa Kỳ, một cơ quan liên bang độc lập điều tra các vụ tai nạn liên quan đến hóa chất công nghiệp, đã cử một nhóm điều tra lớn cho Tây để bắt đầu tìm kiếm các nguyên nhân gây ra thảm họa.
1
null
George of the Jungle (tựa tiếng Việt: George của rừng xanh) là một bộ phim hài hước - tình cảm - tâm lý Mỹ của đạo diễn Sam Weisman thực hiện, được phát hành vào năm 1997. Phim có sự tham gia của diễn viên Brendan Fraser, Leslie Mann, Thomas Haden Church, John Bennett Perry, Holland Taylor và John Cleese. Phần tiếp theo của bộ phim có tựa đề "George of the Jungle 2" đã được phát hành vào năm 2003. Nội dung. Một chiếc máy bay đang bay thì bị rơi xuống rừng già Châu Phi, tất cả mọi người trên máy bay đều chết hết, đứa bé sơ sinh George là người duy nhất còn sống sót và được một số động vật đem về nuôi đến khôn lớn. Hơn 25 năm sau, George trở thành vua của rừng xanh, anh thích leo trèo và đu dây. Bạn thân của George gồm có khỉ đột biết nói chuyện tên Ape, chú chim toucan Tookie, chú khỉ mũ Little Monkey và chú voi Shep. Một ngày kia, cô nàng tiểu thư tên Ursula Stanhope từ Mỹ đến châu Phi để tham quan khu rừng già. Cô đi cùng vị hôn phu Lyle, nhóm người dẫn đường bản xứ, trong đó còn có hai gã săn trộm Max và Thor. Lyle bỏ mặc Ursula trong lúc cô bị sư tử tấn công, George xuất hiện kịp thời cứu mạng Ursula, nhân tiện đưa cô về ngôi nhà trên cây của anh. Lyle về chỗ cắm trại để nhờ nhóm người dẫn đường giúp đỡ tìm kiếm Ursula. Lúc đó ở nhà George, Ape làm đồ ăn cho Ursula ăn, George cũng trò chuyện vui vẻ với cô. George giới thiệu các bạn động vật của mình với Ursula, tối hôm đó anh còn nhảy múa quanh đống lửa cho cô xem. Lyle tìm ra được chỗ ở của George và rút súng bắn George vì tưởng rằng George bắt cóc Ursula. Sau đó Lyle bị cảnh sát bắt vào tù, còn Ursula đưa George đang bị thương về Mỹ để chăm sóc. Đến thành phố San Francisco, George rất bất ngờ vì thấy nơi này quá đẹp, có nhiều thứ thú vị so với khu rừng anh sống. George ung dung đi khám phá khắp thành phố mà không cần Ursula đi theo hướng dẫn. Giờ đây Ursula đã nảy sinh tình cảm với George, cô nói thẳng với bố mẹ rằng cô không còn muốn cưới Lyle nữa. Nghe câu nói của Ursula, bà Beatrice Stanhope liền đe dọa George rằng sẽ trừng trị anh nếu anh không tránh xa Ursula, vì bà Beatrice không muốn Ursula yêu một người rừng như George. Ở châu Phi, hai gã săn trộm Max và Thor lên kế hoạch bắt Ape vì chúng phát hiện ra Ape có thể nói chuyện. Trước khi bị bắt thì Ape kêu chú chim Tookie bay qua Mỹ gọi George về. George hay tin liền trở về châu Phi để cứu Ape. Thấy Ape đang bị nhốt trong lồng nên George lao vào đánh Max và Thor. Chú khỉ Little Monkey, chú voi Shep và Ursula cũng hỗ trợ George. Lyle xuất hiện đột ngột sau khi được thả ra tù, hắn dẫn Ursula đi rồi cho một nhóm lính đánh thuê bắt trói George. Tuy nhiên vài người bạn khỉ đột khác đã giải cứu George. George phát hiện Lyle và Ursula đang chèo xuồng trên dòng suối nước đang chảy xiết, anh liền thực hiện một cú đu dây lớn nhất trong lịch sử rừng xanh và cứu được Ursula, bỏ mặc Lyle ở lại dòng suối. George và Ursula thổ lộ tình cảm, vài ngày sau thì cả hai làm đám cưới, họ sinh được một đứa con trai. Còn khỉ đột Ape đã đến sống tại Las Vegas, về sau trở thành ca sĩ nổi tiếng nơi đây.
1
null
Oswald Arnold Gottfried Spengler (29 tháng 5 năm 1880 – 8 tháng 5 năm 1936) là một nhà sử học và triết gia lịch sử người Đức, đồng thời quan tâm tới toán học, khoa học và nghệ thuật. Ông được biết đến nhiều nhất với cuốn "Sự suy tàn của phương Tây" ("Der Untergang des Abendlandes"), xuất bản các năm 1918 và 1922, bao phủ toàn bộ lịch sử thế giới. Ông đề xuất một lý thuyết mới về văn minh nhân loại, theo đó tuổi đời của các nền văn minh là hữu hạn và chúng nhất định rồi sẽ tiêu vong. Ông thường được xem là một trong hai triết gia lớn nhất về lịch sử của thế kỉ 20 (cùng với Arnold J. Toynbee. Trong khi Toynbee đại diện cho khuynh hướng lạc quan, Spengler tiêu biểu cho chủ nghĩa bi quan về lịch sử văn minh. Ông biện hộ cho chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa độc đoán với cuốn "Nhà nước Phổ và Chủ nghĩa xã hội" ("Preußentum und Sozialismus") năm 1920, đồng thời cổ vũ cho quyền bá chủ của Đức ở châu Âu. Do vậy chính quyền Quốc xã Đức đề cao ông, nhưng ông sớm bị tẩy chay do phản đối tư tưởng thuyết ưu việt giống nòi và đề cập tới kết cục mạt vận tương lai của Đế chế thứ ba.
1
null
Arnold Joseph Toynbee (14 tháng 4 năm 1889 – 22 tháng 10 năm 1975) là một nhà sử học người Anh nổi tiếng hàng đầu thế kỷ 20, cháu của nhà sử học kinh tế Arnold Toynbee. Tác phẩm lớn nhất của ông, "Nghiên cứu Lịch sử", 1934–1961, là một kiệt tác tổng hợp lịch sử thế giới, phân tích sự trỗi dậy và suy vong của các nền văn minh trong lịch sử nhân loại. Ông mô tả sự vận động của nền văn minh như là sự đáp ứng không ngừng các thách thức bên trong và bên ngoài. So với một triết gia lịch sử lớn khác viết trong cùng chủ đề là Oswald Spengler, quan điểm của Toynbee có phần lạc quan hơn. Bên cạnh là một nhà sử học, trong giai đoạn 1918–1950 ông còn là cố vấn hàng đầu cho chính phủ Anh về các vấn đề quốc tế, nhất là những vấn đề liên quan tới Trung Đông. Tên ông được đặt cho một tiểu hành tinh, 7401 Toynbee.
1
null
Nguyễn Anh Khôi (sinh 11 tháng 1 năm 2002) là một vận động viên cờ vua Việt Nam. Tháng 9 năm 2019, Khôi được Liên đoàn Cờ vua Quốc tế phong là đại kiện tướng, và là kỳ thủ thứ 11 của Việt Nam đạt được danh hiệu này. Sự nghiệp. Khôi học cờ vua không phải quá sớm. Khi được 6 tuổi, thấy Khôi mải mê với trò chơi điện tử nên bố mẹ Khôi cho cậu làm quen với cờ vua. Chỉ một năm sau khi tiếp xúc với cờ vua, ở giải Năng khiếu trọng điểm, Khôi đã giành giải nhất. Sau đó, cậu đoạt luôn huy chương vàng toàn quốc lứa tuổi U7 ở Đồng Tháp. Giải cờ vua trẻ khu vực. Năm 2010, tại giải trẻ Đông Nam Á, Anh Khôi giành 6 huy chương vàng cá nhân và đồng đội lứa tuổi U8. Với thành tích này, Khôi chính thức được phong kiện tướng FIDE. Cũng trong năm này, cậu tiếp tục giành huy chương vàng cờ tiêu chuẩn cá nhân giải cờ vua trẻ châu Á lứa tuổi U8 . Năm 2011, khi mới 9 tuổi, Khôi lần đầu tiên thi đấu ở lứa tuổi U10 tại Giải vô địch cờ vua trẻ châu Á và xếp hạng 7. Năm 2012, Khôi đoạt chức vô địch Đông Nam Á lứa tuổi U10 với 8 điểm / 9 ván . Tại giải vô địch cờ vua trẻ châu Á, tổ chức vào tháng 6 năm 2012 ở Sri Lanka, Khôi đoạt cú đúp huy chương vàng cờ tiêu chuẩn và cờ nhanh cá nhân lứa tuổi U10 . Năm 2014, Anh Khôi giành cú đúp ngôi vô địch ở hai nội dung tiêu chuẩn và chớp ở lứa tuổi U12 tại Giải trẻ châu Á ở Uzbekistan. Em đều vượt qua kỳ thủ mạnh của chủ nhà, đồng thời là hạt giống số 1 tại giải Nodirbek Yakubboev ở cả hai nội dung. Giải vô địch cờ vua trẻ thế giới. 2010. Khôi lần đầu tiên tham dự Giải vô địch cờ vua trẻ thế giới ở lứa tuổi U8. Dù được xếp hạt giống số 1 nhưng Khôi đã để tuột huy chương khi thua ở ván cuối cùng . 2012. Ở Giải vô địch cờ vua trẻ thế giới 2012 tổ chức vào tháng 11 tại Slovenia, Nguyễn Anh Khôi đại diện cho Việt Nam thi đấu ở lứa tuổi U10. Dù ban đầu theo Elo cậu chỉ xếp hạng 13 nhưng Khôi đã xuất sắc toàn thắng cả 11 ván đấu, trong đó có cả hạt giống số 1 ở lứa tuổi này, giành chức vô địch trước một vòng đấu , hơn đấu thủ xếp sau đến 2 điểm , đạt hiệu suất thi đấu lên đến 2665 và tăng hơn 70 điểm Elo qua giải . Khôi là kỳ thủ duy nhất đạt điểm tối đa, trở thành một trong hai hiện tượng tại giải đấu này (cùng với một kỳ thủ nữ 14 tuổi giành chức vô địch U18) . Đồng thời Nguyễn Anh Khôi cũng giành huy chương duy nhất cho đoàn Việt Nam với 12 kỳ thủ tham dự ở các lứa tuổi . 2013. Năm 2013 Anh Khôi không dự giải đấu này do những trục trặc về visa khiến người thân không thể đi cùng. 2014. Năm 2014, Anh Khôi dự Giải cờ vua trẻ thế giới ở lứa tuổi 12 tại Nam Phi. Dù ban đầu theo Elo cậu chỉ xếp hạng 5 nhưng Khôi đã xuất sắc giành thêm một chức vô địch thế giới trẻ nữa với 8,5 điểm / 11 ván (+7 =3 –1), đồng điểm với 3 kỳ thủ khác và hơn hệ số phụ. Trong lịch sử cờ vua, Khôi là kỳ thủ thứ hai vô địch cả hai nội dung U10 và U12 thế giới sau Etienne Bacrot của Pháp, cũng là kỳ thủ Việt Nam đầu tiên có hai chức vô địch thế giới trẻ. Các giải đấu khác. 2016. Tháng 4, tại Giải đồng đội châu Á, Anh Khôi cùng đồng đội giành hai huy chương bạc ở nội dung nhanh và chớp, đều thất bại trước Trung Quốc ở chung kết. Tháng 5, Anh Khôi lên ngôi vô địch quốc gia lần đầu tiên. Sau 9 ván, Anh Khôi bất bại với 7,5 điểm (+6 =3), hơn á quân Đào Thiên Hải 1 điểm. Ở tuổi 14, Anh Khôi cân bằng thành tích vô địch quốc gia trẻ nhất của Từ Hoàng Thông và Đào Thiên Hải. Đời tư. Nguyễn Anh Khôi có thần tượng là kỳ thủ số một Việt Nam Lê Quang Liêm. Theo Khôi, cậu ngưỡng mộ Liêm không phải vì thành tích mà vì tính cách thân thiện, hòa đồng với mọi người và tôn trọng đối thủ. Không chỉ dành thời gian cho cờ vua, Khôi còn chăm chỉ học tập các môn văn hoá. Cậu là cựu học sinh khóa 17 - 20 Trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay là sinh viên lứa đầu tiên của Viện Khoa học Sức khỏe, Trường Đại học VinUni, Hà Nội. Tại những cuộc thi đấu quốc tế, Khôi có thể tự trả lời phỏng vấn chứ không cần sự giúp đỡ của phiên dịch . Cậu đạt đai nâu karatedo và hiện nay đang đeo đai đen taekwondo. Vinh danh. Với thành tích vô địch thế giới lứa tuổi U10 năm 2012, Nguyễn Anh Khôi được bình chọn là một trong 10 vận động viên tiêu biểu của Việt Nam năm 2012 và một trong 6 công dân trẻ tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh .
1
null
Karl Konstantin Albrecht Leonhard von Blumenthal (20 tháng 7 năm 1810 – 21 tháng 12 năm 1900), từ năm 1883 còn được gọi là Bá tước ("Graf") von Blumenthal, là một Thống chế Phổ – Đức. Được xem là một trong những chỉ huy quân sự tài năng nhất của thời đại, ông đã có nhiều đóng góp cho sự thành lập Đế quốc Đức vào tháng 1 năm 1871. Ông được biết đến chủ yếu vì sự can thiệp mang tính quyết định của ông trong trận chiến tại Königgrätz-Sadowa trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ vào năm 1866, vì những chiến thắng của ông trong các trận đánh tại Wœrth và Wissembourg trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, và trên hết là vì việc ông phản đối công pháo vào Paris vào năm 1870 trong cuộc vây hãm do ông chỉ đạo. Tiểu sử. Von Blumenthal đã chào đời tại Schwedt, Brandenburg, Phổ vào ngày 20 tháng 7 năm 1810, là con trai của Đại úy Ludwig von Blumenthal, người đã tử trận tại Dennewitz vào năm 1813. Được nuôi dưỡng tại điền trang của ông nội mình ở Reddenthin, nơi người chú của ông là Gustav von Below thành lập cái mà sẽ được biết đến như là Phong trào Ngũ Tuần, von Blumenthal được giáo dục trong các trường quân sự tại Culm và Berlin. Ông đã gia nhập đội Vệ binh với quân hàm Thiếu úy vào năm 1827. Ông học tại Trường Chiến tranh Berlin (về sau này gọi là Viện Hàm lâm Quân sự Phổ). Sau khi phục vụ tại Tỉnh Rhein, ông đã gia nhập Cục Đo đạc địa hình của Bộ Tổng tham mưu vào năm 1846. Với cương vị là Trung úy trong Trung đoàn Bộ binh số 31, ông đã tham gia trấn áp các cuộc bạo động tại Berlin vào năm 1848, và vào năm 1849 ông được thăng quân hàm Đại úy trong Bộ Tổng tham mưu. Cùng năm đó, ông đã phục vụ trong bộ tham mưu của Tướng Eduard von Bonin trong cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ nhất, và đã thể hiện khả năng của mình, đặc biệt là trên chiến trường Fredericia, vì thế ông được bổ nhiệm làm tham mưu trưởng của quân đội Schleswig-Holstein sau khi vị tham mưu trưởng tiền nhiệm của mình là Đại úy von Delius bị chết trận. Vào năm 1850, von Blumenthal được bổ nhiệm làm sĩ quan tham mưu trưởng trong sư đoàn di động dưới quyền Tietzen ở Hesse-Kassel. Được tặng thưởng Huân chương Đại bàng Đỏ hạng tư, ông đã tham gia trong một phái bộ tới Anh cùng năm đó, và trong một số dịp về sau này. Sau khi được lên quân hàm Thượng tá, ông được bổ nhiệm là sĩ quân hầu cận của Hoàng thân Friedrich Karl vào năm 1859. Vào năm 1860, ông trở thành Đại tá trong Trung đoàn Bộ binh số 31, và về sau này là Trung đoàn Bộ binh số 71. Khi ông đang là tham mưu trưởng của Quân đoàn III, cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ hai bùng nổ vào năm 1864, và ông được cử làm tổng tham mưu trưởng của đội quân tấn công Đan Mạch. Ông đã thể hiện rõ rệt tài năng của mình, điển hình là chiến trường Dybbøl và cuộc tấn công về đêm vào Als (trận đánh mà ông đã góp phần lập kế hoạch và chấm dứt cuộc chiến), và vì vậy ông được lên chức Thiếu tướng và được tặng thưởng Huân chương Quân công ("Pour le Mérite") của Phổ, trở thành người thứ 50 được nhận huân chương này. Trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ vào năm 1866, von Blumenthal được bổ nhiệm làm tổng tham mưu trưởng của Thái tử Phổ là Friedrich Wilhelm, người chỉ huy "Binh đoàn thứ hai". Gánh nặng chủ yếu trong cuộc chiến tranh đã thuộc về binh đoàn này, và sự ứng chiến kịp thời của họ tại Königgrätz-Sadowa đã quyết định đến thắng lợi của quân đội Phổ. Trong các trận đánh nói riêng và chiến dịch Böhmen nói chung, vai trò của tham mưu trưởng von Blumenthal được nhìn nhận là nổi bật nhất. Tại Königgratz, Thái tử đã nói với ông: "Ta biết nhờ ai mà ta có thể chỉ đạo quân sĩ của mình", và von BLumenthal không lâu sau đó được phong hàm Trung tướng và tặng thưởng lá sồi gắn vào "Huân chương Quân công" của ông. Ông cũng được phong tước Hiệp sĩ của Dòng Hohenzollern. Kể từ năm 1866 cho đến năm 1870, ông chỉ huy Sư đoàn Bộ binh số 14 tại Düsseldorf. Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), Blumenthal được cử làm tham mưu trưởng của "Binh đoàn thứ ba" dưới quyền chỉ huy của Thái tử. 18 thành viên khác trong gia đình ông cũng tham gia chiến đấu, trong số đó có cả hai người con trai và ba người cháu gọi ông bằng bác (trong đó hai người đã tử trận). Tướng Von Blumenthal đã chứng tỏ tài thao lược của mình trong những ngày quan trọng trước khi trận Sedan bùng nổ, và những cống hiến của ông đối với quân đội Phổ – Đức được nhìn nhận là quý báu và quan trọng hầu như ngang bằng với Tổng tham mưu trưởng Moltke Lớn. Thủ tướng Bismarck nói: "Đến nay như người ta có thể thấy, báo chí không hề nhắc đến ông ta, mặc dù ông là tham mưu trưởng của Thái tử, và, tiếp theo sau Moltke, có công lao lớn nhất trong việc điều khiển cuộc chiến. … Ông đã giành chiến thắng trong các trận đánh tại Wœrth và Wissembourg, và sau đó là tại Sedan, do Thái tử không phải lúc nào cũng can thiệp vào các kế hoạch của ông ta". Ông đã chỉ đạo Cuộc vây hãm Paris và phản đối các yêu cầu pháo kích vào thành phố này. Ngoài ra, ông cũng điều khiển các chiến dịch do tướng von der Tann thực hiện xung quanh Orléans, và bảo vệ Đại Công tước xứ Mecklenburg-Schwerin khỏi sự quấy rầy của Moltke. Vào năm 1871, với cương vị là đại diện của Đức, ông đã tham dự các cuộc thao diễn của quân đội Anh tại Chobham, và được trao quyền chỉ huy Quân đoàn IV tại Magdeburg. Vào năm 1873, ông được thăng cấp Thượng tướng Bộ binh, và 10 năm sau ông được phong làm Bá tước. Vào năm 1888, ông trở thành một Thống chế, và sau đó ông chỉ huy các cục thanh tra quân đội III và IV. Ông đã nghỉ hưu vào năm 1896, và từ trần tại Quellendorf gần Köthen vào ngày 21 tháng 12 năm 1900. Di sản. Người ta (trong số đó có nhà báo Anh Quốc William Howard Russell – người đã gặp gỡ ông trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ) biết đến ông vì sự tử tế và vui tính của mình. Cũng giống như Thái tử Friedrich Wilhelm, Moltke, và nhiều lãnh đạo cao cấp khác của Phổ, ông có vợ là người Anh, Delicia Vyner, và vì vậy giới bảo thủ thường thường nghĩ rằng các vị này chịu sự chi phối của tư tưởng tự do Anh. Thành tựu ít được ca ngợi nhất, nhưng có thể được xem là quan trọng nhất của ông, là việc phát triển học thuyết "Hỏa lực và Thẩm thấu", đặt nền tảng cho phương thức "Chiến tranh Chớp nhoáng" ("Blitzkrieg").
1
null
Khu vực khảo cổ Riversleigh nằm ở phía tây bắc bang Queensland là một phần của công viên quốc gia Lawnhill, khu vực Riversleigh có diện tích khoảng 10.000 ha với khoảng 250 khu vực hóa thạch. Nơi đây xuất hiện nhiều hóa thạch của động vật có vú, có túi đã tuyệt chủng và các động vật có xương sống kỷ Đại Tân Sinh (Kỷ Kainozoi), Oligocen và Miocen ở miền Trung nước Úc. Các hóa thạch ở Riversleigh là rất hiếm bởi vì chúng được tìm thấy trong nước ngọt mềm đá vôi không nén. Điều này có nghĩa là con vật vẫn còn giữ lại cấu trúc ba chiều. Khu vực này nằm trong lưu vực của sông Gregory. Hóa thạch đầu tiên được ghi nhận để tồn tại trong khu vực vào năm 1901. Một cuộc khảo sát thăm dò ban đầu đã được thực hiện trong năm 1963. Kể từ năm 1976, khu vực này đã là vị trí thăm dò có hệ thống. Đây là một phần của di sản thế giới năm 1994 và một phần mở rộng thêm ở Vườn quốc gia Boodjamulla.
1
null
Công lý là một khái niệm đúng đắn luân lý dựa trên nền tảng đạo đức, tính hợp lý, pháp luật, quy luật tự nhiên, tôn giáo, sự tương đối hay công bằng, cũng như việc quản lý của pháp luật, có tính đến quyền bất khả nhượng và bẩm sinh của tất cả mọi người và công dân, quyền của tất cả mọi người, cá nhân để bảo vệ bình đẳng trước pháp luật của các quyền dân sự của họ, mà không phân biệt đối xử dưa trên sắc tộc, giới tính, định hướng giới tính, nguồn gốc dân tộc, màu da, tôn giáo, tuổi tác, hoặc các đặc tính khác, và hơn nữa, coi như là bao gồm các luật công bằng xã hội.
1
null
là một mangaka người Nhật Bản. Anh gặt hái thành công với tác phẩm đầu tiên "Rave Master" - được xuất bản trên tạp chí "Weekly Shōnen Magazine" của Kodansha từ năm 1999 đến 2005. Tác phẩm bán chạy nhất của anh là "Fairy Tail" được xuất bản cũng ở tạp chí trên từ năm 2006 đến 2017, trở thành một trong những bộ manga bán chạy nhất với hơn 72 triệu bản lưu hành. Mashima đã và đang sáng tác bộ truyện "Edens Zero" kể từ năm 2018. "Fairy Tail" đã đoạt giải Manga Kodansha ở hạng mục "shōnen manga" vào năm 2009, còn Mashima được trao giải Harvey Awards ở hạng mục Điểm sáng quốc tế vào năm 2017 và giải Đặc biệt Fauve tại Liên hoan truyện tranh quốc tế Angoulême 2018. Thân thế. Mashima cho biết trong ký ức anh luôn muốn làm nghề mangaka. Cha anh là một nghệ sĩ khao khát được theo nghề chuyên nghiệp song mất sớm khi Mashima còn nhỏ. Sống trên núi lúc còn nhỏ, ông nội mang cho anh cuốn manga đã bị vứt bỏ mà ông tìm thấy. Sau khi đọc chúng, Mashima bắt đầu vẽ hình từ chúng. Những năm tháng học cấp hai, anh bắt đầu nổi loạn và dính vào rắc rối, song vẫn kiên trì vẽ hàng ngày. Lúc học cấp ba, anh trở thành nghệ sĩ guitar trong một ban nhạc rock tên Night Meeting, nhóm này biểu diễn show cứ hai hoặc ba tháng một lần. Sau cùng Mashima bị đình chỉ học vô thời hạn do phạm luật của trường, sau đó trong thời gian bị đình chỉ, anh đã quyết định thử theo nghề mangaka chuyên nghiệp. Chuyển tới Tokyo sau khi tốt nghiệp trung học, anh đăng ký trường chuyên về giảng dạy mangaka, song rời đi mà chưa tốt nghiệp. Anh chia sẻ rằng khóa học dạy cho anh những điều cơ bản, song thấy nó không giúp ích gì cho nghề của mình. Sự nghiệp. Năm 1998, Mashima sáng tác bộ yomikiri manga "Magician" trong lúc làm việc bán thời gian tại một tụ điểm trò chơi arcade và đăng ký tham gia một cuộc thi do tạp chí "Weekly Shōnen Magazine" của Kodansha tổ chức. Trong lúc chờ kết quả, bộ yomikiri "Bad Boys Song" của anh được xuất bản vào tháng 8 năm 1998. Khi "Magician" được in trong số báo 51 của "Weekly Shōnen Magazine" (1998), tác phẩm đã giật Giải Tân binh và đem về cho Mashima tiền thưởng khoảng 7.000 đô la Mỹ. Một năm sau, anh chính thức ra mắt sự nghiệp tác phẩm đầu tay "Rave Master" trên "Weekly Shōnen Magazine". Bộ truyện ra mắt đến 2005 và được chuyển thể thành bộ anime có nhan đề "Groove Adventure Rave" từ năm 2001 đến 2002. Năm 2003, anh tập hợp một vài tựa truyện yomikiri của chia thành hai tập "Mashima-en" - tuyển tập được cấp phép lưu hành ở Bắc Mỹ vào năm 2018. Sau khi hoàn thành "Rave Master", Mashima ra mắt bộ truyện dài kỳ "Monster Soul" trên tạp chí tháng "Comic BomBom" từ 2005 đến 2007. Mashima bắt đầu đăng "Fairy Tail" trên "Weekly Shōnen Magazine" vào năm 2006 để rồi tác phẩm trở thành một trong những bộ manga bán chạy nhất lịch sử với hơn 72 triệu bản in. Tác phẩm đã cho ra đời một nhượng quyền đồ sộ, gồm nhiều bản chuyển thể và phần ngoại truyện, trước khi ngừng xuất bản vào năm 2017. Năm 2011, Mashima sáng tác một bộ crossover manga giữa "Rave Master" và "Fairy Tail" - được xuất bản vào số báo tháng Năm của "Weekly Shōnen Magazine". Bộ truyện được chuyển thể thành OVA ra mắt vào tháng 8 năm 2013. Một số đặc biệt của "Weekly Shōnen Magazine" (2013) có một màn crossover nhỏ giữa "Fairy Tail" và "Thất hình đại tội" của Suzuki Nakaba, trong số báo ấy mỗi tác giả vẽ một "yonkoma" (truyện tranh bốn khung) cho bộ truyện của từng người. Một chương crossover thật sự giữa hai bộ truyện trên đã lưu hành vào tháng 12 năm 2013. Từ 17 tháng 7 năm 2014 đến 17 tháng 7 năm 2015, "Fairy Tail" sở hữu một tạp chí lưu hành hàng tháng có tựa "Monthly Fairy Tail Magazine" - cuốn tạp chí này đã in hẳn bộ manga tiền truyện của chính Mashima có nhan đề "Fairy Tail Zero". Năm 2014, ba bộ ngoại truyện đã được khởi động: "Fairy Tail: Ice Trail" của Shirato Yūsuke; "Fairy Tail Blue Mistral" của Watanabe Rui; và "Fairy Girls" của Boku. Một bộ manga ngoại truyện nữa có nhan đề "Fairy Tail Side Stories" do Shibano Kyōta sáng tác bắt đầu lưu hành vào ngày 30 tháng 7 năm 2015, trên ứng dụng di động miễn phí "Magazine Pocket" của Kodansha. Ngày 25 tháng 7 năm 2018, "" bắt đầu có mặt trên "Magazine Pocket" dưới dạng phần hậu truyện chính thức của "Fairy Tail". Mashima hỗ trợ các kịch bản phân cảnh gốc cho bộ manga để cho mangaka Ueda Atsuo minh họa. Cuối năm 2021, Mashima mời Kodansha Game Creators Lab tổ chức một cuộc thi tìm kiếm các ứng viên trò chơi video dựa trên "Fairy Tail", hai tác phẩm thắng cuộc sẽ nhận 132.300 đô la Mỹ và 88.200 đô la Mỹ trích từ chính tiền của Mashima. Trò chơi sẽ được chế tác trên các nền tảng như Steam, iOS và Android, còn Kodansha sẽ phân phối tác phẩm thắng cuộc dự kiến được công bố vào tháng 4 năm 2022, với lợi nhuận cho Kodansha và các nhà phát triển game cùng hưởng. Trong lúc sáng tác "Fairy Tail", Mashima đã cho đăng loạt "Monster Hunter Orage" (bản chuyển thể của trò chơi video "Monster Hunter") trên "Monthly Shōnen Rival" từ năm 2008 đến 2009. Cùng năm 2008, anh vẽ lại bộ manga hài cơ thể "Chameleon" của Kase Atsushi nhân kỷ niệm 50 thành lập "Weekly Shōnen Magazine". Bộ yomikiri manga kỳ ảo sử thi của Mashima là "Hoshigami no Satsuki" được xuất bản trên số báo ngày 17 tháng 9 năm 2014 của "Weekly Shōnen Magazine". Mashima bắt đầu đăng bộ truyện "Edens Zero" trên "Weekly Shōnen Magazine" vào ngày 27 tháng 6 năm 2018. Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2019, ông sáng tác bộ truyện ngắn tập "Mashima Hero's" nhân dịp "Weekly Shōnen Magazine" tròn 60 tuổi. Đây là một màn crossover giữa ba bộ truyện "Rave Master", "Fairy Tail" và "Edens Zero" của ông. Mashima vẽ bộ yomikir manga chuyển thể từ trò chơi video "Dragon Quest XI S: Echoes of an Elusive Age" ở số báo tháng 10 trên tạp chí "V Jump" của Shueisha - được phát hành vào ngày 21 tháng 8 năm 2019. Ngày 17 tháng 12 năm 2021, Mashima thông báo rằng mình tự đang phát triển tựa trò chơi video "Edens Zero" nhờ sử dụng RPG Maker. Anh mô tả đây là "dự án theo sở thích" mà anh làm lúc rảnh rỗi, và phát hành "Rebecca to Kikai no Yōkan" miễn phí trên PC vào ngày 16 tháng 3 năm 2022. Phong cách và ảnh hưởng. Mashima liệt kê tác phẩm "Dragon Ball" của Toriyama Akira là bộ manga anh yêu thích lúc nhỏ, còn loạt trò chơi video "Dragon Quest" và "Kinnikuman" của Yudetamago đã truyền cảm hứng cho anh theo nghề mangaka. Anh cũng đọc/xem một số tác phẩm của Miyazaki Hayao lúc còn nhỏ. Năm 2008, khi được hỏi liệu đang có tác phẩm hiện hành nào truyền cảm hứng cho anh không, thì Mashima đáp là "Code Geass". Năm 2011, "Berserk" được cho là manga yêu thích của anh. Mashima đoán rằng mong muốn đưa vào những nhân vật linh vật siêu thực và kỳ lạ vào tác phẩm (chẳng hạn như Happy) chịu ảnh hưởng bởi "Utsurun Desu" của tác giả Yoshida Sensha. Anh cũng thấy rằng sự đối lập về mặt hình ảnh mà các nhân vật ấy đem lại thật "đẹp". Cảm hứng của Mashima ở "Rave" là mong muốn chu du khắp thế giới, trong khi ở "Fairy Tail" thì không chỉ là ngồi trong quán bar và mở tiệc với bạn bè (hay khía cạnh cộng đồng), mà còn nói về người trẻ tìm thấy tiếng gọi của mình. Anh chia sẻ rằng khi cố cân nhắc những sở thích riêng và lợi ích của người hâm mộ về những chuyện sẽ xảy ra tiếp theo trong "Fairy Tail", thì sau cùng anh ưu tiên người hâm mộ hơn. Mashima đã đặt tên các nhân vật trong truyện của mình theo mùa. Trong "Rave", nhân vật chính tên là Haru (trong tiếng Nhật là mùa xuân). Trong "Fairy Tail", nhân vật chính là Natsu (trong tiếng Nhật là mùa hè). Trong "Monster Soul", nhân vật chính là Aki (mùa thu), trong khi cả "Monster Hunter Orage" và "Edens Zero" đều có một nhân vật tên Shiki (trong tiếng Nhật là các mùa). Anh cũng đặt tên một nhân vật trong "Fighting Force Mixture" là Fuyu (tiếng Nhật là mùa đông). Mashima chia sẻ trong buổi phỏng vấn với "liveabout.com" rằng anh đặt tên như vậy vì độc giả Nhật Bản có thể xa lạ với những cái tên thần thoại phương Tây. Các nhân vật chính trong cả "Rave" và "Fairy Tail" đều không có cha, một phần lấy từ trải nghiệm của chính Mashima khi mà cha anh mất lúc anh còn nhỏ. Năm 2008, Mashima có sáu trợ lý làm việc trong một khu vực rộng vuông với bẩy cái bàn, một chiếc và TV để chơi video game. Anh tiết lộ lịch làm việc "Fairy Tail" là lên kịch bản và kịch bản phân cảnh vào Thứ Hai, vẽ nháp vào ngày hôm sau, rồi vẽ và tô màu từ Thứ Tư đến Thứ Sáu. Ở dịp cuối tuần, họ thực một phần tư truyện của "Monster Hunter" mỗi tuần và kết thúc vào cuối tháng. Năm 2011, anh cho biết mình làm việc sáu ngày/tuần và 17 giờ/ngày. Đội trợ lý của Mashima từng có Yoshikawa Miki, song cô đã rời đi để thực hiện những tác phẩm hài lãng mạn như "Đầu gấu và Bốn mắt" và "Yamada-kun to nana-nin no Majo". Năm 2008, họ cùng phát triển một đầu truyện yomikiri crossover có nhan đề "Fairy Megane" để các nhân vật từ "Yankee-kun" quyết đình tìm việc làm bán thời gian tại hội "Fairy Tail". Những trợ lý khác cũng rời đi để theo đuổi dự án riêng còn có Mikuni Shin (người xuất bản truyện "Spray King") và Yui Ueda (người xuất bản "Tsukushi Biyori").
1
null
Fairy Tail là một series anime được chuyển thể từ manga cùng tên của Mashima Hiro. Được sản xuất bởi A-1 Pictures và Satelight với Ishihira Shinji đạo diễn, được phát sóng trên TV Tokyo từ ngày 12 tháng 10 năm 2009 đến 30 tháng 3 năm 2013 Sau đó tiếp tục được lên sóng từ 5 tháng 4 năm 2014, và kết thúc vào 26 tháng 3 năm 2016. Mùa cuối cùng ra mắt từ 7 tháng 10 năm 2018. Tác phẩm xoay quanh chuyến phiêu lưu của Natsu Dragneel, một thành viên của Hội pháp sư Fairy Tail đi tìm người cha nuôi của mình - một con rồng có tên Igneel và trở thành bạn đồng hành với Lucy Heartfilia, một Tinh Linh ma đạo sĩ. Series sử dụng tổng cộng 52 ca khúc chủ đề khác nhau: 26 bài hát mở đầu và 26 bài hát kết thúc. Những đĩa CD riêng lẻ chứa các bài hát chủ đề và soundtrack khác đều được phát hành bởi Pony Canyon và Avex Group. DVD sưu tập đầu tiên được phát hành vào 29 tháng 1 năm 2010, với vol riêng lẻ được phát hành hàng tháng. Animax Đông Nam Á đã phát sóng một phần của loạt phim bằng tiếng Anh. Năm 2011, Funimation đã cấp phép phát hành mùa đầu tiên tại Bắc Mỹ bắng tiếng Anh. Các tập được Funimation lồng tiếng đã phát sóng trên Funimation Channel. Bộ DVD đầu tiên gồm 12 tập được phát hành vào 22 tháng 11 năm 2011. Các bộ DVD tiếp theo cũng với dung lượng tương tự, với 14 bộ được phát hành kể từ 2 tháng 12 năm 2014. Funimation cũng có giấy phép phát sóng mùa mới của xê-ri. Tại Việt Nam, vào năm 2014 kênh HTV3 đã mua được bản quyền của bộ anime này và trình chiếu trên kênh vào ngày 25 tháng 5 với tên gọi: "Hội Pháp sư - Fairy Tail". Sau mùa đầu tiên với 48 tập phim, kênh tạm ngưng phát sóng một thời gian rồi phát sóng tiếp 52 tập mới từ 8 tháng 10 năm 2015. Đến tập 100 lại tiếp tục tạm ngưng rồi công chiếu trở lại từ tháng 3 năm 2016 với 126 tập tiếp theo.
1
null
Đây là danh sách tập phim anime "Fairy Tail" mùa 3 của đạo diễn Ishihira Shinji,sản xuất bởi produced by A-1 Pictures và Satelight. Mùa này bắt đầu phát sóng từ 4 tháng 4 đến 8 tháng 10 năm 2011 trên TV Tokyo. 7 DVD mỗi đĩa gồm 4 tập phim được Pony Canyon phát hành từ 3 tháng 8 năm 2011 đến 1 tháng 2 năm 2012. Mùa này sử dụng 6 bài hát chủ đề: 3 bài mở đầu và 3 bài kết thúc. "Evidence" do Daisy x Daisy thể hiện được sử dụng từ đầu đến tập 84, "The Rock City Boy" thể hiện bởi Jamil sử dụng từ tập 85 đến tập 98, và thể hiện bởi Daisy x Daisy. Các bài hát kết thúc gồm do ShaNa thể hiện, "Don't Think. Feel!!!" do Idoling!!! thể hiện, và do Hi-Fi Camp thể hiện. Danh sách tập. <onlyinclude> </onlyinclude>
1
null
Chèn Hen (tiếng Anh: "Thalassina") hoại tử. Phân bố. "Thalassina" được tìm thấy dọc theo bờ biển của châu Á từ Kerala, Ấn Độ đến Việt Nam, bao gồm Sri Lanka và quần đảo Andaman và Nicobar. Nó cũng được tìm thấy khắp vùng biển đông nam Á và quần đảo Ryukyu, và dãi phân bố kéo dài đến phía nam bờ biển bắc Úc, và đông đến Fiji và Samoa.
1
null
Ngữ hệ Tungus (còn gọi là ngữ hệ Mãn-Tungus) là một ngữ hệ miền đông Siberia và Mãn Châu. Hầu hết ngôn ngữ Tungus bị đe dọa, và tương lai của các ngôn ngữ kia cũng không vững vàng. Có chừng 75.000 người bản ngữ trải trên hơn một tá ngôn ngữ Tungus. Một số học giả xếp ngữ hệ Tungus vào ngữ hệ Altai chưa chắc chắn, cùng với ngữ hệ Turk, Mongol, đôi lúc cả Triều Tiên và Nhật Bản. Từ "Tungus" là một ngoại danh mà người Yakut và người Tatar Siberia gọi người Evenk ("tongus") vào thế kỷ XVII, nghĩa là "heo/lợn". Nó được mượn vào tiếng Nga thành "тунгус", rồi tới tiếng Anh thành "Tungus". Việc dùng "Tungus" cho người Evenk được coi là miệt thị. Phân loại. Những nhà ngôn ngữ học nghiên cứu ngôn ngữ Tungus đặt ra nhiều hệ thống phân loại, dựa trên "tiêu chí" khác nhau, gồm đặc điểm hình thái, từ vựng, và âm vị. Một số học giả bỏ qua mô hình rẽ nhánh, cho rằng vì lịch sử tiếp xúc lâu dài giữa các tộc nói ngôn ngữ Tungus với nhau, ngữ hệ Tungus nên được coi là một dialect continuum (dãy phương ngữ). Một phân loại được nhiều người chấp thuận chia ngữ hệ Tungus ra làm nhánh Bắc và nhánh Nam (Georg 2004). Trong khi đó, Hölzl (2018), chia hệ ra làm bốn nhóm con, tên Ewen, Udeghe, Nana, và Jurche. Alexander Vovin ghi nhận rằng tiếng Mãn và tiếng Nữ Chân là những ngôn ngữ dị biệt trong nhánh Tungus Nam; điều này có thể là do ảnh hưởng từ tiếng Khiết Đan, tiếng Triều Tiên cổ, có lẽ cả Chukotka-Kamchatka. Những ghi chép sớm nhất của phương Tây về ngôn ngữ Tungusic đến từ du khách người Hà Lan Nicolaes Witsen, người đã xuất bản cuốn sách bằng tiếng Hà Lan, Noord en Oost Tartarye (nghĩa đen là 'Bắc và Đông Tartary'). Nó mô tả nhiều dân tộc ở Viễn Đông Nga và bao gồm một số danh sách từ ngắn gọn cho nhiều ngôn ngữ. Sau chuyến du lịch đến Nga, những phát hiện thu thập được của ông đã được xuất bản thành ba lần xuất bản, 1692, 1705 và 1785. Cuốn sách bao gồm một số từ và câu từ ngôn ngữ Evenki, sau đó được gọi là "Tungus". Nhà ngôn ngữ học người Đức Wilhelm Grube (1855–1908) đã xuất bản một từ điển ban đầu về ngôn ngữ Nanai (hay còn gọi là ngôn ngữ Gold) vào năm 1900, cũng như giải mã ngôn ngữ Nữ Chân cho khán giả hiện đại bằng cách sử dụng một nguồn tiếng Trung Quốc. Mặc cho những nét giống nhau giữa hệ Tungus và nhóm tiếng Triều Tiên, Vovin (2013) cho rằng hai bên không liên quan.
1
null
Ngữ hệ Kavkaz phân bố chủ yếu ở khu vực nằm giữa biển Đen và biển Caspian, tập trung nhất ở vùng núi Kavkaz nên được gọi là ngữ hệ Kavkaz Ngữ hệ Kavkaz có 40 ngôn ngữ với số người sử dụng chừng 5 triệu, trong đó phần lớn cư trú ở nước Gruzia Theo truyền thống, cách phân loại phổ biến chia ngữ hệ này thành 3 nhóm Trong 40 ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Kavkaz chỉ có 12 ngôn ngữ có chữ viết, ngoài tiếng Gruzia có chữ viết từ thế kỷ V thì 11 chữ viết còn lại đều được sáng tạo vào thế kỷ XX và dựa trên cơ sở mẫu tự Slav Đặc điểm chính của các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Kavkaz là có âm bật hơi mạnh, ngữ âm nhóm Nam tương đối thống nhất. Về từ vựng các ngôn ngữ nhóm Nam có nhiều từ ngữ giống nhau. Trong nhóm Đông Bắc các ngôn ngữ đều có 5 nguyên âm cơ bản (a,e,i,o,u). Đối với nhóm Tây Bắc chỉ có 2 nguyên âm cơ bản (a,i) Vài chục năm trở lại đây ảnh hưởng của tiếng Nga đối với các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Kavkaz ngày càng rõ rệt, đặc biệt là ở lĩnh vực từ vựng
1
null
Tiêu Tiển () (583–621) là một hậu duệ của hoàng tộc triều Lương. Ông đã nổi dậy chống lại sự cai trị của triều Tùy vào cuối thời gian cai trị của Tùy Dạng Đế. Ông đã cố phục hưng Lương, và đã lập ra một chính quyền tồn tại trong vài năm, với kinh đô đặt tại Giang Lăng, cai quản một khu vực mà nay bao gồm hầu hết Hồ Bắc, Hồ Nam, Quảng Tây và miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, vào năm 621, trước một cuộc tấn công của tướng nhà Đường là Lý Hiếu Cung, Tiêu Tiển đã đầu hàng do không nhận thấy quân cứu viện của mình đang đến gần Giang Lăng. Sau đó, ông bị giải đến kinh thành Trường An của Đường và bị Đường Cao Tổ hành quyết. Bối cảnh. Tiêu Tiển là chắt của Tây Lương Tuyên Đế - hoàng đế khai quốc của Tây Lương- một chính quyền chư hầu của Tây Ngụy và sau là Bắc Chu. Đến đời Tiêu Tông, vào năm 587 ông nội của Tiêu Tiển (là hoàng thúc của Tiêu Tông) là An Bình vương Tiêu Nham (蕭巖) do sợ rằng tướng Tùy Thôi Hoằng Độ (崔弘度) sẽ tấn công Giang Lăng nên đã cùng dân chúng Giang Lăng hàng nhà Trần. Do đó, Tùy Văn Đế quyết định thủ tiêu Tây Lương. Năm 589, sau khi phái quân thôn tính Trần, Tùy Văn Đế đã hành quyết Tiêu Nham mặc dù đã xá miễn trên quy mô lớn cho các quan lại triều Trần. Do Tiêu Nham bị hành quyết, không giống như các thành viên khác của hoàng tộc họ Tiêu, gia quyến của Tiêu Nham không được triều đình Tùy đối xử tốt. Bản thân Tiêu Tiển sống trong cảnh nghèo khó vào thiếu thời, khiến ông đi làm người sao thư để nuôi sống bản thân và mẹ. Ông là người con có hiếu. Trong thời gian trị vì của Tùy Dạng Đế, do Tiêu hoàng hậu nguyên là em gái của Tiêu Tông, những người thân của bà thường được làm quan, bản thân Tiêu Tiển nhậm chức huyện lệnh ở La Xuyên (羅川, nay thuộc Nhạc Dương, Hồ Nam). Cuộc nổi dậy ban đầu. Năm 617, một vài quan võ tại quận Ba Lăng (巴陵, nay gần tương ứng với Nhạc Dương) tính đễn chuyện nổi dậy chống Tùy. Thoạt đầu, họ muốn ủng hộ Đổng Cảnh Trân (董景珍) làm thủ lĩnh, song Đổng Cảnh Trân bày tỏ rằng mình có xuất thân hèn mọn và không thể được những người khác tôn trọng, và nên ủng hộ Tiêu Tiển vì Tiêu Tiển là người mang dòng máu hoàng tộc. Do đó, họ đã phái người đến La Xuyên thông báo điều này cho Tiêu Tiển, sau đó Tiêu Tiển đã tập hợp vài nghìn lính. Cũng trong thời điểm đó, lãnh tụ khởi nghĩa nông dân Thẩm Liễu Sinh (沈柳生) đã tấn công La Xuyên, và thoạt đầu Tiêu Tiển khổng thể đẩy lui. Tuy nhiên, khi cho rằng thực hiện điều này sẽ khiến Thẩm Liễu Sinh khuất phục, Tiêu Tiển đã xưng là Lương công và thay thế toàn bộ chế phục triều Tùy sang chế phục triều Lương, kết quả là Thẩm Liễu Sinh chịu khuất phục. Trong vòng năm ngày sau khi Tiêu Tiển tuyên bố nổi dậy, ông đã có hàng chục nghìn lính, và dẫn họ tiến đến Ba Lăng. Đổng Cảnh Trân phái một bộ hạ là Từ Đức Cơ (徐德基) đi nghênh tiếp Tiêu Tiển. Thẩm Liễu Sinh cho rằng công trạng của mình sẽ bị lu mờ trước Đổng Cảnh Trân và những người khác, vì thế đã giết chết Từ Đức Cơ và muốn bắt giữ Tiêu Tiển. Tiêu Tiển sửng sốt và đề nghị từ chức, song điều này lại khiếm Thẩm Liễu Sinh sợ hãi và cầu xin được tha thứ. Đầu tiên, Tiêu Tiển tha tội cho Thẩm Liễu Sinh, song Đổng Cảnh Trân biện luận rằng nếu Tiêu Tiễn không giết chết Thẩm Liễu Sinh thì sẽ không thể hiện được pháp quy, do vậy Tiêu Tiển đã đổi ý và cho phép Đổng Cảnh Trân hành quyết Thẩm Liễu Sinh, các tướng sĩ của Thẩm chạy trốn. Ngày Bính Thân tháng 10 năm Đinh Sửu (22 tháng 11 năm 617), Tiêu Tiển cho xây một bệ thờ cao, xưng làm Lương vương và cải nguyên niên hiệu thành Minh Phượng để thể hiện sự độc lập với triều Tùy. Trị vì. Khoảng tết năm 618, Tiêu Tiển phái bộ tướng Tô Hồ Nhi (蘇胡兒) đi đánh Sở Đế Lâm Sĩ Hoằng (một lãnh đạo nổi dậy khác), người trước đó đã nắm quyền kiểm soát phần lớn Giang Tây và Quảng Đông ngày nay. Tô Hồ Nhi chiếm được thành Dự Chương (豫章, nay thuộc Nam Xương, Giang Tây), buộc Lâm Sĩ Hoằng phải rút từ Nam Khang (南康, nay thuộc Cám Châu, Giang Tây) đến Dư Can (餘干, nay thuộc Thượng Nhiêu, Giang Tây). Vào mùa hè năm 618, Tiêu Tiển xưng đế và thiết lập một chính quyền theo cơ cấu triều đình Lương. Ông truy tôn Tiêu Tông là Tĩnh Đế, truy tôn ông nội Tiêu Nham là Hà Gian Trung Liệt vương và truy tôn cha Tiêu Tuyền (蕭璿) là Hà Gian Văn Hiến vương. Ông phong vương cho bảy tướng lĩnh của mình và phái Tống vương Dương Đạo Sinh (楊道生) đi đánh Giang Lăng. Sau khi Dương Đạo Sinh chiếm được Giang Lăng, Tiêu Tiển rời đô từ Ba Lăng về Giang Lăng. Trong khi đó, cac quan lại triều Tùy tại các khu vực nay là Quảng Tây khi hay tin Tùy Dạng Đế đã bị Vũ Văn Hóa Cập sát hại vào mùa xuân năm 618, phần lớn đã khuất phục Tiêu Tiển. Sử sách biểu thị rằng lãnh thổ của Tiêu Tiển đông đến Cửu Giang, tây đến Tam Hiệp, nam đến Giao Chỉ, bắc đến Hán Thủy, dưới quyền có 40 vạn binh sĩ chính quy. Năm 619, Tiêu Tiển thực hiện một nỗ lực nhằm khuếch trương lãnh thổ đến khu vực nay là Trùng Khánh và Tứ Xuyên- khi đó đang do triều Đường chiếm giữ. Ông phái Dương Đạo Sinh và Trần Phổ Hoàn (陳普環) đi đánh Hạp châu (峽州, nay gần tương ứng với Nghi Xương, Hồ Bắc) của Đường, song bị tướng Đường Hứa Thiệu (許紹) đẩy lui. Năm 620, tướng Đường Lý Hiếu Cung (李孝恭) tiến đánh và giết chết Đông Bình vương Đồ Đề (闍提). Trong khi đó, Tiêu Tiễn được cho là thiển cận và đa nghi, và các tướng lĩnh của ông ỷ vào công trạng đã lập được và trở nên không thể kiểm soát và tàn bạo. Tiêu Tiển lo sợ bọn họ và do đó đã tuyên bố rằng quốc gia thái bình và rằng quân đội nên được cắt giảm, mục đích là để giảm bớt ảnh hưởng của các tướng lĩnh. Trong khi đó, vào mùa đông năm 620, em của Đổng Cảnh Trân, một tướng lĩnh ở Giang Lăng, bất mãn trước Tiêu Tiễn và âm mưu chống lại ông. Khi tin tức bị lộ, Tiêu Tiển đã cho hành quyết em của Đổng Cảnh Trân. Khi đó, Đổng Cảnh Trân đang trấn thủ Trường Sa. Tiêu Tiển tuyên bố xá miễn cho Đổng Cảnh Trân và triệu ông ta quay trở về Kiến Khang, song Đổng Cảnh Trân do lo sợ nên đã nổi dậy chống lại Tiêu Tiển, quyết định dâng Trường Sa cho Đường. Đường Cao Tổ lệnh cho Hứa Thiệu đi cứu viện cho Đổng Cảnh Trân, song Hứa Thiệu không tiến được nhiều, nhưng đã chiếm được Kinh Môn từ quân Lương. Trong khi đó, Tiêu Tiển phái Tề vương Trương Tú (張繡) đi đánh Trường Sa. Đổng Cảnh Trân đã cố thuyết phục Trương Tú về phe mình, bằng cách chỉ ra rằng tình thế hiện nay tương tự như khi Hán Cao Tổ đầu tiên giết Hàn Tín và sau đó là Bành Việt—tức những người có công trạng sẽ bị giết. Trương Tú không trả lời và vẫn bao vây Trường Sa. Đổng Cảnh Trân đã cố gắng chiến đấu nhằm phá vây song bị thuộc hạ của chính mình sát hại. Tiêu Tiển thăng chức cho Trương Tú, song Trương Tú lại trở nên ngạo mạn trước công lao của mình. Tiêu Tiển sau đó đã giết chết Trương Tú, và sau đó, người ta nói rằng tất cả các tướng lĩnh của Lương đề tính đến chuyện nổi dậy, quốc lực của Lương trở nên suy yếu. Bị đánh bại và qua đời. Khoảng thời gian đó, một viên quan triều Đường là Lý Tĩnh đã đề xuất 10 sách lược diệt Lương cho Lý Hiếu Cung. Lý Hiếu Cung đã chuyển chúng cho Đường Cao Tổ và được chấp thuận. Vào mùa xuân năm 621, Đường Cao Tổ phong Lý Hiếu Cung là tổng quản của Quỳ châu (夔州, nay thuộc đông bộ Trùng Khánh) và lệnh cho Lý Hiếu Cung gây dựng một hạm đội lớn và đào tạo thủy quân để chuẩn bị đánh Lương. Đường Cao Tổ cũng phong cho Lý Tĩnh làm hành quân tổng quản. Vào hè năm 621, tướng Đường Chu Pháp Minh (周法明) tiến đánh An châu (安州, nay gần tướng ứng với Hiếu Cảm, Hồ Bắc) của Lương, bắt được tướng Lương Mã Quý Thiên (馬貴遷). Ngay sau đó, tướng Đường Quách Hành Phương (郭行方) tiến đánh Nhược châu (鄀州, nay là Tương Dương, Hồ Bắc) và cũng chiếm được châu này. Vào mùa đông năm 621, Đường phát động tấn công trên quy mô lớn nhằm vào Lương, Lý Hiếu Cung và Lý Tĩnh được giao thống lĩnh tướng sĩ. Do mực nước sông của Trường Giang khi đó đang ở mức cao và nguy hiểm, Tiêu Tiển đã không lường được Đường sẽ tấn công, và đã bị bất ngờ. Lý Hiếu Cung đánh bại tướng Lương là Văn Sĩ Hoằng (文士弘) và tiến gần đến Giang Lăng. Do Tiêu Tiển trước đó đã cho cắt giảm binh sĩ, ông chỉ có vài nghìn lính tại Giang Lăng, và phải ban hành lệnh khẩn cho quân sĩ ở các khu vực khác của Lương, lệnh cho họ đến cứu viện Giang Lăng ngay lập tức. Cuộc phản kích của Tiêu Tiển thoạt đầu đã thành công, song ngay sau đó Lý Hiếu Cung và Lý Tĩnh đã lại đánh bại quân Lương và bao vây Giang Lăng. Theo đề xuất của Lý Tĩnh, Lý Hiếu Cung cho thả trôi các chiến thuyền Lương bị bắt xuôi dòng Trường Giang để khiến quân Lương tin rằng Giang Lăng đã thất thủ. Quân Lương đã thực sự bối rối và tiến chậm lại. Do Giang Lăng bị vây hãm và liên lạc giữa Tiêu Tiển và bên ngoài bị cắt đứt, ông đã nghe theo đề xuất của trung thư thị lang Sầm Văn Bản (岑文本) và quyết định đầu hàng. Ngày Ất Tỵ tháng 10 năm Tân Tị (10 tháng 11 năm 621), sau khi tế bái Thái Miếu, Tiêu Tiển hàng quân Đường, nói với Lý Hiếu Cung: "Chỉ Tiêu Tiển ta đáng chết, bách tính vô tội, xin đừng cướp giết". Ông không biết rằng có trên 10 vạn quân Lương đang ở gần đó, và sau khi họ đến, họ đã đầu hàng theo Tiêu Tiển. Lý Hiếu Cung giải Tiêu Tiển đến Trường An. Đường Cao Tổ quở trách ông. Tiêu Tiển không chịu khuất phục trước những lời quở trách của Đường Cao Tổ và hồi đáp: Đường Cao Tổ tức giận vì Tiêu Tiển không chịu khuất phục, lệnh cho xử trảm thị chúng. Con gái ông Tiêu Nguyệt Tiên cũng tự vẫn mà chết.
1
null
Quan Âm Phật Đài là tên một ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông; hiện tọa lạc ở phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam. Đây là một công trình văn hóa tâm linh nổi bật của tỉnh, với pho tượng Bồ Tát Quán Thế Âm cao 11 mét, đứng giữa một không gian thoáng đãng hướng nhìn ra Biển Đông. Vị trí. Chùa nằm cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 8 km. Lịch sử. Ban đầu, chùa chỉ là một căn nhà rộng đơn sơ bằng cây lá, trên một khu đất nhỏ ở ven biển có nhiều ao đầm, bãi bùn với nhiều cây mắm, đước... Năm 1973, Hòa thượng Thích Trí Đức đứng ra chủ trì việc xây tượng Quán Thế Âm lộ thiên (cao 11 m, không kể phần bệ tượng), và hoàn thành vào đầu năm 1975. Lúc mới xây dựng, tượng đài được đặt sát mé biển, khi thủy triều lên, nước biển tràn vào có lúc ngập cả chân đế. Qua nhiều năm, do sự bồi đắp của thiên nhiên, vị trí đặt tượng đài đã cách biển gần 1 km. Năm 2004, chính quyền tỉnh Bạc Liêu đã cấp phép cho mở rộng và san lấp khu đất nơi chùa tọa lạc. Nhờ vậy mà một số hạng mục đã lần lượt được dựng lên nhờ vào sự đóng góp của các tín đồ và khách thập phương. Đầu năm 2013, việc xây dựng vẫn còn đang tiến hành trên phạm vi rộng khoảng 3 ha, và chỉ mới hoàn thành được một số hạng mục, như cổng Tam quan, điện Thiên Thủ, điện Địa Tạng, nhà chư tăng, nhà khách... Cấu trúc. Điện Thiên Thủ thờ Thiên thủ Quán Âm (thờ chính). Đây là một trong nhiều danh xưng của Bồ Tát Quán Thế Âm, tiếng Phạn là Avalokitesvara, cũng gọi là Quán Tự Tại. Tượng của vị Bồ Tát này có đến ngàn cánh tay và ngàn con mắt (thiên thủ, thiên nhãn). Điện Địa Tạng thờ Địa Tạng Bồ Tát (thờ chính). Đây là một vị Bồ Tát chuyên cứu độ sinh linh trong Địa ngục. Bên cạnh đó, trong hai tòa điện này còn có các tượng thờ (phối thờ): Quán Thế Âm Bồ Tát, Chuẩn Đề Vương Bồ Tát, Diệm Diêm Vương Bồ Tát, v.v... Lễ. Hằng năm, nhà chùa có tổ chức lễ hội Quán Âm Nam Hải vào ba ngày: 22, 23 và 24 tháng 3 âm lịch. Đây cũng là một trong 6 lễ hội đặc trưng của tỉnh Bạc Liêu đã được công nhận là lễ hội chính thức. Ngoài ra, nhà chùa còn tổ chức các ngày lễ khác, như ba ngày lễ vía Quán Thế Âm: 19 tháng 2 âm lịch (giáng sanh), 19 tháng 6 âm lịch (thành đạo), 19 tháng 9 âm lịch (xuất gia), lễ Rằm tháng Giêng, lễ Vu Lan, v.v... Tất cả đều được đông đảo tín đồ và khách thập phương đến tham dự. Theo thông tin từ "Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch" tỉnh Bạc Liêu, thì "Khu du lịch Nhà Mát – Quan Âm Phật Đài" đang được đầu tư xây dựng với diện tích 98,5 ha. Trong tương lai không xa, nơi đây sẽ trở thành một khu du lịch sinh thái biển kết hợp với du lịch lễ hội hành hương, cùng với hệ thống nhà hàng khách sạn và khu vui chơi, giải trí đa dạng.
1
null
hay còn gọi là , là vợ của Oda Nobunaga, một đại lãnh chúa trong thời kỳ Sengoku của lịch sử Nhật Bản. Tên riêng của bà là Kichō,nhưng kể từ khi chuyển đến tỉnh Mino.Bà thường được gọi là Nōhime (người phụ nữ vùng Mino). Bà nổi tiếng vì đẹp và thông minh. Cha của bà là lãnh chúa Saitō Dōsan và mẹ là Omi no Kata. Nōhime được nhắc đến trong sử rất ít, và không có nhiều thông tin về ngày sinh của bà; tuy nhiên, bà được cho là sinh khoảng từ 1533 đến 1535. Kết hôn với Nobunaga. Nō được cho là cực kỳ thông minh và xinh đẹp. Tại đám cưới, Nobunaga mô tả bà có "cái đầu của một thiên tài và bề ngoài của một nữ thần". Bà kết hôn với ông năm 1549, sau một thỏa thuận ngừng chiến giữa cha bà là Saitō Dōsan với Nobuhide. Cuộc hôn nhân là một động thái mang tính chính trị và nhiều người cho rằng giữa bà và Nobunaga không có tình cảm. Mặc dù bà là vợ chính thức của Oda Nobunaga, nhưng nhiều người cho rằng ông dành tình yêu của mình cho người thiếp, Kitsuno, người đã sinh cho ông đứa con trai đầu, Nobutada. Không có thông tin cho thấy Nō có con với chồng. Lịch sử không ghi lại thông tin về bà, thậm chí bà mất ngày nào cũng không biết chính xác. Nhìn chung, có thể nói rằng cuộc đời của Nōhime còn được người hiện tại biết đến là từ những truyền thuyết và truyện dân gian. Mộ phần của bà hiện nằm tại Sōken-in (総見院), một đền phụ trong chùa Daitoku ở Kyoto.
1
null
Ludwig Samson Arthur Freiherr von und zu der Tann-Rathsamhausen (18 tháng 6 năm 1815 – 26 tháng 4 năm 1881) là một tướng lĩnh quân sự của Bayern. Cùng với tướng Jakob von Hartmann, ông được xem là nhà chỉ huy quan trọng của quân đội Bayern, đã có nhiều đóng góp đến sự thành lập Đế quốc Đức vào ngày 18 tháng 1 năm 1871. Sinh ra trong một gia đình quý tộc cổ ở Đức, Von der Tann đã gia nhập quân ngũ khi ông mới 18 tuổi. Ông sớm được biết đến như một sĩ quan thông thái, và vào năm 1840, khi chỉ mới là một trung úy trẻ, ông được đưa vào một chức vụ quan trọng trong Bộ Tổng tham mưu. Sự thăng tiến của ông đặc biệt nhanh chóng: chỉ 27 năm sau khi nhập ngũ, ông đã được phong hàm Trung tướng vào năm 1860, chỉ huy một sư đoàn . Ông cũng tham gia tham mưu trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần năm 1866, trong đó Bayern liên minh với Áo chống lại Phổ, và sự yếu kém của các tướng lĩnh ngoài sa trường đã phá hỏng sách lược của ông và mang lại thất bại cho Bayern. Sau cuộc chiến, ông tiếp tục được vua Bayern sủng ái và trở thành Thượng tướng Bộ binh. Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông trở thành tư lệnh của Quân đoàn Bayern I. Cuộc chiến đã đem lại cho ông thanh danh như là một trong những chiến binh tài giỏi nhất của Đức. Các lực lượng Bayern do Von der Tann và Hartmann chỉ huy đã đóng một vai trò đáng kể trong một số cuộc giao chiến ác liệt nhất và chiến thắng đắt giá nhất của quân đội Phổ – Đức trong cuộc chiến tranh này. Trong đó, Von der Tann đã thể hiện lòng dũng cảm của mình tại Wœrth, Sedan, và giành nhiều thắng lợi trong chiến dịch sông Loire, bất chấp thất bại trước quân Pháp đông hơn ở trận Coulmiers. Được tặng thưởng nhiều huân chương, Von der Tann tiếp tục chỉ huy quân đoàn của mình sau chiến tranh, cho đến khi ông qua đời. Đầu đời. Ludwig Samson Arthur Freiherr von und zu der Tann-Rathsamhausen đã chào đời tại Darmstadt vào ngày 18 tháng 6 năm 1810, ngày diễn ra trận Waterloo – trận đánh đã chấm dứt mọi khả năng xâm nhập vào lãnh thổ Đức của Đế chế Pháp. Ông xuất thân trong gia đình Nam tước cổ von der Tann, gia tộc này có các chi nhánh ở Bayern, Alsace và các tỉnh ven sông Rhein. Cha của ông, Nam tước Heinrich von und zu der Tann, người đã mất năm 1848, là một thị vệ của Vua Ludwig I của Bayern, trở thành một thượng tá trong quân đội Bayern, và là một trong những thanh tra hàng đầu của lực lượng dân quân quốc gia. Mẹ của Von der Tann là con gái của Nam tước von Rathsamhausen, một nhà quý tộc vùng Alsace. Cha của Von der Tann được Ludwig I – vị vua thứ hai của xứ Bayern sủng ái, và nhà vua đã trở thành người đỡ đầu của ông. Ông được đặt tên là Ludwig và thêm vào đó là Arthur, để vinh danh Quận công Wellington. Về sau này, vào năm 1868, vua xứ Bayern đã cho phép ông gắn họ mẹ của mình (Rathsamhausen) vào họ cha. Thuở bé, Von der Tann đã được hưởng một nền giáo dục chu đáo dưới sự chỉ đạo của nhà vua, và vào năm 1827 nhà vua bổ nhiệm ông làm một trong những người hầu cận của mình. Mặc dù điều này đã dự báo một tương lai sáng sủa đối với ông, Ludwig trẻ tuổi không muốn theo đuổi một cuộc sống xa hoa trong cung đình. Thay vì đó, ông quyết định phải trở thành một quân nhân, và với bản chất cứng rắn của mình, mong muốn của ông đã trở thành hiện thực trái lại với ước muốn của cha ông và mong muốn của Quốc vương. Vào năm 1833, khi chỉ mới 18 tuổi, ông gia nhập lực lượng pháo binh với quân hàm thiếu úy. Khác với phần lớn các sĩ quan trẻ tuổi có gốc gác quý tộc vốn ưa hưởng lạc thú, người thiếu úy pháo binh trẻ tuổi tích cực theo đuổi sự nghiệp quân sự của mình, và say mê nghiên cứu các ngành chuyên môn mà ông ưa thích. Ông sớm trở nên nổi tiếng như là một sĩ quan tinh thông phi thường trong quân ngũ; và vào năm 1840, mặc dù ông còn trẻ và chỉ mới mang quân hàm Trung úy, ông đã được bổ nhiệm vào một vị trí quan trọng trong Bộ Tổng tham mưu. Chẳng bấy lâu sau, ông lên chức Đại úy. Trong thời gian làm việc trong Bộ Tổng tham mưu, ông đã tham dự các cuộc diễn tập của quân đội Áo do Thống chế Radetzky chỉ huy tại Ý, và, với tinh thần phiêu lưu, ông cũng tham gia trong một cuộc viễn chinh do quân đội Pháp tại Algiers thực hiện nhằm vào biên giới Tunisia. Sau khi trở về Bayern, ông đã trở thành bạn thân của Thái tử Maximilian. Vào năm 1844, Ludwig I, giờ đây đã quên đi nỗi thất vọng do Von der Tann theo đuổi binh nghiệp thay vì hầu hạ lâu dài cho vua, 1844, đã cử người sĩ quan trẻ tuổi này làm phụ tá của Thái tử. Cho đến ngày cuối đời của mình, nhà vua vẫn luôn là người bảo trợ có nhiều ảnh hưởng của Tann. Chiến tranh Schleswig lần thứ nhất. Ông làm sĩ quan phụ tá cho Maximilian trong vòng 4 năm, cho đến năm 1848 (cũng chính là năm mà ông được thăng hàm Thiếu tá), khi cuộc khởi nghĩa của người Đức chống Đan Mạch tại Schleswig-Holstein đã thúc dục ông rút gươm chiến đấu để bảo vệ lợi ích của các công quốc ven sông Elbe. Được sự chấp thuận của Vua Maximilian II (Vua Ludwig I vốn đã thoái vị vào tháng 3 năm 1848) và Bộ Chiến tranh, ông nhậm chức chỉ huy của một Quân đoàn tự do Đức ở các công quốc Schleswig-Holstein, nơi ông đã giành một số thắng lợi vang dội trước quân Đan Mạch, đặc biệt là cuộc tập kích quy mô lớn tại Hoptrupp, vào ngày 7 tháng 6 năm 1848. Khi chiến dịch đầu tiên chấm dứt, ông được vua Phổ tặng thưởng Huân chương Đại bàng Đỏ và vua Bayern tặng thưởng Huân chương Quân sự Max Joseph. Ông cũng được vua Bayern thăng hàm Thượng tá. Chính quyền Schleswig-Holstein đã đặt tên ông cho một trong những pháo hạm hiếm hoi của mình, nhằm tôn vinh những cống hiến quan trọng của ông đối với phía Đức trong cuộc chiến. Vào năm 1849, ông phục vụ trong đội quân trợ chiến Bayern trên chiến trận với tư cách là tham mưu trưởng của Vương công Ernst xứ Sachsen-Altenburg, và thể hiện tài năng của mình trên các chiến tuyến Dybbøl. Sau đó, ông đến thăm tổng hành dinh của Haynau trong cuộc Cách mạng Hungary trước khi trở về Schleswig-Holstein để phục vụ với cương vị là tham mưu trưởng của tướng von Willisen trong chiến dịch Idstedt. Sau đó, nguy cơ chiến tranh xảy ra giữa Phổ và Áo, và ông được triệu hồi về Bayern. Cuộc khủng hoảng đã được giải quyết bằng cuộc đầu hàng Olmütz. Trở lại Bayern, Von der Tann trở về Bayern, tiếp tục đảm nhiệm chức vụ sĩ quan phụ tá của Vua Maximilian II. Cũng như vua cha Ludwig I khi trước, Maximilian II rất sủng ái Đại tá Tann. Vào năm 1851, ông được thăng cấp Đại tá. Không lâu sau đó, ông trở thành Thiếu tướng và vào năm 1860 ông lên chức Trung tướng, chỉ huy một sư đoàn trong quân đội. Trong khi Tann chỉ cần 27 năm đã leo lên đến cấp tư lệnh sư đoàn, người bạn Hartmann của ông phải mất 50 năm mới lên đến vị trí này. Bên cạnh đó, Von der Tann là một sủng thần của hoàng gia và đây là ưu điểm của ông so với Hartmann. Chiến tranh Bảy tuần. Vào năm 1866, cuộc Chiến tranh Bảy tuần bùng nổ, trước đó các bang miền Nam Đức liên minh với Áo chống lại Phổ. Là người có tình cảm yêu nước cao độ, Von der Tann rất đau xót trước những gì mà đất nước yêu quý của ông sẽ thực hiện trong cuộc chiến tranh tương tàn này. Người ta đồn thổi rằng, với sự hỗ trợ của Sachsen và Hannover, quân đội Nam Đức có thể chiêu tập nửa triệu binh lính, nhưng Von der Tann hiểu rằng đây chỉ là một huyền thoại dối trá. Theo ông, 15 vạn người là con số lớn nhất mà các bang Nam Đức có thể chiêu mộ. Ông cũng biết rằng, mặc dù binh sĩ có thể được cung cấp vật liệu đầy đủ, Bộ Chỉ huy của Bayern chỉ toàn là những viên tướng bất tài vô dụng, và do đó phía Nam Đức không có nhiều cơ hội chiến thắng khi đương đầu với quân đội Phổ được tổ chức bài bản hơn rất nhiều. Nhận rõ rằng cuộc chiến sẽ là một thảm họa đối với Bayern, ông chỉ miễn cưỡng nhận trách nhiệm tham mưu trưởng của Thống chế Hoàng thân Karl Theodor, viên Tổng tư lệnh tối cao của quân đội Bayern và toàn bộ các lực lượng Nam Đức (trong đó có một sư đoàn Áo do Neipperg chỉ huy). Karl Theodor được nhận được huấn lệnh từ Áo rằng ông ta phải luôn luôn thực hiện theo các chỉ thị đến với mình từ Bộ chỉ huy quân sự của Áo. Không chỉ không giúp được gì, huấn lệnh này đã làm tê liệt quyền chủ động của Tổng tư lệnh tối cao và tham mưu trưởng của quân đội Nam Đức. Quyền chỉ huy Quân đoàn VIII của quân đội Liên minh Đức, bao gồm các đội quân trợ chiến của Baden, Württemberg, Tuyển hầu quốc và Đại Công quốc Hessen, Nassau, và Frankfurt, được Vua Karl của Württemberg trao cho một viên tướng bất tài khác là Vương công Alexander xứ Hessen. Tann biết tỏng là viên tổng tư lệnh Bayern và tư lệnh Quân đoàn VIII không có bao nhiêu là cơ hội để hội quân, và càng có ít khả năng đội quân Liên minh chiến đấu phối hợp theo sự chỉ đạo của Von der Tann. Ngoài ra, ông cũng thừa biết rằng ông sẽ bị quy trách nhiệm vì thất bại quân sự thê lương của quân đội Nam Đức, và do vậy không ai ngạc nhiên vì ông chỉ tham chiến với tâm trạng nửa vời. Vấn đề nghiêm trọng đầu tiên đối với ông là quân đội Hannover: ngay từ đầu, bước tiến mạnh mẽ của quân Phổ do tướng Edwin von Manteuffel chỉ huy đã bóp chết khả năng tấn công phối hợp vào Berlin của tướng Áo Gablenz cùng với người đòi quyền thừa kế Augustenburg và Vua Georg V của Hannover. Quân Hannover, bị cắt đứt khỏi các kho tiếp tế mà họ đã thu thập, phải hành binh đến tỉnh Göttingen để chuẩn bị vội vã cho cuộc chiến. Trong khi quân đội Bayern đang kéo từ các công quốc Sachsen để mục đích hội tụ với quân Hannover, vua Hannover tin rằng ông ta có thể đánh bại Bismarck trên bàn đàm phán ngoại giao. Trong khi đó, nhà vua tổ chức các cuộc hành binh vô nghĩa. Trái lại, phía Phổ đã huy động lực lượng để ngăn chặn khả năng hội quân giữa Hannover và Bayern. Phải đến ngày 27 tháng 6, Georg V và các cố vấn của mình mới thực hiện một nỗ lực để liên kết với quân Bayern, nhưng đã muộn. Cuộc tấn công của một đạo quân Phổ do tướng Eduard von Flies chỉ huy đã bị quân đội Hannover đập tan trong trận Langensalza, nhưng quân Hannover không thể tiến ra và quân Phổ cuối cùng đã khép kín vòng vây buộc vua Hannover và các tướng phải đầu hàng. đạo quân Phổ đã tấn công. Mặc dù trách nhiệm đối với thất bại thuộc về sự bất lực của vua Georg V và các tướng Hannover, Tann chịu nhiều cáo buộc, trong số đó có ý kiến cho rằng ông đã tự tiện bỏ mặc các lực lượng Hannover. Hạ được Hannover, Phổ tập trung binh lực tấn công Nam Đức. Vào ngày 1 tháng 7 năm 1866, quân Phổ thọc một mũi vào giữa quân đội Bayern và Quân đoàn VIII. Trong khi Quân đoàn VIII của Alexander xứ Hesse giữ một vị trí về phía bắc Frankfurt-am-Main, Hoàng thân Karl án ngữ ở thung lũng sông Fulda, với hai sư đoàn tiến về Dermbach. Theo kế hoạch của Tann, một đội kỵ binh hùng mạnh của Bayern được lệnh bắt liên lạc với Quân đoàn VIII. Kế hoạch của Tann dường như cho thấy là ông đã nắm rõ tình hình chiến sự, tuy nhiên, sự bất lực của các tướng lĩnh Nam Đức đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch của ông. Vào ngày 4 tháng 7 năm 1866, quân kỵ binh Phổ đập nát đạo kỵ binh Bayern toan bắt liên lạc với Quân đoàn VIII. Quân đội Phổ đã giành chiến thắng trong trận Dermbach. Quân Bayern bị buộc phải rút về phía nam, trong khi Quân đoàn VIII đã đến gần Frankfurt-am-Main hơn. Quân Bayern đã thiết lập một vị trí phòng ngự dọc theo sông Saale. Vị trí này vốn đã được Tann lựa chọn kỹ lưỡng vì gây đe dọa đến cánh trái quân Phổ, và vào ngày 10 tháng 7, quân Phổ đã đánh bật đối phương ra khỏi đây bằng một loạt trận đánh (chẳng hạn như trận Kissingen). Về sau, quân Bayern và Quân đoàn VIII cuối cùng cũng đã hợp binh, nhưng cuộc chiến kết thúc với sự thất bại của Áo và các bang Nam Đức. Thất bại quân sự nặng nề của Bayern trong cuộc chiến đã dẫn đến các cuộc công kích dữ dội của báo chí nhằm vào Von der Tann. Phần lớn những lời cáo buộc cho rằng ông đã phản bội Đức vua và Quốc gia một cách có hệ thống. Để đối phó với những lời vu cáo, Von der Tann cảm thấy mình buộc phải nương tựa vào luật pháp. Trước sự thỉnh cầu của ông, luật pháp đã thanh minh cho ông, và trừng trị những người vu khống mạnh miệng nhất, ác ý nhất. Chiến tranh Pháp-Đức. Sau cuộc chiến, ông vẫn là một sủng thần của Quốc vương và được thăng cấp Thượng tướng Bộ binh vào tháng 1 năm 1869, với quyền chỉ huy Quân đoàn I của Bayern. Tuy nhiên, ông vẫn không bao giờ quên nỗi cay đắng về cuộc chiến năm. Ở độ tuổi 42, ông đã bạc đầu và sức khỏe của ông suy sụp. Viên tướng, giờ đây mang tên là Von der Tann-Rathsamhausen, đã tham gia trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức năm 1870, khi mà Quân đoàn I của ông và Quân đoàn II của Hartmann bố trí trong Tập đoàn quân số 3 của Phổ – Đức do Thái tử Phổ là Friedrich Wilhelm chỉ huy. Ông đã tham chiến lần đầu tiên ở Pháp trong trận đánh khốc liệt ở Wœrth ngày 6 tháng 8. Mặc dù quân đoàn của ông tham gia trận chiến không được lâu, họ đã góp phần đáng kể trong việc xoay chuyển thế trận với thắng lợi vang dội thuộc về người Đức. Quân Bayern chịu hao tổn không ít binh lực trận đánh này. Tiếp sau đó, quân ông cũng đóng vai trò quan trọng trong trận Beaumont vào ngày 30 tháng 8, nơi phía Đức loại được 7.500 quân Pháp ra khỏi vòng chiến và đánh bật đối phương về mạn đông sông Meuse. Ngoài ra, quân đội của ông cũng đóng góp không nhỏ trong trận Sedan – thắng lợi quyết định của Đức trước Tập đoàn quân Châlons của Pháp do Thống chế MacMahon chỉ huy, bằng cuộc tấn công vào Bazeilles, một khu vực nhỏ có 2.000 dân cư, tọa lạc trên hữu ngạn sông Meuse, và cách Sedan trên 0,8 km. Cuộc giao chiến tại đây được xem là một trong những trận đánh khốc liệt nhất trong chiến dịch. Trận chiến đã bùng nổ vào lúc 4:30 sáng ngày 1 tháng 9, và kéo dài trong suốt 6 tiếng đồng hồ. Bất chấp hỏa lực của pháo binh Đức, lính thủy quân lục chiến Pháp đã chiến đấu dũng cảm và đẩy lùi quân bộ binh Đức, sau không thể nào đánh bật hoàn toàn đối phương. Quân Đức, với lực lượng được tăng cường, cũng tấn công không kém phần mãnh liệt, và cuối cùng quân Pháp đã bị buộc phải rút lui khỏi ngôi làng này. Đã có những cáo buộc rằng binh sĩ quân đội Bayern đã thảm sát dân chúng Pháp tại Bazeilles, hoặc người Pháp đã tiến hành vũ trang cho dân thường – trái với quy luật của chiến tranh. Ở một cấp độ nào đó, sự tham chiến của thị dân Bazeilles đã khiến cho quân lính Bayern nổi điên, song Von der Tann đã ngăn chặn quyết liệt những hành vi thịnh nộ của họ. Những cáo buộc về việc binh lính Bayern san phẳng Bazeilles và tàn sát nam giới, phụ nữ và trẻ em của một số cơ quan ngôn luận ở Anh đã khiến cho Von der Tann trở nên tai tiếng. Tuy nhiên, ông không hề phản kháng trước những lời nói xấu, và kiên nhẫn chờ đợi thời cơ: vào năm sau (1871), thị trưởng và hội đồng thành phố Bazeilles đã cho ra mắt một bản tổng kết về các sự kiện đã xảy ra, trong đó thể hiện sự vô căn cứ của những cáo buộc nhằm vào Tann và quân sĩ của ông ta. Do tài mưu lược của ông, Von der Tann đã được trao tặng Thập tự Tư lệnh của Huân chương Quân sự Max Joseph. Sau chiến thắng Sedan, quân đoàn của ông tạm thời lưu lại đây để vận chuyển số lượng tù binh và chiến lợi phẩm khổng lồ về Đức. Vào đầu tháng 10 năm 1870, Chính phủ Pháp tại Tours đã tuyển mộ các lực lượng đông đảo ở đằng sông Loire nhằm giải vây cho thủ đô Paris. Trước tình hình đó, một lực lượng viễn chinh của Đức được thành lập, gồm thâu Quân đoàn số 1 của Bayern, Sư đoàn Bộ binh số 22 cùng với các Sư đoàn Kỵ binh số 2 và số 4 của Phổ, dưới quyền chỉ huy của Von der Tann. Đội quân này được lệnh phá hỏng việc tổ chức một đội quân Pháp hùng mạnh ở hai bên sông Loire nếu có thể, và quét sạch mọi lực lượng của đối phương ở phía bắc con sông. Đầu tháng 10, Tann khởi quân. Vào ngày 8 tháng 10, ông kéo quân tới cao điểm Etampes, đến ngày 9 tháng 10, ông tới Angerville, mà không gặp phải sự kháng cự quyết liệt nào từ các đội du kích quân "franc-tireur" của Pháp. Tuy nhiên, tình hình cho thấy Pháp đang tập trung 4 vạn quân ở Orléans. Vào ngày 10 tháng 10, quân của ông kéo tới Artenay, nơi khoảng 2 vạn quân Pháp tiến hành kháng cự. Tuy nhiên, quân Pháp đã bị đánh bại nhanh chóng và buộc phải tháo chạy trong hỗn loạn về Orléans. Quân Đức đã bắt giữ rất nhiều tù binh. Đến ngày 11 tháng 10, Von der Tann tiến thẳng đến Orléans, với Sư đoàn Bộ binh số 2 của Phổ và Sư đoàn Bayern số 2 ở tiền tuyến, Sư đoàn Bayern số một trong lực lượng dự binh và các Sư đoàn kỵ binh Phổ quan sát ở thai cánh. Lúc 10:30 sáng, quân tiền vệ của Đức đã đụng chạm với quân Pháp, và phải sau 9 tiếng đồng hồ thì quân Pháp mới bị đánh bật qua sông Loire. May mắn cho người Đức, các ngọn cầu bắc qua sông Loire không bị phá hủy, nhờ đó họ đột chiếm thành phố Orléans, gây ra thiệt hại rất lớn cho quân Pháp. Trong khi Von der Tann được lệnh không tiến ra ngoài tuyến Orléans, đầu tháng 11 năm 1870 "Tập đoàn quân Loire" của Pháp đã phát động một chiến dịch tấn công để giành lại Orléans. Trong thời điểm này, Sư đoàn Bộ binh số 22 và một Sư đoàn kỵ binh Phổ đã rút khỏi đội quân của ông, vì thế quân ông bị áp đảo nặng nề về mặt quân số. Tann quyết định phải thăm dò tình hình thực tế, cũng như là thực lực của các đạo quân Pháp chống lại ông. Đêm ngày 8 – 9 tháng 11, ông tập trung binh lực ở Coulmiers, và sáng hôm sau quân Pháp tấn công. Sau một cuộc giao chiến quyết liệt, quân Đức bị buộc phải rút lui, với thiệt hại nặng nề cho quân Pháp. Sau khi rút quân về St. Péravy trong trật tự, vào buổi chiều Tann rút đội quân đồn trú nhỏ bé của Đức khỏi Orléans. Vào ngày hôm sau, Sư đoàn Bộ binh số 22 của Phổ hội ngộ với Quân đoàn I Bayern, và quân của Tann đã rút về vị trí an toàn tại Toury. Cuộc triệt binh khỏi Coulmiers đã thể hiện tài thao lược của Tann và được bạn bè và kẻ thù của ông ca ngợi như là một thành tích chiến lược xuất sắc. Sư đoàn kỵ binh Phổ dưới quyền Hoàng thân Albrecht đã gia nhập Quân đoàn Bayern I vào ngày 10 tháng 11, và ngày hôm sau Sư đoàn Mecklenburg dưới quyền chỉ huy của Đại Công tước Friedrich Franz II xứ Mecklenburg-Schwerin, người được bổ nhiệm làm chỉ huy cấp trên của Tann. Mặc dù vậy, chức tư lệnh của Mecklenburg chỉ mang tính chất danh nghĩa, và thực quyền thuộc về tham mưu trưởng của Mecklenburg là tướng Albrecht von Stosch, một tướng lĩnh tài ba của Phổ. Điều đó khiến Tann có thể kiên nhẫn với sự xem thường đối với ông của Bộ Chỉ huy Phổ qua việc đặt ông dưới quyền một Đại Công tước bình thường. Song, trong giai oạn kế tiếp của chiến dịch, ông bị thương ở chân nhưng phòng ngự thành công chiến tuyến của mình trong trận đánh ở Bazoches-les-Hautes ngày 2 tháng 12 năm 1870. Tiếp theo đó, ông và quân lính Bayern dưới quyền cũng thể hiện khả năng của mình trong các trận chiến tại Orléans và Beaugency vào cuối năm 1870. Cuối tháng 12, Quân đoàn Bayern I do Tann chỉ huy đã hội ngộ với đội quân vây hãm Paris, nơi họ thay chân Quân đoàn II của Phổ vốn đã tham gia chiến sự ở Đông dưới quyền tướng Edwin Freiherr von Manteuffel. Sau khi chiến tranh kết thúc, Tann tham gia trong lễ diễu binh khải hoàn của quân đội Đức vào Berlin ngày 16 tháng 6. Tháng sau, ngày 16 tháng 7, ông chỉ huy quân đội Bayern ca khúc khải hoàn trở về kinh thành München. Sau cuộc chiến. Đầu tháng 10 năm 1872, tướng Von der Tann đã tham gia trong sứ bộ Bayern đến Stockholm, để thay mặt cho vua Ludwig II trong tang lễ vua Karl XV của Thụy Điển. Kể từ khi chiến tranh kết thúc, ông được tái bổ nhiệm làm tư lệnh của Quân đoàn I Bayern, và giữ chức vụ này cho đến khi từ trần vào 26 tháng 4 năm 1881 tại Meran. Ông đã được tặng thưởng Đại Thập tự gắn vào Huân chương Đại Thập tự Bayern, và được Quốc vương Phổ kiêm Hoàng đế Đức ban thưởng Huân chương Thập tự Sắt hạng một và "Huân chương Quân công" (Pour le Mérite). Vào năm 1878, Đức hoàng đã phong von der Tann làm Đại tá danh dự trong một Trung đoàn bộ binh Phổ, thưởng lương hưu cho ông, và đặt tên một trong những pháo đài mới xây dựng ở Strassburg theo tên ông. Tàu tuần dương thiết giáp của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất SMS "Von der Tann" đã được đặt theo tên ông. Ngoài ra Trung đoàn Bộ binh Hoàng gia Bayern số 11 (một phần của Sư đoàn Hoàng gia số 6 Bayern được thành lập vào năm 1900 ở Regensburg) đã được đặt tên là "Von der Tann" để vinh danh vị tướng này. Gia đình. Ludwig von der Tann kết hôn với Anna von Voß (1829–1905) vào ngày 4 tháng 5 năm 1852 tại Gut Groß Gievitz. Hai vợ chồng có một số người con: Lưu ý. Chú ý tên gọi của ông: "Freiherr" là một tước hiệu, dịch ra thành "Nam tước", chứ không phải là một tên thánh hay là tên lót. Nữ Nam tước trong tiếng Đức là "Freifrau" và "Freiin".
1
null
Maria Katrina Iren Pe Halili (sinh ngày 4 tháng 1 năm 1986) là một diễn viên, ca sĩ, người mẫu Philippines. Tiểu sử. Katrina Halili là nữ diễn viên gợi cảm xuất hiện từ chương trình tìm kiếm tài năng StarStruck. Cô là người mẫu trang bìa của nhiều tạp chí nổi tiếng tại như FHM và Maxim Philippines… Trong cả hai năm 2006 và 2007, cô vinh dự được nhận giải Người phụ nữ gợi cảm nhất của FHM Philippines. Halili còn là người đầu tiên của StarStruck vươn lên dẫn đầu trong danh sách 100 người phụ nữ quyến rũ nhất FHM Philippines… Sau khi hoàn thành vai diễn trong bộ phim kinh dị giả tưởng My Beloved,Katrina lui về nghỉ ngơi để sinh em bé với nam ca sĩ Kris Lawrence. Tháng 1 năm 2013 Halili sẽ quay lại với showbiz để chuẩn bị cho những dự án phim tiếp theo. Cô còn là bạn của nữ ca sĩ cựu thành viên của nhóm nhạc Hàn Quốc 2NE1 Sandara Park. Scandal. Khoảng tháng 5 năm 2009.Những đoạn băng quay cảnh phòng the của diễn viên kiêm người mẫu Katrina Halili và bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Hayden Kho được sao chép thành đĩa DVD và trở thành hàng hot ở khắp nơi, từ Malaysia tới Arap. Katrina Halili bị bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Hayden Kho quay lén cảnh giường chiếu giữa hai người hồi năm 2007. Cuối tháng 5, một số đoạn clip nóng của đôi tình nhân bị tung lên mạng. Ngay sau đó, những video phát tán nhanh chóng, được sao chép thành đĩa DVD và bán rộng rãi ở thủ đô Manila. Theo trang Asiaone, những cuốn băng sex của Katrina và Hayden Kho cũng rất hút hàng ở Malaysia với giá 15 RM (70.000 đồng) một đĩa. Video được đặt tên: "Phiên bản Philippines của Trần Quán Hy" và trên trang bìa có hình nude của hai người. Trang tin điện tử dẫn lời một người bán đĩa DVD ở Malaysia cho biết, tháng trước anh bán 30 DVD mỗi ngày. Mọi người vẫn tiếp tục hỏi mua video sex của Kho - Halili dù hiện nó đã có ở trên mạng. Cảnh sát Malaysia chưa nhận được khiếu nại gì liên quan đến việc phát tán những DVD. Các video sex của nữ diễn viên và bác sĩ thẩm mỹ cũng đã tới Trung Đông. Báo chí cho biết, các DVD được bán rất chạy ở Al-Khobar, Arap Trong khi đó, cảnh sát Philippines chưa tìm ra được người phát tán những clip nóng này. Katrina bị hủy bỏ nhiều hợp đồng đóng phim và trình diễn thời trang. Nữ diễn viên khẳng định không hề biết mình bị quay cảnh giường chiếu và cảm thấy rất xấu hổ. Hayden Kho lên tiếng xin lỗi về vụ việc: "Tôi rất ân hận, dù thực tế là tôi không hề biết và cho phép những clip này được tung lên mạng, được tải về, nhân bản và bán công khai". Hayden Kho cũng đã bị tước giấy phép hành nghề bác sĩ thẩm mỹ.
1
null
Chính sách Ánh Dương là một chính sách ngoại giao mà Hàn Quốc áp dụng với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên từ năm 1998 cho đến cuộc bầu cử tổng thống Lee Myung-bak năm 2008. Từ khi được đề xuất dưới thời tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung, chính sách này đã mang lại sự hợp tác chính trị to lớn hơn cũng như một vài thời khắc lịch sử trong quan hệ liên Triều. Hai cuộc họp thượng đỉnh liên Triều diễn ra tại Bình Nhưỡng (tháng 6 năm 2000 và tháng 10 năm 2007) đã đem đến một số dự án kinh tế thu hút sự chú ý của dư luận và những cuộc gặp mặt ngắn ngủi của những gia đình bị chia cắt bởi Chiến tranh Triều Tiên. Năm 2000, tổng thống Kim Dae-jung đã được trao giải Nobel Hòa bình vì những thành công của ông trong việc thực thi chính sách Ánh Dương. Khái quát. Chính sách này có mục đích chính là làm dịu thái độ của Triều Tiên với Hàn Quốc bằng cách khuyến khích hợp tác và hỗ trợ kinh tế. Chính sách an ninh quốc gia này có ba nguyên tắc chính: Những nguyên tắc này có ý nghĩa truyền đi thông điệp rằng miền Nam không mong muốn thôn tính hoặc ngầm phá hoại chính quyền miền Bắc; mục tiêu của nó là cùng chung sống hòa bình hơn là thay đổi chế độ. Chính quyền Kim Dae-jung. Dưới thời chính quyền Kim Dae Jung, chính sách Ánh Dương lần đầu được khởi xướng và thi hành. Hợp tác kinh tế Bắc-Nam bắt đầu phát triển, bao gồm một tuyến đường sắt và khu du lịch Kim Cương Sơn, nơi mà hàng ngàn công dân Hàn Quốc đến đó du lịch cho đến năm 2008, thời điểm đã diễn ra một vụ nổ súng và những chuyến du lịch này đã bị hủy bỏ. Mặc dù đàm phán rất khó khăn nhưng cũng đã có ba cuộc đoàn viên giữa những gia đình bị chia ly được tổ chức. Năm 2000, Kim Dae-jung và Kim Jong-il đã gặp nhau tại một cuộc họp thượng đỉnh, đây cũng là cuộc thảo luận đầu tiên giữa những nhà lãnh đạo của hai chính phủ kể từ sau chiến tranh Triều Tiên. Tuy nhiên, sau cuộc họp, những đối thoại giữa hai quốc gia đã bị đình trệ. Những chỉ trích dành cho chính sách này đã tăng lên và Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Lim Dong-won đã bị mất chức sau một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm 3 tháng 9 năm 2001. Sau vụ tấn công khủng bố 11 tháng 9 năm 2001, Hoa Kỳ đã liệt Triều Tiên vào danh sách Trục ma quỷ và miền Bắc đã ngừng các cuộc đối thoại với miền Nam. Năm 2002, một cuộc giao tranh nhỏ tại khu vực bãi cá có tranh chấp đã làm bốn lính hải quân Hàn Quốc thiệt mạng và càng làm xấu đi mối quan hệ liên Triều..
1
null
Imagine Dragons là nhóm nhạc alternative rock Mỹ đến từ Las Vegas, Nevada gồm 4 thành viên với Dan Reynolds hát chính, Wayne Sermon chơi ghi ta, Ben McKee đánh bass và Daniel Platzman chơi trống. Âm nhạc của họ thường được so sánh với The Killers và Arcade Fire, trong khi giai điệu và nội dung trữ tình đã thường được mô tả là tích cực và lạc quan. Tên nhóm, "Imagine Dragons", được tạo ra từ phép đảo chữ Anagram, nhưng ý nghĩa thật sự của nó là gì thì chỉ có những thành viên trong nhóm mới biết. Sở hữu chất nhạc cuồng nhiệt, đầy cảm xúc chân thật và khiến người khác phải nhún nhảy theo, với bài hit "It's time" "(Đến lúc rồi)" đã khiến cho nhóm trở thành hiện tượng âm nhạc Mỹ cuối năm 2012. Ca khúc này cũng định hình phong cách âm nhạc cho album đầu tay của nhóm "Night Visions" và được một đề cử trong hạng mục Video Rock xuất sắc nhất của Giải Video âm nhạc của MTV năm 2012. Định hướng âm nhạc. Định hướng âm nhạc của Imagine Dragons là alternative rock, tuy nhiên những gì nhóm đang thể hiện còn cho thấy ảnh hưởng của electro rock, arena rock, pop, folk và cả hip-hop. Âm nhạc của nhóm đã gây được những thiện cảm nhất định cho giới chuyên môn. Có lẽ vì vậy nên không ít nhà phê bình tỏ ra hụt hẫng bởi "Night Visions" không xuất sắc như họ mong đợi. Điển hình như nhận xét của trang "Sputnikmusic": "Bên dưới những tiếng chuông và huýt gió là một bộ những bản thu nhạt nhẽo đáng thất vọng, cụ thể là cách hòa âm tương tự nhau và các đoạn điệp khúc không làm được những gì mà chúng cố gắng". Tuy nhiên các nhà chuyên môn khác lại tỏ ra không khắt khe như vậy, trang "Allmusic" nói: "Dù Imagine Dragons thiếu chiều sâu nhưng "Night Visions" vẫn là một album mà, ít nhất trong vài phút, sẽ khiến cuộc sống mỗi ngày ít nhiều trở nên to lớn hơn". Cây bút của nhật báo "USA Today" thì khen ngợi: "Alex da Kid đã giúp mỗi ca khúc trong album trở nên khác biệt: từ đoạn móc (hook – NV) mang đầy âm điệu từ đàn mandolin của "It's Time", tiếng huýt gió phấn khởi trong "On Top Of The World" cho đến tiếng guitar như lẩm bẩm của "Demons". Những sắp xếp đầy sáng tạo đó có vẻ như chỉ là những chi tiết nhỏ, nhưng lại làm nên "hàm răng" của "các chú rồng". Thành viên ban nhạc. Thành viên hiện tại Thành viên cũ Các nhạc sĩ từng cùng đi lưu diễn Giải thưởng và đề cử. Giải Grammy thường niên được trao bởi Hiệp Hội Hàn Lâm Nghệ thuật Thu Âm Hoa Kỳ. Imagine Dragons đã thắng 1 giải sau 2 lần đề cử.
1
null
The Palazzo (còn được gọi là The Palazzo at The Venetian) là một khu nghỉ mát khách sạn và sòng bạc xa xỉ nằm trên Las Vegas Strip tại Paradise, Nevada. The Palazzo là một phần của một khu phức hợp lớn hơn (hoạt động như một khách sạn) bao gồm khu nghỉ dưỡng Venetian liền kề và Venetian Expo, tất cả đều thuộc sở hữu của Vici Properties và được quản lý bởi Apollo Global Management. Khu phức hợp này xếp hạng là khách sạn lớn thứ hai trên thế giới. The Palazzo được phát triển bởi Las Vegas Sands như một tài sản anh em của khu nghỉ dưỡng Venetian của họ, mở cửa vào năm 1999. Xây dựng The Palazzo bắt đầu vào tháng 9 năm 2004, và khu nghỉ dưỡng bắt đầu mở cửa từng giai đoạn vào ngày 30 tháng 12 năm 2007. Tài sản trị giá 1,9 tỷ đô la có một chủ đề Ý, và bao gồm một sòng bạc , 3.066 phòng suite trong một tòa tháp 50 tầng, khu mua sắm Grand Canal Shoppes rộng , và một rạp hát có 1.800 chỗ ngồi. Khu nghỉ mát được thiết kế như một nhà xanh bởi HKS Architects. Năm 2008, nó đã nhận chứng chỉ Bạc LEED từ Hội đồng Xây dựng Xanh Hoa Kỳ, trở thành toà nhà được chứng nhận LEED lớn nhất thế giới. Nó đã được bán cho Apollo Global Management và Vici Properties vào năm 2022. Lịch sử. Bối cảnh. The Palazzo là tài sản anh em với The Venetian, nằm ngay phía nam. Cả hai đều được doanh nhân Sheldon Adelson phát triển thông qua công ty của ông, Las Vegas Sands. The Venetian mở cửa vào năm 1999, và Adelson đã lên kế hoạch bắt đầu xây dựng một khu nghỉ dưỡng thứ hai vào cuối năm đó, được biết đến với tên Lido, được đặt theo tên Lido di Venezia. Ban đầu, Adelson hy vọng sẽ mở cửa khu nghỉ dưỡng thứ hai vào năm 2000, nhưng thay vào đó, ông đã hoãn dự án ngay sau khi Venetian khai trương. The Venetian mở cửa trong khi việc xây dựng vẫn đang diễn ra, và Adelson muốn đợi đến khi công trình hoàn thành trước khi tìm kiếm nguồn vốn cho một khu nghỉ dưỡng khác. Khu đất Palazzo đã từng được sử dụng bởi nhiều nhà nghỉ từ thời điểm lâu đời nhất là từ năm 1949. Khách sạn Tam O'Shanter được xây dựng và khai trương vào năm 1959, trên một diện tích đất rộng khoảng 1,5 acre. Nó do chủ sở hữu Bernie Zeldin sở hữu và được đặt theo tên sân golf Tam O'Shanter ở bang Illinois, nơi ông thường xuyên chơi golf. Khách sạn có 100 phòng, và có biểu tượng neon độc đáo giống mũ Tam o' shanter. Bernie Zeldin đã từ chối nhiều lời mời mua khách sạn Tam O'Shanter, bao gồm cả một lời đề nghị từ doanh nhân Howard Hughes. Trước khi qua đời vào năm 1997, Zeldin đã hoàn tất thỏa thuận bán khách sạn Tam O'Shanter cho Las Vegas Sands với giá 12,5 triệu đô la. Adelson là bạn của Zeldin. Vào tháng 10 năm 1998, các quan chức Venetian đã mua đất, bao gồm cả khách sạn Tam O'Shanter. Con gái của Zeldin đã điều hành khách sạn Tam O'Shanter cho đến khi nó đóng cửa. Vào cuối năm 2003, gia đình Zeldin được thông báo về kế hoạch phá hủy khách sạn để xây dựng một khu nghỉ dưỡng trong tương lai, sau này được biết đến với tên gọi Palazzo. Tam O'Shanter đã đóng cửa vào ngày 12 tháng 1 năm 2004, và được phá hủy một tháng sau đó, sau một dự án loại bỏ amiăng mất 19 ngày để hoàn thành. Một khách sạn Vagabond Inn, cũng nằm trên khu đất này, cũng chứa amiăng và đã bị phá hủy đồng thời. Chi phí loại bỏ amiăng là từ 500.000 đến 1 triệu đô la. Khu đất cũng từng là nơi của nhà hàng Las Vegas Kosher Deli, cũng như một số cửa hàng nhỏ thuộc sở hữu của Venetian, dự kiến sẽ đóng cửa để làm đường cho Palazzo. Nhà phát triển địa phương Steve Wynn đã phản đối dự án, cho rằng khu vực Venetian/Palazzo đã thiếu chỗ đỗ xe. Wynn đang phát triển khách sạn Wynn Las Vegas đối diện và lo ngại rằng chỗ đỗ xe tại tài sản của ông sẽ được sử dụng bởi khách của Palazzo. Công việc xây dựng Palazzo bắt đầu vào tháng 9 năm 2004, mà không có lễ khởi công. Khu nghỉ dưỡng chiếm dụng diện tích. Đội công nhân đã mất 13 tháng để đào sâu gần 70 feet, nhằm xây dựng một bãi đậu xe ngầm chứa 4.400 chỗ. Quay phim cho bộ phim năm 2007 "Ocean's Thirteen" diễn ra tại tòa tháp khách sạn của Palazzo trong quá trình xây dựng, giả làm khu nghỉ dưỡng Bank giả tưởng trong bộ phim. Tổng chi phí cho khu nghỉ dưỡng là 1,9 tỷ đô la. Vào tháng 12 năm 2004, Las Vegas Sands đã thực hiện Đợt chào bán công cộng đầu tiên, một phần trong số tiền thu được được sử dụng cho dự án Palazzo. Các nguồn tài trợ khác đến từ việc bán Grand Canal Shoppes, một trung tâm mua sắm trong Venetian. Mở cửa và những năm tiếp theo. Xây dựng tiếp tục sau khi khu nghỉ mát được mở cửa, diễn ra theo từng giai đoạn. Phần sòng bạc có một lễ mở cửa mềm vào ngày 30 tháng 12 năm 2007. Một vài ngày sau đó, Las Vegas Sands quảng bá khu nghỉ mát bằng một đoàn diễu hành trong Hoa hồng Parade tại California. Khách sạn mở cửa vào ngày 4 tháng 1 năm 2008, và khu nghỉ mát đã tổ chức một lễ khai trương lớn từ ngày 17 đến 19 tháng 1, với các buổi biểu diễn của Diana Ross và Seal. Khu nghỉ mát đã thuê 4.000 nhân viên. Giống như Venetian, khách tham dự hội nghị sẽ là một nhóm khách quan trọng tại Palazzo; một nhóm khác là các nhà cược chuyên nghiệp người Á-Âu. Năm 2009, Palazzo đã nhận giải thưởng AAA Five Diamond Award (Giải thưởng Năm sao Ngôi sao AAA). "Travel + Leisure" đã bao gồm Palazzo trong danh sách 100 khách sạn hàng đầu trên thế giới, xếp hạng thứ 48 và thứ 18 cho năm 2009 và 2010 tương ứng. Travelocity xếp nó lên vị trí thứ tám trong danh sách 10 khách sạn Las Vegas hàng đầu năm 2011, dựa trên đánh giá của khách hàng. Năm 2020, độc giả của "USA Today" xếp Venetian và Palazzo vào top 10 sòng bạc tốt nhất ở Las Vegas. Đến cuối năm 2020, Las Vegas Sands muốn tập trung vào hoạt động tại Macau. Công ty đã bắt đầu đàm phán để bán Venetian, Palazzo và khu triển lãm Sands Expo gần đó. Sheldon Adelson qua đời vào tháng 1 năm 2021, và hai tháng sau, Las Vegas Sands thông báo sẽ bán ba cơ sở Las Vegas này với giá 6,25 tỷ đô la. Trong thỏa thuận, Vici Properties mua đất dưới các cơ sở này với giá 4 tỷ đô la, và Apollo Global Management mua quyền vận hành với giá 2,25 tỷ đô la theo thỏa thuận thuê triple net lease agreement với Vici. Việc bán đã hoàn tất vào tháng 2 năm 2022. Các Đặc điểm. Palazzo có diện tích . Nó bao gồm không gian chơi game. Giống như Venetian, Palazzo là một khách sạn toàn bộ là hạng suite. Nó có 3.066 phòng. Tòa nhà khách sạn 50 tầng cao , và ngay khi mở cửa, nó đã tạm thời trở thành tòa nhà cao nhất Nevada. Tòa nhà cao 68 tầng Fontainebleau Las Vegas đã được hoàn thành sau đó vào năm 2008. Khu nghỉ mát được thiết kế bởi HKS Architects. Khác với Venetian, Palazzo chỉ mang một chủ đề Ý nhẹ và có thiết kế hiện đại hơn. Theo HKS, "Chủ nhân thực sự không muốn một khu phức hợp có chủ đề như Venetian. Ý tưởng là tạo ra một tòa nhà cao cấp dựa trên nguồn cảm hứng từ Rodeo Drive, Bel-Air và Beverly Hills". Palazzo được xây dựng như một công trình xanh, tích hợp các phương pháp tiết kiệm năng lượng và nước trong thiết kế. Năm 2008, khu nghỉ mát đã nhận chứng nhận Silver LEED từ Hội đồng Xây dựng Xanh Hoa Kỳ, trở thành tòa nhà lớn nhất được chứng nhận LEED trên thế giới. Palazzo bao gồm một trung tâm mua sắm, Grand Canal Shoppes, kết nối với Venetian. Palazzo cũng bao gồm Khu vực sảnh nước, với trang trí theo chủ đề theo mùa được giám sát bởi một đội ngũ các vườn quản lý, nhà vườn và kiến trúc sư. Các trang trí được trưng bày miễn phí, và các chủ đề bao gồm Tết Trung Quốc, Ngày Quốc khánh nước Mỹ, mùa thu, và Giáng sinh. Khu vực sảnh nước cạnh tranh với Bellagio Conservatory. Trong năm đầu tiên, khu vực sảnh nước cũng tổ chức một chương trình miễn phí mang tên "The Living Garden", với các diễn viên mặc trang phục như tượng và cây nho. Rosina, một quầy bar với thiết kế Art Deco gồm 65 chỗ ngồi, được mở cửa vào năm 2017, là một phần của dự án tái thiết trong hai năm gồm sàn casino và phòng khách sạn. Hoàn thành vào năm 2018, dự án bao gồm việc thêm ánh sáng màu lên trần nhà casino và sự xuất hiện của quầy bar mới Electra. Nhà hàng và câu lạc bộ. Ban đầu, The Palazzo đã có hơn một chục nhà hàng, từ các đầu bếp như Wolfgang Puck, Charlie Trotter và Guy Savoy. Các nhà hàng đáng chú ý bao gồm Grand Lux Cafe, nhà hàng Trung Quốc Woo và nhà hàng Mexico Dos Caminos. 40/40 Club, một quán bar thể thao và nhà hàng do rapper Jay-Z thành lập, đã được mở cửa cùng với sòng bạc. Tuy nhiên, nó đã đóng cửa chưa đến 9 tháng sau đó, và năm 2009 đã được thay thế bằng Lagasse's Stadium, một quán bar thể thao và nhà hàng mới từ đầu bếp Emeril Lagasse. Vào tháng 8 năm 2008, khu nghỉ đã thêm vào Lavo, một nhà hàng và câu lạc bộ đêm được thiết kế giống như một nhà tắm. Adelson đã muốn doanh nghiệp được mở cửa sớm hơn, đổ lỗi cho các nhà phát triển vì những sự trì hoãn liên tiếp do việc thay đổi thiết kế. Ông đã chấm dứt hợp đồng thuê của câu lạc bộ vào tháng 3 năm 2008, tuyên bố rằng việc không mở cửa đúng hạn đã gây thiệt hại kinh doanh cho khu nghỉ. Một cuộc chiến pháp lý đã bùng nổ và tiếp tục sau khi câu lạc bộ mở cửa, cuối cùng được giải quyết vào năm 2009. Woo đã đóng cửa vào năm 2010, và Dos Caminos đóng cửa vào năm tiếp theo, do mâu thuẫn trong hợp đồng thuê với Las Vegas Sands. Table 10, một nhà hàng khác của Lagasse, chuyên về món ăn Mỹ. Cuối cùng nó đã đóng cửa vào năm 2017. Lagassee's Stadium đã đóng cửa vào năm 2020, do đại dịch COVID-19. Khi mở cửa ban đầu, khu nghỉ có ba nhà hàng thịt nướng, bao gồm Carnevino của đầu bếp Mario Batali. Sau 10 năm hoạt động, vào năm 2018, nhà hàng này đã đóng cửa sau khi có những cáo buộc về hành vi không đúng mực của Batali. Năm 2019, đầu bếp David Chang đã mở Majordomo Meat & Fish thay thế. Ông cũng mở một nhà hàng phục vụ nhanh, Moon Palace, vào năm 2020. Cả hai nhà hàng của Chang đã đóng cửa vào năm 2022, và đã được thay thế bằng nhà hàng mới của đầu bếp Eyal Shani. Năm 2022, đầu bếp người Nhật Tetsuya Wakuda đã mở nhà hàng đầu tiên tại Mỹ tại The Palazzo. St. Regis Residences. Các Căn hộ St. Regis tại Venetian Palazzo, Las Vegas là một tòa tháp chung cư chưa hoàn thành tọa lạc tại địa chỉ 3355 South Las Vegas Boulevard, nằm giữa Venetian và Palazzo. Vào tháng 11 năm 2006, Las Vegas Sands đã đệ đơn xin phê duyệt từ Ủy ban Quận Clark để xây dựng một tòa tháp chung cư trên một phần đất của dự án Palazzo. Công trình xây dựng tòa tháp trị giá 465 triệu đô la bắt đầu vào đầu năm 2007, và dự kiến ​​bán hàng chung cư sẽ bắt đầu vào tháng 9. Tòa tháp được xây dựng trên một tòa nhà bán lẻ có diện tích là một phần của dự án Palazzo. Cả tòa nhà bán lẻ và tòa tháp được xây dựng trên diện tích dưới 1 acre đất, trước đây là nơi có nhà hàng Rosewood Grille. Vào tháng 9 năm 2008, Las Vegas Sands và Starwood công bố một đối tác để mở tòa tháp dưới tên "Căn hộ St. Regis tại Venetian Palazzo, Las Vegas", lấy tên từ thương hiệu St. Regis Hotels & Resorts. Tòa tháp này bao gồm 398 căn hộ và dự kiến chi phí vào thời điểm đó là 600 triệu đô la. Theo thỏa thuận, Starwood sẽ quản lý tòa tháp khi nó được khai trương vào tháng 3 năm 2010. Vào tháng 11 năm 2008, Las Vegas Sands đã tạm ngưng xây dựng vô thời hạn do tác động của Đại suy thoái. Cần thêm 18 tháng công việc để hoàn thành dự án, khi hoàn thành, tòa nhà này dự kiến sẽ có 50 tầng. Vào tháng 11 năm 2009, Las Vegas Sands cho biết công việc sẽ tiếp tục tạm ngưng cho đến khi kinh tế cải thiện. Vào tháng 6 năm 2011, Las Vegas Sands đã bọc tòa nhà chưa hoàn thành bằng một lớp vải khổng lồ trị giá 1 triệu đô la, được in hình ảnh giả lập tòa nhà hoàn thành. Một phát ngôn viên của công ty cho biết cho đến khi quyết định được đưa ra đối với dự án, "Chúng tôi cho rằng nó phù hợp để cải thiện về mặt thẩm mỹ trong lúc chờ đợi. Chúng tôi muốn nó trông giống một tòa nhà hoàn chỉnh hơn, phù hợp với hai khu nghỉ dưỡng 5 sao như The Venetian và Palazzo." Michael Leven, Tổng giám đốc điều hành của Las Vegas Sands, có tầm nhìn về tòa tháp chưa hoàn thành từ văn phòng tầng ba của mình, và sau đó nói: "Tôi không thể chịu nhìn vào đống thép đó. Một ngày nào đó tôi ở dưới hồ bơi và nhận ra khách hàng của chúng tôi đang nhìn lên và nhìn chằm chằm vào đống thép đó. Chúng tôi đã đặt màn che lên và nó đã tồn tại tốt. Đôi khi bạn quên rằng nó đang ở đó nếu bạn đi ngang qua." Vào tháng 4 năm 2014, ông Leven nói rằng tiền bạc không còn là vấn đề trong việc hoàn thành dự án nữa, ông nói: "Đó không còn là quyết định về tài chính nữa, nhưng chúng tôi muốn làm đúng việc," đề cập đến việc sử dụng cuối cùng của tòa nhà. Bởi vì thị trường căn hộ cao cấp và chung cư chung cư cao cấp không chắc chắn, ông Leven cho biết khó khăn để hoàn thành tòa tháp như là các căn hộ chung cư. Cho đến thời điểm đó, Las Vegas Sands đã xem xét việc hoàn thành và mở cửa tòa nhà dưới hình thức timeshare, nhưng ông Leven cho biết "con số không khớp". Leven cũng cho biết khả năng hoàn thành tòa tháp dưới hình thức mở rộng khách sạn cho Palazzo và Venetian cũng không có thực tế. Giải trí trực tiếp. Nhà hát của Palazzo có sức chứa 1.800 chỗ ngồi, được khai trương vào tháng 5 năm 2008 với chương trình trình diễn chính là "Jersey Boys". Chương trình đã diễn ra cho đến năm 2011. Một chương trình tưởng nhớ Frank Sinatra được khai trương vào năm 2015, do nghệ sĩ hóa trang Bob Anderson thủ vai. Nghệ sĩ Clint Holmes cũng biểu diễn tại nhà hát một năm sau đó. Một vở nhạc kịch mang tên "Baz – Star Crossed Love" được khai trương tại Nhà hát Palazzo vào năm 2016. Nó được dựa trên một số bộ phim của đạo diễn Baz Luhrmann, bao gồm "Romeo + Juliet" (1996), "Moulin Rouge!" (2001) và "The Great Gatsby" (2013). "Baz" đã đóng cửa vào năm 2018 và nhà hát trở nên ít hoạt động cho đến khi vở nhạc kịch "Six" được khai mạc trong một kỳ trình diễn kéo dài bảy tuần vào năm 2023.
1
null
Tùy mạt Đường sơ (隋末唐初) đề cập đến một giai đoạn mà trong đó triều đại Tùy tan rã thành một quốc gia đoản mệnh, trong đó một số quân chủ nguyên là quan lại và tướng lĩnh của triều Tùy, và một số quân chủ là các thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân, sau đó các quốc gia này dần bị triều Đường thôn tính. Giai đoạn này bắt đầu từ khoảng năm 613, khi Tùy Dạng Đế tiến hành chiến dịch đầu tiên trong ba chiến dịch tấn công Cao Câu Ly, dẫn đến một số lượng quân sĩ đào ngũ và khởi đầu các cuộc khởi nghĩa nông dân chống Tùy; kết thúc vào năm 628, khi Đường Thái Tông Lý Thế Dân tiêu diệt nước Lương của Lương Sư Đô và tái thống nhất Trung Hoa. Đánh Cao Câu Ly, các cuộc nổi dậy bắt đầu. Sau khi tiêu diệt Nam triều Trần vào năm 589, tái thống nhất Trung Quốc, tránh được các cuộc xung đột biên giới với Đông Đột Quyết và Cao Câu Ly, Tùy trải qua một thời gian thái bình thịnh trị. Khi Anh Dương Vương Cao Nguyên của Cao Câu Ly từ chối thể hiện sự thần phục trước Tùy Dạng Đế vào năm 610, Tùy Dạng Đế đã quyết định lập kế hoạch chinh phục nước này, cả ông và người dân Tùy đều tin tưởng rằng việc chinh phục sẽ dễ dàng. Tuy nhiên, để lo hậu cần cho cuộc tấn công Cao Câu Ly, triều Tùy đã bắt nhiều người đi lao dịch và thu các loại thuế khác, nhằm đóng chiến thuyền, cũng như vận chuyển lương thực và các khí tài khác đến căn cứ ở Trác quận (涿郡, nay gần tương ứng với Bắc Kinh), gây ra gián đoạn lớn trong chu kỳ canh tác và khiến nhiều dân phu vận chuyển khí tài đến Trác quận bị thiệt mạng. Năm 611, tại phương Bắc, những người không muốn tòng quân bắt đầu tham gia vào các cuộc khởi nghĩa nông dân dưới quyền các lãnh tụ như Vương Bác (王薄) và Lưu Bá Đạo (劉霸道). Tùy Dạng Đế ban đầu không xem các cuộc nổi dậy này là những mối đe dọa nghiêm trọng, mặc dù quân triều đình tại địa phương đã không thể dặp tắt chúng. Tùy Dạng Đế phát động chiến dịch chống Cao Câu Ly đầu tiên vào năm 612, vượt qua Liêu Hà sang lãnh thổ Cao Câu Ly. Tùy Dạng Đế đích thân dẫn một đội quân bao vây thành Liêu Đông (遼東, nay thuộc Liêu Dương, Liêu Ninh), trong khi phái các tướng Vũ Văn Thuật (宇文述) và Vũ Trọng Văn (于仲文) dẫn đội quân Tùy còn lại tiến sâu vào lãnh thổ Cao Câu Ly, tiến về kinh thành Bình Nhưỡng của nước này, hợp quân với hạm đội do tướng Lai Hộ Nhi (來護兒) thống lĩnh. Tuy nhiên, Tùy Dạng Đế đã không thể chiếm được thành Liêu Đông, trong khi Vũ Văn Thuật và Vũ Trọng Văn bị tướng Cao Câu Ly Ất Chi Văn Đức (乙支文德) đánh bại trong trận Tát Thủy và buộc phải triệt thoái với tổn thất nặng nề. Đến mùa thu năm 612, Tùy Dạng Đế cũng buộc phải chấm dứt chiến dịch và triệt thoái trong khi chỉ đoạt được một ít đất đai. Khoảng 30 vạn lính Tùy đã thiệt mạng trong chiến dịch này. Tùy Dạng Đế phát động chiến dịch chống Cao Câu Ly lần thứ hai vào năm 613, bất chấp việc có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân xảy ra hơn và mức độ nghiêm trọng cũng lớn hơn. Ông lại đích thân dẫn quân đi bao vây thành Liêu Đông, trong khi phái Vũ Văn Thuật và Dương Nghĩa Thần (楊義臣) dẫn quân tiến đến Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, trong khi Tùy Dạng Đế đang bao vây thành Liêu Đông, tướng Dương Huyền Cảm đã nổi dậy và tấn công vào đông đô Lạc Dương. Khi Tùy Dạng Đế hay tin, ông đã cho quân của mình triệt thoái và phái Vũ Văn Thuật và Khuất Đột Thông (屈突通) trở về Lạc Dương trước. Vũ Văn Thuật và Khuất Đột Thông đã hội quân cùng với Phàn Tử Cái (樊子蓋) và Vệ Văn Thăng (衛文昇)-những người thống soái các đội quân mà Tùy Dạng Đế cho lưu thủ tại Lạc Dương và Trường An- để đánh bại Dương Huyền Cảm. Tùy Dạng Đế tiến hành các hành động trả thù độc đoán đối với những đồng đảng (hoặc bị nghi là đồng đảng) của Dương Huyền Cảm, song các hành động như vậy không ngăn cản được các cuộc nổi loạn thêm nữa. Mặc dù trong nước rối loạn, Tùy Dạng Đế tiếp tục chiến dịch tấn công Cao Câu Ly lần thứ ba vào năm 614. Tuy nhiên, khi Lai Hộ Nhi tiến đến sông Áp Lục, Cao Câu Ly đã chịu khuất phục, cho đưa đồng đảng của Dương Huyền Cảm là Hộc Tư Chính (斛斯政)- người đã chạy trốn sang Cao Câu Ly trước đó- trở về Tùy. Tùy Dạng Đế đã chấm dứt chiến dịch, song khi ông triệu Anh Dương Vương Cao Nguyên đến để vị quốc vương này thể hiện sự thần phục trước ông, Cao Nguyên đã khước từ. Tùy Dạng Đế bắt đầu lập kế hoạch tiến hành một chiến dịch thứ tư song ông đã không bao giờ có thể phát động nó. Trong khi đó, vào mùa thu năm 615, Tùy Dạng Đế viếng thăm thành Nhạn Môn (雁門, nay thuộc Hãn Châu, Sơn Tây). Do không hài lòng trước việc Tùy Dạng Đế thực hiện chia rẽ Đông Đột Quyết để buộc hãn quốc này phải tiếp tục phục tùng, Thủy Tất khả hãn A Sử Na Đốt Cát Thế đã tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào Nhạn Môn, bao vây thành. Quân Tùy phần lớn vẫn trung thành với Tùy Dạng Đế và họ đã vội vàng kéo đến Nhạn Môn để giải vây, và đích thân Tùy Dạng Đế đã hứa sẽ trọng thưởng cho những người đến hộ giá. Tuy nhiên, sau khi được giải vây, ông đã thất hứa và khiến tướng sĩ oán giận. Chính quyền Tùy tan rã. Mặc dù các hoạt động khởi nghĩa nông dân gia tăng ở phương Bắc, song Tùy Dạng Đế không quay trở về kinh thành Trường An hay ở tại đông đô Lạc Dương, mà lại đến Giang Đô (江都, nay thuộc Dương Châu, Giang Tô) vào mùa thu năm 616. Những người nổi dậy gần Lạc Dương đã kết hợp lại dưới quyền cựu chiến lược gia Lý Mật của Dương Huyền Cảm, Lý Mật tự xưng là Ngụy công. Tuy nhiên, Lý Mật đã không thể chiếm được Lạc Dương và không bao giờ xưng đế. Trong khi đó, Dương Nghĩa Thần tiến hành một nỗ lực nhằm tiêu diệt quân "phản loạn" ở phía bắc Hoàng Hà, và có được một số thành công, song Tùy Dạng Đế và thừa tướng Ngu Thế Cơ (虞世基) lại lo sợ sức mạnh quân sự của Dương Nghĩa Thần nên đã triệu hồi ông dưới danh nghĩa thăng chức, vì thế mà các hoạt động nổi dậy ở phía bắc Hoàng Hà lại tái phục hồi và trở nên khó kiểm soát, dưới quyền lãnh đạo của Đậu Kiến Đức. Năm 617, một vài trong số các thủ lĩnh khởi nghĩa lớn khác bắt đầu kiểm soát được các phần lãnh thổ đáng kể. Họ bao gồm: Một vài trong số các thủ lĩnh này—bao gồm Lý Uyên, Lưu Vũ Chu, Lương Sư Đô, Đậu Kiến Đức và Cao Khai Đạo—từng chính thức thần phục A Sử Na Đốt Cát Thế và tiếp nhận viện trợ quân sự của Đông Đột Quyết, theo chiến lược duy trì hiện trạng Trung Hoa bị phân liệt của vị Đông Đột Quyết khả hãn này. Vào mùa đông năm 617, Lý Uyên chiếm Trường An, lập Dương Hựu làm hoàng đế, tức Cung Đế, trong khi tôn Tùy Dạng Đế là "thái thượng hoàng"; các tuyên bố này không được hầu hết lãnh thổ Tùy công nhận, họ vẫn xem Tùy Dạng Đế là hoàng đế. Lý Uyên trở thành người nhiếp chính, có chức đại thừa tướng và được tấn phong là Đường vương. Tùy Dạng Đế qua đời, triều Tùy diệt vong, khởi đầu triều Đường. Khi nhận thấy quốc gia đã ở trong tình trạng hỗn loạn, Tùy Dạng Đế cảm thấy an toàn dưới sự bảo vệ của Kiêu Quả quân tinh nhuệ tại Giang Đô. Tùy Dạng Đế phái tướng Vương Thế Sung đến Lạc Dương để cố gắng phòng thủ thành chống lại các cuộc tấn công của Lý Mật, song chỉ hành động rất ít để đối phó với các cuộc nổi dậy khác. Tùy Dạng Đế không muốn trở về phương Bắc và dự định chính thức rời đô đến Đan Dương (丹楊, nay thuộc Nam Kinh, Giang Tô), ở bờ nam Trường Giang). Trong khi đó, các binh sĩ Kiêu Quả quân chủ yếu là người phương Bắc và họ bắt đầu đào ngũ do nhớ quê hương, và hành động này bị Tùy Dạng Đế trừng phạt nặng. Do sợ hãi, các chỉ huy còn lại của Kiêu Quả quân lập ra một âm mưu, ủng hộ Vũ Văn Hóa Cập (nhi tử của Vũ Văn Thuật) làm lãnh đạo của họ. Vào mùa xuân năm 618, họ tiến hành chính biến và sát hại Tùy Dạng Đế. Vũ Văn hóa Cập tuyên bố lập chất tôn của Tùy Dạng Đế là Tần vương Dương Hạo làm hoàng đế, song bản thân Vũ Văn hóa Cập giữ quyền nhiếp chính. Vũ Văn hóa Cập bỏ Giang Đô và tiến về phương bắc, chỉ huy Kiêu Quả quân. Ngay sau đó, tin tức về việc Tùy Dạng Đế qua đời đã được truyền đến các nơi khác trong nước. Tại Trường An, Lý Uyên phản ứng lại bằng việc buộc Cung Đế phải thiện nhượng cho mình, lập ra triều Đường, và bản thân trở thành Đường Cao Tổ. Tại Lạc Dương, bảy trong số các quan lại hàng đầu đã tuyên bố lập một hoàng tôn khác của Dạng Đế là Việt vương Dương Đồng làm hoàng đế, hầu hết các quận công nhận tính hợp pháp của triều Tùy cũng đều công nhận Dương Đồng là hoàng đế triều Tùy. Chính quyền Tùy tại Lạc Dương và Lý Mật đều lo sợ trước việc Vũ Văn hóa Cập bắc tiến, họ thành lập một liên minh tạm thời mà theo đó Lý Mật công nhận Dương Đồng là thủ lĩnh tối cao của mình. Tuy nhiên, sau khi Lý Mật đẩy lùi được Vũ Văn hóa Cập, Vương Thế Sung đã tiến hành đoạt lấy quyền lực từ các quan lại khác và trở thành người nhiếp chính, và liên minh với Lý Mật tan vỡ. Cũng trong năm đó, trong một cuộc tấn công, Vương Thế Sung đã đánh bại Lý Mật, buộc Lý Mật phải chạy trốn đến chỗ triều Đường. Sau đó, Lý Mật bị quân Đường giết khi cố gắng tái lập sự độc lập của mình. Trong khi đó, sau khi Tiết Cử qua đời vào đầu năm 618 và nhi tử Tiết Nhân Cảo kế vị, tướng Đường là Tần vương Lý Thế Dân (hoàng tử của Cao Tổ) đã đánh bại và giết chết Tiết Nhân Cảo, sáp nhập nước Tần vào lãnh thổ Đường. Đồng thời, Đậu Kiến Đức tiếp tục củng cố lãnh địa ở phía bắc Hoàng Hà và giết chết Vũ Văn hóa Cập (người đã hạ độc Dương Hạo và tự xưng là Hứa Đế), song đã không thể buộc La Nghệ phải chịu quy phục, sau đó La Nghệ khuất phục triều Đường. Khoảng thời gian này, Chu Xán phải đối mặt với kháng cự mạnh mẽ từ dân chúng nhằm chống lại sự tàn bạo của ông, ông luôn dao động trước việc quy phục chính quyền Tùy của Dương Đồng hay quy phục Đường, cuối cùng đã lựa chọn quy phục Tùy. Vào mùa hè năm 619, Vương Thế Sung buộc Dương Đồng phải thiện nhượng cho mình, kết thúc triều Tùy và khởi đầu nước Trịnh. Tái hợp nhất. Khoảng thời gian này, một hạ thần của Lý Quỹ là An Hưng Quý (安興貴) đã bắt giữ Lý Quỹ trong một cuộc chính biến và dâng nước Lương cho Đường. Tuy nhiên, Đường phải đối mặt với mối đe dọa trên một mặt trận khác khi Lưu Vũ Chu quyết định tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn về phía nam, đoạt lấy phần lớn Sơn Tây ngày nay (vốn do Đường kiểm soát), và sẵn sàng tiến đến kinh thành Trường An của Đường. Vào cuối năm 619, quân Đường do Lý Thế Dân thống lĩnh bắt đầu phản kích Lưu Vũ Chu. Đến mùa hè năm 620, Lý Thế Dân đã đánh bại Lưu Vũ Chu, bản thân Lưu Vũ Chu bỏ lãnh thổ của mình và chạy sang Đông Đột Quyết. Nước Định Dương của Lưu Vũ Chu bị sáp nhập vào Đường. Khu vực hạ du Trường Giang vốn là lâm vào tình trạng hỗn loạn kể từ sau cái chết của Tùy Dạng Đế, nay bị phân chia giữa ba nhân vật đối địch: Thẩm Pháp Hưng nguyên là quan triều Tùy, tự xưng là Lương Vương và kiểm soát phần lớn bờ nam Trường Giang; lãnh tụ khởi nghĩa Lý Tử Thông kiểm soát Giang Đô và khu vực xung quanh, tự xưng là Ngô Đế; còn Đỗ Phục Uy đã quy thuận triều Đường và được phong là Ngô Vương. Sau khi đánh bại nước Định Dương, Lý Thế Dân chuyển chú ý sang nước Trịnh. Lý Thế Dân tiến đến đô thành Lạc Dương của Trịnh và bao vây thành. Nhiều thành của Trịnh đã đầu hàng Đường, buộc Vương Thế Sung phải tìm kiếm cứu viện từ nước Hạ của Đậu Kiến Đức. Đậu Kiến Đức nghĩ rằng nếu để Đường diệt Trịnh thì nước Hạ của mình cũng sẽ nguy khốn, vì thế đã chấp thuận cứu viện, đem quân tiến về phía nam hướng đế Lạc Dương nhằm giải vây cho thành. Khoảng thời gian này, Đỗ Phục Uy (nay cải danh thành Lý Phục Uy) đánh bại Lý Tử Thông, trước đó, vào năm 620, Lý Tử Thông đã đánh bại Thẩm Pháp Hưng. Lý Tử Thông nay chiếm giữ lãnh thổ cũ của Thẩm Pháp Hưng, còn lãnh thổ cũ của Lý Tử Thông rơi vào tay Lý Phục Uy dưới danh nghĩa triều Đường. Vào mùa thu năm 621, Đậu Kiến Đức tiến đến gần, Lý Thế Dân tiến về phía đông đến Hổ Lao quan và đóng quân tại đây. Khi hai bên giao chiến, Lý Thế Dân đã đánh bại Đậu Kiến Đức và bắt giữ được người này. Vương Thế Sung sợ hãi nên đã đầu hàng. Đường Cao Tổ hành quyết Đậu Kiến Đức và bắt Vương Thế Sung đi lưu đày (song sau đó Vương Thế Sung bị tướng Đường Độc Cô Tu Đức giết để trả thù giết cha). Nước Trịnh của Vương Thế Sung và nước Hạ của Đậu Kiến Đức đều bị sáp nhập vào Đường, song ngay sau đó tại lãnh thổ cũ của Hạ, cựu tướng của Đậu Kiến Đức là Lưu Hắc Thát đã nổi dậy và tự xưng là Hán Đông Vương. Khu vực nay là Sơn Đông vốn do thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân Từ Viên Lãng kiểm soát song từng lần lượt thần phục Trịnh và sau đó là Đường, lúc này cũng nổi dậy dưới sự lãnh đạo của Từ Viên Lãng, người này tự xưng là Lỗ Vương. Cũng vào năm 621, chất tôn của Đường Cao Tổ là Triệu quận vương Lý Hiếu Cung đã tiến đánh nước Lương của Tiêu Tiển, bao vây kinh thành Giang Lăng của nước này. Tiêu Tiển không nhận thấy quân cứu viện của mình đang đến gần nên đã đầu hàng, và hầu hết nước Lương bị sáp nhập vào Đường, trong khi một số tướng sĩ khuất phục Lâm Sĩ Hoằng. Khoảng thời gian này, Lý Phúc Uy đã đánh bại Lý Tử Thông, buộc Lý Tử Thông phải đầu hàng, nước Ngô của Lý Tử Thông cũng bị sáp nhập vào Đường. Vào mùa xuân năm 622, Lý Thế Dân đánh bại Lưu Hắc Thát, buộc Lưu Hắc Thát phải chạy sang Đông Đột Quyết, song Lưu Hắc Thát đã quay trở lại với viện trợ của Đông Đột Quyết, tái chiếm lãnh thổ của nước Hạ trước đó. Vào mùa đông năm 622, hoàng huynh của Lý Thế Dân là Thái tử Lý Kiến Thành lại đánh bại Lưu Hắc Thát, vào mùa xuân năm 623, trong lúc chạy trốn, Lưu Hắc Thát bị thuộc hạ Gia Cát Đức Uy (諸葛德威) phản bội đem nộp cho quân Đường, Lý Kiến Thành cho hành quyết Lưu Hắc Thát. Trước đó, Lâm Sĩ Hoằng qua đời, và nước Sở của ông tan vỡ khi các thành dần đầu hàng Đường, và ngay sau khi Lưu Hắc Thát chết, Từ Viên Lãng cũng chết trận sau nhiều lần chiến bại trước quân Đường. Vào lúc này, ngoài Lương Sư Đô và Cao Khai Đạo ở cực bắc, Trung Hoa phần lớn đã thống nhất dưới quyền cai quản trên danh nghĩa của Đường. Tuy nhiên, vào mùa thu năm 623, khi Lý Phục Uy đang ở Trường An, bộ tướng của ông là Phụ Công Thạch đã nổi dậy tại Đan Dương, tự xưng là Tống Đế và kiểm soát lãnh thổ từng nằm dưới quyền cai quản của Lý Phục Uy. Năm 624, Lý Hiếu Cung đã đánh bại và giết chết Phụ Công Thạch, hợp nhất nước Tống vào Đường. Trong khi đó, Cao Khai Đạo phải đối mặt với một cuộc nổi dậy do thuộc hạ là Trương Kim Thụ (張金樹) tiến hành và đã quyết định tự sát, nước Yên của ông cũng bị sáp nhập vào Đường. Trong khi đó, với sự bảo hộ của Đông Đột Quyết, Lương Sư Đô chặn đứng các cuộc tấn công của Đường, bản thân Đường phải hứng chịu các cuộc tấn công quấy rối liên tục của Đông Đột Quyết. Sau khi Lý Thế Dân phục kích và sát hại đại huynh Lý Kiến Thành và tứ đệ Lý Nguyên Cát vào năm 626 và trên thực tế buộc phụ hoàng phải thiện nhượng cho mình, Đường bắt đầu xoay chuyển tình thế. Năm 628, Đông Đột Quyết xảy ra bất ổn nội bộ do bất đồng giữa Hiệt Lợi khả hãn A Sử Na Đốt Bật và thuộc cấp là Đột Lợi khả hãn A Sử Na Thập Bát Bật, khiến hãn quốc này không còn có thể bảo hộ cho Lương Sư Đô. Trong tình cảnh bị Đường bao vây, đường đệ của Lương Sư Đô là Lương Lạc Nhân (梁洛仁) đã sát hại Lương Sư Đô và đầu hàng Đường.
1
null
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là tên một truyện dài dành cho thiếu nhi xuất bản năm 2004 của nhà văn, họa sĩ Nguyễn Ngọc Thuần. Nội dung. Truyện gồm những thiên truyện nhỏ kể theo ngôi thứ nhất của cậu bé 10 tuổi tên là Dũng về cuộc sống quanh cậu, từ những thứ nhỏ nhặt từ cái răng khểnh, ngón tay cho đến chuyện một người quen có con vì sinh non nên đã qua đời. Cuốn truyện gồm các chuyện giản dị về làng quê dưới con mắt trẻ con. Phát hành. Cuốn sách đã giành được giải Vàng trong Giải A cuộc thi Vận động sáng tác văn học cho thiếu nhi năm 2002 do Nhà xuất bản Trẻ và Hội Nhà văn TP. HCM tổ chức và được phát hành lần đầu năm 2004. Sách đã được tái bản nhiều lần. Tiếp đó, năm 2007, truyện được dịch qua tiếng Thuỵ Điển với tên "Blunda och öppna ditt fönster" và đến năm 2008 đã giành được giải Peter Pan của Thuỵ Điển cho mảng văn học thiếu nhi. Ngoài ra, sách cũng được chuyển ngữ sang tiếng Anh dưới tên "Open the windows, eyes closed".
1
null
Supreme Commander là trò chơi điện tử thể loại chiến lược thời gian thật dành cho hệ máy tính cá nhân do Chris Taylor cùng công ty của ông là Gas Powered Games phát triển. Trò chơi là tác phẩm thừa kế tinh thần của trò Total Annihilation trước đó của Taylor vào năm 1997 cũng như làm lại bộ công cụ Spring. Trò chơi phát hành ngày 16 tháng 2 năm 2007 tại châu Âu sau đó là ngày 20 tháng 2 năm 2007 tại Bắc Mỹ Trò chơi đưa người chơi vào vai tổng tư lệnh lái một người máy mecha khổng lồ với nhiệm vụ xây dựng căn cứ và đánh bật đối phương. Với đồ rất rộng làm cho chiến thuật phòng thủ với các công trình phòng thủ dày đặc là vô dụng khi mà trò chơi cung cấp hàng trăm đơn vị chiến đấu đủ loại cũng như các loại vũ khí khổng lồ có sức chịu đựng và sức tàn phá cao. Chiến trường rộng lớn việc do thám và tin tức có tầm quan trọng hơn hẳn so với các trò chơi khác. Với ba phe một là con người đang trên đường đi chinh phục vũ trụ nhưng cũng đang gặp rắc rối trong nội bộ của mình, hai là sinh vật cơ khí hóa đang tìm kiếm tự do của mình chống lại sự điều khiển của con người và ba là người thân người ngoài hành tinh cố giúp chống lại sự xâm lăng và tàn sát của con người. Trò chơi xoay quanh việc chiến đấu để làm chủ một loại vũ khí khủng khiếp là Black Sun có sức mạnh hủy diệt hàng loạt hành tinh và cả ba phe đều muốn chiếm được để có thể chuyển đổi sức mạnh của nó phục vụ mục tiêu của riêng mình. Trò chơi nhận được đánh giá tích cực. Phiên bản mở rộng của trò chơi là đã được phát hành sáu tháng sau khi trò chơi ra mắt. Phiên bản nối tiếp của trò chơi là Supreme Commander 2 cũng đã phát hành vào ngày 02 tháng 3 năm 2010. Phát triển. Chris Taylor tin rằng hầu hết các trò chơi chiến lược thời gian thật hiện đại trên thực tế là chiến thuật thời gian thật do đơn giản là bản đồ quá nhỏ. Vì thế ông muốn tạo ra một trò chơi quy mô cho đúng với tên gọi chiến lược và kết quả là "Supreme Commander". Ông có ý định sẽ tung ra luôn công cụ để thục hiện trò chơi này nếu như thấy cần nhưng ý định đó không được thực hiện. Trò chơi sử dụng rộng rãi hai công nghệ mà các trò chơi trước đó không sử dụng là công nghệ xử lý đa nhân và hiển thị đa màn hình. Việc xử lý đa nhân để quản lý hiệu quả hơn trí thông minh nhân tạo bằng việc chia tải giữa các nhân. Nó cũng là trò chơi đầu tiên đặc biệt hỗ trợ bộ xử lý lõi kép và lõi tứ. Tuy nhiên cũng chính vì công nghệ này mà trò chơi sử dụng hầu hết sức mạnh xử lý từ CPU chứ không phải card màn hình nên dù máy tính có một card màn hình mạnh thì vẫn có nguy cơ CPU trở thành nút cổ chai trong việc giúp trò chơi hoạt động trơn tru. Ngày 06 tháng 2 năm 2007, bản chơi thử của trò chơi được tung ra trước khi phát hành. Trong phiên bản này chỉ có phe sinh vật cơ khí hóa là chơi được. Vào ngày 17 tháng 7 năm 2007, thì trò chơi được thông báo là có thể được phân phối trực tuyến trên Steam cũng như nói là phiên bản cho hệ Xbox 360 cũng có thể được thực hiện. Âm nhạc. Jeremy Soule là người soạn nhạc cho trò chơi, ông cũng là người đã soạn nhạc cho trò Total Annihilation. Album chứa các bản nhạc dùng trong trò chơi đã phát hành vào đầu nửa năm 2007. Âm nhạc của trò chơi đã nhận được các đánh giá tích cực Brian McVickar tại SoundtrackNet đã đánh giá phần âm nhạc là 3,5/5 với nhận xét "Một mũi hành động mạnh" "Tạo năng lượng lan truyền và gây hưng phấn". Oliver Ittensohn tại GSoundtracks thì đánh giá 4,5/5 với nhận xét "Đây là điểm rất tốt với thành tựu tuyệt vời". Charles Onyett tại IGN cho nhận xét "Tuyệt đỉnh, thật sự đưa bầu không khí các trận chiến lớn đến tận nhà". Đón nhận. Dan Stapleton tại PC Gamer đã khen tính linh hoạt tập trung vào yếu tố chiến lược của trò chơi và bày tỏ sự thất vọng của ông cho các trò chơi tiếp theo nếu không có yếu tố này. Chế độ hiển thị đa màn hình cũng được đánh giá cao, thiết kế nhiệm vụ được khen, cách thể hiện cảm xúc trong cốt truyệt được thừa nhận. Tuy nhiên cũng có vài thiếu sót như không có yếu tố chung cho các đơn vị khác nhau cũng như yêu cầu hệ thống của trò chơi. PC Gamer đã đánh giá trò chơi là 91%. Alec Meer tại Eurogamer thì khen ngợi tính sáng tạo của các công nghệ mới như hỗ trợ đa màn hình và quy mô của trò chơi. Meer đánh giá vị tổng tư lệnh như "Người thích làm việc chăm chỉ", nhấn mạnh vào quy mô bỏ qua các chi tiết nhỏ. Eurogamer đánh giá trò chơi là 9/10. IGN đã đánh giá "Supreme Commander" là 9/10. Charles Onyett tại đó đã cho trò chơi danh hiệu "Lựa chọn của ban biên tập". Yếu tố chiến lược và yếu tố tự động hóa trong việc xây dựng được đánh giá cao dù yêu cầu hệ thống làm cùng vấn đề tìm đường làm trò chơi mất điểm. IGN tại Anh đánh giá trò chơi là 8.9/10 với nhận xét là bị thiếu chức năng tiện cho việc điều khiển một lượng lớn quân số. GamePro tại Úc thì đánh giá trò chơi không được tốt với 5/10 và nhận xét là trò chơi quá tham vọng khiến cho khung hình bị giật ngay cả trên một thống cấu hình cao cấp. Trò chơi dần dần chậm lại khi bắt đầu có quá nhiều quân trong màn. Dù sao thì nhận xét này gây tranh cãi, Metacritic và Game Rankings nơi đăng lại bài nhận xét đã bỏ nó đi. Về tổng quan thì trò chơi nhận được đánh giá tích cực, Metacritic đánh giá là 86/100. Với phiên bản nội địa hóa trò chơi cũng nhận được các đánh giá tích cực như phiên bản tiếng Đức được đánh giá 82/100, tiếng Pháp 17/20. Hầu hết đánh giá cao hình ảnh của trò chơi nhưng chỉ trích yêu cầu hệ thống.
1
null
"Lucy in the Sky with Diamonds" là ca khúc được viết bởi John Lennon, song được ghi chung cho Lennon-McCartney và nằm trong album năm 1967 của The Beatles, "Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band". Album này đã trở thành album bán chạy nhất của thập niên 60, và cho tới ngày nay vẫn là album phòng thu bán chạy nhất mọi thời đại ở nhiều quốc gia, trong đó có Anh và Ấn Độ. Con trai Julian là cảm hứng cho Lennon viết ca khúc này khi cậu bé vẽ tặng cha bức tranh với dòng chữ "Lucy – in the sky with diamonds". Không lâu sau khi được phát hành, nhiều nhà kiểm duyệt cho rằng câu hát này thực tế ám chỉ chất ma túy LSD khi viết tắt lần lượt 3 từ khóa của nó. Cho dù Lennon đã nhiều lần bác bỏ điều đó, song đài BBC vẫn từ chối phát ca khúc này qua sóng phát thanh. Trong bài phỏng vấn vào năm 2004, Paul McCartney đề cập rằng ca khúc này nói về chất kích thích. ""Những ca khúc như kiểu "Got to Get You into My Life" thì dễ hiểu ngay, do dù nhiều người vẫn không để ý tới nó. [...] "Day Tripper" cũng nói về ma túy, còn "Lucy in the Sky" thì lại khá mơ hồ. Hiển nhiên có vài ẩn ý khôn khéo đằng sau chúng, nhưng mà dù sao cũng quá dễ để có thể hình dung ra ảnh hưởng của chất kích thích tới âm nhạc của The Beatles."" Thành phần tham gia sản xuất. Theo Ian MacDonald
1
null
"Yellow Submarine" là ca khúc năm 1966 của The Beatles, được viết chính bởi Paul McCartney (ghi cho Lennon-McCartney) và do Ringo Starr trình bày. Ca khúc nằm trong album "Revolver" và sau đó được phát hành dưới dạng đĩa đơn cùng "Eleanor Rigby". Đĩa đơn đạt vị trí số 1 ở hầu hết các bảng xếp hạng, trong đó ở Anh nó giữ vững vị trí quán quân trong 4 tuần và có mặt trong bảng xếp hạng suốt 13 tuần. Sau đó, đĩa đơn được trao giải Ivor Novello cho "đĩa đơn bán chạy nhất ở Anh năm 1966". Ca khúc này cũng trở thành nhan đề cho bộ phim năm 1968 của United Artists – "Yellow Submarine" – rồi sau đó là album nhạc phim cùng tên của The Beatles. Cho dù đây chỉ là một ca khúc dành cho thiếu nhi, "Yellow Submarine" lại được hát trong nhiều hoạt động xã hội cũng như chính trị khác nhau. Thành phần tham gia sản xuất. Theo Ian MacDonald
1
null
Rambo (hay còn biết với tựa đề John Rambo hoặc Rambo IV) là một bộ phim hành động - chiến tranh Mỹ do Sylvester Stallone làm đạo diễn, biên kịch và thủ vai chính. Phim được công chiếu ra các rạp vào tháng 1 năm 2008. Đây là phim thứ tư trong loạt phim "Rambo", có câu khẩu hiệu là "Heroes never die... They just reload" (dịch tiếng Việt: "Những anh hùng không bao giờ chết... Họ chỉ đang nạp đạn"). Nội dung. John Rambo trở lại Thái Lan từ Chiến tranh Afghanistan trong phần phim trước, anh sống bằng nghề bán rắn độc và lái thuyền máy đưa khách qua sông hằng ngày. Vùng của Rambo sống rất gần biên giới Miến Điện, quân đội chính phủ Miến Điện thường hay đi tàn sát những người dân tộc thiểu số Karen và chúng cũng không tha cho trẻ em và súc vật. Một ngày kia, có một nhóm người truyền giáo nhờ Rambo chở đến vùng biên giới để cứu trợ dân Karen. Lúc đầu Rambo có từ chối nhưng cô gái Sarah Miller đã thuyết phục anh đồng ý. Trên đường đi, thuyền của Rambo bị hải tặc chặn đường cướp bóc, Rambo liền lấy súng lục M1911 ra bắn chết bọn chúng. Hành động của Rambo khiến người đàn ông tên Michael Burnett cảm thấy khó chịu. Sau khi đưa những người truyền giáo đến nơi, Rambo quay về khúc sông cũ rồi lấy xăng đốt cháy chiếc thuyền hải tặc cũng như xác chết bọn hải tặc. Nhóm truyền giáo vào ngôi làng Karen chưa được bao lâu thì quân Miến Điện tấn công vào, giết nhiều người và thiêu rụi ngôi làng. Thiếu tá Tint - chỉ huy quân Miến Điện - ra lệnh bắt sống Burnett, Sarah cùng vài người dân khác. Mười ngày trôi qua mà không thấy nhóm truyền giáo trở về, cha xứ của họ đến chỗ Rambo rồi nhờ anh chở năm người lính đánh thuê đi tìm nhóm truyền giáo. Năm người lính đánh thuê đó là Lewis, Reese, Diaz, En-joo và School Boy. Rambo được phân công ở lại thuyền nhưng vẫn lấy cung tên tiêu diệt vài tên lính Miến Điện giúp nhóm lính đánh thuê. Lewis sau đó chấp nhận cho Rambo tham gia nhiệm vụ giải cứu. Khi đến doanh trại Miến Điện thì trời đã tối, cả nhóm chờ School Boy bắn tỉa bọn lính gác rồi mới lẻn vào giải cứu Burnett, Sarah và dân Karen. Sáng sớm, Thiếu tá Tint dẫn hơn 100 lính đuổi theo nhóm của Rambo. Một lượng lớn lính Miến Điện bị chết bởi quả mìn M18A1 Claymore của Rambo cài vào quả bom động đất cũ trong rừng. Lewis cùng vài người khác vừa ra đến bờ sông thì bị quân Miến Điện bắt trong khi Rambo, School Boy và Sarah vẫn chưa bị phát hiện. Rambo nhảy lên một chiếc xe jeep rồi dùng súng máy Browning M2 trên xe nã đạn dữ dội vào quân Miến Điện đúng lúc chúng định xử tử nhóm của Lewis. Reese, Diaz, En-joo và Lewis cũng nhặt súng bắn hỗ trợ Rambo. Trong lúc đang giao chiến ác liệt với bất lợi nghiêng về phe Rambo do thua kém về số lượng thì quân du kích Karen đã đến cứu họ. Chỉ trong phút chốc, quân Miến Điện bị tiêu diệt gần hết, Thiếu tá Tint bị Rambo giết bằng dao rựa. Rambo đứng nhìn những người bạn một lúc rồi bỏ đi. Bộ phim kết thúc với cảnh Rambo trở về Mỹ, anh đi bộ trên con đường ở Bowie, tiểu bang Arizona. Sản xuất. "Rambo" được bấm máy vào ngày 22 tháng 1 năm 2007 và đóng máy vào ngày 4 tháng 5 năm 2007. Phim được quay ở Chiang Mai, Thái Lan cũng như ở México và ở Mỹ. Tựa phim. Tựa chính thức ban đầu của bộ phim là "John Rambo" nhưng đã được đổi bởi vì Stallone nghĩ sẽ có nhiều khán giả nghĩ rằng đây là phim cuối cùng trong loạt phim "Rambo" (giống như trường hợp của "Rocky Balboa"). Ở nhiều quốc gia khác, tựa "John Rambo" được giữ lại cho phim này vì bộ phim "Rambo" đầu tiên ("First Blood") đã được phát hành dưới tựa đề "Rambo" ở một số lãnh thổ. Doanh thu. "Rambo" công chiếu ở 2751 rạp phim tại Bắc Mỹ vào ngày 25 tháng 1 năm 2008; thu về 6,490,000 USD ngay trong ngày ra mắt; một tuần sau thì doanh thu trở thành hơn 18,200,000 USD. Đây là bộ phim thứ hai có doanh thu cao nhất sau một tuần công chiếu ở Mỹ và Canada, trước đó thì có phim "Meet the Spartans". Tổng doanh thu của "Rambo" là 113,244,290 USD; trong đó có 42,754,105 USD là từ Canada và Mỹ.
1
null
Lewis Brian Hopkins Jones (28 tháng 2 năm 1942 – 3 tháng 7 năm 1969) là một nhạc sĩ người Anh, người sáng lập và thủ lĩnh của ban nhạc huyền thoại, The Rolling Stones. Jones là nghệ sĩ chơi tốt cả guitar, keyboard lẫn harmonica, tuy nhiên, anh cũng vô cùng tài năng với nhiều nhạc cụ khác. Anh có nhiều cải tiến về cách chơi đối với nhiều nhạc cụ truyền thống, ví dụ như sitar hay marimba, và là người có nhiều ảnh hưởng nhất về mặt âm thanh của ban nhạc. Cho dù là người sáng lập và là thủ lĩnh của The Stones, Jones thực tế không nổi bật bằng bộ đôi Mick Jagger và Keith Richards nhất là kể từ khi 2 thành viên này có liên tiếp những sáng tác chung thành công. Với việc ngày một lạm dụng chất kích thích, vai trò của anh đối với ban nhạc lại càng trở nên mờ nhạt. Anh bị yêu cầu rời khỏi nhóm vào tháng 6 năm 1969 và tay guitar Mick Taylor được mời tới thay thế. Chỉ chưa đầy 1 tháng sau, Jones được phát hiện chết trong bể bơi tại nhà riêng ở trang trại Cotchford, Hartfield, Sussex. Cây bass Bill Wyman hồi tưởng về Jones: "Anh ấy tạo lập nên ban nhạc. Anh ấy là người chọn các thành viên. Anh ấy đặt tên cho nhóm. Anh ấy chỉ định thứ nhạc mà chúng tôi chơi. Với chúng tôi anh ấy như người dẫn đường... Cực kỳ ảnh hưởng, cực kỳ quan trọng, nhưng lại mai một dần: một người vô cùng thông minh song lại lãng phí điều đó và ném nó đi mất."
1
null
Vụ thảm sát Kishinev là một cuộc thảm sát bắt đầu từ ngày 6-7 tháng 4 năm 1903 ở Kishinev (Chişinău) lúc đó là thủ phủ của tỉnh Bessarabia của Đế quốc Nga, nay là thủ đô của Moldova Cuộc thảm sát Kishinev là một trong những vụ thảm sát người Do Thái đẫm máu nhất ở Nga. Cuộc bạo động sau đó bùng phát tháng 10 năm 1905. Trong làn sóng bạo lực đầu tiên có liên quan đến Lễ Phục Sinh, 49 người Do Thái đã bị giết, số lượng lớn phụ nữ Do Thái bị cưỡng hiếp và 1.500 căn nhà bị hư hỏng. Người Do Thái Mỹ bắt đầu trợ giúp tài chính có tổ chức quy mô lớn và hỗ trợ di cư. Vụ việc tập trung chú ý tiêu cực trên toàn thế giới vào cuộc bức hại người Do Thái ở Nga. Cuộc tàn sát đầu tiên. Một tờ báo phổ biến nhất ở Kishinev, tờ báo tiếng Nga bài Do Thái "Бессарабец" ("Bessarabetz", nghĩa là những người "Bessarabia"), xuất bản bởi Pavel Krushevan, thường xuyên xuất bản các bài viết với tiêu đề như "Cái chết cho người Do Thái!" và "Chiến dịch chống lại chủng tộc đáng ghét!" (đề cập đến người Do Thái). Khi một cậu bé Ukraina không theo đạo, Mikhail Rybachenko, được tìm thấy bị giết tại thị trấn Dubossary, khoảng 25 dặm về phía bắc của Kishinev, và một cô gái tự tử bằng cách uống thuốc được tuyên bố đã chết trong một bệnh viện Do Thái, bài báo của Bessarabetz nói rằng cả hai đứa trẻ đã bị cộng đồng người Do Thái giết vì giết mổ máu để chuẩn bị Matzo cho Lễ Vượt Qua. Một tờ báo khác, "Свет" ("Svet", "Ánh sáng") cũng có những lời đồn đại tương tự. Những cáo buộc này, và sự thúc giục của giám mục Chính thống Nga của thị trấn, đã gây ra cuộc thảm sát. Cuộc thảm sát bắt đầu vào ngày 19 tháng 4 (ngày 6 tháng 4 theo lịch Julia vào thời đó được sử dụng trong đế quốc Nga) sau khi các giáo đoàn bị trục xuất khỏi các nhà thờ vào Chủ nhật Phục Sinh. Trong hai ngày xảy ra bạo loạn, 47 người (có tài liệu ghi 49 người) Do Thái bị giết chết, 92 người bị thương nặng và 500 người bị thương nhẹ, 700 ngôi nhà bị phá hủy và 600 cửa hàng bị cướp phá. "The Times" đã xuất bản một bản thông báo nhanh giả bởi Vyacheslav von Plehve, Bộ trưởng Nội vụ, cho thống đốc Bessarabia, ra lệnh không được ngăn chặn những người bạo loạn, nhưng, trong mọi trường hợp, cảnh sát và quân đội đều không làm gì để ngăn chặn bạo loạn cho đến ngày bạo loạn thứ ba.
1
null
Edwin Karl Rochus Freiherr von Manteuffel (24 tháng 2 năm 1809 – 17 tháng 6 năm 1885) là một Thống chế quân đội Phổ-Đức nửa sau thế kỷ 19. Manteuffel đã tham gia chỉ huy lực lượng Phổ trong các cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức, giành được nhiều thắng lợi trong 2 chiến dịch tấn công Áo (1866) và Pháp (1870 – 1871). Manteuffel cũng từng có nhiều đóng góp cho chính sách ngoại giao của Phổ trong thời gian Bismarck cầm quyền. Manteuffel đã gia nhập quân ngũ từ năm 1827, trở thành sĩ quan hầu cận của một vương thân Phổ vào năm 1843, và của vua Phổ Friedrich Wilhelm IV vào năm 1848. Kể từ đó, ông bắt đầu được thăng tiến như diều gặp gió trong quân ngũ, và trở thành Bộ trưởng Nội các Quân sự vào năm 1857. Ông đã tham gia tích cực trong việc cải cách quân đội Phổ vốn đã lạc hậu sau chiến thắng trong Chiến tranh Napoléon. Sau khi lên quân hàm Trung tướng năm 1861, Manteuffel đã góp phần chỉ huy lực lượng Phổ, Áo tấn công Đan Mạch trong Chiến tranh Schleswig năm 1864. Các hoạt động ngoại giao của Manteuffel trong cuộc chiến đã góp phần thắt chặt sự hợp tác của liên minh Áo – Phổ. Năm 1865, vua Wilhelm I phong Manteuffel làm Thống đốc Schleswig, và trên cương vị này, ông đã góp phần giải quyết dứt điểm tranh chấp lãnh thổ Schleswig-Holstein giữa Phổ và Áo. Trong Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, Manteuffel chỉ huy 1 sư đoàn Phổ tấn công Tây Đức trong đội hình Tập đoàn quân Main (Tư lệnh: Thượng tướng Bộ binh Falckenstein). Sau khi Falckenstein bị sa thải, Manteuffel lãnh chức Tư lệnh Tập đoàn quân Main, ông đã giành thắng lợi chóng vánh trước quân đội Liên minh Đức và tạo tiền đề cho Phổ sáp nhập một số tiểu quốc Đức sau chiến tranh, mặc dù quốc hội từ chối thưởng lương cho ông do quan điểm chính trị bảo thủ của ông. Sau đó, ông đã thực hiện thành công một sứ mệnh ngoại giao sang Nga. Cuối năm 1868, ông được chỉ định làm Tư lệnh Quân đoàn I, và giữ cương vị này khi Chiến tranh Pháp-Đức bùng nổ năm 1870. Manteuffel đã các trận đánh ở Lorraine và góp phần đánh bại những cuộc phá vây của Tập đoàn quân Rhine (Pháp) khi đội quân này bị vây hãm ở Metz. Vào tháng 10 năm 1870, ông thay Thượng tướng Bộ binh Steinmetz làm Tư lệnh Tập đoàn quân số 1 (Phổ–Đức), chiếm Rouen và liên tục đánh thắng Tập đoàn quân Bắc tân lập của Cộng hòa Pháp do Farre và Faidherbe tại lưu vực sông Somme vào cuối năm 1870 – đầu năm 1871. Đầu năm 1871, vua Wilhelm I cử Manteuffel làm Tư lệnh Tập đoàn quân Nam tân lập, đạo quân này dưới sự chỉ huy của Manteuffel đã khóa chặt đường rút của Tập đoàn quân Đông (Pháp) và đánh Tập đoàn quân Đông chạy thục mạng sang Thụy Sĩ trong trận Pontarlier cuối tháng 1 – đầu tháng 2 năm 1871. Sau chiến thắng, Manteuffel làm chỉ huy lực lượng Đức chiếm đóng Pháp và được thăng cấp hàm Thống chế (1873). Năm 1879, Manteuffel được phân công chức Thống đốc Alsace-Lorraine. Ông đã thực hiện nhiều chính sách cởi mở nhằm xây dựng muốn quan hệ hòa hợp giữa người dân Alsace với nước Đức. Thượng tướng Thiết giáp Hasso von Manteuffel nổi tiếng của Đức thời Chiến tranh thế giới thứ hai là một hậu duệ của ông. Thân thế và sự nghiệp ban đầu. Edwin Karl Rochus von Manteuffel sinh ngày 24 tháng 2 năm 1809 tại Dresden, trong một gia tộc có nhiều chi nhánh và đã sản sinh ra không ít lãnh đạo chính trị, quân sự của Phổ trong quá khứ. Mặc dù vậy, chi nhánh của Manteuffel không được giàu có và Manteuffel là một đứa trẻ gầy gò ốm yếu. Sau này, Manteuffel còn bị cận thị và bất chấp nguồn gốc của mình, ông không có nhiều mối quen biết trong giới lãnh đạo cấp cao. Ông là con trai của Chánh án Toà án thành phố Magdeburg, và thuở nhỏ ông được nuôi nấng cùng với người anh họ của mình là Otto von Manteuffel (1805 – 1882), một nhà chính khách Phổ. Ông đã được định hướng và giáo dục để trở thành một quân nhân. Khác với người em họ Otto của mình, Ewin thích thưởng thức kịch nghệ, và thuộc lòng hàng nghìn vầng thơ của nhà thơ Schiller mà ông yêu mến. Vào năm 1826, khi ở độ tuổi vị thành niên, ông đã gia nhập Trung đoàn Long kỵ binh Cận vệ, và được phong cấp Trung úy trong trung đoàn này hai năm sau đó. Sau khi học tại Viện Hàn lâm Quân sự trong vòng hai năm, ông lần lượt phục vụ cho Tướng von Müffling và Vương thân Albrecht của Phổ với cương vị là sĩ quan hầu cận. Sau 15 năm giữ quân hàm Trung úy, ông đã được thăng cấp Đại úy vào năm 1843 và Thiếu tá vào năm 1848. Vào thập niên 1840, Manteuffel đã nghe những bài giảng của nhà sử học nổi tiếng Leopold von Ranke (1795 – 1886) và trở nên trung kiên với phương pháp khoa học lịch sử mới của Ranke. Về sau này, Ranke nói: Năm 1848, vận may đã khiến cho ông được liên lạc trực tiếp với nhà vua: trong những ngày xảy ra cơn bão Cách mạng Tháng Ba năm 1848 tại kinh thành Berlin, khi Vua Friedrich Wilhelm IV hết sức run sợ. Người sĩ quan trẻ tuổi Manteuffel đã mạnh dạn đến bến nhà vua và cố gắng động viên tinh thần của nhà vua. Sau khi tình hình Berlin được ổn định, Quốc vương đã bổ nhiệm Manteuffel làm sĩ quan trợ lý của mình để tỏ lòng biết ơn. Kể từ đây, ông được thăng tiến nhanh chóng: ông lên quân hàm Thượng tá vào năm 1852 và đến năm 1853 ông lại được phong cấp Đại tá, chỉ huy Trung đoàn Thương kỵ binh số 5, khi ấy đóng quân tại Düsseldorf. Bên cạnh tư cách của ông như một quân nhân, Quốc vương nhận thấy rằng viên Đại tá kỵ binh này thể trở thành một nhà ngoại giao tài giỏi, do đó Friedrich Wilhelm IV đã ra lệnh cho ông thực hiện thực hiện các sứ mệnh ngoại giao quan trọng đến Viên và Sankt-Peterburg. Các hoạt động ngoại giao của ông đã khiến cho nhà vua và quần thần vô cùng mãn nguyện. Vào năm 1857, ông được phong quân hàm Thiếu tướng. Đứng đầu Nội các Quân sự Phổ (1857-1865). Cùng năm đó ông đã nhận được chức vụ quan trọng nhất của mình: ông được vua Friedrich Wilhelm IV bổ nhiệm làm Trưởng khoa nhân sự trong Bộ Chiến tranh Phổ. Trên cương vị này, ông ủng hộ ý tưởng tái cấu trúc quân đội Phổ của Vương tử Nhiếp chính Wilhelm, và ủng hộ Wilhelm bổ nhiệm Moltke làm Tổng tham mưu trưởng quân đội Phổ, giao cho Moltke nhiều quyền lực. Vào năm 1860, trong bối cảnh xung đột giữa Bộ trưởng Chiến tranh Albrecht von Roon, một người bảo thủ chủ trương canh tân, củng cố quân đội Phổ, và Quốc hội với xu hướng tự do, Manteuffel đã thể hiện thái độ không khoan nhượng của ông đối với Quốc hội trong thư từ giữa ông và Roon, và thái độ cực đoan của ông đã gây khó khăn cho Roon vốn kiên nhẫn hơn. Trong lễ đăng quang của mình năm 1861, Wilhelm I đã thăng Manteuffel lên cấp Trung tướng. Ngay từ trước khi Bismarck lên cầm quyền, Manteuffel đã dàn xếp việc chuyển giao quyền kiểm soát Khoa dân sự từ Bộ Chiến tranh sang đại bản doanh của Đức vua, và khi đó cơ quan này sẽ có tên gọi là "Nội các Quân sự Phổ". Điều này đã trở thành hiện thực vào ngày 18 tháng 1 năm 1861, khi tân vương Wilhelm I ban bố một chỉ thị theo đó các mệnh lệnh quân đội quyết định các chi tiết nhân sự, phục vụ và các vấn đề chỉ huy không phải thông qua Bộ Chiến tranh. Giờ đây, trên thực tế, Bộ trưởng Nội các Quân sự chỉ hoàn toàn chịu trách nhiệm với Quốc vương trong việc bổ nhiệm sĩ quan ở mọi cấp bậc. Việc thiết lập một Nội các Quân sự riêng rẽ có một có tác hại lớn: nó làm lu mờ việc đưa ra quyết định. Moltke, với chức vụ Tổng tham mưu trưởng, làm việc trong nhiệm sở ở đường "66 Behrenstrasse", còn Bộ trưởng Chiến tranh Albrecht von Roon và những người kế nhiệm ông làm việc trên đường "Leipziger Strasse". Trong khi đó, Manteuffel hoạt động trong một phòng ngoài của Vương cung và với vai trò là sĩ quan phụ tá ông thường xuyên nhìn thấy nhà vua trong thời gian thực thi nhiệm vụ. Ở một quốc gia bán chuyên chế như Phổ, yếu tố thân cận quan trọng hơn mọi thứ, và sự gần gũi giữa Nội các Chiến tranh với nhà vua đã tạo cho cơ quan này ngày càng trở nên quyền uy, đỉnh điểm là vào năm 1883 khi Đức hoàng loại bỏ cơ quan này ra khỏi Bộ Chiến tranh. Quá trình do Manteuffel đã khởi đầu đã dẫn đến sự hỗn loạn trong bộ máy chỉ huy quân đội Phổ về sau, và sự tập trung và hữu hiệu của quân đội mà Roon và Moltke đạt được trong các năm 1866 và 1870 sẽ không còn lặp lại. Như vậy, Manteuffel là người đã thiết lập một hệ thống tam đầu chế của các tướng lĩnh cấp cao định hướng quân đội Phổ cho tới năm 1918. Bất chấp những rắc rối như sự bất đồng của Manteuffel với Roon trong cuộc xung đột giữa Roon với quốc hội, Manteuffel vẫn là người trợ giúp quan trọng của Roon. Ngoài ra, cả Moltke và Bismarck về sau này đều cần sự ủng hộ và hỗ trợ của Manteuffel. Manteuffel và ba người kia luôn có chung chí hướng với nhau, chỉ bất đầu về cách thức thực hiện mục tiêu của mình. Ngày 18 tháng 1 năm 1861, 36 trung đoàn bộ binh mới được thành lập theo cải cách của Roon, đã trình diện cờ hiệu của mình ở mộ Friedrich Đại đế mà không có sự đồng ý của quốc hội. Thủ tướng Phổ Rudolf von Auerswald yêu cầu Manteuffel ngăn chặn hành động này cùng với nhà vua, song Manteuffel giận dữ vì "Thánh thượng đã ra lệnh cho tôi tổ chức lễ duyệt binh", chứ ông không có lỳ gì phải tuân theo ""một số người ngồi trong một tòa nhà ở Dönhoff-platz, những người tự xưng là "Nghị viện" và những người có thể không đồng tình với nghi lễ này"". Sự bảo thủ của Manteuffel đã chọc giận một đại biểu trẻ của phe tự do là Karl Twesten. Tháng 4 năm 1861, Twesten xuất bản nặc danh một cuốn sách nhỏ 88 trang, trong đó ông này công kích cá nhân Manteuffel như một tướng lĩnh nguy hiểm về chính trị, và từ lâu đã không tiếp xúc với quân đội vốn không tin tưởng vào ông: "Liệu chúng ta có phải chịu một trận Solferino trước khi loại bỏ kẻ xấu này khỏi một chức vụ xấu ?" Manteuffel đề nghị cho biết tên của tác giả cuốn sách này và Twesten đã tự khai tên mình, do đó Manteuffel thách Twesten đấu súng vào ngày 27 tháng 5 năm 1861. Twesden bắn trượt và Manteuffel tuyên bố sẽ rút lui nếu Twesten rút lại những lời đả kích của mình. Twesten từ chối và Manteuffel đã bắn nát cánh tay phải của Twesten. Vụ đấu súng đã khiến cho hai người trở nên nổi tiếng trong cả nước, và làm cho vua Wilhelm I vô cùng thất vọng. Do đấu súng là bất hợp pháp, điều này đã đủ để nhà vua sa thải Manteuffel. Nhưng rồi, nhờ ảnh hưởng cá nhân của ông với quân vương, vị tướng chỉ bị cầm tù một thời gian ngắn và không bị mất chức. Mặc dù từng đối xử với nhà chính trị Bismarck như "thầy dạy trẻ" (trích Bismarck năm 1857) và thái độ của ông với Roon, bạn thân của Bismarck vào năm 1860 nói lên một sự thật rằng ông đã là một tướng lĩnh và không chịu sự kiểm soát của Bismarck, Manteuffel ủng hộ Bismarck trở thành Thủ tướng vào năm 1862. Cũng như Roon, ông biết rằng không người nào có thể giúp ích cho quân đội như Bismarck. Từ năm 1862, mối quan hệ cá nhân giữa Roon và Manteuffel đã xấu đi, do vị Bộ trưởng Nội các Quân sự không chịu thừa nhận mình là người dưới quyền của Roon và có thói quen ra quyết định dưới danh nghĩa đức vua mà không tham vấn Roon. Có thể thấy ngay từ đầu, Manteuffel có chủ ý giảm bớt quyền lực của Bộ trưởng Chiến tranh, do đó mâu thuẫn với Roon là điều hiển nhiên. Manteuffel cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thành lập liên minh tạm thời giữa Phổ và Áo chống lại Đan Mạch. Đầu năm 1864, khi tình hình cho thấy là người Áo thiếu nhiệt huyết đối với cuộc chiến, Manteuffel đã được cử đến Viên để khích lệ triều đình Áo chiến đấu hăng hái hơn. Việc lựa chọn Manteuffel bắt nguồn từ tư tưởng thân Áo của ông, mặc dù cũng có mạo hiểm: trên thực tế, về những bất đồng giữa Áo và Phổ, ông có suy nghĩ riêng rằng một khi thắng cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ hai, Áo không chỉ phối hợp với Phổ mà còn cho phép Phổ quyền kiểm soát vùng Schleswig-Holstein chiếm được từ tay Đan Mạch nếu Phổ đồng ý giúp Áo lấy lại Lombardy trong "cuộc chiến tiếp theo. May mắn là Manteuffel đã được chỉ thị không tranh cãi về vấn đề miền Bắc Ý. Sứ mệnh của ông đã thành công lớn: các lực lượng Đồng minh quyết tâm phải đánh chiếm Jutland từ tay Đan Mạch. Sau khi tham gia trận Mysunde, Manteuffel đã tham gia các cuộc giao chiến và hành quân dẫn tới việc Jutland thất thủ về tay liên quân. Mặc dù Bismarck vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp với Manteuffel cho đến mùa xuân năm 1865, tình hình đã chia rẽ do từ năm 1865, Manteuffel bắt đầu tính kế ngăn ngừa nhà vua thực hiện bất kỳ một sự thỏa hiệp nào với quốc hội. Khi quốc hội tìm cách giảng hòa và lập một kế hoạch được Bismarck và mọi đình thần Phổ ủng hộ, Manteuffel đã làm tiêu tan khả năng chấm dứt khủng hoảng hiến pháp Phổ, ông gửi thư cho Quốc vương: ""Ai trị vì và quyết định ở Phổ, Đức vua hay quần thần ? … Quần thần của Bệ hạ đều trung thành và tận tụy nhưng giờ đây họ chỉ sống trong bầu không khí của Nghị viện. Nếu thần có thể bày tỏ ý kiến, thì theo tôi, Bệ hạ đừng mở một hội đồng nào nhưng hãy gửi thư cho Thủ tướng Bismarck và nói `Trẫm đã đọc đề xuất rồi, trẫm đã quyết định rằng chính phủ sẽ không tán đồng với nó’". Nghe lời ông, quân vương không chịu thỏa hiệp. Trong một lá thư ngày 28 tháng 5, ông khuyên nhà vua rằng nếu một cuộc chiến nổ ra và Phổ giành được đất đai, thì quân vương phải tuyên bố hiến pháp là không phù hợp với một nước Phổ lớn mạnh và tái lập nền quân chủ chuyên chế của nhà Hohenzollern. Mặc dù Bismarck và Roon không ưa gì quốc hội, họ biết rằng một cuộc đảo chính quân sự bảo hoàng sẽ cướp đi sự nghiệp của họ; hơn nữa nó có thể gây nên một cuộc cách mạng và lấy đi cái đầu của họ. Sau khi nhà vua tổ chức Hội đồng Vương quốc vào ngày 29 tháng 5 mà không tham vấn Bismarck, Thủ tướng nhận thấy cần phải loại trừ Manteuffel và những người bảo thủ cực đoan. Thống đốc Schleswig và cuộc Chiến tranh Áo-Phổ. Manteuffel đã đóng góp không nhỏ đến việc ký kết thỏa thuận Gastein vào ngày 20 tháng 8 năm 1864, và thỏa thuận này đã ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh giữa Áo và Phổ trong một thời gian. Thỏa thuận này đã tạo điều kiện cho Bismarck hất cẳng Manteuffel khỏi kinh đô Berlin: nhận thấy sự cấp thiết của việc bổ nhiệm một người có tầm vóc và tài năng về ngoại giao để làm Thống đốc Schleswig, Thủ tướng và Roon, mặc dù khó nhọc, đã thuyết phục được Quốc vương trao quyền kiểm soát Schleswig cho Manteuffel. Không những loại bỏ được đối thủ bảo thủ cực đoan của mình, đây cũng là chủ ý của Thủ tướng: do Manteuffel trên thực tế là người thân Áo nhất trong triều đình Phổ (điều có thể gây hại cho chính sách chống Áo của Bismarck), Bismarck biết rằng việc cử ông làm người đại diện của Phổ ở hai công quốc mà Phổ và Áo đã phối hợp chinh phạt có thể tạo nên một "tạm ước" là điều kiện hai nước chiếm đóng vốn đang mâu thuẫn, và một khi Manteuffel không thể giàn hòa với Áo, vua Phổ sẽ có cớ để tuyên bố rằng người Áo đã cố tình không chịu thỏa thuận vì lợi ích chung với Phổ, và Bismarck sẽ dật dây cho nhà vua khai chiến với Áo. Tướng Hermann von Tresckow thay ông điều khiển Khoa Nhân sự Phổ vào năm 1865. Manteuffel đã gặp khó khăn khi cai quản Schleswig. Gablenz, Tổng tư lệnh quân đội Áo ở Holstein, thì ngược lại: do chính sách của Áo hướng tới việc thừa nhận người đòi quyền thừa kế Augustenburg làm công tước cai trị cả hai công quốc, không có khó khăn cho người Áo để hòa nhập với Holstein. Ngược lại, Manteuffel đã tỏ ra quyết liệt trong việc phản đối yêu cầu đưa Augustenburg lên làm chúa tể của hai công quốc, và phản ứng mạnh mẽ với thái độ xem nhẹ Phổ của Augustenburg. Giờ đây, điều mà Bismarck thấy trước đã đến: mọi tình cảm thân Áo của Manteuffel hoàn toàn tan biến trước vấn đề Schleswig-Holstein. Khi người đòi quyền thừa kế Augustenburg, cảm thấy an toàn vì được Áo, tự tấn phong mình làm Quận công vào ngày 14 tháng 10 năm 1865, Manteuffel thông báo với ông này vào ngày 16 tháng 10, rằng nếu Augustenburg không chịu nhượng bộ, viên tướng Phổ sẽ bắt giam Augustenburg. Khi tướng Gablenz, trái ngược với Thỏa thuận Gastein, triệu tập các địa chủ ở Holstein tại Itzehoe vào tháng 6 năm 1866, Manteuffel, được lệnh của triều đình, đã viết thư gửi Gablenz rằng do Áo đã vi phạm thỏa thuận, ông cần phải giành quyền kiểm soát cả hai công quốc ngay lập tức. Vào ngày 7 tháng 6, Manteuffel đem quân đến Holstein. Do lực lượng chênh lệch, Gablenz đã rút quân cùng với người đòi quyền kế vị Augustenburg. Manteuffel đã chiếm Itzehoe và chấm dứt cuộc họp mặt mà Gablenz dự kiến. Ngày 10 tháng 6 năm 1866, ông tuyên bố với dân Holstein: "Để bảo vệ quyền lợi bị đe dọa của Quốc vương Bệ hạ, tôi buộc lòng phải giành lấy quyền thống trị tối cao ở Công quốc Holstein". Gablenz đã vượt khỏi sông Elbe, và vào ngày 15 tháng 6, sau khi Chiến tranh Áo-Phổ bùng nổ, Manteuffel tiến vào Vương quốc Hanover. Ngày 18 tháng 6, quân ông chiếm Stade và thu được rất nhiều kho đạn dược. Trước bước tiến nhanh chóng của Manteuffel, Gablenz rút quân qua Harburg tới Cassel. Với tư cách là một sư đoàn trưởng trong Tập đoàn quân Main của Thượng tướng Bộ binh Falckenstein, Manteuffel đã tham gia trong trận Langensalza. Ông cũng đánh thắng quân đội Bayern trong trận Waldaschach vào đầu tháng 7. Khi Falckenstein được thuyên chuyển sang chiến trường Böhmen giữa Phổ và Áo, Manteuffel thay ông ta làm Tổng tư lệnh Tập đoàn quân Main vào tháng 7 năm 1866. Được lệnh tiến hành các chiến dịch chống các bang Nam Đức, Manteuffel đã thực hiện nhiệm vụ một cách quyết đoán. Ông buộc thành phố Frankfurt phải giao nộp 30 triệu florin chiến phí cho Phổ, nhưng hội đồng thành phố thà để để Frankfurt bị tàn phá còn hơn phải nộp chiến phí. Và, vào ngày 23 tháng 7 năm 1866, Manteuffel hành binh đến sông Tauber. Vào ngày 24 tháng 7, ông đánh bại quân Baden trong một trận đánh gần Werbach, và đánh thắng liên quân Áo - Nassau - Hesse - Württemberg gần Bischofsheim. Vào ngày 25 tháng 7, ông đập tan toàn bộ Quân đoàn VIII của Liên minh Đức trong trận Gerchsheim, và quân đội Bayern trong trận Helmstadt và Roßbrunn. Tiếp theo các thắng lợi của mình, ngày 27 tháng 7, ông dừng chân trước Würzburg và pháo kích thành công vào Marienberg, trước khi hai bên ngưng chiến. Những chiến thắng nhanh chóng của ông đã khiến cho các đồng minh Nam Đức không thể chi viện cho Áo, và tạo điều kiện cho Phổ sáp nhập một số bang nhỏ. Manteuffel đã cai trị thành phố Frankfurt một cách bạo ngược, và bị thị dân ở đây căm phẫn.< Thành công của ông trong các chiến dịch năm 1866 đã khiến cho ông được tặng thưởng Huân chương Quân công của Phổ, nhưng do quan điểm chính trị bảo hoàng và niềm tin Công giáo cuồng nhiệt của ông, quốc hội coi ông là phản động và từ chối thưởng lương cho ông như các tướng lĩnh khác. Sau chiến tranh, ông đã tham gia một phái bộ tới Sankt-Peterburg, và đàm phán thành công với triều đình Nga. Nga hoàng đã hấp thuận tình hình Bắc Đức hiện tại, theo đó Phổ sáp nhập Schleswig-Holstein, Hanover, Nassau, Tuyển hầu quốc Hesse, và Frankfurt. Trở về nước, ông đã bổ nhiệm làm Đại tá danh dự của Trung đoàn Long kỵ binh số 5. Ông lãnh chức Tư lệnh Quân đoàn IX (Schleswig-Holstein) năm 1866. Nhưng, nguyên là một người có quyền lực về cả chính trị lẫn dân sự ở các công quốc sông Elbe, ông không chấp nhận là một chỉ huy quân sự bình thường dưới quyền một trong những cấp dưới về dân sự của ông trước kia, và vì thế Manteuffel rút khỏi quân ngũ trong vòng 1 năm. Ông nhận được nhiều lộc thánh từ nhà thờ Công giáo ở Naumburg, và một kẻ thù của ông từng đả kích Manteuffel: "Một chân ở quân đội, một chân ở nhà thờ Công giáo, cái đầu ông ta ở ngành ngoại giao, và con tim ông ta không có ở đâu". Tuy nhiên, vào tháng 10 năm 1868, ông trở lại phục vụ quân ngũ, với vai trò tư lệnh Quân đoàn I. Chiến tranh Pháp-Đức (1870 - 1871). Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông kéo Quân đoàn I đến Metz để gia nhập biên chế của Tập đoàn quân số 1 do Thượng tướng Bộ binh Steinmetz chỉ huy. Quân của ông đến nơi vào ngày 14 tháng 8, và tham gia trong cuộc giao chiến ở Borny-Colombey. Ông bẻ gãy mọi đợt tấn công của quân đoàn Ladmirault của Pháp, đánh bật quân Pháp về các công sự tại Metz. Tiếp theo đó, trong cuộc vây hãm Metz, quân của Manteuffel án ngữ tại chiến tuyến phía Đông của đội quân vây hãm. Đầu ngày 31 tháng 8 năm 1870, để chọc thủng vòng vây của người Đức tại Metz, Thống chế Bazaine chỉ huy 9 vạn quân Pháp tấn công các vị trí của các lực lượng dưới quyền Manteuffel, khởi đầu trận Noisseville. Ban đầu quân Pháp tấn công chậm chạp và uể oải. Tuy nhiên, với ưu thế vượt trội về binh lực trước đội quân của Manteuffel, Tuy nhiên, quân Pháp đã chiếm được Noisseville và Nouilly, sau đó chiếm Coincy và cuối cùng là Servigny vào buổi tối. Đêm hôm đó, quân Đức phản công chiếm lại được Noisseville và phần lớn các vị trí quan trọng khác, nhưng một đòn tấn công của quân Pháp đã đẩy lùi quân Đức về St. Barbe. Quân của Manteuffel chỉ chiếm lại được Servigny. Nhưng rồi, trong suốt đêm, Hoàng thân Friedrich Karl của Phổ và các tướng lĩnh của mình đã cố gắng tung một lực lượng hùng mạnh vào các vị trí bị đe dọa trong trận đánh. Hôm sau (1 tháng 9), được tiếp viện, quân Đức giành quyền chủ động và tấn công quyết liệt, và cuối cùng đã chiếm lại được mọi vị trí bị quân Pháp chiếm giữ. Bazaine phải rút toàn bộ lực lượng của mình vào các pháo đài Metz. Sau khi Metz thất thủ, Tập đoàn quân số 1 (Phổ–Đức) đã được tái cấu trúc với biên chế gồm các Quân đoàn I, VII và VIII, Sư đoàn Trừ bị III và 3 Sư đoàn Kỵ binh. Steinmetz do xung đột với hoàng thất nên bị vua Wilhelm I cách chức và Manteuffel trở thành tân Tư lệnh Tập đoàn quân số 1. Để lại Quân đoàn VII ở Metz, vào ngày 7 tháng 11 năm 1870 Manteuffel xuất quân qua Rheims tới Compiègne. Tại đây, ông bất ngờ chuyển hướng và hành binh nhanh chóng tới Amiens. Tại đây, ông đập tan 3 vạn quân Pháp do Farre chỉ huy. gây cho Tập đoàn quân phía Bắc của Farre những thiệt hại nặng nề. Quân Pháp bị đánh bật qua sông Somme về Arras. Vào ngày 30 tháng 11, thành trì Amiens đầu hàng quân ông, sau khi thành La Fère đầu hàng ngày 27 tháng 11. Sau khi một lực lượng dưới quyền ông đánh tan một đạo quân Pháp trong trận Buchy ngày 4 tháng 12, ngày 5 tháng 12, ông đánh chiếm Rouen. Tiếp theo đó, ông tập trung binh lực, và sau hàng loạt trận đánh khốc liệt trên sông Hallue, về hướng Đông Bắc Amiens, vào các ngày 23 và 24 tháng 12, ông đã đánh bại lực lượng đông áp đảo của Tập đoàn quân Bắc (Pháp) do tướng Faidherbe chỉ huy, làm Faidherbe phải thu quân vào các thành lũy miền Bắc Pháp. Tiếp theo đó, Manteuffel thúc quân chiếm Bapaume ngày 26 tháng 12 và tiến hành vây hãm Péronne. Để giải vây cho Péronne, Faidherbe chỉnh đốn lực lượng và tổ chức tấn công quân Đức ở Bapaume ngày 2 tháng 1 năm 1871. Quân Đức đã bẻ gãy được các đợt tiến công của Pháp trong ngày hôm đó. Sang ngày 3 tháng 1, quân Pháp mở những cuộc công kích mạnh mẽ hơn, làm quân Đức bị khá nhiều thiệt hại, nhưng Manteuffel đã giữ được trận địa và quân Pháp phải lui về hướng Arras-Douai. Chỉ 5 ngày sau đó, quân Đức hạ được thành Péronne. Ngày 8 tháng 1 năm 1870, vua Wilhelm I phân công cho Manteuffel làm Tư lệnh Tập đoàn quân Nam tân lập, ông được lệnh hành quân vào dãy Vosges đặng tiếp sức cho Quân đoàn XIV (Trung tướng Werder) đang bị Tập đoàn quân Đông (Pháp) của tướng Bourbaki đe dọa. Bất chấp thời tiết khắc nghiệt và lượng tuyết rơi rất lớn, Manteuffel đã dẫn 4,5 vạn binh tướng hành quân thần tốc qua vùng Côte-d'Or và dãy núi Jura, chặt đứt mọi nẻo đường rút xuống Lyons của quân Bourbaki. Và, cuối cùng, trong trận Pontarlier (29 tháng 1 – 1 tháng 2 năm 1871), quân của Manteuffel đã tấn công dồn dập và đánh bại đối phương, thu giữ 2 cờ hiệu, 29 khẩu đại bác và khoảng 15.000 tù binh. Quân Pháp phải tháo chạy vào lãnh thổ Thụy Sĩ trung lập. Thảm họa cuối cùng này đã góp phần khiến cho Bộ trưởng Nội vụ Pháp Léon Gambetta phải thừa nhận thất bại. Wilhelm I, Hoàng đế Đức và cũng là Quốc vương Phổ, rất hoan nghênh những cống hiến của tướng Manteuffel đến thắng lợi quyết định của người Đức trong cuộc chiến. Đức hoàng ban tặng cho Đại Thập tự của Huân chương Thập tự Sắt và Huân chương Đại bàng Đen. Sau khi Tập đoàn quân phía Nam được giải tán, Manteuffel được bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh Tập đoàn quân số 2 vào ngày 30 tháng 3, và sau cùng, vào ngày 20 tháng 6 năm 1871, ông trở thành Tổng tư lệnh của lực lượng chiếm đóng Đức trên lãnh thổ Pháp. Manteuffel đã thiết lập tổng hành dinh tại Nancy. Sự nghiệp sau chiến tranh. Các sử liệu chép rằng Manteuffel đã ửng xử rất khéo léo trong việc thực hiện nhiệm vụ khó khăn trên đất Pháp, Manteuffel đã tỏ ra khéo léo. Ông được người Pháp ca ngợi vì tinh thần nhân đức, thượng võ của mình. Khi cuộc chiếm đóng kết thúc, ông rời khỏi nước Pháp, được Đức hoàng phong cấp Thống chế và ban thưởng một khoản tiền lớn. Trong khoảng thời gian đó, Nga hoàng Aleksandr II tặng thưởng cho ông Huân chương Thánh Anđrê. Sau đó, ông đã tham gia trong một số sứ mệnh ngoại giao, và trong một khoảng thời gian ông giữ chức vụ Thống đốc Berlin. Đến năm 1879, do cần có một người bảo thủ điển hình để giữ cương vị Thống đốc, và để loại bỏ đối thủ có tiềm năng của mình trong chính trường, Bismarck đã xin với Đức hoàng bổ nhiệm vị Thống chế làm Thống đốc vùng Alsace-Lorraine thuộc Đức. Hoàng đế Wilhelm I đã chuẩn y. Manteuffel trở thành vị Thống đốc đầu tiên của Đức ở Alsace-Lorraine, và Thống đốc Alsace-Lorraine phải báo cáo trực tiếp với Hoàng đế. Trên cương vị Thống đốc, Thống chế Manteuffel tin rằng ông cần phải lấy lòng giới quý tộc và tư sản Alsace bằng chính sách thân thiện với họ, tìm sự cố vấn của họ và nói bằng tiếng Pháp. Ông đã cố gắng hết sức để hòa đồng dân chúng Alsace-Lorraine với Đế quốc Đức. Song, trái với niềm tin của ông, chính sách này đã không thể thay đổi xu hướng chống Đức đang thịnh hành ở vùng này. Mối quan hệ thân thiện giữa ông với các Giám mục Strasbourg và Metz không thể đem lại sự ủng hộ rộng rãi của người Công giáo đối với chính quyền cai trị của Đức. Điều này xuất phát từ một thực tế là các Giám mục không làm chủ tăng lữ của mình về mặt chính trị, và các tăng lữ cấp dưới ở Alsace-Lorraine là những người có thiên hướng chống Đức kịch liệt. Họ đã cổ vũ sự kháng cự đối với bộ máy cai trị của Đức. Ngoài ra, do bộ máy hành chính tại Alsace-Lorraine từ Thống đốc tới nhân viên văn phòng và cảnh sát không hề có một người bản địa, Manteuffel khó thể thu thập sự ủng hộ của tiểu tư sản Alsace-Lorraine. Thêm nữa, sự hiện diện của một lực lượng đồn binh lớn tại Alsace luôn làm cho dân chúng nơi đây khó chịu. Thái độ hống hách của các sĩ quan tại đây không chỉ làm mất lòng dân chúng địa phương mà còn gây cho bộ máy hành chính dân sự của Đức phiền hà. Chính sách hòa giải của vị Thống đốc Alsace cũng bị nhiều người Đức di cư đến đây chỉ trích dữ dội. Các cuộc bầu cử năm 1881, khi mà mọi đại biểu Alsace đều phản kháng Berlin, cho thấy rằng chính sách của Manteuffel đã thất bại. Sau các cuộc bầu cử này, Manteuffel trở nên thiếu tự tin vào chính sách của mình, và đôi khi ông thiên về những biện pháp khắt khe hơn. Các tổ chức và cá nhân thân Pháp bị giám sát chặt chẽ hơn. 200 tổ chức xã hội và văn hóa bị tình nghi là chống Đức đã bị giải tán. Ông làm Thống đốc cho đến khi từ trần tại Carlsbad, Böhmen vào ngày 17 tháng 6 năm 1885. Chú ý. Lưu ý đến tên riêng của ông: "Freiherr" là một tước hiệu, dịch ra thành "Nam tước", chứ không phải là một tên thánh hay tên đệm. "Nữ Nam tước" trong tiếng Đức là "Freifrau" và "Freiin".
1
null
Có nhiều khái niệm về các cuộc nội chiến ở La Mã cổ đại, chủ yếu là vào cuối thời kỳ Cộng hòa. Nổi tiếng nhất là cuộc chiến vào những năm 40 TCN giữa Julius Caesar và phe Optimates do các nguyên lão bảo thủ, đứng đầu bởi Pompey, tiếp đến là cuộc chiến giữa những người kế nhiệm Caesar, Octavianus và Marcus Antonius vào những năm 30 TCN. Dưới đây là danh sách các cuộc nội chiến thời La Mã cổ đại.
1
null
Bài toán cây Steiner hay bài toán tìm đường đi ngắn nhất từ 2 điểm cho trước được phát triển dựa trên bài toán Fermat của nhà toán học nổi tiếng người Pháp. Vào thế kỷ thứ 19, Steiner đã tổng quát bài toán của Fermat bằng cách không hạn chế số điểm cần tìm. Thực ra, ngay từ thời Gauß, người ta đã biết tới những loại bài toán kiểu như thế này. Trong cuốn sách What is Mathematics của Robbins và Courant xuất bản năm 1941, bài toán của Gauß được công bố dưới tên của Steiner: Bài toán Steiner. Tư tưởng của thuật toán. Xét đồ thị G sau: Ứng dụng của thuật toán. Trong thực tế hiện nay có rất nhiều ứng dụng cần dùng đến bài toán Steiner để giải quyết. Cụ thể các ứng dụng của cây Steiner là:
1
null
Một đường đi trong G là một dãy luân phiên các đỉnh và cạnh: formula_1 (formula_2 là đỉnh và formula_3 là cạnh). Trong đồ thị thỏa mãn điều kiện formula_3 liên kết với cặp đỉnh formula_5, nghĩa là: Khi đó ta gọi formula_10 là đỉnh đầu và formula_11 là đỉnh cuối của đường đi. Chu trình và Mạch. sao cho các cạnh u1, u2,…,um đôi một khác nhau. sao cho các cạnh u1, u2,…,um đôi một khác nhau. Từ các định nghĩa trên, ta có các khái niệm sau đây thường được dùng trong lý thuyết đồ thị: Ghi Chú. Trong trường hợp đồ thị vô hướng thì: Khi các cạnh hoàn toàn được hiểu rõ (chẳng hạn như trong một đồ thị vô hướng không có cạnh song song) thì:
1
null
Tính liên thông (connectivity) là một trong những tính chất quan trọng nhất của đồ thị nói riêng và lý thuyết đồ thị nói chung. Định Nghĩa. Một đồ thị được gọi là liên thông (connected) nếu có đường đi giữa mọi cặp đỉnh phân biệt của đồ thị. Ngược lại, đồ thị này được gọi là không liên thông (disconnected). Cho đồ thị G = (X,U) vô hướng hay có hướng. Ta định nghĩa một quan hệ <=> như hệ sau trên tập đỉnh X: Với mọi i, j thuộc X, i xấp xỉ j <=> i = j hay có dây chuyền đỉnh đầu là i và đỉnh cuối là j. Quan hệ này có 3 tính chất: phản xạ, đối xứng và bắc cầu nên nó là một quan hệ tương đương. Do đó tập X được phân hoạch thành các lớp tương đương. Ta định nghĩa: Thành phần liên thông. Một đồ thị không liên thông sẽ bao gồm nhiều đồ thị con liên thông, các đồ thị con này được gọi là các thành phần liên thông (connected component). Đồ thị liên thông khi và chỉ khi có một thành phần liên thông. Trong hình trên có 4 thành phần liên thông. (Đỉnh k đứng riêng lẻ theo quy ước cũng tính là 1 thành phần liên thông)
1
null
Hành chính Việt Nam thời Tiền Lê phản ánh bộ máy chính quyền từ trung ương tới địa phương của Việt Nam từ năm 980 đến năm 1009 trong lịch sử Việt Nam. Chính quyền trung ương. Sử sách ghi chép rất vắn tắt và không hệ thống về bộ máy chính quyền nhà Tiền Lê. Đương thời Lê Đại Hành có định đặt lại quan chức, có các chức danh như Thái sư, Thái úy, Tổng quản, Đô chỉ huy sứ, trong đó chức chức Đại Tổng quản đóng vai trò coi việc dân trong cả nước, như Tể tướng của triều đình. Triều Tiền Lê cũng được xác nhận là triều đại đầu tiên đặt chức quan đầu triều, người được phong chức là Từ Mục. Việc nội trị được vua phân quyền giao lại cho các quan lại đảm đương chứ không nắm hết như thời Đinh, còn việc đánh dẹp vẫn do vua thân chinh. Việc lựa chọn quan lại chưa có chế độ rõ ràng, nắm quyền phần lớn là các tướng có công ngoài mặt trận hoặc các hoàng tử. Tổ chức bộ máy nhà Tiền Lê tuy vẫn giản đơn nhưng được đánh giá có tiến bộ hơn so với nhà Đinh. Đó được xem là thể hiện bước quá độ sang thời kỳ phát triển cao hơn hơn theo hướng phong kiến hóa ngày càng vững chắc. Kinh đô nhà Tiền Lê vẫn kế tục nhà Đinh đóng tại Hoa Lư. Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu, kiến trúc xây dựng kinh thành Hoa Lư từ thời Tiền Lê đã có những công trình kiên cố, bề thế mà thời Đinh chưa có, nhờ vào quá trình sau hàng chục năm phục hồi, phát triển kinh tế thủ công nghiệp. Sử sách ghi nhận một số công trình cung điện xây dựng như điện Bách Bảo Thiên Tuế ở núi Đại Vân, cổ giác vàng bạc, làm nơi coi chầu; điện Phong Lưu, điện Tử Hoa, điện Bồng Lai, điện Cực Lạc, lầu Đại Vân, điện Trường Xuân, điện Long Bộc, mái lợp ngói bạc. Chính quyền địa phương. Lãnh thổ nhà Tiền Lê kế tục nhà Ngô và Đinh nằm trên 8 châu thời thuộc Đường là Giao, Lục, Phong, Ái, Hoan, Phúc Lộc, Trường, Diễn. Sử cũ không ghi chép đầy đủ, hệ thống về tên và vị trí các đơn vị hành chính ra sao. Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại thời điểm điều chỉnh về hành chính của Lê Đại Hành vào tháng 3 năm 1002: ông đổi mười đạo thời Đinh làm lộ, phủ, châu. Theo Nguyễn Trãi thì thời Tiền Lê có tổng số có trên 5 triệu đinh, nhưng các sử gia cho rằng con số này cao hơn thực tế. Sử cũ ghi lại việc Lê Đại Hành phong vương và chia đất cho 11 hoàng tử như sau: Ngoài ra, còn một số đơn vị hành chính lớn được sử nhắc đến trong thời kỳ này, không đầy đủ, bao gồm:
1
null
Khái niệm. Ma trận kề của đồ thị G, ký hiệu B(G), là một ma trận nhị phân cấp n x n được định nghĩa như sau: B=(formula_3) với: Nếu G là đồ thị vô hướng, ma trận liên thuộc của đồ thị G, ký hiệu A(G), là ma trận nhị phân cấp nxm được định nghĩa như sau: A=(formula_10) Ví dụ đồ thị vô hướng. Cho đồ thị G vô hướng (4 đỉnh): Ví dụ đồ thị có hướng. Cho đồ thị G có hướng (4 đỉnh):
1
null
Ví dụ. Cho đồ thị G vô hướng (4 đỉnh) sau: Lưu ý: Hàng đầu tiên màu vàng là danh sách tất cả các cạnh trong đồ thị G. Ví dụ. Cho đồ thị G có hướng (4 đỉnh) sau: Lưu ý: Hàng đầu tiên màu vàng là danh sách tất cả các cạnh trong đồ thị G.
1
null
Khám Lớn Cần Thơ hiện nay là một di tích, tọa lạc tại số 8, đường Ngô Gia Tự, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, Việt Nam. Lịch sử. Năm 1876, hạt Cần Thơ được thành lập . Kể từ đó, để phục vụ cho bộ máy cai trị, thực dân Pháp đã lần lượt cho xây dựng Tòa Bố, Dinh Chánh Tham biện (dinh của quan đầu tỉnh), Tòa án, nhà tù, v.v... Theo bảng tóm tắt di tích Khám lớn Cần Thơ do Bảo tàng Cần Thơ biên soạn, thì nhà tù ấy có tên là Prison Provinciale (có nghĩa là "nhà tù tỉnh", nhưng người ta quen gọi là Khám Lớn Cần Thơ), được xây dựng năm 1886, trên diện tích 3.762 m2, nằm kế bên khu vực dinh Tỉnh trưởng thời Pháp thuộc và thời Việt Nam Cộng hòa (nay là nơi đặt trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ). Sau Hiệp định Genève (1954), tỉnh Cần Thơ đặt dưới quyền kiểm soát của Việt Nam Cộng hòa, và Khám lớn Cần Thơ được đổi tên là Trung tâm Cải huấn cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Kiến trúc. Khám được xây dựng kiên cố, có tường dày (cao 3,6 m đến 5 m, trên tường có cắm nhiều mảnh chai nhọn) và rào sắt bao bọc, có các vọng gác để kiểm soát (cao 6 m gắn, có đèn pha chiếu sáng), và biệt lập với khu dân cư bằng hai con đường (nay là đường Ngô Gia Tự ở mặt tiền khám, và đường Bà Triệu ở bên phải khám). Thời Việt Nam Cộng hòa, Khám lớn Cần Thơ chia thành 2 khu, với 21 phòng giam tập thể (có sức chứa khoảng 30 người, nhưng có khi giam hơn trăm) cùng nhiều xà lim nhỏ dùng để biệt giam. Từ cổng vào, khu giam tù nhân nữ ở phía trái, và khu giam tù nhân nam ở phía phải. Ngoài ra, còn có các hạng mục khác là: nhà chùa, nhà thờ, nhà bếp, nhà giám thị, nhà hướng nghiệp... Năm 1995, Cần Thơ xây dựng trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh, nên đã lấy một phần diện tích của khám lớn. Do vậy, khu trại giam giữ nữ tù, một số xà lim, khu phòng ở của giám thị không còn nữa (sau đó, một số đã được phục dựng trên phần diện tích còn lại). Diện tích được bảo tồn hiện nay là 2.046 m2. Nơi giam giữ. Thời Pháp thuộc, nơi đây từng giam giữ các chiến sĩ cách mạng ở tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau... Trong số ấy có những người rất trẻ như Trần Đóng (14 tuổi), Nguyễn Ngọc Trai (16 tuổi); và những cán bộ cao cấp như Lê Văn Nhung (tức Lý Hồng Thanh, Bí thư Tỉnh Ủy Cần Thơ năm 1940), Ngô Hữu Hạnh (tức Ngô Văn Khoẻ, Thường vụ Tỉnh Ủy Cần Thơ năm 1940), Quản Trọng Hoàng (Bí thư Tỉnh Ủy Cần Thơ bị bắt giam cuối năm 1939 , v.v... Ngay trước cổng Khám lớn Cần Thơ, ngày 4 tháng 6 năm 1941, lúc 9 giờ 30 phút sáng, quân Pháp đã xử bắn ông Lê Văn Nhung và Ngô Hữu Hạnh . Bên cạnh một số khu nhà cũ còn tồn tại, nơi đây cũng còn lưu giữ được một số các dụng cụ tra tấn, các hiện vật do tù nhân làm ra, cùng một số tranh ảnh, tư liệu quý... Di tích cấp Quốc gia. Ngày 28 tháng 6 năm 1996, Bộ Văn Hóa-Thông tin đã ký Quyết định số 1460/QĐ-VH xếp hạng khu nhà tù ấy là "Di tích Lịch sử-Văn hóa cấp quốc gia" .
1
null
Kỹ thuật ước lượng và đánh giá chương trình hay Kỹ thuật ước lượng và đánh giá dự án, thường viết tắt là PERT (theo nguyên gốc tiếng Anh), là một công cụ thống kê được sử dụng trong quản lý dự án, được thiết kế để phân tích và ước tính thời lượng thực hiện công tác (công việc) trong các dự án mà công tác (công việc) có thời lượng không xác định trước. (thời lượng công việc là yếu tố công việc tham gia vào việc hoàn thành toàn bộ dự án). Kỹ thuật ước lượng và đánh giá chương trình lần đầu tiên được phát triển bởi Hải quân Hoa Kỳ trong những năm 1950, đồng thời với phương pháp Đường găng (CPM), và từ đó nó luôn được sử dụng kết hợp song hành với sơ đồ mạng theo phương pháp đường găng trong quản lý thời gian dự án mà thời lượng của các công việc không được định lượng trước theo định mức, nên nó còn được gọi là sơ đồ mạng PERT. Tổng quan. Kỹ thuật ước lượng và đánh giá chương trình PERT là một phương pháp để phân tích các công tác tham gia vào việc hoàn thành một dự án, đặc biệt là ước lượng thời lượng cần thiết để hoàn thành mỗi công tác, và để xác định thời gian tối thiểu cần thiết để hoàn thành toàn bộ dự án.
1
null
Dương Hổ (chữ Hán: 阳虎), còn gọi là Dương Hóa (阳货), nguyên họ Cơ, là nhân vật chính trị, quân sự thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Gia thần họ Quý. Dương Hổ nguyên là công thất nước Lỗ, hậu duệ của Lỗ Hoàn công, thuộc dòng dõi họ Mạnh, một trong Tam Hoàn nước Lỗ. Thời Quý tôn Ý Như, ông được phong làm ấp tể họ Quý. Năm 505 TCN, Quý Tôn Ý Như chết, con là Quý tôn Tư lên thay. Dương Hổ đang làm ấp tể, lấn át Quý tôn Tư để nắm quyền chính (kể cả tham gia chính sự nước Lỗ). Quý tôn Tư có người bề tôi là Trọng Lương Hoài có hiềm khích với Dương Hổ. Dương Hổ muốn đuổi Trọng Lương Hoài, nhưng Công Sơn Phất Nữu ngăn lại nhưng ông không nghe. Mùa thu năm ấy, Dương Hổ bắt Trọng Lương Hoài. Quý tôn Tư nổi giận định trị tội Dương Hổ. Dương Hổ liền bắt giam Quý tôn Tư, ép ăn thề với mình, rồi mới tha ông ta ra. Từ đó Dương Hổ nắm hết quyền chính họ Quý. Dương Hổ biết Khổng Tử ở nước Lỗ, sai người đến nhà mời. Khổng Tử không muốn giúp ông, bèn chọn lúc ông đi vắng mới tới gặp. Năm 504 TCN, Dương Hổ đem quân đánh nước Trịnh, chiếm được đất Khuông. Trên đường rút lui, Dương Hổ không thông báo với Vệ Linh công mà hành quân gần kinh đô nước Vệ. Vệ Linh công tức giận, sai Di Tử Hà truy kích quân Lỗ. Sau nhờ có đại phu nước Vệ là Công thúc Văn tử hòa giải, Vệ Linh công mới lui quân, giảng hòa với nước Lỗ. Chống lại Tam Hoàn. Dương Hổ liên kết với gia thần họ Thúc là Công Sơn Phất Nữu muốn diệt trừ Tam Hoàn, lấy Quý Ngụ thay họ Quý, Thúc tôn Triếp thay họ Thúc còn mình thay họ Mạnh. Gia thần họ Mạnh là Công Liễm Xử Phụ biết mưu của Dương Hổ, nói với Mạnh tôn Vô Kị (Mạnh Ý tử) nên phòng bị. Mạnh tôn Vô Kị mộ ba trăm tráng sĩ, giả làm gia nô để đề phòng. Dương Hổ đưa Quý tôn Tư lên xe đi tế lễ và sai quân đuổi theo định giết chết. Quý tôn Tư nhờ người lái xe là Lâm Sở nên trốn thoát sang họ Mạnh. Mạnh tôn Vô Kị đã đề phòng, sai quân ra đánh giết Dương Việt. Dương Hổ nghe tin Dương Việt thua trận bèn trở về, bắt Lỗ Định công và Thúc tôn Vũ thúc sang đánh họ Mạnh. Công Liễm Xử Phụ đem quân từ đất Thành ra cứu họ Mạnh, Dương Hổ thất bại, trốn sang nước Tề. Lưu lạc ở nước ngoài. Năm 502 TCN, Dương Hổ sang Tề xin Tề Cảnh công đánh Lỗ. Theo lời can của đại phu họ Bão, Tề Cảnh công không đáp ứng yêu cầu của Dương Hổ và bắt giam ông. Dương Hổ trốn thoát, chạy sang nước Tống. Tống Cảnh công cho ông ở ấp Khuông. Người ấp Khuông ghét Dương Hổ định giết chết. Dương Hổ chạy sang nước Tấn, nương nhờ Triệu Ưởng, quan thượng khanh họ Triệu. Triệu Ưởng giúp Dương Hổ, phong cho ở ấp Thích. Mùa hạ năm 493 TCN, Vệ Linh Công mất, Tháng sáu, Triệu Ưởng đưa thái tử Khoái Hội vào thành Thích. Dương Hổ sai thái tử mang mũ trụ và tám người mặc đồ tang giả vờ đi từ nước Vệ đến đón thái tử, khóc và vào thành Thích, rồi ở đấy. Sau không rõ năm nào, Dương Hổ qua đời ở nước Tấn.
1
null
Paul Bronsart von Schellendorff (25 tháng 1 năm 1832 – 23 tháng 6 năm 1891) là một tướng lĩnh và nhà văn quân sự của Phổ. Cuộc đời và sự nghiệp. Bronsart sinh ra tại Danzig (Gdańsk), Phổ. Ông đã gia nhập Quân đoàn Vệ binh Phổ vào năm 1849, và được bổ nhiệm vào Bộ Tổng tham mưu năm 1861 với quân hàm Đại úy; sau 3 năm phục vụ trong Bộ Tổng tham mưu Phổ, ông trở lại tham gia cấp trung đoàn, nhưng không lâu sau đó được tái bổ nhiệm vào Bộ Tổng tham mưu, và giảng dạy tại Viện Hàn lâm Quân sự Phổ. Ông đã được phong cấp Thiếu tá vào năm 1865 rồi lên Thượng tá vào năm 1869. Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông giữ một cục trưởng trong Bộ Tổng tham mưu, và tiến hành đàm phán sơ bộ về sự đầu hàng của Napoléon III và quân đội Pháp tại Sedan đầu tháng 9. Sau khi chiến tranh với Pháp kết thúc thắng lợi, Bronsart được thăng cấp Đại tá và trở thành tham mưu trưởng của Quân đoàn Vệ binh, sau đó lên chức Thiếu tướng vào năm 1876 và Trung tướng (với quyền chỉ huy một sư đoàn) vào năm 1881. Hai năm sau, ông trở thành Bộ trưởng Chiến tranh, và trong suốt nhiệm kỳ (1883 – 1889), nhiều cải cách quan trọng đã được tiến hành trong lực lượng quân đội Phổ, đặc biệt là việc giới thiệu súng trường bắn phát một. Vào năm 1889, ông được bổ nhiệm làm tư lệnh của Quân đoàn I tại Königsberg. Ông từ trần tại điền trang Schettnienen gần Braunsberg (Braniewo), vào năm 1891 ở độ tuổi 59. Tác phẩm. Các tác phẩm quân sự của Bronsart bao gồm hai công trình có giá trị lớn:
1
null
Vòi hút là một lớp mô tồn tại trong cơ thể của các động vật chân đầu có vỏ gồm nhiều khoang như họ Ốc anh vũ, mực nang, chi mực "Spirula" cùng bộ "Belemnitida" và lớp Cúc đá đã tuyệt chủng. Trong trường hợp của mực nang, vòi hút không hiển hiện rõ tàng mà chúng nối liền các khoang nhỏ với nhau trong lớp vỏ đã bị thay đổi nhiều về cấu trúc (mai mực); trong các nhóm Chân đầu còn lại nó có dạng ống và chạy xuyên qua các lỗ nhỏ nằm trên các vách ngăn phân cách các khoang trong vỏ. Vòi hút được dùng chủ yếu để đẩy nước ra khỏi các khoang mới hình thành trong quá trình lớn dần lên của vỏ. Con vật thực hiện quá trình này bằng cách tăng nồng độ muối của máu chảy trong vòi hút bằng cách bơm các ion từ các tế bào biểu mô vòi vào trong máu; lúc đó sự chênh lệch về nồng độ thẩm thấu sẽ khiến nước chảy từ trong khoang vào máu và cùng lúc đó, các phân tử khí (chủ yếu là nitơ, ôxi và cacbonic) sẽ từ máu tràn vào chiếm chỗ trống trong khoang. Việc đẩy nước ra khỏi khoang vỏ cũng giúp làm giảm tỉ trọng của vỏ và khiến con vật có thể điều chỉnh việc nổi/lặn giống như phương cách hoạt động của bong bóng cá. Thông thường, con vật điều chỉnh tỉ trọng của nó sao cho bằng với tỉ trọng của nước biển xung quanh và nhờ đó giúp nó có thể bơi mà không phải tốn nhiều sức. Nhờ vào việc điều chỉnh này mà các động vật chân đầu từng có thời đạt kích thước cực kì lớn nhưng vẫn có thể bơi lặn tốt trong nước. Tuy nhiên việc "bơm nước" này không đủ nhanh để khiến con vật mau chóng thay đổi tỉ trọng phục vụ cho việc nổi và lặn theo ý muốn như trường hợp của cá, trái lại nó phải tự dùng sức bơi lên cao hoặc xuống thấp. Cần phải chú ý rằng phương cách hoạt động của vòi hút không phải là trực tiếp bơm không khí vào khoang vỏ, thay vào đó năng lượng được sử dụng để bơm các ion vào máu, tạo chênh lệch thế nước khiến nước bị hút vào trong máu và không khí từ máu tự động chảy vào trong khoang. Vòi hút tìm thấy trong các hóa thạch của các động vật chân đầu thời cổ cũng được cho là hoạt động thương tự như vậy. Thật ra bản thân vòi hút hiếm khi được bảo quản trong các hóa thạch, nhưng các lỗ trong vỏ nơi vòi hút chạy qua thì có thể được tìm thấy khá nhiều, và chúng được giới khoa học gọi là " cái cổ của vách ngăn" hay "khe vòi hút". Phần lớn các hóa thạch ốc anh vũ cho thấy vòi hút chạy qua phần trung tâm của mỗi khoang nhưng trong hóa thạch cúc đá và "Belemnitida" nó chạy qua phần bề mặt lưng của vỏ. Trong một số hóa thạch ốc anh vũ, straight shelled nautiluses cylindrical calcareous growths ("siphuncular deposits") xung quanh vòi hút có thể được thấy ở đỉnh của vỏ. Nó có thể là vật đối trọng với phần cơ thể mềm phía dưới, giúp cho con vật tránh được chuyện phần vỏ trống phía đỉnh luôn bị quay lên trên mặt nước và phần cơ thể mềm luôn bị "trì" xuống dưới do sức nặng, điều này giúp cho con vật có thể bơi thẳng đứng dễ dàng hơn. Vòi hút của nhóm "Endocerida" thì lại hàm chứa phần lớn nội quan của con vật.
1
null
Gottlieb Ferdinand Albert Alexis Graf von Haeseler (19 tháng 1 năm 1836 – 25 tháng 10 năm 1919) là một sĩ quan quân đội Đức trong thời kỳ cai trị của Hoàng đế Wilhelm II, được thăng đến quân hàm "Thống chế". Tiểu sử. Haeseler sinh ra tại Potsdam, là con trai của August Alexis Eduard Haeseler và Albertine von Schönermark. Ông đã gia nhập quân đội Phổ với quân hàm Trung úy vào năm 1853 và trở thành sĩ quan phụ tá của Hoàng thân Friedrich Karl của Phổ vào năm 1860. Ông đã tham chiến trong cuộc Chiến tranh Đan Mạch-Phổ (1864), Chiến tranh Áo-Phổ (1866), và Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Kể từ năm 1879, ông là trưởng khoa lịch sử quân sự trong Bộ Tổng tham mưu, và từ năm 1890 cho đến 1903 ông là Thượng tướng Kỵ binh và tư lệnh của Quân đoàn XVI tại Metz. Vào năm 1905, ông được phong hàm Thống chế ("Generalfeldmarschall"). Kể từ năm 1903, ông là một thành viên của Viện Quý tộc Phổ và tham gia phát triển hệ thống trường dạy nghề. Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), ông theo chân Quân đoàn XVI cũ của mình vào chiến trận, để phòng ngự vị chỉ huy của quân đoàn này khi đó là tướng Bruno von Mudra thiếu kinh nghiệm. Dù vậy, Mudra đã thể hiện tài năng của mình với các cuộc tấn công ở vùng Argonne trong giai đoạn 1914 – 1915, đánh bại quân Pháp và gây cho họ nhiều thiệt hại (xem thêm bài trận Argonne (1915)). Haeseler từ trần vào năm 1919 tại Harnekop. Doanh trại của tiểu đoàn dù số 261 tại Lebach/Saar là một trong những nơi được đặt theo tên Haeseler.
1
null
Beriev Be-6 (tên mã của USAF/DoD đặt là "Type 34", tên mã NATO "Madge") là một loại tàu bay của Liên Xô, do Beriev OKB thiết kế chế tạo. Nó có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ như trinh sát, tuần tra, ném bom, ngư lôi, rải mìn và vận tải.
1
null
Vùng sản xuất rượu Tokaj (tiếng Hungary: Tokaji borvidék ) còn được gọi là vùng sản xuất rượu Tokaj-Hegyalja (gọi tắt là Tokaj-Hegyalja hoặc Hegyalja) là một khu vực sản xuất rượu vang lịch sử nằm ở phía đông bắc Hungary. Nó cũng là một trong bảy vùng rượu vang lớn nhất của Hungary (Hungary: vùng Tokaji borrégió). "Hegyalja" có nghĩa là "chân" trong tiếng Hungary, và đây chính là tên ban đầu của khu vực này. Khu vực bao gồm 28 ngôi làng và 11.149 ha là các cánh đồng nho riêng biệt theo từng loại, trong đó có khoảng 5.500 hiện đang được trồng. Tokaj đã được công nhận là di sản thế giới vào năm 2002 với tên Cảnh quan văn hóa lịch sử của vùng sản xuất rượu nho Tokaj. Tuy nhiên, sự nổi tiếng của nó đã có từ rất lâu từ trước đấy bởi vì nó là quê hương của rượu Tokaji Aszú, rượu vang (được sản xuất nhờ loại nấm "Botrytis cinerea") lâu đời nhất thế giới. Do Hiệp ước Trianon, một phần nhỏ của vùng rượu vang lịch sử này bây giờ thuộc về Slovakia. Lịch sử. Không ai biết khi nào các loại rượu vang xuất hiện trong khu vực Tokaj. Ghi chép lịch sử cho thấy những vườn nho đã được trồng ở Tokaj vào đầu thế kỷ 12. Có bằng chứng khác lại cho rằng sản xuất rượu vang trong khu vực xuất hiện từ trước đó. Một số chuyên gia cho rằng nghề trồng nho có thể đã bắt đầu trong khu vực Tokaj rất sớm, ngay khi người Celt xuất hiện, có nghĩa là từ trước Công nguyên. Một chiếc lá nho hóa thạch được tìm thấy tại Erdőbénye và có niên đại từ cuối thế kỷ thứ 3, sau đó nghề trồng nho lan sang La Mã. Người Xla-vơ đến khu vực này vào cuối thế kỷ thứ 6. Nguồn gốc cho cái tên "Tokaj" có thể là từ tiếng Slav "Stokaj", có nghĩa là "ngã ba" (tức là hợp lưu của sông Bodrog và Tisza). Các chuyên gia Slovakia cho rằng, người Xla-vơ có nghề trồng nho trước đó trong khu vực. Họ định cư ở Tokaj từ cuối thế kỷ thứ 9 và có một giả thuyết nghề trồng nho đã được biết đến khu vực phía đông từ trước, có thể do bộ lạc Kabar. Người Magyar dường như đã có một truyền thống cổ xưa về rượu vang (xem: Nguồn gốc của rượu vang Hungary). Một nguồn gốc có thể cho cái tên "Tokaj" là trong tiếng Armenia có nghĩa là "nho".
1
null
Động đất Lô Sơn (), còn gọi Động đất Nhã An (), xảy ra vào lúc 8 giờ 2 phút giờ Bắc Kinh (7 giờ 2 phút giờ Hà Nội, 0 giờ 2 phút UTC) ngày 20 tháng 4 năm 2013. Chấn tâm nằm gần huyện Lô Sơn, địa cấp thị Nhã An, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, ở phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên, cách tỉnh lỵ Thành Đô khoảng . Chấn tiêu trận động đất ở độ sâu , khiến người dân phải chạy ra khỏi nhà để lánh nạn. Nhiều người còn mặc nguyên đồ ngủ. Các dư chấn liên tiếp xuất hiện sau trận động đất. Trung tâm Dữ liệu Địa chấn học Quốc gia Trung Quốc (国家地震科学数据共享中心) và Tân Hoa xã đưa tin trận động đất mạnh Ms 7,0, trong khi Geoscience Australia đo được cường độ Mw 7,0, Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) đo được Mw 6,6, Trung tâm Địa chấn học châu Âu-Địa Trung Hải (EMSC) đo được Mw 6,8, và Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) đo được Mj 6,9. Trận động đất được gây bởi đứt gãy Long Môn Sơn tại cùng tỉnh đã chịu ảnh hưởng của Động đất Tứ Xuyên 2008. Theo bản tin chính thức, 193 người được xác nhận thiệt mạng, 11.460 người bị thương, và 25 người mất tích. Nhiều tòa nhà cũ tại Lô Sơn đã sụp đổ.<ref name="THX 20/4"></ref>
1
null
Camino Francés là con đường phổ biến nhất trong hệ thống Đường hành hương Santiago de Compostela. Nó xuất phát từ Saint-Jean-Pied-de-Port ở Pháp qua Roncesvalles trên dãy Pyrénées, phía Tây Ban Nha và sau đó là hành trình dài 780 km để tới được Santiago de Compostela qua các thành phố lớn như: Pamplona, Logroño, Burgos và Léon. Đi bộ trên Camino Frances cũng phải mất ít nhất bốn tuần, hoặc hai ngày nếu có các phương tiện. Đường hành hương từ các thành phố Tours, Vézelay, và Le Puy-en-Velay gặp nhau tại điểm đầu của con đường ở Saint-Jean-Pied-de-Port. Một nhánh khác bắt nguồn từ Arles, ở vùng Provence, qua biên giới Pháp-Tây Ban Nha tại một địa điểm khác, thị trấn Somport và Canfranc trên dãy núi Pyrenees. Sau đó thông qua con đường Aragonese Way để tới đường chính của Santiago de Compostela ở Puente la Reina, phía nam của Pamplona, Navarre, khoảng 700 km số để tới Santiago de Compostela. Hành trình. Các thị trấn và thành phố con đường này đi qua, tuyến đường hành hương chia thành các giai đoạn bao gồm:
1
null
Phạm Văn Dỹ (sinh năm 1958) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 7. Thân thế và sự nghiệp. Ông sinh ngày 11 tháng 8 năm 1958, quê ở Bến Lức, tỉnh Long An. Ông trưởng thành từ Quân đoàn 4. Năm 1999 Ông giữ chức phó sư trưởng về chính trị sư đoàn 9. Năm 2008, bổ nhiệm giữ chức Chính ủy Trường Sĩ quan Lục quân 2 ( Trường Đại học Nguyễn Huệ). Năm 2010, bổ nhiệm giữ chức Chính ủy Quân khu 7 Năm 2018, ông nghỉ hưu Thiếu tướng (2007), Trung tướng (2011)
1
null
Sâu tơ (danh pháp hai phần: Plutella xylostella) là loài bướm đêm có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Loài này có vòng đời ngắn (14 ngày ở 25 °C), rất mắn đẻ và có thể di cư với cự li khá xa. Sâu tơ là một trong những loài gây hại nhiều nhất trên thực vật thuộc họ Cải, chủ yếu là những cây sinh glucosinolat. Hình thái học. Đặc điểm hình thái Vòng đời từ 15 – 50 ngày Trứng: 2-7 ngày Sâu non 8- 25 ngày Nhộng 3-13 ngày Trưởng thành 2-5 ngày    Ngài có cánh trước màu nâu xám, có dải trắng (ngại đực), dải vàng (ngài cái) chạy từ góc cánh đến đỉnh cánh. Mỗi ngài có thể đẻ được 50-100 trứng      Trứng đẻ rải rác hoặc thành cụm 3-5 quả mặt dưới lá. Trứng hình bầu dục màu vàng xanh.      Sâu non có 5 tuổi, màu xanh nhạt, đầu màu nâu vàng, đẫy sức dài 9-10mm. Mỗi đốt đều có lông nhỏ. Sâu non tuổi nhỏ ăn thịt lá để lại biểu bì, tuổi lớn sâu ăn thủng các loại lá rau bắp cải, su hào, cải xanh, cải trắng,…     Khi đẫy sức nhả tơ làm kén ngay trên lá để hóa nhộng. Nhộng màu vàng nhạt nằm trong kén mỏng. Nhộng phát triển trong 3-13 ngày. Vũ hóa sau 1-2 ngày thì đẻ trứng Quy luật phát sinh gây hại của sâu tơ        Ban ngày ngài sâu tơ thường ẩn náu mặt dưới lá và những nơi kín đáo trong ruộng rau. Ngài hoạt động giao phối và đẻ trứng lúc chiều tối đến nủa đêm và cũng hoạt động nhiều nhất từ chập tối đến nửa đêm. Sau khi vũ hóa ngài có thể giao phối và sau 1-2 ngày có thể đẻ trứng. Ngài có tính chọn lọc nơi đẻ trứng (theo Gupta và Thorsteison, 1960).        Vòng đời sâu tơ thay đổi theo nhiệt độ, nhiệt độ thấp có thể kéo dài 50 ngày và khoảng 15 ngày ở nhiệt độ cao. Nhiệt độ thích hợp nhất cho pha trứng và trưởng thành từ 20-30 C. Mùa mưa mật độ sâu tơ giảm rõ.        Ẩm độ cũng ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng đẻ trứng của trưởng thành. Ẩm độ dưới 70% kèm theo nhiệt độ thấp dưới 10 C thì ngài không đẻ trứng. Sâu tơ phá hại bộ lá của cây, đặc biệt nghiêm trọng khi sâu tấn công ở giai đoạn mới trồng, sâu non mới nở đục lá tạo thành rãnh, ở tuổi lớn sâu tơ ăn toàn bộ biểu bì khiến lá bị thủng lỗ chỗ. Mật độ cao sâu ăn hết thịt lá chỉ còn trơ lại gân lá làm giảm năng suất rõ rệt. Sâu non cũng ăn các bắp đang phát triển làm bắp biến dạng hoặc không thể cuốn bắp, tạo điều kiện cho bệnh thối nhũn phát triển.
1
null
Boeing P-8 Poseidon (tên cũ là Multimission Maritime Aircraft hay MMA) là một loại máy bay tuần tra trên biển được phát triển cho Hải quân Hoa Kỳ (USN). P-8 được phát triển bởi Boeing Defense, Space & Security từ loại 737-800. Boeing P-8 Poseidon được sử dụng trong các nhiệm vụ tác chiến chống ngầm (ASW), tác chiến chống hạm, tình báo, giám sát và trinh sát. Máy bay được trang bị ngư lôi, tên lửa chống hạm Harpoon và các loại vũ khí khác, máy bay có thể mang theo các phao thủy âm và có thể hoạt động phối hợp với các loại phương tiện khác. P-8 hiện nay được biên chế trong lực lượng Hải quân Hoa Kỳ, Hải quân Ấn Độ, Không quân Hoàng gia Anh và Không quân Hoàng gia Úc. Ngoài ra, P-8 cũng đã được đặt hàng bởi Không quân Hoàng gia Na Uy, Không quân Hoàng gia New Zealand, Hải quân Đại Hàn Dân Quốc và Hải quân Đức.
1
null
Breguet Br.1050 Alizé (tiếng Pháp: "Gió mậu dịch") là một loại máy bay chống ngầm hoạt động trên tàu sân bay của Pháp. Nó được phát triển trong thập niên 1950, dựa trên mẫu thử máy bay cường kích Breguet Vultur, sau được hoán cải thành mẫu máy bay chống tàu ngầm Breguet Br.965 Épaulard.
1
null
Breguet Br.1150 Atlantic là một loại máy bay trinh sát tầm xa, chủ yếu được thiết kế cho các nhiệm vụ trên biển. Nó được một số quốc gia thuộc khối NATO sử dụng làm máy bay tuần tra và trinh sát biển cũng như làm máy bay chống tàu ngầm. Ngoài ra Atlantic còn có thể mang tnee lửa không đối đất. Phiên bản nâng cấp—the Atlantique 2—được sản xuất cho Hải quân Pháp vào thập niên 1980.
1
null
Charles Hardin Holley (7 tháng 9 năm 1936 – 3 tháng 2 năm 1959), được biết tới nhiều nhất với nghệ danh Buddy Holly, là một ca sĩ - nhạc sĩ chơi đa nhạc cụ và là một trong những người khai sinh ra nhạc rock and roll. Những đóng góp của ông chỉ được thực sự đánh giá cao sau vụ tai nạn máy bay thảm khốc khiến ông qua đời, với những lời phê bình ấn tượng như của Bruce Eder "người đem tới sức sáng tạo lớn nhất cho thời kỳ đầu của rock and roll". Ảnh hưởng Holly có tác động mạnh mẽ tới những hậu bối sau này, trong đó có cả The Beatles, Elvis Costello, The Rolling Stones, Don McLean, Bob Dylan, Steve Winwood, Eric Clapton và có vai trò lớn hơn nữa với làn sóng nhạc pop sau này. Holly nằm trong nhóm những nghệ sĩ đầu tiên được đề cử tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll vào năm 1986. Năm 2004, tạp chí "Rolling Stone" bình chọn ông ở vị trí số 13 trong danh sách "100 nghệ sĩ vĩ đại nhất". Tiểu hành tinh 16155 Buddy phát hiện vào năm 2000 được đặt theo tên ông.
1
null
Giuse Nguyễn Tấn Tước (sinh 1958) là một Giám mục Giáo hội Công giáo Rôma người Việt Nam. Ông hiện là Giám mục chính tòa Giáo phận Phú Cường, và Chủ tịch Ủy ban Truyền thông xã hội của Hội đồng Giám mục Việt Nam nhiệm kỳ 2022 – 2025 Ông từng đảm nhận vai trò Chủ tịch Ủy ban Truyền thông xã hội trong ba nhiệm kỳ 2013 – 2016, 2016 – 2019 và 2019 – 2022. Khẩu hiệu Giám mục của ông là "Ngài phải lớn lên" (Ga 3,30). Thân thế và tu tập. Giám mục Giuse Nguyễn Tấn Tước sinh ngày 22 tháng 9 năm 1958, trong một gia đình Công giáo tại Giáo xứ Mỹ Hảo, Tổng giáo phận Sài Gòn (nay thuộc Giáo phận Phú Cường), thuộc xã Chánh Hiệp, quận Châu Thành (nay thuộc phường Chánh Mỹ, thành phố Thủ Dầu Một), tỉnh Bình Dương. Khởi đầu con đường tu tập, năm 1971, cậu bé Tước được gia đình gửi vào học tại Tiểu chủng viện Thánh Giuse Phú Cường đến năm 1978 thì tốt nghiệp. Con đường tu trì của chủng sinh Tước bị gián đoạn hai năm, năm 1980 cậu tiếp tục theo học chương trình Đại chủng viện tại Giáo phận Phú Cường đến năm 1988 thì hoàn tất. Linh mục. Ngày 4 tháng 4 năm 1991, Phó tế Giuse Nguyễn Tấn Tước được thụ phong linh mục tại Nhà thờ chính tòa Phú Cường, do Giám mục Louis Hà Kim Danh làm chủ lễ. Sau khi thụ phong, ngày 8 tháng 5 năm 1991, ông được cử đi làm công tác phụng vụ tại Giáo xứ Thala (Trảng Bàng, Tây Ninh), với chức vị linh mục phó giáo xứ, phụ giúp cho linh mục chính xứ Gioakim Nguyễn Văn Nghị trong công việc mục vụ giáo xứ. Giám mục Giáo phận chọn linh mục Tước làm linh mục chính xứ Tha La sau khi Linh mục Gioakim Nghị qua đời vào ngày 15 tháng 7 năm 1995. Ngày 2 tháng 12 năm 1999, ông được cử đi du học tại Học viện Công giáo Paris. Ông trở về Việt Nam sau khi kết thúc khóa học với văn bằng Cử nhân Giáo luật. Về nước ngày 11 tháng 7 năm 2006, linh mục Tước được bổ nhiệm làm Giám đốc trung tân huấn luyện các ứng sinh linh mục, đồng thời phụ trách ơn gọi trong giáo phận. Giám mục. Ngày 14 tháng 3 năm 2011, văn phòng báo chí Tòa Thánh loan tin bổ nhiệm linh mục Giuse Nguyễn Tấn Tước, hiện đang là Giám đốc Trung tâm Mục vụ Giáo phận Phú Cường, đã được Giáo hoàng Biển Đức XVI bổ nhiệm làm Giám mục phó Giáo phận Phú Cường. Lễ Tấn phong Tân giám mục được cử hành vào ngày 29 tháng 4 cùng năm. Giám mục Chủ phong cho Tân giám mục Giuse là Giám mục chính tòa Giáo phận Phú Cường Phêrô Trần Đình Tứ, phụ phong là hai giám mục: Giám mục Tôma Aquinô Vũ Đình Hiệu, giám mục Phụ tá Giáo phận Xuân Lộc và Giám mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, giám mục chính tòa Giáo phận Ban Mê Thuột. Giám mục Giuse Nguyễn Tấn Tước chọn khẩu hiệu Giám mục: Ngài phải lớn lên (Ga 3,30). Giám mục Giuse cho rằng: khẩu hiệu này nói lên tâm niệm của đời giám mục là tìm cách khiến Chúa Kitô lớn lên tại chính con người mình, trở nên "đồng hình đồng dạng với Đức Kitô" và "Đức Kitô cũng phải được lớn lên cả nơi những người mà giám mục được gọi mời yêu thương phục vụ." Nói về hình ảnh huy hiệu Giám mục của mình, Tân giám mục cho biết hình ảnh trọng tâm trong huy hiệu là Chúa Kitô với tư thế tượng trưng sự nối kết đất trời và liên kết với những người xung quanh. Các hình người nhỏ là biểu tượng các tín hữu, trong đó có giám mục với mục đích dắt dìu tín hữu theo bước Chúa Kitô với hy vọng được lớn lên trong chính Chúa. Ngày 30 tháng 6 năm 2012, Giám mục Nguyễn Tấn Tước kế vị chức vụ Giám mục chính tòa Giáo phận Phú Cường, kế nhiệm Giám mục Phêrô Trần Đình Tứ xin từ chức vì lý do tuổi tác. Ông chính thức nhậm chức ngày 25 tháng 8 cùng năm. Các giám mục Việt Nam từ 27 giáo phận họp Đại hội XV Hội đồng Giám mục Việt Nam tại trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Hà Nội vào đầu tháng 10 năm 2022. Trong khuôn khổ đại hội, các giám mục đã sắp xếp và bầu chọn nhân sự trong hội đồng. Kết quả, các giám mục tiếp tục chọn Giám mục Giuse Nguyễn Tấn Tước đảm trách vai trò Chủ tịch Uỷ ban Truyền thông Xã hội thuộc Hội đồng Giám mục trong nhiệm kỳ 2022 – 2025. Tông truyền. Giám mục Giuse Nguyễn Tấn Tước được tấn phong giám mục năm 2011, thời Giáo hoàng Biển Đức XVI, bởi: Giám mục Giuse Nguyễn Tấn Tước là Giám mục phụ phong cho giám mục:
1
null
Marcianus (; 392 – 457) là Hoàng đế Đông La Mã từ năm 450 đến 457. Triều đại của ông đã đánh dấu sự phục hồi của Đế quốc Đông La Mã từ trọng trách bảo vệ triều đình khỏi những mối đe dọa bên ngoài đến việc cải cách kinh tế và tài chính. Mặc khác, chính sách biệt lập của Marcianus đã bỏ rơi Đế quốc Tây La Mã khiến họ không đủ sức ngăn chặn các cuộc tấn công của người rợ, đã được thể hiện qua các chiến dịch tàn phá nước Ý của Attila và vụ cướp phá thành Rome của người Vandal năm 455. Về sau ông được Giáo hội Chính Thống giáo Đông phương phong thánh. Tiểu sử. Nắm quyền. Marcianus sinh vào năm 392 ở Illyricum hoặc Thracia. Vốn là con trai của một người lính, phần lớn thuở ban đầu ông chỉ là một người lính vô danh, thành viên của một đơn vị quân đội đóng ở Philippopolis. Marcianus cùng đơn vị của ông đã được triều đình Đông La Mã điều động tham gia vào cuộc chiến tranh chống lại quân Ba Tư nhà Sassanid (có thể là chiến tranh La Mã-Sassanid năm 421-422), nhưng trong lúc hành quân sang phía Đông thì đột nhiên ông ngã bệnh ở Lycia; vào lúc này cấp bậc của ông có thể là "tribunus" và chỉ huy đơn vị của mình. Sau khi khỏi bệnh, ông được triều đình triệu về Constantinopolis giữ chức "domesticus" phụng sự dưới quyền các tướng Ardaburius và Aspar trong mười lăm năm. Từ năm 431 đến 434, trong khi đang chiến đấu ở châu Phi dưới trướng Aspar, Marcianus bị người Vandal bắt giữ làm tù binh, theo một truyền thuyết sau này cho biết ông được quân sĩ mang ra diện kiến trước mặt vua Geiseric (428-477), mà ông biết được nhờ vào một điềm báo trong mơ rằng về sau Marcianus sẽ làm hoàng đế và rồi ra lệnh thả ông ngay lập tức với điều kiện phải lập lời thề trước chư thần sẽ không bao giờ khởi binh chống lại người Vandal. Dựa vào ảnh hưởng của các tướng, ông được phong làm đội trưởng đội vệ binh rồi về sau thăng lên đến chức nghị viên. Sau khi hoàng đế Thedosius II mất vào năm 450, ông được người vợ mới cưới Pulcheria và cũng là chị của hoàng đế tiền nhiệm chọn lên ngôi hoàng đế trị vì một Đế quốc La Mã ngày càng suy yếu và kiệt quệ bởi những cuộc tàn phá của người Hun. Trị vì. Sau khi trở thành Hoàng đế, Marcianus đã từ chối các khoản cống nạp nhục nhã cho Attila Rợ Hung (434-453), vốn đã quen với việc nhận cống nạp từ thời Theodosius II để tránh các cuộc tấn công vào Đế quốc Đông La Mã. Nhận thấy sẽ không bao giờ chiếm được thủ đô Constantinopolis, Attila đã chuyển sang uy hiếp lãnh thổ của Đế quốc Tây La Mã và tiến hành các chiến dịch nổi tiếng của ông ở Gaul năm 451 và Ý năm 452 trong khi để mặc Marcianus hùng cứ một phương. Nhờ vậy mà Marcianus đã có thể tiến hành cải cách tài chính, kiểm tra việc chi tiêu lãng phí và phục hồi số dân ở các tỉnh bị tàn phá. Ông còn điều quân đẩy lùi các cuộc tấn công ở Syria và Ai Cập năm 452 và đàn áp các vụ nổi loạn trên biên giới Armenia vào năm 456. Sự kiện đáng chú ý khác trong thời ông trị vì là việc triệp tập Công đồng Chalcedon năm 451 với mục đích cố gắng làm trung gian giữa các phe phái Thần học. Marcianus thường phớt lờ những vấn đề của Đế quốc Tây La Mã, để lại một nửa lung lay ở phía Tây của Đế quốc mặc cho số phận định đoạt. Ông thậm chí chẳng làm gì để ra tay cứu giúp triều đình phía Tây trong các chiến dịch của Attila và sống đúng theo lời hứa năm xưa là làm ngơ trước các vụ tàn phá của Geiseric ngay cả khi người Vandal cướp phá thành Roma vào năm 455. Tuy nhiên đã có những tranh luận gần đây cho rằng Marcianus đã tích cực tham gia nhiều hơn trong việc hỗ trợ Đế quốc Tây La Mã hơn những sử gia trước đó đã từng tin vào việc những dấu tay của Marcianus có thể được phân biệt rõ trong các sự kiện dẫn đến, bao gồm cả cái chết của Attila. Một thời gian ngắn trước khi Attila mất đột ngột vào năm 453, giữa đôi bên lại xảy ra xung đột lần nữa. Tuy nhiên, vị vua người Hun dũng mãnh này đã chết trước khi chiến tranh nổ ra. Trong một giấc mơ, Marcianus tuyên bố ông đã nhìn thấy cây cung của Attila bị hỏng ngay trước mặt ông, và một vài ngày sau đó, ông nhận được tin rằng kẻ thù lớn của ông đã qua đời. Chẳng bao lâu thì Marcianus lâm trọng bệnh và mất vào ngày 27 tháng 1 năm 457, một số học giả cho rằng rất có thể ông đã mắc phải bệnh hoại tử trong một chuyến hành hương dài ngày. Thi thể của ông được chôn cất tại Nhà thờ các Thánh Tông Đồ ở Constantinople cùng với Pulcheria. Mặc dù thời gian trị vì ngắn ngủi và việc bỏ rơi Đế quốc Tây La Mã cho các rợ tàn phá thì Marcianus vẫn được xem là một trong những Hoàng đế Đông La Mã giỏi nhất. Giáo hội Chính Thống giáo Đông phương đã phong thánh cho ông và Pulcheria với ngày lễ của họ được tổ chức vào ngày 17 tháng 2 hằng năm. Hôn nhân. Marcia Euphemia là người con gái duy nhất được biết đến của Marcianus, bà được cha gả cho Anthemius, về sau là Hoàng đế Tây La Mã. Riêng mẹ của bà thì hiện vẫn chưa rõ danh tính. Pulcheria là người vợ thứ hai của Marcianus. Pulcheria đã thề nguyện sẽ theo Chúa suốt đời với tư cách của một trinh nữ ngoan đạo. Cuộc hôn nhân thứ hai chỉ đơn thuần là một liên minh chính trị nhằm đưa Marcianus làm thành viên kế thừa ngôi vị của Nhà Theodosius thông qua hôn nhân. Do vậy cuộc hôn nhân của Marcianus với Pulcheria cũng không được vẹn toàn vì nó vốn mang màu sắc chính trị, do đó Euphemia chưa bao giờ có thêm một người anh em nào khác. Ảnh hưởng văn hóa. Vai Marcianus do ngôi sao điện ảnh Hollywood Jeff Chandler đóng trong phim "Sign of the Pagan" (1954).
1
null
Đền Thái nằm trên một ngọn đồi thấp có tên là Đồi Đình thuộc thôn Trại Lốc, xã An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Đền được xây dựng từ thời Trần và là nơi thờ ba vị vua đầu tiên của triều Trần là Trần Thái Tổ (Trần Thừa- Bố của Trần Thái Tông, được vua Trần Thái Tông tôn lên làm Thượng Hoàng), Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông. Trải qua thời gian dài bị thiên nhiên và chiến tranh huỷ hoại, tàn phá, đền chỉ còn là phế tích. Năm 1993, nhân dân trong vùng xây dựng lại ngôi đền nhỏ như ngày nay và đặt tên chữ là Đại Vương đền, tên thường gọi là đền Thái.
1
null