text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Đảo Stuart là một hòn đảo thuộc quần đảo Discovery, tọa lạc giữa đảo Vancouver và bờ biển British Columbia, Canada. Nó là một hòn đảo sở hữu tư nhân, không có phà đến đảo. Đảo được đặt tên theo John Stuart, Bá tước Bute, Thủ tướng thứ ba của Chính phủ Vương quốc Anh 1762-1763.
Bất động sản trên đảo đều được sở hữu bởi tư nhân, du khách tiếp cận đảo từ máy bay trực thăng hoặc thủy phi cơ. Hàng ngày, đều có chuyến thủy phi cơ từ Tp. Seattle.
Trong số các chủ sở hữu tài sản trên hòn đảo này có Dennis Washington, một doanh nhân Montana và chủ sở hữu của Tổng công ty Hàng hải Seaspan và Dave Ritchie, một doanh nhân Vancouver.
Trên đảo có một đường băng bằng nhựa, đây là một đường băng tư nhân, đường băng này không xuất hiện trên bất cứ bản đồ hàng không nào trên thế giới cũng như của Canada. | 1 | null |
Friedrich Adolf Julius von Bernhardi (22 tháng 11 năm 1849 – 11 tháng 12 năm 1930) là tướng lĩnh quân đội Phổ và là một nhà sử học quân sự quan trọng trong thời đại của ông, là người có nguồn gốc Đức - Estonia.. Ông được xem là một trong tác giả bán chạy nhất trước cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Là người theo chủ nghĩa quân phiệt, có lẽ ông được biết đến nhiều nhất vì cuốn sách hiếu chiến "Deutschland und der Nächste Krieg" (tạm dịch: "Nước Đức và cuộc chiến tranh kế tiếp"), in vào năm 1900. Ông chủ trương ủng hộ một chính sách gây hấn, không hề đếm xỉa đến các hòa ước và đề cao chiến tranh như một "nhiệm vụ thiêng liêng".
Tiểu sử.
Bernhardi sinh ra tại Sankt-Peterburg, Đế quốc Nga vào ngày 22 tháng 11 năm 1849, mặc dù gia đình ông định cư sang Schöpstal, Schlesien vào năm 1851.
Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), Bernhardi là một thiếu tá kỵ binh trong Trung đoàn Khinh kỵ binh số 14 của quân đội Phổ, và khi cuộc chiến tranh chấm dứt ông có được vinh dự là người Đức đầu tiên đi ngựa qua cổng Khải hoàn môn Paris khi quân đội Đức thắng trận tiến vào Paris.
Từ năm 1891 cho đến năm 1894, ông là tùy viên quân sự của Đức tại Bern và về sau ông trở thành cục trưởng cục lịch sử quân sự của Bộ Tổng tham mưu tại kinh thành Berlin. Ông được bổ nhiệm làm Tướng tư lệnh của Quân đoàn VII tại Münster ở Westfalen vào năm 1907, nhưng hai năm sau đó ông cáo lui và chú tâm vào công việc của một nhà văn quân sự. Hồi ký của thân phụ ông – nhà ngoại giao và sử học Theodor von Bernhardi, mà ông xuất bản, đã gây nên sự chú ý rộng rãi, nhưng tác phẩm "Nước Đức và cuộc chiến tranh kế tiếp của ông" còn thu hút rộng rãi người đọc hơn nữa.
Trong cuốn "Nước Đức và cuộc chiến tranh kế tiếp", Bernhardi đã tuyên bố chiến tranh là "yếu tố cần thiết sinh học", và theo ông chiến tranh phù hợp với "quy luật tự nhiên, cái mà mọi quy luật của Tạo hóa đều dựa trên, quy luận của cuộc đấu tranh sinh tồn".
Bernhardi đã phục vụ như một tướng lĩnh trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ban đầu, ông chiến đấu thắng lợi tại Mặt trận phía Đông trên sông Stochod, nơi ông đánh chiếm đầu cầu Tsercze, và sau đó là tại Mặt trận phía Tây, đặc biệt là trong trận Armentières. Ông đã được tặng thưởng Huân chương Quân công của Phổ vào ngày 20 tháng 8 năm 1916, vì sự tham gia của ông trong cuộc phòng ngự của liên quân Đức - Áo-Hung trong Chiến dịch tấn công Brusilov của Nga. | 1 | null |
Đảo Quadra là một hòn đảo nằm ở bờ phía Đông đảo Vancouver, tỉnh bang British Columbia, Canada. Đảo là một phần của quần đảo Discovery, thuộc quận vùng Strathcona. Năm 1903, nó được đặt tên sau khi nhà thám hiểm người Tây Ban Nha tên là Juan Francisco de la Bodega y Quadra người khám phá và định cư ở khu vực đảo Vancouver trong cuối thế kỷ 18. | 1 | null |
Jeton Kelmendi.
Sinh ở thành phố Pesa, Kosovo (1978)
Tiểu sử Jeton Kelmendi.
Sinh ở thành phố Pesa, Kosovo (1978), học tiểu học ở đấy. Sau đó tốt nghiệp đại học
Prishtina, Bachelor of Arts: hoàn tất việc học ở đại học Free University of Brussels, Bỉ quốc,
chuyên về nghiên cứu quốc tế và an ninh. Hiện đang chuẩn bị luận án tiến sĩ về phương tiện
truyền thông và chính trị. Anh đã viết thơ, văn xuôi, tiểu luận và truyện ngắn từ nhiều năm.
Thường xuyên viết bài cho các báo ở Albania và nước ngoài về các vấn đề văn hóa, chính trị,
đặc biệt về bang giao quốc tế. Đã xuất bản nhiều sách: "The Century of Promises" (1999).
Thơ anh đã được dịch ra 22 ngôn ngữ và phổ biến trên các tạp chí văn nghệ quốc tế. Anh là
một cựu chiến binh trong cuộc chiến tranh giải phóng ở Kosovo những năm 1998 - 1999.
Hiện anh sống và làm việc tại Brussels.
bài thơ.
Stuttgart Đầu Xuân 2013
Bản dịch: © nguyenchỉtrung
Dr. Chi-Trung Nguyen | 1 | null |
Bán đảo Nicoya (Tiếng Tây Ban Nha: "Península de Nicoya") là một bán đảo bên bờ Thái Bình Dương thuộc nước Costa Rica. về mặt hành chánh, miền bắc bán đảo thuộc tỉnh Guanacaste; góc đông nam là tỉnh Puntarenas. Với vị trí 10° Bắc và 85,4166667° Tây, bán đảo Nicoya có bề rộng từ 19-37 dặm (60 km) và dài khoảng 75 dặm (121 km). Đây là bán đảo lớn nhất Costa Rica.
Nicoya có nhiều bãi biển cát mịn, khí hậu điều hòa nên đã thu hút nhiều du khách đến nghỉ mát.
Thị trấn chính trên bán đảo này là Nicoya (thuộc tỉnh Guanacaste). Khu vực này cũng là vùng đất có những di chỉ khảo cổ lâu đời nhất được khai quật ở Costa Rica.
Các thị trấn khác là Tamarindo, Santa Cruz, Nosara, Sámara, Naranjo, Paquera, Curu, Tambor, Montezuma, Santa Teresa, Mal Pais.
Nicoya cũng được biết đến qua cuốn sách của Dan Buettner, ghi nhận một số không nhỏ dân cư đạt tuổi thọ cao.
Thiên nhiên.
Bán đảo Nicoya có tiếng là "vùng đất xanh" vì có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia như: Khu bảo tồn thiên nhiên Cabo Blanco, Khu bảo tồn cuộc sống hoang dã Camaronal, Cueva Murciélago, Curú, La Ceiba, Romelia và Vườn quốc gia Diria... | 1 | null |
Tamarindo là một thị xã và huyện nằm trên bán đảo Nicoya trên bờ biển Bắc Thái Bình Dương thuộc tỉnh Guanacaste, Costa Rica. Huyện có dân số 3525 người, [1] trong đó thị xã có khoảng 500 dân. Nhưng nó có thể sưng lên đến 5.000 người hoặc nhiều hơn trong mùa du lịch và các ngày nghỉ đặc biệt. Du khách đến đây chủ yêu tham gia lướt sống và du lịch sinh thái.
Giao thông.
Bãi biển Tamarindo, Guanacaste là một vị trí dễ tiếp cận nhất dọc theo bờ biển phía bắc Thái Bình Dương của Costa Rica với một đường băng. Lên kế hoạch dịch vụ hàng ngày xe buýt đến và đi từ San José, cũng như cộng đồng xung quanh, có sẵn. Ngoài ra còn có một đường được trải từ San José. Thời gian trung bình từ San Jose đến Tamarindo là 5-6 giờ tùy thuộc vào giao thông. | 1 | null |
Nosara là một thành phố thuộc tổng Nicoya, tỉnh Guanacaste của Costa Rica bên bờ biển Thái Bình Dương.
Lịch sử.
Tỉnh Guanacaste nằm thuộc về Nicaragua trong thời kỳ thuộc địa. Mãi cho đến sau khi các quốc gia Trung Mỹ giành được độc lập từ Tây Ban Nha nó mới trở về lại với Costa Rica vào ngày 25 Tháng 7 năm 1825. Chính phủ công nhận ngày này như một ngày lễ quốc gia, mặc dù các đường ranh giới không thay đổi cho đến năm 1858. | 1 | null |
Moriz Freiherr von Lyncker (30 tháng 1 năm 1853 – 20 tháng 1 năm 1932) là một nhà quân sự Phổ trong thời kỳ Đế quốc Đức và là Bộ trưởng Nội các Quân sự Phổ.
Cuộc đời.
Lyncker chào đời ngày 30 tháng 1 năm 1853 tại Spandau, Phổ trong một gia đình quân sự. Thân phụ ông, nhạc phụ ông và hai người anh trai của ông đều là sĩ quan. Ông đã tham gia trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), và hai người con trai của ông đã tử trận trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Sau khi tướng Dietrich von Hülsen-Haeseler, Bộ trưởng Nội các Quân sự Phổ, đột ngột từ trần, von Lyncker đã được bổ nhiệm vào chức vụ này vào ngày 17 tháng 11 năm 1908. Ông điều hành các vấn đề nhân sự của quân đội Phổ và trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông là một trong những tùy tùng thân cận nhất của Đức hoàng Wilhelm II. Ông đã hiện diện trong Hội đồng Chiến tranh Đế quốc Đức ngày 8 tháng 12 năm 1912 nổi tiếng.
Ông từng được đánh giá là ""ngây thơ về chính trị, tầm thường về trí thuệ, với lòng tôn sùng ngoan ngoãn dành cho Wilhelm II"."
Mặt khác, trong khi Chiến tranh thế giới thứ nhất tiếp diễn và Đức hoàng lui vào một bầu không khí của "nỗi sợ hãi thế giới và sự rút chạy khỏi thực trạng", ông đã tích cực cộng tác với Georg Alexander von Müller, Bộ trưởng Nội các Hải quân Đế quốc Đức, để thuyết phục Đức hoàng giành nhiều thời gian đến việc điều hành chính phủ tại Berlin.
Vào ngày 10 tháng 8 năm 1914, ông tính chuyện thay chức Tổng tham mưu trưởng của Helmuth von Moltke bằng Erich von Falkenhayn. Sau thất bại của von Moltke trong trận chiến Marne, ông có bổn phận phải thuyết phục ông này từ chức.
Sau năm 1915, ông chủ trương trung hòa các mục tiêu của Đức để đạt được hòa bình, nhưng vẫn yêu cầu Đế quốc phải giữ Bỉ hoặc ít nhất là các hải cảng của Bỉ để sử dụng với mục đích chống Anh trong tương lai. Giống như Falkenhayn, ông mong muốn thỏa hiệp với Đế quốc Nga và giành một chiến thắng quân sự lớn trước Anh và Pháp.
Ông từ trần ngày 20 tháng 1 năm 1932 tại Demnitz, Đức.
Ghi chú.
Chú ý đến tên gọi của ông: "Freiherr" là một tước hiệu, tương đương với Nam tước, chứ không phải là một tên riêng hoặc tên lót. Trước năm 1919, tước hiệu nằm ở phía trước tên riêng. Tước hiệu cũ của những người còn sống sau năm 1919 là thành phần thuộc tên họ, do đó nằm phía sau tên thánh và không thể được dịch. Tước vị tương đương với "Nữ Nam tước" là "Freifrau" hoặc "Freiin". | 1 | null |
Naranjo là thành phố, thủ phủ của tổng Naranjo, tỉnh Alajuela, Costa Rica. Nó cũng là tên của Distrito (huyện) bao gồm cả thành phố. Huyện Naranjo có diện tích 25,75 km ², và dân số là 19.760 người.
Thành phố nằm ở độ cao 1.043 mét trên mực nước biển, trong cao nguyên Thung lũng Trung tâm Costa Rica (Valle Central) Cách thủ phủ của tỉnh Alajuela 31 km về phía Tây Bắc và cách thủ đô San José 47 km | 1 | null |
Montezuma là một thị xã thuộc tỉnh Puntarenas, Costa Rica với khởi đầu là một ngôi làng đánh cá hẻo lánh và đã trở nên phồn thịnh từ những năm 1980 khi khách du lịch biết đến nơi này.
Montezuma nằm gần mũi phía nam của bán đảo Nicoya, 41 km (25 dặm) về phía tây nam Paquera và cách thị xã Cóbano 8 km (5 dặm) về phía nam.
Khách du lịch nước ngoài rất thích thị xã này với các cảnh đẹp như bờ biển đẹp, sông, thác nước, quan cảnh các ngôi làng và du lịch sinh thái. | 1 | null |
Santa Teresa là một thị xã nhỏ ở tỉnh Puntarenas, Costa Rica. Thĩ xã nằm cách khoảng 150 km (93 dặm) về phía tây của thủ đô San José. Như bao nhiêu làng ven biển khác trên bán đảo Nicoya, Santa Teresa bắt đầu như là một làng chài hẻo lánh, dựa vào nông nghiệp, chăn nuôi gia súc và đánh bắt cá quy mô nhỏ. Ngày nay, du lịch là nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình.
Giao thông.
Các dịch vụ giao thông công cộng nối Santa Teresa với các thành phố lân cận như: Cobano, Montezuma và Mal Pais. Nhiều du khách bay đến San José và bắt một chuyến bay kết nối với Tambor. Hãng hàng không Nature và hãng hàng không Sansa có dịch vụ đến Tambor. Đến Santa Teresa mất khoảng 45 phút lái xe từ sân bay Tambor. Hiện nay có nhiều khu nghỉ mát, nơi du khách có thể ở lại và thưởng thức các bãi biển đẹp, lướt sóng. Đây là một trong những địa điểm lướt sóng tốt nhất thế giới. | 1 | null |
Đảo Maurelle là một hòn đảo thuộc tỉnh bang British Columbia, Canada. Đảo là một phần của quần đảo Discovery, nằm giữa đảo Vancouver và bờ biển thuộc đất liền Canada, tọa lạc trong khoảng nước giữa hai eo biển Georgia và eo biển Johnstone.
Đảo Maurelle nằm ở phía đông bắc của đảo Quadra, phía đông nam của đảo Sonora, và phía bắc của đảo Read. Hòn đảo này được tách ra từ đất liền bởi eo biển Calm, từ Đảo Quadra bởi eo biển Okisollo, từ đảo Read bởi eo biển Whiterock, và từ đảo Sonora bởi một eo biển Hole. | 1 | null |
Đảo Read là một hòn đảo thuộc tỉnh bang British Columbia, Canada. Đảo là một phần của quần đảo Discovery, nằm giữa đảo Vancouver và bờ biển thuộc đất liền Canada, tọa lạc trong khoảng nước giữa hai eo biển Georgia và eo biển Johnstone.
Đảo Read nằm giữa đảo Quadra và đảo Cortes, nằm về phía đông nam đảo Maurelle và tây nam của quần đảo Rendezvous. Đảo Read tách rời từ đảo Quadra bởi Hoskyn Channel, từ Đảo Maurelle bởi Whiterock Channel, và từ đảo Cortes bởi Sutil Channel. Toàn đảo có khoảng 40 người cư trú.
Đảo Read được đặt tên vào khoảng 1864 bởi Daniel Pender, truyền trưởng của Beaver, đặt theo tên của thuyền trưởng William Viner Read, là người phụ tá hải quân ở Văn phòng Thủy văn Vương quốc Anh. | 1 | null |
Thân Bất Hại (, 420 TCN-337 TCN) là nhà tư tưởng Pháp gia thời cổ đại trong lịch sử Trung Quốc. Ông được biết như là triết gia chủ xướng về Thuật trong phép trị nước. Tác phẩm Thân tử gồm 2 thiên do ông viết (nay đã thất lạc) bàn về việc sử dụng "Thuật" trị nước.
Thân thế.
Thân Bất Hại sinh vào năm 420 TCN, là người cùng thời với Mạnh Tử, làm quan ở nước Trịnh. Ông là người có tài nên Hàn Chiêu hầu trọng dụng cho làm tướng quốc. Ông vốn theo học đạo của Lão Tử, nhưng rất chú trọng nghiên cứu về hình danh, đặc biệt là "thuật". Trong "Thiên 43, Định pháp", Hàn Phi viết: ""Thân Bất Hại thuyết về thuật trị dân, còn Công Tôn Ưởng nói về "pháp""". Cũng trong thiên này, Hàn Phi viết: "Nước Hàn là một biệt quốc của nước Tấn.Pháp luật xưa của Tấn chưa dứt mà pháp luật mới của nước Hàn đã sinh ra, lệnh của tiên quân chưa thu về mà lệnh của hậu quân đã ban ra. Thân Bất Hại không trị chuyên pháp luật, không nhất tôn hiến lệnh... Cho nên nước Hàn nhờ vào sức mạnh của trăm xe, trong bảy mươi năm mà không đến ba bậc vương. Nếu dùng thuật ở trên thì pháp luật không lo sợ sự trợ giúp hay sai khiến của các quan vậy". | 1 | null |
Quần đảo Rendezvous là một nhóm đảo thuộc quần đảo Discovery, tỉnh bang British Columbia, Canada. Tọa lạc giữa đảo Vancouver và bờ biển đất liên thuộc Canada, nằm trong vùng nước giữa eo biển Georgia và eo biển Johnstone.
Quần đảo Rendezvous nằm trong Calm channel, về phía đông và phía bắc là đảo Read. Đảo Maurelle nằm về phía tây, và đảo Raza ở phía đông bắc, Sutil Channel và đảo Cortes nằm ở phía nam. | 1 | null |
Vườn quốc gia Noel Kempff Mercado là một vườn quốc gia ở phía Đông bắc ở vùng Santa Cruz, tỉnh José Miguel de Velasco, Bolivia, gần biên giới với Brasil.
Mô tả.
Vườn quốc gia Noel Kempff Mercado có diện tích 750.000 ha, phần lớn bao gồm vùng núi Serrania de Huanchaca. Vườn nằm ở Đông bắc Santa Cruz ở Bolivia, gần biên giới với Brazil ngăn cách bởi sông Rio de Itenez. Nó nằm trong một khu vực chuyển tiếp giữa rừng mưa nhiệt đới Amazon và rừng khô cùng xavan Cerrado. Vườn quốc gia được tạo thành từ 5 môi trường sống khác nhau, bao gồm rừng thường xanh vùng cao, rừng rụng lá, xavan Cerrado vùng cao, xavan vùng đất ngập nước, và rừng vùng đất ngập nước. Nhìn chung, khu vực này có một mùa khô rõ rệt trong mùa đông và lượng mưa trung bình hàng năm là 1.500 mm.
Lịch sử.
Năm 1908, Percy Fawcett là người đầu tiên khám phá vùng đất mà hiện nay là vườn quốc gia. Mãi cho đến gần 70 năm sau đó, khu vực này mới được khám phá lại. Trong những năm 1970, các nhà địa chất đã đến khu vực khảo sát sự hình thành đá tiền Cambri ở Bolivia. Cuộc thám hiểm này đã thu hút sự chú ý của Noel Kempff Mercado, một nhà sinh học. Mercado công nhận tầm quan trọng toàn cầu của khu vực, đủ để đưa ra một chiến dịch để bảo vệ nó. Thật không may, Mercado đã bị sát hại bởi những kẻ buôn ma túy và không bao giờ nhìn thấy giấc mơ của mình trở thành hiện thực. Nhiều đồng bào của ông đã đáp lại. Chính phủ thành lập khu bảo tồn vườn quốc gia và đặt tên nó để tưởng nhớ công lao của ông. Nó được thành lập vào năm 1988 với diện tích 750.000 ha.
Tự nhiên.
Khí hậu.
Khí hậu có sự rõ rệt theo mùa với lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.400-1.500mm. Ở đây có một mùa khô khi lượng mưa giảm, bắt đầu từ tháng 9 và kéo dài khoảng 4-6 tháng. Lượng mưa chủ yếu vào mùa hè phương nam, có nguồn gốc từ hoạt động đối lưu trên bồn địa Amazon và sự mở rộng về phía nam của ITCZ (Đới hội tụ liên nhiệt đới). Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25-26 °C nhưng vào mùa khô có thể giảm xuống 10 °C trong vài ngày khi khối không khí Patagonia rất lạnh và khô (surazos) thổi đến đây. Kể từ giữa thế Holocen, đã có sự kế tục thảm thực vật không ngừng từ xavan chuyển thành rừng bán rụng lá và thành rừng mưa thường xanh tại đây, do lượng mưa hàng năm tăng lên và mùa khô ngắn hơn. Sự mở rộng này của rừng mưa diễn ra trong ba thiên niên kỷ gần đây.
Địa hình.
Vùng cao nguyên Huanchaca trong vườn quốc gia có độ cao từ 600–900 m so với mực nước biển, bao gồm sa thạch tiền Cambri và đá thạch anh của vùng khiên địa chất Brazil. Có những mảng rừng thường xanh trên các lớp đất dày và giàu dinh dưỡng trong cao nguyên , trong khi các loại sa thạch bị phong hóa mạnh với một lớp đất mỏng duy trì vùng xavan thưa thớt cây. Vùng đồng bằng miền đất thấp liền kề ở phía Tây được bao phủ bởi các trầm tích phù sa đại Tân sinh và chủ yếu là các khu rừng mưa ẩm ướt chuyển tiếp thành các khu rừng khô ở ranh giới phía nam của vườn quốc gia.
Động thực vật.
Người ta ước tính rằng vườn quốc gia này là nơi sinh sống của khoảng 4.000 loài thực vật có mạch, trong đó có các loài dứa, lạc tiên, chuối pháo, cau-dừa, và ráy. Ngoài ra còn có khu rừng quan trọng như "Mara" (gỗ gụ). Khu vực này bao gồm năm hệ sinh thái quan trọng, từ rừng mưa nhiệt đới Amazon, rừng dọc theo sông, rừng nhiệt đới bán rụng lá, xavan ngập nước và rừng khô Cerrado. Sự đa dạng giữa các loài thực vật có mạch trong vườn quốc gia Noel Kempff Mercado rất đáng chú ý. Cho đến nay, 2.705 loài thực vật đã được nhận dạng. 1500 loài trong số đó trong rừng ẩm ướt, 800 trong vùng rừng khô Cerrado, 700 trong rừng khô, 500 trong vùng đất ngập nước hoang mạc, và 500 trong môi trường nước bị xáo trộn và mỏm đá. Ngoài những loài đã được nhận dạng, vẫn còn 6.000 loài đang được đánh giá (RAP 1998). Họ đa dạng nhất trong số tất cả các đơn vị phân loại có trong vườn quốc gia này là Leguminosae. Họ này có mặt trong tất cả các hệ sinh thái và trong hầu như tất cả các dạng sống, ngoại trừ dạng biểu sinh. Một số họ phát triển mạnh trong tất cả các môi trường sống như Rubiaceae, Melastomataceae, Bignoniaceae và Apocynaceae. Các loài khác phát triển tốt hơn trong môi trường sống cụ thể như rừng khô Cerrado (Gramineae, Cyperaceae, Labiatae, và Compositae) hoặc trong vùng đất ngập nước hoang mạc (Lythraceae, Stercurliaceae, Onagraceae, Eriocaulaceae, và Xyridaceae). Hầu hết các loài đa dạng nhất ở các cánh rừng thường xanh (RAP 1998). Một nghiên cứu trên lõi phấn hoa đã chỉ ra rằng mặc dù các khu rừng thường xanh được tìm thấy trong vườn quốc gia Noel Kempff Mercado nhưng không luôn tồn tại trong hình thức đó. Dữ liệu thu thập từ mẫu lõi phấn hoa đã chỉ ra rằng những thứ mà hiện nay là rừng bán rụng lá/rừng thường xanh thì xưa kia đã từng là xavan/rừng bán rụng lá. Lý do cho sự thay đổi này là vào giữa thế Holocen có sự tăng dần về lượng mưa trung bình hàng năm và sự giảm xuống của độ dài và mức độ khắc nghiệt của mùa khô.
Vườn quốc gia này cũng là nhà của hơn 130 loài động vật có vú (rái cá, cá heo sông Amazon, heo vòi, khỉ nhện, khỉ rú, tê tê khổng lồ, thú ăn kiến khổng lồ và các loài có nguy cơ tuyệt chủng, báo đốm Mỹ. Ngoài ra là 620 loài chim (9 loài vẹt đuôi dài) và hơn 70 loài bò sát, trong đó có cá sấu Caiman đen ("Melanosuchus niger").
Ở đây là một trong những nơi đa dạng nhất về loài bò sát và lưỡng cư với một nửa số loài của vùng rừng nhiệt đới Amazon bao gồm: Anaconda xanh, Anaconda vàng, cá sấu Caiman trắng, cá sấu Caiman đen, rùa sông đốm vàng, rùa sông Nam Mỹ, Rùa chân đỏ và rùa khổng lồ Brazil
Thác nước.
Những vách đá của cao nguyên Huanchaca có độ cao lên đến cao 300 m và tại nhiều điểm đã hình thành các thác nước. Nổi bật nhất là thác Arcoiris cao 88 m, thác Frederico Ahlfeld cao từ 25–45 m, thác El Encanto cao gần 80 m và nhiều thác nước khác.
Bảo tồn.
Vườn quốc gia có tầm quan trọng toàn cầu, được UNESCO công nhận là một di sản thế giới vào năm 2000. Với thảm thực vật "nguyên sơ", ít chịu tác động của con người (chỉ có một ít tác động nhỏ từ việc khai thác gỗ trong những năm 1980), hệ sinh thái của cao nguyên Huanchaca, vùng núi Cerrado, thảo nguyên và vùng nhiệt đới. cùng với đó là hàng loạt các loài động vật quý hiếm và cực kỳ nguy cấp tạo cho nơi đây trở thành vùng thiên nhiên vô giá. | 1 | null |
Đảo Raza là một đảo thuộc tỉnh bang British Columbia, Canada. Đảo là một phần của quần đảo Rendezvous, trong Calm Channel cho nền được xem là một phần của quần đảo Discovery. Tọa lạc giữa đảo Vancouver và bờ biển đất liền Canada, giữa eo biển Georgia và eo biển Johnstone. | 1 | null |
Đảo Tây Redonda là một hòn đảo thuộc tỉnh bang British Columbia, Canada. Đảo là một phần của quần đảo Discovery, nằm giữa đảo Vancouver và bờ biển thuộc đất liền Canada, tọa lạc trong khoảng nước giữa hai eo biển Georgia và eo biển Johnstone.
Đảo Tây Redonda nằm ở phía tây của đảo Đông Redonda, tây bắc của đảo Cortes, phía đông nam của đảo Raza, và phía nam của phần đất liền giữa vịnh Toba và vịnh Bute.
Đảo Tây Redonda tách biệt với Đông Redonda qua Waddington Channel, tách khỏi đảo Cortes thông qua Lewis Channel, tách khỏi đảo Raza thông qua Deer Passage và tách biệt khỏi đất liền qua Pryce Channel, eo biển Desolation nằm ngay phía nam đảo Tây Redonda. | 1 | null |
Đảo Đông Redonda là một hòn đảo thuộc tỉnh bang British Columbia, Canada. Đảo là một phần của quần đảo Discovery. Đảo nằm phía Bắc Công viên Hải dương eo biển Desolation, nằm ở ngoài khơi phía bắc của bán đảo Malaspina ở cửa Toba Inlet.
Đảo Đông Redonda tách ra khỏi đảo Tây Redonda thông qua Waddington Channel, Phía đông của hòn đảo tách ra từ đất liền qua Homfray Channel, ở cuối phía bắc của đảo là Pryce Channel.
Nửa phía đông của đảo là "khu bảo tồn sinh thái Đông Redonda", một khu bảo tồn rừng với diện tích 6,212 ha (15.350 mẫu Anh).
Điểm cao nhất trên đảo Đông Redonda là núi Addenbroke với 1.591 mét (5.220 feet). (50 ° 14 'N, 124 ° 41' W).
Cả hai đảo Đông Redonda và đảo Tây Redonda được tìm thấy vào năm 1792 bởi nhà thám hiểm Tây Ban Nha Galiano và Valdés và được đặt tên là Isla Redonda, có nghĩa là "vòng". | 1 | null |
Thất bại là trạng thái không đáp ứng được mục tiêu được mong muốn hoặc dự định, hay khi ta làm một việc gì đó nhưng công việc không đạt được kết quả như ta mong muốn, và có thể được xem là trái ngược với "ý muốn". Các thất bại thường để lại các hậu quả không mong muốn, có thể gây thiệt hại về vật chất và tinh thần từ nhỏ đến lớn. Tuy nhiên, thất bại được ví như là "mẹ" của thành công, là cơ sở dẫn ta đến với thành công và được xem là một trong những bước tiền đề thường thấy cho thành công.
Các loại.
Thất bại có thể được cảm nhận một cách khác biệt phụ thuộc quan điểm của sự đánh giá. Một người chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng của một hoạt động có thể coi nó là một thất bại về kết quả nếu các vấn đề cốt lõi đã không được giải quyết hoặc một nhu cầu cốt lõi không được đáp ứng. Một thất bại cũng có thể là một quá trình theo đó mặc dù các hoạt động cốt lõi thành công, một người vẫn có thể cảm thấy không hài lòng nếu các tiến trình cơ bản được cho là thấp hơn các tiêu chuẩn mong đợi. | 1 | null |
Đảo Cortes là một hòn đảo thuộc quần đảo Discovery, British Columbia, Canada Tọa lạc cuối phía Bắc của vịnh Georgia, nằm giữa đảo Vancouver và phần đất liền của tỉnh bang British Columbia.
Đảo Cortes thuộc quận Sayward Land, đảo dài 25 km (15,5 dặm), rộng 13 km (8,1 dặm), và tổng diện tích 130 km2 (50 sq mi), với dân số 1.042 cư dân (điều tra dân số năm 2006).
Hòn đảo này được đặt tên vào năm 1792 trong cuộc thám hiểm của Galiano và Valdés, có lẽ được đặt tên theo Hernán Cortés.
Đảo Cortes tiếp cận với đất liền bằng máy bay và phàư: bằng máy bay qua sân bay Đảo Cortes (Hansen sân bay) ở phía nam hoặc bằng thủy phi cơ ở cảng; bằng phà từ đảo Quadra, đến từ sông Campbell trên đảo Vancouver. | 1 | null |
Handley Page Victor là một loại máy bay ném bom phản lực của Anh, do hãng Handley Page Aircraft Company chế tạo trong Chiến tranh Lạnh.
Liên kết ngoài.
[[Thể loại:Máy bay Handley Page|Victor]]
[[Thể loại:Máy bay ném bom Anh 1950–1959]]
[[Thể loại:Máy bay vận tải quân sự Anh 1950–1959]]
[[Thể loại:Máy bay trong Chiến tranh Vùng Vịnh]]
[[Thể loại:Tiếp nhiên liệu trên không]]
[[Thể loại:Máy bay chiến đấu]]
[[Thể loại:Máy bay quân sự]]
[[Thể loại:Máy bay ném bom]]
[[Thể loại:Máy bay ném bom chiến lược]]
[[Thể loại:Máy bay vận tải]]
[[Thể loại:Máy bay bốn động cơ phản lực]]
[[Thể loại:Máy bay cánh giữa]] | 1 | null |
Quần đảo Twin, trước đây gọi là quần đảo Ulloa, là hai hòn đảo nhỏ nằm ở phía đông nam của đảo Cortes, giữa bờ biển phía đông của đảo Vancouver và bờ biển của British Columbia, Canada và là một phần của quần đảo Discovery. Đảo phía nam có đường kính khoảng 1,5 km (0,9 dặm) và được tách ra từ các hòn đảo phía bắc thông qua một eo biển nhỏ chỉ rộng khoảng 60 mét (197 ft). Đảo phía bắc có ít đá và có nhiều rừng hơn hòn đảo phía nam.
Maximilian, Bá tước Baden của Baden-Baden, Đức đã mua quần đảo Twin trong những năm cuối thập niên 1950 được dùng như là một nơi nghĩ hè của gia đình.
Ngày 13 tháng 8 năm 1994, Nữ vương Elizabeth II đã dành một vài ngày trên nghĩ hè tại quần đảo Twin, trong khi Philip, Vương tế Anh đã đến thăm Yellowknife, Lãnh thổ phía Bắc, Iqaluit và Rankin Inlet, Nunavut. | 1 | null |
Ở hai đầu nỗi nhớ là một bài thơ của nhà báo Trần Đình Chính, được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc. Đây là bài thơ đã đạt kỷ lục trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ với giá bản quyền cao nhất hiện nay ở Việt Nam.
Bài thơ.
Bài thơ "Ở hai đầu nỗi nhớ" được nhà báo Trần Đình Chính sáng tác vào mùa hè năm 1980, chỉ sau 8 phút. Bài thơ là mối tình đầu của ông với một cô sinh viên văn khoa Sài Gòn đi cùng đoàn của Sở Thương nghiệp sang Campuchia xây dựng mạng lưới bán hàng.
Năm 1984, bài thơ lần đầu được đăng trên báo Nhân dân.
Tác giả.
Nhà báo, nhà thơ Trần Đình Chính sinh năm 1955, bút danh Trần Hoài Thu. Ông là bộ đội thông tin trong Chiến tranh Việt-Mỹ, chiến đấu ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Sau chiến tranh, ông theo học và tốt nghiệp khoa ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau đó ông làm phóng viên của Báo Nhân dân. Ông ở Hà Nội và đã hai lần lập gia đình. Ông có hai con với người vợ trước (con gái lớn đã lập gia đình, con trai đang học đại học) và một con gái 8 tuổi với người vợ sau.
Trần Đình Chính đã có 40 năm làm phóng viên cho Báo Nhân dân. Năm 2009, ông phát bệnh thận và bệnh tiểu đường biến chứng khiến đôi mắt gần như không nhìn thấy gì.
Do thiếu tiền chữa bệnh, phải chạy thận thường xuyên nên ông buộc lòng phải đem bài thơ "Ở hai đầu nỗi nhớ " ra bán bản quyền, lấy tiền chữa bệnh. Khi biết được thông tin về trường hợp của tác giả Trần Đình Chính, ông Nguyễn Xuân Hàn, một doanh nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh đã đồng ý mua bản quyền của bài thơ với giá 300 triệu đồng.
Nhà thơ Trần Đình Chính cũng được nhiều nhà hảo tâm giúp đỡ để chữa bệnh hiểm nghèo. Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đã chuyển toàn bộ số tiền thu được trong 10 năm của bài thơ cho ông(Dù ông chưa ký hợp đồng ủy thác quyền cho VCPMC, nhưng bài thơ này đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc và nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã là thành viên của VCPMC).
Vì bệnh nặng nên ông đã qua đời ngày 9 tháng 5 năm 2014.
Phổ nhạc.
Năm 1987, bài thơ đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc và trở thành bài thơ, bài hát được nhiều người yêu thích. Có nhiều ca sĩ đã hát tác phẩm này, nhưng ca sĩ Bảo Yến được cho là người thể hiện thành công nhất.
Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu nhận xét rằng: ""Điểm đặc biệt của "Ở hai đầu nỗi nhớ" là càng trải qua thời gian càng có thêm nhiều người yêu mến. Trong sự nghiệp sáng tác âm nhạc của mình, "Ở hai đầu nỗi nhớ" là bài thơ, bài hát mà tôi yêu thích nhất."".
Cảm nhận.
Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã đánh giá: "Bài thơ "Ở hai đầu nỗi nhớ" thật sự là một tác phẩm thơ xuất sắc và được nhớ. Bài thơ đã đạt đến đỉnh cao của "nghệ thuật sử dụng ngôn từ"." Không ồn ào, không nỉ non, những từ ngữ trong sáng, mượt mà đẹp như những áng thơ, bản thân nó đã toát lên vẻ thanh khiết của một mối tình". Bài thơ là tiếng nói đầy ắp yêu thương của tình yêu và nỗi nhớ. Cái dạt dào tình thương đã vượt lên trên tất cả là niềm tin, niềm hy vọng ở một tình yêu được hội tụ bởi tinh hoa của trời và đất, của con người với con người...
Nhà báo Thép Mới từng viết: """Đời mỗi người làm văn, làm thơ, làm báo cũng chỉ cần một tác phẩm như "Ở hai đầu nỗi nhớ" là đủ"."".
Nhà thơ Nguyễn Đỗ Bảo Trân (Bay Capital Danang) cảm khái: "Nỗi nhớ như một sợi dây mà hai đầu là hai đối tượng yêu nhau quyết liệt, không thể buông rời."
Kỷ lục trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Ngày 13 tháng 01 năm 2013, bản quyền bài thơ "Ở hai đầu nỗi nhớ" chính thức được bán với giá 300 triệu đồng (nộp thuế 30 triệu) cho ông Nguyễn Xuân Hàn, trước sự chứng kiến của Trung tâm quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam. Với giá trị bản quyền 300 triệu đồng, bài thơ "Ở hai đầu nỗi nhớ" đã vượt giá trị thương mại so với bài thơ từng được bán bản quyền trước đó là bài Màu tím hoa sim của Hữu Loan vào năm 2004.
Ngày 25 tháng 04 năm 2013, tổ chức Kỷ lục Việt Nam cùng Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học, Công nghệ và Cục Bản quyền tác giả - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chọn bài thơ "Ở hai đầu nỗi nhớ" là một trong 10 kỷ lục Việt Nam thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ lần thứ 2 năm 2013. Đây là kỷ lục nhằm tôn vinh những giá trị của Sở hữu trí tuệ do các tổ chức, cá nhân Việt Nam tạo ra. | 1 | null |
Đảo Hernando là một hòn đảo thuộc quần đảo Discovery, nằm gần sông Powell, British Columbia, Canada. Cùng với các đảo Cortes gần đó, nó có lẽ đã được đặt tên vào năm 1792 bởi hai nhà thám hiểm Tây Ban Nha Valdés và Galiano, đặt theo tên của Hernán Cortés.
Đảo được sở hữu bởi một số chủ đất, năm 1960 toàn đảo có giá trị 55.000 USD. | 1 | null |
Đảo Savary là một hòn đảo thuộc British Columbia, Canada. Nằm ở phần phía bắc của eo biển Georgia, nó cách 144 km (89 dặm) về phía tây bắc của Vancouver. Đảo rộng khoảng 0,8-1,5 km và dài 7,5 km (4,7 dặm). Toàn đảo có khoảng 100 dân cư sinh sống, mùa hè dân số trên đảo đôi khi vượt quá 2.000 người. | 1 | null |
Quách Tuấn Du (tên thật: Trần Trung Du) sinh ngày 13 tháng 10 năm 1981 tại An Giang. Anh được biết đến với vai trò là ca sĩ đồng thời anh cũng tham gia vào lĩnh vực điện ảnh với vai trò là diễn viên. Anh cũng được Ngọc Sơn nhận làm con nuôi.
Thân thế & sự nghiệp.
Quách Tuấn Du sinh tại An Giang, đến năm 16 tuổi anh lên Thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp. Năm 2001, nhận Hoàng Dũng làm thầy và cùng Tô Huân Vũ và Phong Đạt lập ra nhóm D&D.
Sau khi nhóm D&D tan rã, Quách Tuấn Du trở thành ca sĩ solo, tuy không ưa thích tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng anh lại được biết nhiều tại các tỉnh miền tây. Tháng 11 năm 2007, anh gặp tai nạn và tạm ngừng biểu diễn một thời gian. Tháng 09 năm 2008, Quách Tuấn Du trở lại với album Vol 6 mang tên "Mất Trắng". Tháng 5 năm 2009 Quách Tuấn Du đã thực hiện liveshow đầu tiên với tên tên gọi "Siêu nhân hát". | 1 | null |
Quần đảo Thái Bình Dương (Pacific Islands) bao gồm 20.000 đến 30.000 hòn đảo ở Thái Bình Dương. Các hòn đảo cũng đôi khi được gọi chung là Châu Đại Dương, mặc dù châu Đại Dương đôi khi trong định nghĩa cũng bao gồm cả Úc và quần đảo Mã Lai.
Quần đảo Thái Bình Dương, tọa lạc ở phía Nam của chí tuyến, theo truyền thống được chia thành 3 khu vực: Melanesia, Micronesia và Polynesia:
Đảo trong vùng được chia thành hai nhóm đảo, nhóm đảo cao và nhóm đảo thấp. Núi lửa tạo ra các hòn đảo cao, có nhiều cư dân tập trung với các mãnh đất nông nghiệp màu mở hơn. Các hòn đảo thấp thường là các rạng san hô hay đảo san hô, có diện tích tương đối nhỏ và ít cư dân hay không có người định cư. Ngoài ra còn có nhiều đảo trong Thái Bình Dương không được xem là thuộc Châu Đại Dương. Những hòn đảo này bao gồm: quần đảo Galápagos của Ecuador, quần đảo Aleutian ở Alaska, Hoa Kỳ, các đảo của quần đảo Kuril và Sakhalin của Nga, Đài Loan và các đảo khác của nước Trung Hoa Dân quốc, Philippines, các đảo trong Biển Đông, bao gồm các Quần đảo tranh chấp ở Biển Đông, hầu hết các hòn đảo của Indonesia, và quốc đảo Nhật Bản, trong đó bao gồm quần đảo Nhật Bản.
Danh sách các đảo ở Thái Bình Dương.
Đây là danh sách các đảo, quần đảo chủ yếu thuộc Thái Bình Dương. Gồm cả các đảo lớn, nhỏ, hình thức chính trị, các đảo có người ở và không có người định cư. | 1 | null |
Tiết Cử (, ? - 618) là hoàng đế của nước Tần thời Tùy mạt Đường sơ. Ông nổi dậy chống lại sự cai trị của triều Tùy vào năm 617 và nhanh chóng giành quyền kiểm soát khu vực đông bộ Cam Túc ngày nay. Tuy nhiên, ông đã không thể tiến quân đến kinh thành Trường An của triều Đường, và lâm bệnh qua đời vào năm 618. Hoàng tử Tiết Nhân Cảo lên ngôi kế vị, song sau đó đã chiến bại dưới tay tướng Đường Lý Thế Dân, nước Tần cũng diệt vong.
Cuộc sống ban đầu.
Gia tộc của Tiết Cử có nguồn gốc ở quận Hà Đông (河東, nay gần tương ứng với Vận Thành, Sơn Tây), song đến đời cha ông là Tiết Uông (薛汪) thì gia đình di cư đến Kim Thành (金城, nay thuộc Lan Châu, Cam Túc). Tiết Cử được mô tả là người vũ dũng hào phóng, và do gia đình có nhiều của cải nên ông đã tập hợp được nhiều nhân sĩ hào kiệt tại địa phương, sau đảm nhiệm chức hiệu úy tại Kim Thành.
Năm 617, do triều đình suy lạc, nhiều cuộc nổi dậy đã nổ ra tại khu vực nay là đông bộ Cam Túc, dân đói và đạo tặc ở Kim Thành cũng khởi sự. Kim Thành (huyện) lệnh Hác Viện (郝瑗) thụ mệnh mộ binh trấn áp các cuộc nổi dậy, vì thế đã chiêu mộ vài nghìn lính và giao cho Tiết Cử chỉ huy.
Xưng vương.
Vào mùa hè năm 617, sau khi Hác Viện phát khôi giáp và vũ khí cho binh sĩ và thiết tiệc binh sĩ trước khi xuất quân, Tiết Cử cùng trưởng tử Tiết Nhân Cảo và 13 dũng sĩ khác đã bắt Hác Viện và tuyên bố nổi dậy chống lại triều đình.
Tiết Cử bắt giữ các quan lại địa phương và mở kho cứu tế cho những người dân gặp phải tai họa, vì thế được người dân ủng hộ. Tiết Cử tự xưng là "Tây Tần Bá Vương", đặt niên hiệu là "Tần Hưng". Tiết Cử phong Tiết Nhân Cảo làm Tề công và phong cho một nhi tử là Tiết Nhân Việt (薛仁越) tước hiệu Tấn công. Ông cũng đặt các đội quân nổi dậy khác dưới quyền chỉ huy của mình khi cướp phá các trại gia súc của triều đình. Một trong các thủ lĩnh nổi dậy là Tông La Hầu (宗羅睺) đã trở thành một trọng tướng của Tiết Cử, và được Tiết Cử phong tước Nghĩa Hưng công. Ngay sau đó, phần lớn các lãnh thổ nay thuộc đông bộ Cam Túc đã quy phục Tiết Cử. Tiết Cử thăng tước vương cho Tiết Nhân Cảo, Tiết Nhân Việt và Tôn La Hầu.
Làm hoàng đế.
Vào mùa thu năm 617, Tiết Cử xưng là Tần Đế. Ông phong chính thất Cúc thị làm hoàng hậu, và phong Tiết Nhân Cảo làm hoàng thái tử. Sau đó, Tiết Nhân Cảo công chiếm Thiên Thủy, nước Tần rời đô đến đó. Tiết Nhân Cảo tuy dũng mãnh song thường quá tàn bạo với những người bị bắt, vì thế Tiết Cử thường cảnh báo nhi tử: "Con trí lược tung hoành, làm giúp gia sự cho ta, song lại nghiêm ngặt và tàn ác, vô ơn với người, rốt cuộc sẽ làm nghiêng đổ tông xã của ta." Tuy nhiên, theo mô tả trong sử sách thì bản thân Tiết Cử cũng tàn bạo, thường giết hại các binh sĩ bị bắt, cũng như thường cắt lưỡi và mũi của họ, và do đó không có được nhiều người ủng hộ như kỳ vọng.
Khi Tiết Cử phái Tiết Nhân Việt suất quân nam chinh để đoạt lấy đất Thục, Tiết Nhân Việt đã bị Tiêu Vũ (蕭瑀)- thái thú của quận Hà Trì (河池, nay thuộc Bảo Kê, Thiểm Tây)- chặn lại và không thể tiếp tục tiến quân. Tiết Cử cũng phái bộ tướng Thường Trọng Hưng (常仲興) suất quân tiến đánh Lý Quỹ ở bờ tây Hoàng Hà (tây bộ Cam Túc ngày nay). Tuy nhiên, bộ tướng của Lý Quỹ là Lý Uân (李贇) đã đánh bại Thường Trọng Ung, bắt được toàn bộ đội quân Tần này, song sau đó Lý Quỹ đã phóng thích các tù binh này về cho Tiết Cử.
Khoảng tết năm 618, Tiết Cử phái Tiết Nhân Cảo suất quân tiến công quận Phù Phong (扶風, nay cũng thuộc Bảo Kê), song quân Tần đã bị quân nổi dậy của Lý Hoằng Chi (李弘芝) và Đường Bật (唐弼) ngăn cản. Tiết Cử phái sứ giả đến thuyết phục Đường Bật quy hàng, Đường Bật đã giết chết Lý Hoằng Chi và sau đó hàng phục Tần. Tuy nhiên, sau đó Tiết Nhân Cảo đã tấn công Đường Bật và đoạt lấy binh sĩ của Đường Bật. Quân Tần tiếp tục tiến về Phù Phong, dự tính sẽ tiếp tục công chiếm kinh thành Trường An của Tùy (đang do tướng Lý Uyên kiểm soát). Lý Uyên phái nhi tử là Lý Thế Dân suất quân tiến công Tiết Nhân Cảo, Tiết Nhân Cảo đại bại. Do lo sợ, Tiết Cử đã nói với quần thần: "Từ cổ đến nay, có chuyện Thiên tử hàng không?". Ngụy Hoàng môn thị lang Trữ Lượng (褚亮) đã nêu ra các trường hợp Triệu Đà, Lưu Thiện và Tiêu Tông. Tuy nhiên, vệ úy khanh Hác Viện (nay phụng sự Tiết Cử) nhanh chóng tiến lên nói:
Tiết Cử nhận thấy sai lầm khi hỏi vậy nên đã hậu thưởng Hác Viện và cho Hác Viện làm mưu chủ. Sau đó, khi Lý Uyên phái các bộ tướng là Khương Mô (姜謨), Đậu Quỹ (竇軌), và Lưu Thế Nhượng (劉世讓) suất quân tiến công Tiết Cử, họ đã bị Tiết Cử đánh bại, Lưu Thế Nhượng bị bắt giữ. Sau đó, theo đề xuất của Hác Viện, Tiết Cử liên kết tay ba với Đông Đột Quyết và Lương Đế Lương Sư Đô (một thủ lĩnh nổi dậy khác), mục đích là để công chiếm Trường An. Tuy nhiên, bộ tướng của Lý Uyên là Trương Trường Tốn (張長遜) sau đó đã cảnh báo tướng Đột Quyết là A Sử Na Đốt Bật, A Sử Na Đốt Bật vì thế đã lựa chọn thất hứa và không trợ giúp cho cả Tần và Lương.
Vào mùa hè năm 618, Tiết Cử suất quân tiến công Kính châu (涇州, nay gần tương ứng với Bình Lương, Cam Túc) của Đường, Đường Cao Tổ Lý Uyên đã phái Lý Thế Dân đi kháng cự Tiết Cử. Lý Thế Dân bố trí phòng thủ và từ chối giao chiến với Tiết Cử để khiến quân của Tiết Cử mệt mỏi, song Lý Thế Dân lúc này lại mắc bệnh nên đã để cho Lưu Văn Tĩnh (劉文靜) và Ân Khai Sơn (殷開山) thống soái tướng sĩ, dặn họ không giao chiến với Tiết Cử. Tuy nhiên, hai người này đã không xem trọng Tiết Cử, và Tiết Cử đã cho phục kích quân Đường tại Thiển Thủy nguyên (淺水原, nay thuộc Hàm Dương, Thiểm Tây), quân Đường thua trận và có đến 50%-60% binh sĩ thương vong. Lý Thế Dân đã buộc phải triệt thoái về Trường An, Lưu Văn Tĩnh và Ân Khai Sơn bị bãi chức. Hác Viện đã đề xuất Tiết Cử nên tiến công Trường An ngay lập tức, Tiết Cử đồng ý song ngay sau đó lại lâm bệnh và qua đời. Tiết Nhân Cảo kế vị cha làm hoàng đế, truy thụy cho cha là Vũ (武), song đã đầu hàng Lý Thế Dân ba tháng sau đó, thậm chí trước cả khi làm lễ an táng Tiết Cử. | 1 | null |
My Best Gay Friends (tên tiếng Việt: Bộ ba đĩ thõa) là hài kịch tình huống đồng tính đầu tiên ở Việt Nam do Huỳnh Nguyễn Đăng Khoa cùng nhiều người khác thực hiện, được đăng tải trên YouTube từ năm 2012. Mặc dù với kinh phí thấp, chuỗi hài kịch này thu hút hàng triệu lượt xem mỗi tập. Bộ phim kể về cuộc sống của ba người bạn trẻ đồng tính sống chung tại một căn hộ ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Đăng Khoa, một người đồng tính, là sinh viên Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh và cũng là một diễn viên chính trong phim. Kịch còn có sự xuất hiện của Cindy Thái Tài.
Mặc dù thu hút được sự chú ý của nhiều người, Đăng Khoa cho biết chưa có kế hoạch phát sóng trên truyền hình.
Sản xuất.
Theo Huỳnh Nguyễn Đăng Khoa, anh lấy cảm hứng cho bộ phim sau khi nghe Trần Nguyễn Kim Hân (vai Rje trong phim) kể về kinh nghiệm của mình sau khi công khai thiên hướng tình dục. Anh muốn đem lại một cái nhìn thực tế hơn về cuộc sống của người đồng tính ở Việt Nam, không giống như thường thấy trên truyền hình và phim ảnh tại Việt Nam. Anh cho biết "Mình và những diễn viên chính trong phim đều là những người đồng tính thật sự. Chúng mình góp nhặt những tình huống đã trải qua trong cuộc sống thường nhật để tạo nên tình tiết, kịch bản cho bộ phim này, với mong muốn mọi người có cái nhìn đúng đắn hơn về cuộc sống của người đồng tính. Họ cũng là con người bình thường, có gia đình, bạn bè, tình yêu, hy vọng mọi người sẽ nhìn những người đồng tính với ánh mắt thiện cảm và công bằng hơn." Đăng Khoa dự định thực hiện 15 tập cho bộ phim.
Hầu hết các diễn viên trong phim đều là bạn bè của Đăng Khoa, phần lớn là người đồng tính, song tính hay chuyển giới. Một số diễn viên không đồng tính cũng tham gia để ủng hộ.
Mỗi tập tốn khoảng 2-3 ngày để hoàn tất, dài khoảng 20 phút. Do hầu hết kinh phí đều do Đăng Khoa và bạn bè trả, mỗi tập tốn khoảng 1 triệu đồng. Đoàn quay thường quay tại chỗ, như tại công viên, bến xe, cho nên thường bị đuổi. Có khi đoàn quay cũng quay tại quán ăn của gia đình các diễn viên.
"My Best Gay Friends" được quay bằng camera DSLR Canon EOS 600D.
Tập thứ hai của bộ phim, dự định dài 15-20 tập dưới thể loại ca vũ nhạc, sẽ được bắt đầu quay vào tháng 10 năm 2013.. Do không đủ điều kiện Nên Khoa đã ngưng sản xuất. Tập 12 là tập cuối.
Diễn viên.
Hầu hết các diễn viên là bạn bè của đạo diễn và đã công khai thiên hướng tình dục của mình. Sau đây là các vai diễn chính trong phim:
Ngoài ra, bộ phim có sự tham gia của nhiều diễn viên khác:
Nội dung.
Câu chuyện xoay quanh ba bạn trẻ tình cờ sống chung trong một chung cư. Ba nhân vật có thân phận và tính cách khác nhau. Khoa là một sinh viên bị gia đình bắt học cách sống tự lập, anh đã tìm đến thuê chung nhà với Rje (Hân), một chàng trai làm nghề bán bún ngoài chợ. Người thứ ba thuê chung nhà là Nhật, một người có quá khứ bí ẩn.
Các tình huống trong phim liên quan đến cuộc sống của những người trẻ tuổi đang sống tự lập, những việc thường nhật ở trường, tại công việc, hay trong chuyện tình cảm, nhưng lại liên quan đến các nhân vật đồng tính, song tính hay hoán tính. Khoa thì luôn lận đận trong tình yêu, luôn thiếu tiền, nhưng lúc nào cũng có nhiều bạn tốt che chở. Nhiều tình huống xảy ra tại quán hàng bún của Rje, nơi có anh chàng Tonỳ giao hàng hay chọc ghẹo. Riêng Nhật thì phải đối diện quá khứ của mình.
Tập 9 của bộ phim, dự kiến dài 15 tập, đề cập đến đề tài hôn nhân đồng giới. Khi đám cưới của hai nhân vật nữ bị nhà hàng hủy bỏ vì đã "vi phạm pháp luật", Cindy Thái Tài đã phản đối. Cuối cùng thì tiệc cưới được dời đến một nhà hàng khác, vẫn với sự hiện diện của bạn bè và gia đình của cô dâu chú rể.
Đón nhận.
Khi mới ra mắt, bộ phim đã gây một "cơn sốt" trên mạng, thu hút nhiều người xem và được chia sẻ trên Facebook. Phản ứng từ cộng đồng đồng tính, song tính, và chuyển giới ở Việt Nam hầu hết là tích cực, và nhiều người xin được tham gia. Đến nay, mỗi tập thu hút khoảng một triệu lượt xem, và tập mới nhất đã có hơn nửa triệu lượt xem. Được quay bằng một máy chụp hình DSLR, bộ phim đã gây ấn tượng với khán giả với hình ảnh chất lượng.
Bộ phim đã nhận nhiều sự ủng hộ từ khán giả trên mạng; có người bình luận trên YouTube: "Tôi cảm thấy rất thông cảm và khâm phục vì tình bạn và tình yêu mà họ dành cho nhau. Tôi nghĩ rằng cuộc sống của họ còn tươi đẹp hơn những người thường." Bộ phim được ra mắt trong bối cảnh quan điểm xã hội Việt Nam đối với người đồng tính, song tính, và hoán tình ngày càng có thiện chí hơn, trong khi chính phủ Việt Nam đang cân nhắc việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, và bộ phim có thể góp phần thay đổi các quan điểm này. Đạo diễn cho biết anh ban đầu chỉ làm bộ phim cho người trong giới đồng tính xem, nhưng đến nay có nhiều ông bà, phụ huynh và cả gia đình cùng hâm mộ và mong đợi những tập mới. Các diễn viên chính cũng đã giành sự hâm mộ của khán giả.
Bộ phim được miêu tả là "lột tả một thế giới đồng tính vui nhộn, hài hước và lành mạnh". Tuy nhiên, với việc các diễn viên đều công khai thiên hướng tình dục của mình, nhiều khi họ cũng gặp phản đối. Sau khi thiên hướng tình dục của mình được công khai sau khi tham gia bộ phim, Ngô Xuân Nhật đã bị họ hàng và hàng xóm chửi mắng, nhưng anh cũng nhận sự ủng hộ từ mẹ anh.
Mặt dù bộ phim có nhiều người quan tâm, Đăng Khoa không có dự định đưa phim lên chiếu trên truyền hình vì bộ phim đề cập đến một đề tài "nhạy cảm". | 1 | null |
Đặng Tích (; 545-501 TCN) là một triết gia, nhà biện luận nổi tiếng thời cổ đại trong lịch sử Trung Quốc. Xuất thân từ trường phái Danh gia, ông là cố vấn pháp luật nổi danh ở nước Trịnh, đối thủ chính của Tử Sản. Theo "Lã thị Xuân Thu", ông "lấy trái làm phải, lấy phải làm trái, phải trái không chừng, đến nỗi việc được hay không mỗi ngày mỗi đổi". | 1 | null |
Lockheed P-3 Orion là một máy bay bốn động cơ cánh quạt chống ngầm và giám sát lãnh hải phát triển bởi Hải Quân Hoa Kỳ và được giới thiệu vào những năm 1960. Lockheed dựa trên khung của chiếc máy bay thương mai Lockheed L-188 Electra để phát triển nên Orion. Orion có thể được phân biệt một cách dễ dàng khỏi một chiếc Electra nhờ có chiếc đuôi giống như một mũi kim rất đặc thù có tên gọi "MAD Boom", được dùng để tìm dấu hiệu từ tính của tàu ngầm.
Qua nhiều năm, chiếc máy bay đã có rất nhiều điểm mới trong thiết kế, đáng chú ý nhất là các gói nâng cấp hệ thống điện tử. Chiếc P-3 Orion vẫn còn đang được dùng bởi khá nhiều lực lượng Hải Quân và Không Quân của các nước trên thế giới, chủ yếu có nhiệm vụ tuần tra lãnh hải, trinh sát, mặt trận chống hạm và chống ngầm. Có tổng cộng 734 chiếc P-3 đã được sản xuất và trong năm 2012, nó gia nhập đội ngũ máy bay quân sự bao gồm máy bay ném bom chiến lược Boeing B-52 Stratofortress, máy bay chở dầu và tiếp nhiên liệu trên không Boeing KC-135 Stratotanker và máy bay vận tải C-130 Hercules trong danh sách các máy bay đã phục vụ Quân đội Hoa Kỳ trong liên tiếp 50 năm. Các máy bay P-3 còn lại của Hải Quân Hoa Kỳ sẽ được sửa chữa và nâng cấp lên biến thể mới là P-8A Poseidon.
Phát triển.
Nguồn gốc.
Tháng 8 năm 1957, Hải Quân Hoa Kỳ đề nghị các máy bay chống ngầm cũ sử dụng động cơ piston là Lockheed P2V Neptune (sau đổi tên P-2) và Martin P5M Marlin (sau đổi tên P-5) được thay thế với một máy bay tiên tiến để tiến hành các cuộc tuần tra trên biển và mặt trận chống ngầm. Chuyển hóa từ một chiếc máy bay đã có sẵn được dự đoán sẽ tiết kiệm chi phí và cho phép chiếc máy bay mới được nhập ngũ một cách nhanh chóng. Lockheed đề nghị một phiên bản quân đội của chiếc máy bay L-188 Electra, mặc dù chính chiếc máy bay vẫn còn đang được phát triển và chưa được bay thử bao giờ. Tháng 4 năm 1958, Lockheed chiến thắng trong cuộc thi đấu và giành được một hợp đồng nghiên cứu và phát triển đầu tiên vào tháng 5.
Nguyên mẫu YP3V-1/YP-3A, mã số 148276 được cải tiến từ khung chiếc máy bay Electra thứ ba, mã 1003. Chuyến bay đầu tiên của nguyên mẫu khí động học, ban đầu có mã là YP3V-1, được thực hiện vào ngày 19 tháng 8 năm 1958. Trong khi dựa trên nguyên lý của chiếc Lockheed L-188 Electra, chiếc máy bay mới này có cấu trúc khá khác biệt so với vật mẫu của nó. Chiếc máy bay có phần đầu ngắn hơn 7 feet (2.1 m) ở phía trước hai cánh với một khoang chứa bom, phần mũi có mái che radar nhọn hơn, chiếc đuôi "mũi kim" đặc biệt có chức năng phát hiện tàu ngầm qua Thiết bị Dò từ tính Dị thường, ở cánh có giá treo vũ khí và các cải tiến kỹ thuật ở cả bên trong và bên ngoài khung máy bay. Orion có bốn động cơ cánh quạt Allison T56, cho phép chiếc máy bay có vận tốc tối đa 411 hải lý (761 km/h; 473 mph), giúp nó có thể được so sánh với các tiêm kích cánh quạt nhanh nhất, hay thậm chí là các máy bay động cơ phản lực như là máy bay ném bom Fairchild Republic A-10 Thunderbolt II hay Lockheed S-3 Viking. Các máy bay tuần tra tương tự bao gồm chiếc Ilyushin II-38 của Xô Viết hay chiếc Breguet Atlantique của Pháp, trong khi người Anh biến thể máy bay phản lực de Havilland Comet thành Hawker Siddeley Nimrod.
Phiên bản sản xuất đầu tiên, số hiệu P3V-1, cất cánh vào ngày 15 tháng 4 năm 1961. Phi đội đầu tiên được chuyển đến Phi đoàn Tuần tra Số 8 "(Patrol Squadron Eight - VP-8) "và Phi đoàn Tuần tra Số 44 "(Patrol Squadron Forty Four - VP-44) "tại Sân bay Hải Quân Patuxent River, bang Maryland bắt đầu vào tháng 8 năm 1962. Ngày 18 tháng 11 năm 1962, Quân đội Hoa Kỳ cải tiến một hệ thống số hiệu thống nhất cho tất cả quân chủng, với chiếc máy bay được đổi tên thành P-3 Orion. Màu sơn được thay đổi từ những năm 1960 thành màu xanh trắng bóng, đến giữa 1960 thành trắng xám bóng, giữa 1990 có lớp sơn hoàn thiện màu xám tầm nhìn thấp với ký hiệu trên máy bay ít và nhỏ hơn. Đầu những năm 2000, màu sơn chuyển thành màu xám bóng với các ký hiệu màu có kích thước nguyên bản trên thân máy bay. Số hiệu máy bay được in cỡ lớn trên cánh đuôi những số hiệu phi đội trên thân máy bay vẫn bị bỏ qua.
Cải tiến tiếp theo.
Năm 1963, Cục Vũ khí Hải Quân "(U.S. Navy Bureau of Weapons - BuWeps) "ký một hợp đồng với Nhánh Hệ thống Quốc phòng Univac của công ty Sperry-Rand để thiết kế, chế tạo và thử nghiệm một chiếc máy tính để điều khiển đồng thời hàng loạt các cảm biến và các màn hình hiển thị mới được phát triển của chiếc P-3 Orion. Dự án A-NEW có mục tiêu thiết kế và, sau hàng loạt cuộc thử nghiệm, chế tạo thành công một nguyên mẫu có tên Hệ thống Máy tính CP-823/U, Univac 1830, mã A-1, A-NEW MOD3. Chiếc máy tính CP-823/U được giao cho Trung tâm Phát triển Không Quân Hải Quân "(Naval Air Development Center - NADC) "tại Johnsville, bang Pennsylvania năm 1965, dẫn trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của các thế hệ máy tính sau này được trang bị trên phiên bản P-3C Orion.
Ba chiếc máy bay Electra mất tích trong hàng loạt các vụ tai nạn thảm khốc từ giữa tháng 2 năm 1959 đến tháng 3 năm 1960. Sau vụ tai nạn hàng không thứ ba, Cơ quan Hàng không Liên bang Hoa Kỳ "(Federal Aviation Administration - FAA) "hạn chế tốc độ bay tối đa của Electra cho đến khi nguyên nhân dẫn đến tai nạn được làm rõ. Sau một cuộc điều tra diện rộng, hai trong số ba vụ tai nạn (từ tháng 11 năm 1959 đến tháng 3 năm 1960) được tìm thấy là do cơ gắn kết quá yếu, không thể chịu được luồn khí xoáy có thể ảnh hưởng đến các động cơ phía ngoài, các rung động mạnh tăng lên cho đến khi các cánh bị xé ra khỏi thân máy bay. Công ty ứng dụng một dự án sửa đổi đắt đỏ, đặt tên là Chương trình Thành tựu Lockheed Electra "(Lockheed Electra Achievement Program - LEAP) "bao gồm các cơ gắn kết và cấu trúc cánh hỗ trợ cho các cơ được gia cố, với một số chỗ trên cánh được thay thế bằng những vật liệu dày hơn. Tất cả những chiếc Electra còn sống sót trong số 145 chiếc được thi công được sửa đổi bằng chính kinh phí do Lockheed bỏ ra tại nhà máy, mỗi chiếc mất 20 ngày để sửa chữa và thay thế. Những thay đổi này sau đó được kết hợp vào những chiếc Electra được xây dựng sau này.
Những chuyển nhượng cho những chiếc Electra sau đó bị hạn chế vì lý do những sửa chữa không hoàn toàn xóa bỏ được danh tiếng bị "phá hoại", máy bay cánh quạt cũng nhanh chóng bị thay thế bởi những chiếc máy bay phản lực nhanh hơn. Trong vai trò quân đội khi mà việc tiết kiệm nhiên liệu quan trọng hơn tốc độ, chiếc Orion đã phục vụ hơn 50 năm sau khi được trình diễn vào năm 1962. Cho dù bị qua mặt bởi sự bền bỉ của chiếc Lockheed C-130 Hercules, 734 chiếc P-3 đã được sản xuất vào những năm 1990. Lockheed Martin mở một dây chuyền sản xuất cánh máy bay P-3 mới vào năm 2008 như là một phần của Chương trình Kéo dài Tuổi thọ "(Service Life Extension Program - ASLEP) "cho lúc giao hàng vào năm 2010. Một dự án ASLEP hoàn chỉnh thay thế các cánh ngoài, phần dưới của cánh trung tâm và cánh đuôi được nâng cấp bằng các phần mới hơn.
Năm 1990, trong một cuộc tìm kiếm một chiếc máy bay mới sẽ là người nối đuôi của P-3, phiên bản mới là P-7 được chọn trong một cuộc tỉ thí với một phiên bản Hải Quân-hóa của chiếc máy bay hai động cơ phản lực Boeing 757, nhưng chương trình này sau đó bị hủy bỏ. Trong một chương trình thứ hai để tìm ra một chiếc máy bay nối đuôi P-3, chiếc Orion 21 tiên tiến của Lockheed Martin, một chiếc máy bay khác mang theo thiết kế của P-3, thua thiết kế Boeing P-8 Poseidon, một phiên bản của Boeing 737, tham gia biên chế năm 2013. | 1 | null |
Cưỡng đoạt 2 (tựa tiếng Anh: Taken 2) là bộ phim hành động - tâm lý năm 2012 của Mỹ-Pháp do Olivier Megaton làm đạo diễn. Đây là phần tiếp theo của phim hành động năm 2008 "Taken". Phim vẫn có sự tham gia của Liam Neeson, Maggie Grace và Famke Janssen.
Nội dung.
Ở Tropojë, Albania, ông trùm mafia Murad Hoxha làm lễ tang cho đứa con trai Marko, người bị Bryan Mills giết chết trong phần phim trước. Murad thề rằng sẽ trả thù cho con trai. Hắn cùng đám thuộc hạ đến Paris, tra tấn và tra khảo Jean-Claude Pitrel, nhưng không lấy được thông tin gì. Sau đó Murad hối lộ một quan chức và biết được Bryan Mills đang ở Istanbul.
Bryan vừa hoàn tất 3 ngày làm vệ sĩ cho một đại gia người Ả Rập ở Istanbul. Anh bất ngờ khi gặp cô vợ cũ Lenore và cô con gái Kim. Trong khi đi ra ngoài ăn trưa với Lenore, Bryan phát hiện ra thuộc hạ của Murad đang đi theo họ. Anh bảo Lenore chạy đi để anh cắt đuôi bọn mafia, nhưng cuối cùng cả hai đều bị bắt giữ. Nhận ra rằng Kim ở khách sạn cũng là mục tiêu, Bryan gọi điện cho Kim để kêu cô trốn. Kim né tránh thành công khi hai tên mafia buộc phải bỏ chạy sau khi bắn chết hai nhân viên bảo vệ.
Bryan và Lenore bị trói trong một căn hầm. Bryan bí mật dùng chiếc điện thoại nhỏ gọi cho Kim, bảo cô đến Đại sứ quán Mỹ, nhưng cô đòi giúp đỡ bố mẹ. Mở cái vali đồ trang bị của bố ra, Kim lấy quả lựu đạn ném lên sân thượng gần đó, tiếng nổ cho phép Bryan hướng dẫn Kim đến địa điểm của anh.
Bryan và Lenore thoát ra khỏi dây trói. Bryan thả một ít khói qua ống khói để hướng dẫn Kim đến địa điểm của anh. Kim ném khẩu súng xuống ống khói và Bryan dùng nó để giết bọn mafia. Anh giải cứu Kim, còn Lenore bị bắt giữ lần nữa. Bryan và Kim cướp một chiếc xe taxi, sau một cuộc rượt đuổi trên đường phố thì hai bố con cũng đến được Đại sứ quán Mỹ.
Để Kim ở lại Đại sứ quán Mỹ, Bryan bắt đầu dùng trí nhớ của mình đi tìm lại sào huyệt của Murad. Anh giải cứu Lenore và giết hết bọn mafia. Bryan muốn tha mạng cho Murad, nhưng Murad lại nhặt súng lên định giết Bryan. Bryan giết chết Murad bằng cách đập đầu hắn vào cái móc sắc nhọn trên tường.
Ba tuần sau, gia đình Mills quay về Los Angeles. Họ đi ăn kem để ăn mừng việc Kim vượt qua bài kiểm tra lái xe. Jamie - bạn trai của Kim - đã được mời ngồi chung bàn với gia đình Mills. | 1 | null |
Trần Quang Khôi (24 tháng 1 năm 1930 – 1 tháng 4 năm 2023), nguyên là một tướng lĩnh Kỵ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Chuẩn tướng. Ông xuất thân từ những khóa đầu tiên ở trường Võ bị Liên quân do Chính phủ Quốc gia thành lập trên cơ sở trước đó là trường Võ bị Liên quân Viễn Đông của Quân đội Pháp. Được sự hỗ trợ huấn luyện của Quân đội Pháp nhằm mục đích đào tạo sĩ quan người Việt phục vụ Quân đội Quốc gia trong Quân đội Liên hiệp Pháp. Thời gian tại ngũ, ông đã tuần tự giữ từ chức vụ nhỏ trong chuyên ngành của mình cho đến chức vụ Chỉ huy một đơn vị Kỵ binh cấp Lữ đoàn, trách nhiệm yểm trợ cho một Quân khu.
Tiểu sử & Binh nghiệp.
Ông sinh ngày 24 tháng 1 năm 1930 trong một gia đình đại điền chủ giàu có. Ông sinh ra ở quê ngoại tại làng Đa Phước Hội, Quận Mỏ Cày, Tỉnh Bến Tre, miền Tây Nam phần Việt Nam, ông là người con thứ 5 trong tổng số 12 anh chị em. Ông lớn lên ở làng Vĩnh Thanh Vân, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Do gia đình có điều kiện nên khi còn là học sinh Trung học ông được học ở những ngôi trường danh tiếng. Từ năm 1943 đến năm 1945, ông theo học ở trường Trung học Tabert, Sài Gòn. Năm 1946 đến năm 1949, trường Trung học Phan Thanh Giản, Cần Thơ và từ năm 1949 đến năm 1951 trường trung học Le Myre de Vilers, Mỹ Tho. Tốt nghiệp với văn bằng Tú tài toàn phần Pháp (Part II).
Quân đội Quốc gia Việt Nam.
Cuối năm 1951, thi hành lệnh động viên ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, mang số quân: 50/119.246. Theo học khóa 6 Đinh Bộ Lĩnh tại trường Võ bị Liên Quân Đà Lạt, khai giảng ngày 1 tháng 12 năm 1951. Ngày 1 tháng 10 năm 1952 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch.. Ra trường, ông được chọn về Binh chủng Thiết giáp và tiếp tục theo học khóa căn bản Binh chủng tại Trung tâm Huấn luyện Thiết giáp Viễn Đông của Quân đội Pháp tại Vũng Tàu.
Tháng 4 năm 1953, sau khi mãn khóa căn bản ông được điều động về Đại đội 5 thuộc Tiểu đoàn Thám thính giữ chức vụ Trung đội trưởng Trung đội 4 kiêm Đại đội phó đồn trú tại Thái Bình, Bắc Việt do Trung úy Trần Văn Ái làm Đại đội trưởng.
Tháng 6 năm 1954, ông chuyển sang làm Trung đội trưởng Chiến xa Obusier 75 ly kiêm Đại đội phó Đại đội 3 Thám thính tại Nam Định do Đại úy Nguyễn Duy Hinh làm Đại đội trưởng. Sau Hiệp định Genève (ngày 20 tháng 7), ông cùng đơn vị di chuyển vào Nam đồn trú tại Đà Nẵng. Ngày 1 tháng 10 cùng năm, ông được thăng cấp Trung úy tại nhiệm. Sau đó một tháng, ông được cử đi du học khóa cao cấp Thiết giáp Kỵ binh tại trường Saumur, Pháp đến trung tuần tháng 8 năm 1955 mãn khóa.
Quân đội Việt Nam Cộng hòa.
Tháng 8 năm 1955, sau khi từ Quân đội Quốc gia chuyển sang phục vụ Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được thăng cấp Đại úy và được cử làm Chi đoàn trưởng chi đoàn Thủy Xa Cua thuộc Liên đoàn 5 Thủy Xa tại Nhà Bè, Gia Định. Đến tháng 9 năm 1956, chuyển đi làm Trưởng ban 3 Trung đoàn 2 Thiết giáp tại Mỹ Tho. Giữa năm 1957, ông được chỉ định làm Trung đoàn phó Trung đoàn 4 Thiết giáp tại Huế. Giữa năm 1958, ông được cử đi du học khóa cao cấp Thiết giáp tại Trường Thiết giáp Lục quân Fort Knox, Tiểu bang Kentucky, Hoa Kỳ. Tháng 6 năm 1959, mãn khóa về nước ông được giữ chức vụ Chỉ huy phó trường Thiết giáp kiêm Giám đốc Huấn luyện tại Thủ Đức do Thiếu tá Nguyễn Phúc Vĩnh Lộc làm Chỉ huy trưởng. Kế tiếp, ông được cử đi học khóa 2 ở trường Chiến tranh Chính trị tại Sài Gòn.
Tháng 6 năm 1960, ông được thăng cấp Thiếu tá và được chỉ định làm Trung đoàn phó Trung đoàn 6 Thiết giáp tại Quảng Trị. Tháng 12 cùng năm, chuyển sang làm Trung đoàn phó Trung đoàn 3 Thiết giáp tại Pleiku.
Đầu tháng 2 năm 1964 sau cuộc Chỉnh lý nội bộ ngày 30 tháng 1 các tướng lãnh trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng để lên nắm quyền lãnh đạo của tướng Nguyễn Khánh, ông được biệt phái sang đơn vị Bộ binh giữ chức vụ quyền Chỉ huy Trung đoàn 41 thuộc Sư đoàn 22 Bộ binh đóng tại Kontum do Thiếu tướng Linh Quang Viên làm Tư lệnh Sư đoàn. Tháng 7 cùng năm, chuyển về Bộ Tư lệnh Quân đoàn II tại Pleiku giữ chức vụ Trưởng phòng 3 Kế hoạch hành quân, Tư lệnh Quân đoàn là Thiếu tướng Nguyễn Hữu Có. Tháng 12 cùng năm, chuyển trở lại binh chủng cũ, ông được cử làm Chiến đoàn phó Chiến đoàn 5 Chiến xa tại Gò Vấp.
Tháng 8 năm 1965, ông được thăng cấp Trung tá giữ chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn 5 Thiết giáp tại Xuân Lộc, Long Khánh. Đến đầu năm 1967, được lệnh bàn giao chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn 5 lại cho Thiếu tá Phạm Đăng Chương. Tháng 7 cùng năm, ông được cử đi làm Tham vụ báo chí ở Tòa Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Seoul, Nam Hàn do Trung tướng Đỗ Cao Trí làm Đại sứ. Tháng 8 năm 1968, về nước được chỉ định làm Chánh văn phòng Tư lệnh Quân đoàn III do Trung tướng Đỗ Cao Trí làm Tư lệnh.
Tháng 6 năm 1969, ông được thăng cấp Đại tá, một lần nữa biệt phái qua Bộ binh giữ chức Tư lệnh phó Sư đoàn 18 Bộ binh tại Xuân Lộc, Long Khánh do Chuẩn tướng Lâm Quang Thơ làm Tư lệnh Sư đoàn. Đầu năm 1970, ông được chỉ định làm Tư lệnh Lữ đoàn 3 Kỵ binh tại Biên Hòa. Tháng 8 năm 1972, ông được cử đi du học khóa Tham mưu cao cấp (khóa 1972 - 1973) thụ huấn 42 tuần tại Học viện Chỉ huy và Tham mưu Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ, sau khi bàn giao Lữ đoàn 3 Thiết giáp lại cho Đại tá Nguyễn Kim Định. Đến tháng 5 năm 1973, mãn khóa về nước ông nhận nhiệm vụ làm Trưởng khối Huấn luyện Chiến thuật tại trường Chỉ huy & Tham mưu ở Long Bình, Biên Hòa, Chỉ huy trưởng là Trung tướng Nguyễn Bảo Trị. Ngày 7 tháng 11 cùng năm, tái nhiệm chức vụ Tư lệnh Lữ đoàn 3 Kỵ binh tại Biên Hòa. Ngày 1 tháng 4 năm 1974, ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm. | 1 | null |
Nhạc trưởng (còn gọi là chỉ huy âm nhạc) là người lãnh đạo, hướng dẫn một dàn nhạc hoặc một nhóm các ca sĩ để thể hiện một tác phẩm âm nhạc tốt nhất. Nhạc trưởng làm việc ở nhà hát hoặc sân khấu kịch, hãng phim hoặc truyền hình. Họ phụ trách dàn nhạc hoặc dàn hợp xướng chính, nghiệp dư hay chuyên nghiệp. Trong các ca đoàn nhà thờ, nhạc trưởng thường được gọi là ca trưởng. | 1 | null |
translatewiki.net là một ứng dụng dịch thuật trên nền web, được hỗ trợ bởi tiện ích biên dịch mở rộng cho MediaWiki, nó là công cụ hỗ trợ MediaWiki trong việc dịch thuật nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Hiện đây là trang wiki lớn thứ 13 trên thế giới về số lượng trang, với khoảng 5000 biên dịch viên của hơn 50 ngàn chuỗi thuộc hơn 20 dự án bao gồm MediaWiki, OpenStreetMap, Mifos, Encyclopedia of Life, MantisBT.
Đặc điểm.
Đặc điểm chính của translatewiki.net và bộ máy của nó, phần dịch thuật mở rộng, là một trang wiki, do vậy mọi người sử dụng web đều có để đóng góp một cách dễ dàng và không có (hoặc có hạn chế rất ít) bất kỳ rào cản nào cả.
Chất lượng của nó tùy thuộc vào quyết định của dịch giả tập trung vào những gì họ cho là tốt nhất, nhờ đó mà không có bất kỳ gánh nặng nào đối với họ.
Việc dịch thuật có sẵn cho người phiên dịch và sẽ là «luôn đồng bộ với kho dự trữ [của phần mềm]» hoặc các trang có thể dịch của wiki, mà không cần sự can thiệp của biên dịch viên. Trong trường hợp tốt nhất, MediaWiki trên các dự án Wikimedia, việc dịch sang các ngôn ngữ khác (ngoài tiếng Anh) chỉ trong vòng một ngày.
Các biên tập viên dịch nhúng cung cấp tính năng khác nhau để hỗ trợ trong bản dịch, chẳng hạn như
Lịch sử.
Translatewiki.net được thực hiện bởi Niklas Laxström khi bản địa hóa cho tất cả ngôn ngữ của MediaWiki vào khoảng tháng 7 năm 2006, lúc đó nó có tên gọi là Betawiki.
Bên cạnh việc dịch thuật, nó còn phát triển những đặc điểm như thử nghiệp và phát triển nền ứng dụng cho MediaWiki (Nukawiki năm 2005), tập trung chủ yếu cào việc cải tiến các đặc điểm quốc tế hóa.
Tháng 4 năm 2008, trang web đã hỗ trợ cho hơn 100 ngôn ngữ của MediaWiki và 200 phần mở rộng của nó, «làm cho nó trở thành một trong những dự án phần mềm dịch thuật lớn nhất», cũng như FreeCol. Kể từ đó, là một dự án có các tình nguyện viên độc lập
, nó được xem là có vai trò quan trọng trong việc thành công trên toàn cầu của MediaWiki và các dự án Wikimedia, như Wikipedia, với hơn 280 ngôn ngữ.
Năm 2009 nó được cải tiến khi kết hợp với dự án Google Summer of Code của Niklas Laxström.
Năm 2011 đặc điểm hiệu đính được đưa vào sử dụng.
Năm 2012, bộ nhớ dịch thuật của nó được mở rộng cho tất cả các dự án Wikimedia sử dụng Translate.
Năm 2013, Translate tiếp tục được cải tổ qua dự án "Translate User eXperience" viết tắt là "TUX", bao gồm «những thay đổi về điều hướng, biên dịch viên xem bản và cảm nhận, khu vực dịch thuật, các bộ lọc, tìm kiếm, và màu sắt và kiểu cách».
Định dạng hỗ trợ.
Một số định dạng hỗ trợ theo nguyên bản. Những định dạng khác có thể được thêm vào tùy biến. | 1 | null |
Moguchaya kuchka (, nghĩa là "Nhóm năm người", "Nhóm khỏe", "Nhóm hùng mạnh") là một nhóm nhạc cổ điển người Nga gồm Mily Balakirev, Modest Mussorgsky, Nikolay Rimsky-Korsakov, Alexander Borodin và César Cui. Họ làm ở nhiều ngành nghề khác nhau, nhưng đến với nhau vì chung sở thích: âm nhạc và chung mục tiêu: tạo nên một phong cách âm nhạc hoàn toàn Nga. Nhóm được thành lập vào khoảng những năm 60 thế kỷ XIX, khi những cuộc gặp giữa Barakirev và Borodin diễn ra. Khi nhóm ra đời, Rimsky-Korsakov là người trẻ tuổi nhất nhóm, nhưng lại là người nổi tiếng nhất trong nhóm. Mussorgsky cũng rất nổi tiếng với cách tân táo bạo trong phong cách âm nhạc của mình. Barakirev là linh hồn của nhóm. Borodin là trường hợp đặc biệt trong lịch sử âm nhạc: vừa là nhà khoa học, vừa là nhà soạn nhạc. Còn Cui, tuy ít nổi bật trong âm nhạc, nhưng lại là nhà bình luận sắc sảo về âm nhạc, là con mắt thẩm mỹ của nhóm. Cả năm người đã thúc đẩy sự phát triển âm nhạc Nga, và cùng với Tchaikovsky đưa âm nhạc Nga nổi tiếng khắp thế giới. Tuy nhiên, họ lại gây ra những cuộc đối đầu ngầm với rất nhiều nhà soạn nhạc Nga khác. Đây là một trong những cuộc chiến nổi bật trong âm nhạc cổ điển thời Lãng mạn bên cạnh cuộc chiến Brahms-Wagner. | 1 | null |
Bác sĩ đa khoa còn được gọi là "bác sĩ tổng quát" hay "bác sĩ gia đình", là một bác sĩ điều trị các bệnh mãn và cấp tính, đưa ra các biện pháp phòng bệnh, hướng dẫn phục hồi sức khỏe và kê thuốc cho bệnh nhân. "Một bác sĩ đa khoa giỏi sẽ điều trị bệnh nhân không những trên phương diện nghề nghiệp mà còn coi họ như người thân" ("Trích": "The good GP will treat patients both as people and as a population".)
Sự khác nhau giữa bác sĩ đa khoa và bác sĩ chuyên khoa hay bác sĩ giải phẫu đó là họ khám bệnh theo phương pháp tiếp cận toàn diện về thể trạng bệnh nhân cũng như môi trường sinh học, tâm lý và xã hội nơi bệnh nhân ở. Nhiệm vụ chẩn đoán của họ không hạn chế vào một cơ quan nội tạng cụ thể của người khám, và bác sĩ đa khoa được đào tạo nhằm điều trị bệnh nhân với nhiều vấn đề sức khỏe mắc phải. Họ không giới hạn chữa trị theo giới tính, tuổi tác và mức độ phức tạp của căn bệnh mà họ sẽ điều trị phụ thuộc vào quy định ở từng quốc gia.
Ở hệ thống y tế của một số nước, bác sĩ đa khoa làm việc tại những trung tâm chăm sóc sức khỏe và đóng một vai trò quan trọng ở đó. Ở một số nước đang phát triển, bác sĩ đa khoa có thể hoạt động riêng độc lập tại những phòng khám tư nhân hay tại gia.
Vai trò của bác sĩ đa khoa thay đổi rất lớn giữa các quốc gia hay thậm chí trong mỗi quốc gia. Ở vùng đô thị của các nước phát triển vai trò của họ hẹp hơn và tập trung vào chữa trị các bệnh mãn tính, điều trị bệnh cấp tính nhưng không ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe; hoặc bác sĩ đa khoa có vai trò chẩn đoán sơ bộ, phát hiện sớm và giới thiệu cho bệnh nhân đến một bệnh viện chuyên khoa, hoặc hướng dẫn chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh hoặc thực hiện tiêm chủng. Trong khi đó, ở những vùng nông thôn của các nước đang phát triển hoặc phát triển, bác sĩ đa khoa có thể tham gia vào những ca sơ cứu khẩn cấp, hộ sinh; hoặc tại một số bệnh viện cấp huyện hoặc tỉnh họ tiến hành các ca phẫu thuật không phức tạp.
Ở một số nước phát triển thuật ngữ "bác sĩ đa khoa" (GP) đôi khi cũng đồng nghĩa với "bác sĩ gia đình".
Về mặt lịch sử, vai trò của bác sĩ đa khoa thường đồng nhất với bằng cấp bác sĩ tại các trường y khoa. Từ những năm 1950, ở nhiều nước, ngành đào tạo bác sĩ đa khoa trở thành một ngành riêng, sinh viên y học ngành này với chương trình đào tạo riêng và tốt nghiệp ngành bác sĩ đa khoa.
Tuyên ngôn Alma Ata năm 1978 đặt ra nền tảng tri thức về bác sĩ đa khoa và vấn đề chăm sóc sức khỏe ngày nay. | 1 | null |
là một nhóm gồm 6.852 hòn đảo tạo thành đất nước Nhật Bản. Nó kéo dài hơn 3.000 km (1.900 dặm) từ Biển Okhotsk về phía tây nam đến Biển Philippine dọc theo bờ biển phía đông bắc của lục địa Á-Âu. Nó bao gồm các hòn đảo từ vòng cung đảo Sakhalin, vòng cung Đông Bắc Nhật Bản đến Quần đảo Ryukyu và Quần đảo Nanpō. Nhật Bản là quốc đảo lớn nhất ở Đông Á và là quốc đảo lớn thứ 4 trên thế giới với 377.975,24 km2 (145.937,06 dặm vuông). Nó có vùng đặc quyền kinh tế lớn thứ 8 là 4.470.000 km2 (1.730.000 dặm vuông).
Thuật ngữ.
Thuật ngữ Nhật Bản đại lục được sử dụng để chỉ đất liền từ các đảo xa. Nó cũng được sử dụng khi đề cập đến các đảo chính Hokkaido, Honshu, Kyushu, Shikoku và Okinawa. Nó gồm luôn tỉnh Karafuto (Sakhalin) cho đến khi kết thúc Thế chiến II.
Thuật ngữ Quần đảo quê hương được sử dụng vào cuối Thế chiến II để xác định khu vực của Nhật Bản mà chủ quyền và quyền cai trị của Thiên hoàng sẽ bị hạn chế. Ngày nay thuật ngữ này thường được sử dụng để phân biệt quần đảo này với các thuộc địa của Nhật Bản và các vùng lãnh thổ khác trong nửa đầu thế kỷ 20.
Địa lý học.
Quần đảo bao gồm 6.852 hòn đảo (ở đây được xác định là vùng đất có chu vi hơn 100 m), trong đó có 430 người sinh sống. Năm hòn đảo chính, từ Bắc đến Nam, là Hokkaido, Honshu, Shikoku, Kyushu và Okinawa. Honshu là lớn nhất và được gọi là lục địa Nhật Bản.
Địa hình quần đảo Nhật Bản hiện tại là: | 1 | null |
Tình yêu tìm lại (tựa gốc tiếng Anh: Silver Linings Playbook) là bộ phim tình cảm hài lãng mạn của Mỹ được sản xuất năm 2012, đạo diễn bởi David O. Russell dựa theo cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Matthew Quick. Bộ phim có sự tham gia của Bradley Cooper và Jennifer Lawrence, cùng với Robert De Niro, Jacki Weaver, Chris Tucker, Anupam Kher và Julia Stiles trong các vai phụ.
Bradley Cooper vào vai Pat Solitano, một bệnh nhân bị rối loạn lưỡng cực vừa được trả về với gia đình sau thời gian điều trị tâm thần. Khao khát lấy lại tình cảm từ người vợ cũ, Pat gặp phải một góa phụ trẻ nghiện tình dục Tiffany Maxwell (Jennifer Lawrence). Tiffany đề nghị Pat giúp đỡ tham gia vào một cuộc thi nhảy để đổi lại sẽ giúp anh liên lạc với người vợ của mình. Suốt quá trình luyện tập, mối quan hệ của 2 người dần trở nên khăng khít. Pat, bố của anh (Robert De Niro) và Tiffany cuối cùng đã tới một thử thách quan trọng để đối diện với tất cả những vấn đề của họ.
"Silver Linings Playbook" lần đầu được trình chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Toronto vào ngày 8 tháng 9 năm 2012, sau đó được trình chiếu tại Mỹ vào ngày 16 tháng 11 cùng năm. Từ đây bắt đầu vô số những thành công về thương mại cũng như chuyên môn mà bộ phim gặt hái được. Bộ phim nhận được tới 8 đề cử giải Oscar, trong đó có cả bốn đề cử quan trọng nhất về diễn xuất (kỷ lục lần đầu tiên lặp tại kể từ bộ phim "Reds" năm 1981), và cả năm đề cử quan trọng nhất của năm – Big Five (cũng là kỷ lục kể từ bộ phim "Cô gái triệu đô" năm 2004). Đây cũng là bộ phim tình cảm hài duy nhất trong danh sách 9 phim được đề cử Oscar 2013 cho Phim xuất sắc nhất. Tại đây, Jennifer Lawrence đã được vinh dự trao giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Bộ phim cũng có được 4 đề cử tại giải Quả cầu vàng mà Lawrence cũng giành được giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất; 3 đề cử ở BAFTA mà đạo diễn Russell được trao giải Chuyển thể kịch bản xuất sắc nhất; tại giải thưởng của Hội Diễn viên Điện ảnh, bộ phim cũng có 4 đề cử và Lawrence cũng có được giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất; đây cũng là bộ phim xuất sắc nhất tại giải Tinh thần độc lập 2012 và Lawrence một lần nữa là Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Cùng với đó, bộ phim có được doanh thu chiếu rạp khổng lồ với khoảng 236 triệu đô la Mỹ trên toàn thế giới, gấp hơn 11 lần kinh phí sản xuất.
Nội dung cốt truyện.
Năm 2008, Pat Solitano Jr. (Bradley Cooper) trở về với gia đình sau 8 tháng điều trị trong bệnh viện tâm thần vì chứng rối loạn lưỡng cực. Trong thời gian ở đó, Pat kết thân với một bệnh nhân khác tên là Danny (Chris Tucker), một bệnh nhân luôn tranh cãi với bệnh viện về việc trả anh lại cuộc sống bình thường. Pat nhanh chóng nhận ra rằng người vợ cũ Nikki (Brea Bee) đã rời đi và cha của anh (Robert De Niro) đã thất nghiệp và phải chơi cá độ bóng đá để có tiền mở một nhà hàng nhỏ. Pat quyết định trở lại cuộc sống cũ của mình với việc giảng hòa với Nikki, người vốn đang có lệnh cấm của tòa án đối với Pat sau một thời gian bạo lực đã từng dẫn anh ta tới hành vi ngộ sát.
Khi được điều trị với bác sĩ Patel (Anupam Kher) đã kể lại những gì khiến anh phải vào trại tâm thần: một lần về nhà sớm, anh đã thấy Nikki lăng nhăng với người khác. Vì quá tức giận, anh đã đánh gần chết gã đàn ông kia. Vì thế anh cho rằng mình không cần thuốc để điều trị tâm thần.
Trong một bữa tối ở nhà người bạn thân Ronnie (John Ortiz), anh được gặp người em vợ của Ronnie, Tiffany Maxwell (Jennifer Lawrence) dù còn trẻ song đã trở thành góa phụ và cũng vừa bị đuổi việc. Tình bạn giữa Pat và Tiffany ngày một tốt đẹp, cũng một phần vì Tiffany hứa hẹn giúp anh liên lạc với Nikki. Tiffany đề nghị Pat tập nhảy cùng cô, đổi lại cô sẽ chuyển thư mà anh viết cho Nikki. Anh đồng ý và cả hai bắt đầu quá trình tập luyện, đôi lúc có sự giúp đỡ của Danny, người rốt cuộc cũng được ra khỏi bệnh viện tâm thần. Pat tin rằng cuộc thi nhảy sẽ là dịp hiếm có để anh chứng minh cho Nikki, rằng anh đã trở lại làm một người đàn ông tốt. Tiffany đã gửi bức thư trả lời từ Nikki mà trong đó cô từ chối việc hòa giải.
Mọi thứ vẫn tốt đẹp cho tới khi người cha đề nghị Pat tới xem trận bóng của Philadelphia Eagles mà ông đã đặt một số tiền rất lớn với sự mê tín rằng anh là "bùa may mắn". Pat cũng có buổi tập với Tiffany ngày đó, nhưng rồi vướng vào một cuộc đánh lộn với một nhóm phân biệt chủng tộc trước trận đấu và rồi bị giữ bởi cảnh sát. Đội Eagles thua trận, và Pat bố trở nên tức giận. Tiffany tới, quở mắng ông và nhấn mạnh vào việc "chú ý những dấu hiệu" khi Eagles thực tế toàn thắng vào những hôm mà cô và Pat ở cùng nhau. Pat bố bị thuyết phục rằng Tiffany là một điều may mắn, song vì thế ông quyết định làm một đặt cược kép rất lớn: ông cược tất cả tài sản và sẽ thắng người bạn thân nếu Eagles giành chiến thắng trước đội Dallas, cùng lúc Pat và Tiffany kiếm được ít nhất 5.0/10 điểm ở cuộc thi nhảy. Pat trở nên do dự khi tham gia cuộc thi nhảy với điều kiện này; song Pat bố và Tiffany đã thuyết phục được anh bằng cách nói dối rằng Nikki sẽ tới. Song Pat đã tự tách mình ra khỏi cuộc nói chuyện, đọc lại bức thư trả lời của Nikki và phát hiện ra câu "chú ý những dấu hiệu" mà Tiffany vừa nhắc tới.
Pat, Tiffany, và tất cả mọi người cùng tới cuộc thi nhảy vào buổi tối của trận đấu bóng. Tiffany bị sốc nặng khi thấy Nikki xuất hiện. Pat đi tìm Tiffany và thấy cô đang ngồi uống rượu với một chàng trai lạ, và quyết đem cô trở lại cuộc thi. Trong lúc họ nhảy, Eagles giành chiến thắng thuyết phục và họ cũng giành được điểm số 5.0 như yêu cầu.
Cả Pat và Tiffany đều rất phấn chấn. Sau màn ăn mừng cùng gia đình dưới những ánh mắt khó hiểu của đám đông, Pat tiến lại Nikki và nói thầm vào tai cô. Tiffany nhìn thấy điều đó và bỏ đi. Pat rời Nikky sau vài câu nói chuyện và quay lại tìm Tiffany. Pat bố nói với anh rằng Tiffany đã đi rồi, và tiết lộ với anh rằng cô rất yêu anh và đây là cơ hội lớn của cuộc đời mà anh phải nắm lấy. Pat cũng nói với bố rằng anh yêu ông, và đuổi theo Tiffany để nói rằng anh biết cô đã giả mạo bức thư của Nikki. Anh thổ lộ tình cảm của mình, nói rằng đã yêu cô ngay từ lần gặp đầu tiên song đã mất quá nhiều thời gian để nhận ra điều đó, và họ hôn nhau.
Bộ phim kết thúc với cảnh trong nhà của Pat, khi Pat bố cùng bạn đang ngồi xem trận bóng đá, em trai của Pat và Ronnie chơi bài. Sau đó là cảnh Danny và mẹ của Pat đang nấu trong bếp, Tiffany âu yếm nhìn Pat với chiếc cốc nước trong tay, rồi cô bước tới và ngồi vào lòng anh.
Sản xuất.
Bối cảnh.
The Weinstein Company đã mua bản quyền chuyển thể từ cuốn sách và nhắm tới 2 đạo diễn kì cựu Sydney Pollack và Anthony Minghella để thực hiện, song cả hai người đều qua đời vào năm 2008. Pollack đã để lại cuốn sách cho Russell, nhấn mạnh rằng kịch bản sẽ rất khó khăn khi đây là một câu chuyện xúc động, đầy rắc rối song lại vô cùng hài hước và lãng mạn. Russell ước tính rằng mình đã phải viết lại kịch bản không dưới 20 lần trong vòng 5 năm. Russell có thể tự đặt mình vào câu chuyện vì những lý do gia đình và cũng vì người con trai của anh cũng bị chứng rối loạn lưỡng cực và cả rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Bộ phim được quay trong khoảng thời gian 33 ngày. Một bản nháp cực đại và một bản khá u tối được quay trước với nhân vật của De Niro, hoặc là gia trưởng hơn hoặc là hòa nhã hơn, và Russell cùng biên tập viên Jay Cassidy đã cùng nghiên cứu trước khi chọn ra sự cân bằng cần thiết.
Địa điểm được chọn là Upper Darby và Ridley Park, 2 cộng đồng dân cư nhỏ ở ngoại ô Philadelphia, Pennsylvania. Cho dù không được nhắc tới trong bộ phim, song 2 địa danh này vẫn được kể tên trong danh sách giới thiệu ở cuối phim, và người xem cũng có thể thấy dòng chữ "RPPD" trên phù hiệu của viên sĩ quan.
Bộ phim cũng chọn bối cảnh là giai đoạn lượt về của giải NFL 2008 mà ta có thể thấy đội Philadelphia Eagles tiến tới vòng play-offs. Rất nhiều trận đấu đã được nhắc tới, trong đó có những chiến thắng của Eagles trước Seattle và San Francisco, cũng như trận thua trước Washington Redskins và New York Giants (trận đấu mà Pat bỏ lỡ vì cuộc đánh nhau trước trận) và chiến thắng trước Dallas trong ngày cuối cùng của mùa giải.
Casting.
Russell ban đầu định chọn 2 diễn viên Vince Vaughn và Zooey Deschanel cho 2 vai chính, song vào lúc đó ông lại chuyển sang nhận lời thực hiện bộ phim "The Fighter". Mark Wahlberg cũng đã nhận lời 4 lần trước khi từ chối vì việc trì hoãn quá trình quay phim đã làm ảnh hưởng nhiều tới kế hoạch riêng của anh.
Russell đã từng mời Bradley Cooper cho dự án chuyển thể tác phẩm "Pride and Prejudice and Zombies", song dự án lại đổ bể. Vai diễn của Cooper trong "Wedding Crashers" đã gây ấn tượng với Russell (gọi Cooper "một chàng trai giỏi thừa nhiệt huyết") và nói: "Bạn sẽ không biết rằng anh ấy đến từ đâu." Cooper nhận xét về Russell "ông ta mạnh mẽ hơn, dễ cáu hơn và còn đáng sợ hơn tôi nữa" khi được phỏng vấn về cảm xúc khi nhận lời dự án. Russell thì tỏ ra rõ ràng là hào hứng khi Cooper sẽ đảm bảo vai diễn thành công của Pat Solitano.
Anne Hathaway vốn là lựa chọn cho vai Tiffany Maxwell, tuy nhiên vì đang kẹt với dự án "The Dark Knight Rises", cô buộc phải từ chối. Rất nhiều nữ diễn viên khác đã được mời song đều không nhận vai, có thể kể tới Elizabeth Banks, Kirsten Dunst, Angelina Jolie, Blake Lively, Rooney Mara, Rachel McAdams, Andrea Riseborough và Olivia Wilde.
Russell ban đầu không nghĩ rằng Lawrence có thể thể hiện được hết vai diễn này, và màn gọi điện thử vai vốn chỉ là thủ tục. Ông cho rằng Lawrence (21 tuổi vào lúc đó) còn quá trẻ để đóng bên đàn anh Cooper (37 tuổi), song màn thử vai đã khiến ông thay đổi ý định. "Khả năng biểu cảm đặc biệt ở đôi mắt và khuôn mặt cô ấy, mà rất nhiều ngôi sao phải lao động mới có được, thật sự vô giá." Russell so sánh Lawrence với Tiffany, miêu tả cô như một trong những người ít bị kích động nhất mà ông biết, cho rằng niềm tin và cả ánh mắt của cô rất cần thiết cho vai diễn này. Tiffany được xây dựng với nhiều tranh luận. Ban đầu, cô ta được miêu tả là một goth đích thực. Lawrence phải nhuộm đen tóc và chấp nhận hóa trang rất cầu kỳ, song Harvey Weinstein lại không thích điều đó. Nhân vật được chỉnh sửa thành một kẻ bừa bãi, với chút tính goth được biểu lộ ở màu tóc đen và một chiếc vòng cổ thập giá. Để thêm bất ngờ, Russell đề nghị Lawrence tăng cân để vào vai. Russell cũng đề nghị Lawrence nói bè giọng, cho dù Lawrence cho rằng giọng bè vốn có của cô "đã nghe giống một thầy tu nghiện thuốc" lắm rồi.
Theo báo "Entertainment Weekly", Lawrence ban đầu thấy mình không thể vào vai Tiffany, song lại rất vui vì vai diễn này. ""Cô ta là kiểu người không thể hiểu được 100%... Cô ta là kiểu "Tôi rất bừa. Tôi không giống như những người khác, tôi bốc mùi. Lấy cái gì hoặc vứt đi cái gì là vì tôi thích thế".""
Cả Lawrence lẫn Cooper đều không hề có một chút kinh nghiệm với khiêu vũ. Chỉ trong vòng 1 tháng, Mandy Moore – vũ công trong "So You Think You Can Dance" – đã dạy cả hai diễn viên tập đoạn nhảy yêu cầu. Moore nói về Cooper "có sẵn những tố chất khiêu vũ", còn Lawrence thì phì cười vì điều đó bởi trước khi bắt đầu luyện tập, cô gần như không biết nhảy "tôi giống như một ông bố cố tham gia buổi khiêu vũ đêm vậy". Lawrence sau đó cũng nói về khung cảnh sàn nhảy thi đấu "Chưa có một thứ gì được hình dung ra từ trước cả. Không một thứ gì. Tôi là một vũ công tồi, và tôi sẽ chẳng bao giờ có khả năng làm điều đó cả. Khi tất cả được hoàn tất, đoạn phim hiện ra hài hước như chính nó vậy."
Phát hành.
Bộ phim được trình chiếu lần đầu tại Liên hoan phim quốc tế Toronto vào ngày 8 tháng 9 năm 2012, tại đây bộ phim giành được giải thưởng phim hay nhất do khán giả bình chọn. Bộ phim được chiếu hạn chế tại Mỹ kể từ ngày 16 tháng 11, rồi dần được chiếu rộng rãi. Đây cũng là bộ phim mở màn Liên hoan phim Mumbai vào ngày 18 tháng 10 năm 2012.
The Weinstein Company vốn không có ý định công chiếu rộng rãi bộ phim này, với giới hạn dự kiến vào khoảng 2.000 rạp. Sau những phản ứng tích cực về chuyên môn cũng như doanh thu qua đợt Lễ Tạ ơn, họ quyết định thành lập một chiến dịch mở rộng tương đối từ tốn với từng rạp chiếu một, cùng với đó là thúc đẩy hình thức quảng bá truyền miệng. Cho tới ngày 25 tháng 12, bộ phim đã được trình chiếu thêm ở 700 rạp.
"Silver Linings Playbook" được bày bán dưới ấn bản DVD và Blu-ray kể từ ngày 1 tháng 4 tại Anh và 30 tháng 4 năm 2013 tại Mỹ.
Đón nhận của công chúng.
Đánh giá chuyên môn.
Khi được trình chiếu lần đầu tiên ở Liên hoan phim quốc tế Toronto 2012, "Silver Linings Playbook" đã có ngay được những phản hồi vô cùng tích cực. Bộ phim được nhận chứng chỉ "Certified Fresh" với mức đánh giá 92% trong tổng số 233 lượt thông qua Rotten Tomatoes với điểm số trung bình là 8.1/10. Metacritic tổng hợp các đánh giá từ 100 nhà phê bình danh tiếng nhất cũng dành cho bộ phim điểm trung bình 81% dựa trên 45 đánh giá, cùng với đó là chú thích "chứng chỉ toàn cầu".
Cooper, Lawrence, De Niro và Weaver đều được đánh giá cao trong vai diễn của mình, song đặc biệt các lời phê bình đều ca ngợi Cooper và Lawrence. Kevin Jagernauth của tờ "The Playlist" ca ngợi bộ phim như "một sản phẩm giải trí thú vị, hài lòng khán giả từ đạo diễn mà các khía cạnh hài hước chưa bao giờ lại có thể rõ ràng hơn" và đặc biệt ưa thích 2 vai diễn chính "không gì có thể hay được tới vậy mà không có những vai diễn được trau chuốt cẩn thận và được đặc biệt chú trọng. Bradley Cooper và Jennifer Lawrence, những người có thể đang thể hiện những gì tốt nhất sự nghiệp của họ, xứng đáng với các giải thưởng qua các vai diễn này". David Rooney của "The Hollywood Reporter" nói "sự hòa quyện giữa Cooper và Lawrence khiến họ trở nên rất đáng xem, và mối quan hệ khó khăn giữa họ không ngăn được một sự cuốn hút của cả hai" và cho rằng phần diễn của toàn bộ tập thể diễn viên cũng rất đáng khen cho dù chỉ là những vai nhỏ. Rooney cũng nhấn mạnh tới "sự bừa bãi đầy sinh lực" và "thứ năng lượng tức tối" trong bố trí khung cảnh. Richard Corliss của tạp chí "Time" cũng hoan nghênh phần thể hiện của 2 diễn viên chính, đặc biệt là Lawrence: "Phần diễn của họ đã là quá đủ để người ta tới rạp. Lý do để người ta phải ở lại xem chính là Lawrence. Mới chỉ có 21 tuổi, Lawrence là trường hợp diễn viên hiếm hoi vừa diễn vừa trưởng thành."
Phần đạo diễn của Russell cũng được đánh giá cao. Justin Chang của tạp chí "Variety" viết về bộ phim: "Không cảm thấy ngượng ngùng trước một bộ phim hài, David O. Russell đã tấn công tới những căn bệnh tâm lý, thất bại hôn nhân và cả tình yêu bóng đá với những hiệu quả vô cùng rõ ràng và mãn nhãn." Eric Kohn của IndieWire tặng cho bộ phim điểm "A-", đề cao vai diễn của Cooper và Lawrence cùng với phần đạo diễn của Russell và viết "vừa làm đạo diễn vừa viết kịch bản, Russell đã gom những vai diễn nhỏ vào trong một vở hài kịch lãng mạn tới bất ngờ tới một thời điểm – theo đúng nghĩa đen của nó – lẫn lộn giữa hoài nghi và ngọt ngào đi kèm với một thành công vang dội." Ann Hornaday của "The Washington Post" nhấn mạnh rằng "đạo diễn rất quan trọng. Với bất kể ai khác, việc chuyển thể tác phẩm của Matthew Quick có thể sẽ trở thành một thứ nhàm chán kiểu không thuộc vai, hoặc tệ hơn, kiểu tự kỷ châm biếm khuôn sáo."
Roger Ebert dành cho bộ phim 3.5/4 sao và viết rằng bộ phim "quá hay, thậm chí có thể thành một kiểu kinh điển" và cho rằng phần kịch bản của Russell rất "tài tình" trong việc khéo léo lồng 2 vấn đề của người cha và con trong vụ cá độ cuối phim. Kenneth Turan viết bộ phim "là thành công từ một cá nhân duy nhất [Russell]" song phần diễn của các diễn viên là "tuyệt hảo", trong đó vai của Chris Tucker là vai phụ "không thể cưỡng lại". Steven Rea của "The Philadelphia Inquirer" cho rằng bộ phim là "một nỗ lực siêu việt, từ một kịch bản quá thông minh... cho tới những phần tương tác không thể ngờ tới giữa 2 diễn viên chính." Ricardo Baca của "The Denver Post" khi được hỏi rằng liệu bộ phim có quá hay như đồn đại hay không, đã trả lời: "Thực tế thì không. Tất cả những xì xào đều xứng đáng hết với họ. Bộ phim rất ý nghĩa này đã tạo nên tiếng cười, những băn khoăn và cả sự hài lòng ngay từ trailer và vẫn giữ nguyên điều đó suốt 2 tiếng của câu chuyện tình." Peter Travers của tạp chí "Rolling Stone" gọi đây "là một trong những bộ phim hay nhất năm. Hay tới phát điên."
David Denby của tờ "The New Yorker" thì cho rằng bộ phim là "một sự thiếu tính toán từ đầu tới cuối" và gọi vai của Cooper là một nhân vật "chán ngắt" song lại thích thú kể từ sự xuất hiện của nhân vật Tiffany. Richard Brody cũng của tờ "The New Yorker" lại chỉ trích phần viết kịch bản "các nhân vật được tạo ra chỉ để thực hiện yêu cầu của họ" và không dành cho các diễn viên sự cuốn hút mà bộ phim đem lại. Robbie Collin của "The Daily Telegraph" coi bộ phim "làm mệt mỏi sự vô vị để dẫn tới sự lộn xộn" và mối quan hệ trung tâm của bộ phim không có gì đặc sắc. Ông cho rằng nhân vật chính khá "lan man" và căn bệnh thần kinh của anh thực tế là một chứng tính thất thường và cũng chê bai việc bộ phim không giải thích lý do vì sao Tiffany lại quan tâm tới anh ta. Ông cho rằng Lawrence là điểm sáng duy nhất của bộ phim với lý do rằng cô đã phải đóng một vai quá phức tạp chỉ với vài nguyên liệu sơ khai, song ông cũng đánh giá tốt Russell đã biết khai thác cô.
Giải NFL bị chỉ trích nhiều về việc tổ chức cá cược và đã từ chối buổi phỏng vấn cùng Bradley Cooper và Chris Tucker trong thời gian Lễ Tạ ơn.
Doanh thu.
Bộ phim kiếm được 443.003$ tại 16 địa điểm ngay trong tuần đầu công chiếu, cạnh tranh trực tiếp với 2 bom tấn "Skyfall" và "Lincoln". Sau khi mở thêm tới 367 điểm chiếu ở tuần thứ 2, bộ phim đã đạt mức doanh thu 4,4 triệu $. Tới ngày 30 tháng 12, theo thống kê ở 745 rạp, doanh thu đã trên 27,3 triệu. Tới ngày 18 tháng 1 năm 2013, con số tăng thêm 12,1 triệu khi số rạp đã đạt tới 2.523, và tổng doanh thu đạt 56,7 triệu $. Ở tuần thứ 2 sau khi mở rộng số rạp, doanh thu cũng chỉ giảm 12.2%. Gitesh Pandya dự đoán rằng theo đà này bộ phim có thể chạm ngưỡng 100 triệu $ thậm chí xa hơn nếu số lượt xem vẫn giữ vững qua các tuần.
Ray Subers cũng cho rằng bộ phim có thể đạt mốc 100 triệu $. Ông nhấn mạnh rằng bộ phim khởi đầu chậm chạp, song lại tiến nhanh một cách vững chãi qua tháng 12, và mang theo nó một lượng lớn người hâm mộ Lawrence và Cooper quảng bá bộ phim. Tới ngày 19 tháng 2 năm 2013, bộ phim vượt qua doanh thu 100 triệu $ ở Bắc Mỹ. Tới ngày 19 tháng 3, bộ phim lập nên một kỳ tích vang dội khi có số doanh thu gấp 11 lần kinh phí sản xuất
Nhạc phim.
Soundtrack.
"Silver Linings Playbook: Original Motion Picture Soundtrack" là bản soundtrack chính thức của bộ phim, phát hành tại Mỹ bởi Sony Music Entertainment vào ngày 16 tháng 11 năm 2012 theo định dạng kỹ thuật số.
Đĩa đơn từ album, "Silver Lining (Crazy 'Bout You)" cũng có được vị trí số 100 tại The Official Charts Company. Phần soundtrack cũng bao gồm một số ca khúc của Stevie Wonder, Dave Brubeck Quartet, Alt-J, Eagles of Death Metal, Jessie J và 2 ca khúc hòa âm sáng tác bởi Danny Elfman.
Nhạc nền hòa tấu.
Phần sáng tác hòa tấu của Danny Elfman cho bộ phim được Sony Music Entertainment phát hành cùng lúc với album soundtrack. | 1 | null |
Quần đảo Tuamotu (tiếng Pháp: "Archipel des Tuamotu" hay "îles Tuamotu") là một chuỗi các đảo và rạn san hô vòng của Polynésie thuộc Pháp. Đây là chuỗi rạn san hô vòng lớn nhất thế giới, trải dài trên một vùng có diện tích cỡ Tây Âu trên Thái Bình Dương. Dân bản xứ là người Polynesia với cùng một nền văn hóa và ngôn ngữ. Nơi này lúc đầu bị người Tahiti gọi là "quần đảo khúm núm" trước khi được nhà cầm quyền Pháp đổi tên thành "Tuamotu" ("quần đảo xa xôi").
Phân khu hành chính.
Polynésie thuộc Pháp là một nhóm đảo bán tự trị được chỉ định là xứ hải ngoại thuộc Pháp. Quần đảo Tuamotu cùng với quần đảo Gambier hợp thành "Îles Tuamotu-Gambier" - một trong năm phân khu hành chính của Polynésie thuộc Pháp.
Quần đảo Tuamotu gồm 16 xã là Anaa, Arutua, Fakarava, Fangatau, Hao, Hikueru, Makemo, Manihi, Napuka, Nukutavake, Puka Puka, Rangiroa, Reao, Takaroa, Tatakoto và Tureia.
Phân khu bầu cử.
Các xã ở Tuamotu được phân thành hai khu vực bầu cử ("circonscriptions électorales") khác nhau có ghế trong Hội đồng Lập pháp Polynésie thuộc Pháp. Khu bầu cử "Îles Gambier et Tuamotu Est" (nghĩa là "quần đảo Gambier và Tuamotu Đông") bao gồm xã Gambier và 11 xã ở đông Tuamotu là Anaa, Fangatau, Hao, Hikueru, Makemo, Napuka, Nukutavake, Pukapuka, Reao, Tatakoto và Tureia. Năm xã còn lại ở tây Tuamotu là Arutua, Fakarava, Manihi, Rangiroa và Takaroa thì hợp thành khu bầu cử "Îles Tuamotu Ouest" (nghĩa là "quần đảo Tuamotu Tây").
Địa lý.
Mặc dầu trải rộng trên một diện tích biển rất lớn nhưng tổng diện tích đất nổi của quần đảo Tuamotu chỉ vào khoảng 885 km². Khí hậu nhiệt đới ấm áp và không phân mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình năm duy trì tương đối với mức 26 °C. Do không có hồ hay sông để lấy nước nên nước mưa là nguồn cung cấp nước ngọt duy nhất tại quần đảo. Lượng mưa trung bình trong năm đạt 1.400 mm. Giữa các tháng không có sự khác biệt nhiều về lượng mưa, dù rằng tháng 9 và tháng 11 là những tháng mưa ít hơn cả.
Địa chất.
Các đảo ở Tuamotu đều là các "đảo thấp" mà về bản chất là các đê cát nằm trên các ám tiêu san hô. Makatea ở tây nam quần đảo Palliser là một trong ba hòn đảo nhiều phosphat nhất trong Thái Bình Dương (hai hòn còn lại là đảo Banana ở Kiribati và quốc đảo Nauru). Quần đảo Gambier là một phần của quần đảo Tuamotu xét về mặt địa lý (khoảng cách) nhưng lại khác biệt hẳn với quần đảo này về mặt địa chất và văn hoá.
Rạn san hô vòng Taiaro ở phía tây bắc của Tuamotu là một ví dụ hiếm hoi về rạn san hô vòng có vụng biển kín hoàn toàn với đại dương. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã công nhận rạn vòng này là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 1977.
Quần đảo có mức ổn định địa chất cao do hình thành từ đới đứt gãy Phục Sinh hoạt động yếu. Người ta chưa từng ghi nhận trường hợp phun trào núi lửa nào trong quá khứ.
Hệ động thực vật.
Lượng đất ít ỏi trên các đảo san hô nơi đây không cho phép thảm thực vật phát triển đa dạng. Dừa là loại cây mang ý nghĩa kinh tế quan trọng. Ở vài đảo người ta có trồng cây vani. Các loại rau quả chủ yếu là khoai mỡ, khoai nước, xa kê và các loại trái cây nhiệt đới. Lá cây dứa dại từ lâu được dùng để lợp mái nhà tranh cũng như làm thảm và mũ.
Các rạn san hô đa dạng chủng loài là ngôi nhà của nhiều thực vật sống dưới nước. Các sinh vật sống nơi nước mặt có thể kể ra là chim biển, côn trùng và thằn lằn. Quần đảo chỉ có 57 loài chim nhưng trong đó mười loài là đặc hữu như "Todiramphus gambieri", "Acrocephalus atyphus" và "Prosobonia cancellata". Có mười ba loài bị đe doạ trên phạm vi toàn cầu và một loài đã tuyệt chủng.
Dân cư.
Theo thống kê năm 2007, dân số quần đảo Tuamotu (tính cả quần đảo Gambier) là 18.317 người (8.100 người năm 1983 và 15.862 người năm 2002). Trong số này có 769 người sống trong vòng bán kính 215 hải lý (400 km) xung quanh Mururoa và Fangataufa - hai khu vực từng là nơi thử hạt nhân của Pháp.
Ngôn ngữ phổ biến ở quần đảo Tuamotu là tiếng Tuamotu; riêng ở Puka-Puka thì người ta dùng tiếng Marquises. Dân quần đảo Gambier gần đó nói tiếng Mangareva.
Kinh tế.
Kinh tế quần đảo Tuamotu chủ yếu là nông nghiệp tự cung tự cấp. Nguồn thu nhập bổ sung quan trọng nhất là từ hoạt động nuôi trai đen lấy ngọc và chế biến cùi dừa khô. Thu nhập từ du lịch vẫn còn nghèo nàn, đặc biệt là khi so sánh với ngành du lịch của quần đảo Société gần đó. Hạ tầng du lịch sơ sài có ở rạn san hô vòng Rangiroa và Manihi, nơi du khách có thể trải nghiệm lặn biển và bơi ống thở.
Lịch sử.
Nhìn chung lịch sử thuở đầu của quần đảo Tuamotu bị bao phủ một màn sương bí ẩn. Các phát hiện khảo cổ học dẫn tới kết luận rằng có người từ quần đảo Société đến sống ở phần phía tây của quần đảo vào khoảng năm 700. Có các nền phẳng dùng để tổ chức nghi lễ (gọi là "marae") xây bằng các khối san hô trên các đảo Rangiroa, Manihi và Mativa. Người ta vẫn chưa biết đích xác niên đại của chúng.
Vào năm 1521, Fernão de Magalhães (Ferdinand Magellan) là người châu Âu lần đầu tiên đặt chân đến quần đảo Tuamotu. Tiếp sau ông còn nhiều chuyến viếng thăm khác, gồm:
Các chuyến đi này đều không mang tính chính trị do quần đảo khi đó vẫn nằm trong vòng ảnh hưởng của triều đình Pomare ở Tahiti.
Đầu thế kỉ 19, các nhà truyền đạo Kitô đặt chân đến quần đảo này. Các thương nhân mang ngọc trai nơi đây về bán tại thị trường châu Âu từ cuối thế kỉ 19, khiến họ thèm muốn sở hữu quần đảo này. Người Pháp cưỡng ép vua Pomare V của Tahiti phải thoái vị và tuyến bố chủ quyền đối với quần đảo dù chưa bao giờ chính thức sáp nhập chúng vào lãnh thổ của mình.
Vào năm 1888, nhà văn Robert Louis Stevenson và Fanny Vandegrift Stevenson du lịch qua nhiều đảo thuộc Tuamotu trên du thuyền "Casco", và những điều ghi nhận được từ chuyến đi được xuất bản trong cuốn sách có nhan đề "In the South Seas". Nhà văn Jack London cũng viết truyện "The Seed of McCoy" dựa trên sự kiện tàu "Pyrenees" dù bị cháy nhưng đã cập bến đảo Mangareva an toàn năm 1900.
Năm 1947, quần đảo xuất hiện trên các tít báo khắp thế giới qua sự kiện nhà khảo cổ học Thor Heyerdahl vượt biển từ Nam Mỹ đến Raroia thuộc Tuamotu trên chiếc bè "Kon-Tiki" của ông. Về sau báo chí còn nhắc đến các rạn san hô vòng Moruroa và Fangataufa của Tuamotu do đây là những nơi thử hạt nhân của Pháp.
Phân nhóm đảo.
Quần đảo Tuamotu bao gồm bảy nhóm đảo - rạn san hô vòng là:
Quần đảo Raevski.
Các nhóm đảo có liên quan: | 1 | null |
Trong điện tử kỹ thuật số, cổng NAND ( NOT-AND ) là cổng logic tạo ra đầu ra chỉ sai nếu tất cả các đầu vào của nó là đúng; do đó đầu ra của nó là phần bù cho cổng AND. Kết quả đầu ra THẤP (0) chỉ cho kết quả nếu tất cả các đầu vào vào cổng là CAO (1); nếu bất kỳ đầu vào nào là THẤP (0), kết quả đầu ra là CAO (1). Một cổng NAND được tạo ra bằng cách sử dụng bóng bán dẫn và diode đường giao nhau. Theo định lý De Morgan, logic của cổng NAND hai đầu vào có thể được biểu thị là = + , làm cho cổng NAND tương đương với các bộ nghịch lưu theo sau là cổng OR.
Cổng NAND rất quan trọng vì bất kỳ hàm bool nào cũng có thể được thực hiện bằng cách sử dụng kết hợp các cổng NAND. Thuộc tính này được gọi là tính hoàn chỉnh của hàm. Nó chia sẻ tài sản này với cổng NOR. Các hệ thống kỹ thuật số sử dụng các mạch logic nhất định sẽ tận dụng được tính hoàn chỉnh về chức năng của NAND.
Hàm về mặt logic tương đương với
Một cách thể hiện A NAND B là formula_1, biểu tượng ở đâu formula_2 biểu thị AND và thanh biểu thị sự phủ định của biểu thức bên dưới nó: về bản chất, đơn giản là formula_3.
Cổng NAND với hai đầu vào trở lên có sẵn dưới dạng mạch tích hợp trong logic bóng bán dẫn-bóng bán dẫn, CMOS và các họ logic khác.
Ký hiệu.
Ký hiệu theo chuẩn DIN đã cũ
Phần cứng.
Các IC hỗ trợ cổng NAND đều thuộc dòng IC 4000 đối với CMOS và thuộc dòng IC 7400 đối với TTL. | 1 | null |
Mandolin (tiếng Ý: "mandolino") hay còn gọi là mandoline hoặc măng cầm là loại nhạc cụ đàn có tám dây. Đàn phát ra âm thanh bằng cách gảy dây đàn,cho âm thanh có âm sắc hơi giống như đàn zither ở quãng cao. Đây là loại đàn cổ. Loại phổ biến nhất của mandolin, được thiết kế đầu tiên tại Naples và có tám dây. Đàn làm bằng gỗ và có một cần đàn với các phím đàn. Tại Việt Nam, người chơi mandolin đầu tiên là ca sĩ Phương Thảo - vợ của ca sĩ kiêm nhạc sĩ Ngọc Lễ.
Mandolin điện.
Đàn mandolin điện là một nhạc cụ được điều chỉnh và chơi như đàn mandolin và được khuếch đại theo kiểu tương tự như đàn guitar điện. Cũng như guitar điện, mandolins điện có nhiều dạng. Phổ biến nhất là một nhạc cụ tám dây trên cùng được chạm khắc được trang bị một bộ bán tải điện theo kiểu tương tự như nhiều cây đàn guitar bán acoustic dạng vòm. Các mandolins thân rắn thường có ở dạng 4 - 5 và 8 dây. Mandolin điện cũng tồn tại ở nhiều hình dạng. | 1 | null |
Đảo Banaba (còn gọi là đảo Ocean), là một đảo san hô vòng được nâng cao, nằm phía tây chuỗi đảo Gilbert, cách Nauru về phía đông. Nó là một phần của nước Cộng hoà Kiribati. Đảo có diện tích 6,0 km²; điểm cao nhất trên đảo (cũng là điểm cao nhất toàn Kiribati) đạt 81 m (266 ft). Cùng với Nauru và Makatea (Polynésie thuộc Pháp), đây là một trong những đảo Thái Bình Dương có nguồn phosphat quan trọng.
Lịch sử.
Theo "Te Rii Ni Banaba—The Backbone of Banaba" của Raobeia Ken Sigrah, lịch sử truyền miệng của Banaba củng cố giả thuyết rằng người của tộc Te Aka, gốc gác từ Melanesia, là những cư dân đầu tiên của Banaba, đến đây trước những đợt di cư từ Đông Ấn và Kiribati. Cái tên Banaba trong tiếng Gilbert viết chuẩn chính tả là "Bwanaba", nhưng Hiến pháp ban hành 12 tháng 7 năm 1979 ghi "Banaba", nghĩa là "đất trống".
Sigrah đưa ra ý kiến gây tranh cãi rằng người Banaba khác biệt về mặt di truyền với những người Kiribati khác. Ông cho là người Banaba bị đồng hoá do sự di cư cưỡng ép và tác động của việc phát hiện mỏ phosphat năm 1900. Từng có bốn ngôi làng trên đảo - Ooma (Uma), Tabiang, Tapiwa (Tabwewa) và Buakonikai. Trung tâm cộng đồng từng là Tabiang, nay có tên Antereen. | 1 | null |
Albert Theodor Otto Emmich, từ năm 1912 là von Emmich (4 tháng 7 năm 1848 tại Minden – 22 tháng 12 năm 1915 tại Hannover) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh. Từng tham gia trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), và đã chỉ huy thắng lợi các lực lượng Đức trong trận đánh thực thụ đầu tiên của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1914.
Cuộc đời.
Emmich là con trai của một đại tá. Sau khi tốt nghiệp trường trung học Minden, ông đã trở thành một thiếu sinh quân trong Trung đoàn Bộ binh "Graf Bülow von Dennewitz" (Westfalen số 6) số 55, và tham gia chiến đấu trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Vào ngày 18 tháng 5 năm 1905, ông được phong quân hàm Thiếu tướng và đồng thời được bổ nhiệm làm Tư lệnh của Sư đoàn số 31 ở Saarbrücken. Vào ngày 14 tháng 2 năm 1905, ông được phong cấp Trung tướng, sau đó vào ngày 22 tháng 5 được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn số 10 ở Posen.
Vào năm 1909, ông lên quân hàm Thượng tướng Bộ binh và được ủy nhiệm làm Tướng tư lệnh của Quân đoàn X đóng quân tại Hannover.
Vào ngày 27 tháng 1 năm 1912, tại kinh thành Berlin, Emmich được nhận tước hiệu quý tộc.
Khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, vào tháng 8 năm 1914 Emmich đã chỉ huy quân đoàn của mình trong hoạt động quân sự lớn đầu tiên của cuộc chiến, cuộc chinh phạt Liège. Do thắng lợi này, ông đã trở thành sĩ quan đầu tiên của Đức được tặng Huân chương Quân công trong chiến tranh. Vào tháng 9, quân đoàn của ông đã tham chiến trong trận sông Marne lần thứ nhất, sau đó bắt đầu tình trạng chiến tranh chiến hào tại Reims. Vào tháng 4 năm 1915, ông được thuyên chuyển sang Mặt trận phía Đông và tham gia trong Chiến dịch tấn công Gorlice-Tarnów.
Vào tháng 12 năm 1915, Emmich từ trần tại Hannover do xơ cứng động mạch. Tang lễ theo nghi thức quân đội của ông đã được tổ chức trọng thể ở Hannover. | 1 | null |
Yandex (tiếng Nga: Яндекс) là một công ty web lớn của Nga với hơn 60% người dùng web ở Nga sử dụng( Số người sử dụng vẫn đang tăng ). Yandex là công ty tìm kiếm lớn thứ 4 trên thế giới (theo Comscore) với hơn 150 triệu lượt tìm kiếm mỗi ngày và khoảng 50 triệu người dùng thường xuyên. Phương châm của công ty là người dùng có thể tìm thấy câu trả lời cho mọi câu hỏi của họ. Yandex cũng có thị phần lớn ở Ukraina và Kazakhstan cùng với 43% thị phần ở Belarus và Đức. Yandex được thành lập bởi Arkady Volozh, Arkady Borkovsky và Ilya Segalovich.
https://yandex.ru được đánh giá là trang web có nhiều lượt xem nhất. Nó được tập trung phát triển ở bốn nước ngoài Nga: Ukraine, Belarus, Kazakhstan và Thổ Nhĩ Kỳ. Một công ty khác là Yandex Lab có trụ sở ở San Francisco. Yandex cùng với Naver của Hàn Quốc, Baidu của Trung Quốc, seznam.cz của Séc là những trang tìm kiếm địa phương được sử dụng nhiều nhất. Một số trình duyệt web hiện nay cài mặc định Yandex là trang tìm kiếm mặc định của phiên bản tiếng Nga. Hãng có thông báo không thấy trang (error 404) tương đối đẹp.
Các sản phẩm khác của công ty là trình duyệt web (Yandex Browser, tương tự như Google Chrome) Yandex Direct (tạm dịch: Yandex trực tiếp), lưu trữ thông tin đám mây (Yandex Disk) và Yandex Blog cùng với các chức năng tương tự với Google (tìm kiếm, mail, bản đồ... ngoài ra hãng còn có các cửa hàng mua bán trực tiếp giống như Amazon.com). | 1 | null |
Quần đảo eo biển Torres (tiếng Anh: "Torres Strait Islands") là một nhóm gồm ít nhất 274 hòn đảo nhỏ trong eo biển Torres, một tuyến đường thủy ngăn cách bán đảo Cape York nằm ở phía Bắc Úc và đảo New Guinea. Chúng trải dài trên diện tích 48.000 km2 (19.000 sq mi), nhưng tổng diện tích mặt đất chỉ có 566 km2 (219 sq mi).
Quần đảo là nơi sinh sống của những người dân bản địa trên eo biển Torres trong 70.000 năm. Trung úy James Cook lần đầu tiên tuyên bố chủ quyền của Anh đối với phần phía Đông của Úc tại Đảo Possession vào năm 1770, nhưng sự kiểm soát hành chính của Anh chỉ bắt đầu ở Quần đảo Eo biển Torres vào năm 1862. Các đảo hiện nay chủ yếu là một phần của Queensland, một Bang cấu thành nên Khối thịnh vượng chung Úc, nhưng quần đảo được quản lý bởi Cơ quan khu vực eo biển Torres, một cơ quan theo luật định của Chính phủ Liên bang Úc. Một số hòn đảo rất gần với bờ biển Tỉnh Tây của Papua New Guinea, quan trọng nhất là đảo Daru với thủ phủ của tỉnh là Daru.
Chỉ có 14 trong số các hòn đảo có người sinh sống. Dân số Quần đảo Eo biển Torres được ghi nhận là 4.514 người trong cuộc điều tra dân số năm 2016 của Úc, với 91,8% trong số này được xác định là người bản địa. Mặc dù được coi là người Úc bản địa, nhưng người dân trên Quần đảo Eo biển Torres, chủ yếu là người Melanesia, khác biệt về mặt sắc tộc, văn hóa và ngôn ngữ so với thổ dân Úc. | 1 | null |
Eo biển Torres là một eo biển nằm giữa Úc và New Guinea. Eo này rộng chừng ở nơi hẹp nhất. Phía nam của nó là bán đảo Cape York, phần viễn bắc của bang Queensland. Về phía bắc là tỉnh Tây của Papua New Guinea. Eo biển được đặt theo tên nhà hàng hải Luís Vaz de Torres, người đã chết ở eo biển vào năm 1606.
Địa lý.
Eo biển Torres nối biển San hô về phía đông với biển Arafura và vịnh Carpentaria ở phía tây. Dù là một tuyến đường biển quốc tế, eo biển rất nông (sâu độ 7 đến 15 m), và có những đảo san hô lộn xộn, làm việc đi tàu qua đây khá mạo hiểm. Dòng biển chảy mạnh xuất hiện trong những khoảng nước hẹp giữa các đảo, ngoài ra còn có cồn cát di chuyển ngầm dưới nước. Chừng 580 rạn san hô, trong đó có rạn Warrior và rạn Eastern Patch, phủ kín một vùng rộng . Ở đây cũng có những vàm cỏ biển thuộc loại rộng nhất thế giới.
Nhiều cụm đảo nằm trong eo biển, gọi chung là quần đảo eo biển Torres. Có ít nhất 274 đảo, trong đó 17 có người ở.
Tham khảo.
Singe, John. (2003). "My Island Home: A Torres Strait Memoir". University of Queensland Press. ISBN 0-7022-3305-6 | 1 | null |
Bán đảo Cape York là một là một bán đảo nằm xa nhất về phía Bắc của tiểu bang Queensland, Úc. Bán đảo là vùng hoang dã lớn nhất còn nguyên vẹn ở miền bắc Australia và là một trong những khu vực hoang dã còn lại cuối cùng trên Trái Đất. Đất đai thuộc bán đảo tương đối bằng phẳng, khoảng một nửa vùng đất này được dùng để chăng thả gia súc. Động vật hoang dã ở khu vực đang bị đe dọa bởi các loài động vật ngoại lai và cỏ dại. Trong đó riêng loài bạch đàn thảo nguyên ít bị xáo trộn. | 1 | null |
"Đảo Aunu'u"' là một hòn đảo núi lửa nhỏ ngoài khơi bờ biển đông nam của Tutuila thuộc American Samoa. Nó có diện tích 374,83 ha (0,59 dặm vuông; 1,52 km2) và dân số theo điều tra năm 2000 là 476 người. Về hành chính, đảo thuộc quận Đông, một trong những đơn vị hành chính đầu tiên của American Samoa.
Faimulivai Marsh là một đầm lầy nước ngọt trên đảo Aunu'u, vốn là miệng núi lửa và là vùng đất ngập nước lớn nhất trên lãnh thổ hải ngoại American Samoa. Nó được hình thành từ hệ thống thoát nước của miệng núi lửa thấp. | 1 | null |
Nakamura Aoi (Hán tự: 中村蒼, Bình giả danh: なかむら あおい, Hán-Việt: Trung Thôn Thương) sinh ngày 4/3/1991 tại Fukuoka, Nhật Bản, là nam diễn viên người Nhật.
Tiểu sử.
Nakamura đóng vai Hibiki Akagi trong "Boys Esté", và xuất hiện trong "Perfect Blue", một bộ phim truyền hình dựa trên cuốn tiểu thuyết của Miyabe Miyuki. Nakamura cũng vào vai nam trong "Paranormal Activity 2: Tokyo Night". | 1 | null |
Lý Quỹ (, ? - 619), tên tự Xử Tắc (處則), là hoàng đế của nước Lương thời Tùy mạt Đường sơ. Ông cai quản vùng lãnh thổ ở bờ tây Hoàng Hà thuộc tỉnh Cam Túc ngày nay. Năm 618, ông từng có ý định quy hàng Đường Cao Tổ Lý Uyên, song cuối cùng đã không làm như vậy. Năm 619, hạ thần triều Đường là An Hưng Quý (安興貴) đã giả vờ đến chỗ Lý Quỹ đầu hàng, và sau đó tiến hành nổi dậy, Lý Quỹ bị đánh bại và bị đưa đến chỗ Đường Cao Tổ, kết cục bị xử tử.
Xưng vương.
Lý Quỹ xuất thân từ quận Vũ Uy (武威, nay thuộc Vũ Uy, Cam Túc), là một tư mã tại địa phương. Gia đình ông giàu có song ông đã dùng tiền bạc để cứu tế cho những người nghèo nàn túng thiếu, do đó có được tiếng tốt trong vùng. Ông cũng được mô tả là thích đọc các thư tịch và có tài tranh luận cũng như ra kế sách. Vào mùa hè năm 617, khi Tiết Cử nổi dậy chống lại triều đình Tùy tại Kim Thành (金城, nay thuộc Lan Châu, Cam Túc), Lý Quỹ và những người cùng quận gồm Tào Trân (曹珍), Quan Cẩn (關謹), Lương Thạc (梁碩), Lý Uân (李贇), và An Tu Nhân (安修仁) đã thảo luận về khả năng cũng nổi dậy chống Tùy, biện luận rằng họ lo sợ Tiết Cử sẽ cướp phá Vũ Uy mà không có ai chống lại, còn các quan lại triều Tùy tại địa phương thì không có khả năng làm như vậy. Họ quyết định hành động, và đến khi quyết định vị trí thủ lĩnh, Tào Trân đã nói về lời tiên tri "Lý thị đương vương", vì thế họ đã tôn Lý Quỹ làm chúa.
Vào mùa thu năm 617, Lý Quỹ lệnh cho An Tu Nhân tập hợp các tù trưởng người Hồ (Hung Nô), còn bản thân ông tập hợp các gia đình danh giá người Hán, họ cùng nhau nổi dậy, bắt giữ các quan lại triều Tùy là Tạ Thống Sư (謝統師) và Vi Sĩ Chính (韋士政). Lý Quỹ xưng là "Hà Tây Đại Lương Vương," đặt niên hiệu là An Lạc, xây dựng cấu trúc chính quyền theo mô hình của triều đình Tùy Văn Đế. Quan Cẩn đề xuất giết chết các quan lại triều Tùy và phân chia gia sản của họ, song Lý Quỹ đáp lại: "Các người buộc ta làm chúa, vì thế cần nghe theo phân xử của ta. Nghĩa binh nổi dậy là để cứu giúp người dân. Nay nếu sát nhân thủ vật, thì sẽ trở thành cuồng tặc. Lập kế như vậy thì mong làm được việc gì đây?". Lý Quỹ mời Tạ Thống Sư và Vi Sĩ Chính đến, tương ứng phong cho họ chức thái bộc khanh và thái phủ khanh. Tướng Tây Đột Quyết là A Sử Na Khám Độ (阿史那闞度), tự xưng là khả hãn, cùng hơn hai nghìn kị binh cũng đến hàng Lý Quỹ.
Sau đó, Tiết Cử phái bộ tướng Thường Trọng Hưng (常仲興) vượt Hoàng Hà tiến đánh Lý Quỹ. Lý Quỹ đã phái Lý Uân suất quân chống lại Thường Trọng Hưng, kết quả là quân Lương chiến thắng, chém được 2.000 thủ cấp, bắt được toàn bộ số quân Tần còn lại. Lý Quỹ muốn phóng thích các tù binh Tần, song Lý Uân phản đối vì cho rằng họ sẽ về với Tiết Cử và lại tiến đánh Hà Tây, Lý Uân đề xuất giết hết toàn bộ số tù binh này. Lý Quỹ đáp lại: "Nếu đã có Thiên mệnh, ta sẽ tự mình bắt giữ chúa của họ, cái lũ sĩ tốt ấy, cuối cùng sẽ là của ta. Còn nếu như sự bất thành, cầm giữ chúng đâu có ích gì.", và phóng thích cho họ. Không lâu sau Lý Quỹ tiếp tục công hãm bốn quận: Trương Dịch (張掖, nay gần tương ứng với Trương Dịch, Cam Túc), Đôn Hoàng (敦煌, nay gần tương ứng với Đôn Hoàng, Cam Túc), Tây Bình (西平, nay gần tương ứng với Tây Ninh, Thanh Hải), và Phu Hãn (枹罕, nay gần tương ứng với Lâm Hạ, Cam Túc), kiểm soát năm quận Hà Tây [tức bờ Tây thượng du Hoàng Hà]. Mặc dù sau đó A Sử Na Khám Độ tiến hành nổi dậy, song Lý Quỹ đã có thể đánh bại và tiêu diệt vị khả hãn tự xưng này.
Đường Cao Tổ Lý Uyên lập ra triều Đường vào mùa xuân năm 618, và nay muốn liên minh với Lý Quỹ để tiến công Tiết Nhân Cảo, vì Đường Cao Tổ đã phái sứ giả đến chỗ Lý Quỹ, trong thư gọi Lý Quỹ là "tụng đệ" (em họ). Lý Quỹ rất phấn khích và đã phái đệ là Lý Mậu (李懋) đến kinh thành Trường An của triều Đường để yết kiến Đường Cao Tổ, dâng sản vật địa phương. Đường Cao Tổ đã phong cho Lý Mậu làm đại tướng quân, cho về Lương. Đường Cao Tổ còn lệnh cho Hồng Lư thiếu khanh Trương Hầu Đức (張俟德) đến Vũ Uy để phong chức Lương châu tổng quản, phong tước Lương vương cho Lý Quỹ. Tuy nhiên, trước khi Trương Hầu Đức có thể đến lãnh địa của Lý Quỹ, Lý Quỹ đã xưng là Thiên tử-Lương Đế vào mùa đông năm 618. Lý Quỹ phong cho nhi tử Lý Bá Ngọc (李伯玉) làm thái tử.
Làm hoàng đế.
Tuy nhiên, sau khi Lý Quỹ xưng đế thì việc cai quản của ông lại trở nên xấu đi. Thoạt đầu, ông tin tưởng Lương Thạc, phong làm mưu chủ vì đánh giá Lương Thạc là người có trí lược. Tuy nhiên, khi Lương Thạc nhận thấy rằng các tù trưởng người Hồ ngày càng mạnh lên, ông ta đã thỉnh Lý Quỹ hạn chế quyền lực của họ, vì thế mà kết oán với Hộ bộ thượng thư An Tu Nhân (người lãnh đạo của các tù trưởng người Hồ). Hơn thế nữa, khi nhi tử của Lý Quỹ là Lý Trọng Diễm (李仲琰) đến thăm Lương Thạc thì lại không được Lương Thạc tôn trọng. Lý Trọng Diễm ôm hận trong lòng nên đã cùng với An Tu Nhân cáo buộc Lương Thạc có ý muốn làm phản, vì thế Lý Quỹ đã cho giết Lương Thạc.
Cũng trong khoảng thời gian này, một pháp sư người Hồ nói với Lý Quỹ rằng Thượng đế đang sai khiến ngọc nữ giáng trần, Lý Quỹ vì thế đã cho xây đài để đón ngọc nữ, chi phí tốn kém, khiến bách tính gặp họa. Hơn nữa, đế chế của Lý Quỹ khi đó đang xảy ra nạn đói, và Tào Trân đề xuất phát chẩn cứu tế cho dân đói. Tuy nhiên, Tạ Thống Sư lại nói với Lý Quỹ rằng những người bị đói đều yếu ớt và không nên phung phí lương thực. Lý Quỹ nghe theo và từ chối cứu đói, khiến ông mất đi sự ủng hộ của người dân.
Vào mùa xuân năm 619, Trương Hầu Đức đến lãnh địa của Lương, lúc này quân Đường đã tiêu diệt được Tiết Nhân Cảo. Lý Quỹ khi nghe được chiếu chỉ của Đường Cao Tổ đã thể hiện rằng mình sẵn sàng chấp thuận. Tào Trân không đồng ý, đề xuất rằng Lý Quỹ không nên tự mình quy phục Đường, mà thay vào đó, nếu muốn quy phục, ông nên làm theo cách của Tây Lương Tuyên Đế dùng khi xưa với triều Bắc Chu, đó là tiếp tục giữ tước hiệu hoàng đế, song đồng thời cũng xưng thần. Lý Quỹ chấp thuận, phái Đặng Hiểu (鄧曉) đến Trường An, còn ông trong khi tuyên bố quy phục Đường Cao Tổ, song lại xưng "Hoàng tụng đệ - Đại Lương hoàng đế - thần Quỹ". Đường Cao Tổ tức giận và tống giam Đặng Hiểu, hoàng đế triều Đường cũng bắt đầu thảo luận về việc tiến đánh Lý Quỹ. Lý Quỹ phái sứ giả đến cầu hòa với Bồ Tát Bát khả hãn Mộ Dung Phục Doãn của Thổ Dục Hồn, đề xuất phóng thích Mộ Dung Thuận (nhi tử của Mộ Dung Phục Doãn, bị triều Tùy giam giữ từ trước). Mộ Dung Phục Doãn hài lòng và tiến công Lương theo chỉ dẫn của Đường, khiến Lý Quỹ suy yếu.
Bị đánh bại và qua đời.
Vào mùa hè năm 619, anh của An Tu Nhân là An Hưng Quý (安興貴), khi đó đang phụng sự cho triều Đường tại Trường An, đã dâng biểu thỉnh được đến Lương châu chiêu úy Lý Quỹ. An Hưng Quý còn bẩm với Đường Cao Tổ về kế hoạch của mình mà theo đó, thoạt đầu sẽ cố thuyết phục Lý Quỹ, song nếu Lý Quỹ từ chối thì sẽ nổi dậy lật đổ Lý Quỹ. Đường Cao Tổ chấp thuận với kế hoạch của An Hưng Quý.
Khi An Hưng Quý đến Vũ Uy, người này được Lý Quỹ phong chức 'tả hữu vệ đại tướng quân'. An Hưng Quý cố gắng thuyết phục Lý Quý quy phục triều Đường và dâng lãnh thổ của ông cho triều Đường. Lý Quỹ khước từ vì tin rằng ông có thể phòng thủ kháng cự lại Đường. An Hưng Quý sau đó đã lập mưu với An Tu Nhân, họ đã tập hợp người Hồ tấn công Lý Quỹ. Lý Quỹ không thể chống cự nổi, bèn rút vào trong thành Vũ Uy. An Hưng Quý bao vây Vũ Uy, trong khi kêu gọi người dân đầu hàng. Người dân Vũ Uy lũ lượt ra đầu hàng An Hưng Quý. Lý Quỹ thấy tình thế trở nên vô vọng nên đã cùng thê tử đi lên đài đón ngọc nữ mà tổ chức một bữa tiệc biệt ly. An Hưng Quý sau đó tiến vào thành và bắt giữ Lý Quỹ, giải ông đến Trường An. Đường Cao Tổ cho xử tử Lý Quỹ cùng các hoàng đệ và hoàng tử. | 1 | null |
Myasishchev M-4 "Molot" (), tên mã của USAF/DoD là "Type 37", NATO reporting name 'Bison'.) là một loại máy bay ném bom chiến lược 4 động cơ, do Vladimir Myasishchev thiết kế, chế tạo tại Liên Xô trong thập niên 1950. Loại máy bay này có khả năng tấn công các mục tiêu ở Bắc Mỹ. | 1 | null |
Carcharias taurus là một loài cá sống ở vùng nước ven biển trên toàn thế giới. Nó sống gần với bờ biển và những bãi biển đầy cát trắng của Bắc Mỹ, do đó tên trong tiếng Anh là cá mập hổ cát. Nó cũng ở trong vùng biển của Nhật Bản, Úc và Nam Phi. Mặc dù khả năng bơi lội và bề ngoài đáng sợ của nó, nó là một con cá mập khá điềm tĩnh và di chuyển chậm. Loài này có đầu nhọn, và một cơ thể đồ sộ. Chiều dài con hổ cát có thể đạt 3,0-3,4 m (9,8-11,2 ft). Chúng có màu xám với những đốm màu nâu đỏ trên lưng. Con hổ cát thích săn gần bờ, và người ta đã quan sát nhóm cá mập này săn bầy cá lớn. Chế độ ăn uống của chúng bao gồm các loài cá có xương, động vật giáp xác, mực, và cá đuối. Trong thời kỳ sinh sản, những con cái luôn giao phối với nhiều con đực. Thời gian mang thai kéo dài gần một năm. Chúng thường đẻ hai con sau mỗi lần mang thai.
Phôi thai trong tử cung trong nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển. Họ nhận thấy ban đầu số lượng phôi thai trong bụng cá mập lên tới 12. Chúng là sản phẩm của nhiều cá đực. Song số lượng phôi giảm dần theo thời gian do phôi lớn nhất nuốt chửng những phôi còn lại. Ở thời điểm cuối cùng của thai kỳ, chỉ còn hai phôi thai tồn tại trong dạ con, bao gồm phôi lớn nhất và một phôi khác. Điều đáng chú ý là hai phôi đó thường có DNA giống nhau, nghĩa là chúng có nguồn gốc từ một cá bố. | 1 | null |
Chuỗi núi ngầm Hawaii–Emperor (tiếng Anh: "Hawaiian-Emperor seamount chain") là một dãy các núi ngầm trong Thái Bình Dương và nhô khỏi mặt biển ở quần đảo Hawaii. Chuỗi được hợp thành từ hai bộ phận chính là sống núi Hawaii ("Hawaiian Ridge") ở phía nam và chuỗi núi ngầm Emperor ("Emperor Seamounts") ở phía bắc, trải dài từ rãnh Aleut ở tây bắc Thái Bình Dương đến núi ngầm Lōʻihi ở đông nam đảo Hawaii. Chuỗi núi ngầm Hawaii–Emperor là một ví dụ minh hoạ cho sự biến đổi dần dần từ đảo núi lửa thành các núi ngầm chóp phẳng. Điều này thể hiện rõ từ đông nam lên tây bắc, từ các núi lửa còn hoạt động như Mauna Loa ở đảo Hawaii, đi qua các tàn tích đảo núi lửa như Nihoa, Necker, qua các rạn san hô vòng như Midway, Kure đến các núi ngầm chóp phẳng Ojin và Suiko thuộc chuỗi Emperor.
Phân vùng.
Chuỗi núi ngầm Hawaii–Emperor là một chuỗi gồm ít nhất là 129 núi lửa trải dài hơn 6.000 km ở Thái Bình Dương. Chuỗi được hợp thành từ hai bộ phận chính là sống núi Hawaii ("Hawaiian Ridge" hay "Hawaii seamount chain") ở phía nam và chuỗi núi ngầm Emperor ("Emperor Seamounts", có nghĩa là "các núi ngầm Thiên Hoàng" do chúng chủ yếu được đặt tên dựa theo các Thiên hoàng Nhật Bản) ở phía bắc. Sống núi Hawaii trải dài 2.500 km từ rạn san hô vòng Kure ở cực tây bắc đến đảo Hawaii ở cực đông nam, bao gồm toàn phần hai bộ phận của quần đảo Hawaii là quần đảo Tây Bắc Hawaii và quần đảo Đông Nam Hawaii (nhóm đảo chính). Quần đảo Đông Nam Hawaii là bộ phận trẻ nhất trong rặng núi với tuổi chỉ khoảng dao động trong khoảng từ 400.000 năm đến 5,1 triệu năm. Trong khi đó, quần đảo Tây Bắc Hawaii già hơn rất nhiều so với quần đảo Đông Nam Hawaii với độ tuổi dao động trong khoảng 7,2 triệu đến 27,7 triệu năm. Theo thời gian, các đảo núi lửa xưa kia tại đây đã xói mòn để rồi chỉ còn lại một số rạn san hô vòng và các đảo san hô hình thành tại đó. Địa hình chuỗi đảo có sự phân hoá rõ rệt. Nếu như cực tây bắc của sống núi là rạn san hô vòng chỉ cao vài mét so với mực nước biển thì cực đông nam lại toạ lạc một đảo núi lửa [đảo Hawaii] cao 3.100 m so với mặt biển, thậm chí cao đến 10.000 m nếu tính từ đáy đại dương. Đảo Hawaii trong quần đảo Đông Nam Hawaii được hợp thành từ năm ngọn núi lửa, trong đó hai ngọn còn hoạt động là Kilauea và Mauna Loa. Về phía nam của đảo là núi ngầm Lōihi - núi lửa duy nhất trong chuỗi đảo còn ở giai đoạn tiền khiên ngầm. Sống núi Hawaii bị đới đứt gãy địa hào Molokai nằm tuyến tính theo phương đông-tây cắt ngang đột ngột tại một điểm gần đảo Hawaii và bị hai nhánh của đới đứt gãy Murray cắt qua lần lượt ở vùng gần đảo Lisianski và rạn san hô vòng Frigate Pháp.
Về phía bắc của sống núi Hawaii là một dãy các núi dưới biển với tên gọi là chuỗi núi ngầm Emperor. Chuỗi có chiều dài 2.400 km, chiều rộng 100 km, vút cao 3–5 km từ đáy đại dương và cách mặt nước khoảng vài trăm mét. Với tuổi từ 39 đến 85 triệu năm, đây được xem là bộ phận già nhất trong toàn chuỗi núi ngầm Hawaii-Emperor. Tất cả các núi lửa xưa kia trong chuỗi đều đã xói mòn và chìm xuống biển, hoá thành các núi ngầm chóp phẳng ("guyot"). Chuỗi Emperor kéo dài đến tây Thái Bình Dương và chấm dứt tại đới hút chìm Kuril-Kamchatka ở biên giới Liên bang Nga.
Phần chuyển tiếp giữa chuỗi núi ngầm Emperor và sống núi Hawaii là một khúc uốn khoảng 60°Có dạng chữ L. Từ lâu người ta cho rằng khúc uốn này được tạo nên do sự đổi hướng tương đối đột ngột trong sự chuyển dịch của mảng kiến tạo. Tuy vậy, nghiên cứu vào năm 2003 cho rằng chính sự dịch chuyển của "điểm nóng" là nguyên nhân tạo thành khúc uốn kể trên.
Hình thành.
Năm 1963, nhà địa chất học người Canada là John Tuzo Wilson đề xuất ý tưởng về "điểm nóng" để giải thích cho sự hình thành chuỗi Hawaii-Emperor. Ông cho rằng nhiệt lượng từ điểm nóng cố định nằm sâu bên dưới mảng Thái Bình Dương đã nung chảy một phần đá nằm ngay phía dưới mảng Thái Bình Dương thành những đám mácma mà sau đó sẽ phun trào khỏi đáy đại dương và tạo nên núi lửa. Cứ như thế, các núi lửa mới hình thành khi mảng Thái Bình Dương dịch chuyển liên tục phía trên điểm nóng và tạo thành một vệt dài mà người ta gọi là chuỗi núi ngầm Hawaii-Emperor. Các núi lửa sẽ ngừng hoạt động một khi đã rời khỏi điểm nóng để dịch chuyển theo mảng kiến tạo về phía bắc và dần xói mòn dưới tác động của các yếu tố khác, ví dụ như khi thạch quyển bên dưới nguội và co lại. Theo thời gian các rạn san hô vòng sẽ hình thành tại đó, để rồi cuối cùng các đảo này chìm hẳn và trở thành các núi ngầm. Cũng căn cứ vào giả thuyết về điểm nóng cố định thì sự hình thành khúc uốn hình chữ L giữa sống núi Hawaii và chuỗi núi ngầm Emperor có thể được giải thích từ sự đổi hướng dịch chuyển của mảng kiến tạo khoảng 43 triệu năm về trước.
Tuy lý thuyết về điểm nóng cố định được rất nhiều nhà địa chất chấp nhận rộng rãi (Best, 2009)
nhưng một số nghiên cứu đưa ra bằng chứng về sự dịch chuyển của điểm nóng ở Hawaii. Các quan sát cổ từ tính chỉ ra rằng điểm nóng đã dịch chuyển nhanh về phía nam khi chuỗi Emperor hình thành và có thể đã gần như cố định kể từ lúc đó (Sharp & Clague, 2006). Mức độ dịch chuyển có thể vào khoảng 5 độ vĩ tuyến (Vandamme & Courtillot, 1990). Tarduno & ctg (2003) cũng viện dẫn các dữ liệu để kết luận rằng sự lệch phương của chuỗi Emperor so với sống núi Hawaii là do chùm manti của điểm nóng Hawaii dịch chuyển nhanh (cỡ 40 mm/năm) trong giai đoạn Creta muộn đến Đệ tam sớm (81-47 triệu năm về trước). Như vậy, sự thay đổi lớn về hướng dịch chuyển của mảng Thái Bình Dương có thể không phải là lời giải thích cho sự hình thành của khúc uốn hình chữ L giữa chuỗi núi ngầm Emperor và sống núi Hawaii như người ta từng nghĩ. | 1 | null |
Cục Y tế Giao thông Vận tải là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, thực hiện chức năng quản lý về chuyên môn nghiệp vụ y tế trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải; tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Y tế.
Trụ sở Cục đặt tại số 73 Yên Ninh, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Cục trưởng đương nhiệm là Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Tùng Lâm | 1 | null |
Năng lực chủ thể của pháp nhân.
Năng lực chủ thể của pháp nhân bao gồm năng lực hành vi và năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
1. Năng lực pháp luật dân sự:
- Phát sinh đồng thời và chấm dứt năng lực hành vi
- Pháp nhân có năng lực từ khi được thành lập hoặc từ khi đăng ký nếu pháp luật quy định
- Pháp nhân chấm dứt tại thời điểm có căn cứ do pháp luật quy định
- Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân mang tính chất chuyên biệt(chuyên trách trong một lĩnh vực xác định)
2. Năng lực hành vi dân sự:
- Pháp nhân có năng lực hành vi dân sự và thể hiện qua các hoạt động nội tại và qua hoạt động giao tiếp bên ngoài; nó được thể hiện qua hành vi đại diện hợp pháp, ngoài ra còn thể hiện hành vi của nhân viên, của những người được giao nhiệm vụ cụ thể khi giao dịch với người bên ngoài pháp nhân. | 1 | null |
Bộ dây hay nhạc cụ dây là nhóm những nhạc cụ tạo ra âm thanh từ dao động trên dây. Trong bảng phân loại nhạc cụ Hornbostel-Sachs được dùng trong nhạc cụ học, chúng được gọi là chordophone. Một số nhạc cụ phổ biến là guitar, sitar, rabab, guitar bass, vĩ cầm, viola, cello, contrebasse, banjo, mandolin, bouzouki, đàn hạc, zither, koto, shamisen, đàn tỳ bà, đàn đáy, đàn nguyệt v.v.
Trong hầu hết các nhạc cụ dây, các rung động được truyền đến cơ thể của nhạc cụ, thường kết hợp một số loại rỗng hoặc vùng kín. Cơ thể của nhạc cụ cũng rung động, cùng với không khí bên trong nó. Sự rung động của cơ thể của nhạc cụ và khoang hoặc buồng kín kèm theo làm cho độ rung của dây dễ nghe hơn đối với người biểu diễn và khán giả. Cơ thể của hầu hết các nhạc cụ dây là rỗng. Tuy nhiên, một số người như guitar điện và các nhạc cụ khác dựa vào khuếch đại điện tử có thể có thân gỗ chắc chắn.
Lịch sử.
Nhạc cụ dây sớm nhất.
Thời kỳ đồ đá, một bức tranh hang động trong hang động Trois Frères ở Pháp mô tả những gì một số người tin là một cây cung âm nhạc, một cây cung săn bắn được sử dụng như một nhạc cụ có dây đơn. Từ cung nhạc, gia đình của các nhạc cụ có dây được phát triển; vì mỗi chuỗi phát một nốt, thêm chuỗi thêm ghi chú mới, tạo ra đàn hạc, đàn hạc và lyres. Đến lượt mình, điều này dẫn đến việc có thể để chơi những cặp và hợp âm. Một sự đổi mới khác xảy ra khi cây đàn hạc được kéo thẳng ra và một cây cầu dùng để nhấc dây ra khỏi cổ gậy, tạo ra cây đàn.
Bức tranh về cung nhạc này cho đàn hạc là lý thuyết và đã được tranh luận. Năm 1965 Franz Jahnel đã viết những lời chỉ trích của mình nói rằng tổ tiên đầu tiên của các nhạc cụ gảy không được biết đến. Ông cảm thấy rằng cây cung đàn hạc là một tiếng kêu dài từ sự tinh vi của nền văn minh thế kỷ thứ 4 trước công nguyên đã sử dụng công nghệ nguyên thủy và tạo ra "đàn hạc, lyres, cithara và lute được chế tạo tốt về mặt nghệ thuật".
Các cuộc khai quật khảo cổ đã xác định được một số nhạc cụ có dây sớm nhất ở các địa điểm Lưỡng Hà cổ đại, như lyres của Ur, bao gồm các cổ vật hơn ba nghìn năm tuổi. Sự phát triển của các nhạc cụ lyre đòi hỏi công nghệ tạo ra một cơ chế điều chỉnh để thắt chặt và nới lỏng độ căng của dây. Lyres với thân và dây bằng gỗ được sử dụng để gảy hoặc chơi với một cây cung đại diện cho các nhạc cụ chính hướng tới đàn hạc và các loại nhạc cụ violin; hơn nữa, các nhạc cụ Ấn Độ từ năm 500 trước Công nguyên đã được phát hiện với bất cứ thứ gì từ 7 đến 21 dây.
Nhạc cụ dây đầu đã được khai quật ở vùng Lưỡng Hà, ví dụ như những đàn lyre ở Ur, có tuổi đời từ năm 2500 trước Công nguyên.
Đàn lute.
Các nhà âm nhạc học đã đưa ra các ví dụ về công nghệ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, nhìn vào các hình ảnh khắc còn tồn tại. Hình ảnh đầu tiên cho thấy một nhạc cụ giống như đàn nguyệt đến từ Mesopotamia trước năm 3000 trước Công nguyên. Một bức phù điêu từ năm 3100 trước Công nguyên hoặc sớm hơn (hiện thuộc sở hữu của Bảo tàng Anh) cho thấy những gì được cho là một người phụ nữ chơi đàn nguyệt. Từ những hình ảnh còn sót lại, các nhà lý thuyết đã phân loại các lute Mesopotamian, cho thấy rằng chúng đã phát triển thành một giống dài và ngắn. Dòng lute dài có thể đã phát triển thành tamburs và pandura. Dòng lute ngắn được phát triển thêm về phía đông Mesopotamia, ở Bactria, Gandhara và Tây Bắc Ấn Độ, và được thể hiện trong điêu khắc từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 4 hoặc thứ 5 sau Công nguyên.
Trong thời kỳ trung cổ, sự phát triển nhạc cụ đa dạng ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Rebecs Trung Đông đại diện cho sự đột phá về hình dạng và chuỗi, với một nửa hình quả lê sử dụng ba dây. Các phiên bản ban đầu của violin và fiddle, bằng cách so sánh, đã xuất hiện ở châu Âu thông qua các nhạc cụ như gittern, tiền thân bốn dây cho guitar, và đàn cơ bản. Những dụng cụ này thường sử dụng catgut (ruột động vật) và các vật liệu khác, bao gồm cả lụa, cho dây của chúng. | 1 | null |
Nguyễn Văn Nam (19 tháng 5, 1995 – 30 tháng 4, 2013), là học sinh lớp 12T7 của Trường Trung học phổ thông Đô Lương 1, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An vào thời điểm xảy ra sự kiện.
Nam đã cứu sống 5 em học sinh nhỏ ở xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An ngày 30 tháng 4 năm 2013 khỏi bị đuối nước. Không may mắn, sau khi cứu được em học sinh cuối cùng, Nam đã kiệt sức và chết đuối. Sau đó, Nam được truy tặng Huân chương Dũng cảm của Nhà nước Việt Nam. Trước đó, Nam cũng đã từng 4 lần cứu người chết đuối.
Ngày 4 tháng 5 năm 2013, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trương Tấn Sang đã viết thư chia buồn với gia đình Nam và sẽ xem xét việc truy tặng Huân chương Dũng cảm cho em. Ngày 5 tháng 5 năm 2013, Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam tặng bằng khen Ngày 6 tháng 5 năm 2013, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã truy tặng Huy chương Tuổi trẻ dũng cảm cho em.
Ngày 13 tháng 5 năm 2013, Chủ tịch nước Việt Nam truy tặng Huân chương Dũng cảm cho em. Ngày 2 tháng 6 năm 2013, đề thi môn Văn học trong Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông tại Việt Nam đã sử dụng một đoạn trích từ báo Thanh Niên về gương hi sinh cứu người của Nguyễn Văn Nam.
Thân thế.
Nam sinh ngày 19 tháng 5 năm 1995. Nam là con thứ 2 trong gia đình nghèo có 3 chị em, chị đã đậu đại học và đang đi làm thuê để có tiền ở trọ, Nam là học sinh lớp 12, còn em của Nam học lớp 9. Gia đình Nam quê ở xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
Cha của em là Nguyễn Văn Điếu, năm đó tròn 49 tuổi, còn mẹ em là Nguyễn Thị Thanh. Hoàn cảnh gia đình em khó khăn, nhưng em vẫn cố gắng vươn lên trong học tập. Học kỳ I năm học 2012 – 2013, Nam được nhận học bổng "Học sinh nghèo vượt khó" của trường Trung học Phổ thông Đô Lương 1.
Trước khi xảy ra sự việc, Nam đã hai lần cứu tất cả bốn người khỏi chết đuối, lần này là lần thứ 3 với 5 người, tổng cộng 9 người đã được Nam cứu. Một số người có liên quan đến vụ việc này đã kể lại những câu chuyện như sau:
Ông Nguyễn Hữu Đông kể:
Còn cô Nguyễn Thị Kiều Hương – Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Đô Lương 1 – thì nhắc tới một đức tính thương bạn của Nam:
Diễn biến sự kiện.
Ngày 30 tháng 4 năm 2013, sau khi ăn bữa cơm trưa mừng mẹ mới mua cho chị chiếc xe máy, khoảng 14 giờ 30 phút, Nam đi bắt tổ chim ở bãi tắm Động Chùa gần nhà thì thấy 5 em nhỏ bị đuối nước. Không chút do dự, Nam cởi phăng áo, lao xuống sông.
Trong khoảng 20 phút đầu vật lộn với dòng nước chảy khá mạnh, Nam cứu được 4 em nhỏ, đưa lên bờ là các em Nguyễn Công Linh, Nguyễn Công Lương, Nguyễn Công Mạnh, Trần Quốc Mạnh.
Sau khi đưa được 4 em lên bờ nhưng thấy vẫn còn em Nguyễn Hữu Đô đang ở dưới sông, có nguy cơ chìm dần trong dòng nước, lúc này mặc dù đã rất mệt vì đuối sức nhưng Nam vẫn cố bơi ra sông để cứu em Đô. Khi dìu được em Đô lên gần đến bờ cũng là lúc Nam kiệt sức, không cưỡng lại được dòng nước nên đã bị nhấn chìm và tử vong. Đến chiều cùng ngày, thi thể em Nam đã được tìm thấy và đưa về gia đình an táng.
Vinh danh.
Bí thư huyện Đoàn Đô Lương Nguyễn Đức Lương cho biết, huyện đoàn Đô Lương đã làm báo cáo gửi tỉnh đoàn Nghệ An đề nghị trung ương Đoàn khen thưởng tinh thần dũng cảm của đoàn viên Nguyễn Văn Nam.
Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An Nguyễn Đình Hùng cho biết: "Chúng tôi sẽ phát động đoàn viên, thanh niên học tập gương hi sinh dũng cảm của Nam trong "Ngày hội nhân ái" hằng năm của tỉnh đoàn". Anh Hùng còn nói Trung ương Đoàn đang xét tặng bằng khen cho Nguyễn Văn Nam.
Ông Nguyễn Trọng Hoàn, chánh văn phòng Sở GD – ĐT Nghệ An, cho biết đã làm thủ tục đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng Huân chương Dũng cảm cho học sinh Nguyễn Văn Nam.
Tỉnh đoàn Nghệ An cũng đã lập hồ sơ đề nghị Trung ương Đoàn truy tặng Huy chương Tuổi trẻ Dũng cảm cho em Nam.
Tác phẩm thơ ca về Nguyễn Văn Nam.
Sau khi Nam qua đời, nhiều cư dân mạng đã viết các bài thơ ca ngợi em.
Đề thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông 2013.
Trong kì thi tốt nghiệp Trung học Phổ hông năm 2013 hệ Trung học Phổ thông, ngày 2 tháng 6 năm 2013, hành động cứu người của Nguyễn Văn Nam đã được đưa vào đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn trong câu nghị luận xã hội 3 điểm. Câu hỏi có nội dung như sau:
Viết một bài văn ngắn khoảng 400 từ bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về hành động dũng cảm cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam từ thông tin sau:
Đề thi này đã nhận được nhiều đánh giá sôi nổi từ cộng đồng mạng. Nhiều sĩ tử đã so sánh em với những kẻ sát nhân như Lê Văn Luyện hay Nguyễn Đức Nghĩa.
Trần Thị Phương, chị gái của Nam, khi nghe chuyện đề thi môn văn, đã nói: ""Hôm nay tôi đang đi làm mùa thì bạn học ở Thành phố Hồ Chí Minh gọi điện báo một tin vui: "Vào mạng mà xem, em trai Phương vào đề thi môn văn hôm nay của cả nước đấy"". Còn ông Nguyễn Văn Điều – bố của Nam mới biết tin qua con gái, nói: "Mất con là nỗi đau lớn trong đời làm cha, làm mẹ nhưng bữa ni con tôi được vô đề văn của cả nước, nghĩa là cả xã hội đang quan tâm đến sự hi sinh của con tôi thì gia đình rất tự hào. Thế là con tôi chết nhưng không mất đi. Gia đình tôi như có thêm sức mạnh để vượt qua nỗi đau. Vợ tôi nghe tin này đã đỡ buồn phiền hơn trước nên bớt quanh quẩn bên bàn học trống vắng của con".
Thông tin bên lề.
Cũng tại mảnh đất Nghệ An, ngày 17 tháng 6 năm 2013, Lê Văn Được (15 tuổi, học sinh lớp 9B trường Trung học cơ sở Thanh Ngọc, Thanh Chương) đã cứu 5 em nhỏ nữ khỏi đuối nước, và phần thưởng danh hiệu cũng như Nguyễn Văn Nam, nhưng may mắn rằng em vẫn còn sống. | 1 | null |
Toyota Camry (; Tiếng Nhật: トヨタ・カムリ / "Toyota Kamuri") là một dòng xe ôtô cỡ trung (phiên bản gốc là cỡ nhỏ) được Toyota sản xuất từ 1982 và được bán rộng rãi trên khắp thế giới. Giữa những năm 1980 và 1982, cái tên "Camry" từng được dùng cho dòng xe bốn chỗ Toyota Celica Camry.
Nguồn gốc của cái tên "Camry".
"Camry" là tên phiên âm kiểu Anh hóa của từ tiếng Nhật "kamuri" (冠, かんむり), nghĩa là "vương miện". Đây là một truyền thống đặt tên của Toyota, sử dụng tên vương miện cho những mẫu xe hàng đầu, bắt đầu với Toyota Crown năm 1955 (Crown: vương miện trong tiếng Anh), tiếp theo là Toyota Corona và Corolla; các từ này trong tiếng Latin lần lượt là "vương miện" và "vương miện nhỏ". Duy trì theo chủ đề trên là mẫu Toyota Tiara, trong đó "Tiara" là tên của 1 dạng vương miện. Bản Atara của mẫu Camry tại Úc kể từ năm 2011 cũng có nghĩa là "vương miện" trong tiếng Do Thái. | 1 | null |
Chùa Thanh Mai là một danh lam thuộc địa phận xã Hoàng Hoa Thám, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Chùa được Thiền sư Pháp Loa tôn giả xây dựng vào khoảng năm 1329 gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của ông, vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Vị trí.
Chùa Thanh Mai vốn được xây dựng vào khoảng năm 1329 trên sườn núi Thanh Mai, hay còn gọi là núi Tam Ban (nghĩa là ba cấp núi nối liền nhau của ba tỉnh Bắc Giang-Hải Dương-Quảng Ninh, thuộc cánh cung Đông Triều), cao khoảng 200m thuộc địa phận xã Hoàng Hoa Thám, thành phố Chí Linh. Vị trí dựng chùa thuộc cấp thứ hai của ngọn núi, là khu đất bằng phẳng nhất. Chùa cách quốc lộ 18A 12 km, cách Sao Đỏ (trung tâm thành phố Chí Linh) chừng 15 km, cách thị trấn Đông Triều khoảng 17 km và thành phố Hải Dương khoảng 50 km.
Lịch sử.
Chùa được xây dựng dưới thời Trần rồi trở thành đại danh lam dưới thời thiền sư Pháp Loa (1284-1330) và người kế nhiệm là thiền sư Huyền Quang (1254-1334). Nghiên cứu cho thấy bản thân Pháp Loa, cho đến năm 1329 đã mở mang và xây dựng hai khu chùa lớn là chùa Báo Ân (phủ Siêu Loại, Bắc Ninh, nay là xã Dương Quang, Gia Lâm, Hà Nội) và chùa Quỳnh Lâm, Đông Triều (Quảng Ninh), riêng chùa Báo Ân đã cho xây 33 cơ sở gồm điện Phật, gác chứa kinh và tăng đường. Ông còn dựng các am như Hồ Thiên, Chân Lạc, Yên Mã, Vĩnh Khiêm. Hạc Lai, mở rộng các khu chùa Thanh Mai và chùa Côn Sơn. Như vậy chùa Thanh Mai không phải do Pháp Loa xây dựng mà chỉ mở rộng và phát triển thành một chốn Tổ của phái Trúc Lâm. Trải qua các biến cố lịch sử, sự tàn phá của thiên nhiên, chiến tranh ngôi chùa cổ đã sụp đổ, các cổ vật bị mất và hư hại gần hết, di tích trở thành hoang phế và bị lãng quên.
Năm 1980, với mong muốn phục dựng và bảo tồn một di tích lịch sử quan trọng, chùa đã được đầu tư khôi phục dần dần theo từng hạng mục. Năm 1992, chùa Thanh Mai đã được Bộ Văn hóa Thông tin và thế thao công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Nhưng quy mô nhỏ hẹp, lại ở nơi heo hút, đường sá đi lại khó khăn, chùa Thanh Mai vẫn bị chìm trong quên lãng. Năm 1994, Sư thầy Thích Chí Trung được cử về trụ trì tại chùa. Khi đó thực trạng ngôi chùa rơi vào cảnh hoang tàn, đổ nát. Trăn trở trước nguy cơ biến mất của di tích, sư thầy đã vận động đóng góp công đức trùng tu, khôi phục lại chùa. Từ năm 1994-2000, với sự hỗ trợ của Sở Giao thông - Vận tải và Công ty Điện lực Hải Dương, 2 km đường lên chùa được mở, 1 km đường điện chiếu sáng được mắc, tháp Viên Thông được phục dựng.
Ngày mất của Đệ nhị tổ Pháp Loa (ngày 3 tháng 3 âm lịch) được chọn làm ngày lễ hội của chùa. Hội chùa Thanh Mai diễn ra vào ngày mùng một đến mùng ba tháng Ba âm lịch hằng năm. Lễ hội được nhân dân địa phương và các tăng ni phật tử tổ chức trọng thể với nhiều nghi lễ như giảng kinh, chay đàn, mộc dục.
Kiến trúc và di sản.
Năm 1994, Đại Đức Thích Chí Trung được cử về trụ trì tại chùa. Lúc đó, các hạng mục kiến trúc đã xuống cấp nghiêm trọng. Để khôi phục lại di tích, nhà chùa đã vận động phật tử đóng góp công đức trùng tu, xây dựng lại chùa, tháp, dựng lại bia.
Năm 2002 sư thầy tiếp tục vận động các phật tử quyên góp xây dựng 10 gian nhà Tổ theo kiểu chữ "nhị" rộng 130 m2 trị giá 300 triệu và năm 2010 xây toàn bộ khu nhà bếp, công trình phụ cho nhà chùa trị giá 400 triệu đồng.
Năm 2005, ngôi chùa được Nhà nước đầu tư 3 tỷ đồng xây dựng 10 gian chính điện, diện tích 180m² với kiến trúc kiểu chữ đinh, tiền đường chồng diêm 8 mái. Năm 2007, chùa tiếp tục được đầu tư 10 tỷ đồng hoàn thiện các hạng mục như tam quan, 2 gian nhà bia, 7 gian nhà khách, 7 gian nhà tăng.
Hiện nay, chính điện chùa xây mới hoàn toàn, có kiến trúc kiểu chữ Đinh, với 7 gian tiền đường, 3 gian hậu cung. Kết cấu khung chùa bằng gỗ lim với 12 cột cái đường kính 50 cm, cao 7,2m và 16 cột quân đường kính 42 cm, cao 3,5m được nối theo kiểu "chồng rường bát đấu" là kiểu kiến trúc thời Trần. Mái chùa gồm 8 mái, 8 đầu đao, lợp ngói mũi hài, trên nóc đắp bờ, chính giữa đắp nổi bốn chữ "Thanh Mai thiền tự". Hệ thống thờ tự hiện nay không còn giữ được pho tượng cổ nào, các tượng hoàn toàn được làm mới trong khi trùng tu. Đáng chú ý là các pho tượng đều được thếp vàng và 2 pho tượng hộ pháp uy nghi cao 3m được tạc hoàn toàn bằng gỗ mít. Cách bài trí, phối thờ tượng trong chùa theo dòng Lâm Tế tông với 6 bệ thờ.
Vết tích của chùa Thanh Mai cổ chỉ còn gạch, nền chân tảng và một số bức tường theo từng khu, có khoảng chín nền chùa cũ. Các hiện vật cổ còn lưu giữ tại chùa bao gồm:
Bao quanh chùa Thanh Mai là một khu rừng phong tạo nên một cảnh quan đặc trưng riêng cho phong cảnh chùa. Vào mùa đông - xuân, khi rừng phong chuyển màu lá sẽ tạo ra con đường dẫn lên chùa rải lá phong nhiều màu: đỏ, cam, vàng, nâu. Nếu con đường lên chùa chỉ rải rác lá phong đỏ thì từ chùa đi lên phía trên núi lá phong càng dày đặc. Vào sâu trong rừng, có những cây phong cổ thụ vươn mình cao lớn, những cây phong con lớp nọ, lớp kia đỏ vàng đặc biệt.
Bia "Thanh Mai Viên Thông tháp bi".
Bia "Thanh Mai Viên Thông tháp bi" là tấm bia có niên đại tuyệt đối, có giá trị lớn khi nghiên cứu lịch sử Phật giáo nói riêng và lịch sử văn hóa Việt Nam nói chung. Bia được dựng năm 1362, hơn 30 năm sau ngày Pháp Loa viên tịch ("Viên Thông tháp" là nơi táng xá lị Pháp Loa phía sau chùa), đã ghi lại thân thế sự nghiệp của ông, đồng thời là một biên niên sử Phật giáo và những sinh hoạt tín ngưỡng Phật giáo của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử thời Trần.
Tình trạng hiện vật.
Năm 1994, Sư thầy Thích Chí Trung về trụ trì chùa Thanh Mai thì tấm bia nằm ngổn ngang lẫn với những tấm bia khác, rùa đá và các hiện vật khác. Nhà chùa đã mang tấm bia này gắn lên lưng rùa đá rồi cho đặt tại vị trí như hiện nay. Chính vì bị vất ngổn ngang ngoài trời, mưa nắng nên tấm bia này đã bị bào mòn, nhiều chữ trên bia mờ hẳn.
Bia hiện được đặt trong nhà bia có mái che phía trước Chính điện. Bia cao 131 cm (không tính bệ rùa đá), rộng 82 cm, dày 14 cm. Bia đặt trên lưng một con rùa đá còn nguyên vẹn, đủ đầu, mai, đuôi, bốn chân đều có 5 móng.
Do nhiều chữ trên bia đã mờ nên hiện nay vẫn chưa có bản dịch đầy đủ và chính xác của toàn bộ văn bia "Thanh Mai Viên Thông tháp bi". Các nhà nghiên cứu dịch văn bia dựa trên bản gốc chữ Hán trên bia và một số văn bản khác cũng nói đến cuộc đời Đệ nhị tổ Pháp Loa như:
Mỹ thuật.
Bia được tạo tác bằng đá xanh nguyên khối được đặt trên lưng rùa đá. Chính giữa mặt trước trán bia đề 6 chữ "Thanh Mai Viên Thông tháp bi" chia làm hai hàng, chữ khắc theo kiểu Triện thư cách điệu (triện ngạch). Thân bia khắc bài minh được viết theo kiểu Lệ thư, chữ viết mềm mại, thần thái sống động.
Trán bia trang trí đôi rồng có mào thời Trần chầu hai bên, hướng vào triện ngach. Viền ngoài bia trang trí hoa văn dây cuốn cách điệu. Chân bia trang trí hoa văn sóng nước hình núi đặc trưng thời Lý - Trần (hoa văn như ý). Mặt sau không có hoa văn, triện ngạch dù có đủ đường viền hoa văn xung quanh và phần cách chia của triện, nghĩa là nội dung khung hình của mặt trước và mặt sau là đồng bộ.
Văn bản học.
Hai mặt bia khắc hơn 5000 chữ Hán. Nội dung chữ đã mờ nhiều, có chỗ đọc rõ hoặc đoán được. Mặt trước gồm 39 dòng, mỗi dòng 68 chữ. Mặt sau gồm 42 dòng, đa phần là mỗi dòng 68 chữ, cuối bia có vài dòng rất ít chữ.
Văn bản do Thị giả Trung Minh tập hợp và soạn, được Huyền Quang khảo đính lại. Bia đá được đệ tử Trí Nhu xuất tiền mua, Thiệu Tuệ viết chữ, Kim Sơn và một đệ tử nữa (mờ tên) phụng khắc vào năm Đại Trị thứ 5 (1362) khi cả Pháp Loa và Huyền Quang đều đã viên tịch.
Văn bia cho biết những thông tin giá trị về văn bản chữ Hán thời Trần:
Nội dung.
Nội dung văn bia ghi lại nhiều thông tin quan trọng về thiền phái Trúc Lâm và phật giáo Việt Nam thời Trần.
Năm 1314, các đệ tử của Pháp Loa cho xây dựng nhiều tháp, chùa ở khắp nơi:
"Sư tạo hơn 1300 tượng Phật lớn nhỏ, hơn 100 tượng bằng đất, dựng hai ngôi chùa lớn và 5 tòa tháp, lập hơn 200 tăng xá, độ hơn 15.000 tăng ni, in bộ kinh Đại tạng."
Năm 1328, thiền sư (Pháp Loa) cho đúc một pho tượng Di Lặc và tâu xin nhà vua cho được rước tượng từ nền điện lên bảo tọa để dát vàng. Văn bia viết: "Niên hiệu Khai Thái năm thứ nhất (1324), ngày 12 tháng 11 năm Giáp Tý, Bảo Từ hoàng thái hậu xin với Phổ tuệ Minh Giác tôn giả, tổ thứ hai dòng Trúc Lâm cho dựng tượng Di Lặc cao 6 thước. Tư đồ Văn Huệ Vương và Thượng Trân thái trưởng công chúa xin cúng chín nghìn lạng hoàng kim để đúc pho tượng ấy. Con trai trưởng của công chúa Nhật Trân là Thuận Ứng cúng 50 mẫu ruộng ở trang Hoa Lưu để làm của Tam bảo chùa Quỳnh Lâm. Tư đồ Văn Huệ Vương thiền sư, Thượng Trân thái trưởng công chúa cúng 300 mẫu ruộng ở Cự Linh, Gia Lâm; lại cúng ruộng ở trang Vân Động, tất cả cộng là 1 nghìn mẫu và 1 nghìn nam nữ gia nô vào chùa Quỳnh Lâm. Vào năm Mậu Thìn niên hiệu Khai Thái thứ 5 (1328) tháng 3, Bảo Từ hoàng thái hậu, Bảo Huệ quốc mẫu mời sư đến chùa Quỳnh Lâm tập hợp sư sãi mười phương diễn giảng Đại Thừa chân kinh, lại lập đàn chay 10 ngày cầu cho Trần Anh Tông hoàng đế Bồ Tát. Minh Tông hoàng đế Bồ Tát phê chuẩn lời tâu của sư chùa cho cấm quân đến rước tượng Phật Di Lặc đặt lên điện và thếp vàng”".
Văn bia còn cho biết chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) là chốn tổ của giáo hội Trúc Lâm, nơi san khắc các bộ kinh Phật. Bia cũng nhắc đến việc đúc tượng "Thiên Thủ Đại Bi" (tức là tượng "Quan âm nghìn mẳt nghìn tay"). Tại Việt Nam, thời điểm xuất hiện tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay vẫn còn là vấn đề đang được thảo luận. Hiện mới biết được tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay chùa Bút Tháp là có niên đại xác định sớm nhất 1658 dù loại tượng này đã xuất hiện sớm hơn nhiều. Cho đến nay đã tìm thấy ba bia thời Trần nhắc đến loại tượng này là Bia Đại Bi Diên Minh (1327), Bia chùa Che (Phú Xuyên, Hà Nội) (1328) và Bia Thanh Mai ở mặt trước, dòng thứ ba tính từ cuối:
"Đại Khánh bát niên, Tân Dậu, Thượng phẩm Hoài Ninh hầu thỉnh sư chú Thiên Thủ Đại Bi nhất tôn"
Nghĩa là:"Năm Đại Khánh thứ 8 là năm Tân Dậu (1321), thượng phẩm Hoài Ninh hầu xin sư (tức là Pháp Loa) đúc một pho tượng Đại bi nghìn tay". Tượng Quan âm ở đây đúc bằng đồng. Như vậy, tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay đã tồn tại ít nhất là từ thời Trần (đầu thế kỉ XIV). Đây là loại tượng chịu ảnh hưởng của Mật tông, như vậy câu văn này còn chứng minh sự ảnh hưởng của Mật tông lên Phật giáo Việt Nam khiến điện thờ thời Trần đã có loại tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay..
Bài thơ Vãn Pháp Loa tôn giả đề Thanh Mai tự.
Trên bia Thanh Mai còn khắc bài thơ Vãn Pháp Loa tôn giả đề Thanh Mai tự (挽法螺尊者題青梅寺 - Viếng thiền sư Pháp Loa đề thơ chùa Thanh Mai). Văn bản trên bia Thanh Mai được xác định là bản gốc của bài thơ được các sách sau này như Toàn Việt thi lục, Việt âm thi tập, Hoàng Việt thi tuyển và cả Tạp chí Nam Phong chép lại.
Bài thơ trên bia Thanh Mai không hề có phần đầu đề. Vì vậy khi biên soạn các tập thơ, các tác giả sau này đã đặt tiêu đề cho bài thơ. Việt âm thi tập hiện là bản sớm nhất có ghi tên bài thơ như trên, ngoài ra còn có dòng chữ "Tôn giả Nhân Tông Anh Tông thời nhân" phụ chú phía dưới tiêu đề bài thơ. Trong đó, chữ "Anh Tông" được viết dấu nháy ở trên để kiêng húy. Như vậy, có thể nói, "Việt âm thi tập" là văn bản đầu tiên đến nay tìm được có ghi tiêu đề bài thơ và ảnh hưởng đến các sưu tập về sau. Từ đó, hầu hết sách báo in lại bài thơ đều ghi nhầm tác giả là Trần Anh Tông, kể cả Tổng tập văn học Việt Nam Tập 2 (xuất bản năm 2000) vẫn còn in sai.
Các nhà nghiên cứu hiện nay đã xác định đây là bài thơ của Trần Minh Tông bởi năm 1330, khi Pháp Loa viên tịch thì Anh Tông mất đã lâu rồi (1320). Minh Tông đã viếng Pháp Loa, ban tên hiệu khi thiền sư viên tịch, lại ban 10 lượng vàng để xây tháp. Việc hoàng đế Minh Tông là tác giả bài thơ cũng đã được ghi rõ trên bia Thanh Mai.
Nguyên văn bài thơ và phiên âm như sau:
Dịch nghĩa:
Dịch thơ: | 1 | null |
Lương Sư Đô (, ? - 3 tháng 6, 628) là một thủ lĩnh nổi dậy chống lại triều đình Tùy vào cuối thời gian trị vì của Tùy Dạng Đế. Lương Sư Đô xưng là Lương Đế và chiếm giữ khu vực nay là bắc bộ Thiểm Tây và tây bộ Nội Mông trong hơn một thập niên, nhận được viện trợ của Đông Đột Quyết. Nước Lương của Lương Sư Đô dần dần suy yếu trước các cuộc tấn công từ triều Đường dưới thời Đường Cao Tổ và Đường Thái Tông. Năm 628, do Đông Đột Quyết có bất ổn nội bộ, Đường Thái Tông tiến công Lương Sư Đô. Lương Lạc Nhân giết chết Lương Sư Đô, dâng Sóc Phương thành đầu hàng Đường, Đường hoàn thành việc tái thống nhất Trung Hoa sau khi Tùy sụp đổ.
Nổi dậy ban đầu.
Lương Sư Đô là người Sóc Phương thuộc Hạ châu, xuất thân từ một hào tộc trong quận. Thời Tùy, ông giữ chức Ưng Dương lang tướng. Vào cuối niên hiệu Đại Nghiệp (605-618), ông rời khỏi quân đội và trở về quận nhà. Đương thời, có nhiều cuộc nổi dậy nổ ra trong khu vực, Lương Sư Đô tập hợp được vài nghìn người nổi dậy.
Ngày Nhâm Ngọ (1) tháng 2 năm Đinh Sửu (13 tháng 3 năm 617) quân của Lương Sư Đô giết Sóc Phương quận thừa Đường Thế Tông. Ban đầu, Lương Sư Đô cát cứ Sóc Phương, tự xưng là "đại thừa tướng", liên kết với Đông Đột Quyết ở phương Bắc. Khi tướng Tùy là Trương Thế Long (張世隆) đem quân tiến đánh, Lương Sư Đô đánh bại quân triều đình. Sau đó, ông khiển binh đoạt lấy các quận lân cận: Điêu Âm, Hoằng Hóa, và Diên An.
Lương Sư Đô xưng làm hoàng đế, đặt quốc hiệu là Lương, đặt niên hiệu là Vĩnh Long. Ông quy phục Thủy Tất khả hãn A Sử Na Đốt Cát Thế của Đông Đột Quyết, được Đột Quyết khả hãn phong hiệu là Đại Độ Bì Già khả hãn (大度毗伽可汗) và ban cho 'lang đầu đạo' (cờ đầu sói)- biểu tượng của Đột Quyết. Ông dẫn quân Đông Đột Quyết chiếm đất Hà Nam (bờ nam Hoàng Hà), công phá Diêm Xuyên quận. Thủy Tất khả hãn cũng phong tước hiệu "Giả Sự thiên tử " cho Lương Sư Đô, mặc dù bản thân Lương Sư Đô đã xưng đế.
Thời kỳ trị vì ban đầu.
Lương Sư Đô liên kết với một thủ lĩnh nổi dậy Quách Tử Hòa (郭子和) ở phía bắc, Quách Tử Hòa cũng dựa vào Đông Đột Quyết. Năm 618, tướng Lý Uyên phản lại Tùy Dạng Đế và tiến vào kinh thành Trường An. một thủ lĩnh nổi dậy khác là Tần Đế Tiết Cử nghe theo lời của Hác Viện mà liên binh với Lương Sư Đô và Đông Đột Quyết, tìm cách tiến công Trường An. Tuy nhiên, Lý Uyên thuyết phục được tướng Đông Đột Quyết là A Sử Na Đốt Bật từ bỏ chiến dịch. Lý Uyên buộc Tùy Cung Đế Dương Hựu thiện nhượng cho mình, lập ra triều Đường. Đến ngày Đinh Mùi (4) tháng 7 (31 tháng 7), Lương Sư Đô tiến công Linh châu-một châu đã quy phục Đường- song bị Phiêu kị tướng quân Lận Hưng Xán đánh bại.
Vào mùa xuân năm 619, Đường Cao Tổ khiển Hiếu Mô An tiến công vào biên giới của Lương Sư Đô, song bị Lương Sư Đô bắt được rồi giết do bị người này mắng chửi. Thủy Tấy khả hãn lên kế hoạch đại tiến công vào Trung Nguyên, cả Lương Sư Đô và Định Dương khả hãn Lưu Vũ Chu (một thủ lĩnh nổi dậy khác) đều tham gia cùng với Đông Đột Quyết khả hãn. Tuy nhiên, Thủy Tất khả hãn lại từ trần, A Sử Na Sĩ Lợi Phất Thiết trở thành khả hãn kế vị (tức Xử La khả hãn) và đã từ bỏ chiến dịch sau khi nhận được tặng phẩm lớn từ Đường. Sau đó, ngày Canh Ngọ (1) tháng 3 (20 tháng 4), Lương Sư Đô tiếp tục tiến công Linh châu, song bị Trưởng sử Dương Tắc đánh đuổi. Đến tháng 8 ÂL, Lương Sư Đô cùng Đông Đột Quyết đem mấy nghìn quân tấn công Diên châu (延州, tức Diên An quận trước đó), tướng Đường là Hành quân tổng quản Đoàn Đức Thao (段德操) thấy mình có ít binh sĩ nên bế bích bất chiến, dò xét quân địch. Đến ngày Bính Dần (1) tháng 9 (13 tháng 10), Đoàn Đức Thao khiển Phó tổng quản Lương Lễ đem binh tiến công, giao chiến với Lương Sư Đô. Đoàn Đức Thao dẫn khinh kỵ giương nhiều cờ hiệu, yểm kích phía sau, quân của Lương Sư Đô tan vỡ, chạy 200 dặm về phía bắc. Đoàn Đức Thao cho quân đánh Ngụy châu, bắt hơn hai nghìn khẩu. Ngày Ất Mùi (30) tháng 9 (11 tháng 11), Lương Sư Đô lại tiến công Diên châu, song lại chiến bại trước Đoàn Đức Thao, hơn hai nghìn quân Lương bị giết, Lương Sư Đô cùng hơn một trăm kị binh rút về. Tháng 7 năm Canh Thìn (620), Lương Sư Đô dẫn quân Đột Quyết, Kê Hồ tiến công, song lại bị Đoàn Đức Thao đánh bại, hơn một nghìn quân bị giết.
Trong khi đó, Quách Tử Hòa quay sang quy phục triều Đường và chống lại Lương Sư Đô và Đông Đột Quyết, đoạt lấy thành Ninh Sóc từ Lương Sư Đô. Ngày Quý Mão tháng 8 (14 tháng 9), tướng lưu thủ Thạch Bảo thành của Lương Sư Đô là Trương Cử (張舉) đem hơn một nghìn người đầu hàng triều Đường. Ngày Canh Ngọ (10) tháng 9 (11 tháng 10), tướng Lưu Mân (劉旻) đem Hoa Trì hàng Đường. Trong khi đó Lưu Vũ Chu bị Đường đánh bại vào đầu năm, Lương Sư Đô rất lo sợ nên khiển Thượng thư Lục Quý Lãm (陸季覽) đến thuyết phục Xử La khả hãn chống lại Đường trước khi Đường trở nên quá mạnh. Xử La khả hãn đồng ý, và lập một kế hoạch tổng tiến công Đường, liên kết với quân Hề, Khiết Đan, Mạt Hạt và Hạ Vương Đậu Kiến Đức (một thủ lĩnh nổi dậy khác). Tuy nhiên, Xử La khả hãn từ trần trước khi thực hiện kế hoạch, A Sử Na Đốt Bật kế vị (tức Hiệt Lợi khả hãn). Tháng 3 năm Tân Tị (621), một người Kê Hồ là Lưu Hiên Thành (劉屳成) phản lại triều Đường, chạy sang với Lương Sư Đô. Sau đó, Lương Sư Đô tin vào sàm ngôn mà giết Lưu Hiên Thành, do vậy thuộc hạ rất lo sợ, nhiều người đi hàng triều Đường.
Ngày Canh Thìn tháng 2 năm Nhâm Ngọ (14 tháng 4 năm 622), Đoàn Đức Thao đem quân đến đánh Thạch Bảo thành của Lương Sư Đô. Lương Sư Đô tự đemq uân đến cứu, kết quả Lương Sư Đô chiến bại trước Đoàn Đức Thao và chạy về cùng 16 kị binh. Đường Cao Tổ tăng thêm quân cho Đoàn Đức Thao, sai thừa thắng tấn công Hạ châu, chiếm được Đông thành của kinh đô Sóc Phương, Lương Sư Đô và vài trăm người buộc phải thoát lui vào bảo vệ Tây thành. Tuy nhiên, Lương Sư Đô cầu cứu Đông Đột Quyết, Đường Cao Tổ hạ chiếu cho Đoàn Đức Thao triệt thoái khi biết tin quân Đông Đột Quyết đến. Sau đó, Lương Sư Đô phái đệ là Lương Lạc nhi (梁洛兒) suất quân cùng với Đông Đột Quyết tiến công Linh châu của Đường, song bị tướng Đường là Lý Đạo Tông đẩy lui.
Thời kỳ trị vì cuối.
Ngày Canh Tý (24) tháng 3 năm Quý Mùi (29 tháng 4 năm 623), các tướng của Lương Sư Đô là Hạ Toại (賀遂) và Tác Đồng (索同) đem 12 châu mà họ cai quản sang hàng triều Đường. Ngày Ất Sửu (20) tháng 4 (24 tháng 5), Đoàn Đức Thao tiến đánh Lương Sư Đô, đến Hạ châu, bắt dân và súc vật rồi trở về. Sang ngày Bính Thân (21) tháng 5 (24 tháng 6), tướng của Lương Sư Đô là Tân Lão Nhi cùng quân Đột Quyết tiến công Lâm châu. Ngày Nhâm Tuất (18) tháng 6 (20 tháng 7), đích thân Lương Sư Đô cùng quân Đột Quyết tấn công Khuông châu.
Ngày Đinh Sửu (9) tháng 7 năm Giáp Thân (29 tháng 7 năm 624), tướng của Lương là Bạch Phục Nguyện (白伏願) đào thoát sang Đường.
Ngày Nhâm Dần (14) tháng 3 năm Bính Tuất (15 tháng 4 năm 626), Lương Sư Đô đánh vào vùng biên giới của Đường, chiếm Tĩnh Nan trấn. Ngày Mậu Tý (1) tháng 5 (31 tháng 5), Hồ Thành Lang và đồng đảng giết Kiền châu trưởng sử, phản triều Đường quy phục Lương. Trong cùng năm, Tần vương Lý Thế Dân tiến hành sự biến Huyền Vũ môn, sát hại Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát, rồi trở thành lên ngôi hoàng đế, tức Đường Thái Tông. Trong khi đó, Lương Sư Đô tự thấy quân đội của mình suy yếu nên đã thỉnh Hiệt Lợi khả hãn tiến công Đường. Hiệt Lợi khả hãn cùng với Đột Lợi khả hãn A Sử Na Thập Bát Bật (là tiểu khả hãn) cùng tiến công kinh thành Trường An của Đường, song triệt thoái sau khi Đường Thái Tông đích thân đến gặp và đề xuất tăng thêm tặng phẩm.
Qua đời.
Ngày Bính Thân (20) tháng 4 năm Mậu Tý (28 tháng 5 năm 628), tù trưởng Khiết Đan đem bộ lạc đến hàng triều Đường. Hiệt Lợi khả hãn khiển sứ đến Trường An yêu cầu đổi Lương Sư Đô lấy Khiết Đan, Đường Thái Tông từ chối, nói rằng Đột Quyết và Khiết Đan khác chủng tộc, còn Lương Sư Đô là người Trung Quốc. Đường Thái Tông biết Đông Đột Quyết chính loạn, không đủ sức che chở cho Lương Sư Đô, do vậy viết thư dụ hàng, song Lương Sư Đô không chấp thuận. Đường Thái Tông phái quân đi tập kích và cướp phá Lương theo định kỳ, ngoài ra còn tiến hành phóng hỏa đốt cây trồng, khiến Lương bị suy giảm nguồn cung cấp lương thực, gửi gian tế vào lãnh thổ Lương để ly gián vua tôi, nhiều người của Lương sang hàng Đường. Danh tướng Lý Chính Bảo của Lương Sư Đô cùng đồng đảng âm mưu bắt Lương Sư Đô, song sự việc bị phát giác, Lý Chính Bảo chạy sang Đường, trên dưới nước Lương càng thêm nghi ngờ lẫn nhau.
Trong khi đó, Đường Thái Tông khiển Hữu vệ tướng quân Sài Thiệu (柴紹) và Điện trung thiếu giám Tiết Vạn Quân (薛萬均), Tư mã Lưu Lan Thành (劉蘭成), và Lưu Mân (thuộc hạ cũ của Lương Sư Đô) đem vạn quân tiến công Sóc Phương. Lưu Mân chiếm Đông thành của Sóc Phương để uy hiếp. Quân Đông Đột Quyết cứu viện Lương Sư Đô đến dưới thành, Lưu Lan Thành nép cờ xuống không ra. Đến đêm, Lương Sư Đô chạy trốn, bị Lưu Lan Thành truy kích, Lương Sư Đô chiến bại. Đông Đột Quyết đại phát binh cứu Lương Sư Đô, Sài Thiệu còn cách Sóc Phương vài chục dặm thì giao chiến với quân Đông Đột Quyết và giành thắng lợi, rồi bao vây Sóc Phương. Quân Đông Đột Quyết không dám cứu Lương Sư Đô, còn trong thành Sóc Phương thì cạn kiệt lương thực. Ngày Nhâm Dần (26) tháng 4 (3 tháng 6), Lương Sư Đô bị em họ là Lưu Lạc Nhân giết hại, đem thành hàng quân Đường. Triều Đường đổi đất Lương thành Hạ châu. | 1 | null |
Thracia (tiếng Hy Lạp: Θρᾴκη, "Thrakē"; một cách chính thức ἐπαρχία Θρᾳκῶν) là tên của một tỉnh thuộc đế quốc La Mã. Nó được thành lập vào năm 46 CN, khi hoàng đế Claudius (trị vì 41-54) ra lệnh sáp nhập vương quốc chư hầu cũ của La Mã là Thrace vào đế quốc.
Thời kì Nguyên Thủ.
Vương quốc Odrysia của Thrace đã trở thành một nhà nước chư hầu của La Mã vào khoảng năm 20 TCN, trong khi các thành bang Hy Lạp nằm trên bờ Biển Đen nằm dưới sự kiểm soát của người La Mã, đầu tiên là "civitates foederatae" (các thành phố "đồng minh" với quyền tự trị nội bộ). Sau cái chết của vua Thracia Rhoemetalces III vào năm 46 CN và một cuộc nổi dậy chống La Mã không thành công, vương quốc này đã sáp nhập thành tỉnh Thracia của La Mã..
Tỉnh mới không chỉ bao gồm các vùng đất của cựu vương quốc Odrysia, mà còn cả phần phía đông bắc của tỉnh Macedonia cũng như các đảo Thasos, Samothrace và Imbros ở biển Aegean. Ở phía bắc, Thracia giáp với tỉnh hạ Moesia; ban đầu, đường biên giới của tỉnh chạy dọc theo ranh giới phía bắc của dãy núi Haeumus, gồm các thành phố Nicopolis ad Istrum và Marcianopolis ở Thracia, nhưng vào cuối thế kỷ thứ 2 biên giới của nó đã di chuyển về phía nam dọc theo dãy Haemus. Vùng đất Thracian Chersonese (hiện nay là bán đảo Gallipoli) đã được loại trừ khỏi phạm vi hoạt động của viên thống đốc tỉnh này và được cai quản như là một phần trong những lãnh địa cá nhân của hoàng đế. Thủ phủ đầu tiên của tỉnh nơi mà các thống đốc La Mã cư trú, là Heraclea Perinthus. Thracia là một tỉnh của hoàng đế, được đứng đầu bởi một viên kiểm sát trưởng, và khoảng sau năm 107/109, là bởi một legatus Augusti pro praetore. Mặt khác, cơ cấu nội bộ của vương quốc Thracia cũ đã được giữ lại và chỉ dần dần được thay thế bởi các thể chế La Mã. Các bộ lạc cũ dựa trên nền tảng "strategiai" ("generalcies"), đứng đầu là một strategos ("tướng"), đã được giữ lại là các đơn vị hành chính chính, nhưng một số làng đã được tập hợp lại với nhau thành "kōmarchiai" hoặc trực thuộc các thành phố lân cận (hai thuộc địa La Mã Colonia Claudia Aprensis và Colonia Flavia Pacis Deueltensium và một số thành phố của người Hy Lạp, khá nhiều trong số đó đã được thành lập bởi Trajan) mà được thiết lập ngoài ra. Vào giữa thế kỷ 1, các "strategiai" có số lượng là năm mươi, nhưng cùng với tiến trình mở rộng các thành phố và những vùng đất được giao cho các thành phố này đã làm giảm số lượng của họ: vào đầu thế kỷ thứ 2, các "strategiai" đã giảm xuống còn mười bốn, và khoảng năm 136, chúng đã bị bãi bỏ hoàn toàn.
Vì là một tỉnh nội địa cách xa biên giới của đế quốc, Thrace vẫn hòa bình và thịnh vượng cho đến khi cuộc khủng hoảng của thế kỷ thứ ba xảy ra, khi đó nó đã nhiều lần hứng chịu các cuộc đột kích của người Goth ở phía bên kia sông Danube. Trong các chiến dịch để đương đầu với những kẻ cướp, Hoàng đế Decius (năm 249-251) đã tử tận trong trận Abritus vào năm 251. Thracia đặc biệt đã bị tàn phá nặng nề trong các cuộc tấn công lớn bằng đường biển của người Goth vào năm 268-270, và tới tận năm 271 khi mà Hoàng đế Aurelianus (270-275) đã có thể bảo vệ được các tỉnh Balkan chống lại các cuộc tấn công của người Goth trong những lần sau tiếp sau đó.
Hậu cổ đại.
Dưới những cải cách hành chính của Diocletianus (284-305), lãnh thổ của Thracia được chia thành bốn tỉnh nhỏ: "Thracia", Haemimontus, Rhodope và Europa. Tỉnh mới Thracia bao gồm phần phía tây bắc của tỉnh cũ, tức là các thung lũng thượng nguồn của sông Hebrus giữa Haemus và Rhodope và bao gồm Philippopolis, mà đã trở thành thủ phủ của tỉnh trong những năm đầu thế kỷ thứ 3. Nó nằm dưới sự cai quản bởi một thống đốc thuộc hàng ngũ "consularis". Bốn tỉnh Thracia, cùng với hai tỉnh hạ Moesia, đã được hợp thành giáo khu Thraciae. Về mặt quân sự, toàn bộ khu vực nằm dưới sự kiểm soát của "magister militum per Thracias". | 1 | null |
Sư đoàn 317 là một sư đoàn bộ binh dự bị động viên của Quân đội nhân dân Việt Nam, thuộc biên chế của Quân khu 7.
Sư đoàn được thành lập năm 1979 với nòng cốt là các trung đoàn Quyết Thắng và Gia Định của Quân khu 7. Ngay sau ngày thành lập, sư đoàn 317 tham gia chiến đấu ở mặt trận Campuchia.
Ngày 1/8/2023, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã ra quyết định giải thể Sư đoàn. | 1 | null |
Girls' Generation Tour là chuyến lưu diễn thứ hai của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Girls' Generation, bắt đầu tại Seoul.
Lịch sử.
Chuyến lưu diễn được SM Entertainment công bố vào tháng 6 năm 2011. Vé bắt đầu được bán từ ngày 7 tháng 6 năm 2011 trên GMarket. Theo hai nhà tổ chức Running Into The Sun (RITS) và Conceptual, chi phí dành cho buổi diễn tại Singapore là 1.8 triệu đô la Mỹ.
Buổi diễn tại Seoul có sự tham dự của Super Junior, f(x), A Pink, 4MEN, Kang Min-kyung của Davichi, cũng như Kim Soo Hyun, Kim Ah-joong, Jung Ryeo-won, Park Min Young, Im Soo-hyang, Jung Joon-ho và Shin Se-kyung.
Ngày 24 tháng 7 năm 2011, Sooyoung cho biết buổi diễn tiếp theo sẽ diễn ra tại Đài Bắc. Nhóm đã trở thành nhóm nhạc nữ nước ngoài đầu tiên tổ chức lưu diễn tại Nhà thi đấu Đài Bắc với 31,000 khán giả.
Ngày 11 tháng 10 năm 2011, buổi diễn tiếp theo được công bố là sẽ được tổ chức vào ngày 9 tháng 12 năm 2011 tại Singapore. Do tình trạng cháy vé, buổi diễn thứ hai được công bố vào ngày 30 tháng 10 năm 2011. Buổi diễn này diễn ra ngay ngày hôm sau, 10 tháng 12 năm 2011.
Các buổi diễn tiếp theo diễn ra tại Hồng Kông vào ngày 15 tháng 1 năm 2012 và Băng Cốc vào ngày 12 tháng 2 năm 2012.
Ngày 14 tháng 2 năm 2012, Girls’ Generation phá kỷ lục buổi diễn bán sạch vé nhanh nhất tại Thái Lan. Hạng vé đắt nhất được bán hết sau 10 phút, toàn bộ 11,000 vé được bán hết trong vòng 20 phút.
Các thành viên của nhóm đã cho khán giả tại Thái Lan biết rằng Băng Cốc là điểm dừng chân cuối cùng của chuyến lưu diễn.
Danh sách các màn biểu diễn.
Main Set
Encore #1
Encore #2 | 1 | null |
Syria là một trong những tỉnh La Mã đầu tiên, nó được Pompeius sáp nhập vào đế quốc La Mã trong năm 64 TCN, như một hệ quả của cuộc viễn chinh quân sự ở phương Đông của ông. Sau đó, sau cuộc khởi nghĩa của Bar Kokhba vào năm 135 CN, tỉnh Syria được sáp nhập với tỉnh Judea để tạo ra các tỉnh lớn Syria Palaestina.
Thời kì nguyên thủ.
Quân đội La Mã ở Syria bao gồm ba quân đoàn La Mã có nhiệm vụ bảo vệ biên giới với Parthia. Trong thế kỷ 1, quân đội La Mã ở Syria đã ủng hộ Vespasianus trong cuộc chiến tranh giành ngai vàng của ông ta.
Lực lượng quân đội ở tỉnh Syria cũng đã trực tiếp tham gia vào cuộc đại khởi nghĩa của người Do Thái từ năm 66-70 CN. Trong năm 66 CN, Cestius Gallus, viên legate của Syria, đã đưa quân đội ở Syria, dựa trên nền tảng là quân đoàn XII Fulminata, và được củng cố bởi các đội quân trợ chiến, tới Judea nhằm khôi phục lại trật tự và dập tắt cuộc nổi dậy. Tuy nhiên, quân đoàn đã bị phục kích và bị tiêu diệt bởi quân khởi nghĩa của người Do Thái trong trận Beth Horon, một kết quả đã gây sốc cho giới lãnh đạo La Mã.
Các quân đoàn Syria sau đó cũng đã tham gia vào cuộc chiến tranh Bar-Kokhba từ năm 132-136.
Trong năm 244 CN, Roma đã được cai trị bởi một hoàng đế gốc Syria tới từ Shahba tên là Marcus Julius Philippus, thường được gọi là Philip Ả Rập.
Thời kì sau.
Syria Palaestina.
Sau khi cuộc khởi nghĩa của Bar-Kokhba kết thúc, tỉnh Syria đã được mở rộng thêm bao gồm phần lớn xứ Judea đã bị suy giảm dân số, để trở thành tỉnh Syria-Palaestina. Từ cuối thế kỷ thứ 2, viện nguyên lão La Mã đã có thêm một số quý tộc Syria, bao gồm Claudius Pompeianus và Avidius Cassius.
Năm 193, khu vực ven biển Coele-Syria đã được tách ra khỏi tỉnh này. Syria đã giữ vai trò rất quan trọng về mặt chiến lược trong cuộc khủng hoảng của thế kỷ thứ ba. Từ năm 260-273, Syria là một phần của Đế chế Palmyra ly khai.
Thời kì quân chủ.
Sau những cải cách của Diocletianus, hai tỉnh của Syria đã trở thành một phần của giáo khu phương đông. Trong khoảng từ năm 330 đến 350 (có thể khoảng năm 341), tỉnh Euphratensis đã được tách ra khỏi lãnh thổ của tỉnh "Syria Coele" dọc theo bờ phía tây của sông Euphrates và vùng đất trước đây là vương quốc Commagene, với Hierapolis là thủ phủ của nó.
Syria dưới thời đế quốc Byzantine.
Sau năm 415, "Syria Coele" lại được chia nhỏ thành "Syria I" (hoặc "Syria Prima"), với thủ phủ nằm tại Antioch, và "Syria II" ("Syria Secunda") hoặc "Syria Salutaris", có thủ phủ tại Apamea bên sông Orontes. Trong năm 528, Justinianus I đã tạo lập nên tỉnh nhỏ Theodorias nằm ven biển tách khỏi lãnh thổ của cả hai tỉnh.
Vùng đất này vẫn là một trong các tỉnh quan trọng nhất của đế quốc Byzantine. Nó bị nhà Sassanid chiếm đóng từ năm 609 tới năm 628, sau đó nó được hoàng đế Heraclius khôi phục lại, nhưng ông ta đã không thể khôi phục lại tỉnh này một lần nữa sau khi để mất nó vào tay người Hồi giáo sau trận Yarmouk và sự thất thủ của Antioch. | 1 | null |
Trận Nisibis xảy ra vào mùa hè năm 217 giữa quân đội của đế quốc La Mã dưới sự chỉ huy của hoàng đế Macrinus mới lên ngôi và quân đội Parthia của vua Artabanus IV. Trận đánh đã kéo dài trong ba ngày và kết quả là một trận chiến đẫm máu nhưng bất phân thắng bại, cả hai bên đều bị thương vong lớn. Như là kết quả của trận đánh, Macrinus đã buộc phải cầu hòa và trả cho người Parthia một khoản tiền rất lớn và từ bỏ cuộc xâm lược vùng Lưỡng Hà mà Caracalla đã bắt đầu một năm trước đó.
Bối cảnh.
Trong nhiều thế kỷ, Roma và Parthia đã thống trị khu vực Trung Đông và trở thành đối thủ của nhau. Trong thời gian đó, một số cuộc xâm lược lãnh thổ của người Parthia đã được những nhà lãnh đạo La Mã tiến hành, đáng chú ý nhất là chiến dịch thất bại của Crassus và cuộc chinh phục của vùng Lưỡng Hà của Trajan. Trong giai đoạn đầu của thập niên 210, một cuộc nội chiến nổ ra bên trong đế quốc Parthia, tại đó Artabanus IV đã nổi dậy chống lại người anh trai Vologases VI của ông ta. Artabanus nhanh chóng thiết lập sự kiểm soát đối với hầu hết các vùng lãnh thổ phía tây, đưa ông tiếp xúc với đế quốc La Mã. Tại thời điểm này, hoàng đế La Mã Caracalla, người tự coi mình là một Alexandros thứ hai, đã quyết định tận dụng cơ hội từ cuộc xung đột nội bộ này của người Parthia. Ông đề xuất một liên minh với Artabanus, và thậm chí còn hỏi cưới con gái của ông ta. Khi liên minh đã được thoả thuận, Caracalla cùng với quân đội của ông tiến vào vùng Lưỡng Hà mà không gặp phải sự kháng cự, bề ngoài là để gặp gỡ đồng minh và người cha vợ tương lai của mình. Tuy nhiên, khi ông bắt gặp Artabanus và triều đình của ông ta, Caracalla đã bất ngờ tấn công và giết nhiều người trong số họ. Artabanus đã trốn thoát, nhưng người La Mã lại được tự do cướp bóc các vùng đất phía đông của sông Tigris trước khi trở về Edessa để trú đông.
Tuy nhiên, vào ngày 08 tháng 4 năm 217, Caracalla đã bị viên thái thú pháp quan Marcus Opellius Macrinus sát hại. Sau đó, Macrinus trở thành hoàng đế, nhưng vào lúc này Artabanus đang trên đường tiến quân tới và ông ta đã tập hợp được một đội quân lớn để trả thù cho sự lừa dối của người La Mã. Tình hình này cũng đã được chính bản thân Macrinus tóm tắt lại trong bài diễn văn của ông ta trước quân đội của mình, và cũng được Herodian ghi lại:
Đầu tiên Macrinus, vốn không có kinh nghiệm quân sự và muốn tránh một trận chiến, đã cố gắng để xoa dịu và đạt được một sự dàn xếp với Artabanus, ông đề nghị trao trả tất cả các tù nhân. Nhưng Artabanus từ chối điều này và yêu cầu bồi thường bằng tiền bạc, xây dựng lại các thành phố bị phá hủy và cắt nhượng các tỉnh La Mã ở phía bắc Lưỡng Hà, mà mới được Septimius Severus chinh phục trước đó. Các điều khoản này là không thể chấp nhận đối với những người La Mã, và vì vậy Macrinus đã từ chối chúng. | 1 | null |
Dây hương, hồng trục, dây bò khai, rau ngót leo, dã diến, rau nghiến, hạ hòa, khau hương, phắc hiển (Tày), long châu sói (Dao)... (danh pháp hai phần: Erythropalum scandens) là một loại cây tiểu mộc thuộc họ Dây hương. Nó cũng là loài duy nhất còn sinh tồn hiện được công nhận thuộc về chi "Erythropalum".
Mô tả.
Đây là một loại cây tiểu mộc dạng dây leo dài 5–10 m, có ngọn mảnh dẻ, xanh non giống với ngọn su su. Thân cây nhỏ bằng đầu đũa, giòn, dễ gãy, được chia thành nhiều nhánh đốt, bò và bám theo cây gỗ vươn cao đón ánh nắng mặt trời giống như cây tầm gửi. Ở các phần đầu của đốt có các tua nách cùng cuống lá đua ra. Cuống lá có chiều dài từ 3–10 cm còn lá hình trứng hay hình trái tim, dài, nhọn ở đỉnh, gốc lá tù. Loài này có nhiều hoa mọc thành cụm dạng xim dài 6–18 cm, cuống cụm hoa dài 4 – 10 cm, cuống mỗi chiếc hoa dạng chỉ dài 2–5 mm. Đài hoa dạng quả đầu, răng cưa bộ 5, khoảng 1 mm. Nhị hoa với các túm lông ở hai bên. Cánh hoa màu trắng dài 1,5–2 mm. Quả hạch hình elipxoit hay trứng ngược, kích thước 1,5-2,5 x 0,8-1,2 cm, với đài hoa bền ở đỉnh quả, cuối cùng nứt thành các múi để lộ bề mặt bên trong màu đỏ. Hạt màu xanh chàm, hình elipxoit rộng.
Thời gian ra hoa và kết quả từ tháng 3 tới tháng 9.
Môi trường sống.
Chúng có mặt tại các khu rừng bãi bồi và khu rừng ven sông, ở độ cao từ 100–1500 m.
Có tại Trung Quốc (các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, nam Quý Châu, Hải Nam, Vân Nam, đông nam Tây Tạng) và các quốc gia ở Đông Nam Á, Nam Á như: Bangladesh, Brunei, Bhutan, Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Việt Nam.
Ở Việt Nam, dây hương có ở hầu hết các tỉnh vùng núi phía Bắc, nhiều nhất là Bắc Kạn và Thái Nguyên và được coi là một trong những loại rau đặc sản. | 1 | null |
The 1st Japan Arena Tour là chuyến lưu diễn đầu tiên tại Nhật Bản của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Girls' Generation nhằm quảng bá cho album tiếng Nhật đầu tay cùng tên của họ.
Lịch sử.
Ngày 7 tháng 3 năm 2011, Girls' Generation được công bố là sẽ bắt đầu chuyến lưu diễn toàn quốc đầu tiên của mình tại Nhật Bản từ ngày 18 tháng 5 năm 2011 tại Sân vận động Quốc gia Yoyogi ở Tokyo với 7 buổi diễn tại các thành phố Tokyo, Nagoya, Osaka và Fukuoka. Chuyến lưu diễn bị hoãn lại đến ngày 31 tháng 5 năm 2011 do trận động đất và sóng thần ở Tōhoku năm 2011. Với lượng người đặt vé lên tới 300,000, một số buổi diễn tại Saitama và Hiroshima đã được bổ sung, nâng tổng số buổi diễn lên 14.
Nhiều phương tiện truyền thông Nhật Bản, trong đó có Mezamashi TV, đã đưa tin về chuyến lưu diễn. Music Japan của NHK đã phát sóng một chương trình đặc biệt về những thành công của Girls' Generation tại Hàn Quốc cũng như sự ra mắt của nhóm tại Nhật Bản với một bài phỏng vấn được xen kẻ bởi những đoạn phim từ buổi diễn ở Osaka nằm trong chuyến lưu diễn. "Girls' Generation 1st Japan Arena Tour in 3D" được phát sóng trên SkyPerfectTv vào ngày 21 tháng 8 năm 2011.
Danh sách các màn biểu diễn.
Main Set
Encore #1
Encore #2 | 1 | null |
Doãn Đề (, chữ Hán: 允禵; 10 tháng 2 năm 1688 – 16 tháng 2 năm 1755), là Hoàng tử thứ 14 tính trong số những người con sống tới tuổi trưởng thành của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế. Ông nổi tiếng với việc tranh đoạt ngôi vị Hoàng đế cùng với anh trai ruột là Ung Chính Đế, cuối những năm Khang Hi, thế lực của ông cực lớn, từng nhậm Đại Tướng quân Vương. Sau khi Ung Chính lên ngôi, ông bị đoạt lại binh quyền, lưu lại Đông lăng thủ lăng cho Khang Hi Đế.
Thân thế.
Doãn Đề nguyên danh là Dận Trinh (, chữ Hán: 胤礽), sinh vào giờ Dậu ngày 9 tháng 1 (âm lịch) năm Khang Hi thứ 27 (1688), sinh mẫu là Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu, một phi tần của Khang Hi Đế. Ông là em ruột của Ung Chính Đế, Dận Tộ (胤祚), Hoàng thất nữ, Cố Luân Ôn Hiến Công chúa và Hoàng thập nhị nữ.
Cuộc đời.
Niên thiếu.
Từ nhỏ ông thông minh hơn người, tài năng xuất chúng, Dận Đường từng nói: "Dận Trinh thông minh tuyệt đính, tài đức song toàn, ngã huynh đệ giai bất như dã". Ông cũng rất được Khang Hi Đế sủng ái, tuổi trẻ nhiều lần theo Phụ hoàng đi tuần, trong sinh hoạt hằng ngày cũng rất được ưu ái. Ví dụ như việc Hoàng tử được nhận một số vật phẩm đặc thù từ Nội vụ phủ, loại này thường là lấy một năm làm hạn định, hết một năm do Phụ hoàng quyết định có được tiếp tục hay không. Nếu thời gian tiếp tục được hưởng đặc quyền càng dài càng chứng tỏ Hoàng tử đó được sủng ái. Trong số các con trai của Khang Hi Đế, Dận Trinh không phải người duy nhất, nhưng lại là người được hưởng đặc quyền này dài nhất. Từ năm Khang Hi thứ 54 (1715) đến năm Khang Hi thứ 61 (1722), liên tục 7 năm, Khang Hi Đế thủy chung đặc phê Dận Trinh được lĩnh cung vật. Nếu không phải Khang Hi đột nhiên qua đời, đặc quyền này của Dận Trinh có lẽ còn tiếp tục kéo dài.
Ông từ nhỏ rất thân với Bát a ca Dận Tự. Năm Khang Hi thứ 47 (1708), tháng 9, lúc Khang Hi Đế giận giữ mắng Dận Tự ý đồ mưu hại Dận Nhưng, Dận Trinh cùng Dận Đường đã quỳ tấu: "Bát a ca vô thử tâm, thần đẳng nguyện bảo chi!". Khang Hi Đế cực kì phẫn nộ, muốn giết cả hai người, các Hoàng tử phải dập đầu cầu xin mới làm Khang Hi Đế nguôi giận, lệnh các Hoàng tử đuổi cả hai ra ngoài. Ông bị đánh 20 đại bản. Nhưng sau chuyện này, Khang Hi Đế cho rằng Dận Trinh có tình có nghĩa đối với huynh đệ, đối với tính tình thẳng thắn trước sau như một của ông càng thêm sủng ái. Năm Khang Hi thứ 48 (1709), Dận Trinh được phong Bối tử. Đến năm thứ 52 (1713), thì chính thức phân phủ.
Tham gia việc quân sự.
Năm thứ 57 (1718), sau thất bại của quân Thanh dọc theo Nộ Giang ở Tây Tạng trước tướng Chuẩn Cát Nhĩ là "Đại Sách Lăng Đôn Đa Bố" (大策凌敦多布), Khang Hi Đế bởi vì biết rõ Dận Trinh có tài quân sự đã phong ông là Phủ Viễn Đại tướng quân vương (抚远大将军王), chỉ huy 30.000 quân tiến vào Tây Tạng đánh Chuẩn Cát Nhĩ.
Khang Hi Đế cho phép Dận Trinh dùng quân Chính Hoàng kỳ, mọi nghi thức đều áng theo tước Vương. Thánh Tổ còn tự mình đến lễ đường hành lễ. Căn cứ theo ghi chép trong "Ung Chính hội điển", trong những năm Khang Hi, mỗi lần Hoàng Đế thân chinh đều đi lễ đường hành lễ tam quỳ cửu khấu, nhưng nếu mệnh chư vương đại thần làm Đại Tướng quân xuất chinh thì sẽ không đến lễ đường hành lễ. Có thể nói là Dận Trinh được Khang Hi cho phép "thay mặt xuất chinh". Nhiều người tin rằng đó là động thái cho thấy Khang Hi Đế có ý muốn lập Dận Trinh làm người kế vị.
Dận Trinh được xưng hô "Đại tướng quân vương" cùng với việc ông đảm nhậm "Phủ Viễn Tướng quân" có liên quan, nhưng không phải "Phủ Viễn Tướng quân" nào cũng được xưng hô này. Dận Trinh không phải "Phủ Viễn Tướng quân" duy nhất của nhà Thanh, nhưng ông lại là người duy nhất được xưng "Đại tướng quân vương". "Đại tướng quân vương" không phải tước Vương. Suốt những năm Khang Hi, tước vị cao nhất của Dận Trinh là Bối tử, nhưng ông lại được hưởng đãi ngộ của tước Vương.
Trước khi Dận Trinh khởi hành, Khang Hi Đế đã vì ông tổ chức một nghi thức đưa tiễn long trọng:
Thời điểm Dận Trinh xuất chinh, Khang Hi Đế từng nói với Vương công quý tộc Mông Cổ:
Sau khi ông tây chinh, Khang Hi Đế không chỉ thưởng 10 vạn lượng bạc, mà còn thường xuyên mang theo các con trai của ông theo bên người, cũng nhiều lần ban thưởng. Ông mặc dù chỉ là Bối tử, nhưng con trai của ông kết hôn đều theo quy cách Thân vương trưởng tử. Sự sủng ái của Khang Hi Đế đối với Dận Trinh trong những năm cuối đời này không có bất kì Hoàng tử nào có thể so sánh.
Năm thứ 58 (1719), ngày 16 tháng 4, trong tấu chương trình lên cho Khang Hi Đế, Dận Nhưng báo đã nhận được hỏa liêm hà bao, lọ thuốc hít cùng với Thiên Lý Nhãn kính mà Thánh Tổ thường đeo bên người, đồng thời vì Đích trưởng tử Hoằng Xuân cùng trưởng nữ Huyện chúa được Thánh Tổ ban thưởng mà tạ ơn. Ngày 4 tháng 5, Thánh Tổ ban thường 8 kiện túi thơm kiểu dáng mới lạ, một hộp nhũ bánh, hai hộp khảo tỗn ngư phiến, tế lân bạch ngư phiến cùng một hộp vài loại táo cho Dận Trinh. Hôm sau chính là tiết Đoan Ngọ. Ngày 21 tháng 6, Thánh Tổ lại thưởng hai ngự phiến, tế bạch lân ngư, tỗn ngư, tranh họa, hơn hai rương đồ vật cho Dận Trinh.
Năm thứ 59 (1720), "Cát Nhĩ Bật" (噶尔弼) và "Diên Tín" (延信), hai thuộc tướng của Dận Trinh xuất phát từ Tây Ninh tiến đánh Lhasa trong khi ông vẫn đang ở Tây Ninh để nhận sự hỗ trợ của đồng minh là người Mông Cổ "Hòa Thạc Đặc" và hộ tống Đạt Lai Lạt Ma đến Lhasa. Ngày 24 tháng 9 năm 1720, quân Thanh chiếm được Lhasa, Đạt Lai Lạt Ma trở về cung điện Potala.
Đoạt vị thất bại và cuối đời.
Dận Trinh đang tiến hành chinh phạt Chuẩn Cát Nhĩ thì vào ngày 21 tháng 12 năm 1722, ông nhận được tin Khang Hi Đế băng hà và ngay lập tức được triều hồi về Bắc Kinh. Ung Chính Đế lên ngôi và Ung Chính Đế cho rằng ông có thể là mối đe dọa tiềm tàng nên đã giam lỏng ông tại nhà riêng. Sau cái chết của Ung Chính Đế vào năm 1735, ông mới được trả tự do.
Khi Ung Chính Đế lên ngôi, vì kị húy chữ "Dận" mà đã đổi tên tất cả anh em sang "Doãn", lại vì chữ "Trinh" trong tên của ông và chữ "Chân" trong tên của Ung Chính Đế là hai chữ đồng âm nên sau này tên ông được đổi thành Doãn Đề. Năm Ung Chính nguyên niên (1723), ông được phong Tuân Quận vương (恂郡王), nhưng đến năm 1724 thì bị giáng làm Bối tử rồi bị tước bỏ phong hiệu năm 1725. Năm Càn Long thứ 2 (1737), được phong Phụ quốc công rồi phục vị Bối lặc năm 1747. Năm thứ 13 (1748), ông được phục hồi tước hiệu Tuân Quận vương (恂郡王). Sau khi qua đời được truy thụy là Tuân Cần Quận vương (恂勤郡王). | 1 | null |
VNREDSat-1 hay VNREDSat-1A (tên đầy đủ Vietnam Natural Resources, Environment and Disaster-monitoring Satellite-1A) là vệ tinh quang học quan sát Trái Đất, có khả năng chụp ảnh toàn bộ các khu vực trên bề mặt Trái Đất.
"Hệ thống vệ tinh VNREDSat-1" là hệ thống vệ tinh quan sát Trái Đất đầu tiên của Việt Nam. Vệ tinh VNREDSat-1 do Công ty EADS Astrium (Pháp) thiết kế, chế tạo và được chứng nhận đủ điều kiện để đưa lên quỹ đạo. Ngày 8/3/2013, vệ tinh VNREDSat-1 đã được vận chuyển an toàn trong một công-ten-nơ đặc biệt đến bãi phóng ở Kourou, Guyana thuộc Pháp. Đây là bãi phóng nằm trong Trung tâm Không gian Guyana, bãi phóng vệ tinh của châu Âu. Trung tâm Không gian này nằm trong sự quản lý chung của Cơ quan Vũ trụ Pháp (CNES) và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA). Nhà thầu duy nhất được phép vận hành các đợt phóng ở đây là Công ty ArianeSpace (Pháp).
Vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam (VNREDSat-1) dự kiến được phóng vào lúc 09 giờ 06 phút ngày 3/5/2013 (theo giờ Hà Nội) từ bãi phóng Kourou, Guyana thuộc Pháp. Tuy nhiên, việc phóng bị hoãn do thời tiết xấu. Vệ tinh VNREDSat-1 phóng thành công lên quỹ đạo ngày 7/5/2013.
Dự án VNREDSat-1.
Dự án VNREDSat-1 có tổng mức đầu tư là 55,8 triệu Euro bằng nguồn vay ODA ưu đãi của Chính phủ Pháp và có 64,820 tỷ đồng từ nguồn vốn đối ứng của Việt Nam.
Dự án VNREDSat-1 được xây dựng dựa trên những nghiên cứu, đánh giá về nhu cầu thực tiễn trong nước, công nghệ và xu hướng phát triển mới của công nghệ vệ tinh nhỏ quan sát Trái Đất trên thế giới.
Sau khi thực hiện thành công Dự án, Việt Nam sẽ chủ động cung cấp ảnh vệ tinh độ phân giải cao cho các Bộ, ngành và các tỉnh thành có nhu cầu sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh viễn thám phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, ứng phó với thảm hoạ thiên nhiên và biến đổi khí hậu.
Đặc biệt, dự án VNREDSat-1 là sự phối kết hợp để tận dụng các cơ sở hạ tầng sẵn có của Hệ thống thu nhận, lưu trữ và xử lý ảnh các vệ tinh viễn thám của Bộ Tài nguyên Môi trường, nhằm tạo ra một hệ thống giám sát hoàn chỉnh, độc lập từ vệ tinh đến trạm thu mặt đất và trung tâm xử lý phân phối dữ liệu ảnh viễn thám tại Việt Nam.
Kết quả phóng VNREDSat-1.
Ngày 07 tháng 05 năm 2013, vệ tinh VNREDSat-1 đã được phóng thành công lên quỹ đạo thông qua tên lửa đẩy VEGA tại sân bay vũ trụ Kourou, Guiana thuộc Pháp. | 1 | null |
Girls' Generation 1st Asia Tour: Into the New World là chuyến lưu diễn châu Á đầu tiên của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Girls' Generation, bắt đầu với hai buổi diễn tại Seoul vào tháng 12 năm 2009.
Lịch sử.
Chuyến lưu diễn được SM Entertainment công bố vào tháng 11 năm 2009. Vé bắt đầu được bán vào ngày 19 tháng 11 năm 2009 và hết sạch trong vòng 3 phút.
Đã có khoảng 24,000 khán giả tham dự buổi diễn ở Sân vận động Đài Bắc tại Đài Loan vào hai ngày 16 và 17 tháng 10 năm 2010, giúp Girls' Generation lập kỷ lục buổi diễn của một nhóm nhạc nữ nước ngoài có nhiều khán giả nhất.
Ban đầu chuyến lưu diễn bao gồm hai buổi diễn tại Hàn Quốc vào các ngày 19 và 20 tháng 12 năm 2009. Nhưng sau đó hai buổi diễn nữa đã được bổ sung vào các ngày 27 và 28 tháng 2 năm 2010 với một số thay đổi trong danh sách các màn biểu diễn. Thành viên nhóm Super Junior Eunhyuk không thể tham dự hai buổi diễn này do nhiễm virus cúm A H1N1 nên được thay thế bởi Leeteuk và Heechul.
Buổi diễn tại Bangkok vào ngày 24 tháng 7 năm 2010 đã bị hoãn vô thời hạn do cuộc biểu tình chính trị ở Thái Lan năm 2010.
Album trực tiếp "Into the New World" bao gồm những tiết mục trong buổi diễn tại Seoul và được phát hành vào ngày 30 tháng 12 năm 2010 tại Hàn Quốc. | 1 | null |
Girls' Generation First Japan Tour là DVD và Blu-ray thứ năm của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Girls' Generation, được phát hành vào ngày 14 tháng 12 năm 2011.
Doanh số.
"Girls' Generation First Japan Tour" đạt vị trí đầu bảng trên các bảng xếp hạng Oricon DVD Hàng ngày, Blu-ray và DVD Music trong ngày đầu tiên phát hành. Hai phiên bản DVD và Blu-ray đã bán được lần lượt 69,000 và 37,000 bản. Girls’ Generation trở thành nghệ sĩ nước ngoài duy nhất đứng đầu cả hai bảng xếp hạng DVD và Blu-ray hàng tuần của Oricon. | 1 | null |
Phùng Áng (, ? - ?), tên tự Minh Đạt (明達) là một nhân vật thời Tùy mạt Đường sơ. Ông từng làm quan cho triều Tùy ở Lĩnh Nam, sau khi triều Tùy diệt vong, ông cát cứ Lĩnh Nam. Cuối cùng, ông quy phục và trở thành một quan viên của triều Đường
Thân thế.
Phùng Áng là người Lương Đức, Cao châu, là hậu duệ của hoàng tộc họ Phùng nước Bắc Yên thời Ngũ Hồ thập lục quốc. Hoàng đế Phùng Hoằng do không chịu đầu hàng Bắc Ngụy lên đã dẫn bộ chúng chạy trốn sang Cao Câu Ly, sai Phùng Nghiệp (馮業) cùng ba trăm người vượt biển sang quy hàng Lưu Tống. Sau đó, Phùng Hoằng bị giết ở Cao Câu Ly, Phùng Nghiệp vì thế định cư ở Phiên Ngung, đến thời cháu ruột Phùng Dung (馮融) thì xuất sĩ làm quan cho triều Lương, giữ chức thứ sử của La châu. Con của Phùng Dung là Phùng Bảo (馮寶) lấy con gái một họ tộc lớn người Nam Việt làm thê, trở thành một thủ lĩnh của tộc Nam Việt, được triều đình phong làm thái thú ở bản quận, Phùng Áng là cháu nội của Phùng Bảo.
Phụng sự triều Tùy.
Những năm đầu Nhân Thọ (601-604), Phùng Áng là huyện lệnh của huyện Tống Khang, tộc Lão (một chi của tộc Nam Việt) tại 5 châu gồm Triều châu và Thành châu nổi dậy, Phùng Áng chạy đến kinh thành Trường An xin triều đình thảo phạt. Tùy Văn Đế hạ chiếu cho tả bộc xạ Dương Tố thảo luận tình thế với Phùng Áng, Dương Tố rất ngạc nhiên trước tài năng của Phùng Áng, bẩm lại: "Không ngờ rằng trong đám Man Di lại sinh ra được người như thế này". Tùy Văn Đế lập tức hạ chiếu lệnh cho Phùng Áng lĩnh binh ở khu vực Lương Quảng để trấn áp nổi dậy. Sau khi đánh dẹp quân nổi dậy, Phùng Áng được nhậm chức Hán Dương thái thú.
Sau đó, Phùng Áng lại trấn áp thành công cuộc nổi dậy của một người Phiên Ngung là Vương Trọng Tuyên (王仲宣), đánh bại bộ tướng Trần Phất Trí (陳佛智) của Vương và xử trảm, vì thế được trao chức Cao châu thứ sử.
Phùng Áng đã theo Tùy Dạng Đế xâm lược Cao Câu Ly, được thăng làm "tả vũ vệ đại tướng quân".
Cát cứ.
Sau khi triều Tùy diệt vong, Phùng Áng nhanh chóng trở về Lĩnh Nam, trở thành thủ lĩnh của các chi người Nam Việt, quân đội có 5 vạn người. Các danh tặc ở Phiên Ngung và Tân Hưng như Cao Pháp Trừng (高法澄), Tiển Bảo Triệt (冼寶徹) nhận Lâm Sĩ Hoằng làm chúa, giết quan viên địa phương, bị Phùng Áng đem quân đánh bại. Con trai huynh trưởng của Tiển Bảo Triệt là Tiển Trí Thần (冼智臣) lại thu thập binh sĩ để cự chiến, Phùng Áng lại dẫn quân tiến đánh. Khi hai bên vừa mới giao chiến, Phùng Áng liền cởi khôi giáp và hét lớn:"Bọn ngươi có nhận ra ta không?", quân địch lập tức đầu hàng, Tiển Bảo Triệt và Tiển Trí Thần bị bắt. Phùng Áng chiếm được các khu vực Phiên Ngung, Thương Ngô, Chu Nhai, tự xưng là tổng quản.
Có người khuyên Phùng Áng, nói rằng: "triều Tùy đã diệt vong, hải nội xáo động, Đường tuy nhận lấy vận mệnh mà hình thành, nhưng lòng người chưa phục, Lĩnh Việt chưa thuộc về ai. Hãy bình định 20 châu, đất đai rộng vài nghìn lý, danh vị chưa chính, thỉnh các hạ xưng là Nam Việt Vương". Phùng Áng nói: "Gia tộc ta đã sống ở đất Việt [Lưỡng Quảng] được 5 thế hệ, chức mục bá duy có họ nhà ta nắm giữ, trai gái ngọc lụa ta đều có, nhân sinh phú quý như ta hẳn là hiếm. Ta thường lo sẽ làm hỏng cơ nghiệp của tổ tiên, vậy mà còn có thể xưng vương sao?".
Quy phục triều Đường.
Năm Vũ Đức thứ 5 (622), Phùng Áng bắt đầu xin nội phụ triều Đường, Đường Cao Tổ trao cho Phùng Áng 8 châu: Cao, La, Xuân, Bạch, Nhai, Đam, Lâm, Chấn. Đường Cao Tổ phong chức Thượng trụ quốc, Cao châu tổng quản; phong tước Việt quốc công cho Phùng Áng. Các nhi tử của Phùng Áng cũng được phong chức: Phùng Trí Đái (馮智戴) là Xuân châu thứ sử, Phùng Trí Úc (馮智彧) là Đông Hợp châu thứ sử. Sau đó, Phùng Áng được cải phong là Cảnh quốc công.
Những năm đầu Trinh Quán (627-649), có người khuyên Phùng Áng nổi dậy, Phùng Áng cử binh đến biên cảnh. Đường Thái Tông hạ chiếu phái hữu vũ vệ tướng quân Lận Mộ (藺暮) dẫn binh sĩ vùng Giang Hoài đến thảo phạt Phùng Áng. Ngụy Trưng, biện luận rằng binh lính cần nghỉ ngơi, đánh thắng Man Di cũng chẳng oai phong, và Phùng Áng cũng không tiến công các châu huyện xung quanh. Đường Thái Tông vì thế đã phái tán kị thường thị Vi Thúc Hài (韋叔諧) đến chỗ Phùng Áng dụ hàng, Phùng Áng phái Phùng Trí Đái đến triều đình làm thị vệ. Đương thời, quân của Lận Mộ đã xuất, rất muốn lập công, phái phó tướng thượng thư nói rằng có thể đánh bại Phùng Áng, song Đường Thái Tông không chuẩn, Lận Mộ bãi binh.
Năm Trinh Quán thứ 5 (631), Phùng Áng đến Trường An yết kiến Đường Thái Tông, được ban thưởng rất nhiều. Không lâu sau, các chi tộc Lão ở La châu và Đậu châu, Phùng Áng thụ mệnh suất hai vạn quân làm quân tiên phong. Quân nổi dậy cố thủ ở nơi hiểm yếu nên việc tiến công gặp khó khăn, Phùng Áng bảo với thuộc hạ rằng sẽ bắn tên để xem có thể thắng được không, kết quả bắn bảy phát tên giết chết bảy người, quân nổi dậy thoái lui, Phùng Áng cho quân truy kích, chém được hơn nghìn thủ cấp. Đường Cao Tổ hạ chiếu cho Phùng Trí Đái hồi hương thăm thân, ban thưởng nhiều không kể xiết, nô tì nhiều đến vạn người.
Phùng Áng cũng cai trị địa phương một cách tốt đẹp, thu được nhân tâm. Đến khi Phùng Áng qua đời, được truy tặng là 'tả kiêu vệ đại tướng quân', 'Kinh châu đô đốc'. Phùng Áng có 30 người con trai. | 1 | null |
Girls' Generation Complete Video Collection là DVD và đĩa Blu-ray thứ sáu của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Girls' Generation, được phát hành vào ngày 26 tháng 9 năm 2012 tại Nhật Bản.
Lịch sử.
"Girls' Generation Complete Video Collection" bao gồm tất cả các video âm nhạc tiếng Nhật, tiếng Hàn và tiếng Anh của Girls' Generation cũng như một số tiết mục trong chuyến lưu diễn Nhật Bản đầu tiên của nhóm, được phát hành dưới bốn phiên bản: phiên bản thông thường và phiên bản giới hạn đối với cả DVD và Blue-ray.
Doanh số.
Cả DVD và Blu-ray "Girls’ Generation Complete Video Collection" đều đạt vị trí đầu bảng trên hai bảng xếp hạng DVD và Blue-ray hàng tuần của Oricon, lần lượt với 40,000 và 19,000 bản. Đây là lần đầu tiên Girls’ Generation giành được vị trí này trên các bảng xếp hạng đĩa đơn và Blu-ray kể từ khi ra mắt tại Nhật vào tháng 9 năm 2010. Nhóm cũng trở thành nghệ sĩ nữ đầu tiên đạt vị trí thứ nhất đồng thời trên cả ba bảng xếp hạng đĩa đơn, DVD và Blue-ray hàng tuần của Oricon. | 1 | null |
New Beginning of Girls' Generation là DVD thú hai của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Girls' Generation, được phát hành vào ngày 11 tháng 8 năm 2010 tại Nhật Bản.
Lịch sử.
"New Beginning of Girls' Generation" được phát hành dưới hai phiên bản: phiên bản thông thường và phiên bản giới hạn. Phiên bản giới hạn ngoài đĩa DVD còn bao gồm một cặp vé mời tham dự Showcase của nhóm tại Ariake Coliseum ở Tokyo vào ngày 25 tháng 8 năm 2010. | 1 | null |
2011 Girls' Generation Tour là DVD thứ bảy của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Girls' Generation, được phát hành vào ngày 30 tháng 11 năm 2012 tại Hàn Quốc.
Lịch sử.
"2011 Girls' Generation Tour" được phát hành dưới dạng bộ 2 đĩa DVD, bao gồm hầu hết các tiết mục từ buổi diễn đầu tiên của chuyến lưu diễn 2011 Girls' Generation Tour tại Seoul vào hai ngày 23 và 24 tháng 7 năm 2012, cũng như đoạn phim hậu trường, một số tiết mục tại Nhật Bản và những bài phỏng vấn với các thành viên của nhóm.
Danh sách bài hát.
DVD 1
DVD 2 | 1 | null |
Lý Mật (; 582 – 619), biểu tự Huyền Thúy (玄邃), lại có tự Pháp Chủ (法主), là một thủ lĩnh nổi dậy chống lại sự cai trị của triều Tùy.
Ban đầu, ông là một chiến lược gia của Dương Huyền Cảm khi người này tiến hành binh biến chống lại Tùy Dạng Đế và năm 613. Sau khi Dương Huyền Cảm thất bại, Lý Mật đã gia nhập rồi trở thành thủ lĩnh của Ngõa Cương quân, giành được nhiều thắng lợi trước quân Tùy và được nhiều thủ lĩnh nổi dậy khác khuyến nghị xưng đế. Tuy nhiên, Ngõa Cương quân đã lâm vào thế bế tắc khi giao chiến với quân của triều đình Tùy tại đông đô Lạc Dương và đã không thể chiếm được thành này.
Năm 618, tướng Tùy Vương Thế Sung đã phục kích và tiêu diệt Ngõa Cương quân. Lý Mật chạy trốn đến lãnh thổ của triều Đường và quy phục Đường Cao Tổ, song sau đó lại nổi dậy chống Đường nên đã bị tướng Đường giết chết.
Bối cảnh.
Tằng tổ phụ của Lý Mật là Lý Bật- một trong Bát trụ quốc tướng quân của Tây Ngụy. Tổ phụ của Lý Mật là Lý Diệu (李曜)- được phong tước Hình quốc công dưới triều Bắc Chu. Cha của Lý Mật là Lý Khoan (李寬)- Thượng trụ quốc của triều Tùy, được phong tước Bồ Sơn quận công. Trong thời gian cha mang tước hiệu của triều Tùy, gia đình ông sống tại kinh thành Trường An, mặc dù họ không có nguồn gốc từ đó.
Do địa vị của cha, Lý Mật trở thành 'tả thân thị', làm thị vệ cho Tùy Dạng Đế. Lý Mật được mô tả là xem nhẹ tiền bạc, dùng nó để tập hợp bằng hữu quanh mình. Tuy nhiên, vào một ngày, khi Tùy Dạng Đế trông thấy ông, hoàng đế thấy Lý Mật "dị thường" nên đã bảo Hứa công Vũ Văn Thuật loại bỏ Lý Mật. Do đó, Vũ Văn Thuật đã thuyết phục Lý Mật rời khỏi đội quân bảo vệ hoàng cung. Sau đó, Lý Mật tập trung vào học tập, quyết tâm trở thành kẻ sĩ, thường đi quanh kinh thành, cưỡi bò và đọc sách, đặc biệt là đọc Hán thư.
Một hôm, khi Lý Mật đi thăm bằng hữu, ông buộc Hán thư vào sừng bò để vừa đi vừa đọc. Khi Thượng thư lệnh Việt quốc công Dương Tố trông thấy Lý Mật, ông ta đã ngạc nhiên trước sự hiếu học của Lý Mật, và do Lý Mật biết Dương Tố là thượng thư lệnh nên ông đã kính cẩn xuống lưng bò và vái lạy, nói rõ tính danh. Dương Tố hỏi ra thì biết Lý Mật đang đọc đến phần Hạng Vũ truyện trong Hán thư, sau đó tiếp tục nói chuyện lâu với Lý Mật. Ấn tượng trước tài năng của Lý Mật, Dương Tố đã nói với con trai mình là Dương Huyền Cảm: "Ta thấy so với tài năng và học thức của Lý Mật, hạng như con không bằng được". Từ đó, Dương Huyền Cảm giao du thân thiết với Lý Mật.
Tham dự cuộc nổi dậy của Dương Huyền Cảm.
Năm 613, Tùy Dạng Đế thân chinh suất quân đến Liêu Đông tiến công Cao Câu Ly, Dương Huyền Cảm lo sợ vì Dạng Đế từng nói rằng nếu Dương Tố không chết thì sẽ có ngày bị tru di tam tộc, vì thế đã tính đến chuyện nổi dậy. Tùy Dạng Đế cho Dương Huyền Cảm đốc thúc, vận chuyển binh lương ở Lê Dương (黎陽)- gần đông đô Lạc Dương- ra mặt trận, Dương Huyền Cảm nhân cơ hội này đã tích trữ lương thực và tuyên bố nổi dậy chống lại Dạng Đế. Đồng thời, Dương Huyền Cảm bí mật phái người đến Trường An đón Lý Mật cùng em trai là Dương Huyền Đĩnh (楊玄挺). Khi Lý Mật đến, Dương Huyền Cảm cho Lý Mật làm mưu chủ, Lý Mật đề xuất ba phương án lập đổ triều Tùy:
Tuy nhiên, Dương Huyền Cảm cho rằng cần công chiếm Lạc Dương để phô trương thanh thế cuộc nổi dậy của mình, vì thế đã nhận xét rằng "hạ sách" của Lý Mật chính là "thượng sách", và tiến về Lạc Dương. Đường Huy (唐褘) vốn đi theo Dương Huyền Cảm, song đã chạy về Lạc Dương, cảnh báo hoàng tôn của Dạng Đế là Việt vương Dương Đồng cùng hạ thần triều đình là Phàn Tử Cái (樊子蓋), quân Tùy do vậy đã bố trí phòng thủ đông đô. Quân của Dương Huyền Cảm tiến từ Lê Dương về Lạc Dương, có nhiều người gia nhập quân ngũ, quân số lên đến 10 vạn. Dương Huyền Cảm cùng huynh đệ giành được một vài chiến thắng, song họ không thể nhanh chóng chiếm được Lạc Dương.
Sau khi bắt được Vi Phúc Tự (韋福嗣)- một quan viên bị triều Tùy cách chức, Dương Huyền Cảm trở nên tín nhiệm Vi Phúc Tự và không còn chỉ nghe theo lời Lý Mật nữa. Tuy nhiên, các chiến lược mà Vi Phúc Tự đề xuất thể hiện rằng ông ta không toàn tâm toàn ý ủng hộ cuộc nổi dậy, Lý Mật thỉnh Dương Huyền Cảm giết Vi Phúc Tự song Dương Huyền Cảm từ chối. Lý Mật nói với thân thuộc: "Sở công muốn làm phản song không biết suy tính để giành chiến thắng. Chúng ta nay giống như rùa mắc kẹt trong bình." Khi Lý Tử Hùng (李子雄) thỉnh Dương Huyền Cảm xưng đế, Lý Mật đã khuyên can Dương rằng hành động này không thích hợp, Dương đã nghe theo và không xưng đế.
Sau đó, quan lưu thủ Trường An là Vệ Văn Thăng (衛文昇) đã đem quân đến cứu viện Lạc Dương, tướng của Dạng Đế là Lai Hộ Nhi (來護兒) cũng đem quân đến. Tùy Dạng Đế cũng phái Khuất Đột Thông (屈突通) và Vũ Văn Thuật đem quân từ Liêu Đông về trước, đội quân này cũng nhanh chóng tiến đến. Dương Huyền Cảm thua trận, và nghe theo kế của Lý Tử Hùng và Lý Mật, Dương Huyền Cảm tuyên bố giả vờ rằng tướng trấn thủ Hoằng Hóa (弘化, nay thuộc Khánh Dương, Cam Túc) là Nguyên Hoằng Tự (元弘嗣) tham gia nổi dậy cùng mình, và rằng ông tiến về phía tây để hội quân với Nguyên Hoằng Tự.
Vào mùa thu năm 613, Dương Huyền Cảm bỏ bao vây Lạc Dương và tiến về phía tây. Tuy nhiên, trên đường tiến quân, có người ở Hoằng Nông (弘農, nay thuộc Tam Môn Hiệp, Hà Nam) thuyết phục Dương Huyền Cảm rằng sẽ dễ đánh chiếm và trấn giữ Hoằng Nông. Hơn nữa, Hoằng Nông thái thú là Thái vương Dương Trí Tích (楊智積) còn cố ý sỉ nhục để chọc tức Dương Huyền Cảm. Do tức giận, Dương Huyền Cảm đã cho quân bao vây thành Hoằng Nông, bất chấp lời thỉnh cầu của Lý Mật rằng điều này sẽ khiến chiến dịch gặp nguy hiểm do tiến chậm. Dương Huyền Cảm bao vây thành Hoằng Nông ba ngày song không chiếm được, do đó phải tiếp tục tiến về phía tây. Lúc này, quân Tùy đã đuổi kịp, quân của Dương Huyền Cảm chiến bại và tan rã. Dương Huyền Cảm cùng em trai là Dương Tích Thiện (楊積善) chạy bộ đến Gia Lô Nhung (葭蘆戎, cũng thuộc Tam Môn Hiệp ngày nay), Dương Huyền Cảm bảo Dương Tích Thiện giết mình vì không muốn bị bắt, Dương Tích Thiện làm theo lời anh mình.
Sau khi Dương Huyền Cảm chết.
Lý Mật cùng với Vi Phúc Tự, Dương Tích Thiện và Vương Trọng Bá (王仲伯) bị Phàn Tử Cái bắt giữ, họ bị giải đến chỗ Dạng Đế- người đã quay trở lại Liêu Đông. Trên đường, Lý Mật và Vương Trọng Bá bàn cách trốn chạy. Họ cho quân áp giải trông thấy vàng của mình, và nói: "Khi chúng ta chết, hãy dùng chúng để chôn cất chúng ta; phần còn dư thì cứ xem như là báo đức." Quân áp giải trở nên lơ lễnh trong việc canh chừng Lý Mật và Vương Trọng Bá, các lính này thường tiến hành ăn uống say sưa. Khi đoàn áp giải đến Ngụy quận (魏郡), nhân dịp quân áp giải uống say, Lý Mật, Vương Trọng Bá và năm người khác đã đục một lỗ thủng trên tường và chạy thoát. Khi chạy trốn, Lý Mật thuyết phục Vi Phúc Tự đi cùng, song Vi Phúc Tự từ chối vì cho rằng ông ta sẽ được Dạng Đế sẽ xá miễn, song cuối cùng Dạng Đế đã cho xử tử Vi Phúc Tự và Dương Tích Thiện một cách tàn nhẫn.
Trong vài năm sau đó, Lý Mật đi khắp nơi để cố gắng tìm một thủ lĩnh dân biến sẽ lắng nghe các chiến lược của ông, ông đã thất bại khi nỗ lực thuyết phục Hác Hiếu Đức (郝孝德) và Vương Bạc (王薄). Lý Mật sống gian khổ và thường chịu cảnh bị đói. Trong một dịp, ông đã mai danh ẩn tính, xưng là Lưu Trí Viễn và trở thành thầy dạy chữ tại các khu vực thôn quê ở quận Hoài Dương (淮陽, nay gần tương ứng với Chu Khẩu, Hà Nam). Trong vài tháng làm thầy, ông buồn phiền nên đã viết ra bài thơ ngũ ngôn:
Khi Lý Mật hoàn thành bài thơ, ông đã rơi lệ. Có người thấy thì làm lạ nên vội báo cho thái thú Triệu Đà (趙佗), thái thú phái lính đến bắt ông, song Lý Mật đã có thể chạy thoát. Sau đó, Lý Mật đến chỗ em rể là Khâu Quân Minh (丘君明)- người đang giữ chức (huyện) lệnh Ung Khâu (雍丘, nay thuộc Khai Phong, Hà Nam). Khâu Quân Minh không dám giữ anh rể lại, song tiến cử Lý Mật với Vương Tú Tài (王秀才)- một người có bản lĩnh. Vương Tú Tài đón nhận Lý Mật và gả con gái của mình cho Lý Mật. Tuy nhiên, sau đó một người họ hàng của Khâu Quân Minh là Khâu Hoài Nghĩa (丘懷義) đã khai báo về Lý Mật cho triều đình, theo lệnh của Dạng Đế, tướng Dương Uông (楊汪) dẫn quân bao vây tư gia của Vương Tú Tài. Lúc đó, Lý Mật tình cờ đi ra ngoài nên có thể chạy thoát, song cả Khâu Quân Minh và Vương Tú Tài đều bị xử tử.
Lý Mật lại cố gắng đến chỗ các thủ lĩnh nổi dậy để thuyết phục họ nghe theo các sách lược của ông. Hầu hết các thủ lĩnh đều cho rằng các sách lược của Lý Mật quá lớn lao, và ban đầu họ không xem trọng ông. Tuy nhiên, ngày tháng trôi qua, một số người trong số họ bắt đầu thay đổi đánh giá về ông, đặc biệt là khi họ nghe được sấm ngôn "Lý thị đương vương", một số suy đoán rằng đó là Lý Mật do ông có xuất thân cao quý và nhiều lần thoát chết. Lý Mật trở nên đặc biệt thân cận với thủ lĩnh nổi dậy Vương Bá Đương (王伯當).
Liên hợp với Trạch Nhượng.
Năm 616, Lý Mật biết được ở Đông quận (東都, nay thuộc đông bộ Hoạt, Hà Nam) có cánh quân nổi dậy ở Ngõa Cương trại, binh lực rất mạnh, người đứng đầu là Trạch Nhượng nên đã gặp Trạch Nhượng thông qua Vương Bá Đương. Lý Mật đề xuất cho Trạch Nhượng một số sách lược và thuyết phục một số thủ lĩnh nổi dậy khác đi theo Trạch Nhượng. Lý Mật thỉnh Trạch Nhượng rằng, nay Dạng Đế đang ở tận Giang Đô (江都, nay thuộc Dương Châu, Giang Tô), Trạch Nhượng nên tập hợp binh lính Ngõa Cương quân và tiến công Lạc Dương và Trường An. Trạch Nhượng chưa có tham vọng lớn như vậy nên cho rằng kế hoạch quá quy mô và không chấp thuận, song ấn tượng với Lý Mật và giữ Lý Mật lại, đối đãi như khách quý.
Trong khi đó, do sấm ngôn "Lý thị đương vương", các thủ lĩnh nổi dậy bắt đầu tin rằng Lý Mật là hoàng đế tiếp theo, do đó họ bắt đầu quy phục bản thân Lý Mật. Khi Trạch Nhượng biết được điều này, ông ta càng ấn tượng với Lý Mật hơn và xem xét chấp thuận kế hoạch của Lý Mật. Lý Mật cũng thuyết phục chiến lược gia và chiêm tinh gia Giả Hùng (賈雄) của Trạch Nhượng chấp thuận kế hoạch của mình. Khi Trạch Nhượng hỏi Giả Hùng liệu các dấu hiệu chiêm tinh có chỉ ra rằng kế hoạch của Lý Mật có thể thành công hay không, Giả Hùng nói rằng sẽ như vậy, song Lý Mật có thể sẽ không thành công trong việc trở thành hoàng đế, nhưng nên ủng hộ Lý Mật. Trạch Nhượng tin lời Giả Hùng và ban phú quý cho Lý Mật hơn nữa.
Theo khuyến nghị của Lý Mật, Trạch Nhượng bắt đầu tiến công và chiếm các thành trong quận Huỳnh Dương (滎陽, nay thuộc Trịnh Châu, Hà Nam). Đáp lại, Tùy Dạng Đế phái thông thủ Trương Tu Đà (張須陀) dẫn quân thảo phạt Trạch Nhượng. Trạch Nhượng lúc trước từng thua vài trận trước Trương Tu Đà nên nay cảm thấy lo sợ, song Lý Mật đã thuyết phục Trạch Nhượng rằng có thể đánh bại được vị tướng Tùy này. Theo đề xuất của Lý Mật, Trạch Nhượng lệnh Lý Mật dẫn một nghìn lính và nấp trong rừng phục kích. Khi Trương Tu Đà tiến công Trạch Nhượng, Lý Mật tập kích Trương Tu Đà, bao vây quân triều đình. Ban đầu, Trương Tu Đà có thể thoát khỏi vòng vây, song do cố gắng cứu một số thuộc hạ, Trương Tu Đà đã tử trận, danh tiếng của Ngõa Cương quân được khuếch trương rất nhiều, nguồn cung thực phẩm cũng nhiều lên. Sau chiến thắng, Trạch Nhượng lập một đội quân riêng do Lý Mật chỉ huy, gọi là "Bồ Sơn công doanh". Khi đội quân của Lý Mật phát triển, các binh sĩ của Trạch Nhượng bắt đầu có xích mích với binh sĩ của Lý Mật. Trạch Nhượng do đó đã tách quân của mình ra khỏi Lý Mật song ngay sau đó đã hối tiếc về quyết định này và lại hội quân với Lý Mật.
Vào mùa xuân năm 617, Lý Mật thuyết phục Trạch Nhượng rằng do Dạng Đế ở xa và để Dương Đồng trấn thủ Lạc Dương, các quần thần ở đó sẽ không đồng lòng. Do đó, họ đã phái Bùi Thúc Phương (裴叔方) đến Lạc Dương để do thám, song Bùi Thúc Phương đã bị phát giác và các quần thần ở Lạc Dương bắt đầu chuẩn bị tăng cường phòng thủ trước một cuộc tiến công. Đáp lại, Lý Mật và Trạch Nhượng công chiếm Lạc Khẩu thương (洛口倉), một kho lương thực to lớn do Dạng Đế cho xây dựng. Ngõa Cương quân mở kho cứu tế cho người dân, nhiều người thấy vậy cũng gia nhập quân nổi dậy. Các tướng Tùy là Lưu Trường Cung (劉長恭) và Phòng Trắc (房崱) nhận định Ngõa Cương quân không khác gì một lũ đạo tặc đến kiếm ăn, họ xem nhẹ đội quân này nên đã bị đánh bại. Lý Mật và Trạch Nhượng để quân trong thành Lạc Dương bị đói, dự định sau đó sẽ tấn công và chiếm thành.
Thủ lĩnh nổi dậy.
Sau trận chiến, Trạch Nhượng nhường cho Lý Mật làm thủ lĩnh và đề xuất trao tước hiệu Ngụy công cho Lý Mật. Lý Mật chấp thuật, tức vị vào ngày Canh Tý (19) tháng 2 (tức 31 tháng 3), cải nguyên niên hiệu, trong văn thư xưng là Hành quân nguyên soái Ngụy công phủ. Lý Mật phong Phòng Ngạn Tảo (房彥藻) làm "Tả trưởng sử", Bính Nguyên Chân (邴元真) làm "Hữu trưởng sử", Dương Đắc Phương (楊得方) làm "Tả tư mã", Trịnh Đức Thao (鄭德韜) làm "Hữu tư mã". Lý Mật trao cho Trạch Nhượng chức "Tư đồ", phong tước Đông quận công. Về quân sự, Lý Mật phong Đan Hùng Tín làm "Tả vũ hậu đại tướng quân", Từ Thế Tích (徐世勣) làm "Hữu vũ hậu đại tướng quân", Tổ Quân Ngạn (祖君彥) làm "ký thất".
Khi Lý Mật tức vị, các tướng nổi dậy trong vùng phần lớn đều quy phục ông, và phần lớn trung bộ và đông bộ tỉnh Hà Nam ngày nay nằm dưới quyền kiểm soát của Lý Mật. Tuy nhiên, đến khi Vương Thế Sung dẫn quân cứu viện Tùy từ Giang Đô đến, thoạt đầu Lý Mật đã giành được chiến thắng, song sau đó lâm vào bế tắc. Vào mùa thu năm 617, Bùi Nhân Cơ (裴仁基) đến hàng, Tần Thúc Bảo và Trình Giảo Kim cũng quy phục Lý Mật. Mặc dù số người đi theo ngày càng tăng lên, Lý Mật vẫn không thể chiếm được Lạc Dương. Đến khi Sài Chiêu Hòa (柴昭和) đề xuất với Lý Mật sách lược rằng để Trạch Nhượng và Bùi Nhân Cơ ở lại bao vây Lạc Dương, còn Lý Mật dẫn quân tập kích Trường An, Lý Mật đã nói rằng nếu không chiếm được Trường An trước tiên thì những người theo ông sẽ không tin rằng họ có thể thắng thế, Lý Mật do đó đã không chấp thuận đề xuất của Sài Chiêu Hòa.
Trong khi đó Đường công Lý Uyên đã nổi dậy tại Thái Nguyên (太原, nay thuộc Thái Nguyên, Sơn Tây). Thoạt đầu, Lý Uyên đã viết thư cho Lý Mật nhằm thăm dò xem Lý Mật có muốn theo mình không, song Lý Mật tin tưởng vào thực lực của mình nên đã sai ký thất Tổ Quân Ngạn viết thư hồi đáp Lý Uyên:
Lý Uyên mất tinh thần song vì không muốn kết thù nên đã hồi đáp với lời lẽ khiêm nhường. Lý Mật hài lòng trước phản ứng của Lý Uyên, cho rằng Lý Uyên bằng lòng ủng hộ mình, và kể từ thời điểm đó, Lý Mật và Lý Uyên thường trao đổi thư tín. Lý Uyên chiếm Trường An mà không gặp phải sự phản đối từ Lý Mật, sau khi chiếm được kinh đô, Lý Uyên lập Dương Hựu làm hoàng đế, tức Tùy Cung Đế, và tự mình phụ chính.
Trong khi đó, nghe theo đề xuất từ một bằng hữu với Trạch Nhượng là Từ Thế Tích, Lý Mật phái Từ Thế Tích suất quân đi chiếm một kho lương lớn khác là Lê Dương thương (黎陽倉, nay thuộc Hạc Bích, Hà Nam), sau đó lại mở kho cứu tế cho dân đói trong vùng. Kết quả là Lý Mật có thêm 20 vạn lính chỉ trong vòng khoảng 10 ngày, và một số quận cũng quy hàng trước ông, các thủ lĩnh nổi dậy lớn khác như Đậu Kiến Đức và Chu Xán cũng quy phục trên danh nghĩa.
Tuy nhiên, ẩn sĩ Từ Hồng Khách (徐洪客) đã chỉ ra cho Lý Mật thấy rằng đến khi nguồn lương thực cạn kiệt, ông sẽ để mất thời cơ, vị ẩn sĩ này đề xuất tiến công dọc theo Đại Vận Hà để đánh Giang Đô, buộc Dạng Đế phải trao toàn Thiên hạ cho Lý Mật. Lý Mật đã không chấp thuận đề xuất của Từ Hồng Khách, song ấn tượng trước chiến lược của người này nên dã mời làm quan cho mình. Tuy nhiên, Từ Hồng Khách đã từ chối và rời đi. Trong khi đó, Lý Mật chiếm ưu thế trước Vương Thế Sung trên chiến trường, song vẫn không thể chiếm được Lạc Dương.
Vào mùa đông năm 617, bắt đầu có xung khắc giữa Trạch Nhượng và một vài bộ tướng khác của Lý Mật. Tư mã Vương Nho Tín (王儒信) và Huỳnh Dương quận công Trạch Hoằng (翟弘) đều đề xuất Trạch Nhượng nắm lấy quyền nhiếp chính và tước bỏ quyền lực của Lý Mật, mặc dù đề xuất đó không được Trạch Nhượng chấp thuận song Lý Mật đã biết được. Trạch Nhượng cũng trở nên tham lam với các chiến lợi phẩm, tra tấn tướng Thôi Thế Xu (崔世樞) để lấy tiền, đánh đập Hình Nghĩa Kỳ (邢義期) vì tội từ chối đánh bạc với ông ta, và đòi một lượng lớn từ kho châu báu của Phòng Ngạn Tảo, thậm chí còn đi xa hơn khi nói với Phòng:
Do lo sợ, Phòng Ngạn Tảo bẩm lại sự việc cho Lý Mật, Phòng và Trịnh Thính (鄭頲) đều đề xuất Lý Mật cho quân phục kích Trạch Nhượng. Ban đầu, Lý Mật do dự và nghĩ rằng điều này sẽ gây mất đoàn kết trong hàng ngũ Ngõa Cương quân, song Trịnh Thính cuối cùng đã thuyết phục được Lý Mật rằng Trạch Nhượng là một nguy cơ quá lớn. Tại một bữa tiệc do Lý Mật tổ chức cho Trạch Nhượng, Trạch Hoằng, Bùi Nhân Cơ và Hác Hiếu Đức, giữa buổi tiệc, Lý Mật đuổi các binh sĩ bảo vệ Trạch Nhượng ra ngoài và giả vờ bảo Trạch Nhượng giương cung thử, tận dụng thời cơ, Lý Mật đã lệnh cho Thái Kiến Đức (蔡建德) giết chết Trạch Nhượng, sau đó giết chết Trạch Hoằng, cháu của Trạch Nhượng là Trạch Ma Hầu (翟摩侯), và Vương Nho Tín. Cả Đan Hùng Tín và Từ Thế Tích cũng suýt bị giết, song được tha theo lệnh của Vương Bá Đương. Có vài thuộc cấp của Lý Mật thực sự thương tiếc Trạch Nhượng, họ bắt đầu cảm thấy vị trí của mình trở nên bấp bênh dưới quyền chỉ huy của Lý Mật.
Vào mùa xuân năm 618, Lý Mật rốt cuộc đã giành được một trận đại thắng trước Vương Thế Sung, sau chiến thắng này, ông đoạt được Kim Dong (金墉)- một thành lũy trọng yếu gần Lạc Dương- và chuyển đại bản doanh của mình về nơi này, cố gắng siết chặt bao vây Lạc Dương. Khi các hạ thần triều Tùy là Đoàn Đạt (段達) và Vi Tân (韋津) cố gắng tiến công, Lý Mật đã đánh bại họ, giết chết Vi Tân và buộc Đoàn Đạt phải thoát lui vào trong thành Lạc Dương. Sau đó, một số tướng lĩnh Tùy đã quy hàng Lý Mật, và một số các thủ lĩnh nổi dậy khác: gồm Đậu Kiến Đức, Chu Xán, Dương Sĩ Lâm, Mạnh Hải Công孟海公, Từ Nguyên Lãng, Lô Tổ Thượng (盧祖尚), Chu Pháp Minh (周法明) đều viết thư thỉnh Lý Mật xưng đế. Tuy nhiên, Lý Mật nói: "đông đô chưa bình, chưa thể thảo luận về việc đó".
Sau đó, Lý Uyên đã phái các nhi tử là Lý Kiến Thành và Lý Thế Dân suất quân tiến đến Trường An, tuyên bố là đến cứu viện, song các tướng Tùy tại Lạc Dương từ chối công nhận quyền lực của Lý Uyên và không đáp lại. Lý Mật đích thân dẫn quân giao chiến với Lý Kiến Thành và Lý Thế Dân trong một thời gian ngắn, song sau một số cuộc chạm trán nhỏ, hai bên đều ngưng chiến, Lý Kiến Thành và Lý Kiến triệt thoái về Trường An.
Cuối mùa xuân năm 618, Vũ Văn Hóa Cập lãnh đạo một cuộc binh biến tại Giang Đô, giết chết Dạng Đế. Sau khi tôn Dương Hạo lên làm hoàng đế, Vũ Văn hóa Cập bắt đầu dẫn Kiêu Quả quân tinh nhuệ tiến về phương Bắc, hướng đến Lạc Dương, tạo ra một mối đe dọa lớn đối với Lý Mật.
Đánh Vũ Văn Hóa Cập.
Khi tin tức Tùy Dạng Đế bị sát hại lan truyền, tại Trường An, Lý Uyên đã buộc Tùy Cung Đế phải thiện nhượng cho mình, lập ra triều Đường; tại Lạc Dương, các hạ thần triều Tùy đã tôn Dương Đồng làm hoàng đế.
Cả quần thần triều Tùy và Lý Mật đều lo lắng khi Vũ Văn hóa Cập tiến đến gần. Hai hạ thần triều Tùy là Nguyên Văn Đô (元文都) và Lô Sở (盧楚) đã đề ra sách lược mà theo đó sẽ 'miễn tội' và ban chức tước cao cấp cho Lý Mật để Lý Mật chống lại Vũ Văn hóa Cập, và sẽ tiêu diệt Lý Mật khi Ngõa Cương quân kiệt sức. Trong khi đó, Lý Mật đã giao chiến vài trận với Vũ Văn hóa Cập, mặc dù chiếm ưu thế song Lý Mật không thể đánh bại dứt điểm Kiêu Quả quân. Do đó, khi sứ giả của Dương Đồng đến, Lý Mật đã chấp thuận và dâng tấu cho Dương Đồng nguyện làm thần của triều Tùy và xung phong đánh Vũ Văn hóa Cập, Dương Đồng sau đó sách phong cho Lý Mật làm thái úy, thượng thư lệnh, Đông Nam đạo đại hành đài hành quân nguyên soái, Ngụy quốc công, và hứa hẹn sau khi bình định Vũ Văn hóa Cập thì sẽ mời Lý Mật vào đông đô phụ chính. Tuy nhiên, Vương Thế Sung phản đối giao hảo với Lý Mật, khiến Nguyên Văn Đô và Lô Sở nghi ngờ rằng ông ta muốn dâng thành đầu hàng Vũ Văn hóa Cập.
Vào mùa thu năm 618, Lý Mật biết rằng nguồn lương thực của Vũ Văn hóa Cập sắp cạn kiệt, vì thế đã giả vờ cầu hòa với Vũ Văn hóa Cập. Lý Mật chấp thuận cung cấp lương thực cho Kiêu Quả quân, song lại nên kế hoạch để thu lại, và đợi đến khi Vũ Văn hóa Cập hết lương thực thì sẽ suất quân tiến đánh. Tuy nhiên, Vũ Văn hóa Cập đã biết được kế của Lý Mật nên đã tập kích, Lý Mật gần như vong mạng song được Tần Thúc Bảo cứu giúp, Kiêu Quả quân cuối cùng bị đẩy lui. Do không thể kiếm được lương thực, Vũ Văn hóa Cập dẫn Kiêu Quả quân tiến về phía bắc, Lý Mật không truy kích.
Bị Vương Thế Sung đánh bại.
Trong khi đó, tại Lạc Dương, Vương Thế Sung bắt đầu kích động binh sĩ dưới quyền rằng họ sẽ sớm rơi vào bẫy của Lý Mật, và rằng nếu Lý Mật nắm quyền chỉ huy họ (do Lý Mật đã được phong chức 'hành quân nguyên soái'), ông chắc chắn sẽ giết chết hết họ vì tội đã từng chống lại ông. Vương Thế Sung sau đó giết chết Lô Sở và Nguyên Văn Đô, nắm quyền cai quản triều đình Lạc Dương.
Biết được tin tức tại Lạc Dương, Lý Mật cắt đứt quan hệ hòa bình với triều đình Lạc Dương. Tuy nhiên, Lý Mật lại đánh giá thấp về Vương Thế Sung, vì vậy đã không có nhiều đề phòng trước việc sẽ bị Vương Thế Sung tấn công. Ngõa Cương quân có nguồn lương thực dồi dào, song lại có ít tiền bạc và tơ lụa, vì thế không thể ban thưởng nhiều so tướng sĩ. Lý Mật cũng quá hào phóng với những người mới gia nhập, khiến những người đã theo ông từ trước không hài lòng. Khi Từ Thế Tích cố gắng thuyết phục Lý Mật thay đổi, Lý Mật đã phái Từ Thế Tích đi xa khỏi Lê Dương với danh nghĩa thăng chức. Do thấy có thể kiếm lợi từ giao dịch, Bỉnh Nguyên Chân (邴元真) đã thuyết phục Lý Mật trao đổi thực phẩm với Vương Thế Sung để đổi lấy y phục. Kết quả là người dân Lạc Dương sau khi không còn thiếu lương thực thì đã không còn đi hàng phục Lý Mật, sau đó Lý Mật dừng việc trao đổi. Trong khi đó, Ngõa Cương quân kiệt sức và bị thiệt hại nặng nề khi giao chiến với Kiêu Quả quân của Vũ Văn hóa Cập. Bên cạnh đó, Ngõa Cương quân cũng trở nên mệt mỏi, khá nhiều người đã bị thương khi giao chiến với Kiêu Quả quân tinh nhuệ của Vũ Văn hóa Cập.
Vương Thế Sung nhận thấy các điểm yếu của Ngõa Cương quân, vì thế đã quyết định tiến công Lý Mật. Vương Thế Sung tập hợp tinh binh và bắt đầu hành quân tiến đánh Lý Mật. Bùi Nhân Cơ thỉnh Lý Mật nên chặn bước tiến của quân Vương Thế Sung và sau đó lợi dụng lúc Vương Thế Sung thân chinh mà phái một đội quân công chiếm Lạc Dương. Lý Mật thì cho rằng nên từ chối giao chiến với Vương Thế Sung để chờ đến khi Vương Thế Sung cạn nguồn lương thực. Tuy nhiên, các bộ tướng Trần Trí Lược (陳智略), Phàn Văn Siêu (樊文超), và Đan Hùng Tín đều chủ trương giao chiến trực tiếp với Lý Mật, Lý Mật cuối cùng đã chấp thuận thỉnh cầu của họ. Vương Thế Sung cho quân mai phục ở bên sườn, và khi Lý Mật đem quân đến giao chiến, quân mai phục cũng tiến ra tấn công, khiến quân Lý Mật thảm bại. Vương Thế Sung chiếm được thành Yển Sư (偃師, nay thuộc Lạc Dương), trong thành có hầu hết gia quyến các tướng lĩnh của Ngõa Cương quân, các thành viên trong gia quyến sau đó đã gửi lời nhắn đến các tướng lĩnh này để thúc giục họ đầu hàng. Lý Mật cố gắng triệt thoát về Lạc Khẩu, song bị Vương Thế Sung đã đuổi kịp, Bỉnh Nguyên Chân dâng Lạc Khẩu hàng Vương Thế Sung, Đan Hùng Tín cũng đầu hàng. Lý Mật tự mình chạy về phía đông đến Hổ Lao quan.
Thoạt đầu, Lý Mật suy tính tiếp tục chạy đến Lê Dương, song lại hủy bỏ sau khi nghe được lời cảnh báo rằng Từ Thế Tích đã từng suýt mất mạng khi Lý Mật giết Trạch Nhượng, nên không thể chắc chắn về lòng trung thành của Từ Thế Tích. Lý Mật cố gắng tái tổ chức quân đội để tiếp tục giao chiến với Vương Thế Sung, song phần lớn tướng sĩ không sẵn lòng chiến đấu thêm nữa. Do đó, Lý Mật đã quyết định tiến về phía tây để hàng phục triều Đường, có khoảng 2-3 vạn quân đi theo ông. Hầu hết các lãnh thổ cũ của Lý Mật quy phục Vương Thế Sung, hay trên danh nghĩa là Dương Đồng.
Đầu hàng Đường và qua đời.
Vào mùa đông năm 618, Lý Mật đến gần Trường An. Đường Cao Tổ thoạt đầu cử nhiều người đến nghênh tiếp, Lý Mật cho rằng Đường Cao Tổ sẽ trao cho ông một vị trí tương đương với thừa tướng. Tuy nhiên, khi Lý Mật đến Trường An, binh lính của ông không được xem trọng và không được tiếp tế đầy đủ. Lý Mật sau đó được Đường Cao Tổ trao chức 'quang lộc khanh', phong tước 'Hình quốc công'. Đường Cao Tổ cũng gả biểu muội là Độc Cô thị cho Lý Mật, gọi Lý Mật là "đệ". Lý Mật không hài lòng, đặc biệt là bởi các hạ thần triều Đường phần lớn đều xem thường ông, và một số còn yêu cầu ông phải hối lộ.
Mặc dù hầu hết các lãnh thổ cũ của Lý Mật đều hàng phục Vương Thế Sung, song Từ Thế Tích thì không. Một người đi theo Lý Mật là Ngụy Trưng đã thỉnh cầu Đường Cao Tổ phái người đến khuyên Từ Thế Tích quy hàng Đường, Đường Cao Tổ đã quyết định phái Ngụy Trưng đi. Từ Thế Tích tuyên bố quy phục, song do trong lòng vẫn xem Lý Mật là chủ nên Từ Thế Tích không dâng tấu lên Đường Cao Tổ mà chỉ thông báo cho Lý Mật. Lý Mật đã trình tấu lên Đường Cao Tổ, Đường Cao Tổ đã ấn tượng trước Từ Thế Tích và ban họ Lý cho người này.
Cũng trong năm đó, do Lý Mật là quang lộc khanh nên phải tổ chức tiệc trong hoàng cung, do đó ông cảm thấy bị sỉ nhục. Lý Mật thảo luận tình thế với Vương Bá Đương, họ cho rằng hiện Từ Thế Tích và Trương Thiện Tương (張善相) vẫn nắm được một đội quân đáng kể, vì thế vẫn còn cơ hội tái lập lực lượng. Do đó, Lý Mật đã thỉnh Đường Cao Tổ cho tiến về phía đông để thuyết phục các thuộc hạ cũ quy hàng triều Đường. Khoảng tết năm 619, bất chấp phản đối từ nhiều hạ thần, Đường Cao Tổ đã chấp thuận, Giả Nhuận Phủ (賈閏甫) và Vương Bá Đương cùng Lý Mật tiến về phía đông.
Tuy nhiên, sau khi Lý Mật rời khỏi Trường An, Đường Cao Tổ đã đổi ý và triệu Lý Mật trở về kinh thành. Khi nhận được chỉ thì Lý Mật đã tiến đến Trù Tang (綢桑, nay thuộc Tam Môn Hiệp, Hà Nam), ông lo sợ về mục đích của Đường Cao Tổ. Bất chấp lời phản đối của Giả Nhuận Phủ và Vương Bá Đương, Lý Mật quyết định nổi dậy. Lý Mật tập kích Đào Lâm (桃林, nay cũng thuộc Tam Môn Hiệp), chiếm được thành. Sau đó, Lý Mật bố cáo rằng đang tiến quân đến Lạc Dương, song thực tế ông tiến quân về Tương Thành (襄城, nay thuộc Bình Đỉnh Sơn, Hà Nam), nơi Trương Thiện Tương kiểm soát. Tuy nhiên, tướng Đường là Thịnh Ngạn Sư (盛彥師) đã lường trước được rằng ông sẽ nổi dậy, vì thế đã giăng bẫy Lý Mật trên đường đi đến Tương Thành, giết chết Lý Mật và Vương Bá Đương.
Đường Cao Tổ trao thủ cấp của Lý Mật cho Lý Thế Tích và giải thích về việc Lý Mật nổi dậy. Lý Thế Tích tương tiếc Lý Mật, và Đường Cao Tổ đã cho an táng thi thể của Lý Mật bằng một buổi lễ lớn. Do Lý Mật được các binh sĩ đi theo cảm mến sâu đậm, nhiều người trong số họ đã than khóc rất nhiều đến nỗi khạc ra máu. | 1 | null |
Thiền viện Quảng Đức hiện tọa lạc ở số 294 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (gần cầu Công Lý và chùa Vĩnh Nghiêm), thuộc phường 8, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây là một thiền viện lớn, là nơi đặt văn phòng 2 của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đồng thời là nơi in ấn và phòng phát hành kinh sách của Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh .
Tổng quan.
Thiền viện được Hòa thượng Thích Thiện Minh thành lập vào năm 1964 để làm nơi tu học cho các tu sĩ thuộc hệ phái Bắc tông. Cổng tam quan được khởi công xây dựng ngày 23 tháng 4 năm 1996, và hoàn thành vào năm đó. Năm 2004, ngôi chánh điện được đại trùng tu. Ngày 5 tháng 11 năm 2008, khởi công xây thêm khu Đông lang .
Toàn thể thiền viện được xây kiên cố bằng vật liệu thời hiện đại, với mặt tiền được thiết kế theo kiểu truyền thống với mái ngói đỏ uốn cong.
Điện Phật đặt ở tầng lầu được bài trí trang nghiêm. Ở giữa điện là pho tượng Phật Thích Ca cao 3,6 m, ngồi thiền định trên tòa sen cao 1,2 m, được làm lễ an vị ngày 13 tháng 1 năm 2005 dưới sự chứng minh của Hòa thượng Thích Trí Tịnh (lúc bấy giờ là Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương), Hòa thượng Thích Hiển Pháp, Phó Pháp Chủ Hội đồng Chứng minh kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, cùng nhiều vị Hòa thượng lãnh đạo Phật giáo Việt Nam.
Tại đây, hàng năm đều có tổ chức các lễ lớn của Phật giáo, các lễ tưởng niệm chư Tăng có công với đạo pháp và dân tộc, đồng thời còn là nơi diễn ra lễ tổng kết và hội nghị thường niên do Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức .
Hiện nay, trụ trì chùa là hòa thượng Thích Hiển Pháp và thượng tọa Thích Huệ Trí. | 1 | null |
Bên lề bóng đêm hoặc Quyền lực và tội ác (tựa tiếng Anh: Edge of Darkness) là bộ phim hành động - tâm lý Mỹ năm 2010 của đạo diễn Martin Campbell. Phim có sự tham gia của diễn viên Mel Gibson và Ray Winstone. "Edge of Darkness" dựa theo một phim truyền hình có cùng tên năm 1985 của BBC.
Nội dung.
Thomas Craven là một thanh tra cảnh sát ở thành phố Boston, ông đang sống với cô con gái Emma. Trong một buổi tối, Emma bị chảy máu mũi và nôn mửa. Craven định đưa Emma đi bệnh viện, nhưng có kẻ bịt mặt dùng súng săn bắn chết Emma ngay trước cửa nhà.
Craven đau khổ trước cái chết của con gái, ông quyết tâm điều tra việc này. Craven tìm được một khẩu súng lục trong phòng ngủ của Emma. Ở đồn cảnh sát, ông kiểm tra người đứng tên khẩu súng và phát hiện ra đó là David, bạn trai của Emma. David đang sợ hãi một công ty tên là Northmoor, nơi anh và Emma từng làm việc. Emma đã phát hiện ra công ty Northmoor đang bí mật sản xuất vũ khí hạt nhân với các vật liệu của nước ngoài. Nếu những quả bom này được sử dụng, chúng sẽ bị lần theo đến quốc gia khác, chứ không phải nước Mỹ.
Tổng giám đốc Jack Bennett hợp tác với Thượng nghị sĩ Jim Pine. Bennett cho công ty Northmoor sản xuất vũ khí hạt nhân, trong khi Pine bao che cho công ty này hoạt động. Khi Emma biết được sự thật, Bennett liền tìm cách đầu độc cô và cử một đặc vụ đến bắn cô.
Craven đang đốt quần áo của Emma ở sân sau nhà, ông gặp được Jedburgh, một tư vấn viên người Anh quan tâm đến vụ án của Emma. Craven hẹn gặp một trong những người bạn của Emma để hỏi về công ty Northmoor, sau đó cô gái này bị đặc vụ của Northmoor tông chết. Craven cũng tìm đến người luật sư và Thượng nghị sĩ Pine, hai người mà trước đây Emma từng liên lạc, tiết lộ việc Craven đã biết gần hết mọi chuyện.
Bennett cử hai tên đặc vụ theo dõi và giết Craven, nhưng Craven gọi các đồng nghiệp bắt giữ hai tên này trước khi chúng ra tay. Bill, một đồng nghiệp của Craven, ghé thăm nhà Craven. Đi cùng với Bill còn có hai tên đặc vụ của Northmoor. Craven nhận ra Bill đã bán đứng mình, trước khi hai tên đặc vụ bắt cóc ông lên chiếc xe cứu thương. Craven tỉnh lại thấy mình bị nhốt trong công ty Northmoor, ông trốn thoát về nhà. Thân thể ông càng lúc càng yếu đi do hộp sữa ông uống bị bỏ độc.
Craven đến nhà Bennett, ông bắn chết các đặc vụ của Bennett, một trong số chúng là kẻ bắn Emma. Craven và Bennett bắn nhau, cả hai đều bị thương. Craven đổ hộp sữa có độc vào miệng Bennett, khiến hắn phải chạy đi lấy thuốc giải. Craven bắn thêm một phát súng kết liễu Bennett ngay trong nhà bếp. Trong khi đó, ở nhà của Thượng nghị sĩ Pine, Jedburgh cũng bắn chết Pine và hai gã cố vấn, để rồi ông bị viên cảnh sát trẻ tuổi bắn chết.
Một người phóng viên trẻ nhận được cái phong bì do Craven gửi đến, trong đó có chứa cái đĩa DVD do Emma quay lại để kể rõ toàn bộ sự thật về công ty Northmoor. Craven đang nằm hấp hối trong bệnh viện, ông không qua khỏi vì bị trúng độc cộng thêm vết thương đạn bắn. Bộ phim kết thúc với cảnh Craven và Emma đi ra khỏi bệnh viện, hai bố con cùng nhau đi về phía ánh sáng trắng. | 1 | null |
Muội silic hay khói silic (tiếng Anh: "silica fume"), còn được gọi là microsilica, là một dạng cấu trúc vô định hình (không phải tinh thể) của silic dioxide (oxide silic, hay silica). Muội silic là sản phẩm phụ của công nghiệp sản xuất chế phẩm chứa silic, thoát ra dưới dạng khói bay cực mịn. Muội silic có kích thước rất nhỏ bé, khoảng từ 0,1 μm đến vài μm, đường kính hạt trung bình 1,5 μm. Muội silic được dùng chủ yếu làm nguyên liệu tạo thêm tính chất pozzolan cho bê tông cường độ cao chế tạo từ xi măng Portland. Tính chất pozzolan chính là phản ứng của oxide silic tác dụng với thành phần vôi tự do (calci hydroxide), xuất hiện sau khi phản ứng thủy hóa trong bê tông xảy ra, để tạo ra chính thành phần đá bê tông là calci silicat hydrat (CSH), ngăn cản phản ứng cacbonat hóa vôi tự do tạo nên độ rỗng trong bê tông do hòa tan muối này.
Tác dụng của muội silic trong bê tông.
Tạo thêm thành phần đá bê tông từ sản phẩm thừa của phản ứng thủy hóa xi măng.
Phản ứng thủy hóa khoáng Alit: 3CaO.SiO2 (C3S), trong xi măng thành 3CaO.2SiO2.3H2O (CSH):
2(3CaO.SiO2) + 6H2O → 3CaO.2SiO2.3H2O + 3Ca(OH)2
Phản ứng thủy hóa khoáng Belit: 2CaO.SiO2 (C2S), trong xi măng thành 3CaO.2SiO2.3H2O (CSH):
2(2CaO.SiO2) + 2H2O → 3CaO.2SiO2.H2O + Ca(OH)2
Phản ứng Pozzolan của muội silic với vôi tự do, là thành phẩm của các phản ứng thủy hóa trên:
2SiO2 + 3Ca(OH)2 → 3CaO.2SiO2.3H2O
Lấp đầy lỗ rỗng trong cấu trúc của kết cấu bê tông.
Muội silic là sản phẩm siêu mịn, đường kính cỡ hạt trung bình khoảng 1,5μm, bằng khoảng 1/100 cỡ hạt của xi măng. Do đó, khi được thêm vào thành phần của hỗn hợp vữa bê tông, muội silic sẽ bao quanh các hạt xi măng, lấp đầy các lỗ rỗng siêu nhỏ mà các hạt xi măng không lọt tới được. Làm cho khối đổ bê tông được đặc chắc hơn, hình thành một môi trường đá xi măng có tính liên tục và đồng nhất cao sau khi bê tông ninh kết, và làm tăng khả năng chịu lực của kết cấu bê tông, tạo nên các kết cấu bê tông cường độ cao.
Lịch sử.
Năm 1952, các thử nghiệm đầu tiên về sử dụng muội silic thêm vào vữa bê tông chế tạo từ xi măng Portland đã được thực hiện. Ban đầu, hạn chế lớn nhất để khám phá các thuộc tính của muội silic là thiếu nguyên liệu để thử nghiệm (dưới dạng sản phẩm silica siêu mịn tự nhiên). Trong các nghiên cứu sơ khai về sử dụng chất phụ gia này cho xi măng, người ta gia phải sử dụng một loại sản phẩm tương tự nhưng đắt tiền là silica hun khói, một dạng vô định hình của silica tạo ra bằng cách đốt cháy silicon tetrachloride trong một ngọn lửa hydro-oxy (ngọn lửa đất đèn).
Muội silic là một chất có hiệu ứng pozzolan rất tốt. Nó là vật liệu dạng vô định hình, phụ phẩm của việc sản xuất silicon nguyên chất hoặc hợp kim ferrosilicon (sắt-silic) trong lò hồ quang điện. Trước những năm 1960-1970, ở châu Âu và Hoa Kỳ, muội silic bị thải tự do vào khí quyển (dưới dạng khí thải). Việc thực thi pháp luật về môi trường của các nước trên thế giới ngày càng nghiêm minh hơn, nên khoảng giữa những năm 1970, các nhà máy luyện silicon bắt đầu thu thập muội silic từ khí thải và tìm kiếm các ứng dụng có ích của nó. Công việc này lần đầu thành công ở Na Uy, ở đây người ta thấy rằng bê tông chế tạo từ xi măng Portland có cho thêm phụ gia muội silic sẽ có cường độ rất cao và độ rỗng thấp. | 1 | null |
Hương phi (tiếng Trung Quốc: 香妃, bính âm: "Xiāngfēi"; tiếng Uyghur: ئىپارخان / "Iparxan" / "Ипархан") là một nhân vật trong truyền thuyết Trung Quốc, là phi tần của Thanh Cao Tông Càn Long Đế vào thế kỉ XVIII.
Mặc dù câu chuyện về Hương phi được tin là thần thoại, nhưng nó có thể được xây dựng dựa trên Dung phi Hòa Trác thị, một phi tần có thật của Càn Long Đế đến từ miền viễn Tây Trung Quốc. Tuy nhiên, một số thuyết khẳng định Dung phi và Hương phi là hai người phụ nữ khác nhau. Có rất nhiều phiên bản khác nhau giữa truyền thuyết của người Hán và người Duy Ngô Nhĩ.
Truyền thuyết.
Dị bản của người Hán.
Theo truyền thuyết của người Hán, Hương phi là một Vương phi theo Hồi giáo. Hầu như đại đa số truyền thuyết đều không đề cập chồng nàng, nhưng nếu có đề cập thì đều là Hoắc Tập Chiêm (霍集占) - thủ lĩnh của Tiểu Hòa Trác, cứ địa tại thành phố ốc đảo Kashgar. Đáng chú ý hơn vẻ đẹp tuyệt thế của nàng là một thứ hương thơm tự nhiên tỏa ra từ khắp cơ thể, quyến rũ người khác. Khi đánh bại Hoắc Tập Chiêm, Đại tướng quân Triệu Huệ đã bắt Hương phi dâng lên cho Càn Long Đế, và Hoàng đế đã sắc phong nàng trở thành phi tần trong hậu cung. Nàng tiến cung như một lễ vật dành Càn Long Đế và được hộ tống cẩn thận trên suốt quãng đường đến Bắc Kinh, tắm rửa hằng ngày trên đường đi bằng sữa lạc đà để không làm mất đi thứ hương thơm bí ẩn của nàng. Nàng như vậy được tôn kính với biệt danh ["Hương phi"].
Khi đến Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Hương phi được xem như phi tần đẹp nhất trong số các phi tần vốn đã như hoa như ngọc nên được Hoàng đế sủng ái ban cho một cung điện sang trọng và một ngự hoa viên ở khu Tây Nam trong cung. Theo một ít dị bản khác, Càn Long Đế còn vì nàng mà kiến tạo nên một tòa nhà, tên gọi là Bảo Nguyệt lâu (宝月楼; nay là ở Tân Hoa môn lâu, Trung Nam Hải, Tây Trường An phố). Dẫu cho bao ân sủng mà Hoàng đế dành cho mình, Hương phi nhất quyết kháng cự lại Hoàng đế, thậm chí còn dọa tự tử hoặc trực tiếp giết Hoàng đế nếu chạm vào mình. Để chiêu dụ người đẹp, Càn Long Đế sai người xây một khu chợ và khu phố theo kiểu Hồi giáo, nhằm xoa dịu Hương phi, cũng mong nàng có thể hồi tâm chuyển ý.
Mẹ của Càn Long Đế, Sùng Khánh Hoàng thái hậu, qua nhiều dị bản câu chuyện đều nghe đến và khuyên Hoàng đế nếu không thu phục được, thì thả về, hoặc là giết đi. Nhưng Càn Long Đế đều không đồng ý. Và cũng qua nhiều phiên bản, phải sau khi nhân dịp Càn Long Đế vì lễ tế mà tiến hành Trai giới (tức là đến nơi riêng khóa cửa tịnh tâm), Sùng Khánh Hoàng thái hậu nhân đó mới đem Hương phi ra tra vấn. Ở những phiên bản này (cụ thể là Thanh bại loại sao), Hoàng thái hậu đều đã hỏi nàng đại loại:"“Ngươi không chịu khuất chí, rốt cục muốn tính toán điều gì?”", nàng trả lời:"“Chỉ chết mà thôi”". Thái hậu bèn ban cho Hương phi chết, sai thái giám treo cổ trong cung. Với nhiều truyền thuyết nói, sở dĩ Hoàng thái hậu can thiệp, không chỉ làm toại nguyện ý chí kiên định của Hương phi, mà còn bảo toàn Càn Long Đế không bị Hương phi mê hoặc. Sau khi Hương phi chết, Càn Long Đế dùng lễ Phi an táng.
Dị bản người Duy Ngô Nhĩ.
Câu chuyện phiên bản của người Duy Ngô Nhĩ có ảnh hưởng khá lớn đến truyền thuyết Hương phi của người Hán. Hương phi vốn là hậu duệ của người cầm quyền Diệp Nhĩ Khương Hãn quốc, có tên thật là Y Mạt Nhĩ Hãn (伊帕尔罕; ; ,).
Theo một đại bộ phận truyền thuyết, Iparhan là vào lúc Càn Long Đế can thiệp vào nội bộ của tộc Duy Ngô Nhĩ, đã giúp Duy Ngô Nhĩ có được hòa bình, nên Thủ lĩnh của họ đã dâng Iparhan lên Hoàng đế, khi đó nàng 22 tuổi. Sở dĩ người Duy Ngô Nhĩ gọi nàng là "Iparhan", bởi vì trên người nàng tỏa ra hương thơm kì lạ, nguyên do vì từ nhỏ đã rất thích ăn cây táo, do vậy thân thể ám đậm mùi hương. Khi trên đường đến Bắc Kinh, Iparhan ra 3 điều kiện: Thứ nhất, phải xây kiến trúc phong cách Hồi giáo cho nàng cư trú. Thứ hai, nàng muốn đem anh trai Đồ Địch Công (图迪公; Turdi gong) cùng nhau trú ở Bắc Kinh. Thứ ba, sau khi chết thì yêu cầu đưa về quê hương mai táng. Càn Long Đế chấp nhận hết thảy, đưa về Bắc Kinh. Nhưng nàng ở Bắc Kinh ngày đêm tưởng niệm quê nhà, rầu rĩ không vui. Khoảng 7 năm sau, Turdi gong chết, Iparhan cũng vì thế mất theo. Thi thể của bà được chị dâu người Hán là Tô Đại Hương (苏黛香; Dilšad) hộ tống về quê nhà.
Có một câu chuyện trong Tarikh-i-Hämidiy (伊米德史), được cho là liên quan đến truyền thuyết Iparhan nhưng mà tương đối khác. Trong Tarikh-i-Hämidiy, có một cô gái 16 tuổi bị quan viên nịnh nọt Hoàng đế Trung Quốc mà bắt cóc đem dâng lên. Khi đêm đến, cô bật khóc vì nhớ quê hương và cây táo xứ sở của mình, Hoàng đế hỏi chuyện thì tò mò thứ cây ấy, nên mới cho người đem về trồng. Một số câu chuyện còn miêu tả Iparhan như một nhân vật chống lại triều đình Mãn Thanh trong thời kì người dân vùng Uqturpan nổi loạn. Có ý kiến cho rằng, ngoài việc bảo vệ sự trong trắng của mình, Iparhan còn lên kế hoạch giết Càn Long Đế để trả thù việc nhà Thanh đã chiếm giữ quê hương Tân Cương của mình. Lăng mộ Apak Khojar nằm ở ngoại ô Kashgar, được xây dựng vào năm 1640 và bao gồm một khu phức hợp lớn với thánh đường và trường học Hồi giáo, khu nhà mộ của năm thế hệ gia đình Apak Khoja. Trong đó, theo truyền thuyết về Hương nương nương miếu (香娘娘庙), là bao gồm có cả thi thể của Iparhan.
Các ghi chép cụ thể.
Từ sách "Travels of the Russian Mission Through Mongolia to China, and Residence in Peking, in the Years 1820-1821" xuất bản tại London năm 1827. Đây được xem là tài liệu văn bản xưa nhất từng đề cập về Hương phi:
Năm Quang Tự nguyên niên (1875), phát hành "Tây Cương tạp thuật thi" (西疆杂述诗), là văn bản đầu tiên xuất hiện cái danh xưng "Hương", nhưng lại không trực tiếp ám chỉ vị công chúa người Hồi là Hương phi.
Năm Quang Tự thứ 16 (1890), Tương Khỉ lâu văn tập (湘绮楼文集) có ghi lại:
Năm Dân Quốc thứ 2 (1913), ấn hành Mãn Thanh ngoại sử (满清外史):
Năm Dân Quốc thứ 5 (1916), sách Thanh bại loại sao (清稗类钞) xuất bản, và câu chuyện được ghi chép trong đây trở thành một trong những phiên bản hay được nhắc đến nhất: | 1 | null |
Tập đoàn Ô tô Volvo () hay còn gọi là "Volvo Personvagnar AB", là một nhà sản xuất ô tô hạng sang của Thụy Điển, thuộc sở hữu của Tập đoàn Cổ phần Cát Lợi Chiết Giang (Zhejiang Geely Holding Group) của Trung Quốc. Tập đoàn ô tô Volvo được thành lập năm 1927, tại Gothenburg, Thụy Điển. Volvo ban đầu là công ty con của nhà sản xuất ổ bi SKF. Ô tô Volvo thuộc sở hữu của Volvo AB cho đến năm 1999, khi nó bị công ty ô tô Ford thâu tóm và trở thành một phần của Premier Automotive Group. Năm 2010, Tập đoàn Cổ phần Cát Lợi mua lại Volvo từ Ford.
Thị trường chính của Volvo là Hoa Kỳ, Thụy Điển, Trung Quốc, Đức, Bỉ và Anh. | 1 | null |
"Gee" là bài hát chủ đề nằm trong mini-album cùng tên của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Girls' Generation, được phát hành trực tuyến vào ngày 5 tháng 1 và cùng với mini-album vào ngày 7 tháng 1 năm 2009. Bài hát nhanh chóng đứng đầu các bảng xếp hạng âm nhạc đồng thời phá kỷ lục của "Music Bank" với vị trí thứ nhất trong 9 tuần liên tiếp.
Video âm nhạc của "Gee" là video K-pop được xem nhiều nhất trên YouTube từ tháng 9 năm 2011 sau khi vượt qua một màn biểu diễn "Nobody" của Wonder Girls, đến ngày 1 tháng 9 năm 2012 trước khi bị "Gangnam Style" của Psy soán ngôi. Đến ngày 1 tháng 5 năm 2013, "Gee" đã đạt 100 triệu lượt xem. Đến ngày 15 tháng 8 năm 2015, ca khúc đạt hơn 144 triệu lượt xem, một con số mà mọi nhóm nhạc Hàn Quốc đều mong ước.
Ban đầu bài hát chủ đề cho mini-album đầu tiên của Girls' Generation là "Dancing Queen", nhưng do những vấn đề về bản quyền ở phút chót, bài hát đã được thay thế bởi "Gee". "Dancing Queen" sau đó xuất hiện trong album tiếng Hàn thứ tư của nhóm, "I Got a Boy" và được phát hành thành đĩa đơn vào ngày 1 tháng 3 năm 2013.
Lịch sử.
Nhiều phương tiện truyền thông đã đưa tin rằng Girls' Generation sẽ quay trở lại vào tháng 1 năm 2009 sau 9 tháng nghỉ ngơi. Trước khi bài hát được phát hành, những tấm áp phích quảng bá đã được treo ở Seoul từ ngày 26 tháng 12 năm 2008. Một đoạn video giới thiệu dài 25 giây cũng đã được đăng tải vào ngày 2 tháng 1 năm 2009.
Sau khi được phát hành trực tuyến, "Gee" đã ngay lập tức đứng đầu bảng xếp hạng âm nhạc của Cyworld và sau đó là 6 bảng xếp hạng âm nhạc khác trong vòng 2 ngày.
Phiên bản tiếng Nhật.
Ngày 20 tháng 10 năm 2010, phiên bản tiếng Nhật của "Gee" được phát hành dưới dạng CD và DVD với 3 phiên bản.
Doanh số.
Hàn Quốc.
Một tuần sau khi được phát hành, "Gee" đạt vị trí đầu bảng trên "Music Bank"; tuy nhiên, nhiều câu hỏi đã được đặt ra do nhóm đã không xuất hiện trên chương trình này. "Gee" cũng chiến thắng ở "Inkigayo" của đài SBS.
"Gee" xếp ngang hàng với "Nobody" của Wonder Girls khi đứng đầu bảng xếp hạng âm nhạc của Mnet trong 6 tuần liên tiếp. Sau đó bài hát đã phá kỷ lục này với 7 tuần ở vị trí thứ nhất, và tiếp tục trụ hạng tới tuần thứ 8. Điều này một lần nữa xảy ra ở chương trình "Music Bank" của đài KBS khi "Gee" phá kỷ lục 7 tuần ở vị trí thứ nhất do "One More Time" của Jewelry lập nên vào năm 2008. "Gee" đứng đầu đến tuần thứ 9 vào ngày 13 tháng 3 năm 2009.
SM Entertainment cho biết mini-album "Gee" đã bán được hơn 100,000 bản, với hơn 30,000 bản trong tuần đầu tiên.
Nhật Bản.
Girls' Generation cũng đạt được thành công ở Nhật Bản với "Gee". Ngày 26 tháng 10 năm 2010, họ trở thành nhóm nhạc nữ nước ngoài đầu tiên đứng đầu bảng xếp hạng đĩa đơn hàng ngày của Oricon. Bài hát đạt vị trí thứ 57 trên bảng xếp hạng Japan Hot 100 cuối năm 2010. Ngày 20 tháng 12 năm 2012, RIAJ chứng nhận đĩa Bạch kim ba dành cho "Gee" với hơn 750,000 lượt tải về trên điện thoại di động.
Video âm nhạc.
Phiên bản tiếng Hàn.
Có ba video âm nhạc cho "Gee". Phiên bản có cốt truyện với sự góp mặt của Minho, thành viên nhóm SHINee, được ra mắt vào ngày 7 tháng 1 năm 2009. Phiên bản này nhận được hơn 1 triệu lượt xem trong ngày đầu tiên và đã đạt mức 101 triệu vào ngày 1 tháng 5 năm 2013. Hai phiên bản vũ đạo bao gồm. Ban đầu ý tưởng của video âm nhạc này được sử dụng cho "Dancing Queen" trước khi việc phát hành bài hát này bị hủy bỏ.
Phiên bản tiếng Nhật.
Teaser và video âm nhạc của "Gee" được ra mắt lần lượt vào các ngày 30 tháng 9 và 3 tháng 10 năm 2010. Minho tiếp tục xuất hiện trong phiên bản này. | 1 | null |
Đuôi diều hay lưỡi đòng (danh pháp hai phần: Iris japonica) là loài thực vật bản địa Trung quốc, sinh trưởng ở bìa rừng và trảng cỏ ở độ cao từ . Cây này được trồng phổ biến ở khu vực ôn đới.
Cánh hoa rộng , nở vào mùa xuân. | 1 | null |
Amyl acetat hay pentyl acetat là hợp chất hữu cơ và là ester có công thức hóa học CH3COO[CH2]4CH3 với khối lượng phân tử 130,19 g/mol. Chất này có mùi tương tự chuối và táo tây. Hợp chất này là sản phẩm ngưng tụ từ acid acetic và 1-pentanol. Tuy nhiên, các ester được tạo thành từ các đồng phân khác của pentanol (amyl alcohol) hoặc hỗn hợp các pentanol thường cũng được gọi là amyl acetat. | 1 | null |
Quần đảo Gambier hay quần đảo Mangareva (tiếng Pháp: "Îles Gambier" hay "Archipel des Gambier") là một quần đảo của Polynésie thuộc Pháp. Quần đảo nằm ở đông nam của quần đảo Tuamotu nhưng thường được xem là một nhóm đảo riêng biệt do có sự tương đồng hơn về văn hóa và ngôn ngữ với quần đảo Marquises, đồng thời quần đảo có nguồn gốc núi lửa trong khi quần đảo Tuamotu là các rạn san hô vòng.
Hành chính.
Xã Gambier bao gồm:
Quần đảo Gambier cùng với quần đảo Tuamotu hợp thành Îles Tuamotu-Gambier - một trong năm phân khu hành chính của Polynésie thuộc Pháp. Xã Gambier và 11 xã ở đông Tuamotu là Anaa, Fangatau, Hao, Hikueru, Makemo, Napuka, Nukutavake, Pukapuka, Reao, Tatakoto và Tureia hợp thành khu bầu cử "Îles Gambier et Tuamotu Est" (nghĩa là "quần đảo Gambier và Tuamotu Đông") - một trong sáu khu bầu cử ("circonscriptions électorales") của Hội đồng Lập pháp Polynésie thuộc Pháp ("Assemblée de la Polynésie française").
Địa lý.
Bao quanh đảo lớn nhất trong quần đảo - Mangareva - là một rạn san hô thông với biển cả bên ngoài qua ba cửa lạch. Các hòn đảo đáng chú ý khác là Akamaru, Angakauitai, Aukena, Kamaka, Kouaku, Makapu, Makaroa, Manui, Mekiro và Taravai. Tất cả các đảo này đều có nguồn gốc núi lửa. Có một số đảo có nguồn gốc san hô như Papuri, Puaumu, Totengengie và nhóm đảo Tokorua.
Quần đảo Gambier có tổng diện tích là 31 km². Nơi cao nhất của quần đảo là tại núi Duff trên đảo Mangareva với độ cao 441 m dọc theo bờ biển phía nam của đảo. Dân số năm 2006 là 1.103 người. Trung tâm của quần đảo là làng Rikitea nằm trên đảo Mangareva.
Lịch sử.
Sở dĩ quần đảo có tên Mangareva là do người ta gọi chung theo tên của đảo chính Mangareva (còn gọi là đảo Peard). Ngày 25 tháng 5 năm 1797, thuyền trưởng Wilson của tàu "Duff" khám phá ra quần đảo này và lấy họ của Đô đốc Gambier làm tên cho nó.
Ngày 8 tháng 8 năm 1834, hai cha cố là Honoré Laval và François Caret cập bến đảo Akamaru trên chiếc tàu "Peruvian". Sau đó, hai vị này nhanh chóng thành lập một hội truyền giáo hoạt động mạnh tại quần đảo. Laval thi hành một số chính sách gây tranh cãi, trong đó có việc cấm nhiều tập tục truyền thống của dân bản xứ mà ông cho là trái với giáo lý Thiên Chúa giáo. Có nguồn cho rằng ông này phải chịu trách nhiệm cho hành vi giết người. Thậm chí Laval còn nhiều lần chống đối lại sắc lệnh của nhà cầm quyền Pháp. Hàng loạt lời oán trách đã tới tai chính quyền Pháp khiến Laval bị trục xuất sang Tahiti vào năm 1871. Tại đây người ta tuyên bố rằng ông "bị điên". | 1 | null |
Isoamyl acetat hay isopentyl acetat, còn gọi là dầu chuối, là hợp chất hữu cơ ester được điều chế từ isoamyl alcohol và acid acetic. Đây là chất lỏng không màu, khó hòa tan trong nước nhưng hòa tan mạnh trong hầu hết các dung môi hữu cơ. Isoamyl acetat có mùi mạnh, tương tự mùi chuối và lê. Dầu chuối là khái niệm dùng cho cả isoamyl acetat tinh khiết và các hương liệu từ hỗn hợp của isoamyl acetat, amyl acetat và các hương liệu khác.
Sản xuất.
Isoamyl axetat thường được điều chế từ phản ứng xúc tác acid (quá trình ester hóa Fischer) giữa isoamyl alcohol và acid acetic băng như hình dưới dây. Acid sulfuric là chất xúc tác điển hình. Ngoài ra, resin trao đổi ion acid cũng được dùng làm chất xúc tác.
Sử dụng.
Isoamyl acetat được dùng để tạo mùi chuối trong thực phẩm. "Dầu lê" thường đề cập đến dung dịch isoamyl acetat trong ethanol được dùng làm hương liệu nhân tạo.
Chất này cũng được dùng làm dung môi vecni và sơn mài nitrocellulose cũng như dùng làm chất dẫn dụ (pheromon) các đàn ong mật đến một địa điểm nhỏ. Isoamyl acetat là dung môi và chất mang cho các vật liệu như nitrocellulose.
Do có mùi tạo hưng phấn, có cường độ mạnh và ít độc, isoamyl acetat được dùng để kiểm tra hiệu quả của mặt nạ chống độc hoặc mặt nạ khí.
Trong tự nhiên.
Dầu chuối được chiết xuất từ cây chuối; ngoài ra cũng được tổng hợp.
Ong mật cũng có thể phát ra isoamyl acetat. | 1 | null |
Đảo Gambier (tiếng Anh: "Gambier Island") là một hòn đảo gần Vancouver, British Columbia, Canada. George Henry Richards đặt tên đảo này theo họ của James Gambier - Đô đốc Hải quân Anh.
Đảo nằm trong vịnh hẹp Howe Sound, cách khu dân cư Horseshoe Bay 10 km về phía bắc và có diện tích là 68,69 km². Đây là một hòn đảo dân cư thưa thớt và có địa hình hiểm trở, yên tĩnh hơn hẳn so với đảo Bowen nhộn nhịp khách du lịch gần đó. Có thể đi phà, "taxi nước" hoặc các loại thuyền khác để đến đảo. Trên đảo không có hệ thống đường sá trung tâm. Đảo có một tiệm tạp hóa (đã đóng cửa năm 2010) và một nhà trọ. Khu dân cư chính trên đảo được gọi là New Brighton. Ở mặt đông nam của đảo có một công viên.
Cư dân hòn đảo bầu ra hai ủy viên cho "Islands Trust" - một tổ chức liên kết các cộng đồng cư dân nhỏ ở British Columbia nhằm giám sát việc sử dụng đất và phát triển kinh tế. | 1 | null |
"Georgia on My Mind" là tên một bài hát jazz của Hoagy Carmichael và Stuart Gorrell. Tuy nhiên, bản thu nổi tiếng nhất của ca khúc là bởi Ray Charles, một người Georgia chính cống, cho album năm 1960 của ông mang tên "The Genius Hits the Road". Nhờ bản thu của Ray Charles mà bài hát có vinh dự trở thành bài hát chính thức của bang Georgia của Hoa Kỳ năm 1979. Đây cũng là bài hát nổi bật nhất gắn liền sự nghiệp của ông.
Nội dung.
Bài hát được viết năm 1930 bởi Hoagy Carmichael (phần nhạc) và Stuart Gorrell (viết lời). Gorrell viết bài hát cho em gái tên Georgia Carmichael của Hoagy. Tuy nhiên lời bài hát khá mơ hồ, có thể hiểu phần lời nói đến một phụ nữ tên Georgia hay tiểu bang Georgia. Trong tự truyện năm 1965 của Carmichael, "Sometimes I Wonder", có ghi rằng: một người bạn của ông, đồng thời cũng là một người thổi saxophone, tên là Frankie Trumbauer gợi ý: "Sao cậu không thử viết một ca khúc tên 'Georgia'? Có phí bao nhiêu lời để viết về miền Nam đâu." Vì thế, bài hát được cho là viết về tiểu bang. | 1 | null |
"White Christmas" (nghĩa là: "Giáng sinh trắng") là một bài hát Giáng sinh nổi tiếng được sáng tác bởi Irvin Berlin. Thời gian và địa điểm bài hát ra đời có nhiều ý kiến khác nhau.
Nội dung.
Bài hát bày tỏ sự nhung nhớ cảnh Giáng sinh cổ điển có tuyết rơi. Nó đã trở thành một trong những ca khúc Giáng sinh phổ biến nhất và đã được nhiều ca sĩ hát lại như Elvis Presley, Westlife, Taylor Swift, Lady Gaga. Theo Sách Kỷ lục Guinness, bản ghi âm bởi Bing Crosby là bản bán chạy nhất trên thế giới với hơn 50 triệu đĩa đơn được bán ra khắp thế giới. | 1 | null |
Núi lửa Gambier (tiếng Anh: "Mount Gambier") là một phức hợp maar ở Nam Úc, bao gồm bốn miệng núi lửa chứa nước với tên gọi là hồ Blue, hồ Valley, hồ Leg of Mutton và hồ Brownes.
Đây là một trong các núi lửa trẻ nhất nước Úc với tuổi ước chừng trong khoảng từ hơn 28.000 năm đến dưới 4.300 năm. Theo kết quả nghiên cứu năm 2010 dựa theo phương pháp định tuổi bằng cacbon phóng xạ trên thớ gỗ tìm thấy trong hồ Blue cho biết tuổi núi lửa khoảng gần 6.000 năm. Người ta cho rằng núi Gambier hình thành bởi một chùm manti có thể nằm ngoài khơi với tên gọi là điểm nóng Đông Úc.
Đại uý Hải quân Anh James Grant nhìn thấy núi lửa này vào ngày 3 tháng 12 năm 1800 từ tàu khảo sát hai buồm HMS "Lady Nelson" và đặt tên núi theo họ của Lord James Gambier - Đô đốc Hải quân Anh.
Trong số bốn hồ nước tại khu phức hợp maar này thì hiện chỉ còn hai. Hồ Leg of Mutton ("hồ chân cừu", đặt tên theo dạng đường bờ của hồ) đã khô cạn hoàn toàn vào thập niên 1960. Hồ Brownes trải qua số phận tương tự vào cuối thập niên 1980. Hai hồ còn lại đều khá cạn bởi gương nước đã suy giảm sau nhiều năm bị con người khai thác để tưới tiêu.
Thành phố Mount Gambier, Nam Úc nằm bao quanh một phần khu phức hợp maar này. | 1 | null |
là tên tiểu thuyết đầu tay phát hành năm 1979 của nhà văn Nhật Bản Murakami Haruki. Lắng nghe gió hát xuất hiện lần đầu trong số tháng 6 năm 1979 của Gunzo (một trong những tạp chí văn học có ảnh hưởng nhất ở Nhật Bản), và phát hành ở dạng sách vào tháng tiếp sau. Năm 1981, cuốn tiểu thuyết được đạo diễn người Nhật Kazuki Omori chuyển thể và phân phối bới Art Theater Guild. Cuốn tiểu thuyết được Alfred Birnbaum chuyển ngữ và xuất bản vào năm 1987.
Đây là cuốn đầu tiên trong chùm sách "Bộ ba Chuột", theo sau là tiểu thuyết "Pinball, 1973" và "Cuộc săn cừu hoang," sau đó là phần kết thúc Nhảy nhảy nhảy (1988). Cả bốn cuốn đều đã được dịch sang tiếng Anh, nhưng Lắng nghe gió hát và Pinbal, 1973 (là những tiểu thuyết hiện thực, hơi khác với phong cách sau này của tác giả) không bao giờ được phân phối rộng rãi trong giới xuất bản Anh - Mỹ. Cả hai chỉ được xuất bản dưới dạng sách bỏ túi cỡ A6 tại Nhật Bản dưới nhánh Thư viện tiếng Anh Kodansha (dành cho người học tiếng Anh) của Kōdansha. Điều này là do Murakami xem hai cuốn tiểu thuyết là "tác phẩm từ thời kỳ non nớt của ông". Một ấn bản tiếng Anh của hai cuốn tiểu thuyết này được phát hành dưới tựa đề Wind / Pinball tại Hoa Kỳ vào tháng 8/2015, với bản dịch của Giáo sư Ted GoossenTed Goossen thuộc Đại học York.
Tựa đề.
Tựa đề "Lắng nghe gió hát" bắt nguồn từ câu cuối trong truyện ngắn "Đóng lại cánh cửa cuối cùng" của Truman Capote - "Nghĩ về những điều vô thường, nghĩ về những ngọn gió." Tuy nhiên, cuốn tiểu thuyết đầu tiên được gửi đến Giải thưởng văn chương của Tạp chí Gunzo với tựa đề "Happy Birthday and White Christmas" (tạm dịch: "Chúc mừng sinh nhật và Giáng sinh trắng)".
Chủ đề.
Chủ đề câu chuyện xoay quanh tình yêu và mất mát. Đây cũng là cuốn tiểu thuyết duy nhất của Murakami Haruki mà không mô tả trực tiếp cảnh quan hệ tình dục.
Ngày 1 tháng 4 năm 1978, Murakami bỗng nảy ra ý tưởng của cuốn tiểu thuyết này khi đang xem đội bóng chày Yakult Swallows chơi trên sân vận động Meiji Jingu Stadium. Cú đánh đúp trong lượt đầu của cầu thủ tấn công Dave Hilton đã tạo cảm hứng cho ông. Lúc này, Murakami đang mở một quán cafe nhạc Jazz. Ông dành ra 1 giờ mỗi tối để viết và hoàn thành cuốn tiểu thuyết đầu tay trong vòng 4 tháng. Bối cảnh của câu chuyện diễn là 19 ngày của năm 1970 - từ ngày 8 tháng 8 đến ngày 28 tháng 8 - xoay quanh một sinh viên không rõ tên và bạn thân của cậu tên Chuột cùng địa điểm hai người thường lui tới là quán bar tên "Jay's Bar" (nghĩa đen: "Quán của Jay"). Cuốn tiểu thuyết gồm 40 chương nhỏ, đề cập đến nhiều chủ đề, viết lách, phong trào sinh viên Nhật Bản, tiểu thuyết, nấu ăn, âm nhạc phương Tây và như nhiều tiểu thuyết sau này của Murakami, không thể thiếu tình yêu và mất mát.
Cốt truyện.
Cuốn tiểu thuyết được kể bởi nhân vật "tôi" - một sinh viên không rõ tên đang theo học tại một trường đại học ở Tokyo - kể về 19 ngày mùa hè tháng 8 năm 1970 tại quê nhà bên bờ biển Niigata. Mùa xuân đó, một cô gái cậu từng hẹn hò tại trường đại học đã tự tử. Trong kỳ nghỉ hè, cậu thường xuyên đến quán bar của J cùng với người bạn thân "Chuột" và dành nhiều thời gian uống bia một cách ám ảnh. Một ngày nọ, anh ta bắt gặp một cô gái nằm trên sàn nhà trong phòng vệ sinh của quán bar và đưa cô về nhà. Cô gái ấy không có ngón út tay trái. Cậu tình cờ gặp cô gái trong cửa hàng băng đĩa nơi cô làm việc. Sau đó, cô bắt đầu gọi cho cậu và cả hai đã đi chơi cùng nhau vài lần. Trong khi đó, cậu bạn thân Chuột gặp rắc rối với một số phụ nữ, nhưng cậu không đề cập chi tiết. Một ngày nọ, cô gái không ngón út gặp nhân vật "tôi" tại một nhà hàng gần bến cảng. Tối hôm đó, tại căn hộ của cô, cô tiết lộ mình vừa phá thai. Rôi kỳ nghỉ kết thúc, cậu trở lại Tokyo. Khi cậu quay trở lại vào mùa đông, cô gái đã rời khỏi cửa hàng băng đĩa và căn hộ của mình. Nhân vật "tôi" hiện đã kết hôn và sống ở Tokyo. Chuột thì vẫn đang viết tiểu thuyết và gửi bản thảo của mình "tôi" vào mỗi dịp Giáng sinh.
Chuyển thể.
Năm 1981, tiểu thuyết được chuyển thể thành phim nhựa cùng tên đạo diễn bởi Ōmori Kazuki.
Phát hành.
Những chương đầu tiên của tiểu thuyết được định kỳ trên tạp chí văn học Gunzo năm 1979 nhưng truyện được để tên "Chúc mừng sinh nhật và Giáng sinh trắng". Tháng 7 cùng năm, các chương được tổng hợp thành tiểu thuyết phát hành dưới tên "Lắng nghe gió hát". Năm 1987, cuốn sách được dịch sang tiếng Anh với tên "Hear the Wind Sing" và được phát hành bởi Kodansha English Library với số lượng cực kỳ hạn chế. Cuốn sách chưa được phát hành chính thức qua tiếng Việt nhưng đã có bản dịch tiếng Việt dịch từ tiếng Indonesia xuất hiện trên mạng.
Năm 2018, tiểu thuyết Lắng nghe gió hát được nhà sách Nhã Nam phát hành và xuất hiện ở Hội sách mùa Thu, diễn ra từ ngày 22-26/8 ở Công viên Thống Nhất. | 1 | null |
Frederick Carlton "Carl" Lewis (sinh 1 tháng 7 năm 1961) là một cựu vận động viên điền kinh người Mỹ và đại sứ thiện chí Liên Hợp Quốc. Ông đã từng giành được 10 huy chương Olympic với 9 huy chương vàng, và 10 huy chương tại giải vô địch thế giới trong đó có 8 huy chương vàng. Sự nghiệp của ông trải dài từ năm 1979 khi lần đầu được xếp hạng thế giới, cho đến năm 1996 khi ông giành được danh hiệu Olympic lần cuối và sau đó thì giải nghệ. Lewis cũng từng là diễn viên và xuất hiện trong một số bộ phim.
Lewis là một vận động viên chạy nhanh và nhảy xa xuất chúng, đã từng thường xuyên đứng vị trí số 1 thế giới trong các nội dung chạy 100m, 200m và nhảy xa từ 1981 cho đến đầu thập niên 90. Ông được "Track & Field News" phong danh hiệu Vận động viên của năm các năm 1982, 1983 và 1984. Ông cũng từng phá kỷ lục thế giới trong các nội dung chạy 100m và chạy tiếp sức 4 × 100 m và 4 × 200 m. Kỷ lục thế giới của ông về nhảy xa trong nhà vẫn tiếp tục được duy trì từ 1984 đến nay và 65 chiến thắng liên tiếp của ông ở nội dung nhảy xa trong suốt 10 năm là một trong những chuỗi thành tích bất bại dài nhất trong thể thao. | 1 | null |
Dưới đây là bài chi tiết về Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2014 - khu vực châu Phi (vòng 1).
Thông tin.
Ở vòng loại này, 24 đội được đánh giá thấp nhất phải tham dự vòng đấu đầu tiên, lễ bốc thăm diễn ra tại Marina da Glória ở Rio de Janeiro, Brasil vào ngày 30 tháng 7, 2011.
Các trận đấu sẽ được tổ chức với trận lượt đi diễn ra vào ngày 11 tháng 11 năm 2011 và trận lượt về diễn ra vào ngày 15 tháng 11 năm 2011. 12 đội thắng cuộc được đặc cách tiến vào vòng 2.
Phân loại hạt giống.
Kết quả bốc thăm hạt giống như sau:
Kết quả.
Kenya thắng với tổng tỉ số 7–0 và giành quyền vào vòng 2.
Togo thắng với tổng tỉ số 2–1 và giành quyền vào vòng 2.
Namibia thắng với tổng tỉ số 8–0 và giành quyền vào vòng 2.
Mozambique thắng với tổng tỉ số 5–1 và giành quyền vào vòng 2.
Guinea Xích Đạo thắng với tổng tỉ số 3–2 và giành quyền vào vòng 2.
Ethiopia thắng với tổng tỉ số 5–0 và giành quyền vào vòng 2.
Lesotho thắng với tổng tỉ số 3–2 và giành quyền vào vòng 2.
Rwanda thắng với tổng tỉ số 4–2 và giành quyền vào vòng 2.
CHDC Congo thắng với tổng tỉ số 8–2 và giành quyền vào vòng 2.
Congo thắng với tổng tỉ số 6–1 và giành quyền vào vòng 2.
Tổng tỉ số là 2–2. Tanzania thắng bởi luật bàn thắng sân khách và giành quyền vào vòng 2 | 1 | null |
Dưới đây là bài chi tiết về vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2014 khu vực Bắc, Trung Mỹ và Caribe (vòng 1).
Thông tin.
Ở vòng này, 10 đội xếp hạng thấp nhất đã được rút ra thành 5 cặp đấu theo thể thức sân nhà - sân khách.
Các trận đấu sẽ được tổ chức trước VCK World Cup 2014. Ban đầu, trận lượt đi được diễn ra vào ngày 3 tháng 6 năm 2011 và trận lượt về diễn ra vào ngày 07 tháng 6. Tuy nhiên, các trận đấu đã được hoãn lại đến ngày bốc thăm trong tháng 6 và tháng 7, từ 15 tháng 6 đến 17 tháng 7. Năm đội thắng cuộc sẽ tiến đến vòng 2 của vòng loại khu vực CONCACAF.
Chi tiết.
Belize thắng với tổng tỉ số 8–3 và giành quyền vào vòng 2.
Cộng hòa Dominica thắng với tổng tỉ số 6–0 và giành quyền vào vòng 2.
Quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ thắng với tổng tỉ số 4–1 và giành quyền vào vòng 2.
Tổng tỉ số là 6–6 on. Saint Lucia thắng 5–4 trên chấm penalty và giành quyền vào vòng 2.
Bahamas thắng với tổng tỉ số 10–0 và giành quyền vào vòng 2. | 1 | null |
VMware Workstation Player, trước đây là VMware Player, là một gói phần mềm ảo hóa cho các máy tính x64 chạy Microsoft Windows hoặc Linux, cung cấp miễn phí bởi VMware, Inc., một công ty trước đây là một bộ phận và có cổ đông lớn vẫn là Dell EMC. VMware Player có thể chạy các thiết bị ảo hiện có và tạo các máy ảo của riêng mình (yêu cầu phải cài đặt hệ điều hành để hoạt động). Nó sử dụng lõi ảo hóa tương tự như VMware Workstation, một chương trình tương tự với nhiều tính năng hơn, mất phí. VMware Player có sẵn để sử dụng phi thương mại cá nhân, hoặc để phân phối hoặc sử dụng khác bằng văn bản thỏa thuận. VMware, Inc. không chính thức hỗ trợ Player, nhưng có một trang web cộng đồng tích cực để thảo luận và giải quyết các vấn đề, và một cơ sở tri thức.
VMware Player miễn phí khác với VMware Workstation cho đến Player v7, Workstation v11. Năm 2015 hai gói đã được kết hợp là VMware Workstation 12, miễn phí cho phiên bản Player sử dụng phi thương mại, và khi mua mã bản quyền, nó trở thành VMware Workstation Pro có thông số kỹ thuật cao hơn.
Tính năng.
VMware đã tuyên bố vào năm 2011 rằng Player cung cấp đồ họa tốt hơn, hiệu năng nhanh hơn và tích hợp chặt chẽ hơn để chạy Windows XP trong Windows Vista hay Windows 7 so với Windows XP Mode của Microsoft chạy trên Windows Virtual PC, được cung cấp miễn phí cho tất cả mục đích sử dụng.
Các phiên bản trước VMware Player 3 không thể tạo các máy ảo (VMs), được tạo bởi một ứng dụng có khả năng hoặc được tạo thủ công bằng các câu lệnh được lưu trữ trong file văn bản có phần mở rộng ".vmx"; các phiên bản mới hơn có thể tạo VMs. Các tính năng của Workstation không có trên Player là "các tính năng tập trung vào nhà phát triển như Teams, đa Snapshots, Clones, và tính năng Virtual Rights Management cho bảo mật điểm cuối", và các hỗ trợ bởi VMware. Player cho phép một máy ảo hoàn chỉnh được sao chép bất cứ lúc nào bằng cách sao chép thư mục; wmặc dù không phải là một tiện ích chụp nhanh đầy đủ tính năng, điều này cho phép một bản sao của máy ở trạng thái cụ thể được lưu trữ và được hoàn nguyên về sau nếu muốn. Theo các thay đổi mặc định (bao gồm cài đặt proxy, mật khẩu, dấu trang, phần mềm đã cài đặt và phần mềm độc hại) được tạo trong VM được lưu khi tắt, nhưng tệp cấu hình.vmx có thể dễ dàng được chỉnh sửa để tự động tắt khi tắt máy, do đó mọi thay đổi đều bị loại bỏ.
VMware Player cũng được cung cấp với bản phân phối VMware Workstation, để sử dụng trong các bản cài đặt mà không phải tất cả người dùng máy khách đều được cấp phép sử dụng VMware Workstation đầy đủ. Trong môi trường mà một số máy không có giấy phép VMware Workstation chạy VMware Player, một máy ảo được tạo bởi Workstation có thể được phân phối cho các máy tính chạy Player mà không phải trả tiền cho các giấy phép Workstation bổ sung nếu không được sử dụng thương mại.
Tài nguyên.
Nhiều máy ảo (VM) dựng sẵn chạy trên VMware Player, Workstation và các phần mềm ảo hóa khác có sẵn cho các mục đích cụ thể, thương mại hoặc miễn phí. Ví dụ, một "trình duyệt thiết bị" dự trên Linux với trình duyệt Firefox được cài đặt có sẵn có thể được sử dụng để duyệt Web an toàn; nếu bị nhiễm virus hoặc bị lỗi, nó có thể được thay thế bằng một bản sao sạch. Máy ảo có thể được cấu hình để thiết lập lại sau mỗi lần sử dụng mà không cần phải tạo lại từ file gốc. Các nhà cung cấp hệ điều hành có giấy phép thương mại thường yêu cầu cài đặt phải được cấp phép; Máy ảo có cài đặt hệ điều hành như vậy không thể được phân phối mà không bị hạn chế. Các máy ảo sẵn sàng sử dụng được cài sẵn các hệ điều hành của Microsoft hoặc Apple, đặc biệt, không được phân phối, ngoại trừ các phiên bản đánh giá.
VMware Player supports free-of-charge VMware Tools, which add significant functionality. Versions of Player for different platforms have their own Tools, not necessarily compatible with other versions. Sometimes Tools are updated belatedly; for example, Player 4.0.2 was released on ngày 24 tháng 1 năm 2012, but the corresponding version of Tools was not available for some time after that, restricting functionality of updated Player installations.
Các máy ảo được tạo bởi bất kỳ phần mềm VMware nào cũng có thể được sử dụng bởi bất kỳ phần mềm nào khác. Thường có thể sử dụng máy ảo được tạo bởi phần mềm máy ảo của một nhà sản xuất với phần mềm từ nhà sản xuất khác, trực tiếp hoặc thông qua quy trình chuyển đổi. Máy ảo chạy trên Microsoft Virtual Server và Virtual PC có thể được chuyển đổi để sử dụng bởi phần mềm VMware bởi VMware vCenter Converter. Phần mềm này cũng có thể tạo một máy ảo từ PC vật lý. Phiên bản VMware Player hiện tại là 17 beta. | 1 | null |
Dưới đây là bài chi tiết về vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2014 khu vực châu Đại Dương.
Chi tiết.
Ban đầu được dự kiến vào tháng 8 năm 2011 tại Đại hội Thể thao Thái Bình Dương 2011 diễn ra tại Nouméa, Nouvelle-Calédonie, nơi thi đấu bộ môn bóng đá nam của giải đấu đã tăng gấp đôi như giai đoạn đầu tiên của vòng loại World Cup OFC.
Tuy nhiên, trong tháng 6 năm 2011 đã được công bố lại, và Đại hội Thể thao Nam Thái Bình Dương đã không còn là một phần của quá trình thẩm định. Cơ cấu mới thấy bốn đội xếp hạng thấp nhất được thi đấu vòng tròn trong các ngày 22-26 tháng 11 năm 2011 tại Samoa. Các đội bóng hàng đầu ở giải đấu này sau đó sẽ tham gia vào 7 đội khác tại cúp bóng đá châu Đại Dương 2012 tổ chức tại quần đảo Solomon, với bốn vòng bán kết từ giải đấu sẽ tiến vào vòng ba. Giai đoạn này lúc đầu dự kiến được tổ chức tại Fiji vào tháng 8 năm 2012, nhưng vào ngày 14 tháng 3 năm 2012 đã bị tước quyền đăng cai là kết quả của một cuộc tranh chấp pháp lý đang diễn ra liên quan đến Tổng thư ký OFC Nicholas Tai và chính quyền Fiji. Sự tước quyền đăng cai vòng chung kết đã được xác nhận bởi Hiệp hội bóng đá Fiji vào ngày 16 tháng 3.
Ở vòng ba, bao gồm một đội vòng tròn được tổ chức theo thể thức sân nhà-sân khách, được diễn ra từ ngày 7 tháng 9 năm 2012 và 26 tháng 3 năm 2013. Đội thắng cuộc sẽ cạnh tranh tại vòng play-off liên lục địa với đội thứ tư CONCACAF, mà đã được lựa chọn thông qua một trận ngẫu nhiên, chứ không phải được quyết định bởi FIFA trước như trong các giải đấu trước đó (ví dụ như năm 2010 với một đội bóng từ AFC, năm 2006 với một đội bóng từ CONMEBOL).
Một đề nghị sớm để cho phép đội chiến thắng ở vòng loại đến vòng bảng cuối cùng của đại điện AFC đã được gửi bởi Liên đoàn bóng đá New Zealand để FIFA xem xét. Theo đề nghị này, được hỗ trợ bởi OFC, sẽ thay thế play-off liên lục địa đã được sử dụng trong các giải đấu gần đây có trình độ chuyên môn, nhưng không được chấp nhận.
Hạt giống.
Kết quả phân loại hạt giống nhu sau:
Vòng 1.
Dựa trên bảng xếp hạng của FIFA và cân nhắc thể thao khác, vòng đầu tiên với sự tham dự của 4 đội Samoa thuộc Mỹ, Quần đảo Cook, Samoa và Tonga và được thi đấu như một giải đấu vòng tròn duy nhất tại Samoa từ ngày 22 đến ngày 26 tháng 11 năm 2011. Đội thắng trong vòng đấu này tiến đến vòng 2.
Vòng 2.
Đội thắng cuộc trong vòng đầu tiên gia nhập 7 đội OFC còn lại tại Cúp bóng đá châu Đại Dương 2012. Bốn vòng bán kết (hai đội đứng đầu mỗi bảng ở vòng bảng) tiến vào vòng thứ ba. Các nhóm đã được rút ra tại vòng loại World Cup sơ bộ tại Marina da Glória ở Rio de Janeiro, Brasil vào ngày 30 Tháng Bảy 2011.
Vòng chung kết được tổ chức tại Quần đảo Solomon từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 6 năm 2012. Fiji đã được đăng cai giải đấu này, nhưng bị tước quyền vào ngày 14 tháng 3 năm 2012.
Phân loại hạt giống.
Các đội bóng đã được gieo vào hai nhóm dựa trên bảng xếp hạng FIFA tháng 7 năm 2011- với đội thắng vòng đầu tiên tự động ở nhóm 2. Mỗi nhóm gồm 4 đội.
† Đội thắng cuộc vòng đầu tiên có danh tính không được biết đến tại thời điểm công bố.
Vòng đấu loại trực tiếp.
Trong khi các kết quả của vòng đấu loại trực tiếp không có ảnh hưởng đến danh tính của đội bóng tiến vào vòng 3 của vòng loại World Cup, những trận đấu vòng này cũng được FIFA xem như một phần của vòng loại (ví dụ như số liệu thống kê về cầu thủ ghi bàn, thẻ phạt áp dụng cho vòng ba).
Vòng 3.
Bốn đội xuất sắc thi đấu dưới hình thức vòng tròn từ 7 tháng 9 năm 2012 đến ngày 26 tháng 3 năm 2013, với đội đứng đầu bảng tiến vào liên lục địa play-off.
Lưu ý - không giống như các thông báo trước đó - điều này có nghĩa là đội đứng đầu bảng đến liên lục địa play-off có thể khác hẳn từ đội vô địch Cúp bóng đá châu Đại Dương, và đại diện cho OFC tại Cúp liên đoàn các châu lục 2013.
Lễ bốc thăm lịch thi đấu đã được tiến hành tại trụ sở OFC ở Auckland, New Zealand vào ngày 26 tháng 6 năm 2012. Các trận đấu được diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 7 tháng 9 năm 2012 đến 26 tháng 3 năm 2013.
Play-off liên lục địa.
Đội thắng cuộc của giải đấu trình độ OFC, New Zealand, sẽ đối đầu với đội xếp thứ tư của CONCACAF, Mexico, theo thể thức sân nhà-sân khách. Mexico, đội thắng cuộc trong trận play-off, chính thức giành quyền tham dự World Cup 2014.
Trận lượt đi diễn ra vào ngày 13 tháng 11 năm 2013, và trận lượt về diễn ra vào ngày 20 tháng 11 năm 2013.
Danh sách cầu thủ ghi bàn.
Ký hiệu:
— - Dừng cuộc chơi
X - Bị loại | 1 | null |
Tororo (とろろ) là một loại thức ăn sệt và dính dùng trong ẩm thực Nhật Bản, được làm từ một loại củ nâu mài ra. Món này có thể trộn với các loại gia vị khác như dashi, wasabi hay hành lá để tạo ra hương vị hợp khẩu vị nhất. Tại Nhật Bản tororo được sử dụng như một món phụ hay dùng để ăn kèm với mì udon hay mì soba. Ngoài ra nó còn có thể dùng để làm ra các món khác như mugitoro hay tamakake. | 1 | null |
Chân Hoàn truyện (phồn thể: 甄嬛傳; giản thể: 甄嬛传, ), thường được gọi luôn theo tên tiểu thuyết gốc thành Hậu cung Chân Hoàn truyện (後宮甄嬛传), là một bộ phim truyền hình cổ trang Trung Quốc.
Đây là bộ phim cung đình ăn khách nhất trên màn ảnh Đại lục năm 2012 và được đánh giá là tác phẩm cổ trang kinh điển của Trung Quốc trong nhiều năm trở lại đây. Bộ phim tạo nên cơn sốt tương tự như "Tây du ký" (1986) hay "Hoàn Châu cách cách" (1997). Chân Hoàn truyện có mặt trong danh sách những bộ phim được khán giả đón xem lại hằng năm.
Kết thúc của bộ phim là nguồn cảm hứng cho tác giả Lưu Liễm Tử viết nên Hậu cung Như Ý truyện năm 2018 và chuyển thể thành phim cùng tên rất thành công.
Xuất xứ.
Phim được chuyển thể từ tiểu thuyết ngôn tình tên Hậu cung Chân Huyên truyện của nhà văn trẻ Lưu Liễm Tử. Về tên gọi, hiện có bản dịch là "Hậu cung Chân Huyên truyện", vì chữ 嬛 có ba âm Hán-Việt là ["Huyên"], ["Hoàn"] và ["Quỳnh"]. Bộ phim mua bản quyền tiểu thuyết khi tác giả mới chỉ hoàn thành một phần ba tác phẩm, lên kế hoạch sản xuất và công chiếu lần đầu vào cuối năm 2011. Đây cũng là lần đầu tiên đạo diễn Trịnh Hiểu Long - đạo diễn của phim - thử sức với dòng phim cổ trang.
Tuy là dùng cốt truyện của tiểu thuyết, song thực tế nội dung tiểu thuyết hoàn toàn khác với phim. Thể loại của tiểu thuyết được gọi là "giá không tiểu thuyết" (架空小说), theo tiếng Anh gọi là "Alternate History", đặt bối cảnh hư cấu tại một quốc gia Đại Chu (大周), hoàn toàn không có trong lịch sử Trung Quốc. Cũng vì lý do này, rất nhiều câu thoại và bối cảnh của bộ phim không phù hợp lịch sử, các phi tần cũng như các con cái của Ung Chính không có thật trong lịch sử, vì tuy là lấy triều đại cụ thể có thật là nhà Thanh nhưng vẫn tuân theo nội dung tiểu thuyết, mà nội dung tiểu thuyết lại đặt trong bối cảnh triều đại hư cấu tưởng tượng.
Nội dung phim.
Bộ phim "Chân Hoàn truyện" được đặt vào triều đại nhà Thanh thời kỳ Ung Chính, kể về cô gái người Hán tên gọi Chân Hoàn, là con gái của Đại lý tự Thiếu khanh Chân Viễn Đạo. Trong kì Tuyển tú đầu tiên sau khi lên ngôi của Ung Chính Đế, dù đã cố tình ăn mặc và trang điểm đơn giản nhưng Chân Hoàn vẫn lọt vào mắt xanh của Thiên tử vì có dung mạo đến năm phần giống Hoàng hậu quá cố của ông là Thuần Nguyên Hoàng hậu.
Cùng trúng tuyển đợt Tuyển tú này còn có người chị thân thiết với cô là Thẩm Mi Trang, sau khi bất bình ra tay trượng nghĩa thì cô lại kết nghĩa chị em với một Tú nữ xuất thân không cao là An Lăng Dung. Cả ba đều được chọn làm phi tần mới vào hậu cung, riêng Chân Hoàn còn được phong hiệu là 「Hoàn; 莞」, là người duy nhất trong các phi tần mới tuyển có được phong hiệu. Được sự chỉ dẫn tận tình của các Trưởng sự cô cô, ba người hiểu được những phe cánh trong hậu cung với một bên là Hoa phi Niên Thế Lan trẻ đẹp đắc sủng, gia thế hơn người, kiêu căng ngạo mạn và Hoàng hậu Ô Lạp Na Lạp Nghi Tu lúc nào cũng tỏ ra đức độ hiền từ. Ban đầu, Chân Hoàn luôn muốn đứng ngoài cuộc tranh chấp giữa các phi tần, nhưng khi cô được Hoàng đế sủng hạnh cũng là lúc cô không thể không bước chân vào cuộc chiến, từng bước học cách tính kế để bảo vệ mạng sống của bản thân và gia tộc. Thế nhưng tưởng như mình đã hoàn toàn chiến thắng sau khi đánh bại Niên Thế Lan, Chân Hoàn đau đớn đối diện sự thật rằng Hoàng đế từ tước đến nay vẫn chỉ xem cô là một thế thân của Thuần Nguyên Hoàng hậu, đồng thời cũng nhận ra vị Hoàng hậu mà cô luôn nghĩ là đồng minh của mình hóa ra lại là bậc thầy ném đá giấu tay. Tuyệt vọng vì cảm thấy bị sỉ nhục, sau khi hạ sinh con gái của mình với Hoàng đế, Chân Hoàn xuất gia làm Ni cô, và cũng trong đoạn thời gian này mà cô kết duyên được với Quả Quận vương Doãn Lễ - em trai thứ 17 của Hoàng đế. Mối tình của cả hai nhanh chóng kết thành cái thai song sinh trong bụng Chân Hoàn, nhưng giữa lúc đó cô nghe tin Doãn Lễ chết.
Không tin đấy là tai nạn, ngay sau đó biết gia đình của mình cũng bị ám hại, Chân Hoàn hạ quyết tâm lợi dụng chuyến thăm viếng của Hoàng đế mà hồi cung. Lần này Chân Hoàn được sửa họ thành Nữu Hỗ Lộc Thị, được đổi thành phong hiệu là 「Hi; 熹」, vị hiệu Phi, bước vào một hành trình mới phục thù.
Quá trình.
Năm 2010, phim được mua bản quyền chiếu bởi kênh Bắc Kinh điện thị Nghệ thuật trung tâm (北京电视艺术中心). Cùng năm, ngày 18 tháng 9, phim tiến hành công đoạn quay phim. Đạo diễn Trịnh Hiểu Long của phim, qua Chân Hoàn truyện, là tác phẩm phim cổ trang đầu tiên trong sự nghiệp.
Thông qua Chân Hoàn truyện, Trịnh Hiểu Long muốn xây dựng phong cách chủ nghĩa hiện thực, do đó thay vì làm về triều đại hư cấu Đại Chu trong tiểu thuyết nguyên tác, ông quyết định đưa về đời nhà Thanh, và dựa vào những đặc điểm trong nguyên tác, triều đại của Ung Chính Đế được chấp nhận. Vì lý do này, Trịnh Hiểu Long bắt đầu nghiên cứu văn hóa triều Thanh, năm lần bảy lượt tham quan Cố Cung Bắc Kinh. Vì nguyên tác xây dựng tình tiết lãng mạn ngôn tình tương đối nhiều, Trịnh Hiểu Long quyết định đơn giản hóa nó, nhấn mạnh sự tàn nhẫn của Đế vương, chủ yếu muốn thông qua Chân Hoàn truyện để truyền thông điệp mang tính chất phê phán sự khắc nghiệt của chế độ quân chủ khi xưa.
Ngày 30 tháng 1 năm 2011, Chân Hoàn truyện chính thức đóng máy trong cảnh quay trên di chỉ mặt băng ở Viên Minh Viên. Sau khi tiến hành xử lý số tập thô, từ 90 tập, Trịnh Hiểu Long quyết định giảm xuống còn 76 tập. Tháng 11 cùng năm, bộ phim Chân Hoàn truyện chính thức bắt đầu quá trình phát sóng. Sang ngày 26 tháng 3 năm 2012, bắt đầu trình chiếu ở các kênh của Thiên Tân, Giang Tây, Thượng Hải cùng An Huy. Theo ghi nhận lại, số lượng xem ở CTS là dẫn đầu, trung bình một tập có rating 2.97, khi kết thúc cũng đạt 3.34.
Đánh giá.
Tích cực.
Không quy tụ dàn diễn viên ngôi sao danh giá, "Chân Hoàn truyện" gặt hái thành công nhờ sở hữu dàn diễn viên thực lực và có phong cách riêng.
Nhân vật chính Chân Hoàn được Tôn Lệ biến hóa rất linh hoạt, nhất là Tôn Lệ đã đánh dấu rất ấn tượng từng chặng đường tính cách, nhận thức và quá trình thay đổi của nhân vật Chân Hoàn, Tôn Lệ đã để lại vai diễn mang đậm dấu ấn trong sự nghiệp của bản thân. Nhân vật Ung Chính được Trần Kiến Bân thể hiện bằng sự lạnh lùng tàn nhẫn, tuy được so sánh với rất nhiều Ung Chính do các diễn viên khác thủ vai nhưng Trần Kiến Bân vẫn để lại hình ảnh một Hoàng đế lạnh lùng và tàn nhẫn rất riêng biệt. Nói về vai Hoàng hậu của Thái Thiếu Phân, Thái Thiếu Phân là một "đàn chị" trong việc thể hiện phong cách mẫu nghi thiên hạ của Hoàng hậu, tuy nhiên, lời thoại đôi khi không khớp với khẩu hình nhân vật vì Thái Thiếu Phân vốn là diễn viên Hồng Kông nổi tiếng và bộ phim sử dụng Tiếng Trung Quốc phổ thông. Những vai diễn khác cũng rất ấn tượng, tuy chỉ là vai phụ nhưng các nhân vật đều được thể hiện với tính cách riêng, dấu ấn riêng đặc trưng cho từng nhân vật, trong đó không thể không nhắc đến diễn viên gạo cội Lưu Tuyết Hoa trong vai Thái hậu.
Bên cạnh đó, bộ phim được quay chủ yếu tại Phim trường Hoành Điếm. Phục trang và dựng cảnh cũng là một trong những thế mạnh đáng chú ý của bộ phim, trang phục dành cho các vị Hậu phi trong Thanh cung rất tinh xảo và sinh động, đẹp mắt, các trang sức, mũ cát phục, Hoàng phục và Cát phục hoàng gia đến Hộ giáp, giày đều được đầu tư rất kĩ từng chi tiết, tất cả đều phù hợp với thẩm mỹ của khán giả. Đạo diễn, các diễn viên cùng ê kíp đoàn phim đã tham khảo và học hỏi các nhà sử gia rất kĩ lưỡng để bộ phim trông thực và hợp lý, từ văn nghệ, tuồng kịch, trang sức, cống phẩm.. được bày biện trong bảo tàng. Sự ảnh hưởng của bộ phim đã khiến hiện tượng quan tâm văn hóa triều Thanh trở nên mạnh mẽ, các sức phẩm, địa vị hậu cung cùng xưng hô trong phim được đông đảo cư dân mạng ưa thích và có hành động nhái lại.
Bộ phim đã được phát lại nhiều lần ở nhiều đài truyền hình địa phương tại Trung Quốc Đại lục. Sau thành công ở nội địa, phim tiếp tục gây cơn sốt ở Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc tạo nên cơn sốt cắt mắt hai mí giống đôi mắt của diễn viên Tôn Lệ vai Chân Hoàn, số ca cắt mắt tăng 30% so với cùng kỳ. Ngoài ra, phim còn được biên tập từ 76 tập rút thành 6 tập, mỗi tập 90 phút và có thêm một số cảnh bổ sung để phát sóng ở Mỹ. Khi công chiếu ở Mỹ, vì bị rút ngắn và khác biệt văn hoá (đơn cử như chế độ đa thê), phim bị đánh giá là quá dài, quá nhiều tâm lý, lời thoại phức tạp dẫn đến khó nắm bắt được sự thưởng thức của khán giả phương Tây. Bộ phim cũng đã được trình chiếu lần đầu tiên tại Việt Nam trên kênh THVL1 từ 23 tháng 6 năm 2013 với nhan đề "Sóng gió hậu cung". Năm 2015, Truyền hình Hà Nội chiếu lại bộ phim với tên "Chuyện hậu cung". Đến năm 2020, kênh HTV3 mua bản quyền và phát sóng phim lúc 21 giờ từ thứ 2 đến thứ 6 bắt đầu từ ngày 11 tháng 6.
Chỉ trích.
Tuy rất thành công, "Chân Hoàn truyện" cũng có những hạn chế, đặc biệt là tính chất lịch sử và chuẩn xác của bối cảnh phim.
Gặp vấn đề tiên quyết chính là ngoại hình của nam chính. Trong tiểu thuyết nguyên tác, hình ảnh "Hoàng thượng" được miêu tả với vẻ ngoài trẻ trung hơn rất nhiều so với nam diễn viên Trần Kiến Bân. Theo đạo diễn, thì đây là ý đồ riêng của ông:「"Tôi muốn quay một bộ cổ trang mang ý phê phán. Bởi mấy bộ cổ trang gần đây của chúng ta quá nửa là ca tụng, phần lớn là tâng bốc. Bao gồm một số hoàng thượng vừa trẻ, vừa đẹp, vừa chung tình. [...] tôi thấy thực tế tạo vấn đề rất lớn. Có một số cô gái muốn theo tiểu thuyết đâm đầu xuống giếng để xuyên về quá khứ. Kết cục là bị chết chìm"」. Vì vậy, ông muốn tạo ra một bộ phim chân thực nhất, trần trụi nhất và gần gũi với thực tế lịch sử nhất.
Bên cạnh đó là vấn đề bối cảnh nhà Thanh mà phim xây dựng. Đạo diễn Trịnh Hiểu Long rất tự tin về lễ nghi trong bộ phim, bởi vì công đoạn lễ nghi này đã được cố vấn bởi Trương Hiểu Long - giảng viên tại học viện hí kịch Trung Ương và có học Thanh cung lễ nghi từ em trai Nhuận Kỳ của Hoàng hậu Uyển Dung. Thế nhưng những gì trong phim thể hiện đều không được như vậy, học giả chuyên về Thanh cung là Quất Huyền Nhã (橘玄雅) vào ngày 4 tháng 5 năm 2012 đã lên bài về chất lượng bối cảnh cũng như thông tin lịch sử của bộ phim, đó là bài "Chân Hoại truyện" (真坏传). Những hạn chế của phim theo Quất Huyền Nhã là:
Tác giả cũng chỉ ra nếu những vấn đề này chỉ là "lỗi sạn của phim" không đáng bận tâm, nhưng rất nhiều người xem lại lấy những gì phim thể hiện mà làm thước đo chuẩn xác chỉ vì có cố vấn lịch sử phát biểu ""Cố làm sát lịch sử"." Mà bộ phim vốn dĩ chuyển thể từ tiểu thuyết hư cấu, rất nhiều cách xây dựng về nhân sinh quan, cách nhìn nhận bối cảnh hoàn toàn không khớp với lịch sử nhà Thanh thời Ung Chính khi ấy, dẫn đến khán giả đem chi tiết hư cấu phim thành lịch sử.
Nhạc phim.
Phim có sử dụng các ca khúc:
Trong đó, ca khúc chủ đề mở màn là "Kiếp hồng nhan" có chung giai điệu và khác lời với ca khác "Bồ tát man", ca khúc "Bồ tát man" được sử dụng làm nhạc nền của một số cảnh trong bộ phim và phổ nhạc từ bài thơ của nhà thơ Ôn Đình Quân.
Và nhiều bản nhạc không lời, đều do Lưu Hoan sáng tác:
Khúc nhạc "Tâm tâm tương y" chính là phần nhạc của bài "Phượng hoàng vu phi", còn "Quân lâm thiên hạ" và "Tú nữ nhập cung" có giai điệu gần giống nhau. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.