text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Thần tốc (tựa tiếng Anh: Faster) là một bộ phim hành động - tâm lý Mỹ của đạo diễn George Tillman Jr. thực hiện, được công chiếu vào năm 2010. Phim có sự tham gia của Dwayne Johnson, Billy Bob Thornton và Oliver Jackson-Cohen.
Câu khẩu hiệu của bộ phim là "Slow justice is no justice" (dịch tiếng Việt: "Công lý chậm là không có công lý").
Nội dung.
Sau khi ở tù mười năm, người đàn ông biệt danh Driver được trả tự do, vừa ra tù thì anh liền lấy xe chạy đến một công ty rồi dùng súng bắn chết ông nhân viên trong công ty này. Một lát sau, cảnh sát có mặt tại hiện trường. Thám tử Cicero cho thám tử Cop biết trước đây hai anh em Driver từng bị một băng cướp xông vào nhà sát hại, anh trai Driver là Gary bị cắt cổ, còn Driver bị tên trùm bắn vào đầu. May mắn là Driver còn sống, nhưng anh phải ở tù vì trước đó anh và Gary có đi cướp ngân hàng, Driver luôn nuôi ý chí trả thù cho anh mình khi ở trong tù. Thám tử Cicero còn nói ông nhân viên văn phòng bị giết vừa rồi chính là mục tiêu đầu tiên trong danh sách của Driver.
Driver đã có trong tay thông tin của những mục tiêu kế tiếp vì anh có thuê người điều tra trong mười năm qua. Tay sát thủ tài giỏi Killer được một khách hàng bí ẩn thuê đi truy sát Driver, Killer hứa với cô vợ Lily rằng anh ta sẽ bỏ nghề khi xử lý xong Driver. Hôm sau, Driver đến căn hộ của mục tiêu thứ hai rồi giết ông này. Driver và Killer bắt đầu chạm trán nhau ở hành lang, diễn ra trận đấu súng, sau đó cả hai đều biến mất. Killer phải thừa nhận Driver cũng khôn ngoan và nhanh nhẹn không kém gì mình, anh ta quyết truy sát Driver cho bằng được. Driver đến bang Nevada, mục tiêu thứ ba đang làm bảo vệ hộp đêm tại nơi đây, chính gã này đã cắt cổ Gary mười năm trước. Driver rời đi sau khi dùng dao đâm mấy nhát vào người mục tiêu thứ ba, xe cứu thương nhanh chóng đưa gã này vào bệnh viện cấp cứu.
Trên đường đi, Driver nghe tin mục tiêu thứ ba đang được cứu chữa tại bệnh viện nên quay trở lại. Vào phòng cấp cứu, Driver rút súng bắn mục tiêu thứ ba cho gã chết thật sự. Thám tử Cop đang có mặt ở bệnh viện, Cop định bắt giữ Driver nhưng anh ta biến mất rất nhanh. Driver và Killer tiếp tục chạm trán nhau trên xa lộ, nhưng Driver chỉ bắn vào bánh xe của Killer chứ không giết Killer. Driver về nhà mẹ anh, nhờ bà cụ băng bó vết thương mà Killer gây ra. Sáng sớm, Driver tìm được mục tiêu thứ tư, ông này giờ đây đã trở thành người truyền giáo nhân hậu. Driver quyết định tha mạng cho mục tiêu thứ tư, bởi vì anh biết ông ta là người tốt, ông ta không đáng chết.
Driver gặp lại Killer lần nữa, cả hai chỉ nói chuyện mà không hề xả súng vào nhau. Bỗng dưng thám tử Cop xuất hiện, phim tiết lộ ông ta từng là trùm của băng cướp năm xưa, lúc đó chính tay ông ta đã bắn vào đầu Driver. Cop bắn vào đầu Driver lần nữa, Killer hiểu ra khách hàng bí ẩn thuê anh cũng chính là Cop. Nghĩ rằng Driver đã chết, Killer lấy xe chạy về nhà. Driver bất ngờ tỉnh lại rồi bắn chết Cop, nhờ có miếng xương kim loại trong đầu mà Driver vẫn còn sống sau phát đạn của Cop. Thám tử Cicero cùng lực lượng cảnh sát đến nơi, họ thấy xác chết của Cop, còn Driver thì đã biến mất. Trả xong mối thù cho người anh trai Gary, Driver lái xe qua bang khác để bắt đầu cuộc sống mới. | 1 | null |
Các cuộc chiến tranh Marcomanni (thường được người La Mã biết đến với tên gọi "Chiến tranh với người German và Sarmatia" - "Bellum Germanicum et Sarmaticum") là một loạt các cuộc chiến tranh kéo dài hơn một mười hai năm từ khoảng năm 166 đến năm 180. Đấy là những cuộc đọ sức giữa Đế quốc La Mã, chủ yếu chống lại các bộ tộc German là người Marcomanni và Quadi cùng với người Iazyges cũng như các cuộc xung đột liên quan với một số dân tộc man rợ khác dọc hai bên toàn bộ chiều dài biên giới đông nam châu Âu của đế quốc La Mã, sông Danube. Cuộc chiến chống lại người German và người Sarmatia chiếm phần quan trọng dưới Triều đại của hoàng đế La Mã Marcus Aurelius, và trong suốt các chiến dịch của mình chống lại họ, ông bắt đầu viết tác phẩm triết học của mình,"Suy Ngẫm", và trong tập thứ hai mang ghi chú "Ở giữa người Quadi tại Granua ".
Bối cảnh.
Trong những năm tiếp theo sau khi kết thúc Triều đại của Antoninus Pius, đế quốc La Mã bắt đầu bị tấn công từ mọi phía. Một cuộc chiến tranh với Parthia đã kéo dài từ năm 161 tới năm 166 (dưới sự đồng chỉ huy của Marcus Aurelius và Lucius Verus), và mặc dù nó đã kết thúc thắng lợi, cuộc chiến tranh đã để lại hậu quả to lớn và không lường trước được cho đế quốc. Đạo quân chiến thắng trở về đã mang theo một đại dịch (được gọi là dịch hạch Antonine), mà cuối cùng nó sẽ giết chết khoảng 5 triệu người, và làm suy yếu Đế quốc một cách nghiêm trọng. Đồng thời, ở Trung Âu, những bước đi đầu tiên của cuộc Đại Di cư đã bắt đầu diễn ra, khi mà người Goth di chuyển về phía tây và họ gây áp lực lên các bộ tộc người Đức sinh sống ở khu vực này. Kết quả là, các bộ tộc người Đức cùng với những tộc người du mục khác đã tiến hành các cuộc tấn công dọc theo biên giới phía bắc của đế quốc La Mã, đặc biệt là vào Gaul và trên khu vực sông Danube.
Chiến tranh Marcomanni lần thứ nhất.
Những cuộc xâm lược đầu tiên.
Bắt đầu từ năm 162 và tiếp tục cho đến năm 165, một cuộc xâm lược của người Chatti và người Chauci ở các tỉnh Raetia và thượng Germania đã bị đẩy lui. Vào cuối năm 166 hoặc đầu năm 167, một lực lượng gồm 6.000 người Langobardi và Lacringi đã xâm chiếm Pannonia. Cuộc xâm lược này đã bị các lực lượng địa phương đánh bại tương đối dễ dàng(Các vexillatio của Legio I Adiutrix dưới sự chỉ huy của Candidus và Ala I Ulpia Contariorum được chỉ huy bởi Vindex), nhưng họ mới chỉ đánh dấu sự khởi đầu của những gì sẽ xảy đến. Sau sự việc này, viên thống đốc quân sự của Pannonia, Marcus Iallius Bassus, đã bắt đầu cuộc đàm phán với 11 bộ lạc Trong các cuộc đàm phán này, vua Ballomar của người Marcomanni, một chư hầu của La Mã, đã đóng vai trò như một trung gian hòa giải. Trong sự kiện này, một thỏa thuận đình chiến đã được thoả thuận và các bộ lạc đã rút khỏi lãnh thổ La Mã, nhưng không có thỏa thuận lâu dài nào đã đạt được. Trong cùng năm đó, các bộ tộc Vandal (người Astingi và Lacringi) và bộ tộc Sarmatia là người Iazyges đã xâm chiếm Dacia, họ đã thành công trong việc giết chết thống đốc của nó, Calpurnius Proculus. Để chống lại những bộ tộc này, Legio V Macedonica, một cựu chiến binh của chiến dịch Parthia, đã được chuyển từ hạ Moesia tới Thượng Dacia.
Cuộc viễn chinh đầu tiên ở Pannonia của người La Mã (Năm 168).
Trong thời gian đó, khi mà bệnh dịch hạch đang hoành hành bên trong đế quốc, Marcus Aurelius đã không thể làm nhiều hơn, và cuộc chinh phạt mà ông đã lập kế hoạch do đích thân ông lãnh đạo đã bị hoãn lại cho đến tận năm 168. Vào mùa xuân năm đó, Marcus Aurelius, cùng với Lucius Verus khởi hành từ Roma, và thiết lập trụ sở tại Aquileia. Hai hoàng đế đã giám sát việc tổ chức lại của hệ thống phòng thủ của Ý và Illyricum, cùng với đó xây dựng hai quân đoàn mới, Legio II Italica và Legio III Italica, và vượt qua dãy núi An Pơ để tiến vào Pannonia. Người Marcomanni và người Victuali đã vượt qua sông Danube để tiến vào địa bàn tỉnh này, nhưng ít nhất là theo Historia Augusta, với việc quân đội triều đình đang tiến gần tới Carnuntum là rõ ràng đủ để thuyết phục họ rút lui. Hai vị hoàng đế sau đó trở lại Aquileia để trú đông, nhưng trên đường đi, trong tháng 1 năm 169, Lucius Verus đã qua đời. Marcus tiếp đó quay trở lại Roma để trông nom đám tang của vị đồng hoàng đế.
Cuộc viễn chinh chống người Iazyges của người La Mã và cuộc Đại Xâm lược của người German vào năm 170.
Vào mùa thu năm 169, Marcus đã khởi hành từ Roma cùng với người con rể Claudius Pompeianus, người sẽ trở thành phụ tá thân cận nhất của ông trong cuộc chiến tranh. Người La Mã đã tập trung lực lượng của họ và có ý định chinh phục các bộ lạc độc lập (đặc biệt là người Iazyges) sống ở khu vực giữa sông Danube và tỉnh Dacia của La Mã. Người Iazyges đã đánh bại và giết Claudius Fronto, tổng đốc La Mã của Hạ Moesia. Tuy nhiên, trong khi quân đội La Mã lại đang vướng vào chiến dịch này và có được ít nhiều tiến triển, một số bộ lạc đã tranh thủ cơ hội này để vượt qua biên giới và tấn công lãnh thổ của người La Mã.
Về phía đông, người Costoboci vượt qua sông Danube và tàn phá Thrace và tràn xuống khu vực Balkan, tới tận Eleusis, gần Athens, tại đây họ đã phá hủy đền thờ của giáo phái Eleusian.
Tuy nhiên, cuộc xâm lược quan trọng và nguy hiểm nhất là của người Marcomanni ở phía tây. Vị vua của họ, Ballomar, đã tổ chức một liên minh các bộ tộc người Đức. Họ vượt qua sông Danube và giành được một chiến thắng quyết định trước một đạo quân La Mã gồm 20.000 binh sĩ gần Carnuntum. Ballomar sau đó dẫn phần lớn đạo quân của ông ta tiến của phía Nam hướng đến Ý, trong khi phần còn tàn phá Noricum. Người Marcomanni đã san bằng Opitergium (Oderzo) và bao vây Aquileia. Đây là lần đầu tiên một đạo quân thù địch tiến vào Italia kể từ năm 101 trước Công nguyên, sau khi Gaius Marius đánh bại người Cimbri và người Teuton. Quân đội của viên pháp quan thái thú Furius Victorinus đã cố gắng để giải vây cho thành phố, nhưng họ đã bị đánh bại và bản thân viên tướng của nó cũng tử trận.
Không có sự đồng thuận giữa các học giả về năm xảy ra cuộc Đại xâm lược của người Đức nhằm vào Aquileia. Một số tác giả, như nhà viết tiểu sử của Marcus Aurelius, Frank McLynn, đã chấp nhận thời điểm diễn ra thất bại gần Carnuntum là năm 170, và đặt thời điểm của cuộc Đại xâm lược của người Đức là vào ba năm trước đó. Họ xác nhận rằng nó đã xảy ra vào năm 167 bởi vì vào năm 170, người Đức sẽ bị kìm chân bởi "Praetentura Italiae et Alpium" - hệ thống công sự đã được dựng lên trong năm 168-169 nhằm để ngăn chặn con đường tiến quân vào miền Bắc Italy xuyên qua dãy núi An Pơ. Một lập luận nữa là sự hoảng loạn đã đè nặng lên Roma vào năm 167-168 sẽ là không có ý nghĩa nếu các bộ tộc người Đức vẫn còn ở bờ bên kia của sông Danube. Cũng không có nguồn nào đề cập đến việc hoàng đế đang ở mặt trận trước khi thảm họa xảy ra, trong khi vào năm 170 Marcus Aurelius đã hiện diện ở đó. McLynn cho rằng Marcus Aurelius và Lucius Verus đến Aquileia vào năm 168 để khôi phục lại sĩ khí sau thảm họa và vì Aquileia không có ý nghĩa về mặt địa lý, hậu cần và quân sự như là một căn cứ tiền phương cho việc phát động một chiến dịch trên sông Danube ở Pannonia.
Người La Mã phản công và thất bại của người Marcomanni.
Thảm họa này buộc Marcus Aurelius phải đánh giá lại các ưu tiên của mình. Quân đội từ các vùng biên giới khác nhau đã được phái đến chống lại Ballomar. Họ nằm dưới sự chỉ huy của Claudius Pompeianus, cùng với vị hoàng đế tương lai Pertinax vốn là một trong những phụ tá của ông. Một bộ tư lệnh quân sự mới, "praetentura Italiae et Alpium" đã được thành lập để bảo vệ các tuyến đường tới Ý, và hạm đội Danube cũng được tăng cường. Aquileia đã được giải vây và vào cuối năm 171, những kẻ xâm lược đã bị đánh đuổi ra khỏi lãnh thổ La Mã. Hoạt động ngoại giao đã diễn ra sôi nổi ngay sau đó, vì người La Mã đã cố gắng để lôi kéo các bộ lạc man rợ khác nhau nhằm chuẩn bị cho một cuộc vượt sông Danube. Một hiệp ước hòa bình được ký kết với người Quadi và người Iazyges, trong khi các bộ lạc người Vandal, người Hasdingi và Lancringi đã trở thành đồng minh của La Mã.
Vào năm 172, người La Mã vượt qua sông Danube và tiến vào lãnh thổ của người Marcomanni. Mặc dù chỉ có vài chi tiết được biết đến, người La Mã đã giành được thắng lợi, họ đã chinh phục người Marcomanni và các đồng minh của họ, người Varistae hoặc Naristi và người Cotini. Thực tế này được thể hiện rõ từ việc Marcus Aurelius sử dụng tước hiệu ""Germanicus", và việc đúc những đồng tiền xu với dòng chữ "Germania capta"" ("chinh phục Germania"). Trong chiến dịch này, thủ lĩnh của người Naristi đã bị viên tướng La Mã Marcus Valerius Maximianus giết chết.
Trong năm 173, người La Mã tiến hành chiến dịch chống lại người Quadi vì họ đã phá vỡ hiệp ước và giúp đỡ những bà con của mình. Người La Mã đã đánh bại và chinh phục họ. Trong chiến dịch này, một sự cố nổi tiếng được gọi là "phép lạ của cơn mưa", đã xảy ra, sau này nó đã được mô tả trên cột trụ của Marcus Aurelius và trên những đồng tiền xu. Theo Cassius Dio, Legio XII Fulminata đã bị một đạo quân đông đảo của người Quadi bao vây và gần như họ đã buộc phải đầu hàng vì sự nóng bức và khát. Tuy nhiên, họ đã được cứu thoát bởi một cơn mưa bất chợt và giúp cho những người La Mã thoát được cơn khát, trong khi sét lại đánh vào người Quadi Những người đương thời và các sử gia đã coi đó là sự can thiệp của thần thánh: Dio nói rằng cơn mưa này đã được triệu hồi nhờ một pháp sư Ai Cập cầu nguyện với thần Mercury, trong khi những nhà văn Thiên Chúa giáo như Tertullian cho rằng đó là một lời cầu nguyện của các tín đồ Kitô.
Trong cùng năm, Didius Iulianus, viên tướng chỉ huy ở biên giới Rhine, đã đẩy lùi một cuộc xâm lược của người Chatti và người Hermunduri, và trong khi đó người Chauci tiến hành cướp bóc bờ biển của Gallia Belgica.
Trong năm tiếp theo, người La Mã đã tiến đánh người Quadi, nhân lúc người Quadi đã lật đổ vị vua thân La Mã của họ, Furtius, và tôn đối thủ của ông ta là Ariogaesus, lên thay. Marcus Aurelius từ chối công nhận ông ta và quay trở lại, lật đổ và lưu đày ông ta tới Alexandria. Như vậy, vào cuối năm 174, cuộc chinh phục người Quadi đã được hoàn tất, họ đã buộc phải giao nộp con tin và cung cấp những đội quân trợ chiến cho quân đội La Mã, trong khi các đơn vị đồn trú đã được bố trí trên toàn lãnh thổ của họ.
Sau điều này, người La Mã tập trung sự chú ý của họ vào người Iazyges sống trong khu vực đồng bằng của sông Tisza ("expeditio sarmatica"). Trong năm 175, sau một vài chiến thắng, một hiệp ước đã được ký kết. Theo các điều khoản của nó, vua Iazyges,Zanticus phải trao trả 100.000 tù binh La Mã và ngoài ra còn phải cung cấp 8.000 kỵ binh trợ chiến, hầu hết trong số đó (5500 người) đã được phái đến Britain. Nhờ vào điều này, Marcus Aurelius đã lấy tước hiệu chiến thắng "Sarmaticus".
Marcus Aurelius có thể đã có ý định tiến hành chiến dịch tiến đánh các bộ lạc còn lại, và cùng với những cuộc chinh phục gần đây của mình, ông dự định thành lập hai tỉnh La Mã mới, "Marcomannia" và "Sarmatia", nhưng các kế hoạch này của ông đã bị gián đoạn do cuộc nổi loạn của Avidius Cassius ở phía Đông.
Marcus Aurelius sau đó hành quân về phía đông với quân đội của mình, kèm theo những phân đội quân trợ chiến của người Marcomanni, Quadi và Naristi dưới quyền Marcus Valerius Maximianus. Sau khi dập tắt thành công cuộc nổi loạn của Cassius, hoàng đế trở lại Roma lần đầu tiên trong gần 8 năm. Vào ngày 23 tháng 12 năm 176, cùng với con trai mình, Commodus, ông đã tổ chức một cuộc diễu binh chiến thắng chung cho các chiến thắng trước các bộ lạc người Đức(""de Germanis" và "de Sarmatis""). Trong lễ kỷ niệm này, cây cột trụ Aurelianus đã được dựng lên và mô phỏng theo cột trụ Trajan.
Chiến tranh Marcommani lần thứ hai.
Vào năm 177, người Quadi đã đứng lên khởi nghĩa, tiếp ngay sau đó là các dân tộc láng giềng của họ, người Marcomanni và Marcus Aurelius một lần nữa tiến quân về phía bắc và bắt đầu chiến dịch Đức lần thứ hai của mình ("secunda expeditio germanica"). Ông đã đến Carnuntum trong tháng 8 năm 178, và bắt đầu lên đường dập tắt cuộc khởi nghĩa và lại y như chiến dịch đầu tiên của mình, đầu tiên ông tiến quân chống lại người Marcomanni, và vào năm 179-180 là chống lại người Quadi. Dưới sự chỉ huy của Marcus Valerius Maximianus, người La Mã đã chiến đấu và chiếm ưu thế trước người Quadi trong một trận chiến quyết định tại Laugaricio (gần Trenčín ngày nay, Slovakia). Người Quadi bị đuổi về phía tây, sâu hơn vào Đại Germania, tại viên pháp quan thái thú Tarutenius Paternus sau đó đã giành được một chiến thắng quyết định khác trước họ, nhưng vào ngày 17 tháng 3 năm 180, hoàng đế qua đời ở Vindobona (Viên ngày nay).
Vị hoàng đế kế vị ông, Commodus đã có rất ít quan tâm đến việc theo đuổi chiến tranh. Chống lại lời khuyên từ những vị tướng lĩnh lâu năm của mình, sau khi đàm phán một hiệp ước hòa bình với người Marcomanni và Quadi, ông quay về Roma vào đầu mùa thu năm 180, tại đó ông tổ chức một lễ diễu binh chiến thắng vào ngày 22 tháng mười. Tuy nhiên, các cuộc hành quân chống lại người Iazyges, người Buri và "người Dacia tự do" sống ở khu vực giữa sông Danube và tỉnh Dacia của La Mã vần tiếp tục diễn ra. Không có nhiều điều được biết đến về cuộc chiến này, ngoại trừ việc các tướng lĩnh La Mã bao gồm Marcus Valerius Maximianus, Pescennius Niger và Clodius Albinus. Ở một mức nào, những chiến thắng mà họ đã giành được coi là đủ để Commodus tự lấy tước hiệu "Germanicus Maximus" cho bản thân mình vào giữa năm 182.
Kết quả.
Cuộc chiến tranh này đã phơi bày sự yếu kém của khu vực biên giới phía bắc đế quốc La Mã, và từ đó, một nửa trong số các quân đoàn La Mã (16 trong tổng số 33 quân đoàn) sẽ đóng quân dọc theo sông Danube và sông Rhine. | 1 | null |
Chính sách hai con là chính sách được chính phủ một số quốc gia áp dụng để giới hạn mỗi gia đình chỉ cho phép có hai con. Chính sách này được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam và được áp dụng cho một số đối tượng tại Trung Quốc. Mới đây, Philippines cũng đã thảo luận về việc áp dụng chính sách này. Mặc dù không quy định trong luật, vào những năm 70, người dân Hồng Kông cũng rất được khuyến khích có tối đa hai con, và đây từng là một phần của chiến lược kế hoạch hóa gia đình của vùng lãnh thổ này.
Việt Nam.
Việt Nam đã có chính sách hai con vào những năm 1960, và đã áp dụng lại lần nữa từ những năm 1990. Nhờ kế hoạch hóa gia đình mà tỉ lệ sinh ở Việt Nam đã giảm, trong khi trước đây, trung bình tỉ lệ này là 4 trẻ em/phụ nữ. Năm 2003, chính sách này đã được tạm dừng. Năm 2008, có thông tin cho rằng chính phủ đang cân nhắc khôi phục chính sách này.
Trung Quốc.
Trong suốt thập kỷ 70, công dân Trung Quốc được khuyến khích mỗi gia đình có hai con. Chính Cách mạng Văn hóa và sự căng thẳng do nó mang đến là những nhân tố chính cho việc áp dụng chính sách này. Trong thời gian này, tỉ lệ sinh đã giảm mạnh từ 6 trẻ/phụ nữ xuống còn gần 3 trẻ/phụ nữ.
Hồng Kông.
Tại Hồng Kông, chiến dịch "Chỉ hai là đủ" vào những năm 1970 khuyến khích mỗi gia đình chỉ sinh hai hoặc ít hơn. Chiến dịch này đã góp phần giảm tỉ lệ sinh trong những thập kỷ tiếp theo. | 1 | null |
"She Loves You" là ca khúc được viết bởi John Lennon và Paul McCartney, được The Beatles phát hành dưới dạng đĩa đơn vào năm 1963. Đĩa đơn này đã phá hàng loạt kỷ lục tại các bảng xếp hạng ở Anh, cùng với đó là thiết lập kỷ lục ở Mỹ khi là một trong số 5 ca khúc cùng của The Beatles thống trị 5 vị trí cao nhất ở "Billboard" Hot 100 vào ngày 4 tháng 4 năm 1964. Đây là đĩa đơn bán chạy nhất tại Anh vào năm 1963.
Năm 2004, tạp chí "Rolling Stone" xếp "She Loves You" ở vị trí số 64 trong danh sách "500 bài hát vĩ đại nhất". Tới năm 2009, để kết thúc chương trình "Beatles Weekend", đài BBC Radio 2 đã tuyên bố đây chính là đĩa đơn bán chạy nhất tại Anh của The Beatles theo số liệu chính thức được lấy từ The Official Charts Company.
Thành phần tham gia sản xuất.
Theo Ian MacDonald | 1 | null |
Philip Roth (19 tháng 3 năm 1933 – 22 tháng 5 năm 2018) là một tiểu thuyết gia người Mỹ gốc Do Thái. Ông nhận được sự chú ý lần đầu thông qua tiểu thuyết "Goodbye, Columbus", miêu tả một chân dung khiếm nhã và hài hước của đời sống người Mỹ Do Thái và ông nhận được Giải thưởng Sách Quốc gia hạng mục tiểu thuyết. Các tác phẩm của ông gồm có Báo ứng, Vết nhơ của người, cuốn tiểu thuyết đã được dựng thành phim cùng tên do Anthony Hopkins và Nicole Kidman đóng vai chính.
Philip Roth sinh ở Newark, New Jersey, nơi trở thành khung cảnh cho những tiểu thuyết đầu tiên của ông. Cha ông là người bán bảo hiểm thuộc dòng dõi Áo – Hung. Từ những năm 1960 Roth làm việc ở Đại học Quốc gia Iowa, Princeton, Đại học bang New York, Đại học Pennsylvania và nhiều nơi khác. Từ 1988 ông là Giáo sư Ưu tú tại Cao đẳng Hunter, New York. Roth được nhiều giải thưởng như Guggenheim fellowship (1959), National Book Award (1960, 1995), Rockefeller fellowship (1966), National Book Critics Circle award (1988, 1992), và PEN/Faulkner Award (1993, 2000). Năm 1998 Roth nhận huân chương Quốc gia về Nghệ thuật tại Nhà Trắng và năm 2001 ông đã nhận được giải thưởng cao nhất của Viện Hàn lâm Văn học Nghệ thuật Hoa Kỳ, huy chương vàng về tiểu thuyết. Năm 2011, Roth đoạt giải Tư 'Man Booker International Prize', trị giá 60.000£. | 1 | null |
Cuộc chinh phục Britannia của La Mã là một quá trình diễn ra dần dần, bắt đầu có kết quả vào năm 43 dưới thời hoàng đế Claudius, và viên tướng của ông, Aulus Plautius đã trở thành vị thống đốc đầu tiên của Britannia. Đảo Anh đã thường xuyên là mục tiêu của các cuộc xâm lược, trên kế hoạch và thực tế, bởi các đạo quân của Cộng hòa La Mã và đế quốc La Mã. Cũng giống như với các khu vực khác ở phía rìa của đế quốc, Britannia đã có được các mối liên hệ ngoại giao và thương mại với những người La Mã trong suốt gần một thế kỷ kể từ lúc các cuộc viễn chinh của Julius Caesar diễn ra vào năm 55 và 54 trước Công nguyên.
Từ giữa năm 55 trước Công nguyên tới thập niên 40 sau công nguyên, hiện trạng triều cống, con tin, và các quốc gia chư hầu mà không có sự chiếm đóng quân sự trực tiếp, bắt đầu bằng cuộc xâm lược Britannia của Caesar, phần lớn vẫn còn nguyên vẹn. Augustus đã chuẩn bị tiến hành các cuộc xâm lược vào năm 34 trước Công nguyên, năm 27 trước Công nguyên và 25 trước Công nguyên. Kế hoạch đầu tiên và thứ ba phải hoãn lại do các cuộc khởi nghĩa ở những nơi khác trong đế quốc, lần thứ hai là do người Briton dường như đã sẵn sàng để đạt được một thỏa thuận Theo tác phẩm Res Gestae của Augustus, hai vị vua người Anh, Dumnovellaunus và Tincomarus, đã chạy trốn tới Roma dưới triều đại của ông
Vào những năm 40 sau công nguyên, tình hình chính trị bên trong Britannia dường như trở nên sự náo động. Người Catuvellauni đã thay chỗ người Trinovantes để trở thành vương quốc hùng mạnh nhất ở phía đông nam Britannia, tiếp quản cố đô Camulodunum (Colchester) của người Trinovantes, và đang dồn ép bộ tộc láng giềng của họ là người Atrebates, vốn cai trị bởi con cháu của Commius, đồng minh cũ của Julius Caesar.
Caligula cũng đã lên kế hoạch tiến hành một chiến dịch chống lại người Anh vào năm 40, nhưng việc thực hiện nó lại kỳ lạ: theo Suetonius, ông ta đã sắp xếp quân đội của mình trong đội hình chiến đấu và phải quay mặt về phía eo biển Manche và ra lệnh cho họ để tấn công chỗ nước ứ đọng. Sau đó, ông ta cho quân lính đi thu thập vỏ sò, coi chúng như là "cướp bóc từ đại dương, nhờ có Capitol và Cung điện". Các nhà sử học hiện nay không chắc chắn liệu điều đó có nghĩa là một sự trừng phạt mỉa mai dành cho một cuộc nổi loạn của binh sĩ hoặc do sự loạn trí của Caligula. Chắc chắn nỗ lực xâm lược này đã tạo sự sẵn sàng cho quân đội và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc xâm lược của Claudius có thể diễn ra vào 3 năm sau đó (ví dụ như một ngọn hải đăng được Caligula xây dựng tại Boulogne-sur-Mer, mô hình cho một cái khác được xây dựng ngay sau năm 43 tại Dubris).
Sự chuẩn bị của Claudius.
Vào năm 43 SCN, hoàng đế Claudius đã cho xây dựng một đạo quân xâm lược, có thể bằng cách tập hợp lại quân đội của Caligula, nhằm để khôi phục ngai vàng cho Verica, một vị vua lưu vong của người Atrebates. Aulus Plautius, một vị nguyên lão ưu tú đã được giao trọng trách chỉ huy toàn bộ bốn quân đoàn, tổng cộng khoảng 20.000 người, cộng với số quân trợ chiến tương đương. Các quân đoàn tham chiến là:
Quân đoàn "II Augusta" vào lúc này đang nằm dưới sự chỉ huy của vị hoàng đế tương lai, Vespasianus. Ba vị tướng chỉ huy các quân đoàn khác được đề cập trong các ghi chép đó là: Gnaeus Hosidius Geta, có thể đã chỉ huy "IX Hispana", và anh trai của Vespasianus,Titus Flavius Sabinus II được đề cập bởi Dio Cassius (Dio nói rằng Sabinus là cấp dưới của Vespasianus, nhưng vì Sabinus là anh trai và bước vào sự nghiệp chính trị trước Vespasianus nên ông ta khó có thể là một quan bảo dân quân đội). Gnaeus Sentius Saturninus được đề cập bởi Eutropius
Vượt biển và đổ bộ.
Đạo quân xâm lược chính dưới quyền Aulus Plautius đã vượt biển theo ba đạo. Cảng xuất phát của cuộc xâm lược thường được coi là ở Boulogne, và nơi đổ bộ chính là tại Rutupiae (Richborough, trên bờ biển phía đông của Kent). Không có nơi nào trong số các địa điểm này là chắc chắn. Dio không đề cập đến cảng xuất phát, và mặc dù Suetonius nói rằng đạo quân thứ hai dưới quyền Claudius đã khởi hành từ Boulogne, thì cũng không nhất thiết rằng toàn bộ lực lượng xâm lược cũng đã như vậy. Richborough có một cảng tự nhiên lớn mà sẽ thích hợp cho điều này, cùng với đó những bằng chứng khảo cổ học cho thấy rằng đã có sự chiếm đóng của quân đội La Mã ở đó vào khoảng thời điểm thích hợp. Tuy nhiên, Dio nói rằng những người La Mã đã đi thuyền từ đông sang tây, và một cuộc hành trình từ Boulogne tới Richborough là từ nam đến bắc. Một số nhà sử học cho rằng họ đã khởi hành từ Boulogne đến Solent, đổ bộ ở trong vùng lân cận của Noviomagus (Chichester) hoặc Southampton, trong lãnh thổ trước kia được cai trị bởi Verica. Một giải thích khác có thể là khởi hành từ cửa sông Rhine tới Richborough, đó sẽ là từ đông sang tây.
Những trận chiến trên sông.
Cuộc kháng chiến của người Briton được lãnh đạo bởi Togodumnus và Caratacus, con trai của Cunobelinus, vị vua của người Catuvellauni. Một lực lượng lớn của người Briton đã chạm trán với những người La Mã tại một điểm băng qua sông được cho là gần Rochester trên sông Medway. Trận chiến đã xảy ra trong hai ngày. Hosidius Geta đã suýt nữa bị bắt sống, nhưng ông ta đã được cứu thoát và quay lại trận chiến một cách dứt khoát tới mức ông đã được ban cho một cuộc diễu binh chiến thắng("ornamenta triumphalia").
Người Briton đã bị đẩy lùi trở lại sông Thames. Người La Mã đã truy đuổi họ qua bên kia sông và khiến cho họ mất người nhiều người trong các đầm lầy của Essex. Cho dù việc người La Mã đã sử dụng một cây cầu hiện có cho mục đích này hoặc xây dựng một cây cầu tạm thời là không chắc chắn. Ít nhất đã có một bộ phận của đội quân trợ chiến người Batavia bơi qua sông như một lực lượng riêng biệt.
Togodumnus qua đời ngay sau trận chiến trên sông Thames. Plautius đã dừng lại và báo tin cho Claudius tham gia truy đuổi đến cùng với ông ta. Theo Cassius Dio, Plautius đang cần sự giúp đỡ của hoàng đế để đánh bại người Briton, lúc này đang quyết tâm trả thù cho Togodumnus. Tuy nhiên, Claudius vốn không phải là người lính. Khải hoàn môn Claudius cho biết rằng ông đã tiếp nhận sự đầu hàng của mười một vị vua mà gặp bất kỳ tổn thất nào, và Suetonius nói rằng Claudius đã tiếp nhận sự đầu hàng của người Briton mà không cần chiến đấu hoặc đổ máu Có khả năng là người Catuvellauni đã hầu như là nản chí và điều này cho phép hoàng đế xuất hiện như là nhà chinh phục trong cuộc hành quân cuối cùng về Camulodunum. Mười một bộ lạc ở khu vực Đông Nam Britannia đã đầu hàng Claudius và người La Mã đã chuẩn bị để di chuyển xa hơn về phía tây và phía bắc. Người La Mã sau đó thiết lập thủ phủ mới của họ tại Camulodunum và Claudius quay trở về Roma để tôn vinh chiến thắng của mình. Caratacus đã trốn thoát và sẽ tiếp tục cuộc kháng chiến ở phía tây.
Từ năm 44 tới năm 60.
Vespasianus đã nắm quyền chỉ huy một đạo quân tiến về phía tây, trên đường tiến quân của mình, ông chinh phục các bộ lạc và đánh chiếm các oppidum ở bất cứ nơi nào ông đặt chân tới, và tiến xa ít nhất tới tận Exeter mà dường như nơi này sẽ trở thành một căn cứ ban đầu cho Legio II Augusta và có thể đã tới tận Bodmin. Quân đoàn Chín đã được phái về phía bắc hướng tới Lincoln và trong vòng bốn năm kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược, có khả năng là một khu vực phía nam của tuyến đường từ Humber đến cửa sông Severn đã nằm dưới sự kiểm soát của người La Mã.
Vào cuối năm 47, thống đốc mới của Britannia, Ostorius Scapula, đã bắt đầu một chiến dịch chống lại các bộ lạc của xứ Wales ngày nay, và ở đồng bằng Cheshire. Người Silures ở phía đông nam xứ Wales đã gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho Ostorius và họ đã quyết liệt bảo vệ biên giới xứ Wales của mình. Bản thân Caratacus đã bị đánh bại trong trận Caer Caradoc và trốn sang bộ lạc chư hầu của La Mã là người Brigantes, vốn chiếm đóng khu vực Pennines. Tuy nhiên, nữ hoàng của họ, Cartimandua lại không thể hoặc không sẵn sàng để bảo vệ ông ta, và bà đã giao nộp ông ta cho những kẻ xâm lược nhằm đổi lại bằng sự đình chiến với những người La Mã. Ostorius qua đời và ông được thay thế bằng Aulus Gallus, người đã đưa biên giới xứ Wales xuống dưới sự kiểm soát của La Mã nhưng ông ta cũng không tiến xa hơn về phía bắc hoặc tây, có lẽ vì Claudius muốn tránh những gì mà ông coi là một cuộc chiến khó khăn và ít đem lại lợi ích trong địa hình miền núi của vùng cao Britannia. Khi Nero đã trở thành hoàng đế vào năm 54, ông ta dường như đã quyết định tiếp tục cuộc xâm lược và bổ nhiệm Quintus Veranius là thống đốc, một người vốn có kinh nghiệm đối phó với các bộ tộc vùng đồi ở Tiểu Á. Veranius và người kế nhiệm ông Gaius Suetonius Paulinus đã tiến hành một chiến dịch thành công ở xứ Wales, và nổi tiếng với việc phá hủy trung tâm của các druid tại Mona hoặc Anglesey vào năm 60 và được các sử gia sau này gọi là cuộc thảm sát Menai. Sự chiếm đóng hoàn toàn xứ Wales đã bị hoãn lại khi mà cuộc khởi nghĩa của Boudica nổ ra và buộc người La Mã phải quay trở về phía đông nam. Người Silures đã không hoàn toàn bị chinh phục cho đến khoảng năm 76 SCN khi chiến dịch kéo dài của Sextus Julius Frontinus nhằm chống lại họ bắt đầu có được những thành công.
Từ năm 60 tới năm 78.
Sau khi dập tắt thành công cuộc khởi nghĩa của Boudica, một số thống đốc La Mã mới đã tiếp tục cuộc chinh phục về phía viền phía bắc. Cartimandua đã buộc phải yêu cầu người La Mã trợ giúp cho mình sau khi chồng bà, Venutius, nổi loạn. Quintus Petillius Cerialis đã đưa quân đoàn của mình từ Lincoln tiến xa tới tận York và đánh bại Venutius gần Stanwick vào khoảng năm 70. Điều này dẫn đến việc người Brigantes đã La tinh hóa và bộ tộc Parisii dần đồng hóa hơn nữa vào trong đế quốc. Frontinus đã được phái đến Britannia thuộc La Mã trong năm 74 SCN để kế nhiệm Quintus Petillius Cerialis làm thống đốc của đảo này. Ông ta đã chinh phục người Silures và các bộ tộc thù địch khác của xứ Wales, thiết lập một căn cứ mới tại Caerleon cho Legio II Augusta và một mạng lưới các pháo đài nhỏ hơn cách xa khoảng 15–20 km cho các đơn vị quân trợ chiến của mình. Trong nhiệm kỳ của mình, ông có thể đã thiết lập pháo đài tại Pumsaint ở phía tây xứ Wales, chủ yếu là để khai thác các mỏ vàng tại Dolaucothi. Ông thôi giữ chức thống đốc vào năm 78 sau công nguyên, và sau đó được bổ nhiệm làm ủy viên về nước ở Rome. Thống đốc mới là Gnaeus Julius Agricola vốn nổi tiếng qua cuốn tiểu sử tán dương ông ta được viết bởi người con rể, Tacitus.
Agricola (tổng đốc từ năm 78 tới năm 84).
Đến Britannia vào giữa mùa hè năm 78, Agricola nhận thấy rằng một số các bộ tộc bị đánh bại trước đó đã dần tái lập lại sự độc lập của họ. Đầu tiên, ông đối phó với người Ordovices ở miền bắc xứ Wales, họ trước đó đã tiêu diệt một ala kỵ binh trợ chiến của người La Mã vốn đóng quân trong lãnh thổ của họ. Nhờ vào hiểu biết về địa hình do ông từng phụng vụ trong quân ngũ ở Britannia trước đây, Agricola đã có thể tiến quân một cách nhanh chóng, đánh bại và hầu như tiêu diệt họ. Sau đó ông xâm lược Anglesey, buộc cư dân ở đây phải cầu hòa. Năm sau, ông tiến đánh người Brigantes ở miền bắc nước Anh và người Selgovae dọc theo bờ biển phía nam của Scotland, sử dụng sức mạnh quân sự áp đảo để thiết lập lại sự kiểm soát của người La Mã
Scotland trước thời Agricola.
Chi tiết về những năm đầu diễn ra sự chiếm đóng của La Mã ở miền Bắc nước Anh không rõ ràng nhưng nó bắt đầu không sớm hơn năm 71, vì Tacitus nói rằng trong năm đó Petillius Cerialis (thống đốc từ năm 71 tới năm 74) đã tiến hành một cuộc chiến tranh thắng lợi trước người Brigantes. Tacitus đã ca ngợi cả Cerialis và người kế nhiệm ông Julius Frontinus (thống đốc từ năm 75 tới năm 78), nhưng lại không cung cấp thêm thông tin về các sự kiện tới trước năm 79 mà liên quan đến các vùng đất hoặc các dân tộc sống ở phía bắc của người Brigantes.
Đặc biệt, những bằng chứng khảo cổ học đã chỉ ra rằng người La Mã đã tiến hành chiến dịch và xây dựng doanh trại quân đội ở phía bắc dọc theo Gask Ridge. Trong quá trình mô tả các chiến dịch của Agricola, Tacitus không tuyên bố một cách rõ ràng rằng đây thực sự là một sự trở lại vùng đất trước đây bị Roma chiếm đóng, tại đây sự chiếm đóng của người La Mã hoặc đã bị các cư dân ở đây lật đổ, hoặc đã bị những người La Mã từ bỏ.
Agricola ở Caledonia.
Tacitus ghi lại rằng sau khi kết hợp sử dụng cả quân sự và ngoại giao để dẹp tan sự bất mãn giữa những người Briton đã bị chinh phục trước đó, Agricola đã cho xây dựng nhiều pháo đài trong lãnh thổ của họ vào năm 79. Trong năm 80, ông hành quân đến Vịnh Tay (một số nhà sử học cho rằng ông ta dừng lại dọc theo Vịnh Forth cùng năm đó) và không trở về phía nam cho đến tận năm 81, vào lúc đó ông đã tiến hành củng cố các vùng đất mới được ông chinh phục, và trong các vùng đất nổi loạn mà ông đã tái chinh phục. Vào năm 82 ông đã đi thuyền tới Kintyre hoặc tới bờ biển Argyll, hoặc cả hai. Trong năm 83 và 84, ông tiến về phía bắc dọc theo phía đông của Scotland và bờ biển phía bắc bằng cả quân bộ và hải quân, ông đã tiến hành chiến dịch thắng lợi chống lại cư dân của nó, và giành được một chiến thắng quan trọng trước các dân tộc miền Bắc Britannia dưới sự chỉ huy của Calgacus trong trận Mons Graupius.
Trước khi được triệu hồi vào năm 84, Agricola đã cho xây dựng một mạng lưới đường giao thông quân sự cùng các pháo đài để bảo đảm sự chiếm đóng của La Mã. Những pháo đài trước đó đã được tăng cường và những pháo đài mới được thiết lập ở phía đông bắc Scotland dọc theo ranh giới cao nguyên Scotland, củng cố quyền kiểm soát đối với những thung lũng hẹp mà cho phép tới và ra khỏi khu vực cao nguyên Scotland. Hệ thống đường giao thông quân sự và tiếp tế dọc theo đông nam Scotland và phía đông bắc nước Anh (ví dụ như đường Dere) cũng đã được tăng cường. Ở nơi xa nhất về phía nam của Caledonia, vùng đất của người Selgovae (xấp xỉ Dumfriesshire ngày nay và Stewartry của Kirkcudbright) cũng đã có rất nhiều pháo đài được thiết lập chắc chắn, không chỉ thiết lập sự kiểm soát hiệu quả ở đó mà nó cũng hoàn tất hệ thống thành lũy quân sự vây quanh khu vực nam trung tâm Scotland (hầu hết vùng cao nguyên phía nam, Teviotdale và miền tây Tweeddale). Trái ngược những hành động của người La Mã nhằm chống lại người Selgovae, các vùng lãnh thổ của người Novantae, người Damnonii, và người Votadini đã không có pháo đài nào được thiết lập, và không có gì để chỉ ra rằng là người La Mã đã có chiến tranh với họ.
Từ năm 84 tới năm 96.
Năm 84SCN, Agricola đã được hoàng đế Domitianus triệu hồi về Roma. Những người kế nhiệm ông đã không có tên trong bất cứ tài liệu nào còn sót lại, nhưng có vẻ như họ không thể hoặc không muốn tiếp tục cuộc chinh phục xa về phía bắc. Pháo đài tại Inchtuthil đã bị triệt phá trước khi nó được hoàn thành và các doanh trại khác của hệ thống Gask Rigde ở Perthshire, vốn được dựng lên nhằm củng cố sự hiện diện của người La Mã ở Scotland sau khi kết thúc trận Mons Graupius, đã bị từ bỏ trong khoảng một vài năm.
Thất bại trong việc chinh phục Caledonia.
Người La Mã sau đó đã rút quân về một phòng tuyến được thiết lập như là một trong những limes của đế quốc (tức là một phòng tuyến biên giới), đó là trường thành Hadrianus. Một nỗ lực đã được thực hiện nhằm để đưa phòng tuyến này tiến xa về phía bắc đến khu vực sông Clyde-sông Forth trong năm 142 khi mà trường thành Antoninus được xây dựng. Nhưng nó lại một lần nữa bị bỏ rơi sau hai thập kỷ. Người La Mã sau đó tiếp tục rút về đoạn trường thành Hadrian được xây dựng sớm và vững chắc hơn ở khu vực biên giới sông Tyne-Vịnh Solway, nơi này đã được xây dựng vào khoảng năm 122. Tuy vậy, quân đội La Mã lại tiếp tục thâm nhập sâu hơn về phía bắc Scotland ngày nay nhiều lần hơn. Thật vậy, đã có một mật độ lớn các doanh trại hành quân của người La Mã ở Scotland hơn bất cứ nơi nào khác ở châu Âu như là một kết quả của ít nhất bốn nỗ lực lớn nhằm chinh phục vùng đất này. Đáng chú ý nhất là vào năm 209 khi hoàng đế Septimius Severus, tuyên bố tiến hành chiến dịch chống lại liên minh của người Caledonia do sự khiêu khích từ sự hiếu chiến của bộ tộc Maeatae. Ông đã sử dụng ba quân đoàn của đạo quân đồn trú ở Britannia (được tăng cường bởi hai quân đoàn Parthica mới được thành lập gần đây), 9.000 vệ binh hoàng gia với sự hỗ trợ của kỵ binh, và một số lượng lớn quân trợ chiến với sự tiếp tế từ biển của hạm đội Britannia, hạm đội Rhine và hai đội tàu chuyển từ khu vực sông Danube tới cho mục đích này. Đến năm 210, chiến dịch của Severus đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, bất chấp chiến thuật du kích của người Caledonia và mức độ thương vong nặng nề rõ ràng của người La Mã.
Chiến dịch của Severus đã bị cắt ngắn sau khi ông mắc một căn bệnh thập tử nhất sinh. Ông quay về Eboracum và qua đời ở đó vào năm 211. Mặc dù con trai ông, Caracalla vẫn tiếp tục chiến dịch vào năm sau, ông ta đã sớm dàn xếp hòa bình. Người La Mã sau đó sẽ không bao giờ tiến hành chiến dịch tiến sâu vào Caledonia một lần nào nữa. | 1 | null |
Dương Hạo (, 586?-618), thường được biết đến theo tước hiệu Tần vương (秦王), là một trong những người xưng đế của triều Tùy vào những năm cuối của triều đại này.
Bối cảnh.
Dương Hạo là một cháu nội của Tùy Văn Đế- vị hoàng đế khai quốc của triều Tùy và là một trong 2 người con trai của Tần vương Dương Tuấn - hoàng tử của Tùy Văn Đế. Mẹ ông là Thôi vương phi. Năm 597, do tức giận và đố kị trước việc phu quân sủng ái các tiểu thiếp, Thôi vương phi đã bỏ độc vào dưa dâng cho Dương Tuấn ăn. Dương Tuấn lâm bệnh và phải đi từ nơi trấn thủ tại Tịnh châu (并州, nay gần tương ứng với Thái Nguyên, Sơn Tây) đến kinh thành Trường An để điều trị. Sau đó, việc Thôi vương phi hạ độc phu quân đã bị phát giác. Tùy Văn Đế hạ lệnh bà phải bị ly hôn và đưa trả bà về nhà người huynh Thôi Hoằng Độ (崔弘度), và sau đó lệnh cho bà phải tự sát.
Dương Tuấn đã không bao giờ hoàn toàn khỏi bệnh và qua đời vào năm 600. Tùy Văn Đế viện lý do rằng tội Thôi vương phi đã làm ô uế Dương Hạo còn em trai của Dương Hạo là Dương Trạm (楊湛) lại do tiểu thiếp sinh ra, do đó Tùy Văn Đế đã không cho phép ai kế tự tước hiệu Tần vương. Mặc dù Tùy Văn Đế ra lệnh rằng các thành viên trong gia quyến của Dương Tuấn phải đi đưa ma, song cả Dương Hạo và Dương Trạm đều bị loại ra khỏi lễ tang.
Dưới thời Tùy Dạng Đế trị vì.
Tùy Văn Đế qua đời vào năm 604, bác ruột của Dương Hạo là Dương Quảng đã đăng cơ kế vị, tức Tùy Dạng Đế. Năm 606, Tùy Dạng Đế phong cho Dương Hạo tước Tần vương và phong cho Dương Trạm tước Tế Bắc hầu. Năm 613, Dương Hạo nhậm chức đô úy của Hà Dương quận (河陽, nay gần tướng ứng với Tiêu Tác, Hà Nam) khi tướng Dương Huyền Cảm nổi dậy gần đó. Tùy Dạng Đế khi đó đang ở tiền tuyến tấn công Cao Câu Ly, hoàng đế đã phái tướng Vũ Văn Thuật (宇文述) rút quân khỏi Cao Câu Ly để đánh Dương Huyền Cảm, khi đó Vũ Văn Thuật và Dương Hạo đã trao đổi thư tín, họ còn gặp nhau và hợp quân đánh Dương Huyền Cảm. Tuy nhiên, sau khi dập tắt được cuộc nổi dậy của Dương Huyền Cảm, Dương Hạo bị kết tội vì đã giao thiệp với hạ thần triều đình (một hành động không được phép đối với các thân vương) và bị bãi chức.
Vào mùa xuân năm 618, Tùy chìm sâu vào trong các cuộc nổi dậy, Dương Hạo cùng với Tùy Dạng Đế ở tại Giang Đô (江都, nay thuộc Dương Châu, Giang Châu) khi tướng Vũ Văn Hóa Cập (con của Vũ Văn Thuật) tiến hành chính biến và sát hại Tùy Dạng Đế. Các lãnh đạo chính biến cũng sát hại nhiều người thân của Tùy Dạng Đế cũng như các hạ thần cao cấp. Tuy nhiên, do Dương Hạo là bạn với Vũ Văn Trí Cập (em của Vũ Văn hóa Cập), Vũ Văn Trí Cập đã thuyết phục Vũ Văn hóa Cập tha cho Dương Hạo, sau đó, Dương Hạo được tuyên bố là hoàng đế theo một chiếu chỉ nhân danh Tiêu hoàng hậu (chính thất của Tùy Dạng Đế), song quyền lực thực tế nằm trong tay Vũ Văn hóa Cập.
Trị vì.
Vũ Văn hóa Cập ngay sau đó đã từ bỏ Giang Đô và dẫn tàn dư triều Tùy và Kiêu Quả quân tinh nhuệ tiến về phía Bắc. Trong khi tiến quân, Dương Hạo trên thực thế bị quản thúc trong 'Thượng thư tỉnh' (尚書省), bị canh gác nghiêm ngặt. Các thánh chỉ do Dương Hạo phê chuẩn, song ông thậm chí còn không được diện kiến với các quan lại. Ngay sau đó, Vũ Văn hóa Cập đã giao chiến với thủ lĩnh khởi nghĩa Lý Mật song đã phải chịu một số thất bại và cuối cùng phải triệt thoái đến Ngụy huyện (魏縣, nay thuộc Hàm Đan, Hà Bắc). Nhận thấy sức mạnh quân sự của mình bị suy yếu, Vũ Văn hóa Cập chán nản. Sau đó, Vũ Văn hóa Cập quyết tâm phải trở thành hoàng đế trong lúc vẫn còn sống, và do đó đã đầu độc Dương Hạo, tự xưng là hoàng đế của nước Hứa. | 1 | null |
Vũ Văn Hóa Cập (, ? - 619) là một tướng lĩnh của triều Tùy trong lịch sử Trung Quốc. Năm 618, ông đã lãnh đạo một cuộc binh biến chống lại và giết chết Tùy Dạng Đế. Sau đó, ông đưa cháu (gọi bằng bác) của Tùy Dạng Đế là Dương Hạo lên làm hoàng đế và dẫn đội Kiêu Quả quân (驍果军) định tiến về đông đô Lạc Dương. Ông nhiều lần bại trận dưới tay Lý Mật, , và cuối cùng là Đậu Kiến Đức. Thấy mình sắp thất bại, ông ta đã giết Dương Hạo và tự xưng là hoàng đế của nước Hứa (許). Năm 619, ông bị Đậu Kiến Đức bắt giết.
Bối cảnh.
Vũ Văn Hóa Cập là con trưởng của Vũ Văn Thuật, một thuộc cấp thân tín của Tấn vương Dương Quảng. Vũ Văn Thuật đã đóng một vai trò lớn trong việc giúp Dương Quảng thay thế vị trí thái tử của Dương Dũng vào năm 600. Sau đó, Vũ Văn Hóa Cập trở thành một chỉ huy thị vệ trong Đông cung. Ông thường cưỡi ngựa chạy với tốc độ cao trên những đường phố tại kinh thành Trường An, cầm một ná bắn đá và bắn các hòn đá ra từ nó. Ông ta đã từng vài lần bị bãi miễn quan chức vì nhận tiền hối lộ, nhưng sau đó đều được Dương Quảng thuyết phục Tùy Văn Đế phục chức cho. Dương Quảng gả con gái của mình là công chúa Nam Dương cho em trai Vũ Văn Hóa Cập là Vũ Văn Sĩ Cập.
Năm 604, Tùy Văn Đế qua đời, Dương Quảng lên kế vị, tức là Tùy Dạng Đế. Tùy Dạng Đế phong Vũ Văn Hóa Cập làm thái phó thiếu khanh. Năm 607, khi Tùy Dạng Đế viếng thăm quận Du Lâm (nay gần tương ứng với Du Lâm, Thiểm Tây), Vũ Văn Hóa Cập cùng một em trai khác là Vũ Văn Trí Cập (宇文智及) đã tham gia vào việc buôn bán vốn bị cấm với người Đột Quyết. Tùy Dạng Đế đã tức giận định xử tử, nhưng sau đã xá miễn, chỉ giáng anh em họ xuống làm nô bộc cho Vũ Văn Thuật.
Năm 616, do phía Bắc đất nước đắm chìm trong các cuộc khởi nghĩa nông dân, Tùy Dạng Đế đã nghe theo đề xuất của Vũ Văn Thuật mà đến Giang Đô (nay thuộc Dương Châu, Giang Tô). Vũ Văn Thuật cùng các con tháp tùng Tùy Dạng Đế đến đó, song đến mùa đông năm 616, Vũ Văn Thuật qua đời. Tùy Dạng Đế nhớ tới công lao của Vũ Văn Thuật nên đã phong Vũ Văn Hóa Cập làm 'hữu đồn vệ tướng quân', cũng phục chức cho Vũ Văn Trí Cập. Tùy Dạng Đế cũng cho phép Vũ Văn Hóa Cập kế tập tước Hứa quốc công của Vũ Văn Thuật.
Binh biến chống lại Tùy Dạng Đế.
Tùy Dạng Đế cho rằng mình đang được đội Kiêu Quả quân tinh nhuệ bảo vệ chắc chắn ở Giang Đô, nên không muốn trở về phương Bắc hỗn loạn, suy tính việc dời đô từ Trường An đến Đan Dương (nay thuộc Nam Kinh, Giang Tô). Trong khi đó, các binh sĩ Kiêu Quả phần lớn đều quê ở vùng Quan Trung (quanh kinh thành Trường An), thấy rằng hoàng đế không định trở về Trường An, do nhớ nhà đã suy tính đến việc đào ngũ. Một vài chỉ huy của quân Kiêu Quả như: Tư Mã Đức Kham (司馬德戡), Bùi Kiền Thông (裴虔通), và Nguyên Lễ (元禮); đã lập mưu đào ngũ. Hai chỉ huy âm mưu bỏ trốn là Triệu Hành Xu (趙行樞, bạn của Vũ Văn Trí Cập) và Dương Sĩ Lãm (楊士覽, cháu của Trí Cập), thảo luận kế hoạch đào ngũ với Trí Cập. Vũ Văn Trí Cập cho rằng nếu các binh sĩ Kiêu Quả đào ngũ, thì chắc sẽ bị truy lùng và bị xử tử; nên ông ta đề xuất tiến hành binh biến. Theo đề xuất của Triệu Hành Xu và Tiết Thế Lương (薛世良), các chỉ huy Kiêu Quả quân đã mời Vũ Văn Hóa Cập làm thủ lĩnh của họ. Vũ Văn Hóa Cập bị cho là người nhát gan, ban đầu khi nhận được lời mời thì hoảng sợ, song cuối cùng đã chấp thuận.
Vào cuối mùa xuân năm 618, các chỉ huy Kiêu Quả quân đã tiến hành âm mưu của mình, và do họ vốn là những người tin cẩn nên đã nhanh chóng tiến được vào cung. Ban đầu, họ tuyên bố rằng chỉ muốn yêu cầu Tùy Dạng Đế trở về Trường An, song ngay sau đó đã bắt đầu tố cáo tội trạng của Tùy Dạng Đế, cũng như sát hại con nhỏ của Tùy Dạng Đế là Dương Cảo. Tùy Dạng Đế đã quyết định tự sát bằng thuốc độc, song do không thể nhanh chóng tìm được thuốc độc, theo yêu cầu của Dạng Đế, một chỉ huy quân Kiêu Quả là Lệnh Hồ Hành Đạt (令狐行達) đã lấy chiếc khăn cuốn của Dạng Đế để siết cổ giết chết Dạng Đế.
Ban đầu Vũ Văn Hóa Cập định tôn Dương Tú (em trai của Dạng Đế) lên ngôi, song các thủ lĩnh binh biến khác phản đối ý này, đem giết Dương Tú và các nhi tử cùng các thành viên khác trong hoàng tộc nhà Tùy. Nhiều quan lại cấp cao, bao gồm thừa tướng Ngu Thế Cơ (虞世基), Bùi Uẩn (裴蘊), Lai Hộ Nhi (來護兒), Viên Sung (袁充), Vũ Văn Hiệp (宇文協), Vũ Văn Bạc (宇文皛), và Tiêu Củ (蕭矩), đã bị giết. Trừ Tần vương Dương Hạo, chắt của Tùy Dạng Đế, và là bạn với Trí Cập, nên được Trí Cập tha. Vũ Văn Hóa Cập cũng tha cho hai trọng trần khác là Bùi Củ (裴矩) (do đối đãi tốt với Kiêu Quả quân) và Tô Uy (蘇威) (do bị Dạng Đế không tin dùng khi trị vì).
Nhiếp chính cho Dương Hạo.
Vũ Văn Hóa Cập tự xưng là đại thừa tướng, và trên thực tế trở thành người nhiếp chính. Vũ Văn Hóa Cập ban một chiếu chỉ nhân danh Tiêu hoàng hậu, tuyên bố Dương Hạo là hoàng đế, song không cho phép Dương Hạo thực sự nắm bất cứ quyền lực nào của triều đình. Ngay sau đó, Vũ Văn Hóa Cập tập hợp quần thần của Tùy Dạng Đế, bao gồm cả các phi tần và thị nữ, cũng như các quan lại, và bắt đầu tiến về phía tây bắc, hướng đến đông đô Lạc Dương, để tướng Trần Lăng (陳稜) trấn giữ Giang Đô. Trên đường, các chỉ huy của Kiêu Quả quân gồm Mạch Mạnh Tài (麥孟才), Tiền Kiệt (錢傑), và Thẩm Quang (沈光) đã cố tiến hành một cuộc phản binh biến nhằm lật đổ Vũ Văn Hóa Cập và trả thù cho Tùy Dạng Đế, song họ chỉ có thể giết được kẻ đồng mưu Nguyên Mẫn (元敏) trước khi bị bao vây và bị giết.
Trong khi đó, Vũ Văn Hóa Cập bắt đầu sống xa hoa, dùng các đồ vật và cho thực thi các lễ nghi chỉ thích hợp với hoàng đế. Do không sẵn lòng từ bỏ kho châu báu của Tùy Dạng Đế, Vũ Văn Hóa Cập đã cho mang nó theo, tiêu tốn rất nhiều nhân lực. Sửng sốt trước cách cư xử của Vũ Văn Hóa Cập, Tư Mã Đức Kham, Triệu Hành Xu cùng một vài chỉ huy khác đã lập mưu chống lại Vũ Văn Hóa Cập, theo đó Tư Mã Đức Kham sẽ trở thành thủ lĩnh thay thế. Tuy nhiên, khi họ bí mật đề nghị sự trợ giúp từ thủ lĩnh khởi nghĩa chống Tùy là Mạnh Hải Công (孟海公) ở gần đó, Mạnh Hải Công đã không nhanh chóng hồi đáp, và âm mưu bị lộ, Vũ Văn Hóa Cập đã phái Vũ Văn Sĩ Cập đi bắt giữ Tư Mã Đức Kham. Vũ Văn Hóa Cập quở trách Tư Mã Đức Kham:
Tư Mã Đức Kham đáp lại:
Vũ Văn Hóa Cập sau đó xử tử Tư Mã Đức Kham.
Khi tiến đến Lạc Dương, quân của Vũ Văn Hóa Cập đã phải giao chiến với Ngõa Cương quân của Lý Mật - một thủ lĩnh khởi nghĩa chống Tùy. Ban đầu, Vũ Văn Hóa Cập không thể vượt qua Lý Mật, bèn vòng qua đánh chiếm lấy Đông quận (nay thuộc An Dương, Hà Nam). Cả Lý Mật và các quan lại cũ triều đình nhà Tùy ở Lạc Dương đều lo sợ trước động thái tiếp sau của Vũ Văn Hóa Cập, đã liên minh với nhau, theo đó Lý Mật công nhận Dương Đồng là vua. Vũ Văn Hóa Cập vài lần tiến đánh Lý Mật song đã không thể thắng thế. Lý Mật biết rằng nguồn cung lương thực của Vũ Văn Hóa Cập đang cạn kiệt, vì thế đã giả vờ nghị hòa với Vũ Văn Hóa Cập, đồng ý tiếp tế lương thực cho quân của Vũ Văn Hóa Cập, song ngầm lập kế thu giữ lương thực và tấn công Hóa Cập khi Hóa Cập đã cạn lương. Tuy nhiên, Vũ Văn Hóa Cập đã biết được kế của Lý Mật, và quay sang tấn công bất ngờ Lý Mật, Lý Mật suýt mất mạng nhưng được bộ tướng Tần Thúc Bảo cứu, và đẩy lui được Vũ Văn Hóa Cập. Vũ Văn Hóa Cập không thể tìm được lương thực nên buộc phải tiến về phía bắc để tránh xa Lý Mật, Lý Mật cũng không lùng theo. Nhiều binh sĩ của Vũ Văn Hóa Cập đã hàng Lý Mật, song ông vẫn giữ được khoảng 2 vạn lính.
Sau khi đến Ngụy huyện (nay thuộc Hàm Đan, Hà Bắc), thuộc hạ thân tín của Vũ Văn Hóa Cập là Trương Khải (張愷) đã âm mưu chống lại ông. Vũ Văn Hóa Cập đã phát hiện ra âm mưu và xử tử Trương Khải cùng những người đồng mưu, song vào thời điểm này các tướng sĩ của ông ngày càng nản chí và ngày càng nhiều người đào ngũ. Vũ Văn Hóa Cập tin rằng ngày thất bại đã đến gần nên muốn đoạt lấy ngôi vua. Vào mùa thu năm 618, Vũ Văn Hóa Cập đã hạ độc giết chết Dương Hạo và xưng làm hoàng đế của nước Hứa.
Làm hoàng đế.
Vào mùa xuân năm 619, Vũ Văn Hóa Cập tấn công Nguyên Bảo Tàng, một tướng cũ của Lý Mật. (Lý Mật đã bị tướng Tùy Vương Thế Sung đánh bại vào mùa thu năm 618 phải chạy sang quy thuận nhà Đường). Nguyên Bảo Tàng sau cũng đầu hàng Đường. Sau đó, tướng nhà Đường là Lý Thần Thông (李神通), em họ của Đường Cao Tổ, đã tiến đánh Vũ Văn Hóa Cập. Vũ Văn Hóa Cập chống không nổi Lý Thần Thông, phải chạy về phía đông đến Liêu Thành. Lý Thần Thông đuổi theo và bao vây Liêu Thành.
Ở Liêu Thành, Vũ Văn Hóa Cập cố dùng châu báu mang theo để lôi kéo các thủ lĩnh khởi nghĩa chống Tùy khác đến giúp mình. Vương Bạc đã chấp thuận, và tiến vào Liêu Thành, giúp Hóa Cập phòng thủ. Nhưng cũng đúng lúc Vũ Văn Hóa Cập cạn kiệt lương thực và quyết định đầu hàng Lý Thần Thông. Phó thủ Thôi Dân Cán (崔民幹) đề xuất rằng Lý Thần Thông hãy cho Vũ Văn Hóa Cập đầu hàng, song Lý Thần Thông đã từ chối vì muốn phô trương sức mạnh và đoạt lấy kho báu của Vũ Văn Hóa Cập. Trong khi đó, Vũ Văn Hóa Cập đã phái Vũ Văn Sĩ Cập ra ngoài thành tìm lương thực, và Vũ Văn Sĩ Cập đã cung cấp một số lương thực cho Liêu Thành. Do vậy, quân của Vũ Văn Hóa Cập đã phục hồi phần nào, và do đó ông đã rút đề nghị đầu hàng và tiếp tục kháng cự.
Tuy nhiên, Hạ vương Đậu Kiến Đức - một thủ lĩnh khởi nghĩa chống Tùy khác, vốn đã định đánh Vũ Văn Hóa Cập, đã tiến đến buộc Lý Thần Thông phải rút lui. Nhưng Đậu Kiến Đức cũng bao vây Liêu Thành, Vương Bạc đã mở cổng thành nghênh đón quân Hạ tiến vào. Đậu Kiến Đức bắt giữ Vũ Văn Hóa Cập và xưng thần khi gặp Tiêu hoàng hậu, tuyên bố để tang Dạng Đế và úy lạo các quan lại nhà Tùy. Đậu Kiến Đức bắt và hành hình Vũ Văn Trí Cập, Dương Sĩ Lãm cùng một vài thuộc hạ khác của Vũ Văn Hóa Cập. Sau đó, Đậu Kiến Đức giải Vũ Văn Hóa Cập cùng các con của Vũ Văn Hóa Cập là Vũ Văn Thừa Cơ và Vũ Văn Thừa Chỉ đến căn cứ của ông ta tại Tương Quốc (nay thuộc Hình Đài, Hà Bắc) và xử trảm. Trước khi bị hành quyết, Vũ Văn Hóa Cập chỉ nói một câu: "Bất phụ Hạ vương!" (Tôi chưa từng gây hại cho Hạ Vương!).
Người em của Vũ Văn Hoá Cập, Vũ Văn Sĩ Cập, do ở ngoài Liêu Thành nên thoát nạn, sau quy phục nhà Đường và trở thành nhân vật quan trọng của chính quyền Đường Cao Tổ, Đường Thái Tông. | 1 | null |
Điều kỳ diệu ở thành Bern là tựa tiếng Việt của phim Đức "Das Wunder von Bern" của đạo diễn Sönke Wortmann, sản xuất năm 2003, từ kịch bản mà ông viết chung với Rochus Hahn. Phim kể về chiến thắng phi thường của đội bóng đá quốc gia Tây Đức trong giải vô địch bóng đá thế giới 1954 ở Bern, Thụy Sĩ. Ngoài ra phim này còn nói về những khó khăn của một tù nhân chiến tranh trở về quê nhà hội nhập vào gia đình, mà đã sống nhiều năm không có ông. Nhưng song song với thành công trên của nước Đức ông ta càng ngày càng gần gũi trở lại với con trai và gia đình.
Tóm lược.
Chuyện phim xảy ra vào năm 1954. Richard Lubanski (đóng bởi Peter Lohmeyer), công nhân hầm mỏ được gởi ra chiến trường, là tù nhân chiến tranh, sau những năm dài bị giam giữ tại Liên Xô được về với gia đình ở thành phố Essen (vùng Ruhrgebiet), có cảm tưởng như mình đang sống với những người xa lạ. Những người con của ông bây giờ đã trưởng thành, có đời sống riêng của họ. Con trai lớn, Bruno, dò hỏi vai trò của ông dưới thời Hitler. Ingrid con gái ông, thì cặp bồ với một người lính Anh (kẻ thù cũ). Vợ ông, sau nhiều năm phải lãnh trách nhiệm cho cả gia đình, có những tư tưởng độc lập. Còn đứa con trai út, Matthias, mà ông chưa bao giờ thấy trước đó, thì hâm mộ đá banh, và những cầu thủ bóng đá lừng danh, những tên tuổi mà ông chưa bao giờ nghe tới. Nhất là cầu thủ quốc gia Helmut Rahn của đội Rot-Weiß-Essen, người mà nó ngưỡng mộ nhất và xem như là cha nó. Bởi vậy ông gặp khó khăn hòa nhập vào đời sống gia đình.
Còn Helmut Rahn thì nản lòng vì không được huấn luyện viên Sepp Herberger cho là cầu thủ chính, vòng đầu chỉ được cho đá trong trận đấu với đội Hungary. Nhưng rồi thì đội Đức, được coi là ít có khả năng thắng, đã lọt vào chung kết.
Rồi từ từ quan hệ giữa cha và con út tốt đẹp và gần gũi hơn sau những khó khăn ban đầu. Cũng như Helmut Rahn, một tấm gương lớn của Matthias, ban đầu không được cho đấu, đã đá vô quả 3-2 đưa tới chiến thắng cho nước Đức, gây nên tinh thần yêu nước và hứng khởi cho người Đức sau nhiều năm buồn thảm vì thua trận.
Phim cũng nói về một cặp vợ chồng, vợ xuất thân từ một gia đình giàu có, chồng là phóng viên thể thao. Cả hai mang lại cho cuốn phim một phần vui tươi, và cũng cho thấy cái nhìn khác biệt của đàn ông và phụ nữ về bóng đá. | 1 | null |
Xạ thủ hoặc Thiện xạ (tựa tiếng Anh: Shooter) là một bộ phim Mỹ thuộc thể loại hình sự, hành động và tâm lý của đạo diễn Antoine Fuqua thực hiện. Phim được phát hành vào năm 2007, có sự tham gia của nam diễn viên Mark Wahlberg. "Shooter" dựa theo một tiểu thuyết có tên "Point of Impact" của nhà văn Stephen Hunter.
Nội dung.
Trung sĩ Bob Lee Swagger là xạ thủ bắn tỉa cừ khôi trong quân đội Mỹ, anh giải ngũ được ba năm thì Đại tá Isaac Johnson nhờ anh hợp tác với ông để truy bắt một tên sát thủ có ý định ám sát Tổng thống, bởi vì chỉ có lính bắn tỉa giỏi mới hiểu được suy nghĩ của bọn sát thủ. Swagger kiểm tra ba thành phố mà Tổng thống sẽ đi qua, anh nói với Johnson rằng vị trí thích hợp nhất để bắn tỉa là Philadelphia, tuy nhiên anh không biết mình đang bị Johnson gài bẫy.
Một tuần sau, Johnson ra lệnh cho thuộc hạ của ông bắn Tổng thống, thực ra viên đạn không trúng Tổng thống mà trúng Tổng giám mục. Johnson đổ tội ám sát cho Swagger khiến anh bị lực lượng cảnh sát và lính chính phủ truy đuổi, sau đó bị truy nã khắp nước Mỹ. Khi không còn đường chạy, Swagger đã đến nhà người đồng đội cũ đã tử trận ở Kentucky rồi xin cô vợ góa bụa Sarah Fenn cho mình ẩn náu. Sarah đồng ý cho Swagger ở lại, cô chữa trị vết thương cho anh, dần dần cả hai nảy sinh tình cảm với nhau.
Đặc vụ FBI Nick Memphis đã kiểm tra hiện trường vụ ám sát, anh có thông tin chứng minh Swagger không phải là hung thủ, vì thế anh suýt bị bọn thuộc hạ của Johnson thủ tiêu. Swagger đến cứu Nick kịp thời, sau đó Nick đi theo Swagger. Ngày hôm sau, Swagger dẫn Nick đến gặp một người chuyên gia về súng đạn ở Tennessee để hỏi ông ta vài điều, ông chuyên gia nói với Swagger rằng người xạ thủ thật sự của Johnson đang ở Virginia. Ngay lập tức, Swagger và Nick đến Virginia. Swagger vào nhà người xạ thủ và ông này cho anh biết Đại tá Johnson và Thượng nghị sĩ Charles Meachum đã từng dẫn binh lính đi tàn sát 400 dân thường ở Ethiopia, châu Phi. Swagger ghi âm toàn bộ lời nói của người xạ thủ để có chứng cứ buộc tội Johnson, nói chuyện xong thì người xạ thủ lấy súng tự tử.
Sau đó Swagger và Nick chạm trán một đội quân lính đánh thuê, nhờ có dùng bom ống và bom napan nên cả hai nhanh chóng tiêu diệt hết bọn lính. Vài ngày sau, Swagger hẹn gặp Johnson và Meachum trên một núi tuyết để trao đổi. Johnson sẽ thả Sarah ra, còn Swagger sẽ đưa máy ghi âm cho Johnson. Họ chưa thương lượng xong thì lực lượng FBI đến nơi, Swagger đành phải đầu hàng. Cảnh sát đưa Swagger về gặp các quan chức cao cấp, trong phòng họp còn có Sarah, Nick và Johnson. Swagger giải thích rõ ràng xong thì được trả tự do, mặc dù anh có tiết lộ với hội đồng về chuyện Johnson giết dân châu Phi nhưng cuộc tàn sát đó không nằm trong lãnh thổ nước Mỹ nên Johnson không bị kết tội.
Tối hôm đó Swagger tấn công vào căn nhà gỗ của Johnson, anh bắn chết Johnson, Meachum và vài đặc vụ khác rồi cho nổ tung căn nhà. Swagger đã trả xong mối thù, anh ra khỏi khu rừng và lên một chiếc xe, nơi Sarah đang chờ anh. | 1 | null |
Quản lý dự án theo chuỗi găng (tiếng Anh: "Critical chain project management", hay "CCPM") là một phương pháp lập kế hoạch và quản lý dự án mà đặt sự nhấn mạnh chính trên các nguồn lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ dự án. Nó được phát triển bởi Eliyahu M. Goldratt. Quản lý dự án theo chuỗi găng trái ngược với các phương pháp quản lý dự án truyền thống có nguồn gốc từ phương pháp Đường găng và thuật toán PERT, trong đó nhấn mạnh thứ tự công việc và lịch trình (tiến độ) cứng nhắc.
Trong các phương pháp quản lý dự án truyền thống, 30% thời lượng thực hiện bị mất và tài nguyên thường bị tiêu thụ bởi những kỹ thuật gây lãng phí thời gian như đa nhiệm, hội chứng sinh viên ("nước đến chân mới nhảy")... | 1 | null |
Akhmadovich Kadyrov (; , ) (sinh ngày 5 tháng 10 năm 1976) là một chính khách Chechnya. Ông là người đứng đầu Chechnya thuộc Nga. Ông là con trai Akhmad Kadyrov, một người Chehnya ly khai sau đó quay sang hợp tác với Nga, được Nga cử làm Tổng thống Chenya và bị ám sát vào tháng 5 năm 2004. Tháng 2 năm 2007, Kadyrov thay thế Alu Alkhanov làm Tổng thống, ngay sau khi ông bước sang tuổi 30, là tuổi tối thiểu yêu cầu cho chức vụ này. Ông ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin và đã được trao Huân chương Anh hùng Nga, danh hiệu cao quý nhất của Nga. Kadyrov đã tham dự các cuộc tranh giành quyền lực bạo động; với các lãnh chúa chính quyền Chechnya Sulim Yamadayev và Said-Magomed Kakiev về quyền hạn đối với quân đội, và với Alu Alkhanov về quyền hạn chính trị. Hiện tại, ông vừa là Tổng thống Chehnya vừa là một chỉ huy cao cấp (quân hàm thượng tướng) của Vệ binh quốc gia Nga
Đầu đời.
Kadyrov sinh ra ở Tsentaroy, tại Checheno-Ingush ASSR, tại CHXHCNXV Nga, một phần của Liên Xô. Ông là con trai thứ hai trong gia đình Akhmad và Aimani Kadyrov và là con út của họ. Kadyrov cố gắng giành được sự tôn trọng của cha mình, Akhmad Kadyrov, một imam. Akhmad đã ủng hộ lời kêu gọi thánh chiến chống lại người Nga trong Chiến tranh Chechnya lần thứ nhất nhưng đã đổi phe và tuyên bố trung thành với Nga trong Chiến tranh Chechnya lần thứ hai. Vào đầu những năm 1990, khi Liên Xô tan rã, người Chechnya đã tiến hành đấu thầu giành độc lập.
Trong Chiến tranh Chechnya lần thứ nhất, ông đã chiến đấu cùng người cha chống lại các lực lượng vũ trang Nga. Sau sau chiến tranh, Ramzan là tài xế riêng và vệ sĩ của cha anh là Akhmad, người đã trở thành mufti phe ly khai của Chechnya. Lực lượng dân quân Kadyrovite được thành lập trong Chiến tranh Chechnya lần thứ nhất, khi Akhmad Kadyrov tuyên bố thánh chiến chống lại Nga. Gia đình đào thoát sang phía Nga khi bắt đầu Chiến tranh Chechnya lần thứ hai vào năm 1999. Kể từ đó, Kadyrov lãnh đạo dân quân của mình với sự hỗ trợ từ Dịch vụ An ninh Liên bang (FSB)] của Nga , bao gồm cả việc cung cấp thẻ ID dịch vụ, trở thành người đứng đầu Dịch vụ An ninh của Tổng thống Chechnya sau này được gọi là Kadyrovites.
Sự nghiệp chính trị.
Sau khi cha ông, Tổng thống khi đó, bị ám sát vào ngày 9 tháng 5 năm 2004, Ramzan được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng đầu tiên của Cộng hòa Chechnya vào ngày 10 tháng 5 năm 2004. Khi em gái của ông bị cảnh sát Dagestan giam giữ vào tháng 1 năm 2005, Kadyrov và khoảng 150 người đàn ông có vũ trang đã lái xe đến tòa nhà Cảnh sát thành phố Khasavyurt (GOVD), người của Kadyrov đã bao vây GOVD, buộc các sĩ quan trực ban của họ dựa vào tường và tấn công họ, sau đó họ rời khỏi tòa nhà cùng với Zulay Kadyrova.
Tháng 11 năm 2005, trong đó thủ tướng Chechnya Sergey Abramov bị thương trong một vụ tai nạn giao thông, Kadyrov được bổ nhiệm làm thủ tướng vào ngày 18 tháng 11 năm 2005. Ông ngay lập tức tiến hành thực hiện các yếu tố của luật Sharia, chẳng hạn như tuyên bố cấm sản xuất cờ bạc và rượu.
Vào ngày 1 tháng 3 năm 2006, Sergey Abramov từ chức thủ tướng và nói với hãng tin Itar-Tass rằng ông làm như vậy "với điều kiện Ramzan Kadyrov lãnh đạo chính phủ Chechnya .
Kadyrov được Alkhanov bổ nhiệm làm Thủ tướng Cộng hòa Chechnya vào ngày 4 tháng 3 năm 2006. Ngay sau khi nhậm chức, Kadyrov đã phê duyệt dự án xây dựng dinh tổng thống trên một Mảnh đất bên Sông Sunzha ở trung tâm thành phố đổ nát Grozny. Ước tính tiêu tốn khoảng 1,5 tỷ roubles ($54 triệu USD) để xây dựng.
Đứng đầu Cộng hòa Chenya.
Vào ngày 15 tháng 2 năm 2007, Putin đã ký một sắc lệnh cách chức Alkhanov và đưa Kadyrov trở thành quyền tổng thống của Chechnya. Vào ngày 2 tháng 3 2007, sau khi Putin đề cử Kadyrov làm tổng thống Chechnya, quốc hội Chechnya đã phê chuẩn đề cử này. Trong những ngày tiếp theo, những thay đổi nghiêm trọng đã diễn ra trong cơ cấu hành chính của nước cộng hòa, ảnh hưởng đến cả các quan chức cấp cao và cấp trung. Cựu phó thủ tướng Odes Baysultanov (anh họ của Kadyrov) đã được bổ nhiệm vào vị trí thủ tướng còn trống.
Kadyrov nói rằng các vi phạm nhân quyền đã là "dĩ vãng" ở nước cộng hòa của ông, bác bỏ các cáo buộc tra tấn mới do Hội đồng Châu Âu] đưa ra. Vào ngày 19 tháng 3 năm 2007, Kadyrov tuyên bố sẽ chấm dứt mọi hoạt động du kích còn lại ở Chechnya trong vòng hai tháng. Ngày 5 tháng 4 năm 2007, Kadyrov tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Chechnya. Ông đã bổ nhiệm người em họ của mình là Odes Baysultanov làm Thủ tướng vào ngày 10 tháng 4.
Sau vụ tấn công bằng bom xe vào Yunus-bek Yevkurov, tổng thống của nước láng giềng Cộng hòa Ingushetia vào ngày 22 tháng 6 năm 2009, Kadyrov tuyên bố rằng Điện Kremlin đã ra lệnh cho anh ta chiến đấu với quân nổi dậy ở đó, và trong chuyến thăm sau đó của anh ta với nước cộng hòa vào ngày 24 tháng 6 cam kết trả thù tàn nhẫn.
Vào cuối tháng 12 năm 2009, Kadyrov tuyên bố rằng những người nổi dậy còn lại đang được "Phương Tây" tài trợ. Ông cũng gợi ý rằng Nga nên tấn công Georgia và Ukraine "Đó là nỗi đau riêng của Nga; tại sao chúng ta luôn phải chịu đựng nếu chúng ta có thể loại bỏ điều này mãi mãi?". Vào đầu tháng 8 năm 2010, Kadyrov đã tuyên bố rằng chỉ còn lại 70 chiến binh Hồi giáo ở Chechnya. Trong cùng tháng, ông đề xuất đổi chức danh "Tổng thống Cộng hòa Chechnya" thành "Người đứng đầu Cộng hòa Chechen". Vào ngày 12 tháng 8, ông cũng kêu gọi tổng thống của tất cả các nước cộng hòa Bắc Kavkaz kiến nghị Đuma Quốc gia thay đổi chức danh của họ, nói rằng chỉ nên có một tổng thống ở Nga.
Nỗ lực ám sát.
Một nỗ lực ám sát nhằm vào Kadyrov và một thành viên quốc hội Adam Delimkhanov đã bị cảnh sát ngăn chặn vào ngày 23 tháng 10 năm 2009. Thứ trưởng Nội vụ Chechnya Roman Edilov cho biết cảnh sát đã bắn chết người điều khiển chiếc ô tô chạy quá tốc độ chở một chiếc xe tăng 200 lít sau khi nổ súng cảnh cáo ngay trước khi Kadyrov đến một công trường xây dựng. Người điều khiển chiếc xe sau đó được xác định là một thủ lĩnh chiến binh (được gọi là Urus-Martan emir Beslan Bashtayev).
Said-Emi Khizriev, người đóng vai trò tổ chức vụ tấn công, đã bị giết bởi cảnh sát Nga, những người đã cố gắng bắt giữ anh ta tại làng Michurin ở Grozny. Khizriev đã lên kế hoạch và thực hiện tham gia vào các vụ nổ tại hai trạm xăng ở Gudermes vào mùa xuân năm trước, cũng như trong một cuộc tấn công vũ trang vào một câu lạc bộ thể thao trong thành phố
Vào ngày 5 tháng 3 năm 2023, Microsoft News đưa tin rằng Kadyrov đang ở trong một "tình trạng nghiêm trọng" và các nguồn tin không xác định cho biết ông đã bị đầu độc bởi GRU, Vào tháng 2, một đồng minh thân cận của Kadyrov, Tướng Apti Alaudinov được cho là đã bị đầu độc bởi một lá thư tẩm chất độc.
Chiến tranh Nga-Ukraina.
Trong Chiến tranh Nga-Ukraina, Kadyrov được cho là đã tham gia vào các hoạt động của Nga bên ngoài Kyiv. Trong một video mà anh ấy đăng trên Telegram, anh ấy kêu gọi các lực lượng Ukraine đầu hàng "nếu không bạn sẽ kết thúc". Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Điện Kremlin không có thông tin về việc Kadyrov có ở Ukraine hay không. "The Telegraph" báo cáo rằng trong hai lần Kadyrov nói rằng anh ta đang ở Ukraine, ông đã được chứng minh là không.
Vào ngày 28 tháng 3 năm 2022, Tổng thống Putin thăng cấp trung tướng cho Kadyrov. Ngày 26 tháng 5, Kadyrov đe dọa Ba Lan, bởi Ba Lan cung cấp vũ khí cho Ukraine. Ngày 10 tháng 9, Kadyrov, buồn bã trước việc rút quân của Nga ở Izium, đã kêu gọi ban bố thiết quân luật và huy động quân đội đầy đủ ở Nga. Vào ngày 1 tháng 10 năm 2022, Kadyrov kêu gọi Nga sử dụng vũ khí hạt nhân năng suất thấp ở Ukraine, để đáp trả việc Nga mất thị trấn quan trọng Lyman của Ukraine. Hai ngày sau, ông thông báo rằng anh ấy sẽ triển khai ba người con trai chưa đủ tuổi vị thành niên, 14, 15 và 16, là lính trẻ em ra tiền tuyến ở Ukraine, một tội ác chiến tranh có thể xảy ra .<ref> | 1 | null |
The Green Mile (tạm dịch: "Dặm xanh") là một bộ phim chính kịch năm 1999 của Mỹ, do Frank Darabont đạo diễn dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của Stephen King. Tác phẩm có sự góp mặt của Tom Hanks (trong vai Paul Edgecomb), Michael Clarke Duncan (vai John Coffey) cùng một số diễn viên tên tuổi khác như David Morse, Bonnie Hunt và James Cromwell. Phim kể về cuộc đời của Paul, một viên chức coi ngục tử tù trong thời kỳ Đại suy thoái tại Hoa Kỳ, cùng với những hiện tượng siêu nhiên mà anh chứng kiến.
Bộ phim được công chiếu vào ngày 10 tháng 12 năm 1999 tại Hoa Kỳ và nhận được những đánh giá tích cực từ các nhà phê bình. Tác phẩm là một thành công thương mại khi thu về 290 triệu USD so với kinh phí bỏ ra 60 triệu USD. Phong cách hình ảnh và dàn diễn viên phim đều được khen ngợi. Ngoài ra, "The Green Mile" còn gặt hái được 4 đề cử Oscar: Giải Oscar cho nam diễn viên phụ xuất sắc nhất (Michael Clarke Duncan), Giải Oscar cho phim xuất sắc nhất, Giải Oscar cho hòa âm hay nhất và Giải Oscar cho kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất.
Nội dung.
Trong một viện dưỡng lão ở Louisiana vào năm 1999, nhân vật chính Paul Edgecomb bật khóc khi xem bộ phim "Top Hat". Bạn ông, Elaine, bắt đầu lo lắng, và Paul giải thích với bà rằng bộ phim làm cho ông nhớ lại những sự kiện xảy ra vào năm 1935, khi ông là một cai ngục, phụ trách cai quản khu tử tù, nơi thường được gọi là "Dặm xanh".
Năm 1935, Paul cùng với các sĩ quan Brutus Howell, Dean Stanton, Harry Terwilliger và Percy Wetmore đảm nhiệm vai trò cai quản khu tử tù. Paul, người bị mắc bệnh nhiễm trùng bàng quang, nhận một tù nhân mới tên là John Coffey, một người đàn ông da đen to lớn nhưng có tính cách trái ngược với vẻ ngoài. John bị kết án tử hình vì tội cưỡng hiếp và sát hại hai cô bé da trắng. Một trong những tù nhân khác là một người Mỹ bản địa tên Arlen Bitterbuck, bị buộc tội giết nhiều người và là người đầu tiên bị đưa lên ghế điện. Percy thể hiện mình là một con người độc ác, nhưng, với tư cách là cháu trai của Đệ nhất phu nhân Louisiana, hắn không thể bị trừng trị. Percy thường ngược đãi tù nhân Eduard Delacroix, đánh gãy tay ông, dẫm chết Ngài Jingles (chuột cưng của Del) và liên tục gọi ông là "tên đồng tính". Paul nói với Percy rằng hắn phải làm đơn chuyển đến một bệnh viện tâm thần ngay sau khi hắn hành quyết Del. Tại nơi hành quyết, Percy cố tình không ngâm miếng bọt biển và giật điện Del, khiến ông phải chịu một cái chết đau đớn và khủng khiếp.
John bắt đầu bộc lộ sức mạnh siêu nhiên của mình; anh chữa chứng nhiễm trùng bàng quang của Paul, hồi sinh Ngài Jingles và chữa lành khối u não cho Melinda Moores, vợ của trưởng cai ngục nhà tù. Sau đó anh truyền lại nỗi đau này cho Percy, dưới ảnh hưởng của nó hắn ta đã bắn chết tù nhân William Wharton. Wharton trước đó bị bắt vì tội giết người và là một kẻ gây rối; hắn tấn công những bảo vệ khi được đưa đến nhà tù, làm trò ngông hai lần mà sau đó khiến Paul phải ra lệnh nhốt hắn vào phòng biệt giam của khu, cũng như đe doạ Percy, xúc phạm chủng tộc John, đồng thời chịu trách nhiệm cho tội ác của John. John sau đó truyền sức mạnh cho Paul để anh hiểu rõ mọi chuyện, và khi làm như vậy, John cũng truyền sức mạnh siêu nhiên của mình vào Paul. Percy sau đó bị đưa đến nhà thương điên.
Mặc dù Paul phiền muộn về sự vô tội của John, nhưng John nói với Paul rằng anh ấy muốn chết, vì anh ấy không muốn chứng kiến sự tàn nhẫn của thế giới này. John cũng bộc bạch rằng anh chưa bao giờ xem một bộ phim chiếu rạp nào trước đây, nên anh đã được đưa đi xem tác phẩm "Top Hat" cùng với những bảo vệ khác như một yêu cầu cuối cùng. John bị tử hình vào tối hôm đó; khi ấy, anh đề nghị không được trùm khăn lên đầu vì sợ bóng tối.
Paul kết thúc câu chuyện bằng cách nói với Elaine rằng John là vụ hành quyết cuối cùng của ông và Brutus; cả hai sau đó đã xin nghỉ việc và chuyển đến trại cải huấn thiếu niên.
Elaine nhận ra rằng, Paul đã có một người con trai lớn vào năm 1935, thế nên ông phải già hơn nhiều so với vẻ bề ngoài. Paul tiết lộ rằng ông đã 108 tuổi. Ông sống lâu như vầy là nhờ sức mạnh mà John truyền lại. Chuột của Del, Ngài Jingles, vẫn còn sống khỏe mạnh. Bộ phim sau đó chuyển sang cảnh Paul tham dự đám tang của Elaine, và suy nghĩ rằng nếu sức mạnh của John có thể làm một con chuột sống được bao lâu, thì ông sẽ sống được nhiều hơn bấy lâu.
Sản xuất.
Darabont đã chuyển thể tiểu thuyết của Stephen King, "Dặm xanh", thành kịch bản trong vòng 8 tuần.
Bộ phim được quay tại Warner Hollywood Studios, Tây Hollywood, California, và tại các địa điểm ở Shelbyville, Tennessee, Blowing Rock, Bắc Carolina cũng như Nhà tù bang Tennessee. Terence Marsh chịu trách nhiệm thiết kế cảnh quan nội thất.
Hơn 30 con chuột đã được huấn luyện để đóng vai Ngài Jingles.
Tuyển vai.
Hanks và Darabont đã gặp nhau trong bữa tiệc chiêu đãi tại lễ trao Giải Oscar năm 1994. Stephen King nói rằng ông đã hình dung ra Hanks đóng vai này và rất vui khi Darabont nhắc đến tên mình. Hanks ban đầu được cho là thủ vai cả Paul Edgecomb lúc về già, nhưng những đồ trang điểm không giúp anh trông giống một người đàn ông lớn tuổi. Vì thế nên Greer đã được mời vào vai Edgecomb già.
Duncan cho biết anh có được vai diễn của mình nhờ Bruce Willis, người mà anh cùng làm việc trong bộ phim "Armageddon" vào một năm trước đó. Theo Duncan, Willis đã giới thiệu anh với Darabont sau khi nghe thấy cuộc hội thoại tuyển vai John Coffey. Cầu thủ bóng rổ Shaquille O’Neal từng được cân nhắc cho vai John Coffey.
Morse không hề biết gì về kịch bản cho đến khi anh được đề nghị tham gia bộ phim. Morse nói rằng anh đã rơi nước mắt sau khi đọc xong nó. Darabont muốn Cromwell thủ vai nhân vật này ngay từ đầu, và sau khi đọc kịch bản, Cromwell đã cảm động và đồng ý.
Nhạc phim.
Bản nhạc phim của "The Green Mile", "Music from the Motion Picture The Green Mile", được phát hành vào ngày 19 tháng 12 năm 1999 bởi Warner Bros. Nó chứa 37 bản nhạc, chủ yếu là của Thomas Newman. Bản nhạc cũng chứa bốn ca khúc: "Cheek to Cheek" của Fred Astaire, "I Can't Give You Anything but Love, Baby" của Billie Holiday, "Did You Ever See a Dream Walking?" của Gene Austin và "Charmaine" của Guy Lombardo.
Đón nhận.
Doanh thu.
Tại Hoa Kỳ, "The Green Mile" được phát hành vào ngày 10 tháng 12 năm 1999 và thu về 136 triệu USD. Ở tất cả các lãnh thổ khác, bộ phim thu về 150 triệu USDP, với tổng doanh thu trên toàn thế giới là 290,7 triệu USD.
Phương tiện tại gia.
Bộ phim được phát hành trên đĩa VHS và DVD vào ngày 13 tháng 6 năm 2000. Phim đã thu về 17,45 triệu USD từ DVD và VHS vào ngày 18 tháng 6 năm 2000.
Đánh giá chuyên môn.
"The Green Mile" đã nhận được nhiều đánh giá tích cực từ giới chuyên môn. Trên Rotten Tomatoes, tác phẩm đạt tỉ lệ đồng thuận 78% dựa trên 134 bài đánh giá, với điểm số trung bình là 6,8/10. "Mặc dù "The Green Mile" có thời lượng dài, nhưng các nhà phê bình nói rằng đó là một trải nghiệm dữ dội, đầy cảm xúc". Tác phẩm cũng có số điểm 61/100 trên Metacritic dựa trên 36 nhà chuyên môn, cho thấy "những đánh giá chung thuận lợi". Khán giả được khảo sát bởi CinemaScore đã cho bộ phim điểm "A", trên thang điểm từ A+ đến F. | 1 | null |
Diêu Dặc Trọng (, 280 - 352), là một nhân vật vào cuối thời Tây Tấn và đầu thời Thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc, tù trưởng người Khương tại Nam An, trước sau hàng Hán Triệu và Đông Tấn. Diêu Dặc Trọng cũng là phụ thân của Diêu Trường- hoàng đế khai quốc của nước Hậu Tần.
Tiên thế.
Diêu Dặc Trọng là đời sau của Thiêu Đương Khương (烧当羌)- một bộ lạc Khương cổ, những năm Kiến Vũ Trung Nguyên (56-57) thời Hán Quang Vũ Đế, do tổ tiên của Diêu Dặc Trọng là Điền Ngu (填虞) xâm nhiễu Đông Hán nên bị triều đình Đông Hán thảo phạt, buộc phải chạy trốn. Đến thời Thiên Na (迁那) thì nội phụ triều đình, đến thời điểm đó, được cho đến cư trú tại Xích Đình huyện thuộc Nam An quận. Diêu Dặc Trọng là cháu đời thứ năm của Thiên Na, phụ thân của ông là Kha Hồi (柯回)- giữ chức Trấn Tây tướng quân, Tây Khương đô đốc của Tào Ngụy.
Cuộc đời ban đầu.
Thời niên thiếu, Diêu Dặc Trọng được đánh giá là thông minh và dũng mãnh, quyết định khôn ngoan, hùng vũ cương nghị, không hạn chế ngành công nghiệp, thủ công nghiệp, song thu thuế để cứu tế cho nơi cần thiết, vì thế được dân chúng rất kính phục. Năm 312, tức năm thứ hai xảy ra loạn Vĩnh Gia, Diêu Dặc Trọng dẫn bộ chúng tiến về phía đông đến Du Mi (榆眉), có đến mấy vạn nhân dân Hán Hồ đi theo. Vào thời điểm này, Diêu Dặc Trọng tự xưng là 'hộ Tây Khương hiệu úy', 'Ung châu thứ sử', 'Phù Phong công'. Năm 323, sau khi hoàng đế Lưu Diệu của nước Hán Triệu tiêu diệt Trần An (陳安) ở Lũng Tây, các bộ lạc người Đê và người Khương ở khu vực Quan Lũng đều thỉnh hàng Hán Triệu. Lưu Diệu cho Diêu Dặc Trọng làm 'Bình Tây tướng quân', phong tước 'Bình Tương công'.
Phụng sự Thạch Hổ.
Năm 328, sau khi Lưu Diệu bại trận trước Thiên vương Thạch Lặc của nước Hậu Triệu, thái tử Lưu Hi đang lưu thủ Trường An đã quyết định bỏ thành, chạy đến Thượng Khuê (上邽, nay thuộc Thiên Thủy, Cam Túc), khiến vùng Quan Trung đại loạn, Hậu Triệu thừa cơ vào chiếm lấy Quan Trung. Không lâu sau, tướng Thạch Hổ của Hậu Triệu công hạ Thượng Khuê, tiêu diệt thế lực tàn dư của Hán Triệu. Diêu Dặc Trọng vì thế đã quy hàng Hậu Triệu, được Thạch Hổ tiến cử làm 'An Tây tướng quân', Lục Di tả đô đốc. Đương thời, Diêu Dặc Trọng kiến nghị với Thạch Hổ cho di dời các hào tộc Lũng Thượng, làm suy yếu thực lực của họ để tăng cường cho khu vực kinh kỳ, Thạch Hổ nghe theo.
Đến năm 333, hoàng đế Thạch Lặc của Hậu Triệu qua đời, Thạch Hổ dựa vào chức thừa tướng mà nắm giữ quyền lực triều đình rồi xưng đế. Theo lời của Diêu Dặc Trọng trước đó và lời khuyên của thủ lĩnh người Đê Bồ Hồng, Thạch Hổ bắt hào tộc Quan Trung cùng người Đê và Khương, tổng cộng 10 vạn hộ, phải dời đến thủ đô Tương Quốc (襄國, nay thuộc Hình Đài, Hà Bắc). Thạch Hổ cho Diêu Dặc Trọng làm 'Phấn Vũ tướng quân', 'Tây Khương đại đô đốc', phong tước 'Tương Bình huyện công', cho bộ chúng của ông di cư đến Thiếp Đầu (灄頭, nay là đông bắc Tảo Cường, Hà Bắc) thuộc Thanh Hà quận. Sau đó, Diêu Dặc Trọng lại được thụ chức 'thiên trì tiết', 'Thập quận Lục Di đại đô đốc', 'Quan Quân đại tướng quân'.
Năm 349, Lương Độc (梁犊) và bộ chúng của người này tiến hành binh biến, tạo thanh thế lớn, đánh bại quân Lý Nông (李农) do Thạch Hổ phái đến để thảo phạt. Bấy giờ, Thạch Hổ rất lo sợ, và đã triệu Diêu Dặc Trọng cùng Yên vương Thạch Bân (石斌) đến để phái đi thảo phạt Lương Độc. Diêu Dặc Trọng suất bộ chúng của mình gồm hơn 8.000 khinh kị đến thủ đô Nghiệp Thành (nay thuộc Lâm Chương, Hà Bắc). Khi đó, Thạch Hổ đã lâm trọng bệnh, không thể tiếp kiến ngay, thoạt đầu chỉ là thưởng tửu thực cho Diêu Dặc Trọng. Diêu Dặc Trọng tức giận và không ăn, nói: "triệu ta đi đánh giặc, đâu phải ta đến kiếm ăn! Ta không biết kim thượng tồn hay vong, nếu được thấy một lần, có chết cũng không hận". Sau khi tiếp kiến Thạch Hổ, Diêu Dặc Trọng được thụ thêm chức 'sứ trì tiết', 'thị trung', 'Chinh Tây đại tướng quân', 'tứ khải mã'. Sau đó, Diêu Dặc Trọng ngay lập tức xuất quân, quất ngựa tiến về phía nam, đại phá quân nổi dậy, trảm Lương Độc. Do có công, Diêu Dặc Trọng được ban vinh dự "kiếm lý thượng điện" (có thể mang theo kiếm khi vào thượng triều), "nhập triều bất xu" (khi vào triều không phải bước ngắn và nhanh khi gặp quan trên), được tiến phong là "Tây Bình quận công".
Phụng sự Thạch Chi.
Cùng năm, Thạch Hổ qua đời, thái tử Thạch Thế kế vị, Diêu Dặc Trọng và Bồ Hồng lúc này cũng hồi quân sau khi chinh phạt Lương Độc, cùng Bành Thành vương Thạch Tuân tương ngộ ở Lý Thành (nay thuộc Ôn, Hà Nam), cả hai cùng thuyết phục Thạch Tuân khởi binh đoạt vị. Thạch Tuân sau đó khởi binh, không lâu sau giết chết Thạch Thế và kế vị, nhường cho Nhiễm Mẫn nắm giữ binh quyền. Tuy nhiên, không lâu sau đó, Nhiễm Mẫn đã giết chết Thạch Tuân, lập Thạch Giám làm hoàng đế, song bản thân Nhiễm Mẫn kiểm soát triều đình. Tân Hưng vương Thạch Chi do đó đã liên binh với Bồ Hồng và Diêu Dặc Trọng, di hịch thảo phạt Nhiễm Mẫn. Năm sau, Nhiễm Mẫn giết chết Thạch Giám, đồng thời tru sát tông thất họ Thạch, Diêu Dặc Trọng tức khắc suất binh thảo phạt Nhiễm Mẫn, tiến quân đến Hỗn Kiều (混橋). Không lâu sau đó, Thạch Chi đăng cơ tại Tương Quốc, trở thành hoàng đế Hậu Triệu, ban cho Diêu Dặc Trọng chức 'hữu thừa tướng', phong tước 'Thân Triệu vương', đồng thời nhận được lễ đãi đặc thù.
Năm 351, Nhiễm Mẫn vây Tương Quốc, Diêu Dặc Trọng lệnh cho nhi tử là Diêu Tương suất binh cứu viện Thạch Chi, phối hợp hành động với thái úy Trương Cử (khi ấy Trương Cử đem quốc tỉ để cầu Tiền Yên cứu viện), khiển sử sang Tiền Yên cầu viện. Cuối cùng, ba quân gồm Nhữ Âm vương Thạch Côn, Diêu Tương, Tiền Yên và quân lưu thủ Tương Quốc giáp kích đánh bại quân của Nhiễm Mẫn, quân Nhiễm Mẫn triệt thoái về Nghiệp Thành. Tuy nhiên, mặc dù Diêu Tương giành được chiến thắng, song không làm được yêu cầu phải bắt được Nhiễm Mẫn của Diêu Dặc Trọng trước khi suất quân, bị phụ thân phạt đánh 100 trượng.
Hàng Đông Tấn.
Cũng trong năm 351, Thạch Chi lại bị giết, Hậu Triệu diệt vong, Diêu Dặc Trọng do đó đã khiển sứ sang Đông Tấn xin hàng, nhận được chức 'sứ trì tiết', 'Lục Di đại đô đốc', 'Giang Hoài chư quân sự', 'Xa kị đại tướng quân', 'Nghi đồng tam ti', 'Đại thiền vu', phong tước 'Cao Lăng quận công'.
Năm 352, Diêu Dặc Trọng gặp hoạn bệnh, nói với các con: "họ Thạch hậu đãi ta, ta đã tận lực trợ giúp cho họ. Nhưng nay họ Thạch đã bị diệt, Trung Nguyên vô chủ; Sau khi ta chết, các con đều phải mau chóng quy hàng triều Tấn, đồng thời phải cố giữ đạo bề tôi, không được làm những việc bất nghĩa", sau đó qua đời, hưởng thọ 73 tuổi. Người con trai thứ 5 là Diêu Tương kế tục thống lĩnh bộ chúng. Sau đó Diêu Tương bị Phù Sinh đánh bại, lĩnh cữu của Diêu Dặc Trọng bị quân của Phù Sinh đoạt được, Phù Sinh án táng Diêu Dặc Trọng theo vương lễ tại Ký huyện thuộc Thiên Thủy.
Con trai thứ 24 của Diêu Dặc Trọng là Diêu Trường sau này đã xưng đế và lập ra nước Hậu Tần, truy thụy cho Diêu Dặc Trọng là "Cảnh Nguyên hoàng đế" (景元皇帝), miếu hiệu "Thủy Tổ" (始祖), gọi mộ của ông là "Cao lăng" (高陵).
Nhi tử.
Diêu Dặc Trọng có tổng cộng 42 người con trai: | 1 | null |
Phạm Văn (tiếng Trung: 范文, ?-349) là vị vua mở đầu triều đại thứ hai của Lâm Ấp sau triều đại thứ nhất do Khu Liên thành lập.
Tiểu sử.
Thân thế.
Ông xuất thân là một nô bộc của vua Phạm Duật, vị vua cuối cùng của triều đại thứ nhất. Ông là người có tài nên được vua Phạm Duật tin dùng trong việc xây dựng thành trì, tổ chức lực lượng quân sự khiến cho nước Lâm Ấp cường thịnh. Năm 331 vua Phạm Dật chết không có con nối ngôi, ông đã lên làm vua Lâm Ấp.
Truyền thuyết.
Truyền thuyết kể rằng ông bắt được hai con cá chép trong khi chăm sóc đàn dê, và giấu chúng khỏi chủ của mình. Ông ngạc nhiên khi thấy chúng biến thành hai hòn đá, một trong số đó có sắt. Ông rèn hai thanh kiếm và cầu nguyện: "Nếu tôi tách tảng đá này khi tôi đánh nó, hãy để đức tính thiêng liêng thể hiện trong đó biến tôi thành một vị vua".
Trị vì.
Ông là người có ý chí hùng mạnh quyết tâm mở mang lãnh thổ Lâm Ấp, với quân đội của mình ông đã tiến về phía Nam đến tận biên giới với Phù Nam và đánh chiếm vùng đất ngày nay là Khánh Hòa tới Bình Thuận. Về phía Bắc ông tiến quân ra quận Nhật Nam lúc này đang trong vòng kiểm soát của nhà Tấn (Trung Quốc), giết chết thái thú quận Nhật Nam là La Hầu Lãm và yêu cầu nhà Tấn lấy dãy Hoành Sơn làm biên giới.
Cũng trong thời kỳ chiếm được quận Nhật Nam và lấy dãy Hoành Sơn làm biên giới với nhà Tấn, ông đã cho đời đô từ thời Khu Liên lập quốc ở Tượng Lâm (thuộc Quảng Nam) ra phía bắc tại khu vực ngày nay là Huế với tên gọi kinh đô Kandapurpura.
Ông mất vào năm 349 do bị thương sau một trận đánh với quân đội nhà Tấn, con ông là Phạm Phật nối ngôi. | 1 | null |
Nồi áp suất là một dụng cụ nấu ăn bằng nước ở áp suất cao hơn nồi thông thường. Khi nấu nồi được vặn kín nắp để hơi nước không thể thoát ra ở một áp suất nhất định đã được chọn. Việc đậy nắp kín khiến cho trong nồi đạt hơi bão hòa và nước sôi ở nhiệt độ cao hơn điểm sôi ở điều kiện tiêu chuẩn, nghĩa là sôi ở nhiệt độ cao hơn 100 độ C. Việc hơi bão hòa và nhiệt độ sôi cao hơn khiến nước thẩm thấu vào thức ăn nhanh hơn, thức ăn mềm nhanh hơn, tiết kiệm năng lượng nấu cao hơn. Kể cả một khoảng thời gian nhất định khi nước sôi mà không tiếp tục đun và vẫn đậy kín nắp không xả hơi thì nước trong nồi vẫn đạt 100 độ C hoặc hơn, giúp tiết kiệm năng lượng. Muốn mở nắp nồi ra người ta cần phải xả van cho hết hơi hoặc đặt nồi vào nước lạnh để hơi nước trong nồi ngưng tụ hạ áp suất xuống.
Nồi áp suất làm nóng thức ăn một cách nhanh chóng bởi vì áp suất hơi bên trong từ việc đun sôi chất lỏng (nước) sẽ tác động trực tiếp và khắp bề mặt thực phẩm. Nhờ hơi nước nhiệt độ cao hơn mà truyền nhiệt nhanh hơn, do đó nấu thức ăn rất nhanh. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta có thể giảm đáng kể lượng năng lượng sử dụng để nấu một món ăn bất kì. Đây có thể xem là phương pháp tiết kiệm năng lượng nhất trong nấu ăn.
Nấu áp suất cho phép thực phẩm được nấu chín có độ ẩm cao hơn và nhiệt độ cao hơn so với đun sôi hay hấp như phương pháp thông thường. Khi nấu ăn bình thường nhiệt độ sôi của nước là 100 °C (212 °F) ở áp suất tiêu chuẩn; nhiệt độ của thực phẩm bị giới hạn bởi điểm sôi của nước. Trong nồi áp suất kín, nhiệt độ sôi của nước tăng khi áp lực tăng lên. Ở áp suất 1 bar hay ~ 15 psi (pounds per inch) so với áp suất khí quyển hiện tại, nước trong nồi áp suất có thể đạt tới nhiệt độ lên đến 121 °C (250 °F)
Lịch sử ra đời.
Năm 1679, nhà vật lý Pháp Denis Papin, được biết đến với các nghiên cứu của mình về hơi nước, ông đã phát minh ra nồi hơi trong với mong muốn giảm thời gian nấu ăn của thực phẩm. Nồi kín đã sử dụng áp suất hơi tăng điểm sôi của nước, do đó dẫn đến việc nấu ăn nhanh hơn nhiều. Trong năm 1681, Papin đã trình bày phát minh của mình với Hội Hoàng gia London.
Năm 1864, Georg Gutbrod Stuttgart bắt đầu sản xuất nồi áp suất làm bằng gang đóng hộp.
Năm 1919, Tây Ban Nha cấp bằng sáng chế cho các nồi áp suất của Jose Alix Martínez (ông sống ở Zaragoza). Martínez đặt tên nồi áp suất của mình là Expres olla (nồi nấu nhanh)
Năm 1938, Alfred Vischler trình bày phát minh của mình, Nồi Flex-Seal cấp tốc (Flex-Seal Speed Cooker), tại thành phố New York. Nồi áp suất của Vischler là nồi áp suất đầu tiên được thiết kế để sử dụng ở nhà, cho hộ gia đình. Sự thành công của nó đã dẫn đến sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất Mỹ và châu Âu. Tại hội chợ quốc tế 1939 ở New York, National Presto Industries, còn được biết được với tên công ty National Pressure Cooker, đã giới thiệu sản phẩm nồi áp suất riêng của họ.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ đã cho ra đời các loại nồi áp suất điện tử vào những năm 1991. Những loại nồi áp suất này được sử dụng điện để tạo nhiệt nấu, giảm hao phí năng lượng ra bên ngoài. Đồng thời có bộ phận kiểm soát và điều khiển thời gian, nhiệt lượng... giúp chủ động hơn trong việc nấu ăn. | 1 | null |
Chiến tranh La Mã-Parthia từ năm 58 tới năm 63 hay còn được gọi là Chiến tranh Kế vị Armenia, là cuộc chiến tranh xảy ra giữa Đế quốc La Mã và đế chế Parthia nhằm tranh giành quyền kiểm soát đối với Armenia, một quốc gia đệm quan trọng giữa hai thế lực. Armenia đã là một nhà nước chư hầu của La Mã từ thời Hoàng đế Augustus, nhưng trong năm 52/53, người Parthia đã thành công trong việc đưa ứng viên riêng của họ, Tiridates, ngồi lên ngai vàng của Armenia.
Những sự kiện này trùng hợp với thời điểm Nero lên ngôi hoàng đế ở Roma, và vị hoàng đế trẻ tuổi quyết định phản ứng lại một cách mạnh mẽ. Cuộc chiến tranh này là chiến dịch lớn duy nhất diễn ra ở bên ngoài đế quốc dưới Triều đại của ông, bắt đầu với thành công nhanh chóng cho quân đội La Mã, dưới sự chỉ huy của viên tướng tài năng, Gnaeus Domitius Corbulo. Họ đã chiến thắng quân đội trung thành với Tiridates, và đưa ứng viên riêng của mình, Tigranes VI, lên làm vua của vương quốc Armenia. Người La Mã đã có được lợi thế đó là vào lúc này, vua Vologases I của Parthia đang phải đàn áp của một loạt các cuộc nổi dậy diễn ra trong vương quốc của mình. Tuy nhiên, ngay sau khi những cuộc nổi dậy đã bị dập tắt, người Parthia đã chuyển sự chú ý của họ đến Armenia, và sau một vài năm giao chiến mà không phân thắng bại, họ đã giánh cho người La Mã một thất bại nặng nề trong trận Rhandeia.
Cuộc chiến tranh này kết thúc ngay sau đó, trong tình thế thật sự bế tắc và một sự thỏa hiệp chính thức: một hoàng tử Parthia thuộc dòng dõi Arsaces từ nay về sau sẽ ngồi trên ngai vàng Armenia, nhưng ông ta phải được sự chấp thuận của hoàng đế La Mã Cuộc xung đột này là lần đối đầu trực tiếp đầu tiên giữa Parthia và người La Mã kể từ cuộc viễn chinh tai hại của Crassus và chiến dịch của Marcus Antonius một thế kỷ trước đó, và cũng sẽ là cuộc chiến tranh đầu tiên của một chuỗi dài các cuộc chiến tranh giữa Roma và các cường quốc của người Iran trên khắp Armenia (xem chiến tranh La Mã-Ba Tư).
Bối cảnh.
Kể từ khi nước Cộng hòa La Mã và Đế chế Parthia bắt đầu giao thiệp với nhau vào giữa thế kỷ 1 trước Công nguyên, hai cường quốc lớn đã luôn xảy ra va chạm với nhau trong việc giành quyền kiểm soát của các quốc gia khác nhau nằm giữa chúng. Lớn nhất và quan trọng nhất trong số này đó là vương quốc Armenia. Trong năm 20 trước Công nguyên, Augustus đã thành công trong việc thiết lập một sự bảo hộ của La Mã trên toàn quốc gia này và khi đó Tigranes III đã được đưa lên làm vua của Armenia. Ảnh hưởng của La Mã được củng cố thông qua một loạt các vị vua được La Mã đỡ đầu cho đến năm 37 sau công nguyên, khi một ứng viên thân Parthia, Orodes chiếm được ngay vàng. Vị vua thân La Mã, Mithridates, sau đó đã phục hồi được ngai vàng của mình với sự trợ giúp của Hoàng đế Claudius vào năm 42 CN, nhưng ông ta lại bị người cháu trai của mình là Rhadamistus của Iberia lật đổ năm vào 51 CN. Tuy nhiên, sự cai trị của ông ta nhanh chóng khiến cho dân chúng trở nên bất mãn và điều này đã tạo điều kiện cho vị vua mới đăng vị của Parthia, Vologases I, có cơ hội để can thiệp. Quân đội của ông ta nhanh chóng chiếm được hai kinh đô của Armenia, Artaxata và Tigranocerta, và đưa em trai ông là Tiridates lên ngôi. Dẫu vậy, một mùa đông khắc nghiệt cùng với sự bùng nổ của dịch bệnh bắt buộc người Parthia phải rút lui, và điều này cho phép Rhadamistus có thể giành lại ngai vàng. Sau khi quay trở về nắm quyền, cách đối đãi của ông ta với thần dân của mình thậm chí còn tồi tệ hơn so với trước đây, và do đó dân chúng đã nổi loạn chống lại ông ta. Vì vậy, trong năm 54 CN, Rhadamistus đã phải bỏ chạy tới triều đình của cha mình ở Iberia, và Tiridates quay trở lại cai trị Armenia.
Trong cùng năm đó, tại Roma, Hoàng đế Claudius qua đời và con trai riêng của vợ ông, Nero lên kế vị. Sự xâm phạm của Parthia vào một khu vực được coi là nằm trong phạm vi ảnh hưởng của La Mã được nhiều người coi là một thử thách lớn nhằm kiểm chứng năng lực của vị tân hoàng đế. Nero đã phản ứng một cách mạnh mẽ, ông bổ nhiệm Gnaeus Domitius Corbulo, một vị tướng đã chứng tỏ được tài năng của mình ở Đức và bây giờ đang giữ chức thống đốc của châu Á, nắm toàn quyền chỉ huy ở phía Đông.
Ngoại giao và sự chuẩn bị.
Corbulo đã được trao quyền kiểm soát hai tỉnh, Cappadocia và Galatia (miền trung Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), với quyền pháp quan và về sau là quyền tổng đốc hoặc "quyền tuyệt đối". Mặc dù Galatia được coi là một vùng đất tốt cho việc tuyển binh và Cappadocia đã có một vài đơn vị quân trợ chiến, phần lớn quân đội của ông đến từ Syria, trong đó một nửa số đơn vị đồn trú ở Syria bao gồm bốn quân đoàn và một số đơn vị quân trợ chiến đã được chuyển đến dưới sự chỉ huy của ông.
Ban đầu, người La Mã đã hy vọng có thể giải quyết tình hình bằng các biện pháp ngoại giao: cả Corbulo và Ummidius Quadratus, thống đốc của Syria, đều phái sứ thần tới chỗ Vologases, đề xuất rằng ông ta sẽ giao nộp con tin, như là phong tục trong quá trình đàm phán, và để bảo đảm sự tin tưởng Bản thân Vologases lúc này lại đang phải bận tâm bởi cuộc nổi loạn của Vardanes-con trai ông-mà đã buộc ông ta phải cho triệt thoái quân đội khỏi Armenia và sẵn sàng tuân theo việc này Một giai đoạn trì hoãn đã xảy ra ngay sau đó, trong khi vấn đề Armenia vẫn đang trong tình trạng lấp lửng. Corbulo đã sử dụng giai đoạn tạm lắng này để khôi phục lại kỷ luật và tình trạng sẵn sàng chiến đấu của quân đội, vốn đã suy giảm trong giai đoạn thái bình ở phương Đông. Theo Tacitus, Corbulo đã cho thải hồi tất cả người lính đã già hoặc ốm yếu, và bắt toàn bộ quân đội ở trong lều suốt những mùa đông khắc nghiệt của cao nguyên Anatolia để họ thích nghi những trận tuyết rơi ở Armenia, cùng với đó là thi hành kỷ luật nghiêm ngặt, xử tử bất kì ai đào ngũ. Tuy nhiên, cũng vào lúc này ông cũng tỏ ra quan tâm đến họ bằng cách thường xuyên có mặt giữa những người lính của mình, và chia sẻ những khó khăn của họ.
Trong khi đó, Tiridates được sự ủng hộ từ người anh trai của mình, đã từ chối đến Roma, và thậm chí tham gia vào các cuộc hành quân chống lại những người Armenia mà ông coi là trung thành với Roma. Tình trạng căng thẳng ngày càng gia tăng và cuối cùng vào đầu mùa xuân 58, chiến tranh đã nổ ra.
La Mã tấn công.
Corbulo đã đặt một số lượng lớn những đơn vị quân trợ chiến của mình trong một hệ thống các pháo đài gần biên giới Armenia dưới quyền một cựu "primus pilus", Paccius Orfitus. Bất tuân mệnh lệnh của Corbulo, ông ta sử dụng một số alae kỵ binh trợ chiến vừa mới đến để phát động cuộc tấn công chống lại người Armenia, vốn dường như không chuẩn bị. Trong sự kiện này, cuộc tấn công của ông ta đã thất bại, và thậm chí đạo quân bại trận còn gây nên sự hoảng sợ giữa các đơn vị đồn trú trong những pháo đài khác. Đó là một điềm rủi khởi đầu cho một chiến dịch, và Corbulo đã nghiêm trị những người sống sót cùng viên chỉ huy của họ.
Bất chấp điềm rủi này, Corbulo lúc này đã sẵn sàng. Ông đã có ba quân đoàn mà ông có thể tùy ý sử dụng (III Gallica cùng VI Ferrata từ Syria và IV Scythica), ngoài ra còn có thêm một số lượng lớn quân trợ chiến và quân đồng minh từ các quốc gia chư hầu phía Đông như vua Aristobulus của Tiểu Armenia và Polemon II của Pontos. Tình hình lúc này lại có nhiều thuận lợi hơn nữa cho người La Mã: Vologases phải đối mặt với một cuộc khởi nghĩa nghiêm trọng của người Hyrcania ở khu vực biển Caspian cũng như những cuộc xâm nhập của người Dahae và Sacae, những bộ lạc du mục đến từ Trung Á, và vì vậy ông ta không thể hỗ trợ cho người em trai mình.
Cho tới lúc này, chiến tranh chủ yếu là cuộc chạm trán nhỏ dọc theo biên giới La Mã-Armenia. Corbulo đã cố gắng bảo vệ cho các khu định cư của những người Armenia thân La Mã khỏi bị tấn công, và đồng thời trả thù những người ủng hộ Parthia. Cho rằng Tiridates tránh những trận chiến lớn, Corbulo liền chia nhỏ lực lượng của mình để họ có thể tấn công nhiều nơi cùng một lúc, và chỉ thị cho các đồng minh của mình, vua Antiochus IV của Commagene và Pharasmanes I của Iberia tấn công Armenia từ lãnh thổ của họ. Ngoài ra, ông cũng thiết lập một liên minh với người Moschoi, một bộ lạc sống ở tây bắc Armenia.
Tiridates đã phản ứng bằng cách phái sứ thần tới hỏi rằng tại sao ông ta bị tấn công, khi mà con tin đã được giao nộp. Về điều này, Corbulo nói lại rằng ông ta phải có được sự thừa nhận của Nero cho ngôi vua của mình. Cuối cùng, cả hai bên đã nhất trí về một cuộc gặp mặt. Tiridates tuyên bố rằng ông sẽ đem theo 1.000 người đến cuộc gặp mặt và ngụ ý rằng Corbulo nên đem theo số người tương đương như vậy "trong trang phục hòa bình, không có giáp trụ và mũ sắt". Tacitus cho rằng Tiridates dự định sẽ áp đảo người La Mã, vì kỵ binh Parthia sẽ luôn vượt trội hơn bộ binh La Mã với quân số tương đương trong mọi trường hợp Nhằm phô trương lực lượng, Corbulo quyết định đem theo phần lớn quân đội của mình, không chỉ "VI Ferrata" mà còn 3.000 lính từ "III Gallica" cộng với cả quân trợ chiến .Tiridates cũng đã xuất hiện tại địa điểm theo thoả thuận, nhưng khi nhìn thấy những người La Mã trong trang phục chiến đấu chỉnh tề, ông đã dần trở nên ngờ vực ý định của họ, ông cũng đã không đến gần hơn và rút lui ngay trong đêm Tiridates sau đó dùng đến đến một chiến thuật vốn đã được sử dụng hiệu quả một thế kỷ trước với Marcus Antonius: ông đã phái quân đội tấn công các tuyến đường tiếp tế của quân đội La Mã, mà kéo dài qua các ngọn núi ngược trở lại Trapezus ở trên bờ biển Đen. Tuy nhiên họ đã thất bại khi mà người La Mã đã chú tâm vào việc bảo vệ các tuyến đường núi bằng một loạt các pháo đài.
Sự thất thủ của Artaxata.
Lúc này, Corbulo quyết định trực tiếp tấn công vào những thành trì kiên cố của Tiridates. Không chỉ vì chúng là công cụ giúp cho việc kiểm soát các vùng đất xung quanh cùng với nguồn thu cho ngân khố và binh lính mà còn là một mối đe dọa mà họ có thể sử dụng để buộc Tiridates phải mạo hiểm giao chiến, vì theo lời của nhà sử học A. Goldsworthy, "một vị vua mà không bảo vệ thần dân trung thành với mình [...] thì sẽ đánh mất thanh thế". Corbulo và cấp dưới của ông đã tấn công thành công ba trong số các pháo đài, bao gồm cả Volandum (có thể ngày nay là Iğdir)," pháo đài kiên cố nhất đất nước " theo Tacitus, chỉ trong vòng một ngày với số thương vong tối thiểu, và họ đã tàn sát đơn vị đồn trú của nó. Sợ hãi bởi những gì mà người La Mã có thể làm, một số thành phố và làng mạc đã đầu hàng, và tiếp sau đó người La Mã liền chuẩn bị tiến đánh kinh đô phía bắc của Armenia, Artaxata.
Điều này buộc Tiridates phải đối đầu với những người La Mã cùng với quân đội của mình, khi họ tiến đến Artaxata. Quân đội La Mã, sau khi được tăng cường bởi một vexillatio của X Fretensis, đã hành quân theo đội hình hình vuông rỗng với kị binh trợ chiến và lính bộ cung trợ giúp cho các quân đoàn lê dương. Những người lính La Mã hành quân dưới mệnh lệnh nghiêm ngặt đó là không được phá vỡ đội hình, bất kể liên tục bị các kị cung Parthia tấn công thăm dò và giả vờ rút lui hết lần này tới lần khác, họ đã gắn kết với nhau cho đến khi màn đêm buông xuống Trong đêm, Tiridates triệt thoái khỏi kinh thành cùng với quân đội của mình. Cư dân của Artaxata nhanh chóng đầu hàng và họ được phép rời khỏi thành phố mà không bị cản trở nhưng bản thân thành phố đã bị thiêu trụi vì lúc đó người La Mã không thể có đủ quân để đồn trú nó.
Sự thất thủ của Tigranocerta.
Vào năm 59, người La Mã đã hành quân về phía nam, hướng tới Tigranocerta, kinh đô thứ hai của Armenia. Trên đường đi, binh lính của Corbulo đã trừng phạt những người chống cự hoặc trốn tránh họ, trong khi lại tỏ ra khoan dung đối với những người đầu hàng. Dưới khí hậu khắc nghiệt và địa hình khô cằn của miền bắc Lưỡng Hà, quân đội La Mã đã bị thiếu lương thực, đặc biệt là nước, cho đến khi họ có thể tới được các vùng đất màu mỡ hơn gần Tigranocerta. Trong thời gian đó, một âm mưu ám sát Corbulo đã được phát hiện và bị dập tắt. Một số quý tộc Armenia vốn đang có mặt tại doanh trại La Mã đã dính líu tới âm mưu này và bị hành quyết. Theo một câu chuyện được Frontinus cung cấp, khi quân đội La Mã đến Tigranocerta, họ phóng cái đầu bị chặt đứt của một trong những người chủ mưu vào thành phố. Tình cờ, nó đã rơi xuống đúng nơi mà hội đồng thành phố đang nhóm họp, họ ngay lập tức quyết định giao nộp thành phố, vì thế mà thành phố đã được tha thứ Ngay sau đó, một nỗ lực của quân đội Parthia dưới sự chỉ huy của vua Vologases nhằm tiến vào Armenia đã bị chặn lại bởi tay Verulanus Severus, viên tướng chỉ huy của lực lượng quân trợ chiến.
Lúc này, người La Mã đang nắm quyền kiểm soát Armenia, và họ nhanh chóng đưa một vị vua mới lên ngai vàng của nó, Tigranes VI, hậu duệ cuối cùng của hoàng gia Cappadocia. Một số vùng đất ở xa phía tây của Armenia cũng đã được nhượng lại cho các chư hầu của La Mã. Corbulo đã để lại 1.000 lính lê dương cùng với ba cohort quân trợ chiến và hai alae kỵ binh(khoảng 3-4,000 người) để hỗ trợ cho vị vua mới, và sau đó ông rút quân về Syria cùng với phần còn lại của quân đội, lúc này ông được trao cho chức Thống đốc của Syria (trong năm 60 CN) như là một phần thưởng cho chiến thắng của ông.
Parthia phản công.
Người La Mã cũng nhận thức được rằng chiến thắng của họ vẫn còn mong manh, và ngay sau khi vua Parthia dập tắt được cuộc khởi nghĩa của người Hyrcania, ông ta sẽ chuyển sự chú ý của mình tới Armenia. Mặc dù bản thân Vologases không muốn mạo hiểm tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện với Roma, nhưng cuối cùng ông cũng bị buộc phải hành động khi Tigranes đột kích tỉnh Adiabene của người Parthia vào năm 61. Những lời kháng nghị một cách vô cùng giận dữ của Monobazus và cùng với lời cầu xin sự bảo vệ từ nhà vua đã khiến cho Vologases không thể bỏ qua, bởi lẽ uy tín và quyền lực hoàng gia của ông lúc này đang bị đe doạ. Do đó, Vologases vội vàng ký kết một hiệp ước với người Hyrcania để ông ta có thể tự do tiến hành chiến dịch chống lại Roma, và đồng thời ông triệu tập một hội đồng các quý tộc trong vương quốc của mình. Tại đó, ông công khai khẳng định địa vị của Tiridates là vua của Armenia bằng trao một chiếc vương miện cho ông ta. Để đưa em trai của mình quay trở lại ngai vàng Armenia, vua Parthia đã tập hợp một đạo quân kỵ binh tinh nhuệ dưới sự chỉ huy của Monaeses, ngoài ra còn được bổ sung thêm bộ binh đến từ Adiabene.
Đáp lại, Corbulo phái các quân đoàn "IV Scythica" và XII Fulminata đến Armenia, trong khi ông cắt cử ba quân đoàn khác nằm dưới quyền chỉ huy của mình ("III Gallica", "VI Ferrata" và "XV Apollinaris") vào việc củng cố phòng tuyến sông Euphrates, vì ông sợ rằng người Parthia có thể xâm lược Syria. Đồng thời, ông thỉnh cầu hoàng đế Nero chỉ định một legate riêng rẽ cho Cappadocia, cùng với trách nhiệm tiến hành cuộc chiến tranh ở Armenia.
Người Parthia vây hãm Tigranocerta.
Trong khi đó, Monaeses tiến quân vào Armenia và đến tận chân thành Tigranocerta. Ở bên trong thành phố, Tigranes đã quan tâm đến việc thu thập vật tư từ trước đó, thành phố này còn được củng cố và phòng thủ bởi cả người La Mã và người Armenia. Cuộc vây hãm của người Parthia phần lớn được binh lính người Adiabene thực hiện bời vì người Parthia vốn là những lính kỵ binh thì lại không có những kĩ năng như vậy và bản thân họ cũng không muốn tham gia vào việc vây hãm. Cuộc tấn công của người Parthia đã thất bại và họ bị đẩy lùi bởi một cuộc phá vây thành công của người La Mã. Ở thời điểm này, Corbulo phái một sứ thần tới chỗ Vologases, lúc này đang đóng trại cùng với triều đình của ông ta tại Nisibis, gần Tigranocerta và biên giới La Mã-Parthia. Cuộc bao vây thất bại và việc thiếu cỏ khô cho kỵ binh đã buộc Vologases phải đồng ý rút Monaeses khỏi Armenia Tuy nhiên, người La Mã cũng đồng thời rút khỏi Armenia, và theo Tacitus, điều này đã làm tăng nghi ngờ về động cơ của Corbulo: đã có một số lời bàn tán rằng ông đã đạt được thỏa thuận cùng rút quân với người Parthia, và rằng ông không muốn mạo hiểm danh tiếng của mình bằng cách tiếp tục một cuộc chiến tranh chống lại họ. Ở một mức nào, một thỏa thuận đình chiến đã được dàn xếp và một sứ thần Parthia cũng đã được phái đến Roma. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã không đi đến một hiệp ước nào cả và chiến tranh lại tiếp tục vào mùa xuân năm 62.
Trong khi đó, Lucius Caesennius Paetus, cựu chấp chính quan của năm 61 CN đã được phái đến làm legate của Cappadocia. Quân đội đã được phân chia giữa ông ta và Corbulo, trong đó các quân đoàn như "IV Scythica", "XII Fulminata", quân đoàn "V Macedonica" mới đến và các đội quân trợ chiến từ Pontos, Galatia và Cappadocia sẽ nằm dưới quyền Paetus, trong khi Corbulo giữ lại "III Gallica", "VI Ferrata" và "X Fretensis". Và cũng vì cả hai đều muốn giành lấy vinh quang cho bản thân mình thế nên mối quan hệ giữa hai viên chỉ huy La Mã đã trở nên căng thẳng từ đầu. Đáng chú ý là Corbulo đã giữ lại cho bản thân mình các quân đoàn vốn đã cùng ông tham gia vào các chiến dịch vài năm trước đó, và giao lại cho vị tướng đồng nghiệp của ông những đơn vị có ít kinh nghiệm hơn Người La Mã đã đưa ra chiến trường một lực lượng đáng kể: chỉ riêng sáu quân đoàn đã là khoảng 30.000 người. Con số chính xác và cách bố trí của các đơn vị quân trợ chiến thì lại không rõ ràng, nhưng cũng đã có bảy alae kị binh và bảy cohort bộ binh chỉ riêng tại Syria, vào khoảng từ 7-9,000 quân.
Trận Rhandeia.
Dù sao Paetus dường như cũng đã tin tưởng vào chiến thắng, và sau khi người Parthia tuyên bố chiến tranh cùng với đó là đánh chiếm Tigranocerta, ông ta đã tự mình xâm lược Armenia, trong khi Corbulo vẫn ở Syria, tăng cường củng cố hơn nữa hệ thống công sự ở biên giới Euphrates. Paetus chỉ có hai quân đoàn đi cùng với mình, "IV Scythica" và "XII Fulminata", và tiến về Tigranocerta. Ông ta đã đánh chiếm được một vài pháo đài nhỏ nhưng do thiếu quân nhu nên sau đó đã buộc phải rút quân về phía tây để trú qua mùa đông.
Người Parthia ban đầu dự định xâm lược Syria, nhưng khi mà Corbulo làm ra vẻ đang phô trương sức mạnh quân sự, xây dựng một hạm đội tàu chiến nhỏ hùng mạnh được trang bị máy bắn đá và một cây cầu bắc qua sông Euphrates, cho phép ông thiết lập một chỗ đứng phía bên kia bờ của người Parthia. Người Parthia đã từ bỏ kế hoạch Syria của họ, và chuyển sự chú ý của họ tới Armenia. Trong khi đó, Paetus lại đã phân tán lực lượng của ông ta và cho phép các sĩ quan của mình nghỉ phép dài hơn, vì vậy mà ông ta đã không hề hay biết rằng người Parthia đang tiến đến. Ngay khi biết được điều đó, ban đầu ông ta đem quân chặn đánh Vologases, nhưng sau khi một đội trinh sát bị đánh bại, ông ta đã hoảng sợ và vội vã rút lui. Paetus đã gửi vợ và con trai của mình tới Arsamosata, và đã cố gắng để ngăn chặn đà tiến quân của người Parthia bằng cách chiếm đóng các đường đèo của dãy núi Taurus với các phân đội từ quân đội của ông. Tuy nhiên, trong khi làm như vậy, ông ta lại tiếp tục phân tán lực lượng của mình, mà sau đó đã bị người Parthia đánh bại một cách tường tận. Tinh thần của người La Mã đã bị sụt giảm và sự hoảng loạn đã xuất hiện trong toàn quân, và lúc này họ cũng lại đang bị người Parthia bao vây trong một loạt các doanh trại được dựng lên một cách vội vã ở gần Rhandeia. Paetus dường như đã rơi vào tình cảnh vô cùng tuyệt vọng và đã phải gửi thư báo khẩn cấp tới chỗ Corbulo để cho ông ta tới giải cứu mình.
Corbulo trong khi đó đã nhận thức được sự nguy hiểm mà người đồng nghiệp của ông đã phải đối mặt, và ông đã đặt một phần quân đội của mình trong tình trạng sẵn sàng, nhưng ông đã không đến hội quân với Paetus, và đã có một số cáo buộc rằng ông cố tình trì hoãn để gặt hái được nhiều vinh quang hơn từ việc giải cứu ông ta.Tuy nhiên, khi mà những lời cầu cứu đến nơi, ông đã hưởng ứng nó một cách nhanh chóng và hành quân cùng với một nửa của đạo quân Syria, mang theo nhiều quân lương dự trữ được chất đầy trên những con lạc đà. Ông cũng đã sớm tiếp nhận những người lính bị phân tán trong quân đội của Paetus, và tìm cách để tập hợp họ quanh đội quân của mình Nhưng trước khi ông có thể đến giải cứu, Paetus đã đầu hàng: Người Parthia đã nhận thức được rằng đạo quân cứu viện đang đến gần, và vì thế họ ngày càng quấy nhiễu người La Mã, cho đến khi Paetus đã buộc phải gửi một bức thư cho Vologases để tìm kiếm các thỏa thuận Hiệp ước tiếp theo ngay sau đó là một sự nhục nhã: người La Mã không những phải rút khỏi Armenia mà còn phải giao nộp tất cả các pháo đài họ mà họ chiếm giữ, họ cũng còn phải đồng ý xây dựng một cây cầu bắc qua con sông Arsanias gần đó để cho Vologases có thể băng qua nó trên một con voi và trong niềm hân hoan. Ngoài ra, quân đội La Mã còn bị người Armenia cướp bóc một cách tự do, họ đã lấy đi cả vũ khí và quần áo của người La Mã mà không phải đối mặt với bất kỳ sự phản kháng nào. Còn tồi tệ hơn, theo những tin đồn do Tacitus đưa ra, người La Mã còn bị bắt phải chui dưới ách bò, một hành động cực kỳ nhục nhã trong mắt người La Mã.
Hại đội quân La Mã sau đó đã gặp nhau ở gần Melitene trên bờ sông Euphrates, và đều trong cảnh đau buồn; trong khi Corbulo than thở vì những thành tựu của ông đã bị hủy hoại, Paetus đã cố gắng thuyết phục ông hãy cố gắng đảo ngược tình hình bằng cách xâm lược Armenia. Tuy nhiên Corbulo từ chối, ông tuyên bố rằng mình không có quyền để làm như vậy, và rằng một trong hai cách quân đội đã kiệt sức và khó có thể tiến hành chiến dịch có hiệu quả. Cuối cùng, Paetus rút về Cappadocia còn Corbulo quay về Syria, tại đây ông đã tiếp đón các sứ thần của Vologases, người đã yêu cầu ông dỡ bỏ cây cầu bắc qua sông Euphrates của mình. Đổi lại, Corbulo yêu cầu người Parthia rút khỏi Armenia. Vologases đã đồng ý điều này, và cả hai bên đều rút hết quân của họ, một lần nữa để mặc cho Armenia trong tình trạng vô chủ nhưng trên thực tế nó lại nằm dưới sự kiểm soát của Parthia, cho đến khi một đoàn sứ thần Parthia có thể du hành đến Roma.
Sự trở lại của Corbulo và hiệp ước hòa bình.
Trong khi đó, phần lớn thành Roma dường như đã không nhận thức được tình hình thực tế tại Armenia. Tacitus ghi lại một cách gay gắt rằng "những vật kỷ niệm chiến công cho cuộc chiến tranh với người Parthia và các khải hoàn môn đã được dựng lên ở trung tâm của ngọn đồi Capitoline" theo sắc lệnh của viện nguyên lão, ngay cả lúc cuộc chiến tranh vẫn chưa đi đến thời điểm quyết định. Dù ảo tưởng của giới lãnh đạo La Mã có như thế nào đi chăng nữa, chúng đã tan vỡ vào lúc phái đoàn của Parthia đặt chân đến Roma vào mùa xuân năm 63. Những yêu cầu của họ cùng với việc chất vấn các đội trưởng đi theo họ ngay sau đó đã tiết lộ cho Nero và viện nguyên lão biết được quy mô thực sự của thảm họa mà đã bị Paetus che giấu trong những bản thông báo của mình. Tuy nhiên, theo lời của Tacitus, người La Mã đã quyết định "chấp nhận một cuộc chiến tranh nguy hiểm hơn là một nền hòa bình đáng hổ thẹn"; Paetus đã bị triệu hồi, và Corbulo một lần nữa được giao cho phụ trách chiến dịch tiến quân vào Armenia, đặc biệt là cùng với quyền tuyệt đối mà trao cho ông địa vị cao hơn tất cả các thống đốc khác và các vị vua chư hầu ở phía đông. Chức vụ thống đốc Syria của Corbulo sau đó được giao phó cho Gaius Cestius Gallus.
Corbulo đã sắp xếp lại lực lượng của mình, ông cho rút hai quân đoàn bại trận và phải chịu sự nhục nhã là "IV Scythica" cùng "XII Fulminata" về Syria, để lại quân đoàn "X Fretensis" bảo vệ Cappadocia và đưa những cựu binh của hai quân đoàn "III Gallica" và "VI Ferrata" tới Melitene, tại đây đội quân xâm lược đã được tập hợp. Ông còn bổ sung thêm quân đoàn "V Macedonica", mà vẫn còn ở Pontus suốt năm trước và không bị ảnh hưởng bởi thất bại, và cả quân đoàn "XV Apollinaris" mới đến, ngoài ra còn có một số lượng lớn quân trợ chiến cùng với các đạo quân của những vị vua chư hầu.
Sau khi quân đội của ông vượt qua sông Euphrates và theo một con đường được Lucullus mở ra hơn một trăm năm trước, ông đã tiếp đón các sứ thần của cả Tiridates và Vologases. Với việc một lực lượng lớn như vậy đang tiến đến, và nhận thức được tài năng cầm quân của Corbulo, cả hai vị vua nhà Arsaces đều đã phải lo lắng đến việc đàm phán. Corbulo sau đó đã nhắc lại các điều kiện cũ của La Mã: Nếu Tiridates chấp nhận việc được trao vương miện ở Roma, thì sau đó chiến tranh mới có thể được ngăn chặn Tiridates sẵn sàng đồng ý đàm phán, và Rhandeia, địa điểm diễn ra thất bại của người La Mã vào năm trước đó, đã được thỏa thuận là một nơi gặp gỡ. Đối với người Armenia, nơi này được dự định như một lời nhắc nhở về sức mạnh của họ, trong khi Corbulo đồng ý vì ông hy vọng có thể xóa đi ô nhục trước đó, bằng cách hòa bình hoặc chiến tranh. Khi đó, Corbulo giao cho con trai của Paetus, vốn đang giữ chức vụ là một legate dưới quyền ông, phụ trách một toán quân đi thu thập hài cốt của những người lính la Mã và đảm bảo họ được chôn cất. Vào ngày thích hợp, cả Tiridates và Corbulo, mỗi người mang theo 20 kỵ binh, đã tiến hành cuộc gặp mặt giữa hai bên. Tiridates đã đồng ý đến Roma để tìm kiếm sự chấp thuận của Nero cho ngôi vua của mình. Vài ngày sau, Tiridates đến trại La Mã, và như là để chứng minh cho sự thần phục của mình, Tiridates đã đặt vương miện của mình dưới chân của một bức tượng Nero đặt ở đó.
Kết quả.
Năm 66, Tiridates đã đến Rôma để nhận vương miện và đã được hoàng đế Nero tiếp đón một cách xa hoa. Nero muốn nhân dịp này chiếm được sự yêu mến của quần chúng. Nero đã cho đóng cửa đền Janus, một điều chỉ có thể được thực hiện trong giai đoạn hoà bình trên khắp Đế quốc La Mã.
Nero ăn mừng hoà bình này như là một thành tựu lớn: Ông được dân chúng gọi "imperator" và đã tổ chức một lễ khải hoàn, dù không chiếm được miếng đất nào và hoà bình có được thức chất phản ánh một sự thoả hiệp hơn là một chiến thắng thực sự. Vì mặc dù La Mã có thể chiếm ưu thế về mặt quân sự ở Armenia, nhưng về mặt chính trị, có thể nói là họ đã thất bại. Họ không có lựa chọn nào khác cho ngai vị Armenia ngoài một thành viên của gia tộc Arsaces (hoàng tộc Parthia). Do đó, Armenia sẽ được cai trị bởi triều đại gốc Iran. Và mặc dù, trên danh nghĩa, Armenia vẫn phục tùng Rôma, nhưng sự ảnh hưởng của Parthia lại ngày càng tăng. Thế hệ đời sau đã nhận xét là "Nero đã để mất Armenia". Và mặc dù Hoà ước tại Rhandeia đã mở ra một thời kỳ tương đối yên ổn trong suốt 50 năm tiếp đó, Armenia vẫn tiếp tục là một chủ đề tranh cãi giữa người La Mã và người Parthia cũng như người Sassanid kế nhiệm họ. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, cả hai phía vẫn giữ được hoà bình mà Nero đã đạt được, ngay cả khi phần đông quân đội phương Đông của La Mã phải tham gia vào việc dập tắt cuộc khởi nghĩa Do Thái.
Đối với Corbulo, ông được Nero vinh danh là người đã mang lại thành công này. Tuy nhiên, sự nổi tiếng và ảnh hưởng của ông trong quân đội đã biến ông trở thành đối thủ tiềm ẩn của Nero. Cùng với sự có mặt của con rể ông là Lucius Annius Vinicianus trong một âm mưu tạo phản Nero năm 66, Corbulo trở thành nghi phạm trong mắt hoàng đế. Năm ông 67 tuổi, trong khi đi đang đi nghỉ ở Hy Lạp, Nero ra lệnh cho người bắt và hành quyết ông; khi nhận được tin này, Corbulo đã tự sát.
Cuộc chiến không kết quả này cũng đã chứng minh cho người La Mã rằng hệ thống phòng thủ ở phương Đông mà Augustus đã tạo nên, đã không còn thích hợp nữa. Do đó, trong những năm tiếp theo, La Mã đã bắt đầu mở một cuộc tái tổ chức lớn ở phía đông: các vương quốc chư hầu Pontus và Colchis (năm 64 sau Công nguyên), Cilicia, Commagene và Tiểu Armenia (năm 72 sau Công nguyên) đã được sáp nhập vào là La Mã, số lượng quân đoàn trong khu vực tăng lên và sự hiện diện của La Mã ở các nước chư hầu Iberia và Albania đã được củng cố, với mục tiêu bao vây chiến lược Armenia. Sự kiểm soát trực tiếp của La Mã đã được mở rộng ra dọc toàn bộ sông Euphrates, đặt nền móng cho "limes" phương đông vốn sẽ tồn tại cho đến cuộc chinh phục của người Hồi giáo vào thế kỷ thứ 7. | 1 | null |
Triết học luật pháp là một nhánh của triết học và luật học trong đó nghiên cứu các vấn đề cơ bản của luật và hệ thống pháp lý, chẳng hạn như "Thế nào là luật?", "Cái gì là tiêu chuẩn của hiệu lực pháp lý?", "Mối quan hệ giữa luật pháp và đạo đức là gì?" và nhiều vấn đề tương tự khác.
Trong truyền thống phương Tây có một số trường phái tư tưởng về các nền tảng triết học của luật.Thứ nhất, đó là quy luật tự nhiên, trong đó người ta cố gắng miêu tả luật pháp như là các phẩm chất vốn có của loài người thu được từ tự nhiên. Thứ hai, đó là chủ nghĩa pháp lý thực chứng, trong đó người ta cho rằng luật pháp là sản phẩm thuần túy của con người được cộng đồng dùng để duy trì trật tự cộng đồng và không có liên hệ gì gọi là vốn có hay cần thiết giữa luật pháp và đạo đức. Thứ ba, đó là chủ nghĩa pháp lý duy thực, trong đó người ta tin rằng luật pháp là tập hợp tùy tiện các quy tắc chủ yếu được thiết lập bởi sự thiên vị và sở thích của các quan tòa và như thế nó là không hoàn hảo và đầy nhược điểm. Chủ nghĩa pháp lý biểu đạt là một học thuyết đương thời đề cập tới sự khác biệt giữa luật pháp và chủ nghĩa pháp lý thực chứng cũng như quy luật tự nhiên, trong đó người ta cho rằng luật pháp không phải là tập hợp của các dữ liệu đã cho, các quy ước hay các dữ kiện tự nhiên mà là những gì các nhà làm luật cố gắng xây dựng nên hay thu được từ thực tế cũng như không có sự phân chia giữa đạo đức và luật pháp (cho dù có khác biệt), nó không phải là nội tại trong tự nhiên và nó không thể tồn tại độc lập bên ngoài các thông lệ pháp lý. | 1 | null |
"Misty Mountain Hop" là ca khúc của ban nhạc Rock người Anh, Led Zeppelin nằm trong album thứ 4 của họ năm 1971. Tại Mỹ và Úc, đây là ca khúc mặt B của đĩa đơn "Black Dog", tuy nhiên vẫn thường xuyên được phát qua sóng FM. Ca khúc được thu tại Headley Grange, khu biệt thự lớn với phòng thu âm ở Hampshire, Anh, nơi ban nhạc thỉnh thoảng tới trong vài dịp thực hiện album. | 1 | null |
là một từ tiếng Nhật có nghĩa là "ngoại truyện" hay "truyện bên lề", dùng để nói đến giai thoại hay bổ sung lý lịch cho một người. "Gaiden" được sử dụng rộng rãi trong tiểu thuyết Nhật Bản để nói đến một spin-off (cùng một kiểu với tác phẩm chính hoặc không) của một tác phẩm đã xuất bản trước mà không thể xem là sequel hay prequel. Tuy nhiên, một vài "gaiden" lại là những câu chuyện được kể lại dưới góc nhìn của một nhân vật khác, gần giống như một hồi tưởng.
Những tác phẩm có từ "gaiden" trong tựa đề là "Fire Emblem Gaiden", "Ten no Haō Hokuto no Ken Raō Gaiden" (spin-off của "Fist of the North Star", được kể dưới góc nhìn của anh trai Kenshiro, Raoh) hay "" (ra mắt bản tiếng Anh với tên "Albert Odyssey: Legend of Eldean"). Ngoài ra, từ "gaiden" cũng được dùng trong tựa đề tiếng Anh như "Ninja Gaiden" (nghĩa là "Câu chuyện Ninja", tựa Mĩ của series Nhật "Ninja Ryūkenden") và "Resident Evil Gaiden" (một game được sản xuất ở châu Âu là spin-off của game Nhật dòng "Resident Evil"), Super Robot Taisen Alpha Gaiden, kể lại một tương lai sẽ xảy ra khi những người hùng không chiến đấu vào lúc cần thiết. Còn có (an apocryphal epic detailing the canon account of Charles Barkley, who revives the condemned culture of b-ball to save Neo New York and his son Hoopz from the machinations of the traitor Michael Jordan). was called Zelda Gaiden resp. "ゼルダの伝説 外伝 (仮称)" ("Zeruda/Zelda no Densetsu: Gaiden (Kashô)") in its development stages.
Films such as "Battle Royale" use the term Gaiden to refer to supplementary or additional works.
In anime, examples include "Darker Than Black: Gaiden", an OVA released as a prequel to the events of the second season of the show. | 1 | null |
Đạt Hề Đan (chữ Hán: 达奚箪, ? - ?), người quận Đại , sủng thần của Đại vương Thác Bạt Thập Dực Kiền cuối đời Thập lục quốc.
Đạt Hề là một trong 10 họ của bộ tộc Thác Bạt, dân tộc Tiên Ti. Trong những năm Thái Hòa (477 - 499), Bắc Ngụy Hiếu Văn đế tiến hành Hán hóa, đổi gọi họ Đạt Hề ra họ Hề, sử sách quen gọi ông là Hề Đan.
Cuộc đời.
Đạt Hề Đan đời đời giữ chức chăn ngựa. Khi ấy nước Đại có con ngựa tốt là Qua Lưu, một đêm bị mất, tìm lại không được. Về sau biết được là do Nam bộ đại nhân Lưu Khố Nhân trộm lấy, nuối giấu trong hang. Đan đến lấy lại ngựa, Khố Nhân vốn là quốc sanh (tức là cậu của Đại vương), cậy được sủng ái, nên xấu hổ mà đánh ông. Đan nhổ tóc, gây thương tích cho một bên vú của ông ta.
Nước Đại mất, Phù Kiên sai Khố Nhân và Lưu Vệ Thần chia lãnh các bộ lạc. Đan sợ, đưa cả nhà bỏ trốn. Khố Nhân tìm bắt rất gấp, ông chạy sang ở với Vệ Thần. Khi Thác Bạt Khuê diệt Vệ Thần, Đan mới theo về, nên chịu xếp sau trong hàng ngũ các bề tôi cũ.
Con là danh tướng Hề Cân. | 1 | null |
Đạt Hề Cân (, 369 – 448) hay Hề Cân, người quận Đại, tướng lãnh nhà Bắc Ngụy trong lịch sử Trung Quốc.
Đạt Hề là một trong 10 họ của bộ tộc Thác Bạt, dân tộc Tiên Ti. Trong những năm Thái Hòa (477 - 499), Bắc Ngụy Hiếu Văn đế tiến hành Hán hóa, đổi gọi họ Đạt Hề ra họ Hề, sử cũ quen gọi ông là Hề Cân.
Thời Đạo Vũ đế.
Hề Cân tính khôn khéo và sáng suốt, lại có hiểu biết và độ lượng.
Đầu những năm Đăng Quốc (386 – 395), ông cùng bọn Trưởng Tôn Phì cùng thống lãnh Cấm binh. Về sau Ngụy vương Thác Bạt Khuê lấy Cân làm thị lang, giữ ở bên cạnh. Theo quân phá Mộ Dung Bảo ở Tham Hợp Pha.
Đầu những năm Hoàng Thủy (396 - 397), theo quân đánh Trung Nguyên, được dùng làm Chinh đông trưởng sử, bái làm Việt kỵ hiệu úy, nắm Túc vệ cấm lữ. Xa giá về kinh sư, dân các quận Bác Lăng, Bột Hải, Chương Vũ nổi dậy, giết hại quan viên Bắc Ngụy. Cân cùng bọn Lược Dương công Nguyên Tuân soái các cánh quân Sơn Đông đi dẹp.
Theo quân đi đánh các bộ lạc thuộc tộc Cao Xa, đại phá bọn họ. Tiếp đó phá được các bộ lạc Khố Địch, Hựu Liên, dời bọn họ đi Tái Nam. Tiếp đó tiến đánh bộ lạc Hầu Mạc Trần, bắt được hơn 10 vạn gia súc các loài, đến Đại Nga Cốc, đặt đồn thú rồi về.
Được thăng làm Đô thủy sứ giả (chức quan coi việc trị thủy), ra làm Tấn binh tướng quân, U Châu thứ sử, được ban tước Sơn Dương hầu.
Thời Minh Nguyên đế.
Minh Nguyên đế lên ngôi, lấy Cân làm Trịnh binh tướng quân, tuần hành châu quận, thăm hỏi nhân dân. Dân Chương Vũ là Lưu Nha tụ đảng làm loạn, ông đánh dẹp được. Có chiếu khen Cân đời đời trung hiếu, tặng cha là Đan tước Trường ninh tử.
Đế đi Vân Trung, để ông giữ kinh sư. Xương Lê vương Mộ Dung Bá Nhân cùng bọn Lý Trầm 300 người mưu phản, Cân nghe được, triệu Bá Nhân đến Đông vũ của điện Thiên Văn, tra hỏi bằng được, bắt hết đồng đảng mà giết đi. Có chiếu cho ông cùng bọn Nam Bình công Trưởng Tôn Tung đều ngồi ở triều đường, xét xử tù đồ.
Đế duyệt quân ở Đông Giao, lấy Cân coi việc Tả thừa tướng, duyệt quân ở núi Thạch Hội. Xa giá đi về phía tây, có chiếu lấy ông làm tiền khu, dẹp bộ lạc Việt Lặc ở núi Lộc Na, đại phá bọn họ, bắt được 5 vạn thớt ngựa, 20 vạn bò, cừu. dời hơn 2 vạn nhà mà về.
Lại có chiếu cho ông cùng bọn Trưởng Tôn Tung 8 người, ngồi ở bên phải cửa Chỉ Xa (dừng xe), xử lý chánh sự. Người Nhuyễn Nhuyễn xâm phạm, lệnh cho bọn Cân đuổi đánh. Được bái làm Thiên bộ đại nhân, tiến tước làm công, mệnh cho ông ra vào triều được ngồi xe, có người theo hầu.
Thác Bạt Đảo làm Thế tử, lâm triều nghe chính, lấy ông làm Tả phụ.
Lưu Tống Thiếu đế Lưu Nghĩa Phù bị lật đổ, triều đình muốn nhân đó giành lấy vùng Hà Nam, lấy ông làm Giả tiết, Đô đốc tiền phong chư quân sự, Tư không công, Tấn binh đại tướng quân, Hành Dương Châu thứ sử, soái bọn Ngô binh tướng quân Công Tôn Biểu nam chinh. Cân theo kế của Biểu, đánh Hoạt Đài, không hạ được, xin thêm quân. Đế giận, gởi thư trách mắng. Ông bèn tự đưa quân xuống phía nam, nhắm đến Trung Sơn. Đông Quận thái thú Vương Cảnh Độ nhà Lưu Tống bỏ thành chạy trốn, bọn Tư Mã Sở Chi sai sứ xin hàng. Cân từ Hoạt Đài đi gấp Lạc Dương, Hổ Lao thủ tướng Mao Đức Tổ nhà Lưu Tống sai bọn tư mã Địch Quảng, tướng quân Diêu Dũng Thác, Đậu Bá đưa 5000 quân giữ thổ lâu chống lại. Cân tiến đánh, phá được; bọn Quảng một ngựa chạy thoát, quân Tống bị giết sạch. Ông ruổi quân đến Hổ Lao, dừng lại ở bờ đông sông Tỷ, không mang theo xe cộ quân nhu, tự soái khinh binh tiến xuống Hà Nam, Toánh Xuyên, Trần Quận về phía nam, trăm họ không nơi nào không quy phụ. Trần Lưu thái thú Nghiêm Lăng dâng quận đầu hàng. Ông tiếp tục bình định các quận thuộc Duyện, Dự, rồi quay lại vây Hổ Lao, Đức Tổ cố thủ chưa hạ được ngay. Khi thành vỡ, Cân đặt quan viên để phủ dụ. Từ khi Bắc Ngụy mở nước, đại tướng cầm quân, chỉ có Trưởng Tôn Tung từng chống lại Lưu Dụ; nay ông đánh Hà Nam, riêng cấp Lậu khắc (đồng hồ nước) cùng 12 cây Nha kỳ (cờ ngà voi).
Minh Nguyên đế băng, ông bèn ban sư trở về kinh.
Thời Thái Vũ đế.
Thái Vũ đế lên ngôi, Cân được tiến tước Nghi Thành vương, vẫn làm Tư không.
Bắc Ngụy Thái Vũ đế đánh nước Hạ, sai ông soái bọn Nghĩa binh tướng quân Phong Lễ đốc 45000 tập kích Bồ Phản. Thủ tướng Hách Liên Ất Thăng nghe tin, sai sứ báo với Hạ vương Hách Liên Xương. Sứ giả đến Thống Vạn, thấy đại quân Ngụy đã vây thành, về nói với Ất Thăng "Xương đã thua rồi." Ất Thăng sợ, bỏ Bồ Phản chạy về phía tây. Cân đuổi theo đánh bại hắn ta, Ất Thăng bèn đi Trường An. Ông vào Bồ Phản, thu hết tài sản của hắn ta, phủ dụ trăm họ an tâm làm ăn.
Em Xương là Trợ Hưng, trước giữ Trường An. Ất Thăng đến, lại cùng Trợ Hưng bỏ thành, chạy đi An Định ở phía tây, Cân chiếm được Trường An. Vì thế các dân tộc Đê, Khương ở vùng Tần Ung đều xin quy phụ. Ông cùng Hách Liên Định giằng co, Định nghe tin Xương thua, bèn chạy đi Thượng Khuê. Cân đuổi theo đến đất Ung, không kịp mà về. Có chiếu ban sư, ông nhất định không đồng ý, mấy lần dâng biểu xin đánh. Đế cho, cấp vạn người, sai tướng quân Lưu Bạt đưa đến 3000 thớt ngựa. Ông tiến đánh An Định, Xương lui về Bình Lương. Cân đóng đồn ở An Định, lấy cớ lương cạn ngựa chết, đặt lũy cố thủ. Giám quân thị ngự sử An Hiệt tiến đánh, bắt được Xương.
Người Hạ lập Định làm chủ, giữ Bình Lương. Cân cho rằng mình là nguyên soái, mà không bắt được Xương, rất hổ thẹn. Bèn bỏ lại quân nhu, mang theo 3 ngày lương, đuổi đánh Định ở Bình Lương. Nga Thanh muốn theo đường thủy mà đi, ông không nghe, từ Bắc đạo đón đường chạy của quân Hạ. Quân Hạ chưa đến, gặp lúc một viên tiểu tướng có tội, trốn đi thông báo nội tình của quân Ngụy. Định biết quân của Cân thiếu lương, bèn đón đánh trước sau. Quân Ngụy tan vỡ, ông cùng Nga Thanh, Lưu Bạt bị bắt, tướng sĩ chết đến 6, 7 ngàn người. Về sau Đế hạ được Bình Lương, bọn Cân mới thoát ra. Bị miễn chức, phải làm việc bếp núp, sai vác rượu thịt theo xa giá về kinh sư mà chịu nhục.
Ít lâu sau được bái làm An đông tướng quân, giáng tước làm công. Xa giá sắp đi dẹp Phùng Văn Thông, có chiếu cho Cân gọi dân U Châu cùng tộc Đinh Linh ở Mật Vân được vạn người, vận chuyển công cụ ra Nam đạo. Đầu những năm Thái Duyên (435 - 440), làm Vệ úy, đổi làm Hoằng Nông vương, gia hiệu Chinh nam đại tướng quân. Sau làm Vạn kỵ đại tướng quân.
Vua Ngụy triệu tập quần thần ở Tây Đường, bàn việc đánh Bắc Lương. Bọn Hề Cân hơn 30 người bàn rằng: "Hà Tây vương Thư Cừ Mục Kiền vẫn cống nạp đầy đủ, vả quân đội năm trước mới viễn chinh, người ngựa mỏi mệt; lại thêm Lương Châu khô hạn, khó lòng giao chiến lâu dài". Đế không nghe. Bắc Lương dẹp xong, nhờ công được ban 70 hộ nô bộc. Bởi Cân là nguyên lão, được ban An xa, cho phán xử hình ngục, tra xét triều chánh.
Hề Cân tranh biện mạnh mẽ, rất hay đàm luận. Ông kể những chuyện xưa, tuy không phải luôn đúng, nhưng cũng có chỗ hay, người nghe đều thán phục. Mỗi lần nghị chánh, phần nhiều ý kiến của Cân được dùng, triều đình tín nhiệm. Năm Thái Bình Chân Quân thứ 9 (448), hoăng. Hưởng thọ 80 tuổi. Đế đích thân đến khóc, đặt thụy là Chiêu vương.
Hề Cân có mấy chục vợ, hơn 20 con trai. | 1 | null |
Thư viện kỹ thuật số Thế giới (World Digital Library - WDL) là thư viện điện tử quốc tế do tổ chức UNESCO và Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ quản lý.
WDL khởi động với mục đích khích lệ và nâng cao tri thức của mọi người trên toàn thế giới, mở rộng nội dung với nhiều nền văn hóa khác nhau trên Internet, cung cấp các tài liệu cho giáo dục, các học giả, và những người cần tìm hiểu thông tin, và giúp thu hẹp khả năng tiếp cận kiến thức trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia trên thế giới. Mục đích của thư viện nhằm mở rộng nội dung thư liệu ngoài tiếng Anh và ngoài các nước phương Tây trên Internet, cũng như hỗ trợ các học giả nghiên cứu. Tôn chỉ hoạt động của nó là mã hóa các dữ liệu dưới dạng số và có thể truy cập miễn phí trên Internet, với định dạng đa ngôn ngữ, bao gồm những tài liệu quan trọng từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, như bản thảo, bản đồ, sách hiếm, bản nhạc, ảnh chụp, bản vẽ kiến trúc, phim tài liệu, và những tư liệu khác.
Tại thời điểm phát hành, thư viện có 1.236 tư liệu. Cho đến tháng 11 năm 2012, thư viện đã có 6.506 tư liệu. | 1 | null |
Alfred Graf von Schlieffen, thường được gọi là Bá tước Schlieffen (; 28 tháng 2 năm 1833 – 4 tháng 1 năm 1913) là một Thống chế Đức, đồng thời là nhà chiến lược nổi tiếng nhất và gây tranh cãi nhất trong thời đại của ông. Từng tham gia trong các cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức, ông là Tổng tham mưu trưởng quân đội Đức từ năm 1891 cho đến năm 1906. Tên tuổi ông gắn liền với Kế hoạch Schlieffen năm 1905, một kế hoạch chiến lược để giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh hai mặt trận chống lại Đế quốc Nga ở phía đông và Đệ tam Cộng hòa Pháp ở phía tây.
Tiểu sử.
Schlieffen sinh ra tại đô thành Berlin vào ngày 28 tháng 2 năm 1833, là con trai của một sĩ quan quân đội Phổ, có nguồn gốc từ một gia đình quý tộc Phổ lâu đời. Thuở nhỏ, ông sống với cha mình, Thiếu tá Magnus Von Schlieffen, ở điền trang của họ tại tỉnh Schlesien. Không lâu sau đó, Alfred Von Schlieffen đi học vào năm 1842. Lớn lên, Schlieffen không có hứng với ngành quân đội và ông không theo học các trường thiếu sinh quân truyền thống của Phổ. Thay vì đó, ông học về luật tại Trường Đại học Berlin. Trong khi học luật, ông được tuyển vào quân đội năm 1853 để thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc trong vòng 1 năm. Sau khi 1 năm trôi qua, thay vì gia nhập lực lượng trừ bị, ông được chọn làm một ứng cử viên sĩ quan. Từ đây, ông khởi đầu một sự nghiệp quân sự lâu dài, phục vụ qua các cấp bậc quân đội với thời gian là 53 năm.
Giữa lúc Schlieffen còn phục vụ trong quân đội, ông lấy vợ và lập gia đình. Ông kết hôn với em họ ông là Nữ Bá tước Anna Schlieffen vào năm 1868. Họ có một đứa con khỏe mạnh. Tuy nhiên, sau khi người con thứ hai của họ ra đời, Anna mất. Kể từ sau cái chết của vợ mình, Schlieffen tập trung hoàn toàn tâm trí của mình vào việc tham gia quân đội.
Phục vụ quân đội.
Được sự tiến cử của các chỉ huy của mình, Schlieffen vào học Trường Chiến tranh Berlin năm 1858 ở độ tuổi, trẻ hơn rõ rệt so với những người khác. Ông tốt nghiệp với điểm cao vào năm 1861, và nhờ đó ông trở thành một sĩ quan trong Bộ Tổng tham mưu. Vào năm 1862, ông được đưa vào Cục Đo đạc địa hình của Bộ Tổng tham mưu, và thời gian làm việc trong cục đã đem lại cho ông kiến thức về địa lý, tạo điều kiện cho ông soạn thảo Kế hoạch Schlieffen về sau này. Đến năm 1865, ông được chuyển vào thẳng Bộ Tổng tham mưu, dù rằng ông chỉ đóng một vai trò nhỏ. Ông tham gia chiến tranh lần đầu tiên với cương vị là sĩ quan tham mưu trong Quân đoàn Kỵ binh Phổ tại Trận Königgrätz trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ vào năm 1866. Chiến thuật "bao vây tiêu diệt" được triển khai trong trận chiến này về sau sẽ được áp dụng trong Kế hoạch Schlieffen của ông. Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông chỉ huy một đội quân nhỏ ở thung lũng sông Loire, chiến đấu với quân Pháp trong cái sẽ được biết đến như một trong những chiến dịch khó nhọc nhất của quân đội Phổ. Tại Pháp, Đại Công tước Friedrich I xứ Baden đã phong cho ông quân hàm Thiếu tá và giao cho ông đứng đầu Khoa lịch sử quân sự của Bộ Tổng tham mưu Phổ. Sau những năm làm việc với Helmuth von Moltke Nhỏ và Alfred von Waldersee, vào ngày 4 tháng 12 năm 1886, ông được lên quân hàm Thiếu tướng, và không lâu sau đó, khi Moltke nghỉ hưu, ông thay thế ông này làm Phó Tổng tham mưu trưởng của Waldersee. Chẳng bấy lâu sau, ông trở thành Tướng hậu cần, sau đó là Trung tướng vào ngày 4 tháng 12 năm 1888 rồi cuối cùng là Thượng tướng Kỵ binh Đức vào ngày 27 tháng 1 năm 1893. Sau gần 53 năm phục vụ trong quân ngũ, Alfred Von Schlieffen đã về hưu vào Tết Dương lịch năm 1906. Ông từ trần vào ngày 4 tháng 1 năm 1913, đúng 19 tháng trước khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Những lời nói cuối cùng của ông được cho là: "Hãy nhớ: giữa cho cánh phải thật mạnh."
Kế hoạch Schlieffen.
Vào năm 1894, Schlieffen nảy ra một kế hoạch chiến lược để thực hiện một đòn đánh mạnh vào Lorraine. Kế hoạch đã được sửa đổi vào năm 1897, thành một phiên bản phức tạp và đồ sộ của trận hợp vây do Moltke Lớn thực hiện ở Sedan năm 1870. Đây là ý niệm đầu tiên của Kế hoạch Schlieffen. Ông đã đề ra ý tưởng tiến quân qua miền Bắc nước Pháp và hạ gục quân đội Pháp bằng việc tiến hành một chuyển động vòng. Schlieffen được biết đến vì đã thay đổi và điều chỉnh các kế hoạch của mình; hầu như năm nào ông cũng sửa đổi cho đến khi bản kế hoạch cuối cùng được công bố.
Trước tình hình nước Đức chẳng bao lâu sau sẽ rơi vào tình trang chiến tranh, Schlieffen có trách nhiệm chuẩn bị cho đất nước bước vào một cuộc chiến. Schlieffen hiểu rằng nếu Pháp và Nga liên minh với nhau, họ sẽ dễ dàng đè bẹp nước Đức. Vì thế, vào năm 1905, ông vạch ra Kế hoạch Schlieffen. Kế hoạch này giúp cho Đức khỏi phải chiến đấu trong một cuộc chiến tranh hai mặt trận chống lại liên minh Pháp - Nga. Kế hoạch Schlieffen sẽ triển khai phương thức Blitzkrieg—chiến tranh chớp nhoáng—để nhanh chóng đánh bại Pháp. Biết rằng người Pháp thực hiện một chiến lược phòng ngự, Alfred Von Schlieffen đã đề xuất một kế hoạch theo đó Đức đã xua quân qua nước Bỉ, Hà Lan trung lập và miền Bắc Pháp. Trong khi chỉ sử dụng tối thiểu binh lực của mình để cầm chân các lực lượng Nga trên Mặt trận phía Đông, Đức sẽ cho quân tấn công Pháp và đánh bại họ bằng cách thực hiện một vận động bọc sườn quy mô lớn, bằng cách buộc Pháp phải vừa chiến đấu vừa rút lui về phía nam, hoặc là buộc quân Pháp phải rút chạy vào Thụy Sĩ. Sau đó, Đức có thể chuyển đại đa số binh lực của mình tới Mặt trận phía Tây để đánh nhau với Nga. Bằng một cuộc tấn công bọc sườn Pháp, kế hoạch sẽ giúp cho nước Đức giảm tổn thất đáng kể trong chiến tranh, và giành thế thượng phong trước Pháp.
Vào tháng 8 năm 1905, Schlieffen bị một con ngựa cưỡi của mình đá trong một buổi sáng, khiến ông không thể tiếp tục thực hiện trách nhiệm của ông. Trong thời gian nghỉ dưỡng của mình, Schlieffen, giờ đây đã 72 tuổi, bắt đầu dự kiến về hưu. Nhưng chưa có ai được xác định là người kế nhiệm của ông. Von der Goltz là ứng cử viên sáng giá nhất; tuy nhiên, Hoàng đế không ưa thích ông này. Một sủng thần của Hoàng đế là Helmuth von Moltke Nhỏ. Về sau, ông ta đã trở thành Tổng tham mưu trưởng khi Schlieffen nghỉ hưu. Trong thời gian vắng mặt của Schlieffen sau khi bị ngựa đá, Moltke đã nảy sinh những ý tưởng của mình. Ông ta đồng lòng với các ý tưởng của Schlieffen nhưng không đồng tình ở một số chi tiết. Vì thế, Moltke đã thực hiện một số sửa đổi không đáng kể. Sau khi Schlieffen trở lại, ông quả quyết rằng Đức chỉ có thể đánh bại Pháp bằng một đòn bọc sườn xuyên qua Bỉ. Biết vậy nhưng Moltke vẫn biến đổi kế hoạch của ông. Kế hoạch Schliueffen đã được áp dụng không thành công trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Schlieffen đã không còn sống để nhìn thấy bản kế hoạch của mình bị phá sản.
Ảnh hưởng.
Schlieffen có lẽ là nhà chiến lược nổi tiếng nhất trong thời đại của ông, dù bị chỉ trích vì "Chủ nghĩa kinh viện quân sự" thiển cận của mình.
Các học thuyết chiến dịch của Schlieffen sẽ gây ảnh hưởng sâu sắc trong sự phát triển của phương thức chiến tranh cơ động vào thế kỷ 20, nhất là qua chuyên luộn có ảnh hưởng lớn của mình, "Cannae ", trong đó nói về một trận đánh cổ đại vào năm 216 trước Công nguyên trong đó Hannibal đánh tan quân La Mã. Cannae có hai mục tiêu chính. Thứ nhất, tác phẩm này thể hiện bằng văn xuôi những ý niệm của Schlieffen về cơ động trong chiến tranh, đặc biệt là vận động hợp vây, cùng với những nguyên tắc của chiến tranh. Thứ hai, đây là tài liệu tham khảo của Bộ Tổng tham mưu, Học viện Chiến tranh, và của toàn bộ Quân đội Đức. Các học thuyết của ông được nghiên cứu tường tận, nhất là trong các học viện quân sự cấp cao của Hoa Kỳ và châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Các nhà lý luận quân sự Hoa Kỳ cũng đánh giá cao ông đến mức mà công trình nghiên cứu tiêu biểu nhất, "Cannae", đã được dịch tại Pháo đài Leavenworth, và được phân phát trong Quân động và cộng đồng hàn lâm của Hoa Kỳ.
Không những là một nhà quân sự lớn, con người Schlieffen còn có những đặc điểm nổi bật không được biết đến nhiều. Như chúng ta đã biết, ông là một chiến lược gia. Khác Tổng tham mưu trưởng Waldersee, Schlieffen không tham gia trong chính trị, và khác với Moltke Lớn trước kia, ông cũng không thông thạo về nghệ thuật. Thay vì đó, ông tích cực thực hiện các nhiệm vụ của Bộ Tổng tham mưu Đức. Những trọng trách này bao gồm việc chuẩn bị các kế hoạch chiến tranh, và tạo cho Quân đội Đức tinh thần sẵn sàng chiến đấu. Ông dành thời gian cho việc huấn luyện, giáo dục quân sự, và ứng dụng công nghệ hiện đại vào các mục đích và việc lập kế hoạch chiến lược. Điều hiển nhiên là Schlieffen đã tham gia rất nhiều trong việc chuẩn bị và vạch kế hoạch cho một cuộc chiến trong tương lai. Ông cho rằng một trong những trách nhiệm hàng đầu của ông là phải chuẩn bị cho các sĩ quan trẻ tuổi khả năng chấp nhận nhiệm vụ và suy nghĩ sáng tạo hơn. Ông thường giao cho các sĩ quan trẻ tuổi nhiệm vụ không những lập kế hoạch diễn tập mà còn điều khiển các cuộc diễn tập của binh lính.
Nhìn nhận về các chiến thuật của Schlieffen, tướng Walter Bedell Smith, tham mưu trưởng của tướng Mỹ Dwight D. Eisenhower, Tổng tư lệnh Lực lượng Viễn chinh Đồng Minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đã chỉ ra rằng, Eisenhower và các sĩ quan tham mưu của ông, sản phẩm của các học viện cấp cao ở Mỹ, đều "thấm nhuần ý tưởng về phương thức vận động rộng rãi, táo bạo để giành những kết quả quyết định này".
Tướng Erich Ludendorff, một hậu sinh của Schlieffen đã áp dụng những lời dạy về chiến thuật bao vây tiêu diệt trong Trận Tannenberg năm 1914, nổi tiếng là đã từng khen ngợi Schlieffen như "một trong những chiến binh vĩ đại nhất từ trước đến nay".
Tướng Erich Ludendorff, một hậu sinh của Schlieffen đã từng áp dụng những lời dạy của ông về chiến thuật hợp vây trong trận Tannenberg, nổi tiếng là đã từng ca ngợi Schlieffen như "một trong những chiến binh vĩ đại nhất từ trước tới giờ."
Một thời gian dài sau khi ông mất, các sĩ quan Bộ Tổng tham mưu Đức trong thời kỳ giữa hai cuộc thế chiến và Chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt là tướng Hans von Seeckt, cũng chịu ảnh hưởng lớn từ các học thuyết chiến dịch của Schlieffen trong quá trình phát triển học thuyết "Chiến tranh Chớp nhoáng". | 1 | null |
Môn Thần hay còn gọi là thần giữ cửa (tiếng Trung Quốc giản thể: 门神, phồn thể: 門神, bính âm: "ménshén") là một vị thần Trung Quốc thường được đặt ở 2 bên cổng vào một ngôi chùa, nhà ở hay tiệm kinh doanh... được cho là để giữ cho những linh hồn hay ma quỷ không xâm nhập vào được.
Các vị thần này thường đi theo cặp, phải đối mặt với nhau, nếu đặt đấu lưng lại thì là điềm gỡ chẳng lành. Có nhiều hình thức khác nhau của các Môn Thần, phổ biến nhất là 2 vị tướng Tần Thúc Bảo và Uất Trì Cung. Các tranh vẽ Ngụy Trưng hoặc Chung Quỳ (鍾馗) được sử dụng ở cửa đơn (một cánh cửa). | 1 | null |
Mauritanie (; ) là một quốc gia ở Tây Phi, độc lập từ Pháp năm 1960. Quốc kỳ của Mauritanie được chính thức thông qua ngày 1 tháng 4 năm 1959, nó được đưa ra sử dụng dưới quyết định của Moktar Ould Daddah và Hiến pháp của Mauritanie đã công nhận đây là quốc kỳ của nhà nước này ngày 22 tháng 3 năm 1959.
Vào ngày 5 tháng 8 năm 2017, Tổng thống Mohamed Ould Abdel Aziz đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để thay đổi quốc kỳ, bãi bỏ thượng viện và các sửa đổi hiến pháp khác. Cuộc trưng cầu dân ý đã diễn ra thành công và lá cờ đã được thay đổi, bao gồm hai sọc đỏ, đại diện cho "Những nỗ lực và hy sinh mà người dân Mauritania sẽ đồng lòng, bằng giá máu của họ, để bảo vệ lãnh thổ của họ", đã được thông qua kịp thời. gây quỹ đầu tiên vào ngày 28 tháng 11 năm 2017, kỷ niệm 57 năm ngày độc lập của Mauritanie.
Thiết kế.
Màu xanh lá cây, vàng và đỏ được coi là Màu liên Phi. Màu xanh lục cũng được sử dụng để tượng trưng cho Hồi giáo, và vàng là để chỉ cát của sa mạc Sahara. Các sọc đỏ, được thêm vào lá cờ vào năm 2017, đại diện cho "những nỗ lực và hy sinh mà người dân Mauritania sẽ đồng lòng, bằng giá máu của họ, để bảo vệ lãnh thổ của họ". Hình lưỡi liềm và ngôi sao là biểu tượng của Hồi giáo, là quốc giáo của Mauritania. Không có thông số kỹ thuật chính thức hoặc bảng xây dựng cho các phép đo tương đối chính xác của ngôi sao và hình lưỡi liềm, ngoại trừ số đo của lá cờ là 2: 3, cho đến tháng 5 năm 2020.
Mô tả và ý nghĩa.
Quốc kỳ là một hình chữ nhật, giữa nền cờ có một vành trăng non lưỡi liềm màu vàng và một ngôi sao vàng năm cánh. Đạo Hồi là quốc giáo của Mauritanie, màu lục là màu mà người dân các nước Hồi giáo yêu thích, là màu tốt lành. Các sọc đỏ, được thêm vào lá cờ vào năm 2017, đại diện cho "Những nỗ lực và hy sinh mà người dân Mauritania sẽ đồng lòng, bằng giá máu của họ, để bảo vệ lãnh thổ của họ". Trăng lưỡi liềm có ngôi sao là biểu tượng của các quốc gia Hồi giáo, tượng trưng cho sự phồn vinh và hi vọng. Không có thông số kỹ thuật chính thức hoặc bảng xây dựng cho các phép đo tương đối chính xác của ngôi sao và hình lưỡi liềm, ngoại trừ số đo của lá cờ là 2:3, cho đến tháng 5 năm 2020.
Xem thêm.
Quốc huy Mauritanie | 1 | null |
Roy Kim (Hàn văn: 로이킴), tên thật là Kim Sang-woo (Hàn văn: 김상우, Hán tự: 金相宇, Hán-Việt: Kim Tướng Vũ hay Kim Tương Vũ, do chữ 相 có 2 cách phiên âm), sinh ngày 3/7/1993, là ca sĩ Hàn Quốc, người giành giải quán quân của chương trình Superstar K của đài truyền hình mnet Hàn Quốc mùa thứ 4.
Lý lịch.
Roy được sinh ra tại Hàn Quốc. Sau khi hoàn thành bậc tiểu học, Roy theo gia đình (gồm cha mẹ và chị gái) sang sinh sống tại Asheville, Bắc Carolina, Hoa Kỳ, và theo học bậc trung học tại đây. Roy đã theo học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh của trường Đại học Georgetown, thủ đô Washington, D.C., Hoa Kỳ. Do liên quan đến bê bối xâm hại tình dục, anh đã bị sinh viên trường Georgetown đề nghị ban giám hiệu không cấp bằng. Tuy nhiên, anh vẫn được tốt nghiệp vào năm 2019 nhưng không tham gia buổi lễ trao bằng. Vào tháng 2 năm 2020, anh được toà án tuyên bố vô tội.
Năm 2012, Roy tham gia chương trình Superstar K của đài truyền hình mnet Hàn Quốc mùa thứ 4 và giành giải quán quân. Anh chính thức ra mắt và khởi đầu sự nghiệp của mình bằng màn biểu diễn tại lễ trao giải Mnet Asian Music Awards năm 2012. | 1 | null |
Cọ Hạ Long (danh pháp hai phần: Livistona halongensis) thuộc chi "Livistona" là một trong những loài thực vật đặc hữu chỉ có ở Vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng và Vịnh Hạ Long. Loài này được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1999.
Cọ Hạ Long được Nguyễn Tiến Hiệp & Ruth Kiew miêu tả khoa học đầu tiên năm 2000.
Phân bố.
Loài này có mặt trên một số đảo đá vôi ở Vườn Quốc gia Cát Bà, vịnh Hạ Long.
Đặc điểm.
Đây là loài thực vật ưa sáng, thường mọc trên các đỉnh của các đảo đá với chiều cao vượt trội so với các loài thực vật khác. Rễ của loài này rất khoẻ và cứng, có khả năng bám trên đá hay luồn lách sâu vào các khe nứt của núi đá vôi. Thân của cọ Hạ Long là dạng thân cột, không phân nhánh, chiều cao của cây trưởng thành từ 7-12m, đường kính thân từ 25–30 cm, toàn thân cây có các lớp viền bao phủ. Lá xếp theo hình hoa thị tại đỉnh thân, phiến lá xẻ chân vịt, đường kính trung bình 45–60 cm, cuống lá dài 0,8-1,2m, có hai hàng gai dọc hai bên cuống. Thời gian ra hoa là từ tháng 4-6. Hoa của chúng có màu trắng vàng, mọc thành từng cụm như đuôi sóc, trong khi quả có hình cầu, đường kính từ 1,6-1,8 cm.
Bảo tồn.
Nhằm bảo tồn, nhân giống cọ Hạ Long, từ giữa năm 2006, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Việt Nam cùng Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học và sản xuất lâm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp triển khai đề tài "Nghiên cứu các đặc điểm sinh học, khả năng bảo tồn và phát triển loài cọ đặc hữu Vịnh Hạ Long". Sau 3 năm triển khai, đề tài đã mang lại thành công nhất định trong việc nhân giống cọ Hạ Long. Qua thí nghiệm ươm hạt trong môi trường đất tự nhiên, độ ẩm 60%, tỷ lệ nảy mầm của hạt đạt 23%; trên cát tinh, độ ẩm 60%, tỷ lệ nảy mầm đạt 10%. Hạt cọ ươm 15 ngày thì nảy mầm, sau 25 ngày cây con cao 6 cm, sau 90 ngày cao 12 cm. Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã nhân giống và trồng được 80 cây cọ con tại 2 khu vực đảo Cát Lán và Hang Trai trên Vịnh Hạ Long, các cây này sống, sinh trưởng tốt. Ngoài khu vực ven vịnh Hạ Long, loài thực vật đặc hữu này cũng đã được trồng thực nghiệm và nhân giống ở vườn quốc gia Cát Bà.
Từ thành công của việc ươm giống là tiền đề cho việc trồng, nhân giống cọ Hạ Long ra các địa điểm tham quan du lịch, vừa đạt được mục đích bảo tồn, phát triển loài cây đặc hữu này, đồng thời còn tạo ra cảnh quan đẹp, làm cho du khách hiểu rõ hơn, có cái nhìn gần hơn về những giá trị đa dạng sinh học của vịnh Hạ Long.
Tính cho đến nay, cọ Hạ Long là loài thực vật duy nhất trong số các thực vật đặc hữu của vịnh Hạ Long được nhân giống thành công. Ban Quản lý Vịnh Hạ Long từng có ý tưởng nhằm không chỉ bảo tồn cọ Hạ Long mà còn phải khai thác được những giá trị của loài cây đặc hữu này như phục vụ trong tham quan du lịch hay tạo ra các những chiếc nón lá cọ làm quà lưu niệm cho du khách. Ngoài ra cũng có thể tạo nên các sản phẩm khác từ cành, quả, thân của loài cây đặc hữu này. | 1 | null |
Trung Nguyên là một xã thuộc huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam.
Địa lý.
Xã Trung Nguyên nằm ở phía bắc huyện Yên Lạc, có vị trí địa lý:
Xã Trung Nguyên có diện tích 737 ha, có dân số vào khoảng 9.193 dân, dân tộc chủ yếu là dân tộc Kinh. dân cư ở đây chủ yếu làm nông nghiệp.
Trung Nguyên có con Sông Phan chảy qua địa phận Thôn Hoàng Thạch.
Hành chính.
Xã Trung Nguyên được chia thành 9 thôn là: Trung Nguyên, Lạc Trung, Lỗ Quynh, Thiệu Tổ, Xuân Chiếm, Đông Lỗ 1, Đông Lỗ 2, Hoàng Thạch, Tân Nguyên.
Văn hóa.
Di tích.
Di tích đền Tranh hay đền Bắc Cung Thượng thờ đức thánh Tản Viên là một trong Tứ bất tử được thờ rộng rãi nhiều đền và phủ trong văn hóa thờ Mẫu. Di tích đền Tranh (Bắc Cung Thượng) ở xã Trung Nguyên đã được Bộ văn hóa thông tin xếp hạng cấp quốc gia 1993.
Giao thông.
Xã Trung Nguyên nằm ở vị trí giao thông thuận lợi, gần trung tâm huyện lỵ Yên Lạc. Các tuyến, hệ thống giao thông quan trọng đi qua xã:
Kinh tế.
Trung Nguyên là xã có nền kinh tế phát triển đa dạng, nhiều ngành nghề phụ. Về nông nghiệp đẩy mạnh trồng trọt, thâm canh, trồng màu, rau màu và rau vụ đông. Lĩnh vực nghề tiểu thủ công nghiệp cũng khá phát triển do nằm gần nhiều làng nghề quy mô hoạt động lớn như mộc (thị trấn Yên Lạc), phế liệu cơ giới (Tề Lỗ) và giao thông thuận lợi nên xã có nhiều nghề dựa theo. Bên cạnh các nghề như thu gom buôn bán phế liệu, đồng nát, tóc thì các nghề nhóm dịch vụ, buôn bán khác cũng đang phát triển. | 1 | null |
Quốc kỳ Singapore (; ; ) được thông qua lần đầu vào năm 1959, đương thời Singapore được tự quản trong Đế quốc Anh. Nó được tái xác nhận là quốc kỳ khi nước cộng hòa được độc lập vào ngày 9 tháng 8 năm 1965. Thiết kế là một cờ hai màu ngang với màu đỏ ở trên màu trắng, ở góc phía trên bên trái là một trăng lưỡi liềm trắng quay về 5 sao trắng năm cánh. Các yếu tố của quốc kỳ biểu thị một quốc gia trẻ đang lên, cùng các tư tưởng thế giới đại đồng và bình đẳng, và dân tộc. Các quy tắc được định ra từ Đạo luật Quốc huy và Quốc kỳ và Quốc ca Singapore chi phối việc sử dụng và trưng quốc kỳ. Chúng đã được nới lỏng nhằm cho phép các công dân treo quốc kỳ trên xe trong những dịp quốc lễ, và treo tại nhà vào bất kỳ thời gian nào trong năm.
Lịch sử.
Singapore nằm dưới quyền cai trị của Anh Quốc trong thế kỷ 19, được hợp nhất vào Các khu định cư Eo biển cùng với Malacca và Penang. Hiệu kỳ được sử dụng nhằm đại diện cho Các khu định cư Eo biển là một Lam thuyền kỳ Anh Quốc có ba vương miện vàng đại diện cho ba khu định cư. Khu định cư Singapore không có hiệu kỳ riêng, song được ban cho một huy hiệu có nét một con sư tử vào năm 1911. Trong giai đoạn Nhật Bản chiếm đóng Singapore, quốc kỳ Nhật Bản được quân dội sử dụng trên bộ, và được sử dụng trong các sự kiện công cộng. Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Singapore trở thành một thuộc địa vương thất độc lập và thông qua hiệu kỳ riêng. Nó được sửa đổi từ hiệu kỳ Các khu định cư Eo biển bằng việc giảm số vương miện từ ba còn một.
Singapore được tự quản trong Đế quốc Anh vào ngày 3 tháng 6 năm 1959. Sáu tháng sau, trong khi thiết lập "Yang di-Pertuan Negara" (nguyên thủ quốc gia) mới vào ngày 3 tháng 12 năm 1959, quốc kỳ được chính thức thông qua cùng với quốc huy và quốc ca "Majulah Singapura". Phó thủ tướng đương thời là Đỗ Tiến Tài nói về việc thiết lập quốc kỳ trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1989:
Thiết kế quốc kỳ được hoàn thành trong vòng hai tháng bởi một ủy ban do Đỗ Tiến Tài đứng đầu. Ban đầu, ông muốn nền của quốc kỳ hoàn toàn là màu đỏ, song Nội các quyết định chống lại điều này do màu đỏ được xem là một điểm tập hợp của chủ nghĩa cộng sản. Theo lời Lý Quang Diệu, dân cư người Hoa muốn có năm sao, và dân cư Hồi giáo muốn một trăng lưỡi liềm. Cả hai biểu tượng này được kết hợp để tạo nên quốc kỳ của Singapore.
Ngày 30 tháng 11 năm 1959, Sắc lệnh Quốc huy và Quốc kỳ và Quốc ca Singapore 1959 được thông qua nhằm quy định về việc sử dụng và trưng quốc huy và quốc kỳ và biểu diễn quốc ca. Khi trình bản kiến nghị lên Hội nghị lập pháp Singapore vào ngày 11 tháng 11 năm 1959, Bộ trưởng Văn hóa Sinnathamby Rajaratnam, nói rằng: "quốc kỳ, quốc huy và quốc ca tượng trưng cho hy vọng và lý tưởng của mỗi người dân... Việc sở hữu một quốc kỳ và quốc huy đối với mỗi người dân là tượng trưng cho sự tự trọng."
Trong tháng 9 năm 1962, nhân dân Singapore bỏ phiếu chấp thuận gia nhập Liên bang Malaysia. Quá trình chính thức được hoàn thành vào ngày 16 tháng 9 năm 1963, khi quốc kỳ Malaysia được Thủ tướng Lý Quang Diệu kéo lên tại Singapore Hiệu kỳ Singapore được tái xác nhận là quốc kỳ khi Singapore hoàn toàn độc lập từ Malaysia vào ngày 9 tháng 8 năm 1965.
Thiết kế.
Đạo luật Quốc huy và Quốc kỳ và Quốc ca Singapore định rõ cấu tạo và tính biểu tượng của các yếu tố trên quốc kỳ: màu đỏ tượng trưng cho "thế giới đại đồng và bình đẳng của con người", màu trắng tượng trưng cho "thuần khiết và mỹ đức phổ quát và vĩnh viễn". Trăng lưỡi liềm "tượng trưng cho một quốc gia trẻ đang lên". Năm sao tượng trưng cho "các lý tưởng quốc gia về dân chủ, hòa bình, tiến bộ, công chính, và bình đẳng". Trong nửa sau của thế kỷ 20, biểu tượng sao và trăng lưỡi liềm được công nhận là tượng trưng cho chủ nghĩa Hồi giáo, và các nhà hoạt động Hồi giáo tại Singapore nhìn nhận quốc kỳ Singapore theo bối cảnh này.
Tỷ lệ của quốc kỳ là chiều cao bằng 2/3 chiều dài. Đối với chế tạo quốc kỳ, Chính phủ Singapore định rằng nền đỏ sử dụng trên quốc kỳ sử dụng mã màu Pantone 032. Theo hướng dẫn do Bộ Thông tin, Truyền thông và Nghệ thuật ban hành, quốc kỳ có thể tái sản xuất trong bất kỳ kích cỡ nào và trưng trong bất kỳ thời gian nào, song cần phải tuân theo tỷ lệ và sắc độ được quy định. Bộ này khuyến nghị các kích thước 915×1.370 mm, 1.220×1.830 mm, và 1.830×2.740 mm. Vật liệu được khuyến nghị để chế tạo quốc kỳ là len bunting.
Quy định và hướng dẫn.
Cho đến năm 2004, quốc kỳ chỉ được sử dụng trong hoặc trước các tòa nhà thuộc sở hữu của chính phủ, các bộ, các ban được quy định và các cơ sở giáo dục trên cơ sở quanh năm. Các cá nhân và tổ chức phi chính phủ chỉ có thể treo quốc kỳ trong tháng 8 để kỉ niệm ngày quốc khánh 9 tháng 8. Quốc kỳ có thể được trưng trên bất kỳ phương tiện ô tô (trừ xe tang), thuyền hay phi cơ,
Những hạn chế đối với cá nhân và tổ chức phi chính phủ được nới lỏng vào năm 2004 nhằm cho phép quốc kỳ được trưng quanh năm theo các điều kiện nhất định. Một tuyên bố của Bộ Thông tin và Nghệ thuật nói rằng "quốc kỳ, quốc ca và đầu sư tử Singapore... là những tượng trưng dễ thấy nhất của về chủ quyền, tự hào, và vinh dự của chúng ta" và đề nghị người Singapore sử dụng những tượng trưng "tập hợp" này để "đồng cảm với quốc gia".
Chính phủ Singapore ra lệnh rằng không cá nhân nào được phép đối xử thiếu tôn trọng với quốc kỳ, như cho quốc kỳ chạm đất. Quốc kỳ không được trưng bên dưới bất kỳ hiệu kỳ, huy hiệu hoặc đối tượng khác; dốc xuống chào bất kỳ cá nhân hay thứ gì; phải trưng ở trên cao và để bay tự nhiên.
Tại Singapore, quốc kỳ Singapore được ưu tiên hơn mọi quốc kỳ khác theo thông lệ quốc tế. Do vậy, khi trưng cùng các quốc kỳ khác, quốc kỳ Singapore cần phải ở vị trí vinh dự; tức là phải ở vị trí mà trên thực tế cao hơn mọi quốc kỳ khác, còn nếu trưng ở mức ngang nhau thì phải ở bên trái các quốc kỳ khác (theo hướng nhìn vào). Khi quốc kỳ Singapore được trưng khi diễu hành cùng các quốc kỳ khác, nó cần phải ở phía trước các quốc kỳ khác nếu trong một hàng duy nhất, hoặc ở bên phải của những người cầm cờ nếu đi cạnh nhau (nghĩa là khán giả thấy ở bên trái). Người cầm cờ cần phải giương cờ về phía vai phải của mình.
Khi trưng quốc kỳ trên bục diễn thuyết, nó cần phải ở trên mọi đồ trang trí và ở phía sau và trên bất kỳ cá nhân nào nói trên bục diễn thuyết. Nếu nó được treo trên cột tại bục diễn thuyết, nó cần phải ở bên phải của người diễn thuyết. Khi treo cờ, nó cần phải được treo vào tường thẳng đứng hoặc bề mặt thẳng đứng khác, mọi khán giả đối diện có thể nhìn thấy trăng lưỡi liềm và các sao.
Khi trưng quốc kỳ bên ngoài một tòa nhà, nó cần phải được trưng trên hoặc trước tòa nhà trên một cột cờ. Nếu treo quốc kỳ vào ban đêm, nó cần phải được chiếu sáng đúng cách. Trong một chuyến công cán, không trưng quốc kỳ trên bất kỳ phương tiện cơ giới nào ngoại trừ phương tiện chở tổng thống, thủ tướng hoặc bất kỳ bộ trưởng nào. Quốc kỳ không thể được trưng trên bất kỳ thuyền hoặc phi cơ tư nhân nào.
Không cá nhân nào có thể sử dụng hoặc áp dụng quốc kỳ hoặc bất kỳ hình ảnh nào của nó cho bất kỳ mục đích thương nghiệp hoặc một bộ phận của bất kỳ trang trí nội thất, trang hoàng, đồ phủ ngoài hoặc đồ đựng nào, trừ khi trong những trường hợp được chấp thuận do không có sự bất kính với quốc kỳ. Hơn nữa, không được sử dụng quốc kỳ làm bộ phận của bất kỳ thương hiệu nào, hoặc sản xuất hoặc trưng bất kỳ quốc kỳ mà thêm bất kỳ hình vẽ hoặc chữ nào. Quốc kỳ hoặc bất kỳ hình ảnh nào của nó cũng không được sử dụng hoặc áp dụng làm bộ phận của bất kỳ trang phục nào, trừ khi được chấp thuận.
Chính phủ có thể yêu cầu hạ quốc kỳ xuống nửa cột trong sự kiện tử vong của một yếu nhân hoặc để quốc tang. Không cá nhân nào được phép sử dụng quốc kỳ trong các tang lễ cá nhân bất kỳ. Tuy nhiên, quốc kỳ có thể phủ lên một quan tài trong tang lễ quân sự hoặc quốc gia. Không cá nhân nào có thể trưng bất kỳ quốc kỳ bị hư hỏng hoặc bẩn. Những quốc kỳ phai hoặc hư hỏng cần phải được gói lại trong một túi rác màu đen được bịt kín trước khi được xử lý và không nhìn thấy được trong thùng rác. | 1 | null |
Interkosmos () là một chương trình không gian của Liên Xô, với mục đích giúp các quốc gia có quan hệ ngoại giao tốt với Liên Xô tham gia vào các chương trình không gian có người lái cũng như không người lái.
Chương trình gồm có các quốc gia Đông Âu thuộc Khối Warszawa / CoMEcon, và các quốc gia xã hội chủ nghĩa hoặc cộng sản khác như Afghanistan, Cuba, Mông Cổ và Việt Nam. Ngoài ra những nước thuộc Phong trào không liên kết như Ấn Độ và Syria cũng được tham gia, thậm chí những quốc gia từng có thời nằm trong khối NATO là Pháp cũng đóng góp vào Interkosmos, thể hiện mối quan hệ chính trị trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Sau Dự án thử nghiệm Apollo–Soyuz, đã có những cuộc thảo luận giữa NASA và Interkosmos vào những năm 1970 về chương trình phối hợp "Shuttle-Salyut" để gửi tàu con thoi đến trạm không gian Salyut, và những cuộc thảo luận trong thập niên 1980 còn đề cập đến việc phóng tàu vũ trụ Liên Xô thuộc chương trình Buran lên trạm không gian Mỹ trong tương lai.
Tuy chương trình Shuttle-Salyut chưa bao giờ trở thành hiện thực khi chương trình Interkosmos còn tồn tại, sau sự tan rã của Liên Xô, Chương trình Shuttle–Mir đã tiếp nối các bước đi này và mở lối cho sự hình thành Trạm vũ trụ quốc tế.
Chương trình bắt đầu từ tháng 4 năm 1967 với các chuyến phóng vệ tinh nghiên cứu không người lái, và từ tháng 2 năm 1978 bắt đầu các chuyến bay có người lái. Những chuyến bay thuộc Interkosmos đã đưa 14 phi hành gia không phải người Liên Xô lên không gian trong những tàu Soyuz từ năm 1978 đến 1988. Chương trình này cũng giúp đưa công dân đầu tiên của một nước không phải Mỹ và Liên Xô lên không gian là Vladimír Remek của Tiệp Khắc. Interkosmos cũng đã đưa người da đen và cũng là sắc dân nói tiếng Tây Ban Nha đầu tiên, Arnaldo Tamayo Méndez của Cuba, người châu Á đầu tiên, Phạm Tuân của Việt Nam lên vũ trụ. Trong các nước tham gia, chỉ có Bulgaria là quốc gia duy nhất gửi hai phi hành gia lên vũ trụ. | 1 | null |
Trong thiên văn học hay cơ học quỹ đạo của ngành cơ học thiên thể, quỹ đạo mật tiếp của một vật trong không gian tại "một thời điểm nhất định" chính là quỹ đạo Kepler (elip hay các đường conic khác) quay quanh vật thể chính mà đã "bỏ qua" ảnh hưởng hấp dẫn của những vật thể khác. Hay quỹ đạo mật tiếp trùng với vectơ trạng thái quỹ đạo lúc đó của vật. (vị trí và vận tốc)
Quỹ đạo mật tiếp và vị trí của vật tại thời điểm nhất định được miêu tả đầy đủ bằng sáu tham số quỹ đạo Kepler (hay tham số quỹ đạo mật tiếp), mà chúng ta có thể dễ tính ra khi biết được vị trí và vận tốc của vật so với vật hút hấp dẫn trung tâm. Các tham số quỹ đạo mật tiếp vẫn là hằng số khi bỏ qua nhiễu loạn do những vật thể khác. Tuy nhiên, quỹ đạo thực của các vật thể trong thiên văn luôn chịu nhiễu loạn và khiến cho các tham số mật tiếp biến đổi không ngừng, có khi rất nhanh và hỗn loạn. Trong trường hợp chung của cơ học thiên thể phân tích chuyển động của các hành tinh, Mặt Trăng và các vệ tinh tự nhiên khác, người ta thường miêu tả quỹ đạo theo các tham số trung bình và nhiễu loạn hấp dẫn trường kì (secular). Trong trường hợp của tiểu hành tinh, người ta hiệu chỉnh các tham số quỹ đạo riêng nhằm thu được những tham số quan trọng cần thiết nhất. | 1 | null |
Trong cơ học thiên thể, độ bất thường trung bình là một tham số liên hệ vị trí và thời gian của một vật thể chuyển động theo quỹ đạo Kepler. Nó dựa trên định luật hai Kepler nói rằng diện tích một vật thể quét bởi đường nối nó và vật thể hấp dẫn trung tâm trong những khoảng thời gian bằng nhau trên quỹ đạo là không đổi.
Độ bất thường trung bình tăng đều đặn từ 0 đến formula_1 radian trong mỗi quỹ đạo. Tuy nhiên, nó là góc hình học có gốc tại tâm của quỹ đạo elip chứ không phải tại tâm của vật thể hút hấp dẫn. Theo định luật hai Kepler, độ bất thường trung bình tỷ lệ với diện tích quét bởi đường nối vật thể và vật trung tâm nhân với khoảng thời gian tính từ thời điểm nó vượt qua cận điểm quỹ đạo.
Độ bất thường trung bình ký hiệu là formula_2, và có công thức tính:
với "n" là chuyển động trung bình, "a" là độ dài của bán trục lớn quỹ đạo, formula_4 và "m" lần lượt là khối lượng của vật trung tâm và vật thể quay quanh, và "G" là hằng số hấp dẫn.
Hay độ bất thường trung bình là khoảng thời gian tính từ thời điểm nó vượt qua cận điểm quỹ đạo lần gần nhất nhân với chuyển động trung bình; chuyển động trung bình bằng formula_1 chia cho chu kỳ quỹ đạo của vật thể.
Độ bất thường trung bình là một trong ba tham số góc ("độ bất thường") xác định ra một vị trí trên quỹ đạo, hai tham số kia là độ bất thường lệch tâm ("E") và độ bất thường thực (formula_6). Nếu chúng ta biết độ bất thường trung bình tại một thời điểm bất kỳ, có thể tính ra được giá trị này ở thời điểm sau đó (hoặc trước đó) chỉ bằng cách cộng (hoặc trừ) formula_7 với formula_8 là khoàng thời gian giữa hai lần. Và từ đó có thể tìm ra được hai tham số kia.
Liên hệ.
Độ bất thường trung bình "M" liên hệ với độ bất thường lệch tâm "E" và độ lệch tâm quỹ đạo "e" bởi phương trình Kepler:
Để tìm vị trí của một vật trên quỹ đạo elip tại thời điểm bất kỳ "t", ta tính độ bất thường trung bình bằng cách nhân khoảng thời gian "t" với chuyển động trung bình "n", sau đó thay nó vào phương trình Kepler để tìm độ bất thường lệch tâm và sau đó tìm được độ bất thường thực.
Người ta cũng hay sử dụng dạng công thức:
Với "t" ở đây là "thời gian tính từ kỷ nguyên", đó là khoảng thời gian vật thể chuyển động tính từ lúc đo giá trị "M"0. Hệ số "M"0 ký hiệu cho "độ bất thường trung bình tại kỷ nguyên", hay là độ bất thường trung bình đo tại một thời điểm trước đó. | 1 | null |
Suất phản chiếu hay suất phản xạ (tiếng Anh: "albedo") là khái niệm liên quan đến hiện tượng phản xạ khuếch tán ("diffuse reflection") hoặc công suất phản xạ của bề mặt. Nó được định nghĩa bằng tỷ số giữa bức xạ tản phát ra từ bề mặt so với bức xạ chiếu đến bề mặt đó. Là tỷ số không có đơn vị, hệ số này cũng được biểu diễn theo tỉ lệ phần trăm, và giá trị của nó trong đoạn [0, 1] với giá trị 0 thể hiện bề mặt đen tuyệt đối và giá trị 1 thể hiện bề mặt phản xạ hoàn toàn bức xạ chiếu đến.
Suất phản chiếu cũng phụ thuộc vào tần số của bức xạ chiếu tới. Khi không nói cụ thể, thường người ta ngầm chỉ ánh sáng khả kiến. Nói chung, suất phản chiếu phụ thuộc vào góc tới của tia bức xạ. Ngoại trừ hiện tượng phản xạ từ bề mặt Lambert, mà nó tán xạ chùm tia tới theo mọi hướng tuân theo hàm cosin, do vậy suất phản chiếu không phụ thuộc vào sự phân bố của chùm tia tới. Trong thực hành, để sử dụng hàm phân bố phản xạ lưỡng hướng (BRDF) cần phải biết được đặc trưng tán xạ của bề mặt một cách chính xác, mặc dù có thể sử dụng một cách xấp xỉ tốt.
Suất phản chiếu là một khái niệm quan trọng trong khí hậu học và thiên văn học, cũng như trong quá trình tính toán độ phản xạ của bề mặt trong hệ thống đánh giá chất lượng tòa nhà. Độ phản chiếu trung bình của toàn Trái Đất, hay "suất phản chiếu hành tinh", bằng 30 đến 35%, bởi vì do ảnh hưởng của mây bao phủ, nhưng chúng luôn biến đổi, và phụ thuộc vào điều kiện địa chất, môi trường hay mặt đại dương.
Thuật ngữ này do nhà vật lý Johann Heinrich Lambert giới thiệu trong cuốn "Photometria" năm 1760 của ông. | 1 | null |
Maximilian Franz Joseph Cornelius Wolf (21 tháng 6 năm 1863 – 3 tháng 10 năm 1932) là một nhà thiên văn học người Đức, tiên phong trong lĩnh vực chụp ảnh thiên văn. Ông là trưởng khoa Thiên văn học trường Đại học Heidelberg và giám đốc đài quan sát Landessternwarte Heidelberg-Königstuhl từ 1902 đến 1932.
Ông sinh ở Heidelberg, con trai của bác sĩ nổi tiếng trong vùng Dr. Franz Wolf. Bố của ông là người có ảnh hưởng lớn đến sự yêu thích khoa học của ông khi đã xây một phòng quan sát và thí nghiệm khoa học tại gia đình. Chính tại nhà mình, Max Wolf lần đầu tiên phát hiện ra sao chổi 14P/Wolf năm 1884, khởi đầu trong sự nghiệp của ông.
Max Wolf học đại học Heidelberg và nhận bằng tiến sĩ năm 1888, trở thành giảng viên bộ môn thiên văn học ở trường này từ năm 1890. Năm 1902 ông được bổ nhiệm làm giám đốc đài quan sát "Landessternwarte Heidelberg-Königstuhl" và công tác tại đây cho đến khi qua đời.
Sự nghiệp.
Ông có nhiều bài báo nghiên cứu về lĩnh vực thiên văn quan sát. Max Wolf cùng với Edward Barnard đã lập bản đồ và phân loại khoảng 1000 sao thông qua quan trắc chuyển động riêng của chúng. Ông phát hiện ra sao lùn đỏ "Wolf 359", một trong những ngôi sao gần Hệ Mặt Trời. Những ngôi sao này có ý nghĩa vì chúng chuyển động riêng lớn và mờ, lại nằm gần Mặt Trời, giống như sao Barnard, mà cho tới thời điểm đó đa số các nhà thiên văn nghĩ rằng vũ trụ chỉ có những ngôi sao sáng và ở xa. Ông tiếp tục lập bản đồ sao và cho tới khi qua đời đã hoàn thiện được danh mục khoảng 1500 sao.
Ông là người đầu tiên làm sáng tỏ bản chất của tinh vân tối, mà William Herschel trước đây từng gọi là "những cái hố trên bầu trời". Cùng với Barnard, hai ông đã cẩn thận quan sát và chứng minh rằng đây là những đám mây bụi và cản trở ánh sáng.
Max Wolf cũng phát hiện ra bốn siêu tân tinh, SN 1895A (VW Vir), SN 1909A (SS UMa), SN 1920A, và cùng với Reinmuth, SN 1926A; cũng như thực hiện quan sát sự trở lại của sao chổi Halley vào năm 1910.
Ông đã phát hiện ra hơn 200 tiểu hành tinh thuộc vành đai tiểu hành tinh.
Giải thưởng và vinh danh.
Tên của ông được đặt cho một hố va chạm trên Mặt Trăng, và tiểu hành tinh 827 Wolfiana mang tên ông. | 1 | null |
Lý Đặc (, ? - 303), tên tự Huyền Hưu (玄休), là người sáng lập ra chính quyền Thành Hán. Sau này khi con là Lý Hùng xưng vương, đã truy thụy cho ông là Thành Đô Cảnh vương, đến khi Lý Hùng xưng đế lại truy thụy cho ông là Cảnh hoàng đế.
Xuất thân.
Lý Đặc là người Đê tại đất Ba (có thuyết nói là người Tung). Lý Đặc là con của Lý Mộ (李慕), ông của Lý Đặc từng quy phụ Tào Tháo, được Tào Tháo trao chức tướng quân. Tổ tịch của Lý Đặc là ở Đãng Cừ huyện thuộc Ba Tây quận (nay thuộc Cừ, Tứ Xuyên), đến thời Tào Ngụy thì tổ tiên di cư đến Lược Dương (nay thuộc Tần An, Cam Túc).
Theo mô tả trong sử sách, Lý Đặc thân dài tám thước. Ông xếp thứ hai trong số các anh em. Anh em ông đều giỏi cưỡi ngựa bắn cung. Do có tiếng tăm về sách lược quân sự, người trong làng xóm đều quy phụ anh em họ Lý.
Vào Thục.
Năm 298, do Tề Vạn Niên (齊萬年) tiến hành nổi dậy chống triều đình Tấn nên đã khiến vùng Quan Trung trở nên hỗn loạn, cộng thêm nhiều năm đói kém, anh em Lý Đặc vì thế đã cùng nhân dân Quan Trung cùng tiến vào đất Thục. Các quận Lạc Dương và Thiên Thủy (nay thuộc Cam Túc) và bốn quận lân cận có hơn 10 vạn lưu dân vào đất Thục. Trên đường đi, các anh em Lý Đặc đã giúp đỡ các lưu dân khác tận tình nên được họ cảm kích và tôn trọng.
Ban đầu, triều đình không cho phép họ tiến vào đất Thục mà chỉ cho lưu trú tại vùng Hán Trung và các nơi khác, triều đình cũng phái thị ngự sử Lý Bật (李苾) đến úy lạo và giám sát. Tuy nhiên, nhân việc Lý Bật nhận hối lộ bị thượng tấu lên triều đình, cho nên Lý Đặc và lưu dân đều có thể đến cư trú tại khu vực Ích châu và Lương Châu (nay là nam Thiểm Tây).
Đánh Triệu Hâm.
Năm 300, thứ sử Ích châu Triệu Hâm (趙廞) bị triều đình triệu về giữ chức đại trường thu, chức thứ sử do Thành Đô nội sử Cảnh Đằng (耿滕) tiếp nhận. Triệu Hâm là thân nhân của hoàng hậu Giả Nam Phong, song vào năm đó Triệu vương Tư Mã Luân đã tiến hành phế truất hoàng hậu Giả Nam Phong và nắm quyền kiểm soát triều đình Tấn, Triệu Hâm vì thế lo sợ sẽ bị bức hại vì là thân nhân của hoàng hậu. Triệu Hâm cũng chứng kiến cành hoàng thất triều Tấn tương tàn, ngầm có ý muốn cát cứ Ba Thục, vì thế quyết tâm phản Tấn.
Triệu Hâm thấy anh em Lý Đặc cùng đảng chúng đều cường tráng dũng mãnh, do vậy đã hậu đãi họ để biến họ thành tay chân của mình. Lý Đặc và những người khác cũng dựa vào thế lực của Lý Hâm, tập hợp mọi người đi trộm cướp, người Thục chịu cảnh đại họa. Sau đó, Triệu Hâm giết chết Cảnh Đằng, tự xưng là đại đô đốc, đại tướng quân, Ích châu mục. Lúc bấy giờ, em thứ ba của Lý Đặc là Lý Tường (李庠) suất thân tộc, đảng chúng và 4.000 kị binh quy phụ Triệu Hâm. Triệu Hâm thấy Lý Tường thông hiểu binh pháp, binh sĩ có kỷ luật thì lại cảm thấy không vui, sang năm sau (301) thì sát hại Lý Tường.
Mặc dù Triệu Hâm đã trao trả thi thể Lý Tường cho Lý Đặc, đồng thời bổ nhiệm anh em Lý Đặc làm đốc hộ để xoa dịu, song anh em Lý Đặc đều oán hận Lý Hâm, dẫn binh trở về phía bắc đến Miên Trúc. Sau đó, Lý Đặc bí mật chiêu mộ được hơn 7.000 binh, tấn công vào ban đêm và đại phá đội quân Tấn mà Triệu Hâm phái đi đề phòng phía bắc, rồi tấn công Thành Đô (nay thuộc Thành Đô, Tứ Xuyên). Triệu Hâm bị bất ngờ nên không kịp phòng bị, chạy trốn song bị giết chết. Lý Đặc đánh chiếm Thành Đô, tung binh đi cướp bóc, sát hại các thuộc quan và quan viên do Triệu Hâm bổ nhiệm, và phái nha môn Vương Giác (王角) và Lý Cơ (李基) đến triều đình Tây Tấn trần thuật tội trạng của Triệu Hâm.
Kết ân lưu dân.
Vào lúc Triệu Hâm làm phản, triều đình Tây Tấn phái Lương châu (nay thuộc nam bộ Thiểm Tây) thứ sử La Thượng (羅尚) nhập Thục nhậm chức thứ sử Ích Châu. Biết tin La Thượng nhập Thục, Lý Đặc hết sức sợ hãi, phái em trai là Lý Tương (李骧) đem bảo vật nghênh tiếp, khiến La Thượng rất hài lòng. Em thứ tư của Lý Đặc là Lý Lưu (李流) sau trở thành lao quân của La Thượng tại Miên Trúc, song Quảng Hán thái thú Tân Nhiễm (辛冉) và nha môn tướng Vương Đôn (王敦) của La Thượng lại khuyên La Thượng giết Lý Lưu. La Thượng tuy chưa chấp thuận, song Lý Lưu đã cực kỳ hoảng sợ.
Sau đó, triều đình buộc lưu dân hai châu Tần và Ung nhập Thục phải trở về quê hương. Anh cả của Lý Đặc là Lý Phụ (李輔) nhập Thục sau đó nói rằng Trung Nguyên biến loạn, vì thế lưu dân không muốn trở về Quan Trung. Mọi người phái Diêm Thức (閻式) đi thỉnh cầu La Thượng, hối lộ La Thượng cùng quan giám sát lưu dân hồi châu là ngự sử Phùng Cai (馮該), cuối cùng được cho phép hoãn đến mùa thu mới phải khởi hành. Đồng thời, triều đình cũng phong thưởng cho Lý Đặc vì có công bình định Triệu Hâm, phong quan cho Lý Đặc là Tuyên Uy tướng quân, phương tước Trường Lạc hương hầu. Đồng thời, triều Tấn hạ chiếu cho châu phủ trao lưu dân ở trong đất đai của họ và lưu dân mà Lý Đặc đoạt được khi bình định Triệu Hâm cho Lý Đặc để phong thưởng. Tuy nhiên, Tân Nhiễm lại không thượng báo một cách trung thực, có ý đồ biến công lao bình định Triệu Hâm thành của mình, vì thế kích động oán hận của chúng nhân.
Đến tháng bảy, La Thượng lại thúc bách lưu dân khởi hành hồi châu, song lưu dân đều không muốn trở về, hơn nữa còn chưa thu hoạch ngũ cốc, không có phí để đi, vì thế rất lo lắng. Vì thế, Lý Đặc lại phái Diêm Thức đi thỉnh cầu được hoãn việc khởi hành đến mùa đông, song La Thượng nghe theo lời Tân Nhiễm và Lý Bật nên không đồng ý. Tân Nhiễm khi đó còn mưu tính giết hại thủ lĩnh lưu dân để đoạt lấy vật tư của họ, vì thời gian Triệu Hâm bị đánh bại thì lưu dân đã trộm cướp rất nhiều ở Thành Đô, nên ông ta cho người canh giữ tại các quan khẩu để đoạt lấy tài sản của lưu dân khi họ đi qua. Diêm Thức trông thấy tình hình ở chỗ thứ sử đang tích cực sửa sang đồn lũy và tập trung người ngựa, vì thế đã trở về nơi ở của Lý Đặc tại Miên Trúc, khuyến nghị Lý Đặc tiến hành phòng bị để đề phòng khả năng bị Tân Nhiễm tập kích. Trong khi đó Lý Đặc đã nhiều lần phát ngôn trước lưu dân, được lưu dân quy tâm và quy phụ. Lý Đặc còn đổi văn cáo từ trả thù Tân Nhiễm vì nợ máu giết anh em sang muốn lấy đầu của các hào tộc và hầu vương bản địa, đánh trúng vào nỗi lo sợ của lưu dân, vì thế trong một thời gian ngắn đã huy động được trên 2 vạn người. Sau đó, Lý Đặc cho phân bộ chúng thành hai doanh, do bản thân và Lý Lưu phân biệt thống soái.
Phản Tấn tự lập.
Lưu Đặc cho lưu dân hợp thành đội ngũ, bố trí trận thế sẵng sàng chống trả quân Tấn tấn công. Không lâu sau, Tân Nhiễm lại phái Hán đô úy Tăng Nguyên (曾元), nha môn Trương Hiển (張顯) lĩnh 3 vạn binh tiến công Lý Đặc ở Miên Trúc, La Thượng cũng phái đốc hộ Điền Tá (田佐) trợ chiến. Tuy nhiên, Lý Đặc đã có chuẩn bị từ sớm, hạ lệnh giới nghiêm để chờ quân Tăng Nguyên tiến đến. Sau khi Tăng Nhân và các tướng lĩnh khác đến, Lý Đặc án binh bất động. Tuy nhiên, đợi đến khi khoảng một nửa số lính địch tiến vào doanh lũy, Lý Đặc ngay lập tức lệnh cho phục binh tiến hành đột kích Tăng Nguyên. Lưu dân cầm trường mâu và đại đao xông ra chém giết, họ chiến đấu hết sức dũng mãnh, đánh cho quân Tăng Nguyên đại bại và cũng giết được Tăng Nguyên, Trương Hiển và Điền Tá, Lý Đặc cho đưa thủ cấp của những người này đến chỗ La Thượng.
Tiến công Thành Đô.
Lưu dân tại khu vực biết La Thượng sẽ không để yên, cùng nhau suy tôn Lý Đặc làm chúa, đồng thời tôn Lý Đặc làm Trấn Bắc đại tướng quân, tôn Lý Lưu làm Trấn Đông tướng quân. Sau đó, Lý Đặc tấn công trị sở của Tân Nhiễm tại Quảng Hán, Tân Nhiễm không địch nổi phải chạy đến Đức Dương. Sau khi công chiếm được Quảng Hán, Lý Đặc lại tiến công Thành Đô. Trái ngược với La Thượng tham lam tàn bạo, Lý Đặc học theo Hán Cao Tổ Lưu Bang mà ban hành "ước pháp tam chương" với người dân Thục, mở kho cứu tế cho dân nghèo địa phương, coi trọng binh sĩ cấp dưới, tuyển chọn nhân tài, có kỉ luật quân đội và nghiêm khắc trong việc cai quản, người dân vì thế đều ủng hộ Lý Đặc. Đương thời, có câu ca dao: "Lý Đặc thượng khả, La Thượng sát ngã". Lý Đặc nhiều lần đánh bại La Thượng, La Thượng nay chỉ có thể tử thủ Thành Đô, phái người đến Lương Châu và chỗ Nam Di đô úy Lý Nghị (李毅) cầu cứu.
Năm 302, Bình Tây tướng quân Hà Gian vương Tư Mã Ngung phái Nha Bác (衙博) và Trương Vi (張微) đem quân thảo phạt Lý Đặc, Lý Nghị cũng phái binh chi viện cho La Thượng, La Thượng lại phái Trương Quy (張龜) tấn công Lý Đặc. Tuy nhiên, Lý Đặc đã tự mình lĩnh binh đánh tan quân Trương Quy, và ra lệnh cho Lý Đãng (李蕩), Lý Hùng đánh Nha Bác (衙博), không chỉ đẩy lùi đối phương, mà còn thu hàng được Ba Tây quận và Gia Manh.
Cũng vào năm 302, Lý Đặc tự xưng là đại tướng quân, Ích Châu mục, đô đốc Lương-Ích hai châu chư quân sự. Sau đó, Lý Đặc lại tiến công Trương Vi, song do Trương Vi phòng thủ cư cao cứ hiểm, thừa lúc doanh lũy của Lý Đắc trống trải mà phái quân tiến công. Lúc này, Lý Đặc lâm vào thế yếu, song may là Lý Đãng dẫn viện quân đến kịp lúc, liều chết đánh tan quân Trương Vi, Lý Đặc vì thế mà thoát hiểm; sau đó lại tấn công và giết chết Trương Vi. Lý Đặc tiếp tục tấn công thành ngoại của quân Lý Đặc, song chịu nhiều thất bại khi giao chiến, thậm chí còn để quân Lý Đặc thu được một lượng lớn binh khí và khôi giáp. Và sau đó, quân Lý Đặc nhiều lần đánh bại quân do thứ sử Lương Châu Hứa Hùng (許雄) phái đi.
Năm 303, Lý Đặc đánh tan thủy quân của La Thượng đóng tại Bì Thủy, và lại tiến công Thành Đô, thái thú Thục quận Từ Kiệm (徐儉) dâng Thành Đô thiếu thành đầu hàng. Tuy nhiên, sau khi Lý Đặc tiến vào thành, chỉ lấy ngựa cho quân đội sử dụng, không hề tiến hành cướp bóc, tiến hành cải nguyên niên hiệu sang Kiến Sơ, một số nhà sử học cho rằng đây là dấu mốc thành lập nhà Thành Hán nhưng quan điểm chưa thống nhất. Đương thời, người Thục tụ cư thành các ổ tự thủ, họ đều khoản đãi Lý Đặc, Lý Đặc cũng phái người đi an định vỗ về, đồng thời cho lưu dân vào trong ổ này để kiếm lương thực nhằm tiết kiệm quân lương. Trong khi đó, Lý Lưu và Thượng Quan Đôn (上官惇) đều cố thuyết phục Lý Đặc nên cẩn thận vì các ổ chủ đều không thành tâm ủng hộ Lý Đặc, nên đề phòng họ phản lại, song Lý Đặc quyết ý an dân, không tính đến chuyện đề phòng các ổ này.
Trúng kế bị giết.
Sau đó, Kinh châu thứ sử Tông Đại (宗岱) và Kiến Bình thái thú Tôn Phụ (孫阜) đã suất thủy quân đi cứu viện La Thượng, người khi đó đang cứ thủ Thành Đô thái thành. Lý Đặc đã phái Lý Đãng cùng Nhâm Tang (任臧) hợp binh chống cự. Vào thời gian này, quân của Tông Đại hùng mạnh, khiến các ổ người Thục sinh hai lòng. Đồng thời, La Thượng lại phái Ích Châu tùng sự Nhâm Duệ (任叡) trá hàng Lý Đặc để ngầm liên kết các ổ chủ với La Thượng, Nhâm Duệ còn nói dối rằng trong Thành Đô thái thành hết lương thực. Đến tháng 2, La Thượng suất binh tập kích Lý Đặc, các ổ đều hưởng ứng, vì thế Lý Đặc đại bại, thu binh trú thủ tại Tân Phồn (新繁). Sau đó, khi thấy La Thượng rút quân, Lý Đặc liền truy kích, cuối cùng lại bị La Thượng mang đại quân phản kích, Lý Đặc cùng với Lý Phụ và Lý Viễn đều tử chiến, thi thể bị thiêu cháy còn thủ cấp thì bị đưa đến kinh thành Lạc Dương. Lý Lưu tiếp quản thống lĩnh bộ chúng. | 1 | null |
Flunitrazepam (), với các biệt dược Narcozep, Rohypnol, Rohipnol, Roipnol, Rufinol, hoặc đơn giản là Roofies, là một trung diễn xuất benzodiazepine sử dụng làm thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc chống co giật, giải lo âu và thuốc giãn cơ vân.
Flunitrazepam được phân loại như là một nitro-benzodiazepine. Đây là dẫn xuất metylamino flo của nitrazepam.
Nói chung, việc quy định flunitrazepam như một loại thuốc ngủ có thể dùng để điều trị ngắn hạn của mất ngủ mãn tính hoặc nghiêm trọng không đáp ứng với thuốc ngủ khác, đặc biệt là ở bệnh nhân nội trú. Thuốc được coi là một trong những thuốc ngủ benzodiazepine hiệu quả nhất trên cơ sở liều. Cũng như với thuốc ngủ khác, flunitrazepam nên được sử dụng chỉ trên cơ sở ngắn hạn hoặc trong những người có chứng mất ngủ mãn tính trên cơ sở thường xuyên. Rohypnol được coi là "thuốc xâm hại tình dục", là thuốc an thần mạnh, làm tê liệt hệ thần kinh trung ương, nếu bị lạm dụng thì nạn nhân mất khả năng chống cự về thể chất hay tình dục. Viên rohypnol màu trắng, một mặt có chữ Roche, dễ tan trong đồ uống và khó thể phát hiện được cho nên kẻ xấu dễ lợi dụng để làm cho những phụ nữ bất cẩn sa bẫy. Cách dùng thuốc thường gặp nhất ở giới trẻ là dùng rượu rồi kết hợp với bia để tăng thêm hiệu quả.
Thuốc này có tác dụng cao, tác động mạnh mẽ và khả năng gây mất trí nhớ mạnh mẽ trong thời gian hoạt động của nó. Tuy nhiên, nghiên cứu Robertson chỉ flunitrazepam đã được sử dụng trong chỉ có khoảng 1% số vụ hiếp dâm ngày báo cáo và 0,33% theo xét nghiệm nước tiểu được thực hiện bởi El Sohly. | 1 | null |
Nhiệm vụ bất đắc dĩ (tựa tiếng Anh: Shoot 'Em Up) là một bộ phim hành động, tâm lý pha chút hài hước của Mỹ do Michael Davis làm đạo diễn kiêm biên kịch, được phát hành vào năm 2007. Phim có sự tham gia của diễn viên Clive Owen, Monica Bellucci và Paul Giamatti.
Đạo diễn Michael Davis chia sẻ rằng anh có ý tưởng làm bộ phim này sau khi xem phim hành động Hồng Kông "Lạt thủ thần thám" của đạo diễn Ngô Vũ Sâm, trong đó có cảnh Châu Nhuận Phát bảo vệ một đứa trẻ sơ sinh khỏi bọn xã hội đen.
Nội dung.
Người đàn ông tên Smith đang ngồi ở trạm xe buýt thì có người phụ nữ mang bầu chạy ngang qua, cô đang bị tên côn đồ có súng truy đuổi. Thấy chuyện bất bình, Smith liền can thiệp, anh đâm xuyên họng tên côn đồ bằng một củ cà rốt khi hắn định "xin tí huyết" của người phụ nữ. Một nhóm côn đồ khác chạy đến ứng cứu, Smith nhặt khẩu súng của người phụ nữ rồi bắn nhau với chúng. Người phụ nữ trở dạ sinh con liền tại chỗ, sau đó cô bị trúng đạn và chết, Smith sợ đứa bé sẽ bị bọn côn đồ giết nên anh bế đứa bé bỏ chạy. Karl Hertz - tên trùm của bọn sát thủ này - tức giận vì chưa giết được đứa bé.
Smith trong lúc đang do dự thì chạm trán một tên đặc vụ mặc đồ vest. Smith trốn trong nhà vệ sinh và vô tình làm rơi khẩu súng vào bồn cầu, vừa lúc lau chùi và lắp ráp lại xong thì tên đặc vụ cũng đang cầm súng đứng ngoài cửa, đe dọa Smith rằng đừng để hắn phải giết anh để lấy được đứa bé. Smith định bắn hắn nhưng súng không bắn được do đạn còn ướt. Sau một hồi vật lộn, Smith cuối cùng cũng thoát khỏi tên đặc vụ. Smith tính bỏ đứa bé ngoài công viên, nhưng anh phát hiện Hertz xuất hiện và đang cố bắn tỉa đứa bé, anh liền ôm đứa bé bỏ chạy tiếp. Smith không hiểu vì sao bọn sát thủ lại muốn giết đứa bé này, anh đem đứa bé đến chỗ cô gái mại dâm Donna "D.Q." Quintano và nhờ cô giữ đứa bé giùm, tuy nhiên cô từ chối. Một lát sau, Hertz tìm đến Donna để tra khảo cô về thông tin của Smith, may mắn là Smith đến cứu Donna kịp thời, anh hạ hết nhóm của Hertz và đưa Donna đi trốn. Smith dẫn Donna và đứa bé về căn nhà hoang của anh để trú ẩn. Nhờ mặc áo chống đạn mà Hertz vẫn còn sống sau phát đạn của Smith, hắn gọi thêm thuộc hạ tiếp tục truy đuổi Smith. Khi mở tivi lên, Smith nhận ra đứa bé chỉ thích nghe nhạc rock, điều đó chứng tỏ mẹ của nó từng sống gần câu lạc bộ nhạc rock.
Bọn thuộc hạ của Hertz tấn công vào nhà Smith, Smith bắn chết nhiều tên côn đồ và cùng Donna chạy đến một câu lạc bộ nhạc rock. Ở đó, Smith nhìn thấy hai xác chết phụ nữ mang bầu, anh kết luận rằng hai đứa bé trong bụng họ là có cùng DNA. Smith và Donna ở tạm trong nhà nghỉ, vài tên sát thủ xông vào định giết cả hai, nhưng Smith vẫn xử lý hết bọn chúng. Súng của bọn sát thủ này sử dụng là của nhà máy Hammerson, phải sáu tháng nữa mới được bán ra thị trường, Smith thấy điều này hơi lạ. Sáng hôm sau, Smith bảo Donna đem đứa bé Oliver (Smith tự đặt tên cho đứa bé) trốn trong chiếc xe tăng M24 Chaffee tại bảo tàng trong khi anh đến nhà máy Hammerson. Lẻn vào nhà máy Hammerson, Smith đã nghe toàn bộ cuộc nói chuyện của Hertz và ông chủ Hammerson. Ông Thượng nghị sĩ Rutledge đang mắc bệnh ung thư trong thời gian tranh cử chức Tổng thống và chỉ có thể chữa được bằng phương pháp cấy tủy sống có cùng DNA, nếu trở thành Tổng thống thì Rutledge sẽ cho nhà máy Hammerson ngừng hoạt động, chính vì thế mà Hammerson bảo Hertz tìm giết những đứa bé có cùng DNA với Rutledge để Rutledge không có tủy sống cấy, và mục tiêu cuối cùng của Hertz chính là đứa bé Oliver. Bọn côn đồ phát hiện ra Smith, nhưng anh đã sử dụng số súng trong nhà máy để tạo ra những cái bẫy tiêu diệt bọn chúng, sau đó anh chạy thoát thành công. Một cuộc rượt đuổi bằng ô tô diễn ra, Smith vẫn giết sạch bọn côn đồ bằng cách bay thẳng vào trong xe chúng rồi nã đạn.
Smith bảo Donna đưa Oliver đi thật xa để trốn bọn sát thủ, còn anh sẽ đi tìm Rutledge. Smith được lên máy bay của Rutledge, nói chuyện một lúc thì Smith bắt Rutledge xuống khoang dưới và bắn chết ông, vì anh nghĩ rằng nếu Rutledge chết thì Hertz sẽ không cần truy sát Oliver nữa. Smith nhảy dù khỏi máy bay, bọn vệ sĩ của Rutledge cũng nhảy dù đuổi theo Smith, một trận đấu súng trên không diễn ra và bọn vệ sĩ đều bị Smith giết sạch. Xuống mặt đất, Smith bị Hertz bắt về nhà tra tấn. Hertz muốn biết Donna và Oliver đang ở đâu, hắn vẫn giữ ý định khử Oliver. Smith vùng lên chống cự, anh giết chết Hammerson cũng như ba tên tay sai cuối cùng của Hertz. Mặc dù các ngón tay đã bị bẻ gãy, nhưng Smith vẫn có thể bắn một phát chí mạng vào người Hertz, chính thức kết liễu hắn. Smith đi chuyến xe buýt đường dài rồi gặp lại Donna và Oliver trong một quán kem, bộ phim kết thúc với cảnh Smith ra tay tiêu diệt ba tên lập dị vào quán kem để cướp bóc. | 1 | null |
Cuộc bầu cử Tổng thống Ý diễn ra từ ngày 18–20 tháng 4 năm 2013 và kết quả là ông Giorgio Napolitano tái đắc cử.
Ở vòng 2, bầu cử không trực tiếp, chỉ các thành viên của quốc hội Ý và đại biểu khu vực có quyền bỏ phiếu, hầu hết những người bỏ phiếu đã được bầu trong cuộc bầu cử năm 2013. Là người đứng đầu của Cộng hòa Ý, Tổng thống có vai trò là người đại diện thống nhất và đảm bảo rằng các hoạt động chính trị Ý phải tuyên thủ Hiến pháp trong khuôn khổ nghị viện. | 1 | null |
Bán đảo Thượng Michigan hay gọi tắt bán đảo Thượng là một trong hai vùng đất lớn tạo nên tiểu bang Michigan. Bán đảo này có ranh giới về phía bắc với hồ Superior, về phía đông là sông St Marys, phía đông nam là hồ Michigan và hồ Huron, và về phía tây nam là bang Wisconsin. Dựa trên sự khác biệt về địa lý, bán đảo đôi khi được chia thành Tây bán đảo Thượng ("WUP") và Đông bán đảo Thượng ("EUP").
Bán đảo chiếm 29% diện tích đất của tiểu bang Michigan nhưng chỉ chiếm 3% tổng dân số bang. Người dân ở đây thường gọi là Yoopers (có nguồn gốc từ "UP-ers") và có một bản sắc truyền thống. Bán đảo có số lượng lớn của người Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy di cư đến đây, đặc biệt là tại bán đảo Keweenaw (bán đảo nhỏ hơn ở phía bắc Thượng Michigan), làm việc trong các mỏ đồng trong khu vực, và ở đây ngay cả sau khi các mỏ đóng cửa.
Xếp theo diện tích, thành phố lớn nhất nằm trên bán đảo là Marquette, Sault Ste. Marie, Escanaba, Menominee, Iron Mountain, và Houghton. Đất đai và khí hậu ở đây không phải là thích hợp cho sản xuất nông nghiệp vì mùa đông thường dài và khắc nghiệt. Nền kinh tế dựa trên khai thác gỗ, khai thác mỏ và du lịch. Hầu hết các mỏ đều đã đóng cửa kể từ "thời kỳ vàng son" 1890-1920. Đất phần nhiều là rừng và khai thác gỗ vẫn là một ngành công nghiệp chủ đạo của vùng. | 1 | null |
Henri de Saint Simon (Claude Henri Derouvroy) (1760
-1825) hay Bá tước de Saint-Simon là nhà triết học, kinh tế học Pháp, người đề xướng chủ nghĩa xã hội đầu tiên.
Bá tước Henri de Saint Simon xuất thân trong một gia đình quý tộc, có học vấn uyên bác và tư tưởng tiến bộ. Ngay từ thời thiếu, Saint Simon đã ước mơ thực hiện những sự nghiệp lớn lao. Năm 15 tuổi, Saint Simon nói với cha là không muốn theo các nghi lễ của giáo hội vì không tin vào tôn giáo. Cha tức giận, bắt ông bỏ ngục. Ông đã vượt ngục, trốn sang Mỹ. Năm 19 tuổi, ông tham gia đạo quân Pháp được phái sang Mỹ, giúp nhân dân Mỹ chống thực dân Anh giành độc lập, đã lập được nhiều chiến công.
Khi chiến tranh kết thúc, Saint Simon mới 23 tuổi, trở về Pháp, được phong hàm đại tá và được cử chỉ huy pháo đài lớn Mêdơ ở biên giới phía đông nước Pháp. Nhưng ông đã bỏ nghề quân sự, đi du lịch khắp châu Âu. Khi cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789 nổ ra, ông trở về nước. Lúc đầu, ông có cảm tình với cách mạng, nhưng đến thời kỳ "khủng bố" thì tỏ ra thất vọng. Ông có xu hướng xây dựng xã hội mới bằng tri thức khoa học, nên mặc dù đã có 40 tuổi, ông vẫn xin vào học trường Đại học Bách Khoa và say sưa với công tác nghiên cứu khoa học. Ông viết sách tuyên truyền tư tưởng xã hội chủ nghĩa.
Saint Simon công kích kịch liệt chế độ tư bản và kêu gọi cải cách xã hội theo chủ nghĩa xã hội, bảo đảm cho tất cả mọi giai cấp được thỏa mãn nhu cầu sinh sống và văn hóa. Ông quan tâm đến số phận của giai cấp vô sản, nhưng ông phủ nhận đấu tranh giai cấp. Ông chủ trương trong xã hội của nghĩa tương lai, những nhà bác học và những người làm công nghiệp (bao gồm chủ xưởng, thương nhân, nhà ngân hàng và cả công nhân) giữ vai trò lãnh đạo. Ông cho rằng cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội sẽ là nền đại công nghiệp được tổ chức trên những nguyên tắc kế hoạch hóa, có khả năng bảo đảm sự thỏa mãn nhu cầu cho xã hội. Ông đề ra nguyên tắc "mọi người đều phải lao động" theo khả năng của mình để cung cấp của cải cho xã hội.
Saint Simon cho rằng nhà tư tưởng đề ra ý hay sẽ được thiên hạ theo mà xây dựng nên một xã hội tốt đẹp. Nhưng thực tế đã làm ông thất vọng. Vào cuối đời mình, Saint Simon nghèo túng, viết thư cho những người cầm quyền, những nhà tư sản, để thuyết phục họ thực hiện học thuyết xã hội của ông. Nhưng những người giàu có không ai ủng hộ học thuyết của ông, cũng không một ai giúp đỡ ông. Tuy nhiên, tư tưởng về xây dựng nền sản xuất xã hội có kế hoạch, có tổ chức của ông làm cơ sở cho chế độ xã hội tương lai là một cống hiến lớn lao cho lý thuyết của chủ nghĩa xã hội sau này.
Tiểu sử.
Henri de Saint-Simon sinh năm 1760 tại Pháp. Vốn xuất thân từ quý tộc, ông căm thù chế độ nô lệ. Ông sang Bắc Mỹ chiến đấu tiêu diệt lực lượng Anh. Ông qua đời năm 1825 tại Paris, thủ đô nước Pháp. | 1 | null |
Albert von Memerty (8 tháng 12 năm 1814 – 24 tháng 1 năm 1896) là một tướng lĩnh trong quân đội của Vương quốc Phổ và Đế quốc Đức.
Memerty sinh ra tại Damsdorf gần Bütow ở Pommern. Ông đã gia nhập Quân đội Phổ vào ngày 8 tháng 3 năm 1832, làm lính trong Trung đoàn Bộ binh số 4. Ông được thăng lên sĩ quan vào ngày 18 tháng 4 năm 1832; lên đại úy vào năm 1852; và lên thiếu tá vào năm 1859 trong Trung đoàn Trừ bị Westfalen số 13. Sau một cuộc tái cấu trúc quân đội, trung đoàn này đổi tên thành Trung đoàn Bộ binh số 53 (Westfalen số 5).
Memerty tham gia chiến trận lần đầu tiên trong cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ hai giữa Phổ và Áo với Đan Mạch. Ông tham chiến tại trận Dybbøl và trận Als (1864).
Ngay trước khi cộc Chiến tranh Áo-Phổ bùng nổ vào năm 1866, Memerty được phong hàm Đại tá với chức vụ tư lệnh Trung đoàn Phóng lựu số 5 (Đông Phổ số 4). Ông đã chỉ huy trung đoàn này tham gia chiến đấu trong trận Trautenau vào ngày 27 tháng 6.
Khi cuộc Chiến tranh Pháp-Đức bùng nổ vào năm 1870, ông được phong cấp Thiếu tướng và chỉ huy các Trung đoàn số 4 và 44. Hai trung đoàn này gộp lại thành Lữ đoàn Bộ binh số 3, một phần thuộc Binh đoàn thứ nhất dưới quyền lão tướng Steinmetz. Trong cuộc chiến tranh này, ông đã tham chiến trong trận Colombey-Rouilly vào ngày 14 tháng 8, và sau đó là trận Noisseville từ ngày 31 tháng 8 cho đến ngày 1 tháng 9 năm 1870. Ông đã tham gia trong cuộc vây hãm Metz, mặc dù ông bị buộc phải rời bỏ cuộc vây hãm do lâm bệnh. Ông tham gia chiến đấu lần cuối cùng tại trận Pertry-Poeuilly]] vào ngày 17 tháng 1 năm 1871, và bị thương nặng trong cuộc giao chiến này.
Memerty được tặng thưởng Huân chương Thập tự Sắt và Huân chương Quân công vì những chiến công của ông đối với Đức trong cuộc chiến. Vào ngày 2 tháng 12 năm 1871, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh quân Phổ ở Danzig, và sau khi được thăng cấp Trung tướng vào ngày 14 tháng 8 năm 1875, ông được hưởng lương.
Memerty từ trần vào ngày 24 tháng 1 năm 1896 tại Wiesbaden. | 1 | null |
Tỉnh Tây Azerbaijan (Ba Tư: استان آذربایجان غربی, Ostān-e Azarbaijan-e Gharbi) là một trong 31 tỉnh của Iran. Tỉnh này nằm ở phía tây bắc của đất nước, giáp biên giới với các tỉnh Iğdır, Ağrı, Van, Hakkâri của Thổ Nhĩ Kỳ và các tỉnh Erbil, Sulaymaniyah của Iraq, cộng hòa tự trị Nakhchivan của Azerbaijan, và các tỉnh Đông Azarbaijan, Zanjan và Kurdistan.
Tỉnh Tây Azerbaijan có diện tích 43.660 km ², bao gồm hồ Urmia và riêng diện tích đất là 39.487 km ². Năm 2006, toàn tỉnh có dân số 3.015.361 người . Thành phố thủ đô và thành phố lớn nhất của tỉnh là Urmia.
Giáo hội ở Tây Azerbaijan.
Có 31 nhà thờ Kitô giáo là Di sản văn hóa của Iran nằm tại tỉnh. Nhiều trong số này gắn liền với những cột mốc lịch sử quan trọng.
Quần thể nhà thờ của người Armeni:
Ngoài ra là rất nhiều các nhà thờ của người Assyria.
Năm 2008, UNESCO đã chọn một nhóm các công trình kiến trúc tôn giáo như là một phần của Quần thể nhà thờ của người Armeni ở Iran là di sản thế giới. | 1 | null |
Tá tràng ("Duodenum") là phần đầu của ruột non, kéo dài từ môn vị của dạ dày đến góc tá tràng - hỗng tràng. Tá tràng là một thành phần quan trọng trong hệ tiêu hóa vì là nơi dịch tụy và dịch mật đổ vào tại nhú tá lớn và nhú tá bé trên tá tràng.
Tá tràng liên quan mật thiết với tụy về nhiều mặt: giải phẫu, sinh lý, bệnh lý nên thường gọi chung là khối tá-tụy
Giải phẫu.
Về mặt giải phẫu, tá tràng được miêu tả như một chữ C, vắt ngang qua đốt sống và được chia làm 4 phần theo hình dạng: Tá tràng trên(đoạn D1), tá tràng xuống(D2), tá tràng ngang(D3) và tá tràng lên (D4).
D1: nối tiếp với môn vị, 2/3 tá tràng trên phình to tạo thành hành tá tràng(là thành phần di động). D1 nằm ngang, hơi chếch lên ra sau sang phải ngang mức đốt sống thắt lưng 1, ngay dưới gan.
Tá tràng xuống(D2) là thành phần dính chặt với tụy, chạy xuống, dọc bờ phải đốt sống TL1 đến đốt sống TL3, nằm trước thận phải, ở đây còn có nhú tá lớn và bé, là lỗ đổ của dịch tụy và dịch mật.
Tá tràng ngang (D3): vắt ngang qua cột sống thắt lưng, từ phải sang trái, ngang sụn gian đốt sống TL3 - TL4, đè lên động mạch chủ bụng và tĩnh mạch chủ dưới, phía trước có động mạch mạc treo tràng trên.
Tá tràng lên (D4): chạy lên trên hơi chếch sang trái để tới góc tá hỗng tràng nằm bên trái cột sống, cạnh động mạch chủ, mạc treo tiểu tràng bám vào góc tá hỗng tràng.
Kích thước: dài 25cm, đường kính từ 3 - 4 cm.
có 5 lớp từ ngoài vào trong gồm:
Chức năng sinh lý.
- Là nơi dịch mật và dịch tụy đổ vào ruột non.
- Hấp thu nước và một số chất dinh dưỡng. | 1 | null |
Một hồ thủy sinh nếu không có cá, hồ cá thủy sinh hay hồ cá, bể cá nếu chỉ nuôi cá mà không có cây thủy sinh, còn gọi là "thủy cung" nếu ở kích thước lớn như một hệ thống công trình kiến trúc lớn dùng tham quan hay trưng bày, là nơi mà cá và các động vật sống trong nước được lưu giữ bởi con người. Bể cá có kích thước rất đa dạng, từ một lọ nhỏ, một bể kính, hoặc một tòa nhà lớn với một hoặc nhiều các bể lớn.
Nguyên tắc bể thủy sinh, được phát triển hoàn toàn vào năm 1850 bởi nhà hóa học Robert Warington, giải thích rằng cây cỏ trong nước trong hộp có thể tạo đủ oxy để duy trì sự sống cho động vật, miễn là số lượng động vật không quá lớn. Cuộc sống trong bể thủy sinh đã bắt đầu phát triển vào thời kỳ Victoria ở Anh, do Gosse sáng tạo và cung cấp các loài động vật đầu tiên cho bể thủy sinh công cộng đầu tiên tại Vườn thú London vào năm 1853, và xuất bản cuốn sách hướng dẫn đầu tiên, "Bể thủy sinh: Sự tiết lộ về những kỳ quan của Đại Dương Sâu" vào năm 1854. Người yêu thú nuôi thường chăm sóc các bể thủy sinh nhỏ tại nhà, và có nhiều bể thủy sinh công cộng lớn ở các thành phố, chứa cá, các loài động vật thủy sinh và thậm chí cây cỏ. Một bể thủy sinh lớn có thể bao gồm các loài như linh dương biển, cá heo, cá mập, chim cánh cụt, hải cẩu, và cá voi.
Lịch sử và phổ biến.
Thời cổ đại.
Năm 1369, Hoàng đế Hồng Vũ của Trung Quốc thành lập một công ty sản xuất sứ để sản xuất bồn sứ lớn dùng để nuôi cá vàng. Với thời gian, người ta đã sản xuất bồn sứ tiệm cận hình dáng của bể cá hiện đại. Leonhard Baldner, tác giả của cuốn "Vogel-, Fisch- und Tierbuch" (Sách Về Chim, Cá và Động Vật) vào năm 1666, nuôi cá chạch bùn và sa giông. Một số người cho rằng bể cá đã được phát minh bởi người La Mã, nhưng điều này hoàn toàn không đúng, vì họ được cho là đã nuôi cá mập biển trong các bể làm bằng đá cẩm thạch và kính.
Các thiết bị của hồ cá.
Máy lọc.
Trong hồ có nhiều loại động vật thủy sinh sinh sống. Mỗi ngày chúng ăn và thải ra nhiều chất thải. Chất thải này nếu không được xử lý hay xử lý không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái trong hồ. Thậm chí nó sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe của cây và thủy sinh vật. Để xử lý những chất thải này, thay nước cũng là 1 biện pháp để giảm thiểu lượng chất thải.
Nhưng thay nước nhiều hay thường xuyên cũng không phải việc làm có lợi cho hồ thủy sinh (việc thay nước chỉ nên thay mỗi tuần 1-2 lần). Để đạt được hiệu quả cao trong việc xử lý chất thải trong hồ thủy sinh, lọc nước sẽ đóng vai trò này. Máy lọc không chỉ lọc chất thải của động vật thủy sinh mà còn những chất lơ lửng trong nước, thức ăn và các phần cây cối còn lại cũng như các chất hòa tan trong nước.
Máy lọc gồm có những dòng sau: Lọc treo, Lọc thùng, lọc tràn trên, lọc tràn dưới, lọc dàn mưa...
Máy lọc sử dụng các thành phần như: Bông lọc, vật liệu lọc thủy sinh, vật liệu lọc hóa học được nhiều hãng lớn trên thế giới sản xuất giúp nuôi dưỡng các vi sinh vật có lợi tồn tại và phát triển trong máy lọc, từ đó có thể làm sạch bụi bẩn cũng như xử lý chất độc hại tồn tại trong nước của hồ thủy sinh nhằm đảm bảo chất lương môi trường nước trong hồ.
Đèn.
Ánh sáng là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của cây thủy sinh. Vì các loại thực vật đều cần ánh sáng cho quá trình quang hợp (Photosynthesis), kết hợp với carbon dioxide tạo thành Glucose làm thức ăn cung cấp cho quá trình hô hấp. Hai loại đèn thông dụng là đèn LED và đèn neon. Đèn neon giá rẻ, độ sáng cao, có thể phát tán đều ra khắp đáy hồ. Sức nóng yếu hơn và quan trọng là có thể đáp ứng như cầu về màu sắc của hồ cây thủy sinh, nhất là loại cây màu đỏ. Điểm yếu là đối với loại hồ sâu hơn 50 cm. LED ("Light Emitting Diode") là loại đèn có khả năng phát ra ánh sáng hay tia hồng ngoại, tử ngoại... Là loại đèn có thể có ánh sáng trắng hoặc ánh sáng được tạo ra từ các bóng RGB. Dòng đèn LED giúp cây thủy sinh phát triển cực nhanh và điểm mạnh là tăng màu sắc cho cả cây thủy sinh và cá cảnh. Tuổi thọ cao, có thể sử dụng được với loại hồ open Top. Điểm yếu là sức nóng từ đèn. | 1 | null |
, thường được biết đến với tên Shanghai Ranking (Bảng xếp hạng Thượng Hải) là bảng xếp hạng được đưa ra bởi trường Đại học Giao thông Thượng Hải để đánh giá chất lượng các trường đại học trên thế giới. Bảng xếp hạng này được đưa ra lần đầu tiên vào năm 2003. Được sự hỗ trợ từ Chính phủ Trung Quốc, bảng xếp hạng được thiết kế để đưa ra một tiêu chuẩn đánh giá mang tính toàn cầu để các trường đại học Trung Quốc bắt kịp với trình độ nghiên cứu của các trường đại học khác trên thế giới.
Mức độ tin cậy của bảng xếp hạng này là một vấn đề gây tranh cãi. Ioannides et al cho rằng tính đúng đắn của mô hình đánh giá, tính chính xác trong tính toán và mức độ minh bạch của bảng xếp hạng này là những vấn đề quan trọng cần làm rõ. | 1 | null |
Bảng xếp hạng đại học thế giới Quacquarelli Symonds (tiếng Anh: QS World University Rankings) là bảng xếp hạng thường niên về thứ hạng các trường đại học trên thế giới của tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) - Anh Quốc.
Bảng xếp hạng đại học thế giới QS được đánh giá là một trong những bảng xếp hạng có uy tín và ảnh hưởng hàng đầu thế giới. | 1 | null |
Quốc kỳ Tajikistan (Tajik: "Парчами Тоҷикистон" / "پرچم "تاجیکستان) là hiệu kỳ quốc gia của Tajikistan. Đây là quốc gia cuối cùng thuộc Liên Xô đưa ra quốc kỳ mới, được thông qua vào tháng 11 năm 1992, sau khi Liên Xô chính thức tan rã.
Năm 1868, miền Bắc Tajikistan nhập vào nước Nga. Năm 1918, xây dựng chính quyền Xô Viết. Năm 1924, trở thành nước cộng hòa tự trị thuộc nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Uzbekistan. Năm 1929, gia nhập Liên Xô, đổi thành nước cộng hòa Tajikistan. Ngày 9 tháng 9 cùng năm, tuyên bố độc lập, khi độc lập đã sử dụng quốc kỳ này.
Mô tả.
Do ba hình chữ nhật màu đỏ, trắng và lục hợp thành. Chiều rộng hình chữ nhật màu trắng chiếm 50% nền cờ, đỏ và lục mỗi màu chiếm 25%. Chính giữa nền cờ màu trắng có một chiếc vương miện, phía trên vương miện có 7 ngôi sao vàng năm cánh tạo thành nữa hình tròn. Tỷ lệ chiều dài và chiều rộng lá cờ là 2:1. | 1 | null |
Quốc kỳ Turkmenistan (tiếng Nga: "Флаг Туркмении", Turkmen: "Türkmenistanyň baýdagy") là hiệu kỳ quốc gia của Turkmenistan. Quốc kỳ hiện tại của Turkmenistan được chấp nhận chính thức vào qua ngày 24 tháng 1 năm 2001.
Mô tả.
Hình chữ nhật màu lục sậm. Phía bên cán cờ có một dải sọc đỏ, trên dải sọc từ trên xuống dưới là đồ án thiết kế của 5 ngôi sao năm cánh màu trắng.
Ý nghĩa.
Trăng non lưỡi liềm và 5 ngôi sao năm cánh màu trắng tượng trưng cho tiền đồ xán lạn của nhân dân Turkmenistan, vừa biểu thị niềm tin đối với đạo Hồi. Năm ngôi sao năm cánh biểu thị chức năng của năm khí quan của con người: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác. Đồ án thảm trải nền tượng trưng cho chính trị, xã hội và quan niệm văn hóa cũng như tín ngưỡng tôn giáo truyền thống của nhân dân Turkmenistan, đồng thời biểu thị nghề dệt thảm là nghề thủ công truyền thống của quốc gia. Màu lục là màu truyền thống mà nhân dân Turkmenistan yêu thích, tượng trưng cho hạnh phúc. Quốc kỳ này được sử dụng sau khi Turkmenistan thông qua luật độc lập nước cộng hòa tháng 10 năm 1991. | 1 | null |
Quốc kỳ Síp (tiếng Hy Lạp: "Σημαία της Κύπρου simea tis Kipru", Thổ Nhĩ Kỳ: "Kıbrıs Cumhuriyeti bayrağı") là hiệu kỳ quốc gia của Cộng hòa Síp. Nó đưa vào sử dụng chính thức ngày 16 tháng 8 năm 1960, theo Hiệp định Zurich và London, theo đó một hiến pháp được soạn thảo và nước Síp đã được công bố là một nhà nước độc lập. Lá cờ được thiết kế bởi một giáo viên nghệ thuật người Thổ Nhĩ Kỳ - Síp İsmet Güney.
Mô tả và Ý nghĩa.
Lá cờ có hình chữ nhật, chính giữa nền cờ trắng có bản đồ Síp màu vàng, phía dưới bản đồ là hai cành ôliu màu lục bắt chéo nhau. Síp trong tiếng Latinh có nghĩa là "đồng", màu vàng trên lá cờ tượng trưng Síp là một nước sản xuất đồng. Cành ôliu màu lục tượng trưng cho hòa bình và phồn vinh, đồng thời cũng biểu thị hướng về hòa bình của dân tộc Hy Lạp và dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ của quốc gia này và sự đoàn kết hợp tác của hai dân tộc. Ngày 16 tháng 8 năm 1960, Síp giành được độc lập từ sự thống trị của thực dân Anh và đã chế định lá quốc kỳ này.
Quốc kỳ của quốc đảo này mang hai điểm đặc biệt:
- Trên thế giới không có quốc kỳ nào có nền cờ trắng.
- Trên nền cờ quốc kỳ có hình bản đồ của quốc gia (đảo Síp). | 1 | null |
Blackburn Buccaneer là một loại máy bay đột kích cận âm của Anh, nó có khả năng mang vũ khí hạt nhân, được Hải quân Hoàng gia và Không quân Hoàng gia từ năm 1962 tới 1994. Sau này nó có tên gọi mới là Hawker Siddeley Buccaneer khi Blackburn sáp nhập vào tập đoàn Hawker Siddeley.
Quốc gia sử dụng.
Dân sự.
3 chiếc Buccaneers thuộc sở hữu tư nhân tại Thunder City ở Cape Town vẫn bay được. | 1 | null |
Canadair CT-114 Tutor (mã công ty CL-41) là một loại máy bay huấn luyện/cường kích phản lực tiêu chuẩn của Không quân Hoàng gia Canada (RCAF), và sau này là Canadian Forces. Nó được sử dụng từ đầu thập niên 1960 tới năm 2000. Do hãng Canadair thiết kế chế tạo. | 1 | null |
CASA/IPTN CN-235 là một loại máy bay vận tải 2 động cơ tầm trung, được hãng CASA của Tây Ban Nha và IPTN của Indonesia hợp tác phát triển. Nó được sử dụng làm máy bay chở khách vùng và vận tải quân sự. Nhiệm vũ chủ yếu của nó là tuần tra biển, thám sát và vận tải. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia sử dụng nhiều nhất với 61 chiếc.
Tham khảo.
http://vpk.name/news/83938_ssha_kupili_vosemnadcatyii_patrulnyii_samolet_cn235.html | 1 | null |
Enterobacteriaceae hay họ Vi khuẩn đường ruột là họ vi khuẩn Gram âm gồm các loài vi khuẩn vô hại, các loài gây bệnh như "Salmonella", "Escherichia coli", "Yersinia pestis", "Klebsiella" và "Shigella". Đây là họ duy nhất của bộ "Enterobacteriales" thuộc lớp Gammaproteobacteria.
Miêu tả.
Các loài thuộc họ Enterobacteriaceae đều có hình que, chiều dài điển hình từ 1 μm đến 5 μm. Chúng là những vi khuẩn Gram âm, kị khí tùy nghi, lên men đường thành acid lactic. Hầu hết chúng khử nitrat thành nitrit, ngoại trừ một số vi khuẩn như "Photorhabdus". Hầu hết di chuyển bằng roi nhưng một số chi gồm các loài không di động. Chúng không tạo bào tử.
Nhận biết.
Để nhận biết các chi thuộc họ Enterobacteriaceae, có thể dùng các phép thử sau:
Trong lâm sàng, "Escherichia coli", "Klebsiella pneumoniae" và "Proteus mirabilis" chiếm 80 % đến 95 % vi khuẩn nhận diện được.
Tính kháng kháng sinh.
Một số chủng Enterobacteriacea được phân lập có đặc tính kháng kháng sinh như carbapenem, ví dụ như "Klebsiella pneumonia".
Các chi.
Một số chi thuộc họ này: | 1 | null |
Khỉ thầy tu (hay còn gọi là khỉ mũ hay khỉ Capuchin) là các loài khỉ trong nhóm khỉ Tân Thế giới thuộc phân họ Cebinae. Trước năm 2011, phân họ này chỉ có duy nhất chi Cebus. Tuy nhiên, trong năm 2011 nó đã được đề xuất để phân chia khỉ thầy tu thành chi Cebus và Sapajus. Phạm vi phân bố của chúng bao gồm Trung Mỹ và khu vực phía Nam của Nam Mỹ và Bắc Argentina. Tên của chúng xuất phát từ một nhóm các tu sĩ Giáo hội Công giáo, thuộc nhánh của dòng Phanxicô, những người mặc áo choàng nâu có mũ trùm kín đầu. Khi các nhà thám hiểm tới châu Mỹ vào thế kỷ XV, họ đã nhìn thấy chúng giống như những tu sĩ Công giáo, vì thế đã đặt tên cho chúng là khỉ thầy tu. Tên khoa học của chi Cebus xuất phát từ "kêbos" trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là một con khỉ đuôi dài.
Phân loài.
Việc phân loài của chi này vẫn còn gây nhiều tranh cãi, và việc phân loại mới được đề xuất.
Năm 2011, Jessica Lynch Alfaro và các cộng sự đã đề xuất loài khỉ thầy tu lớn (trước đây là loài "Cebus apella") được đặt trong một chi riêng biệt, Sapajus, còn khỉ thầy tu mảnh dẻ (trước đây là nhóm Cebus capucinus) giữ nguyên trong chi Cebus. Và cách phân loại này được sử dụng phổ biến.
Theo các nghiên cứu di truyền do Lynch Alfaro nghiên cứu vào năm 2011, khỉ thầy tu mảnh dẻ có nguồn gốc tách ra khoảng 6,2 triệu năm trước đây. Lynch Alfaro nghi ngờ rằng việc này chính là bởi sông Amazon, mà tách khỏi những con khỉ trong rừng Amazon để phát triển thành loài khỉ thầy tu mảnh dẻ phát triển ở phía Bắc của rừng, từ những loài khỉ trong rừng Đại Tây Dương ở phía nam của dòng sông để phát triển thành những con khỉ thầy tu lớn. Khỉ thầy tu mảnh dẻ có chân dài hơn so với loài khỉ thầy tu lớn, ngoài ra là hộp sọ tròn, trong khi con khỉ thầy tu lớn lại có hàm thích nghi tốt hơn cho việc ăn các loại hạt cứng. Đặc điểm nổi bật là chỏm lông ở đầu và bộ râu của những con đực. | 1 | null |
Ngũ Chỉ Sơn là tên của một dãy núi tọa lạc ở xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Được cho là dãy núi đẹp nhất vùng Tây Bắc, Ngũ Chỉ Sơn bao gồm 5 ngọn núi chính, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Tên dãy núi Ngũ Chỉ Sơn còn được đặt tên cho một xã và một tuyến phố chính ở trung tâm thị xã Sa Pa. | 1 | null |
Lý Lưu (, 248-303), tên tự Huyền Thông (玄通), là chú của vua Lý Hùng nước Thành Hán và là em thứ tư của Lý Đặc - người đặt nền móng cho chính quyền.
Cuộc sống ban đầu.
Lý Lưu là người Đê (có thuyết nói là người Tung), tổ tịch ở huyện Đãng Cừ thuộc quận Ba Tây (nay là Cừ, Cam Túc), thời Tào Ngụy, tổ tiên của Lý Lưu đã di cư đến Lược Dương (nay là Tần An, Cam Túc). Thời niên thiếu, Lý Lưu được đánh giá là người hiếu học, giỏi cưỡi ngựa và bắn cung, vì thế được Đông Khương Hiệu úy Hà Phàn (何攀) đánh giá cao, được tiến cử làm Đông Khương đốc.
Năm 298, do Tề Vạn Niên (齊萬年) nổi dậy và vùng Quan Trung xảy ra nạn đói, nhân dân sáu quận tại Tần Châu và Ung Châu tiến về phía nam đến hai châu Ích và Lương để mưu sinh. Anh em Lý Đặc và Lý Lưu cũng cùng đi với dân chúng.
Đánh Triệu Hâm.
Sau khi vào Thục, huynh đệ Lý Đặc đều được thứ sử Ích Châu Triệu Hâm (趙廞) trọng dụng. Năm 300, Triệu Hâm thấy triều đình Tây Tấn xảy ra loạn bát vương, có ý muốn cát cứ Ba Thục. Triệu Hâm vì thế đã hậu đãi anh em Lý Đặc, Lý Lưu để dùng làm tay chân. Lý Đặc và Lý Lưu dựa vào thế lực của Triệu Hâm, tập hợp mọi người đi trộm cướp, người Thục chịu đại hoạn. Sau đó, Triệu Hâm lệnh cho Lý Tường (李庠) - anh trai Lý Lưu - chiêu tập lưu dân làm binh lính, Lý Lưu cũng chiêu mộ được vài nghìn bộ chúng ở địa phương.
Năm 301, do thấy Lý Tường là người có tài năng nên Triệu Hâm đã sát hại. Mặc dù được Triệu Hâm phong làm đốc tướng để xoa dịu, song Lý Đặc và Lý Lưu vẫn oán hận và dẫn binh về Miên Trúc an định lưu dân. Không lâu sau đó, Lý Đặc và Lý Lưu lãnh đạo binh sĩ phản lại Triệu Hâm, cuối cùng đánh chiếm Thành Đô, Triệu Hâm chạy trốn song bị giết.
Sau đó, triều đình Tây Tấn do thấy Lý Lưu có công lao bình định Triệu Hâm nên đã bổ nhiệm Lý Lưu là Phấn Uy tướng quân, phong tước Vũ Dương hầu.
Cùng Lý Đặc phản Tấn.
Cùng năm, thái thú Quảng Hán Tân Nhiễm (辛冉) uy hiếp Lý Đặc, thứ sử Ích Châu La Thượng còn phái quân công phạt Lý Đặc, song do Lý Đặc có sự chuẩn bị trước nên đã chiến thắng. Sau khi chiến thắng, lưu dân cùng nhau tôn Lý Đặc làm chúa, Lý Lưu được tôn làm Trấn Đông tướng quân, trú Đông doanh, hiệu xưng Đông đốc hộ. Lý Đặc nhiều lần phái Lý Lưu dẫn quân đi giao chiến với La Thượng.
Năm 303, Lý Đặc chiếm được Thành Đô thiếu thành (tức thành nhỏ). Đương thời, bộ chúng của Lý Đặc nhận được sự hoan nghênh của các ổ tự thủ của dân Thục, Lý Đặc cũng cho bộ chúng đến các ổ để kiếm miếng ăn, tiết kiệm quân lượng. Tuy nhiên, Lý Lưu không an tâm trong lòng, kiến nghị Lý Đặc cho bắt con em của các gia tộc lớn tại Ích Châu làm con tin, đồng thời thu binh tự thủ, song Lý Đặc không nghe theo. Đến tháng 2 năm đó, khi La Thượng tấn công Lý Đặc, các ổ chủ đều hưởng ứng La Thượng, Lý Đặc đại bại, về sau bị giết chết.
Lãnh đạo bộ chúng.
Sau khi Lý Đặc qua đời, lưu dân không có thủ lĩnh, lại không được dân Thục ủng hộ, vì thế rất sợ hãi. Lý Lưu sau đó cùng các cháu nhỏ Lý Đãng và Lý Hùng thu tập cựu chúng, trở về Xích Tổ (赤祖). Lý Lưu tự xưng là Đại tướng quân, Đại đô đốc, Ích Châu mục. Tuy nhiên, vào thời điểm đó thứ sử Kinh Châu Tông Đại (宗岱) đem quân cứu viện La Thượng, Đức Dương bị thái thú Kiến Bình Tôn Phụ (孫阜) công phá. Đến tháng 3, La Thượng phái đốc hộ Thường Thâm (常深) tiến công Lý Lưu, Lý Lưu sau đó suất Lý Đãng và Lý Hùng công phá Bì Kiều, sở trú của Thường Thâm, và truy kích đến Thành Đô, La Thượng đóng cổng thành cố thủ. Khi đang trên cưỡi ngựa tiến hành truy kích, Lý Đãng bị mâu đâm chết.
Lý Lưu thấy Lý Đặc và Lỹ Đãng đều tử trận, Tông Đại và những kẻ khác sắp tấn công đến, vì thế rất lo sợ. Lý Hàm (李含) khi ấy đã khuyên Lý Lưu đầu hàng, tuy nhiên Lý Hùng và Lý Tương can ngăn, song Lý Lưu trong lòng vẫn quyết ý đầu hàng, phái con là Lý Thế và con Lý Hàm là Lý Hồ đến chỗ Tôn Phụ làm con tin. Anh trai Lý Hồ là Lý Ly (李離) sau khi biết tin không kịp can ngăn, vì thế cùng với Lý Hùng mưu tính công phá quân Tôn Phụ. Cuối cùng, Lý Hùng và Lý Ly đã công phá thành công Tôn Phụ, khi đó Tông Đại cũng bị bệnh mà chết, viện binh của Kinh Châu vì thế mà triệt thoái.
Sau đó, Lý Lưu di thủ Bì Thành, song do nhân dân đất Thục đều lập ổ tự thủ, quân Lý Lưu không thể lấy được vật tư gì ở thành trấn. Tuy nhiên, Từ Dư (徐轝) đã thuyết phục thành công Phạm Trường Sinh (范長生) cung cấp quân lương cho Lý Lưu, điều đó đã khiến cho bộ chúng của Lý Lưu hưng thịnh trở lại.
Cùng năm, Lý Lưu bị bệnh nên đã qua đời, hưởng thọ 56 tuổi. Lý Lưu di mệnh cho Lý Hùng kế tục lãnh đạo bộ chúng. Sau này, khi Lý Hùng xưng đế, lập ra nước Thành Hán đã truy thụy cho Lý Lưu là Tần Văn Vương. | 1 | null |
Dưới đây là danh sách và thông tin về các chương trình Asia được sản xuất và phát hành lần đầu trong thập niên 2010. Kể từ Asia 68, song song với dạng DVD cũ, chương trình được phát hành dưới dạng đĩa Blu-ray.
2018.
Asia 82.
Asia 82 chủ đề Mộng Dưới Hoa nhằm vinh danh nhạc sĩ Phạm Đình Chương với những tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc nhất của ông. Chương trình thu hình ngày 28 tháng 4 năm 2018 tại Pechanga Resort and Casino và phát hành ngày 22 tháng 6 năm 2018. MC gồm Nam Lộc, Thùy Dương, Châu Đình An, Leyna Nguyễn, Diệu Hương. Đây là chương trình video Asia cuối cùng được sản xuất.
Asia 81.
Asia 81 chủ đề Gió Xuân - Spring Time được thu hình trực tiếp tại Agua Caliente Casino Resort Spa vào ngày 17 tháng 3 năm 2018. DVD được phát hành ngày 26/4/2018. MC chương trình: Châu Đình An, Thùy Dương, Bảo Châu, Quốc Thái.
2017.
Asia 80.
Asia 80 chủ đề Làn Gió Mới - The Celebration được thu hình trực tiếp tại Caesars Atlantic City vào ngày 3/9/2017. DVD được phát hành ngày 10/11/2017. MC chương trình: Nam Lộc, Thùy Dương, Trịnh Hội, Leyna Nguyễn, Quốc Thái.
Asia 79.
Asia 79 với chủ đề Còn Mãi Trong Tim được thu hình trực tiếp tại Grand Sierra Resort & Casino vào ngày 26/11/2016 và phát hành vào năm 2017. Chương trình được điều khiển bởi Thùy Dương, Trịnh Hội và Đỗ Tấn Khoa.
2016.
Asia 78.
Asia 78 với chủ đề Tình Yêu và Thân Phận. Đây là chương trình thực hiện tại Segerstrom Center of the Arts vào ngày 20 tháng 8 năm 2016 và phát hành vào năm 2016. Điều khiển chương trình do MC: Nam Lộc, Ngọc Đan Thanh, Thùy Dương, Orchid Lâm Quỳnh, Mai Phi Long, Diệu Quyên, Bảo Châu, Trịnh Hội.
2015.
Asia 77.
Asia 77 với chủ đề Dòng Nhạc Anh Bằng & Lam Phương. Đây là chương trình thực hiện tại Long Beach Performing Art Center vào ngày 22 tháng 8 năm 2015 và phát hành vào năm 2015. Điều khiển chương trình do Nam Lộc, Thùy Dương, Ngọc Đan Thanh, Bảo Châu.
Đây là chương trình để vinh danh hai nhạc sĩ Anh Bằng và Lam Phương.
Asia 76.
Asia 76 với chủ đề Journey to a dream - Hành trình một giấc mơ. Đây là chương trình thực hiện tại Long Beach Performing Art Center vào ngày 27 tháng 12 năm 2014, phát hành dưới dạng DVD và Blu-ray vào năm 2015. Những người dẫn chương trình là Nam Lộc, Thùy Dương, Ngọc Đan Thanh, Công Thành, Trịnh Hội và sự góp mặt trở lại của Quang Minh, Hồng Đào, lần đầu tiên có sự xuất hiện của ca sĩ Hoàng Lan và Thế Sơn trên sân khấu Asia.
2014.
Asia 75.
Asia 75 với chủ đề Những giọng ca huyền thoại - The Best Duets of all time. Đây là chương trình thực hiện tại Pechanga Resort & Casino vào ngày 17 tháng 5 năm 2014. DVD và Bluray được phát hành vào ngày 25 tháng 7 năm 2014. Những người dẫn chương trình là Nam Lộc, Ngọc Đan Thanh và Thùy Dương.
Asia 74.
Asia 74 là chương trình nhạc chủ đề Trúc Phương - Ông hoàng của dòng nhạc Boléro. Đây là chương trình thực hiện tại phim trường chứ không phải đại nhạc hội thu hình trực tiếp và không có khán giả tham dự. Những người dẫn chương trình là Nam Lộc, Ngọc Đan Thanh và Thùy Dương. Chương trình có mời người con gái cả của nhạc sĩ Trúc Phương kể đôi điều về giây phút khi nhạc sĩ qua đời, cũng như mời Hoàng Oanh, Thanh Tuyền và Thanh Thúy kể lại kỷ niệm của mình với Trúc Phương. DVD và Bluray được phát hành vào ngày 18 tháng 4 năm 2014.
2013.
Asia 73.
Asia 73 với chủ đề Mùa hè rực rỡ 2013, được trực tiếp thu hình ngày 31 tháng 8 năm 2013 tại Pechanga Resort & Casino. DVD và Bluray phát hành vào ngày 6 tháng 12 năm 2013. MC chương trình: Nam Lộc, Việt Dzũng, Thùy Dương và Ngọc Đan Thanh. Chương trình vinh danh những hoa hậu VN và những con người đã làm rạng danh 2 chữ Việt Nam. Chương trình lần đầu tiên có sự xuất hiện của Trang Thanh Lan, Andy Quách, và sự trở lại của những ca sĩ đã từng xuất hiện trên sân khấu Asia.
Đây cũng là lần cuối cùng có sự xuất hiện của Việt Dzũng trên sân khấu Asia trước khi ông qua đời vào ngày 20 tháng 12 năm 2013.
Asia 72.
Asia 72 với chủ đề Dòng nhạc Y Vân - 60 năm cuộc đời, được trực tiếp thu hình vào ngày 20 tháng 6 năm 2013 tại Asia Entertainment Studio. DVD được phát hành vào ngày 10 tháng 8 năm 2013. MC chương trình: Nam Lộc, Việt Dzũng, Thùy Dương và Ngọc Đan Thanh. Chương trình cũng là lần đầu tiên xuất hiện của ca sĩ đoạt giải nhất trong cuộc thi Giọng Ca Vàng 2012 Vương Dzung và Hoàng Thục Linh (từng cộng tác với Trung tâm Vân Sơn trước đó).
Đây là chương trình nhằm tưởng nhớ nhạc sĩ Y Vân.
Asia 71.
Chương trình thứ 71 mang tên 32nd Anniversary Celebration – 32 Năm Kỷ Niệm, trực tiếp thu hình vào ngày 24 tháng 11 năm 2012 tại Long Beach Performing Art Center. Điều khiển chương trình do Nam Lộc, Việt Dzũng, Thùy Dương, Ngọc Đan Thanh.
Đây là chương trình ôn lại chặng đường 32 năm hoạt động của trung tâm Asia trong các lĩnh vực: Bảo tồn văn hoá, Phát triển nghệ thuật, Hoạt động xã hội, Tinh thần Việt Nam. Chương trình lần đầu tiên có sự xuất hiện của Quỳnh Trang, Ngọc Anh Vi; sự trở lại của những ca sĩ đã từng xuất hiện trên sân khấu Asia, và những ca sĩ mà Asia đã đào tạo. DVD và Blu-ray Asia 71 được phát hành vào ngày 11 tháng 1 năm 2013.
2012.
Asia 70.
Chương trình thứ 70 mang tên Vietnam My Beloved Country - Quê Hương Yêu Dấu, trực tiếp thu hình ngày 17 tháng 6 năm 2012 tại Turning Stone Resort Casino. DVD và Bluray phát hành vào ngày 10 tháng 8 năm 2012. Điều khiển chương trình do Nam Lộc, Thùy Dương và Ngọc Đan Thanh.
Đây là chương trình chủ đề do khán giả yêu cầu. Chương trình này không có mặt Việt Dzũng như các chương trình trước.
Asia 69.
Chương trình thứ 69 mang tên lúc đầu là Liên khúc Tuyệt Vời - Tình Ca Muôn Thuở, sau đó được đổi lại ngắn gọn là Tác Giả & Tác phẩm 4, trực tiếp thu hình ngày 3 tháng 3 năm 2012 tại Pechanga Resort & Casino. DVD và Bluray phát hành vào ngày 27 tháng 4 năm 2012. Điều khiển chương trình do Nam Lộc, Việt Dzũng, Thùy Dương, Ngọc Đan Thanh.
Chương trình nhằm tôn vinh các tác phẩm của những nhạc sĩ Việt Nam tiêu biểu như Ngô Thụy Miên, Phạm Duy, Anh Việt Thu, Trúc Phương, Anh Bằng và đặc biệt là nhạc sĩ Nhật Ngân vừa mới qua đời trước đó. Chương trình cũng ra mắt khán giả các ca sĩ trong cuộc thi "Giọng Ca Vàng 2011" như Hoàng Anh Thư, Huỳnh Phi Tiễn, Lưu Đức Long, Nhật Lâm, Phạm Tuấn Ngọc, Hồng Diễm, Đỗ Tiên Dung, Lê Quốc Tuấn. Chương trình lần đầu tiên có sự xuất hiện của Cát Linh, Kristine Sa, Thủy Tiên.
2011.
Asia 68.
Chương trình thứ 68 mang tên Sài Gòn Nỗi Nhớ. Trực tiếp thu hình ngày 23 và 24 tháng 4 năm 2011 tại Turning Stone Resort Casino. Đây là chương trình đầu tiên phát hành dưới dạng Blu-ray. DVD phát hành vào ngày 24 tháng 6 năm 2011, Bluray vào đầu tháng 7 năm 2011. Điều khiển chương trình do Nam Lộc, Việt Dzũng, Thùy Dương, Ngọc Đan Thanh.
Asia 67.
Chương trình thứ 67 mang tên Đám Cưới Đầu Xuân, được thu hình ngày 4 tháng 12 năm 2010 tại Long Beach Convention Center. Điều khiển chương trình do Nam Lộc, Việt Dzũng, Thùy Dương, Ngọc Đan Thanh.
Đây là chương trình chủ đề mừng Xuân thứ 3 sau hai cuốn: "Tìm Lại Mùa Xuân", "Xuân Thanh Bình - Xuân Chinh Chiến - Xuân Tha Hương". Chương trình lần đầu tiên có sự xuất hiện của Ngọc Đan Thanh & Hà Thanh Xuân. DVD phát hành vào ngày 7 tháng 1 năm 2011.
2010.
Asia 66.
Chương trình thứ 66 chủ đề: Cánh Hoa Thời Loạn được xem như là Lá Thư Từ Chiến Trường 2 nhằm vinh danh người phụ nữ Việt Nam trong thời chiến được thu hình tại Long Beach Terrace Theater ngày 3 tháng 7 năm 2010. DVD phát hành vào ngày 13 tháng 8 năm 2010. MC chương trình: Nam Lộc, Việt Dzũng, Thùy Dương và Dương Nguyệt Ánh.
Asia 65.
Chương trình số 65 chủ đề 55 Năm Nhìn Lại được tổ chức tại Hard Rock Hotel & Casino vào ngày 27 tháng 2 năm 2010. Đây cũng là chương trình đầu tiên thực hiện theo chủ đề 55 Năm Nhìn Lại và cũng là chương trình song ca. Người dẫn chương trình là Nam Lộc, Việt Dzũng, Thùy Dương và Dương Nguyệt Ánh. Chương trình có sự góp mặt của Giang Tử, Sơn Ca và sự trở lại của những ca sĩ đã từng xuất hiện trên sân khấu Asia. DVD phát hành vào ngày 23 tháng 4 năm 2010. | 1 | null |
Nguyễn Thị Mai Hưng (sinh 28 tháng 1 năm 1994 tại Bắc Giang) là một vận động viên cờ vua Việt Nam. Cô đã giành chức vô địch cờ vua nữ Việt Nam năm 2011 và 2013.
Sự nghiệp.
Nguyễn Thị Mai Hưng là con út trong gia đình có 3 chị em gái . Cô đến với cờ vua khá sớm, từ năm 7 tuổi. Từ năm 5 tuổi, cô đã ngồi xem ông và bố đánh cờ tướng và biết cách chơi. Thấy cô có năng khiếu, gia đình quyết định cho Mai Hưng làm quen với cờ vua, sau đó cho theo học cờ vua chuyên nghiệp . Khi thông báo tuyển sinh ở địa phương, Hưng đến dự tuyển. Dù không được tuyển chính thức nhưng cô bé được học dự thính .
Với khả năng tư duy và sự chăm chỉ, hai năm sau Mai Hưng đoạt huy chương vàng toàn quốc lứa tuổi U9 (không quá 9 tuổi). Tiếp theo cô đã giành được những thành công ở châu lục. Năm 2007 Hưng vô địch U14 châu Á tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất với chiếc huy chương vàng bằng vàng thật. Cô đạt 7/9 điểm, hơn đồng đội Kim Phụng hạng nhì nửa điểm.
Năm 2008, Mai Hưng được sang Singapore tập huấn và Elo tăng từ 2062 lên 2295. Năm 2009 cô tiếp tục được tập huấn một năm tại Hungary ở lò đào tạo Chesscom của tiến sĩ Hoàng Minh Chương. Tại Hungary, nhờ thường xuyên tham dự các giải First Saturday hàng tháng cùng với tham dự nhiều giải khác nên trình độ của Mai Hưng tiến bộ nhanh . Cô đạt đủ ba chuẩn kiện tướng nữ quốc tế sau giải First Saturday tháng 10 năm 2009 (chính thức được công nhận tháng 4 năm 2010) .
Năm 2010 Mai Hưng vô địch U16 châu Á với thành tích bất bại (+6 =3) và hạng nhì U16 thế giới. Tiếp tục trong năm 2010 cô vô địch giải Đại hội Thể dục thể thao.
Năm 2011 tại Giải cờ vua HD Bank mở rộng Mai Hưng gây bất ngờ khi vượt qua nhiều đối thủ mạnh để giành giải nhất dành cho nữ . Năm 2011 cô vô địch quốc gia khi mới 17 tuổi . Tiếp đó cuối năm 2011, tại SEA Games 26, Mai Hưng giành huy chương vàng ở nội dung cờ tiêu chuẩn .
Cuối năm 2012 Mai Hưng đại diện cho Việt Nam ở lứa tuổi U18 nữ tại Giải vô địch cờ vua trẻ thế giới. Cô xếp hạng 4 chung cuộc, đồng điểm với kỳ thủ huy chương đồng nhưng kém hệ số phụ .
Tháng 4 năm 2013 Nguyễn Thị Mai Hưng đánh giải thanh niên châu Á (U20). Cô được xếp hạt giống số 1 dù mới 19 tuổi. Tuy vậy cô chỉ giành huy chương đồng chung cuộc với 6½ điểm / 9 ván (+5 =3 –1), trong đó ván thua duy nhất trước nhà vô địch giải, cũng là đồng đội Võ Thị Kim Phụng . Giữa tháng 4 cô thi đấu tiếp ngay Giải vô địch cờ vua hạng nhất quốc gia. Sau giai đoạn một thi đấu theo hệ Thụy Sĩ, Mai Hưng xếp hạng 5 và được vào đánh tứ kết . Với điều lệ ở vòng loại trực tiếp nếu hòa sau 2 ván thì người xếp thấp hơn ở giai đoạn một bị loại, Mai Hưng dù chỉ xếp hạng 5 nhưng đã có cả ba trận thắng để giành chức vô địch .
Tháng 7 năm 2013, tại Giải cờ vua trẻ toàn quốc, Mai Hưng giành huy chương vàng cờ chớp U20 mở và huy chương bạc cờ nhanh U20 nữ .
Tháng 1 năm 2014, tại Giải cờ vua Tưởng niệm Béla Perényi, Mai Hưng đạt thành tích bất bại với 7,5 điểm / 9 ván, đồng điểm hạng nhất nhưng xếp hạng nhì do kém chỉ số phụ .
Tham gia đội tuyển Việt Nam.
Nguyễn Thị Mai Hưng có tên trong đội tuyển Việt Nam từ năm 2009 dự các giải đấu châu lục và thế giới. Năm 2009 cô cùng đội tuyển giành chức vô địch châu Á và giành được huy chương vàng bàn 5 . Năm 2010 Mai Hưng cùng đội tuyển giành huy chương đồng ASIAD 2010.
Năm 2011 tại Giải cờ vua đồng đội nữ thế giới (dành cho các đội tuyển nữ xuất sắc) ở Thổ Nhĩ Kỳ, đội tuyển Việt Nam chỉ xếp thứ 7. Tuy nhiên Mai Hưng giành được huy chương đồng cá nhân bàn 3 .
Mai Hưng có tên trong đội tuyển Việt Nam dự Olympiad cờ vua từ năm 2010. Tại Olympiad cờ vua 2010 Hưng ngồi bàn 3, đánh 8 ván giành 4½ điểm (+3 =3 –2) với hiệu suất thi đấu (Rp) 2206 . Tại Olympiad cờ vua 2012 cô lên ngồi bàn 2 và là kỳ thủ nữ duy nhất của đội đánh trọn cả 11 ván, giành 7 điểm (+6 =2 –3), đạt Rp = 2345. Olympiad cờ vua 2016 Mai Hưng tiếp tục có tên tham dự và đã giành được chuẩn kiện tướng quốc tế (IM) kép, đạt 6,5 điểm / 9 ván. Đồng thời chị giành được huy chương đồng bàn 3 với Rp = 2442.
Đánh giá.
Mai Hưng có phong thái thi đấu "chậm mà chắc", buộc các đối thủ phải ngồi hàng tiếng đồng hồ để đấu trí . So với các kỳ thủ từng vô địch ở tuổi 17 như Hoàng Mỹ Thu Giang, Lê Kiều Thiên Kim, tiềm năng của Mai Hưng có phần vượt trội . | 1 | null |
Charles Hermite () (24 tháng 12 năm 1822 – 14 tháng 1 năm 1901) là nhà toán học người Pháp nghiên cứu về lý thuyết số, dạng toàn phương, lý thuyết bất biến, đa thức trực giao, hàm elliptic, và đại số.
Đa thức Hermite, nội suy Hermite, dạng chuẩn Hermite, toán tử Hermite, và hàm spline Hermite bậc ba được đặt theo tên ông. Một trong các học trò của ông là Henri Poincaré.
Ông là người đầu tiên chứng minh rằng "e", cơ số của lôgarit tự nhiên, là một số siêu việt. Phương pháp của ông sau đó được Ferdinand von Lindemann sử dụng để chứng minh π cũng là số siêu việt.
Tiểu sử.
Hermite sinh ra ở Dieuze, Moselle ngày 24 tháng 12 năm 1822, với một dị tật ở chân phải gây ảnh hưởng đến dáng đi của ông trong suốt cuộc đời. Ông là con thứ 6 trong số 7 người con của Ferdinand Hermite, và vợ ông Madeleine Lallemand. Cha ông làm trong doanh nghiệp bán vải của gia đình mẹ ông, và đồng thời cũng là một nghệ sĩ. Doanh nghiệp bán vải chuyển đi Nancy năm 1828 và gia đình ông cũng đi theo.
Ông học tại Collège de Nancy và sau đó, ở Paris, tại Collège Henri IV và Lycée Louis-le-Grand. Hermite muốn học ở École Polytechnique và ông giành 1 năm chuẩn bị cho kì thi và được dạy kèm bởi Catalan từ 1841 đến 1842.
Năm 1842 Hermite nhập học École Polytechnique, và học ở đây 1 năm. Hermite bị cho thôi học ở École Polytechnique vì dị tật của mình (École Polytechnique cho tới nay vẫn là một học viện quân sự). Ông đấu tranh để được tiếp tục học và đã được chấp nhận nhưng với nhiều điều kiện ràng buộc khắt khe. Hermite cảm thấy những điều kiện này không thể chấp nhận được và quyết định rời École Polytechnique khi chưa tốt nghiệp.
Khi còn nhỏ, ông đọc sách của Joseph Louis Lagrange về lời giải cho các phương trình số, và của Carl Friedrich Gauss về lý thuyết số. Năm 1842, trong công trình toán học đầu tiên, ông đưa ra một chứng minh đơn giản cho kết quả của Niels Abel về việc không tồn tại lời giải tổng quát bằng căn thức cho phương trình bậc năm. Công trình này được xuất bản trong "Nouvelles Annales de Mathématiques".
Cống hiến toán học.
Các đóng góp toán học của ông chủ yếu là về hàm elliptic, hàm Abel và lý thuyết số. Năm 1858 ông giải phương trình bậc năm bằng hàm elliptic; và năm 1873 ông chứng minh "e", cơ số lôgarit tự nhiên, là số siêu việt. Phương pháp của ông được Ferdinand von Lindemann dùng năm 1882 để chứng minh π cũng là số siêu việt. | 1 | null |
Thác Bạt Cật Phần () là một lãnh tụ Sách Đầu bộ Tiên Ti, ông được triều đình Bắc Ngụy truy tôn là thủy tổ thứ 14.
Thác Bạt Cật Phần là con của Thác Bạt Lân (拓跋鄰). Ngụy thư - "Tự kỷ" viết rằng vào thời Thác Bạt Lân tại vị, có thần dân khuyến nghị di dời bộ lạc, Thác Bạt Lân khi đó đã có tuổi, truyền vị cho Cật Phần, Cật Phần nhận ngôi.
Ngụy thư ghi chép quá trình thiên di với màu sắc thần thoại, đầu tiên họ phải đối mặt với "sơn cốc cao thâm, cửu nan bát trở", bộ chúng ban đầu định dừng lại. Tuy nhiên "xuất hiện thú thần, hình giống con ngựa, tiếng kêu giống như trâu, đi trước dẫn đường, qua một năm mới thoát ra được". Cuối cùng, Sách Đầu bộ thiên di đến đất cũ của tộc Hung Nô.
Sau đó, có một lần khi Cật Phần dẫn theo vài vạn người đi săn, thấy một mĩ nữ từ trên trời xuống, nói với Cật Phần: "Ta là thiên nữ, thụ mệnh thành đôi với người", rồi họ ngủ với nhau. Về sau, thiên nữ cáo biệt, một năm sau thiên nữ sinh một bé nam và trao cho Cật Phần. Bé nam này chính là Thác Bạt Lực Vi. Sau khi Cật Phần qua đời, Lực Vi kế tập lãnh đạo bộ chúng. Sau khi Thác Bạt Khuê xưng đế, đã truy tôn thụy hiệu cho Cật Phần là "Thánh Vũ hoàng đế"
Ngoài Thác Bạt Lực Vi ra, Cật Phần còn có con cả Thốc Phát Thất Cô (禿髮匹孤). Thốc Phát (Tūfǎ) và Thác Bạt (Tuòbá) vốn cùng âm song được dịch theo lối khác nhau. Thất Cô là tổ tiên của Thốc Phát Lợi Lộc Cô - vị vua khai quốc của nước Nam Lương thời Ngũ Hồ thập lục quốc. | 1 | null |
Thốc Phát Thất Cô (), còn có tên là Sơ Cô (疋孤), là một thủ lĩnh bộ lạc Hà Tây Tiên Ti. Ông là thế tổ đời thứ 8 của Thốc Phát Lợi Lộc Cô- vị vua khai quốc của nước Nam Lương thời Ngũ Hồ thập lục quốc.
Thốc Phát Thất Cô sinh vào những năm cuối thời Đông Hán. Theo Tân Đường thư, Thốc Phát Thất Cô là trưởng tử của Thác Bạt Cật Phần- tổ tiên của các hoàng đế Bắc Ngụy, song Cật Phần lại trao quyền kế thừa cho một nhi tử khác là Thác Bạt Lực Vi. Về sau, Thất Cô suất lĩnh bộ lạc của mình di cư về phía bắc đến đất Hà Tây, đất đai của ông đông đến Mạch Điền (麥田, nay là Tĩnh Viễn, Cam Túc), Khiên Đồn (牽屯, nay thuộc Cố Nguyên, Ninh Hạ), tây đến Thấp La (濕羅), nam đến Kiêu Hà (澆河, nay thuộc Quý Đức, Thanh Hải), phía bắc tiếp giáp Đại Mạc. Sau khi Thất Cô qua đời, nhi tử là Thốc Phát Thọ Điền kế vị.
"Thốc Phát" (Tūfǎ) và "Thác Bạt" (Tuòbá) vốn là cùng một họ, Tấn thư viết rằng mẫu thân chủa Thọ Điền sinh Thọ Điền trong chăn, theo tiếng Tiên Ti thì chăn là "thốc phát", do đó mà thành họ. Lại có thuyết nói "Thốc Phát" và "Thác Bạt" là đồng âm dị dịch. | 1 | null |
Thác Bạt Lực Vi (, 174-277, tại vị 220-277) là một lãnh tụ Thác Bạt bộ Tiên Ti, là tổ tiên của các hoàng đế Bắc Ngụy thời Nam-Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc.
Phụ thân của Thác Bạt Lực Vi là Thác Bạt Cật Phần (拓跋詰汾), phụ thân đồng thời cũng là thủ lĩnh tiền nhiệm của ông. Huynh trưởng của ông là Thốc Phát Thất Cô (禿髮匹孤)- tổ tiên các quân chủ nước Nam Lương thời Ngũ Hồ thập lục quốc. "Ngụy thư -tự kỷ " viết rằng Lực Vi là do Cật Phần và thiên nữ sinh ra, mang sắc thái thần thoại.
Sau khi Cật Phần qua đời, Lực Vi kế thừa chức lãnh tụ vào năm 220. Lúc bắt đầu tại vị, Tây bộ Tiên Ti (Thác Bạt bộ là một bộ phận) có nội loạn, đánh lẫn nhau, bộ chúng li tán, do vậy Lực Vi phải chạy trốn đến "Một Lộc Hồi bộ" của tù trưởng Đậu Tân (竇賓). Đậu Tân đánh giá cao Lực Vi, muốn cắt một nửa quốc thổ chia cho Lực Vi, song Lực Vi không nhận, Đậu Tân do đó đem nữ nhi của mình gả cho Lực Vi. Lực Vi lại thỉnh cầu suất lĩnh sở bộ đi về phía bắc sống, sau hơn 10 năm, do cai quản tốt, bộ chúng khi xưa đều đến quy phụ.
Năm 248, sau khi Đậu Tân qua đời, nhi tử âm mưu làm loạn nên bị Lực Vi giết chết, Lực Vi thôn tính bộ chúng của nhạc phụ. Các thủ lĩnh, tù trưởng đều phục tùng Lực Vi, sách sử viết thế lực đương thời của Lực Vi "khống huyền thượng mã nhị thập dư vạn" (có hơn 20 vạn người cưỡi ngựa giương cung).
Năm 258, Lực Vi đem bộ chúng di cư về phía nam đến Thịnh Lạc (盛樂, nay là phía bắc Hòa Lâm Cách Nhĩ, Nội Mông), triệu tập tù trưởng các bộ, xa gần không ai không uy phục. Năm 261, Lực Vi phái nhi tử Thác Bạt Sa Mạc Hãn đến Tào Ngụy làm chất tử (con tin).
Năm 277, theo kế sách của U châu thứ sử Vệ Quán của Tây Tấn, Lực Vi nghe được sàm ngôn của tù trưởng các bộ, vì thế đã ngầm chấp thuận để tù trưởng các bộ sát hại Sa Mạc Hãn. Vệ Quán lại sắp đặt tù trưởng các bộ ly tán, Lực Vi do vậy ưu sầu mà qua đời. Sách sử chép ông thọ 104 tuổi, nhi tử Thác Bạt Tất Lộc kế tập.
Đến khi Thác Bạt Khuê xưng đế, đã truy thụy cho Lực Vi là "Thuần Nguyên hoàng đế", miếu hiệu là Thủy Tổ. Tây Ngụy Văn Đế cải miếu hiệu của ông là "Thái Tổ". | 1 | null |
Thác Bạt Sa Mạc Hãn (, ?- 277) một người Tiên Ti thuộc Sách Đầu bộ sống vào cuối thời Tam Quốc và những năm đầu thời Tây Tấn.
Cha của ông là Thác Bạt Lực Vi- lãnh tụ của Sách Đầu bộ, các lãnh tụ Thác Bạt Tất Lộc, Thác Bạt Xước, Thác Bạt Lộc Quan đều là huynh đệ của ông; các thủ lĩnh Thác Bạt Y Đà, Thác Bạt Y Lô, Thác Bạt Phất đều là nhi tử của ông. Ông được triều đại Bắc Ngụy thời Nam-Bắc triều truy tôn là tiên tổ. "Ngụy thư- tự kỷ" viết rằng Sa Mạc Hãn "thân dài tám thước, anh tư khôi vĩ".
Năm 261, Sa Mạc Hãn bị cha phái đến Tào Ngụy làm con tin. Đến khi Tây Tấn thay thế Tào Ngụy, Sa Mạc Hãn vẫn mang thân phận con tin, đến năm 267 mới được về nước.
Năm 275, Sa Mạc Hãn lại sang Tây Tấn, "Tư trị thông giám" viết rằng chuyến đi này là để nhập cống. Tuy nhiên, đến khi Sa Mạc Hãn trên đường về nước, U châu thứ sử Vệ Quán của Tây Tấn lại thỉnh tấu bắt giữ Sa Mạc Hãn, lại dùng một số tiền lớn hối lộ tù trưởng các bộ Tiên Ti để kích động ly gián.
Năm 277, Sa Mạc Hãn bị đưa về bộ lạc Tiên Ti, tuy nhiên trong bữa tiệc có các tù trưởng, Sa Mạc Hãn lại lấy viên đá ném chim, vì thế bị đánh giá là bị Trung Nguyên hóa. Tù trưởng các bộ sàm ngôn với Lực Vi, lại thêm việc trong thời gian Sa Mạc Hãn làm con tin ở Trung Nguyên, các nhi tử khác đã nhận được sự sủng ái của Lực Vi, cuối cùng Lực Vi ngầm chấp thuận cho tù trưởng các bộ giết Sa Mạc Hãn. Sau khi Sa Mạc Hãn bị giết, Lực Vi đã rất hối hận.
Mặc dù Sa Mạc Hãn chưa từng là thủ lĩnh của Sách Đầu bộ, song sau khi Thác Bạt Khuê xưng đế, đã truy thụy hiệu cho ông là "Văn hoàng đế". | 1 | null |
Thác Bạt Tất Lộc ( hay , ?-286) là một lãnh tụ Sách Đầu bộ Tiên Ti. Ông tại vị trong khoảng thời gian 277-286, tướng ứng vào những năm đầu thời Tây Tấn.
Phụ thân của Tất Lộc là Thác Bạt Lực Vi, phụ thân ông cũng là thủ lĩnh tiền nhiệm của bộ lạc. Các thủ lĩnh sau này gồm Thác Bạt Sa Mạc Hãn, Thác Bạt Xước, Thác Bạt Lộc Quan đều là huynh đệ của ông.
Năm 277, Lực Vi thấy các bộ lưu tán nên ưu sầu mà qua đời, sau khi Tất Lộc kế vị thì các bộ vẫn li tán và làm phản, trong nước nhiễu loạn, thế nước suy thoái. Năm 286, Tất Lộc qua đời, đệ là Thác Bạt Xước kế vị.
Ông được triều đình Bắc Ngụy thời Nam-Bắc triều tôn làm tiên tổ. Sau khi xưng đế, Thác Bạt Khuê đã truy thụy hiệu cho Tất Lộc là "Chương hoàng đế". | 1 | null |
Thác Bạt Xước , ?-293) là một lãnh tụ Sách Đầu bộ Tiên Ti. Ông tại vị trong khoảng thời gian 286-293, tương ứng với thời kỳ Tây Tấn tại Trung Nguyên.
Phụ thân của Thác Bạt Xước là Thác Bạt Lực Vi. Các thủ lĩnh khác gồm Thác Bạt Sa Mạc Hãn, Thác Bạt Tất Lộc, Thác Bạt Lộc Quan đều là huynh đệ của ông. "Ngụy thư- tự ký" ghi rằng Thác Bạt Xước "hùng vũ hữu trí lược"
Năm 266, do huynh Tất Lộc qua đời, ông đăng cơ kế vị. Năm 293, thủ lĩnh Vũ Văn bộ (cũng thuộc tộc Tiên Ti) là Vũ Văn Mạc Hòe (宇文莫槐) bị thuộc hạ sát hại, đệ của Mạc Hòe là Vũ Văn Phổ Bát (宇文普撥) kế thừa chức thủ lĩnh. Thác Bạt Xước đem nhi nữ của mình gả cho nhi tử của Vũ Văn Phổ Bát là Vũ Văn Khâu Bất Cần (宇文丘不勤). Cũng vào năm 293, Thác Bạt Xước qua đời, chất tôn là Thác Bạt Phất kế lập.
Sau khi xưng đế, Thác Bạt Khuê đã truy thụy hiệu cho Thác Bạt Xước là "Bình hoàng đế". | 1 | null |
Thác Bạt Phất (, ? - 294) là một lãnh tụ Sách Đầu bộ Tiên Ti. Ông tại vị trong khoảng thời gian 293-294, tương ứng với thời kỳ Tây Tấn tại Trung Nguyên.
"Ngụy thư- tự kỷ" viết rằng: "thông triết rất độ lượng, được phụ huynh xem trọng. Cai trị chuộng khoan thai đơn giản, bá tính nhớ phục"
Thác Bạt Phất là nhi tử của Thác Bạt Sa Mạc Hãn. Năm 293, thúc phụ Thác Bạt Xước qua đời, Thác Bạt Phất kế lập. Năm 294. Thác Bạt Phất qua đời, một thúc phụ khác là Thác Bạt Lộc Quan kế lập.
Thác Bạt Phất có một nhi tử là Thác Bạt Úc Luật, về sau cũng trở thành thủ lĩnh.
Sau khi xưng đế, Thác Bạt Khuê đã truy thụy hiệu cho Thác Bạt Phất là "Tư hoàng đế". | 1 | null |
Thác Bạt Lộc Quan (, ?-307) là một lãnh tụ Sách Đầu bộ Tiên Ti. Ông tại vị trong khoảng thời gian 294-307, tương ứng vào những năm thời Tây Tấn.
Phụ thân của Lộc Quan là Thác Bạt Lực Vi. Các thủ lĩnh khác gồm Thác Bạt Sa Mạc Hãn, Thác Bạt Tất Lộc, Thác Bạt Xước, đều là huynh đệ của ông.
Năm 294, chất tôn Thác Bạt Phất qua đời, Thác Bạt Lộc Quan kế vị chức thủ lĩnh. Năm 295, Thác Bạt Lộc Quan đem quốc thổ phân làm ba bộ: ông cai quản Đông bộ, Thác Bạt Y Đà thống trị Trung bộ, Thác Bạt Y Lô thống trị Tây bộ. "Ngụy thư- tự kỷ" viết rằng từ thời Thác Bạt Lực Vi đến lúc đó, Sách Đồ bộ hòa hảo với Tây Tấn, vì thế "bách tính an định, tái súc sung túc, có hơn 40 vạn kị sĩ giương cung".
Năm 307, Thác Bạt Lộc Cung qua đời, năm sau Y Đà cũng qua đời, Y Lô tiến hành thống nhất ba bộ một cách thuận lợi.
Sau khi xưng đế, Thác Bạt Khuê đã truy thụy hiệu cho Thác Bạt Lộc Cung là "Chiêu hoàng đế". | 1 | null |
Thác Bạt Y Đà (, ? - 305) là một lãnh tụ Sách Đầu bộ Tiên Ti. Ông tại vị trong khoảng thời gian 295-305, tương ứng với thời kỳ Tây Tấn tại Trung Nguyên.
Phụ thân của Thác Bạt Y Đà là Thác Bạt Sa Mạc Hãn, các thủ lĩnh khác gồm Thác Bạt Y Lô và Thác Bạt Phất là huynh đệ của ông.
Năm 295, thủ lĩnh Sách Đầu bộ là Thác Bạt Lộc Quan đem quốc thổ phân làm ba bộ, Thác Bạt Y Lô thống trị Tây bộ. Y Đà đem công việc của bộ lạc ủy thác cho người Hán, vì thế có nhiều người Hán quy phụ ông. Trong vài năm từ 297, Thác Bạt Y Đà xuyên qua Mạc Bắc, hướng về phía tây xâm lược các nước, trong vòng 5 năm đã chinh phục được hơn 30 nước.
Năm 304, Y Đà cùng Y Lô cùng quân Tấn hội sư đánh bại quân Lưu Uyên. Năm 305, Y Đà lại đánh bại quân Lưu Uyên, vì thế được hoàng đế Tấn phong là 'Đại lý đại thiền vu'. Không lâu sau, Y Đà qua đời, Thác Bạt Phổ Căn kế thừa chức thủ lĩnh Trung bộ Sách Đầu bộ.
Sau khi xưng đế, Thác Bạt Khuê đã truy thụy hiệu cho Thác Bạt Lộc Cung là "Hoàn hoàng đế". | 1 | null |
Thất đại hận (, "nadan koro"; ) là một bài hịch được bố cáo bởi vua Nỗ Nhĩ Cáp Xích, đánh dấu sự tuyên chiến lớn của Hậu Kim với nhà Minh.
Bối cảnh.
Sau khi thống nhất các bộ tộc Nữ Chân Kiến Châu, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã cử người đến Bắc Kinh triều cống nhà Minh. Nhờ đó, ông nhận ra được tình hình rối ren của Minh triều, thúc đẩy quyết tâm thống nhất Nữ Chân, từ đó chinh phạt nhà Minh để báo thù giết cha và ông nội. Khi hầu hết các bộ tộc Nữ Chân đã được thống nhất và thế lực của mình lan sang cả các bộ tộc Mông Cổ, Nỗ Nhĩ Cáp Xích lên ngôi Đại Hãn ở thành Hách Đồ A Lạp (nay là Tân Tân, Liêu Ninh), tuyên bố dựng nước, lấy quốc hiệu Đại Kim, đặt niên hiệu là Thiên Mệnh (chữ Hán: "天命", chữ Mông Cổ: "Тэнгэрийн Сүлдэт", chữ Mãn: ᠠᠪᡴᠠᡳ<br> ᡶᡠᠯᡳᠩᡤᠠ, âm Mãn: "Abkai Fulingga").
Nhận thấy thế lực của mình đã đủ mạnh, Nỗ Nhĩ Cáp Xích cho rằng điều kiện phục thù đã chín muồi. Đầu năm 1618, Nỗ Nhĩ Cáp Xích tuyên bố với các bối lặc Nữ Chân: "Ý ta đã quyết, năm nay nhất định chinh phạt Đại Minh". Ngày 13 tháng 4 năm Thiên Mệnh () thứ Ba (ngày 7 tháng 5 năm 1618), ông tế cáo trời đất, công bố "Thất đại hận" làm lý do khởi binh phản Minh.
Sau khi tuyên bố "Thất đại hận", quân Mãn Châu tấn công Phủ Thuận và tiếp nhận sự đầu hàng của tướng nhà Minh giữ thành là Lý Vĩnh Phương (chết năm 1634). Năm sau, nhà Minh đem 10 vạn quân dưới sự hậu thuẫn của Triều Tiên và Diệp Hách chia thành bốn đường tấn công Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Kết quả là quân Mãn Châu giành được thắng lợi to lớn trước liên quân Minh-Triều-Diệp Hách tại thị trấn Tát Nhĩ Hử. Nhà Minh đã quá mệt mỏi với một loạt những xung đột với người Mãn ở biên giới, thêm vào đó bạo loạn xảy ra, kinh tế suy sụp nên thế nước ngày một đi xuống. Cuối cùng, ngày 26 tháng 5 năm 1644, quân khởi nghĩa nông dân do Lý Tự Thành lãnh đạo chiếm được Bắc Kinh, hoàng đế Sùng Trinh nhà Minh treo cổ tự sát trên một cây hòe trên Môi Sơn ngoài Tử Cấm Thành. Quân Mãn Châu nhờ Ngô Tam Quế dẫn đường tiến vào Bắc Kinh, tiêu diệt chính quyền Đại Thuận của Lý Tự Thành. Nhà Thanh chính thức cai trị Trung Quốc cho đến năm 1911.
Nội dung hịch văn.
Nội dung bài hịch được chép trong "Thanh Thái tổ Cao Hoàng đế thực lục" gồm 7 điều. Trong đó, điều đầu tiên khẳng định thủ phạm giết cha và ông nội chính là triều đình nhà Minh. Những điều còn lại xoáy vào sự bất bình đẳng, thiên vị của nhà Minh với các bộ tộc Diệp Hách mà chế áp các bộ tộc Kiến Châu ông. | 1 | null |
Hồ Hillier (tiếng Anh: Lake Hiller) là một hồ nước mặn trên đảo Middle, đảo lớn nhất trong các đảo nhỏ thuộc quần đảo Recherche ở vùng Goldfields-Esperance, ngoài khơi bờ biển phía nam của Tây Úc. Đây là một trong những hồ nước đặc biệt nhất trên thế giới bởi màu hồng tự nhiên của nó. Tuy có màu sắc đặc biệt như vậy nhưng hồ nước này không có nhiều khách du lịch ghé thăm. Màu hồng của nước trong hồ là tự nhiên, không thay đổi, vẫn giữ nguyên màu khi nước được đưa ra khỏi hồ. Chiều dài của hồ này khoảng 600 mét, rộng 250 mét và được bao quanh bởi một dải cát cùng cánh rừng dày đặc các loài cây tràm và bạch đàn. Hồ nước được ngăn cách với Nam Đại Dương bởi một dải cồn cát hẹp bao phủ bởi các thảm thực vật.
Miêu tả.
Hồ Hiller có chiều dài khoảng và rộng . Hồ được bao quanh bởi một dải cát hẹp bao phủ bởi thảm thực vật tách rời từ bờ biển phía bắc của đảo Middle, cùng cánh rừng dày đặc các loài cây tràm và bạch đàn. Điểm đáng chú ý nhất của hồ chính là màu hồng. Màu hồng của nước trong hồ là tự nhiên, không thay đổi, vẫn giữ nguyên màu khi nước được chuyển lên các container chứa nước. Màu hồng của hồ có thể được coi là do sự hiện diện của sinh vật "Dunaliella salina". Dự án Extreme Microbiome, một phần của Hiệp hội Tài nguyên Sinh học (ABRF), Tập đoàn Metagenomics Research (MGRG) đã tiến hành một phân tích Metagenomics trên hồ để tìm Dunaliella cũng như "Salinibacter ruber", "Dechloromonas aromatica" và một vài loài vi khuẩn cổ
Lịch sử.
Hồ Hillier được phát hiện bởi thuyền trưởng Flinders trong chuyến thám hiểm năm của ông vào ngày 1802. Ông đã quan sát được hồ nước này từ vị trí cao nhất trên đảo.
Ở vùng đông bắc là một hồ nước nhỏ màu hồng; nước trong hồ khi ông Thistle phát hiện và giới thiệu cho tôi, đã quá bão hòa vào muối khiến số lượng muối tụ lại gần bờ đủ để tải lên một con tàu. Mẫu muối ông ấy mang lên tàu có chất lượng tốt, không có quy trình nào khác thích hợp hơn sấy khô để sử dụng.
Flinders một lần nữa đến thăm đảo Middle vào tháng 5 năm 1803, ông có ý định "dừng chân một hoặc hai ngày ở Vịnh Goose-Island, nhằm tìm kiếm thịt ngỗng cho những người bệnh, bịt dầu cho đèn của chúng tôi và một vài thùng tô nô muối từ hồ trên đảo Middle". Có thông tin rằng sau đó Flinders đặt tên hồ theo William Hillier, một thủy thủ đoàn của tàu "Investigator" đã chết vì bệnh kiết lị trước khi khởi hành chuyến thám hiểm từ đảo Middle. Hồ được khai thác muối trong khoảng thời gian cuối thế kỉ 19. Các doanh nghiệp khai thác muối đã thất bại vì một số lý do, bao gồm "sự độc hại của muối đem đi để tiêu thụ".
Tình trạng khu vực bảo vệ.
Gần nhất vào năm 2012, hồ Hiller đã nằm trong ranh giới của Khu bảo tồn Recherche Archipelago. Kể từ năm 2002, hồ Hiller được coi là một vùng đất ngập mặn "có ý nghĩa quan trọng của vùng". | 1 | null |
"Gentleman" (tạm dịch: "Quý ông") là đĩa đơn thể loại K-pop thứ 19 của nam ca nhạc sĩ Hàn Quốc PSY phát hành vào ngày 12 tháng 4 năm 2013 (KST). Đây là phần tiếp nối của bản hit quốc tế "Gangnam Style", tính đến hiện tại "Gangnam Style" đã đạt hơn 2.3 tỉ lượt xem trên Youtube. Bài hát được trình diễn cho công chúng lần đầu, với phần vũ đạo đặc trưng, tại Seoul World Cup Stadium ở Seoul vào ngày 13 tháng 4 lúc 6:30 chiều. Một áp phích và tin nhắn Twitter được phát hành tiết lộ một câu trong lời bài hát "I'm a mother fxxxxx gentleman"; từ fxxxxx về sau tiết lộ là "father".
Bài hát có nhiều tiếng Anh hơn "Gangnam Style". The Huffington Post phân loại bài hát là electro-pop, trong khi báo Time mô tả nó là K-pop.
, video ca nhạc này đã đạt hơn 202 triệu lượt xem trên YouTube và lập kỷ lục cho video clip có lượt xem nhiều nhất trong 24 giờ đầu tiên ra mắt, số lượt xem trong 1 giờ cao nhất, đạt 100 triệu và 200 triệu lượt xem nhanh nhất.. Bài hát lọt tốp của các bảng xếp hạng iTunes ở 40 nước và đạt hạng nhất tại hai bảng xếp hạng ở Hàn Quốc.
Video ca nhạc.
Video ca nhạc "Gentleman" được đăng lên YouTube vào thứ bảy ngày 13/4/ 2013. Nội dung video ca nhạc nhằm phê phán những kẻ "tốt nước sơn hơn tốt gỗ". PSY đóng vai một người đàn ông tuy ăn mặc bảnh bao, xài đồ hiệu đắt tiền nhưng anh ta luôn cư xử khiếm nhã, vô học với mọi người như: phá hoại của công, bắt người khác ngửi mùi đánh rắm của mình, hất phụ nữ té bằng nhiều cách, ngăn không cho người đang đau bụng đi vệ sinh, lột bikini phụ nữ, làm trò điên trên phố, phá trận bóng của trẻ em...
Một điệu nhảy gắn liền với bài hát giới thiệu trong video được bắt nguồn từ điệu nhảy trong bài hát "Abracadabra" của nhóm nhạc Hàn Quốc Brown Eyed Girls. Thành viên Ga-In của nhóm nhạc này cũng tham gia video ca nhạc này. PSY cho biết đã trả tiền tác quyền cho biên đạo của 'Brown Eyed Girls'.
Phát hành.
Video ca nhạc "Gentleman" được đăng lên YouTube vào thứ bảy ngày 13/4/ 2013. Bài hát được phát hành vào nửa đêm ngày 12 tháng 4 trên từng múi giờ. Nhiều người tìm cách truy cập bài hát qua mạng từ sớm bị chặn bởi công ty thu âm của PSY, tuy nhiên "tạp chí Time" báo cáo là vẫn có đối tượng tiếp cận được với bài hát trước giờ. PSY khi được hỏi vì sao phát hành bài hát sớm một ngày so với buổi hòa nhạc "Happening", anh trả lời qua Twitter rằng "cause We Gotta Sing Along" (chúng tôi sẽ hát cùng nhau).
Ngày 18/4, video Gentleman bị Đài truyền hình nhà nước của Hàn Quốc, hệ thống phát thanh truyền hình Hàn Quốc (KBS) cấm chiếu do có cảnh PSY "phá hoại tài sản công cộng" khi anh "sút" một nón giao thông đề chữ "cấm đậu xe".
Nhận xét và tiếp nhận.
Phản ứng ban đầu của giới phê bình có nhiều ý kiến trái chiều khi các nhà phê bình thừa nhận giai điệu hấp dẫn của "Gentleman" nhưng cũng hết sức hoài nghi về việc liệu nó sẽ vượt qua sự phổ biến của "Gangnam Style".
Phiên bản chỉ có tiếng của bài hát đạt hơn 1.2 triệu lượt xem trên YouTube trước khi được trình diễn trực tiếp tại buổi hòa nhạc.. Video ca nhạc "Gentleman" đạt 38,4 triệu lượt xem trên YouTube trong vòng 24 giờ phát hành; phá vỡ kỷ lục người xem trong ngày trước đó của Justin Bieber cho clip Beauty and a Beat" với 10,6 triệu lượt xem. Video ca nhạc đạt 38.4 triệu lượt xem vào ngày 14/4, phá vỡ kỷ lục trước đó cho số lượt xem trong ngày của "KONY 2012" — một phim tài liệu về một lãnh chúa Uganda thực hiện bởi nhóm từ thiện Invisible Children.
Gentleman đạt 100 triệu lượt xem vào ngày 17 tháng 4, chỉ bốn ngày sau khi phát hành. Nó trở thành video âm nhạc đạt 100 triệu lượt xem nhanh nhất, đánh bại "Bad Romance" của Lady Gaga, và hòa với video Russian Meteor trên cương vị là video tổng hợp đạt 100 triệu lượt xem nhanh nhất. | 1 | null |
Legio secunda Italica (quân đoàn Ý thứ hai), là một quân đoàn La Mã được hoàng đế Marcus Aurelius thành lập vào năm 165 cùng với "I Italica" vào thời điểm khi mà đế quốc La Mã đang phải chiến đấu tại Germania và cả ở Parthia. Hiện nay vẫn còn có những ghi chép về "II Italica" đóng quân ở Noricum vào đầu thế kỷ thứ 5. Biểu tượng quân đoàn là con sói mẹ và cặp sinh đôi Romulus và Remus, điều này ám chỉ đến sự đồng cai trị của Marcus Aurelius và Lucius Verus tại thời điểm đó.
Nơi diễn ra các hoạt động chính của quân đoàn là ở tỉnh Noricum của La Mã vốn nằm ở lề phía nam của sông Donau, tại đây người Đức thường xuyên tiến hành các cuộc xâm nhập. Vào năm 180, "II Italica" đã đóng quân ở Lauriacum, Lorch ngày nay.
Vào năm 193, "II Italica" đã hành quân về thành Roma cùng với Septimius Severus và tham gia vào cuộc chiến tranh giành quyền lực của ông. Vị hoàng đế mới sau đó đã ban thưởng cho họ danh hiệu Fidelis (trung thành). Sau này Septimius Severus còn sử dụng "II Italica" để chống lại các cuộc nổi loạn của Pescennius Niger và Clodius Albinus, ngoài ra quân đoàn còn tham gia vào chiến dịch Parthia của ông.
Vào thế kỷ thứ 3, sự ủng hộ của các quân đoàn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tranh giành ngai vàng ở đế quốc La Mã. Cũng nhận thức được thực tế này, Gallienus đã ban cho "II Italica" danh hiệu "VII Pia VII Fidelis" (bảy lần trung thành, bảy lần trung nghĩa) để đảm bảo sự ủng hộ liên tục của họ. | 1 | null |
Legio tertia Italica (quân đoàn Ý thứ ba) là một quân đoàn La Mã được hoàng đế Marcus Aurelius thành lập vào khoảng năm 165, và được sử dụng cho chiến dịch chống lại các bộ lạc Marcomanni của ông. Tên riêng "Italica" của nó có thể đưa ra giả thuyết rằng những tân binh ban đầu đến từ Ý. Quân đoàn vẫn còn hoạt động ở Raetia và các tỉnh khác trong những năm đầu thế kỷ thứ 5 (Notitia Dignitatum, với ngày tháng vào khoảng năm 420 SCN cho các mục của đế quốc Tây La Mã).
Cùng với các quân đoàn II Italica và I Adiutrix, "III Italica" đã có mặt ở các tỉnh khu vực sông Danube vào thời điểm bắt đầu chống lại các cuộc xâm lược của người Marcomanni vào các tỉnh Raetia và Noricum. Trong năm 171, họ đã xây dựng doanh trại "Castra Regina", ngày nay là Regensburg.
Trong cuộc nội chiến năm 193, quân đoàn này đã ủng hộ Septimius Severus và giúp ông đánh bại các đối thủ của mình, đầu tiên là Didius Julianus, sau đó là Pescennius Niger và Clodius Albinus. Họ còn trung thành với người kế vị của Severus, hoàng đế Caracalla, và họ đã chiến đấu trong chiến dịch chống lại người Alamanni của ông ta vào năm 213.
Các vexellatio (tiểu đơn vị) của quân đoàn đã tham gia vào chiến dịch chống lại Đế chế Sassanid của hoàng đế Gordianus III trong năm 243-244, và kể từ đó tên riêng "III Italica Gordiana" đã được ghi chép lại
Vì là một phần của đạo quân Danube hùng mạnh, "III Italica" đã thường xuyên tham gia vào các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ trong suốt thế kỷ thứ 3. Quân đoàn đã chiến đấu cho Gallienus trong cuộc chiến tranh chống lại địch thủ Postumus của ông ta, vì vậy nó đã được ban cho tên riêng "VI Pia VI và VII Fidelis Pia VII Fidelis" (bảy lần trung thành và trung nghĩa). Doanh trại chính của "III Italica" vẫn ở Regensburg, nhưng họ đã tham gia vào chiến dịch chống lại nữ hoàng Zenobia dưới sự chỉ huy của hoàng đế Aurelianus trong năm 273. | 1 | null |
Nhu Huy Hoàng thái hậu (chữ Hán: 柔徽皇太后; 1444 - 1489), hay Thánh Tông Phùng hoàng hậu (聖宗馮皇后), là phi tần của Lê Thánh Tông, hoàng đế thứ năm của vương triều Hậu Lê nước Đại Việt.
Bà là mẹ của Kiến vương Lê Tân, người về sau được biết đến là Đức Tông Kiến hoàng đế (德宗建皇帝), cha ruột vua Lê Tương Dực, ông nội vua Lê Chiêu Tông và Lê Cung Hoàng. Vì lẽ đó, bà được các đời Tương Dực và Chiêu Tông truy tôn thụy hiệu là Hoàng hậu, dù thực tế bà chưa sinh ra vị Hoàng đế kế nhiệm nào hay được lập làm Hoàng hậu khi còn sống.
Tiểu sử.
Nhu Huy hoàng hậu tên thật là Phùng Diễm Quý (馮琰貴), lúc trước có tên là Thục Giang (淑江), người xã Mỹ Xá, huyện Ngự Thiên, trấn Sơn Nam (nay là Hưng Hà, Thái Bình ). Cha là Gián nghị đại phu thuộc Tả ty môn hạ sảnh tri Tây đạo quân dân ba tịch Phùng Văn Đạt (馮文達). Mẹ là Trần phu nhân, người xã Bất Quả, huyện La Giang, nay là huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, con gái Trần Công Diễn, một tôn thất nhà Trần. Khi Thánh Tông còn là Bình Nguyên vương (平原王), Phùng thị đã theo hầu nơi tiềm để, rất được yêu quý.
Năm Quang Thuận thứ 2 (1461), tháng 7, ngày Mậu Dần, Phùng thị được phong làm "Tu viên" (修媛), bậc thứ 6 trong Cửu tần của triều đình. Năm 1467, bà sinh ra Kiến vương Lê Tân, rồi cùng năm, được phong làm "Chiêu nghi", đứng đầu chức Tần.
Tháng 10, năm Hồng Đức thứ 20 (1489), Phùng Chiêu nghi có bệnh. Thánh Tông ân chuẩn cho ra phủ Kiến vương nghỉ dưỡng. Ngày 24 tháng 12 (tức ngày 14 tháng 1 dương lịch) cùng năm, bà qua đời, hưởng thọ 45 tuổi.
Khi Lê Tương Dực lên ngôi (1510), ông đã truy tôn bà là Nhu Huy Tích Quang hoàng thái hậu (柔徽積光皇太后). Sau đó, ông lại dâng hiệu là Nhu Huy Tích Quang Thuần Thánh Khâm Thận Ôn Mục Gia Hòa Lương Tín Đôn Thục Trinh Hiến Chương Phúc Hoàng thái hậu (柔徽積光純聖欽慎溫穆嘉和良信敦淑貞憲彰福皇太后), thờ phụng tại Thái miếu. | 1 | null |
Lê Đại Cương (chữ Hán: 黎大綱, 1771 - 1847) còn gọi là Lê Đại Cang, tự Thống Thiện, hiệu Kỳ Phong. Ông là một vị quan nổi tiếng tài năng, trung chính thời Nguyễn, trải qua ba đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, từng làm đến chức Tổng đốc.
Trong 40 năm làm quan, từ năm 1802 tới năm 1842, từ chức tri huyện tới chức quyền Tổng trấn, Tổng đốc, Thượng thư, Tham tán đại thần… Lê Đại Cang đã thực thi nhiệm vụ ở khắp ba miền đất nước trên nhiều lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, giáo dục, ngoại giao và có những đóng góp rất đáng quý trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đương thời, ông còn nổi tiếng là một bậc cự phách về văn chương với những tác phẩm được nhiều người truyền tụng.
Thân Thế.
Lê Đại Cang sinh năm 1771 tại làng Luật Chánh xã Phước Hiệp huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định.
Năm ông lên 5 tuổi cha mẹ đưa ông ra thăm bà con tại kinh đô Phú Xuân thì gặp chiến tranh Đàng Trong – Đàng Ngoài, gia đình phải ở lại Huế. Ông được cha dạy học ở nhà tại Huế đến năm ông 16 tuổi (1787) mới theo gia đình về lại quê hương.
Về quê ở Luật Chánh, Phước Hiệp, Tuy Phước, Bình Định, được học thầy Nguyễn Tử Nghiễm, thời Tây Sơn làm quan Thị giảng, cha của Nguyễn Tử Diệu, Thượng thư bộ Hình của triều Nguyễn, rồi thầy Đặng Đức Siêu, sau làm Thượng thư bộ Lễ của triều Nguyễn.
Trong năm 1792, cha mẹ bệnh, nối nhau qua đời, ông phải dừng việc học thầy Đặng Đức Siêu, bắt đầu nghề dạy học để kiếm sống, tiếp tục tự học cả văn và võ tại quê nhà, nổi tiếng là văn võ song toàn.
Sự nghiệp.
Năm Gia Long nguyên niên (1802), được Hữu quân Bình Tây tướng quân Quận công Nguyễn Huỳnh Đức và Hình bộ Thượng thư Tham tri Nguyễn Hoài Quỳnh tiến cử với triều Nguyễn Gia Long, được bổ chức Tri huyện Tuy Viễn, có thời gian bị vu là tham tang, bị mất chức, nhờ hậu quân Lê Chất minh oan mới được phục chức.
Năm 1811, năm Gia Long thứ 9, theo giới thiệu của Hậu quân Lê Chất, Tổng hiệp trấn Bắc thành, Lê Đại Cang được điều ra Bắc Thành, thăng Binh bộ thiêm sự, lo việc từ chương.
Năm 1821, năm Minh Mạng thứ 2, sung chức Biện lý bang giao sứ sự ở công quản Gia Quất lo việc đón tiếp sứ nhà Thanh. Sang năm 1822, ông thăng chức Hiệp trấn Sơn Tây.
Năm 1823, ông được điều đi làm Cai bạ Quảng Nam. Năm 1824, phụ trách huy động hơn 3000 người khơi đào sông Vĩnh Điện dài 1630 trượng, công trình thủy lợi quan trọng ở Quảng Nam. Công trình thành công, ông được vua ban thưởng.
Tháng 9/1824, Lê Đại Cang được điều vào làm Cai bạ Vĩnh Thanh ở cực Tây Nam đất nước. Tháng 5 năm 1825, sông đào Vĩnh Điện ở Quảng bị sụt lở, bị vua quở trách và cách chức nhưng cho cách lưu. Đây là lần cách lưu đầu tiên trong lịch sử. Đại Nam thực lục ghi: “"Cai bạ Vĩnh Thanh là Lê Đại Cương vì trước kia trông coi đào sông Vĩnh Điện ở Quảng Nam, bờ sông vỡ lở bị xử tội đồ. Vua đặc cách gia ơn đổi làm án cách lưu. Bộ Lại tâu rằng án cách lưu trước đây chưa có làm qua, xin nên truy thu hết bằng sắc từ lúc xuất thân đến nay, rồi làm bằng cấp của đình thần phát cho giữ lấy, đợi sau được khai phục sẽ xét phẩm trật mà cấp trả lại. Vua theo. Sau lấy đó làm lệ"”.
Tháng 9 năm 1826 được vua triệu về Kinh, Tổng trấn Gia Định thành, Tả quân Lê Văn Duyệt dâng sớ tâu xin giữ lại làm Tuyên phủ sứ phủ Lạc Hóa (tức Trà Vinh ngày nay). Vua không cho.
Năm 1826, năm Minh Mạng thứ 7, tháng 11, được đưa về triều bổ Thị lang bộ Hình rồi đến tháng 5/1827 thăng Tham tri bộ Hình. Năm Minh Mạng thứ 8, tháng 7 được vua cử làm khâm sai ra Bắc thành xem xét xử các vụ án hình tồn đọng. Vua dụ rằng": “Bắc Thành gần đây bị vỡ đê, bọn tào trưởng Vũ Xuân Cẩn phải đi phát chẩn, việc án để đọng, không thể chóng làm xong được. Để đọng một ngày thì dân chịu khổ một ngày, ngươi nên thanh lý cho chóng. Hết thảy các án kiện giao cho, cùng án mạng án cướp trong hạt, đến tháng 11 phải xét xử xong. Còn như tạp án tầm thường thì do thành xét xử, đến cuối năm phải xong cả, khiến tào không có án để đọng, ngục không có tù giam lâu, để đáp ý trẫm cẩn thận việc ngục thương xót việc hình"”. Tháng 11, đúng thời hạn vua ra hoàn thành nhiệm vụ, trở về kinh, được vua ban khen.
Tháng 9 năm 1828, Lê Đại Cang được điều sang phụ trách quản lý Nha đê chính Bắc thành. Trước khi Lê Đại Cang lên đường ra Bắc, vua Minh Mạng dụ rằng: ""Việc chống lụt quan hệ rất lớn. Ngươi là người biết lẽ, trước kia việc hình ngục ở Bắc Thành, ngươi đến nơi là làm xong ngay. Nay trách nhiệm về Đê chính càng nặng nề. Lần này đi, nên hết lòng xếp đặt để cho nước chảy thuận dòng, cho dân càng mừng êm sóng thì công ấy chẳng nhỏ đâu".".
Tháng 11/1828, ông trực tiếp chỉ đạo khởi công đắp hệ thống đê công mới ở Bắc thành với công trình lớn có 18 sở, công trình nhỏ hơn 1000 sở. Tháng 12/1828 được vua ban thưởng vì công trạng trong việc đắp đê. Tháng 4 năm 1829 vì vỡ đê ở Đa Hòa, Kim Quan, bị giáng chức xuống 3 cấp. Tháng 8/1829, công việc đắp đê ở Bắc Thành hoàn tất, các đoạn đê vỡ được gia cố vững chắc, Lê Đại Cang được phục chức. Trong thời gian này, đã biên soạn cuốn sách thống kê hết sức công phu, cụ thể về hệ thống đê công tư ở Bắc thành. Đại Nam thực lục viết: “"Đê chính thần Lê Đại Cương dâng sách tổng kê các đê công tư ở Bắc Thành: Đê điều các trấn Sơn Tây, Sơn Nam, Nam Định, Bắc Ninh, Hải Dương và phủ Hoài Đức thuộc hạt thành, đoạn nào đắp tự năm nào, đời nào, đoạn nào ở địa phận xã thôn nào, cùng dạng thức cao rộng bao nhiêu, sổ sách không rõ, từ trước đến nay người lãnh chức Đê chính phàm có sửa đắp, chỉ cứ theo sở tại khai báo mà giao làm, đến khi làm xong, cũng chỉ tới chỗ đê mới mà khám biện thôi. Từ khi Lê Đại Cương chuyên coi việc đê mới đi khắp xem xét. Những chỗ đê gần sát bờ sông, thân đê sụt nứt, chiếu lệ đại công trình mà đắp đê mới, tất cả 18 sở, ngoài ra các đê mới cũ đắp từ đời trước và từ năm Gia Long thứ 2 trở lại, nhiều lần sửa đắp, phàm chỗ thế nước chảy xói nên quý làm đê công, thì theo lệ tiểu công trình mà sửa đắp, chỗ nào thế nước tầm thường nên làm đê tư thì cho dân coi giữ, chỗ nào nên bỏ thì san đi. Đến bấy giờ cứ các đê điều cho đến cống nước ở đê, họp làm sách tổng kê để phòng xem đến”." Tháng 6/1830, do vỡ đê ở Sơn, Lê Đại Cang lại bị cách chức. Tháng 8/1830, khắc phục tốt hậu quả vỡ đê, lại được phục chức và ban thưởng. Được cử kiêm Hình tào Bắc thành.
Tháng 9 năm 1831, được cử làm chủ khảo khoa thi hương ở trường thi Hà Nội. Trong số hơn 20 người đỗ cử nhân ở trường thi này có Cao Bá Quát.
Tháng 10, được quyền giữ ấn triện Tổng trấn Bắc thành và thăng làm thự Binh bộ Thượng thư, Đô sát viện Hữu đô ngự sử. Được vua giao lo phụ trách việc chia lại các hạt Bắc thành, sau khi hoàn thành nhiệm vụ lãnh chức Tổng đốc Sơn – Hưng – Tuyên (ba tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang) kiêm Tuần phủ Sơn Tây, nổi tiếng là chính sự giỏi.
Tháng 11 năm 1831, do ra lệnh chém đầu một kẻ phóng hỏa đốt nhà người khác, bị vua phạt 1 năm bổng. Bị dân hạt Sơn Tây về kinh kiện tội tham nhũng, vua cho tra xét thấy ông không có tội nên triệu về kinh cho yết kiến và dụ rằng: "“Người làm việc nhanh, giỏi. Trẫm đã chọn biết. Việc tiểu dân kiện, xét ra là kiện vu, thì tâm tính của ngươi đã rõ rồi. Đại thần vì nước, nên hết sức làm việc nên làm”." Tháng 7 năm 1832, kiêm lĩnh Tổng đốc Hà Nội - Ninh Bình.
Tháng 10/1832 được triệu về kinh và tháng 11 được giao làm Tổng đốc An Giang – Hà Tiên, kiêm lĩnh ấn “Bảo hộ Chân Lạp quốc”. Trước khi đi nhậm chức, Minh Mạng vời Lê Đại Cương vào ra mắt và dụ rằng: "“An Giang là tỉnh mới đặt, trong thì trấn thủ, vỗ về nước Phiên, ngoài thì khống chế nước Xiêm, sự thể rất quan trọng. Ngươi nay cai trị đất ấy, phàm những việc quân, dân, trọng đại cùng thành trì và kho tàng đều nên hết sức lo liệu để phu phỉ ý ta mong ngươi làm được thành công”."
Năm 1833, năm Minh Mạng thứ 14, Lê Đại Cang chủ trì việc xây thành mới An Giang, chấn chỉnh quân đội, huấn luyện binh sĩ tại đây. Chủ trì khai mở đường thủy từ sông Tiền Giang ở Tân Thành thẳng đến sông Hậu Giang ở Châu Đốc dài hơn 3000 trượng. Chiêu mộ được 10 đội quân Phiên (Chân Lạp) xin đặt tên được vua đặt tên là cơ An Biên.
Tháng 6/1833, họa phản loạn Lê Văn Khôi nổi lên, vua ra lệnh cho Lê Đại Cang hợp sức đánh dẹp. Lê Đại Cang được vua cấp kính thiên lý cùng Trương Minh Giảng, Lê Phúc Bảo, Phan Văn Thúy hội quân đánh giặc. Quan quân triều đình trúng kế hỏa công của Lê Văn Khôi nên thua, để Lê Văn Khôi chiếm Định Tường, An Giang, Hà Tiên. Lê Đại Cang làm sở xin chịu tội. Vua cách chức Tổng Đốc cho làm “đới lãnh binh dũng quân tiền hiệu lực”. Được cho tạm quyền quản lĩnh binh dõng dưới quyền, Lê Đại Cang đã tập hợp tàn quân, tuyển thêm binh lính người Việt và người Miên xây dựng một đội quân mạnh trên 2000 người phối hợp với viện binh triều đình phản công giặc Khôi và quân xâm lược Xiêm, tái chiếm lại An Giang và các vùng đất đã mất, kể cả Chân Lạp. Chỉ trong 4 tháng được thăng liên tục các chức Binh bộ Viên ngoại lang, kiêm Phó lãnh binh, rồi Án sát sứ, Bố chính sứ kiêm Lãnh binh và thự lý Tuần phủ An Giang.
Tháng 3/1834, quân Xiêm lại động binh uy hiếp Chân Lạp, Lê Đại Cang tâu vua xin đem quân đánh giữ. Sau khi chỉ huy cánh quân theo đường bộ Quang Hóa phối hợp các cánh quân theo đường thủy do Trương Minh Giảng chỉ huy đánh đuổi quân Xiêm ra khỏi Cao Miên. Tháng 6/1834, được thăng Tham tri bộ Binh, Tuần phủ An Giang, được Minh Mạng giao đưa vua Cao Miên từ Việt Nam về nước, lưu lại Nam Vang lo việc bảo hộ Cao Miên.
Tháng 12/1834, vua Cao Miên qua đời, vâng mệnh vua, ông lập công chúa con gái vua Cao Miên làm quận chúa.
Năm 1835, do Cao Miên không có vua, Minh Mạng lập làm Trấn Tây thành thuộc nước ta, ông được bổ làm Trấn Tây tham tán đại thần cùng Trương Minh Giảng giữ chức tướng quân sắp đặt việc kinh lý Cao Miên. Được vua nhiều lần ban khen đã làm tốt chức trách điều hành Trấn Tây Thành. Tháng 7/1835, được quyền lĩnh ấn Tổng đốc quan phòng An Giang – Hà Tiên.
Năm 1836, năm 65 tuổi, xin vua về hưu nhưng vua Minh Mạng không cho, châu phê "“Lão đương ích tráng”" và dụ gắng sức ở lại làm việc. Tiếp tục làm Tuần phủ An Giang kiêm Trấn Tây tham tán đại thần.Tháng hai 1838, loạn người Cao Miên nổi lên ở Hải Đông, Khai Miên, thổ binh Cao Miên ở đây theo loạn đảng, Lê Đại Cang bị quy tội “khinh nhờn”, bị cách chức Tuần phủ An Giang kiêm Trần Tây tham tán đại thần, phải theo quân thứ Hải Đông hiệu lực. Trương Minh Giảng cũng bị quy tội bao che cho Lê Đại Cang, bị khiển trách. Tại đạo Trà Gi, quân thứ Hải Đông, Lê Đại Cang đã đứng ra huấn luyện binh đội ở đây từ yếu thành mạnh, có sức chiến đấu cao rồi đem quân kéo tới hợp với binh triều của Trương Minh Giảng, Dương Văn Phong đánh dẹp loạn đảng và giặc Xiêm. Giảng và Phong đem việc ấy tâu vua Minh Mạng mong vua cho Lê Đại Cang đoái công chuộc tội, nhưng vua không bằng lòng, còn truyền rằng: "“Đại Cang bị cách hiệu, sao dám tự tôn mình là đại tướng, chẳng sợ phép nước, chẳng kiêng công luận. Vậy Đại Cang phải tội trảm giam hậu, Trương Minh Giảng giáng xuống làm Binh bộ thượng thư, còn Dương Văn Phong giáng 3 cấp”."
Bị đưa về triều giam ít lâu rồi bị phát đi ở đồn điền ở Nguyên Thượng.
Năm Thiệu Trị thứ nhất, 1841, tháng 7, được vua Thiệu Trị phục chức Viên ngoại lang, khâm sai Bắc kỳ biện lý bang giao sứ vụ lo việc bang giao với Trung Quốc. Tháng 10 cùng năm được giao nhiệm vụ làm khâm sai mang cờ biển đi đến các nơi hành cung, sứ quán ở Hà Nội, Bắc Ninh, Lạng Sơn xem xét công việc chuẩn bị cho việc thụ phong của vua Thiệu Trị. Hoàn thành tốt việc đó, tháng 12, được thăng thự Bố chánh sứ Hà Nội.
Sau hơn 1 năm làm Thự Bố chánh sứ Hà Nội, tháng 10/1842, năm 72 tuổi, xin về hưu, được vua Thiệu Trị chuẩn y.
Năm 1842, ông về quê khôi phục từ đường họ Lê ở làng Luật Chánh, lập ra chùa Giác Am để tu tâm dưỡng tính và lấy hiệu là Giác Am cư sĩ và lập Văn chỉ Tuy Phước làm nơi tụ họp văn nhân Tuy Phước, Quy Nhơn chăm lo khuyến tài khuyến học ở quê hương.
Ông mất tại quê nhà ngày 24 tháng 8 (âm lịch) 1847, thọ 76 tuổi.
Thành Tựu.
Không những nổi tiếng là một thượng quan tài năng, liêm chính, văn võ song toàn, Lê Đại Cang còn được đương thời coi là một bậc cự phách, hiển đạt về văn chương với tập “Lê thị gia phả”, tập thơ “Tỉnh ngu thi tập” và hai tập bút ký về thời gian làm quan ở phương Nam mang tên “Nam hành” và “Tục Nam hành”. Đáng tiếc, do chiến tranh loạn lạc, hiện chỉ có tập “Lê thị gia phả” còn được gia tộc họ Lê ở quê hương lưu giữ, các tác phẩm khác đều đã thất lạc, chưa sưu tầm lại được.
Sử sách triều Nguyễn, nhất là bộ Đại Nam thực lục đã ghi chép khá tỉ mỉ về hành trạng làm quan của Lê Đại Cang với trên 200 đoạn, hàng vạn chữ.
Từ năm 2013, cuộc đời và sự nghiệp của Lê Đại Cang mới được quan tâm nghiên cứu một cách hệ thống, mở đầu là hội thảo “Lê Đại Cang – Tấm gương kẻ sĩ” tổ chức vào tháng 1 cùng năm tại TP Quy Nhơn do Viện Sử học VN, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc và UBND tỉnh Bình Định phối hợp tổ chức với sự tham gia của hàng trăm nhà sử học, văn hóa học và văn nghệ sĩ hàng đầu của đất nước và Bình Định quê hương. Sau hội thảo này, một cuốn sách lớn mang tên “Lê Đại Cang – Nhân cách bậc quốc sĩ” tập hợp hơn 50 báo cáo khoa học và tham luận tại hội thảo đã được Nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản. Một bộ phim truyền hình cùng tên với cuốn sách “Lê Đại Cang – Nhân cách bậc Quốc sĩ” cũng được hoàn thành và công chiếu trên truyền hình Việt Nam và trên Youtube.
Giữa năm 2016, một cuộc hội thảo mang tên “Tổng đốc Lê Đại Cương và An Giang” cũng đã được Hội Khoa học Lịch sử An Giang, Thành ủy và UBND thành phố Châu Đốc, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc, Viện Sử học Việt Nam phối hợp tổ chức. Kết quả hội thảo là tập sách mang tên “Tổng đốc Lê Đại Cương và An Giang” đã được Nhà xuất bản Sân khấu xuất bản năm 2017. Sau hội thảo này, nhà thơ Thanh Thảo, nhà thơ hàng đầu của văn học Việt Nam hiện nay, đã hoàn thành và cho công bố trường ca “Người khiêng võng” về Lê Đại Cang. Bản trường ca được đánh giá rất cao trên văn đàn Việt Nam. Trong năm 2017, hai nhà viết kịch nổi tiếng trong nước cũng đã hoàn thành hai kịch bản sân khấu về Lê Đại Cang: nhà viết kịch Nguyễn Sĩ Chức với kịch bản tuồng mang tên “Hoạn lộ” đã được Nhà hát Tuồng Việt Nam nhận dàn dựng và nhà viết kịch Văn Trọng Hùng với kịch bản tuồng mang tên “Lê Đại Cang” sẽ được Nhà hát tuồng Đào Tấn quê hương Lê Đại Cảng đưa lên sân khấu.
Tên Lê Đại Cang đã được đặt tên đường ở TP Quy Nhơn, một số thị trấn thị xã ở Bình Định và TP Châu Đốc, An Giang.
Dự kiến, tháng 9 năm 2017, sẽ có một hội thảo lớn về danh nhân Lê Đại Cảng tại thủ đô Hà Nội mang tên “Lê Đại Cang với Bắc thành và Hà Nội” do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Viện Sử học Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc phối hợp tổ chức, nhằm nghiên cứu đánh giá những đóng góp to lớn của Lê Đại Cang trong khoảng thời gian gần 20 năm Lê Đại Cang thực thi trách nhiệm tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc…
Hành trình nghiên cứu Lê Đại Cang.
Sử sách triều Nguyễn, các bộ Quốc triều chính biên toát yếu, Đại Nam liệt truyện chính biên và nhất là bộ Đại Nam thực lục đã ghi chép khá tỉ mỉ về hành trạng làm quan của Lê Đại Cang với trên 200 đoạn, hàng vạn chữ. Tuy vậy, cũng như nhiều nhân vật cự phách triều Nguyễn khác, Lê Đại Cang hầu như ít được nhắc đến hoặc nhắc đến rất sơ sài trong sử sách thời ta.
Trung tâm Nghiên cứu Bào tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc là cơ quan xúc tiến việc nghiên cứu danh nhân lịch sử Lê Đại Cang một cách hệ thống mở đầu là hội thảo “Lê Đại Cang – Tấm gương kẻ sĩ” tổ chức vào tháng 1/2013 tại TP Quy Nhơn do Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc, Viện Sử học VN, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, và UBND tỉnh Bình Định phối hợp tổ chức với sự tham gia của hàng trăm nhà sử học, văn hóa học, văn nghệ sĩ hàng đầu của đất nước và Bình Định quê hương. Sau hội thảo này, một cuốn sách mang tên “Lê Đại Cang – Nhân cách bậc quốc sĩ” tập hợp hơn 50 báo cáo khoa học và tham luận tại hội thảo đã được Nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản. Một bộ phim truyền hình cùng tên với cuốn sách cũng được hoàn thành và công chiếu trên truyền hình Việt Nam và trên Youtube.
Tiếp đó, đến giữa năm 2016, một cuộc hội thảo mang tên “Tổng đốc Lê Đại Cương và An Giang” cũng đã được Hội Khoa học Lịch sử An Giang, Thành ủy và UBND thành phố Châu Đốc, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc, Viện Sử học Việt Nam phối hợp tổ chức tại TP Châu Đốc. Kết quả hội thảo là tập sách mang tên “Tổng đốc Lê Đại Cương và An Giang” đã được Nhà xuất bản Sân khấu xuất bản năm 2017. Sau hội thảo này, nhà thơ Thanh Thảo, nhà thơ hàng đầu của văn học Việt Nam hiện nay, đã hoàn thành và cho công bố trường ca “Người khiêng võng” về Lê Đại Cang. Bản trường ca được đánh giá cao trên văn đàn Việt Nam. Trong năm 2017, hai nhà viết kịch nổi tiếng trong nước cũng đã hoàn thành hai kịch bản sân khấu về Lê Đại Cang: nhà viết kịch Nguyễn Sĩ Chức với kịch bản tuồng mang tên “Hoạn lộ” dã được tặng giả nhì gia rkichj banrt xuất sắc của Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN năm 2016, đã được Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, TP Đà Nẵng, nhận dàn dựng và nhà viết kịch Văn Trọng Hùng với kịch bản tuồng mang tên “Quan khiêng võng” sẽ được Nhà hát tuồng Đào Tấn quê hương Lê Đại Cảng đưa lên sân khấu trong năm 2018.
Ngay 16 tháng 12 năm 2017, hội thảo về danh nhân Lê Đại Cang mang tên “Lê Đại Cang với Bắc thành và Hà Nội” do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc và tạp chí Văn hiến Việt Nam phối hợp tổ chức sẽ diễn ra tại Khách sạn Công đoàn Việt Nam, Hà Nội với sự có mặt của hơn 100 nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa và văn nghệ sĩ từ An Giang, TPHCM, Khánh Hòa, Đà Nẵng và thủ đô Hà Nội. Hội thảo sẽ tập trung nghiên cứu đánh giá những đóng góp to lớn của Lê Đại Cang trong khoảng thời gian gần 20 năm Lê Đại Cang thực thi trách nhiệm tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Đây là khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong cuộc đời vị đại quan quê Bình Định nhưng là rể của Hà Nội như anh hùng dân tộc Quang Trung với những đóng góp rất to lớn, phong phú trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, hành pháp, giáo dục, ngoại giao…cũng như kiến nghị những hình thức tôn vinh xứng đáng đối với Lê Đại Cang tại thủ đô đất nước. Hội thảo cũng sẽ tổng kết đánh giá toàn bộ sự nghiệp và con người Lê Đại Cang cùng những bài học làm người làm quan sâu sắc mà ông đã để lại cho hậu thế…
“Theo chúng tôi, Lê Đại Cang là một nhân vật lịch sử thật đặc biệt trong một giai đoạn lịch sử cũng rất đặc biệt ở nước ta.
Lê Đại Cang đặc biệt trước hết là vì giữa một giai đoạn cực kỳ phức tạp của lịch sử, trắng đen chưa thực sự phân minh, chính tà còn có phần lẫn lộn, dấn thân vào chốn quan trường nhiều cám dỗ và đầy bất trắc, ông đã chọn cho mình con đường “ngày đêm chăm chỉ, một lòng báo quốc… vì nước quên nhà, vì công quên tư” (lời dẫn Lê thị gia phả) đem trí tuệ xuất chúng và tài năng đa diện của mình cống hiến cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước đầy gian khó, lập nên một sự nghiệp lớn. Sự nghiệp ấy của Lê Đại Cang trải dài trong thời gian 41 năm làm quan qua 3 triều vua, trải rộng trong không gian cả ba miền đất nước, từ biên giới cực Bắc đến biên giới cực Nam, từ cố đô Thăng Long đến kinh đô Huế, qua rất nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục, ngoại giao, khi làm quan cai trị những vùng đất hiểm yếu, lúc cầm quân đánh giặc ngoại xâm, khi tham gia quản lý trong lục bộ, lúc chỉ huy đào sông, khi phụ trách hộ đê, khi trực tiếp xử án hình, lúc làm chủ khảo trường thi, khi lo tiếp sứ nhà Thanh, lúc chịu trách nhiệm bảo hộ nước láng giềng Chân Lạp…
Nhưng Lê Đại Cang đặc biệt không chỉ vì sự nghiệp lớn ấy mà còn vì một nhân cách lớn, một bản lĩnh kẻ sĩ đáng kính nơi ông. Đó là con người trọn đời coi thường lợi danh, phú quý không thể cám dỗ, nghèo khó không làm thay đổi, uy vũ không thể khuất phục, khi gặp thời, thành công không đắc chí, lúc sa cơ, thất bại không nản lòng, biết đứng dậy từ nơi vấp ngã, luôn ung dung tự tại để thấy vinh trong nhục, thấu phúc trong họa. Trong cuộc đời làm quan liên tục thăng giáng, quá nhiều bất trắc hiểm nguy, quá nhiều thử thách sống còn, chính nhân cách ấy, bản lĩnh ấy đã giúp Lê Đại Cang vượt qua tất cả, bền lòng vững chí làm được những việc ích nước lợi dân trong bất kỳ hoàn cảnh nào, vị trí nào.
Lê Đại Cang còn đặc biệt là vì những bài học làm quan làm người từ cuộc đời ông, sự nghiệp của ông đối với chúng ta hôm nay vừa rất phong phú sâu sắc vừa rất gần gũi. Đối với các quan chức đó là bài học về sự tận tụy hết mình kết hợp với tác phong khoa học sáng tạo, luôn đi sâu đi sát thực tế, bài học về ý thức tổ chức kỷ luật cao kết hợp với sự quả cảm dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, không sợ bị hiểu lầm, không sợ bị vu oan giá họa, bài học về tiêu chí “cái gì có lợi cho dân thì gắng sức thực hiện, cái gì có hại cho dân thì tuyệt đối tránh”, bài học về tâm nguyện phải vừa là một “tôi trung” của dân của nước, phải vừa là một “con hiếu” của gia đình, dòng họ…Còn đối với mỗi con người, đó là bài học về sự trọng nghĩa khinh tài, vượt khó, khổ học, khổ luyện để thành công, bài học về sự kính trọng thờ phụng học hỏi tổ tiên, chăm lo giáo dục răn dạy, làm gương cho con cháu, bài học về sự gắn bó, khiêm hòa, thủy chung với bè bạn, với bà con làng xóm, với những người chung quanh…
Ngày, 16/12/2017, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Trung Tâm nghiên cứu bảo tồn & Phát huy Văn hóa Dân tộc, Tạp chí Văn hiến Việt Nam tổ chức Hội thảo: “Lê Đại Cang với Bắc thành và Hà Nội”.
Hơn 100 nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, văn nghệ sĩ đến từ nhiều tỉnh, thành phố trong nước tham dự hội thảo đã tập trung nghiên cứu, đánh giá những đóng góp to lớn của Lê Đại Cang trong gần 20 năm ông thực thi trách nhiệm tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; tổng kết, đánh giá toàn bộ sự nghiệp, con người Lê Đại Cang cũng như bài học làm người, làm quan sâu sắc mà ông đã để lại cho hậu thế.
Tại hội thảo, các đại biểu đều thống nhất, cuộc đời Lê Đại Cang từ năm 31 tuổi cho tới năm 72 tuổi, là cuộc đời một người làm quan bôn ba lận đận, thăng trầm, ra Bắc vào Nam, sang cả Cao Miên, nhưng là cuộc đời một ông quan mà đời sau phải kính nể, học tập. Đó là một tấm gương của một quan chức tận tụy vì dân vì nước, trên tuân mệnh vua, dưới cốt an dân, làm điều tốt điều lợi cho dân. Lê Đại Cang đã thể hiện một nhân cách phi thường, một bản lĩnh kẻ sĩ phi thường. | 1 | null |
Lê Thị Bê La (sinh ngày 20 tháng 10 năm 1987), thường được biết đến với nghệ danh Lê Bê La là một nữ diễn viên truyền hình, diễn viên điện ảnh kiêm diễn viên kịch nói nổi tiếng của Việt Nam. Cô được xem là ngôi sao thực lực của truyền hình Việt, được biết đến sau các bộ phim như "Cổng mặt trời", "Ở lại thế gian", "Hoa nắng", "Người tình bí ẩn..".
Gần 20 năm tham gia diễn xuất, Lê Bê La đã góp mặt trong hơn 40 bộ phim lớn nhỏ và gặt hái được những thành công nhất định.
Tiểu sử.
Lê Bê La sinh ngày 20 tháng 10 năm 1987, ở xã Quang Tiến, huyện Cư Mgra, tỉnh Đắk Lắk. Cô là một người con của núi rừng Tây Nguyên. Lê Bê La lớn lên trong gia cảnh khó khăn, bố mẹ đều lao động chân tay. Từ bé đã tự lập nên trong tiềm thức của mình, cô phải lao động, nỗ lực chứ không có suy nghĩ sống dựa vào đồng tiền của người khác. Hiện tại, cô sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ nhỏ, khi theo mẹ lên rẫy, không ít lần cô bé Lê Bê La cất tiếng ca giữa núi rừng lộng gió, hay những lần cô đã bắt chước diễn y hệt người khác làm cho mọi người cười nghiêng ngả. Lê Bê La có năng khiếu diễn xuất, cô nuôi trong mình những mơ ước làm diễn viên từ rất nhỏ.
Có năng khiếu diễn xuất, gương mặt hiền lành Bê La đã nhiệt tình năng nổ tham gia các phong trào văn nghệ văn hóa của trường. Năm 2005, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Lê Bê La đã quyết định khăn gói từ quê hương Dak Lak xuống đất Sài Thành để quyết tâm thi vào trường Cao đẳng Sân khấu Nghệ thuật để thực hiện ước mơ của mình.
Một tháng sau, cô nhận được thông báo trúng tuyển. Cảm xúc lúc ấy dường như vỡ òa, không thể diễn tả bằng lời. Cô hò hét và cầm tờ giấy báo chạy khắp nơi khiến cả xóm náo loạn. Với cô, đó là một kỷ niệm đẹp và nhớ mãi.
Trong làng phim ảnh, nữ diễn viên này vốn là người khép mình. Thời còn ngồi trên ghế giảng đường, Lê Bê La rất siêng đi casting với hy vọng được thực hành những gì mình đã học. Cô tự nhận mình là người không biết chăm chút bề ngoài, chỉ biết đưa “chất mộc và sự chân thật” của mình ra và nghĩ rằng điều đó sẽ chinh phục được mọi người. Nhưng may mắn vẫn chưa mỉm cười với cô.
Em gái Lê Bê La là Lê Chi Na - nữ diễn viên trẻ đang đảm nhận vai chính Ngọc Anh trong phim "Một văn phòng luật sư" (phát sóng trên HTV7).
Sự nghiệp.
Sau cơn mưa trời lại sáng, sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Sân khấu Nghệ thuật, Lê Bê La may mắn có được những vai diễn đầu tiên của mình vào năm 2007 nhưng đến tận năm 2008, khi cô bén duyên với vai diễn "Giấc mơ cổ tích". Sau thành công của bộ phim, cái tên Lê Bê La được biết đến nhiều hơn trong công chúng.
Năm 2009, Lê Bê La được chọn đảm nhận vai Tùng - một trong những cô sinh viên của bộ phim truyền hình "Cổng mặt trời". Có thể nói đây là vai diễn hoàn toàn phù hợp với nữ diễn viên này, nên cô không cần diễn nhiều chỉ cần đưa “chất mộc” và tâm huyết của mình vào vai diễn. Và lẽ dĩ nhiên, cô sinh viên cá tính, học giỏi Tùng của Lê Bê La đã chinh phục được khán giả, là một trong những bộ phim thành công nhất trong sự nghiệp của cô, giúp cô được khán giả yêu quý.
Giờ đây, cô gái nhỏ nhắn với ước mơ trở thành diễn viên ngày nào đã ghi được dấu ấn rất lớn trong lòng khán giả qua các bộ phim: "Đời cần có nhau, Cuộc phiêu lưu của Hai Lúa, Taxi, Con đường sáng, Cổng mặt trời, Giấc mơ cổ tích, Ở lại thế gian, Cuộc goi lúc 0 giờ..."
Năm 2005, Lê Thị Bê La thi đậu vào Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2008, cô bén duyên với truyền hình bằng vai diễn đầu tay trong phim "Giấc mơ cổ tích".
Năm 2011, cô lọt vào top 5 giải Mai Vàng với vai Tùng trong "Cổng mặt trời" và top 3 giải HTV Awards với vai Hạ Vy trong "Ở lại thế gian".
Năm 2013, cô nhận được giải thưởng HTV Awards với vai Nguyệt trong phim "Thời gian để yêu" và vai Trà trong phim "Cá cược cuộc đời".
Không chỉ gân ấn tượng bởi sở hữu một cái tên cực lạ và độc mà cô diễn viên sinh năm 1987 còn chinh phục người yêu điện ảnh nhờ những vai diễn cực kỳ cá tính và rất riêng của mình. Mãi cho đến bây giờ, khi Lê Bê La đã trở thành một diễn viên được rất nhiều người biết đến, cô vẫn giữ riêng để cho mình một chất “mộc” Cao Nguyên đặc trưng. Giản dị trong các bộ quần áo gọn gàng, đơn giản; mộc mạc ở trong lời ăn tiếng nói và thẳng thắn, và chân tình trong cư xử. Tình yêu nghệ thuật của Lê Bê La đã bắt nguồn từ tình yêu quê hương đắm say cùng với mảnh đất nắng cháy đất đỏ bazan, các con đường đất đỏ, ánh mặt trời nắng đỏ cùng với những rẫy cao su, và cà phê bạt ngàn.
Từ đó đến nay, cô tham gia vào nhiều bộ phim truyền hình ấn tượng. Có năm cô tham gia từ 3 – 4 bộ phim khã nhau. Ngoài lĩnh vực phim truyền hình, Bê La còn tham gia đóng phim điện ảnh và các chương trình vở kịch. Mới đây nhất, Lê Bê La góp mặt trong phim Bão Ngầm và phim điện ảnh Bóng đè.
Là gương mặt đã quá quen thuộc với khán giả truyền hình, Lê Bê La còn tham gia diễn xuất trên sân khấu kịch Trịnh Kim Chi, sân khấu kịch 5B,Sân khấu kịch Hồng Hạc...Cô từng chia sẻ “Thật ra, tôi cực kỳ yêu sân khấu bởi nơi đây được xem như là “thánh đường của người diễn viên. Khác biệt giữa sân khấu và phim ảnh là cảm xúc được liền mạch và khó hơn. Khi đóng phim, người diễn viên có đóng không tốt có thể diễn lại nhưng sân khấu thì phải diễn một mạch, nếu lỡ có diễn sai sẽ không biết cứu chữa như thế nào”, nữ diễn viên này chia sẻ.
Từng trải qua giai đoạn khó khăn, thất vọng trong sự nghiệp, Lê Bê La giờ đây khiến nhiều ngưỡng mộ khi có được một vị trí vững chắc trong lòng khán giả. Ngoài ra, cô còn có một gia đình nhỏ êm ấm với sự ủng hộ, chia sẻ từ người chồng cùng cậu con trai kháu khỉnh. Đó là một cái kết viên mãn dành cho những cố gắng và nỗ lực của nữ diễn viên có cái tên đặc biệt: Lê Bê La. Sau bộ phim "Cổng mặt trời", nữ diễn viên này tiếp tục để lại dấu ấn qua các bộ phim như: "Giấc mơ cổ tích, Ở lại thế gian, Người tình bí ẩn, Dốc sinh tồn..." Bằng lối diễn mộc mạc, tự nhiên Lê Bê La liên tục lọt vào đề cử của hàng loạt giải thưởng uy tín như: "Giải thưởng Truyền hình HTV" (HTV Award), "Mai Vàng..". Vai Nguyệt - cô gái đầy tham vọng, thủ đoạn trong phim "Thời gian để yêu" đã giúp Lê Bê La đã giành chiến thắng ở hạng mục "Nữ diễn viên chính được yêu thích nhất" tại giải thưởng "HTV Award 2013".
Ở thời điểm hiện tại, nữ diễn viên vẫn tham gia đóng phim nhưng với tần suất ít hơn. Thay vào đó, cô dành nhiều thời gian cho gia đình, chăm sóc cũng như chơi cùng con trai cưng. Trên trang cá nhân, Lê Bê La đăng tải rất nhiều hình ảnh đi chơi, đi du lịch của hai mẹ con. Thời điểm dịch bệnh, cô cũng về quê nhà Đắk Lắk để nghỉ dưỡng và không quên chia sẻ sự lạc quan, hoà mình vào thiên nhiên, núi rừng. Bên cạnh đó, nữ diễn viên sinh năm 1986 cũng tích cực trong công tác thiện nguyện giúp đỡ những người khó khăn.
Đời tư.
Ngày 31 tháng 5 năm 2012, Lê Bê La đã kết hôn cùng Lê Hoài Thanh (Hải Thanh). Hai người quen nhau khi cùng tham gia bộ phim "Cổng mặt trời". Hai người có với nhau một con trai tên là Khai Tâm (Monkey), sinh năm 2015.
Đến năm 2016 thì hai người đã chính thức ly hôn. Năm 2019, Lê Bê La tái hôn với một người đàn ông ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đến cuối năm 2021, cô hạ sinh con gái.
Nghệ danh.
Lê Bê La không còn là gương mặt xa lạ với khán giả màn ảnh nhỏ bởi những vai diễn đầy ấn tượng trong các bộ phim truyền hình. Nhưng ắt hẳn nhiều người sẽ thắc mắc về cái tên Lê Bê La khá đặc biệt của cô diễn viên này.
Chia sẻ về sự ra đời của cái tên, Lê Bê La nói: “Ngày trước, bố tôi mê đọc truyện lắm, đặc biệt ông rất thích nàng công chúa Arabella nên đã lấy hai từ Bê La trong cái tên này để đặt cho tôi. Sau này khi tôi theo nghề, nhờ cái tên đó mà tôi không cần phải suy nghĩ để đặt nghệ danh nữa!”.
Tranh cãi.
Sau khi tham gia bộ phim Cổng mặt trời, Lê Bê La và diễn viên Ngọc Lan xảy ra mâu thuẫn, cãi vã và thậm chí là cạch mặt nhau. Đỉnh điểm là Lê Bê La từ chối đóng phim Thuyền giấy khi biết có Ngọc Lan tham gia. Cô chia sẻ mình là Ngọc Lan rạn nứt do không tìm được tiếng nói chung khi hợp tác. Hiếm hoi có ngôi sao nào lại có thể nói về chuyện của bản thân và đồng nghiệp.
Ngọc Lan từng đăng đàn đá xéo Lê Bê La nhưng cô không thừa nhận. Hiện tại, mâu thuẫn của cả hai cũng nguôi ngoai nhưng họ không có cơ hội để ngồi lại cùng nhau.
Có một ngày Lê Bê La đăng bài với nội dung thương xót chim yến và tiết lộ bản thân cũng không dùng yến để làm món ăn. Tuy nhiên, diễn viên Nhật Kim Anh thì đang nuôi yến và kinh doanh yến. Điều này đã xảy ra một trận khẩu chiến trên mạng xã hội.
Nhật Kim Anh rất bức xúc khi cô cho rằng Lê Bê La bình luận tương tác với khán giả là đá xéo cô. Thậm chí, Nhật Kim Anh cũng muốn giải thích cho cô hiểu nhưng đối phương cho rằng “có động chạm gì đâu mà lại căng thẳng đến như vậy”.
Trong thời điểm dịch bệnh Covid 19, Lê Bê La đã đưa đến thông tin Địa Long có thể phòng ngừa bệnh. Điều này là hoàn toàn sai sự thật nên khán giả đã tràn vào fb của cô để comment gay gắt. Nhưng cô hầu như là không quan tâm. | 1 | null |
Võ Phiến tên thật Đoàn Thế Nhơn (sinh 20 tháng 10 năm 1925 tại huyện Phù Mỹ, Bình Định; mất 28 tháng 9 năm 2015 tại Santa Ana, California, Hoa Kỳ) là một nhà văn Việt Nam. Ông là tác giả của 4 tiểu thuyết, 9 tập tuỳ bút, nhiều tập truyện ngắn, một tập thơ và nhiều tác phẩm phê bình tiểu luận. Ông còn có bút danh là Tràng Thiên.
Tiểu sử.
Võ Phiến là con của ông giáo Đoàn Thế Cần và bà Ngô Thị Cương. Ông có người em ruột là Đoàn Thế Hối (sinh 1932) cũng là nhà văn với bút hiệu Lê Vĩnh Hoà.
Khoảng 1933, bố mẹ cùng em ông xuống Rạch Giá còn ông vẫn ở lại Bình Định với bà nội. Ông theo học trường làng và trung học ở Quy Nhơn.
Năm 1942, ông ra Huế học trường Thuận Hóa và bắt đầu viết văn. Bài tùy bút đầu tiên "Những đêm đông" được ông viết năm 1943 và đăng trên báo Trung Bắc Chủ Nhật.
Năm 1945, Võ Phiến đi bộ đội cho đến năm 1946 thì ông ra Hà Nội học trường Văn Lang. Năm 1948, ông kết hôn với bà Võ Thị Viễn Phố và dạy học ở trường trung học bình dân Liên Khu V.
Cuối năm 1954, Võ Phiến ra Huế làm việc tại Nha Thông tin một thời gian rồi chuyển vào lại Quy Nhơn, tại đây ông tự xuất bản hai tác phẩm đầu là "Chữ tình" (1956) và "Người tù" (1957), gửi bài đăng trên hai tạp chí Sáng Tạo và Bách Khoa.
Sau tác phẩm "Mưa đêm cuối năm" (1958, Sài Gòn), Võ Phiến bắt đầu được biết đến. Ông vào làm việc tại Sài Gòn và cộng tác với các báo Sáng Tạo, Thế Kỷ 20, Văn, Khởi Hành, Mai, Tân Văn, Bách Khoa...
Năm 1962, Võ Phiến lập nhà xuất bản Thời Mới.
Sau 30 tháng 4 năm 1975, ông định cư tại Los Angeles, Hoa Kỳ.
Võ Phiến tiếp tục xây dựng nền văn học Việt Nam tại hải ngoại, xuất bản tập san Văn Học Nghệ thuật từ 1978 đến 1979, và từ 1985 đến 1986.
Ông sống tại Quận Cam, California, Hoa Kỳ.
Ông qua đời lúc 7 giờ tối ngày 28/09/2015 tại Santa Ana, California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 90 tuổi | 1 | null |
Hà Tây Tiên Ti (河西鮮卑) là một bộ lạc người Tiên Ti.
Ông tổ của bộ lạc là Thất Cô đã suất bộ lạc di cư về phía bắc đến vùng Hà Tây. Lãnh thổ của Hà Tây Tiên Ti đông đến Mạch Điền và Khiên Đồn, tây đến Thấp La, nam đến Kiêu Hà, phía bắc tiếp giáp Đại Mạc.
Thọ Điền, con của Thất Cô bắt đầu sử dụng họ Thốc Phát. Cháu của Thốc Phát Thọ Điền là Thốc Phát Thụ Cơ Năng, vào những năm 265-274 đã xâm nhập cướp bóc Tần châu của Tây Tấn, giết chết lần lượt các thứ sử Hồ Liệt, Khiên Hoằng, Tô Du, Dương Hân, còn đánh bại cả quân đội của Lương châu. Tấn Vũ Đế đã phái Mã Long đi đánh Thốc Phát Thụ Cơ Năng, kết quả giành được chiến thắng, bản thân Thụ Cơ Năng bị bộ hạ sát hại.
Sau thời Thụ Cơ Năng, ngôi vị thủ lĩnh lần lượt được truyền cho Vụ Hoàn, Thôi Cân, Tư Phục Kiện. Con của Tư Phục Kiện là Ô Cô đã lập ra nước Nam Lương. | 1 | null |
Ủy ban Khuyến khích Đạo đức và Ngăn ngừa Đồi bại (tiếng Ả Rập: هيئة الأمر بالمعروف والنهي عن المنكر; tên tiếng Anh: Committee for the Promotion of Virtue and the Prevention of Vice, viết tắt CPVPV hay còn gọi tên tiếng Anh khác là Committee for the Propagation of Virtue and the Elimination of Sin, viết tắt: CAVES hay HAIA ) hay còn gọi tên tiếng Việt ngắn gọn là Ủy ban Ngăn ngừa Đồi bại là một Ủy ban thuộc Chính phủ Ả Rập Xê Út được biết đến như là một lực lượng Cảnh sát tôn giáo hay mutaween (tiếng Ả Rập: مطوعين) có chức năng thực thi Luật Hồi giáo Sharia tại Quốc gia Hồi giáo này. Ủy ban này có khoảng 3.500 thành viên và nhiều tình nguyện viên, tuần tra viên trên các đường phố để thực thi quy định nghiêm ngặt của quốc gia về trang phục và phân biệt giữa nam và nữ, kiểm tra việc cầu nguyện của người Hồi giáo và những hành vi khác mà họ tin rằng được điều chỉnh bởi Hồi giáo.
Những tổ chức tương tự.
Ngoài nước Ả Rập Xê Út, chính phủ Taliban ở Afghanistan, cũng đã có một bộ "Khuyến khích Đạo đức và Ngăn ngừa Đồi bại" với nhiệm vụ bảo vệ đạo đức tôn giáo tương tự. Taliban được cho là đã áp dụng chính sách của chính phủ Ả Rập Xê Út không chỉ vì họ có một luật Hồi giáo nghiêm khắc, mà bị cho là được tài trợ về tài chánh cũng như về ngoại giao bởi chính quyền Ả Rập Xê Út. | 1 | null |
Reginald Aldworth Daly (18 tháng 3 năm 1871 – 19 tháng 9 năm 1957) là một nhà địa chất học người Canada. Ông là giáo sư Đại học Harvard từ năm 1912 cho đến năm 1942 sau thời gian làm việc với tư cách nhà địa chất thực địa cho Uỷ ban Biên giới Quốc tế Canada (tiếng Anh: "Canadian International Boundary Commission").
Công việc nghiên cứu đất đá dọc theo chiều dài 400 dặm tại vĩ tuyến 49 Bắc dẫn dắt Daly hình thành nên một lý thuyết trình bày về nguồn gốc đá mácma. Năm 1914, công trình khoa học có ảnh hưởng sâu xa của ông được công bố dưới nhan đề "Igneous Rocks and Their Origin" ("Đá hoả thành và nguồn gốc của chúng"). Theo cuốn "A Short History of Nearly Everything" của Bill Bryson thì Daly là người sớm đề xuất ý tưởng về thuyết trôi dạt lục địa và thuyết vụ va chạm lớn. Giả thuyết trôi dạt lục địa được hỗ trợ bởi các chứng cứ từ cuốn sách "Our Mobile Earth" xuất bản năm 1926 của Daly. Trong tác phẩm "Strength and Structure of the Earth" (1940), Daly đã tiên liệu được các vấn đề của kiến tạo mảng và đặt ra thuật ngữ "lớp phủ giữa".
Daly được trao tặng Huy chương Penrose vào năm 1935, Huy chương Wollaston vào năm 1942 và Huy chương William Bowie vào năm 1946. Người ta lấy họ của Daly để đặt tên cho khoáng chất dalyite (công thức hóa học: ) cũng như cho những hố va chạm trên Sao Hỏa và Mặt Trăng. Tư gia của ông ở Cambridge hiện là Danh lam Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ. | 1 | null |
Horacio Manuel Cartes Jara (sinh ngày 5 tháng 7 năm 1956) là một thương gia người Paraguay và là tổng thống Paraguay được bầu trong cuộc Bầu cử tháng 4 năm 2013. Ông là thành viên của Đảng Colorado và được dự kiến nhậm chức vào ngày 15 tháng 8 năm 2013.
Cartes sở hữu khoảng hai chục doanh nghiệp trong tập đoàn Grupo Cartes bao gồm thuốc lá, nước giải khát, sản xuất thịt, và ngân hàng. Ông là chủ tịch của câu lạc bộ bóng đá Club Libertad từ năm 2001 đến năm 2012, và là chủ tịch của đội tuyển quốc gia của Hiệp hội bóng đá Paraguay trong thời gian FIFA World Cup 2010. | 1 | null |
Mộ Dung Tường (, ? - 397) là một thành viên tông thất Hậu Yên.
Năm Vĩnh Khang thứ 2 (397), Hậu Yên không địch nổi cuộc tấn công của nước Bắc Ngụy, hoàng đế Mộ Dung Bảo chạy khỏi đô thành Trung Sơn (中山, nay thuộc Định Châu, Hà Bắc), trong thành đại loạn. Trong khi đó, Khai Phong công Mộ Dung Tường không theo hoàng đế rút chạy, do đó được mọi người bầu làm minh chủ để kháng cự lại cuộc tấn công của Bắc Ngụy.
Tuy nhiên, Mộ Dung Tường đã củng cố địa vị của mình, liên tục diệt trừ các thế lực khác trong thành. Không lâu sau đó, Mộ Dung Tường lên ngôi hoàng đế, cải nguyên niên hiệu là Kiến Thủy.
Mộ Dung Tường là người ham uống rượu và thích giết chóc, không quan tâm đến quân sĩ và nhân dân. Đến khi quân Bắc Ngụy không còn bao vây Trung Sơn và chỉ kiểm soát các vùng lân cận, ông vẫn từ chối cho cư dân ra ngoài thành để tìm lương thực và việc này đã dẫn đến nạn đói nghiêm trọng.
Cuối cùng, nhân dân Trung Sơn thành đã nghênh đón Mộ Dung Lân vào thành, sau đó, Mộ Dung Tường bị bắt giữ rồi bị xử tử. | 1 | null |
Thốc-Phát Thụ-Cơ-Năng ( ? - 280) là một người Hà Tây Tiên Ti, là thủ lĩnh Thốc Phát Tiên Ti vào thời kỳ Tây Tấn.
Sau khi tổ phụ Thốc Phát Thọ Điền qua đời, Thốc Phát Thụ Cơ Năng tiếp nhiệm chức thủ lĩnh. Thốc Phát Thụ Cơ Năng được đánh giá là người nhiều mưu lược, hơn nữa còn cường tráng và quả cảm.
Năm 270 thời Tấn Vũ Đế, Thốc Phát Thụ Cơ Năng khởi binh phản lại triều đình Tấn. Đến tháng 6, khi giao chiến với quân Tấn tại gò Vạn Hộc (nay thuộc Cao Lan, Cam Túc), quân của Thốc Phát Thụ Cơ Năng đã giết được Thứ sử Tần châu Hồ Liệt. Đến năm 271, Thốc Phát Thụ Cơ Năng liên hợp với các bộ lạc người Hồ khác vây khốn Thứ sử Lương Châu Khiên Hoằng (牽弘) tại Thanh Sơn (nay thuộc phía tây Hoàn, Cam Túc), quân Khiên Hoằng thua trận, bản thân Khiên Hoằng tử trận. Sau đó, Thốc Phát Thụ Cơ Năng lại đánh bại Thứ sử Lương Châu Tô Du (蘇愉) tại Kim Sơn (nay thuộc Sơn Đan, Cam Túc).
Năm 275, Thốc Phát Thụ Cơ Năng chiến bại trước quân thảo phạt do Trấn Tây đại tướng quân Tư Mã Tuấn phái đi, hơn 3000 lính chết trận, Thốc Phát Thụ Cơ Năng phải cho đưa con tin đến triều Tấn thỉnh hàng.
Năm 277, do Thốc Phát Thụ Cơ Năng có ý đồ cướp đoạt điền binh, triều đình Tấn phái Văn Ương suất quân thảo phạt. Thốc Phát Thụ Cơ Năng chiến bại, tổng cộng có 20 vạn người Hồ quy hàng quân Tấn.
Tháng 1 năm 279, Thốc Phát Thụ Cơ Năng công hãm Lương Châu. Tháng 11, Thốc Phát Thụ Cơ Năng giao chiến với tướng Tấn Mã Long (馬隆). Tuy nhiên, Mã Long đã dựa vào "thiên tương xa" để đánh bại Thốc Phát Thụ Cơ Năng, thu phục trị sở Vũ Uy của Lương Châu. Các tù trưởng Tiên Ti Thốt Bạt Hàn (猝跋韓), Thư Vạn Năng (且萬能) dẫn vạn người đến quy hàng quân Tấn. Đến tháng 12, Thụ Cơ Năng lại chiến bại trước Mã Long và bị giết., cuộc nổi dậy cũng chấm dứt. Sau đó, em họ của ông là Thốc Phát Vụ Hoàn kế tiếp làm thủ lĩnh Thốc Phát Tiên Ti. | 1 | null |
Thốc Phát Tư Phục Kiện () là một thủ lĩnh Thốc Phát Tiên Ti vào thời Ngũ Hồ thập lục quốc.
Tư Phục Kiện là nhi tử của Thôi Cân, phụ thân cũng là thủ lĩnh tiền nhiệm của ông. Năm 365, Thôi Cân qua đời, Tư Phục Kiện kế thừa chức vị của Thôi Cân.
Trong thời gian Tư Phục Kiện tại vị, bộ chúng của Thốc Phát Tiên Ti trở nên hưng vượng, chiếm khu vực Lương châu (ước đoán tương được với nam bộ Cam Túc ngày nay).
Sau khi Tư Phục Kiện qua đời, nhi tử là Ô Cô kế vị làm thủ lĩnh, về sau lập ra nước Nam Lương. | 1 | null |
Mộ Dung bộ () là một bộ lạc lớn của tộc Tiên Ti thời kỳ Ngụy-Tấn. Những năm đầu Tào Ngụy, thủ lĩnh Mạc Hộ Bạt đã suất bộ chúng thiên cư đến Liêu Tây, có công theo Tư Mã Ý đánh Công Tôn Uyên, được triều đình phong tước "Suất Nghĩa vương", bắt đầu xây thành ở phía bắc Cức Thành (棘城, nay thuộc Triều Dương, Liêu Ninh). Mạc Hộ Bật sau đổi tên thành Mộ Dung Yên.
Tôn tử của Mộ Dung Yên là Mộ Dung Thiệp Quy được triều đình Trung Nguyên phong là Tiên Ti thiền vu, thiên cư đến Liêu Đông, bắt đầu Hán hóa. Mộ Dung Thiệp Quy có trưởng tử là Mộ Dung Thổ Dục Hồn dẫn bộ chúng thiên di về phía tây đến Hà Hoàng.
Năm Thái Khang thứ 10 (289) thời Tây Tấn, Mộ Dung bộ thiên cư đến Thanh Sơn thuộc Đồ Hà. Năm Nguyên Khang thứ 4 (294), Mộ Dung bộ di cư đến Đại Cức Thành, học cách làm nghề nông, đặt pháp chế như của người Hán. Những năm đầu Vĩnh Gia, Mộ Dung Hối tự xưng là Tiên Ti đại thiền vu.
Sau Bát vương chi loạn, Mộ Dung bộ cát cứ Liêu Đông, sau lại đánh bại Đoàn bộ Tiên Ti và Vũ Văn bộ Tiên Ti, trở thành thế lực hùng mạnh nhất vùng Đông Bắc Trung Quốc. Mộ Dung bộ tuy vậy vẫn triều cống cho triều Tấn, đến thời Mộ Dung Hoảng thì tự xưng là Yên vương, lập ra nước Tiền Yên. Sau đó, Mộ Dung Tuấn tiêu diệt Nhiễm Ngụy, chiếm lĩnh Trung Nguyên. Trong số các nước thời thập lục quốc, các nước Tiền Yên, Hậu Yên, Tây Yên và Nam Yên đều do các thành viên Mộ Dung bộ kiến lập. | 1 | null |
Mạc Hộ Bạt () là một tù trưởng Mộ Dung bộ Tiên Ti.
Sau khi trở thành tù trưởng, Mạc Hộ Bạt đã đưa bộ chúng từ tái ngoại tiến vào khu vực Liêu Tây (nay là tây bộ tỉnh Liêu Ninh), sinh sống tại vùng Cức Thành.
Năm 238, thời Tào Ngụy, Mạc Hộ Bạt có công theo Tư Mã Ý đánh Công Tôn Uyên, được triều đình phong tước Suất Nghĩa vương (率義王), bắt đầu xây thành ở phía bắc Cức Thành.
Mạc Hộ Bạt do thấy "diêu quan" (một loại mũ có gắn trang sức) đẹp, bèn thu tóc mà đội, chư bộ vì thế gọi là "bộ diêu", sau diễn biến thành "Mộ Dung Yên" (慕容部落).
Chức vụ thủ lĩnh của Mạc Hộ Bạt do con trai là Mộ Dung Mộc Diên kế vị. | 1 | null |
Mộ Dung Thiệp Quy (, ?- 12/283) là một tù trưởng Mộ Dung bộ Tiên Ti. Ông là cháu nội của tù trưởng Mạc Hộ Bạt, và là con trai của tù trưởng Mộ Dung Mộc Diên.
Không lâu sau khi kế nhiệm chức tù trưởng, Mộ Dung Thiệp Quy đã chuyển căn cứ từ Cức Thành (棘城, nay thuộc Nghĩa, Liêu Ninh) đến phía bắc Liêu Đông quận (nay là Liêu Dương, Liêu Ninh). Các thế hệ tù trưởng Mộ Dung bộ quy phụ triều đình Trung Nguyên, nhiều lần có công hiệp trợ triều đình Trung Nguyên xuất chinh, được thụ phong là "đại thiền vu". Trong thời gian ông tại vị, Mộ Dung bộ và Vũ Văn bộ có quan hệ thù địch.
Mộ Dung Thiệp Quy có trưởng tử là Mộ Dung Thổ Dục Hồn được phân 1700 hộ làm bộ chúng thiên di về phía tây đến Hà Hoàng; thứ tử là Mộ Dung Hối, cùng một nhi tử nữa là Mộ Dung Vận (慕容運).
Tháng thứ 10 năm Thái Khang thứ 2 (281), Mộ Dung Thiệp Quy bắt đầu suất quân tiến đánh Xương Lê quận (nay thuộc Nghĩa, Liêu Ninh) của triều Tấn.
Tháng thứ 2 năm Thái Khang thứ 3 (282), quân Mộ Dung bộ bị quân của An Bắc tướng quân Nghiêm Tuân (嚴詢) đánh bại, có gần vạn lính tử trận, bị xử trảm hay bị bắt.
Tháng thứ 12 năm Tháng Khang thứ 4 (283), Mộ Dung Thiệp Quy qua đời, Mộ Dung Nại kế vị làm tù trưởng. | 1 | null |
Mộ Dung Nại (慕容耐) hay Mộ Dung San (慕容删) (? - 12/285) là một tù trưởng của Mộ Dung bộ Tiên Ti.
Ông là em trai của tù trưởng Mộ Dung Thiệp Quy. Tháng 12 năm Thái Khang thứ 4 (298), huynh trưởng Thiệp Quy qua đời, ông đã thành công trong việc đoạt lấy chính quyền, song không thành công khi truy sát Mộ Dung Hối- con trai của huynh trưởng.
Tháng thứ 12 năm Thái Khang thứ 5 (285), Mộ Dung Nại bị thuộc hạ diệt trừ. | 1 | null |
Mộ Dung Lệnh (慕容令) hay Mộ Dung Toàn (慕容全) là trưởng tử và thế tử của Ngô vương Mộ Dung Thùy nước Tiền Yên. Mẹ của ông là tiên Đoàn phi.
Năm Kiến Hi thứ 10 (369), mặc dù có công ngăn chặn cuộc Bắc phạt của tướng Hoàn Ôn triều Đông Tấn, Mộ Dung Thùy vẫn bị Khả Túc Hồn thái hậu và thái phó Mộ Dung Bình nghi kị. Mộ Dung Thùy rất lo lắng, hỏi ý kiến của Mộ Dung Lệnh. Mộ Dung Lệnh kiến nghị cha chạy đến Long Thành (龍城, nay thuộc Triều Dương, Liêu Ninh) tránh họa, học theo Chu công khi xưa.
Mộ Dung Thùy lấy lý do đi săn bắn, rời khỏi Nghiệp Thành chuẩn bị tiến đến Long Thành, song Mộ Dung Lân do không được cha sủng ái nên đã quay trở lại Nghiệp Thành và báo cáo với triều đình, Mộ Dung Bình vì thế đã cử một đội quân đuổi theo Mộ Dung Thùy. Khi Mộ Dung Thùy bị cản trở, Mộ Dung Lệnh lại kiến nghị cha chạy sang Tiền Tần. Mộ Dung Thùy đồng ý, lệnh Mộ Dung Lệnh yểm hộ phía sau. Khi hai cha con Mộ Dung Thùy đến Trường An, được hoàng đế Phù Kiên nhiệt tình tiếp đãi.
Sang năm thứ hai, Mộ Dung Lệnh được phái đi theo Vương Mãnh thảo phạt Tiền Yên. Sau khi đoạt được Lạc Dương, Vương Mãnh hối lộ thân tín của Mộ Dung Thùy là Kim Hi (金熙) để người này gửi cho Mộ Dung Lệnh một thông điệp sai rằng Mộ Dung Thùy đã nghe được tin Khả Túc Hồn thái hậu đã hối tiếc về hành động của bà và do đó Mộ Dung Thùy đã đào thoát về Tiền Yên. Mộ Dung Lệnh không thể xác minh thực hư của thông điệp và đã quyết định đào thoát về Tiền Yên.
Vương Mãnh ngay lập tức cáo buộc Mộ Dung Lệnh tội phản quốc và Mộ Dung Thùy vì sợ hãi nên đã chạy trốn song đã bị bắt. Mặc dù vậy, Phù Kiên tin rằng Mộ Dung Lệnh đã hành động một cách độc lập và đã xá miễn cho Mộ Dung Thùy.
Triều đình Tiền Yên xem Mộ Dung Lệnh là gian tế, cho lưu đày ông đến Sa Thành ở Liêu Tây. Sau đó, Mộ Dung Lệnh lại phản lại triều đình Tiền Yên, song bị Mộ Dung Lân cáo mật, cuối cùng chết dưới tay bộ hạ.
Sau này, khi Mộ Dung Thùy kiếp lập nước Hậu Yên, đã truy phong Mộ Dung Lệnh là "Hiến Trang thái tử". Sau khi chất tử Mộ Dung Thịnh kế vị, đã truy tôn ông là "Hiến Trang hoàng đế", truy tôn chính thất Đinh thị của ông là "Hiến U hoàng hậu". | 1 | null |
Yakitate!! Japan (焼きたて!! ジャぱん Yakitate!! Ja-pan, từ "pan" ở cuối cũng có nghĩa là bánh mì theo tiếng Nhật) là loạt manga do Hashiguchi Takashi thực hiện và đăng trên tạp chí Shōnen Sunday của Shogakukan từ năm 2002 đến ngày 10 tháng 1 năm 2007. Cốt truyện xoay quanh Azuma Kazuma một anh chàng lên thành phố với ước mơ tạo ra một loại bánh ngọt ngon nhất để trở thành một biểu tượng đại diện cho Nhật Bản trên thế giới. Kazuma đã xin vào làm ở tiệm bánh Pantasia nổi tiếng để thực hiện ước mơ của mình, tại đây cậu đã làm ra nhiều loại bánh khác nhau và trong quá trình đó tiệm bánh nơi Kazuma làm việc cũng thi đấu với nhiều tiệm bánh khác xem ai là người làm ra loại bánh ngon nhất. Các loại bánh do các nhân vật thực hiện đều làm cho người hay nếm chúng "phê" và tạo ra các hiệu ứng ở các mức độ khác nhau để diễn tả độ ngon và hương vị của chúng.
Hãng Sunrise đã thực hiện chuyển thể anime của loạt manga và phát sóng tại Nhật Bản từ ngày 12 tháng 10 năm 2004 đến ngày 14 tháng 3 năm 2006 trên kênh TV Tokyo. Kênh truyền hình vệ tinh Animax đã phát sóng bộ anime này trên toàn hệ thống của mình ở khắp khu vực Đông Nam Á và Nam Á cũng như ở các khu vực khác trên thế giới.
Tổng quan.
Nhân vật.
nhân vật chính của truyện là Azuma Kazuma, một cậu bé 15 tuổi.
Tuyến nhân vật phụ gồm người bạn thân là Kawachi, cô chủ Tsukino, quản lý...
Truyền thông.
Manga.
Loạt manga do Hashiguchi Takashi thực hiện và đăng trên tạp chí Shōnen Sunday của Shogakukan từ năm 2002 đến ngày 10 tháng 1 năm 2007. Shogakukan sau đó đã tập hợp các chương lại và phát hành thành 26 tankōbon. Ban đầu loạt manga chỉ phát hành trong năm tuần rồi sau đó ngừng nhưng sau khi nhận được nhiều đánh giá tích cực từ người đọc thì vài tháng sau loạt manga chính thức được tiếp tục với sự đón nhận bởi nhiều đối tượng độc giả ở các độ tuổi tương đối rộng và đặc biệt là từ những người làm bánh cũng như những người đã từng hâm mộ loạt manga Mister Ajikko. Một đặc điểm khác khiến loạt manga này được chú ý là việc sử dụng và giải thích các thuật ngữ khác nhau được sử dụng trong nấu nướng bổ sung thêm giá trị giáo dục.
Viz Media đã đăng ký bản quyền để phát hành phiên bản tiếng Anh của loạt manga tại thị trường Bắc Mỹ, Akata/Delcourt đăng ký tại Pháp và Québec, Editorial Ivréa đăng ký tại Tây Ban Nha, Elex Media Komputindo tại Indonesia, EMA đăng ký tại Đức và Tong Li Publishing đăng ký tại Đài Loan.
Anime.
Hãng Sunrise đã thực hiện chuyển thể anime của loạt manga và phát sóng tại Nhật Bản từ ngày 12 tháng 10 năm 2004 đến ngày 14 tháng 3 năm 2006 trên kênh TV Tokyo với 69 tập. Với nội dung bao hàm 3 trên 5 phần cốt truyện chính của loạt manga cùng một số thay đổi nhỏ. Kênh truyền hình vệ tinh Animax đã phát sóng bộ anime này trên toàn hệ thống của mình ở khắp khu vực Đông Nam Á và Nam Á cũng như ở các khu vực khác trên thế giới như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng như ở Bắc Mỹ. IDP Home Video Music đã đăng ký bản quyền phân phối bộ anime tại Pháp, Luk Internacional đăng ký tại Tây Ban Nha và Muse Communication tại Đài Loan.
Âm nhạc.
Bộ anime có 9 bài hát chủ đề, 3 mở đầu và 6 kết thúc. Bài hát mở đầu thứ nhất có tựa "Houki Gumo" (ホウキ雲) do RYTHEM trình bày sử dụng trong tập 1 đến 29 cũng như là bài hát kết thúc cho tập 69, đĩa chứa bài hát đã phát hành vào ngày 26 tháng 1 năm 2006. Bài hát mở đầu thứ hai có tựa "Promise" do TiA trình bày sử dụng trong tập 30 đến 53, bài hát mở đầu thứ ba có tựa "Chiisana Uta" (小さな詩) do MARIA trình bày sử dụng trong tập 54 đến 68, hai đĩa chứa các bài hát đã phát hành vào ngày 03 tháng 8 năm 2006. Bài hát kết thúc thứ nhất có tựa "Sunday" do The Babystars trình bày sử dụng trong tập 1 đến 12, đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 10 tháng 11 năm 2004. Bài hát kết thúc thứ hai có tựa "To All Tha Dreamers" do SOUL'd OUT trình bày sử dụng trong tập 13 đến 29, đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 01 tháng 1 năm 2005. Bài hát kết thúc thứ ba có tựa "Humming Bird" do little by little trình bày sử dụng trong tập 30 đến 42, đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 08 tháng 6 năm 2005. Bài hát kết thúc thứ tư có tựa "Re: START" do SURFACE trình bày sử dụng trong tập 43 đến 53, đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 05 tháng 10 năm 2005. Bài hát kết thúc thứ năm có tựa "Merry Go Round" do Hoshimura Mai trình bày sử dụng trong tập 54 đến 62, đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 11 tháng 1 năm 2006. Bài hát kết thúc thứ sáu có tựa "Kokoro no Biidama" (ココロビーダマ) do RYTHEM trình bày sử dụng trong tập 63 đến 68, đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 01 tháng 3 năm 2006. Album tổng hợp các bài hát chủ đề của bộ anime đã phát hành vào ngày 21 tháng 6 năm 2006. Hai album tổng hợp các bản nhạc dùng trong bộ anime đã phát hành vào ngày 24 tháng 3 và ngày 23 tháng 11 năm 2005.
Đón nhận.
Loạt manga đã giành được danh hiệu manga dành cho shōnen hay nhất tại lễ trao giải manga Shogakukan năm 2003. | 1 | null |
Mộ Dung Nạp (, ? - ?), người Tiên Ti, là hoàng tử của hoàng đế Mộ Dung Hoảng nước Tiền Yên thời Ngũ Hồ thập lục quốc. Đồng thời, ông cũng là anh trai của hoàng đế Mộ Dung Đức, là phụ thân của hoàng đế Mộ Dung Siêu nước Nam Yên. Dưới thời Tiền Yên, ông được phong tước "Bắc Hải vương".
Sau khi Tiền Tần tiêu diệt Tiền Yên, phá Nghiệp Thành, đã phong cho Mộ Dung Nạp làm Quảng Hán thái thú, một số năm sau thì khứ quan. Sau đó, Mộ Dung Nạp cùng mẫu thân là Công Tôn phu nhân và thê là Đoàn phu nhân đến chỗ Mộ Dung Đức- đang làm thái thú tại Trương Dịch (張掖, nay thuộc Trương Dịch, Cam Túc). Khi Mộ Dung Đức thụ mệnh hoàng đế Phù Kiên của Tiền Tần theo quân đi nam chinh Đông Tấn, để lại một kim đao bái biệt mẫu thân Công Tôn thị.
Năm 383, Tiền Tần chiến bại trong trận Phì Thủy, Mộ Dung Thùy (anh trai Mộ Dung Nạp) thừa cơ khởi binh ở Sơn Đông, lập ra nước Hậu Yên, Trương Dịch thái thú là Phù Xương (苻昌) của Tiền Tần đã bắt giữ và giết chết Mộ Dung Nạp cùng tất cả nhi tử của Mộ Dung Đức và Mộ Dung Nạp đang ở Trương Dịch. Phu nhân của Mộ Dung Nạp là Đoàn thị bị đưa vào ngục do đang mang thai để chờ sau khi sinh sẽ xử tử, song bà đã được giải cứu và sinh hạ Mộ Dung Siêu.
Sau này, khi Mộ Dung Siêu kế vị Mộ Dung Đức làm hoàng đế Nam Yên, đã truy tôn Mộ Dung Nạp là "Mục hoàng đế". | 1 | null |
Tu viện Sümela là một tu viện trên núi gần Trabzon, tỉnh Trabzon, Thổ Nhĩ Kỳ. Tu viện Sumela được xây dựng vào trong một vách đá ở thung lũng Altmdere, Thổ Nhĩ Kỳ trên độ cao 1.200m.
Tu viện Sümela đã được thiết lập lập năm 386 dưới thời trị vì của hoàng đế Theodosius I. Trong quá trình lịch sử lâu dài của nó, tu viện bị hư hại nhiều lần và đã được các vị hoàng đế khác nhau cho khôi phục. Tu viện đạt tới hình dạng hiện tại của nó vào thế kỷ 13 sau khi trở nên nổi tiếng dưới thời trị vì của Alexios III.
Tu viện đã bị bỏ hoang sau khi đệ nhất thế chiến kết thúc do sự trao đổi dân số giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ buộc khoảng 2 triệu người Hy Lạp và người Thổ phải rời khỏi cộng đồng lâu đời của họ ở Thổ Nhĩ Kỳ hay Hy Lạp để trở về quê hương dân tộc của họ. Tu viện bị bỏ hoang trong nhiều thập kỷ trước khi được phục hồi một phần và được sử dụng trở lại để làm viện bảo tàng. | 1 | null |
Núi Popa (, ) là một ngọn núi lửa cao 1518 mét trên mực nước biển, và nằm ở trung tâm Miến Điện (Myanmar) khoảng 50 km (31 dặm) về phía đông nam Bagan (Pagan) trong dãy Pegu. Nó có thể được nhìn thấy từ sông Ayeyarwady xa cách đó 60 km trong điều kiện trời trong. Núi Popa có lẽ được biết đến nhiều nhất do quanh đó có nhiêu tu viện và chùa tuyệt đẹp như tranh vẽ. Popa trong tiếng Tiếng Phạn (Sanskrit) có nghĩa là "bông hoa", đây được xem là ngọn núi linh thiêng ở Myanmar, nơi cư trú của các thần linh "nat" (Tiếng Miến Điện: နတ်).
Phía tây nam của núi Popa là Taung Kalat (đồi bệ), ngọn núi lửa cao 737 mét (2,417 ft) trên mực nước biển. Một tu viện Phật giáo nằm ở đỉnh Taung Kalat, còn gọi là tu viện Taung Kalat hay là tu viện Tuyin Taung. Để tới được tu viện phải đi hết chính xác 777 bậc thang và những người lên đến đỉnh sẽ có một cái nhìn cực kỳ ngoạn mục xuống vùng đất bên dưới. Đôi khi, đồi bệ Taung Kalat cũng được gọi là Núi Popa, để tránh nhầm lẫn, núi lửa (với miệng núi lửa của nó trên một mặt núi) được gọi là Taung Ma-gyi (đồi mẹ). | 1 | null |
Raetia (trên các dòng chữ khắc, bản thảo cổ đại thường sử dụng tên gọi Rhaetia; pron:. / Ri ː ʃə / hay / ri ː ʃiə /) là một tỉnh của đế quốc La Mã, nó được đặt theo tên của người Rhaetia (Raeti hoặc Rhaeti). Về phía tây nó giáp với vùng đất của người Helvetii, phía đông là với Noricum, về phía bắc là Vindelicia, phía Tây giáp với Cisalpine Gaul và phía nam giáp với Venetia et Histria. Như vậy nó bao gồm các khu vực ngày nay là miền đông và miền trung của Thụy Sĩ (bao gồm khu vực thượng nguồn sông Rhine và hồ Constance), miền nam Bavaria và Thượng Swabia, Vorarlberg, phần lớn Tirol, và một phần của Lombardy. Sau này Vindelicia-ngày này là miền đông Nam Wuerttemberg và tây nam Bavaria- cũng đã hợp thành một phần của Raetia. Biên giới phía bắc của Raetia dưới thời Augustus và Tiberius là sông Donau. Sau này biên giới phía bắc của nó đã trở thành một phần của phòng tuyến Limes Germanicus, trải dài 166 km về phía bắc của sông Donau. Raetia đã nối với Ý ở phía bên kia dãy núi An pơ nhờ con đường Via Claudia Augusta và đi qua đèo Reschen.
Lịch sử.
Có ít thông tin về nguồn gốc và lịch sử của người Raetia, vốn được ghi lại trong các thư tịch cổ đại là một trong những bộ lạc hùng mạnh và hiếu chiến nhất trong số của các bộ lạc ở dãy An pơ. Livy tuyên bố rằng họ có nguồn gốc từ người Etruscan (một giả thuyết được Niebuhr và Mommsen ủng hộ). Một truyền thuyết được Justin thuật lại và Pliny Già khẳng định rằng họ là một phần của những cư dân đã định cư ở vùng đồng bằng sông Po và đã bị những người Gaul xâm lược đánh đuổi tới vùng núi này, khi đó họ lấy tên gọi "người Raetia" theo tên của nhà lãnh đạo "Raetus", tuy nhiên, một nguồn gốc khác có thể đáng tin tưởng hơn đó là từ "Rait"("đất núi") trong tiếng Celt. Ngay cả khi nguồn gốc Etruscan của họ được chấp nhận, vào thời điểm vùng đất này được người La Mã biết đến, các bộ lạc người Celt đã chiếm hữu nó và đã đồng nhất hoàn toàn với cư dân bản địa của nó, và nói chung người Raetia sau này có thể được coi như là một tộc người Celt, mặc dù các bộ lạc không phải người Celt(thí dụ như Euganei) cũng đã sinh sống ở giữa họ.
Người Raetians được Polybius đề cập đầu tiên (nhưng chỉ tình cờ), và họ ít được nhắc đến cho đến tận sau khi kết thúc nền Cộng hòa. Tuy nhiên, có rất ít nghi ngờ rằng họ vẫn giữ được độc lập cho đến khi Tiberius và Drusus tiến hành chinh phục họ trong năm 15 CN.
Lúc đầu Raetia hình thành một tỉnh riêng biệt, nhưng vào cuối thế kỷ thứ 1 CN, Vindelicia đã được sáp nhập vào nó, vì vậy mà Tacitus (Germania, 41) có thể nói rằng "Augusta Vindelicorum" (Augsburg) là "một thuộc địa của tỉnh Raetia". Toàn tỉnh (bao gồm cả Vindelicia) đầu tiên nằm dưới quyền của một thái thú quân đội, sau đó dưới quyền một kiểm sát trưởng, nó không có quân đội thường trực đóng quân ở đây, nhưng nó lại dựa vào sự bảo vệ từ quân đội địa phương của mình và lực lượng dân quân tới thế kỷ thứ 2.
Trong suốt triều đại của Marcus Aurelius, Raetia nằm dưới sự cai quản của viên tướng chỉ huy Legio III Italica, đóng quân ở Castra Regina (Regensburg) vào năm 179 CN. Dưới thời Diocletianus, Raetia là một phần trong giáo phận dân sự của "vicarius Italiae", và được chia thành "Raetia prima", với một praeses tại "Curia Raetorum" (Chur) và "Raetia secunda", với một praeses tại "Augusta Vindelicorum" (Augsburg). Ranh giới giữa chúng không được xác định rõ ràng.
Trong những năm cuối cùng của Đế quốc Tây La Mã, vùng đất này rơi vào tình trạng tiêu điều, nhưng sau đó khi người Ostrogoth chiếm đóng nó dưới triều đại Theodoric Đại đế, ông ta đã đặt nó dưới quyền một "Dux", để khôi phục lại sự thịnh vượng ở một mức độ nào đó của vùng đất này.
Kinh tế.
Vùng đất này có rất nhiều đồi núi và người dân của nó khi không tham gia vào những cuộc cướp bóc, chủ yếu nuôi sống bản thân mình bằng cách chăn nuôi gia súc và khai thác gỗ rừng, và họ ít chú ý đến nông nghiệp. Tuy nhiên, một số thung lũng của nó cũng giàu có và màu mỡ, và sản xuất ra loại rượu vang được coi là có chất lượng ngang ngửa với bất kỳ loại rượu vang nào tại Italia. Bản thân Augustus ưa thích rượu vang Raetia hơn bất kỳ loại nào khác. Những sản vật khác nữa là hắc ín, mật ong, sáp, và pho mát.
Địa lý con người.
Những thành thị chính của Raetia (không bao gồm Vindelicia) đó là "Tridentum" (Trento) và "Curia" (Coire hoặc Chur). Đã có hai con đường La Mã lớn chạy qua vùng đất này- Via Claudia Augusta bắt đầu từ Verona và Tridentum qua đèo Reschen tới đèo Fern và từ đó đến Augusta Vindelicorum (Augsburg), và một con đường khác từ "Brigantium" (Bregenz) trên bờ hồ Constance đi qua Chur và Chiavenna tới Como và Milan. | 1 | null |
Serie A 2012-13 (hay còn được gọi là Serie A TIM vì một lý do tài trợ) là mùa giải thứ 81 kể từ khi bắt đầu mùa giải đầu tiên và lần thứ 3 kể từ khi tổ chức theo một hội đồng giám sát giải Serie B. Mùa giải bắt đầu từ 25 tháng 8 năm 2012 đến 19 tháng 5 năm 2013. Juventus là đội đương kim vô địch.
Tổng cộng có tất cả 20 đội sẽ thi đấu, gồm 17 đội trụ hạng mùa giải trước và 3 đội mới lên hạng từ Serie B. Như các mùa giải trước, Nike sẽ cung cấp bóng thi đấu cho mùa giải này với mô hình mới Nike Maxim Serie A cho tất cả các trận đấu.
Những sự kiện diễn ra trước và trong mùa giải.
Mùa giải 2012-13 đón chào sự trở lại của Pescara, Torino và Sampdoria. Pescara được trở lại sau 19 năm vắng mắt, Torino là 3 năm và Sampdoria là một năm. Đây là mùa giải mà Cagliari rời sân Stadio Sant'Elia sau hơn 40 năm gắn bó. Vì các vấn đề về an toàn mà sân này phải đóng cửa, và sau khi thảo luận, câu lạc bộ đã đồng ý lấy sân Is Arenas làm sân nhà và buổi lễ chính thức diễn ra vào ngày 26 tháng 7 năm 2012. Hiện Cagligari đang quy hoạch một sân vận động mới đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên, sau khi kiểm tra chất lượng sân Is Arenas, ban tổ chức Serie A kết luận sân này chưa đạt chuẩn an toàn nên không cho phép mở cửa để khán giả vào sân. Điều này đồng nghĩa với việc những trận đấu trên sân nhà của Cagliari sẽ không có khán giả. Nhưng đến vòng 5, Cagliari mở sân, cảnh sát địa phương đã có cuộc họp với đội bóng về việc hủy trận đấu, vì thế là trận đấu bị hủy, kết cục là đội bóng này bị xử thua 0-3.
Bảng xếp hạng.
<onlyinclude>
</onlyinclude>
Thứ hạng mỗi đội sau mỗi vòng đấu.
Đây là bảng thống kê thứ hạng của mỗi đội sau mỗi vòng đấu. Số liệu thống kê hết 22-4-2013 | 1 | null |
Emil Alexander August von Berger (sinh ngày 4 tháng 6 năm 1813 tại Bad Segeberg; mất ngày 23 tháng 3 năm 1900) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã tham gia trong ba cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức. Ông đã trở thành một trung tướng của Phổ.
Sự nghiệp.
Vào ngày 1 tháng 6 năm 1830, Emil von Berger đã trở thành một thiếu sinh quân trong Trung đoàn Bộ binh Hanover, và khoảng một tháng sau ông được phong cấp Thiếu úy. Vào năm 1839, ông gia nhập lực lượng Quân đội Phổ. Đến năm 1843, ông được phong cấp Trung úy của Phổ. Năm 1848, trong cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ nhất, ông phục vụ với vai trò là sĩ quan phụ tá của Tổng tư lệnh quân đội Schleswig-Holstein. Năm 1849, ông trở lại phục vụ như một chỉ huy đại đội trong quân đội Phổ, rồi lên chức Đại úy vào năm 1850, Thiếu tá năm 1857 và Thượng tá năm 1861. Vào tháng 5 năm 1863, ông gia nhập Trung đoàn Phóng lựu Cận vệ số 8, và đến tháng 9 năm đó ông được phong quân hàm Đại tá, trở thành tư lệnh của trung đoàn này.
Vào năm 1864, ông chỉ huy trung đoàn của mình tham gia cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ hai chống Đan Mạch, đóng một vai trò trong cuộc tấn công thắng lợi vào Dybbøl. Nhờ những cống hiến của mình trong cuộc chiến tranh, Berger đã được tặng thưởng Huân chương Quân công của Phổ ("Pour le Mérite") và Huân chương Đại bàng Đỏ hạng III cùng với các thanh gươm.
Về sau, ông chỉ huy trung đoàn của mình trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, tham gia trong các trận chiến tại Gitschin và Königgrätz ở Böhmen. Vì vậy, ông được tặng thưởng Huân chương Vương miện hạng II. Sau cuộc chiến, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Lữ đoàn Bộ binh số 11 và được phong quân hàm Thiếu tướng vào ngày 31 tháng 12.
Khi cuộc Chiến tranh Pháp-Đức bùng nổ năm 1870, ông chỉ huy Lữ đoàn Bộ binh Cận vệ số 4 tham gia trong các trận đánh lớn ở Gravelotte và Sedan, đồng thời đóng một vai trò trong cuộc vây hãm Paris. Quân sĩ dưới quyền ông đã tham chiến tại trận Le Bourget lần thứ nhất, trong đó một cuộc phá vây của quân Pháp bị đẩy lùi. Sau cuộc chiến, từ năm 1874 cho đến năm 1876, ông giữ chức vụ tư lệnh pháo đài Ulm. Ông được thăng đến quân hàm Trung tướng.
Phong tặng.
Emil von Berger đã được phong tặng những huân chương sau đây: | 1 | null |
Phùng Ngọc Huy (sinh ngày 8 tháng 2 năm 1985) là một nam ca sĩ và diễn viên người Việt Nam. Anh được đông đảo khán giả biết đến với vai trò là diễn viên sau vai Quốc trong phim truyền hình "Cổng mặt trời" và giành giải "Mai Vàng vào" năm 2010. Ngoài ra, anh còn tham gia các bộ phim như "Chạm vào quá khứ", "Mua láng giềng gần", "Tay chơi miệt vườn"…
Tiểu sử và sự nghiệp.
Sinh ra và lớn lên tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phùng Ngọc Huy từng theo học ngành y nhưng bỏ dở giữa chừng để theo đuổi nghiệp ca hát bằng việc đầu tiên là đi hát đám cưới. Năm 2008, anh gia nhập vào chung công ty với Đan Trường nhưng không thành công.
Một năm sau khi chấm dứt hợp đồng, khi cánh cửa nghệ thuật đang dần khép lại thì Phùng Ngọc Huy bén duyên với nghiệp diễn xuất qua vai Phán "củi" trong phim "Nữ sinh". Vào năm 2010, Phùng Ngọc Huy tham gia bộ phim "Cổng mặt trời" trong vai Quốc, đóng cặp với nữ diễn viên Lê Bê La. Vai diễn này đã giúp con đường nghệ thuật của Phùng Ngọc Huy thật sự nở hoa với giải "Mai Vàng" (hạng mục Nam diễn viên truyền hình) và được công chúng biết đến nhiều hơn.
Năm 2011, Phùng Ngọc Huy phát hành album "Chạy trốn tình yêu" tặng kèm 4 MV với sự góp mặt của Lê Bê La.
Hiện tại, Phùng Ngọc Huy định cư và làm việc ở Mỹ. Anh vẫn tiếp tục đi hát và ra sản phẩm âm nhạc, đồng thời tự học guitar và dàn dựng video
Đời tư.
Anh và cố diễn viên Mai Phương yêu nhau từ sau bộ phim Cổng Mặt Trời, và có con cùng với nhau năm 2013 Mai Phương sinh một bé gái tên là Phùng Ngọc Thiên Như (Lavie). Sau đó thì hai người lại ly thân, anh sang Mỹ định cư. | 1 | null |
Cappadocia là một tỉnh của đế quốc La Mã ở Tiểu Á (ngày nay là khu vực trung đông Thổ Nhĩ Kỳ), với thủ phủ của nó là Caesarea. Nó được Hoàng đế Tiberius (trị vì từ năm 14-37 CN) thành lập vào năm 17 CN, sau khi vị vua cuối cùng của Cappadocia, Archelaus, qua đời. Nó là một tỉnh của hoàng đế, có nghĩa là viên thống đốc của nó (legatus Augusti) được hoàng đế trực tiếp bổ nhiệm. Vào cuối thế kỷ thứ 1, tỉnh này còn sáp nhập thêm các vùng đất như Pontos và Tiểu Armenia.
Lịch sử.
Đồng minh của người La Mã.
Trước khi trực tiếp nằm dưới sự cai trị của đế quốc, Cappadocia là một trong những quốc gia kế tục đế quốc của Alexandros Đại đế. Vương quốc Cappadocia đã được cai trị bởi triều đại Ariarathes từ năm 331 TCN cho đến năm 95 TCN. Dưới thời Ariarathes IV, Cappadocia lần đầu tiên đã giao thiệp với Cộng hòa La Mã như là một đồng minh chống lại kẻ thù chung đó là vua Seleukos, Antiochos III Đại đế, trong cuộc chiến tranh La Mã-Syria từ năm 192-188 TCN. Sau chiến thắng của Roma trước Antiochos, Ariarathes IV bắt đầu mối quan hệ hữu nghị với nhà nước Cộng hòa bằng việc hứa hôn con gái của ông với vua Pergamum, một đồng minh của La Mã. Các vị vua Ariarathes sau đó sẽ trở thành một đồng minh quan trọng của Roma ở phía Đông. Cappadocia cũng sẽ hỗ trợ Roma trong cuộc chiến tranh Macedonia lần thứ ba chống lại Perseus của Macedonia từ năm 171-166 TCN. Chiến thắng của Roma trước vương quốc Seleukos và Macedonia đã khiến cho nhà nước Cộng hòa trở thành một cường quốc ở phía đông Địa Trung Hải.
Khi vua Attalos III (năm 138-133 TCN) qua đời mà không có người thừa kế trong năm 133 trước Công nguyên, ông đã trao lại Vương quốc Pergamon cho Roma. Eumenes III sau đó tuyên bố là vua của Pergamon và chiếm lấy vùng đất này. Vào năm 130 TCN, vua Cappadocia Ariarathes V đã hỗ trợ cho viên chấp chính quan La Mã Publius Licinius Crassus Dives Mucianus trong nỗ lực thất bại của ông ta nhằm lật đổ Eumenes III. Cả Crassus và Ariarathes V đều tử trận cuộc chiến tranh chống lại Eumenes III. Cái chết của Ariarathes V đã dẫn đến việc người con trai nhỏ tuổi của ông, Ariarathes VI, được đưa lên làm vua Cappadocia. Vua Mithridates V của Pontus sau đó gả Laodice, con gái của ông ta cho Ariarathes VI nhằm tăng cường sự khống chế đối với Cappadocia. Mithridates V còn phát động một cuộc xâm lược quân sự vào Cappadocia, và khiến cho vương quốc này nằm dưới sự bảo hộ của Vương quốc Pontos. Mặc dù trên danh nghĩa độc lập, ảnh hưởng của Pontos đối với Cappadocia vẫn sẽ tiếp tục dưới triều đại con trai của ông ta, Mithridates VI của Pontos.
Trong năm 116 trước Công nguyên, vua Ariarathes VI đã bị một quý tộc Cappadocia tên là Gordius sát hại theo lệnh của vua Mithridates VI. Mithridates VI tiếp đó đưa em gái của ông, Laodice, góa phụ của vua Ariarathes VI, lên làm nhiếp chính cho vị vua nhỏ Ariarathes VII và tiếp tục duy trì sự kiểm soát của Pontos đối với vương quốc này. Sau khi vua Nicomedes III của Bithynia kết hôn với Laodice, ông ta đã cố gắng để sáp nhập Cappadocia vào vương quốc của mình và lật đổ Ariarathes VII. Mithridates VI nhanh chóng xâm chiếm và đánh đuổi Nicomedes III khỏi vùng đất này, khôi phục lại ngai vàng cho người cháu Ariarathes VII của ông, và đưa Cappadocia quay trở lại phạm vi ảnh hưởng của Pontos. Chưa dừng lại ở đó, vị vua Pontos sau đó còn sát hại Ariarathes VII trong năm 101 trước Công nguyên, và đưa người con trai mới tám tuổi của ông ta, Ariarathes IX, lên làm ông vua bù nhìn của Cappadocia. Vì là một đứa trẻ thế nên Ariarathes IX đã không thể duy trì được sự kiểm soát đối với vương quốc, và các quý tộc Cappadocia sau đó đã nổi loạn chống lại sự cai trị của ông trong năm 97 trước Công nguyên rồi tôn Ariarathes VIII, con trai của Ariarathes VII, lên làm vua. Mithridates nhanh chóng dập tắt cuộc nổi loạn và lưu đày Arirarathes VIII, sau đó ông ta khôi phục lại ngai vàng Cappadocia cho con trai mình.
Vương quốc chư hầu.
Các cuộc chiến tranh Mithridates.
Trong năm 95 TCN vua Nicomedes III của Bithynia đã phái một sứ thần đến Roma và thỉnh cầu quyền cai trị đối với vương quốc này. Tương tự, Mithridates VI của Pontus cũng phái sứ thần đến Roma nhằm tìm kiếm sự chấp thuận của người La Mã cho sự thống trị của ông đối với Cappadocia. Tuy nhiên, viện nguyên lão La Mã đã không giao lại vương quốc này cho một trong hai người. Thay vào đó, viện nguyên lão yêu cầu cả Pontos và Bithynia phải rút khỏi Cappadocia và đảm bảo sự độc lập của nó. Viện nguyên lão còn ra lệnh lật đổ Ariarathes IX. Với sự hỗ trợ quân sự từ thống đốc La Mã của Cilicia, Lucius Cornelius Sulla, Ariobarzanes I đã được đưa lên làm vua của Cappadocia. Với việc Ariobarzanes I được đưa lên ngôi vào năm 95 trước Công nguyên, Cappadocia đã trở thành một chư hầu của Cộng hoà La Mã.
Trong năm 93 trước Công nguyên, con rể của Mithridates VI, Tigranes Đại đế đã đem quân xâm chiếm Cappadocia theo chỉ thị từ vị vua Pontos. Tigranes đã lật đổ Ariobarzanes I, người sau đó đã chạy trốn tới Roma, và đưa Gordius lên làm vị vua chư hầu mới của Cappadocia. Với việc Cappadocia trở thành một vương quốc chư hầu của Armenia, Tigranes tạo ra một vùng đệm giữa vương quốc của mình với Cộng hòa La Mã. Sau khi đã giành được Cappadocia, Mithridates xâm lược Vương quốc Bithynia và đánh bại vua Nicomedes IV trong năm 90 trước Công nguyên. Nicomedes IV buộc phải chạy trốn đến Ý. Một phái đoàn nguyên lão sau đó được phái đến phía đông để khôi phục lại vương quốc cho cả Nicomedes IV và Ariobarzanes I. Mặc dù đang vướng vào cuộc chiến tranh đồng minh ở Ý, Roma đã có thể khôi phục thành công ngôi vị cho cả hai vị vua nhờ vào ảnh hưởng ngày càng tăng của nhà nước Cộng hòa trong khu vực.
Vào năm 89 trước Công nguyên, sau khi đã tiến hành dàn xếp hòa bình với Roma và với việc Ariobarzanes I được khôi phục lại ngôi vua của Cappadocia, Mithridates VI tiếp tục xâm chiếm Cappadocia một lần nữa, và lại đưa người con trai của mình Ariarathes IX lên làm vị vua bù nhìn dưới sự cai trị của Pontos. Hành động của Mithridates ở Cappadocia đã gây ra cuộc chiến tranh Mithridates lần thứ nhất (từ năm 89-85 TCN) giữa Roma và Pontos cùng với đồng minh Armenia của nó. Lucius Cornelius Sulla sau đó được trao quyền chỉ huy quân đội La Mã trong cuộc chiến tranh này vào năm 87 TCN và đánh bại Mithridates VI cùng các đồng minh của ông ta trong năm 85 TCN. Do phải tập trung vào việc đối phó với những thách thức chính trị đang ngày càng tăng ở Roma, Sulla đã áp đặt các điều khoản ôn hòa đối với Mithridates VI: Mithridates phải từ bỏ sự kiểm soát của ông đối với Bithynia và Cappadocia, đồng thời khôi phục lại ngai vàng cho Ariobarzanes I và Nicomedies IV, các vị vua chư hầu của La Mã. Đổi lại, Roma cho phép Mithridates VI giữ lại sự cai trị của ông ta ở Pontos.
Khi Nicomedes IV qua đời trong năm 74 TCN, ông ta đã trao lại vương quốc Bithynia cho Cộng hòa La Mã. Cái chết của ông đã gây ra một khoảng trống quyền lực ở Tiểu Á và điều đó cho phép Mithridates VI xâm lược và chinh phục vương quốc vô chủ này. Với Mirthidates VI việc lại có mưu đồ nhằm vào các vùng đất nằm dưới sự bảo hộ của người La Mã ở Tiểu Á, bao gồm Cappadocia, Roma đã tiến hành cuộc chiến tranh Mithridates lần thứ ba để kết thúc mối đe dọa đến từ Pontos. Roma đã phái chấp chính quan Lucius Licinius Lucullus đến châu Á và ông ta sau đó lần lượt đánh tan quân Pontos và đồng minh Armenia của họ, tái khẳng định sự thống trị của La Mã đối với các quốc gia chư hầu ở châu Á vào năm 71 TCN và chinh phục Pontos chinh phục trong quá trình này. Khi Mithridates VI trốn sang Armenia, Lucullus xâm lược vương quốc này trong năm 69 TCN.
Bất chấp giành được những thành công ban đầu, Lucullus đã không thể chấm dứt chiến tranh một cách hoàn toàn. Năm 66 trước Công nguyên, Mithridates VI và Tigranes đã có thể chiếm lại các vương quốc của họ và Lucullus đã được triệu hồi về Roma. Viên nguyên lão sau đó phái tiếp Pompeius Vĩ Đại tới phía Đông và ra lệnh cho ông ta phải kết thúc cuộc chiến tranh này. Sau khi bị Pompeius đánh bại, Mithridates VI lại chạy trốn tới Armenia. Tuy nhiên, Tigranes, lần này lại từ chối đón nhận ông ta. Mithridates VI sau đó buộc phải chạy trốn về phía bắc và vượt qua biển Đen để tới vương quốc Bosporus vốn đang nằm dưới sự cai trị của Machares, con trai ông ta. Khi Machares từ chối phát động một cuộc chiến mới chống lại Roma, Mithridates VI đã sát hại ông và chiếm đoạt ngai vàng Bosporus cho riêng mình. Trong khi Mithridates VI mong muốn gây chiến với người La Mã một lần nữa thì người con trai út của ông ta, Pharnaces II của Pontos, lại không muốn như vậy và ông ta đã âm mưu lật đổ cha mình. Kế hoạch của ông sau đó bị phát hiện, nhưng quân đội của Mithridates lại không muốn giao chiến với Pompeius và quân đội của ông ta, đã quay ra ủng hộ Pharnaces. Họ sau đó đã ép Mithridates VI phải tự sát trong năm 63 TCN. Pharnaces II nhanh chóng phái một sứ thần tới chỗ Pompeius với lời đề nghị xin quy phục. Pompeius chấp nhận sự quy phục của Pharnaces II và đổi lại, công nhận Pharnaces II là vị vua chư hầu của La Mã ở Vương quốc Bosporus.
Với việc Mithridates VI bị đánh bại, Pompeius đã chính thức sáp nhập Bithynia, Pontos, và Cilicia thành các tỉnh mới của Cộng hòa La Mã. Pompeius còn tiến xâm lược Armenia trong năm 64 trước Công nguyên và buộc Tigranes phải đầu hàng ông cùng với đó Armenia trở thành một vương quốc chư hầu của Roma. Với việc Armenia đã quy phục, Pompeius sau đó tiến về phía nam và phế truất vị vua chư hầu Antiochus XIII Asiaticus ở Syria rồi chính thức sáp nhập nó thành một tỉnh của Cộng hòa La Mã. Sau cái chết của Ariobarzanes I, Pompeius đưa con trai ông ta là Ariobarzanes II lên làm vị vua chư hầu mới của La Mã ở Cappadocia, đây cũng là một trong những việc làm cuối cùng của ông ở phía đông trước khi trở về Roma.
Ariobarzanes II đã trị vì cho đến tận năm 51 trước Công nguyên trước khi ông bị ám sát bởi lực lượng trung thành với đế chế Parthia. Viện nguyên lão La Mã sau đó tuyên bố con trai của ông Ariobarzanes III là thừa kế hợp pháp, và cùng với sự hỗ trợ quân sự từ viên thống đốc La Mã ở Cilicia, Marcus Tullius Cicero, ông ta đã được lên làm vua của Cappadocia. Trong năm 50 TCN, Ariobarzanes III, được sự hỗ trợ của Cicero, đã phát hiện ra một âm mưu của Athenais Philostorgos II, mẹ của Ariobarzanes III, bà ta định lật đổ ông và đưa người em trai Ariarathes X của ông lên làm vua. Cicero và Ariobarzanes III sau đó đã cùng nhau trục xuất Athenais khỏi Cappadocia.
Các cuộc nội chiến La Mã.
Cappadocia đã giữ một vai trò quan trọng trong các cuộc nội chiến của Cộng hòa La Mã. Khi mà Julius Caesar vượt qua sông Rubicon trong năm 49 trước Công nguyên và bắt đầu cuộc nội chiến, nhiều thành viên của viện nguyên lão La Mã dưới sự lãnh đạo của Pompeius đã bỏ chạy về phía đông. Vua Ariobarzanes III của Cappadocia ban đầu ủng hộ Pompeius chống lại Caesar, để đền đáp sự ủng hộ của Pompey cho người cha của ông nhiều năm trước đó. Tuy nhiên, sau chiến thắng của Caesar trước Pompeius trong trận Pharsulus và sau khi Pompeius bị ám sát vào năm 48 trước Công nguyên, Ariobarzanes III đã tuyên bố trung thành với Caesar. Caesar sau đó bổ nhiệm Gnaeus Domitius Calvinus làm thống đốc La Mã ở khu vực châu Á và giữ vai trò là người đại diện chính thay mặt cho ông ở Tiểu Á trong khi ông tới Ai Cập.
Với việc người La Mã đang bị phân tâm bởi cuộc nội chiến, Pharnaces II, vị vua chư hầu La Mã của Vương quốc Bosporus và còn là người con trai út của Mithridates VI, đã quyết định nắm lấy cơ hội này, ông ta đã chinh phục Colchis và Tiểu Armenia (vùng lãnh thổ thuộc tỉnh Pontos của La Mã). Các vị vua của Cappadocia và Galatia, tương ứng là Ariobarzanes III và Deiotarus đã kêu gọi Calvinus bảo vệ họ và chẳng bao lâu sau đó Calvinus cũng đã đem quân tiến đánh Pharnaces II. Họ chạm trán với nhau trong trận Nicopolis ở miền đông Anatolia, tại đây Pharnaces II đánh bại quân đội La Mã và giày xéo phần lớn Cappadocia, Pontos và Bithynia.
Sau khi đánh bại quân đội của nhà Ptolemaios trong trận sông Nile, Caesar rời Ai Cập vào năm 47 trước Công nguyên và tiến quân qua Syria, Cilicia, và Cappadocia để đối mặt với Pharnaces II. Khi Pharnaces II nghe tin Caesar đang tiến đến cùng với đội quân thiện chiến của ông ta, ông đã phái sứ thần tới cầu hòa nhưng Caesar đã từ chối. Sau đó, Caesar đánh bại hoàn toàn Pharnaces II trong trận Zela và khôi phục lại sự thống trị của La Mã trên khắp Tiểu Á. Sau khi trở về vương quốc Bosporos, Pharnaces II đã bị Asander-con rể của ông- ám sát. Đổi lại, Caesasr đã phong cho Asander làm vị vua chư hầu mới của vương quốc này. Caesar sau đó sáp nhập Tiểu Armenia vào Cappadocia để tạo thành một vùng đệm cho những quyền lợi của Roma ở Tiểu Á chống lại một cuộc xâm lược từ phía đông trong tương lai.
Vào ngày 15 tháng 3 năm 44 trước Công nguyên, Ceasar đã bị các thành viên của viện nguyên lão La Mã ám sát, đứng đầu trong số họ là Marcus Junius Brutus và Gaius Cassius Longinus. Phe "Những người giải phóng" sau đó bỏ trốn khỏi Ý và đoạt lấy quyền làm chủ các tỉnh phía đông của nhà nước Cộng hòa và các nước chư hầu phía đông, bao gồm cả Cappadocia vào năm 43 TCN. Khi Ariobarzanes III cảm thấy khó chịu với mức độ can thiệp của La Mã vào vương quốc của mình, Cassius đã hành quyết ông và đưa em trai của ông Ariarathes X lên làm vua của Cappadocia vào năm 42 TCN. Một năm sau đó, sau khi Brutus và Cassius bị đánh bại trong trận Philippi, thành viên của chế độ Tam đầu chế là Marcus Antonius đã nắm quyền làm chủ các tỉnh Đông cùng với các vương quốc chư hầu. Trong năm 36 trước Công nguyên, Antonius đã cho hành quyết Ariarathes X rồi đưa Archelaus lên làm vị vua chư hầu mới của Cappadocia.
Sau khi Octavius giành chiến thắng trước Antonius trong trận Actium vào năm 31 TCN, Archelaus và các vị vua chư hầu phía đông khác tuyên bố sự trung thành của họ với Octavius. Đổi lại, Octavius cho phép ông và các vị vua chư hầu khác giữ lại ngai vàng cho họ.
Khi Octavius trở thành "Augustus" và là vị hoàng đế La Mã đầu tiên vào năm 27 trước Công nguyên, Cappadocia trở thành một vương quốc chư hầu quan trọng và đáng tin cậy ở phía đông. Archelaus đã trở thành một vị vua chư hầu quan trọng đối với chính sách phía đông của Augustus. Augustus coi Archelaus như một nhà cai trị trung thành, và cam kết sẽ không chuyển đổi Cappadocia trở thành một tỉnh trực tiếp. Như một phần thưởng cho sự trung thành của ông, trong năm 25 TCN, Augustus đã giao cho Archelaus vùng lãnh thổ của Cilicia dọc theo phía đông Địa Trung Hải và Tiểu Armenia dọc theo Biển Đen. Augustus đã giao cho Archelaus thêm những vùng lãnh thổ này cốt để loại bỏ nạn hải tặc ở miền đông Địa Trung Hải và để xây dựng một vùng đệm giữa Roma và đế quốc Parthia.
Tỉnh của La Mã.
Thời kì Nguyên Thủ.
Cappadocia vẫn là một vương quốc chư hầu quan trọng và đáng tin cậy ở phía đông dưới triều đại Hoàng đế Augustus. Tuy nhiên, chính sách của Roma đối với Cappadocia đã thay đổi sau khi Augustus qua đời vào năm 14 CN và dưới triều đại của Hoàng đế Tiberius. Trước kia, Tiberius đã bị Archelaus coi thường vì vị vua Cappadocia đã tỏ ra ủng hộ Gaius Caesar, một trong những người cháu nội của Augustus và là người thừa kế chính. Trong lúc Tiberius thoái ẩn trên đảo Rhodes của Hy Lạp từ năm 6 TCN đến năm 2 CN, mặc dù trên danh nghĩa là người chỉ huy một nửa phía đông của đế quốc, thì vào năm 1 TCN Archelaus lại công nhận Gaius Caesar, lúc đó là một chỉ huy quân sự cấp dưới của Tiberius, như là người đại diện đúng nghĩa của Augustus. Mặc dù Gaius Caesar là người được Augustus chọn để kế vị, cái chết của ông vào năm 4 CN trong khi đang tham gia chiến dịch quân sự ở Armenia đã buộc Augustus phải chọn Tiberius và chỉ định ông ta là người kế nhiệm ông.
Ngay khi nắm giữ ngai vị hoàng đế vào năm 14 CN, Tiberius đã tạo lập nên một sự thay đổi trong chính sách phía đông của Roma. Nhằm mục đích trực tiếp nắm giữ những tài nguyên của Cappadocia và tìm cách loại bỏ Archelaus, Tiberius đã triệu tập Archelaus đến Roma vào năm 17 CN. Vào thời điểm đó, Archelaus đã cai trị Cappadocia với tư cách là vua chư hầu của Roma trong hơn năm mươi năm. Khi ông đến Roma, Tiberius đã buộc tội Archelaus đang nuôi dưỡng kế hoạch nổi loạn và cho giam cầm ông, tại đây ông qua đời vì nguyên nhân tự nhiên ngay sau đó. Sau đó Tiberius giao cho người con nuôi Germanicus của mình giám sát các vấn đề của Roma ở phía Đông, và tiếp đó sáp nhập Cappadocia trực tiếp vào đế quốc bằng cách biến vương quốc này trở thành một tỉnh của La Mã. Tiberius còn trao cho con riêng của vợ Archelaus là Artaxias III quyền cai trị vương quốc chư hầu Armenia và cho con trai của Archelaus, Archelaus II cai trị của vương quốc chư hầu Cilicia của La Mã. Đến phương đông vào năm 18 CN, Germanicus đã củng cố sự kiểm soát La Mã trên khắp Cappadocia và khu vực. Theo lệnh của Hoàng đế, Germanicus cũng thôn tính luôn quốc gia hàng xóm phía đông nam của Cappadocia, vương quốc chư hầu Commagene, vào đế quốc như một phần của tỉnh Syria.
Trong thế kỷ 1, Polemon II của Pontus đã cai trị trên những tàn tích của vương quốc Pontos (Tiểu Armenia và Colchis) với vai trò là một vị vua chư hầu của La Mã. Tuy nhiên, vào năm 62 CN, Hoàng đế La Mã Nero đã lật đổ ông và sáp nhập vương quốc của ông vào đế quốc bằng cách hợp nhất lãnh thổ cũ của ông vào Cappadocia.
Với sông Euphrates là biên giới ở phía đông, Cappadocia là tỉnh nằm xa về phía đông nhất của đế quốc. Thủ phủ của nó, Caesarea (Kayseri ngày nay), lại nằm gần khu vực trung tâm Anatolia, cách xa biên giới với Parthia. Sau khi được sáp nhập, tỉnh này được cai quản bởi một thống đốc thuộc tầng lớp kị sĩ với tước hiệu kiểm sát trưởng. Các viên kiểm sát trưởng chỉ có quyền huy những đơn vị quân trợ chiến và phải trộng cậy vào viên legate của hoàng đế thuộc tầng lớp nguyên lão ở Syria. Sau cuộc nội chiến La Mã vào năm 69, Hoàng đế Vespasianus đã biến nó thành một tỉnh thuộc viện nguyên lão và khiến cho viên thống đốc của nó tương đương với người đồng cấp ở Syria. Vì là một tỉnh thuộc viện nguyên lão nên vào giữa thế kỷ thứ hai, Cappadocia giữ lại một đơn vị đồn trú quân sự thường trực gồm ba quân đoàn và một số đơn vị quân trợ chiến, tổng cộng hơn 28.000 quân. Sự hiện diện quân sự ở Cappadocia đóng vai trò như là một lực lượng phản ứng quan trọng đối với các cuộc xâm lược từ đế quốc Parthia và cho phép La Mã dễ dàng can thiệp vào công việc nội bộ của vương quốc chư hầu Aremenia.
Người Cappadocia đầu tiên được nhận vào viện nguyên lão La Mã là Tiberius Claudius Gordianus, dưới triều đại của Marcus Aurelius vào giữa thế kỷ thứ hai.
Thời kì quân chủ.
Sau khi Diocletianus tiến hành tổ chức lại tỉnh, các vùng lãnh thổ Pontic và Armenia đã được tách ra, và tỉnh chỉ còn lại vùng đất Cappadocia ban đầu. Nó đã được cai quản bởi một consularis và thuộc giáo phận Pontus. Vào cuối thập niên 330, nửa phía đông của tỉnh được tách ra để hình thành nên các tỉnh Armenia Prima và Armenia Secunda. Vào năm 371, hoàng đế Valens lại tách khu vực phía tây nam xung quanh Tyana, mà đã trở thành Cappadocia Secunda dưới quyền một praeses, trong khi phần còn lại trở thành Cappadocia Prima, vẫn dưới quyền một consularis.
Đế quốc Byzantine.
Trong giai đoạn từ năm 535-553, dưới triều đại của hoàng đế Justinian I, hai tỉnh đã được sáp nhập lại thành một đơn vị duy nhất dưới quyền một thống đốc tỉnh. Trong những năm đầu thế kỷ thứ 7, khu vực này đã bị đế quốc Sassanid chiếm đóng một thời gian ngắn. | 1 | null |
Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (tiếng Anh - Jet Propulsion Laboratory, viết tắt JPL) là một trung tâm nghiên cứu và phát triển được tài trợ bởi chính phủ liên bang Hoa Kỳ, đồng thời là một trung tâm chuyên sâu về lĩnh vực sức đẩy phản lực của NASA nằm ở Pasadena, California. JPL được quản lý thông qua Đại học công nghệ California (Caltech) nằm gần đó.
Chức năng chính của phòng thí nghiệm là thiết kế và vận hành các robot phi thuyền tới các hành tinh, cũng như trên quỹ đạo Trái Đất và các sứ mệnh thiên văn học khác. Đồng thời nó cũng chịu trách nhiệm điều hành mạng lưới không gian chuyên sâu của NASA (NASA's Deep Space Network).
Những phát minh ứng dụng trong đời sống.
Đầu những năm 1990, Eric Fossum làm việc chăm chỉ trong phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực của NASA nhằm giảm kích thước của camera trên tàu vũ trụ. Giải pháp ông đưa ra là sử dụng cảm ứng pixel động CMOS (camera trên chip). Hệ thống thu nhỏ này đã mở đường cho các cảm ứng hiện dùng trong điện thoại. Đó là sự ra đời của "điện thoại có camera".
"Súng phun nước Super Soaker" phổ biến trong một thời gian dài, nó thậm chí còn dùng để chỉ những khẩu súng nước nói chung. Nó có nguồn gốc từ công trình nghiên cứu của giáo sư Lonnie Johnson, thuộc phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.