text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Lớp thiết giáp hạm "Colossus" bao gồm hai chiếc thiết giáp hạm "Colossus" và "Hercules" của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc, nằm trong số những thiết giáp hạm thế hệ dreadnought đầu tiên tiếp theo sau chiếc "Dreadnought" hạ thủy vào năm 1906. Nguyên được dự định như một phần của lớp thiết giáp hạm "Neptune", hai con tàu này có vỏ giáp dày hơn cùng một số khác biệt so với chiếc "Neptune", nên theo truyền thống "Neptune" được tách ra thành một lớp của riêng nó. Chúng là những thiết giáp hạm dreadnought cuối cùng của Hải quân Hoàng gia được trang bị pháo , vì lớp "Orion" tiếp theo được trang bị pháo . Bối cảnh. Vào năm 1908, Bộ Hải quân Anh bắt đầu lo ngại trước thông tin Đế quốc Đức, đối thủ tiềm năng trong một cuộc xung đột hải quân trong tương lai, đang bí mật chế tạo thiết giáp hạm dreadnought để qua mặt số lượng mà Hải quân Anh đang hoạt động. Cuộc vận động nhằm tăng tốc chương trình chế tạo dreadnought được dẫn đầu bởi Đô đốc Jacky Fisher, vốn là Thứ trưởng Hải quân Anh đương nhiệm. Tuy nhiên, vẫn có sự phản đối đáng kể đề nghị này, nhất là bởi Winston Churchill lúc đó đang là Chủ tịch Ủy ban Thương mại. Sự chống đối cuối cùng bị bỏ qua, và "Colossus" cùng với "Hercules" được chấp thuận cho chế tạo trong tài khóa 1909. "Colossus" được hạ thủy vào ngày 9 tháng 4 năm 1910, được hoàn tất và đưa vào biên chế vào tháng 7 năm 1911; "Hercules" được hạ thủy vào ngày 10 tháng 5 năm 1910 và đưa ra hoạt động vào ngày 31 tháng 7 năm 1911. Thiết kế. Khi thiết kế lớp "Colossus", các nhà lãnh đạo Bộ Hải quân Anh cuối cùng cũng ghi nhận sự mong manh của tàu chiến chủ lực Anh trong bối cảnh Hải quân Đế quốc Đức đã bắt đầu chuyển sang cỡ pháo trên các tàu chiến của họ. Vì vậy độ dày của đai giáp quay trở lại như trên chiếc "Dreadnought", nhưng với thỏa hiệp giảm bớt sự bảo vệ bên trong để bù trừ. Thiết kế cũng chịu ảnh hưởng bởi lớp thiết giáp hạm "Delaware" của Hoa Kỳ có khả năng bắn mười khẩu pháo qua mạn cùng một lúc. Để tiết kiệm 50 tấn trọng lượng bên trên, cột ăn-ten chính được hạ thấp; ngoài trọng lượng, cột ăn-ten chính còn bị cho là kém giá trị. Trong khi đó khiếm khuyết chính của chiếc "Dreadnought" khi bố trí cột ăn-ten trước ngay phía sau ống khói trước lại bị lặp lại không thể giải thích được. Trên lớp "Colossus", tình huống này càng thêm nặng nề do công suất lớn hơn của các nồi hơi mà hơi đốt dẫn vào ống khói. Hệ thống động lực lần đầu tiên được chia thành ba ngăn thay vì hai. Điều này được cho là nhằm tăng cường chống ngập nước bù trừ lại sự không có vách ngăn bảo vệ. Hệ thống động cơ tương tự như được trang bị trước đây, ngoại trừ sự sắp xếp lại bên trong cho phép phòng động cơ giữa hoạt động độc lập trong điều kiện chạy đường trường để tiết kiệm nhiên liệu. Dàn pháo chính được giữ lại tương tự như trên lớp "Neptune", ngoại trừ phần nhô của các tháp pháo bên mạn được thu nhỏ để tiết kiệm chỗ, cho phép kéo dài phần cấu trúc thượng tầng phía trước và cải thiện việc bố trí dàn pháo hạng hai. Vũ khí. Dàn pháo chính bao gồm mười khẩu BL /50 caliber Mk XII, bố trí trên năm tháp pháo nòng đôi. Tháp pháo "A" được đặt ở sàn trước trên trục giữa con tàu. Các tháp pháo "P" và "Q" được bố trí so le trên sàn chính, với "P" bên mạn trái phía trước và "Q" bên mạn phải lùi ra phía sau. Các tháp pháo bên mạn trên lý thuyết có góc bắn 170°, tức khoảng 5° từ trục giữa phía mũi đến khoảng 5° từ trục giữa phía đuôi. Chúng cũng có góc bắn giới hạn phía mạn bên kia nếu như tháp pháo mạn kia bị hỏng. Tháp pháo "Y" được đặt ở sàn sau trên mức sàn chính, và tháp pháo "X" được đặt ngay phía trước ở một mức sàn cao hơn để bắn thượng tầng bên trên tháp pháo "Y". Góc bắn của các tháp pháo "A", "X" và "Y" là khoảng 270°. Trọng lượng của đạn pháo bắn ra là , và tốc độ bắn tối đa là hai phát mỗi phút; cho dù để trinh sát điểm đạn rơi, tốc độ bắn thực hành trong tác chiến chỉ là một phát mỗi phút. Dàn pháo hạng hai bao gồm mười sáu BL Mk VII trên các bệ nòng đơn. Nhằm tăng cường hiệu quả tối đa của chúng trong vai trò phòng thủ chống các cuộc tấn công bằng ngư lôi từ các tàu nhỏ, mười khẩu được bố trí trên cấu trúc thượng tầng phía trước do suy diễn rằng hầu hết các cuộc tấn công ngư lôi xuất phát từ phía trước; sáu khẩu còn lại được bố trí trên cấu trúc thượng tầng phía sau. Đến năm 1917, ba trong số các khẩu này trên "Colossus" được tháo dỡ, thay bằng một khẩu pháo 4-inch và một khẩu pháo 3-inch phòng không. Chúng còn mang bốn khẩu pháo 3-pounder (57 mm) trên cấu trúc thượng tầng. Giống như mọi thiết giáp hạm vào thời đó, lớp "Colossus" còn được trang bị ống phóng ngư lôi. Chúng được đặt trong lườn tàu và phóng ra ngầm dưới nước; được bố trí một ống phóng mỗi bên mạn và một ống phía đuôi. Vũ khí mang theo là ngư lôi Hardcastle , có tốc độ tối đa và tầm hoạt động hiệu quả khoảng . Vỏ giáp. Vỏ giáp bảo vệ của lớp tàu này nặng hơn so với ba lớp thiết giáp hạm dẫn trước, tất cả đều có vỏ giáp mỏng hơn so với chiếc HMS "Dreadnought". Đai giáp chính, kéo dài từ sàn trước đến sàn sau ngang với các nòng pháo chính, dày . Đai giáp trên có chiều dài tương tự, dày phía giữa tàu bên trên các khoang động lực và hầm đạn, giảm còn phía trước và phía đuôi tàu. Trong suốt chiều dài của phần thành trì trung tâm, sàn tàu trên bọc thép dày trong khi sàn dưới dày . Phía sau tháp pháo X, sàn dưới dày và được tăng lên ở tận cùng đuôi tàu để bảo vệ bánh lái và chân vịt. Vách ngăn trước được bố trí ngay trước tháp pháo A, dày phía trên và giảm còn bên dưới lớp sàn bọc thép. Vách ngăn sau được bố trí ngay sau tháp pháo Y, dày và giảm còn . Mặt trước tháp pháo dày trong khi mặt hông dày và nóc dày . Các bệ tháp pháo có độ dày thay đổi từ đến tùy theo mức độ bảo vệ của các lớp giáp lân cận như bệ tháp pháo bên cạnh, lớp giáp hông và sàn tàu. Tháp chỉ huy được bảo vệ bởi vỏ giáp dày , và ống liên lạc dày . Tổng trọng lượng vỏ giáp của con tàu là , trong đó đai giáp chiếm . Động lực. Động lực được cung cấp bởi các turbine hơi nước Parsons áp lực cao, dẫn động bốn trục chân vịt. Có mười tám nồi hơi do Babcock and Wilcox sản xuất, làm việc dưới áp lực ; mỗi nồi hơi gồm ba lò đốt một lỗ đơn kiểu tiêu chuẩn Admiralty, mỗi lò tiêu thụ than mỗi giờ. Công suất tối đa theo thiết kế là ; các con tàu có thể mang theo tối đa than và dầu đốt, cho phép có tầm hoạt động tối đa ở tốc độ đi đường trường hoặc ở tốc độ . Trong những điều kiện tối ưu khi chạy thử máy, chúng đạt được tối đa , duy trì được tốc độ trong 8 giờ, và đạt được một tốc độ trung bình trong 30 giờ chạy liên tục ở công suất .
1
null
Sư đoàn 9 thuộc Quân đoàn 4, Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập ngày 2 tháng 9 năm 1965 tại căn cứ Suối Nhung, tỉnh Phước Thành miền Đông Nam Bộ (chiến khu Đ) trên cơ sở hai trung đoàn Q761 và Q762. Quá trình phát triển. Với đội ngũ cán bộ khung chi viện từ miền bắc, các cán bộ và chỉ huy của sư đoàn 9 (F9) hầu hết là các chỉ huy cũ của hai trung đoàn này. Sư đoàn trưởng đầu tiên là đại tá Hoàng Cầm, cùng chính ủy Lê văn Tưởng. Chiến sĩ trong đội hình thành lập sư đoàn có đủ cả ba miền, đông đảo nhất là con em Nam Bộ từng tham gia đồng khởi. Theo VNCH, đây là đơn vị cấp sư đoàn đầu tiên của "Việt Cộng" tức quân giải phóng Miền Nam, với mật danh Công trường 9 có quân số khoảng 4000-5000 người ban đầu. (Thật ra, cùng thời điểm 2/9/1965 còn có sư đoàn 3 Sao Vàng thành lập ở Bình Định với quy mô 2-3 trung đoàn luân phiên). Sư đoàn 9 còn có tên "sư đoàn Đồng Dù". Vừa mới thành lập F9, Sư đoàn 1 Bộ binh, Quân đội Hoa Kỳ (Sư đoàn Anh Cả Đỏ) và Sư đoàn 5, Quân lực Việt Nam Cộng hòa tiến hành chiến dịch Bushmaster 1. F9 đã giao chiến với đơn vị đối phương tấn công căn cứ của mình 11/1965 ở Dầu Tiếng. Trận Bàu Bàng năm 1965 này là trận đánh cấp sư đoàn đầu tiên trên chiến trường miền Nam của hai phía trong Chiến tranh Việt Nam. Năm 1966, F9 lại giao chiến với Sư đoàn 1 Bộ binh Hoa Kỳ trong Chiến dịch Rolling Stone ở Tân Bình (tháng 2) và chiến dịch Attleboro ở Dầu Tiếng (tháng 11). Trung đoàn Lộc Ninh được tăng cường cho F9 (còn gọi là "trung đoàn 3") nâng tổng số lên 7000 người kể cả chỉ huy. Đến năm 1967, một lần nữa tại Bàu Bàng, F9 lại giao chiến với Sư đoàn một "Anh Cả Đỏ" trong chiến dịch Junction City. Cuối năm 1967, F9 chuẩn bị gấp gáp để tiến sát vùng ngoại ô Sài Gòn, chuẩn bị cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân. Đây là chiến dịch có quy mô, thời gian và hỏa lực lớn nhất, cũng là sự kiện đẫm máu nhất của sư đoàn 9 trong suốt lịch sử thành lập lúc bấy giờ. Sau chiến dịch Mậu Thân, lực lượng F9 tổn thất nặng, phải rút lui về những miền nông thôn (Q761 còn chưa đầy 500 quân, Q762 còn hơn 500 người, Q763 mất hơn nửa đội hình) và ngừng hoạt động. Do nhu cầu tổ chức khung đơn vị cho các lực lượng miền tây Nam bộ, trung đoàn Lộc Ninh (Q763) rời F9. Bù lại, trung đoàn 95C F325 tăng cường cho F9 và cũng lấy tên trung đoàn 3 (còn gọi là "trung đoàn Hoa Lư"). Năm 1969 khi chuẩn bị đủ hỏa lực, F9 tiếp tục tấn công nhưng quy mô nhỏ và yếu dần, nhanh chóng bị đẩy lui sang lãnh thổ Campuchia. Tại đây, để đối phó với các cuộc tấn công của QLVNCH, bộ chỉ huy Miền thành lập đoàn 301 với các sư 5,7,9 và các đơn vị trợ chiến. Mặc dù bị tiêu hao nhiều khí tài và cơ sở, song đội hình F9 đã phục hồi hoàn toàn và đủ sức tấn công lớn, với đầy đủ cơ giới vào năm 1971. Năm 1972 F9 tham gia chiến dịch Nguyễn Huệ rồi tấn công cứ điểm Cần Lê, nhưng thất bại, phải đi vòng về Bình Long để đánh An Lộc, lần đầu tiên có xe tăng phối hợp. Tuy nhiên đây là trận đánh không thành công, các đơn vị khác gồm cả thiết giáp cũng không dứt điểm được và phải rút lui. Đội hình chịu thương vong nặng nề vì B52 của Mỹ, tiêu hao phần lớn binh lực vào cuối chiến dịch (cũng như mất hầu hết số xe tăng). Cuối năm 1972 F9 mới có đủ quân tiếp viện để rút ra ngoài vây lỏng vùng phía bắc ngoại vi Sài Gòn và củng cố lại đội hình trên căn cứ vững chắc của mình. Ngày 20 tháng 7 năm 1974, khi Quân đoàn 4 được thành lập, F9 được biên chế vào trụ cột quân đoàn này, với Võ văn Dần làm sư trưởng. F9 tăng cường tham gia Chiến dịch Đường 14 - Phước Long, chiến dịch tấn công Xuân Lộc. Sau đó F9 chuyển sang phía tây phối thành đoàn 232 (cùng với F5 và sư đoàn Phước Long). F9 tham gia đánh Biệt Khu Thủ Đô và đây là trận đánh cũng rất đẫm máu, trận cuối cùng bị máy bay của đối phương rải bom trúng đội hình. Song chiến dịch cũng toàn thắng, F9 hạ bộ tư lệnh và cũng vào Sài Gòn sớm nhất. Kết thúc chiến dịch, đơn vị được trả về Quân đoàn 4 với đội hình các sư đoàn 5, 7, 9. Suốt thời gian Chiến tranh Việt Nam và làm nhiệm vụ Quốc tế cao cả, đã có trên 24 ngàn cán bộ chiến sĩ của Sư đoàn 9 đã hy sinh (Đang tiếp tục tìm kiếm,tổng hợp). Những anh hùng nổi tiếng của sư đoàn là Trừ Văn Thố, Tạ Quang Tỷ, Đoàn Hoàng Minh, Nguyễn Đức Nghĩa, v.v... Các vị chỉ huy nổi tiếng của Quân đội nhân dân Việt Nam vốn là cán bộ F9 gồm Hoàng Cầm, Lê Văn Tưởng, Hoàng Thế Thiện, Tạ Minh Khâm, Nguyễn Thới Bưng, Võ văn Dần, Nguyễn Văn Thái, Lê Văn Dũng, Đào Lợi, Nguyễn Năng Nguyễn, Nguyễn Minh Chữ, Huỳnh Hồng Sơn. Khi Pôn Pốt đánh vào biên giới tây nam, F9 tham gia chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và được mệnh danh là Quả đấm thép miền đông nam bộ trên đất Ăng co. Sư đoàn đã hai lần được Nhà nước Việt Nam phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Cấu trúc sư đoàn. Q.761. Gọi tắt là trung đoàn 1, đơn vị bộ binh chủ lực F9 và cũng là trung đoàn đầu tiên của Quân giải phóng miền nam. Tiền thân là các tiểu đoàn đồng khởi hình thành từ bộ đội huyện. Các tiểu đoàn 1,2,3 tổng hợp lại tháng 7/1961 (nên gọi là Q761) thành trung đoàn hoàn chỉnh. Sau chiến thắng Bình Giã cuối năm 1964, đơn vị mang tên "trung đoàn Bình Giã" trước khi về với F9. Giữ nguyên biên chế đến ngày nay. Q.762. Gọi tắt là trung đoàn 2, chủ lực F9, được tập hợp tháng 7/1962 từ khung là bộ đội tập kết, với 2 tiểu đoàn 4 và 5. Di chuyển vào miền đông năm 1964, được tăng cường tiểu đoàn 6 của quân khu. Sau trận Bình Giã, các chỉ huy tiếp tục tung quân đánh "áp sát" Mỹ và thắng luôn trận Đồng Xoài vào giữa tháng 5/1965. Đơn vị mang tên "trung đoàn Đồng Xoài" với các tiểu đoàn 4,5,6. Giữ nguyên biên chế đến ngày nay. E3. Ban đầu là trung đoàn 2-sư đoàn 4 QK9 thành lập ở miền tây nam bộ. Lần lượt đưa từng tiểu đoàn 7,8,9 lên miền đông tăng cường lực lượng sau khi thành lập sư đoàn 9. Sau chiến thắng Lộc Ninh 1967, đơn vị này mang tên "trung đoàn Lộc Ninh" Q.763 của F9. Năm 1969, Q763 trở về lại miền tây, sau này trở về lại trung đoàn 2-sư 4. Trung đoàn Hoa Lư E95C thay thế, thuộc đội hình F9 nhưng chủ yếu là tác chiến hiệp đồng với các đơn vị khác. Giữ nguyên biên chế đến nay. Cùng với các lực lượng công pháo, phòng không, đặc công, trinh sát. Hiện nay là Trung đoàn BB3 đóng quân tại Xuân Tâm - Xuân Lộc - Đồng Nai Lãnh đạo hiện nay. - Sư đoàn trưởng: Đại tá Ngô Ngọc An - Chính ủy: Đại tá Nguyễn Hữu Thắng - Phó Sư đoàn trưởng Tham Mưu Trưởng: Thượng tá Nguyễn Quyết Thắng - Phó Chính ủy: Đại tá Phạm Văn Hồng - Phó Sư đoàn trưởng: Đại tá Dương Đình Toán - Phó Sư đoàn trưởng: Đại tá Trịnh Lưu Bình + Cơ quan Sư đoàn: - CNCT: Đại tá Hồ Viết Quảng - CN HC-KT: Thượng tá Nguyễn Tất Dương - Trưởng ban Xăng dầu: Đại úy Đào Xuân Tươi
1
null
"Sunday Morning" là ca khúc của ban nhạc The Velvet Underground, hợp tác cùng nữ ca sĩ người Đức Nico. Đây là ca khúc mở đầu cho album đầu tay năm 1967 của họ, "The Velvet Underground & Nico" và cũng là đĩa đơn được phát hành cùng với "Femme Fatale" trước đó vào năm 1966. Thu âm. Tháng 11 năm 1966, Wilson đưa cả nhóm tới phòng thu Mayfair Recording Studios ở Manhattan. Theo ý kiến của nhà sản xuất Tom Wilson, album cần 1 ca khúc hát chính bởi Nico để làm đĩa đơn mới. Ca khúc mới được sáng tác theo giọng của Nico và được Lou Reed và John Cale hoàn thiện trong buổi sáng chủ nhật. Ban nhạc ban đầu dự định trình diễn ca khúc với Nico hát chính, nhưng khi thu âm, Reed lại là người hát chính, còn Nico chỉ tham gia hát nền phía sau. Những bản băng thâu nháp cuối cùng cho thấy "Sunday Morning" là ca khúc được ghi ngay trước "I'm Waiting for the Man". Đây chính là ca khúc cuối cùng được thu âm cho album "The Velvet Underground & Nico". Theo Reed, chủ đề của ca khúc là gợi ý từ Andy Warhol: Với mục đích tạo nên bản hit cho album, "Sunday Morning" sử dụng nhiều hiệu ứng và cách sản xuất tân tiến hơn các ca khúc khác trong album. Cale gợi ý sử dụng celesta khi anh nhìn thấy nhạc cụ này trong phòng thu và quyết định dùng nó để thu âm. Anh cũng chơi viola và piano khi ghi đè, trong khi Sterling Morrison, vốn là tay guitar phụ của nhóm, buộc phải chơi bass dù không hề thích nhạc cụ này. Các bản hát lại. "Sunday Morning" từng được hát lại bởi rất nhiều nghệ sĩ, có thể kể đến Rusty, Villagers, Bettie Serveert, Beck, Chris Coco & Nick Cave, Nina Hagen, James, Oh-OK, Elizabeth Cook, NY Loose, the Feelies, Orchestral Manoeuvres in the Dark, The Queers, Strawberry Switchblade, Wally Pleasant, Matthew Sweet và Susanna Hoffs. Nhóm song ca rock Nhật Bản Flare bao gồm Sugizo và Yuna Katsuki, cũng đưa ca khúc này vào trong đĩa đơn năm 2004 của mình là "Uetico". Nhóm The Teenage Kissers của Nhật cũng thu âm ca khúc này trong album đầu tay "Virgin Field". Belle & Sebastian cũng trình diễn ca khúc này trong các buổi trình diễn trực tiếp. Ấn bản trực tiếp bởi ban nhạc Oh-OK sau này cũng được đưa vào album tuyển tập "The Complete Recordings". Bản hát lại của nhóm Doug Anthony All Stars được đưa vào mùa 1 của serie phim hài "DAAS Kapital" của Úc, song không xuất hiện trong ấn bản DVD hay đoạn sitcom khoa học viễn tưởng vì "những ràng buộc hợp đồng... và chúng tôi chưa bao giờ được trả tiền để ưu tiên sử dụng nó", theo Paul McDermott. Các đoạn hợp âm được Mark Kramer sử dụng trong ca khúc "Don't Come Around". Trong phần ca từ, câu hát "I love this song" hàm ý chỉ các ca khúc của The Velvet Underground đều xuất sắc hơn của Kramer.
1
null
Thiền sư Liễu Quán (chữ Hán: 了觀; 1667 – 1742) là một cao tăng Việt Nam, thuộc đời pháp thứ 35, tông Lâm Tế. Sư là người khai lập ra Thiền phái Liễu Quán, một nhánh Thiền mang đậm phong cách của Văn hóa Phật giáo Việt Nam còn truyền lại đến ngày nay. Thân thế và đạo nghiệp. Căn cứ theo văn bia do nhà sư Thiện Kế soạn năm 1748, thì Thiền sư Liễu Quán sinh vào giờ Thìn, ngày 18 tháng 11 năm Đinh Mùi (1667) tại làng Bạch Mã, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Sư nguyên họ Lê nhưng không rõ tên thật. Thiệt Diệu (實耀) chỉ là pháp danh, Liễu Quán (了觀) là tên tự. Quá trình tu học. Lúc 6 tuổi, Sư mồ côi mẹ. 12 tuổi (1678), Sư được cha đưa đi chùa Hội Tôn ở Phú Yên lễ Phật. Gặp Thiền sư Tế Viên (người Trung Quốc), Sư tỏ ra quý mến và xin ở lại chùa để học đạo. Được bảy năm thì thầy viên tịch (1685), Sư ra kinh thành Thuận Hóa (Huế) xin học với Thiền sư Giác Phong (người Trung Quốc) ở chùa Hàm Long (sau đổi là chùa Báo Quốc; nay thuộc địa phận phường Phường Đúc, thành phố Huế). Ở đấy được một năm, năm Tân Mùi (1691), Sư phải trở về phụng dưỡng cha già, lấy nghề kiếm củi độ nhật và thuốc thang cho cha. Bốn năm sau cha mất (Ất Hợi, 1695), Sư lại trở ra Thuận Hóa thọ giới sa-di (sa. "śrāmaṇera") với Thiền sư Thạch Liêm (người Trung Quốc) ở chùa Thiền Lâm (nay thuộc xã Thủy Xuân, thành phố Huế). Năm Đinh Sửu (1697), Sư lại thọ giới cụ túc (sa. "upasampadā") với Thiền sư Từ Lâm (người Trung Quốc) ở chùa Từ Lâm (nay thuộc xã Thủy Xuân, thành phố Huế). Từ năm Kỷ Mão (1699), Sư đi đến nhiều chùa ở xứ Đàng Trong để xin tham vấn, trải bao khó nhọc. Đến năm Nhâm Ngọ (1702), nghe tiếng Thiền sư Minh Hoằng Tử Dung (gọi tắt là Tử Dung) là người truyền bá pháp Thiền thoại đầu của Tông Lâm Tế, Sư đến chùa Ấn Tôn (sau đổi là Từ Đàm; nay thuộc phường Trường An, thành phố Huế) ở kinh thành Thuận Hóa xin gặp Thiền sư để cầu pháp. Thiền sư Tử Dung dạy Sư tham cứu công án bằng câu: Song đến bảy, tám năm tham cứu mà chưa lãnh hội, trong lòng Sư tự lấy làm hổ thẹn . Một hôm, nhân đọc sách "Truyền Đăng Lục" đến câu: "Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ" (Chỉ vật truyền tâm, người không hiểu rõ được), thoạt nhiên Sư tỏ ngộ được yếu chỉ của Thiền. Nhưng vì núi sông cách trở, Sư không thể đến Thiền sư Tử Dung để trình sở ngộ được. Mãi đến mùa xuân năm Mậu Tý (1708), 42 tuổi, Sư lại trở ra chùa Ấn Tôn cầu Thiền sư Tử Dung ấn chứng. Sư đem hiểu biết của mình trình bày ra, đoạn nói đến câu "Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ", thì nghe Thiền sư đọc: Rồi hỏi: "Vậy là thế nào, nói nghe?" Sư Liễu Quán không đáp, chỉ vỗ tay cười ha hả. Thiền sư Tử Dung bảo: "Chưa phải". Sư nói: "Bình thùy nguyên thị thiết" (Trái cân vốn là sắt). Thiền sư lại bảo: "Cũng chưa phải". Sáng hôm sau, Thiền sư thấy Sư đi ngang, liền gọi lại bảo: "Chuyện hôm qua chưa xong, nói lại xem!" Sư thưa: Bấy giờ, Thiền sư mới cả khen. Sau đó, Sư vào rừng thông ở núi Thiên Thai lập am tranh (sau này là chùa Thiền Tôn hay Thuyền Tôn; hiện ở thôn Ngũ Tây, xã Thủy An, Huế) để tiếp tục tu tập . Mùa hạ năm Nhâm Thìn (1712), Thiền sư Tử Dung vào Quảng Nam dự lễ "Toàn viện" (theo văn bia). Nhân đó, Sư đem trình bài kệ "Dục Phật" (Tắm Phật). Thiền sư hỏi: Sư đáp: Thiền sư đọc: Sư đáp: Thấy Sư Liễu quán biện luận lanh lẹ, lâm cơ ứng biến rất phù hợp, nên Thiền sư Tử Dung tỏ ý vui mừng và ấn chứng. Thuyết pháp độ sinh. Kể từ đó (1708), Sư Liễu Quán vân du thuyết pháp độ sinh từ Phú Yên đến Phú Xuân, không nề khó nhọc . Mùa xuân năm Nhâm Dần (1722), Sư về trụ ở chùa Thiền Tôn ở núi Thiên Thai (Huế). Trong các năm Quý Sửu (1733), Giáp Dần (1734) và Ất Mão (1735); Sư nhận lời thỉnh của chư Tăng cùng các tể quan và cư sĩ ở Thuận Hóa, dự bốn lễ đại giới đàn. Đến năm Canh Thân (1740), Sư Liễu Quán lại được mời làm chủ tọa giới đàn Long Hoa Phòng Giới. Lễ xong, Sư trở về chùa Thiền Tôn. Thời ấy, chúa Nguyễn Phúc Chú (hay Trú) rất sùng kính đạo hạnh của Sư, nên nhiều lần triệu thỉnh vào phủ, nhưng Sư một mực từ chối vì "giữ chí lâm tuyền" (văn bia). Mùa xuân năm Nhâm Tuất (1742), khi ấy Sư đã ngoài 70 tuổi, nhưng vẫn đến làm chủ lễ giới đàn ở chùa Viên Thông (nay thuộc xã Thủy An, thành phố Huế). Đệ tử đến thụ giới kể cả xuất gia và tại gia có tới gần bốn ngàn người . Viên tịch. Cũng theo văn bia, thì cuối mùa thu năm ấy (1742), Thiền sư Liễu Quán đang an trú tại chùa Viên Thông thì có chút bệnh. Sư gọi đệ tử đến bảo: "Nhân duyên cuộc đời đã hết. Ta sắp về quê thôi!". Mọi người khóc. Sư bảo: "Các người buồn khóc điều chi vậy? Chư Phật xuất thế còn nhập Niết bàn; ta nay đi đã rõ ràng, về đã có nơi. Các người không nên buồn khóc". Đến tháng 11 âm lịch (1742), vài ngày trước khi tịch, Sư ngồi ngay ngắn tự cầm bút viết bài Kệ từ biệt như sau: Viết xong bài kệ, Sư nói: "Lời sau cùng của lão tăng nói gì đây? Vòi vòi nguy nga, xán lạn rực rỡ, xưa đến nay đi. Muốn hỏi việc đi đến thế nào, kìa trời xanh biếc lặng trong, trăng thu vằng vặc, đại thiên thế giới nhiều như cát đều hiển lộ toàn thân. Sau khi ta đi, các ngươi phải nhớ: Vô thường mau chóng, phải siêng năng tu học Bát-nhã. Chớ quên lời ta, hãy tinh tấn". Ngày 22, sau lễ trà sớm, Sư hỏi: "Bây giờ là giờ gì?" Đệ tử đáp: "Giờ Mùi". Sư an nhiên ra đi. Việc tâu lên, chúa Nguyễn Phúc Khoát sắc lập bia và ban thụy hiệu là "Chính Giác - Viên Ngộ Hòa Thượng". Theo văn bia vừa kể thì Thiền sư Liễu Quán viên tịch ngày 22 tháng 11 năm Nhâm Tuất (1742), trụ thế 75 năm . Kệ truyền pháp. Tổ sư Liễu Quán để lại bài kệ truyền pháp sau đây: Ghi nhận công lao. Tổ sư Liễu Quán thuyết pháp độ sinh 34 năm (1708-1742), độ xuất gia và tại gia kể đến hàng ngàn. Ghi nhận đóng góp của Sư cho Phật giáo Việt Nam, Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết: Ở thành phố Huế, hiện có con đường mang tên Sư Liễu Quán. Bảo tháp Sư Liễu Quán. Bảo tháp của Tổ sư Liễu Quán được lập ở chân núi Thiên Thai, thuộc vùng rừng thông của làng An Cựu xưa. Đây là một ngôi tháp đẹp, cổ kính và uy nghiêm. Lễ nhập di cốt của Sư vào tháp được tổ chức vào ngày 19 tháng 2 năm Quý Hợi (1743). Cách phía sau tháp độ 800 mét là chùa Thiền Tôn (hay Thuyền Tôn) do Sư sáng lập và là nơi Sư thường ở. Trong đó có quả đại hồng chung đúc năm Cảnh Hưng thứ 8 (1747) là di vật quý nhất . Nguồn tham khảo. Ngoài văn bia đã kể trên, còn tham khảo thêm các sách:
1
null
Hermann Emil Gottfried von Eichhorn (13 tháng 2 năm 1848 – 30 tháng 7 năm 1918) là một sĩ quan Quân đội Phổ, về sau đã lên quân hàm Thống chế trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ông là một tư lệnh của Mặt trận phía Đông. Ông đã được tặng thưởng Huân chương Quân công với Lá sồi. Tiểu sử. Eichhorn sinh ra tại Breslau ở tỉnh Schlesien vào ngày 13 tháng 2 năm 1848. Thông qua cha mình, ông nhận bằng quý tộc vào năm 1856, và gia nhập Quân đội Phổ vào năm 1866. Ông đã tham gia chiến đấu trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 và Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), học tại Học viện Quân sự Phổ ("Kriegsakademie"), và gia nhập Bộ Tổng tham mưu vào năm 1883. Vào năm 1897, ông được phong hàm Thiếu tướng, và được bổ nhiệm làm tham mưu trưởng của Quân đoàn VI ở Breslau. Năm 1901, ông lên quân hàm Trung tướng, chỉ huy Sư đoàn số 9 từ năm 1901 cho đến năm 1904 và Quân đoàn XVIII từ năm 1904 cho đến năm 1912. Năm 1912, ông trở thành Cục trưởng Cục thanh tra Quân đội VII, tổng hành dinh của các Quân đoàn XVI, XVIII, và XXI. Ông lên quân hàm Thượng tướng năm 1913. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914), do ngã ngựa, Eichhorn bị thương nặng và không thể tham chiến, nhưng đã đóng một vai trò trong trận Soissons. Ông trở thành tướng tư lệnh của Tập đoàn quân số 10 vào ngày 21 tháng 1 năm 1915, và giữ chức vụ này cho tới ngày 5 tháng 3 năm 1918. Vào tháng 2 năm 1915, Tập đoàn quân số 10 đã tham gia trong trận đánh lớn tại hồ Masuren, đánh bọc sườn Tập đoàn quân số 10 của Nga và tiêu diệt hoàn toàn một quân đoàn Nga. Sau đó, quân của Eichhorn tiếp tục tiến về phía đông. Vào tháng 8, ông đánh chiếm Kovno và sau đó là các pháo đài Grodno và Olita, đồng thời tiếp tục tiến vào nước Nga. Ông được tặng thưởng Huân chương Quân công vào ngày 18 tháng 8 năm 1915 và lá sồi gắn vào huân chương này vào ngày 28 tháng 9 năm 1915. Vào ngày 30 tháng 7 năm 1916, khi vẫn còn chỉ huy Tập đoàn quân số 10, Eichhorn trở thành tư lệnh tối cao của Cụm tập đoàn quân Eichhorn ("Heeresgruppe Eichhorn"), gồm cả Tập đoàn quân số 8 và số 10 ở Courland và Litva, và giữ cương vị này cho đến ngày 31 tháng 3 năm 1918. Vào ngày 18 tháng 12 năm 1917, Eichhorn được phong cấp Thống chế. Sau khi Nga rút khỏi chiến tranh và Hòa ước Brest-Litovsk được ký kết, quân đội Đức chiếm đóng Ukraina và bán đảo Krym. Vào ngày 13 tháng 4, Thống chế von Eichhorn trở thành tư lệnh tối cao của Cụm Tập đoàn quân Kiev ("Heeresgruppe Kiew") đồng thời là Thống đốc quân sự của Ukraina. Được sự hỗ trợ tài tình của Trung tướng Wilhelm Groener, ông đã theo đuổi một chính sách chiếm đóng khắc nghiệt, nhưng không mấy thành công trong việc chiếm giữ nguồn tài nguyên của Ukraina để đáp ứng cho nỗ lực chiến tranh của Đức. Sự hiện diện của người Đức đã làm cho nhiều người Ukraina phẫn nộ. Eichhorn, "vị vua không vương miện của Ukraina", đã bị một nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa cánh tả là Boris Mikhailovich Donskoy ám sát tại Kiev vào ngày 30 tháng 7. Ông được mai táng tại nghĩa trang Invaliden Friedhof ở Berlin. Di sản. Để tưởng niệm ông, con đường chính tại Kiev, đường Khreshchatyk, đã mang tên ông trong thời kỳ chiếm đóng của Đức Quốc xã.
1
null
Carl Friedrich Franz Victor Graf von Alten (sinh ngày 1 tháng 8 năm 1833 tại Hannover; mất ngày 24 tháng 9 năm 1901 tại Gainfarn, Đế quốc Áo-Hung) là một Thượng tướng Kỵ binh của Vương quốc Phổ. Cuộc đời. Alten khởi đầu sự nghiệp quân sự của mình vào năm 1852 với quân hàm Trung úy trong lực lượng Kỵ binh Cận vệ của Vương quốc Hanover, nhưng về sau ông gia nhập lực lượng Quân đội Phổ. Vào năm 1862, ông được bổ nhiệm làm tùy viên quân sự tại tòa Công sứ Phổ ở Den Haag, và vào năm 1866, ông được phong quân hàm Đại úy và trở thành chỉ huy đội kỵ binh trong Trung đoàn Thương kỵ binh Cận vệ số 1. Trên cương vị này, ông đã tham gia chiến đấu tại trận Königgrätz trong cuộc Chiến tranh nước Đức năm 1866. Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) ông được thăng quân hàm Thiếu tá. Trên cương vị là sĩ quan phụ tá của Vua Wilhelm I, và chứng kiến lễ tấn phong Wilhelm I làm vị Hoàng đế đầu tiên của một Đế quốc Đức thống nhất vào ngày 18 tháng 1 năm 1871 tại Versailles. Vào năm 1876, ông được phong cấp Thượng tá và trở thành tư lệnh của Trung đoàn Cận vệ tại thành phố Potsdam. Vào năm 1882, ông được thăng quân hàm Thượng tá và trở thành tư lệnh của Lữ đoàn Kỵ binh Cận vệ số 1 ở Berlin, đến năm 1887 lại lên chức Trung tướng và chỉ huy Sư đoàn Kỵ binh Cận vệ. Sang năm sau (1888), ông được bổ nhiệm làm Tướng phụ tá của Đức hoàng Friedrich III. Về sau, ông được bổ nhiệm làm Thống đốc quân sự của pháo đài liên bang Ulm vào năm 1889 và cuối cùng, năm 1891 ông được Đức hoàng Wilhelm II bổ nhiệm làm Thượng tướng Kỵ binh thuộc quyền Hoàng đế. Alten là một nhân vật nổi tiếng trong xã hội Berlin và được đề cập đến trong một số tiểu thuyết của nhà văn Theodor Fontane. Gia đình. Chị gái của Alten là Luise Gräfin von Alten, Công nương của Manchester và Devonshire. Người anh/em họ của ông là tướng Emil von Albedyll – Bộ trưởng Nội các Quân sự Phổ và Đức.
1
null
Thái độ của xã hội đối với quan hệ cùng giới ở nhiều nơi và các giai đoạn là khác nhau bao gồm từ việc mong muốn tất cả nam giới có quan hệ cùng giới hoặc chấp nhận hòa hợp tự nhiên cho đến xem như một tội lỗi nhẹ, chịu sự cấm đoán của luật pháp hay tử hình. Trong những nền văn hóa chịu ảnh hưởng của các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, luật pháp và nhà thờ quy định kê gian là một tội lỗi chống lại thần thánh hoặc thiên nhiên. Tuy nhiên, sự lên án tình dục hậu môn giữa nam giới có từ tư tưởng Kitô giáo. Nó cũng thường thấy ở Hy Lạp cổ đại, từ "không tự nhiên" có thể có từ Plato. Vị vua Friedrich II Đại Đế, tức "Friedrich Độc đáo", trị vì nước Phổ từ năm 1740 cho đến năm 1786, cũng bị nghi vấn đồng tính luyến ái. Có người đương thời nói ông hoang dâm với các triều thần. Nhiều quan lại trong Triều đình Phổ lúc đó hai đùa cợt về sự loạn dâm đồng tính. Đông Á. Ở Đông Á, tình yêu đồng giới có trong những tài liệu lịch sử xa xưa nhất. Các mối quan hệ thường giữa những người có tuổi tác và địa vị xã hội khác biệt nhau. Tuy nhiên, trong tiểu thuyết "Hồng Lâu Mộng", những tình yêu và tình dục cùng giới cũng không xa lạ đối với độc giả như là các mối tình dị tính luyến ái trong cùng một giai đoạn. Đồng tính luyến ái ở Nhật Bản, được biết đến dưới dạng chúng đạo hay nam sắc, những từ bị ảnh hưởng từ văn chương Trung Hoa, được ghi nhận từ hơn một ngàn năm và từng là một phần trong đời sống Phật giáo và truyền thống samurai. Văn hóa tình yêu đồng giới làm truyền thống hội họa và văn chương mô tả những mối quan hệ đó được nâng cao. "Kathoey" hay "trai nữ" (cô chàng) là một phần trong xã hội Thái Lan trong nhiều thế kỷ và quốc vương Thái Lan cũng có các "cung phi" là nam cũng như nữ. Kathoey có thể nữ tính hoặc là biến trang (transvestism). Văn hóa Thái thường coi họ là giới tính thứ ba. Họ thường được xã hội chấp nhận. Thái Lan chưa từng có luật cấm đồng tính luyến ái hoặc hành vi đồng tính. châu Âu. Những tài liệu Tây phương lâu đời nhất (trong hình thức mỹ thuật, văn học, và truyền thuyết) về mối quan hệ đồng tính được tìm thấy từ Hy Lạp thời thượng cổ, nơi các mối quan hệ đồng tính được xã hội tạo nên, được thành lập qua thời gian từ thành phố này đến thành phố khác. Lệ này, một hệ thống của những quan hệ giữa một người đàn ông lớn tuổi và một thanh niên đang trưởng thành, được xem là có giá trị dạy dỗ, đồng thời để kiềm chế mức độ gia tăng dân số, đôi khi bị xem là làm mất trật tự. Plato đã ca ngợi những lợi ích của việc này trong các tác phẩm ban đầu, nhưng trong các tác phẩm sau này ông đã đề nghị ngăn cấm nó. Trong Kinh Thánh có mô tả về Thành phố Sodome, nơi mà nhiều cư dân nam có hành vi tình dục đồng giới. Thành phố này đã bị thiêu hủy bởi trận mưa lửa từ trên trời do Thượng đế giáng xuống để trừng trị sự thác loạn của cư dân nơi đây. Từ "Sodome" cũng trở thành thông dụng để chỉ việc quan hệ tình dục đồng giới của nam tại phương Tây. Trong thời Phục Hưng, những thành phố ở miền bắc nước Ý, đặc biệt là Firenze và Venezia, rất nổi tiếng về việc ái tình đồng tính, được một phần khá lớn dân số nam theo và được tạo theo kiểu mẫu ở Hy Lạp và La Mã (Ruggiero, 1985; Rocke, 1996). Tuy nhiên, trong khi một phần khá lớn dân số nam theo tục lệ này, những nhà chức trách vẫn khởi tố, phạt và bắt bớ nhiều người. châu Mỹ. Trong xã hội thổ dân Bắc Mỹ, hình thức đồng tính luyến ái phổ biến nhất là những người được xem là có hai linh hồn. Những người này được hầu hết các bộ lạc công nhận và đặt tên cho vai trò này. Thường những người có hai linh hồn được công nhận lúc còn nhỏ, được cha mẹ cho lựa chọn để theo con đường này . Nếu đứa bé nhận vai trò, nó sẽ được dạy dỗ về các nhiệm vụ của mình, theo các phong tục của giới tính mà nó đã chọn. Những người này thường làm thầy pháp nhưng được xem là có nhiều quyền phép hơn các thầy pháp thường. Trong lĩnh vực tình dục, họ sẽ có quan hệ với những người khác phái. Chính nhạc disco có nguồn gốc từ sự liên kết ban đầu với lối sống của một bộ phận giới đồng tính luyến ái nam ở Thành phố New York và sau đó được phát triển trên nền tảng nhạc đại chúng da đen trong những năm của thập niên 1970. Trung Đông. Nhiều nhà thơ Hồi giáo (hầu hết là Sufi) tại các nước Ả Rập và Ba Tư trong thời trung cổ đã viết thơ ca tụng những thằng nhỏ đem rượu cho họ trong các quán rượu và ngủ chung giường với họ . Trong một số nền văn hóa Hồi giáo tục lệ đồng tính luyến ái rất phổ biến (xem Burton, Gide), và vẫn còn tồn tại ngày nay. Tại Trung Á, trên Đường tơ lụa, nơi giao điểm giữa hai nền văn hóa đông-tây, đã nảy ra một văn hóa đồng tính luyến ái. Trong đó có người " bacchá", thường là người tiếp đãi viên đồng thời làm nghề mại dâm thanh niên phái nam ăn mặc lộng lẫy và có trang điểm. Những người bachá hát và múa những bài hát khiêu dâm cho khán giả. Họ được huấn luyện từ còn nhỏ và làm việc cho đến khi râu mọc . Nam Thái Bình Dương. Trong xã hội Melanesia, đặc biệt ở Papua New Guinea, quan hệ cùng giới là một nét văn hóa cho đến giữa thế kỷ trước. Người Etoro và người Marind-anim chẳng hạn, còn coi dị tính luyến ái là tội lỗi và tôn vinh đồng tính luyến ái. Trong truyền thống Melanesia, một cậu bé chưa dậy thì sẽ được bắt cặp với một thiếu niên, người này sẽ trở thành tư vấn và là người "thụ tinh" cho cậu bé (đường miệng hay hậu môn tùy thuộc vào bộ tộc) trong vài năm để làm cho cậu bé đó dậy thì. Tuy nhiên, nhiều xã hội Melanesia trở nên căm ghét quan hệ cùng giới khi các nhà truyền giáo châu Âu đến truyền giáo. Hiện đại. Từ năm 1973, Hiệp hội Tâm thần học Mỹ không còn xem đồng tính luyến ái là một bệnh tâm thần nữa. Trong vài ba thập kỉ nay, tại các nước Tây phương có sự hình thành của một "nền văn hóa đồng tính". Tuy nhiên, cũng có nhiều người đồng tính không tham gia trong cộng đồng đó. Sau khi bị chính quyền Đức quốc xã cố ý tiêu diệt trong Chiến tranh thế giới thứ hai, những người đồng tính đã giành được nhiều quyền, đặc biệt là tại các nước Tây phương. Một số quốc gia gần đây đã cho phép người đồng tính có quyền kết hôn cũng như nhận con nuôi. Sự xuất hiện của HIV/AIDS từ giữa thập niên 1980 là một trong những vấn đề mà người đồng tính phải đương đầu trong thời gian gần đây. Trong lĩnh vực tôn giáo, một số nhóm tôn giáo cũng bắt đầu tỏ ra cởi mở với người đồng tính. Một giáo phái Do Thái giáo cũng bắt đầu mở dịch vụ làm lễ kết hôn cho người đồng tính, trong khi nhóm Anh giáo đã nhận một mục sư đồng tính. Một số ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng như Cher, Madonna,Lady Gaga, Christina Aguilera, Cyndi Lauper... đã đưa chủ đề người đồng tính vào những bài hát, video âm nhạc, những màn biểu diễn của mình để bày tỏ sự ủng hộ của họ với giới đồng tính luyến ái.
1
null
Nguyễn Công Thái (chữ Hán: "阮公寀", 1684-1758) là đại thần nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Sự nghiệp. Nguyễn Công Thái người làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Năm 1715 đời Lê Dụ Tông ông đỗ Đồng tiến sĩ khi 32 tuổi. Ra làm quan tới năm 1728 ông làm "Tế tửu Quốc Tử Giám", coi Binh phiên. Tháng 6 đến tháng 9 âm lịch năm Bảo Thái thứ 9 (1728), ông cùng Nguyễn Huy Nhuận lên vùng biên giới Tụ Long tổng Phương Độ châu Vị Xuyên phủ Yên Bình trấn Tuyên Quang, tra xét thực địa, tranh biện lý lẽ để đòi lại được đất đai đã mất cho nhà Thanh, xác định vị trí sông Đồ Chú nằm xa về phía bắc vùng đất Tụ Long, cùng hội với quan nhà Thanh (đương thời vua Ung Chính) dựng bia định biên giới ở hai bờ sông Đổ Chú. Đại Việt sử ký toàn thư viết: ("六月,...。命兵部左侍郞阮輝潤,祭酒阮公寀,往會淸委差於宣光,認地立界,疆事始定。 Lục nguyệt... Mệnh Binh bộ Tả thị lang Nguyễn Huy Nhuận, Tế tửu Nguyễn Công Thái, vãng hội ủy sai ư Tuyên Quang, nhận địa lập giới, cương sự thủy định.). Tháng 6.. Sai Binh bộ Tả thị lang Nguyễn Huy Nhuận, Tế tửu Nguyễn Công Thái, đến hội họp ủy sai bang giao ở Tuyên Quang, nhận đất lập biên giới, lần đầu tiên việc cương giới được xác định ổn định". Sau đó ông đỗ hàng thứ 3 trong Đông các, được kiêm chức Hiệu thư Đông các. Năm 1733 thời Lê Thuần Tông, ông được thăng làm Tả thị lang bộ Công, sau đó thăng làm Hữu thị lang bộ Hình. Chúa Trịnh Giang rất tín nhiệm tài văn học của ông. Thời Lê Ý Tông (1735-1740), Nguyễn Công Thái làm Tả thị lang bộ Lại, tước Ứng quận công, vẫn làm Bồi tụng như cũ. Lúc đó Trịnh Giang chơi bời bỏ chính sự, trong nước nhiều nơi nổ ra các cuộc nổi dậy. Nguyễn Công Thái bàn với Nguyễn Quý Cảnh đưa em Giang là Trịnh Doanh lên ngôi chúa. Việc đổi ngôi thực hiện thành công năm 1740. Trịnh Doanh lên ngôi chúa, phong Nguyễn Công Thái làm Suy trung dực vận công thần, cùng Nguyễn Quý Cảnh vào làm Tham tụng. Sau đó ông được thăng làm Thượng thư bộ Lễ. Sau đó vì mắc lỗi, ông phải ra trấn thủ Thanh Hóa, nhưng lại được về làm Tham tụng. Vì lời gièm pha của Đỗ Thế Giai, ông lại bị đưa ra trấn thủ Sơn Nam. Ít lâu sau, ông được thăng hàm Thiếu bảo và về hưu. Nhưng Trịnh Doanh sau đó lại mời ông ra làm quốc lão, rồi Thượng thư bộ Lại, hàm thái tử thái phó, rồi quay trở lại chức Tham tụng. Do không hợp với sủng thần Đỗ Thế Giai là người được lòng Trịnh Doanh, ông lại xin rút lui. Năm 1758, Nguyễn Công Thái qua đời, thọ 75 tuổi. Ông được truy tặng là thái phó, thụy là "Trung Mẫn". Nhận định. Sử gia Phan Huy Chú nhận định về ông như sau: Vinh danh. Tên của ông được đặt cho một con phố thuộc Khu đô thị mới Đại Kim, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
1
null
Dưới đây là kết quả các trận đấu trong khuôn khổ bảng D - vòng loại Giải vô địch bóng đá châu Âu 2008. 7 đội bóng châu Âu thi đấu trong hai năm 2006 và 2007, theo thể thức lượt đi-lượt về, vòng tròn tính điểm, lấy hai đội đầu bảng tham gia vòng chung kết Giải vô địch bóng đá châu Âu 2008. Kết thúc vòng loại, hai đội Cộng hòa Séc và Đức giành quyền tới Áo và Thụy Sĩ.
1
null
Dưới đây là kết quả các trận đấu trong khuôn khổ bảng E - vòng loại Giải vô địch bóng đá châu Âu 2008. 8 đội bóng châu Âu thi đấu trong hai năm 2006 và 2007, theo thể thức lượt đi-lượt về, vòng tròn tính điểm, lấy hai đội đầu bảng tham gia vòng chung kết Euro 2008. Kết thúc vòng loại, hai đội Croatia và Nga giành quyền tới Áo và Thụy Sĩ.
1
null
Hermann Konstantin von Gersdorff (sinh ngày 2 tháng 12 năm 1809 tại Kieslingswalde; mất ngày 13 tháng 9 năm 1870 tại Sedan, tỉnh Ardennes, Pháp), là một sĩ quan quân đội Phổ, đã trở thành Trung tướng và Tư lệnh của Sư đoàn số 22. Ông đã tham gia trong các cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức, và trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông từ trần do vết thương của mình trong trận Sedan vào tháng 9 năm 1870. Sự nghiệp quân sự. Sau khi được đào tạo tại Trường thiếu sinh quân Dresden, vào năm 1827, với quân hàm Thiếu úy, ông gia nhập Trung đoàn Bắn súng hỏa mai Cận vệ số 2 của Quân đội Phổ. Từ năm 1842 cho đến năm 1843, ông cùng với các tướng lĩnh như Wilhelm Hiller von Gärtringen (1809 - 1866) và August Graf von Werder (1808 - 1888) tham gia trong các chiến dịch của quân đội Nga ở vùng Kavkaz. Vào năm 1848, ông được giao công việc tổ chức các lực lượng Schleswig-Holstein trong cuộc Chiến tranh Schleswig-Holstein lần thứ nhất, tham gia trong các trận đánh tại Schleswig, Hadersleben và Kolding. Vào năm 1853, với quân hàm Thiếu tá, Gersdorff được bổ nhiệm vào bộ tham mưu của Sư đoàn số 16, đến năm 1859, lại trở thành Tư lệnh của Tiểu đoàn Jäger số 4, và vào năm 1860, trở thành tư lệnh của Trung đoàn Bộ binh Magdeburg số 4. Vào năm 1864, với quân hàm Thiếu tướng, ông chỉ huy Lữ đoàn Bộ binh số 11 trong cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ hai (cũng gọi là "Chiến tranh Đức-Đan Mạch"), và vào năm 1866 ông lại chỉ huy tiểu đoàn này trong cuộc chiến tranh chống Áo. Về sau này, ông lên chức Trung tướng và được bổ nhiệm làm chỉ huy của Sư đoàn số 22. Sau khi Julius Graf von Bose (1809 - 1894), Tướng tư lệnh của Quân đoàn XI bị trọng thương trong trận Wörth vào ngày 6 tháng 8 năm 1870 trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông được trao quyền chỉ huy quân đoàn này. Nhưng rồi, vào buổi sáng ngày 1 tháng 9 năm 1870, trong cuộc giao tranh ở Floing trong trận Sedan, ông bị thương nặng ở ngực. Đến ngày 13 tháng 9 năm 1870, ông qua đời tại Sedan. Vinh danh. Để tôn vinh ông, doanh trại bộ binh ở Wiesbaden (ngày nay mang tên Europaviertel) và Trung đoàn Bắn súng hỏa mai "von Gersdorff" (Kurhessisches) số 80 đã được đặt theo tên ông.
1
null
Dưới đây là kết quả các trận đấu trong khuôn khổ bảng F - vòng loại Giải vô địch bóng đá châu Âu 2008. 8 đội bóng châu Âu thi đấu trong hai năm 2006 và 2007, theo thể thức lượt đi-lượt về, vòng tròn tính điểm, lấy hai đội đầu bảng tham gia vòng chung kết Giải vô địch bóng đá châu Âu 2008. Kết thúc vòng loại, hai đội Tây Ban Nha và Thụy Điển giành quyền tới Áo và Thụy Sĩ. (*) Bàn thắng ghi được trong trận đấu giữa Đan Mạch và Thụy Điển không bao gồm trong tổng số ghi bàn như trận đấu đã bị hủy bỏ ở phút 89 và bãi bỏ đến thời điểm đó.
1
null
Enrico Letta (; sinh ngày 20 tháng 8 năm 1966) là đương kim Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Ý (Thủ tướng thứ 83 của Ý). Ông cũng đồng thời là Phó Tổng thư ký Đảng Dân chủ và dân biểu Hạ nghị viện Ý. Trước đây, Letta từng đảm đương các cương vị Bộ trưởng Đặc trách các vấn đề châu Âu (1998-1999), Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (1999-2001). Ông cũng kiêm nhiệm vị trí thư ký hội đồng Bộ trưởng (2006-2008). Xuất thân. Letta sinh tại thành phố Pisa, vùng Toscana, miền Trung Ý. Mẹ ông là người Sassari. Cha ông là Giorgio Letta, người Abruzzo và là giáo sư môn xác suất của khoa toán Đại học Pisa. Bản thân Enrico Letta cũng học đại học ngành chính trị và luật quốc tế tại Đại học Pisa và sau đó tại Viện Đại học Cao cấp Sant'Anna của Pisa nhận học vị tiến sĩ chuyên ngành pháp luật EU. Ông có một người chú tên là Gianni Letta vốn là đồng chí thân cận của Silvio Berlusconi. Sự nghiệp chính trị. Letta có một thời gian (trước năm 1994) là đảng viên Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (Ý). Là một đảng viên trẻ tuổi và có năng lực, ông được bầu làm Bí thư Đoàn Thanh niên Đảng Nhân dân châu Âu từ năm 1991 đến năm 1995. Năm 1994, khi Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo giải tán và một bộ phận đảng viên của nó thành lập Đảng Nhân dân Ý vẫn theo truyền thống dân chủ cơ đốc giáo, Letta trở thành đảng viên chính đảng mới này. Năm 1997, ông được bầu làm Phó Tổng thư ký của đảng. Năm 1998, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Đặc trách các vấn đề châu Âu. Năm 2001, Đảng Nhân dân Ý lại giải thể để sáp nhập vào Đảng Dân chủ là Tự do theo đường lối trung-tả. Letta trở thành đảng viên Đảng Dân chủ là Tự do. Ông ứng cử và trúng cử vào Hạ viện Ý. Suốt thời gian từ 2001 đến 2004, ông phụ trách lĩnh vực chính sách kinh tế của đảng. Từ năm 2004 đến năm 2006, ông là ủy viên Nghị viện châu Âu, là thành viên của Liên minh Nghị sĩ Dân chủ và Tự do của Nghị viện châu Âu, là ủy viên Ủy ban Kinh tế và Tiền tệ của Nghị viện châu Âu. Năm 2007, ông tham gia vận động để sáp nhập Đảng Dân chủ là Tự do cùng một số đảng cánh tả khác thành Đảng Dân chủ. Với 11% tổng số phiếu bầu, Letta đứng thứ ba trong cuộc bầu lãnh đạo đảng mới năm 2007. Năm 2009, ông được bầu làm Phó Tổng thư ký Đảng Dân chủ. Trở thành Thủ tướng. Ngày 24 tháng 4 năm 2013, Enrico Letta được Tổng thống Ý Giorgio Napolitano bổ nhiệm làm Thủ tướng và giao nhiệm vụ thành lập chính phủ liên minh để giải quyết tình trạng bế tắc của cuộc bầu cử năm 2013. Ngày 27 tháng 4 năm 2013, ông chính thức nhận vị trí lãnh tụ liên minh các Đảng Dân chủ, Đảng Nhân dân Tự do (đảng cánh hữu của nguyên Thủ tướng Silvio Berlusconi), Đảng Lựa chọn Dân sự (đảng trung dung của nguyên Thủ tướng Mario Monti). Ngày 13 tháng 2 năm 2014, sau những căng thẳng với đối thủ cánh tả của ông Matteo Renzi, Letta tuyên bố ông sẽ từ chức Thủ tướng vào ngày hôm sau. Matteo Renzi nhận được nhiều phiếu bầu trong đảng của mình và được tổng thống Giorgio Napolitano bổ nhiệm làm tân Thủ tướng. Ông là người trẻ thứ ba trong các Thủ tướng Ý thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
1
null
Dưới đây là kết quả các trận đấu trong khuôn khổ bảng G - vòng loại Giải vô địch bóng đá châu Âu 2008. 8 đội bóng châu Âu thi đấu trong hai năm 2006 và 2007, theo thể thức lượt đi-lượt về, vòng tròn tính điểm, lấy hai đội đầu bảng tham gia vòng chung kết Euro 2008. Kết thúc vòng loại, hai đội Hà Lan và România giành quyền tới Áo và Thụy Sĩ.
1
null
là trò chơi điện tử thể loại hành động nhập vai chặt chém do hãng Capcom phát triển cho hệ máy PlayStation 2 và đã phát hành tại Nhật Bản vào ngày 25 tháng 1 năm 2001. Trò chơi sau đó phát hành tại thị trường Bắc Mỹ vào ngày 13 tháng 3 và tại châu Âu vào ngày 06 tháng 6 năm 2001. Phiên bản cho hệ Xbox đã được phát triển để phát hành tại thị trường phương Tây trước vào ngày 28 tháng 1 sau đó mới trở lại Nhật Bản vào ngày 22 tháng 2 năm 2002. Phiên bản cho hệ máy tính cá nhân sử dụng hệ điều hành Windows cũng được thực hiện và phát hành trong năm 2003 tại châu Á và Nga nhưng nó không được phát hành ở phương Tây. Trò chơi lấy bối cảnh vào năm 1560 tại Nhật Bản sau trận Okehazama. Với việc lãnh chúa Nobunaga của gia tộc Oda (Akio Ōtsuka) khi thấy nắm chắc phần thắng đã đứng lên và cười to và bị một mũi tên bắn xuyên qua cổ họng. Cốt truyện của trò chơi xoay quanh một samurai là Samanosuke (Kim Thành Vũ) nhận được thư từ em họ của mình là công chúa Yuki (Akemi Okumura) và quay trở lại để bảo vệ cô khi những người trong lâu đài cô ở lần lượt biến mất và các yêu tinh xuất hiện khắp nơi. Khi Samanosuke đến nơi thì cũng quá muộn vì Yuki cũng vừa bị bắc cóc và người chơi sẽ phải đi khắp lâu đài chiến đấu với các yêu tinh để tìm ra Yuki. Người chơi sẽ chiến đấu chống lại các yêu tinh bằng các loại gươm do các viên ngọc oni tạo thành và khi chúng bị hạ người chơi sẽ thu linh hồn của các yêu tinh này để tăng thêm sức mạnh của các viên ngọc để tạo ra loại gươm mạnh hơn cho các trận chiến khó hơn sau đó. Ngoài các loại gươm này người chơi cũng có thể sử dụng một số loại vũ khí đặc biệt tầm xa như cung tên và súng có sức sát thương lớn nhưng đạn dược luôn giới hạn. Cũng như trong một số đoạn ngắn người chơi có thể điều khiển một nữ ninja tên Kaede (Nao Takamori). "Onimusha" là một thành công thương mại với 2 triệu bản được bán và trở thành trò chơi đầu tiên giúp dòng trò chơi Onimusha hình thành sau đó. Phát triển. "Onimusha" ban đầu được dự tính phát triển cho hệ PlayStation nhưng sau đó bị hủy khi đã thực hiện được khoảng 50% để chuyển sang hệ PlayStation 2. Cốt truyện của trò chơi được viết bởi công ty Flagship và Sugimura Noboru. Âm nhạc của trò chơi được soạn bởi Samuragochi Mamoru với điểm thú vị là ông hoàn toàn bị điếc và chúng được phối bởi giàn nhạc Shin Nihon Philharmonic. Các cử động của nhân vật được ghi lại từ các cử động thật. Mikami Shinji người thực hiện trò Resident Evil cũng tham gia vào đội ngũ thực hiện trò chơi. Đón nhận. "Onimusha" đã trở thành một thành công thương mại với hai triệu bản đã được tiêu thụ tính đến đầu năm 2002 với 1,1 triệu bản ở Nhật Bản, 620.000 bản ở Bắc Mỹ và 290.000 bản ở châu Âu. Nó đã trở thành trò chơi PlayStation 2 bán chạy nhất mọi thời khi đó. Danh hiệu Sony's Greatest Hits cũng đã được trao khi nó cán mốc 400.000 bản tại Bắc Mỹ. Trò chơi cũng nhận được đánh giá tích cực. GameSpot đã đánh giá trò chơi là 8,5/10, Electronic Gaming Monthly đánh giá 8,9/10, GamePro thì cho tuyệt đối 5/5. Các bài nhận xét đánh giá cao về đồ họa, âm thanh và lối chơi của trò chơi, nhưng phàn nàn là trò chơi hơi bị ngắn. Tạp chí Famitsu đã đánh giá phiên bản PlayStation 2 là 35/40 còn phiên bản trên Xbox là 34/40. GameRankings thì đánh giá trò chơi phiên bản PS2 là 82% còn Xbox là 81%.
1
null
"We Didn't Start the Fire" là một bài hát của nghệ sĩ thu âm người Mỹ Billy Joel nằm trong album phòng thu thứ 11 của ông, "Storm Front" (1989). Nó được phát hành vào ngày 27 tháng 9 năm 1989 như là đĩa đơn đầu tiên trích từ album bởi CBS Records và Columbia Records. Bài hát được viết lời và sản xuất bởi Joel, bên cạnh sự tham gia đồng sản xuất từ thành viên của ban nhạc Foreigner là Mick Jones. Được lấy cảm hứng sau một đoạn hội thoại với Sean Lennon trong phòng thu, "We Didn't Start the Fire" là một bản new wave kết hợp với những yếu tố từ pop rock mang nội dung đề cập đến nhận thức về những sự kiện lịch sử mà Joel cảm thấy rằng thế hệ của ông không liên quan đến, trong đó bao gồm những cụm từ ám chỉ cho hơn 100 sự kiện từ năm sinh của nam ca sĩ 1949 đến năm 1989. Không giống như những tác phẩm trước đây của Joel, nó được viết lời bài hát trước khi lên ý tưởng cho giai điệu, dẫn đến phong cách được cho là tách biệt giữa nhạc và lời của bài hát. Sau khi phát hành, "We Didn't Start the Fire" đa phần nhận được những phản ứng tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc, trong đó họ đánh giá cao sự sáng tạo từ việc xâu chuỗi những sự kiện lịch sử trong nội dung cũng như quá trình sản xuất nó, đồng thời gọi đây là một điểm nhấn nổi bật từ "Storm Front". Ngoài ra, bài hát còn gặt hái nhiều giải thưởng và đề cử tại những lễ trao giải lớn, bao gồm ba đề cử giải Grammy cho Thu âm của năm, Bài hát của năm và Trình diễn giọng pop nam xuất sắc nhất tại lễ trao giải thường niên lần thứ 32. "We Didn't Start the Fire" cũng tiếp nhận những thành công vượt trội về mặt thương mại, lọt vào top 10 ở hầu hết những quốc gia nó xuất hiện, bao gồm vươn đến top 5 ở nhiều thị trường lớn như Úc, Canada, Đức, Ireland và New Zealand. Thị trường duy nhất bài hát đạt vị trí số một là ở Hoa Kỳ, nơi nó đứng đầu bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 và trụ vững trong hai tuần liên tiếp, trở thành đĩa đơn quán quân thứ ba của Joel tại đây. Video ca nhạc cho "We Didn't Start the Fire" được đạo diễn bởi Chris Blum, trong đó tập trung khai thác câu chuyện của một cặp vợ chồng mới cưới vào thập niên 1940 và một chuỗi những sự kiện trong cuộc sống gia đình của họ trong ở thập niên tiếp theo, bao gồm cả việc sinh con và sau đó họ trở thành ông bà, trước khi người cha của gia đình qua đời. Để quảng bá bài hát, nam ca sĩ đã trình diễn nó trên nhiều chương trình truyền hình và lễ trao giải lớn, bao gồm "Late Night with David Letterman", "Saturday Night Live" và "Top of the Pops", cũng như trong nhiều chuyến lưu diễn của ông. Kể từ khi phát hành, "We Didn't Start the Fire" đã xuất hiện trong nhiều tác phẩm điện ảnh và truyền hình, như "Family Guy", "The Office", "Parks and Recreation", "The Simpsons" và "Two and a Half Men", đồng thời nằm trong nhiều album tuyển tập trong sự nghiệp của Joel, bao gồm ' (1990), "The Essential Billy Joel" (2001) và ' (2004) và "The Hits" (2010). Danh sách bài hát. Đĩa 7" tại châu Âu và Anh quốc Đĩa 12" tại châu Âu và Anh quốc
1
null
Bangkok nguy hiểm hay Hiểm nguy ở Bangkok (tựa tiếng Anh: Bangkok Dangerous) là một bộ phim hành động - tâm lý Mỹ của Oxide Pang và Danny Pang (anh em nhà Pang) làm đạo diễn. Nam diễn viên gạo cội Hollywood Nicolas Cage thủ vai chính trong phim. "Bangkok Dangerous" được phát hành vào năm 2008, nó là phim làm lại từ một bộ phim hành động cùng tên năm 1999. Nội dung. Sau khi hoàn tất hợp đồng ám sát ở Cộng hòa Séc, một sát thủ chuyên nghiệp tên Joe đã đến Thái Lan để làm việc với ông trùm tội phạm Surat, người muốn Joe giết bốn kẻ thù của hắn, mặc dù hợp tác cùng nhau nhưng cả hai thỏa thuận sẽ không gặp mặt nhau. Khi đến Bangkok, Joe thuê một anh chàng hành nghề móc túi tên Kong đi đưa tin cho mình, Surat cũng có thuê một cô vũ công tên Aom ở hộp đêm chuyển thông tin cho hắn. Mục tiêu đầu tiên của Joe là một gã thương gia, Joe lấy xe môtô chạy ra trước xe hơi của gã này, dùng súng tiểu liên bắn chết hắn rồi phóng đi thật nhanh. Sau đó Joe bảo Kong đi lấy thông tin mục tiêu thứ hai về cho mình. Mỗi lần gặp nhau thì Kong và Aom trở nên thân thiết hơn, hai người trở thành một đôi yêu nhau. Mục tiêu thứ hai của Joe là tên trùm chuyên buôn người làm nô lệ tình dục, nhiệm vụ giết tên này diễn ra khá dễ dàng khi Joe bí mật xuống hồ bơi của hắn rồi nhấn nước hắn lúc hắn đang bơi. Một lần Joe bị thương ở cánh tay, anh đến tiệm thuốc tây để mua thuốc và tình cờ làm quen với cô gái bán hàng tên Fon, người vừa bị điếc vừa bị câm. Quen nhau chỉ trong thời gian ngắn mà Fon đã dẫn Joe về nhà gặp mẹ cô. Joe không thể cho mẹ con Fon biết thân thế và nghề nghiệp thật của mình, anh nói dối rằng mình làm ngân hàng. Mỗi tối Joe thường đưa Fon đi chơi. Tình cảm của cả hai đang tốt đẹp thì bỗng dưng một ngày kia, Fon nhìn thấy Joe bắn chết hai tên cướp đang trấn lột anh, Fon hoảng sợ chạy đi mất. Sau ngày hôm đó, Joe và Fon không còn gặp nhau nữa. Trở lại với công việc của Joe, sau khi nhận thông tin mục tiêu thứ ba thì Joe và Kong đến tỉnh Ratchaburi để Joe tiêu diệt một tên xã hội đen ở vùng này. Lúc đó tên xã hội đen đang dạo chơi ở khu chợ nổi trên sông, hắn phát hiện Joe muốn giết mình nên lên xuồng máy bỏ chạy, Joe và Kong cũng lấy xuồng máy đuổi theo. Trận đấu súng của Joe và tên xã hội đen diễn ra trước mắt rất nhiều người dân, cuối cùng Joe đã giết được tên xã hội đen. Mục tiêu cuối cùng của Joe chính là Thủ tướng Thái Lan, hôm đó Joe định bắn tỉa Thủ tướng nhưng binh lính chính phủ đã phát hiện ra anh khiến nhiệm vụ thất bại. Joe nhanh chóng cải trang thành phóng viên rồi trốn khỏi hiện trường. Surat sợ cảnh sát điều tra ra hắn là chủ mưu của những vụ giết người vừa qua nên lên kế hoạch giết Joe, Kong và Aom để bịt đầu mối. Surat bắt giữ Kong và Aom rồi cho bốn tên thuộc hạ đến nhà Joe để giết Joe, tuy nhiên Joe đã xử gọn bốn tên này bằng thuốc nổ tự chế. Joe đến nhà Fon, chào từ biệt Fon và tiến thẳng vào sào huyệt của Surat. Sau khi tiêu diệt hết đám thuộc hạ, Joe bảo Kong và Aom ra ngoài để một mình anh đuổi theo Surat. Joe nhảy lên xe hơi của Surat đúng lúc hắn định bỏ chạy, lúc này cảnh sát đã bao vây khắp nơi. Joe biết mình không còn đường chạy nên áp đầu mình vào đầu Surat và lấy súng tự tử, viên đạn găm vào đầu Surat khiến hắn chết theo Joe.
1
null
"Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band" là ca khúc được viết bởi Paul McCartney (được ghi cho Lennon-McCartney) và được phát hành lần đầu tiên trong album cùng tên của The Beatles vào năm 1967. Ca khúc này được xuất hiện 2 lần trong album với vai trò mở đầu (trước "With a Little Help from My Friends") và kết thúc (dưới tên "Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band (Reprise)"), trước khi tới với bản hùng ca "A Day in the Life". Cũng theo như nhan đề, nội dung ca khúc nói về ban nhạc tưởng tượng của trung sĩ Pepper. Kể từ khi album được phát hành, ca khúc đã được xuất hiện dưới dạng đĩa đơn, trong vài album tuyển tập, và được hát lại bởi rất nhiều nghệ sĩ, trong đó có cả Jimi Hendrix, U2, thậm chí trở thành đoạn nhạc không lời hài hước được chuyển thể bởi Bill Cosby được dùng như đoạn mở đầu cho khúc hành quân "Washington Post" của John Philip Sousa. Thành phần tham gia sản xuất. Theo Ian MacDonald, Mark Lewisohn và Olivier Julien
1
null
Friedrich Wilhelm Adalbert von Bredow (sinh ngày 25 tháng 5 năm 1814 ở Gut Briesen; mất ngày 3 tháng 3 năm 1890) là một sĩ quan quân đội Phổ, được thăng đến cấp bậc Trung tướng. Trong trận Mars-la-Tour thời Chiến tranh Pháp-Đức (1870), ông đã chỉ huy cái gọi là "Cuộc xung phong tử thần của Bredow", một cuộc tấn công thắng lợi hiếm có của kỵ binh nhằm vào pháo binh và súng trường hiện đại. Sự nghiệp quân sự. Sinh ra tại Briesen gần Friesack ở Brandenburg, ông là con trai của Thiếu tá Friedrich von Bredow và Bernhardine Sophie (có tên là von Wulffen khi sinh ra). Vào năm 1832, ông đã gia nhập "Trung đoàn Khinh kỵ binh Cận vệ". Vào năm 1859, ông được trao quyền chỉ huy Trung đoàn Long kỵ binh số 4. Với quân hàm Đại tá, von Bredow đã chỉ huy Lữ đoàn Kỵ binh số 2 trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866. Ông đã thể hiện năng lực của mình trong cuộc chiến đấu ở Trautenau ngày 27 tháng 6. Vào ngày 3 tháng 7 năm 1866, cuộc truy đuổi quân Áo bại trận tại Trận Königgrätz đã mang lại tiếng tăm cho ông. Ông đã được thăng quân hàm Thiếu tướng. Nhưng, chiến tích hiển hách nhất của ông, thường được ca ngợi trong văn chương và âm nhạc, đã diễn ra vào ngày 16 tháng 8 năm 1870 trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), khi ấy Bredow mang quân hàm Chuẩn tướng và là chỉ huy của Lữ đoàn Kỵ binh số 12. Vào ngày 16 tháng 8 năm 1870, sau những đợt tấn công dữ dội của Tập đoàn quân Rhine chủ lực của Pháp do Thống chế Bazaine chỉ huy, Quân đoàn III của Phổ dưới quyền tướng Konstantin von Alvensleben đã đuối sức. Trong khi quân Pháp chuẩn bị tung một đòn quyết định, Alvensleben ra lệnh lữ đoàn còn lại của mình, do Bredow chỉ huy, phải xóa bỏ nguy cơ phản công từ phía địch. Nói cách khác, Bredow phải hy sinh lực lượng kỵ binh để bảo vệ sinh lực của quân đoàn. Ông bèn dàn trận với 2 trung đoàn của mình (Trung đoàn Thiết kỵ binh số 7, Trung đoàn Thương kỵ binh số 16) và một tốp kỵ mã thuộc Trung đoàn Long kỵ binh số 19. Với 6 khối kỵ binh, Lữ đoàn Kỵ binh số 2 đã mở màn cái gọi là "Đợt tấn công Tử thần của Bredow" ("TottenRit") trong khi Bredow dựa vào mọi chỗ lõm và đường dốc để tránh hỏa lực tầm xa của bộ binh Pháp. Quân kỵ mã của ông đã kéo đến cách các khẩu đội pháo của đối phương vài trăm ia, và sau đó họ xông thẳng về phía các khẩu đội pháo trong một đợt xung phong "hiệu quả như bất cứ một đợt [xung phong] nào trong những cuộc chiến tranh của Napoléon". Phần lớn quân bộ binh Pháp đã rút về phía các khẩu đội pháo ở một số nơi sau khi bị đại bác tối tân của Đức giã nhừ, trong khi toán bộ binh còn lại trên chiến tuyến không còn thời gian để đánh trả. Sau một trận tàn sát, kỵ binh Đức đè bẹp trận tuyến pháo binh Pháp và ồ ạt lao tràn lên dốc. Nhưng, họ đã bị một lực lượng kỵ binh đông mạnh của đối phương, gồm 2 lữ đoàn thuộc sư đoàn kỵ binh của Forton chặn đứng. Trước tình hình đó, kỵ mã của Bredow phải mở đường máu và trở về chiến tuyến của mình dưới làn đạn khốc liệt của bộ binh. Trong 800 lính kỵ binh Đức đã khởi đầu cuộc tấn công, chỉ có 420 người trở về được chiến tuyến. Mặt khác, con số thiệt hại của lữ đoàn dưới quyền Bredow được đánh giá "thấp một cách đáng kinh ngạc đối với một cuộc tấn công mang ý nghĩa to lớn như thế". Cuộc xung phong của Bredow đã hoàn tất mục tiêu được đề ra: Quân đoàn XI của Pháp hoàn toàn bị hỗn loạn và trận tuyến pháo binh của họ trở nên huyên náo đến mức mà nó không thể hồi phục được, trong khi các đoàn xe quân Pháp bị hoảng loạn và mọi đe dọa đến các cứ điểm của quân Đức tại Vionville đều bị tan biến cho đến khi thời khắc thuận lợi đối với quân Pháp không còn nữa. Trong khi sử gia Gustave Louis Marie Strauss đã ví "đòn giáng chiến thuật lừng lẫy này" với đợt tấn công của Kellermann chuyển bại thành thắng cho quân Pháp trong trận Marengo, cuộc tấn công của Bredow "có lẽ là cuộc xung phong thắng lợi cuối cùng của kỵ binh trong chiến tranh Tây Âu". Thành công của Bredow đã khiến cho các sử gia quân sự trong vòng 40 năm sau đó khẳng định rằng kỵ binh chưa bị lỗi thời trong chiến tranh. Nhà văn Theodor Fontane đã gọi ông là "Mars La Tour-Bredow". Về sau, ông đã được phong quân hàm Trung tướng vào năm 1871 và từ trần năm 1890. Gia đình. Von Bredow đã kết hôn với Elise Cäcilie Friederike Kühne vào năm 1849, và họ có với nhau 11 người con. Ông đã viết một tự truyện mang tựa đề "Aus meinem Leben", đã được xuất bản vào năm 1885. Ông từ trần tại điền trang của gia đình mình ở Briesen.
1
null
Thánh Tam Giang là danh xưng mà người dân Việt Nam tôn vinh chung hai vị tướng Trương Hống và Trương Hát được thờ ở 372 làng thuộc lưu vực ba con sông là sông Cầu, sông Thương, sông Cà Lồ. Đây là những vị tướng không chỉ được nhắc tới nhiều nhất dưới thời vua Triệu Quang Phục mà còn gắn liền với huyền thoại ra đời tác phẩm Nam quốc sơn hà, bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của người Việt. Danh xưng "thánh Tam Giang" xuất phát từ tên gọi mà các triều đại Phong kiến Việt Nam phong cho hai ông: "Tam Giang thượng đẳng thần". "Tam Giang" còn bắt nguồn từ cách gọi chung của ba con sông nói trên, nơi có nhiều đền thờ hai ông. Hai anh em thánh Tam Giang là bậc tướng, trí dũng song toàn, "sinh vi dũng tướng, tử vi minh thần". Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt cổ vùng trung du thì việc thờ Thánh Tam Giang Trương Hống, Trương Hát rất phổ biến, đặc biệt tập trung dày đặc ở các làng quan họ cổ đất Kinh Bắc. Theo tác giả Thanh Huyền trên trang của Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Bắc Giang thì: "Thánh Tam Giang là nhân vật huyền thoại được xây dựng có lý lịch trần gian trong bối cảnh lịch sử cụ thể. Các bản thần tích cho thấy đức Thánh Tam Giang là các vị Thần sông được nhân Thần hoá vào thế kỷ X và được phong Thần thờ ở sông Cầu từ thế kỷ X trở đi". Xuất thân. Trương Hống, Trương Hát sinh ra trong một gia đình gồm năm anh em, bốn trai, một gái. Ba người còn lại trong gia đình là Trương Lừng, Trương Lẫy, và người con gái là Trương Đạm Nương. Năm anh em sinh ngày 15, tháng Giêng, năm Nhâm Ngọ (502), người làng Vân Mẫu, xã Vân Mẫu, huyện Quế Dương, quận Vũ Ninh, xứ Kinh Bắc (nay là thôn Hai Vân, phường Vân Dương, thành phố Bắc Ninh). Mẹ là con gái họ Phùng, tên hiệu là Từ Nhan, sinh năm Quý Hợi 483 thời Nam Bắc Triều. Theo cuốn thần phả hiện được lưu giữ tại đền Vân Mẫu, thôn Hai Vân, phường Vân Dương, thành phố Bắc Ninh: Năm Phùng Từ Nhan 18 tuổi, vào đêm rằm tháng 11 năm Canh Thìn (500), nàng nằm chiêm bao thấy Thần Long quấn mình trên sông Lục Đầu, sau đó nàng mang thai. Sau 14 tháng mang thai, ngày 5 tháng 1 năm Nhâm Ngọ (502) Phùng Từ Nhan lên chùa lễ phật trở về đến xứ Cửa Cữu, làng Vân Mẫu thì trở dạ, sinh ra một bọc năm con. Do là con của thiên thần nên người mẹ lấy họ Trương là họ của Ngọc Hoàng Thượng đế để đặt cho các con và hết lòng chăm lo các con ăn học. Năm anh em là học trò của Tiên sinh Lã Thị người hương Chu Minh, lộ Bắc Giang (tức xã Hương Mạc, thị xã Từ Sơn ngày nay). Anh em học đến đâu lầu thông kinh sử đến đấy, ngày ngày chăm đọc binh thư, siêng rèn võ nghệ, nên đều là những người tinh thông văn võ. Khi anh em 17 tuổi thì mẹ mất (ngày 15 tháng 4 âm lịch năm Kỷ Hợi 519) và 5 anh em đã táng mẹ tại xứ đồng Bãi Cả, hiếu thảo thờ mẹ 3 năm. Tướng của Triệu Việt Vương. Tiêu diệt giặc Lương ở Dạ Trạch. Năm 545 nhà Lương, đời vua Đại Đồng năm thứ bảy, cử tướng Dương Phiêu và Trần Bá Tiên đem quân sang xâm lược Việt Nam. Lý Nam Đế đem quân chặn đánh nhưng vì quân ít không cản được giặc phải rút về miền núi động Khuất Lão (Tam Nông, Phú Thọ) trao quyền cho tướng Triệu Quang Phục, rồi mất tại đó. Triệu Quang Phục đưa quân về đầm Dạ Trạch (Hưng Yên) đánh phục kích, đồng thời truyền hịch trong dân gian tìm người tài giỏi đánh giặc giúp nước. Hai ông Trương Hống, Trương Hát nghe có hịch chiêu tài, anh em bàn nhau xin lệnh thầy, dụng kế lập thân, về quê mộ quân để đi giúp nước. Sau này các ông đến địa phận làng Tiên Tảo, huyện Kim Hoa, phủ Đa Phúc, lộ Bắc Giang thấy đất có thế ỷ giốc, tiến thoái lưỡng tiện có thể dụng binh liền cho quân hạ trại, làm tờ chiêu dụ nhân dân. Tờ rằng: "Đất nước Vạn Xuân ta đang thanh bình, càn nguyên hanh thái, bỗng đâu giặc Lương xâm lấn, xã tắc đảo điên, muôn dân khốn khổ. Bọn Hống-Hát chúng tôi xuất thân con nhà lam lũ, được học võ nghệ, có chút mưu cơ, dám đem sức lực người bản xứ, dấy binh cuốc cầy, địch cùng lang sói ngoại bang, giúp Triệu Việt Vương giữ an bờ cõi, dám mong chư vị bàn dân hưởng ứng nghĩa quân thì lấy làm may lắm". Phụ lão làng ấy tiếp tờ, thấy các ông dung dị khác thường, uy nghi đường bệ, thi đua nhau cho con cháu đi theo làm quân sĩ. Triệu Quang Phục liệu thế không thể dùng sức thắng được Trần Bá Tiên, bèn lui về giữ đầm Dạ Trạch ở huyện Chu Diên, là nơi cỏ cây um tùm, bụi rậm che kín để cố thủ. Ban ngày, Triệu Quang Phục ra lệnh tuyệt không để khói lửa và dấu người, ban đêm dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh doanh trại của quân Bá Tiên, giết và bắt sống rất nhiều, lấy được lương thực để làm kế cầm cự lâu dài. Bá Tiên đuổi theo hút mà đánh, nhưng không thể tiến sâu vào trong đầm lầy được. Năm 548, trong lúc đang giao tranh thì nước Lương có loạn, Trần Bá Tiên được lệnh mang quân về cứu Vua Lương. Triệu Quang Phục sau đó lên ngôi vua. Tôi trung chẳng thờ hai vua. Được tin Triệu Quang Phục lên ngôi vua, Lý Phật Tử (người họ Lý Nam Đế) đã đem quân đánh lại nhưng không thắng, bèn dùng kế cầu hôn gả con. Trương Hống và Trương Hát đã can Triệu Việt Vương đừng gả Cảo Nương cho Nhã Lang. Nhưng Triệu Quang Phục không nghe, mắc mưu của Lý Phật Tử rồi bị đánh úp. Lý Phật Tử lên ngôi vua, tự xưng là Hậu Lý Nam Đế. Biết rằng Trương Hống, Trương Hát là hai vị tướng tài giỏi bèn cho người mời ra làm quan. Song các ông nhất lòng trung quân, không theo Lý Phật Tử, thưa lại rằng: "Tôi trung chẳng thờ hai vua, gái trinh chẳng đổi hai chồng, huống hồ ngươi là người bội nghĩa mà còn muốn khuất cái tiết bất di dịch này ư?". Biết không thể khuất phục được, Lý Phật Tử lệnh truy bắt các ông khắp nơi. Các ông trốn vào ở núi Phù Long; Nam Đế nhiều lần cho người đến truy nã không được, mới treo ngàn vàng cầu người bắt. Các ông bàn nhau cùng đem gia quyến xuôi dòng sông Cầu, uống thuốc độc để giữ trọn tấm lòng trung với vua. Ngọc Hoàng Thượng đế phong Trương Hống, Trương Hát làm thần sông. Nhân dân dọc theo sông Cầu và các nơi các ông từng đóng quân đánh giặc đã vô cùng khâm phục, thương tiếc, lập đền thờ làm Thần. Truyền thuyết "Nam quốc sơn hà". Câu chuyện truyền thuyết nhắc tới Trương Hống, Trương Hát nhiều nhất là câu chuyện về sự ra đời của bài thơ Nam quốc sơn hà – được cho là Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam. Truyền thuyết này là loại truyền thuyết anh hùng thường thấy trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là truyền thuyết được văn bản hóa sớm nhất ở sách Việt điện u linh (1329). Ngoài ra, truyền thuyết còn được ghi lại trong các bộ sử lớn như Đại Việt sử ký toàn thư và các sách sử khác như Việt sử tiêu án, Việt sử tiệp kính, trong các bộ sách khác như Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Nam nhất thống chí... Mặt khác, truyền thuyết này cũng sớm được lấy lại trong Lĩnh Nam chích quái và các sưu tập truyện cổ dân gian khác như Thiên Nam vân lục liệt truyện, Mã lân dật sử, các sách sử như Việt sử diễn âm, Việt sử quốc âm, Thiên Nam ngữ lục và các bản thần tích sưu tầm trước đây và hiện nay. Truyền thuyết về bài thơ Thần lần một. Năm Tân Tị niên hiệu Thiên Phúc (981), triều Lê, Tống Thái Tông sai tướng quân Nhân Bảo, Tôn Toàn đem binh xâm lược phương Nam đến cửa biển Đại Than. Vua Đại Hành cùng tướng quân Phạm Cự Lượng dựng lũy, cầm cự với giặc ở sông Đồ Lỗ. Lê Đại Hành đêm canh ba nằm mộng thấy thần nhân tới bái lạy trên sông. Thần kể sự tình lúc còn sống theo vua đánh giặc, chết được Thượng đế thương tình ban tên cho là Thần bộ quan (thủy thần), thống lĩnh tướng các âm binh. Nay giặc Tống sang xâm phạm bờ cõi, xin được cùng hoàng đế đánh giặc Bắc Tống để cứu sinh dân". Vua tỉnh dậy, lập tức thắp hương khấn vái xin được thần nhân trợ giúp, sau đó giết súc vật, đốt vàng mã làm lễ cúng tế. Đêm ấy, Đại Hành lại mộng thấy thần nhân thống lĩnh âm binh tiến đánh giặc. Canh ba, đêm tháng mười, trời đất tối đen, mưa to gió lớn đùng đùng, quân Tống kinh hoàng, tháo chạy tán loạn, thần nhân ẩn mình trên không trung lớn tiếng ngâm thơ: Quân Tống nghe bài thơ đó đánh giết lẫn nhau rồi mạnh ai người nấy chạy tháo thân về nước. Vua phong thưởng tướng sĩ rồi truy phong công lao hai thần. Một là Khước Địch đại vương, lập đền ở ngã ba sông Long Nhãn (hay Long Nhỡn, cũng là sông Thương?). Một là Uy Linh đại vương, lập đền ở ven sông Như Nguyệt". Truyền thuyết về bài thơ Thần lần hai. Xét Sử ký của Đỗ Thiện chép thời Nam Tấn Vương nhà Ngô đi đánh giặc Lý Huy ở Long Châu (Tây Long), đóng quân ở cửa Phù Lan (sông Lục Đầu), đêm ngủ mộng thấy hai người y quan kỳ vĩ, diện mạo khôi ngô, đến xin tòng quân trợ chiến. Sau khi Thần kể hết sự tình lúc sống theo Triệu Quang Phục đánh giặc, chết được Thượng đế thương vô tội chết chẳng phải mệnh, phong làm Thủy thần, thống lĩnh tướng các âm binh, hiệu là Thần Giang Đô Phó Sứ, đã từng trợ thuận Ngô Quyền trong chiến dịch Bạch Đằng. Vua tỉnh dậy, bảo đem cỗ rượu đến điện tế, khấn rằng: Quả có anh linh, hãy phù trợ chiến dịch này, nếu được thắng lợi, tức thì dựng miếu và phong tước, hương hỏa đời đời. Lại hôm khác, vua mộng thấy hai Vương đốc binh, bộ ngũ liên thuộc đều có mặt mày như quỷ thần cả, hàng ngũ rất nghiêm, bộ lạc rất chỉnh tề hội tại cửa Phù Lan. Binh ông anh đóng từ sông Vũ Bình đến sông Như Nguyệt tiến đến đầu nguồn sông Phú Lương; Binh ông em đi từ men sông Lạng Giang vào sông Nam Bình (sông Thương). Vua tỉnh dậy bảo với tả hữu, quả nhiên trận ấy được toàn thắng. Bình xong giặc Tây Long, vua sai Sứ chia chỗ lập đền thờ, đều phong làm Phúc Thần một phương, chiếu phong anh là Đại Đương Giang Đô Hộ Quốc Thần Vương, lập đền ở cửa sông Như Nguyệt (cửa sông Cà Lồ, Ngã ba Xà, chỗ sông Cà Lồ đổ ra sông Cầu). Còn em là Tiểu Đương Giang Đô Hộ Quốc Thần Vương, lập đền ở cửa sông Nam Bình (cửa sông Thương). Thời vua Nhân Tông nhà Lý (1075), binh Tống nam xâm kéo đến biên cảnh; vua sai Thái uý Lý Thường Kiệt dựa bờ sông đóng cừ để cố thủ. Một đêm kia quân sĩ nghe trong đền có tiếng ngâm to rằng: Quả nhiên quân Tống chưa đánh đã tan rã. Thần mộng rõ ràng, mảy lông sợi tóc chẳng sai. Nơi thờ. Có 372 làng tôn thờ Đức Thánh Tam Giang ở 16 huyện thị thuộc 5 tỉnh ven các triền sông Cầu từ Đu, Đuổng (Thái Nguyên), qua Ngã Ba Xà (Tam Giang - Yên Phong), rồi tới Lục Đầu Giang (sông Cầu dài 290 km, như vậy trung bình cứ 1 km lại có một làng thờ) vì thế mà dân gian lưu truyền phương ngôn "Thượng Đu Đuổm, hạ chí Lục Đầu giang" để nhắc đến việc tôn thờ thánh Tam Giang ở các làng ven sông Cầu. Theo kết quả kiểm kê năm 2013 của Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Giang thì Bắc Giang có 100 di tích đình, đền, nghè thờ Thánh Tam Giang. Niên hiệu Trùng Hưng năm đầu (Trần Nhân Tông), sắc phong Như Nguyệt Khước Địch Đại Vương, năm thứ tư gia phong Thiện Hựu Dũng Cảm. Các triều vua về sau: Trần, Lê đem quân đánh giặc phương Bắc tại dòng sông Cầu đều được Thần âm phù đánh thắng và đều có sắc phong cao nhất cho Thần là "Tam Giang thượng đẳng thần". Dưới đây liệt kê một số nơi thờ Đức Thánh Tam Giang đã được xếp hạng di tích của Việt Nam: Tại nơi khác. Danh sách di tích quốc gia của các địa phương thờ Đức thánh Tam Giang: Đánh giá. Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên đánh giá: Giống Cao Lỗ. Đức thánh Tam Giang và Cao Lỗ đều là tướng giỏi của vua và đều sáng suốt khuyên vua không nên gả công chúa cho quân đối địch. Theo Đại Nam quốc sử diễn ca, Trương Hống, Trương Hát đã can Triệu Việt Vương đừng gã Cảo Nương cho Nhã Lang: Thông tin khác. Tại làng Nôm (nay là thôn Đại Đồng, xã Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên) - là một làng cổ có giá trị về lịch sử, văn hoá (như làng cổ Đường Lâm) và đã được đề nghị công nhận là di sản quốc gia) cũng có đình thờ Đức Thánh Tam Giang. Tương truyền xưa kia, Đức thánh Tam Giang là tướng dưới thời Hai Bà Trưng, có công đánh giặc giúp dân, cứu nước. Không những thế, ông còn hiển linh giúp vua Lê Đại Hành đánh tan quân Tống, được vua phong là "Hộ Quốc Phúc Thần". Ở làng Nôm cũng có một con sông nhỏ tên là sông Nguyệt Đức - cùng tên với sông Nguyệt Đức (sông Cầu) bắt nguồn từ Thái Nguyên (là một trong sáu con sông của sông Lục Đầu)
1
null
Dưới đây là danh sách các cầu thủ tham dự Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2012, được đồng tổ chức tại Malaysia và Thái Lan, diễn ra từ ngày 24 tháng 11 đến ngày 22 tháng 12 năm 2012. Tất cả các cầu thủ, câu lạc bộ và tuổi tác đều phải chốt danh sách đến ngày 24 tháng 12 năm 2012, ngày khởi tranh. Tên cầu thủ đặt trong dấu ngoặc là đội trưởng cho các đội tuyển quốc gia của họ tại giải đấu. Bảng A. Thái Lan. Huấn luyện viên trưởng: Winfried Schäfer Việt Nam. Huấn luyện viên trưởng: Phan Thanh Hùng Philippines. Huấn luyện viên trưởng: Michael Weiß Myanmar. Huấn luyện viên trưởng: Park Sung-Hwa Bảng B. Malaysia. Huấn luyện viên trưởng: Datuk K. Rajagopal Indonesia. Huấn luyện viên trưởng: Nil Maizar Singapore. Huấn luyện viên trưởng: Radojko Avramović Lào. Huấn luyện viên trưởng: Kimura Kokichi
1
null
Ly giáo Tây phương hay Ly giáo Giáo hoàng là sự chia rẽ trong Giáo hội Công giáo từ 1378, cho đến cuộc bầu cử Giáo hoàng Máctinô V vào ngày 11 tháng 11 năm 1417. Đây là cuộc ly giáo có phạm vi nhỏ hơn và phân biệt với Ly giáo Đông-Tây. Không giống như các cuộc phân ly khác, ly khai này không được gây ra bởi ảnh hưởng một nhà cai trị thế tục, mà bởi chính Giáo hội. Nó chủ yếu là một vấn đề giữa Pháp và Ý, nhưng có tác động đến toàn bộ thế giới phương Tây. Cuộc ly giáo này đã làm tổn hại nghiêm trọng tới danh tiếng của Giáo hội. Nguyên nhân là một cuộc xung đột lớn giữa 16 thành viên của hội đồng các hồng y mà đa số là từ Pháp trong cuộc bầu cử giáo hoàng năm 1378, sau cái chết của Giáo hoàng Grêgôriô XI, người đã trở về Roma trong năm 1376 từ nơi lưu vong của ông ở Avignon. Sau cuộc bầu cử Giáo hoàng Urbanô VI của Ý gây nhiều tranh cãi, giáo hoàng đã bổ nhiệm thêm 29 hồng y mới, mà các vị hồng y cũ không chấp nhận. Họ tuyên bố Urbanô VI không đủ năng lực và chọn ở Fondi, Robert von Genf, làm Giáo hoàng đối lập Clêmentê VII. Vì không có ai chịu thoái vị lẫn không có một tòa án trọng tài nào quyết định được, năm 1409 Công đồng Pisa được triệu tập, mà đã truất phế những người được bầu kế nhiệm, Giáo hoàng đối lập Biển Đức XIII (Avignon) và Giáo hoàng Grêgôriô XII (Roma), đưa Giáo hoàng đối lập Alexanđê V lên nắm quyền. Mãi đến những thỏa hiệp đạt được tại Công đồng Constance (1414–1418) qua sự trung gian của vua Sigismund cuối cùng mới vượt qua được cuộc ly giáo.
1
null
Floyd James "Jim" Thompson (8 tháng 7 năm 1933 - 16, tháng 7 năm 2002) là tù nhân chiến tranh bị giam giữ lâu nhất trong lịch sử nước Mỹ, với gần 9 năm làm tù binh ở Việt Nam. Tuổi trẻ. Thompson đã làm việc cho siêu thị A&P trước khi bị gọi đi quân dịch vào ngày 14 tháng 6 năm 1956. Thompson lúc đầu là một quân nhân bất trị và hung hăng nhưng sau đó đã nhận ra rằng mình phù hợp với môi trường quân đội. Sau thời gian huấn luyện cơ bản ở căn cứ Fort Dix, New Jersey, Thompson đã quyết định gắn bó cuộc đời mình với binh nghiệp. Binh nghiệp. Sau khi tốt nghiệp trường Officer Candidate School, Thompson phục vụ ở Mỹ và có một năm ở Triều Tiên. Ông được điều động đến Fort Bragg khi ông được tuyển vào Lực lượng Đặc biệt của Quân đội để làm biệt kích. Chiến tranh Việt Nam. Đại úy Thompson đến Việt Nam tháng 12 năm 1963. Trước khi nhận nhiệm vụ, ông chưa từng nghe đến đất nước này. Theo kế hoạch, ông chỉ thực hiện nhiệm vụ trong vòng 6 tháng nhưng đã bị bắt vào ngày 26 tháng 3 năm 1964. Ông được trả tự do vào ngày 16 tháng 3 năm 1973, thêm 10 ngày nữa thì đủ chín năm giam cầm. Bị bắt. Ngày 26 tháng 3 năm 1964, chiếc máy bay do thám "L-19/O-1 Bird Dog" do đại úy Richard L. Whitesides và đại úy Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ Floyd J. Thompson đã bị bắn hạ bởi súng hạng nhẹ tại tọa độ (thuộc Quảng Trị, miền Nam Việt Nam), cách căn cứ Lực lượng Đặc biệt của Thompson 20 km. Sau va chạm, Thompson đã bị bỏng, bị một viên đạn sượt qua má và bị gãy lưng nhưng vẫn sống sót. Lập tức Thompson bị Việt Cộng bắt làm tù binh. Whiteides bị mất tích. Việc tìm kiếm cả trên không và lùng sục trên mặt đất đều không không thể tìm ra bất cứ mảnh vụn nào của máy bay. Ngày hôm sau, một viên chức quân đội đến thăm nhà Thompson và thông báo với người vợ đang mang bầu của ông, Alyce, rằng ông đã mất tích. Cú sốc này đã tác động khiến Alyce đau đẻ và ngay đêm hôm đó đã sinh con trai. Tù nhân chiến tranh. Thompson đã phải chịu sự giam cầm 9 năm tiếp theo. Đầu tiên, Thompson bị các chiến sĩ giải phóng quân giam giữ rồi sau đó được gửi ra Hà Nội. Trong trại giam, Thompson đã được đối xử rất tốt, Ông được trả tự do vào giữa tháng 3 năm 1973 trong Chiến dịch Homecoming.
1
null
Cổng AND là một "cổng logic" dùng để thực hiện hàm AND hai hay nhiều biến. Cổng AND có các "ngõ vào" tùy thuộc số biến và một ngõ ra. Ngõ ra của cổng là hàm AND của các biến ngõ vào. Bên phải là bảng chân trị mô tả hoạt động của cổng AND 2 ngõ vào A và B. Toán học. Phương trình cổng AND có 2 ngõ vào: Trong biểu thức dấu "." không phải tượng trưng cho phép toán nhân bình thường mà nó tượng trưng cho phép toán AND, đôi khi bỏ luôn dấu chấm ".". Thay thế. Nếu không sẵn có cổng AND thì chúng ta có thể tạo ra nó từ cổng NAND hay cổng NOR, vì cổng NAND và cổng NOR được xem là các cổng đa năng, nghĩa là chúng ta có thể chỉ cần sử dụng cổng NAND (hoặc chỉ cần sử dụng cổng NOR) để tạo ra tất cả các cổng logic khác. Cổng XOR cũng có thể dùng để tạo ra cổng NAND, nhưng người ta hiếm khi làm vậy.
1
null
Alexander August Wilhelm von Pape (2 tháng 2 năm 1813 – 7 tháng 5 năm 1895) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp "Đại tướng quyền lãnh Thống chế". Ông đã từng tham chiến trong các cuộc chiến tranh với Áo và Pháp Pape đã sinh ra ở Berlin. Sau khi học tại trường Trung học Grauen Kloster, ông khởi đầu sự nghiệp quân sự của mình vào năm 1830 với tư cách là một Junker (thiếu sinh quân có nguồn gốc quý tộc) của Lữ đoàn Bộ binh Cận vệ số 2 và về sau này ông đã được phong quân hàm thiếu tá. Vào năm 1859, ông được bổ nhiệm vào trường thiếu sinh quân ở Potsdam, và vào năm 1860 ông trở thành một chỉ huy cấp tiểu đoàn. Trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, Pape là một Đại tá chỉ huy Lữ đoàn Bộ binh Cận vệ số 2, mà ông đã thống lĩnh kể từ năm 1863. Vào ngày 31 tháng 12 năm 1866, ông được thăng cấp Thượng tướng. Khi cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) bùng nổ, ông đã được trao quyền chỉ huy Sư đoàn Bộ binh Cận vệ số 1, lực lượng đã đánh chiếm St.-Privat-la-Montagne vào ngày 18 tháng 8 năm 1870, sau đó tham gia chiến đấu trong trận Beaumont. Sư đoàn của ông cũng chiến đấu thắng lợi trong trận Sedan, dẫn tới cuộc vây hãm Paris và chiến thắng thuộc về người Đức trong cuộc chiến tranh này. Vào ngày 22 tháng 3 năm 1872, ông được phong tặng các Lá sồi gắn vào Huân chương Thập tự Xanh của Phổ, để tuyên dương những cống hiến của ông cho quân đội Phổ, đặc biệt là đóng góp của ông vào các trận đánh tại St. Privat trong ngày 18 tháng 8 năm 1870, và tại Sedan ngày 1 tháng 9 năm 1870. Trước đó, ông đã được tặng thưởng Huân chương Quân công vào ngày 17 tháng 9 năm 1866. Vào năm 1880, Pape được phong cấp Thượng tướng Bộ binh, chỉ huy Quân đoàn V, đến năm 1884, đổi sang chỉ huy Quân đoàn III, và cuối cùng vào năm 1884, ông được bổ nhiệm làm tư lệnh của Quân đoàn Vệ binh. Vào tháng 9 năm 1888, Pape rời khỏi chức vụ này và được phong cấp hàm "Đại tướng quyền lãnh Thống chế" (tiếng Đức: "Generalfeldmarschall"). Ông giữ chức vụ Thống đốc Berlin và được trao quyền kiểm soát các lực lượng quân sự trong tỉnh Brandenburg. Vào năm 1885, ông là một thành viên của hội đồng "Landesverteidigungskommission". Pape nghỉ hưu vào tháng 1 năm 1895. Chẳng bấy lâu sau, tại quê nhà của ông ở Berlin, ông từ trần vào ngày 7 tháng 5. Đức hoàng Wilhelm II rất khâm phục Pape, và ca ngợi ông là "hình mẫu chuẩn mực của một lãnh đạo quân sự Phổ". Theo một chỉ dụ của hoàng đế, một con đường ở Tempelhof đã được đặt tên là "General-Pape-Straße" ("Đường Tướng Pape") để vinh danh ông. Một trạm đường sắt của hệ thống xe lửa Berlin S-Bahn được đặt tên là "Ga Papestraße" cho đến ngày 27 tháng 5 năm 2006, khi nói được đổi tên thành Ga Trung Berlin, để phù hợp với những cái tên như Ga Đông và Ga Tây.
1
null
Giải phóng Sài Gòn là một bộ phim điện ảnh Việt Nam, công chiếu năm 2005. Phim được Hãng phim Giải Phóng sản xuất nhằm kỷ niệm sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Phim sản xuất dựa trên tác phẩm "Sài Gòn - Bản hùng ca" của nhà văn Hoàng Hà nhưng có lược bớt một số đoạn. Phim được đầu tư 12,5 tỷ VND và sản xuất trong thời gian dài kỷ lục là 13 năm. Phim được công chiếu lần đầu nhân kỷ niệm 30 năm sự kiện 30 tháng 4 (30/4/1975 - 30/4/2005) và được công chiếu hằng năm vào dịp này. Nội dung. Phim tái hiện một số sự kiện lịch sử chính trong quá trình quân Giải phóng tiến vào thành phố Sài Gòn. Bắt đầu từ trận tấn công giải phóng Buôn Ma Thuột, khiến Việt Nam Cộng hòa phải cầu viện quân sự của Hoa Kỳ, đồng thời tìm cách cố giữ Huế và Đà Nẵng, đến trận đánh chiếm ngã ba Dầu Giây nhằm chiếm Xuân Lộc, mở cánh cửa phía Đông để tiến vào Sài Gòn, rồi những trận pháo làm tê liệt sân bay quân sự Biên Hòa và Tân Sơn Nhất, đến việc Hoa Kỳ buộc Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức để lập nội các mới do Dương Văn Minh đứng đầu, đến sự kiện quân đội Hoa Kỳ sơ tán khỏi Sài Gòn bằng trực thăng. Bao trùm lên tất cả những sự kiện này là kế hoạch của Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh: tiến vào Sài Gòn bằng 5 mũi, chiếm 5 vị trí trọng yếu nhất, phối hợp với lực lượng biệt động trong thành phố, tiến thẳng vào dinh lũy cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa, buộc Tổng thống Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện mà Sài Gòn vẫn còn nguyên vẹn. Diễn viên. NSND Thụy Vân, Trung Dũng, Trương Ngọc Ánh và nhiều diễn viên khác. Ca khúc sử dụng trong phim. Phần âm nhạc do Dàn nhạc Đài tiếng nói Việt Nam và dàn nhạc Giao hưởng Nhạc viện Hà Nội đảm nhận.
1
null
Hội Nông dân Việt Nam (tên cũ: Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam trước 1991) là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chủ tịch Hội Nông dân hiện nay là ông Lương Quốc Đoàn (nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam). Lịch sử. Tháng 10/1930, Hội nghị Trung ương Đảng thông qua Nghị quyết về việc thành lập Tổng Nông hội Đông Dương (tên gọi đầu tiên của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay). Ngày 06/8/1949, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 02 – NQ/TW về việc thành lập Ban Nông vận Trung ương, gồm 6 người: Hồ Viết Thắng - Ủy viên Trung ương Đảng làm Trưởng ban, Nguyễn Hữu Thái, Nguyễn Mạnh Hồng, Phạm Xuân Di, Trương Việt Hùng, Trần Đào. Ngày 16/4/1951 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 09 – NQ/TW về "Thành lập các ban và tiểu ban giúp việc", trong đó có Tiểu ban Nông vận gồm có 8 thành viên: Hồ Viết Thắng (Trưởng ban), Trương Việt Hùng, Nguyễn Hữu Thái, Trần Đức Thịnh, Phạm Xuân Dy, Nguyễn Mạnh Hồng, Nguyễn Ca, Trần Đào. Ngày 21/4/1961, Hội Nông dân giải phóng miền Nam Việt Nam chính thức được thành lập và là thành viên của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Ngày 25/6/1977, Ban Bí thư ra Thông báo số 16 – TB/TW về việc thành lập Ban Trù bị Đại hội đại biểu nông dân tập thể Trung ương. Ngày 25/6/1979, Ban Bí thư quyết định tách Ban trù bị Đại hội đại biểu nông dân tập thể Trung ương (nằm trong Ban Nông nghiệp Trung ương) thành một cơ quan thuộc hệ thống các đoàn thể quần chúng và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Bí thư. Ban Trù bị Đại hội đại biểu nông dân tập thể Trung ương (thực chất là một bộ phận của Ban Nông nghiệp Trung ương, do Ban Nông nghiệp chỉ đạo) nay lập thành một cơ quan độc lập có nhiệm vụ vừa thường xuyên chỉ đạo phong trào thực hiện những nhiệm vụ chính trị của Đảng, vừa giúp Ban Bí thư chuẩn bị Đại hội nông dân toàn quốc. Ban Bí thư chỉ định 3 thành viên: Ngô Duy Đông (Trưởng ban), Nguyễn Thành Thơ, Nguyễn Công Huế (Phó ban), Lê Du là Ủy viên. Ngày 27/9/1979, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 78 – CT/TƯ về việc tổ chức Hội Liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam. Ngày 01/3/1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 42 – QĐ/TƯ về việc đổi tên Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam thành Hội Nông dân Việt Nam. Tại phiên họp ngày 17/01/1991, Bộ Chính trị đã đồng ý lấy ngày 14 tháng 10 năm 1930 làm ngày kỷ niệm thành lập Hội Nông dân Việt Nam (theo Tờ trình của Đảng đoàn, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam). Nhiệm vụ. Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên, nông dân hiểu biết đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị của Hội, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, lao động sáng tạo của nông dân. Vận động, tập hợp và làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh. Chăm lo đời sống và tinh thần của hội viên, nông dân. Các cấp Hội là thành viên tích cực trong hệ thống chính trị thực hiện các chính sách, pháp luật, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ở nông thôn. Hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường. Đoàn kết, tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, phát triển và nâng cao chất lương hội viên. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về mọi mặt; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy chế. Kịp thời phản ánh tâm tư nguyện vọng của nông dân với Đảng và Nhà nước; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân. Thực hiện Pháp lệnh Dân chủ cơ sở, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nông dân; góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội. Mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm, đường lối của Đảng, tăng cường hợp tác, trao đổi, học tập kinh nghiệm, tiến bộ kho học, kỹ thuật, quảng bá hàng hoá nông sản, văn hoá Việt Nam với tổ chức nông dân, tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ, các tổ chức phi chính phủ trong khu vực và trên thế giới.
1
null
Wilhelm Leopold Colmar Freiherr von der Goltz (12 tháng 8 năm 1843 – 19 tháng 4 năm 1916), còn được biết đến như là "Goltz Pasha", là một Thống chế của Phổ, Đế quốc Đức và Ottoman, đồng thời là nhà lý luận quân sự rất được tôn trọng và có ảnh hưởng. Von der Goltz đã tham gia chiến đấu trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 và Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Về sau, ông được bổ nhiệm làm giáo sư trường quân sự Potsdam, và trở thành một trong những tác giả quân sự viết nhiều nhất trong thời đại của ông. Trong các tác phẩm của mình, Goltz đã báo trước về "chiến tranh nhân dân" hiện đại và chiến lược ra tay trước. Nhận thấy rắc rối do mâu thuẫn giữa lý luận của ông với bộ máy quân sự Phổ, vào năm 1883, Von der Goltz đã thỉnh cầu chuyển ông sang quân đội Thổ Ottoman, mà Đức đang huấn luyện. Viên sĩ quan năng nổ đã bắt đầu cải cách quân lực Ottoman vốn vừa bị đánh bại trong cuộc chiến với Nga. Vào năm 1896, Goltz trở lại quân ngũ Phổ, được phong cấp Thống chế vào năm 1911 và nghỉ hưu vào năm 1913. Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, Goltz được bổ nhiệm làm Thống đốc quân sự của Bỉ bị chiếm đóng, sau đó trở thành sĩ quan phụ tá của Sultan Thổ. Năm 1915, ông chỉ huy một Tập đoàn quân Thổ tại Lưỡng Hà, và bao vây quân Anh ở Kutz. Năm 1916, ông từ trần trước khi Kut thất thủ. Sự nghiệp quân sự. Goltz đã chào đời tại Bielkenfeld, Đông Phổ (sau đổi tên thành Goltzhausen; ngày nay là Ivanovka, ở Polessk, tỉnh Kaliningrad của Nga), trong một gia đình quý tộc đã sa sút. Ông sinh trưởng tại thái ấp Fabiansfelde gần Preußisch Eylau, mà cha ông đã mua vào năm 1844. Cha đã phục vụ Quân đội Phổ trong khoảng 19 năm mà không hề vượt được qua cấp trung úy, và những nỗ lực trồng trọt của ông cũng nhận thất bại tương tự. Về sau, ông qua đời do bệnh dịch tả trong một chuyến đi đến Danzig (ngày nay là Gdańsk) khi Colmar mới 6 tuổi. Goltz đã gia nhập lực lượng bộ binh Phổ năm 1861 với quân hàm thiếu úy trong Trung đoàn Bộ binh số 41 (Đông Phổ số 5), đóng quân ở Königsberg (Kaliningrad ngày nay). Vào năm 1864 tại Thorn (Toruń), sau đó ông tham gia Học viện Quân sự Berlin, nhưng tạm thời rút lui vào năm 1866 để phục vụ quân đội trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ. Trong cuộc chiến này, ông bị thương tại Trautenau. Vào năm 1867, ông gia nhập Cục Đo đạc địa hình của Bộ Tổng tham mưu, và khi cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông gia nhập bộ tham mưu của Hoàng thân Friedric Karl, tướng tư lệnh của "Binh đoàn thứ hai" của Phổ. Ông đã tham chiến trong các trận đánh tại Vionville và Gravelotte, và trong cuộc vây hãm Metz. Sau khi Metz thất thủ, ông phụng sự dưới quyền Hoàng tử Đỏ trong chiến dịch sông Loire, tham gia trong các trận đánh tại Orléans và Le Mans. Goltz đã được bổ nhiệm làm giáo sư tại trường quân sự ở Potsdam vào năm 1871, được phong quân hàm Đại úy, và được vào một chân trong Cục Sử học Bộ Tổng tham mưu. Chính trong giai đoạn này, ông đã viết "Die Operationen der II. Armee bis zur Capitulation von Metz" ("Các chiến dịch của Binh đoàn thứ hai đến khi Metz đầu hàng") và "Die Sieben Tage von Le Mans" ("Bảy ngày tại Le Mans"), đều được xuất bản vào năm 1873. Năm 1874, ông được bổ nhiệm làm sĩ quan tham mưu trưởng thứ nhất (Ia) của Sư đoàn số 6, và trong khi giữ cương vị này ông viết "Die Operationen der II. Armee an der Loire" ("Các chiến dịch của Binh đoàn thứ hai trên sông Loire", xuất bản năm 1875) và "Léon Gambetta und seine Armeen" ("Léon Gambetta và các đạo quản của mình", xuất bản năm 1877). Tác phẩm "Léon Gambetta und seine Armeen" cũng được dịch sang tiếng Pháp vào năm 1877, và nhiều sử gia xem đây là tác phẩm lý luận quân sự độc đáo nhất của ông. Goltz đã nhấn mạnh rằng, bất chấp chiến thắng nhanh chóng ban đầu của quân đội Đức trước Đế chế Pháp trong trận Sedan, nền Cộng hòa Pháp mới được thành lập đã động viên được tinh thần dân chúng để tiến hành một "Volkskrieg" ("Chiến tranh Nhân dân") kéo dài cuộc Chiến tranh Pháp-Đức thêm vài tháng nữa (Cuộc vây hãm Paris, chiến dịch sông Loire và các hoạt động du kích đằng sau chiến tuyến của quân Đức, trong đó riêng quân du kích Pháp đã kìm hãm 20% binh lực của Đức). Từ đó, ông kết luận rằng trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào trương tương lại, dự đoán về một thắng lợi nhanh gọn trước Pháp là viễn vông. Các quan điểm mà Goltz bày tỏ trong "Léon Gambetta und seine Armeen" đã khiến cho những người có thế lực không ưa chuộng ông và dẫn đến việc ông bị điều về phục vụ ở cấp trung đoàn trong một thời gian, nhưng không lâu sau đó ông trở lại Cục Lịch sử Quân sự. Vào năm 1878, Goltz được bổ nhiệm làm giảng viên lịch sử quân sự tại học viện quân sự ở Berlin, giữ chức vụ này trong vòng 5 năm và được thăng quân hàm Thiếu tá. Vào năm 1883, ông cho ra mắt "Roßbach und Jena" (một ấn bản mới và đã duyệt lại, "Von Rossbach bis Jena und Auerstadt", 1906), "Das Volk in Waffen" ("Cả nước vũ trang") – cả hai đều trở thành những tác phẩm kinh điển, và trong thời gian cư ngụ của mình tại Berlin ông đã đăng nhiều bài báo trên các tạp chí quân sự. Phục vụ tại Đế quốc Ottoman. Sau thất bại trong cuộc Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1877–1878), Abdul Hamid II, Sultan của Đế quốc Ottoman, đã thỉnh cầu sự hỗ trợ của Đức trong việc tái cấu trúc Quân đội Ottoman, để họ có khả năng kháng cự sự bành trướng của Đế quốc Nga trong tương lai. Nhận thấy mâu thuẫn giữa ông với những nhân vật cấp cao do các lý luận của mình, Nam tước Von der Goltz đã xin sang Thổ. Ông thực hiện nhiệm vụ của mình ở Thổ trong vòng 12 năm và khoảng thời gian này đã cung cấp tài liệu cho một số tác phẩm của ông về sau. Sau một vài năm phục vụ ở Thổ, ông được phong chức Pasha ("Tướng", "Đại nhân") và đây là một danh dự đặc biệt đối với một người không theo đạo Hồi ở Thổ Nhĩ Kỳ. Vào năm 1895, ngay trước khi ông trở về Đức, ông được phong cấp Thống chế ("Mushir"). Thành công của những cải thiện đáng kể của ông đối với quân đội Ottoman đã được thể hiện trong cuộc Chiến tranh Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ (1897). Trong cuộc chiến này, quân Thổ chỉ dừng chân trước ngưỡng cửa của Athena khi Nga hoàng Nikolai II của Nga hăm dọa sẽ tấn công Đế quốc Ottoman từ phía Đông Tiểu Á nếu như Sultan Ottoman không chịu chấm dứt chiến dịch tấn công Hy Lạp của mình. Khi trở về nước Đức vào năm 1896, ông lên chức Trung tướng và được bổ nhiệm làm tư lệnh Sư đoàn số 5, và vào năm 1898, ông được bổ nhiệm làm chỉ huy trưởng Quân đoàn Công binh đồng thời là tướng thanh tra của hệ thống công sự. Vào năm 1900, ông được thăng cấp Thượng tướng Bộ binh và vào năm 1902 ông là tư lệnh của Quân đoàn I. Sau một thời gian chỉ huy Quân đoàn I với uy tín lớn, vào năm 1907, ông được bổ nhiệm làm cục trưởng của cục thanh tra quân đội VI mới được thành lập tại Berlin, và vào năm 1908, ông lên quân hàm Thượng tướng ("Generaloberst"). Sau các cuộc thao duyệt năm 1911, Goltz được phong cấp Thống chế ("Generalfeldmarschall"), và nghỉ hưu vào năm 1913. Vào năm 1911, ông sáng lập "Jungdeutschlandbund" (Liên hiệp Thiếu niên Đức), một tổ chức ô dù của các đoàn thể thiếu niên Đức cánh hữu. Được triệu hồi: Chiến tranh thế giới thứ nhất. Phục vụ cho Đức (1914–1915). Khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, ông được gọi trở lại thực hiện nhiệm vụ và được bổ nhiệm làm Thống đốc quân sự của Bỉ. Trên cương vị này, ông đã thẳng tay trấn áp những gì còn lại của cuộc kháng cự của người Bỉ trước sự chiếm đóng của Đức, nhất là các hoạt động bắn tỉa hoặc phá hủy tuyến đường sắt và điện báo. Như Martin Gilbert đề cập trong "The First World War" ("Đại chiến thế giới thứ nhất"), vị tân thống đốc Goltz tuyên bố: "Chiến tranh đòi hỏi gay gắt rằng việc trừng phạt các hành động thù địch không chỉ nhằm vào bọn tội phạm, mà còn phải nhằm vào dân thường nữa". Vào ngày 5 tháng 10, ông còn tuyên bố dứt khoát hơn: "Trong tương lai, [người dân] các ngôi làng lân cận những nơi tuyến đường sắt và điện báo bị phá hoại phải bị trừng phạt mà không chút thương xót (dù là họ có thực hiện các hành vi bị tình nghi hay là không). Với phương thức này, con tin đã bị bắt ở mọi ngôi làng gần các tuyến đường sắt bị đe dọa bởi các cuộc tấn công như vậy. Sau một âm mưu đầu tiên nhằm phá hủy các tuyến đường sắt, điện báo và điện thoại, họ sẽ bị bắn bỏ ngay lập tức." Các hành động của Goltz được tán dương bởi Adolf Hitler, người đã liên hệ những hành động tội ác của Đức Quốc xã ở Đông Âu với chính sách chiếm đóng Bỉ của Đức trong Chiến tranh thé giới thứ nhất. Phục vụ cho Ottoman (1915-1916). Không lâu sau đó, Goltz từ chức Thống đốc quân sự Bỉ và trở thành một sĩ quan hầu cận của Sultan (thực chất là bù nhìn) Mehmed V. Nam tước von der Goltz không thân hữu với người đứng đầu phái đoàn Đức đến Thổ Nhĩ Kỳ, Otto Liman von Sanders, và ông cũng không được lòng người nắm thực quyền trong Chính phủ Ottoman, Enver Pasha. Mặc dù không ưa gì nhau, giữa tháng 10 năm 1915, trước bước tiến của quân Anh dưới quyền tướng Townshend về Bagdad, Enver Pasha bổ nhiệm cho Goltz làm tư lệnh của Tập đoàn quân số 5 (xem bài Chiến dịch Lưỡng Hà). Nam tước von der Goltz đã chỉ huy quân Thổ trong trận Ctesiphon - một cuộc chiến bất phân thắng bại, trong đó cả hai bên đều rút lui. Tuy nhiêm, trước sự triệt thoái của quân Anh, Goltz đã thúc quân quay lại vì truy đuổi đối phương xuống phía sông Tigris. Khi Townshend dừng chân tại Kutz, Goltz đã tiến hành vây hãm vị trí của quân Anh (xem bài Cuộc vây hãm Kut). Rất giống với các binh đoàn của Julius Caesar trong trận Alesia, Tập đoàn quân số 6 của Thổ Nhĩ Kỳ do Halil Kut Pasha phải đẩy lùi một nỗ lực lớn của quân Anh để giải vây cho đội quân đồn trú tại Kut trong khi cuộc vây hãm tiếp diễn. Để cứu viện cho Kutz, quân đội Anh đã phát động 3 đợt tấn công nhưng đều bị quân Thổ bẻ gãy, với thiệt hại tổng cộng là 23.000 quân Anh. Các trận đánh này bao gồm Trận Wadi, Trận Hanna và Trận Dujaila. Vụ diệt chủng người Armenia. Trong chiến dịch năm 1915 của quân Nga ở phía Đông Tiểu Á, các sĩ quan Đức đã đề nghị tiến hành trục xuất có lựa chọn dân địa phương Armenia ở phía Đông Tiểu Á, nếu bước tiến của quân Nga làm khơi mào một cuộc nổi dậy. Khi Enver Pasha ban cho Goltz những mệnh lệnh này, Goltz tán đồng vì đây là sự cần thiết quân sự. Theo ghi nhận của một sử gia, "Những hành động về sau này của Goltz nhằm ngăn chặn các cuộc trục xuất chứng tỏ ông không chắc là đã hiểu được ý nghĩa rộng lớn hơn của nó." Vào tháng 12 năm 1915, Goltz trực tiếp can thiệp, đe dọa từ chức chỉ huy của mình nếu các cuộc trục xuất không được chấm dứt. Hành động này cho thấy danh tiếng và địa vị cao của Goltz tại Đế quốc Ottoman, qua đó, với tư cách là một sĩ quan quân sự nước ngoài, ông có thể ảnh hưởng (mặc dù ngắn hạn) đến chính sách đối nội của Thổ. Tuy nhiên, sự phản kháng của ông chỉ đem lại được một sự trì hoãn tạm thời, và sự trì hoãn này chỉ diễn ra ở Lưỡng Hà khi ấy. Tình hình cho thấy là hầu như chưa từng có người quân nhân nào từ chức trong thời gian chiến tranh, và cuối cùng Goltz đã không làm thế. Qua đời. Goltz-Psha đã từ trần vào ngày 19 tháng 4 năm 1916, tại Bagdad, chỉ 2 tuần trước khi quân đồn trú Anh ở Kut đầu hàng. Nguyên nhân chính thức của cái chết của ông là do bị sốt phát ban, mặc dù một số người cho rằng ông bị người Thổ đầu độc. Để thực hiện theo ước nguyện của ông, người ta đã chôn cất ông ở khu đất của Tòa lãnh sư Đức tại Tarabya, Istanbul, nhìn ra eo biển Bosporus. Thật ngẫu nhiên, một năm sau tướng Frederick Stanley Maude của Anh cũng mất tại ngôi nhà nơi Goltz qua đời. Sự nghiệp lý luận. Kể từ thập niên 1870 cho đến Chiến tranh thế giới thứ nhất, các công trình nghiên cứu của Nam tước Von der Goltz được các lãnh đạo quân sự Anh và Mỹ đọc nhiều hơn Clausewitz. Bên cạnh nhiều đóng góp của ông đối với các tạp chí quân sự xuất bản định kỳ, ông viết "Kriegführung" (1895), sau này được đặt tên là "Krieg und Heerführung", 1901 ("Việc tiến hành chiến tranh"); "Der Thessalische Krieg" ("Cuộc chiến ở Hy Lạp", 1898); "Ein Ausflug nach Macedonien" (1894) ("Hành trình xuyên Macedonia"); "Anatolische Ausflüge" (1896) ("Những chuyến đi Tiểu Á"); một bản đồ và ghi chép và vùng lân cận Constantinopolis; "Von Jena bis Pr. Eylau" (1907) ("Từ Jena đến Eylau").
1
null
Giải quần vợt Úc Mở rộng 2013 là một giải Grand Slam quần vợt được tổ chức tại thành phố Melbourne, nước Úc từ ngày 14 tháng 1 đến ngày 28 tháng 1 năm 2013, đây là lần thứ 101 giải được tổ chức. Tay vợt nam Rafael Nadal không thể tham dự giải đấu này vì chưa bình phục chấn thương hoàn toàn. Hai tay vợt đương kim vô địch ở 2 nội dung đơn nam Novak Djokovic và đơn nữ Victoria Azarenka đã bảo vệ thành công chức vô địch của mình. Tính điểm và giải thưởng. Tiền thưởng. Giải quần vợt Úc Mở rộng 2013 có tiền thưởng tăng đáng kể so với năm trước, với tổng số là 30 triệu đô-la Úc, trở thành giải đấu trả thưởng cao nhất mọi thời đại. Giải đấu đơn. Đơn nam Nhà vô địch. Đơn nam. Novak Djokovic defeated Andy Murray, 6–7(2–7), 7–6(7–3), 6–3, 6–2 Đơn nữ. Victoria Azarenka defeated Li Na, 4–6, 6–4, 6–3 Đôi nam. Bob Bryan / Mike Bryan defeated Robin Haase / Igor Sijsling, 6–3, 6–4 Đôi nữ. Sara Errani / Roberta Vinci defeated Ashleigh Barty / Casey Dellacqua, 6–2, 3–6, 6–2 Đôi nam nữ. Jarmila Gajdošová / Matthew Ebden defeated Lucie Hradecká / František Čermák, 6–3, 7–5 Trẻ. Boys' Singles. Nick Kyrgios defeated Thanasi Kokkinakis 7–6(7–4), 6–3 Girls' Singles. Ana Konjuh defeated Kateřina Siniaková 6–3, 6–4 Boys' Doubles. Jay Andrijic / Bradley Mousley defeated Maximilian Marterer / Lucas Miedler 6–3, 7–6(7–3) Girls' Doubles. Ana Konjuh / Carol Zhao defeated Oleksandra Korashvili / Barbora Krejčíková 5–7, 6–4, [10–7] Quần vợt xe lăn. Wheelchair Men's Singles. Shingo Kunieda defeated Stéphane Houdet 6–2, 6–0 Wheelchair Women's Singles. Aniek van Koot defeated Sabine Ellerbrock 6–1, 1–6, 7–5 Wheelchair Quad Singles. David Wagner defeated Andrew Lapthorne 2–6, 6–1, 6–4 Wheelchair Men's Doubles. Michaël Jeremiasz / Shingo Kunieda defeated Stefan Olsson / Adam Kellerman 6–0, 6–1 Wheelchair Women's Doubles. Jiske Griffioen / Aniek van Koot defeated Lucy Shuker / Marjolein Buis 6–4, 6–3 Wheelchair Quad Doubles. David Wagner / Nicholas Taylor defeated Andrew Lapthorne / Anders Hard 6–2, 6–3
1
null
Hội Nghề cá Việt Nam (tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam fisheries Society, viết tắt là VINAFIS) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp được Bộ Nội vụ ký quyết định thành lập 5/5/2000, mục đích tập hợp những cá nhân và tổ chức thuộc các thành phần kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến, tiêu thụ và hậu cần dịch vụ nghề cá nhằm hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người làm nghề cá Việt Nam. Lịch sử. Ngày 14//11/1988 Hiệp hội Nuôi tôm xuất khẩu Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 288-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Sau một thời gian hoạt động, Hiệp hội Nuôi tôm xuất khẩu Việt Nam đã có bước trưởng thành, cổ vũ, động viên ngư dân Việt Nam tập trung phát triển mạnh mẽ phong trào nuôi tôm trên khắp cả nước, từ khai thác tự nhiên đến quảng canh cải tiến và bắt đầu tiền đề cho nuôi bán công nghiệp và công nghiệp sau này. Ngày 21/3/1990 Hội đồng Bộ trưởng đã có quyết định số 90-CT phê chuẩn việc đổi tên Hiệp hội Nuôi tôm xuất khẩu Việt Nam thành Hội Nuôi tôm xuất khẩu Việt Nam. Ngày 19/6/1995 đến năm 1995, tại văn bản số 3281-TCCB của Văn phòng Chính phủ thông báo về việc Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề nghị của Hội Nuôi tôm xuất khẩu Việt Nam đổi tên Hội thành Hội Nuôi thủy sản Việt Nam. Cùng ra đời với Hội Nuôi thủy sản Việt Nam, ngày 11/3/1992, Hội Nghề cá Việt Nam được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cho phép thành lập tại quyết định số 86-CT. Sự tham gia tích cực của các hội viên Hội Nuôi thủy sản Việt Nam và Hội Nghề cá Việt Nam là đáng ghi nhận. Ngày 5/5/2000, tại quyết định số 33/2000 QĐ/BTCCBCP của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) cho phép hợp nhất Hội Nuôi thủy sản Việt Nam và Hội Nghề cá Việt Nam thành Hội Nghề cá Việt Nam. Hoạt động và hiệu quả của Hội. Trên trang web chính thức, Hội thường xuyên cập nhật nhiều thông tin cả về hoạt động của Hội cũng như những tin tức về thị trường, hội nhập quốc tế... Tổ chức Hội đã tích cực hoàn thành nhiệm vụ và khẳng định được vai trò đối với hội viên, nông ngư dân, doanh nghiệp và nghề cá cả nước như: bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nông, ngư dân; góp phần đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh... Bên cạnh đó, Hội đã đề xuất nhiều giải pháp đối với những khó khăn trong sản xuất và đời sống của nông, ngư dân, chủ động tham gia xây dựng, đóng góp nhiều ý kiến đối với các cơ chế, chính sách có liên quan đến quyền lợi của nông, ngư dân như chính sách đầu tư tín dụng, hỗ trợ giá xăng dầu, mua bảo hiểm… Đặc biệt là việc Hội đã quyết liệt vào cuộc, lên tiếng nói kịp thời bảo vệ quyền lợi chính đáng trong các vụ ngư dân bị xâm hại trên biển, vụ cá tra Việt Nam bị WWF 6 nước châu Âu đưa vào danh sách đỏ, hay gần đây nhất là vụ cưỡng chế thu hồi đầm nuôi trồng thủy sản của hội viên ở Tiên Lãng (Hải Phòng). Đồng thời, góp phần đẩy mạnh khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ thủy hải sản, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm cả ngành thủy sản. Chủ động và có nhiều đóng góp trong việc tham gia xây dựng và phổ biến các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, nuôi thủy sản bền vững như Global GAP, VietGAP, HACCP… Ngoài ra, Hội còn tích cực tham gia tư vấn, phản biện và đóng góp nhiều ý kiến vào các chương trình, đề án về phát triển thủy sản, các dự thảo văn bản quan trọng về luật, quyết định, nghị định và thông tư của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành… như Chiến lược phát triển ngành thủy sản, các đề án về khai thác hải sản, đánh cá xa bờ, quy hoạch vùng nuôi các loài thủy sản nước ngọt, mặn, lợ… Song song với đó, quan hệ hợp tác quốc tế của Hội ngày càng được mở rộng và có hiệu quả, là thành viên của Hiệp hội Nghề cá Đông Nam Á, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Mạng lưới an ninh lương thực và giảm nghèo CIFPEN, Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ…
1
null
Bài viết gồm có hai bảng thống kê, một bảng được công bố bởi CIA World Factbook, bảng còn lại được công bố bởi Viện tài nguyên Thế giới, hai bảng số liệu đều được tính bằng Km. Trong đó bảng thống kê được công bố bởi CIA World Factbook gồm có 3 thành phần thống kê: Diện tích mặt đất, chiều dài đường bờ biển và số liệu so sánh giữa diện tích và chiều dài đường bờ biển, trong đó bảng số liệu của Viện tài nguyên Thế giới chỉ công bố chiều dài đường bờ biển. Các bảng thống kê. Bảng thống kê của CIA World Factbook, công bố số liệu của 196 quốc gia và 55 vùng lãnh thổ. Viện tài nguyên Thế giới công bố số liệu của 182 quốc gia và 13 vùng lãnh thổ.
1
null
Đậu Kiến Đức (, 573 – 3/8/621) là một thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân chống lại sự cai trị của Tùy Dạng Đế. Ông thường được nhận định là thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân lương thiện và tài giỏi nhất đương thời. Đậu Kiến Đức đã chiếm được khu vực nay là tỉnh Hà Bắc, và ban đầu tự xưng là Trường Lạc Vương, sau đó đổi thành Hạ Vương. Năm 621, khi tướng Đường Lý Thế Dân tấn công nước Trịnh của Vương Thế Sung, Đậu Kiến Đức đã đến cứu viện. Quân của Đậu Kiến Đức đã chiến bại trong trận Hổ Lao trước quân Đường, bản thân Đậu Kiến Đức cũng bị quân Đường bắt giữ. Đường Cao Tổ cuối cùng đã quyết định xử tử Đậu Kiến Đức. Cuộc đời ban đầu. Đậu Kiến Đức sinh năm 573, khi đó nơi ông sinh ra là Chương Nam huyện (漳南縣, nay thuộc Hàm Đan, Hà Bắc) đang nằm dưới quyền thống trị của triều Bắc Tề, song sau đó huyện này lần lượt thuộc về Bắc Chu rồi triều Tùy. Vào thời niên thiếu, do có tính lương thiện và sẵn sàng giúp đỡ người khác nên ông đã trở nên nổi danh tại quê nhà. Đặc biệt, khi một người do quá nghèo nên không thể tự cử hành tang lễ cho thân nhân, Đậu Kiến Đức biết tin liền bỏ cày bừa để đến giúp người này làm lễ an táng, sau đó ông được mọi người hết sức ca ngợi. Đậu Kiến Đức giữ chức lý trưởng trong một thời gian, song sau đó do bị buộc tội phạm pháp nên ông đã chạy trốn rồi trở về nhà sau một dịp đại xá. Khi phụ thân ông qua đời, có hơn một nghìn người tống táng, Đậu Kiến Đức từ chối tất cả những thứ mà họ đưa tặng. Năm 611, khi Tùy Dạng Đế cưỡng bách đàn ông 'kiêu dũng' tòng quân để tiến đánh Cao Câu Ly, Đậu Kiến Đức đã nhập ngũ và được chọn làm chỉ huy của 200 người. Trong khoảng thời gian này, khu vực phía đông của Thái Hành Sơn đã bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, nhiều người phải lưu tán. Một người cùng huyện với Đậu Kiến Đức là Tôn An Tổ (孫安祖) có nhà bị nước lụt phá hủy còn thê tử đói mà chết song cũng bị mộ quân. Tôn An Tổ đã cố gắng thuyết phục để được miễn do nhà nghèo, song Chương Nam (huyện) lệnh đã tức giận và đánh roi Tôn An Tổ. Tôn An Tổ đâm chết huyện lệnh rồi chạy trốn đến chỗ Đậu Kiến Đức, Đậu Kiến Đức đã che giấu cho Tôn. Do khu vực đang phải chịu nạn đói lớn, Đậu Kiến Đức nói với Tôn An Tổ: Do đó, Đậu Kiến Đức chiêu dụ được vài trăm lính đào ngũ và dân vô sản giao cho Tôn An Tổ lãnh đạo, trở thành nhóm đạo tặc ở Cao Kê Bạc (高雞泊) lân cận, Tôn An Tổ tự xưng là tướng quân. Trong khi đó, trong quận Thanh Hà (清河, nay gần tương ứng với Hình Đài, Hà Bắc), cũng có các nhóm đạo tặc khác do Trương Kim Xưng và Cao Sĩ Đạt (高士達). Các nhóm đạo tặc biết về danh tiếng của Đậu Kiến Đức nên không cướp phá quê nhà của ông. Huyện lệnh của Chương Nam và quan lại các quận huyện lân cận do đó nghi ngờ Đậu Kiến Đức hiệp lực với đạo tặc, và trong một lần, khi Đậu Kiến Đức rời khỏi nhà, họ đã cho quân phục kích và giết chết người trong gia quyến của ông. Đậu Kiến Đức chỉ huy 200 người chạy đến chỗ Cao Sĩ Đạt, Sĩ Đạt tự xưng là Đông Hải công, cho Đậu Kiến Đức làm 'ti binh'. Tham gia nổi dậy. Sau đó, Trương Kim Xung giết chết Tôn An Tổ, hàng nghìn binh lính của Tôn An Tổ hầu đến đều đến quy phục Đậu Kiến Đức. Đậu Kiến Đức trở thành ngưởi chỉ huy của trên một vạn lính. Đậu Kiến Đức mở lòng với các ý kiến khác biệt, chia sẻ các chiến lợi phẩm và lao động với binh sĩ, do đó mọi người sẵn sàng chiến đấu hết mình và thậm chí chết vì Đậu Kiến Đức. Năm 616, Quách Huyến (郭絢)- thông thủ của Trác quận (涿郡, nay gần tương ứng với Bắc Kinh) đã suất hơn một vạn binh đi đánh Cao Sĩ Đạt. Cao Sĩ Đạt nhận ra trí lược của mình không bằng Đậu Kiến Đức, vì thế đã cho Đậu Kiến Đức làm 'quân tư mã'. Đậu Kiến Đức thỉnh Cao Sĩ Đạt chú trọng phòng thủ căn cứ, và sau đó dẫn 7.000 lính đi giao chiến với Quách Huyến. Đậu Kiến Đức giả vờ rằng mình phản lại Cao Sĩ Đạt và đến thỉnh hàng, thậm chí bảo Cao Sĩ Đạt giết chết một phụ nữ mà họ bắt được và tuyên bố đó là thê tử của Đậu Kiến Đức. Quách Huyến không nghi ngờ Đậu Kiến Đức, dẫn binh đến hợp với Đậu Kiến Đức để cùng đánh Cao Sĩ Đạt. Đậu Kiến Đức đại phá quân của Quách Huyến, thu được hơn nghìn con ngựa, phái tướng đuổi theo giết chết Quách Huyến. Do đó, thế của Đậu Kiến Đức càng vang dội. Cũng trong năm đó, triều Tùy sai thái bộc khanh Dương Nghĩa Thần suất binh đánh Trương Kim Xưng, đồ sát tặc chúng, những người còn sống sót chạy đến chỗ Đậu Kiến Đức. Dương Nghĩa Thần thừa thắng muốn tiến đến Cao Kê Bạc, Đậu Kiến Đức khuyên Cao Sĩ Đạt không giao chiến trực tiếp với Dương Nghĩa Thần, nói rằng: Tuy nhiên, Cao Sĩ Đạt không nghe theo lời của Đậu Kiến Đức, để Đậu Kiến ở lại trấn thủ tại căn cứ, tự suất tinh binh giao chiến với Dương Nghĩa Thần. Cao Sĩ Đạt thoạt đầu giành được thắng lợi nhỏ, lại bày tiệc rượu ngay trên chiến trường, trong lòng xem nhẹ Dương Nghĩa Thần. Khi Đậu Kiến Đức hay tin, ông sửng sốt và nói: "Đông Hải công chưa phá được tặc mà đã rất kiêu ngạo, họa ấy sẽ đến không còn lâu nữa. Quân Tùy thừa thắng, tất sẽ đuổi đánh đến đây, nhân tâm kinh hãi, ta e rằng chúng ta sẽ không được tha." Đậu Kiến Đức vì thế đã suất hơn một trăm binh sĩ tinh nhuệ đóng ở nơi hiểm yếu để phòng khi Cao Sĩ Đạt bị đánh bại. Năm ngày sau đó, Dương Nghĩa Thần quả nhiên đại phá quân của Cao Sĩ Đạt, Cao Sĩ Đạt bị chém chết trong trận chiến, Dương Nghĩa Thần thừa thế tấn công Đậu Kiến Đức. Quân của Đậu Kiến Đức vốn đã ít, nay lại nghe tin Cao Sĩ Đạt chiến bại, vì thế đã tan vỡ. Đậu Kiến Đước suất hơn 100 trăm người cưỡi ngựa chạy đến Nhiêu Dương. Dương Nghĩa Thần cho rằng Đậu Kiến Đức sẽ không làm được gì to tát nên đã triệt thoái. Sau đó, Đậu Kiến Đức quay trở lại và thu nạp bại binh của Cao Sĩ Đạt, phát tang tam quân đều mặc quần áo tang. Sau khi lực lượng đã phục hồi phần nào, Đậu Kiến Đức tự xưng là tướng quân, và bắt đầu chiếm các lãnh thổ xung quanh. Các đội quân nổi dậy ghét triều đình đến nỗi hễ thấy quan Tùy và sĩ tử Sơn Đông [đông của Thái Hành Sơn] thì họ đều giết chết. Tuy nhiên, Đậu Kiến Đức không làm như vậy, ông đối đãi tốt với sĩ nhân, vì thế nhiều quan Tùy thậm chí đã dâng thành để đầu hàng ông. Đậu Kiến Đức nhanh chóng thu thập được trên mười vạn binh sĩ. Giao chiến với Tiết Thế Hùng. Vào mùa xuân năm 617, Đậu Kiến Đức tự xưng là Trường Lạc Vương và cải nguyên niên hiệu thành "Đinh Sửu" (song Đinh Sửu cũng là năm 617 theo Can Chi), sắp xếp quan thuộc, đồng nghĩa với việc chính thức tuyệt giao với triều đình Tùy. Vào mùa thu năm 617, Tùy Dạng Đế sai Hữu dực vệ tướng quân Tiết Thế Hùng (薛世雄)- người đang trấn thủ Trác quận- suất ba vạn lính tiến về phương nam để thảo phạt Lý Mật (thủ lĩnh nổi dậy mạnh nhất). Khi Tiết Thế Hùng đi qua Hà Gian (河間, nay gần tương ứng với Thương Châu, Hà Bắc), chỉ cách doanh trại của Đậu Kiến Đức có 7 lý, quân của Đậu Kiến Đức trở nên hoảng sợ và chạy trốn. Tiết Thế Hùng vì thế không tiếp tục đề phòng vì tin rằng Đậu Kiến Đức không còn là mối đe dọa nữa. Đậu Kiến Đức thấy vậy đã tự suất cảm tử sĩ tập kích Tiết Thế Hùng. Ông thỏa thuận với họ rằng nếu đến doanh trại của Tiết Thế Hùng vào ban đêm thì sẽ tập kích, song nếu đó là ban ngày thì họ sẽ đầu hàng. Tuy nhiên khi Đậu Kiến Đức gần đến chỗ doanh trại của Tiết Thế Hùng thì mặt trời mọc, Đậu Kiến Đức sợ rằng sẽ bị Tiết Thế Hùng tiêu diệt nên thảo luận với binh sĩ về việc có nên đầu hàng hay không. Đột nhiên, một màn sương mù dày đặc xuất hiện, Đậu Kiến Đức phấn khích nói: "Trời đang giúp ta!", sau đó tập kích doanh trại của Tiết Thế Hùng, khiến quân của Tiết Thế Hùng hoảng sợ và tan vỡ. Tiết Thế Hùng quay trở về Trác quận chỉ với dưới 100 binh sĩ, và qua đời trong uất hận tại đó. Quy phục Lý Mật. Trong lúc này, Đậu Kiến Đức tiếp tục khuếch trương thế lực, song vì biết rằng Lý Mật (đang chiếm trung bộ và đông bộ Hà Nam hiện nay) có quân đội hùng mạnh hơn, Đậu Kiến Đức đã cử sứ giả đến để xin quy phục Lý Mật trên danh nghĩa. Vào mùa xuân năm 618, sau khi Lý Mật đại thắng trước tướng Tùy Vương Thế Sung, Đậu Kiến Đức cùng với một số thủ lĩnh nổi dậy khác đã gửi kiến nghị cho Lý Mật để thuyết phục Lý Mật xưng đế, song Lý Mật đã từ chối. Một thuộc cấp của Lý Mật là Phòng Ngạn Tào (房彥藻) viết thư mời Đậu Kiến Đức đến gặp Lý Mật để tỏ lòng trung thành. Đậu Kiến Đức đã hồi đáp với lời lẽ khiêm nhường và tao nhã, song khước từ đề nghị với lý do rằng cần phòng thủ chống lại một cuộc tiến công từ La Nghệ (người đã đoạt lấy Trác quận) ở phía bắc. Cũng trong năm đó, Vương Thế Sung đánh bại Lý Mật, Lý Mật buộc phải chạy trốn về phía tây và đầu hàng Đường Cao Tổ. Xây dựng chính quyền. Sau đó, tin tức về việc Vũ Văn Hóa Cập tiến hành binh biến sát hại Tùy Dạng Đế ở Giang Đô đã truyền đến đông đô Lạc Dương. Quan triều Tùy là Vương Tông (王琮) đã phát tang Tùy Dạng Đế, mặc dù Vương Tông đương đầu với Đậu Kiến Đức tại Hà Gian song Đậu Kiến Đức vẫn cử sứ giả đến chỗ Vương Tông để chia buồn, Vương Tông sau đó đã hàng phục Đậu Kiến Đức. Do Vương Tông trước đây từng giành được một vài thắng lợi trước quân của Đậu Kiến Đức, các binh sĩ này muốn Vương Tông bị xử tử. Tuy nhiên, Đậu Kiến Đức đã chỉ ra rằng nên tưởng thưởng cho lòng trung thành với Tùy của Vương Tông, cho Vương Tông giữ chức Doanh châu thứ sử. Một số quận huyện khác của Tùy cũng hàng phục Đậu Kiến Đức. Đậu Kiến Đức bắt đầu hình thành nên cơ cấu chính quyền, định đô tại Lạc Thọ (樂壽, nay thuộc Thương Châu). Vào mùa đông năm 618, sau khi có năm con chim lớn hạ xuống Lạc Thọ, cùng cả vạn con chim khác hạ xuống theo, và sau đó lại rời đi, Đậu Kiến Đức cho rằng chúng là "phượng hoàng" nên đã cải niên hiệu thành "Ngũ Phượng" (五鳳). Theo đề xuất của Tống Chính Bản (宋正本) và Khổng Đức Thiệu (孔德紹), ông cải xưng là Hạ vương. Trong khoảng thời gian này, Đậu Kiến Đức đã tiến đánh và giết được một thủ lĩnh nổi dậy lớn là Ngụy Đao Nhi (魏刀兒), đoạt lấy quân đội của Ngụy Đao Nhi. Đậu Kiến Đức cũng cử sứ giả đến chỗ La Nghệ khuyến hàng. Tuy nhiên, La Nghệ cho rằng cả Đậu Kiến Đức và Cao Khai Đạo chỉ là những tên đạo tặc, vì thế đã quy phục triều Đường. Đậu Kiến Đức đã dẫn quân tiến đánh La Nghệ song không thể chiếm được căn cứ của La Nghệ tại U châu (幽州, chuyển đổi từ Trác quận) và buộc phải triệt thoái. Giao chiến với Vũ Văn Hóa Cập. Sau khi sát hại Tùy Dạng Đế, Vũ Văn Hóa Cập dẫn Kiêu Quả quân tinh nhuệ tiến về phương Bắc, sau khi thua trận trước Lý Mật và tướng Đường Lý Thần Thông (李神通), Vũ Văn Hóa Cập tự xưng là hoàng đế của nước Hứa và an định tại Liêu Thành (聊城, nay thuộc Liêu Thành, Sơn Đông). Vào mùa xuân năm 619, Đậu Kiến Đức tuyên bố: "Ta là bách tính của Tùy đã cả chục năm nay, hoàng đế triều Tùy là quốc quân của ta. Nay Hóa Cập giết vua, đại nghịch vô dạo, vì thế ta căm thù, xin cùng mọi người thảo phạt hắn ta." Đậu Kiến Đức đã đem quân tiến đến Liêu Thành, giao chiến với Vũ Văn Hóa Cập ở ngoài thành, kết quả là Đậu Kiến Đức liên tục chiến thắng, buộc Vũ Văn Hóa Cập phải rút vào trong thành cố thủ. Trong lúc Đậu Kiến Đức cho bao vây Liêu Thành, Vương Bạc (王薄) đã mở cổng thành và nghênh đón quân Đậu Kiến Đức tiến vào. Quy phục Dương Đồng. Đậu Kiến Đức bắt giữ Vũ Văn Hóa Cập và yết kiến Tiêu hoàng hậu của Tùy Dạng Đế, xưng thần. Sau đó, Đậu Kiến Đức phát tang Tùy Dạng Đế, úy lạo các quan văn võ của Tùy bị buộc phải theo Vũ Văn Hóa Cập. Sau đó, Đậu Kiến Đức xử tử Vũ Văn Hóa Cập và một số thuộc hạ chủ chốt của người này. Đậu Kiến Đức giải tán đội thị nữ hùng hậu của Tùy Dạng Đế mà Vũ Văn Hóa Cập mang theo, cũng cho giải tán Kiêu Quả quân. "Đường thư", mặc dù viết sử theo quan điểm của triều Đường, cũng ca ngợi Đậu Kiến Đức về cách xử sự sau trận chiến: Sau chiến thắng này, Đậu Kiến Đức thiết lập hòa bình với Vương Thế Sung và quy phục Dương Đồng trên danh nghĩa. Dương Đồng phong cho Đậu Kiến Đức tước hiệu Hạ Vương. Trong khi đó, Đậu Kiến Đức thu nạp nhiều quan lại chủ chốt của triều Tùy và chính quyền của mình, đặc biệt là ông còn giao phó cho Bùi Củ (裴矩) tái tổ chức chính quyền theo mô hình giống với một triều đình. Trị vì độc lập. Vào mùa hè năm 619, Vương Thế Sung buộc Dương Đồng phải thiện nhượng cho mình, kết thúc triều Tùy và lập ra nước Trịnh. Do vậy, Đậu Kiến Đức cắt đứt quan hệ với Vương Thế Sung, tự tôn là Thiên tử trong các chiếu chỉ và lễ nghi, mặc dù vẫn dùng tước hiệu Hạ Vương. Đậu Kiến Đức truy thụy cho Tùy Dạng Đế là 'Mẫn Đế', phong Tề vương tử Dương Chính Đạo (楊政道) là Vân công. Đậu Kiến Đức liên minh với Thủy Tất khả hãn A Sử Na Đốt Cát Thế của Đông Đột Quyết. Nghĩa Thành công chúa trước đây được triều Tùy gả cho A Sử Na Đốt Cát Thế, Đậu Kiến Đức cho đưa Tiêu hoàng hậu và Dương Chính Đạo, cũng như thủ cấp của Vũ Văn Hóa Cập dâng cho công chúa. Trong khi đó, trước tình thế một số quận phía bắc Hoàng Hà đã quy phục Đường hoặc Trịnh, Đậu Kiến Đức đã tiến hành một số chiến dịch để chiếm cứ các quận này trong các tháng sau đó, phần lớn giành được thắng lợi. Vào mùa thu năm 619, Lý Thần Thông đã buộc phải đem quân Đường triệt thoái đến Lê Dương (黎陽, nay thuộc Hạc Bích, Hà Nam), để hội quân với tướng Lý Thế Tích. Vào mùa đông năm 619, trong khi tiến quân đến Vệ châu (衛州, nay gần tương ứng với Tân Hương, Hà Nam), Đậu Kiến Đức đã bị Lý Thế Tích phục kích, do tức giận nên ông đã đem quân tiến công Lê Dương, chiếm được thành và cũng bắt được Lý Thần Thông, phụ thân Lý Cái (李蓋) của Lý Thế Tích, Ngụy Trưng, và Đồng An trưởng công chúa (tỉ/muội đồng mẫu với Đường Cao Tổ). Lý Thế Tích chạy thoát, song vài ngày sau đã trở lại và đầu hàng Đậu Kiến Đức. Đậu Kiến Đức phong chức quan cho Ngụy Trưng, để Lý Thế Tích cai quản Lê Dương song giữ Lý Cái làm con tin. Đậu Kiến Đức cho quản thúc Đồng An trưởng công chúa và Lý Thần Thông tại biệt quán, song đối đãi theo khách lễ. Đậu Kiến Đức rời đô từ Lạc Thọ đến Minh châu (洺州, nay gần tương ứng với Hàm Đan, Hà Bắc). Thời điểm này, lãnh thổ ở phía bắc Hoàng Hà và ở phía đông Thái Hành Sơn phần lớn nằm trong tay Đậu Kiến Đức, các khu vực còn lại nằm dưới quyền La Nghệ (nay mang họ Lý của hoàng tộc Đường) và Cao Khai Đạo. Vào mùa đông năm 619, Lý Thế Tích dự tính chạy trốn sang lãnh thổ Đường, song lại sợ Đậu Kiến Đức sẽ xử tử phụ thân mình, do đó Lý Thế Tích đã tiến đánh nước Trịnh của Vương Thế Sung để được Đậu Kiến Đức tin tưởng. Tại một trong số các trận chiến chống Trịnh, Lý Thế Tích đã bắt được một quan võ của Trịnh là Lưu Hắc Thát, Đậu Kiến Đức có ấn tượng và phong cho Lưu Hắc Thát tước Hán Đông quận công. Lưu Hắc Thát trở thành một tướng lĩnh tin cẩn của Đậu Kiến Đức, và thường xuyên được giao nhiệm vụ tập kích và sứ mệnh giám sát. Khoảng tết năm 620, Lý Thế Tích tiếp tục đề xuất với Đậu Kiến Đức rằng nên tấn công Tào châu và Đái châu (nay thuộc Hà Trạch, Sơn Đông) do thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân Mạnh Hải Công (孟海公) kiểm soát và quy phục Trịnh trên danh nghĩa. Lý Thế Tích đã lên kế hoạch phục kích Đậu Kiến Đức ngay sau khi ông băng qua Hoàng Hà, song vì Tào hoàng hậu sinh nở nên Đậu Kiến Đức đã trì hoãn việc hành quân. Đồng minh của Lý Thế Tích là Lý Thương Hồ (李商胡) không thể chờ đợi nên đã phục kích đại ca Tào Đán (曹旦) của Tào hoàng hậu, song đã không thể giết được Tào Đán. Lý Thế Tích hay tin đã chạy trốn sang lãnh thổ của Đường. Tuy nhiên, khi các quan của Hạ thỉnh cầu xử tử Lý Cái, Đậu Kiến Đức đã nói: "Tích vốn là bầy tôi của Đường song bị ta bắt được, hắn ta không quên chủ của mình, trốn về bản triều, đó là trung thần, phụ thân của hắn đâu có tội gì?", và tha cho Lý Cái. Sau đó, Đậu Kiến Đức đánh bại và giết chết Lý Thương Hồ. Trong thời gian này, Đậu Kiến Đức đã khuyến khích thần dân canh tác, đế chế của ông thái bình, không có cướp bóc, và các thương nhân cùng khách lữ hành có thể yên tâm ngủ qua đêm ở nơi hoang vu. Vào mùa hè năm 620, Đậu Kiến Đức lại suất quân tiến đánh Lý Nghệ, song một lần nữa vẫn không chiếm được U châu. Trong khi đó, một trong các tướng tài giỏi nhất của ông là Vương Phục Bảo (王伏寶) bị các tướng khác đố kị tài năng. Do đó, họ đã vu cáo Vương Phục Bảo làm phản, khiến người này bị Đậu Kiến Đức xử tử. Sau đó, Đậu Kiến Đức bắt đầu phải chịu nhiều thất bại. Vào mùa thu năm 620, Đường Cao Tổ cầu hòa với Hạ, Đậu Kiến Đức chấp thuận đề xuất và cho đưa Đồng An trưởng công chúa trở về Đường, song vẫn giữ Lý Thần Thông lại. Đến mùa đông năm 620, Đậu Kiến Đức lại tiến công Lý Nghệ song vẫn không thể chiếm được U châu. Cũng trong khoảng thời gian này, Xử La khả hãn (người kế nhiệm Thủy Tất khả hãn) của Đông Đột Quyết đã lập kế hoạch tấn công Đường, vị khả hãn này thỉnh cầu Đậu Kiến Đức vượt Thái Hành Sơn đến gặp mình tại Tấn châu (晉州, nay gần tương ứng với Lâm Phần, Sơn Tây) và Giáng châu (絳州, nay gần tương ứng với Vận Thành, Sơn Tây), song Xử La khả hãn đã qua đời sớm và không tiến hành được chiến dịch. Cũng trong thời gian đó, Đậu Kiến Đức xử tử Tống Chính Bản sau một cáo buộc sai trai. Do Tống Chính Bản cũng là người thường chỉ trích Đậu Kiến Đức một cách thẳng thắn và hợp lý, nên sau đó đã không còn ai dám tiếp tục chỉ trích Đậu Kiến Đức, nền cai trị của Đậu Kiến Đức vì thế mà trở nên xấu đi. Vào mùa xuân năm 621, Đậu Kiến Đức đãnh bại và bắt giữ Mạnh Hải Công, song dùng người này làm tướng. Bị đánh bại. Trong khi đó, tướng Đường Lý Thế Dân đã xuất quân tiến công kinh đô Lạc Dương của Trịnh. Vương Thế Sung thấy bản thân không thể kháng cự nổi nên sai người đến cầu viện Đậu Kiến Đức, bất chấp việc hai bên khi trước có quan hệ tồi tệ. Trung thư thị lang Lưu Bân (劉彬) đã kiến nghị Đậu Kiến Đức cứu viện nước Trịnh, biện luận rằng nếu để Đường diệt Trịnh thì sau đó Hạ sẽ bị Đường đe dọa, và nếu như Đậu Kiến Đức thắng lợi thì sau đó còn có thể tính đến chuyện đoạt lấy lãnh thổ của Trịnh. Đậu Kiến Đức chấp thuận và khiển sứ giả đến chỗ Vương Thế Sung để cam kết trợ giúp, trong khi đó phái Lý Đại Sư (李大師) đến chỗ Lý Thế Dân để yêu cầu chấm dứt chiến dịch đánh Lạc Dương. Tuy nhiên, Lý Thế Dân đã từ chối, bắt giữ Lý Đại Sư và không hồi đáp. Sau đó, Đậu Kiến Đức hợp nhất quân của Mạnh Hải Công và Từ Viên Lãng (người cũng bị Đậu đánh bại trước đó) và tiến từ căn cứ của Mạnh ở Tào châu (曹州, nay thuộc Hà Trạch) tiến đến Lạc Dương, tổng cộng có 30 vạn binh mã, hội quân với tướng Trịnh Quách Sĩ Hành (郭士衡), và đánh hạ một số thành do Đường chiếm giữ. Đậu Kiến Đức cho người báo với Vương Thế Sung rằng quân Hạ đang trên đường đến cứu viện, cũng viết thư cho Lý Thế Dân để tái đề nghị Lý Thế Dân triệt thoái về Quan Trung và trao trả đất đai đã chiếm cho Trịnh. Khi Lý Thế Dân thảo luận việc này với các tướng lĩnh của mình, hầu hết đều cho rằng quân Đường nên tránh đối đầu với Đậu Kiến Đức, song Quách Hiếu Khác (郭孝恪) không đồng ý và cho rằng đây là một cơ hội tốt để tiêu diệt cả Vương Thế Sung lẫn Đậu Kiến Đức. Quách Hiếu Khác đề xuất Lý Thế Dân tiến đến Hổ Lao quan (quân Đường gọi là Vũ Lao do kị húy tổ phụ của Đường Cao Tổ) ở phía đông của Lạc Dương, bố trí phòng thủ chống Đậu Kiến Đức, Lý Thế Dân chấp thuận. Lý Thế Dân để Lý Nguyên Cát và tướng Khuất Đột Thông (屈突通) tiếp tục bao vây Lạc Dương, còn bản thân thì tiến đến Hổ Lao quan. Vương Thế Sung thấy quân của Lý Thế Dân di chuyển, song vì không rõ về ý định của quân Đường nên đã không có hành động nào. Quân của Lý Thế Dân nhanh chóng giao chiến với một số đội tiền quân của Đậu Kiến Đức, quân Đường thoạt đầu chiếm ưu thế. Sau đó, Lý Thế Dân viết thư cho Đậu Kiến Đức, cố thuyết phục Đậu Kiến Đức chấm dứt cứu viện Vương thế Sung, song Đậu Kiến Đức tiếp tục tiến về Hổ Lao quan, bị quân Đường chặn đứng. Chiến lược gia Lăng Kính (凌敬) đề xuất rằng thay vì tiến đến kinh đô Lạc Dương của Trịnh, Đậu Kiến Đức nên tiến công Phần châu (汾州, nay gần tương ứng với Lữ Lương, Sơn Tây) và Tấn châu (晉州, nay gần tương ứng với Lâm Phần, Sơn Tây) và sẵn sáng tiến đánh kinh đô Trường An của Đường, khi đó vừa đoạt được lãnh thổ của Đường lại vừa buộc được quân Lý Thế Dân phải bỏ bao vây Lạc Dương. Tuy nhiên, các sứ giả của Vương Thế Sung là Vương Uyển (王琬) và Trưởng Tôn An Thế (長孫安世) lại thuyết phục Đậu Kiến Đức rằng Lạc Dương sắp thất thủ và cần cứu viện ngay, vì thế Đậu Kiến Đức vẫn tiến đến Lạc Dương. Khi Tào hoàng hậu hay tin, bà đã cố thuyết phục Đậu Kiến Đức chấp thuận làm theo kế hoạch của Lăng Kinh: Tuy nhiên, Đậu Kiến Đức đáp lại: Vào một ngày mùa hạ năm 621, Đậu Kiến Đức tiến công toàn diện vào Hổ Lao quan. Lý Thế Dân nhìn thế trận thì nhận định rằng do Đậu Kiến Đức chưa gặp phải đối thủ mạnh nào nên bố trí thế trận thể hiện rõ tính kiêu căng khinh địch, vì thế từ chối giao chiến chờ đến khi quân Hạ mệt mỏi mới xuất kích. Cuối ngày hôm đó, sau khi quân Hạ trở nên mệt mỏi, Lý Thế Dân cho quân vượt Dĩ Thủy, tiến công doanh trại của Đậu Kiến Đức. Đậu Kiến Đức khi ấy đang hội bàn với tướng lĩnh trong đại doanh, thấy quân Đường tấn công thì vội vàng chỉ huy kị binh ứng chiến. Lý Thế Dân cho người lẻn vào sâu trong doanh trại quân Hạ cắm cờ, quân Hạ tưởng đại doanh đã bị chiếm thì càng hoảng sợ, và tan vỡ. Đậu Kiến Đức bị thương, song vẫn cố chạy trốn, nhưng khi đến Hoàng Hà và định vượt sông, ông đột nhiên ngã xuống ngựa. Các tướng Đường Bạch Sĩ Nhượng (白士讓) và Dương Vũ Uy (楊武威), đuổi theo và bắt được Đậu Kiến Đức, giải ông đến chỗ Lý Thế Dân. Lý Thế Dân quở trách ông, "Ta chỉ tiến đánh Vương Thế Sung. Ta đã làm gì hại đến nhà ngươi để nhà ngươi rời khỏi lãnh địa và đến cản trở ta?" Đậu Kiến Đức đáp lại một cách mỉa mai, "Nếu ta không đến, ta sẽ yêu cầu nhà ngươi mở rộng chiến dịch." Tào hoàng hậu và tả bộc xạ Tề Thiện Hành (齊善行) cùng vài trăm kị binh chạy về Minh châu. Bị giết. Lý Thế Dân bắt Đậu Kiến Đức, Vương Uyển và Trưởng Tôn An Thế đến Lạc Dương cho Vương Thế Sung chứng kiến. Vương Thế Sung thấy không thể làm được gì khác nên đã đầu hàng Lý Thế Dân. Các thành của hai nước Trịnh và Hạ phần lớn đều hàng phục triều Đường. Lý Thế Dân đưa Đậu Kiến Đức và Vương Thế Sung về kinh thành Trường An để trình Đường Cao Tổ. Đường Cao Tổ tha chết cho Vương Thế Sung song cho xử trảm Đậu Kiến Đức. Các tướng của Đậu Kiến Đức trước đó đã đầu hàng hoặc sống ẩn dật, nay nghe tin Đậu Kiến Đức bị giết thì đã nổi dậy dưới sự lãnh đạo của Lưu Hắc Thát. Đánh giá. Lưu Hu, chủ biên của "Cựu Đường thư", mặc dù viết tác phẩm này dưới thời Hậu Tấn và theo quan điểm của triều Đường, song vẫn nhận xét:
1
null
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Li Ning (phiên âm Hán Việt: Lý Ninh) () là công ty sản xuất dụng cụ và trang phục thể thao lớn của Trung Quốc. Các sản phẩm mang nhãn hiệu Li-Ning hướng tới đối tượng khách hàng là những người chơi các môn thể thao như chạy bộ, bóng rổ, bóng đá, cầu lông và quần vợt. Năm 2005, Li Ning đã liên doanh với công ty sản xuất trang phục thể thao của Pháp AIGLE cho phép công ty độc quyền phân phối sản phẩm của AIGLE ở Trung Quốc trong 50 năm. Năm 2006, công ty thông báo đạt doanh thu 418 triệu USD, thu về khoản lợi nhuận 39 triệu USD. Tính đến tháng 3 năm 2007, Li-Ning có 4297 cửa hàng bán lẻ. Công ty trực tiếp sở hữu một số cửa hàng bán lẻ trong khi số khác là nhượng quyền thương hiệu. Tháng 1 năm 2010, Li Ning đã mở trụ sở của mình ở Mỹ và có một đại cửa hàng (flagship store) ở Portland, Oregon. Tháng 1 năm 2011, Li Ning trở thành đối tác của Acquity Group, có trụ sở ở Chicago nhằm mở rộng kênh phân phối và phát triển tên tuổi của mình ở Mỹ. Tháng 9 năm 2012, Li-Ning ký hợp tác với vận động viên bóng rổ nhà nghề Mỹ Dwyane Wade. Công ty được thành lập năm 1990 bởi Lý Ninh, cựu vận động viên thể dục dụng cụ Olympic người Trung Quốc. Tính đến 2007, Lý Ninh vẫn là chủ tịch ban lãnh đạo của công ty. Sản phẩm. Li Ning sản xuất giày và trang phục thể thao, phần lớn cho thị trường Trung Quốc. Công ty đã tăng trưởng bùng nổ trong vài năm trở lại đây. Tháng 3 năm 2006, công ty tung ra thị trường phiên bản giới hạn giày Li Ning 001. Đây là lần đầu tiên một nhãn hiệu thể thao Trung Quốc bán giày đế mềm phiên bản giới hạn. Tháng 3 năm 2017, tại thị trường Việt Nam, hãng đã ra mắt dòng giày siêu nhẹ iLN One công nghệ đế cánh cung kép ưu việt kết hợp với vải dệt 1 tấm tỏa nhiệt của thân giày đã mang lại tính năng bảo vệ đôi chân hoàn hảo mà vẫn đảm bảo yếu tố thời trang & thẩm mĩ.  Tháng 6 năm 2017, tiếp tục với dòng giày thể thao siêu nhẹ, Li-Ning lại tung ra thị trường đôi giày Li-Ning Super Light 14 được gọi là "Kiệt tác mùa hè". Với sản phẩm này, Li-Ning ngày càng khẳng định tên tuổi của mình trong làng thể thao thế giới.  Giày siêu nhẹ là một trong những dòng giày có lịch sử lâu đời nhất của thương hiệu Li-Ning, mỗi năm, Li-Ning lại ra mắt phiên bản mới với những công nghệ và cải tiến hoàn hảo hơn. Đến năm 2018 và 2019, đại gia đình “giày siêu nhẹ” đã chính thức ra mắt phiên bản thứ 15 và 16 của mình. Super Light tiếng tăm đã tạo ra một cuộc chơi mới, một cuộc chinh phạt dành riêng cho những đôi giày siêu nhẹ mà những ông lớn trong làng thể thao phải ngả mũ thán phục. Tháng 3 năm 2018, Li-Ning tiên phong đưa dòng giày Smart Shoes về Việt Nam. Smart Shoes được ví như “bước chân công nghệ” với con chip thông minh cho người dùng biết được các chỉ số luyện tập để tùy chỉnh phù hợp với mục đích luyện tập đã nhanh chóng lọt vào “mắt xanh” của các tín đồ yêu giày thể thao và những người yêu thích “tập luyện”. Bên cạnh đó, các dòng giày mang công nghệ đế đệm độc quyền Cloud như Cloud 4Chic – Tỏa sáng với đam mê năm 2017, Cloud Lite – Dạo bước trên mây năm 2018; Cloud 5 ra mắt tháng 3/2019 sở hữu công nghệ “Double Cloud”, tăng thêm sự êm ái và hoàn trả năng lượng “thật đã” cho đôi chân hay Cloud Element vừa ra mắt tháng 2/2020 – đôi giày mở đầu thập kỷ mang dấu ấn lướt nhẹ, bền bỉ và tốc độ của đường đua F1… cũng là những siêu phẩm làm nên tên tuổi ngày càng được yêu mến của thương hiệu “Anything Is Possible”. Không chỉ giày, các sản phẩm quần áo luôn là thế mạnh của Li-Ning. Đa dạng từ tập luyện, chạy bộ, cầu lông, bóng rổ… đến những trang phục mặc đời thường, với chất liệu polyester khô thoáng, không thấm hút mồ hôi, khử mùi và kháng khuẩn cực tốt, Li-Ning đã trở thành thương hiệu được lựa chọn hàng đầu trong tủ đồ của các tín đồ thời trang thể thao. Năm 2018, các sản phẩm của Li-Ning được sải bước trên hai sàn diễn thời trang danh giá nhất thế giới, Paris và New York Fashion Week, đánh dấu một bước ngoặt mới cho thương hiệu thời trang thể thao trẻ tuổi này. Ngay khi hãng tung ra những đôi giày và trang phục được trình diễn tại tuần lễ thời trang New York Fashion Week, thị trường nội địa và thế giới “sục sôi” tìm kiếm những sản phẩm mang tên vận động viên thể dục dụng cụ tài ba Li-Ning. Chỉ trong vòng 3 phút, một trong những chiếc áo hot nhất BST đã được bán hết sạch. Sức ảnh hưởng của tuần lễ thời trang New York Fashion đã giúp thị trường chứng khoán của Li-Ning “leo thang” nhanh chóng và ngày càng khẳng định vị thế “đỉnh cao” của thương hiệu trên thị trường quốc tế. Tiếp thị. Mặc dù biểu trưng của Li Ning khá giống biểu tượng Swoosh của Nike, thiết kế biểu trưng của nó dựa trên chính chữ L và N trong tên công ty. Li Ning đã rất quan tâm đến việc sử dụng những bản hợp đồng tài trợ cho các vận động viên và các đội tuyển thể thao, ở cả quê nhà Trung Quốc lẫn ở nước ngoài, để đem đến lợi nhuận cho công ty. Năm 2006, công ty đã ký "bản hợp tác chiến lược" với Hiệp hội quần vợt nhà nghề (quốc tế), Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia (Hoa Kỳ), Hiệp hội Bóng rổ Đại học Trung Quốc và Giải vô địch bóng đá đại học Trung Quốc. Li Ning cũng ký kết hợp đồng tài trợ với các đội tuyển quốc gia Trung Quốc và đội tuyển điền kinh Sudan. Công ty cũng là nhà cung cấp trang phục cho Đội tuyển bóng rổ quốc gia Argentina tại các sự kiện quốc tế bao gồm Thế vận hội Mùa hè 2008 và Thế vận hội Mùa hè 2012. Một hợp đồng tương tự cũng đã ký kết giữa Li Ning với Ủy ban Olympic Thụy Điển. Từ 2004, cả đội tuyển bóng rổ quốc gia nam và nữ của Tây Ban Nha đều sử dụng trang bị của Li Ning. Ở Việt Nam, Li-Ning chính là người đồng hành đứng sau sự thành công của Đội tuyển Bóng đá Việt Nam trong những giai đoạn khởi đầu 2006-2008 với việc cung cấp trang phục cho đội tuyển. Khi đó, lần đầu tiên đội tuyển quốc gia Việt Nam giành chức vô địch lịch sử tại AFF Suzuki Cup 2008. Li-Ning cũng là nhà tài trợ trang phục cho đội tuyển điền kinh quốc gia trong 5 năm. 15 năm liên tiếp đồng hành cùng giải bóng chuyền nữ quốc tế VTV Cup trong vai trò là nhà tài trợ trang phục cho đội ngũ BTC và các giải đấu quy mô khác như: Giải bóng chuyền vô địch quốc gia, giải bóng chuyền nữ quốc tế LienVietPost Bank hay giải bóng chuyền cup Hùng Vương...; Trong lĩnh vực cầu lông, có thể nói tên các giải đấu mang tên nhà tài trợ Li-Ning như: giải cầu lông đồng đội toàn quốc - Cup Li-Ning; giải cầu lông các cây vợt xuất sắc, giải cầu lông Hà Nội, giải cầu lông Hải Phòng… Li-Ning cũng là nhà tài trợ cho các cây vợt xuất sắc như Vũ Thị Trang – tay vợt nữ số 1 Việt Nam; Nguyễn Thị Sen – cùng với Vũ Thị Trang là cặp đôi nữ số 1 Việt Nam, các tay vợt trẻ xuất sắc như Phạm Hồng Nam, Lê Thu Huyền… và các đội tuyển cầu lông: Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Trị… Li-Ning cũng đồng hành cùng các giải đấu lớn nhỏ khác trong các môn như điền kinh, tennis, bóng rổ, street workout, hip hop… Tài trợ. Li Ning cung cấp trang phục và đồng phục cho các vận động viên và đội tuyển thể thao sau:
1
null
Thiền sư Minh Hoằng - Tử Dung (? - ?) là một cao tăng người Trung Quốc, thuộc phái Lâm Tế đời thứ 34, nhưng sang Việt Nam truyền đạo vào khoảng nửa cuối thế kỷ 17. Đối với Phật giáo ở Huế nói riêng, và Phật giáo xứ Đàng Trong nói chung, Thiền sư Tử Dung (gọi tắt) có một vị trí thật đặc biệt. Bởi xét kỹ, thì đây chính là vị sơ Tổ của Thiền phái Liễu Quán ở Việt Nam . Thân thế và đạo nghiệp. Không biết năm sinh và tên thật của Thiền sư Tử Dung, chỉ biết sư là người tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) theo Thiền sư Nguyên Thiều sang Đại Việt (Việt Nam ngày nay) để truyền đạo Phật (phái Lâm Tế). Theo tài liệu, thì sư Nguyên Thiều theo thuyền buôn sang Đàng Trong (thuộc Đại Việt) vào năm Đinh Tỵ (1677). Năm 1682, Thiền sư Hương Hải của thiền phái Trúc Lâm dẫn theo khoảng 50 đệ tử bỏ Đàng Trong ra Đàng Ngoài. Ở Thuận Hóa (Huế) vì thế thiếu tăng sĩ, nên chúa Nguyễn Phúc Tần cho người mời sư Nguyên Thiều từ Quy Ninh (Quy Nhơn) ra Thuận Hóa. Trong khoảng năm 1687-1690, sư Nguyên Thiều được chúa Nguyễn Phúc Trăn cử về Trung Quốc để thỉnh thêm tăng sĩ, kinh Phật giáo, Phật tượng, pháp khí sang Đàng Trong . Vậy có thể Thiền sư Tử Dung là một trong số tăng sĩ ấy, hoặc là đến sớm hơn. Khoảng năm 1690, Thiền sư Tử Dung lập am tu bằng tre lá trên núi Hoàng Long ở Thuận Hóa. Sau đó, am tu được biến cải thành chùa và có tên là chùa Ấn Tôn (hay Tông, tức chùa Từ Đàm ngày nay), với ý nghĩa là "lấy sự truyền tâm làm tông chỉ". Năm 1702, nghe tiếng Thiền sư Tử Dung là người dạy pháp Thiền Thoại Đầu của tông Lâm Tế, nhà sư Liễu Quán (về sau trở thành Tổ của Thiền phái Liễu Quán) đã tìm đến chùa Ấn Tôn để xin tham học với sư . Trong số các vị đệ tử đắc pháp với Sư, sư Liễu Quán là người được sư yêu mến nhất. Tuy vậy, vị sư này đã không thay thế Thiền sư Tử Dung tại chùa Ấn Tôn sau khi sư tịch, mà lại khai sơn ở một chùa khác, đó là chùa Thiền Tôn (hay Thuyền Tôn). Năm 1703, Thiền sư Tử Dung cho trùng tu chùa. Cũng trong năm này, chúa Nguyễn Phúc Chu ban cho chùa tấm biển Sắc Tứ Ấn Tôn Tự. Chưa biết thiền sư Tử Dung tịch vào năm nào, chỉ biết là vào ngày 16 tháng 11 (âm lịch) và phải sau năm 1712. Vì trong năm này, sư Liễu Quán còn gặp sư ở Quảng Nam, và trình lên sư bài kệ "Dục Phật" (Tắm Phật). Trong số học trò giỏi của thiền sư Tử Dung, ngoài sư Liễu Quán, còn có: Thực Vinh (hay Thiệt Vinh - Bửu Hạnh), Sát Ngữ, Ðạo Trung và Thanh Dũng. Theo lời phó chúc của Sư, Thiền sư Thực Vinh được làm trụ trì chùa Ấn Tông (tức Từ Đàm) sau khi sư viên tịch.. Sau khi viên tịch. Sau khi Thiền sư Tử Dung viên tịch tại chùa Ấn Tông, đồ chúng lập tháp thờ trong vườn chùa. Năm Thành Thái thứ 9 (1897), nhà vua cho mở đường lên đàn Nam Giao. Vì đường này đi xuyên qua khuôn viên chùa Từ Đàm (tức Ấn Tông), nên vua ban lệnh cho Trụ trì là Thiền sư Thanh Hiệp - Tường Vân dời 5 bảo tháp chứa di cốt của chư Tổ (trong đó có tháp của Thiền sư Tử Dung) sang khuôn viên chùa Báo Quốc ở gần đó. Bia tháp hiện nay của Thiền sư Tử Dung chỉ đơn giản là "Truyền Lâm Tế Chánh tông, đệ tam thập tứ thế, thượng Tử hạ Dung, Húy Minh Hoằng Đại lão Hòa thượng chi tháp" . Nguồn tham khảo. Và các bài viết trên các website đã dẫn trong bài.
1
null
"USS Abraham Lincoln" (CVN-72), là con tàu thứ năm của lớp Nimitz siêu tải của Hải quân Hoa Kỳ. Đây là tàu hải quân thứ hai được đặt tên theo cựu tổng thống Abraham Lincoln. Cảng quê nhà của nó ở Norfolk, Virginia, và thuộc Hạm đội Đại Tây Dương Hoa Kỳ. Hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln được hạ thủy ngày 13/2/1988, tại Norfolk, Virginia. Đây là tàu sân bay đầu tiên được trang bị máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet, nâng cấp từ F/A-18C/D của hải quân. Giữa tháng 12/2002, USS Abraham Lincoln, do hãng đóng tàu Newport News (Virginia) sản xuất, trở về Mỹ. Ngày 18/12, tàu sân bay này lên đường tới Australia. Đặc điểm của USS Abraham Lincoln - Hệ thống phản lực: 2 lò phản ứng hạt nhân - Máy nâng máy bay: 4 - Đường băng: 4 - Tổng chiều dài: 332,85 mét - Diện tích sàn sân bay: 18.211 m2 - Trọng lượng nước rẽ của tàu: 100.000 tấn - Tốc độ: 35 hải lý/giờ - Máy bay: 85 - Giá thành: khoảng 3,5 tỷ USD - Vũ khí: 3 bệ phóng Mk 29 NATO Sea Sparrow, 4 Phalanx CIWS Mk 15 (20 mm) - Cảng chính: Everett, Washington Cuối tháng 12, theo các bản tin từ Hải quân Mỹ, USS Abraham Lincoln hoặc USS Kitty Hawk sẽ được tái triển khai ở vùng Vịnh, do căng thẳng leo thang giữa Baghdad và Washington. Vào thời điểm đó, người ta không rõ Lincoln vẫn tiếp tục được duy trì hay chỉ nhận báo động phòng mọi trường hợp. Ngày 31/12, tàu sân bay này nhận lệnh triển khai trên biển và sẵn sàng cho cuộc chiến ở vùng Vịnh. Ngày 2/1/2003, USS Abraham Lincoln có mặt ở tây bắc Australia. Sau đó, hàng không mẫu hạm trở về Freemantle để được duy tu, bảo dưỡng trước khi trở lại vùng Vịnh.
1
null
Reebok International Limited () là một thương hiệu quần áo và giày thể thao của Mỹ, là một phần của Authentic Brands Group. Nó được thành lập ở Anh vào năm 1958 với tư cách là công ty đồng hành với J.W. Foster and Sons, một công ty sản xuất đồ thể thao được thành lập vào năm 1895 tại Bolton, Lancashire. Từ năm 1958 đến năm 1986, thương hiệu này đã in hình lá cờ của Vương quốc Anh trong logo của mình để biểu thị nguồn gốc của công ty. Nó được mua bởi công ty đồ thể thao của Đức Adidas vào năm 2005, sau đó được bán cho Authentic Brands Group có trụ sở tại Hoa Kỳ vào năm 2021. Trụ sở chính toàn cầu của công ty được đặt tại Boston, Massachusetts, ở Seaport District. Văn phòng. Trụ sở chính toàn cầu của Reebok được đặt tại Boston, Massachusetts, tại Seaport District. Ở các quốc gia EMEA, Authentic Brands Group đang hợp tác với Bounty Apparel ở Nam Phi, Al Boom Marine ở Trung Đông và Bắc Phi, và Flo Magazacilik ở Thổ Nhĩ Kỳ để phát triển kinh doanh. Công việc từ thiện. Quỹ Reebok điều hành chương trình "Build Our Kids' Success" (BOKS) nhằm cung cấp cho học sinh Hoa Kỳ các hoạt động thể chất trước ngày học. Reebok tài trợ cho chương trình bằng các khoản tài trợ trực tiếp và bằng cách đóng góp phần trăm doanh số bán giày.
1
null
Vân Trung Ca (), là một cuốn tiểu thuyết của nhà văn Trung Quốc Đồng Hoa được xuất bản vào năm 2007 bởi nhà xuất bản Nhà văn (作家 出版社). Cuốn tiểu thuyết này là phần tiếp theo của Đại mạc dao. Cốt truyện. Truyện lấy bối cảnh vào thời Tây Hán, năm Hán Chiêu Đế (Lưu Phất Lăng) 8 tuổi, tình cờ gặp cô bé Hoắc Vân Ca (con gái Hoắc Khứ Bệnh và Ngọc Cẩn trong tác phẩm Đại mạc dao), được Vân Ca cứu thoát khỏi chết khô trên sa mạc. 10 năm sau, Vân Ca trở thành thiếu nữ xinh đẹp nhưng không quên cậu bé năm xưa mà cô gọi là "Lăng ca ca". Không may cô lại nhận nhầm Lưu Bệnh Dĩ là Lưu Phất Lăng, nên vô cùng tuyệt vọng khi anh thành thân với người khác. Nếu Vân Ca vẫn ở tại Tây Vực, có lẽ cô sẽ không gặp những đau đớn thấu lòng, nhưng Vân Ca của tuổi mười chín đã đến thành Trường An, nơi "trường trường bất an" ấy đã bắt đầu bi kịch của đời cô. Vân Ca bị cuốn vào những âm mưu tranh quyền đoạt vị chốn cung đình khi gặp lại Lăng ca ca, nay là Hán Chiêu Đế. Vân Ca thông minh linh hoạt, sau những đau thương thì đôi mắt mang đầy nét sầu bi. Lăng ca ca mà cô yêu thương nhất ra đi, những người tưởng như bằng hữu trở thành kẻ thù, người vốn là kẻ thù hóa ra là người thân. Hết đau thương này đến đau thương khác đổ lên người Vân Ca. Đồng Hoa đã xây dựng một hệ thống nhân vật, cả chính lẫn phụ, rất xuất sắc. Các nhân vật được khắc họa rõ nét, đa chiều. Ba nhân vật nam được chú ý là Mạnh Giác, Lưu Phất Lăng và Lưu Bệnh Dĩ - Lưu Tuân. Họ là những người yêu thương Vân Ca, nhưng cũng để lại những đau đớn trong trái tim cô. Vân Trung Ca xuất sắc nhất ở quyển cuối, bi kịch của Vân Ca bị đẩy lên cao nhất, người thương yêu qua đời, hóa ra là do những người thân thiết với cô, cố ý hay vô tình, đã gây nên cái chết ấy. Cuối truyện, những kẻ phải trả giá cho tội ác của mình đã gặp báo ứng, còn Vân Ca quay về Tây Vực, cô chọn cách sống tiếp, vượt qua đau thương của quá khứ. Dù cho "đời này kiếp này, ta không thể quên được Lăng ca ca". Chuyển thể. Phim truyền hình. Năm 2014, "Vân Trung Ca" được chuyển thể thành phim truyền hình "Đại Hán Tình duyên Vân Trung Ca" với biên kịch là Vu Chính và các đạo diễn là Hồ Ý Quyên, Hồ Minh Khải và Thái Tinh Thịnh. Từ 13/09/2015, phim được phát sóng vào khung giờ kim cương của Đài Truyền hình vệ tinh Hồ Nam.
1
null
HMS "Colossus" là một thiết giáp hạm dreadnought của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc. Nguyên được dự định như là chiếc tiếp theo của lớp thiết giáp hạm "Neptune" bao gồm ba chiếc, nhưng hai chiếc sau có đai giáp dày hơn đôi chút so với "Neptune", nên chúng được xếp lớp lại như là lớp "Colossus". Khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất bắt đầu vào tháng 8 năm 1914, "Colossus" trở thành soái hạm của Hải đội Chiến trận 1. Trong trận Jutland năm 1916, nó bị trúng hai phát đạn pháo, nhưng chỉ bị hư hại nhẹ và làm sáu người bị thương. Khi chiến tranh kết thúc, "Colossus" trở thành một lườn tàu huấn luyện cho đến năm 1920; và theo những điều khoản của Hiệp ước Hải quân Washington, nó được cho ngừng hoạt động và cuối cùng bị tháo dỡ vào năm 1928. Thiết kế và chế tạo. "Colossus" được hạ thủy vào ngày 9 tháng 4 năm 1910 và được đưa ra hoạt động vào năm 1911. Mặc dù rất giống với "Neptune", nó lại không cùng một lớp, vì "Colossus" và chiếc tàu chị em "Hercules" có đai giáp dày hơn. "Colossus" được phiên chế vào Hải đội Chiến trận 2 trực thuộc Hạm đội Nhà Anh Quốc. Lịch sử hoạt động. "Colossus" bắt đầu được cho cho chạy thử máy từ ngày 28 tháng 2 năm 1911, kéo dài cho đến tháng 7 năm đó. Nó nhận lên tàu thành phần thủ thủ đoàn đầy đủ vào ngày 31 tháng 7 và được đưa vào biên chế tại Devonport vào ngày 8 tháng 8 trong thành phần Đội 2 của Hạm đội Nhà. Đơn vị này được đổi tên thành Hải đội Chiến trận 2 vào ngày 1 tháng 5 năm 1912. Nó tham gia cuộc Duyệt binh Hạm đội của Quốc hội vào tháng 7 năm 1912, và tham gia tập trận cùng Hạm đội Nhà trong tháng 10 và tháng 11. "Colossus" cùng một phần hạm đội viếng thăm Cherbourg vào tháng 3 năm 1913; rồi đến tháng 12 nó được chuyển sang Hải đội Chiến trận 1. Vào ngày 29 tháng 7 năm 1914 nó lên đường đi Scapa Flow khi có nguy cơ xảy ra chiến tranh; và trong suốt thời gian Chiến tranh Thế giới thứ nhất nó đặt căn cứ tại Scapa Flow cho đến năm 1918, ngoại trừ một giai đoạn ngắn từ ngày 22 tháng 10 đến ngày 3 tháng 11 năm 1914 khi nó được đặt căn cứ tại Lough Swilly. Vào tháng 11 năm 1915, "Colossus" được đặt làm soái hạm của Hải đội Chiến trận 1, thay thế cho chiếc HMS "St Vincent". Vào ngày 31 tháng 5 năm 1916, dưới quyền chỉ huy của Đại tá Hải quân Dudley Pound, nó có mặt trong trận hải chiến chính của Thế Chiến I, trận Jutland. Trong cuộc đụng độ này, nó dẫn đầu một hải đội do Chuẩn đô đốc Ernest Gaunt chỉ huy bao gồm "Neptune", "Collingwood" và "St Vincent"; và khi Hạm đội Grand được tung ra, "Colossus" là chiếc thứ 17 trong hàng chiến trận. Trinh sát viên của nó nhìn thấy những chiếc dẫn đầu của Hạm đội Biển khơi Đức lúc 17 giờ 51 phút, và nó nổ súng lúc 18 giờ 30 sau khi rút ngắn khoảng cách, nhưng không thể thấy hiệu quả rõ ràng. Đến 19 giờ 00, nó nhắm vào một tàu tuần dương bọc thép đối phương, có thể là chiếc , ở khoảng cách ; chiếc tàu tuần dương đối phương chìm sau đó, sau khi trúng đạn từ nhiều tàu chiến khác nhau. Từ 19 giờ 00 đến 19 giờ 20 phút, "Colossus" cùng với "Collingwood" đụng độ với Hải đội Tuần tiễu 1, là lực lượng tàu chiến-tuần dương của Đức, ghi được nhiều phát trúng vào chiếc . Lúc 19 giờ 16 phút, nó bị hư hại bởi một phát đạn pháo hạng nặng đối phương đánh trúng cấu trúc thượng tầng phía trước, nhưng hư hỏng không nghiêm trọng và không ảnh hưởng sức chiến đấu, với 6 người bị thương. Ngoài những chiếc thuộc Hải đội Chiến trận 5: "Warspite", "Malaya", "Barham" và "Valiant", "Colossus" là chiếc thiết giáp hạm Anh duy nhất trúng đạn pháo đối phương trong trận Jutland. Từ tháng 6 đến tháng 9 năm 1917, "Colossus" được tái trang bị, rồi cùng với Hạm đội Grand chuyển căn cứ đến Rosyth vào tháng 4 năm 1918. Nó đã có mặt khi Hạm đội Đức đầu hàng vào ngày 21 tháng 11 năm 1918; và sau khi Hạm đội Grand bị phân tán sau khi chiến tranh kết thúc, nó trở thành soái hạm của Phó đô đốc Hạm đội Dự bị tại Devonport. Vào ngày 30 tháng 6 năm 1921, nó bị đưa vào danh sách loại bỏ do vượt quá nhu cầu sử dụng, nhưng rồi được giữ lại như một tàu huấn luyện thiếu sinh hải quân trong tình trạng không hiệu quả về mặt quân sự. Đến ngày 23 tháng 7 năm 1923, nó trở thành một lườn tàu dùng trong huấn luyện, rồi được bán cho hãng Charlestown Shipbreaking Industries vào tháng 8 năm 1928 và bị tháo dỡ kể từ ngày 5 tháng 9 năm đó.
1
null
Dự trữ ngoại tệ (còn gọi là Dự trữ ngoại hối) theo nghĩa chính xác là dùng để chỉ tiền gửi bằng ngoại tệ của các ngân hàng trung ương và các cơ quan tiền tệ. Danh sách này không bao gồm các giao dịch hoán đổi tiền tệ được thực hiện bởi ngân hàng trung ương. Đây là những tài sản của ngân hàng trung ương được tổ chức trong đồng tiền dự trữ khác nhau như đồng đô la Mỹ, euro, yên và bảng Anh, và được sử dụng để và được sử dụng để sao nợ phải trả. Danh sách dưới đây là sự kết hợp số liệu công bố giữa IMF và The World Factbook. Đọc thêm. Danh sách quốc gia theo dự trữ ngoại tệ 2007
1
null
Giải quần vợt Úc Mở rộng 2013 nội dung đơn nữ là giải Grand Slam quần vợt tổ chức tại thành phố Melbourne lần thứ 101. Tay vợt đương vô địch người Belarus Victoria Azarenka đã bảo vệ thành công danh hiệu vô địch của mình. Tay vợt á quân năm 2011 Lý Na đã xuất sắc vượt qua á quân 2012 Maria Sharapova (6–2 6–2) để giành quyền chơi trong trận chung kết nhưng cô thua Victoria Azarenka 4–6, 6–4, 6–3 ở trận chung kết.
1
null
Puma SE, có thương hiệu là Puma, là một tập đoàn đa quốc gia của Đức chuyên thiết kế và sản xuất giày dép, quần áo và phụ kiện thể thao và thông thường, có trụ sở chính tại Herzogenaurach, Bavaria, Đức. Puma là nhà sản xuất đồ thể thao lớn thứ ba trên thế giới. Công ty được thành lập vào năm 1948 bởi Rudolf Dassler. Năm 1924, Rudolf và em trai Adolf "Adi" Dassler đã cùng nhau thành lập công ty Gebrüder Dassler Schuhfabrik (Nhà máy giày của anh em nhà Dassler). Mối quan hệ giữa hai anh em xấu đi cho đến khi cả hai đồng ý tách ra vào năm 1948, thành lập hai thực thể riêng biệt, Adidas và Puma. Sau khi chia tách, Rudolf ban đầu đăng ký công ty mới thành lập là "Ruda" (bắt nguồn từ Rudolf 'Da'ssler, vì Adidas dựa trên Adi Dassler), nhưng sau đó đổi tên thành "Puma". Biểu trưng đầu tiên của Puma bao gồm một hình vuông và con thú nhảy qua chữ "D", đã được đăng ký, cùng với tên của công ty, vào năm 1948. Các thiết kế giày và quần áo của Puma có biểu tượng Puma và "Formstrip" đặc biệt được giới thiệu vào năm 1958. Lịch sử. Hoàn cảnh. Christoph von Wilhelm Dassler là công nhân trong một nhà máy giày, trong khi vợ ông là Pauline điều hành một tiệm giặt ủi nhỏ ở thị trấn Herzogenaurach của Franconia, cách thành phố Nuremberg 20 km (12,4 dặm). Sau khi rời ghế nhà trường, con trai của họ, Rudolf Dassler, cùng cha làm việc tại xưởng đóng giày. Khi trở về sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Rudolf được đào tạo thành nhân viên bán hàng tại một nhà máy sứ, và sau đó là kinh doanh buôn bán đồ da ở Nuremberg. Năm 1924, Rudolf và em trai của mình, Adolf, biệt danh là "Adi", thành lập một nhà máy sản xuất giày. Họ đặt tên cho doanh nghiệp mới là "Gebrüder Dassler Schuhfabrik" ("Nhà máy giày anh em nhà Dassler"), đây là doanh nghiệp duy nhất sản xuất giày thể thao vào thời điểm đó. Cặp đôi bắt đầu công việc kinh doanh trong tiệm giặt là của mẹ họ. Vào thời điểm đó, nguồn cung cấp điện trong thị trấn không đáng tin cậy, và đôi khi anh em phải sử dụng sức đạp từ một chiếc xe đạp đứng yên để chạy thiết bị của mình. Năm 1927, họ chuyển đến một tòa nhà riêng biệt. Hai anh em đã lái xe từ Bavaria đến Thế vận hội Mùa hè 1936 ở Berlin với một chiếc vali đầy gai và thuyết phục vận động viên chạy nước rút người Mỹ Jesse Owens sử dụng chúng, lần tài trợ đầu tiên cho một người Mỹ gốc Phi. Owens đã giành được bốn huy chương vàng. Kinh doanh bùng nổ; Dasslers đã bán được 200.000 đôi giày hàng năm trước Thế chiến II. Cả hai anh em đều tham gia Đảng Quốc xã, nhưng Rudolf là một người Quốc xã nhạy bén, người đã đăng ký tham gia và được nhận vào Gestapo; họ đã sản xuất giày cho Wehrmacht. Sự rạn nứt ngày càng lớn giữa hai anh em lên đến đỉnh điểm trong một cuộc tấn công bằng bom của quân Đồng minh năm 1943. Adi và vợ trèo vào một hầm trú bom mà Rudolf và gia đình anh ta đã ở sẵn. "Lại là lũ khốn chết tiệt," Adi nhận xét, dường như ám chỉ đến các máy bay chiến tranh của quân Đồng minh, nhưng Rudolf, do có vẻ bất an rõ ràng, đã bị thuyết phục. anh trai có nghĩa là anh ấy và gia đình anh ấy. Khi Rudolf sau đó bị lính Mỹ bắt và bị buộc tội là thành viên của Waffen-SS, ông tin chắc rằng anh trai mình đã giao nộp ông. Tách khỏi Adidas. Sau khi có những quan điểm ngày càng khác nhau về cách điều hành công việc kinh doanh, hai anh em đã chia tách công việc kinh doanh vào năm 1948. Rudolf chuyển đến bên kia sông Aurach để thành lập công ty của riêng mình. Adolf thành lập công ty riêng của mình bằng cách sử dụng cái tên mà anh ấy đặt bằng biệt hiệu của mình—Adi—và ba chữ cái đầu tiên trong họ của anh ấy—Das—để thành lập Adidas. Rudolf đã thành lập một công ty mới mà ông gọi là "Ruda", từ "Ru" trong Rudolf và "Da" trong Dassler. Vài tháng sau, công ty của Rudolf đổi tên thành Puma Schuhfabrik Rudolf Dassler. Puma và Adidas bước vào cuộc cạnh tranh gay gắt và gay gắt sau khi chia tay. Thị trấn Herzogenaurach bị chia rẽ về vấn đề này, dẫn đến biệt danh "thị trấn của những chiếc cổ cong" - mọi người nhìn xuống để xem những người lạ đi giày nào. Trong trận đấu bóng đá đầu tiên sau Thế chiến II năm 1948, một số thành viên của Đội tuyển bóng đá quốc gia Tây Đức đã đi giày Puma, trong đó có cầu thủ ghi bàn thắng đầu tiên cho Tây Đức sau chiến tranh, Herbert Burdenski. Rudolf đã phát triển một loại giày bóng đá có đinh vít, được gọi là "Super Atom" với sự hợp tác của những người như huấn luyện viên đội tuyển quốc gia Tây Đức Sepp Herberger. Xuất hiện tại Olympic. Tại Thế vận hội Mùa hè 1952, vận động viên chạy 1500 mét Josy Barthel của Luxembourg đã giành huy chương vàng Olympic đầu tiên của Puma tại Helsinki, Phần Lan. Tại Thế vận hội Mùa hè 1960, Puma đã trả tiền cho vận động viên chạy nước rút người Đức Armin Hary để mặc đồ của Puma trong trận chung kết chạy nước rút 100 mét. Hary đã từng mặc đồ của Adidas và yêu cầu Adolf trả tiền, nhưng Adidas đã từ chối yêu cầu này. Tay vợt người Đức đã giành huy chương vàng ở Pumas nhưng sau đó lại khoác áo Adidas trong lễ trao huy chương, trước sự sửng sốt của hai anh em nhà Dassler. Hary hy vọng kiếm được tiền từ cả hai, nhưng Adi quá tức giận nên đã cấm nhà vô địch Olympic. Trong lễ chào cờ nghiêm ủng hộ phong trào Black Power tại Thế vận hội Mùa hè 1968, các vận động viên người Mỹ gốc Phi do Puma tài trợ là Tommie Smith và John Carlos, sau khi lần lượt giành huy chương vàng và đồng ở nội dung 200 mét, đã bước lên bục với đôi giày Puma Suedes trong tay và cúi đầu và giơ cao nắm đấm đeo găng đen của họ để phản đối thầm lặng trong khi chơi quốc ca, một hành động nhằm bảo vệ nhân quyền và bảo vệ người Mỹ da đen. Vài tháng trước Giải vô địch bóng đá thế giới 1970, Armin Dassler (con trai của Rudolf) và em họ Horst Dassler (con trai của Adi) đã ký một thỏa thuận được gọi là "Hiệp ước Pelé". Thỏa thuận này quy định rằng cầu thủ bóng đá Pelé sẽ không được phép thi đấu cho cả Adidas và Puma. Tuy nhiên, Pelé đã tuân theo yêu cầu của đại diện của Puma, Hans Henningsen, nhằm nâng cao nhận thức và hồ sơ của Puma sau khi anh ấy nhận được 120.000 đô la để đeo Formstrips. Khi tiếng còi khai cuộc của một trận chung kết World Cup 1970 vang lên, Pelé đã khiến trọng tài phải dừng lại bằng cách yêu cầu buộc dây giày vào giây cuối cùng trước khi quỳ xuống để cho hàng triệu khán giả truyền hình xem cận cảnh đôi giày Puma của mình. Điều này khiến Horst phẫn nộ và các thỏa thuận hòa bình trong tương lai đã bị hủy bỏ. Tại Thế vận hội Mùa hè 1972, Puma đã cung cấp giày cho nhà vô địch chạy vượt rào 400 mét người Uganda, John Akii-Bua. Sau khi Akii-Bua bị chính phủ quân sự buộc rời khỏi Uganda, Puma đã tuyển dụng anh ta ở Đức. Cuối cùng, Akii-Bua trở lại Uganda. Puma ra mắt Clyde vào năm 1973; được thiết kế cho cầu thủ bóng rổ Walt "Clyde" Frazier, nó đã trở nên phổ biến rộng rãi. Trở thành công ty đại chúng. Puma trở thành công ty đại chúng vào năm 1986, và sau đó được niêm yết trên Börse München và Sở giao dịch chứng khoán Frankfurt; lợi nhuận đầu tiên kể từ khi IPO được đăng ký vào năm 1994. Vào tháng 5 năm 1989, các con trai của Rudolf là Armin và Gerd Dassler đã bán 72% cổ phần của họ tại Puma cho doanh nghiệp Thụy Sĩ "Cosa Liebermann SA". Công ty mua lại Scandinavian Tretorn Group vào năm 2001, sau đó được bán cho Authentic Brands Group vào năm 2015. Trong năm tài chính 2003, công ty đạt doanh thu 1,274 tỷ euro và cổ đông lớn Monarchy/Regency đã bán cổ phần của mình cho nhiều nhà đầu tư tổ chức. Vào tháng 2 năm 2007, Puma báo cáo rằng lợi nhuận của họ đã giảm 26% xuống còn 32,8 triệu € (43 triệu đô la; 22 triệu bảng Anh) trong ba tháng cuối năm 2006. Phần lớn lợi nhuận giảm là do chi phí cao hơn liên quan đến việc mở rộng của nó; doanh thu tăng hơn một phần ba lên 480,6 triệu euro. Vào đầu tháng 4, cổ phiếu của Puma đã tăng 29,25 € trên mỗi cổ phiếu, tương đương khoảng 10,2%, lên 315,24 € trên mỗi cổ phiếu. Vào ngày 10 tháng 4, tập đoàn PPR của Pháp (đã trở thành Kering vào năm 2013) thông báo rằng họ đã mua 27% cổ phần của Puma, dọn đường cho việc tiếp quản hoàn toàn. Thỏa thuận này định giá Puma ở mức 5,3 tỷ euro. PPR cho biết họ sẽ khởi động một cuộc tiếp quản thân thiện đối với Puma, trị giá €330 một cổ phiếu, sau khi việc mua lại cổ phần nhỏ hơn hoàn tất. Hội đồng quản trị của Puma hoan nghênh động thái này, nói rằng đó là công bằng và vì lợi ích tốt nhất của công ty. Tính đến tháng 7 năm 2007, PPR sở hữu hơn 60% cổ phần của Puma. Năm 2008, Melody Harris-Jensbach được bổ nhiệm làm phó giám đốc điều hành; nhà thiết kế và nghệ sĩ Hussein Chalayan trở thành giám đốc sáng tạo, và Puma mua lại phần lớn cổ phần trong công việc kinh doanh của Chalayan và "Hussein Chalayan". Từ năm 2010 trở đi. Năm 2010, Puma mua lại Cobra Golf, và tiếp quản công ty quần áo bó sát và tất Dobotex vào năm sau. Vào tháng 7 năm 2011, công ty đã hoàn tất việc chuyển đổi từ Aktiengesellschaft (công ty trách nhiệm hữu hạn đại chúng của Đức) thành Societas Europaea, tương đương với toàn Liên minh châu Âu, đổi tên từ "Puma AG Rudolf Dassler Sport" thành "Puma SE". Đồng thời, thay thế Jochen Zeitz đã phục vụ lâu năm làm giám đốc điều hành của công ty (CEO), với Zeitz trở thành chủ tịch. Công ty được dẫn dắt bởi cựu cầu thủ chuyên nghiệp Bjørn Gulden kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2013. Arne Freundt được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành vào tháng 11 năm 2022. Tài chính. Puma là công ty đại chúng từ năm 1986, được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt. Tập đoàn xa xỉ của Pháp Kering (tiền thân là PPR) nắm 9,8%, cổ đông lớn nhất của Kering là Groupe Artemis sở hữu 29% vốn cổ phần. Kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2013, công ty được dẫn dắt bởi cựu chuyên gia bóng đá Bjørn Gulden (giám đốc điều hành). Puma được xếp hạng là một trong những thương hiệu giày hàng đầu với Adidas và Nike, và có hơn 18.000 nhân viên trên toàn thế giới. Công ty có các văn phòng công ty trên khắp thế giới, trong đó có bốn văn phòng được xác định là "trung tâm trung tâm": Assembly Row, Somerville, Massachusetts; Hồng Kông; Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam; và trụ sở toàn cầu tại Herzogenaurach, Đức. Tài trợ. Puma cung cấp các sản phẩm dành cho bóng đá, bóng rổ, chạy bộ, thể hình, thể dục thẩm mỹ, golf, đua xe thể thao và vận động viên thể thao. Hãng đã tài trợ cho một số vận động viên, bao gồm Pelé, Eusébio, Johan Cruyff, Diego Maradona, Lothar Matthaus, Clyde Frazier, Jim Hines, Boris Becker, Martina Navratilova, Tommie Smith, Joe Namath, Linford Christie, Colin Jackson, Heike Drechsler và Michael Schumacher. Hiện nay, các cầu thủ quốc tế, bao gồm Neymar, Gianluigi Buffon, Sergio Agüero, Antoine Griezmann, Marco Reus, Raphaël Varane, Luis Suárez, David Silva, Vincent Kompany, Christian Pulisic và nhiều cầu thủ khác đều đang mang giày thể thao Puma. Puma nắm giữ 5% cổ phần của câu lạc bộ bóng đá Đức Borussia Dortmund và là nhà tài trợ của câu lạc bộ này từ năm 2012. Năm 2014, Puma và Arsenal đã ký kết hợp tác mua bán 5 năm, thỏa thuận lớn nhất trong lịch sử của Puma và Arsenal. Sự hợp tác kết thúc vào năm 2019. Các câu lạc bộ bóng đá khác bao gồm Manchester City F.C., Barrow AFC, Olympique de Marseille, Fenerbahçe S.K., Sociedade Esportiva Palmeiras, Borussia Mönchengladbach, Lillestrøm SK, Valencia CF, AC Milan, Peñarol, US Sassuolo, Club de Fútbol Monterrey, Bengaluru FC, Chennaiyin FC, Mumbai City FC và nhiều đội bóng khác. Các đội tuyển bóng đá quốc gia bao gồm Iceland, Thụy Sĩ, Áo, Maroc, Ai Cập và Uruguay. Puma cũng là nhà tài trợ chính của Hiệp hội bóng đá Israel (IFA) và hiện đang là tâm điểm của phong trào Tẩy chay, thoái vốn và trừng phạt Palestine. IFA, với sự tài trợ từ Puma và các công ty khác, hoạt động từ các khu định cư, cũng như bản thân Puma thông qua những người được cấp phép trong quá khứ và hiện tại ở Israel. Trong điền kinh (điền kinh), Puma tài trợ cho các hiệp hội thể thao Brasil (CBAt), Jamaica (JAAA), Cuba (FCA), Bahamas (BAAA), Grenada (GAA), Trinidad & Tobago (NAAATT), Dominica (DAAA), Barbados (AAB), Bồ Đào Nha (FPAtletismo), Thụy Sĩ (Điền kinh Thụy Sĩ) và Na Uy (NFIF). Hãng cũng có người đàn ông nhanh nhất thế giới, vận động viên điền kinh người Jamaica Usain Bolt, theo hợp đồng cùng với các vận động viên điền kinh khác như Andre De Grasse, Karsten Warholm, and Gianmarco Tamberi. Một số kỷ lục thế giới đã đạt được bởi các vận động viên mang giày Puma, chẳng hạn như Heinz Futterer (1954), Armin Hary (1960), Jim Hines (1976), Tommie Smith (1968), Asafa Powell (2015), và Usain Bolt (2002). Năm 2018, Puma thông báo quay trở lại lĩnh vực bóng rổ sau gần 20 năm gián đoạn và bổ nhiệm Jay-Z làm giám đốc sáng tạo của đơn vị. Marvin Bagley III, Deandre Ayton, Zhaire Smith, và Michael Porter Jr. là những cầu thủ đầu tiên gia nhập đội bóng rổ của Puma và chơi trong những đôi giày bóng rổ hiệu Puma. Vào tháng 12 năm 2021, thương hiệu đã ra mắt High Court, dòng bóng rổ nữ đầu tiên do giám đốc sáng tạo June Ambrose thiết kế. Puma đã hợp tác với bóng lưới sau 28 năm bằng cách tài trợ cho Melbourne Vixens vào năm 2018 và trở thành nhà tài trợ trang phục chính thức của đội tuyển bóng lưới quốc gia New Zealand, Silver Ferns. Công ty tài trợ cho vận động viên cricket Ấn Độ Virat Kohli, cựu đội trưởng đội tuyển cricket Ấn Độ. Những tay golf như Rickie Fowler, Bryson DeChambeau và Lexi Thompson được trang bị bởi thương hiệu golf Cobra Golf của Puma. Puma là nhà sản xuất chính giày và quần áo đua dành cho người đam mê lái xe và đã hợp tác với BMW, Ducati và Ferrari để sản xuất giày tương ứng của họ. Tại Công thức 1, Puma trang bị cho các đội Mercedes AMG Petronas, Scuderia Ferrari, Red Bull Racing và Alfa Romeo. Hãng cũng tài trợ cho BMW và Porsche trong tất cả các hoạt động Đua xe thể thao của họ. Tại NASCAR, Puma trang bị cho Team Penske bộ đồ cứu hỏa, găng tay và giày. Rihanna được bổ nhiệm làm giám đốc sáng tạo dòng trang phục nữ của Puma vào tháng 12 năm 2014. Hai năm sau, Puma hợp tác với The Weeknd với tư cách là cộng tác viên sáng tạo. Năm 2018, Puma ra mắt liên doanh với đại sứ Selena Gomez có tên "Phenom Lux" Thực tế lao động và điều kiện nhà máy. Năm 2000, Puma bắt đầu kiểm tra hàng năm tất cả các nhà cung cấp của mình và đưa ra kết quả trong các báo cáo phát triển bền vững của mình. Kể từ năm 2005, nó đã công khai danh sách các nhà cung cấp của mình. Vào tháng 8 năm 2004, một báo cáo chung của Ủy ban Lao động Quốc gia và Tổ chức Giám sát Lao động Trung Quốc cho biết công nhân tại một số nhà máy của Puma ở Trung Quốc đang phải chịu đựng các điều kiện bóc lột sức lao động, làm việc tới 16,5 giờ mỗi ngày với mức lương khoảng 0,31 đô la Mỹ một giờ. Puma cho biết họ sẽ điều tra các khiếu nại. Vào tháng 2 năm 2012, một phụ nữ làm việc cho một trong những nhà cung cấp của Puma ở Campuchia đã bị bắn trong một cuộc biểu tình phản đối điều kiện làm việc của nhà máy. Puma thừa nhận điều kiện làm việc tồi tệ và cho biết sẽ nỗ lực để cải thiện tình hình. Theo một báo cáo chung từ Trung tâm Giáo dục Pháp lý Cộng đồng và Lao động Đằng sau Nhãn hiệu, 30 công nhân đã bị ngất vào tháng 11 năm 2012 khi đang sản xuất quần áo cho Puma ở Trung Quốc. Các trường hợp ngất xỉu là do nhiệt độ quá cao và bị buộc phải làm thêm giờ. Năm 2014, gần 120 công nhân bị ngất tại hai nhà máy quần áo ở Campuchia, nơi sản xuất đồ thể thao cho Puma và Adidas, do nhiệt độ trên . Tháng 3 năm 2017, 150 công nhân lắp ráp sản phẩm Puma tại Campuchia bị ngất do khói dày đặc. Puma đã đạt được chứng nhận Ethical Clothing Australia cho các sản phẩm do Úc sản xuất. Chứng nhận thân thiện với người lao động này chỉ áp dụng cho một tỷ lệ nhỏ trong tổng sản lượng của Puma. Vào năm 2020, Viện Chính sách Chiến lược Úc đã cáo buộc ít nhất 82 thương hiệu lớn, bao gồm cả Puma, có liên quan đến việc cưỡng bức lao động người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Năm 2022, các nhà nghiên cứu từ Đại học Khoa học Ứng dụng Nordhausen đã xác định bông từ Tân Cương trong áo sơ mi Puma. Thực tế môi trường. Vào tháng 5 năm 2011, tờ báo Anh "The Guardian" tuyên bố rằng Puma là "công ty lớn đầu tiên trên thế giới đặt giá trị về tác động môi trường của mình" và Puma "đã cam kết rằng trong vòng 4 năm, một nửa bộ sưu tập quốc tế của họ sẽ được sản xuất theo tiêu chuẩn bền vững nội bộ, bằng cách sử dụng các vật liệu bền vững hơn như polyester tái chế, cũng như đảm bảo các nhà cung cấp phát triển các vật liệu và sản phẩm bền vững hơn." Puma cũng được biết đến với việc thúc đẩy các hoạt động tích cực về môi trường trong chuỗi cung ứng của mình thông qua các biện pháp khuyến khích tài chính. Kế hoạch tài chính chuỗi cung ứng sáng tạo được thực hiện liên kết hoạt động bền vững của các nhà cung cấp chính với chi phí mà họ có thể tiếp cận tài chính. Hệ thống đã giành cho công ty một "Giải thưởng Sáng tạo" về Tài chính Chuỗi Cung ứng vào năm 2016. Vào năm 2023, Puma thông báo rằng họ sẽ ngừng sử dụng da kangaroo trong các sản phẩm của mình, bao gồm cả giày bóng đá KING được thiết kế lại, có mũ giày chứa ít nhất 20% vật liệu tái chế.
1
null
, hay còn được gọi tắt là HenNeko (変猫) hay Towanai (とわない), là một bộ light novel Nhật Bản được viết bởi Sagara Sou và được minh họa bởi Kantoku. Media Factory đã xuất bản sáu tập từ tháng 10 năm 2010. Nó đã được chuyển thể thành một series manga vào năm 2011 và một series truyền hình anime bởi J.C.Staff, được công chiếu vào 13 tháng 4 năm 2013. Cốt truyện. Yokodera Yōto là một học sinh trung học năm thứ hai, là một tên biến thái nhất ở trong trường. Vấn đề của cậu ta là không giỏi biểu lộ cảm xúc thật của mình. Rồi một ngày, anh bạn thân biến thái của cậu ta hoàn toàn biến đổi và từ bỏ "tư tưởng không trong sạch" của mình, một kỳ tích mà cậu ta cho rằng là do sức mạnh của bức tượng "mèo đá". Như những tin đồn thì, chỉ cần cầu xin với bức tượng kèm theo lễ vật, người ta có thể bỏ đi được tính cách mà họ không cần nữa. Tuy nhiên, bức tượng sẽ lấy đi những tính cách đó và đưa cho người nào cần đến. Khi Yotou đang cầu nguyện trước bức tượng, một cô gái tên là Tsutsukakushi Tsukiko đến để ước sao cho cô ấy có thể trở nên người lớn hơn và không hiển thị cảm xúc của mình một cách dễ dàng. Cả hai đều cầu nguyện với bức tượng và trước sự ngạc nhiên của họ vào ngày hôm sau ở trường, Yōto không thể nói dối được, và Tsukiko là không thể hiển thị bất kỳ cảm xúc nào. Sau khi nhận ra rằng họ không thích sự thay đổi đó, cả hai đã hợp tác với nhau để cố gắng và tìm ra những người đã nhận được tính cách của họ đã bị lấy đi để lấy lại chúng. Họ gặp Azuki Azusa, một cô gái năm hai hấp dẫn vừa chuyển vào trường của họ. Rất nhiều nam sinh trong trường đã tỏ tình với cô, nhưng cô không có bạn bè và luôn luôn chỉ có một mình. Yōto phát hiện ra rằng Azusa là người đã nhận được tính cách không mong muốn của mình và cố gắng để lấy lại nó, cậu tìm cách tiếp cận Azusa. Cậu dần nhận ra mọi chuyện về Azusa và đã tìm cách giúp cô bé thoát khỏi cái võ bọc ấy (lúc này Azusa cũng dần yêu cậu). Không muốn Yōto phải rời xa mình, Tsukiko đã xin thần mèo một số điều ước để cô được ở gần Yoto, một số rắc rối nẩy sinh. Các phiên bản chuyển thể. Tiểu thuyết. "Hentai Ōji to Warawanai Neko." bắt đầu được viết dưới dạng một series tiểu thuyết, được viết bởi Sagara Sou, với sự minh họa của Kantoku. Cuốn tiểu thuyệt đầu tiên đã được xuất bản bởi Media Factory vào ngày 25 tháng 10 năm 2010. Sáu tập tiếp theo đã được ra mắt vào ngày 25 tháng 3 năm 2013. Phiên bản đặc biệt của cuốn tiểu thuyết thứ sáu còn được tặng kèm một đĩa Drama CD. Manga. Một phiên bản manga, được minh họa bởi Okomeken, bắt đầu được tuần tự hóa vào tháng 6 năm 2011, được phát hành trong tạp chí Nguyệt san Comic Alive của Media Factory. Tập tankōbon đầu tiên được ra mắt vào ngày 23 tháng 8 năm 2011, và bốn tập sau được ra mắt vào ngày 23 tháng 3 năm 2013. Bản tiếng Anh đã được cấp phép bởi Digital Manga. Tập đầu tiên của bản tiếng Anh đã được ra mắt vào ngày 13 tháng 10 năm 2012. Một cuốn manga spin-off với tựa đề: "Hentai Ōji to Warawanai Neko. Nya! (変態王子と笑わない猫。にゃ)", được minh họa bởi Kashi, được ra mắt dưới dạng manga đơn vào ngày 23 tháng 3 năm 2013. Ở Việt Nam, bộ manga này vẫn chưa được xuất bản và phát hành, tính đến thời điểm hiện nay. Anime. Một phiên bản anime đã được sản xuất bởi J.C.Staff và được đạo diễn bởi Suzuki Yōhei, đã chính thức lên sóng truyền hình vào ngày 13 tháng 4 năm 2013. Không chỉ vậy, nó cũng đang được chiếu trên Crunchyroll. Bài hát mở đầu có tựa đề "Fantastic Future" do ca sĩ Tamura Yukari trình bày, và bài hát kết thúc là "Baby Sweet Berry Love" do ca sĩ Ogura Yui trình bày. Ở Bắc Mỹ, anime này được cấp phép bởi Sentai Filmworks, và sẽ được phát hành dưới dạng kĩ thuật số và home video trong năm 2013.
1
null
Bae Soo-ji (Hangul: 배수지, Hanja: 裵秀智, Romaja: "baesuji", Hán-Việt: Bùi Tú Trí, sinh ngày 10 tháng 10 năm 1994), thường được biết đến với nghệ danh Bae Suzy (đồng âm với tên của cô), hay đơn giản hơn là Suzy (Hangul: 수지, Romaja: "suji"), là một nữ ca sĩ và diễn viên người Hàn Quốc. Cô là cựu thành viên của nhóm nhạc nữ Miss A thuộc JYP Entertainment, hiện nay cô thuộc quản lý của Management SOOP, cô còn được biết đến với biệt hiệu "Tình đầu quốc dân" ở Hàn Quốc. Ngày 27 tháng 12 năm 2017, JYP Entertainment thông báo Miss A chính thức tan rã sau 7 năm hoạt động. Kể từ năm 2018 Suzy và các thành viên bắt đầu sự nghiệp hoạt động cá nhân. Tháng 3 năm 2019, hợp đồng của Suzy và JYP Entertainment kết thúc, cô quyết định rời công ty sau 9 năm gắn bó. Ngày 8 tháng 4 cùng năm, Suzy gia nhập Management SOOP với tư cách là diễn viên để tập trung sự nghiệp vào diễn xuất. Tiểu sử. Suzy sinh ra ở Quận Bắc, Gwangju, Hàn Quốc vào ngày 10 tháng 10 năm 1994. Cha cô là Bae Wan Young và mẹ là Jeong Hyun Sook; cô có một chị gái, Su-bin, và một em trai, Sang-moon. Cô đã theo học Trường Trung học Biểu diễn Nghệ thuật Seoul. Trước khi ra mắt, cô từng làm người mẫu của một trang web bán hàng online. Năm 2009, cô thử giọng tại cuộc thi "Superstar K" của Mnet và vượt qua các vòng sơ khảo nhưng cuối cùng cô đã bị loại. Tuy nhiên, cô nhận được sự chú ý của một người chiêu mộ từ công ty JYP Entertainment và nhanh chóng trở thành một thực tập sinh. Sau một năm được đào tạo, cô được kết hợp với thành viên Fei và Jia. Sau đó Min được thêm vào nhóm, cả bốn debut với tên gọi Miss A. Sự nghiệp. Ra mắt với Miss A. Vào tháng 3 năm 2010, Suzy tham gia cùng 2 thành viên khác Fei và Jia tạo thành nhóm Miss A. Bộ ba bắt đầu hoạt động quảng bá chính thức đầu tiên của họ ở Trung Quốc như là một nhóm bằng cách cách hợp tác với tập đoàn Samsung Electronics tại Trung Quốc. Nhóm đã phát hành một bài hát được sử dụng cho quảng cáo Samsung Beat Festival tên là "Love Again". Bài hát được viết bởi nhà soạn nhạc Hàn Quốc Super Changddai, và video âm nhạc được đạo diễn bởi Hong Won Ki. Thành viên thứ tư tham gia vào nhóm là Min. Các thành viên cuối cùng cũng ra mắt vào tháng 7 năm 2010 do JYP Entertainment quản lý, với đĩa đơn "Bad Girl Good Girl". Chỉ sau 22 ngày từ khi ra mắt bài hát đã đứng đầu hàng loạt các BXH âm nhạc nổi tiếng. Sau những thành công đầu tiên, nhóm đã trở lại trong tháng 10 với một ca khúc chủ đề mới "Breathe" từ đĩa đơn thứ hai Step Up. Nhóm đã trở lại vào tháng 7 năm 2011 với việc phát hành album phòng thu đầu tiên của họ là A Class với ca khúc chủ đề "Good Bye Baby". Nhóm đã tổ chức sân khấu tạm biệt vào đầu tháng 9 sau khi chứng kiến thành công lớn vang dội album và ca khúc chủ đề của họ. Sau đó họ tập trung vào các hoạt động ở nước ngoài, bao gồm cả việc ra mắt tại Trung Quốc. Vào tháng 2 năm 2012, họ đã trở lại với phong cách mới qua ca khúc "Touch". Trong quý cuối năm 2012, họ đã phát hành mini album "Independent Women". Album được sáng tác để bày tỏ sự tôn vinh đến bài hát Independent Women của Destiny's Child - thần tượng của nhóm. Vào tháng 11 năm 2013, Miss A đã trở lại sau hơn một năm vắng bóng với đầy đủ album phòng thu thứ hai "Hush". Ca khúc chủ đề được sáng tác bởi bộ đôi nhà soạn nhạc nổi tiếng là E-Tribe. Cuối tháng 3 năm 2015, nhóm phát hành bài hát đứng đầu bảng xếp hạng có tên gọi "Only you" do Black Eyed Pilseung sản xuất trong mini album Colors. Đặc biệt, trong album xuất hiện bài hát đầu tiên mà Suzy đã viết lời là "I caught ya". 2010-2012: Các hoạt động solo và sự nổi tiếng. Tháng 10 năm 2010, Suzy trở thành MC của chương trình ca nhạc MBC "Show! Music Core" cùng với Minho và Onew nhóm SHINee, và Jiyeon nhóm T-ara. Sau đó, Suzy làm trở thành MC cho một số chương trình như Inkigayo, M! Countdown, M! Countdown Hello Japan, Seoul Music Awards lần thứ 21, Golden Disk Awards lần thứ 26 (với Hongki của FT Island), và Mnet 20's Choice Awards (với Song Joong-ki). Từ đó đến nay, cô liên tục được mời làm MC từ các chương trình ca nhạc đến các lễ trao giải lớn. Ngoài các hoạt động trong nhóm, Suzy cũng tham gia diễn xuất. Cô đã tham gia diễn xuất trong bộ phim trường học Dream High, phát sóng trên đài KBS từ ngày 3 tháng 1 đến ngày 28 tháng 2. Suzy cũng phát hành một OST cho bộ phim, tên bài hát "Winter Child". Bộ phim rất thành công ở Hàn Quốc với tỷ xuất người xem đài cao trong suốt hai tháng phát sóng, và cũng nổi tiếng ở nhiều nước khác. Tại lễ trao giải KBS Drama Awards, Suzy đã nhận được giải thưởng Nữ diễn viên mới xuất sắc nhất cùng với giải Cặp đôi xuất sắc nhất với bạn diễn Kim Soo Hyun. Tháng 10 năm 2011, Suzy trở thành một trong những thành viên của chương trình truyền hình thực tế "Invincible Youth 2" (청춘불패) của đài KBS. Chương trình bắt đầu quay tập đầu tiên vào ngày 19 tháng 10 và phát sóng vào ngày 11 tháng 11. Suzy đã xuất hiện trong bộ phim "Architecture 101" (2012) trong vai nhân vật lúc trẻ của nữ chính. "Architecture 101" là một trong mười bộ phim được xem nhiều nhất tại Hàn Quốc trong ba tháng đầu năm 2012 và đạt được hơn 4,1 triệu khán giả vào rạp sau chín tuần công chiếu; một bộ phim thiết lập kỷ luật phòng vé mới cho nền nhạc kịch Hàn Quốc. Cùng năm đó, Suzy đóng vai phụ trong bộ phim truyền hình Big của KBS, do chị em họ Hong biên kịch cùng với diễn viên chính Gong Yoo và Lee Min Jung. Cô cũng là người nổi tiếng Hàn Quốc đầu tiên giành cả ba giải thưởng tân binh ca sĩ, tân binh truyền hình và tân binh điện ảnh với việc nhận giải Nữ diễn viên mới xuất sắc nhất tại Lễ trao giải Nghệ thuật Baeksang lần thứ 48 cho vai diễn trong phim "Architecture 101". Vào ngày 22 tháng 12 năm 2012, Suzy đã giành được giải Best Newcomer hạng mục tạp kỹ tại Lễ trao giải KBS Entertainment cho sự xuất hiện trong "Invincible Youth 2". 2013-2016: Thành công chủ yếu. Ngày 08 tháng tư 2013, cô vào vai nữ nữ chính Dam Yeo-wool trong bộ phim truyền hình "Gu Family Book". Ngoài ra Suzy còn đạt nhiều giải thưởng danh giá khác tiêu biểu là giải thưởng "Top Excellence" tại MBC Drama Awards, "Ngôi sao Hallyu" và "Nữ diễn viên xuất sắc nhất" tại lễ trao giải Seoul International Drama Awards. Cô xuất hiện trong chương trình Healing Camp với tư cách là vị khách trẻ nhất từ trước đến nay và chia sẻ về bản thân. Tháng 5 năm 2014, Suzy tham gia bộ phim "The Sound of A Flower" (2015) với vai diễn Jin Chae-sun, nữ ca sĩ Pansori đầu tiên của Hàn Quốc. Bộ phim miêu tả cuộc đấu tranh của một ca sĩ không được phép biểu diễn trong cộng đồng vì giới tính của cô trong thời đại Joseon. Để chuẩn bị cho vai diễn của mình, Suzy đã được đào tạo Pansori trong một năm. Cùng năm đó, Suzy đã cộng tác với ca sĩ-diễn viên Đài Loan La Chí Tường trong single "Together In Love" thuộc album "Reality Show của" anh"." Tháng 1 năm 2016, Suzy và Baekhyun, thành viên nhóm nhạc nam EXO, phát hành bài hát song ca "Dream". Bài hát nhanh chóng đứng đầu tất cả các bảng xếp hạng âm nhạc thời gian thực tại Hàn Quốc và đạt vị trí cao nhất trên bảng xếp hạng đĩa đơn của Gaon, đồng thời giành chiến thắng năm lần trên các chương trình âm nhạc "Music Bank" và "Inkigayo". Sau đó, cô đóng vai chính trong bộ phim truyền hình lãng mạn "Uncontrollably Fond" cùng với Kim Woo-bin. Cô đã phát hành 2 OST cho bộ phim, trong đó có một ca khúc do chính cô sáng tác. Tháng 8 năm 2016, Suzy trở thành nữ nghệ sĩ đầu tiên tại Hàn Quốc được tạc tượng sáp tại bảo tàng tượng sáp nổi tiếng nhất thế giới Madame Tussauds. 2017-2018: Ra mắt solo. Vào tháng 1 năm 2017, Suzy chính thức ra mắt solo. Ca khúc "Pretend" được phát hành vào ngày 17 tháng 1 và đã đạt được thành công trên nhiều bảng xếp hạng âm nhạc. Một tuần sau đó, cô đã phát hành EP đầu tiên mang tên "Yes? No?." Tháng 2 năm 2017, Suzy xác nhận sẽ hợp tác với ca sĩ Park Won trong bài hát "Do not Wait for Your Love". Bài hát được phát hành vào ngày 24 tháng 2 năm 2017. Năm 2017, Suzy tham gia đóng chính cùng  Lee Jong-suk trong bộ phim "While You Were Sleeping". Bộ phim này sẽ là dự án hợp tác thứ hai giữa Suzy và nhà viết kịch Park Hye-ryun sau bộ phim "Dream High" vào năm 2011. Ngày 27 tháng 12 năm 2017, JYP Entertainment thông báo các thành viên đã hết hạn hợp đồng và quyết định rời công ty, Miss A chính thức tan rã. Một mình Suzy gia hạn hợp đồng với công ty và tiếp tục hoạt động solo trong tương lai. Đầu năm 2018, Suzy được thông báo sẽ trở lại vào cuối tháng 1. Vào ngày 22 tháng 1 năm 2018, Suzy phát hành ca khúc "In Love with Someone Else". Ngày 29 tháng 1, cô phát hành album thứ hai mang tên "Faces of Love," với ca khúc chủ đề "Holiday". Vào ngày 14 tháng 2, Suzy phát hành một video âm nhạc cho bài hát "Sober" của cô. Ngày 9 tháng 3, Suzy phát hành MV thứ tư cho ca khúc "Midnight" với phần âm nhạc từ piano bởi Yiruma. Ngày 31 tháng 3 năm 2019, hợp đồng của Suzy và JYP Entertainment kết thúc, cô rời công ty sau 9 năm gắn bó. 2019-nay: Gia nhập Management SOOP & sự nghiệp diễn xuất. Ngày 8 tháng 4 năm 2019, Suzy gia nhập Management SOOP với tư cách diễn viên và tập trung sự nghiệp vào diễn xuất. Năm 2019, Suzy đóng vai chính cùng Lee Seung-Gi trong bộ phim hành động "Vagabond." Suzy vào vai Go Hae-ri"," một điệp viên mật. Bộ phim được chiếu trên đài SBS của Hàn Quốc vào thứ 6, thứ 7 hàng tuần, và đóng vai vợ của Ha Jung-woo trong phim hành động Đại thảm hoạ núi Baekdu. Năm 2020, Suzy đóng vai chính cùng Nam Joo-Hyuk trong bộ phim truyền hình "Start-Up" với vai diễn là một nữ doanh nhân đầy tham vọng. Ngày 17 tháng 2 năm 2022, cô trở lại với tư cách ca sĩ sau 4 năm với đĩa đơn mang tên "Satellite". Suzy trở lại màn ảnh sau 2 năm vắng bóng với vai nữ chính trong bộ phim truyền hình 8 tập Anna, cô được khán giả hết lời khen ngợi về kỹ năng diễn xuất và thể hiện cảm xúc của nhân vật Anna. Vào ngày 6 tháng 10, cô phát hành đĩa đơn kỹ thuật số "Cape" và video âm nhạc cho bài hát. Tháng 12 năm 2022, Suzy xác nhận tham gia bộ phim truyền hình Doona! do Netflix sản xuất, khởi chiếu vào năm 2023. Hình ảnh và tác động công chúng. Sau khi xuất hiện trong bộ phim "Architecture 101", cô đã được gọi là "Tình đầu quốc dân" của Hàn Quốc vì sự quyến rũ và diễn xuất tự nhiên của cô. Cô cũng là một trong những đại sứ thương hiệu được yêu thích nhất tại Hàn Quốc và được gọi là "Nữ hoàng quảng cáo" do có nhiều hợp đồng quảng cáo từ mỹ phẩm, thời trang, đến các mặt hàng thông dụng như đường. Suzy đã kiếm được hơn 10 tỷ won trong năm 2013 với hơn 14 hợp đồng quảng cáo. Năm 2020, cô được mệnh danh là "Human Dior" khi người hâm mộ nhận thấy cô luôn mặc đồ và quảng bá thương hiệu. Năm 2021, South China Morning Post liệt kê giá trị tài sản ròng ước tính của cô là 25 triệu USD. Vào tháng 4 năm 2022, cô được công bố là đại sứ cho hãng thời trang xa xỉ Dior của Pháp sau khi tham dự buổi trình diễn Dior Thu 2022 tại Đại học Nữ sinh Ewha của Hàn Quốc. Vào tháng 5 năm 2022, cô là nữ nghệ sĩ Hàn Quốc đầu tiên trở thành Đại sứ Thanh lịch cho thương hiệu đồng hồ xa xỉ Longines của Thụy Sĩ. Những thần tượng coi cô là người có ảnh hưởng hoặc hình mẫu bao gồm Bona của WJSN, Arin của Oh My Girl, Jung Chae-yeon, Soodam của Secret Number, Johyun của Berry Good, Yerin của GFriend, Nayun của Momoland và Yoomin của Melody Day. Cô được chọn là một trong 4 "Bảo vật quốc dân" của Hàn Quốc cùng với YoonA (Girls' Generation), Seolhyun (AOA) và Tzuyu (Twice). Đời tư. Ngày 23 tháng 3 năm 2015, Suzy và Lee Min Ho xác nhận đang hẹn hò. Ngày 16 tháng 11 năm 2017, cả 2 xác nhận chia tay sau 2 năm hẹn hò. Ngày 9 tháng 3 năm 2018, Suzy và Lee Dong Wook xác nhận đang tìm hiểu nhau. Ngày 2 tháng 7 năm 2018, cả 2 xác nhận chia tay sau 4 tháng tìm hiểu. Vai trò đại sứ. Ngày 28 tháng 4 năm 2011, Suzy và Kim Soo-hyun chính thức được tiết lộ làm đại sứ của "Triển lãm hoa Hàn Quốc Goyang lần thứ 16" tại tỉnh Gyeonggi. Chương trình biểu diễn hoa được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm hoa Goyang tại Ilsan Lake Park vào ngày 29 tháng 4. Vào ngày 28 tháng 8 năm 2013, Suzy được bổ nhiệm làm đại sứ danh dự cho "Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc". Ngày 19 tháng 11 năm 2013, Suzy cùng với Ki Bo-bae, Son Yeon-jae, Yang Hak-seon và Choi Eun-sook được bổ nhiệm làm đại sứ quảng cáo cho "Summer Universiade 2015". Suzy đã tham gia vào một số video quảng cáo, áp phích và hình ảnh, cũng như một loạt các sự kiện khác để thúc đẩy quảng cáo cho Universiade. Năm 2015, Suzy được vinh danh là thành viên thứ 791 của Community Chest of Korea's Honor Society, bao gồm những người quyên góp 100 triệu won (US$1=W1,105) hoặc nhiều hơn cho tổ chức từ thiện.
1
null
Wilhelm Günther Enno von Colomb (sinh ngày 31 tháng 8 năm 1812 tại Berlin; mất ngày 10 tháng 2 năm 1886 tại Kassel, Đế quốc Đức) là một Trung tướng và nhà văn quân sự của Phổ, đã tham gia trong chiến tranh thống nhất nước Đức. Cuộc đời. Enno von Colomb là con trai của viên tướng Phổ Peter von Colomb. Vào năm 1831, ông gia nhập Trung đoàn Thương kỵ binh Cận vệ số 1 đóng quân ở Potsdam, sau đó học tại Học viện Quân sự từ năm 1835 cho đến năm 1838, vào năm 1839 ông được bổ nhiệm làm sĩ quan phụ tá của Tướng tư lệnh Quân đoàn Vệ binh. Năm 1858, ông lên quân hàm Đại úy, năm 1858 lên Thiếu tá trong Trung đoàn Thương kỵ binh Cận vệ số 1, vào năm 1859, ông trở thành Tư lệnh của trung đoàn này. Trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, ông đã chỉ huy trung đoàn của mình trong trận Königgrätz. Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông được phong quân hàm Thiếu tướng và giao quyền chỉ huy Lữ đoàn số 3 trong Sư đoàn Kỵ binh số 2. Ông đã tham gia chiến đấu trong các trận đánh tại Beaumont, Sedan, Paris, Orléans và Le Mans. Vào năm 1873, ông được thăng lên Trung tướng vào năm 1874, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh của Kassel. Vào năm 1885, ông nghỉ hưu. Enno von Colomb từ trần vào ngày 10 tháng 2 năm 1886 tại Kassel. Ông đã kết hôn với Klara Binzer (sinh năm 1823 tại Flensburg), con gái trưởng của Emilie von Binzer và August Daniel von Binzer. Con gái của ông là Katharina đã kết hôn với Trung tướng Friedrich von Bernhardi tại Magdeburg.
1
null
Thêu chữ thập hay còn gọi là X-stitch là phương pháp thêu trên những loại vải thô có chia các ô đều để các mũi khâu có thể thành hình chữ thập một cách đều đặn. Có hai loại vải chính dùng để thêu Cross-Stitch là vải Aida và vải Evenweave (vải thô). Vải Aida là loại vải chính dùng để thêu Cross-Stitch. Lịch sử. Thêu chữ thập là một trong những hình thức lâu đời nhất của nghề thêu và có ở khắp nơi trên thế giới. Nhiều bảo tàng truyền thống trưng bày những mẫu quần áo được trang trí bằng thêu chữ thập, đặc biệt là ở châu Âu và châu Á. Thêu chữ thập hai chiều bằng chỉ cotton đỏ và đen với họa tiết hình học hoặc hoa văn trên vải lanh là nét đặc trưng của nghề thêu dân gian ở Trung và Đông Âu. Thêu chữ thập đã xuất hiện từ cả ngàn năm trước, trên địa bàn gần như là khắp thế giới. Người ta đã tìm thấy những hoạ tiết thêu chữ thập trên tấm trang trí bàn thờ Chúa trời ở Jelusalem, trên trang phục các thổ dân da đỏ châu Mỹ, trên đồ trang sức của thổ dân châu Úc, trên hoàng bào của vua Trung quốc và trên…. gấu váy của cô gái H’mông Việt nam. Tuy nhiên, thêu chữ thập mới phát triển thành loại hình tranh thêu nghệ thuật vài thập kỷ gần đây. Khởi nguồn từ châu Âu, loại hình này đã nhanh chóng được lan sang châu Mỹ và châu Á, bùng phát tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Hiện nay tranh thêu chữ thập rất phổ biến ở Việt Nam, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội và Sài Gòn.Các thao tác thêu đơn giản nên ai cũng có thể thêu được. Mẫu mã đậm chất dân tộc nhưng cũng không kém phần hiện đại.Có thể dùng làm quà tặng vào các dịp, lễ Tết hay đơn giản chỉ là một món đồ trang trí trong nhà. Hiện nay với sự phát triển tiên tiến của công nghệ hiện đại nên tranh thêu đã được in sẵn không cần phải nhìn Chap để thêu nữa.Có mặt ở Việt Nam vào năm 2009, đến nay tranh thêu chữ thập đã có sự phát triển rõ rệt.Tranh thêu chữ thập là một bước tiến lớn của ngành công nghệ.Ngày nay, tơ cotton là loại chỉ thêu được sử dụng phổ biến nhất. Đây là loại chỉ được làm từ cotton bóng, được sắp xếp từ sáu sợi chỉ con hơi xoắn vào nhau và dễ dàng tách riêng ra. Một số vật liệu khác được sử dụng là cotton ngọc trai, tơ nhân tạo. Người ta cũng sử dụng sợi len, chỉ ánh kim hoặc các loại chỉ đặc biệt khác, có thể là cho cả sản phẩm hoặc đôi khi, chỉ dùng để tạo điểm nhấn và trang trí thêm cho một vài chi tiết của sản phẩm. Thêu chữ thập còn được sử dụng rộng rãi trong may mặc truyền thống ở Palestine. Các xu hướng gần đây. Thêu chữ thập đã trở thành một xu hướng của giới trẻ Anh Quốc trong những năm thập niên đầu thế kỷ 21. Cuộc suy thoái kinh tế (2007 - 2013) đã tạo nên sự quan tâm đặc biệt với các mặt hàng gia công tại nhà. Một số nhà bán lẻ cung cấp đồ gia dụng như John Lewis đã có sự tăng trưởng 17% về các mặt hàng như kim - chỉ thêu được ghi nhận vào thời điểm 2009 - 2010. Và một số các chuỗi cửa hàng cung cấp vật dụng thủ công như Hobbycraft cũng được ghi nhận có sự tăng trưởng 11% doanh số bán hàng trong năm 2009. Truyền thông Anh cho rằng chính cuộc khủng hoảng kinh tế đã khiến cho người dân có xu hướng tự quản lý và sửa chữa tài sản đã có hơn là mua mới để thay thế. Giai đoạn bắt đầu từ cuối năm 2019 đến 2021, biến cố dịch bệnh Covid-19 xảy ra trên toàn cầu. Thất nghiệp, giãn cách khiến nhiều người quan tâm hơn tới loại hình gia công và trang trí nhà cửa. Tranh thêu chữ thập lại bùng nổ như đợt suy thoái 2007-2013. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, chất lượng in và vải đã có nhiều sự cải tiến so với 10 năm trước đó. Đan và khâu chữ thập trở thành một sở thích phổ biến hơn ở các thị trường trẻ, trái với những ý kiến truyền thống cho rằng đây chỉ phù hợp cho những người có tuổi đã về hưu. Hiện nay, có rất nhiều các nhóm may được thành lập nhằm tập hợp những người cùng yêu thích khâu chữ thập để cải biến lại những câu lạc bộ thủ công truyền thống. Với sự đan xen kết hợp giữa thêu chữ thập với các thiết kế truyền thống thì còn có thêm một xu hướng hiện đại và mới mẻ hơn có hình ảnh trích dẫn từ những câu nói đương đại hay họa tiết đậm chất retro. Dẫn đến một khái niệm được biết đến như là "sự phá hủy thêu truyền thống" do những thiết kế nhằm gây nổi với những lời nói, nội dung gây sốc đi ngược lại với truyền thống của thêu chữ thập. Nhiều ý tưởng mới lạ độc đáo từ các nhà sáng chế trong việc ứng dụng khâu chữ thập có thể kể đến như khâu trên các vật dụng lưới sắt cũng như các món đồ dùng bếp cũ có hình lưới, chuỗi xen kẽ.
1
null
"Magical Mystery Tour" là ca khúc của The Beatles, mở đầu cho album cùng tên, bản EP-kép cũng như bộ phim cùng tên của họ phát hành vào năm 1967. Không giống như những ca khúc chủ đề khác của ban nhạc, ca khúc này không được phát hành dưới dạng đĩa đơn. Thành phần tham gia sản xuất. Theo "The Beatles Bible"
1
null
Wilhelm Julius Koerber, kể từ năm 1871 là von Koerber (sinh ngày 2 tháng 5 năm 1826 tại Alvensleben; mất ngày 17 tháng 8 năm 1914 tại Wiesbaden, Đế quốc Đức) là một sĩ quan quân đội Phổ, được thăng đến quân hàm Thượng tướng pháo binh. Ông đã tham gia chiến đấu trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Vào ngày 18 tháng 1 năm 1871, với quân hàm Thiếu tá trong Trung đoàn Pháo dã chiến Hanover số 10, ông được phong tặng Huân chương Quân công của Phổ. Cùng năm đó, vào ngày 16 tháng 7, ông được liệt vào hàng khanh tướng.
1
null
La Liga 1998-99 là mùa giải La Liga được tổ chức từ ngày 29 tháng 8 năm 1998 đến ngày 20 tháng 6 năm 1999. Đây là mùa giải La Liga lần thứ 68 kể từ khi thành lập. Các câu lạc bộ tham dự. Các câu lạc bộ tham dự mùa 1998-1999 Kết quả thi đấu. Các trận Play-Off xuống/lên hạng mùa sau. CF Extremadura 0-2 Rayo Vallecano Villarreal CF 0-2 Sevilla CF Rayo Vallecano 2-0 CF Extremadura (tổng tỷ số 4-0) Sevilla FC 1-0 Villarreal CF (tổng tỷ số 3-0) Giải thưởng. Cúp Pichichi. Cúp Pichichi dành cho cầu thủ vua phá lưới của giải đấu. Zamora Trophy. Cúp Zamora Trophy dành cho thủ môn xuất sắc nhất giải đấu. Giải thưởng Fair Play. Từ mùa này, Giải thưởng Fair Play chính thức được trao. Nguồn:El Mundo Deportivo </small> Giải thưởng Pedro Zaballa. Dành cho Atletico Madrid và hội cổ động viên của Valencia.
1
null
Đảo Allan có diện tích 292 mẫu Anh (118 ha) hòn đảo tọa lạc phía tây nam của Anacortes, Washington và là một phần của quần đảo San Juan. Hòn đảo này được đặt tên vào năm 1841 bởi nhà thám hiểm Wilkes nhằm tôn vinh William Henry Allen, người thiệt mạng trong khi chỉ huy tàu USS Argus (1803) trong cuộc chiến tranh năm 1812. Tỷ phú Microsoft Paul Allen đã mua hòn đảo này vào năm 1992. Allen dự định xây dựng một nhà nghỉ trên đảo Allan, cho đến khi ông mua một căn hộ riêng biệt tại Juans San vào năm 1996, ông rất thích căn cộ đó. Năm 2005 ông đã cố gắn bán nó với giá $ 25.000.000 nhưng không thành... Allen một lần nữa cố gắng bán đảo vào năm 2011 với giá 13,5 triệu USD. Đảo Allan dường như chưa có một cơ sở vật chất nào đáng giá, trên đảo có một sân bay.
1
null
Đảo Barnes là một hòn đảo nhỏ trong quần đảo San Juan của bang Washington, Hoa Kỳ. Nó nằm gần đảo Clark ngoài khơi bờ biển phía đông bắc của Đảo Orcas. Tên gọi của đảo được đặt bởi Charles Wilkes trong cuộc thám hiểm của Wilkes 1838-1842, để tôn vinh một thủy thủ đã thiệt mạng trong trận Lake Erie 1812.
1
null
Đảo Battleship có tổng diện tích 3 mẫu Anh (12.000 m²), đảo nằm ngoài khơi phía Tây Bắc của đảo Henry, thuộc quần đảo San Juan. Toàn bộ hòn đảo là một khu bảo tồn chim thuộc tiểu bang Washington. Hòn đảo được đặt tên theo hình dạng của đảo, hòn đảo có hình dáng giống một con thuyền, cây trên đảo được mô tả như những cột bườm, đặc biệt là nhìn đảo từ phía Đông hay phía Tây.
1
null
Đảo Blakely thuộc quận San Juan, Tiểu bang Washington là hòn đảo lớn thứ 6 trong quần đảo San Juan, Hoa Kỳ, với tổng diện tích 16,852 km ² (6,507 dặm vuông). Nó nằm tách đảo Cypress về phía đông bởi eo biển Rosario. Dân số trên đảo khoảng 56 người theo điều tra dân số năm 2000. Không có dịch vụ phà đến Đảo Blakely. Đến đảo chỉ bằng thuyền hoặc phà tư nhân, bằng cách đến bến tàu ở mũi phía bắc của đảo. Ngoài ra còn có một sân bay tư nhân được quyền sở hữu bởi tư nhân. Trên đảo chỉ có một cửa hàng, nằm ​​ở bến du thuyền. Đảo Blakely được đặt tên bởi Charles Wilkes trong cuộc thám hiếm Wilkes 1838-1842, được đặt theo tên của Johnston Blakeley nhằm tôn vinh ông, một chỉ huy hải quân trong cuộc chiến tranh năm 1812.
1
null
Đảo Brown là một hòn đảo nhỏ, thuộc quần đảo San Juan, quận San Juan, Tiểu bang Washington, Hoa Kỳ. Hòn đảo này nằm ngay ngoài khơi phía đông-đông bắc của thị trấn Friday Harbor, Washington. Đảo Brown có diện tích khoảng 70 mẫu Anh (280.000 m²) và có khoảng 10 người sống toàn thời gian trên đảo kể từ 1 tháng 1 năm 2008. Đảo Brown được đặt tên bởi cuộc thám hiểm Wilkes năm 1841 đặt tên theo thợ sửa tàu, John G. Brown.
1
null
Strong Heart () là một chương trình truyền hình talk show của Hàn Quốc do đài Seoul Broadcasting System (SBS) thực hiện, được phát sóng vào lúc 11:50 thứ ba và 00:30 thứ tư hàng tuần. Dẫn chương trình là Lee Dong-wook và Shin Dong-yeop cùng với Boom, Leeteuk và Eunhyuk của Super Junior ở những đoạn đặc biệt và các khách mời cùng với Kim Hyo-jin, Jung Ju-ri và Yang Se-hyung được xem như 6 vị khách cố định. Chương trình ở mùa thứ 2 được bắt đầu vào tháng 1 năm 2013 cùng với Shin Dong-yeop và các MC khác, nữ diễn viên Kim Hee-sun, và ca sĩ Yoon Jong-shin. Đây là một trong những chương trình có lượng khách mời nhiều nhất: 20 người. Strong Hearts không chỉ là cái tên mà còn là danh hiệu mà các nghệ sĩ muốn đạt được khi tham gia. Các nghệ sĩ sẽ lần lượt kể câu chuyện của mình dựa vào sự lựa chọn ngẫu nhiên của 2 MC ,người nào có số phiếu bình chọn cao nhất từ những khán giả tại trường quay sẽ là người chiến thắng. Số đầu tiên của chương trình đã thu hút đựoc lượng khán giả đông đảo,nhờ sự xuất hiện của các đại diện từ những nhóm nhạc nổi tiếng của Gen 2 ở thời điểm đó. Ngày 20/03/2023, nhà đài SBS bất ngờ tuyên bố sự trở lại của Strong Hearts sau 10 năm ngừng phát sóng .Đặc biệt, chương trình sẽ chào đón sự trở lại của bộ đôi MC từng làm nên tên tuổi của chương trình. Đó chính là Lee Seung Gi và Kang Ho Dong. Dự kiến, tập đầu tiên sẽ phát sóng vào giữa tháng Năm năm 2023.
1
null
Đảo Canoe là một hòn đảo thuộc quần đảo San Juan, nằm trong eo biển Upright, giữa đảo Shaw và đảo Lopez. Hòn đảo này có độ cao tối đa là 60 feet và có diện tích khoảng 49,58 mẫu Anh (200.600 m²). Trên đảo có các loại cây tuyết tùng, cây thông và cây độc cần sinh trưởng trên một phần đất của đảo.
1
null
Đảo Center là một hòn đảo thuộc quần đảo San Juan, quận San Juan, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ. Nó nằm ngoài khơi bờ biển phía đông của đảo Lopez. Đảo có tổng diện tích 0,713 km ² (0.275 dặm vuông, hoặc 176,22 ha). Theo cuốc điều tra dân số năm 2000, đảo có 49 người sinh sống.
1
null
Inocybe saliceticola là một loại nấm được tìm thấy trong môi trường ẩm ướt tại các nước Bắc Âu. Loài này có mũ với nhiều hình dạng khác nhau có đường kính tới 40 mm (1,6 in), trong khi thân của chúng mảnh khảnh dài tới 62 mm (2,4 in). Inocybe saliceticola phát triển chung với rễ của cây liễu, và tên khoa học của loài nấm này được cho rằng bắt nguồn từ tên của cây liễu (Salix). Tuy nhiên, loài này đặc biệt còn phát triển tại các rễ của cây sồi và sủi. Nấm phát triển từ mặt đất, thường là tại những đám rêu hay mảnh vụn hữu cơ. I. saliceticola được mô tả lần đầu tiên vào năm 2009, và nó được xếp trong chi Inocybe, loài này là một phần của "Marginatae". Các loài đã được ghi nhận ở Phần Lan và Thụy Điển và nó xuất hiện tương đối phổ biến ở một số vùng.
1
null
Đảo Clark thuộc quần đảo San Juan, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ. Nó nằm gần đảo Barnes ngoài khơi bờ biển phía đông bắc của đảo Orcas. Tên đảo được đặt bởi Charles Wilkes, trong cuộc thám hiểm Wilkes 1838-1842. Đảo được đặt theo tên của John Clark, một chuẩn úy đã bị giết trong trận chiến Hồ Erie của cuộc chiến tranh năm 1812.
1
null
City Crisis (tạm dịch: "Khủng hoảng Thành phố") là trò chơi điện tử thuộc thể loại mô phỏng trực thăng do hãng Syscom Entertainment phát triển và Take-Two Interactive phát hành cho hệ máy PlayStation 2. Trong game người chơi sẽ vào vai viên phi công lái trực thăng cứu hộ với mục tiêu chính là giải cứu cư dân ra khỏi các đám cháy đang bùng lên xung quanh thành phố. Ngoài ra người chơi còn phải cố gắng dập tắt các đám cháy bằng cách sử dụng nguồn nước được lấy từ trên trực thăng. Mỗi màn chơi đều có giới hạn thời gian, nhưng khi người chơi giải cứu người dân và dập tắt đám cháy càng nhanh thì sẽ nhận được nhiều thời gian hơn để hoàn thành phần tiếp theo của màn chơi. "City Crisis" còn là trò chơi đầu tiên sử dụng bộ game engine RenderWare. Đón nhận. Ngay khi phát hành, tạp chí "Famitsu" đã chấm cho game với số điểm 30/40.
1
null
mà ở châu Âu gọi là Demon Chaos là trò chơi điện tử thuộc thể loại hành động chặt chém do hai hãng Genki và Now Production đồng phát triển cho hệ máy PlayStation 2. Trò chơi được Genki phát hành ở Nhật Bản vào ngày 24 tháng 11 năm 2005 và ở phân vùng PAL (châu Âu) do Konami phát hành năm 2007. Lấy bối cảnh Nhật Bản thời Chiến Quốc nói về một nữ tu sĩ được chư thần hứa sẽ ban sắc xuân vĩnh cửu cho tới khi cô tiêu diệt hết toàn bộ lũ quỹ dữ. Rồi cô được thần linh triệu hồi một con thần thú là chiến khuyển (Inugami) do người chơi điều khiển với nhiệm vụ song hành cùng cô trừ gian diệt bạo. Cách chơi. Game mang phong cách chiến đấu của dòng game "Dynasty Warriors" trong đó người chơi quần thảo cùng hàng ngàn quân địch trên chiến trường cùng một lúc. Về phần vũ khí, game cung cấp cho người chơi với 99 loại vũ khí khác nhau, tuỳ theo mỗi màn mà người chơi sẽ được nhận số lượng vũ khí khác nhau dao động từ 1 đến ba loại. Tuy nhiên, các chiêu thức của chúng không khác gì mấy, trừ phần tốc độ, sức mạnh, màu sắc và chiêu kết hợp nút. Ngoài ra "Ikusagami" có thêm phần hóa quỷ y như "Dynasty Warriors" giúp tăng sức mạnh và tốc độ của nhân vật chính bù lại người chơi sẽ bị giảm rất nhiều năng lượng. Trò chơi còn cho phép người chơi điều binh khiển tướng như ra lệnh cho lính tự do hoặc đi theo mình, rất có lợi thế trong việc tấn công các căn cứ của địch. Hơn hết, game sẽ không có nút nhảy mà bổ sung vào đó là người chơi có thể mở một danh sách gồm các loại cây để hỗ trợ binh lính như là hồi máu, phun lửa, bắn tên... với điều kiện là đám lính phải trồng giúp. "Ikusagami" cung cấp cho người chơi những món đồ hồi máu và năng lượng trong suốt quá trình chơi. Một điểm độc đáo của game là số lượng quân địch có thể lên đến 65.535 trên màn hình cùng một lúc. Đón nhận. "Ikusagami" nhận được lời phê bình phần lớn là tầm thường, xoàng xĩnh và game hiện đang nắm giữ số điểm 62/100 trên Metacritic.
1
null
Đảo Frost là một hòn đảo thuộc quần đảo San Juan, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ. Đảo có tổng diện tích khoảng 70 mẫu Anh (28 ha), ở đây không có các dịch vụ như điện và điện thoại công cộng, kết nối với thành phố Anacortes, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ thông qua một tuyến water - Taxi. Đảo được đặt tên bởi Charles Wilkes, trong cuộc thám hiểm của ông 1838-1842, theo tên của John Frost, nhằm tôn vinh ông.
1
null
Trường đại học, học viện và viện hàn lâm là các cơ sở giáo dục bậc cao đào tạo các bậc đại học và sau đại học, mang tính mở. Thành tích trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, danh giá với nhà tuyển dụng, phạm vi ảnh hưởng của trường và thành tích cựu sinh viên tạo nên uy tín học thuật của một trường đại học. Theo chiều dài lịch sử, trường đại học đầu tiên tại Việt Nam được thành lập từ năm 1076, dạy Nho giáo. Tiếp nối theo đó, đại học theo thiết chế hiện đại đầu tiên của Việt Nam cũng như 5 nước Bán đảo Đông Dương được thành lập từ năm 1907 mang tên Viện Đại học Đông Dương (Đại học Quốc gia Hà Nội ngày nay). Các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam gồm các Hệ thống trường đại học tập hợp nhiều trường đại học thành viên cùng các trường đại học chuyên ngành, đa ngành và học viện, với Hà Nội là đầu tàu về giáo dục. Đối với các trường đại học công lập có hai cơ chế hoạt động chính đó là nhà nước kiểm soát và tự chủ. Với cơ chế tự chủ các trường đại học sẽ được quyền chủ động về vấn đề nhân sự, chương trình đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học và tài chính vì vậy nhà nước giảm ngân sách cấp cho nhóm trường này. Tuy vậy theo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 Trung ương Đảng của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, tổng quyết toán chi ngân sách cho hệ thống giáo dục công lập cho năm gần nhất đã là 248 nghìn tỉ đồng. Đối với đại học tư thục, từ năm 1988 Đảng và Nhà nước đã có chủ trương xã hội hóa giáo dục, cấp phép cho đại học tư thục được hoạt động. Đại học tư thục là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giáo dục được kiểm soát và quản lý bởi một cá nhân hoặc một tổ chức trong hoặc ngoài nước, có quyền tự quyết về hoạt động kinh doanh của mình. Nhưng tự do trong kinh doanh giáo dục để lại bất cập về chất lượng nên dựa trên kết quả đào tạo thực tiễn, kể từ ngày 17/04/2009 theo quyết định số 61/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Bộ Giáo dục và Đào tạo đã áp chế quy định ngừng cấp phép đào tạo nhóm ngành giáo dục, luật, chính trị, báo chí, công an, quân đội cho các trường đại học tư thục. Học viện hay viện hàn lâm là mô hình giáo dục được phát triển từ đại học, ra đời sau này. So với đại học, học viện và viện hàn lâm chú trọng nghiên cứu hơn. Viện hàn lâm là cơ sở giáo dục bậc cao cấp cao nhất, thành viên của viện hàn lâm thường bao gồm những cá nhân xuất chúng trong những lĩnh vực có liên quan, những người được các thành viên khác bầu chọn, hoặc được chính phủ bổ nhiệm, chỉ đào tạo bậc sau đại học. Giá trị văn bằng được cấp bởi đại học và học viện là tương đương nhau. Theo quy định về thời gian đào tạo ở bậc đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời gian đào tạo bậc đại học là 04 năm, 05 năm hoặc 07 năm và sau đại học từ 02 đến 04 năm tuỳ theo ngành đào tạo.
1
null
Đảo James là một hòn đảo thuộc quần đảo San Juan, quận San Juan, tiểu bang Washington, Hi·ình rnoa Kỳ. Đảo nằm trong eo biển Rosario, ngoài khơi phía đông của đảo Decatur, và phía tây của thành phố Anacortes. Toàn bộ diện tích của đảo là 116,64 ha (47,20 ha) và không có dân cư sinh sống. Trên đảo có ba khu vực cắm trại khác nhau, đều có ít nhất một nhà vệ sinh. Các khu vực cắm trại được kết nối bởi một đường mòn. Đảo James được đặt tên bởi Charles Wilkes vào năm 1841, nhằm tôn vinh Reuben James.
1
null
Đảo Johns là một trong những đảo thuộc quần đảo San Juan, quận San Juan, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ. Nó nằm ngay phía đông của đảo Stuart và phía bắc của đảo Spieden. Đảo có tổng diện tích 0,9083 km ² (0,3507 mi, hoặc 224,45 ha). Giống như nhiều đảo năm xa quần đảo San Juan, Đảo Johns không có điện, đường ống dẫn nước. Theo điều tra dân số năm 2000, đảo có 5 cư dân.
1
null
Đảo Sheep hay còn gọi là Đảo Picnic, là một trong những đảo thuộc quần đảo San Juan, quận San Juan, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ. Nó là một hòn đảo nhỏ nằm ngoài khơi bờ biển phía đông của eo biển Tây, đảo Oscar. Đảo Sheep có diện tích 6.193 mét vuông (1.530 ha), với độ cao được ghi nhận là 23 feet (7,0 m). Theo cuộc điều tra năm dân số năm 2000, có hai người sinh sống trên đảo.
1
null
Jürgen Norbert Klopp (; sinh ngày 16 tháng 6 năm 1967) là một cựu cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá người Đức. Ông hiện là huấn luyện viên trưởng câu lạc bộ Liverpool tại Premier League. Từ năm 1990 cho tới năm 2001 ông chơi cho đội 1. FSV Mainz 05 tại 2. Bundesliga. Ngay sau đó ông được mời làm huấn luyện viên cho câu lạc bộ này và vào mùa 2003–04 đã thành công đưa đội lên hạng Bundesliga. Từ 2008 cho tới 2015, ông huấn luyện cho Borussia Dortmund, đội bóng vô địch Bundesliga mùa giải 2010–11 và 2011–12. Ngoài vô địch giải này, đội bóng của ông còn đoạt được DFB-Pokal. Ngoài ra ông cùng với Borussia Dortmund còn được vào chung kết UEFA Champions League 2012–13. Từ đầu tháng 10 năm 2015 ông làm huấn luyện viên cho đội Liverpool tại Premier League. Ông đã dẫn dắt Liverpool vô địch UEFA Champions League 2018–19 và Premier League 2019–20. Sự nghiệp cầu thủ. Khởi nghiệp. Klopp được sinh ra ở Stuttgart, thủ phủ của Baden-Württemberg và lớn lên với gia đình gồm cha mẹ và hai người chị gái tại thị trấn Glatten của Freudenstadt ở làng Schwarzwald. Ông bắt đầu chơi bóng cho Tus Ergenzingen khi là một cầu thủ nghiệp dư, sau đó là thời gian chơi cho 1. FC Pforzheim và ba đội bóng vùng Frankfurt, SG Eintracht Frankfurt (U23), Viktoria Sindlingen và Rot-Weiss Frankfurt trong suốt thời niên thiếu. Năm 1990 trong những trận đấu play-off của RW Frankfurt đối đầu FSV Mainz 05 để quảng bá cho 2. Bundesliga, anh thu hút được sự chú ý của huấn luyện viên Mainz và được ký hợp đồng cùng họ mùa hè năm đó, trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp. Mainz 05. Klopp là cầu thủ chuyên nghiệp của Mainz 05 đá ở giải hạng 2 Bundesliga từ 1990 đến 2001. Trong khoảng thời gian này, ông đã chơi cho đội tổng cộng 325 trận, trở thành người giữ kỉ lục tại giải đấu này. Ban đầu ông chơi ở vị trí tiền đạo, sau đó chuyển sang chơi hậu vệ vào năm 1995. Sự nghiệp huấn luyện viên. Mainz 05. Sau khi giã từ sự nghiệp cầu thủ tại Mainz 05, Klopp được bổ nhiệm làm huấn luyện viên của câu lạc bộ thay thế người tiền nhiệm vừa bị sa thải Eckhard Krautzun vào ngày 27 tháng 2 năm 2001. Ngày hôm sau, Klopp đã chỉ đạo trận đấu đầu tiên của đội bóng, chứng kiến thắng lợi đảm bảo 1-0 trên sân nhà trước MSV Duisburg. Ông vẫn là huấn luyện viên của đội trong bảy năm và dẫn dắt Mainz lần đầu tiên thi đấu tại Bundesliga, và giành vé tham dự Cúp UEFA 2005–06. Cuối mùa giải 2006-07, Mainz 05 bị xuống hạng, nhưng Klopp vẫn quyết định ở lại với câu lạc bộ. Tuy nhiên, với việc Klopp và ban lãnh đạo không đạt được thỏa thuận, ông đã từ chức vào cuối mùa giải 2007-08. Ông kết thúc với kỉ lục 109 chiến thắng, 78 trận hòa và 83 thất bại. Borussia Dortmund. Tháng 5 năm 2008, Klopp được tiếp cận để trở thành huấn luyện viên của Borussia Dortmund, đội vừa có 1 mùa giải đáng thất vọng với vị trí thứ 13 dưới thời người tiền nhiệm Thomas Doll. Từ ngày 01 tháng bảy 2008, Klopp chính thức trở thành Huấn luyện viên đội bóng vùng Ruhr chơi tại giải đấu cao nhất nước Đức Bundesliga với bản hợp đồng hai năm. Ở mùa giải đầu tiên nắm quyền, Klopp đã cùng Borussia Dortmund đánh bại Bayern Munich để giành DFB-Supercup và đứng thứ 6 trên bảng xếp hạng. Mùa giải kế tiếp, Dortmund kết thúc ở vị trí thứ 5, trước khi giành cú đúp Bundesliga 2010–11 và 2011–12. Ở mùa giải 2011-12, Dortmund đã trở thành đội giành được nhiều điểm nhất trong một mùa Bundesliga với 81 điểm, và 47 điểm có được ở lượt về Bundesliga và giúp đội thiết lập 1 kỉ lục mới. Trận thắng thứ 25 ở mùa giải của Borussia Dortmund đã giúp cân bằng kỉ lục mùa 1972-73 của Bayern Munich, trong khi chuỗi 28 trận bất bại tại Bundesliga của họ là kết quả tốt nhất từng được ghi nhận tại giải đấu cao nhất nước Đức. Những kỷ lục điểm số này đều bị Bayern Munich phá vỡ ở mùa giải 2012-2013. Ngày 12 tháng 5 năm 2012, Klopp đi vào lịch sử câu lạc bộ khi vượt qua Bayern Munich 5–2 trong trận chung kết DFB-Pokal để giành cú đúp giải quốc nội. Ông miêu tả chiến tích này là "tốt hơn cả những gì (ông) có thể tưởng tượng". Phong độ của Dortmund trong mùa 2012-13 không còn ấn tượng như chiến dịch trước đó, khi Klopp khẳng định rằng đội bóng của ông sẽ tập trung vào UEFA Champions League để bù đắp nỗi thất vọng của họ trong những trận đấu ở mùa giải trước. Đội bóng của Klopp đối đầu Manchester City, Real Madrid và Ajax nằm trong bảng tử thần. Tuy nhiên họ không để thua một trận đấu nào và đứng đầu bảng đấu với màn trình diễn thuyết phục, đặc biệt là trước Madrid của José Mourinho. Đội bóng vàng-đen vượt qua tất cả để tiến đến trận chung kết, gặp lại Real Madrid ở vòng bán kết của giải đấu. Sau một kết quả mĩ mãn trên sân nhà ở lượt đi với chiến thắng đậm đà 4-1, Dortmund để thua 2-0 trên sân khách ở lượt về và suýt lỡ hẹn với trận chung kết. Dortmund sau đó để thua 1-2 trước Bayern Munich ở trận chung kết với bàn thắng ở phút 89 của Arjen Robben. Vào đầu mùa 2012-13, bản hợp đồng có hiệu lực đến năm 2014 của Klopp với CLB Borussia Dortmund đã được gia hạn kéo dài đến tháng 6 năm 2018. Klopp đã nhận án phạt 10,000 Mác sau khi bị đuổi khỏi sân trong trận đấu tại Bundesliga đối đầu Borussia Mönchengladbach. Vụ việc trên là kết quả của "cuộc chỉ trích bằng lời nói" nhằm vào trọng tài. Deniz Aytekin, một vị trọng tài tuyên bố rằng hành vi của Klopp là "thô lỗ nhiều hơn một lần". CEO của Dortmund, ông Hans-Joachim Watzke nói rằng "tôi phải hỗ trợ Jürgen Klopp 100% trong trường hợp này" bởi vì ông thấy chẳng còn lý do nào để phạt tiền và phủ nhận rằng Klopp có xúc phạm vị trọng tài thứ tư. Tháng 4 năm 2015, Klopp thông báo rằng ông sẽ rời Borussia Dortmund vào cuối mùa 2014-15 để có một kì nghỉ phép. Trận đấu cuối cùng của ông trên băng ghế huấn luyện đội là trận chung kết Cúp bóng đá Đức 2015, nơi Dortmund để thua 1-3 trước VfL Wolfsburg. Ông kết thúc với kỉ lục 179 chiến thắng, 69 trận hòa và 70 thất bại. Liverpool. 2015-2018: Khởi đầu & những thất bại tại các trận chung kết. Ngày 8 tháng 10 năm 2015, Jürgen Klopp đồng ý một bản hợp đồng 3 năm để trở thành huấn luyện viên trưởng của Liverpool thay thế người tiền nhiệm Brendan Rodgers. Trận ra mắt của ông là trận làm khách trước Tottenham Hotspur ngày 17 tháng 10 năm 2015. Ngày 28 tháng 10 năm 2015, Klopp giúp đội có chiến thắng đầu tiên trên cương vị thuyền trưởng "The Kop" trước Bournemouth ở Cúp Liên đoàn Anh để giành vé vào vòng tứ kết. Chiến thắng đầu tiên tại giải Ngoại hạng đến 3 ngày sau đó, thắng lợi sân khách 3-1 trước Chelsea. Sau khi hòa ba trận đầu tiên của UEFA Europa League, Liverpool đánh bại Rubin Kazan 1-0 trong chiến thắng đầu tiên của Klopp ở cúp châu Âu trên cương vị huấn luyện viên trưởng Liverpool. Ngày 6 tháng 2 năm 2016, ông bỏ lỡ một trận đấu ở giải Ngoại hạng để có một cuộc phẫu thuật vì nghi ngờ bị viêm ruột thừa. Ngày 28 tháng 2 năm 2016, Liverpool để thua Manchester City 3-1 tại sân vận động Wembley trong trận chung kết Cúp Liên đoàn 2016 trên chấm phạt đền. Ngày 17 tháng 3 năm 2016, "The Kop" của Klopp tiến đến vòng tứ kết của UEFA Europa League bằng việc đánh bại Manchester United chung cuộc 3-1. Ngày 14 tháng 4 năm 2016, Liverpool lội ngược 3-1 trong trận lượt về đối đầu đội bóng cũ của Klopp Borussia Dortmund và giành chiến thắng 4-3, đoạt tấm vé vào bán kết Europa League với tỉ số chung cuộc 5-4. Ngày 5 tháng 6 năm 2016, Klopp đưa Liverpool đến trận chung kết cúp châu Âu đầu tiên kể từ năm 2007 bằng cách đánh bại Villarreal chung cuộc 3-1 ở vòng bán kết. Trong trận chung kết, Liverpool đối mặt nhà đương kim vô địch Sevilla và để thua đại diện Tây Ban Nha 1-3 dù Daniel Sturridge ghi bàn mở tỉ số ngay hiệp 1. Liverpool kết thúc mùa giải 2015–16 ở vị trí thứ 8, qua đó không được dự cúp châu Âu. Ngày 8 tháng 7 năm 2016, Klopp và các trợ lý ký hợp đồng gia hạn đến 2022. Trước đó, Liverpool đã sở hữu bản hợp đồng Sadio Mané trị giá 30 triệu bảng từ Southampton. Liverpool đủ điều kiện tham dự Champions League lần đầu tiên kể từ 2014–15 vào ngày 21 tháng 5 năm 2017, sau chiến thắng 3–0 trên sân nhà trước Middlesbrough và đứng thứ tư trong mùa giải 2016–17. Tháng 6 năm 2017, câu lạc bộ đã chiêu mộ thành công cầu thủ người Ai Cập Mohamed Salah từ A.S. Roma với mức giá chuyển nhượng 42 triệu Euro, cùng Virgil van Dijk với mức phí chuyển nhượng kỷ lục 75 triệu bảng , và bán Philippe Coutinho cho FC Barcelona với mức giá 160 triệu Euro cùng vào mùa đông. Mùa giải 2017-18, nhờ sự xuất sắc của bộ ba Salah - Firmino - Mané, Liverpool đứng thứ 4 chung cuộc ở giải ngoại hạng. Còn ở đấu trường Champions League, đội bóng đã lần lượt vượt qua Porto, Man City và A.S. Roma để vào đến trận chung kết gặp Real Madrid. Tuy nhiên, The Kop để thua với tỉ số 1-3. 2018-nay: Thành công nối tiếp. Trong 2 kỳ chuyển nhượng mùa hè, Klopp đã thực hiện một số bản hợp đồng nổi tiếng bao gồm tiền vệ Naby Keïta và Fabinho, tiền đạo Xherdan Shaqiri và thủ môn Alisson Becker. Đến mùa giải 2018-2019, Liverpool xuất sắc sau khi bỏ xa Manchester City tận 7 điểm để nắm chắc ngôi đầu nhưng sau đó là hàng loạt cú sẩy chân trong tháng 3 khiến họ rơi xuống vị trí thứ 2, chung cuộc Liverpool về nhì với 97 điểm, số điểm cao nhất trong lịch sử của đội bóng này nhưng vẫn ít hơn đội vô địch là Manchester City với 98 điểm. Tại Champions League, đội bóng lần lượt vượt qua Bayern Munich, Porto để vào bán kết gặp Barcelona. Trận gặp Barcelona tại lượt về bán kết Champions League là một trong những trận đấu ngược dòng kinh điển của lịch sử Champions League. Sau khi để thua lượt đi tại Camp Nou với tỉ số 3-0, đội bóng đã ngược dòng không tưởng tại trận lượt về tại Anfield với tỉ số 4-0 bởi cú đúp của Origi và Georginio Wijnaldum, qua đó kết thúc trận đấu với tỷ số 4-3 để vào đến trận chung kết gặp đối thủ cùng quốc gia là Tottenham. Ở trận chung kết diễn ra tại thành phố Madrid, với 2 pha lập công của Salah và Origi đã giúp Liverpool đánh bại đối thủ, qua đó mang về danh hiệu đầu tiên dưới thời Jürgen Klopp và là danh hiệu thứ 6 cho đội bóng tại đấu trường này. Sau đó, đội còn giành được thêm 2 danh hiệu quốc tế là UEFA Super Cup trước Chelsea và FIFA Club World Cup trước đại diện đến từ Brazil Flamengo để kết thúc một năm 2019 đầy rực rỡ. The Kop bước sang năm 2020 với vị trí đầu bảng Giải bóng đá Ngoại hạng Anh,dẫn trước đội xếp thứ 2 là Manchester City tới 16 điểm. Tuy nhiên đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động thể thao trên thế giới, Ngoại hạng Anh cũng đồng thời bị hoãn. Liverpool đang dẫn đầu bảng xếp hạng Ngoại Hạng Anh với 82 điểm, bỏ xa đội thứ 2 Manchester City với 57 điểm. Ban tổ chức Ngoại hạng Anh đã lên kế hoạch trao cúp vô địch sớm cho Liverpool nhưng các đội bóng khác đã lên tiếng phản đối và yêu cầu hủy kết quả mùa giải, tiêu biểu là West Ham United và Tottenham. Rạng sáng ngày 26 tháng 6 năm 2020, ở vòng 31, Chelsea đánh bại Man City 2-1. Cùng với việc Liverpool thắng Crystal Palace khiến khoảng cách giữa Man City và Liverpool được nới rộng lên thành 23 điểm. Vì Ngoại Hạng Anh chỉ còn 7 vòng đấu nữa là kết thúc nên thầy trò HLV Guardiola đã chính thức hết cơ hội bám đuổi Liverpool. Ngôi vương đã thuộc về Juergen Klopp và các học trò một cách đầy xứng đáng. Liverpool lập kỷ lục vô địch sớm 7 vòng đấu. Sau khi giành chiến thắng trong 3 trận mở màn của mùa giải 2020–21 trước Leeds United, Chelsea và Arsenal, vào ngày 4 tháng 10 năm 2020, ở vòng 5, Liverpool đã nhận cú sốc lớn khi để thua 2-7 trước Aston Villa, đây là lần đầu tiên Liverpool thủng lưới 7 bàn trong một trận đấu kể từ năm 1963. Cùng với chấn thương của các trụ cột, Liverpool thi đấu sa sút và chỉ kết thúc mùa giải ở vị trí thứ 3. Sang mùa giải 2021-22, Liverpool đã 2 lần đánh bại Chelsea ở chung kết Carabao Cup, và FA Cup đều ở loạt luân lưu. Tuy nhiên, đội về nhì tại giải quốc nội với 92 điểm, đứng sau Manchester City với 1 điểm ít hơn, và nhận thất bại 0-1 tại chung kết Champions League trước Real Madrid. Ông giúp Liverpool đoạt Siêu cup Anh lần đầu tiên khi đánh bại Manchester City 3-1. Ngày 28/4/2022, Jurgen Klopp ký hợp đồng mới với Liverpool có thời hạn đến năm 2026. Phong cách huấn luyện. Klopp là một trong những HLV đáng chú ý sử dụng chiến thuật "Gegenpressing", đặc điểm của chiến thuật này là chủ động giành lại bóng khi mất quyền kiểm soát bóng. Theo ông, một hệ thống phản công tốt sẽ hiệu quả hơn các cầu thủ kiến tạo. Klopp nói về chiến thuật pressing của ông rằng: "Thời điểm tốt nhất để giành lại bóng là sau khi để mất nó. Trong lúc cầu thủ đối phương đang tìm vị trí chuyền bóng. Anh ta sẽ tập trung vào tắc, cắt, hoặc chặn bóng và sẽ tiêu hao năng lượng. Đây là lúc anh ta yếu nhất". Chiến thuật của HLV người Đức yêu cầu các cầu thủ phải có tốc độ, cách tổ chức đội hình và thể lực, sức bền tốt cũng như tính kỉ luật cao. Trong trận bóng, đội bóng của Klopp triển khai pressing hạn chế không gian của đối phương nhằm ép đối thủ phải chuyền bóng dẫn tới sơ hở, đồng thời phòng thủ trước những đường bóng dài nhắm tới khu cấm địa. Mặc dù đem lại khả năng tấn công mạnh mẽ nhưng Klopp đã nhiều lần bị chỉ trích vì không thể điều khiển trận đấu và giữ sạch lưới. Trong thời gian ở Liverpool, Klopp đã hoàn thiện lối chơi với khả năng kiểm soát bóng tốt hơn và một hàng tiền vệ có tổ chức. Nhờ bản hợp đồng với Alisson, Virgil van Dijk, Naby Keïta và Fabinho trước mùa giải 2018–19, Liverpool đã đạt được thành tích khởi đầu mùa giải xuất sắc nhất lịch sử câu lạc bộ và ở giai đoạn giữa mùa, khi chỉ để thủng lưới 7 bàn và giữ sạch lưới trong 12 trận. Truyền thông. Kể từ năm 2005, Klopp thường xuất hiện trên truyền hình trong vai trò bình luận viên, và đưa ra nhận định của ông ở những trận đấu của đội tuyển Đức. Ngày 20 tháng 10 năm 2006, ông được trao giải thưởng truyền hình Đức ở hạng mục chương trình thể thao xuất sắc nhất. Sau Euro 2008. vị trí của ông được Oliver Kahn thay thế. Tại World Cup 2010, Ông cộng tác với đài RTL cùng với Günther Jauch. Đời sống cá nhân. Ông có hai người con trai, trong đó một người từng đá cho Borussia Dortmund II trước khi phải giải nghệ do chấn thương. Từ năm 2009, Klopp sống tại Herdecke, nơi nhiều cầu thủ Borussia Dortmund cũng đang sinh sống. Klopp là một Kitô hữu Tin Lành. Ngày 2 tháng 1 năm 2022, ông được phát hiện dương tính với COVID-19.
1
null
Đảo Skul (Đầu lâu), là một trong những đảo thuộc quần đảo San Juan, quận San Juan, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ. Đảo có tổng diện diện 2,5 mẫu Anh (1,0 ha), đảo Skul tọa lạc trong vịnh Massacre, ngoài khơi đảo Orcas. Đảo này có nghĩ là "đầu lâu", vốn có tên như vậy bởi một nhóm người ở Lummi bị giết chết bởi bọn cướp biển năm 1858, và hài cốt của nhóm người này đã được tìm thấy trên đảo này.
1
null
Ridolfo Luigi Boccherini (Lucca, Ý, 19 tháng 1 năm 1743 – Madrid, Tây Ban Nha, 28 tháng 5 năm 1805) là nhà soạn nhạc người Ý trong thời chuyển giao giữa hai thời kỳ âm nhạc Baroque và Cổ điển. Ông còn là tay chơi đàn cello nổi tiếng. Tác phẩm nổi tiếng của ông là bản ngũ tấu dành cho đàn dây trên cung Mi trưởng Op. 11, No. 5 (G 275) và bản concerto dành cho cello trên cung Si giáng trưởng (G.482). Tiểu sử. Boccherini được sinh ra ở Lucca, Italia, trong một gia đình âm nhạc. Lúc nhỏ ông học từ cha mình. Năm 1757 họ cùng đi đến Viên, nơi họ được tuyển dụng bởi cung đình như nhạc sĩ tại nhà hát Burgtheater. Năm 1761 Boccherini đi đến Madrid, nơi ông đã làm việc cho Luis của Tây Ban Nha, em trai của vua Carlos III của Tây Ban Nha. Ở đó, ông phát triển mạnh mẽ dưới sự bảo trợ của hoàng gia, cho đến một ngày khi nhà vua bày tỏ sự không hài lòng của mình về một đoạn trong một trio mới và ra lệnh cho Boccherini thay đổi nó. Nhà soạn nhạc, chắc chắn là khó chịu với sự xâm lấn này vào nghệ thuật của mình, đã cho lặp lại đoạn nhạc, điều này dẫn đến việc ông bị sa thải ngay lập tức. Sau đó, ông cùng với Don Luis đến Arenas de San Pedro, một thị trấn nhỏ ở vùng núi Gredos; ở đó và ở thị trấn gần nhất của Candeleda, Boccherini đã viết nhiều tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Ông là nghệ sĩ cello và nghệ sĩ thổi sáo nghiệp dư dưới sự bảo trợ của lãnh sự Pháp Lucien Bonaparte và Vua Friedrich Wilhelm II của Phổ. Boccherini rơi vào thời kỳ khó khăn sau cái chết của người bảo trợ, hai người vợ, hai con gái và ông đã chết trong nghèo đói ở Madrid vào năm 1805, ông có hai con trai sống sót và tiếp tục dòng dõi cho đến ngày nay ở Tây Ban Nha. Tác phẩm. Phần lớn âm nhạc thính phòng của ông chịu ảnh hưởng bởi Joseph Haydn; tuy nhiên, Boccherini thường được tin là nâng mô hình của Haydn trong tứ tấu đàn dây bằng cách đưa cello nổi bật lên, trong khi Haydn đã thường xuyên chuyển xuống cho một vai trò đệm. Thay vào đó, một số nguồn tin cho rằng phong cách của Boccherini ảnh hưởng bởi nghệ sĩ cello nổi tiếng người Ý trước đó là Giovanni Battista Cirri. Như là một nghệ sĩ cello bậc thầy, ông nhận được nhiều lời khen ngợi từ những người đương thời của ông (đặc biệt là Pierre Baillot, Pierre Rode và Bernhard Romberg). Ông đã viết một số lượng lớn về âm nhạc thính phòng, trong đó có hơn một trăm string quintet cho hai violin, viola và hai cello; 12 quintet cho guitar; ít nhất có 19 trio và sonata cho cello. Âm nhạc cho dàn nhạc của ông bao gồm khoảng 30 bản nhạc giao hưởng và 12 concerto cho cello. Phong cách của Boccherini đặc trưng bởi nét Rococo, nhẹ nhàng và lạc quan. Bị lãng quên sau khi ông qua đời, các tác phẩm của ông dần được khám phá kể từ cuối thế kỷ 20. Media. </ul>
1
null
Chán ăn là việc giảm cảm giác thèm ăn. Tên tiếng Anh của chán ăn là "Anorexia", bắt nguồn từ tiền tố "α" (a, tiếp đầu ngữ mang nghĩa là "không có, thiếu vắng") và từ "όρεξη" (orexe, thèm ăn) trong tiếng Hy Lạp. Chán ăn có thể là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng thông thường khái niệm này thường bị đánh đồng với chứng chán ăn tâm thần. Trong các nguyên nhân gây chán ăn, một số tỏ ra vô hại, nhưng một số nguyên nhân là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng hoặc ít nhất là các nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe. Ví dụ, chán ăn do nhiễm trùng là một phần của phản ứng pha cấp tính ("acute phase response" - APR) đối với nhiễm trùng. Phản ứng pha cấp tính có thể được kích hoạt bởi các lipopolysaccarit và peptidoglycan trong vách tế bào và DNA vi khuẩn, RNA chuỗi xoắn kép và glycoprotein trong virút, những yếu tố này có thể kích hoạt sự sản sinh ra các cytokine xúc tiến sưng viêm. Các chất này có thể có tác động gián tiếp đến sự thèm ăn bằng nhiều cách khác nhau, bao hàm tác động hướng ngoại biên từ nơi sản xuất chung trong cơ thể bằng cách kích thích sự sản xuất leptin từ các mô dự trữ chất béo. Cytokine xúc tiến sưng viêm cũng có thể phát tín hiệu tới hệ thần kinh trung ương một cách trực tiếp hơn bằng một cơ chế truyền tin chuyên hóa thông qua hàng rão máu não, qua các cơ quan quanh não thất (nằm ngoài hàng rão máu não), hay bằng việc kích hoạt sản xuất eicosanoit tại tế bào nội mạc tại hệ mạch máu não. Sau cùng, việc điều hòa cảm giác thèm ăn bởi cơ chế này được cho là thực hiện bởi cùng các nhân tố điều khiển cảm giác này trong điều kiện bình thường, tỉ như các chất dẫn truyền thần kinh (serotonin, dopamine, histamine), nhân tố phóng thích corticotropin, neuropeptit Y, và nội tiết tố kích thích α-melanocyte.
1
null
Nguyễn Phúc Lương Đức (chữ Hán: 阮福良德; 26 tháng 7 năm 1817 – 13 tháng 5 năm 1891), trước có tên là Tam Xuân (三春), phong hiệu An Thường Công chúa (安常公主), là một công chúa con vua Minh Mạng nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Công chúa Lương Đức nổi tiếng là người hiếu thuận, cũng là một nhà thơ trong chốn cung đình như "Nguyễn triều Tam Khanh" (阮朝三卿), nhưng tác phẩm của bà chỉ là thơ đối đáp ứng khẩu, không gom thành thi tập. Tiểu sử. Công chúa Lương Đức sinh ngày 13 tháng 6 (âm lịch), là con gái thứ tư của vua Minh Mạng, mẹ là "Bát giai Mỹ nhân" Nguyễn Thị Bân. Công chúa là chị ruột của "Hàm Thuận công" Nguyễn Phúc Miên Thủ. Công chúa Lương Đức lúc sinh ra đĩnh ngộ lạ thường, có tính hiếu thuận, vua rất yêu quý. Năm công chúa Lương Đức 9 tuổi, nhân tiết Vạn Thọ (sinh nhật vua), các công chúa được vào hầu cơm vua cha. Gặp đại quan tiến vua món đuôi dê và nầm dê (nầm dê tức là nầm sữa của con dê cái), vua chia ban cho các nàng công chúa. Đến lượt chúa Lương Đức, bà chỉ ngậm lại không nuốt. Vua thấy lạ mới hỏi tại sao, thì công chúa thưa rằng: "Mẹ thần có bệnh, không được thấm ơn; thần trộm nghĩ món này rất bổ, nên để lại cho mẹ". Vua biết ý ngợi khen, truyền cho lấy phần khác để công chúa cất dâng bà Mỹ nhân, các quan hầu đều rất cảm động, có người rơi nước mắt. Lúc hơi lớn, vua xuống dụ cho công chúa Lương Đức ở điện Trinh Minh, cho các nữ quan dạy thi, sử, và nữ công gia chánh. Công chúa học tiến bộ, rất minh mẫn và chuyên cần. Một hôm, có cung nữ bất cẩn làm rơi than sưởi mà cháy cả mành trướng, công chúa kinh sợ vội kêu ban trực, rồi tự thân đôn đốc dập lửa nhưng mau chóng dập tắt được. Vua Minh Mạng lúc đó từ Thuận An về nghe tâu, khen ngợi và ban thưởng cho công chúa 3 lạng vàng. Thọ Xuân vương Miên Định, hoàng tử thứ ba của Minh Mạng, có câu thơ nói về việc này: "Vương cơ bất tác phi lai trĩ" / "Bác đắc An Thường mãn tụ kim". Tạm dịch: "Con vua bỗng làm chim trĩ bay tới, cứu được bình yên, vàng thưởng đầy tay áo An Thường" (An Thường là phong hiệu của công chúa). Năm Minh Mạng thứ 15 (1834), vua đi tuần du phương nam, sai chúa Lương Đức sang hầu ở cung Từ Thọ, là nơi ở của bà Nhân Tuyên Thái hậu Trần Thị Đang, mẹ vua. Công chúa sớm tối tươi tỉnh vui vẻ, rất được lòng bà nội. Khi vua trở về, thưởng cho tấm thẻ bài bạch ngọc, có dây thao rủ xuống. Năm Minh Mạng thứ 18 (1837), mùa đông, bà Mỹ nhân Nguyễn thị mất, công chúa thương xót để thân thể gầy còm, không buồn điểm trang, hết lòng lo tang. Ba năm sau (1840), vua Minh Mạng băng hà, công chúa đau thương ngất đi tưởng chừng như đã tắt thở. Vua anh Thiệu Trị thường lấy cháo của vua ăn còn lại đem cho, khuyên chúa nên bớt lòng thương. Lúc vua cha mới ngã bệnh, chúa tự mình sắc thuốc nấu cháo để dâng, sớm chiều hầu hạ không biết mỏi mệt. Trong 3 năm để tang, chưa từng thấy công chúa cười đùa. Năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), vua anh gả bà Lương Đức cho "Phò mã đô úy" Phan Văn Oánh, con trai thứ 4 của "Đô thống phủ Chưởng phủ sự", tước "Chương Nghĩa hầu" Phan Văn Thúy. Khi về nhà chồng, chúa rất mực lễ phép, chăm lo việc phụng dưỡng mẹ chồng, nuôi dạy con cái, không cậy mình con vua. Năm Tự Đức thứ nhất (1848), bà Lương Đức được phong An Thường Công chúa (安常公主). Năm thứ 15 (1862), phò mã Oánh mất, thụy là "Anh Mại", công chúa Lương Đức dâng sớ xin xây mộ sẵn dành cho mình để sau này được hợp táng cùng chồng. Năm thứ 19 (1866), mùa hạ, mừng thọ công chúa Lương Đức 50 tuổi, vua sai hoàng thân cùng thái giám đem tờ dụ và vật phẩm ban cho làm lễ thọ. Năm thứ 31, vua thấy bà tuổi đã cao nên gia thưởng cho mỗi năm 100 quan tiền, 50 phương gạo để dưỡng già. Năm Hàm Nghi thứ nhất (1885), tháng 5 (âm lịch), Pháp tấn công vào kinh thành, công chúa đang trực tại điện Hiếu Tư, chợt nghe báo động, lạy khóc ra đi để tránh, đến Hiếu lăng của vua Minh Mạng thì quân binh coi giữ lăng đã chạy tan, vào thấy đền thờ, tự khí bỏ ngổn ngang thì bà liền cất tiếng khóc to, rồi ở lại đấy coi giữ không chịu đi. Đến lúc 3 bà Tam cung quay về thì công chúa mới theo hầu, sau khi vua Đồng Khánh lên ngôi thì bà mới về phủ đệ. Mùa xuân năm Thành Thái thứ 3 (1891), Trang Ý Hoàng thái hậu Võ Thị Duyên ra dụ truyền công chúa họa lại bài thơ "Phục cử Giao tự đại lễ" (Lại cử hành lễ tế Nam Giao) của bà Nguyễn Nhược Thị Bích (cung tần của vua Tự Đức) sáng tác. Bà vâng lệnh, hoạ vần dâng lên, thơ có câu: Đến câu kết là: Cả hai bài xướng và hoạ được Lưỡng cung khen hay, Từ Dụ vui mừng trao lụa, gấm thưởng cho bà và phán: ""Quý nhân và công chúa đều cùng một ý kiến, chung sự vui buồn và cảm hứng ra thi ca. Toàn bài của công chúa rất trang nhã; hai cặp trạng luận tả rất thiết thực, câu kết càng hay. Thật đã xứng đáng với thẻ bài phụ vương ban khi trước"." Công chúa Lương Đức tuổi già mộ đạo Phật, có biệt hiệu là "Thanh Từ". Khi ấy Tôn Nhân phủ cho là hiếu hạnh đáng khen, xin nêu khen thì bàn với nhau rằng, chốn nhà vua là nơi bắt đầu nền phong hóa, không thể theo như lệ của dân thường được, nên việc đó bãi bỏ. Năm Thành Thái thứ 3 (1891), ngày 6 tháng 4 (âm lịch), công chúa Lương Đức mất, thọ 75 tuổi, thụy là Mỹ Thục (美淑). Tẩm mộ của bà được song táng cùng phò mã Oánh tại làng Nguyệt Biều (nay thuộc phường Thủy Biều, Huế). Tẩm của công chúa Lương Đức là một trong số ít các lăng tẩm công chúa còn giữ được nguyên vẹn. Bà có 4 con trai, 4 cháu nội và 5 chắt nội. Con trưởng là Phan Văn Huy tập ấm chức "Hiệu úy". Tuy Lý vương Miên Trinh có làm bài thơ đề vào ảnh nhỏ của bà như sau: Tác phẩm. Về tài thơ văn của công chúa Lương Đức, tuy không phổ biến cũng như không được lưu lại trong sách, nhưng chỉ một bài tán trên của ông Tuy Lý Vương cũng đủ chứng minh tài năng đức độ đến lời văn của công chúa đã đạt đến mức cảm hoá được lòng người. Bài thơ Đường luật độc nhất còn lại của công chúa đó là: HOA PHỤC CỬ GIAO TỰ ĐẠI LỄ (hoạ thơ bà Lễ tần Nhược Bích)
1
null
Khái quát về thứ bậc trong cung. Đại Việt thông sử do Lê Quý Đôn biên soạn có đoạn viết: "Quốc thống nước ta nếu vẫn noi gương người xưa, phong tục cũ chưa đổi, có Đinh Tiên Hoàng lập năm Hoàng hậu, một là Đan Gia "("丹嘉")", hai là Trinh Minh "("貞明")", ba là Kiểu Quốc "("矯國")", bốn là Cồ Quốc "("𡚝國")", năm là Ca Ông "("歌翁")". Lê Đại Hành lập Hoàng thái hậu nhà Đinh là Dương thị làm Đại Thắng Minh Hoàng hậu "("大勝明")", cùng với Phụng Càn Chí Lý "("奉乾至理")", Thuận Thánh Minh Đạo "("順聖明道")", Trịnh Quốc "("鄭國")", Phạm Hoàng hậu là năm Hoàng hậu. Lý Thái Tổ lập sáu Hoàng hậu, duy có đích phu nhân gọi là Lập Giáo hoàng hậu "("立教")", quy chế xe kiệu và y phục khác hẳn với các cung khác, sau lại lập thêm ba Hoàng hậu nữa. Lý Thái Tông lập bảy Hoàng hậu, có Mai Hoàng hậu, Đinh Hoàng hậu, Vương Hoàng hậu, lại có nàng hầu được lập làm Thiên Cảm Hoàng hậu "("天感")". Lý Nhân Tông lập hai Hoàng hậu là Thánh Cực "("聖極")", Chiêu Thánh "("昭聖")", sau lại lập thêm ba Hoàng hậu là Lan Anh "("蘭英")", Khâm Thiên "("欽天")", Chấn Bảo "("震寶")" ". Triều đại nhà Lý, Thái Tông ban chỉ dụ về thứ bậc chốn nội cung: "Hoàng hậu và phi tần mười ba người, Ngự nữ mười tám người, Nhạc kỹ hơn trăm người". Ghi chú của chính sử không phân định về tôn ty danh phận, nhưng dựa theo sử liệu qua các đời Thánh Tông, Thần Tông, Anh Tông, nội cung phi tần trừ "Nguyên phi" ("元妃") kế dưới "Hoàng hậu", có danh phận cao nhất, còn có các tước vị "Thần phi" ("宸妃"), "Quý phi" ("貴妃"), "Đức phi" ("德妃"), "Thục phi" ("淑妃"), "Hiền phi" ("賢妃"), "Thứ phi" ("庶妃"), "Phu nhân" ("夫人"). Bậc "Phu nhân" lệ được ban hai mỹ từ làm huy hiệu, như Thánh Tông có "Ỷ Lan" ("倚蘭"), Nhân Tông có "Thần Anh" ("宸英"), Thần Tông có "Minh Bảo" ("明寶"), "Cảm Thánh" ("感聖"), "Phụng Thánh " ("奉聖"), Huệ Tông có "Thuận Trinh" ("順貞"). Chế độ nội cung nhà Trần ban đầu xếp đặt thứ bậc theo cách gọi của nhà Lý. Thời Minh Tông có "Sung viên" ("充媛") Lê thị, nhiều khả năng nhà Vua dựa theo lễ giáo cung đình phương Bắc mà dùng các tước vị trong "Cửu tần" ("九嬪") ban phong cho nội cung. Triều đại Lê sơ, Thánh Tông đặt ra chế độ nội cung: Các Hoàng đế Lê sơ thường không lập Hoàng hậu, chỉ lấy bậc "Quý phi" đứng đầu trông nom công việc nội cung. Triều nhà Nguyễn thường không lập Hoàng hậu, trừ trường hợp Thừa Thiên Cao Hoàng hậu, người vợ tào khang theo phò Gia Long từ thuở hàn vi, Khiêm Hoàng hậu được em chồng là Hiệp Hòa tôn phong và Nam Phương Hoàng hậu, Hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam, được Bảo Đại - vị Hoàng đế chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây sách lập. Tất cả vợ chính của các Hoàng đế từ Minh Mạng đến Khải Định đều chỉ là Hoàng quý phi hoặc "Nhất giai phi". Theo quy định nhà Nguyễn, Hoàng quý phi ở trên bậc nhất giai, giúp Hoàng thái hậu cất đặt và chỉnh tề công việc nội cung, là danh hiệu tôn quý nhất nội cung nhà Nguyễn. Theo Nội các triều Nguyễn-Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, vào đầu thời Nguyễn, thứ bậc nội cung được quy định: "Lúc quốc sơ định lệ cung giai. Tam phi là Quý phi, Minh phi, Kính phi. Tam tu là Tu nghi, Tu dung, Tu viên. Cửu tần là Quý tần, Hiền tần, Trang tần, Đức tần, Thục tần, Huệ tần, Lệ tần, An tần, Hòa tần. Tam chiêu là Chiêu nghi, Chiêu dung, Chiêu viên. Tam sung là Sung nghi, Sung dung, Sung viên. Lục chức là Tiệp dư, Dung hoa, Nghi nhân, Tài nhân, Linh nhân, Lương nhân". Đến năm Minh Mạng thứ 17 (1836), Minh Mạng có chỉ dụ định lại thứ bậc của nội cung, "Nay theo gương cổ nhân, đặt chín bậc phi tần ở nội cung, khiến cho chốn khuê môn trật tự phân minh, phong hóa tôn nghiêm, tuân theo mãi mãi": Lại xuống dụ: ""Trước đã chuẩn định nội cung chín bậc, trong đó có Đức phi, nay đổi làm Gia phi "("嘉妃")" "". Các danh hiệu không cố định mà thay đổi qua các triều Hoàng đế hoặc ngay trong cùng một triều. Như hai năm sau khi ban hành chế độ trên, năm Minh Mạng thứ 19 (1838), Minh Mạng lại có chỉ dụ thay đổi trong bậc ngũ giai như sau: "Nguyên trước định lệ cung giai, Lệ tần, An tần, Hòa tần cùng là bậc ngũ giai, nay đổi làm An tần, Hòa tần, Lệ tần". Cũng trong năm này, danh xưng của các phi tần trong chín bậc lại có sự thay đổi như sau: Năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), Thiệu Trị lại cho đổi gọi "Đoan phi" làm "Lương phi", vì chữ "Lương" ("良") đã được đưa lên tấn phong cho bậc nhất giai nên "Lương tần" ở tam giai được đổi thành "Thụy tần" ("瑞嬪"). Quốc Sử quán ghi lại trong Đại Nam thực lục vào tháng 5 năm Tự Đức thứ 3 (1850), Tự Đức xuống dụ "Định rõ thứ bậc ở nội cung". Theo tờ dụ này, "Về Hoàng quý phi trở lên, đã có lệ sẵn, còn từ phi tần trở xuống, thì chia làm các bậc với các danh xưng và mỹ từ như sau": Riêng hàng phi trong chín bậc ấy, đến tháng 12 năm Tự Đức thứ 14 (1862), "Cần phi" được đổi thành "Đôn phi" ("敦妃"), và sau đó một tháng, "Chiêu phi" được đổi thành "Mẫn phi" ("敏妃"). Đến năm Tự Đức thứ 23 (1870), "Lượng tần" ("諒嬪") Nguyễn Văn thị được tấn phong làm "Khiêm phi" ("謙妃"), sau đổi làm "Học phi" ("學妃"). Tháng 8 năm Đồng Khánh nguyên niên (1885), Đồng Khánh ban dụ: "Căn cứ theo tấu trình của Cơ Mật viện và Lễ bộ nói rằng nội chức cũng cần có người, nên xin xem xét ban phong để sáng tỏ quốc điển, vì vậy đành phải chuẩn y cho phép thi hành. Nay xét những cung tần gồm năm người hầu hạ trong cung đã lâu ngày, nghiêm chỉnh tuân thủ phép tắc, truyền chuẩn y tấn phong cho Trần Đăng thị làm Quan phi "("觀妃")", Phan Văn thị làm Giai phi "("佳妃")", Hồ Văn thị làm Chính tần "("正嬪")", Nguyễn Văn thị làm Nghi tần "("宜嬪")", Trần Văn thị làm Dự tần "("豫嬪")"". Hậu Lê - Mạc - Chúa Trịnh - Chúa Nguyễn. Trừ Uy Mục Trần Hoàng hậu và Tương Dực Khâm Đức Hoàng hậu, tất cả các Hoàng hậu từ Lê Thái Tông trở đi đều có danh phận cao nhất là Quý phi, sau khi mất mới có thụy hiệu là Hoàng hậu. Chúa Trịnh (chữ Nôm: 主鄭; chữ Hán: 鄭王, "Trịnh Vương") là dòng dõi một vọng tộc phong kiến kiểm soát quyền lực nhà nước Đại Việt thời Lê Trung hưng của nhà Hậu Lê, khi nhà vua tuy không có thực quyền vẫn được duy trì ngôi vị. Các Chúa Trịnh xưng "Vương", nên các Chính phi của các chúa đều là "Vương phi". Chúa Nguyễn là cách gọi chung trong sử sách và dân gian về một số nhà cai trị các vùng đất từ Thuận Hóa (phía nam đèo Ngang hiện nay) vào miền nam của Việt Nam, bắt đầu vào đầu giai đoạn Lê Trung Hưng của nhà Hậu Lê, hay giữa thế kỷ 16, cho đến khi bị nhà Tây Sơn tiêu diệt năm 1777. Họ là tiền thân của nhà Nguyễn, triều đại cuối cùng của Việt Nam. Nhà Tây Sơn - Nhà Nguyễn. Trừ Thừa Thiên Cao Hoàng hậu và Nam Phương Hoàng hậu, các Hoàng hậu khác của nhà Nguyễn đều được truy phong sau khi mất. Kể từ đời Thiệu Trị, chức cao nhất trong hậu cung nhà Nguyễn là Hoàng quý phi.
1
null
Lưu Hắc Thát (, ? - 623) là một thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân vào thời Tùy mạt Đường sơ trong lịch sử Trung Quốc, trước đó ông từng lần lượt phụng sự cho các thủ lĩnh Hác Hiếu Đức (郝孝德), Lý Mật, Vương Thế Sung và Đậu Kiến Đức. Sau khi Đậu Kiến Đức bị Đường Cao Tổ xử trảm vào năm 621 và nước Hạ bị Đường sáp nhập, Lưu Hắc Thát đã nổi dậy để báo thù cho Đậu Kiến Đức, và trong một thời gian ngắn đã tái chiếm được lãnh thổ cũ của Đậu Kiến Đức ở bờ bắc Hoàng Hà. Lưu Hắc Thát sau đó bị đánh bại, lần đầu là bởi tướng Đường Lý Thế Dân và sau đó là bởi thái tử Đường Lý Kiến Thành. Năm 623, ông bị một người từng theo mình là Gia Cát Đức Uy (諸葛德威) bắt giữ rồi bị xử tử. Cuộc sống ban đầu. Lưu Hắc Thát là người Chương Nam (漳南, nay thuộc Hàm Đan, Hà Bắc)—cùng huyện với Đậu Kiến Đức. Ông được mô tả là có những hành động dũng cảm và nhanh trí vào thời niên thiếu. Ông cũng thích uống rượu và chơi cờ bạc. Lưu Hắc Thát trở thành bằng hữu với Đậu Kiến Đức, và bất cứ khi nào ông thiếu tiền, Đậu Kiến Đức đều trợ giúp cho ông. Tham gia nổi dậy. Lưu Hắc Thát sau đó tham gia nổi dậy chống lại triều đình Tùy, thoạt đầu ông theo Hác Hiếu Đức (郝孝德), sau đó gia nhập vào Ngõa Cương quân của Lý Mật. Sau khi Lý Mật bại trận trước tướng Tùy Vương Thế Sung vào năm 618, do biết Lưu Hắc Thát dũng mãnh nên Vương Thế Sung đã cho Lưu làm kị tướng. Sau khi Vương Thế Sung buộc Dương Đồng phải thiện nhượng cho mình, lập ra nước Trịnh, Lưu Hắc Thát phụng sự cho Trịnh, được giao trấn thủ Tân Hương (新鄉, nay thuộc Tân Hương, Hà Nam). Theo "Đường thư- quyển 55" thì ông bị tướng Hạ Từ Thế Tích bắt đưa đến chỗ Đậu Kiến Đức, song theo các chú giải Đường thư thì ông tự mình chạy đến chỗ Đậu Kiến Đức. Đậu Kiến Đức cho Lưu Hắc Thát làm tướng và phong tước Hán Đông quận công. Đậu Kiến Đức thường phái Lưu Hắc Thát đem quân đi tập kích, và đôi khi thâm nhập vào trong lãnh thổ của đối phương để thu thập thông tin tình báo. Trong thời gian phụng sự Đậu Kiến Đức, Lưu Hắc Thát đã giành được nhiều chiến thắng. Nổi dậy chống Đường. Năm 621, Đậu Kiến Đức bại trận trước Tần vương Lý Thế Dân của Đường, bản thân Đậu Kiến Đức bị quân Đường bắt giữ và cuối cùng bị Đường Cao Tổ hạ lệnh xử tử tại Trường An. Quân Hạ dự tính tiếp tục kháng cự, song dưới sự lãnh đạo của Tề Thiện Hành (齊善行), họ đã đầu hàng Đường. Các quan lại và tướng lĩnh cũ của Hạ sau đó trở về với cuộc sống như những thứ dân, song họ bị các quan lại của Đường bạo hành và lo sợ rằng mình cũng sẽ bị xử tử như Đậu Kiến Đức, vì thế họ đã bí mật tập hợp và mưu tính nổi dậy chống Đường. Sau khi được pháp sư cho biết rằng vị thủ lĩnh của họ cần phải mang họ Lưu, thoạt đầu họ đề nghị Lưu Nhã (劉雅), song người này từ chối và bị giết. Lưu Hắc Thát khi đó đang sống ẩn dật và làm nông, đến khi được đề nghị làm thủ lĩnh thì chấp thuận. Vào mùa thu năm 621, Các quan lại và tướng lĩnh cũ của Hạ chính thức nổi dậy và chiếm cứ Chương Nam. Các lính Hạ cũ dần quy tụ lại dưới quyền Lưu Hắc Thát, Lưu Hắc Thát cho tế vong linh của Đậu Kiến Đức, tuyên bố quân Hạ nổi dậy là để trả thù cho Đậu Kiến Đức. Một thủ lĩnh nổi dậy khác là Từ Viên Lãng vốn đã quy phục triều Đường, song nay thấy Lưu Hắc Thát nổi dậy thì lại quay sang quy phục quân của Lưu trên danh nghĩa. Đường Cao Tổ thoạt đầu cử Hoài An vương Lý Thần Thông (李神通) suất quân đánh Lưu Hắc Thát, liên hiệp với quan lại triều Đường là Yên vương Lý Nghệ. Tuy nhiên, Lưu Hắc Thát đã đánh bại Lý Thần Thông tại Nhiêu Dương (饒陽, nay thuộc Hành Thủy, Hà Bắc). Sau đó, Lưu Hắc Thát cũng đánh bại Lý Nghệ, uy danh của Lưu Hắc Thát vì thế mà lan ra khắp khu vực. Lưu Hắc Thát cũng tiến hành liên minh với một thủ lĩnh nổi dậy khác là Yên vương Cao Khai Đạo, cũng như liên minh với Đông Đột Quyết. Khoảng tết năm 622, Lưu Hắc Thát đánh bại Lý Hiếu Thường (李孝常, một thành viên hoàng tộc Đường) và Lý Thế Tích, tái chiếm tất cả lãnh thổ cũ của Hạ—khu vực bờ Bắc Hoàng Hà. Đường Cao Tổ nay nhận ra rằng Lưu Hắc Thát là một mối đe dọa lớn, vì thế đã quyết định phái hai hoàng tử Lý Thế Dân và Lý Nguyên Cát suất quân tiến công Lưu Hắc Thát. Trong khi đó, vào mùa xuân năm 622, Lưu Hắc Thát xưng là Hán Đông vương. Ông tổ chức chính quyền theo cách mà Đậu Kiến Đức đã tiến hành, giữ lại hầu hết quan lại và tướng lĩnh cũ của Hạ. Các hành động quân sự của Lưu Hắc Thát thậm chí còn mãnh liệt và cương quyết hơn so với của Đậu Kiến Đức. Lưu Hắc Thát định đô tại Minh châu (洺州, nay thuộc Hàm Đan), cùng vị trí với thủ đô của Đậu Kiến Đức. Bị đánh bại. Đến khi Lý Thế Dân tiến quân đến, quân của Lý Thế Dân và Lý Nghệ đã tái chiếm một số quận từ tay Lưu Hắc Thát, song đổi lại, Lưu Hắc Thát đã bắt được đại tướng La Sĩ Tín của Đường và xử tử. Cuối cùng, quân Đường và quân Hán Đông lâm vào thế bế tắc bên dòng Minh Thủy (洺水, chảy qua Minh châu) trong hơn 60 ngày. Cả hai bên đều cố tấn công đối phương song không thành công. Trong khi đó, Lý Thế Dân cho xây dựng một con đập trên thượng du của Minh Thủy. Đến khi Lưu Hắc Thát tấn công, Lý Thế Dân cho phá đập và khiến nhiều quân Hán Đông chết đuối. Lưu Hắc Thát đã kịp chạy trốn cùng bộ tướng Vương Tiểu Hồ (王小胡), song quân Hán Đông thì tan vỡ. Lưu Hắc Thát chạy trốn đến Đông Đột Quyết, lãnh thổ Hán Đông rơi vào tay triều Đường. Vào mùa hè năm 622, cùng với quân tiếp viện Đông Đột Quyết, Lưu Hắc Thát đã cố gắng quay trở lại khu vực. Lý Nghệ đã không thể cản ông lại. Do Lý Thế Dân khi đó đã trở về Trường An, Đường Cao Tổ đã phái một thành viên trong hoàng thất khác là Hoài Dương vương Lý Đạo Huyền (李道玄) cùng Lý Nguyên Cát suất quân tiến đánh Lưu Hắc Thát. Tuy nhiên, quân của Lưu Hắc Thát chiến thắng hết trận này đến trận khác, và vào mùa đông năm 622, Lưu Hắc Thát giao chiến với Lý Đạo Huyền tại Hạ Bác (下博, nay thuộc Hành Thủy), kết quả là đã đánh bại và giết chết Lý Đạo Huyền. Trong vòng nửa tháng, Lưu Hắc Thát đã lại khôi phục được tất cả lãnh thổ cũ của Hạ. Lý Nguyên Cát lo sợ trước sức mạnh của Lưu Hắc Thát nên lưỡng lự trong việc giao chiến. Trong khi đó, Thái tử của Đường là Lý Kiến Thành ganh đua quyết liệt với Lý Thế Dân để nhằm bảo vệ ngôi vị. Mùa xuân năm 623, khi Đường Cao Tổ định phái Lý Thế Dân tiến đánh Lưu Hắc Thát, Lý Kiến Thành đã tình nguyện dẫn quân xung trận. Lợi dụng khó khăn của Lưu Hắc Thát khi tấn công Ngụy châu (魏州, nay thuộc Hàm Đan) của Đường, Lý Kiến Thành vừa dẫn binh tấn công, vừa dùng kế thả tù binh để chiêu an, khiến quân của Lưu Hắc Thát dao động, thừa cơ tiêu diệt toàn quân tại Quán Đào (館陶). Lưu Hắc Thát chạy trốn chỉ với 100 lính, ông đến Nhiêu châu (饒州, nay thuộc Hành Thủy), Nhiêu châu thứ sử Gia Cát Đức Uy đã nghênh đón ông nhập thành và thiết tiệc. Tuy nhiên, đến giữa buổi tiệc, Gia Cát Đức Uy đã cho phục binh tập kích, bắt giữ ông cùng các binh sĩ đi theo, giải họ đến chỗ Lý Kiến Thành. Lý Kiến Thành cho xử trảm thị chúng Lưu Hắc Thát cùng em là Lưu Thập Thiện (劉十善) ở Minh châu, đưa thủ cấp đến Trường An.
1
null
Albrecht Johannes Waldemar Graf von Roon (sinh ngày 4 tháng 7 năm 1837 tại Berlin; mất ngày 27 tháng 3 năm 1919 tại Lâu đài Krobnitz) là một sĩ quan quân đội Phổ (được thăng đến cấp Trung tướng) và là một chính trị gia. Cuộc đời. Waldemar là con trai của Albrecht Graf von Roon, người đóng một vai trò quan trọng đến thắng lợi của Phổ trong các cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức. Thuở nhỏ, ông học trung học tại Berlin và Bonn, sau đó tốt nghiệp các trường thiếu sinh quân ở Wahlstatt và Berlin. Vào ngày 1 tháng 5 năm 1855, Roon nhập ngũ, với quân hàm Trung úy trong Trung đoàn Bộ binh Cận vệ số 1. Từ năm 1859 cho đến năm 1862, ông học tại Học viện Quân sự ở Berlin. Vào năm 1854, ông được phong cấp Đại úy trong Bộ Tổng tham mưu Phổ và với cương vị này ông đã tham gia trong các cuộc Chiến tranh Đức-Đan Mạch năm 1864 và Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866. Vào năm 1869, ông lên quân hàm Thiếu tá trong Bộ Tổng tham mưu và với chức vụ này ông đã tham gia trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Vào năm 1877, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh của Trung đoàn Phóng lựu Cận vệ số 2 (Hoàng đế Franz), đóng quân tại Stettin. Vào năm 1883, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng và trở thành Tư lệnh của Lữ đoàn Bộ binh Cận vệ số 4. Kể từ năm 1886, ông là Cục trưởng Cục thanh tra dân binh I và là Sĩ quan chỉ huy của Posen. Đến năm 1888, ông lên quân hàm Trung tướng. Cùng năm đó, ông đã nghỉ hưu. Với tư cách là con trưởng của Albrecht Graf von Roon, ông thừa kế Lâu đài Krobnitz từ cha mình. Từ năm 1893 cho đến năm 1903, ông là một thành viên Đảng Bảo thủ Đức trong Quốc hội. Có lúc, ông là phát ngôn viên quân sự của Ủy ban Ngân sách Quốc hội Đức. Từ năm 1904, ông là thành viên trong Viện Quý tộc Phổ. Roon đã viết một cuốn tiểu sử cha mình "Denkwürdigkeiten aus dem Leben des Generalfeldmarschalls Grafen von Roon" ("Hồi ức về cuộc đời của Thống chế von Roon") đồng thời cho ra mắt các bài diễn thuyết của cha ông.
1
null
Hướng tới Mặt trời (tựa tiếng Anh: Into the Sun) là bộ phim hành động / võ thuật / tâm lý Mỹ-Nhật của Christopher Morrison đạo diễn, được phát hành vào năm 2005. Phim có sự tham gia của nam diễn viên võ thuật Steven Seagal. Câu tagline chính thức của "Into the Sun" là Only one man can stop the Yakuza (dịch tiếng Việt: Duy nhất một người có thể ngăn chặn bọn Yakuza). Nội dung. Bộ phim lấy bối cảnh tại đất nước Nhật Bản, sau khi thống đốc Takayama của Tokyo bị ám sát, Đặc vụ CIA Travis Hunter được chính phủ Nhật mời đến điều tra vụ án này, Đặc vụ FBI trẻ tuổi Sean Mack đi theo hỗ trợ Hunter. Hunter và Sean xem lại hiện trường ám sát trong camera, họ tin rằng băng đảng mafia Yakuza có liên quan đến vụ ám sát này. Hunter từng lớn lên ở Nhật Bản, anh ta hiểu rất rõ về băng đảng Yakuza, ngay cả sự bí ẩn, sự lập dị và sự độc ác của bọn chúng. Hunter và Sean nhận ra kế hoạch ám sát thống đốc Takayama là được sắp đặt bởi Kuroda - tên trùm của tổ chức Yakuza thế hệ mới, hắn đang có mạng lưới buôn ma túy với gã xã hội đen người Hoa tên Trần, Kuroda sẽ giết bất cứ người nào dám cản trở công việc làm ăn của hắn. Hunter đến chỗ Kojima - phó thủ lĩnh của tổ chức Yakuza thế hệ cũ, Hunter và Kojima nói chuyện với nhau, Kojima nói rằng hiện tại tổ chức của Kuroda đang kết hợp với bọn xã hội đen Trung Quốc và chúng đang dần mạnh lên, muốn đối đầu với chúng không phải là chuyện dễ. Hunter bắt đầu đi khắp nơi để thu thập thông tin về Kuroda, anh ta tình cờ quen được cô nàng Nayako xinh đẹp, Hunter và Nayako trở thành cặp đôi yêu nhau say đắm. Không có bằng chứng buộc tội Kuroda ám sát thống đốc Takayama, Sean đành phải tìm bằng chứng buộc tội Kuroda buôn ma túy. Sean liều lĩnh đi đến nhà kho chứa ma túy của Kuroda ở bến cảng, Sean không may bị bọn thuộc hạ của Kuroda phát hiện. Sean liền bỏ chạy, tuy nhiên bọn thuộc hạ của Kuroda vẫn bắt được anh ta, bọn chúng thủ tiêu anh ta. Hunter rất ngạc nhiên khi nghe tin Sean chết, nhưng một khi Hunter càng đến gần hơn với Kuroda thì Kuroda càng giết nhiều người hơn. Ông thủ lĩnh chính của tổ chức Yakuza thế hệ cũ là Ishikawa cũng bị bọn thuộc hạ của Kuroda giết chết, chúng còn chém chết Nayako. Giờ đây Hunter đã xem Kuroda như mối thù cá nhân, anh ta bàn bạc với người thợ xăm mình tên Kawamura về chuyện xử lý Kuroda. Hunter đến một khu nhà lầu để tìm ông Trần, Hunter tra khảo ông Trần để biết Kuroda đang ở đâu, ông Trần đánh nhau ác liệt với Hunter, kết quả là ông Trần bị Hunter ném từ tầng lầu cao rơi xuống đất chết. Vợ con Kawamura từng bị Kuroda sát hại trước đây nên Kawamura luôn sẵn sàng xử lý Kuroda, đêm hôm đó, Kawamura đồng ý đi theo Hunter tìm Kuroda. Hunter và Kawamura tìm được nơi ẩn náu của Kuroda, đó chỉ là một ngôi đền, cả hai liền đi vào đó. Hunter và Kawamura dùng kiếm katana hăng say chém giết bọn thuộc hạ của Kuroda, em gái Nayako là Ayako cũng đến hỗ trợ hai người này. Kuroda lấy súng bắn Kawamura bị thương, Hunter liền lao vào đánh với Kuroda, cuối cùng Hunter chém chết Kuroda. Hunter, Kawamura và Ayako đã trả thù thành công cho Nayako và Sean, về đến nhà, họ làm lễ tang cho Nayako. Bộ phim kết thúc với cảnh Hunter đi trong công viên rồi nhớ lại ngày trước anh ta và Nayako từng tâm sự ở đây.
1
null
Hệ hành tinh là tập hợp các thiên thể liên kết hấp dẫn với nhau trong quỹ đạo quanh một ngôi sao hoặc hệ sao. Nói chung, hệ hành tinh miêu tả một hoặc nhiều hành tinh, cùng với nhiều thiên thể khác như hành tinh lùn, tiểu hành tinh, vệ tinh tự nhiên, thiên thạch, sao chổi và hành tinh vi hình cũng như đĩa bụi quay quanh ngôi sao chính. Mặt Trời cùng với hệ hành tinh của nó, bao gồm Trái Đất, làm thành hệ hành tinh gọi là Hệ Mặt Trời. Ngoài ra các nhà thiên văn học còn sử dụng các thuật ngữ hệ hành tinh ngoại hệ hay hệ hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời để miêu tả các hệ hành tinh quay quanh những ngôi sao khác. Tên gọi của những hệ hành tinh thường lấy tên theo ngôi sao chính hoặc hệ sao chính, còn các hành tinh quay quanh theo quy ước đặt theo tên ngôi sao chính ở trước và đi sau là thứ tự b, c, d, e... Trước thế kỷ 16 và mô hình Copernicus ra đời, hiểu biết của con người về hệ hành tinh bị giới hạn trong phạm vi hệ Mặt Trời và mô hình nhật tâm (và trước đó là mô hình địa tâm). Mặc dù có nhiều khám phá, quan sát và gửi tàu thăm dò đến một số hành tinh thuộc hệ Mặt Trời, việc có tồn tại hay không hành tinh ngoài hệ Mặt Trời vẫn chỉ là phỏng đoán cho đến khi các nhà thiên văn phát hiện ra hệ hành tinh ngoại hệ đầu tiên PSR B1257+12 bao gồm một hành tinh quay quanh pulsar, xác nhận vào năm 1992, với nhiều kỷ lục mới lập như hành tinh ngoại hệ đầu tiên được phát hiện, cũng như pulsar đầu tiên có hành tinh quay quanh nó, và là hệ hành tinh đầu tiên (nhiều hơn 1 hành tinh) với ít nhất 3 hành tinh được phát hiện quay quanh. Bước sang thế kỷ 21 là thời kỳ vàng của một loạt các hành tinh ngoại hệ cũng như hệ hành tinh được phát hiện, tốc độ phát hiện tăng lên rất nhanh với nhiều kính thiên văn không gian phóng lên nhằm mục đích săn lùng các hành tinh. Cho đến 2013, xác nhận có 2,841 hệ hành tinh, bao gồm hệ chứa nhiều hơn hai hành tinh.. Hàng trăm hệ khác vẫn đang chờ được xác nhận. Theo thứ hạng hệ hành tinh có nhiều hành tinh nhất, Hệ Mặt Trời đứng đầu tiên với 8 hành tinh. Tuy thế, hệ HD 10180 đã có 7 hành tinh được xác nhận và còn 2 hành tinh nữa đang chờ phân tích, và nếu chúng tồn tại thì hệ này sẽ có 9 hành tinh, và trở thành hệ hành tinh có nhiều hành tinh nhất. Hệ hành tinh cũng rất đa dạng theo nhiều tính chất, cùng với nhiều loại sao trung tâm. Hệ hành tinh gần nhất được xác nhận là Alpha Centauri với hành tinh Alpha Centauri Bb nằm cách Trái Đất 4,37 ly và khối lượng xấp xỉ khối lượng Trái Đất. Hệ hành tinh gần nhất với nhiều hành tinh quay quanh là Gliese 876 ở khoảng cách 15,3 ly với 4 hành tinh được xác nhận. Tuy các nhà thiên văn cũng đã thu được những kiến thức đáng kể về các hệ hành tinh, nhưng còn rất nhiều điều liên quan đến nguồn gốc và sự tiến hóa cũng như lý thuyết về sự hình thành hành tinh vẫn cần phải giải đáp, như thuộc về ngành khoa học hành tinh. Một vấn đề quan tâm của sinh học thiên văn đó là khu vực có thể sống được của hệ hành tinh, được cho là nơi thích hợp để thuận lợi nhất cho phát triển và duy trì sự sống ngoài Trái Đất.
1
null
Cưỡng đoạt (tên gốc tiếng Anh: Taken) là một bộ phim điện ảnh hành động hồi hộp năm 2008 của Pháp do Luc Besson và Robert Mark Kamen viết kịch bản, và Pierre Morel đảm nhiệm vị trí đạo diễn. Phim có sự tham gia của Liam Neeson, Maggie Grace, Famke Janssen, Katie Cassidy, Leland Orser và Holly Valance. Trong phim, Neeson vào vai Bryan Mills, một cựu đặc vụ CIA tìm kiếm cô con gái Kim và đứa bạn thân Amanda sau khi cả hai cô bé bị bắt cóc trong chuyến du lịch tại Pháp. "Cưỡng đoạt" đã thu về hơn 226 triệu USD trên toàn cầu. Nhiều phương tiện thông tin đại chúng gọi đây là bước ngoặt trong sự nghiệp diễn xuất của Neeson, giúp anh trở thành một ngôi sao phim hành động. Phim có hai phần tiếp nối là "Taken 2" (2012) và "" (2014). Năm 2017, loạt phim truyền hình cùng tên được phát sóng trên kênh NBC, với Clive Standen đảm nhiệm vai diễn Bryan Mills. Nội dung. Cựu đặc vụ CIA Bryan Mills là người vô cùng yêu thương con gái của mình, anh muốn dùng những thời gian sau khi nghỉ hưu để bù đắp cho con. Một hôm nọ, Kim - con gái Bryan đã xin anh cho phép cô được đi du lịch ở Paris với cô bạn Amanda. Sau một hồi suy nghĩ thì Bryan đã đồng ý mặc dù tâm trạng anh luôn lo lắng cho con. Khi Kim và Amanda đến Paris, họ gặp một thanh niên tên Peter đã cho họ đi nhờ xe taxi về nhà, họ không biết rằng đó là kẻ chỉ điểm của một băng đảng bắt cóc. Peter đã gọi một số gã đàn ông đến nhà bắt Kim và Amanda đi. Bryan biết là con mình đã gặp chuyện chẳng lành nên liền báo tin cho người vợ cũ Lenore và ông bố dượng Stuart của Kim hay tin. Một người bạn thân của Bryan là Sam đã cho anh biết kẻ bắt cóc Kim là những tên người Albania, chúng thường đi bắt cóc phụ nữ để bán ra nước ngoài làm nô lệ tình dục, và nếu như Bryan không tìm được Kim trong vòng 96 giờ thì sẽ mất Kim mãi mãi. Bryan đi một mình đến Paris, anh định bắt giữ Peter nhưng hắn bị xe tải tông chết. Bryan đến tìm một cộng sự cũ là Jean-Claude Pitrel để nhờ giúp đỡ. Jean-Claude không đồng ý mà còn cho vài người cảnh sát chìm truy bắt Bryan để trục xuất anh về Mỹ vì thấy Bryan gây nhiều rắc rối kể từ khi anh đến nước Pháp, nhưng Bryan đã chạy thoát được. Tối hôm đó, Bryan đi theo một tên gangster đến một khu công trường xây dựng, nơi đây anh đã thấy một cô gái mặc áo khoác của Kim. Bryan hạ gục hết bọn gangster và đưa cô gái đó đi. Sau khi cô gái tỉnh dậy, cô ta đã cho Bryan biết đầy đủ thông tin về ngôi nhà mà cô và Kim gặp nhau. Bryan đến ngôi nhà của cô gái nói, anh đụng độ vài gã đàn ông người Albania, anh nhận ra trong đó có tên Marko là người đã bắt cóc con gái mình. Bryan giết hết những tên Albania, anh tìm Kim nhưng không thấy cô ở đâu, chỉ thấy xác chết của Amanda cùng nhiều cô gái khác. Một lát sau Bryan tra tấn tên Marko bằng cách chích điện để bắt hắn khai ra Kim ở đâu, do không chịu đựng nổi nên Marko khai là hắn đã bán Kim cho gã đại gia Patrice Saint-Clair. Bryan sau đó bỏ mặc Marko bị điện giật đến chết. Bryan đến nhà Jean-Claude rồi bắt buộc anh ta cho mình biết địa chỉ nhà của tên Patrice. Khi tìm được nhà Patrice Saint-Clair, Bryan lẻn vào trong nhưng chẳng may bị bọn thuộc hạ bắt giữ. Tuy nhiên Bryan vẫn thoát ra và đánh gục bọn chúng. Patrice cho Bryan biết hắn vừa bán Kim lại cho một nhóm người Ả Rập. Bryan bắn chết Patrice rồi lấy xe phóng nhanh ra con sông nơi có chiếc thuyền của nhóm người Ả Rập. Bryan nhảy xuống thuyền, anh tiêu diệt hết bọn Ả Rập và cứu được Kim. Hai bố con cùng nhau về Mỹ, Kim được đoàn tụ với mẹ và bố dượng của mình. Bộ phim kết thúc với cảnh Bryan đưa Kim đến nhà cô ca sĩ Sheerah để cô ta dạy Kim bài học hát đầu tiên. Sản xuất. "Cưỡng đoạt" được sản xuất bởi công ty EuropaCorp của Luc Besson. Pierre Morel trước đó cũng từng đảm nhiệm vai trò đạo diễn hình ảnh cho Besson, và cả hai cũng từng hợp tác với nhau trong phim điện ảnh đầu tiên mà Morel đạo diễn, "District 13". Besson nghĩ ra những ý tưởng về "Cưỡng đoạt" sau một buổi ăn tối với Morel và nhanh chóng bị cuốn hút bởi ý tưởng về một người bố chiến đấu để bảo vệ con gái. Jeff Bridges là diễn viên đầu tiên được thử vào vai Bryan Mills, nhưng sau khi ông rời bỏ dự án, Liam Neeson đã đồng ý tham gia thay thế với mong muốn được thử sức với một vai diễn cần nhiều thể lực hơn các vai diễn ông từng tham gia. Neeson ban đầu cho rằng bộ phim cũng không hơn gì một "con đường ven biển" đối với sự nghiệp của ông, thậm chí còn cho rằng phim chỉ được phát hành qua các định dạng băng đĩa. Phần tiếp nối. Tháng 11 năm 2010, Fox cho biết EuropaCorp sẽ tiếp tục sản xuất một phần phim tiếp nối cho "Cưỡng đoạt", dưới sự đạo diễn của Olivier Megaton. "Taken 2" ban đầu được công chiếu tại Pháp vào ngày 3 tháng 10 năm 2012, trong phim, Neeson, Janssen, Grace, Gries, Rabourdin và Orser tiếp tục trở lại với các vai diễn trong phần phim đầu. "" được công chiếu vào ngày 16 tháng 12 năm 2014.
1
null
Rudolf Ferdinand von Kummer (sinh ngày 11 tháng 4 năm 1816 tại Szelejewo (tỉnh Posen); mất ngày 3 tháng 5 năm 1900) là một sĩ quan quân đội Phổ, được thăng quân hàm Thượng tướng Bộ binh. Ông đã tham gia chỉ huy quân sĩ trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) với tư cách là một sĩ quan và Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) trên cương vị là một tư lệnh cấp sư đoàn. Cuộc đời. Vào năm 1834, Kummer đã gia nhập Trung đoàn Bộ binh số 1 và vào năm 1834 ông lên cấp sĩ quan. Đến năm 1848, với tư cách là một Đại úy và Sĩ quan tham mưu, ông đã tham gia trong một số trận đánh với quân nổi dậy Ba Lan. Sau khi cuộc nổi dậy bị dập tắt, ông được ủy nhiệm vào Ủy ban tái cấu trúc ("Reorganisationskommission") tỉnh Posen. Sau khi lên quân hàm Thiếu tá vào năm 1855, ông lại được bổ nhiệm làm sĩ quan tham mưu của Sư đoàn số 10. Sau này, ông đã được thuyên chuyển sang Quân đoàn Vệ binh. Vào năm 1860, ông được thăng quân hàm Thượng tá và bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng của Quân đoàn I đóng quân tại Königsberg. Không lâu sau đó, ông lại được thuyên chuyển sang Quân đoàn Vệ binh. Trong lực lượng Vệ binh, ông đã được phong hàm Đại tá vào năm 1861. Từ năm 1864 cho đến năm 1865, ông chỉ huy Trung đoàn Bộ binh Bắn súng trường số 37]], đóng quân tại Posen. Tiếp theo đó, ông được bổ nhiệm làm chỉ huy của Lữ đoàn Bộ binh số 25 tại Münster, và đến năm 1865, ông chỉ huy lữ đoàn này với quân hàm Thiếu tướng. Trong cuộc Chiến tranh nước Đức năm 1866, ông thống lĩnh lữ đoàn của mình tham gia trong "Binh đoàn Main" ("Mainarmee") trong Chiến dịch Main chống lại quân của Liên minh Đức. Vào năm 1868, ông được cử làm thanh tra của đội quân chiếm đóng Mainz và lên quân hàm Trung tướng. Chiến tranh Pháp-Đức. Vào ngày 10 tháng 8 năm 1870, tướng Von Kummer được ủy nhiệm làm Tư lệnh của Sư đoàn Trừ bị số 3, và cùng với sư đoàn của mình ông đã tham gia bao vây Metz cho tới khi pháo đài này đầu hàng. Sư đoàn của ông đã tham gia chiến đấu trong trận đánh quyết liệt ở Noisseville (31 tháng 8 – 1 tháng 9 năm 1870), nơi quân đội Đức bẻ gãy một cuộc phá vây của quân Pháp từ Metz. Ngoài ra, các lực lượng dưới quyền ông cũng giữ gánh nặng chính trong giao tranh ở trận Bellevue vào ngày 7 tháng 10 năm 1870, nơi một cuộc phá vây khác của quân Pháp từ Metz bị đẩy lùi. Sau khi quân Đức chiếm được Metz vào ngày 27 tháng 10, ông được ủy nhiệm làm trấn thủ pháo đài Metz cho đến ngày 6 tháng 11. Sư đoàn Trừ bị số 3 – một lực lượng dân vệ – đã được giao nhiệm vụ vận chuyển tù binh và trở về quê nhà. Trong khi đó, vào ngày 27 tháng 10 năm 1870 Kummer trở thành Tư lệnh của Sư đoàn số 15. Sư đoàn mới của ông là một bộ phận của Quân đoàn VIII (một phần thuộc "Binh đoàn thứ nhất") chiến đấu tại miền Bắc nước Pháp. Ở đây, ông đã chiến đấu thắng lợi trong trận Amiens và trận Hallue, tiến quân tới Bapaume, và tham chiến trong trận Bapaume. Trong trận chiến này, người ta nhìn thấy ông chỉ huy binh sĩ ở các tuyến đầu, dấn thân vào làn đạn của Pháp, và một trong các sĩ quan phụ tá của ông đã bị thương. Cống hiến của ông trong chiến thắng này đã khiến cho ông được tặng thưởng Huân chương Quân công với Lá sồi. Sau đó, thắng lợi quyết định của người Đức tại St. Quentin vào ngày 19 tháng 1 năm 1871 đã chấm dứt cuộc chiến đấu ở miền Bắc Pháp. Sau năm 1871. Sau khi hòa bình được lập lại, Kummer tới Köln để chỉ huy sư đoàn của mình. Đồng thời, ông được bổ nhiệm làm Thống đốc của Phổ tại thành phố này vào tháng 10 năm 1873. Đến tháng 1 năm 1875, ông được phong quân hàm Thượng tướng Bộ binh. Vào năm 1877, ông nghỉ hưu. Ông từ trần vào ngày 3 tháng 5 năm 1900.
1
null
Uông Trực (chữ Hán: 汪直, ? – 25 tháng 12, 1559) hay Vương Trực (王直) , còn có tên là Ngũ Phong (五峰), hiệu là Ngũ Phong thuyền chủ, người huyện Hấp, phủ Huy Châu, tỉnh Nam Trực Lệ , thương nhân, thủ lĩnh cướp biển đời Minh. Cuộc đời. Thiếu thời. Tương truyền vào lúc Uông Trực sanh ra thì xuất hiện điềm lạ . Ông "từ nhỏ bơ vơ, tính hào hiệp, lại khỏe mạnh và nhiều mưu kế, thích giúp đỡ, nên được mọi người tin cậy"" . Năm Gia Tĩnh 19 (1540), Uông Trực cùng bọn Từ Duy Học, Diệp Tông Mãn tại Quảng Đông đóng thuyền đi biển "đem những thứ hàng cấm là thuốc nổ, tơ lụa đến các nước Nhật Bản, Xiêm La, Tây Dương đi lại buôn bán", tìm kiếm lợi ích to lớn. Vì buôn bán theo đường biển bấy giờ là hoạt động phi pháp, nên ban đầu Uông Trực gia nhập tập đoàn tội phạm của người đồng hương là Hứa Đống, "mời gọi rợ Phật Lãng Cơ" ", đi lại vùng biển Chiết Giang, đỗ thuyền ở cảng Song Tự" ", tổ chức buôn bán" . Triều đình chiêu hàng. Hứa Đống và Lý Quang Đầu nối nhau bị tướng Minh là Chu Hoàn tiễu diệt, Uông Trực bèn tổ chức lực lượng, tự lập làm thuyền chủ. "Bèn nổi mưu tà, chiêu tụ vong mệnh, câu dẫn bọn nô tài Uy khấu là Đa Lang, Thứ Lang, Tứ Trợ Tứ Lang, chế tạo cự hạm, nối phảng dài 120 bộ, có thể chứa 2.000 người, trên có thể ruổi ngựa" . Uông Trực trở thành thủ lĩnh một tập đoàn buôn bán trên biển, tiếp nhận lời mời của Đại danh Tùng Phổ Long Tín (Matsura Takanobu) của Nhật Bản (bấy giờ là thời kỳ Chiến Quốc), lấy đảo Bình Hộ (Hirado) ở nước Phì Tiền (Hizen) thuộc Cửu Châu (Kyushu) làm căn cứ, giúp việc buôn bán trên biển. Năm Gia Tĩnh thứ 21 (1542), Uông Trực ở đảo Bình Hộ dựng nước, quốc hiệu là Tống, tự xưng Huy vương . Nhà Minh phái tổng binh Du Đại Du vây diệt Uông Trực, Uông Trực sai bọn Từ Hải, Trần Đông, Tiêu Hiển, Ma Diệp cấu kết Uy khấu. Năm thứ 31 (1552), ông thôn tính thủ lĩnh cướp biển Phúc Kiến là Trần Tư Phán. Bấy giờ "bọn cướp trên biển nếu không chịu sự tiết chế của (Vương) Trực thì không thể tồn tại"" . Tháng 4 năm thứ 33 (1554), Hồ Tôn Hiến ra nhiệm chức Chiết Giang tuần án giám sát ngự sử, quan hàm đến Binh bộ tả thị lang kiêm Đô sát viện tả thiêm đô ngự sử, Tổng đốc quân vụ các nơi Nam Trực Lệ, Chiết, Phúc, nhận lấy trọng trách chống Uy khấu ở duyên hải đông nam. Sau khi tìm hiểu kỹ gia cảnh và con người Uông Trực, Hồ Tôn Hiến cùng các mưu sĩ lập ra kế hoạch tỉ mỉ để chiêu dụ. Đầu tiên là nhắm vào gia nhân họ Vương. Tôn Hiến lấy danh nghĩa là tình đồng hương, ra lệnh phóng thích mẹ và vợ Uông Trực đang bị giam trong phủ Kim Hoa, sắp xếp cho họ chỗ ăn ở tử tế, đầy đủ; sai sanh viên Ninh Ba là Tưởng Châu và Trần Khả Nguyện đến Nhật Bản giao thiệp với con nuôi của Uông Trực là Mao Hải Phong (còn gọi là Vương Ngao), rồi gặp được Uông Trực, tiến hành chiêu dụ. Uông Trực được tin gia quyến vẫn bình an, cho rằng bản thân không muốn làm giặc, chẳng qua lệnh Cấm biển quá vô lý mới thành nông nỗi, tỏ ý chấp nhận đầu hàng; bèn giữ Tưởng Châu ở lại, sai Mao Hải Phong hộ tống Trần Khả Nguyện về gặp Hồ Tôn Hiến, nhằm thương lượng cụ thể các điều kiện để được chiêu nạp. Hồ Tôn Hiến hậu đãi Mao Hải Phong, nhằm tiêu trừ sự nghi ngờ, do dự của Uông Trực . Mao Hải Phong về đảo kể hết với Uông Trực, hai cha con đều tưởng Hồ Tôn Hiến thành tâm thành ý. Uông Trực và Mao Hải Phong cho quân đi đánh phá các nhóm Oa khấu ở Chu Sơn, Liệt Biều để lập công với triều đình, Hồ Tôn Hiến xin triều đình ban cho họ Vương nhiều vàng bạc. Uông Trực từ đó thường cung cấp tin tình báo về Từ Hải, Trần Đông cho bên quân triều đình biết mà đối phó. Cái chết. Năm Gia Tĩnh 36 (1557), Uông Trực nghe tin nhóm chiến hữu Từ Hải đều bị diệt thì cảm thấy hoang mang, cùng thủ hạ dong chiến thuyền xuống vùng Sầm Cảng, Ninh Ba để thăm dò tình hình. Lúc này Hồ Tôn Hiến phái người đến gặp Tưởng Châu, chuyển thông tin đến Uông Trực rằng: "Nếu Vương công chịu quy thuận thì triều đình sẽ phong làm Đô đốc, trấn giữ vùng biển". Uông Trực nghe rất vui mừng, cùng Tưởng Châu ăn thề, rồi sai Mao Hải Phong, Diệp Bích Xuyên đi trước cùng Tưởng Châu, còn mình thống lĩnh đại quân đi sau. Hồ Tôn Hiến đón tiếp Uông Trực rất tử tế, tại Hàng Châu sắp xếp một phủ đệ xa hoa cho Uông Trực ở, cư xử như đại thần ngoại quốc. Dụng ý Hồ Tôn Hiến là muốn triều đình xá tội và trọng dụng Uông Trực để dùng địch chế địch, giải trừ nỗi lo trên biển. Nhưng sớ dâng lên, các đại thần như Vương Quốc Trinh đều phản đối, gọi Uông Trực là kẻ cầm đầu Uy khấu không thể tha thứ. Trong triều lại rộ lên tin đồn là do Hồ Tôn Hiến nhận hối lộ của Uông Trực rất nhiều nên cố xin tha tội cho Trực. Hồ Tôn Hiến nghe vậy thì lại dâng tấu thư thay đổi đề nghị trước đây, nói rằng Uông Trực "câu kết Oa khấu, đánh phá cướp bóc, làm loạn Đông Nam, vùng biển chấn động" do đó, tội ác cùng cực, phải xử đại hình. Ngày 5 tháng 2 năm thứ 37 (1558), Uông Trực trong lúc du ngoạn Hàng Châu bị Tuần án ngự sử Vương Bản Cố bắt giam. Dưới áp lực của triều đình , Hồ Tôn Hiến đành dâng thư xin chém Uông Trực . Minh Thế Tông hạ chiếu xử tử Uông Trực . Ở trong ngục, Uông Trực viết "Tự minh sớ" cả vạn chữ để minh oan hành vi của mình chỉ là muốn thông thương, buôn bán có lợi cho dân chứ không hề phản bội, theo giặc hại nước. Ngày 15 tháng 12 năm Gia Tĩnh thứ 38 (1559), Uông Trực cùng quyến thuộc hơn 10 người bị xử chém ở cửa Thành Quan, Hàng Châu. Trước lúc chịu hình, gặp mặt con trai, Uông Trực gỡ cây trâm vàng ra khỏi búi tóc trao cho con, than rằng: "Không ngờ lại chết nơi đất khách!" , đến chết không run sợ. Vợ con bị phát phối làm nô tỳ cho nhà các công thần. Hậu quả. Uông Trực bị giết, hơn 3.000 tinh binh của Uông Trực đóng ở Sầm Cảng đều quyết chí báo thù. Mao Hải Phong cho đem con tin Hạ Chính ra xẻo thịt nơi đầu thuyền, chửi mắng quân Minh bội ước. Hồ Tôn Hiến đau đớn lập đàn tế nơi bờ biển. Quân Uông Trực thực hiện cuồng sát, đánh phá từ Triều Châu đến Phúc Châu, quân triều đình do Nguyễn Ngạc chỉ huy không sao địch nổi phải đem 2 vạn lượng bạc cùng 6 chiếc thuyền mới làm quà tặng để đổi sự bình yên. Các nhóm hải khấu nổi dậy quấy phá khắp nơi, giăng cờ báo thù cho Uông Trực, không ai còn nghe lời chiêu an nữa. Triều đình khiển trách Hồ Tôn Hiến nặng nề cho rằng đây là trách nhiệm của Hồ Tôn Hiến, vì ông ta đã không thể kiên trì với sách lược chiêu dụ của mình, không giữ lời hứa không giết Uông Trực. Nếu Uông Trực sống thì còn có thể ước thúc cướp biển, Uông Trực chết nên chiến loạn không sao dừng được. Năm 2000, 12 người Nhật Bản từ Fukue, Nagasaki đến huyện Hấp đem tiền riêng ra tu sửa mộ của Uông Trực, gây ra sự tranh cãi rất kịch liệt trong dư luận Trung Quốc. Ngày 31 tháng 1 năm 2005, 2 vị giáo sư đại học là Quách Tuyền, Ổ Vĩ Dân kết tội Uông Trực là Hán gian, đã đập phá bia mộ của ông .
1
null
Từ Hải (chữ Hán: 徐海, ? – 1556) là người huyện Hấp, phủ Huy Châu, tỉnh Nam Trực Lệ , thương nhân, thủ lĩnh cướp biển đời Minh. Theo một số tư liệu thì Từ Hải vốn là hòa thượng chùa Hổ Bào (虎跑寺) ở Hàng Châu, pháp danh Phổ Tịnh, còn gọi là Minh Sơn hòa thượng. Sau được người chú là Từ Duy Học (Từ Bích Khê) rủ bỏ chùa đi buôn bán làm ăn trên biển, gia nhập thương đoàn của Uông Trực, lấy danh kỹ Tần Hoài chính là Vương Thúy Kiều làm vợ. Cuộc đời. Từ Hải trong chính sử vốn là một thủ lĩnh xuất quỷ nhập thần của một đám cướp biển miền duyên hải Giang Nam, còn Hồ Tôn Hiến có chức danh là Đốc phủ, là người đã lập mưu giả vờ chiêu hàng để giết Từ Hải. Cốt truyện chính ấy đã được Mao Khôn (1512 - 1601) ghi chép lại trong cuốn sách "Kỷ tiễu trừ Từ Hải bản mạt", vì Mao Khôn đã từng phục vụ trong quân ngũ của Hồ Tôn Hiến và ghi chép lại sự việc như một trang kỷ yếu ghi chép thời giao tranh. Triều đình chiêu hàng. Từ Hải cùng Trần Đông, Ma Diệp theo lệnh của Uông Trực, cấu kết với Uy khấu, tổ chức lực lượng chống lại quan quân nhà Minh; lấy Chá Lâm, Sạ Phổ làm căn cứ. Năm Gia Tĩnh thứ 35 (1556), Từ, Trần, Ma đưa hơn vạn cướp biển, chia làm 3 cánh tấn công Chiết Giang. Tổng đốc quân vụ Chiết Giang, là Hồ Tôn Hiến phái một viên thái học sinh tên là La Long Văn, người quen cũ và là đồng hương với Từ Hải tìm cách ở lại trong nội bộ để nắm nội tình. La Long Văn thực hiện kế ly gián giữa Từ Hải với Trần Đông, Ma Diệp bằng cách cố ý ăn chia không đồng đều, nói xấu, đâm chọc khiến cho nội bộ nghi ngờ nhau. Sau khi nắm được thông tin Từ Hải rất thương yêu và nghe lời phu nhân Vương Thúy Kiều, Hồ Tôn Hiến lập tức cho đem thư chiêu hàng cùng rất nhiều châu báu, đồ nữ trang quý giá đến dâng Từ Hải để tỏ thành ý. Tiếp đó, Hồ Tôn Hiến sai mưu sĩ tâm phúc của mình là Hạ Chính đem một bức thư khuyên hàng do nhờ Mao Hải Phong viết. Từ Hải thấy con nuôi của đại ca Uông Trực viết thư khuyên hàng. Từ Hải hồ nghi cho người dò la thì hay Uông Trực từng nhiều lần đi lại với triều đình nên có ý ngả lòng. Lúc bấy giờ, Từ Hải đang bị thương, bèn nói với sứ giả rằng: "Ta muốn lui binh, ngặt vì quân chia ba lộ, không phải riêng ta quyết được". Ba lộ là ba cánh quân của Từ Hải, Trần Đông và Ma Diệp. Lúc này, Hạ Chính ra đòn quyết định: "Phía bên Trần Đông thì đã có hẹn ước rồi, chỉ còn phía tướng quân mà thôi". Hồ Tôn Hiến ra yêu cầu với Từ Hải dẹp giặc vùng sông Ngô Tùng để lập công. Khi Từ Hải đem quân tấn công nhóm hải khấu ở vùng Chu Kính, giết hơn 30 tên, thì Hồ Tôn Hiến ngầm sai Tổng binh Du Đại Du phục binh sẵn đột kích đánh giết, đốt thuyền. Dưới nhiều áp lực đến từ trong và ngoài, lại thêm Thúy Kiều khuyên nhủ, lần này Từ Hải quyết ý quy thuận, đưa ra yêu sách về vàng bạc. Hồ Tôn Hiến đều đáp ứng. Từ Hải bèn trả lại hơn 200 tù binh quân triều đình và cho rút quân khỏi Đồng Hương. Quân của Trần Đông đang vây ở đây thấy thế cũng rút lui sau đó một ngày. Để thể hiện quyết tâm hàng phục, Từ Hải cho em trai là Từ Hồng đến làm con tin, đem dâng những vật quý của mình dùng như mão phi ngư, giáp tốt, kiếm báu... cho Hồ Tôn Hiến. Hồ Tôn Hiến đãi Từ Hồng rất hậu và ra đề nghị Từ Hải phải bắt giao hai đồng đảng Trần Đông, Ma Diệp thì triều đình mới xét công đầu. Từ Hải đành ra tay với Ma Diệp trước vì dễ đối phó hơn với Trần Đông. Thuộc hạ của Ma Diệp cũng bị bắt hàng trăm tên. Từ Hải không ngờ rằng, Diệp Ma được Hồ Tôn Hiến thả ra và nhận nhiệm vụ của Hồ Tôn Hiến giao cho là viết một bức thư cho Trần Đông và thuộc hạ kể tội Từ Hải và đề nghị Trần Đông nhanh chóng dốc toàn lực đánh Từ Hải để báo thù. Thư gửi cho Trần Đông nhưng người nhận được chính là Từ Hải. Hồ Tôn Hiến thực hiện quỷ kế này là sợ Từ Hải phản liên kết trở lại với Trần Đông thì khó đối phó. Từ Hải đọc thư, càng biết ơn Hồ Tôn Hiến đã không nỡ để yên cho Trần Đông thực hiện giết Hải, nên Hải lo tính việc bắt Trần Đông để báo đền. Từ Hải đem nhiều vàng ngọc đến hối lộ em Tát Ma vương dể dụ Trần Đông rồi thừa lúc đêm tối bắt Trần Đông về nộp cho Hồ Tôn Hiến. Trần Đông và Diệp Ma đều bị bắt, các đầu mục dưới quyền đều vừa sợ vừa oán hận Từ Hải, không còn lòng dạ chiến đấu. Việc này trong Minh sử chép: "Hải lập kế trói Trần Đông đem dâng, mang 500 quân đến Sạ Phố đóng doanh tại Lương Trang; quan quân đến đốt phá sào huyệt Sạ Phố, giết hơn 300 người. Hải xin hàng trong ngày, vội đến trước giờ hẹn, lưu giáp sĩ ngoài thành Bình Hồ, đốc suất tù trưởng hơn 100 tên, đồng phục giáp trụ đi vào. Bọn Văn Hoa sợ, không muốn chấp nhận. Tôn Hiến cưỡng lại cho vào. Hải cúi đầu nhận tội, Tôn Hiến xoa đỉnh đầu Hải phủ dụ". Hồ Tôn Hiến an trí lực lượng của Từ Hải và Trần Đông ở Trầm Trang, phụ cận Sa Phổ, chia làm Đông – Tây doanh. Dân chúng đều kêu than Hồ Tôn Hiến "dưỡng hổ di họa", đưa giặc về nhà, không biết rằng Hồ Tôn Hiến đã lập sẵn mưu sâu. Từ Hải và Trần Đông vốn có thâm thù, nếu ở gần nhau chắc sẽ sinh chuyện. Việc xung đột tất yếu giữa hai bên đã xảy ra như kịch bản của Hồ Tôn Hiến. Trong một đêm tối, quân Trần Đông dốc toàn lực vượt sang tấn công, đốt phá doanh trại Từ Hải. Trong lúc khẩn cấp, Từ Hải sai thủ hạ bí mật dẫn hai thị nữ chạy lánh nạn bị quân Trần Đông bắt được đưa ngang qua chỗ Từ Hải. Hải thét rằng: "Ta chết thì tất cả cùng chết", rồi vung giáo giao chiến. Hải bị đâm trúng thương ở đùi, thuộc hạ rối loạn. Sáng hôm sau thì quân triều đình kéo đến vây kín xung quanh, cánh quân Bảo Tịnh tiến đánh trước, quân Hà Sóc thừa thế xông vào. Cái chết. Về cái chết của Từ Hải, chính sử chỉ chép 7 chữ "Hải quẫn thậm, toại trầm hà tử" (Hải đường cùng, bèn nhảy xuống sông chết). Hầu hết các sách sử đời Minh đều chép sơ lược về cái chết của Từ Hải và cũng không xác định được Từ Hải chết do bị giết hay tự tử. Mãi đến đầu đời Thanh, trong "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân mới "tiểu thuyết hóa" cái chết của Từ Hải với sự hiện diện của Thúy Kiều. Hồ Tôn Hiến thực hiện kế ly gián thành công, khiến cho nội bộ tập đoàn hải khấu Từ Hải, Trần Đông, Ma Diệp mâu thuẫn, tự tiêu diệt lẫn nhau. Quân Minh đại thắng, giải quyết được tặc đảng nhiều năm khiến triều đình mất ăn mất ngủ. Bộ tướng của Hồ Tôn Hiến lại bắt sống được em trai Đảo chủ Đại Ngung của Nhật là Tân Ngũ Lang. Chỉ có một số ít tàn quân hải khấu trốn về Chu Sơn. Tôn Hiến lệnh cho Tổng binh Du Đại Du truy kích, nhân ban đêm tuyết rơi đánh úp, đốt sạch trại thuyền. Vùng Chiết Giang tạm yên. Hồ Tôn Hiến cho đem thủ cấp Từ Hải và giải Từ Hồng, Trần Đông, Ma Diệp, Tân Ngũ Lang về kinh đô. Vua Gia Tĩnh rất mừng, cho làm lễ tế cáo thái miếu, các đầu lĩnh hải khấu đều bị xử lăng trì, thăng Hồ Tôn Hiến lên chức Hữu Đô Ngự sử, ban thưởng vàng bạc. Văn học. Một số tác giả khác trong thời nhà Minh như Đới Sĩ Lâm và "Minh Mộng Giác đạo nhân Tây hồ lãng tử", có sử dụng cốt truyện của Mao Khôn, sáng tạo thêm một số chi tiết khác biệt, viết thành 2 tiểu thuyết đoản thiên khác. Đầu đời Thanh, tác giả Dư Hoài, tự Đạm Tâm, người tỉnh Phúc Kiến bèn viết lại thành "Vương Thúy Kiều truyện" (trong bộ "Ngu sơ tân chí"), thì Từ Hải là người đất Việt, có sức khỏe và chí khí, là sư chùa Hổ Bào ở Hàng Châu, có hiệu là "Minh Sơn hòa thượng", về sau dấy quân từ vạn thuyền chài, xâm lấn Giang Nam. Trong truyện của Dư Hoài, La Long Vân sau này làm thuyết khách cho Hồ Tôn Hiến để đến chiêu hàng Từ Hải, lại khéo ăn khéo nói để làm xiêu lòng Thúy Kiều trước, do Thúy Kiều thời còn ở lầu xanh, đã quen biết La Long Vân.
1
null
Mao Hải Phong (chữ Hán: 毛海峰, ? – 1558) còn có tên là Mao Liệt (毛烈) hay Vương Ngao (王滶) thủ lĩnh cướp biển đời Minh, con nuôi của Vương Trực (tức Uông Trực). Cuộc đời. Cha là Mao Tương, anh là Mao Minh đều là Tú tài xuất thân. Mao Minh buôn lậu thuốc nổ của quân đội, nên Hải Phong từ nhỏ đã học được cách dùng binh khí phương tây. Ông bái Uông Trực làm cha. Hồ Tông Hiến phái Tưởng Châu, Trần Khả Nguyện đi sứ Nhật Bản, giao thiếp với Hải Phong, thông qua ông để chiêu dụ Uông Trực. Đầu tháng 3 năm Gia Tĩnh thứ 35 (1556), Hải Phong đưa hạm đội về Trung Quốc. Khi Uông Trực bị bắt, ông giết chết con tin Hạ Chánh mà Hồ Tông Hiến gởi đến, cố thủ ở Sầm Cảng thuộc Chu Sơn, lớn tiếng đòi báo thù cho Uông Trực. Tổng binh Du Đại Du tấn công mãi không hạ nổi, đến mùa xuân năm thứ 37 (1558), tham tướng Thích Kế Quang tập kích tiêu diệt được Hải Phong.
1
null
HMS "Neptune" là một thiết giáp hạm dreadnought của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc. Nguyên được dự định như là chiếc dẫn đầu của lớp thiết giáp hạm "Neptune" bao gồm ba chiếc, nhưng hai chiếc sau có đai giáp dày hơn đôi chút, nên chúng được xếp lớp lại như là lớp "Colossus". "Neptune" trở thành chiếc duy nhất trong lớp của nó. Thiết kế. "Neptune" là thiết giáp hạm đầu tiên của Hải quân Hoàng gia có cách bố trí các tháp pháo khác biệt so với chiếc "Dreadnought", khi hai tháp pháo bên mạn được đặt so le, cho phép tất cả năm tháp pháo có thể bắn qua mạn cùng một lúc. Tuy nhiên trong thực tế, chớp lửa đầu nòng gây hư hại cho cấu trúc thượng tầng và các xuồng mang theo, nên việc bắn toàn bộ qua mạn chỉ áp dụng trong trường hợp khẩn cấp. Một cách để bố trí thêm tháp pháo mà chỉ gia tăng đuôi chút chiều dài lườn tàu, con tàu được trang bị các tháp pháo đuôi bắn thượng tầng, được sắp xếp để một tháp pháo có thể bắn bên trên tháp pháo kia khi bắn về phía đuôi tàu. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoàng gia có dàn pháo chính bắn thượng tầng; thiết giáp hạm Hoa Kỳ USS "South Carolina" hạ thủy năm 1908 là chiếc tàu chiến đầu tiên trên thế giới có tháp pháo bắn thượng tầng. Tuy nhiên, tháp pháo bên trên trong số hai tháp pháo phía đuôi tàu không thể bắn trong phạm vi 30° về phía đuôi mà không gây hư hại tháp pháo bên dưới cho chớp lửa đầu nòng xâm nhập qua các vòm quan sát. Một biện pháp khác nhằm tiết kiệm chiều dài của con tàu là sự sắp đặt những chiếc xuồng của con tàu trên các bệ phóng bên trên các tháp pháo giữa tàu. Tuy nhiên nếu các bệ này bị hư hại trong chiến đấu, chúng có thể nơi trên các tháp pháo gây kẹt tháp pháo. Cầu tàu cũng được bố trí bên trên tháp chỉ huy, gặp phải nguy cơ tương tự bị che lấp nếu cầu tàu đổ sụp. "Neptune" là một trong những thiết giáp hạm đầu tiên được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực, và được dùng để thử nghiệm phương thức khá mới mẻ vào thời đó. Lịch sử hoạt động. "Neptune" là soái hạm của Hạm đội Nhà từ tháng 5 năm 1911 đến tháng 5 năm 1912, khi nó được chuyển sang Hải đội Chiến trận 1, nơi nó tiếp tục ở lại cho đến tháng 6 năm 1916, ngay sau trận Jutland. Nó từng gặp tai nạn bị chiếc SS "Needvaal" húc phải vào tháng 4 năm 1916 nhưng không bị hư hại nào đáng kể. Nó tham gia trận Jutland trong thành phần Hạm đội Chiến trận dưới quyền Đô đốc John Jellicoe, chỉ bắn 48 quả đạn pháo nhưng cũng ghi được nhiều phát trúng đích vào chiếc tàu chiến-tuần dương Đức "Lützow". Sau chiến tranh, nó nhanh chóng được chuyển sang hạm đội dự bị, rồi được tháo dỡ không lâu sau đó.
1
null
HMS "Hercules" là một thiết giáp hạm dreadnought của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc. Nguyên được dự định như là chiếc cuối cùng của lớp thiết giáp hạm "Neptune" bao gồm ba chiếc, nhưng hai chiếc sau có đai giáp dày hơn đôi chút so với "Neptune", nên chúng được xếp lớp lại thuộc lớp "Colossus". Khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất bắt đầu vào tháng 8 năm 1914, "Hercules" nằm trong thành phần Hải đội Chiến trận 2 thuộc Hạm đội Grand. Trong trận Jutland năm 1916, nó chỉ bị trúng mảnh đạn pháo, không hư hại và không bị thương vong. Khi chiến tranh kết thúc, "Hercules" được đưa về lực lượng dự bị cho đến năm 1921, khi nó được cho ngừng hoạt động và bị bán để tháo dỡ. Thiết kế và chế tạo. "Hercules" được đặt lườn vào ngày 30 tháng 7 năm 1909, được chế tạo bởi hãng đóng tàu Palmers. Nó được hạ thủy vào ngày 10 tháng 5 năm 1910 và được đưa ra hoạt động vào ngày 31 tháng 7 năm 1911 tại Portsmouth. Thuộc thế hệ thiết giáp hạm dreadnought với trọng lượng choán nước 20.000 tấn, "Hercules" được trang bị mười khẩu pháo BL /50 cal Mk XII trên năm tháp pháo nòng đôi, mười sáu khẩu pháo hạng hai BL Mk VII, bốn khẩu 3 pounder và ba ống phóng ngư lôi ngầm dưới mặt nước. Nó có khả năng đạt tốc độ tối đa và một thủy thủ đoàn đầy đủ gồm 751 thành viên. Lịch sử hoạt động. Khi được đưa vào biên chế năm 1911, "Hercules" trở thành soái hạm của Đội 2 thuộc Hạm đội Nhà, và từ tháng 7 năm 1912 đến tháng 3 năm 1913 nó là soái hạm của Hải đội Chiến trận 2. Trong một cơn giông vào ngày 22 tháng 3 năm 1913 nó va chạm với chiếc SS "Mary Parkes" ngoài khơi Glasgow, nhưng chỉ bị hư hại nhẹ. Vào tháng 8 năm 1914 nó gia nhập Hạm đội Grand. Vào ngày 31 tháng 5 năm 1916, trong trận Jutland, "Hercules" chiến đấu trong thành phần Đội 6 cùng với các thiết giáp hạm "Marlborough", "Revenge" và "Agincourt". Sau khi được bố trí đội hình, nó là chiếc thứ 23 trong hàng chiến trận. "Hercules" đối đầu với các tàu chiến-tuần dương đối phương từ 19 giờ 00 đến 19 giờ 15 phút, ghi được những phát trúng đích ở loạt đạn pháo thứ năm và thứ sáu. Nó đã bắn tổng cộng 98 phát đạn pháo hạng nặng trong suốt trận chiến, bị trúng mảnh đạn pháo nhưng không bị hư hại và không có thương vong. Nó từng phải đổi hướng khẩn cấp để tránh nhiều quả ngư lôi, một quả từng chạy dọc sát mạn phải con tàu. Vào tháng 6 năm 1916, "Hercules" được điều sang làm soái hạm của Hải đội Chiến trận 4. Vào ngày 19 tháng 8 năm 1916, nó cùng với hải đội xuất trận đối phó lại kế hoạch bắn phá Sunderland của Hạm đội Biển khơi Đức. Ngày 24 tháng 4 năm 1918, nó được lệnh cùng với đi đến Orkney hỗ trợ cho "Agincourt" và Hải đội Tuần dương 2 đối phó cuộc xuất quân cuối cùng của Hạm đội Biển khơi. Đến ngày 21 tháng 11 năm đó, "Hercules" tham gia Chiến dịch ZZ: nó ở trong hàng chiến trận phía Nam hộ tống chín thiết giáp hạm, năm tàu chiến-tuần dương, bảy tàu tuần dương hạng nhẹ và 49 tàu khu trục của Hải quân Đế quốc Đức khi chúng đầu hàng Hạm đội Grand và lên đường đi sang Firth of Forth. Vào ngày 3 tháng 12 năm 1918, "Hercules" được cho tách ra để đưa Ủy ban Đình chiến Đồng Minh đi đến Kiel, được hộ tống bởi các tàu khu trục "Verdun", "Venetia", "Viceroy" và . Đây là một dịp hiếm thấy khi con tàu treo cờ hiệu của ba đô đốc trên cột ăn-ten chính của nó: cờ hiệu của Phó đô đốc Hải quân Anh ở giữa, của Chuẩn đô đốc Hoa Kỳ bên mạn phải và của Chuẩn đô đốc Pháp bên mạn trái. Hải đội quay trở về Rosyth vào ngày 10 tháng 12. Đến tháng 2 năm 1919, "Hercules" được đưa về hạm đội dự bị; vào ngày 8 tháng 11 năm 1921, nó bị bán cho một hãng tháo dỡ tàu của Đức. "Hercules" được kéo khỏi Rosyth và được tháo dỡ tại Kiel.
1
null
Đảo Matia là một trong những hòn đảo thuộc quần đảo San Juan, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ. Toàn đảo có diện tích 145 mẫu Anh (59 ha, được quản lý bởi Cục Hoang dã và Cá Hoa Kỳ hợp tác cùng Công viên tiểu bang Washington và Ủy ban Giải trí. Đảo Matia là nơi trú ẩn của động vật hoang dã (San Juan Islands National Wildlife Refuge). Một khu vực cấm trại trên đảo xung quanh Rolfe Cove với diện tích 2 mẫu Anh (0,81 ha) được quản lý bởi Công viên tiểu bang Washington và Ủy ban Giải trí, theo một thỏa thuận kể từ năm 1959. Bờ biển. Đảo Matia có 20.000 feet (6.100 m), thủy triều thay đổi theo 14 feet (4 m). Giải trí. Trên đảo Matia có các dịch vụ giải trí như cấm trại, dã ngoại, câu cá và lặng biển. Khí hậu. Đảo Matia có khí hậu giống với hầu hết các đảo trong khu vực eo biển Puget. Thông thường, nhiệt độ hiếm khi đi trên 80 °F (26 °C) hoặc dưới 30 °F (0 °C). Đôi khi có tuyết, nhưng hiếm, cuối mùa hè hàng năm là mùa khô trên đảo, mưa đat chừng 730 mm...
1
null
Đảo Yellow là một hòn đảo thuộc quần đảo San Juan, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ. Đảo có diện tích khoảng 11 mẫu Anh (4,5 ha). Hòn đảo, nằm ​​về phía tây nam đảo Orcas, và phía bắc của đảo Shaw, gần Vườn Tiểu bang Đảo Jones. Đảo là một khu bảo tồn, với nhiều động vật hoang dã, trong đó có hơn 50 loài hoa dại, đại bàng đầu hói, Hải cẩu Harbor, mò sò đen, và Vịt Harlequin. Hòn đảo này đã được mua lại vào năm 1979 bởi Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên và cũng là cơ quan đứng ra quản lý. Lịch sử. Đảo Yellow trước khi có mặt hiện của thực dân châu Âu, đảo là nơi sinh sống của người thổ dân Châu Mỹ, đảo được mua bởi Lewis và Elizabeth Dodd trong năm 1947, và sau đó được bán lại vào năm 1979.
1
null
Đảo Patos là một hòn đảo nhỏ, thuộc quần đảo San Juan, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ. Từ năm 1893, trên đảo được xây dựng ngọn hải đăng tên là hải đăng đảo Patos, làm nhiệm vụ hướng dẫn tàu bè qua lại giữa eo biển Boundary (Canada và Hoa Kỳ). Đảo có tổng diện tích 207 mẫu Anh (0,84 km2).
1
null
Quần đảo Wasp là một nhóm đảo nhỏ thuộc quần đảo San Juan, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ. Quần đảo Wasp được đặt tên bởi Charles Wilkes, trong cuộc thám hiểm 1838-1842. Tên đảo được đặt theo con thuyền Wasp, được chủy huy bởi Jacob Jones, nhằm tôn vinh nó trong trận chiến năm 1812.
1
null
Đảo Turn là một đảo thuộc quần đảo San Juan, tọa lạc phía bắc eo biển Puget, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ. Đảo được nhà thám hiểm Charles Wilkes, và ông nghĩ nó là một phần của đảo San Juan, nên ông gọi là Salisbury, đó là tên của một thủy thủ trong đoàn. Năm 1858 người Anh phát hiện ra rằng nó thực sự là một hòn đảo với những tảng đá nguy hiểm tách biệt khỏi đảo San Juan, và họ đã lấy tên Turn Rock để gọi.
1
null
Sư Lý Tật (chữ Hán: 摢裏疾, ?-300 TCN), tên thật là Doanh Tật (嬴疾), gọi theo thụy là Nghiêm quân (嚴君), là đại thần nước Tần thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông có công lớn trong việc đưa mở rộng lãnh thổ, khuếch trương thế lực làm cho nước Tần trở thành nước lớn nhất trong số Thất hùng, mở đường cho việc thống nhất Trung Quốc của Tần Thủy Hoàng sau này. Thân thế. Doanh Tật nguyên là con trai thứ của Tần Hiếu công, vua thứ 30 của nước Tần, em trai khác mẹ của Tần Huệ Vương, vua thứ 31 nước Tần, mẹ ông là Hàn nữ. Không rõ Sư Lý Tật sinh năm nào, nhưng có thể đoán được rằng ông chào đời sau năm 354 TCN (năm sinh của vua anh Huệ Văn vương). Lúc đầu ông được phong ở ấp Sư Lý sau lại được phong ấp Nghiêm nên còn được gọi là Nghiêm quân. Sau ông được phong chức Thừa tướng. Tham chiến với Tam Tấn và nước Sở. Năm 330 TCN, Sư Lý Tật đem quân đánh nước Ngụy, chiếm được Khúc Ốc. Năm 318 TCN, ba nước Hàn, Triệu, Ngụy theo sự kêu gọi của Công Tôn Diễn tiến hành hợp tung chống Tần, tiến đến cửa Hàm Cốc thì bị Sư Lý Tật đánh phủ đầu. Vì tổ chức quân 3 nước lỏng lẻo nên không địch nổi quân Tần. Sang năm 317 TCN, Sư Lý Tật đánh bại quân Hàn, Triệu, Ngụy tại Tu Ngư, chém đầu hơn 8 vạn quân chư hầu, bắt sống tướng Ngụy là Thân Sai. Liên quân tan vỡ, bỏ chạy. Sư Lý Tật đem quân truy kích, tiến vào tận đất Quan Trạch. Năm 314 TCN, Sư Lý Tật lại đem quân đánh nước Ngụy, đoạt đất Khúc Ốc và Tiêu Thành, đuổi dân ở Khúc Ốc về nước Ngụy. Sau đó, Sư Lý Tật lại giao chiến với nước Hàn, giết hơn 1 vạn quân Hàn và chiếm thành Nhạn Môn khiến tướng Hàn bỏ chạy. Sang năm 313 TCN, ông lại cầm quân đánh Triệu, chiếm Lận ấp của Triệu, bắt sống tướng Triệu Trang. Năm 313 TCN, Tần và Sở xảy ra chiến tranh. Sư Lý Tật đem quân trợ giúp tướng Phùng Chương đánh nước Sở, chiếm 600 dặm đất Hán Trung. Sở Hoài vương tức giận phát động toàn quốc cùng nhau đánh Tần. Sư Lý Tật dẫn quân ra chống quân Sở, đại thắng nước Sở ở Lam Điền. Sở Hoài vương buộc phải cầu hoà, cắt hai thành cho Tần. Do lập được chiến công phá Sở, Sư Lý Tật được vua anh phong ở đất Nghiêm. Năm 312 TCN, Tần Huệ Văn vương cử Sư Lý Tật giúp Hàn đánh nước Tề. Làm Thừa tướng nước Tần. Sau khi Tần Huệ Văn vương qua đời, nước Tần đuổi tướng quốc Trương Nghi về nước Ngụy, đồng thời bãi bỏ chức tướng quốc, lập ra Tả Hữu thừa tướng, phong cho Cam Mậu làm Tả thừa tướng, còn Sư Lý Tật được phong làm Hữu Thừa tướng. Năm 310 TCN, Sư Lý Tật đem binh xa vào nhà Chu, vua Chu phải đích thân ra tiếp đón và trò chuyện cung kính với ông vì sợ thế của Tần. Năm 308 TCN, Tần Vũ vương bàn với Cam Mậu việc đánh nhà Chu. Cam Mậu bèn khuyên Vũ vương liên kết với nước Ngụy và nước Triệu cùng đánh Hàn để thông Tam Xuyên rồi mới đánh Chu. Tần Vũ vương bèn sai Cam Mậu đến mời hai vua Ngụy, Triệu đem quân hợp sức với Tần, đánh thành Nghi Dương của Hàn. Năm tháng sau, thấy Cam Mậu vẫn chưa hạ được, Sư Lý Tật và công tôn Thích xin Vũ vương rút quân, Tần Vũ vương bèn triệu Cam Mậu về nước, thì Cam Mậu đã chiếm Nghi Dương, chém hơn 6 vạn quân Hàn. Năm 306 TCN, Sư Lý Tật đem quân đánh Bồ Thành nước Vệ. Vệ Tự quân nhờ Hồ Diễn tới gặp Sư Lý Tật để giảng hòa. Hồ Diễn tới gặp Sư Lý Tật, dùng lời lẽ thuyết phục ông là Vệ và Ngụy nằm gần nhau, nếu Tần chiếm Bồ Thành thì nước Vệ tất sẽ phải thần phục nước Ngụy. Nếu có nước Vệ thần phục thì nước Ngụy sẽ trở nên hùng mạnh, làm nguy hại cho Tần. Nếu quân Tần rút lui, nước Vệ sẽ thần phục Tần. Sư Lý Tật nghe theo ý Hồ Diễn, rút quân về nước. Cùng năm 306 TCN, Tần Chiêu Tương vương mới lên ngôi, đuổi Tả thừa tướng Cam Mậu, phong Sư Lý Tật làm Tả Thừa tướng. Năm 300 TCN, Sư Lý Tật qua đời. Ông giữ chức Hữu Thừa tướng 4 năm, Tả thừa tướng được 6 năm, được an táng ở Nam Chương. Tần Chiêu Tương vương phong cho cậu ruột là Ngụy Nhiễm lên giữ chức Tả thừa tướng.
1
null
Đảo Pear (Ngọc trai) là một hòn đảo thuộc quần đảo San Juan, quận San Juan, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ. Đảo được đặt tên trong cuộc thám hiểm Wilkes năm 1841. Đảo tọa lạc ngoài khơi phía tây đảo San Juan, nằm giữa đảo San Juan và đảo Henry. Đảo Pear có tổng diện tích o,151 km2 và theo cuộc điều tra dân số năm 2000, toàn đảo có bảy người cư trú.
1
null
Đảo O'Neal là một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo San Juan, quận San Juan, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ. Đảo tọa lạc ngoài khơi bờ biển Đông Bắc của đảo San Juan. Tên đảo được đặt bởi Charles Wilkes, trong cuộc thám hiểm 1838-1842, nhằm tôn vinh một anh hung hải quân Hoa Kỳ.
1
null
Đảo Obstruction là một hòn đảo thuộc quần đảo San Juan, quận San Juan, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ. Đảo tọa lạc ở mũi Đông Nam của đảo Orcas, giữa nó là đảo Blakely. Tổng diện tích của đảo đạt 0,882 km2, theo cuộc điều tra dân số năm 2000, toàn đảo chỉ có 14 người định cư.
1
null
Rosario là eo biển nằm ở phía Bắc tiểu bang Washington, là ranh giới tự nhiên của quận San Juan. Nó trải dài từ eo biển Juan de Fuca khoảng 23 km (14 dặm) về phía bắc đến eo biển Georgia. Eo biển này là một tuyến đường hằng hải quan trọng ở Bắc Mỹ, mỗi năm có hơn 500 tàu chở dầu đi qua eo biển này.
1
null
Lâm Sĩ Hoằng (, ? - 622) là một thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân chống lại sự cai trị của triều Tùy vào cuối thời gian trị vì của Tùy Dạng Đế. Trong một vài năm, ông đã kiểm soát hầu hết khu vực các tỉnh Giang Tây và Quảng Đông hiện nay, song sau đó đội quân của ông trở nên suy yếu, trở thành một đội quân du kích chống triều Đường. Khi ông qua đời vào năm 622, những người đi theo ông cũng lưu tán. Bước đầu nổi dậy. Lâm Sĩ Hoằng là người Nhiêu châu (饒州, nay gần tương ứng với Thượng Nhiêu, Giang Tây). Năm 616, ông theo đồng hương Thao Sư Khất (操師乞) nổi dậy chống triều đình Tùy. Thao Sư Khất tự xưng là Nguyên Hưng vương và cho Lâm Sĩ Hoằng làm đại tướng. Cũng trong năm đó, Tùy Dạng Đế phái Lưu Tử Dực (劉子翊) đi đánh Thao Sư Khất, Thao bị trúng tên tử trận. Lâm Sĩ Hoằng đã thống soái nghĩa quân giao chiến với quân Tùy tại hồ Bà Dương, giết chết Lưu Tử Dực. Nghĩa quân của Lâm Sĩ Hoằng phát triển lên đến hơn 10 vạn người. Khoảng tết năm 617, Lâm Sĩ Hoằng xưng là 'Sở Đế' hoặc 'Nam Việt Vương', chiếm một số quận thuộc Giang Tây ngày nay. Quý tộc địa phương đã giết hại nhiều (quận) thái thú và (huyện) lệnh để quy phục ông. Vào thời điểm tối cường, lãnh thổ do ông kiểm soát trải dài từ Cửu Giang (九江, nay thuộc Cửu Giang, Giang Tây) đến Phiên Ngung (番禺, nay thuộc Quảng Châu, Quảng Đông). Mất dần sức mạnh. Sau đó, không rõ về hoạt động mở rộng lãnh thổ của Lâm Sĩ Hoằng, trong khi việc để mất lãnh thổ thì được ghi lại. Giả dụ, vào khoảng tết năm 618, một thủ lĩnh nổi dậy là Trương Thiện An (張善安) đã từ Phương Dự (方與, nay thuộc Từ Châu, Giang Tô) băng qua Trường Giang về phía nam để hàng phục Lâm Sĩ Hoằng. Tuy nhiên, Lâm Sĩ Hoằng lại không tin tưởng vào mục đích của Trương Thiện An nên cho người này an định ở bên ngoài thủ đô Dự Chương (豫章, nay thuộc Nam Xương, Giang Tây). Trương Thiện An trở nên bực tức và tiến hành tập kích Dự Chương, đánh bại quân của Lâm Sĩ Hoằng và phóng hỏa đốt tường thành Dự Chương, khiến Lâm Sĩ Hoằng phải rời đô đến Nam Khang (南康, nay thuộc Cám Châu, Giang Tây). Sau đó, một thủ lĩnh nổi dậy khác là Tiêu Tiển đã phái bộ tướng Tô Hồ Nhi (蘇胡兒) đi công chiếm Nam Khang, Lâm Sĩ Hoằng để mất thành và buộc phải rút về Dư Can (餘干, nay thuộc Thượng Nhiêu). Gia tộc của Phùng Áng (馮盎) vốn đã kiểm soát các quận thuộc Quảng Đông và Hải Nam ngày nay trong vài thế hệ, đến năm 618 thì Phùng Áng đã quy phục Lâm Sĩ Hoằng. Tuy nhiên, khi Lâm Sĩ Hoằng cố gắng thuyết phục Giao Chỉ quận thái thú Khâu Hòa (丘和)- cai quản miền Bắc Việt Nam ngày nay- quy phục, Khâu Hòa đã từ chối và sau này đã quy phục Tiêu Tiển khi biết tin Tùy Dạng Đế bị giết ở Giang Đô. Cuối năm 620, có vẻ như Phùng Áng không còn quy phục Lâm Sĩ Hoằng nữa vì người này đã tấn công Cao Pháp Trừng (高法澄) và Thẩm Bảo Triệt (沈寶徹), những người cai quản Quảng châu (廣州, nay gần tương ứng với Quảng Châu) và Tân châu (新州, nay gần tương ứng với Vân Phù, Quảng Đông) trong khi họ đã quy phục Lâm Sĩ Hoằng. Cuối đời. Năm 621, tướng Đường là Lý Hiếu Cung tiêu diệt nước Lương của Tiêu Tiển, đoạt lấy hầu hết lãnh thổ của Lương, song phần lớn tướng sĩ của Lương đã chạy trốn và xin gia nhập vào đội quân của Lâm Sĩ Hoằng, sức mạnh quân sự của Sở vì thế mà phục hồi. Tuy nhiên, vào mùa thu năm 622, Phùng Áng đã chính thức quy phục triều Đường. Cuối năm đó, Lâm Sĩ Hoằng sai lão đệ là Bà Dương vương Lâm Dược Sư (林藥師) đi đánh Tuần châu (循州, nay gần tương ứng với Huệ Châu, Quảng Đông) của Đường, thứ sử Dương Lược (楊略) đã đánh bại và giết chết Lâm Dược Sư. Sau đó, tướng Sở là Vương Nhung (王戎) đã dâng Nam Xương châu (南昌州, nay gần tương ứng với Cửu Giang) để đầu hàng Đường. Do lo sợ nên vào mùa đông năm 622, Lâm Sĩ Hoằng đã quyết định hàng phục Đường, song ngay sau đó lại thấy hối tiếc, vì thế đã bỏ thủ đô Dư Can và chạy trốn đến An Thành (安成, nay thuộc Cát An, Giang Tây), bố trí phòng thủ tại các hang động trên núi, người dân địa phương phần lớn đều theo ông. Tuy nhiên, tướng Đường là Nhược Can Tắc (若干則) đã tiến công và đánh bại Lâm Sĩ Hoằng. Lâm Sĩ Hoằng mặc dù không bị bắt song đã qua đời sau đó, những người đi theo ông lưu tán, nước Sở chấm dứt tồn tại.
1
null
Haro là một trong những eo biển chính nối eo biển Juan de Fuca với eo biển Georgia. Eo biển này tách đảo Vancouver và quần đảo Gulf của tỉnh British Columbia, Canada với quần đảo San Juan, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ. Eo biển Haro là một trong những tuyến đường thủy quan trọng giữa biên giới Hoa Kỳ và Canada, cũng chính là ranh giới được ấn định giữa hai quốc gia sau cuộc chiến Con lợn.
1
null
Trong sinh học, tán được định nghĩa là phần sinh trưởng trên mặt đất của một quần lạc thực vật hoặc cây trồng, được cấu thành từ nhiều tán cây riêng lẻ. Đối với một khu rừng, tán rừng là một tầng của cấu trúc khu rừng đó, bao hàm khu vực phía trên của sinh cảnh khu rừng đó, hình thành bởi tán riêng lẻ của các cây gỗ trưởng thành và bao hàm thêm một số sinh vật khác, tỉ như các địa y, thực vật biểu sinh, các động vật sống trên cây, v.v. Đôi khi tán cũng mang nghĩa ám chỉ lớp lá ngoài của một nhóm cây. Các cây che bóng thường có tán rất dày phần lớn ánh sáng không thể xuyên qua tán cây để tiếp cận các thực vật mọc phía dưới tán. Cấu trúc tán. Cấu trúc tán là sự sắp xếp về mặt không gian ba chiều của tán trong một quần lạc thực vật. Chỉ số diện tích lá ("Leaf area index" - LAI) - diện tích bề mặt lá trên một đơn vị diện tích khu vực địa lý - là chỉ số then chốt dùng trong việc nghiên cứu và so sánh các tán thực vật với nhau. Tầng tán rừng. Trong các rừng mưa, tán của những cây gỗ trưởng thành cùng với nhau hợp thành một tầng rừng gọi là tầng tán, với độ cao và cấu trúc không hoàn toàn đồng đều nhau, thường từ 20 đến 40 mét. Tầng tán bao hàm phần chủ yếu trong cấu trúc ba chiều của rừng, hình thành nên "trần" hay "mái" của khu rừng và các cây thuộc tầng tán có khả năng quang hợp với năng suất khá cao do nhận được nhiều ánh sáng, đặc biệt trong trường hợp các rừng mưa nhiệt đới (với tán rừng che phủ hầu hết diện tích rừng) chúng đóng góp phần lớn vào năng suất sơ cấp của cả khu rừng. Do tầng này chặn hết phần lớn số ánh sáng mặt trời có thể cung cấp, vì vậy mà khu vực phía dưới tầng tán thường nhận được rất ít ánh sáng và kết quả là thảm thực vật ở tầng dưới tán khá là thưa thớt. Tuy nhiên, nhờ đó tầng tán rừng đã giúp che đỡ gió mạnh và bão cho các sinh vật sống phía dưới, và chặn các tia cực tím gây hại cho các sinh vật nằm dưới nó. Tầng tán rừng cũng là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật đặc trưng mà các tầng khác không có. Có thể nói, mức độ đa dạng sinh học của tầng này thuộc loại cao nhất trong toàn bộ khu rừng mưa nhiệt đới và khoảng 90% số sinh vật của rừng sinh sống trong tầng này. Nhiều loài động vật trong rừng mưa hoàn toàn sống tại tầng tán rừng và chưa bao giờ đặt chân xuống mặt đất. Trong ngành làm vườn rừng và canh tác vĩnh cửu ("permaculture"), tầng tán lại là tầng cao nhất trong số 7 tầng thực vật, hàm chứa những cây cao lớn chủ yếu là cây ăn quả hay cây lấy quả đấu.
1
null
Heinrich Wilhelm Martin von Goßler (29 tháng 9 năm 1841, tại Weißenfels, tỉnh Sachsen – 10 tháng 1 năm 1927, tại Berlin-Wilmersdorf) là một sĩ quan quân đội Phổ, được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh, và giữ chức vụ Bộ trưởng Chiến tranh Phổ từ năm 1896 cho đến năm 1903. Ông đã gia nhập quân ngũ vào năm 1860, từng tham gia trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Ông được phong tặng Huân chương Thánh Gioan, với tước hiệu Hiệp sĩ Công lý ("Rechtsritter"). Thân thế. Ông sinh ra vào ngày 29 tháng 9 năm 1841, tại Weißenfels (Sachsen), trong một gia đình có lẽ là có nguồn gốc từ Gosel tại vùng Egerland (Tiệp Khắc) và định cư sang Gürth (ngày nay ở Bad Brambach) trước năm 1630. Ông là con trai của Karl Gustav von Goßler (1810 – 1885), quan Chánh án ("Kanzler") tỉnh Đông Phổ, cố vấn lập pháp của triều đình đồng thời là Chủ tịch Tòa án tối cao ("Oberlandesgericht") Königsberg, và Sophie von Mühler (1816 – 1877), con gái của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Heinrich Gottlob von Mühler (1780 – 1857). Cuộc hôn nhân này đã sản sinh ra bốn người con: Binh nghiệp. Ông khởi đầu sự nghiệp quân sự của mình với tư cách là một thiếu sinh quân của Trung đoàn Phóng lựu số 1 Đông Phổ, gia nhập Trung đoàn Bộ binh số 1 vào năm 1860 và được phong quân hàm thiếu úy vào năm 1861. Ông đã tham gia chiến đấu trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866. Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông chỉ huy Đại đội số 1, sau đó chỉ huy Đại đội số 6. Ông đã thể hiện khả năng của mình trong cuộc chiến tranh với Pháp. Sau khi cuộc chiến chấm dứt, ông được ủy nhiệm vào Bộ Chiến tranh với quân hàm Đại úy cho đến năm 1875. Sau đó, ông chỉ huy một đại đội trong Trung đoàn Phóng lựu số 2 cho đến năm 1878, khi ông được triệu hồi vào Bộ Chiến tranh, giữ một chân trong Khoa Quân sự. Về sau này, ông trở thành làm một thành viên của ủy ban "Oberexaminierungskommission" (tạm dịch là "Ủy ban giám khảo cấp cao"). Vào năm 1885, Goßler được bổ nhiệm vào một chức trưởng khoa trong Bộ Chiến tranh và cùng năm đó ông lên quân hàm Thượng tá. Sau khi được phong cấp Đại tá vào năm 1888, chỉ huy Trung đoàn Cận vệ số 3 vào năm 1889, và là Thiếu tướng đồng thời là tư lệnh cấp lữ đoàn vào năm 1891, ông được bổ nhiệm làm Tổng cục trưởng Tổng cục Chiến tranh của Bộ Tổng tham mưu vào tháng 10 năm 1891, đồng thời là một thành viên của Ủy ban Quốc phòng trong Bộ Chiến tranh. Ông cũng giữ chức phó đại diện toàn quyền trong Hội đồng Liên bang, Chủ tịch Ủy ban "Reichsrayonkommission" và là một thành viên của Uỷ ban kỷ cương. Từ năm 1895, Goßler được thăng quân hàm Trung tướng và chỉ huy Sư đoàn số 25 tại Darmstadt. Vào ngày 14 tháng 8 năm 1896, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Chiến tranh Phổ, và cũng được ủy nhiệm làm đại diện toàn quyền của Phổ trong Hội đồng Liên bang. Vào ngày 15 tháng 8 năm 1903, ông nghỉ hưu, sau khi được phong cấp bậc Thượng tướng Bộ binh vào năm 1899. Ông từ trần vào ngày 10 tháng 1 năm 1927 tại Berlin-Wilmersdorf. Gia đình. Vào ngày 31 tháng 8 năm 1872, Heinrich von Goßler đã kết hôn với Emma von Sperber (sinh ngày 14 tháng 11 năm 1848 tại Gut Gerskullen; mất ngày 3 tháng 10 năm 1914, Neukirchen, Landkreis Regenwalde), là con gái của địa chủ Eugen von Sperber và Emilie Donalitius.
1
null
Đảo Hardwicke là một hòn đảo thuộc tỉnh bang British Columbia, Canada, đảo có diện tích khoảng 35 km². Nó là một đảo thuộc quần đảo Discovery, nằm giữa đảo Vancouver và lục địa British Columbia, Canada. Trong vùng nước giao nhau giữa các eo biển Georgia, eo biển Johnstone và eo biển Nữ hoàng Charlotte. Đảo Harwicke nằm ngoài khơi bờ biển làng Sayward, và phía Đông người hàng xóm, đảo Tây Thurlow.
1
null
Đảo Tây Thurlow là một hòn đảo thuộc tỉnh bang British Columbia, Canada. Đảo này là một phần trong quần đảo Discovery, nằm giữa đảo Vancouver và lục địa British Columbia, Canada. Tây Thurlow nằm tỏng vùng biển giao nhau giữa các eo biển Georgia với eo biển Johnstone và eo biển nữ hoàng Charlotte. Đảo tây Thurlow nằm ở phía bắc của đảo Vancouver, phía nam của đất liền, về phía đông nam của đảo Hardwicke, và phía tây của đảo Đông Thurlow, cới khoảng cách gần nhất là 400 mét.
1
null
Đảo Đông Thurlow là một hòn đảo thuộc tỉnh bang British Columbia, Canada. Nó là một phần của quần đảo Discovery, nằm giữa đảo Vancouver và phần đất liền thuộc Canada, nằm trong vùng nước giao nhau giữa eo biển Georgia với eo biển Johnstone và eo biển Nữ hoàng Charlotte. Đảo Đông Thurlow tọa lạc ở phía bắc của đảo Vancouver, phía nam là đất liền, về phía tây bắc của đảo Sonora, và phía đông của đảo Tây Thurlow.
1
null
Đảo Sonora là một hòn đảo nằm trong quần đảo Discovery, thuộc tỉnh bang British Columbia, Canada. Đảo được tìm ra bởi người cuộc thám hiểm Tây Bắc Thái Bình Dương của người Tây Ban Nha năm 1775. Đoàn thám hiểm gồm hai tàu: Santiago, chỉ huy bởi Bruno de Heceta và schooner Sonora (la Señora), chỉ huy bởi trung úy Juan Francisco de la Bodega y Quadra. Tên đảo được đặt theo con tàu Schooner Sonora.
1
null